Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nếp Sống Đạo  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 
Send Topic In ra
Nếp Sống Đạo (Read 13984 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #90 - 28. Oct 2010 , 16:30
 
Con đường khoan dung


"Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đã có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi." Chúng ta không thể nào có hạnh phúc, nếu trong tâm thức của mỗi chúng ta có quá nhiều ước mơ. Bất cứ ước mơ nào cũng làm cho đời sống của chúng ta đều đi bị hỏng đất.
Ta có những giấc mơ làm giàu, giấc mơ làm những nhà tỷ phú. Chính giấc mơ nầy đã đưa ta chạy đua về hướng ấy, và đã giết chết đời sống thanh thản và tự do của ta.
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ và bất hạnh cho họ.
Ở trên đời, không có nhà giàu nào bận rộn đối với áo cơm, nhưng họ rất bận rộn đối với cách cất giữ tiền bạc, họ lo lắng về sự mất mát tiền bạc và tài sản.. Những sự biến động bất chừng của thị trường chứng khoán, hay bất cứ những sự biến động nào, đều khiến cho họ ăn không ngon và ngủ không yên.
Trong tâm thức họ, những hạt giống nghi ngờ và đề phòng, chúng hoạt động hết sức mãnh liệt và vì vậy, họ tuy ở trên tiền bạc, mà hạnh phúc hay bình an đối với họ quả thực là hết sức khan hiếm.
Có khi ta không ước mơ làm người giàu, nhưng ước mơ làm người có nhiều quyền lực trong xã hội. Chính ước mơ nầy đã giết chết những tâm hồn thanh thản và tự do của ta. Tâm kiêu mạn ở trong mỗi chúng ta thường làm sinh khởi những giấc mơ quyền lực cho ta và đưa ta chạy đua theo hướng ấy.
Ở trên đời không có nhà quyền lực nào thực sự có tự do. Và ở trong đời, không có người nắm quyền lực nào là không sợ hãi. Ta có thể đặt câu hỏi rằng, ở trên đời, ai là người có nhiều sự sợ hãi, lo lắng và đa nghi nhất? Trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, chính là những người nắm quyền lực. Tại sao? Vì người đam mê quyền lực thường được dẫn khởi từ lòng tham và tâm kiêu mạn của họ. Lòng tham thường dẫn sinh sự lo lắng và sợ hãi. Lòng tham giết chết sự tự do trong đời sống của mỗi chúng ta. Và tâm kiêu mạn thường dẫn sinh cảm giác cô độc cho ta và giết chết đời sống từ hòa ở trong ta đối với mọi người.
Lại nữa, người nắm quyền lực, những hạt giống nghi ngờ hoạt động ở trong tâm thức của họ là vận hành thường xuyên và mãnh liệt, khiến niềm tin tưởng của họ đối với mọi người bị xói mòn.
Có đôi khi ta không ước mơ làm giàu hay ước mơ nắm quyền lực, nhưng lại ước mơ mình sẽ là người đẹp hay ít ra mình được sống với người đẹp.
Ước mơ mình sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cả chúng ta. Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy? Biến ước mơ trở thành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.
Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưng không đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có những khi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.
Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, thì không có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.
Ta muốn có một tâm hồn đẹp, thì tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Ta có lòng Từ là ta biết chăm sóc nỗi đau của mình và người khác, khiến cho những nỗi đau ấy không loan lỗ ra trên mặt ý thức, cũng như trên những biểu hiện thực tế của thân và ngữ.
Ta có lòng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiện tượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ý thức mà ở mặt tích lũy của tâm thức.
Ta có lòng Hỷ là tâm ta không có những hạt giống khoe khoan những gì tốt đẹp của mình và tật đố hay ganh tỵ đối với những gì tốt đẹp của người. Ta biết khắc phục những gì thấp kém nơi ta và tùy thuận với những gì tốt đẹp của người.
Ta có lòng Xả là ta có hành động để giúp người, nhưng tâm không hề thủ lợi, không hề khởi lên những ý niệm về cái tôi và cái của tôi.
Bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả nầy sẽ tạo nên một tâm hồn và đời sống cao đẹp cho ta, không phải chỉ khi ta thức mà cả khi ta ngủ, không phải chỉ trước mặt mọi người mà cả sau lưng mọi người, không phải chỉ nơi nầy mà cả nơi kia, không phải chỉ đời nầy mà cả đời khác nữa.
Như vậy, Từ, Bi, Hỷ, Xả là chất liệu tạo nên cái đẹp cho ta từ nội dung đến hình thức, từ thân thể đến tâm hồn. Cái đẹp ấy, chính là cái đẹp của chân thiện và chân mỹ.
Ta chỉ ước mơ mà không có phương pháp thực hiện, thì những ước mơ của ta chỉ là hão huyền. Hạnh phúc đến với ta chỉ là những kết quả của ước mơ. Kết quả ấy chỉ xẩy ra cho ta khi nào ta có một tác nhân và tác duyên lành mạnh. Tác nhân lành mạnh là tâm cao thượng và trong sáng nơi ta; tác duyên lành mạnh là thầy ta, là những thiện hữu tri thức của ta đã tác thành và hỗ trợ cho ta khiến cho tâm từ bi, tâm hỷ xả nơi ta càng lúc càng phát triển lớn mạnh làm dẫn sinh hoa trái của hạnh phúc.
Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đã có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi.

Thích Thái Hòa


"Không phải nói lưu loát,
Không phải sắc mặt đẹp,
Thành được người lương thiện,
Nếu ganh, tham, dối trá."
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #91 - 29. Oct 2010 , 07:03
 
Tuyet Lan wrote on 28. Oct 2010 , 16:30:
Con đường khoan dung


"Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đã có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi." Chúng ta không thể nào có hạnh phúc, nếu trong tâm thức của mỗi chúng ta có quá nhiều ước mơ. Bất cứ ước mơ nào cũng làm cho đời sống của chúng ta đều đi bị hỏng đất.
Ta có những giấc mơ làm giàu, giấc mơ làm những nhà tỷ phú. Chính giấc mơ nầy đã đưa ta chạy đua về hướng ấy, và đã giết chết đời sống thanh thản và tự do của ta.
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ và bất hạnh cho họ.
Ở trên đời, không có nhà giàu nào bận rộn đối với áo cơm, nhưng họ rất bận rộn đối với cách cất giữ tiền bạc, họ lo lắng về sự mất mát tiền bạc và tài sản.. Những sự biến động bất chừng của thị trường chứng khoán, hay bất cứ những sự biến động nào, đều khiến cho họ ăn không ngon và ngủ không yên.
Trong tâm thức họ, những hạt giống nghi ngờ và đề phòng, chúng hoạt động hết sức mãnh liệt và vì vậy, họ tuy ở trên tiền bạc, mà hạnh phúc hay bình an đối với họ quả thực là hết sức khan hiếm.
Có khi ta không ước mơ làm người giàu, nhưng ước mơ làm người có nhiều quyền lực trong xã hội. Chính ước mơ nầy đã giết chết những tâm hồn thanh thản và tự do của ta. Tâm kiêu mạn ở trong mỗi chúng ta thường làm sinh khởi những giấc mơ quyền lực cho ta và đưa ta chạy đua theo hướng ấy.
Ở trên đời không có nhà quyền lực nào thực sự có tự do. Và ở trong đời, không có người nắm quyền lực nào là không sợ hãi. Ta có thể đặt câu hỏi rằng, ở trên đời, ai là người có nhiều sự sợ hãi, lo lắng và đa nghi nhất? Trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, chính là những người nắm quyền lực. Tại sao? Vì người đam mê quyền lực thường được dẫn khởi từ lòng tham và tâm kiêu mạn của họ. Lòng tham thường dẫn sinh sự lo lắng và sợ hãi. Lòng tham giết chết sự tự do trong đời sống của mỗi chúng ta. Và tâm kiêu mạn thường dẫn sinh cảm giác cô độc cho ta và giết chết đời sống từ hòa ở trong ta đối với mọi người.
Lại nữa, người nắm quyền lực, những hạt giống nghi ngờ hoạt động ở trong tâm thức của họ là vận hành thường xuyên và mãnh liệt, khiến niềm tin tưởng của họ đối với mọi người bị xói mòn.
Có đôi khi ta không ước mơ làm giàu hay ước mơ nắm quyền lực, nhưng lại ước mơ mình sẽ là người đẹp hay ít ra mình được sống với người đẹp.
Ước mơ mình sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cả chúng ta. Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy? Biến ước mơ trở thành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.
Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưng không đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có những khi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.
Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, thì không có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.
Ta muốn có một tâm hồn đẹp, thì tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Ta có lòng Từ là ta biết chăm sóc nỗi đau của mình và người khác, khiến cho những nỗi đau ấy không loan lỗ ra trên mặt ý thức, cũng như trên những biểu hiện thực tế của thân và ngữ.
Ta có lòng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiện tượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ý thức mà ở mặt tích lũy của tâm thức.
Ta có lòng Hỷ là tâm ta không có những hạt giống khoe khoan những gì tốt đẹp của mình và tật đố hay ganh tỵ đối với những gì tốt đẹp của người. Ta biết khắc phục những gì thấp kém nơi ta và tùy thuận với những gì tốt đẹp của người.
Ta có lòng Xả là ta có hành động để giúp người, nhưng tâm không hề thủ lợi, không hề khởi lên những ý niệm về cái tôi và cái của tôi.
Bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả nầy sẽ tạo nên một tâm hồn và đời sống cao đẹp cho ta, không phải chỉ khi ta thức mà cả khi ta ngủ, không phải chỉ trước mặt mọi người mà cả sau lưng mọi người, không phải chỉ nơi nầy mà cả nơi kia, không phải chỉ đời nầy mà cả đời khác nữa.
Như vậy, Từ, Bi, Hỷ, Xả là chất liệu tạo nên cái đẹp cho ta từ nội dung đến hình thức, từ thân thể đến tâm hồn. Cái đẹp ấy, chính là cái đẹp của chân thiện và chân mỹ.
Ta chỉ ước mơ mà không có phương pháp thực hiện, thì những ước mơ của ta chỉ là hão huyền. Hạnh phúc đến với ta chỉ là những kết quả của ước mơ. Kết quả ấy chỉ xẩy ra cho ta khi nào ta có một tác nhân và tác duyên lành mạnh. Tác nhân lành mạnh là tâm cao thượng và trong sáng nơi ta; tác duyên lành mạnh là thầy ta, là những thiện hữu tri thức của ta đã tác thành và hỗ trợ cho ta khiến cho tâm từ bi, tâm hỷ xả nơi ta càng lúc càng phát triển lớn mạnh làm dẫn sinh hoa trái của hạnh phúc.
Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đã có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi.

Thích Thái Hòa


"Không phải nói lưu loát,
Không phải sắc mặt đẹp,
Thành được người lương thiện,
Nếu ganh, tham, dối trá."


