Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Tìm Hiểu Huế  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Re: Tìm Hiểu Huế (Read 33172 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
06. Mar 2010 , 22:08
 
Thưa cả nhà,

Nhân thắc mắc về giọng Huế với Cô Vân, My mở mục này, chuyên đăng những bài về Huế, vừa để tìm hiểu vừa để.... riêng kính tặng vị giáo sư được học trò  kính quí gọi là Mạ Vân   Smiley

Đầu tiên, xin mời cả nhà nghe một bài nhạc bất hủ: Ai Ra xứ Huế.
My vừa nghe thử nhiều ca sĩ nổi tiếng khác hát, nhưng vẫn chọn giọng hát của cố ca nhạc sĩ Duy Khánh để mời cả nhà thưởng thức ! 
                               

Ai Ra Xứ Huế


Sáng tác và trình bày: Duy Khánh


Back to top
« Last Edit: 06. Mar 2010 , 23:04 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #1 - 06. Mar 2010 , 22:36
 
'Huế' có từ khi mô ?


nguồn: khoahoc.net

* * *
Đôi khi cái vỗ vai bất chợt cũng rất cần thiết, vì nó giúp cho ta tỉnh giấc lơ mơ. Mới đây, một anh bạn cũng đã vỗ vai tôi như thế, và hỏi: này, cái tên Huế có từ khi mô? “Huế” do mô mà ra? Nghe hỏi, chợt ngớ người ra. Mình là Huế thổ sinh, cái tên “Huế” hiện hữu từ thuở lọt lòng, tự nhiên như thở khí trời, nên có bao giờ thắc mắc làm chi, cho tới khi gặp cái vỗ vai. Muốn trả lời hai câu hỏi này chắc phải đi tìm tới tổ sư Huế học là cụ Cadìere [1] mà hỏi mới được.

Thực ra, đề tài chẳng mới mẻ chi, vì đã được nhiều người đề cập, tuy nhiên, câu trả lời vẫn đang còn bỏ ngõ .

Sự hình thành của Thuận Hóa, Phú Xuân


Không thể nói tới Huế mà không nói tới Thuận Hóa hay Phú Xuân. Cả ba cái tên này gắn bó với nhau như một thực thể bất phân ly, nên trước khi đi vào phần thảo luận, thiết tưởng cũng cần có đôi dòng về sự thành hình của Thuận Hóa và Phú Xuân để nắm vững rằng ta đang nói về cái gì và tại thời điểm nào.

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rý làm sính lễ.

Năm 1307, vua Trần Anh Tông sai Đòan Nhữ Hài vào tiếp thu vùng đất mới,và đổi tên làm châu Thuận và châu Hóa.

Việc gom hai châu này làm một, dưới cái tên phủ Thuận Hóa, được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, dù có khi gọi là thừa tuyên, hay xứ hoặc trấn, Thuận Hóa bao giờ cũng là một đơn vị hành chánh cấp tỉnh. Thuận Hóa, từ thời Nhà Hậu Lê, cho tới khi Nguyễn Hòang vào trấn thủ năm 1558 là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho đến bắc Quảng Nam ngày nay, gồm hai phủ Tân Bình (Quảng Bình và bắc Quảng Trị) và Triệu Phong (nam Quảng Trị đến bắc Quảng Nam). Năm 1604, Nguyễn Hòang đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Như vậy, có thể nói gọn lại rằng Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, nghĩa là trong hai thế kỷ 17 và 18, chính là vùng đất trãi dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.

Năm 1558, Đoan Quận Công Nguyễn Hòang (tục gọi Chúa Tiên), được anh rể là Trịnh Kiểm tiến cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Ông lập dinh tại làng Ái Tử, huyện Đăng Xương ( thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị bây giờ.)

Năm 1570, Nguyễn Hòang dời dinh vào làng Trà Bát, phía nam của Ái Tử (vẫn thuộc Triệu Phong), gọi là Dinh Cát.

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh ở phía bắc, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh xa hơn về phía nam, đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên bây giờ, và đổi Dinh làm Phủ.

Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ mới.

Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân, cũng thuộc huyện Hương-Trà – tức khu vực đông nam của Kinh thành Huế hiện nay

Năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu lại dời phủ về phía bắc, thuộc làng Bác Vọng , huyện Quảng Điền, Thừa Thiên.

Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân, hơi dịch về phía trái một chút, và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ (1774) về tay quân họ Trịnh do Hòang Ngũ Phúc chỉ huy.

Năm 1802, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã “đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư” (Đại Nam Nhất Thống Chí, Kinh sư).


“Huế”, theo Thái Văn Kiểm


Học giả Thái Văn Kiểm, một nhà Huế học nổi tiếng từ lâu, trong bài viết Rồng chầu ngòai Huế, với tiểu mục Nguyên ủy chữ Huế (THÁI VĂN KIỂM, Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, 1997, tr. 147-149),đã đưa ra những kiến giải sau:

1) Chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa. Hóa biến thành Huế có thể là do việc kiêng tên của một nhân vật quan trọng nào đó (tổ tiên, thành hoàng), có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc -- công thần của Nhà Đinh -- tổ của Nhà Nguyễn.

2) Có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và tự điển. Chẳng hạn:

-Trên bản đồ Việt Nam in trong tự điển Dictionarii Latino-Annamitici (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế.

-Trong tự điển Dictionarium Annamitico-Latinum của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.

- Trong hồi ký Souvenirs de Huế xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -- con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, có công, làm quan tại triều đình Huế -- cái tên Huế nhiều kỷ niệm về Huế hồi đầu thế kỷ 19 đã được ghi lại một cách rõ ràng.

3) Tác giả cũng dẫn thêm rằng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng (1820-1841), thân mẫu của vua Thiệu Trị (1841-1847) -- vì Hoa và Hóa đọc na ná -- nên Hóa phải đổi thành Huế. Bằng cớ là người Huế tránh nói chữ “hoa”, nên gọi hoa là bông, ba, hay huê, tỉnh Thanh Hoa đổi làm tỉnh Thanh Hóa.

Tất cả những ý kiến trên của học giả Thái Văn Kiểm , theo thiển ý, cần được xét lại.

Thật vậy, về ý kiến cho rằng chữ Huế là do đọc trại từ chữ Hóa mà ra, vì lý do kiêng húy của một nhân vật quan trọng nào đó, chẳng hạn, có thể là húy ông tổ sáu đời của Nhà Nguyễn là Nguyễn Nạp Hóa, hoặc húy của bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thì nghe ra không hợp lý, vì hai lẽ:

-Trong tộc phổ họ Nguyễn, không thấy tên Nguyễn Nạp Hóa là cháu sáu đời của ông tổ Nguyễn Bặc ( TÔN THẤT HÂN, Genéalogie des Nguyễn avant Gia Long, BAVH, No3, 1930.) Mặt khác, nếu nói như vậy thì tôi cũng có thể đưa ra một bằng cớ khác, có vẻ rõ ràng hơn, đó là việc chúa Thượng có một người vợ mà ông rất cưng quí, người Quảng Nam, họ Đòan (về sau được truy tôn là Thần Tông Hiếu Chiêu Hòang Hậu), có mẹ tên là Vũ Thuận Hóa (QUỐC SỬ QUÁN, Đại Nam Liệt Truyện, Tập 1,Viện Sử học, NXB Thuận Hóa, Huế,1997, tr. 25). Có phải vì vậy mà đọc trại thành Thuận Huế, rồi thành Huế chăng?! Chúng tôi không tin như thế!

-Nói rằng vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa --tức Tá Thiên Nhơn Hòang Hậu, chánh cung của vua Minh Mạng (1820-1841) -- nên Hóa trở thành Huế, cũng là suy diễn quá đà, vì bà Hoa mất năm 1807, mới 17 tuổi, sau khi sinh vua Thiệu Trị được 13 ngày, khi vua Minh Mạng đang còn là một ông Hoàng; còn cái tên Huế thì xuất hiện hơn thế kỷ trước. Người ta không thể đi ngược thời gian để sửa đổi quá khứ. Vả chăng, cũng vì cái húy đó mà tỉnh Thanh Hoa đổi làm Thanh Hóa kể từ đời Thiệu Trị (1841-1847); không lẽ lại còn phải bắt Hóa thành Huế mới phải phép chăng?

- Thật ra, không cần thiết phải dẫn những sách vở hay họa đồ của đầu thế kỷ XIX, như nhiều người đã làm, để chứng minh sự hiện diện của Huế, vì ngay từ nửa sau thế kỷ XVIII -- nghĩa là ngay cả trước khi hồi ký về Huế của Đức Chaigneau ra đời vào năm 1867, hay tự điển của Taberd xuất bản năm 1838 -- thì cái tên Huế đã chễm chệ có mặt hẳn hoi rồi.

Chẳng hạn, trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hòan chỉnh là Hué (BAVH., No.4, 1918, tr.285; BAVH., No.1, 1922, tr. 53.)

Chẳng hạn, năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong (cho Bộ Hải Quân Pháp) từ cù lao Chàm-Hội An cho đến Huế, theo dữ kiện thu thập được trong các năm 1755-1756, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi, như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ ( BOUDET & MASSON, Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, 1931, Pl. XVI, xem hình) .

Một ví dụ khác: ngay khi Huế đang còn trong tay Tây Sơn, trong một lá thư viết tại Sàigòn ngày 15/7/1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Huế (Hué) được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này ( CADIÈRE, Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, 1929, tr. 364 )

...

Bản đồ này vẽ năm 1787, trên đó, cái tên HÚE đã được ghi rất rõ


“Huế”, theo L. Cadière, và
“Huế”, theo Nguyễn Hy Vọng


Thời họ Nguyễn lập nghiệp ở miền Nam thì người Tây Phương cũng bắt đầu tới lui Đàng Trong ngày một nhiều, sớm nhất là người Bồ Đào Nha. Khai thác nguồn tài liệu hồi ký và bút lục của các nhà truyền giáo, các sĩ quan hàng hải, các nhà ngọai giao Tây phương đã từng đến Đàng Trong, L. Cadière và các hội viên khác đã viết một loạt bài đăng rải rác trên nhiều số BAVH, lấy tên chung là Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué (Những người Âu châu đến Huế-Xưa), mỗi số giới thiệu một người, khởi đi từ khi Huế chưa thành hình, với Cristoforo Borri -- đến Thuận Hóa trong khỏang 1618-1621 -- cho đến Dutreuil de Rhins, đến Huế năm 1876, là chấm dứt chuyện Huế-Xưa.

Theo đó, Cadière đã chia sự thành hình của Huế qua những thời kỳ khác nhau:

- Tiền-Huế (pré-Hué), nghĩa là Huế của thời chưa được các chúa Nguyển chọn làm thủ phủ, Huế trước 1636.

- Huế-Kim Long, là Huế kể từ lúc chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan dời phủ từ Phước Yên vô Kim Long vào năm 1636;

- Huế- Phú Xuân, là Huế kể từ khi chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn lập phủ ở làng Phú Xuân năm 1687;

- Và Cuối cùng là Huế -Gia Long, Minh Mạng, kể từ năm 1802 (CADIÈRE, Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH., No.3, 1915, tr. 231.)

Chính qua bài giới thiệu về linh mục Alexandre de Rhodes mà ta có thể thấy được kiến giải của Cadière về “Huế”.

Linh mục A. de Rhodes (1591-1660), người Pháp, là giáo sĩ dòng Tên, đã đến Đàng Trong và Đàng Ngòai nhiều lần. Ông để lại nhiều công trình biên khảo, trong đó, liên quan tới đề tài này là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, xuất bản tại La Mã năm 1651) và cuốn hồì ký Voyages et Missions du P.A. de Rhodes (xuất bản lần đầu năm 1653, Paris; lần thứ hai 1884 ). Khi viết về A. de Rhodes, Cadière đã căn cứ phần lớn vào ấn bản 1884.

Từ Macao, A. de Rhodes đã đến Đàng Trong lần đầu vào khỏang đầu năm 1625 và ở lại cho đến tháng 7 năm 1626 thì được lệnh ra Đàng Ngòai. Trong năm đó, ông đã cùng linh mục de Pina đi từ Quảng Nam ra Quảng Trị để gặp chúa Sãi, vì bấy giờ Chính Dinh vẫn còn đặt tại Trà Bát. Họ đi bằng đường bộ và lộ trình bắt buộc phải đi ngang qua Huế (sau này) mà A. de Rhodes gọi là province de Hoâ (tỉnh Hoâ)( CADIÈRE, bài đã dẫn,bđd., tr.242.). Năm 1626, chúa Sãi dời dinh từ Trà Bát vô làng Phước Yên (tức Phúc An, thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên), và đổi Dinh làm Phủ. Không rõ A. de Rhodes có biết việc này trước khi rời Đàng Trong hay không, vì không nghe nói tới.

Lần thứ hai, A. de Rhodes đến Huế là trong khỏang 1640-1645. Bấy giờ là thời của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648). Khi đó thì phủ chúa đã dời vô làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên), bên bờ sông Hương, được bốn năm. A. de Rhodes đã có dịp đến phủ chúa ở “cái thành phố mà chúa lập dinh gọi là Kẻ Huế” (“. . . la ville òu le Roi fait son séjour s’apple Kehue.” - CADIÈRE, bđd., tr.242.) vì ông có một con chiên rất ngoan đạo là Minh Đức Vương Thái Phi (tên Thánh là Maria Madalena), vợ thứ của chúa Tiên Nguyễn Hòang, nhờ vậy ông có thể ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về Huế-Kim Long lúc bấy giờ. Đại khái đó là một đô thị đang được xây dựng, có nhiều đường sá, nhà cửa đông đúc, phủ chúa tuy không nguy nga đồ sộ nhưng đẹp đẽ và tiện nghi. Ông cũng có cơ hội tham dự một cuộc tiếp khách ngọai quốc tại phủ chúa, dự kiến một cuộc thao diễn thủy quân trên sông Hương do chúa Thượng chỉ huy, và một cuộc thao diễn trên bộ, phối hợp bộ binh và kỵ binh.

Trong tự điển Việt-Bồ-La, A. de Rhodes đã giải thích chữa “hóa” như sau:

...
(hình chụp lại từ cột 329 trong tự điển)

Bản dịch của BS Nguyễn Hy Vọng (Từ-Điền Nguồn Gốc Tiếng Việt, ấn bản điện tử CD, mục giải thích chữ Huế):
hoá, kẻ hoá, thuận hoá:


-corte de Cochinchina que os portugueses chamao Sinua”

“triều đình của xứ Cochinchina [xứ Đàng Trong] mà người Bồ đào nha gọi là Sinua”

-regia Cocincinensis à lusitanis dicta Sinua. kẻ hóe, idem.

“triều đình của xứ Cocincinensis mà người Bồ đào nha gọi là Sinùa, kẻ hóe. cũng thế.

Căn cứ vào cách viết của A, de Rhodes về các chữ “hóa”, “hòa” ( ngày nay) trong tự điển, Cadière cho rằng mấy chữ (province de) Hoâ và Kehue mà A. de Rhodes ghi lại trong hồi ký chính là các chữ hǒá và kẻ hóe trong tự điển, chứ không có gì khác. L. Cadière đã có nhận định như sau (CADIÈRE, bđd., tr.243):

- Vào thời của A. de Rhodes, dạng viết Huế như ngày nay chưa có, vì nếu có thì đã được de Rhodes ghi lại rồi;

- Cái tên Huế vào thời A. de Rhodes là Hóa, với dạng Hoé mà ngày nay không còn nữa, còn cái tên Huế thì chưa thông dụng .

Nếu kết luận như Cadière thì cái tên mà A. de Rhodes đã ghi lại trong hồi ký, như Kehue, chỉ là một cách ghi âm không chính xác. Huế đã bắt dầu có từ thời Huế-Kim Long (1636) với cái tên là Hóa, còn

Hóa biến thành Huế khi nào và vì sao thi không thấy đề cập. Chúng tôi sẽ trở lại ý kiến này ở phần sau.

Cùng một nguồn tài liệu đã dẫn ở trên, BS. Nguyễn hy Vọng lại có một nhận định khác hẳn. Sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định:


“Như vậy là hóa, huế, hai âm này đã có, đã nói, đã gọi như thế, đã viết khác và đọc khác từ trước, đương nhiên là trước cả năm 1651 nữa.”

Ông cũng trích dẫn câu văn có chữ Kehue để làm mạnh thêm cái lý của mình , và ông cũng nhận định rằng “. . . các từ điển về sau, sau đó 187 năm, bắt chước cách viết hue của ông cố đạo A. de Rhodes” [đó là các từ điển của Taberd, 1838; Pingeau de Béhaine, 1838; Hùynh Tịnh Của, 1895.]

Khẳng định đó của Nguyễn Hy Vọng cho ta hiểu rằng, Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 (năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La), chứ chẳng dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa.

Nghiêm Đức Thảo và “thóc Huế”


Trong Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ 2001 (Virginia, USA), tác giả Nghiêm Đức Thảo, trong bài viết Qua truông Nhà Hồ đã có một kiến giải rất mới về nguồn gốc của Huế. Theo đó, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế.

Trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Lê Thánh Tông đã viết một câu trong đó có tên Huế rất rõ ràng: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then. (Thơ Văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981, tr. 134.)

Theo ông, “Bài thơ này được trích lại từ tập Minh Lương Cẩm Tú, sáng tác trong năm Tân Mão, 1471, lúc nhà vua vượt đèo Ngang vào đánh Chiêm Thành . . .”

“Rõ ràng câu văn của Lê Thánh Tông đã có một căn bản địa lý lịch sử. Vậy thì tại sao cứ phải gọi Huế là do Hóa trong Thuận Hóa nói trại ra. Chẳng lẽ một nhà văn một nhà thơ nổi tiếng như vua Lê Thánh Tông, không đủ cho chúng ta tin, để cứ phải tin vào văn liệu các nhà ký sự Tây phương viết ra sau đó 156 năm. Có lẽ nào vua Lê Thánh Tông đã lầm khi viết Huế là một địa danh bên cạnh địa danh Lào? “ (tr.140-141)

Sau khi dẫn chứng và lập luận để củng cố kiến giải, ông đi đến kết luận:

“Cũng vậy, phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. Xóa khai sinh của một địa danh khi chưa cố gắng tìm ra chứng liệu khả tín trong kho tàng lịch sử dân tộc; nhận những dòng ký sự Tây phương như chứng liệu duy nhất, đó là một việc làm thiếu thận trọng.” (tr.142)

Trong việc tìm về cội nguồn của mình, tôi cũng rất muốn tin và nghĩ như Nghiêm Đức Thảo nhưng sao vẫn có nhiều nghi vấn ám ảnh như áng mây mờ.

Hãy nói về hai chữ thóc Huế trong bài văn của Lê Thánh Tông. Xin hãy lưu ý một điều: chữ Hóa trong Thuận Hóa là chữ Hán, còn chữ Huế là chữ Nôm. Cả hai chữ Hóa và Huế khi viết trên giấy trắng mực đen đều có một lối ký tự giống nhau là 化, và tùy ngữ cảnh (context) mà đọc Hóa hay Huế.

Vậy thì sao lại chỉ có thể đọc là thóc Huế mà không đọc thóc Hóa ? Dẫu có đọc thóc Hóa thì nghĩa câu thơ cũng không có gì thay đổi.

Mặt khác, đọc là thóc Hóa thì mới đúng với điều kiện sản xuất tại địa phương hơn. Vì sao? Vì ngay cả Huế bây giờ ( 2004), rộng lớn và đông dân hơn thời Huế-Lê-Thánh-Tông (?) gấp bội cũng chưa phải là một nơi sản xuất lúa dồi dào để có tiếng là thóc Huế, mà phải là cả vùng Thuận Hóa hay châu Hóa, thì mới đủ sức làm ra thóc Hóa được.

Cho nên tôi vẫn chưa tin rằng Huế có từ trước thời Lê Thánh Tông.


“Huế” có từ khi mô?


Ý kiến của học giả Thái Văn Kiểm cho rằng cái tên Huế đã xuất hiện trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh không mấu thuẩn với nhận định của linh mục Cadière. Tuy nhiên, khi cho rằng “Huế” thành hình kể từ Huế-Kim Long (1636 trở đi) thì thời điểm của Cadière tương đối xác thực hơn. Tôi hòan tòan tán thành quan điểm của Cadière.

Khi tới Huế lần thứ hai (1640-1645), được mục kích Huế-Kim Long, A. de Rhode đã rất ngạc nhiên về sự quần tụ đông đảo của dân chúng, và ông đã dùng những chữ như grande ville (đô thị lớn), grande foule de peuple (đám đông dân chúng) để diễn tả, và chính điều này đã khiến Cadière nghĩ rằng Huế-Kim Long lúc đó không phải chỉ đơn giản có làng Kim Long mà thôi mà còn phải kể đến các làng chung quanh như Xuân Hòa, Vạn Xuân, An Ninh[2] và Phú Xuân nữa. Chỉ nội với một đòan quân đông đảo hơn 6,000 người cùng với gia đình của họ, thêm vào đó là quan lại và gia đình, chưa kể dân chúng, thì số người tụ hội sinh sống không nhỏ, một mình Kim Long không thể dung chứa đủ. Việc kể thêm các làng chung quanh vào Huế-Kim Long lúc bấy giờ là hợp lý. Điều này cũng dễ hiểu như về sau này mọi người đều chấp nhận rằng Huế không phải chỉ gói trọn trong Kinh thành mà còn phải tính đến cả vùng chung quanh, kéo dài đến Bao Vinh, lên đến Thiên Mụ và vùng các lăng tẩm, xuống đến Vỹ Dạ, Cửa Thuận, mặc dầu những vùng này, trước 1975, không thuộc khu vực hành chánh của Huế.

Với uy thế chính trị mới, với sự quần tụ đông đảo của dân chúng, cái tên Huế nếu có bắt đầu xuất hiện cũng là điều hợp lý. Khi nói bắt đầu xuất hiện, nên hiểu theo hai nghĩa : thứ nhất, có thể là nó chưa có, bây giờ mới được đặt tên; thứ hai, nó đã có sẵn rồi, nhưng bây giờ, do ở trong một điều kiện khác, mới được người ta lưu ý và công nhận. Tôi chọn nghĩa thứ hai, lý do như sẽ trình bày phần tiếp đây.


“Huế” từ mô ra ?


Trong khi đi tìm giải đáp cho câu hỏi:
Huế” từ mô ra? tôi nhận thấy có mấy điểm đặc biệt sau đây, mà hầu như chưa có ai quan tâm đề cập:

1)Thứ nhất, trong nguồn sử liệu Việt Nam, không thấy có tài liệu nào nói tới chữ “Huế” . Tại sao?

Ngọai trừ Quốc Triều Chính Biên Tóat Yếu (QTCB., ấn bản điện tử,www.honosoft.com.). Tất cả, khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng cái tên Huế bao giờ. Trong QTCB, Huế được nhắc đến nhiều lần trong các trang 172,199,215,216,217 nhân khi nói về mối quan hệ với Pháp. Sách này do Tổng tài Quốc Sử Quán Cao Xuân Dục soạn năm1908 – nghĩa là lúc nền bảo hộ của Pháp đã hết sức vững vàng -- sau đó vua Khải Định (1916-1925) truyền dịch ra quốc ngữ để phổ biến các trường, năm 1925. Lúc đó thì ảnh hưởng của Pháp đã hết sức lớn lao, quan lại Việt Nam bắt chước người Pháp-đô-hộ gọi Kinh đô Phú Xuân là Huế, là chuyện đương nhiên. Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ( tập I và II, Institut de l’Asie du Sud-Est, Paris, 1987,) cũng đi theo hướng đó. Đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, và trong khi viết, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và thế là cái tên Huế bỗng nương theo đó, không kèn không trống, xuất hiện một cách rất tự nhiên (từ trang 254 trở đi của tập II mới có, khi nói về những sự kiện liên quan đến Pháp).

Hai tài lịêu mà tôi đặt hy vọng nhiều nhất là Ô Chậu Cận Lục (bản dịch của Bùi Lương, Văn Hóa Á Châu, Sàigòn, 1961) và Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn (2 tập, bản dịch của Lê Xuân Giáo, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sàigòn, 1973) , nhất là cuốn sau, nhưng cũng không có một manh mối nào cả, mặc dù trong đó tác giả đã mô tả Phú Xuân rất tỉ mỉ , và Phan Khoang đã tận dụng để viết Việt Sử Xứ Đàng Trong.

Tại sao? Theo ý tôi:

Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Ví dụ làng Lại Ân và làng Sình ở Huế là một. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đại Nam Nhất Thống Chí (Kinh sư-Thừa Thiên Phủ) không biết tới cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, và cửa Ngăn; còn dân Huế thì không quan tâm tới cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Thể Nhơn, mà chỉ quen thuộc với cửa ThượngTừ, cửa Đông Ba và cửa Ngăn mà thôi. Đó là sự khác nhau giữa sách vở và thực tế. Và đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn, mặc dầu nó vẫn hiện hữu.

2) Thứ hai, hầu như chỉ có thể tìm thấy dấu vết của Huế trong tài liệu của Tây Phương. Tại sao?

Thật vậy, tại Đàng Trong, trong hai thế kỷ XVII và XVIII, có ba địa điểm quan trọng mà Tây phương biết đến nhiều, là: Huế, Hội An, và Đà Nẵng; trong đó, Huế là trung tâm quyền lực, Hội An là trung tâm thương mãi, và Đà Nẵng là cửa ngõ hàng hải.

Trong khi sử sách và giấy tờ của Việt Nam, cho tới nửa sau thế kỷ XIX, chỉ gọi ba nơi này bằng ba cái tên chính thức là Phú Xuân, Đà Nẵng, và Hội An, thì người Tây phương lại chỉ gọi theo cách riêng của họ, tùy nước và tùy thời kỳ. Xin tạm xem xét bản đối chiếu sau đây (ghi một số tượng trưng):

...

Rõ ràng cả ba địa điểm này đều có một đặc điểm giống nhau, ấy là cùng một địa phương nhưng ông nói gà bà nói vịt, nghĩa là sử liệu Việt Nam không hề đả động tới những cái tên như Huế, Faifo, và Tourane thì tài liệu Tây phương cũng hầu như không bao giờ nói tới Phú Xuân, Hội An và Đà Nẵng, mặc dầu cả hai bên cùng nói về một địa phương và biết rất rõ về địa phương đó!

Và điều này đáng cho ta đặt ra câu hỏi tại sao.

Theo thiển ý, nguyên nhân là thế này: buổi đầu, khi mới đặt chân lên một địa phương lạ, người Tây phương, trước nhất là các nhà truyền giáo, thường hỏi dân địa phương để biết nơi đó gọi là gì. Câu trả lời của dân sở tại thường là cái tên thông tục, chứ ít khi là cái tên chính thức của nhà nước. Người Tây phương sẽ ghi lại theo cách nghe, cách hiểu và cách viết của nước họ. Những cái tên ban đầu ấy sẽ phát triển dần dần theo cách riêng cho đến khi định hình hẳn. Bản đối chiếu mà tôi cung cấp tạm thời ở trên về ba địa danh Huế, Faifo, Tourane là một ví dụ.

3) Thứ quốc ngữ thời A. de Rhodes là lọai quốc ngữ chưa định hình.

Điều này là một sự thật hiển nhiên khi đọc những tác phẩm viết bằng quốc ngữ của A. de Rhode. Khi viết, dĩ nhiên phải dựa trên một nguyên tắc nào đó mới viết được, nhưng nguyên tắc này vào buổi sơ khai, khá lỏng lẻo, khá du di. Điều này dẫn đến sự bất nhất trong cách viết của cùng một chữ; ví dụ cách viết các địa danh trên bản đồ và trong tự điển, có khi không giống nhau, dù cùng một tay của A. de Rhodes mà ra. Trong bản đồ Đàng Trong và Đàng Ngòai xuất bản năm 1653. cái tên Thuận Hóa được ghi là Thoanoa, trong khi tự điển ghi là thŏân hŏá; hoặc bản đồ ghi Haifo nhưng tự điển ghi là hǒài phố, faifo,v.v. Do đó, kết luận của Cadière, như đã dẫn ở trên, không lấy chi làm thuyết phục lắm.

Những suy nghĩ tại các điểm 1); 2); và 3) nêu trên dẫn tôi đi đến chỗ

4) Tôi nghĩ rằng Kehue là Kẻ Huế. Huế là từ Kẻ Huế/Kẻ Hóa mà ra.

Từ cầu Bạch Hổ đi lên chợ Kim Long là vùng đất của hai xã Vạn Xuân và Kim Long. Con sông đào -- trên đó cầu Bạch Hổ vắt qua để dẫn đến Vạn Xuân, Kim Long -- nối liền sông Hương ở phía nam và Hộ Thành hà ở phía bắc, có tục danh là sông Kẻ Vạn [3] Từ cửa Hũu đi ra, băng qua đường An Hòa (tức một đọan của QL1 cũ), khách sẽ qua bến đò Kẻ Vạn, chợ Kẻ Vạn, rồi nhà thờ Kẻ Vạn.

Khi đã có Kẻ Vạn ở Vạn Xuân, tại sao lại chối bỏ Kẻ Huế ở Kim Long, khi A. de Rhode đã ghi rõ ràng rằng “cái thành phố mà chúa lập dinh gọi là Kẻ Huế “ ?

Tác giả Nguyễn hy Vọng đã ghi nhận, “Như vậy là hóa, huế, hai âm này đã có, đã nói, đã gọi như thế, đã viết khác và đọc khác từ trước, đương nhiên là trước cả năm 1651 nữa.”

Sự hiện hữu của hai âm hóa, huế về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép ta nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (kiểu như Vạn Xuân với Kẻ Vạn vậy), tùy theo cách gọi của dân chúng.

Vì là cái tên thông tục nên sử sách chẳng ghi nhận làm gì, nhưng với người ngọai quốc, nhất là các nhà truyền giáo thì khác. Vùng này thì hẳn A. de Rhodes không lạ lùng gì, vì là đất của bổn đạo. Khi trở lại Đàng Trong lần thứ hai, mặc dầu đã đến nơi và biết rõ chúa Nguyễn lập phủ ở Kim Long nhưng A.de Rhodes lại không đã động gì tới cái tên Kim Long, chỉ ghi nhận cái địa danh Kẻ Huế. Vì sao? Vì Kim Long là cái tên chính thức, xa lạ, còn Kẻ Huế mới là cái tên quen thuộc, là nơi trước kia bổn đạo của ông đã ở nhưng nay phải thiên di chỗ khác cho chúa lập phủ. Đó là nguyên nhân khiến Kẻ Huế hay Kẻ Hóa không còn tồn tại như Kẻ Vạn, nhưng tồn tại trong lòng con chiên, và tồn tại trong hồi ký của A, de Rhodes.

Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ XVIII, theo cách của Pháp, là Hué.

Trong khi cái tên này ngày càng phổ biến trong giới người Âu thì Việt Nam theo tiến trình ngược lại. Lúc chúa Nguyễn chưa lập phủ thì nó là Kẻ Huế/Kẻ Hóa, khi lập phủ thì cái tên dân giả này mất đi, sử sách chỉ biết có Kim Long. Sau đó thì qua giai đọan Phú Xuân. Cái tên Phú Xuân được chính thức công nhận nhưng người Âu không cần biết tới, vì Phú Xuân và Kẻ Huế/Kẻ Hóa ở gần nhau, họ đã quen tên cũ, vậy thì cứ thế mà dùng, không cần phân biệt.

Cho tới nửa sau thế kỷ XIX, khi chủ quyền dần dần mất đi, ảnh hưởng của kẻ mạnh ngày càng lấn tới, để rồi Phú Xuân, Kinh đô, cùng theo chân như kiểu Hội An, Đà Nẵng, dần dần bị nhạt nhòa, quên lãng, nhường chỗ cho Huế, Faifo, Tourane, trở thành hiện thực, xuất hiện hàng ngày trên lời nói, trên giấy tờ, trên sử sách, một cách quen thuộc và được chấp nhận một cách tự nhiên.

Dẫu cho con đường của “Huế’ đi có quanh co, gián đọan, nhưng “Huế” vẫn từ Huế mà ra, và đã trở về vĩnh viễn với Huế./

VÕ HƯƠNG-AN
(Huế Của Một Thời)
11/2004

[1] Léopold Cadìere (1869-1955), giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Ngọai quốc Paris (Misssions Etrangères de Paris) , đến VN năm 1892, cha xứ họ đạo Di Loan, Quảng Trị, tục gọi là Cha Cả. Năm 1913, ông lập Association des Amis de Vieux Huế (thường gọi là Hội Đô thành Hiếu cổ), và là người chủ trương tập san BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hue) từ khi ra đời cho đến khi đình bản (1914-1944). BAVH là một gia tài văn-sử-địa quí hiếm của Huế nói riêng và VN nói chung.

[2] An Ninh là chánh quán của người viết bài này, trước 1975 thuộc xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay thuộc thành phố Huế.

[3] Tôi chỉ nhắc con sông đào này để nói cái tên Kẻ Vạn, chứ thật ra dời các chúa Nguyễn chưa có sông này. Tiền thân của nó là một chi lưu nhỏ của sông Hương, đã bị nắn giòng khi xây kinh thành Huế.

Back to top
« Last Edit: 07. Mar 2010 , 18:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #2 - 06. Mar 2010 , 22:52
 
Tiếng Huế và Giọng Huế


Đặng Lệ Khánh


Ôi chao giọng Huế !! Mình người Huế mà đi nơi lạ , nghe được giọng Huế mô đó là rán ngước mắt , quay đầu tìm cho kỳ được chủ nhân của giọng nớ đang đứng ở mô , có quen chút mô không . Người Huế qua Mỹ hà rầm , mô phải ít . Cứ mỗi lần nghe giọng Huế thì quay đầu tìm , chẳng mấy lúc mà chóng mặt , nếu không gãy cổ . Nhưng mà lạ quá , hể nghe được thì tự nhiên trong lòng như có một chút dậy sóng , a , bên cạnh mình đang có một ai đó đang tha hương lạc bước từ xứ mình đây .

Hôm kia đi ăn cưới , hai bên dâu rễ đều là người Huế , ông MC cũng người Huế , ông ca sĩ chính cũng người Huế . Khi ông ca sĩ nói , một cô trong bàn phê bình : " Ông ni nói tiếng Huế chi lạ rứa , ông nói tiếng chi a " , còn ông xã thì nói : " Nói tiếng Huế gì nghe nặng wá , hổng hiểu gì cả ." K thì nghe hiểu tất .

Vậy thì giọng Huế ra răng mới đúng tiêu chuẩn ? Cô bé phê bình giọng Huế của chàng ca sĩ thì vừa rời Huế năm năm , ông xã K là Huế lai căng , sinh ở cao nguyên và lớn lên ở miền Nam , họ có đôi tai khác hẳn K chăng ? K không phân biệt được âm sắc trong giọng nói chăng ?Hay là K vì lòng thương Huế , cái xứ mình bỏ mà đi từ xưa nên rộng rãi hơn với cái giọng thân thương nớ , nghe bằng trái tim hơn là bằng đôi tai?

Giọng Huế khác với giọng Hà Nội , giọng Saigon ra răng mà ông Hà Huyền Chi đi giữa chợ Mỹ , chắc chắn là nghe rất nhiều người nói tiếng Việt , mà chỉ khi nghe giọng Huế mới chiêng trống dậy hồn đau , mới khơi nỗi sầu xa xứ chất ngất trong lòng , dù ông là dân Bắc chính cống ? Có phải chăng khi đã nghe một giọng Huế thỏ thẻ bên tai , không chỉ là lời đi vào hồn người , mà cái giọng đã đậu trong tim , đâm cành trẫy lá ?
...Giọng Huế bỗng nghe từ chợ Mỹ
Mà chiêng mà trống dậy hồn quê
Hương cau màu trúc xanh thôn Vỹ
Áo mới xênh xang giữa hội hè

Tôi bước bên nàng không dám thở
Không gian đầy Huế núi cùng sông
Tóc ai thả gió hồn tôi mở
Dấu kín trong tim những nụ hồng
HHC

Giọng Huế quý giá vô cùng làm cho Mạ đã lưu lạc bao nhiêu năm , mất mát đủ thứ mà khư khư ôm lấy giọng Huế ướt rượt, nhất định không đánh đổi , không pha trộn , dù đời sống Mạ như cuồng lưu tràn bờ biết bao lần . Lúc lắng xuống , giọng Mạ như giòng Hương sau những cơn cuồng nộ , lại lặng lờ xanh trong chảy xuôi ra biển , êm ái nghe giọng hò thoang thoảng xa đưa .
...Tuổi con gái Mạ từng uống nước sông
Đến bây giờ giọng Huế nghe còn ướt
Giọng Huế nghe còn một chút gí trong
Bao đắng cay pha vào chưa đục được ...
Đoàn Vị Thượng

Giọng Huế ăn sâu trong tâm người con Huế , đi đến bờ bến nào cũng thương nhớ không nguôi . Chỉ cần nghe tiếng thỏ thẻ của một người bạn Huế là gợi nhớ đến một thời thơ ấu có tiếng Mạ ru hời bên tai , và cảm thấy gần gũi ngay , như gần gũi với thời gian đã qua , đã mất .
...Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành không hối tiếc chi mô
Tô Kiều Ngân

Giọng Huế của gái Huế dịu dàng , nhiều người công nhận . Nhưng giọng Huế con trai Huế thì đang còn được bàn cãi . Nhiều người cho rằng giọng trai Huế không hùng hồn , không kêu gọi được người khi làm chuyện lớn . Điều ấy thực chăng ? Không phải đâu . Chỉ tại người Nam và người Bắc không muốn sửa đổi đôi tai của họ để nghe một âm sắc trầm trầm bằng bằng . Không sửa được , họ không hiểu thì họ không nghe .Nên để được người nghe , người Huế đổi giọng . Người Nam , người Bắc không ai đổi giọng của họ , mà người Huế thì đi đến đâu pha giọng đến đó . Chính vì vậy mà người khác địa phương không cần phải lắng nghe , sửa tai mà nghe . Hai người Huế tha phương gặp nhau , phải một thời gian lâu mới biết là họ cùng người Huế cả vì họ nói giọng Bắc , giọng Nam . Khi biết ra , cả hai cùng hân hoan , tự hào nói : Rứa hả , em cũng Huế đây nì .

Ngày K mới theo chồng từ Huế vào Saigon , K ở chung với chị chồng . Bà đi làm suốt ngày . Bà có một người giúp việc , bà Tư ,người Kiên Giang . Trong những ngày đầu sống trong căn gác xép xa lạ , chồng theo tàu lênh lênh , chung quanh không người thân quen , K chỉ có mỗi bà giúp việc ấy để chuyện trò cho đỡ nhớ nhà . Mà nói chuyện với Bà như nói chuyện với người điếc . Bà nói K còn nghe được chứ K nói thì bà hoàn toàn mù tịt , không hiểu K nói gì . Nhờ bà làm gì rồi thì cũng tự mình đi làm lấy vì bà ư hử mà không làm , chỉ vì bà không biết K muốn gì . Bà than : " Cô nói tiếng ngoại guấc , hông nói tiếng Yiệt " .
Đối với người Nam , ai không nói giọng Nam là không nói tiếng Việt .

Như vậy , giữa tiếng và giọng , có một sự sai biệt khá lớn . Chúng ta hay dùng lẫn lộn . Khi nói " nói tiếng Huế " hay " nói giọng Huế " , thì ai cũng hiểu ngay là người ấy đang dùng âm thanh trọ trẹ để phát ngôn . Nhưng khi nói theo ông Võ Hương An " Tiếng Huế , một ngoại ngữ " , thì rõ ràng tiếng không còn là giọng Huế nữa . Bạn có thể nói giọng Huế , nhưng giọng Huế nớ sẽ không là giọng Huế rặt nếu bạn không dùng mô tê răng rứa . Nghe một giọng Huế thỏ thẻ mà trong câu toàn là thế là thế nào ,thưa vâng , không sao đâu ạ thì nghe nó ... kỳ kỳ như ăn cơm hến với dưa muối , cà pháo. Huế không thưa vâng ạ . Huế chỉ dạ nhẹ nhàng . Cái tiếng dạ của mấy cô gái Huế làm chết biết bao chàng trai Huế cũng như không Huế . Huế không nói thế là thế nào , Huế nói : Dạ , rứa là răng ? Mấy chữ mô tê răng rứa ni phải đi với giọng Huế ,chứ còn đi với giọng Saigòn , với giọng Hà Nội thì dĩ nhiên chỉ là nói đùa cho vui , hoặc đang lấy lòng một người Huế nào đấy thôi , hoặc là một dấu vết cho thấy người nói đã một thời lăn lóc trên đất người, đã lậm tiếng người, đã mất gốc không nhiều thì ít. Như K đây. Đau lòng mà nhận ra như rứa.

Người Huế không kêu " cô ", người Huế kêu " O ".
Người Huế không kêu " Bà ", người Huế thưa " Mệ "
Người Huế không "nói ", người Huế "noái "
Người Huế không "mắc cỡ " , người Huế "dị òm",
Người Huế không hỏi: "Sao vậy? ", người Huế hỏi "Răng rứa? "
Người Huế không nói " Đẹp ghê ", người Huế nói " Đẹp dễ sợ "

Người Huế cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ !! " , dữ dễ sợ[, hiền dễ sợ , buồn dễ sợ , vui dễ sợ , xấu dễ sợ , thương dễ sợ , ghét dễ sợ .
K đang trở lại với Huế , đang nói lại cái giọng mà thuở xưa đã từng thỏ thẻ bên tai ai , đang tìm học lại tiếng Huế , một ngôn ngữ tuy đang dần dần bị mai một vì những đợt sóng người từ các nơi trôi dạt đến . Những người mới này mang theo họ cái giọng , cái tiếng từ quê cha đất tổ, hoà lẫn với tiếng và giọng Huế , tìm cách đồng hoá nó , như xưa kia người Việt đồng hoá người Chiêm .

Những người ở các vùng khác có tha thiết nhớ và gìn giữ tiếng và giọng của họ không nhỉ ?
Hồi còn đôi tám , đi nghỉ hè trọ ở nhà một người bạn gái tại Saigon . Nhà bạn có hai ông anh lớn hơn chừng ba bốn tuổi . Cả bọn họp thành một nhóm đi chơi với nhau vui vẻ . Một buổi trưa , sau khi đi chơi đâu đó về ,cả 4 nằm ngang trên chiếc giường lớn nói chuyện bâng quơ . Một trong hai anh nằm kề K , lấy mái tóc dài của K đắp ngang mặt mình , hỏi :

" Tại sao người Huế khi nói gì cũng nói " dễ sợ " vậy K ? "
" K không biết "
" Vậy thì nếu nói ' Dễ thương dễ sợ ' có đúng không ? "
" Không biết "

Đặng Lệ Khánh
Back to top
« Last Edit: 06. Mar 2010 , 22:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #3 - 07. Mar 2010 , 09:36
 
Kính tặng Mạ Vân của chúng em.


MẮT HUẾ XƯA

Nhạc và lời: Quốc Dũng
Ca sĩ: Thu Hiền

Xin bấm vào hình

...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #4 - 07. Mar 2010 , 19:11
 
Cám ơn Ngọc Đoá nhiều thanks.gif
Mời Đoá và cả nhà đọc về đám cưới công chúa triều Nguyễn trích trong “Huế Của Một Thời” của Võ Hương An -tốt nghiệp Cao Học Sử, thân phụ là một vị Nhất Đẳng Thị Vệ triều Nguyễn.


Công Chúa Lấy Chồng


nguồn: khoahoc.net


Buổi sáng ngày 15/11/2005, tại một khách sạn thuộc Hòang gia Nhật Bản ở Tokyo, lễ cưới của Công chúa Sayako và chàng thường dân Yoshiki Kuroda đã diễn ra trước sự chứng kiến của 130 khách mời. Sakyo, 37 tuổi, là con gái út của đương kim Nhật Hòang Akihito và Nhật Hậu Michiko, còn chàng rể Yoshiki Kuroda, 40 tuổi, công chức của thành phố Tokyo, vốn là bạn của Hòang tử Akishino, anh trai của Công chúa.

Cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối này – nói theo kiểu Việt Nam là Con trời lấy chú chăn trâu -- khiến cho hôn lễ của Công chúa không được cử hành chính thức tại đền thờ Nữ thần Amatersaru, mẹ của vị Hòang đế Nhật Bản đầu tiên,như điển lễ hòang gia qui định, và Sayako mất luôn tước hiệu Công chúa, không còn hưởng đặc quyền đặc lợi do tước vị hòang gia mang lại, và trở thành một thường dân như bao người khác. Vì thế, nàng phải lo học lái xe, tập đi siêu thị, tập làm bếp, nói chung là việc tề gia nội trợ bình thường của một phụ nữ. Điều an ủi là Sayako có được món hồi môn trị giá 1.3 triệu Mỹ kim để lo cho cuộc sống tương lai, sống cho ra thể thống con vua, dù không được mang danh hiêu Công chúa nữa.

Cái tin này sẽ làm cho người Việt Nam hòai cổ tự hỏi: vậy công chúa Việt Nam hồi xưa lấy chồng ra sao? Chuyện xa xưa thuộc các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, thì không rõ lắm, nhưng đối với các công chúa Nhà Nguyễn (1802-1945) thì quả thật có nhiều chuyện để nói.



Công chúa, Trưởng Công chúa


Ai cũng biết khi lên đường vào nam để giữ chức Trấn thủ Thuận Hóa vào năm 1558, Đoan Quận công Nguyễn Hòang đã mở đường cho hai triều đại mới gồm 9 đời chúa và 13 đời vua cho họ Nguyễn sau này.

Dưới thời 9 đời chúa, con gái của các chúa được gọi là công nữ [1]. Công nữ Ngọc Vạn, vợ vua Chey Chette II, vua Chân Lạp, và công nữ Ngọc Khoa, vợ vua Chiêm Thành, Po Romé, đều là con gái của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), đã vì quyền lợi của dân tộc mà đi làm dâu xứ người.

Dưới thời Nhà Nguyễn, con gái của vua được gọi là Công chúa, ví dụ Công chúa Ngọc Lâm (con gái lớn của vua Đồng Khánh, chị của vua Khải Định), Công chúa Tân Phong, con gái của vua Dục Đức, em vua Thành Thái.

Khi nói tới các công chúa Nhà Nguyễn, người ta lại bắt gặp các danh hiệu như Trưởng Công chúa hay Thái trưởng Công chúa. Cũng như các hòang tử, các công chúa cũng được phong tước. Trưởng Công chúa là một tước hiệu, không có nghĩa là công chúa lớn, công chúa trưởng, như khi ta gọi con trưởng, con thứ. Vì vậy vua có thể có nhiều trưởng công chúa. Năm 1839. vua Minh Mạng đã gia phong lần lượt cho bốn bà trưởng công chúa thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ năm các tước hiệu là Bình Thái Công chúa, Bình Hưng Công chúa, Bảo Lộc Công chúa và Bảo Thuận Công chúa, và ban cho ruộng để ăn lộc. Còn Thái Trưởng Công chúa là tước hiệu của vua gia phong cho công chúa thuộc hàng chị hay em của vua cha.

Khi được phong, công chúa được được ban mũ áo và ngân sách. Ngân sách là cuốn sách làm bằng những tờ bạc dát mỏng, khâu lại bằng những vòng bạc, khắc chạm bản văn sắc phong.



Công chúa hạ giá

Xin đừng nghe hai chữ hạ giá mà nghĩ rằng công chúa cũng được hạ giá để sale, như thường thấy xảy ra trên thị trường.

Công chúa hạ giá nghĩa là công chúa lấy chồng.

Hạ 下ở đây có nghĩa là hạ mình khiêm tốn; giá 嫁 là lấy chồng. Công chúa vốn thuộc hàng cao quí, cành vàng lá ngọc, không có người môn đăng hộ đối để kết duyên nên phải khiêm tốn hạ mình để lấy chồng (dù chồng cũng thuộc hàng con quan lớn chứ chẳng phải dân giả tầm thường gì).

Léon Sogny, trùm mật thám Trung kỳ thời Pháp thuộc (trước 1945) khi viết bài về việc việc gả chồng các bà công chúa Nhà Nguyễn, có nhắc đến một truyền thuyết nói rằng khi công chúa đi lấy chồng thì được ban cây kiếm, chứng tỏ uy quyền, còn người đi cưới công chúa, chỉ được cho cây roi mây, chứng tỏ thân phận thấp kém hơn. Theo Sogny, chắc chuyện đó xảy ra thuở xa xưa đâu ở bên Trung Hoa, chứ ở Việt Nam thì không thấy dấu vết sử sách gì. [2]



Sáu lễ lấy chồng


Qui định đầu tiên về nghi lễ gả chồng cho công chúa được ban hành vào năm Gia Long thứ 4 (1805). Sau đó, trải qua các triều , từ Gia Long (1802-1819) -- là lúc cử hành đám cưới công chúa đầu tiên vào năm 1805-- cho tới Duy Tân (1907-1916), thì thủ tục công chúa hạ giá đã được thay đổi nhiều lần. Tuy nhiên, trong nét chính vẫn không ngòai sáu lễ (lục lễ)



Khi công chúa được 16 tuổi, vua ra lệnh cho Bộ Lại và Bộ Binh lập danh sách con trai các công thần văn võ từ chánh nhị phẩm trở lên, với tờ trình chi tiết, để dâng lên vua. Trong danh sách, kê rõ tên họ, quê quán tuổi tác (tối thiểu phải 16 tuổi). Chỉ những thanh niên chưa vợ, không tàn tật, mặt mày sáng sủa, nếu không đẹp trai thì cũng dễ coi, thông minh, có học, mới được đưa vào danh sách. Bấy giờ vua mới ra chiếu chỉ cử một Hòang thân [3] làm Chủ hôn, tức người thay mặt vua chủ trì hôn lễ, và một viên đại thần làm Chiếu liệu, nghĩa là người đứng ra tổ chức lễ cưới. Hai quan Chủ hôn và Chiếu liệu mời các ứng viên có tên trong danh sách đến gặp mặt, hỏi chuyện, kiểu như những cuộc phỏng vấn tuyển người ngày nay, rồi lựa ra năm sáu người được xem là khá nhất, tâu lên vua. Vua sai Khâm Thiên Giám so đôi tuổi, tuổi nào hợp thì tâu lên. Vua duyệt lần cuối, chấp thuận người nào thì chấm một chấm son (châu điểm) lên tên người đó. Với quyết định này, guồng máy cưới hỏi bắt đầu chạy. Vị Chủ hôn thông báo cho nhà trai biết quyết định của vua để phối hợp tiến hành. Khâm Thiên Giám được lệnh chọn ngày lành tháng tốt để công chúa hạ giá và nhà trai đi sáu lễ. Người chồng tương lai của công chúa sẽ được phong làm Phò mã Đô úy, một phẩm hàm vào hàng tòng tam phẩm, nên Phủ Nội vụ [4] cũng được lệnh cấp triều phục, và cấp tiền bạc để chú rể có phương tiện tậu nhà cửa mới (gọi là phủ đệ) và vật dụng trong nhà ngõ hầu công chúa về ở cho ra thể thống con vua. Có lẽ tùy gia tư của chú rể giàu hay nghèo, và tùy tình hình tài chánh của quốc gia, mà số tiền trợ cấp này thay đổi chứ không có lệ nhất định. [5]



Nếu đọc những qui định trong Hội điển về hôn lễ của công chúa, có lẽ nhức đầu mất, vì thủ tục thay đổi luôn, thay đổi qua từng triều đại(ví dụ Gia Long khác Minh Mạng), thay đổi trong chính triều đại đó (ví dụ qui định của năm Gia Long thứ 7, 1809, khác với năm Gia Long thứ 4, 1805). Sự khác nhau này thể hiện ở chủng lọai và số lượng lễ vật, nơi làm lễ, và nhật kỳ làm lễ. Hãy lấy một vài ví dụ để thấy rõ sự đổi thay đó. Năm Minh Mạng thứ 14 (1834), vua xuống dụ quị định 6 lễ đi cưới công chúa cùng lễ vật như sau:

- Lễ nạp thái (lễ hỏi): vàng 20 lượng, bạc 100 lượng, trầu 2 mâm, cau 2 mâm;

- Lễ Vấn danh (hỏi tên tuổi): trâu 1 con, heo 2 con lớn, rượu hai bình;

- Lễ Nạp cát (báo tin đôi tuổi đều tốt): gấm 4 tấm, lĩnh màu 10 tấm, sa màu 10 tấm;

- Lễ Nạp trưng (báo ngày cưới ): trầu 2 mâm, cau 2 mâm, rượu 2 bình;

- Lễ Thỉnh kỳ (xin ngày cưới):bò 1 con, dê 2 con, rượu 3 bình;

- Lễ Điện nhạn (nộp chim nhạn, nộp lễ để rước dâu): chim nhạn 1 đôi, 1 hộp kim chỉ, 100 đồng tiền cổ, vàng 20 lượng, bạc 100 lượng;

Trong những qui định dưới triều Minh Mạng vào các năm 1824 (Minh Mạng thứ5), 1833 (Minh Mạng thứ 14), khi nói về 6 lễ, không thấy nói đến lễ Thân nghinh, là rước dâu, mà có vẻ như lễ này gồm luôn trong lễ Điện nhạn. Qua các đời sau, lại không thấy đề cập tới Thỉnh kỳ, nhưng lại có lễ Thân nghinh tiếp theo sau Điện nhạn.[6]



Đến năm 1846, khi gả hai người con gái, vua Thiệu Trị đã xuống dụ đại ý nói rằng, ngày xưa, vua Nghiêu gả hai người con gái cho vua Thuấn và Vi Nhuế, có đòi hỏi lễ vật gì đâu, chỉ lấy hai tấm da hươu là sính lễ; nay vua gả hai con gái cho các đại thần, vốn thanh liêm và trung thành, tại sao lại đòi nhiều lễ vật. “Vậy 6 lễ cưới, cho tùy theo cảnh nhà giàu nghèo mà sắm sửa, không nên ấn định lễ vật. Bộ Lễ bàn định các thứ phẩm vật, chớ nên bày đặt quá nhiều.” [7]

Lại trước kia, sau khi chỉ định quan Chủ hôn, thì mọi tiếp xúc và tiến nạp lễ phẩm đều diễn ra ở dinh phủ Chủ hôn, nay vua quyết định rằng (1843) khi đám cưới các công chúa, sẽ dựng tạm một ngôi nhà, gọi là Thể bằng, trong khuôn viên Tôn Nhơn Phủ [8] , để có chỗ thuận tiện cho quan Chủ hôn làm việc với cả hai bên, mọi lễ nghi đều diễn ra ở đó. Mặt khác, trước kia, để tiến hành 6 lễ, Khâm Thiên Giám phải chọn 6 ngày khác nhau, công việc kéo dài, nên năm 1845, theo đề nghị của các quan, vua quyết định rút lại trong ba ngày, mỗi ngày tiến hành hai lễ.

Do đó, khi nói về lễ cưới của một công chúa nhà Nguyễn cũng nên biết rõ lễ cưới đó diễn ra dưới triều vua nào, trong khỏan thời gian nào, để khỏi hiểu lầm có sự đúng, sai hay mâu thuẩn giữa cái biết của người đọc và sự trình bày của người viết.



Đám cưới điển hình của một công chúa Nhà Nguyễn

Năm 1907, Công chúa Châu Hòan,[9] con vua Dục Đức, em vua Thành Thái, được 16 tuổi. Triều đình phải lo kiếm chồng cho công chúa. Giữa các ứng viên, ông Nguyễn Hữu Liễn (Khâm) -- con trai của Vĩnh Lại Quận công Nguyễn Hữu Độ -- nổi bật, lại được sự ủng hộ của Khâm sứ Trung kỳ, nên trúng tuyển Phò mã. Sau khi được vua chấp thuận [10], Bộ Lễ yêu cầu Khâm Thiên Giám chọn ngày tốt để cử hành các lễ nghi cần thiết. Chú ruột của cô dâu, Hưng Nhơn Công Vĩnh Liêm, tục gọi là Ông Hòang Mười, được cử làm Chủ hôn, và Thống chế Tôn Thất Phương được cử làm Chiếu liệu. Theo qui định đã được ban hành từ đời Thiệu Trị (1843), quan Chiếu liệu cho người dựng lên trong khuôn viên Tôn Nhơn Phủ,một nhà rạp lớn, ba gian hai chái, kết hoa đẹp đẽ, nghiêm trang, để tiện cho hai bên tiếp xúc và làm lễ. Gian giữa đặt một hương án, trước hương án là một cái bàn sơn son dùng để những lễ vật quí hoặc không kềnh càng; khi làm lễ, gian bên trái là vị trí của quan Chủ hôn, gian bên phải là vị trí của quan Chiếu liệu. Bộ Lễ cũng yêu cầu Tôn Nhơn Phủ chọn một người trong Hòang tộc, đang làm quan lớn, vợ chồng song tòan, để đại diện cho nhà gái; chọn hai viên chức làm Chấp sự để lo tổ chức đòan đưa dâu, lại chọn hai nữ quan để giúp đở và chuẩn bị cho Công chúa những việc cần thiết khi về nhà chồng. Một viên quan khác(văn hoặc võ), đang tại chức, vào hàng chánh tam phẩm trở lên, vợ chồng song tòan, cũng được đề cử để thay mặt nhà trai trình lễ vật lên Chủ hôn. Theo tờ tâu ngày 18/11 năm Duy Tân thứ 1 (22/12/1907) của Bộ Lễ, do Sogny dẫn lại trong B.A.V.H., ngày đám cưới được ấn định là 21 tháng 11 âm lịch, tức 25/12/1907, và thấy ghi lại có 4 lễ chính là Nạp thái, Nạp trưng, Điện nhạn và Thân nghinh, thay vì 6 lễ như xưa nay.



Trước khi đi vào các lễ chính thức , hai bên nhà gái và nhà trai đều có những lễ chuẩn bị riêng. Sau khi đã định ngày cưới, quan Chủ hôn và đại diện Bộ Lễ phải làm một lễ tế tại điện Long Ân [11]để kính cáo với tổ tiên về việc gả chồng cho Công chúa Hòan Châu. Trước ngày cưới 3 ngày, vào ngày 18/11, dưới sự hướng dẫn của quan Chủ hôn, Công chúa mặc lễ phục đến làm lễ tại điện Long Ân, bái biệt tổ tiên để đi lấy chồng. Ngày 19/11, các quan Chủ hôn, Chiếu liệu và Phò mã tương lai đều mặc phẩm phục đại triều vào điện Cần Chánh làm lễ bái mạng, [12] để thi hành nhiệm vụ vua giao. Hôm trước ngày rước dâu, chú rể cũng lo tổ chức một lễ cúng tổ tiên tại nhà để kính cáo về việc sắp cưới vợ.

Vào ngày tiến hành lễ Nạp thái và Nạp trưng, đúng giờ Tị (9-11 giờ sang)thì quan Chủ hôn cùng các quan và các mạng phụ (vợ quan lớn) mạng quan (vợ quan nhỏ) đều đã sẵn sàng tại nhà lễ trong Tôn Nhân Phủ. Quan Chiếu liệu hướng dẫn phái đòan nhà trai đến cổng Tôn Nhơn Phủ thì dừng lại và cho người vào báo cho Chủ hôn biết. Chủ hôn cử hai đôi vợ chồng quan cấp nhỏ ra cổng đón nhà trai vào. Các lễ vật quí, nhẹ, như: 10 lượng vàng, 100 lượng bạc, 4 cây the màu, 4 cây nhiểu màu thì đặt trên cái bàn sơn son đặt trước hương án. Còn các lễ vật cồng kềnh như 2 mâm cau, 2 mâm trầu, hai bình rượu, hai bò, hai heo lớn và hai dê đực thì để cả ngòai sân, ngay trước gian giữa. Quan Chủ hôn vào lạy 5 lạy, kế đó quan Chiếu liệu và tùy tùng lần lượt đến vái ra mắt Chủ hôn. Xong phần nghi thức này thì hai họ được mời vào ngồi vào bàn dùng trà, và dự tiệc rượu do nhà trai khỏan đãi. Chi phí của tiệc rượu do chú rể đài thọ.

Xong tiệc, nhà trai rút về, chuẩn bị cho lễ Điện nhạn và Thân nghinh, tức lễ chính thức vào hôm sau. Riêng quan Chủ hôn ở lại, viết tờ sớ tâu lên vua về diễn tiến của lễ Nạp thái và Nạp trưng vừa qua, xong giao cho một viên quan dưới quyền đem tờ sớ cùng lễ vật do nhà trai đem đến vào cửa Hưng Khánh [13]của Tử Cấm thành để đệ nạp lên vua.

Đến ngày làm lễ Điện nhạn và Thân nghinh, quan Chiếu liệu, sau khi kiểm sóat lễ vật đầy đủ, cho lệnh đòan nhà trai tiến đến Tôn Nhơn Phủ, chờ đến giờ Thân (3-5 giờ chiều) thì xin vào nạp lễ. Lễ vật lần này có nữ trang, một hộp kim và chỉ ngũ sắc, 100 đồng tiền cổ, hai con ngỗng và các thứ khác. Phò mã vào lạy 5 lạy, xong nhà trai kéo đến túc trực trước chỗ cư ngụ của công chúa để chờ giờ rước dâu. Ở đó, tấp nập người ta, nào các quan và các mạng phụ, mạng quan, khăn áo chỉnh tề chờ đưa dâu, nào các nữ quan và thị nữ, nào lính hầu sẵn sàng với võng, lọng, kiệu, và dụng cụ khiên gánh tư trang v.v. Đúng giờ, Công chúa được phò ra, đưa lên kiệu. Phò mã cỡi ngựa đi trước dẫn đường, kế đến là quan Chủ hôn, rồi đến kiệu của Công chúa, sau đó là đòan đưa dâu. Tới phủ đệ mới của Công chúa, Phò mã xuống ngựa, chực sẵn ở cổng, chờ kiệu dừng, liền đến vén rèm để Công chúa bước xuống. Lần đầu tiên hai bên chào nhau, xong Phò mã đưa Công chúa vào nhà, buông rèm.

Trong khi nhà ngòai hai họ dự tiệc do nhà trai khỏan đãi thì nhà trong Phò mã và Công chúa làm lễ Hiệp cẩn [14] do Bộ Lễ hướng dẫn. Ngày hôm sau, 22/11, Công chúa làm lễ ra mắt cha mẹ chồng. Ngày 23/11, Công chúa làm lễ trình điện trước bàn thờ gia tiên nhà chồng. Ngày 26/11, cả hai vợ chồng mới cưới vào Tử Cấm thành lạy chào tạ ơn vua và các bà Thái hậu. Cũng hôm đó, họ đi cảm ơn quan Chủ hôn.

Đến đây thì hôn lễ của Công chúa Châu Hòan mới thực sự chấm dứt để trở lại đời sống bình thường.



Chuyện Công chúa và Phò mã

Mặc dầu lệ định rằng hễ công chúa được 16 tuổi là phải tiến hành việc kén phò mã, nhưng không phải bao giờ cái mốc 16 cũng được tôn trọng. Lý do là có những biến cố bất ngờ xảy ra làm trì hõan . Năm 1847. vua Thiệu Trị băng hà, sau non 7 năm trị vì. Đại tang kéo dài trong 3 năm phải tuyệt đối tuân thủ. Vì vậy, đến khi mãn tang vào năm 1851 thì tính ra có đến 30 công chúa con của các vua Minh Mạng và Thiệu Trị, nghĩa là hai thế hệ, ở trong tuổi lấy chồng, mà vua Tự Đức phải chu tòan. Bấy giờ xảy ra hiện tượng cầu lớn hơn cung, làm cho hai chữ hạ giá từ một nghĩa trang nghiêm ban đầu, giờ lại mang một ý nghĩa khác, rất thông tục, là “hạ giá”. Không kiếm đâu ra cho đủ số con trai chưa vợ, của các công thần từ nhị phẩm trở lên, để kén phò mã, triều đình quyết định chấp nhận ứng viên trong hàng quan lại văn võ từ tam phẩm. Theo sự ghi nhận của Sogny qua lời kể của những người hiểu biết thời đó, thi cứ một công chúa, người ta lựa lấy năm ba ứng viên có tuổi phù hợp theo can chi, viết tên, bỏ vào ống và bốc thăm, trúng tên ai thì người đó được kén làm Phò mã!

...

Công chúa và Phò mã trong đám cưới 1907


Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), vua định rằng khi đi lấy chồng, các trưởng công chúa con của hòang hậu được trợ cấp 50,000 quan, còn các trưởng công chúa con của các phi tần được ấp 30,000 quan.. Qua năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua định lại rằng chỉ có trưởng công chúa là con gái đầu của hòang hậu mới được cấp 50,000 quan, còn các trưởng công chúa khác, cũng con của hòang hậu, thì được 40,000 quan. Đối với các công chúa do các phi tần sinh ra, thì người con gái đầu được cấp 30,000, còn các người khác chỉ được 20,000 mà thôi.

Như ta đã biết, chồng của công chúa được phong làm Phò Mã Đô úy. Đó là một vinh hàm, được hưởng trợ cấp nhưng không có thực quyền. Phò mã được cấp 50 lính hầu đặt dưới sự chỉ huy của một Đội trưởng, nhưng có lẽ cái đặc quyền này chỉ có từ đời Tự Đức trở về trước mà thôi. Làm Phò mã như thế thì cũng có vẻ danh giá thật, nhưng trong xã hội đa thê thời trước, Phò mã rất thiệt thòi, ấy là không được lấy vợ lẽ, ngọai trừ trường hợp bà chúa không con! Người ta không nói tới chỗ ở của Phó mã, người ta chỉ nói tới “phủ của Bà Chúa”. Các con của bà chúa đều được gọi là mệ, cũng giống như bên các ông hòang vậy. Ra ngòai xã hội, người ta không nói mệ là con của ông phò mã nào, nhưng nói “mệ X. là con Bà Chúa Y” Quả thật phò mã chỉ là một bóng mờ bên cạnh một bà vợ cành vàng lá ngọc. Điều này còn biểu hiện rõ rệt hơn khi trong cung đình có yến tiệc hay lễ hội gì đó thì bà chúa được mời còn phò mã thì không.

Nói thế, không phải phò mã nào cũng chỉ là cái bóng của bà công chúa. Có những phò mã có tài, ra làm quan, văn hoặc võ, lập công trạng lớn, làm quan to. Tiếng tăm trong lịch sử, có thể kể Chưởng Hậu quân Hòai Quốc Công Võ Tánh, em rể vua Gia Long,tử tiết ở thành Bình Định năm 1801, và Phò mã Nguyễn Lâm, con trai của Nguyễn Tri Phương,tử trận khi thành Hà Nội thất thủ vào tay Francis Garnier năm 1873. Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân,nhân vật quan trọng của chính trường Miền Nam thời Đệ I Cọng Hòa (1956-1963) là cháu ngọai của một bà công chúa. Đó là Công chúa Như Phiên, con vua Đồng Khánh (1885-1889) vợ của Học Bộ Thượng thư Thân Trọng Huề. Họ Thân là một trong những thế gia vọng tộc của Huế, và vì vậy, không phải chỉ có một Phò mã vừa nói.



VÕ HƯƠNG-AN

12/05


Tài liệu tham khảo:

-NỘI CÁC, Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự lệ, bản dịch của Viện Sử Học, nxb Thuận Hóa, Tập IV, 2004. Gọi tắt Hội điển.

-ĐÒAN KHÓACH, Công chúa hạ giá, niên san Tiếng Sông Hương, Dallas, 1993.

-L. SOGNY, Cérémonial d’autrefois pour le mariage des princesses d’ Annam, B.A.V.H., No3, 7-9/1934


[1] Dưới thời các vua Nhà Nguyễn (1802-1945) công nữ là từ dùng để gọi con gái của c ác hòang tử.

[2] L. SOGNY, Cérémonial d’autrefois pour le mariage des princesses d’ Annam, B.A.V.H., No3, 7-9/1934, tr. 152

[3] Anh em chú bác của vua.

[4] Cơ quan trông coi mọi kho tàng của vua.

[5] Ví dụ; trong đám cưới con gái út của vua Minh Mạng dưới đời Tự Đức, phò mã được cấp 6,000 quan tiền, trong đó 2,000 quan để sắm phủ đệ, 2,000 quan để sắm lễ vật đi cưới, và 2,000 quan để sắm tư trang. Songy lại dẫn một trường họp khác, phò mã được cấp 3,000 quan để xây phủ đệ và 30,000 quan để sắm các thứ khác, chẳng hạn áo quần, nữ trang, vật dụng trong nhà v.v.

[6] Có lẽ vì vậy, các dịch giả của Viện Sử Học khi dịch tới phần Công chúa lấy chồng đã phải chú thích rằng “Việc qui định 6 lễ của lễ cưới, có nhiều chỗ ghi khác nhau. . . “ (Hội điển, tr. 250

[7] ĐNĐL, Tập IV, tr. 251

[8] Cơ quan quản lý những người thuộc Hòang tộc.

[9] Châu Hòan là tên lúc còn con gái; sau dược phong là Công chúa Tân Phong. Người Huế thời đó đều gọi là Bà Chúa Tám (vì là con thứ 8), có phủ đệ ở Kim Long. Sòng bài Bà Chúa Tám là một casino lón và hợp pháp ở Huế lúc bấy giờ.

[10] Nói “vua chấp thuận” là nói cho đúng bài bản. Sự thực là Hội đồng Phụ chính, vì lúc bấy giờ vua Thành Thái (1889-1907) đẽ bị ép thóai vị, và con là vua Duy Tân vừa lên ngôi, mới 8 tuổi, chưa đủ hiểu biết để quyết định.

[11] Điện Long Ân nằm trong An lăng, là lăng của vua Dục Đức. Trước kia, lễ kính cáo tổ tiên về việc gả chồng cho công chúa và việc công chúa làm lễ bái biệt tổ tiên để đi lấy chồng đều diễn ra tại các miếu. Năm Minh Mạng thứ 14 (1834), vua cho rằng tôn miếu là chỗ tôn nghiêm, không nên đem những việc tầm thường như thế ra làm ở đó.

[12] Lạy vua 5 lạy để thi hành nhiệm vụ đã giao. Trong trường hợp không có mặt vua, thì các quan hướng về cái sập để giữa điện Cần Chánh, lạy 5 lạy. Trong trường hợp này gọi là bái vọng.

[13] Cửa phía đông của Tử Cấm thành.

[14] Vợ chồng giao bái và cùng uống rượu, ăn món ăn chung.
__________________
Back to top
« Last Edit: 07. Mar 2010 , 19:17 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #5 - 08. Mar 2010 , 15:34
 
Chuyện Huế mình


Tặng các bạn Huế và những người yêu Huế

Trần Thị Lai Hồng

Chuyện Huế mình nói hoài không hết

Chuyện Huế mình viết mãi tới Tết cũng chưa xong !


(ca dao mới)



Chuyện Huế mình, biết kể chi đây. Bởi đã có vô số người nói và viết về Huế, từ nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, kinh tế, xã hội …

Một số bà con bạn bè sau khi đọc Miếng Ngon Quê Hương *, có thắc mắc là tôi chẳng nhắc chi đến miếng ngon Huế, mặc dầu bài viết đó có ghi rằng miếng ngon quê hương nằm trong trái tim trong máu thịt mình, bởi dẫu không trồng tỉa được, không tìm đúng gốc Việt – hay gốc Huế – thì gốc nào lại chẳng có cội nguồn từ lòng đất , quê hương của con người, riêng chi Đất Mẹ !

Tuy nhiên, cũng để chiều lòng, tôi thể tình nhắc đến mấy miếng ngon Huế mình, kể từ thuở bắt đầu biết nếm vị đời.


Thời nhỏ dại, những miếng ngon Huế đơn giản một cục đường cắn từ xe đường đen nhỏ còn dính chút cọng rơm khô, một mảnh tam giác chia từ miếng bánh tráng kẹo đậu phụng rang, một viên kẹo gừng, một miếng kẹo cau, một nắm trái sim, một bụm trái muồng … Những miếng ngon đơn sơ đậm ký ức, bởi nhiều miếng đi liền với thế sự, lịch sử, văn học.

- Bao giờ gừng ngọt đường cay
Voi đi trên giấy thầy tăng trở về …

Kẹo gừng thì gừng ngọt mà đường cay. Voi đi trên giấy bạc Đông Dương thời còn thằng Tây, là thầy tăng nói lái. Kinh tế tiêu thụ từ trự xu trự giác đổi qua bạc giấy. Dấu vết một thời thuộc địa. Còn kẹo cau thì

- Thương nhau cau sáu bổ ba

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười !


Thời chúng mình lớn lên, mấy mệ mấy o con cấy dzà quê còn ăn trầu, còn nhuộm răng đen, có những nụ cười đỏ môi đỏ mép phô hàm răng hạt huyền nhưng nhức. Trong khi đó, trái sim làm những hàm răng trắng chúng mình tím rịm.

- Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng đọi nước đi tìm người thương

Nửa trái sim. Nửa trái tim. Vào tuổi chớm dậy thì vừa biết mơ mộng, trái tim thỉnh thoảng cũng hẫng một nhịp, và cô nào cũng thích màu tím. Màu này một thời là màu đồng phục nữ sinh Đồng Khánh. Từ ngày có bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, thì hầu như màu tím càng khắng khít thêm với những tóc thề xứ Huế. Tím như Tà Ao Tím của Hoàng Nguyên một chiều lang thang trên dòng Hương giang, tím như những đồi hoa Sim tím cả chiều hoang biền biệt.


Trở lại miếng ngon Huế mình, nhất là với chúng mình, thì phải nhắc đến Ngày Xưa Hoàng Thị, ôm nghiêng tập vở học trò, tiểu học trung học, hầu hết đều vào Đồng Khánh. Có bạn nhà gần, nhiều bạn nhà xa.
Xa hay gần, buổi sáng đợi trước cổng trường, thế nào cũng bu quanh mấy mệ mấy chị bán hàng vặt. Cũng không nhiều. Chỉ mấy cảu ** hột phượng luộc, đậu phụng rang hay luộc, hột sót hột giẻ rang, hột xoay, me rốp … Chừng đó cũng đủ quyến rũ lũ con gái mê ăn vặt.



Tôi cũng như một số bạn ở xa trường, trưa ở lại. Năm nào nhà dư dã, được ăn cơm trưa nhà trường. Giờ ra chơi buổi sáng nhiều bạn xót ruột lần mò xuống nhà bếp. Phải quen lắm thương lắm và nịnh khéo lắm mới xin đươc một dúm cơm cháy dòn rụm. Chia nhau mỗi đứa chỉ vừa một lủm, mà sướng khoái thì khôn cùng.

Thường chúng tôi đem cơm theo. Cơm bới trong mo cau non. Đó là miếng ngon quê hương đứng hàng nhất tôi đã kể trước đây, và nghĩ rằng vì giản tiện mà ngon, nên đã được phổ biến khắp hang cùng ngõ hẹp từ Bắc chí Nam.

Cơm với cá như Mạ với con. Huế như rứa.

Cơm bới ăn với cá kho khô nhiều tiêu ớt. Cá loại nhỏ như cá cơm cá cấn cá mại, cá bống cát bống mủ bống thệ, hoặc cá hẻn cắt khúc. Vài lát cơm bới, vái con cá nhỏ, kèm thêm trái khế trái dưa leo hay cà chua xanh. Vậy là đủ. Giản tiện nhất là cơm bới với muối mè, hoặc cơm bới quẹt mắm ruốc có rắc tí ớt bột, hay cơm bới với muối sả kho ruốc. Sang hơn, thì cơm bới kèm tôm thịt rim, hay chỉ thịt rim mà Huế gọi là thịt kho tàu.
Lâu lâu rủng rẻng tí tiền còm, vài bạn rủ nhau ra nhà mụ Cai trước cổng ăn hàng. Thường thì có khoai sắn. Không hẳn được khoai Văn Xá ruột vàng nở bung thơm lựng hay khoai Chí Long to vồn tốt cổ, nhưng bọn con gái cũng vắt chân chữ ngũ đánh vài củ cho vui miệng. May gặp lúc có bánh bèo bánh bột lọc, nhưng thừơng khi nào cũng có chè đậu xanh đậu ván bánh tráng chè kê.

Còn thì giờ, chúng mình kéo nhau ra công viên trước cổng trường, bên bờ sông Hương, nơi có con suối nhỏ nước trong suốt thấy lòng cát trắng lăn lóc vài viên cuội, và bầy cá mặt trăng tung tăng xuôi ngược. Cạnh suối, mấy chú tiều bày bán kẹo kéo, yếng thoòng. Tôi rất thích món yếng thoòng với những sợi tơ đường quyện đậu màu cốm non thơm phưng phức, bỏ vào miệng là tan biến.



Buổi tối về nhà, quây quần quanh mâm cơm gia đình. Vẫn cơm với cá. Theo mùa, có cá ong cá kình cá dầy cá giếc cá hanh cá đối cá thu cá ngừ … kho nước, mỡ vàng óng ớt đỏ long lanh trên mặt. Cá kho nước ăn với dưa giá dưa nưa làng Phù Lễ, dưa kiệu làng Kệ Liệu, dưa môn làng Đại Lược, dưa cải dưa chuối dưa măng … Kho khô thì cá đối loại nhỏ, cá nục cá bống cá trê … Thỉnh thoảng cũng có thịt, và thường là thịt heo luộc cắt mỏng ăn kèm mắm. Mắm tôm chua gốc Gò Công, theo chân bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức ra Huế. Ngoài ra có mắm nêm mắm cá thu mắm thính cá chuồn cá nục, mắm mòi … Mắm mòi đòi rau mưng, nhưng nói chung ăn mắm phải kèm rau sống đủ loại ngoài vườn, thêm khế, chuối chát, vả.

Mâm cơm Huế nhà nào cũng có rau. Rau sống như vừa kể, hoặc rau luộc, hoặc canh rau. Rau trai rau rìu rau éo, nhưng thường là rau má rau muống, nhất là rau khoai lang.

- Nhà giàu bổ cơm bổ cá
Nhà khó bổ rau má rau khoai

Rau luộc chấm tương chùa Thiên Mụ, chấm mắm nêm, nước cá, và đặc biệt là chấm nước tôm kho đánh. Không cần tả, các bà các cô mấy o mấy mệ, và cả mấy ôôn nữa, đều rành rẽ món nước tôm kho đánh này.

Ngoài món rau luộc, còn món canh. Thường vẫn là canh rau, đặc biệt là canh rau tập tàng. Rau sau vườn, mùa nào cũng có, không nhiều thì ít. Vườn nhà chúng tôi ở Hoa Bang có nhiều rau, nên luôn luôn có nhiều món rau trong các bữa ăn. Huế có câu hò về rau bát bát

- Giây bát bát leo quanh hòn Núi Chén
Con ve-ve đậu trên đỉnh Ngự Bình

Em muốn vô làm dâu thảo cho phụ mẫu mình

Trước coi gia cang bề thế, sau nấu đôi bình nước khuya


Cây leo bát bát vườn chúng tôi được bám quanh hàng rào. Mồng tơi leo dựa chói *** tre. Loại bò có rau khoai rau má – má Huế mình thứ thiệt - và các rau khác có bồ ngót, giền, đay, muống, sam, sâm … Canh rau tập tàng – thập toàn, mười loại – gồm nhiều loại, có chi hái nấy. Ngắt thêm vài lá lốt non, vài lá ngò gai cho thêm hương. Thích vị chua thì thêm vài lá me đất. Mùa hè vùng này nhiều mưa, lùm tre sau vườn lên măng. Chịu khó đào, đem luộc kỹ, cắt mỏng, thêm vào nồi canh. Giàn mướp hương mướp ngọt cũng được dùng.

- Chiều chiều gọt mướp nấu canh

Thấy anh qua lại thêm hành cho thơm
hay là

- Xanh xanh giây mướp leo rào

Người dưng mới gặp biết chào làm sao ?

Dễ quá ! Mời chị mời anh thời chén canh rau tập tàng, ăn vô mát cả can tràng ruột gan. Thêm trái cà ứ hự cho dòn răng dòn miệng. Toàn cây nhà lá vườn thôi.

