Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 8
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18451 times)
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #15 - 22. Jun 2010 , 23:09
 
ChíchChoè wrote on 22. Jun 2010 , 18:59:
Cảm ơn TB với câu chuyện : Những con cào cào xanh " thật cảm động . Đọc từ đầu tới đuôi mà lòng cứ lâm râm khấn nguyện cho ông lão tìm lại được con gái ruột đã biệt tăm tích rất lâu . Và kết thúc có hậu của câu chuyện cũng làm trái tim Choè trở nên nhẹ nhàng thư thái trở lại ....Câu chuyện hay và hấp dẫn thật đó TB . Nâu coi truyện này chắc khóc dữ lắm đây , vì Ba Nâu cũng đi ra ngoài Bắc từ sau 75 đến mười mấy năm sau mới về lại và qua Mỹ đoàn tụ với gia đình . Cũng may là mẹ Nâu và các anh chị em Nâu vẫn chung thủy chờ Ba Nâu về để hạnh phúc ....Nâu ơi , vô đây mà đọc chuyện này hay lắm nè

Thank you Choè.....
Em cũng cám ơn chị Thubeo post bài này hay quá, mà hổng biết có phải dựa vào chuyện thật không hả chị? Chị ơi, không nghe chị báo cáo đông đất nữa là em mừng... Bà chị em ngày xưa bị động đất 1 lần, sợ quá, lật đật dọn nhà chạy qua tiểu bang khác......
Chúc chị và gd nhiều an bình..
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #16 - 25. Jun 2010 , 23:18
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 22. Jun 2010 , 23:09:
Thank you Choè.....
Em cũng cám ơn chị Thubeo post bài này hay quá, mà hổng biết có phải dựa vào chuyện thật không hả chị? Chị ơi, không nghe chị báo cáo đông đất nữa là em mừng... Bà chị em ngày xưa bị động đất 1 lần, sợ quá, lật đật dọn nhà chạy qua tiểu bang khác......


Chúc chị và gd nhiều an bình..


TB chào CH và HMN. TB nghĩ chuyện này có thật. TB đã đọc từ HNPD thấy cảm động quá ,trong thời gian người lính VNCH đi tù thì còn nhiều tình cảnh bi đát hơn nữa , nhưng muốn quên thì phải nói ra phải không CH và HMN.TB chúc CH và HMN dzui nhiều miếng Bự nhen. Smiley Smiley Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #17 - 25. Jun 2010 , 23:27
 


: "Chú Tư Cầu" Lê Xuyên:
những ngày cuối đời       



Gần 10 giờ đêm 2-3-2004, chị Lê Xuyên điện thoại cho tôi thông báo tin anh vừa mất lúc 9 giờ 20, tức là cách đó nửa giờ. Lời chị kèm theo rất chân tình:
– Tôi gọi cho anh trước khi gọi cho nhà đòn.
Tôi hiểu ý chị và phải nói hiểu từ lâu mới đúng.

Gia đình anh chị trong hoàn cảnh sinh sống rất khó khăn chật vật, vì thế nên tôi đã dặn trước: nếu có chuyện gì cần chị cứ gọi cho tôi. Tôi không tin vào tôi mà tin vào tình yêu thương của bạn bè từ khắp nơi luôn sẵn sàng giúp đỡ Lê Xuyên nên hứa ngay: Chị cứ lo mọi việc cho tang lễ của anh, còn chuyện khác để anh em chúng tôi lo. Chị vui vẻ:

– Nếu thế tôi an tâm rồi.

Buông điện thoại, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên trước cái tin buồn này. Từ hai năm nay, Lê Xuyên nằm một chỗ, có thể nói thẳng nằm đó chờ ngày “về với ông bà”. Một năm trước đây thôi, anh phải vào bệnh viện, chị cũng gọi cho tôi rồi đến nhà mang theo cả giấy “nhập viện” và số tiền phải trả. Tôi cũng lại làm cái nhiệm vụ thông báo cho một số anh em ở nước ngoài để kiếm tiền trả bệnh viện. Không phải chỉ có riêng chúng tôi mà còn những người quen khác của anh, những người bạn đồng hương, những người học cùng trường cùng lớp, có cả những người không hề quen biết cũng xúm nhau vào chung lo. Hầu như ai cũng hiểu rằng ngày “ra đi” của anh không xa. Nhưng may mắn, anh vẫn còn qua được vài mùa xuân. Những lần sau này tôi đến thăm anh, anh nằm đó nhưng tỉnh táo, không nói chuyện được song hỏi nhiều điều, anh vẫn nhớ, vẫn hiểu. Khi anh gật đầu, thỉnh thoảng có được một nụ cười, đôi mắt ánh lên một niềm vui. Nhất là khi tôi cố gợi lại một vài câu chuyện vớ vẩn từ hồi xa xưa chúng tôi gặp nhau ở ngoài đường hoặc ở toà soạn một vài tờ báo.

Tính cách Lê Xuyên

Để cho anh được sống lại với những kỷ niệm cũ, tôi kể lại một buổi sáng sớm vào khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh chắn với vợ chồng ông chủ báo Kịch Ảnh đường Cống Quỳnh, tôi lái xe về nhà. Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố. Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe của ai. Tôi bóp còi, lúc đó anh mới ngước lên nhìn và toét miệng cười. Ít khi ông Lê Xuyên cười lắm. Tôi đẩy cửa xe, thò đầu ra hỏi:
– Ăn sáng chưa?
– Chưa… gì hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
– Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.
Leo lên xe, anh hỏi thẳng:
– Đêm qua được hay thua?
– Được.
– Nhà không còn một xu, tui để tiền trong túi cũng hết luôn.
Tôi cười và hiểu cái sự “hết tiền trong túi” của anh dù mới lãnh lương. Móc trong cóp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc đêm hôm qua và dặn dò rất kỹ:
– Mang về toà soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
– Ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với. Lâu rồi không được ăn đồ Tây.
Tôi cười:
– Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
– Đâu cũng được.

Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có hai bàn khách. Tôi gọi mì jambon là món “đặc sản” ở đây còn Lê Xuyên gọi omelette jambon ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm. Ăn xong tôi bảo ông có tiền rồi, lấy xe taxi về toà soạn, tôi phải về nhà thay quần áo rồi còn vào phải vào sở chào cờ vì hôm nay là sáng thứ hai. Lê Xuyên cười hì hì:

– Cả đời tao chưa biết chào cờ là cái gì. Tao chỉ chào ông chủ báo khi lần đầu tiên đến làm. Ngô Quân cũng thế mà Hồ Anh cũng thế.

Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời Thế, đôi khi vào buổi trưa, tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa, hôm có tiền thì chui vào Chợ Lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt. Có lần tôi rủ:

– Chúng tớ có cái phòng thuê ở trên lầu ba để thỉnh thoảng chơi phé, lấy tiền sâu gửi lại tay quản lý nên bất cứ lúc nào cần phòng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?

Bản tính anh hiền lành nên hỏi lại:

– Nằm làm gì, tôi phải về làm việc chứ.

– Ông ngây thơ thật hay ngây thợ cụ, ông cứ lên với tôi là biết ngay “nằm làm gì”. Ông muốn Tàu cũng có mà ta cũng có.

Dĩ nhiên đến nước này thì ông bạn tôi phải hiểu, nhưng ông lắc đấu quầy quậy như thằng con nít bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại toà soạn và xác nhận với anh em rằng “Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ”. Một ông bạn tôi cãi: “Nó nhát chứ đứng đắn cái gì”. Thôi thì nhát cũng được, đứng đắn cũng được nhưng nó không giống tụi mình. Và một điều ai cũng nhận thấy là chưa bao giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ cái phòng trà tiệm nhảy nào, ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh. Tôi cứ lẩm cẩm ngồi nhắc lại từng chuyện khiến anh thú lắm, đó là lúc anh được sống thêm.

Một bí mật bây giờ mới tiết lộ

Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời Thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông “tướng vùng”. Ông tướng nhờ một đại tá và một trung tá liên hệ với tôi để nhờ tôi can thiệp. Tôi chẳng biết trắng đen ra sao, nhưng đã có lời nhờ và giải thích thì tôi làm. Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những gì tôi được nghe và đề nghị “thông cảm” với phóng viên cho ngưng loạt bài đó kẻo làm mất uy tín của một người chỉ huy vùng chiến thuật. Lê Xuyên nói ngay:

– Ông nói thì tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.

Sau đó tôi điện thoại cho ông chủ báo Hồ Anh, lúc đó tôi mới biết rằng đã có một hai ông nghị sĩ dân biểu can thiệp, nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này. Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu thì không có gì trở ngại.

Chỉ có thế thôi. Rất bất ngờ, hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất: “Vì có người bạn chúng tôi can thiệp nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này”. Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động và ngay lúc đó tôi trở nên áy náy vì biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đã bỏ ra bị tôi “kỳ đà cản mũi”. Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:
– Thông cảm với phóng viên rồi, nó bảo ngưng cũng được, viết thế đủ rồi.
Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói:
– Tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông thì khác gì đi ăn hối lộ. Thôi hôm nào ông được bạc mình lại đi ăn đồ Tây. Hôm nay tôi bận quá ông ạ.
Lê Xuyên cúp máy và tôi thì cứ ân hận, chẳng hiểu vì sao. Chuyện này còn có nhiều nhân chứng còn sống ở đâu đó, may ra họ còn nhớ. Tôi thì chẳng bao giờ quên.
Bỏ đi Tám!

Hơn mười năm sau, khi tôi ở trại cải tao ra, Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến thăm Lê Xuyên. Anh ngồi bán thuốc lá lẻ ở một góc phố. Chiếc quầy thuốc bé tẹo nhưng cũng đủ che hết tấm thân gầy gò của anh. Chúng tôi nhìn nhau và cùng cảm thông rất sâu sắc cái thân phận mình lúc này. Anh chớp mau mắt nói như để an ủi hơn mười hai năm tù của tôi:
– Trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.
Tôi thẳng thừng thương bạn:
– Còn ông, trông chán bỏ mẹ. Đ… khóc được chứ…
Hai bàn tay bạn tôi run lên, lật bật đút chiếc chìa khoá vào ngăn tủ kính để mấy gói ba số năm bán lẻ (hồi đó ba số năm quý lắm):
– Hút thuốc lá không?
– Không, tớ hút thuốc lào quen rồi, về đây hút thứ nặng hơn mới đủ đô.

Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng. Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đình gì đó. Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm và chân quê. Phải nhìn thấy cái cười tủm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc tình của những đôi trai gái đồng ruộng miền Nam hay đến như thế, láu cá đến như thế. Tôi nhủ thầm: Thằng cha này tâm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết nên nó viết được nhiều hơn mình. Chỉ có nó mới viết được những “dòng chảy ngầm” của trai gái thôn quê miền Nam thật đến thế và hấp dẫn đến thế. Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam Bộ như ông Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam ở chính cái “thật” của anh, không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu sưu tầm về phong tục tập quán dưới hình thức này hoặc dáng vẻ khác. Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật của anh cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy. Trước mặt tôi, ông già Lê Xuyên vẫn còn cái hóm hỉnh riêng, nhưng bây giờ thì như anh nói: “đếch viết nữa”. Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời của anh gọn lỏn: “bỏ đi Tám”. Tôi không thể hiểu nổi ba chữ “bỏ đi Tám” mà anh dùng. Có một nỗi chua chát nào đó trong cái tâm sự thật của anh? Đến cái chứng minh nhân dân anh cũng không muốn làm nên không có hộ khẩu, cứ như ở lậu, công dân lậu. Thái độ đó có đồng nghĩa với sự “bỏ đi Tám” của anh không? Chỉ có anh mới hiểu và bây giờ anh mang theo.

Cách đây vài năm, tôi có viết một bài về Lê Xuyên và may mắn nhận được sự giúp đỡ thiết thực của khá nhiều bạn bè. Trong đó có một vài tờ báo muốn đăng lại những truyện dài của anh, tôi hỏi, anh chỉ lắc đầu: “chẳng còn cuốn nào” và cả chị ấy cũng không kiếm được cuốn nào cả.

Ba năm sau cùng, anh không còn sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi và Nguyễn Thuỵ Long kéo đến thăm, cố dìu anh ra quán cà phê cuối ngõ ngồi lai rai tâm sự vặt. Tôi vẫn cho rằng chỉ có lúc đó Lê Xuyên mới được sống thật. Hai năm sau này thì dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi. Anh như cái bóng trong góc tối của gian phòng chật chội vây quanh bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh nào bàn ghế, chai lọ, giường tủ. Chỉ có cô gái út săn sóc cho anh, vợ và các con lớn của anh vất vả với công việc hàng ngày rất ít thì giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh, dường như anh chán cả cái sống và cái chết, không thèm chú ý đến nó nữa.

Khi tôi đến với anh lần cuối là lúc các con anh đang tắm rửa, thay quần áo cho anh trước khi nhập quan. Cái thân hình gầy gò trần trụi của anh phơi ra, tất cả chỉ còn có thế. Tôi chuyển ngay cho chị số tiền mà tôi mới gửi e-mail tối hôm qua thông tin về sự ra đi của anh, nhanh chóng được đáp ứng. Các bạn ở Virginia, San Jose, Santa Ana yêu cầu tôi chuyển ngay khoảng 1000 USD đến lo tang lễ cho anh. Một người bạn đưa ngay đến 2 triệu và mang đến vòng hoa đầu tiên của bạn bè Sài Gòn. Hôm sau chị khoe với bà con đến phúng:
– Có bạn bè làm chỗ dựa nên tôi mạnh tay làm đủ thứ việc cho anh ấy. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, có phải không các bác? Không có bạn bè, tôi chẳng còn biết xoay dở ra sao.
Tôi nói với chị:
– Chắc sẽ còn nữa, có một số anh em chưa gửi kịp, xin chị an tâm đi tiếp con đường ai cũng phải đi.

Buổi chiều ngày 5-3, đúng hai giờ lễ động quan bắt đầu, giữa trời nắng chang chang, chúng tôi đưa anh đến Bình Hưng Hoà. Có rất nhiều người bên hè phố lặng lẽ tiễn đưa anh, không ồn ào như những đám tang của những nhà nghệ sĩ mà ở đây người ta cho rằng đó là những “nhà nghệ sĩ lớn”, nhưng những con người thầm lặng ấy dõi theo anh với tất cả tấm lòng mình. Họ không nói gì, không có kèn saxo như trong đám tang Trịnh Công Sơn, không có những giọt nước mắt dài ngắn thở than của những danh ca nghệ sĩ, không có cả những bài “điếu văn tưởng niệm” lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại, từ bốn phương lãng đãng bay về phủ kín khung trời Sài Gòn. Thế là đủ, nó vượt lên trên tất cả.

Văn Quang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #18 - 28. Jun 2010 , 23:29
 

_ BÀ TỔ TRƯỞNG       

Sau khi miền Nam bị Việt cộng cưỡng chiếm, chúng đã sát nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Mật khu Đồng Bò cách thành phố Nha Trang vào khoảng năm cây số về phía Nam,...nơi đây Trung Đoàn Trường Sơn I qui tụ những chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ biết hàng giặc, đã đánh phá ác liệt cuối năm 1976 đã làm cho chúng mất ăn, mất ngủ.

Đồng Bò là phường thứ 13 của tỉnh Phú Khánh, về phía Đông có Cầu Đá là một hải cảng của tỉnh, dọc theo bến tàu là những cửa hàng bán hải sản và quà lưu niệm. Vì là địa thế chiến lược quan trọng sát với Không Đoàn 2 và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũ, nên chúng đã chọn những gia đình có công với Cách Mạng để lên đó khẩn hoang, lập ấp. Đồng Bò trở thành Khu Kinh Tế Mới được nhiều người mơ ước. Bác Tư Tổ Trưởng Dân Phố được cấp một diện tích đất bề ngang hai mươi thước, bề dài tám mươi thước để cất nhà ở và làm nơi trồng trọt. Đêm hôm đó trời không trăng, sao, tối đen như mực, chỉ có những con đôm đốm lập lòe trên những ngọn cây. Trời càng tối sự yên lặng càng nổi bật, mỗi tiếng động dù nhỏ cũng nghe rõ mồn một. Xa xa về hướng làng Phước Xuân tiếng chó sủa nghe thật gần, và một người đàn ông đang dò dẫm trên đường cũng nghe thấy tiếng dội của những bước chân của mình.

Thỉnh thoảng chàng cố gắng để đi thật yên lặng, nhưng con đường đất đầy gai gốc, và tiếng kêu rắc rắc, xào xạc của đám gai cũng lớn như tiếng bước chân của chàng trên mặt đường. Ngoài ra, chàng không cách nào đi nhanh được.

Khi đến tại căn nhà tranh của bà Tư chàng dừng lại. Chàng nhìn vào khung cửa sổ leo lắt ánh sáng, không màn che. Chàng thấy bà Tư cúi mình trên bếp để nhấc ấm nước. Chàng do dự và có vẻ lo lắng. Thân thể chàng trông mảnh khảnh, da ngâm đen, trang phục một bộ áo quần màu nâu cũ kỹ đã bạc màu. Chàng quyết định không gõ và đưa tay đẩy cửa bước thẳng vào.

Bà Tư đứng gần bếp lửa quay nhanh lại nhìn.

-“Mày đó hả Thanh?. Sao không chịu lên tiếng?”
-“Cháu không dám vì không muốn ai nghe thấy”.
-“Sao vậy?”.

-“Cháu đang gặp nguy hiểm. Xin bác cứu giúp cháu”. Đôi tay chàng hơi run.

-“Mày đã làm gì?”.
-“Cháu vừa mới bắn nhau với bọn công an phường”.
-“Trời đất! Có ai chết không?”.
-“Làm sao cháu biết được!”.
Trong giây lát một sự im lặng đè nặng trong căn bếp nhỏ, bề bộn. Ấm nước đang sôi bà Tư nhấc nó để sang một bên.

Bà là một người đàn bà nhỏ con, gầy còm, khuôn mặt khắc khổ, sạm nắng, khô đét in hằn những nếp nhăn. Bà chưa quá 60 tuổi, nhưng cuộc đời đã đối xử với bà quá tàn nhẫn. Bà đã lâm vào cảnh góa bụa lúc tuổi ba mươi.

-“Mày muốn tao giúp mày bằng cách nào đây?”.
Bà nói với một giọng hơi chua chát.

-“Bác cho ẩn núp ở đây để chờ yên tỉnh cháu sẽ tìm cách ra đi. Bây giờ, bọn công an Phường phối hợp với du kích địa phương chúng đang lùng sục khắp mọi nơi”.

-“Tao không hiểu được tụi mày. Đã đi học tập đường lối và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, sao còn hành động phản lại Cách Mạng như vậy?”.

-“Bác cũng dư hiểu, tụi cháu đang nằm trong địa bàn chiến lược của chúng, chỉ có hai con đường để lựa chọn: một là chết, hai là sống tự do. Không có cách nào khác. Vì vậy, cháu đã lẻn ra điểm hẹn để cướp tàu vượt biển, không ngờ lại bị lọt vào ổ phục kích. Chúng đã nổ súng, cháu phải bắn trả lại. Bác hãy giúp cháu vì tình bạn giữa cháu và Hưng”.

Bà Tư trầm ngâm trong giây lát.
Thanh nhìn bà dò xét.
-“Lúc đương quyền, mày đâu có giúp đỡ được gì cho thằng Hưng đâu mà kể công. Nó đã bị sa thải khỏi Không Quân vì tội làm nội tuyến”. Bà Tư sừng sộ.
-“Cháu chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, làm gì có đủ thực quyền để cứu Hưng với những bằng chứng và tội trạng quá rõ ràng đã cung cấp bản đồ phòng thủ phi trường cho Việt cộng. Tuy vậy, Hưng và cháu vẫn là đôi bạn chí thân từ trước đến nay. Nếu có Hưng đêm nay ở đây, hắn làm gì cũng van xin bác giúp đỡ cháu qua cơn hoạn nạn”.

-“Tao không nói nó quay lưng, ngoảnh mặt đối với mày, nó luôn luôn nói tốt về mày. Thôi được rồi, mày có thể trốn ở đây chờ nó về, rồi để nó phân xử”.

-“Nó vừa lên trên đồn công an phường có chút việc. Thằng đồn trưởng mới ra Bắc nghỉ phép, nó phải lên thay. Nghe nói lúc này, dân vượt biển quá nhiều và bọn ngụy lại về quấy phá”.

-“Cháu chỉ trốn ở đây đến gần sáng cháu xin đi. Có thể cháu sẽ trốn ra khỏi xứ”.
-“Mày đi bằng cách nào?”.
-“Cháu chưa biết. Có thể bằng đường bộ hoặc cháu sẽ cướp tàu vượt biển. Cháu chưa có đủ thì giờ để suy nghĩ”.

-“Mày có thể tính kế ngay ở đây, đêm nay”, bà nói một cách khô khan, mở cánh cửa nhà bếp thông ra phòng nhỏ chứa ngũ cốc ở đàng sau chái bếp. “Không có ai dám đụng đến cái lông chưn của mày đâu, trừ phi tao nộp mày cho chúng”.

-“Bác đúng là một người: “Khẩu xà, tâm Phật”. Ơn cứu tử của bác cháu sẽ không bao giờ quên”.

Bà không nói một lời nào, lặng lẽ đóng cửa, và chàng đang ngồi trong bóng tối vây quanh chỉ có một vệt sáng từ bếp chiếu vào qua kẽ vách. Từ vệt sáng này chàng có thể thấy bà Tư đi lại, chuẩn bị bữa cơm tối cho Hưng, đứa con độc nhất của bà. Thanh tin tưởng Hưng sẽ giúp đỡ chàng, vì hai người đã cùng chung một làng, chung một trường, tốt nghiệp quân sự cùng một khóa tại Trường Bộ Binh Thủ Đức và cùng đổi về làm chung đơn vị. Vì tội làm nội tuyến cho địch, Hưng đã bị ở tù và bị tước hết binh quyền và bị sa thải khỏi quân đội. Cá tính và nghề nghiệp tuy khác nhau, nhưng tình bạn giữa hai người vẫn như cũ không hề bị sứt mẻ.

Thanh ngồi xuống trên những bao thực phẩm khô ở góc chái. Mùi vị chiên xào thơm phưng phức từ bếp lọt vào, và chàng hy vọng bà Tư không nỡ từ chối cho chàng ăn ké phần cơm của Hưng khi hắn về, vì chàng quá đói và còn phải chạy trốn qua bao nhiêu chặng đường dài.

Chàng mệt mỏi và ngủ thiếp đi lúc nào không biết, khi nghe tiếng chân chạy thình thịch ngoài đường chàng giựt mình thức giấc.

Trong khoảnh khắc quả tim đập thình thịch khiến chàng muốn nghẹt thở. Bọn công an vũ trang. Chúng đã đoán biết chàng đang ở đâu- với bà Tư, Tổ Trưởng Dân Phố, mẹ của phó đồn trưởng Nguyễn khắc Hưng bạn cũ của chàng. Chàng đúng là một gã khờ lại đem nộp mạng đúng ngay ổ. Gần mất đi sự tự chủ, chàng co mình lại trong hóc, run rẩy, gần bậc khóc. Nhưng những bước chân vụt chạy qua. Kế đó bà Tư thò đầu vào trong chái kho nói nhỏ:

-“Bọn du kích xã đội mũ tai bèo. Tao vừa mới thấy tụi nó chạy thoáng qua. Chúng nó có súng và đèn pin. Có thể tốt hơn hết mày nên lẻn ra, chạy ngược lại về hướng Đồng Bò, nhắm Cầu Đá, khu dân chài ở, để kiếm kế cướp tàu vượt biển”.

Bà đi vào trong phòng ngủ. “Đây, một ít tiền mày cầm đi đường. Lỡ có gì cũng có để mà tiêu xài”.

Thanh nghẹn ngào, xúc động và nói: “Cháu không biết làm cách nào để đền ơn bác”.
-“Không ơn nghĩa gì hết. Tao có giúp mày cũng chỉ để cái đức lại cho thằng Hưng”.
-“Cháu hy vọng bác sẽ không bị phiền phức khi chúng biết được bác đã dung dưỡng một tử tội như cháu”.
-“Đừng sợ gì hết. Không có thằng nào, con nào biết được mày trong căn nhà nầy đâu. Tao là một Tổ Trưởng nổi tiếng ác ôn đã được Tỉnh Ủy tuyên dương nhiều lần. Không ai dám đụng đến sợi tóc của tao. Hơn nữa, thằng Hưng là Phó đồn Công An Phường 13. Tao muốn mày trốn đi sớm trước khi thằng Hưng trở về, nó luôn luôn kéo bè, kéo bạn nhậu nhẹt tại nhà, và đó mới là điều phiền phức”.

Bà mở cánh cửa nhà kho cho Thanh, nhưng cả hai người đều đứng im lặng, vì có tiếng chân của nhiều người từ hướng Nam đang đi tới.

-“Có thể thằng Hưng đi làm về”, bà Tư nói.
-“Không phải một người đâu bác, con nghe xì xào nhiều tiếng nói lắm”.
-“Mày nên trở vô lại, nhanh lên”, bà nói vội. “Chờ cho chúng nó đi qua khỏi rồi hãy hay”.

Chàng miễn cưỡng lách mình trở vào ẩn mình trong góc tối hôi hám, bụi bặm, và bà Tư đóng và khóa cánh cửa nhà kho.

Những bước chân càng tiến lại gần hơn. Lúc này nghe có vẻ chậm chạp và nặng nề. Chàng đoán là chúng cũng chỉ đi ngang qua, nhưng chúng băng qua những bụi khoai mì trước cửa ngõ để tiến vào nhà. Kế đó, có tiếng gõ cửa. Như vậy, không phải là Hưng.

Run rẩy trong nỗi lo lắng và tò mò, Thanh đặt mắt vào trong một những khe hở của ngạch cửa và nhìn xuyên qua nhà bếp. Chàng thấy bà Tư đi mở cửa, nhưng trước khi bà đưa tay mở cửa tên công an đã nhanh nhẹn lách mình vào  và đóng cửa lại.

Thanh nhận ngay Linh, một tên công an khét tiếng đanh ác, mà bất cứ một người nào bị bắt vào đồn cũng đều kinh sợ, và chàng cảm thấy tay chân của mình lạnh ngắt. Như vậy, chúng đã biết chàng ở đây rồi chứ không sai. Chúng đã đuổi theo chàng. Chúng đoán chàng ẩn trốn trong căn nhà này vì sự quen biết. Nhân dân là tai mắt của Đảng, một con chuột cũng không thể nào chui lọt khỏi màn lưới an ninh của chúng được. Tại sao chàng không nghĩ cách thoát thân nào hơn lại chui vào đây nạp mạng? Thật là một điều xuẩn ngốc. Sợ tái cả người, đôi chân của chàng bủn rủn, và chàng ngồi bệt trên nền đất sét.

Tên công an hình như có một cái gì khó nói với bà Tư. Hắn đứng lặng im trước mặt bà, tay mân mê vành nón cối.

-“Cái gì đó, Linh?” Bà hỏi.
-“Má Tư, con muốn thưa với má một chuyện”.

Thanh áp má vào kẻ vách gióng tai nghe, vì nhịp tim của chàng đập thình thịch gần như át cả tiếng bói ở bên ngoài nhà kho. Chàng đoan chắc, bà không lẽ nào đem giao nộp chàng cho bọn chúng. Bà đã hiểu quá nhiều về thủ đoạn gian manh bịp bợm của bọn quỷ đỏ vô lương, nên ngoài mặt bà đã đóng rất trọn vai trò của bà Tổ Trưởng Dân Phố chỉ hại những tên cộng sản 30 hà hiếp dân lành và luôn luôn bao che cho những người vô tội. Bà chỉ còn đứa con trai độc nhất là Hưng. Bà đã tâm nguyện suốt quảng đời ngắn ngủi còn lại, bà phải hy sinh cho con với bất cứ giá nào.

-“Chuyện gì?” Bà hỏi với một giọng đanh thép, trong khi tên công an còn cứng lưỡi.
-“Má Tư, con xin báo cho má một tin buồn”.
Sắc diện bà thay đổi.
-“Không phải thằng Hưng chứ?”.
-“Anh Hưng đang ở ngoài kia”, tên công an nói.
-“Mày nói cái gì tao chẳng hiểu” Bà vừa nói, vừa lách mình đi ra cửa.
-“Đừng má. Chờ đây đến khi con thưa hết chuyện với má”.
-“Thưa chuyện gì nữa? Trời đất! Còn chờ gì nữa, kể nhanh lên”. Và bà cố đẩy hắn sang một bên để bước đi.

-“Anh Hưng đêm hôm nay có nhiệm vụ đi phân bổ công tác, bố trí địa điểm phục kích bọn tàn quân. Chúng con nghe tiếng động bất thường từ một bụi rậm….Trời tối quá không thấy gì hết, chỉ thấy một bóng đen phóng mình vụt chạy-Chúng con đã nổ súng thị uy, và hắn đã bắn trả lại….”.

Tên công an ngừng nói và nhìn bà dò xét, như thể mong bà hiểu ngầm đoạn kết của câu chuyện. Trong góc nhà kho chính Thanh là bóng đen đã nổ súng để trốn thoát.

-“Hưng ơi!...” Bà Tư nghẹn ngào.

Bà phóng nhanh ra cửa. Bọn công an bên ngoài đang đứng chờ dấu hiệu, và chúng bước vào, khiêng vật gì đó, chúng đặt nhẹ xuống nền nhà.

-“Nó chết chưa?” Bà Tư hỏi một cách khô khan.

Bọn chúng gật đầu. Chúng chưa bao giờ nghe ai hỏi với một giọng dửng dưng, khô héo như giọng của bà.
Trong nhà kho Thanh không còn toát mồ hôi và run sợ nữa. Sức mạnh đến trong sự tuyệt vọng, vì chàng biết bây giờ mới là giây phút tuyệt vọng. Ngoài ra, chàng không còn mong muốn trốn thoát trước sự việc mà chàng đã hành động trong đêm hôm nay. “Hưng ơi! Tha tội cho tao. Đâu có ngờ lại là mày, người mà tao thương mến như tình ruột thịt lại lãnh viên đạn oan nghiệt. Tao không còn muốn sống nửa”, Chàng đưa tay ôm mặt thì thầm.

Bà Tư đang ngồi trên chiếc ghế bành đan bằng mây cũ kỹ kế bên bếp lửa. Một trong những tên công an lên tiếng:

-“Con chạy qua nhà bác Hai mời bác ấy qua ở với má cho đỡ buồn”.

-“Đây là một thảm kịch cho gia đình của má. Với bất cứ giá nào, tụi con sẽ thẳng tay trừng trị tên phản động ác ôn này mới thỏa lòng. Ngày mai tụi con sẽ triệu tập hết tất cả bọn sĩ quan ngụy lại một chỗ để điểm danh, thằng nào còn, thằng nào mất là biết ngay”.

Thanh đứng thẳng dậy, nhìn qua kẻ hở của cánh cửa. Chàng thấy bà Tư đang mệt mỏi gượng đứng dậy, nhìn xuống khuôn mặt của xác chết. Chàng thấy bà cho tay vào túi áo, trong đó bà cất xâu chìa khóa nhà kho.

-“Tụi con đã bố trí du kích chận khắp các ngả đường, lùng sục tất cả những nơi khả nghi. Đêm hôm nay má có nghe thấy có ai chạy ngang qua đây hay không?”.

Im lặng một lúc. Bà nói “không. Từ sáng đến giờ tao không thấy một ai bén mảng quanh đây và cũng chẳng có dấu hiệu gì đáng nghi cả”. Bà rút tay ra khỏi túi áo.

-“Thôi, sự việc đã xảy ra như thế này xin má cũng đừng quá bi lụy. Con đi mời bác Hai qua đây ở với má cho có bầu, có bạn”.

Bà Tư gật đầu.

-“Tụi mày khiêng xác thằng Hưng vào trong phòng ngủ đến mai có người đến tẩm liệm, rồi muốn đi đâu thì đi”.

Bốn tên công an cúi xuống nhấc cáng và khiêng xác Hưng vào phòng ngủ. Sau đó mỗi tên đến nắm tay bà an ủi và ra đi.

Bà chờ cho đến khi chúng đi khỏi hẳn. Bà gài cửa, rồi bà đi thẳng đến nhà kho. Thanh cảm thấy lạnh bắn cả người. Chàng không thể nào chịu đựng nổi. Chẳng thà để cho bọn công an bắt còn hơn đối diện với bà Tư. Chàng nghe bà tra chìa khóa vào ổ khóa và chàng muốn hét lên.

Nhưng bà không nói lấy một lời. Bà chỉ mở khóa cửa kho và lê từng bước nặng nhọc vào căn phòng nơi xác của Hưng đang nằm để chờ tẩm liệm.
Thanh biết chàng phải làm gì- Chỉ có một điều duy nhất bà Tư muốn chàng phải làm là mở cửa kho và thầm lặng trốn đi.

Đã ba mươi lăm năm mất nước, chàng đã mang một nỗi buồn vô tận trên bước đường lưu lạc nơi xứ người. Thanh vẫn luôn luôn chu cấp cho bà Tư để đền ơn cứu tử và chàng coi bà như một người mẹ thứ hai trong đời.

                                                                                 Mây-cao-Nguyên
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #19 - 04. Jul 2010 , 23:28
 
Mừng Ngày Độc Lập Mỹ Quốc_HAPPY JULY 4th        


...

...


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #20 - 19. Jul 2010 , 00:39
 

Giầu Và Hạnh Phúc !
       

GIẦU:
Một thanh niên lúc nào cũng than thân trách phận, cho mình gặp số con rệp, vừa nghéo vừa  không hạnh phúc. Một ông lão tình cờ nhìn thấy vẻ mặt rầu rĩ của anh ta, bèn hỏi: - Cháu ơi, sao trông cháu buồn vậy?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả, mà nghèo vẫn nghèo.

- Cháu đâu có nghèo. Cháu là một người giàu đấy chứ?
- Ông đùa cháu, chứ có ai bảo cháu giàu bao giờ đâu.
- Cháu muốn giàu chẳng có gì khó. Bây giờ để ta chặt đứt ngón tay cái của cháu, ta sẽ trả cho cháu 10 đồng tiền vàng, cháu đồng ý không?
- Dạ thưa, không ạ.
- Cháu chê ít hà? Vậy để ta chặt nguyên một bàn tay của cháu, ta trả 100 đồng tiền vàng, chịu không?
- Dạ, không ạ.
- Lại chê ít chứ gì. Vậy ta đổi đôi mắt của cháu với 1,000 đồng tiền vàng, được không ?
- Dạ cũng không được.
- Cháu thấy chưa đủ giàu, hả? Bây giờ ta trả cháu 10,000 đồng tiền vàng để biến cháu thành ông lão như ta, được không?
- Dạ thưa, không đời nào ạ.
- Xem nào. Cháu muốn giàu hơn nữa thì để ta mua cả mạng sống của cháu với giá 100,000 đồng tiền vàng, cháu bán không?
- Cảm ơn ông đã cho cháu hiểu cháu đã là một người giàu. Cháu không muốn giàu thêm.

HẠNH PHÚC:


- Sáng thức dậy thấy vẫn khỏe, có hạnh phúc không?  Rát nhiều người đã không dậy được.
- Còn nhìn, nghe và cảm nhận được, có hạnh phúc không? Hàng triệu người đang chịu cảnh đui què, câm điếc, cụt tay cụt chân.
- Chưa hề sống qua chiến tranh, tù đày, đói rét, cô đơn, có hạnh phúc không? Hơn 500 triệu người không được may mắn như vậy.
- Còn có thức ăn, quần áo, tiền bạc, có hạnh phúc không? Vô số người không được như vậy.
- Có tài khoản trong ngân hàng, là đã thuộc vào thiểu số những người hạnh phúc nhất rồi.
- Cha Mẹ còn sống, và vui vẻ bên nhau, có hạnh phúc không? Không phải ai cũng được vậy.
- Lúc nào cũng có thể cười và lạc quan, có hạnh phúc không? Có quá đi chứ.
- Có người thân và bạn bè để chia sẻ buồn vui và thương yêu, có hạnh phúc không? Dĩ nhiên.
- Cuối cùng, còn đọc được những câu trên, có hạnh phúc không? Hơn 2 tỷ người trên thế giới không được như vậy.

Ai là người thật sự giàu có và hạnh phúc trên đời này đây?

( Bài do Hồng Phi chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #21 - 30. Jul 2010 , 00:33
 

Cười Trước Khi Ngủ: ĐÁNH NGAY BỘ CHỈ HUY...

      
Sau ngày 30.4.75 nhiều gia đình Cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số đó có vợ chồng Hương, từ Hải phòng vào đây, vì là Cán bộ thâm niên nên đôi vợ chồng này được ưu tiên "hóa giá" nghĩa là được mua một căn nhà với giá tượng trưng, căn nhà do một gia đình sĩ quan chế độ cũ đã vượt biên. Từ ngày có gia đình Ông Hương dọn về ở, xóm tôi tự nhiên náo động hẳn lên, vì hầu như không ngày nào hai vợ chồng này không có những cuộc cãi vã, chúng tôi chẳng ai muốn can ngăn, phần vì còn lạ lẫm nhau, phần vì giữa chúng tôi và họ vốn đã có một hố sâu ngăn cách, khó mà hòa hợp nhau được.

Ông chồng vốn là một tay nát rượu, xưa nay bị kềm chế, bây giờ vào Nam, mặc sức mà uống, nên mỗi lần uống là mỗi lần say khướt, mà mỗi lần say là thế nào hai vợ chồng cũng lục đục. Một hôm cả xóm đang yên tĩnh, bỗng nghe tiếng thất thanh :
- Ối giời đất,thánh thần ơi, ối làng nước ôi, sao tôi có thằng chồng khốn nạn thế này hở Giời?

Chúng tôi chạy lại trước cửa, thấy anh chồng hai mắt nhíu lại, giọng lè nhè : - Khốn nạn hả, mày bảo ông khốn nạn hả, Khốn nạn mà sao mày cứ bám lấy ông như đỉa, mày làm khổ ông, mày giam hãm ông.

Hai bên lời qua tiếng lại, nhưng vì anh chồng đã nát rượu nên không thể cãi lại mụ vợ dẻo mồm, dẻo miệng, anh chỉ còn cách sử dụng nắm đấm làm biện pháp chiến thắng, nhưng đấm quờ đấm quạng, càng đấm cái loa rè càng tăng công suất. Chị vợ cũng không kém, càng sấn sổ vào gần chồng để xỉa xóị Bất ngờ, một cú đấm mạnh trúng ngay vào mồm,
Chị vợ hét lên :
- Ối làng nước ơi, đồng bào, đồng chí ơi! Nó đánh vào đài rồi. Thừa thắng xông lên, anh chồng nhắm ngay mắt vợ đấm cho một cú, chị vợ lảo đảo,vừa né vừa la:
- Ối giời ôi, Nó đánh trúng trung tâm nghe nhìn rồị Ông chồng đá tiếp vào chân vợ.
- Ối nhà nước ôi! Nó đánh vào Bộ giao thông vận tải rồị
Anh chồng quơ tay phải trúng ngay vú trái! Bà vợ càng la to hơn:
- Đồ vô nhân đạo! Đồ dã man, Mày dám tấn công vào cơ quan Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nữa à?
Vợ càng la to, chồng càng hăng tiết, đấm ngay một cái vào vú phải.
- Ối giời đất ơi, Nó tấn công vào Tổng cục cao su rồi!
Anh chồng gào to:
-Mày nói gì, cái gì mà cao su với không cao su, Ông cho mày biết tay luôn...vừa nói hắn vừa nhắm ngay chỗ kín mụ vợ đá thẳng vào.
Bà vợ thét lên:
- Ối làng nước ơi, Ối Bác Hồ, Bác Giáp ơi, cái thằng chồng khốn nạn của con nó đã tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy Sinh Đẻ Có Kế Hoạch của Bác rồi Bác ơi!
( Do PHUNG TRAN chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #22 - 30. Jul 2010 , 23:47
 

Trò Đùa của Thượng Đế




Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa dưới subway của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã volunteer làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm subway, Wendy đã "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực nầy nên có mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trau đổi emails address cho nhau.

Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng phương tiện text messages của mobile phone rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy một đổi không xa mấy. Từ những text messages, emais thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong Central Park nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghĩ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láu với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi "Bạn có thể fall in love với một người câm điếc hay không?" thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày dò không ít.

Vào dịp lễ Thanksgiving năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu:  "Wendy có chịu làm girl friend của mình không?" Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe có giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một silent night bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường thuốc rơi rớt những giọt lệ cảm động.

Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:

- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà còn thường nhắc đến.

Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ cửa miệng của Jack:

- Trời đất, em biết nói à?

Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.

Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như ngài cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua
Back to top
« Last Edit: 30. Jul 2010 , 23:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #23 - 05. Aug 2010 , 07:12
 
...


Lý lu là




Tui tên là Nguyễn Thị Bé Hai, tui ghi danh hát bài Lý lu là. Bài này má tui dạy tui hát. Má tui là Trần Thị Bé. Tui hát bài này để thay cho má tui nói với tía tui vài lời. Tía tui là Nguyễn Văn Là. Tía ơi, má bị bệnh nặng lắm. Má nhớ tía. Tía ở đâu dìa liền nghen tía. Bây giờ tui xin phép quí bà con cho tui bắt đầu hát”.

Ai về ngoài ấy mà xa xôi, nhớ cho lu là ta gửi ơi người ơi. Gửi đôi lời ơi người ơi mà thủy chung.

Ai về giồng dứa mà qua truông, gió đưa lu là bông sậy ơi người ơi, bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai?

Ai về đồng vắng mà truông xa, nắng mưa lu là phai lạt áo người đi, chẳng phai màu tấm tình chung mà thủy chung, chẳng phai màu tấm tình chung mà thủy chung...

Trời ơi, bữa đó Hai hát xuất thần ghê luôn. Hai vừa hát vừa nhìn xuống hội trường, coi có ông nào là tía hông, nhìn đỏ con mắt hổng thấy. Mấy cưng cười cái gì? Hai hổng nhớ mặt tía hả? Nhớ chứ sao không? Ngoại nói tía bạc, Hai kiếm ông già nào tóc bạc, râu bạc, cái da mặt, cái tướng người cũng bạc, vậy mà hổng thấy… Mà sao Hai hát bài Lý lu là hả? Để Hai nói mấy cưng nghe…

oOo

Lý lu là là một điệu lý quen thuộc của người miền Nam . Lu là là tiếng đưa hơi trong câu lý, mà người ta lấy đặt tựa cho câu hát. Nghe như tiếng thở dài não nuột. Hai thích bài này nhất trong các bài lý mà má dạy Hai hát hồi tụi bây còn nhỏ. Mà nè, trong ba đứa tụi mình, Hai hát là giống má nhứt đó nghen. Ngoại nói, nghe tụi bây ca, mắc nhức nách. Hát gì mà buồn nghe muốn thúi ruột. Mà càng nghe tụi bây hát, tao càng bắt ghét cái thằng cha mày. Dòng cái thứ “bạc tình chi lắm ngãi nhơn, chưa bao lăm ngày tháng lo thay đờn đổi dây”. Rồi cứ như bắt trớn, ngoại vừa móm mém quệt trầu, ngoại vừa chửi, chửi không còn cái non nước nào mà kể…

oOo

Thì ngoại chửi tía chứ ai ? Tự dưng, tía bỏ đi đâu ai mà biết. Má nói hôm tía chuẩn bị quần áo, tía biểu kỳ này tui đi lâu à nghen, ở nhà đừng có trông ngóng làm gì cho mệt. Má đi theo hỏi hoài, tía ậm ừ rồi bắt nạt ngang làm má nín khe. Rồi tía đi. Xách nóp, chèo ghe mà đi. Cả cái giồng Dứa, ra rả người ta đồn tía đi theo vợ bé… Nếu đúng là như vậy thì mắc cười ghê, tự nhiên má thành vợ lớn. Thành vợ lớn có gì sung sướng đâu ta. Hai chỉ thấy má không phải là vợ cả vợ lớn gì, nghe bắt mệt. Má chỉ là “má lớn” của ba chị em tụi mình thôi. Má lớn vì má có tới ba đứa con gái, má lớn vì má làm chủ cả một cái chòi trong giồng. Và má lớn vì má là cô giáo dạy chữ cho cả ba chị em những bài học vỡ lòng. Má dạy chữ bằng lời ru, điệu hát. Ngộ chưa?

oOo

Má có một giọng hát thật là ngọt. Ngọt như nước dừa xiêm, vừa trong vừa mát. Ừ, kẹo đường cũng ngọt nữa. Được rồi, thì giọng hát của má ngọt như đường cát mát như đường phèn, chịu chưa? Hai nghe má hát lần đầu hồi nào hả? Hai đâu có nhớ! Hồi Hai nhỏ hơn tụi cưng, nằm chèo queo trên võng ngủ là má đã hát cho Hai nghe rồi. Hì hì, lúc đó, Hai ngủ khì, Hai mà nhớ má hát cái gì chết liền.

