Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Ngàn Năm Thăng Long  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Ngàn Năm Thăng Long (Read 9670 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3540
Gender: male
Ngàn Năm Thăng Long
04. Apr 2010 , 16:56
 













Ngàn Năm Thăng Long


Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Nhớ thời Vua Lý thêm đau lòng
Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt
Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông



Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác
Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn
Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát
Thương xót dân Rồng cũng chịu tang



Sau Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ
Di tản vào châu thổ Cửu Long
Bảy mươi lăm Rồng không về nữa
Bay với thuyền nhân ra biển Đông



Đại La thành dựng tượng Lê Ninh
Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình
Ven sông Hồng dân oan đói khổ
Rời Hoa Lư về núi Chí Linh



Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu



Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà



Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói
Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu 
Tẩy não buộc con người gian dối
Vệ binh Mao quý hơn đồng bào



Ai rao bán trẻ con phụ nữ
Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay
Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú
Quan tham ô bắt dân kéo cày



Án tù chồng chất tội yêu nước
Công lý phi nhân luật bạo quyền
Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ
Địa ngục chết còn muốn dựng lên



Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm
Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh
Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu
Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên



Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long
Bà Huyện Thanh Quan cũng đau lòng
Nhớ bạn tù chết trong ngục tối
Nhớ người thân mất tích biển Đông



Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ
Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ
Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do



Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái
Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc
Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu



Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo
Ngụy Văn Thà chết cho quê hương
Mơ Rồng về bay ngang quần đảo
Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường



Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến
Chu Văn An và Lê Quý Đôn
Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương



Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long
Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng
Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy
Anh chị em bạn tù bất công



Bà Mẹ nói con tôi vô tội
Khi điểm mặt đảng xã hội đen
Uất ức biển ta ơi con viết
Quân sát nhân thái thú ngụy quyền



Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến
Dung nhan em có bớt hao gầy
Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm
Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay



Hà Nội con tin nhìn qua đêm
Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm
Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo
Em ơi Chim Việt có bình yên



Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Biết Vua thời Lý cũng đau lòng
Người đi dưới ánh sao Khuê đó
Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.

Nguyên Hoàng Bảo Việt
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #1 - 05. Apr 2010 , 21:27
 
Thăng Long made in China


Trần Phong


...

Nước ta thời kỳ XHCN nhiều chuyện lạ lắm. Nhân dân và “Đảng ta” (“đảng ta” chẳng phải là đảng của nhân dân ta đâu mà là đảng của đảng viên gộc và các đại gia thôi) sống chết bên nhau mà cứ như sông Thương nước chảy hai dòng, dòng trong tức là “đảng ta” thì ngồi trên đầu trên cổ dòng đục tức là đám dân đen (đen cả hiện tại lẫn tương lai, đen từ đời cha tới đời con, đời cháu, chắt, chút, chít).

“Đảng ta”, tức người đầy tớ nhân dân thì từ cái ăn cái mặc, xe hơi, tivi, tủ lạnh tất tật là đồ xịn từ Mỹ, từ Nhật, từ Hàn Quốc, nhập cảng chính thức. Còn nhân dân tức là người chủ thì chỉ dám chơi đồ Tàu nhập lậu, thứ nào cũng là hàng dởm, hàng độc, hàng phế thải, hàng “SIDA”.

Dân đen thở vắn than dài: “Đảng theo voi Tàu mà lại ăn cao lương mỹ vị tư bản còn mình theo Đảng chỉ được ăn bã mía Tàu”.

Đảng dâng đất, dâng rừng, dâng biển cho Tàu đã đành, nay lại còn dâng cả lịch sử và văn hóa dân tộc cho Bắc Kinh luôn. Chuyện nhục nhã vô tiền khoáng hậu, đến học sinh tiểu học cũng thấy bức xúc là chuyện các quan văn hóa-tư tưởng của “Đảng ta” giao phim
Vượt Qua BếnThượng Hải
và bộ phim nhiều tập
Đường ĐếnThăng Long
cho Tàu đạo diễn và thực hiện.

Theo nhà báo Bùi Tín thì bộ phim
Đường Đến Thăng Long
được thực hiện bên Tàu, do đạo diễn Tàu “no Vietnamese” chỉ đạo. Nghe mà tức đến ói máu. Bèn hỏi thằng bạn học cũ, đã từng cộng tác với ngành phim ảnh Việt Nam ở Hà Nội.

- Này ! bộ ta hết nam tài tử hay sao mà phải bắt tội ông Cục Trưởng Cục Quản Lý Giá bỏ việc nước sang Tàu đóng phim Vượt Qua Thượng Hải vậy hả cậu?

- Chắc tại ổng giống cố Phó Chủ Tich Nguyễn Lương Bằng đấy.

- Cậu nói thế đếch nghe được. Ổng không có lấy một xu kinh nghiệm đóng phim thì làm sao diễn xuất được? Bộ khi làm phim Tào Tháo, phim Tần Thuỷ Hoàng thì Tàu nó phải đi tìm người giống Tào Tháo, Tần Thuỷ Hoàng hay sao?

- Thôi để tớ bật mí cho cậu nhé. Bộ phim này tốn kém cả gần triệu tiền đô kia đấy, nên ai có máu mặt cũng đòi chia phần cả.

- Bộ làm cục trưởng chưa đủ béo bở hay sao mà phải kiếm ăn chật vật như vậy?

- Cậu biết đách ghì mà bình luận! Cuốn phim này sẽ dùng để kỷ niệm 120 năm ngày sinh bác Hồ của họ đấy, nên được xuất hiện trong phim này thì cả nước biết mặt biết tên, ai mà không ham.

- Ừ thôi bỏ cái chuyện bá láp này đi. Tớ còn nghe nói bộ phim trình làng nhân ngày Đại Lễ Một Nghìn Năm Thăng Long của cơ quan văn hóa nhà nước phải nhờ vả đến các thầy Tàu làm giùm kia à?

- Thôi ông tha cho tôi cái chuyện nhục nhã đó đi.

- Cậu có phải là ông Lề Phải Tôi Như Rứa đâu mà bị chạm nọc?

- Cả nước bị chạm nọc chứ có phải một mình tớ đâu. Tớ hỏi cậu không nhục sao được khi mình phải nhờ cái thằng cứ nhăm nhăm bắt nạt mình làm văn hóa cho mình. Tụi tớ cũng có nhiều phim đem đi tranh giải quốc tế đấy chứ, thế mà cái bốn nghìn năm văn hiến của mình lại giao cho kẻ thù truyền kiếp nó vầy vò thì có đau không.

- Cho đáng đời những anh trí thức ngậm miệng cầu an như các cậu. Các cậu kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long làm đếch gì nữa vì Thăng Long bị Đảng dời qua Tàu rồi. Các cậu bây giờ trở thành người Việt sống trên đất Tàu rồi, thành Việt Kiều như bọn tớ hết. Ha, ha! Ta có tới trên tám chục triệu Việt Kiều, mạnh vô cùng.

- Cậu đừng có chửi xỏ bọn tớ. Làm Việt Kiều mà sướng như các cậu thì tớ xin nhường hết đất cho Tàu đấy.

- Ai bảo cậu là Việt Kiều sướng hơn Việt Cộng? Khi mới nuốt được miền Nam của chúng tớ thì các cậu nhẩy cẫng lên nào là “nhân dân Cuba chỉ mơ sáng mở mắt ra thành người Việt Nam”, rồi mới đây ông chủ tịch Nhà Nước Triết gia của các cậu còn rủ rê ông tổng thống gần đất xa trời của Cuba “hai chúng ta thay nhau canh giữ thế giới, anh ngủ thi tôi thức, anh thức thì tôi ngủ”. Tụi đế quốc tư bản đang giãy chết sợ quá không dám giãy chết nữa.

- Này tôi nói để ông nhớ đời nhé. Việt Cộng chính hiệu con nai nằm chỉ có một nhúm nhỏ, còn tuyệt đại đa số chỉ là Việt Công giấy thôi. Các cậu cứ vơ đũa cả nắm thế thì chống Cộng thế đếch nào được.

- Ủa cả nước trở thành vô sản thực sự tức cách mạng vô sản đã thành công rồi, sao ông Tổng Bí Thư đảng còn hô hào tiến lên CNXH làm chi vậy?

- Khổ lắm nói mãi mà không tiếp thu được, các bố trong Bộ Chính Trị mà không giữ lập trường XHCN thì làm sao giữ ghế được!

- OK tiếp thu rồi. Thôi, tớ “bai” cậu đây. Chúc các nhà văn học nghệ thuật các cậu Một Ngàn Năm Thăng Thiên. Nhé.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #2 - 16. Apr 2010 , 01:35
 
Gửi người một ngàn năm sau


Phan Chí Thắng
15/04/2010

Chính quyền Thành phố Hà Nội bỏ hẳn ý định gửi thư cho Thăng Long một ngàn năm sau, hình như do khó xác định nội dung thư gồm những gì.

Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ mình viết cũng chả ai cấm.

Tạm thời dưới đây là bản thảo bức thư, tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn đọc đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh bức thư đến mức tối đa có thể, chẳng gì cũng là thư gửi xuyên thiên niên kỷ?



Bạn thân mến!

Trước hết tôi xin nói rằng khi bạn đọc bức thư này thì tôi đã trên 1000 tuổi, nếu tôi còn sống. Tất nhiên là không ai sống được lâu thế, nên bạn hãy tin chắc rằng tôi đã thăng từ lâu rồi. Và cũng tin chắc luôn là người chết không bao giờ nói xạo (đúng ra người Thăng Long hay dùng từ “nói dối” hơn, nhưng trong trường hợp này dùng từ “nói dối” nghe có vẻ lừa đảo).

Thứ nữa, nếu trung bình thế hệ nọ cách thế hệ kia 25 năm thì tính ra bạn sau tôi đúng 40 thế hệ. Biết đâu bạn lại là hậu duệ 40 đời của tôi cũng nên?

Vậy mà tôi vẫn cứ gọi bạn là “bạn”, chả nhẽ lại viết “Chút chít bốn mươi đời thân mến ơi”! – Nghe buồn cười quá?

Hơn nữa, gọi nhau là “bạn” cho nó lịch sự. Người Thăng Long nổi tiếng là lịch sự, trừ những lúc họ chửi nhau. Mà họ chửi nhau không như cơm bữa giống các nơi khác đâu nhé, họ chỉ chửi giữa các bữa ăn thôi.

Tôi đoán là ở thời đại của các bạn, nghĩa là 1000 năm sau khi tôi viết lá thư này, loài người có những tiến bộ khoa học công nghệ khủng khiếp. Các bạn dùng một loại năng lượng mới mà loài người chúng tôi hiện nay chưa biết đến. Các bạn sẽ có những phương tiện giao thông nhanh tới mức đi từ Hà Nội (tức là Thăng Long đó!) sang Newyork chỉ mất đúng bốn phút.

Tôi cũng đoán là 1000 năm nữa Thăng Long có thể mở rộng đến Bạc Liêu, Cà Mau chỉ là huyện ngoại thành. Tôi đoán thế là căn cứ vào tốc độ mở rộng của thành phố hiện nay, biết đâu có khi lúc đó Cà Mau cũng nằm trong Thăng Long thành rồi cũng nên?

Nói thế để thấy chúng tôi không thể nào tưởng tượng được về cuộc sống của các bạn. Các bạn thì lại có thể biết về chúng tôi qua các thư viện điện tử mà chẳng cần phải nhờ đến công tác khảo cổ khá tốn kém và phiền phức làm gì.

Vì vậy tôi xin hạn chế nội dung bức thư này ở những thứ chắc là sẽ không có trong thư viện điện tử của các bạn.

Người dân Thăng Long chúng tôi tự hào về rất nhiều cái nhất của mình. Năm nay, kỷ niệm một ngàn năm thành phố, Hà Nội đã nằm trong tốp 10 thành phố lớn nhất hành tinh, ít nhất cũng là về diện tích, các chỉ số khác từ từ chúng tôi cũng sẽ vào top ten sau.

Tôi xin liệt kê một số điểm nhất của chúng tôi:

- Giống như người dân cả nước, người Hà Nội thích đi xe hai bánh. Tục ngữ có cách nói ví von: “Vững như kiềng ba chân” thế nhưng chúng tôi chỉ cần vững ba chân khi đứng, ngồi hoặc nằm, chứ khi di chuyển chỗ đông người thì lại chỉ dùng hai chân hoặc hai bánh. Mật độ xe hai bánh trên một mét vuông đường của chúng tôi là cao nhất thế giới và đương nhiên là tỷ lệ tai nạn giao thông trên đầu người của chúng tôi cũng vào loại cao nhất.

- Trong tình hình đó, mật độ cảnh sát giao thông chia trung bình trên số ngã tư cũng là cao nhất thế giới. Nếu bạn sinh ra vào cùng thời với chúng tôi, bạn có thể thấy ở một ngã tư có đến ba anh cảnh sát giao thông vất vả chỉ huy các luồng xe gồm toàn con rồng cháu tiên phi như người trời hoặc như cướp biển.

- Hà Nội là thành phố hào hoa, nó có chiều dày văn hoá kiến trúc theo kiểu “trăm hoa đua nở”, nhà nào muốn nở kiều gì thì nở kiểu đó theo phương châm nhà này khoái mẹ nhà kia, nghĩa là nhà này muốn làm bố nhà kia. Nhờ đó Hà Nội mới có những nhà siêu mỏng, siêu sâu, siêu lênh khênh và siêu lởm khởm.

- Các đường phố thì chúng tôi cương quyết không bắt chước bọn thực dân Pháp. Chúng nó làm đường thẳng quá, trông rất đơn điệu. Chúng tôi làm đường phải uốn lượn, cố tình làm mềm mại không gian đô thị và đó là một cách hạn chế tốc độ giao thông hữu hiệu.

Tôi xin lỗi là điều tôi vừa nêu bạn có thể tìm thấy trong bản đồ Hà Nội năm 2010. Cái mà bạn không thể biết được là vỉa hè Hà nội. Chúng tôi là một thành phố yêu vỉa hè nhất thế giới. Tình yêu đó thể hiện ở hai chỗ. Một là cái gì chúng tôi cũng làm trên vỉa hè hết: buôn bán, sửa xe, đá bóng, giải khát và làm động tác ngược của giải khát. Bạn có hiểu động tác ngược của giải khát là gì không? Đó nôm na là tè. Tè trên vỉa hè sướng hơn quận công nhiều, bạn hãy vào Google tra cụm từ “…vạn đại quận công” là biết ngay ấy mà!

Chỗ thứ hai thể hiện tình yêu vỉa hè là cứ vài năm chúng tôi lát lại vỉa hè một lần. Hà nội là thành phố làm lại vỉa hè nhiều và nhanh nhất thế giới. Vì biết chắc là vài năm sau sẽ làm lại nên công nhân của chúng tôi làm rất chi là tài tử, bôi bôi lấp lấp như bà già thoa phấn, thoa không khéo, gió hơi mạnh một chút là phấn bay lả tả.

Khi sửa vỉa hè thì khách bộ hành phải nhao xuống đường, tranh chấp với các loại xe cơ giới trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” bất phân thắng bại. Cuộc đấu tranh này càng trở nên khốc liệt khi vỉa hè đang thay áo mà đường phố thì bị con ả Thị Đào ra tay đào bới. Tôi đảm bảo rằng các bức ảnh vệ tinh chụp đường phố Hà Nội thời chúng tôi có phản ảnh rõ tình trạng đào bới, tôi chỉ muốn giải thích cho bạn và các bạn của bạn rõ nguyên nhân tất cả là do cái con mụ Thị Đào lẳng lơ đó mà thôi.

- Hà Nội là thành phố có nhiều hồ nhất thế giới, theo thống kê mới nhất chúng tôi (đã mở rộng) có tất cả là 117 hồ, to nhất là Hồ Tây, bét nhất cũng rộng một vài ha (cái này đọc là “écta”, tuy vậy có cô phát thanh viên Đài Truyền hình Việt nam vẫn xướng là “ha”, viết sao đọc vậy mà, cứ như sắp cười ha ha vậy!), bé nữa thì không tính, lúc đó chúng tôi gọi là ao.

Trong số 117 hồ nói trên gần 100 hồ đang kêu là sắp chết. Hồ mà cũng sợ chết mới là hay chứ?

Ở Hồ Gươm, hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, có cụ Rùa 500 tuổi, cụ này là thần Kim Quy nhận lại thanh gươm từ tay Lê Lợi sau khi Lê Lợi dùng thanh gươm này để đánh thắng giặc ngoại xâm. Chúng tôi rất mong không có một lần nào nữa cụ lại phải trao gươm thần, ý là mong chẳng bao giờ phải đánh giặc ngoại xâm nữa. Sợ nhất là giặc nội xâm, mà giặc nội xâm thì gươm thần vô tác dụng.

Thư đã dài, tôi kể sơ sơ mấy cái nhất của Hà Nội để bạn thấy chúng tôi có nhiều niềm tự hào lắm, song đức khiêm tốn không cho phép chúng tôi nói dài về những cái nhất của mình, mà có nói ra chắc gì bạn đã tin, ví như việc bác sĩ ăn tiền bệnh nhân, học sinh đánh thầy giáo hay nguyên cả cái Bộ giáo dục ra một văn bản có chỗ sai rồi kêu là do lỗi đánh máy…

Không phải vì tôi không đủ tiền thuê đúc một khối bê tông, bỏ bức thư này vào trong đó để đúng 1000 năm sau bạn đập khối bê tông ra xem, mà tôi sợ thợ họ ăn bớt vật liệu, mới vài chục năm khối bê tông đã nán vụn thì phí công.

Tốt nhất là tôi gửi qua Bưu điện Bờ Hồ, theo cung cách làm ăn của họ, chắc cũng phải 1000 năm sau thư mới đến tay người nhận.

Người viết thư
Lão Hâm đã ký

Theo blog Phan Chí Thắng
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2010 , 01:39 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #3 - 18. Apr 2010 , 17:54
 

Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam - Quá Khứ Hiện Tại Và Tương Lai

...