* * *



Tôi không thích nấu nướng. Đã không thích, lại còn vụng, không biết nêm nếm. Nhưng có lẽ chủ quan và cũng khó tính, những món Huế đối với tôi phải đúng là Huế, nhất là món có dính chặt tên Huế : bún bò Huế. Với tôi, bún bò Huế phải đúng Huế : đậm vị ruốc, thơm nức mùi sả, cay nồng vị ớt, chỉ dùng bò bắp có gân và chân giò heo. Rau ăn kèm chỉ có hành tây cắt mỏng, răm, hành lá và ngò thái nhuyễn. Thêm ngò gai nếu muốn, nhưng không giá sống, không giá trần, không rau chuối, không rau mùi. Dù bất tri kỳ vị, nhưng tôi cho rằng bún bò Huế như vậy mới chính cống Huế. Không thêm huyết heo, bò vò viên hay chả lụa.


Nhưng phải thú thật, sinh trưởng ở Huế mà chúng tôi không mấy thích món bún bò Huế.

Miếng ngon Huế mà cả hai chúng tôi cùng thích nhất và cho là Huế nhất, là Cơm Hến. Đọc đâu đó có câu đố

- Món chi thuộc loại cơm nghèo
Cơm thì cơm nguội lại nhiều ruốc rau
Có vui thì mới gọi nhau
Cớ chi sì sụp giọt sầu chứa chan !

Đúng là cơm nghèo. Toàn dùng các thứ dư thừa hoặc có sẵn trong nhà, sau vườn. Chỉ cần ra ngoài rào *** cào một mớ hến đen nhỏ, là có ăn. Khá giả thì ra chợ mua hến Cồn bên kia Vỹ Dạ.

Hến chà sạch, bắc nước sôi luộc. Hến há miệng bày con thịt bên trong, chịu khó xóc nhặt là được một mớ. Nước hến đùng đục, nêm tí muối và củ gừng đập dập, để nong nóng sẽ chan vào đọi.
Cơm Hến sửa soạn kỹ cũng cầu kỳ. Ngoài cơm nấu rồi để nguội, hến xào, nuớc hến, phải có mè rang vàng giã dập, đậu phụng rang giã hơi dập rồi phi dầu hay mỡ, da heo rang dòn bóp nhỏ, tóp mỡ rán dòn - hai món này nên loại bỏ vì nhiều dầu mỡ béo quá - bánh tráng Sịa dày nướng vàng bóp vụn, ớt bột phi tỏi dầu, ruốc sống hoặc ruốc kho tỏi phi dầu, gừng xắt mỏng thái sợi, tỏi thái nhỏ. Đó là các thứ làm dậy mùi vị Cơm Hến.

Các thứ rau rửa sạch cắt nhuyễn. Cần nhất là rau răm, kế đó là rau thơm, kinh giới, ngò, ngò gai, quế, tía tô, lá hẹ … Có người không ăn được rau diếp cá thì nên để riêng một dĩa đã cắt nhuyễn. Khế chua cắt nhỏ. Không có khế dùng táo xanh. Bắp chuối hoặc nõn cây chuối con thái mỏng. Không có bắp chuối hoặc nõn chuối thì dùng bắp cải tím và bắp cải trắng. Thêm bạc hà thái nhuyễn nếu muốn, nhưng có khi bạc hà làm lưỡi lăn tăn ngứa.

Vườn nhà chúng tôi có trồng khoai lang, loại vỏ trắng ruột tím hồng rất ngọt. Đào vài củ đem luộc, cắt cỡ đầu đũa bày thêm.

Đọi Cơm Hến nhà quê dùng loại đất nung thô. Cơm vừa nguội xới bày phía dưới, thêm vài đũa khoai luộc, bên trên bày các loại rau mỗi màu một góc, làm nền cho vài muỗng hến xào, tí mè, tí tỏi, tí gừng, vài hạt đậu, dúm bánh tráng vụn, chút ớt phi … Sau cùng là nước hến rưới ngập, và nêm ruốc đã xào ớt tỏi hoặc ruốc sống. Cơm Hến không làm riêng rẽ từng đọi này đọi nọ, mà ăn vơi tới đâu châm thêm tới đó: thêm chút nác rồi thêm chút nác, tuỳ khẩu vị. Muốn cay, cắn thêm ớt tươi, ớt chìa vôi hay ớt hiểm, vừa sì sụp vừa rớt nước mắt vắt nước mũi.

Trên dĩa rau hay rá rau cắt nhuyễn bày bàn, tôi hay bày thêm một chùm hoa Mai Huế hay Mai Tứ Quý vàng tươi, hoặc dăm bông yên chi – tức là bông phấn – màu tím đỏ, nổi bật trên nền rau xanh. Có bạn đề nghị bày vài cánh hoa Hồng hay Tường vi, và nhiều người lại dùng hoa Vạn thọ. Tôi cho rằng hoa Mai là loại rất thân thương của Huế, và hoa yên chi là đê’ nhớ đến ngày trước mấy mệ trong nội dùng hạt hoa này làm phấn nụ. Yên chi là tên chữ của bông phấn, nhắc đến Tuý Hồng, nhà văn của Huế với tác phẩm Mưa Thầm Trên Bông Phấn.

Đọi Cơm Hến, miếng ngon Huế mình, với tôi, là linh hồn của Huế. Hạt cơm, con hến, những cọng rau, đoá Mai vàng, bông yên chi, các thứ gia vị, nước dùng … tất cả hài hoà như một câu chuyện – chuyện Huế mình – viết bằng những nét chữ của Đất, của Trời, và của Người.

* Trần thị LaiHồng, Miếng Ngon Quê Hương, Văn Học số 211 tháng 10, 2003, và mạng lưới Gió-O, cùng thời điểm

** Cảu, tiếng Việt cổ, có nghĩa là cái rổ nhỏ

*** chói, tiếng Việt cổ, có nghĩa là cành cây nhỏ

nguồn: khoahoc.net
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #6 - 08. Mar 2010 , 20:50
 
Ban chieu Co da vao D/D LVD , dinh xong chuyen o Nha Ma Van thi qua day , ma roi phai lo cho Thay , nen bay gio moi ghe day dươc. Co that ngac nhien la muc nay moi mo ma da thay nhieu tai lieu quy hoa qua !
Co thanh that cam on hai em Dang My va Ngoc Doa da cho Co song lai voi Hue. Nho co nhung tai lieu nay ma Co biet dươc them nhieu dieu moi me ve Hue.
Tran Thi Lai Hong la ban cua Co , doc  bai nay chi muon co ngay mot bat com hen ma nham nhi thi khoai biet la bao ! An com hen va an bun bo Hue thi phai vua an vua " khoc " moi ngon , ai khong biet an cay thi dung nen an hai mon nay ma khong chiu bo ot vao.
Thoi , bay gio Co chao hai em Co di ngu nhe.
Có em nao co the mang dươc bai " Hẹn Một Ngày Về " cua Giao Su Lê Hữu Mục vao day khong? Neu dươc thi Co cam on lam lam !
Co chuc cac em ngu ngon va nhieu mong dep !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #7 - 08. Mar 2010 , 21:50
 
ngo_thi_van wrote on 08. Mar 2010 , 20:50:
Ban chieu Co da vao D/D LVD , dinh xong chuyen o Nha Ma Van thi qua day , ma roi phai lo cho Thay , nen bay gio moi ghe day dươc. Co that ngac nhien la muc nay moi mo ma da thay nhieu tai lieu quy hoa qua !
Co thanh that cam on hai em Dang My va Ngoc Doa da cho Co song lai voi Hue. Nho co nhung tai lieu nay ma Co biet dươc them nhieu dieu moi me ve Hue.
Tran Thi Lai Hong la ban cua Co , doc  bai nay chi muon co ngay mot bat com hen ma nham nhi thi khoai biet la bao ! An com hen va an bun bo Hue thi phai vua an vua " khoc " moi ngon , ai khong biet an cay thi dung nen an hai mon nay ma khong chiu bo ot vao.
Thoi , bay gio Co chao hai em Co di ngu nhe.
Có em nao co the mang dươc bai " Hẹn Một Ngày Về " cua Giao Su Lê Hữu Mục vao day khong? Neu dươc thi Co cam on lam lam !
Co chuc cac em ngu ngon va nhieu mong dep !
Co Van   


Kính thưa Cô Vân,

Em tìm được lời, mang vào trước rồi sẽ thêm nhạc sau.
Máy Cô đã nghe được nhạc chưa ạ?


Hẹn Một Ngày Về


sáng tác: Lê Hữu Mục

Về đây trong hoa lá, hỡi cánh chim giang hồ .
Về đây trong hương sắc,thắm tươi ,say mơ .
Huế lờ lững dòng Hương,năm tháng còn vương lời ai mong chờ .
Huế trong tiếng dịu êm,cô lái bên sông ,còn vang lời thơ .
Tình xưa không vỡ bao giờ .
Mùa xưa còn thơm ngàn gió .
Chiều hè về trong sương khói mong manh .
Chờ người về trong hương thu trong xanh .

Về đây trong hoa lá ,hỡi cánh chim giang hồ .
Về đây trong hương sắc,thắm tươi say mơ
Huế lò lững dòng Hương,năm tháng còn vương lời ai mong chờ .
Huế trong tiếng dịu êm,cô lái bên sông,còn vang lời thơ .
Mùa hưong hẹn đến khi về .
Lòng xanh còn in trời Huế .
Trầm trầm thuyền đem thuơng nhớ qua sông .
Chập trùng trời mây bay trong mênh mông .

Từ đây xa sông bến,Thuyền lướt theo trăng ngà .
Trời đầy sương lạnh lẽo,có ai bơ vơ .
Gỡ tay vướng mà đi ,sông nước biệt ly,nguời xa kinh kỳ .
Giữa sương gió ngàn khơi,
Đăm đắm trông ai,cầu mong ngày vui .


(1) nhiều ca-sĩ đã đổi chữ Giờ thành "Gỡ" cho hợp với nốt-nhạc. Trong bản chính cuả nhà xuất-bản Tinh Hoa, in là "Giờ".
Back to top
« Last Edit: 08. Mar 2010 , 21:55 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #8 - 09. Mar 2010 , 09:40
 
Dang My oi ,
Cam on em rat nhieu , moi hoi la em co ngay , tai that ! May Co khi nghe dươc khi khong chang hieu vi sao. De roi Co tro lai Ma Van Gia Trang mo lai bai nhac em goi xem thu co nghe dươc hay khong.
Bai Hen Mot Ngay Ve nay , Co nho la " Giở tay vướng ma di " Chu khong phai " Gỡ tay vướng..." dau.
Co co the hoi Thay Muc cung dươc , vi Ong Muc la thay day Viet Van cua Co. O trong muc Tim Hieu Ve Hue , Co thay co bac si Nguyen Hy Vong cung la giao su cua Co day.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #9 - 09. Mar 2010 , 18:13
 
Cac em oi ,
Nhan noi den tieng Hue, khong hieu cac em co nghe den chu " ẤY " cua ngươi Hue khong. Chu nay co nhieu nghia lam va cung vua la dong tu , tinh tu , dai danh tu...
Co ke cho cac em nghe Cu THúc Dạ [ chu soai cua Hương Binh Thi Xã  ] khi den choi nha Ong Ngoai cua Co , Cu gò cua roi goi nhu the nay :
" Ấy ơi ! " [ Chu " ấy " nay muon chi ai cung dươc tuc la goi trong khong ]   
Vi du gap mot ngươi dep lam dieu , ngươi Hue co the phe binh : " Cô nớ ấy qua hí ? " ngươi nghe co the hieu ngay.
Con trương hop chinh Co da dung.
Co mot hom Co gap ngươi ban Khong Quan cua Thay va cung la ban cua Co , nhan nhac den mot cap vo chong ngươi ban , ong ta hoi :
" Nghe noi hai ngươi do ly di nhau roi ? "
Co tra loi : " Hai ngươi do ấy nhau nhung ấy lai roi " Ai nghe cung tuc cươi nhung ong ban nay hieu lien , cac em co hieu gi khong?
Co Van 






Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #10 - 09. Mar 2010 , 18:34
 
ngo_thi_van wrote on 09. Mar 2010 , 18:13:
Cac em oi ,
Nhan noi den tieng Hue, khong hieu cac em co nghe den chu " ẤY " cua ngươi Hue khong. Chu nay co nhieu nghia lam va cung vua la dong tu , tinh tu , dai danh tu...
Co ke cho cac em nghe Cu THúc Dạ [ chu soai cua Hương Binh Thi Xã  ] khi den choi nha Ong Ngoai cua Co , Cu gò cua roi goi nhu the nay :
" Ấy ơi ! " [ Chu " ấy " nay muon chi ai cung dươc tuc la goi trong khong ]   
Vi du gap mot ngươi dep lam dieu , ngươi Hue co the phe binh : " Cô nớ ấy qua hí ? " ngươi nghe co the hieu ngay.
Con trương hop chinh Co da dung.
Co mot hom Co gap ngươi ban Khong Quan cua Thay va cung la ban cua Co , nhan nhac den mot cap vo chong ngươi ban , ong ta hoi :
" Nghe noi hai ngươi do ly di nhau roi ? "
Co tra loi : " Hai ngươi do ấy nhau nhung ấy lai roi " Ai nghe cung tuc cươi nhung ong ban nay hieu lien , cac em co hieu gi khong?
Co Van 



Kính thưa Cô Vân,

Chữ "ấy" này là người miền bắc dùng y vậy cô ạ. Ở nhà em đến con Tú cũng nói như vậy Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #11 - 09. Mar 2010 , 18:34
 
ngo_thi_van wrote on 09. Mar 2010 , 18:13:
Cac em oi ,
Nhan noi den tieng Hue, khong hieu cac em co nghe den chu " ẤY " cua ngươi Hue khong. Chu nay co nhieu nghia lam va cung vua la dong tu , tinh tu , dai danh tu...
Co ke cho cac em nghe Cu THúc Dạ [ chu soai cua Hương Binh Thi Xã  ] khi den choi nha Ong Ngoai cua Co , Cu gò cua roi goi nhu the nay :
" Ấy ơi ! " [ Chu " ấy " nay muon chi ai cung dươc tuc la goi trong khong ]   
Vi du gap mot ngươi dep lam dieu , ngươi Hue co the phe binh : " Cô nớ ấy qua hí ? " ngươi nghe co the hieu ngay.
Con trương hop chinh Co da dung.
Co mot hom Co gap ngươi ban Khong Quan cua Thay va cung la ban cua Co , nhan nhac den mot cap vo chong ngươi ban , ong ta hoi :
" Nghe noi hai ngươi do ly di nhau roi ? "
Co tra loi : " Hai ngươi do ấy nhau nhung ấy lai roi " Ai nghe cung tuc cươi nhung ong ban nay hieu lien , cac em co hieu gi khong?
Co Van 

cam on co Van da cho em cuoi be bung voi tieng
" ay " qua nhieu nghia phong phu qua...

than kinh,
em Tv





Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #12 - 09. Mar 2010 , 18:38
 
ngo_thi_van wrote on 09. Mar 2010 , 09:40:
Dang My oi ,
Cam on em rat nhieu , moi hoi la em co ngay , tai that ! May Co khi nghe dươc khi khong chang hieu vi sao. De roi Co tro lai Ma Van Gia Trang mo lai bai nhac em goi xem thu co nghe dươc hay khong.
Bai Hen Mot Ngay Ve nay , Co nho la " Giở tay vướng ma di " Chu khong phai " Gỡ tay vướng..." dau.
Co co the hoi Thay Muc cung dươc , vi Ong Muc la thay day Viet Van cua Co. O trong muc Tim Hieu Ve Hue , Co thay co bac si Nguyen Hy Vong cung la giao su cua Co day.
Co Van


Kính thưa Cô,

Đêm qua em tìm thấy Quỳnh Giao hát, đã load rồi nhưng nặng gấp 4 bài thường, nên đưa lên nó khg chạy ngay được như các bài khác ạ.
Em seổi ra dạng nhẹ hơn xem saọ  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #13 - 10. Mar 2010 , 09:21
 
Dang My oi ,
Co khong biet ngươi Bac cung dung chu " ẤY " day , Thay khong biet dung chu nay.
Bai Hen Mot Ngay Ve giong nam hat se hay hon , khong hieu em co quen voi bac si Ha Thuc Nhu Hy khong? Ong nay hat bai nay hay lam.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #14 - 10. Mar 2010 , 11:34
 
ngo_thi_van wrote on 10. Mar 2010 , 09:21:
Dang My oi ,
Co khong biet ngươi Bac cung dung chu " ẤY " day , Thay khong biet dung chu nay.


Kinh thưa Cô,

Chắc Thày cố ý  nhường cho Cô dùng đấy ạ  Wink
Như sáng nay, trước khi đi học, con bé Tú bảo:

"Mẹ quên chưa ấy vísa rồi, con ấy vé online không được"  Smiley


Quote:
Bai Hen Mot Ngay Ve giong nam hat se hay hon , khong hieu em co quen voi bac si Ha Thuc Nhu Hy khong? Ong nay hat bai nay hay lam.
Co Van


Em không quen bác sĩ Hà Thúc Như Hỷ ạ, chỉ xem video (của ông Viên Linh gửi) thấy ông ấy gõ vào ly  cho nhà thơ Cao Tiêu hát cô đầu, thú vị lắm cô a. Trông cụ Cao Tiêu rất nghệ sĩ, hay tuyệt !!!. Cô có quen xin ông ấy gửi cho, rồi em mang lên cho cả nhà nghẹ ạ.  Smiley
Back to top
« Last Edit: 10. Mar 2010 , 11:50 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #15 - 10. Mar 2010 , 19:43
 
Em Dang My oi ,
Em ke chuyen Be Tu ma Co cươi qua ! Dung la chu
" ẤY" dung dươc nhieu nghia nhi !.
Hỏi Bé Tú cò còn " ấy " Bà Vân không?
Em co biet vo cua Thi Si Cao Tieu vua moi qua doi khong?
May lau nay Co khong lien lac voi Ong Ha Thuc Nhu Hy , nen khong biet o dau de xin bai nua !
Neu Co xin dươc se bao cho em biet.
Co Van
NCo Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #16 - 11. Mar 2010 , 13:59
 
trường ca cho Huế mùa xuân

Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh)



1.
Hãy tưởng tương mỗi lần nói đến huế
những người mẹ Việt Nam áo lam
ăn chay trường trai
đi lễ chùa 15 hay mồng 1
và gặp nhau chắp cánh bay xa
nói điều "Mô Phật"

Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến huế
những lòng nữ sinh đồng khánh
đi xe đạp đến trường
áo trắng, cặp da đen
dấu trong sách bức thư tình vừa mới nhận
mang vào lớp học
chuyền trong tay quà mọn ăn khi cô giáo giảng bài
cười khúc khích nghe bình thơ hồ xuân hương đỏ mặt

Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến huế
về chiếc nón bài thơ
như thanh gươm người nữ trinh chống đỡ như thành trì
che nửa vành môi, nửa con mắt, nửa nụ cười, nửa tâm hồn, nửa cuộc đời thực tại, vào cơn mộng mị thiên thần
ôi chiếc nón bài thơ chăn giữ khu vườn của nàng những vùng bí mật, kỳ diệu thay cho kẻ thám du cuộc đời tìm vào đất hứa những hân hoan chất ngất không cùng mới lạ trong lòng nàng

Hãy tưởng tương mỗi lần nói đến huế
về một mùa rực rỡ, những hồ sen
những hồ sen đẹp ngụy lắm
hoa chi mà nở trắng hồng tím cả mặt hồ
những đỏ phượng, trắng áo, xanh mây trời, vàng con nắng hạ, đen nhung cỏ biếc hoa viên và não nùng cũng đen mầu tóc con gái
amen

Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến huế
về những căn nhà ma
ngỏ vào hai bên là hai hàng cây kiểng
tường những rêu phong
đẹp như tranh tĩnh vật
đời như cỏ cây đời sống mịn màng
ôi mịn màng
ôi mịn màng
những con đường
đêm bóng tối che khuất từng mảng
người đi thấp thoáng liêu trai
trong cổ tích
bóng ai kia vật vờ
con đóm sáng

Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến huế
về một mùa đông những ngày dài chi lạ
về một cơn mưa dầm dề dài chi lạ
về một nường gio cuốn suốt lòng con lộ vắng buồn chi lạ
cơn mưa nường gio, vâng, chính chúng đã cầm chân người nữ
em ở lại nhà em không đến chốn hẹn
anh đứng chờ em trong mưa, em trùm em trong chăn, em tưởng anh, và đọc lại những bưc thư tình chúng ta dạo nào đẹp chi lạ, phải không anh, anh yêu dấu .

Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến huế
về một cây cầu
Trường Tiền
cầu mang linh hồn người
ngủ suốt mùa đông, những thân co rúm
ôi cơn mưa tàn nhẫn chảy xối xả vào mặt chàng
đó là lúc cầu cam thân chịu đựng cơn quất mặt tứ tung của gió
cầu mùa đông mưa đọng thành cầu
mưa rửa mặt chàng chàng lạnh lùng biết ngần nào
phải không chàng ngủ suốt mùa đông
phải không chàng ngủ suốt mùa đông và sống lại mùa hạ
đó là lúc chàng vươn vai trở mình chào đón mọi người và phục sinh
đúng là chàng đang phục sinh
trong hội vui rực rỡ mùa hạ
những cánh phượng đỏ đậu trên thân chàng
trắng những con bướm khổng lồ thiếu nữ trong áo trắng
những chiếc nón bài thơ trắng
và dưới lòng chàng, dòng sông trắng
chàng hóa thân nàng bạch tuyết
phượng là chiếc nơ đỏ
trên ngực người thiếu nữ


2.
một phút mặc niệm dành cho huế bắt đầu

Hãy tưởng tượng
những người chết đầu năm Mậu Thân
chết tức tửi
nụ tầm xuân đang cắn

Hãy tưởng tượng
những ngôi mộ trong vườn còn mới, mới những vòng hoa, mới những khăn tang, mới như ngày đầu năm đồng tiền mừng tuổi
những lời chúc hạnh phúc đầu mùa, mới như nụ hôn đầu đời tình nghĩa
mới như hôm nào
giữa cha mẹ anh em vợ chồng con cái
còn kia nụ cười, cơn hạnh ngộ
còn kia hơi thở, người thân yêu
còn kia cõi biếc thắm tươi,
sao bay vút

Hãy tưởng tượng những thân người tan như mảnh đạn bom nằm vãi trên các ngả đường trên các ngọn cây trên những đống gạch vụn
trên những cây cầu, trên những dòng sông, đang được xe cày của thời đại cơ khí huy hoàng gom tém lại, xúc trong lưỡi xe đổ xuống hố bom, xe trở chiều đổ đất chôn xuống,
huế có những ngôi mộ tập thể
chôn sâu anh em đồng bào ruột thịt,
những ngôi mộ chôn thật sâu kẻo ruồi bọ chui rúc rĩa ráy ăn uống no nê béo tốt mập mạp xong rồi bò về thành phố hỏi thăm sức khỏe những người còn sống không có áo mặc cơm ăn nhà ở, không còn tinh thần can đảm mặt người tê buốt dao cắt trong lòng bàng hoàng kinh dị chẳng thể nào có trong thực tại nào ngờ.

Hãy tưởng tượng
tóc thề nữ sinh ngày nào biến thành rừng cỏ khô
bay tứ chiếng trên thân người tình gã thanh niên
nằm chết co quắp
óng ánh những mỡ cháy khét lẹt,
những chiếc nón bài thơ ngày nào biến thành chiếc quan tài liệm thân người ruột thịt, chiếc khăn tay biến thành miếng băng vết thương trào máu có vòi trên tim người tình đầu đời thiếu nữ,
những chiếc áo trắng đến trường hôm nào biến thành những tấm vải che mặt thi thể người cha người mẹ người anh em ruột gan chia cắt
mới hôm nào còn ăn còn thở còn nói năng những lời tình tự
mới hôm nào,

Hãy tưởng tượng
đường trắng, nhà trắng, vườn trắng, phố trắng, cây trắng, sông trắng, núi trắng
cả một rừng trắng, cả một trời trắng đang phủ xuống non nước huế
của khăn tang, tâm hồn tang
Amen


3.
Thế nào cũng có ngày huế phục sinh
phải không em em yêu dấu
anh sẽ đưa em về
anh sẽ đưa em về
thế nào anh cũng đưa em về,
Với Huế
Amen

(thơ miền nam thời chiến - tr 628)

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #17 - 11. Mar 2010 , 14:11
 
Cam on Phu De da cho doc mot bai tho noi ve Hue rat la xuc tich ! Hue la rua do !
Co vua o ben kia dang nhac den ten cua Phu De va Toan Nang voi Anh Thu , thi thay Phu De xuat hien. Sao linh the?
Co bao gio dinh se tro lai xu My nay choi nua khong ?
Cho Co goi loi tham Toan Nang neu gap.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #18 - 11. Mar 2010 , 20:33
 
ngo_thi_van wrote on 10. Mar 2010 , 19:43:
Em Dang My oi ,
Em ke chuyen Be Tu ma Co cươi qua ! Dung la chu
" ẤY" dung dươc nhieu nghia nhi !.
Hỏi Bé Tú cò còn " ấy " Bà Vân không?
Em co biet vo cua Thi Si Cao Tieu vua moi qua doi khong?
May lau nay Co khong lien lac voi Ong Ha Thuc Nhu Hy , nen khong biet o dau de xin bai nua !
Neu Co xin dươc se bao cho em biet.
Co Van
NCo Van


Kính thưa Cô Vân,

Em có biết tin buồn đó ạ. Tội quá Cô ạ, sáng nay nói chuyện giọng ông cụ khác hẳn, buồn bã quá, bảo gần 49 ngày rồi mà vẫn như người mất hồn, bây giờ không được lái xe nữa.

Hôm qua em hỏi Mẹ em cuốn video bác Cao Tiêu ca trù thì Mợ em tìm không rạ, nên sáng nay em có phôn hỏi Bác, té ra Bác khg có, em lại phải phôn hỏi ông Viên Linh. Khi nào có em mang lên cả nhà xem, hát hay tuyệt, đến nỗi 7, 8 năm gì rồi mà em còn nhớ 4 câu mưỡu:

Đêm qua mơ thấy Sài gòn
Trời quê muôn dặm hãy còn cách xa
Sầu cao như ngọn núi già
Nhớ quê, đất khách lân la chưa về.




Em vừa bảo bé Tú: "Bà Vân hỏi Tú còn ấy bà Vân khg?", nó ngơ ngác: "ấy gì? "  Grin
Em cười phá lên bảo đoán xem, nó bảo "để lát con vào xem chứ tự nhiên mẹ nói ai mà biết"
Nhưng một chút sau lại bảo: "à, hỏi con còn nhớ bà không, phải khg? Con nhớ chứ, con sẽ viết cho bà Smiley"



Back to top
« Last Edit: 11. Mar 2010 , 20:37 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #19 - 11. Mar 2010 , 20:42
 
phu de wrote on 11. Mar 2010 , 13:59:
trường ca cho Huế mùa xuân

Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh)

......



Cám ơn sư huynh nhiều.
Sư huynh à, mắt sư huynh không khoẻ, có rảnh thì đọc chút cho vui thôi, đừng tìm kiếm bài vở, đăng bài cực lắm.
My đã nói sư huynh cứ tịnh dưỡng đi, bi giờ d/d đông vui mà. Khi nào như chùa bà đanh thì hẵng hay  Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 11. Mar 2010 , 20:43 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #20 - 12. Mar 2010 , 08:18
 
Em Dang My oi ,
Em ke chuyen Be Tu ma Co cươi gan chet ! De thương qua di ! Noi voi Be Tu la Ba Van " ấy " be Tu lam do !
Khi nao em co bai ca tru do thi nho dem len day nhe. Co nho luc xua hai anh em ong Vu Khac Khoan va Vu Uyen Van den nha Co choi hat ca tru [ hay co dau ] Co ngoi nghe say sua , chi muon nghe mai. Bay gio ca hai ong deu da ra ngươi thien co. Tiec la dao do Co khong co thau vao may.
Co cung dong y voi em la noi Phu De dung nen lo viec tim kiem bai vo de dang vao day , met mat lam do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #21 - 12. Mar 2010 , 11:34
 
ngo_thi_van wrote on 12. Mar 2010 , 08:18:
Em Dang My oi ,
Em ke chuyen Be Tu ma Co cươi gan chet ! De thương qua di ! Noi voi Be Tu la Ba Van " ấy " be Tu lam do !
Khi nao em co bai ca tru do thi nho dem len day nhe. Co nho luc xua hai anh em ong Vu Khac Khoan va Vu Uyen Van den nha Co choi hat ca tru [ hay co dau ] Co ngoi nghe say sua , chi muon nghe mai. Bay gio ca hai ong deu da ra ngươi thien co. Tiec la dao do Co khong co thau vao may.
Co cung dong y voi em la noi Phu De dung nen lo viec tim kiem bai vo de dang vao day , met mat lam do.
Co Van


Kính thưa Cô,

Em được gặp cụ Vũ Khắc Khoan, biết rằng cụ rất say mê với ngâm thơ, cụ ngâm như bị thơ nhập, nhưng không ngờ cụ lại ca trù rất hay như thế nữa ạ. Tiếc rằng ngày xưa chẳng thu gì cả cô nhỉ ! Thế nên bây giờ hễ có dịp gì là em cứ muốn phải thu giữ lại hết.  Smiley
Ông Viên Linh đang tìm dùm em cuốn video cụ Cao Tiêu ca trù, từ năm 2003. Có là em mang lên ngay ạ. Em cũng đang muốn nghe lại quá.  Smiley Cụ Cao Tiêu hát câu "Sầu cao như ngọn núi già" nghe sầu chất ngất !
Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2010 , 11:41 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #22 - 12. Mar 2010 , 20:07
 
phu de wrote on 11. Mar 2010 , 13:59:
trường ca cho Huế mùa xuân

Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh)






Hello Sư Huynh ,

thanks.gif thanks.gif thanks.gif flower40

Lâu lắm em mới thấy SW viết bài , Sư huynh post bài này hay quá mà sao chị My lại kêu SW đừng post bài ha

SW phẻ hông  ????

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #23 - 12. Mar 2010 , 20:23
 
Phuong_Tran wrote on 12. Mar 2010 , 20:07:
Hello Sư Huynh ,

thanks.gif thanks.gif thanks.gif flower40

Lâu lắm em mới thấy SW viết bài , Sư huynh post bài này hay quá mà sao chị My lại kêu SW đừng post bài ha

SW phẻ hông  ????

PTr


Phượng à, lo xí xọn không hà.  Roll Eyes
Không biết mắt sư huynh có lành gì đâu  Undecided:-/
Rồi tay thì sưng tù vù, mà cứ ngồi nhà tự đoán tại này tại nọ,  chị Anh Thư hối sư huynh đi khám bịnh mới hay là bị RA nữa   Undecided
My bị cái cổ tay, khi sưng và đau thì thấu trời xanh, My biết mà  Undecided

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #24 - 12. Mar 2010 , 20:36
 
Em Dang My oi ,
Em ta dung qua ve vu Ong Khoan ngam nhu bi tho nhap ! Nhat la neu tay ong Khoan cam mot ly ruou nua thi ngam tho moi tuyet day em !
Em co biet ca tru khong ?
Con bai " Hồng hồng tuyết tuyết mới ngày nào chẳng biết cái chi chi " co phai ca tru khong?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #25 - 12. Mar 2010 , 20:43
 
Thiên-Nga wrote on 12. Mar 2010 , 20:23:
Phượng à, lo xí xọn không hà.  Roll Eyes
Không biết mắt sư huynh có lành gì đâu  Undecided:-/
Rồi tay thì sưng tù vù, mà cứ ngồi nhà tự đoán tại này tại nọ,  chị Anh Thư hối sư huynh đi khám bịnh mới hay là bị RA nữa   Undecided
My bị cái cổ tay, khi sưng và đau thì thấu trời xanh, My biết mà  Undecided



Chời !!!! bao nhiêu thứ đau SW ôm hết trơn rồi , còn gì để đau nữa không SW??? Như.... đau tim... chẳng hạn ( em hỏi chơi thôi chứ đừng nói anh cũng đau tim nữa nhang !!!!  Cheesy Grin Grin )

Sư Huynh à , PTr này vẫn luôn luôn cảm thấy lâu lâu phải cám ơn SW đã đóng góp nhiều công sức cho DDLVD , cám ơn SW nhiều lắm nhen

roses45 roses45  Smiley moreflower2

PTr


Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #26 - 13. Mar 2010 , 00:57
 
ngo_thi_van wrote on 12. Mar 2010 , 20:36:
Em Dang My oi ,
Em ta dung qua ve vu Ong Khoan ngam nhu bi tho nhap ! Nhat la neu tay ong Khoan cam mot ly ruou nua thi ngam tho moi tuyet day em !
Em co biet ca tru khong ?
Con bai " Hồng hồng tuyết tuyết mới ngày nào chẳng biết cái chi chi " co phai ca tru khong?
Co Van   


Kính thưa Cô,

Em không biết ca trù ạ. Em thấy khg dễ như ngâm.
Dạ bài Hồng hồng tuyết tyết đúng là ca trù đó ạ.
Bây giờ mắt em dính lại rồi, ngày mai em tìm có bài ấy mang lên ạ.  Smiley

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #27 - 13. Mar 2010 , 11:43
 
RẤT HUẾ


Sáng tác: Huỳnh văn Dũng và Võ tá Hân
Trình bày: Khánh Duy và Nhã Phương


...


Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dầu xa một mai anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa.

Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan
Xin em chớ cắt mái tóc thề
Để cho gió thổi bay suối tóc
Và mùa đông ấm đôi vai gầy.

Giữ chút gì rất Huế trang đài
Nón nghiêng bóng nắng dáng thơ ngây
Gặp anh nón thời đừng nghiêng xuống
Cho anh trông mắt ngọc mày ngài.

Giữ chút gì rất Huế mặn mà
Dạ thưa ngọt lịm ai mê say
Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ
Và hơi thở mềm sương khói bay.

Giữ chút gì rất Huế đi em
Cánh thơ áo trắng chắp hai tà
Để vạt lụa bay trên đường chiều
Ngỡ mình lạc chân trong cõi mơ.

Dẫu em rất Huế tự bao giờ
Đừng để lòng em như cung điện
Đừng cho anh suốt đời đứng đợi
Trước cấm thành gọi mãi chẳng ai thương.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #28 - 13. Mar 2010 , 13:09
 
Co cam on Ngoc Doa da mang vao day bai hat ve Hue rat chi la de thương va tam hinh nua , goi cho Co nho ve may chuc nam trươc ! Troi oi ! nho oi la nho ! Dao do cac co gai Hue bi treu la doi non la , duc thung lo de nhin trom , co uc khong ? Muon nhin thi cu dang hoang ma nhin viec gi ma phai duc thung chiec non cho no hu phi cua nhi ! 
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #29 - 13. Mar 2010 , 13:20
 
Dang My oi ,
Co biet ca cau do , Co bat chươc chi dươc mot cau thoi ! Thay co ngươi ban co cai CD ca tru , cho Thay mươn lau lam roi , Co nghe dươc cau nay nen bat chuoc hat thu , nhung chua hat cho ai nghe ca , so thien ha cươi chet !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #30 - 13. Mar 2010 , 14:15
 
ngo_thi_van wrote on 10. Mar 2010 , 19:43:
Em Dang My oi ,
Em ke chuyen Be Tu ma Co cươi qua ! Dung la chu
" ẤY" dung dươc nhieu nghia nhi !.
Hỏi Bé Tú có còn " ấy " Bà Vân không?
Co Van


Thưa Bà,

Con vẫn nhớ Bà. Con ấy Bà cho con để ở bàn bên cạnh giường. Bà nhớ con ấy không?
Con nghe Ông bị ấy, con  kính chúc Ông mau hết và Bà vẫn trẻ đẹp.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #31 - 13. Mar 2010 , 17:02
 
Cơm Hến

Trần Kiêm Đoàn

(NetCodo)


...


Đã có nhiều nguời viết về cơm hến Huế. Nhưng câu chuyện dưới đây mới thật vừa quen vừa lạ. Quen vì chuyện cơm hến thì ai cũng ít nhiều được biết, lạ là vì có những chuyện quả nhiên không phải ai cũng đã từng...
Cái thuở ban đầu "cơm hến" nớ!...

Cơm Hến Huế cũng giống như tình cảm của nguời con gái Huế: Chắt chiu mà hào sảng, đơn giản mà thâm trầm.

Làm người Huế là một cái “nghiệp” vì nói như mấy o nữ sinh trường Đồng Khánh - những nàng tiên áo trắng dịu hiền, cắn cơm không bể cắn tiền bể tư - rằng: "Huế là quê hương đi để mà nhớ, chứ không phải ở để mà thương".
Trái lại, biết ăn Cơm Hến Huế là một cái “duyên” vì dù ở bất cứ phương trời nào, cơm hến cũng là một tấm giấy thông hành tình cảm để cho những người có chút duyên nợ với Huế tìm về nhau mà chan, mà húp, mà nghẹn ngào và rơm rớm nước mắt vì...cay!
Không phải người Huế nào cũng biết ăn, thích ăn và ghiền ăn cơm hến, cũng như không phải người Bắc nào cũng khoái rau muống bảy món và người Nam nào cũng mê cá rô kho tộ. Ăn cơm hến có “ăn dòng”“ăn theo”
Ăn dòng là những người Huế chính thống, sinh ra từ miệt An Hòa, An Lăng, An Cựu, Bao Vinh, Vỹ Dạ, Chợ Dinh, Chợ Nọ trở vào thành phố, đó là những người mới sinh hôm trước, sáng hôm sau đã có o bán cơm hến gánh triêng gióng, nồi niêu ngồi lù lù ngay truớc cửa nêm cơm hến rồi. Còn ăn theo là dân Huế thuộc phận gái chữ tòng hay thân trai dài lưng tốn vải từ quê lên tỉnh học; hoặc trong Quảng ra thi rồi “lỡ bước sang ngang” mà ở lại đất Thần Kinh. Với những gã si tình nhưng tình không si lại mà gặp những trận mưa héo úa tâm hồn của Huế, thì cơm hến là cơm "phù thủy" và đây là đất Thất Kinh.
Nhất ẩm nhất trác còn giai do tiền định- ăn một miếng, uống một hớp đều có trời cao định đoạt- huống chi là cái sự... ăn cơm hến. Luận về cái tính tiên thiên tiền định trong cơm hến tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phát huy tinh thần “về nguồn” của một người con dân xứ Huế, nghiã là thử nhớ lại mình đã tìm đến với cơm hến khi mô, như Ngưu Lang đã gặp và mê Chức Nữ trong trường hợp nào.
Làng tôi ở cách Thành Phố Huế khoảng 10 cây số. Quanh làng có đủ sông hồ ao lạch với nhiều loại hến trùng trùng điệp điệp, rứa mà chẳng hề nghe ai trong làng tự nấu cơm hến cả. Bao nhiêu hến bắt được đều đem ra nấu canh, nấu cháo và xào hến. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe nam thanh nữ tú trong làng nói đến “cơm hến bên Cồn” một cách trang trọng và hào hoa như khi nói đến cơm ngọc Giang Châu hay cơm chiên Thượng Hải. Tuổi thơ, tôi vẫn mơ một ngày nào đó lên Huế học, được dắt tay một cô nàng áo trắng, đội nón bài thơ trên mái tóc thề thần thoại để hai đứa cùng qua ăn cơm hến bên Cồn.

Ngày đó tới, khi tôi 17 tuổi, học lớp Đệ Nhị trường Quốc Học. Tôi đến thăm nhà một người bạn cùng lớp ở vùng Chợ Xép, nguời bạn có cô em gái xinh xinh học ban C trường Đồng Khánh. Tôi thuộc loại con nhà nghèo, trai quê, học giỏi nên cũng dễ dàng lọt qua mắt xanh của mấy cô tiểu thư chợ Xép có bà già là tiểu thương chợ Đông Ba. Bởi vậy ngay hiệp sơ ngộ ra mắt, tôi đã đựợc chiêu đãi cơm hến, sau khi bà già mời “phủ đầu” một cách rất chi là... Huế:

- Nì, buổi sáng con ưng ăn chi hè? Cơm hến hỉ?

Một thoáng, tôi nghĩ nhanh về hình ảnh cơm hến bên Cồn mà cảm thấy lặng nguời vì xúc động. Tôi trả lời, không phải với bà già đứa bạn, mà với một hình ảnh trong mơ nào đó:

- Điểm tâm mà được ăn cơm hến bên Cồn thì tuyệt.

Bà già khen một cách ngọt ngào làm tôi chột dạ:

- Ngó bộ con cũng rành ăn cơm hến dữ hí!
Bà bỗng cất tiếng gọi với vào bên trong:

- Út của mạ mô rồi? Ra kêu thím Bòng Cồn Hến gánh cơm vô đây con.

Có tiếng “dạ” nhỏ nhắn vọng ra từ bên trong. Rồi cô em gái nguời bạn học buớc ra phòng ngoài, nơi có những “bậc rành ăn cơm hến” đang ngồi đợi. Thấy tôi, cô bé cất tiếng chào lí nhí, cái “lí nhí” chết người của những cô gái Huế.
Cái ngõ có hai hàng già tàu xanh bỗng sáng lên vì màu áo lụa hồng và mái tóc dài vờn bay miên man của cô bé tìm cơm hến. Tôi chưa ăn mà đã cảm nhận được “răng mà cơm hến ngon dễ sợ!”
Thím Bòng đặt cả giang sơn cơm hến trên đôi vai gầy guộc của thím. Trời mùa hạ, nắng tháng tám nám trái buởi, vậy mà thím vẫn mặc chiếc áo dài nâu, chân chạy, vạt áo dài bay lất phất.
Lần đầu tiên tôi đuợc tận mắt nhìn một gánh cơm hến truyền thống của Huế. Thực tế không lãng mạn và nên thơ như tôi tưởng tượng “trong cơm hến có xác sông Hương và có hồn núi Ngự”. Gánh cơm hến nhỏ nhắn thế kia mà chứa đủ cả một giang sơn khói lửa đủ mắm ruốc tiêu hành. Một đầu là nồi nước luộc hến đặt trên bếp lửa có sức nóng vừa phải, nóng quá thì nồi nuớc bốc hơi mà nguội quá thì nước hến không đủ ấm. Đầu gánh bên kia là cả một “câu lạc bộ” thu nhỏ: “Tầng trệt” là thúng cơm, "tầng hai" là rau đủ màu, đủ loại. Tầng “chót vót” vừa ngang tầm tay người ngồi là cái trẹc lớn bày biện hơn chục cái chai, thẩu, tô, chén. Mỗi cái đựng một thứ gia vị đặc biệt; từ ruốc, muối, mè, ớt, bột ngọt, tóp mỡ đến hến luộc, hến xào, hến trộn...
Quanh hai chiếc gióng mỏng manh vẫn còn chỗ để treo ba bốn cái đòn cho khách sang không quen ngồi chò hõ. Đặc biệt nhất là cái thau nuớc rửa chén cỏn con mà rữa hoài không cạn vì thím Bòng “chùi” nhiều hơn là rữa!
Bà mẹ nguời bạn giục thím Bòng:

- Thím làm cho một tô đặc biệt để đãi khách quý. Cháu ni ở miệt dưới làng nên ăn cơm hến rành rõi lắm. Thím gia đồ màu sơ sơ thôi, rồi để đó cháu Út nêm lại cho mặn miệng.

Thím Bòng nhìn tôi một phát từ đầu tới chân và vừa hỏi vừa chuẩn bị tô cơm hến:

- Rứa “chơ” cậu ở mô lên?

Tôi đáp không một chút e dè hay đề phòng gì cả:

- Dạ, con ở vùng Quận Hương Trà.

Nghe xong, thím Bòng cười tủm tỉm một cách bâng quơ mà kiêu bạt như ca sĩ Paris By Night cười ca sĩ Karaoké hát trong quán cóc Sài gòn. Thím phát biểu làm tôi giật mình:

- Dân miệt ruộng có nguời bạc “trốt” chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc ra răng, rứa chơ cậu ni biết ăn cơm hến hồi mô?

Tôi liền trả lời ra cái vẻ anh hùng sành điệu mà sau nầy nghĩ lại, thấy mình u mê không thể tả:

- Dạ, con biết ăn cơm hến từ lúc mạ con mới đẻ.

Thím hỏi lại:

- Ngó bộ hồi nớ cậu bú sữa hến chơ chi nữa!
Biết là đang gặp đại chưởng môn cơm hến, tôi im re luôn. Bà già người bạn thắc mắc:

- Khi hồi thím nói chi hè? Dân ở miệt dưới làng không biết ăn cơm hến răng?

Thím Bòng lên giọng nói làm đay:

- Hử, khỏi nói cũng biết! Dân trữa ruộng ăn chắc mặc bền, ăn cơm hến vô, ra làm mạnh tay vài tráo là cái bụng xép ve, còn hơi sức mô nữa mà cuốc đất lật cỏ.

Câu trả lời rất bình dân học vụ của thím Bòng đã giải đáp được sự thắc mắc nhiều năm của tôi rằng, “Tại sao cơm hến thịnh hành quanh thành phố Huế và vùng phụ cận nhưng lại vắng bóng trên quê tôi?” Câu trả lời rõ ràng là tại vì cơm hến dễ tiêu, mau đói, không thích hợp cho những người làm lao động nặng như nông dân.
Thím Bòng miệng nói nhưng tay vẫn thoăn thoắt múc, trộn, thêm, bớt, pha chế để đưa tất cả hương vị chuẩn bị sẵn vào tô cơm. Nhìn bàn tay cần cù và vẻ mặt đam mê của thím, tôi có cảm tưởng đang xem nhạc trưởng của một giàn nhạc giao hưởng.
Cô em gái người bạn chừng như đã quen rơ “nhạc trưởng” sẽ điều khiển ban nhạc chơi tấu khúc nào tiếp nên đã lẹ làng đón tô cơm hến từ tay thím Bòng. Cô múc một chút nuớc từ trong tô và tự nhiên đưa lên miệng nếm “chíp” một cái ngon ơ. Tôi có thể nghe tiếng gió gào và nước cuốn chạy qua đôi môi chín mọng chúm lại tròn xoe của cô. Tôi có thể “nhìn” đuợc hương vị của cơm hến qua nét mặt với cái cau mày, cái nhăn mặt, cái gật gù, cái đăm chiêu...của người nếm. Biết có người đang theo dõi từng động tác của mình, cô em quét một cái nhìn nhanh như điện. Tôi bắt kịp tia nhìn ấy và nói thầm trong bụng: “ Nếu đời mà có em nêm cơm hến, tôi sẽ ăn cơm hến suốt 100 năm, mỗi năm 365 ngày và mỗi ngày 4 bữa!”.
Chừng như để mở màn cho ước mơ “hoang dại” đó, cô em đưa cho tôi tô cơm hến có sẵn cái muỗng sành mà em đã đưa lên môi, lên lưỡi nếm nhiều lần. Tôi nhìn cô em như muốn hỏi: “Em có muốn tôi ăn chung muỗng với em không?”. Bà mẹ giục:

- Ăn đi con. Cơm hến phải ăn nóng, ăn xốc vác mới ngon. Để lâu cơm nở, rau xìu, hến nguội mất ngon.

Tôi “dạ” ngoan ngoãn, nhưng hơi ngỡ ngàng vì chưa biết cơm hến phải ăn như thế nào cho đúng điệu. Nhìn lớp ớt đỏ như phù sa sông Hồng phủ trên mặt tô mà tôi chột dạ. Đến nước nầy thì tôi hết đường lựa chọn. Đã trót lên ngựa thì phải ra roi nên tôi xúc muỗng cơm hến đầu tiên đưa lên miệng. Cảm giác tức thời là mùi thơm ngây ngất của các lọai rau, khế, chuối cây, chuối bắp hòa với vị ngọt mượt mà của nước hến, vị mặn nồng nồng của ruốc, vị béo ngầy ngậy của tóp mỡ, vị chua thanh thanh của khế, vị chát the the của chuối và nổi bật nhất vị cay quỷ khốc thần sầu của ớt tương. Muỗng cơm hến “khai hỏa” đối với tôi có một mùi vị nồng nàn vừa quen vừa lạ. Cái quen đến từ những chất liệu truyền thống của quê hương và cái lạ phát ra từ cách pha trộn và chế biến.
Muỗng cơm hến thứ hai vừa ăn xong hình như có một cái gì làm tôi chững lại. Một cảm giác nóng bỏng chạy dài râm ran từ cổ họng, lên hai mang tai, tràn qua mắt, trôi vào mui. Tôi chợt nhận ra đây là cái cay ác liệt của ớt tương mà cả thím Bòng và cô em gái bạn tôi đã thi đua trỗ tài nêm vào tô cơm hến.
Muỗng cơm hến thứ ba đủ sức đánh tan những mộng mơ và thành sầu chất ngất trong tôi. Mồ hôi, nước mắt, nuớc mũi chan chứa chảy dài. Mẹ người bạn lên tinh thần cổ võ:

- Ăn cơm hến phải cay hít hà như rứa mới ngon!

Nhìn phần còn lại của tô cơm hến, tôi thấy mênh mông như biển hồ lai láng. Để rút ngắn con đường chịu đựng gian khổ, tôi nghiến răng nhắm mắt ăn một lèo sạch tô cơm hến như Kinh Kha phi ngựa sang Tần. Than ôi! hành động chạy làng nầy lại được diễn dịch như một người khát khao ăn cơm hến nhiệt tình. Mắt tôi muốn hoa lên khi nghe mẹ người bạn kêu thím Bòng:

“Cho thêm tô nữa nhanh lên ăn cho kịp”.

Và, lòng tôi chùng xuống, sủng nước mưa Thành Nội, khi nghe cô em gái nguời bạn hỏi nũng nịu:

“Em nêm cơm hến như rứa anh có thích không?”.

Tôi dám chắc rằng, cho dù Từ Hải với râu hùm, hàm én, mày ngài có sống dậy, cũng không đủ can đảm trả lời “không” với một người con gái Huế đã mở lời qua nét nhìn e ấp nhưng sâu thẳm, với đôi môi cười chúm chím và đôi má ửng hồng, cho nên tôi đã trả lời giống như mấy tỷ thanh niên đa tình mà dại dột trên trái đất nầy:

- Có, anh thích lắm!

Hậu quả của câu trả lời nầy là tôi bị “ban” cho một tô cơm hến nữa. Tôi chỉ kịp van vái: “Bà mụ ơi, cứu con với!”.
Truớc khi bà mụ kịp ra tay cứu độ thì tô cơm hến long lanh màu ớt đỏ đã sẵn sàng truớc mắt. Tôi ở trong tình thế phải giữ gìn tiết tháo của chàng trai nước Việt “thà chết chớ không hề lui” nên âm thầm lên phương án: Bước một là múc xác ăn trước cho đỡ cay và bước hai là húp một lèo cạn tô tới mô thì tới. Tiến trình bước một đang tiến hành đẹp như mơ thì bị bà mẹ bạn phát hiện:

- Nguời ta nói “khôn ăn ‘nác’, dại ăn xác”. Cơm hến, phải ăn đều nước, đều xác mới ngon. Út mô rồi? Thêm cơm cho anh đi con!

Dưới sức ép đầy tình cảm thân thương của gia đinh người bạn, tôi chỉ còn biết trân trọng chìa tô cơm hến lõng bõng toàn cả nước ra cho cô em thêm chén cơm đầy vào. Tô cơm hến lại đầy như xưa! Dẫu sao, tôi cũng phải đi cho trọn đường trần may ra thoát hiểm bằng cách ngồi nhích ra xa, hít một hơi thật sâu để nâng cao tinh thần chiến sĩ và húp một hơi dài cho đến khi nước cạn trong tô. Tuởng đã qua cơn sóng gió, ngờ đâu tôi húp kỹ quá, âm thanh nước cạn réo lên như hút thuốc lào đã làm bà mẹ bạn chú ý. Tôi chỉ còn biết kêu lên nho nhỏ “mẹ ơi!” khi nghe lời ra lệnh như điệu nhạc thúc quân của bà mẹ:

- Út ơi! Thêm nước và nêm đồ màu vô tô cơm hến của anh đi con!

Trên đường về lại, bụng tôi cồn cào vì quá tải cơm hến và cái cay giờ lưu lại một cảm giác tê tê ở đầu lưỡi. Giá như nhà thơ Thế Lữ có đi ăn cơm hến Huế lần đầu, thưởng thức cái cay và cái ngọt ngào của Huế thì cũng phải kêu lên:

Cái thuở ban đầu... “cơm hến” ấy,
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (!)


Bắt đầu làm quen với cơm hến Huế là kể như bị trúng độc hoa tình giống trong truyện kiếm hiệp, nghĩa là sẽ đi đến chỗ thích cơm hến Huế, thèm cơm hến Huế và ghiền cơm hến Huế cho hết cả một đời sau. Trúng độc hoa tình thì khó tìm ra thuốc giải, nhưng ghiền cơm hến Huế thì “giải” rất dễ. Muốn biết cách giải như thế nào, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ.


...

vuon_hoa_2  vuon_hoa_2
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #32 - 13. Mar 2010 , 19:40
 
Phuong_Tran wrote on 12. Mar 2010 , 20:43:
Chời !!!! bao nhiêu thứ đau SW ôm hết trơn rồi , còn gì để đau nữa không SW??? Như.... đau tim... chẳng hạn ( em hỏi chơi thôi chứ đừng nói anh cũng đau tim nữa nhang !!!!  Cheesy Grin Grin )

Sư Huynh à , PTr này vẫn luôn luôn cảm thấy lâu lâu phải cám ơn SW đã đóng góp nhiều công sức cho DDLVD , cám ơn SW nhiều lắm nhen

roses45 roses45  Smiley moreflower2

PTr

Hi PTr
Còn, đau cổ, hehehe
lúc nầy cổ cứng không quay đầu được nên không dám lái xe nữa


Có mấy chiếc xe mới còm măng về nè: PTr thích chiếc nào?

bikersmilie

xe-truck

xe-dua2

ti-rua



Happyddua xe
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #33 - 13. Mar 2010 , 20:06
 
Cầu sương, điếm cỏ

Thai' Thanh trình bày


Mùa xuân én bỏ lối về
Bỏ quên xứ Huế đứng bơ vơ,
Bỏ quên dòng Hương nước lững lờ
Bỏ quên Thiên Mụ... hững hờ hồi chuông.

Cầu sương, điếm cỏ bẽ bàng
Người dân đau xót nước tang thương
Lệ rơi thấm đất, đất ly loạn
Trải cơn bể dâu, núi sông tàn hoang.

Cầu sương, điếm cỏ đón chờ
Ngày mai xứ Huế hết bơ vơ
Bài thơ êm ái thắp câu hò
Đàn chim én nhỏ kéo về mùa xuân.
Back to top
« Last Edit: 13. Mar 2010 , 20:08 by phu de »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #34 - 13. Mar 2010 , 20:32
 
Bé Tú ơi ,
Cái thư Bé Tú viết cho Bà Vân dễ thương quá.
Bà nhớ con ấy chứ ! Cám ơn Bé Tú đã hỏi thăm Ông Khang , Ong Khang bị ấy nhưng bây giờ đã  đở nhiều rồi.
Bà Vân luôn luôn " ấy " Bé Tú đó.
Thương chúc Bé Tú luôn luôn xinh đẹp và múa giỏi nhé.
Cám ơn Bé Tú đã viết thư cho Bà Vân , Bà Vân rất cảm động.
Thương ,
Bà Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #35 - 13. Mar 2010 , 20:36
 
Phương Tan oi ,
Em mang bai com hen Hue vo day lam chi de Co them ma khong co de an ! Tran Kiem Doan co viet bai ve bun bo cung " hết sẩy " do em.
Thoi , de toi nay Co ngu se cố mo ve com hen.
Hom no Co " dzói " em va Phương Hue hoai ma chang thay dau ca !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #36 - 14. Mar 2010 , 20:55
 
Off-Topic replies have been moved to this Topic.
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #37 - 14. Mar 2010 , 01:05
 
Phương Tần wrote on 13. Mar 2010 , 17:02:
[color=#660099]
Cơm Hến

Trần Kiêm Đoàn

(NetCodo)


...


....


hihi, cám ơn Tần. Mới kể với chị Thư là My ăn cơm hến 2 tuần khg chán đó  Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #38 - 14. Mar 2010 , 04:03
 
ngo_thi_van wrote on 13. Mar 2010 , 20:36:
Phương Tan oi ,
Em mang bai com hen Hue vo day lam chi de Co them ma khong co de an ! Tran Kiem Doan co viet bai ve bun bo cung " hết sẩy " do em.
Thoi , de toi nay Co ngu se cố mo ve com hen.
Hom no Co " dzói " em va Phương Hue hoai ma chang thay dau ca !
Co Van 


Thưa Cô!
Lúc này em ôm bình hơi lặn hơi nhiều, cho nên không nghe ... Tongue
Tuần này em nghỉ Spring Break mà không đi đâu, được thư thả một chút mới đi dạo Diễn Đàn, để em mò coi Cô "dzói" em chỗ mô?  Roll Eyes  Undecided

Em không thích cơm hến người ta bán cho lắm, dù mỗi lần ra Huế ở lại nhà người Dì ở Tây Lộc thì cũng hay đi ăn cơm hến.
Chỉ có một lần, lúc Dì em chưa đi qua San Jose, Dì nấu cơm hến cho ăn ở nhà, ngon dễ sợ...  Roll Eyes
Em đăng tiếp phần 2 Cơm Hến, em thích văn của ông này rất dí dỏm...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #39 - 14. Mar 2010 , 04:51
 
Cơm Hến

Trần Kiêm Đoàn

(NetCodo)
(Phần II)


...

...


Luận về cơm hến Huế


Cơm hến Huế, thật ra, là món cơm đạm bạc của con nhà nghèo mà nguyên thủy, theo cụ Trần Văn Tường, giáo sư Hán văn trường đại học sư phạm Huế, thì chỉ gồm có canh hến chan với cơm nguội, thêm một chút rau tươi và gia vị. Thường thường canh và cơm ăn còn thừa hay cố ý để dành lại từ bữa cơm chiều hôm trước cho sáng hôm sau, vì vậy cơm hến truyền thống phải ăn với cơm nguội mới ngon. Mỗi hột cơm nguội qua đêm sẽ nằm ngoan ngoãn trong tô cơm như cô dâu ngày cưới, không nhão nhoẹt, không bốc hơi nóng làm cho rau bớt dòn và gia vị bớt hương thơm. Cơm hến là món ăn điểm tâm “cây nhà lá vườn” mang tính “kinh tế và kiệm ước” cao nhất của người bình dân xứ Huế. Những món ăn điểm tâm của Huế, nếu xếp loại theo giá cả từ thấp đến cao sẽ là:
-Cháo gạo
-Khoai sắn
-Cơm hến
-Xôi bắp
-Xôi chấm muối mè
-Bún nuớc mắm hay bún mắm nêm
-Bánh bột lọc
-Bánh bèo
-Bánh nậm
-Xôi thịt hon
-Bún bò
-Mì phở...
Giá cả có thể thay đổi chút đỉnh tùy theo mùa, theo “thời thế” và theo vùng, nhưng cơm hến vẫn chiếm giải xuất sắc, không nhất cũng nhì, về giá cả bình dân và phẩm chất hảo hạng, nói một cách nôm na là hội đủ “tứ khoái”: No, ngon, bổ, rẻ.
Cơm hến Huế gắn liền với Cồn Hến. Cồn Hến thường được coi như là quê hương nguyên thủy của cơm hến. Cơm hến “chánh hiệu nai vàng phải là cơm hến bên Cồn”. Mấy thím, mấy o bán cơm hến gia truyền thường có cái tước hiệu “Cồn Hến” kèm bên cạnh tên cúng cơm, như "Thím Bòng Cồn Hến", "O Gái Đò Cồn" để khỏi lầm với Bà Năm Sa Đéc, Nguời Đẹp Bình Dương.
Theo tương truyền do mấy cụ già địa phương có tổ tiên là các bậc khai canh, khai khẩn kể lại thì Cồn Hến là do xác hến bốn phương từ suối khe của dãy Trường Sơn đi xuống; từ ao hồ, sông lạch đổ ra sông Hương đi lên; từ biển Đông qua cửa Tư Hiền, Thuận An đi vào, tụ lại qua nhiều đời, nhiều giai đoạn mà thành cái gò nổi có một vị trí về địa lý rất cao sang, được mệnh danh là “Tả Thanh Long” để đối lại với “Hữu Bạch Hổ” chiếu theo khoa Địa Lý và Dịch Lý Đông Phương. Dân chúng thấy cái cồn với vô số hến xung quanh bờ nên gọi một cách nôm na là Cồn Hến. Cồn Hến còn được coi như là một “thánh địa” của hến. Dân chúng sống trên Cồn thường có lễ tế long trọng hàng năm vào tháng bảy. Xưa kia có nhiều năm mất mùa, hến di chuyển đâu mất không còn một con, dân sống ở Cồn Hến tin rằng, hến bỏ Cồn rủ nhau ra đi là vì người dân Cồn “thất lễ” với hến. Thế là các vị bô lão, các vị tộc trưởng, các thân hào nhân sĩ địa phương tổ chức nghi lễ trang trọng có đủ cờ quạt, lọng tàn, có phường nhạc bát âm đi theo các ngã rẽ của giòng sông Hương tiếp cận với sông Bồ trước khi ra biển Đông để khấn vái, cầu xin hến trở về. Sau đó, không ai giải thích được là do hiện tượng di chuyển tự nhiên theo mùa hay do “linh ứng” mà hến trở lại dồi dào như xưa. Dẫu sao thì tín ngưỡng và thần thoại cũng góp phần làm cho tô cơm hến có thêm một chút hương thơm phảng phất mơ hồ của gia vị “Đào Nguyên”.

Giống hến lý tưởng cho món cơm hến Huế phải là loại hến nhỏ xíu nằm dưới sông Hương chung quanh vùng Cồn Hến. Có một đơn vị đo lường không hợp với tinh thần toán học nhưng lại nên thơ vô cùng đuợc dùng để mô tả vóc dáng của loài hến này là “lớn bằng móng tay út của ba cô trong nội”. Dĩ nhiên không phải là “công tằng bà chằng Đại Nội” mà phải là một nàng tôn nữ xinh xinh như cô công chúa ngủ trong rừng hay ít ra cũng là:

Công tằng tôn nữ trong cung,
Con út, chưa chồng, mình hạc xương mai.

Bởi hến nhỏ nhưng mà nhìn dễ thương, nên một số dân Huế quen gọi là hến “chép chép”. Cũng có người gọi là hến gạo hay hến sẻ.
Có dịp so sánh về mùi vị giữa hến Cồn và hến các nơi khác mới thấy được cái vị ngọt rất thanh và mùi thơm nhẹ nhàng độc đáo của hến Cồn. Ai cũng biết hến là giống sống trong bùn đất nằm sâu dưới nước. Vì vậy, đặc tính thủy thổ của môi trường sống khác nhau đã làm cho màu sắc và mùi vị hến của vùng nầy khác với vùng kia. Giải thích về tính chất đặc biệt của hến Cồn, ông Nguyễn Khoa An trong cuốn sách nghiên cứu về sinh vật học “Hiện Tượng Thiên Di” (Nam Sơn, 1976) có viết rằng:

“Nước sông Hương trong vắt quanh năm vì thượng nguồn phát nguyên từ vùng núi đá già Trường Sơn, mang rất ít phù sa và chất phèn trong nước. Rong rêu dưới lòng sông xanh mướt và phát triển một cách đầy sức sống dưới ánh sáng mặt trời không bị giòng nước che khuất. Các giống sinh vật sống dưới sông Hương như tôm cá và nghêu, sò, ốc, hến cũng nhờ vậy mà có được phẩm chất rất ngọt và thơm hơn các vùng sông biển khác...”

Có người đi xa hơn trong việc nhận xét cái “khoái khẩu” của hến Cồn. Họ cho rằng Cồn Hến là giao điểm giữa sông và biển trên giòng Hương Giang vì hàng năm, vào mùa Hạ, nước mặn Biển Đông tràn qua cửa Thuận An lên tới Cồn Hến... nên con hến vùng Cồn tiếp thu và kết tụ tinh hoa của cả Trường Sơn và Nam Hải. Và, họ kết luận một cách dễ dãi như hò ru em:

“Hến Cồn ngon hơn chỗ mô hết là vì rứa!”


Trong những cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam, do các “Hỏa đầu quân Bắc Đẩu” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhu Triệu Thị Chơi, Hoàng Thị Kim Cúc, Thanh Vân cũng không nghe ai nói về cơm hến. Vì vậy, người viết bài nầy phải dày công nghiên cứu về cái “mẹo” nấu cơm hến bằng cách gặp bà nào có vẻ giống... Thị Hến là xin phỏng vấn liền. Thêm vào đó, kinh nghiệm bản thân có duyên nợ với cơm hến cũng khá dày dạn phong trần. Vả lại, kỹ thuật nấu cơm hến nó không giống với công thức luyện thuốc trường sinh, nếu có trật chút đỉnh thì cũng chẳng chết ai nên xin trình bày như vầy:

Cơm Hến Huế


I- Nguyên liệu:

- Hến tươi
- Mỡ heo tươi
- Bún tàu
- Mè
- Đậu phụng
- Rau đủ loại
- Cơm

II- Gia vị:
- Ruốc
- Ớt bột
- Muối
- Gừng
- Dầu
- Bột ngọt
- Tiêu, hành, nước mắm

III- Cách thực hiện:
Giai đoạn 1: Sửa soạn-
Hến tươi rửa sạch. Nếu hến vừa mới bắt, cần nhốt vào nước trong vài ba hôm để hến có thời gian thải những chất bùn trong ruột. Nuớc trong pha chút muối nấu sôi và cho hến vào luộc chừng 30 phút. Xong vớt hến ra và giữ lại nồi nước luộc hến. Nếu muốn để dành hến lâu hơn thì cần cho vài lát gừng tươi vào nồi nước hến để giữ mùi thơm và ăn khỏi “lạnh bụng”- Tách hến ra khỏi vỏ. Xào hến với gia vị (tiêu, hành, nước mắm) và bún tàu cắt ngắn chừng vài ba phân.
- Nấu cơm chín xong, bới ra, để nguội.
- Mỡ heo xắt mỏng và nhỏ, đem lên rán cho vàng và chỉ lấy xác, đổ nước mỡ. Món nầy được gọi là tóp mỡ.
- Rang muối mè chín và để nguội.
- Nấu vài ba muỗng dầu cho sôi, rồi bỏ ớt bột vào để làm thành ớt tương dầu.
- Xắt nhỏ và trộn tất cả các loại rau lại với nhau.
- Trộn ruốc tươi với một phần tư chén nước lọc hay nước sôi để nguội, khuấy đều

Giai đoạn 2: Trình bày
- Cho rau thập cẩm vào tô, trộn với vài ba muỗng canh đầy hến xào. Chan nước luộc hến nóng vào tô.
- Nêm các loại gia vị chuẩn bị sẵn như tóp mỡ, muối, ruốc, mè, ớt và trộn đều.
- Cho cơm để nguội vào tô nước hến có đủ rau và gia vị.
- Kiểm điểm lại lần chót lượng gia vị cần thêm bớt cho hợp với khẩu vị của từng người.
- Hít một hơi thật nồng nàn để cảm nhận hết cái hương vị “liêu trai” của cơm hến, với một chút... hít hà, và... ăn! Ăn cơm hến cũng như thương người Huế, cần thương thật tình và ăn thật bụng. Đừng thử! Vì thử là chưa hết mình: Tình sẽ không nồng và ăn cũng mất ngon.
Có thể nói rằng, rau là linh hồn của cơm hến Huế. Mặc dầu rau trên quê hương xứ Huế không hẳn đã dồi dào như các nơi khác, nhưng mỗi loại rau dùng trong cơm hến đều có cái giá trị đặc biệt về “đất lề quê thói” của nó. Những loại rau, cây, lá... truyền thống thường dùng nhất trong cơm hến là: rau thơm, bạc hà, ngò, khế, bắp chuối và thân cây chuối sứ còn non. Ngoài ra, một số loại rau có mùi vị đặc biệt như rau má, rau giáp cá với mùi nồng thoang thoảng như cá tươi, rau tía tô với mùi vị cay cay như quế, rau húng với mùi dầu bạc hà... cũng được dùng tùy theo sở thích của mỗi người. Tất cả những món rau nhiều mùi, nhiều màu và nhiều vị hợp lại được cắt nhỏ để trên dĩa sẽ tạo ra một đài hoa xanh-tim tím-trắng với mùi hương “cơm hến” nồng nàn và vị “cơm hến” tuyệt vời tê tê đầu lưỡi làm mê man vị giác của khách sành điệu mới nếm lần đầu....


vuon_hoa_2  vuon_hoa_2

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #40 - 14. Mar 2010 , 04:59
 
Cơm Hến

Trần Kiêm Đoàn

(NetCodo)
(Phần III)


Hành Trình Cơm Hến


Lịch sử Cơm Hến Huế gắn liền với lịch sử của Thừa Thiên-Huế. Số phận của xứ này được đánh dấu từ tháng ba năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin anh rễ là Trịnh Kiểm vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Sau đó là cả một làn sóng người vào Đàng Trong để khai hoang lớp lớp. Với bàn tay cần cù và óc sáng tạo, họ đi đến đâu, đất cát nở thành hoa quả áo cơm đến đó. Cuộc hành trình của cơm hến cũng lắm gian nan như buớc đi của lớp người khai phá về Nam. Xuất thân là sản phẩm của dân nghèo, cơm hến vào tận cung đình và trở lại với đám bình dân, tuy vóc dáng có vẻ đài trang hơn, nhưng bản chất đạm bạc của người dân chân bạc dấu phèn vẫn còn nguyên vẹn

Một ngày dựa mạn thuyền rồng,
Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài
.

Trước quan niệm ngang tàng thần thánh hóa giai cấp vua chúa và quý tộc thuở xưa, người dân chân đất đã phản pháo lại:

Con vua lấy thằng bán than,
Nó lên trên ngàn cũng phải lên theo

Cơm hến đã đi vào cung cấm! Hoa đồng cỏ nội mà đã đi vào cung vua rồi cũng sẽ thành cành vàng lá ngọc. Cái huyền thoại nầy chỉ đúng với những cô gái quê hương sắc được tuyển vào cung và được vua sủng ái nhưng lại không đúng với trường hợp của cơm hến Huế. Chén trân châu không làm cho hến thành rồng và đủa ngọc không làm cho mớ rau- xanh- tim tím -trắng thành đuôi phụng. Một trăm năm triều Nguyễn rồi cũng qua đi, nhưng cơm hến vẫn còn mãi với nhân gian như quan trạng vinh quy mà không quên gốc gác của mình:

Cờ quạt long bào rền vó ngựa,
Công hầu một buớc đời đang mơ.
Cây đa bến cũ, con đò nhỏ,
Ta vẫn là ta: Anh khóa xưa.
( Huyền Trân - Ngày đó)


Theo học giả Bửu Kế, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế (1968) trong giáo trình về lịch sử triều Nguyễn, thì những món ăn bình dân như bánh bèo, bánh khoái, cơm hến... sau khi được đưa vào cung vua, đã đuợc tận dụng mọi phương tiện và kỹ xão trong nghệ thuật ẩm thực đương thời để biến chế, bày biện thế nào cho có vẻ sang trọng, cầu kỳ, đài các, thích hợp với khung cảnh và nếp sinh họat trưởng giả, vàng son của giới vua quan, quý tộc.
Cơm hến cũng không thoát khỏi cái số phận “áo xiêm ràng buộc lấy nhau” đó. Hến sau khi bắt ở Cồn về, chỉ lựa những con nào có vỏ màu vàng cháy, ba đêm dầm vào nước trong cho sạch chất bùn, ba đêm tiếp hến đuợc thả vào trong nước mưa lọc kỹ để “thụ tính âm dương” và sau đó hến được đem dầm vào nước gạo loãng cho “thuần”. Qua giai đoạn nầy, hến mười phần chết bảy còn ba. Sau cùng hến được thả vào nước sâm pha chế với nước lọc trước khi đem vào luộc. Cơm để ăn với hến phải là cơm nguyên hột nấu từ gạo “dẻ” An Cựu, để nguội từ nửa đêm cho đến sáng. Các loại gia vị gần ba chục món khác nhau và rau ăn với hến hết sức cầu kỳ, tỉa gọt và tuyển chọn. Cũng theo cụ Bửu Kế thì “cơm hến” trong cung vua chỉ còn là một cái tên chứ thực chất là một loại cao lương nấu với hến nặng mùi sâm nhung, quế phụ. Các “mệ” thích nhìn “cơm hến ngài ngự” hơn là thích ăn nên vẫn thường lân la ra vùng ngoại thành thưởng thức cơm hến nguyên chất với giới bình dân.
Nhờ các vị thầy Tàu mà cơm hến Huế đã được “giải phóng” và lưu truyền một cách vừa đầy quê hương tính và cũng vừa đầy hương vị tính cho đến ngày nay.
Theo tài liệu được ghi trong "Ô Châu Cận Lục" của Lễ Thiên Dương Văn An và cũng theo tài liệu ghi chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1835) biên soạn thì sau khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế năm 1802, lấy hiệu là Gia Long, đặt kinh đô tại Huế, đất nước cũng như vương quyền đã trãi qua một thời kỳ thanh bình và thịnh trị. Đây là giai đọan mà các hàng vương tôn công tử thi đua tạo dựng một đời sống cực kỳ xa hoa và diễm lệ. Căn bệnh “thời đại” lúc bấy giờ là sự tổ chức tiệc tùng, ăn uống quá đà. Có quá nhiều người thuộc tầng lớp quan quyền và quý tộc bị mắc chứng vàng da, thình bụng, khó tiêu vì ăn uống quá độ mà thiếu vận động. Các thầy thuốc Nam thì quen quy vào cái khái niệm y học truyền thống quá mơ hồ và đơn giản như: “ Tỳ suy vị yếu” và khuyến khích uống thêm thuốc bổ và ăn thêm đồ bỗ dưỡng. Kết quả là càng làm suy yếu hơn tình hình thể chất của giới con vua cháu chúa vốn đã quá tồi tệ vì thặng dư nhiều chất kích thích và dầu mỡ tích lũy trong người. Do đó, triều đình phải cho các sứ bộ đích thân đi mời những thầy thuốc người Tàu về chữa trị. Trong Nam Du Ký Sự của Lâm Chấn Trung (The Hong Kong Press, 1958), với tư cách là một vị thầy thuốc nổi tiếng vùng Hoa Nam đuợc mời vào cung , kết hợp với kinh nghiệm của các danh y đương thời như Kiều Hành, Sử Kính Liêu... đã nhận xét rằng:

“Nguời Nam Bang có thuốc mà nằm chết trên thuốc vì không biết dùng thuốc Nam để trị liệu. Cứ ỷ y vào thuốc Bắc nên hoặc là không có tiền để mua hoặc có tiền mà không có thuốc.”

Lâm Chấn Trung đã khuyên giới quý tộc thời bấy giờ là muốn có sức khỏe tốt, không cần phải uống thuốc bổ hay ăn sâm nhung quế phụ mà cần phải giữ “sự bình hành âm dương trong việc ăn uống” bằng cách tận dụng những sinh vật, ngủ cốc, rau cỏ ngay trong môi trường mình đang sinh sống, không nên mất công tìm kiếm đâu xa...
Xuất phát từ uy tín và lời khuyên của các vị thầy thuốc danh tiếng người Tàu, món cơm hến bình dân trước được đưa vào cung để chế biến thành sơn hào hải vị, nay lại được xem như là món ăn dưỡng sinh tốt nhất, hợp với thiên nhiên gồm những chất liệu mọc lên từ lòng đất của môi trường sống địa phương. Nhờ vậy, con hến bên Cồn được giới quý tộc rữa sạch và thả lại trong nuớc mát sông Hương truớc khi luộc thành cơm hến. Các loại rau, chuối cũng giới hạn trong các loại rau quen thuộc trồng quanh vùng Thành Nội. Gia vị không còn đơn giản như xưa, nhưng cũng không bắt chuớc theo cách chuẩn bị kênh kiệu của cung đình.
Thật ra, cơm hến Huế ngày nay là một hình ảnh tổng hợp giữa cái đơn giản của “canh hến cơm nguội” nguyên thủy và cái xa hoa cầu kỳ của “cơm hến ngài ngự” ngày xưa. Nếu chỉ nói đến sự chi phí về tiền bạc cho một bữa cơm thân mật gia đinh đãi khách thì cơm hến Huế là môi truờng gặp gỡ bình đẳng và lý thú giữa giàu sang và nghèo khổ. Nếu chỉ bàn về nghệ thuật nấu nướng của một bà nội trợ trung bình thì cơm hến là một hình ảnh chung giữa cung cách thầm lặng tế nhị và thái độ phô trương kiểu cách. Nếu muốn nói đến ý nghĩa của một món ăn mang nặng tính quê hương thì cơm hến là sự kết hợp hài hòa giữa bình dân và quý tộc.

Năm 1992, sau hơn 10 năm xa quê, tôi về lại Huế. Buổi sáng đầu tiên thức dậy, chị tôi biết ý nên đã kêu một gánh cơm hến đợi sẵn. Buồn ngủ mà gặp chiếu manh, sớm mai trên đất Huế mà có cơm nguội và “cao lầu Cồn” thì còn nói năng chi nữa. Tôi ăn liền một lúc gần bốn tô cơm hến. Thật ra, bốn tô cơm hến Huế nho nhã và thanh lịch góp lại chưa đầy một tô xe lửa phở Hòa tại Mỹ, nhưng cũng đủ cho bà con hôm đó đồn rằng:

"Cái chú nớ ăn cơm hến thiệt như thúng lủng khu!".

Mẹ tôi già trên 90 tuổi, trí nhớ đã phôi pha, không còn đủ nhớ tên dăm đứa cháu xa nhà, nhưng vẫn còn sót lại bao ký ức yêu thương của những ngày tháng cũ khi nhìn tôi ăn cơm hến, mẹ nói một cách đơn giản mà thiết tha bằng hơi ấm phương Đông huyền diệu của tất cả những bà Mẹ Việt Nam:

- Hồi nớ, có khi mô mà hắn ăn cơm hến nhiều dữ rứa. Tội nghiệp thằng ni chắc đói thắt ruột lâu ngày ở bên tê. Mai mốt con đừng bỏ mạ mà đi mô nữa, ở lại với mạ, để mạ bán "ló", bán tre mạ nuôi.

Nghĩ đến ba tuần nữa, tôi lại bỏ mẹ mà đi và có lẽ gặp mẹ lần nầy là lần vĩnh biệt, tự nhiên miếng cơm hến sau cùng nghẹn lại trong cổ. Tôi để tô cơm hến xuống, hít hà kêu cay và chạy vội ra hè sau lặng lẽ khóc một cách ngon lành cho hết những giọt nước mắt nổi trôi. Tôi nói trong câm lặng, nói với mẹ, nói với bụi tre và cây dừa trước ngõ, nói với chính mình và nói với những tô cơm hến:

"Thiệt đó mạ. Con đã thấm thía với cái đói ở quê người. Con đói không phải vì thiếu miếng cơm manh áo nhưng đói vì thiếu mạ, thiếu những khuôn mặt thân thương, thiếu mùi vị nồng nàn của đồng chua nước mặn và hơi hám của quê mình".

