Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hồi Ký  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 208 209 210 211 
Send Topic In ra
Hồi Ký (Read 266823 times)
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3135 - 07. Jan 2015 , 17:54
 
tuy-van wrote on 06. Jan 2015 , 20:56:
    Thầy cô Đường Ngọc thân kính ,

    Trong những ngày đón năm mới , cả nhà được thưởng thức bài hát Xuân Tha Hương và hồi ký của thầy , thật hơn cả tuyệt vời.
    Thắm thoát  em đã đã đón Xuân trên quê hương thứ 2 nầy , trọn 35 năm dài , nhưng có lẻ , không bao giờ quên những ngày đón Xuân VN.

...

  Em  cám ơn và kính chúc thầy cô trọn 365 ngày an mạnh và hạnh phúc bên nhau.

  Em TVMS


TVMS mến, riêng tôi thì đây là mùa Xuân thứ 35 rồi đấy. Trời ơi, thời gian đi mau như bóng câu... Thấp thoáng mà tôi đã ngoài bát thập rồi. Mới nghe tin buồn, Phu quân của Cô Thục mới thất lộc, thật là buồn. Vợ chồng tôi cầu nguyện cho hương linh Anh chóng được siêu thoát để về  miền tiên cảnh.
Đường&Ngoc
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3136 - 07. Jan 2015 , 19:32
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 07. Jan 2015 , 17:35:
Ok, đệ tử văn nghệ muốn là Trời muốn. SP sẽ thu âm và gửi cho em càng sớm càng tốt.
SP


Thưa Sư Phụ ,

Đệ tử đã nhận được bài Mùa Xuân Đầu Tiên rồi , cám ơn Sư Phụ nhiều lắm ạ , Sư Phụ phải thu âm lại rồi gửi sang đệ tử sao? Cực cho Sư Phụ quá

Chúc SP được nhiều sức khoẻ và hát hay

Đệ tử vn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3137 - 07. Jan 2015 , 20:43
 
Phuong_Tran wrote on 07. Jan 2015 , 19:32:
Thưa Sư Phụ ,

Đệ tử đã nhận được bài Mùa Xuân Đầu Tiên rồi , cám ơn Sư Phụ nhiều lắm ạ , Sư Phụ phải thu âm lại rồi gửi sang đệ tử sao? Cực cho Sư Phụ quá

Chúc SP được nhiều sức khoẻ và hát hay

Đệ tử vn

Đệ tử ơi, sư phụ đã tu từ lâu rồi. Hạnh phúc của tha nhân cũng như hạnh phúc của mình. Giúp cho ai được điều gì tốt đẹp là SP cảm thấy sung sướng. Chỉ có tiền bạc thì của ai người ấy giữ cho tiện việc...mà thôi. Chúc em hát hay, và nếu cần beat bài nào cứ cho biết, SP sẽ tìm cho, đừng e ngại gì cả nhé.
SP
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3138 - 07. Jan 2015 , 22:12
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 07. Jan 2015 , 17:54:
TVMS mến, riêng tôi thì đây là mùa Xuân thứ 35 rồi đấy. Trời ơi, thời gian đi mau như bóng câu... Thấp thoáng mà tôi đã ngoài bát thập rồi. Mới nghe tin buồn, Phu quân của Cô Thục mới thất lộc, thật là buồn. Vợ chồng tôi cầu nguyện cho hương linh Anh chóng được siêu thoát để về  miền tiên cảnh.
Đường&Ngoc


   Em cám ơn thầy đã cho hay tin buồn của gia đình cô Thục.Đời người thật phù du , chỉ là cỏi tạm.
   Thành kính phân ưu cùng cô Thục và tang quyến. Cầu nguyện hương hồn Thầy Thục mau về cỏi Vỉnh Hằng.

....

   EmTVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3139 - 09. Jan 2015 , 20:59
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 07. Jan 2015 , 20:43:
Đệ tử ơi, sư phụ đã tu từ lâu rồi. Hạnh phúc của tha nhân cũng như hạnh phúc của mình. Giúp cho ai được điều gì tốt đẹp là SP cảm thấy sung sướng. Chỉ có tiền bạc thì của ai người ấy giữ cho tiện việc...mà thôi. Chúc em hát hay, và nếu cần beat bài nào cứ cho biết, SP sẽ tìm cho, đừng e ngại gì cả nhé.
SP


rtha Sư Phụ ,

Dạ , vậy thì đệ tử còn xin SP dài dài vì SP chọn nhiều bài hát hay quá đi thôi.

Sư Phụ nói chí lý ạ : " Giúp cho ai được điều gì tốt đẹp là SP cảm thấy sung sướng. Chỉ có tiền bạc thì của ai người ấy giữ cho tiện việc...mà thôi. ". Hạnh phúc đơn giản thôi mà , mình tìm đâu xa xôi phải khg Sư Phụ?

Đệ tử vn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3140 - 11. Jan 2015 , 18:12
 
Phuong_Tran wrote on 09. Jan 2015 , 20:59:
rtha Sư Phụ ,

Dạ , vậy thì đệ tử còn xin SP dài dài vì SP chọn nhiều bài hát hay quá đi thôi.

Sư Phụ nói chí lý ạ : " Giúp cho ai được điều gì tốt đẹp là SP cảm thấy sung sướng. Chỉ có tiền bạc thì của ai người ấy giữ cho tiện việc...mà thôi. ". Hạnh phúc đơn giản thôi mà , mình tìm đâu xa xôi phải khg Sư Phụ?

Đệ tử vn

Đệ tử văn nghệ của SP thật là thông mình hết xẩy. Hẹn gặp lại em nhé!
SP
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3141 - 12. Jan 2015 , 12:41
 
"Còn một chút gì để nhớ"


Hôm nay, thân ái mời quý vị trở về với Bố già PD, người nghệ sĩ quý mến, đã gây nhiều sóng gió trong giới văn nghệ ở hải ngoại và cả ở trong nước. Viết về PD thì trời ơi "biết rồi khổ lắm nói mãi" như tôi đã than thở trong một bài kỳ trước. Ở đây, tôi chỉ mạn phép đưa ra một số ý kiến hết sức riêng tư về ông em ruột của Thầy tôi mà thôi. Quý vị nào, có thì giờ rảnh rỗi, nghĩa là thất nghiệp, muốn tìm hiểu chỉ tiết về người nghệ sỹ thì hãy tìm đọc trong bốn tập Hồi Ký và một rừng những bài viết khen chê nói về đương sự, tràn ngập ở trên mạng.

Phạm Duy, tuy không tài hoa như Văn Cao nhưng quả là một thiên tài đích thực. Điều này thì khỏi bàn và đã được đa số mọi người công nhận! Thật ra, thiên tài cũng chỉ là người trần mắt thịt, nên ngoài những ưu điểm Trời cho, cũng còn vô sổ khuyết điểm của con người trần tục. Vả lại nhân vô thập toàn, trên cõi đời này có ai là perfect đâu! Tôi xin bắt đầu bằng một số ưu điểm của Bố già.

Trước hết, về khả năng sáng tác thì đương sự đúng là không đối thủ. Với gia tài âm nhạc đồ sộ cả ngàn ca khúc, mấy ai đã có thể thực hiện được trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Không những thế, nội dung của mỗi nhạc phẩm đều chứa đựng cả văn lẫn chất, dễ thấm sâu vào tâm hồn của tha nhân. Đến như Thi nô Tố Hữu, tuy rất ghét PD vì cứng đầu, cũng phải khen là ca từ của ông thật giản dị, trong sáng và lôi cuốn. Lúc PD chưa về cư trú tại VN, trong một cuộc trao đổi thư từ giữa hai nhân vật nổi tiếng, Văn Cao đã nói với PD: "Anh là một nhà Văn hóa! Nếu không có một tấm lòng và những cảm xúc chân thực thì đã không thể cho ra đời những tác phẩm đầy tình tự dân tộc được".

Đúng như thế, nhạc phẩm của PD rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại: Dân ca, Thanh niên ca, Hùng ca, Chiến sỹ ca, Thương binh ca, Tình ca, Đạo  ca, Thiền ca, Tục ca, Cầm ca, Hàn Mặc Tử ca, trường ca "Con đường cái quan" và cuối cùng, trước khi qua đời là trường ca "Ngâm vịnh Kiều". Cái đặc sắc trong tác phẩm của ông là tuy nhiều, nhưng một số thật tuyệt vời, một số xuất sắc và số còn lại cũng không có ca khúc nào tệ cả.

Về tình cảm, PD xứng đáng là một chủ gia đình nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao. Ông luôn luôn che chở, bao bọc người thân rất chu đáo và tận tình. Tuy bản chất lãng mạn, yêu đương thoải mái, nhưng không bao giờ ông quay lưng lại với vợ con. Và đây cũng là một điểm son mà Trời đã ban cho ông trong cả cuộc đời. Ông kín đáo thổ lộ, chưa bao giờ vợ chồng cãi nhau to tiếng ở trong nhà, nên không khí gia đình lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, theo tôi suy đoán, có lẽ ông cũng biết nhưng dấu biệt, không khai ra một sự thật quan trọng: "Chính nội tướng Thái Hằng đã phải âm thầm chịu đựng và hy sinh, để tránh đổ vỡ cho cả gia đình". À mà điều này cũng chỉ là đoán mò, nếp tẻ ra sao có lẽ phải chờ tôi qua "bển" hỏi lại đôi uyên ương cho chắc ăn.

Sau khi đã tán thưởng một số ưu điểm, bây giờ xin phép kể ra một số khuyết điểm mà Bố già đã phạm phải trong thời gian tại thế. Cũng xin minh định là sự nhận xét trong đoạn này, phần lớn do tôi chủ quan đưa ra, phần khác do thâu góp những ý kiến chung chung ở trên mạng, mong quý thức giả vui lòng chấp nhận.

Phạm Duy, dù muốn hay không cũng là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng, đồng thời cũng được mệnh danh là người của quần chúng. Như vậy, mọi cử chỉ, hành động hoặc phát ngôn của ông đều được mọi người chú ý đánh giá, và cũng chỉ là điều bình thường.
Theo thiển ý, phong thái của PD, một đôi khi tiếp xúc với đám đông, hình như hơi thiếu sự khiêm tốn! Một đêm, trên sân khấu Thúy Nga Paris, MC Lê Văn đặt câu hỏi: Ý kiến của nhạc sĩ ra sao về phong trào nhạc trẻ? Ông bèn hồn nhiên phang liền một câu làm khán giả ngỡ ngàng: Tôi cưỡi cổ ngay nhạc trẻ bằng bài "Em hiền như ma sơ", thơ Nguyễn tất Nhiên, do tôi phổ nhạc. Sau đó, biết mình hơi quá đà, ông bèn xin lỗi ngay. Dù sao qua sự kiện này, ông đã để lộ một nhược điểm là hơi đề cao cái "tôi" của mình trước đám đông. Theo thiển ý, cái "tài" của mình, nếu có thật, cũng nên nhường cho thế gian tự nguyện nâng lên mới là khôn ngoan, phải không thưa quý vị?

Sau một thời gian dài hoạt động hăng say, người nghệ sỹ cảm thấy mệt mỏi, tuổi đã cao nên muốn trở về nơi chôn nhau cắt rốn để an hưởng những ngày cuối đời. Điều mong ước này cũng là bình thường và mọi người đều thông cảm với ông. Tuy nhiên, theo ý tôi, ông nên lặng lẽ thực hiện quyết định này thì tốt hơn vì nó vốn nhậy cảm đối với dân tị nạn. Sự thật, không thể phủ nhận là PD cũng có căn cước tị nạn như đa số mọi người trong cộng đồng chúng ta. Ông đã sáng tác một số ca khúc có hơi hướng chống CS trên giấy trắng mực đen, và còn sờ sờ ra đó. Thế mà nay ông thản nhiên quay lại bảo: ông không chống ai, chỉ chống gậy thôi! Ngoài ra, ông còn phát ngôn buông thả, không tiện kể hết ra đây, và quả thật đã làm dân tị nạn buồn, không còn thương mến người nhạc sỹ thiên tài như những ngày xưa ấy.

Vậy thì một câu hỏi được đặt ra: Phạm Duy có thật sự yêu quê hương Tổ quốc hay không? Dĩ nhiên là Yes. Bằng chứng là không mặn nồng với quê hương thì làm sao có những tác phẩm để đời như vậy? Văn Cao đã có một nhận xét đúng đắn: "khi thai nghén những tác phẩm giá trị, tác giả phải có cảm xúc chân thực, khó có thể đóng kịch hay giả dối được.

Theo thiển ý, PD ngoài mục đích bình thường nêu trên, ông còn có tham vọng muốn nhân dân cả nước, 90 triệu người, hát và nhớ đến những ca khúc của ông, nghĩa là muốn có chữ "Danh". Điều này cũng dễ hiểu và người đời ai chả muốn được như vậy. Và thêm một điều cốt lõi nữa là PD rất thực tế và có viễn kíến. Sự trở về của ông, hy vọng sẽ tạo điều kiện cho lũ con cháu, dâu rể, khi hết thời ở hải ngoại, có đất để sinh sống sau này. Ối dào, Bố già thật khôn chẩy máu mắt, bằng chứng là Duy Quang đã là chủ quán cà phê ca nhạc ở Sài Gòn cấp kỳ ngay thời gian sau đó. Nhưng thật ra theo tôi, riêng điểm này, ông đã quá lo xa và hơi lẩm cẩm.

Trên sân khấu các trung tâm ca nhạc hải ngoại, ngay từ hồi ông còn sống, đã có mặt rất nhiều ca sỹ lạ hoắc ở trong nước phây phây được mời qua trình diễn. Và cho đến nay, điểm mặt thì có đến 99% các ca sỹ tị nạn ở Mỹ quốc đã vô tư trở về hát hò trên quê hương yêu dấu. Có lẽ chỉ còn lẻ loi có danh ca Thái Thanh, hiện nằm trong viện dưỡng lão, là trước sau như một, với lập trường kiên định, nhất định không về, thật đáng khâm phục. Tóm lại, sự ra dzô như đi chợ của các nghệ sỹ là do nhu cầu và tài năng của họ. Còn đối với Nhà nước CS thì chỉ cần "thủ tục đầu tiên" cho đẹp là qua cầu chót lọt. Bố già có đi hay ở cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lũ con cháu của ông và mọi sự cứ diễn tiến như thế và...dài dài!

Để bàn về sự quyết định trở về của Bố già, tôi có nhận xét như sau:
Phạm Duy về ở luôn trong nước, tính kỹ ra quả là lợi bất cập hại. Về chữ Danh, ông hoàn toàn thất bại. Tác phẩm của ông cả ngàn mà Nhà nước chỉ cho phép phổ biến có hơn một trăm? Thật ra ông đã bị CS lợi dụng, mục tiêu chỉ để câu những con mồi khác mà thôi. Ngoài ra ông còn bị đám nhạc sỹ thời kháng chiến kỳ thị, ghen tài và nói xấu, nghĩa là ông rất cô đơn. Ở hải ngọai thì dân tị nạn đàm tiếu, coi như người nghệ sỹ đã phản bội đồng hương. Nói đúng ra, ông đã bị thất sủng nặng nề. Khi ông qua đời, tang lễ ở trong nước được tổ chức rất khiêm tốn, không được một phần long trọng như của Văn Cao hay Trịnh công Sơn. Còn ở hải ngoại thì nói cho ngay, thua xa đám tang vĩ đại của đàn em Việt Dzũng. Hôm tang lễ của Bố già, chỉ có một số ít thân hữu đến thăm viếng. Rể Tuấn Ngọc, nét mặt khắc khổ, đứng đơn ca một mình từ đầu cho đến phút chót. Bạn già Trần văn Khê, cũng sắp tới cõi, râu tóc bạc phơ, vừa khóc vừa đọc điếu văn. " Ôi cảnh biệt ly sao mà...thảm vậy!" 

Về vật chất thì nhờ bán bản quyền tác phẩm cho công ty Phương Nam, ông cũng chỉ mua được một căn nhà để ở, sáng tác lưa thưa và dĩ nhiên bị kiềm chế, không được tự do thoải mái như ở xứ Cờ Hoa. Những bạn hữu còn sống lúc đó chỉ có vài ba người đồng cảm như Trần Văn Khê, Hoàng Cầm, Nguyễn Văn Tí... cũng lơ thơ tơ liễu mà thôi.

Và cuối cùng, để chấm dứt bài viết, tôi mạn phép thay mặt Bố già nơi suối vàng lạnh lẽo, có vài lời tâm huyết với quí vị như sau:

"Tôi, Phạm Duy yêu quê hương lắm chứ! Rõ ràng là: "Tôi yêu tiếng nước tôi..." Thời kháng chiến, lúc còn độc thân, tôi đã hăng hái xông pha từ Bắc vào Nam, tất cả hai lần, sống chết trên đường tơ kẽ tóc nào có xá chi! Đến khi thành hôn, tôi cũng có bổn phận phải yêu thương và bao bọc gia đình chứ! Quê hương kháng chiến không nuôi nổi thì chúng tôi đành phải gạt nước mắt mà dắt nhau dinh tê về Hà nội. Thế rồi cũng vì... sinh kế, tôi đã đem cả đại gia đình vào Nam, rồi qua Mỹ và cuối cùng lại trở về quê hương, nói cho rốt ráo cũng chỉ vì ba chữ Danh Lợi Tình.

Đến đây, có thể quý vị còn thắc mắc: Thế thì PD yêu ai nhất? Ối dào, khó trả lời quá! Nhưng tôi đã ngủ yên dưới lòng đất từ lâu, đâu còn sợ điều tiếng thị phi nữa. Vả lại tôi đã nhờ Thầy Sugar, đủ bản lãnh để trả lời và đỡ đòn hộ, yên chí rồi mà! Và bây giờ tôi xin nói thật nhá.

Để cho dễ hiểu, tôi xin xếp theo thứ tự cảm tính: PD đương nhiên là yêu... PD nhất. Còn yêu quê hương và gia đình, thì đồng hạng hai. Cuối cùng, yêu tự do sáng tác ở bất cứ vị trí và tình huống nào, được xếp hạng chót. Và giờ đây đã cạn lời, Phạm Duy xin thân ái vĩnh biệt trần gian một lần nữa. Hẹn gặp lại quí vị một ngày đẹp trời, ở bên này cõi vĩnh cửu".

Đoạn chót   Thưa quý vị, tôi thật ngậm ngùi cho thân phận hẩm hiu của một thiên tài văn nghệ, lúc chợ đã về chiều. Cả đời rút ruột tơ tằm, tặng cho thế gian bao nhiêu là tác phẩm quý giá mà khi nằm xuống lại phải nhận một hậu quả ảm đạm không được như mong muốn. Thôi thì cũng do duyên nghiệp quả báo mà ra cả. Tuy nhiên tôi tin rằng, những ca khúc tuyệt vời của nhạc sỹ Phạm Duy, dù sao cũng luôn được trân quý và sẽ sống mãi trong lòng những người VN, có mặt ở bất cứ nơi nào trên cái hành tinh dễ thương này. 

Và bây giờ Thầy Sugar bằng xương bằng thịt, thân ái mời quý vị thưởng thức bài "Còn một chút gì để nhớ", thơ Vũ hũu Định, do Phạm Duy phổ nhạc.

ĐƯỜNG


Mời click vào hình để thưởng thức giọng ca của Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường



...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3142 - 12. Jan 2015 , 16:18
 
NgocDoa wrote on 12. Jan 2015 , 12:41:
"Còn một chút gì để nhớ"


Hôm nay, thân ái mời quý vị trở về với Bố già PD, người nghệ sĩ quý mến, đã gây nhiều sóng gió trong giới văn nghệ ở hải ngoại và cả ở trong nước. Viết về PD thì trời ơi "biết rồi khổ lắm nói mãi" như tôi đã than thở trong một bài kỳ trước. Ở đây, tôi chỉ mạn phép đưa ra một số ý kiến hết sức riêng tư về ông em ruột của Thầy tôi mà thôi. Quý vị nào, có thì giờ rảnh rỗi, nghĩa là thất nghiệp, muốn tìm hiểu chỉ tiết về người nghệ sỹ thì hãy tìm đọc trong bốn tập Hồi Ký và một rừng những bài viết khen chê nói về đương sự, tràn ngập ở trên mạng.

Phạm Duy, tuy không tài hoa như Văn Cao nhưng quả là một thiên tài đích thực. Điều này thì khỏi bàn và đã được đa số mọi người công nhận! Thật ra, thiên tài cũng chỉ là người trần mắt thịt, nên ngoài những ưu điểm Trời cho, cũng còn vô sổ khuyết điểm của con người trần tục. Vả lại nhân vô thập toàn, trên cõi đời này có ai là perfect đâu! Tôi xin bắt đầu bằng một số ưu điểm của Bố già.

Trước hết, về khả năng sáng tác thì đương sự đúng là không đối thủ. Với gia tài âm nhạc đồ sộ cả ngàn ca khúc, mấy ai đã có thể thực hiện được trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Không những thế, nội dung của mỗi nhạc phẩm đều chứa đựng cả văn lẫn chất, dễ thấm sâu vào tâm hồn của tha nhân. Đến như Thi nô Tố Hữu, tuy rất ghét PD vì cứng đầu, cũng phải khen là ca từ của ông thật giản dị, trong sáng và lôi cuốn. Lúc PD chưa về cư trú tại VN, trong một cuộc trao đổi thư từ giữa hai nhân vật nổi tiếng, Văn Cao đã nói với PD: "Anh là một nhà Văn hóa! Nếu không có một tấm lòng và những cảm xúc chân thực thì đã không thể cho ra đời những tác phẩm đầy tình tự dân tộc được".

Đúng như thế, nhạc phẩm của PD rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại: Dân ca, Thanh niên ca, Hùng ca, Chiến sỹ ca, Thương binh ca, Tình ca, Đạo  ca, Thiền ca, Tục ca, Cầm ca, Hàn Mặc Tử ca, trường ca "Con đường cái quan" và cuối cùng, trước khi qua đời là trường ca "Ngâm vịnh Kiều". Cái đặc sắc trong tác phẩm của ông là tuy nhiều, nhưng một số thật tuyệt vời, một số xuất sắc và số còn lại cũng không có ca khúc nào tệ cả.

Về tình cảm, PD xứng đáng là một chủ gia đình nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao. Ông luôn luôn che chở, bao bọc người thân rất chu đáo và tận tình. Tuy bản chất lãng mạn, yêu đương thoải mái, nhưng không bao giờ ông quay lưng lại với vợ con. Và đây cũng là một điểm son mà Trời đã ban cho ông trong cả cuộc đời. Ông kín đáo thổ lộ, chưa bao giờ vợ chồng cãi nhau to tiếng ở trong nhà, nên không khí gia đình lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, theo tôi suy đoán, có lẽ ông cũng biết nhưng dấu biệt, không khai ra một sự thật quan trọng: "Chính nội tướng Thái Hằng đã phải âm thầm chịu đựng và hy sinh, để tránh đổ vỡ cho cả gia đình". À mà điều này cũng chỉ là đoán mò, nếp tẻ ra sao có lẽ phải chờ tôi qua "bển" hỏi lại đôi uyên ương cho chắc ăn.

Sau khi đã tán thưởng một số ưu điểm, bây giờ xin phép kể ra một số khuyết điểm mà Bố già đã phạm phải trong thời gian tại thế. Cũng xin minh định là sự nhận xét trong đoạn này, phần lớn do tôi chủ quan đưa ra, phần khác do thâu góp những ý kiến chung chung ở trên mạng, mong quý thức giả vui lòng chấp nhận.

Phạm Duy, dù muốn hay không cũng là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng, đồng thời cũng được mệnh danh là người của quần chúng. Như vậy, mọi cử chỉ, hành động hoặc phát ngôn của ông đều được mọi người chú ý đánh giá, và cũng chỉ là điều bình thường.
Theo thiển ý, phong thái của PD, một đôi khi tiếp xúc với đám đông, hình như hơi thiếu sự khiêm tốn! Một đêm, trên sân khấu Thúy Nga Paris, MC Lê Văn đặt câu hỏi: Ý kiến của nhạc sĩ ra sao về phong trào nhạc trẻ? Ông bèn hồn nhiên phang liền một câu làm khán giả ngỡ ngàng: Tôi cưỡi cổ ngay nhạc trẻ bằng bài "Em hiền như ma sơ", thơ Nguyễn tất Nhiên, do tôi phổ nhạc. Sau đó, biết mình hơi quá đà, ông bèn xin lỗi ngay. Dù sao qua sự kiện này, ông đã để lộ một nhược điểm là hơi đề cao cái "tôi" của mình trước đám đông. Theo thiển ý, cái "tài" của mình, nếu có thật, cũng nên nhường cho thế gian tự nguyện nâng lên mới là khôn ngoan, phải không thưa quý vị?

Sau một thời gian dài hoạt động hăng say, người nghệ sỹ cảm thấy mệt mỏi, tuổi đã cao nên muốn trở về nơi chôn nhau cắt rốn để an hưởng những ngày cuối đời. Điều mong ước này cũng là bình thường và mọi người đều thông cảm với ông. Tuy nhiên, theo ý tôi, ông nên lặng lẽ thực hiện quyết định này thì tốt hơn vì nó vốn nhậy cảm đối với dân tị nạn. Sự thật, không thể phủ nhận là PD cũng có căn cước tị nạn như đa số mọi người trong cộng đồng chúng ta. Ông đã sáng tác một số ca khúc có hơi hướng chống CS trên giấy trắng mực đen, và còn sờ sờ ra đó. Thế mà nay ông thản nhiên quay lại bảo: ông không chống ai, chỉ chống gậy thôi! Ngoài ra, ông còn phát ngôn buông thả, không tiện kể hết ra đây, và quả thật đã làm dân tị nạn buồn, không còn thương mến người nhạc sỹ thiên tài như những ngày xưa ấy.

Vậy thì một câu hỏi được đặt ra: Phạm Duy có thật sự yêu quê hương Tổ quốc hay không? Dĩ nhiên là Yes. Bằng chứng là không mặn nồng với quê hương thì làm sao có những tác phẩm để đời như vậy? Văn Cao đã có một nhận xét đúng đắn: "khi thai nghén những tác phẩm giá trị, tác giả phải có cảm xúc chân thực, khó có thể đóng kịch hay giả dối được.

Theo thiển ý, PD ngoài mục đích bình thường nêu trên, ông còn có tham vọng muốn nhân dân cả nước, 90 triệu người, hát và nhớ đến những ca khúc của ông, nghĩa là muốn có chữ "Danh". Điều này cũng dễ hiểu và người đời ai chả muốn được như vậy. Và thêm một điều cốt lõi nữa là PD rất thực tế và có viễn kíến. Sự trở về của ông, hy vọng sẽ tạo điều kiện cho lũ con cháu, dâu rể, khi hết thời ở hải ngoại, có đất để sinh sống sau này. Ối dào, Bố già thật khôn chẩy máu mắt, bằng chứng là Duy Quang đã là chủ quán cà phê ca nhạc ở Sài Gòn cấp kỳ ngay thời gian sau đó. Nhưng thật ra theo tôi, riêng điểm này, ông đã quá lo xa và hơi lẩm cẩm.

Trên sân khấu các trung tâm ca nhạc hải ngoại, ngay từ hồi ông còn sống, đã có mặt rất nhiều ca sỹ lạ hoắc ở trong nước phây phây được mời qua trình diễn. Và cho đến nay, điểm mặt thì có đến 99% các ca sỹ tị nạn ở Mỹ quốc đã vô tư trở về hát hò trên quê hương yêu dấu. Có lẽ chỉ còn lẻ loi có danh ca Thái Thanh, hiện nằm trong viện dưỡng lão, là trước sau như một, với lập trường kiên định, nhất định không về, thật đáng khâm phục. Tóm lại, sự ra dzô như đi chợ của các nghệ sỹ là do nhu cầu và tài năng của họ. Còn đối với Nhà nước CS thì chỉ cần "thủ tục đầu tiên" cho đẹp là qua cầu chót lọt. Bố già có đi hay ở cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lũ con cháu của ông và mọi sự cứ diễn tiến như thế và...dài dài!

Để bàn về sự quyết định trở về của Bố già, tôi có nhận xét như sau:
Phạm Duy về ở luôn trong nước, tính kỹ ra quả là lợi bất cập hại. Về chữ Danh, ông hoàn toàn thất bại. Tác phẩm của ông cả ngàn mà Nhà nước chỉ cho phép phổ biến có hơn một trăm? Thật ra ông đã bị CS lợi dụng, mục tiêu chỉ để câu những con mồi khác mà thôi. Ngoài ra ông còn bị đám nhạc sỹ thời kháng chiến kỳ thị, ghen tài và nói xấu, nghĩa là ông rất cô đơn. Ở hải ngọai thì dân tị nạn đàm tiếu, coi như người nghệ sỹ đã phản bội đồng hương. Nói đúng ra, ông đã bị thất sủng nặng nề. Khi ông qua đời, tang lễ ở trong nước được tổ chức rất khiêm tốn, không được một phần long trọng như của Văn Cao hay Trịnh công Sơn. Còn ở hải ngoại thì nói cho ngay, thua xa đám tang vĩ đại của đàn em Việt Dzũng. Hôm tang lễ của Bố già, chỉ có một số ít thân hữu đến thăm viếng. Rể Tuấn Ngọc, nét mặt khắc khổ, đứng đơn ca một mình từ đầu cho đến phút chót. Bạn già Trần văn Khê, cũng sắp tới cõi, râu tóc bạc phơ, vừa khóc vừa đọc điếu văn. " Ôi cảnh biệt ly sao mà...thảm vậy!" 

Về vật chất thì nhờ bán bản quyền tác phẩm cho công ty Phương Nam, ông cũng chỉ mua được một căn nhà để ở, sáng tác lưa thưa và dĩ nhiên bị kiềm chế, không được tự do thoải mái như ở xứ Cờ Hoa. Những bạn hữu còn sống lúc đó chỉ có vài ba người đồng cảm như Trần Văn Khê, Hoàng Cầm, Nguyễn Văn Tí... cũng lơ thơ tơ liễu mà thôi.

Và cuối cùng, để chấm dứt bài viết, tôi mạn phép thay mặt Bố già nơi suối vàng lạnh lẽo, có vài lời tâm huyết với quí vị như sau:

"Tôi, Phạm Duy yêu quê hương lắm chứ! Rõ ràng là: "Tôi yêu tiếng nước tôi..." Thời kháng chiến, lúc còn độc thân, tôi đã hăng hái xông pha từ Bắc vào Nam, tất cả hai lần, sống chết trên đường tơ kẽ tóc nào có xá chi! Đến khi thành hôn, tôi cũng có bổn phận phải yêu thương và bao bọc gia đình chứ! Quê hương kháng chiến không nuôi nổi thì chúng tôi đành phải gạt nước mắt mà dắt nhau dinh tê về Hà nội. Thế rồi cũng vì... sinh kế, tôi đã đem cả đại gia đình vào Nam, rồi qua Mỹ và cuối cùng lại trở về quê hương, nói cho rốt ráo cũng chỉ vì ba chữ Danh Lợi Tình.

Đến đây, có thể quý vị còn thắc mắc: Thế thì PD yêu ai nhất? Ối dào, khó trả lời quá! Nhưng tôi đã ngủ yên dưới lòng đất từ lâu, đâu còn sợ điều tiếng thị phi nữa. Vả lại tôi đã nhờ Thầy Sugar, đủ bản lãnh để trả lời và đỡ đòn hộ, yên chí rồi mà! Và bây giờ tôi xin nói thật nhá.

Để cho dễ hiểu, tôi xin xếp theo thứ tự cảm tính: PD đương nhiên là yêu... PD nhất. Còn yêu quê hương và gia đình, thì đồng hạng hai. Cuối cùng, yêu tự do sáng tác ở bất cứ vị trí và tình huống nào, được xếp hạng chót. Và giờ đây đã cạn lời, Phạm Duy xin thân ái vĩnh biệt trần gian một lần nữa. Hẹn gặp lại quí vị một ngày đẹp trời, ở bên này cõi vĩnh cửu".

Đoạn chót   Thưa quý vị, tôi thật ngậm ngùi cho thân phận hẩm hiu của một thiên tài văn nghệ, lúc chợ đã về chiều. Cả đời rút ruột tơ tằm, tặng cho thế gian bao nhiêu là tác phẩm quý giá mà khi nằm xuống lại phải nhận một hậu quả ảm đạm không được như mong muốn. Thôi thì cũng do duyên nghiệp quả báo mà ra cả. Tuy nhiên tôi tin rằng, những ca khúc tuyệt vời của nhạc sỹ Phạm Duy, dù sao cũng luôn được trân quý và sẽ sống mãi trong lòng những người VN, có mặt ở bất cứ nơi nào trên cái hành tinh dễ thương này. 

Và bây giờ Thầy Sugar bằng xương bằng thịt, thân ái mời quý vị thưởng thức bài "Còn một chút gì để nhớ", thơ Vũ hũu Định, do Phạm Duy phổ nhạc.

ĐƯỜNG


Mời click vào hình để thưởng thức giọng ca của Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường



...

Cám ơn Đóa. Hình đẹp lắm.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3143 - 14. Jan 2015 , 09:33
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 12. Jan 2015 , 16:18:
Cám ơn Đóa. Hình đẹp lắm.
Đường


  " Còn 1 chút gì , để nhớ để thương...."
    Em TVMS cám ơn Đóa đã mang bài hồi ký và giọng hát thật điêu luyện của thầy Đường đến cả nhà nhé.
    Thầy cô có nhiều đệ tử quá , thấy mà ham ,  còn em không biết đệ tử gì ? vì  mình chẳng có tài cán gì cả...hu.hu...


...

...

...

...

  Hôm nay , em tvms mạn phép post vài tấm hình của PD , mà em hằng ngưỡng mộ từ lúc cắp sách đến trường cho đến nay , và mãi mãi.
  Trên đời nầy , không ai hoàn mỷ cả , em đã có nhiều sì trét mọi ngày , nên miển bàn về cuộc đời của ông , chỉ biết cám ơn  PD ,tận đáy lòng , vì ông đã để lại đời , 1 kho tàng trân quý , về âm nhạc VN chúng ta.
  Bài hát " còn 1 chút gì " , cũng là 1 trong những bài mà em " mê " , xin cám ơn thầy.
  Cho em và Hạnh kính gởi lời  thăm cô Ngọc.
  Tuần rồi , thấy hình thầy cô và các đệ tử ca hát , hạnh phúc quá. Kiểu tóc ngắn năm 2015  của cô Ngọc , em thích và thấy cô  tươi trẻ ra thêm.

...

  Em  post nhiều hình quá ,  hy vọng không làm thầy...chóng mặt....?

Em tvms

   

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3144 - 14. Jan 2015 , 11:08
 
tuy-van wrote on 14. Jan 2015 , 09:33:
  " Còn 1 chút gì , để nhớ để thương...."
    Em TVMS cám ơn Đóa đã mang bài hồi ký và giọng hát thật điêu luyện của thầy Đường đến cả nhà nhé.
    Thầy cô có nhiều đệ tử quá , thấy mà ham ,  còn em không biết đệ tử gì ? vì  mình chẳng có tài cán gì cả...hu.hu...


...

...

...

...

  Hôm nay , em tvms mạn phép post vài tấm hình của PD , mà em hằng ngưỡng mộ từ lúc cắp sách đến trường cho đến nay , và mãi mãi.
  Trên đời nầy , không ai hoàn mỷ cả , em đã có nhiều sì trét mọi ngày , nên miển bàn về cuộc đời của ông , chỉ biết cám ơn  PD ,tận đáy lòng , vì ông đã để lại đời , 1 kho tàng trân quý , về âm nhạc VN chúng ta.
  Bài hát " còn 1 chút gì " , cũng là 1 trong những bài mà em " mê " , xin cám ơn thầy.
  Cho em và Hạnh kính gởi lời  thăm cô Ngọc.
  Tuần rồi , thấy hình thầy cô và các đệ tử ca hát , hạnh phúc quá. Kiểu tóc ngắn năm 2015  của cô Ngọc , em thích và thấy cô  tươi trẻ ra thêm.

...

  Em  post nhiều hình quá ,  hy vọng không làm thầy...chóng mặt....?
Em tvms

TVMS ơi, tôi cám ơn em thật nhiều về những hình ảnh của thiên tài PD tôi hằng quý mến, đã được em ưu ái post lên thật trân trọng. Nhìn hình Bố già đã gợi cho tôi bao kỷ niệm đẹp dễ thương của thời kháng chiến. Ối dào, mới đó mà đã hơn nửa thế kỷ, người xưa không còn mà người nay thì lại có...vấn đề, chắc chắn rồi cũng sẽ gặp nhau mà thôi!
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3145 - 20. Jan 2015 , 05:33
 
"Một chút quà cho quê hương"


Cách đây khá lâu, trong một phút bốc đồng, tôi đã hăng hái tham gia vào trò chơi karaoke, mục đích để thư giãn khi tuổi đã về chiều. Có lẽ một phần để tránh cảnh nhàn cư vi bất thiện, phần nữa tạo điều kiện cho bộ óc làm việc, với hy vọng mong manh sẽ trốn được bệnh lãng quên, hung thần số một của những người cao tuổi.

Lúc đầu, vốn chỉ định hát những bài tiền chiến thân quen ngày nào, nhưng nay thì sở thích đã tự động thay đổi theo... mệnh nước nổi trôi. Ối dào, ngay như cái món "lập trường chính trị" của thế gian, dù chắc ăn đến mấy, cũng có lúc nó nghiêng ngả một cách hồn nhiên theo...quyền lợi riêng tư, nữa là hát với hò, phải không thưa quý vị? Để giúp cho đề tài được phong phú và có thêm sự lựa chọn, tôi sẽ hát xen kẽ bài cũ với những ca khúc đương thời, tìm bài dễ hát, cho hợp với tình cảm yêu quê hương, yêu tổ quốc của người con xa xứ.

Tác giả tiền chiến giờ đây đã quá quen thuộc, hôm nay mời quý bạn thưởng thức ca khúc "Một chút quà cho quê hương" của cố nhạc sỹ Việt Dzũng, người nghệ sĩ trẻ tuổi, chỉ mới qua đời cách đây hai năm. Tội nghiệp, ông chỉ được hưởng dương vỏn vẹn có 55 tuổi.

Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài, dễ mến. Tuy bề ngoài có vẻ hơi nghiêm khắc nhưng bên trong, đương sự lại có một tấm lòng nhân ái đáng quý, theo nhận xét của MC Nam Lộc. Ông bị khuyết tật từ hồi còn niên thiếu, di chuyển thật khó khăn vì luôn phải dùng đến đôi nạng gỗ như bóng với hình. Ông cùng với nữ ca sỹ Nguyệt Ánh là một cặp bài trùng, nổi bật trong số những sáng lập viên của phong trào Hưng ca từ hồi còn ở trong nước, cho đến khi lưu vong nơi hải ngoại. Cặp nghệ sỹ này, với lập trường kiên định, chống CS không mệt mỏi, đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Họ hăng say trình diễn những ca khúc đầy nhiệt huyết, cổ võ tinh thần phấn đấu quyết liệt cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Cả hai đều bị CS kết án tử hình và cấm trở về VN từ lâu. Ông đã được chính quyền địa phương tại quận Cam vinh danh, bằng cách đặt tên cho môt đoạn trên đường Beach, là "Xa lộ Nhân quyền Việt Dzũng".

Nhạc sỹ Việt Dzũng đã cộng tác với Trung tâm Asia trong nhiều năm, với vai trò vừa là ca sỹ, vừa là MC. Sáng tác phẩm của ông, theo thông tin trên mạng, khoảng hơn bốn trăm bài, khá đồ sộ. Một số là tình ca lãng mạn, đa số còn lại là những hùng ca vui tươi và chống Cộng. Nhạc phẩm tiêu biểu như: Lời kinh đêm, Mời em về, Tình ca cho Nguyễn thị Sài gòn...

Hôm nay để thay đổi không khí, và cũng để tưởng nhớ tới người nghệ sỹ tài danh nhưng mệnh bạc, mời quý thân hữu thưởng thức ca khúc "Một chút quà cho quê hương" của Việt Dzũng. Ông xứng đáng là một người con yêu, khi ra đi, đã để lại bao thương tiếc trong lòng những người tị nạn VN ở trên khắp thế giới.

ĐƯỜNG


Mời click vào hình để thưởng thức giọng ca của Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường



...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3146 - 20. Jan 2015 , 07:58
 
[/size]NgocDoa wrote on 20. Jan 2015 , 05:33:
[size=16]"Một chút quà cho quê hương"


Cách đây khá lâu, trong một phút bốc đồng, tôi đã hăng hái tham gia vào trò chơi karaoke, mục đích để thư giãn khi tuổi đã về chiều. Có lẽ một phần để tránh cảnh nhàn cư vi bất thiện, phần nữa tạo điều kiện cho bộ óc làm việc, với hy vọng mong manh sẽ trốn được bệnh lãng quên, hung thần số một của những người cao tuổi.

Lúc đầu, vốn chỉ định hát những bài tiền chiến thân quen ngày nào, nhưng nay thì sở thích đã tự động thay đổi theo... mệnh nước nổi trôi. Ối dào, ngay như cái món "lập trường chính trị" của thế gian, dù chắc ăn đến mấy, cũng có lúc nó nghiêng ngả một cách hồn nhiên theo...quyền lợi riêng tư, nữa là hát với hò, phải không thưa quý vị? Để giúp cho đề tài được phong phú và có thêm sự lựa chọn, tôi sẽ hát xen kẽ bài cũ với những ca khúc đương thời, tìm bài dễ hát, cho hợp với tình cảm yêu quê hương, yêu tổ quốc của người con xa xứ.

Tác giả tiền chiến giờ đây đã quá quen thuộc, hôm nay mời quý bạn thưởng thức ca khúc "Một chút quà cho quê hương" của cố nhạc sỹ Việt Dzũng, người nghệ sĩ trẻ tuổi, chỉ mới qua đời cách đây hai năm. Tội nghiệp, ông chỉ được hưởng dương vỏn vẹn có 55 tuổi.

Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài, dễ mến. Tuy bề ngoài có vẻ hơi nghiêm khắc nhưng bên trong, đương sự lại có một tấm lòng nhân ái đáng quý, theo nhận xét của MC Nam Lộc. Ông bị khuyết tật từ hồi còn niên thiếu, di chuyển thật khó khăn vì luôn phải dùng đến đôi nạng gỗ như bóng với hình. Ông cùng với nữ ca sỹ Nguyệt Ánh là một cặp bài trùng, nổi bật trong số những sáng lập viên của phong trào Hưng ca từ hồi còn ở trong nước, cho đến khi lưu vong nơi hải ngoại. Cặp nghệ sỹ này, với lập trường kiên định, chống CS không mệt mỏi, đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Họ hăng say trình diễn những ca khúc đầy nhiệt huyết, cổ võ tinh thần phấn đấu quyết liệt cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Cả hai đều bị CS kết án tử hình và cấm trở về VN từ lâu. Ông đã được chính quyền địa phương tại quận Cam vinh danh, bằng cách đặt tên cho môt đoạn trên đường Beach, là "Xa lộ Nhân quyền Việt Dzũng".

Nhạc sỹ Việt Dzũng đã cộng tác với Trung tâm Asia trong nhiều năm, với vai trò vừa là ca sỹ, vừa là MC. Sáng tác phẩm của ông, theo thông tin trên mạng, khoảng hơn bốn trăm bài, khá đồ sộ. Một số là tình ca lãng mạn, đa số còn lại là những hùng ca vui tươi và chống Cộng. Nhạc phẩm tiêu biểu như: Lời kinh đêm, Mời em về, Tình ca cho Nguyễn thị Sài gòn...

Hôm nay để thay đổi không khí, và cũng để tưởng nhớ tới người nghệ sỹ tài danh nhưng mệnh bạc, mời quý thân hữu thưởng thức ca khúc "Một chút quà cho quê hương" của Việt Dzũng. Ông xứng đáng là một người con yêu, khi ra đi, đã để lại bao thương tiếc trong lòng những người tị nạn VN ở trên khắp thế giới.

ĐƯỜNG


Mời click vào hình để thưởng thức giọng ca của Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường



...

Cảm ơn em, hình đẹp nhưng lạ quá!
Đường
Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2015 , 08:00 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3147 - 21. Jan 2015 , 09:10
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 20. Jan 2015 , 07:58:
[size=20][/size]
Cảm ơn em, hình đẹp nhưng lạ quá!
Đường


   Thầy cô thân kính ,

   TRong những bài hát do anh VIệt Dzũng sáng tác ,đây là bài mà em yêu thích.
   Em cám ơn Thầy và Đóa đã chia xẻ cùng cả nhà , bài hồi ký , với giọng hát truyền cảm của thầy nhé.

...

...

...

...

   Tuy anh VD đã qua bên kia thế giới hơn 1 năm , nhưng có lẻ chúng ta , không bao giờ quên anh VD.

  Em TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #3148 - 21. Jan 2015 , 14:56
 
tuy-van wrote on 21. Jan 2015 , 09:10:
   Thầy cô thân kính ,

   TRong những bài hát do anh VIệt Dzũng sáng tác ,đây là bài mà em yêu thích.
   Em cám ơn Thầy và Đóa đã chia xẻ cùng cả nhà , bài hồi ký , với giọng hát truyền cảm của thầy nhé.

...

...

...

...

   Tuy anh VD đã qua bên kia thế giới hơn 1 năm , nhưng có lẻ chúng ta , không bao giờ quên anh VD.

  Em TVMS

Cảm ơn TVMS đã post hình Việt Dzũng,  người trẻ tuổi tài cao, khi qua đời đã để lại Danh thơm cho hậu thế.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #3149 - 26. Jan 2015 , 15:29
 
"Chúa luôn nhậm lời... "


Gia đình tôi, tất cả sáu người: Bà ngoại, hai vợ chồng, thêm hai tiểu thư và một công tử. Thật ngẫu nhiên, không hiểu sao, tuổi các cháu cứ "vô tư" cách nhau ba năm một, chắc Thượng Đế đã sắp đặt để cho dễ nhớ! Theo thứ tự thì hai tiểu thư giữ vị trí ở hai đầu, quý tử ngự ở trung tâm, và cô út năm đó mới 12 tuổi.

Tháng 5 năm 1980, theo sự bàn tính của gia đình, ông xã và cậu con trai khăn gói xuống thuyền vượt biên trước qua ngả Rạch Giá. Hơn một tháng sau thì ở nhà được tin chuyến đi của bố con may mắn đã trót lọt và hiện đang tạm trú tại trại tị nạn Songklha Thái Lan, chờ được phỏng vấn để đi định cư tại Hoa kỳ.

Năm sau 1981, gia đình còn lại bốn người, tiếp tục mua chỗ, tìm cách trốn CS cũng theo ngả Rạch Giá, y trang con đường mà hai Bố con đã thành công trong chuyến vượt biên lần trước. Lý do tại sao gia đình tôi không đi một lần cũng hơi phức tạp vì thời cuộc có những diễn biến như sau.

Hồi đó ở Sài gòn có phong trào đi bán chính thức do công an tổ chức, rất quy mô và tương đối an toàn. Vài chuyến đầu tiên đều trót lọt êm ả nên vợ chồng tôi yên tâm tìm mối để ghi tên cho chắc ăn. Nhưng thật xui xẻo, mọi người đã bị lừa, riêng gia đình tôi mất mấy chục cây mà đi không được, do Nhà nước ngưng bất tử và không biết bao giờ mới bật đèn xanh cho đi lại. Lúc bấy giờ gia đình đã cạn tiền, bèn bàn nhau để cho ông xã và con trai đi trước, qua nước ngoài làm đầu cầu, rồi sẽ tìm cách bảo lãnh gia đình sang sau. Vả lại, nghĩ cho cùng, chia đi làm hai lần cũng có ưu điểm là cứu được nhau, trong trường hợp bị bắt. Cũng vì tiền bạc khó khăn và tính toán kỹ quá nên mãi đến 9 năm sau, gia đình tôi mới được đoàn tụ đầy đủ ở Mỹ quốc.

Vì nóng lòng và không đủ kiên nhẫn để chờ nên năm 81, Bà ngoại và ba mẹ con tôi, lên xe đò xuống Rạch Giá để thực hiện cuộc vượt biên lần thứ hai. Mọi người trong chuyến đi được phân tán vào tạm trú trong các nhà ở ven sông, chờ đến đêm sẽ được chuyển qua thuyền lớn để vượt biển tìm tự do nơi phương trời xa lắc. Nhưng bất hạnh thay, tổ chức bị lộ và mọi người già trẻ lớn bé đều bị công an bắt hết.Trong lúc chạy trốn hỗn loạn, cô gái lớn bị thất lạc và sau đó lại bị nhốt vào một nhà tù ở nơi khác. Thế là gia đình tôi lúc đó chỉ còn ba người được giam chung một chỗ là bà Ngoại, tôi và cô gái út.

Phòng giam chật chội vì quá đông người, nam nữ hỗn độn, mẹ con có duyên được xếp nằm cạnh một phụ nữ còn trẻ hiền lành, đang mang bầu. Mọi người đều trải qua một đêm dài trằn trọc lo lắng, không biết tương lai sẽ ra sao? Sáng hôm sau, nhờ dấu được một ít tiền, nên tôi mướn người ra ngoài mua thực phẩm để chuẩn bị cho những ngày đen tối sắp tới. Cô gái út Thu Trang ngồi khóc sướt mướt cầu nguyện cho gia đình mau được trở về tổ ấm để có lại đời sống bình thường.

Bỗng nhiên, công an ra lệnh mọi người sửa soạn giấy tờ để Nhà nước khoan hồng cho một số được thả về. Tất cả tù nhân lúc đó rất hồi hộp, tinh thần căng thẳng, vì không biết có tên mình trong danh sách được trả tự do hay không? Thế rồi không hiểu sao, như một phép lạ, cả ba chúng tôi đều có tên trong nhóm người được cho về trước, thật là quá mừng.Tôi chợt bàng hoàng rưng rưng nước mắt nhìn cụ già râu tóc bạc phơ và cô Tuyết mang bầu phải ở lại. Mẹ con đã ân cần tặng lại tất cả thực phẩm mới mua cho người phụ nữ thiếu may mắn. Tôi âm thầm ghi lại địa chỉ thân nhân của cô ở Sài gòn để cho gia đình tiện việc liên lạc sau này. Trước khi lên xe đò về Sài gòn, chúng tôi ra chợ Rạch giá, nhìn cảnh mua bán nhộn nhịp, không biết tâm trạng tôi vui hay buồn? Mẹ con Bà cháu vào nhà lồng chợ ăn mấy tô bún mắm, người địa phương nấu thật là ngon. Tôi nghẹn ngào bật khóc, chợt nhớ tới Thu Hằng, không biết giờ này con gái lớn tôi ra sao? Tâm trạng ngổn ngang khi ngồi trên xe đò, nhìn Mẹ già con dại, kẻ ở trong tù, người ở phương xa biền biệt, tương lai sẽ về đâu!

Sau một thời gian, Tuyết và Thu Hằng đã ngẫu nhiên gặp nhau trong một nhà tù khác và được thả về cùng một lúc sau bốn tháng bị giam cầm. Riêng Bà ngoại năm1985 được bảo lãnh sang Úc và qua đời năm 1996.
Cô Tuyết, sau này đã trở thành người bạn thân với gia đình chúng tôi trong suốt thời gian cô chờ được bảo lãnh qua Mỹ. Đúng là quả đất tròn, gia đình cô hiện cư ngụ tại Oregon và bé trai trong bụng mẹ năm nào, nay đã thành danh và sống cùng địa phương với bố mẹ.

Năm vừa rồi, gia đình Đạo-Thu Trang lên chơi Oregon mấy hôm. Được biết gia đình Tuyết và Bửu, tin Chúa rất thành tín.
Buổi sáng hôm được trả tự do, mẹ con tôi chỉ hơi thắc mắc là trong phòng giam có một cụ già có lẽ còn cao tuổi hơn Bà ngoại, và cô Tuyết đang mang bầu thì lại không may mắn được thả về cùng lúc?

Sau khi về đến Sài gòn, nhân một bữa lục lại các sách báo năm xưa, tôi chợt bàng hoàng thấy một mảnh báo cũ rớt ra, trong đó có đọc được một tựa đề ghi hàng chữ:
"Chúa luôn nhậm lời cầu xin của các em nhỏ".

Mỹ Ngọc


Back to top
« Last Edit: 26. Jan 2015 , 15:30 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 208 209 210 211 
Send Topic In ra