Cam on bai van hay ma TL da posted cho moi ngươi cung doc. Tuy nhien khong phai ai cung co the ap dung nhu the dươc trong doi song phai khong TL
Back to top
« Last Edit: 29. Oct 2010 , 07:07 by Hoa Hạ »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #92 - 29. Oct 2010 , 21:52
 
Hoa Hạ wrote on 29. Oct 2010 , 07:03:
Cam on bai van hay ma TL da posted cho moi ngươi cung doc. Tuy nhien khong phai ai cung co the ap dung nhu the dươc trong doi song phai khong TL

Đúng - thế nên chúng ta cần phải -- chon cho mình 1 pháp môn -( nhất môn thâm nhập)..  tu tập .. sửa đổi ...  đó Nhạn ui
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #93 - 18. Nov 2010 , 22:09
 
Tuyet Lan wrote on 29. Sep 2010 , 13:59:
Hạnh nguyện lắng nghe

Đào Văn Bình

Bạn ơi, trong bao nhiêu điều có thể nói về Đạo Phật, chỉ xin bạn nhớ cho “Đạo Phật là đạo của những người biết lắng nghe.”
....

Đào Văn Bình

Tháng 9 năm 2554.PL- 2010. TL

(*) Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh


Lắng nghe để hiểu
Nhìn lại để thương



Hai câu này là cả một pháp môn tu tập . Nó sẽ đem lại lợi ích cho người tu và xã hội xung quanh . Cô TL thử coi có những kinh nghiệm thực chứng cá nhân về hai câu này không ?

Thân mến,
ĐS

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #94 - 22. Nov 2010 , 13:09
 
CoiChay wrote on 18. Nov 2010 , 22:09:

Lắng nghe để hiểu
Nhìn lại để thương



Hai câu này là cả một pháp môn tu tập . Nó sẽ đem lại lợi ích cho người tu và xã hội xung quanh . Cô TL thử coi có những kinh nghiệm thực chứng cá nhân về hai câu này không ?

Thân mến,
ĐS


Anh Hai CC
Em đang thực hành đấy anh Hai..... Em gái cảm ơn anh Hai nhẹ
Thân chào anh Hai 
TL
Back to top
« Last Edit: 22. Nov 2010 , 13:10 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Tánh Hỷ Xả
Reply #95 - 21. Apr 2011 , 08:06
 

Định nghĩa


Hỷ là vui hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là ưu  (buồn phiền).

Xả là bỏ, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Phản nghĩa của xả là cố chấp.

Hỷ xả là hai hạnh lành, có hai nghĩa, hai phạm vi, nhưng thường người ta hay nói chung với nhau, vì chúng nó có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau.

Trong một tầng bậc thấp thì xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta. Nếu ta chưa có thể bỏ qua những điều ấy được thì không thể nào ta vui được và làm cho người khác vui được.

Nhưng trong một từng bực cao hơn, hỷ cũng cần phải xả. Nếu chấp chặt cái hỷ ấy, cho nó là nấc thang cuối  cùng mà không rời nó để tiến lên nữa, thì cái hỷ ấy rất dễ trở thành ưu.

   1. Tánh chất của hỷ xả trong đạo Phật

    Hỷ của đạo Phật không có nghĩa là vui đùa một cách vô tư, không phải là không cho cái gì là quan trọng, không phải là "phớt qua" tất cả, để được vui cười một cách ào ạt, sôi nổi "rồi ngày mai ra sao thì ra". Hỷ đây không phải là buông thả cõi lòng để vui theo những cảnh dục lạc ở đời, cũng không phải là tán thành, tùy hỷ để cho người ta làm quấy, làm ác.

    Hỷ của đạo Phật là vui theo những điều chân thiện, mỹ; là vui vì thấy người khác tạo nhân lành, được quả tốt; là vui vì mình làm cho người và chúng sanh được vui. Cái vui ở đây phát sanh từ lòng từ bi, bình-đẳng, chứ không phải là vì một lý do ích kỷ nào khác, cái vui bao la rộng lớn toàn thiện, có tánh cách giải thoát, thanh tịnh, chứ không phải hẹp hòi, thiển cận. Cái xả ở đây cũng không phải chỉ là sự tha thứ, khoan dung đối với những ai đã làm ta đau khổ; không phải chỉ là sự vứt bỏ ra khỏi lòng ta những bực bội, xót đau mà người khác đã gieo vào lòng ta; không phải chỉ là bỏ qua những gì trái tai gai mắt đối với ta. Xả ở đây có tánh cách tuyệt đối, nghĩa là bỏ ra ngoài tất cả, không chấp trước một cái gì, dù là vật chất hay tinh thần, dù là xấu xa hay tốt đẹp, dù là ở địa vị phàm phu hay đã chứng được quả thánh. Nếu còn chấp trước nắm giữ một cái gì là còn cái ngã, mà còn cái ngã là còn tất cả, nghĩa là còn chưa giải thoát.

    Nói như thế không có nghĩa là người tu hành phải nhắm mắt bịt tai để không thấy, không nghe gì cả; không phải là dửng dưng trước mọi sự mọi vật như đá, như gỗ, không phải là không làm gì cả, đứng khoanh tay như tượng đá-Không! người theo hạnh Xả vẫn thấy, vẫn nghe, nhưng không đắm sắc, mê thanh, không để cho mình vương vấn vào cái thấy cái nghe ấy; người theo hạnh Xả vẫn làm việc, làm việc nhiều hơn ai cả, nhưng vẫn không thấy mình có làm gì cả, nhất là khi làm được những việc có kết quả tốt đẹp.

    2. Công năng của Hỷ xả

    Nếu đem so sánh với tánh nhẫn nhục thì Hỷ xả còn cao hơn một bậc. Tánh nhẫn nhục làm cho ta không phát ra nóng giận, bực tức, làm cho ta có sức chịu đựng những khổ nhục, đau xót ở đời; nó cản ngăn cái xấu không cho phát ra. Còn tánh Hỷ xả làm cho lòng ta nhẹ nhàng thư thái phát ra cái vui hồn nhiên trong sáng. Nhẫn nhục như người đang gánh một gánh nặng, phải luôn luôn cố gắng đi cho đến đích. Hỷ xả như người đã trút được gánh nặng, thân xác nhẹ nhàng, tâm hồn khoan khoái, vui vẻ, không bận tâm về một điều gì nữa. Nhẫn nhục như người điều phục voi dữ, luôn luôn phải đề phòng, lao tâm khổ trí, để cho nó khỏi phá phách. Hỷ xả như người cỡi ngựa hay đã thuần, có thể thảnh thơi ngao du đây đó, mà không cần chú ý đến con vật mình đang cỡi.

    Do đó, người có tánh Hỷ xả, bao giờ nét mặt cũng vui tươi, nụ cười luôn luôn nở rộng trên môi, tâm hồn sáng sủa, phóng khoáng như một gian phòng rộng, mà tất cả các cửa đều mở toang cho ánh sáng không khí tràn vào. Người Hỷ xả luôn luôn được cảm mến và được tiếp đón nồng hậu khắp nơi, vì đã gây được tín nhiệm và đem không khí hòa vui lại cho mọi người.

    Riêng đối với mình, người có tánh Hỷ xả không bao giờ bị phiền não quấy nhiễu, không có thù địch ngăn lại, được nhiều trợ duyên cho nên dễ tiến bước trên đường đạo và mau chứng quả Bồ đề.

    3. Gương Hỷ xả của Đức Bổn Sư Thích Ca

    Hình ảnh Đức Bổn-sư đã được người đời sau tạc lại trong các pho tượng với nụ cười hiền hòa, thanh thoát ở trên môi. Nụ cười ấy tượng trưng cho lòng từ bi, hỷ xả của Ngài. Một pho tượng không có được nụ cười ấy cũng như không có được đôi mắt tượng trưng cho trí tuệ, pho tượng ấy chưa phải là tượng Đức Bổn Sư Thích Ca, vì nó thiếu mất những đức tánh căn bản cần thiết đã đưa Ngài lên địa vị Phật, và đã làm cho người đời sau phân biệt được Ngài với các vị Giáo chủ khác.

    Về vật chất, Đức Phật trước khi xuất gia đã hoan hỷ xả bỏ những gì quí báu nhất mà người phàm phu ít có thể có được: ngai vàng, điện các, ăn ngon, mặc ấm, ngọc ngà, châu báu, vợ đẹp, con ngoan…

    Về tinh thần, Ngài xả bỏ tất cả những gì xấu xa mà con người có thể có, do vô minh, di truyền, tập quán, nghiệp báo gây nên. Ngài bỏ qua tất cả những ác ý và hành động nhiễu hại Ngài, của Đề bà đạt đa, A xà thế, chàng Vô não, cô gái ngoại đạo độn bụng vu oan cho Ngài… Ngài đã không chấp nhất, buồn phiền, mà còn thương xót tế độ cho họ.

    Ngài xả bỏ luôn tất cả những kết quả tốt đẹp mà Ngài đã thành tựu, làm tất cả mọi việc quý báu trên đời mà vẫn tự thấy không làm gì cả. Ngài hoan hỷ bỏ dần, bỏ dần cho đến khi không còn gì để bỏ nữa. Ngài bỏ ra, bỏ ra tất cả, với một nụ cười trên môi, một nỗi thanh thoát trong lòng. Ngài vui cái vui của người khác, vui như cái vui của người mẹ khi thấy con nhỏ bập bẹ nói những tiếng đầu tiên, hay bước những bước chập chững. Cái vui của Ngài không phân biệt thân sơ, không có từng bậc cao thấp, thoát ra ngoài vòng bỉ, thử, bao giờ cũng hồn nhiên trong sáng. Nỗi vui ấy đã được thể hiện trong nụ cười bất tận ở trên đôi môi những pho tượng của Ngài, và đã làm cho tất cả Phật-giáo-đồ trên thế giới cảm mến, kính yêu.

    4. Người Phật tử phải dưỡng tánh Hỷ xả như thế nào trong đời sống hằng ngày?

    Trước tiên trong phạm vi thấp nhất, người Phật tử phải tập tánh khoan hòa độ lượng, biết tha thứ những lỗi lầm của người chung quanh. Đừng ghi vào lòng, đừng chấp nệ những lời nói, cử chỉ, hành động không đẹp đẽ của người khác đối với ta. Hãy nghĩ rằng đó là những điều sơ xuất vì vô tình hay vụng về mà ra. Nếu ta có bằng chứng về lòng xấu xa, độc ác của người muốn hại ta đi nữa thì cũng nên tự nhủ rằng những người ấy đáng thương hơn là đáng trách, vì họ thiếu sáng suốt, thiếu căn lành; và sự thiếu thốn ấy sẽ đem lại cho đời họ nhiều đau khổ lắm rồi, ta không nên làm cho họ đau khổ hơn nữa. Nếu ta ôm ấp những nỗi bực tức oán thù thì ta chỉ tạo cho ta thêm nhiều đau khổ, như ta bị bắn trúng mũi tên độc mà không chịu rút ra. Ta sẽ mất ăn mất ngủ, mất thì giờ, mất bình tĩnh trong công việc làm ăn, tu học. Ta sẽ ung độc đời ta một cách khờ dại, vô ích; và ung độc luôn cả gia đình, xã hội mà trong ấy ta đang sống nữa.

    Tiến lên một tầng cao hơn, ta phải tập biến dần tánh thù ghét ra thành tánh hoan hỷ. Thấy người khác thành công, ta không ganh ghét, dù đó là kẻ đã làm cho ta đau khổ! Trái lại, ta còn vui mừng với họ, hoan hỷ tán thán sự thành công của họ, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát.

    Tiến lên một tầng cao hơn nữa, ta phải tập xả bỏ những gì ta quý báu dù đó là vật chất hay tinh thần. Có bỏ bớt hành lý nặng nề, ta mới đi xa được, mới lên cao được. Nếu ta ôm giữ một cái gì, thì cái ấy chỉ làm vướng chân ta, níu ta lại. Trong đời, ta thường thấy những người giàu có bao nhiêu, chức phận bao nhiêu, nhưng  lại bận bịu, vương vấn bấy nhiêu, như chim vướng phải lưới, càng gỡ càng mắc thêm.

    Về phương diện tu hành cũng thế, những người chứng được quả nầy quả khác mà chấp chặt quả ấy để   thỏa mãn với sự thành công của mình, những người cố chấp như thế, không bao giờ tiến được xa. Cho nên người Phật tử phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Cùng một nghĩa ấy, Đức Phật có dạy: "Niệm mà không chấp có niệm mới là niệm, hành mà không chấp có hành mới là hành, nói mà không chấp có nói mới là nói, tu mà không chấp có tu mới là tu" (Kinh 42 chương).

    Nhưng xả mà buồn rầu thì tốt hơn là đừng xả. Xã không phải là một sự hy sinh, thường làm cho người hy sinh phải đau khổ. Xả mà còn tiếc nuối, còn than thở cho cái mà mình đã bỏ đi, xả với bộ mặt buồn rầu, than khóc như kẻ đi đưa đám ma, xả như thế nào có ích gì?

    Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích. Ta sung sướng, vui mừng vì thấy mình nhẹ nhàng, khoan khoái hơn trước. Xả là một cử chỉ tháo gỡ để được giải thoát, cho nên ta vui mừng; chứ không phải là một sự trói buộc mà phải khóc than.
    Phát triển được tánh hỷ xả như thế, tức là dưỡng tánh hỷ xả của Phật mà ta đã sẵn có, ở trạng thái tiềm tàng trong ta
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #96 - 15. Dec 2011 , 15:48
 


CHÚNG TA LÀ NHỮNG CỨU TINH CỦA CHÍNH MÌNH

(CHẾT TRONG AN BÌNH – TỳKheo Visuddhacara – Thích dịch)


...



Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”

Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.

Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.”

Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.

Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”

Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.

Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.

Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được..


thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 15. Dec 2011 , 15:50 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #97 - 14. Apr 2012 , 19:26
 
Một cõi đi về…!


Mẹ & Anh thương!

Hôm nay trời đất đã vào tuần thứ nhất cho Anh, ngày anh “ly sanh hỷ lạc” về với thiên thu. Trần gian cũng đã tiếp tục sống và ngắm dòng chảy của thời gian. Chiêu cảm, ngộ tình của loài người, để tôi mạnh dạn bước vào ngưỡng cửa ba mươi. Chính hôm nay cũng là ngày bắt buộc tôi phải ngẫm lại việc đời, nhìn lại thân mình và biết ơn cuộc đời. Thật đúng, mà không còn phải nằm chiêm bao, thân này vốn huyễn, bào ảnh có rồi hoàn không. Vào khoảng hai năm trước Anh đã nhìn thấy được “núi là núi, sông là sông, thiền là một chén trà trên tay”. Trước khi Anh sắp bắt đầu lâm bệnh, biết sẽ có ngày tan nhưng Anh vẫn vững yên và mỉm cười với thực tại và bao thăng trầm còn sỏi đá.
Hôm nay, tôi tiếp tục dở lại trang nhật ký có đoạn:

"Nhưng mẹ biết không? Tận sâu thẳm lòng mình, bao giờ con cũng biết: "Trên đời này, nếu có một tình yêu thật sự, thì đó là tình yêu của mẹ!" Con biết con còn nợ mẹ cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển. Sẽ chẳng bao giờ con trả được công sinh thành và nuôi nấng của mẹ, nhưng trong trái tim con vẫn luôn ấp ủ một ước mơ và con muốn đi tới cuối con đường để thực hiện ước mơ ấy"
mở năm ngón, bàn tay
nâng nhẹ một tách trà
sương rơi mờ trước cửa
chén trà tỏa hơi sương


Thưa Anh, tôi đã không cầm được dòng lệ vô ngôn, khi nghĩ về ‘Đời đã mất…’ ồ may quá, tôi đã gặp Anh và Anh đã nghiền lại từng dòng chữ ấy, để lộ lên tánh thật. Ý thì còn đó, văn thì còn đây, người đã đi rồi…hay có thể Mẹ và Anh đã gánh con chữ vô thường ấy bay xa…Tôi may mắn hơn người khác là viết gì ra, có gì hay, thấy gì có trước mắt thì đều kể cho Mẹ nghe và đọc trước cho Mẹ hiểu. Đó là cái hạnh phúc của mình là khi Mẹ còn sống, còn níu được hơi thở thì mình đã có cơ hội như trăm năm một chuyến về thiên cổ.
Chính ngày hôm nay, lòng biết ơn của tôi dành cho Mẹ thật nhiều, thật nhiều, nhiều lắm…Một chén trà thơm. Khi tôi biết ngồi yên để ngắm vầng mây trắng bay ngang và dáng Mẹ, thân Anh ẩn tàng trong ánh nắng bình minh. Để cầu nguyện cho giấc mơ sẽ trãi rộng nơi chân trời mộng.
Năm nay, khác rất nhiều, từ cảm thọ đến những nỗi niềm sâu nhẹ! Nó lấy đi bao ưu tư, bao nhiêu ngày tháng còn lại cho một cõi đời…’ Đường trần ôi quá dài’

thời gian là đại sự
không gian là hương trà
có cần chăng vấn hỏi
chén trà chở gì không...

Cám ơn người, cám ơn đời, xin cám ơn trần gian ‘nhờ nơi đây tôi biết chuyện vui buồn’. Thế là thêm một năm nữa, một mùa tóc rụng, bóng câu qua cửa sổ, tôi chỉ tìm lại chút thời gian, khoảng lặng trong tiếng âm u u u. Xuân tàn hay mất?


Qúy Trọng

Kinh Tâm – Vạn Hạnh
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Dễ mà khó...
Reply #98 - 22. Apr 2012 , 07:16
 

- Dễ là khi đánh giá lỗi lầm người khác
- Nhưng khó là khi biết kiểm soát lời nói của mình

- Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương
- Nhưng khó là khi làm lành vết thương của họ

- Dễ là khi tha thứ cho người khác
- Nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình

- Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc
- Nhưng khó là khi làm theo chúng

- Dễ là khi nằm mơ hằng đêm
- Nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ

- Dễ là khi thể hiện chiến thắng
- Nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại

- Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã
- Nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp

- Dễ là khi hứa với ai một điều gì
- Nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó

- Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương
- Nhưng khó là khi làm cho người khác cảm nhận được

- Dễ là khi phê bình người khác
- Nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình

- Dễ là khi để xảy ra sai lầm
- Nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó

- Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đã mất
- Nhưng khó là khi quan tâm đủ đến những điều đó và đừng làm mất

- Dễ là khi nghĩ về một việc
- Nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động

- Dễ là khi nghĩ xấu về một người khác
- Nhưng khó là khi cho họ một niềm tin

- Dễ là khi nhận
- Nhưng khó là khi cho

- Dễ là khi đọc những điều này
- Nhưng khó là khi bạn thực hiện nó

Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2012 , 07:16 by Hoa Hạ »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #99 - 29. Apr 2012 , 17:13
 
Những sợi sắc không ..



Thân tặng những người bạn trẻ với những suy tư, băn khoăn về hướng đi, về cuộc đời.
Đêm, có ánh trăng vàng
ngủ say trên mây xanh
gió đưa khẽ cành lá
rơi xuống hồ tâm thanh

từng sóng nhỏ mong manh
lan man khắp mặt hồ
trăng vỡ nằm trên nước
quên trở về bờ tâm

có người theo lối nhỏ
rong ruổi vạn đường xa
phong trần dày mái tóc
hỏi bến bờ là đâu ?

ta đi gom nhặt trăng
vớt từng cơn sóng nhỏ
theo ta vào hơi thở
để vầng trăng trở về…

Vũ trụ hình như đang chuyển mình bằng biết bao nhiêu biến cố dồn dập xẫy đến cho con người, từ thiên tai, sóng thần, động đất, băng lỡ xen lẫn với những biến động do nhân tai gây ra, chiến tranh, nghèo đói, bạo động bừng bừng sát khí, sôi sụt ở khắp mọi nơi. Không nơi nào là an toàn. Nhìn những diễn biến xẫy ra, mọi người đều ngao ngán, băn khoăn, lo lắng và chợt hỏi rằng đời sống nhân loại rồi sẽ đi về đâu?
Đời sống quả thật bất định, vô thường, mà nhiều khi chúng ta chạy theo lối nhỏ, quên mất đường về để cho mảnh trăng vỡ vụn trên trên vạn nẻo đường sương gió. Một cơn gió đã làm cho trăng rơi, trăng vỡ, trăng lan man trên từng sóng nước, trăng lặng lờ xao xuyến, đưa tay réo gọi, chờ đón để trở về với ánh sáng tỏ trong cõi tâm đã bao lần bất an.
Những chiếc lá bàng bạc bay trong gió, rơi nhẹ nhàng trên mảnh đất của tâm, lay động, khi vóc lên nhìn thấy sự có mặt của vô lượng trần sa, hoa đốm trong cõi mộng. Đời là những nối tiếp của vô vàn cơn sóng, thịnh nộ, cuồng phong, nhịp nhàng, tung tăng, bay nhảy như những mảnh đời trôi qua, có mặt, biến hoá... để khó tìm thấy đâu là bờ bến.
Những diễn biến chung quang làm chúng ta lo sợ, tìm nơi ẩn náu trong những ảo tưởng để che lấp đi những hoang vắng, cô đơn, mất niềm tin vào cuộc sống, mất hướng đi tương lai, vì cảm thấy trước mặt dày đặc, mịt mù không thấy lối, nên cố sống để thoả mãn những trạng huống tâm sinh lý bị suy sụp của chính mình.

Em từng đổ tuổi xanh trong men rượu
nhìn tương lai như giọt đắng cà phê
gào thét lên giữa ánh sáng lập loè
ôi khói thuốc đốt đời vào hoang tưởng

mắt xa dại, bốn bề như tắc lối
trong tâm hồn dày đặc nổi ưu tư
mơ tìm về vườn bến mộng năm xưa
con thuyền bé chở đời trôi sóng biển

em hỏi tôi, đường nào là êm vắng
con đường nào có đồng có xanh tươi
con đường nào, có ánh nắng dịu dàng
có chú bé thả diều trong mơ mộng

vội vàng chi, chỗ ngồi em còn đó
con đường nào chẳng đẹp những ước mơ
hãy bỏ lòng hoài vọng những xa xăm
nghe hơi thở chở em vào tâm rộng

ở nơi đó, cánh diều là hơi thở
những ước mơ chẻ nhỏ các vọng trần
em còn đó bao mùa xuân êm ấm
khi mở lòng chào đón giọt dương chi

mỗi ánh mắt em chở đầy từ ái
ngôn ngữ xưa còn lại những sẻ chia
đời vẫn cần em như sóng và nước
em trở về trong biển giác từ bi


Khi ánh mắt đã đượm màu sương gió, thân thể rã rời theo năm tháng, để rồi những thao thức về cuộc đời xuất hiện như đã bao lần qua, nhưng cơn say của men chiến thắng khi thấy mình thành công, của cải phong nhiêu và bao sở hữu khác, nên cố bám víu để cảm thấy mình hiện hữu, có mặt. Nhưng tự trong tâm vẫn ray rức về sinh tử, về kiếp người và rồi đây, cuộc đời nầy đi về đâu?
Những câu hỏi vẫn hằn nguyên theo năm dài tháng rộng, vẫn là các ẩn số chưa hồi đáp, hỏi để nhận thức được ý nghĩa của  đời sống, của các pháp, của muôn sinh vật rất ngắn ngủi trên trái đất nầy và sẽ không có gì tồn tại mãi và để chúng ta chiêm nghiệm sự ảo hoá, vô thường, để rồi phải làm gì để cho cuộc sống có ý nghĩa chân thật, thú vị và giá trị, hữu ích để cho bước chân đi trên trần gian thong dong, tích cực, tươi sáng, thanh thản.
Không phải cứ đặt vấn đề về đời sống vô thường, để rồi vô tình tạo cho mình sự chán nản, bất mãn, lo lắng… nhưng, đó là điều thực tế, hiển nhiên mà mọi người đều trải nghiệm, trực diện, sống thực, nhận thức tinh tế rõ ràng, về Khổ (dukkha) trong Thánh đế thứ nhất của Bốn Thánh Đế,
Con đường là do mỗi người tự chọn, và hạnh phúc hay an lạc, bất hạnh cũng là do chính mình quyết định cho chính mình. Điều đó không nằm ở ngoài, trên những sở hữu vật chất, trên những tài sắc danh thực thụy, trên các pháp duyên hợp, vì tất cả đều là ”sở tri chướng” có thể làm cho chúng ta bị vong thân, luân chuyển trên các nẻo đường sai lầm, đánh mất ngay chính mình, khi bám víu, chấp trước.
Sinh ra trong cuộc đời, nào ai biết để chọn trước nơi mình sẽ sinh ra, nơi quốc gia đến, và cha mẹ là ai v.v… mà đều do nghiệp lực, nghiệp duyên được tạo tác của quá khứ ảnh huỡng đến, đưa đẩy, do nhân trổ ra quả, đó là điều hiển nhiên. Luật nhân quả lý giải rõ ràng, để chúng ta nhận thức được mọi hiện trạng của con người trên quả đất nầy, khoan nói đế những cảnh giới khác.
Mỗi con người đều có phước báu hoặc nghiệp lực riêng biệt (biệt nghiệp) để có hình hài, thể xác, hoàn cảnh, đời sống khác nhau… dù sinh trong cùng cha mẹ, gia đình, hay cùng một quốc gia và cha mẹ là cội nguồn đầu tiên để thiết lập những liên hệ tương duyên tương sinh giữa con người với con người, giữa con người với môi trường chung quanh v.v…
Khi trưởng thành, có sự nhận thức, hiểu biết, học vấn…bất cứ người nào cũng đều mong muốn đời sống hạnh phúc, giàu sang, phú quí, danh vọng, nhưng nhiều khi, sự ước vọng của mình là một lẽ, nhưng sự hoàn thiện con đường đi mục đính đó lại bị đổi đến một hướng đi khác, đều do nơi nghiệp lực đẩy đưa vào những hoàn cảnh hay những sự việc không như ý.
Chúng ta có quyền chọn hướng đi của mình trên cuộc đời nầy, vì mình có tự do để chọn lựa, sống sao cũng là một đời sống. Có thể với đích điểm là học vấn, là giàu sang, là danh vọng, là tiền tài như lẽ thường mà ai nấy đều cho đó là thành công, hạnh phúc trên thế gian nầy hoặc là sống hoang phí cuộc đời để sống bê tha, trụy lạc, chán nản.
Nhưng, trong con người của chúng ta là do cha mẹ sanh ra, nên trong cơ thể, tinh thần của ta cũng hàm chứa có mặt của tổ tiên, có những liên hệ chằng chịt với quá khứ nguồn gốc và ảnh hưỡng đến tương lai. Đánh mất chính mình trong những ảo tưởng phù du cũng là đánh mất cả biết bao nhiêu sự liên hệ, và hoàn thiện chính mình là đền đáp ân sâu nghiã nặng của tổ tiên, cha mẹ v.v…

hỏi từng giọt sương
sương từ đâu có
hỏi cả cuộc đời
còn mãi hay chăng

hỏi từng hạt cát
em sống vì ai
hỏi đến bốn mùa
sao mãi tìm nhau

hỏi nụ bé thơ
bao giờ em nở
hỏi cả vui buồn
sao đến rồi đi

hỏi ánh trăng vàng
đêm đêm thắp sáng
hỏi đến tâm mình
đã thắp sáng chưa?


Muốn sống cuộc đời có ý nghĩa chân thật, người thức giả đều tìm con đường trở về, sau khi bừng tĩnh cơn mộng. Con đường trước mặt quá mênh mông, khi mà suốt những năm trường, ta đã ươm bồi bao ngã chấp, dính mắc, sở hữu; nhìn lại sau lưng, cảm thấy chỉ còn là những hư ảo cuộc đời, có đó mất đó, vinh đó nhục đó … nên gây những nổi bất an, hoãng sợ. Ta nhìn lên bầu trời, trời vẫn trong xanh, nhìn đến chung quanh, cuộc đời vẫn tuần tự đi qua, dù ta có kêu gào, than van hay khóc lóc.
Ta cúi đầu trên mặt đất, đất vẫn mỉm cười hiền hoà, an nhiên dưới bước chân, dù trong trong ta đang trút bao cảm xúc vui buồn tuôn xuống…nụ cười của đất vẫn bao dung, hiền hoà, nhẫn nhực. Thời đại nào cũng đều có những vấn đề của thời đại đó.
Tuổi trẻ tôi cũng từng mang tâm trạng bâng khuâng như bạn, buồn nản, chán chường, bi quan v.v, nhiều khi muốn buông rơi cuộc đời, vì chẳng biết phải làm sao, trước bao nhiêu là vấn nạn dồn đập đến cho chính mình, bạn bè, người thân, chung quanh, đất nước…Ai đã từng kinh qua những xáo trộn của nội tâm, của đời sống, khi cảm thấy cô đơn, lẻ loi, dù là chung quanh có bao nhiêu con người đang có mặt, sẽ hiểu được sự nổi loạn của tuổi trẻ qua những cảm thọ bung xung nhất thời…
Đau chứ, buồn chứ, khổ chứ, vì đó là cảm thọ do tâm xuất hiện, không ai phủ nhận được. Trong bài thơ năm nào, tôi có viết rằng…

Có nhiều khi,
ngắt vài cọng cỏ
ta hỏi cỏ rằng,
khi lìa thân mình
còn có đau không?

Không ai có thể nói rằng, cỏ sẽ không đau, không oằn mình trong cảm xúc, nổi đau, chịu đựng không lên tiếng, huống chi là con người với thân năm uẩn. Nhưng tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, như cánh đồng xanh bát ngát nhiều màu mỡ cung cấp cho cuộc đời và tuổi trẻ mang nhiều lý tưởng để có thực hiện các ước mơ cho đời sống, cho con người.
Chúng ta cần làm đẹp cho tâm hồn chính mình, dấn thân làm ích lợi cho gia đình, cho xã hội và con người cần đến tâm lòng tươi mát, nhiều tâm tư trong sáng, chia sẻ, không thành kiến, không ủy mị, ít cố chấp, ít ích kỷ  … của tuổi trẻ.
Cho nên, chúng ta cần phải vươn lên trước những nghịch cảnh, không thể để mình gục ngả trong những thường tình của đời sống, trụy lạc, đánh mất hướng đi, lý tưởng. Giữa những áp lực, những căng thẳng, hoang mang, khủng hoảng về cuộc đời, cuộc sống, tôi may mắn bắt gặp được đạo Phật và tìm đến, tiếp cận với nguồn giáo pháp vi diệu của Ngài, không phải để mong được che chở, ban ân, ẩn thân trong những ảo tưởng nào đó, nhưng để học hỏi, thực hành và chuyển hoá tâm mình để có thể an bình, làm quân bình, tự tại phần nào trước những dữ kiện bấp bênh, vô thường.
Một lần đọc trong Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 15 ”Tòng địa dũng xuất”, như mở rộng ra một chân trời sinh động, giúp cho những ai thao thức, băn khoăn trên con đường trở về có được nhận thức rõ ràng lời Phật dạy.
"Khi các vị Bồ tát ở các cõi khác xin phụ giúp đức Phật giáo hoá chúng sinh trong cõi Ta bà, đức Phật từ khước và nói rằng ở cõi Ta bà có đủ các Bồ tát đông như số cát sông Hằng, sẽ có khả năng gìn giữ ….. Phật vừa nói xong, trong ba ngàn đại thiên quốc độ ở thế giới Ta bà, đất đều rung nứt và từ trong lòng đất, vô lượng ngàn muôn ức Bồ tát đồng thới vọt lên, thân như vàng ròng, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, ánh sáng khôn lường, trước kia trú trong hư không chỗ thấp nhất ở htế giới Ta bà, nay nghe tiếng của Phật Thích Ca, nên từ chỗ thấp ấy mà phát hiện đến….” (*)
Chúng ta thường quan niệm rằng, cần phải nương tựa vào người khác để giúp cho mình được an lạc, hạnh phúc như cầu sự ban ân cứu độ. Nhưng đức Phật dạy rằng "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” để mở tâm, thể nhập tâm và sống chính với cái tâm trong sáng, thanh tịnh của chính mình, đó nguồn suối tuệ giác, tinh khôi.
Ví nếu chúng ta cần cầu nơi tha nhân, nơi bất cứ quyền năng nào, nhưng khi tâm ta bất an, đau khổ, không chuyển hoá được những nội kết do chính mình tạo ra, thì không ai có thể chuyển hoá, ban phép lành để cho bạn an lạc, vui tươi được.
Cho nên, vì nhìn ra trong mỗi con người đều có Tánh Phật, đức Phật chỉ rõ con đường trở về Tâm Giác ngộ, và đó là của chính mỗi người và do bước chân của mỗi người bước đi, sống với, trở về.. Đất ấy là tâm, Đó là kho báu vô tận của tâm (vô tận tạng) đầy đủ tuệ giác, đức hạnh, đức tướng mà mọi người đều có sẵn trong tâm.
Có phải là chúng ta có quá nhiều hạnh phúc khi được làm con của đức Phật, vì đức Phật đã chỉ rõ tận tường con đường trở về, trực tâm, thực dụng và giá trị nhân bản. Từ lời dạy của đức Phật, qua giáo pháp vi diệu xuất phát từ tâm vô lượng từ bi, trí tuệ của Ngài, chúng ta có quá nhiều phương dược đối trị tuy tưởng như đơn giản, nhưng thần hiệu để làm giảm thiểu khổ đau, bất hạnh của nội tâm, và giải toả những áp lực của thành kiến, nội kết trong tâm.
Lòng ích kỷ sẽ cúi đầu khi tâm từ được mở rộng, tham chấp được giảm thiểu khi thực hành hạnh bố thí, giúp người. Lòng thù hận, ganh ghét bị khuất phục bởi tình thương con người, vì là con người- ai cũng mưu cầu hạnh phúc, tránh khổ đau.
Cuộc sống bấp bênh, đau khổ, vị kỷ, hướng theo dục lạc được chuyển hoá bởi năm giới chuyển hoá làm người nhân bản, như: không sát sanh, gây hại cho người và vật, không tham lam trộm cắp làm thiệt hại tài sản của người khác, không tà dâm, không nói dối, nói lời gây hại, chia rẻ cho người, không dùng những loại kích thích như rượu, thuốc …
Tất cả chỉ vì mục đích duy nhất hoàn thiện con người của chính mình, và từ đó, sẽ đem lại cho cuộc sống an lạc, tự tại, bình an phần nào trước những xáo trộn, những gió nghiệp, những tám ngọn gió chướng thổi đến …vì tùy thuộc vào sự thực hành, áp dụng những giáo pháp được đến đâu, như bầu trời không mây, trăng sẽ sáng tỏ, để chúng ta có thể vững chải trong đời sống vô thường, ngắn ngủi nhưng đầy bất trắc của thế gian nầy.
Từng giọt dương chi của giáo Pháp luôn luôn là nước cam lồ tưới tẩm cho tâm hồn chúng ta để trưởng dưỡng Tánh Phật nơi tâm…

nhành dương rải như tấm lòng biển cả
bao năm trường ôm ấp cả tuổi thơ
em hãy đến, nâng niu lời cam lộ
bước trở về với ngày tháng mênh mông

đừng hỏi đời sao có nhiều sóng gió
đừng hỏi ai sao đau khổ chập chờn
hãy hỏi ta ngày tháng đã về đâu
cho ánh sáng từ bi  tràn ngập bước…

Hãy trở về với Pháp thân trước khi đem ứng hoá thân trong cuộc đời, vì đó căn bản của con đường tâm linh, sống với bản thể thanh tịnh, trước những xáo trộn của  vọng tâm. Từ nền tảng của nội tâm sung mãn, đầy đủ đức tánh từ bi hỷ xả, thì con người, xã hội, thế giới sẽ khác đi nhiều trong ánh sáng vi diệu của giáo Pháp, tình thương sẽ chan hoà, sự đau khổ sẽ giảm thiểu, hạnh phúc đích thực sẽ có mặt trên hành tinh nhỏ bé nầy.
Chúng ta hãy cùng nhau ca hát lên khúc nhạc của đầu đời khi khởi thấm nhuần những hạt mưa Pháp, lúc sơ tâm, tìm thấy những sợi sắc không trong mỗi một bước chân in trên mảnh đất của tâm, để reo vui, mỉm cười, như con chim nhỏ rời xa khỏi lồng, thấy khoảng trời rộng mênh mông.
Buổi sáng có đi qua, trưa có về nắng gắt, đêm có dịu dàng như bàn tay ve vuốt cõi tâm, nhưng người lữ khách trên cuộc hành trình đi về, cũng bắt đầu từ chỗ đi về, đến đích điểm, cũng là nơi đến đi - đến và cánh sen hồng chợt nở giữa bao sóng gió, giữa bụi trần vinh nhục, giữa lửa lòng tịnh diệu, có phải đó là những sợi sắc không kỳ diệu trong cuộc nhân sinh, mà chúng ta trực nhận, sống với ... để từ đó, làm cho cuộc đời có ý nghĩa, tươi đẹp, thơm tho trong thế gian nầy.

Đêm đã khuya, tình ra đi vội vã
Trăng rụng dần, dấu vết hẵn mờ phai
con chim nhỏ, lồng son vi vu hót
một trăm năm, ai nhớ đến đi về

ngàn sao xưa đang trổ khúc nhạc trời
đời vắng những áng mây xanh buổi sáng
gọi gió về bao lớp sóng chân phương
cho ánh mắt nhìn nhau, lòng thoáng rộng

trời vào hạ, từng tiếng ve kêu gọi
phượng đỏ hồng, ngàn cánh mở xiêm y
mỗi cánh hoa, bỗng thấy trọn vô thường
đang ngự trị giữa bốn bề chân vọng

ta bé nhỏ giữa khung trời tỉnh lặng
nghe từ tâm vắng lặng vết thương đau
có ra đi để có lúc trở về
tâm vẩn nở muôn loài hoa thơm ngát...


Những ngày nằm bệnh, tịnh dưỡng vá quán chiếu đến những nổi đau của thể xác có mặt, hành hạ, tràn lan, có lúc nóng sốt, có lúc râm ran cả vùng bụng, có lúc làm cho con người khó chịu, mệt mỏi, tâm sinh lý bị xáo trộn, sụt cân …tôi lại cảm thấy thương xót và thông cảm cho nổi đau khổ của các con người khi lâm bệnh, dù biết rằng nghiệp báo ai cũng có.
Câu nói "tôi sẽ chết bất cứ lúc nào" lúc đầu nghe như xa lạ, nhưng ngày càng thấy gần gủi, thân thương như lẽ vô thường, sinh diệt của đời sống.
Ngoài những lúc lạy sám hối, thiền toạ, niệm Phật hàng ngày… cũng như những gì đã, đang làm qua các chương trình từ thiện xã hội vẫn duy trì, dù có tôi hay không, còn chăng là những đóng góp một chút nhỏ nhoi nào đó về tinh thần qua các bài viết, nếu như còn khả năng, để chia sẻ tâm tình trên bước đường tâm linh và tôi lại thấy sự gần gũi đức Phật trong tự tâm của mình, không còn lạc loài trên bước đường đi tìm kiếm..
Đức Phật luôn luôn hằng có mặt khi con người nghĩ đến, tương thông, tương nhập..
Thưa bạn, tôi không phải là thi sĩ hay nhà văn, vì vốn nội tâm nghèo nàn, cằn cỗi, sự hiểu biết lại nông cạn, không có chiều sâu về giáo Pháp bao la của đức Phật. Vả lại, cũng không có khả năng viết về chuyên đề, khảo luận sâu xa… nhưng, trong tâm vẫn mang hoài lý tưởng của người con Phật, biết gì thì chia sẻ đó, để cùng nhau nắm tay, tâm sự để đồng được huỡng những giá trị tâm linh vô giá của đạo Phật, mà trong cuộc đời ngắn ngủi, vô thường… chúng ta lại có diễm phúc được gặp, được thực hành, áp dụng vào đời sống, như lời nói "thân người khó được, Phật Pháp khó gặp" vậy.
Cho nên, với mỗi bài viết, đều đem khả năng giới hạn của mình, qua văn thơ, nhưng điều tâm huyết quan trọng nhất vẫn là muốn chuyên chở một chút gì đó về đức Phật- Nguời mà tôi luôn tri ân, mong báo đáp thâm ân, và giáo Pháp cũng như đời sống trải nghiệm tâm linh của mình, để chia sẻ. Nếu như có ai hũu duyên đọc đến, suy tư, chiêm nghiệm, thực hành và chuyển hoá nội tâm của mình, trở thành những con người nhân bản, biết yêu thương, biết cảm thông, biết tiếp cận, dấn thân chia sẻ mọi nổi khổ đau của đồng loại v.v… trong bối cảnh tang thương, hận thù, đói khát … đang diễn ra ở khắp mọi nơi, thì đó là điều mà tác giả chân thành mong muốn và hạnh phúc.
   
Em hãy hát lên lời muôn thuở
dù thu qua, đông đến, hạ, xuân về
lời bát hát từ trái tim mở rộng
cho nhân gian thoát khỏi những ưu phiền

những thanh âm như thuyền qua biển lớn
chất trên khoang đầy những nét hân hoan
đem cho đời từng hạt nắng từ bi
nước mắt là cơn mưa tình êm đẹp.


Cư sĩ Liên Hoa
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #100 - 17. May 2012 , 20:16
 
Cho & nhận

Đăng bởi Thích Thắng Hoà lúc 02:48 trong Văn hoá PG |

Chu Mạnh Trinh tiên sinh đã gọi Cực lạc quốc là Lạc phố, tức là phố Cực lạc hay là phố An lạc. Câu cuối cùng của Bài tựa Truyện Kiều, tiên sinh viết: “Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố” (bản dịch của Đoàn Tư Thuật). Không phải chỉ riêng tiên sinh mà ngay cả chúng ta đang sống ở cõi Ta-bà cũng đều cố gắng tu tâm dưỡng tánh, không làm việc ác, siêng làm điều thiện; cầu mong sao khi rời cõi tạm này sẽ được vãng sanh về Tây phương Cực lạc hay theo cách gọi rất hay của Chu Mạnh Trinh là Lạc phố.
Chưa biết ngày nào chúng ta về Lạc phố. Ngày ấy, không ai biết trước được. Lẽ thường, ai cũng muốn được cư trú ở cõi nước an lạc, hạnh phúc và tự do. Chúng ta rất muốn xa rời cái bờ mê muội của sự ghen tỵ, kỳ thị, hận thù và sầu khổ để tới bờ của từ bi, hỷ xả, của an lạc, hạnh phúc và thảnh thơi. Đức Thế Tôn đã hiến tặng cho chúng ta một pháp tu rất mầu nhiệm, đó là Bố thí Ba-la-mật. Chúng ta có thể thực tập pháp tu này để vượt qua bờ bên kia ngay trong đời sống hàng ngày, xây dựng một phố an lạc ngay bây giờ, ở đây, nơi chúng ta đang sống, bằng pháp tu này. Bố thí Ba-la-mật là  pháp tu đầu tiên trong Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).

Hạnh bố thí là cúng dường, hiến tặng hay san sẻ cho mọi người một điều gì đó như vật chất, tiền bạc (tài thí), những lời khuyên hướng thiện, những lời nói khai tâm mở trí (pháp thí) và sự an ủi, chở che, giúp vượt qua nỗi cô đơn, sợ hãi (vô úy thí). Trong đó, giúp người chuyển hóa được khổ đau và sợ hãi là pháp tu cao quý nhất trong các loại bố thí. Thực hành sự cho đi mà nhẹ nhàng, thảnh thơi, chẳng luyến lưu, không vướng bận bất cứ điều gì thì đạt đến Bố thí Ba-la-mật, xả ly tuyệt đối, đến bờ kia.
Khi ta đem lòng giận một ai đó thì ta đau khổ. Nếu ta thực tập bố thí, buông bỏ sân hận thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia tức khắc; bờ của vô sân, an lạc, hạnh phúc và từ bi. Ta biết trong chiều sâu tâm thức của ta đều có hạt giống của sự độ lượng, sẵn lòng muốn hiến tặng, đem cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc. Những hạt giống và tâm hành này luôn có mặt trong ta.
Sự bố thí xem ra cũng đơn giản và tự nhiên, phát xuất từ cái tâm thương yêu vô điều kiện. Người mới thực tập việc bố thí, cúng dường, hiến tặng thì hay ngại được bố thí, tức là nhận quà của ai đó. Thế nhưng, tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
Có một lần tôi được đọc một câu chuyện viết vềhttp://www.levanduyet.net/yabbfiles/Templates/Forum/default/me.gif thầy Thiên Ân của một tác giả nữ, cô này là đệ tử của thầy. Khi thầy Thiên Ân sắp mất, cô thường hay đến thăm thầy và cô rất buồn khi chứng kiến cái cảnh thầy đau đớn vì bệnh tật. Cô suy nghĩ hoài mà không biết làm gì cho thầy vui, để thầy bớt đau. Một hôm khi cô hỏi: “Thầy muốn con làm gì?” thì thầy bảo cô mua cho thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần, đã 7 giờ tối, các tiệm lớn đều đóng cửa, nhưng thầy muốn cô đi mua ngay. Cô đành chạy ra một tiệm nhỏ lúc đó còn mở cửa mua ngay chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ rất hoan hỷ. Còn cô thì khỏi phải nói, rất vui vì làm được một việc vừa lòng thầy.
Sau đó ít lâu thầy qua đời. Khi cô tới dọn dẹp phòng thầy, cô thấy trong tủ thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ cô mua biếu thầy hôm nọ thuộc loại tầm thường nhất. Cô chợt tỉnh ra. Tưởng là cô đã làm cho thầy vui. Cô là người cúng dường, là người làm phước. Thực ra, chính thầy đã cho cô cơ hội để cô được vui một lần cuối với thầy, để cô được phước báu. Vậy là chính cô mới là người nhận, người mang ơn. Từ câu chuyện đó, cô nhận biết trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
Tôi rất thích câu chuyện đó, lâu lâu đem ra đọc đi đọc lại đến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn thích làm cho người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì. Khiến cho những đứa em của tôi phải phàn  nàn vì chúng muốn giúp cho tôi cái gì tôi cũng tìm cách chối từ, bởi một lý do là tôi còn đang tự lo liệu được và không muốn mang ơn ai, dù người đó là những đứa em ruột thịt của mình. Biết rằng nhiệm vụ làm anh cả đã giúp đỡ cho các em rất nhiều khi chúng chưa trưởng thành. Bây giờ các em đã ăn nên làm ra, chúng rất muốn đền đáp cho anh một chút, nhưng bị anh từ chối và chúng buộc lòng phải thốt lên: “Anh đã biết cho thì phải biết nhận chứ? Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!”.
Tôi tiếp tục biện hộ cho cái quan điểm của mình, nhưng câu nói của đứa em in chặt vào trong đầu của tôi: “Không biết nhận thì cũng không biết cho”. Tôi cũng đã từng suy nghĩ chuyện phân biệt cho và nhận chỉ là sản phẩm của “cái tôi” đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “Give and take”, cho và nhận, nhận và cho; như là một bí quyết giao tiếp luân lưu tối thượng trên cõi đời này. Phải chăng cái “ngã” còn đứng ở đó đặt ra những chuyện “người cho kẻ nhận”, “kẻ có người không”, người trên kẻ dưới”… Mặc dầu kinh Phật đã dạy hạnh bố thí là hạnh đứng đầu của người con Phật. Bố thí theo tinh thần Bồ-tát thực hành Bố thí Ba-la-mật nghĩa là bố thí mà không thấy người bố thí, người tiếp nhận bố thí và vật bố thí, để không còn có người và ta, không còn tự ái, tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có “ngã”, còn nhị nguyên, còn tính toán hơn thiệt, còn có đi có lại, còn rất là đời, chưa đi vào con đường đạo. Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó đầy ắp trong đầu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng trí óc nhưng chưa thấu suốt bằng con tim để ứng xử mọi việc tự nhiên như hơi thở.
Đến khi lâm bệnh nằm viện cả tháng, đầu óc mịt mù, suy nghĩ rối tung, thân thể hoàn toàn bất lực. Tôi sống được là hoàn toàn nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều từ ông bác sĩ phẫu thuật, cô y tá hàng ngày đến thay thuốc, đến bà dọn phòng và bao nhiêu người trợ giúp khác cho tôi được mau phục hồi. Tôi đã nhận nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương; những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi khỏi bị sụp đổ. Tôi nhận từ những linh thiêng của đất trời ân huệ cho tâm tôi mở ra, bằng lòng đón nhận tất cả từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho lực bất tòng tâm, làm tương lai dừng lại ở hiện tại, mọi dự tính đều tiêu tan, vì chính sự sống cũng đang bấp bênh, biến hóa khó lường. Trên bờ vực bấp bênh đó, cái “ngã” nín thở nằm yên đợi chờ. Rồi trong cái khoảnh khắc yên lặng vô biên ở bên trong cùng với những yêu thương chân thật bao bọc bên ngoài, được dẫn dắt bởi tuệ giác nên tâm trí bỗng bung ra khiến cái “tôi” chan hòa vào trong tất cả.
Câu chuyện của thầy Thiên Ân, câu nói của đứa em “không biết nhận thì làm sao biết cho” và những hiểu biết kinh Phật nói về hạnh bố thí cùng với những kinh nghiệm về cho và nhận thu thập bấy lâu trong cuộc đời, bỗng hiện ra tia sáng của sự khai mở. Tôi như một tù nhân sau bao nhiêu năm nằm trong ngục tối, được thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.
Khi ra khỏi viện về nhà, mọi người đến thăm, tôi không còn thắc mắc khi nhận quà, cám ơn mà không lúng túng. Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác, để chuyển hóa những đắng cay của sân hận nhận được thành ngọt ngào của hỷ xả và tha thứ đem hiến tặng người kế bên mà không cần ghi vào trong tâm sổ sách tuổi tên người.
Lúc này đây, tôi không làm được gì cho ai, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy mình có rất nhiều thứ để cho, phải chăng vì tôi nhận được từ đất trời, từ mọi người xung quanh rất nhiều mỗi ngày, nhận được nhiều thì có rất nhiều cái để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng vừa đủ cho phần mình. Rồi đến lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng, mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng không ngừng, tự nhiên như bốn mùa thay đổi, như lẽ vô thường của vạn vật.
Tôi bỗng hiểu tại sao trong sáu pháp Lục độ Ba-la-mật, bố thí là hạnh đứng đầu. Khi đã thực hành bố thí và hiểu ra chân lý thì ta sẽ có được quyền tự do căn bản và tối thượng thực sự của con người; có được an lạc và hạnh phúc vô biên ở cõi Lạc phố trần gian này.

Lê Đàn
Theo: GN

Nguồn: http://www.loivesenno.com





Back to top
 
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #101 - 18. May 2012 , 04:52
 
trích đoạn từ bài giảng Ý nghiã chữ Tu cuả Thượng Toạ Thích Thanh Từ


..........
Phật gọi ba thứ độc tham, sân, si là thói xấu nguy hiểm nhất của con người. Tại sao ba thứ đó lại độc? Bởi vì ai vướng phải nó đều khổ và làm khổ luôn cho những người chung quanh. Vì vậy Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo:

- Nếu trong thất của các ông có ba con rắn độc chui vào, các ông ngủ yên được không?

Các thầy thưa:

- Bạch Thế Tôn, chúng con ngủ không yên.

Phật hỏi:

- Làm sao các ông ngủ mới yên?

Các thầy thưa:

- Muốn ngủ yên chúng con phải đuổi ba con rắn độc ra khỏi thất.

Ba con rắn độc đó là tham, sân, si. Nếu chúng còn ở trong lòng thì các thầy ngủ không yên? Nhưng đối với chúng ta dường như mình không biết sợ nó, nên rắn độc mặc rắn độc, ta ngủ vẫn ngon như thường! Lẽ ra có rắn độc ta lo sợ, cố gắng đuổi nó ra khỏi nhà mình, đằng này chúng ta để nó nằm yên đó mà vẫn ngủ ngon. Đến khi bất ngờ nó cắn một cái thì nguy hiểm rồi.

Như ta đang an vui bình tĩnh, bất thần có ai nói một câu trái tai, ta liền nổi nóng lên. Một khi nổi nóng thì tất cả những gì xấu dở mình đều trút hết lên đầu người ta. Họ cũng vậy, bị xúc phạm đâu nhịn, thế là hai bên ẩu đả nhau. Từ nóng nảy mà ta phải chuốc họa vào thân, có khi ảnh hưởng đến cả gia đình nữa.

Vì vậy còn tham, còn sân, còn si thì chúng ta còn khổ. Phật tử tu là để hết khổ hay còn khổ? Người nào cũng muốn hết khổ, vậy có nên giữ tham sân si không? Quí vị ưng đuổi hay không ưng đuổi nó? Nếu tham sân si còn, chúng ta phải lập thệ nguyện trước Phật rằng con sẽ dẹp sạch tham sân si. Ngày nay chưa hết thì ngày mai, ngày mai chưa hết thì ngày kia, dẹp đến khi nào hết mới thôi. Quyết tâm như vậy nhất định có ngày ta sẽ dẹp sạch chúng.

Có khi chúng ta nổi sân rất vô lý. Ví dụ đang vui vẻ, bất chợt nghe ai nói “chị ngu như con bò”, ta nổi sân lên liền. Người ta nói mình ngu như con bò mà mình có như con bò chưa? Nếu nổi sân lên chẳng khác nào ta nhận mình ngu rồi. Bây giờ nếu nghe nói “chị ngu như con bò”, mình cười trả lời: “Người xưa nói càng học càng thấy dốt, vậy tôi không ngu sao được?” Như vậy là hết chuyện, có gì phải nổi nóng, phải tức giận chứ. Vừa mới nghe nói “ngu như con bò” là nổi nóng liền, rồi làm dữ với người ta, đó là tự nhận mình làm bò rồi. Tất cả lời nói vốn không có giá trị thật. Vậy mà chúng ta vội nóng giận để tạo khổ cho nhau. Nếu biết lời nói không đúng, ta sẽ không khổ tí nào hết.

Ngày xưa, đức Phật đi giáo hóa ở vùng theo đạo Bà-la-môn. Sau khi nghe pháp của Ngài, dân chúng bỏ đạo Bà-la-môn qui y Phật. Các thầy Bà-la-môn tức lắm. Hôm sau Phật đi khất thực, một thầy Bà-la-môn chạy theo sau lưng kêu tên Phật chửi. Ông chửi hoài mà Phật vẫn đi ung dung thản nhiên, không quan tâm gì hết. Phật càng lặng thinh ông càng tức. Cuối cùng ông chạy đến đón đường Phật hỏi:

- Cù-đàm, Ngài có điếc không?

Phật nói:

- Không.

- Không điếc, tại sao tôi chửi Ngài không trả lời?

Phật bảo:

- Này Bà-la-môn, nếu ở nhà ông có giỗ mời người thân tới dự. Khi họ ra về, ông đem quà tặng nhưng họ không nhận thì quà đó thuộc về ai?

- Họ không nhận thì quà đó thuộc về tôi chớ về ai?

Phật nói:

- Cũng vậy, ông chửi ta nhưng ta không nhận thì lời lẽ đó thuộc về ai?

Quí Phật tử chịu nhận hay không nhận? Chúng ta vừa nghe thoang thoáng thôi là nhảy ra nhận liền cho nên mới khổ. Đức Phật bị kêu đích danh mà Ngài không nhận. Nếu ngày xưa Phật nhận rồi cự lộn với Bà-la-môn thì ngày nay chúng ta có lạy Ngài không? Sở dĩ chúng ta lạy Phật mỗi đêm vì Ngài đã thắng được tham sân si. Sự việc lẽ ra phải giận mà Ngài không giận. Còn chúng ta tu chưa ai động tới đã lo giận trước rồi. Động tới liền giận, hóa ra ta là gì? Thánh Hiền hay La-sát đây?
..........


có thể coi hết bài tại
http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/PhoThong/HoaVoUu6/Html/10.htm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #102 - 23. May 2012 , 18:21
 
Sống an vui


Ở đời ai mà chẳng muốn sống an vui. Và đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui. Dĩ nhiên, an vui có nhiều cấp độ, từ bậc thấp, bậc trung đến bậc cao. An vui cao tột là an vui không còn bị hoàn cảnh làm cho giảm sút hư hoại.

Đời sống an vui đó đặt nền trên những nguyên lý đã được đạo Phật khám phá, đã trải nghiệm suốt 2600 năm nay. Người nào biết sử dụng, ứng dụng những nguyên lý ấy vào cuộc sống của mình thì được an vui hạnh phúc. Và tùy theo mức độ sử dụng, ứng dụng nhiều hay ít, tinh tế hay thô sơ mà con người có mức độ an vui nhiều hay ít, tinh tế hay thô sơ.

1. Xây dựng cuộc đời mình trên định luật nhân quả

Chúng ta thấy, từ lúc sinh ra, con người đã không bình đẳng về thân thể, trí óc, gia đình, hoàn cảnh xã hội… Ngay cả anh em cùng một cha mẹ, hoàn cảnh sống như nhau, cuộc đời họ cũng khác biệt nhau rất nhiều, từ khuynh hướng đến khả năng, may mắn, thọ yểu… Đó là sự khác biệt của rất nhiều nhân đã tạo ở những kiếp trước.

Nếu không dựa vào định luật nhân quả nghiệp báo thì với tất cả mọi khoa học của con người đều không thể giải thích một cách hợp lý tại sao có sự bất bình đẳng ngay từ khi mới sinh ra như vậy.

- Nếu cho là có một Thượng đế sinh ra con người, thì Thượng đế ấy không công bằng khi sinh ra người này nhiều thuận lợi hơn người kia.

- Nếu cho là mọi sự đều ngẫu nhiên, thì cõi người phải hỗn loạn. Khi không có một trật tự nào từ một định luật chung nào thì mọi sự đều có thể làm. Sự tự do căn cứ trên ngẫu nhiên là một lối sống hư vô chủ nghĩa.

Như thế, phải có định luật nhân quả mới có thể thiết lập được thế giới con người.

Sống theo định luật nhân quả, không gây nhân xấu, không làm những việc xấu là đã thấy bớt lo sợ, thế là đã có phần nào không sợ hãi (vô bố úy), như vậy là đã hạnh phúc rồi.
Định luật nhân quả cho phép con người tự do: tự do xây dựng đời mình, gây nhân tốt thì có quả tốt, gây nhân xấu thì có quả xấu. Chẳng có cái gì  hay người nào khác có thể ngăn cản tiến trình nhân quả ấy được. Con người chỉ có thể sửa đổi hệ thống nhân quả của mình trên chính định luật nhân quả chứ không thể ‘an gian’ nó được.

Mọi phẩm tính của con người có được, từ sự gieo hạt, nuôi trồng, chăm bón, đều đặt trên định luật nhân quả. Tôn trọng định luật nghĩa là tôi tự trọng, tôi tự biết thương mình, tôi không tự phá hoại làm hư hỏng đời mình.

Trái lại, tôi xem cuộc đời tôi là một cơ hội độc nhất (vì dù có kiếp sau đi nữa, nó cũng không lặp lại hoàn cảnh bây giờ) để tôi chọn lựa nhân quả, tôi chọn lựa cuộc đời tôi.

Tôi tự do, nghĩa là tôi không trách cứ, đổ lỗi cho ai cả (trách cứ người nào hay hoàn cảnh nào chỉ là một cách lệ thuộc người đó hay hoàn cảnh đó).

Tôi bình đẳng, vì bất cứ ai cũng bình đẳng với tôi trong định luật nhân quả.

Tôi hạnh phúc vì không có gì có thể đụng chạm đến việc gieo nhân tốt của tôi, nghĩa là không gì phá hoại được việc tự xây dựng hạnh phúc của tôi.

Tôi không đố kỵ với người hạnh phúc hơn tôi, tôi biết đó là do nhân trước kia của họ: nếu muốn hạnh phúc như họ thì tôi cứ tạo nhân hạnh phúc nhiều hơn.

Tôi khoan dung vì tôi biết những lỗi lầm, những thất bại, những khổ sở của người khác sở dĩ có trong hiện tại chỉ vì họ không biết và không sống theo định luật nhân quả.

Mỗi ngày là cơ hội để gieo trồng và thọ hưởng hạnh phúc cho chính ta và người khác. Tôi không lo sợ mà thanh thản lạc quan. Tôi không phải giấu diếm điều gì, vì chẳng có ai có thể giấu mình trước sự vận hành của định luật nhân quả.

Ngay cả cái đúng, cái sai của cuộc đời đều do nhân quả mà suy xét, thiết định. Đúng là lợi, là tốt. Sai là hại, là xấu. Nhận thức luận (đúng, sai) là một với đạo đức học (tốt, xấu) và là một với kinh tế học (lợi, hại). Nói rộng ra, tất cả mọi ngành học thuật để tạo ra thế giới văn minh của con người đều liên thông nhau nhờ định luật nhân quả.

Không thể hiểu biết hết và nói hết về định luật nhân quả. Mỗi người chúng ta phải nghe, tư duy, thực hành nhân quả để hiểu biết và xây dựng cuộc đời chúng ta để được hạnh phúc như ý muốn.

Khi hiểu rõ định luật nhân quả vận hành như thế nào, chúng ta cũng biết cách thoát khỏi sự vận hành của định luật nhân quả. Đó là tự do của giải thoát và giác ngộ.

2.    Sống trong một hạnh phúc mở rộng

Nhân quả không chỉ để phòng thủ cho cuộc đời cá nhân, tránh cái sai cái xấu, làm cái đúng cái tốt cho riêng mình. Ý thức về nhân quả phải còn được mở rộng ra đến xã hội. Gây nhân tốt quả tốt cho người khác, cho xã hội được gọi là gây tạo phước đức.

Cuộc đời chúng ta càng có nhiều điều tốt lành thì chúng ta càng có nhiều điều hạnh phúc. Điều tốt lành có được nhiều hơn khi chúng ta mở rộng điều tốt lành cho những người khác. Làm từ thiện, giúp đỡ những người khác, tạo tượng những bậc giác ngộ để nâng cao tâm hồn người ta, rải tâm từ bi ra chung quanh… cho đến xử án đúng pháp luật, mua bán với giá cả hợp lý, bớt nói dối, không say xưa… Mọi hành động đúng và tốt đẹp làm cho người khác đều được gọi là phước đức.

Xã hội là môi trường và cơ hội để chúng ta có thể mở rộng phước đức, nghĩa là mở rộng hạnh phúc của mình. Nếu làm cho một người vui thì chúng ta có một hạnh phúc, làm cho nhiều người vui thì chúng ta có nhiều hạnh phúc. Cho đến ngày nào, làm cho tất cả mọi người an vui thì chúng ta có tất cả hạnh phúc.

Điều lành hay phước đức cũng không thể không nói hết vì nó nằm trong mọi hành động cử chỉ của con người. Chỉ biết rằng mỗi ngày mỗi tạo điều lành, mỗi tạo phước đức thì đó là một ngày hạnh phúc. Điều lành ấy, phước đức ấy càng sâu càng rộng thì hạnh phúc càng sâu càng rộng. Cho đến lúc cả thể giới này đều biến thành hạnh phúc thì còn có sự an vui nào hơn?

3.    Tìm đến và sống trong cội nguồn hạnh phúc của đời sống

Bình thường chúng ta chỉ sống ở mặt bên ngoài của đời sống, chúng ta chỉ tiếp xúc với đời sống bằng giác quan và một phần ý thức. Không thể sống sâu rộng hơn nên chúng ta mau chán và không thỏa mãn.

Người ta có thể đi đến tận bản chất hay cội nguồn của đời sống, nghĩa là bản chất của thế giới, của người khác và của chính chúng ta. Cái cội nguồn hay bản chất của mọi hiện hữu được kinh điển gọi là “thật tướng của tất cả các pháp”. Đạo Phật là những con đường, những pháp môn, giúp cho mỗi người tìm đến và kinh nghiệm cái bản chất thật sự của mọi hiện hữu, do đó chúng ta có thể hưởng thụ được những mặt rộng và những chiều sâu vô cùng của đời sống, của hiện hữu.

Chúng ta hay dùng từ “bản tâm”, tức là cái tâm căn bản, cội nguồn, nguyên thủy. Nói cách khác, đó là cái cội nguồn của tâm thức hiện giờ đang hoạt động của chúng ta. Không biết cội nguồn của tâm, chúng ta không biết mình là cái gì, sống làm sao cho trọn vẹn, chết về đâu, và cuộc sống chúng ta cứ trôi dạt theo mọi hoàn cảnh bên ngoài. Đó là sự khổ đau căn bản.

Bản chất của mọi hiện hữu, gồm cả tâm thức chúng ta, theo Kinh Đại Bát Niết-Bàn, được gọi là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Nói theo ngôn ngữ đời thường, đó là hạnh phúc tối hậu, hạnh phúc không tùy thuộc vào nhân duyên. Điều quan trọng nhất của đời người là Phật tánh thường, lạc, ngã, tịnh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta dù chúng ta có biết hay không: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”.

Cuộc sống là để tiến hóa, để tự hoàn thiện. Tiến hóa đến cái hạnh phúc tối hậu, tự hoàn thiện để trở thành hạnh phúc tối hậu ấy. Đây là mục đích của cuộc đời, vì có loài nào lại không đi tìm hạnh phúc, một hạnh phúc sâu và rộng không cùng?

Dĩ nhiên khó có thể đạt đến hạnh phúc cao tột, tối hậu ấy trong chỉ vài năm hay thậm chí chỉ một đời. Dù rằng trong thực tế và nếu cố gắng, ai ai trong chúng ta cũng có thể mỗi ngày mỗi đi đến gần hơn, nhận diện rõ ràng hơn cái gì là khuôn mặt thật xưa nay của mình. Mỗi ngày chúng ta đều có thể thấm nhuần thêm một ít cái vị cam lồ của sự sống bất tử ấy.

Mỗi ngày là một cơ hội, một hoàn cảnh để chúng ta kết nối với cái cội nguồn, cái nền tảng của mọi hoàn cảnh sinh hoạt ấy. Mỗi ngày chúng tađều có thể kết nối với hạnh phúc tối hậu, vốn ở sẵn trong đáy sâu của thân tâm mình. Đó là chúng ta biết sống với hạnh phúc đích thực. Cuộc sống để thực hiện mục tiêu đích thực ấy là một cuộc đời hạnh phúc, vì con đường của nó, nói theo kinh điển, là: “tốt đẹp ở lúc bắt đầu, tốt đẹp ở chặng giữa, và tốt đẹp ở lúc cuối cùng”.

Ba điều trên là ba cột trụ cho một cuộc đời an vui. Sống theo định luật nhân quả là một lối sống đúng, chánh, và cuộc sống chánh đúng đem lại hạnh phúc. Cuộc sống đó cần được mở rộng ra đến người khác và thế giới, do đó, hạnh phúc sẽ được rộng lớn hơn. Cuối cùng, cuộc sống ấy cần dựa trên sự thâm nhập thực tại, cũng là hạnh phúc tối hậu, để hạnh phúc càng được sâu xa và bao la hơn.

Ba điều ấy bổ túc lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nâng cấp lẫn nhau, đem lại cho cuộc sống chất vị thật sự của đời sống là hạnh phúc. Không có nhân quả, cuộc sống sẽ gập ghềnh, bị nhận lãnh thay vì được nhận lãnh. Không có phước đức, làm lợi lạc cho người khác, tâm sẽ không mở rộng tỏa khắp, và hạnh phúc bị giới hạn trong một cá nhân nhỏ hẹp. Quan trọng nhất là cái thứ ba, không hiểu và sống được bản chất của đời sống, thì cuộc sống chỉ toàn là khó khăn, trở ngại, đối nghịch, phân mảnh, chia biệt.

Khi đạt đến bản chất tối hậu của đời sống là hạnh phúc, cả hai cái trên, nhân quả và lợi người, đều được nâng lên thành hạnh phúc tối hậu. Nhân quả là hạnh phúc vì nhân quả là sự biểu lộ của hạnh phúc tối hậu. Vũ trụ là sự biểu lộ của nhân quả, do đó, vũ trụ là niềm vui. Lợi người không còn là bổn phận, sự hy sinh khó nhọc, mà lợi người là hạnh phúc vì nó biểu lộ hoạt động hạnh phúc của tự thân hạnh phúc.

Nguyễn Thế Đăng
Theo: Văn hóa Phật giáo 147

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #103 - 24. Jun 2012 , 17:09
 
Cảm ơn cuộc đời




Sự đời giống như con thuyền trôi không tiến ắt phải lùi. Và khi ấy đời được ví von như một cuộc đấu tranh liên tục, nó luôn được cải biên với những khó khăn mới.

Đôi khi ta ngồi nghĩ mông lung về cuộc sống của những người xung quanh, ngồi nhìn xuống con đường trước mặt với những dòng xe qua lại tấp nập và tự hỏi tại sao chúng ta sống mỗi ngày đều hối hả bận rộn.

Ngày hôm qua không phải là ngày hôm nay, mỗi ngày là một điều mới, những gì của ngày hôm qua thì hôm nay sẽ không lặp lại. Vậy một đời người sẽ có bao nhiêu cái của ngày hôm qua và bao nhiêu cái của ngày hôm nay. Cho nên mỗi giây phút trôi qua hãy để những niềm vui, sự cảm nhận sâu sắc nuôi sống thân tâm ta.

Sau một giấc ngủ sâu, ta thức dậy bắt đầu một ngày mới với biết bao dự định cho công việc mới. Có ai trong chúng ta thức dậy bước ra khỏi chiếc giường thân thuộc và cái chăn ấm áp kia, ngước mắt nhìn lên bầu trời và thầm cảm ơn cuộc đời cho ta cơ hội được sống, được làm một người lành lặn có đủ các giác quan để cảm nhận cuộc sống xung quanh, có đủ trí tuệ để học tập, làm việc và có đủ sáng suốt để nâng niu trân quý tình cảm yêu thương của người thân hay ta cứ như một cỗ máy đã được lập trình sẵn chỉ cần nhấn nút và chạy. Hãy nói những lời thân thương và ngọt ngào khi trái tim ta còn biết rung động.

Cuộc đời không đòi hỏi cũng chẳng than trách sự vô tâm của chúng ta, nó giống như cái bóng theo ta suốt hành trình không mệt mỏi. Khi chân ta chùn bước, mắt ta mỏi, miệng ta khô, thân ta đau thì cuộc đời hiện diện vỗ về, trao cho ta sức mạnh để bước tiếp con đường ta đang đi. Ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà sinh ra để in dấu lại trên mặt đất và trong trái tim người khác.

Cuộc đời trao cho ta những cơ hội được gặp gỡ, được yêu thương, được nâng cánh ước mơ, được thể hiện, được trở về với cảm xúc của chính mình. Cuộc đời sẽ là bờ vai êm dịu cho ta dựa dẫm khi ta mệt mỏi trên bước đường đời. Cảm xúc con người là vô tận vì vậy làm sao tránh khỏi những giọt nước mắt rơi khi ta cảm thấy hụt hẫng trong chính xúc cảm của riêng mình và lúc này cuộc đời sẽ chạy đến bên ta dẫu cho có phong ba, không thể làm ta cười nhưng cuộc đời xin được khóc cùng ta để cho những nỗi buồn chôn dấu vơi đi. Nói sao cho hết những điều cao quý ấy.

Con người chúng ta sống nhưng lại tự tạo mâu thuẫn với chính mình. Cái nội tâm bên trong và cái biểu hiện bên ngoài có đôi lúc không đồng nhất với nhau. Ta hay phủ nhận đi những gì trái tim ta đang nghĩ mặc dù đó có thể là nhân duyên. Mà những gì thuộc về nhân duyên thì cho dù giữa biển khơi bao la hay sa mạc trải tận cuối chân trời thì họ vẫn tìm thấy nhau. Như vậy người ta mới gọi là cuộc đời.

Hai chữ “cuộc đời” nghe sao trừu tượng và mênh mông quá. Nó không hẳn như vậy. Chúng ta không ngồi đây để định nghĩa cuộc đời là gì? Cái gì làm nên cuộc đời này? Mà ta ngầm hiểu cuộc đời là những sự vật hiện tượng cụ thể nhất, tùy theo lối tư duy và cảm nhận của từng cá nhân, như vậy có thể biện luận rằng cuộc đời là cha mẹ, thầy tổ, anh em, huynh đệ của ta, là những người bạn tri âm tri kỷ, cận sự, đồng chí, là thời gian, là không gian, là những thứ đang hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của ta giúp ta tồn tại. Khi một sự vật hiện tượng nào đó kết thúc dù nhanh hay chậm thì ta vẫn không thể gọi là thoáng qua vì nó đều có mở đầu và kết thúc vậy nên nó là một quá trình trải qua đầy đủ các cung bậc của cảm xúc.

Và cây trái chỉ chín, hạt chỉ mẩy tròn khi đã hấp thụ đủ cái lạnh của sương giá và cuộc đời này cũng thế, nó chỉ tươi đẹp và đầy ý nghĩa khi đã nếm trải qua những khổ đau. Cuộc đời của một con người quá ngắn ngủi để ta mơ mộng về những điều xa xôi không có thật. Nhưng làm sao sống trong nhân gian mà không có đôi lần mộng mơ huyễn hoặc, có những giấc mơ chỉ là giấc mơ chỉ là giấc mơ, có những lời hứa mãi chỉ là lời hứa, có những ước hẹn cũng chỉ là ước hẹn, có những nỗi đau vẫn chỉ là nỗi đau khi ta không vượt ra khỏi chúng… nhờ tất cả những điều ấy mà ta khôn lớn và trưởng thành hơn trong cuộc đời.

Lăng kính cuộc đời được ví như một vườn hoa đầy màu sắc, nó không phải chỉ có màu xanh hi vọng, sắc hồng tươi trẻ hay một màu trắng tinh khôi mà ở đó còn ẩn chứa nhiều những gam màu nóng, lạnh và trầm buồn. Giống như một bản anh hùng ca, trên những khuông nhạc không chỉ có những nốt thăng mà có cả những nốt trầm để tô điểm cho một bản hùng ca hoàn chỉnh. Và cuộc đời này cũng thế. Có vui có buồn, có thăng có trầm, có trắng có đen, có giả có thật, có hay có dở, có hạnh phúc có truân chuyên, trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc hỷ nộ ái ố để biết yêu quý những gì mình đang có… Hãy học cách chấp nhận và biết lựa chọn cho mình điều gì là phù hợp nhất.

Chúng ta sống và làm việc mỗi ngày đều được cuộc đời ghi nhận và lưu danh không phải bởi những thứ xa hoa xa xỉ mà là những đóng góp cho sự trường tồn của hệ phái tôn giáo nào đó. Sự cố gắng không biết mệt mỏi thông qua những hành động cụ thể và việc làm thiết thực.

Ta và cuộc đời là hai đường thẳng song song không có điểm giao cắt trên những giao lộ thênh thang, họ cùng nhau song hành trên những chuyến hành trình vào đời. Họ đều có những mảnh trời riêng, suy nghĩ riêng, cách cảm nhận cuộc đời riêng nhưng không thể tách rời nhau vì cái đích cuối cùng họ muốn đạt tới là giải thoát chính bản thân mình và với mong muốn mang những điều kì diệu đến cho nhân loại. Ta có thể ăn nửa bữa, ngủ nửa ngày nhưng không thể đi bằng nửa con đường chân lý. Si mê cuộc đời này thì dễ nhưng để yêu được cuộc đời thật khó lắm thay.

Có những người đã khóc khi chào đời, phàn nàn khi đang sống và chán chường khi ngừng thở. Với những người như vậy thì cuộc đời này thật chán nản và buồn tẻ. Cái gì một màu cũng đều vô vị và ít hấp dẫn. Làm thế nào để cho họ thấy rằng cuộc đời này vui và hấp dẫn lắm, không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc hãy để thời gian trả lời vì thời gian là liều thuốc quý giúp ta vượt qua những khó khăn.

Cầu mong cho tất cả chúng ta sẽ tìm được sự thanh thản và yên bình trong thế giới có nhiều điều chúng ta không thể hiểu được, cầu mong cho những nỗi đau mà ai đó đang phải chịu đựng những xung đột đã từng trải qua sẽ trao cho ta sức mạnh để vượt lên, đối diện với những thử thách bằng lòng dũng cảm và sự lạc quan nhất. Cầu mong một lời tử tế một cử chỉ làm yên lòng, một nụ cười nồng ấm của ai đó sẽ ban tặng cho chúng ta mỗi ngày… để ta biết rằng cuộc đời có nhiều thứ tốt đẹp đang chờ ta tới để khám phá. Hãy nhớ rằng những va chạm và khổ đau ít hơn nhiều so với những ước mơ và hạnh phúc mà chúng ta sẽ có.      

Cảm ơn cuộc đời đã ôm ấp ta vào lòng như sóng xô đại dương ôm bờ cát trắng mỗi phút giây. Cảm ơn những ai đã tạo nên cuộc đời này, để ngày hôm nay ta lại có thêm một cơ hội được thề hiện mình, có thêm một ngày nữa để yêu thương, được sống trọn với niềm vui ta đang có. Cảm ơn những đôi tay nâng ta đứng dậy và đưa ta đến với chuyến xe cuộc đời ở nơi đó có tình yêu của trăng và sao của cây và lá của mây và gió của đất và trời của những bài hát tự tình đầy cảm xúc mà chỉ có ở cuộc đời này, thế giới này.

Huệ Văn

Nguồn: http://www.phattuvietnam.net
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #104 - 24. Jun 2012 , 17:23
 
Cám ơn cả  nhà đã cùng nhau đóng góp những lời hay ý đẹp nơi đây ... TL có trang Mục Lục để dễ dàng cho chúng ta muốn lần đọc lại những bài tâm đắc ...Xin vào trang Mục Luc..Trang 2 , cả nhà nhé  ..Thân chúc 1 buổi chiều cuối tuần an nhiên thãnh thơi ,sẵn sàng đón tiếp 1 tuần mới tròn đầy an lạc 
 
Back to top
« Last Edit: 24. Jun 2012 , 17:24 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 
Send Topic In ra