Hến cũng như người, nơi đâu mà chẳng có. Từ những con hến thoang thoảng mùi diêm sinh giữa vùng khe suối nhiều núi lửa quanh trại tỵ nạn Bataan heo hút, xứ Phi Luật Tân; những con hến Hồng Kông to bằng hột mít, đến những con hến tròn trịa vùng định cư xứ New Orleans bắt lên từ giòng sông Mississippi dài nhất thế giới, và hến nặng mùi bùn non đầy dẫy ven bờ sông American bao quanh thủ phủ xứ California, tiểu bang có đông người Việt nhất ở nước ngoài... đều có một bản chất chung là "hến", nhưng mỗi loài hến đều có cái vẻ riêng tư và độc đáo của giang sơn sinh ra nó như "Nam quốc sơn hà Nam đế cư " rứa đó.
Thử ăn một tô "cơm hến nước ngoài" mới cảm nhận được tinh thần sáng tạo “Anh phải sống” của những nhà... cơm hến bên ni. Thiếu hến Cồn, nguời ta dùng loại sò xanh (Green Mussel) nhập cảng từ Thụy Si là nơi có non xanh nước biếc không thua gì xứ Huế. Sò xanh Thụy Sĩ luộc lấy nước và xắt nhỏ thay hến rất dễ làm cho khách ghiền cơm hến xa Huế ngàn dặm "lạc bước bên Cồn". Thiếu khế thì dùng cây cần Tây (Celery) xắt mỏng dầm vào giấm. Thiếu bắp chuối sứ thì dùng bắp su tím cắt thành sợi thế vào. Thúy Vân còn thay được Thúy Kiều huống chi là cơm hến, miễn sao khách tha hương ăn cơm hến cũng "dễ nuôi mau lớn" như chàng Kim Trọng là được!
Dân Huế và những người yêu Huế xa quê, có tô cơm hến nằm ở một góc nào đó trong mớ hành trang của ký ức. Trên quê người, nhất là tại các nuớc Âu Mỹ phồn vinh bậc nhất ngày nay, với những món ăn tinh hoa truyền thống lừng lẫy của nhiều nước trên thế giới, cơm hến trở thành khiêm tốn và đơn sơ như một cụm hoa buởi, hoa ngâu trong vườn thượng uyển. Nhưng vườn thượng uyển là đất chung của cuộc đời mà hoa buởi hoa ngâu là ngõ sau để ngó về Quê Mẹ.

Cơm hến cũng như bà mẹ quê Việt Nam: Lui cui lút cút thế thôi, đơn sơ chất phác thế thôi, nhưng không có một kỳ quan nào của vũ trụ nầy sánh được với trái tim của Mẹ.

Trần Kiêm Đoàn


...

vuon_hoa_2  vuon_hoa_2
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #41 - 14. Mar 2010 , 21:17
 
Trươc het la cam on Phu De da cho moi ngươi thương thuc Thai Thanh ho Huê rat chi la dza dziet !
Mat co do khong ma van chiu kho di tim bai moi de dua vao day vay?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #42 - 14. Mar 2010 , 21:24
 
Phương  Tan oi
The la em da tim ra Co dzoi em o dau roi !
Cam on em da chuyen nhung bai ve com hen cua Tran Kien Doan vao day. Co cung thich doc may bai ong nay viet ve may mon an lam , vua teu , vua cam dong , vua rat day du cho moi ngươi biet de co the khoe nghe noi tro voi moi ngươi.
Co se hoc cach nau com hen , nhung chi tiec la khong co hen Con va cung khong co khe de ma an.
Khuya roi , Co chao em Co di ngu day. Toi hom qua co gang nam mo thay com hen ma khong dươc !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #43 - 14. Mar 2010 , 22:18
 
Em TB chào Mạ Vân , Anh Toàn có email cho em cái bài nói về Áo Dài , em dzinh dzìa Mạ Vân và cả nhà xem nhen đã lắm.Chúc Thầy Cô vui vẻ.Em TB Cheesy


...

            
From: SonNguyen 

Mạ Vân bấm vào link này

http://xa.yimg.com/kq/groups/32256160/875560331/name/118-NNS-Ao_hoa.pps                                                   

Hue ao dai


...
Ao Dai HueSweep through Hue and the classic grace of women clad in ao dai will surely to make a lasting impression on you. But behind the beauty is a rich history, brimming with cultural significance.
A researcher of Hue culture, Phan Thuan An, said that variations in Hue ao dai are related to the ups and downs of history.
History of the Hue ao dai
Under the Minh Mang Dynasty, the King issued a dress code for the whole country. Accordingly, all imperial concubines and servants had to wear ao dai when they set foot in the forbiddance palace. All citizens had to wear trousers, not skirts. Ao dai also became the compulsory costume of adults when they were out and about.
At that time Hue ao dai were similar to those in other regions, which were often dark in colour, and were a tangle of five flaps. Convenience demanded a four-flap version, the ao tu than or four-flap dress (with the two fore-flaps tied or left dangling to match satin trousers and silk belts). The five-flap ao dai has two fore flaps and two back flaps sewn together along the spine.
There is also a minor flap, which belongs to the forepart, at the right side, which hangs to the fringe. The sleeves are joined at the elbow since cloth available at the time had a width of just 40cm. The collar is 2-3cm high with the sleeves wrapped tight at the wrists, with accentuation of breast and waist. The laps flare from waist to foot.
For trousers paired with ao dai, while women in the North and the South favoured a solemn black, Hue women favoured white. Royals and the well to do often wore trousers with three pleats, giving a graceful spread to the leg, and increased mobility.
In the early of the 20th century, especially when the Dong Khanh High School for female students was founded in 1917, all schoolgirls from the central region flocked to Hue to study at Dong Khanh, ao dai became their uniform. They wore white trousers with violet ao dais as going to school, which then were changed to white colour in the dry and blue in the rainy season.
In the 1930s and 1940s, ao dai of Hue as well as of other regions didn’t change. However, they were made of much more abundant materials and colours. Women at that time could select various kinds of cloths imported from Europe, which were replete with bright colours.
The use of imported cloths, with their wider widths resulted in seamless ao dais. The flaps were lengthened, to within 20cm of the ankle. Hue women were renowned for their elegance in white trousers and ao dais. The dress gradually became a fashionable costume among girls in various regions, except among married women.
Hue ao dai would not have today’s design without an innovation initiated by an artist from the Indochina Art College, the owner of the reputed Le Mur tailor shops in Hanoi and Hai Phong, Lemur Nguyen Cat Tuong.
He brought a collection of Europeanised ao dais to the Hue Fair in 1939, which were called “modern ao dai”. These ao dai had two flaps rather than the octopus tangle of five as before. They had puffed out the shoulders, were cuffed at the sleeves, a round collar cut breast-deep and laced, accentuated by a corrugated fringe made of joined cloth of different colours and gaudily laced.
Hue’s women quickly accepted the remodelled ao dai. However, influenced by their inherently unobtrusive style, Hue ao dai were only modernised moderately with two flaps and buttoned from shoulder to waist.
In the 1950s, following trends across the country, Hue ao dai became more figure hugging, with higher collars and narrowed flaps, for an alluring body sculpting form.
In the mid-1960, as more women began to wear bra, Hue tailors stitched ao dai tighter at the waist, in an effort to further please the eye. At the end of the decade, Hue ao dai followed Saigon’s raglan-sleeve ao dai, which hid the troublesome wrinkles that often formed at both shoulder and armpit.
But ao dai with high collars were still fond among Hue women, while others sported the low-necked, décolleté ao dai improved by Tran Le Xuan, sister-in-law of former South administration president Ngo Dinh Diem.
The Hue Ao dai has remained almost unchanged since 1975, although the dress is falling from popularity due to the demands of modern life. In the late of the 1990s, the ao dai made a comeback, at the behest of fashion designers.
However, women in the ancient capital were loath to be strapped back into the tricky dress. Today Hue women are still unobtrusive in their ao dai, which are worn not too thin, with long flaps that are nearly touch ground, high collars and low waist to hide the flash of skin at the flanks.
Violet ao dai, a symbol of Hue
An ao dai tailor since 1970, Nguyen Van Chi has seen many subtle changes to Hue ao dai. Even though material and styles have changed, their colour and purpose of ao dai have not. Ao dai with bright colours for the New Year festival; broad ao dai in brown violet, indigo-blue and milky coffee colour with sombre designs for funerals and ceremonies; ao dai in dark colours for rainy days; and light in colour for sunny days.
Most Hue women have at least one ao dai of violet colour, a specific characteristic for this ancient capital. Along with their grace, unobtrusiveness, violet ao dai and non bai tho have become indispensable images that are closely linked to Hue women.
Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 22:37 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #44 - 15. Mar 2010 , 19:14
 
ngo_thi_van wrote on 14. Mar 2010 , 21:17:
Trươc het la cam on Phu De da cho moi ngươi thương thuc Thai Thanh ho Huê rat chi la dza dziet !
Mat co do khong ma van chiu kho di tim bai moi de dua vao day vay?
Co Van   

Thưa Cô Vân
Mắt đau mà nghe nói có Huế cũng ráng vô xem có gì lạ không?  Cheesy
Chúc Cô vui
Em PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #45 - 15. Mar 2010 , 19:15
 
Bún Bò Huế

... 

Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng.. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch).

Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.

Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngũ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...

Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas . Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.

Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên...” là đẹp nhất.
Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.

Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu năm của mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.

Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.

Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.


...

Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù.. Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.


Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh... nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác.. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.



Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:


Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau này có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyện Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm đồng tiền... nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại... Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.


Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc..


Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về đất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.


Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.


Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa dai, vừa dẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.


Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.


Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang... có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc..


Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.


Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.


Thật ra cả ba loại bún cơ bản là giống nhau, đều có màu ngà đục khi sống và màu trắng trong khi đã luộc chín. Người ta thường dùng danh từ “bún tươi” để chỉ bún mang trực tiếp ra từ lò và “bún luộc” để chỉ con bún được luộc chín từ bún khô. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo. Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún. Trong thực tế, bún lớn hay nhỏ là do bàn tay khéo léo của người cầm “rây”. Muốn sợi bún nhỏ, ngay khi những con bún sống đang chảy xuống nồi nước sôi để thành bún chín, chỉ cần đưa cái khuôn đầy bột lên cao; muốn có con bún to thì hạ khuôn xuống thấp. Bún nhỏ là bún kim để làm bún khô hay bún Tàu dùng nấu canh và bún to hơn là bún thô dùng để xào trộn thức ăn trong những dịp giỗ, Tết. Bún con và bún lá thường được cho là ngon hơn có lẽ vì được sản xuất đầu nước nên láng lẩy và tươi tắn hơn: “Bún đầu nước thì ngon, con đầu nước thì dại (?)”.


Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc.... Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò... và bún bò giò heo.. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.


Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị... đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ. Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas .


Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ăn năn:


- Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!


Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp.. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:

- Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!

Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm. Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời. Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh... tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân. Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.


Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, "bún bò Mụ Rớt".

“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.




Chừ ri hỉ....!
Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.
Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ... Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang "mả ông trạng" sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối "hữu xạ tự nhiên hương", không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.


Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:

- Mấy o, mấy cậu thời bún chi?




Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:
- Dạ, cho mấy tô bún nước


Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.


Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soải vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.

Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng "gia vị bún bò bắc đẩu", nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!


Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen... là những biểu hiện thường tình trước tô bún.


Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm... đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.


Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.

Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.
Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.




Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.
Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.


Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá..


Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.


Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.


Ngoài ra, rau hành, gia vị... thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với xoong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn.... mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.


Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề.. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX - 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Fried Chicken của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu... đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.
                                     
Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh
Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu "càng cua", cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.


Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:


- O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng...

Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.


Một lát sau o mới hỏi:
- Ai ăn rứa?


Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:
- Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”..


Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:
- Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!


Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”... bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:
- May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!


Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.


Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ... làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.
Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:
- Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!


Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:
- Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột đi thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cữ nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.


Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.


Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:
- Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt..


Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi... suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh... Thế nhưng nghĩ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.

Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cữ ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần




Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ.. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.


Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là "Đường Cơm Hến" và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là "Đại Lộ Bún Bò" vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ... Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.


Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây "sên", trong "ổ líp". Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. Về làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp... đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.


Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe... Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:
- Ngó dữ chưa tề, dị chết!


Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:
- Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!


Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:
- Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.


Cái "ớn phát sợ" của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một "múi đũa" ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!


Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng "thương con đường đi học".. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún. Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn.. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới "xui" về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d'Arc để chuẩn bị đi Tây.


Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: "Partir, c'est mourir un peu!... Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!". Tôi là học trò ban B (Toán - Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu. Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc. Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.
Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại; Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:


Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ...


Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.


Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh. Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh "thương bắt chết" vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món "bún bò Huế chính gốc". Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
- Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!


Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?


Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư "nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm" và ánh lên màu kỷ niệm:
- Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!


Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:
- Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!


Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
- Thơ của ai rứa Hoàng?


Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!


Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.


Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.


Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật.... Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng.. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.
 
Xuân Hoàng
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #46 - 16. Mar 2010 , 15:17
 
Em Thu B. oi ,
Cam on em da mang bai noi ve chiec ao dai cua Hue qua cac thoi dai. Hinh anh thi Co mo khong dươc , da bam vao link do va doi den ca nua tieng dong ho ma no chang ra cai gi ca , cuoi cung thi no bao la phai dien password , Co biet dien password nao day?  nen danh chiu , doc bai do cung biet dươc nhieu dieu roi
Sao em khong chiu ghe ben nha Ma Van tham Co?
Co goi loi tham tat ca gia dinh cua em nhe nhat la doi chim uyen ương moi do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #47 - 16. Mar 2010 , 15:40
 
Phu De oi ,
Răng ma có nợ với Huế dữ rứa ? Mat da dau ma van cu vo day de ma nho Hue?
Cam on Phu De da dem bai Bun Bo Hue cua Xuan Hoang vao day. Thay to bun bo Hue ma them qua , hom nay an chay ma them cua man that la co toi day ! Loi tai Phu De nhe !
Bai cua Xuan Hoang cung teu cung vui va day du nhu cua Tran Kiem Doan trong bai ve com hen. Vi vay ma Co da doc mot leo het luon ! Bai nay co doc mot lan roi ma doc lai van thay thich , nhat la doan tac gia khoi mieng tương ot tu chiec rang khenh cua ngươi ban gai.
Tai sao co nhieu ngươi co khieu viet van lam cho ke khac thich thu vay nhi ?
Smiley Phu De mot lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #48 - 16. Mar 2010 , 21:05
 
ngo_thi_van wrote on 16. Mar 2010 , 15:17:
Em Thu B. oi ,
Cam on em da mang bai noi ve chiec ao dai cua Hue qua cac thoi dai. Hinh anh thi Co mo khong dươc , da bam vao link do va doi den ca nua tieng dong ho ma no chang ra cai gi ca , cuoi cung thi no bao la phai dien password , Co biet dien password nao day?  nen danh chiu , doc bai do cung biet dươc nhieu dieu roi
Sao em khong chiu ghe ben nha Ma Van tham Co?
Co goi loi tham tat ca gia dinh cua em nhe nhat la doi chim uyen ương moi do.
Co Van


Em TB chào Mạ Vân. Máy của em vẫn coi được , để em đi cầu cứu quân sư   emtap-vespa. Mạ Vân đợi nhen , có nhiều cảnh đẹp lắm. Tối nay Bo có ghé nhà để đi học  ( trường học ở gần nhà nên Bo để xe rồi đi bộ qua trường ).Bo cám ơn Cô đã tặng đèn ngủ cô dâu , Bo còn để dành trong hộp , Khi nào mua được nhà thì lấy ra trưng cho nó mới. Chúc Thầy Cô khoẻ mạnh và vui vẻ  luôn. Em TB
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #49 - 17. Mar 2010 , 09:25
 
Em Thu B. oi ,
May cua Co van vay do , doi khi chang nghe hay xem dươc nhung cai moi ngươi goi den , uc gan chet !
Bao gio Bo co " chuyen mung " nho bao cho Co biet nhe .
Dung dao nay con chup hinh nhieu khong ?
THam tat ca binh an .
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #50 - 17. Mar 2010 , 22:37
 
ngo_thi_van wrote on 17. Mar 2010 , 09:25:
Em Thu B. oi ,
May cua Co van vay do , doi khi chang nghe hay xem dươc nhung cai moi ngươi goi den , uc gan chet !
Bao gio Bo co " chuyen mung " nho bao cho Co biet nhe .
Dung dao nay con chup hinh nhieu khong ?
THam tat ca binh an .
Co Van


Mạ Vân ui , coi đỡ mấy tấm hình anh Toàn  mới  gửi hôm nay.


...



...


...


...




Anh Bụt của em đi làm lại rồi , dạ NM vẫn còn chụp hình cho vui thôi Mạ Vân  ạ , không còn kiếm tiền bằng nghề chụp hình nữa ,bây giờ ai cũng chụp được hình đẹp còn bé Bo muốn rong rêu thêm 2,3 năm nữa mới chịu chơi búp bê. Chúc Thầy Cô vui khoẻ.Em TB
Back to top
« Last Edit: 17. Mar 2010 , 23:28 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #51 - 17. Mar 2010 , 22:52
 
Em đang làm dở dang bị Bột dành máy làm bài , nên phải trở về cái máy cổ lỗ sỉ của em.Em bỏ tiếp hai bài thơ

Ai ra thăm xứ Huế mình
                   Cho tôi nhắn gởi vạn tình mến thương
                    Núi Ngự , sông Hương còn đó
                  Em gái Huế mình gió thổi nơi mô 
                    Tiếng chuông vang vọng cố đô
                 Nhắc hình bóng cũ vô-vàn tiếc thương 



 
  O Xua !  Hue Minh !

   
                  
   O ra thăm xứ Huế Mình
                   Hỏi giùm thủa đó người xưa mô rồi
                            Thửa đó O nớ áo xanh
                      Bài thơ quai tím guốc vông nhẹ nhàng
                             Đoan trang thùy mỵ mỹ miều
                    Thước tha O buớc như chim sáo huyền
                           Một ngày không thấy được O
                     Bồn chồn nóng nảy đứng ngồi không yên
                         Tên O thật đẹp dễ thương
                        Diệu ni Diệu nớ Diệu mô Huế Mình
                            Thửa xưa như rứa đó mờ
                    Bây chừ không biết lộ mô mà tìm....
                     

.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #52 - 18. Mar 2010 , 07:01
 
Bún Bò Huế

... 

Mạ Vân ơi, em cũng thèm chảy nước miếng món bún bò Huế ngay hôm ăn chay như mạ Vân. Anh Phú De "ác" thật!
Đọc bài này xong, em cảm nhận được cái "hồn" của Huế, và sự khác biệt của bún bò Huế so với bún bò Saigon.
Em may mắn được ăn bún bò Huế ngay ở Huế vài lần: bún bò mụ Rớt, bún bò Kim Long, bún bò Gia Hội, rồi Đông Ba. Nhưng em nhớ nhất lần ăn bún bò gánh vào năm 1983. Lúc đó em đi công tác và ở tại một khách sạn đường Phan bội Châu. Một tối trời mưa buồn, không ngủ được, bèn rủ nhỏ bạn đi lang thang chơi và em đã ăn được một tô bún bò Huế ngon nhất trong đời do một cụ già gánh bán. Huế dạo ấy nghèo lắm, và bà cụ còn nghèo hơn. Bà mặc áo tơi rách, cái nón lá cũng rách. Nồi nước lèo chỉ là một nồi đất nhỏ, rổ bún cũng bé tí tẹo! Nhưng bún của bà "tuyệt vời" hơn cả tuyệt vời nữa!
Đã mấy chục năm rồi nhưng em vẫn nhớ bún bò Huế rất "huế" của bà. Chắc bà đã nghỉ bán từ lâu rồi. Con cháu bà có tiếp tục "nghề" của bà không?
Xin cám ơn tác giả NXH và đặc biệt cám ơn anh Phú De đã "rinh" bài viết vào đây để cho bao người nuốt nước miếng!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #53 - 18. Mar 2010 , 07:19
 
ngo_thi_van wrote on 16. Mar 2010 , 15:17:
Em Thu B. oi ,
Cam on em da mang bai noi ve chiec ao dai cua Hue qua cac thoi dai.  Hinh anh thi Co mo khong dươc , da bam vao link do va doi den ca nua tieng dong ho ma no chang ra cai gi ca , cuoi cung thi no bao la phai dien password , Co biet dien password nao day?  nen danh chiu , doc bai do cung biet dươc nhieu dieu roi

Co Van

Thưa cô Vân,
Thu Béo vừa nhắn cho em hay là cô không mở được link của Thu beo đưa lên.
Thưa cô, có lẻ vì file hơi lớn và máy của cô hơi...chậm nên cô đành phải chờ hơi lâu 1 chút mới mở được . Sau khi nó load hết rồi, nó sẽ hỏi cô password, thì cô chỉ cần bấm vào nút "read only" để xem, cô nhé!
Em nghĩ cô sẽ rất thích file này, nên cô gắng thử lại xem sao nha cô.  tulipdo
Em mang cái link qua bên trang này để cô không phải đi ngược trở lại  Wink.


http://xa.yimg.com/kq/groups/32256160/875560331/name/118-NNS-Ao_hoa.pps
Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2010 , 07:22 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #54 - 18. Mar 2010 , 08:45
 
Em Thu B. oi ,
Chac Anh Toan co doc mail cua Co Trương Kim Anh goi? Co cung co xem cai nay. Hinh Co T.K. A luc 17 tuoi ra Hue choi day. Hai bai tho Hue de thương qua phai khong em?
Cam on em. Co mung la Dung da di lam lai va cung dong y voi B la cu hương doi di da trươc khi muon
" choi bup be " , Bo con tre qua ma !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #55 - 18. Mar 2010 , 08:49
 
Em Ngoc Doa ,
Nghe em ta an bun bo nam 1983 ma Co cung them. Co cung chi them an bun bo cua may ganh hang thoi chu khong thich lắm bun bo trong tiem.
Ong Xa cua em co khoe hon khong?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #56 - 18. Mar 2010 , 08:52
 
Dau Do oi ,
Co cam on em nhieu lam , nhung bay gio Co sap co khach , phai sua soan thuc an da nen khong o lau dươc trong nay. Co se vao day lai khi nao ranh va se lam theo nhu cach em chi dan.
Co tham hai vo chong em nhieu nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #57 - 18. Mar 2010 , 11:53
 
Thấy mấy Anh Chị bày mấy món ăn Huế mà thèm, bà xã chỉ làm được bún bò Huế , bánh bèo, bánh bột lọc nên vẫn thèm chè đậu ván, cháo huyết, bánh khoái v.v... nhưng cũng không thể thiếu món thơ xứ Huế :
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #58 - 18. Mar 2010 , 20:12
 
Dau Do oi ,
Ban nay Co vao day , tra loi cho Cu Tuan ma khong dươc , nen danh phai tro ra. Bay gio vao day Co da mo cai link do dươc roi va cam on em da chi dan cho Co dươc thanh cong.
Trong nay co nhieu co gai xinh qua em nhi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #59 - 18. Mar 2010 , 20:24
 
Trong nay phan dong ngươi Bac , khong biet cac em co hieu dươc Cu Tuan noi tieng Hue khong? Dau sao cung cam on Cu Tuan da qua bo vao day de chia xe nhung ky niem ve Hue va cho thuong thuc giong ngam tho Hue rặt ve bai " Dao Choi Xu Hue "
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #60 - 19. Mar 2010 , 10:42
 
Quote:
Ong Xa cua em co khoe hon khong?

Thưa mạ Vân, ông xã em không được khoẻ, phải thở oxygen lâu hơn.
Em xin gửi đến thầy cô chén chè đậu ván và chén chè sen nhãn. Chúc thầy cô mạnh khoẻ và "thời" ngon!


...


...
Back to top
« Last Edit: 19. Mar 2010 , 11:03 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #61 - 19. Mar 2010 , 23:41
 
NgocDoa wrote on 19. Mar 2010 , 10:42:
...


...


TB chào chị Đóa , 2 chén chè ngon quá chừng. TB thích chè đậu ván , chén chè điệu quá chừng còn cài hoa nữa. TB chúc Chị khoẻ và kép chị mau mau khoẻ 
Cười miếng lớn nhen chị Đóa  Grin Grin
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #62 - 20. Mar 2010 , 06:03
 
Quote:
TB chào chị Đóa , 2 chén chè ngon quá chừng. TB thích chè đậu ván , chén chè điệu quá chừng còn cài hoa nữa. TB chúc Chị khoẻ và kép chị mau mau khoẻ 
Cười miếng lớn nhen chị Đóa    

Chị cũng rất thích chè đậu ván, và cả chè đậu ngự nữa; nhưng ở đây chị không thấy bán chè đậu ngự.
Cám ơn em đã hỏi thăm kép chị, èo uột lắm em ơi!
Chị đang "cừ miếng bự" với TB nè!
Chúc em và gia đình một cuối tuần thật vui.
Khi nào đi Little Saigon, gọi chị nhá!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #63 - 20. Mar 2010 , 07:28
 
TẠM BIỆT HUẾ

Thơ Thu Bồn, Nhạc: Xuân An
Trình bày: Hương Lan

Mời cả nhà click vào link dưới đây để xem một pps rất đẹp về Huế.

http://www.mediafire.com/?kdnozgwnb3j
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #64 - 20. Mar 2010 , 09:05
 
Em Ngoc Doa oi ,
Co Thay cam on em hai chen che trong ngon lanh qua ! Chac Co se " nhương " Grin cho Thay chen che hat sen lồng nhan , vi Co cung nhu Thu B. thich che dau van hon.
Co khong mo dươc bai Tam Biet Hue , khi mo ra lai thanh ra game ban sung. Tuy nhien Co da dươc thương thuc bai nay roi , Co thich nhat la hai cau tho :
" Con song dung dang....Song chay vao long nen Hue rat sau ".
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #65 - 20. Mar 2010 , 10:11
 
NgocDoa wrote on 20. Mar 2010 , 07:28:
TẠM BIỆT HUẾ

Thơ Thu Bồn, Nhạc: Xuân An
Trình bày: Hương Lan

Mời cả nhà click vào link dưới đây để xem một pps rất đẹp về Huế.

http://www.mediafire.com/?kdnozgwnb3j




Hello mợ Đá, Oai xin góp ý cho mợ, khi mợ post loại slide show, mợ có thể dùng cái syntax post trong nhạc của tui áp dụng luôn, mợ chỉ cần copy cái link của slide show mà mợ muốn post , cho nó vào cái syntax mà Oai đã chỉ , để cho đẹp hơn   Wink. Hope mợ don't mind khi Oai feed back nhe.
Thân mến,
TM tulipvang

Sau đây là cái thí dụ

Xin bấm vào hình
...

Tạm Biệt Huế
Tác giả: Xuân An

Theo em . . . lên những ngôi đền
Chén vàng chén ngọc . . . đắm chìm sông sâu
Mặt trời vàng . . . và mắt em nâu
Cho anh gởi Huế . . . một câu thơ tình

Huế ơi . . .
Áo trắng ngày xưa . . . thuở tìm em không thấy
Mênh mang mấy nhịp . . . Trường Tiền . . . nắng lên
Nắng lên từ phía . . . nón em nghiêng . . . qua cầu

Huế ơi . . .
Nhịp cầu cong mà con đường thì thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi mô
Con sông dùng . . . dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng . . . nên Huế rất sâu

Huế ơi . . .
Tạm biệt nhau mà trong lòng còn Huế
Hải Vân ơi đừng tắt ngọn sao khuya
Xin tạ từ với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về . . . hoá đá phía bên tê

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #66 - 20. Mar 2010 , 16:42
 
Quote:
Co khong mo dươc bai Tam Biet Hue , khi mo ra lai thanh ra game ban sung

Cô ơi, cô chơi game có dzui hôn?
Em đùa một chút thôi cho cô đỡ "bực bội" với cái computer của cô.
Rút kinh nghiệm, em sẽ cố gắng gửi những gì có thể post trực tiếp lên đây để cô khỏi mất công download.
Chúc thầy ngày càng khoẻ hơn và cô bớt bận rộn hơn.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #67 - 20. Mar 2010 , 16:48
 
Quote:
Hope mợ don't mind khi Oai feed back nhe

Feed back nữa đi! Vì Đá được học hỏi và biết thêm nhiều điều mới lạ.
Cám ơn EmWhy nhiều lắm! Hình chụp cầu Tràng Tiền về đêm thật đẹp!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #68 - 21. Mar 2010 , 20:55
 
Cam on Em Tat My , Co da dươc xem va thương thuc bai nhac nay roi ma xem lai phong canh Hue cung van thay minh lưu luyen lam sao ay !
Em sao gioi vay?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #69 - 21. Mar 2010 , 21:04
 
Ngoc Doa oi ,
Em dung thac mac , co nho den Co de tim nhung pps hay slide show....de dua vao day tang Co la Co cam dong lam roi. Co mo khong ra la tai cai may cua Co mot phan.
Co co choi game do chu , nhung ban khong trung nen di ra ngay , dau ban ngươi giả , Co cung khong thich ban. Luc xua o VN Co co thu dung khau sung luc cua Thay , Co ban con chuot cong , no banh xac ra , Co bi
" nightmare " luon may  thang troi. Ve sau so qua , khong dam choi sung nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #70 - 21. Mar 2010 , 21:46
 
ngo_thi_van wrote on 21. Mar 2010 , 20:55:
Cam on Em Tat My , Co da dươc xem va thương thuc bai nhac nay roi ma xem lai phong canh Hue cung van thay minh lưu luyen lam sao ay !
Em sao gioi vay?
Co Van 


Thưa cô, cô xem được rồi phải không?. Em có cái magic hand mà  Cheesy. Hôm trước cô có hỏi thăm em , mà em quên trả lời , hy vọng cô đừng khỏ đầu em Tongue , em vẫn khoẻ nhưng rất bận rộn cho công việc hằng ngày ở sở và gia đình , tuy vậy em cũng ráng vào đây giải trí đó cô. Em thích nghe nhạc , sẳn tiện thì post cho các bạn nghe luôn, nhất cử lưỡng tiện  Grin.

Em kính chúc cô và thầy luôn luôn khoẻ mạnh.


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #71 - 24. Mar 2010 , 07:56
 
Em Tat My oi ,
Em bao em co " magic hand " vay tu ray ve sau , neu Co co thac mac gi thi se " dzói  " em nhe  !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #72 - 24. Mar 2010 , 18:59
 
ngo_thi_van wrote on 24. Mar 2010 , 07:56:
Em Tat My oi ,
Em bao em co " magic hand " vay tu ray ve sau , neu Co co thac mac gi thi se " dzói  " em nhe  !
Co Van


Thưa cô,
Em vui miệng thì ba hoa chí choè với cô cho vui thôi   Shocked . Thật ra có nhiều việc các bạn nhờ đến , mà em không giúp được ngoài ý muốn và khả năng của em đó cô ơi   Tongue

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #73 - 25. Mar 2010 , 09:32
 
Mytat wrote on 24. Mar 2010 , 18:59:
Thưa cô,
Em vui miệng thì ba hoa chí choè với cô cho vui thôi   Shocked . Thật ra có nhiều việc các bạn nhờ đến , mà em không giúp được ngoài ý muốn và khả năng của em đó cô ơi   Tongue


Vân ơi,
Hôm trước mình có chuyển một bài về Huệ cho Vân, có nhận được không vậy bạn vàng?  Cho biết để còn gửi lại nếu còn nhé!
Chúc hai ông bà luôn mạnh giỏi.  Thăm cô Vĩnh.
Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #74 - 25. Mar 2010 , 12:33
 
Em mót được bài này bên Khoa học group , và thấy thích hợp vào mục này, nên em xin post vào đây cho cô và các bạn đọc.



Ngày Nhớ Huế
 

...


Tác giả Huy Phương

Dù ở Sàigòn hay ở Cali, cứ mỗi lần trời trở lạnh se sắt và tỏa ít sương mù, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ Huế. Phải chăng trong mỗi người Huế ly hương, có một phần sâu kín của tâm tư ấp ủ những hình ảnh và kỷ niệm, phần lớn là của thời niên thiếu, về Huế.

Theo ý tôi, Huế chẳng phải là "đất anh hùng của Mười hai nữ du kích kéo pháo" như quân sử của bộ đội VC đã vẽ vời ra, Huế cũng chẳng phải là "đất của Cách Mạng, của Khí thế xuống đường" trong những ngày được VC mệnh danh là "đấu tranh dân chủ". Vì như vậy, Huế chẳng còn là Huế của tôi.

Huế của tôi là tiếng ve rộn rã trên đường thành nội những buổi trưa hè. Huế của tôi là hương sen ấp ủ trên mặt hồ Tịnh Tâm sáng xưa còn tỏa hơi nước. Huế của tôi là con đường bờ sông hoa phượng đỏ những ngày sân trường tỏa ra trăm, nghìn tà áo trắng và tiếng cười nói reo vui. Huế của tôi là những khu vườn tĩnh mịch của phủ, bộ, đền, chùa không ánh nắng thoang thoảng mùi hương hoa sói, hoa mộc lan. Huế của tôi là những bờ sông vắng lặng, mặt nước như mặt hồ, khuấy động nhẹ nhàng bằng những mái chèo khua nước.

Ai đã không trải qua những ngày vui đơn giản vô tư, đạp xe đạp qua những con đường đồi lên Vọng Cảnh, qua Minh Mạng, về Nam Giao uống "đọi" nước chè tươi dưới chân chùa Linh Mụ, ăn chén bánh bèo sứt miệng cạnh núi Ngự Bình trước tròn sau méo, thơ thẩn trên những con đường sát bờ sông An Cựu "nắng đục mưa trong".

Ôi Huế, dư vị của những tô bún bò cay xé miệng, những chén chè cồn ngọt đến ruột rà. Dấm nuốt Vĩ Dạ, cơm hến, bánh canh Nam Phổ, bánh khoái Đông Ba, cơm Âm Phủ; mỗi món một vẻ, ăn một lần đi xa nhớ mãi.

Huế với những tiếng rao ai ăn chè đậu xanh đậu ván trầm bổng lê thê, âm điệu tiếng ru em à ơi buồn buồn. Trên sông, câu hò mái nhì ngọt ngào đưa đẩy thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long, trong làng tiếng hò giã gạo tục thanh thanh tục khoan tới khoan lui, tiếng nam ai ai oán nước non nghìn dặm ra đi, tiếng đàn tranh nỉ non khóc trên tương tư khúc sầu vời vợi.

Huế là đất xưa của Chiêm Thành, còn vướng vất đâu đây tiếng gió hờn reo trên những đỉnh tháp cao nên tiếng ca câu hò âm hưởng chuyện ai oán nước mất nhà tan. Huế với những vương tôn công tử mệ chém củ khoai, đói thì cũng nằm trên chiếu cạp điều, chỉ xơi với thời chẳng bao giờ ăn uống như người phàm tục. Huế với những điếu cẩm lệ, bình uống trà. Huế với những o gánh hàng ra chợ, những mệ bán hàng rong vẫn áo dài tha thướt.

Phần âm u của Huế lẩn quất ở con đường Âm Hồn, quán Âm Phủ, Mả Ông Trạng. Huế oan khuất bởi cái chết của hàng nghìn dân chúng trong ngày 23 tháng năm năm Giáp Thân thất thủ kinh đô, Huế tức tưởi bởi mấy nghìn người bị chôn sống trong Tết Mậu Thân. Huế với năm 1975 lại một lần thất thủ với hàng trăm xác người chết vì pháo trên bãi Thuận An.

Huế nghèo nàn, đau khổ, oan ức với không khí những ngày lễ Tết, phảng phất trầm hương, nhang khói, nghẹn ngào như tiếng đàn nhị xé nát ruột gan của người nhạc sĩ mù dưới góc cầu Gia Hội ngày nào.

Thuở thiếu thời tôi yêu Huế biết bao với những buổi sáng mù sương qua cầu Trường Tiền, tìm em ở đâu khi em lẫn cùng với sương khói, áo em trắng quá nhìn không ra. Những chuyến đò ngang Thừa Phủ, Đập Đá dù tôi đã vội chân cũng trễ, đò đã rời bến với em trên đó, để tôi nhìn theo ngẩn ngơ. Thuở thiếu thời tôi yêu biết bao với những buổi học bài trên nhà súng, ngọn gió nam đã ru tôi ngủ. Những chiều lên Nam Đài nhìn về Bạch Hổ, Kim Long đoán chừng nhà ai ở hướng nào trong những vườn cây xanh mướt.

Sau gần mười năm không gặp lại Huế, cuối năm 1981 sau những ngày tù tội ở miền Bắc, chúng tôi được chuyển vào Nam trên chuyến xe lửa do Ấn Độ viện trợ, xuất phát từ ga Mỹ Lý. Tàu qua ga Sông Bồ, qua ga Hiền Sĩ, qua Văn Xá, qua ga Triều Sơn Tây là tưởng chừng như đã thấy Huế. Khi qua cầu An Hòa, xe lửa chạy chầm chậm lại. Ở quãng đó Quốc lộ 1 và đường xe lửa đã sát kề nhau. Bỗng một mùi thơm bốc lên cửa sổ con tàu, mùi của một nồi bún bò đẫm vị sả, ruốc, ớt sực nức. Tôi chồm ra cửa sổ; dưới quốc lộ sát con tàu, một o gánh bún bò, áo nâu vá đang ngước mắt nhìn con tàu qua. Thoáng một chốc bao nhiêu kỷ niệm về Huế hiện ra. Ôi Huế của tôi đây.

An Hòa, Cửa Hữu, Nam Đài, Bạch Hổ. Tàu chạy qua ga Huế mà không dừng lại. Qua những hàng rào kẽm gai, tôi nhìn những bà con Huế đưa tay rụt rè vẫy gọi. Tôi về Nam mà không được dừng lại thăm Huế của tôi, nơi cha tôi nằm xuống khi tôi chưa về, nơi mẹ tôi thường chờ một chuyến tàu từ Bắc vào Nam.

Huế hôm nay như một nàng thiếu nữ hoàng tộc lấy phải anh chàng cục súc. Huế vẫn đẹp, nhưng Huế tàn phai đổ nát. Nhiều người đã bỏ Huế ra đi, và đi xa hơn nữa. Huế hôm nay không còn thuần là người Huế, là của Huế. Nhưng tôi nghĩ Huế vẫn ở trong tôi, trong anh chị, những người Huế tha hương cùng một lứa bên trời lận đận.

Huế là đất đi để nhớ không phải ở để mà thương, nhưng xa rồi mới thấy thương lẫn cùng nhớ. Nhờ những người thiện tâm thiện chí đứng ra tổ chức, giờ đây mỗi năm đến với Ngày nhớ Huế để gặp lại những người bạn Huế, ăn một vài món Huế, nghe một đoạn thơ, thưởng thức một bài hát về Huế, ôn lại vài kỷ niệm về Huế, cũng là một điều an ủi cho những người lưu vong mất nước, chưa có dịp thực hiện một chuyến hành hương về thăm lại Huế.

Năm nay, giữa muôn vàn ngổn ngang của sinh kế, công ăn việc làm, những người Huế vẫn còn một ngày để nhớ Huế. Nếu chiều nay, vì nợ áo cơm tôi không đến với Ngày Nhớ Huế được, thì Huế chẳng thiếu một ai, nhưng trong tôi, tưởng chừng đã thiếu Huế. Xin tạ lỗi cùng Huế và bạn bè thân thiết.


thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #75 - 27. Mar 2010 , 21:19
 
Em Tat My oi ,
Neu Co " lam reo " ma khong qua day thi khong doc dươc bai viet nay cua Huy Phương do em mang vao. Doc bai nay de ma nho Hue tha thiet. Co biet Huy Phương , tac gia la ban hoc voi em gai cua Co .
Cam on em da lam vui long Co bang moi cach.
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #76 - 27. Mar 2010 , 21:26
 
Ngoc Mai oi ,
Minh khong nhan dươc bai nao ca , Ban Vang goi ve dau vay?
Goi lai cho minh doc di.
Ngoc Mai dau thang tu cung di xa roi ha ? Thu Le ngay mai di roi , dem theo ca con be Quyen di !  MInh thi chac bay gio chi lam sai giu chua thoi , chang co di dau dươc nua ! Nhung bay gio thay Ong Khang cang ngay cang kha hon trươc minh cung mung , bõ cong minh cham soc ! Hì! hì!
Thoi , bay gio di " ngáo " day , chuc Ban dzang ngu ngon nhieu mong dep . Dau thang di choi thương lo binh an !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #77 - 01. Apr 2010 , 15:39
 
Em mót được cái slide show này bên Khoa học group , và thấy thích hợp vào mục này, nên em xin post vào đây cho cô và các bạn nghe nhạc về chủ đề Huế.


  TÌNH XƯA GÁI HUẾ


PPS: MINH SAN TRẦN      
Nhạc&lời: VŨ THÀNH AN

Ca sỹ: KHÁNH HÀ - 
Họa sĩ: ĐỖ TUẤN và HÀ HUỲNH MỸ



Xin bấm vào hình


...

thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #78 - 01. Apr 2010 , 15:41
 
ngo_thi_van wrote on 27. Mar 2010 , 21:19:
Em Tat My oi ,
Neu Co " lam reo " ma khong qua day thi khong doc dươc bai viet nay cua Huy Phương do em mang vao. Doc bai nay de ma nho Hue tha thiet. Co biet Huy Phương , tac gia la ban hoc voi em gai cua Co .
Cam on em da lam vui long Co bang moi cach.
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van 


Thưa cô, như vậy là làm reo sẽ bị lổ  Grin

Hôm nay em đem nhạc Huế và vào thăm cô đây. Chúc cô và thầy an vui khoẻ mạnh

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #79 - 03. Apr 2010 , 13:51
 
Em Tat My oi ,
Em noi dung. lam reo thi chi bi lo thoi , nhung lan nay Co khong lam reo ma cai laptop cua Co no moi lam reo , nen Co khong nghe dươc bai nhac nay chi doc dươc loi va thương thuc tranh ma thoi vi cai netbook nay no cung cham ri ri va ca chon lam !
Cam on em rat nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #80 - 05. Apr 2010 , 15:30
 

...



Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #81 - 05. Apr 2010 , 16:46
 
Quote:
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van 
Em rất vui mừng biết sức khoẻ Thầy đã khá hơn rồi , chúc mừng Thầy Cô.
Cô ơi, Cô càng "nhỏng nhẻo" càng dễ thương chi lạ và em có dip thưởng thức Huế, đừng bỏ tật "ấy" nha Cô
kính chúc Thầy Cô an vui
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #82 - 05. Apr 2010 , 18:15
 
ngo_thi_van wrote on 03. Apr 2010 , 13:51:
Em Tat My oi ,
Em noi dung. lam reo thi chi bi lo thoi , nhung lan nay Co khong lam reo ma cai laptop cua Co no moi lam reo , nen Co khong nghe dươc bai nhac nay chi doc dươc loi va thương thuc tranh ma thoi vi cai netbook nay no cung cham ri ri va ca chon lam !
Cam on em rat nhieu.
Co Van


cô ơi, máy cô lại làm reo hả, cô có biết tại sao không , có phải bị virus không? nếu cô không rành về computer , em khuyên cô không nên bỏ những tài liệu quan trọng trong computer thí dụ như liên quan đến nhà băng.

Trưa nay em làm cháy 1 cái laptop trong hảng ( bị virus) trong khi em muốn search thơ , em đưa qua tụi IT nhờ xem dùm, họ nhăn em quá đổi chừng và report với boss của họ. Cũng hên boss họ là ông xã em , ông xã em nói lại cho em là phải cẩn thận khi dùng laptop của hảng cho việc cá nhân. Em xin chừa đây cô ạ   Cheesy

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #83 - 06. Apr 2010 , 15:20
 
Phương Tan oi ,
Cam on em da cho co nghe bai Ly 10 Thương , em biet hat nhu vay khong ?
Doi khi nghe lai nhung bai ca Hue , Nam Ai , Nam Bang ma nho Hue chi la ! Dung ra Nam Ai Nam Bang hat ra rang Co cung quen roi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #84 - 06. Apr 2010 , 15:23
 
Em My Dung ,
Lau lau moi thay em len tieng , hoa ra em  " Nghe cọp " lai cu xui bay Co cu nhong nheo !  Grin !!
Thoi hti de chieu y em Co se lam vua long em nhe.Cai do con tuy may ngươi nao di tim bai de dua vao day em oi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #85 - 06. Apr 2010 , 15:26
 
Tat My oi , \
Lan sau dung lam the nua , may ma ong xa cua em la boss cua ho , chu neu la ngươi khac em se bi phien phuc roi !
Nho loi Co dan nhe , cam on em nhueu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #86 - 17. Apr 2010 , 20:35
 
ngo_thi_van wrote on 06. Apr 2010 , 15:20:
Phương Tan oi ,
Cam on em da cho co nghe bai Ly 10 Thương , em biet hat nhu vay khong ?


Thưa Cô Vân! Em chỉ biết nghe thôi, không biết hát...
Không biết là xui hay hên, bạn em toàn là những người hát hay... Có lần em "lỡ dại" nghe xúi bậy, hát vài câu bị chúng bạn ôm bụng cười, từ đó không bao giờ cóc mở miệng nữa... Sad

Quote:
Doi khi nghe lai nhung bai ca Hue , Nam Ai , Nam Bang ma nho Hue chi la ! Dung ra Nam Ai Nam Bang hat ra rang Co cung quen roi !
Co Van


Em cũng không biết Nam Ai, Nam Bình hát ra sao? Nhưng hồi xa xưa em có đi học đàn tranh, đến tháng thứ 3 thì ông thầy dạy đàn bài Nam Ai, ổng nói bài này trong Quốc Gia Âm Nhạc đến năm thứ 2 người ta mới dạy, nhưng ông nghe em tập "có hồn" lắm, có lẻ vì ảnh hưởng của cuộc đời em...

Hic! Bi giờ thì 1 nốt cũng không nhớ...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #87 - 17. Apr 2010 , 20:47
 
Sông Hương Có Nói Chi Mô

Tôi đã đến Huế hai lần, lần nào cũng vội vã vì bận công việc nên chỉ ở lại một hai ngày. Huế vốn thâm trầm, thầm lặng, nên chẳng thể hiểu vội vã được. Tôi đã liều viết cái phần mình chưa hiểu về Huế nên không tránh khỏi sự hiểu lầm. Rất mong bạn đọc gốc Huế lượng thứ.
Đoàn Thạch Biền
Huế

° ° °

Tường dắt tôi đi thăm lăng Tự Đức. Vốn là dân Huế nên Tường rành rọt, chỉ cho tôi biết nơi nhà vua xem hát bộ, nơi cung nữ ở... Khiêm Lăng to lớn này được xây dựng trong ba năm và vua thường đến đây vừa nghĩ ngơi vừa chiêm ngưỡng nơi sẽ chôn cất mình.

Ngồi nghỉ chân dưới bóng mát một cây sứ cổ thụ, bên ngôi mộ xây bằng đá cẩm thạch của vua, tôi tò mò đọc bài thơ chữ nôm của vua Tự Đức in trên tấm vé bán vào thăm lăng. "Khôn dại cùng chung ba tất đất, Giàu sang chưa chín một nồi kê". Tôi thầm hỏi: "Vua đã viết được như vậy, sao còn làm khổ người dân xây chung quanh "ba tấc đất" của vua nhiều ngôi nhà to lớn như một cung điện? Phải chăng từ xưa đến nay, giữa viết và làm thường khác xa nhau?"

Trưa hè ở Huế trời nắng gắt. Khi rời khỏi lăng vua Tự Đức, tôi cảm thấy đói bụng. Tôi nói Tường chở tôi đi ăn một món ăn Huế. Tường nói sẽ chở đến quán bánh khoái. Nơi đó cô gái bán hàng biết mười ngoại ngữ.

Tôi tin là Tường nói thật. Người Huế vốn ham học. Cô gái hàng ngày phải giao dịch với nhiều khách du lịch nước ngoài nên có thể em đã học được một số ngoại ngữ. Nhưng biết được mười ngoại ngữ thì cũng đáng nể, tôi hối thúc Tường chạy xe Honda thật nhanh để được gặp mặt cô gái. Vừa "no mắt" vừa no bụng.

Tường dừng xe trước một quán bán bánh khoái gần chợ Đông Ba. Khách ra vào tấp nập. Nhiều nhất vẫn là khách du lịch nước ngoài mặc quần soọc vai mang balô. Phải đợi một lúc, chúng tôi mới có ghế ngồi. Những chiếc bánh khoái nóng hổi được đem đến. Chúng giống như bánh xèo ở Sài Gòn nhưng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay và được chiên vàng rụm. Đặc biệt bánh khoái ăn với tương chứ không phải nước mắm chua ngọt. Ăn xong một chiếc bánh khoái mùi rau húng quế còn thơm ngát trong miệng, tôi hỏi Tường:

- Cô gái biết mười ngoại ngữ đâu?

Tường cười chỉ cô gái mặc áo thun đỏ, váy trắng (điều hiếm thấy ở các cô gái Huế) đang đứng nói chuyện với một ngoại kiều cách chỗ tôi ngồi hai cái bàn. Em đứng quay lưng lại nên tôi không nhìn thấy khuôn mặt em. Hai người đang trò chuyện vui vẻ, rất tiếc họ đứng hơi xa nên tôi không nghe rõ họ nói tiếng nước nào.

Một khách nước ngoài ngồi gần bàn tôi, gõ đũa vào miệng chén. Cô gái quay lại nhìn rồi bước đến tính tiền. Lúc này tôi mới nhìn rõ khuôn mặt em. Một khuôn mặt thanh tú với đôi mắt to đen láy và cái miệng luôn cười. Người khách chỉ những đĩa thức ăn trên bàn. Cô gái gật đầu nhẩm tính rồi ghi vào phiếu tính tiền đưa cho ông ta xem. Người khách chỉ vào một cái đĩa và giơ hai ngón tay. Cô gái cười ghi thêm vào phiếu tính tiền. Người khách móc tiền ra trả và cười nói: "How old are you?". Đáp lại, cô gái xòe hai bàn tay ra hai lần, lần sau em cụp lại một ngón cái.
Bây giờ tôi mới hiểu Tường đã "chơi chữ". Cô gái bị câm và phải nói chuyện bằng 10 ngón tay. Uống một ngụm bia Huda, tôi hỏi Tường:

- Cô gái bị tật hồi nhỏ à?

Tường gật đầu rồi nói:

- Cả ba chị em đều bị câm.

- Bệnh di truyền?

- Không, ba mẹ mấy cô đều nói năng bình thường. Người ta đồn rằng mộ ông nội của mấy cô táng trúng lưỡi rồng nên gia đình làm ăn phát đạt, bù lại con cháu đều bị câm. Nếu dời mộ đi chỗ khác, các cô sẽ nói được nhưng bù lại gia đình sẽ nghèo mạt ba đời. Cô chị đang đứng đổ bánh khoái đó. Cô thứ hai đi tính tiền, còn cô út ở trên lầu lâu lâu xuống phụ việc. Cũng may ba chị em tuy không nói được nhưng vẫn nghe được và họ viết chữ rất đẹp.

Tôi không biết đấy có phải là điều "may" hay càng khốn khổ hơn khi người ta nghe được mà không nói được?

Đợi quán thưa khách, tôi gọi cô gái đến tính tiền để có dịp trò chuyện. Cô gái đếm những đĩa bánh khoái và hai chai bia trên bàn rồi em viết phiếu tính tiền. Tôi hỏi:

- Em tên gì?

Cô gái cười nhìn quanh rồi chỉ bức tranh vẽ hồ sen Tịnh Tâm treo trên tường.

Tôi nói:

- Em tên Liên?

Cô gái gật đầu. Tôi hỏi tiếp:

- Nhưng gì... Liên?

Em viết trên phiếu tính tiền chữ Diệu.

- Diệu Liên! Tên hay quá. Đóa sen huyền diệu.

Cô gái e thẹn cúi đầu. Tôi bắt đầu kể lể: Tôi ở Sài Gòn mới ra thăm Huế lần đầu. Đến một nơi nào xa lạ, tôi nghĩ không phải chỉ đi xem thắng cảnh hay đi dạo phố xá mà hiểu được nơi đó. Cần phải thưởng thức những món ăn đặc sản và nhất là phải làm quen với một cô gái, nhờ vậy mình sẽ hiểu nơi đó hơn. Tôi đã ăn bánh khoái Huế rất ngon. Tôi muốn em giúp tôi hiểu Huế thêm một chút nữa được không?

Cô gái nhìn thẳng vào đôi mắt tôi. Cũng may vì vội vã khi ra Huế, tôi đã bỏ quên đôi kính cận một độ của mình ở Sài Gòn nên nhìn đôi mắt tôi lờ đờ như đôi mắt cá ươn rất "vô tư", cô gái đã thương hại gật đầu.

Buổi tối mùa hè, Huế đã mát nhờ những hàng cây hai bên đường rì rào tiếng lá. Tôi chở Diệu Liên trên chiếc xe Honda mượn của Tường. Em ngồi sau chỉ đường bằng cách vỗ vai phải, vai trái của tôi và tôi sẽ quẹo phải hay quẹp trái.

Nhờ em tôi mới biết hồ Tịnh Tâm với ngôi nhà ngồi hóng mát bị sụp đổ một bên, không còn nguyên vẹn như trong bức tranh vẽ treo ở quán em. "Đường phượng bay" xanh rì bóng lá vì mùa hoa phượng đã tàn. Bánh cuốn ở Kim Long khác hẳn bánh cuốn ở Sài Gòn. Và chè thịt heo quay ngon hơn chè sâm bổ lượng ở Chợ Lớn.

Tôi hỏi: Em hãy chỉ tiếp cho tôi biết nơi nào bán cơm hến, bánh ướt, chè bắp?

Em che miệng cười khúc khích. Tôi đưa cuốn sổ tay cho em và em viết: Ông tham ăn quá. Những món ăn ngon, ông ăn cùng một lúc, chúng cũng sẽ hết ngon.

Tôi nói: Nhưng ngày mai tôi phải về Sài Gòn rồi. Làm sao tôi có thể thưởng thức những món ăn kia?

Em viết: Chúng sẽ mãi còn ngon khi ông còn háo hức muốn ăn?

Tôi nói: Thôi bây giờ chúng ta đi uống càphê. Tôi muốn biết cà phê ở Huế ngon cỡ nào.

Em gật đầu và tôi tiếp tục chở em đi. Cầu Tràng Tiền đang sửa chữa lại, em chỉ tôi chạy xe qua cây cầu mới. Chúng tôi vào một quán cà phê lộ thiên ở sát bờ sông Hương, ngay phía trước trường Quốc Học.

Tôi chọn một cái bàn đặt ngay dưới bóng đèn điện sáng choang. Chẳng phải tâm hồn tôi ưa thích sự trong sáng mà vì ngồi ở nơi sáng sủa, tôi mới có thể đọc được những câu em viết trả lời.

Tôi gọi cho em một ly đá chanh và cho tôi ly cà phê đen. Rất bất ngờ tôi được nghe lại giọng ca Tuấn Ngọc với bài "Chiều một mình qua phố" của Trịnh Công Sơn ở quán cà phê này. Diệu Liên mấy máy đôi môi hát theo. Tôi hỏi:

- Em cũng biết bài hát này à?

Diệu Liên gật đầu và môi em tiếp tục mấy máy. Tôi buồn muốn khóc khi thấy em say sưa hát một bài ca không thành lời. Im lặng là vàng, đúng vậy. Nhưng im lặng mãi sẽ là đất đá. Tôi không muốn em là đất đá. Tôi thầm cầu mong cho em một lần được nghe giọng hát của chính mình. Bài hát dứt, môi em vẫn còn run run vì xúc động hay vì lời ca "ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên?"

Không ngăn được tò mò, tôi hỏi em câu chuyện người ta đồn về gia đình em mà Tường đã kể cho tôi nghe lúc trưa.

- Chuyện đó có thật không?

Em gật đầu. Ôi "ba tấc đất" của người chết đã làm khổ người sống quá nhiều! "Giàu sang chưa chín một nồi kê". Tại sao người ta bắt im lặng mãi? Tự nhiên tôi nổi sùng nói:

- Em hãy cho tôi biết mộ ông nội em nằm ở đâu? Tôi sẽ thuê người ta dời mộ để em nói được. Em cần phải nói, phải hát.

Em khẽ nắm tay tôi lắc lắc. Rồi em cúi xuống viết vào cuốn sổ tay tôi để trên bàn: Ông cần em phải nói, ông mới hiểu? Sông Hương có nói chi mô mà người ta cũng hiểu nó.

Viết xong, em ngẩng lên nhìn dòng sông Hương lấp lánh ánh trăng. Mặt nước phẳng lặng không gợn sóng. Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Tôi nhìn vào đôi mắt em đang mở lớn. Đôi mắt cũng lấp lánh ánh trăng nhưng có nói chi mô. Đôi mắt đó câm hay tâm hồn tôi điếc?


PS: Em kiếm được truyện này nhắc đến mấy cô gái ở Quán bánh khoái Lạc Thiện (đã thi vị hóa), cũng dể thương nên đăng lên cho cô xem
Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 20:51 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #88 - 18. Apr 2010 , 21:14
 
Em Phương Tan oi ,
Cam on em da cho Co doc mot chuyen giong nhu tieu thuyet that su ,  hay ho hu cau va thi vi hoa them ? Em da co dip den an o tiem Lac Thien do chua?
Trươc khi Co roi Hue de vo Saigon , Hue chua co quan banh khoai nay , neu co thi Co da biet roi .Co chi biet co tiem banh khoai rat ngon o chan cau Dong Ba gan Bai Dau thoi , vi Co hay xuong Bai Dau de tam song , mac dau khong biet boi , chi biet up cai soong ngươc lai de lam phao noi ma boi thoi . Moi lan boi xong doi bung la ghe tiem banh khoai do an thi that la tuyet dieu !
Co Van
Co Van
    

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #89 - 04. Jul 2010 , 07:24
 
NHỮNG BÀI CA DAO XỨ HUẾ ĐƯỢC MỞ ĐẦU
BẰNG HAI CÂU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN



I.

Tìm hiểu ảnh hưởng của văn chương bác học đối với ca dao xứ Huế, thời kỳ còn là thủ phủ Đàng trong và Kinh đô của nước ta, hoặc có thể nói một cách rộng hơn, là tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt, chúng tôi thấy có một hiện tượng văn học đáng lưu ý là không ít bài ca dao xứ Huế được mở đầu bằng hai câu có hình thức Hán văn. Cụ thể là có 41 bài ca dao được cấu trúc bốn câu, trong đó có từ một đến hai câu theo hình thức Hán văn (HTHV) (theo tài liệu người viết có được - xem phần chú thích). Trong số 41 bài này, thì 25 bài có hai câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất, thứ hai; 12 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất; và 4 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba. Hai dạng sau chưa tìm thấy sự trùng lặp câu thơ theo HTHV. Riêng dạng đầu, số 25 bài ấy, chỉ sử dụng 9 cặp câu theo HTHV; nghĩa là, nếu chọn ra 9 bài để xem xét, thì 16 bài còn lại có thể tạm cho là những dị bản tương ứng.

Bài viết ngắn này chỉ đề cập đến HTHV đậm đặc nhất, tức 25 bài ca dao có hai câu theo HTHV ở vị trí mở đầu nêu trên, chủ yếu qua 9 bài được chọn, xin dẫn ra dưới đây (chữ số trong ngoặc đơn ghi cuối mỗi bài, vừa dùng để chỉ bài ấy khi phẩm bình, vừa dùng để ghi xuất xứ ở phần chú thích):

Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc?
Địa sanh thảo, hà thảo vô căn?
Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng,
Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian (1).

Hoạ hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất chi tâm;
May mô may chút nữa em lầm,
Khoai khô xắc lát, tưởng Cao Ly sâm bên Tàu (2).

Minh quân lương tướng tao phùng dị,
Tài thư giai nhân tế ngộ nan;
May mô may thiếp lại gặp chàng,
Trăm năm xin tạc đá vàng thủy chung (3).

Hạ bút đề thị: quân tử trúc,
Loan thiên tế địa trượng phụ tùng.
Theo nhau chọn thủy chọn chung,
Kẻo gái thuyền quyên chờ trai anh hùng bấy lâu (4).

Thiếp tựa thiên biên nguyệt,
Quân như lãnh thượng vân;
Tuy gần mà chẳng phải gần,
Cũng như biển Sở non Tần cách xa (5).

Ngộ bần cùng dã bạc,
Ngộ bần tiện tri thông;
Em dạo chơi cho biết đục trong,
Dẫu có lâm cơ thất vận cũng đành lòng em nay (6).

Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tựa thiên kim;
Thương nhau nên phải đi tìm,
Tìm nhau từ buổi nổi chìm cháo rau (7).

Phú dữ quý thị nhân chi sở dục,
Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố;
Khổ thân phận chàng tứ cố vô thân!
Chẳng trách thầy mẹ bên em tham chữ phú, phụ chữ bần,
Còn em đây thì Nam mô A di đà Phật, hai chữ phù vân nhờ trời (8).

Bần cư trung thị vô nhân vấn,
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm;
Ai tầm thì tầm, em nỏ thèm tầm,
Vì chưng em dâng nghèo ở chợ, kết nghĩa sắt cầm không xứng đôi (9).

II.

Hai câu theo HTHV của bài 1 có nghĩa: Trời sinh ra người mà người không có lộc? Đất sinh ra cỏ, cỏ nào mà chẳng có rễ? Quy luật ấy của tạo hóa rành rành ra đó. Vậy mà em lại đang cô quạnh, chơi vơi giữa dòng nước, đất trời cùng mảnh thuyền không, “Biết cùng ai trao duyên gởi phận” đây? (lộc được hiểu như “nguồn sống từ đất trời, con người mà một cá nhân thụ hưởng”. Với người thiếu nữ trong bài ca dao, nguồn sống ấy là hạnh phúc lứa đôi).

Bài ca dao đã rất phổ biến ở Huế. Có 6 dị bản với sự thay đổi ít nhiều lời ca ở hai câu cuối (hai câu đầu theo HTHV luôn cố định), chẳng hạn: “... Một mình em ngồi tựa mạn thuyền, dưới nước trên trăng, Biết nơi mô hơn mà thủ phận, nơi mô bằng mà trao duyên”(10); và “... Anh thương ai thì nói lại cho ắt bằng, Kẻo một mai trâu cột ghét trâu ăn không đành”(11).

Hai câu theo HTHV của bài 2 có nghĩa: Vẽ cọp thì vẽ được da cọp, khó vẽ được cốt cách con cọp; (cũng như) biết người thì biết mặt, không thể biết được lòng người. Một cách nói gần ý của câu ca dao Việt Nam “Sông sâu còn có kẻ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Nguyễn Trãi cũng nói tương tự “Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài” (Ngôn chí, bài 5); Nguyễn Du cũng không nói khác: “Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?” (Truyện Kiều, cầu 2120). Điều này được nhân vật của bài ca dao “ngộ” ra như reo lên: may mắn làm sao em đã thoát khỏi sự lầm lẫn về anh, một con người xoàng xĩnh (như khoai khô) mà trông bề ngoài cứ ngỡ là cao quý lắm (như sâm Cao Li)!

Bài này có 5 dị bản, chẳng hạn; “... Xa xôi chi đó mà lầm; ở gần bên cây đó, há không biết hơi trầm thể nao?”(12), và “... Xưa kia chẳng biết nên anh lầm; Bây giờ đã rõ, vàng cầm anh cũng không:(13)...

Hai câu theo HTHV của bài 3 có nghĩa: Vua sáng, tướng tài tình cờ gặp gỡ nhau thì dễ; còn như tài tử, giai nhân đột nhiên mà gặp được nhau thì khó. Lời thơ tiếp theo thể hiện nỗi vui mừng của giai nhân (thiếp), tài tử (chàng), khi ngẫu nhiên gặp gỡ và kết duyên “đá vàng”, để tránh bỏ mất cơ hội hiếm hoi.

Hai câu theo HTHV của bài 4 có nghĩa: Hạ bút đề thơ ca ngợi trúc quân tử thẳng ngay, và trượng phu tùng rắn rỏi, hiên ngang bốn mùa xanh tươi che kín trời đất. Theo văn cảnh, lời ca ngợi này hàm ý: chàng đã rất thủy chung (với thiếp). Thật thỏa lòng tin yêu, đợi chờ bấy lâu của thiếp!

Hai câu theo HTHV của bài 5 có nghĩa: Thiếp như trăng bên chân trời; Chàng như mây trên đỉnh núi. “Trăng bên chân trời” và “mây trên đỉnh núi” tuy gần (trong tầm mắt), nhưng thật ra là cách biệt: “như biển Sở non Tần”. Phép so sánh giữa hai câu theo HTHV, so sánh ở câu lục, ở câu bát và kết hợp cặp lục bát) nhằm làm nổi bật được ý xa xôi “góc biển chân trời” ấy.

Hai câu theo HTHV của bài 6 có nghĩa: Gặp phải cảnh bần cùng thì vui (vui bần cùng); gặp phải cảnh nghèo khó, thì cũng biết lẽ cùng thông (cùng tắc biến, biến tắc thông) để bằng lòng với số phận. Phần tiếp theo của bài ca dao thể hiện phong thái ung dung “tuỳ ngộ nhi an”, sẵn sàng chấp nhận cả điều xấu nhất là “lâm cơ thất vận” (sa vào cảnh đói khó, cùng đường) cũng an với phận của mình của cô gái sắp vào cuộc hôn nhân.

Hai câu theo HTHV của bài 7 có nghĩa: Tiền bạc, của cải [em] coi rẻ như cát bụi; chỉ có tình nghĩa mới đáng quý tựa ngàn vàng. Ngàn vàng (thiên kim) trong Hán văn cổ được dùng theo nghĩa bóng là vô giá, giá trị to lớn vô cùng (thơ Lý Bạch có câu: “Mỹ nhân nhất tiếu thiên hoàng kim = Tiếng cười của người đẹp đáng giá ngàn vàng”; Thơ Tô Thức lại nói: “Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim = Một khắc đêm xuân đáng giá ngàn vàng”; Hạt Quán Tử ghi “Trung lưu thất thuyền, nhất hồ thiên kim = Thuyền đắm giữa dòng một quả bầu đáng giá ngàn vàng”...). Bài ca dao cũng dùng ngàn vàng theo nghĩa này. Đây là quan niệm đạo đức trọng nghĩa khinh tài vốn rất được đề cao trong nhân dân ta. Lời tiếp theo của bài ca dao thể hiện quan niệm ấy theo nghĩa hẹp của “nghĩa” (là tình yêu nam nữ: đã thương nhau thì dù cách xa bao nhiêu, dù phải trải qua đói khổ, bần cùng đến mức “nổi chìm cháo rau” cũng phải tìm gặp nhau, chung thủy với nhau.

Như bài 2, bài này cũng có 5 dị bản, chẳng hạn: “... Xa xôi anh cũng đi tìm, Bây giờ kháp mặt như Kim gặp Kiều(14), và “... Con le le mấy thuở chết chìm, Người thương ở bạc kiếm tìm làm chi”(15)...

Hai câu theo của bài 8 có nghĩa: Giàu sang là điều ai cũng muốn; nghèo khổ là điều ai cũng ghét. Nghèo khổ không chỉ bị ghét mà còn xếp vào hạng “lục cực” (sáu điều khốn: chết non, ốm đau, lo phiền, nghèo đói, tật xấu xa, hèn yếu), thậm chí, đứng đầu vạn tội (vạn tội bất như bần). Nguyễn Công Trứ đã xác nhận điều này: “Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai; vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn chẳng có” (Hàn nho phong vị phú). Cô gái trong bài ca dao đã dùng cái lẽ thường tình này để biện minh cho thày mẹ “tham chữ phú, phụ chữ bần” ruồng rẫy người tình nghèo khó của cô. Còn cô, cô ngả sang triết lý nhà Phật, xem giầu sang như mây nổi, thoắt có thoắt không, nên chấp nhận duyên số của mình mà cô cho là trời Phật đã an bài.

Hai câu theo HTHV của bài 9 có nghĩa: Nghèo khổ thì dù ở ngay giữa chợ cũng chẳng ai hỏi han; còn giàu sang thì có ở tận núi sâu, rừng thẳm, cũng có khách đến tìm. Tục ngữ, ca dao xứ Huế có nhiều bài gần gũi với ý trên, thể hiện thói đời đen bạc “trọng của khinh tình”: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng bà nội cũng xa”; “Khó nghèo nằm giữa chợ chẳng ai han, khi làm quốc trạng ba ngàn bà con”; “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng thân thích li, giàu người dưng thì trọng, khó o với dì cũng xa”... Lời tiếp theo của bài ca dao đã như một bản tuyên ngôn tình yêu, một thông điệp của cô gái cho mọi người biết lập trường vững vàng của cô, lòng chung thủy của cô, vượt lên trên thói đời đen bạc; Ai tìm người sang giàu thì mặc, em không màng, vì “em đang nghèo ở chợ”, tự xét chẳng xứng đôi.

III.

Hầu hết lời theo HTHV thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan truyền thống. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở trời Phật và lẽ biến dịch (bài 1; 6), đề cao sự thủy chung, tình nghĩa (bài 4; 7), coi trọng người bạn tình tri kỷ (bài 3) và biết được thói tình của thế gian (bài 8; 9). Các lời theo HTHV này vốn từ cổ ngữ, kinh điển, những câu thơ cổ đã khá phổ cập, dân gian chỉ dùng lại nguyên mẫu hoặc có chế tác đôi chút cho dễ hò, hát và bắt vần (chẳng hạn, lời HTHV ở bài 4 đúng ra là: “... quân tử trúc, trượng phu tùng, loan thiên tế địa”). Sự ảnh hưởng của HTHV giảm dần rồi mất hẳn, trong ca dao sau Cách mạng tháng 8 (Ca dao giai đoạn 1945 - 1975) rất hiếm gặp hiện tượng xuất hiện cùng lúc một câu HTHV).

Điều đáng lưu ý khác là các nhân vật trữ tình (hoặc chủ thể sáng tạo) của những bài ca dao trên, phần lớn là nữ và nội dung giải bày là cảm xúc lứa đôi. Phải chăng do tác giả của những bài ca dao ấy, có thể phần lớn là những nho sĩ bình dân, có vốn Hán học nhất định, sống gần gũi quần chúng nhân dân, có nhân sinh quan tiến bộ, có thái độ thông cảm và trân trọng đối với phụ nữ, bày tỏ khát vọng đòi tự do lứa đôi và quyền bình đẳng của phụ nữ, mà HTHV là một phương tiện giúp đỡ bày tỏ đắc lực.

Hai câu theo HTHV được sắp xếp theo dạng đối, không gieo vần và đặt trước cặp lục bát (hoặc lục bát biến thể) lời Việt. Âm tiết cuối của câu đầu mang thanh trắc, âm tiết của câu sau mang thanh bằng để hiệp vần với âm tiết nuối của câu lục (riêng bài 8, do không tìm được thanh bằng ở câu theo HTHV thứ hai nên phải thêm vào một câu lời Việt để bắt vần với câu lục). Kiểu cấu tạo âm thanh này gần gũi với thể song thất lục bát. Khi diễn xướng, hai câu theo HTHV thường chỉ nói, đến cập lục bát hò (hát). Sự tách biệt này chỉ thuần tuý về mặt âm thanh, còn ý nghĩa thì hai câu theo HTHV ăn khớp với lời Việt. Nói chính xác hơn, hai câu theo HTHV thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài và mang nghĩa khái quát, hiển nhiên, được thuân thủ như một quy luật. Lời tiếp theo là một tình huống, một biểu hiện cụ thể của quy luật ấy.

Sự kết hợp giữa hai câu HTHV dạng đối với một cặp lục bát lời Việt, ngoài những điều đã trình bày ra, còn tạo nên một vẻ đẹp cổ điển về mặt cấu trúc của bài ca dao. Vẻ đẹp này có được sự cân xứng của lời HTHV và lời Việt (tỉ số 2-2), sự tương phản về ngôn ngữ (Hán - Việt), về thể loại (đối - lục bát) của chúng. Mặt khác, là do ý nghĩa biểu đạt đi từ cái khái quát, cái quy luật đến cụ thể, tâm trạng riêng tư (tương tự thơ Đường luật, nếu chia số câu của bài thơ làm hai phần bằng nhau, thì nửa đầu thường thiên về cảnh, về sự, nửa sau ngả về tình ý riêng của nhà thơ) phù hợp với tư duy diễn dịch và quan điểm thẩm mĩ truyền thống.

Việc có mặt đáng kể của những bài ca dao đang bàn trong kho tàng ca dao xứ Huế, hẳn có sự thu hút từ vẻ đạp của một kiểu cấu trúc văn bản mang tính thể loại ấy. Điều này thể hiện rõ nét chất bác học của ca dao xứ Huế trong giai đoạn hội tụ và giao thoa với văn hóa cung đình nói riêng, và là sự thể hiện sinh động của sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt nói chung.

Người biên tập: Mai Xuân Hải

CHÚ THÍCH

(1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam (bản in lần 8) - Hò Huế, Nxb. KHXH, H. 1978, tr.655.

(2) và (15) Ưng Luận - Ca dao xứ Huế bình giảng, sở VHTT Thừa thiên - Huế, tập 3, 1993, tr.27 và tập 2, 1992, tr.40.

(3), (9), (11) và (12) Triều Nguyễn - Văn học dân gian Hương Phú, Sở VHTT Bình Trị Thiên, 1988, các tr.173, 174, 232 và 276.

(4), (5), (6), (7) và (13) Trần Việt Ngữ, Thành Duy - Dân ca Bình Trị Thiên, Nxb. Văn học, H.1967, các tr.64,67,68,101,102.

(8) và (14) Trần Hoàng (Chủ biên) - Ca dao dân ca Bình Trị Thiên, Nxb. Thuận Hóa, 1988, các tr. 212 và 237.

(10) Phan Ngọc Thu (Chủ tiên) - Thơ ca dân gian Bến Hải, Sở VHTT Bình Trị Thiên, 1985, tr.57.



Triều Nguyên
Cuộc Sống Việt _ Theo Tạp chí Hán Nôm số 2/1996

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #90 - 04. Jul 2010 , 09:29
 
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De rat nhieu da cho Co doc mot bai rat gia tri. Tu trươc den gio Co dau co biet nhung cau ca dao nay la  " san pham " cua xu Hue.
Luc xua khi trong gia dinh co nuoi ngươi de " Babysit " van dươc nghe ho ru em bang nhung cau nay , roi cung thuoc vai cau ma khong suy nghi gi ca. Bay gio moi thay dươc cai kho tang van hoc cua xu Hue. Co cung tu hoi lam sao ngươi dan da lai co dươc von lieng Han Van cao sieu nhu vay?
Cam on Phu De mot lan nua. Mat da bot chua?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #91 - 05. Jul 2010 , 06:03
 
Thưa Cô Vân
Sức khoẻ em giờ hơi tệ, bị strss quá, nhất là mắt thường đau thốn như bịkim đâm vào vậy, không làm gì được thì em đang tập quên nó đi, không để ý đến thì không thấy đau nữa.hihihi,

Mời cô nghe bài Nam Ai Nam Bình.
Chúc Cô vui.
Em, PD

------------------------------

...


Kiếp cầm ca

Người kể lại những “Khúc nhạc đời”




Lần đầu đến Huế, ôm mộng ngắm bóng áo dài Đồng Khánh, tôi nghe một anh bạn vốn là một gã nhà báo kỳ cục bảo: “Mày nên gặp bà Thanh Tâm mà xin nghe ca Vè nữ sinh Đồng Khánh”.

Lại là Thanh Tâm. Tôi chợt nhớ lời chị tôi: “Ca Huế cổ kính thì gặp bà Minh Mẫn, còn nghe ca đài các sang trọng thì gặp cô Thanh Tâm”. Trong suốt chuyến vô Huế lần đó, cái tên Thanh Tâm cứ được nhắc tới hoài. Không ít người bảo: “Gặp cô Thanh Tâm à? Khó đấy!”. Mà quả là lần ấy, có lẽ duyên chưa tới nên tôi không tìm được lúc nào thư thả để gặp cô.

Hai năm sau tôi trở lại Huế, khi cái lạnh của đợt trường rét vẫn còn theo chân những màn mưa bụi trượt trên những lớp ngói Ngọ Môn. “Anh về mô?”- chú xe ôm hỏi. “Cho về chợ Tây Lộc, đường Lê Ngọc Hân”. Thế là lần này, tôi đến thẳng nhà cô Thanh Tâm.

Cô đón tôi rồi hãm ấm trà, bỗng trời hửng nắng. Ngồi bắt chéo chân, cô châm điếu thuốc, tự nhiên cất tiếng ca vo một vài câu Cổ Bản:

Ai phong lưu người điệu là khách Hương Bình/ Bạn chung tình với mình mà chơi/ rượu khuyên mời/ Cạn lời đinh ninh…

Ca chưa hết câu thì mẹ cô đã ngoài 90 ở trong nhà ra, bà cũng là một nghệ nhân tuồng cung đình của Huế. Cụ bảo: “Cô ca giỏi lắm, cái gì cũng ca được hết, cả ca Huế và Tuồng”, rồi cụ lại bảo: “Tính cô cứng rắn, ngang lắm, cũng khổ, chẳng có ai chịu được.”

Nước ngược chia phôi cho dang dở
Người đi kiếp người…

Cô Thanh Tâm là con gái của cố nghệ nhân Phan Hữu Lễ, thành viên của đội tuồng Thanh Bình Thự dưới triều vua Khải Định. Cụ được coi là một nghệ sĩ tài hoa, tay trống bậc nhất của nghệ thuật cung đình. Ngoài Tuồng ra, cụ Lễ còn am hiểu thấu đáo các môn nghệ thuật khác như Ba Vũ hay Ca Huế. Dưới triều Bảo Đại, cụ dạy cho đoàn Ba Vũ. Năm 1956 được cử hướng dẫn nghệ thuật cho đoàn Ba Vũ đi công diễn ở Philippines; Năm 1958 được bổ nhiệm về phụ trách ban Tuồng Đại Nội.
Lên 6, cô Thanh Tâm đã theo cha vào Đại Nội xem tập luyện. Đến năm 11 tuổi cô được vào học Ba Vũ trong đội Đồng Ấu, 13 tuổi đã đi múa. Cô còn được cha và các thầy giáo trong đoàn dạy Tuồng cung đình, được thầy Đinh Hữu Khai dạy Ca Huế, và sớm trở thành giọng ca tài hoa ở đất đế kinh.
Cô kể, khi bắt đầu vào nghề, cô thường xuyên được kêu vào hát hầu cho Mệ Sen, Mệ Sen là công chúa của đức Thành Thái, tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Lương Linh. Hồi đó, trong phủ chỉ có người nhà mới được đi giày còn lại phải đi chân đất nhưng cô bé Thanh Tâm kiên quyết không bỏ giày. Bị Mệ trách cô nói: “Thưa Mệ! con ca mà đi chân đất coi sao được”, rồi vào đến trong nhà ngồi trên salon hát, Mệ Sen không cho cô ngồi vắt chân, cô lại bảo: “Thưa mệ! Con ca mà không cho con ngồi vắt chân thì làm sao mà con đánh phách được”. Rồi cô cười với tôi: “Nói thế thôi, chứ Ca Huế hoặc ngồi chiếu, hoặc ngồi salon thì phải vắt chân nhìn nó mới sang. Chứ còn ngồi thế nào mà chả đánh phách được, nhưng nói thế Mệ cũng phải chịu”.

Sau năm 1975, cô Thanh Tâm theo nhà chồng lên vùng kinh tế mới từ bỏ nghề cầm ca. Hồi đó, theo sự phân công, nhà cô về Lâm Đồng, nhưng không hiểu sao cả nhà đi tuột thẳng xuống Cà Mau để lập nghiệp. Nhưng trót “mang lấy nghiệp vào thân”, ở được 2 năm, cô ôm hai đứa con còn bé về lại Huế, ngày dọn hàng nước cùng mẹ đẻ tối đạp xe đi ca kiếm tiền nuôi con. Mỗi lần hát, tôi vẫn thấy hai tay cô nâng cặp phách lên đầu như vái. Cô bảo, trước khi hát cô vẫn lạy tổ nghề, lạy thầy, xin tổ, xin thầy gia hộ cho. Cô bảo: “Nếu không được tổ phù hộ cho thì có lẽ cô cũng không hát được cho đến giờ”.
Một khách nghe ở đường Phan Đăng Lưu, nơi tập trung dân buôn người Hoa rất sành nghe Tuồng kể với tôi rằng: Hồi đó ở Nhà văn hoá, hễ tối nào mà không có Thanh Tâm ca thì khán giả bỏ vé về. Có một nghệ sĩ Thanh Tâm ca Huế, rồi lại có một nghệ sĩ Thanh Tâm đóng Tuồng, từ vai Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình đến vai Thị Kính diễn suốt 5 màn kịch bản Tuồng chuyển thể từ Chèo do lão nghệ sĩ Hoàng Châu Ký dàn dựng.
Cô Thanh Tâm kể diễn vai Thị Kính mà cứ vừa diễn vừa khóc, khóc suốt cả 5 màn. Có hôm đang diễn thì mất điện, khán giả không chịu về, họ cứ bật hộp quẹt hết người này đến người khác, xem cho hết vở thì thôi. Sáng ra cô ra chợ Đông Ba, bà con ở đấy tự nhiên cứ dúi tiền vào áo: “Thưởng riêng cho mi hát hôm qua hay quá!”
Có đêm diễn ra ngoài, mọi người cứ chạy ra thưởng thêm tiền, cả một nón tiền, cô lại chia đều cho anh chị em trong đoàn rồi đạp xe về nhà. Kể đến đấy, thấy tôi luýnh quýnh vì tiếng điện thoại di động, cô ngồi tự ca vo một bản Tương tư khúc:
Một bóng về đêm/ Em âm thầm đường xa đơn độc…

Sau ngày 30/4 đã có lúc cô nghĩ đoạn tuyệt với nghề. Hôm đó là một buổi trưa mùa hè, tự nhiên cô lên nhà thỉnh ba tiếng chuông rồi đứng trước bàn thờ Phật, cắt tóc cạo trọc đầu. Người nhà không ai dám nói một câu,. Cứ thế rồi trưa nào cũng vậy, cô thay một chiếc áo trắng, đi bộ ra đến gần Cửa ngăn rồi lại đi về nhà. Dạo đó cô làm đủ mọi việc chân tay, bê vác đồ nặng cố làm chai, hỏng đôi tay từ trước đến giờ chỉ quen cầm đôi phách. Được một thời gian sau, cô lại đi ca, theo các đoàn văn công đi đến mọi nơi để ca, ca không công cũng ca, ròng rã như thế suốt 3 năm.

Kể đến đây tự nhiên tôi lại muốn nghe cô ca quá. “Cô ca cho con nghe đi cô”. Cô ngồi thẳng lưng hò một câu Hò mái nhì:
Tủi lắm anh ơi/ trăng cũng chờ gió vẫn đợi anh/ Đợi khi mô mà thông reo vi vút

“Học mà không được ca thì uổng lắm, tổ cho ăn lộc, nhưng tổ bắt theo nghề thì biết làm răng? Thầy dạy Ca Huế cho cô là cụ Đinh Hữu Khai chết trên sân khấu trong khi ca vì đói, tủi lắm!”. “Ngày xưa ở đoàn Ba Vũ, lương tháng là 20 đồng, mà con biết không, lúc đó ở Huế chỉ cần 5 hào là có một bữa cơm thịnh soạn rồi”. “Ngày xưa cứ một tuần là đức Từ (Hoàng thái hậu Từ Cung, thân mẫu vua Bảo Đại) cho gọi đoàn đến ca hát, mỗi lần như vậy cụ mổ một con bò cho cả đoàn ăn trước, diễn xong lại được ăn cháo. Về sau đức Từ mất tội lắm, trước lúc đó mấy chị em trong đoàn thay phiên nhau đến trông cụ, cô còn nhỏ nhưng cụ rất thương, cho cô một cái chén ngọc”.

Má hồng da tuyết
Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết
Vàng lộn theo chì…

Cô kể chuyện có một cô mới học hát ra thuyền đánh phách cho cô ca Cổ Bản, cô đánh phách trật bèn nói với anh đánh đàn rằng: “do chị Tâm ca làm em đánh trật phách”, cô nghe xong giận quá bảo: “Em có thể chê chị hiếng, đui què chứ bảo chị ca để em đánh trật phách Cổ Bản là xúc phạm chị”. Từ đó cô cũng vãn dần ra thuyền. Đến khi nhà nước bảo đóng tiền để cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, từ đó cô không ra thuyền hát nữa. Có ai mời đi hát salon thì cho xe đến tận nhà mời mới đi. Cô bảo: “Tuỳ người mới cấp thẻ, chứ những nghệ sĩ cả đời làm nghệ thuật như các cô, các chú mà còn phải đóng tiền để cấp thẻ, đi thi để cấp thẻ thì làm răng có chuyện đó, mà đi thi để lấy thẻ thì lấy mô ra người thẩm định đây.”Cô kể hôm có người đến mời cô đi ca, rồi hỏi tiền, rồi mặc cả. “Lấy chi mà mặc cả nghệ thuật hỉ?”. “Cô thèm ca lắm, nhưng như thế thì ca sao cho đặng”
Trước khi đến thăm cụ Trần Kích, cô đưa tôi đi đến chùa Vạn Phước, trên đường đi bất giác tôi hỏi cô: “Giờ cô có dạy ca cho ai không?”, cô trả lời: “Dạy thì có nhiều lắm, nay người này đến học, mốt có người đến học”, tôi lại hỏi: “Thế có ai cô định truyền nghề cho chưa?”, cô bảo: “Cũng đang có một nhỏ con của một người bạn, nhưng còn phải xem đã, chừ cứ dạy thế thôi”. Tôi im lặng không biết nói gì, đường Nam Giao thẳng tắp trước mắt, tự nhiên tôi nhớ lại một câu, và giờ tôi mới hiểu: truyền nhân phải là người nối tiếp cuộc sống nghệ thuật của thầy mình.
Ngồi giữa sương sa
Chỉ Hằng Nga
Thấu cho chăng là…
Đêm một ngày cuối xuân, tôi lấy một con thuyền ngược Đập Đá về phía Linh Mụ. Chiếc thuyền máy chạy thật nhanh đến gần cồn Giả Viên thì buông neo tắt máy, phơn phớt chút mưa xuân không đủ làm cho mặt nước Hương Giang xao động. Tôi phấp phỏng chờ đêm hát này từ mấy hôm nay rồi; cuộc vui hôm nay thiếu cụ Kích vì tuổi già, buổi tối cụ không ra ngoài được, cụ Châu thì ở mãi tận Phong Điền, bà Minh Mẫn thì lại đang ở trong Nam. Cô Thanh Tâm hôm nay một mình ca, tôi vẫn muốn nghe cô ca riêng một buổi, giờ mới có dịp. Hôm nay có anh Thảo kéo nhị, anh Hùng đàn Tỳ, một cây đàn bầu và đàn nguyệt của mấy anh em trong nhóm Phú Xuân, thiếu một cây đàn tranh là đủ ngũ tuyệt nhưng không hề gì; anh Nguyễn Đình Vân tay trống cự phách chuyên đi đánh Tam luân cửu chuyển cùng ông Châu hôm nay ở vị trí thính giả.
Dạo đầu là bản Lưu Thuỷ, lúc đó không hiểu sao trong đầu tôi cứ lẩm nhẩm lời ca của bài này: Dòng lạc dòng đào nguyên/ Đây lâm tuyền hợp quần bạn tiên…Vừa dứt suy nghĩ thì ngay sau đó cô Thanh Tâm đã vào ca Cổ Bản, rồi ca tiếp Tứ Đại Cảnh
Ai phong lưu người điệu là khách Hương Bình
Bạn chung tình
Với mình mà chơi
Rượu khuyên mời
Cạn lời đinh ninh, trong bóng trăng vằng vặc luồng gió như gợi trêu tình
Thanh lịch người xinh
Chơi để dành riêng mình
Bạn tài danh quốc anh
Giọng cô dày lắm, hơi đẹp, không ai từng nghĩ ngày xưa cô đã từng cắt amidan rồi, cô kể: “Trước khi cắt cô nghĩ mình sẽ thôi không hát được nữa, ai ngờ sau hai năm lại vẫn hát được, có lẽ là nhờ ơn tổ”. Cách lấy hơi của cô sao mà lạ, tạo ra tiếng hát lúc xa, lúc gần, thi thoảng điểm một vài tiếng phách nghe đài các lắm, rồi tự nhiên vào đến chỗ lưu không anh Hùng bấm mấy tiếng tì bà nghe xinh xắn quá, rồi lại thêm mấy tiếng nhị của anh Thảo đưa đẩy đến là duyên, tiếng đàn câu hát cứ như phải lòng nhau. Cô Thanh Tâm có lần nói với tôi: Nhiều khi đi hát kể cả khách không biết nghe thì cô vẫn cứ hát Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại như thường, mắc mớ chi, vì mình hát cho anh em mình nghe, trong nghề nghe với nhau cơ mà. Khách nghe không quen toàn yêu cầu Lý tình tang với Hò giã gạo, đấy cũng là cái buồn cho Ca Huế.
Cứ mỗi lần nghe cô nhắc đến chuyện cô thèm đi ca lắm tôi lại cảm thấy đau lòng, tôi rất muốn nói với cô về bức chữ tôi đã viết ở Hà Nội định bụng đem vào Huế, nhưng tiếc là mấy đứa em làm thất lạc trong chuyến đi vào. Tôi viết cho cô câu: Cầm tâm duy hữu dạ đăng tri, những mong tri âm được tiếng hát và tiếng lòng của người nghệ sĩ say nghề.
Đêm đã về khuya, anh Thảo kéo mấy tiếng nhị dọn hơi cho cô hò câu mái nhì để vào Nam Ai, Nam Bình.
Lá thu rời rạc, trước rèm châu…
Sao cô nhả hai chữ rời rạc sao mà tài tình thế, tự nhiên lúc đó tôi phải làm ấm người bằng một ly rượu, tài tình quá, nghe hai chữ đó sao tưởng tượng sắp có sự chia ly xa cách. Hình như ngày mai chúng tôi về Hà Nội.
Cô gập hai chiếc đèn hoa đăng vào làm một tặng tôi để lát nữa tôi thả xuống sông Hương.
Tiếng tỳ bà nắn nón, tiếng phác cầm nhịp vang lên bài cô đã ca vào đến bài Nam Ai:
Ái ân chi để riêng mình
Ôm mộng chung tình…
Cặp đèn hoa đăng xuôi dòng Hương Giang mang theo những điều ước rời rạc, ánh nến loang trên mặt sông đưa câu tâm sự của bài ai lặn vào trong ánh nến. Mà có lẽ chỉ ánh đèn kia mới hiểu được lời tâm sự của nó…


            Viết trong một ngày hè năm Mậu Tí

TRẦN NGỌC LINH
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

...


Nam Ai Nam Bình

Thanh Tâm trình bày
Back to top
« Last Edit: 05. Jul 2010 , 06:07 by phu de »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #92 - 06. Jul 2010 , 06:29
 
Than goi Phu De.
Co rat cam dong khi biet Phu De mat dang con dau ma cung co di tim nhung gi co lien quan den Hue dem vao tang Co.
Co that su khong hieu lam ve Nam Ai Nam Binh , nhung cung rat thich thuong thuc. Nho luc xua co than mau ngươi ban than , moi lan Co gap Cu la xin Cu ca cho nghe nhung bai tho Cu xương hoa voi Cu Thuc Gia [ bai Trươc Phu Van Lau ] va Cu Ngoai cua Co. Mac dau Cu da lon tuoi ma giong ca trong vat nhu Co Thanh Tam . Cu cung la than mau cua cố ca si Hồng Dũ Trân .
Nghe Co Thanh Tam ca hay qua , Co khong biet bai nao la Nam Ai , bai nao la Nam BInh , nhung cung phan biet dươc bai dau tien la bai Trươc Phu Van Lau , ca khac hon bat dau tu bai Nươc Non Ngan Dam Ra Di
Co Thanh Tam da lon tuoi ma sao giong ca nhu con gai vay?
Day la mot mon qua tinh than qua quy Phu De da goi tang Co. Co cam on Phu De vo cung.
Cau chuc cho doi mat cua Phu De dung co hanh ha Phu De nua.
Co Van   
Back to top
« Last Edit: 07. Jul 2010 , 09:26 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #93 - 07. Jul 2010 , 06:34
 
Thưa Cô Vân

Nghe câu hò mái nhì Phu Văn Lâu thì không phảỉ chỉ người Huế mà hầu như mọi người đều biết vì tính cách lịch sử của nó, còn bài Nam ai, Nam Bình là nói về Công Chúa Huyền Trân trên đường xuôi Nam sang Chiêm Thành .Bài nầy bà Thanh Tâm ca là không ai thay thế được,
Em có rinh lời trên Net về  .
Chúc cô vui
Em, PD

-------------------------------------------------


...


Hò mái nhì

Phu Văn Lâu (1)

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!

Ưng Bình Thúc Giạ




--------------------



Nam Ai
Ngoảnh lui Cố quốc (2)


Ngoảnh lui Cố quốc, trông chừng .
Ngập ngừng gót ngọc,
Mây phủ kín trời thương,
Ngơ ngẩn bâng khuâng.
Hoa đương độ thanh xuân,
Dập vùi, cứu nạn muôn dân,
Công sánh đặng Chiêu-Quân,
Cho trọn đạo thần quân thần.
Vẻ chi một đóa yêu kiều,
Yêu kiều diễm lệ
Vàng thau trộn bùn dơ,
Xót phận hổ hang.
Gẫm thân bẽ bàng,
Kiếp hồng nhan,
Duyên nợ dở dang,
Ôi Phụ Hoàng!
Nay vì nghĩa giao bang,
Hiếu trung đôi đàng;
Thân vàng ngọc đem vùi cát bụi.
Cho rảnh nợ Ô-Ly,
Ngậm ngùi, kẻ ở người đi.
Cơn nước lửa phò nguy
Nát thân sá gì !


Nam Bình
Nước non ngàn dặm ra đi (3)



Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì.
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
Thấy chim lồng nhạn bay đi.
Tình lai láng,
Hướng dương hoa quì.
Dặn một lời Mân Quân:
Như chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần.

...


-------------------------

(1) Đây là câu hò nhắc nhở đến cụ Trần Cao Vân và vua Duy Tân mật hẹn tại bến Văn Lâu để mưu chuyện chống Pháp.

(Tiếng Hát sông Hương, trang 51, xuất bản năm 1972. Ưng Bình Thúc Giạ Thị)

(2) Ông Thái Văn Kiểm trong sách Cố đô Huế dẫn lời cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị nói chính chúa Minh là người đã sáng tác bài Ai giang nam, tức Nam ai. Chúa Minh chính là Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).

(3) (Tác giả : Cụ Thạch Xuyên Võ Chuẩn) cũng có người cho rằng chính Công Chúa Huyền Trân đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #94 - 07. Jul 2010 , 07:11
 
phu de wrote on 07. Jul 2010 , 06:34:
Thưa Cô Vân

Nghe câu hò mái nhì Phu Văn Lâu thì không phảỉ chỉ người Huế mà hầu như mọi người đều biết vì tính cách lịch sử của nó, còn bài Nam ai, Nam Bình là nói về Công Chúa Huyền Trân trên đường xuôi Nam sang Chiêm Thành .Bài nầy bà Thanh Tâm ca là không ai thay thế được,
Em có rinh lời trên Net về  .
Chúc cô vui
Em, PD


Chào Anh Phu-de,

Mấy nay em tìm anh PD bắt chớt đây nì ! Thì ra anh PD đang "ngủ đò" trên sông Hương thơ mộng , ngâm nga câu hò mái nhị. Hihihihi Smiley Wink mí "ai" dzi. ta  godau godau godau Hehehe! anh PD gõ nhẹ hìu !có đau chi mô?
TN thăm hỏi anh PD đây nì ! Chúc anh PD dồi dào sức khoẻ tràn đầy hạnh phúc "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn người đến chốn lao xao"  Grin Grin Grin

Em TN

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #95 - 07. Jul 2010 , 09:45
 
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De rat nhieu. Trươc kia Co khong biet Nam Ai , Nam Binh, Ca Hue khac nhau nhu the nao , mac dau da o Hue gan nua doi ngươi. That la xau ho ! Cung nhu khong biet ngam sa mạc , hát chầu , hát cô đầu khac nhau ra sao ca. Chi biet ca vọng cỗ va hat bội thi biet phan biet dươc thoi.
Luc xua cu nho ca vong co khi ca si xuong giong la thien ha vo tay rầm rập , con hat bội hay hát bộ thi Co nho may ong dien tuong cam cán chổi gia vo la dang coi ngua , vui that la vui !May ông mặt đỏ la   
ngươi trung chinh con mặt trắng la gian ninh !
Cam on Phu De lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #96 - 07. Jul 2010 , 09:48
 
Em Tuyet Ngo oi ,
Em noi oan cho Phu De roi. Mat dang hanh ha P.D,. lam sao ma " ngu do " dươc !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #97 - 14. Jul 2010 , 08:03
 
MẤY LẦN THẤT THỦ KINH ĐÔ

võ hương an

Tặng những người Huế 30 năm xa xứ (1975-2005)

...





Ất Dậu, 1885;

Ất Dậu, 2005.

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẳn,  một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế.  Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu ấn văn hóa riêng, làm cho Huế không lẫn với “ai” khác được.





Nhớ Vè Thất thủ Kinh đô



Cách nay 120 năm,  nửa đêm 22 tháng Năm năm Ất Dậu quan tướng Tôn Thất Thuyết ra lệnh nổ súng vào Tòa Khâm Sứ Pháp ở bên kia bờ sông Hương, và đồn Mang Cá ở phía đông bắc Kinh thành,  nghĩ rằng sẽ mở đầu một trận phục thù, đánh cho quân Pháp manh giáp không còn, giành lại quyền tự chủ.  Ai hay lực bất tòng tâm, sáng ngày 23 (5/7/1885), quân Pháp phản công dữ dội, kinh đô thất thủ, quân chết như rạ [1], dân chết như củi, triều  đình tứ tán, vua Hàm Nghi ở ngôi chưa ấm chỗ đã phải xuất bôn, ba năm rày đây mai đó trong vùng rừng núi Quảng Bình-Hà Tĩnh, cầm đầu cuộc kháng chiến Cần Vương không kết quả.

Những gì sử sách ghi chép không gây xúc động trong lòng tôi cho bằng đọc Hạnh Thục Ca của Nguyễn Nhược Thị [2] và nghe mụ Mì nói vè Thất thủ Kinh đô, dù đó chỉ là kinh đô ngọai sử, nhưng tình cảm thì xóay vào lòng người.   Mụ Mì, người đàn bà mù, sống cô đơn trong túp lều tranh sau lưng lầu ông Hòang tùng đệ [3], ngày ngày chân đất áo dài vá chằm vá đụp, lang thang khắp chốn kinh thành, nói vè Thất thủ Kinh đô, vè Cô Thông Tằm . . . để kiếm vài xu sống qua ngày.  Mệ ngọai tôi và mạ tôi thuộc lòng nhiều đọan của bài vè, vậy mà mỗi lần nghe mụ Mì gõ cặp  sanh cầm nhịp và cất tiếng khàn khàn kể chuyện kinh đô khói lửa, vẫn không cầm được nước mắt. Cái biến cố đó đau thương quá,  người ta không phải chỉ chết vì tên bay đạn lạc, mà còn chết vì chen nhau chạy lọan, xéo lên nhau  lấy đường mà chạy, đạp lên nhau mà chết.  Ông già bà cả kể chuyện rằng có người ôm trắp của mà chạy, bị xô đẩy, trắp của rơi xuống, tiếc của đứt ruột, vừa cúi xuống lượm thì bị sóng người ở sau phủ tới, và chết với của.. 

Từ đó cứ mỗi tháng Năm (âm lịch), từ mồng mười trở đi, hầu như ngày nào đi đâu trong thành phố cũng có thể ngửi thấy hương thơm của nhang trầm và mùi khen khét của  vàng mã đốt cháy phảng phất trong gió. Cả thành phố cùng giỗ 23 tháng Năm.  Triều đình có giỗ của triều đình [4], địa phương có lễ cúng của địa phương.  Nhiều địa phương hình thành những tập thể gọi là Phổ Hăm ba tháng Năm, hàng năm đóng góp tiên bạc để tổ chức lễ cúng cô hồn một cách trọng thể.   

Mạ tôi tuy đã có chân trong Phổ Hăm ba tháng Năm của xóm, nhưng, cũng như nhiều gia đình khác trong xóm trong phường, đến ngày 23 vẫn bày bàn trước ngõ, bên lề đường để cúng cô hồn; lễ vật đơn sơ nhưng cần thiết với người chạy lọan:  cháo lỏang (cháo thánh) để húp nhanh cho đở đói, gạo muối để làm lương thực đi đường, và ghè nuớc chè xanh, kèm theo cái gáo dừa với mấy cái tô sành cho bà con  đở khát.  Hương thắp suốt ngày, đến tối mịt mới đốt vàng mã, gồm rất nhiều áo binh, gíấy tiền và giấy vàng bạc. Người ta không phải chỉ cúng giỗ trong một ngày hăm ba tháng Năm; người ta cúng lai rai  từ mồng mười trở đi cho đến hết tháng.  Không đâu trên đất nước lại có lễ giỗ tập thể lạ lùng như thế như ở Huế.                         




...
Chuyện một chiếc cầu đã gãy [5]

   

Một người bạn Huế lập nghiệp ở Sàigòn, khi gặp lại tôi sau biến cố Tết Mậu Thân, 1968, đã hỏi tôi rằng, “Anh đã nghe bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy của Trầm Tử Thiêng chưa? Anh biết không, khi nghe tin cầu Trường Tiền bị giật sập, tôi buồn ngơ ngẩn như mất một cái chi rất gắn bó với mình.  Đến khi nghe bài hát của Trầm Tử Thiêng, tôi không khóc mà ứa nước mắt. Nó đâu phải chỉ là một cây cầu, nó là Huế của mình.”

Ôi chao! Một người đàn ông Huế chảy nước mắt cho Huế khi xa xứ mà ngó về quê hương điêu linh, vậy thì có lạ chi mạ tôi và mệ ngọai tôi khóc cho kinh đô thất thủ, dù chỉ nghe kể lại bằng lời vè mộc mạc.  Trước đó 22 năm (1946) cầu Trường Tiền cũng  đã bị hy sinh một cách vô lối cùng với một số cung điện trong Hòang  thành  vào một đêm lạnh tháng Chạp tây, trong chủ trương tiêu thổ kháng chiến chống xâm lược Pháp.  Nhưng chiếc cầu gãy lần đó hầu như không để lại một ấn tượng u ám nào trong lòng người cố đô.  Nó khác với lần gãy gục thứ hai,  về mặt tác động tâm lý.

Chuyện thất thủ kinh đô lần thứ nhất chỉ xảy ra trong một ngày.   Chuyện tang tóc đổ nát trên Huế 83 năm sau đó kéo dài cả tháng trời trong cảnh u ám của trời đất với mưa phùn lạnh lẽo, đêm cũng như ngày.  Thời Tây chiếm kinh đô, thảm cảnh chỉ diễn ra trong Thành Nội với mấy cửa thành phía đông, phía tây và phía bắc vì nghẽn dân chạy lọan; vùng phụ cận Huế vẫn yên tĩnh.  Lính và dân chết nhiều vì tên bay đạn lạc, vì đạp lên nhau mà chạy, nhưng chỉ có hỏang sợ mà chưa thấy bóng  hận thù.  Mậu Thân thì khác. Ngòai 10 phường trong Thành Nội, thì Tả Ngạn, Hữu Ngạn  sông Hương cũng cùng chung số phận.  Nếu đem chuyện thất thủ đời xưa ra sánh với chuyện thất thủ thời nay thì thiệt hại tài sản và sinh mạng phải nhân lên mấy lần. Hơn năm ngàn sinh mạng đã ra đi trong oan khiên và tức tưởi bằng tiếng cắc bụp giữa đêm khuya, bằng đầu cuốc, sống rựa đập xuống trên đầu trên trốt, không kịp kêu cha kêu mạ, ới vợ, ới con.

Từ sau vụ phát giác những mồ chôn tập thể trong  khu vực phía sau trường Trung học Gia Hội và chùa Áo Vàng, cả thành phố như lâm vào cảnh hậu địa chấn với những tóan người trang bị cuốc thuổng lang thang núi này, bãi kia, đồng nọ để đào  bới tìm kiếm thân nhân.  Như Nguyễn Nhược Thị xưa kia, Nhã Ca đã viết Giải khăn sô cho Huế cho cả và thiên hạ và con cháu mai sau cùng hay, nhưng vẫn chưa nói hết  niềm đau và nỗi mất mát, kinh hòang, của lần thất thủ kinh đô thứ hai này.  Xem ra, vết thương do Tây làm ra không  độc cho bằng người cùng dòng máu.  Già trăm năm trước, cụ Nguyễn Du  đã viết câu Đống xương vô định đã cao bằng đầu  để bình luận về sự nghiệp của Từ Hải.  Tưởng rằng đó chỉ là chuyện thơ phú văn chương, mãi đến khi bước chân vào trường tiểu học Bảng Lãng để xem thành tích Khe Đá Mài  mới thấy đống xương vô định đã cao bằng đầu là cái chi rất thực, rất cụ thể, khỏi phải tưởng tượng xa gần chi cả. Thiệt thấy mà rùng mình [6].

Ngày xưa,  thất thủ cũng có chết chóc và đổ nát , nhưng lòng người dân vẫn gắn bó cố đô, chưa ai đành lòng bỏ đi.  Sau Mậu Thân thì tinh thần và tình cảm bắt đầu lung lay.  Khi trật tự vãn hồi, tôi nhận ra bạn bè, bà con có người rời Huế từ bao giờ không hay.  Họ bỏ Huế đi luôn, để định cư một nơi khác an tòan hơn,  mà mình cứ tưởng như họ đi chơi, đi mua hàng, đi thăm bà con ở Sàigòn, như họ vẫn thường đi.  Họ sợ chi?   Mỗi người mỗi hòan cảnh,  khó mà trả lời một cách chính xác, nhưng họ giống nhau ở một điểm là sợ cái màn ngày đi trình diện, tưởng chỉ vài tiếng đồng hồ “làm việc” rồi về, ai ngờ thiên thu vĩnh biệt,  không biết nơi mô mà chạp mã; họ  sợ những vụ xử không phiên tòa, của người anh em , vốn ưa khử lầm hơn bỏ sót          

Yên yên đâu chừng được bốn năm thì tới ngày phượng nở ve kêu 1972, có tên thường  gọi là Mùa hè đỏ lửa [7]. Cổ thành Quảng Trị thất thủ.  Làn sóng đồng bào Quảng Trị sau khi quét qua Đại lộ Kinh hòang đã biến thành đợt sóng thần, cuốn dân Huế vô Đà Nẵng ào ạt hối hả, sợ rằng chậm chân thì chết.  Trong khi dòng người ngày đêm bương bả vượt  đèo Hải Vân bằng mọi phương tiện, kể cả xe cày và xe bò, đi bộ, và xe ba gác,  thì tôi và anh bạn mỗi người một chiếc Honda, từ Đà Nẵng  ngược đường ra Huế để cõng ông già vào, bởi ông không chịu đi theo gia đình người bạn mà tôi đã tin cậy gởi gắm, mà nhất định chờ cho được thằng con trai đích thân đem xe ra rước.  Ông cụ có biết đâu rằng lúc đó có xe hơi mười bánh cũng không đi Huế được,   vì sóng kinh hòang đã ngập đường rồi;  chỉ có xe gắn máy mới lạng lách được thôi!  Hôm trước cháy chợ Đông Ba.  Có người nói, cháy chợ thì chớ chạy , nhưng có người cãi lại,  tầm bậy, chợ cháy thì chạy chớ (chứ’), nên người ta cứ mạnh ai nấy chạy, chạy không ngóai đầu ngó lui.  Lần đầu tiên tôi cảm nhận được cái không khí của một thành phố chết là chuyến về Huế bằng xe Honda lần đó.  Đường sá vắng tanh, phố xá, nhà cửa, hàng quán, đều cửa đóng im ỉm.  Mình đi trong thành phố quê hương mà e dè, rờn rợn như đi giữa miền đất lạ.  Nhưng tiền hung mà hậu cát, rồi sóng gió qua đi, dân Huế lại lục tục vượt đèo Hải Vân trở về.  Tuy chỉ là một lần súyt nữa thì thất thủ, nhưng dân Huế lại mỏn đi , bởi những điều mắt thấy hoặc tai nghe về Đại lộ Kinh hòang rùng rợn quá, họ không muốn rơi vào cái bẫy sập đó như đồng bào Quảng Trị đã mắc, thôi thì cao chạy xa bay càng sớm càng tốt.  Nhưng có đi xa lắm thì người Huế bỏ xứ lúc đó cũng chỉ tới Sàigòn.  Không một ai, kể cả người có tiền, nghĩ rằng họ có thể đi xa hơn . . . 

            



Mùa Xuân năm đó, 1975



Tết Năm Kỷ Mão, 1975, nhằm ngày 11 tháng 2 năm 1975.      Ăn Tết được hơn một tháng  thì đã nghe “động chiến phong”  Đến giữa tháng Ba thì  Huế cùng người anh em Quảng Trị  tái diễn  cảnh di tản của  mùa hè đỏ lửa 72, ban đầu còn ở mức đô thấp, rồi bỗng lên cơn hối hả khi có tin đồn ngày 23 tháng 3 đường đèo sẽ bị cắt.    Huế chính thức thất thủ ngày 26 tháng 3,  nhưng thực ra Huế đã mất trong bỏ ngõ khi quân đội rút về Thuận An.  Nỗi mừng đại gia đình đòan tụ tòan vẹn ở Đà Nẵng chưa kịp lên men thì ba ngày sau Đà Nẵng cũng buông tay cho sấu nuốt.

Trong khi vợ bụng mang dạ chửa, một nách ba đứa con dại với vạn nỗi âu lo, thì tôi cùng hàng vạn người khác lên núi học làm người tốt.

Ngày đi , tre chửa mọc măng,

Ngày về măng đã mấy lần thành tre.

Phải hơn một năm sau khi trở về trần tôi mới được phép về thăm lại Huế xưa, nhìn lại ngôi nhà thời thơ ấu, dẫy mớ cỏ mọc hỗn trên nấm mộ ông bà già..  Hai người em gái thấy lại ông anh khác xưa nhiều quá, òa lên khóc.  Tôi cười, “ Khóc chi mà khóc,  qua bao sóng gió mà còn được thấy mặt  anh em như ri là quí rồi.”  Tôi  thấy ngôi nhà cũ kỹ điêu tàn hơn,  mấy gốc cây quen thuộc trở thành lạ lẫm, bởi chúng không còn trẻ trung  như ngày tôi thấy lần cuối, chúng trở thành trung niên hay bô lão mất rồi, nhất là cái gốc hồng trứng mà tôi đã bỏ nhiều công chăm sóc.   

Ở một nơi vốn ra đường không gặp học trò thì cũng gặp bà con hay bạn bè,  người quen biết, vậy mà trong ba ngày liền, ra đường  chẳng thấy ai là cố nhân; mãi cho đến ngày thứ  năm  mới tình cờ gặp lại chàng họ Trương, giáo sư Sử Địa, ở dốc cầu Bến Ngự.  Hai đứa bở ngỡ nhìn nhau.  Câu chào sau mấy năm không chộ mặt là “mình mất dạy mấy năm ni rồi.”  Thầy giáo mà “mất dạy” thì đường cùng rồi, vì  đất trời đâu còn chỗ để thối vi sư !  Tìm tới nhà thăm người bạn cũ, hai đứa đã từng đóng vai rể phụ cho nhau năm xưa, thì gặp một ông lão tóc trắng như cước ra chào vồn vã.  Cũng may lão không để râu nên tôi mới nhận ra đó là bạn mình.  Ngắm cái đầu bạc của bạn, không khỏi gật gù mỉm cười, “Ta ở trong bạc đầu còn có lý, ngươi ở ngòai mà cũng đầu bạc là răng?”



Bạn bè , người quen như lá mùa thu.  Sau lần thất thủ kinh đô thứ ba này, người ta đành đọan bỏ Huế mà đi,  thí thân liều mạng mà đi, cầm bằng tù tội và sóng gió đại dương là canh bạc đen đủi của cuộc đời mà thôi.  Cái điều trước đó không hề có ai nghĩ tới là liệu có đi đến nơi nào xa hơn Sàigòn hay không, thì nay họ quyết đi xa hơn cả hải trình Kha Luân Bố đi tìm tân thế giới, họ cả gan vượt Thái Bình Dương, chứ Đại Tây Dương thì sá chi!

Bước qua năm 1990, lại một đợt ra đi khác của Huế, dân HO.  Từ HO-1 đến HO-7 còn thấy lai rai năm bảy gia đình, qua HO-8 và HO-9 thì phải gọi là HO-Huế.  Trong mỗi đợt vô ra Sàigòn lập thủ tục, nào phỏng vấn, nào chích ngừa, bầu đòan thê tử của họ chiếm trọn một hai toa tàu xuyên Việt, là thường.  Đây là những chuyến đi có kèn có trống, nghĩa là có chén rượu giã từ hay đưa tiễn, chứ không phải chun bụi lũi bờ như mấy năm trước, thiệt là hết rồi cơn bỉ cực, thiệt là  có ông trời ngó lại.



Mới đó mà đã ba mươi năm xa Huế.  Ngày xưa, nàng Kiều xa nhà, xa người yêu chỉ có mười lăm năm mà còn được Tiên Điền tiền bối hạ cho một câu rằng Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình, huống chi ta xa những ba mươi năm, phải không, hỡi những ngừơi Huế ra đi từ độ 75 xa xôi đó?  Những chú bé oa oa năm ấy, nay đã ở cái tuổi tam thập nhi lập, đang vững vàng bước đi trên quê hương mới, lòng không vướng một chút mây mờ của quá khứ thất thủ kinh đô, dù xa hay gần.  Những cô bé cùng tuổi thì nay hẳn đã tay bồng tay dắt mà sức đua tranh có kém chi trai.  Rất nhiều, rất nhiều cuộc đời cũ được tái tạo khởi sắc, rất nhiều rất nhiều cuộc đời mới đang hăm hở tiến về phía trứớc.  Tất cả gíống nhau ở chỗ sợi dây rốn chưa cắt, vẫn còn NHỚ HUẾ. 



Võ Hương-An

Tháng 3/2005




--------------------------------------------------------------------------------




[1] Trong trận đánh này  quân Pháp chỉ chết 18 người, bị thương 80, còn quân Việt thì chết lên số ngàn ( Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược , Q.2, Paris, 1987, tr. 324), chưa kể  thường dân.

[2] Bà tên thật là Nguyễn Thị Bích (1830-1909), con quan Bố Chánh Nguyễn Nhược San, có văn tài, học thức, nên được tuyển vào cung từ đầu đời Tự Đức.  Đến đời Thành Thái được phong làm Tam giai Lễ Tân. Người ta xem bà như là thư ký riêng của Hòang Thái hậu Từ Dũ.  Hạnh Thục Ca là hồi ký về biến cố thất thủ kinh đô mà bà là nhân chứng.

[3] Hòang thân Vĩnh Cẩn, em họ vua Bảo Đại.

[4] Năm 1894, đời Thành Thái, môt đàn Âm hồn được lập ở khu Lý Thiện gần cửa Quảng Đức (khu Cầu Đất ngày nay) để tế tướng sĩ và dân chúng chết trong ngày thất thủ Kinh đô.  Một quan Võ cao cấp đứng chủ tế, với lễ tam sanh (heo, bò, dê) xôi chè, hương ,đèn, trà, cau, trầu , rựu, vàng mã.

[5] Tên một nhạc phẩm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

[6] Trong khi rút lui, VC đã dẫn theo hàng trăm người bị bắt trong khu Phủ Cam-Từ Đàm lên núi, tất cả đều bị trói bằng dây điện thọai.  Đến khu vực khe Đá Mài, tất cả đều bị hạ sát bằng súng máy, xác vất xuống khe.  Vụ này được phát hiện năm 1969, thời Đại tá Lê Văn Thân làm Tỉnh trưởng..

[7] Tên cuốn bút ký chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Phan Nhật Nam.


-------------------------



Ái Hoa trình bày
Vè Thất thủ Kinh đô


Canh hai cơm nước soạn sình
Hai bên phường phố lạnh tanh như tờ
Canh ba dàn trận binh cơ
Canh tư lấy giờ phát lệnh giao phong

Súng Tây nó nổ đì đùng
Hai bên phường điếm hãi hùng kêu la
Người chui bụi, kẻ vọt ao
Người lòn xuống cống, lao xao canh chầy

Tránh thân cho khỏi súng Tây
Mẹ con chạy vạy trời rày còn khuya
Lao xao như cá trong đìa
Tránh sao cho khỏi súng lia vào mình…

…Người sáng còn cực tấm thân
Thương ông thầy bói chân lần tay quơ…
… Từ ngày Thất thủ Kinh đô,
Bốn phương xiêu vẹo Hán Hồ khổ thay…

…Từ ngày Thất thủ Kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Tòa Khâm
Chén cơm âm phủ, áo dầm mồ hôi…



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #98 - 15. Jul 2010 , 20:11
 
Than goi Phu De.
,
Cam on Phu De da chuyen bai nay vao day. Doc bai nay ma buon cho Hue , khong hieu Hue co toi tinh chi ma Ong Troi no day doa dan Hue den the !
Luc con be., Co con nho den thang cung co hon , la moi nha deu dem le vat ra dương nhu da ta trong bai viet.
Den Tet Mau Than , gia dinh cua Co cung da mat mot ngươi chú than yeu , chung no da ban chet chu cua Co trươc mat vo con  Gia dinh ngươi ban than cua Co da chiu nhieu noi oan khien nhat : anh trai bi chat dau ngay trươc mat cha gia , ca gia dinh ngươi em gai tru dua con trai bi chet tham va ngươi anh ca bi mat tich.
Cung vi vay ma Co rat so xem nhung " video " hay hinh anh . doc truyen co lien quan den Tet Mau Than , Mua He Do Lua , va nhung ngay cuoi cung cua dat nươc minh va nhung chuyen vươt bien kinh hoang di tim tu do...
Co xa Hue da lau , chua co dip tro ve tham Hue , nho Hue quay quat ma danh chiu.
May nam dau tien nho Hue qua , Co co lam dươc mot bai tho dau de la HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI.
Khi ngươi ta buon thi de tro thanh thi si bat dac di ! Co phai vay khong Phu De?
Mat cua Phu De co kho chiu khong khi phai doc nhung giong chu nay? Neu co thi cho Co xin loi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #99 - 16. Jul 2010 , 20:40
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2010 , 20:11:
Than goi Phu De.
,
Cam on Phu De da chuyen bai nay vao day. Doc bai nay ma buon cho Hue , khong hieu Hue co toi tinh chi ma Ong Troi no day doa dan Hue den the !


Thưa Cô!
Người ta nói tại ngày xưa Vua Chúa tạo nghiệp, ngày nay dân Huế...trả... Sad

Quote:
Luc con be., Co con nho den thang cung co hon , la moi nha deu dem le vat ra dương nhu da ta trong bai viet.
Den Tet Mau Than , gia dinh cua Co cung da mat mot ngươi chú than yeu , chung no da ban chet chu cua Co trươc mat vo con  Gia dinh ngươi ban than cua Co da chiu nhieu noi oan khien nhat : anh trai bi chat dau ngay trươc mat cha gia , ca gia dinh ngươi em gai tru dua con trai bi chet tham va ngươi anh ca bi mat tich.


Em bắt đầu ra Huế lần đầu tiên vào năm 82. Có một lần em đang ở Tây Lộc vào khoảng đầu năm, buổi chiều em cũng thấy nhà nhà bày lễ vật ra đường cúng cô hồn như vậy, em hỏi thăm thì biết là cúng cho Mậu Thân 68. Người ta vẫn cúng như vậy sau 75 ở trong thành nội, có lẽ vì dân trong thành nội vẫn còn là ... dân Huế xưa ???!!! 

Quote:
Cung vi vay ma Co rat so xem nhung " video " hay hinh anh . doc truyen co lien quan den Tet Mau Than , Mua He Do Lua , va nhung ngay cuoi cung cua dat nươc minh va nhung chuyen vươt bien kinh hoang di tim tu do...
Co xa Hue da lau , chua co dip tro ve tham Hue , nho Hue quay quat ma danh chiu.
May nam dau tien nho Hue qua , Co co lam dươc mot bai tho dau de la HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI....

Co Van            


Cô ơi! Bài thơ đó đâu rồi...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #100 - 16. Jul 2010 , 20:54
 
phu de wrote on 05. Jul 2010 , 06:03:
....
Cô kể, khi bắt đầu vào nghề, cô thường xuyên được kêu vào hát hầu cho Mệ Sen, Mệ Sen là công chúa của đức Thành Thái, tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Lương Linh. ....
Viết trong một ngày hè năm Mậu Tí

TRẦN NGỌC LINH
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

...

Thanh Tâm trình bày


Không biết tại sao, khi nào nói đến người trong hoàng tộc thì nhất định phải là Công Tằng Tôn Nữ   Undecided

Công Chúa là Công Chúa, là chị là em của Hoàng Tử, chứ không phải Công Chúa lại tên là Công Tằng Tôn Nữ...
Công Tằng Tôn Nữ là cháu kêu Hoàng Tử bằng Ông Nội hay Ông Cố lận mờ ...  Grin Roll Eyes
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #101 - 17. Jul 2010 , 08:18
 
Em Phương Tan oi ,
Lau lam roi moi thay em lo dien.
Bay gio Co phai ra khoi D/D vi Thay bat phai di cho bay gio. chieu Co ve se tim bai tho do viet vao tang em va viet nhieu cho em nhe.
Co phai di da.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #102 - 17. Jul 2010 , 13:55
 


Kính tặng Cô Vân và những Ai Yêu Huế  -Thích Huế như Tôi


Thơ Huế
Mở xem Huế đẹp như mơ,
Tóc thề chiếc nón bài thơ nghiêng chào.
Lặng nghe tiếng hát ngọt ngào,
Núi non sông nuớc biết bao nhiêu tình.
Ngắm chùm hoa phượng trên cành, 
Cành bao nhiêu lá thương nmình bấy nhiêu...

Học trò xứ Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế, chân đi không rời.
Nói chi nay đến lượt tôi,
Xem p-p-s- nhớ người trong tranh.
Người đâu xinh quá là xinh,
Giọng hò cô gái Thần kinh...rụng rời !
Thăngcaonguyễn ,17/7 Thần kinh

Mời nghe nhạc phẩm " Rất Huế  "  Võ tá Hân  phổ  nhạc:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=mYfCeZdG1s


Thơ Luân Hoán    

“ Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành”.

Có phải em là Công Tằng Tôn Nữ...
vừa liếc qua ta đã nhận ra ngay
đôi mắt Huế hữu duyên vì biết háy
nét đài trang trong dáng nhíu lông mày
vẫn lộng lẫy hai bàn chân líu quíu
giữ cửa đời khép nép vấp lên nhau
áo dài trắng bỏ quên trong thành nội
lúng túng tay hồng ,thừa trước dư sau
ta xin lỗi từng người cùng đợi buýt
tiến lên dần và đứng sát lưng em
áo nỉ xanh khăn len choàng mấy lớp
vẫn ngây ngây mùi da thịt kinh thành
em linh tính hay tình cờ quay lại
ta có lầm không đó hỡi Thừa Thiên
đôi mắt đen ai dạy em háy nguýt
ta bụi đời bỗng chốc mất tự nhiên
môi muốn hỏi, mắt muốn chào, nhưng ngại
em trang nghiêm kiểu cách một thời xưa
quanh quẩn ngó, rồi dòm ta, đánh gía
'thằng cha này sao nhớn nhác khó ưa ?'
đơn giản thế? chớ em không phát giác ?
trong mắt ta trường Quốc Học trang nghiêm
nơi em đã có một thời ngong ngóng
một cái gì đã làm mới trái tim em
cũng chẳng thấy kệ sách dài Ưng Hạ
mùi ô mai vướng bìa sách giáo khoa
trang báo mới thơm bài thơ rất lạ
đã thay em vơ vẩn thở ra
cũng chẳng thấy những góc bàn ấm cúng
hương cà phê chen hương tóc cô Dung
chưa biết yêu cớ sao như hờn giận
hay vô duyên ghen bóng gío không chừng !
còn nhiều nữa có cả ngàn hình ảnh
sáng Bao Vinh chiều Thượng Tứ theo người
đã mấy bận lẽo đẽo về Mang Cá
Phu Vân Lâu mưa vuốt mặt trông trời
xin hãy nói cho ta nghe ' răng rứa'


Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2010 , 13:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #103 - 17. Jul 2010 , 17:00
 
Cam on Nguyen Toan da cho Co doc bai " Tho Hue " cua Thang cao Nguyen , hay qua !Con bai Tho Luan Hoan cua ai ma hay qua rua ?
Co khong mo dươc bai Rat Hue , mac dau da install Adobe Flash Player.
Co se chep bai tho Hue Oi ! Xin Cu Doi nhu da hua voi Phương Tan de tang Nguyen Toan , Phương Tan va Phu De nhe.
Cam on Nguyen Toan lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #104 - 17. Jul 2010 , 17:28
 
Phương Tan oi ,
Co da ngoi cam cui danh bai tho cua Co de tang em va Nguyen Toan cung Phu De nhu da hua , gan den cau cuoi thi thu nhien no bien mat , khong biet vi Co bam vao mot cai nut nao chang.
Co phai danh bai tieng Viet co dau [ khổ vo cung ] the ma gan den ben bo thi dam tau co tuc khong?
Thoi de toi nay hoac sang mai Co se co gang vao lai day danh lai bai tho vay. Bay gio Co phai di lam bon phan " noi tro " da.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #105 - 17. Jul 2010 , 17:49
 
ngo_thi_van wrote on 17. Jul 2010 , 17:00:
Cam on Nguyen Toan da cho Co doc bai " Tho Hue " cua Thang cao Nguyen , hay qua !Con bai Tho Luan Hoan cua ai ma hay qua rua ?
Co khong mo dươc bai Rat Hue , mac dau da install Adobe Flash Player.
Co se chep bai tho Hue Oi ! Xin Cu Doi nhu da hua voi Phương Tan de tang Nguyen Toan , Phương Tan va Phu De nhe.
Cam on Nguyen Toan lan nua.
Co Van


Cô Vân  -  cô chỉ cần click vào link  -  rồi tự động có bản nhạc - Cô không   cần  làm gì hết.
Em đã check lai. Hoặc cô cho em địa chỉ  email cá nhân , em  sẽ  gởi lại  cho Cô  có cả hình ảnh Gái Huế Đẹp lắm cô ơi.
Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2010 , 17:52 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #106 - 17. Jul 2010 , 18:17
 
nguyen_toan wrote on 17. Jul 2010 , 17:49:
Cô Vân  -  cô chỉ cần click vào link  -  rồi tự động có bản nhạc - Cô không   cần  làm gì hết.
Em đã check lai. Hoặc cô cho em địa chỉ  email cá nhân , em  sẽ  gởi lại  cho Cô  có cả hình ảnh Gái Huế Đẹp lắm cô ơi.


Máy Cô chỉ nghe nhạc  được bằng youtube thôi anh Toàn ơi.



RẤT HUẾ - Nhạc VÕ TÁ HÂN - Ca sĩ BẢO YẾN



Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #107 - 17. Jul 2010 , 18:48
 
ngo_thi_van wrote on 17. Jul 2010 , 08:18:
Em Phương Tan oi ,
Lau lam roi moi thay em lo dien.
Bay gio Co phai ra khoi D/D vi Thay bat phai di cho bay gio. chieu Co ve se tim bai tho do viet vao tang em va viet nhieu cho em nhe.
Co phai di da.
Co Van 


Thưa Cô Vân!
Em chỉ mong chờ câu này của Cô  votay  cheer

ngo_thi_van wrote on 17. Jul 2010 , 17:28:
Phương Tan oi ,
Co da ngoi cam cui danh bai tho cua Co de tang em va Nguyen Toan cung Phu De nhu da hua , gan den cau cuoi thi thu nhien no bien mat , khong biet vi Co bam vao mot cai nut nao chang.
Co phai danh bai tieng Viet co dau [ khổ vo cung ] the ma gan den ben bo thi dam tau co tuc khong?
Thoi de toi nay hoac sang mai Co se co gang vao lai day danh lai bai tho vay. Bay gio Co phai di lam bon phan " noi tro " da.
Co Van


Cô cứ đánh không dấu cũng được, rồi em...đoán, em thêm hoa thêm lá cho đẹp  Roll Eyes

Quote:
Cam on Nguyen Toan da cho Co doc bai " Tho Hue " cua Thang cao Nguyen , hay qua !Con bai Tho Luan Hoan cua ai ma hay qua rua ?


Thưa Cô! Luân Hoán là tên tác giả...

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #108 - 17. Jul 2010 , 20:38
 
Than goi Nguyen Toan ,
Co da dươc xem loi cua bai hat va hinh anh roi , do ban cua Co goi ve email ca nhan cua Co , Co cung van khong nghe dươc nhac vi no doi hoi product key ma Co quen roi nen danh chiu !
Cam on Nguyen Toan rat nhieu da mat cong vi Co.
Co khong hieu Dzit Go goi bang cach gi [ may bai hat cua Neil Diamond  ] thi Co chi bam vao la nghe dươc chang can lam gi nua ca.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #109 - 17. Jul 2010 , 20:44
 
Dzit Go oi ,
Bay gio em goi cai nay cho Co no cung bat Co phai install da , nen Co khong lam.
Bay gio Co gang chep bai tho bang tieng Viet co dau  Embarrassed va neu xong dươc thi nho em len khung va chon hinh cho Co roi rinh qua Ma Van Gia Trang dươc khong?
Co cam on em trươc.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #110 - 17. Jul 2010 , 20:57
 
ngo_thi_van wrote on 17. Jul 2010 , 20:44:
Dzit Go oi ,
Bay gio em goi cai nay cho Co no cung bat Co phai install da , nen Co khong lam.
Bay gio Co gang chep bai tho bang tieng Viet co dau  Embarrassed va neu xong dươc thi nho em len khung va chon hinh cho Co roi rinh qua Ma Van Gia Trang dươc khong?
Co cam on em trươc.
Co Van


Dạ được.

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #111 - 17. Jul 2010 , 21:15
 
Em Phương Tan oi ,
Co lai vao day nhu da hua va lan nay Co se gang can than khi danh may vay. Cam on em da giai thich cho Co biet Luan Hoan la thi si ! Co that " xau ho " qua ! Co cu tương tho luan hoan la mot loai tho gi moi la day !
Bay gio Co chep bai tho nay day , mong la dung co gi truc trac nua , neu co thi Co cung se phai bo ma di ngu thoi.
Bai tho nay Co nho la lam vao khoang tu 1980 tro ve trươc vi luc do la khoang thoi gian Co nho nha va nho Hue kinh khung , hau nhu dem nao cung nam mo tro ve lai que hương.
Khi minh buon thi hay nghi vo van va co the tro thanh thi si de lam tho con coc do em :
          HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI

Ngày bỏ xứ ra đi
Chỉ hai bàn tay trắng
Nước mắt là hành trang
Quê hương , ôi vời vợi
Nghìn trùng quá xa xôi !
Bao giờ ta trở lại
Để đươc gọi " Huế ơi ! "?
Sông Hương còn mong ngóng
Những thiếu nữ tan trường
Tóc thề mơn áo trắng
Vành nón cứ nghiêng nghiêng
Tay ngà chừng luống cuống
Khi người tình đứng đợi
Trước cổng trường trao thư ?
Huế nay còn chi nữa
Hay chỉ còn tang thương?
Cầu Tràng Tiền lỗi nhịp    
Chuông Thiên Mụ ngừng vang
Kim Luông buồn ủ rủ
Vỹ Dạ vẫn âu sầu
Thương những người năm củ
Giờ phiêu bạt nơi đâu?
Trải bao lần binh biến
Xin Huế hãy can trường
Chờ đàn con trở lại
Dựng xây ngày tháng cũ
Cho thỏa tình Quê Hương !

Ngô Thị Vân , CA 1980 [?]
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #112 - 17. Jul 2010 , 21:23
 
Phương Tan oi ,
May qua , Co danh xong dươc roi va goi di cung dươc , chu neu lan nay lai xay ra nhu lan trươc thi Co danh tat may thoi !
Em Dzit Nhồi bông oi , chu khong phai Dzit Gỗ dau , de thương nhu vay lam sao ma bang go cho dươc !
Co cam on em !
Bay gio thi Co yen chi di ngu day.
Good night cac em !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #113 - 18. Jul 2010 , 04:57
 
ngo_thi_van wrote on 17. Jul 2010 , 21:23:
Phương Tan oi ,
May qua , Co danh xong dươc roi va goi di cung dươc , chu neu lan nay lai xay ra nhu lan trươc thi Co danh tat may thoi !
...
Co Van 


Thưa Cô!
Em cám ơn Cô đã cực khổ đánh máy bài thơ này cho em. Tuy Cô đã nhờ chị TM lên khung bài thơ này, nhưng mà em xin Cô cho em...nhớ Huế với Cô  Tongue

...

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #114 - 18. Jul 2010 , 07:00
 
TuyetNgo wrote on 07. Jul 2010 , 07:11:
Chào Anh Phu-de,

Mấy nay em tìm anh PD bắt chớt đây nì ! Thì ra anh PD đang "ngủ đò" trên sông Hương thơ mộng , ngâm nga câu hò mái nhị. Hihihihi Smiley Wink mí "ai" dzi. ta  godau godau godau Hehehe! anh PD gõ nhẹ hìu !có đau chi mô?
TN thăm hỏi anh PD đây nì ! Chúc anh PD dồi dào sức khoẻ tràn đầy hạnh phúc "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn người đến chốn lao xao"  Grin Grin Grin

Em TN


hehehe,
Cám ơn nhiều
tn phẻ hông?
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #115 - 18. Jul 2010 , 07:02
 
Phương Tần wrote on 16. Jul 2010 , 20:54:
Không biết tại sao, khi nào nói đến người trong hoàng tộc thì nhất định phải là Công Tằng Tôn Nữ   Undecided

Công Chúa là Công Chúa, là chị là em của Hoàng Tử, chứ không phải Công Chúa lại tên là Công Tằng Tôn Nữ...
Công Tằng Tôn Nữ là cháu kêu Hoàng Tử bằng Ông Nội hay Ông Cố lận mờ ...  Grin Roll Eyes

Good catch!
Hình như con gái Vua Thành Thái là "Công Huyền Tôn Nữ"
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #116 - 18. Jul 2010 , 07:15
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2010 , 20:11:
Mat cua Phu De co kho chiu khong khi phai doc nhung giong chu nay? Neu co thi cho Co xin loi.
Co Van            

Thưa Cô Vân
Em mới rinh về cái monitor bự hy vọng ngồi lâu được, xin cô đừng ngại, cám ơn Cô

Quote:
khong hieu Hue co toi tinh chi ma Ong Troi no day doa dan Hue den the !

Thưa Cô Vân,
không phải Huế đâu mà do vận nước tới lúc bị đại họa do đám cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ gây ra.
Khi nào tiêu diệt xong đám đó thì Việt Nam mới Thái Bình.

Quote:
Co xa Hue da lau , chua co dip tro ve tham Hue , nho Hue quay quat ma danh chiu.
May nam dau tien nho Hue qua , Co co lam dươc mot bai tho dau de la HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI.

Bài thơ hay quá Cô à, hình người mẫu cũng hay quá há cô.


Nhân tiện em mời Cô và quý vị cùng nghe một bài lý Huế
Chúc Cô vui

-------------------------------

Lý Tương Tư

Sáng tác Bửu Bác



Quạnh quẽ màn loan
Tay ôm đàn tình tang tích tịch
Cung réo rắt đau lòng
Riêng càng thêm chạnh
Ngồi trông bạn
Nào đâu bạn.
Mờ mịt trời mây én nhạn lìa đôi
Tình là tình đau thương ơi tình ơi.
Cao xanh kia nợ chi tôi
Đầy mơi lệ
Vì ai tệ
Đã nặng tình si lời thệ hải còn ghi
Cao xanh kia nỡ trêu chi.
Chán cho tình si.
Hiệp rồi ly nào có ra gì.


Lý Tương Tư

Thúy Vân trình bày

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #117 - 18. Jul 2010 , 08:28
 
phu de wrote on 18. Jul 2010 , 07:02:
Good catch!
Hình như con gái Vua Thành Thái là "Công Huyền Tôn Nữ"


Ai nói...bậy như dzị ???!!!

Lâu ngày mới gặp sw, sw mạnh phẻ???
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #118 - 18. Jul 2010 , 16:09
 



      
GÁI  HUẾ


   Tiê'ng êm như mật ro't lo`ng
Thươ'c tha yểu điệu rõ do`ng thê' gia
   Miệng cươ`i gợn ne't kiêu sa
To'c huyê`n buông thả mượt ma` da'ng mây
   Mơ ma`ng nửa tỉnh nửa say
Miên mang ti`nh y' hô`n bay lưng trơ`i
   Gẫm mi`nh cũng dạng bụi đơ`i
Chịu chơi,chơi chịu,thử thơ`i xem sao
   Dẩu ră`ng co' phải vơ'i cao
Biê't đâu duyên phận ba`o ha`o vơ'i mi`nh
  " Hởi em, ngươ`i đẹp lại xinh
Phải chăng quê đâ't Thâ`n kinh hữu ti`nh?
   Nhi`n em kho' nổi la`m thinh
Cũng xin đa'nh bạo chu't ti`nh xin trao
   Thuyê`n quyên sa'nh vơ'i anh ha`o
Kê't duyên giai ngẩu ghi va`o sử kinh "
   Miệng cươ`i mă't liê'c lung linh
Ma' đa`o să'c thăm nghiêng mi`nh khẻ thưa :
   Quê em nă'ng sơ'm chiêu` mưa
Hương Giang so'ng gợn đo` đưa cuộc ti`nh
    Đây Thiên Mụ ,đo' Ngự Bi`nh
Trai thanh ga'i lịch vui ti`nh nươ'c non
    Co`n em la` gai' một con
Lây' chô`ng miệt dươ'i să't son một lo`ng
    Chô`ng em quê ở Hưng Long
Bên nay Thương Cha'nh,bên sông xo'm Cô`n
    Lưng trơ`i ẩn bo'ng Ta` Dôn
Dươ'i sông Mươ`ng Ma'n gọi hô`n cô' nhân
   Ươ'c chi một bo'ng hai thân
Đa'p ti`nh tri ngộ nâng khăn trọn đơ`i  "

    Bươ'c đi lo`ng luô'ng rả rơ`i
Nổi đau gậm nhâ'm đâ't trơ`i bơ vơ
   Biê't ai tri kỷ ma` chơ`
Biê't ai gởi gâ'm cho vơi cơn sâu`

    Hữu Anh Kangaroo Mel 20/12/09
Back to top
« Last Edit: 18. Jul 2010 , 16:09 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #119 - 19. Jul 2010 , 08:17
 
Em Phương Tan oi ,
Cam on em da long khung bai tho cua Co voi hinh anh co gai Hue dung trươc mot boi canh la lang tam{?} hay Noi Thanh {?} Co chua nhan ra , that la hay lam. Co gai Hue nao ma trong giong em vay?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #120 - 19. Jul 2010 , 08:28
 
Than goi Phu De ,
Phu De hoi co phai con gai cua Vua Thanh Thai la " Cong Huyen Ton Nu "?
Co chac la khong phai dau vi mot trong nhung ngươi vo cua Ong Ngoai cua Co la con gai cua Vua Thanh Thai ma ten la Công Tôn Nữ Lương Tường.
Phương Tan chac chan phai hieu ro ve vu nay.
Cam on Phu De da cho Co thương thuc mot bai Ly Hue : Ly Tương Tu cua Bưu Bac , nghe ma buon nao ruot !
Nho Dang My da mo ra muc nay ma Co , mac dau da o Hue rat lau va yeu Hue tha thiet ma co nhieu dieu lien quan den Hue van khong he hay biet !
Cam on Phu De da khen bai tho cua Co.
Nghe noi Phu De doc thu ma khong kho chiu cho doi mat Co cung do an han.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #121 - 19. Jul 2010 , 08:49
 
Than goi Nguyen Toan ,
Cam on Nguyen Toan da gioi thieu bai tho " Gai Hue " cua Hưu Anh. Bai tho doi dap voi loi le rat de thương. Co gai tu choi tinh yeu cua ngươi con trai mot cach rat kheo leo ma khong so lam phat long ngươi da to tinh :
Ươc chi mot bong hai than
Dap tinh tri ngo nang khan tron doi
Tra loi nhu vay that la tuyet ! Mot bong lam sao co dươc hai than !
Trong bai tho co chu nay Co khong hieu :
Lung troi an bong TÀ DÔN
Ta Don la dia danh hay la cai gi ?
Toan Nang co quen voi tac gia khong?
Cam on Nguyen Toan mot lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #122 - 19. Jul 2010 , 19:23
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jul 2010 , 08:17:
Em Phương Tan oi ,
Cam on em da long khung bai tho cua Co voi hinh anh co gai Hue dung trươc mot boi canh la lang tam{?} hay Noi Thanh {?} Co chua nhan ra , that la hay lam. Co gai Hue nao ma trong giong em vay?
Co Van 


...


Thưa Cô! Đúng là hình em, chụp ở Lăng Khải Định  Roll Eyes

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #123 - 19. Jul 2010 , 19:29
 

Gánh Tương Tư


Trong gánh tương tư những vật gì
Dây hồng lá đỏ đó chơ chi
Sao mà bợ ngợ sương không nổi
Lại cứ lần khân chẳng vất đi
San sẻ khôn nhờ cân tạo hóa
Nặng nề thêm mãi khối tình si
Hỡi ai là bạn thương mình đó
Xin hãy xê vai rợt chút nì

Ưng Bình Thúc Giạ Thị

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #124 - 19. Jul 2010 , 20:04
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jul 2010 , 08:28:
Co chac la khong phai dau vi mot trong nhung ngươi vo cua Ong Ngoai cua Co la con gai cua Vua Thanh Thai ma ten la Công Tôn Nữ Lương Tường.

Co Van      


Em có người em họ là cháu nội của vua Thành Thái tên là Công Tôn Nữ Lương Thành (Cha Cô này sinh ra ở ngoài đảo, nơi Vua Thành Thái bị đày. Khi Vua Thành Thái về lại VN thì ông này về theo với Cha, ở Sài Gòn và lập gia đình.
Lúc Lương Thành còn nhỏ, hay chọc là "Mụ", kêu riết rồi Mụ thành tên gọi ở nhà luôn 




Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #125 - 19. Jul 2010 , 20:18
 
Phương Tần wrote on 19. Jul 2010 , 20:04:
Em có người em họ là cháu nội của vua Thành Thái tên là Công Tôn Nữ Lương Thành (Cha Cô này sinh ra ở ngoài đảo, nơi Vua Thành Thái bị đày. Khi Vua Thành Thái về lại VN thì ông này về theo với Cha, ở Sài Gòn và lập gia đình.
Lúc Lương Thành còn nhỏ, hay chọc là "Mụ", kêu riết rồi Mụ thành tên gọi ở nhà luôn 

Nghe các tên họ của dòng dỏi hoàng tộc sao mà cầu kỳ quá, đến đổi người ngoài không thể nào phân biệt được giữa các vai lớn nhỏ.  Undecided  Undecided Vậy thì PT thử cho nghe tên của một vài công chúa, một vài quận chúa và các con cháu chút chắc của Vua xem. May ra kỳ này có giấy trắng mực đen thì chị Đ Đ nhớ được lâu hơn  Embarrassed
Back to top
« Last Edit: 19. Jul 2010 , 20:21 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #126 - 19. Jul 2010 , 22:13
 
Em Phương Tan oi ,
De roi Co hoi lai Di cua Co tuc la con gai cua Mệ 14
[ mot trong 4 bà cua Ong Ngoai cua Co ma Co da noi]
Co cung khong chac lam la co phai Cong Ton Nu hay la gi nua , Co chi nho vay thoi , bay gio em noi la chau noi gai cua Vua Thanh Thai ma cung Cong Ton Nu thi chac Co nho lam chang?
Dung nhu Dau Do noi , ten ho cua con chau cac vua chua ho Nguyen that la kho nho !
Cam on em da dua bai " Ganh Tương Tu " cua Cu Thuc Gia vao day , Co nghi khong phai ngươi Hue chac chang hieu dươc Cu dang noi chi mo hi ? 
De khi nao ranh roi , Co se viet ke cho em nghe nhieu chuyen vui lam , bay gio buon ngu roi , Co di ngu day.
Hinh em chup trươc lang Khai Dinh lau chua ma thay chang thay doi gi ca? Dung la " nang Ton Nu " day ! Ngươi khac mien khi nao noi den gai Hue , hay lam tho khen gai Hue cung chi nhac nho den cac nang Ton Nu ma thoi !
Chuc em ngu ngon nhe
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #127 - 20. Jul 2010 , 12:43
 
Dau Do wrote on 19. Jul 2010 , 20:18:
Nghe các tên họ của dòng dỏi hoàng tộc sao mà cầu kỳ quá, đến đổi người ngoài không thể nào phân biệt được giữa các vai lớn nhỏ.  Undecided  Undecided Vậy thì PT thử cho nghe tên của một vài công chúa, một vài quận chúa và các con cháu chút chắc của Vua xem. May ra kỳ này có giấy trắng mực đen thì chị Đ Đ nhớ được lâu hơn  Embarrassed


Em chỉ nhớ theo thứ tự trong gia đình và đọc trong "Nguyễn Phước Tầm Nguyên" thì họ nói như vậy:

...
Con các vị Vua phần nhiều đặt tên đôi. Trước chữ tên chỉ thêm vào hai chữ CÔNG CHÚA. Con các vị Hoàng Tử gọi là CÔNG NỮ, cháu gọi là CÔNG TẰNG TÔN NỮ, CÔNG HUYỀN TÔN NỮ  v.v ... Hai chữ TÔN NỮ dùng chỉ các Cô thuộc về các hệ TÔN THẤT...


Nhưng không thấy CÔNG TÔN NỮ được nói đến trong sách này, không biết có phải là CÔNG NỮ ???!!!
Em còn thấy...confuse... nói gì là chị  Tongue  Roll Eyes
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #128 - 20. Jul 2010 , 13:19
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jul 2010 , 22:13:
Em Phương Tan oi ,
De roi Co hoi lai Di cua Co tuc la con gai cua Mệ 14
[ mot trong 4 bà cua Ong Ngoai cua Co ma Co da noi]
Co cung khong chac lam la co phai Cong Ton Nu hay la gi nua , Co chi nho vay thoi , bay gio em noi la chau noi gai cua Vua Thanh Thai ma cung Cong Ton Nu thi chac Co nho lam chang?
Dung nhu Dau Do noi , ten ho cua con chau cac vua chua ho Nguyen that la kho nho !


Thưa Cô! Theo em nghĩ, nhiều khi hết thời vua chúa rồi, Bà phải có một cái họ chứ đâu có để họ là Công Chúa được. Vì Vua Thành Thái đã bị truất ngôi, thì Bà trở thành cháu của vị Vua trước đó...

À ha! Như vậy Công Chúa Lương Linh có thể lấy họ là Công Nữ hay Công Tôn Nữ Lương Linh ( không phải là Công Tằng Tôn Nữ  Tongue )

Quote:
Cam on em da dua bai " Ganh Tương Tu " cua Cu Thuc Gia vao day , Co nghi khong phai ngươi Hue chac chang hieu dươc Cu dang noi chi mo hi ? 
De khi nao ranh roi , Co se viet ke cho em nghe nhieu chuyen vui lam , bay gio buon ngu roi , Co di ngu day.


Roll Eyes  Wink  Cheesy
Tưởng tượng mấy Mệ vô Nam ghẹo con gái Sài Gòn... rollingonthefloor

Quote:
Hinh em chup trươc lang Khai Dinh lau chua ma thay chang thay doi gi ca?  


Hình em chụp chắc cũng gần 20 năm rồi, Cô thấy không thay đổi chứng tỏ là em ... già trước tuổi  Shocked  Embarrassed Roll Eyes

Quote:
Dung la " nang Ton Nu " day !


Em cám ơn Cô đã khen
Em thích hình này vì nhìn bối cảnh...rất Huế, gợi nhớ "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ..."
Với lại hình em chụp ở Huế nhiều lắm nhưng thường không mặc áo dài...

Quote:
Ngươi khac mien khi nao noi den gai Hue , hay lam tho khen gai Hue cung chi nhac nho den cac nang Ton Nu ma thoi !
Chuc em ngu ngon nhe
Co Van


Người ta nhắc đến Tôn Nữ khi nói đến Huế chỉ vì muốn nhắc đến cái đặc biệt của Huế thôi, chứ không phải người ta chỉ thích các nàng Tôn Nữ ...cứng nhắc...
Cũng như khi nhắc đến một nàng Công Chúa, thế nào cũng phải tả là một Công Chúa xinh đẹp... Nhưng thực tế cũng phũ phàng... Em nhớ hoài ông Chú của em, có tài đàn ca, bị một Công Chúa thích, cứ than thở "Sao Công Chúa trong truyện Cổ tích, trong tuồng Cải lương bao giờ cũng đẹp, mà Công Chúa thiệt thì...   Huh  Lips Sealed "
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #129 - 20. Jul 2010 , 14:59
 


Hãy giữ  lại chút gì Rất Huế


Nguyễn Thế Hoàng   




                     
Hãy giữ lại một chút gì rất Huế
Rất đặc thù rặt Huế trăm phần trăm                                                                                                                  
Huế của mình chừ muôn dặm xa xăm...
Bao ngăn cách nhớ nhung vươn ngấn lệ !
Vọng cố đô xốn xang hoài kỷ niệm
Lưng chừng trời bàng bạc sóng Hương Giang   
Ngọc hòa tan con nước chảy xuôi ngàn
Say ánh nguyệt Ngự Bình hoa điểm xuyết...
Bến Vân Lâu thuyền mơ ai gác mái
Lửng lơ chiều tản mạn tiếng chuông ngân
Ngấm sâu hồn Thiên Mụ tắm Hồng Ân 
Trăng Vỹ Dạ chao nghiêng hò mái đẩy...!
Khúc Nam Ai, Nam Bình, Hành Vân, Lưu Thủy... 
Áo trắng trong Đồng Khánh ngọt đam mê ! 
Chi lạ rứa ! răng mà dị chưa tề !
Tiếp nhận tình đầu, lòng sượng sùng ốt dột..!!
Hãy giữ lại một chút gì rất Huế
Chừ mần răng cho ai cảm ai mê ! 
Em duyên dáng đoan trang, ngoan hiền diễm lệ
Này Huế đô người thục nữ năm tê.
Anh khẻ ngắt cánh sen hồ Thượng Tứ
Kết vào môi em thêm nét đẹp thiên thần !   
Đôi môi ấy vốn hoa hờn nguyệt thẹn
Thêm hoa vào sẽ quay quắt tình nhân..!                      
Anh đặt lên môi em nụ hôn tình sử
Ngất ngây tình nghiêng ngửa cả trăng sao..!
Người em gái Huế sầu vương gối mộng 
Một chiều nao Vỹ Dạ ngát hương cau...
Hãy giữ lại một chút gì rất Huế   
Đất Thần Kinh miền đặc sản quê hương   
Cơm hến, bún bò, hương vị thân thương 
Mè xửng Đông Ba, bánh canh Nam Phổ...
Hãy giữ lại một chút gì rất Huế   
Ngôn ngữ đặc thù miền núi Ngự sông Hương   
Chừ, mô, tê, răng, rứa...rất quen thương   
Nghe quyến rũ ! ôi ! rất chi là Huế !   
Tôi chẳng phải là chàng trai xứ Huế   
Được cơ may ở rể đất Thần Kinh   
Tôi yêu nàng, o gái Huế xinh xinh 
Và Huế mãi trong tôi ... tròn thế hệ !
Hãy giữ lại một chút gì rất Huế   
Huế của tui, của  o, của nòi giống Tiên Rồng..!
Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2010 , 15:00 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #130 - 20. Jul 2010 , 20:41
 
Phương Tan oi ,
Em cu dem may tam hinh cua em chup o Hue vo day cho Co ngam cho do nho Hue. Nghe noi Vy Da bua nay khac xa trươc nhieu lam , ho xay nha cua lon xon !
Luc xua nha Co o canh nha cua Ong Ung Qua [ chong cu cua nu ca si Minh Trang ] Hoi con be Co thay khoang cach tu dương cai vao bến dang sau nha sao ma xa dieu voi the ! Sau nay khi lon len thay no gan xin !
Co hoi Di Co roi  , Di noi con gai Vua Thanh THai la Cong Nu , chu khong phai Cong Ton Nu  [ Co noi lam ] Ba Cu cua Di Co la Cong Nu Lương Tường , chi cua Mê Sen [ la Cong Nu Lương Linh ], cac con gai cua Vua Thanh Thai deu lay chu lot la Lương.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #131 - 20. Jul 2010 , 20:43
 
Nguyen Toan oi ,
Cam on Nguyen Toan rat nhieu da cho Co thương thuc mot bai tho voi day du kha nhieu địa danh , thổ ngữ va dặc sản cua Hue. doc ma nho Hue chi la !
Cam on Nguyen Toan va Phu De da chiu kho tim toi nhung bai viet co lien quan den Hue, de dua vao day cho moi ngươi hieu them ve Hue.
Cam on Dang My da mo ra muc nay that la qua hay , nho no ma Co da hoc hoi dươc rat nhieu dieu ma trươc kia chua he biet den.
Cam on cac em mot lan nua.
Co Van
Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2010 , 20:52 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #132 - 21. Jul 2010 , 10:20
 
ngo_thi_van wrote on 20. Jul 2010 , 20:43:
Nguyen Toan oi ,
Cam on Nguyen Toan rat nhieu da cho Co thương thuc mot bai tho voi day du kha nhieu địa danh , thổ ngữ va dặc sản cua Hue. doc ma nho Hue chi la !
Cam on Nguyen Toan va Phu De da chiu kho tim toi nhung bai viet co lien quan den Hue, de dua vao day cho moi ngươi hieu them ve Hue.
Cam on Dang My da mo ra muc nay that la qua hay , nho no ma Co da hoc hoi dươc rat nhieu dieu ma trươc kia chua he biet den.
Cam on cac em mot lan nua.
Co Van


Mạ Van oi, em cung co rat nhieu bai viet va hinh anh ve Hue rat la de thương, nhung em qua dõ khong biet cach nao de post len cho ca nha cung xem. Cho em goi loi tham thay dươc mau lanh benh de tui em con gap mạ Van chung vui voi co Thu va tui em nua
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #133 - 21. Jul 2010 , 14:24
 
Hoa Ha !
Em la ai ma bay gio Ma Van moi dươc biet?
Em co the nho Dau Do post len ho cho em. Co rat muon xem nhung hinh anh ve Hue lam day.
Cam on em da hoi tham Thay.
Co mong la em se vao day thương xuyen hon.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #134 - 21. Jul 2010 , 15:27
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jul 2010 , 14:24:
Hoa Ha !
Em la ai ma bay gio Ma Van moi dươc biet?
Em co the nho Dau Do post len ho cho em. Co rat muon xem nhung hinh anh ve Hue lam day.
Cam on em da hoi tham Thay.
Co mong la em se vao day thương xuyen hon.
Co Van


Kính thưa Cô Vân,

Hoa Hạ là Kim Phượng, LVD 73, Cô đã gặp nhiều lần rồi ạ.
Để em chỉ Kim Phượng đọc bên Kỹ Thuật, mở kho hình xong là  có thể mang bài vào đây ạ.
Em luôn mong sức khoẻ Thày ngày mỗi tốt hơn ạ
Hôm nay Cô cài tóc bằng hoa hồng nhé Cô hoahong.gifhoahong.gif
(khg có gai đâu ạ)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #135 - 21. Jul 2010 , 15:34
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jul 2010 , 08:49:
Than goi Nguyen Toan ,
Cam on Nguyen Toan da gioi thieu bai tho " Gai Hue " cua Hưu Anh. Bai tho doi dap voi loi le rat de thương. Co gai tu choi tinh yeu cua ngươi con trai mot cach rat kheo leo ma khong so lam phat long ngươi da to tinh :
Ươc chi mot bong hai than
Dap tinh tri ngo nang khan tron doi
Tra loi nhu vay that la tuyet ! Mot bong lam sao co dươc hai than !
Trong bai tho co chu nay Co khong hieu :
Lung troi an bong TÀ DÔN
Ta Don la dia danh hay la cai gi ?
Toan Nang co quen voi tac gia khong?
Cam on Nguyen Toan mot lan nua.
Co Van   



Thưa  Cô Vân - em hỏi tác giả  Hữu Anh  -tác giả cho biết   Tà Dôn  là tên   một ngọn Núi  ở  Bình   Thuận- nằm trên đường từ  Phan Thiết   ra  Nha Trang Khánh hoà .
Tác giả cũng nhờ  em chuyển lời cám ơn Cô đã đọc bài Thơ  -

Tác giả Hữu  Anh mới xuất hiện gần đây , nhà  ở Melbourne  rất gần với Phú De  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #136 - 21. Jul 2010 , 19:49
 
Hạt Tình Hồi Sinh

-TRÀM CÀ MAU-


Chắc rằng nhiều độc giả sẽ không thể tin được câu chuyện tình do tác giả Tràm Cà Mau viết là có thật trong cõi đời này. Dễ gì! Một Việt Kiều có tuổi, về Việt Nam cưới một cô gái cũng có tuổi, lại không nhan sắc,ốm o, khô đét và mù lòa mà ngày xưa, khi ở tuổi mười lăm, ông đã định cưới làm vợ vì gặp cú sét ái tình, nhưng bị gia đình ngăn cản. Còn bây giờ, ông tự hỏi: “Lạ thật, năm mười lăm tuổi, muốn lấy vợ bị ngăn cản đã đành. Bây giờ sáu mươi sáu tuổi, muốn lấy vợ, cũng bị ngăn cản dữ dội. Thế thì chờ đến khi xuống lỗ mới hết trắc trở sao?”
Người giới thiệu cũng không tin Bạn ạ. Nhưng mời độc giả hãy đọc để thưởng thức văn chương bình dân trong ngôn ngữ dí dỏm của Tràm Cà Mau, và để hiểu thêm một số thổ ngữ của Quảng Trị, miền đất của địa đầu giới tuyến VNCH ngày xưa.


Cái tin mụ Ty sắp lấy chồng Việt Kiều, truyền miệng loan đi nhanh như gió, làm chấn động cả mấy làng trong huyện Triệu Phong. Không ai tin là chuyện thật, người ta công khai xôn xao bàn tán. Nhưng cái tin nầy đã làm nức lòng và lên tinh thần đám đàn bà goá, và các cô gái muộn chồng trong cả tỉnh. Mụ Ty đã già khú đế, trên sáu mươi tuổi rồi, xấu xí ốm o, khô đét vì đói ăn nhiều năm, chỉ còn da bọc xương, răng cái còn cái mất, lại mù loà, dơ dáy, nghèo rớt mùng tơi, có thời đi ăn xin. Thế mà có Việt Kiều ở Mỹ về xin cưới. Câu chuyện gần như hoang đường, người tỉnh táo khó lòng tin được. Người ta bàn tán:

-Chắc có âm mưu thâm độc chi đây, chứ cưới mụ Ty về mà làm gì? Đem bán cho nhà thổ, chúng cũng rượt đánh đến bể đầu. Mụ đó mù loà yếu đuối, cũng không đủ sức làm nô lệ hầu hạ cho ai được. Đừng nói chuyện tình dục, già đến thế, chắc cũng đã mốc meo, héo quắt đi rồi. Mụ chỉ còn xương với da, chỉ có đem mà nấu cao, giả “cao hổ cốt” may ra còn có lý.

Đám đàn ông bàn thêm:

-Con gái trẻ đẹp hơ-hớ thiếu chi mà đi cưới mụ già. Cưới về đem đặt lên bàn thờ mà lạy chắc? Hay là thằng cha Việt Kiều đó đau bệnh điên, làm chuyện trái đời, chơi bạo lấy tiếng? Nghe không hợp lý chút nào...

Ông thầy pháp thường hay gọi hồn người chết về nói chuyện thế gian cũng bóp đầu, bóp trán, hứa sẽ kêu hồn bố mẹ mụ Ty về hỏi cho ra lẽ. Ông nói thầm với bà con:

-Không chừng thằng cha Việt Kiều là phù thủy, cưới mụ Ty về để giết chết mà luyện “thiên linh cái”, vì mụ Ty dù sao cũng còn “đồng trinh”, chưa biết đến hơi trai.

Mấy mụ đàn bà yếu bóng vía rùn vai, lè lưỡi sợ hãi, và họ tin ông thầy pháp nói có lý.
Chính quyền địa phương cũng họp chi bộ đảng cộng sản nhiều lần, để thảo luận và tìm hiểu lý do tại sao gã Việt Kiều kia cưới mụ Ty. Có âm mưu gián điệp của đế quốc Mỹ gài vào, dò xét tình hình “ta” không? Bí thư xã báo cáo lên quận. Bí thư quận nói:

-Không phải âm mưu gián điệp, vì cả Tổng Thống Mỹ Cờ-Lin-Tơn còn đi phất phơ ăn phở giữa chợ ở Việt Nam mình nữa kia mà. Nhưng cũng phải đề cao cảnh giác, để không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra cho xã, huyện nhà.

Nghị quyết chung của chính quyền xã là gây khó khăn tối đa cho tên Việt Kiều kia chán nản, mà bỏ ý định bí mật lạ lùng kia đi. Họ tin rằng, nắm quyền trong tay, thì thừa sức ngăn cản được cuộc tình duyên tréo ngoe nầy.
Phần mụ Ty, nghe bàn vào, tán ra, người nầy nói một câu, kẻ khác bàn vài câu, cũng đâm ra hoang mang, và sợ. Nghi ngờ đến cái tấm lòng của ông Thu, người Việt Kiều muốn cưới mụ làm vợ. Những lời bàn tán kia, đều có lý, không phải dựng đứng lên.
Hơn năm mươi năm trước, khi ông Thu mới mười lăm tuổi, gặp bà Ty, thì bị “cú sét ái tình” đánh cho ngã gục. Cả gan về nhà xin cưới vợ, bị bố ông đánh cho một trận đòn quắn đít, nên tình yêu cũng tắt ngúm từ đó.
Rồi mấy mươi năm thời cuộc nổi trôi, chiến tranh, tù đày, đi Mỹ, chạy theo cơm áo, ông Thu không có thì giờ, không còn kiên nhẫn, hứng thú, để theo đuổi bất cứ một bóng hồng nào.
Cho đến khi ông đã hưu trí, về thăm quê ngoại, biết bà Ty cũng phòng không chiếc bóng, mù lòa, đói khát. Hai người gặp lại nhau. Ông nhớ lời ước hẹn năm xưa: “kiếp sau đền bù sum họp”, nên muốn cưới bà Ty đem về Mỹ.
Nhiều người bà con nội ngoại đều can gián ông. Họ bảo rằng, nếu lấy vợ, thì nên kiếm một người có trình độ, trẻ, đẹp, khỏe mạnh, để còn chăm sóc, nương tựa khi đau yếu trong tuổi già. Lấy mụ Ty về, không nhờ vả được gì, còn phải lo ngược lại cho mụ, thêm khổ thân già. Vả lại, trình độ kiến thức quá cách biệt, rất khó sống chung, khó hoà hợp, khó thông cảm. Chỉ gây bực mình và làm khổ nhau. Họ khuyên ông cho mụ Ty một số tiền lớn để sinh sống, rồi thôi, không tội chi mà đèo bòng cái gánh nợ thổ tả đó.
Gia đình, bạn bè gián tiếp sắp đặt, làm như tình cờ, đưa đến cho ông gặp nhiều cô, nhiều bà. Có trẻ đẹp, có xồn xồn, cả chưa chồng và cả goá phụ.. Các bà, các cô nầy, nhìn ông hau háu, tha thiết, với ánh mắt hy vọng, khẩn cầu. Ông thấy nhẫn tâm và tội nghiệp họ. Có người còn nhỏ, chỉ đáng hàng con, cháu ông thôi. Ông nói rằng, tất cả bọn họ đều đáng thương, chỉ vì cơm áo, mà phải tha thiết với một kẻ già nua như ông. Nhưng mụ Ty là kẻ đáng thương nhất, đáng được đền bù nhất. Quan trọng hơn hết là mối tình hơn nửa thế kỷ trước, có phôi pha phần nào thật, nhưng vẫn còn âm ỉ trong tim. Cậu Út của ông Thu nói:

-Yêu là cái khỉ gì? Bọn con nít ngu, mới bày đặt yêu đương. Mình già rồi, khôn quá, hết ngu rồi. Lấy vợ, lấy chồng là phải suy xét hơn thiệt, trắng đen, cân lường. Còn trẻ, bồng bột, ngu nên ủi đại, không nghĩ đến hậu quả về sau. Bởi vậy, cháu phải suy nghĩ thật kỹ trước khi lấy mụ Ty.

Ông Thu nói với cậu Út:

-Lạ thật, năm mười lăm tuổi, muốn lấy vợ bị ngăn cản đã đành. Bây giờ sáu mươi sáu tuổi, muốn lấy vợ, cũng bị ngăn cản dữ dội. Thế thì chờ đến khi xuống lỗ mới hết  trắc trở sao?

Xóm giềng và họ hàng nhao nhao xúi dục mụ Ty thách cưới cho thật cao. Đòi cho được hai trăm phần quà. Mỗi phần có một hộp trà, một hộp bánh, sáu quả cau, một liễn trầu. Đòi thêm hai cái kiềng vàng, cặp xuyến vàng, một đôi bông tai. Phải đãi ăn năm chục người. Mụ Ty nghe mà lo lắng bảo:

-Mình thách cưới cao quá, lỡ người ta không lo nổi, rồi bỏ đi thì uổng. Mà mình thì đã tra (già) lắm rồi. Cả đời tui chưa đeo kiềng, đeo xuyến, chừ có đeo vô, cũng cấn chết, mà trẽn (xấu hổ) nữa.

Một bà nạt lớn:

-Tra thì tra, chứ chẳng lẽ cho không, cóc đòi chi cả? Đừng tự làm mình mất giá. Hắn không cưới thì thôi.

Nghe nói vậy, mụ Ty giật mình tái mặt, ngồi thừ người ra. Một bà khác tiếp lời:

-Nì, mụ đừng lo, Việt Kiều giàu lắm. Người nào cũng lái xe hơi, ở nhà lầu. Mình không đòi là dại. Mà cũng phải đủ lễ “tam sênh” mới được. Ba lễ, dạm mặt, đám hỏi, đám cưới đàng hoàng, chớ không phải đem xe về bắt cóc chạy đi. Làng nước không chịu cho mụ chịu thiệt thòi mô. Mụ mà không đòi, thì chúng tôi cũng đứng ra, đại diện nhà gái mà đòi.

Mụ Ty hốt hoảng nói nho nhỏ:

-Thôi thôi, mấy mự, mấy thím ơi. Mần rình rang chi thêm xấu mặt. Mấy chục năm ni, có đám cưới mô trong làng mà đủ ba lễ? Tui nghèo khổ, chớ có phải cành vàng lá ngọc chi mô.

-Đám cưới trong làng mình, không đủ ba lễ là vì bên rễ nghèo.. Phải “giản đơn” lại, chớ không thì trai, gái, không vợ, không chồng cả làng sao? Mình nhắm sức người ta có, mới đòi. Mụ lo chi?

Thấy bà con áp lực quá, mụ Ty ôm mặt khóc. Người ta bồi thêm:

-Mụ mà dại, thì có cả làng khôn. Đòi là đòi cho mụ, chớ có đòi cho chúng tui mô. Sính lễ mà đòi được, thì mụ cũng cất đi, sau nầy làm của, phòng khi nầy khi kia, chớ chúng tui có lợi chi?

Mụ Ty đem những lời thách cưới của bà con nói lại cho ông Thu nghe. Nhưng mụ không quên thêm một câu rằng, nếu ông không có, và không chịu thì thôi, mụ không đòi hỏi chi cả.
Ông Thu cười và nói, đó là “chuyện nhỏ”. Vòng, xuyến, hoa tai, nếu mụ muốn, thì ông sẽ mua cho mụ. Nhưng hai trăm phần cưới cau trầu, trà bánh, thì không, phí phạm vô ích. Mụ Ty nghe mà mừng, sung sướng và nói:

-Thôi, thôi, đừng vòng xuyến chi cả. Xưa nay không đeo, bi chừ đeo vô, ngứa ngáy không chịu được mô. Đeo vô, trẽn lắm.

Khi gặp lại mụ Ty trong hoàn cảnh mù loà, đói rách lạnh lẽo, ông Thu muốn đem mụ về Sài Gòn ở tạm, thuê nhà, thuê người chăm nom mụ trong thời gian chờ đợi. Khi đầy đủ thủ tục, và được sở di trú Mỹ chấp thuận, ông sẽ đưa mụ về California. Nhưng vì bà con, làng nước xúi dục, mụ Ty nhất định không chịu ra khỏi làng, khi chưa có đám cưới, chưa có hôn thú, và chưa có giấy máy bay đi Mỹ. Mụ khóc và nói:

-Bà con dặn tui đừng có đi mô cả. Đi ra khỏi làng, vô tận Sài Gòn xa xôi, lỡ anh đổi ý, bỏ tui bơ vơ nơi xa lạ, mần răng mà tui có tiền, có phương tiện về lại làng. Mà về lại cũng không được mô. Thiên hạ cười cho thúi đầu. Tra chừng ni tuổi rồi mà còn bỏ làng đi theo trai, bị phụ tình, mang xác về. Xấu hổ lắm.

Ông Thu ôm đầu thở dài. Biết mụ Ty đã bị xóm giềng bàn ra, tán vào, khuyên bảo nầy nọ. Không hẳn những lời khuyên đó hoàn toàn vô lý. Ông nhỏ nhẹ nói với mụ Ty:

-Việc gì phải sống thêm trong cái chòi tranh dột nát nầy nữa. Thiếu thốn phương tiện, ẩm thấp, mưa luồn nắng chiếu. Khổ đã nhiều rồi, không tội gì khổ thêm.

Mụ Ty nói rất tự nhiên:

-Mấy chục năm sống nơi đây, cũng đã quen rồi, tui không thấy khổ nữa. Đói thì có, rách thì có. Nếu đủ cơm ăn hàng ngày là quá quý rồi. Tui không dám mơ ước chi hơn.

-Nếu Ty nhất định không ra khỏi làng, thì kiếm nhà nào rộng rãi, khang trang, tui thuê cho mà ở

-Nhà ai nấy ở. Không ai dư chỗ cho thuê mô. Ở nhà ni, có chết mô mà sợ. Nếu ở nhà ni mà chết, thì chết từ lâu rồi. Cứ cho tui ở nhà ni, đừng bắt tui đi nơi khác. Tội nghiệp.


Ông Thu chịu thua, không muốn ép mụ Ty dọn đi nơi khác, phiền lòng mụ. Ông nhờ người bà con bên ngoại thuê thợ tu bổ lại căn chòi, lợp lại mái, che phên, làm cửa lưới ngăn muỗi, câu điện, bắt cho một chiếc quạt máy. Mụ Ty nói:

-Sửa phên, lợp nhà thì được. Câu điện chi cho phí. Tui mù loà, ngày như đêm, cần chi đèn đóm. Bắt quạt máy mần chi, lỡ nó rớt xuống, bể đầu. Khi mô nóng, ra ngồi bên hè, lấy mo cau mà quạt cũng đủ mát rồi.

Ông Thu thuê một đứa cháu họ của mụ Ty, đến ở chung để chăm sóc, đi chợ, nấu nướng cho mụ. Mỗi ngày mụ được ăn cơm không độn khoai sắn, có cá kho, thịt luộc. Mụ Ty sung sướng hớn hở. Mụ nói với đứa cháu;

-Ăn sang phung phí như ri, ngày mô cũng thịt, cá, thì có núi của cũng sập. Thôi, đừng hoang phí nữa. Cứ cơm trắng với mắm nêm, mắm ruốc, rau luộc là đủ, sung sướng lắm rồi.

Đưá cháu cười nói:

-Dượng Thu đã đưa tiền cho chú Hai, dặn phát tiền chợ cho cháu. O đừng lo. O mà ăn ngon, thì cháu cũng được ăn ngon theo. Cả đời, chưa khi mô cháu được ăn no, sung sướng, như bây chừ cả. Cháu hỏi thiệt, O đừng giấu cháu nghe. O bỏ thứ “bùa” chi, mà dượng Thu Việt kiều mê O dữ rứa? Dạy cho cháu với. Cháu thương thằng Bường, mà hắn cứ lờ tít đi, như không biết chi hết.

-Mụ nội mi. Bùa chú chi mô. Người ta ở bên Mỹ, tau ở đây, mù loà, có bùa cũng không bỏ được. Miềng (mình) ăn ở ngay thật, hiền lành, trời thương nên đem dượng Thu mi về đây cho tau.


Mụ Vàng, người trong xóm, trước đây thường hay cho mụ Ty khoai sắn, ghé nhà ngồi nói chuyện, trước khi ra về nói:

-Mai mốt O qua Mỹ, làm ra tiền, đừng quên tui. Nhớ gởi về cho nhiều nhiều, để tui xây gạch, lợp ngói căn nhà nghe.

Chú Trọng dặn dò tha thiết:

-Tui biết chị tốt lắm, qua Mỹ thế nào cũng gởi tiền về cho tui mua cặp trâu, đi cày thuê. Cả đời tui, mơ ước có được con trâu, chị không giúp, thì không khi mô có. Đừng vì giàu sang sung sướng mà quên bà con nghèo.

Mụ Ty hoang mang lắm, nhưng cứ nói thật những ý nghĩ trong lòng mụ:

-Sợ không có, chứ có thì phải nghĩ đến bà con, phải chia xẻ cơm áo cho nhau chớ. Như bà con đã chia khoai sắn cho tui sống mấy chục năm ni. Cậu đừng có lo. Tui mà có của thì chia hết. Nghe bà con nói chuyện, tui nghĩ là Tây, Mỹ nó ngu lắm, để tiền, để của ngoài đường, cho mình qua đó mà hốt, như hốt cứt trâu ngoài ruộng

Mụ Viện, nhà ở xóm trên, có đứa con gái ba mươi lăm tuổi bị ly dị. Cô nầy về ở với cha mẹ. Mụ Viện đến năn nỉ mụ Tý, đề nghị thẳng thừng:

-Chị tra (già) rồi, đi Tây, đi Mỹ làm chi, bên đó lạnh lắm, chịu không nổi mô. Mà đã tra dư ri (già như thế nầy), còn đi lấy dôn (chồng), thiên hạ, làng nước, con nít, chúng nó cười cho thúi trốt (thối đầu). Trẽn lắm (xấu hổ). Thôi thì chị nhường ông Việt Kiều đó cho con Thại nhà tui, hắn còn trẻ, chịu được lạnh, có thể giúp ông Việt Kiều nhiều chuyện, đẻ cho ông vài ba đứa con. Phần chị, thì ở đây đã quen, đi mô cho mệt.

Mụ Ty nghe mà rưng rưng nước mắt, vì xưa nay đã quen bị thiên hạ chèn ép mà không dám kêu ca. Mụ nói nho nhỏ, sợ mất lòng mụ Viện:

-Chuyện đó, thì tùy ông Việt Kiều, nếu tui chịu nhường, liệu ông nớ có chịu hay không?

Mụ Viện giục :

-Răng mà không chịu. Con Thại còn trẻ, còn đẹp, khỏe mạnh, chứ có ốm o bệnh hoạn như... như ai đó mô. Thì chị cứ nói cho đến khi ông nớ chịu. Khôn nói thì mần răng người ta biết..

-Tui khôn dám nói mô.

-Tại răng mà không dám nói ? Có chết chóc chi mô?


Mụ Ty khóc rấm rứt:

-Chết tui cũng không dám nói. Chị có gan thì nói thẳng với ông Thu đi. Nói được thì tui chịu nhường

Nói đến đó, mụ Ty tủi thân quá, khóc oà lên, tưởng như đã mất ông Thu rồi. Đứa cháu săn sóc mụ Ty, nghe mà giận quá, xen vô, nói lớn tiếng:

-Cái mụ Viện ni vô doang (vô duyên) chưa tề. Người ta ưng dau (yêu nhau) cả mấy chục năm ni, đêm ngày thương dớ (nhớ). Chị Thại con của mụ, mập thù lù, bị chồng chê, bị li dị, chớ có quý báu chi. Có tình nghĩa chi mà nhảy vô đòi dành ăn. Ở bên nớ, đầm Tây, đầm Mỹ đẹp như tiên, như thánh, trắng như trứng gà bóc, ông còn chưa chịu nữa, huống chi con của mụ, thấm vô mô.

Mụ Viện giận dữ nghiến răng gào lên:

-Nì, cái con quỷ cái, tau bả (vả) cho văng răng ra bi chừ. Việc chi mà mi xía vô chuyện người ta? Mi biết chi mà nói. Câm cái mồm lại.

Đứa cháu trả treo:

-Nói ngang xương dư rứa (như vậy), quỷ sứ nghe cũng không lọt tai. Tức đến nghẹn họng.

Có nhiều người nữa, đến bắt mụ Ty hứa hẹn đủ điều. Ông chủ tịch xã cũng nói với mụ Ty, yêu cầu ông Thu giúp đỡ, ủng hộ một món tiền, đủ để xây lại lại trụ sở uỷ ban hành chánh xã cho khang trang hơn. Mụ Ty đạo đạt những lời yêu cầu của bà con đến ông Thu. Ông cười hiền:

-Tội nghiệp bà con quá. Chắc qua Mỹ, tui với mụ phải tổ chức một băng cướp, đi ăn cướp ngân hàng, đem tiền về giúp bà con mình.

Mụ Ty không hiểu lời nói đùa của ông Thu, hốt hoảng nói:

-Đi ăn cướp? Tui không làm được mô. Tui mù loà, mần răng mà chạy trốn cho kịp. E cũng ở tù rục xương. Rứa thì lâu ni, ở bên Mỹ, eng (anh) làm việc chi?

-Đi cày


Ý ông Thu muốn nói đi làm cực nhọc như đi cày vậy, nhưng mụ Ty không hiểu, hỏi:

-Ruộng có diều (nhiều) không? Được mấy sào? Qua bên đó, tui cũng giúp xay lúa, giã gạo được.

-Bây chừ thì về hưu rồi, nghỉ đi cày.

-Rứa thì lấy chi mà ăn ?

-Tiền để đèng (để dành)


Ông Thu nói tiếng Quảng Trị cho mụ Ty dễ hiểu.

Mụ Ty xuống giọng, nói nhỏ như sợ người khác nghe được:

-Để đèng diều (nhiều) không? Được năm lạng không?

-Được

-Rứa thì giàu quá! Chôn cho kỹ. Coi chừng bị trộm hết, không có ăn, khổ lắm đó
.

Gian nan lắm, ông Thu mới hoàn tất được thủ tục, đưa mụ Ty về Mỹ. Phía chính quyền Việt Nam làm khó khăn, ông phải vất vả chạy mua giấy khai sinh, phải nhờ người đút lót tiền mua các loại giấy tờ chứng minh cần thiết. Bộ ngoại giao và di trú Mỹ nghi ngờ ông âm mưu đưa người nhập lậu qua khe hở của pháp luật. Ông cố gắng giải thích về sự thành thật của ông, mà không ai tin. Giá như ông cưới một cô gái trẻ, đẹp, thì được dễ dàng thông qua. Ông kể câu chuyện tình hơn nửa thế kỷ của ông cho viên chức ở toà đại sứ Mỹ nghe, họ càng không tin hơn, cho rằng ông bịa chuyện. Cuối cùng, ông phải thuê luật sư can thiệp, và nhờ thêm dân biểu, nghị sĩ vùng ông ở viết thư cho bộ ngoại giao và sở di trú. Thời gian thủ tục giấy tờ dài hơn gấp đôi bình thường.
Trên máy bay về Mỹ, ngồi bên cạnh mụ Ty, ông Thu thấy tình thương dạt dào rộn lên trong tim. Nhìn mụ Ty ngồi dựa ngửa đang lơ mơ ngủ, ông thấy mụ đẹp hơn cả “con Ty” mười bốn tuổi ngày xưa, có cái răng khểnh. Ông hứng khởi, hát nho nhỏ bản nhạc Suối Mơ của Văn Cao: “… từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối, nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương ngát, đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…”

Mụ Ty, quay mặt lại nói:

-Eng hát hay quá

Ông Thu cười:

-Không hay bằng Ty nói vè O Nương mô.

Ông Thu vuốt nhẹ bàn tay khô xương, sần sùi của mụ Ty, mà lòng vui rộn rã.

TRÀM CÀ MAU


Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #137 - 21. Jul 2010 , 21:06
 
Em Dang My oi ,
Tai cac em khong lay ten that ma chi lay biet hieu thi lam sao Co biet dươc ai la ai !
Cam on em da cho biet ten that cua Hoa Ha. Kim Phương thi Co biet qua roi !
Em da khoe han chua?
Cam on may doa hoa hong , Co se khong cai len toc ma se bo vao binh de ngam !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #138 - 21. Jul 2010 , 21:38
 
Em Phương Tan ,
Co doc truyen cua Tram Ca Mau nhieu lam , thich cach viet van cua ong nay rat di dom. Chuyen nay thi that su khong the tin co dươc o ngoai doi !
Cac em chac khong biet Co la goc Quang Tri? va lai Bac Ky , nhung o Hue lau nam nen tu xem minh nhu dan Hue va Co cung khong noi dươc giong Quang Tri nhu ngươi Quang Tri , nhung Co van thương Co Thanh Quang Tri va Co cung co nhieu ky niem voi Quang Tri , vi luc con nho, moi lan nghi he la ve Quang Tri o voi Ong Ba Ngoai cua Co . Dao do Ong Ngoai cua Co lam Giam Doc benh Vien Quang Tri , ngươi dan Quang Tri ai cung biet den ong cua Co vi ong hay giup dan ngheo va khi mo phong mach rieng , deu chua benh khong lay tien nhung benh nhan ngheo , nen ai cung thương quy .
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #139 - 21. Jul 2010 , 21:47
 
Than goi Nguyen Toan ,
Co dươc thương thuc tho cua Hưu Anh lan dau tien , neu co bai tho nao moi cu cho Co doc nhe.
Cam on Nguyen Toan da cho biet Ta Don la ngon nui.
Thoi tiet o ben do dao nay ra sao?
O ben nay nong qua , nhieu luc chiu khong noi !
Than chuc Nguyen Toan moi su binh an. Goi loi tham Phu De.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #140 - 21. Jul 2010 , 23:12
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jul 2010 , 21:38:
Em Phương Tan ,
Co doc truyen cua Tram Ca Mau nhieu lam , thich cach viet van cua ong nay rat di dom. Chuyen nay thi that su khong the tin co dươc o ngoai doi !
Cac em chac khong biet Co la goc Quang Tri?


Em...biết, có người thường nhắc đến cháo bánh canh ở Cổ Thành Quảng Trị  Grin  Cool

Quote:
va lai Bac Ky , nhung o Hue lau nam nen tu xem minh nhu dan Hue va Co cung khong noi dươc giong Quang Tri nhu ngươi Quang Tri , nhung Co van thương Co Thanh Quang Tri va Co cung co nhieu ky niem voi Quang Tri , vi luc con nho, moi lan nghi he la ve Quang Tri o voi Ong Ba Ngoai cua Co . Dao do Ong Ngoai cua Co lam Giam Doc benh Vien Quang Tri , ngươi dan Quang Tri ai cung biet den ong cua Co vi ong hay giup dan ngheo va khi mo phong mach rieng , deu chua benh khong lay tien nhung benh nhan ngheo , nen ai cung thương quy .
Co Van      


Thưa Cô!
Truyện này nhắc đến Huyện Triệu Phong, là nơi Ba em sống thời xưa, khi ông Nội từ quan về hưu. Hồi trước 75, Ba em có viết một bài được đăng trên Kiến Thức Ngày Nay trong mục "Quê Hương Mến Yêu" tựa đề là "Bên kia đồi cát Trạng", nhắc nhở đến vùng đất Hải Lăng (tức là Triệu Phong bây giờ) mà cả gia đình bên Nội đã biệt xứ ra đi từ những năm 45 cho nên tụi em có ấn tượng với vùng đất này lắm. Sad

Sau 75, vì ông bà Ngoại em về quê ở Mỹ Chánh nên tụi em mới có dịp ra Huế, về làng. Vì Mỹ Chánh chỉ cách Hải Lăng chừng 7,8 km nên tụi em về tìm lại làng quê xưa của Ba em cho biết.
Thật là không ngờ, tụi em đã tìm được mộ ông Cố vẫn còn nguyên vẹn tên tuổi (Kỳ Ngoại Hầu Hường Chí) mặc dù nằm ngay trong vùng bị phá đào kinh làm thủy lợi. Ngôi mộ nằm trên cái gò giữa khu đồng trống, cây cối bao quanh giống như một cái đình làng nho nhỏ vậy. Không phải tụi nó tốt lành gì mà để lại, nhưng người ta nói không ai dám phá, vì...bị vật... Tongue  Roll Eyes  Shocked 

Sau đó thì gia đình thường ra tu bổ, sửa sang, và tìm ra gia đình người tá điền xưa để gởi gấm hương khói...

...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #141 - 21. Jul 2010 , 23:51
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jul 2010 , 21:47:
Than goi Nguyen Toan ,
Co dươc thương thuc tho cua Hưu Anh lan dau tien , neu co bai tho nao moi cu cho Co doc nhe.
Cam on Nguyen Toan da cho biet Ta Don la ngon nui.
Thoi tiet o ben do dao nay ra sao?
O ben nay nong qua , nhieu luc chiu khong noi !
Than chuc Nguyen Toan moi su binh an. Goi loi tham Phu De.
Co Van 



Thưa cô Vân - Thời Tiết  bên  Úc vẫn còn lạnh  -  Nhiều ngày  lạnh chịu không nổi - người cứ" mập ra "
vì phải mặc  đến  5 cái  để khỏi lạnh khi ra  ngoài  phố  .Và cầu mong đừng có Gió  .

Hai tuần lễ nữa  ,  em sẽ cùng  các Đồng Hương  xuống đường  Biểu Tình chống Văn Công  VC đến Sydney  trình diễn  vào buổi Tối - trong đó  có  thằng  Đàm vĩnh Heo " . Nó vừa bị Lý Tống xịt Hơi  Cay vào mắt .
Back to top
« Last Edit: 21. Jul 2010 , 23:55 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #142 - 22. Jul 2010 , 09:19
 
Em Phương Tan ,
The la mo cua Ong Co cua em linh thieng lam day ! Cu Co lam chuc to trong trieu dinh lam sao phai di cu ra tan Hai Lang?
Co cu nghi nhung ngoi mo trong Mac Dinh Chi va o Bien Hoa ma roi nươc mat ! Bao nhieu nguoi than cua Co o Mac Dinh Chi , chet roi van khong dươc yen than !
Em co the mang vao day bai viet cua ba em cho Co dươc doc khong?
Nhung ngươi trong hinh , ngoai em ra la ai vay?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #143 - 22. Jul 2010 , 09:23
 
Than goi Nguyen Toan ,
Thay NT doi ten cua DVH ma Co cươi qua ! O day Co van theo doi chuyen cua Ly Tong qua nhung ngươi ban goi den cho Co doc.
Coi chung lanh lam phai mac ao quan nhieu thanh cai thung tonneau lan tron dung day khong dươc dau day nhe
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #144 - 22. Jul 2010 , 11:15
 
Thua mạ Van , Hoa Hạ la nick name cua KP day ạ em xin loi chua chao san ma da goi mạ la mạ roi , Ma Van bo loi cho em nhe  Em vua copy mot bai van noi ve dac san cua Hue nen post vao day cho ca nha cung thương thuc.
Một số đặc sản Huế


Cơm hến:
Cơm nguội với những con hến nhỏ là vị chủ của cơm hến, hến được xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mảnh như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi hương riêng. Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào đầy một cái tô đã có đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục. Bộ đồ màu của cơm hến gồm 10 vị: ớt tương, ớt màu, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, hạt đậu phộng rang mỡ giã hơi thô thô, mè rang, da heo rang giòn, tóp mỡ, vị tinh.

Bún Huế:
Con bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn, con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Nước bún nấu với những miếng móng giò heo mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng giá và màu xanh của rau sống, thêm gia vị để vừa cay, vừa nóng, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt. [/u]

Bánh bèo:
Nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, cho thêm gia vị như: tôm giã thật nhỏ, một ít dầu béo thực vật rưới lên chén bánh trước khi ăn. Nước chấm bánh bèo được nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt, vừa béo.

Bánh ướt thịt nướng
: Bánh ướt làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn. Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè. Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt. Bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon, hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt... như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bánh khoái:
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang...
[u
]
Các loại bánh khác:
[/u] bánh in, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh xu xê, bánh ướt nhân tôm, bánh ướt nhân thịt...Bánh Huế thường được làm nhỏ và mỏng, tạo các hình hoa trái, làm cho người ăn khi nhìn đã thích thú và muốn thưởng thức.

Bánh in làm bằng bột bình tinh, đường và tạo hình bằng khuôn in. Người Huế dùng để thờ cúng và cũng có thể để ăn

Tôm chua:
được làm từ những con tôm nước lợ tươi, tôm được ngắt đầu, rửa sạch, ngâm một lát trong rượu. Sau đó vớt ra để ráo, trộn đều với các thứ phụ gia: riềng, tỏi, ớt đỏ, măng non, xôi nếp, nước mắm ngon. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 7-10 ngày, có thể chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men. Nhiệt độ càng ổn định, tôm càng thơm, càng ngọt. Thưởng thức tôm chua phải có 3 thứ cơ bản đi liền nhau: thịt heo phay (ba chỉ) thái mỏng-tôm chua-dưa giá. Ngoài ra còn có quả vả hoặc chuối chát, khế chua thái mỏng cùng rau quế, ớt tươi.

Các loại chè Huế: Huế có tới hàng chục loại chè khác nhau, mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Có những loại cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é...

Kẹo Huế:
kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa là những thứ kẹo mà trẻ em thường thích ăn. Kẹo đậu phụng là kẹo làm từ mạch nha đen đổ trên bánh tráng tròn, ở giữa có đậu phụng rang còn nguyên vỏ mỏng màu đỏ gạch; thường được cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác. Kẹo Mè xửng là thứ kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng, có mè bao phủ, được cắt từng miếng vuông nhỏ gói trong hộp. Các tiệm mè xửng nổi tiếng hồi xưa thường tụ tập ở đầu cầu Ðông Ba, nổi tiếng nhất là mè xửng Thuận Hưng, mè xửng Song Hỷ...Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.

Lọm chuối:
cốt lõi thân chuối. Thân chuối sau khi cắt bỏ phần ngoài để xắt cho heo ăn, cốt lõi của thân chuối được xắt ra lát mỏng ra rồi đem ướp muối để làm dưa, gọi là dưa chuối, thường để dành khi ăn trời bão lụt. Dưa chuối trộn với dưa kiệu, chấm với ruốc hoặc với nước tôm kho đánh ăn lúc trời lụt.

Môn:
dùng để nấu canh ăn sau khi bóc vỏ hoặc làm dưa. Củ cũng được đào lên để nấu chè hay nấu cháo. Ðôi khi ăn hay ngứa. Có nhiều loại môn: môn sáp, môn ngọt, môn nưa...


Thơ ca về ẩm thực Huế


Thực phổ bách thiên: là một tập thơ gồm 100 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt do Nhất phẩm phu nhân Hiệp tá Ðại học sĩ Hồng Khẳng, nhũ danh Trương Ðăng Thị Bích, tự Tỷ Quê sáng tác vào những năm cuối thế kỷ 19 là một trong những cẩm nang nấu ăn của người Huế.
Bài Chả bông bí viết:


Bông mai ướm nở hái nay vừa
Tước cọng xoi tim cuống phải chừa
Tôm quết gia màu dồi nhận lại
Chiên lần nhứng trứng lửa bưa bưa
[u
]
Bài Rau khoai muống luộc viết:
[/u]

Rau khoai muống luộc đọt non non
Rửa sạch đều rồi bó lại tròn
Lửa đỏ nước sôi vào cọng trước
Coi vừa chín vớt ấy xanh ngon
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #145 - 22. Jul 2010 , 18:55
 
Em Hoa Ha oi ,
Ma Van biet em qua nhieu roi ma ! Dang My noi cho Co biet roi.
Cam on em da dem vao day cach nau nhung mon dac san cua Hue , Co rat can nhung cai nay , nhung cai quan trong la co nau ngon dươc hay khong do thoi , keo cá kho tộ da thanh chè cá nhu cac em che Co ben muc nhan tin cho Hoang Nga do !
Ve bai tho Co co nghe danh tieng cua tac gia. O trong D/D cua chung ta co than hưu la Le Thi Kinh Hoang , bay gio mat tieu dau roi khong thay xuat hien nua cung lam tho ve may mon an tai lam ma !
Co co dươc xem may tam hinh em chup hom dai Co Manh do Co Thu forward cho Co vi Co khong co ten trong LVDAlumnigroup.
Co gi la nua cu dem vao day cho Co nhe.
Cam on em lan nua. Mong se gap em lai.
Ma Van 



Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #146 - 22. Jul 2010 , 19:15
 
ngo_thi_van wrote on 22. Jul 2010 , 09:19:
Em Phương Tan ,
The la mo cua Ong Co cua em linh thieng lam day ! Cu Co lam chuc to trong trieu dinh lam sao phai di cu ra tan Hai Lang?


Thưa Cô! Em nghe kể là ông Nội em (Ưng) từ quan về hưu sớm vì không muốn làm việc với người Pháp, cùng với mấy người bạn về mua đất ở Hải Lăng để vui thú điền viên, cho nên mới cải táng mộ ông Cố từ trong Huế về đó. 4 ông quan, 4 ông đồ gàn hùn nhau mua đất, và bằng khoán xé làm 4 mỗi ông giữ một miếng. Sau này bỏ của chạy lấy người, lâu lâu các ông Nghè ông Phủ thăm nhau uống trà, làm thơ, nhắc chuyện xưa, lấy bằng khoán ra ráp lại  ... cho đến khi các ông từ từ lần lượt ra đi...

Vì ông bà Nội ở chung, cho nên hồi nhỏ hay tụ tập nghe kể chuyện ngày xưa cũng thích lắm. 
Chuyện biệt xứ ra đi cũng là một kỷ niệm ... hãi hùng: Hai ông Bác của em học trường Tây ở Hà Nội lâu lâu mới về quê thăm nhà. Một lần Bác em đang ở quê, gặp lúc Tây đi ruồng Việt Minh. Dân quê thấy Tây thì chạy, Tây thấy dân chạy thì định bắn, Bác em một phần thì la mấy ông Tây đừng bắn, một phần thì chạy theo dân chúng kêu họ đừng có chạy mà bị bắn... Vậy đó mà Việt Minh kết tội là Bác em dẫn Tây về làng bắn giết dân, định khuya hôm đó sẽ đến bắt xử đấu tố cả nhà, có người tá điền báo tin cho biết nên kịp thời chạy ra Huế, và chạy thẳng vào Đà Lạt định cư luôn không dám trở về nữa ... Sad. May quá, chạy không kịp thì bi chừ...hổng có em rồi  Tongue

Quote:
Co cu nghi nhung ngoi mo trong Mac Dinh Chi va o Bien Hoa ma roi nươc mat ! Bao nhieu nguoi than cua Co o Mac Dinh Chi , chet roi van khong dươc yen than !


Cry  Cry  Cry
Không phải chỉ những nơi đó thôi đâu Cô ơi, nhiều nghĩa trang khác nữa... Có nhiều nơi mình không được thông báo, đến khi trở lại thì đã thành bình địa, không biết đâu mà tìm...

Quote:
Em co the mang vao day bai viet cua ba em cho Co dươc doc khong?
Nhung ngươi trong hinh , ngoai em ra la ai vay?
Co Van


Em không còn giữ được bài viết của Ba em, sách vở bị tịch thâu bất ngờ quá, mất hết rồi...Nhưng những đồi cát trạng luôn luôn ở trong tâm trí của tụi em, mỗi lần ra miền Trung nhìn những đồi cát trắng xóa hai bên đường, lại chạnh lòng...
Hình em chụp chung với ông Ngoại, Mẹ em và cậu Út. Hai mẹ con từ Sài Gòn ra thăm ông bà Ngoại ở Mỹ Chánh
Back to top
« Last Edit: 22. Jul 2010 , 19:37 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #147 - 22. Jul 2010 , 20:01
 
Em Phương Tan ,
Co nghe em ke chuyen Ong Noi cua em cung cac ong ban da xe bang khoan ra lam 4 ma cu tương nhu truyen co tich !
Con vu Bac cua em da lam on ma mac oan that la hu hon nhi ! Neu ma khong tron kip se bi dau to va chac chan la khung khiep lam.
Bai viet cua Ba em , Co nghi em co tim o cac thu vien xem sao , hoac co ngươi quen nao con giu lai nhung tai lieu do khong?
Ong Ngoai cua em con khoe manh qua nhi?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #148 - 23. Jul 2010 , 03:32
 
Nhận thấy  mục "Tìm hiểu Huế " nhiều người đọc đành xin phép  để post bài này

Đề thi đại học khối D, môn văn ---


Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang.Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.



--- Bài làm ---
Em ghét thói đạo đức giả. Em khinh bỉ những kẻ đạo đức giả. Các thầy cũng vậy phải không !?
Từ hồi trước Công Nguyên, Lão Tử đã viết "Đạo đức kinh", điều đó cho thấy tầm quan trọng chiến lược của đạo đức thật ngay từ khi đạo đức giả mới sinh ra. Bản thân em luôn cho rằng đạo đức giả có trước đạo đức thật. Sự giành giật các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và sự đấu tranh vì địa vị xã hội đã sinh ra thói đạo đức giả. Đúng vậy, bởi vì ở một trình độ xã hội còn mông muội, dân chúng còn u mê thì những kẻ lừa đảo biết giả nhân giả nghĩa luôn luôn chiếm ưu thế. Bệnh đạo đức giả là một căn bệnh do lịch sử khách quan để lại. 
Thế bệnh đạo đức giả gây chết người như thế nào? Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ và một nền kinh tế thị trường đã được Đảng quang vinh muôn năm công nhận, dân chúng VN lại có chỉ số IQ rất cao thì có lẽ nào đạo đức giả vẫn là phương tiện để thoát nghèo, làm giàu và leo cao? Xã hội văn minh của chúng ta do các đỉnh cao của trí tuệ loài người lãnh đạo, mà các đỉnh cao đó thì luôn sáng ngời đạo đức cách mạng – thứ đạo đức cao quí nhất trong tất cả các thể loại đạo đức, thế thì tại sao chúng ta phải lo lắng về cái thứ đạo đức giả tầm thường kia.
Hãy cứ mặc cho thiểu số những cá nhân bệnh hoạn ấy chết cả đi. Hãy để bệnh đạo đức giả trừng phạt họ vì IQ thấp mà chọn sai phương tiện vào đời. Đảng ta là đạo đức, là văn minh, chúng ta chỉ cần phát động phong trào toàn dân phấn đấu vào Đảng là xong.
Không cần lo cho bọn chúng, nhưng cũng nên dành chút xót thương cho kẻ mang trọng bệnh. Nhân chi sơ tính bản thiện, nhưng căn bệnh này đã tàn phá tâm hồn họ, biến họ thành những người độc ác, nham hiểm, giả dối, bị toàn xã hội cười chê, khinh bỉ. Miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm nên lúc nào bọn chúng cũng phải nấp sau bộ mặt hào nhoáng hòng che mắt thiên hạ. Nhưng than ôi, dao găm sẽ đâm lòi ruột kẻ đạo đức giả. Chúng mất lòng tin nơi con người nên luôn nghi kỵ, cảnh giác ngay cả với người thân và bạn bè của mình. Chúa Trời nguyền rủa chúng không bao giờ tìm được sự bình an trong tâm hồn.Thánh Ala quyết không tha tội cho chúng. Phật Tổ không bao giờ phù hộ chúng, linh hồn chúng không thể nào được siêu thoát.
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người nhưng không dễ gì lây lan trong xã hội đầy rẫy nhân văn của chúng ta. Nó chỉ là đại họa trong xã hội tư bản thối nát giãy mãi chưa được chết mà thôi !. Nhưng đạo đức cách mạng, đạo đức vô sản không cho phép chúng ta thấy chết mà không cứu. Chúng ta cùng với những chế độ tốt đẹp, sáng suốt như Cuba, Triều Tiên và bác cả Trung Quốc không những phải thay nhau canh giữ cho hòa bình thế giới mà còn phải nắm chặt tay nhau cùng thúc đẩy dân chủ trên trái đất này, để cho người dân có quyền chê bai, có khả năng giám sát và có phương tiện để hạ bệ những chế độ nói láo, giả nhân giả nghĩa, hút máu người mà còn bắt người ta mang ơn. 
Và chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác với những mưu đồ của các chế độ cầm đầu bởi những kẻ đạo đức giả bên ngoài muốn chia rẽ tình hữu nghị anh em của các chế độ đạo đức thật, các chế độ đỉnh cao của lịch sử loài người. Chúng ta phải ngăn không cho bệnh đạo đức giả tuồn vào nước ta theo con đường của những đồng đô la, những đồng yên Nhật hay những đồng euro. Đồng thời chúng ta không nên quá xem thường sự nham hiểm của một số kẻ đạo đức giả trong nước, điển hình như tên Cù Hà Huy Vũ, hay mấy kẻ trong cái gọi là IDS chẳng hạn. Bọn chúng giả bộ đóng góp ý kiến, thực hiện quyền công dân mà thực ra là bôi tro trát trấu vào mặt người lãnh đạo đạo đức nhất nhì trong những người đạo đức còn đang sống. Nếu không tích đức nhiều đời thì thử hỏi làm sao nhà thờ họ to thế, con cháu làm sao phát đến vậy?
Những kẻ đạo đức giả cũng lợi dụng lý lịch không rõ ràng của người đảng trưởng Đảng đạo đức, Đảng văn minh mà xuyên tạc lãnh đạo, tung tin đồn thất thiệt gây tâm lý nghi ngờ trong nhân dân. Những kẻ đạo đức giả cũng thổi phồng mức độ nguy hiểm của dăm ba tấm hình ngài chủ tịch tô hô mà vị bí thư đầy đạo đức chưa bao giờ bị lộ của chúng ta chỉ cần nhắc nhở trong chỗ anh em đồng chí. 
Những kẻ đạo đức giả cả trong và ngoài nước rất nguy hại cho Đảng, mà Đảng lãnh đạo xã hội, do đó chúng gây nguy hại cho cuộc sống của từng người chúng ta. Chúng dám đánh thẳng vào đầu não trung ương của Đảng. Có vài kẻ công thần còn bày đặt gửi kiến nghị cho Bộ Chính trị yêu cầu xử lý vài tấm gương đạo đức đang lên của chúng ta. Cẩn thận đó nhe, Tổng cục 2 của chúng ta nắm rõ hồ sơ lý lịch và đạo đức của mấy kẻ giả nhân nghĩa ngông cuồng đó. 
Các thầy là thầy của em đúng không ạ. Vậy thì em đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Các thầy thừa hiểu thế nào là đạo đức thật, thế nào là đạo đức giả, các thầy thừa hiểu ai thật, ai giả, và các thầy cũng thừa IQ để lựa chọn phương tiện sống cho bản thân trong xã hội đang quá độ lên XHCN của chúng ta. Thi cử là nơi người biết thì hỏi còn người không biết lại trả lời. Em kính chúc sức khỏe các thầy và toàn bộ nền giáo dục của chúng ta! Em xin gửi tới các thầy lời chào kính trọng và chân thành nhất ! 
Nguồn: Tài liệu thông tin trên mạng Internet
 
   




 

Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2010 , 03:36 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #149 - 23. Jul 2010 , 06:36
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jul 2010 , 08:28:
Than goi Phu De ,
Phu De hoi co phai con gai cua Vua Thanh Thai la " Cong Huyen Ton Nu "?
Co chac la khong phai dau vi mot trong nhung ngươi vo cua Ong Ngoai cua Co la con gai cua Vua Thanh Thai ma ten la Công Tôn Nữ Lương Tường.
Phương Tan chac chan phai hieu ro ve vu nay.
Cam on Phu De da cho Co thương thuc mot bai Ly Hue : Ly Tương Tu cua Bưu Bac , nghe ma buon nao ruot !
Nho Dang My da mo ra muc nay ma Co , mac dau da o Hue rat lau va yeu Hue tha thiet ma co nhieu dieu lien quan den Hue van khong he hay biet !
Cam on Phu De da khen bai tho cua Co.
Nghe noi Phu De doc thu ma khong kho chiu cho doi mat Co cung do an han.
Co Van      

Thưa Cô Vân
Em thấy trong nầy có nói mà sao đọc 1 hồi thấy mờ ma9't luôn nên thôi.hihihi

Chúc Cô vui
em PD

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #150 - 23. Jul 2010 , 06:40
 
Những "Mụ" nổi tiếng một thời
   

 


Lắm mụ đã nổi tiếng một thời ở Huế, không do tài hoa hay đức độ, chỉ cần nấu bún bò ngon cũng đủ cho cả Huế nhắc nhở như "Bún bò mụ Rớt", bán thuốc Cẩm Lệ ngon cũng đủ lưu danh hậu thế như "Thuốc lá mục Cửu Ới" 



Ở Huế, mẹ của cha mình được gọi là mệ nội, mẹ sinh ra mẹ mình được gọi là mệ ngoại. Em hay chị gái của mệ mình được gọi là mụ. Trong Hoàng tộc, con trai hay con gái thuộc dòng vua đều gọi là Mệ như Mệ Vững là tên của vua Bảo Đại, Mệ Mến là tên của vua Hiệp Hòa. Sở dĩ đàn ông con trai mà gọi là mệ là do truyền thống mê tín, cho rằng ma quỷ thường bắt hồn con trai mà tha cho con gái nên mới thay đổi giới tính dù chỉ là bằng cách xưng hô. Con cái của các Mệ được gọi là Mụ. Lần hồi, cách xưng hô này không còn nữa. Trong đời sống dân dã, từ Mụ dùng để chỉ những bà già cao tuổi hoặc giới bình dân như mụ bán rau, mụ bán cá, mụ ăn xin... Lắm mụ đã nổi tiếng một thời ở Huế, không do tài hoa hay đức độ, chỉ cần nấu bún bò ngon cũng đủ cho cả Huế nhắc nhở như "Bún bò mụ Rớt", bán thuốc Cẩm Lệ ngon cũng đủ lưu danh hậu thế như "Thuốc lá mục Cửu Ới", hoặc chỉ cần to béo, đẩy đà khác người như Mụ Liếc cũng được nhiều người biết đến.

...

Mụ Cửu Ới

Chắc tên là Ái nhưng người ta đọc trại là Ới - là chủ một của tiệm bán thuốc là Cẩm Lệ ngon nổi tiếng trước năm 1960. Hầu hết dân Thừa Thiên đều hút thuốc của mụ pha chế, ngay dân các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam cũng gởi mua cho được thuốc này. Có đều buồn cười: thuốc lá Cẩm Lệ lại do làng Cẩm Lệ thuộc tỉnh Quảng Nam sản xuất, đưa ra Huế. Không hiểu mụ Cửu Ới phù phép làm sao mà thuốc của mụ đã khiến người ta ghiền như ghiền ma túy. Các o gái Huế thuộc "đợt sống mới" rất sợ mùi gắt của thuốc này nhưng o nào cũng biết mặt mụ Cửu Ới vị họ thường bị mẹ sai đi mua thuốc Cẩm Lệ, o nào tắc trách mua thuốc ở hàng khác thế nào cũng bị "mạ rầy". Thuốc Cẩm Lệ được tước cọng, phơi khô; cọng lá thuốc được sắc lên như sắc thuốc Bắc xong tưới lên lá thuốc. Lá thuốc trở thành màu đen, được cuộn lại thành những cuộn tròn như xúc xích. Có thợ chuyên môn dùng dao bầu thái lá thuốc thành từng lát mỏng, đựng trong lá chuối tươi và giữ trong những bao thuốc làm bằng bẹ chuối cho thuốc khỏi khô. Người Huế không vấn thuốc Cẩm Lệ như các bà con trong Nam quấn thuốc Rê Gò Vấp. Họ vấn theo kiểu sâu kèn, đầu to đầu nhỏ trong có vẻ mảnh mai, thanh cảnh. Nhất là vấn thuốc để cúng ông bà, đặt lên cơi đồng cùng với cau trầu thì điếu thuốc lại càng được chăm chút hơn. Thuốc vấn bằng giấy quyến (giấy quyến được rọc và bán từng dung). Đuôi điếu thuốc có chỗ gập lại, khi hút thì dùng răng cắn chỗ gập này phun đi rồi mới hút. Hút xong, còn cái tàn thì dán ngay lên cột nhà hay vách tường, khi nào thiếu thuốc, chưa mua kịp thì gỡ tàn ra hút lại.
Mụ Cửu Ới không còn nữa nhưng tiếng tăm thuốc lá của mụ Cửu Ới vẫn còn vì có một thời, để đến nữa thế kỷ, thuốc Cẩm Lệ đã gắn bó với rất nhiều gia đình người Huế.



Mụ Liếc

Mụ chi vóc dáng đẫy đà
Khuôn trăng đầy đặn thịt thà nở nang
Ăn làm răng, nói làm răng
Xích lô sợ chạy, đò ngang sợ chìm

Đó là câu đố của nhừng người Huế tha hương, khi nhớ về quê xưa, nhắc nhở đến những nhân vật nổi tiếng của quê mình. Câu này xuất hiện năm 1998, trong Đặc san Quốc Học - Đồng Khánh và đã được Bảo Thái giải đáp như sau:

Mụ Liếc vóc dáng đẫy đà
Nặng gần hai tạ ngó mà sướng ghê
Phần trên, phần dưới đề huề
Ngồi xe, xe xẹp; ngồi ghe, ghe chìm.

Mụ Liếc nổi tiếng vào các thập niên 50-60 với dáng người to béo, phì nộn quá khổ.Có lẽ mụ là người đàn bà nặng nhất Huế, không có người thứ hai. Nếu có người thứ hai thì mọi người đã biết. Mụ làm nghề thầu bến đò Thừa Phủ, chuyên ngồi trên bến để thâu tiền, không dám xuống đò vì sợ đò... chìm. Mỗi lần về nhà bằng xích lô mục phải trả thêm tiền vì anh phu xích lô phải vất vả lắm mới dịch chuyển được tấm thân hai tạ của mụ.




Bún bò mụ Rớc

Có người viết là Rớt, viết cách này đọc lên theo giọng Bắc thì không diễn đúng tên của mụ, phải phát âm theo giọng Huế, gọi cho đúng tên của người bán bún bò nổi tiếng ở Ngự Viên - Gia Hội. Hầu như người Huế ai cũng hơn một lần đã ăn bún bò mục Rớc, nếu không ghiền mà ăn hoài thì cũng ăn một hai lần cho biết. Tô bún bò đúng tiêu chuẩn Huế: nước ngọt, cay vừa, có mùi ruốc, thịt bò chín mềm, giò heo giòn rụm, không thêm rau ráng, giá sống, chỉ rắc một nhúm hành hoa. Đi xa Huế, khi thèm bún bò, lại nhớ đến bún bò mụ Rớc, cho nên lại có thơ:

Mụ chi nổi tiếng ầm ầm
Chưa đi đã té, chưa cầm đã rơi
Ngày nay mụ đã qua đời
Mà trong thiên hạ lắm người mượn tên
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Mấy ai bắt chướt nấu nêm cho bằng

Đó là câu đố của ông Cai Trường. Bảo Thái đã giải đáp:

Mụ Rớt nổi tiếng ầm ầm
Ngự Viên - Gia Hội ai lầm được tên
Tiếc thay phần số không bền
Chu du tiên cảnh sống miền Thiên Thai
Thế gian thương mụ nhiều tài
Bún bò tên mụ ăn hoài chẳng no


Sau 1975, mụ Rớc vào Sài Gòn, mở quán bún bò ở chợ Tân Định, treo bảng là Bún bò O Rớt. Từ mụ đã đổi thành o nên bún bò dường như cũng bớt phần ngon. Cứ giữ nguyên từ mụ có xâu xa gì đâu! Nghe càng thêm thân mật. Khi anh em, bà con rủ nhau đi ăn "bún bò mụ Rớc" là rủ nhau tìm về với kỷ niệm, phong vị, màu sắc của quê hương. Bây giờ hậu duệ của mụ Rớc vẫn hành nghề ở khu Lê Văn Sỹ - Trần Quang Diệu. Nhiều tiệm bún bò cũng mượn danh "O Rớt" nhưng xem ra phải ăn đúng tô bún bò do chính tay mụ Rớt múc, một buổi chiều lành lạnh, trong quán Gia Hội thì mới cảm thấy trọn vẹn cái ngon.

...

Tô Kiều Ngân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #151 - 23. Jul 2010 , 07:05
 

Chào anh PD,
Lâu ngày mới nghe tiếng, nhưng mà khoan chạy nghen. Cho hỏi thăm xem chữ này " Bún bò mụ Rớc" minh đọc ra âm gì   Undecided    Undecided
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #152 - 23. Jul 2010 , 07:13
 
Lý Huế





Lý là những khúc hát bình dân chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nó được hát trong lúc vui chơi, sinh hoạt gia đình, được dùng để giải bày trao gởi tâm tình. Lý Huế là những ca khúc hoàn chỉnh về giai điệu đa dạng về mặt thể hiện tình cảm. Lời của các làn điệu Lý là các câu ca dao lục bát hay song thất lục bát phá thể. Người ta thường lấy nội dung của lời ca để đặt tên cho mỗi làn điệu lý. Chẳng hạn tên bài lý mười thương là lấy từ nội dung bài ca:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Hoặc tên bài Lý chuồn chuồn là lấy từ bài ca:
Chuồn chuồn mắc phải nhện thì vương
Đã trót dăng díu thì thương nhau cùng

Hoặc tên bài Lý con sáo cũng như vậy, lấy từ bài ca:

Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa.

Âm sắc tình cảm của mỗi làn điệu lý cũng khác nhau. Lý tử vi biểu hiện sự yêu thương đầm thắm, nhưng phảng phất một nỗi buồn. Lý tình tang lại có giọng điệu duyên dáng, tươi vui. Nếu Lý hoài nam biểu hiện tâm trạng bâng khuâng xao xuyến thì Lý Quỳnh tương lại thể hiện tâm trạng vui mừng, phấn khởi, rộn ràng. Tính chất riêng biệt hoặc tình tứ thiết tha, hoặc buồn thảm não nùng, hoặc phấn khởi hùng tráng... đều có giai điệu hoàn chỉnh cố định. Thừa Thiên - Huế là nơi có nhiều làn điệu lý có cấu trúc phức tạp, giai điệu tinh tế, và đạt đến mức hoàn chỉnh, so với cả vùng Bình Trị Thiên, góp vào kho tàng các bài lý cả nước chừng 30 làn điệu, có những làn điệu đặc sắc như Lý ngựa ô, lý hoài nam, lý tình tang, lý tiểu khúc, lý tử vi...

Rinh về từ website Bình Thuận

---------------------------
Lý Huê Tình



Nhắc đến nghe thèm tiếng nem An Cựu
Ngon ngọt chua giòn với chén rượu Phủ Cam
Bánh khoái Đông Ba, bún bò Gia Hội
Cơm hến bên Cồn quen lối tìm nhau....
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #153 - 23. Jul 2010 , 07:16
 
Dau Do wrote on 23. Jul 2010 , 07:05:

Chào anh PD,
Lâu ngày mới nghe tiếng, nhưng mà khoan chạy nghen. Cho hỏi thăm xem chữ này " Bún bò mụ Rớc" minh đọc ra âm gì   Undecided    Undecided

Hi chị ĐĐ
Mấy chử nầy đâu phải ai cũngnói được đâu, hehehe
Hỏi thử cô Huế mọi có đọc được không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #154 - 23. Jul 2010 , 08:19
 
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De da dem vao day cho Co dươc doc bai Nhung MỤ Noi Tieng Mot Thoi va Ly Hue.
Nho do ma Co dươc biet Mệ Vững la ten cua vua Bảo Đại. Trong bai do Co nho la luc xua Co va cac ban hoc[ nu sinh Đồng Khánh ] thương goi Mụ Liếp chu khong phai Mụ Liếc , khong hieu ai dung ai sai? va Mụ Rớt chu khong phai Mụ Rớc.
Nho co nhung bai nay ma Co dươc biet Ly Hue co nhieu am dieu va tinh cam cung khac nhau.
Bai Ly Hue Tinh , Co chi thay mot khung trang xoa khong mo ra dươc cai gi ca?
Nha van Bao Thai la ban cua Co.
Neu Phu De co vao Muc Nhan Tin cho Nhan Tin cho Hoang Nga Co co nho Phu De mot chuyen gap.
Co Van 

Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #155 - 23. Jul 2010 , 08:29
 
Ma Van oi,

Nhac ve Hue thi em nho den chuyen cua má em ke lai khi ong ba tu Ban me thuoc ra Hue choi co ghe o nha cua ma' cua ong chuan tuong Phan Dinh Niem thi luc nao cung phai mac ao dai du dang o trong nha, chi khi nao vao phong ngu moi duoc thay ao ngan ra ma thoi, vi hinh nhu do la phong tuc gia dinh cua quan thuong thu ngay xua. Sau nay em moi biet ong tuong Phan Dinh Niem lai la ba cua co ban cua em la Phan thi Da Huong, chang biet co con nho Da Huong khong? Em nghe noi Da Huong qua My tu nam 1975 lan nhung khong ban nao biet tin ca.
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #156 - 23. Jul 2010 , 08:44
 
Em Hoa Ha
Luc xua ngươi Hue moi lan ra dương la phai mac ao dai , dau co di ganh nươc , hay di quet dương...cung phai mac ao dai , con o trong nha , neu co khach den thi phai mac ao dai de tiep , chu Co khong nghi la suot ngay phai mac ao dai dau !
Co co nghe ten Ong Tương Phan Dinh Niem , nhung khong nho Da Hương , hoc tro dong qua lam sao Co nho noi? Nhung thay mat thi chac Co se nho.
Ma Van
   
Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2010 , 08:46 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #157 - 23. Jul 2010 , 20:31
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2010 , 08:19:
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De da dem vao day cho Co dươc doc bai Nhung MỤ Noi Tieng Mot Thoi va Ly Hue.
Nho do ma Co dươc biet Mệ Vững la ten cua vua Bảo Đại. Trong bai do Co nho la luc xua Co va cac ban hoc[ nu sinh Đồng Khánh ] thương goi Mụ Liếp chu khong phai Mụ Liếc , khong hieu ai dung ai sai? va Mụ Rớt chu khong phai Mụ Rớc.
Nho co nhung bai nay ma Co dươc biet Ly Hue co nhieu am dieu va tinh cam cung khac nhau.
Bai Ly Hue Tinh , Co chi thay mot khung trang xoa khong mo ra dươc cai gi ca?
Nha van Bao Thai la ban cua Co.
Neu Phu De co vao Muc Nhan Tin cho Nhan Tin cho Hoang Nga Co co nho Phu De mot chuyen gap.
Co Van 


Thưa Cô Vân
trường hợp Cô không xem được youtube có thể do flash player bị trục trặc.
Cô uninstall Flash ra trước rồi sau đó install lại thì sẽ được:
Download Flash uninstall ở đây:

http://download.macromedia.com/pub/flashplayer/current/uninstall_flash_player.ex...

Xin Cô làm như sau:
1. Download xuống desktop
2. Exit tất cả các trang browsers
3. Bấm vào file
uninstall_flash_player.exe
màu đỏ

Sau khi uninstall xong Cô download cái Flash player ở đây:

http://get.adobe.com/flashplayer/

Sau khi install, Cô bấm vào nút F5 để refresh browser lại.
Chúc Cô thành công.
Em PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #158 - 23. Jul 2010 , 20:36
 
Thưa Cô Vân
Mấy bài trên là em rinh về từ trang của thi sĩ Tô Kiều Ngân trong cuốn"Chuyện Huế ít người biết"

Nhân tiện mời cô và quý vị cùng nghe ông Tô Kiều Ngân ngâm 1 bài thơ của ông ta:

--------------------------


Bài thơ giọng Huế

(Tô Kiều Ngân)

Ngắt một chút mây trên lăng Tự Đức
Thả vào mắt em thêm một dáng u hoài
Đôi mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm
Thêm mây vào e tan nát lòng ai

Anh quì xuống hôn lên đôi mắt đó
Bỗng dưng sao thương nhớ Huế lạ lùng
Chắc tại em ngồi bên anh thỏ thẻ
Tiếng quê hương xao động đến vô cùng

" Hẹn chi rứa ? Răng chừ ? Em sợ lắm ."
Mạ ngày xưa cũng từng nói như em
Anh mất mạ càng thương em tha thiết
Như từng thương câu hát Huế êm đềm ...

Cám ơn em đã cho anh nhìn lại
Dòng sông Hương trên bến cảng Saigon
Nước như ngọc in hình thuyền lấp lánh
Mái chèo khua vương nhẹ ánh rong non

Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành không hối tiếc chi mô

Tô Kiều Ngân



...

Bài thơ giọng Huế

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #159 - 24. Jul 2010 , 16:40
 
Than goi Phu De ,
Bai tho de thương qua phai khong? Giong Hue ngam tho nghe cung dza dziet lam chu ! Co nho hinh nhu luc xua xua lam , Co di xe dap tong vao xe cua Ong To Kieu Ngan thi phai , tren dương tu Cua Dong Ba vao Thanh Noi???
Cam on Phu De nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #160 - 24. Jul 2010 , 17:07
 
Than goi Phu DE ,
Co da lam theo loi chi dan , da uninstalled roi installed lai ma sao van khong dươc , thoi danh dau hang.
Cam on Phu De da mat cong vi Co.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #161 - 24. Jul 2010 , 21:12
 
phu de wrote on 23. Jul 2010 , 20:36:
Thưa Cô Vân
Mấy bài trên là em rinh về từ trang của thi sĩ Tô Kiều Ngân trong cuốn"Chuyện Huế ít người biết"

Nhân tiện mời cô và quý vị cùng nghe ông Tô Kiều Ngân ngâm 1 bài thơ của ông ta:

--------------------------


Bài thơ giọng Huế

(Tô Kiều Ngân)

Ngắt một chút mây trên lăng Tự Đức
Thả vào mắt em thêm một dáng u hoài
Đôi mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm
Thêm mây vào e tan nát lòng ai

Anh quì xuống hôn lên đôi mắt đó
Bỗng dưng sao thương nhớ Huế lạ lùng
Chắc tại em ngồi bên anh thỏ thẻ
Tiếng quê hương xao động đến vô cùng

" Hẹn chi rứa ? Răng chừ ? Em sợ lắm ."
Mạ ngày xưa cũng từng nói như em
Anh mất mạ càng thương em tha thiết
Như từng thương câu hát Huế êm đềm ...

Cám ơn em đã cho anh nhìn lại
Dòng sông Hương trên bến cảng Saigon
Nước như ngọc in hình thuyền lấp lánh
Mái chèo khua vương nhẹ ánh rong non

Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành không hối tiếc chi mô

Tô Kiều Ngân



...

Bài thơ giọng Huế


Cám ơn SW đã cho nghe giọng nâm của Tô Kiều Ngân củng bài thơ của Thi Sĩ - hay tuyệt SW .SW dạo này khoẻ ah- Rất mong SW luôn vui
TL  thanh_mai thanh_mai thanh_mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #162 - 24. Jul 2010 , 22:43
 
ngo_thi_van wrote on 24. Jul 2010 , 17:07:
Than goi Phu DE ,
Co da lam theo loi chi dan , da uninstalled roi installed lai ma sao van khong dươc , thoi danh dau hang.
Cam on Phu De da mat cong vi Co.
Co Van

Thưa Cô Vân
Xin Cô thử bấm vào link nầy xem :

http://www.youtube.com/watch?v=BWx4pYvbTAE



bài nầy hay mà nhìn cô ca sĩ nầy ca một hơi em thấy khó thở quá.hihihi
Em PD
Back to top
« Last Edit: 24. Jul 2010 , 22:44 by phu de »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #163 - 24. Jul 2010 , 22:48
 
Tuyet Lan wrote on 24. Jul 2010 , 21:12:
Cám ơn SW đã cho nghe giọng nâm của Tô Kiều Ngân củng bài thơ của Thi Sĩ - hay tuyệt SW .SW dạo này khoẻ ah- Rất mong SW luôn vui
TL  thanh_mai thanh_mai thanh_mai

Chào TL
Trời nóng quá hả, Thi Sĩ Tô Kiều Ngân còn ngâm nhiều bài hay lă'm, để từ từ rinh vô đây
Happy nghe Huế
PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #164 - 24. Jul 2010 , 22:53
 
Thưa Cô Vân
Trời hè Cali nóng, em mời Cô và quý vị cùng nghe Hò Ru em .
Không biết lúc nhỏ ra sao chứ giờ em nghe ru thì mất ngủ , hihihi
Chúc cô vui
emPD

------------------------------------


Điệu ru em xứ Huế

La Giang Nguyễn Đình Liễu


"À ư...
Ru con con thét cho muồi,
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi Chợ Quán, Chợ Cầu,
Mua cau Nam Phổ, mua trầu Chợ Dinh.
Chợ Dinh bán áo con trai.
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim..."

...

Ai đã sinh trưởng hoặc cư ngụ ở đất Thần kinh, chắc đã nhiều lần nghe điệu ru em dễ thương này của người thiếu nữ đong đưa chiếc nôi treo vào những buổi trưa hè với ngọn gió Lào nóng oi-ả, mọi việc đều ngưng đọng, phẳng lặng như tờ, chỉ còn tiếng ve sầu kêu khan từng chặp trên những cánh phượng vỹ đỏ tược màu lửa.

Ở Huế, không còn gọi là con ngủ, mà nói là thét, tức là ngủ say sưa, con hãy ngủ một giấc thật dài để mẹ rảnh tay ra chợ mua sắm các thứ nhật dụng, như vôi, trấu, cau và thuốc lá Cẩm Lệ.

Miếng trầu là đầu câu chuyện. Khi thù tạc, vãng lai, các cụ thuộc thế hệ bà ngoại tôi mời khách dùng trầu têm rất là cung cách, chẳng khác gì trà đạo của dân tộc Phù tang. Chiếc sập gụ bóng nhoáng có chạm trổ long lân quy phụng đặt tại phòng chính được dùng làm nơi tiếp khách. Chính giữa là hộp trầu cau, chiếc quả tròn, phía trong sơn đen lánh, vỏ ngoài phết lớp sơn dầu Thái nguyên màu đỏ có chạy những đường vẽ vàng dụ rất mỷ thuật. Vôi mua về được tra vào bình vôi mà người ta gọi là Ong vôi, vì khi bình đã dầy đặc không dùng được nữa thì đem đến các am miếu đặt dưới các cây đa cổ thụ. Từ bình vôi lớn, bà tôi lại sang qua một hộp nhỏ bằng bạc sáng loáng. Trầu cau và vôi phải tươi và mua tận gốc. Về vôi, có hai chợ nổi tiếng là Chợ Quán và Chợ Cầu.

Chợ Quán là nói tắt của làng Lương Quán, vùng Nguyệt Biều. Ai cũng biết Thừa Thiên có đá vôi, thời Pháp thuộc đã khai thác nhà máy vôi Long Thọ, sản xuất vôi dùng vào việc xây cất nhà cửa, cầu cống. Còn Chợ Cầu làm tôi liên tưởng đến cái cầu có lợp mái, ở Mỹ được nhắc nhở đến trong The Bridges of Madison County, ở nước ta phải nói đến cầu ngói Thanh Toàn và Chùa Cầu Hội An. Cầu ngói Thành Toàn thuộc làng Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, đóng bằng gỗ lim, mái lợp ngói âm dương. Từ Vỹ Gia (Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mạc Tử), đi về hướng Gia Lệ, Vân Thê đường về đầm Hà Trung (còn gọi là Đầm Chuồn), các bạn sẽ băng qua chiếc cầu lợp ngói bắc ngang nhánh sông nhỏ, đã được lưu danh bất tử qua câu hò:

"Ai về cầu ngói Thanh Toàn,
Cho em về với, một đoàn cho vui..."

Trong cuốn sách "Quand les Francais découvraient L'Indochine" của George Buis, Charles Daney, (edition Hercher Paris 1981) có tấm hình cầu ngói Thanh Toàn chụp từ năm 1883, một di tích lịch sử của đất nước Thần Kinh. Sách "Cố Đô Huế" của học giả Thái Văn Kiểm, nhà xuất bản Đà Nẵng 1994, lại có hình Cầu Ngói đã được trùng tu rất đẹp.

...

Nói đến cầu, ta nghĩ ngay đến Nam Phổ, một làng cạnh giòng sông Hương thơ mộng, từ Đập đá đi xuống. Làng trồng rất nhiều cây cau cao vút, vì gần nước nên cau rất ngon và sai quả. Ai mà không khỏi bật cười khi nghe nói "Con gái Nam Phổ... ... trèo cau"?

Còn Chợ Dinh, nói tắt Chợ Dinh Ông, dinh thự của một đại thần Triều Nguyễn, nổi tiếng với lá bầu ngon. Sau chợ Đông Ba là đến cầu Gia Hội, nếu theo bờ sông Hương xuôi ra biển ta sẽ gặp Chợ Dinh, Bãi Dâu. Vì không có cầu bắc ngang sông nên dân địa phương thường dùng bến đò Chợ Dinh để đi qua Nam Phổ.

Trong điệu ru còn nói Chợ Dinh bán áo con trai, ta tự hỏi mua áo con gái thì đi chợ nào? Chắc hẳn phải đi chợ Đông Ba, chợ này chiếm một diện tích khá lớn cạnh bờ sông Hương, giữa cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp và cầu Gia Hội, bên kia sông là Tòa Khâm Sứ Pháp ngày nước ta chưa giành được độc lập.

Còn về nón lá, danh tiếng nhất là sản phẩm của Triều Sơn, làng này đông dân cư, chia ra làm Triều Sơn trung, Triều Sơn tây... Từ Bao Vinh, một giang cảng buôn bán phồn thịnh với những chiếc ghe mành từ bắc đến Nam chuyên chở đồ sành sứ, nước mắm, mắm mòi, đường đen, chiếu, v.v. tràn nhập vào thị trường tiêu thụ của miền Trung, ta xuôi theo dòng sông Hương sẽ qua Địa Linh, Minh Hương, rồi đến Triều Sơn, Thủy Tú trước khi đến ngã ba Sình. Nón lá Triều Sơn có nhiều hàng, loại thượng hạng, nhẹ nhàng, có khắc bài thơ của các "cô gái Huế đa tình, vành nón nghiêng khép nép" (như thi sĩ Đinh Hùng diễn tả trong Phong Vị Thần Kinh), loại thông dụng cho các người buôn thúng bán bưng, cho đến loại bình dân, nặng nề nhưng bền bỉ để nông dân, thợ thuyền che đầu cho khỏi nắng sớm mưa chiều.

Bên kia sông Bao Vinh là Tiên Nộn, xuôi theo giòng sông đến Thanh Tiên rồi Mậu Tài, nơi mà điệu ru có nhắc đến kim chỉ may vá.

Rất tiếc là tôi không nhớ hết toàn bộ của điệu ru em, chắc thế nào cũng có nhắc đến các sản phẩm và địa danh như Lai Khê, nổi tiếng về bột gạo, bánh tráng Sia, quít Hương cần, cá tôm Chợ Sình, hạt sen Hồ Tịnh Tâm, thanh trà (một loại bưởi đặc biệt) Nguyệt Biều, bắp nếp Đò Cồn, dâu Truồi, mía Mỹ Lợi, sò huyết Lăng Cô. Còn về các món ăn độc đáo của thập niên 40 trở về sau, làm sao quên được chả mực cua mụ Vỹ trước đình làng Bao Vinh, mè xửng Thím Chăng ở Ngã giữa, nem chua mợ Tôn, bún bò mụ Rớt, cơm Âm-phủ, bánh bèo Ngự Bình vùng có nhiều lăng mộ, bánh khoái dốc cầu Đông Ba...

Đất Thần-kinh đã trải bao nhiêu thăng trầm, chiến tranh triền miên, dân chúng khổ sở trăm chiều. Có bao nhiêu chuyện đáng nhớ, bao nhiêu việc nên quên, chỉ có điệu ru kể trên là vẫn còn văng vẳng bên tai tôi không bao giờ phai lạt.


...

Ánh Tuyết trình bày
Ru Huế
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #165 - 25. Jul 2010 , 08:54
 
Than goi Phu De ,
Co bam vao cai link do roi ma van khong dươc Phu De oi ! Thoi danh dau hang vay !
Trong bai Dieu Ru Em Xu Hue ,
sau cau : " Trieu Son ban non , Mau Tai ban kim 
la cau :
Kim găm hò áo mất rồi
Tiếc công cho Mạ đứng ngồi chọn kim
Nghe Phu De noi luc con be nghe ru em thi buon ngu bay gio nghe thi thuc luon ma Co cươi qua.
Luc xua o nha Co co nuoi ngươi giu em , Co nghe riet roi cung thuoc nhieu cau rat hay nhu
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời che cả người thương
hoac nhu cau sau day :
Nhớ em anh cũng muốn vô
Sợ Truông nhà Hồ sợ Phá Tam Giang
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm
hoac :
Thương em tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội
Thất bát đèo cũng qua
Co con nho nhieu cau nua va khi lam babysit cho chau ngoai cua Co Thu la be Quyen Co da dem ra ap dung luon , nhung doi khi bí qua , Co phai dem tho Kiều ra ru em luon , vi vay ma be Quyen moi co hai mươi may thang da thuoc long may chuc cau dau cua Truyen Kieu day. bay gio thi co nang quen tuot luot !
Cam on Phu De nhieu nhe.
Co Van     `
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #166 - 25. Jul 2010 , 15:38
 
Hò Giã Gạo
(Huế)

Nguyễn Linh - Ngọc Linh


...

Xin click vào tựa đề bài hát để nghe hoặc save

hay click play dưới đây




Khoan ơi khoan hỡi bạn khoan là hò khoan
Ơ hò hơ....

Nữ:
Một lời chào cao hơn mâm cỗ
Gặp nhau đây hội ngộ (phùng với) tương phùng
Em chào bên nam thì mất lòng bên nữ
Chào người quân tử thì lỗi bạn (quyên với) thuyền quyên
Cho em chào chung một tiếng kẽo chào riêng khó (là) chào
Muốn thân nhau mượn câu hò tiếng hát tâm sự đổi trao
Chừ xin mời thanh niên nữ với nam (mừ) ...
Xin mời thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước  vào chơi với hò chơi

Nam:
Anh tới nơi đây chớ hỏi thiệt đôi lời
Giếng Long Vân còn đầy đặn hay nước đã vơi (nào đã) chút nào?

Nữ:
Chàng hỏi thì thiếp xin thưa
Giếng Long Vân còn đầy đặn chứ chưa hề chi, đã hề chi

Nam:
Anh tới nơi đây chớ bở ngỡ bàng ngàng
Ai thương cũng không biết ai phụ phàng (hay đã) không hay
Anh tới nơi đây chớ vốn thiệt một mình
Ai thiếu đôi lẻ bạn kết nghĩa chung tình (năm đà) ngàn năm
Chớ có chồng rồi nói cho anh biết
Chưa có chồng cũng nói thiệt anh hay
Cớ chi mà sấp mặt xoay mày (em đà) rứa em?

Nữ:
Được nghĩa nhân như sơn với thủy
Mất nghĩa nhân rồi như nước rỉ (non với) đầu non
Em nói thiệt là em chưa có chồng con
Còn đang thủ tiết lòng son (chờ với) đợi chờ
Này hỡi anh ơi chừ em mới hỏi anh nì:
Cây chi trên rừng là cây không lá?
Cá chi dưới biển là con cá (xương với) không xương?
Trai nam nhi anh mà đối đáp
Thì thiếp kết nghĩa cang trường (anh với) cùng anh

Nam:
Cây xương rồng trên rừng là cây xương rồng (là) không lá
Con sứa dưới biển là con cá (xương đà) không xương
Anh đà giải đặng phải kết nghĩa cương thường (anh đà) với anh

Nữ:
Này hỡi anh ơi nghe tin anh hay chữ em hỏi thử vài câu:
Con diều hâu bay qua đó có mấy lông (hè) rứa anh hè?

Nam:
Em về nhà gánh nước cho cạn sông
Anh đây mới đếm mấy cái lông (diều đà) con diều

Nữ:
Thân em như cái chuông vàng
Để trong Đại Nội có muôn ngàn quân với lính canh

Nam:
Chớ tấm thân anh (mà) như thể cái chày
Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày (chuông đà) đấm chuông

Nữ:
Thân em như thể hoa hường mới nở
Tấm thân anh như ngọn (may với) cỏ may

Nam:
Lạy ông Trời cho gió tung bay
Để bông hường rụng xuống cỏ may (nhầm) xóc nhầm

Nữ:
Thân em như trái mít chín thời
Bao chàng quân tử hưởng hơi (gần với) đến gần

Nam:
Tấm thân anh như con quạ trời sinh
Đậu trên trái mít thỏa tâm tình (chưa) đã đáng chưa?

Nữ:
Lúa lên ba tấc lúa xanh
Trai chi anh ba chục chưa thành (con với) vợ con
Em đây xác lớn tuổi còn non
Đôi ba nơi ướm hỏi nhưng vẫn còn (ai với) đợi ai

Nam:
Chờ chờ đợi đợi mần chi
Nơi mô mà bưa trước bưa phuy (cài là) cứ cài ....

Hò...hụi...
Hết khoan rồi tới hụi
Hết hụi ta hò khoan....

Nữ:
Tay bưng dĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin anh đừng (mà) xa em

Nam:
Tay bưng (mà) dĩa muối rá rau
Phu thê trời định bỏ em (mà) răng đành
Thương em nên anh phải đi đêm
Anh bổ xuống ruộng đất mềm (là) không đau

Nữ:
Đất mềm nên mới không đau
Cơ chi mà đất cứng hai ta xa nhau lâu rồi

Nam:
Xa nhau răng được em ơi
Tháng năm (mà) ta cưới, tháng mười mình khai hoa....

Back to top
« Last Edit: 25. Jul 2010 , 15:42 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #167 - 26. Jul 2010 , 06:57
 
Em Phương Tan ,
Co phuc nhung ngươi dan que khi ho gia gao doi dap nhau that la tai tinh , ben nu ma do cau gi la ben nam dap lai ngay khong can nghi ngoi gi ca. Minh ma nghi chac suot ca ngay cung khong ra de giai dap cau do day !
Cam on em da " rinh " cai nay vao day.
Co van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #168 - 31. Jul 2010 , 08:10
 
nguyen_toan wrote on 17. Jul 2010 , 13:55:
Kính tặng Cô Vân và những Ai Yêu Huế  -Thích Huế như Tôi


Thơ Luân Hoán    

“ Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành”.