oOo

Nhưng sau này ẵm con Bé Ba cặp ngang hông, nhiều khi đang nhảy nhót cùng lũ nhóc cạnh nhà, Hai đã phải đứng sững lại khi nghe má cất lên giọng hát. Má hát ầu ơ, ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra, con Bé Tư nè, đang ngoe ngoe khóc bỗng tự nhiên nín bặt. Hai cạp trái me nước chưa chín mà nghe nó ngọt gì đâu. Hai lén nhón chân qua khung cửa tre, nhìn má. Nhưng lạ ghê nghen, như là Hai đang nhìn thấy giọng hát ngọt lịm của má vậy. Giọng hát như đang xoè ra vuốt lên cái má bầu bĩnh còn đọng nước mắt mít ướt của con Tư, rồi bám chặt đầu võng, đưa qua đưa lại nhẹ khơi. Sau đó, tiếng hát của má thổn thức cùng chiếc khăn rằn khi má chậm nước mắt, rồi nó vút lên mái nhà, nơi lỗ chỗ ánh nắng dột xuống nền đất, rồi vòng quanh cái cột xiêu. Hai thuộc rất nhanh và rất nhiều câu hát của má, những câu hát mà má hát nghe như là má khóc…

oOo

Mà má hổng khóc cũng uổng. Hồi còn tía ở nhà, má hát cho con Ba ngủ, câu nào cũng vui, cũng mắc cười. Hết ví dầu ví dẩu ví dâu, ví qua ví lại ví trâu vô chuồng; rồi ví dầu câu cá nấu canh, bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm. Lúc đó, Hai nằm kế bên má chớ đâu, Hai còn gác lên bắp vế của má cho má bắt chí, ngóc đầu lên hỏi, má à, bỏ tiêu cho cay mới đúng chớ má? Sau này Hai nghĩ, có tía ở nhà với má, tiêu có cay cách mấy cũng ngọt như thường.

oOo

Mà con Bé Ba hồi nhỏ cũng ít khóc ngặt như Bé Tư bây giờ. Bà ngoại biểu là tại vì con Tư nó khóc để trù ẻo cái thằng cha mắc dịch mắc ôn bạc tình bạc nghĩa của nó. Nghe vậy, má nói với ngoại là thôi má ơi, má rủa ảnh làm chi, thây kệ, ảnh đi chắc là cũng có nỗi khổ riêng, con ráng nuôi sắp nhỏ khôn lớn, biết đâu một ngày ảnh hồi tâm chuyển ý trở về… Nói thì nói vậy, nhưng mấy câu hát sau đó của má mà Hai nghe và thuộc thì toàn là những câu hát ru đầm đìa nước mắt. Có điều nước mắt của má dù khổ mấy cũng không mặn mà ngọt lịm thấu xương.

Rồi Hai cũng lẩm nhẩm những câu hát đó để khi con Bé Tư cứng cáp, mấy bữa má đi chợ sớm, ở nhà nó khóc ngằn ngặt đòi má, Hai cũng cất giọng y hệt má. Thiệt đó, giọng của Hai ngọt và hay như giọng má. Hai hát y như là má hát. Có điều Hai hát lớn hơn má; không thổn thức nấc nghẹn trong cuống họng như má đâu mà Hai cất cao giọng lên. Mắc cười chưa? Tại sao hả? Tại vì Hai nói trong bụng là mình mà hát bự chảng như vậy, chắc là tía mới nghe được. Xa cách mấy cũng nghe được.

oOo

Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ;
Ơ ớ ơ… chứ gió đưa trăng là trăng đưa gió, trăng lặn rồi, gió biết đưa ai…
Ầu ơ… Giương tay bắt lươn, lươn trườn vô cỏ, giương tay bắt quạ, quạ bỏ quạ bay…
Kể từ ngày chàng bỏ thiếp đây… À ơi, ơ ớ ơ…
Bưng bát cơm đôi hàng lệ nhỏ, dạ buồn thay hỡi buồn…

oOo

Rồi tía có nghe hông hả? Nghe đâu mà nghe, Hai hát rát cổ đỏ họng, tía có nghe đâu. Chỉ có má, chắc gánh hàng ở chợ, má nghe Hai hát hay quá, má chịu hổng nổi, chạy về.

Hai nhớ, bữa đó, má về, Hai thấy má đứng sững ngay cửa, rồi chạy vô bên võng, ôm Hai mà nước mắt lưng tròng. Má nói, ai biểu mà con hát nghe đứt ruột vậy Hai? Rồi má không cho Hai hát mấy câu đó nữa. Má dạy Hai những câu hát khác.

oOo

Thế là bữa nào rãnh, má ngoắc Hai lại, ôm Hai vào lòng và dạy cho Hai hát. Má dạy Hai hát đủ thứ câu hò điệu lý.

Bữa má dạy bài Lý lu là, Hai nghĩ, hay là bài này cũng dành cho tía? Tía tên Là, Lý lu là, có phải là má nhớ ông Là đến lu bù? Mà ông tía Là cũng lu bu lắm, có vợ có con rồi mà còn đi đâu bỏ vợ bỏ con vậy không biết. Ai đời vợ con ai cũng hát hay vậy mà bỏ đi cho đành đoạn. Hai hỏi má, má à, “bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai” sao kỳ vậy má? Biết để buồn lại sao cũng bỏ vườn mà đi, kỳ cục vậy? Hai còn nói, con lớn lên không bao giờ con để buồn cho ai đâu má, để vui hổng để thì thôi, ai lại đi để buồn, kỳ khôi dị hợm quá.

Má không cho Hai nặng lời với tía, má biểu, người ta bỏ nhà cửa vườn tược không chỉ để buồn, để sầu cho người ở lại mà trong bụng người đi cũng đau lòng lắm chứ hổng có sung sướng gì đâu. Chắc là má binh vực tía. Tía bỏ nhà đi đã lâu mà không thấy về. Ngoại biểu má, tại mày đẻ một lèo ba đứa con gái nên nó mới đi kiếm vợ bé để đẻ cho nó một thằng con trai làm giống. Má lại binh vực tía một cách yếu ớt là không phải đâu, ảnh đi mần ăn xa thôi mà má ơi. Chừng như má trả lời với ngoại mà má cũng không tin vào điều mình nói. Đi mần ăn gì mà không gửi một cắc bạc về nuôi con? Để bây bồng bế cả bầy ba đứa tụi nó về đây cho cháu bà nội tội bà ngoại? Để cái thân già tao tối ngày hết cõng đứa này tới chơi nhà chòi với đứa kia, mệt thấy mụ nội?

oOo

Ừa, thì ngoại phải tiếp trông coi tụi cưng cho má sớm hôm ra chợ bán mấy món hàng rong; đến mùa lúa thì má đi gặt mướn. Bữa nào khỏe, má còn đi rảo xóm coi ai có việc gì kêu đến thì làm kiếm thêm gạo về cho ba đứa tụi mình. Ba đứa con gái xốc nách má, tía không biết sao?

Tía phải biết chớ, tía không biết cũng phải tìm cách cho tía biết. Hai hổng thèm hát cho mấy cưng nghe nữa, đứa nào cũng lớn bộn hết trơn hết trọi rồi, còn ngủ võng nghe hát cái nỗi gì? Bà ngoại lo cho đi học một buổi, buổi kia quơ quào cái gì đó để mà tiếp má chớ. Má già rồi đâu còn trẻ trung khoẻ mạnh gì nữa đâu? Lúc này, ban đêm ôm má ngủ, Hai nghe má ho ran trong ngực ho ra. Rồi vén mùng ngồi chân co chân duỗi, má vừa đập muỗi vừa thở dài sườn sượt.

Bé Ba, Bé Tư à, kỳ này Hai không hát cho mấy cưng nghe nữa, Hai lên đài ghi danh Tiếng hát phát thanh cho tụi mày coi nghen. Làm gì thì làm, Hai để ý thấy, Hai đi đến đâu, cái loa bông bí cũng bắt cùng làng trên xóm dưới. Bữa, Hai nghe Lệ Thủy hát Hoa Mộc Lan theo Hai từ tuốt trên chợ quận về tới nhà. Hai tưởng tượng Hai là tía, Hai đang đi cùng bà vợ bé, bỗng nhiên nghe được con gái của Hai hát trên đài. Trời đất thánh thần ơi, giọng con nhỏ ngọt thiệt ngọt nghen, nó chui vào lỗ tai Hai (lúc đó là lỗ tai của tía đó) rồi chạy tọt xuống ngực, xuống bụng Hai. Hai nhớ con gái của Hai quá (tức là tía nhớ Hai với mấy cưng đó). Nghe Hai hát hay vậy làm sao mà ai chịu nổi. Rồi thế nào tía cũng phẩy tay mình ra khỏi tay bà vợ bé nghe một cái phạch. Sau đó chạy te về nhà với má. Vừa chạy vừa la làng lên, tui nè, tui là Bảy Là nè, tui nhớ má nó với con bé Hai, bé Ba, bé Tư quá, má nó ơi… Kệ mà, con gái cũng là con mà, đứa nào cũng là con của tui hết…

Nghĩ vậy mà Hai cũng tin vậy nữa… Khi nào được vô vòng trong, mà Hai hát hay như vậy chắc chắn là vô vòng chung kết rồi, Hai sẽ hát ở trên tỉnh, cái loa bông bí sẽ được bắt ở nhiều nơi hơn. Và mỗi một chương trình như vậy còn được phát đi phát lại nhiều lần nữa. Hai sẽ lặp lại y chang cái câu giao lưu với khán giả trước khi hát đó. Để Hai tập lại cho mấy cưng nghe nhe!

“Tui tên là Nguyễn Thị Bé Hai, tui ghi danh hát bài Lý lu là. Bài này má tui dạy tui hát. Má tui là Trần Thị Bé. Tui hát bài này để thay cho má tui nói với tía tui vài lời. Tía tui là Nguyễn Văn Là. Tía ơi, má bị bệnh nặng lắm. Má nhớ tía. Tía ở đâu dìa liền nghen tía. Bây giờ tui xin phép quí bà con cho tui bắt đầu hát”.

Ai về ngoài ấy mà xa xôi, nhớ cho lu là ta gửi ơi người ơi. Gửi đôi lời ơi người ơi mà thủy chung.

Ai về giồng dứa mà qua truông, gió đưa lu là bông sậy ơi người ơi, bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai?

Ai về đồng vắng mà truông xa, nắng mưa lu là phai lạt áo người đi, chẳng phai mờ tấm tình chung mà thủy chung, chẳng phai mờ tấm tình chung mà thủy chung…

Truyện ngắn của TRẦN TÙNG CHINH

...


http://scottdesignworks.com/portfolio_images/w_toro_blk.jpg


Hoàng Oanh trình bày
Lý Lu Là
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #24 - 06. Aug 2010 , 23:40
 
65 năm một mùa thu... 
     


Hà Nội sắp vào thu. Trời rất xanh và nắng rất trong, không còn dấu vết gì của những ngày nóng 40 độ C vừa qua. Người ta hay bảo mùa thu là mùa của thi sĩ, văn sĩ. Nhắm mắt lại cũng nhớ ra bao nhiêu câu thơ, câu văn, câu hát về mùa thu: “Em không nghe mùa thu / Lá thu rơi xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” (Lưu Trọng Lư)
“Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay” (Thâm Tâm)

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Nguyễn Đình Thi)

Riêng tôi đặc biệt thích đến thuộc lòng một đoạn trích từ truyện ngắn “Chiếc mỏ neo” của Nguyễn Phượng Cầu. Nhân vật chính của truyện là một nhà báo u sầu. Truyện làm tôi thích và do đó, nhớ rất lâu, tuy chẳng hiểu gì:

“Trời lại vào thu năm 1993. Giữa những ngày mưa có vài ngày nắng ráo. Nắng trong và sánh lại vàng như mật. Cây lá trong vườn biếc xanh. Tôi lại đi qua những khu vườn vắng, trên bãi cỏ lấm chấm một loài hoa dại màu tím và từ đấy chập chờn màu vàng cánh bướm. Trong một khoảnh khắc, tôi lại thấy Anna với khuôn mặt ngời sáng cùng những đường nét thanh xuân đang ngồi trên cỏ. Tôi vụt chạy đến, đàn bướm tỏa ra và bay lên, một lúc sau màu vàng tụ lại trên một đám cỏ khác. Tôi có bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Tôi còn có thể bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Trong một buổi chiều tôi đi qua bến đò, cầu tre đã bị nước lũ cuốn trôi từ trước đó, một mình lên núi Vạn. Trên chỗ cao nhất, nơi ngày xưa từng đứng, tôi nhìn xuống thị trấn Sông Lại, tôi nhìn vào trời mây, cặp bồ câu xưa giờ ở nơi đâu?

Gió núi cuộn lên từ lũng xa sau một lúc rung từng tán lá xào xạc giờ đã lặng hẳn. Tôi đứng yên, hai tay chắp trước ngực, chờ nghe lời mẹ gọi: “Dậy! Dậy học bài đi con!”…
”.


* * *

Và mùa thu cũng là mùa gợi cho người ta nhớ lại “những ngày thu năm xưa”, năm 1945. Là kẻ hậu thế, không có được dù chỉ một bức ảnh rõ ràng về “mùa thu cách mạng” ấy, nhưng đã nhiều năm nay, gần như tháng 8 nào, tôi cũng lần mò tìm gặp lại những người từng sống qua năm 1945 lịch sử. Nhiều khi cũng chẳng để làm gì, vì bài viết ra đâu có được đăng tải – lý do nhạy cảm chỉ là một phần, phần còn lại là do độc giả của báo chí được mặc định là không thích những đề tài lục lọi quá khứ. Tôi cũng chẳng biết có phải như thế không.

Nhưng tôi vẫn muốn tìm gặp những nhân vật ấy, để nghe những câu chuyện của họ, để lục lại những mẩu ký ức xa vời trong đầu họ. Và xót xa thấy cứ mỗi năm, số gương mặt từng chứng kiến mùa thu lịch sử 1945 lại vơi đi dần.

Họ có thể là những ai? Là cô thiếu nữ Hà Thành ngây thơ trong sáng, trốn bố mẹ đi “làm cách mạng”, mà khi tôi hỏi: “
Đi làm cách mạng là đi đâu hả bác?”, thì cô thiếu nữ năm xưa trả lời: “Hồi đó tôi đâu có biết, người ta giao cho tôi báo Cứu Quốc rồi bảo tôi đi phát, rồi gọi đấy là “làm cách mạng” thôi”.


Họ là cậu thiếu niên 14-15 tuổi, người duy nhất trong vùng được đi học trường Tây, nhưng rất căm thù thực dân Pháp.
“Hồi đó ai mà chả ghét Pháp? Bọn nó khinh mình, coi mình là An Nam mít, chửi mình, đá đít mình. Ai cũng ghét Pháp, muốn đuổi nó đi”.

Họ là người trí thức thành phố, chưa biết sử dụng súng đạn, nhưng một lòng đi theo Cách mạng:
“Hồi đó, chúng tôi dũng khí thì có dư mà kinh nghiệm trận mạc, tổ chức đội ngũ chả có gì. Cướp được súng của Nhật, của Pháp, súng bự quá lại không biết cách tháo ra, cả chục người phải xúm lại khiêng một khẩu”.


Họ là nhà tư sản (mà sau này sẽ được/bị phân loại rõ ràng, hoặc là tư sản mại bản, hoặc là tư sản dân tộc) đã đổ công đổ của nhà ra để phục vụ cách mạng, từ bữa cháo gà cho các nhà cách mạng (miễn phí, tất nhiên) đến khoản “tài trợ” hàng triệu đồng Đông Dương, quy ra vàng lúc đó là hơn 5000 lượng.

Họ là những người đã hoạt động nội thành, trong vùng bị tạm chiếm, đầy căng thẳng và nguy hiểm. Không điện thoại di động, Internet – thời đó cơ sở hạ tầng thông tin làm gì được như ngày nay – họ chỉ có thể thỏa thuận trước với nhau tín hiệu riêng: Khi nào mở cánh cửa sổ bên trái là có lính Pháp đi càn, khi nào đóng nghĩa là an toàn. Cũng những con người ấy, khi chiến tranh kết thúc, họ lúng túng, sượng sùng trước mặt các đồng chí công an nghiêm khắc:

- Biệt thự này, các ông các bà bóc lột ai mà có được?

Thế đấy. Tất cả những gương mặt ấy đã và đang nhòa dần vào lịch sử đau thương của dân tộc.


* * *

Tôi có thể nói gì về những câu chuyện ấy, con người ấy?

Tôi không đủ tư cách để nói gì nhiều. Tôi chỉ dám nói một điều thôi, cũng là điều rất nhiều người đã nói: Đó là, dù thế nào, lịch sử Việt Nam thế kỷ 20 cũng đã có một thời kỳ rất đẹp – theo cái nghĩa là toàn dân thống nhất một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Thời kỳ ấy đầy khói lửa, máu xương, chết chóc, nhưng “đẹp” là vì sự đoàn kết, vì tình người. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi đó là những năm “cả nước lên đường”. Trước khoảng thời gian ấy, ở Việt Nam, nhiều người ghét thực dân, nhưng thật ra cũng sợ thực dân nữa. Chưa bao giờ cả một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, vùng lên chiến đấu như thế.

Và thời kỳ đẹp đẽ ấy, như thói thường, rất ngắn ngủi. Từ đó cho đến nhiều năm về sau, cho đến… tận bây giờ, Việt Nam không có được một giai đoạn nào “cả nước đứng lên”, “toàn dân như một” nữa. Bây giờ, lãnh đạo có kêu gào khản cổ “chống tham nhũng”, cũng chẳng ai buồn đáp lại bằng hành động, và thật lố bịch nếu nghĩ rằng các cháu học sinh, các em sinh viên sẽ cắm đầu vào học sau khi được kêu gọi “học cho giỏi để mai sau kiến thiết nước nhà”. Cũng lố bịch không kém nếu ai đó tưởng rằng các doanh nhân - những nhà tư sản dân tộc của ngày hôm nay – sẽ hăng hái “thi đua sản xuất” để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên.

Bây giờ, mỗi lần gặp một nhân chứng của thời xưa, nghe chuyện họ kể, tôi lại bần thần hồi lâu. Tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo nói riêng hay tất cả những người tự nhận là “trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản” nói chung, họ có biết họ đã đánh mất một thứ quý giá lắm hay không? Thứ mà ngày xưa họ đã từng có. Thứ mà giờ đây cực kỳ khó lấy lại.

Đó là lòng dân.

Họ có biết không nhỉ? Biết quá đi chứ. Nhưng chắc đối với họ, mất thì làm sao nào, quan trọng gì?

* * *

… Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi…

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #25 - 15. Aug 2010 , 00:28
 


Chiến tranh ở đâu?       


Suốt một tuần lễ trời mưa tầm tã. Chỗ nằm của cha Minh và tôi bị nước tạt ướt, phải di chuyển ép sát vào bên trong. Ban đêm nghe tiếng nước chảy liên tiếp từ cái rãnh bên hè xà lim xuống ống cống ở cuối nhà giam.Thời tiết thay đổi. Lạnh bất ngờ. Tôi nằm ngủ hai chân co lên, đầu gối áp sát vào ngực. Buổi sáng thức giấc bỗng thấy chiếc áo chùng của Cha Minh đắp lên tôi từ hồi nào. Tất cả những người tù bị giam trong “nhà mưa” – đó là một phòng chật, thấp, lợp tôn, tù ở trần trùng trục, chỉ có thể đứng và ngồi chớ không thể nằm, ngày cũng như đêm, mồ hôi vã ra như tắm - gặp cơn mưa thứ thiệt của trời đất đã có dịp được mặc quần mặc áo.

Tôi bị bệnh thật sự. Tôi nghe lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi không có cách nào giữ cho hai chiếc quai hàm đừng đập vào nhau. Tôi thấy diễn ra trước mặt mình vô số hình ảnh. Người quen, kẻ lạ. Cảnh tượng thiên đàng. Bóng dáng địa ngục. Phố xá người đông đúc chen nhau đi. Những quán cà phê. Khách hàng ra vào tấp nập. Những đốm sáng bay ngược chiều thổi vào mắt tôi với tốc độ của chiếc máy bay phản lực. Tôi thấy khuôn mặt Quỳnh nhạt nhòa nước mắt. Tôi nghe tiếng con tôi khóc trong nôi giữa căn nhà ở hẻm Lê Văn Mùi khu Mã Lạng ngập nước. Những chiếc dép cao su, những tờ giấy trôi lềnh bềnh.

Chiếu qua màn ảnh trí nhớ tôi còn là một người đàn ông tên Trần Lâm Thăng, chạy chiếc xe Lambretta màu bạc, sau lưng ông ta là một cô gái tên Quỳnh, gầy nhom, cao, hai con mắt dân Mông Cổ. Trời mưa to. Xe chết máy trên đường Lê Lai gần nhà ga xe lửa, nơi ống cống bị nghẽn khiến con đường đã trở thành như một giòng sông. Cả hai ướt như chuột lột. Chiếc áo mưa nhà binh mặc ngược trước ngực người đàn ông không che nổi những giọt nước thổi xuống da thịt cả hai.

Rét lạnh. Co ro. Saigon trở lại trong trí nhớ tôi, không phân biệt đâu là thời điểm sau và trước tháng Tư Bẩy Lăm. Tuấn-Luật-Sư mặc áo bỏ ngoài quần, mang dép râu, nói giọng cách mạng. Ông Mười Tân với hai con mắt lạnh, những ngón tay gõ nhịp trên mặt bàn, điếu thuốc luôn luôn gắn trên môi, bộ quần áo kaki màu bộ đội, tóc bạc cắt ngắn sát da đầu. Đó là một con người mạnh và cứng, cực kỳ thiên kiến. Một con người rất “chủ nghĩa”. Yêu, ghét rạch ròi như thể ngoài hai màu trắng và đen ra trên đời này không còn một màu sắc nào khác, như thể đời sống chỉ là một bài toán chỉ có hai đáp số, nếu không trung thì nịnh, nếu không ngay thì gian, nếu không là thế này thì phải là thế kia, không thể vừa là cái này vừa là cái kia. Rạch ròi. Phân minh. Chính xác. Tôi thấy tôi như một con nhện đi trên những sợi thừng do con người giăng. Tôi nhớ…

Từ chỗ nằm, tôi có thể nhìn thấy cái vòm cửa nhỏ của chiếc xà lim nhốt một người nữ tù. Thấp thoáng hai con mắt dại đi vì bóng tối. Tiếng xích sắt của Tư Long khua không còn vang đến tai tôi, nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một, như thể tôi đang nằm bên ông. Mộng mị. Chiêm bao. Tưởng tượng. Bệnh tưởng. Tôi nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.

Quá khứ của tôi? Những ngày dài buồn chán kể từ một tuổi thơ bơ vơ lạc lõng trong một gia đình ly tán, cho đến tuổi một thanh niên học hành lở dở đầu óc tràn ngập mặc cảm, và cay đắng… Như một người đứng bên lề cuộc đời, tôi câm điếc đui mù trước cảnh sống ngột ngạt của một thành phố sa đọa. Tiếng đại bác đêm đêm vọng về như một người quen gọi tên mình, nhưng tôi cứ giả điếc làm ngơ nhất định không nghe.

Tôi chạy trốn những giọt nước mắt và máu. Lựu đạn nổ ở ngã tư đường, bom trong rạp hát, mìn claymore trên một nhà hàng nổi ở bến tàu, nơi tôi vừa bước ra trước đó chưa đầy năm phút… Chiến tranh không thập thò ở ngưỡng cửa thành phố, chiến tranh đã hòa tan trong không khí với hơi lựu đạn cay, với những bánh xe nhà binh bị đốt cháy nằm giữa mặt đường. Để tự trấn an mình, tôi lý luận cho riêng tôi rằng ở ngoài chiến trường dẫu sao vẫn dễ hơn là ở thành phố. Một nơi người ta có thể nhận diện kẻ thù, còn một nơi người ta không biết ai là ai. Bịt mắt trước ánh sáng tung tóe của những trái hỏa châu soi xuống những vùng ven đô, tôi đã sống trong cảnh đui mù của một con người tàn phế.

Chiến tranh ở đâu? Bao nhiêu bè bạn tôi đã cầm súng ra mặt trận để rồi sau đó làm nạn nhân? Cũng có đứa chưa kịp cầm lấy khẩu súng, cây gậy giết người, đã phải làm ngay nạn nhân thời chiến. Chiến tranh ở đâu, khi cha tôi bị bắt phải bước qua cái nghĩa địa đầy mồ mã của những người trong gia tộc, để rồi sau rốt đành lấy những giọt rượu làm người tri kỷ đốt cháy những ngày cùng tháng tận. Chiến tranh ở đâu khi người anh tôi khoát cây súng lên vai đi khắp bốn vùng chiến thuật, để cuối đời về nằm bẹp dí trên giường bệnh chờ chết mà không nhận được một lời thăm hỏi. Anh đã là một người “chiến sĩ vô danh” được “tổ quốc ghi ơn” khi hãy còn thở. Khi bà chị dâu tôi sanh ra đứa con đầu lòng tưởng rằng chiến tranh đã hết đặt tên cháu là Đình Chiến, Trần Đình Chiến, nhưng chiến tranh vẫn cứ hiên ngang tồn tại, chờ cho Đình Chiến kịp đến tuổi động viên thi hành quân dịch vào quân trường, súng trên vai đi bốn vùng chiến thuật với vết thương trên vai trên ngực, để rồi cuối cùng cũng còn kịp thời giờ chán để cháu bước vào trại cải tạo như một tù binh…

Tôi đâu phải là thiền sư, sau bao nhiêu năm sống trong cảnh tăm tối vật vờ, bây giờ nằm trong nhà giam nghe tiếng mưa rơi trên mái tôn, ngửi mùi hôi thối của cống rãnh chảy cạnh chỗ nằm, bỗng giật mình thấy ánh sáng… Nhưng tôi biết rằng ánh sáng đó là một điều có thực. Tôi nghiệm ra cuộc đời không đến nỗi bi thảm như tôi nghĩ, tôi tưởng. Những quả chuối treo lủng lẳng ở cửa sổ phòng giam của người phụ nữ bị bắt vì “tội phản động dám chống lại chính quyền cách mạng” mới hôm qua còn xanh nay đã vàng chín. Từ chỗ nằm của tôi, tôi đã có lần thấy mấy tên công an áo vàng dẫn chị đi “làm việc” ngang qua rãnh nước. Tôi thấy chị cười khi người tù cắt tóc đang cạo trọc nửa đầu một người tù khác là tôi. Nụ cười của người tử tội dạy cho tôi biết bao nhiêu điều. Với cái vẻ đẹp ở đâu cũng có, vấn đề là mình có nhìn thấy nó và biết chia sẻ với nó không. Tôi nhớ lại những ngày nằm chung xà lim với Tư Long. Công thần hãn mã như Tư Long mà còn bị cái chế độ Tào Tháo giam nhốt không biết ngày ra thì cái thứ người như tôi có gì để mà lý đến. Tôi nghĩ đến Sáu Phận, tên coi tù mà nào có khác chi người tù, có khác chăng chỉ là cái không gian của hắn rộng hơn, chân cẳng của hắn ít quẩn hơn. Và hai người học sinh của tôi; Kiệt đã chọn cho mình một quyết tâm riêng sau ngày cha cậu tự sát. Hoặc đi vào chiến khu chống lại chế độ mới hoặc vượt biển đến Mỹ học cho thành tài chờ ngày trở lại quang phục quê hương.

Và tôi không quên được cái hình ảnh mới nhất của Nhị Hà. Một khuôn mặt đằm thắm trong bộ quần áo công an. Cái nhìn lạnh lùng, những câu hỏi dửng dưng. Nhị Hà, người học sinh mà có lần Kiệt báo động cho tôi biết đừng bao giờ nói điều hớ hênh gì với cô gái ấy. “Bố” cô là một người Nam tập kết, nhưng cô thì rất căm thù dân Nam Kỳ. Năm 54, khi tập kết ra Bắc, ông họa sĩ Đặng Thanh Chánh chia tay vợ và con trai lúc đó mới tám tuổi, hẹn hai năm sau đất nước thống nhất trở về đoàn tụ. Nhưng ai ngờ, hai năm rồi hai năm, đất nước vẫn chia lìa. Năm 58, ông họa sĩ tập kết, người chuyên vẽ những bức tranh ca ngợi “lính cụ Hồ” được Đảng cho phép lập gia đình với một nữ văn công trong đoàn kịch nói Hà Nội. Nhị Hà ra đời. “Bố” là họa sĩ, mẹ là văn công, Nhị Hà ưa thích văn học cũng là một lẽ dễ hiểu. Bà Chánh ở Saigon khổ nhọc nuôi con, không nhận được một tin tức nào của chồng. Bà gá nghĩa với một ông thầu khoán người Bắc di cư. Ngoài đứa con trai riêng với ông Chánh, bà còn có thêm ba cô con gái với người chồng sau. Tháng Tư Bẩy Lăm, ông cán bộ họa sĩ trở vào Saigon. Ông thầu khoán bị chế độ mới bắt đi tù cải tạo vì thuộc thành phần tư sản mại bản. Ống Chánh tìm gặp lại được người vợ cũ. Nhưng có lẽ lương tâm ông đắn đo có nên gặp lại người xưa không, cũng có lẽ lập trường chính trị của ông bị chao đảo. Ông đứng thập thò giữa biên giới đảng và vợ cũ. Đứa con trai của ông đã trình diện đi học tập cải tạo vì là sĩ quan của chế độ cũ. Bà Chánh khóc lóc xin ông tìm cách cứu giọt máu riêng của hai người và nếu có thể cứu người chồng mới đã có ba mặt con với bà. Ông Chánh không nhận lời cũng không nói thẳng là từ chối. Nhưng rõ ràng là ông không làm gì để cứu người con là sĩ quan biệt động trong quân lực Việt Nam Công Hòa. Người ta nói ông Chánh đã tìm cách chinh phục người vợ cũ - bỏ mẹ con Nhị Hà không ngó ngàng đến, và sau đó dọn về ở hẳn trong biệt thự của người vợ trước.
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”

Nhị Hà là một trong số những đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “cực tả” trong thành đoàn. Không một chiến dịch nào do Thành ủy và Ủy Ban Nhân dân thành phố mở ra đánh vào dân Saigon mà không có sự tham dự của Nhị Hà. Các vụ đánh tư sản, đổi tiền, tịch thu văn hóa phẩm gọi là phản động và đồi trụy, tấn công nhạc vàng, ruồng ốp sách báo cũ… đâu đâu cũng thấy Nhị Hà đi hàng đầu. Sau cùng Nhị Hà vào ngành công an. Cô thấy không ngành nào thích hợp cho lòng thù hận của cô bằng ngành này.

Còn tương lai?
Ừ, tương lai thì sao?
Tôi cần gì tương lai. Hiện tại tôi sống chưa xong, chưa hết, việc gì tôi tìm kiếm tương lai!

Tôi nhớ lại nụ cười của người nữ tù. Một mái tóc rối bù, một khuôn mặt xanh xao, một bộ quần áo màu đen, bạc mốc. Nhưng nụ cười ấy đã làm ấm lại cái mùa đông tù ngục của hiện tại. Nụ cười ấy làm tan đi trong tôi những ý nghĩ đen tối chết chóc suốt bao nhiêu ngày nay. Tôi nhớ Tư Long, sợi xích sắt nặng nề buộc vào hai cườm tay, hai cổ chân, khua động rên xiết; hai sợi xích còn nặng hơn cả tấm thân toàn da với xương khẳng khiu còi cọt; tên cuồng tín chủ nghĩa, sau cùng đã thốt lên: “Tôi phải sống để nhìn cái lũ đó chết, chớ tôi đâu có dại gì chết trước cái lũ đầu trâu mặt ngựa đó.”

“Anh Thăng!”

Bất ngờ có người gọi tên tôi và tôi cảm thấy có một bàn tay lay lay bả vai tôi.

Tôi mở choàng mắt dậy. Người đàn ông ngồi chồm hổm ngay chỗ nằm tôi là một cai tù. Tôi biết chắc như vậy, bởi vì tôi thấy y có đeo đồng hồ.

“Anh có phải là Trần Lâm Thăng không?”
“Phải.”
“Hôm nay có thăm nuôi, sao anh không ra sân chờ nghe tên?”
“Tôi bị bệnh. Mà tôi không chắc là nhà tôi biết tôi đang ở đây đâu.”
“Không nên bi quan như vậy. Nên rửa mặt rửa mũi đi. Tôi chắc hôm nay anh có người nhà thăm mà!”

Nguyen Xuan Hoang ( VOA )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #26 - 15. Aug 2010 , 22:15
 
Sống như ngày mai sẽ chết 
      

WESTMINSTER (NV) -
“Chị bị gù. Chị làm nghề massage. Chị làm cho tất cả khách mà những người thợ khác từ chối. Có khách bị tiểu đường, có khách đến massage còn mang theo túi phân bên người, có khách chỉ cho vài ba đồng tiền tip, có khách cằn nhằn khó chịu. Chị không màng. Chị làm hết. Bằng trái tim.Bởi chị biết mình không còn sống được lâu. Và, Chị phải hoàn thành một giấc mơ.”

Chị phải hoàn thành một giấc mơ.”

Ðó là những điều tôi được nghe người ta kể về chị, một người thợ “massage therapy” có tên Phạm Ngọc Diệp.

Căn bệnh “sính ngoại!”

Sau cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại, cùng vài lần xê dịch, điều chỉnh giờ hẹn, cuối cùng tôi cũng có thể gặp mặt người thợ massage “đặc biệt” đó tại một trong những nơi làm việc của chị trên đường Beach, thuộc thành phố Huntington Beach.

“Tôi mắc bệnh lupus. Bác sĩ nói người bệnh lupus có thể sống từ 3 đến 5 năm, mà ở Việt Nam thì chưa ai sống quá 6 năm. Người bệnh này có thể tử vong trong 24 tiếng nếu bệnh tấn công vào tim.”

Chị Diệp bắt đầu câu chuyện bằng cách tâm sự về “án tử” mà chị đang mang.

Chị kể, chị mắc căn bệnh đó ở Việt Nam khoảng 2 năm, nhưng “bác sĩ không chẩn đoán ra.” Chị gửi xét nghiệm qua Singapore, và được cho biết chị mắc bệnh “lupus,” gọi nôm na là bệnh ban đỏ hệ thống.

“Khi đó tình trạng sức khỏe tôi tệ lắm. Với bệnh này, một khi nó bộc phát thì nó phá toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tôi hên là chưa bị bệnh tấn công vào nội tạng, chỉ mới bị ở da, và xương thôi. Các khớp xương đều viêm, đau nhức, không cử động được.” Chị Diệp mô tả căn bệnh của mình.

“Khi bệnh bộc phát, mình cảm thấy mình không còn là người nữa, miệng lở hết, rồi tiêu chảy. Thức ăn phải xay hết ra rồi đưa ống hút vào hút, mà cổ cũng không nhúc nhích được do đau. Người cứ cứng ngắc, không nhúc nhích được, cử động như robot vậy đó.”

Khi bệnh vừa phát, khoảng năm 2003, thì chị cho đứa con trai lớn đi du học ở Canada. Con đi học được 2 tháng, gọi điện về nhà bảo “con bệnh, viêm phổi, sốt vì bị đi lạc trong bão tuyết.”

Hình dung cảnh con trai 16, 17 tuổi, sống một mình nơi xa lạ, không người thân thích, không đủ tiền vào bệnh viện, chị nóng ruột, bay qua thăm con, mang theo một số thuốc “đủ cho con uống trong vài năm.”

“Lúc đó cứ nghĩ mình chết không à, nên thôi cứ đi thăm con, chứ đâu biết ngày sau ra sao.” Trái tim người mẹ thôi thúc chị ra đi, dù rằng “trên máy bay tôi cứ nằm dài, không nhúc nhích được.” Người phụ nữ có gương mặt hiền lành nhớ lại.

Ở với con trai một tháng, con hết bệnh, chị định quay về nhưng “thấy con sống một mình buồn quá, trong vòng có một vài tháng nó xuống 9 ký.” Thế là chị tiếp tục lấy tiền dành dụm ra mướn một căn “apartment” ở với con, chăm sóc con.

Trong thời gian đó, chị Diệp nhớ lại: “Như có một phép màu, tuy trời lạnh, suốt ngày chỉ ở trong nhà nhưng tôi cảm thấy mình khỏe dần. Cứ mỗi sáng thức dậy, lại thấy mình khỏe hơn một chút.”

Ðược một năm, khi con vào đại học, cũng là lúc visa hết hạn, chị Diệp trở về Sài Gòn.

“Bệnh tình tôi trong thời gian ở Toronto đỡ bao nhiêu thì khi về đến Sài Gòn đâu chừng một tháng nó lại tái phát nhanh.” Bác sĩ cho chị hay bệnh chị sẽ khá hơn, cuộc sống chị sẽ kéo dài hơn nếu chị ở một nơi “không nóng không nắng.”

Chị cười nói: “Bệnh gì nghe có đáng ghét không? Bệnh ‘sính ngoại’ mà, phải ở xứ sở này thì nó mới đỡ, mới có thể kéo dài cuộc sống.”

Ly dị để chồng có một cơ hội

Cùng thời điểm đó, giấy tờ bảo lãnh gia đình chị đi định cư sang Mỹ mà người chị ruột chị làm từ mười mấy năm về trước cũng tới hạn. Có điều, “phần nghe tôi bệnh, phần thấy tôi còn có một đứa con gái nhỏ nên họ đổi ý, không muốn lãnh nữa.”

Cuối cùng, vì muốn kéo dài hơn cuộc sống của mình, chị Diệp “năn nỉ” và gia đình người chị gái đồng ý bảo lãnh chị Diệp sang Mỹ với điều kiện “chỉ đi một mình, và khi sang đến Mỹ thì đừng làm phiền gì đến họ.”

Chị suy tính: “Tôi nghĩ mình sang đây như một cách đi dưỡng bệnh, có điều đi bảo lãnh thì tiền đỡ hơn là đi du lịch.”

Chuyện tính nghe ra rất dễ, nhưng để chu toàn mọi điều trước chuyến đi xa mà không biết là mình có còn cơ hội quay trở về được nữa hay không, chị Diệp đã phải đi đến một quyết định nghiệt ngã: ly dị chồng.

“Lúc đó hai vợ chồng còn đang dễ thương lắm. Ảnh là người bạn trai đầu tiên và cũng là chồng tôi. Biết nhau thời đại học, những lúc 2 đứa cùng đón xe bus đến trường, rồi ra trường thì cưới nhau, sống rất êm đềm...”

Chị tâm sự bằng giọng nói nhỏ và ánh mắt dường như đang ở nơi nào.

Với căn bệnh “lupus,” chị Diệp phải dùng thuốc suốt đời. “Mà thuốc thì có nhiều tác dụng phụ, có thể gây tiểu đường, phá gan, cao cholesterol, tim đập nhanh, da khô, mắt khô và các tuyến trong người đều bị khô. Ðặc biệt người bệnh không còn ham thích chuyện sinh hoạt vợ chồng nữa. Lúc đó, tôi cũng đã uống thuốc được vài năm rồi.”

Chị dừng lại một thoáng trước khi nói tiếp: “Nhưng tất cả không quan trọng bằng, sẵn một dịp tôi đi xa, sẵn một dịp tôi bị bệnh như vậy, tôi muốn cho chồng tôi một cơ hội.”

Chị nhìn vào mắt tôi. Tôi lại cảm giác như chị đang thấy người ngồi trước mặt chị là cha của các con chị.

“Em đi không biết có trị được bệnh hay không, sống chết thế nào, bên Mỹ ra sao, chỉ hy vọng là thời tiết sẽ làm em đỡ. Anh lập gia đình đi, nếu như gặp được người vừa ý, bởi anh còn quá trẻ. Nếu anh có gia đình, em sẽ lo con. Anh phải có một cuộc sống mới, phải có người vợ khỏe mạnh chăm sóc anh, chứ như bây giờ, anh phải nuôi bệnh suốt đời. Em cứ mỗi ngày mỗi yếu đi chứ không mạnh lên được. Em không muốn kéo anh đi chung.”

Giọng chị đều đều.

Chị không rơi nước mắt khi kể lại.

Nhưng một điều gì đó cứ như buốt chặt không gian.

“Con đường đó là con đường nghiệt ngã, nhưng mỗi người có cái nghiệp. Tôi không muốn ai đi cùng mình hết.” Chị tiếp.

Dĩ nhiên là người chồng đã không đồng ý, nhưng “tôi kiên quyết ly dị.”

Chị nhất quyết như vậy bởi chị biết “cả hai gia đình đều rất thương yêu tôi. Tôi đi, không biết sẽ có ngày trở về hay chết bất đắc kỳ tử. Tôi không muốn ai trách móc khi anh có cơ hội quen và muốn lập gia đình với một cô gái khác.”

“Hãy làm điều gì mà anh cảm thấy vui, đừng sợ là phải giấu em. Nếu anh muốn có người chia sẻ buồn vui, anh cứ chia sẻ. Hãy xem em như người bạn, khó kiếm được người bạn như vậy, đừng ngại. Có điều giờ này em bệnh, anh chăm sóc con giùm em, khi nào em khỏe, em còn sống, anh có gia đình mới, em sẽ mang con theo em.” Chị đã nói với chồng như thế.

Và, “Ảnh khóc trong ngày ký đơn li dị.”

Nói vậy rồi chị đi, để lại đứa con gái nhỏ nhờ anh chăm sóc.

“Lúc bước chân ra sân bay tôi cảm thấy tức đến khóc òa. Nhìn qua phòng cách ly, thấy gia đình mình đó, ba má mình đó, con mình đó, bạn bè mình đó, mà mình không ở được.” Chị vừa nói vừa cười, cố ngăn những giọt nước mắt chực trào ra.

Ðó là một ngày gần cuối năm 2007.

Làm nghề massage bằng niềm đam mê

Từ Sài Gòn, chị Diệp bay thẳng sang California, tới ở nhờ nhà một người bạn.

Qua được mấy ngày, đọc báo thấy “tiệm Như Ý cần người nấu chè,” chị Diệp tìm đến xin việc.

“Mắc bệnh này như trúng số độc đắc,” chị cười kể tiếp. “Bao nhiêu tiền bạc đều đội nón ra đi, nên bằng mọi cách sang Mỹ vừa để dưỡng bệnh, vừa kiềm tiền trả nợ chi phí du học cho con.”

Chị thừa nhận, lúc mới qua cũng bị “shocked” khi từ một bác sĩ thú y, chủ một văn phòng chữa bệnh chó mèo ở Sài Gòn, có văn phòng bán thuốc thú y cho toàn miền Nam, “nay trở thành một người làm công rẻ mạt. Cũng có lúc buồn, do quá mệt, nhưng không thể nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, bởi phải đi làm để có tiền cho con tôi chứ.”

Chị tính, “mỗi tháng phải gửi cho con phụ tiền học $1,000, rồi phải làm để trả nợ đã mượn cho con. Nên sống chết gì cũng phải làm. Có việc làm là mừng rồi.”

Trong thời gian làm việc ở Như Ý, thấy cạnh trường có dạy massage therapy, lại thêm gặp được người quen đang dạy tại đó, thế là chị Diệp ghi danh đi học, “cho vui thôi.” Chị nghĩ vậy. Tuy nhiên, “càng học càng mê.”

Sau gần cả năm vừa đi làm vừa đi học, chị Diệp cũng lấy được chứng chỉ “massage therapist” và bắt đầu đi làm cho một văn phòng bác sĩ.

Người thợ massage nhớ lại: “Lúc đầu đi làm, phần thực hành còn yếu lắm, nhưng rồi cứ xem thêm các băng đĩa, nên chỉ sau 6 tháng, tôi thấy mình đã trở nên vững vàng hơn với nghề.”

Tôi nhìn bàn tay người thợ massage. Người dùng đôi tay mình để làm dịu nỗi đau của người khác lại là người đang mang căn bệnh viêm khớp, sưng khớp.

“Làm massage như vậy tay chị có đau thêm?” Tôi ái ngại hỏi khi nhìn thấy những khớp ngón tay chị Diệp hoặc như sưng vù, hoặc như biến dạng.

“Ðau lắm chứ,” chị trả lời ngay, trong lúc tự xoa các khớp tay cho mình, “nhưng 'no choice,' tôi không còn sự lựa chọn.”

Dù rằng nói đó là sự lựa chọn chẳng đặng đừng nhưng chị Diệp lại “làm nghề massage bằng niềm đam mê.”

Chị có vẻ rất hào hứng mỗi khi nhắc đến công việc mà chị đang theo đuổi. “Massage là ngành có liên quan đến 'health care,' nên mình cần phải có tấm lòng. Có điều mình có tấm lòng mà mình không có kiến thức cũng trở thành tai hại, nên phải có cả hai. Cho nên ngay cả bây giờ, mỗi tối về nhà, sau khi làm bài tập tiếng Anh xong, tôi vẫn cứ hay xem băng đĩa hay đọc thêm sách về massage therapy.” Chị khoe.

Là người làm nghề phục vụ khách hàng trực tiếp, nhưng chị Diệp không có được một ngoại hình “dễ nhìn” như người ta vẫn nghĩ.

Ngoài chứng bệnh “lupus” mà hậu quả nhận ra ngay từ những vết như nám quần thâm trên mặt, các khớp xương tay trông có vẻ như gồ ghề bởi chứng viêm khớp, chị Diệp còn bị di chứng còng lưng, trông như người bị gù.

Ðó là hậu quả của một tai nạn giao thông năm chị Diệp 14 tuổi. “Nứt 4 đốt xương sống. May là không bị liệt,” chị lại cười lạc quan.

Dẫu thế, ai đã một lần được chị massage qua rồi lại thì không bao giờ nhìn chị ở vẻ bề ngoài nữa, mà “họ nhìn mình bằng trái tim.”

“Bằng cách nào chị để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng, với chủ, với đồng nghiệp?” Tôi thắc mắc.

Chị Diệp chia sẻ: “Làm việc gì, làm ở đâu mình cũng hãy làm hết lòng, và phải làm như mình làm chủ.”

“Với nghề massage, thứ nhất là do tôi thích. Thứ hai, tôi đã từng đau, nên cảm nhận được nỗi đau nhức là như thế nào. Là một người khách, không ai là không cảm nhận được sự khác biệt giữa một người thợ tận tâm và một người thợ hời hợt.”

Chị kể, có người khách bị ung thư, lúc nào tới làm massage cũng đưa trước $30 đồng, tiền công một giờ là $27, còn lại 3 đồng “tip” cho người thợ. Không ai muốn làm cho người khách đó, phần thì tiền tip không nhiều, phần vì “lúc nào bà cũng mang một túi phân bên cạnh, hôi hám lắm, mỗi lần làm xong là phải clean hết cả phòng, cả bàn ghế.” Nhưng chị vẫn làm: “Người ta bệnh, người ta tìm đến mình, lý do gì mình từ chối?” Chị giải thích.

Có điều đặc biệt, khi massage, chị Diệp không dùng găng tay thông thường “nếu mang bao tay, người khách sẽ không cảm giác được, không ‘feels’ được sự xoa bóp trị liệu.” Khi cần thiết, chị dùng loại bao tay “vô hình” tức dùng một loại thuốc xịt để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Chị Diệp tâm niệm: “Khi làm chuyện gì mình nghĩ đó là bổn phận và trách nhiệm thì mình sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi mình muốn thoái thác, từ chối thì mình sẽ cảm thấy mệt mỏi.”

Cố hoàn thành một giấc mơ đoàn tụ

Có nhiều khách hẹn, thu nhập ổn định, công việc đều đặn, chị Diệp cảm thấy hài lòng khi nhẩm tính nhiều khoảng nợ nần có thể trả hết vào cuối năm nay.

“Trả nợ xong là sẽ đi chơi đó. Tôi đã có kế hoạch đi chơi trong đầu rồi,” vẫn bằng nụ cười không chút vướng ưu phiền, chị Diệp khoe tiếp.

Dẫu đã sang Mỹ, chọn California là vùng khí hậu thích hợp cho việc dưỡng bệnh, nhưng chị Diệp cũng cảm nhận rằng sức khỏe chị bắt đầu xuống dốc, các khớp biến hóa nhiều. Có điều, “bây giờ tôi khỏe ngày nào mừng ngày đó. Tôi cảm thấy 'enjoy' với cuộc sống, không ôm nỗi buồn vào lòng, để làm gì kia chứ!” Chị lại cười.

Ước mơ hiện giờ của người phụ nữ không gục ngã trước số phận đó “chỉ là muốn đoàn tụ với hai đứa nhỏ.”

Mắt chị long lanh: “Giờ này tôi còn chờ cái gì, mong muốn cái gì nữa chứ? Còn ngày nào thì mong sum họp với con ngày đó, chăm sóc con ngày nào hay ngày đó.”

Khi bài viết đã xong, tôi nhận được email của chị. Trong đó, chị viết:

“Hãy cho tôi có một cơ hội để nói lên lòng tri ân chân thành đến những người bạn thân thương luôn bên cạnh lúc tôi gặp khó khăn, bệnh hoạn và đơn độc; đến những người chủ mà tôi đã làm việc qua, đã không vì tuổi tác và vóc dáng, mà cho tôi cơ hội làm việc và học hỏi.

Tất cả đã giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và cảm nhận được vị ngọt của tình người.

Tôi biết, rồi đến ngày nào đó, tôi cũng phải đi xa. Tôi ra đi với tất cả lưu luyến vì cuộc đời quá dễ thương.”

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm ngày nữa để yêu thương.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117352&z=1

...

“Khi làm chuyện gì mình nghĩ đó là bổn phận và trách nhiệm thì mình sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi mình muốn thoái thác, từ chối
thì mình sẽ cảm thấy mệt mỏi.” Chị Phạm Ngọc Diệp trong một nơi chị đang làm công việc “massage therapy.”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

...

Chị Phạm Ngọc Diệp, người dùng đôi tay mình để làm dịu nỗi đau của người khác lại là người đang mang trên mình căn bệnh “lupus”
có thể ra đi bất cứ lúc nào. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
...


Chị Phạm Ngọc Diệp: “Tôi biết, rồi đến ngày nào đó, tôi cũng phải đi xa. Tôi ra đi với tất cả lưu luyến vì cuộc đời quá dễ thương.”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #27 - 17. Aug 2010 , 23:04
 
Cả  Nước   Thích Đùa 




                  Lê Thị Thanh Chung 2010/08/08
(Tham luận của nhà văn Aziz Nesin* gửi Đại Hội – Hội Nhà Văn VN lần thứ VIII)

Các bạn đồng nghiệp Việt Nam thân mến,

Cách đây gần hai thập kỷ, Aziz Nesin tôi được các bạn độc giả Việt Nam biết đến như một người “thích đùa”. Vâng, tôi đã phải trả giá cho sự bông đùa của mình bằng nhiều năm ngồi bóc lịch sau song sắt. Nhà cầm quyền ở nước tôi không thích đùa. Những tín đồ Hồi giáo cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ không thích đùa. Các bạn may mắn hơn tôi vì được sinh ra và hành nghề cầm bút ở một xứ sở con người luôn lạc quan, mơ mộng và hài hước.
Chẳng có một dân tộc nào trên thế giới rầm rập đi tìm lối tắt khi trong tay chỉ có chiếc la bàn “made in China”. Sau mấy chục năm loanh quanh không tìm được lối ra, các bạn vẫn vui vẻ quay về vị trí xuất phát và không ngừng tìm cách “đón đầu”. Các bạn đã rút ngắn được đáng kể con đường dẫn đến kho tàng tri thức loài người. Nước Mỹ luôn tự hào là một trong những cường quốc trên thế giới, có những trường đại học hàng đầu như Havard, MIT… nhưng họ vẫn phải mất từ 7 đến 10 năm mới đào tạo xong một tiến sĩ. Tiến sĩ của Việt Nam không cần biết tiếng Anh, bảo vệ thành công luận án trong vòng sáu tháng.

Con người cất cánh bay lên được vì đã dám ước mơ. Và cũng chỉ ở Việt Nam, ước mơ đã sải cánh suốt rộng dài đất nước. Ngành giáo dục của các bạn mơ có những trường đại học mang đẳng cấp quốc tế. Sinh viên nước ngoài đến du học ở Việt Nam phải qua mấy kỳ phỏng vấn mới xin được visa. Các nước sẽ được cấp quota gửi sinh viên sang nhờ Việt Nam đào tạo. Ngành đường sắt mơ một ngày có đường tàu cao tốc. Bước lên tàu từ sân ga Hàng Cỏ, chưa kịp viết hết một khổ thơ đã tới ga Hòa Hưng. Ngành điện mơ những lò phản ứng hạt nhân. Bán điện cho các nước láng giêng lạc hậu. Ngành khoáng sản mơ giấc mơ bô-xít. Bùn đỏ biến thành hồ nước trong veo. Vinashin mơ sẽ cho hạ thủy những con tàu hiện đại đi khắp đại dương. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ làm chao đảo cả phố Wall. Ngân hàng Thế giới sẽ chọn Việt Nam làm Hội sở.

Nếu chỉ số hạnh phúc của Liên Hiệp quốc lấy tiêu chí hài hước làm trọng thì Việt Nam sẽ đứng trong “top ten” các dân tộc hạnh phúc trên thế giới. Chỉ có ở đất nước của các bạn, “thế giới ngày mai” mới đeo cặp đu dây qua sông tới lớp. “Vì lợi ích mười năm trồng cây”, các bé gái tuổi vị thành niên thành món quà của thầy hiệu trưởng gửi tới cho bạn bè trên tỉnh. “Tiên học lễ”, nữ sinh lột quần áo nhau quay phim đưa lên youtube. Cô giáo túm vào chỗ kín của học sinh nam. Trò hư phải thay nhau liếm ghế. “Hậu học văn”, quay cóp được nâng lên thành nghệ thuật. Thầy ra bài, thầy thu tiền, thầy cho đáp án trước ngày thi. Trò thuê người học thay, thuê người viết luận văn, bằng giả bày như rau dưa ngoài chợ.

Chỉ có ở đất nước của các bạn, cảnh sát gọi người vi phạm giao thông vào góc đường làm luật. Cò kè cưa đôi. Người anh hùng bỗng chốc trở thành tội phạm vì mấy chục triệu quỹ đen. Kẻ tham nhũng tiền tỷ tỷ được xem xét vì có nhân thân tốt. Chưa tranh tụng trước tòa đã biết bao nhiêu năm nằm khám. Tử tù sinh con trong phòng biệt giam.

Chỉ có ở đất nước của các bạn, bê tông mới được đúc bằng cốt tre. Cầu vượt đang xây dầm đã lao xuống đất. Hầm đường bộ thành sông trong thành phố. Đường chưa bàn giao đã sụt, lún, chân chim.

Chỉ có ở đất nước các bạn, mới có thủ tướng chân tình “ba năm qua tôi chẳng kỷ luật ai”. Các nghị sĩ hồn nhiên đồng thuận. Anh bạn láng giêng – tặng nhau cả 16 chữ vàng vẫn là “nước lạ”. Chiến sĩ hòa bình bờ đông canh giữ cho giấc ngủ bở Tây.

Chỉ có ở đất nước các bạn, người viết bằng mọi giá chen chân vào Hội Nhà văn. Một phần ba số hội viên muốn được làm lãnh đạo. Đại hội không bàn chuyện văn chương, chỉ lo bầu bán. Ai cần Hội Nhà văn? Hội Nhà văn cần ai?

Các bạn may mắn hơn tôi, mỗi buổi sáng vào mạng đọc tin, có thể tìm thấy hàng trăm ngàn đề tài để viết. Cả một dân tộc thích đùa. Tác phẩm không hấp dẫn mới là chuyện lạ.

Vẫn biết Đại Hội mới bắt đầu, nhưng chắc chắn sẽ thành công rực rỡ. Chúc các bạn có một Ban chấp hành mới, hoạt động không cần tiền thuế của dân. Chúc các bạn có nhiều tác phẩm đoạt giải Nobel, tất cả nhà văn sống được bằng ngòi bút.
---

(Ngàn lần xin lỗi nhà văn Aziz Nesin vì vụ “đạo” tên này)
Aziz Nesin sinh năm 1915. Ông được đề cử cho nhiều giải văn chương ở Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari và Liên Xô cũ. Tác phẩm của ông được dịch ra trên ba mươi thứ tiếng. Về cuối đời, ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất sống được bằng thu nhập từ viết sách. Năm 1972, ông lập ra quỹ Nesin. Mỗi năm, quỹ này chọn ra bốn trẻ em nghèo, đưa về chăm sóc, nuôi cho ăn học từ cấp cơ sở, hết phổ thông trung học, đại học hoặc đào tạo nghề. Ông tặng cho Quỹ toàn bộ tiền bản quyền in ấn, dịch thuật và sử dụng các tác phẩm của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước khác trên thế giới. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1995 vì một cơn đau tim.

* Theo góp ý của một số bạn đọc, Thanh Chung xin đổi lại tiêu đề là "Cả nước thích đùa" thay cho chữ "Dân tộc"
Back to top
« Last Edit: 17. Aug 2010 , 23:05 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #28 - 17. Aug 2010 , 23:42
 
thubeo wrote on 30. Jul 2010 , 00:33:
Cười Trước Khi Ngủ: ĐÁNH NGAY BỘ CHỈ HUY...


Hay hết biết, Cỏ nghe thấy tiếng khóc cười sâu cay của con người trong những bài viết TB chọn đăng trên trang nhà của cưng. Chị trang trọng ca ngợi và xin được nói lời cám ơn em thật nhiều.
      
Sau ngày 30.4.75 nhiều gia đình Cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số đó có vợ chồng Hương, từ Hải phòng vào đây, vì là Cán bộ thâm niên nên đôi vợ chồng này được ưu tiên "hóa giá" nghĩa là được mua một căn nhà với giá tượng trưng, căn nhà do một gia đình sĩ quan chế độ cũ đã vượt biên. Từ ngày có gia đình Ông Hương dọn về ở, xóm tôi tự nhiên náo động hẳn lên, vì hầu như không ngày nào hai vợ chồng này không có những cuộc cãi vã, chúng tôi chẳng ai muốn can ngăn, phần vì còn lạ lẫm nhau, phần vì giữa chúng tôi và họ vốn đã có một hố sâu ngăn cách, khó mà hòa hợp nhau được.

Ông chồng vốn là một tay nát rượu, xưa nay bị kềm chế, bây giờ vào Nam, mặc sức mà uống, nên mỗi lần uống là mỗi lần say khướt, mà mỗi lần say là thế nào hai vợ chồng cũng lục đục. Một hôm cả xóm đang yên tĩnh, bỗng nghe tiếng thất thanh :
- Ối giời đất,thánh thần ơi, ối làng nước ôi, sao tôi có thằng chồng khốn nạn thế này hở Giời?

Chúng tôi chạy lại trước cửa, thấy anh chồng hai mắt nhíu lại, giọng lè nhè : - Khốn nạn hả, mày bảo ông khốn nạn hả, Khốn nạn mà sao mày cứ bám lấy ông như đỉa, mày làm khổ ông, mày giam hãm ông.

Hai bên lời qua tiếng lại, nhưng vì anh chồng đã nát rượu nên không thể cãi lại mụ vợ dẻo mồm, dẻo miệng, anh chỉ còn cách sử dụng nắm đấm làm biện pháp chiến thắng, nhưng đấm quờ đấm quạng, càng đấm cái loa rè càng tăng công suất. Chị vợ cũng không kém, càng sấn sổ vào gần chồng để xỉa xóị Bất ngờ, một cú đấm mạnh trúng ngay vào mồm,
Chị vợ hét lên :
- Ối làng nước ơi, đồng bào, đồng chí ơi! Nó đánh vào đài rồi. Thừa thắng xông lên, anh chồng nhắm ngay mắt vợ đấm cho một cú, chị vợ lảo đảo,vừa né vừa la:
- Ối giời ôi, Nó đánh trúng trung tâm nghe nhìn rồị Ông chồng đá tiếp vào chân vợ.
- Ối nhà nước ôi! Nó đánh vào Bộ giao thông vận tải rồị
Anh chồng quơ tay phải trúng ngay vú trái! Bà vợ càng la to hơn:
- Đồ vô nhân đạo! Đồ dã man, Mày dám tấn công vào cơ quan Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nữa à?
Vợ càng la to, chồng càng hăng tiết, đấm ngay một cái vào vú phải.
- Ối giời đất ơi, Nó tấn công vào Tổng cục cao su rồi!
Anh chồng gào to:
-Mày nói gì, cái gì mà cao su với không cao su, Ông cho mày biết tay luôn...vừa nói hắn vừa nhắm ngay chỗ kín mụ vợ đá thẳng vào.
Bà vợ thét lên:
- Ối làng nước ơi, Ối Bác Hồ, Bác Giáp ơi, cái thằng chồng khốn nạn của con nó đã tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy Sinh Đẻ Có Kế Hoạch của Bác rồi Bác ơi!
( Do PHUNG TRAN chuyển )

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #29 - 23. Aug 2010 , 21:00
 
CON NHỎ BỊ NGỚ NGẨN…DO BỐ MẸ GIÀU TỐNG VÔ HỌC TRƯỜNG TÂY       


Blog Phamvietdaonv: Chuyên mục Nhà văn kể chuyện… dại tuần này là một câu chuyện đáng suy ngẫm và hữu ích do Trang Hạ một cây viết trẻ, xông xáo, thuộc diện “chọc trời khuấy nước “ đang ăn khách viết trên Blog của mình…Câu chuyện chỉ xuất hiện một thời gian ngắn sau đó Trang Hạ đã hạ xuống chắc vì một lý do tế nhị nào đó…
Thấy đây là một câu chuyện hữu ích, cần được nhiều người đọc, Blog Phamvietdaonv mạn phép copy lại và đưa vào chuyên mục Nhà văn kể chuyện…dại tuần này. Cũng đang lo Trang Hạ thuộc diện “ đanh đá cá cầy “ không biết có cho chủ blog này “ một chưởng” không ? Bởi chủ Blog này vốn là người nhút nhát và ươn hèn nhất là đối với phụ nữ.
Mạn phép Trang Hạ sửa một vài chi tiết để tránh vi phạm Mục 4 Điều 10 của Luật báo chí: xúc phạm đời tư của người khác…
Một lần nữa xin phép và xin lỗi Trang Hạ “ thuổng “ câu chuyện này của bạn vì thấy nó hữu ích và cần thiết cho nhiều người đọc !


...

Một đứa trẻ bốn tuổi mắc bệnh trầm uất vì chịu quá nhiều sức ép từ cuộc sống, chuyện không đùa và cũng không bịa, đã từng xảy ra với gia đình anh H.– bạn tôi. Tất cả chỉ bởi anh… giàu quá! Có một lần ngồi quán cà phê, sau khi tất cả mọi chuyện đã xảy ra, đã được thu xếp êm xuôi, anh bạn tôi thở dài và bảo, nào ai ngờ trẻ con nhạy cảm đến thế, cũng nào ai ngờ chính tiền của bố mẹ và sự chăm sóc quá đáng đã hại chính con mình mà không biết, may mà mọi việc được phát hiện sớm.
1. Chăm sóc tốt nhất, con vẫn trầm uất:
Anh bạn tôi là chủ một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội và TPHCM, cũng có làm ăn với các đối tác nước ngoài. Bản thân anh là một trí thức đã du học tại nước ngoài nhiều năm, gần bốn mươi tuổi mới lấy vợ, vợ anh là một người cũng có bằng cấp khá cao trong lĩnh vực kinh tế, đang làm cho một tập đoàn lớn của nhà nước. Vì vậy, hai vợ chồng vừa có điều kiện kinh tế lại vừa nắm vững các kiến thức về giáo dục và tâm lý, đã dành cho đứa con trai đầu lòng những sự chăm sóc tốt nhất ngay từ khi cháu chưa chào đời.
Thực sự trong hai năm đầu đời, con trai anh H. rất mạnh khỏe, nhanh nhẹn, thông minh và tỏ ra có năng khiếu logic, trí nhớ tốt, sức tập trung cũng tốt. Cháu phản ứng tích cực với âm nhạc và khá tình cảm với bố mẹ. Vợ chồng bạn tôi luôn giành thời gian thích hợp để chơi với con, chăm sóc con chứ không phó mặc tất cả cho người giúp việc như nhiều gia đình giàu có và bận rộn khác.
Khi con trai đầu lòng được hai tuổi rưỡi, anh chị quyết định gửi cháu vào một trường mầm non quốc tế do một tập đoàn khá nổi tiếng của nước ngoài đầu tư vào mở trường, cũng khá nổi tiếng trong vài năm trở lại đây. Hàng ngày, vợ anh H. đưa con tới trường, sau đó mới đi làm. Hàng tuần, hàng tháng, giáo viên của cháu đều gửi thư và thông báo tình hình sức khỏe cũng như các mặt khác của cháu cho bố mẹ. Cháu được học chung với các em bé nhiều quốc tịch, được dạy học bằng tiếng Anh, được bảo mẫu chăm sóc từng li từng tí chu đáo không thua kém tại gia đình.
Thật bất ngờ, càng ngày con trai bạn tôi càng ủ dột. Cháu không vui, hay cáu gắt, ít nói và ít cười hẳn đi, ăn nói lẫn lộn và không thích ra khỏi cửa. Cháu trở nên rất thích một con gấu bông trong nhà và thường ôm gấu bông ngồi một góc, suốt từ lúc rời trường cho đến lúc cơm tối, mặc chị giúp việc và mẹ hỏi han, bày trò chơi.
Cháu đang trong thời gian học nói, trước đây cháu ham diễn đạt nhiều thứ, khác hẳn hiện trạng bây giờ. Hai vợ chồng lo lắng, sau khi thảo luận với nhà trường và giáo viên, được biết cháu là trường hợp ngoại lệ tại trường, có thể cháu không thích nghi hoặc có trở ngại gì đó trong quá trình học tại trường, hai vợ chồng anh H. đành cho con nghỉ học, dù giáo viên và bác sĩ có đưa ra một số phương án khắc phục.
Lên mạng tìm hiểu một số tài liệu nuôi dạy con, anh chị bạn tôi hy vọng cháu không bị rơi vào trường hợp mắc bệnh tự kỷ – căn bệnh của “con nhà giàu” mà dân thành phố đang xôn xao lo lắng, bởi cháu sức khỏe tốt, phản xạ vẫn tốt và đây có thể chỉ là trở ngại ban đầu khi cháu rời vòng tay của bố mẹ cùng người giúp việc để hòa nhập vào đám đông trẻ cùng tuổi.
Hai anh chị quyết định làm một việc táo bạo: Nhân dịp anh có việc làm ăn tại Hongkong, anh chị quyết định đưa con ra nước ngoài sinh sống, hy vọng môi trường giáo dục tiên tiến ở nước ngoài mở ra cho con một không gian mới dễ chịu hơn. Chị xin nghỉ việc tại tập đoàn, thu xếp trong vòng hơn một tháng, đưa cả người giúp việc từ Việt Nam đi theo sang Hongkong để chăm sóc gia đình.
Với cha mẹ, tiền không thành vấn đề nếu nó có thể mang tới cho con mình cuộc sống tốt nhất.


...

2. Tai họa nơi đất khách:
Anh H. và vợ không phải những người cậy tiền. Trước khi quyết định đưa đứa con ba tuổi rưỡi ra nước ngoài sinh sống, anh chị đã xin ý kiến của một số bác sĩ và chuyên gia giáo dục. Ai cũng nhận định rằng, cuộc sống tại Hongkong sẽ tốt cho em bé hơn, bởi những trở ngại bất thường về tâm lý con trai anh H. gặp phải chỉ là tạm thời, đột phát, không có nguồn gốc từ sức khỏe của cháu mà có thể là vấn đề nằm ở cách giáo dục của ngôi trường quốc tế đắt tiền kia. Ra nước ngoài mẹ cháu có 24 giờ ở bên cháu chăm sóc tình cảm, một tuần cháu chỉ đi nhà trẻ 3-4 ngày, từ 9h sáng tới 3h chiều, thời gian khá ngắn, cháu được thay đổi môi trường sống, đi chơi nhiều hơn, cho cháu tham gia vận động hoặc chơi xa như đi Disney Land sẽ cải thiện được sức khỏe tâm lý của cháu.
Có một yếu tố anh chị băn khoăn là, trường quốc tế tại Hongkong sẽ có những trẻ không chỉ nói tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, Quảng Đông, cháu sẽ phản ứng thế nào khi thiếu tiếng Việt?
Chuyên gia tư vấn rằng, lứa tuổi đang học nói, từ 3-7 tuổi tiếp thu rất nhanh ngôn ngữ mới, vì trẻ con không giống như người lớn, chúng giao tiếp với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ, nói chuyện mà chủ yếu là cử chỉ, chơi với nhau, vỗ tay, mỉm cười v.v… nên chắc chắn cháu sẽ không bị “sốc văn hóa” như khi anh chị đợi cháu lớn lên mới chuyển trường đột ngột.
Yên tâm rồi, anh chị H. lên đường. Cuộc sống thuận lợi và đầy đủ tiện nghi, mọi kế hoạch được vạch ra đều đã được thực hiện chi tiết. Tại nước ngoài anh chị thuê chung cư cao cấp, có ô tô riêng, tài xế riêng, ăn vẫn có đồ Việt Nam, ti vi kênh vệ tinh vẫn có kênh tiếng Việt, trong nhà ai cũng âu yếm yêu thương em bé. Nhưng không ngờ chỉ ba tháng sau, anh chị thực sự đứng trước ngưỡng khủng hoảng khi càng ngày càng thấy con trai mình suy sụp.
Đứa trẻ trên đường đi rất thờ ơ với mọi thứ trôi qua cánh cửa kính của ô tô. Mỗi khi từ trường về nhà, cháu chúi hẳn vào một góc nhà, hai tay bịt chặt tai, không cho phép mọi người nói to, không cho mọi người bật ti vi. Mỗi khi có tiếng động, người nói chuyện, cháu bịt chặt tai hơn và kêu lên: “Thôi đừng nói nữa!”. Cháu luôn cáu kỉnh, quấy và rất khó chịu, ghét tiếp xúc mọi người, ghét gặp người lạ, đặc biệt rất ghét các âm thanh. Đến mức cô Osin giúp việc cũng sợ và xin cho cô về Việt Nam. Còn hai vợ chồng bạn tôi đau khổ vì thực sự không hiểu việc gì đang xảy ra, và mình còn thiếu sót gì với con. Có tuần lễ, anh H. bỏ việc công ty và cùng vợ ở nhà, cho con nghỉ học, chơi với con cả ngày, nhưng tình hình cũng không khá hơn. Sau khi đưa con đi khám một số bác sĩ nổi tiếng, anh chị nhận ra một số tình hình như sau:
Cháu bé quá nhạy cảm với thay đổi, cháu sợ ngoại ngữ, cháu sợ khi mọi người nói chuyện (bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ nào khác) mà cháu không hiểu. Cháu có một số biểu hiện của người bị bệnh trầm uất do áp lực cuộc sống. Nhưng cháu quá nhỏ và sức chịu đựng cũng như thích nghi của cháu kém hơn người lớn rất nhiều. Về thể lực của cháu tốt, nhưng sức khỏe tâm thần thì không tốt. Môi trường đa ngôn ngữ quốc tế có thể là “kích thích tố” cho các bé khác thích nghi nhanh, nói nhanh, hoạt bát chủ động, nhưng cũng có thể là “áp lực” vô hình cho con anh H.. Và bác sĩ khuyên anh cho cháu về Việt Nam, sống bình dị với bạn bè cùng tuổi, cùng ngoại hình, cùng ngôn ngữ tại Việt Nam. Chắc chắn môi trường thân thiện và quen thuộc sẽ có tác dụng tốt với cháu.
Có một điều bác sĩ nhắc tới là cũng nên xem xét yếu tố hai vợ chồng đã cao tuổi mới sinh con, nên có thể cháu nhạy cảm hoặc yếu ớt hơn số cân nặng và chiều cao mà ta đo đếm được.
Hai vợ chồng bạn tôi sau khi thảo luận kỹ, lại khăn gói về nước, kết thúc một chương trình “du học mầm non” thất bại của con.


...

3. Về quê chữa bệnh nhà giàu:
Điều làm hai vợ chồng bạn tôi day dứt nhất là, họ có điều kiện kinh tế, họ có thể cho con những thứ tốt nhất, họ có kiến thức và biết áp dụng kiến thức để nuôi dạy con, vậy mà sao con trai họ thậm chí không được như một đứa trẻ con nhà nghèo chân đất ở quê, khỏe mạnh, can đảm, ngoan ngoãn.
Về Việt Nam, anh tiếp tục công việc kinh doanh, chị vẫn nghỉ việc, đưa con về quê ngoại, một chuyến nghỉ dài ngày, rất dài.
Quê ngoại cũng là một thành phố nhỏ, nhưng không như khu biệt thự của chị trên Hà Nội, trẻ em đi đâu suốt cả ngày. Điều làm bạn tôi sung sướng nhất là về quê ngoại, con trai chị có biểu hiện rất tốt, cháu bắt đầu có bạn, bắt đầu chơi với bạn hàng xóm, những đứa trẻ không bị lùa vào nhà trẻ như ở trên Hà Nội, suốt ngày thập thò ngoài cửa với những trò chơi… không giống ai.
Vài ngày hoặc một tuần, anh H. kêu lái xe đi cùng về thăm con. Người đàn ông bốn mươi mấy tuổi mà phải bật khóc khi thấy con mình vui vẻ, chơi ngoan ngủ tốt, không còn ôm gấu bông chúi vào một góc nhà, bịt hai tai rên rỉ nữa. Khác hẳn hình ảnh của cháu mới mấy tháng trước đây tại Hongkong.
Lần đầu tiên, con trai anh H. đã đi chân đất ra ngoài hè phố đá bóng với bạn. Nhưng cháu thích điều đó, bố mẹ cháu đều sẵn sàng đi chân đất chơi cùng con, một việc mà trước đây anh chị không chấp nhận nổi và cũng không hình dung ra nổi, giữa không gian sống trường quốc tế – biệt thự – ô tô riêng.
Con trai bạn tôi giờ đã vào học Tiểu học, cháu phát triển bình thường như các bạn khác, trong một lớp học bình thường của một trường Tiểu học gần nhà, mặc dù vợ chồng bạn tôi đủ sức cho cháu học tiểu học ở những trường tốt nhất, đắt nhất Việt Nam. Bạn tôi nói, may mà vợ chồng mình tỉnh ra kịp, và cũng nhanh chóng tìm được cách “chữa bệnh” cho con mình.
Blog Trang Hạ
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 8
Send Topic In ra