Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nếp Sống Đạo  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 8
Send Topic In ra
Nếp Sống Đạo (Read 13986 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #15 - 06. Apr 2010 , 19:10
 
Sự tha thứ

Nhật Tịnh dịch


Xin hãy dành một thời gian ngắn để đọc những lời chia sẻ sau:

Sự tha thứ là gì?


"Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối, giảm thiểu, hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc sự đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó khuyến khích bạn đóng khuông lại những vết thương cũ và nhìn thấy chúng như những gì chúng đang là. Và nó cho phép bạn xem lại có bao nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn bị tổn thương bởi vì không có khoan dung.

Sự tha thứ là tiến trình của nội tâm, nên không thể bị thúc ép và được dễ dàng, dù là nó đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời về sức khoẻ và thanh thản. Nhưng, kinh nghiệm trải qua nầy chỉ có khi nào bạn muốn chữa lành và sẵn sàng thực hiện.

Sự tha thứ là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn không còn dán nhãn cho những tổn thương hay các bất công đã qua cho bạn. Bạn không còn là nạn nhân. Bạn có đủ quyền để dừng lại thưong đau khi nói rằng:“Tôi không còn muốn bị đau khổ, nay tôi muốn chữa lành lại vết thương”. Vào thời điểm đó, sự tha thứ trở thành một khả năng, dù rằng có thể mất thời gian và khó khăn thực hành hơn, trước khi mà bạn đạt được kết quả.

Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, không có nghĩa đi xóa những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp bạn giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ khổ đau. Những bất hạnh gánh chịu từ quá khứ không còn ảnh hưỡng cách mà bạn sống trong hiện tại, hay chi phối đến tương lai của bạn.

Điều đó cũng có nghĩa là bạn không mang oán hận hay giận dữ như là một cái lý cớ tha thứ cho các thiếu sót của mình. Bạn không xem nó như là một vũ khí để trừng phạt những người khác hoặc cũng không phải là một lá chắn để tự bảo vệ bản thân bằng cách xa lánh người khác. Và quan trọng nhất, bạn không còn cần đến những cảm xúc này để nhận thức mình là ai, vì bạn đơn thuần chỉ là nạn nhân của quá khứ của chính mình.

Sự tha thứ không mang sự trừng phạt đến những đối tượng gây tổn thương cho bạn, vì biết rằng sự tức giận và hận thù sẽ đem lại cho bạn đau khổ nhiều hơn là tha nhân. Qua hành động đó, nó ẩn chứa cái ta dấu mình trong sự tức giận và làm ngăn cản những cảm thọ giúp bạn chữa lành vết thương. Nên, khi mà bạn buông bỏ quá khứ cùng lòng thù hận, sẽ giúp bạn có nội tâm bình an.

Sự tha thứ sẽ đi tới, vì nhận thức rằng tất cả những gì bạn đã mất chỉ vì bạn không có lòng tha thứ. Phải ý thức rằng bạn đã tốn nhiều năng lượng để bám theo quá khứ, nên tốt hơn hết là bạn chỉ nên dành nó để cải thiện hiện tại và tương lai của mình. Nên để quá khứ trôi qua để bạn có thể tiến bước

Thật là sai lầm khi cố gắng để chạy trốn quá khứ, vì vấn đề là dù bạn chạy nhanh hay chạy bao xa như thế nào, thì quá khứ luôn bao trùm lên bạn, nhất là vào thời gian thích nghi nhất. Khi bạn tha thứ, có nghĩa là bạn tiếp xúc với quá khứ như cách mà bạn không bị tác hại. Bạn, chúng ta từng bị đau khổ, và tại thời điểm nầy hay thời gian khác, thường thì bạn hay lãng tránh.

Đối với tôi, học cách tha thứ không phải là dễ dàng. Nhưng tôi đã học hỏi, và cuộc sống của tôi tốt hơn vì đó – ngay bây giờ trên dòng luân chuyển... "

Dịch xong ngày 08.11.2009


“ Sư nóng giận có nghĩa là để cho những sai lầm của tha nhân làm hại bạn.
Sư tha thứ cho tha nhân, sẽ đem lại điều tốt lành cho chính mình “



FORGIVING


Master ChengYen

Please take a moment to take in the following message:
What forgiveness is

"Forgiveness is a form of realism. It doesn't deny, minimize, or justify what others have done to us or the pain that we have suffered. It encourages us to look squarely at those old wounds and see them for what they are. And it allows us to see how much energy we have wasted and how much we have damaged ourselves by not forgiving.
Forgiveness is an internal process. It can't be forced, and it doesn't come easy. It brings with it great feelings of wellness and freedom. But we experience this only when we want to heal and when we are willing to work for it.
Forgiveness is a sign of positive self-esteem. We no longer identify ourselves by our past injuries and injustices. We are no longer victims. We claim the right to stop hurting when we say, "I'm tired of the pain, and I want to be healed." At that moment, forgiveness becomes a possibility-although it may take time and much hard work before we finally achieve it.
Forgiveness is letting go of the past. It doesn't erase what happened, but it does allow us to lessen and perhaps even eliminate the pain of the past. The pain from our past no longer dictates how we live in the present, and it no longer determines our future.
It also means that we no longer need resentment and anger as an excuse for our shortcomings. We don't need them as a weapon to punish others nor as a shield to protect ourselves by keeping others away. And most importantly, we don't need these feelings to identify who we are. We become more than merely victims of our past.
Forgiveness is no longer wanting to punish those who hurt us. It is understanding that the anger and hatred that we feel toward them hurts us far more than it hurts them. It is seeing how we hide ourselves in our anger and how those feelings prevent us from healing. It is discovering the inner peace that becomes ours when we let go of the past and forget vengeance.
Forgiveness is moving on. It is recognizing all that we have lost because of our refusal to forgive. It is realizing that the energy that we spend hanging on to the past is better spent on improving our present and our future. It is letting go of the past so that we can move on.
Mistake of trying to run away from the past. The problem is that no matter how fast or how far we run, the past always catches up to us-and usually at the most inopportune time. When we forgive, we are dealing with the past in such a way that we no We all have been hurt. And at one time or another most of us have made the longer have to run.
For me, learning how to forgive wasn't easy. But I did learn, and my life is better for it - even here on death row."

Michael B. Ross
Death Row
Somers, Connecticut

"To be angry is to let others' mistakes punish yourself.
To forgive others is to be good to yourself.
Master ChengYen
Back to top
« Last Edit: 03. Aug 2010 , 14:31 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #16 - 07. Apr 2010 , 10:45
 
Thiền Ngôn 1

...


    
Ðem cái mình ưa thích chống lại cái mình không ưa thích, đó là cái tâm bệnh của con người

Tăng Xán

Nguy là vì yên chí sẽ an hưởng mãi mãi nơi ngôi vị của mình. Mất là vì chắc chắn nơi sự còn mãi của sự vật . Loạn là vì tin cậy nơi sự trị . Bởi vậy , người quân tử , lúc yên không quên lúc nguy , lúc còn không quên lúc mất , lúc trị không quên lúc loạn. Thế mới yên được thân mà giữ được nhà , được nước .

Kinh Dịch

Tất cả đều phải chấm dứt để cho tất cả đều được bất đầu . Tất cả đều phải chết để cho tất cả đều được sống .

J.H. Fabre

Khám phá tức là nhận thấy được sự vật trong trạng thái mới mẻ của nó như mình mới nhìn thấy nó lúc ban đầu . Nếu ta lại chỉ nhìn ra những gì ta đã nhận thấy trước đây , ta sẽ không bao giờ thấy được chân tước của nó

Krishnamurti

Kẻ đầy đủ đức tốt cũng như kẻ đầy tật xấu đều không ai gần chân lý cả . Gần chân lý là kẻ đã vượt thoát khỏi cả hai . Ðừng lấy thiện mà trừ ác , cũng đừng tìm cách lập lại quân bình giữa hai cái mâu thuẫn ấy , vì làm thế chỉ làm cho đối phương càng mạnh thêm lên . Cái đối lập nầy chỉ chứa chấp phần đối lập kia .

Krishnamurti

Sống trong hiện tại một cách đầy đủ, toàn diện , là sống với hiện hữu , không phê bình lên án cũng không tìm cách biện minh . Tất cả mọi vấn đề , nhìn qua ánh sáng ấy đều được giải quyết .

Krishnamurti

Ðừng dừng bước . Hãy để cho mình lăn trôi tự nhiên . Cũng đừng lo nghĩ mình có trôi hay không trôi tới biển cả !

Shri Anirvan
   

thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #17 - 07. Apr 2010 , 16:59
 
 
Mục Lục

  Nuôi dưỡng lòng yêu thương--------
Trang 1

  Ái ngữ và lắng nghe
  Sống tri túc và giữ tâm thanh tịnh
  Câu chuyện thiền môn: Tùy duyên cuộc sống
  Mặt hồ tĩnh lặng ( Trich Trong --Chỉ là Một Cội Cây   Thôi)
  Khả năng nhìn nhận sự việc
  để không gây khổ thêm cho người là rất quan trọng
  Tiếng nói của mẹ
  Hiểu & cảm thông
  Những Câu Chuyện Thiền
  Thảnh Thơi
  Đôi cánh thiên thần
  Thở và Thiền
  Thiền & Ngủ
  Sự tha thứ---------------
Trang 2

  Thiền Ngôn 1
  Thiền Ngôn 2
  Chánh niệm và quán chiếu trong đời sống hàng ngày
  Tình Thương yêu
  Cất túi hương trầm
  Hạnh phúc mỗi sáng ta thức dậy
  Ai Là Người Giàu Nhất?
  Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt------
Trang 3

   Nhặt lá rụng trong tâm
   Hãy sống với lòng biết ơn
  Tâm Hồn Vi Tha------------
Trang 4

   Kinh Diệt Trừ Phiền Giận
  Thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch
  Nhìn Lại Thân Mình-----------------
Trang 5

  Sống Với Lòng Từ
  Như ánh mặt trời chiếu sáng
  Biết Mình Biết Người ( Theo Mặt Hồ Tĩnh Lặng)
  Quán Chiếu Hạnh Phúc
  Im lặng để thấy điều kỳ diệu
  Vườn Hoa và Người Mù
  Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng
  Sao không cử Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh cho nhanh?
  Tiếng hát của Thiên Nhiên ---------
Trang 6

  Nghệ thuật sống khoẻ -Đức Đạt Lai Lạt Ma Vị Thần Tượng Thời Nay
  Hãy sống như một bông hoa
  Ngàn năm, giọt nước có buồn không
  Nghệ thuật sống khoẻ -BỨC TRANH ĐỜI NGƯỜI
  Nghệ thuật sống đời hạnh phúc--Dalai Lama (Phần 1, Ch.1)
  Bỏ đói phiền não -Hạnh phúc và đau khổ-Tâm phân biệt  (Theo: Mặt Hồ Tĩnh Lặng)
  Ân Oán Cõi Đời
  Hạnh nguyện lắng nghe
  Thiền là gì?
  Phương pháp thiền (Thiền minh sát: Vipassana) cơ bản cho mọi người
  Niệm Phật
  1 Chữ Xả
  Con đường khoan dung.....
Trang 7

  Định Nghĩa
  Chúng Ta Là Những Cứu Cánh Của Chính Mình
  Một cõi đi về
  Những sợi sắc không
  Cho & nhận
  Trích đoạn từ bài giảng Ý nghiã chữ Tu cuả Thượng 
  Toạ Thích Thanh Từ
   Sống an vui
   Cảm ơn cuộc đời
  Trước Cái Chết Chợt Tìm ra lẽ Sống.
Back to top
« Last Edit: 06. Apr 2015 , 18:52 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #18 - 09. Apr 2010 , 09:41
 
Thiền Ngôn 2

...


    
Ðạo gia là người khinh ra mặt tất cả mọi giá trị đã dược mọi người chấp nhận . Họ cũng đâu sợ vượt qua luật lệ xã hội . Nhân đó họ mới tự do . Họ cũng hoàn toàn tự do đối với bản thân, vì họ là người đã vượt khỏi thị dục cùng ý niệm của chính mình . Cặp mắt của hiền triết mở rộng , không bao giờ tìm cách dối mình .

Jean Grenier

Không giữ lại gì cả nơi lòng mình thì lấy gì gọi là ký ức . Lòng được hư không thì tự nhiên trong sáng, cần gì phải lao tâm nhọc sức.

Tăng Xán

Bất cứ cái gì gọi là học thức đều thuộc về quá khứ : nó tịnh , nghĩa là đã chết . Một vật sống , trái lại, luôn luôn thay đổi , nó biến đổi từng phút , từng giây trong khoảnh khắc .

Krishnamurti

Hễ còn bị ảnh hưởng của quá khứ , ta không bao giờ gặp được cái mới .

Krishnamurti

Nếu ta bảo, đâu có gì mới lạ , ấy là ta nhìn đời với những thành kiến đã qua .

Krishnamurti

Càng học càng thêm sự hiểu biết theo kẻ khác . Càng theo Ðạo càng bớt sự hiểu biết theo kẻ khác .

Lão Tử 

   

thanks.gif


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #19 - 13. Apr 2010 , 19:01
 
Chánh niệm và quán chiếu trong đời sống hàng ngày

Nhất Hạnh - Huyền Quang

Phải thực tập chánh niệm: Biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì để có thể chủ động đời sống mình và không bị lôi kéo bởi hoàn cảnh. Đây là một phương pháp tu tâm thần diệu của đạo Phật. Phương pháp này không bắt đầu bằng sự phân biệt những ý niệm thiện ác mà bằng sự quán sát sự sống của bản thân mình.

Chánh Niệm


Phải thực tập chánh niệm: Biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì để có thể chủ động đời sống mình và không bị lôi kéo bởi hoàn cảnh.  Đây là một phương pháp tu tâm thần diệu của đạo Phật.  Phương pháp này không bắt đầu bằng sự phân biệt những ý niệm thiện ác mà bằng sự quán sát sự sống của bản thân mình.

Có nhiều người tuy sống mà thật ra không sống, bởi vì họ không có ý thức về sự sống của họ:  Họ ăn, ngủ, làm việc và giải trí như một bộ máy cho đến khi chết.  Đến lúc sắp lìa đời, nhìn lại họ giật mình thấy như mình chưa từng sống: Sáu, bảy mươi năm qua vừa qua đi như một giấc mộng.

Bí quyết của phương pháp chính niệm là Ý THỨC ĐƯỢC RẰNG MÌNH ĐANG SỐNG: Khi đang ăn, mình biết là mình đang ăn, khi đang ngồi, mình biết là mình đang ngồi.  Nói tóm lại mình phải ý thức được mỗi giây phút của đời sống mình.  Thắp lên ngọn đèn chính niệm, tự nhiên sự vô tâm quên lãng trở thành ý thức sáng tỏ và sự chết biến thành sự sống.

Nhiều lần trong một ngày ta tự hỏi mình: Ta là ai, ta đang làm gì, nghĩ gì, nói gì?  Như thế, ta nắm ngay được chủ quyền, không để cho hoàn cảnh lôi kéo và áp giải ta về thế giới quên lãng và về cái thế giới của sự chết.  Ta sống cuộc đời của ta.  Buổi sáng rửa mặt nhìn vào trong gương, ta tự nhủ:  “Đây là một ngày mới, ta phải sống ngày hôm nay cho trọn vẹn.  Ta phải biết làm thế nào để sống ngày hôm nay cho an lạc, đừng để cho những tên giặc cáu kỉnh, tỵ hiềm và hối hả đến quấy phá và cướp mất hai mươi bốn giờ quý báu của ta”.

Ta hãy quan sát chú Bảy, một người có học Phật và biết áp dụng thông minh phương pháp tu dưỡng đạo Phật.  Trong ngày, mỗi khi chú Bảy tự bắt gặp chú đang phiền muộn hay cáu kỉnh, chú liền tự đánh thức chú dậy.  Chú tự nói: “ Ta đang bị phiền muộn và cáu kỉnh thống trị.  Ta không thể để cho cuộc đời ta bị đục khoét tan nát bởi những con sâu phiền muộn và cáu kỉnh.  Ta phải sống đời sống của ta một cách an lạc”.

Cố nhiên chú Bảy biết là những phiền muộn cáu kỉnh và tỵ hiềm kia mỗi thứ đều có nguyên nhân của chúng.  Chú biết những điều đó đáng giận thật, nhưng chú nhất định không đem cuộc đời của chú để đánh đổi lấy một chuỗi phiền muộn.

Chú tự nhủ: “Phải sống làm sao như một trái núi đá; những phiền não kia chỉ có thể như những đợt sóng biển va chạm và tan vỡ dưới chân núi đá”.  Sự khác nhau giữa người có tu và không tu là ở chỗ đó; người có tu thì giữ được tâm thanh tịnh và an lạc ngay trong thế giới dẫy đầy điều bất như ý.

Quán sát những sự việc xảy ra trong ánh sáng duyên khởi, ta sẽ thấy não phiền dễ tan rã và có thể nhìn cuộc đời với những con mắt tha thứ và thương yêu.  Kinh Pháp Hoa xưng tán đức bồ tát Quán Thế Âm là người biết nhìn người đời với những con mắt từ bi (từ nhãn thị chúng sanh).  Đó là vị bồ tát này do quán chiếu cuộc đời trong ánh sáng duyên khởi cho nên đem lòng thương tất cả mọi loài.

Ta phải thỉnh thoảng nhìn lại chính ta trong lúc đang nói hay đang làm một điều gì.  Ta hãy quán chiếu bản thân ta để trước hết là ta thấy ta đang nói điều đó hay đang làm điều đó.  Chỉ từng ấy thôi cũng đủ đưa ta về chính niệm cho dù trong khi đó nói điều kia ta đã có thể đi xa chính niệm đến hàng muôn dặm.  Ta nên biết rằng mỗi lần quán chiếu tự thân như thế ta chỉ tiêu xài một vài giây đồng hồ.  Nhưng chính một vài giây đồng hồ đó có thể thắp lên một mặt trời trong thế giới của ta và giải phóng ta khỏi thế giới quên lãng bị động có tính cách mê ám.

Mỗi ngày ta có thể dành được bao nhiêu giây đồng hồ công trình quán chiếu này?  Bậc giác ngộ là người quán chiếu thường xuyên tự tâm mình.  Ta là người quyết tâm học theo các bậc giác ngộ, chẳng lẽ ta không để dành được vài phút trong một ngày cho công trình quán chiếu quan trọng ấy sao?  Ta nên biết, dù chỉ có thể tiêu xài vài ba phút trong ngày cho công trình quán chiếu tự tâm, ta cũng đã làm cho cuộc đời ta sáng rỡ và có ý nghĩa vạn lần hơn trước.

Trở lại trường hợp chú Bảy.  Mỗi khi chú dùng giây phút quán chiếu để trở về với chính mình và làm chủ được tình trạng, chú thường mỉm cười để chứng tỏ sự chiến thắng để có thêm đức tin ở khả năng mình.

Quán Chiếu

Ta nên dành một ít thì giờ trong ngày để tĩnh tâm, thiền tọa, đối diện với chính mình và cứu xét nguyên lý duyên khởi trong các sự việc sảy ra hàng ngày.  Phải tìm được giờ yên tĩnh, hoặc ở gia đình, hoặc ở chùa, hoặc trong công viên, hoặc ngoài đồng ruộng để thực hiện điều này.

“Tôi không có thì giờ” mọi người đều nói như thế.  Đúng rồi, buổi sáng thức dậy thì lo đi làm, chiều làm về thì mệt, ăn cơm xong thì chỉ muốn nghỉ ngơi để sáng mai lại đi làm.  Ai sống trong thời buổi này mà không bận rộn.  Nhưng chính làm thế nào để đừng sống như một bộ máy, làm thế nào mà có được thì giờ cho chính mình, làm thế nào để sống đời sống của mình, đó mới là vấn đề quan trọng.

Buổi sáng khi múc nước vào chậu rửa mặt, đánh răng, cạo râu, ta gọi đó là một sự bận bịu sao?  Năm hoặc mười phút đồng hồ ấy có thể đi qua một cách vội vã, hấp tấp và vụt chạc; năm nay mười phút ấy trái lại, cũng có thể là năm mười phút thoải mái vui tươi mà ta có thể sống.

Rửa mặt chỉ là để cho sạch mặt mũi mà thôi sao?  Rửa mặt có thể là một lạc thú, một niềm vui đơn giản và trong lành.  Nếu ta dùng năm mười phút ấy để lo âu, để tính toan công việc trong ngày, thì ta không được hưởng cái niềm vui đơn giản và trong lành đó.  Ta hãy gạt đi những nỗi lo âu, tính toán kia; cười trong tấm kính, ta nghĩ đến chậu nước mát, chiếc khăn bông sạch sẽ, một ngày trọn vẹn sẽ do cách sống của ta mà trở nên vui tươi…

Trong ngày ta CÓ những giờ vui như vậy.  Khi ta tắm hoặc bơi trong giòng sông hoặc xối xuống vai nước mát lạnh bằng chiếc gáo dừa, ta có thể dùng thì giờ ấy để tĩnh tâm và quán chiếu.  Khi ta đi làm về, từ bến xe buýt hoặc từ ngoài ruộng vườn đi bộ về nhà, ta có thể thở không khí trong lành hoặc quán sát sự sống chung quanh và quán chiếu tâm mình.  Nếu có một phòng riêng trong gia đình thì rất tốt, ta yêu cầu mọi người trong gia đình cho ta mười lăm phút hoặc nửa giờ an tịnh.

Tắm xong ta thắp một cây nhang cho tinh khiết: Cửa sổ mở ra nếu bên ngoài không ồn ào lắm.  Ta đâu có cần phải bỏ ra hàng giờ, hàng buổi để tĩnh tâm mà than phiền là quá bận rộn.  Năm phút cũng đã là quý rồi.  Cái hay nhất trong đạo Phật là pháp tĩnh tâm thiền quán: Nếu mình là Phật tử mà không biết áp dụng những phương pháp này thì thật là uổng quá, cũng ví như có kho lúa gạo mà không biết ăn.  Có gia tài mà không xài.

Phương pháp tĩnh tâm như thế nào?  Ta có thể học tập với những người bạn đã từng có kinh nghiệm, hoặc với những tăng sĩ có khả năng.  Nếu chưa có ai để học hỏi, thì ta có thể mô phỏng mà tập theo phương pháp sau đây của chú Bảy, rất đơn giản mà cũng rất có hiệu quả, trong khi chờ đợi.

Buổi tối, sau khi tắm, chú Bảy mặc áo quần rộng rãi.  Rất thong thả chú sắp đặt lại căn phòng của chú cho ngăn nắp, thay nước hoặc cắm lại một bông hoa hay một cành cây trên bàn Phật, và cuối cùng chú thấp một cây nhang.  Từ khi bắt đầu “công việc” như sắp lại mấy cuốn sách, cầm chiếc chổi lông phất bụi, chú biết tự nhiếp mình trong chính niệm, mỗi cử chỉ, mỗi động tác của chú đều ung dung thư thái và đặt dưới sự kiểm soát từ hòa và sáng suốt của ý thức.  Chú Bảy cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và an lạc.

Chú nhất định không hấp tấp, không vụt chạc, bởi vì chú biết rằng mỗi cử chỉ mỗi cái nhìn, mỗi ý tứ đều là sự tĩnh tâm thiền quán.  Khi cầm một bình hoa, chú ý thức rằng: cắm một bình hoa không hẳn là để CÓ một bình hoa: cắm một bình hoa là để cắm một bình hoa; động tác cắm hoa còn quan trọng hơn cả kết quả của động tác ấy (tức là có một bình hoa đẹp).  CẮM HOA là để quán chiếu tâm mình, là thiền định, là chính niệm, là sống trọn vẹn giây phút hiện tại.

Trong khi cắm hoa chú Bảy thấy lòng chú thanh tịnh, an lạc, chú có ý thức rõ ràng rằng chú đang cắm hoa, đang sống an lành giờ phút chú cắm hoa.  Nếu ta làm được như chú Bảy ta sẽ thấy cử chỉ của ta ung dung, từ hòa, thân thể ta thư thái và tâm ý ta lâng lâng một niềm vui thanh thoát.  Nghệ thuật cắm hoa và pha trà phát xuất từ thiền viện, bắt nguồn từ nguyên tắc chính niệm này.  Chú Bảy để ra năm phút để cắm một bình hoa.  Phí thì giờ quá, người ta có thể nghĩ; nhưng đây là thì giờ của ý thức, của quán niệm, của an lạc, còn quý giá gấp ngàn lần thì giờ để dành vào việc lo lắng, bực bội và mưu toan.

Cắm hoa hoặc quét nhà hay xếp lại sách trên bàn thì cũng vậy.  Ta nên thong thả mà làm TRONG TINH THẦN CHÍNH NIỆM.  Đó chính là sự tu tập quan trọng nhất.  Trong tu viện thiền, những khi nấu cơm, rửa chén bát, gánh nước, quét sân… nhà thiền giả cũng luôn luôn tu tập chính niệm và quán chiếu, giống như khi chú Bảy cắm hoa vậy.

Sau khi dọn dẹp căn phòng, đốt một cây nhang, cắm thật thẳng trong lư hương, chú Bảy thắp một cây đèn cầy (nến) để cho ánh sáng trở nên dịu dàng hơn và chú tắt đèn điện, bởi vì đèn điện chói sáng quá.  Chú ngồi lại ngay ngắn trước bàn Phật, trên chiếu, trên ghế, hoặc trên bộ ván theo kiểu bán già.  Thật ra ta ngồi như thế nào cho thật thoải mái là được, không cần phải ngồi theo kiểu bán già như chú.  Nhưng nếu ta tập ngồi được theo kiểu bán già thì lại càng hay.  Ngồi bán già dễ hơn ngồi kiết già: Chú Bảy ngồi ngay thẳng, bắp chân trái để trên bắp chân mặt hoặc bắp chân mặt để trên bắp chân trái.  Hai tay đặt trên bắp chân, chính giữa, lòng tay mặt đặt trên lòng tay trái.  Sống lưng chú thẳng, đầu thẳng, mắt chú hơi khép nhìn về phía trước chừng hai thước, miệng chú hơi mỉm cười.  Ngồi kiết già thì cũng giống như bán già.  Nhưng bàn chân phải đặt trên bắp chân trái và bàn chân trái đặt trên bắp chân phải.  Ngồi kiết giả chưa quen thì đau lắm, nhưng quen rồi thì không đau đớn gì nữa.  Ngồi bán già hay kiết già là những thế ngồi rất vững mạnh; khi ngồi như thế ta thấy tâm hồn ta vững chãi, tỉnh táo và tinh tiến hơn.

Chú Bảy bắt đầu tập thở.  Chú thở rất nhẹ nhưng sâu.  Tuy thế chú không cố gắng thở căng phổi quá; chú biết hễ cái gì ráng quá là không tốt.  Chú thở vào, thở ra nhiều lượt, hơi thở nhẹ nhàng, không gây tiếng động, hơi thở chú trôi theo một giòng dịu êm, không bị đứt khoảng, giống hệt như một giòng nước chảy trên một đồng bằng có cát, không phải như một giòng thác róc rách.  Trong khi thở, chú tiếp tục quán chiếu; khi thở vào, chú biết chú đang thở vào, khi thở ra chú biết chú đang thở ra: Thở một hồi, chú thấy khoan khoái và thanh tịnh trong người.

Bây giờ chú Bảy xét những vấn đề liên hệ tới sự sống hàng ngày, những vấn đề đã làm bận rộn tâm chú.  Giữ tâm thanh thản và duy trì nụ cười hơi chớm còn mãi trên môi, chú bắt đầu xét các vấn đề này trong ánh sáng liên hệ duyên sinh.  Chú không cho sự bực dọc phát hiện, bằng cách áp dụng phương pháp giữ hơi thở đều đặn, và tiếp tục duy trì nụ cười hơi chớm trên môi.  Chú tưởng niệm một câu trong kinh Pháp Hoa, ví dụ câu: “Từ nhãn thị chúng sanh” đem con mắt thương yêu mà nhìn mọi người.  Vì vô minh, vì thiếu hoàn cảnh giáo dục thuận lợi, vì những khó khăn của đời sống, người ta đã trở nên thiếu hiểu biết, thô lỗ, sỗ sàng, tệ bạc như thế… Chú quán chiếu duyên sinh để tưới thêm gốc từ bi tâm, và để con mắt tình thương (từ nhãn) của chú không bị che lấp bởi những tham giận tầm thường.  Chú tìm giải quyết mọi vấn đề trên căn bản từ hòa, thương yêu, bất bạo động.  Chú tìm cho ra lời giải đáp và phương pháp hành động theo giáo lý đạo Phật.  Chỉ có tình thương mới đối phó được với mọi não phiền.

Nếu trong nhà, ta không tìm ra được khung cảnh yên tịnh để làm công việc quán chiếu như chú Bảy thì ta có thể tìm ở chùa, hoặc một nơi vắng trong công viên, hoặc trong thư viện, hoặc ngoài đồng ruộng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #20 - 13. Apr 2010 , 21:42
 
Tuyet Lan wrote on 06. Apr 2010 , 19:10:
Sự tha thứ

Nhật Tịnh dịch


"To be angry is to let others' mistakes punish yourself.
To forgive others is to be good to yourself.
Master ChengYen

Bài này sâu sắc và hay tuyệt chị TL ơi.  Không biết ông này làm điều chi để mà ngồi trong Death Row, nhưng đọc bài ông viết thấy thương ông quá.  Mong ông ta đã thật sự tìm được sự bình an trong lòng... (nếu vẫn đang còn ở Death Row......)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #21 - 14. Apr 2010 , 10:10
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 13. Apr 2010 , 21:42:
Bài này sâu sắc và hay tuyệt chị TL ơi.  Không biết ông này làm điều chi để mà ngồi trong Death Row, nhưng đọc bài ông viết thấy thương ông quá.  Mong ông ta đã thật sự tìm được sự bình an trong lòng... (nếu vẫn đang còn ở Death Row......)



Đúng đó Nâu. Hiện giờ ông ở đâu -???- nhưng chi nghỉ là ông đã tìm ra được cho mình sư bình an - Ông có viết nè


For me, learning how to forgive wasn't easy. But I did learn, and my life is better for it - even here on death row."


Chúc Nâu 1 ngày an lạc
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #22 - 15. Apr 2010 , 22:20
 
Tuyet Lan wrote on 24. Feb 2010 , 11:27:
Mặt hồ tĩnh lặng

Ajahn Chah



Nâu đã đưọc đọc cuốn Mặt Hồ Tĩnh Lặng này, hay chị hén.  Ba chồng Nâu cho lúc ông còn sống.....
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #23 - 16. Apr 2010 , 20:51
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 15. Apr 2010 , 22:20:
Nâu đã đưọc đọc cuốn Mặt Hồ Tĩnh Lặng này, hay chị hén.  Ba chồng Nâu cho lúc ông còn sống.....

Đúng - hay lắm em hả - Chị đọc sách rất chậm - Em khoẻ
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #24 - 18. Apr 2010 , 20:12
 
Tại thành Xá Vệ, nơi có tịnh xá Kỳ Hoàn nổi tiếng với đức Thế Tôn và chúng Tỳ Kheo Tăng thường trú ngụ.

          Ngày ngày ánh thái dương chiếu trên những tấm cà sa vàng rực cuả các vị Tỳ Kheo Tăng đi khất thực khắp các nẻo đường, tạo nên cảnh tượng hiền hòa tươi mát đến mọi thôn xóm, mọi gia đình, như đám mưa lành rưới khắp cỏ cây.

          Tuy vậy, rải rác cũng có những gia đình thiếu thiện duyên, phước báo, nên hạt mưa pháp chưa thấm đến được, chẳng hạn như một gia đình phú hộ ở cuối thành. Ông chủ nhà này thừa hưởng một gia tài giàu có cuả tổ tiên để lại, đồng thời cũng thừa hưởng luôn cả cái tánh keo kiệt, hung dữ di truyền. Ông và vợ con ông đã quen nếp sống đó, nên tưởng là đương nhiên chẳng có gì trái đạo. Vì vậy, không ai dám khuyên hóa hay bày vẽ điều hay lẽ phải gì được nếu có thì ông cũng gạt phăng đi hết. Trong nhà ít khi đầm ấm, chồng không cãi với vợ, thì cha cũng gây gỗ mắng nhiếc con. Những câu nói thô tục, trái tai thường xuyên thốt ra, vì vậy mà bà con xóm giềng đã tránh xa không ai thèm đặt bước tới nhà, ngoại trừ mấy người bạn bè cùng tính nết và mấy thầy Tỳ Kheo đi khất thực. Theo phép bình đẳng thứ lớp khất thực, thầy Tỳ Kheo không lựa chọn nhà sang hèn, giàu nghèo. Trên bước đường đi cứ hết nhà này đến nhà khác. Tới trước nhà nào cũng đứng lại dăm ba phút im lặng chúc phúc cho nhà đó, rồi lui gót đi sang nhà khác, dù nhận được gì hay không cũng vậy. Khi đến trước nhà ông phú hộ, thầy Tỳ Kheo cũng dừng lại ít phút, nhưng thay vì nhận được phẩm vật cúng dường như các nhà kia, thì ở đây các Thầy chỉ nhận toàn những lời nguyền ruả, xua đuổi.

          Ngày nào cũng như ngày nào, hễ thấy bóng mấy thầy Tỳ Kheo dừng bước trước nhà, thì vợ chồng ra mắng nhiếc xua đuổi.

          Thấy vậy, có thầy Tỳ Kheo đề nghị chớ đến khất thực nơi nhà ấy nữa. Nhưng thầy khác lại khuyên nên thực hành lời Phật dạy, thầy dẫn ra một đoạn kinh cho các Tỳ Kheo nghe về hạnh khất thực:

Nầy các Tỳ kheo, đây là nghề sinh sống hèn hạ nhất, tức là nghề khất thực. Như lời nguyền ruả trong đời, khi người đời nói, “Các ngươi, kẻ khất thực với bình bát trên tay, các người đi chỗ này đến chỗ kia”. Nhưng đây là nghề sinh sống mà các thiện gia nam tử chấp nhận, những vị sống vì lý tưởng mục đích, duyên với lý tưởng mục đích, không phải vì ai cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, cũng không phải là không có nguồn sinh sống như với ý nghĩ: Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị bao vây bởi đau khổ, nên ta tìm con đường tu hành giải thoát và hóa độ chúng sanh.

         

          Thế là các thầy Tỳ Kheo vẫn tiếp tục đi khất thực không bỏ qua nhà đó. Một hôm, thầy Tỳ Kheo vừa đến cửa, thì bà phú hộ cũng vừa đi ra, bà buột miệng nói một câu nhẹ nhàng hơn bao nhiêu lần trước:

          -“Thưa ông, ông hãy đi nơi khác để xin, ở đây tôi không sẵn lòng cho ông đâu, xin đừng đứng lâu mất thì giờ cuả ông đó”.

          Nhưng thầy Tỳ Kheo vẫn thản nhiên đứng đủ vài phút rồi tiếp tục đi. Giữa đường chợt gặp ông phú hộ đi ngược chiều trở về nhà. Thấy thầy Tỳ Kheo quá quen thuộc ngày nào cũng vào xin nơi nhà mình, ông chận lại hỏi:

          -Này ông mới vào xin nhà tôi ra phải không?

          Thầy Tỳ Kheo trả lời:

          - Phải

          -Có cho chi không?

          -Có cho!

          Vừa nghe hai tiếng “có cho” ông nổi cơn lôi đình chạy tốc về nhà hỏi vợ:

          -Bà kia, ai bảo bà mang đồ cho sa môn?

          Bà vợ nghe chồng hạch sách đột ngột lấy làm dửng dưng:

          -Ai nói ông đấy?

          -Ông sa môn hồi nãy chứ ai!

          -Ồ, tôi nào có cho ông ấy thứ chi đâu!

          -Không cho sao ông ấy nói có cho?

          -Nếu không tin ông cứ chạy theo mà tra soát.

          Ông phú hộ lại đuổi theo vị Tỳ Kheo đang đi trong dáng khoan thai đếm từng bước, đến nơi ông chẳng nói chẳng rằng liền giựt lấy bình bát thầy Tỳ kheo ra xem, nhưng chẳng thấy chi cả, ông liền ném bình bát xuống đất mà mắng:

          -Tu hành mà nói dối! Ai cho gì đâu mà nói có cho.

          Thầy Tỳ Kheo ôn tồn đáp:

          -Ông hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói ông nghe: bao nhiêu lần khất thực nhà ông, chúng tôi đều được nhận toàn những lời nguyền ruả  thô tục, nhưng sáng nay tôi vừa đến trước ngõ thì bà chủ nhà đã cho tôi một câu nói nhẹ nhàng rằng: “Thưa ông, ông hãy đi nơi khác để xin, ở đây tôi không sẵn lòng cho ông đâu, xin đừng đứng lâu mất thì giờ cuả ông đó”. Và tôi đã nhận lời nói đó như một phẩm vật đặc biệt.

Nghe vị Tỳ kheo nhã nhặn trình bày, ông phú hộ thẹn cúi xuống lượm bình bát đặt lại trên tay Tỳ kheo rồi lẳng lặng đi về, trong lòng suy nghĩ miên man. Đến nhà ông gọi vợ:

          -Này bà, từ trước tới nay nhà ta có cho các vị Sa môn gì không?

          -Ông chẳng nhớ sao, các ông ấy đến là mình mắng nhiếc, xua đuổi đi chứ có cho vật gì.

          -Thôi, kể từ đây tôi đề nghị với bà rằng mình đã không cho đồ đạc cuả cải thì thôi, cũng đừng dùng lời lẽ chua cay mà mắng nhiếc các vị Sa môn ấy nữa. Họ có tội tình gì mà nghe lấy những điều sỉ nhục mạt sát cuả mình. Họ cũng đâu bắt buộc mình cho cơm áo họ đâu, họ chỉ làm công việc cuả một kẻ tu hành, cuả một người khất sỉ xin ăn, làm ruộng phước cho bao nhiêu người gieo trồng căn lành, giống tốt, ai có gieo giống thì họ gặt quả, còn mình, mình không làm thì thôi cớ sao lại hạ nhục họ. Bà thấy chúng mình phi lý đấy chứ.

          Nghe chồng nói một thôi dài, bà vợ im lặng suy nghĩ.

          Kể từ khi gặp vị Tỳ Kheo hôm nọ, trong đời sống gia đình ông phú hộ, người ta không còn nghe những lời to tiếng, những trận cãi vã vợ con, đánh đập tôi tớ, một đời sống thuận hòa trên dưới nhường nhau đã tạo ra một không khí đầm ấm hạnh phúc.

          Và cũng từ đây, gia đình ông biết ăn ở đối xử thân mật với mọi người xung quanh. Nhờ vậy, bà con láng giềng thường hay lui tới bắt mặt làm quen, mối tình lân cận càng thêm thắm thiết.



Truyện Phật Giáo.

Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2010 , 20:15 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #25 - 28. Apr 2010 , 15:53
 
Tình thương yêu


       Xã hội hiện tại không chỉ có vật chất dồi dào, mà còn có cả những người trí thức tiến bộ, những nhà văn kiệt xuất, những diễn giả tài năng, những triết gia, những chuyên gia tâm lý, những nhà khoa học, những bậc chân tu làm cố vấn, những nhà thơ tài hoa và những nhà lãnh đạo rất tài ba.
    Mặc dù vậy, thế giới hiện tại vẫn chưa có sự thanh bình và an vui thực sự. Một vài thứ vẫn bị thiếu thốn, như là lòng thương yêu và sự thiện chí ở trong tâm mỗi người.
 
    Vật chất do con người tạo ra, tự thân chúng không thể đem đến hạnh phúc và thanh bình miên viễn cho con người. Sự thanh bình phải được tạo lập ngay chính trong tâm hồn của mình trước khi có thể đem thanh bình đến cho người khác và cho toàn xã hội. Để đạt được sự thanh bình thì cách thiết thực nhất là thực tập theo những lời khuyên của các vị đạo sư.
    Để rèn luyện lòng thương yêu, trước hết chúng ta phải rèn luyện những nguyên tắc cao quý của sự bất bạo động và phải luôn sẵn sàng chống lại thói ích kỷ, đồng thời chỉ cho người khác nhận thấy được con đường đúng đắn mà chúng ta đang theo. Sự đấu tranh ở đây không có nghĩa là đấu tranh với cơ thể vật lý này, bởi vì sự đồi bại của một con người không phải ở nơi thân thể mà là ở trong tâm hồn. Bất bạo động là một vũ khí lợi hại hơn nhiều so với sự trả đũa bằng bạo lực trong việc đấu tranh chống lại cái ác. Vì bản chất của sự trả đũa là làm cho tính đồi bại nặng thêm.
    Để có được tình thương yêu, mỗi chúng ta cần phải từ bỏ thói ích kỷ. Phần lớn tình thương yêu của con người là đều có xu hướng vị kỷ. Người vợ thương yêu chồng, nhưng thật ra ẩn chứa bên trong tình thương ấy là tình cảm của người vợ đối với chính bản thân mình. Cha mẹ thương yêu con cái cũng vì thương yêu bản thân họ. Con người tôn sùng thượng đế cũng vì lo cho bản thân. Chúng ta thương yêu người khác vì chúng ta muốn được người khác thương yêu mình.
    Con người nên tập thương yêu với tình thương không vị kỷ để duy trì sự bình an đích thực và để tự cứu lấy chính mình. Việc tự tử làm hủy hoại thân thể, cũng thế, thói ích kỷ sẽ làm trở ngại sự tiến bộ tâm linh. Tình thương yêu theo đạo Phật không phải là cảm xúc đơn thuần mà cũng không phải là ích kỷ. Đấy là tình thương yêu được biểu lộ từ nội tâm thanh tịnh sau khi đã diệt trừ hết những căm hờn, ghen ghét, tàn bạo, thù địch và oán hận ở trong lòng. Theo Đức Phật, tâm từ, hay tình thương yêu là phương pháp hiệu quả nhất để duy trì sự an tịnh trong tâm hồn và để gột rửa những tâm hồn đã bị uế nhiễm.
    Thương yêu là từ được sử dụng để diễn tả một phạm vi rất rộng của những xúc cảm trong đời sống con người. Thật ra, việc nhấn mạnh đến bản tính ham muốn tình dục đối với một người khác giới đã hạ thấp giá trị của những xúc cảm trong mối quan hệ thân thiện đối với người khác. Theo đạo Phật, có nhiều loại xúc cảm. Tất cả những thứ đó được gọi bằng một danh từ chung là thương yêu. Trước hết ấy là tình thương vị kỷ và tình thương không vị kỷ. Một người có tình thương vị kỷ thì người đó chỉ quan tâm đến việc người khác làm cho mình hài lòng như thế nào, mà lại không hề quan tâm đến những mong muốn cũng như những cảm giác của người kia. Sự ghen ghét luôn là dấu hiệu của tình thương vị kỷ. Tình thương không vị kỷ là tình thương mà một người dành cho người khác bởi những điều tốt đẹp nơi người ấy - cha mẹ rất mực thương yêu con. Con người thường cảm thấy có sự pha trộn giữa tình thương vị kỷ và tình thương không vị kỷ trong các mối quan hệ. Chẳng hạn, trong khi cha mẹ hy sinh rất nhiều cho con cái, thì họ cũng thường hy vọng một vài thứ gì đó được con cái đáp trả lại.
    Một thứ tình thương khác, trái với mối quan hệ thân thiết đã nêu trên, ấy là tình huynh đệ và tình bạn bè. Trong một chừng mực nào đó, thứ tình cảm này cũng được xem như là tình thương vị kỷ, bởi vì nó bị giới hạn trong một số người riêng biệt và không bao trùm hết tất cả mọi người. Ở một phạm trù khác, chúng ta có tình dục, ở đấy, những cặp tình nhân quấn quýt với nhau bởi sự lôi cuốn của thể xác. Điều này được những trò giải trí hiện đại khai thác triệt để và nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì, từ điều đơn giản là những sự mê đắm của thanh thiếu niên, đến điều phức tạp nhất trong mối quan hệ giữa những người trưởng thành với nhau.
    Tình thương yêu rộng lớn hay là tâm từ, là thứ tình cảm thuộc cấp độ cao hơn so với những tình cảm ở trên. Tình thương yêu vô bờ bến này là đức hạnh cao quý mà những bậc giác ngộ đã thể hiện. Chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca, Ngài đã quyết chí từ bỏ ngôi vua, từ giã gia đình và gạt bỏ những thú vui thường tình để lên đường tìm chân lý nhằm cứu chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Để đạt được sự giác ngộ, Ngài đã phải chiến đấu với vô số nội ma ngoại chướng, phải vật lộn với muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Nếu là một chúng sanh bình thường thì có lẽ đã bị quỵ ngã, nhưng Đức Phật thì không. Chính vì lẽ đó mà Đức Phật được tôn xưng là bậc Đại từ bi. Tình thương yêu bao la của Đức Phật không chỉ dành cho loài người mà còn trải rộng đến muôn loài chúng sanh. Đấy không phải là một thứ xúc cảm hay là tình thương vị kỷ, mà là tình thương không biên giới, không phân biệt. Không giống với những thứ tình cảm khác, tình thương rộng lớn này sẽ không bao giờ bị chấm dứt bởi nỗi thất vọng hay là sự chán ngán, vì nó không hề mong cầu sự đền đáp. Nó làm cho con người nhiều niềm hạnh phúc hơn và hài lòng hơn. Người nào tu tập tâm từ bi cũng sẽ thực tập hỷ và xả, và họ sẽ đạt đến trạng thái siêu việt.
    Trong sách Con đường cổ xưa của Đức Phật, ngài Piyadassi cho rằng: Tình thương yêu là sức mạnh tích cực. Mỗi một hành động của người có tình thương yêu là hành động với tâm vô nhiễm nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ, động viên để làm cho cuộc sống của mọi người dễ chịu hơn, bình lặng hơn và làm chuyển hóa những nỗi lo âu đang xâm lấn tâm hồn họ và có thể tận hưởng niềm hạnh phúc miên viễn.

    Cách thức để nuôi dưỡng tình thương yêu, để tình thương yêu được lớn dần lên là thông qua việc tư duy sâu sắc về những điều xấu xa của sự ghen ghét, những ích lợi của sự không ghen ghét và thông qua sự tư duy về thực tại, về nghiệp.
    Quả thực không ai ưa thích sự căm hờn. Sự căm hờn là một hình thức xấu của tình cảm, nó làm cho chúng ta càng ngày càng lún sâu vào nơi tăm tối, làm chúng ta thiếu đi sự sáng suốt. Sự căm hờn trói buộc con người, thương yêu làm cho con người được thanh thản. Căm hờn đưa đến dằn vặt, thương yêu đem lại bình yên.
    Căm hờn làm mất bình tĩnh, thương yêu làm cho con người được bình tĩnh. Căm hờn dẫn đến chia rẽ, thương yêu đem lại sự hòa hợp. Căm hờn là thô bạo, thương yêu là dịu dàng. Căm hờn là chống đối, thương yêu thì giúp đỡ. Lòng căm hờn có những ảnh hưởng xấu, còn tình thương yêu đem đến nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng ta hãy cố gắng nuôi dưỡng cho tình thương yêu trong ta thêm lớn mạnh.


    Trong kinh Từ Bi, Đức Phật đã giải thích bản chất của tình thương yêu trong đạo Phật là "Như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình trong lúc nguy kịch nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, hãy để cho cậu ta tu tập tâm thương yêu vô bờ bến đối với tất cả chúng sanh, hãy để những ý tưởng của tình thương yêu không biên giới nơi cậu ta được tỏa khắp cả thế giới, phía trên, phía dưới, và cả bốn phương, không một chút ngăn ngại, vắng bặt sự căm hờn và tuyệt nhiên không có sự thù địch".

    Ven.K.ri Dhammananda;
    Minh Nguyên dịch (Trích dịch từ What Buddhists believe)

vuon_hoa_2 vuon_hoa_2
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #26 - 01. May 2010 , 23:06
 
Cất túi hương trầm



Tình thương chân thật là một tình thương luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Chất liệu hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn an lạc. Không có hiểu hẳn nhiên sẽ không có thương vì hiểu biết và thương yêu thường luôn song hành vào nhau. Giống như cái ly và nước uống không thể thiếu một trong hai thứ đó. Tình thương đích thực chính là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn. Cuộc sống vốn dĩ bần hàn quạnh quẽ nhưng khi chúng ta biết cách chọn lựa và tiếp nhận thì tự thân sẽ tạo ra một không gian ngay chính giữa nội tâm của mình. Trên con đường thực nghiệm tâm linh ta dừng chân lại để thấy được tất cả trời xanh, mây trắng đó là những giây phút xảy ra trong đời dù chỉ thoáng qua một lần:

“ Chim hót thông reo hoa nở
Trời xanh mây trắng là đây
Ánh mắt thương yêu sáng tỏ
Nụ cười ý thức đong đầy”
.

Nếu ta biết mở lòng ra để chan hòa mình vào cánh cửa thực tại thì sẽ có cơ hội nhìn thấu tận nguồn bản hà, thấu đến siêu nhiên và những âm thanh vi diệu bất biến từng sát na. Chúng ta có may mắn lớn được học hỏi, lắng nghe pháp mầu đó là một nhân duyên để ngày càng thăng hoa trên mỗi sự sống con người và thiên nhiên:

“Chỉ mỗi thoáng tâm này
Sao chim hót đến hay
Sao cỏ xanh đến mượt
Hạt sương mướt như vầy”.


Có một nhà học Phật đã từng lột tả cái thấy chánh niệm qua tác phẩm “ Một Thoáng” tuyệt nhiên như trong giấc mơ “ mỗi thoáng chân như thực sự có mặt nơi mỗi người, nhà thơ gọi đúng tên của nó là thoáng tâm. vì có cái thoáng tâm ấy nên mỗi tiếng chim hót trên mọi cung bực đều nghe thấy là hay. Mọi ngọn cỏ mọc trên mọi ngóc ngách sỏi đá đất cát đều thấy nó mượt. Do đó mọi hạt sương, ngàn ngàn vạn vạn hạt sương có mặt lúc thoáng tâm kia có mặt đều mướt như vậy”.

Thiền Viện Vạn Hạnh, mùa hạ 2009
Bhikkhu Thích Pháp Bảo

• Giọt nắng hiền

Nắng mới, chút niềm thương nhè nhẹ,
Nhặt cánh hoa vàng vương áo bay.
Lung linh ngọn nến cười trao nhé,
Khuya về hoa rụng tay trong tay.


Bình minh lên hé sáng trên vách núi, từng áng mây trôi thong dong. Đây là giây phút ta có thể mỉm cười để cảm nhận sự sống bắt đầu vào ngày mới. từng con đường sờ sờ trước mắt, biết bao giọt nắng miên viễn đều khiến tôi thu mình nơi chốn vắng. Nắng vàng cũng là khoảnh khắc đẹp nhất. Hoa lá Cỏ cây hay viên sỏi đều chứa đựng sự mầu nhiệm tuyệt vời trong ấy.Tuổi thơ tôi chợt hiện về trong nỗi nhớ cô đơn. Ngày thơ bên con đường nỗi lạc lối, Quét nhà, tưới cây hay cắm một cành hoa vào bình trong không gian tĩnh lặng, đều cho ta tìm lại một chút hạnh phúc nhỏ nhoi nào đó.
Giọt nắng rơi xuống chan hòa giữa lòng người đón nhận, thẫm thấu qua từng phiến lá để rồi bên nhau trong cõi xa vắng, Hãy để cuộc sống đơn sơ cho ân tình thêm tươi mới mỗi ngày.

• Thiền Trà ơi !

Ta về tìm chút hương trà,
Bên cây thông cội bên nhà Cún con.
Ướp thơm vạn loại cỏ non,
Đêm trời hôm ấy mận non thơm lừng
.

Cuộc sống biết bao điều ngớ ngẩ vui buồn, bởi tình yêu thương chỉ khỏa lấp một mối tình riêng tư. Tình trong đôi mắt biếc,tình về trên chiếc lá vàng rơi. Chúng ta sẽ chợt gặp mỗi khi biết dừng lại để chiêm nghiệm nét đẹp tự nhiên ấy ở mọi nơi. Vì lúc nào tình đầu tình cũng mộng như thơ , Có một bức tranh vẽ con đường đã có dấu chân qua. Buổi trà sáng nay, giữa khu vườn bách thảo, lác đác dưới thềm bao hạt sỏi trắng tinh, chùm hoa cúc tỏa hương thơm ngát đó đây. Tôi hiểu ra rằng, tình yêu đang có mặt thực sự bên bờ hạnh phúc cho bạn. Trong khoảnh khắc yên lặng khi nâng chén trà còn thơm mùi đất nhẹ. Với tôi mọi thứ không thể thiếu đi những người bạn tâm giao chí cốt chân tình. Bạn có thể ngồi xuống trong giây lát để nhìn mây bay, sương buông hay nắng sớm về trong chén trà khói. Mỗi khi mệt nhoài, chúng ta tập ngồi cho thật bình yên rồi trở về hơi thở ý thức để tiếp xúc mọi khó khăn xung quanh. Tôi thường nghỉ rằng Khổ đau và hạnh phúc luôn hiện hữu ở nơi mỗi người nhưng chỉ cần ta nhận diện khổ đau và biết chuyển hóa nỗi buồn phiền thành nguồn an lạc có ích. “ vì không đau khổ lấy chi làm chất liệu, không buồn thương đâu biết chuyện con người” như thế chúng ta có trong nhau tự bao giờ.

• Cười lại đi em !


Ngắm em dưới ánh trăng vàng
Mà anh cứ ngỡ duyên thầm đã qua
Đêm mơ một nụ hôn già
Đôi ta giờ đã mặn mà hơn xưa.


Trong thân tâm chúng ta, ai cũng có lần gặp gỡ người tri âm. Chút gió,chút nắng và chút hương trầm luôn đem lại niềm vui vô biên. Có lẽ ánh mắt là sự sống hiện tồn xưa nay. chúng ta nên trãi lòng gìn giữ là điều giá trị chân thật cho nhau phải không? Vào một ngày ta đang bơ vơ chốn bụi hồng, mãi tìm một chút nắng sưởi ấm tâm hồn yêu thương.Tôi đã gặp em, qua ánh mắt đầy thiện cảm, chúng ta đi bên nhau từ dạo đó. Thật sự tôi chưa bao giờ ích kỷ cho em nụ cười thân yêu. Vì tôi luôn nghĩ ra mọi cái điều vô thường trong ánh hào quang. Như đám cải ven đường bên kia? Khi thoáng mắt nhìn thì em đã ở phía chân trời xa vời.

Chiều nay tóc mẹ phủ bóng tuyết
Nụ cười mẹ còn trong gương nguyệt
Cánh hoa thuỷ triều dâng đâu đó
Mẹ mãi dòng Hậu Giang trôi êm
.


Nói về mẹ là cả tiếng nói thiêng liêng, là nguồn sống trãi dài trên mỗi bước chân. Tình yêu của mẹ là cả bầu trời đầy ánh sao. Nếu ai vẫn còn bên mẹ là một may mắn lớn trong đời, cả cuộc đời mẹ luôn lặn lội hao mòn để tìm ra ánh nắng mùa xuân và hãy nhìn lại mẹ thật kỷ để biết rằng mình đang diễm phúc trên vòng tay che chở ấy. Ánh mắt xanh, mái tóc non, bàn tay hồng mà mẹ đã cho con tất cả. Biết mấy núi trăng luôn ôm ấp vùng trời bình yên! cõi lòng của mẹ đã chất chứa những tình thương chan chứa như biển khơi mênh mông. Một lần nữa hãy lắng nghe tiếng gió thì thầm bên tai, vang dậy điệp khúc không đi đâu và không cần tới vì nụ cười tinh khôi đã ẩn trong mỗi tế bào của em rồi đấy. Có lần tôi đã nhắc thầm giây phút đẹp nhất là mẹ vẫn đang hiện hữu như cánh sen thơm giữa đồng nội quê nhà.

Về đây tự khúc yêu thương
Về đây nghe tiếng vô thường trong mơ
Về đây dự khải hoàn ca
Về trong giây phút bao la mây trời.

Yêu thương là một nghệ thuật sống đầy đủ của một con người. Nếu ta chú tâm vào lớp vỏ ngoài của thân cây, thì ta dễ nhận ra một điều là cái vỏ đó đang nhiệm vụ bảo vệ cho toàn thân cây không bị kí sinh gây hại. Cũng như khi ai đó đã làm chúng ta tức giận buồn phiền thì ta hãy nhìn đối tượng ây như một cơ hội thực tập soi sáng nội tâm mình. Trở về với hơi thở nhiệm mầu để chăm sóc cơn giận là lúc ta có mặt đầu tiên của giây phút hiện tại. biểu hiện ra sự tươi mát bình thản và im lặng, từ đó cánh cửa bình an sẽ mở dần, niềm vui mà ta từng mơ ước sẽ bắt đầu một cuộc sống hiền hòa. Hằng ngày chúng ta nên trân trọng thời gian cho nhau. Vì vậy ta cần phải nuôi dưỡng chiều sâu tâm hồn cho tình thương luôn có mặt. Thức dậy ta nên làm mới thân tâm, chế tác hạnh phúc để con đường ái ngữ, thêm rộng lớn. “Lắng lòng nghe lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”. Mỗi hạt giống từ bi sẽ làm nơi nương tựa “ khi nghỉ về đời người, tôi thường nhớ về một rừng cây”. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống bao la như mây trời thảnh thơi không có một khó khăn đến từ sự biến họa tâm thức.
• Đường tình ta đi

Chiều nay bạn đến thất chơi
Uống chung trà nóng tinh khôi chốn này.
Vườn xưa ươm hạt giống đầy
Bây chừ tươi tốt đất trời đẹp thay.

Có duyên may gieo xuống mặt đất những hạt giống còn nguyên vẹn, tình yêu sẽ nở ra như những mầm con vươn mình trong nắng mới. Biết gìn giữ con đường có rác, có hoa thì chắc chắn bên trong và bên ngoài cũng sẽ hòa quyện lại với nhau. Vì rác và hoa chẳng khác gì nhau. Đó chính là bản chất của sự sống thiên nhiên tạo hóa. Cũng như rác kia tuy xấu xí nhưng thành phần không thể thiếu chất liệu cấu thành hoa. Vì thế rác và hoa hình tướng tuy khác nhau nhưng đều trên đường chuyển hóa. Cho nên trên con đường ta đi thì chắc rằng không thiếu những khúc đường gồ ghề. Lúc đó ta thật bình tĩnh dừng lại để tiếp tục theo dõi màu trời trong, ngắm một vài đóa hoa dại ven đường, lắng đọng mình lại để nghe giọt nước róc rách đâu đó và thoang thoảng mùi hương từ cây cỏ.

Đâu đó con đường tình vẫn lơ lững những hạt bụi mờ bám, theo sau lối tình cũ. Đừng vội vàng thốt lên lời yêu thương hay sợ hãi quá sớm vì ngày tháng con đường tình còn dài, màu áo chưa bạt màu phong trần. Hẳn nhiên trong bạn vẫn có thể tự làm mới con đường hay thay đổi hướng đi cho hạnh phúc luôn là một ngọn lửa hồng. Bóng tối đang chìm ẩn ở phía trước một màu xanh hòa ái đang về. Nơi ấy vẫn mãi còn vùng đất rộng thêng thang trong đôi mắt kinh chiều cho người sau.

Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo
Back to top
« Last Edit: 01. May 2010 , 23:28 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #27 - 01. May 2010 , 23:11
 
Cất túi hương trầm
(tt)


• Bờ cỏ lau


Từ vô thỉ kiếp ta có em,
Sóng vỗ ngoài khơi chút êm đềm.
Trong lặng thầm tình em mãi đẹp,
Gió xôn xao Cất Túi Hương Trầm
.

Mỗi khi đi đến nơi ở mới hay bàn chân chạm phải vùng đất lạ ta luôn có cảm nhận bầu trời này, sợi nắng mơ và cây cối nơi đây chưa thật gần. Khi tiếp xúc những ảo ảnh bên ngoài ta có thể nhìn được sự đổi thay của chúng. Vì vậy khi tình yêu bắt đầu, như một làn hương thoáng nhẹ lắng xuống, chúng có thể tồn tại hay vụt tắt và làm thế nào để không đánh mất tình yêu lý tưởng nơi bản ngã mỗi người. Chúng ta thử một lần nhìn lại cuộc đời, nhìn lại chính mình và hướng ra biển khơi để chiêm nghiệm về những điều ấy.
Bạn thử dùng tâm theo dõi một cơn gió mạnh qua thân cỏ lau thì bạn sẽ thấy chúng mềm mại dễ chịu, thả mình đong đưa trong gió.Từng nhánh nhịp nhàng, uốn lượn theo chiều gió, như chưa bao giờ ta thấy chúng đỗ xuống do những cơn bão táp đi qua. Bờ cỏ lau đồng điệu như bản hợp xướng trường ca trước mùa gió chướng, các bạn chúng chưa bao giờ tách biệt đơn côi. Bởi cội rễ luôn có sự sống tồn tại, vững chải trong trùng điệp thâm sơn. Cứ như thế đất có khả năng chăm sóc, tưới tẩm cất mình vào sâu giữa lòng cho chúng qua ngàn năm tuổi. Không một tiếng thở dài.

• Một Dòng Lặng


Từ thuở nào ta có em hiện hữu
Như ngàn mây lặng thầm em bước đi
Tình trong nắng trên đôi mắt xanh biếc
Bến Quỳnh Hương còn mãi chút thân thương


Cố Đô Huế, dòng Hương Giang bốn mùa nước trong thơm mùi sữa mẹ. Từ khi nào Sông Hương luôn ẩn mình trong giếng ngọc, với cái tâm, nét diễm kiều hằng xuôi mái bao con thuyền cập bến trên những con nước êm đềm sâu lắng ấy. Khi nghĩ về hồn thiêng là lúc chúng ta nhớ đến cội nguồn và khi nghĩ về một dòng nước ngày đêm tuôn chảy là dịp chúng ta nghĩ về vùng đất mẹ mỗi ngày nuôi lớn. Suối nguồn chưa từng có tiếng than thở mà con người cũng chưa một lần hay biết. Chỉ cần còn biết ơn cuộc đời đã là còn chút sâu kín hơn. Cho nên khi ta có cơ hội ngồi yên thì tự thân sẽ là những bông hoa đẹp tươi đẹp cho cả vườn hoa. Khi đi ta biết ta đi đâu, khi ăn ta biết ta đang ăn gì. Đó chính là lúc chúng ta trở về với những giây phút hiện tại, cuộc sống có giá trị ở đây.
Từ bao đời dòng Hương đã trở nên mạch sống gần gũi như dòng suối trong lòng cố đô. Cho dù mưa sa, giông tố thì Hương Giang vẫn một phẳng lặng ngàn năm. Đến với Sông Hương ta mới thấu hết tình quê đậm đà, với tiếng chuông chùa sớm chiều ngân vang thức tỉnh lòng người.

• Ngày Cho Em

Đến bên em một chiều đông sập tối
Sẵn trong tay chén cà phê thơm mới
Ta cứ ngỡ tình em ở đâu xa
Cánh tường vi mỉm nhẹ lên hai má
Một dấu hỏi làm tan biến cuộc chơi
Còn để lại một tình yêu lên ngôi
Tình mận trắng của buổi đầu mới lạ
Chừ gặp nhau trong tình sâu bất diệt
.

Hai bạn trẻ, tôi muốn nói riêng đôi điều với hai bạn về một cuộc sống giản đơn mà hạnh phúc thật nhiều. Khi chúng ta hiểu được đôi chút tâm tư thì ta có thể lắng nghe được tất cả những thứ trên đời này qua con mắt yêu thương và tha thứ. Thời gian để bước chân quay về im lặng, không nói gì hơn thua là để cho ta trở về nhận diện đơn thuần với bao nỗi niềm buồn vui, cồn cào giận ghét. Dành những giây phút cho nhau là một nhu yếu cần mở lời yêu thương. Trong ai cũng có hạt giống riêng tư, tâm hành lăn xăn chẳng biết nói thế nào cho phải với lòng và chấp nhận đơn lẻ những điều xa xôi. Thế nên: Hạnh phúc là con đường đưa ta đi từng bước, mỗi bước đi có những khó khăn, có điều dễ chịu. Khi nào bọt nước hiện hữu là nước thì lúc đó mới thực chất là một hạnh phúc mà ta cần tìm kiếm. Chẳng hạn chiều nay hai bạn mang tới cho tôi một cái kệ được đóng từ những thanh gỗ, tôi rất hài lòng. Không chỉ đẹp về kiểu dáng, qua bàn tay của người thợ. Nhưng có lẽ tôi đã nhận ra sự đồng cảm của một sự quý mến nho nhỏ. Chỉ đơn giản là tôi biết cách quản lý cảm xúc để đón nhận trận mưa rào từ đâu lại, chính vì điều đó đã hòa quyện vào dòng suy tưởng ngày hôm nay là chưa phải là bắt đầu. Tôi nghĩ mình cần phải khép kín cho sự biểu hiện đầu tiên của cái tủ ấy, cho nên mọi vật chất bằng những tố chất đất nước gió lửa, những ấm trà đồ gốm tôi đã tự tay xếp vào bên trong từng ngăn và ngẫu nhiên tôi đã đặt cho nó một cái tên Trăng Non. Cún Lang cũng nên như vậy, phải thiết lập cho mình một góc không gian của tâm hồn. Ngày tới ta sẽ không nói gì nhiều, ít ra đường cũng ít tiếp xúc với mọi người để có thời gian nhìn lại chính mình, nhìn được người mình thương trong tinh thần biết ơn cuộc đời sâu sắc.

• Chiều nhớ


Trăng về dòng nước thơm lừng,
Người về thổi lửa trong từng phút giây.
Tình ta biển rộng sum vầy
Mênh mông thuyền nhỏ chở đầy tình duyên
.

Từ buổi chiều ban sơ ấy, tôi đã gặp hai bạn trong túp liều tranh, có đầy hương cỏ và ánh nến lung linh trong đêm. Với nét mặt hiền thục, lời nói khiêm tốn chứa đầy tình xót thương thổi dậy tâm tư toát nên tôi cảm thấy hai bạn sớm biết trở về tạo dựng hạnh phúc sống thật cho chính mình trước một cuộc sống hiện tại gian nan bể dâu. Thấy Nguyên Khang có vẻ như là chàng trai hiền từ mộ đạo còn Diệu Thư chẳng những một thiếu nữ nhỏ nhắn kiều diễm mà còn có tâm hồn thấu hiểu sự đời. Có một lần hoài nhớ từng bước em đưa tôi sang… Cún, Lang như đang tiếp thêm nguồn lửa sống trong bề dày của đoạn đường tôi đang đi tới. Căn nhà nhỏ hôm ấy tôi đến chơi, thật bình dị như trong giấc mơ muốn lạc vào rừng bách thảo. Nhưng cuộc đời có gì mà hoàn hảo lắm đâu, mọi thời gian sẽ cho ta nhận thức ra lẽ sống đơn thuần để cứu rỗi một linh hồn vô vọng.

• Mơ tình người


Em đến bên tôi mà ngủ say
Lá rơi rơi nhẹ chén trà đầy
Nhạc tình vừa trỗi bay đi mất
Lặng gót nhìn nhau rồi ngây ngô
.


Mùa vu lan đang về trên từng lối đi và trong lòng những người con. Từ hoa cỏ cho tới rừng già hoang vu, tất cả điều nhớ về cội nguồn một thời nuôi ta lớn khôn. Trong một khoảng lặng và giây phút thiêng liêng của tình mẹ ân cha lại vọng về dưới mỗi cái nhìn, bước đi giữa dòng đời. Biết bao ân tình sâu nặng làm cho ta luôn nhớ về ngày được cất lên tiếng khóc chào đời. Cha và Mẹ là nguồn hạnh phúc lớn lao, tợ như mây trời lộng lộng như sông ngàn biển lớn. Dù bất cứ nơi đâu hay những khi bơ vơ giữa đường đời, với lòng hiếu thảo của người con tha phương. Dưới mọi hiên nhà, hương trầm thơm ngát, lúc mỗi trái tim tìm về hai đấng sinh thành để tỏ bày niềm tri ân báo ân cõi hồng trần hiện tại.
• Dấu chấm buồn


Lên chùa lễ phật nguyện cầu,
Bỏ quên chiếc áo nâu nâu nhiệm mầu.
Hỏi thầy manh áo ở đâu,
Thầy rằng hai áo đầu cầu bên kia.

Những ngày rằm tháng bảy tiết trời se lạnh, mây trắng bồng bềnh trên những tản núi mầu xanh và dưới bàn chân mẹ đi. Buổi sáng tiếng chuông được sư trụ trì thỉnh lên như một âm thanh trầm hùng làm dịu bớt bao suy nghĩ lo toan. Cái ngày hôm ấy làm sao tôi quên được, vì hai tiểu đệ của nhà chùa đã hăng hái thành tâm trong dịp vu lan về. Trời ơi ! mùi hương trầm quyện tỏa khắp căn phòng bé nhỏ, hai em đã đến bên tôi và đem ra một ít hạt sen. Tôi và thầy Quán Chơn lấy cái ấm và mấy cái chén trong ngăn tủ ra, rồi pha trà cho hai em uống. Tôi dặn hai em rất kĩ về cách chế trà và uống trà trong tĩnh lặng. Thế là Cún và K.Lang đã học được cốt cách điềm tỉnh đó. Buổi tối qua đi thật nhẹ nhàng với cái ngày tiếp nối của K.Lang lần thứ 29 và buồn cười hơn là một cái đêm đáng nhớ cho mấy cùng tử này. Suốt đêm rằm, ngoài kia trăng sáng trong, đâu đó mùi hoa trái kết hương diệu huyền, nhưng ánh nến trong không phòng như đang lôi về câu chuyện chưa ai kể hết….
• Trăng thơm lên


Ngàn hương tưởng nhớ mẹ cha,
Câu kinh tháng bảy màu da thạch huyền.
Nguyện thề năm tháng đáp đền,
Ân sâu nghĩa mẫu bước thiền thong dong.


Trong chúng ta, ai cũng biết rằng ân tình cha mẹ không thể nào đong đếm được. Bởi sự hy sinh nuôi dưỡng của hai đấng tần tảo sinh thành. Cứ mỗi độ thu về, hương trầm tháng bảy lại phảng phất trên hương áng và tận lòng những người con chí hiếu. Hình ảnh Tôn Giả Mục Liên và bài ca Vu Lan đã gợi cho chúng ta hoài niệm về bốn trọng ân. Đóa hồng báo hiếu trên mỗi trang kinh thấm thía tình người, tình đạo vị của đạo đức học Phật Giáo. Bởi vậy màu đá thạch huyền tượng trưng cho núi thái sơn cao vời và tình của mẹ gắng liền vào dấu chân của đời con. Năm nay Chùa có hai phật tử Nguyên Khang cùng Diệu Thư đến chùa dâng hương lễ Phật từ rất sớm. Trong lúc các nhà sư đang sắp tọa cụ, trưng hoa quả. Tôi biết rằng trong tâm tư của hai bạn hơi buồn, vì ba mẹ mình chưa có mặt với tam bảo. Lòng thành và niềm tin chốn già lam của hai bạn, sẽ có một ngày không xa cảm động được mọi người. Nếu được như vậy thì trong muôn một các bạn cũng đã có thể đáp đền được chút ơn nặng của tình phụ mẫu. Dù dòng đời còn nhiều đau thương nhưng chỉ cần trong trái tim ta còn chút hiếu hạnh thì vạn vật chung quanh sẽ trở nên thân thương gần gũi, nguồn tiếp nối hạnh phúc bắt đầu từ đó.
Thực tại

Vũ trụ một thoáng tri âm mãi
Con đường tình đạo thong dong mãi
Một sớm du dương tiếng kinh chiều
Ta về tắm lại tình trong ta.


Duyên kết:


Những ngày kỳ ngộ Cất Túi Hương Trầm, ta lại có duyên nợ từ vô thỉ. Trong ký ức và thực tại đã là một con người phong trần. Ấm trà nóng, một vài bông hoa nở rộ sáng nay bên góc phố Sài Gòn. Nguồn tình thi vị là sức sống thiên hà không vô biên xứ. Qua thanh lửa củi bốc khói tôi đã nhìn rõ quê mẹ chan chứa, ấp ủ lớn lên từng hơi thở. Viết tập bút Hương Trầm không phải chỉ qua bàn tay mà còn nhiều tâm tánh cuộc đời tạo hóa. Tất cả những thời gian để hoàn thiện cho từng đoạn viết tôi đã uống trà, ngắm mây bay, sương chiều, hoa nở, hương trầm, ánh mắt của trẻ thơ, đi dạo trên từng con phố xưa của Sài Gòn hay nghe lại các bản nhạc Trịnh, độc tấu các loại nhạc cụ dân tộc và tiếng kinh cầu đêm đêm vang vọng chuông đại hùng. Một thoáng trụ vũ, tri âm trăng non và có từng nhịp của trái tim mẹ hiền. Tình hoa mận đã du dương sâu lắng, hương ngọc lan đã hòa quyện hồn tôi. Ngay trong hiện tại hương trà tỏa ngát và nguồn tâm xây dựng tình huynh đệ, có mặt cho nhau. Những bước đi thảnh thơi, cảm xúc từ những con đường đi vào huyền thoại của chúng tôi. Tuy lời văn chân tình ngăn ngủi nhưng đó là cơ hội ngồi xuống lắng nghe chánh niệm.
Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo
Back to top
« Last Edit: 01. May 2010 , 23:25 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #28 - 14. May 2010 , 22:23
 
Hạnh phúc mỗi sáng ta thức dậy
Posted Tue, 2010-04-20 11:59 by caikien

Cuộc sống vốn ngắn ngủi và thời gian thì không chờ đợi 1 ai. Hạnh phúc là do ta tự tìm lấy cho mình. Hãy trân trọng những phút giây mình đang sống và hãy làm cho nó trở nên có ý nghĩa hơn, mỗi ngày chúng ta đang sống là những ngày hạnh phúc, vui vẽ tràn đầy niềm tin và hi vọng.

Vậy làm cách nào để mỗi sáng thức dậy bạn luôn càm thấy hạnh phúc và tràn đầy niềm tin yêu? Bắt đầu 1 ngày mới với nhiều điều mới và sức sống mới.


Để chào 1 ngày mới hãy bắt đầu bằng 1 nụ cười thật xinh, chính nụ cười của bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Hãy tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn: mình sẽ làm được những điều mới và gặp gỡ những người mới. Một ngày tuyệt vời đang chờ đón bạn với những cơ hội và thách thức bất ngờ.


Hãy tin rằng bạn xứng đáng được hạnh phúc và đón nhận những điều tốt đẹp. Hành tinh và vũ trụ luôn mong bạn được hạnh phúc và hãy mang niềm vui đó chia sẻ đến mọi người.


Bất cứ khi nào bạn gặp một ai đó và xử sự với họ bằng tình yêu thương và lòng tốt bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và bạn cũng muốn điều đó đến với mình. Mọi thứ bạn muốn, người khác cũng muốn, chính vì thế mà bạn hãy tôn trọng họ như tôn trọng chính bản thân mình. Đối xử với họ như những gì bạn muốn người khác đối xử với bạn.


Hãy chứng thực khả năng của mình. Bỏ qua những nhút nhát lo sợ mà nó đã từng ngự trị trong bạn. Hãy nói ra những gì bạn nghĩ là đúng và để mọi người biết bạn cảm nhận như thế nào về vấn đề nào đó. Đừng giữ thái độ bằng lòng với mọi thứ như vậy, vì như vậy bạn sẽ làm mất đi sự khẳng định mình.


Hãy sống cho hiện tại và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Làm những gì mà bạn chưa bao giờ làm, đến những nơi mà bạn chưa bao giờ đến. Ngay lúc này đừng bỏ phí quá nhiều thời giờ nữa vì mỗi phút mỗi giây của bạn quý như vàng như bạc. Hãy mở mang kiến thức bằng cách đọc những tờ báo vào những buổi sáng và nên giành những thời gian yên tĩnh, an lành bên những người thân yêu của bạn. Hãy mở rộng lòng tốt của mình để giúp đỡ mọi người trong cảnh nguy nan, lúc này bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản hơn rất nhiều.


Và kết thúc 1 ngày bằng sự cảm ơn. Hãy nhớ lại tất cả những điều tuyệt vời bạn có được ngày hôm nay và cảm ơn những người xung quanh đã góp phần giúp đỡ bạn thực hiện nên những điều đó.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #29 - 31. May 2010 , 21:53
 
Ai Là Người Giàu Nhất?




Ngày xưa, ở miền Đông Nam Á có một vương quốc nọ. Vị vua trị vì vương quốc ấy rất đặc biệt, ông ta luôn có tham vọng trở thành người giàu nhất thế gian. ...

Ngày xưa, ở miền Đông Nam Á có một vương quốc nọ. Vị vua trị vì vương quốc ấy rất đặc biệt, ông ta luôn có tham vọng trở thành người giàu nhất thế gian. Vì vậy dân chúng sống không được hạnh phúc lắm dưới sự cai trị của ông. Nhưng dù sao cũng còn may mắn vì bên cạnh ông, có một vị cận thần rất giỏi và nhiều tình thương. Luôn cố vấn cho ông xử lý mọi quyết định cấp bách cho dân chúng theo hướng hiểu biết và thương yêu. Chính nhờ sự từ bi và trí tuệ của vị cận thần này mà vua đã tránh được rất nhiều lỗi lầm. Những lỗi lầm do tham vọng muốn giàu nhất thế gian đem lại. Tuy nhiên, tham vọng muốn là người giàu nhất thế gian vẫn chưa nguôi. Một hôm vua họp mặt tất cả những cận thần lại, và hỏi:

-         “Này các khanh. Các khanh hãy nói cho trẫm biết trong vương quốc này ai là người giàu nhất.”


Các cận thần của vua cùng đáp:

-         “Thưa hoàng thượng! trong vương quốc này, dưới sự trị vì của hoàng thượng, hoàng thượng là người giàu nhất.”

Vua cảm thấy rất thỏa mãn khi nghe các cận thận tâu lên như vậy. Nhưng sau đó vài giây, sắc mặt vua thay đổi. Vua nói:

-         “Nhưng ta nghe nói, ở làng Tỉnh Thức có một vị khất sĩ, và mọi người đồn rằng, trên thế gian này không ai giàu bằng vị khất sĩ đó cả.”

Một cận thần khác của vua, tên Hướng Thượng, bước ra và nói:

-         “Tâu bệ hạ! vì công việc của quốc gia, hạ thần đã có lần đi ngang qua, và ở lại làng Tỉnh Thức một tuần, quả thật thần thấy dân trong làng sống với nhau rất hạnh phúc. Không những vậy họ còn sống hài hòa với muôn thú xung quanh rừng, đặc biệt là họ không bao giờ ăn thịt của động vật sống trên cạn, bay trên trời, cũng như động vật sống dưới nước. Thức ăn chính của họ là rau quả và ngũ cốc. Đời sống của họ thật giản dị thưa bệ hạ…”

Nói đoạn, viên quan Hướng Thượng im lặng một lúc vì xúc động, rồi ông nói tiếp:

-         “Tâu bệ hạ, hạ thần có cơ hội được gặp vị khất sĩ mà bệ hạ vừa nói. Và hạ thần đã vô cùng xúc động khi nhìn thấy ông ta. Ở ông ta có một cái gì đó đã cuốn hút hạ thần, đã làm cho hạ thần quy phục và kính nể như hạ thần quy phục và kính nể bệ hạ vậy. Thưa bệ hạ, khi hạ thần đến đó, hạ thần đã thấy một khung cảnh, mà đến bây giờ hạ thần còn kinh ngạc và xúc động. Đó là hình ảnh các trẻ con trong làng chơi với những chú nai con trong sự hồn nhiên và đầy bình an. Đứa thì ôm bụng nai thọt lét, đứa thì chạy vui đùa với những chú nai khác, còn đứa thì cỡi lên lưng nai bố đang đứng bên cạnh… Dường như khoảng cách giữa con người và muôn thú ở đây không còn nữa. Nhìn cảnh ấy mà nước mắt hạ thần cứ chảy dài. Lúc đó hạ thần có mong ước là, tất cả người dân trong nước này đều được hưởng cảnh an bình như vậy.”

Vua đã rất ngạc nhiên khi biết ở trong nước của người lại có một con người, và một ngôi làng đặc biệt và kỳ lạ như vậy.  Sự hiếu kỳ trong vua trỗi dậy. Vua nói với quan Hướng Thượng:

-         “Trẫm nghe khanh nói, mà lòng cũng cảm thấy vui lây, trẫm mừng cho nước nhà đang có bậc kỳ tài. Bảy ngày tới là ngày trăng tròn, trẫm muốn cùng khanh và tùy tùng sẽ xuất cung đi tới đó. Trẫm cũng muốn tận mắt chứng kiến thực hư như thế nào. Và trẫm cũng muốn biết vì sao nhiều người nói vị khất sĩ kia là bậc giàu có nhất thế gian này.”

Thời gian mới đó mà đã tới ngày trăng tròn. Vua và viên quan Hướng Thượng cùng một số cận thần cải trang làm thường dân đi về hướng làng Tỉnh Thức. Phái đoàn của vua phải qua năm ngọn núi, ba con sông và tám khu rừng mới đến được làng Tỉnh Thức. Lúc vua đi thì trăng tròn. Khi vua tới làng Tỉnh Thức thì trăng đã không còn nữa. Bấy giờ là cuối tháng, như vậy vua và phái đoàn đã đi khoảng  mười lăm ngày.

Tới đầu làng Tỉnh Thức, vua và phái đoàn đã cảm được một năng lượng bình an đến lạ kỳ. Tiếng động của người, ngựa đã làm cho muôn thú trong rừng ngạc nhiên ngơ ngác nhìn, nhưng dường như tiếng động đó không làm cho chúng hoảng sợ. Có lẽ trong khu rừng này chưa hề xảy ra một cuộc đi săn nào.

-         “Thưa bệ hạ, phía trước chỉ còn hai dặm nữa thôi là đến làng Tỉnh Thức. Viên quan Hướng Thượng thưa.”

Vua dõi mắt nhìn về phía trước mà lòng đầy niềm vui, những cảm giác này vua chưa từng có trước đây. Tự nhiên trong đầu vua có một ý nghĩ rằng, vua sẽ có được nhiều hơn những gì vua muốn khi vua gặp được vị khất sĩ.

Phía xa xa, trên cánh đồng cỏ xanh ngát, có sáu đứa bé chơi với nhau, hai bé gái và bốn bé trai. Chúng độ cỡ sáu tuổi đến tám tuổi. Bên cạnh những đứa trẻ là bầy nai đang nhai từng lọn cỏ nhỏ, tươi. Những chú nai trông thật hiền và dễ thương làm sao. Chúng đùa giỡn, cõng lên lưng nhau, đưa mõm về phía các đứa trẻ, dường như muốn rủ bọn trẻ chơi một trò chơi gì đó. Hàng trăm chú sáo nâu bay lên, lượn xuống ở cây cổ thụ gần đó như muốn tham gia vào cuộc vui của bọn trẻ và các chú nai. Đây là lần đầu tiên vua thấy một cảnh tượng như vậy. Vua cũng có vườn thượng uyển, cũng có những công chúa và hoàng tử nhỏ, vua đã từng thấy công chúa và hoàng tử chơi với nhau, nhưng vua chưa bao giờ có được cảm giác bình an và yên như hôm nay khi nhìn những gì đang diễn ra trước mắt mình.

Vua và đoàn tùy tùng cùng tiến đến bọn trẻ. Bọn trẻ dường như thấy vua và đoàn tùy tùng đang đi tới phía mình. Tất cả đều dừng lại cuộc chơi, đứng lên và khoanh hai tay, lễ phép chào vua và mọi người trong đoàn.

Vua tiến đến gần và hỏi:

-         “Bác nghe nói rằng tất cả mọi người dân trong làng đều không ăn thịt cá, chỉ ăn rau quả và ngủ cốc, có đúng như vậy không ?”

-         “Thưa bác, dạ phải.” Một bé gái dường như lớn nhất nhóm trả lời.

-         “Vì sao vậy? có phải ai cấm các con không được ăn không? Hay là nếu như các con ăn thịt, cá các con sẽ phạm tội.”

-         “Dạ không. Chúng cháu không ăn là bởi vì chúng đều là bạn của chúng cháu ạ.” Tất cả bọn trẻ đồng thanh trả lời.

Những hình ảnh vua nhìn thấy cách đây không lâu khi mới tới làng, dường như là lời giải thích hùng hồn cho câu trả lời của bọn trẻ. Vua mỉm cười và tiếp tục đi vào trung tâm làng sau khi vẫy tay chào.

Vua cùng phái đoàn vào cổng chính của làng, rồi dừng chân lại một quán trọ trong làng để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau vua cùng phái đoàn được mời dùng bữa sáng chung với gia đình chủ quán. Gia đình chủ quán gồm sáu người - vợ chồng chủ quán, hai người con, một trai một gái và hai người cùng làm việc chung. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên khi thấy mọi người trong gia đình chủ quán im lặng thưởng thức đồ ăn, nhìn nhau, mỉm cười mà không nói một lời nào. Sau buổi ăn vua tò mò hỏi:

-         “Vì sao tôi thấy quí vị trong khi ăn không nói lời nào, rất khác với cách sống của dân làng tôi. Quí vị có thể giải thích cho tôi hiểu lý do được không?”

Người bố trong gia đình mỉm cười và trả lời với đức vua.

-         “Thưa ông, với chúng tôi, những người dân sống trong ngôi làng này, điều trân quí sự có mặt của nhau. Ăn cơm im lặng là cách mà chúng tôi thể hiện niềm trân quí đó. Cũng nhờ ăn cơm im lặng mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với thức ăn một cách sâu sắc hơn. Và vì thế lòng biết ơn của chúng tôi cũng được nuôi dưỡng và lớn lên sau mỗi buổi ăn.”

Dường như vua cũng chưa hiểu rõ câu trả lời lắm, nhưng dù sao nó cũng thỏa mãn cho vua một phần nào. Còn về vị quan Hướng Thượng thì biết tất cả những truyền thống của làng, nhưng ông đã không nói trước hay giải thích cho vua bất cứ điều gì, ông muốn vua phải tự mình khám phá từ từ.

Nếp sống ở làng tỉnh thức thật bình yên và nhẹ nhàng. Vua muốn đi đến bờ sông cạnh khu rừng, vì sau bữa ăn vua có nghe mọi người trong gia đình chủ quán nói, hôm nay là ngày những chú khỉ đem trái cây đến cho dân làng. Khi vua và phái đoàn tới bờ sông, cũng là lúc các chú khỉ đem trái cây đến. Tiếng khẹc khẹc của đàn khỉ và tiếng cười nói của các thanh niên thiếu nữ trong làng, những âm thanh đó đã làm cho nhà vua bật cười. Cảnh tượng thật ngộ nghĩnh. Vua chưa hề thấy bao giờ. Những chú khỉ làm đủ trò trong khi chuyển trái cây cho những người trẻ trong làng. Chú thì bỏ những trái táo rừng vào đầy hai má. Chú thì dùng đuôi xâu lại một tràng trái cây lạ. Thân loại trái cây này có màu hồng vàng, ở giữa có một khoảng trống nhỏ.  Chú thì hai tay ôm nải chuối. Có những chú khỉ con, thì tay không cầm gì, nhưng lúc nào cũng bám lên lưng khỉ bố hoặc mẹ… Sau khi truyền trái cây xong, các chú khỉ vui đùa ríu rít với nhau. Chúng nhảy lên lưng, chúng đu trên vai những thanh niên, thiếu nữ của làng. Những chú khỉ con vén tóc những người trong làng để bắt những con rận, hệt như khỉ mẹ đã từng làm cho chúng. Nhìn những cảnh như vậy, vua không khỏi ngạc nhiên. Trong cung, vua cũng đã từng xem rất nhiều chú khỉ, chúng rất giỏi. Chúng có khả năng làm xiếc đủ trò. Nhưng vua thấy trong ánh mắt chúng luôn có một nỗi buồn man mác. Có lẽ là những ánh mắt mang một nỗi buồn nhớ rừng. Ánh mắt muốn có được sự tự do.

Ngày hôm sau cũng là ngày vị khất sĩ đi khất thực, vua và đoàn tùy tùng đã chờ vị khất sĩ ấy ngay gốc cây đa lớn. Cây đa này có thể đã hơn trăm tuổi, gốc đa có nhiều tua xung quanh, thoạt nhìn trông giống như râu của những ông tiên trong truyện cổ tích. Cây đa này là nơi nghỉ ngơi và dùng cơm của vị khất sĩ.

-         “Thưa hoàng thượng, hoàng thượng có thấy bóng người từ xa đang tiến lại gần không. Bóng người ấy chính là người mà hoàng thượng đang mong đợi.” Viên quan Hướng Thượng thưa.

Vua đưa mắt nhìn về phía trước theo hướng tay của viên quan Hướng Thượng chỉ. Bóng người ấy cũng dần hiện rõ. Vua chăm chú nhìn một con người nhỏ nhắn đang tiến dần về phía mình mà không hề có lấy một cái chớp mắt. Từng bước chân an lạc, từng bước chân thảnh thơi của con người ấy tỏa ra một năng bình an vô bờ. Vua chưa từng thấy một người nào có dáng vẻ uy nghi và thanh thản đến như vậy. Bóng người ấy tiến dần đến trước mặt vua nở một nụ cười hồn hậu. Vua cũng đáp trả lại một nụ cười với lòng cung kính và ngưỡng mộ mặt dù đây chỉ mới là lần gặp đầu tiên.

Vị khất sĩ nhẹ nhàng đến bên cạnh gốc cây đa, rồi ngồi xuống trong tư thế vững chãi nhất để dùng phần ăn của mình. Người ăn một cách chậm rãi, khoan thai. Vua và đoàn tùy tùng quan sát vị khất sĩ ăn trong im lặng.  Bữa ăn cũng kết thúc, vị khất sĩ nhẹ nhàng đứng lên để chuẩn bị trở về lại tịnh thất. Nhà vua cũng tranh thủ khi vị khất sĩ đứng lên thì tiến lại gần và thưa:

-         “Thưa ngài, có phải ngài là vị khất sĩ mà mọi người vẫn thường đồn là người giàu nhất thế gian?” Vị khất sĩ chỉ đáp lại nhà vua bằng một nụ cười.

-         “Thú thật với ngài tôi chính là quốc vương của vương quốc này. Đã từ lâu tôi nghe tiếng  của ngài, mà cho đến hôm nay tôi mới có cơ hội diện kiến. Sau khi được gặp ngài, tôi thấy quả thật là không uổng công tôi lặn lội muôn dặm xa đến đây” đức vua tiếp tục nói.

Khi biết được người đứng trước mặt mình là một quốc vương và những người xung quanh là những quan cận thần nhưng nét mặt của vị khất sĩ vẫn không hề thay đổi. Người luôn bình thản và trang nghiêm.

Vị khất sĩ cất giọng ôn tồn hỏi “thưa quốc vương, chẳng hay ngài đến làng Tỉnh Thức này có việc gì?” 

-         “Chỉ một lí do đơn giản, tôi muốn tìm hiểu vì sao người ta nói ngài là người giàu nhất thế gian mặc dù trên người ngài chẳng có một món báu vật nào.”

-         “Vậy theo hoàng thượng một người như thế nào là người giàu nhất thế gian.”

-         “Người giàu nhất thế gian là người không có thiếu bất cứ một món báu vật nào cả.”

-         “Thưa hoàng thượng, khi nào người ta cần, người ta tìm cầu một cái gì đó thì người đó mới thiếu phải không?”

-         “vâng.”

-         “Một người không còn tìm cầu bất cứ một điều gì nữa thì người đó có còn cái gì để mà thiếu nữa không?”

-         “Thưa ngài không.”

-         “Vậy thưa hoàng thượng có thể gọi người đó là người giàu nhất thế gian không? Người mà đối với bản thân mình không thấy thiếu bất cứ một thứ gì?”

-         “Có phải ý ngài muốn nói người biết đủ, người không còn tham dục với những của cải trên thế gian này là người giàu không?” Với câu hỏi này của vua vị khất sĩ chỉ im lặng mỉm cười. Và đức vua cũng hiểu ra rằng vì sao mọi người nói vị khất sĩ này là người giàu nhất thế gian mà trên người không có một thứ gì quí giá cả. Điều đức vua khám phá ra là người biết đủ thì nghèo mà giàu, còn người không biết đủ thì giàu mà vẫn nghèo.

Sau khi trở về lại hoàng cung hình ảnh an lạc thảnh thơi của vị khất sĩ ở làng Tỉnh Thức luôn hiện lên trong tâm trí nhà vua. Nhà vua đã ra lệnh đem phân phát tài sản cho những người dân nghèo trong cả nước. Luôn tham vấn vị quan Hướng Thượng trước khi quyết định bất cứ một điều gì có liên quan đến quốc gia. Vua cũng thực tập một đời sống đơn giản. Bây giờ đây vua cũng cảm thấy mình là người giàu nhất. Cuộc sống của dân chúng nơi nơi được ấm no. Những kết quả mà vua có được khi thăm vị khất sĩ ở làng Tỉnh Thức đã hơn những gì vua mong muốn. Trước khi nhà vua bằng hà, nhà vua đã nói đức vua kế nhiệm con trai mình khắc lên bia mộ vua hàng chữ: Người Biết Đủ.

17/11/2009  Pháp Nhật

Hamburg, 2009
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 8
Send Topic In ra