Có phải em là Công Tằng Tôn Nữ...
vừa liếc qua ta đã nhận ra ngay
đôi mắt Huế hữu duyên vì biết háy
nét đài trang trong dáng nhíu lông mày
vẫn lộng lẫy hai bàn chân líu quíu
giữ cửa đời khép nép vấp lên nhau
áo dài trắng bỏ quên trong thành nội
lúng túng tay hồng ,thừa trước dư sau
ta xin lỗi từng người cùng đợi buýt
tiến lên dần và đứng sát lưng em
áo nỉ xanh khăn len choàng mấy lớp
vẫn ngây ngây mùi da thịt kinh thành
em linh tính hay tình cờ quay lại
ta có lầm không đó hỡi Thừa Thiên
đôi mắt đen ai dạy em háy nguýt
ta bụi đời bỗng chốc mất tự nhiên
môi muốn hỏi, mắt muốn chào, nhưng ngại
em trang nghiêm kiểu cách một thời xưa
quanh quẩn ngó, rồi dòm ta, đánh gía
'thằng cha này sao nhớn nhác khó ưa ?'
đơn giản thế? chớ em không phát giác ?
trong mắt ta trường Quốc Học trang nghiêm
nơi em đã có một thời ngong ngóng
một cái gì đã làm mới trái tim em
cũng chẳng thấy kệ sách dài Ưng Hạ
mùi ô mai vướng bìa sách giáo khoa
trang báo mới thơm bài thơ rất lạ
đã thay em vơ vẩn thở ra
cũng chẳng thấy những góc bàn ấm cúng
hương cà phê chen hương tóc cô Dung
chưa biết yêu cớ sao như hờn giận
hay vô duyên ghen bóng gío không chừng !
còn nhiều nữa có cả ngàn hình ảnh
sáng Bao Vinh chiều Thượng Tứ theo người
đã mấy bận lẽo đẽo về Mang Cá
Phu Vân Lâu mưa vuốt mặt trông trời
xin hãy nói cho ta nghe ' răng rứa'




Anh Toàn ơi
Bài thơ "Gặp Một Người Nghi Rất Huế" còn  3 câu cưối nữa "
....
xin hãy nói cho ta nghe ' răng rứa'
còn trên môi đang chôn dưới màu son
tui đâu dám làm O buồn đó nợ
bởi gặp O, Huế chợt sống trong hồn.

Luân Hoán
(Ðưa Nhau Về Ðến Ðâu)
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #169 - 31. Jul 2010 , 09:10
 
Cam on Phu De da bo tuc. Co bai tho nao cua Luan Hoan viet ve Hue nua khong?
Tho Luan Hoan hay qua phai khong?
Phu De co biet cac nang Ton Nu.. va Nguyen Khoa Dieu.... cua xu Hue , phan nhieu nang nao cung dai cac , yeu kieu , thao nao cac chang trai trong Quang ra thi ma bươc di khong danh do !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #170 - 01. Aug 2010 , 17:20
 
ngo_thi_van wrote on 24. Jul 2010 , 16:40:
Than goi Phu De ,
Bai tho de thương qua phai khong? Giong Hue ngam tho nghe cung dza dziet lam chu ! Co nho hinh nhu luc xua xua lam , Co di xe dap tong vao xe cua Ong To Kieu Ngan thi phai , tren dương tu Cua Dong Ba vao Thanh Noi???
Cam on Phu De nhieu.
Co Van 

Thưa Cô Vân
Không biếtlúc đó Cô có quyết định "đâm thẳng" hay không cô?

Phượng ơi
Cho mượn chiếc Vespa chạy trước nhe, hehehe
em-tap-vespa
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #171 - 01. Aug 2010 , 17:23
 
ngo_thi_van wrote on 31. Jul 2010 , 09:10:
Cam on Phu De da bo tuc. Co bai tho nao cua Luan Hoan viet ve Hue nua khong?
Tho Luan Hoan hay qua phai khong?
Phu De co biet cac nang Ton Nu.. va Nguyen Khoa Dieu.... cua xu Hue , phan nhieu nang nao cung dai cac , yeu kieu , thao nao cac chang trai trong Quang ra thi ma bươc di khong danh do !
Co Van 

Thưa Cô Vân
Mời Cô và quý vị đọc tiếp 1 bài của Luân Hoán

-------------------------------

Xin Huế cho một người tình


đã từ lâu ta chờ ta đợi
một người yêu xứ Huế đến cùng ta
đến cùng gã bồng bềnh trăm ngọn tóc
như rừng xanh chiều thổ gío qua
như ngọn sóng đầu dòng sông gọi mãi
những người tình còn ở phương xa

em xứ Huế, hỡi người em xứ Huế
xứ của trời có núi Ngự sông Hương
xứ của người có nồng nàn nhan sắc
xứ của đời có hò hẹn yêu thương
xứ của ta có đợi chờ ao ước
xứ của thơ lộng lẫy dị thường

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta đã chờ em mấy mươi năm
chờ mái tóc lưng chưng vai áo trắng
chờ nụ cười nghiêng vành nón xa xăm
chờ gót biếc ươm hoa trên đường phố
chờ gío bay sau tà áo lụa thơm

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta đã từng qua Gia Hội Kim Long
ta đã từng về đông ba vỹ dạ
ta đã từng ra đứng dọc bờ sông
ta đã từng ngồi trước trường Dồng Khánh
nào ta qua được mấy tấm lòng ?

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
đến bao giờ các em đến cùng ta
đến cùng một nhà thơ lãng mạn
như dòng sông nơi em ở, hiền hòa
như đôi mắt củ chính em kiều diễm
nở nụ tình rực rỡ bao la

em xứ Huế hỡi ngườ em xứ Huế
hãy yêu ta như yêu trái nhãn lồng
hãy yêu ta như yêu từng viên ngói
trên nóc nội thành vàng bóng hoàng hôn

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta qua đò, ta qua hết dòng sông
sông bớt đẹp nếu ta không yêu mến
những người em gái Huế dễ thương

xin âu yếm hỏi em điều vẫn sợ :
làm rễ người xứ Huế khó hay không ?

Back to top
 
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #172 - 01. Aug 2010 , 20:13
 
phu de wrote on 01. Aug 2010 , 17:23:
Thưa Cô Vân
Mời Cô và quý vị đọc tiếp 1 bài của Luân Hoán

-------------------------------

Xin Huế cho một người tình


đã từ lâu ta chờ ta đợi
một người yêu xứ Huế đến cùng ta
đến cùng gã bồng bềnh trăm ngọn tóc
như rừng xanh chiều thổ gío qua
như ngọn sóng đầu dòng sông gọi mãi
những người tình còn ở phương xa

em xứ Huế, hỡi người em xứ Huế
xứ của trời có núi Ngự sông Hương
xứ của người có nồng nàn nhan sắc
xứ của đời có hò hẹn yêu thương
xứ của ta có đợi chờ ao ước
xứ của thơ lộng lẫy dị thường

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta đã chờ em mấy mươi năm
chờ mái tóc lưng chưng vai áo trắng
chờ nụ cười nghiêng vành nón xa xăm
chờ gót biếc ươm hoa trên đường phố
chờ gío bay sau tà áo lụa thơm

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta đã từng qua Gia Hội Kim Long
ta đã từng về đông ba vỹ dạ
ta đã từng ra đứng dọc bờ sông
ta đã từng ngồi trước trường Dồng Khánh
nào ta qua được mấy tấm lòng ?

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
đến bao giờ các em đến cùng ta
đến cùng một nhà thơ lãng mạn
như dòng sông nơi em ở, hiền hòa
như đôi mắt củ chính em kiều diễm
nở nụ tình rực rỡ bao la

em xứ Huế hỡi ngườ em xứ Huế
hãy yêu ta như yêu trái nhãn lồng
hãy yêu ta như yêu từng viên ngói
trên nóc nội thành vàng bóng hoàng hôn

em xứ Huế hỡi người em xứ Huế
ta qua đò, ta qua hết dòng sông
sông bớt đẹp nếu ta không yêu mến
những người em gái Huế dễ thương

xin âu yếm hỏi em điều vẫn sợ :
làm rễ người xứ Huế khó hay không ?




Chúc mừng SW đã trở lại , dạo này mắt SW đã fẻ rồi phải hông ạh.  SW nhớ ghé vô VT nha SW , mấy hôm trước SW vô tặng VT hình làm mấy loài chim nhốn nháo kêu ơi ới..rồi SW đi mất biệt cho đến nay mới gặp lại áh. Chúc SW luôn fvui vẻ fẻ mạnh cho cả nhà mừng nha SW.

Hái bông nhà SW tặng SW nè
violet1 violet2 violet1 violet2 violet2 violet1 violet2
violet1 violet2 violet1 violet2
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #173 - 02. Aug 2010 , 09:21
 
Than goi Phu De ,
Chuyen tong xe cung lau qua roi , bay gio Co cung khong nho tai sao no xay ra nua ! ma cung khong hieu co phai Ong To Kieu Ngan hay la ai khac ! Grin Grin Grin
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #174 - 02. Aug 2010 , 09:22
 
Cam on Phu De da cho doc them mot bai tho cua Luan Hoan noi ve co gai Hue nao do. Chac tac gia co nhieu cam tinh voi Co Gai Hue?
Co van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #175 - 02. Aug 2010 , 20:12
 
ChíchChoè wrote on 01. Aug 2010 , 20:13:
Chúc mừng SW đã trở lại , dạo này mắt SW đã fẻ rồi phải hông ạh.  SW nhớ ghé vô VT nha SW , mấy hôm trước SW vô tặng VT hình làm mấy loài chim nhốn nháo kêu ơi ới..rồi SW đi mất biệt cho đến nay mới gặp lại áh. Chúc SW luôn fvui vẻ fẻ mạnh cho cả nhà mừng nha SW.

Hái bông nhà SW tặng SW nè
violet1 violet2 violet1 violet2 violet2 violet1 violet2
violet1 violet2 violet1 violet2

Hi CC
Hôm nọ đứng trên dây bị điện giật suýt chút thành KFC rùi, hehehe
Mắt mủi thì giống như  ông già khó tính vậy, khi đau khi không. Khi nào ít đau thì vô lâu chút  Smiley

Cám ơn nhe
PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #176 - 02. Aug 2010 , 20:17
 
ngo_thi_van wrote on 02. Aug 2010 , 09:21:
Than goi Phu De ,
Chuyen tong xe cung lau qua roi , bay gio Co cung khong nho tai sao no xay ra nua ! ma cung khong hieu co phai Ong To Kieu Ngan hay la ai khac ! Grin Grin Grin
Co Van

Thưa Cô Vân
Nghe nói chuyên xưa của Cô làm em nhớ chuyện "đâm thẳng" ( trade mark của Phương Trần) đó Cô, không biết có lâm ly bi đát không Cô.hihihi
Em PD

Ptr ơi
Cái cẳng giờ ra sao rùi?
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #177 - 02. Aug 2010 , 20:23
 
ngo_thi_van wrote on 02. Aug 2010 , 09:22:
Cam on Phu De da cho doc them mot bai tho cua Luan Hoan noi ve co gai Hue nao do. Chac tac gia co nhieu cam tinh voi Co Gai Hue?
Co van

Thưa Cô Vân
mời Cô và quý vị đọc thêm 1 bài của Luân Hoán do Phương Huệ post trong HGNX, bài rất ngọt  Grin và một bài anh Long post ở Chợ Chiều :
Chúc Cô vui
Em PD




------------------


...

Lục Bát Thời Ở Huế

1.
tôi dân Mì Quảng chính tông
ngơ ngơ trên một bến sông gọi đò
bớ cô em gái Bún Bò
bên ni, bên nớ bên mô Hương Trà ?
dụi hoài mắt, nhận không ra
xanh cây xanh nước xanh tà áo bay
ánh lên trong cõi xanh này
lòng con mắt Huế sắp đầy đọa tôi
2.
tôi đi qua cầu Tràng Tiền
nắng theo làm bóng tôi nghiêng xuống cầu
biết rằng
         chưa biết đi đâu
tôi đi chầm chậm trong màu áo bay
thướt tha trắng nõn như mây
hồn tôi chới với, nương mây qua cầu
bây chừ
         đã biết đi đâu
vườn xanh Vỹ Dạ theo hầu hạ theo

3.
thuê nhà trước hồ Tịnh Tâm
làm thơ tán gái quanh năm đâm ghiền
mơ mơ mộng mộng triền miên
tương tư lẩm cẩm đảo điên điệu vần
nghêng ngang làm gã phong trần
đi mây đụng trán, về chân đá trời
thế gian chỉ một cái tôi
khi em tinh nghịch liếc cười vu vơ

4.
quả nhiên danh bất hư truyền
em là con gái Thừa Thiên rặc nòi
mi xanh má đỏ chân dài
đánh tôi một chưởng rớt đài như không
mặc dù tôi, một mãnh long
vừa qua sông đã mất lòng ,mất tim
ẩn thân trong chái thơ tình
vận công tôi chữa trị mình đã lâu
bây chừ đau vẫn còn đau
gặp em trọ trẹ cúi đầu chào thua

5.
thút tha thút thít mưa hoài
lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi
buông màn nghe cái tôi trôi
cùng vuông chiếu ố mồ hôi em nồng
em từ Ðại Lược Kim Long
thả đời qua những nhánh sông qua ngày ?
thôi thì nằm với nhau đây
kệ sông nước chảy mưa đầy bóng đêm
bùn rong, thở, xót xa em
đời bao nhiêu bận lênh đênh thế này ?
thì thôi, nằm dỗ nhau say
cần chi nhìn rõ mặt mày hở em ?

6.
hăm ba Huế cúng cô hồn
cúng tôi luôn thể ,
               mất
               còn
               như nhau
hỗm rày, tôi trầm trọng đau
vì vương đôi mắt dao cau Từ Ðàm
sáng nay cảm thấy rõ ràng
tôi đang hấp hối dưới bàn chân em
cúng tôi, xin cúng trái tim
cúng tôi, xin cúng trái tim chân tình

7.
em quê Thế Miếu thật sao ?
đào tiên xứ ấy thảo nào quá ngon
thôi mà, đừng tô môi son
cho tôi hôn mãi hương thơm của đào
định về Mỹ Lợi hôm nào ?
Hương Cần, quít cũng ngọt ngào lắm em
càng ăn càng thấy thòm thèm
cứ y như cặp môi em ấy mà
về mô cho nắng ăn da
Nguyệt Biều xẻ sẵn thanh trà ,mời em
muối trộn ớt hiểm ăn kèm
em nhai nhỏ nhẹ kẻo mềm lòng ta....

8.
Công Tằng Tôn Nữ ...tiểu thư
loay hoay lẫn trốn lòng tôi sao đành
lá xanh, tôi thuộc từng cành
đường Lê Lợi hẹn để dành che em
vẫn từ Ðập Ðá rong lên
vẫn từ Ðồng Khánh lênh đênh lộn về
Công Tằng Tôn Nữ... tê tề
cảm ơn trời đất bốn bề thần linh
đã cho tôi những nhân tình

Luân Hoán
(Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ....1991)

-----------------------------------


...

Tán gẫu về Luân Hoán


Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #178 - 03. Aug 2010 , 14:33
 
Cam on Phu De da cho Co biet ro hon ve nha tho Luan Hoan !
Cu nho thang trươc con tương lầm THO LUAN HOAN la mot loai tho moi gi do , vi bay gio tieng Viet co nhieu tu ngu moi qua ma ! dau ngo do la biet hieu cua mot nha tho noi tieng tu lau , nghi minh that la lac hau ma buon cươi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #179 - 03. Aug 2010 , 22:02
 
Thưa Cô Vân,
Em tình cờ đi lạc vào Trang tìm hiểu Xứ Huế của Anh Phude và được biết là Cô đã lái xe đạp tung vào  Ông Tô kiều Ngân.- Thi Sỉ và Ngâm sỉ, lúc nớ Ông bị chi không thưa cô? Té ra cô đã Anh hùng đại lộ từ lúc xưa rồi mà em không biết, tội nghiệp Ông Thi sỉ chắc cũng có hơi lơ đễnh hay đang mơ mộng, rứa là chắc Ông cũng thả hồn theo Mái tóc hay ánh mắt của Cô mới không kiện Cô đó, con chợt cảm hứng sáng tác bài thơ sau tặng Cô đọc cho vui:

O đi mô , răng mà sớn sác,

Đụng xe tui, Thi sỉ mộng mơ,
Thấy mắt ai mà tim cứ dại khờ,
Thơ lơi lỏng, mất hồn, mất vía.


Đường rộng rải tôi đi một phía,
Nợ duyên gì mà xui khiến đụng nhau,
Gái Huế lâu ni nỏ có đi mau,
Áo tha thướt nhẹ nhàng trên xe đạp.

O đi mau, chi cho đời sẻ khổ,
Như Ông Bà xưa tục ngử có câu,

Đi chậm thướt tha, áo trắng qua cầu,
Thì mới chết tim hồng bao thi sỉ .

Phan Nguyễn 25.07.2010



Cám ơn Cô nhiều lắm, nhờ Cô mà Em lại cảm hứng sáng tác bài thơ ngộ nghĩnh trên .
  CuTuan56
Back to top
« Last Edit: 03. Aug 2010 , 22:09 by Phan Nguyen »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #180 - 04. Aug 2010 , 09:11
 
phu de wrote on 02. Aug 2010 , 20:23:
Thưa Cô Vân
mời Cô và quý vị đọc thêm 1 bài của Luân Hoán do Phương Huệ post trong HGNX, bài rất ngọt  Grin và một bài anh Long post ở Chợ Chiều :
Chúc Cô vui
Em PD




------------------


...

Lục Bát Thời Ở Huế

1.
tôi dân Mì Quảng chính tông
ngơ ngơ trên một bến sông gọi đò
bớ cô em gái Bún Bò
bên ni, bên nớ bên mô Hương Trà ?
dụi hoài mắt, nhận không ra
xanh cây xanh nước xanh tà áo bay
ánh lên trong cõi xanh này
lòng con mắt Huế sắp đầy đọa tôi
2.
tôi đi qua cầu Tràng Tiền
nắng theo làm bóng tôi nghiêng xuống cầu
biết rằng
         chưa biết đi đâu
tôi đi chầm chậm trong màu áo bay
thướt tha trắng nõn như mây
hồn tôi chới với, nương mây qua cầu
bây chừ
         đã biết đi đâu
vườn xanh Vỹ Dạ theo hầu hạ theo

3.
thuê nhà trước hồ Tịnh Tâm
làm thơ tán gái quanh năm đâm ghiền
mơ mơ mộng mộng triền miên
tương tư lẩm cẩm đảo điên điệu vần
nghêng ngang làm gã phong trần
đi mây đụng trán, về chân đá trời
thế gian chỉ một cái tôi
khi em tinh nghịch liếc cười vu vơ

4.
quả nhiên danh bất hư truyền
em là con gái Thừa Thiên rặc nòi
mi xanh má đỏ chân dài
đánh tôi một chưởng rớt đài như không
mặc dù tôi, một mãnh long
vừa qua sông đã mất lòng ,mất tim
ẩn thân trong chái thơ tình
vận công tôi chữa trị mình đã lâu
bây chừ đau vẫn còn đau
gặp em trọ trẹ cúi đầu chào thua

5.
thút tha thút thít mưa hoài
lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi
buông màn nghe cái tôi trôi
cùng vuông chiếu ố mồ hôi em nồng
em từ Ðại Lược Kim Long
thả đời qua những nhánh sông qua ngày ?
thôi thì nằm với nhau đây
kệ sông nước chảy mưa đầy bóng đêm
bùn rong, thở, xót xa em
đời bao nhiêu bận lênh đênh thế này ?
thì thôi, nằm dỗ nhau say
cần chi nhìn rõ mặt mày hở em ?

6.
hăm ba Huế cúng cô hồn
cúng tôi luôn thể ,
               mất
               còn
               như nhau
hỗm rày, tôi trầm trọng đau
vì vương đôi mắt dao cau Từ Ðàm
sáng nay cảm thấy rõ ràng
tôi đang hấp hối dưới bàn chân em
cúng tôi, xin cúng trái tim
cúng tôi, xin cúng trái tim chân tình

7.
em quê Thế Miếu thật sao ?
đào tiên xứ ấy thảo nào quá ngon
thôi mà, đừng tô môi son
cho tôi hôn mãi hương thơm của đào
định về Mỹ Lợi hôm nào ?
Hương Cần, quít cũng ngọt ngào lắm em
càng ăn càng thấy thòm thèm
cứ y như cặp môi em ấy mà
về mô cho nắng ăn da
Nguyệt Biều xẻ sẵn thanh trà ,mời em
muối trộn ớt hiểm ăn kèm
em nhai nhỏ nhẹ kẻo mềm lòng ta....

8.
Công Tằng Tôn Nữ ...tiểu thư
loay hoay lẫn trốn lòng tôi sao đành
lá xanh, tôi thuộc từng cành
đường Lê Lợi hẹn để dành che em
vẫn từ Ðập Ðá rong lên
vẫn từ Ðồng Khánh lênh đênh lộn về
Công Tằng Tôn Nữ... tê tề
cảm ơn trời đất bốn bề thần linh
đã cho tôi những nhân tình

Luân Hoán
(Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ....1991)

-----------------------------------


...

Tán gẫu về Luân Hoán





Kính chào anh Phụ Dê ,
Hy vọng anh luôn an mạnh , để mang những hình  đẹp , và nhừng bài thơ tran^ quý.
Tv thích chiếc nón bài  thơ nầy quá , không biết Vn bây giờ có làm kiêu" nầy nữa không ạ.( có lẽ P. Tr biết có chổ làm )
Cám ơn anh và hy vọng được mau lên chức làm Ông Nội , đê" còn " khoe " với cả nhà nữa chứ...hi.hị
Thân mến ,
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #181 - 04. Aug 2010 , 09:20
 
Phan Nguyen wrote on 03. Aug 2010 , 22:02:
Thưa Cô Vân,
Em tình cờ đi lạc vào Trang tìm hiểu Xứ Huế của Anh Phude và được biết là Cô đã lái xe đạp tung vào  Ông Tô kiều Ngân.- Thi Sỉ và Ngâm sỉ, lúc nớ Ông bị chi không thưa cô? Té ra cô đã Anh hùng đại lộ từ lúc xưa rồi mà em không biết, tội nghiệp Ông Thi sỉ chắc cũng có hơi lơ đễnh hay đang mơ mộng, rứa là chắc Ông cũng thả hồn theo Mái tóc hay ánh mắt của Cô mới không kiện Cô đó, con chợt cảm hứng sáng tác bài thơ sau tặng Cô đọc cho vui:

O đi mô , răng mà sớn sác,

Đụng xe tui, Thi sỉ mộng mơ,
Thấy mắt ai mà tim cứ dại khờ,
Thơ lơi lỏng, mất hồn, mất vía.


Đường rộng rải tôi đi một phía,
Nợ duyên gì mà xui khiến đụng nhau,
Gái Huế lâu ni nỏ có đi mau,
Áo tha thướt nhẹ nhàng trên xe đạp.

O đi mau, chi cho đời sẻ khổ,
Như Ông Bà xưa tục ngử có câu,

Đi chậm thướt tha, áo trắng qua cầu,
Thì mới chết tim hồng bao thi sỉ .

Phan Nguyễn 25.07.2010



Cám ơn Cô nhiều lắm, nhờ Cô mà Em lại cảm hứng sáng tác bài thơ ngộ nghĩnh trên .
  CuTuan56


Cu Tuấn mến ,
Cũng may gặp em trong căn nhà xinh xinh của Mạ Vân. Lau^ quá , không gặp em thường xuyên như lúc trước , hy vọng em và gd luôn vui mạnh.
Bài thơ tếu và hay lắm ,em thật có nhiều tài năng.
Cám ơn Cu Tuan^'nhiều , và cũng cấm ơn Mạ vân đã  cho chị em mình gặp nhau hôm nay.
Thân mến ,
Chị TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #182 - 04. Aug 2010 , 14:27
 
Than goi Cu Tuan ,
Cam on Cu Tuan da cam hung lam bai tho tang Co rat la di dom !
May ma chuyen tong xe khong xay ra o My nay , neu khong thi chac bi kien roi !
Cho den bay gio Co cung khong nho ro la co phai minh tong Ong To Kieu Ngan khong , hay thay sang bat quang lam ho day ! 
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #183 - 04. Aug 2010 , 14:33
 
Than goi Phu De ,
Nghe Tuy Van bao la Phu De sap len chuc " Ong Noi " sao dau ky the?  Thong bao cho moi ngươi mung chu ! Co cung khong ngo Phu De ma oai the !
Doi khi nghi lai hoc tro cua minh va than hưu cua cac em ma da len chuc Ong Ba Noi Ngoai... that khong the tương tương noi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #184 - 04. Aug 2010 , 19:17
 
Chào anh CuTuan
Bài thơ rất thú vị, tôi đọc mà cứ tủm tỉm cười hoài
Cám ơn anh
PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #185 - 04. Aug 2010 , 19:19
 
tuy-van wrote on 04. Aug 2010 , 09:11:
Kính chào anh Phụ Dê ,
Hy vọng anh luôn an mạnh , để mang những hình  đẹp , và nhừng bài thơ tran^ quý.
Tv thích chiếc nón bài  thơ nầy quá , không biết Vn bây giờ có làm kiêu" nầy nữa không ạ.( có lẽ P. Tr biết có chổ làm )
Cám ơn anh và hy vọng được mau lên chức làm Ông Nội , đê" còn " khoe " với cả nhà nữa chứ...hi.hị
Thân mến ,
Tv

Chào Túy Vân
Hể có làm ông nội thì sẽ khoe liền mà, hihihi
PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #186 - 04. Aug 2010 , 19:23
 
ngo_thi_van wrote on 04. Aug 2010 , 14:33:
Than goi Phu De ,
Nghe Tuy Van bao la Phu De sap len chuc " Ong Noi " sao dau ky the?  Thong bao cho moi ngươi mung chu ! Co cung khong ngo Phu De ma oai the !
Doi khi nghi lai hoc tro cua minh va than hưu cua cac em ma da len chuc Ong Ba Noi Ngoai... that khong the tương tương noi !
Co Van   

Thưa Cô Vân
Bọn chúng chưa chịu có em bé đâu Cô, chúng nó định làm 1 thời gian rồi đi holiday nữa .

Mời Cô và quý vị đọc thêm 1 bài của ông Tô Kiều Ngân nữa cùng 2 bài thơ Huế do Hồng Vân ngâm.
Chúc Cô vui.
Em PD
Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 19:23 by phu de »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #187 - 04. Aug 2010 , 19:24
 
Nghe Huế đâu đây!

Tô Kiều Ngân

Người Huế xa quê, ít nhiều gì cũng có lúc nằm chiêm bao thấy mình được trở về làng xưa, đi giữa những con đường quê im mát, nghe hai bên xôn xao toàn giọng Huế. Thú vị nhất là được nghe lại những tiếng, những lời mà lâu lắm rồi mình chẳng được nghe, cũng không nói tới nên hầu như quên mất. Những tiếng, những lời đó, lớp con cháu mới sinh sau chắc chắn chưa nghe bao giờ, đương nhiên là không thể nào hiểu được. Thử đố các cháu biết câu sau đây nói gì? “Tời mưa, đường tơn tợt, bỗ một cấy hắn chợc cấy tổ cúi”. Nếu viết đúng thì như thế này: "Trời mưa, đường trơn trợt, bỗ một cái hắn chợt cái trổ cúi”, có nghĩa là "đi đường trời mưa trơn, té ngã, đầu gối bị trầy"!

 

Hồi tôi học tiểu học ở trường huyện Hương Trà, bọn bạn ở các làng quê lên học thường bị các thầy bắt chụm năm đầu ngón tay lại, lấy thước ”khẽ” những cú đau điếng vì lỗi phát âm sai lệch. “Con trâu trắng” thì chúng đọc thành “con tâu tắng”, “ăn trộm” thì đọc thành “ăn tộm”. Bị đánh mãi nhưng không sửa được vì mới biết nói chúng đã phát âm như vậy, bởi chung quanh ai cũng nói như vậy, giọng điệu nhà quê đã quá quen thuộc, đâu phải là lỗi của chúng khi đánh mất âm “r”. Nghe thêm câu sau đây hẳn người lớn cũng phải ngơ ngẩn, đừng nói là lớp trẻ mới lớn: ”Tới tuồi cho tụt”. Cái gì đây? Nếu thêm “r” vào, câu này sẽ là: ”Tới Truồi cho trụt”. Truồi là tên một làng quê nằm bên cạnh Nong, hai làng đều thuộc huyện Phú Lộc xưa. Truồi vốn nổi tiếng vì hai đặc sản đó là dâu Truồi và chè Truồi. Cũng nổi tiếng vì câu ca dao:

“Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Nong ai bới, ai đào nên sâu”

Hai làng này nằm ở phía Nam kinh thành Huế, có đường xe lửa chạy qua. “Tới Tuồi cho tụt” đơn giản là “đến ga Truồi cho tôi xuống”! Vậy thôi! Nhân nói đến Nong, tưởng cũng nên nhắc lại một giai thoại. Chuyện kể rằng trên chuyến xe lửa dừng lại ở ga Nong, hai hành khách Nhật Bản nghe một bà già hỏi chuyện một cô gái người địa phương như thế này:

- O ga ni ga mô ri?

Cô gái đáp lại:

- Mê ga ni ga Nong!

Hai vị khách Nhật nhìn nhau ngơ ngác, thầm hỏi không biết hai phụ nữ kia có bà con xa gần gì với người Nhật mình không mà nói năng y như tiếng Nhật. Hỏi ra mới biết, bà già hỏi cô gái:

- O ơi ga này là ga nào vậy?

Cô gái đáp lại:

- Thưa mệ, ga này là ga Nong.

Người Huế có thói quen không phân biệt “nh” và ”d” nên nói nho nhỏ họ phát âm thành nói “do dỏ”, đi nhè nhẹ thành đi “dè dẹ”, nghe nhạc thành nghe “dạc”, ở trong nhà thành ở “trung dà”. Cũng không phân biệt khi phát âm “an” với “ang”, do đó mà hoa “lan” hay khoai “lang” cũng đọc như nhau.

- Nì, cái áo của tau mi để mô?

- Móc ở trung chớ mô!

- Trung mô?

- Thì móc ở trung buồng, trung dà chớ cóm để ngoài đường răng mà hỏi lạ rứa!

 

Đối thoại trên của hai chị em cho ta biết rằng: cái áo của cô chị, cô em móc ở trong buồng, ở trong nhà, đâu có để ngoài đường, sao hỏi lạ thế! Kể cũng khó hiểu, nếu ta không quen phương ngữ sông Hương thì ắt phải có người thông dịch. Nghe Huế không những phải rành thổ âm, thổ ngữ mà còn phải rành cung bậc, bổng trầm, to nhỏ. Chỉ một tiếng “dạ” mà nếu phát âm nhẹ nhàng thì tỏ sự tuân phục, đồng ý; nếu “dạ” biến thành “dá…ơ” thì tỏ ra người nghe ở xa, chưa  hiểu người nói nên yêu cầu nhắc lại. Nếu “dạ” được phát âm bằng giọng xẵng, tiếp sau đó là một dấu lặng đột ngột thì phải hiểu đó là thái độ không bằng lòng, không đồng ý, bực dọc mà phải vâng chịu. Nếu nghe cấp trên thuyết giảng, không trao đổi mà cứ lúc lúc lại dạ…dạ…dạ thì gọi đó là “dạ nhịp” để người nói tin rằng người nghe bị thuyết phục hoàn toàn bởi suốt buổi chỉ nghe toàn một tiếng “dạ…à”!

Huế cũng “phớt lờ” sự phân biệt giữa các âm: ”ươn” với “ương”, “ac” với “at”… Cho nên con “lươn” và lãnh “lương” cũng nói như nhau; “biển hát” thì thành ra “biển hác”. Có điều lạ là khi viết, họ viết rất đúng chính tả nhưng khi nói thì có người nói đúng, có người cứ phát âm theo thói quen – do đó, khi gặp ai “đi dè dẹ”, “nói do dỏ” thì ta biết ngay đó là người Huế một trăm phần trăm, không chối cãi gì được và tự thâm tâm ta bỗng liên tưởng đến cội nguồn, đến quá khứ, đến truyền thống xa xưa…

Sẽ thất vọng bao nhiêu nếu nói chuyện với một cô gái Huế nào đó mà không nghe được những tiếng “dạ…thưa” ngọt lịm, không nghe cô ta “nói dỏ dỏ” mà cứ uốn giọng, tránh xài các thổ ngữ, “hương đồng gió nội” cùng cái duyên dáng trời cho quả đã bay đi mất rồi đó!

Có phải là đã có đôi lúc bạn nằm mơ thấy mình về Huế để nhìn lại thành quách cũ, con sông xưa, để được nghe giọng Huế rặt, những tiếng lời quen thuộc gợi lên một thời thơ ấu. Gần Tết, nếu bạn không về thăm Huế được trên thực tế thì mong bạn hãy…nằm mơ. Trong giấc mơ thế nào bạn cũng nghe lại được những tiếng nói thân thương chan hoà phong vị ngày xuân chẳng hạn như là tiếng rao bài chòi của anh hiệu:

- Hai bên lẳng lặng mà nghe đi chợ con ầm…

Hoặc của bàn Nhứt Lục:

- Cất tay! Nhứt…Tam…Ngũ!

TÔ KIỀU NGÂN


Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #188 - 04. Aug 2010 , 19:28
 
Phải Chi Mang Huế Theo Cùng

Thơ: Nguyên Phương

Hồng Vân - Bảo Cường diễn ngâm




Phải chi đem Huế qua đây
Ðể tôi lên núi kéo mây cho gần
Ðể chiều không mỏi mòn trông
Chiều lên đỉnh Ngự những lần hẹn em

Phải chi có Huế vào đêm
Ðể tôi tâm sự triền miên nỗi lòng
Phải chi đem Huế theo cùng
Ðể tôi xuống biển vớt vầng trăng rơi
Ðem về tặng chỉ em thôi
Cho tròn ước nguyện một đời thủy chung

Phải chi là một dòng sông
Ðể tôi chảy đến hợp cùng Hương Giang
Chờ em trên chuyến đò ngang
Thư tình trao vội những hàng rơi rơi

Phải chi thấy Huế khắp trời
Ðể tôi không nhận cuộc đời mục du
Ðể ấp ủ nắng vàng thu
Tiếng lòng nghe Huế êm ru thuở nào
Ðể chiều nghe gió xôn xao
Nồng nàn hơi ấm Huế vào trong tim

Phải chi có Huế bên mình
Ðể tôi nghe tiếng Ngự Bình thông reo
Những hò hẹn thuở vào yêu
Thả hồn theo tiếng sáo diều mênh mang
Huế trong tôi thật dịu dàng
Ðời tôi một thuở Huế từng ru êm

Phải chi dừng bước bên thềm
Ðã nhìn thấy Huế êm đềm biết bao
Trời Cali, nhớ Nam Giao
Con đường Huế đã đi vào đời tôi
Lâu rồi, lâu lắm Huế ơi !
Ngược xuôi khắp chốn, thành người Huế quên

Phải chi có Huế mọi miền
Cho giờ tan học Trường Tiền áo bay
Cho chiều Vỹ Dạ ngất ngây
"Áo em trắng quá" mãi say sưa nhìn
Phải chi có Huế cạnh mình
Ðể tôi ôm lấy tự tình thâu đêm
Cho vơi bớt nỗi muộn phiền
Nửa vòng đất lạ nỗi niềm cố hương

Phải chi mang Huế theo cùng
Ðể tôi nói được vạn lần yêu em
Ðể tôi hỏi lại con tim
Xứ người, tình Huế, ngả nghiêng bên nào

À ơi tiếng Mẹ ngọt ngào
Ði mô cũng phải nhớ vào Huế xưa



------------------------------------


Cô Gái Kim Luông

Thơ Nam Trân
Hồng Vân diễn ngâm

Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến, cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo
Đăm đăm mỏi mắt vì chèo,
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng.
Biết không? Cô hỡi, biết không
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao?

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #189 - 04. Aug 2010 , 21:00
 
Than goi Phu De ,
Gioi tre bay gio muon " enjoy life " triet de , dai gi ma mang no vao than som !
Cam on Phu De da dua vao day bai viet ve tho ngu cua Hue va hai bai tho noi ve Hue. Bai Co Gai Kim Luong chac ai cung co nghe qua .
Giong ngam cua Hong Van van con quyen ru lam !
Co nhieu tho ngu cua Hue ngay ca Co , da o Hue lau nam ma cung danh chiu day.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #190 - 04. Aug 2010 , 21:24
 
Thưa  Cô Vân -  hôm nay  em nhận được bài thơ này  trong  Hộp Thư của Em , em post  để cô đọc , vì có người  làm Thơ Tặng  Cô  Vân, không biết cô có biết  học trò của Cô  ???






Cam on chi Linda da goi hai bai tho ve co em gai canh nha cua hai thi si TTĐ và VTT that la hay và trữ tình. Tien day UPMN xin goi bai tho ve co lang gieng do UPMN lam de tang cho co giao Ngo thi Van cua truong Le van Duyet .


CÔ LÁNG GIỀNG CỦA TÔI
(Thương tặng cô giáo Ngô thị Vân Trường LVD )


Cô bé nhà bên thuở ấu thơ
Xinh tươi dáng ngọc nét duyên mơ
Nỗi lòng vương vấn tôi thầm gởi
Như biển nhớ sông dáng thẩn thờ


Vạt nắng bên thềm vàng áo cô
Yêu hoa từ đấy tôi ngây ngô
Sắc hoa thắm đượm màu nhung nhớ
Trống vắng chiều về tôi vẩn vơ


Xào xạc lá vàng vướng  gót chân
Ước ao làm lá lót đường trần
Gần cô dù chỉ là cơn ảo
Tôi vẫn trông mong chẳng ngại ngần


Mây giận kéo mưa  phủ ngập đường
Tôi buồn ngồi đếm giọt mưa tuôn
Sợ thầm mưa ướt hàng mi đẹp
Làm ngập hồn cô mắt lệ vương


Cô có bao giờ dõi mắt sang
Gởi lời cùng gió nỗi riêng mang
Bên này tôi vẫn hoài trông đợi
Được tỏ cùng "Mây " giấc mộng vàng


Kỷ niệm cùng cô vẫn ngút ngàn
Bao năm tôi vẫn đếm Xuân sang
Chuỗi tình dài nhớ tôi luôn dệt
Chữ nợ không thành mộng vỡ tan .


Uyên Phương Minh Nguyệt
Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 21:27 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #191 - 05. Aug 2010 , 09:49
 
Mấy bửa ni khách đến rồi đi nhiều nên bi chừ mới ghé vô nhà Cô Vân, í quên nhà Anh Phude để nhận được những lời khen nồng nhiệt của các Anh Chị cũng như của Cô, nhờ rứa mà Em trẻ lâu ( tư tin quá hè!!!) đó cô và các Anh Chị. Dạ nhiều tài thiệt nhưng cũng lắm tật Cô ơi!Bà xã em cứ kêu réo đi làm việc nhà để bớt lên mạng đi.
CuTuan56
Back to top
« Last Edit: 05. Aug 2010 , 10:02 by Phan Nguyen »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #192 - 05. Aug 2010 , 15:03
 
Than goi Nguyen Toan ,
Tai sao bai tho nay lai chay vao hop tho cua Nguyen Toan dươc? Nguyen Toan co quen co nay khong? Co biet " co hoc tro " nay qua ma !
Dau sao cung cam on Nguyen Toan da gioi thieu bai tho cua " co hoc tro " nay cho Co.
Bai tho chac chan la noi nhieu cai khong dung dau ! UPMN " ca tung " Co Giao V. qua dang day !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #193 - 05. Aug 2010 , 15:05
 
Than goi Cu Tuan ,
Neu Ba Xa khong muon Cu Tuan vao mang thi phai nen chieu long ngươi dep !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #194 - 05. Aug 2010 , 15:08
 
ngo_thi_van wrote on 05. Aug 2010 , 15:03:
Than goi Nguyen Toan ,
Tai sao bai tho nay lai chay vao hop tho cua Nguyen Toan dươc? Nguyen Toan co quen co nay khong? Co biet " co hoc tro " nay qua ma !
Dau sao cung cam on Nguyen Toan da gioi thieu bai tho cua " co hoc tro " nay cho Co.
Bai tho chac chan la noi nhieu cai khong dung dau ! UPMN " ca tung " Co Giao V. qua dang day !
Co Van 



Thưa cô Vân - bài  thơ này được post trong  Group  Diễn đàn Thơ  -Văn   -  nên em được đọc và  post tới Cô  - em hoàn toàn không quen biết  UPMN
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #195 - 05. Aug 2010 , 15:44
 
Than goi Nguyen Toan ,
Co khong co doc trong Dien Dan Tho Van nen khong biet , nhung Co da co doc bai tho nay roi.
Dau sao cung rat cam on Nguyen Toan da cho Co biet nhung gi co dinh dang den Co.
Con vu Nguyen Toan " bi tai nan " gi do da xong chua
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #196 - 05. Aug 2010 , 15:49
 
ngo_thi_van wrote on 05. Aug 2010 , 15:44:
Than goi Nguyen Toan ,
Co khong co doc trong Dien Dan Tho Van nen khong biet , nhung Co da co doc bai tho nay roi.
Dau sao cung rat cam on Nguyen Toan da cho Co biet nhung gi co dinh dang den Co.
Con vu Nguyen Toan " bi tai nan " gi do da xong chua
Co Van



Thưa cô Vân - vụ Đụng Xe  đã  hơn 2 tháng  rồi ,  Cổ Tay   Trái Xương đã lành , bây giờ chỉ  còn   đau nhức ở Ngực  ( bị    Nứt  Xương )  chờ lành    . Hàng tuần  2 lần   phải  đi  Vật lý trị liệu .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #197 - 05. Aug 2010 , 16:02
 


Mời cả nhà  đánh link   vào máy  sẽ  nghe  được Rất Hay  về  HUẾ-    Ôi trời đất  ơi -giọng nữ  xướng ngôn viên  hay  chi Rứa  ....

http://radio. gachnoionline. com/ChuongTrinhR adio/2010_ 06_25_ChuongTrin hHueThuong/ GNOL_ChuongTrinh HueThuong2010_ ChuongTrinh. htm
Back to top
« Last Edit: 05. Aug 2010 , 16:04 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #198 - 05. Aug 2010 , 20:07
 
Troi dat oi ! Co nghe Nguyen Toan ke ma on xương song ! Vay khi tai nan xay ra chac la ngat xiu chang biet gi nua dau? ma tai sao vay? Neu Nguyen Toan cam thay khong thoai mai khi ke lai tai nan thi thoi vay.
Co cau chuc cho Nguyen Toan mau chong binh phuc , nhung cho bi nut xương nhu vay khi tro troi se dau nhuc lam !
Co bam vao link ma chang thay gi hien ra ca !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #199 - 06. Aug 2010 , 18:47
 
ngo_thi_van wrote on 05. Aug 2010 , 20:07:
Troi dat oi ! Co nghe Nguyen Toan ke ma on xương song ! Vay khi tai nan xay ra chac la ngat xiu chang biet gi nua dau? ma tai sao vay? Neu Nguyen Toan cam thay khong thoai mai khi ke lai tai nan thi thoi vay.
Co cau chuc cho Nguyen Toan mau chong binh phuc , nhung cho bi nut xương nhu vay khi tro troi se dau nhuc lam !
Co bam vao link ma chang thay gi hien ra ca !
Co Van

Thưa Cô Vân
Xin Cô bấm lại ở đây

Trong đó em thích giọng cô Ái Loan :


Cám ơn anh Toàn
Back to top
« Last Edit: 06. Aug 2010 , 20:06 by phu de »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #200 - 06. Aug 2010 , 19:29
 
Than goi Phu De ,
Khi Co bam vao chu " ĐÂY  " cua Phu De , co thay hinh co gai Hue doi khan vanh cam chiec quat rat xinh hien ra roi het , chang nghe gi dươc ca ! Cai laptop cua Co no bat tri roi.
Cam on Phu De da mat cong vi Co.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #201 - 06. Aug 2010 , 19:35
 
Co thu lai mot lan nua va doi den 10 phut ma roi cung danh chiu ! Buon oi la buon !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #202 - 06. Aug 2010 , 20:16
 
ngo_thi_van wrote on 06. Aug 2010 , 19:35:
Co thu lai mot lan nua va doi den 10 phut ma roi cung danh chiu ! Buon oi la buon !
Co Van 

Thưa Cô Vân
Cô đang dùng Windows nào trong laptop?,
1. Cô vào trong Control Panel-->Programs and Features, tìm program: Java rồi uninstall nó, xong Cô vô trong trang web Java mà download lại:
http://www.java.com/en/download/manual.jsp

2. Hoặc Cô download cái Firefox 3.6:

http://www.mozilla.com/en-US/firefox/ie.html

Cái nầy chạy ngon lắm Cô à, lướt web lẹ hơn IE nữa

Cái nầy có mấy cái plugin add on để save video trong youtube về xem dề la9'm.

Chúc Cô vui
EmPD
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #203 - 06. Aug 2010 , 20:20
 
ngo_thi_van wrote on 06. Aug 2010 , 19:35:
Co thu lai mot lan nua va doi den 10 phut ma roi cung danh chiu ! Buon oi la buon !
Co Van 


Thưa Cô em nghe được, nhưng em thấy giọng Cô này điệu quá, sửa giọng hơi nhiều, nghe không dễ thương bằng mấy cô học trò ở Huế nói chuyện tự nhiên...

Mà nhiều khi nói như vậy mấy ông mới mê chứ
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #204 - 06. Aug 2010 , 21:12
 
Than goi Phu De ,
Co thu that voi Phu De la dot ve computer lam , cho nen ai bay cai gi la phai chi tương tan step by step thoi. may ma co muc download cai Firefox 3.6 Phu De dua ra , nen lam dươc ngay , mung qua la mung !
Co nghe dươc may bai trong muc Thương Ve Hue roi ma phai download da moi nghe dươc.
Hy vong tu ray ve sau ai goi gi se mo ra dươc de xem. Phu De la cưu tinh cho Co day. Smiley thanks.gif thanks.gif
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #205 - 06. Aug 2010 , 21:15
 
Phương Tan oi ,
Co vua moi o ben muc Nhac cua em ve day.
Dem nao cung dươc thương thuc nhac " đã " qua !
Bay gio thi den " giờ gà lên chuồng " roi. Chuc em ngon giac nhe de ngay mai tiep tuc tim bai hay dua vao.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #206 - 07. Aug 2010 , 20:51
 
Kính Thưa Cô Vân Cuối tuần em chúc Cô Thầy luôn vui . Em mang về nhà Cô 1 bài viết Về Huế vào mùa Thu.

...

...

Huế vào thu


Huế đang vào thu! Những bước đi vào mùa của Huế thật là lạ lùng, bất chợt, làm cho mỗi giác quan của con người cứ bối rối ngẩn ngơ, không biết đón nhận buổi giao mùa bằng một thứ tình chi cho vừa lòng kẻ đến.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Buổi sáng mai trời mù trong sương, sông núi cỏ cây nhòe đi trong hơi nước huyền hoặc lãng đãng đến từ dãy núi Kim Phụng, tưởng như từ đây màu nắng sẽ vĩnh viễn phai dần, báo hiệu mùa thu đã về, nhưng xế trưa trời bỗng hửng lên một vài sợi nắng le lói trên từng không, chói chang đến nỗi làm cho trái bưởi nám hồng cả đôi má tròn.

Có những ngày nghe hơi lạnh rùng mình trên da thịt thoáng sần lên một chút gai ốc „đổi trời“, tưởng như từ đây mưa thu sẽ ray rức không ngừng trên mái ngói, bỗng nhiên cơn nóng ở đâu về bất chợt, như một nỗi nhung nhớ mùa hè, nồng nàn hâm hấp những giọt mồ hôi thấm bết tóc mai.

Ngỡ ngàng, lưỡng lự là những ngày đầu thu của Huế, như một nỗi bấp bênh! Đang mưa bỗng nắng, đang buồn bỗng vui ! Có chắc chắn chi một cơn gió heo may, để cứ đinh ninh mùa thu mãi hoài chìm trong màu tím! Có bền bỉ chi những cơn mưa đuổi nhau trên đầu sóng, để cứ mãi tin từ đây bốn bề hiu hắt „lòng rộng không che“! Huế đang say đắm rực rỡ với chiều vàng trên sông Hương, bỗng nhiên não nùng rũ rượi trong màu xanh thủy mặc trên những con đường cây lá giao nhau trong Đại Nội. Huế suốt một ngày mây xám vần vũ xao xuyến cả bầu trời tháng tám, tưởng „trăng lạnh đầu non“ không bao giờ „trở lại“, bỗng đâu nửa khuya trên gối đầy ắp ánh trăng liêu trai, vằng vặc, quyến rũ và mê hoặc như một tình nhân bí mật không hẹn mà về.

Hãy đừng tin chi vào chút nắng trên hàng cau nơi thôn Vỹ ! Một buổi sáng trời trong như ngọc, trái tim chưa kịp reo vui với nỗi mong đợi một ngày đầy nắng ở nơi đây „ nhất là cho những kẻ đã quen sống theo „thời khóa biểu“ thường hằng ở phương Tây „ chưa chi đã nghe đâu đó trong thoáng gió bay về hơi nước của cơn mưa đang ào ạt nơi cầu Bến Ngự. Cũng đừng vui hay buồn chi với cơn mưa buổi sáng nơi đường Ngự Viên, tưởng như cầm chân được ai đang dứt áo ra đi thành người ở lại nơi đây vĩnh viễn. Chỉ chưa đầy một chút quay lưng ra áo, nắng đãlên, lấp lánh ngoài sân, quí giá như vàng ngọc, mời gọi ra ngõ, rủ nhau đem áo ra phơi ngoài dậu, thúc dục kẻ hành nhân rảo bước...

Và cứ thế những ngày qua đi, không vội mà như có tiếng dục giã của thời gian đang nhuộm lần sắc nhớ...

Tôi đã về Huế hơn một lần mang theo ý niệm trung thành tuyệt đối với những bóng hình ngày cũ, với Huế ngày xưa, với nỗi nhớ nhung mùa thu cũ và với tôi hôm nay như những gì „xưa và nay“ không thể lay chuyển, đổi thay.

Tôi đã muốn đi tìm một vầng trăng Trung Thu thật tròn thật sáng thật trong nơi đồi Vọng Cảnh, như một „vầng trăng từ độ“...mãi hoài là một vầng trăng „đêm đêm bến cũ“, nhưng thường được những cơn mưa tháng tám bất chợt làm ướt áo đợi chờ. Trăng thường không lên như nắng gió trong ngày đã hẹn, cứ để cho người háo hức những mong ước thần tiên của thời thơ ấu, để rồi đùng đùng sấm chớp, cơn mưa từ sầm sập đến, rửa sạch mọi ảo ảnh chờ mong, dồn nén nỗi thất vọng vào trong giấc ngủ. Thế nhưng có những khoảnh khắc không chờ không đợi trăng lại về...trong ngần và sâu thẳm như đôi mắt người xưa!

Tôi đã muốn tìm lại „Thu vàng“ khi trở về nơi đây để „nhặt lá vàng rơi“ như một thời đã hát, nhưng ngỡ ngàng nhận ra mùa thu nơi đây không vàng mà xanh mướt lá cây như màu ngọc thạch nằm trong giếng nước sâu của Trọng Thủy. Để nhận chân hơn một lần „tiếng thu xào xạc“ với „nai vàng“, với „lá vàng khô“â thời trước chỉ là âm vang „màu thời gian“ điểm xuyết cho „mùa thu xanh“ của Huế thêm một chút bâng quơ huyền thoại, thêm một lần vu vơ cho những tâm hồn nhạy cảm thuộc lứa tuổi hai mươi. Ai có về Huế trong buổi giao mùa mới thấy được màu thu xanh của Huế nơi những cây bàng, cây khế, cây me, cây phượng, cây chuối, cây muối, cây sầu đông, lá cứ xanh mãi một màu hồ thủy, „lá không vàng lá không rụng, lá lại thêm xanh“...ấy là mùa thu mới về...

Tôi đã muốn tìm về giòng sông Hương với „chiều tím“ thẳm sâu, ghi khắc mối tình sông núi thủy chung, khi đứng từ cầu Trường Tiền nhìn lên nẻo sông xa vắng in bóng núi im lìm. Con sông mênh mang lưu luyến ánh mặt trời đang chìm dần sau bóng núi bỗng trở thành „lỡ làng nước đục bụi trong“, hắt hiu „bến Tầm Dương...đưa khách“, vội vàng phấn son, rộn ràng ca kỷ...Màu tím của sông, chút lòng trung kiên vĩnh viễn của Huế, phôi pha như một giấc mộng cố nhân, mỏng manh như một thoáng hơi sương thu, chỉ còn lãng đãng trong hoài niệm và đợi chờ...

Những khi nắng lên, những khi mưa về bất chợt, Huế vào thu đã không dành cho tôi một ý niệm, một hình ảnh cố định nào đề con tim chiều theo một nhịp. Buổi giao mùa của Huế cứ giăng mắc những mảng trời vô định, vần vũ những đám mây lang thang như một thứ thiên la địa võng bao phủ lấy tâm hồn, nhận chìm con tim xuống một vùng vực thẳm mơ hồ nào đó, mất hút nẻo đi về, và lũ giác quan như những kẻ mù, sờ soạng trong không gian vô bờ của gió, của nắng, của mưa, của trăng, của sương, của mây, bỗng trở thành nhạy cảm đến mức tinh vi trong sự lắng nghe âm vang của tiếng mùa nơi từng giọt mưa rơi, nơi từng rung động của lá, nơi từng câm nín của ánh trăng...nơi từng bước chuyển trong muôn ngàn nẻo vô thường của Huế đầu thu.

Ai muốn biết vô thường của cuộc đời là chi, hãy đến Huế khi gió mùa đang chuyển...

DiaOcOnline.vn - Theo Netcodo

...


Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #207 - 08. Aug 2010 , 08:35
 
Em Tuyet Lan oi ,
Bai nay tac gia la ai ma hay qua ! Co doc ma nhu tim thay lai qua khu hien ve. Tac gia ta dung qua buoi giao mua o Hue !!! Cam on em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #208 - 08. Aug 2010 , 08:41
 
Than goi Nguyen Toan va Phu De ,
Toi hom kia moi nghe dươc bai Thuong Ve Xu Hue do Nguyen Toan mang vao va Phu De da chi cho cach download de thương thuc.
Giong co nay ma cac bac nam nhi nghe la phai " điêu đứng " la dung qua ! Co thay co nay giong de thương lam , nhung chac khong phai la ngươi Hue " rặc " vi co nhieu chu phat am khong phai la giong Hue. co the la ngươi Hue ma noi giong Bac hay Nam chang?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #209 - 08. Aug 2010 , 10:18
 
Mời Cô Vân và các Anh Chị nghe bài Lý mười Thương -dân ca Huế. CuTuan56
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #210 - 08. Aug 2010 , 14:21
 
Than goi Cu Tuan ,
Lai bi truc trac roi , tiec qua , khong mo dươc , chac lai phai nho Phu De nua day !
Tuy nhien van cam on nha y cua Cu Tuan.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #211 - 09. Aug 2010 , 19:06
 
Thưa Cô Vân
Cô có tin nhắn,
EmPD
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #212 - 09. Aug 2010 , 19:32
 
Than goi Phu De ,
Co da lam xong ca roi bay gio de Co thu cai file cua Cu Tuan xem sao.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #213 - 09. Aug 2010 , 20:15
 
Than goi Phu De ,
Co that su khong biet noi gi de dien ta dươc loi cam on cua Co goi den Phu De !!! Phu De da chiu kho kien nhan voi Co , tung bươc chi bao de Co co the download thanh cong cai Teamviewer wizard va nho Phu De ma Co co the thương thuc dươc video clip cua Cu Tuan gioi thieu.
Khong biet co khi nao Phu De tu nghi tham la : " biet the dung quen voi Co Van cho roi ! " Co Van da nhieu lan " hanh ha " doi mat cua Phu De qua dang phai khong ?
Mot lan nua Co Van cam on Phu De vo cung vo tan day nhe.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #214 - 09. Aug 2010 , 20:18
 
Cu Tuan oi ,
Nho Phu De ma Co van da xem dươc cai video clip do Cu Tuan goi tang Co va cac em.
Cai nay xay ra o dau vay va nam nao ? Co nay ngươi Hue hay ngươi Bac ? 
Cam on Cu Tuan.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #215 - 11. Aug 2010 , 10:13
 
Thưa cô  videoclips này em tình cờ thấy được trên youtube và mang về, em còn tìm được videoclips Ca sỉ Thanh Lan Phỏng vấn một cô Người Huế mình về thời đi học đồng Khánh nữa
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #216 - 11. Aug 2010 , 20:18
 
Than goi Cu Tuan ,
Co bam vao do thi no bat phai install Adobe Flash Player 10.1 ma tu 8:00PM den 8:15PM van khong xong , Co sot ruot qua nen bam " Quit " khong co kien nhan cho doi duoc .
Cam on Cu Tuan , the la van khong biet co cai gi o trong do !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #217 - 11. Aug 2010 , 23:57
 
Một chuyện Huế rặt nữa



Tôi đọc truyện “Huế rặt” của tác giả Võ Hương An cho mẹ tôi nghe. Bà cứ cười như nức nẻ. Nghe xong, bà nói:

- Chà! Cái ông văn sĩ ni biết hung ác. Cái chi ông cũng biết trọi lọi .

Tôi nói đùa với bà:

- Mạ thiệt! Thầy con đó, có phải cô đâu? Răng mạ gọi là cái. Mà thầy có hung ác chi mô? Dễ chịu lắm.



- Mi nợ! Mệ ưa nói rứa thì răng? Thầy mi biết hung ác mà còn hiền ác nữa. Tao nghe cái giọng văn là tao biết liền. Nhưng có chuyện thầy mi chưa biết mô.



Mẹ tôi năm ni đã 94 tuổi. Bà về làm dâu trong hoàng tộc từ cái thuở vua Bảo Đại mới hồi loan dăm ba năm. Ông cố tôi hồi trước làm Thị Lang ở bộ Công với Thượng thư Đào Tấn. Nghe nói hai bên có tình thông gia nhưng đến đời tôi thì chỉ thỉnh thoảng nghe nhắc lại mà thôi. Chuyện ông cố tôi mới chính là cái chuyện mà mẹ tôi dám chê thầy Võ Hương An không biết.



Đó là chuyện kiêng cử tên của ông bà. Bác tôi ở “Phi Phô” (Hội An) ra thăm nhà phải đi qua Đà Nẵng nhưng cứ nghe bác tôi nói với mẹ tôi, Thím rảnh thì vào trong sông Hờn chơi ít bữa. Hoá ra là cử tên ông cố tôi là Hường Hàn. Tội cho giòng sông Hàn (Đà Nẵng) có cái tên dễ thương lại mang tên một nỗi thù oán, nghe lâm li bi đát như một niềm riêng khó nói.



Ở Huế cái thói ăn vặt của người lớn và trẻ con được gọi là “ăn hàng”. Tôi dạo đi học lớp năm (tức lớp 1 bây giờ) cũng đành xin mẹ hay bà nội 5 giác (50 xu) để ăn hờn (khoai lang, sắn hay đậu phụng luộc). Ôi! Đây là cái lạc thú lớn nhất thời trẻ con của tôi. Năm giác nhưng mua được nửa củ khoai và nửa củ sắn thơm phức mùi lá dứa của mụ Giàu đầu xóm. Thế nên, nói lộn thành ăn hàng (cùng âm với Hàn theo giọng Huế) là xôi hỏng bỏng không đó. Mẹ tôi còn tha thứ chứ bà nội tôi nghe là quát liền:



- Thằng cha mi không biết dạy con!



Chưa hết mô. “Con rác bò côi thiền” có nghĩa là “con kiến bò trên thành”. Kiến và Thành là tên ai quả thật tôi cũng không biết nhưng bà nội tôi dạy thế thì tôi phải nghe. Tôi thường khai rằng mình sống ở Thiền Nội hơn mười mấy năm là vì thế đó. Nghĩ thiệt buồn cười nhưng ở xứ Huế thời đó có nhà nào không kiêng tên ông bà đâu. Lắm lúc tôi cũng ngớ ra một hồi mới hiểu mình đã nghe cái gì.



Kiêng cử như thế là thường tình, ai cũng biết. Người Trung hoa hay gọi Phạm tiên sinh, Trần giám đốc, Lê giáo sư... cũng chỉ để tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi hay có địa vị. Ông bà ta còn hơn thế thì kiêng cử cũng đúng đạo lí thôi. Bây giờ theo kiểu Tây thì phải, nói tới ai cũng trông trổng nghe hỗn láo thế nào. Tôi đọc sách ta, thấy nhiều tác giả cứ viết Lê Lợi, Nguyễn Huệ ... lên ngôi năm... là tôi dị ứng ngay. Tại sao ta không thêm một danh xưng ông, ngài, hay vua ... gì đó cho lễ phép. Cách nói tránh (uyển ngữ) hình như đã bị lãng quên. Tính khoa học có cấm chúng ta bày tỏ lòng kính trọng với tiền nhân đâu. Tây là Tây mà ta là ta chứ. ‘Hoà nhưng không hùa’ như thầy Võ Hương An đã viết mới giữ được bản sắc dân tộc chứ.



Song le, có lẽ khó mà chịu nỗi với sự kiêng cử dài dòng rối rắm như thời ông cố tôi với chú lính kéo xe. Sau đây là lời mẹ tôi kể lại.



Ông cố tôi đi làm và cả đi chơi bằng xe kéo. Chú kéo xe độ hai mươi mấy tuổi, còn khoẻ lắm nhưng đã kéo cho cố tôi đã hơn 3, 4 năm. Chú nghe quen ông cố tôi nói nên ông nói gì chú cũng hiểu. Không may, chú ốm đau gì phải thay người kéo thì người mới cứ bị la mãi suốt ngày. Mẹ tôi kể lại một dạo cố tôi đi ăn kỵ ở nhà bạn. Lên xe rồi, bỗng nhớ ra còn quên đồ đạc gì đó. Ông bảo chú lính kéo xe mới:



- Chạy vô lấy cho tao cái “ơ lơn đơn năm hột nát mễ nễ” mau!

 

Chú kéo xe chạy vô nhà, lục lung tung mà không sao tìm được cái thứ ông cố tôi cần. Khăn rồi, dù rồi, đãy thuốc cũng rồi. Còn cái chi mà ‘ơ lơn đơn’ với ‘nát mễ nễ’. May thay, chú lanh trí, chạy tuốt xuống nhà dưới hỏi bà cố tôi. Thì ra cái ông cố tôi cần là cái áo lương đen năm hột nút mã não. Vâng, áo lương đen, một y phục thời trang ngày xưa.



Ui chao ơi! Kiêng cử như rứa hoạ là xứ Huế của tôi mới có thôi. Hẹn với các bạn các chuyện Huế rặt sau.



Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Th 7.2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #218 - 12. Aug 2010 , 08:36
 
Cu Tuan than ,
Co da nghe dươc cuoc phong van giua ca si Thanh Lan va Cong Tang Ton Nu Kim Chi roi , day cung la " ky cong " cua Phu De giup Co do.
Co that mang on Phu De qua sa , chang biet noi lam sao nua !
Khong biet hai co ni noi chuyen voi nhau ma ngươi Bac va Nam co hieu chi dươc khong?
Cam on Cu Tuan
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #219 - 12. Aug 2010 , 08:45
 
Em Thy Oanh NTN ,
Co cam on em da mang vao day mot bai viet rat vui. Dung nhu Dang My da bao trươc la em se tang Co 10 thang thuoc bo la dung !
Ngươi Hue " miềng " hay kieng cu ten vui lam , Co cung biet rat nhieu trương hop !
Cau " cái ơ lơn đơn năm hột nát mễ nễ " Co danh chiu thua , nghi nat oc cung chang hieu la cai gi !
Em con chuyen gi vui nua ve Hue cu dem vao day nhe . [ nhung nho dung dem nhung chuyen TỤC ! ]
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #220 - 12. Aug 2010 , 09:11
 
ngo_thi_van wrote on 12. Aug 2010 , 08:36:
Cu Tuan than ,
Co da nghe dươc cuoc phong van giua ca si Thanh Lan va Cong Tang Ton Nu Kim Chi roi , day cung la " ky cong " cua Phu De giup Co do.
Co that mang on Phu De qua sa , chang biet noi lam sao nua !
Khong biet hai co ni noi chuyen voi nhau ma ngươi Bac va Nam co hieu chi dươc khong?
Cam on Cu Tuan
Co Van

Thưa Cô Vân
Trong nầy còn nhiều người giỏi lắm cô ơi, tại em lẹ tay.hihihi
Cô xem được Youtube là em vui rồi, giờ Cô có thể dùng Internet Explorer và Firefox đều được cả ( Firefox thì lẹ hơn chút.)
Chúc Cô vui
Em PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #221 - 12. Aug 2010 , 19:28
 
Co cam on Phu De nhieu lam do.
Cau mong cho doi mat cua Phu De dươc chua lanh thi khi Co nho Phu De khong bi an han do !
Co rat nhieu ngươi gioi , nhung cai khac biet la phai  con tuy thien chi cua ho nua !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #222 - 12. Aug 2010 , 21:38
 
nang ton nu wrote on 11. Aug 2010 , 23:57:
Một chuyện Huế rặt nữa


- Chạy vô lấy cho tao cái “ơ lơn đơn năm hột nát mễ nễ” mau!

Hẹn với các bạn các chuyện Huế rặt sau.


rollingonthefloor  rollingonthefloor  rollingonthefloor  rollingonthefloor  rollingonthefloor
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #223 - 12. Aug 2010 , 21:47
 




Người Huế  là Tổ Tiên người  NHẬT


Trước khi đọc câu chuyện bên dưới, độc giả cần làm quen với vài câu nói tiếng Nhật sau đây để đối chiếu với ngôn ngữ dùng trong câu chuyện. Những câu nói ngắn tiêu biểu trong tiếng Nhật thường là những cụm từ kết hợp khoảng 4 từ:
-      Konnichiwa  (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
-      Ogenki desu ka (ô-gen-ki-dex- ka) (Bạn có khỏe không?)
-      Hai, genki desu (hẩy - gen-ki-dex) (Dạ khỏe)
-      Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khỏe không?)
-      Watashi-mo genki-desu (oa-ta-Si-mô   gen-ki-dex) (Tôi cũng khỏe)
-      Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn)

Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng ông trở về Châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Ông đi tàu lửa từ ga Hà Nội vào đến ga Huế.  Trên sân ga Huế, tình cờ ông được nghe 2 người dân địa phương nói chuyện với nhau:


-      Mi đi ga ni?
-      Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
-      Ga tê. Tau đi ga tê.
-      Ga tê ga chi?
-      Ga Lăng Cô tề.
-      Răng đông như ri?
-      Ri mà đông chi!
-      Mi ra ga mô?
-      Ra ga Nam Ô.
-      Khi mô mi đi?
-      Chừ chơ khi mô.
-      Mi lo ra đi.
-      Ừ, tau đi nghe mi!


Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên: “A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật rồi!” 
Back to top
« Last Edit: 12. Aug 2010 , 21:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #224 - 13. Aug 2010 , 07:14
 
Than goi Nguyen Toan ,
Nguyen Toan lam Co dang uong sua an sang ma gan phut sua ra khoi mom vi cươi !
Cam on nhieu nhe ! Bay gio van chua nin dươc cươi !
Sang nay Co dươc uong nhieu thang thuoc bo free qua !   Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #225 - 15. Aug 2010 , 02:13
 
Em TB chào Mạ Vân , em dán những hình ảnh xưa của Việt Nam vào thời Vua Khải Định. Anh Toàn đã gửi qua email cho em.

Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh

Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
...

Bên dòng sông Hương
...

Quan cảnh sau cổng thành
...

Nhìn từ trên cao

...

Một cổng vào
...


Thêm một cổng khác
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #226 - 15. Aug 2010 , 02:14
 
Một lối đi trong điện Cần Chánh
...


Nơi trưng bày những lễ vật của quan khách
...


Những lễ vật

...


Những lễ vật
...
Những lễ vật
...


Ðoàn hát Nam-Ðịnh
...


Nhóm nhạc sĩ của một dân tộc thiểu số
...
Ðoàn vũ công miền Nam
...
Ðoàn vũ công của Vinh và Thanh Hóa
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #227 - 15. Aug 2010 , 02:15
 
Phía bên trong cửa Ngọ Môn
...

Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh
...

Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh
...

Bá quan lạy khi vào tới điện Thái Hòa
...
Vua Khải Ðịnh đang dùng cơm trưa ở điện Cần Chánh
...

Vua đãi cơm chiều cho bá quan ở điện Cần Chánh
...
Ðiện Thái Hòa
...
Thuyền của Thái Hậu và các bà phi coi đua thuyền

...
Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai) và một viên quan

...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #228 - 15. Aug 2010 , 02:18
 

Lễ táng của vua Khải Ðịnh

Vào những ngày 29-30-31 tháng 1 năm 1926 (dựa theo ngày tháng ghi trên hình)

Toàn quyền Pháp đến dự lễ

...

Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng

...

Lễ động quan ở điện Càn Thành
...

Vua Bảo-Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài
...

Kiệu tang
...
Ðoàn đưa đám đi ra cổng thành
...
Ðoàn đưa đám
...
Kiệu tang
...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #229 - 15. Aug 2010 , 02:30
 
Tấm triện ghi tên họ và chức tước của Vua
...

Ðoàn sư dẫn hương linh
...

Ðàn voi đi mở đường
...
Ðoàn hát
...
Lồng đèn giấy
...
Lồng đèn giấy
...
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
...
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
...
Cúng bái trên đường đi
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #230 - 15. Aug 2010 , 02:33
 
Ðến nhà trạm trước lăng
...
Vào lăng
...
Chuyển quan tài vào lăng
...
Toàn cảnh lăng
...
Ðồ mã (xe cộ, nhà cửa,... bằng giấy)
...
Ðiện Kiến Trung bằng giấy
...
Ðốt đồ mã (cho vua dùng ở thế giới bên kia !)
...

Dân chúng đi coi trên sông Hương
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #231 - 15. Aug 2010 , 13:43
 
Em Thu B.
Cam on em va Nguyen Toan da dem vao day nhung hinh anh rat quy bau de cho moi ngươi dươc chiem ngương !
Khong hieu nhung do doan o trong cung dien co con khong hay bi " tau tan " het roi !
Em da di tham lang Vua Khai Dinh chua? lang rat nguy nga nhung Co khong thich bang nhung lang cua cac Vua Gia Long , Minh Mang , Thieu Tri , Tu Duc...
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #232 - 15. Aug 2010 , 19:29
 
ngo_thi_van wrote on 15. Aug 2010 , 13:43:
Em Thu B.
...
Khong hieu nhung do doan o trong cung dien co con khong hay bi " tau tan " het roi !
...
Co Van


Thưa Cô! Làm sao mà còn được, ngay cả gạch ở bờ thành, ngói trên mái còn bị gở đi nữa là... Những cổ vật quí giá "di cư" ra Bắc ngay từ lúc bị chiếm, họ nói toàn bộ đồ vật có giá trị trong Viện Bảo Tàng Huế được đưa ra Viện Bảo Tàng Hà Nội, nhưng ai biết được những thứ đó đi về đâu???!!!
Sau 75 Huế nhập với Quảng Bình Quảng Trị thành Bình Trị Thiên và theo chế độ miền Bắc,  cuộc sống u ám đói khổ giống như những năm 45 vậy. Cho nên cái gì bán được hay ăn được thì Quan lấy rồi lại tới Dân lấy hết... Vậy mà vẫn có người chết đói... Và một lớp người trẻ bị thương tật sau chiến tranh nhiều vô số kể vì kiếm sống bằng nghề sắt vụn, cưa bom đạn để lấy đồng bán ... Sad  Angry  Cry
Cho đến khi Huế được thế giới công nhận là di sản văn hóa thì mới tách rời ra và tu bổ lại, nhưng những gì đã mất cũng không thể nào tìm lại được như cũ...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #233 - 15. Aug 2010 , 19:59
 
Em Phương Tan ,
That la dau kho cho dan toc Viet Nam noi chung va cho cac trieu dai vua chua noi rieng !
That la dang tiec ! dang tiec !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #234 - 15. Aug 2010 , 20:31
 
Kính thưa Cô Vân ,

Hôm qua , nhóm LVD77 gặp nhau , các bạn có nhắc đến Cô . Vì em học lớp đêm nên không có dịp học với Cô , nhưng các bạn em học chung khi lên lớp 11 thì học ban ngày và các bạn được học với Cô . Em hỏi các bạn có nhớ cô Ngô Vân không ? các bạn nói nhớ lắm , Cô giáo dạy Anh Văn ngày xưa , có khuôn mặt búp bê xinh lắm và giọng Huế dễ thương. Hôm qua , chúng em nhắc về Cô đó , Cô ở bên đó có ách xì không ạ ?

Thương Cô

Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #235 - 16. Aug 2010 , 06:25
 
Em Chich Choe ,
Dem hom qua Co khong bi ach xi nhung ban ngay Co cu bi nhay mui hoai do ! Cac em co chup hinh khong , goi cho Co xem cac em di nhe.
Em nhan voi cac em do la Co cam on cac em van con nho den Co.
Co doi hinh cua cac em va nho " phụ đề " o dươi keo lau lam roi , khong biet Co con nho dươc cac em khong ?
Co Van
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #236 - 16. Aug 2010 , 19:14
 
ngo_thi_van wrote on 16. Aug 2010 , 06:25:
Em Chich Choe ,
Dem hom qua Co khong bi ach xi nhung ban ngay Co cu bi nhay mui hoai do ! Cac em co chup hinh khong , goi cho Co xem cac em di nhe.
Em nhan voi cac em do la Co cam on cac em van con nho den Co.
Co doi hinh cua cac em va nho " phụ đề " o dươi keo lau lam roi , khong biet Co con nho dươc cac em khong ?
Co Van
Co Van



Dạ em mời Cô qua mục hình ảnh , xem hình LVD_77 gặp gỡ nhân đám cưới con gái bạn Trần Thị Minh Châu sẽ thấy học trò của cô ở đó ạh.

Thương Cô ,

Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #237 - 18. Aug 2010 , 08:59
 
Em Chich Choe ,
Co se qua de gap cac em ben ay.
Co cam on em bai tho em lam tang Co , Co cam dong vo cung !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4029
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #238 - 27. Aug 2010 , 23:15
 
          Thơ vui.
           Nghệ thuật "chơi chữ " !
           Ca tụng về "RĂNG " , khen "RĂNG" , nói về "RĂNG' lẽ ra phải dành riêng cho mấy ông, mấy bà trồng "Răng". nhổ "Răng", trám "Răng".....
           Nhưng không phải vậy ! Mời coi...
      



RĂNG RỨA ???

Vô Danh

Răng anh yêu! chiều ni không trở lại ?

Để em buồn  ri mãi rứa anh ơi

Không răng mô, mẹ đã thuận lòng rồi

Rứa không nói mần răng người ta biết ?

Về đi anh, răng mình không nói thiệt

Nếu có răng, em đứng mũi chịu sào

Có răng mô mà ngần ngại đổi trao

Răng rứa hỉ, anh làm thinh mãi thế ?

Rứa răng anh lại thề non hẹn bể

Răng rứa anh, chắc có chuyện chi buồn ?

Phải rứa không, hay anh muốn thay nguồn ?

Cứ nói thiệt, răng âm thầm tự kỷ

Không răng cả, em yêu anh chung thủy

Nếu vì anh, răng lại chẳng hy sinh ?

Dù ra răng, em không ngại chi mình

Rứa cũng đủ cho cuộc tình thơ dại

Lạnh như rứa mà lòng em nóng mãi

Còn bây chừ riêng anh lại ra răng ?

Rứa sông Hương buồn anh có biết không ?

Hỡi núi Ngự, răng anh còn lơ đễnh ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #239 - 28. Aug 2010 , 07:24
 
Cam on em Thu B. da " rinh " ve day tat ca nhung hinh anh quy cho Co. Co khoi mat cong chay lang thang di tim xem moi lan muon thay lai.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #240 - 28. Aug 2010 , 07:38
 
Cam on Nguyen Toan , chi co tieng Hue voi nhung chu " Ri , Răng , Rứa " trong bai tho ma neu thay bang nhung tieng :
"  Thế này , Tại Sao , Vậy đấy... " thi se khong hay , khong vui va khong lam cho ngươi doc phai cươi phai khong?
Ngươi Bac hay Nam ma nghe mot trang nhung tieng răng răng , rứa rứa , ri ri chac cung điên cái đầu chẳng hiểu ngươi Huế dang noi cai chi?
Bai tho hay lam , dang thương cho tac gia mot trang phao tay !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #241 - 10. Oct 2010 , 14:59
 
 
Thùy An

Lấy chồng xứ Huế

                                       Truyện vui




1. Quen Khanh đã ba năm, tôi không hề biết anh là người Huế. Anh nói tiếng Nam ngọt xớt. Những danh từ rất Nam bộ như “hưỡn”, “xí xọn”… anh đều hiểu rõ và đôi khi còn áp dụng vào những câu chuyện khôi hài rất có duyên. Cho đến khi tình cảm hai đứa chín muồi, Khanh ngõ ý:

     -Ba me anh muốn biết mặt em.

     Tôi theo Khanh về nhà trong tâm trạng vô cùng hồi hộp. Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi vẫn cảm thấy bối rối, chân tay thừa thải trước tia nhìn vừa dịu dàng vừa soi mói của mẹ Khanh. Đó là người phụ nữ ngoài năm mươi, gương mặt tròn trịa, nước da trắng mịn phảng phất vài nếp nhăn nơi đuôi mắt. Tóc bà nhuộm màu nâu đen, được bới cao, cài trâm đồi mồi trông rất quí phái. Bà trang điểm nhẹ nhàng, một chút phấn hồng và môi son màu nhạt.

     -Thưa mẹ, đây là Kiều Tiên, bạn gái của con.

     Nụ cười của bà thật tươi:

     -Kiều Tiên à? Cái tên dễ thương hí. Ngồi chơi đi cháu. Chờ bác một chút.

     Bà đứng dậy đi vào trong, để lại tôi ngơ ngác sau khi nghe một loạt âm thanh líu lo như chim hót. Khanh nheo mắt:

     -Sao? Không hiểu à? Anh đã nói rồi, gia đình anh người Huế, vậy mà không tin. Em có phải là chắt nội của Tào Tháo không đó?

     Mẹ Khanh ra, trên tay bưng một cái dĩa hình bầu dục tráng men xanh. Bà đến gần tôi, đặt dĩa lên bàn:

     -Ăn đông sương với bác cho vui.

     Đông sương? Không phải. Đó là những miếng thạch dày khoảng hai phân, được cắt thành từng miếng hình thoi bằng ba ngón tay. Rải rác giữa lớp thạch trong suốt là những khối vuông nhỏ màu trắng, đen, nâu, cam và xanh lá cây.

     Mẹ Khanh nhìn tôi chăm chú. Hình như bà đang nghĩ, con nhỏ này câm chắc? Và tôi cũng nghĩ, Kiều Tiên, hãy nói một câu gì đi chứ.

     -Cháu cám ơn. Ô, thạch của bác làm đẹp quá.

    Mẹ Khanh vui vẻ:

     -Người Huế gọi thạch là đông sương cháu à. Cháu ăn đi, đừng sợ, bác không dùng màu thực phẩm mô –rồi bà lấy tăm ghim miếng thạch lên săm soi –cháu coi màu nì, màu trắng là sữa, đen là cà phê, nâu là cà phê sữa, lục là nước lá dứa, còn màu gạch là nước cà rốt.

     Màu “gạch” là màu “cam”! Tôi lại học được một từ đặc trưng của Huế. Miếng thạch ngọt thanh tan trên đầu lưỡi, thấm vào lòng tôi những cảm giác dịu êm.

     Cổng nhà Khanh bỗng mở toang. Một người đàn ông trung niên,giống Khanh như tạc phóng xe máy vào. Ông đứng trước thềm, tươi cười nhìn mẹ Khanh rồi chỉ tay vào giỏ xe: một chậu hoa dâm bụt vừa nở hai nụ hàm tiếu màu vàng. Mẹ Khanh đến gần, ngắm nghía:

     -Mình mới mua hả? Ôi bông cẩn vàng, đẹp thiệt đó.

     Tôi tròn mắt. Khanh ghé vào tai tôi:

     -Người Huế gọi “Hoa dâm bụt” là “bông cẩn”.