Cho đến ngày nay thì trên thế giới có thể chưa có văn bản nào, chính thức nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của những lá cờ. Mặc dù nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Cờ hiệu cho ngành giao thông thủy, bộ, thậm chí cả đường không để chỉ dẫn cho các máy bay lên xuống. Tại các sân bay, nhất là các sân bay quân sự, sân bay dã chiến, tàu sân bay... Rồi nhiều tôn giáo, hội đoàn cũng sử dụng những lá cờ để làm biểu trưng cho hội đoàn, tôn giáo, đảng phái của mình.
Trong chiến trận thời cổ đại và trung cổ, lá cờ hết sức quan trọng. Đến nỗi trong một trận đánh, nếu bên nào bị cướp mất lá cờ hoặc bị chém gãy cán cờ. Thì coi như thua trận. Binh sĩ rối loạn, tháo chạy vì họ nghĩ chủ tướng bị bắt hoặc bị giết. Bởi lá cờ của đoàn quân luôn đi cùng vị chỉ huy trận đánh.
Ngày nay mỗi quốc gia đều có Quốc Kỳ . Trên đó thường có các biểu tượng hoa văn, họa tiết. Mà qua đó thể hiện được phần nhiều văn hóa, tôn giáo, khát vọng, tình cảm của nhân dân, thậm chí thể hiện quan điểm chính trị của giới cầm quyền. Và cả những ý đồ đen tối nữa như lá cờ của Đức Quốc Xã chẳng hạn... Lá Quốc Kỳ của mỗi quốc gia (hoặc của vương triều). Luôn sống cùng với thời gian cầm quyền của một triều đại, hoặc một thể chế chính trị nào đó. Nó chỉ thay đổi khi một triều đại suy tàn, hoặc một thể chế chính trị sụp đổ. Một lá quốc kỳ vì sự tự do, vì hòa bình, vì sự dân chủ tiến bộ. Luôn là niềm kiêu hãnh, tự hào của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Một lá quốc kỳ khác hàm chứa sự bạo tàn, giết chóc, áp bức và sự thống trị bằng súng gươm. Thì là nỗi sợ hãi oán hờn của hết thảy những ai nhìn thấy nó!
Ở Việt Nam, vào thời Hùng Vương. Tuy còn là truyền thuyết, nhưng những di chỉ khảo cổ thời đồ đồng (như trống đồng Đông Sơn). Với những hoa văn trống đồng ngọc lũ. Giúp chúng ta suy đoán rằng: Thời Văn Lang, lá cờ sẽ có biểu tượng Trời (bánh Dầy) Đất (bánh Chưng). Và các họa tiết có hình Chim Lạc... Đến thời nhà Đinh, cũng nổi tiếng với lá cờ bằng bông lau chăn trâu cắt cỏ của cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Thời nhà trần còn có lá cờ nổi tiếng khác (tuy không phải là Quốc Kỳ) của Trần Quốc Toản - Vị tướng thiếu niên với hàng chữ: Phá cường địch, báo Hoàng Ân.
Năm 1789 Cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ. Kết quả là nhà vua không còn là kẻ sở hữu quốc gia nữa. Nước Pháp là sở hữu của toàn dân. Ý niệm lấy lá cờ làm biểu trưng cho quốc gia Pháp được thực hiện. Nhiều người cho rằng: Đó là lá cờ biểu trưng cho quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ở Việt Nam vào thời Triệu Ân nổi lên đánh giặc xâm lược phương bắc thì sách "Quốc Sử Diễn Ca" ghi lại rằng: Triệu Ân "Ngồi trên đầu voi phất ngọn cờ vàng".
Câu chuyện về sự xuất hiện lá cờ đầu tiên đại diện cho Quốc Gia Việt Nam cũng rất thú vị: Đó là vào năm 1863. Trong cuộc yết kiến vua Nã Phá Luân của cụ Phan Thanh Giản. Để thương thuyết về việc chuộc lại ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Theo nguyên tắc ngoại giao thì mỗi bên phải có lá cờ đại diện cho quốc gia của mình. Bí quá! cụ Phan Thanh Giản đã lấy vải vàng có sọc đỏ ở giữa trên y phục của chính mình, may sơ lại làm lá Quốc Kỳ. Nước Đại Nam cũng từng có lá cờ Long Tinh (cờ rồng). Thực ra đây không phải là lá cờ của quốc gia. Mà là lá cờ của nhà vua Nguyễn. Cũng có màu vàng và một sọc đỏ ở giữa. Xuất hiện tại lễ tế Đàn Nam Giao trong kinh thành Huế. Và bản nhạc như là Quốc Ca được tấu lên đó là bản "Đăng Đàn Cung" - Một bản nhạc cổ với nội dung ca ngợi công lao của các vị Tiền Nhân.
Như vậy - Với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo và Phật Giáo. Lấy sắc Vàng tượng trưng cho Trời Đất, Nguyên Khí. Và xen vào là màu đỏ chính là ứng vào Qủe Ly trong thư tịch cổ Kinh Dịch: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Có bốn phương Chính và bốn phương Bàng. Qủe Ly chỉ phương nam (Nước Nam). Chữ Ly còn có nghĩa là Lửa. Bên trong Qủe Ly còn có hai vạch liền. Đó là chữ Công trong Thủ Công, Công Nghệ nó mang ý nghĩa sự tài hoa khéo léo của Người Việt... Với lý do trên đi cùng với thuyết Ngũ Hành Tương Sinh . Những lá cờ khởi thủy ban đầu của nước ta được chọn là Màu Vàng - Sọc Đỏ theo những thuyết ấy!
Năm 1945 - Với bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" do ông Hồ Chí Minh soạn thảo. Cùng với sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng, là sự xuất hiện của quốc ca nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ban đầu bài hát này có tên gọi là "Tiến Quân Ca". Rõ ràng với tựa đề là "Tiến Quân Ca", mọi người đều nghĩ rằng nhạc sỹ Văn Cao - Người đã viết bài hát này hoàn toàn không có ý định để nó trở thành quốc ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nó đã bị cưỡng ép đưa vào làm quốc ca!... Ngay từ câu mở đầu chúng ta đã thấy rõ đó là bài hát viết cho quân đội: "Đoàn quân Việt Nam đi..." ... "Bước chân dồn vang..." Cho đến kết thúc đều nói đến súng, gươm, quân thù, sa trường... Toàn là những vũ khí giết chóc và chiến trận cả!
Ở đây tôi không dám chê bai nhac sỹ Văn Cao - Cha của bài quốc ca này. Vì chắc chắn với tài năng của Ông đã được khẳng định. Qua nhiều tác phẩm âm nhạc được Ông viết về quê hương đất nước rất sâu sắc như: Ngày Mùa, Làng Tôi, kể cả cho chiến trận như Du Kích Sông Thao vv... Thì nhạc sỹ Văn Cao hoàn toàn có thể viết nên một bài Quốc Ca thực sự mang Hồn Dân Tộc với trình độ uyên bác, sâu đậm tính nhân văn! ... Nhưng! dù cho nhạc sỹ Văn Cao có làm gì thì cũng không tránh khỏi sự chi phối tư tưởng của đảng cộng sản. Vì văn nghệ sĩ trong chế độ cộng sản buộc phải ca ngợi, và viết cho cộng sản cũng là lẽ bình thường! Chúng ta cũng đã từng biết rằng có một sự việc "Không bình thường" với chế độ cộng sản. Đó là phong trào Nhân Văn Gai Phẩm, sau đó là phong trào Thơ Mới.
Với các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm v.v... Vì đã coi "nghệ thuật vị nghệ thuật" chứ không coi "nghệ thuật vị nhân sinh" (Nhân sinh của cộng sản). Đã bị cộng sản đàn áp bắt bớ, cầm tù (vụ án "Nhân Văn" ngày 21/01/1960) đánh phá nhân phẩm trên báo chí... Khiến giới văn nghệ sỹ oán hờn, căm phẫn, bỏ kháng chiến trốn chạy. Như ca sĩ Tài Tử Ngọc Bảo, nhạc sỹ Phạm Duy...
Như vậy - nếu nhìn từ góc độ một bản hành khúc ngắn viết cho quân đội (hay một đạo quân). Thì bài hát "Tiến quân ca" là một bài hát rất hay là khác!
Nhưng một bài quốc ca vốn phải mang được "Hồn của một dân tộc". Mà trong bài hát này chỉ có mỗi một từ "hồn" (Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước). Chúng ta không thấy được cái "hồn nước" thực sự ở đâu cả! Chả lẽ hồn của đất nước ta là cứ "súng ngoài xa chen khúc quân hành ca" rồi "tiến mau ra xa trường" để bắn giết thì "nước non ta mới vững bền" hay sao? Chao ôi! Một đất nước Việt Nam mấy ngàn năm văn hiến lại mang hồn dân tộc là như vậy sao ? Ở góc độ bảo vệ tổ quốc thì có thể hiểu được. Nhưng trong bình diện nhiều mặt của một quốc gia thì không thể hiểu nổi!
Ngày nay - Mỗi khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và bài "tiến quân ca" ngày nào được cất lên. Với đầy đủ súng ống và gươm giáo, máu đổ... Người ta thấy sự hiện thân của "bạo lực cách mạng". Đó là: Giành mọi thứ bằng bạo lực, làm mọi thứ bằng bạo lực! Sản phẩm tư tưởng của Max - Một kẻ lập dị: ... Say rượu, nợ nần ngập cổ, và có ý định tự sát!. "Cuộc đời và sự nghiệp của Max" (Nhà xuất bản sự thật Hà Nội - 1988). Với quốc kỳ máu và cuốc ca giết chóc. Với sự cướp bóc ngầm (tham nhũng). Và sự cướp bóc trắng trợn được hợp pháp hóa bằng các điều luật (Luật đất đai, luật thuế, luật cư trú, luật hình sự vv...) Và sự thống trị bằng hiến pháp (điều 4) của nhà cầm quyền cộng sản... . Đã làm cho xã hội Việt Nam ngày nay bị phân hóa sâu sắc, nghiêm trọng. Và sự đối kháng giữa một bên là tầng lớp giàu - Quan chức cộng sản. Một bên là tầng lớp nghèo - Người lao động và công chức cấp thấp không có quyền bính. Đang xảy ra! Đó cũng là mâu thuẫn giàu - Nghèo mang tính đương nhiên. Được đẩy thành mâu thuẫn siêu đương nhiên ở Việt Nam, giữa kẻ cướp và người bị cướp!!!
Giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Cũng có ý kiến tiến bộ của một số nhân vật cấp tiến trong trung ương đảng và chính phủ Việt Nam, nêu vấn đề thay đổi quốc ca. Đã có một đợt sáng tác của nhiều nhạc sỹ trong nước với tâm hồn và trí tuệ yêu nước. Kết quả là đã có hàng loạt những bài quốc ca được ra đời, để cho đảng cộng sản lựa chọn. Nhưng hỡi ôi! Tất cả công lao của các nhạc sỹ đã tan thành mây khói. Vì không đạt được tiêu chí của đảng cộng sản đề ra. Đó là: khẳng định sức mạnh cách mạng (bạo lực cách mạng) Và sự cầm quyền bất diệt của đảng cộng sản (điều 4 hiến pháp). Nên tất cả những tâm hồn và trí tuệ của các nghệ sĩ đã phải vào nghỉ ngơi trong... sọt rác! Và bài cuốc ca thì vẫn cứ được vang lên! Như vậy - chúng ta có thể khẳng định rằng: Chừng nào đảng cộng sản còn độc quyền, còn tồn tại. Thì bài quốc ca "tiến quân ca" đó và lá cờ máu sẽ luôn song hành! Chỉ khi nào lá cờ đó bị hạ xuống, thì bài quốc ca mới chịu im lặng!
Ngày 15/03/1942 đại hội Sinh Viên Toàn Quốc, tổ chức tại Hà Nội ban tổ chức đã lấy bản "Hành Khúc Sinh Viên" làm nhạc hiệu và sử dụng. Bởi tiết tấu âm nhạc mạnh mẽ trong sáng, và cuốn hút.
Ngày 20/07/1954 Hiệp Định Genève về Việt Nam được ký kết. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra đời, dưới sự giám sát của lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế trực tiếp là Pháp và Mỹ. Cùng với sự xuất hiện của lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, thì đồng thời bản nhạc "Hành Khúc Sinh Viên" cũng được chọn làm quốc ca với phần lời được viết thêm lời 3. Với những ca từ trong sáng thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa. Được mở đầu bằng: "Này công dân ơi..." và kết thúc bằng: "... Con cháu Lạc Hồng". [tôi xin đính kèm theo bài viết này bản nhạc đó để những ai chưa nghe, chưa biết về bài quốc ca này (chủ yếu là đồng bào Miền Bắc).
Có sự so sánh với bài quốc ca "Tiến quân ca" hiện nay mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang sử dụng]. Qua lời ca sâu sắc, xúc động, của bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa gắn liền với lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Và nếu hiệp định Genève không bị đảng cộng sản Việt Nam vi phạm (Bằng cớ là họ đã lập đường dây năm 1959 đưa bộ đội thâm nhập trái phép vào Miền Nam đánh du kích - Ngày nay gọi là khủng bố. Và trước đó vào cuối năm 1957 họ đã lập ra chiến khu Đ tập trung lực lượng quân sự tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa). Và nếu cuộc Tổng Tuyển Cử vào tháng 07/1956 được cộng sản Miền Bắc tuân thủ thực hiện. Thì đương nhiên nhìn từ góc độ khoa học xã hội, rõ ràng lá cờ Vàng ba sọc đỏ, và bài quốc ca đi cùng sẽ chiếm ưu thế chiến thắng tuyệt đối so với lá cờ Đỏ sao vàng. Bởi phiếu bầu của nhân dân cả nước.
Ngày nay tại hải ngoại quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và lá cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận và tôn trọng. Nó là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân Việt Nam. Một mai khi đất nước ta chuyển mình sang chế độ Đa Nguyên Đa Đảng. Đảng cộng sản không còn, hoặc không còn nắm quyền. Thì đương nhiên lá cờ Vàng và bài quốc ca đi cùng - Lại là ứng cử viên Số Một, bởi sự lựa chọn của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Trong một cuộc Tổng Tuyển Cử hoàn toàn mở và tinh thần tự do dân chủ thượng tôn.
Như vậy có thể nói! Từ việc so sánh giữa hai bài quốc ca và ý nghĩa của hai lá cờ. Ta thấy rõ đâu là chính nghĩa và đâu là sự hung tàn...
Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao nhân dân ta lại không có may mắn như hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, hoặc là Đông - Tây nước Đức. Họ đã tránh được hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn cảnh "Nồi da nấu thịt", "Huynh đệ tương tàn" của Việt Nam. Chỉ vì bị cộng sản Việt Nam kích động vào lòng tự hào dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Miền Bắc và một số đồng bào Miền Nam, để phục vụ mưu đồ đen tối của một nhóm người. Cả dân tộc ta đã lao vào một cuộc "Tự sát tập thể", để rồi ngày nay cộng sản lại quay đầu lại thống trị, đàn áp chúng ta - Những người đã từng nuôi chúng, từng hy sinh thân mình để bảo vệ chúng!!!
... Nhân dân Việt Nam đã bị đem ra làm vật hiến thân cho triết lý bạo tàn của cộng sản. triết lý "Dùng bạo lực" thật vô nhân và vô nghĩa. Nó cần được thay đổi bằng một triết lý khác. Bởi trong quá trình đi lên của xã hội loài người thì sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, sự tiến bộ và sự lạc hậu là lẽ bình thường luôn phải có.
Dưới lá quốc kỳ của một nước được tung bay. phần âm nhạc của bài quốc ca trong sáng, hùng tráng luôn làm cho người nghe, người hát phấn chấn. Nó cũng mang tính giáo dục và là nguồn động viên, nhắc nhở người nghe ý thức về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương. Nó thật bổ ích cho mọi người trong giờ chào cờ trang nghiêm để đón chào ngày mới!
Trớ trêu thay! Một nước Việt Nam với nòi giống con Lạc cháu Hồng. Thế giới cũng phải khâm phục về sự dũng cảm và trí tuệ. lại đang phải nhìn lá cờ tượng trưng cho bạo lực. Phải nghe một bài quốc ca phản cảm! Đó cũng là nỗi khổ về tinh thần, bên cạnh bao nỗi thống khổ khác mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Đó là hậu quả năng nề của học thuyết cộng sản
!

* Lê Nguyên Hồng


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #4 - 20. Apr 2010 , 15:46
 
MÙA HOA LOA KÈN Ở HÀ NỘI


Xuân Chinh


Bên những ruộng hoa loa kèn, trong tà áo dài trắng, các cô gái Hà Nội thỏa sức tung tăng, làm điệu trước ống kính máy ảnh.


...

Hoa loa kèn thường nở vào dịp tháng 4 hằng năm. Mỗi khi hoa nở, trên đường phố lại nhộn nhịp những xe hoa bán rong.



...

Hoa ngát hương trên tay thiếu nữ trong tà áo dài trắng.


...

E ấp cùng hoa.


...

...

Hoa trên giỏ xe đạp tuổi học trò mộng mơ


...

Loài hoa này được trồng nhiều ở làng hoa Nhật Tân.



...

Từ nhụy hoa tỏa ra một mùi hương đặc biệt.




Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #5 - 09. Jul 2010 , 17:26
 
Một ngàn năm Thăng Long, Hà Nội tặng quà gì cho "khách quý"?

Wednesday, July 07, 2010

HÀ NỘI - Tin của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 7 tháng 7, dẫn lời bí thư Thành Ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị cho biết thành phố này đã tìm ra được những món quà ý nghĩa để tặng các vị khách quý nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vào tháng 10 tới đây.
Ông Nghị nói: “Những món quà đó gồm một đĩa có hình ảnh tiêu biểu về Thăng long Hà Nội làm bằng đồng. Một đĩa ca nhạc với những bài hát về Hà Nội và huy hiệu của thủ đô.”
Ngoài ra còn có các bộ sách như: “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long”, “Bách khoa thư về Thăng Long Hà Nội” sẽ được trao tặng cho các tỉnh thành cả nước nhân dịp này.

Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thanh Long với chi phí lên đến nhiều triệu đô la.

...

(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Bản tin cũng cho biết rất nhiều doanh nghiệp đang bận bịu sản xuất các loại vật phẩm lưu niệm để bán cho du khách đến Hà Nội trong dịp này. Ðáng chú ý nhất là công ty cổ phần mỹ nghệ Ðông Sơn đang ráo riết chuẩn bị việc đúc 1,000 con rồng đời Lý. Những con rồng này được báo chí ghi nhận trước đó là công phu và có sắc thái riêng của một thời kỳ hoàng kim của Việt Nam
Ngoài ra có những cơ sở mỹ nghệ khác thực hiện việc đúc những chiếc trống đồng có nguyên mẫu của trống đồng Ngọc Lũ, hoa văn của trống Hoàng Hạ và họa tiết của trống Quảng Xương.
Các làng nghề truyền thống cũng góp phần sản xuất những sản vật độc đáo của mình vào dịp Ngàn Năm Thăng Long này. Nhìn chung thì hình tượng con rồng được tập trung nhiều nhất trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Lễ hội Ngàn Năm Thăng Long đã gần kề nhưng thành phố Hà Nội vẫn còn đang lúng túng trước nhiều công trình lớn không thực hiện kịp tiến độ. Những công trình có tính chữa cháy như 5 cổng vào Hà Nội bị dư luận trí thức lên án gay gắt và người dân công khai chỉ trích vì tính chất chắp vá của nó.
Duy nhất một công trình được xem là chỉnh chu và người dân đồng tình là “Con Ðường Gốm Sứ.”
Tuy nhiên công trình dài hơi này không do nhà cầm quyền thành phố Hà Nội chỉ đạo mà lại do bà Nguyễn Thu Thủy, một nữ họa sĩ kiêm nhà báo đứng ra vận động các doanh nghiệp để thực hiện. Công trình “Con Ðường Gốm Sứ” là bức tường cao hơn hai mét, dài 6 cây số, ghép các mảnh sứ đủ màu thành các bức tranh với nhiều phong cách khác nhau. “Con Ðường Gốm Sứ” sẽ hoàn thành trong vài tuần tới. (TL)

Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #6 - 12. Jul 2010 , 15:46
 
phu de wrote on 04. Apr 2010 , 16:56:











Ngàn Năm Thăng Long


Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Nhớ thời Vua Lý thêm đau lòng
Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt
Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông



Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác
Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn
Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát
Thương xót dân Rồng cũng chịu tang



Sau Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ
Di tản vào châu thổ Cửu Long
Bảy mươi lăm Rồng không về nữa
Bay với thuyền nhân ra biển Đông



Đại La thành dựng tượng Lê Ninh
Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình
Ven sông Hồng dân oan đói khổ
Rời Hoa Lư về núi Chí Linh



Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu



Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà



Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói
Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu 
Tẩy não buộc con người gian dối
Vệ binh Mao quý hơn đồng bào



Ai rao bán trẻ con phụ nữ
Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay
Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú
Quan tham ô bắt dân kéo cày



Án tù chồng chất tội yêu nước
Công lý phi nhân luật bạo quyền
Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ
Địa ngục chết còn muốn dựng lên



Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm
Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh
Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu
Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên



Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long
Bà Huyện Thanh Quan cũng đau lòng
Nhớ bạn tù chết trong ngục tối
Nhớ người thân mất tích biển Đông



Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ
Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ
Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do



Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái
Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc
Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu



Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo
Ngụy Văn Thà chết cho quê hương
Mơ Rồng về bay ngang quần đảo
Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường



Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến
Chu Văn An và Lê Quý Đôn
Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương



Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long
Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng
Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy
Anh chị em bạn tù bất công



Bà Mẹ nói con tôi vô tội
Khi điểm mặt đảng xã hội đen
Uất ức biển ta ơi con viết
Quân sát nhân thái thú ngụy quyền



Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến
Dung nhan em có bớt hao gầy
Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm
Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay



Hà Nội con tin nhìn qua đêm
Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm
Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo
Em ơi Chim Việt có bình yên



Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Biết Vua thời Lý cũng đau lòng
Người đi dưới ánh sao Khuê đó
Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.

Nguyên Hoàng Bảo Việt


Nếu ai đọc những dòng này không rõ chữ nghĩa gì hết là do mắt tôi nhoà lệ khi     nền nhạc rưng nhỏ lên bài thơ tôi vừa đọc . Xin cám tác giả thật nhiều...

Vô Tướng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #7 - 15. Aug 2010 , 16:30
 
Tản Mạn về Ngàn Năm Thăng Long 
     
Chỉ còn non hai tháng nữa, Việt Nam sẽ tổ chức đại lễ Ngàn Năm Thăng Long. Buổi lễ sẽ diễn ra ngày 1/10/2010. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là người tổ chức và điều hành buổi lễ nầy. Kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (VNExpress) tương đương với 4,5 tỷ Mỹ kim
(1tỷ Đồng # US$50.000). Với một kinh phí tương đương gần 10% ngân sách quốc gia chỉ để cho “lễ hội”. Quả thật Việt Nam đi đầu so với thế giới về việc phí phạm cho những cuộc vui chơi vô bổ nầy.

Nhưng chưa hết, vì buổi lễ diễn ra vào giữa mùa mưa Hà Nội, cho nên sác xuất mưa rất cao, và mái che của sân vân động Mỹ Đình, nơi hành lễ không đủ để che trên dưới 40.000 người dự khán. Vì vậy, có dự án dùng phi cơ “bắn mây” để ngăn mưa trong ngày khai mạc. Theo VNExpress, mỗi lần ”bắn mây” trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ Mỹ kim.

Trên đây là kinh phí dự trù cho 3 ngày “lễ hội”, nhưng chắc chắn kính phí thực sự sẽ “phải” lớn hơn nhiều vì những “rò rỉ” trong thời gian xây dựng và chuẩn bị!

Chương trình đại lễ rất đồ sộ. Theo dự trù, ngày khai mạc sẽ được tiến hành tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Sẽ có diễn binh và diễn hành tại Quảng trường Ba Đình. “Chương trình kỷ niệm sẽ được tổ chức trọng thể, sinh động, đậm đà bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa”, đó là lời của một thành viên trong Ban chỉ đạo.

Nhưng cho đến hôm nay (12/8), nhiều người dân Hà Nội, cũng như trong nước vẫn không hiểu buổi lễ hội nầy có mục đích để “mừng” cái gì? Vì, Ngày Đại lễ đã được Thủ tướng cọng sản ấn định khai mạc vào 1 tháng 10, rơi đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Cộng. Đây là một sự trùng hợp vô tình hay cố ý, và chính vì vậy mà người dân hoang man!

Vài dòng tản mạn trong bài viết nhằm mục đích khơi dậy vài tự ái dân tộc, nếu còn sót lại trong lòng người dân Việt ở cả trong lẫn ngoài nước.

Một ngàn năm Thăng Long là một ngày đánh dấu mốc thời gian từ lúc tổ tiên dân Việt dành lại nềm độc lập tự chủ thoát khỏi gần 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ. Mà nay, Việt Nam lại tổ chức đúng vào ngày quốc khánh của kẻ thù truyền kiếp (cho đến ngày nay và cả ngàn sau nữa).

Đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không? Cá nhân người viết nghĩ là không mà là một chủ đích có tính toán kỷ lưỡng của đảng Cọng sản Việt Nam.

Vì, qua quá trình lịch sử trong vòng vòng 20 năm trở lại đây, rỏ ràng là đường lối, chính sách phát triển đều “rập khuôn” theo hướng phát triển của Tàu; thậm chí những sự khai thác khoáng sản, rừng phòng vệ, cùng những xây dựng khu kinh tế duyên hải miền Bắc đều nằm gọn trong tay những nhà đầu tư TC.

Như vậy có phải là Độc lập chăng?

Như vậy có phải là Tự chủ chăng?


Có xứng đáng tiêu tốn gần 10% ngân sách quốc gia cho những ngày lễ hội thể hiện một tinh thần nô lệ cho ngoại bang, trong lúc 1/3 dân số còn sống dưới mức nghèo tuyệt đối theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 1 Mỹ kim/ngày?


Trong Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn, trong đó một số giá trị căn bản giữ vai trò thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 là:

    * Về
Tự do
:
Điều hành đất nước theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của người dân và trên căn bản ý chí của người dân là bảo đảm tốt nhứt cho việc thực hiện quyền tự do nầy.

    * Về
Bình đẳng

… Không được phép tước đoạt cơ hội thụ hưởng kết quả từ hoạt động phát triển của bất cứ cá nhân nào hoặc dân tộc nào.

    * Về
Khoan dung:
Con người phải tôn trọng lẫn nhau, trong sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa, và ngôn ngữ.


Bản tuyên ngôn còn nêu rõ ý thức và hành động về hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, về phát triển và xóa đói giảm nghèo, về việc bảo vệ môi trường chung, về nhân quyền, dân chủ và điều hành tốt, về việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương…

Tất cả chỉ nhằm vào mục đích là thế giới cùng nhau phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa nhắm vào 3 mục tiêu: 1- Phát triển xã hội, 2- Tăng trưởng phúc lợi cho người dân, và 3- Bảo vệ môi trường.

Trong tất cả những ghi nhận trên của Bản Tuyên ngôn, Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa thực hiện được điều gì cả mà còn làm cho đất nước, xã hội Việt Nam ngày càng tệ hại thêm lên. Người dân ngày càng trực diện với với nhiều nỗi đau thường trực, nào là tệ trạng nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm tiêu dùng, nào là tệ trạng y tế cùng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống ngày càng xấu thêm, nào là tình trạng đạo đức suy đồi qua hệ hệ thống giáo gục còn quá lạc hậu. Và còn bao nhiêu tệ trạng khác nữa!

Phải chăng đã đến lúc người dân cần phải đứng lên để tự cứu lấy mình?

Câu hỏi trên xin dành cho tất cả bà con trong và ngoài nước suy nghĩ, suy nghĩ để cùng tháo gở việc thực thi qua lệnh truyền trong quân đội TC là:

Lộ ố Nàm phồ

Dìu ố Nàm sình

Chì ố Nàm tì


Nghĩa là: Lấy vợ An Nam – Tiêu tiền An Nam - Ở đất An Nam.

Lịch sử sẽ ghi thêm một tội ác của cường quyền, cam tâm làm nô lệ và dẫn dắt cả dân tộc đi làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp.

Ngàn năm Thăng Long sắp đến không phải để đánh dấu mối vinh quang của dân tộc mà là một dấu ấn, chuẩn bị cho chính sách đô hộ lần thứ 5 của giặc Tàu, tiếp nối ngàn năm Việt Nam bị Tàu đô hộ trong quá khứ.


Mai Thanh Truyết

Nhớ về ngày Tết Kỷ Dậu,

Ngày Đại phá quân Thanh của

vua Quang Trung Nguyễn Huệ
Back to top
« Last Edit: 15. Aug 2010 , 16:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #8 - 18. Aug 2010 , 14:45
 
NgocDoa wrote on 20. Apr 2010 , 15:46:
MÙA HOA LOA KÈN Ở HÀ NỘI


Xuân Chinh


Bên những ruộng hoa loa kèn, trong tà áo dài trắng, các cô gái Hà Nội thỏa sức tung tăng, làm điệu trước ống kính máy ảnh.


...

Hoa loa kèn thường nở vào dịp tháng 4 hằng năm. Mỗi khi hoa nở, trên đường phố lại nhộn nhịp những xe hoa bán rong.



...

Hoa ngát hương trên tay thiếu nữ trong tà áo dài trắng.


...

E ấp cùng hoa.


...

...

Hoa trên giỏ xe đạp tuổi học trò mộng mơ


...

Loài hoa này được trồng nhiều ở làng hoa Nhật Tân.


Nhìn những bông trắng này và những cô em áo trắng sao mà mát mắt thế.  Hoa này có phải gọi là hoa huệ trắng hay fleur de  lys không?  Cảm ơn em NGọc Đoá nhiêù nhé.


...

Từ nhụy hoa tỏa ra một mùi hương đặc biệt.





Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #9 - 18. Aug 2010 , 14:54
 
có dự án dùng phi cơ “bắn mây” để ngăn mưa trong ngày khai mạc. Theo VNExpress, mỗi lần ”bắn mây” trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ Mỹ kim.

Em Thu Béo ơi, cô thâý cái này hơí lạ. 1 tỷ là 1000 triệu mỹ kim cơ đâý.  Tiền đâu mà nhiều thế để mà phí?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #10 - 18. Aug 2010 , 23:14
 
thule wrote on 18. Aug 2010 , 14:54:
có dự án dùng phi cơ “bắn mây” để ngăn mưa trong ngày khai mạc. Theo VNExpress, mỗi lần ”bắn mây” trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ Mỹ kim.

Em Thu Béo ơi, cô thâý cái này hơí lạ. 1 tỷ là 1000 triệu mỹ kim cơ đâý.  Tiền đâu mà nhiều thế để mà phí?




Em TB chào Cô Thu. Đảng cướp vc bây giờ đã trở thành những tay tư bản đỏ ,giàu khủng khiếp. Tiền từ các nguồn viện trợ của các nước , tiền đưa người dân ra nước ngoài lao động , mua bán phụ nữ , tiền của người Việt tỵ nạn cs gửi về và tiền bán đất bán biển nữa Cô ơi. Em dán bài dưới đây để Cô xem.


TÀI LIỆUTÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC

Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn
Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:

1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .

3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.

Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Dy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tần Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .

4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sp Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo
chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVKhải và khen Đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ" . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh ... nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh .........

6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì là của Việt Nam đã lâu đời. Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.

7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoản đải ở Thành Bắc QTNN.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ dollars nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng.... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ dollars sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.


LXT
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #11 - 18. Aug 2010 , 23:41
 

Tính chính danh của Đại lễ Ngàn Năm


Nguyễn Phương Anh


Phàm việc lễ lạt từ bé đến lớn từ xưa đến nay đều có cái tích của nó. Đại lễ mang tính chất kinh đô, thủ đô thì càng phải cẩn thận. Tính chính danh phải được đặt lên hàng đầu. Đâu phải kiểu thương vay khóc mướn mà được việc!

Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội đã được duyệt và sẽ cử hành vào ngày 01 đến 10/10/2010 với lý do là vào năm 1010 vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và sau đó đặt tên là Thăng Long. Xét về nội dung của chiếu dời đô:

    Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại , lấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế "long bàn, hổ cứ", chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Chiếu dời đô này hoàn toàn không thấy tinh thần độc lập dân tộc ở chỗ: Bản chiếu dời đô không thấy vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới để làm gương mà chỉ thấy chê bai nhà Đinh, nhà (Tiền) Lê. Lý Thái Tổ lấy việc làm của các triều đại của cường quyền đế quốc Trung Hoa để noi gương. Ông gọi đô hộ Cao Biền là Cao Vương, gọi thành Đại La là đô cũ. Điều này khiến “chiếu dời đô” không thể sánh được với “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô Đại Cáo”. Từ đây suy ra việc dùng đại lễ từ 1-10/10/2010 với lý do chiếu dời đô, đổi tên Thăng Long là không có tính độc lập dân tộc.

Nếu thực sự cần thiết phải dùng đại lễ vì sự tồn tại của Thăng Long đến nay là 1000 năm thì càng khiên cưỡng. Trong chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã nói rõ là ông lấy thành Đại La làm kinh đô mới chứ không phải là ông phát minh ra vùng đất đó. Tính từ Đại La đến Hà Nội hiện nay sẽ nhiều hơn 1000 năm rất nhiều, tại sao lại không gọi đại lễ là Đại La - Hà Nội? Đại La cũng là nơi định đô của Phùng Hưng chứ đâu chỉ là phủ đô hộ? Kể cả khi coi thành Đại La là bất chính vì là do Cao Biền xây nên thì tại Hà Nội cũng có vô số kinh đô của các vị vua Việt đóng đô trước cả Lý Thái Tổ; như vùng Cổ Loa của An Dương Vương, Ngô Quyền; vùng Mê Linh của hai Bà Trưng... mà tính độc lập dân tộc luôn được chính danh. Chính Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa – Hà Nội là người đã đập tan quân Nam Hán và chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Có thể là đại lễ Cổ Loa – Hà Nội hay Mê Linh – Hà Nội hay không? Vì lẽ gì ta cứ phải lấy mốc là triều Lý? Đại lễ này có phải là lễ của riêng triều Lý? Chẳng thể vì một nhẽ là số 1000 vừa tròn vừa đẹp mà làm đại lễ cho số đó; tức là đại lễ MỘT NGÀN. Nếu vì sính chữ thấy Thăng Long mang nghĩa hay mà lờ đi chữ khác và lờ Cổ Loa đi vì dính đến con số 1000 nằm ở chỗ nhạy cảm để làm đại lễ lần này thì thử hỏi lịch sử Việt Nam đâu có còn là sử?

Tính về việc trị vì thì nhà Lý ở Thăng Long cũng chỉ được có 216 năm; Cao Biền trước ở đó cũng chỉ được vài chục năm, đâu phải nhà Lý ở lâu mà phải làm lễ. Nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) cộng lại cũng hơn 356 năm và cũng đặt kinh đô ở Thăng Long sau khi dời từ Lam Kinh ra, tại sao lại không lấy mốc đó để làm đại lễ? Thời đó cũng nổi tiếng với Bình Ngô Đại Cáo và câu nói của vua Lê Thánh Tông "Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại". Thời nhà Lê với nhiều bộ luật tiến bộ ra đời cũng như việc mở mang bờ cõi được phát huy mạnh mẽ vậy chẳng lẽ không bằng nhà Lý. Cách so sánh khác cũng thú vị, đó là nhà Lý thực chất không kinh qua chiến tranh vệ quốc mà cướp được ngôi vương của nhà tiền Lê từ tay Lê Ngoạ Triều. Nhà Hậu Lê có công đánh giặc ngoại xâm và giành ngôi vương trong cuộc chiến giành độc lập. Vậy tại sao không là Lam Kinh – Hà Nội?

Nếu tính về tính xuyên suốt thì vùng đất Hà Nội cũng đâu có là nơi đặt kinh đô của triều Lê và Nguyễn? Triều Lê đã có kinh đô mới là Tây Đô còn triều Nguyễn là Huế. Rõ ràng tính xuyên suốt của việc kinh đô luôn nằm trên đất Hà Nội là khó chấp nhận được để làm đại lễ. Các triều đại phong kiến định đô rồi dời đô là chuyện thường tình, đâu vì lẽ nhà Lý dời đô đến khu đất cũ của "Cao Vương" mà lại được coi là việc tốt độc nhất vô nhị? Thăng Long thành cũng bị đốt phá bao phen; các vị vua cũng đã bao lần phải bỏ thành chạy giặc phương Nam lẫn phương Bắc đó thôi.

Việc chọn thời gian để hành lễ cũng mang tính chất quá cẩu thả. Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 và đến Tháng 7 thì dời đô. Ngày xưa cũng như nay việc lễ lạt, cúng bái tổ tiên... đều theo âm lịch và phải đúng ngày, việc chọn kỷ niệm vào Tháng 10 Dương lịch là hoàn toàn sai lệch về mặt tích cổ. Nên nhớ rằng cứ đến 10/3 âm lịch là dân ta nhớ đến giỗ tổ chứ không phải bất cứ ngày nào khác.

Xét tất cả những yếu tố tích cổ và so sánh giữa các lý do để tổ chức đại lễ thì hoàn toàn không nên làm đại lễ Thăng Long- Hà Nội. Chỉ có một lý do duy nhất để làm đại lễ này ở 1000 năm, đó là đổi tên Hà Nội thành Thăng Long thì may ra mới hợp. Mặt khác, thời điểm nhạy cảm hiện nay với Trung Quốc về mặt toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới, biển, Hoàng Sa, Trường Sa… mà dựa vào bản “Chiếu dời đô” không có tinh thần độc lập dân tộc và lại tổ chức khai mạc vào 1/10 là ngày quốc khánh Trung Quốc thì thử hỏi có nên không?


Hà Nội, 17/8/2010
Nguyễn Phương Anh
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #12 - 21. Aug 2010 , 15:55
 
Em TB ơi,

Cô vẫn hiểu là bây giờ người ta nhiêù tiền ắm, nhưng cái vô lý không ở đâý mà là chi phì bắn mây cuả vòm rời HN (cũng chẳng lớn gì cho lắm) mà mất từng âý tiền Mỵ  Ở Trung Quốc hồi Olympic 2008 nghe nói họ cũng bắn mây và chỉ mất vài triệu đô la thôi, nghe hợp lý hơn.  (ngoại trừ bắn xuyên thủng qua cái túi không đáy cuả ai?)
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #13 - 29. Aug 2010 , 14:44
 

VC lật lọng để bán nước:
Tổ Chức 1000 Năm Thăng Long Trùng Với Ngày Quốc Khánh của Trung Cộng      


Ngày 1/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, và ngày 10/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Trung hoa Dân quốc (Đài Loan). Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn ngày 1/10/2010 làm Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội là một sự tính toán kỹ lưỡng nhằm hợp thức hóa tình trạng Tầu cộng đô hộ Việt Nam. Và kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (theo VNExpress) xấp xỉ khoảng 4,5 tỷ Mỹ kim (1 tỷ Đồng # 50.000 $).

Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn ngày 1/10/2010 làm Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội là một sự tính toán kỹ lưỡng nhằm hợp thức hóa tình trạng Tầu cộng đô hộ Việt Nam.

Hải Ngoại, ngày 15/08/2010
Lời Kêu Gọi Tẩy Chay mừng quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ngày 1 tháng 10 Năm 2010 dưới tiêu đề "Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội"
Thành Thăng-Long được Đức Vua Lý Thái Tổ thành lập vào tháng 7 năm Canh Tuất (1010), đến nay đã được 1000 (một ngàn) năm.
Sự tích này ghi trong:
1/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II (tr 81)
... Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 [1010], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 3)... Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long.
2/ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển II - trang 106
Tháng 7, mùa thu, dời kinh đô đến thành Thăng Long... Nhà vua bằng lòng lắm, mới từ Hoa Lư dời kinh đô đến Đại La thành. Thuyền ngự đến bên thành, có con rồng hiện ra. Nhà vua sai đổi tên là thành Thăng Long.
3/ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim - Chương IV - Nhà Lý trang 39
Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về La thành. Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ.
4/ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Tập 2 của Lê Mạnh Thát - Chương X - Vạn Hạnh Và Việc Dời Đô Về Thăng Long - Trang 596
"Sau khi lên ngôi, một trong những việc đầu tiên mà Lý Thái Tổ làm, là dời đô về Thăng Long vào mùa Thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010)".
Như vậy, tháng 7 mùa thu năm 1010 đến tháng 7 mùa thu năm 2010, thành Thăng-Long xưa, tên gọi Hà Nội ngày nay thành lập được 1000 năm. Nếu tính theo dương lịch năm 2010, thì tháng 7 mùa thu bắt đầu vào ngày 10/08/2010 dương lịch. Do đó đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội phải là ngày 10/08/2010 chứ không phải 1/10/2010 như Nguyễn Sinh Hùng Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã ấn định.
Ngày 1/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, và ngày 10/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Trung hoa Dân quốc (Đài Loan). Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn ngày 1/10/2010 làm Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội là một sự tính toán kỹ lưỡng nhằm hợp thức hóa tình trạng Tầu cộng đô hộ Việt Nam. Và kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (theo VNExpress) xấp xỉ khoảng 4,5 tỷ Mỹ kim (1 tỷ Đồng # 50.000 $).
Đây là hành vi vừa phí phạm tài sản quốc gia, vừa xuyên tạc lịch sử, cũng như bôi nhọ công đức của tổ tiên đã dầy công dựng nước và giữ nước, thật là một sỉ nhục cho người Việt Nam đi mừng quốc khánh của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc và đó là điều không thể chấp nhận được.
Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử cực lực phản đối hành động nêu trên, đồng thời thiết tha kêu gọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, còn quan tâm đến lịch sử nước nhà, hãy đồng loạt phản đối, tẩy chay quyết định chọn ngày 1/10/2010 là ngày khai mạc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Chúng tôi đề nghị:
1/ Hãy đồng loạt kiến nghị thư đến văn phòng của Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng cộng sản Việt Nam cũng như Nguyễn Sinh Hùng phó thủ tướng thường trực kiêm trưởng ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đòi hỏi ngưng ngay dự án mừng ngày quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa 1/10/2010 dưới tiêu đề " Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội".
2/ Phổ biến khắp nơi lời kêu gọi tẩy chay này bằng nhiều hình thức như ghi hàng chữ No china 1/10/2010; Tẩy chay 1/10/2010...
3/ Biểu tình tại gia, không tham dự ngày 1/10/2010; các cửa hàng, người bán lẽ đình chỉ buôn bán ngày 1/10/2010; các phương tiện giao thông công cộng không chuyển bánh ngày 1/10/2010; các trường tiểu, trung, đại học không mở cửa, cũng như học sinh, sinh viên, không đến trường ngày 1/10/2010. Đây chỉ là gợi ý, tại chỗ mọi người dân có thể linh động thực hiện việc phản đối.
4/ Các cơ quan công quyền đồng loạt treo cờ rũ (nghĩa là cờ chỉ kéo lên phân nửa). Đây là nói lên ý nghĩa Việt Nam đã bị Tầu cộng đô hộ một cách chính thức qua đảng Cộng sản Việt Nam.
5/ Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam cộng sản cũng như công an nhân dân, không tham dự diễn binh, diễn hành ngày 1/10/2010; cũng như từ chối làm công tác an ninh trật tự. Có làm được như vậy mới thực sự là quân đội, công an của nhân dân.
6/ Những thành phần dân chúng khác mang khăn trắng trên đầu, để tang cho Việt Nam trở thành quận huyện của Tầu cộng phương Bắc.
Chúng ta hãy cùng nhau quyết liệt tẩy chay ngày 1/10/2010. Đừng để cho anh linh tổ tiên bị sỉ nhục và lịch sử Việt Nam bị hoan ố thêm nữa.
Hãy Quyết Liệt Tẩy Chay Ngày 1/10/2010
Trân trọng

Nguyễn Việt Phúc Lộc (Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu Châu)

Lời Kêu Gọi Tẩy Chay đã được đăng tải trên các trang http://www.truclamyentu.info/, http://www.quansuvn.info/




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #14 - 29. Aug 2010 , 14:55
 
Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long …Nhìn lại _

HOÀNG LẠI GIANG 
     

1/ Với dân, hãy trong sáng và minh bạch
. Có một số quan chức hay nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc… Truyền thống ở đây được hiểu theo mối quan hệ anh em, đồng chí, mối quan hệ “môi răng”. “Môi hở răng lạnh”.Từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi vẫn nghĩ như vậy,
tin son sắt mối quan hệ “Núi liền núi, sông liền sông”, mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như vậy.

Nhưng rồi, qua năm tháng tôi dần nhận ra, không có sự giúp đỡ vô tư giữa các dân tộc. Giữa các dân tộc chỉ có quyền lợi. Một thời ấu trĩ, chúng ta chưa một lần hoài nghi ,chưa một lần biết cảnh giác ! Trong không khí cách mạng sôi sục tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản chúng ta luôn tự hào là người lính ở tuyến đầu chống Mỹ, là tiền đồn xã hội chủ nghĩa, là ba dòng thác cách mạng! là đội quân cảm tử giữ thành trì chủ nghĩa xã hội!

Giá tỉnh táo hơn, chúng ta không khó để nhận ra chúng ta đang bị những nước lớn có cùng thể chế chính trị biến thành phên dậu, thành người lính xung trận trên tuyến đầu chống đế quốc. Chúng ta đã gắn kết công cuộc chống đế quốc và giải phóng dân tộc làm một , cái này là tiền đề cho cái kia . Ở thời điểm sau 1945 không dễ nhận ra nhầm lẫn lịch sử này … Công cuộc giải phóng dân tộc là cao cả là thiêng liêng. Vì nó mà chúng ta sẵn sàng đương đầu với cả phe đế quốc dù phải hy sinh tất cả, kể cả xương máu. Và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác là vô cùng quý giá. Uống nước nhớ nguồn! Đấy là tư tưởng Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đã dạy chúng ta. Biết ơn để trả ơn chứ không phải trả oán.

Nhưng nếu vì ơn nghĩa mà nhân nhượng, mà im lặng, hoặc không dám nói rõ, không dám làm sáng tỏ, công khai minh bạch mọi âm mưu của kẻ thù khi lợi dụng lòng tin của nhân dân ta để “cho Việt Nam bài học!” để lấn đất, lấn biển của chúng ta, thì đấy lại là sự xúc phạm đến lòng tự tôn của dân tộc ta.

Kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long là cơ hội tốt nhất để tôn vinh tổ tiên đã vượt qua mọi thử thách, gian lao hết đời này đến đời khác giữ vững giang sơn, gấm vóc như ngày nay chúng ta thừa hưởng. Và đây cũng là dịp ôn lại những bài học mà cha ông đã đúc kết qua trường kỳ lịch sử. Một trong những bài học ấy là không bao giờ được mơ hồ trước kẻ thù.
2/ Kẻ thù của chúng ta …


Lịch sử còn ghi lại rành rẽ chúng ta có hai kẻ thù chính. Đó là “nghìn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây!”

Về thời gian, giặc Tàu đô hộ dân ta gấp mười lần giặc Tây, và tàn bạo chắc cũng nhiều lần hơn giặc Tây. Đơn giản, một đằng là sự tàn bạo phong kiến, một đằng là sự tàn bạo của tư bản.

Tổng kết một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, may mắn chúng ta chưa bị biến thành phiên bang của họ.

Nhưng về mặt văn hóa tư tưởng, chúng ta bị ảnh hưởng rất nặng Khổng giáo. Ảnh hưởng ấy đã thấm vào máu thịt, xương cốt của từng người Việt cho đến hôm nay – cả mặt mạnh và mặt yếu của nó.

Một trăm năm đô hộ giặc Tây, dẫu sao ngoài sự bóc lột tàn bạo, người Pháp vẫn còn để lại cho chúng ta một nền văn hóa phương Tây, một nền triết học phương Tây, một nền tư tưởng phương Tây tôn trọng Tự do – Bình đẳng – Bác ái, tôn trọng quyền con người… Ở mặt vật thể, người Pháp để lại cho chúng ta một đất nước tiền công nghiệp với những quy hoạch kiến trúc khoa học, tiến bộ, chặt chẽ hòa hợp từ hệ thống hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đường biển với các cảng, hệ thống thoát nước và các đô thị từ Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ, An Giang… Hôm nay nhìn lại, những nhà kiến trúc, quy hoạch Việt Nam vẫn còn không hết lời ca ngợi.

Đấy là sự thực khách quan không ai tôn trọng sự thực mà nói khác được!
3/ Âm mưu và tội ác của kẻ thù

Không ai hơn Nguyễn Trãi, khi ông tổng kết tội ác của giặc Tàu trong “Đại cáo bình ngô”. Trong Bình Ngô, Nguyễn Trãi chỉ ra nguyên nhân việc mất nước, đó là

“Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”


Bọn này thời nào cũng có. Đừng nghĩ chỉ có thời cổ, cận đại mới xuất hiện bọn ôm chân kẻ thù mà thời hiện đại không có. Đúng ra ở thời hiện đại nhờ mạng Internet, nhờ toàn cầu hóa, nhân dân nhận ra chân tướng bọn này dễ hơn, rõ hơn, chính xác hơn. Thật ấu trĩ khi nghĩ rằng trong thời đại bùng nổ tin học hôm nay mà hy vọng dấu được dân những điều ẩn khuất!

Và đây là bản án mà Nguyễn Trãi đã tố cáo trước bàn dân thiên hạ tội ác của giặc phương Bắc:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối Trời, lừa dân đủ muôn ngàn kế”

………

Độc ác thay trúc Nam Sơn khôngi ghi hết tội,

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bào thần dân chịu được”.


(Bản dịch của Bùi Kỷ)

Ở thời cận đại, giữa lúc thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta thì Tổng đốc lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh tâu với Thanh Triều: “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau, mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy các tỉnh bắc sông Hồng.” Và cũng chính Thanh triều sau đó lại ký hòa ước Giáp thân (1884) với Pháp giao cho nước Pháp tự do xếp đặt mọi việc ở nước Nam” (1)

Đến thời hiện đại. Ai quyết định ở hiệp định Giơ ne vơ chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, tấp kết, chuyển quân,…Hai năm sau tổng tuyển cử … Pham Văn Đồng hay Chu Ân Lai? Có thể Phạm Văn Đồng còn cả tin sau hai năm tổng tuyển cử, đất nước sẽ thuộc về ta, chứ Chu Ân Lai thì hiểu rõ điều này … Tại cuộc họp ở Liễu Châu, đầu tháng 7 năm 1954 khi nghe Chu Ân Lai trình bày việc phân chia Việt Nam thành hai miền từ vĩ tuyến 17 “Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng” (2).

Hãy chưa muộn , nếu nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan với trách nhiệm trước lịch sử cho những thế hệ sau biết rõ vì sao, sau hiệp định Giơ ne vơ khi khôi phục con đường sắt từ Đông Anh đến cửa ải Nam Quan do người anh em “môi răng”giúp lại làm ga Đồng Đăng cách ải Nam Quan 500 m, như ông đã nói với hơn 200 nhà văn chúng tôi ở hội trường Ban tuyên huấn TW, 10 Nguyễn Cảnh Chân Hà Nội trước đây. (lúc ấy Vũ Khoan là thứ trưởng bộ ngoại giao).

- Rồi việc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.

- Xúi dục , hỗ trợ Khơ me Đỏ quấy phá biên giới Tây Nam Việt Nam sau 1975.

- Năm 1979 đem quân qua “dạy cho Việt Nam bài học!”

- Năm 1988 tiếp tục dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa!

…………

Cho đến hôm nay, lúc tôi viết bài này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc như một dòng sông êm ả… ở bên trên, nhưng ở dưới tầng sâu thì đang dậy sóng. Đúng ra, chưa bao giờ mối quan hệ Việt – Trung mang tính hữu nghị thực lòng. Mọi sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam bao giờ cũng ẩn chứa những ý đồ, những mưu toan cho quyền lợi dân tộc họ.

Trong lúc hết mình giúp ta đánh Mỹ như vậy, cuộc họp “ bóng bàn” ở Thượng Hải năm 1972 diễn ra tưởng như vu vơ, nhưng hàm chứa sự mở đường cho Mỹ đánh phá nước ta. Ở mặt nào đó, cuộc họp bóng bàn không khác hòa ước năm Giáp thân 1884: “Nước Tàu để cho nước Pháp được tự do xếp đặt mọi việc ở đất nước Việt Nam” (3)

Tôi hiểu, bây giờ là thời “nhạy cảm” để đòi lại đất và đòi lại đảo. Nhưng trước lịch sử chúng ta phải chịu trách nhiệm về đất và đảo đã mất. Và bằng mọi cách chúng ta phải đòi lại cho được những gì mà “người đồng chí, anh em chung một chiến hào” một thời và cho đến nay vẫn đang cùng một thể chế chính trị cùng với những khẩu hiệu thật đẹp: “16 chữ vàng”, “4 tốt” đã dùng vũ lực để chiếm và đang hợp thức hóa và khai thác tài nguyên trên biển đảo của ta.

Lịch sử quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ mang thực chất tính truyền thống tốt đẹp như một số người nào đó cố tình “ép dòng sông chảy ngược”.

Nếu có lúc nào đó, chúng ta thấy mối quan hệ Việt – Trung mang truyền thống hữu hảo, thì đấy là sự ngộ nhận, hoặc là sự nhầm lẫn vì cả tin, vì vô tư, vì trái tim trong sáng … của ta. Nhưng với Trung Quốc, trước sau, tư tưởng đại Hán vẫn là tư tưởng chính thống!

Lúc này đòi hỏi việc giữ toàn vẹn lãnh thổ đất nước – khi đã bị Trung Quốc đánh chiếm, hay lươn lẹo mà lấn chiếm rồi hợp thức hóa bằng nhiều con đường – là điều cực khó. Nhưng vì cực khó mà chúng ta không có kế sách, thiếu bản lĩnh và trách nhiệm trước lịch sử mà e dè, ấp úng… thì mối nguy hại thật khôn lường! Bác Hồ đã từng dạy: “Việc khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
4/ Lòng yêu nước là thứ của quý được hun đúc qua ngàn năm lịch sử

Con đường cứu nước là con đường khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân. Mỗi người có cách yêu nước của riêng mình. Có người bức xúc mang khẩu hiệu đến đại sứ quán, lãnh sự quán Trung Quốc đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Có người viết báo, viết sách lên án hành động cướp đảo, bắt tàu đánh cá của ngư dân đánh bắt cá trên lãnh hải của mình. Có những cuộc hội thảo của các nhà khoa học, lịch sử… về Hoàng Sa và Trường Sa… Đấy là tiếng nói của một nhân dân có trách nhiệm trước đất nước bị xâm phạm. Đấy là điều đáng tự hào, đáng trân trọng và tôn vinh. Nhà nước nên khuyến khích và tôn vinh họ hơn là ngăn cản họ.

Con đường của nhà nước ta hôm nay là phải tìm cách của mình để, không phải chỉ giữ đất nước ổn định mà trước tiên đủ lực để đòi lại đất của tiền nhân để lại. Một tấc đất cũng là xương máu của tiền nhân. Vì thấy khó mà đùn đẩy cho thế hệ sau là thiếu trách nhiệm. Người thiếu trách nhiệm với đất nước không thể gọi là người yêu nước!

Người yêu nước là người khi đất nước lâm nguy, biết lắng nghe ý kiến muôn dân, phải hiểu sâu sắc dân là nước, lật thuyền là nước và đỡ thuyền cũng là nước. Phải coi dân là gốc của nước. Còn dân là còn nước. Khi dân ngoảnh mặt đi với chính quyền đấy là lúc vận nước lâm nguy. Trước họa nước nhân dân mong được minh bạch và trong sáng. Đừng bao giờ có thể nghĩ ngăn được sức mạnh của lòng yêu nước trong nhân dân. Khi đến đỉnh điểm, lòng yêu nước là những ngọn thác! Nguyễn Trãi từng nói:Chìm thuyền mới biết dân như nước ,Chở thuyến ,đắm thuyền cũng lại là dân.

Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long gợi ta nhớ về cha ông trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Ta nhớ chí căm thù mãnh liệt vượt qua tính cách yếu đuối của thân phận nữ nhi. Trưng Trắc và Trưng Nhị lật đổ ách đô hộ man rợ của nhà Đông Hán đầu công nguyên (năm 40-43). Lý Thường Kiệt và Tôn Đản mang quân qua đất Tống chặn ngay âm mưu cướp nước ta của Tống Thần Tôn và Vương An Thạch. Rồi cuộc chiến tranh dữ dội nhất trong lịch sử 3 lần chống đế quốc Nguyên Mông của triều Trần gợi cho Trần Hưng Đạo những suy nghĩ sâu sắc về kế sách giữ nước
“cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”“… Khi thấy công danh khó thành, việc dễ hỏng, thì cần nghĩ việc giữ nước trước khi có nguy.”
(5) Quang Trung đại phá quân Thanh chỉ có 3 ngày đêm. Trở về Phú Xuân Người nhờ Trần Văn Kỷ, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp thảo ngay “chiếu lập học” và “chiếu cầu hiền”. Thời hiện đại, Hồ Chí Minh vừa diệt giặc đói, vừa diệt giặc dốt vừa diệt ngoại xâm. (4) . Lê Lợi và Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật hàng chục năm để đuổi quân Minh về nước. Nguyễn Trãi đã đúc kết cho muôn đời nhiều bài học vô giá. Điều quan trọng là lòng phải thành, tâm phải sáng. Tôi đọc đi đọc lại bài “Chiếu giáng tư tề làm quận vương mệnh thứ tử Nguyên Long ; kế vị” mà cảm như Nguyễn Trãi đang đọc hết lòng dân thời hiện đại;

Giặc đói, giặc dốt nay đã tạm ổn, điều còn lại là ngoại xâm. Ai là kẻ thù hôm nay? Câu hỏi không khó trả lời mà vì… tế nhị… vì nhạy cảm. Lịch sử vẫn còn rõ như in những anh hùng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi – Nguyễn Trãi, Quang Trung… Đến thời hiện đại là Hồ Chí Minh là Võ Nguyên Giáp … Thế hệ như chúng tôi sinh ra và trưởng thành trong chế độ mới, đáng lẽ phải thõa mãn với nền độc lập vừa giành được,nhưng sao lòng vẫn man mác buồn , bởi nền độc lập ấy chưa trọn vẹn . Hãy bắt đầu từ Hiệp định Giơ-ne-vơ, rồi đến câu chuyện con đường sắt Đông Anh-Ải Nam Quan, thời chống Mỹ là cuộc hội nghị bóng bàn Thượng Hải, là cuộc chiến giành lấy đảo Hoàng sa năm 1974 giết hại hơn 50 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa. Thời sau chiến tranh năm 1975 là Khơ me Đỏ với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, cuộc chiến năm 1988 chiếm một số đảo ởTrường Sa giết hại hơn 80 binh sĩ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN!!!

Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là lịch sử giữa nước lớn và nước nhỏ. Nước lớn luôn tìm mọi cơ hội để thôn tính nước nhỏ, nếu không thì cũng bắt lệ thuộc, cống nạp như thới phong kiến. Thời hiện đại thì tinh tế hơn, khôn ngoan hơn …Nhưng chương cuối cùng của thể chế chính trị vẫn là bắt nước nhỏ lệ thuộc và làm phên dậu cho nước lớn , chờ khi có điều kiện thì hoặc dùng mưu mẹo ,hoặc dùng vũ lưc xâm chiếm.

Bây giờ thì tôi lại nhớ nỗi lo sợ từ “Diễn biến hòa bình”. Chính thái độ không rõ ràng, thiếu minh bạch của một số quan chức như nêu trên là mối nguy hiểm to lớn từ “Diễn biến hòa bình”.

Nguyễn Trãi đã nói :Triều đình mà đặt lòng tin không đúng chỗ thì đấy là cái họa vô cùng của đất nước!

CẢNH GIÁC, đấy là bài học không bao giờ cũ!

TP.HCM ngày 19/8/2010

HLG
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #15 - 01. Sep 2010 , 23:45
 

NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ.



Trần Gia Phụng


Hường ứng lời kêu gọi của 22 tổ chức và cá nhân soạn thảo bản Tuyên Cáo Chung của người Việt hải ngoại để tẩy chay Lễ hội 1.000 năm Thăng Long, kính mời quý đồng hương các nơi cùng quý thân hào nhân sĩ, trong tinh thần "Giặc đến nhà Đàn bà cũng đánh" , vui lòng vào xem Bản Tuyên Cáo Chung và ký tên vào Bản Tuyên Cáo này, theo các bước như sau:

1- Xin vào địa chỉ trang mạng: http://www.gopetition.com/petition/38799.html
2- Đọc kỹ nội dung
3- Đi xuống cuối trang, nhấp (click) vào nút "Sign the petition".
4- Ghi các chi tiết cá nhân vào các ô trống. Các ô có dấu hoa thị đỏ là các ô không thể bỏ trống.
5- Nhấp (click) vào nút "SIGN". Xong.

Rất cám ơn quý đồng hương.

Trần Đông


NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ


Trần Gia Phụng




1.-   RỒNG BAY CÁCH ĐÂY MỘT NGÀN NĂM




Sau khi đảo chánh, lật đổ nhà Tiền Lê vào cuối năm 1009 (kỷ dậu), Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 (canh tuất), lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028), lập ra nhà Lý (1010-1225).  Việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, và đổi tên là Thăng Long vào tháng 7 năm canh dần.



Việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La được Lý Thái Tổ giải thích như sau: "Ngày xưa, nhà Thương [Trung Hoa, 1783-1123 TCN] đến đời Bàn Canh [vua Thương thứ 17, 1401-1374 TCN] năm lần dời đô, nhà Châu [Trung Hoa, 1134-256 TCN] đến đời Thành Vương [vua Châu thứ 3, 1115-1079] ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu?  Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.  Thế mà hai nhà Đinh Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp.  Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.  Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương [Cao Biền], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.  Vùng nầy mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.  Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.  Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở..."( Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [chữ Nho], Hà Nội: bản dịch tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, 1998, tr. 241.)



Nói như thế, nhưng quyết định dời đô của Lý Thái Tổ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn là chiếu chỉ đã viết.  Vùng Hoa Lư là địa bàn sinh hoạt của đại gia tộc nhà Tiền Lê.  Lý Thái Tổ lật đổ nhà Tiền Lê và cướp chính quyền.  Cuộc đảo chánh bề ngoài xem ra êm ái, ít được sử sách ghi lại chi tiết.  Có thể vì "lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng", vua quan nhà Lý không muốn nhắc đến việc nầy, nên đời sau không biết mà ghi lại.  Tuy nhiên một đại gia tộc như nhà Tiền Lê, với khoảng 10 hoàng tử đã từng tranh quyền với nhau, hoàn toàn bị tiêu diệt, ắt hẳn phải xảy ra một cuộc tranh chấp rất gay gắt.  Có thể Lý Thái Tổ lo ngại thế lực còn lại của nhà Tiền Lê, hoặc dư âm của cuộc đảo chánh, không muốn ở lại địa bàn còn nhiều ảnh hưởng của triều đại trước.



Thứ đến, thành Đại La nằm gần Bắc Ninh, nơi xuất phát của Lý Thái Tổ và quân sư của ông là thiền sư Vạn Hạnh.  Bắc Ninh là chiếc nôi của Phật giáo nước ta, nơi từ đầu Công nguyên có thành Luy Lâu (cách Hà Nội ngày nay 20km), được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước Việt, cũng là nơi có chùa Pháp Vân (chùa Dâu) được thành lập từ thế kỷ thứ 6.  Các thiền sư Phật giáo là những người hậu thuẫn mạnh mẽ cho Lý Thái Tổ.  Do những lẽ đó, Lý Thái Tổ mới quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long,



Thành Đại La (Thăng Long) được ưu điểm hơn thành Hoa Lư ở vị trí trung tâm nước ta lúc đó, nằm trên sông Hồng, dễ giao thông liên lạc, nhưng về địa lý chính trị, trong thế đối kháng với Trung Quốc thời bấy giờ, thì thành Đại La không lợi thế bằng thành Hoa Lư.



Hoa Lư ở xa biên giới Trung Quốc hơn Đại La, đường sá lúc bấy giờ đi lại khó khăn, nên người Trung Quốc khó tấn công hơn.  Có thể chính vì Đại La gần Trung Quốc, dễ giao thông liên lạc với Trung Quốc, nên nhà cầm quyền Trung Quốc chọn Đại La làm thủ phủ của Giao Châu (cổ Việt) do họ đô hộ.  Cũng có thể chính vì thế, mà nhà Đinh, và nhà Tiền Lê bỏ Cổ Loa (Đông Anh, Phúc Yên), kinh đô của Ngô Quyền, gần Đại La và gần Trung Quốc, mà chọn Hoa Lư ở Ninh Bình làm thủ đô, xa biên giới Trung Quốc hơn, nhằm tránh áp lực tấn công của Trung Quốc.



Để thu hút quần chúng, lúc đó còn nhiều mê tín dị đoan, Lý Thái Tổ tạo ra huyền thoại rằng khi nhà vua đi thuyền đến Đại La, có rồng xuất hiện trên bầu trời báo điềm lành, nên nhà vua cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (rồng bay).  Đến năm 1014 (giáp dần) Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long bằng đất, ngay trên vị trí của thành Đại La cũ.



2.-   KINH NGHIỆM NGÀN NĂM



Kể từ khi Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô và đổi tên thành Thăng Long, tính cho đến ngày nay (2010), thành Thăng Long được một ngàn năm chẳn. Vì vậy, năm nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) quyết định tổ chức lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.



Thông thường, kỷ niệm một người hay một sự kiện gì, là để tưởng nhớ công ơn người xưa hay hay những bài học từ chuyện xưa tích cũ, để từ đó rút ra những kinh nghiệm ứng dụng vào việc ứng xử ngày nay.  Riêng thành Thăng Long, trong một ngàn năm qua, Thăng Long đã chia sẻ đời sống với dân tộc Việt, thăng trầm theo sự thăng trầm của lịch sử Việt, và đã để lại những kinh nghiệm thật là quý báu.



Kinh nghiệm đầu tiên, dầu Thăng Long là kinh đô, được nhà cầm quyền Việt phòng thủ chặt chẽ, nhưng cũng đã bị ngoại bang tấn công và chiếm đóng nhiều lần.  Đó là các nước Trung Quốc, Chiêm Thành và Pháp.  Trong các nước nầy, nước tấn công và chiếm đóng Thăng Long nhiều lần nhất là Trung Quốc.



Kinh nghiệm thứ hai là bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng đều muốn tiến quân chiếm nước Việt, vừa để mở rộng biên giới, vừa để tìm đường xuống Đông Nam Á.  Vì vậy, bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng lợi dụng cơ hội nước Việt suy yếu, tranh chấp nội bộ, hay xảy ra thay đổi triều đại, Trung Quốc liền chụp lấy thời cơ, đem quân sang tấn công nước ta.



Kinh nghiệm thứ ba là những cuộc xâm lăng bằng bạo lực vũ bảo, thì theo Đức Trần Hưng Đạo dễ chống đỡ hơn những cuộc xâm lăng theo kiểu tằm ăn dâu.  Trước khi Đức Trần Hưng Đạo từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314) đến thăm và hỏi ý kiến phải làm sao nếu quân Nguyên trở qua lần nữa?  Trần Hưng Đạo đã dặn dò vua Anh Tông như sau: "Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh.  Dùng đoản [binh] chế trường [trận] là sự thường của binhpháp.  Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.  Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn đúng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha với con thì mới dùng được.  Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.".(Toàn thư, bản dịch tập 2, sđd. tr. 79.)



Kinh nghiệm thứ tư là những cuộc xâm lăng nhằm mục đích quân sự hay kinh tế không nguy hiểm bằng những cuộc xâm lăng nhằm tiêu diệt văn hóa Việt để đồng hóa dân tộc Việt.  Những cuộc xâm lăng không tiếng súng bằng văn hóa ảnh hưỏng lâu năm trong đời sống dân tộc.  Tiêu biểu cho loại nầy là cuộc xâm lăng của nhà Minh vào thế kỷ 15.  Sau khi chiếm nước ta vào năm 1407, các tướng nhà Minh chẳng những vơ vét của cải, vàng ngọc, mà còn bắt giới trí thức cũng như nghệ nhân người Việt đem về Trung Quốc, tịch thu và chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở nước Việt đã có từ thời Hồ Quý Ly trở về trước.  Đó là sách của các tác giả sau đây: Lý Thái Tông (Hình thư), Trần Thái Tông (Hình luật, Quốc triều thông lễ,  Kiến Trung thường lễ, Khóa hư tập, Ngự thi), Trần Thánh Tông (Di hậu lục, Cờ cừu lục, Thi tập), Trần Nhân Tông (Trung hưng thực lục, Thi tập), Trần Anh Tông (Thủy vân tùy bút), Trần Minh Tông (Thi tập), Trần Dụ Tông (Trần triều đại điển), Trần Nghệ Tông (Bảo hòa điện dư bút thi tập), Trần Hưng Đạo (Binh gia yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền), Chu Văn Trinh tức Chu Văn An (Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi), Trần Quốc Toại (Sầm lâu tập), Trần Quang Khải (Lạc đạo tập), Trần Nguyên Đán (Băng Hồ ngọc hác tập), Nguyễn Trung Ngạn (Giới Hiên thi tập), Phạm Sư Mạnh (Giáp thạch tập), Trần Nguyên Đào (Cúc Đường di thảo), Hồ Tông Thốc tức Hồ Tông Vụ (Thảo nhàn hiệu tần, Việt nam thế chí, Việt sử cương mục), Lê Văn Hưu (Đại Việt sử ký), Nguyễn Phi Khanh (Nhị Khê thi tập), Hàn Thuyên (Phi sa tập), Lý Tế Xuyên (Việt điện u linh tập) ...



Cuối cùng, Trung Quốc là nước lân bang, ở ngay sát phía bắc nước ta, trong khi Pháp là một nước ở xa.  Người Trung Quốc và người Việt Nam có những điểm gần nhau về chủng tộc cũng như về văn hóa, đời sống.  Vì vậy, những cuộc xâm lăng của Trung Quốc nguy hiểm hơn cuộc xâm lăng của Pháp vì Pháp có thể bóc lột khai thác dân tộc Việt một thời gian, nhưng người Pháp khác chủng tộc, khác văn hóa, khác môi trường sống, người Pháp đến rồi đi, không ở lại vĩnh viễn ở nước ta như người Trung Quốc.



3.   NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ SOI KIM CỔ



Bà Huyện Thanh Quan, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn dời đô từ Thăng Long vào Phú Xuân, đã ngậm ngùi thương nhớ cố đô trong bài "Thăng Long thành hoài cổ" như sau: "Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, / Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. / Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. / Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,/ Nước còn cau mặt với tang thương./ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, / Cảnh đấy người đây luống đoạn trường."



Nếu Thăng Long là tấm gương mà Bà Huyện Thanh Quan mô tả: "Ngàn năm gương cũ soi kim cổ", thì tấm gương đó đã ẩn chứa biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ đã hy sinh vì dân tộc, nhưng đồng thời tấm gương đó cũng phản chiếu rất đầy đủ những kẻ phản quốc hại dân, nhất là trong thời hiện đại, kể từ khi xuất hiện đảng CSVN.



Trước hết, theo sử sách, Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long sau một cuộc đảo chánh và tuyên chiếu đời đô, nói rõ nguyên nhân vì sao nhà vua dời đô.  Năm 1945, Hồ Chí Minh cũng dời đô từ Huế ra Hà Nội, cũng sau một cuộc đảo chánh.  Hồ Chí Minh không có chiếu dời đô, mà có bản "Tuyên ngôn độc lập".  "Tuyên ngôn độc lập" nói rõ lý do đảo chánh, kết án thực dân Pháp.



Những lời kết án nầy lại chính là lời báo trước chủ trương chính sách của CSVN cho đến ngày nay.  Hãy trích vài câu trong bản 'Tuyên ngôn: "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào….Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.  Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.  Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.  Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân.  Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược…Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.  Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.  Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng."



Chữ "chúng" trong bản "Tuyên ngôn" dùng để chỉ người Pháp.  Tuy nhiên, ứng dụng những câu trên trong bản tuyên ngôn vào hoàn cảnh ngày nay, chủ từ trong những câu trên không ai khác hơn là CSVN: "không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào…. nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi, tắm các cuộc khởi nghĩa trong những bể máu, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện [ma túy], rượu cồn [nhậu khắp n ước], để làm cho nòi giống ta suy nhược… cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệ,  giữ độc quyền in giấy bạ [Ngân hàng nhà nước Việt Nam], đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý ..."



Nếu có một người nào nghịch ngợm, viết lại các câu nầy trong bản Tuyên ngôn do chính Hồ Chí Minh viết và đọc, nhưng đừng ghi xuất xứ, rồi gởi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay, người đó sẽ không khỏi bị công an CS bắt giữ ngay, giống như bắt giữ những người mang 6 chữ vàng HS-TS-VN (Hoàng Sa-Trưòng Sa-ViệtNam).



Trở lại chuyện Lý Thái Tổ dời đô.  Nhà vua dời đô vào tháng 7 âm lịch.  Nhà cầm quyền CSVN hiện nay ở Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010, tức ngày 24-8 năm canh dần (âm lịch).  Trong lịch sử Việt Nam, ngày 1-10 không ghi dấu bất cứ một sự kiện quan trọng nào của đất nước.  Trong lịch sử thế giới, ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tức 1-10 là ngày quốc khánh của Cộng sản Trung Quốc.



Tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Quốc, nhà cầm quyền CSVN làm cho mọi người cảm giác là nhà cầm quyền CSVN muốn cùng góp vui với Trung Quốc nhân quốc khánh Trung Quốc, trong khi kinh nghiệm ngàn năm Thăng Long cho thấy Trung Quốc là nước lớn luôn luôn tìm cơ hội tấn công, chiếm đóng và thống trị Thăng Long, nghĩa là nhà cầm quyền Trung Quốc là kẻ thù số một của Thăng Long
.



Sở dĩ mọi người có cảm giác như vậy vì quan hệ mật thiết giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) trong 80 năm qua, từ khi Hồ Chí Minh vâng lệnh Đệ tam Quốc tế Cộng Sản thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông ngày 6-1-1930.  Từ đó, đảng CSVN phát triển dưới ô dù của đảng CSTQ, nhất là từ năm 1950, khi Hồ Chí Minh cầu viện Liên Xô không được, phải quay qua nhờ Trung Quốc giúp đỡ.



Tục ngữ Việt Nam có câu: "Bà con xa không bằng láng giềng gần", chỉ đúng trong trường hợp người bạn láng giềng gần tử tế, lương thiện không hiếp đáp mình.  Đàng nầy, người bạn láng giềng gần Trung Quốc qua kinh nghiệm một ngàn năm Thăng Long, là kẻ ỷ thế nước lớn, đã nhiều lần hiếp đáp và chiếm đóng nước ta.  Vì vậy nhờ Trung Quốc đánh Pháp là một sai lầm lớn lao, nếu không muốn nói là một tội lỗi của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đối với dân tộc, vì một khi giúp Việt Nam đuổi Pháp, Trung Quốc sẽ điền thế chỗ của Pháp, thống trị Việt Nam. Sự thống trị của Trung Quốc còn tệ hại hơn của Pháp.  Bằng chứng là dưới thời Pháp thuộc, nước Việt vẫn vẹn toàn lãnh thổ.  Trong khi nhờ Trung Quốc đánh Pháp, gọi là giành độc lập, mà dần dần nước ta mất đất, mất biển vào tay Trung Quốc



Sau đó, cầu viện Trung Quốc để đánh Mỹ lại càng sai lầm hơn nữa.  Có hai sự kiện cụ thể dễ thấy chứng minh sự sai lầm của CSVN trong vụ chống Mỹ.  Thứ nhất, chỉ cần nhìn qua các nước Á Châu gần nước Việt.  Mỹ chiến thắng Nhật Bản, tiến quân đến Triều Tiên, nhưng Mỹ đâu có xâm lăng hai nước nầy, mà còn giúp hai nước nầy phục hưng sau thế chiến và cường thịnh như ngày nay.  Thứ hai, chính nhà cầm quyền CSVN, vào đầu thế kỷ 21, trải thảm đỏ rước Mỹ vào để vực dậy nền kinh tế Việt Nam và làm đối trọng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Biển Đông.



Tuy hiện nay muốn nhờ Mỹ để lấy thế mặc cả với Trung Quốc, CSVN vẫn còn nằm dưới trướng của Trung Quốc, vẫn muốn đu giây giữa Trung Quốc và Mỹ, và nhất là lo sợ đàn anh Trung Quốc trả đũa giống như đã từng trả đũa năm 1979 khi CSVN bỏ Trung Quốc chạy theo Liên Xô, nên bị Trung Quốc "dạy" cho một bài học.  Phải chăng vì vậy mà đảng CSVN làm lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010 để gọi là mừng ngàn năm Thăng Long, nhưng thực chất là mừng quốc khánh Trung Quốc nhằm lấy lòng đàn anh Trung Quốc?



Muốn chống lại Trung Quốc, chẳng những phải mượn thế của Mỹ, mà quan trọng hơn phải tạo nội lực dân tộc, phải thực hành như Đức Trần Hưng Đảo đã dạy: "Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."  Khoan thư sức dân như thế nào, chắc chắn đảng CSVN dư biết, nhưng cũng chắc chắn không phải cách kỷ niệm ngàn năm Thăng Long đúng vào ngày quốc khánh Trung Quốc.



Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là để tưởng nhớ đến sự kiện lập đô hết sức trọng đại của Lý Thái Tổ và tưởng nhớ đến quá trình sống còn của dân tộc với kinh đô Thăng Long, mà CSVN lại tổ chức vào ngày quốc khánh Trung Quốc, là một hành vi quốc nhục, xỉ vả vào lịch sử Thăng Long, lăng nhục lịch sử dân tộc.  Tuyệt đại đa số người Việt Nam không chấp nhận thái độ kinh mạn nầy của CSVN.  Lễ kỷ niệm chỉ diễn ra vài ngày phù du, nhưng vết nhơ quốc nhục do đảng CSVN gây ra sẽ được dân chúng truyền tụng thiên thu, theo như câu ca dao: "Trăm năm bia đá thì mòn,/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ."





TRẦN GIA PHỤNG


(Toronto, 1-9-2010)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #16 - 02. Sep 2010 , 23:50
 




"Lễ hội 1000 Năm Thăng Long"




Những khoản chi phí lớn cho các kỳ lễ hội mà nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS), những kỳ đại hội đảng thường xuyên đã làm nhức nhối những người con có lòng yêu nước thương dân trước cảnh nhân dân đang sống trong cảnh nghèo nàn. Hiện nay dân Việt lại đang Nhức nhối cho Đại lễ “1000 Năm Thăng Long”.

Trên thực tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là sự đón chờ toàn nhân dân Việt Nam với mong mỏi hướng về lịch sử,  ôn lại truyền thống hào hùng vẻ vang  của dân tộc, truyền thống chống giặc ngoại xâm. Nhưng Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm thất vọng mong mỏi của nhân dân Việt Nam. nỗi lo lắng của nhân dân khi Nhà CQCS Cộng Sản Việt Nam, đã quyết định khai mạc chương trình chào mừng 1000 năm Thăng Long vào ngày 1 tháng 10 năm 2010 cùng với ngày Quốc khánh của Trung Cộng.

Từ xưa đến nay cha ông ta, dân tộc ta đã bao lần đổ máu với bọn xâm lược phương bắc này. Trong lúc dân tộc đang đứng trước nguy  cơ của bọn bành trướng Trung   Cộng, đã mất dần lãnh thổ, biên cương như Hoàng Sa, Trường Sa, Thác bản Dốc. Chiến dịch Bauxit tây nguyên với âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng. Nay NCQCS lại tưng bừng tổ chức mừng quốc khách Trung Cộng ngay tại thủ đô của Việt Nam với mỹ từ Mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long với khoản chi phí xấp xĩ 4,5 tỷ ÚSD. Phải chăng NCQCS đang ngầm biến Việt Nam thành tỉnh lẻ cho Trung Cộng, Hay ngầm tuyên bố cho con dân của việt Nam biết họ chính thức là nộ lệ của Việt Cộng và Tàu Cộng khi Bộ chính trị nhà cầm CSVN cùng bắt tay hợp lực với Trung Công cai trị đất nước mình???.

Nhà cầm quyền cộng sản đã xâm phạm biểu tượng lịch sử thiêng liêng của Thăng Long và truyền thống anh dũng bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong hơn 4000 năm từ khi vua Hùng dựng nước tới nay???

Đáng lẽ kỷ niệm “1000 năm Thăng Long” phải là một dịp để đánh dấu điểm khai sinh thời kỳ vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Một giai đoạn tự chủ vinh quang của dân tộc việt Nam, gần90 triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước tự hào với ông vua Lý Công Uẩn, đã xây dựng thủ đô Thăng Long của Việt Nam vào tháng 7 năm 1010 (khoãng tháng 8 dương lịch).

Kỷ niệm 1000 năm văn hiến nhắc đến các anh hùng, tiền bối đã hy sinh bảo vệ bờ cõi thoát khỏi sự xâm lược của  ngọai bang, nhắc lại Lịch sử hào hùng của dân tộc. Những con người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc thiêng liêng, bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất lãnh thổ của tổ tiên cha ông để lại, trong đó có cả những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng nay NCQCS lại tổ chức đại lệ trong tình trạng đất nước bị Trung Cộng xâm chiếm đúng vào ngày quốc Khánh của Tàu Cộng. Bọn bành trướng đang âm mưu thôn tính Việt Nam. Không phù hợp với long mong mỏi của toàn thể quốc dân đồng bào trong và ngoài nước. Mà họ đã  lượng chi phí tài chính 94.000 tỷ đồng vnđ trở thành sự đau đớn nhục nhã  cho nhưng người con có lòng tự trọng trước lịch sử dân tộc, Cùng như nỗi đau trước cảnh cơ hàn của những người dân nghèo khó đang ngày ngày lam lũ kiếm cho ra bát cơm manh áo để tồn tại cuộc sống qua ngày đoạn tháng. Giá như nhưng khoản tiền này sử dụng thực chất cho việc xóa đói giảm nghèo, hay những việc công ích khác thì tốt biết bao!

Khoản tiền mà nhà cầm quyền cộng sản chi ra cho “đại lễ mừng quốc khánh Trung Cộng” không những đã làm giảm bới đi sự phồn vinh của đất nước mà còn là sự sỉ nhục đối với hồn thiêng sông núi, với linh hồn của hàng triệu người dân Việt Nam đã hy sinh xương máu chống Trung Quốc xâm lược trong lịch sử chống giặc ngoại xâm để bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên để lại, và cả cuộc chiến chống bành trướng Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa.

Khoản chi phí lớn cho lễ hội nghìn năm Thăng Long trở thành sự thất vọng, riêng 1000 Năm Thăng Long nhà cầm quyền cộng sản quyết định đúc 1000 con rồng bằng đồng với 2000 viên đá RuBi làm mắt rồng nó đẹp làm sao và tốn kém làm sao. Và hình tượng những con rồng này lại cũng là nỗi lo của đất nước.

Vâng! Long tức là rồng, theo ý nghĩa thông thường thì con rồng được tượng trưng cho sự phồn vinh của đất nước. Nhưng liệu 1000 con rồng mà nhà cầm quyền cộng sản đã làm trong dịp này có thể hiện được sự phồn vinh không khi đất nước bị Trung cộng xâm chiếm hết biển đảo. Còn nữa theo thánh kinh thì con rồng cũng biểu tượng tượng trưng cho hình ảnh của quỷ Sa Tan kẻ đã lừa dối cả thế gian, 1000 con rồng mà NCQCS đúc trong dịp này nó mang biểu tượng nào đây? Có phải NCQCS đang sử dụng biểu tượng này để lừa dối cả dân tộc Việt Nam không??? Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến Bài thơ :”Nếu tổ quốc không còn biển của nhà thơ Trần Mạnh Hảo”



Nếu Tổ quốc không còn biển




Nếu Tổ Quốc không còn biển

Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ

Chết đuối trên cao nguyên

Chết đuối trong bùn bô-xít.



Mất Hoàng Sa, Trường Sa

Rồng Việt Nam không còn chỗ núp

Không có lối ra

Tổ Quốc như bị giam trong ngục.



Xin Ngô Quyền trở về

Xin Trần Hưng Đạo trở về

Dìm quân xâm lược

Tổ Quốc nguy nan

Mỗi người Việt Nam

Hoá thành cọc nhọn



Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết

Hồng Hà biết chảy về đâu?

Cửu Long rồi giãy chết?

Linh hồn cha Lạc Long Quân

Không còn chốn đi về!



Cái lưỡi bò ngoại tộc

Rót vào tai nhà đương cục

Mười sáu chữ vàng

Miệng vờ ôm hôn

Tay lừa bóp cổ



Lưỡi bò đang liếm sạch Biển Đông

Trọng Thuỷ xưa

Từng dùng lưỡi bò tỏ tình

Lừa tình cướp nỏ

Lừa tình cướp nước

Trong miệng người anh em

Giấu một lưỡi bò.



Nếu Tổ Quốc không còn biển

Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ

Chết đuối trên cao nguyên

Chết đuối trong bùn bô-xít



Tổ Quốc không chịu chết

Biển Đông gầm đang hoá Bạch Đằng Giang



Liệu 1000 con rồng này có phải thể hiện rồng thể hiện sự phồn thịnh của việt Nam nữa hay không?  Đây là những con rồng thể hiện 1000 Thăng Long ghi lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc việt Nam.   Hay những con rồng này lại là biểu tượng của bọn quỷ Sa Tan do bọn bành trướng Trung Cộng trá hình tiến sâu vào  lãnh thổ đất Việt. với ý đồ nuốt chửng Việt nam đây?

Chúng ta cần phải hiểu rõ âm mưu của nhà cầm quyền Việt cộng cùng Trung cộng. Kịch liệt phản đối hành vi lệ thuộc Trung cộng của nhà cầm quyền việt Nam để bảo vệ đất nước. không để bè lũ Sa Tan trá hình Trung cộng xâm nhập Việt Nam để đày ai dân tộc ta trong nô lệ



Nam Anh ngày 2-9-2010

Hồ thị Bích Khương

DT: 0984 980 597

Thành viên khoi 8406
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #17 - 06. Sep 2010 , 13:33
 
...


1 tháng 10 năm 2010 :
« Ngàn  năm Thăng Long »  hay  « Ngàn năm nô lệ »




1-Ngàn năm Thăng Long, trò chơi mới của Đảng Cộng sản VN ?


Tôi đã tự hứa là từ nay tôi không theo dõi tình hình thời sự ở Việt nam Cộng sản nữa ; tôi không để ý và sẽ mặc kệ những vung vít màu mè của Đảng Cộng sản Việt nam Hà nội. Tôi đã tự hứa từ nay không biết đến và mặc kệ những … Đại hội Đảng, lẩn nầy là lần thứ mấy ? tôi không cần biết, vì những sanh hoạt ấy không phải là sanh hoạt của toàn người dân Việt nam. Tôi đã tự hứa mặc kệ không cần biết tên tuổi chức tước những tay cán bộ  của Nhà nước, Quốc hội hay của Đảng Cộng sản Việt nam. Tôi đã tự hứa từ nay không động lòng, đau khổ, … không giận hờn khi những tay đương quyền tuyên bố đàn áp dân lành, và cũng  không mừng rở, không hân hoan khi một anh cựu cán bộ về hưu, hay một anh cựu tướng về vườn chỉ trích phê bình chế độ, vì đàn áp, công an trị, là chuyện bình thường của một chế độ độc tài, và những chỉ trích đối kháng kia,  đều là giả tạo, tất cả đều là giả dối, chỉ là cái súp-páp để  hạ hơi một nồi đầy tức tối và oan ức sắp bùng nổ. Tôi cũng đã tự hứa, từ nay,  không để ý đến những vai trò quốc tế của Việt Nam như chủ tịch ASEAN,.. APEC… hay ngay cả  những lễ lạc, như lễ Quốc tổ và ngày nay lễ … kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long do Đảng Cộng sản Việt nam tổ chức, tất cả là màu mè, tất cả chỉ là biểu diễn, và …. biết rồi khổ lắm nói mãi ! !
Cái quan trọng là do người dân Việt nam trong nước có phản đối không ? Hay vẫn dững dưng chạy theo miếng ăn hằng ngày, người giàu có, nhờ phe phái, ngày áp-phe, tối ăn nhậu, người lao động nghèo đói ngày chạy gạo, tối chạy cơm, báo chí trăm tờ thì  viết ra chỉ một giọng cường điệu, láo lếu nưng bi, radio truyền hình thì  chỉ rao bán tin vịt do Đảng chỉ đạo…Người đối kháng, dân chủ ? có đấy, nhưng lèo tèo vài bạn ; kẻ phản tỉnh ? cựu đảng viên ?, cựu quân đội ? cũng có đấy, nhưng chỉ  lẻ  tẻ vài người, …vài hàng can ngăn, đôi chữ can gián ; lèo tèo  hai ông tướng về hưu, lẻ tẻ ba ông đại tá về chiều, nói cho có nói, la cho có la… Vì sao có kẻ nói bị  mang tội là phản quốc, vì sao có người nói lại cho là xây dựng ?  Nói cở nào bị bắt ?, nói cở nào ở tù ? , nói cở nào là phản quốc ?, nói cở nào là phê bình xây dựng ? không ai biết, không một luật sư nào đo lường, bảo vệ, bào chửa… Một quốc gia vô tổ chức, không luật lệ, không tôn trọng luật lệ,  có  người ra tòa, công an dùng tay bịt miệng (Linh mục Nguyễn Văn Lý), kẻ blogger xử dụng mạng vi tính, bị công an dùng hệ thống Tin tặc phá mạng bịt mồm (Tướng Công An Vũ Hải Triều hãnh diện tuyên bố phá tan 3000 blogs và bắt giam nhiều bloggers). Một quốc gia điều khiển bởi những tay côn đồ với những bằng cấp dỏm, với những chức vụ mua, với những quân hàm phe đảng,  tự biên tự diển. Người ta nói với tôi rằng bằng cấp dỏm bên Việt nam là  do các Đại học nước ngoài (ở Mỹ) dỏm bán đấy ! ! !

Lại đỗ thừa nước ngoài ! Lại lỗi tại đế quốc Mỹ !

Việc gì phải mua nước ngoài cho tốn tiền, Đảng Cộng sản Việt nam đủ tài đủ sức  tự tạo ra một Đại học và tự trao hay bán  cho những đảng viên những bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ !. Người ngoại quốc, qua lại liên hệ thương mại hay ngoại giao với người Việt nam Cộng sản, vẫn tiếp tục đọc những học vị như Doctor, hay Professor để gọi các  vị Thạc sĩ hay Tiến sĩ Việt nam, vì đó là những chữ đã được in trên danh thiếp …còn cái dỏm hay không là việc của người Việt nam cộng sản… người ngoại quốc chỉ lo cái phần thương mại hay ngoại giao xem họ có lợi hay không ? Và cuối cùng … cái Dỏm nay đã biến thành cái Thiệt rồi ! Phải chăng Lê Nin, thầy của Đảng Cộng sản quốc tế đã dạy các đàn em rằng :  « cứ tiếp thục nói láo, nói mãi, nói hoài, cái láo cái dỏm sẽ thành cái thiệt » ?

Vì vậy, tôi đã tự hứa là không thèm nói đến Đảng Cộng sản Việt nam nữa ! Nói làm gì khi trong một đất nước do người Cộng sản cai trị, chưa bao giờ người lao động, người nông dân, người ngư phủ, giới dân  nghèo Việt nam bị chèn, bị ép như vậy ! ! Lao động thì đồng lương dưới mức tối thiểu  là 2 dollars một ngày, và 1/3 dân số Việt nam sống dưới mức nghèo tuyệt đối là 1 dollar một ngày ( theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc). Sống cạnh bờ biển, người ngư phủ Việt nam  đã  bị Hải quân Tàu Cộng  cấm không cho ra biển đánh cá, vì biển Đông hải Việt nam nay đã biến thành biển Nam Hoa hải (Mer de Chine du Sud). Sống vùng cao nguyên, người sơn cước Việt nam không còn được khai thác rừng núi, lâm sản, khoáng sản vì cả ngàn héc ta rừng cao nguyên Việt nam nay đã bị Tàu Cộng thuê mướn và sở hữu chủ khai thác : trồng bạch đàn cho kỹ nghệ giấy Tàu, khai thác Bô xít cho kỹ nghệ nhôm Tàu….

Và như thế, chỉ trên vài năm sau, đất đai vùng cao nguyên toàn đất nước Việt nam sẽ khô cằn. Sống ở đồng bằng sông Hồng,  hay sông Cửu Long, người nông dân Việt nam không còn làm chủ của những cơn nước lớn nhỏ hay những ngọn thủy triều cao thấp nữa, vì thượng nguồn sông Hồng và sông Cửu Long bên kia biên giới đã bị Tàu Cộng  cho xây bừa bãi những đập thủy điện, ngăn chận giòng nước và đất lắng đọng (sédiments) mầu mỡ phì nhiêu của hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long ( ngày nay nước phèn đã vào sâu vào miền Hậu giang, nước mặn đã lên tận miệt vườn).

Sáng hôm nay, nhơn đọc bài tản mạn của bạn Mai Thanh Truyết, tôi rùng mình khi bạn Truyết cho biết ( vì tôi hoàn toàn không biết, vì quá vô tình hay thờ ơ !) là ngày lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long là ngày 1 tháng 10  năm  2010 nầy, trùng ngày với ngày Quốc khánh Tàu Cộng,  và kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (VNExpress) tương đương với 4,5 tỷ Mỹ kim  (1tỷ Đồng # US$50.000). Với một kinh phí tương đương gần 10% ngân sách quốc gia chỉ để cho “lễ hội”. Quả thật Việt Nam quá sang trọng và chịu chơi ! ! Tôi thật ngao ngán, trong một thời kỳ củi châu gạo quế đang trên đà khủng hoảng kinh tế mà dùng 10 % ngân khỏan quốc gia để làm một cái lễ kỷ niệm.

Mà kỷ niệm cái gì ?

Khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, là để đánh dấu một kỷ nguyên mới, để nói rằng : một ngàn năm đô hộ của Tàu đã qua, thời gian tranh tối tranh sáng từ tranh chấp sứ quân đến học đòi quân chủ đã qua ; bắt đầu từ đấy (năm 1010) dời đô từ Hoa lư chật hẹp đến Thăng Long rộng mở  là để đánh dấu một nền tự chủ của dân tộc Việt, và bắt đầu từ đấy là sự trưởng thành của nền quân chủ đầy Việt tánh… Từ một Hoa lư hiểm trở, bao bọc bởi những sưởn núi, thoát ra Thăng Long mở rộng quang đảng, nằm giữa sông Hồng, trên một đồng bằng rộng rãi.

Sau một ngàn năm đen tối, Hán thuộc, dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long là đánh dấu mở đầu một thời đại mới, thời đại tự chủ. Một kỷ  nguy ên mới, với những thăng trầm, Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn,…từ Tống đến Thanh qua Nguyên và Minh hay Thanh, mỗi triều đại Trung Hoa, dù người Hán tộc, Mông cổ hay Mản thanh, mỗi thời kỳ đều có thử sức, có khi một lần, có khi nhiều lần,  đem đại binh qua quyết chinh phục nước Việt ta. Những vào mỗi thời đại quân đội Tàu đều gặp những anh hùng Việt nam đánh cho tời bời vứt giáo, cởi giáp chạy về Bắc. Từ ngày Ngô Quyền giết tướng Nam Hán là Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng (939), rồi như cái lệ,  từ Lê Đại Hành phạt Tống (981) xưng Vương, rồi Lý thường Kiệt tướng nhà Lý, hai năm đánh Tống (1075-1077) đến Trần Hưng Đạo tướng nhà Trần ba lần bình Nguyên (1258, 1284-1285, 1287), rồi Lê Lợi (1418-1427) mười năm kháng quân Minh phục quốc, và Hoàng đế Quang Trung (1789), chỉ một trận huy hoàng dẹp quân Thanh, .. bao chiến thắng của bao anh hùng phương Nam đại phá Bắc quân giữ bờ cỏi non sông cho dân tộc Việt, cho đất nước Việt. Có những cuộc chiến chậm chạp dai dẳng, như Trần Hưng Đạo phải ba lần ra quân, giặc Nguyên mới từ bỏ, có những cuộc chiến dài đăng đẳng phải gần mười năm kháng chiến nằm gai nếm mật, Lê Lợi mới đuổi được quân Minh, nhưng cũng có cuộc chiến chớp nhoáng chỉ trong vài ngày là phá tan quân thù như  Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ , chỉ cần năm ngày đuổi  quân Thanh vế bên kia biên giới.

Kỷ niệm ? Phải, nhưng phải kỷ niệm những lần đại thắng quân Tàu xâm lược.
Kỷ niệm ? Phải, nhưng phải kỷ niệm những lần toàn dân đoàn kết trước mọi ngoại xâm.
Kỷ niệm ? Phải, nhưng phải kỷ niệm sau một ngàn năm thăng trầm nhưng vẫn giữ được tinh thần dân tộc,  con người và văn hóa Việt nam. Vì mặc dù sau 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh, sau gần 100 năm Pháp thuộc, sau 70 năm Cộng sản cầm quyền Thăng Long, ngày nay Hà nội vẫn còn giữ được sắc thái Việt Nam và cả nước Việt nam vẫn còn nói chung một ngôn ngữ.

Nhưng sau ngày 1 tháng 10 năm 2010 ? Có còn chắc Hà nội vẫn còn là Thăng Long không ? Người dân Việt nam ở Hà nội còn mãi mãi là người Việt nam không ?

Và đất nước Việt nam ? và giang sơn Việt nam ? mãi mãi vẫn còn là Việt nam ? Khi 1/3 biên giới không còn nữa : Thác Bản Giốc ? Ải Nam Quan ? Hoàng sa, Trường sa ? khi những khu rừng trên Cao nguyên đã bị người « lạ » mướn ở, khi những vùng …những vùng… làm sao dân biết cho hết, làm sao kiểm soát được những ai thực sự là chủ nhơn đất nước Việt nam ngày nay !! Ta hay Tàu ?

2-Dân tộc sanh tồn :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Anh hùng Lý thường kiệt đã nhận định như vậy, trước khi đánh tan quân nhà Tống bên bờ sông Như Nguyệt (năm 1075). Đó là bản tuyên bố độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt đầu tiên của lịch sử Việt nam. Lời tuyên bố khảng định :
Đây  là không gian sanh tồn của dân Nam :   Đất Nam do Vua nước Nam trị. Từ đời nhà Lý, từ  nay, từ ngày dời đô ra Thăng Long, dân tộc Việt đã khẳng định rằng: chúng ta là dân nước Đại Cồ Việt (Năm 968, Vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp tan nạn sứ quân, thống nhứt đất nước, lên ngôi, đặt tên nước là Đại Cồ Việt), khác hẳn với dân Hán, bên Tàu, phía Bắc rồi. Năm 1054, Vua Lý Thánh Tôn đổi tên nước là Đại Việt. Và từ đấy, nước ta tuy có những tên gọi Việt nam ( Gia Long – 1804 và ngày nay)  hay Đại Nam (Minh Mạng -1828) nhưng không bao giờ chúng ta nhận chúng ta là người An Nam cả, như các triều đình Tàu muốn. Bài thơ của Đại tướng Lý Thường Kiệt, khi đã bình Tống  đã nói đến Chủ quyền của  Vua và dân Việt, đã khẳng định không gian Sanh tồn của dân tộc Việt.

Đến năm 1427 sau khi đã chém đầu Liểu Thăng, đánh bại quân Minh ở Chi Lăng, đuổi quân nhà Minh về Tàu. Nguyễn Trải bằng bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố một lần nữa chủ quyền của Vua tôi đất Việt, và khẳng định không gian sanh tồn của dân tộc Việt, khác với không gian sanh tồn của dân tộc Hán.
….
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
Bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có


3-Để kết luận :


Và ngày hôm nay, trong không khí bán nước, dâng đất dâng biển dâng hải đảo bán núi rừng cho Tàu, người dân Việt nam phải tỉnh dậy và đứng lên.
Phải chăng đã đến lúc người dân cần phải đứng lên để tự cứu lấy mình ?
Bạn Mai Thanh Truyết đã đặt câu hỏi nầy !

Tôi xin nói thêm, cả người dân Việt nam ở hải ngoại cũng như ở quốc nội.
Và tôi cũng cùng chung bạn Mai Thanh Truyết cùng nhận xét và  kết luận:

Ngàn năm Thăng Long sắp đến không phải để đánh dấu mối vinh quang của dân tộc mà là một dấu ấn, chuẩn bị cho chính sách đô hộ lần thứ 5 của giặc Tàu, tiếp nối ngàn năm Việt Nam bị Tàu đô hộ trong quá khứ.

Từ nay, nếu để người tàu Quảng đông gặp người Việt chúng ta không còn gọi chúng ta là “Dế Nản dành” nữa mà là “Thòn dành”  thì ôi thôi, tôi nghiệp cho người Việt chúng ta lắm  ! (Dế Nản dành = Việt Nam nhơn = người VN, Thòn dành =Đường Nhơn, người Đường, người Tàu).

Và cũng thừa cơ hội, xin  gởi quý bạn đọc một thành ngữ quen thuộc  bằng tiếng quảng đông, chúng tôi đã được nghe ở Sài gòn thời trước 30 tháng tư năm 1975 : “ Mậu thén cún sản cỏn, chỉ khán cún sản khầu xì” ( Đừng nghe Cộng sản nói, chỉ  nhìn cộng sản hành động ), để người Việt chúng ta nghe dần dần tiếng Quảng đông cho quen lỗ tai.

Thành ngữ nầy hình như của một vị cựu lãnh đạo miền Nam Việt nam, nhưng khi ổng nói hổng ai nghe !
Mong kỳ nầy mọi người Việt nam ráng mở mắt ra để nhìn “cún sản khầu xì”. !
Và bịt lỗ tai lại để khỏi nghe lời đường mật của “cún sản cỏn” ! !
Mong lắm !
...

Phan Văn Song Tháng 8 /2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #18 - 13. Sep 2010 , 00:08
 

Đáp Lời Sông Núi.





Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #19 - 13. Sep 2010 , 23:53
 



Thư Ban biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ số 20


“Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”

hay là “đại lễ kỷ niệm 1000 Bắc thuộc tại Hà Nội ???”



            Kính thưa quý bạn đọc xa gần quý mến !

            Chỉ còn gần 1 tháng nữa, nhà cầm quyền độc tài CSVN ở trung ương, cùng với chính quyền CS thành phố Hà Nội sẽ tổ chức rầm rộ cái gọi là “ Đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội” được khai mạc vào ngày 01/10/2010 và bế mạc vào ngày 10/10/2010. Trong khi đó, theo các tài liệu lịch sử cổ xưa và hiện đại như :

-           Đại Việt sử ký toàn thư- Bản kỷ

-           Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

-           Việt Nam sử lược của nhà sử học Trần Trọng Kim

-           Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2 của Lê Mạnh Thát

-          …vv…vv…

            Sự thật thời điểm Nhà vua Lý Công Uẩn quyết định rời Đô từ Hoa Lư - thuộc tỉnh Ninh Bình về đất Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, là vào năm Canh Tuất, Thuận Thiên thứ 1, nghĩa là vào mùa thu tháng 7 năm 1010 theo Dương lịch. Trong các tài liệu lịch sử khác viết về sự kiện quan trọng này của nước Việt cổ cũng khẳng định chắc chắn là như vậy, chứ không thể muộn hơn và lại càng không phải là vào đầu tháng 10 dương lịch như nhà cầm quyền CSVN đã lên kế hoạch để ấn định tổ chức vào thời điểm như họ đã quyết định trước từ nhiều năm.  Như vậy là, nếu muốn kỷ niệm ngày rời Đô của cha ông phong kiến chúng ta tròn đúng 1000 năm thì phải tổ chức vào thời điểm tháng 7 năm 2010 theo dương lịch mới đúng đắn về mặt lịch sử, về khoảng dài thời gian, đặc biệt mới có ý nghĩa trang trọng và sâu sắc.

            Thế nhưng, hiện nay nhà cầm quyền CS trong nước không rõ đã xuất phát vì mục đích hay lý do gì, mà lại lấy đúng ngày 01/10/2010 trùng với ngày quốc khánh nước Trung Hoa cộng sản để mở màn cho cuộc “đại lễ lịch sử” này rồi cưỡng buộc cả dân tộc Việt Nam chúng ta phải long trọng kỷ niệm ?  Chính vì sự kiện nghiêm trọng, đầy khuất tất, cũng rất mờ ám này nên đã bị nhiều cá nhân, tổ chức của người Việt ở trong, cũng như ngoài nước đã lên tiếng phê phán, phản đối kịch liệt nhà nước CSVN. Qua diễn tiến này, rõ ràng là ngoài việc xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ quá khứ, bóp méo sự thật, xúc phạm nặng nề lòng tự tôn, niềm tự hào chính đáng của dân tộc ra, thì nhà cầm quyền độc tài CSVN còn đã vung tay chi phí cho toàn bộ lễ hội này là hơn 94 ngàn tỷ đồng VN, tương đương với khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ !!! 

            Đây quả thật là con số kinh hoàng biết tố giác, bởi chính số liệu ấy đã nói lên tất cả sự phô trương, sự lãng phí rất ghê gớm, là một trong những hành vi cố tình ném tiền ngân sách quốc gia qua cửa sổ không hề biết xót xa của những kẻ đang cai trị đất nước nghèo khổ này ra sao. Với những động thái kệch cỡm hết sức phung phí này, mà chắc chắn chỉ với mục đích để vừa lừa mỵ được dân chúng hòng minh chứng cho mình như là một lực lượng chính trị “tinh hoa” đại diện cho cả dân tộc !?  Vừa có vẻ mang truyền thống lịch sử vẻ vang và tinh thần dân tộc, có tính tự chủ độc lập, chứ không phải là tập đoàn thống trị hắc ám hết lệ thuộc vào khối cộng sản quốc tế, đến lệ thuộc vào Thiên Triều Cộng sản đại Hán. Vừa đồng thời mong muốn củng cố thêm được quyền lực cai trị lâu dài, vĩnh viễn trên đất nước này cho riêng băng đảng của mình !!!

            Hiện nay công luận nhân dân trong nước cùng đồng bào hải ngoại đang tiếp tục dấy lên làn sóng phẫn nộ, mạnh mẽ phản đối việc tổ chức đại lễ này. Họ gay gắt đòi tẩy chay lễ hội rất phi lý, xa hoa, lãng phí của những kẻ tuy có quyền bính, có thế lực vô hạn trong tay nhưng rất vô trách nhiệm với đất nước và cũng rất vô chính trị, đã xúc phạm nặng nề danh dự dân tộc Việt chúng ta nữa.

            Thưa quý bạn đọc xa gần !

            Trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi thiết lập nên chế độ độc tài Cộng sản toàn trị trên cả đất nước ta mấy chục năm qua, ai ai cũng biết nhà cầm quyền CSVN đã lệ thuộc rất nặng nề về mọi mặt vào chế độ CS Trung Quốc từ đường lối, mô hình chính trị, kinh tế, chính sách ngoại giao, đời sống văn hóa, tư tưởng, xã hội…vv.... Thời gian gần đây sự khiếp nhược, sự phụ thuộc chịu ảnh hưởng của họ vào kẻ khổng lồ đại Hán phía Bắc – tập đoàn Phong kiến cộng sản thời hiện đại vẫn chưa hề từ bỏ mọi dã tâm đen tối, cùng tham vọng bành trướng lãnh thổ với nước ta và nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực lại càng trở nên rõ ràng hơn, càng ngày càng mật thiết, gắn bó hơn nữa. Tất cả những điêu nguy hiểm, nghiêm trọng đó đã trắng trợn thách thức lương tri và làm nhức nhối lương tâm của cả dân tộc Việt chúng ta.

            Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, từ mấy năm qua chính quyền thành phố đã cho dựng lên bức tượng Nhà vua đời Lý khá đồ sộ, hoành tráng để tưởng niệm và nhằm tôn vinh công lao người đã có công rời Đô từ Hoa Lư, xây dựng nên Kinh đô Thăng Long cổ xưa của nước Việt để trở thành Hà Nội ngày hôm nay. Thế nhưng, điều trớ trêu là bức tượng Vua Lý Công Uẩn cùng quần thể xung quanh vườn hoa được mang tên cố nữ thủ tướng Ấn Độ - bà Indira Gandi cũng rất tốn kém ấy đã dấy nên không ít sự phê phán, chỉ trích nặng nề, kể cả sự chê cười, đàm tiếu ngày một lan rộng trong nhân dân nữa. Bởi vì đây không phải mẫu hình một vị đại quan hay Nhà vua người Việt thời xa xưa, mà nó mang dáng dấp mô phỏng theo hình mẫu các bậc vua quan phong kiến thời nước Trung Hoa cổ đại trước kia, từ vóc dáng cơ thể, chiều cao, khuôn mặt, sống mũi, đến trang phục, mũ áo, cân đai...vv…

             Bài viết dưới đây của nhà văn Hoàng Tiến, hiện là chủ nhiệm Tập san Tự Do Dân Chủ cũng là bức thư góp ý chính thức gửi đến Ban tổ chức “Đại lễ hội ngàn năm Thăng Long- Hà Nội”, được chúng tôi đã quyết định đưa vào số báo 20 của Tập San kỳ này đã phân tích thận trọng, đưa ra những bằng chứng, cứ liệu khoa học, thông qua các tài liệu lịch sử khá thuyết phục để chỉ rõ những bất cập phi lý đó. Qua bài viết này cho thấy rõ não trạng của nhà cầm quyền, cũng như xã hội CSVN đã thấm đẫm ảnh hưởng nặng nề văn hóa Bắc thuộc, cũng như tư duy, nếp nghĩ đang bị Hán hóa nghiêm trọng ra sao. Đây cũng chỉ là một phần hậu quả về mặt đời sống văn hóa, tư tưởng, tinh thần trong xã hội của giai đoạn Bắc thuộc trong thời hiện đại mà do ĐCSVN đã chịu ơn sâu, nghĩa nặng với tập đoàn Bắc Triều Trung Hoa cộng sản mà thôi.

             Vì vậy, ban biên tập chúng tôi có đôi lời trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc xa gần toàn văn bức thư ngỏ giá trị đó.

Khi tôi vừa viết hoàn chỉnh xong Thư Ban biên tập cho số báo này thì được biết ở Hà Nội trên hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương cũng như của thành phố,… tuy đã không chính thức thông báo rời ngày khai mạc “đại lễ 1000 năm Thăng Long” như đã ấn định trước đây mấy năm mà công chúng đã biết quá rõ. Thế nhưng gần đây, trên màn hình lớn đếm ngược hiển thị thời gian đến ngày khai hội được dựng lên cạnh đền Bà Kiệu, ven hồ Hoàn Kiếm trên phố Hàng Dầu thì hình như đã được nhà chức trách kín đáo, âm thầm lặng lẽ cho chỉnh sửa lại, là vào đúng ngày 10/10/2010. Như vậy là, có phải vì áp lực đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng trong và ngoài nước mà nhà cầm quyền CSVN đã lúng túng, hoảng hốt phải thay đổi thời điểm ngày mở màn cuộc “đại lễ hội” đã và đang tiếp tục bị phê phán về mọi mặt hay không ? Câu trả lời hoặc lời giải thích rõ ràng về sự việc này xin giành lại cho nhà chức trách CS Hà Nội với công luận!!!

...


Ảnh chụp ngày  8 tháng 9 năm 2010



Hà Nội viết từ ngày 2/9/2010

Tổng biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn



Tượng Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh – Hà Nội


...


Những người học vẽ đều biết bức tranh “Người Vitruvius” (L’homme de Vitruve) của danh họa bậc thầy Léonard de Vinci. Đó là hình một người đàn ông khỏa thân đứng dang chân tay ở hai tư thế trong một hình vuông và một hình tròn lồng nhau, nên một mà thành hai. Tâm của hình tròn là rốn người mẫu. Hai đường chéo của hình vuông là nơi bộ phận sinh dục.

Người mẫu này cho ta các tỷ lệ về cơ thể con người. Đầu bằng 1/8 thân người. Hai tay giơ ngang bằng chiều cao thân người. Từ đỉnh đầu đến núm vú bằng 1/4 thân người. Độ rộng tối đa giữa hai vai cũng bằng 1/4 thân người. Bốn ngón tay bằng một lòng bàn tay. Sáu lòng bàn tay bằng một cánh tay …vv…

Các họa sĩ hay các nhà nặn tượng căn cứ vào đấy mà tạo nên các hình người đúng quy cách, ví như bên âm nhạc có cái công cụ âm thanh diapason (thường gọi âm cữ hay thanh la chuẩn), các nhạc cụ khác phải căn cứ vào thanh la chuẩn của diapason mà điều chỉnh âm thanh cho đúng cung bậc trong một buổi hòa tấu.

Người Vitruvius (L’homme de Vitruve) là mẫu người phương Tây. Cao ráo, cân đối. Ta có thể hình dung đến những vận động viên trong các cuộc thi Olympic của Hy Lạp cổ đại.

Còn người Việt chúng ta, theo học giả Nguyễn Văn Huyên, trong tập chuyên khảo “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) bảo vệ luận án tiến sĩ Đại học Sorbonne Paris trước 1945, chương Một viết về Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:

- Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.

- Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.

- Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.

- Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.

- Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.

- Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.

- Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.

- Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.

- Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.

- Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.

- Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.

- Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Những nhận xét trên trích từ cuốn “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên, trang 41 đến trang 51. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2005.

Do đó tượng Lý Thái tổ được dựng ở vườn hoa Chí Linh để chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chỉ xét về mặt cơ thể học, đã không phải chủng tộc người Việt, theo nhận xét của học giả Nguyễn Văn Huyên.
Còn trang phục của bức tượng thì sao?

Không hiểu các vị lãnh đạo văn hóa Hà Nội và văn hóa Trung ương nghĩ thế nào mà lại cho tượng vua Lý Thái tổ ăn vận triều phục của phong kiến Trung Hoa. Cũng chiếc mũ bình thiên của Tần Thủy Hoàng đế. Cũng chiếc áo thụng, hoa văn rồng, dài tới chân, cửa tay áo rộng thêng thang có thể bỏ lọt một đứa trẻ.
Các vị có biết rằng, bức tượng đầu tiên được dựng ở vườn hoa này, là tượng viên toàn quyền Paul Bert, biểu trưng cho sự đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm trên xứ sở này. Năm 1945 chúng ta đã phá bỏ tượng Paul Bert, thời chính phủ Trần Trọng Kim, trước Cách mạng Tháng Tám.

Ngày nay, dựng tượng vua Lý Thái tổ ở nơi đây nhân dịp 1000 năm Thăng Long, là đắc địa. Nhưng lại cho ăn vận áo quần triều phục Trung Hoa, là ẩn chứa ý tứ gì? Trung Quốc lấn chiếm đất đai, lãnh hải, biển đảo của ta đang là vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Người Trung Hoa đang muốn bành trướng tinh thần Đại Hán ra khắp năm châu bốn biển. Vậy mà lù lù ở giữa thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tượng vua Lý Thái tổ lại ăn vận triều phục Trung Hoa. Nó gây phản cảm nghệ thuật và phản cảm chính trị rất lớn.

Triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần, ý thức độc lập dân tộc của chúng ta vô cùng mạnh mẽ. Tiếp theo triều đại nhà Lê cũng thế. Chúng ta đã đánh thắng nhiều cuộc xâm lược lớn của phương Bắc, nói cách hào hùng trong áng văn Bình Ngô đại cáo: “NHƯ NƯỚC VIỆT TA TỪ TRƯỚC, VỐN XƯNG VĂN HIẾN ĐÃ LÂU. SƠN HÀ CƯƠNG VỰC ĐÃ CHIA, PHONG TỤC BẮC NAM CŨNG KHÁC…”

Dựng tượng vua Lý Thái tổ ở Thăng Long phải mang được tinh thần độc lập không phụ thuộc ai, ý thức tự chủ, tự cường của dân tộc Việt. Chúng ta có một nền văn hóa y phục từ ngàn đời, y phục của dân thường, y phục của vua chúa. Xin mời đọc cuốn sách khảo cứu “Văn hóa phong tục” của nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà xuất bản Phụ Nữ in năm 2007. Trong đó có những bài: 1/Đôi điều về quốc phục, lễ phục. 2/Quốc phục, lễ phục với ngày Tết cổ truyền. 3/Quốc phục Việt Nam tồn tại hay không tồn tại. 4/Từ hội nghị tôm toàn cầu, nảy sinh vấn đề quốc phục… Rất tiếc các nhà làm tượng và các nhà duyệt tượng đã không chịu bỏ công sức tìm đọc.

Vì thế mà có mấy câu vè dân gian của một nhà thơ cấp phường đất Hà Thành, vịnh về tượng vua Lý Thái tổ ở vườn hoa Chí Linh:

Vua Lý Thái tổ nhà ta,
Cân đai, mũ mãng, y “cha” Thủy Hoàng.
Mặt to, mũi thẳng, phi phàm,
Thân hình cao lớn, tựa chàng phương Tây.
Trời xanh, mây trắng tung bay,
Vua Lý Thái tổ đứng ngay cán tàn.


Xin phản ánh để Ban tổ chức hội lễ 1000 năm Thăng Long được biết. Còn xử lý thế nào, tùy ban tổ chức bàn với chính quyền. Chứ để tượng vua Lý Thái tổ như thế e không tiện.

Đất thiêng Thăng Long tháng 7 – 2010
Nhà văn Hoàng Tiến.
Địa chỉ: Nhà A11, Phòng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #20 - 14. Sep 2010 , 07:35
 
Tuyên Bố Về Lễ Kỷ Niệm 1000 năm Thăng Long- Khối 8406



Tuyên bố về Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Kính thưa:  Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang tưng bừng chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm việc vua Lý Thái Tổ, cách đây 1000 năm, đã chọn đất Thăng Long (Hà Nội hiện giờ) làm thủ đô của nước Việt, khai mở một thời đại trong đó dân Việt thoát khỏi vòng lệ thuộc Trung Hoa, sống độc lập tự chủ.

1- Theo chính sử của Dân tộc như Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 08 dương lịch. Như thế Đại lễ kỷ niệm phải mừng vào mồng 10 tháng 08 năm 2010. Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã tự ý chọn thời điểm khai mạc đại lễ vào ngày 01 tháng 10 là quốc khánh của Trung Hoa Cộng sản và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 là quốc khánh của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan).

Đây vừa là hành vi xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long, một biểu tượng nói lên tinh thần tự chủ độc lập của đất nước, ý thức bảo vệ lãnh thổ của Dân tộc suốt 1000 năm qua, vừa là thái độ sỉ nhục anh linh của hàng triệu con Hồng cháu Lạc đã đem xương máu chống quân xâm lược Bắc phương suốt dòng lịch sử để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ, vừa là ý đồ của đảng CSVN muốn Dân tộc và Đất nước lệ thuộc Trung Quốc hơn nữa, như đã lệ thuộc kể từ thời đảng Lao động chịu sự điều khiển của Mao Trạch Đông.

2- Dù là chế độ Phong kiến rồi chế độ Pháp thuộc, 1000 năm qua cũng là thời đại trong đó Dân tộc Việt Nam chúng ta :

- đã luôn đoàn kết trên dưới một lòng chống ngoại thù xâm lược (tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồng triều Trần),

- đã nỗ lực xây dựng được một nền luật pháp tương đối công minh và nhân bản mà vua dân đều phải tuân giữ (tiêu biểu là Luật Hồng Đức triều Lê),

- đã biết quý chuộng chữ nghĩa thánh hiền, tuyển chọn nhân tài từ mọi tầng lớp, thường xuyên theo chính sách chiêu hiền đãi sĩ (tiêu biểu là Văn miếu và Quốc Tử giám từ triều Lý),

- đã tạo một môi trường thuận lợi cho bao tác phẩm văn chương xuất hiện (tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du),

- đã xây dựng được một số định chế để ngăn chặn khuynh hướng chuyên quyền độc tài của quân vương và triều đình (tiêu biểu là chức quan ngự sử và cơ cấu làng xã họ tộc với ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng”),

- đã tôn trọng các tôn giáo và duy trì tinh thần tôn giáo hòa đồng (tiêu biểu là sự du nhập và phát triển của Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành…; sự xuất hiện của các tôn giáo bản địa như Cao đài, Hòa hảo, Bửu sơn Kỳ hương…),

- đã luôn tôn trọng quyền tư hữu đất đai của nhân dân, dù mỗi chế độ hay mỗi triều đại có những chính sách điền địa khác biệt (tiêu biểu là Luật Người cày có ruộng thời Đệ nhị Cộng hòa),

- đã bắt đầu phát huy tinh thần dân chủ trong chế độ Pháp thuộc và chế độ Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là quyền ngôn luận và nền báo chí tương đối tự do trong hai chế độ này).

- đã luôn vui sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, trên mảnh đất hình chữ S mà Tổ tiên đã để lại trong niềm tôn trọng tình nghĩa đồng bào, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

· Lẽ ra, trong tinh thần chuẩn bị xa và chuẩn bị gần cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các giá trị văn minh nhân bản mà bao thế hệ Việt tộc đã dày công xây dựng đó phải luôn được tưởng nhớ, đề cao và thể hiện.

· Thế nhưng, qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng sản, Dân tộc Việt đã đau đớn nhìn thấy:

- lãnh thổ và lãnh hải mất từng mảng lớn vào tay quân bành trướng Đại Hán, lãnh đạo CS chưa bao giờ đoàn kết thực sự với nhân dân để chống ngoại bang xâm lược.

- luật pháp chỉ được áp dụng và áp dụng khắt khe cho thường dân, còn đảng và nhà nước thì được miễn trừ, đảng viên và cán bộ thì được nhẹ tay, châm chước hay thoát khỏi.

- giáo dục loại trừ người nghèo (vì đủ thứ học phí và phụ phí), phân biệt chính kiến (hồng hơn chuyên); việc tuyển chọn nhân tài và viên chức nhà nước thì theo tiêu chuẩn đảng tịch, thân thích và tiền bạc; nhiều trí thức của đất nước bị bỏ phế hay cầm tù vì bất đồng quan điểm với đảng.

- văn chương, nghệ thuật nằm dưới vòng kim cô của đảng, phải phục vụ mục tiêu chính trị do đảng đề ra; chẳng có tác phẩm giá trị nào xuất hiện ngoại trừ những tác phẩm mang tính đối kháng hay phê bình chế độ.

- cơ chế chính trị đảng quyền, độc tài và toàn trị tiêu diệt hết mọi nhân quyền và dân quyền, biến tam quyền phân lập thành tam quyền phân công dưới sự chỉ đạo hoàn toàn của đảng; công an và quân đội trở thành công cụ trong tay đảng và chỉ phục vụ đảng; bàn tay sắt của đảng áp đặt từ trung ương tới địa phương.

- các tôn giáo bị đảng và nhà cầm quyền tìm cách kiểm soát, khống chế, xâm nhập, lũng đoạn và làm thoái hóa bản chất: trở thành đồ trang trí hay biện hộ viên cho chế độ; các tín hữu đấu tranh cho tự do tôn giáo, công bằng xã hội hay dân chủ nhân quyền thì bị đàn áp.

- toàn bộ đất đai đều thuộc quyền quản lý (thực chất là quyền sở hữu) của nhà nước (thực tế là của đảng viên cán bộ có chức quyền); nhân dân (cá nhân, dòng tộc, giáo hội) chỉ còn quyền sử dụng, thành thử phải chịu bao điêu đứng trong sinh sống và hoạt động.

- quyền tự do ngôn luận, vốn là quyền đầu tiên, bị hoàn toàn triệt tiêu; báo chí và các phương tiện truyền thông khác đều nằm trong tay đảng và nhà nước; các nhà dân báo độc lập bị sách nhiễu, ngăn chận, cầm tù.

- hơn ba triệu người đã đau đớn rời bỏ quê cha đất tổ, đứt ruột từ giã nơi chôn nhau cắt rốn vì không chịu nổi chế độ phi nhân hà khắc, gian dối tàn bạo. Trong đó, một nửa đã thành công đến được bến bờ tự do, nhưng một nửa đã phải trả giá cho việc tìm tự do bằng cái chết hoặc bằng thảm nạn: bị cướp bóc, hãm hiếp, đánh đập trên biển, giữa rừng, trong tù (khi bị bắt lại)… Xã hội Việt Nam thì thiếu vắng tình nhân loại nghĩa đồng bào, đánh mất ý thức bảo vệ môi trường sống…

· Đang khi đó, Tuyên ngôn Thiên niên kỷ (cũng lại 1000 năm) của Liên Hiệp Quốc (1) mà Việt Nam đã phê chuẩn, có nêu một số giá trị căn bản giữ vai trò thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 (để thế giới cùng nhau phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa) là:

- Về tự do: Điều hành đất nước theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của người dân và trên căn bản ý chí của người dân.

- Về bình đẳng: Không được phép tước đoạt cơ hội thụ hưởng kết quả từ hoạt động phát triển của bất cứ cá nhân nào hoặc Dân tộc nào.

- Về khoan dung: Con người phải tôn trọng lẫn nhau, trong sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa và ngôn ngữ.

Tuyên ngôn Thiên niên kỷ còn nêu rõ ý thức và hành động cho hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, cho việc phát triển và xóa đói giảm nghèo, cho việc bảo vệ môi trường sinh sống, nhân quyền dân chủ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương… Thế nhưng, trong tất cả những ghi nhận trên của văn kiện quốc tế này, Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa thực hiện được điều gì cả, trái lại đảng thống trị và nhà cầm quyền CS còn làm cho đất nước, xã hội Việt Nam ngày càng tệ hại và cuộc sống nhân dân ngày càng khốn khổ.

3- Thông tin lại cho biết nhà cầm quyền đã bỏ ra một số tiền khổng lồ là 4 tỷ rưỡi đôla (tiền thuế do nhân dân đóng góp, gần tương đương 10% ngân sách quốc gia) để chi tiêu hoang phí (và để tha hồ tham nhũng) vào việc tổ chức với những hình thức phô trương hết sức vô ích, như

làm 101 trống đồng, 1000 trống da, 1000 bức tượng rồng thời Lý, những cổng chào, những phù điêu phi nghệ thuật và vô ý nghĩa, như sơn lại phố cổ Hà Nội, làm mới thay vì phục dựng các di tích, như tổ chức lễ khai mạc với diễu binh, diễu hành, biểu diễn trực thăng với khoảng 10 ngàn người tham dự, chi hàng trăm tỷ để đóng những cuốn phim lịch sử, chi hàng chục tỷ cho một số báo đưa tin đại lễ. Đang lúc đó, nhân dân trong nước thiếu thốn mọi bề, đặc biệt là thiếu trường học, bệnh viện, cầu qua sông….

Ngoài ra, việc đóng những cuốn phim lịch sử với đạo diễn Tàu, trường quay Tàu, phong cách Tàu, diễn viên phụ Tàu; việc lợi dụng Đại lễ kỷ niệm để tuyên truyền cho đảng Cộng sản Việt Nam lẫn Trung Quốc, để lập dự án ăn cướp đất đai nhà cửa của nhân dân, tất cả chỉ làm cho dân tình càng thêm ngao ngán, phẫn nộ và cùng cực.

4- Do đó Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:

- Đảng và nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS hiện đang làm những việc rất lố bịch và tệ hại, trái với ý chí của Tiền nhân, tinh thần của Đại lễ và ý nghĩa của biểu tượng Ngàn năm Thăng Long.

- Qua Đại lễ Ngàn năm Thăng Long mang đậm dấu ấn Trung Cộng như thế, Đảng và nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS ngang nhiên xác nhận: thời kỳ Bắc Thuộc kiểu mới thế kỷ XXI đang ngày càng rõ ràng hiện thực, với tình hình đất, rừng, biển và nhiều nguồn lợi kinh tế khác của Tổ quốc Việt Nam mất dần vào tay Trung Cộng, với tình trạng Đất nước ngày càng lệ thuộc Trung Cộng về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, an ninh quốc phòng.

- Đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng như trong quá khứ do đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Dân tộc và lịch sử về những hành động cực kỳ tai hại và mù quáng gây nên nguy cơ mất nước kiểu mới này (2).

- Kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long cần phải được mừng không phải với việc tổ chức những lễ lạc hoành tráng, những hội hè rỗng tuếch, những trình diễn lãng phí, mà là với việc tưởng niệm, đề cao và khôi phục những giá trị văn hóa đầy nhân bản của Dân tộc nói trên xoay quanh tâm điểm là con người.

Việt Nam, ngày 12 tháng 09 năm 2010.

Ban Đại diện Lâm thời Khối 8406

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.

2. Giáo sư Nguyễn Chính Kết – đang vận động dân chủ tại hải ngoại.

3. Linh mục Nguyễn Văn Lý – đang điều trị bệnh dưới dạng quản thúc tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam.

4. Linh mục Phan Văn Lợi – đang bị quản chế tại gia ở 16/46 Trần Phú, Huế, Việt Nam.

Trong sự hiệp thông với cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.

Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #21 - 16. Sep 2010 , 00:35
 





Tiếng Trống Mê Linh - Hai Bà Trưng đánh giặc Tàu



Tinh thần Hai Bà Trưng Bất Diệt - Đập Tan Âm Mưu Xâm Lăng Của Tàu Cộng Và Âm Mưu Bán Nước Của Việt Cộng! Nhân Coi Phim "Đường Về Thăng Long, Lý Công Uẩn" do Cộng sản Việt Nam bán nước thực hiện với bọn Tàu Cộng - Cảm Thấy quá là nhục nhã cho dân tộc Việt Nam --- Văn hoá Việt Nam bị nhuộm đỏ màu sắc của Tàu
.

Thân mến: Alain Bảo






Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #22 - 24. Sep 2010 , 17:57
 
Mời cả nhà xem những tài liệu và nhận định sau đây về lễ Hội Ngàn năm Thăng Long, do Cộng sản VN tổ chức tại Hà nội, từ ngày 1/10 (quốc khánh Trung quốc) đến 10/10/2010 (quốc khánh Đài loan), với chi phí khoảng 4 tỉ rưỡi mỹ kim!


Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2010 , 18:12 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #23 - 27. Sep 2010 , 23:21
 



LỜI  MỜI  GỌI

HIỆP THÔNG ĂN CHAY CẦU NGUYỆN CHO TOÀN DÂN VIỆT NAM

CHỐNG LẠI THÀNH CÔNG QUỐC NẠN TÀU CỘNG ĐÔ HỘ

VÀ XÂM LƯỢC THEO KIỂU MỚI THẾ KỶ 21

NHÂN VIỆC VIỆT CỘNG LẤY CỚ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG

ĐỂ BẮT TOÀN DÂN VIỆT NAM MỪNG QUỐC KHÁNH TÀU CỘNG



Kính thưa Đồng bào Việt Nam thân yêu trong và ngoài Nước,
...

Trần Nhân Tông (1258-1308) là vua Đại Việt thứ ba của nhà Trần


Gần 720 năm trước, Hoàng đế Trần Nhân Tông đã rất sáng suốt cảnh báo chúng ta:

"Các ngươi chớ quên, chính Nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình quyền nói một đàng làm một nẻo. Cho nên họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn : Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời Ta dặn :

“Một tấc đất của Tiền Nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”



Thế mà hôm nay, quốc nạn Tàu đô hộ và xâm lược Việt Nam theo kiểu mới, bắt chúng ta phải lệ thuộc về văn hóa, ngoại giao, chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng đã quá rõ ràng. Nhất là chúng ta đã phải chịu mất lãnh thổ về tay Tàu Cộng : quần đảo Hoàng Sa, phần lớn quần đảo Trường Sa, phần lớn biển Đông, một phần vịnh Bắc Việt, hàng ngàn cây số vuông biên giới phía Bắc, hơn 300 ngàn hécta đất rừng đầu nguồn của 18 tỉnh phía Bắc cho Tàu Cộng thuê miễn phí 50 năm, hàng chục ngàn hécta đất rừng trong kế hoạch bôxít Tây Nguyên mà đầu tiên là 2 khu nhà máy Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, tỉnh Đak-Nông; mất đất biển và tài nguyên bởi nhiều Hiệp định về ranh giới biển-đảo, đất liền, khai thác và hợp tác kinh tế, mà Việt Nam luôn phải chịu thua thiệt.

Sỉ nhục trắng trợn cay đắng nhất không thể biện minh là : Đại Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, tốn kém cực kỳ xa xỉ quá vô lý lên đến 94 ngàn tỉ đồng, lại bị khống chế buộc phải khai mạc đúng quốc khánh Tàu Cộng 01-10-2010 và bế mạc vào đúng quốc khánh Đài Loan 10-10-2010.

...

Vì thế, để phản đối nhà cầm quyền Việt Cộng cố tình mê muội đẩy Dân tộc Việt Nam vào quốc nạn bị Tàu Cộng đô hộ tinh vi, đồng thời hiệp thông cầu nguyện cho Tổ quốc thoát khỏi họa nạn giặc Tàu xâm lược theo kiểu xôi đậu ngày càng lộ liễu lố bịch, tôi xin phép được lên tiếng mời gọi :

- Mọi Đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đến các Tòa Đại sứ, Tòa Tổng Lãnh sự Việt Cộng tại tất cả các Nước trên thế giới : biểu tình và tuyệt thực cầu nguyện 2 ngày 01 và 10-10-2010.

- Mọi Đồng bào Việt Nam trong Nước đến các Nhà Chùa, Nhà Thờ, Thánh Thất, Thiền Viện, Tu Viện cùng nhau ăn chay cầu nguyện 2 ngày 01 và 10-10-2010. Những ai không thể đến được các nơi cầu nguyện chung thì hiệp thông ăn chay cầu nguyện tại nơi ở hoặc nơi làm việc của mỗi người. Viết 3 từ CHỐNG GIẶC TÀU khắp nơi toàn cõi Việt Nam.


Riêng tôi, ngoài lý do hiệp thông phản đối và cầu nguyện như trên, còn để phản đối và tố cáo trước công luận thế giới việc nhà cầm quyền CSVN, trong 6 tháng gần đây, liên tiếp bắt bớ, đánh đập rất thô bạo các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình và ngăn cấm họ ra khỏi nhà hết sức vô luật, vô lý. Cụ thể gần đây nhất, tối 18-9-2010 Công an CSVN đã đóng vai côn đồ truy sát khủng bố 2 cha con Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Nguyễn Ngọc Quang và cậu bé Nguyễn Ngọc Quang Tuấn 7 tuổi, tại Định Quán, tỉnh Đồng Nai, bằng cách dùng xe 2 bánh ép, tông và cán ngang qua người họ, làm anh Quang bị thương khá nặng. Anh Quang đã may mắn thoát chết, như từ năm 1995, anh đã từng bị mưu sát khủng bố tương tự 5 lần khác trước đó.

Do sức khỏe giới hạn của tôi hiện nay, tôi sẽ tuyệt thực trọn 3 ngày 01, 02 và 10-10-2010.

Trân trọng kính mời hiệp thông hưởng ứng, kính cảm ơn và kính chào mọi người.



Kính mời gọi từ nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế

69 Phan Đình Phùng, Huế, ngày 26-9-2010

Linh mục Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long/ ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ ĐÂU EM
Reply #24 - 28. Sep 2010 , 05:46
 
ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ ĐÂU EM



TRỜI NAM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG LONG

Lê Phú Khải

Anh không về đại lễ đâu em
Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế
Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần!
Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc!

Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Ông bà ta là thế!
Nên mới còn non nước Việt hôm nay
Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh
Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội
Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây
Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . .

Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ
Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên
Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ
Để không còn những bộ phim
Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn

LPK
Sài gòn 17.9.2010
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #25 - 30. Sep 2010 , 15:33
 
Kỷ niệm Quốc khánh Trung quốc  ???


Hôm nay là ngày Quốc khánh Trung quốc  -  ở VN  sẽ tổ chức  lễ mừng  ( 1000 năm Thăng Long )????

Nhìn hình sẽ thấy  VN lệ thuộc Trung quốc về  mọi mặt.

...

Hình trên nữ  chiến sĩ Trung quốc


...

Hình nữ  chiến sĩ  VC   trang phục giống  nữ Trung quốc.

Như vậy mà  gọi  là  kỷ niệm   1000 năm Thăng Long
Back to top
« Last Edit: 30. Sep 2010 , 15:39 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #26 - 12. Oct 2010 , 00:21
 


Đại lễ buồn




Trương Duy Nhật




Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gân 50 người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu.
...

Cứ tưởng sau sự cố nổ, chương trình pháo hoa nghìn năm sẽ hủy. Nhưng không, chẳng những không hủy, mà còn tức tốc chi thêm tiền nhập pháo. Cứ tưởng sẽ có thêm những chiếc trực thăng bay về cứu dân vùng lũ. Nhưng không, khi ông Bí thư Quảng Bình gào xin như van lạy mới có được 2 chiếc trực thăng bay về cứu dân. Trong khi 10 chiếc trực thăng khác lại đang được tập trung cho việc tập dượt kéo mấy lá cờ duyệt binh mừng đại lễ nghìn năm.

Cứ tưởng sẽ có Cụ này, Bác nọ bay về vùng lũ động viên dân. Nhưng không, vẫn chưa thấy ai nhấc chân khỏi Hà Nội.

Gần 50 mạng người- quốc tang đấy chứ! Trước thời khắc này, nên ứng xử ra sao?

Đại lễ nghìn năm sẽ thật sự để tiếng thơm nghìn năm, thật sự linh thiêng hơn nếu hủy bỏ tất cả các hoạt động phần hội, chỉ còn phần lễ. Cả cụ Lý Công Uẩn, đất trời, thần linh, tiên tổ chắc cũng chẳng ai dám gật đầu ủng hộ cho thần dân, cháu con mình hò reo nhảy múa, bắn pháo hoa giữa lúc này.

Ừ thì khách đã mời. Ừ thì lịch đã diễn. Ừ thì tiền đã chi. Nhưng xin đừng nhảy múa hò reo nữa, đừng bắn pháo đừng duyệt binh. Chỉ một buổi lễ giản đơn nhưng vẫn là đại lễ, vẫn nghìn năm, vẫn linh thiêng, vẫn… vĩ đại!

Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gần 50 người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu.

Ôi Việt Nam tổ quốc tôi ơi. Ôi đất giời, thánh thần tiên tổ. Hôm qua 2 container phát nổ động một góc trời Hà Nội, cướp thêm 4 nhân mạng. Hay có điềm chi không phải khiến đất trời trút giận?

Một đại lễ thật buồn. Sao cứ cố làm một khi cả lòng người và đất trời không thuận?

...


...


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3614
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #27 - 31. Oct 2010 , 11:54
 
thubeo wrote on 12. Oct 2010 , 00:21:
Đại lễ buồn




Trương Duy Nhật


Một đại lễ thật buồn. Sao cứ cố làm một khi cả lòng người và đất trời không thuận?

...


...


...


Nhà Nước dư tiền đốt pháo chơi
Nhân Dân lũ lụt mặc chèo bơi
Hà thành phô diễn thừa chăn gấm
Xứ Huế kêu la thiếu áo tơi
Lộng lẫy xe hoa khoe thế lực
Tiêu điều mái rạ ngáp cầm hơi
Mỹ Đình banh xác trời răn đấy**
Cái đảng lưu manh mất tính người
Kahat


Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #28 - 01. Dec 2010 , 07:53
 
Toàn bộ phim Đại Họa Mất Nước trên Youtube



Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Toàn bộ phim: ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC... do Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy thực hiện... gồm 8 tập , đã được post trên Youtube...


(8 video clips play chung)

BMH
Washington, D.C

~~
Kính gởi Quý Vị,

Về việc phát hành bộ phim tài liệu Đại Họa Mất Nước.
Tiếp theo Thông Báo Phát Hành ngày 10 tháng 11 năm 2010, cuốn phim Đại Họa Mất Nước đã ra mắt lần đầu tiên tại Úc châu:

Tại Sydney, tiểu bang New South Wales ngày 14-11-2010, và tại Melbourne, tiểu bang Victoria, ngày 21-11-2010.  Sẽ tiếp tục lần lượt ra mắt tại Canada, các tiểu bang Hoa Kỳ và Âu Châu.

Hôm nay chúng tôi chính thức phổ biến trên Youtube cuốn phim Đại Họa Mất Nước (gồm 8 chapter), sau khi đã sửa chửa vài chi tiết về kỷ thuật.

Trân trọng cám ơn và kính nhờ Quý Vị giúp phổ biến trên mọi phương tiện truyền thông.


Ban Truyền Thông
Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy
Chu Lynh (Phụ trách kỷ thuật)


Xin bấm vào các link dưới đây:
Chapter-1/8:   http://www.youtube.com/watch?v=JQwicWxsRB8
Chapter-2/8:   http://www.youtube.com/watch?v=tNVG-lqJnDg
Chapter-3/8:   http://www.youtube.com/watch?v=YLnqNJssvHY
Chapter-4/8:   http://www.youtube.com/watch?v=O29v7zjUUzs
Chapter-5/8:   http://www.youtube.com/watch?v=XpbRLRzE1S4
Chapter-6/8:   http://www.youtube.com/watch?v=uTzkoZoO_IE
Chapter-7/8:   http://www.youtube.com/watch?v=yLaaU26NWh0
Chapter-8/8:   http://www.youtube.com/watch?v=jm3Un1Kbb3Y

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngàn Năm Thăng Long
Reply #29 - 30. Apr 2011 , 00:27
 

...


Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật


.
    
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 16:54 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra