Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18437 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #105 - 13. Jan 2012 , 00:56
 


Hãy Vinh Danh Người Lính VNCH-


Nguyễn Thị Thảo An
-Dừa Xiêm đọc (P2)

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #106 - 28. Mar 2012 , 22:29
 
Đất nước đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Wednesday, 28 March 2012 09:45
Written by Nguyễn Thu Trâm

...

“Thi lấy chồng ngoại”


VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN
: Đất nước đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Kính thưa quý vị,

Hàng năm, cứ sau Tết nguyên đán cho đến đầu cuối tháng Tư dương lịch, hàng trăm ngàn gia đình trong cả nước âm thầm tổ chức lễ cúng giỗ cho những người đã nằm xuống một cách tức tửi trong khoảng thời gian đó 37 năm về trước. Một số chùa chiền ở miền Trung, Miền Nam cũng tổ chức Hiệp Kỵ cho những vong hồn của các nạn nhân chiến cuộc bỏ mình trên đường lánh nạn cộng sản, khi cộng quân Bắc Việt xua quân đánh chiếm Miền Nam trong chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 đó.



Đối với hầu hết người dân Việt nam thì tháng Tư là tháng Tư đen và ngày 30 tháng 4 là ngày quốc hận. Nhưng thật ra, trong tâm thức của mọi người dân Nam Việt thì từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đó, mỗi  tháng trong năm đều là tháng đen, và mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc hận: Vâng, tôi không ngoa ngoắt chút nào khi khẳng định điều này, bởi nhân dân Việt nam chưa có bao giờ đau thương, tang tóc như từ khi cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị đất nước, bởi tổ quốc Viêt nam chưa có bao giờ ô nhục như trong giai đoạn cộng sản nắm quyền cai trị trên đất nước này:

Đã có bao giờ chưa, ngư phủ Việt nam bị bắt bớ bị đánh đập, bị hủy hoại hết tàu thuyền và ngư cụ ngay trên chính vùng biển của tổ quốc mình, và bị đưa về “Thiên Quốc” của “Bác Mao” để bị giam cầm và bị buộc phải nộp tiền phạt lên đến 200.000.000 đồng trên mỗi đầu người, một số tiền tương đương với 200 tháng lương, tức là xấp xỉ 20 năm làm việc của một công nhân bình thường ở Nước Việt, chỉ vì họ dám khai thác nguồn lợi thủy sản ngay trong lãnh hải của tổ quốc họ? Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Đã có bao giờ trong lịch sử Việt nam khi người dân Việt nam bị đánh chết một cách vô cùng dã man giữa thanh thiên bạch nhật ngay giữa lòng “thủ đô hà nội nghìn năm văn hiến” chỉ vì va quệt khi giao thông với hai công nhân quốc phòng của Hán tộc, mà kẻ giết người vẫn nhỡn nhơ thách thức cả luật pháp của bản quốc? Đã có bao giờ người lao động Việt nam chỉ vì bát cơm manh áo mà bị chủ xưởng là những trọc phú của ngoại bang lăng nhục bằng vô số những hình thức trừng phạt vô cùng phi nhân bản như bị phơi nắng, hoặc dùng keo dán hai bàn tay lại với nhau, đến ngất xỉu và khiến hàng ngàn đồng nghiệp khác phải khóc lóc kêu la vì cảm thấy quá nhục quốc thể.  Đã có bao giờ trên đất nước này người dân nghèo Việt nam bị các công nhân ngoại bang hành hung, đánh đập hội đồng một cách vô cùng dã man và đánh đập, hủy hoại tài sản của đồng bào một cách hết sức vô cớ, mà nhà chức trách địa phương vẫn làm ngơ, chỉ vì họ là thần dân của “Nước Lạ”: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
“Xuất Khẩu Lao Động”


“Xuất Khẩu Lao Động”


Đã có bao giờ hàng trăm ngàn thanh niên Việt nam là rường cột nước nhà bi lừa bịp với ngôn từ hoa mỹ là “đi xuất khẩu lao động” nhưng thực chất là bị biến thành nô lệ như thời Trung cổ. Họ cầm cố ruộng vườn để đóng lệ phí hàng trăm triệu đồng cho nhà nước để đi làm nô lê lao động ở các nước trong cùng Châu lục, nơi mà họ bị hành hạ, bị đánh đập, bị ngược đãi bị bỏ đói từng ngày từng giờ bởi những tên chủ cả, là những trọc phú đã trả hàng triệu đô la cho nhà cầm quyền cộng sản để được sở hữu những lao nô đó. Với mỹ từ “đi xuất khẩu lao động” nhưng họ biết đâu họ đang bị nhà cầm quyền biến thành nô lệ, biến thành súc vật như trâu bò đi kéo cày ở ngoại quốc để mang ngoại tệ về là giàu cho các lãnh tụ của đảng và nhà nước là những tên tư sản đỏ đang đè đầu cởi cổ cả 96 triệu người Việt nam đang rên siết trong đói nghèo, cơ lại: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
Các công nhân Việt Nam khóc vì bị bỏ đói tại Malaysia


Đã có bao giờ một người một nguyên thủ quốc gia lại đi tiếp thi rằng “Thiếu nữ Việt nam cũng đẹp lắm chứ” để rồi hàng năm dễ có đến hàng trăm ngàn cô gái Việt phải bẹo mông, bẹo ngực trước những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan mà đa phần là đui què mẻ sứt hoặc thiểu năng trí tuệ, với mơ ước được “trúng tuyển” để đi làm dâu xứ lạ hay chưa? Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, trong giờ công dân giáo dục, chúng tôi được thầy giáo giảng dạy lý do tại sao phụ nữ Việt nam lại nhuộm răng đen hạt huyền, và thời đó, trong ngôn ngữ của chợ búa, nếu người ta rủa sả nhau là “đồ răng trắng” thì đã ô nhục lắm rồi, bời chỉ có những “Me Tây” hay những phường buôn hương bán phấn mới để răng trắng, và đó được xem là điều ô nhục tột cùng của gia tộc mà không có sông nước nào rửa sạch.

“Thi lấy chồng ngoại”


Vậy mà từ ngày nắm quyền cai trị đất nước cho đến nay, với chính sách “bần cùng hóa nhân dân” nhà cầm quyền cộng sản Việt nam không những đã làm cho cả đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu, mà còn là cho cả đạo đức xã hội cũng suy đồi, khiến cho nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội nhận thức một cách lệch lạc rằng, được làm “me tây” được lấy chồng ngoại là một điều vinh hạnh cho họ tộc, cho gia đình, bởi đó là giải pháp tối ưu để họ được xóa đói giảm nghèo, khiến cho hàng ngày trong các khách sạn sang trọng ở Sài gòn, ở Hà nội hàng trăm cô gái tuổi mười tám đôi mươi tập trung để “thi” lấy chồng ngoại, với mong ước được đổi đời và các giới chức cao cấp của đảng và nhà nước cũng được hưởng lợi không nhỏ từ những cuộc hôn nhân dị chủng này: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
"Cháu ngoan bác Hồ" làm gái mại dâm chuyên nghiệp


Đã có bao giờ đất nước Việt nam lại có quá nhiều gái mãi dâm như trong giai đoạn cầm quyền của cộng sản này chăng? Chúng tôi tình cờ đọc được trên net một đoạn trong một luận văn tốt nghiệp của một sinh viên Việt nam về tệ đoan xa hội và đề tài là nạn mại dâm ở Việt nam, trong luận văn, có một đoạn cho rằng “toàn miền nam trước ngày giải phóng có 200.000 gái mại dâm, riêng Sài gòn là 100.000 gái mại dâm và 5.000 chủ chứa”. Tôi chẵng biết sinh viên này lấy số liệu này từ đâu, nhưng cũng thấy rõ đây là lối tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản đối với xã hội Miền nam trước ngày bị cộng sản cưỡng chiếm, bởi dẫu đang trong thời chiến, nhưng miền nam vẫn có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong các nước Đông Nam Á, Sài gòn từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Của Viễn Đông” người dân sống trong cảnh sung túc, phú cường, luân lý gia đình và xã hội được hết mực tôn trọng thì thực ra số lượng gái mại dâm ở miền nam thời đó phần đa là vợ con của những cán binh cộng sản đang ở chiến khu, chẳng hạn với tên đặc công Bảy Lốp, tức Lê Công Nà, với 8 bà vợ, mà bản thân phải nằm vùng ở chốn bưng biền, thì vợ con của tên cán binh này biết phải mưu sinh bằng nghề nghiệp gì, ngoài cái phận bán trôn nuôi miệng? Còn hiên nay, mỗi năm chưa kể hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt phải đi làm gái ở Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Cộng và ngay tại nước láng giềng Cambodia với hàng trăm ngàn gái Việt bán dâm trong các nhà thổ ở đó ngay cả khi còn ở tuổi vị thành niên, mà ngay trên đất nước Việt nam này thôi, từ nam ra bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị tới nông thôn, nới nào cũng đầy ắp những quán caphe đèn mờ, những quán bia ôm, rượu ôm, thịt chó ôm, và đầy đặc những nhà trọ bình dân, mà tất cả thực chất chỉ là những nhà chứa trá hình. Từ những siêu sao siêu mẫu đến những sinh viên đại học, rồi nữ sinh trung học đều thi nhau làm gái bán dâm chuyên nghiệp. Ngay cả nhiều nữ công nhân ở các nhà máy phải làm việc quần quật suốt ngày, ấy vậy mà sau giờ tan ca thì lại lột xác để trở thành những nàng kiều, chỉ vì đồng lương mà họ kiếm được từ công việc chân chính ở các nhà máy, các xí nghiệp không đủ cho họ sống được qua ngày: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Kính thưa quý vị,

Thật xấu hổ khi phải viết lên những điều này trên mặt báo, bởi các cụ nhà ta há đã chẵng dạy rằng: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, và chính đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đã cố bưng bít, cố che giấu tất cả cái xấu xa đó, để rồi cái xấu đó càng có đất để phát triển, để thăng hoa làm cho đất nước Việt nam càng ngày càng trở nên ô nhục. Với trăn trở của một con dân đất Việt với hiện tình đất nước và sự khổ lụy của toàn dân, người Viết chỉ muốn nêu lên cái thực trạng của đất nước, của con người Việt nam sau 37 năm cộng sản cướp chính quyền, để xin một phần nào làm hé lộ mặt trái của xã hội Việt nam đương thời, bởi nếu không, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng Việt nam một đất nước của độc lập, tự do, hạnh phúc khi mới chợt nhìn qua nét hào nhoáng của một số đo thị vừa mới được hình thành với một số cao ốc, một số biệt thự. Không! Người Việt chúng ta còn đói nghèo lắm, hàng triệu thanh niên Việt nam vẫn đang làm lao nô ở xứ người, hàng triệu thiếu nữ Việt nam vẫn đang phải bán trôn nuôi miệng cả trong và ngoài nước. Bởi ai? Do đâu? Đó là lý do mà ngay từ những dòng mở đầu cho bài tâm bút này, chúng tôi đã khẳng định rằng, với 96 triệu người Việt nam trong nước, mỗi tháng trong năm đều là những tháng đen, mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc nhục. Bởi đâu? Do ai?: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

http://quynhtramvietnam.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #107 - 04. Jul 2012 , 23:14
 



"Vượt ngục" để được yêu nước


...

Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn những ngày gần 1/7/2012, anh chị em và bạn bè bị an ninh canh và theo dõi rất gắt gao. Những nhân vật mà an ninh cho rằng là thành phần “nguy hiểm” đều được gởi giấy mời làm việc vào ngày 01/07 với nhiều lý do khác nhau, thậm chí với lý do là “khai thông cống rãnh” (!?). Tôi cũng nhận được giấy mời từ Công an Phường với lý do “Làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc khiếu nại cơ quan chức năng” nhưng lại được mời vào ngày 02/07 chứ không phải 01/07. Tôi nghĩ rằng phía Công an Phường có sự nhầm lẫn gì đó.

Cuộc "vượt ngục" đầy “gian khổ”

Sau khi nhận được giấy mời làm việc của phía Công an, tôi càng quyết tâm muốn tham gia biểu tình vào ngày 01/07. Tôi biết mình khó thoát ra khỏi sự canh me, theo dõi và ngăn chặn của an ninh để đến được với cuộc biểu tình. Nhưng quyết tâm đã thôi thúc tôi phải ra đi. Trước khi đi, tôi nói với mẹ:

- Mẹ! Con sẽ tham gia biểu tình vào Chủ nhật tới. Có thể họ (an ninh) sẽ bắt con. Nhưng mẹ đừng lo. Rồi họ cũng sẽ phải thả con thôi. Mà nếu họ bắt luôn, mẹ cũng đừng lo. Rồi con cũng sẽ về.

Mẹ im lặng để tôi ra đi.

2h sáng thứ 7, mặc trên người quần sort jean, áo sơ mi, mang dép lê, mang theo cái bóp tiền, không mang theo điện thoại hay bất cứ thứ gì khác, tôi tản bộ ra ngoài. Khi thấy không có ai theo, tôi gọi một chiếc taxi, mượn điện thoại của anh taxi gọi cho nhỏ em mang cái laptop nhỏ ra đầu đường cho tôi. Taxi tạt ngang qua đầu đường, tôi lấy đồ đạc và thẳng tiến về nơi trú ẩn an toàn, chờ ngày đi biểu tình.

Sáng thứ 7, khoảng chục Công an, an ninh và dân phòng canh trước nhà tôi. "Cửa tù" thứ nhất được dựng lên. Công an khu vực vào nhà xin lỗi vì sự sai sót trong giấy mời gởi tôi trước đó và gởi lại giấy mời ghi ngày làm việc là ngày 01/07/2012. Họ canh giữ ở nhà tôi 24/24, kể cả ban đêm. Nhưng “cửa tù” này đã được “vô hiệu hóa” bởi tôi đã thoát ra đi trước đó.

Ở bên ngoài, tôi đến nơi trú ẩn với chị Bùi Hằng và anh Nguyễn Chí Đức. Đêm thứ 7, phát hiện an ninh đã canh giữ tại nơi trú ẩn. Sáng sớm Chủ nhật, chị Hằng và anh Chí Đức gọi taxi đi trước ra chỗ biểu tình, mình ở lại từ từ đi sau. Lúc chị đi, an ninh vội vàng chạy theo. Khoảng 10’, chị Hằng gọi cho tôi báo là đã bị an ninh chặn taxi, áp tải chị về Vũng Tàu, còn anh Chí Đức thì bị áp tải về đồn Công an. Mình thu xếp rời khỏi khách sạn, ra chỗ biểu tình an toàn. Thoát khỏi cửa "tù" thứ 2 của an ninh.

Hẹn gặp hai người bạn ở công viên Lê Văn Tám lúc còn rất sớm, chúng tôi quyết định đi ăn sáng trước rồi cùng nhau kéo qua bên công viên 30/04. Khi đến chỗ ăn sang được 5’, rất đông công an 113 bao vây quán, xét giấy tờ khách. Bạn Châu Văn Thi đi cùng ra ngoài quán thì bị công an chặn lại, hỏi giấy tờ, tôi lẳng lặng bỏ đi ra ngoài an toàn và gọi cho người bạn kia rút khỏi quán. Vậy là thoát được "cửa tù" thứ 3.

Hòa mình vào đoàn người yêu nước

Chúng tôi gọi taxi qua lại Công viên Lê Văn Tám gặp một số bạn bè mình rồi cùng nhau kéo qua công viên 30/04. Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy một nhóm người giơ biểu ngữ lên cao, rất đông lực lượng an ninh, công an và dân phòng vây lấy họ. Chúng tôi băng qua đường đi về phía đám đông. Biểu tình bắt đầu nổ ra, đoàn người giơ khẩu hiệu bắt đầu diễu hành. Chúng tôi hòa mình với đoàn biểu tình. Một chị bạn trong đoàn nắm chặt tay tôi cùng đi và nói cho tôi biết mấy chị em Huỳnh Thục Vy bị bắt trước khi biểu tình xảy ra, giọng nói chị run run như vừa mới khóc.

Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô to khẩu hiệu “HS-TS-VN”. Có nhiều bạn trẻ nhận ra tôi vì họ có add facebook hoặc có đọc tin tức về tôi trước đây. Cũng có nhiều an ninh nhận ra tôi. Họ nói với nhau rằng sẽ “hốt” tôi. Bạn bè nghe họ nói vậy, gọi điện thoại báo cho tôi biết. Những người biểu tình chung cũng nói cho tôi biết để tôi cảnh giác hơn. Đến gần 10h thì đoàn người trở lại công viên 30/04, mọi người giải tán trong ôn hòa. Một cô trong Thành đoàn nói “Biểu tình như vậy đủ rồi. Mọi người về đi!”. Lực lượng an ninh vây xung quanh đoàn người biểu tình dày đặc. Tôi hướng về phía các anh an ninh xua tay, giễu cợt với các anh rằng “Biểu tình xong rồi, về hết đi thôi. Ở đây một lát nữa bị bắt ráng chịu á.”

Cuộc rượt đuổi và truy bắt người yêu nước.

Rồi tôi ra về. Bạn bè tôi biết rằng họ sẽ bắt tôi nên không cho tôi về một mình. Họ bảo tôi về chung với họ cho an toàn, nếu bị bắt thì bắt cả đám chứ nhất định không để tôi bị bắt một mình. Nhóm chúng tôi gồm 6 người: Tôi, Hành Nhân, Gió Lang Thang, Lê Thuận, Dân Nước Nam và Võ Thị Ngọc Châu, quyết định gọi taxi ra về. Lực lượng an ninh lập tức gọi Cảnh sát giao thông chạy theo, chặn taxi lại và bắt taxi phải chở chúng tôi về đồn công an phường Đa Kao – Q1. Chúng tôi quyết định xuống xe, CSGT lùa chúng tôi lên xe lại. Chúng tôi phản đối rằng “CSGT chỉ có quyền bắt xe và giữ xe vi phạm Luật giao thông chứ lấy quyền gì giữ người”. Họ lúng túng và chúng tôi bỏ đi. Chúng tôi bắt xe buýt đi về hướng chợ Nông sản Thủ Đức. Lực lượng an ninh bám theo xe buýt chúng tôi rất đông. Những hành khách trên xe buýt ngạc nhiên, chúng tôi kể cho họ nghe chuyện chúng tôi đi biểu tình chống Trung Quốc thế nào và bị an ninh tìm cách bắt chúng tôi. Hành khách trên xe buýt nói với tôi rằng lý do Trung Quốc ngang tàn chiếm biển đảo, đất liền Việt Nam là do lãnh đạo ta hèn nhát, ăn tiền từ phía Trung Quốc rồi nên không dám phản kháng lại với bọn Trung Quốc và họ rất đồng cảm với chúng tôi.

Xe buýt dừng ở trạm Bến Thành, hành khách xuống xe hết, chỉ còn lại chúng tôi tiếp tục đi hết tuyến đến chợ Nông sản Thủ Đức. An ninh vẫn tiếp tục đeo bám chúng tôi mỗi lúc một đông. Đến cây xăng Huệ Thiên 2, Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, CSGT chặn xe buýt lại và yêu cầu chở chúng tôi về đồn Công an phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức.

Công an cưỡng chế và giữ người trái pháp luật.


Xe buýt đưa chúng tôi đến đồn công an, công an phường và rất đông lực lượng mặc thường phục ép chúng tôi vào đồn, chúng tôi phản đối hành vi cưỡng chế người trái pháp luật của công an. Khi ấy, tôi có điện thoại từ Đài SBTN gọi về, tôi cho biết là chúng tôi đi biểu tình thì bị cưỡng chế về đồn công an. Một anh mặc thường phục tên Vũ – là an ninh TPHCM vẫn thường hay mời tôi làm việc, canh giữ và theo dõi tôi giự lấy điện thoại của tôi. Tôi giằng lại và nói “công an cướp điện thoại của người dân”. Ngay lập tức, họ dùng số đông và vũ lực khống chế, giựt lất cho bằng được điện thoại của tôi. Tôi lại la lớn “công an đánh người”. Những người bạn bè thấy vậy, cản họ không cho họ đánh tôi thì bị họ khống chế và tống cả đám chúng tôi vào trong đồn. Những người mặc thường phục bẻ tay tôi ra phía sau, còn một tay, tôi lấy dép đập vào người họ. Họ vu cho tôi rằng “Vào đồn công an mà quậy hả?”, tôi trả lời “Tôi đâu có tự ý vào đồn công an quậy. Tôi đang đi đường, tự nhiện mấy anh cưỡng chế tôi vào đây chứ tôi đâu có muốn vào đây”. Khi tôi cho họ biết về cuộc gọi của Đài SBTN thì họ chùn ta, không dùng bạo lực với chúng tôi nữa.

Ngồi đợi khoảng 15’ thì họ ép buộc chúng tôi qua bên UBND phường Hiệp Bình Phước “làm việc”. Chúng tôi được đưa vào phòng họp ở lầu 1. Tại đây, công an phường Hiệp Bình Phước tên Nguyễn Văn Hải bắt đầu hỏi và ghi chép thông tin của chúng tôi trước sự có mặt của nhiều an ninh mặc thường phục. Điện thoại của tôi có cuộc gọi đến liên tục, tôi yêu cầu họ trả điện thoại lại cho tôi, bạn tôi nói với họ rằng mẹ tôi đang bệnh ở nhà, biết tin tôi bị bắt sẽ rất lo lắng và có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến bệnh tật để họ trả lại điện thoại cho tôi nhưng họ vẫn không trả.

Đến phiên tôi, công an hỏi thông tin cá nhân, tôi từ chối cung cấp và phản đối hành vi bắt giữ người trái pháp luật và hành động ăn cướp trắng trợn tài sản của công dân. Họ tách những người bạn của tôi qua phòng khác, để lại một mình tôi và những người an ninh. An ninh tìm mọi cách để ép buộc tôi làm việc, tôi từ chối vì tôi không làm gì sai và họ đã vi phạm pháp luật. Họ nói với tôi rằng họ không có bắt người mà là "mời làm việc". Tôi nói rằng không có kiểu mời làm việc kiểu người ta đang đi xe buýt, tự nhiên cưỡng chế người ta vô đồn công an, với lại nếu là mời làm việc thì tôi có quyền từ chối và tôi từ chối làm việc với họ. Họ dọa tôi rằng "Có tội hay không, tí nữa sẽ biết". Tôi phản đối "Các anh cưỡng chế và giữ tôi trong đồn công an rõ ràng các anh đã sai mà còn hăm dọa tôi nữa sao. Báo cho các anh biết tôi thà chết trong đồn, thậm chí có thể dùng cái chết để phản đối và tố cáo hành vi sai phạm của các anh chứ đừng có mà dọa tôi".

Một người mặc thường phục hung hăng với tôi "Mày có ngon chết đi!". Lúc đó, đứng gần balcon, tôi trèo lên balcon để nhảy xuống đất thì bọn họ nhào đến kéo tôi lại, lôi vào phòng, nhấn người tôi ngồi xuống ghế, khống chế 2 tay và giữ người tôi lại. Tôi phản kháng lại, quay qua cắn 2 tên đang giữ 2 tay tôi. Một tên khác nhào vô đè đầu tôi lại, tôi giơ 2 chân đá văng tên đó ra xa. Hai tên khác nhào vô kéo 2 chân tôi. Lúc này, tên công an Nguyễn Văn Hải lấy điện thoại ra quay lại cảnh tượng chúng giữ tay, kéo chân tôi. Tôi tức quá mày tao luôn với tên Hải "Mày quay đi. Mày quay cho đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo công an bắt giữ người trái pháp luật, cướp điện thoại và bây giờ thì hành hung người dân vô tội".

Một lúc sau, anh công an khu vực tôi cư trú đến nói chuyện với tôi "Anh mời em về phường làm việc với anh một chút". "Không! Không làm việc gì hết. Đã cưỡng chế em vào đây, em chỉ có tố cáo chứ không làm việc. Còn anh thích thì cưỡng chế thêm một lần nữa đi, tiện thể để em tố cáo luôn". Họ ra ngoài hội ý với nhau và trở vào quyết định cưỡng chế tôi ra xe về phường. Cả một đám gần chục người lôi tôi ra xe trong sự quay phim của bọn họ.

Trên đường về phường, mệt quá, tôi thiếp đi. Đến nơi, họ gọi tôi dậy. Họ để tôi ngồi chờ trong đồn công an phường Phú Thạnh - Q. Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). Mệt mỏi, tôi kê túi xách nằm trên ghế đá ngủ đi một lúc. Khi tỉnh dậy một chút, công an khu vực mời tôi lên phòng làm việc.

Trong phòng có tôi, công an khu vực và 2 tên tự xưng là an ninh quận. Công an khu vực nói với tôi:

- Thôi. Bây giờ mình làm việc nhanh rồi về sớm nhé!.

- Không. Không về cũng được. Không sao đâu! Ở trong này an toàn hơn ở ngoài.

- Anh chỉ hỏi em 2 câu hỏi thôi. Câu thứ nhất là tình trạng sức khỏe hiện tại của em thế nào? Câu thứ 2 là tại sao công an phường mời em lên làm việc sáng nay mà em không lên?

- Anh có bị điếc không. Tôi đã khẳng định rất nhiều lần là không có làm việc gì hết. Tại sao tôi đang đi đường thì công an cưỡng chế tôi, giữ tôi trái pháp luật, ăn cướp điện thoại của tôi mà giờ còn bắt tôi làm việc là sao? Có làm thì tôi sẽ làm đơn tố cáo mà thôi.

Công an khu vực nói với tôi:

- Em phải thông cảm. Ai cũng có những cái hạn chế hết. Em cũng có hạn chế của em đúng không?

- Đúng. Đúng là ai cũng có hạn chế. Em cũng vậy. Nhưng hạn chế của em không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ai hết, nếu có thì các anh đã bắt em rồi. Còn các anh là cơ quan hành pháp, không thể có những hạn chế, dù là nhỏ nhất, vì những hạn chế của các anh mà mang đến oan sai cho bao nhiêu người vô tội có biết không. Anh không thể nói như vậy được.

Họ vẫn cố gắng hỏi gài hàng và mớm cung cho tôi, tôi giả lơ và nói rằng:

- Hôm nay vui quá! Vừa được đi biểu tình, vừa được các anh an ninh, công an tạo cơ hội cho em tố cáo những sai phạm của các anh.

Nghe tôi nói vậy, tên an ninh quận mừng như mở cờ trong bụng, hỏi tôi:

- Ủa. Vậy là hôm nay em đi biểu tình à? Em đi biểu tình mấy lần rồi? Mỗi lần đi biểu tình bên kia gởi về cho em bao nhiêu tiền?.

Tôi chỉ thẳng mặt nó:

- Này, thằng kia! Mày là ai mà mày ngồi đây hỏi tao những câu hỏi vớ vẩn như vậy hả? Mày cút ra khỏi phòng cho tao ngay. Tôi cố tình mày tao với nó để cho thấy tôi không coi nó là an ninh, có nhiệm vụ gì ở đây cả.

Rồi quay qua anh công an khu vực:

- Anh, thằng này là thằng nào mà nó cứ chõ mỏ vào công việc của anh hoài vậy? Anh mời em làm việc mà sao toàn thấy nó hỏi vớ vẩn không vậy?

- Trong đồn Công an thì chỉ có công an, an ninh thôi chứ ai. Ai mà có thể vào đồn công an được chứ?

- Nó không xuất trình giấy tờ gì chứng minh nó là công an hay an ninh, em không tin. Em không là công an sao cũng ngồi ở đây được vậy?

Họ im lặng. Tôi nói tiếp:

- Bây giờ anh muốn làm việc phải không?

Tôi chỉ qua thằng tự xưng là an ninh quận nói:

- Bây giờ, thằng này hỏi, anh trả lời, rồi tí nữa 2 đứa tự ký biên bản với nhau nha.

Nói rồi tôi bỏ ra ngoài. Một lúc sau, 2 thằng an ninh cũng bỏ ra khỏi phòng, CAKV ra ngoài mời tôi vào phòng làm việc, tôi nói:

- Dẹp ngay cái biên bản cho em. Không làm việc gì nữa hết!

- Uh. Thôi, không làm việc nữa. Dẹp biên bản luôn. Anh chỉ mời em vào trong nói chuyện, hỏi thăm thôi.

- Nói chuyện gì?

- Thì anh mới về quản lý khu vực em ở. Anh chỉ muốn tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng người dân nơi anh quản lý thôi.

- Ukie. Anh muốn tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của người dân thì nhân đây em cũng nói luôn cho anh hiểu. Em chỉ mong rằng cái chính quyền này và cơ quan công an tôn trọng pháp luật, tôn trọng những quyền tự do hợp pháp của người dân, không chà đạp, không đẩy những người bất đồng chính kiến, quan điểm vào con đường bần cùng. Hết!

- Em có thể viết ra tờ giấy trắng để anh trình lên cấp trên để cấp trên của anh có thể hiểu được em không?

- Không! Anh nói anh muốn tìm hiểu thì em nói cho anh hiểu thôi. Em chẳng cần cấp trên anh hay bất cứ ai hiểu em. Chỉ cần các anh làm việc đúng pháp luật là đủ lắm rồi. Khỏi cần hiểu em.

- Thôi! Bây giờ đã trễ rồi, em cũng về nghỉ đi.

- Ukie. Em sẽ về để còn tố cáo các anh nữa chứ.

Rồi tôi hỏi:

- Cái điện thoại của em đâu?

- Anh không biết. Sự việc đó xảy ra bên đồn công an phường Hiệp Bình Phước nên anh không biết và cũng không có giữ.

- Được rồi. Vậy là công an phường Hiệp Bình Phước bảo kê cho những người lai lịch bất minh cướp điện thoại của em ngay trong đồn công an. Em sẽ tố cáo luôn việc này.

"Ngày trở về"

Tôi thả bộ về nhà. Trên đường đi, người tự xưng là an ninh quận chạy xe máy theo trả điện thoại cho tôi và bảo tôi lên xe để chở về nhà. Tuy nhiên tôi đã từ chối nhận điện thoại và tự đi bộ về nhà. Tôi nghĩ rằng rõ ràng công an đã bảo kê cho những thành phần bất minh cướp điện thoại của tôi nên khi tôi hỏi, họ vẫn không trả. Đến lúc tôi muốn tố cáo thì họ mới chạy theo trả lại điện thoại, là sao?

Tôi bước vào nhà, mẹ tôi vẫn nằm xem TV như đã không có chuyện gì xảy ra với tôi. Tôi cũng vui mừng vì điều đó.

Tôi về nhà được khoảng 15' thì công an khu vực đến nhà trả lại tôi cái điện thoại. Và cũng được biết tin là những người bạn bị bắt chung với tôi đều đã được thả hết.

Tôi đã trở về sau một chuyến phiêu lưu đầy trải nghiệm và thú vị về văn hóa biểu tình và văn hóa hành xử của cơ quan an ninh đối với người dân yêu nước.

Và... niềm vui

Có người bạn chưa bao giờ đi biểu tình hỏi tôi:

- Hôm qua có đi biểu tình không?

Tôi trả lời:

- Có chứ. Vui lắm!

Bạn hỏi:

- Có bị bắt không?

- Có luôn. Nhưng mà cũng vui lắm!

Đã có nhiều niềm vui bên cạnh những nỗi buồn và thất vọng về cách hành xử của cơ quan an ninh và công an nhưng dù sao chúng tôi cũng rất vui vì những giây phút được cùng nắm tay nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và cùng nhau chia sẻ lúc hoạn nạn, cùng nắm tay nhau vào đồn công an đấu tranh phản đối lại những việc làm sai trái của cơ quan an ninh.

Cảm ơn nhé những người bạn, tôi đã gặp trong đoàn biểu tình, các bạn đã cho tôi thấy thế nào là dũng khí của lòng yêu nước khi các bạn biết rằng biểu tình là sẽ có đàn áp nhưng các bạn vẫn bất chấp tất cả để bước chân xuống đường! Cảm ơn nhé những người bạn đã luôn lo lắng và bên tôi lúc hoạn nạn, đã cho tôi biết thêm thế nào là tình bạn chân thành! Cảm ơn nhé các anh an ninh, đã cho tôi biết thế nào là sự hèn với giặc, ác với dân!



Nguyễn Hoàng Vi
Back to top
« Last Edit: 04. Mar 2013 , 22:36 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #108 - 04. Mar 2013 , 22:44
 

Chim kêu vượn hú


...

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.

Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.

...


Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.

Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.

CHIM KÊU VƯỢN HÚ
...

Má ơi! Đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.

...


Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.

Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.

Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”

...


Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.

Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.

Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.

...


Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.

Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.

Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.

Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.

Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”

...


Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.

Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!

Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!

...

Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người ViệtNam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.

Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.

Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.


Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.

...


Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.

“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
Tâm nào còn an được để đón xuân về!



Trần Mộng Tú
Feb. 2013




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #109 - 06. Mar 2013 , 23:07
 



>         
>         
>         
Chị Cả Bống



         Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài “nổi loạn“ này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục. Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được phô tô truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đã lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lý nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài Gòn nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần.

         Chiều tà, một người đàn ông phóng như ngựa phi nước đại về phía tây thành phố, nơi ấy có nhà tù với cái tên rất đẹp là “Hòa khí“. Tới cổng gác, ông ta trình thẻ căn cước cho lính canh. Sau khi xem chứng minh thư, lính canh dẫn ông vào văn phòng nộp hồ sơ. Một người đứng tuổi đeo kính trắng nhận hồ sơ rồi bảo:
         -Dẫn tới khu nhà chờ, đợi thẩm tra hồ sơ, ba tuần sau có kết quả.
       Lính canh lại dẫn ông ta đi, khu nhà chờ gồm vài dãy nhà cấp 4 sập xệ và rêu mốc, rất đông người ở kín các gian phòng, đàn ông, đàn bà, lớn bé, già trẻ, đủ cả… Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ song không ai ta thán, đơn giản họ chỉ ở lại đây có vài tuần. Từ khi lập ra khu nhà chờ này không lúc nào vơi người. Ngày nào cũng có người đi lại, ngày nào cũng có người đến. Giống như người đàn ông kia, mọi người chờ thẩm tra hồ sơ, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được vào tù. Tiêu chuẩn đơn giản nhưng không phải không kỹ càng, chỉ những người lương thiện không dính tý lưu manh nào mới được vào tù. Tất nhiên lũ bất lương đừng hòng bén mảng tới.
         Chẳng ai lấy làm ngạc nhiên, ở xứ xở này, không có chuyện gì là không xảy ra kể cả những chuyện ngược đời, đơn giản mọi người không những thích đùa mà còn đùa rất dai; 5 giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy, vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái 17 tuổi của anh đêm qua không về, chị giúp việc cũng đã dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa. Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân, 25 phút cho việc mở các loại cửa. Như mọi nhà trong thành phố, từ lâu anh đã biến căn hộ của mình thành một pháo đài. Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, còn được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay, chia đều từ trên xuống dưới. Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong ra đến cửa, còn năm lớp cửa như thế, tất cả đều có khóa đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau. Mở đến lần cửa cuối cùng thì vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đã thành nếp. Sau khi dặn dò kỹ lưỡng chị giúp việc hai vợ chồng dắt xe đi làm. Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ con xem có đeo bất cứ loại trang sức nào không, nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp… Anh lại lần lượt khóa tất cả các cửa từ trong ra ngoài, trong lúc vợ đứng giữ xe. Đứng bên ngoài thò tay qua các lỗ cửa thực hiện những thao tác của người mù, mười phút nữa cho công việc ấy, xong xuôi vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi.
       Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố. Mới ngoài 40 mà tóc anh đã gần như bạc trắng, thằng con trai lớn 19 tuổi đang ở trung tâm cai nghiện, đứa con gái thứ hai 17 tuổi đua đòi chúng bạn bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm, suốt sáng. Không phải vợ chồng anh không biết dạy con mà là bất lực. Con đường đời biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân. Già đời chững chạc như vợ chồng anh, ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống mình đây ?
      Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng còi nghe rợn tai, một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường vừa tuýt còi, vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh, một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên xe máy phân khối lớn sơn màu trắng. Chưa kịp hiểu mình có sai luật hay không anh vội đạp phanh, chiếc xe dừng tắp lại.
       -Kiểm tra giấy tờ! Người cảnh sát vừa rút chiếc còi ra khỏi miệng vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh. Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút còi vào miệng cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác. Anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, lướt qua đống giấy tờ của một anh khác. Không nói năng anh ta đưa mắt ngó lơ đi chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm. Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp, rút ra một tờ đẹp đẽ vuông vắn có in hình lãnh tụ, bước tới chỗ anh ta.
         Đến cơ quan, vừa kịp giờ làm việc, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang xử lý vụ kiện đòi nợ của cơ quan anh. Bằng một giọng rất lễ phép anh thẩm phán nhắc khéo anh rằng vụ kiện của cơ quan anh sẽ có thể bị đình chỉ vì phía anh chưa nộp chi phí cho việc thẩm tra. Nhân tiện anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua vì điện thoại cho anh không được mà anh ta và đám chiến hữu bên viện kiểm soát phải ký nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh ghé qua thanh toán giùm…
         Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng vì tin cô con gái đã trở về đang nằm bẹp trên gác thì đã nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về. Thực ra chị đã dối anh, chiếc xe máy đó chị đã buộc phải thế chấp để chuộc cô con gái từ cái động của một mụ tú bà, vì cô còn nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với mức lãi 40 % một ngày. Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên vì giận dữ thì may quá nhà có khách. Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của Uỷ ban lừng lững bước vào:
       -Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù -Ông trưởng khu vào đề ngay, nhân tiện báo để anh biết tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đã thuê thợ sửa nhà mà không xin phép. Uỷ ban đã nắm được việc này, nếu anh không thu xếp ngay thì sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất.
         Kỹ sư Hoàng ngớ ra, quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường, tưởng việc nhỏ, không phải xin phép, ai ngờ… Thôi đành “thu xếp“ cho mấy vị trong Uỷ ban, nhưng còn khoản đóng góp xây nhà tù ?
       -Can phạm bây giờ nhiều quá ông trưởng khu phố giải thích. Đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp, đủ các kiểu ăn cướp; rồi còn lũ ăn trộm, lừa đảo cho vay nặng lãi, nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm. Ngân sách không kham nổi phải áp dụng phương pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm“. Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây 500 mét vuông nhà tù, thế mà ngẫm lại vẫn chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai…
         Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc thì lão Tiến cụt giò đến, đó là một lão già vô tích sự nhà kế bên. Lão bị cụt một bên giò từ hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật, thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ cho thêm. Suốt ngày chẳng làm trò gì, chỉ hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi lão hay mò đến. Lão dở hơi ấy liến thoắng như thể đã tỏ tường mọi chuyện:
       -Họ đến đòi tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này tôi nói anh xem có đúng không nhé: -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại còn phải nai lưng nuôi chúng nữa, trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi. Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình. Khi ấy tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, vì lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn gì, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm đề nuôi người lương thiện, như thế có phải là công bằng không ?
       Kỹ sư Hoàng phì cười vì cái lý sự ấy của lão Tiến cụt, vừa lúc ấy, chuông điện thoại trong nhà đổ dồn, vợ anh nghe xong, mặt tái mét ra báo tin dữ:
         -Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật té xe, chấn thương sọ não đang nằm cấp cứu trong ấy.
       Chị Cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê, anh chị có ba thằng con trai thì hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đò Đuôi Cáo bị đâm lòi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia. Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về còn lưu manh hơn trước. May còn lại một mình thằng út tên Phúc ngoan, hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên ở ký túc xá. Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị Cả bán hết mảnh vườn còn lại sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng báo tin nó bị nạn. Chị nghe nhắn lại mà muốn quỵ luôn xuống ruộng. Vội vã chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng tất tả chạy ra bến đò Đuôi Cáo. Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lý thị trường, chị bị bắt vào trụ sở. Lạy van thế nào họ cũng không nghe, còn dẫn hết “nghị định 01“ đến “thông tư 04“ gì đó ra đọc sang sảng vào hai cái tai đã chỉ còn nghe thấy tiếng lùng bùng của chị. Kết quả mấy bơ lạc ấy bị tịch thu vì lý do bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa !
         Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên vì đứa con cuối cùng còn sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố. Chứ có phải chị buôn gian bán lận gì đâu ? Còn tiền thuốc thang, nói dại, nếu nó bị nặng chị chưa biết sẽ trông vào đâu, một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ giá bằng ba bốn cân thóc. Giờ thì ngay đến việc lên nhìn mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số? Càng nghĩ chị càng quýnh quáng chân tay, cuống cuồng, đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh, vô hồn nhìn phía trước như một bức màn sương… bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết hiện ra chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt, gió lạnh quất gai người. Phảng phất màu tanh của máu tươi. Tai chị nghe rõ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng rên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn không còn ở cõi nhân gian này nữa:
       -Mẹ ơi, con chết rồi. Họ đang mổ bụng con. Mẹ ơi…
         Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con, chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua quăng lại trước mặt chị rồi mờ dần mờ dần, vẫn còn ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn, rồi tất cả lịm đi. Cả tiếng kêu cứu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên sằng sặc như của lũ ma quỷ nhưng không phải vọng lên từ địa ngục, tiếng cười ấy rõ ràng đang ở cõi nhân gian hiện hữu này…
       Chị cả Bống sau này phát điên không về làng nữa, cứ lê la liếm láp ở quanh cái bến đò có cái tên rất ấn tượng là bến đò Đuôi Cáo ấy. Nhưng chị không điên ngay lúc đó, có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lý thị trường chị vẫn còn tỉnh táo nhớ ra trong người còn sót mấy đồng tiền lẻ. Chị lần vào trạm điện thoại công cộng gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những gì chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên.
         Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh thì trời đã tối. Tìm tới phòng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, cô hộ lý mặc blu trắng bảo:
       -Biết ai là phúc với họa gì ở đây. Đi mà hỏi trực ban.
         Phòng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường, giường nào cũng ít nhất hai người nằm trở đầu đuôi. Đủ các kiểu tai nạn, vỡ đầu, gãy chân, lòi ruột, lòi xương. Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me bông gạc. Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua lại giữa các giường như ma trơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ ?
         Kỹ sư Hoàng vội vã đến phòng trực ban. Phòng trực ban cấp cứu nằm cuối dãy hành lang đầy những kẻ nằm người ngồi vạ vật rất chi là bệ rạc. Trong phòng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc nhỏ to:
         -Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột -một người nói
       -Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lão hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi, để giành bán cho các lão ấy. Gớm họ vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít ấy chứ -một người khác nói
         -Thôi được rồi! Người thứ ba nói -các ông xuống làm ngay đi, thằng này căn cước ghi rõ ràng: -19 tuổi. Đã kiểm tra, đảm bảo còn nguyên dương ( đàn ông chưa xuất tinh lần nào) chết do chấn thương sọ não vừa được mấy phút. Cái mật này mới tuyệt hảo, để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả chì lẫn chài. Đã điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có gì đừng “quên“ họ là được.
         Hai người kia vội vã đứng dậy lao nhanh ra khỏi phòng, vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào:
       -Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ não có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? Tôi là cậu ruột cháu -kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu
         Anh bác sĩ còn lại trong phòng thoáng một chút giật mình. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều gì rồi ngập ngừng:
         -Tên Phúc, sinh viên, 19 tuổi.. A… anh… à bác ngồi chờ cháu một lát.
       Linh cảm thấy có gì nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia vì thông cảm với nỗi đau của mình mà chưa nỡ nói ngay. Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ vừa cảm động nhìn anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng chậm rãi lần một hồi. Mồ hôi đã toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo:
       -Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy.
         Nói xong anh ta gập sổ rồi vội vã ra khỏi phòng, không quên đóng sập cửa lại, còn một mình trong phòng, kỹ sư Hoàng lòng như lửa đốt. Bỗng chuông điện thoại reo vang, một hồi, hai hồi… chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được. Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nói cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng:
         -Trực ban cấp cứu phải không ? Bảo với pháp y rằng cái mật lần này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên Uỷ ban đăng ký rồi đấy.
       Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao thì người đầu dây bên kia đã dập máy. Sau khi định thần suy nghĩ kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào phòng, kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ. Anh với cuốn sổ lúc nãy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rõ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, 19 tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc… giờ… ngày – Người đưa đến: Phạm văn A -bạn cùng lớp. Bỗng cánh cửa sịch mở, anh bác sĩ khi nãy ùa vào. Nhìn thấy cuốn sổ trên tay kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức liến thoắng:
       -Cháu quên không đọc trang cuối, đúng là có…
         Anh ta chưa kịp nói hết câu kỹ sư Hoàng đã ngắt lời:
       -Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích
       Rồi chẳng muốn nói gì thêm, nữa kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi phòng, anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu, mỉm một nụ cười ý nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào. Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe:
         -Dạ… dạ… à thế ạ… Báo cáo, xong xuôi cả rồi ạ. Thế thì chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm, cháu sẽ bảo anh em mang sang ngay bây giờ ạ.
       Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác thì Phúc đã nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí. Nền nhà vương đầy những bó nhang cụt, những cục nến gãy, những mẩu giấy tiền vàng mã… làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp. Viên quản lý nhà xác nghe trình bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra. Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nhìn trân trân cái xác… “Đúng thằng Phúc rồi, chị Cả ơi, khổ thân chị quá“. .. Không giữ nổi bình tĩnh, anh khuỵu xuống gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan. Anh chợt tỉnh, ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu… một vết mổ cẩu thả còn chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó :
         -Các người đã mổ cháu tôi… các người đã… Tôi sẽ kiện, kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt
         -Híc… viên quản lý nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gã –
       Tha hồ cho ông kiện, tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết, luật pháp quy định như vậy. Hừ có mà điên mới đi kiện luật pháp. À mà tôi đã vi phạm nội quy khi cho ông xem xác, lấy gì chứng minh ông là người nhà bây giờ? Mời ông đi khỏi đây. Nói xong gã đưa tay đóng sập ngăn tủ lại
       -Nhưng tôi… kỹ sư Hoàng chưng hửng… vậy còn cháu tôi?
         -Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đã, rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới mang được lấy xác ra khỏi đây. Mà ông định cõng xác trên lưng mang về hay sao? Viên quản lý lạnh lùng phán.
       Kỹ sư Hoàng có vẻ hiểu ra những việc cần làm, anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu lên phường xin giấy chứng nhận rồi tìm đến một tiệm bán quan tài. Ông chủ tiệm quan tài có tên “Nhân nghiã đường“ hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt, bảo kỹ sư Hoàng:
         -Tùy bác chọn cái nào thì chọn. Bác cho biết địa chỉ, số nhà, giờ khâm liệm… chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu.
       -Không phải liệm ở nhà mà là ở nhà xác bệnh viện chúng sinh. Kỹ sư Hoàng ngắt lời
         -Thế thì không được rồi. Ông chủ Nhân nghiã đường lắc đầu -tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm gì được hết.
         -Tại sao lại như thế ? Kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên ?
       -Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện -ông chủ Nhân nghiã đường giải thích -bệnh viên có luật của họ, muốn lấy được xác ra phải có cửa. Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay… tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới ăn chứ, độc quyền mà.
      -Té ra phải như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm “Nhân nghiã đường“. Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu thì vợ anh mang giấy tờ tới. Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đã tìm đến, mang theo nhang hoa và trái cây. Lúc này đêm đã gần khuya, mắt đỏ hoe vợ anh mếu máo:
       -Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu, em đến nhà ông chủ tịch nói mãi ông ấy mới ký cho cái giấy chứng nhận, lại vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu để em vào thắp nén nhang cho cháu.
         Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn của Phúc vào, trình mớ giấy tờ cho viên quản lý.
         Gã này săm soi một lát rồi lắc đầu:
       -Không được, trường hợp này công an còn phải điều tra, vả lại khi nãy ông còn định kiện tụng gì nữa cơ mà? Sáng mai đến giải quyết
         -Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn ? kỹ sư Hoàng lúc này đã mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ý chí, anh chỉ còn biết vớt vát như một cái máy:
         -Tôi xin ông, ấy là tôi chót nhỡ mồm. Tôi không kiện tụng gì đâu. Mọi việc giao cho các ông “lo“ hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà…
         -Vậy thì về viết cam đoan đi, viên quản lý hạ giọng -nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an thì bố tôi cũng không dám giao xác cho các người.
         Sáng sớm hôm sau. vừa thò mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh đã có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng.
         -Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không ? Giá chót tám triệu, chúng em lo mọi thủ tục chiều lấy xác ra… quan tài khâm niệm 12 triệu nữa bao trọn gói -một người trong bọn bảo
         -Tại sao lại phải đến chiều ? Làm ngay trong sáng nay không được sao ? kỹ sư Hoàng hỏi lại
         -Hì các bác này đúng là chưa “chết“ lần nào. Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ… một người khác giải thích -mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai, chiều lấy được là con nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng… không thì cứ đợi đấy.
       Đám người ấy quả là thạo việc, rốt cục chiều hôm ấy kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đã được khâm liệm cẩn thận. Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu, linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn của Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị Cả lên:
      -Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm, mấy đứa bạn của Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo:
       -Mấy thằng cò nghiã địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi là 12 triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt lấp đất xây mộ, tùy theo to nhỏ tính riêng. Nếu túng tiền thì chôn đứng. Chôn đứng rẻ hơn một nửa, tất nhiên đất rộng chỉ bằng 1/3. Nghiã địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng.
         Vội vã phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị Cả Bống đã lên thành phố từ chiều hôm qua, mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo:
         -Sáng nay đi chợ thấy ở bến đò Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác Cả Bống ấy. Hay là bác sang tìm thử xem.
       Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vã lao sang bến đò, tìm khắp các hàng quán hỏi thăm, ai cũng lắc đầu. Chợt anh nhìn thấy dưới bờ sông sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang ngồi ném những nắm cát xuống dòng sông… kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần… “Ai như chị Cả? Anh cất tiếng gọi… một tiếng, hai tiếng… Người đàn bà chợt quay phắt lại… Đúng là chị, chị nhìn anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo, lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm chầm lấy anh, gào lên nức nở:
       -Ối! Con ơi, con về với mẹ đây rồi, người ta cướp cái gì của con, con chết có đau không? Con về đây báo oán mẹ… mẹ không đến được với con… con ơi
         Cứ thế chị gào mãi, gào mãi, tiếng gào rợn cả một khúc sông. Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị, miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại: -Em đây mà, Hoàng đây mà!
>         Song chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con… dần dần tiếng chị khản đặc chỉ còn như tiếng thở lào phào… Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵ xuống. Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên bãi cát, hoàng hôn bắt đầu buông, trăng chiều rực lên đỏ thẫm. Qua màn nước mắt, anh cảm thấy tất cả không gian như chìm trong biển máu, bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lão Tiến cụt hôm trước:
         -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
         Phạm Lưu Vũ
         
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #110 - 22. Mar 2013 , 00:01
 

Tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến Đài Bắc.


...

Hic hic hic.....
Viết theo tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến Đài Bắc.

Có lúc trăng soi dạng lưỡi liềm, nhọn như dao, không khắc vào tim mà
lòng vẫn nhói đau. Cũng có lúc trăng chênh chếch như giọt nước mắt
khổng lồ thổn thức giữa bầu trời hiu quạnh đen tuyền màu u uẩn. Bao
tiếng gió miên man rầm rì giữa hàng cây lá vẫn không làm trăng tươi.
Trăng ủ rũ, trăng tư lự, trăng ngẩn ngơ buồn, trăng soi rọi tâm tư lũ
con gái chúng tôi.

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc
vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một
mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn
tôi,
hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia
đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái
tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn
nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này
để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay
từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù
lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại
vùng đất quê hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa
bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết.
Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày
hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một
trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo
cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa
lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã
từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba
cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ
nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do
trên những con tàu chơi vơi. Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình,
nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại
dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu
ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở
bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một dòng sông nhỏ
nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc
và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại
nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm
từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng
gượng sống cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm,
sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như
trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn
đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị
em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc
tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia
đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi
trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. Nỗi bâng khuâng ngày càng
lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng
vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn,
nhọc nhằn. Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì
những cơn bệnh trầm kha không phương tiện
chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc
mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi
tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là
người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng,
tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương
ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã
thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để
lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm
cho anh có vẻ dữ dằn, hung
tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu
tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa.
Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ
soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết
khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.

Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi gìữa bao
nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần
vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi
không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà
anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt
tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất
nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người
con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật
nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao
nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó
đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình
với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không
đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm,
đôi khi rõ nét miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc,
má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng
tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng
hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi
nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được. Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái,
tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che dấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn
mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa
yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay
khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều
chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại,
ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và
phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư
chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái
nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái.
Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp
sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi
những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì
thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô
gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao
nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết
tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù
của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng
xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô
tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được
những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm
muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món
hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn
biết ai mới thật là chồng…Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ
phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh
đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác.
Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn
cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia sẻ niềm tủi nhục của những chị bạn. Có
nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng
ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau,
chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ
trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu
những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái
chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét
rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã
làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong
sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu
bạt đáng thương của lũ chúng
tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng
cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng
khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập
choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về.
Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao
nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không
xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ,
bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa dòng sông, lòng cứ thầm
hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng
nhớ lại những cánh lục bình ngày
xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi.
Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày
mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không
biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong
đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức
nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách
nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận.
Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước
tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững
hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng,
dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những
cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái
cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên
trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi
chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh
liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng
khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã
vội vã vươn cao. Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh
nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi.
Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao
nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con
bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi
dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn
khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má.
Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng
nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ, bằng trái tim
tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như
má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn
đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng sử dụng đôi
tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương.
Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô
cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay
sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo,
sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm
ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê
ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt
xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết
đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ
cười nở trên môi mọi người. Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê
hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của
làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ
nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu
nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy
có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu
bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng
bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa.
Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ
tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một
ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không
phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những
người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn
tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự,
những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn
Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử
thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn
trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao
giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng
tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam
có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi
mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người
Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ
thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng
tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!

Cấn Thị Bích Ngọc
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #111 - 09. Apr 2013 , 23:47
 




Tàn cuộc hoa này


» Tác giả: Phạm Thiên Thư




Ngày huấn luyện ở Quang Trung, SQHQ K22. (Nguồn: denhinamduong.net)
Truyện viết dựa theo bài thơ
“Bà mẹ điên”
của Trần Trung Đạo

Đợi nhau tàn cuộc hoa này,
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ...
Phạm Thiên Thư

Đầu mùa hè 1981, từ một trại cải tạo ở Phan Rang tôi được thả về.

Sáu năm dâu bể đã đổi thay bộ mặt Sài gòn. Một vài con đường tự dưng được mang những cái tên lạ hoắc. Chợ búa, phố xá tiêu điều và người ngợm tang thương. Nhìn đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt vô cảm. Sự nhẫn nhục chịu đựng, những lo sợ không tên làm cho bầu không khí Sàigon ngột ngạt khó thở. Việc đầu tiên sau khi trình diện công an phường là mượn chiếc xe lọc cọc của thằng em, một sáng thật sớm, tôi đạp chầm chậm một vòng thăm thành phố cũ.

Hết đường Hai Bà Trưng đến công trường Mê Linh, rồi quẹo trái vào cổng Bộ Tư Lệnh Hải quân. Tôi ngơ ngẩn nhìn quanh, những hình ảnh yêu dấu ngày nào bây giờ chỉ còn là lãng đãng sương mù quá khứ. Toà nhà Bộ Tư Lệnh xám xịt cũ kỹ. Vườn hoa sát bờ sông trước cổng Bộ Tư lệnh đã biến ra một mảnh vườn nham nhở với vài ba luống rau lang úa vàng cùng những cọng sắn ốm nhom, èo uột.

Mấy ngày kế tiếp tất bật qua đi. Tôi tìm gặp một số anh em trong tù đã được tha ra từ trước để dò hỏi đường đi nước bước. Tôi hối hả gia nhập đám vô công rỗi nghề này, tối ngày hết tụ tập cà phê đến rảo các chợ trời, tìm cách mua đi bán lại mọi thứ thượng vàng hạ cám, trong lúc hai tai vểnh lên hết cỡ để nghe ngóng tuy dô.

Không thể là một người nào khác mặc dù chị đã thay đổi đến độ kinh hoàng. Tôi gặp lại vợ Tuấn vào một buổi trưa hè trên đường Hoà Hưng, người đàn bà trẻ, đội chiếc nón lá, bộ quần áo bạc màu tơi tả trên một thân mình khẳng khiu, hai tay ôm chặt một cái bọc nhỏ ở ngực, đang kéo lê đôi dép trên đường.

Tôi đạp xe sát vào lề rồi gọi lớn:

– Chị Tuấn, chị Tuấn!

Người đàn bà vẫn không quay lại, cũng không ngừng bước, tôi dừng xe, sững sờ. Không lẽ Lan Khanh, cô nữ sinh hoa khôi lớp 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào đây sao, vợ của một ông Hải quân trung úy đây sao?

Bên kia đường, người đàn bà đã lẫn vào đám đông hỗn độn gần chợ. Tôi nhìn quanh quẩn một hồi, rồi lặng lẽ đạp xe đi.

Chiều vừa về đến nhà, tôi xuống bếp hỏi Tâm ngay:

– Em có nhớ Khanh vợ Tuấn không, trưa nay anh vừa gặp ai như chị ấy.

– Em không liên lạc với Khanh từ hồi đó đến giờ.

– Anh cũng không gặp Tuấn từ ngày ra trường, rồi thêm sáu năm cải tạo, cũng gần cả chục năm rồi còn gì.

Tôi kể sơ cho Tâm nghe chuyện gặp Khanh lúc trưa này trên Hoà Hưng, Tâm gặng:

– Mà anh có chắc là Khanh không?

– Chắc mà, không thể có còn ai khác. Em còn nhớ nhà Khanh ngày xưa không?

– Em nhớ mang máng hình như trong khu Ngã ba Ông Tạ, nhưng đó là nhà Khanh trước khi lấy Tuấn chứ em sợ sau này Khanh không còn ở chỗ ấy.

– Hay là mình đến tìm thử xem, biết đâu.

Ngay chiều hôm đó, tôi chở Tâm đến khu Ngã ba Ông Tạ, sau một hồi lộn đi lộn lại, lách từ ngỏ này qua ngỏ khác, hỏi han đủ cả mọi người, cuối cùng chúng tôi cũng kiếm ra nhà.

Đúng là Lan Khanh. Lan Khanh của 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào.

Khanh ngồi đó trước hàng hiên nhà mình, trong bộ áo quần cũ bạc màu. Khuôn mặt xanh, gầy ốm đến thảm hại, nhưng trên khuôn mặt, trong ánh mắt vô hồn ấy vẫn còn phảng phất bóng dáng xinh đẹp của Khanh ngày xưa. Tâm bấu chặt vào lưng tôi run rẩy.

Không kịp đợi tôi ngừng xe, Tâm đã vội nhảy xuống, chạy lại bên Khanh, ràn rụa nước mắt:

– Khanh, Khanh, sao lại ra nông nỗi này. Khanh có nhận ra Tâm không?

Vài người hàng xóm tò mò nhìn sang, rồi một người đi lại gần tôi nói nhỏ:

– Tội nghiệp, cô ấy điên nhưng hiền lắm.

Tâm nắm tay Khanh đi vào nhà, căn nhà tối đen, có giọng một bà cụ già cất lên:

– Ai đấy?

– Dạ con là bạn của Khanh hồi còn đi học và anh Hải chồng con là bạn cùng khóa với anh Tuấn, chúng con đến thăm Khanh và bác.

– Anh chị đợi chút nhé, để bác đốt ngọn đèn lên tí đã, hồi này điện cứ bị cúp hoài.

Ngọn đèn dầu thắp lên soi sáng nhờ nhờ một căn phòng nhỏ. Căn phòng trống trơn chỉ có chiếc divan và một cái bàn con. Khanh đến ngồi im lặng bên cạnh mẹ, Tâm nghẹn ngào:

– Sao Khanh lại ra nông nỗi này hở bác?

Mẹ Khanh không trả lời, đưa mắt nhìn lên bàn thờ, tôi nhìn theo mắt cụ, hình hai vợ chồng Tuấn tay bồng một đứa con khoảng vài tháng đang tươi cười bên nhau. Tôi chợt lạnh cả sống lưng...

Có tiếng động ở cửa, một người thanh niên lách vào, nhìn thấy chúng tôi, anh lên tiếng chào rồi quay qua nhìn cụ như có ý hỏi, mẹ Khanh nhìn chúng tôi:

– Đây là em Tín, em của Khanh, còn đây là anh chị bạn của Khanh Tuấn nhà mình đó con.

Tín quay qua chúng tôi lễ phép thưa hỏi một lần nữa, rồi xin phép ra sau thay đồ, chưa đầy năm phút em đã trở ra, ngồi xuống ghế đối diện chúng tôi.

– Em chưa gặp anh chị bao giờ. Anh cùng khóa với anh Tuấn em hở? Anh ở tù mấy năm? Ra cải tạo lâu chưa?

– Cũng gần 6 năm đó Tín, ở một trại ngoài Trung, anh mới được thả gần một tháng. Anh với Tuấn không gặp lại nhau từ hồi hai đứa ra trường vì duyên đoàn anh đóng ở vùng 1, còn Tuấn thì đi giang đoàn ở vùng 4 từ ngày ra trường cho đến 75.

Tâm nóng ruột chen vào:

– Khanh bị... thế này từ hồi nào hở Tín.

– Gần năm rồi chị ạ, từ hồi cháu Uyên mất.

– Thế anh Tuấn mất hồi nào, ở đâu?

– Chắc anh bị tù ở ngoài miền Trung nên không hay. Anh Tuấn mất cuối năm 76 tại trại Long Giao. Vụ đó họ xử tử tới ba người, trong đó có anh Tuấn.

Đầu năm 77 tôi có nghe phong phanh về vụ này, tại trại Long Giao, có ba sĩ quan trẻ bị xử bắn vì tội tổ chức trốn trại vào dịp tết, đâu ngờ một trong ba người là Tuấn khóa tôi.

Bà cụ nghe nhắc đến tên cháu Uyên và Tuấn thì thút thít khóc. Bên kia, Tâm ôm lấy hai bàn tay gầy guộc của Khanh mà nước mắt đầm đìa, còn Khanh thì vẫn cứ im lặng vô hồn. Chuyện vãn một hồi lâu, tôi quay sang nhắc khẽ Tâm:

– Mình về thôi em.

Tâm ngập ngừng đứng dậy, miệng méo xệch:

– Thưa bác tụi cháu về.

Quay qua cô bạn học ngày xưa, Tâm nghẹn ngào:

– Khanh ơi, Tâm về đây, hôm nào mình lại thăm Khanh nhé.

Tôi nhìn lên bàn thờ lần nửa, hình Tuấn tươi cười bồng con đứng bên vợ. Chiếc cầu lon Trung úy Hải quân vàng óng hai vai …

Sau lần đó, tôi bận rộn tất bật tìm đường vượt biên, không có dịp trở lại ngã ba ông Tạ. Chỉ có Tâm lâu lâu lại lấy xe đạp, đạp lên nhà, lần nào đi thăm Khanh về, mắt Tâm cũng đỏ mọng vì khóc, mỗi lần thế tôi lại thấy lòng mình xốn xang như có tội với bạn bè.

Tám tháng sau, mùa biển êm, chúng tôi quyết định ra đi.

Tâm và tôi lên thăm Khanh lần cuối, Khanh càng ngày càng gầy, tám tháng dài như tám năm cho một người góa phụ, và tám năm thì có lẽ dài như... tám mươi năm cho một người đàn bà điên loạn. Tôi xót xa nhìn Khanh mà không biết phải nói gì, phải làm gì. Tôi bất lực nhìn lên bàn thờ, nhìn lên ảnh Tuấn, ngậm ngùi nhớ lại Tuấn của một thời sinh viên sĩ quan và Khanh của một thời con gái mới lớn. Như mới ngày nào …

Tâm ôm lấy vai Khanh rồi chúng tôi chào mẹ Khanh để ra về. Cụ chợt bảo chúng tôi đợi nán một chút. Vói lên bàn thờ mẹ Khanh lấy xuống một cuốn tập nhỏ trao cho Tâm.

– Đây là nhật ký của Khanh, cháu mang đi làm kỷ niệm. Tín bảo đốt đi để gửi về theo anh Tuấn nhưng bác vẫn mãi chần chừ. Bác vẫn hy vọng một ngày Khanh tỉnh trí trở lại, nhưng nay thì bác sợ ngày ấy sẽ không bao giờ đến.

Bỏ cuốn nhật ký của Khanh vào túi xách, chúng tôi lặng lẽ đạp xe về.

Ngày ...

Anh mới đến nhà chiều nay. Buồn cười qúa, cái đầu trọc lóc, bộ đồ Hải quân màu xanh nước biển rộng thùng thình, cái nón cát kết đen xì như cái nồi úp trên đầu, trông anh ngố như mán rừng. Coi bộ anh có vẻ khoái chí về bộ đồ lính Hải quân của mình lắm.

Mình cứ ngắm mãi cái đầu trọc lóc mà thương anh ghê.

Ngày ...


Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. (Nguồn: HQ VNCH)
Lên thăm chàng trên Quang Trung, chao ôi, chàng đen còn hơn thằng Hynos. (1)

Anh thật là ẩu tả làm mình xấu hổ muốn chết. Chung quanh vuờn Tao ngộ toàn là người và người, thế mà anh cứ ôm mình sát rạt làm nhỏ Tâm phải quay mặt đi giả bộ nhìn chỗ khác. Hải, bạn của anh thì đeo theo tán nhỏ Tâm tới tấp, đúng là... Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo, Lính nào xạo bằng lính Hải quân...

Ngày ...

Mới đó mà anh đã mãn khóa quân sự Quang Trung. Vài tuần nữa thì anh sẽ ra Nha trang, nghe bảo là sẽ đi ra đó bằng tàu Hải quân. Dạo này mình cũng hơi quen với những danh từ về lính tráng của anh nhưng vẫn mù tịt chả biết cái nào là Hải vận hạm, cái nào là Dương vận hạm. Đã vậy mà số tàu thì cứ đánh lung tung, không cứ theo thứ tự 1,2,3 cho người ta dễ nhớ. Hỏi thế thì anh giải thích lòng vòng là mỗi thứ tàu có một loại số riêng …

Mẹ bảo anh gầy nhưng trông có vẻ rắn chắc chứ không babylac như hồi trước. Mình thì thấy càng ngày anh càng giống ông già Hynos...

Ngày ...

Sáng nay... Lên xe tiễn anh đi, chưa bao giờ buồn thế ...

Tức anh muốn chết. Mình thì buồn muốn khóc, còn anh thì có vẻ hí hửng, hay lại tính chuyện ra Nha trang làm quen thêm vài cô ngoài ấy. Đã thế mình sẽ không thèm viết thư xem ai sẽ năn nỉ ai.

Ngày ...

Mới vừa nhận thư anh, thư gì mà ngắn cũn cỡn có mấy dòng. Anh dặn là khoan gửi thư cho anh đã, anh sợ mấy ông đàn anh phạt vì tội có thư đào. Sao mấy cái ông đàn anh này ác vậy...

Anh kể sơ về sinh hoạt của anh trong hơn hai tuần qua, nghe mà thương. Anh nói cái này là truyền thống Nha Trang. Truyền thống gì mà phạt người ta tả tơi?

Anh kể về cái ông đàn anh tên Hiền, có biệt danh là đệ út đao phủ thủ. Tên thì hiền mà người chẳng hiền chút nào. Ông này phạt anh mệt nghỉ. Buồn cười thật, mình tự dưng thấy cái tên đệ út đao phủ thủ nghe cũng hay hay. Anh kể có gặp lại người bạn học cùng lớp ngày xưa bây giờ là đàn anh. Ông đàn anh này không phạt bạn bè nhưng lại xúi mấy ông đàn anh khác phạt bạn mình.

Anh còn kể chuyện ăn cơm chan với nước trà và nước mắm ớt mà cũng thấy ngon, anh bảo bị phạt chạy nhiều nên anh đang đi tango. Nghe cứ là như đang đi... Đêm màu hồng. (2)

Ngày ...

Nhớ anh qúa, mới gửi đại một lá thư cho anh hôm qua, không biết khi nhận thư anh có bị phạt không?

Hôm qua, mẹ hỏi chừng nào anh về phép, mình giải thích là anh đang trong thời kỳ huấn nhục, mình kể là anh ăn cơm chan với nước trà, mẹ bảo sao không làm một ít ruốc bông gửi ra cho anh để anh có đồ ăn ăn thêm.

Ngày ...

Mới nhận thư anh và mấy tấm hình anh bận tiểu lễ trắng. Anh bảo là vừa được gắn alpha tuần qua. Ừ trông cũng oai lắm đấy chứ.

Anh cho hay mới được đi bờ lần đầu, sao lại gọi là đi bờ nhỉ, cứ làm như đang nằm dưới nước nay được lên bờ, đúng là danh từ Hải quân.

Anh kể mấy cô gái Nha trang vì ở ngay biển nên cô nào cô ấy đen thui, trông chả hấp dẫn. Chà điệu này anh đang tính mưu kế gì đây mà lại đánh đòn hỏa mù.

Ngày ...

Anh vừa gửi về mấy tấm hình ngày làm lễ gắn alpha omega. Thế là khóa của ông đệ út đao phủ thủ sắp ra trường. Anh nao nức chờ ngày khóa đàn em nhập quân trường. Đừng phạt họ nhiều, tội nghiệp họ anh nhé.

Còn mấy hôm nữa toàn khóa anh sẽ về Saigon tham dự diễn hành ngày quân lực 19 tháng 6. Vui ơi là vui...

Ngày ...

Hôm qua, mình đưa mẹ và Tín đi xem diễn hành ngày Quân lực. Trời nóng qúa, người đâu mà đông thật là đông, mình đứng tận đầu đường Thống Nhất nên đỡ phải chen, đoạn này lề đường có nhiều cây to nên đỡ nắng cho mẹ. Đoàn sinh viên sĩ quan Hải quân bận đại lể trắng diễn hành coi đẹp ghê. Mình thấy anh trong hàng quân. Tín nó gọi tên anh thật to nhưng nhạc quân hành lớn quá át tiếng thằng bé. Nó đòi chạy theo toán diễn hành mà mình không cho.

Ngày ...

Còn ba tuần nữa là đám cưới. Mình thì tất bật như điên mà mẹ cứ đi ra lại nhắc cái này, đi vào lại nhắc cái kia. Anh thì bặt tăm, mãi sát ngày cưới mới chịu về. Đàn ông sướng thật chả phải lo gì cả, mà nhất lại là lính, cứ đổ thừa cho quân vụ.

Mấy đứa bạn ngày nào cũng tới nhà phụ giúp trang hoàng, sửa soạn. Đám cưới mình cũng đơn gỉan thôi – nhà anh cũng nghèo và nhà mình cũng nghèo. Anh cũng mới ra trường đâu có tiền bạc gì nhiều.

Ngày ...

Anh vừa về lại Vĩnh long hôm qua. Anh muốn mình xuống dưới ấy thuê nhà ở gần đơn vị nhưng mình không muốn xa mẹ. Thôi kệ cứ mỗi tháng mình xuống thăm anh một lần cũng được, Saigòn Vĩnh long đâu có xa gì.

Bây giờ mình đã là bà Tuấn rồi. Nhớ hồi nào mới quen nhau.

Ngày ...

Mấy hôm nay cứ thấy mâm cơm là buồn nôn. Hôm qua đi khám, bác sĩ cho hay là mình đang mang thai. Định thứ sáu cuối tuần này đi Vĩnh long báo cho anh tin mừng. Chắc anh vui lắm.

Ngày ...

Bụng đã bắt đầu hơn lớn, cả tuần nay chả ăn gì được, tối ngày cứ nôn ra mật xanh mật vàng. Chao ôi, sao con hành mẹ thế này.

Đêm hôm qua hai đứa nhất định đặt tên con, nếu con trai là Vũ, Trần Nguyên Vũ, nếu con gái là Tú Uyên. Trần Tú Uyên.

Ngày ...

Uyên yêu dấu của mẹ. Cảm ơn con, con đến với mẹ bằng tất cả nhớ thương mẹ dành cho bố. Con là giọt máu của bố đang lớn lên trong thân thể mẹ để mẹ thấy rằng lúc nào bên mẹ cũng có bố, có con không rời.

Con sẽ xinh như mẹ và thông minh như bố, Uyên nhé, đứa con gái đầu lòng yêu dấu của ta.

Ngày ...

Tất cả những biến động dồn dập trong mấy ngày qua làm mình như nghẹn thở, may mà có Tuấn bên cạnh. Như một phép lạ, Tuấn đã từ Vĩnh long chạy về Saigon bình yên với hai mẹ con trong những ngày dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4.

Tuấn trình diện để đi học tập hôm qua. Mười ngày sau anh sẽ về. Tuấn chỉ mang theo có hai bộ đồ và một ít tiền đóng cho 10 ngày ăn. Mình cố nhét thêm lọ ruốc bông mà Tuấn không cho. Anh cười bảo rằng nghe nói nhà hàng Đồng Khánh thầu nấu ăn trong 10 ngày ấy, ai lại mang ruốc bông ra ăn chung với cao lương mỹ vị bao giờ.

Mình cũng mừng. Tạ ơn trời đất, Việt nam rồi cũng có lúc thanh bình. Từ nay mình sẽ không còn ngay ngáy lo lắng cho Tuấn nữa. Uyên ơi, lớn lên con sẽ thôi không còn nghe tiếng đạn bom như thời bố mẹ. Con sẽ cắp sách đến trường trong hạnh phúc của một đất nước thịnh.

vượng hoà bình. Ngày ...

Đã hơn năm tuần mà vẫn chưa thấy anh về, hôm nọ thông cáo trên radio là chỉ đi học tập có 10 ngày thôi mà.

Ngoài phố đã bắt đầu nghe tiếng xôn xao, một số gia đình chạy lên phường, lên quận hỏi thăm nhưng chả có ai trả lời. Tuấn chỉ mang đi có hai bộ đồ làm sao đủ đễ thay đồi cả tháng nay.

Ngày ...

Đúng ba tháng trôi qua từ ngày Tuấn đi trình diện. Không một tin tức. Sài gòn bắt đầu ồn ào về những xầm xì. Lạ là không một ai chịu cho biết cả trăm ngàn sĩ quan đang học tập ở đâu.

Hôm qua, mình chứng kiến tận mắt một cuộc hành hình ngay trên đường phố. Tên giật đồ bị điệu đến qùy trước mặt người công an. Anh công an móc súng kê vào màng tang của tên cướp và lẩy cò. Một số bà cụ đứng gần đó vội vàng nhắm mắt làm dấu thánh giá. Mình ngạc nhiên đến sững sờ, sao lại thế này, luật pháp nào mà cho một người công an có quyền tiền trảm hậu tấu như kiểu tướng cảnh sát Nguyễn ngọc Loan dạo tết Mậu Thân. Mà hồi đó là đang lúc đánh nhau, còn bây giờ đã hoà bình rồi cơ mà.

Ngày ...

Sắp đến Noel rồi, mình cũng như hàng trăm ngàn thân nhân của các sĩ quan khác đành chịu thua, không một lời giải thích từ phía chính quyền, lạ thật, không một tin tức nào gửi về từ những người đi học tập, tựa hồ số người này đã bốc hơi biến mất.

Cuộc sống đã bắt đầu khó khăn, cũng may là sạp hàng của mẹ ở chợ ngã ba ông Tạ vẫn còn đủ nuôi sống cả nhà.

Ngày ...

Hào quang của những ngày đầu giải phóng đã bị lột trần trơ trụi. Dối gạt đã lòi ra. Sài Gòn bắt đầu ăn độn cơm với khoai sắn.

Vẫn chưa biết chính xác anh đang ở đâu. Một số dân ở miệt Long Thành, Suối máu cho hay là họ gặp các người tù sĩ quan mình trên ấỵ

Hôm qua, đám công an kinh tế làm khó dễ mẹ và các bạn hàng ở chợ. Họ bảo rằng vài tháng tới tất cả dân chúng không có nghề nghiệp sẽ được đưa về những vùng kinh tế mới. Mẹ hỏi thế nghề buôn bán của tôi thì sao thì họ nạt rằng buôn bán không phải là nghề nghiệp lao động. Em lo qúa, Tuấn ơi.

Ngày ...

Tuấn đi tròn đúng một năm, một năm với hai bộ đồ mang theo và ba ngàn đồng trong túi. Không một tin tức, không một lá thư.

Saigon bây giờ không còn xầm xì nữa, đã có những tiếng chửi bóng gió. Một số bài hát đã được đổi lời.

Ngày ...

Lại thêm một Noel đau thương. Tuấn vẫn chưa về...

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em

Cả hơn một tháng nay em không phút nào nằm xuống mà không thấy Tuấn. Em gọi tên Tuấn trong những giấc ngủ chập chờn. Em ôm chiếc áo kaki xanh của Tuấn vào lòng mà tim quặn đau. Sao Tuấn bỏ em và con vội thế hở anh?

Em không biết sức mạnh nào đã nâng em dậy sau những giờ phút nghiệt ngã ấy. Hôm mẹ và em lên trại Long Giao nhận lại những di vật của Tuấn, họ mắng là Tuấn đã phản động tổ chức trốn trại làm ảnh hưởng đến tinh thần các trại viên khác. Đã thế khi bị bắt còn lớn tiếng chửi rủa cách mạng nên toà án nhân dân đã tuyên án tử hình Tuấn và hai người bạn.

Họ đã chôn xác Tuấn vội vàng bên đám cỏ tranh. Nhìn mộ Tuấn, em xỉu đi không biết bao lâu đến khi tỉnh lại thấy mẹ đang ngồi bên cạnh. Còn em thì đang nằm chơ vơ trên một chiếc chõng tre.

Nhìn chiếc lon gô và cái muỗng nhôm của Tuấn để lại, ôm vào lòng manh áo rách bạc màu của Tuấn, em như không còn hồn vía nữa. Đầu óc lãng đãng mê muội không biết mình đang ở nơi nào, thiên đàng hay địa ngục Chung quanh tiếng người nói lao xao mà em nghe như tiếng của loài ngạ quỷ. Em mở mắt nhìn mà chẳng thấy ai ngoài Tuấn của em, Tuấn yêu dấu của em.

Mẹ ôm em vào lòng và bảo em hãy khóc đi, nhưng lạ sao mắt em ráo hoảnh. Em không còn cảm gíac. Em không còn là người nữa, đau đớn đã làm em hóa đá. Bây giờ thì em tin là chuyện hòn vọng phu có thật. Tận cùng của nỗi đau là những câm nín. Tận cùng của oan khiên, của tuyệt vọng là sự im lặng kinh hoàng. Em đã nếm biết cái tận cùng của tận cùng đó, Tuấn ơi.

“Khóc cho vơi đi những tội tình …” Tuấn nhớ không, bài hát của Vũ Thành An ngày nào. Ôi hạnh phúc thay cho những người còn được khóc...

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em.

Hôm nay là ngày tròn năm năm mình lấy nhau, và gần đúng hai năm kể từ ngày anh cúi xuống hôn con để lên đường đi trình diện học tập cải tạo. Đâu có ai biết chuyến đi tưởng chỉ 10 ngày nhưng lại biến thành thiên thu Tuấn nhỉ.

Tuấn yêu dấu , Tú Uyên con mình lên hai tuổi rồi đó, tuần qua nó mới bập bẹ ba ba ba. Nghe con kêu ba mà em đứt ruột. Trách ai đây hở Tuấn, định mệnh cay nghiệt hay những con người không tim đã giết Tuấn của em.

Ngày ...

Sinh hoạt Saigon càng ngày càng khó khăn. Bo bo đã bắt đầu thay cho khoai sắn. Sạp hàng của mẹ ngoài chợ đã gần cạn vốn. Tín đã bị gọi đi thanh niên xung phong, nghe nói đi đào kênh đào mương gì đó.

Nhà bây giờ chỉ còn mẹ, em và con. Tú Uyên bây giờ là lẽ sống của em, và là nguồn vui của mẹ. Mẹ dạo này yếu lắm, tội nghiệp cụ cũng đã gần bảy chục, suốt cuộc đời cặm cụi cho con, những ngày cuối đời tưởng sẽ hưởng chút thảnh thơi…

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em.

Đã hơn cả năm em không còn thì giờ đụng đến nhật ký. Cơm gạo, bạc tiền, sữa, thuốc cho con đã quay em như con vụ. Sáng sớm em ra chợ, mãi đến trưa mẹ ra thay cho em để em về lo cơm nước cho con. Cũng may là nhà mình gần nên chạy đi chạy lại cũng tiện.

Tín đã đi nghĩa vụ quân sự và bị đưa sang Cam pu Chia. Mẹ khóc hết nước mắt vì sợ nó ra trận có mệnh hệ nào. Đến bao giờ thì nước mình thật sự hết binh đao anh nhỉ?

Uyên con mình mỗi ngày mỗi lớn và càng giống anh kinh khủng, nhất là miệng cười. Tuấn phù hộ cho mẹ con em nhé.

Ngày ...

Tú Uyên bị sốt cả tuần nay, mới bệnh có mấy hôm mà trông con tiều tụy qúa.

Đồ đạc trong nhà đã bán hết đến món cuối cùng. Chiếc nhẫn cưới Tuấn mang vào ngón tay em ngày nào, em cũng đã phải cắn răng bán đi để chữa trị cho con.

Hôm qua đưa con vào bệnh viện Nhi đồng, đợi cả nửa ngày và sau khi khám qua loa, bác sĩ cho một toa thuốc, uống đã hai ngày nay mà sao chưa thấy bớt.

Cả tuần qua, không có đêm nào chợp mắt quá hơn hai tiếng. Ôm con vào lòng mà em sợ quá, Tuấn ơi, nếu con mình có mệnh hệ nào làm sao em sống nổi.

Ngày ...

Sáng nay vừa lên bệnh viện bán máu thêm lần nữa để mua thuốc cho con. Lần đầu không thấy mệt lắm nhưng lần này mình phải nằm lại mấy tiếng mới đứng lên nổi để loạng chọang đi về.

Vẫn dấu không cho mẹ hay là mình đang đi bán máu, không còn đường xoay sở nữa. Thuốc tây cho Tú Uyên đắt qúa, mà nhà mình không còn gì để bán. Vay mượn thì cũng chẳng còn ai có để cho vay...


Tú Uyên yêu dấu ơi, ba con đã bỏ mẹ con mình mà đi. Bây giờ con là lẽ sống của mẹ, con là linh hồn của mẹ. Sá gì đôi ba lít máu, cả thân thể này, cả cuộc đời này nếu phải đánh đổi cho con thì mẹ vẫn vui lòng.

Ngày ...

Bệnh của Tú Uyên vẫn không thuyên gỉam. Hôm qua, lại bồng con lên Nhi đồng, và lại bị đuổi về vì không tiền đóng viện phí...

Lại bán máu thêm lần nửa... không nhớ lần này là lần thứ mấy.

Uyên ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi, con nhé. Mẹ làm sao sống nổi nếu con bỏ mẹ con đi.




......

Cuốn nhật ký bỏ ngang ở đây.

... mà nếu nó không chấm dứt ở đó, thì tôi cũng không còn đọc nổi nữa vì hai mắt tôi đã nhạt nhoà…

Lang Le


Mẹ đã già và con còn thơ dại. (Nguồn: viewimages.com)

Bài thơ Bà Mẹ Điên


Trần Trung Đạo


Có lần tôi đi ngang
Qua vỉa hè Ðồng Khởi
Một bà ôm chiếc gối
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc
Từ khi con trai mất
Bà trở thành người điên

Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con

Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay

Ðứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha>

Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay

Ðứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói
Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắt
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Ðêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Ðứng trên đường Ðồng Khởi
Và hát như người điên.










__._,_.___
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #112 - 02. Oct 2013 , 23:18
 


Con tôi đi nhận xác “Chồng”!

...


“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T., cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội hy sinh tại chiến trường Afghanistan vào Thứ Bảy tuần qua. Tôi không còn biết phải làm gì khác hơn là nói những lời trấn an và lập tức cầu nguyện với Thiên Chúa để xin Ngài xót thương mà cho “cô bé” có đầy đủ nghị lực để đối diện và vượt qua nỗi đớn đau mà chỉ người trong cuộc mới có thể cảm nhận được.

Trước tin buồn này cô quyết định không báo tin cho Mẹ trước bởi cô biết mẹ cô sẽ không thể chịu nỗi cú sốc nặng nề này. Sáng hôm sau trước khi lên đường nhận xác người thương, con tôi gửi cho tôi thêm một “text message” bằng tiếng Việt: “Ba ơi, tim con đau quá ba ơi”. Đọc qua dòng chữ tha thiết và bi ai của con mình, tôi đã trào nước mắt. Ngồi trên máy bay để kịp thời đến nơi gặp con mình đi “nhận xác chồng sắp cưới”, tôi đã nhiều lần rơi lệ khi hình dung lại những trao đổi trước đây và nhất là bức điện thư sau cùng gần nhất mà cậu gửi cho vợ chồng tôi.

...


Hồi còn ở Việt Nam , trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh trong vinh dự, anh hùng. Dù họ đã gục ngã nhưng vẫn được đồng đội gìn giữ thân xác để chờ tải về hậu phương. Những hình ảnh đó thật buồn nhưng chưa lần nào tôi thật sự “là người trong cuộc” giống như bây giờ phải trực tiếp đối diện với thực trạng đau thương.

Vào đầu tháng 6 năm 2013 vợ chồng chúng tôi có gửi ra chiến trường cho cậu con rể tương lai một thùng quà và sau đó chúng tôi nhận được bức thư cảm ơn. Trong đó có đoạn khiến Bà Nhà Tôi hết sức thương và cảm tình với cậu con rể tương lai: (Tôi xin trích dịch chính xác, nhưng theo lối tiếng Việt để người đọc cảm được ý tình của cậu)

...


“Con xin cảm ơn hai Bác thật nhiều về món quà từ hậu phương gửi ra chiến trường. Mọi thứ điều tốt và ngon. Con đã chia bịch mứt dừa thứ nhì cho mấy bạn đồng đội và các bạn ấy đã ăn hết trong một ngày. Trong những chuyến công tác, con bỏ vào túi ny-lon những bịch đậu và khô bò cùng những trái cây khô. Loại trái cây khô này là một trong những loại thực phẩm tốt nhất con để dành trên đường công tác, bởi nó cung cấp đủ năng lực cho mình. Con đã mang thứ ấy trong các túi áo của con. Đây cũng là những món quà mà con cũng dành cho những đứa trẻ mà con gặp trên đường công tác. Khi làm điều đó con hy vọng là sẽ mang lại cho tụi nhỏ chút hạnh phúc trong khoảnh khắc của cuộc đời..”

Vào cuối tháng 8 năm 2013 vừa qua hay tin cậu bị thương ngoài mặt trận nên tôi có gửi vài lời thăm hỏi và chúc cậu chóng bình phục. Tôi cũng cho cậu biết là gia đình chúng tôi luôn cầu nguyện cho cậu được bình an, hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở lại quê nhà. Cậu đã phúc đáp thư của chúng tôi như sau:

...


“Con xin cảm ơn những lời cầu nguyện của hai Bác. Con không biết là em A.T. có nói thêm cho hai Bác biết là con đã bình phục thật nhanh chóng. Con đang sẵn sàng lên đường cho chuyến công tác kế tiếp chỉ trong vòng một tuần lễ. Có thể đây là chuyến công tác sau cùng. Sau đó con và một số đồng đội sẽ thu xếp hành trang để bắt đầu bay trở lại Hoa Kỳ. Trước đây em A.T. có nói cho con biết về đất nước Việt Nam và những chướng ngại mà hai Bác phải vượt qua khi rời bỏ miền Nam Việt Nam để tỵ nạn chính trị. Con mong chờ khi gặp hai Bác để được nghe trực tiếp về câu truyện ấy. Con đã có ý định trong lòng là sẽ đến Oregon thăm gia đình hai Bác sau khi trở lại Hoa Kỳ. Con rất nôn nóng và mong đợi cuộc gặp gỡ này được diễn ra sớm hơn…”. Tiếc thay, điều ao ước nhỏ nhoi của cậu đã không thành sự thật.


Ngày 16-9-13 cậu gửi thư phúc đáp. Sau khi nhận được thư Bà Nhà Tôi nhắc tôi gửi cho cậu và các bạn cậu thêm một thùng quà để chung vui trước khi rời đơn vị để trở lại Hoa Kỳ. Thùng quà gửi đi ngày 19-9-13, thì hai ngày sau, 21 tháng 9 chúng tôi nhận được hung tin.

...
Liam J. Nevins (1981-2013)


Thời chiến tranh Việt Nam , gia đình, dòng họ chúng tôi hầu hết là quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi  cũng có những người thân gục ngã bởi tên đạn vô tình, hoặc bị VC trả thù đến chết và mất cả xác trong cái gọi là “trại cải tạo” sau ngày “không còn tiếng súng”… cho nên khi biết con mình yêu người lính, đang chiến đấu cho tự do, chúng tôi rất vui, hảnh diện mà cũng rất lo.

Con gái chúng tôi- A.T. gặp Liam và hai đứa đã yêu nhau sau khi A.T. tốt nghiệp đại học và đó cũng là thời điểm A.T. chờ đợi với hy vọng được nhận vào trường y khoa. Cô bé kể cho Bà Nhà Tôi nghe rằng: “Lúc đầu con tình cờ gặp anh ấy trong rạp để xem phim về trợt tuyết. (Sở thích của A.T. là trợt tuyết và cũng là huấn luyện viên ở bãi trợt tuyết.) Liam chỉ khiêm nhường cho con biết là anh đang sống nghề cắt cỏ để sinh sống và đang dành dụm tiền trở lại đại học.” A.T. đã yêu Liam từ bản tánh lịch thiệp, nói năng vừa đủ và khiêm nhường đó.

Sau khi yêu nhau A.T. mới biết thêm là Liam đã theo đuổi và hoàn tất năm thứ ba cho chương trình cử nhân về ngành thương mại. Liam đã có hơn mười năm trong quân đội và đang còn một năm “contract” với quân đội Hoa Kỳ. Liam mong sau khi trở lại nhà sẽ tiếp tục học cho xong cử nhân, cưới vợ và cùng vợ ở trong căn nhà mà anh tạo trước đây, mở một cửa hàng mua bán để sinh sống, chứ anh không phải là người đang sống nghề cắt cỏ. A.T. cũng cho chúng tôi biết thêm là Liam rất có hiếu với Mẹ, thương hai chị và thương người, nhất là tìm đủ cách để bảo vệ và săn sóc người yêu dù chàng không thường xuyên có mặt tại Hoa Kỳ. Liam không là người có nhiều tiền lắm bạc, nhưng thường giúp đỡ bằng hữu, chia sẻ vật chất cho người nghèo hoặc những ai gặp cảnh khó khăn. Con gái chúng tôi rất hài lòng về chồng sắp cưới của mình.

...


A.T yêu Liam và chờ đợi ngày Liam hoàn tất nhiệm vụ thì làm đám cưới. A.T. cũng chờ đợi từng giờ cho ngày Liam trở lại để gặp chúng tôi hầu bàn về lễ cưới. Vợ chồng chúng tôi cũng đã bàn thảo việc tổ chức ngày cưới ra sao. A.T. xin chúng tôi được tổ chức đám cưới ngay thành phố hai đứa gặp nhau và nơi Tiểu Bang mà Ba Mẹ A.T. đang cư ngụ và mong có được một đám cưới của con mình. Anh Thư xin Mẹ cho mình được hân hạnh mặc chiếc áo cưới của Mẹ 30 năm về trước. Đó cũng là chiếc áo mà Cô ruột và em chồng của Dì ruột A.T. từng mặc qua. Ngày nay A.T. có thể gọi chiếc áo đó cho mình là “áo em, anh chưa thấy một lần”.

Chúng tôi dự trù sẽ hỗ trợ con mình và con rể tương lai về mặt tinh thần và chỗ ở để hai đứa an tâm học hành, đạt thành ý nguyện về đường học vấn… dù cả hai chỉ muốn tự mình lo liệu lấy. Trong thời gian gần đây, A.T. cho biết là Liam nói rằng sau ngày cưới, Liam muốn duy chuyển chúng tôi về ở gần cô cậu để A.T. được gần cha mẹ. Bây giờ đọc tin tức, A.T. và vợ chồng chúng tôi, kể cả mẹ ruột của Liam mới biết thêm phần nào về nhiệm vụ của Liam. Đó là những công tác Liam đã hoàn thành và những công tác khác mà chỉ có Liam và cấp chỉ huy, hoặc đồng đội mới biết, nó là những thứ “sống để bụng, chết mang theo”.


...


Những bản tin viết rất ít về những người lính này. Sứ mạng của họ phải là việc mà báo chí không thể biết được. Chỉ một điều đáng lưu ý là báo New York Times cho biết đây là lần thứ 7, mặc dù chưa được xác nhận, là vụ phản ứng của người lính Afghan ngay bên trong trại, bắn vào những người lính đồng minh. Liam đã ba lần tình nguyện trở lại Afgha và Iraq được ân thưởng nhiều huân chương, trong đó có huân chương “Purple Heart with Bronze Oak Leaf Cluster”. Huân chương này thuộc loại cao quý, mà ông tướng Douglas MacArthur trong đệ I thế chiến cũng được thưởng.

Thống Đốc Tiểu Bang Colorado đã nói về Liam J Nevins: “Cuộc đời của anh ấy đã chấm dứt ngắn ngủi với hai bạn đồng đội của mình trong công tác bảo vệ đất nước. Anh ấy thật là một người Mỹ anh hùng” (Gov. John Hickenlooper said in a written statement: “His life was cut short, along with two of his fellow soldiers, during his fourth deployment in the defense of our nation. He was a true American hero.”)

...

Quan tài của Liam J Nevins được quân đội mang về Hoa Kỳ

Chính Đại Tướng Douglas MacArthur từng nói: “những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi mà thôi…” (soldiers never die; they just fade away). Quả thật, những người lính anh hùng không bao giờ chết, và nếu có chết, họ chỉ chết một lần. Tương tự như thế, cũng có người đã nói: “Những vị anh hùng chỉ chết một lần, còn những kẻ hèn nhát phải chết đi chết lại nhiều lần…”

Ngày nay đối diện trước sự hy sinh của cậu con rể tương lai mình, tôi bỗng nhớ đến bức ảnh độc đáo “Tiếc Thương” của nhiếp ảnh gia quốc tế Nguyễn Ngọc Hạnh và bài Thơ bất hủ “Ngày mai đi nhận xác chồng” của tác giả Lê Thị Ý, từng được phổ nhạc trước 30-4-75. Nhà Thơ Lê Thị Ý từng trả lời phỏng vấn của báo chí rằng lúc đó bà sống tại Pleiku khoảng năm 1970. Vì nhà của bà ở gần nhà xác quân đội nên bà chứng kiến biết bao cảnh các bà đi nhận xác chồng. Tác giả Lê Thị Ý thấy đàn bà, con nít đến lật những tấm poncho quấn xác người lính tử trận để nhìn mặt người thân. Nhìn cảnh đó khiến bà đau đớn không chịu nổi. Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng. Bài Thơ gồm hai mươi câu nhưng tôi chỉ xin ghi lại bốn câu tiêu biểu để nói lên nỗi đớn đau của người góa phụ:

...


...

Tiếc Thương của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh

Tôi quyết định viết bài này để hy vọng có thể chia sẻ hay ghi lại nỗi đớn đau mà con mình đang gánh chịu và cũng để người thân, bằng hữu, bạn đọc biết thêm về cuộc tình thật đẹp nhưng rất ngắn ngủi và bi thương này.

Tôi nói với Mẹ của Liam rằng: “Bà an tâm và tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhắc nhở khích lệ A.T. xem bà như Mẹ Chồng và tiếp tục thay Liam săn sóc bà như Mẹ nó. Chúng tôi cũng sẽ xem Liam như con rể của mình dù đám cưới chưa được thành hình. Chúng tôi hảnh diện có người con rể tương lai đã hy sinh vì lý tưởng chiến đấu bảo vệ nền tự do cho Hoa Kỳ và thế giới. Tôi nhìn con vừa thở dài vừa cảm ơn Chúa, vì thời nào và ở đâu cũng có những người gục ngả hay đổ máu cho người khác được hưởng thanh bình, tự do. Vì thế, người tử tế và liêm sỉ phải nhận ra điều đó để nhớ ơn những người đã chết, dành cho chúng ta sự sống. Tôi chỉ biết cầu nguyện xin Chúa cho hai người đàn bà đang đau khổ nhất là A.T. và Mẹ Liam có đủ nghị lực để vượt qua nỗi đớn đau này.

...


Kết luận: Thời nào và ở đâu thì chiến tranh cũng chỉ là chia ly và tan tóc. Chiến tranh “giết người” nhưng chiến tranh cũng “cần có” để cứu người. Người ta chỉ có thể nói hòa bình với những ai còn lương tâm và tử tế, chứ không thể hòa đàm với bọn ác gian, bất lương. Xây dựng thì cần nhiều người hai bên, tàn phá chỉ cần một đứa. Hơn 40 năm trước, tôi từng chứng kiến cảnh bà chị dâu của tôi chỉ muốn nhào lăn xuống mộ để được chết theo chồng đã mất mạng thời chinh chiến. Ngày nay tôi chứng kiến con tôi đau khổ, vật vả khi hay tin người thương gục ngả trước họng súng kẻ thù của Mỹ.

Tôi nhìn con rũ rượi, tiếc thương “chồng” với chiếc thẻ bài trên cổ, đó là kỷ vật sau cùng, ý nghĩa mà Liam để lại cho cô. Bà Nhà Tôi vì quá thương con và con rể tương lai nên chỉ còn biết khóc. Tôi túc trực bên con để giúp con vượt qua sự khó khăn và nỗi đớn đau này bằng lời an ủi, cố vấn, cầu nguyện của mình, của gia đình và bằng hữu. Chúng tôi đau khổ, thương tiếc người thân vĩnh viễn ra đi giống như bao người, nhưng chúng tôi được quyền năng của Chúa xoa dịu đau thương, Ngài thật sự đã lau ráo nước mắt, an ủi và cho chúng tôi có sự bình an. Chúng tôi tạ ơn Chúa và cảm ơn Người.

...


Những lúc đau thương, chúng tôi nhớ đến lời Kinh Thánh: “Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.” (Be joyful in hope, patient in affliction, faithful in prayer” – Romans 12:12)

HQB
Philadelphia, PA ngày 26-9-2013
                
Đi Nhận Xác Chồng (thơ Lê Thị Ý ) -- Ý Lan
Video clip: http://www.frequency.com/video/i-nhn-xc-chng-th-l-th-lan/86900993
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 
Send Topic In ra