     Ba Khanh bước vào phòng khách, mẹ Khanh theo sau bảo Khanh:

     -Con bưng chậu hoa xuống rồi đi cất xe cho ba.

     Tôi đứng dậy, vòng tay:

     -Cháu chào bác ạ.

     -Cháu là bạn gái của Khanh phải không? Bác gái nói cho bác biết rồi.

     Ba Khanh ngồi đối diện tôi, hỏi han ân cần. Giọng ông ấm áp, tuy âm sắc hơi nặng, có nhiều từ tôi không hiểu rõ, chỉ lờ mờ đoán ra. Nhưng ánh mắt ấy, cử chỉ ấy đã nói lên một tình cảm chân thành.



2. Tôi nhận lời cầu hôn của Khanh, mặc cho những lời bàn ra tán vào của đám bạn. Thật ra cũng vì thương tôi, nên chúng nó mới đề cao cảnh giác nhiệt tình như thế. Nào là: “Công dung ngôn hạnh mày có được bao nhiêu mà dám uống thuốc liều hở?”, “Làm dâu người Huế khó lắm, mày chịu được sao?”, “Chúng tao khuyên mày nên đi học vài khoá nấu ăn, làm bánh mới đủ sức đối phó.”…

     Tôi bịt hai tai, hét:

     -Chúng mày có im hết đi không? Tình yêu của Khanh đã cho ta đầy đủ mười thành công lực.

     Nói thì oai lắm, nhưng lòng tôi cũng hơi run khi nghe ba Khanh bảo:

     -Đám cưới xong, Khanh nên đưa Kiều Tiên về Huế thăm mệ và mấy O. Xa xôi quá, không ai vào chung vui cùng hai con được. Ba nghĩ là họ rất mong thấy mặt con dâu của ba.

     Tôi lại càng run. Cái gì “mệ”, cái gì “O”?

     Khanh lại “phụ đề Việt ngữ”:

     -Mệ là… bà nội của anh đó. Còn O là hai người em gái của ba.

     -Như vậy “O” có nghĩa là “cô” phải không anh?

     -Đúng. Cho em 10 điểm. Còn “mệ”?

     -Mệ là… bà nội chớ gì.

     -Mệ là bà thôi. Mệ nội, mệ ngoại, là bà nội, bà ngoại.

     -Sao hồi nãy anh nói mệ là bà nội? Tiền hậu bất nhất, cho anh zéro điểm là vừa.

     -OK, anh chịu thua em 1 – 0 đó, bây giờ nghe anh nói tiếp nè.

     -Bộ anh muốn em loạn thần kinh hả?

     Khanh dỗ dành:

     -Nếu em không chịu cho anh truyền thêm nội công thì làm sao ứng phó với bà con nội ngoại của anh ngoài Huế chứ.

     Có lý. Mặc dù tôi chưa quen nghe giọng Huế, nhưng nếu tôi hiểu được những từ người Huế thường dùng, thì sự đồng cảm giữa tôi và “giang sơn nhà chồng” sẽ dễ dàng hơn. Tôi lấy tờ giấy và cây bút:

     -Được rồi, anh nói đi. Em sẽ ghi và học thuộc lòng.

     Khanh phấn chấn ra mặt:

     -Em ngoan quá –rồi tằng hắng –Anh bắt đầu nè. Người Huế từ “mô” là “đâu”, ví dụ “anh đi mô?” có nghĩa là “anh đi đâu?”, “bên ni” là “bên này”, “bên nớ” là “bên kia”, “răng” là “sao”, “rứa” là “thế”, “kiệt” là “hẻm”, “tra” là “già”, “ăn kỵ” là “ăn giỗ”…

     Đầu óc tôi lùng bùng, tay chân tôi quờ quạng. Khanh đặt câu hỏi:

     -Đố em, “ôn” là gì?”

     Tôi xếp giấy lại, thở phào:

     -Anh hết vốn rồi hả? Đố như anh, con nít cũng biết. Ôn là ôn tập chớ gì.

     Khanh kí vào đầu tôi:

     -Cho em xuống học lớp Lá là vừa. “Ôn” là “Ông”. Gặp các ông già, người ta thường “Thưa ôn”, cũng như đối với các bà lão, người ta thường “thưa mệ”…

     Khanh tiếp tục đưa tôi vào mê hồn trận:

     -À, anh nhắc em điều này, nếu thấy một người đàn ông được gọi là “Mệ” thì em cũng đừng ngạc nhiên, vì đó là những người trong hoàng tộc…

     Tôi hét lên:

     -Cái gì? Ôi em bị tẩu hoả nhập ma rồi.



3. “Giang sơn nhà chồng” của tôi toạ lạc giữa một khoảng vườn xanh tốt trong thành nội, gồm ba căn nhà trệt lợp ngói rộng rãi, ngăn cách nhau bởi các dãy hàng rào bằng cây thấp, lá nhỏ, quấn quít những sợi dây leo màu vàng. Khanh nói:

     -Bà nội anh rất thích chăm sóc vườn tược. Hàng rào chè tàu này còn già hơn tuổi của anh nữa đó, còn kia là những dây tơ hồng. Em thấy có đẹp không? Ngày trước, nhà anh chỉ có một căn thôi, sau này hai O lập gia đình, bà nội mới xây thêm hai căn nữa, của hồi môn ấy mà.

     Có tiếng reo:

     -Khanh, cháu Khanh đó phải không?

     Một phụ nữ khoảng trên dưới năm mươi, mặc quần tây nâu, áo hoa sặc sỡ, từ căn nhà bên phải chạy ra. Tóc bà uốn cao, nước da trắng, miệng cười có má lúm đồng tiền.

     -Đây là O Hương của anh.

     -Cháu chào… O ạ.

     O Hương tiến đến gần, vuốt má tôi:

     -Vợ thằng Khanh đây hả. Chà, hai đứa xứng đôi lắm đó nghe –rồi bà kéo tay tôi và Khanh về phía căn nhà giữa –Mạ ơi, vợ chồng Khanh về tới rồi nì.

     Khanh nhìn sang căn nhà bên trái cửa khoá ngoài. O Hương nói:

     -O dượng Hoà về làng ăn kỵ rồi. Chắc là mai mới lên.

     Nãy giờ tôi cố ý lắng nghe. Eureka, tôi đã nhớ. “Ăn kỵ” là “ăn giỗ”, còn “mạ”? Chắc là “mẹ” rồi. Xem ra tiếng Huế đâu có khó gì, khỏi cần Khanh làm thông dịch.

     Bà nội của Khanh rất đẹp lão. Mái tóc bà bạc phơ, gương mặt hồng hào, phúc hậu. Bà đang ngồi trên chiếc ghế mây cạnh ngưỡng cửa, miệng cười móm mém, âu yếm nhìn Khanh đi bên tôi.

     -Chúng cháu chào mệ.

     Bà gật đầu rồi đưa tay níu lấy vai Khanh:

     -Đỡ mệ vô nhà.

     Bà nhỏ bé trong vòng tay Khanh, bước chân bà khập khiểng. Khanh lo lắng:

     -Mệ, mệ bị sao vậy?

     O Hương đỡ lời:

     -Hôm qua mệ ra vườn tưới cây, mệ bị bổ.

     -Im đi, tau bớt rồi –bà nhìn O Hương từ đầu đến chân –mi bận cái áo chi mà loè loẹt rứa? Tra rồi, gần làm mụ gia rồi, còn bày đặt diện.

     Tôi nói nhỏ với Khanh:

     -Em hiểu từ “tra” rồi, nhưng “bổ”là gì? Còn “mụ gia”?

     -“Bổ” là “té”, còn “mụ gia” là “mẹ vợ” hoặc “mẹ chồng”. Xứ Huế anh có câu: “Thương chồng mà khóc mụ gia, chớ tui với mụ chẳng bà con chi.”

     Tôi che miệng cười. Bà nội Khanh ngồi trên sập gụ, vẫy Khanh và tôi lại gần. Bà vuốt tóc tôi:

     -Mệ có coi bóng đám cưới, trông cháu đẹp hơn trong bóng nhiều. Biết hai cháu sắp ra thăm mệ, đêm mô mệ cũng nằm chộ.

     Khanh thông dịch ngay:

     -“Bóng” là “hình”…

     Tôi ngắt lời:

    -Còn “nằm chộ” là “nằm mơ”, đúng không?

     -Very good, em thông minh thật đấy.

     Bà nội Khanh có vẻ thích tôi. Bà kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, từ chuyện làng xóm, đến chuyện những người trong họ tộc, chuyện gia đình Khanh… giọng bà nhẹ nhàng, thân ái. Vì đã ôn tập trước, nên những từ rặt Huế như răng, mô, tê, rứa… tôi hiểu dễ dàng. Và càng lúc, tôi càng thấy gần gũi bà, thương yêu bà hơn.

     -Cháu biết không? Chồng của cháu rất thích ăn chè thịt quay.

     Chè thịt quay là gì? Tôi nhìn quanh tìm Khanh. Nhưng thôi, khỏi cần thắc mắc, chẳng qua cũng chỉ là món chè bình thường, cứ ăn vào là biết ngay thôi mà. Bà gọi:

     -Hương ơi, lấy cà mèn đi mua chè thịt quay cho các cháu ăn đi con.

     O Hương bảo Khanh:

     -Cháu qua nhà dắt dùm chiếc xe ra cho O.

     -Để cháu chở O đi.

     Khanh đến bên tôi:

     -Em ở nhà với mệ được không?

     Tôi vênh mặt:

     -Anh khỏi lo. Mệ nói gì em cũng hiểu hết.

*

     Tôi đi thơ thẩn trong vườn. Nắng chiều dìu dịu, gió chiều êm ái. Lòng tôi rộn vui theo tiếng chim hót chuyền cành. Hình như bà nội gọi:

     -Vợ thằng Khanh mô rồi?

     Tôi hấp tấp chạy vào:

     -Mệ sai cháu gì ạ?

     -Cháu ra ngoài “cươi” lấy cái “chủi”, “xuốt” dùm mệ cái “dà”.

     -!!!

     Lần này thì tôi thua thật. Khanh ơi, mau về cứu em.

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #242 - 10. Oct 2010 , 15:37
 
Em Nang Ton Nu oi ,
Lau lam roi can nha ni moi co khach den tham lai.
Cam on em da dem mot cau chuyen vui vo day de cho thien ha doc ,  khong hieu doc ma khong co " phu de viet ngu " thi moi ngươi co hieu chi khong hi ?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #243 - 14. Oct 2010 , 10:02
 
Mời Cô và các Anh chị nghe một giọng ngâm xứ Huế :
Nguyên Thảo


Dạo chơi Xứ Huế
Đi dạo một vòng đi anh ơi,
Đò ngược đò xuôi khắp mọi nơi,
Sông Hương dòng nước trôi êm ả,
Cô lái đong đưa tiếng gọi mời,
Ít khi về lại mà thăm Huế,
Răng không đi đủ chổ mà chơi,
Đò đi lăng tẩm lên Thiên Mụ,
Xe ngược Thuận An sắp chạy rồi,
Rồi khi đêm đến ghe đưa dón,
Ôm Huế vào lòng giọng lã lơi,
Không về nỏ thấy cho tường tận,
Huế cũng văn minh kịp với người.
N..T.4.7.01



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #244 - 14. Oct 2010 , 15:39
 
Phan Nguyen wrote on 14. Oct 2010 , 10:02:
Mời Cô và các Anh chị nghe một giọng ngâm xứ Huế :
Nguyên Thảo


Dạo chơi Xứ Huế
Đi dạo một vòng đi anh ơi,
Đò ngược đò xuôi khắp mọi nơi,
Sông Hương dòng nước trôi êm ả,
Cô lái đong đưa tiếng gọi mời,
Ít khi về lại mà thăm Huế,
Răng không đi đủ chổ mà chơi,
Đò đi lăng tẩm lên Thiên Mụ,
Xe ngược Thuận An sắp chạy rồi,
Rồi khi đêm đến ghe đưa dón,
Ôm Huế vào lòng giọng lã lơi,
Không về nỏ thấy cho tường tận,
Huế cũng văn minh kịp với người.
N..T.4.7.01




Than goi Cu Tuan ,
Cam on Cu Tuan da cho Co thương thuc mot giong ngam tho giong Hue , giong ngam tram am lam , nhung khong hieu nhung ngươi khong phai Hue nghe co hieu gi khong?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #245 - 21. May 2011 , 06:25
 
Liên hoan Bếp Việt trong vườn Huế



Chiều 29/4, tại Quảng trường Ngọ Môn, không gian ẩm thực 3 miền chính thức mở cửa đón du khách. Đây là điểm nhấn trọng tâm nhất của Festival nghề Huế 2011 "Bếp Việt trong vườn Huế". Đúng như mong đợi, hàng nghìn người về đây thưởng thức những món ăn độc đáo.


TP Huế: Món ăn 3 miền "hút" khách ngày đầu Festival nghề "Ẩm thực và cây cảnh"

Chiều 29/4, tại Quảng trường Ngọ Môn, không gian ẩm thực 3 miền chính thức mở cửa đón du khách. Đây là điểm nhấn trọng tâm nhất của Festival nghề Huế 2011 "Bếp Việt trong vườn Huế". Đúng như mong đợi, hàng nghìn người về đây thưởng thức những món ăn độc đáo.

Vì nằm sát bên quảng trường Ngọ Môn là nơi tập trung nhiều du khách tham quan nhất trong các di tích ở Huế nên rất nhiều khách tranh thủ đi bộ vào khu ẩm thực để vui chơi.

...


Không gian ẩm thực miền Nam đông khách


Theo quan sát, bộ phận bán coupon (vé có ghi từng giá tiền) làm việc không ngơi nghỉ. Tại khu vực "ẩm thực khẩn hoang đất phương Nam" và khu ẩm thực dân gian Huế rất đông khách. Nhiều gia đình, nhóm bạn, khách ngoại kéo vào và kêu nhiều món ăn lạ để thưởng thức.

Hấp dẫn người Huế nhất vẫn là các món ăn miền Nam mà chủ yếu là của vùng Tây Nam bộ như bún mắm, bánh xèo, chuột nướng, cá lóc nướng trui, gà nướng ống tre, bánh chuối nướng. Phong vị Bắc với bún thang, bún mộc, bún ốc, cổ truyền Hà Nội cũng hấp dẫn không kém.

...


Một quán nướng hút du khách


Tại gian hàng dân gian Huế, các món bánh bèo nậm lọc dân gian, cháo gạo đỏ cá bống thệ kho khô, bánh cuốn thịt heo tôm chua, cơm bún hến đã thu hút khách du lịch ngoại tỉnh và người nước ngoài vào thưởng thức.

Ban tổ chức đã tạo ra một không gian đúng với từng vùng miền làm du khách ngỡ ngàng như cầu khỉ Nam bộ, sân rơm mùa gặt miền Nam, đi cà kheo, đu tiên Phong Điền Huế, bàn ghế thấp lè tè đúng với miền quê Bắc bộ. Xen lẫn vào đó là các tiết mục đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, ca trù tạo không khí vui tươi. Mặt khác vì giá cả phải chăng, số lượng các món ăn từ 5.000-30.000đồng chiếm đến 70% nên cũng dễ dàng cho khách mua được nhiều món cùng lúc.

...


Ban tổ chức đã tạo ra nhiều hoạt cảnh vùng miền để làm "lạ" thêm "khẩu phần" thị hiếu như cầu khỉ miền Tây...

...


...đến Ca Huế góp vui với những điệu ca đối đáp


Dự kiến trong những ngày tiếp, không gian ẩm thực 3 miền sẽ còn đông hơn vì chính thức là ngày nghỉ lễ của mọi người. Một dự đoán khác, sau khi Festival pháo hoa Đà Nẵng kết thúc vào 30/4, một lượng lớn khách sẽ đổ về Huế chơi Festival làng nghề vì còn đến 3 ngày nghỉ là mồng 1,2,3 tháng 5. Lúc đó nhiều khả năng những món ăn đem từ Nam, Bắc vào Festival nghề Huế sẽ bị "cháy" hàng.

...


Nhiều dân Huế và khách du lịch rất thích thú với những món ăn lạ, ngon, rẻ 3 miền

Dưới đây là một số món ăn ngon hấp dẫn của 3 miền Dân trí được gửi đến quý độc giả:

...

Thịt chuột nướng miền Tây


...

Cá trê nướng trui và gà nướng ống tre thơm ngào ngạt


...

Bê quay


...

Gỏi ba khía Bạc Liêu


...

Bún mắm Châu Đốc


...

Bánh chuối nướng gồm chuối bọc nếp nướng thơm phức bởi lá chuối bên ngoài


...

Con nuốt trong món "bún giấm nuốt" của Huế


...

Cơm hến Huế bình dân


...

Hến xào xúc bánh tráng


...

Bánh cuốn thịt heo tôm chua


...

Cháo đậu đỏ ăn với cá bống thệ Huế


...

Bún bò Huế thơm phức


...

Các hàng gánh thiếu nữ xinh đẹp


...

Bún thang Hà Nội


...

Bún ốc hấp dẫn


...

Một mâm cổ cổ truyền Hà Nội gồm 4 bát, 6 dĩa với giò lụa, chả quế, bánh chưng, canh măng.... giá 120.000đ/người


...

Rượu Nếp cái Hoa vàng Hà Nội


...

Nhãn sấy khô miền Bắc


...

Một ngôi nhà sàn mang đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Bắc, trong bán sản vật gây tò mò cho nhiều người


Đại Dương

( DÂN TRÍ )
Back to top
« Last Edit: 21. May 2011 , 06:32 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #246 - 21. May 2011 , 08:55
 
Phuong_Tran wrote on 21. May 2011 , 06:25:
Liên hoan Bếp Việt trong vườn Huế



Chiều 29/4, tại Quảng trường Ngọ Môn, không gian ẩm thực 3 miền chính thức mở cửa đón du khách. Đây là điểm nhấn trọng tâm nhất của Festival nghề Huế 2011 "Bếp Việt trong vườn Huế". Đúng như mong đợi, hàng nghìn người về đây thưởng thức những món ăn độc đáo.


TP Huế: Món ăn 3 miền "hút" khách ngày đầu Festival nghề "Ẩm thực và cây cảnh"

Chiều 29/4, tại Quảng trường Ngọ Môn, không gian ẩm thực 3 miền chính thức mở cửa đón du khách. Đây là điểm nhấn trọng tâm nhất của Festival nghề Huế 2011 "Bếp Việt trong vườn Huế". Đúng như mong đợi, hàng nghìn người về đây thưởng thức những món ăn độc đáo.

Vì nằm sát bên quảng trường Ngọ Môn là nơi tập trung nhiều du khách tham quan nhất trong các di tích ở Huế nên rất nhiều khách tranh thủ đi bộ vào khu ẩm thực để vui chơi.

...


Không gian ẩm thực miền Nam đông khách


Theo quan sát, bộ phận bán coupon (vé có ghi từng giá tiền) làm việc không ngơi nghỉ. Tại khu vực "ẩm thực khẩn hoang đất phương Nam" và khu ẩm thực dân gian Huế rất đông khách. Nhiều gia đình, nhóm bạn, khách ngoại kéo vào và kêu nhiều món ăn lạ để thưởng thức.

Hấp dẫn người Huế nhất vẫn là các món ăn miền Nam mà chủ yếu là của vùng Tây Nam bộ như bún mắm, bánh xèo, chuột nướng, cá lóc nướng trui, gà nướng ống tre, bánh chuối nướng. Phong vị Bắc với bún thang, bún mộc, bún ốc, cổ truyền Hà Nội cũng hấp dẫn không kém.

...


Một quán nướng hút du khách


Tại gian hàng dân gian Huế, các món bánh bèo nậm lọc dân gian, cháo gạo đỏ cá bống thệ kho khô, bánh cuốn thịt heo tôm chua, cơm bún hến đã thu hút khách du lịch ngoại tỉnh và người nước ngoài vào thưởng thức.

Ban tổ chức đã tạo ra một không gian đúng với từng vùng miền làm du khách ngỡ ngàng như cầu khỉ Nam bộ, sân rơm mùa gặt miền Nam, đi cà kheo, đu tiên Phong Điền Huế, bàn ghế thấp lè tè đúng với miền quê Bắc bộ. Xen lẫn vào đó là các tiết mục đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, ca trù tạo không khí vui tươi. Mặt khác vì giá cả phải chăng, số lượng các món ăn từ 5.000-30.000đồng chiếm đến 70% nên cũng dễ dàng cho khách mua được nhiều món cùng lúc.

...


Ban tổ chức đã tạo ra nhiều hoạt cảnh vùng miền để làm "lạ" thêm "khẩu phần" thị hiếu như cầu khỉ miền Tây...

...


...đến Ca Huế góp vui với những điệu ca đối đáp


Dự kiến trong những ngày tiếp, không gian ẩm thực 3 miền sẽ còn đông hơn vì chính thức là ngày nghỉ lễ của mọi người. Một dự đoán khác, sau khi Festival pháo hoa Đà Nẵng kết thúc vào 30/4, một lượng lớn khách sẽ đổ về Huế chơi Festival làng nghề vì còn đến 3 ngày nghỉ là mồng 1,2,3 tháng 5. Lúc đó nhiều khả năng những món ăn đem từ Nam, Bắc vào Festival nghề Huế sẽ bị "cháy" hàng.

...


Nhiều dân Huế và khách du lịch rất thích thú với những món ăn lạ, ngon, rẻ 3 miền

Dưới đây là một số món ăn ngon hấp dẫn của 3 miền Dân trí được gửi đến quý độc giả:

...

Thịt chuột nướng miền Tây


...

Cá trê nướng trui và gà nướng ống tre thơm ngào ngạt


...

Bê quay


...

Gỏi ba khía Bạc Liêu


...

Bún mắm Châu Đốc


...

Bánh chuối nướng gồm chuối bọc nếp nướng thơm phức bởi lá chuối bên ngoài


...

Con nuốt trong món "bún giấm nuốt" của Huế


...

Cơm hến Huế bình dân


...

Hến xào xúc bánh tráng


...

Bánh cuốn thịt heo tôm chua


...

Cháo đậu đỏ ăn với cá bống thệ Huế


...

Bún bò Huế thơm phức


...

Các hàng gánh thiếu nữ xinh đẹp


...

Bún thang Hà Nội


...

Bún ốc hấp dẫn


...

Một mâm cổ cổ truyền Hà Nội gồm 4 bát, 6 dĩa với giò lụa, chả quế, bánh chưng, canh măng.... giá 120.000đ/người


...

Rượu Nếp cái Hoa vàng Hà Nội


...

Nhãn sấy khô miền Bắc


...

Một ngôi nhà sàn mang đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Bắc, trong bán sản vật gây tò mò cho nhiều người


Đại Dương

( DÂN TRÍ )

Em Phương Tran oi ,
Cam on em nhieu lam , nhin nhung mon an ma them. Co mon nuốt dac biet la cua Hue , nhieu ngươi them lam , o ben nay chang bao gio dươc an mon do.
May con chuot trong khiep qua va ca con be thui nua , trong that la toi nghiep !
Co chi mong co ngay dươc tro ve Hue ma thoi , biet la chang bao gio co the thuc hanh dươc !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #247 - 22. May 2011 , 15:41
 
ngo_thi_van wrote on 21. May 2011 , 08:55:
Em Phương Tran oi ,
Cam on em nhieu lam , nhin nhung mon an ma them. Co mon nuốt dac biet la cua Hue , nhieu ngươi them lam , o ben nay chang bao gio dươc an mon do.
May con chuot trong khiep qua va ca con be thui nua , trong that la toi nghiep !
Co chi mong co ngay dươc tro ve Hue ma thoi , biet la chang bao gio co the thuc hanh dươc !
Co Van   


Em TB chào Mạ Vân , những ngày cuối tháng tư của người VNCS thật là tưng bừng vui chơi ăn uống ,họ đã ăn uống vui chơi trên sự đau buồn của người VNTD trong nước và VNTNCS ngoài nước. Nhiều khi nghĩ mà buồn và thương hại cho những ai tới giờ này mà vẫn còn chưa tỉnh cơn mê.Thật là thâm độc họ đã và đang ru ngủ dân chúng , tạo ra những cuộc vui chơi ăn uống để người dân quên mất những tội ác và việc xấu họ đã và đang làm để đưa đất nước đến chỗ suy đồi ,nhưng em nghĩ rất nhiều người dân Huế sẽ chẳng vui sướng gì để tham gia đâu , vì những ngày cuối tháng tư là ngày giỗ của nhiều gia đình có thân nhân bị VC sát hại. Nhìn hình con bê thui, lập tức trong đầu em hiện ra hình ảnh những người chết mà em đã từng thấy khi chạy loanh quanh kiếm người thân , họ bị chết cháy không còn mảnh vải che thân. Thảm lắm Mạ Vân ui! Cry Chúc Mạ Vân Chủ nhật an bình , thương Mạ.Em TB
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #248 - 22. May 2011 , 21:07
 
thubeo wrote on 22. May 2011 , 15:41:
Em TB chào Mạ Vân , những ngày cuối tháng tư của người VNCS thật là tưng bừng vui chơi ăn uống ,họ đã ăn uống vui chơi trên sự đau buồn của người VNTD trong nước và VNTNCS ngoài nước. Nhiều khi nghĩ mà buồn và thương hại cho những ai tới giờ này mà vẫn còn chưa tỉnh cơn mê.Thật là thâm độc họ đã và đang ru ngủ dân chúng , tạo ra những cuộc vui chơi ăn uống để người dân quên mất những tội ác và việc xấu họ đã và đang làm để đưa đất nước đến chỗ suy đồi ,nhưng em nghĩ rất nhiều người dân Huế sẽ chẳng vui sướng gì để tham gia đâu , vì những ngày cuối tháng tư là ngày giỗ của nhiều gia đình có thân nhân bị VC sát hại. Nhìn hình con bê thui, lập tức trong đầu em hiện ra hình ảnh những người chết mà em đã từng thấy khi chạy loanh quanh kiếm người thân , họ bị chết cháy không còn mảnh vải che thân. Thảm lắm Mạ Vân ui! Cry Chúc Mạ Vân Chủ nhật an bình , thương Mạ.Em TB

THu B.i ,
Em tuong tương lam Co rung ca minh !
Co nghi la chang ai co the quen dươc nhung qua khu dau buon dau  !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #249 - 23. Jun 2011 , 16:18
 
Cơm Muối Huế - Đậm đà bản sắc dân tộc



Đó không phải là cách nói tế nhị, nhún nhường truyền thống của người Việt, mỗi khi gia chủ bày tiệc khoản đãi khách quý. Rõ ràng chỉ có cơm và muối, song cơm phải được nấu cầu kỳ từ gạo thơm, còn muối thì được chế biến bằng đủ cách: rang, kho, om, chiên, trộn... là bữa tiệc cơm muối do các nghệ nhân tài hoa ở Huế thực hiện.

...



Ở Việt Nam, khi mời người khác dự tiệc, gia chủ thường nhún "Mời bác mai cùng nhà cháu dùng bữa cơm muối!" Hoặc xuýt xoa: "Mấy khi bác ghé thăm, cơm muối đạm bạc, mong bác xá cho..". Kỳ thực thì những "bữa cơm muối" ấy là những bữa tiệc với nhiều món ngon được nấu nướng cẩn thận, chứ không ai lại dọn chỉ cơm và muối!

Ấy thế mà tiệc cơm muối đãi khách hay Tết cơm muối lại có thật một trăm phần trăm, đúng theo nghĩa đen chứ không phải lối nói đưa đẩy. Bạn không tin ư? Xin mời bạn đến Huế! ở Huế, cơm muối là thứ thực đơn siêu hạng, mà mỗi lần có khách sành ăn đặt, gia chủ hay các nhà hàng phải chạy toát mồ hôi hột. Bởi làm được một mâm cỗ Tết hay một mâm tiệc đãi khách bằng cơm muối phải là người nội trợ hay đầu bếp khách sạn tài hoa lắm.

Thời trước, các "Mệ" (chỉ người trong hoàng phái) thường thết khách sang, khách quý bằng bữa tiệc cơm muối để thể hiện sự quý khách của mình và còn để khoe tài...nấu nướng và tài thưởng thức! Nên ở Huế có rất nhiều người biết chế biến cơm muối. Ngày nay, các nghệ nhân biết làm tiệc cơm muối đang thưa dần, nhiều khi tìm rất khó.

Bữa tiệc cơm muối Huế đúng như tên gọi chỉ có cơm và muối! Với tất cả nét văn hóa mang triết lý ẩm thực Huế, ẩm thực Việt Nam sâu thẳm mà dân dã đến bất ngờ! Nhưng cơm và muối ở đây rất cầu kỳ, công kỹ trong chế biến và vô cùng đài các trong thưởng thức.

Cơm là cơm gạo tẻ, loại gạo thơm như gạo Nàng thơm, Nàng Hương bây giờ. Gạo giã làm sao còn nguyên vỏ lụa, không sứt, vỡ (gạo lứt). Cơm nấu trong niêu đất nhỏ, bảo đảm hạt gạo chín nhưng không nứt nở, cơm rất khô mà không sống! Các đầu bếp cung vua, hay các gia đình quan lại triều Nguyễn xưa thường dùng thứ gạo tiến vua nổi tiếng là gạo de An Cựu (Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi - gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già) để làm tiệc cơm muối cơm nấu trong nồi đất do làng Phước Tích sản xuất.

Một mâm cơm muối tùy theo thực khách mà đĩa cơm to hay nhỏ, nhưng nhất thiết phải là loại đĩa sang trọng, đĩa cổ càng quý. Còn thức ăn tất nhiên là... muối! Đó là các món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là muối biển được đơm trong các loại đĩa chén cổ kiểu cách, rất bé. Bát ăn cơm (người Huế gọi là chén) là loại bát cổ nhỏ (chén kiểu) rất sang trọng.

Các món muối được chế biến bằng các phương pháp rang, kho, om, chiên, trộn,... không khác gì phương pháp chế biến các món động, thực vật khác. Tùy theo công thức pha và cách chế biến mà có các món muối khác nhau, món nào ra món đó, có màu sắc, mùi vị riêng không hề trùng lẫn. Nhìn mâm cơm với các món muối khi mới dọn ra ta có cảm giác đó là một mâm hoa: Muối trắng, muối ớt đỏ, muối riềng vàng, muối khế, muối sả xanh, muối tiêu, muối mè (vừng) màu huyền, muối bạc, muối ruốc, muối sườn màu nâu bóng... thật thích mắt.

Ăn tiệc cơm muối, khách và chủ bao giờ cũng bị đặc điểm món ăn, chén bát, mâm bàn... buộc phải giữ phong thái lịch sự, thư thái, nho nhã. Và miếng cơm nhỏ vào mồm nhai chậm, không mở to miệng khi nhai cơm. Ăn từ tốn, nhai chậm mới thưởng thức hết hương vị thơm ngon, sâu đằm của bữa cơm muối. Vị bùi, béo, mặn, ngọt, chua cay.... thấm dần vào hồn như đưa ta về cội nguồn văn hóa dân tộc và triết lý nhân sinh. Nó xa vời với cảnh nhậu hiện nay…

Nhà văn Nguyễn Tuân có kể rằng, thuở còn là cậu học trò nhỏ, vào Huế ông đã được theo cha dự một bữa tiệc cơm muối ở Kim Long, do một ông quan mời. Hàng mấy chục năm sau, bữa cơm muối ấy vẫn ám ảnh ông. Ông vẫn nhớ và kể ra rất tỷ mỷ hàng chục món muối trong bữa tiệc ấy. Con người sành sõi về nghệ thuật ẩm thực nhất làng văn đất Việt này, mãi cho đến cuối đời vẫn bái phục tài nghệ của các đầu bếp Huế, cũng như cách tiếp khách cao sang mà tài tử của con người xứ Huế! Đây không còn là bữa tiệc hay bữa cơm Tết thuần túy nữa mà là một cuộc chơi của những nghệ sĩ!

Du khách thăm Huế hẳn sẽ vô cùng thú vị khi được thưởng thức bữa tiệc cơm muối Cố Đô chính hiệu. Người Huế đã "phục chế" được cơm Vua, chắc chắn sẽ làm sống lại những bữa tiệc cơm muối sang trọng mà đậm đà bản sắc dân tộc để phục vụ du khách.


Theo
chudu24



Cận cảnh tuyệt chiêu “cơm muối Huế”



(Dân trí) - Lần đầu tiên tại Festival nghề 2011, món cơm muối Huế đặc sắc gần như thất truyền từ lâu đã xuất hiện trở lại với sự kỳ công của đầu bếp, nghệ nhân Huế.

Người "thổi hồn" để tái sinh lại món cơm muối Huế tại gian hàng cùng tên trong không gian ẩm thực Huế là cô giáo, Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm ẩm thực Pháp - Hoàng Thị Như Huy với vai trò cố vấn, đầu bếp Đặng Văn Sơn, ca trưởng bếp KS Festival (TP Huế) cùng những phụ bếp và phục vụ thuộc trường CĐ Nghề Du lịch Huế và trường Âu Lạc.

...

Đầu bếp Đặng Văn Sơn với mâm cơm muối Huế


Rất cầu kỳ, một thực đơn 200.000đ cho một người ăn gồm 5 món hoàn toàn đều được ăn với muối. Thứ nhất là tôm rang muối ăn với muối ớt xanh. Thứ hai là cháo ngũ sắc được làm từ 5 loại ngũ cốc thiên nhiên là: đậu đỏ, đậu đen, kê, gạo trắng và gạo tím (món này được ăn kèm với muối trắng được ủ trong ché 10 năm). Thứ ba là món xôi 3 màu Phượng Hoàng ăn với muối mè vàng. Thành phần xôi gồm xôi trái gấc, xôi khoai tía, xôi lá dứa - mỗi miếng xôi là hình một chiếc lông chim Phượng Hoàng giữa có nhân đậu xanh vàng.

Thứ tư là món chính: cơm trắng ăn với một lúc 9 loại muối như: muối tiêu, muối cá thu, muối tôm, muối mè, muối ruốc bò.... và món cuối tráng miệng gồm bưởi da xanh, dưa hấu, xoài được chấm với muối mơ làm từ muối và trái mơ từ Hà Nội.

Khách cùng lúc với dùng cơm muối phải uống thêm nước chè gừng mát để làm dịu đi vị mặn của muối.
Theo bà Huy, nguồn gốc của bữa cơm muối xuất phát từ Huế. Ăn cơm muối không phải là người hèn ăn mà xuất phát từ những gia đình danh gia vọng tộc. Nhà giàu hay ăn sơn hào hải vị, có lúc họ bị cơ hàn, kinh tế không đầy đủ mà trúng lúc bạn đến chơi nhà, người chồng bèn bảo vợ có món gì ăn vẫn sang mà phải rẻ nhưng phải làm được thật nhiều món ăn để bữa ăn phong phú.

Người vợ Huế vốn giỏi nấu ăn bèn nghĩ ra muối là thứ gia vị thiết yếu nhất, nếu kết hợp được với các loại ngũ cốc, rau dưa và một ít cá thịt, hải sản là có thể làm ra được rất nhiều món ăn mà không tốn tiền là bao. Từ đó, cơm muối Huế ra đời với hàng chục món ăn từ muối hấp dẫn.

...

Cô Hoàng Thị Như Huy (áo dài đỏ) giới thiệu đến du khách bữa cơm muối Huế


Theo đầu bếp Sơn, món cơm muối ăn mùa hè khác với mùa đông khi người nấu phải chọn những món nào mang tính hàn (mát) để phù hợp với cái nóng. Như các món muối cá thu, muối tôm, muối mơ rất dễ ăn bắt buộc phải có trong thực đơn đãi khách.

“Để nấu được cơm muối, phải kỳ công khoảng 3 ngày với sự trợ giúp 5 bếp phụ, hay 5 ngày nếu như một đầu bếp nấu, nhanh lắm cũng chỉ hơn 2 ngày. Vì vậy khi khách đặt ăn cơm muối thì phải báo trước nếu không phải chờ” - anh Sơn chia sẻ.

Hiện tại, bà Huy đã làm được tổng cộng 27 món ăn từ muối. Bà Huy tiết lộ “muối nếu để lâu sẽ là 1 vị thuốc, có tác dụng bồi bổ sức khỏe khi nấu ăn. Toàn bộ loại muối tôi nấu đều là muối loại 1 từ Phan Rang. Trong đợt Festival này, tôi có mong muốn là đem lại cho du khách những nét đặc trưng nhất về món ăn độc đáo này và cũng để gìn giữ, bảo lưu món cơm muối Huế không bị mất đi trong kho tàng ẩm thực xứ Huế”.

Được biết, hiện ở Huế chỉ còn dưới 5 nghệ nhân có thể nấu được món cơm muối này.
Rất thú vị, 5 món ăn từ muối của bà Huy bày cho khách cũng được bà thi vị hóa bằng thơ ca như sau:    

                “Rồng con ngậm muối biển khơi
                 Sum vầy chén ngọc rạng ngời lúa ơi!
                 Phượng hoàng tung cánh thảnh thơi
                 Cơm lành cửu vị mặn mòi chân quê
                 Quà thơm cuối buổi tiễn chào
                 Ngọt cay chua mặn đậm tình tri ân”


Dưới đây là cận cảnh những món ăn từ muối của bữa “Cơm muối Huế”:

...

...

Món tôm rang muối chấm với muối ớt tươi

...

Cháo ngũ sắc ăn với muối trắng ủ 10 năm

...

Xôi 3 màu ăn với muối mè vàng

...

Một mâm cơm muối với cơm trắng và 9 món muối

...

Muối cá thu

...

Muối đậu với thịt

...

Muối mè đậu

...

Muối đậu khuôn

...

Muối ruốc bò

...

Trái cây ăn với muối mơ


...

Phải uống với chè xanh ngâm gừng mát mới hạ được khát khi ăn cơm muối

...

Du khách thích thú khi ăn cơm muối Huế


Đại Dương



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #250 - 23. Jun 2011 , 21:05
 
Em Phương Tran oi ,
Cam on em da mang bai nay vao day  de gioi thieu voi moi ngươi mot mon an rat doc dao cua Hue , ma co nhieu mon muoi dươc gioi thieu , Co chua tung dươc biet den !
Trong nay thay co noi mon ruoc muoi bò , chac la mon muoi sả? Mon nay Co rat thich van thương lam an luon.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #251 - 04. Oct 2011 , 23:05
 
...kk


Bích Huyền 
Mùa Xuân Xanh hay Mùa Xuân Chín

...........
..........

Nếu Mùa Xuân Xanh của Nguyễn Bính là bức tranh xuân của thôn quê miền Bắc thì Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử là bức tranh về mùa xuân của vùng thôn quê miền Trung…

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang

Khi khói mơ tan, chúng ta cảm nhận được mùa xuân đang độ chín.

Hình ảnh “làn nắng ửng, khói mơ tan” đã mở ra cả một trời xuân. Trong khoảnh khắc giao thời giữa cái “ửng lên” và cái “tan đi ”, sự chín tới của mùa xuân đã “lấm tấm” không gian như một trái chín ngọt lành.

“Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” sao mà đẹp quá!

Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử không những được vẽ ra bằng cảm xúc và màu sắc mà còn bằng âm thanh nữa. Ôi, ước gì chúng ta được nghe cái tiếng sột soạt của màu áo biếc ấy! Có như vậy mới thưởng thức được hết vẻ đẹp khi nhìn thấy “bóng xuân sang”.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây

Tất cả cùng tạo nên một cảm giác chất ngất men say, một cảm giác “chín” dần dần. Cỏ thì hát tới tận cùng bát ngát của màu xanh. Và các thôn nữ thì củng hát tới tận cùng của tuổi xuân phơi phới. Lúc này, hội họa đã nhường chỗ cho âm nhạc cất lên. Mùa xuân đang chín từ trong tâm hồn. Âm nhạc và con người đã đạt đến cung bậc hòa quyện lẫn vào âm nhạc của thiên nhiên.

“Hổn hển như lời của nước mây” thì hồn nhiên nhưng lại cũng mãnh liệt vô cùng…

Thế nhưng trong bức tranh tươi sáng mùa xuân ấy lại thấp thoáng một nét nghi vấn bâng khuâng…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Cái “sực nhớ” ở đây đã vẽ ra một không gian chói chang trong ánh sáng của kỷ niệm. Hình ảnh một người con gái gánh nặng cái tuổi “mùa xuân chín” của mình đi dọc dòng đời thăng trầm xoay chuyển. Liệu cô có chịu đựng nổi gánh nặng số phận đổ xuống đời mình hay không?

Cũng chính trong nỗi buồn đó lại ẩn giấu một ước mong.

Dù thế sự thăng trầm, con người vẫn vượt qua, vươn lên cùng đời sống…

Lối liên kết cảm giác, ý ẩn dụ, cách suy nghĩ từ thực tế đến ước mơ của Hàn Mặc Tử với bố cục chặt chẽ , và ý, tình cùng từ ngữ quyện vào nhau tạo cho bài thơ không thiếu không khí Đường Thi…

Khép lại bài thơ, không biết quý vị và các bạn có cùng một cảm giác với người thực hiện chương trình: cứ bâng khuâng mãi về một hình bóng, cứ vương vấn mãi về một câu hỏi không bao giờ có lời giải đáp:

Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

.........
........


Trích đoạn từ bài viết "Mùa Xuân Xanh hay Mùa Xuân Chín" của Bích Huyền (03/02/2010)




Mùa Xuân Chín

Giới thiệu:Đoàn Yên Linh
Diễn ngâm: Tôn Nữ Hỹ Khương

Back to top
« Last Edit: 04. Oct 2011 , 23:21 by phu de »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #252 - 06. Oct 2011 , 08:30
 
phu de wrote on 04. Oct 2011 , 23:05:
...kk


Bích Huyền 
Mùa Xuân Xanh hay Mùa Xuân Chín

...........
..........

Nếu Mùa Xuân Xanh của Nguyễn Bính là bức tranh xuân của thôn quê miền Bắc thì Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử là bức tranh về mùa xuân của vùng thôn quê miền Trung…

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang

Khi khói mơ tan, chúng ta cảm nhận được mùa xuân đang độ chín.

Hình ảnh “làn nắng ửng, khói mơ tan” đã mở ra cả một trời xuân. Trong khoảnh khắc giao thời giữa cái “ửng lên” và cái “tan đi ”, sự chín tới của mùa xuân đã “lấm tấm” không gian như một trái chín ngọt lành.

“Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” sao mà đẹp quá!

Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử không những được vẽ ra bằng cảm xúc và màu sắc mà còn bằng âm thanh nữa. Ôi, ước gì chúng ta được nghe cái tiếng sột soạt của màu áo biếc ấy! Có như vậy mới thưởng thức được hết vẻ đẹp khi nhìn thấy “bóng xuân sang”.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây

Tất cả cùng tạo nên một cảm giác chất ngất men say, một cảm giác “chín” dần dần. Cỏ thì hát tới tận cùng bát ngát của màu xanh. Và các thôn nữ thì củng hát tới tận cùng của tuổi xuân phơi phới. Lúc này, hội họa đã nhường chỗ cho âm nhạc cất lên. Mùa xuân đang chín từ trong tâm hồn. Âm nhạc và con người đã đạt đến cung bậc hòa quyện lẫn vào âm nhạc của thiên nhiên.

“Hổn hển như lời của nước mây” thì hồn nhiên nhưng lại cũng mãnh liệt vô cùng…

Thế nhưng trong bức tranh tươi sáng mùa xuân ấy lại thấp thoáng một nét nghi vấn bâng khuâng…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Cái “sực nhớ” ở đây đã vẽ ra một không gian chói chang trong ánh sáng của kỷ niệm. Hình ảnh một người con gái gánh nặng cái tuổi “mùa xuân chín” của mình đi dọc dòng đời thăng trầm xoay chuyển. Liệu cô có chịu đựng nổi gánh nặng số phận đổ xuống đời mình hay không?

Cũng chính trong nỗi buồn đó lại ẩn giấu một ước mong.

Dù thế sự thăng trầm, con người vẫn vượt qua, vươn lên cùng đời sống…

Lối liên kết cảm giác, ý ẩn dụ, cách suy nghĩ từ thực tế đến ước mơ của Hàn Mặc Tử với bố cục chặt chẽ , và ý, tình cùng từ ngữ quyện vào nhau tạo cho bài thơ không thiếu không khí Đường Thi…

Khép lại bài thơ, không biết quý vị và các bạn có cùng một cảm giác với người thực hiện chương trình: cứ bâng khuâng mãi về một hình bóng, cứ vương vấn mãi về một câu hỏi không bao giờ có lời giải đáp:

Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

.........
........


Trích đoạn từ bài viết "Mùa Xuân Xanh hay Mùa Xuân Chín" của Bích Huyền (03/02/2010)




Mùa Xuân Chín

Giới thiệu:Đoàn Yên Linh
Diễn ngâm: Tôn Nữ Hỹ Khương


Than goi Phu De ,
Trươc het la cam on Phu De da giup Co nho lai ten va password de gia nhap , neu chi doc ma khong tra loi dươc thi buon biet may !
Co cung cam on Phu De da cho doc loi phan tich ve hai bai tho noi ve mua Xuan o thon que cua Nguyen Binh va Han Mac Tu o hai mien Bac va Trung va tieng ngam tho tha thiet cua Ton Nu Hy Khương. Ong Cu cua Hy Khương va Ong Ngoai cua Co la hai anh em ket nghia. Dang le Co phai goi Hy Khương la Co , nhung vi la ban hoc cua em gai cua Co nen Hy Khương phai goi Co la " Chị "  Grin
Buc tranh co gai que mac chiec ao ba ba mau tim that la dep qua phai khong?
Co cam on Phu De mot lan nua va chuc Phu De luon luon lac quan.

Co Van
Back to top
« Last Edit: 06. Oct 2011 , 08:34 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #253 - 20. Nov 2011 , 16:19
 


Thổ ngữ Huế


(eo ôi cũng là tiếng Việt mà không hiểu gì cả...) 

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng:
“Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?”
Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy:
“Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?” .

Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể” . Ăn cho no rồi đi ngắm gái . Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!” (Đục cho hắn một hồi!) . Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm Mất mùa thì đẩn cơm thiu ;

Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được:

“Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui .”

(Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !

Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài .

Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: “Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!” (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai) Độc chưa ? O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng .

Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều “Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !” (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) .

Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó) Con đò đã khác năm xưa tê rồi.

Này lại (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)

Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!” Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán

Tra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn “ăn lông ở lỗ” hoặc “con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!”

Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem .) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác .
Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu
Cái ve cái chén cái bầu sau lưng

Chộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết ! Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu ! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột .

Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) .

En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !

O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng

Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .

Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .

Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp vú .

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời !

Răng mà cú tráu rứa tê ?: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .

Huế nói trại :

Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp “nói khác đi, nói cách khác” . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .

Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .
Hầu hết những từ bắt đầu bằng “nh” đều được người Huế nói trại thành “gi”: già (nhà) . Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!

Những từ bắt đầu bằng “s” thì nói trại ra thành “th”: Ăn thung mặc thướng:Ăn sung mặc sướng hoặc Thầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng .

Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là “n” hay “ng”: Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!

Những chữ có âm “o” thường nói trại ra “oa”: Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.

Những chữ có âm “ô”, người Huế thường nói trại thành âm “u”: Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.

Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:
Học trò thò lò mũi xanh.

Cầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !

Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất “văn hóa” của Huế:

Bên nữ:
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
Bỏ vô lửa đỏ than lại thành than
Trai nam nhân chàng mà đối đặng
Thiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đời

Nghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .

Bên Nam:
Trâu ăn giữa vạc ló lỗ
Đã ngụy chưa tề !
Nam nhân chàng đã đối đặng
Thiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?

Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có “tào khang” với nhau được hay không là chuyện . . . của họ

En trên rầm thượng bổ xuống, nằm ngay đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !: Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương !

Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm .Error! Filename not specified.Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạo

Nước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:
Hai hàng nước mắt như mưa

Cái khăn lau không ráo
Cái áo chặm không khô
Công anh đổ xuống ao hồ
Quì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !

Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới: Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn . Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảng

Ăn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.

“Mả cha mi” là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với “mồ cha mày” . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .

Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?

Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết!

Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !:Cạn túi rồi mà còn làm chảnh, làm sang !

Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) .
Tục ngữ Huế: Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .
Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .

Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế .

Huế làm đày làm láo, Huế nói chữ Vâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì “tụng” mới phê !

Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.

Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ:Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!

Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .

Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể !

Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.

Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình:Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !

Cái thông điệp cho thằng em trai thì: Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!

Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !

Phan Thịnh

P.S: Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều . Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ .
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #254 - 20. Nov 2011 , 21:12
 
Hoa Hạ wrote on 20. Nov 2011 , 16:19:
Thổ ngữ Huế


(eo ôi cũng là tiếng Việt mà không hiểu gì cả...) 

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng:
“Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?”
Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy:
“Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?” .

Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể” . Ăn cho no rồi đi ngắm gái . Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!” (Đục cho hắn một hồi!) . Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm Mất mùa thì đẩn cơm thiu ;

Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được:

“Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui .”

(Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !

Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài .

Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: “Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!” (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai) Độc chưa ? O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng .

Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều “Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !” (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) .

Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó) Con đò đã khác năm xưa tê rồi.

Này lại (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)

Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!” Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán

Tra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn “ăn lông ở lỗ” hoặc “con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!”

Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem .) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác .
Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu
Cái ve cái chén cái bầu sau lưng

Chộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết ! Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu ! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột .

Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) .

En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !

O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng

Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .

Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .

Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp vú .

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời !

Răng mà cú tráu rứa tê ?: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .

Huế nói trại :

Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp “nói khác đi, nói cách khác” . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .

Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .
Hầu hết những từ bắt đầu bằng “nh” đều được người Huế nói trại thành “gi”: già (nhà) . Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!

Những từ bắt đầu bằng “s” thì nói trại ra thành “th”: Ăn thung mặc thướng:Ăn sung mặc sướng hoặc Thầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng .

Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là “n” hay “ng”: Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!

Những chữ có âm “o” thường nói trại ra “oa”: Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.

Những chữ có âm “ô”, người Huế thường nói trại thành âm “u”: Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.

Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:
Học trò thò lò mũi xanh.

Cầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !

Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất “văn hóa” của Huế:

Bên nữ:
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
Bỏ vô lửa đỏ than lại thành than
Trai nam nhân chàng mà đối đặng
Thiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đời

Nghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .

Bên Nam:
Trâu ăn giữa vạc ló lỗ
Đã ngụy chưa tề !
Nam nhân chàng đã đối đặng
Thiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?

Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có “tào khang” với nhau được hay không là chuyện . . . của họ

En trên rầm thượng bổ xuống, nằm ngay đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !: Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương !

Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm .Error! Filename not specified.Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạo

Nước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:
Hai hàng nước mắt như mưa

Cái khăn lau không ráo
Cái áo chặm không khô
Công anh đổ xuống ao hồ
Quì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !

Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới: Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn . Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảng

Ăn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.

“Mả cha mi” là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với “mồ cha mày” . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .

Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?

Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết!

Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !:Cạn túi rồi mà còn làm chảnh, làm sang !

Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) .
Tục ngữ Huế: Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .
Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .

Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế .

Huế làm đày làm láo, Huế nói chữ Vâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì “tụng” mới phê !

Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.

Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ:Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!

Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .

Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể !

Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.

Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình:Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !

Cái thông điệp cho thằng em trai thì: Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!

Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !

Phan Thịnh

P.S: Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều . Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ .

Em Hoa Ha oi ,
Tac gia noi THO NGU HUE o day phan nhieu la tieng cua ngươi nha que o Hue, chu dan thanh thi o Hue khong co NOAI nhu vay dau ! Co cai chinh ho cho cac co va cac anh ngươi Hue " chay " do.
Cau dau tien ma tac gia dan cu ra trong bai , ngay cac Co Đong Khanh xu Hue , nhieu co cung khong hieu nua ,  chu dung noi ngươi Bac hay Nam ! Vay em khong hieu la chang co gi la dau !
Co cam on em da dua bai nay vao day.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #255 - 12. May 2012 , 01:43
 

THÀNH PHỐ ĂN CHAY


Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...

Huế có nhiều chùa chiền do đó có nhiều người ăn chay. Người ăn chay suốt năm là ăn “chay trường”. Người thì chỉ ăn kiểu đó bốn ngày trong tháng âm lịch (ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm). Lại có những người không đi chùa, nhưng vẫn ăn chay.

Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến Huế, hoàng tộc đã ăn chay. Tại đàn Nam Giao hiện còn một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Có thể nói “truyền thống” ăn chay trong gia đình người Huế rất phổ biến.


...


Ăn chay đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực thú vị cho du khách đến Huế. Ảnh: Vũ Hào.


Khách thăm Huế có thể thưởng thức món chay ở khắp mọi nơi. Đơn giản nhất là vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, với vài trăm nghìn dắt túi, cũng có thể thưởng thức đủ món chay “giả mặn”- hình thức giống món mặn.

Mà đâu chỉ nhà hàng hay chợ thành phố, trong một ngôi chợ quê thường thường, chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn có ít nhất 30 đến 50 món chay, chế biến từ rau củ quả, đậu phụ, mì căng. Rồi bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, những ngày rằm hay mồng một, cũng làm kiểu chay. Tại Huế, những ngày ăn chay trong tháng, hầu hết các hàng cơm hến, bánh canh cá tràu đều nghỉ bán. Họ không sát sinh con hến, cá tràu những ngày này.

Vùng phụ cận phía tây Huế, mệnh danh là phố “chùa chiền”, dọc theo đường Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thủy Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một hàng cơm chay. Hàng chục món được bán theo kiểu buffet để khách chọn, giá bình dân. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cư dân đô thị không còn thời gian để thưởng thức bữa cơm chay trong gia đình, hay chẳng thể rảnh tay trổ tài nấu nướng. Thì đây, những dịch vụ giúp con người thảnh thơi...

Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Bữa tiệc chay ngập tràn màu sắc rực rỡ, nhưng không hề có mùi cá thịt.

Nào chả lụa bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Nào thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột, bóp tiêu muối, rau răm. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá tràu da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Vào tay người nấu chay giỏi, quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật…

Đi trên đường phố đông khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay, bài trí thanh nhã, tên lấy từ kinh Phật: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Dân nhậu không nên vào đây vì tiệm chay không bán bia rượu, thức uống chỉ có các loại nước ngọt, tiếp viên ăn mặc kín đáo, nói năng nhỏ nhẹ.

Chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng thức ăn chay rẻ hơn mặn, trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đồng một món. Những hàng chay sang trọng sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapore…giá đắt hơn, nhằm phục vụ cho khách du lịch nước ngoài.

Chiều xuống là lúc những phố ăn chay nhộn nhịp hẳn lên, tấp nập khách đến ăn tối. Có vẻ du khách nước ngoài đến Huế ngày càng thích ăn chay. Họ chọn những nhà hàng yên tĩnh, mọi người vui vẻ ăn uống nhưng không ồn ào.

Vũ Hào
Theo VN EXPRESS
Back to top
« Last Edit: 12. May 2012 , 01:44 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #256 - 12. May 2012 , 06:06
 
Em kính chúc Mạ Vân và toàn thể các bà mẹ của Mạ Vân Gia trang:

...
Back to top
« Last Edit: 12. May 2012 , 07:17 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #257 - 12. May 2012 , 07:40
 
NgocDoa wrote on 12. May 2012 , 06:06:
Em kính chúc Mạ Vân và toàn thể các bà mẹ của Mạ Vân Gia trang:

...


EM KÍNH CHÚC MẠ VÂN LUÔN AN VUI VÀ HẠNH PHÚC BÊN ĐÀN CON  GÁI LVD SUỐT NĂM.
Hy vọng Hội Huế năm nay , cô sẽ gặp thầy Bữu Biền đến từ Pháp ,( thầy nói năm nay là năm cuối cùng thầy đến Mỷ , vì tuổi đã cao , nghe mà thương quá , hy vọng chúng ta sẽ có dịp đến Pháp , tha9m thầy cô và LVD chăng? ),  anh Lê Khắc Bình và Mai Phương 73...
Cám ơn bạn Đóa đã làm bài thơ tuyệt và hình ảnh thật dễ thương.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #258 - 12. May 2012 , 08:39
 
[quote author=4A726F75747D454E687B741A0 link=1267940431/255#255 date=1336812215]

THÀNH PHỐ ĂN CHAY


Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...

Huế có nhiều chùa chiền do đó có nhiều người ăn chay. Người ăn chay suốt năm là ăn “chay trường”. Người thì chỉ ăn kiểu đó bốn ngày trong tháng âm lịch (ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm). Lại có những người không đi chùa, nhưng vẫn ăn chay.

Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến Huế, hoàng tộc đã ăn chay. Tại đàn Nam Giao hiện còn một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Có thể nói “truyền thống” ăn chay trong gia đình người Huế rất phổ biến.


...


Ăn chay đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực thú vị cho du khách đến Huế. Ảnh: Vũ Hào.


Khách thăm Huế có thể thưởng thức món chay ở khắp mọi nơi. Đơn giản nhất là vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, với vài trăm nghìn dắt túi, cũng có thể thưởng thức đủ món chay “giả mặn”- hình thức giống món mặn.

Mà đâu chỉ nhà hàng hay chợ thành phố, trong một ngôi chợ quê thường thường, chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn có ít nhất 30 đến 50 món chay, chế biến từ rau củ quả, đậu phụ, mì căng. Rồi bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, những ngày rằm hay mồng một, cũng làm kiểu chay. Tại Huế, những ngày ăn chay trong tháng, hầu hết các hàng cơm hến, bánh canh cá tràu đều nghỉ bán. Họ không sát sinh con hến, cá tràu những ngày này.

Vùng phụ cận phía tây Huế, mệnh danh là phố “chùa chiền”, dọc theo đường Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thủy Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một hàng cơm chay. Hàng chục món được bán theo kiểu buffet để khách chọn, giá bình dân. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cư dân đô thị không còn thời gian để thưởng thức bữa cơm chay trong gia đình, hay chẳng thể rảnh tay trổ tài nấu nướng. Thì đây, những dịch vụ giúp con người thảnh thơi...

Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Bữa tiệc chay ngập tràn màu sắc rực rỡ, nhưng không hề có mùi cá thịt.

Nào chả lụa bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Nào thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột, bóp tiêu muối, rau răm. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá tràu da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Vào tay người nấu chay giỏi, quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật…

Đi trên đường phố đông khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay, bài trí thanh nhã, tên lấy từ kinh Phật: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Dân nhậu không nên vào đây vì tiệm chay không bán bia rượu, thức uống chỉ có các loại nước ngọt, tiếp viên ăn mặc kín đáo, nói năng nhỏ nhẹ.

Chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng thức ăn chay rẻ hơn mặn, trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đồng một món. Những hàng chay sang trọng sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapore…giá đắt hơn, nhằm phục vụ cho khách du lịch nước ngoài.

Chiều xuống là lúc những phố ăn chay nhộn nhịp hẳn lên, tấp nập khách đến ăn tối. Có vẻ du khách nước ngoài đến Huế ngày càng thích ăn chay. Họ chọn những nhà hàng yên tĩnh, mọi người vui vẻ ăn uống nhưng không ồn ào.

Vũ Hào
Theo VN EXPRESS
[/quote
Cam on em Phương Tran da cho doc mot bai ve an chay o Hue. Co thay nau mon chay kho hon mon man nhieu. Co cung thay an mon chay rat ngon va co nhieu mon that la " ly ky " giong nhu that , nhu nem cong cha phương , ca tom.. khong ai biet dươc do chi la nhung thu gia ma thoi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #259 - 12. May 2012 , 08:43
 
NgocDoa wrote on 12. May 2012 , 06:06:
Em kính chúc Mạ Vân và toàn thể các bà mẹ của Mạ Vân Gia trang:

...

Em Ngọc Đóa oi ,
Ma Van rat cam dong vi bai tho em lam that la de thương de chuc may ba me cua MVGT . Tam thiep mát mắt qua !
Ma Van cung chuc em mot HAPPY MOTHER'S DAY nhe.
Ma Van
Back to top
« Last Edit: 12. May 2012 , 08:46 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #260 - 12. May 2012 , 08:52
 
tuy-van wrote on 12. May 2012 , 07:40:
EM KÍNH CHÚC MẠ VÂN LUÔN AN VUI VÀ HẠNH PHÚC BÊN ĐÀN CON  GÁI LVD SUỐT NĂM.
Hy vọng Hội Huế năm nay , cô sẽ gặp thầy Bữu Biền đến từ Pháp ,( thầy nói năm nay là năm cuối cùng thầy đến Mỷ , vì tuổi đã cao , nghe mà thương quá , hy vọng chúng ta sẽ có dịp đến Pháp , tha9m thầy cô và LVD chăng? ),  anh Lê Khắc Bình và Mai Phương 73...
Cám ơn bạn Đóa đã làm bài thơ tuyệt và hình ảnh thật dễ thương.
Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Co cung mong la den ngay Hoi Hue chang co gi truc trac , nghe moi ngươi doa la HỌ [ chang biet la ai?] se pha hoai cuoc hop mat do den cung [ chang biet bang cach gi? doi lưu dan? ban giet?...] cai gi di nua , Co cung chang so , cung van cu di , den de gap lai ban be xua cu. HO ma pha hoai thi dung ho la thú chu khong phai la ngươi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #261 - 06. Jun 2012 , 00:07
 


HUẾ XƯA - NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU




RẤT HUẾ


Nhạc : VÕ TÁ HÂN
Ca sĩ :BẢO YẾN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5I1otTQu-Yw




TÂM TÌNH GỬI HUẾ


Nhạc : TÔN NỮ TRÀ MI
Ca sĩ : HOẠ MI

TRỞ VỀ HUẾ

Nhạc : VĂN PHỤNG
Ca sĩ : HOẠ MI & Ý LAN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kWoRKFcXd_M



ĐÂY THÔN VĨ DẠ


Nhạc :  VÕ TÁ HÂN
Thơ :    HÀN MẶC TỬ
Ca sĩ :  VÂN KHÁNH



MÌNH ƠI !


Nhạc : DIỆU HƯƠNG
Ca Sĩ : NGỌC HẠ

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2dOg_7ViM8A

BÀI THƠ CHO HUẾ


Nhạc : VÕ TÁ HÂN
Thơ :   MINH ĐỨC HOÀI TRINH
Ca sĩ : BẢO YẾN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7Y_6w5nWqrQ

LŨ LỤT HUẾ



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_dlof6FK4yU

HUẾ THƯƠNG


Nhạc : AN THUYÊN
Ca sĩ : VÂN KHÁNH

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=wfkik4jhUmE

PHƯỢNG HỒNG PHƯỢNG TÍM


Nhạc : ANH BẰNG
Ca sĩ : HƯƠNG LAN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HMwspnZy6Qk


NHỚ HUẾ


Phổ thơ : THU BỒN
Ca sĩ : HƯƠNG LAN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7haS2z0KgEI

HUẾ ,MỘT LỜI HẸN CHƯA THÀNH


Thơ : TRẦN KIỀU BẠC
Giọng ngâm : HỒNG VÂN

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-fD9cQgR9VM

MÁI CHÙA THIÊN MỤ BAO ĐỜI


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=qAzh9-WgGbk#!

NHỚ HUẾ 2


Diễn ngâm : THÚY VINH

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZWnPYTUF9vE#!

NGÀN NĂM HUẾ ƠI


Nhạc : VÕ TÁ HÂN
Thơ : LÊ THỊ HÀN
Ca sĩ : VÂN KHÁNH

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZWnPYTUF9vE#!

TÀ ÁO TÍM


Ca sĩ : HÀ THANH

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bFbt5gPW9No

MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

Ca sĩ : MỸ LỆ

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=cqlOeU63Tk8#!

HUẾ TÌNH YÊU CỦA TÔI

Ca sĩ :BẢO YẾN






Back to top
« Last Edit: 07. Jun 2012 , 03:20 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #262 - 06. Jun 2012 , 09:50
 

Em Phương Tran oi ,
Co cam on em rat nhieu da dem may bai nhac ve Hue vao day cho Co , nhung khong hieu sao Co chi mo ra nghe dươc co bai Day Thon Vy ma thoi con may bai kia thi danh chiu !
Co Van
Back to top
« Last Edit: 07. Jun 2012 , 08:20 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #263 - 06. Jun 2012 , 16:57
 
ngo_thi_van wrote on 06. Jun 2012 , 09:50:
Em Phương Tran oi ,
Co cam on em rat nhieu da dem may bai nhac ve Hue vao day cho Co , nhung khong hieu sao Co chi mo ra nghe dươc co bai Day Thon Vy ma thoi con may bai kia thi danh chiu !
Co Van


Thưa Cô Vân ,

Để trưa nay rảnh em sẽ làm lại , em làm cũng giống nhau nhưng không hiểu sao chỉ có bài Đây Thôn Vĩ dạ là chịu... xuất hiện  Undecided Undecided Undecided , em đã nghe hết những bài này rồi , rất hay Cô ạ , có một bài là Huế Thương do Vân Khánh hát em nghĩ em có thể ...hót được  Cheesy Grin

PTr
Back to top
« Last Edit: 06. Jun 2012 , 16:58 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #264 - 06. Jun 2012 , 17:54
 
Phuong_Tran wrote on 06. Jun 2012 , 16:57:
Thưa Cô Vân ,

Để trưa nay rảnh em sẽ làm lại , em làm cũng giống nhau nhưng không hiểu sao chỉ có bài Đây Thôn Vĩ dạ là chịu... xuất hiện  Undecided Undecided Undecided , em đã nghe hết những bài này rồi , rất hay Cô ạ , có một bài là Huế Thương do Vân Khánh hát em nghĩ em có thể ...hót được  Cheesy Grin

PTr

Em cu tu tu ma lam , khi nao ranh se lam cung dươc.
Co chi co nho em sua lai hai cau cua Co trong bai tho Don CHau Dich Ton Vao Doi ben NTVT vi Co thay may cau dang vao do chang co van co dieu gi ca.
Co cam on em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #265 - 06. Jun 2012 , 23:53
 
Thưa Mạ Vân

Hôm nay em chạy về nhà thăm Mạ.  Những giòng thơ về Huế là em nhớ Ông Nội hai cháu rất nhiều.  Khi còn sống, Ông yêu Huế thật nhiều, đến khi mất rồi còn muốn nấm tro tàn được về làng xưa yêu dấu của mình...
Em thương tặng Mạ Vân bài thơ của Ba chồng về Huế của Ba

NHỚ HUẾ

Nhớ về quê cũ chốn Thần Kinh
Lăng miếu thiền môn rất hữu tình
Núi Ngự sông Hương bao cảnh đẹp
Chợ Dinh Nam Phố lắm vườn xinh
Quan Son Linh Mụ như in bóng
Phong cảnh Thiên Thai tựa vẽ hình
Non nước tình người bao thế hệ
Làm sao quên được kẻ phiêu linh

THANH VŨ

Em thương chúc Cô vui khoẻ

Em HMN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #266 - 07. Jun 2012 , 03:33
 
ngo_thi_van wrote on 06. Jun 2012 , 17:54:
Em cu tu tu ma lam , khi nao ranh se lam cung dươc.
Co chi co nho em sua lai hai cau cua Co trong bai tho Don CHau Dich Ton Vao Doi ben NTVT vi Co thay may cau dang vao do chang co van co dieu gi ca.
Co cam on em.
Co Van


Thưa Cô Vân ,
Em đành phải để link vào , Cô chỉ việc click vào link để xem trưc tiếp , chỉ có vài bài em đưa về được thôi , em cũng thêm vào 1 vài bài như bài Huế Xưa - Hoàng Hậu Nam Phương do Vân Khánh hát

Em sẽ sang NTVT sửa lại cho Cô

Khi nào " buồn buồn " , nhớ Huế thì Cô vào đây nghe hát và xem lại hình ảnh Huế cho đở nhớ nhé , nếu em thấy bài nào về Huế hay hay em sẽ đưa thêm vào đây cho Cô và cho những người yêu Huế

PTr

PS : Cô vào Modify bài viết này của Cô rồi delete dùm em phần quote lại bài của em đi nha Cô , em cám ơn Cô nhiều  pansytim pansytim pansyvang
Back to top
« Last Edit: 07. Jun 2012 , 03:38 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #267 - 07. Jun 2012 , 03:41
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 06. Jun 2012 , 23:53:
Thưa Mạ Vân

Hôm nay em chạy về nhà thăm Mạ.  Những giòng thơ về Huế là em nhớ Ông Nội hai cháu rất nhiều.  Khi còn sống, Ông yêu Huế thật nhiều, đến khi mất rồi còn muốn nấm tro tàn được về làng xưa yêu dấu của mình...
Em thương tặng Mạ Vân bài thơ của Ba chồng về Huế của Ba

NHỚ HUẾ

Nhớ về quê cũ chốn Thần Kinh
Lăng miếu thiền môn rất hữu tình
Núi Ngự sông Hương bao cảnh đẹp
Chợ Dinh Nam Phố lắm vườn xinh
Quan Son Linh Mụ như in bóng
Phong cảnh Thiên Thai tựa vẽ hình
Non nước tình người bao thế hệ
Làm sao quên được kẻ phiêu linh

THANH VŨ

Em thương chúc Cô vui khoẻ

Em HMN
Hello Nâu cưng ,

Mừng gặp Nâu ở đây , Nâu giỏi quá , còn giữ gìn bút tích của ông Nội các cháu ha , cám ơn Nâu đã đưa vào cho xem bài thơ về Huế của ông  pinkrose pinkrose pinkrose

Diều
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #268 - 07. Jun 2012 , 08:08
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 06. Jun 2012 , 23:53:
Thưa Mạ Vân

Hôm nay em chạy về nhà thăm Mạ.  Những giòng thơ về Huế là em nhớ Ông Nội hai cháu rất nhiều.  Khi còn sống, Ông yêu Huế thật nhiều, đến khi mất rồi còn muốn nấm tro tàn được về làng xưa yêu dấu của mình...
Em thương tặng Mạ Vân bài thơ của Ba chồng về Huế của Ba

NHỚ HUẾ

Nhớ về quê cũ chốn Thần Kinh
Lăng miếu thiền môn rất hữu tình
Núi Ngự sông Hương bao cảnh đẹp
Chợ Dinh Nam Phố lắm vườn xinh
Quan Son Linh Mụ như in bóng
Phong cảnh Thiên Thai tựa vẽ hình
Non nước tình người bao thế hệ
Làm sao quên được kẻ phiêu linh

THANH VŨ

Em thương chúc Cô vui khoẻ

Em HMN

Em Hoa Mi Nau oi ,
Bai tho cua Ong Noi cac chau hay qua. Khong hieu Cu co thuoc Hương Bình Thi Xã do Cụ Thúc Giạ lam chu soai khong? Co co nho mot bai tho cua Ong Ngoai cua Co co hoa mot bai tho cua ai vần " INH ' ma cau dau la : " Gần năm năm chẵn , chẳng về kinh "
Ong Ngoai cua Co la Cố Thi Si Kỉnh Chỉ cung thuoc Hương Bình Thi Xã day.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #269 - 07. Jun 2012 , 08:25
 
Em  Phương Tran oi ,
Co se de danh may bai nay o day de khi nao nho Hue se vao day " thủ thỉ " voi Hue.
Co cam on em.
Em khoan sua may cau tho ben TNVT da , Co the Co se bo hai cau vi thay lung cung qua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #270 - 08. Jun 2012 , 07:16
 
ngo_thi_van wrote on 07. Jun 2012 , 08:08:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Bai tho cua Ong Noi cac chau hay qua. Khong hieu Cu co thuoc Hương Bình Thi Xã do Cụ Thúc Giạ lam chu soai khong? Co co nho mot bai tho cua Ong Ngoai cua Co co hoa mot bai tho cua ai vần " INH ' ma cau dau la : " Gần năm năm chẵn , chẳng về kinh "
Ong Ngoai cua Co la Cố Thi Si Kỉnh Chỉ cung thuoc Hương Bình Thi Xã day.
Co Van 

Thưa Mạ Vân,
Em không biết Ba em có trong HBTX hay không, nhưng Ba rất thích làm thơ, viết văn và rất tự hào vì Ba có "chút huyết thống thi văn của Ngoại Tổ Tuy Lý Vương" (Em chép lại y những lời của Ba viết trong gia phả để lại cho con cháu.
Bài Nhớ Huế này, Ba em làm "với tấm lòng ước mong trở về quê hương cũ và tuổi thọ gần 80".  Ba em yêu Huế và nhớ Huế đến độ hễ thấy ai nói tiếng Huế là ba em nhận bà con ngay.
Em phải đi đây.  Em thương chúc Mạ một cuối tuần vui nhiều
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #271 - 08. Jun 2012 , 07:58
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 08. Jun 2012 , 07:16:
Thưa Mạ Vân,
Em không biết Ba em có trong HBTX hay không, nhưng Ba rất thích làm thơ, viết văn và rất tự hào vì Ba có "chút huyết thống thi văn của Ngoại Tổ Tuy Lý Vương" (Em chép lại y những lời của Ba viết trong gia phả để lại cho con cháu.
Bài Nhớ Huế này, Ba em làm "với tấm lòng ước mong trở về quê hương cũ và tuổi thọ gần 80".  Ba em yêu Huế và nhớ Huế đến độ hễ thấy ai nói tiếng Huế là ba em nhận bà con ngay.
Em phải đi đây.  Em thương chúc Mạ một cuối tuần vui nhiều

Em Hoa Mi Nau oi ,
Qua dat that la qua tron. The thi Ma Van va em cung co giay mơ rê má voi nhau day em oi vi bà cụ ma Ma Van biet la bá cố đích cua Ma Van [ mẹ đích cua ong ngoai Ma Van ] la cung thuoc giong Tuy Lý Vương va Tùng Thiện Vương day.Thao nao ma tho cua Ba em hay qua !
Ma Van
Back to top
« Last Edit: 08. Jun 2012 , 08:00 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #272 - 10. Jun 2012 , 22:01
 
ngo_thi_van wrote on 08. Jun 2012 , 07:58:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Qua dat that la qua tron. The thi Ma Van va em cung co giay mơ rê má voi nhau day em oi vi bà cụ ma Ma Van biet la bá cố đích cua Ma Van [ mẹ đích cua ong ngoai Ma Van ] la cung thuoc giong Tuy Lý Vương va Tùng Thiện Vương day.Thao nao ma tho cua Ba em hay qua !
Ma Van


Thưa Cô Vân ,

Mèn ơi , chắc có bà con đó Cô ơi , nếu vậy thì Nâu kêu Cô bằng gì hả Cô?? Em... tính chưa ra... Cheesy Grin

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #273 - 10. Jun 2012 , 23:03
 


THƠ GỬI VỀ HUẾ


Mời nghe bài thơ
Huế ơi


http://tv.qhvn.org/hueoi.html

...



THƠ GỬI VỀ HUẾ


...


Ngày Về Thăm Huế


Mai mốt mi về thăm lại Huế,
Tau gởi quà cho lũ bạn bè.
Có ghé vô trường Đồng Khánh cũ,
Nhớ lượm giùm tau cánh phượng nghe!


...


Khi mô đi qua cầu Trường Tiền,
Dò coi mấy nhịp có còn nguyên,
Bên ni còn nối liền bên nớ,


...


Chi rứa! Mần răng vẹn ước nguyền?
Nếu ngược đường Bến Ngự , Nam Giao
Thăm chừng con dốc có còn cao,
Nghe hồi chuông tối còn vang vọng,
Ru điệu nam mô tự thuở nào.


...
Bến Ngự

Lúc xuôi thuyền qua thôn Vỹ Dạ ,
Hỏi mấy hàng cau còn đợi chờ!
Dâu biển thăng trầm đời nghiệt ngã,
E chừng chúng mãi đứng bơ vơ!


...

Thuận nẻo đường tới miền Nam Phổ ,
Ngang bến đò Chợ Cạn, Chợ Dinh
Coi cụ Ước (1) còn ngồi đúc bánh,
Thứ bánh bèo mê chết tụi mình.


...
Nam sinh Quốc Học 1953-63


Tìm Mụ Rớt (2) hỏi thăm gánh bún,
Cay ghê cơm hến thứ bên Cồn,
Cháo lòng Đồng Ý, cơm Âm Phủ
Ăn cả phần tau, nếu thấy ngon.


...


Khi dạo gót tới vùng An Cựu,
Nhìn dòng sông "nắng đục mưa trong ",
Ngoẹo-Giàn-Xay còn làm lối rẽ,
Lên Ngự Bình "sau méo trước tròn".


...

Tiện vui bước tuông vô Thành Nội,
Ngó thử còn mấy đấng Công Nương?
Hay vì chuyện sao dời vật đổi,
Cũng đổi dời luôn cảnh miếu đường.


...



Nhớ biển, dông về Cửa Thuận An,
Bến phà còn đón khách sang ngang?
Hàng cây dương liễu còn tha thướt,
Buông suối tóc mây giỡn mấy nàng?

...


Mà cũng đừng quên vùng Kim Long,
Hồi chuông Thiên Mụ có còn ngân?
Phú Cam, An Định... đi qua đó,
Đừng tiếc thương vay những bóng hồng.


...


Long Thọ, Nguyệt Biều tuy hơi xa
Nhưng tươi thơm mít, ngọt thanh trà
Chừng khi lên đó thì luôn thể,
Coi thử Lò Vôi còn mặn mà.
Nói rứa mà chơi cho khuây nguôi,
Bọn mình chừ sống rất xa xôi,
Ngày về thăm Huế còn xa lắc,
Mơ sớm làm chi, chỉ ngậm ngùi!


Trần thị Lý


(1) Ông cụ chủ quán bánh bèo Chợ Cạn trước 1975 .
(2) Bà chủ gánh Bún bò một thời nổi tiếng nhất Huế.



...


Đồng Khánh ngày xưa


Lưu Trần Nguyễn


Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni có dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết


...

Ôi đôi mắt sao mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Thầy mạ biết rầy la tui chết


...

Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma qủy dưới âm ty
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được


...

Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị


...


Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thơ đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết

Lưu Trần Nguyễn




...

Không Biết Tên


Mường Mán


Nì O tê răng mờ đứng đó
Lớp anh tan buổi học chưa về
Sáng vàng Thu trời mưa nho nhỏ
Chờ ai răng O nơ ù! mưa tề


...


Đôi mắt nhỏ ngác ngơ đến tội
Sợ chi mô lũ bạn anh hiền
Sao O để gió bay tóc rối
Bạn bè mô mà đứng một mình riêng


...

Cặp của O màu xanh lá mạ
Vở của anh bọc giấy hồng điều
Răng nhìn anh đỏ hồng đôi má
Tên chi nì nói để anh kêu

Trường Hai Bà Trưng


Tường trường anh có hàng rêu tím
Đẹp chi mô mờ cứ nhìn hoài
Tà áo O làm chi nên tội
Sao cứ vò nhăn giữa bàn tay


...

Bạn bè anh về rồi O nớ
Còn ai mô mà phải ngại ngùng
Trời mưa lớn ôm giùm sách vở
Anh giăng dù hai đứa che chung


...

O cảm ơn anh làm chi rứa
Răng không về hai đứa có đôi
Mà đi giữa mùa thu tức tưởi
Trời làm mưa ướt aó O rồi.

...

Qua Mấy Ngõ Hoa

Mường Mán


Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội !


...

Tay nhớ ai mà tay bối rối
Áo thương ai lồng lộng đôi tà
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm


...

Có chi mô mà chân luống cuống
Cứ tà tà ta bước song đôi
Đi một mình tim sẽ mồ côi
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp


...

Để tóc rối cần chi phải kẹp
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền
Buộc hồn O vào những cánh chim
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu


...

Cứ mím môi rứa là rất xấu
O cười tươi duyên dáng vô cùng
Cho anh nhìn những hạt răng xinh
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại


...


Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi
Anh chợt thấy trần gian quá chật


...

Không ngó anh răng nhìn xuống đất
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê
Anh hỏi mãi răng O không nói ?


...

Tình im lặng tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ lá me rơi
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp


Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang
Vẫn theo O giờ về tan học


...

Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Theo nhau về như sáo sang sông
Như chuồn chuồn có đôi có cặp


...

Chim chìa vôi chuyền cành múa hát
Trên hư không ve cưới mùa Hè
O có nghe suốt dọc đường về
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu


...

Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm


...

Chiều đang say vì tình vừa ngấm
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
Chiều ni về O nhớ thương ai ?
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh


...

Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến
Anh như là phố đứng trông mưa
Anh như là quế nhớ trầm xưa
Sợ một mai O qua mất bóng


...

Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
O nguôi quên những sáng trời hồng
O sẽ quên có một người mong
Một kẻ đứng dọc đường trông đợi


...

Còn nhớ chi ngôi trường con gái
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi
Vì O bận tay bồng, tay bế
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ !


...

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội!


Mường Mán


...

(Copy lại từ bạn bè)

...


Back to top
« Last Edit: 11. Jun 2012 , 16:44 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #274 - 11. Jun 2012 , 16:11
 
Phuong_Tran wrote on 10. Jun 2012 , 22:01:
Thưa Cô Vân ,

Mèn ơi , chắc có bà con đó Cô ơi , nếu vậy thì Nâu kêu Cô bằng gì hả Cô?? Em... tính chưa ra... Cheesy Grin

PTr

Em Phương Tran oi ,
Co cung tinh chua ra ! Co chi so tinh ra ma Co thanh hang dươi thi sao day  Grin Grin Grin
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #275 - 11. Jun 2012 , 16:24
 
Em Phương Tran oi ,
Em da cho Co mot mon qua that la tuyet dieu !
Co thich nhat la bai tho Qua May Ngo Hoa cua Mương Man.
Nhung tam hinh em mang vao day , co tam Nam Hoc Sinh Quoc Hoc ngươi mang kinh den thu hai tu trai qua giong thi si Tạ Ký ban cua Co , ong nay chet roi.
Luc xua nam sinh va nu sinh dau co dam khoac tay nhau ma di nhu the !
Chiec đò di tu ben do Thừa Phủ qua trương Đồng Khánh va Khải  Định luc xua Co thương di nhu vay , nhin thay ma nho qua !
Cam on em rat nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #276 - 11. Jun 2012 , 16:31
 
ngo_thi_van wrote on 11. Jun 2012 , 16:11:
Em Phương Tran oi ,
Co cung tinh chua ra ! Co chi so tinh ra ma Co thanh hang dươi thi sao day  Grin Grin Grin
Co Van


Thưa Cô Vân ,

ha ha ha hi hi hi hu hu hu

Vậy thôi đừng tính Cô ơi  Cheesy Grin Grin

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #277 - 11. Jun 2012 , 16:42
 
ngo_thi_van wrote on 11. Jun 2012 , 16:24:
Em Phương Tran oi ,
Em da cho Co mot mon qua that la tuyet dieu !
Co thich nhat la bai tho Qua May Ngo Hoa cua Mương Man.
Nhung tam hinh em mang vao day , co tam Nam Hoc Sinh Quoc Hoc ngươi mang kinh den thu hai tu trai qua giong thi si Tạ Ký ban cua Co , ong nay chet roi.
Luc xua nam sinh va nu sinh dau co dam khoac tay nhau ma di nhu the !
Chiec đò di tu ben do Thừa Phủ qua trương Đồng Khánh va Khải  Định luc xua Co thương di nhu vay , nhin thay ma nho qua !
Cam on em rat nhieu.
Co Van


Thưa Cô Vân ,

Khi em làm hình thấy có mấy ông nam sinh trường Quốc Học em cũng nghĩ không biết Cô có nhận ra ai là người quen hay ai đã từng là " cái đuôi " đi theo Cô đi , về trên đường đến trường và về nhà hay không ....  Cô có thể copy tấm hình đó lại rồi zoom để xem rõ hơn , hay là để em gửi vào email cho Cô thì dễ hơn ?

Dạ , đây chỉ là bài có sẵn trên Net rồi bạn bè chuyền tay nhau đọc qua email , em chỉ copy lại thôi , " cực " nhất là khâu đưa hình vào thôi , 39 tấm hình tất cả đó Cô , may mà em chỉ phải resize lại khoảng 3 tấm thôi ( kể công  Cheesy Grin) , em đã nghĩ rằng nếu em cứ đưa những bài về Huế vào đây hoài chắc sau này em sẽ nói " ngoại ngữ " giỏi lắm  Cheesy Grin

Em mừng là Cô đã thích " món quà Huế " này , em cũng thích mấy bài thơ của Mường Mán trong đây .

PTr
Back to top
« Last Edit: 11. Jun 2012 , 16:45 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #278 - 11. Jun 2012 , 16:43
 
Phuong_Tran wrote on 11. Jun 2012 , 16:31:
Thưa Cô Vân ,

ha ha ha hi hi hi hu hu hu

Vậy thôi đừng tính Cô ơi  Cheesy Grin Grin

PTr

Em cung lam Co phat phi cươi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #279 - 12. Jun 2012 , 10:12
 
Phuong_Tran wrote on 11. Jun 2012 , 16:42:
Thưa Cô Vân ,

Khi em làm hình thấy có mấy ông nam sinh trường Quốc Học em cũng nghĩ không biết Cô có nhận ra ai là người quen hay ai đã từng là " cái đuôi " đi theo Cô đi , về trên đường đến trường và về nhà hay không ....  Cô có thể copy tấm hình đó lại rồi zoom để xem rõ hơn , hay là để em gửi vào email cho Cô thì dễ hơn ?

Dạ , đây chỉ là bài có sẵn trên Net rồi bạn bè chuyền tay nhau đọc qua email , em chỉ copy lại thôi , " cực " nhất là khâu đưa hình vào thôi , 39 tấm hình tất cả đó Cô , may mà em chỉ phải resize lại khoảng 3 tấm thôi ( kể công  Cheesy Grin) , em đã nghĩ rằng nếu em cứ đưa những bài về Huế vào đây hoài chắc sau này em sẽ nói " ngoại ngữ " giỏi lắm  Cheesy Grin

Em mừng là Cô đã thích " món quà Huế " này , em cũng thích mấy bài thơ của Mường Mán trong đây .

PTr

Em Phuong Tran oi ,
Em goi cho Co di nhe , trong giong lam do.
Em oi , thuo di hoc Co " khong có đuôi "  neu co đuôi thi thanh thuy to cua loai ngươi mat roi !!! Grin Grin
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #280 - 12. Jun 2012 , 10:47
 
Em Hoa Mi Nau oi ,
Em hoi thu la Ong Noi may chau co ba con voi Cu Thúc Giạ tuc la than phu cua thi si Hỷ Khương khong , neu thuoc giong nay la Tuy Ly Vương do em. Bà mẹ đích cua Ong Ngoai Co la con gai cua Ngai Tuy Ly Vương.
Em hoi thu co phai Cu co lam tho lay biet hieu la Huệ Phong [ ten la Vũ TRang ] khong? Vi Ong Ngoai cua Co co nhan dươc mot tap tho danh may cua Cu Vũ Trang tặng trong do co nhieu thi si ngoai Huệ Phương nhu la :
Nguyễn Quy Hán
Chung Anh Nữ Sĩ
Khúc Mai [ Bac si Nguyễn Tiến Hỷ ]
Tế Nhị [Lê văn Chính]
Hoài Quang [ Bùi Đình San ]
Tặng Chi [ Trần Văn Thược ]
Hồng Thiên Nữ Sĩ
Chu Lang [ Chu Đoan Bỉnh
Nam Châu [ Vũ Ngọc Kỳ ]
Tùng Nha [ Nguyễn Hữu Thực ]
Hồng Thiên
Chung Anh
Song Thu
Đông Minh
Đào Vân Khanh
Ngư Xuyên [ Hoàng Xuân Vịnh ]
Minh Hiển [ Nguyễn văn Ngân ]
Hoài Mai
Đan Quế
Hương Khuê Nữ Sĩ
Nguyễn Quảng Xương
Thanh Yên
Xuân Phong
Quỳ Ưu [ Nguyễn Đôn Dư ]
Ngư Xuyên [ Hoàng Xuân Vịnh ]
Hy Tiều [ Nguyễn Văn An ]
Trần Duy Trinh
Trần Văn Bảng
Bùi Đàn
Khúc Mai
Linh Diều
Hinh nhu day la nhung thi si thuoc nhom TRÚC LIÊN THI HỮU.
Em gang hoi thu nhe.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #281 - 12. Jun 2012 , 18:17
 
Có răng...rồi mới rứa


Người ở mô răng mà kỳ dữ rứa
Giờ ra chơi, cứ ngó miết người ta
Và reo lên khi thoáng thấy đi qua
Tụi bạn tưởng, "có răng rồi mới rứa"

Thôi từ đây không qua bên nớ nữa
Cho anh chàng cứ đứng ở hành lang
Ngâm nga câu, " Hoa cúc áo vàng"
Và tương tự, chàng tập làm thi sĩ


Người ở mô, mà vô duyên rứa hỉ
Trao phong bì rồi hấp tấp bỏ đi
Ờ thương thương, nhớ nhớ làm chi
Về ba mạ biết ri la chết


Mắc cớ chi, theo người ta cho mệt
Người răng mà ưa lẽo đẽo làm đuôi
Lỡ một lần, như rứa cũng vui vui
Nhưng ngày mai, thôi đừng theo nữa hí.

T.K

Gái Huế



Gái Huế, theo Anh, thật hay hờn
Mới đùa chút xíu, giận Anh luôn
Không cười, không nói, chao ơi khổ
Cứ phải phân trần với thiệt hơn

Gái Huế , theo Anh, thích mộng mơ
Xuân, Hạ, Thu , Đông , cứ vẩn vơ
Ngắm mây, đón gió từ muôn hướng
Nào biết ngay đây có kẻ chờ

Gái Huế, theo Anh, thật hay nhăn
Cứ bắt người ta phải dịu dàng
Cho dù đồng ý, không đồng ý
Đồng ý rằng … nhăn cũng dễ thương

Gái Huế, theo Anh, thật hay buồn
Chỉ chút mưa thôi cũng thê lương
Cũng khóc, cũng làm thơ kể lể
Như thể mưa làm … ướt giòng Hương

Gái Huế, theo Anh, chúa phân bua
Nhất định mè nheo, Anh chịu thua
Ừ phải , lúc nào Cô cũng đúng
Già đầu mà vẫn bướng như xưa

Gái Huế, theo Anh, thật chanh chua
Mô, tê, răng, rứa, cứ như mưa
Háy, nguýt, bỉu môi, thôi đủ cả
Mà sao Anh thấy …vẫn dễ ưa

Gái Huế, theo Anh, thật rất hư
Nhõng nhẽo như còn tuổi mười ba
Vòi vĩnh như mình còn trẻ dại
Trao hết đời Anh, Cô chịu chưa ?

Đặng Lệ Khánh


MƯA SÔNG BỒ


Nguyễn Khôi

Xuôi nẻo sông Bồ mưa nghẽn lối
Trông núi trông mây tưởng Huế gần
Thương người ở A Sao , A Lưới
Chưa kịp lũ về khéo cầm chân


Nhớ bạn hai mươi năm xa xứ
Trong cơn mơ về thăm đất ông bà
Là chim Bồ chao bay tìm hơi hướng cũ
Khói cơm chiều... đâu bãi chiến trường xưa?


Ôi thế kỷ ta qua đau thương và bão táp
Tiếng quê hương đất khách nhạt phai dần
Tưởng sóng vỗ mạn thuyền con cá quẫy
Trải lưới lòng ai đó thầm giăng?


Về tới sông Hương trời trong mây tạnh
Ngỡ ngàng sao gặp đuôi mắt ai nhìn
Thôi, mình cứ tảng lờ như vô cảm
Mưa sông Bồ còn dội buốt con tim.

Huế 11/09/1999.
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #282 - 12. Jun 2012 , 20:16
 
Tuyet Lan wrote on 12. Jun 2012 , 18:17:
Có răng...rồi mới rứa


Người ở mô răng mà kỳ dữ rứa
Giờ ra chơi, cứ ngó miết người ta
Và reo lên khi thoáng thấy đi qua
Tụi bạn tưởng, "có răng rồi mới rứa"

Thôi từ đây không qua bên nớ nữa
Cho anh chàng cứ đứng ở hành lang
Ngâm nga câu, " Hoa cúc áo vàng"
Và tương tự, chàng tập làm thi sĩ


Người ở mô, mà vô duyên rứa hỉ
Trao phong bì rồi hấp tấp bỏ đi
Ờ thương thương, nhớ nhớ làm chi
Về ba mạ biết ri la chết


Mắc cớ chi, theo người ta cho mệt
Người răng mà ưa lẽo đẽo làm đuôi
Lỡ một lần, như rứa cũng vui vui
Nhưng ngày mai, thôi đừng theo nữa hí.

T.K

Gái Huế



Gái Huế, theo Anh, thật hay hờn
Mới đùa chút xíu, giận Anh luôn
Không cười, không nói, chao ơi khổ
Cứ phải phân trần với thiệt hơn

Gái Huế , theo Anh, thích mộng mơ
Xuân, Hạ, Thu , Đông , cứ vẩn vơ
Ngắm mây, đón gió từ muôn hướng
Nào biết ngay đây có kẻ chờ

Gái Huế, theo Anh, thật hay nhăn
Cứ bắt người ta phải dịu dàng
Cho dù đồng ý, không đồng ý
Đồng ý rằng … nhăn cũng dễ thương

Gái Huế, theo Anh, thật hay buồn
Chỉ chút mưa thôi cũng thê lương
Cũng khóc, cũng làm thơ kể lể
Như thể mưa làm … ướt giòng Hương

Gái Huế, theo Anh, chúa phân bua
Nhất định mè nheo, Anh chịu thua
Ừ phải , lúc nào Cô cũng đúng
Già đầu mà vẫn bướng như xưa

Gái Huế, theo Anh, thật chanh chua
Mô, tê, răng, rứa, cứ như mưa
Háy, nguýt, bỉu môi, thôi đủ cả
Mà sao Anh thấy …vẫn dễ ưa

Gái Huế, theo Anh, thật rất hư
Nhõng nhẽo như còn tuổi mười ba
Vòi vĩnh như mình còn trẻ dại
Trao hết đời Anh, Cô chịu chưa ?

Đặng Lệ Khánh


MƯA SÔNG BỒ


Nguyễn Khôi

Xuôi nẻo sông Bồ mưa nghẽn lối
Trông núi trông mây tưởng Huế gần
Thương người ở A Sao , A Lưới
Chưa kịp lũ về khéo cầm chân


Nhớ bạn hai mươi năm xa xứ
Trong cơn mơ về thăm đất ông bà
Là chim Bồ chao bay tìm hơi hướng cũ
Khói cơm chiều... đâu bãi chiến trường xưa?


Ôi thế kỷ ta qua đau thương và bão táp
Tiếng quê hương đất khách nhạt phai dần
Tưởng sóng vỗ mạn thuyền con cá quẫy
Trải lưới lòng ai đó thầm giăng?


Về tới sông Hương trời trong mây tạnh
Ngỡ ngàng sao gặp đuôi mắt ai nhìn
Thôi, mình cứ tảng lờ như vô cảm
Mưa sông Bồ còn dội buốt con tim.

Huế 11/09/1999.

Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em rat nhieu da sưu tam duoc nhung bai tho ve Hue de thương lam. Bai tho " định nghĩa " con gai Hue chac cung dung do em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #283 - 12. Jun 2012 , 22:52
 
ngo_thi_van wrote on 08. Jun 2012 , 07:58:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Qua dat that la qua tron. The thi Ma Van va em cung co giay mơ rê má voi nhau day em oi vi bà cụ ma Ma Van biet la bá cố đích cua Ma Van [ mẹ đích cua ong ngoai Ma Van ] la cung thuoc giong Tuy Lý Vương va Tùng Thiện Vương day.Thao nao ma tho cua Ba em hay qua !
Ma Van


Thưa Mạ,
Tôi nghiệp Diều sợ em không thấy post của Mạ nên nhắn riêng cho em đó.  Quả là trái đất tròn, thưa Mạ.  Ông Nội mấy cháu của em cứ hễ ai ở Huế là đã bà con với nhau rồi. Em chỉ biết bên ngoại của Ông Nội là  "Thuộc dòng Tuy Lý thi ca" qua bút pháp của ông để lại, nhưng em quên mất là dây mơ rễ má ra sao rồi thưa Mạ. Nhưng Ông có ghi trong gia phả, để hôm nào em...nghiên cứu....lại rồi em nói riêng cho Mạ Vân nghe hí.
Em có đọc cái post của Diều và  Mạ Vân không biết tính ra sao, làm em cũng bật cười.  Thưa Mạ, lúc nào Mạ cũng là Mạ Vân của em ạ. Smiley
Em HMN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #284 - 12. Jun 2012 , 23:04
 
ngo_thi_van wrote on 12. Jun 2012 , 10:47:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Em hoi thu la Ong Noi may chau co ba con voi Cu Thúc Giạ tuc la than phu cua thi si Hỷ Khương khong , neu thuoc giong nay la Tuy Ly Vương do em. Bà mẹ đích cua Ong Ngoai Co la con gai cua Ngai Tuy Ly Vương.
Em hoi thu co phai Cu co lam tho lay biet hieu la Huệ Phong [ ten la Vũ TRang ] khong? Vi Ong Ngoai cua Co co nhan dươc mot tap tho danh may cua Cu Vũ Trang tặng trong do co nhieu thi si ngoai Huệ Phương nhu la :
Nguyễn Quy Hán
Chung Anh Nữ Sĩ
Khúc Mai [ Bac si Nguyễn Tiến Hỷ ]
Tế Nhị [Lê văn Chính]
Hoài Quang [ Bùi Đình San ]
Tặng Chi [ Trần Văn Thược ]
Hồng Thiên Nữ Sĩ
Chu Lang [ Chu Đoan Bỉnh
Nam Châu [ Vũ Ngọc Kỳ ]
Tùng Nha [ Nguyễn Hữu Thực ]
Hồng Thiên
Chung Anh
Song Thu
Đông Minh
Đào Vân Khanh
Ngư Xuyên [ Hoàng Xuân Vịnh ]
Minh Hiển [ Nguyễn văn Ngân ]
Hoài Mai
Đan Quế
Hương Khuê Nữ Sĩ
Nguyễn Quảng Xương
Thanh Yên
Xuân Phong
Quỳ Ưu [ Nguyễn Đôn Dư ]
Ngư Xuyên [ Hoàng Xuân Vịnh ]
Hy Tiều [ Nguyễn Văn An ]
Trần Duy Trinh
Trần Văn Bảng
Bùi Đàn
Khúc Mai
Linh Diều
Hinh nhu day la nhung thi si thuoc nhom TRÚC LIÊN THI HỮU.
Em gang hoi thu nhe.
Ma Van

Thưa Mạ Vân,
Ông Nội mấy cháu đã về yên ngủ ở làng của ông rồi Mạ ơi, nhưng em sẽ hỏi Bà Nội cho Mạ nhé. Hồi xưa Ba có nói, nhưng em....quên... mất rồi thưa Mạ.
Em nghĩ là Ba em không có trong nhóm thơ nào hết thưa Mạ.  Ông làm thơ cho vui và cho con cháu đọc thôi. Ngày xưa em không biết làm thơ, và cũng chẳng để ý chi. Phải chi em để ý thì đã học thêm được nhiều điều rồi ạ.   
Em thương chúc Mạ một ngày vui nhiều.
Em HMN
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #285 - 13. Jun 2012 , 09:05
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 12. Jun 2012 , 22:52:
Thưa Mạ,
Tôi nghiệp Diều sợ em không thấy post của Mạ nên nhắn riêng cho em đó.  Quả là trái đất tròn, thưa Mạ.  Ông Nội mấy cháu của em cứ hễ ai ở Huế là đã bà con với nhau rồi. Em chỉ biết bên ngoại của Ông Nội là  "Thuộc dòng Tuy Lý thi ca" qua bút pháp của ông để lại, nhưng em quên mất là dây mơ rễ má ra sao rồi thưa Mạ. Nhưng Ông có ghi trong gia phả, để hôm nào em...nghiên cứu....lại rồi em nói riêng cho Mạ Vân nghe hí.
Em có đọc cái post của Diều và  Mạ Vân không biết tính ra sao, làm em cũng bật cười.  Thưa Mạ, lúc nào Mạ cũng là Mạ Vân của em ạ. Smiley
Em HMN

Em Hoa Mi Nau oi ,
Em cu " nghiên kíu " gia pha di roi cho Ma Van biet. Mong la dung co su dao ngươc ma thoi. Grin
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #286 - 13. Jun 2012 , 09:14
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 12. Jun 2012 , 23:04:
Thưa Mạ Vân,
Ông Nội mấy cháu đã về yên ngủ ở làng của ông rồi Mạ ơi, nhưng em sẽ hỏi Bà Nội cho Mạ nhé. Hồi xưa Ba có nói, nhưng em....quên... mất rồi thưa Mạ.
Em nghĩ là Ba em không có trong nhóm thơ nào hết thưa Mạ.  Ông làm thơ cho vui và cho con cháu đọc thôi. Ngày xưa em không biết làm thơ, và cũng chẳng để ý chi. Phải chi em để ý thì đã học thêm được nhiều điều rồi ạ.   
Em thương chúc Mạ một ngày vui nhiều.
Em HMN

Em Hoa Mi Nau oi ,
Em co the cho Ma Van biet ten cua Ong Noi va Ba Noi may chau dươc khong , vi Di cua Ma Van thuoc giong Tuy Ly ma dang con sang suot va con nho nhieu nhung ngươi Hue xua , biet dau se tim dươc ngươi quen ! Di cua Ma Van cung chi tren 80 ma thoi , chac thuoc lua tươi cua Ong Ba Noi may chau do?
Co the Cu nha lam tho , cung co thuoc mot nhom nao do ma con chau khong biet do thoi. Em cu hoi Ba Noi may chau xem sao.
Ma Van cam on em da chuc Ma Van.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #287 - 13. Jun 2012 , 17:42
 
ngo_thi_van wrote on 12. Jun 2012 , 20:16:
Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em rat nhieu da sưu tam duoc nhung bai tho ve Hue de thương lam. Bai tho " định nghĩa " con gai Hue chac cung dung do em.
Co Van


Cô thương kính
Khi đăng bài thơ Về Cô gái Huế ...em chả dám
nói chi cả Cô ơi ..Từ từ em sẽ mang vào nhà Cô , những bài thơ viết về Huế , Cô nhé.
Em-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #288 - 13. Jun 2012 , 23:18
 
Tuyet Lan wrote on 13. Jun 2012 , 17:42:
Cô thương kính
Khi đăng bài thơ Về Cô gái Huế ...em chả dám
nói chi cả Cô ơi ..Từ từ em sẽ mang vào nhà Cô , những bài thơ viết về Huế , Cô nhé.
Em-TL 


Hello cô TL,

Chuyện của mấy người Khải Định (Quốc Học) và Đồng Khánh là như vầy nè :


Anh Khải Định, em học trò Đồng Khánh
Em sông Hương, anh núi Ngự chung tình         
Mai anh về thương nhớ mắt lung linh
Em xỏa tóc, nắng Thừa Thiên, ôi ngây ngất.


ĐS
Cheesy
Back to top
« Last Edit: 13. Jun 2012 , 23:18 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #289 - 14. Jun 2012 , 09:06
 
Tuyet Lan wrote on 13. Jun 2012 , 17:42:
Cô thương kính
Khi đăng bài thơ Về Cô gái Huế ...em chả dám
nói chi cả Cô ơi ..Từ từ em sẽ mang vào nhà Cô , những bài thơ viết về Huế , Cô nhé.
Em-TL 

Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em , em cu sưu tam va mang vao day cho Co nhe , de Co xem thien ha nghi gi ve gai Hue va xu Hue.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #290 - 14. Jun 2012 , 09:10
 
CoiChay wrote on 13. Jun 2012 , 23:18:
Hello cô TL,

Chuyện của mấy người Khải Định (Quốc Học) và Đồng Khánh là như vầy nè :


Anh Khải Định, em học trò Đồng Khánh
Em sông Hương, anh núi Ngự chung tình         
Mai anh về thương nhớ mắt lung linh
Em xỏa tóc, nắng Thừa Thiên, ôi ngây ngất.


ĐS
Cheesy

Đại Sân oi ,
Tho cua ĐS qua hay , nho lam them may bai tho nua va mang vo day cho " Co Van " thương thuc voi hi ! Roi Co Van hua  se khong " bật mí " chuyen đó mô.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #291 - 14. Jun 2012 , 09:55
 
ngo_thi_van wrote on 11. Jun 2012 , 16:24:
Em Phương Tran oi ,
Em da cho Co mot mon qua that la tuyet dieu !
Co thich nhat la bai tho Qua May Ngo Hoa cua Mương Man.
Nhung tam hinh em mang vao day , co tam Nam Hoc Sinh Quoc Hoc ngươi mang kinh den thu hai tu trai qua giong thi si Tạ Ký ban cua Co , ong nay chet roi.
Luc xua nam sinh va nu sinh dau co dam khoac tay nhau ma di nhu the !
Chiec đò di tu ben do Thừa Phủ qua trương Đồng Khánh va Khải  Định luc xua Co thương di nhu vay , nhin thay ma nho qua !
Cam on em rat nhieu.
Co Van


Cô Vân và Tí cưng thương ,
Vâng , cô nói đúng , đây là 1 món quà tinh thần hiếm quý của Tí cưng.
Ngày xưa đi học , gia đình hay nhăc' nhở , là nhớ đừng cho con trai nắm tay..".sẽ có bầu "đó cô.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #292 - 14. Jun 2012 , 10:03
 
tuy-van wrote on 14. Jun 2012 , 09:55:
Cô Vân và Tí cưng thương ,
Vâng , cô nói đúng , đây là 1 món quà tinh thần hiếm quý của Tí cưng.
Ngày xưa đi học , gia đình hay nhăc' nhở , là nhớ đừng cho con trai nắm tay..".sẽ có bầu "đó cô.
Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Doc thu cua em ma Co cươi qua , nhung ma dung lam , luc xua sao ma cac thieu nu hay tin nhieu chuyen ngay ngo den the ! Co cung co thoi tin nhieu chuyen , ma bay gio nho lai , thay sao minh ngu qua the ! Khong the tương tương noi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #293 - 14. Jun 2012 , 17:54
 
CoiChay wrote on 13. Jun 2012 , 23:18:
Hello cô TL,

Chuyện của mấy người Khải Định (Quốc Học) và Đồng Khánh là như vầy nè :


Anh Khải Định, em học trò Đồng Khánh
Em sông Hương, anh núi Ngự chung tình         
Mai anh về thương nhớ mắt lung linh
Em xỏa tóc, nắng Thừa Thiên, ôi ngây ngất.


ĐS
Cheesy

Anh Hai

Lâu lắm rồi nhỉ..anh dạo này vẫn thường chứ ...có  1 cô em gái  mà không hỏi han anh Hai ..thế có đáng trách không nhỉ ..

Rồi sao nữa anh hai hay là thế này nè

nón quai hồng


Xe qua mấy rặng sầu đông
tóc bay phất phới quai hồng xinh ghê
nón bài thơ suối tóc thề
dáng con gái Huế, đi về tiểu thư
Ngy Xuân Sơn

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #294 - 14. Jun 2012 , 17:56
 
ngo_thi_van wrote on 14. Jun 2012 , 09:06:
Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em , em cu sưu tam va mang vao day cho Co nhe , de Co xem thien ha nghi gi ve gai Hue va xu Hue.
Co Van

Thưa Cô..em sẽ từ từ mang vào ah ...Có thêm anh Hai ủng hộ nữa nè
Em
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #295 - 14. Jun 2012 , 18:08
 
Em Xứ Huế Vẫn Xưa


Cứ mỗi lần nhìn em xứ Huế
Nón bài thơ duyên dáng nét Tràng Tiền
Em mơ mộng khi chiều về sắc tím
Nhuộm hoàng hôn trong ánh mắt tươi duyên

Đã lâu rồi như xưa vẫn thật xưa
Mơ một Huế của buổi đầu gặp gỡ
Trên quê hương đất Thần Kinh một thuở
Đã in hình đậm nghĩa cử yêu thương.

Về Vân Lâu hò hẹn của yêu đương
Giọng hò Huế mênh mông tình cảm Huế
Nắng gió trời mây mang tin từ xứ Huế
Gởi tin yêu đi khắp nước non nhà...

Trên dòng Hương Giang em Huế vẫn xưa
Vẫn nón bài thơ thương ai ô Huế
Mòn mỏi nhớ mong sao mà thương thế
Lắng trong câu hò em còn đợi mùa trăng?


Nguyễn Thủy.

12 - 9 -2009


Bài này nghe buồn quá Cô ơi.. Làm em nghe lòng mình chùng xuống ...nhớ thật nhiều  quê Cha, Mẹ của em ..Thanh Hoá ...1 địa danh mà hình như em chỉ biết qua những bài học Địa Lý    Cry Cry Cry1 Sài Gòn  , mà em chưa 1 lần trở về ..Có lẽ sang năm Cô ơi ..

Huế


Bạn nắm tay tôi một chiều tháng Tám
Mắt u hoài: "Chừ biết Huế ra răng?...
Dòng Hương Giang lóng lánh mùa trăng
Sương giăng mắc suốt chiều dài Thành Nội

Dáng mạ xô nghiêng gánh hàng về mỗi buổi
Bữa cơm chiều rau rút nấu canh chua
Huế buồn buồn lặng những cơn mưa
Môi niềm nở chảy đỏ niềm thương nhớ

Đêm chong đèn co ro trên gác nhỏ
Cũng gieo vần thử một chút thơ văn
áo em bay nhuộm trắng sân trường
Để vấn vương giấc mơ còn thao thức

Chia cho mi Huế thương trong ký ức
Chợ Đông Ba tíu tít tiếng đi về
"Nam Ai Nam Bình" da diết Huế vào khuya
Bên nớ bên ni tay chèo chừng lỡ nhịp

Ta xa Huế ước thề chưa đến kịp
Chút giận hờn thương nhớ day dưa
Ta sẽ đưa mi về Huế giữa mùa mưa
Cho mi thấy lê thê chiều xứ Huế.


Vương Tuyết Mai

Back to top
« Last Edit: 14. Jun 2012 , 18:12 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #296 - 14. Jun 2012 , 20:52
 
Tuyet Lan wrote on 14. Jun 2012 , 18:08:
Em Xứ Huế Vẫn Xưa


Cứ mỗi lần nhìn em xứ Huế
Nón bài thơ duyên dáng nét Tràng Tiền
Em mơ mộng khi chiều về sắc tím
Nhuộm hoàng hôn trong ánh mắt tươi duyên

Đã lâu rồi như xưa vẫn thật xưa
Mơ một Huế của buổi đầu gặp gỡ
Trên quê hương đất Thần Kinh một thuở
Đã in hình đậm nghĩa cử yêu thương.

Về Vân Lâu hò hẹn của yêu đương
Giọng hò Huế mênh mông tình cảm Huế
Nắng gió trời mây mang tin từ xứ Huế
Gởi tin yêu đi khắp nước non nhà...

Trên dòng Hương Giang em Huế vẫn xưa
Vẫn nón bài thơ thương ai ô Huế
Mòn mỏi nhớ mong sao mà thương thế
Lắng trong câu hò em còn đợi mùa trăng?


Nguyễn Thủy.

12 - 9 -2009


Bài này nghe buồn quá Cô ơi.. Làm em nghe lòng mình chùng xuống ...nhớ thật nhiều  quê Cha, Mẹ của em ..Thanh Hoá ...1 địa danh mà hình như em chỉ biết qua những bài học Địa Lý    Cry Cry Cry1 Sài Gòn  , mà em chưa 1 lần trở về ..Có lẽ sang năm Cô ơi ..

Huế


Bạn nắm tay tôi một chiều tháng Tám
Mắt u hoài: "Chừ biết Huế ra răng?...
Dòng Hương Giang lóng lánh mùa trăng
Sương giăng mắc suốt chiều dài Thành Nội

Dáng mạ xô nghiêng gánh hàng về mỗi buổi
Bữa cơm chiều rau rút nấu canh chua
Huế buồn buồn lặng những cơn mưa
Môi niềm nở chảy đỏ niềm thương nhớ

Đêm chong đèn co ro trên gác nhỏ
Cũng gieo vần thử một chút thơ văn
áo em bay nhuộm trắng sân trường
Để vấn vương giấc mơ còn thao thức

Chia cho mi Huế thương trong ký ức
Chợ Đông Ba tíu tít tiếng đi về
"Nam Ai Nam Bình" da diết Huế vào khuya
Bên nớ bên ni tay chèo chừng lỡ nhịp

Ta xa Huế ước thề chưa đến kịp
Chút giận hờn thương nhớ day dưa
Ta sẽ đưa mi về Huế giữa mùa mưa
Cho mi thấy lê thê chiều xứ Huế.


Vương Tuyết Mai


Em TUyet Lan oi ,
Co cam on em da chiu kho mang vao day nhung bai tho Hue.
Em noi Anh Hai cua em lam tho ve Hue di. Anh hai lam tho hay lam do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3620
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #297 - 14. Jun 2012 , 22:25
 
...


Ta đây một chú thương binh
Không mang chân thật , tận tình làm vua
Dẫu đời dãi nắng dầm mưa
Vài năm bòn nhặt để mua nửa giờ
....
Long bào ngai bạc điện thờ
Tiền hô hậu ủng phất cờ dương oai
Phong bao dân biếu tận ngai
Nửa giờ tham những sống hoài mấy năm
....
Đang mơ bỗng khói hương trầm
Tự nhiên tắt ngủm ta lầm cuộc chơi
Long bào vội cởi ra thôi
Thương đôi nạng gỗ nửa đời giả chân

Ký Gàn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #298 - 15. Jun 2012 , 00:17
 
ngo_thi_van wrote on 13. Jun 2012 , 09:14:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Em co the cho Ma Van biet ten cua Ong Noi va Ba Noi may chau dươc khong , vi Di cua Ma Van thuoc giong Tuy Ly ma dang con sang suot va con nho nhieu nhung ngươi Hue xua , biet dau se tim dươc ngươi quen ! Di cua Ma Van cung chi tren 80 ma thoi , chac thuoc lua tươi cua Ong Ba Noi may chau do?
Co the Cu nha lam tho , cung co thuoc mot nhom nao do ma con chau khong biet do thoi. Em cu hoi Ba Noi may chau xem sao.
Ma Van cam on em da chuc Ma Van.
Ma Van

Thưa Mạ Vân,
Dạ để em sẽ hỏi BN theo lời Mạ dặn, nhưng em nghĩ là Ba em không có trong nhóm nào ạ.  Em xin phép Mạ cho em nhắn tin riêng cho Mạ nhé  Smiley pansytim pansyvang

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #299 - 15. Jun 2012 , 08:31
 
ngo_thi_van wrote on 14. Jun 2012 , 10:03:
Em Tuy Van oi ,
Doc thu cua em ma Co cươi qua , nhung ma dung lam , luc xua sao ma cac thieu nu hay tin nhieu chuyen ngay ngo den the ! Co cung co thoi tin nhieu chuyen , ma bay gio nho lai , thay sao minh ngu qua the ! Khong the tương tương noi !
Co Van


Cô thương ,
Em hy vọng cô cười hoài cho đời thêm tươi.Nhớ khi nào rảnh , cô uống thuốc bổ Free của em nha cô.
   Vâng , ngày xưa " ngu khờ quá "...còn bi giờ
" ngây thơ vô số tội...hi.hi..."
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #300 - 15. Jun 2012 , 09:47
 
Lethikinhhoang wrote on 14. Jun 2012 , 22:25:
...


Ta đây một chú thương binh
Không mang chân thật , tận tình làm vua
Dẫu đời dãi nắng dầm mưa
Vài năm bòn nhặt để mua nửa giờ
....
Long bào ngai bạc điện thờ
Tiền hô hậu ủng phất cờ dương oai
Phong bao dân biếu tận ngai
Nửa giờ tham những sống hoài mấy năm
....
Đang mơ bỗng khói hương trầm
Tự nhiên tắt ngủm ta lầm cuộc chơi
Long bào vội cởi ra thôi
Thương đôi nạng gỗ nửa đời giả chân

Ký Gàn

Em Kahat oi ,
Co cam on em da vao day voi Co va cho Co doc mot bai tho cua Ky Gan [ ma Co nghi chang co gan ti nao dau ] mang nhieu y nghia do !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #301 - 15. Jun 2012 , 09:49
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 15. Jun 2012 , 00:17:
Thưa Mạ Vân,
Dạ để em sẽ hỏi BN theo lời Mạ dặn, nhưng em nghĩ là Ba em không có trong nhóm nào ạ.  Em xin phép Mạ cho em nhắn tin riêng cho Mạ nhé  Smiley pansytim pansyvang


Em Hoa Mi Nau oi ,
Ma Van cam on may doa hoa ma em da mang vao day. Em cu nhan tin cho Ma Van biet.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #302 - 15. Jun 2012 , 09:55
 
tuy-van wrote on 15. Jun 2012 , 08:31:
Cô thương ,
Em hy vọng cô cười hoài cho đời thêm tươi.Nhớ khi nào rảnh , cô uống thuốc bổ Free của em nha cô.
   Vâng , ngày xưa " ngu khờ quá "...còn bi giờ
" ngây thơ vô số tội...hi.hi..."
Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Em cu cho Co thuoc bo free di vi bay gio Co rat can thu thuoc nay do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3620
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #303 - 15. Jun 2012 , 12:14
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jun 2012 , 09:47:
Em Kahat oi ,
Co cam on em da vao day voi Co va cho Co doc mot bai tho cua Ky Gan [ ma Co nghi chang co gan ti nao dau ] mang nhieu y nghia do !
Co Van


Thưa Cô Vân !

Thấy mấy văn phòng du lịch quảng cáo về Huế , có nhà hàng tổ chức cho du khách mặc áo long bào và người phục vụ bữa ăn như cung đình ngày xưa theo kiểu " Nhất dạ Đế Vương "
Kahat nghĩ đây cũng là một nét đặc thù của Cố Đô , nên thấy bài thơ này , mỉa mai đời đôi chút nhưng lột được cái xã hội đảo điên trong nước bây giờ
Mang vào đây mời cô Vân đọc cùng mọi người nhìn lại Huế thời nay
Cám ơn cô đã có hồi âm và khen tặng

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #304 - 15. Jun 2012 , 14:23
 
ngo_thi_van wrote on 13. Jun 2012 , 09:14:
Em Hoa Mi Nau oi ,
Em co the cho Ma Van biet ten cua Ong Noi va Ba Noi may chau dươc khong , vi Di cua Ma Van thuoc giong Tuy Ly ma dang con sang suot va con nho nhieu nhung ngươi Hue xua , biet dau se tim dươc ngươi quen ! Di cua Ma Van cung chi tren 80 ma thoi , chac thuoc lua tươi cua Ong Ba Noi may chau do?
Co the Cu nha lam tho , cung co thuoc mot nhom nao do ma con chau khong biet do thoi. Em cu hoi Ba Noi may chau xem sao.
Ma Van cam on em da chuc Ma Van.
Ma Van

hihi...Em cũng đang ngóng đây Cô a. ( thiệt nhiều chiện   Sad)
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #305 - 15. Jun 2012 , 21:11
 
Lethikinhhoang wrote on 15. Jun 2012 , 12:14:
Thưa Cô Vân !

Thấy mấy văn phòng du lịch quảng cáo về Huế , có nhà hàng tổ chức cho du khách mặc áo long bào và người phục vụ bữa ăn như cung đình ngày xưa theo kiểu " Nhất dạ Đế Vương "
Kahat nghĩ đây cũng là một nét đặc thù của Cố Đô , nên thấy bài thơ này , mỉa mai đời đôi chút nhưng lột được cái xã hội đảo điên trong nước bây giờ
Mang vào đây mời cô Vân đọc cùng mọi người nhìn lại Huế thời nay
Cám ơn cô đã có hồi âm và khen tặng

Kahat

Em Kahat oi ,
Co khi nao em ve tham Hue chua ?
Co xa Hue nua doi ngươi roi , chua bao gio dươc tro ve voi Hue , nho chi la ! NGhe noi bay gio Hue thay doi nhieu lam , khong con ve co kinh tram lang nhu xua nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #306 - 17. Jun 2012 , 20:08
 
Mời Cô nghe bài thơ này a

Back to top
« Last Edit: 17. Jun 2012 , 20:09 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #307 - 18. Jun 2012 , 08:43
 
Tuyet Lan wrote on 17. Jun 2012 , 20:08:
Mời Cô nghe bài thơ này a


Em TUyet Lan oi ,
Co cam on em da cho Co thương thuc giong ngam tho Hue va bai tho ve Hue hay qua voi nhung hinh anh mang nhieu ky niem , nhieu dia danh cua Hue va nhat la hinh anh than thuong cua hai ngoi trương trung hoc ma Co da co mot thoi chung vui voi ban be kho quen dươc !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #308 - 18. Jun 2012 , 16:50
 
ngo_thi_van wrote on 18. Jun 2012 , 08:43:
Em TUyet Lan oi ,
Co cam on em da cho Co thương thuc giong ngam tho Hue va bai tho ve Hue hay qua voi nhung hinh anh mang nhieu ky niem , nhieu dia danh cua Hue va nhat la hinh anh than thuong cua hai ngoi trương trung hoc ma Co da co mot thoi chung vui voi ban be kho quen dươc !
Co Van   

Cô thương kính

Dạ, thật ra em cũng thích đọc những bài viết về Huế và Hà Nội ...

Em nghe đâu đây văng vẵng

Hà Nội mùa này ... vắng những cơn mưạ
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp.
Ðường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng,
phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô,
quán cóc liêu xiêu một câu thợ
Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.

Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ.
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay,
hơi ấm trao em tuổi thơ ngâỵ
Tưởng như, tưởng như còn đâỵ
.. với mùa hoa sữa , mùa cốm vàng tươi ...

Đó thưa Cô ..Hà Nội với đường Cổ Ngư xưa ...với  mùa hoa sữa , mùa cốm vàng tươi ...

Back to top
« Last Edit: 18. Jun 2012 , 17:12 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #309 - 19. Jun 2012 , 09:07
 
Tuyet Lan wrote on 18. Jun 2012 , 16:50:
Cô thương kính

Dạ, thật ra em cũng thích đọc những bài viết về Huế và Hà Nội ...

Em nghe đâu đây văng vẵng

Hà Nội mùa này ... vắng những cơn mưạ
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp.
Ðường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng,
phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô,
quán cóc liêu xiêu một câu thợ
Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.

Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ.
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay,
hơi ấm trao em tuổi thơ ngâỵ
Tưởng như, tưởng như còn đâỵ
.. với mùa hoa sữa , mùa cốm vàng tươi ...

Đó thưa Cô ..Hà Nội với đường Cổ Ngư xưa ...với  mùa hoa sữa , mùa cốm vàng tươi ...


Em Tuyet Lan oi ,
Ngay hom qua tren dương di den nha Co Thu [ Di du le ra trương cua Quyen ] Co van CD Tran Thai Hoa nghe bai Ha Noi Mua Nay , Co thich lam va Co cung rat thich bai nay ma ai do da dat loi khac vao day?
[ Noi ve lut o Ha Noi ].
Ben ngoai cua Co la ngươi Ha Noi nen Co cung yeu men Ha Noi lam.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3620
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #310 - 19. Jun 2012 , 19:04
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jun 2012 , 21:11:
Em Kahat oi ,
Co khi nao em ve tham Hue chua ?
Co xa Hue nua doi ngươi roi , chua bao gio dươc tro ve voi Hue , nho chi la ! NGhe noi bay gio Hue thay doi nhieu lam , khong con ve co kinh tram lang nhu xua nua.
Co Van


Thưa Cô Vân !

Em không phải là người của " Đất Thần Kinh " ( không đồng nghĩa với huynh NVH nói về Thần Kinh thương nhớ )
Bởi vậy chỉ nghe về Huế qua các bài ca , những câu hát bài ca dao chứ chưa biết Huế , nhưng chắc chắn Huế phải đẹp , phải thơ mộng , như những câu ca dao cô nhỉ :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #311 - 19. Jun 2012 , 20:40
 
Lethikinhhoang wrote on 19. Jun 2012 , 19:04:
Thưa Cô Vân !

Em không phải là người của " Đất Thần Kinh " ( không đồng nghĩa với huynh NVH nói về Thần Kinh thương nhớ )
Bởi vậy chỉ nghe về Huế qua các bài ca , những câu hát bài ca dao chứ chưa biết Huế , nhưng chắc chắn Huế phải đẹp , phải thơ mộng , như những câu ca dao cô nhỉ :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Kahat

Em Kahat oi ,
Khong phai Co o Hue ma khen Hue , chu Co thay Hue co nhieu noi phong canh that la hưu tinh. Co le bay gio Hue cung thay doi nhieu roi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #312 - 21. Jun 2012 , 18:42
 
Đồng Khánh - Huyền Trân xưa


Tôi nhớ mãi một "mai tê" Đồng Khánh
Một mai tê... dễ sợ: Lạnh xa mù
Mai tê rồi bóng xế trăng lu
"Con ve kêu mùa Hạ, biết mấy thu gặp chàng!"

Huế có già mô mà níu kéo thời gian
Lo chi rứa nỗi đá mòn sông cạn
Bảy trăm năm những mùa trăng ly tán
Sông nước Chàm miền châu Rí, Châu Ô

Cô công chúa - tóc xanh màu Đồng Khánh
Tuổi quỳnh dao đành... "cho thiếp đi cùng!"
Ngày Chiêm Quốc, đêm mơ về bến Việt
Mắt Huyền Trân còn đẫm lệ Khắc Chung

Điệu Hời ca bơ phờ đòi đoạn
Sên phách vô tình để lạnh dòng sông
Có phai cũ khi nửa đời xa Huế...
Ngõ sau nhìn, quê mẹ có vời trông?

Tôi, Đồng Khánh, mai tê thời son trẻ
Đã xa quê từ dâu bể mưa nguồn
Hái niềm vui tan tác giữa cơn buồn
Nhớ rưng rức nỗi tha phương dồn tụ

Đồng Khánh ơi, Huyền Trân xưa đó
Nhiều tang thương nên Huế đẹp vô cùng
Sông, nước, biển, trời... nơi mô cũng có
Nhưng não nùng làm Huế đẹp rưng rưng

Khi ở Huế thấy Huế buồn chi lạ
Xa Huế rồi thấy Huế quá mênh mông
Trong nỗi nhớ một cũng là tất cả
Khi thương yêu tất cả sẽ vô cùng.

Trần Kiêm Đoàn

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #313 - 21. Jun 2012 , 20:54
 
Tuyet Lan wrote on 21. Jun 2012 , 18:42:
Đồng Khánh - Huyền Trân xưa


Tôi nhớ mãi một "mai tê" Đồng Khánh
Một mai tê... dễ sợ: Lạnh xa mù
Mai tê rồi bóng xế trăng lu
"Con ve kêu mùa Hạ, biết mấy thu gặp chàng!"

Huế có già mô mà níu kéo thời gian
Lo chi rứa nỗi đá mòn sông cạn
Bảy trăm năm những mùa trăng ly tán
Sông nước Chàm miền châu Rí, Châu Ô

Cô công chúa - tóc xanh màu Đồng Khánh
Tuổi quỳnh dao đành... "cho thiếp đi cùng!"
Ngày Chiêm Quốc, đêm mơ về bến Việt
Mắt Huyền Trân còn đẫm lệ Khắc Chung

Điệu Hời ca bơ phờ đòi đoạn
Sên phách vô tình để lạnh dòng sông
Có phai cũ khi nửa đời xa Huế...
Ngõ sau nhìn, quê mẹ có vời trông?

Tôi, Đồng Khánh, mai tê thời son trẻ
Đã xa quê từ dâu bể mưa nguồn
Hái niềm vui tan tác giữa cơn buồn
Nhớ rưng rức nỗi tha phương dồn tụ

Đồng Khánh ơi, Huyền Trân xưa đó
Nhiều tang thương nên Huế đẹp vô cùng
Sông, nước, biển, trời... nơi mô cũng có
Nhưng não nùng làm Huế đẹp rưng rưng

Khi ở Huế thấy Huế buồn chi lạ
Xa Huế rồi thấy Huế quá mênh mông
Trong nỗi nhớ một cũng là tất cả
Khi thương yêu tất cả sẽ vô cùng.

Trần Kiêm Đoàn


Em Tuyet Lan oi ,
Co van thich doc nhung sang tac cua Tran Kiem Đoan.
Co khong biet TKD noi toc xanh mau Đồng Khánh la mau chi rứa hè ?
Co thich hai cau cuoi cung cua bai tho , hay chi lạ !
Cam on em da sưu tam nhung bai tho ve Hue.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3620
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #314 - 18. Jul 2012 , 08:28
 
Đồng Khánh Ngày Xưa
( bài xướng )

Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Caí ông ni mới lạ chưa tề
Sớm chiều trưa ba buổi đi về
Đưa với đón mần chi không biết

Ôi đôi mắt chi mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước tui đi
Nói hòai lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được

Tội tui lắm xa cho vài bước
Đừng đi gần hai bước song đôi
Xa xa cho keo? bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị

Theo chi hòai người răng không biết di
Thôi dược rồi đưa lá thư đây
Mai tan trừơng đứng đợi ở gốc cây
Tui sẽ đến trả lời cho biết
( Không rõ tác giả )

BÀI HOẠ VẦN


Người trông xinh ,mờ răng ! đân độn rứa
Bạn bè quen ai cũng hiểu chuyện tề
Tại vì tui chỉ muốn ....Rước O về
Mờ tại O vô tâm nên không biết

Nhìn thấy tui O làm ngơ không thiết
Chừng không tui,O thờ thẫn bước đi
Đường đầy hoa mờ O có thây chi
O Huế ơi ! làm gì ta hiểu được

Những viên đá bên đường còn nhớ bước
Còn nhỏ to thấy hai đứa sánh đôi
Tàng phượng vĩ cũng vội toét miệng cười
Thì e gì chuyện người ta dị nghị

Tui thương O chuyện nớ sao kêu dị
Tui chỉ ngại mai mốt chẳng còn đây
Tên của O chúng khắc dưới gốc cây
Theo năm tháng nhựa máu đầy ai biết

Kahat
Back to top
« Last Edit: 18. Jul 2012 , 08:29 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #315 - 18. Jul 2012 , 21:02
 
Lethikinhhoang wrote on 18. Jul 2012 , 08:28:
Đồng Khánh Ngày Xưa
( bài xướng )

Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Caí ông ni mới lạ chưa tề
Sớm chiều trưa ba buổi đi về
Đưa với đón mần chi không biết

Ôi đôi mắt chi mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước tui đi
Nói hòai lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được

Tội tui lắm xa cho vài bước
Đừng đi gần hai bước song đôi
Xa xa cho keo? bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị

Theo chi hòai người răng không biết di
Thôi dược rồi đưa lá thư đây
Mai tan trừơng đứng đợi ở gốc cây
Tui sẽ đến trả lời cho biết
( Không rõ tác giả )

BÀI HOẠ VẦN


Người trông xinh ,mờ răng ! đân độn rứa
Bạn bè quen ai cũng hiểu chuyện tề
Tại vì tui chỉ muốn ....Rước O về
Mờ tại O vô tâm nên không biết

Nhìn thấy tui O làm ngơ không thiết
Chừng không tui,O thờ thẫn bước đi
Đường đầy hoa mờ O có thây chi
O Huế ơi ! làm gì ta hiểu được

Những viên đá bên đường còn nhớ bước
Còn nhỏ to thấy hai đứa sánh đôi
Tàng phượng vĩ cũng vội toét miệng cười
Thì e gì chuyện người ta dị nghị

Tui thương O chuyện nớ sao kêu dị
Tui chỉ ngại mai mốt chẳng còn đây
Tên của O chúng khắc dưới gốc cây
Theo năm tháng nhựa máu đầy ai biết

Kahat

Em Kahat oi ,
Bai tho hoa cua em hay chi la ! Răng ma noi tieng Hue dẽo queo rứa ! Co hoc " cua " mo tieng Hue khong rua hè?
Em cu dem  bai tho ni qua ben nớ di cho moi ngươi biet tai dung tieng Hue cua em.
Co cam on em nhieu lam do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #316 - 02. Dec 2012 , 03:56
 
NỖI NIỀM THÔN VĨ
 

...



Đón người bạn gái rất thân về thăm đất nước sau nhiều năm xa cách, tôi muốn bạn ở chơi với tôi lâu lâu cho thỏa lòng mong nhớ. Tôi đưa bạn đi thăm núi Ngũ Hành, chùa Non Nước, thánh địa Mỹ Sơn, chùa Cầu Hội An, bảo tàng Chămthanks.gifa, sông Hàn tươi đẹp…Khỏi cần hướng dẫn viên du lịch, tôi thao thao về văn hóa Chăm, kể cho bạn nghe sự tích vũ điệu Tiên Sa…Bạn tôi khen ngợi lắm:

- Nè, định dành nghề người khác hả, sao thuyết minh rành dữ vậy! Tôi cười thanh minh:

- Không phải đâu. Chồng mình chính gốc Quảng mà!

Danh lam thắng cảnh nơi tôi đang ở cùng gia đình riêng tuy không nổi đình đám bằng Huế nhưng cũng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Còn hai nơi chưa kịp đến: Suối Hoa và Bà Nà thì Hạnh nôn nao bảo:

- Mình nhớ Huế quá, mai về thăm thôn Vỹ để ngắm nắng hàng cau cho thỏa… Tôi đành phải chìu ý cô nàng.

Tôi không dám nói với Hạnh: Thôn Vỹ ngày xưa thuở hai đứa và lũ bạn gái học Văn Khoa đèo nhau trên mấy chiếc xe đạp cà tàng về Vỹ Dạ ăn chè Cồn, bắp luộc, thả hồn theo câu thơ Hàn Mặc Tử, giờ chỉ còn trong… mơ! Sợ bạn tôi bỡ ngỡ nên tôi cũng có vài câu rào giậu, che chắn:

- Chừ, Huế vẫn giữ nét cổ kính nhưng cũng có phần hiện đại hơn một chút,  quang cảnh có nơi hơi đổi khác đôi nét.

Hình như bạn đang thả hồn về quá khứ nên không trả lời.

Xe qua Đập Đá rồi xuôi về Vỹ Dạ… Hạnh tâm sự :

- Xa quê, mình nhớ nhất là hàng cau trong nắng ban mai, đẹp dễ sợ! Những giọt sương lung linh đọng trên những tàu cau như muôn ngàn ngọn nến ai đó thắp lên trong bầu trời trong vắt ánh bình minh!...

Tôi cắt lời Hạnh:

- Vỹ Dạ đây rồi! Mình xuống xe rồi đi ăn chè bắp.

Nhưng Hạnh không chịu :

- Còn xa mới tới thôn Vỹ. Vỹ Dạ nhiều cau và cây xanh lắm mà. Nhà rất rộng thường có cổng và những khu vườn thì bát ngát…

Hạnh đưa mắt có ý tìm những hàng giậu xanh ngày trước, những hàng cau thẳng tắp bao quanh khu vườn và những ngôi nhà cổ kính có bức bình phong chữ điền ẩn sau cành trúc mảnh mai… Tôi nghe Hạnh lẩm bẩm giọng Huế “mô rồi hè?”… Hình như Hạnh đang cố tìm lại vẻ mộc mạc nhưng đài các của Vỹ Dạ xưa thì phải…

Trước mắt Hạnh bây giờ là con đường bê – tông thẳng tắp, nhà cửa san sát, quán xá dày đặc, người qua lại đông đúc, xe cộ nghìn nghịt xông bụi vào mặt… Hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng rất mới che khuất những ngôi nhà cổ còn sót lại bên trong những con đường nhỏ. Thỉnh thoảng cũng có  vài khu vườn và những cây cau đẹp dáng lấp lánh ánh nắng ban mai nhưng hình như cau cảm thấy lạc lõng chơ vơ trước một rừng nhà hiện đại nên không còn nét thơ mộng của ngày trước! Tôi nghe được một tiếng thở dài ngao ngán…

Tôi cười an ủi Hạnh:

- Thôi mà, theo thời gian, vật đổi sao dời có chi mà lạ chứ. Ngày trước, ngôi nhà xưa xây theo mỹ quan phong kiến, bây chừ kiểu dáng tân thời cho văn minh mà. Bạn nên gọi chính tên Vỹ Dạ chứ đừng nói là thôn Vỹ mà sinh ra buồn bã, bâng khuâng vì ám ảnh một vùng thôn quê xanh mướt cây lá…

Tôi cũng định trêu Hạnh: “ Thì cũng như bạn - trước đây mặc áo dài trắng tinh đi guốc mộc, hàng ngày qua con đò Thừa Phủ đến trường Đồng Khánh. Trong sương mù dày đặc của xứ Huế mộng mơ ai đó “ nhìn không ra” mà! . Chừ thì bạn mặc váy đầm mang giày bốt, đeo kiếng mát màu đen kiểu dáng rất hợp thời trang.”

May mà tôi kịp thấy giọt nước mắt rơi trên má Hạnh nên nín thinh. Hạnh rên rỉ :

- Mình định chụp nhiều kiểu ảnh đẹp của thôn Vỹ để sang khoe với bạn bè bên Pháp.  Họ ngưỡng mộ thơ Hàn Mặc Tử lắm!

Tôi bật cười:

- Thì bạn cứ tha hồ chụp ảnh Vỹ Dạ, ai cấm chứ! Tôi lấy máy ảnh bảo Hạnh đứng tựa vào cây cau ở quán cà - phê Vỹ Dạ Xưa làm nền:

-  Nè, chuẩn bị, mình bấm máy!

Hạnh xua tay nói:

- Thôi mình hơi mệt!

Tôi khẩn khoản:

- Thì chụp một kiểu cũng được mà, để làm kỉ niệm!

Tôi dắt bạn len lỏi vào một con đường nhỏ, tìm đến  một ngôi nhà còn giữ lại khu vườn trồng cau và cả hàng giậu có cây đang ra hoa tim tím rất đẹp để bạn tôi chiêm ngưỡng cho nguôi ngoai bớt nỗi niềm nhớ thôn Vỹ ngày trước. Hạnh nhìn lên một cây cau, ngắm rất lâu, cảm động mắt ngân ngấn nước… Tôi thầm cảm ơn chủ nhân khu vườn vẫn duy trì sự hiện diện của hàng cau quí hiếm để bạn tôi ngắm nghía và để cho tôi còn gọi được tên : Vỹ Dạ mến yêu ơi! Tôi nói nhỏ với Hạnh:

- Vẫn còn cau và vài  mảnh vườn xanh tốt… Ít còn hơn không có!

Hạnh trầm ngâm không nói chi hết.

Tối hôm đó Hạnh trằn trọc khó ngủ, sáng ra Hạnh đưa tôi đọc bài thơ:



                           NỖI NIỀM THÔN VỸ

                 Thôi đừng mơ hàng cau thôn Vỹ

                 Nắng ngủ quên cây cũng buồn lây

                 Vườn xanh  mướt  xa rồi một thuở

                 Nhớ nhung chi ai đó thầm thì !



                  Đường Vỹ  Dạ còn đâu trầm  mặc

                  Gió vẫn thổi, mây trôi xa lắc

                  Tìm nơi mô một chút hương xưa

                  Có chăng là ở trong đôi mắt!



                  Về quê hương chợt dạ ngẩn ngơ

                 Khách đường xa  khao khát vần thơ

                  Dòng sông trăng chìm trong dĩ vãng

                  Để  cho ai mãi mãi đợi chờ!



Tôi biết Hạnh muốn tìm lại Huế xưa với những kỉ niệm thời con gái khi hai đứa còn cắp sách đến giảng đường đại học Văn Khoa nghe Thầy bình thơ Hàn Mặc Tử. Nhưng làm sao bắt thời gian quay trở lại được… Mái tóc mượt mà của Hạnh và tôi cũng nhuộm màu sương muối, dòng đời thì mãi trôi…Tôi ngậm ngùi nhìn dòng Hương chảy lặng lờ phía trước mặt, lòng bâng khuâng nhớ đến câu thơ xưa “Thế gian biến cải vũng nên đồi…” mà nghe một nỗi buồn man mác len nhẹ vào hồn !

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

Huế, 2009    

Chú thích của tác giả :
-Chữ in nghiêng trong bài thơ là của nhà thơ Hàn Mặc Tử .
-Ngôi nhà ở Vĩ dạ với những cây cau dẹp dáng  
Back to top
« Last Edit: 02. Dec 2012 , 04:04 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #317 - 04. Dec 2012 , 08:33
 
nang ton nu wrote on 02. Dec 2012 , 03:56:
NỖI NIỀM THÔN VĨ
 

...



Đón người bạn gái rất thân về thăm đất nước sau nhiều năm xa cách, tôi muốn bạn ở chơi với tôi lâu lâu cho thỏa lòng mong nhớ. Tôi đưa bạn đi thăm núi Ngũ Hành, chùa Non Nước, thánh địa Mỹ Sơn, chùa Cầu Hội An, bảo tàng Chămthanks.gifa, sông Hàn tươi đẹp…Khỏi cần hướng dẫn viên du lịch, tôi thao thao về văn hóa Chăm, kể cho bạn nghe sự tích vũ điệu Tiên Sa…Bạn tôi khen ngợi lắm:

- Nè, định dành nghề người khác hả, sao thuyết minh rành dữ vậy! Tôi cười thanh minh:

- Không phải đâu. Chồng mình chính gốc Quảng mà!

Danh lam thắng cảnh nơi tôi đang ở cùng gia đình riêng tuy không nổi đình đám bằng Huế nhưng cũng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Còn hai nơi chưa kịp đến: Suối Hoa và Bà Nà thì Hạnh nôn nao bảo:

- Mình nhớ Huế quá, mai về thăm thôn Vỹ để ngắm nắng hàng cau cho thỏa… Tôi đành phải chìu ý cô nàng.

Tôi không dám nói với Hạnh: Thôn Vỹ ngày xưa thuở hai đứa và lũ bạn gái học Văn Khoa đèo nhau trên mấy chiếc xe đạp cà tàng về Vỹ Dạ ăn chè Cồn, bắp luộc, thả hồn theo câu thơ Hàn Mặc Tử, giờ chỉ còn trong… mơ! Sợ bạn tôi bỡ ngỡ nên tôi cũng có vài câu rào giậu, che chắn:

- Chừ, Huế vẫn giữ nét cổ kính nhưng cũng có phần hiện đại hơn một chút,  quang cảnh có nơi hơi đổi khác đôi nét.

Hình như bạn đang thả hồn về quá khứ nên không trả lời.

Xe qua Đập Đá rồi xuôi về Vỹ Dạ… Hạnh tâm sự :

- Xa quê, mình nhớ nhất là hàng cau trong nắng ban mai, đẹp dễ sợ! Những giọt sương lung linh đọng trên những tàu cau như muôn ngàn ngọn nến ai đó thắp lên trong bầu trời trong vắt ánh bình minh!...

Tôi cắt lời Hạnh:

- Vỹ Dạ đây rồi! Mình xuống xe rồi đi ăn chè bắp.

Nhưng Hạnh không chịu :

- Còn xa mới tới thôn Vỹ. Vỹ Dạ nhiều cau và cây xanh lắm mà. Nhà rất rộng thường có cổng và những khu vườn thì bát ngát…

Hạnh đưa mắt có ý tìm những hàng giậu xanh ngày trước, những hàng cau thẳng tắp bao quanh khu vườn và những ngôi nhà cổ kính có bức bình phong chữ điền ẩn sau cành trúc mảnh mai… Tôi nghe Hạnh lẩm bẩm giọng Huế “mô rồi hè?”… Hình như Hạnh đang cố tìm lại vẻ mộc mạc nhưng đài các của Vỹ Dạ xưa thì phải…

Trước mắt Hạnh bây giờ là con đường bê – tông thẳng tắp, nhà cửa san sát, quán xá dày đặc, người qua lại đông đúc, xe cộ nghìn nghịt xông bụi vào mặt… Hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng rất mới che khuất những ngôi nhà cổ còn sót lại bên trong những con đường nhỏ. Thỉnh thoảng cũng có  vài khu vườn và những cây cau đẹp dáng lấp lánh ánh nắng ban mai nhưng hình như cau cảm thấy lạc lõng chơ vơ trước một rừng nhà hiện đại nên không còn nét thơ mộng của ngày trước! Tôi nghe được một tiếng thở dài ngao ngán…

Tôi cười an ủi Hạnh:

- Thôi mà, theo thời gian, vật đổi sao dời có chi mà lạ chứ. Ngày trước, ngôi nhà xưa xây theo mỹ quan phong kiến, bây chừ kiểu dáng tân thời cho văn minh mà. Bạn nên gọi chính tên Vỹ Dạ chứ đừng nói là thôn Vỹ mà sinh ra buồn bã, bâng khuâng vì ám ảnh một vùng thôn quê xanh mướt cây lá…

Tôi cũng định trêu Hạnh: “ Thì cũng như bạn - trước đây mặc áo dài trắng tinh đi guốc mộc, hàng ngày qua con đò Thừa Phủ đến trường Đồng Khánh. Trong sương mù dày đặc của xứ Huế mộng mơ ai đó “ nhìn không ra” mà! . Chừ thì bạn mặc váy đầm mang giày bốt, đeo kiếng mát màu đen kiểu dáng rất hợp thời trang.”

May mà tôi kịp thấy giọt nước mắt rơi trên má Hạnh nên nín thinh. Hạnh rên rỉ :

- Mình định chụp nhiều kiểu ảnh đẹp của thôn Vỹ để sang khoe với bạn bè bên Pháp.  Họ ngưỡng mộ thơ Hàn Mặc Tử lắm!

Tôi bật cười:

- Thì bạn cứ tha hồ chụp ảnh Vỹ Dạ, ai cấm chứ! Tôi lấy máy ảnh bảo Hạnh đứng tựa vào cây cau ở quán cà - phê Vỹ Dạ Xưa làm nền:

-  Nè, chuẩn bị, mình bấm máy!

Hạnh xua tay nói:

- Thôi mình hơi mệt!

Tôi khẩn khoản:

- Thì chụp một kiểu cũng được mà, để làm kỉ niệm!

Tôi dắt bạn len lỏi vào một con đường nhỏ, tìm đến  một ngôi nhà còn giữ lại khu vườn trồng cau và cả hàng giậu có cây đang ra hoa tim tím rất đẹp để bạn tôi chiêm ngưỡng cho nguôi ngoai bớt nỗi niềm nhớ thôn Vỹ ngày trước. Hạnh nhìn lên một cây cau, ngắm rất lâu, cảm động mắt ngân ngấn nước… Tôi thầm cảm ơn chủ nhân khu vườn vẫn duy trì sự hiện diện của hàng cau quí hiếm để bạn tôi ngắm nghía và để cho tôi còn gọi được tên : Vỹ Dạ mến yêu ơi! Tôi nói nhỏ với Hạnh:

- Vẫn còn cau và vài  mảnh vườn xanh tốt… Ít còn hơn không có!

Hạnh trầm ngâm không nói chi hết.

Tối hôm đó Hạnh trằn trọc khó ngủ, sáng ra Hạnh đưa tôi đọc bài thơ:



                           NỖI NIỀM THÔN VỸ

                 Thôi đừng mơ hàng cau thôn Vỹ

                 Nắng ngủ quên cây cũng buồn lây

                 Vườn xanh  mướt  xa rồi một thuở

                 Nhớ nhung chi ai đó thầm thì !



                  Đường Vỹ  Dạ còn đâu trầm  mặc

                  Gió vẫn thổi, mây trôi xa lắc

                  Tìm nơi mô một chút hương xưa

                  Có chăng là ở trong đôi mắt!



                  Về quê hương chợt dạ ngẩn ngơ

                 Khách đường xa  khao khát vần thơ

                  Dòng sông trăng chìm trong dĩ vãng

                  Để  cho ai mãi mãi đợi chờ!



Tôi biết Hạnh muốn tìm lại Huế xưa với những kỉ niệm thời con gái khi hai đứa còn cắp sách đến giảng đường đại học Văn Khoa nghe Thầy bình thơ Hàn Mặc Tử. Nhưng làm sao bắt thời gian quay trở lại được… Mái tóc mượt mà của Hạnh và tôi cũng nhuộm màu sương muối, dòng đời thì mãi trôi…Tôi ngậm ngùi nhìn dòng Hương chảy lặng lờ phía trước mặt, lòng bâng khuâng nhớ đến câu thơ xưa “Thế gian biến cải vũng nên đồi…” mà nghe một nỗi buồn man mác len nhẹ vào hồn !

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

Huế, 2009    

Chú thích của tác giả :
-Chữ in nghiêng trong bài thơ là của nhà thơ Hàn Mặc Tử .
-Ngôi nhà ở Vĩ dạ với những cây cau dẹp dáng  

Em Nang Ton Nu oi ,
Co cam on em da cho Co doc mot bai noi len dung tam su cua nhung ngươi xa Hue tro ve Hue de cam thay mot su chan nan tot cung vi su thay doi cua Thon Vy Da.
Xua kia Co cung da mot thoi o Thon Vy Da , ky uc van giu lai nhung net dep co kinh yeu kieu ma nghe thien ha noi lai Co rat chan nan , chang muon ve nua.
Mot lan nua Co cam on em , Co phai em la tac gia bai nay khong?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #318 - 04. Dec 2012 , 17:38
 
O quai nón tím

0 con gái tóc dài - quai nón tím
chiều ni về - 0 có nhớ ai không?
guốc khua chi - cho đây nhói cả lòng
áo trắng quá - khiến hồn đây khờ khạo

0 cười duyên - khoe dăm ba hạt gạo
cho đây vay một hạt - để no lòng
sợ nửa khuya về bên ngọn đèn chong
0 dẫm lấm những tờ thơ đây viết

cứ nguýt háy đi - cứ lườm - cứ liếc
miễn 0 đừng biền biệt tháng năm xanh
miễn sáng - trưa - chiều 0 cứ quẩn quanh
sau cửa lớp - ngập ngừng như bụi phấn

ngày hai buổi tan trường ngang mấy bận
đứng bên đường đây cứ mãi ngó mong
quai nón tím ơi ... khói thuốc thả vòng
không dám gọi - dù chỉ lời thăm hỏi

0 cứ đi qua - chẳng chờ - chẳng đợi
chẳng đoái hoài đến một gã khờ si
những ngã đường cũng năm bảy lối đi
sao lòng đây chỉ ... 0 quai nón tím?

Phan Thị Ngôn Ngữ



Em gởi vào trang cô bài ni nè.Em
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #319 - 05. Dec 2012 , 07:39
 
Tuyet Lan wrote on 04. Dec 2012 , 17:38:
O quai nón tím

0 con gái tóc dài - quai nón tím
chiều ni về - 0 có nhớ ai không?
guốc khua chi - cho đây nhói cả lòng
áo trắng quá - khiến hồn đây khờ khạo

0 cười duyên - khoe dăm ba hạt gạo
cho đây vay một hạt - để no lòng
sợ nửa khuya về bên ngọn đèn chong
0 dẫm lấm những tờ thơ đây viết

cứ nguýt háy đi - cứ lườm - cứ liếc
miễn 0 đừng biền biệt tháng năm xanh
miễn sáng - trưa - chiều 0 cứ quẩn quanh
sau cửa lớp - ngập ngừng như bụi phấn

ngày hai buổi tan trường ngang mấy bận
đứng bên đường đây cứ mãi ngó mong
quai nón tím ơi ... khói thuốc thả vòng
không dám gọi - dù chỉ lời thăm hỏi

0 cứ đi qua - chẳng chờ - chẳng đợi
chẳng đoái hoài đến một gã khờ si
những ngã đường cũng năm bảy lối đi
sao lòng đây chỉ ... 0 quai nón tím?

Phan Thị Ngôn Ngữ



Em gởi vào trang cô bài ni nè.Em

Em Tuyet Lan oi ,
Bai tho O Quai Non Tim de thương chi la , Phan thi Ngon Ngu la ai vay em , neu la phai nu thi rang ma lam tho dum cho phai nam hay nhu rua? [ Co noái tieng Hue em hieu chi khong? ]
Co cam on em nhieu lam da mang bai tho ni vo dây.
Vu nha cửa cua em bi nang Sandy vieng tham da yen chua? Mong la moi chuyen deu hoan toan nhu em muon. Ong xa cua em khoe khong?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #320 - 07. Dec 2012 , 19:22
 
ngo_thi_van wrote on 05. Dec 2012 , 07:39:
Em Tuyet Lan oi ,
Bai tho O Quai Non Tim de thương chi la , Phan thi Ngon Ngu la ai vay em , neu la phai nu thi rang ma lam tho dum cho phai nam hay nhu rua? [ Co noái tieng Hue em hieu chi khong? ]
Co cam on em nhieu lam da mang bai tho ni vo dây.
Vu nha cửa cua em bi nang Sandy vieng tham da yen chua? Mong la moi chuyen deu hoan toan nhu em muon. Ong xa cua em khoe khong?
Co Van

Cô thương kính
Em vẫn thường Cô a . Chuyện nhà cũng goi là tạm ổn . Em cám ơn sự lo lắng ân cần của Cô . Hôm nọ em gọi Cô nhưng Cô không có ờ nhà. Em chúc Cô 1 buổi tối thật êm đềm. Em
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #321 - 07. Dec 2012 , 20:24
 
Tuyet Lan wrote on 07. Dec 2012 , 19:22:
Cô thương kính
Em vẫn thường Cô a . Chuyện nhà cũng goi là tạm ổn . Em cám ơn sự lo lắng ân cần của Cô . Hôm nọ em gọi Cô nhưng Cô không có ờ nhà. Em chúc Cô 1 buổi tối thật êm đềm. Em
TL

Em Tuyet Lan oi ,
Co di bac si ve thi nghe Co Vĩnh noi em co goi Co.
Dao nay nhieu ngươi benh lam , em gang can than cho em va ca Ong Xa cua em nua.
Chuc em ngu ngon.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #322 - 12. Dec 2012 , 03:46
 
KÍNH CHÚC MẠ VÂN NGÀY SINH NHẬT- NGÀY CỦA TRĂM NĂM(12-12-12 MỘT NGÀY THẬT LÀ ĐẶC BIỆT) THẬT LÀ VUI , CHÚC MẠ VÂN LUÔN MẠNH KHOẺ,TRẺ MÃI, SỐNG LÂU TRĂM TUỔI ĐỂ DÌU DẮT ĐÀN "CON" CỦA MẠ VÂN.


...

...


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2H9KwO4hNgA

lêthịngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #323 - 09. Jan 2013 , 21:11
 
Ngố wrote on 12. Dec 2012 , 03:46:
KÍNH CHÚC MẠ VÂN NGÀY SINH NHẬT- NGÀY CỦA TRĂM NĂM(12-12-12 MỘT NGÀY THẬT LÀ ĐẶC BIỆT) THẬT LÀ VUI , CHÚC MẠ VÂN LUÔN MẠNH KHOẺ,TRẺ MÃI, SỐNG LÂU TRĂM TUỔI ĐỂ DÌU DẮT ĐÀN "CON" CỦA MẠ VÂN.


...

...


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2H9KwO4hNgA

lêthịngố

Ngố thương oi ,
Ma Van vao day moi de y la con cai link chua mo ra , nen mo ra xem moi thay may hinh anh va bai hat chuc sinh nhat nua. Ma Van cam dong lam. Cam on em nhieu nhieu !
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #324 - 18. Mar 2013 , 20:08
 
Em kính mời Cô nghe bài này nhé Cô




HUẾ XƯAHUẾ XƯA

* Anh Bằng *
Tôi có người em sông hương núi ngự
của lủy tre thôn vỹ hiền từ
của kinh thành cổ xưa thật xưa
buổi trưa em che non lá
cá sông hương liếc nhìn ngẫn ngơ
lũ chim quyên ngất ngây từ xa
tôi sống đôc thân trong căn phố nghèo
bởi trót thương nên nhớ thật nhiều
bởi em là hạnh phúc tình yêu
ở bên ni qua bên nớ
cách con sông chuyến đò chẳng xa
nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ
huế ơi không biết bây chừ
tiếng ca nào vương bên mạn thuyền
có ai chờ ai qua trương tiền
không biết bây chừ
nữ sinh mang nón bài thơ
để trai xứ huế mộng mơ
huế ơi ta nhớ muôn đời
bóng trăng hồ sen trong hoàng thành
tiếng chuông từng đêm thiên mụ buồn
ta nhớ muôn đời người con gái huế quá xinh
tóc mây ngang lưng trữ tình
non nươc thần kinh quê hương đất lành
cả trái tim sông núi của người
cả linh hồn của dân hùng anh
bởi đâu gây nên nông nỗi
cánh chim bay giữa trời lẻ loi
nhỏ tôi yêu khóc biết bao giờ nguôi
tôi đã lạc em trong cơn biến động
de tháng năm hai đứa lanh lùng
để dêm ngày kẻ nhớ người mong
khổ đau cao như mây tím
phố năm xưa đã buồn buồn thêm
nhỏ tôi yêu biêt đâu mà tìm

Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2013 , 20:11 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #325 - 19. Mar 2013 , 08:32
 
Tuyet Lan wrote on 18. Mar 2013 , 20:08:
Em kính mời Cô nghe bài này nhé Cô




HUẾ XƯAHUẾ XƯA

* Anh Bằng *
Tôi có người em sông hương núi ngự
của lủy tre thôn vỹ hiền từ
của kinh thành cổ xưa thật xưa
buổi trưa em che non lá
cá sông hương liếc nhìn ngẫn ngơ
lũ chim quyên ngất ngây từ xa
tôi sống đôc thân trong căn phố nghèo
bởi trót thương nên nhớ thật nhiều
bởi em là hạnh phúc tình yêu
ở bên ni qua bên nớ
cách con sông chuyến đò chẳng xa
nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ
huế ơi không biết bây chừ
tiếng ca nào vương bên mạn thuyền
có ai chờ ai qua trương tiền
không biết bây chừ
nữ sinh mang nón bài thơ
để trai xứ huế mộng mơ
huế ơi ta nhớ muôn đời
bóng trăng hồ sen trong hoàng thành
tiếng chuông từng đêm thiên mụ buồn
ta nhớ muôn đời người con gái huế quá xinh
tóc mây ngang lưng trữ tình
non nươc thần kinh quê hương đất lành
cả trái tim sông núi của người
cả linh hồn của dân hùng anh
bởi đâu gây nên nông nỗi
cánh chim bay giữa trời lẻ loi
nhỏ tôi yêu khóc biết bao giờ nguôi
tôi đã lạc em trong cơn biến động
de tháng năm hai đứa lanh lùng
để dêm ngày kẻ nhớ người mong
khổ đau cao như mây tím
phố năm xưa đã buồn buồn thêm
nhỏ tôi yêu biêt đâu mà tìm


Em TUyet Lan oi ,
Co cam on em , bai nhac buon em nhi va xem video clip nay thay anh lai do toi qua va cung that la lang man ! Khong biet Thay Đồ viet nhung chu gi tren giay cua con dieu?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #326 - 25. Mar 2013 , 19:56
 
Cô thương kính
Hihi em cũng khong biết luôn Cô ơi ..Lâu lâu rãnh em, vào you tube nghe nhac, nghe giảng..dọc thơ, đọc sách ..thấy bài nào hay thì rinh về nhà cho cả nhà cùng thưởng thức đó thưa Cô. Cô khỏe chưa thưa Cô.  Em kính chúc Cô mau khoẻ a
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #327 - 25. Mar 2013 , 20:48
 
Tuyet Lan wrote on 25. Mar 2013 , 19:56:
Cô thương kính
Hihi em cũng khong biết luôn Cô ơi ..Lâu lâu rãnh em, vào you tube nghe nhac, nghe giảng..dọc thơ, đọc sách ..thấy bài nào hay thì rinh về nhà cho cả nhà cùng thưởng thức đó thưa Cô. Cô khỏe chưa thưa Cô.  Em kính chúc Cô mau khoẻ a

Em thương men ,
Co khoe nhieu. Tuy nhien Co van phai can than !
Cam on em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra