Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18453 times)
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #75 - 01. Nov 2010 , 19:11
 
Triết Lý Trẻ Con

Hồi tôi còn nhỏ, tôi tham gia trong phong trào "Gia Đình Phật Tử Thiếu Nhi" ở chùa Quãng Hương Gò Vấp gần nhà tôi khá nhiều năm.

Một hôm, sau buổi họp ở chùa về, đi ngang chợ tôi thấy một đứa bé gái trạc tuổi tôi, mồ côi, cụt chân, lết trên miếng ván nhỏ từ đầu chợ đến cuối chợ ăn xin. Con bé cười thật tươi mỗi khi có ai ném vào lon vài đồng bạc cắt.

Tôi chợt nghĩ, nếu tôi là con trai, còn cha mẹ, đi đứng bình thường, không phải đi xin xõ ai để sống, THÌ nếu con bé kia cười được, tại sao tôi không cười được, dẫu cho không có chuyện gì vui cả!

Thế là từ hôm đó, tôi nghe lời ngụ ý của Phật, thôi không đi họp trong gia đình Phật Tử thiếu nhi nữa!

Bài học tôi học được hôm đó là: triết lý nhà Phật không nhất thiết chỉ học được từ trong chùa mà còn có thể học ở ngoài chợ, ngoài đời!

Nguyễn Văn Hà

Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2010 , 19:52 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #76 - 01. Nov 2010 , 20:58
 
Phương Tần wrote on 31. Oct 2010 , 00:46:
TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry


Hi PT , theo TB nghĩ cúng chỉ là hình thức thôi , để tưởng nhớ lại người quá cố , cho con cháu có cớ chính đáng tụ họp về. Ở nơi quê hương thứ hai này , giỗ chạp, cưới xin ,ma chay hay lễ lạc mọi chuyện đều phải sắp xếp vào ngày thứ bẩy ,may mắn thì việc của chúng ta trùng ngày cuối tuần.Tần ui đừng buồn 1 mình , hãy như có Mẹ ở nhà , đi mua hoa quả ,cơm canh lên cúng , nhang tàn thì dọn cỗ 1 mình vừa ăn vừa trò truyện với Mẹ và các anh chị em , TB thấy cũng vui vì ngày giỗ ba mọi người ở mọi nơi cùng hướng về ba , như vậy thì ba của Tần cũng cười thiệt bự rùi , phải hông Tần , chúc đầu tuần dzui đủ thứ. Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #77 - 06. Nov 2010 , 17:51
 
Phương Tần wrote on 31. Oct 2010 , 00:46:
TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry

Hi PT, MD nhớ PT nói giỗ Ba, nên từ sáng sớm đã nghỉ đến PT chắc lo nấu ăn để cúng Bác, 3 Chi Em và Mẹ đều tưởng niêm, dù ở 4 nơi, Bác chắc chắn an vụi  MD cũng góp 1 lời cầu nguyện Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
thân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #78 - 06. Nov 2010 , 19:24
 
thubeo wrote on 01. Nov 2010 , 20:58:

Hi PT , theo TB nghĩ cúng chỉ là hình thức thôi , để tưởng nhớ lại người quá cố , cho con cháu có cớ chính đáng tụ họp về. Ở nơi quê hương thứ hai này , giỗ chạp, cưới xin ,ma chay hay lễ lạc mọi chuyện đều phải sắp xếp vào ngày thứ bẩy ,may mắn thì việc của chúng ta trùng ngày cuối tuần.Tần ui đừng buồn 1 mình , hãy như có Mẹ ở nhà , đi mua hoa quả ,cơm canh lên cúng , nhang tàn thì dọn cỗ 1 mình vừa ăn vừa trò truyện với Mẹ và các anh chị em , TB thấy cũng vui vì ngày giỗ ba mọi người ở mọi nơi cùng hướng về ba , như vậy thì ba của Tần cũng cười thiệt bự rùi , phải hông Tần , chúc đầu tuần dzui đủ thứ. Smiley


HaLô TB!
PT cúng giỗ ngày hôm qua vì muốn mời Cậu đến, mà hôm qua là ngày nghỉ của Cậu, đúng là ở đây mọi sự...tùy duyên  Roll Eyes Cho nên cũng khá vui, vì mau mau nấu ăn, mau mau sắp lên bàn thờ rồi mau mau đi mần để mau mau đi dzìa cúng kiếng...Chưa về được đã nghe kêu í ới, khách tới nhà rồi, cũng may để sẳn chìa khóa để các Cậu vào nhà chào hỏi ... Cha trước...
Rốt cuộc là chưa có chụp hình báo cáo thì mọi người đã xơi hết  rollingonthefloor
Còn một mâm cuối cùng để cho cô em họ về tối, vừa bày ra chụp được tấm này thì nghe gõ cửa cóc cóc rồi  Shocked

...


PS: Bắt chước món gỏi ăn ở nhà chị Đậu Đỏ, ai cũng khen ngon...
Hôm nay thì chuẩn bị làm vài món chay mai lên Chùa cúng. Làm cho mọi người ăn thấy vui hơn là ăn một mình  Grin  Grin  Grin  Grin  Grin

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #79 - 06. Nov 2010 , 19:30
 
mydung wrote on 06. Nov 2010 , 17:51:
Hi PT, MD nhớ PT nói giỗ Ba, nên từ sáng sớm đã nghỉ đến PT chắc lo nấu ăn để cúng Bác, 3 Chi Em và Mẹ đều tưởng niêm, dù ở 4 nơi, Bác chắc chắn an vụi  MD cũng góp 1 lời cầu nguyện Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
thân


Cám ơn chị Mỹ Dung hỏi thăm em. Ngày mai em lên Chùa Liên Hoa ở Irving cúng giỗ, mời Chị nghen  Wink
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #80 - 06. Nov 2010 , 21:30
 
PT ơi, cám ơn PT mời, tiếc quá MD không đi được
PT giỏi quá lam giỗ mặn rồi giỗ chay trên chùa nữa, MD chi lo 1 giỗ là quải gân nằm vạ cả tuần luôn
Tối nay MD có đi chùa Đạo Quang, lúc hồi hướng có nghỉ tới Bác, Cầu mong Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
Chúc PT an vui, và nhớ những kỹ niệm dễ thương nhất lúc bên Ba, đề mĩm cưởi " con gái của Ba nè"
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #81 - 07. Nov 2010 , 19:44
 
Phương Tần wrote on 06. Nov 2010 , 19:24:
HaLô TB!
PT cúng giỗ ngày hôm qua vì muốn mời Cậu đến, mà hôm qua là ngày nghỉ của Cậu, đúng là ở đây mọi sự...tùy duyên  Roll Eyes Cho nên cũng khá vui, vì mau mau nấu ăn, mau mau sắp lên bàn thờ rồi mau mau đi mần để mau mau đi dzìa cúng kiếng...Chưa về được đã nghe kêu í ới, khách tới nhà rồi, cũng may để sẳn chìa khóa để các Cậu vào nhà chào hỏi ... Cha trước...
Rốt cuộc là chưa có chụp hình báo cáo thì mọi người đã xơi hết  rollingonthefloor
Còn một mâm cuối cùng để cho cô em họ về tối, vừa bày ra chụp được tấm này thì nghe gõ cửa cóc cóc rồi  Shocked

...


PS: Bắt chước món gỏi ăn ở nhà chị Đậu Đỏ, ai cũng khen ngon...
Hôm nay thì chuẩn bị làm vài món chay mai lên Chùa cúng. Làm cho mọi người ăn thấy vui hơn là ăn một mình  Grin  Grin  Grin  Grin  Grin



Tần ui ! sao giỏi quá dzị ,TB chỉ nấu các món chay thôi. TB nghĩ mỗi ngày mình đều ăn thịt ,cho nên đến ngày giỗ thì ăn chay cho bao tử nghỉ xả hơi. Chúc PT gặp hên . Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #82 - 07. Nov 2010 , 19:48
 
Người tù binh trở về        



...

Sau đây là một câu chuyện có thật. Chuyện xảy ra vào mùa Xuân 1945, trong một thành phố của nước Pháp tạm gọi là Chardeuil, mà vì những lý do ngoài ý muốn ,chúng tôi không thể nêu tên thật ra được.

Câu chuyện bắt đầu từ trên một chuyến xe lửa chở những người tù Pháp từ Đức trở về. Họ ngồi từng nhóm 12 người một trong những toa tàu chỉ để dành cho mười người mà thôi. Vì vậy, họ phải ngồi thật sát vào nhau, nhưng chẳng ai để ý hay tỏ dấu phiền hà gì về chuyện đó cả. Mọi người, tuy đã kiệt sức vì những năm tháng tù đày và chuyến hành trình quá dài, vẫn thấy lòng nôn nao hạnh phúc vì họ biết rằng, sau năm năm vắng nhà , họ đã về lại được Quê Hương, sẽ được nhìn lại mái nhà yêu dấu và nhất là sẽ được gặp lại gia đình.

Hình như trong đầu óc của mọi người, hình ảnh nổi bật nhất là hình ảnh người đàn bà, người vợ thương yêu mà họ đã phải xa vắng mấy lâu nay. Mặc dù phần đông đều nghĩ về vợ mình với tất cả lòng thương nhớ , nhiều người vẩn không giấu nổi sự lo lắng, bồn chồn. Không hiểu người vợ có còn như xưa , vẩn trung thành hay đã thay đổi ? Vợ họ đã chứng kiến những gì , đã làm gì trong thời gian họ vắng nhà ? Không hiểu sự cô đơn kéo dài có làm cho họ sờn lòng và phản bội lại người chồng đang bị cầm tù ở một nước khác hay không ? Những người tù đã có con thì còn cảm thấy yên bụng , dù sao vợ họ vẩn còn phải chăm sóc con cái và không thể sống buông thả , tự do quá được. Những đứa con là những sợi giây ràng buộc giúp họ thoát khỏi sự cô đơn và cám dỗ trong những ngày xa nhau.

Trong góc trái của toa xe, một người đàn ông cao lớn nhưng gầy ốm ngồi thật yên lặng, đôi mắt ông sáng ngời trong khuôn mặt căng thẳng vì chờ đợi và suy tư. Đó là ông Renaud Leymarie, quê quán ở Chardeuil thuộc miền Nam nước Pháp. Con tàu vẫn chạy đều trong đêm tối , tiếng còi tàu cùng tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt càng làm cho lòng người ly hương đang trở về thêm bồn chồn, háo hức. Người đàn ông chợt nói với người bạm đồng hành ngồi sát bên ông ta :

-Anh đã có vợ chưa hở anh Saturnin ?

-Tôi đã có vợ hai năm trước chiến tranh và đã có hai con . Vợ tôi tên Marthe! Anh muốn xem hình nàng không ?

Saturnin là một người đàn ông nhỏ bé và vui tính. Anh ta rút từ trong chiếc ví cũ ra một tấm hình đã bị rách vài nơi.

-Vợ anh đẹp quá! Leymarie nói. Anh có lo lắng gì trong lần trở về này không ?

-Lo lắng ? Tôi điên lên vì mừng thì có! Tại sao lại lo lắng ?

-Tại vợ anh đẹp, vợ anh lại ở nhà một mình và ngoài đời có thật nhiều đàn ông.

-Anh làm tôi buồn cười quá! Không có một người đàn ông nào khác trong đời vợ tôi cả! Chúng tôi đã từng sống thật hạnh phúc bên nhau. . . Anh có muốn xem những bức thơ vợ tôi viết cho tôi suốt trong năm năm nay hay không ?

-Thơ từ chẳng chứng minh được gì cả. Tôi cũng vậy, tôi đã nhận được thật nhiều những lá thơ thật đẹp, thật nồng nàn . Vậy mà sao lòng tôi vẫn cảm thấy lo lắng ?

-Bộ anh không tin tưởng ở vợ của anh hay sao ?

-Có chứ!. . .! Lúc đầu mới xa nhau , tôi không tin ai bằng tin vợ tôi cả. Chúng tôi đã ở với nhau sáu năm và trong thời gian đó , chưa có một đám mây nào có thể làm vẩn đục được hạnh phúc của chúng tôi. . .

-Vậy tại sao bây giờ. . . ?

-Đó chỉ là chuyện thường tình thôi ông bạn ạ! . . . Tôi là một người không khi nào tin tưởng được vào hạnh phúc của chính mình. . . Tôi lúc nào cũng nhủ thầm rằng Hélène, vợ tôi, quá đẹp, quá tuyệt vời, quá thông minh đối với một người như tôi. Nàng là một người có kiến thức rộng và hình như chuyện gì có bàn tay nàng nhúng vào đều thành công tốt đẹp cả. Nàng cầm khúc vải, khúc vải biến ngay thành cái áo thật đẹp, nàng trang hoàng một túp lều , nó sẽ biến thành một thiên đàng nơi hạ giới. . . . Vì vậy, trong lúc chiến tranh , có thật nhiều người đàn ông đã đến thành phố này ẩn náu. . . Và trong những người đó, có biết bao nhiêu người hơn tôi trên tất cả mọi phương diện. . . Lại còn những người ngoại quốc , những người lính đồng minh. . . Họ tất nhiên đã phải để ý đến ngay người đàn bà đẹp nhất thành phố. . .

-Rồi có làm sao đâu ?. . . nếu vợ anh vẫn yêu anh ?

-Anh bạn nói rất đúng ! Nhưng anh thử đặt địa vị của anh vào địa vị của nàng. Năm năm sống cô đơn, thêm nữa, thành phố này đâu phải là thành phố của nàng. Tôi yêu nàng, cưới nàng và nàng về đây ở với tôi mà thôi! Nàng không có gia đình hay anh em bà con gì cả. Sự cám dỗ, vì vậy, sẽ mãnh liệt vô cùng. . .

-Anh làm tôi buồn cười! Đầu óc anh thật lộn xộn. . . Vả lại, nếu có chuyện gì xảy ra đi nữa thì có chi quan trọng đâu một khi nàng đã quên, đã bỏ hết tất cả khi anh trở về ? Anh biết không, nếu có ai nói với tôi chuyện gì về Marthe , vợ tôi, tôi sẽ nói ngay “Đừng nói gì thêm nữa. . . . Người đàn bà ấy là vợ tôi và khi đó chiến tranh đang xảy ra , bây giờ hòa bình đã trở lại. . . Chúng tôi đang khởi sự lại từ đầu. . . “!

-Tôi không thể nào làm như anh được! Leymarie trả lời. Nếu khi về đến nhà mà tôi biết có chuyện gì đã xảy ra trong thời gian tôi đi vắng, dù bất cứ chuyện gì. . .

-Thì anh sẽ làm gì ? Bóp cổ vợ chăng ? Giết vợ à ? Bộ anh đã khùng chưa ?

-Không, tôi sẽ chẳng làm cái gì cả! Tôi cũng sẽ chẳng trách móc một lời. Nhưng tôi sẽ biến khỏi thành phố ngay!Tôi sẽ đi làm lại cuộc đời ở một nơi thật xa , với một tên họ khác. Tôi sẽ để lại tiền bạc , nhà cửa cho nàng. . . Tôi chẳng cần gì . Có lẻ tôi hơi ngu ngốc. Nhưng tánh tôi như vậy, một là có tất cả , hai là chẳng có chút gì. . .

Một hồi còi tàu rú lên. . . Tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt . . . Tàu đã vào sân ga.Hai người đàn ông chợt trở nên im lặng.

****************

Ông thị trưởng của thành phố Chardeuil cũng là ông giáo của trường học duy nhất trong thành phố. Đó là một người đàn ông thật tốt bụng, cẩn thận, thích giúp đở những người chung quanh. Khi ông ta nhận được giấy của bộ quốc phòng thông báo ngày 20 tháng Giêng sẽ là ngày mà Renaud Leymarie trở về Chardeuil trong chuyến tàu lửa đi về miền Tây Nam , ông đã đến báo tin ngay cho vợ ông này biết. Ông gặp vợ của Renaud đang săn sóc khu vườn nhỏ. Đó là khu vườn đẹp nhất thành phố với những bụi hồng đủ màu sắc trồng dọc theo hàng rào và hai cây hồng leo màu đỏ thẫm bao bọc hai bên khung cửa ra vào.

Ông thị trưởng nói với nàng:

-Tôi biết bà không thuộc thành phần những bà vợ mà tôi phải báo trước ngày trở về của chồng để họ khỏi bị những bất ngờ không được tốt đẹp. . . Tôi cần phải nói thêm rằng , nếu như bà cho phép, tôi phải xác nhận là sự kín đáo , đoan trang của bà đã làm cho cả thành phố này khâm phục. . . Ngay đối với cả những người đàn bà ngồi lê đôi mách , chỉ thích đi tìm hoặc bịa đặt những chuyện xấu xa của những người đàn bà khác để bươi móc, dè bỉu, họ cũng không thể nào tìm được sự gì để có thể nói xấu bà. . .

-Thưa ông thị trưởng, nói vậy chứ rồi người ta cũng sẽ tìm ra được một chuyện gì để chê trách tôi. . . Nàng tươi cười trả lời.

- Tôi cũng đã từng có ý nghĩ như vậy, nhưng thật tình, bà đã hoàn toàn chinh phục được tất cả mọi người. Nhưng tôi đến đây không phải vì chuyện đó, tôi chỉ đến đây để báo tin mừng cho bà mà thôi. . . và tôi cũng muốn chia vui với bà luôn thể. Tôi nghĩ chắc bà cũng muốn sữa soạn một cái gì thật đặc biệt cho ngày trở về của ông nhà.

- Thưa ông thị trưởng, ông đã có ý nghĩ không sai lầm , ý kiến của ông thật tuyệt vời . Tôi sẽ sữa soạn cho ngày trở về của Renaud biến thành một ngày thật khó quên, một ngày mà tôi đã chờ đợi từ bao nhiêu năm qua. . . Nó phải thật đẹp, thật hoàn toàn hạnh phúc . . . Ông nói ngày 20 phải không ? Ông có biết giờ nào thì tàu đến ?

-Điện tín chỉ có ghi vắn tắt “Xe lửa sẽ rời Paris vào lúc 23 giờ. . . “Những chuyến tàu đêm thường đi rất chậm.Tàu sẽ ngừng ở sân ga của tỉnh Thiviers , như vậy ông nhà phải đi bộ chừng 4 cây số mới về tới Chardeuil. Tôi nghĩ ông sẽ về nhà vào khoảng giữa trưa.

- Tôi hứa chắc với ông là chồng tôi sẽ có một buổi ăn trưa ngon lành cho bỏ những ngày thiếu thốn trong tù. Tôi chỉ  xin ông thị trưởng hiểu cho rằng tôi không thể nào mời ông đến dùng cơm trưa với chúng tôi ngày hôm đó được. Nhưng tôi rất cảm ơn và xúc động trước sự quan tâm và những lời khen ngợi của ông đã dành cho tôi.

- Tất cả mọi người trong thành phố này đều một lòng yêu thương, kính phục bà, bà Leymarie ạ. Dù thành phố này không phải là nơi sinh trưởng của bà , nhưng dân chúng ở đây đã nhìn nhận bà là người của họ. Và bà đã chứng tỏ đã không phụ lòng tin yêu của mọi người.

*************

Sáng ngày 20, Hélène Leymarie thức giấc từ sáu giờ sáng. Đúng ra, suốt đêm nàng không hề chợp mắt. Từ tối hôm trước, nàng đã dọn dẹp, lau chùi nhà cửa từ trong ra ngoài , nàng lau cửa kính cho thật trong, nàng thay tất cả màn cửa bằng những tấm màn màu hồng tươi đẹp. Nàng đến tiệm làm đầu để sửa sang lại mái tóc mà đã từ năm năm nay nàng không buồn chăm sóc. Suốt đêm nàng đã bọc mái tóc lại bằng một cái lưới mỏng cho tóc khỏi mất nếp , và sau cùng, với tất cả niềm yêu thương chôn giấu từ mấy lâu nay , nàng đã chọn một chiếc áo bằng lụa mà nàng chưa bao giờ mặc trong thời gian sống cô đơn một mình. Nàng đã phân vân không biết sẽ mặc chiếc áo nào đây? Ngày xưa Renaud thích nhất chiếc áo xanh điểm những bông hoa trắng nhỏ xíu , chàng nói khi mặc chiếc áo đó nàng trông tươi mát như một mảnh trời vào ngày đầu Xuân. Nàng đã ướm thử chiếc áo xong thở dài cổi ra vì thất vọng. Chiếc áo đã trở thành quá rộng trên thân thể gầy yếu vì thiếu dinh dưỡng của nàng. Năm năm xa chồng, nàng đã sống quá thiếu thốn và khắc khổ. Thôi nàng đành phải mặc chiếc áo lụa đen mà nàng đã tự tay cắt, may lấy vậy. Dù sao nó vẩn còn mới , nàng chưa mặc đến lần nào. Với một cái thắt lưng và chiếc cổ màu thật tươi, chiếc áo đã trở nên trang nhả và vui mắt.

Trước khi làm buổi ăn trưa,nàng cố nhớ lại. . . Ngày xưa chồng nàng thường thích ăn món nào nhất ? Nhưng nước Pháp vào năm 1945 thật thiếu thốn đủ thứ. . . Một chiếc bánh chocolat ? Đúng rồi, chồng nàng vẩn thích nhất món đó! Nhưng nhà lại không có chocolat! May mà nàng còn có vài quả trứng gà tươi nhờ mấy con gà nàng nuôi ở sân sau. Chồng nàng vẩn thường khen chưa ai chiên trứng ngon bằng nàng. Ồ ,chàng cũng thích nhất khoai chiên và thịt bò. . . nhưng ở thành phố này không có hàng thịt. Nàng quyết định làm thịt bớt một con gà vậy . Nàng nghe nói ở thành phố bên cạnh có một cửa tiệm bán chocolat. Nàng sẽ qua bên đó mua, như vậy, sau năm năm gian khổ, ít nhất trong bửa cơm đầu tiên ở nhà Renaud sẽ có một món ăn mà chàng đã từng ưa thích.

Hélène nghĩ thầm “nếu mình đi vào lúc tám hay chín giờ ,mình sẽ có mặt ở nhà để đón chàng .Mình sẽ sửa soạn tất cả trước khi đi,như vậy khi về mình chỉ cần nấu mấy món ăn là xong”.

Mặc dù thật xúc động và nôn nao,nhưng lòng nàng chan chứa hạnh phúc. Sáng nay trời thật đẹp. Chưa bao giờ , trong thung lủng này, mặt trời buổi sáng lại rực rở như hôm nay. Nàng vừa sắp dọn bàn ăn vừa hát khe khẻ. . .

. . . Ô . . . chiếc khăn trải bàn có những ô vuông trắng đỏ này, hai vợ chồng nàng đã ăn bửa cơm đầu tiên với nhau. . . những chiếc đĩa bằng sứ màu hồng nhạt với những chiếc lá phong nhỏ xíu màu đỏ sẩm, chàng vẩn khen là ngộ nghĩnh . . . và nhất là hoa. . . Renaud vẩn thích có hoa trên bàn ăn , chàng đã từng khen nàng có tài cắm hoa . Hélène để một bình hoa nhiều màu trên bàn, hoa cúc trắng , hoa cẩm chướng và hoa hồng đỏ chen nhau làm thành một bình hoa đẹp mắt.

Trước khi lên xe đạp rời nhà , nàng nhìn lại căn phòng ăn qua tấm màn cửa . Tất cả thật hoàn toàn! Sau bao nhiêu gian khổ, Renaud sẽ ngạc nhiên và thích thú. . . Từ cửa sổ, nàng tự ngắm mình trong chiếc gương lớn được gắn trên bức tường chính của phòng ăn. Nàng thấy mình hơi gầy nhưng thật trắng, thật trẻ , và. . . dĩ nhiên tràn ngập yêu thương. Nàng cảm thấy bồi hồi , náo nức như lần đầu tiên được chàng ngỏ ý. Thân hình nàng như tan đi vì hạnh phúc.

“Thôi,nàng tự bảo thầm,bây giờ thì nhất định phải đi. Mấy giờ rồi nhỉ ? Trời , đã chín giờ rồi . . . Mấy cái công việc vặt vãnh này cũng làm mình mất thì giờ quá nhiều, nhiều hơn mình dự liệu. . . Ông thị trưởng nói mấy giờ thì Renaud về tới nhà nhỉ ? Ồ, vào khoảng giữa trưa. . . mình sẽ có mặt ở nhà trước giờ đó. . . “.

*****************

Căn nhà nhỏ của Renaud nằm khuất trên một con đường vắng của thành phố, vì vậy không ai nhìn thấy một người lính gầy yếu với đôi mắt ngời sáng và dáng điệu hấp tấp bước vào khu vườn. Cửa vườn đóng lại, người lính đứng im lặng một hồi thật lâu, chàng như mê đi vì hạnh phúc , như bị chói lòa vì ánh nắng rực rở ban mai, như say sưa vì cảnh đẹp của hoa lá. Chàng đứng lặng người lắng nghe tiếng rì rào của loài ong đang bay đi kiếm mật. . . Rồi chàng cất tiếng kêu khe khẻ:

-Hélène. . . !

Không có tiếng trả lời ,chàng lại kêu lên lần nữa:

-Hélène! Hélène!

Lo sợ vì sự im lặng vẫn bao trùm căn nhà nhỏ,chàng tiến lại phía cửa sổ và nhìn vào trong nhà, chàng nhìn thấy bàn ăn đã đặt sẵn cho hai người , bình hoa, chai rượu. . .

Renaud cảm thấy trời đất như quay cuồng ,chàng phải dưạ lưng vào tường cho khỏi ngã:

“Trời,lạy Chúa! Nàng không ở một mình!” chàng lẩm bẩm. . .

********

Một giờ sau, khi Hélène trở về , bà láng giềng gọi giật nàng lại:

-Tôi đã nhìn thấy chồng bà. Ông cắm đầu chạy thật nhanh trên đường . Tôi có gọi nhưng ông không thèm nhìn lại.

-Chồng tôi bỏ chạy! Mà về hướng nào bà biết không ?

-Về hướng Thiviers. . .

Hélène lên xe đạp gấp rút đến nhà ông thị trưởng:

-Thưa ông tôi sợ quá! Chồng tôi dưới một bề ngoài cứng rắn và khắc khổ là một người rất nhậy cảm và ghen tuông. . . Anh ấy đã nhìn thấy bàn ăn sữa soạn cho hai người . . . Anh không thể hiểu là tôi chờ đón anh ấy. Làm sao tìm ra ngay anh ấy bây giờ ? Phải tìm ra ngay anh ấy ông ơi! Anh có thể bỏ đi luôn lắm đó, mà . . . tôi thì. . . tôi quá yêu chàng!

Ông thị trưởng nhờ một người đạp xe ra ngay Thiviers, nhưng Renaud đã biến mất. Hélène đã thức suốt đêm ngời cạnh bàn ăn, trên đó bình hoa đã bắt đầu héo úa. Mùa Xuân đã về nhưng sao khí hậu quá oi bức, nặng nề. Màn đêm đã xuống từ lâu, người thiếu phụ chợt cảm thấy nghẹn ngào, tuyệt vọng. . . Nàng chẳng ăn uống gì. Một ngày. . . một tuần . . . rồi một năm đã trôi qua.

Từ cái ngày đau thương đó , Hélène không còn nghe ai nhắc nhở đến tên chồng. . . Lại một mùa Xuân nữa trở về trên thành phố Chardeuil , nhưng căn nhà nhỏ vẩn im lìm trong khu vườn đầy hoa hồng đang khoe sắc , đàn ong vẩn rì rào trong nắng ấm nhưng Hélène đã mất hẳn nụ cười. Ngày ngày nàng vẩn ngồi bên song cửa sổ nhìn ra con đường nhỏ chạy qua nhà nàng . . . và cố lắng nghe tiếng bước chân trở về của người chồng mà nàng vẩn hoài mong, thương nhớ. . .

Trong nhà , chiếc bàn ăn vẩn được phủ bằng chiếc khăn carô trắng đỏ, bình hoa tươi vẩn được thay hoa mổi ngày , người thiếu phụ vẩn mỏi mòn chờ đợi. . . Kỹ niệm còn đây sao người đi xa không thấy trở về ?

Tôi viết lên câu chuyện này để, nếu Renaud Leymarie có đọc được, hãy về lại cùng nàng. Đã sáu mùa Xuân anh đi xa, đã sáu mùa Xuân Hélène đợi chờ . Năm vừa qua là năm buồn tủi nhất của nàng . Nếu đọc được, hãy trở về nghe Renaud , hãy cho Hélène, người vợ trung thành và yêu thương chồng nhất , một mùa Xuân thật sự. Nàng chưa và sẽ không bao giờ hết yêu thương anh nên nàng vẩn chờ đợi. . . Ngày trở về của anh, dù có mong manh như nắng lụa, vẫn là niềm hy vọng duy nhất giữ nàng lại trên cuộc đời này….

Thanh Vân
( Bài do Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )
Back to top
« Last Edit: 07. Nov 2010 , 19:51 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #83 - 10. Nov 2010 , 23:31
 

CHIẾT TỰ       



Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của một người hiến xác. Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ. Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ của mình.

Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:

- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?

Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ.
Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa.
Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.

Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.

Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành, nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…


Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.


Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại của Trung Quốc và Việt Nam đang được xuất khẩu tứ tung thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.

Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.

Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này:
Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc đại nhân như thời trước.

*
Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm.
Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !

Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay

Toại Khanh

( Bài do Truong Kim Anh chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #84 - 14. Nov 2010 , 15:33
 

 

               8 lời nói dối trong đời người mẹ....



Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ





Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #85 - 25. Nov 2010 , 01:07
 


Thanksgiving:
Thẹn
   
    Tác giả: Đoàn Thị
Tác giả cho biết bà họ Nguyễn. Bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ rất VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy có sức viết mạnh mẽ. Các bài viết của cô thường đề cập những đề tài rất Mỹ, nhưng tác giả là cư dân Paris. Sau đây là bài viết mới nhất dành cho mùa Thanksgiving đang tới.
***
Ai sang đây cũng phải thích ứng với cuộc sống tại chỗ, ban đầu mua cái gì cũng quy ra tiền đồng VN, ăn trái chuối muốn nghẹn họng, nuốt vào nghe chan chát, người ta nói ăn chuối nhuận trường, nhưng cái gía quy đổi trong chớp nhoáng khiến trái chuối vón lại, nằm ỳ trong ruột tượng không tài nào « nhuận” được.
Dư âm những ngày khắc khổ đọng lại, lắng sâu trong tâm tưởng, hội chứng đêm Sàigòn ngày Cali còn bàn bạc đâu đó, phải mất vài tháng hoặc cả năm sau dân ta mới hoàn hồn. Giời ạ thiên đàng hạ giới xem ra vẫn chưa phải là thiên đàng, ngoài chuyện đi đứng ăn ở, không phải trình báo địa phương, tự do suy tư làm việc ... cuộc sống bắt đầu từ con số không. Học chữ, học nghề, tìm việc làm, chuyện nhỏ, đã sống với Sàigòn đoạt cúp (cúp điện, nước, gạo, thịt ...và cúp tự do), chừng đó việc ăn nhầm gì, cái làm cho thiên đàng ta vừa bước vào khiến ta hụt hẫng là “hậu sự” còn lại bên nhà, nhiêu khê lắm. Cái “rờ mọt” nơi chôn nhau cắt rốn nặng hay nhẹ tùy vào hoàn cảnh từng người, ơn trời biển công cha nghĩa mẹ làm sao đong đếm được, bố mẹ mất đi rồi vẫn còn anh em, các cháu.. 
Chị đến Mỹ mới vài năm mẹ mất, những năm đầu vất vả, chị có gửi về cho cụ được bao nhiêu đâu, mấy khúc vải, vài túi nho khô, kẹo chocolat ... cụ gọi các cháu vào chia gần hết phần quà, chỉ nhai vài hạt nho nhìn các cháu mà vui. Chị giống cụ ở chỗ yêu đến mù quáng, cả đời cụ khổ vì anh hai, nát rượu vô công rỗi nghề, lúc còn sống cụ đong từng lon gạo đưa sang nhà anh để vợ anh nấu cơm, tiền chị gởi về cụ nhín ra một ít rót vào túi anh, mặc dù anh có công ăn việc làm và phần viện trợ của anh. Đâu đã hết nợ, ngoài anh hai, còn hai cô em với đàn cháu năm đứa, cô Hà góa bụa “single mom”, cô Ngà ba đời chồng  bốn đứa con, ba ông việt kiều tại chỗ “tàng hình” biệt tâm nên bên nhà hay gọi qua bất tử để xin tiền đóng học phí cho các cháu.
Chuyện gởi tiền về VN, chuyện dài không đoạn kết, hệ thống chuyển tiền nhanh như chớp xuất hiện để giúp người “hoạn nạn” bên nhà, lệ phí hai hay ba phần trăm, nhấc điện thoại lên, gác điện thoại xuống là bên đó có người đến tận nhà giao tiền ngay. Ôi tiền ân tình, tiền “nghĩa vụ” đối với lương tâm, tiền viện trợ không bồi hoàn, thiên hình vạn trạng, có người ác mồm bảo đó là tiền “hụi chết”, tiền gì thì tiền cũng chỉ là cái vỏ bọc tình cảm của “kẻ ở miền xa” luôn hướng về quê nhà. 
Hơn chục năm nay chị chuyên tâm lo cho tương lai thằng cu Thuận, tội nghiệp mồ côi cha, chị chu cấp hàng tháng để hai mẹ con cô Hà có cuộc sống thoải mái. Sau khi đậu tú tài, học phí của cu Thuận tăng theo hệ số bình phương, đại học tư bên nhà thu học phí theo tiêu chuẩn “nước ngoài”, tính theo gía dollar, tiền sinh sống, tiền ăn chơi... chi phí trọn gói 2 trong 1 của hai mẹ con cô Hà tính ra vài ngàn một năm.
Ngán nhất là mấy cú điện thoại của cô Ngà, toàn là những “cú sốc” bạc ngàn, thua canh bạc tứ sắc, cô cầm béng nó tờ hộ khẩu, thằng út của cô vừa lên sáu không vào mẫu giáo được vì thiếu hộ khẩu, tiền chuộc hai ngàn dollars. Chị sợ cháu mình mù chữ, đành gởi về số tiền theo yêu cầu, vậy là ngân sách viện trợ năm nay “vượt chỉ tiêu”. Buồn quá chị trộm nghĩ, có thể Chúa phạt chị từ lâu đã “xù tiền” đóng góp giúp nhà thờ trang trải chi phí điện nước tu sửa phòng ốc, đúng là nghĩ quẫn, Chúa nhân từ đời nào lại phạt người tốt bụng như chị.
Xét cho cùng trong thánh kinh cũng như trong kinh phật, bên nào cũng bảo người ta làm việc thiện để tích đức, nhưng trong kinh sử chưa có đoạn nào dạy chúng ta chỉ làm việc thiện trong gia đình mình thôi, như trường hợp của chị. Nếu ai cũng làm phúc trong “nội thất” như chị, mấy cái hội từ thiện như chữ thập đỏ, viện mồ côi ... đã lăn cổ chết từ lâu rồi, bởi vậy đạo với đời tuy gần ... mà xa.
Bên nhà khen chị viện trợ như thế phúc đức gấp vạn lần đi hành hương thánh địa Jerusalem, hay sang Ấn Độ lội sông Gange, hoặc đi mấy vòng cái tháp La Mecque tận bên xứ Ả Rập. 

Hơn hai mươi năm là cư dân Cali, chị chưa đi đâu xa ngoài cái chợ Little Sàigòn mỗi lần xuống Los chơi, nhìn cái bảng Hollywood xa xa trên đồi mát lòng mát dạ vô cùng, điều đó nhắc nhở chị đang ở trên đất Mỹ, dù chị có phải cày hai jobs, bên này hơn bên nhà ở chổ ai có nhu cầu kiếm tiền tha hồ “cày”. Trong giấc ngủ chị thấy cái bảng Hollywood sáng rực một góc mơ, sáng ra chị tiên tiếc, gía chị vào thử Hollywood Studio xem sao, trăng sao gì, vào đấy lại tốn tiền, tiền đó để gửi về VN giúp anh em.
Tội nghiệp chị chưa biết Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Đéc ra sao, vì mỗi lần về thăm nhà anh em thi nhau “gặp nạn”, người ốm trầm trọng, hay bị mất của, kẻ tróc mái nhà, số tiền mang về bao giờ cũng thiếu hụt. Quay về thiên đàng xứ mẽo, chị làm over time bù vào lỗ trũng anh em bên nhà đục khoét để thử sức làm việc của chị. 
Bạn bè khoe đi chơi đó đây, như đi Cruise, tour Âu Châu... chị rùng mình, thiên hạ ăn gì mà gan đến thế, chị chịu thua, chị ngại tiêu tiền cho riêng mình lắm, chị tuổi tuất, nhưng cầm tinh con trâu, cày từ VN sang tới Mỹ, bên ni chị cày bạo hơn bên nớ, tội nghiệp VN nghèo quá làm gì có ruộng mà cày như xứ Mỹ bao la này.   

Ở đây chị mới đi đến cầu Golden Gate, bạn bè xúi lắm chị lấy hết can đảm đi biển cho biết với người ta, mà biết cái gì, chỉ thấy biển mênh mong, giá cái túi tiền của chị cũng bao la như thế chị không phải lo âu. Có người bảo biển là thơ, là nguồn cảm hứng, là bạn tâm tình, chị có thấy gì đâu ngoài sóng vỗ chập chùng khiến lòng chị chao đảo như những lần có tin “cần được giúp đỡ khẩn cấp” từ bên nhà gọi sang.

Chị tính non tính gìa với mớ tiền kiếm được, hốt hụi chót, cộng thêm khoản trợ cấp hai đứa con, chị có một khoảng “dự phòng” đáng kể, khoản này không dành cho gia đình chị, mà ưu tiên phòng khi bên nhà anh em “gặp nạn” nhưng chị là người “lãnh đạn”. Bên này chị đi làm có bảo hiểm y tế, có chuyện bất trắc dựa vào tiêu chuẩn “low income” mà hưởng, bên nhà người ta không đi làm, làm gì có bảo hiểm nên chị phải lo trước.
Đôi khi thấy bạn bè, giúp nhà thờ, cúng dường, đóng góp vào những tổ chức từ thiện, chị cũng ngại, ăn cơm xứ Mỹ đến mòn răng, hưởng sái phúc lợi xã hội cũng nhiều mà chưa dám bỏ ra vài đồng dư thừa đóng góp.
Nhớ lời cha xứ nói với chị bữa trước, nếu anh em bên nhà còn khó khăn thì con cứ giúp họ, Chúa làm sao trách người tốt lành như con. Giời ạ, anh em chị còn khó khăn vì chưa quen đi làm để kiếm sống chứ đâu phải họ lao lực cực nhọc mà không đủ ăn, họ thuộc “giai cấp bóc lột” cái đứa “lao động” đến vô sản như chị đấy.
Các con của chị lắc đầu ngao ngán chứng kiến cảnh vợ chồng chị cắn đắn nhau vì những “cơn bão tình tiền” từ bên kia đại dương thổi qua. Tưởng mất job, đói ăn, nợ đòi nên gia đình chị điêu đứng, ai dè điệp khúc “tình là tiền” của anh em của chị lại có ảnh hưởng chết người đến hòa bình nhà chị đến thế. 

Một hôm xem thiên phóng sự về những thuyền nhân ngày xưa đói rét, đau ốm, khi được đưa sang Mỹ, người bản xứ, những người xa lạ, đã tiếp đón và sẵn sàng chia cơm sẻ áo với chúng ta, chính quyền tạo cơ hội để giúp chúng ta hội nhập, đến hôm nay cộng đồng dân ta đã lớn mạnh về mọi phương diện.
Cơn bão Katrina quét qua xóm nghèo, nhà tróc nốc, người trắng tay, cuộc sống bấp bênh trên con sông chợt đến trong thành phố, hao hao xóm nhà sàn bên cầu Trương Minh Giảng ngày xưa... xứ Mỹ cũng có người nghèo chứ đâu riêng gì VN. Người ta nghèo vì không có việc làm, vì thu nhập ít ... còn anh em của chị nghèo vì không ai chịu đi làm, nhà có sẳn, vài trăm dollars chi phí mỗi tháng đủ sống, đi du lịch tính thêm, tội khổ gì phải đi làm.
Bỗng chị cảm thấy hổ thẹn, nước Mỹ cưu mang gia đình chị mấy chục năm nay chị chưa đền đáp ngày nào, lẽ nào chị quên câu châm ngôn của ông cha ta, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đành rằng chị có đóng thuế, nhưng tiền đó cũng đưa vào quỹ phúc lợi xã hội, các con của chị cũng đang thừa hưởng chứ có vào túi riêng ai đâu. Chị đã quên rồi sao, những lớp ESL, accounting sơ cấp, chị ghi tên học để lãnh tiền, sau khi thất nghiệp, có xứ nào hào hiệp tạo cơ hội cho mình học hỏi, còn cho thêm “tiền dằn bóp», chị đã giúp ích gì cho xã hội, cho cộng đồng ?
Đêm nay chị suy tư khó ngủ, chị ngồi lên, bật chiếc đèn ngủ, ghi vào sổ tay, khoản tiền sẽ chi cho những cơ quan từ thiện mà chị đã lãng quên từ bao nhiêu năm qua. Cái “trật tự ngược” việt kiều nuôi “việt lười” hình như đang làm chị bâng khuâng, chị làm sao giáo dục được các con nếu chúng thấy hai thế hệ bên nhà chỉ ngồi hưởng thụ, làm việc kiếm tiền là một khái niệm xa vời không có trong cuộc sống của họ.
Cái khó là phải nói làm sao để anh em bên nớ hiểu, xứ Mỹ giàu sang cũng do đôi tay lao động của con người vun đắp, bên ni đâu có khoảng “trợ cấp vô cớ” vì tình gia đình, dù muộn cũng đến lúc để họ phải sống với sức lao động của họ. Vì khi thế hệ “chạy giặc” của chị qua đời, họ sẽ trắng tay, chị không thể dạy các con của chị cố tìm nhiều tiền để gửi về VN nuôi bác, nuôi cô và anh em họ hàng bên đó, lỡ chúng nó hỏi, thế người bên đó bị cái gì mà không làm việc được, câu hỏi “sốc óc” đầy ẩn số chắc chắn sẽ làm chị trăn trở không tìm nổi câu trả lời.
Tạ ơn thượng đế trong đêm tăm tối đã dẫn đưa chị về đường ngay nẻo chính để chị không còn hổ thẹn với chính mình, muộn vẫn hơn không, gần sáu mươi tuổi, chị mới nhận ra chân lý.
Tạ ơn nước Mỹ đã cho chị cơ hội kiếm tiền bao nhiêu năm nay, đủ cơm ăn áo mặc, nhà cửa đàng hoàng, êm ấm với chồng con, chị chưa bao giờ mở lòng chia sẻ với những tai ương xảy ra chung quanh mình.

Nhưng mùa Tạ Ơn năm nay giúp chị nhận ra trên đời này không chỉ có gia đình bé nhỏ của chị, đại gia đình anh em của chị bên VN, mà còn cả nhân gian sống bên cạnh chị nữa.
Chị như lạc từ một hoang đảo trở về, phố xá đầy áp tình người, ân tình với xứ Mỹ chan chứa đã bảo bọc cộng đồng tỵ nạn chúng ta hơn ba mươi năm nay, trong đó có gia đình chị. Chung quanh chị người ta chung tay góp công góp của chia sẻ với đồng loại, chị còn ngại gì mà chưa nhập cuộc.

Chả biết xưng tội làm sao với cha xứ, bảo con chưa yêu xứ Mỹ, cha sẽ nói, tội đó không có trong 10 ĐIỀU RĂN của đạo công giáo, nói gì để cha hiểu chị thực sự sám hối, từ bỏ cái rờ mọt “đục nước béo cò” bên nớ để hòa nhập vào cuộc sống chung bên ni.
Từ đây đến cuối đời, chị có khối cơ hội để chuộc lỗi, việc đầu tiên chị có thể làm ngay từ bây giờ, góm tiền tu sửa nhà thờ, giúp đỡ viện mồ côi, nạn nhân bị thiên tai, hoặc mua vé đi xem ca nhạc ủng hộ các hội đoàn thiện nguyện, trước mua vui sau làm nghĩa, vui chơi với đời còn được tiếng thơm sao chị không nghĩ ra nhỉ.
Goodbye Sàigòn, welcome to the USA, sau bao nhiêu năm định cư và lãnh nhận phúc lợi xã hội, lần đầu tiên chị bước vào xứ Mỹ với hành trang mới cáu. Người Mỹ gốc Việt, chị sẽ cố quên “cái góc Sàigòn níu kéo” để cắm sào trên đất Mỹ, bắt đầu chia sẻ buồn vui với mọi người và đón nhận một mùa Thanksgiving thật ý nghĩa.
Đoàn Thị
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #86 - 27. Nov 2010 , 21:55
 


Về  Quê 

Dư âm của ngày Tạ Ơn vẫn còn  xin mời đọc
truyện ngắn hay  - post để cả nhà đọc trước khi đi ngủ - tác giả là Trần văn Lương - không biết có phải anh Lương "Thơ Cóc cuối tuần .





.......Hôm đó là ngày thứ năm. Phải, ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11, ngày lễ Tạ Ơn của nước Mỹ.

      Thực tình trong bụng hôm nay tôi cũng muốn ở nhà cho khoẻ, nhưng không hiểu có một mãnh lực nào thôi thúc tôi phải cương quyết đi cho bằng được. Chả lẽ... vì bà cụ chăng ? Không có lý! Tôi vừa lái xe vừa thắc mắc mà không tìm ra câu trả lời. Có một điều gì đó mà sau này tôi mới hiểu được.

      Vừa đặt chân xuống bờ biển, tôi đã thấy ngay bóng bà cụ đổ dài trên bãi cát sát chân trạm cấp cứu số 13. Trạm cấp cứu này nằm giữa đoạn đường chay bộ của tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lòng bỗng thấy mừng thầm mà không hiểu tại sao. À, thế là hôm nay bà cụ cũng ra hóng gió.

      Không biết bà cụ đã bắt đầu mỗi chiều ra ngồi ở chỗ đó từ ngày tháng nào. Tôi chỉ biết là kể từ lúc tôi thực hiện chương trình thể dục bất đắc dĩ này thì tôi đã thấy cụ ngồi đó rồi. Mỗi ngày cụ đều đến trước tôi, và khi tôi ra về thì cụ vẫn còn ngồi đó.       Đó là một bà cụ Á châu vào khoảng trên dưới 80 tuổi mà tôi nghĩ là người Việt nam. Tôi chỉ đoán thế dựa trên cách ăn mặc của cụ vì chưa bao giờ tôi được cụ mở miệng ban cho một câu, hoặc nhìn một cái. Mỗi ngày lúc chạy ngang qua cụ tôi đều nhìn cụ gật đầu chào, mong có cơ hội làm quen, vì nhìn cụ, tôi lại liên tưởng đến mẹ tôi cũng cỡ tuổi như cụ đang còn ở tại quê nhà. Đáp lại, cụ chỉ lạnh lùng khẽ gật đầu, mắt vẫn đăm đăm nhìn ra xa như muốn tìm kiếm cái gì bên kia bờ Thái Bình Dương. Cái gật đầu thật là nhẹ, phải để ý lắm mới thấy được. Và cũng chưa bao giờ tôi chạm được ánh mắt cụ. Cặp mắt buồn xa xôi dưới vầng trán nhăn nheo luôn luôn hướng ra khơi. Nhiều lúc tôi muốn tìm cách gợi chuyện với cụ nhưng cuối cùng lại thôi vì tôn trọng sự kín đáo của cụ. Mối liên hệ giữa tôi và cụ chỉ có thế, giới hạn trong hai cái gật đầu trong lần đi và trong lần về. Nghi thức xã giao này được lặp đi lặp lại mỗi ngày trong mấy tháng trời qua.

> Hôm nay cũng thế, khi đến gần cụ tôi lại nhìn cụ cúi đầu chào, hai chân vẫn tiếp tục chạy.

       - Chào cậu!

         Tôi nghe như bị điện giật, hai chân khựng lại. Tôi vội quay nhìn cụ và ấp a ấp úng:

       - Kính chào cụ. Cụ là người Việt nam?

         Cụ nhìn tôi khe khẽ gật đầu, nét mặt vẫn lạnh lùng không lộ chút tình cảm nào. Nhưng khi cụ nhìn tôi, tôi thoáng thấy trong ánh mắt cụ ẩn hiện một chút hóm hỉnh như có vẻ giễu cợt sự ngây ngô của tôi: người ta đã nói "Chào cậu" mà mình lại còn hỏi "Cụ là người Việt nam?"

        Tôi lúng túng tần ngần chưa biết phải làm gì thì cụ đã bảo:

      - Cậu ngồi xuống đây mình nói chuyện một chút. Hôm nay tôi có ý đợi cậu.
         Tôi rón rén ngồi xuống cát, cách xa cụ độ một sải tay. Tôi đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác, không biết bà cụ đợi tôi có chuyện gì.

       Như hiểu ý tôi, cụ ôn tồn bảo, giọng nói đã bớt đi một tí lạnh lùng:

      - Cậu ngạc nhiên lắm phải không? Cậu ngạc nhiên là phải vì điều này hơi đột ngột đối với cậu. Tôi muốn gặp cậu chiều nay để từ giã cậu và cám ơn cậu đã chào hỏi tôi trong mấy tháng qua. Hôm nay là ngày cuối tôi ra đây. Mai tôi về quê.

       Tôi nghĩ thầm trong bụng, bà cụ có vẻ nhà quê nhưng lại thông minh đáo để và nhận xét người hết sức sâu sắc. Bây giờ mới có dịp quan sát kỹ cụ, tôi bỗng thấy nét mặt cụ có vẻ quen quen, nhưng không nhớ ra là đã thấy cụ ở đâu trước khi gặp cụ nơi bờ biển này. Tôi vội vàng hỏi:

      - Cụ về Việt nam?

        Tôi lại hỏi một câu ngớ ngẩn nữa. Cụ chậm rãi gật gù , mắt không thèm nhìn tôi:

      - Vâng, về quê... về Việt nam... về làng... về Hải Dương... Cậu có biết Hải Dương ở đâu không nhỉ?
        Và không đợi tôi trả lời, cụ nói tiếp:

       - Hải Dương là quê của tôi đấy. Ngày mai người con cả của tôi sẽ đưa tôi về đấy. Tôi xa quê từ năm 54, bây giờ mới có dịp về. À, cậu trông thấy tôi quen quen phải không ? Bà cụ của vợ cậu lúc còn sống thường hay đi chùa với tôi và tôi nhớ hình như có thấy cậu đôi lần lúc cậu lên chùa đón cụ ... Ông nhà tôi ngày xưa làm Tuần phủ nên mọi người đều gọi tôi là cụ Tuần, mãi rồi tôi quên hẳn tên thật của mình.

      À ra thế. Cụ Tuần. Hèn gì thấy mặt bà cụ quen quen. Và tôi cũng nhớ ra lúc còn sống, mẹ vợ tôi cũng có nhắc đến tên các bà bạn đi chùa của cụ, trong đó hình như có tên cụ Tuần. Tôi bỗng thấy hơi gờm bà cụ. Sao cụ biết tôi thắc mắc như thế mà trả lời? Tôi bèn đưa đẩy:

     - Thảo nào mà cháu thấy cụ quen quen. Hóa ra cụ là bạn của mẹ cháu. Thế thì mình là người nhà cả.

       Cụ cười nhẹ:

     - Chính vì thế mà tôi muốn gặp cậu hôm nay để nói chuyện lần cuối và từ biệt cậu, kẻo mai kia cậu lại thắc mắc không biết cái bà cụ mặt mày lạnh lùng khó đăm đăm kia đi đâu mất rồi.

      Tôi đỏ mặt, không ngờ bà cụ lại nói đúng ý nghĩ của tôi. Quả thật trước kia, sau mỗi lần chào cụ và chỉ nhận được một cái gật đầu như gió thoảng của cụ, tôi hay lẩm bẩm trong bụng: sao mặt mày bà cụ lại lạnh lùng khó đăm đăm thế!

> Cụ nhìn tôi tiếp tục:

> - Tôi theo thằng con cả qua đây năm 75, tính đến nay đã được 20 năm. Ngày mai là lần đầu tiên tôi về quê. Và tôi sẽ ở luôn bên Việt nam, không qua đây nữa. Ấy, cậu đừng hỏi tại sao. Lá rụng về cội. Người già nào cũng muốn được chôn xác ở quê cha đất tổ. Tôi đã muốn về từ mấy năm trước cơ, nhưng vì công việc làm ăn kỳ này con trai tôi mới đưa tôi về được. Muộn còn hơn không ...

> Rồi cụ thao thao kể cho tôi nghe về gia đình cụ, về cụ ông, về cậu con trai, về đời sống của cụ tại Hoa kỳ, về việc cụ mỗi chiều ra bờ biển vọng về phía bên kia bờ đại dương để nhớ tới quê nhà ... Trong câu chuyện, hình như cụ đoán trước được các câu hỏi tôi định đặt ra và cụ đã trả lời trước khi tôi kịp mở miệng. Thành ra trong suốt hơn một tiếng đồng hồ tôi không chen vào được một chữ.

> Cụ bỗng chép miệng, thở dài và bảo:

> - Thôi trời tối rồi, cậu về nhà đi, vợ con cậu đang chờ cơm. Câu chuyện tôi định kể cho cậu hôm nay chỉ có thế. Chúc cậu ở lại Mỹ mạnh giỏi, mai tôi về quê. Cậu về trước đi. Tôi nán lại thêm một tí rồi sẽ về sau.

> Tôi ngỏ ý muốn đưa cụ về nhà nhưng cụ từ chối. Tôi đứng dậy từ giã cụ, miệng lí nhí nói ít lời cầu chúc cho cụ thượng lộ bình an. Nhìn thấy vẻ bùi ngùi lưu luyến của tôi, cụ cười bảo:

> - Cậu đừng buồn vì nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại nhau . Mọi sự trên đời đều không có gì đi ra ngoài chữ "duyên". Nếu còn có duyên với nhau thì cậu sẽ có dịp gặp lại tôi, e rằng lúc đó cậu lại không thích.

> Cụ đưa tay khoát vẫy tôi đi. Không dám nói gì hơn, tôi nhìn cụ lần cuối và từ từ quay đi về hướng đậu xe, lòng cảm thấy hơi bùi ngùi khi phải chia tay với cụ.

> Và kể từ lúc đó, chẳng bao giờ tôi thấy lại bà cụ nữa trong những lần chạy bộ của tôi. Hy vọng cụ sung sướng ở quê nhà.



Một năm sau, cũng vào dịp lễ Tạ Ơn, một người Việt nam mới vào làm chung hãng với tôi có nhã ý mời các đồng nghiệp người Việt trong sở tới nhà để chung vui nhân dịp sinh nhật 16 tuổi đứa con gái đầu lòng của anh. Bà xã tôi vì bận việc nên tôi được phép đi dự tiệc một mình.



Vì tới đúng giờ nên tôi là người khách đầu tiên. Chủ nhà niềm nở đưa tôi vào phòng khách nhâm nhi tí rượu trong khi chờ đợi các vị khách Việt khác điều chỉnh đồng hồ củ a h ọ. Căn phòng khách được trang hoàng một cách đơn giản nhưng rất lịch sự và tươm tất. Thoáng ngửi thấy mùi hương, tôi quay nhìn về phía cuối phòng và choáng váng khi thấy bức ảnh trên bàn thờ ẩn hiện sau làn khói mỏng của nén hương. Tôi sững sờ vì rõ ràng đó là hình bà cụ tôi gặp ngoài bờ biển. Vẫn khuôn mặt "lạnh lùng khó đăm đăm" đó, vẫn cái nhìn xa vắng pha lẫn một tí giễu cợt đó, không thể nào sai được. Tôi vội hỏi anh Phong, người chủ nhà:

> - Có phải đó là hình của cụ Tuần không?

>  A nh Phong gật đầu:

> - Vâng, đó là hình của mẹ tôi, ở chùa người ta hay gọi cụ là cụ Tuần, vì ngày xưa ông cụ của tôi làm Tuần phủ. Sao anh lại biết mẹ tôi?

> Tôi vội vàng nói chữa:

> - Tôi biết cụ vì ngày xưa cụ cùng đi chùa với bà cụ mẹ vợ tôi.

> - À ra thế! Thì ra mình là người nhà cả, anh hân hoan gật gù.

> Tôi chết điếng trong lòng, không ngờ mới gặp nhau năm trước mà cụ đã mất rồi. Tôi lắp bắp:

> - Cụ mất lúc nào vậy anh Phong?

> - Cũng được hơn 5 năm rồi đó anh.

> Câu trả lời của người chủ nhà làm tóc tai tôi muốn dựng đứng hết cả lên. Tôi lặp lại như một cái máy:

> - 5 năm . . .

> Không để ý đến vẻ khác lạ của tôi, người chủ nhà kể tiếp:

> - Phải, mẹ tôi mất cách đây cũng đã hơn 5 năm, mà mãi đến năm ngoái sau ngày Lễ Tạ Ơn tôi mới có dịp đem tro của cụ về an táng tại quê nhà ở Hải Dương, đáp ứng được nguyện vọng cuối cùng của cụ.

> Tôi tái người nhớ lại lần nói chuyện giữa tôi và cụ đã xảy ra vào đúng ngày lễ Tạ Ơn năm ngoái, một ngày trước khi con trai cụ đưa tro cụ về Việt nam.

> Chúng tôi hai người im lặng giây lát như để tưởng niệm người quá cố. Chủ nhà chầm chậm ngước mắt nhìn về phía bàn thờ. Và lần này thì đến phiên anh ngạc nhiên hốt hoảng. A nh lẩm bẩm:

> - Quái lạ, ai thay bức hình đấy nhỉ ?

> Tôi quay đầu lại nhìn bức hình và cũng ngạc nhiên không kém. Rõ ràng là ít phút trước đây nét mặt người trong hình lạnh lùng nghiêm nghị, môi mím chặt thế mà bây giờ trong hình bà cụ đang cười tươi, để lộ gần nguyên hàm răng đen bóng, hai con mắt lá răm hiện đầy vẻ tinh nghịch.

> Người chủ nhà hướng về phía vợ đang lui cui trong nhà bếp hỏi lớn:

> - Em ơi, có phải em thay hình của mẹ trên bàn thờ không ?

> Người vợ lên tiếng nói vọng ra trong khi vẫn tiếp tục làm đồ ăn:

> - Em đâu biết hình ảnh gì đâu. A nh là người giữ các bức ảnh mà.

> Người chồng hừ nhỏ một tiếng trong cổ, nét mặt đầy vẻ bối rối băn khoăn. Khi mắt anh chạm phải tia nhìn dọ hỏi của tôi, anh vội giải thích:

> - A nh biết không, khi mẹ tôi mất, chúng tôi có phóng lớn và làm khung hai bức ảnh của cụ vì lúc đó phân vân không biết chọn bức nào để thờ. Một bức có hình cụ tươi cười như anh đang thấy đây, và bức kia thì mặt cụ nghiêm trang không cười. Sau khi cả gia đình hội ý với nhau, chúng tôi chọn bức không cười để đặt trên bàn thờ và cất bức kia vào tủ. Tôi là người phụ trách bàn thờ và giữ hai bức ảnh vì tôi là con cả. Tôi nhớ là chỉ có chưng bức hình không cười lên bàn thờ mà thôi. Không hiểu tại sao hôm nay lại biến thành bức hình này như thế.

> Tôi vội nhìn lên bàn thờ và quan sát kỹ lại bức ảnh. Không biết tôi có tưởng tượng hay không nhưng rõ ràng tôi thấy trong ánh mắt của cụ hiện lên một vẻ tinh nghịch hân hoan đượm nét ngây thơ của trẻ con pha lẫn một chút dịu dàng từ ái của lòng mẹ. Tôi định lẩm bẩm trách thầm cụ trong lòng rằng cụ đã bảo với tôi năm ngoái là cụ về quê thế mà giờ này cụ còn ở đây nghịch phá. Nhưng ý định trách móc vội tan biến ngay khi tôi chợt nhớ lại lời nói cuối cùng của cụ với tôi về chữ "duyên" : "Mọi sự trên đời đều không có gì đi ra ngoài chữ "duyên". Nếu còn có duyên với nhau thì cậu sẽ có dịp gặp lại tôi, e rằng lúc đó cậu lại không thích". Tôi vội vã nói thầm lời xin lỗi cụ. Trong khi đó, người chủ nhà vẫn lộ vẻ thắc mắc bất an.

> - A nh Phong này ....

> Tôi buột miệng định kể cho anh chủ nhà biết sự tao ngộ ly kỳ giữa tôi và bà cụ của anh, nhưng vội nín bặt khi thoáng thấy ánh mắt can ngăn của bà cụ trong bức hình.

> - Gì thế anh? , người chủ nhà vội hỏi.

> Tôi bèn tìm lời khỏa lấp:

> - Tôi nghĩ là có thể một lúc nào đó anh đã thay bức hình và quên bẵng đi. Với tuổi tác bọn mình bây giờ, làm trước quên sau là chuyện thường.

> Người chủ nhà lịch sự gật đầu đồng ý, nhưng có vẻ không tin tưởng lắm vào lời giải thích.

> Những người khách Việt giữ đúng truyền thống giờ cao su đang lục tục kéo đến, và chúng tôi đành bỏ dở câu chuyện để đi chào đón mọi người. Lợi dụng lúc đông người lu bu, tôi chuẩn bị chuồn êm sau khi đã nhờ một người bạn chuyển lời cáo lỗi của tôi tới chủ nhà, viện cớ là bỗng dưng tôi không thấy khỏe. Quả thật là tôi bắt đầu cảm thấy rờn rợn mỗi khi nhìn lên bàn thờ và chạm phải ánh mắt tinh nghịch của người trong ảnh. Không dám nhìn thẳng vào bức ảnh, tôi thầm nói lời từ biệt với cụ và lẳng lặng lách mình ra cổng. Không ngoái cổ nhìn lại, tôi cắm đầu rảo bước như bay đến chỗ đậu xe. Trong tiếng gió thoảng của một chiều cuối thu, mường tượng như có ai nói khẽ vào tai tôi hai tiếng: "Chào cậu".



Trần Văn Lương

Back to top
« Last Edit: 27. Nov 2010 , 21:58 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #87 - 06. Dec 2010 , 00:11
 
Trước khi đi Xóm Chiếu TB check mail  thấy câu chuyện này hay nên dán vào cho cả nhà xem , xem xong nhớ đi ngủ ngon nhen. sleepy008

Những cơ hội trong đời.


Cùng các thầy cô, các bạn bè thân hữu,

Tôi xin kể lại một câu chuyện thật có thể thấy xảy ra rất thường xuyên ở xứ Hoa Kỳ. Một đêm mưa gió đầy trời cuối thu của năm 1890, một đôi vợ chồng già nọ bước vào sảnh đường rộng lớn của một đại khách sạn, hai ông bà bước đến quầy tiếp tân để ghi tên lấy một phòng trọ. Người quản lý khách sạn ái ngại nói với hai vợ chồng này:

- Chúng tôi rất lấy làm hối tiếc, tất cả các phòng ngủ của khách sạn đều đã được đặt hết vào tối hôm nay vì chúng tôi có một cuộc tiếp tân lớn của một đoàn thể suốt trong tuần lễ này. Nếu như là lúc bình thường thì tôi rất sẵn lòng đưa ông bà sang nghỉ tại những khách sạn của những đồng nghiệp của chúng tôi ở ngay khu vực gần đây nhất. Thế nhưng trong một đêm mưa to gió lớn như thế này mà lại phiền nhiễu quí khách như vậy thì thật tế tôi không an tâm chút nào cả. Tôi xin đề nghị quí khách cứ tạm cư ngụ tại phòng nghĩ ngơi của tôi. Tuy rằng phòng này không sang trọng như những phòng khách hạng nhất nhưng tôi xin bảo đảm với hai vị là phòng ngủ này rất tươm tất, có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ và nhất là đúng tiêu chuẩn phòng ngủ của những khách sạn hảo hạng trong thành phố Philadelphia nầy. Tối hôm nay tôi trực đêm cho nên tôi chỉ cần nghĩ lưng trong phòng nghĩ ngơi nhân viên là đủ rồi.

Trước lời đề nghị hợp tình hợp lý và thái độ thành khẩn của người quản lý khách sạn, hai vợ chồng ông khách vui vẻ chấp nhận đề nghị này. Họ ngỏ lời cảm ơn người quản lý tốt bụng và sau đó hai ông bà đã ngủ lại một đêm an lành trong phòng nghĩ của viên quản lý.

Ngày hôm sau, đôi vợ chồng già nầy thu dọn hành lý và đến quầy tiếp tân để thanh toán tiền phòng. Người quản lý đã có mặt tại đó với bộ mặt tươi tỉnh. Ông ta nhận lấy chìa khóa phòng và ngỏ lời với hai vợ chồng người khách:

- Ông bà ngủ tại phòng nghĩ ngơi của tôi chứ không phải phòng ngủ của khách sạn cho nên chúng tôi không dám nhận tiền của ông bà. Hy vọng là ông bà đã có một đêm yên nghỉ ngon giấc.

Ông khách già tỏ ý hài lòng với cung cách đối xử lễ độ của ông quản lý khách sạn nên đã nói lời khen ngợi:

- Ông quả thật là một mẫu người quản lý mà tất cả những ông chủ khách sạn trên thế giới này đều mong được dịp cộng tác. Không chừng một này nào đó tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn lớn tại New York.

Ba năm sau, vào một buổi sáng mùa đông, ông quản lý khách sạn nhận được một lá thư bảo đảm từ bưu điện. Người viết bức thư kể lại câu chuyện hai vợ chồng ông khách già đã trú ngụ trong đêm mưa gió và đã được sự tiếp đãi nồng hậu của ông quản lý này. Trong bức thư còn kèm theo một thiệp mời và một vé xe lửa khứ hồi hạng nhất từ Philadelphia đến New York. Thiệp mời ngỏ ý mời ông ta đến New York chơi một chuyến để hai vợ chồng già năm xưa có dịp thù tiếp ông.

Ông quản lý khách sạn nể lời nên đã sắp xếp đến New York một chuyện. Tại thành phố lớn nhất thế giới này, ông quản lý đã dò theo sự hướng dẫn trong thiệp mời để đến ngay góc đường 5th Ave and 34th street để gặp vợ chồng người khách năm xưa. Ngay tại góc đường này là phòng tiếp tân choáng ngợp của một khách sạn cực kỳ sang trọng mới vừa dựng bảng khai trương. Ông khách năm xưa xuất hiện với bộ quần áo sang trọng bậc nhất đã vỗ vai vị quản lý vừa cười vừa nói:

- Ba năm trước, tôi đã nói tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn và sẽ đặt dưới quyền điều hành của ông, không biết ông còn nhớ không?

Ông quản lý há hốc mồm không nói lên lời:

- Ông là ai? Tại sao ông lại chọn tôi? Chẳng hay ông có kèm theo điều kiện gì cho chức vụ điều hành này không?

Ông khách già mỉm cười nói:

- Tôi tên là William Waldorf Astor, tôi mời ông đến đây để cai quản lấy khách sạn này mà không có một điều kiện nào khác cả. Tôi đã từng nói, ông chính là một mẫu người quản trị lý tưởng mà tất cả mọi người chủ khách sạn trên đời này đều mong có dịp được hợp tác cùng.

Khách sạn vừa mới khai trương đó là khách sạn Waldorf gồm có 450 phòng ngủ và hơn 1000 nhân viên phục vụ vào năm 1893 đã kết nối với khách sạn Astoria kế cận khai trương vào năm 1897 để trở thành tổ hợp khách sạn Waldorf-Astoria đã là một ngôi khách sạn lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Còn ông William Waldorf Astor là một tỉ phú có rất nhiều bất động sản tại New York mà về thứ hạng thì chỉ đứng sau dòng họ Rockefeller một chút mà thôi. Sau nầy khách sạn Waldorf-Astoria đổi địa chỉ sang 301 Park Ave, còn vị trí đầu tiên tại góc đường 5th Ave và 34th Street được đập phá để xây dựng thành Empire State Building. Ngày nay khách sạn Waldort-Astoria tượng trưng cho những sự sang trọng bậc nhất của thành phố New York. Khách sạn này là nơi cư ngụ của hầu hết những vị nguyên thủ quốc gia đến thăm xứ Hoa Kỳ. Các bạn HH chúng ta nếu có dịp viếng thăm NYC cũng nên book khách sạn này ở một đêm cho biết mùi thế giới trưởng giả. (chị Hoàng anh Nhơn ở gần đó hôm nào canh me "on sale" vào ở thử trước rồi viết bài báo cáo cho tui này biết với, website của khách sạn:

http://www.newyorkcityluxuryhotels.com/waldorf-astoria-hotel-new-york.shtml?adwi...)

Bạn có biết người quản lý trong câu chuyện trên đây là ai không? Ông ta là George C. Boldt, người đã có công đưa tên tuổi của gia đình Waldorf lên ngôi vị hoàng đế khách sạn trên thế giới. Song song với việc điều hành hệ thống khách sạn Waldorf-Astoria, ông cũng là chủ nhân của một hệ thống khách sạn nổi tiếng khác mà chính bản thân ông cũng là một trọc phú của nước Mỹ. Có thể bạn chưa từng nghe qua tên của ông, nhưng tôi tin chắc bạn đã từng ăn qua một loại sốt của ông điều chế, đó là loại salad dressing đặc biệt có tên là Thousand Islands.

Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy phảng phất trong đó có hình ảnh của một câu chuyện thần thoại với khuôn mẫu "ở hiền gặp lành". Đúng vậy, anh chàng George Boldt đã gặp phải quí nhân là vợ chồng của một nhà triệu phú, thế nhưng nếu ở cương vị của một người quản lý khác không có nhiệt tình đặc biệt như ông thì chắc chắn chúng ta đã không có câu chuyện thần thoại trên đây.

Trên thế gian, trong mỗi một phút giây đều có hàng ngàn hàng vạn nhân duyên đang lướt qua bên người chúng ta mà mỗi một nhân duyên đó đều có thể đưa đẩy vận mạng con người lên đến một đỉnh cao chót vót (hoặc đáy vực vô cùng), bạn đừng nên bỏ sót bất kỳ một mối nhân duyên với bất kỳ một người nào, cũng đừng sơ xuất trước một cơ hội nào để có thể giúp đỡ kẻ khác. Ta hãy cố gắng học hỏi để có một sự nồng nàn, nhiệt tình đối với mọi người, mọi sự việc thì có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành "quí nhân" cho chính bản thân của chúng ta. Người ta nói rằng xứ Hoa Kỳ là một nơi chốn của cơ hội, điều đó đúng cho những người không buông bỏ một cơ hội nào cả, phải không quí vị.

Chúc tất cả bạn bè, thân hữu của "PH đây mà" hưởng một ngày lễ Tạ Ơn bình yên.

Đây là Phạm Huê của AH71

Ghi chú: Câu chuyện trên đây đã được trích dịch từ nguồn website:

http://www.snopes.com/glurge/waldorf.asp
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #88 - 06. Dec 2010 , 21:02
 

Khi Mùa Giáng Sinh Đến…


Nguyễn Thị Thanh Dương


Đã tới giờ đi ngủ, tôi dắt cu Bí lên giường. Tôi nằm cạnh nó, vỗ nhẹ vào lưng và kể một câu chuyện thần tiên giản dị, nhưng mãi nó vẫn chưa ngủ, còn quay ra hỏi tôi:
-  Bố sắp về chưa mẹ?
-  Lúc chiều bố đã nói chuyện phone với con là một tuần nữa bố sẽ về rồi mà.
Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn ngủ, cu Bí giơ cả hai bàn tay lên, xòe đủ muời ngón nhỏ xíu ra truớc mặt tôi rồi hỏi:
-  Một tuần nữa là mấy ngày? Mẹ đếm đi..
Tôi đếm từng ngón tay của Bí:
-         Đây này, 1,2,3,4,5,6,7. Tới ngày này bố sẽ về.
Cu Bí reo lên:
-         Con thích qúa, Bố về với mẹ, vói con để đi mua Christmas tree nhé?
-         Đúng vậy, mùa lễ Gíang Sinh này chúng ta sẽ có một cây Christmas tree đẹp ơi là đẹp như những năm truớc. Bây gìơ con hãy ngủ đi nhé.
Thằng bé sung suớng mỉm cuời và khép mắt lại. Tôi tin rằng một giấc mơ đẹp đang đến với nó. Nhưng ngay trong giây phút này một giấc mơ buồn của tuổi thơ tôi hiện ra, khi vừa rồi tôi nhìn thấy con tôi xòe những ngón tay để đếm từng ngày đợi mong bố về sau một chuyến công tác xa nhà…

*   *   *
Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh mơ hồ, không theo thứ tự, kể từ khi tôi lên 7 tuổi, tôi thấy bố mẹ tôi thường xuyên cãi nhau và có khi đánh nhau, mẹ ném một cái gì đó vào bố và bố cũng ném lại vào mẹ. Những lúc đó tôi sợ hãi khóc ré lên, nhưng mặc cho tôi gào khóc bố mẹ vẫn tiếp tục cãi nhau. Một lần, khi thấy tôi khóc mẹ đã tức giận tát túi bụi vào mặt tôi, làm tôi sợ hãi thêm và nín khóc ngay, từ đó trở đi tôi không dám khóc nữa, mỗi lần bố mẹ bắt đầu to tiếng thì tôi len lén chui vào closet, đóng cửa lại, tôi tìm thấy nơi đó một sự trú ẩn bình an. Có hôm tôi ngủ quên trong đó, có hôm tôi chờ đợi sự im ắng thì chui ra, hoặc bố hoặc mẹ đã ra khỏi nhà. Tôi đã biết tự lo cho chính mình, mở tủ lạnh tìm đồ ăn, là một vài miếng cheese khô hay cái hotdog đã mở bọc nằm lăn lóc trong góc tủ. Vì sau trận cãi nhau chẳng ai ngó ngàng đến tôi, tôi cũng biết thân phận chẳng dám kêu réo hay đòi hỏi gì.
Rồi một ngày tôi thức dậy thì biết mình mất mẹ, bố tôi ngồi thừ người ở ghế. Mẹ tôi đã ra đi và bỏ tôi ở lại như một trong các món đồ cũ mẹ không cần dùng.
Bố tôi nói dửng dưng như thông báo một chuyện vừa xảy ra ở nhà hàng xóm:
-         Mẹ đi rồi, từ nay con ở với bố.
Tôi oà lên khóc, có lẽ vì sợ hãi cô đơn hơn là thương nhớ mẹ, tôi rất it khi nhận được sự chiều chuộng âu yếm nơi mẹ, thì giờ chính của mẹ ở nhà là uống bia, uống rượu như bố, rồi mẹ ngủ vùi hoặc đi ra ngoài vui chơi hay đánh bài bạc. Những bữa ăn của tôi thường là những lát bánh mì, gà chiên sẵn mua ở tiệm hay hotdog. Đôi khi bố mẹ vui vẻ tôi được dẫn đi ăn nhà hang, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì được thấy bố mẹ thân thiện và được ăn đồ nóng sốt ngon lành. Tôi từng cầu mong những giây phút hạnh phúc đó kéo dài vô tận, nhưng thực tế thì quá ngắn ngủi, tôi không hiểu sao mới hôm qua họ còn cười nói, ôm hôn nhau, hôm sau họ đã cãi nhau, chửi nhau đầy vẻ hận thù. Tôi đã mong tôi lớn mau để hỏi bố hỏi mẹ điều này.
Bố để mặc tôi khóc một lúc rồi gắt:
-         Thôi nín đi, đừng làm bố sốt ruột lên đây.
-         Tại sao mẹ bỏ đi? rồi mẹ ở nhà ai?
-         Bố không biết! bố tôi trả lời cụt ngủn và lạnh lùng.
Tôi tưởng mẹ đi mấy ngày rồi trở về như vài lần trước, nhưng bố đã nói:
-         Mẹ không bao giờ trở về đâu, bố sẽ gởi con cho baby sit để bố còn đi làm.
Từ ngày mẹ đi, không còn ai để cãi nhau nên thì giờ của bố chỉ để uống rượu bia, hết uống với bạn bè ngoài đường về đến nhà lại uống. Tôi không chui vào closet để trốn nữa mà chỉ ngồi ru rú trong phòng coi ti vi một mình.
Bố gởi tôi cho một gia đình Việt nam, sáng trước khi đi làm bố mang tôi đến, chiều về làm ghé vào đón tôi. Bác Kha trai làm việc cùng hãng với bố, bác Kha gái ở nhà trông con, họ có một đứa con gái bằng tuổi tôi tên Linh. Chính ở nơi đây tôi được ăn những bữa cơm ngon lành, được hưởng lây không khí gia đình ấm cúng, hai vợ chồng bác Kha không cãi nhau như bố mẹ tôi nên cái Linh ngạc nhiên khi nghe tôi kể phải trốn vào closet.
Vài tháng trôi qua, tôi thực sự yêu thích ngôi nhà êm ấm của bác Kha, nhưng một đôi lần bố không đón tôi đúng hẹn, bác Kha trai đã về đến nhà ăn xong bữa cơm chiều mà bố vẫn chưa đến, tôi đã thấy khi bác Kha trai về, nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên, khi ấy Linh quên tôi, nó nhảy nhót lên lòng bố, kể chuỵện nọ kia, bác Kha gái vừa dọn cơm vừa nói chuyện vói chồng. Tôi như người thừa, bị bỏ rơi, cảm thấy tủi thân và ganh tị với Linh, chỉ mong mau chóng rời khỏi đây, dù chỉ là về nhà với bố ăn một cái bánh mì nguội kẹp hotdog và uống một ly sữa là xong bữa ăn chiều thường lệ.
Bố thường xuyên đón tôi trễ, tôi càng ngày càng mặc cảm, tủi thân với gia đình bác Kha, mỗi buổi chiều tôi đều ngó ra cửa sổ mong đợi bóng dáng bố đang từ ngoài sân bước vào, tôi vui khi thấy bố, tôi thất vọng khi bóng chiều ngả màu tối mà bố chưa đến. Thế là tôi lỉnh vào phòng trong vờ coi tivi để khỏi trông thấy cảnh Linh đang hưởng hạnh phúc bên bố mẹ nó.
Bác Kha gái hay nói với tôi như đùa và như thật:
-         Bố cháu có bồ rồi, bố quên đón cháu rồi.
Tôi đã nhìn bác Kha với vẻ tức giận, bố có bồ chỉ là một ý nghĩ bố đang gần gũi một người nào đó, chứ tôi chẳng hiểu “bồ”  là gì cả. Tôi không muốn tin điều bác Kha nói là sự thật.
Tôi hay khóc thút thít mỗi khi bố đón tôi trễ, đó là một sự phản đối, sự trách móc duy nhất tôi có thể làm, vì nếu tôi nói lên một điều gì đó sẽ bị cắt ngang ngay bằng lời gắt gỏng của bố, cho đến khi ăn xong bữa tối với bố ai về phòng nấy tôi lại khóc tiếp trong đống chăn gối quấn quanh tôi và ngủ thiếp đi.
Dù nhà bác Kha vẫn có những bữa cơm trưa ngon lành, vẫn là cảnh gia đình ấm cúng, nhưng tôi biết những cảnh đó không thuộc về tôi, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ đứng bên ngoài, tôi càng ngày càng ganh ghét với Linh, tôi không thích đến nhà bác Kha nữa, dù ở nhà tôi cũng có gì vui đâu!
Một chiều đi làm về, bố sửa soạn quần áo của bố và tôi vào hai cái valy. Tôi lẩn quẩn bên chân bố và luôn miệng hỏi:
-         Chúng ta sẽ đi xa hở bố?
-         Ừ, chúng ta sẽ về Texas thăm bà nội và cô Nga.
Tôi ngạc nhiên lẫn tò mò:
-        Con không biết là mình có bà nội và cô Nga, con tưởng rằng trên cõi đời này nhà mình chỉ có bố, mẹ và con.
Bố tôi cười buồn:

-       Ai cũng có họ hàng gần xa chứ, con có cả ông bà ngoại, nhưng họ đã từ bỏ mẹ con, nên họ chẳng bao giờ biết đến con đâu, còn bên nội con có bà nội và cô Nga, nhưng bố ít khi về thăm họ. Thôi, mai bố sẽ đưa con về.
Đêm ấy tôi đã ngủ vói một giấc mơ thật đẹp, hai bố con tôi về một vùng đất xa xôi nào đó bên Texas, tôi sẽ có bà nội có cô Nga, mọi người sẽ sống gần nhau chắc là vui lắm. Dù tôi đã mơ thế, nhưng lần đầu gặp bà nội và cô Nga tôi vẫn rụt rè xa lạ.Tôi luôn nắm lấy áo bố hay bàn tay bố trong khi bà và cô quấn quýt hỏi han bố đủ thứ, rồi bà và cô đều khóc, không biết họ hờn trách hay sung sướng khi gặp bố?
Xong bà nội ôm tôi vào lòng, bà ngắm nghía, vuốt ve từng lọn tóc, từng bàn tay tôi, bà bảo tôi con gái mà giống cha cao ráo. Bà hôn lên má tôi, tôi cảm nhận được tình thương bà dành cho tôi, cả cô Nga cũng thế, cô trìu mến chăm sóc tôi, nên tôi bớt thấy xa lạ và quen dần với họ.
Hai ngày sau, tôi thấy bố sắp quần áo vào valy, tôi lo âu hỏi:
-         Chúng ta lại về chốn cũ hở bố?
-         Chỉ mình bố về thôi, con ở lại đây.
Tôi càng lo sợ hơn, tôi nói mà sắp khóc:
-         Bố đừng đi, con muốn ở với bố.
-         Bà nội và cô Nga thương con, con đừng sợ. Bố khuyên tôi thế.
-         Nhưng con không muốn xa bố. Tại sao chúng ta không sống như thế này mãi?
-         Bố phải về đi làm để có tiền nuôi con chứ.
Bà nội tôi nước mắt ràn rụa cầm lấy tay bố tôi:
-         Con cuả con mới 7 tuổi còn bé bỏng, nó đã không có mẹ chỉ còn cha thôi, hãy vì nó mà ở lại, công việc lao động của con ở đâu mà chẳng có, mấy năm nay mẹ cũng không được gần con, đừng đi đâu nữa.
Cô Nga cũng khóc theo và nói:
-         Anh hãy ở lại đây, mẹ và em sẽ đỡ đần anh để cùng lo cho cháu.
Nhưng những giọt nước mắt chẳng làm bố tôi thay đổi. Mới 2 ngày ở với bà và cô, dù tôi đang cảm thấy thân thương, nhưng bố vẫn là người gần tôi nhất. Tôi đã quen thuộc với bố từng lúc vui buồn, những lần giận dữ, từng câu nói giọng cười, từng bữa ăn ngon hiếm hoi, từng ngày dài bị bỏ đói.
Tôi vui khi ở với bà nội, cô Nga, nhưng tôi vẫn không muốn xa bố, hình như tình máu mủ ruột thịt làm tôi hiểu bố là người thân nhất, là nơi tôi cần nương tựa nhất. Tôi ôm chầm lấy bố gào lên:
-         Con không cho bố đi! Con không cho bố đi!
Bố hất mạnh tay tôi ra, tôi ngã lăn quay trên nền nhà. Bố thương hại đỡ tôi dậy, giọng dịu lại:
-         Rồi bố sẽ về thăm con, bố hứa sẽ về thăm con.
Tôi nghẹn ngào hỏi:
-         Bao giờ bố về?
Bố nhìn lên tờ lịch trên tường:
-         Bây giờ là tháng Mười, hai tháng nữa bố sẽ về, vào ngày Christmas, con chịu không?
Tôi đã xoè tất cả những ngón tay của mình ra và hỏi:
-         Hai tháng là bao nhiêu ngày? Có lâu không? Con sẽ đếm bằng những ngón tay này…
-         Là 60 ngày, mau lắm con. Bố sẽ mang về một Christmas tree để trang hoàng cho con xem, con thích Christmas tree lắm mà.
Mỗi mùa Giáng Sinh đã qua tôi đều say mê thích thú khi được ngắm những cây thông trang hoàng rực rỡ trong những cửa tiệm hay trên đường phố, đôi mắt trẻ thơ của tôi đã mở to ra như muốn mang tất cả những hình ảnh lung linh huyền diệu đó vào trong tâm hồn. Với đầu óc còn non nớt nhưng tôi vẫn cảm biết hình như tôi chưa bao giờ có một cây Giáng Sinh trong nhà khi mùa lễ đến.
Tôi vừa chùi nước mắt vừa mỉm cười hi vọng:
-         Bố nhớ nhé, rồi chúng ta sẽ có một cây Christmas, con sẽ phụ bố để treo đèn. Bố ơi, có phải là đêm Giáng Sinh, ông già Noen sẽ chui từ ống khói để vào nhà và cho quà trẻ con, để dưới gốc cây thông không?
-         Có đấy, nhưng bây giờ con phải ngoan để cho bố đi.
Tôi lại chùi nước mắt lần nữa để cho bố vui lòng, vì lời hứa hẹn trở về của bố vào mùa lễ Giáng Sinh với cây thông xinh đẹp.
-         Vâng, bố xem này, con không khóc nữa đâu.
Vậy mà chỉ mười phút sau, khi bố vừa xách valy đi ra cửa, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng và sợ hãi trở lại, tôi chạy theo bố, nước mắt lại rơi ra:
-         Bố ơi!
-         Vào nhà với bà nội đi. Bố tôi gắt
-         60 ngày nữa bố về nhé?
-         Ừ, bố hứa rồi mà.
Tôi vẫn không muốn rời bố:
-         Nhưng…. nhưng…. nếu bố quên, làm sao con nhắc bố được? Bố cho con số điện thoại của bố đi…..
Bị níu kéo bố tôi bực mình đặt valy xuống đất, rút túi xé một mảnh giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết vội vài con số rồi đưa cho tôi:
-         Số điện thoại đây, thôi để bố đi.
Tôi nắm chặt tờ giấy như nắm chặt một báu vật, làm như tờ giấy mất thì tôi mất luôn cả bố. Bà nội đã ôm tôi, cả hai bà cháu đều khóc.
Tối hôm ấy tôi hỏi bà nội: Bây giờ bố về đến nhà chưa? Bà nói rồi, là tôi len lén vào phòng, đóng cửa lại. Cầm phone lên tôi bấm đủ các số bố đã ghi trên mảnh giấy, với lòng rạo rực được nghe thấy bố nói, nhưng không ai trả lời, cõi lòng mơ hồ thất vọng, tôi nghĩ là bố đang trên đường trở về nhà hay bố đang ngủ nên không biết là tôi đã gọi.
Ngày mỗi ngày tôi đều lén vào phòng gọi phone cho bố, nhưng chẳng lần nào được gặp bố, tôi xấu hổ, sợ bà nội và vợ chồng cô Nga đọc thấy nỗi lòng mong đợi của tôi, tôi là đứa trẻ mỏng manh, yếu đuối, không đủ kiên nhẫn chờ đợi 60 ngày sau bố sẽ trở về.
Ngày nào tôi cũng hỏi bà nội còn bao nhiêu ngày nữa là Christmas, hình ảnh bố về với cây thông làm tôi náo nức.
Cho đến ngày cuối cùng thì cõi lòng tôi tan nát như một cái ly thuỷ tinh vừa bị đánh rơi trên nền gạch. Bố không về như đã hứa, chỉ có cây thông của vợ chồng cô Nga, cây thông to đẹp, được trang hoàng đủ màu sắc nhưng vẫn không làm tôi vui, tôi cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi.
Tôi vẫn muốn liên lạc được với bố, để nghe bố nói hay giải thích tại sao, miễn là tôi vẫn cảm thấy bố đang ở bên cạnh tôi. Tôi sợ mình đã không biết cách gọi phone, cuối cùng tôi đưa mảnh giấy ra nhờ bà nội và vợ chồng cô Nga gọi giùm, vẫn biệt tăm biệt tích, không biết bố ở đâu!
Bà nội thở dài:
-         Cháu ơi, chắc bố cháu bận làm việc đấy. Thôi đừng gọi nữa, không Christmas này thì Christmas sau bố sẽ về.
Lòng tôi đã bớt náo nức chờ mong vì mùa sau xa xôi quá, 60 ngày qua tôi đã chờ đợi biết bao lâu! Tôi cũng không xoè cả hai bàn tay ra để đếm nữa, dù trong lòng vẫn hi vọng vào lời ước đoán của bà, nhưng mảnh giấy mà bố tôi xé vội để ghi số điện thoại, tôi vẫn giữ kỹ, vẫn tin đó là nhịp cầu duy nhất để nối liền tôi với bố, để tôi có thể gặp bố.
Chẳng phải chỉ mình tôi mong bố về mà bà nội và cô Nga cũng mong. Nhưng đứa con hư của bà nội chẳng bao giờ trở về, mấy năm trời biệt tăm biệt tích, bà nội mới nhận được tin bố từ một người tình khác của bố, họ báo tin bố tôi đã chết vì trúng gió, họ chỉ nói đơn giản thế.
Năm ấy tôi mới 10 tuổi, về sau tôi càng lớn càng biết nhiều về bố do bà nội và cô Nga kể lại.
Bà nội chỉ có hai người con là bố và cô Nga, vì bố là con trai nên bà nội rất cưng chiều, bố chẳng lo học hành, chỉ rong chơi cho tới lớn, rượu chè, cờ bạc và bồ bịch với đủ hạng người. Bố ăn ở với một cô gái dân chơi bụi đời, bà nội ngăn cản không được, đành chịu thua số mệnh, bố mang người yêu đi sống ở một phương trời khác và từ đó chẳng hề liên lạc với bà nội cho tới ngày mang tôi về.
Tôi quả là một đứa trẻ bất hạnh khi có cả cha lẫn mẹ đều hư hỏng, nhưng tôi may mắn có bà nội và vợ chồng cô Nga.
Tôi đã xé nát mảnh giấy năm xưa có ghi số điện thoại của bố, mảnh giấy tôi đã giữ kỹ suốt 3 năm trời. Đó chỉ là một sự lừa dối khủng khiếp và tàn nhẫn, những con số đó không có thật, do bố bịa đặt ra, những lời hứa hẹn ngon ngọt chỉ để làm xiêu lòng một đứa trẻ lên 7, để bố được thoải mái ra đi, sống theo con đường của mình.
Theo lời chỉ dạy của bà nội, của vợ chồng cô Nga, tôi đã chăm chỉ học hành. Tôi nhận thấy đây là mái ấm gia đình của tôi, vợ chồng cô Nga đã liên tiếp có 2 đứa con, dù chúng cách tuổi tôi khá xa, nhưng chúng tôi vẫn thương yêu gắn bó nhau như chị em ruột. Mỗi khi rảnh tôi hay ôm bà nội, thủ thỉ:
-         Bà ơi, sau này cháu sẽ đi làm nuôi bà, cháu sẽ làm ra nhiều tiền để cho bà sung sướng.
Bà nội vuốt đầu tôi, âu yếm:
-         Bà chỉ mong mỗi một điều được thấy cháu ăn học nên người, không hư hỏng như bố cháu, thì chết bà cũng vui.
Bà đã đạt được ước nguyện đó và còn chứng kiến ngày tôi lên xe hoa với một người chồng hiền lành tử tế, anh đến với tôi bằng tình yêu và được cả gia đình tôi hài lòng tin tưởng, Bà nội tôi từ trần khi con tôi vừa một tuổi, trên gương mặt bà giây phút cuối còn hiện lên vẻ thanh thản mãn nguyện.
                                       *   *  *   *   *   *
Cây thông tươi xanh được trang hoàng thật đẹp, những đèn đủ màu sắc, những sợi dây kim tuyến lấp lánh, và những tấm thiệp hớn hở treo đầy cành. Vợ chồng tôi đều thích chưng cây thông tươi vào mỗi mùa lễ Giáng Sinh, như mang cả thiên nhiên vào căn nhà ấm cúng khi ngoài trời gió lạnh đầy. Có lẽ đây là cây Christmas mà thuở lên 7 tôi đã mong mỏi đợi chờ nơi bố, thì bây giờ tôi mang niềm vui và hạnh phúc đó cho con tôi, những gì mà khi xưa tôi không có, tôi đều bù đắp cho con nhiều lên.
Con tôi đâu hiểu rằng nó đang sống giùm tôi một quãng đời tuổi thơ thiếu thốn và mơ ước khát khao.
Đêm Chúa Giáng Sinh, hai vợ chồng và con tôi quây quần bên gốc cây thông để mở những gói quà xinh đẹp, Tôi đọc thấy trong mắt con tôi cả một khoảng trời xanh ngây thơ và hạnh phúc, lòng tôi rạt rào niềm vui, niềm hãnh diện.
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên quá khứ của tôi, không phải để oán trách bố mẹ, mà để thương cho những cảnh ngộ trẻ thơ như tôi. Có biết bao đứa trẻ đã bị ghẻ lạnh, bị bỏ rơi trong những ngày lễ tết cuối năm đầy màu sắc tươi vui và nhộn nhịp này!!
Khi treo những cánh thiệp mang đầy lời cầu chúc, lời ước nguyện tốt lành trên cành cây Christmas, tôi đã nghĩ đến chúng.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #89 - 22. Dec 2010 , 23:53
 



TÌNH LƠ ...

Tác giả : NGUYỄN NGỌC TƯ


...


    
Lâu rồi , má tôi có đi coi phim Công lý báo thù người ta chiếu đằng sân đình . Dượng Bảy (lúc chưa phải là dượng Bảy) bữa đó cũng coi chung , ngồi kế bên má , gần cái phông vải lớn . Coi hát thì chỗ này là ngon lành nhất , nhìn đào kép rõ , mụt ruồi giả của họ bị rớt , hoặc áo vua rách mình cũng thấy , nhưng đây là chiếu bóng , cái phim từ đầu tới cuối chỉ ca hát với đánh nhau . Cứ mỗi lần nhân vật ra đòn là má tôi né , thấy máu má tôi che mắt kêu trời , tới cảnh mấy con trăn rắn lớn bò tới thì khán giả đều sụt lùi ngã rạp sắp lớp lên nhau la ré . Má tôi sợ tới quên trời đất , dúi mặt vô lưng người thanh niên lạ hoắc bên cạnh , tức dượng Bảy . Khi phim gần hết , nam nữ chính múa hát ứ ư thì dượng Bảy đã chính thức chạm vào ngón tay út của má .
     Hết phim má tôi để lại một cái lông ngỗng :"Em là cháu ông xã Nghiệp" , rồi chìm mất vào dòng người . Năm bữa sau , dượng Bảy (lúc đó sắp là dượng Bảy) nhờ một người bạn của ông ngoại tới nhà . Bữa đó má tôi chở mía đi lò đường để ép , dì Bảy ở nhà nấu cơm . Bạn già của ông ngoại khều dượng Bảy hỏi :"Mày thương đứa đó hả ?". Dượng ngó cái người thấp thoáng trong bếp , thấy cái eo thon , đuôi tóc dài , gương mặt nhỏ nhắn xinh xẻo , môi lúc nào cũng nhoẻn cười , dượng tưởng người quen liền gật đầu . Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có người chị sinh đôi , tức là má tôi . Hai người giống nhau đến mức khó mà phân biệt được , nên đã nhiều người há hốc :"Ủa , mới thấy con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp giờ sao nó làm cỏ ở nhà rồi ?". Dượng Bảy cũng cầm khay rượu há hốc , hết nhìn cô chị rồi tới cô em . Bẽ bàng . Lỡ làng .

moclan pansytim moclan

   
   - Cô không phải người tôi thương .
     Dượng Bảy phũ phàng nói thẳng trong một tối say mèm , say đến nỗi thay vì chỉ thẳng dì Bảy thì dượng dứ dứ vô cái gối . Dì Bảy mắc cười quá , khẽ khều sườn chồng nhỏ nhẻ :"Em bên này nè anh" . "Tôi nhớ em từ bữa đi coi chiếu bóng tới giờ ...", dượng nói sau khi day lại ôm dì , sau khi cầm ngón út của dì nắn mãi . Dì kệ , để tay mình ở đó , mặt héo lòng hon , phải như bình thường dì đã thanh minh giòn giã :"Đây Bảy à nghen , con Bảy , không phải Sáu ...". Nhưng dì biết nói gì cũng muộn , người nhầm lẫn là chồng dì , tối đó đúng tối tân hôn .
     Bữa sau ra vườn đắp mấy bọng đìa , hồn vía để đâu mà dượng xắn lưỡi vá vô chân , máu chảy đầm đìa . Dì Bảy bứt lá chuối non nhai nghiến ngấu đắp lên vết thương của dượng , máu trôi bã chuối này dì đắp ngay bã chuối khác , miệng không hay chát . Dượng lắc đầu nói :"Cô không phải người tôi thương , người ta kia thấy máu trên phim còn không dám nhìn"...
     Hôm gặt , dì đẩy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn , mồ hôi này chưa khô , mồ hôi kia lại tươm bê bết , lúc ăn cơm dượng ngồi gần nhăn mặt , cô không phải người tôi thương , đàn bà gì đâu mà chua lè , người ta kia thơm phức như múi mít ...
     Năm sau vợ chồng cãi nhau , bữa đó chồng có rượu nói ngang , tức quá vợ đá vô ống quyển của dượng rồi té chạy . Chồng rượt sát đằng sau . Lọt qua cây quao che khuất tầm nhìn , vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại , hỏi lớn :"Dượng Bảy , cầm chổi chà chạy đâu gấp vậy ?" . Chồng tưởng chị vợ tới chơi , khựng lại sượng trân :"À tôi ... tôi đuổi mấy con gà ..." rồi mời vợ vô nhà , rót nước cho vợ uống , hỏi vợ đói bụng không để chồng nấu cơm . Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng , ngó dượng chổng mông thổi lửa , mắc cười nhưng buồn quá , không cười được . Tối đó chồng chắc lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím , chồng nói :"Cô không phải người tôi thương , người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ" ...
     Năm sau dì sinh con gái đầu lòng , tóc rụng xơ xác , dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trải nói "cô không phải người tôi thương , người ta kia tóc nắm một vốc , mướt rượt" ...
     "Cô không phải là người tôi thương" , sau này dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này , mỗi khi say . Mà nghề thợ mộc cất nhà của dượng thiếu gì dịp say . Dỡ gỗ , nhậu . Lên đòn dông, nhậu . Lợp nhà , nhậu . Nhưng say nhất là về đám giỗ bên vợ , phải ngượng ngập gặp chị vợ lúc này cũng đã có chồng , phải nhớ lại mùi tóc , làn da , ngón tay nhỏ xíu nóng rẫy năm xưa . Nhưng đáp lại cái câu tạt mặt vô duyên vô dùng là một cái nhoẻn cười , cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại :"Chắc không à ?" , mà dượng có lần dõng dạc nói chắc , dì vặn ngay :"Vậy sao hồi hôm ôm tui ?". Dượng Bảy không biết trả lời sao , đành ngoẹo đầu ngáy o o .
     Có lần dượng đi đám giỗ ba bữa chưa về , dì lấy tờ giấy vẽ bản đồ nhà mình , vẽ sông Cái Tàu cong cong ẹo ẹo qua rạch Giồng Ông , vẽ chòm cây trâm bầu dưới bến , vẽ cái nhà có bàn ông Thiên đằng trước , ghi chú rõ ràng "Nhà Hai Hiệp" . Trâm bầu thì dì viết chữ "trâm bầu", không thôi người ta nói đó là so đũa sao . Xong dì sai con đem tờ giấy cho dượng . Đi te te về , dượng nạt :"Ý cô nói tui đi nhậu không biết đường về nhà hả ? Cô sâu cay hết biết . Thiệt là ... cô không phải người tôi thương , người ta kia mủ mỉ thật thà"...

moclan pansytim moclan


     Ba mươi năm sau , dượng Bảy đột quỵ . Chân yếu , miệng méo , xãi lai nằm một chỗ , mỗi khi dì dìu đỡ vào nhà tắm , giặt khăn với nước ấm lau khắp người , thay quần áo cho , dượng mắc cỡ quá nói câu gì đó , dì Bảy phiên dịch là :"Cô đâu phải người tôi thương . Người ta kia kín đáo , ý tứ tới cái tên còn không dám nói thẳng ra ...". Dượng nghe chảy nước mắt . Dì hết hồn , hớt hải nhắn xuống xóm Rãy kêu má tôi qua , để an ủi tinh thần dượng .
     Bữa đó nhá nhem , đèn đỏ ối , dượng Bảy nhìn má tôi rồi ngơ ngác ngó quanh tìm dì , rướn cái cổ lên dượng nói từng chữ lục cà lục cục :"Chị không phải người tôi thương ..."




Back to top
« Last Edit: 23. Dec 2010 , 00:50 by Pham_Kieu_Lieu »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra