Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18172 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
11. May 2010 , 00:23
 
...


NGÕ TRÚC


Phong Vũ        

Bước qua hết chiếc cầu xi măng, bắc ngang con rạch nhỏ nằm núp bóng dưới bụi trúc um tùm, đã thấy mẹ đợi tôi nơi đó tự bao giờ. Nước lên đầy rạch. Hai bên bờ, những khóm điêng điểng trổ bông vàng đung đưa trong gió như vẫy chào người trở lại, sau hai mươi năm dài. Tôi nghe tiếng lá trúc xào xạc bên hiên nhà của Mẹ. Gốc ổi già nua, thân còm cõi đứng bên cửa sổ lặng thinh. Vườn rau xanh, các bụi bạc hà với những chiếc lá to tướng nghiêng đầu bàn tán thì thào - chàng trai bao năm rồi lang bạc nơi đâu, bây giờ về nhà với mẹ đây rồi!

Mẹ nghiêng đầu nhìn tôi mĩm cười; nụ cười vẫn đầy ắp bao dung như thuở nào! Ánh mắt mẹ trìu mến, long lanh sáng niềm vui hội ngộ; trong đó tôi thấy ý nghĩ của Mẹ:
"Ôi con trai yêu dấu của Mẹ đã trở về từ nơi xa xôi "

Tôi mĩm cười mừng rỡ, vội bước đến bên bà. Tôi ôm chầm lấy Mẹ. Nước mắt tôi chảy thành dòng, nói trong nghẹn ngào:
" Mẹ ôi, con đã về với Mẹ đây. Ngày ấy con đi, mà giờ đã hai mươi năm rồi! Thời gian dài đăng đẳng, con luôn trông mong có một ngày về thăm Mẹ. Bây giờ thì con đã về đây, Mẹ ơi! "

Mẹ tôi vẫn cười hiền từ, nhưng sao tôi thấy nụ cười của bà quá xa xăm và buồn bã. Tóc mẹ bạc nhiều hơn xưa. Mẹ gầy và mong manh vì cuộc đời gian nan. Nắng trưa chiếu lung linh trên tóc mẹ. Bóng lá trúc chập chờn nhảy múa trên mặt nước. Những con chuồn chuồn bay lượn, vụt thoáng vụt hiện trên các ngọn sậy.

Hàng dừa xanh nghiêng mình sầu tư quay ra mặt rạch; bên dưới có chiếc xuồng ba lá của ai đang cột hờ hững...Con rạch nầy chạy dài theo con lộ tẻ trước mặt nhà Mẹ tôi. Đây là ngôi nhà bà cất trên thửa đất ruộng của ông nội, vào cuối năm bảy mươi lăm. Mẹ đưa ba đứa em tôi về đây trú ngụ, sau khi ngôi nhà lầu ở Vĩnh Long đã bị tịch thu vì qui vào thành phần tư sản. Cha tôi lúc đó đã đi tù cải tạo; một chuyến đi cuối cùng không về trong cuộc đời đầy thăng trầm của ông. Tôi nhớ các em tôi, tôi thương cho chúng phải lỡ vỡ cuộc đời. Cuộc sống buồn như những câu thơ..

Từ khi chạy giặc rồi xa xứ,
về đất làng quê trọ nhà người .
Đây xứ buồn thiu tôi biết lắm,
em vẫn ngồi nhớ phố chợ vui...

Những ngày tháng gian nan đó, Mẹ tôi đã gồng gánh một mình với ba đứa con chưa hết tuổi trung học. Tâm trí bà lúc nào cũng quay quắt nhớ đến thằng con cả đã biệt tăm từ cuối tháng tư định mệnh. Cha tôi đã vào trại tù cải tạo. Bà bươn bã nuôi con. Bà buôn đầu này, bán đầu kia, xoay xở đủ cách để sinh tồn trong cái xã hội đang bị lộn ngược từ vật chất đến tinh thần, cuộc đổi đời. Trong một bức thư, em gái tôi kể một câu chuyện về mẹ tôi. Câu chuyện khôi hài nhưng đầy nước mắt:

...Trong những năm kinh tế quá khó khăn, thực phẩm không được vận chuyển qua vùng khác. Chợ không còn gạo bán, mẹ tôi và các em phải chia nhau đi về các miền quê tìm mua gạo. Một lần kia, mẹ tôi trở về sau một chuyến qua Cần Thơ tìm gạo. Chiếc ruột tượng đổ đầy gạo bà thắt chặc chung quanh bụng bên dưới lớp áo trong để che dấu. Khi qua phà Hậu Giang, bà lẵng lặng theo đoàn người bộ hành bước qua một trạm kiểm soát kinh tế. Toán công an hạch hỏi từng người một, và lục xoát hành lý, rỗ thúng của đoàn người qua phà. Mục đích họ là tìm thực phẩm, gạo thóc mua lậu về từ các nơi bị phong tỏa. Đến phiên mẹ tôi hồi hộp bước đến. Một gả công an đáng tuổi con cháu bà với đôi mắt cú vọ nhìn chằm chặp, thình lình lớn tiếng hỏi:
- Ê bà kia đứng lại. Bà đi đâu qua đây?

Mẹ tôi giật nảy người, hồn vía lên mây và chợt trả lời (rất) thật:
- Dạ, dạ...Tôi đi mua gạo bên Cần Thơ !!

Các người công an chợt buông tiếng cười rộ, nhìn nhau lắc đầu và khoác tay cho Mẹ tôi đi qua.
Mẹ tôi về đến nhà hoàn hồn, kể lại câu chuyện. Hàng xóm ai cũng cười và cho rằng mấy người công an thả mẹ tôi đi, không tịch thu số gạo dấu trong người, vì thấy một bà quá thiệt thà, không dám che dấu ..dù rằng đang đi mua gạo lậu!

Đọc thư, nghe em gái kể mà tôi thấy nghẹn ngào thương cho mẹ và các em tôi ngày đó quá vất vả gian truân để tìm sống. Cũng như câu chuyện đứa em trai tôi đôi khi phải giả làm người đi hát dạo, dấu gạo trong thùng đàn khi qua các trạm kiểm soát. Đứa em gái kế tôi thì phải bỏ học để theo các chuyến xe đò sớm lên Sài Gòn tìm mua hàng vải, dấu diếm đem về đi đò dọc vào các vùng xa xôi để bán kiếm lời nuôi mẹ và các em. Tôi nhớ hai câu thơ thật buồn không biết của ai đó, giống như thân phận em gái tôi:

"Áo có trắng những ngày lên khoắc khoải,
Đường xưa đi tập vở lãng quên rồi"

Thỉnh thoảng tôi nhận được thư và hình của mẹ gởi qua. Trong hình tôi thấy mẹ đã quá gầy so với ngày tôi còn ở nhà. Miếng đất vườn, mẹ tôi đã công lao vun quén để trồng nhiều loại cây có trái. Bà vẫn bảo để cho các cháu con thằng Hai ăn sau này khi nó về thăm xứ!
Xưa gia đình tôi tuy không giàu có nhất nhì thành phố nhưng cũng đầy đủ vật chất. Xe cộ, phòng ốc riêng biệt cho từng người một. Bây giờ, mẹ và các tôi phải tự mình làm ruộng để có gạo ăn. Đến khi đời sống dễ dàng đôi chút thì đứa em gái kế của tôi đi lấy chồng, và về lại thành phố buôn bán. Mẹ tôi lại sống đơn chiếc một mình với hai đứa con. Các gốc dừa bà trồng quanh nhà đã cao lớn và đầy trái. Các bụi nhản cũng đầy quả khi tới mùa. Cây soài tượng cũng đã cao quá nóc nhà, tỏa bóng mát đầy sân.
Gốc mai trồng trước ngõ cũng đơm đầy hoa vàng những độ Tết về, khiến lòng người mẹ càng buồn hơn khi đứa con xa xứ vẫn biền biệt chưa trở về. Bà ra vào trước sân quét lá, đếm từng tháng, rồi từng năm để trông con. Con rạch nhỏ trước nhà thủy triều lên xuống,lúc đầy lúc cạn, nhưng bà vẫn chưa có đứa cháu nào về ăn trái cây bà trồng để dành.
Cha tôi đã qua đời vì bệnh trong trại giam. Ông được đưa về, chôn cất nơi khu vườn hoang của quê nội. Trong một vài bức thư sau này, tôi nhìn giòng chữ của mẹ tôi run rẫy, đôi lúc không còn đọc được rõ ràng. Trong một câu bà viết mà tôi vẫn nhớ:...Bây giờ tay mẹ đã quá yếu, không biết lần tới mẹ còn viết cho con được nữa hay không?

Tôi khóc thầm vì nhớ mẹ, vì biết rằng trên đời này không ai thương mình hơn mẹ. Mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng bồng ẩm từ lúc lọt lòng. Con lớn lên đến trường, rồi ra đời, và tình mẹ vẫn mãi tha thiết trông ngóng bên con. Rồi chiến tranh cuốn hút con vào vòng lửa đạn. Lòng mẹ lại khoắc khoải từng ngày. Mẹ đi lễ từng ngày, cầu nguyện từng đêm, xin ơn trên che chở cho đứa con mình bình an. Có lần tôi được đơn vị đề cử để đưa quan tài của một sĩ quan bạn vừa tử trận về cho gia đình chôn cất. Đến nơi, nhìn thấy người mẹ của bạn khóc than vật vã, nước mắt bà như nhòa nhạt cả chiếc lá quốc kỳ bao phủ áo quan; lòng tôi cũng thấy tan nát, đớn đau theo. Tôi tự nghĩ, nếu là tôi nằm đó, và nỗi đau này là của chính mẹ tôi thì ôi càng thê thiết biết chừng nào...

Những năm tháng sau này tôi vẫn chưa về thăm mẹ được. Đại dương đã thăm thẳm chia cách đôi bờ. Tôi mãi canh cánh bên lòng mối u hoài nhớ đất nhớ quê, nhất là nhớ người mẹ thương yêu đang trông ngóng mình. Mẹ chờ đợi tôi từng ngày nơi ấy !

Nước lại dâng đầy con rạch. Chiếc xuồng nhỏ không biết ai đã tháo dây và bơi đi tự bao giờ. Gốc mai trước ngõ đang trổ những nụ đầu xuân. Nắng đang chiếu nghiêng, trời đã xế. Có tiếng đứa em trai tôi gọi anh Hai vào nhà uống nước. Tôi chậm rãi đứng lên, nói với mẹ:
" Mẹ ơi, lần này con về với mẹ rồi dăm bửa nửa tháng con sẽ lại đi. Mẹ đứng buồn nữa nhé. Cha đã về nằm trong thửa đất nhà mình, không còn lạnh lẽo trong khu vườn vắng ngắt ở Cầu Đôi nữa. Mẹ cũng không còn cô đơn nơi đây. Những đêm trăng sáng , các cháu sẽ đốt nến, thắp trầm, nô đùa bên cạnh mẹ. Những ngày mát trời chúng sẽ đến bên mẹ, chăm bón các bụi cúc vàng mà mẹ ưa thích. Con thích thấy mẹ nơi đây, khoảnh vườn thật đẹp..."

Tôi bước vào nhà, quay lại nhìn mẹ tôi. Bà vẫn mĩm cười dõi mắt theo tôi trong chiếc ảnh cẩn đá hoa, lung linh trong ánh sáng chiều, trên chiếc bia trước đầu mộ. Bụi trúc đang hát những hợp khúc với gió, xôn xao trong nắng vàng, như ru giấc ngủ thiên thu của Mẹ tôi ...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #1 - 22. May 2010 , 01:13
 
           
Chuyện Đọc Trước Khi Ngủ
:GẢ BẤT CẦN      


Trước khi làm bản tự khai, tên quản giáo ngồi một chân để thổng, một chân chỏi trên mặt ghế. Hắn ngồi bật ngửa hút thưốc.Vài đám du kích mặt non choẹt mang vủ khí đủ loại đứng vòng ngoài phòng họp của trường trung học. Hắn từ từ đứng lên nói: Tất cả hồ sơ các anh chúng tôi đã nắm. Tội các anh theo Mỹ Ngụy đá nh phá cách mạng là tội chết

, nhưng nhờ lượng khoan hồng của nhà nước cách mạng các anh được tha và cho tập trung về đây để học tập chánh sách của nhà nước một thời gian ngắn rồi cho về với gia đình, làm công dân tốt của một nước Việt Nam dưới sự lảnh đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa và đảng Việt Nam quang vinh…..Hắn nói tràng giang đại hải như con vẹt, cuối cùng hắn gằn giọng: Các anh phải thật thà khai báo, các không qua mặt được chúng tôi, nhớ đó… Mọi người được cấp hai mảnh giấy trắng làm tờ khai lý lịch.

Trong bản tự khai gã ghi sơ sài tên họ cấp bực, công vụ và địa chỉ tận miền Trung. Tư Cần trong ban quản giáo trại tù đọc tờ khai của gã và bắt gã làm lại có hơn ba lần, lần nào gã cũng khai y như củ. Tư Cần gọi gã lên la lối:
- Anh chưa thành khẩn khai báo. Các anh khác khai đầy đủ còn riêng anh cứ còn dấu diếm. Tội không khai báo thành khẩn là tôi nặng anh biết không? gã thản nhiên trả lời:
- Thưa anh, tôi đã khai đủ.
- Anh không có thân nhân họ hàng?
- Dạ đúng.
- Ai sinh anh ra anh, anh không biết nửa hả!
- Tôi không biết, hồi nhỏ tôi sống trong cô nhi viện nên không biết cha mẹ là ai. Tư Cần ngó anh luờm lườm và hỏi gằn:
- Còn hoạt động đánh phá cách mạng anh ghi có bao nhiêu, đâu đủ!
Gã nhỏ nhẹ:
- Dạ đủ lắm rồi cán bộ. Cán bộ không tin cứ coi lại hồ sơ mà cán bộ có….
Tư Cần bực tức, nhưng không biết phải làm gì với gã. Tư Cần đưa gã miếng giấy trắng khác và nói: Anh về khai lại cho đủ hơn, chưa thành khẩn…anh hiểu chưa???.Gã mang giấy về và vẩn khai y như củ. Tư Cần ra lệnh nhốt gã vào phòng tối hai tuần. Hôm tên du kích mở cửa phòng giam đặc biệt, tống anh về lại phòng, người anh xanh xao và hôi thúi. Mọi người dìu anh về chỗ nằm. Anh em trong phòng bịt mũi vì chịu không nổi mùi hôi thúi bốc ra từ cơ thể của anh. Suốt hai tuần ở trong phòng tối gã ăn, ỉa tại chổ. Với mỗi ngày một lon nước trong phòng tối om làm gì để có cái sạch sẽ. Hồi ở ngoài phòng anh cũng là chúa nhát tắm gội rồi. Thế là vài ba anh đề nghị góp nước và lót miếng nylon ra giữa phòng, mời kéo gã ngồi vào để lau chùi, kỳ cọ cho gã hết mùi hôi. Gần ba tháng trong phòng giam ai ai cũng có người thân gởi đồ ăn vào bằng cách nầy hay cách khác, riêng gã thì không thấy ai gởi. Anh em hỏi gã thì gã cười mĩm nói: Tôi con bà phước làm gì có ai gởi. Gã ít khi quan đến sinh hoạt trong phòng, ai kêu làm gì thì làm không thì nằm phì phà hút thuốc một mình, không tâm s ự với ai, ai hỏi gã điều gì thì gã nói cái kiểu trớt quớt không đâu vào đâu. Ngày tháng bị giam tù không biết rồi sẽ ra sao? Mọi người buồn bã ra mặt, riêng gã thì không ai đoán được gã có buồn hay không. Gã sống lè phè với cơm phát, nước đong. Anh em thấy vậy nên chia sẽ với gã khi có đồ ăn gởi vào. Gã không bao giờ từ chối món gì cả. Ai cho cái gì thì ăn cái đó, ăn không hết thì dồn hết vào lon Guigoz để dành ăn từ từ. Anh em thương gã vì biết gã chẵng có ai thăm nuôi, nhưng tin vào lời khai của gã thì chắc không ai tin, hoặc có tin cũng ở một giới hạn nào đó. Riêng về ban quản giáo thì thôi hạch hỏi gã từ khi gã từ hầm tối ra.Chắc họ có điều tra, nhưng không moi được gì thêm. Hồ sơ quân bạ ở tỉnh Chương Thiện b=E 1 đốt hết. Họ cứ dằn mặt: Các anh phải khai thật thà, hồ sơ của các anh chúng tôi nắm hết cả, đừng hòng khai gian! Thế nhưng cho đến khi chuyển trại lên Cần Thơ, mặc dù cũng qua nhiều lần làm lại tờ tự khai, gã cũng chỉ viết có bấy nhiêu mà chẵng thấy họ hạch hỏi gì thêm.

Cũng như còn ở trại giam tỉnh, ở đây gã cũng lè phè, lếch thết. Mọi người được vợ con tiếp tế thăm nuôi, còn gã thì vẩn mồ côi như củ. Gã tự đi “Cải hoạt” với cái bẩy chuột tự sáng chế. Đó là chiếc cần bằng tre với sợi dây nhợ. Gã đánh bắt chuột cống trong trại, vì là chuột chui nhủi trong các hang dơ dáy lông lá bị rụng, da trầy trụi lỡ lói. Khi bắt được con nào gã cắt đầu, lột da, bỏ bộ ruột, đem nướng hoặc kho mặn. Anh em thấy gã ăn mà thương hại và thường có ý ngăn cản vì sợ gã bị bệnh. Mọi người chia phần ăn cho gã và khuyên gã nên ngưng ăn chuột, nhưng gã vẫn tiếp tục bẩy chuột. Nhiều đêm cái bẩy sập đưa cần không? Gã tức lắm và cho là có người nào đó ăn chận, bắt lén. Để phát giác khi bẩy sập. Gã cột thêm mấy miếng nhôm để khi bẩy được chuột, chuột giẩy dụa sẽ kêu leng keng. Có hôm vừa mỗ bụng chuột xong, gã cười khà khà: Ê bắt được chuột có chửa, ăn chuột hà nàm bổ lắm. Gã lôi ra từng con chuột con trong bọc bỏ vào miệng ăn ngon lành  mấy anh bạn trong phòng bụm miệng, nôn ói. Chẵng ai cản được gã nên cứ để gã tùy tiện. Anh em đồn đại: Tay nầy đúng là một tên khật khùng…! Cán bộ trại gọi gã lên hỏi:
- Chúng tôi lo cho các anh thức ăn đầy đủ, sao anh lại ăn chuột dơ bẩn như thế?
Gã cười cười trả lời:
- Thưa cán bộ thêm thịt…
- Thế chúng tôi cung cấp không có thịt cho anh à?
- Dạ không có.
- Cá nục…rau cãi, nước mấm đấy.
- Dạ thịt cá đâu phải thịt heo.
- Anh còn muốn ăn thịt heo… tư sản nhỉ?
- Dạ ăn để sống mà cán bộ.
- Thế chúng tôi có để cho các anh chết à….?
Gã cúi đầu ngưng nói. Tên cán bộ tức khí:
- Thôi anh về đi…cấm không cho anh bắt chuột. Gã làm thinh quay đầu đi
ra khỏi phòng.
Gã cùng đoàn quân xuôi Nam vào tuốt tận vùng sâu rừng U Minh, nơi mật khu củ của mặt trận trá hình “Mặt trận giãi phóng miền Nam” dựng trại, phát hoang làm ruộng. Gã lè phè như bè trôi sông. Hồi mới tới U Minh mỗi tốp 10 người ngủ trong lều nilon, có đêm gió tốc mạnh mọi người thức dậy lo tu sửa căng lều lại. Gã vẩn nằm yên ngủ ngáy kho kho. Anh em cằn nhằn quá. Gã phân trần:
- Ngủ quên mà, sao không kêu tui.
Ít lâu sau gã xin được một miếng nilon nhỏ che đủ một bên gần kế lều chung, để khi mưa gió, khỏi lo anh em cầu nhầu. Có hôm mọi người thấy gã ngủ với nửa người ướt nhem vì miếng vải che bị tróc một phần. Mặc kệ! Gã ngủ với cơn ngáy đều đều!!!

Trong lao động hằng ngày hể gã đi chung với nhóm nào là các bạn trong nhóm nhăn mặt cười. Thế nào cũng phải gánh thêm để cho xong việc. Gã làm từ từ, đôi lúc nửa chừng than mệt, lên bờ ngồi vấn thuốc rê hút thở phì phèo. Anh em biết gã như vậy nên riết rồi cũng để mặc gã làm gì thì làm. Ai phàn nàn, nặng nhẹ, gã cười trừ: Làm gì mà dử vậy ông? Gã luôn tA B tốn, hề hà không giận ai cho dù có bị nặng nhẹ, nên chẵng ai ghét gã được…?

Công việc đi vào rừng sâu chặt cây và bè về để dựng trại thì được phân theo đầu người. Mỗi người mang về ba cây đước hoặc cây vẹt. Mỗi nhóm 10 người của ai nấy lo. Cây đốn xong dùng giây chạy cột lại và thả xuống lạch nước kéo về. Anh em đốn cây theo tiêu chuẩn, cây to, dài suông thỏng, còn gã thì chả cần miển có ba cây là được. Gã thả rề rề dB 0ới nước và luôn luôn là người về rất trể. Có hôm anh em trong nhóm phải quay lại kéo phụ với gã về chổ tập trung. Có một lần vì không bó chặt, lúc kéo về bó cây bị sút ra, gã rị mọ cột lại, nhưng vì nước lớn cây trôi theo dòng chảy. Gã giử cây nầy thì cây khác bị trôi đi, phần vì không biết lội nên cứ loay quay mãi mà không gom được cây để cột lại. Một chị bơi chiếc ghe tam bản ghé lại và giúp gã thu gom. Chi kêu gã lên xuồng ngồi, be bó cây vào xuồng, chèo về hướng trại. Bàn tay gã bị xướt, máu chảy ướt đẫm, gã xé một bên áo cột rịt vết thương. Khi xuồng vào đến khúc kinh nhỏ gần khu vực trại. Chị bơi tấp xuồng vào bờ ra hiệu cho gã xuống xuồng. Chị nói: Em giúp anh tới đây thôi, em không được phép vào khu vực trại. Chị bảo: chờ em một chút  em đem đồ ra băng bó vết thương cho anh. Chị chống sào giử xuồng, lên bờ đi vào cái chòi lá mang ra một nhúm gòn, chai thuốc sát trùng và miếng băng vãi. Chị kêu gã đưa bàn tay bị thương ra. Chị dùng bông gòn thấm thuốc sát trùng chổ bị trầy, bôi vào một chút thuốc đỏ và băng bó vết thương cho gã. Chị làm công việc rất thuần thạo. Gã đoán chắc bà nầy làm y tá. Gã muốn hỏi nhưng thôi. Gã lại lí nhí nói cám ơn và lội xuống nước kéo bè gổ về điễm tập trung. Hôm nay gã là người về sớm hơn mấy người bạn, ai cũng hỏi: Sao hôm nay tài quá vậy? Gã cười mĩm không trả lời.

Thời gian cứ trôi qua với những ngày những tháng tù đày nơi rừng U Minh. Lao động cực nhọc với mưa nắng, muổi, vắt, tuy nhiên ăn uống ở đây được tạm đủ nhờ rau hoang và bầy cá bạc ngàn đổ ra từ phía rừng sâu khi mùa mưa tràn đồng lênh láng. Hồi mới xuống đây vào đầu tháng tư, cơn mưa mới rỉ rả. Bây giờ cơn mưa đã tạnh, các láng trại được thành hA Cnh, mùa lúa gặt đã xong. Nông trường 30 tháng tư được thành lập.Tin tức chuyển trai đi nơi khác được anh em rỉ tay nhau…đi đâu…về đâu…??? Lại có tin đồn lần nầy trại sẽ thả một số người…Ai đây…???.Mọi đồn đại rồi cũng đi qua. Một hôm gã được gọi lên C với vài anh bạn khác. C trưởng cho hay toán nầy được cho về đoàn tụ với gia đình. Anh em trong nhóm ai cũng vui mừng, còn gã thì tỉnh bơ và nói với C trưởng:
- Cho tôi ở lại được không cán bộ…?
- Không được, có lệnh là phải rời trại.
Gã làm thinh với mặt buồn buồn lầm lủi về láng. Anh em trong nhóm ngạc nhiên hỏi:
- Ai cũng muốn về…còn mầy…điên hả!!! Gã cười méo mó và im lặng vấn
thuốc hút…Đó là cuối năm 1980.
Ngày được thả về, tất cả nhóm hơn 12 người lên phòng họp của trại để làm lể và lảnh giấy lệnh rời trại. Tất cả mọi người ai cũng được thông báo cho thân nhân vợ con vào ký vào giấy bảo lảnh nhận chồng về. Chỉ trừ anh chẵng có ai. Ban chỉ huy trại hỏi anh, anh nói: Xin cho tôi ở lại nông trường, tôi không còn ai là thân nhân. Cuối cùng ban chỉ huy trại cấp cho gã một công rừng ngoài nông trường gần phía trạm xá. Khi được cán bộ trại chỉ cho gã miếng đất được cấp, gã nhìn cái chòi lá mà trước đây chị y tá băng vết thương ở tay, chỉ cách độ một vuông đất. Chuyện gã xin ở lại lan truyền khắp nông trường. Mọi người cho gã là thằng khật khùng mới chọn ở lại cái nơi cùn khốn nầy. Nhưng người vui nhất khi nghe tin gã ở lại là Lượm.

Buổi sáng Lượm đứng trước cửa trạm xá nhìn mấy chiếc võ lãi chở mấy gia đình được cho về chạy ngang trước con rạch. Nàng nghĩ nếu gã mà có trong chuyến về nầy thì chắc nàng buồn lắm. Một cãm giác nôn nao truyền khắp cơ thể khiến Lượm mơ màng một đều gì đó không rỏ…. Lượm nghĩ trong những ngày sắp tới nàng sẽ còn được gặp gã.

Cuộc đời nàng rất hẫm hiu đau buồn, từ nhỏ tới giờ có khi nào nàng được cái cãm giác như bây giờ đâu. Mới 10 tuổi nàng đã mồ côi mồ cút vì ba má chết trong trận chiến Mậu Thân. Mười lăm tuổi đã vào đội giao liên. Nàng được nhào nặng hận thù Mỹ, Ngụy, học tập chiến đấu hy sinh theo các gương anh hùng mà nàng chỉ nghe thôi chớ chưa thấy tận mặt. Từ ngày vào đội giao liên tới giờ cứ luồn lách, chốn trui chốn nhủi khi lính đi càn. Nàng chỉ nghe báo cáo thành tích diệt địch, nhưng chưa bao giờ tham gia trận đánh nào.Trình độ thì chỉ nhá nhem đủ để có thể đọc được các chỉ thị công tác. Một hôm trên đường đi công tác với một anh bạn. Lính càn nhiều quá, hai đứa chém vè ở một cái hầm chìm dưới đám dứa gai. Cái hầm chật nứt hai đứa phải áp sát nhau suốt buổi. Hơi nóng hai cơ thể cứ như rang rang truyền vào nhau. Có lúc hình như thằng bạn để tay vào ngực áo đang bật khuy gần hết. Lượm vờ như không biết nhưng thấy rộn rả một thứ gì đó rất mơ hồ, cổ họng nàng như khô, nước miếng chực chờ chảy ra. Nàng nuốt một cái ực vào. Thằng bạn th y nàng để yên nên làm tới. Nó đưa tay luồng xuống thấp và thấp hơn. Không biết tại sao nàng vẩn để yên cho nó làm gì thì làm. Buổi tối hôm đó khi vừa ra khỏi miệng hầm thì nó đè bật Lượm ra trên miệng hầm…Nàng nằm im, một lúc Lượm nghe gió thỗi lạnh khắp người, nàng ôm riết nó sát hơn…nàng tê dại và cãm thấy đau nhói như có một cây gai nhọn vừa đâm vào phía dưới…Tối hôm đó du kích xã phải đốt rọi đi tìm. Hai đứa rón rén về chòi canh. Mỗi đứa nằm một gốc ngủ say.

Vài tháng sau, cũng trong chuyến công tác giao liên. Khi lính bố ráp. Lượm nhanh chân trốn được dưới hầm trú, nhưng thằng bạn bị bắn phơi thân ngoài đám dứa gai. Thấy cái xác bị bắn lòi ruột Lượm trừng trừng nhìn nó rồi bật khóc. Những ngày tháng sau đó Lượm ăn nằm hết với chủ tịch xả, tới xả đội trưởng. Hình như họ biết Lượm ăn nằm với thằng bạn du kích hôm ó. Họ tạo điều kiện đề gần nàng. Hình như nàng cũng hực nóng khi nghĩ tới chuyện làm tình. Nàng sẳn sàng nằm ra khi có cơ hội. Thật ra mấy anh ở trên cứ tạo cơ hội để được ngủ với Lượm. Các anh nói: Ủng hộ sinh lý cho các anh cũng là một công tác. Lượm tin như vậy, cho nên chuyện ăn nằm với mọi người là chuyện giống như thi hành nhiệm vụ. Sự ăn nằm quen dần cho đến nổi Lượm không biết cái thai chình ình càng nở to ra của nàng tác giả là ai. Lượm có bầu thì bị lôi ra xử lý. Chính anh Tư Hồng chủ tịch xã đã ngủ với Lượm không biết bao lần. Anh gay gắt phê phán trước buổi họp kiễm điễm nàng: Đồng chí đã làm mất tư cách một cán bộ cách mạng. Anh nhấn mạnh: Phụ nữ cách mạng luôn trong sạch để làm gương cho chị em trong đoàn ngũ, chưa có gia đình mà để có bầu là vi phạm điều lệ… Vợ của Tư Hồng là chủ tịch hội phủ nữ cách mạng, sau khi kiễm điễm gay gắt chuyện nàng có bầu và cuối cùng chị đề nghị thuyên chuyển Lượm sang cơ quan y tế khi sinh nở xong. Sau nầy Lượm biết được là bà vợ của Tư Hồng nghe phong phanh chuyện anh có ăn nằm với Lượm nên nhân cơ hội nầy đẩy Lượm đi xa. Còn Tư Hồng thì thở ra nhẹ nhõm.

Lượm bị sẩy thai trong một chuyến đi công tác. Nàng được nằm tại bệnh xá huyện và chuyển đi học y tá vài tháng thì ngày ba mươi tháng tư đến.

Chuyện gần đàn ông của Lượm như một đòi hỏi của cơ thể chứ không có một chút tình cãm gì ở trong đó. Ăn nằm xong thì nàng lồm cồm ngồi dậy mặc quần áo và mạnh ai nấy đi. Cho tới khi gặp được gã. Một người tù cãi tạo làm lì, hiền hậu, ăn nói từ tốn. Khi gặp nàng gã dững dưng chẵng nhìn nàng như mấy lão ở trong nầy, khiến nàng cứ muốn lấn tB Bi với gã trong nỗi xuyến xao kỳ lạ. Lượm thường đứng nhìn gã kéo gổ dưới lạch nước trước trạm xá với cái vẻ cô độc kham khổ thấy mà thương. Nàng tìm hiểu và biết gã chẵng có ai thăm nuôi. Nàng đoán chắc gã chưa vợ con nên đâm lòng yêu thầm.

Khi cái chòi lá của gã khởi công thì mọi người trong trại phụ dựng nhà cho gã, chỉ trong hai ngày là xong. Miếng đất được nông trường cấp cho gã một công gần khu trạm xá cho nên Lượm có nhiều cơ hội đến giúp gã nhiều việc. Ngày tháng trôi qua, khi thì nàng mang cho gã một vài món ăn, vá cho gã manh áo rách…nhưng chưa bao giờ nàng nói được cái đều nàng nghĩ trong đầu. Lượm n=C 3i thầm: Đàn ông gì mà kỳ lạ…mình muốn ảnh mà ảnh ...cứ lơ lơ chẵng để ý gì hết ráo…

Một buổi tối, Lượm nhìn qua kẻ hở của chòi tắm, thấy phía nhà gã chưa thắp đèn. Nàng quơ bộ quần áo mặc vào và thắc mắc: Cái anh nầy đi đâu, tối mò mà chưa zdìa để nhà tối om. Trạm xá cách nhà gã một vuông ruộng nhỏ cho nên nàng hay châm chú theo dõi sinh hoạt đi đứng của gã hằng ngày. Có hôm thấy gã ở trần trùn trụt phơi cái lưng vạm vở với màu da tr ng muốt. Nàng thấy nôn nao một ham muốn dâng tràn, toàn thân nàng nóng rang. Luợm ước gì được nằm sát với gã. Khi ấy nàng nhấm mắt mơ màng nghĩ đến một một dòng ái ân tràn ngập trong đầu… Lượm quyết định sang nhà gã xem gã có ở nhà không? Trời mới nhá nhem tối nhưng Lượm cũng cầm theo cây đèn pin. Bước ra khỏi trạm xá, cơn gió chiều hôm thổi lùa, nàng nghe lành lạnh ở vùng ngực. Lượm chợt nhớ ra mình quên mặc áo lót. Nàng đưa đôi tay bắt chéo trước ngực khi đứng trước cửa nhà gã. Nhà tróng trơn không có cửa trước. Nàng nhìn suốt vào nhưng chẵng thấy ai bên trong. Lượm đi vòng ra phía sau, thì bất chợt nhìn thấy gả vừa mới ở dưới mương nước bước lên.Toàn thân trần truồng. Một bóng trắng c hập chờn trước mắt. Nàng vội trở ra phía trước gọi: Anh ơi có nhà không, sao nhà tối om zdậy? Gã nghe nàng gọi thì vội đi ngay vào nhà lấy bộ đồ bà ba đen mặc vào và nói vói ra: Có tôi…chờ chút nha ? vừa nói gã vừa mò tìm cái ống quẹt mồi cây đèn. Căn nhà sáng lên. Lượm đứng ngay khung cửa. Ánh sáng làm lộ thân hình người con gái với bộ đồ bông hường nhô cao đôi vòng ngực. Gã tằn hắn:
- Có gì hong cô Lượm.
- Thấy nhà tối em tưởng anh không có nhà nên đi qua coi thử anh zdìa chưa?
- Tôi tắm ở dưới mương nước phía sau nhà.
Nàng vờ như không biết gì và nói: zdậy mà em tưởng anh đi đâu? Nàng bước hẳn vào bên trong. Nhà tróng trơn chưa có bàn ghế gì ráo. Gã nói: Cô ngồi lên gường đở. Lượm ngồi lên mép gường nhìn quanh quất căn nhà rồi nói: Mai em đi chợ mua đồ cho trạm, chắc em mua cho anh một ít đồ xài, anh cần món gì cho em biết. Gã đứng xớ rớ một gốc nhà nói: Chưa biế t cần gì nửa cô ơi?. Lượm dượm người đứng lên bước vài bước, rồi nhìn trước, ngó sau xem có gì mua được cho gã đây? Nàng chột dạ nói trong lòng: Nhà thiếu đàn bà có khác và cãm thương cho gả một cách chân thành. Lượm hỏi:
- Anh ở như vầy…hỏng ai lo cho anh hết.
- Tui quen rồi cô.
- Em muốn lo cho anh...lo hoài hoài được hôn?
Gã xua tay:
- Không được đâu. Cô là cán bộ, tôi là tên tù mới được thả ra...nếu người ta biết cô lui tới như thế nầy có hại cho tui. Tui cám ơn sự lo lắng và sự giúp đở của của cô.
Lượm trân trân nhìn gã và nói:
- Anh...! em thương anh mà. Không ai có quyền cản ngăn em hết á! Em là một người con gái...không là cán bộ gì ráo, em chán cái luận điệu của mấy ông trong bưng nầy lắm rồi. Thời gian qua nhìn các anh sinh hoạt mọi người ở vùng nầy đều biết các anh là ai...là những người tử tế chứ không như những điều bôi xấu mà em và các người ở đây nghe về các anh... Dường như có một cơn sục sôi bùng cháy trong lòng. Lượm bước tới ôm chầm lấy gã và nói: Em thương anh!. Mùi thơm bồ kết từ mái tóc mới gội của nàng cộng lại với sự cọ sát vòng ngực nóng ran làm gã boàng hoàng lo sợ hơn là cãm xúc... gã vội tỉnh trí đưa hai tay lên hai vai nàng đẩy nhẹ ra và nói: Không được đâu...cô về đi...! Không được đâu....! Bỏ Lượm đứng khóc trong nhà, gã chạy ra phía sau ... Cánh đồng mênh mông loáng nước trước mặt gã đã tối sầm. Gã khom lưng vóc một bụm nước úp vào mặt.

Vào một buổi trưa ngày.. tháng ...năm 1984 một chiếc võ lãi chở một thiếu phụ sang trọng và hai người con tấp vô trạm xá. Người tài công bước lên hỏi Lượm nhà của anh T.... ở đâu? Lượm nhìn xuống chiếc võ lãi, lòng tự hỏi: Ai zdậy kìa???

Khi chiếc võ lãi tấp vô nhà của gã. Lượm ra đứng ngoài sân bệnh xá nhìn sang đấy, thấy gả chạy ra ôm chầm lấy người thiếu phụ, còn hai đứa nhỏ thì kêu ba ơi ba...! Gã quay sang ôm hai đứa nhỏ hôn lấy hôn để... Tất cả gia đình gã di tản sang sống ở Mỷ. Sau khi liên lạc được với những người bạn còn ở Sài Gòn có chồng bị tù ở vùn g U Minh. Vợ gã biết gã còn ở Năm Căn. Chị xuống Cà Mau dò la tin tức và biết gã đang ở nông trường Thống Nhất. Hôm nay chị mướn chiếc võ lãi vào rước gã về. Lượm đứng như trời trồng và ôm mặt khóc: Trời ơi! vợ con của ảnh!!!!!

Chiều đó chiếc võ lãi quay mủi chạy ra khỏi nông trường, đi ngang trạm xá. Gã nhìn vào một lúc rồi vội quay mặt về phía vợ nói: Anh có nhiều kỷ niệm với cái trạm xá nầy. Người thiếu phụ nói: Vậy hả...? Chiếc võ lãi chạy khuất ra vàm kinh lớn. Tiếng bành bạch của chiếc máy đuôi tôm dội trong Lượm nỗi đau xót tận c ng buồn bã. Anh đi thật rồi! Em mất anh thật rồi...!Nàng đứng khóc một mình trong buổi chiều U Minh lặng lẻ.

Bẵng đi một thời gian rất lâu. Lúc nầy Lượm làm y tá cho một bệnh xá ở huyện...Một hôm nàng nhận được một món quà từ bưu điện. Đó là một sợi dây chuyền bằng vàng với hai trái tim kề nhau, kèm thêm có bức thư của gã bất cần năm nào gởi từ Mỹ về.

Cali..ngày... tháng....năm......
Lượm thương mến,
Tôi hiểu rỏ tấm lòng của em dành cho tôi và luôn ghi nhớ những sự giúp đở của em trong những ngày tháng ở rừng. Chiếc võ lãi chở vợ con của tôi vào ngày hôm đó cũng là một bất ngờ cho tôi. Trong cơn biến động trước ngày 30 tháng tư năm 1975. Gia đình tôi lo di tản trước đó vài ngày.Vợ tôi từ Sài Gòn xuống Chương Thiện ngày 28 tháng tư để đón tôi về c ùng di tản ra hạm đội Mỹ, nhưng không gặp được tôi. Mọi người trong gia đình tôi đã ra đi trong lúc chúng tôi được lệnh tử thủ của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Chúng tôi đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng...và rồi những gì em biết sau đó. Chúng tôi đành thua trận. Người anh đầu đàn của chúng tôi hiên ngang gục chết trước pháp trường. Tôi mất liên lạc với gia đình và không biết họ về đâu trong cơn biến động đau đớn đó. Tôi đành chịu số phận chung cuộc của những người bại trận. Chúng tôi hèn nhát hơn vị Đại tá của chúng tôi! Chúng tôi buông súng, nạp mình cho kẻ chiến thắng là phía của em. Tôi phó đời trong bất cần số phận...và cuối cùng tôi gặp lại vợ con trong bất ngờ như chiêm bao. Tôi cám ơn ơn trên đã cho tôi hồi sinh được cuộc sống và xin cám ơn em đã tân tụy giúp tôi trong cơn khốn cùng đã qua. Tôi nhận biết rằng: Từ trong trái tim yêu thương chân thành thì không có lòng thù hận. Xin gởi em món quà từ đất Mỹ. Mong em vui lòng nhận cho, trong đó có tấm lòng của tôi.

Thương mến,
Lê văn T...
Riêng Lượm từ hôm nhận được quà và thư của gã nàng khóc thật nhiều. Sau đó nàng rời bỏ bệnh xá. Người ta không biết nàng đi đâu...?

HUỲNH TÂM HOÀI
( DUY QUANG chuyển )

*
Nếu chưa buồn ngủ...Xin đọc thêm:


Một anh giàu có ... có 4 bà vợ.
Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, "Coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý ...".
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.

Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.

Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ : “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao !”.

Ông ta hỏi bà vợ thứ tư : “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không ?”.

“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

Câu trả lời như một nhát dao cứa vào.

Ông hỏi người vợ thứ ba : “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không ?”.

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”.

Trái tim ông run lên đau đớn.

Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai : “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không ?”.

Bà vợ thứ hai trả lời : “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.

Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.

Bỗng có một giọng nói cất lên : “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói : “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.

Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

Còn bà vợ thứ ba ? Đó chính là của cải, địa vị ... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.

Cuộc đời như mây nổi,
như gió thổi, như chiêm bao..."
(Nguyễn Công Trứ)
Back to top
« Last Edit: 22. May 2010 , 01:16 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #2 - 25. May 2010 , 23:47
 
Người Tử tù Câm_


Nguyễn Hoàng Linh 
               

Hắn bị giam ở cạnh buồng của tôi. Gần một tháng trời kể từ ngày tôi bị giam vào đây, hắn không nói một lời nào. Dãy buồng B lẻ lặng như câm, như điếc. Theo số suất cơm của người “tù tự giác” bê vào thì cả dãy chỉ có hai người, tôi và hắn.
Thời gian lặng lẽ trôi đi như dòng nước chảy ngược. Tương lai chẳng thấy đâu mà chỉ toàn hiện lên quá khứ.

Cái buồng giam bé hẹp chưa đầy 6 mét vuông, hai bệ xi măng lạnh ngắt, một bệ xí và một chiếc bể nước con khiến lồng ngực như khép lại, tức thở. Đêm đến, giấc ngủ chập chờn toàn những bóng ma và ác quỷ.
- Nó câm đấy! án “dựa cột”. Đang chờ ngày hành quyết.
- Trẻ lắm, mới 27 tuổi. Đẹp trai.
- Quê ở Thái Nguyên. Vừa cướp của, vừa giết người.
- Thỉnh thoảng khóc một mình. Tội nghiệp lắm!

Mỗi lần đưa cơm, người “tù tự giác” chỉ kịp thông tin từng mẩu về hắn như vậy. Cứ như người gom nhặt từng mẩu bánh mì rơi vãi để chắp thành một chiếc bánh mì, tôi mường tượng ra gương mặt và số phận của hắn.

***

“Có ai còn sống khô… ô… ông!”. Thình… Thình… Thình… Tôi giật mình tỉnh dậy. Đêm lặng ngắt, chỉ có tiếng o… o… của chiếc chấn lưu đèn ống mắc ngoài hành lang vọng vào. Cánh cửa sắt vẫn đóng im ỉm. Hình như có tiếng người, lại cả tiếng đập cửa? Không thể thế được. Đương nhiên không phải tiếng thằng câm. Vậy thì ai gọi? Vọng từ đâu đến? Hay là tiếng của những oan hồn?… Tim tôi đập thình thịch. Tôi khẽ nghiêng người, đưa mắt nhìn sang bệ xi măng bên cạnh. Không có gì. Không có bóng áo trắng nào nằm ở đấy cả. Người “tù tự giác” thỉnh thoảng nói với tôi rằng ở đây nhiều ma lắm. Hôm nào nghe tiếng chó tru lên ngoài xa là có ma về. Nhiều người tù đang đêm tỉnh dậy, thấy một bóng áo trắng nằm ngay bên cạnh mình. Rồi lại có người nhìn thấy ma đi lũ lượt ngoài hành lang, tay dắt cả chó ngao… Tôi không tin là trên đời này có ma và cũng chưa bao giờ gặp ma. Nhưng tôi vẫn cho rằng có một “thế giới vật chất phi truyền thống” nào đó, tồn tại ở một dạng sóng hạt nào đó mà chỉ một số người “bắt” được tần số mới cảm nhận được. Trường hợp nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ngồi tại Hà Nội mà hướng dẫn người tìm mộ tận trên rừng Trường Sơn, nói đâu đúng đấy trong hàng trăm trường hợp thì đâu còn là sự ngẫu nhiên. Có lẽ ma đang nằm bên cạnh mình thật, đang nói, đang gọi thật, đang đập cửa thật mà mình chỉ cảm nhận được khi ngủ chứ không cảm nhận được khi thức. Tôi cứ tự an ủi mình bằng cách nghĩ như vậy và yên tâm quay mặt vào tường ngủ tiếp.

“Có ai còn số… ố… ống khô… ô… ông!”. Thình… Thình… Thình… Tôi lại choàng tỉnh. Song lần này khác với lần trước, sau tiếng “khô… ô… ông” cuối cùng ấy là một tiếng nấc vô vọng. Tôi tỉnh hẳn, ngồi bật dậy, lao ra cửa, tay nắm lấy song sắt. Ngoài hành lang vẫn vắng lặng. Ánh đèn nê-ông nhợt nhạt như màu của xác chết. Tôi lấy hết can đảm thì thào “Ai đấy! Có tôi đây!”. Tôi linh cảm thấy rằng đấy là tiếng gọi của thằng câm.
- Anh ở phòng nào? – Tiếng người reo lên nho nhỏ.
- B13! – Tôi thầm thì.
- Tôi B15. Tôi là thằng câm đây!
- Câm sao lại nói được?
Lặng đi vài giây, thằng câm khe khẽ:
- Chuyện dài lắm. Có lẽ tôi sắp phải “đi” rồi.

Rồi thằng câm kể: Quê tôi ở Thái Nguyên. Anh đã lên Thái Nguyên bao giờ chưa? Vùng đất đồi núi, chó ăn đá, gà ăn sỏi ấy, chẳng có cái gì tồn tại được trừ cây chè và cái đói, cái nghèo. Nhà tôi có sáu người. Nói là sáu song thực chất chỉ có năm: bố, mẹ và ba anh em tôi. Tôi ở giữa. Còn đứng thứ sáu là một con chó. Nó tên Tu Tu, bảy tuổi. Nhà tôi nghèo, thiếu đủ thứ song không thể thiếu con Tu Tu. Nó cùng vui, cùng buồn với tất cả mọi người trong nhà, nó thân thiện với bạn bè, người thân của gia đình nhưng cực kỳ hung dữ với những kẻ có tâm địa ác độc. Ai đến nhà chơi, nếu con Tu Tu nằm ngay bên cạnh khách, thỉnh thoảng gầm gừ, ấy là báo hiệu người nhà phải cảnh giác người đang ngồi chơi đấy mà tâm địa tối tăm. Còn những người khác, nó lảng ra ngoài cổng. Nó biết cảm thông, chia sẻ cái nghèo với chủ. Nhà tôi một tháng, năm thì mười họa mới có một bữa cơm có thịt, và hôm ấy, bao giờ con Tu Tu cũng biến mất, không ngồi chồm hỗm, vui vẻ với chủ như những bữa khác. Chỉ khi cả nhà ăn xong, bưng cái mâm bát ra bờ giếng để rửa thì nó mới len lén xuất hiện, la liếm những mẩu xương thừa một cách ngon lành. Có lẽ nó hiểu rằng có nó trong bữa ăn, số thịt ít ỏi kia sẽ phải chia làm sáu chứ không phải làm năm. Hành động “nghĩa hiệp” của nó khiến cả nhà tôi càng thương nó hơn, gặm miếng xương cũng gặm dối hơn, miếng thịt cũng cấu lại một ít giả vờ là xương để lại góc mâm dành cho nó.

Thế mà một hôm, đến bữa cơm chiều không thịt, không cá, con Tu Tu biến mất. Cả nhà tôi bàng hoàng, biết sự chẳng lành đã xảy ra với nó. Một tai họa khủng khiếp mà gia đình tôi chưa bao giờ gặp phải. Không thể ai bắt trộm được nó vì nó rất khôn và rất dữ. Nó không thể bỏ chúng tôi được vì cũng như chúng tôi không thể bỏ nó. Thế mà suốt từ trưa đến lúc cả nhà ngồi quanh một mâm cơm toàn ngọn rau lang luộc với muối vừng, nó vẫn không về. Cả nhà chẳng ai nuốt nổi lưng bát cơm. Bố tôi ngồi thẫn thờ trên chiếc phản cũ kỹ giữa nhà, rít thuốc lào sòng sọc. Mẹ tôi kê đôi dép nhựa rách, ngồi đầu thềm vừa ngóng con Tu Tu vừa lau nước mắt. Thằng em trai tôi bưng mâm cơm ra bờ giếng, khóc ti tỉ. Chỉ riêng ông anh tôi, mặt lì lì, chẳng nói chẳng rằng. Cả nhà nặng nề như có tang.
Khoảng 10 giờ đêm, anh tôi lôi tôi ra đầu nhà, giọng lạnh sắc:
- Thanh! Mày còn giữ con dao găm hồi trước không?
Tôi hơi chột dạ:
- Còn. Nhưng anh cần làm gì?
- Đi cứu con Tu Tu.
Tôi mứng quýnh:
- Sao? Anh tìm được con Tu Tu rồi à? Anh biết chỗ con Tu Tu à? Nó bị bắt trộm hay sao?
- Lấy con dao găm ra đây – Giọng anh vẫn lạnh ngắt.
Tôi cuống lên:
- Thế thì phải cứu bằng được nó – Nói rồi, tôi vội chạy vào bếp, lấy con dao giắt trên mái, giấu trong một ống tre.
Anh tôi bảo:
- Phải mang theo cái kìm cắt nữa. Nó đang bị nhốt ở trong một chiếc cũi mắt cáo.
Chúng tôi chuẩn bị xong xuôi và lặng lẽ ra đi trong đêm tối, hướng về thành phố. Hôm ấy trời đầy sao. Từ nhà tôi ra đến thành phố chưa đầy 6km. Gió heo may mát lạnh của mùa thu không làm giảm khí thế hừng hực trong tôi. Song tôi có biết đâu rằng, đó là một đêm tối định mệnh, một đêm không bao giờ xảy ra lần thứ hai trong đời.
- Sao anh tìm ra đứa bắt trộm con Tu Tu?
- Nó không bị bắt trộm. Tao đã bán nó.
- Trời! – Tôi kêu lên và đứng sựng lại giữa lưng chừng dốc một quả đồi – Không thể có việc đó được. Anh nói dối.
Anh tôi kéo tay tôi lôi đi:
- Tao nói thật đấy.
- Anh không phải là người vô lương tâm. Nếu vô lương tâm, con Tu Tu nó đã biết, nó sẽ không bao giờ chơi với anh. Nhưng đằng này, nó quý anh nhất nhà…
Anh tôi vẫn lầm lũi đi về hướng thành phố. Đường đồi gập ghềnh, mấp mô, chỗ lồi chỗ lõm. Thỉnh thoảng chúng tôi lại bị vấp ngã chúi mũi.
- Anh bán cho nhà nào?
- Tuấn thịt chó.
Mấy tiếng “Tuấn thịt chó” khiến tôi choáng váng. Con Tu Tu mà vào tay nhà ấy chắc gì giờ này còn sống. Như hiểu được tâm trạng của tôi, anh nói:
- Hôm nay đầu tháng, khách ăn thịt chó ít, nó chưa bị giết đâu. Tao vừa đi quan sát về.
- Sao anh lại bán nó? – Tôi hỏi và hồi hộp đợi câu trả lời.
Bóng đen bên cạnh tôi vẫn lầm lũi di chuyển, rồi phát ra những âm thanh cục mịch, khô khốc như những viên sỏi ném vào màn đêm:
- Tao cần tiền. Thằng Tiến bị tai nạn gãy chân. Không có tiền chạy chữa. Tao chẳng còn cách nào khác.

Tôi thở dài và thấy thương anh tôi. Anh Tiến là bạn nối khố của anh tôi từ nhỏ, cùng học với nhau, cùng đi làm thuê với nhau và cùng cảnh nghèo với nhau. Chỉ khác một điều bố mẹ anh Tiến mất sớm, để lại 3 đứa em nhỏ, nhà nghèo đến sát tận xương tủy. Quả thật, đối với anh tôi, giữa anh Tiến và con Tu Tu, chẳng thể phân biệt bên nào hơn bên nào, chỉ có điều một bên là con chó và một bên là con người. Anh Tiến hơn phân có lẽ là vì cuộc sống của 3 đứa em nhỏ. Anh Tiến sống thì chúng nó sẽ sống…

Nhà Tuấn thịt chó ở ngoại thành, bên con đường đá lẫn nhựa lổn nhổn. Đằng sau nhà là một cái ao lớn, xung quanh trồng chè lúp xúp. Trong bóng đêm, anh tôi chỉ cho tôi chỗ nhốt con Tu Tu, phần chái nhà sau bếp. Từ chỗ hàng rào bên hông nhà, qua vườn chè là tới bếp. Cũi chó đặt ở đó. Tôi được phân công đứng ngoài hàng rào nghe ngóng.

Anh tôi như một con mèo, nhẹ nhàng nhảy qua hàng rào cao ngang lưng, lom khom vượt qua vườn chè, tiến về phía bếp. Có tiếng “ư ử” khe khẽ của con Tu Tu. Nó đã đánh hơi được chủ. Tim tôi như muốn vỡ ra. Con Tu Tu vì vui mừng mà làm lộ thì không còn cách nào cứu thoát. Thật may, con Tu Tu đã im bặt, chỉ còn tiếng thở của nó. Rồi tiếng lách cách kìm cắt dây thép… Bỗng có tiếng kẹt cửa. Tôi nín thở. Cửa nhà trên mở. Ông chủ thịt chó từ từ tiến về phía nhà bếp. Nguy mất rồi, ông ta đã chặn đường ra. Nếu lộ, chỉ còn một nước là nhảy xuống ao, mà xuống ao là đường tử.

Có tiếng vật nhau uỳnh uỵch. Tiếng kêu thất thanh. Tiếng ú ớ. Tiếng chân người chạy sầm sầm trong nhà, ngoài bếp. Tôi đang loay hoay chưa biết làm thế nào thì thấy bóng con Tu Tu vút qua hàng rào. Tiếp là anh tôi vụt qua theo, ngay chỗ tôi ngồi náu. Một bóng đen đuổi sát. Theo phản xạ tự nhiên, tôi vụt dậy, lao ra ôm chặt lấy bóng đen. Sau mấy giây vật lộn, giằng ra không được, bóng đen liền ôm chặt lấy tôi và hô lớn: “Cướp! Cướp! Bà con ơi, bắt lấy nó”. Dân chúng vây quanh tôi, đèn pin loang loáng. Tôi bị đánh một trận nhừ tử. Mặt mũi, tay chân chỗ nào cũng sưng húp, đau nhừ. Họ dùng dây thừng trói gô tôi lại như bó giò, kéo lê tôi tới đồn công an…

* * *
Cửa sắt nhà giam ken két mở. Tiếng kể chuyện của thằng câm im bặt. ở trong nhà giam này, mọi người ai mắt cũng kém đi và tai lại thính lên, thính nhạy không kém gì tai chó, tai mèo. Chỉ nghe tiếng chân người đi ngoài hành lang là biết đó là ai, quản giáo hay “tù tự giác”, người chữa điện hay người đưa cơm. Tiếng mở cửa, đóng cửa sắt cũng như giới thiệu được tên người, tính cách. Hôm nay, đang nửa đêm có cán bộ quản giáo đi tuần thế này, chắc là có vấn đề nghiêm trọng.

Tiếng giày của người cán bộ quản giáo rõ dần. Tôi vội chui vào màn, nằm im giả vờ ngủ. Ông quản giáo này tên là Duy, quê ở Bắc Ninh. Ông có gương mặt đầy đặn, phúc hậu, song đôi mắt hơi buồn, khi nói chuyện, đôi chân mày hơi nhíu lại. Người ta bảo những người như thế thường đa cảm, thương người, số sẽ vất vả. Riêng với ông quản giáo Duy, tôi có cảm tình với ông ngay từ đầu, không phải chỉ vì tướng mạo mà vì cách cư xử. Ông quan tâm đến tù nhân như bác sĩ quan tâm tới bệnh nhân, hỏi han, chăm lo từng tí một. Chính ông đã khiến tôi xoá hết những gì ác cảm từ xưa đến nay về nhà tù. Thì ra, nơi nào cũng có những người tốt, thậm chí rất tốt nữa là đằng khác.

Quản giáo Duy đến trước cửa buồng giam chúng tôi thì dừng lại, nghe ngóng một hồi rồi lẩm bẩm:
- Quái, rõ ràng có tiếng người rì rầm ở chỗ này. Chẳng lẽ lại có ma?
Ông nghé vào buồng tôi, sang buồng thằng câm đứng một lúc, lẩm bẩm thêm vài câu gì đó rồi quay trở lại phòng trực ban.
Một lát sau, tiếng thằng câm thì thầm:
- Anh vẫn còn thức đấy chứ?
- Còn! Tôi vẫn nghe đây. Anh không giết người sao lại nhận án tử hình?

- Tôi không giết người nhưng anh tôi giết. Tôi không thể ngờ được rằng anh tôi đã đâm chết ông chủ hiệu thịt chó. Đêm hôm ấy, họ hỏi cung tôi. Tôi nói tôi là người qua đường, thấy tiếng í ới, nhộn nhạo, rồi thấy có người nhảy qua hàng rào. Tôi nghĩ là kẻ trộm nên ôm chặt lấy người đó. Tôi không hề biết đấy là con trai ông chủ hiệu thịt chó. Cũng không biết là trong nhà có vụ giết người. Nói rồi, nói mãi, công an họ vẫn không tin. Họ cho xét nghiệm hiện trường, xét nghiệm tất cả những thứ trên người tôi có. Họ nói rằng mấy sợi tóc rơi trên nền bếp nhà ông chủ hiệu thịt chó chính là của tôi. Vết máu trên áo tôi là máu của ông chủ hiệu thịt chó. Tất cả mọi chứng cứ đều chống lại tôi. Vợ chồng con trai ông chủ thịt chó quyết tâm trả thù cho cha bằng cách dựng hiện trường giả. Ngay sau khi tôi bị dẫn lên đồn công an, nó lập tức về mở tung cửa tủ, vứt mấy cái nhẫn vàng vung vãi khắp nhà. Lấy ngay cái gậy mà nó đã đánh vào đầu tôi làm tang vật để lấy mẫu máu và tóc của tôi tại hiện trường. Vết máu trên áo tôi chính là vết máu trên áo nó dây sang. Khi vật lộn trong bếp, máu của bố nó đã thấm đẫm vào nó. Rồi khi vật lộn với tôi, máu ấy lại dây sang tôi. Cái bản tự khai của vợ chồng nó mới ác độc. Nó mô tả rằng khi nghe tiếng cạy cửa, vợ chồng nó đã biết là kẻ trộm, song khi thấy tay tôi lăm lăm cầm dao, nên không dám động tĩnh gì. Đến khi tôi cạy tủ, lấy hết vàng bạc nhà nó chuồn ra sau bếp thì chẳng may đúng lúc ông bố ở nhà dưới dậy ra vườn đi tiểu đêm bắt gặp, thế là tôi bỏ của chạy lấy người, đâm chết bố nó. Chạy ra đến hàng rào thì nó đuổi bắt được tôi.

Trong vụ việc này, chỉ có hai người biết chắc chắn tôi không phải là kẻ giết người, cướp của, đó là con ông chủ thịt chó và anh trai tôi. Tôi đã từng hy vọng lương tâm con ông chủ thịt chó sẽ cắn rứt, sẽ tự đứng ra rút lời khai bịa đặt kia. Nhưng việc ấy đã không xảy ra. Tôi không trách gì anh ta. Nỗi đau mất cha của anh ta quá lớn. Đời anh ta lại quá quen với mùi tanh của máu, dù đó là máu chó. Nếu một chút nào vô lương tâm, độc ác và tàn nhẫn thì cũng là điều dễ hiểu. Còn anh trai tôi, sau khi nghe tôi bị kết án tử hình, anh trở nên điên loạn, lúc khóc, lúc cười, thỉnh thoảng lại đập đầu vào bất cứ thứ gì có thể đập được và kêu đến khản tiếng: “Tôi giết em tôi rồi! Tôi giết em tôi rồi!”. Một ngày kia, anh viết đơn tự thú kể lại tất cả. Từ việc bán con Tu Tu, đi cứu con Tu Tu, rồi bị dồn vào tình thế quẫn bách, vô thức nên đã vô ý giết người. Trong đơn, anh xin chịu tội chết thay cho tôi vì tôi không có tội. Tôi không hiểu cái đơn tự thú ấy có làm ai tin không, song tại buổi thẩm vấn gần đây nhất, tôi đã viết bản lời khai xác định rằng tôi là kẻ giết người. Anh ấy thương tôi mà nghĩ ra câu chuyện ấy. Lời khai của tôi được các cơ quan pháp luật tin ngay lập tức, vì tất cả các sự kiện được khớp vào nhau đến mức không thể còn một khe hở nghi ngờ nào lọt qua. Người tố cáo có, người làm chứng có, người nhận tội có, vật chứng có… tất cả đều y như thật.

Tôi làm việc này vì đã nghĩ kỹ lắm rồi. Ở đời, ân oán phải sòng phẳng. Nhà mình đã giết chết một người của nhà người ta thì nhà mình phải có một người đền mạng. Mình không đền rồi cuộc đời cũng sẽ bắt mình phải đền. Việc đã lỡ rồi, làm sao bây giờ. Cả nhà tôi bây giờ chỉ có tôi là đáng đền mạng nhất. Bố mẹ tôi thì già rồi, bao nhiêu năm nuôi chúng tôi khôn lớn, vất vả nhọc nhằn từ mờ sáng đến tối mịt, không đáng phải chịu đựng thêm bất cứ một bất hạnh nào của cuộc đời. Em trai tôi còn nhỏ dại, nó cần phải được học hành nên người. Còn anh tôi. Anh ấy lại càng đáng được sống hơn, vì anh ấy đã mất cả cha lẫn mẹ. Từ nhỏ đến lớn, nỗi đau mất mát luôn luôn đeo đẳng anh ấy mặc dù gia đình tôi, kể cả con Tu Tu, đã dành cho anh tình thương lớn nhất.

***

Lại có tiếng lách cách khoá cửa sắt phía đầu hành lang. Vẫn tiếng giày của quản giáo Duy. Chúng tôi im bặt và chui vào màn giả vờ ngủ. Tiếng ngáp dài và tiếng lầu bầu vọng vào: “Đúng là có ma. Hay mình mơ ngủ. Vớ vẩn thật”. Tiếng giày xa dần, xa dần.

* * *

Câu chuyện của chúng tôi lại tiếp tục.
Bố tôi và bố anh ấy cùng chung đơn vị bộ đội. Trong một trận chiến đấu, bố anh ấy bị thương nặng. Trước khi mất, ông nắm tay bố tôi vừa nói vừa ứa nước mắt: ”Tôi chỉ có duy nhất một đứa con trai. Nó mất mẹ từ nhỏ. Nó không thể không có bố. Anh hãy là bố nó thay tôi”. Nói rồi, ông tắt thở. Anh tôi lớn lên trong gia đình tôi như người con đẻ. Anh thương bố mẹ nuôi, thương các em, thương con Tu Tu hơn cả thân mình.

Anh sống tự tin và hiếu thảo. Anh chưa làm điều ác với ai bao giờ. Với bạn bè, anh không tiếc một thứ gì. Như việc của anh Tiến đấy, anh đã phải đứt ruột bán con Tu Tu để cứu lấy bạn, cứu lấy cuộc sống của ba đứa em nhỏ của bạn. Rồi lại phải làm cái việc vô cùng độc ác để cứu con Tu Tu. Anh ấy đang có người yêu. Anh ấy sẽ lấy vợ, và sẽ có con. Bố anh ấy dưới suối vàng chắc sẽ mãn nguyện lắm…

***

Câu chuyện của thằng tử tù câm cứ thì thầm, thì thầm như một huyền thoại. Lời kể của hắn tuôn như suối chảy, rì rào, trong vắt, thanh thản, không giận hờn, không nuối tiếc. Cuộc sống bình dị của một gia đình nghèo vùng bán sơn địa thấp thoáng trong trí tưởng tượng của tôi. Một mái nhà tranh thưng ván gỗ nằm nép dưới chân một đồi chè. Từ đỉnh đồi, những hàng chè mềm mại như sóng biển lan dần xuống chân đồi. Nắng sớm nhuộm vàng xanh những đồi chè lô xô. Nhìn màu nắng, người ta liên tưởng đến bát nước chè xanh cắm tăm, đượm chát và ngọt hậu. Nếu không có câu chuyện của thằng câm, tôi không thể nghĩ rằng ở đó có những con người sống cao nghĩa đến như thế. Tôi hỏi vọng sang:

- Thế anh bị câm từ khi nào?

- Ngay tại phiên tòa, sau khi nghe tuyên án: “Chịu mức hình phạt cao nhất: Tử hình!”. Tôi muốn thốt lên một lời nào đấy song lưỡi cứng lại, cổ họng nóng ran như bị đứt một cái gì đó. Và từ đấy, âm thanh duy nhất của tôi có thể phát ra được là tiếng ú ớ. Bản năng sinh tồn đã khiến có một phần nghìn tia hy vọng loé lên trong tôi, rằng sự thật và sự trong sáng của lương tâm sẽ phán quyết tại tòa. Thế nào tòa cũng tìm ra được một dấu vết nào đấy của sự thật. Chân lý sẽ được khẳng định, nhưng tôi đã nhầm. Tất cả đã được định sẵn. Đã sáu tháng rồi, không hiểu tại sao hôm nay tôi lại nói được. Có lẽ điềm trời báo trước là tôi sắp đi rồi.

***

Quả đúng như thằng câm dự đoán. Khoảng 4 giờ sáng, tiếng khóa hành lang lách cách. Tiếng chân rậm rịch, toàn người lạ, đi về phía chúng tôi. Cửa buồng giam thằng câm được mở. Tiếng xích sắt loảng xoảng, tiếng trao đổi thì thầm. Tôi nhổm dậy, nhìn qua song sắt và nổi gai khắp người: “ Đội thi hành án”.

Thằng câm đi qua buồng tôi, gương mặt trẻ trung, cương nghị, thông minh hiện ra trước mắt tôi. Trong giây lát, tôi thoáng thấy hai giọt nước mắt lăn trên gò má như còn lông măng của hắn. Tôi hai tay nắm chặt chấn song sắt nhà tù, muốn hét lên một câu: “Thả người ta ra, người ta không có tội” nhưng không phát ra được lời nào. Lưỡi tôi cứng lại, cổ họng tôi nóng ran như bị cứa đứt một cái gì đó. Tôi gục vào cánh cửa. Nước mắt cứ thế trào ra…
Back to top
« Last Edit: 25. May 2010 , 23:47 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #3 - 30. May 2010 , 21:52
 
CHÀO LỄ MEMORIAL DAY 2010 - HƯƠNG KHÓI ĐỪNG QUÊN NẤM MỘ NÀO

Trần Củng Sơn, May 28, 2010

...


...


Cali Today News - Hàng năm cứ đến ngày lễ Memorial Day – Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, lòng tôi chợt bồi hồi nhớ đến hòan cảnh đất nước Việt Nam dù cuộc chiến đã chấm dứt nhiều năm rồi. Năm nay lễ nhằm Thứ Hai cuối tháng 5 tức là ngày 31-5-2010, người dân Mỹ được nghỉ ba ngày thứ bảy, chủ nhật và thứ hai, không khí lễ hội rộn ràng khắp nước.

Những lá cờ Hoa Kỳ được cắm trên các ngôi mộ nói lên sự kính nhớ những người chiến sĩ đã hi sinh cho tổ quốc này trong các cuộc chiến tranh. Cho dù những cuộc chiến tranh đã xảy ra đúng hay sai, vô lý hay hữu lý, thắng hay bại thì những người đã chiến đấu vì lý tưởng của họ đều được đồng bào cùng chiến tuyến vinh danh.

Cuộc nội chiến của hai miền Nam và Bắc của Hoa Kỳ xảy ra vào tháng 4 năm 1861 và kết thúc vào tháng 4 năm 1865 khi tướng Ulysses S Grant đánh bại tướng Robert E. Lee ở Virginia. Mặc dù thua trận nhưng sau này quốc hội Hoa Kỳ cũng đã công nhận đại tướng Lee là anh hùng của dân tộc, và nước Mỹ đã thóat khỏi ám ảnh của quá khứ nội chiến để tòan dân đồng lòng xây dựng trở thành siêu cường của thế giới.

Cuộc nội chiến Việt Nam đã chấm dứt vào tháng 4 năm 1975 nhưng vết thương chiến tranh cùng hận thù vẫn còn ray rức.

Lịch sử ghi lại vào thời nhà Trần khi đuổi được quân nhà Nguyên ra khỏi bờ cõi thì vua đã ra lệnh đốt hết tất cả các giấy tờ có liên quan đến những người đã cộng tác với giặc ngọai xâm, nói lên sự độ lượng tha thứ để mọi người cùng đòan kết tái thiết lại quê hương, cũng giống như trứơc đó vua đã mở hội nghị Diên Hồng để các bô lão đồng lòng nói lên tiếng nói chống giặc xâm lăng.

Trong hòan cảnh hiện nay khi mà mối nguy cơ bành trướng của đế quốc Trung Cộng qua việc lấn chiếm đất, rừng, đảo, biển của Việt Nam thì việc đòan kết tòan thể dân tộc mang dòng máu Lạc Hồng rất cần thiết để tạo nên sức mạnh để phát triển và sống còn trước các thế lực quốc tế xâm lấn.

Người Cộng Sản Việt Nam, kẻ chiến thắng trong cuộc nội chiến vừa qua, đã từng gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa là Ngụy nhưng mới đây thi sĩ Trần Mạnh Hảo đã viết bài thơ Người Anh Hùng Họ Ngụy ca ngợi trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, hạm trưởng đã hi sinh trong trận hải chiến tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung Cộng tại đảo Hòang Sa: “Người yêu nước không thể nào là ngụy. Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy. Nhưng anh là Ngụy Văn Thà… Tên anh là lời thề độc. Phải dành lại Hoàng Sa.”

Luật sư Cù Hà Huy Vũ, con trai của thi sĩ Cù Huy Cận, ngày 5 tháng 3 đã phổ biến một bản Kiến Nghị Xây Dựng Đài Liệt Sĩ Hi Sinh Vì Sự Nghiệp Bảo Vệ Hòang Sa Và Trường Sa Của Việt Nam, trong đó có 58 công dân Việt Nam phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu chống ngọai xâm để bảo vệ quần đảo Hòang Sa. Kết thúc trận chiến, tòan bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị nước ngoài xâm chiếm.

Người Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng nói câu hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng thực tế họ chưa bao giờ thật tâm làm điều này. Trong một lần trao đổi câu chuyện với một nhà báo, anh này nói một ý tưởng đáng chú ý. Anh nói là ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, khi về cộng tác với với chế độ hiện tại, đã có ước muốn là được Hà Nội cho phép công khai thắp nén nhang tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Dĩ nhiên đây là chỉ là một giả thuyết, có thể là tưởng tượng.

Nhưng nếu điều này xảy ra trong tương lai thì cũng là một điều nói lên sự thật tâm muốn hòa giải dân tộc của kẻ đang nắm quyền ở Hà Nội. Ngày đó đóa hoa đoàn kết dân tộc nở rộ. Nước Mỹ cả trăm năm trước đã làm được để hàn gắn cuộc nội chiến. Nước Đức đã làm được mặc dầu Tây Đức đã chịu nhiều thiệt thòi để bảo trợ cho Đông Đức khi cả hai miền thống nhất, bức tường Bá Linh xây năm 1961 đã bị đập bỏ vào năm 1989.

Mới đây nhất, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Kenneth Fairfax cho biết là tình hình đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Việt Nam sẽ còn tồi tệ cho đến khi nào đại hội đảng Cộng Sản lần 11 năm 2011 chọn được lãnh tụ mới. Trong lúc này, không cán bộ cao cấp nào muốn bày tỏ lập trường cởi mở vì khí thế bảo thủ đàn áp đang mạnh mẽ với sự ủng hộ của thế lực Trung Cộng. Mười mấy năm trước, ủy viên bộ chính trị Trần Xuân Bách, ứng viên sáng giá của chức tổng bí thư, người có đầu óc cởi mở đã bị hạ bệ, tiêu tan sự nghiệp chính trị.

Phong trào cởi mở và đổi mới từ thời Nguyễn Văn Linh năm 1986 đưa đất nước phát triển một phần và người tiếp tục phong trào này là Võ Văn Kiệt. Khi ông này chết một cách bí ẩn hai năm trước thì phong trào dân chủ bị đàn áp dữ dội, chủ quyền dân tộc bị đe dọa từ vụ bô xít tây nguyên đến việc ngư dân miền Trung bị Trung Cộng bắt giết ngoài khơi gần đảo Hòang Sa…

Câu nói dân gian thật chí lý: “Đi với Mỹ thì mất Đảng, đi với Tàu thì mất nước”. Lịch sử dân tộc đang đến một bước ngọăc quan trọng.

Đang là ngày thứ sáu, Rằm Tháng Tư Canh Dần, ngày Phật Đản, không khí hòa dịu lan khắp với tinh thần từ bi hoan hỉ của đạo Phật. Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong- Memorial Day 2010 đang tới.

Vẫn nhớ tới bài thơ thật cảm động, bài thơ này đọat giải ba trong một cuộc thi của báo văn nghệ quân đội thập niên 90 tổ chức, tình cờ đọc trên báo mua được từ trong nước gởi ra. Dù đọat giải ba, nhưng bài thơ thật hay, nhớ tới bây giờ hơn là hai bài giải nhất giải nhì kia.

Xin chép lại để cùng thưởng thức:

Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội.
Nhang còn một thẻ biết làm sao.
Thắp lên đành cắm nơi đầu gió.
Hương khói đừng quên nấm mộ nào”.

Người bạn nhớ ý thơ này, trong một lần về quê tảo mộ miền Trung, chỉ có trong tay một thẻ nhang và đã theo cách làm của tác giả bài thơ, cắm tất cả nhang ở đầu gió để hương thơm tỏa khắp các ngôi mộ.

Cũng mong là hương khói nhang thơm tỏa khắp các ngôi mộ của các chiến sĩ hai miền Nam Bắc trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, tỏa khắp các ngôi mộ từ ngàn năm trước của những chiến sĩ vô danh đã hi sinh để bảo vệ giang sơn tổ quốc được như ngày hôm nay trên mảnh đất hình chữ S.

Xin cám ơn tác giả không nhớ tên của bài thơ bốn câu, tạo thi vị cho mấy dòng chữ này nhân mùa lễ Memorial Day 2010.

San Jose, 28-5-2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #4 - 30. May 2010 , 22:03
 
TB mời cả nhà dành ít phút để tưởng nhớ đến các chiến sĩ VNCH



Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2014 , 22:39 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #5 - 31. May 2010 , 21:31
 
 
Tâm sự của những bà Mẹ các binh sĩ Mỹ gốc Việt


Mỗi người một cách, những thanh niên gốc Việt luôn mong muốn làm được một điều gì đó để trả ơn cho nước Mỹ, quê hương thứ hai của họ, đất nước đã mở rộng vòng tay đón nhận gia đình họ nhiều năm trước đây. Nhiều người trong số họ đã tham gia quân đội Hoa Kỳ và sẵn sàng đi tới những chiến trường khốc liệt mà chẳng hề nao núng lo sợ cho tính mạng của mình. Vậy còn những bà Mẹ có con đi lính, họ có tâm sự gì khi biết con mình quyết định dấn thân vào con đường chông gai và đầy nguy hiểm đó? Mời quí vị nghe tâm sự của hai bà mẹ có con từng tham gia chiến trường Iraq trong tiết mục Câu chuyện phu nữ kỳ này với Minh Anh.

Minh Anh | Washington, D.C. Chủ nhật, 30 tháng 5 2010
...

Thiếu tá Christopher Phan và Mẹ


Bà Thạch Thị Ngọc có hai người con trai, người con lớn của bà là đại úy James Văn Thạch, từng là quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn quân sự cho quân đội Iraq, người mà đài VOA đã có dịp phỏng vấn gần đây.

Bà Ngọc cho biết khi còn nhỏ James là một đứa trẻ thích đùa nghịch chứ không có tính hung hăng, nên bà không nghĩ rằng lớn lên anh lại muốn nối nghiệp cha, vốn là một trung tá của quân đội Hoa Kỳ.

...

Ðại úy James Văn Thạch và Mẹ

Chỉ đến khi học trung học và đại học ý định ấy mới được James bộc lộ.  Sau khi tốt nghiệp đại học luật, anh James đã quyết định tham gia lực lượng bộ binh Mỹ.  Bà Ngọc tâm sự bà đã từng chứng kiến cảnh chiến tranh ở Việt Nam, bà hiểu thế nào là sự tàn khốc và nguy hiểm của chiến trường nên khi biết được ý định sẽ tham gia bộ binh Mỹ của con, bà và chồng đều rất lo lắng:

“Có hai đứa con thôi thì cố gắng cho nó học ra thành tài, nhưng ở Việt Nam mình kêu con mình làm gì thì nó nghe, còn ở Mỹ nó có ý riêng của nó, mình nói nó “yeah, yeah” nhưng rồi nó làm theo ý của nó. Chồng tôi hồi đó làm trong bộ binh Mỹ, ông biết bộ binh rất nguy hiểm, với lại ông nói nó có bằng luật rồi thì nó đi theo ngành thẩm phán thì thoải mái hơn với lại nó không có nguy hiểm, nhưng nó không có nghe lời, nó nói hồi đó ba làm sao thì con làm vậy.”

Bà Lưu thị Ngọc Trinh, Mẹ của thiếu tá Christopher Phan, người đã tốt nghiệp luật tại trường đại học Southern Illinois University năm 1999 và sau đó đã tham gia luật sư đoàn của Hải Quân Hoa Kỳ.

Từ Tháng Năm, 2005 đến Tháng Năm, 2007, Luật Sư Christopher làm cố vấn pháp luật cho chỉ huy trưởng của Đơn vị Chiến tranh đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Naval Special Warfare Group One). Trong thời gian này, luật sư Christopher được điều động sang chiến trường Iraq và công tác với lực lượng Hải Quân Đặc Biệt (SEAL) trong sáu tháng. Nhiệm vụ chính của luật sư là cố vấn và bảo đảm các binh sĩ Hoa Kỳ hành động theo công ước Geneva. Luật sư Christopher Phan được phong hàm thiếu tá vào tháng 11 năm 2008.

Bà Trinh tâm sự:

“Đầu tiên thì nói thật sự thì cũng không thích lắm nhưng tại Chris nói lý tưởng của nó là vậy thì thành ra thôi để chiều theo ý nó. Lúc đó thì thiệt tình rất là lo, nhưng cũng tự an ủi là nó đã ý thức được cái việc nó muốn làm, với lại ngoài cái lo mình cũng có một chút nào tự hào là con mình nó có trách nhiệm”.

Còn với bà Ngọc, khi anh James thực sự ra chiến trường và hàng ngày nghe tin tức nói về cuộc chiến ở Iraq thì lòng người Mẹ luôn thấp thỏm không yên. Bà Ngọc kể:

“Tôi không có ngủ được, hai đêm thức trắng, rồi một đêm thì ngủ. Mỗi lần tôi có thời giờ rảnh thì cứ vặn CNN lên rồi coi tin tức bên Iraq ra làm sao. Coi có ai bị thương không, có bao nhiêu người lính bị thương, mỗi ngày đọc báo thì coi có bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu người bị chết, tôi lo sợ rất là nhiều.”

Cũng như bà Ngọc, bà Trinh cũng thường nghe ngóng tin tức về cuộc chiến tranh Iraq, về những vụ đánh bom hàng ngày, nhưng bà luôn tự an ủi mình với tinh thần lạc quan để bớt đi phần nào nỗi lo lắng:

“Dạ lúc mà Chris ở bên Iraq thì nói thiệt là tình hình Iraq tôi theo dõi rất là kỹ, mỗi lần thấy như vậy thì rất lo lắng, nhưng mà cũng tự an ủi là thôi mọi người đều có số hết và cũng thấy là con mình nó có lý tưởng như vậy thì cũng đỡ lo chút chút”.

Bà Ngọc kể rồi đến lượt bà cũng nghe tin con mình bị thương tới hai lần, trong đó lần thứ hai đại úy James bị thương khá nặng:

“Nguyên đêm đó, chồng tôi với tôi cùng đứa em gái thức trắng nguyên đêm, không ngủ chờ điện thoại. Mà mình điện thoại xuống Pentagon (Ngũ Giác Đài) đó thì người ta nói là chưa liên lạc được. Chồng tôi mới nói là ‘đừng lo rồi họ sẽ gọi’, tôi mới nói ‘sao kỳ vậy ở đây là Pentagon mà không liên lạc được là nghĩa làm sao, chắc là bị tai nạn dữ lắm’. Chồng tôi nói là thôi chờ đến 9 giờ sáng nếu họ không gọi lại cho mình thì ông chồng tôi sẽ tới Congressman (dân biểu) để khiếu nại. Đến 9 giờ thì họ nói bây giờ họ đã đưa sang, hình như là Kuwait, rồi họ hỏi chồng tôi và tôi có hộ chiếu sẵn chưa, từ đó họ đưa qua Đức luôn. Lúc đó tôi mong qua bên đó, rồi con mình qua đó coi xem làm sao. Nhưng mà 6, 7 tiếng đồng hồ sau thì nghe điện thoại gọi qua là con tôi nó tự nguyện quay trở lại Iraq mà không chịu qua Đức.”

Sau khi hết một năm tình nguyện, đại úy James lại xin gia hạn thêm một năm ở chiến trường Iraq với lý do:

“Nó nói rằng họ cần giúp đỡ bên đó, thành thử để cho nó ở lại rồi giúp đỡ bên kia, cũng như bước đầu cho người ta đứng vững. Giống như mình cất căn nhà, mình phải có cái nền tảng thì nó mới đứng vững, chứ mình không có nền tảng thì làm sao nó đứng vững”

Bà Ngọc cũng nói rằng con bà cũng mong muốn làm được điều gì đó để đóng góp cho quê hương thứ hai của mình:

“Nó muốn rằng làm được chuyện gì đó để người ta biết rằng những người có gốc Việt Nam sẽ giúp đỡ được đất nước là quê hương thứ hai của mình để làm gương cho những người sau này nối chân bước tới. Cũng như nói tới người Việt Nam là người ta nói người Việt chăm chỉ, người Việt Nam không phải tới mà ăn cơm đá bát mà chỉ có tận hưởng chứ không làm được gì cho quê hương thứ hai của mình”.

Cuối cùng hai bà Mẹ cũng muốn nhắn gửi tới những người Mẹ có con cái đang tham gia quân đội hay đang chiến đấu tại các chiến trường khốc liệt:

Bà Ngọc: “Cũng như kinh nghiệm của tôi đã qua, biết rằng mình lo lắng, nhưng mình chỉ biết cầu cho con trở về bình yên thôi. Mình chỉ hỗ trợ con mình hết sức để chúng có thể làm hết khả năng của mình”.

Bà Trinh: “Mình cũng phải chấp nhận vậy thôi, con mình nó có lý tưởng tốt thì mình cũng phải ủng hộ, mặc dầu có lo thì rất là lo vì người Mẹ nào cũng lo hết nhưng mà thấy là mình cũng phải hy sinh cho con mình, với lại cho con mình nó có lý tưởng tốt, nó làm điều tốt thì mình nên ủng hộ nó. Ở bên đó thì chắc chắn là cực rồi, nguy hiểm nữa, nhưng mà mình cũng chỉ biết khuyên là cố gắng hy sinh mỗi người một chút. Bên đây mình không phải ở chiến trường nhưng mình giúp được gì thì mình cũng phải cố gắng chia sẻ với nhau vậy thôi.”

Chính tình yêu, sự hy sinh và những lời động viên khích lệ của những người Mẹ ấy đã tăng thêm sức mạnh để những binh sĩ người Mỹ gốc Việt vững tin vào lý tưởng của mình, không quản ngại hiểm nguy, khó khăn hay gian khổ để đem lại sự bình yên và một tương lai tươi sáng hơn cho những người dân ở những đất nước vẫn còn đang chìm trong lửa đạn.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #6 - 04. Jun 2010 , 22:31
 


Đừng Yêu Người Làm Thơ

 
Đợi cho Quang ra khỏi nhà là mẹ tôi nói ngay:
- Anh Quang này trông đứng đắn đàng hoàng đấy, vậy con liệu mà bảo nó tính đến chuyện hỏi cưới đi.


Tôi đáp với lòng hãnh diện:
– Sớm muộn gì anh ấy cũng phải lên tiếng thôi, con việc gì phải bảo người ta cho nó mất giá trị!
– Mẹ thấy mấy đám trước cũng tử tế như thế này, cứ kéo dài hò hẹn, tìm hiểu mãi rồi ai cũng rút lui, chẳng hiểu họ chê con vì điểm gì? nên lần này con phải chủ động giục cưới cho chắc ăn, kẻo lại thêm một mối tình lỡ.
– Mẹ yên tâm, đây sẽ là mối tình cuối cùng của đời con.
Mẹ tôi cũng không quá lo xa đâu, có nhiều mối tình đến với tôi, nồng nàn tha thiết bao nhiêu nhưng vẫn không đi đến kết quả tốt đẹp. Mẹ tôi bảo tại tôi lãng mạn quá, trái tim dễ rung động quá, nên yêu nhiều mà chẳng được bao nhiêu, yêu chưa đúng người.
Tôi đã biết yêu từ năm 12 tuổi, hồi đó ở Việt Nam vẫn còn là tuổi của ngây thơ khờ dại. Tôi rất thích ăn mì của cái tiệm ở đầu đường nhà tôi do một người Hoa làm chủ, đứng nấu mì là một anh ba Tàu trẻ, thường thì mẹ dẫn tôi đi hay có khi tôi thèm thì xin tiền mẹ chạy đến tiệm ăn một mình. Dù đi với mẹ hay không, tôi đều thích đứng cạnh xe mì để nhìn ngắm anh Tàu trổ tài nấu mì, anh để một vắt mì vào thùng nước sôi và nhanh chóng vớt lên bằng một cái vợt lưới, bàn tay anh thao tác nhuần nhuyễn, hất tung vắt mì lên vài lần cho ráo nước và sau cùng hất vào tô, bao giờ cũng chính xác, không rớt ra ngoài… Xong anh bày lên những miếng thịt heo nạc thái mỏng còn viền màu đỏ vì đã được ướp xá xíu, một thìa tóp mỡ thái hột lựu, và một thìa củ cải mặn cũng thái hột lựu, rồi mới đến những cọng hẹ cắt khúc ngắn. Anh mở nắp vung thùng nước lèo, cả một mùi thơm bát ngát theo hơi khói bay ra, thuở đó trong mắt tôi thùng nước lèo to, sâu thẳm ấy là một công trình vĩ đại và kỳ bí như trò ảo thuật, vì chẳng biết anh Tàu nấu bằng xương thịt gì, bí quyết gì mà nước lèo thơm ngon thế? Có bao giờ tôi ăn tô mì mà chẳng húp hết nước sạch sẽ đâu!
Khi thì anh Tàu bê tô mì ra bàn cho tôi, khi anh bận thì tôi tự làm lấy vui vẻ. Tôi thích ăn mì và yêu cả anh Tàu nấu mì, không biết vì anh tre trẻ đẹp trai vui tính hay vì anh là người đã nấu cho tôi những tô mì ngon?
Tôi đến tiệm mì thường xuyên đến nỗi anh Tàu nhớ mặt tôi, có lần anh vừa vung vẩy biểu diễn hất vắt mì vào tô vừa cười cười với tôi: “Hày, con nhỏ này là khách quen của bổn tiệm mà, để tao cho mày thêm vài miếng thịt”.
Hôm ấy tôi ăn tô mì đặc biệt nhiều thịt, vừa sung sướng vì anh nhớ đến tôi, vừa buồn buồn vì anh gọi tôi bằng “mày” và xưng “tao”. Anh Tàu chẳng biết rằng con bé ranh này đang yêu anh, hôm nào không có tiền ăn mì, đi học về qua tiệm tôi đi chậm lại một chút để nhìn thấy anh rồi mới chịu đi nhanh về nhà, tương tư anh nên tôi đã nói với mẹ: “Lớn lên con sẽ lấy anh Tàu bán mì”.
Mối tình đơn phương đầu đời có liên quan đến vấn đề ăn uống ấy chỉ tồn tại được một hai năm, không phải vì có vài lần tôi thấy vợ anh đứng nấu mì thay cho anh, là một chị mập ú, luôn luôn mặc áo sát nách để hở hai cánh tay béo mỡ, vừa nấu mì vừa xổ một tràng tiếng Tàu với hai đứa con nhỏ đang luẩn quẩn bên cạnh, mà vì càng lớn tôi càng có nhiều sở thích khác ngoài ăn mì. Tôi thích đọc sách báo, thơ truyện, tôi biết tưởng tượng đến một người yêu thanh tao gấp mấy chục lần anh Tàu của tôi thuở tôi 12 tuổi.
Năm tôi học lớp 11, đã có vài bài thơ đăng báo nên cả lớp “nể mặt” và đồng loạt bầu tôi làm Trưởng ban báo chí của lớp, sau khi tôi đi họp để bầu Trưởng ban báo chí của toàn trường, tôi phải đứng trước lớp báo cáo lại kết quả buổi họp đó. Tôi đâu có tài ăn nói trước đám đông, trong khi bao nhiêu con mắt đang đổ dồn vào tôi, làm tôi bối rối thì ít mà thằng lớp trưởng đứng bên cạnh làm tôi bối rối thì nhiều, vì tôi yêu và nể nó, tính tình nó hiền lành, ăn nói lưu loát và có tài lãnh đạo. Tôi lí nhí kể lại buổi họp cho thằng lớp trưởng, khi một người ngồi dưới hỏi chị trưởng ban báo chí lớp ơi! đã bầu xong trưởng ban báo chí toàn trường chưa? Thì thằng trưởng lớp dõng dạc trả lời giùm tôi “Chị cho biết là chưa có bầu”. Cả lớp cười ồ lên còn tôi thì đỏ mặt. Lớp trưởng vội vàng sửa lại, nói đầy đủ hơn: “Chị cho biết là chưa có… bầu trưởng ban báo chí toàn trường”.
Tình yêu là một trò chơi quanh quẩn, trong khi tôi yêu thầm thằng lớp trưởng, nó chẳng thèm để ý đến tôi, (bụt nhà không thiêng?) thì một thằng bên lớp 12 lại trồng cây si tôi mê mệt, luôn luôn tôi thấy có cặp mắt nào đó đang nhìn mình, những lúc tôi đang ăn chè đá đậu hay chấm mút trái cóc chua ngọt với muối ớt trước cổng trường đều bị nó bám sát không rời, làm tôi phải nhịn thèm các món đó luôn vì mắc cỡ, cho đến cuối năm đó nó rời khỏi trường tôi mới được tự do ăn uống trở lại. Lá thư tỏ tình nó gởi tôi do một đứa bạn cùng lớp đưa lại chẳng bao giờ tôi trả lời vì tôi không yêu nó. Sau 1975 nó đi vượt biên với vợ con và mất tích ngoài biển khơi.
Tôi nghĩ đời tôi có hai cái may, nếu mối tình với anh ba Tàu mà thành sự thật thì bây giờ tôi đã là chị ba Tàu, chắc cũng mặc áo sát nách đứng nấu mì thay cho chồng và quát tháo lũ con om sòm bằng tiếng Tàu rồi! hoặc nếu tôi lấy anh chàng lớp 12 si tình kia thì giờ này tôi cũng mất tiêu trên biển với nó rồi!
Cho đến năm tôi 20 tuổi, trước khi đi định cư ở Mỹ thì trong tâm hồn tôi đã có một đống những người tình lý tưởng lấy ra từ trong tiểu thuyết và phim ảnh, Rhett Butler của “Gone With The Wind”, Zhivago của “Dr. Zhivago”, hay ông linh mục Ralph của “The Thorn Birds” hay “chú” Sách tử tế và bao dung yêu vợ trong “Tình nghĩa vợ chồng” của Leon Tolstoi do Bảo Sơn dịch..v..v… Tôi từng bị tiếng sét ái tình với người trong phim truyện, thì với người đời bằng xương bằng thịt là lẽ đương nhiên, nhưng dù sét đánh dữ dội thế nào tôi cũng không bao giờ chết, yêu nhanh và quên cũng nhanh. Mẹ tôi bảo tính tôi lãng mạn, mê làm thơ, mê đọc thơ nhiều quá rồi nó vận vào người, toàn là những mộng mơ ảo tưởng! Đã hơn 30 tuổi rồi mà vẫn chưa “tỉnh” người ra để kiếm một tấm chồng, để sinh con đẻ cái như người ta. Tôi chống chế, thời buổi này người ta lập gia đình trễ sau khi đã có công danh sự nghiệp. Mẹ tôi lẩm bẩm, nhưng con không bận học hành, không làm ăn buôn bán, chỉ đi làm hãng xưởng thì sự nghiệp gì mà chờ đợi cho nó già cả người hở con?
Ba mươi mấy tuổi ! chưa già, nhưng cũng không còn trẻ ! Tôi không “nhìn lên trời” để tìm Rhett Butler hay Dr. Zhivago nữa, mà đã hạ tiêu chuẩn, tìm những người thường xung quanh tôi, lần này tôi sẽ không để mất Quang vì tôi yêu anh và anh cũng yêu tôi như thế.
** ** **
Đã mấy tuần trôi qua, chẳng hiểu sao Quang không liên lạc với tôi, cell phone và e-mail đều im lặng. Lạ quá! Những tín hiệu tôi gởi đi nhưng anh vẫn không hồi đáp.
Một người bạn thân của tôi báo cho tôi một tin không thể tin nổi là Quang đang quen với một người con gái khác, tôi cười khỉnh vào mặt bạn tôi rằng, đó là tin đồn thất thiệt, mày phải nhớ là Quang yêu tao như thế nào! chiều chuộng từng sở thích của tao như thế nào! và nhất là Quang yêu thơ của tao nữa ! Anh tìm đâu ra một người yêu vừa lãng mạn vừa biết làm thơ? người nào mà lấy tao thì cuộc đời sẽ đẹp như thơ.
Tôi bỗng nhận được lá thư của Quang gởi từ bưu điện. E-mail tiện lợi, anh không dùng, hay anh muốn cứu giúp ngành bưu điện đang ế ẩm, để các mailman có việc làm?
Thái độ im lặng thật lâu đã lạ, cách liên lạc của anh càng lạ hơn làm tôi hồi hộp khi bóc thư ra, nhưng tôi vẫn tin rằng đó là một lá thư dài tràn đầy lời thương nhớ và tới tấp xin lỗi em yêu! Tôi trải tờ thư phẳng phiu ra và khoan khoái đọc:
Thương gởi em ! (biết ngay mà, tôi nghĩ)
Suốt mấy tuần qua, anh đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết lá thư này. Anh phải viết bằng thư tay để em đọc xong và suy ngẫm, chứ gởi qua e-mail coi chừng em xóa mất !
Em ơi, chúng mình đã yêu nhau hơn một năm trời, đã bao lần hò hẹn, gặp gỡ tìm hiểu nhau, đủ để đi đến một quyết định… (đọc đến đây tôi nhắm mắt lại, thở phào một cái sung sướng trước khi đọc tiếp lời cầu hôn năn nỉ của anh ta)…
Anh nhận thấy một điều rất rõ ràng là: Anh không thể lấy em ! Có nghĩa là chúng mình sẽ chia tay từ đây! Vì em lãng mạn quá, em như sống ở trên mây, anh đã cố gắng chiều chuộng em, nhưng thà chiều chuộng một đứa trẻ, khi nó lớn lên một chút là thôi, còn chiều chuộng những đứa làm thơ như em thì phải cả đời.
Em đâu có biết, anh đã mệt mỏi căng thẳng biết bao để chiều lòng em ! Nửa đêm anh đang ngủ ngon để mai đi làm sớm thì em gọi cell phone đánh thức anh dậy để… khoe một câu thơ vừa hiện ra trong đầu, em đọc cho anh nghe, anh mắt nhắm mắt mở chỉ thèm ngủ chứ đâu có thèm nghe thơ, dù hay cỡ nào cũng không thành vấn đề đối với anh trong lúc này. Vậy mà anh phải khen hay, nhưng em không tin, còn bắt anh phân tích hay ở chỗ nào? Anh đành làm nhà phê bình văn học thơ em cho tới sáng, cho tới giờ đi làm. Anh không lạng quạng lái xe đụng người ta trên highway đầy nghẹt xe là may phước cho nhà anh rồi.
Những lúc hai đứa mình đi chơi, anh đang lái xe đến một địa điểm nào đó đã định trước, thì em chỉ huy anh phải quẹo hết con đường này đến con đường khác, mặc dù em không biết nó về nơi đâu! Nhưng đó là những con đường có hàng cây đẹp làm em mơ mộng, nổi máu muốn làm thơ.
Cái hôm mình đi ăn đám cưới một người bạn, em còn nhớ không? Chỉ vì anh đi theo những con đường thơ mộng đó theo bất chợt cảm hứng của em, mà đến trễ 3 tiếng đồng hồ, vượt hẳn kỷ lục đi trễ của người Việt Nam mình khá xa!
Yêu em nên anh ráng hy sinh, nhưng chuyện chiều chuộng em cuối cùng vừa rồi thì anh chịu hết nổi, và em có còn nhớ không? Đó là một buổi chiều Chủ Nhật, ngày vui của Weekend đã tàn, ai cũng cần nghỉ ngơi để thứ Hai đi làm, trời lại đang gió mưa, thật ấm cúng khi được ngồi ở nhà ăn bữa cơm chiều, hay xem tivi, đọc báo… thì em phone cho anh, đến gặp em gấp. Anh vội vàng thay đồ đến nhà em, tưởng em đang gặp chuyện gì khó khăn, cần có anh giúp một tay. Thì ra em rủ anh đi dạo phố chiều mưa với em cho… vui, cho romantic. Em ơi, lúc đó mẹ anh mà bị bệnh, kêu anh ra chợ mua cho bà hộp thuốc, chưa chắc gì anh muốn đi, nhưng vì yêu em, thấy em phấn khởi, thích thú quá, anh đành chiều.
Trời mưa rả rích, gió lạnh từng cơn, trên con đường lá rụng ướt đẫm nước mưa, anh cầm dù che cho em là chính, còn anh hứng toàn bộ cơn mưa, ngày xưa còn bé, anh khoái tắm mưa, còn hôm đó anh tắm mưa bất đắc dĩ, mưa ướt anh từ đầu đến chân, người anh run lên vì lạnh, nhưng anh không dám kêu ca, để tôn trọng tâm hồn thi sĩ của em, để cho em hoàn tất được ý thơ cho bài “Hai đứa đi trong chiều mưa gió”.
Khi bài thơ ấy được đăng báo, may ra có một vài người cảm động vì thơ em, nhưng anh phải đánh đổi với cái giá rất đắt, suýt nữa bằng cả một sinh mạng! Anh về nhà, tối hôm đó bị cảm lạnh, lên cơn sốt cao hừng hực, mẹ anh biết chuyện vừa xót xa thương con vừa tức giận, mắng anh là thằng ngu! Nó đã dở hơi mà mày cũng dở hơi theo nó đi trong mưa như thế à? Tao nói cho mày biết nhé, dù con dở hơi ấy có giàu, có đẹp đến đâu cũng không bao giờ tao muốn nó về làm dâu nhà này (Anh xin thề đây là nguyên văn lời của mẹ anh, chứ anh không nỡ gọi em là “con dở hơi”, cho dù anh thấy điều ấy cũng… không sai).
Hôm sau anh phải nghỉ làm, đi Bác sĩ và nằm nhà suốt tuần.
Em, một người làm thơ, có tâm hồn nhạy cảm vô song, một chút nắng đổi màu, một cơn gió xao xác chuyển mùa, hoa lá kia đang nở hay héo tàn… em biết ngay, em sản suất ra thơ ngay. Nhưng anh nằm ốm bệnh lu bù ở nhà thì em không biết, em chẳng đoán ra, chỉ gởi những lời nhắn khơi khơi trên e-mail hay cell phone là “Gọi lại cho em gấp ! Đến nhà em gấp!”.
Em không hề thắc mắc là vì sao anh vắng mặt, vì sao anh im lặng, mà chỉ ra lệnh cho anh đến với em.
Sau trận ốm suýt chết oan đó, đọc thấy lời nhắn của em, anh sợ quá, sợ em lại rủ anh đi trong một cơn mưa gió cho một bài thơ khác sắp hiện ra trong đầu em, hay bắt anh chở đi lòng vòng khắp các nẻo phố phường có hàng cây lá đẹp, đến chóng cả mặt, và tốn cả xăng, thời buổi kinh tế khó khăn, giá dầu thô lên 82 đồng một thùng, em biết chưa?
Nhờ trận ốm đó, anh đã tìm ra một chân lý là “Đừng yêu người làm thơ”, những đứa làm thơ như em, chỉ làm thiệt hại đến người khác, chỉ nương tựa vào người khác. Anh đến nhà em, lần nào cũng thấy mẹ em đang nấu cơm, chưa bao giờ anh thấy em đứng trong bếp, dù chỉ để cắt một cọng hành! Anh dám chắc là trong đời em chưa bao giờ biết luộc rau muống, chứ đừng nói tới các món cầu kỳ khác! Thế mà đã mấy lần em mời anh đến nhà ăn cơm chiều, em tự hào khoe, mẹ em kho cá, mẹ em nướng thịt ngon lắm, hay bất cứ món gì khác, mẹ em đều nấu ngon hết.
Em ơi, nếu anh lấy em, ai sẽ nấu cơm cho anh ăn? Nên anh đã tưởng tượng ra thảm cảnh tương lai, anh sẽ phải làm bếp và nếu có con anh sẽ kiêm luôn phần trông con, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, để cho em rảnh tay làm thơ. Vì thế, anh quyết định chia tay em để quen với người khác, một con người thực tế 100%, không biết làm thơ gì cả ! Chẳng sao, anh mở báo, mở net ra, có cả đống nhà thơ cho anh đọc, cần gì phải cưới một nhà thơ về để phải chiều nó cho mệt cuộc đời? Còn người vợ thực tế của anh sẽ biết đi chợ, sẽ biết lo cho anh miếng ăn, giấc ngủ.
Anh may mắn thoát khỏi tay em, nhưng anh chưa yên tâm đâu, sau này anh sẽ để di chúc truyền đời cho các con, các cháu anh để cho chúng biết mà tránh xa “Đừng yêu người làm thơ”.
Hôn em lần cuối.
Tái bút: Dù sao anh cũng luôn cầu mong em sớm kiếm được một người khác để thay anh dìu em đi trong mưa cho những bài thơ sắp tới của em (anh tin rằng cuộc đời này lúc nào cũng có sẵn những thằng ngu như anh).
Đọc xong lá thư tôi vừa tức vừa đau khổ, yêu tôi được lãng mạn thế, anh không happy thì thôi, mà còn kết tội tôi và chấm dứt mối tình đang tha thiết . Tôi vùi đầu trong chăn, trong gối, để mặc cho nước mắt tuôn rơi và cõi lòng tan nát.
Nhưng tôi chợt vùng dậy, chạy ra lấy giấy bút ghi vội một đề tài, một câu thơ vừa xuất hiện trong đầu, vì trong đau khổ hồn thơ bỗng lai láng, nên dù buồn đứt ruột vẫn có xen lẫn một chút vui thú vì câu thơ vừa ý. Nay mai tôi sẽ có bài thơ đăng báo là “Hai đứa chia tay trong chiều mưa gió”. Và nếu đúng như lời Quang đã nói trong thư, tôi lại chờ đợi một anh chàng ngu ngơ, lù khù nào đó sẽ đi vào đời tôi, để tha hồ mộng mơ tiếp, và hi vọng lần này sẽ… kiếm được một tấm chồng có tâm hồn đồng điệu, biết yêu người làm thơ.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #7 - 05. Jun 2010 , 23:05
 

NỮ CAI TÙ DỄ THƯƠNG_

Hạ Vũ       

Trung úy Không quân Thành vuốt cho thẳng nếp áo quần để vào trình diện ông tướng nổi tiếng "mặt sắt đen xì" nhưng chịu chơi. Anh phân vân và hồi hộp không biết vì chuyện gì mà ông tướng kêu mình trình diện gấp, đến đổi bắt ông Phi Đoàn Trường của anh cắt đặt người khác bay thay thế anh, để anh trình diện tức khắc ông tướng.

Trước khi đi, ông xếp Phi Đoàn Trưởng của anh hỏi đi hỏi lại anh có đụng chạm với ai không, và hẹn anh phải rất bình tĩnh, nói năng cẩn thận.

    Sau khi trình giấy tờ, anh được ông Thiếu tá Chánh Văn Phòng của Ông Tướng đón vào. Anh hít nhẹ một hơi dài, rồi cố bình tĩnh đường hoàng bước vô.  Ông Thiếu tá đứng lại bên ngoài, còn một mình anh với ông tướng.  Ông tướng đang chờ anh. Trong khi anh chào thì ông quan sát anh kỹ lưỡng từ trên xuống dưới.  Anh hơi khớp.  Tuy rằng anh ăn mặc chỉnh tề đúng quân cách lắm rồi,  nhưng mà vạch lá tìm sâu thì thế nào mà chẳng có con sâu bé tí tẹo vừa chui ra từ vỏ trứng.  Anh nhìn lên bàn, chợt lạnh người.  Trước mặt ông tướng là hồ sơ lý lịch cá nhân và quân vụ của anh bị gạch xanh đỏ khắp nơi. Chợt ông tướng hỏi:

- Anh nhận xét tôi là người thế nào?
Anh ú ớ.  Nói thật mất lòng!  Anh đánh bài "ầu ơ dzí dầu":
- Thưa Thiếu Tướng, ông muốn tôi nói cái nhìn của thuộc cấp đối với cấp trên hay với cái nhìn của người dân đối với một tướng lãnh, hay...
Anh định nói: "hay cái nhìn của một phụ nữ đối với một đấng mày râu", nhưng kịp ngậm miệng.

Ông tướng hỏi cho có hỏi, chứ không quan tâm tới câu trả lời. Ông không chờ anh dứt câu, hỏi tiếp:
- Anh bao nhiêu tuổi, có vợ chưa?
Thành nghĩ ông này thật lẩm cẩm. Hồ sơ mình nằm trước mặt, ông đã gạch xanh gạch đỏ đầy ra đó rồi mà còn hỏi, nhưng anh cũng nhã nhặn đáp:
- Thưa Thiếu Tướng, tôi 30 tuổi, chưa vợ.
- Anh có người yêu chưa?

Anh nghĩ: "ông tuớng này quá đáng, gọi mình trình diện gấp, bỏ quân vụ để hỏi mấy vụ này!"  Anh nổi sùng, nhưng nhớ lời dặn của xếp nên dằn xuống. Chợt một ý nghĩ loé lên trong đầu anh: "Hay là ông chọn mình làm ứng viên em rể/ cháu rể... vì ông có người em gái/ cháu gái lỡ vác "ba lô ngược" với thằng cha căn chú kiết nào đó"?  Để không bị "ép duyên", anh nói:
- Thưa Thiếu Tướng, tôi có người yêu rồi.
-  Người yêu của anh tên gì? Bao nhiêu tuổi? Còn đi học hay đi làm rồi? Làm nghề gì? Ở đâu?
Anh quyết định nói thật, để ông khỏi "ép duyên" anh:
- Người yêu của tôi tên Trần Hạ Vy, 25 tuổi, là cô giáo dạy Việt văn ở trường trung học..., tỉnh ....
- Còn người yêu thứ hai, thứ ba, thứ tư..., kể hết ra.
- Thưa Thiếu Tướng, không có ai nữa cả.
- Thật hết?  Vậy tại sao già rồi (!) mà chưa chịu lập gia đình?

Anh nghĩ: "Ông này có lẽ "mát giây thần kinh"!   Hỏi nhiều chuyện không dính dáng gì tới nhiệm vụ công tác của anh."  Nhưng, anh cũng  bình tĩnh đáp:
- Thưa Thiếu Tướng, vì tôi không muốn người tôi yêu thương goá bụa khi còn quá trẻ, và con tôi mồ côi cha khi còn quá nhỏ.
     Ông gật gật đầu, nói:
- Anh ngồi xuống.
Anh than thầm: " Sao ông tử tế bảo mình ngồi?  Chắc ổng "chấm" mình, rồi sẽ bắt mình bỏ con "Đệ Nhất Đào Thương" của mình, và làm "tấm bình phong" che cho cái "ba lô đeo ngược" nhà ông đây."  Anh dặn lòng quyết tâm không tuân lệnh.  Đột nhiên  ông  lớn  giọng nhưng ánh mắt có điều gì là lạ.
- Anh có biết anh phạm một tội tày trời không?
- Ơ... ơ...ơ... Thưa Thiếu Tướng, tôi không biết.
- Tôi đưa anh ra tòa án quân sự.  Tội của anh có thể từ chung thân đến tử hình.  Anh chọn cái nào?

Nghe đến đây, anh nghĩ chắc chắn ông gài tội để "ép duyên".  Văn phòng chỉ hai người.  "Không ai làm nhân chứng cho cuộc "kỳ(cục) ngộ" này!"  Anh than thầm nhưng cũng gắng bình tĩnh trả lời:
- Thưa Thiếu Tướng, tôi nghĩ tôi không có phạm tội gì cả.
- Anh dám nói với tôi là anh không có tội?  Anh mang tội cố ý giết người, biết không? Anh trả lời thẳng câu hỏi của tôi: Chọn bản án nào?
- Con người ai không sợ chết... thưa Thiếu Tướng.
- Vậy anh chọn tù chung thân phải không?
- Nếu tôi phạm trọng tội, bị toà án xử tù chung thân thì tôi phải chấp nhận vậy.
Anh có biết bây giờ Hạ Vy ra sao không?

Thành thất sắc, mặt không còn chút máu.  Anh nghĩ ngay Hạ Vy có thể tự tử vì anh.  Tuần rồi, nàng nhắc anh chuyện làm đám cưới, anh hẹn nàng chờ vài năm.  Anh kêu Trời trong bụng:  ”Hạ Vy !  Sao em dại dột vậy?  Sao đành lòng chết trước bỏ anh vậy, Trời!  Anh sẽ xin tòa bản án tử hình để theo em.”
- Nếu vì anh nó chết, có phải là anh giết nó không?
Anh lắp ba lắp bắp trả lời:
- Phải... phải... tại tôi.
    Tới đây thì ông cười ha hả, nói:
- Toà án là tôi đây. Người thi hành án cũng là tôi. Tôi tuyên án: "Vì bị cáo thành thật và ăn năn nhận tội nên bổn toà khoan hồng giảm án còn 50 năm tù, cho đặc ân chọn "cai tù."
  Quả thật ông này chịu chơi như tin đồn mà!  Ông nói kiểu này là chuyện đẹp đây.  Anh nhẹ nhỏm người, và bắt đầu ởm ờ:
- Vậy Thiếu Tướng cho tôi chọn cai tù như ý tôi phải không?  Ở tù 50 năm cũng hết đời tôi rồi. Tôi chỉ sợ tôi chưa thi hành hết bản án thì đã về đất.
- Được.  Tôi cho anh chọn cai tù nhưng trong vòng một tháng phải thi hành
- Thưa Thiếu Tướng, Hạ Vy bây giờ ra sao?
-Anh còn hỏi?  Nó đang chết lên chết xuống chứ sao?
-Vì bịnh gì, thưa Thiếu Tướng?
-Anh khéo giả vờ, vì bệnh tương tư thất tình chứ còn bệnh gì nữa?   
Ông đứng dậy, vỗ vai anh , đổi giọng thân mật:

- Hạ Vy là con của một người bạn thân.  Vợ chồng tôi đã coi nó như con cháu trong nhà từ lúc nó chập chững biết đi.

Anh lẩm bẩm: "Hạ Vy ơi!  Em có biết ba của em hay mẹ của em là bạn thân (!) của ông tướng chịu chơi này?  Sao em không cho anh biết, làm anh muốn rớt tim từ nãy giờ." Ông tướng nói tiếp:

- Nó dễ thương lắm, cũng tới tuổi chín chắn để lập gia đình rồi. Có công ăn việc làm vững vàng, không là gánh nặng cho anh đâu.  Nó nhờ tôi điều tra xem anh có người yêu nào khác không mà chưa chịu làm đám cưới, và nhờ tôi gởi cho anh hai câu này: "Đi đâu cho thiếp đi cùng, Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp không."  Anh đừng để lỡ làng đời nó.  Anh làm nó khổ, tôi đì anh ngóc đầu không nổi.  Được nữ "cai tù" khả ái này cũng tốt phước lắm đấy.  Chúc anh được ở trong nhà tù êm ái hạnh phúc. 

    Thế rồi, vì ông tướng "ép duyên" nên ông giúp đỡ anh sửa soạn căn phòng ngủ trong cư xá của anh thành "phòng tù"  tử tế để  "đưa nàng về dinh" làm cai tù.  Từ khi có nàng, anh có nhiều "cái được", đồng thời cũng có nhiều "cái mất" cùng lúc. Cái "được-mất" đầu tiên là bà tướng tặng cho bếp lò, nồi niêu xoong chảo, chén bát đũa muổng, mắm muối, tương chao, mỡ dầu..., khạp gạo đấy ắp.  Ông tướng cho thêm cái bàn phấn để nàng trang điểm, một tủ đứng để đựng quần áo của nàng, còn quần áo của anh  cũng được ké một góc nhỏ trong tủ.  Không sao! Quần áo anh chỉ vài bộ, đâu cần chiếm nhiều diện tích. Nàng cần nhiều quần áo để mỗi khi ra đường, anh mát mặt, nở mày vì có con "dzợ" ăn mặc đẹp.  Căn phòng của anh bỗng nhiên như trở nên nhỏ hẹp.  Ai đi mà thiếu cẩn thận có thể không đụng cạnh bàn thì cũng chạm cạnh tủ, bầm tay bầm chân.  Tuy nhiên nó rất tươm tất và đầy đủ tiện nghi.  Cái gì cũng có, gần như một tiêm tạp hóa nho nhỏ.  Anh cần đường có đường, cần muối có muối, cần cà phê có cà phê.  "Áo anh sứt chỉ đường tà", có ngay kim chỉ để cho nàng sử dụng. Bao nhiêu áo quần sứt chỉ, đứt nút anh bỏ một đống trong góc tủ được nàng lôi ra khâu lại hết cho anh, và giặt ủi thẳng thớm, xếp vào  tủ ngăn nấp.  Anh vô cùng sung sướng và hãnh diện vì mình hơn hẳn ông Hữu Loan, tác giả bài thơ "Màu tím hoa sim" lừng danh cả nước.  Anh không phải than thở thảm thiết như ông:  " Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu."   Mỗi lần "vá cho chồng tấm áo ngày xưa", nàng hay gọi anh đến ngồi bên cạnh để quan sát nàng may vá và "học lý thuyết" may.  Nàng là cô giáo mà, nên mắc bệnh nghề nghiệp, thích dạy người, và có tật hay hỏi " hiểu chưa."  Không sao, biết thêm một việc cũng tốt thôi, để phòng khi "hữu sự" mà vắng nàng thì biết cách "đối phó".  (Xin mở ngoặc nói thêm, nhờ vậy mà sau này khi ngồi tù dài hạn, anh biết vá quần áo cho đỡ sexy khêu gợi.)

    Chiếc giường cá nhân của anh bây giờ thêm một người chia sẻ.  Tuy chật một chút nhưng bù lại anh có "gối ôm mềm mại, ấm áp 37 độ C"  cho... "dễ  ngủ" (!).  Từ hôm có nàng, anh trở thành một anh pilot thich làm ca sĩ.  Đêm nào anh cũng hát bài Ngậm Ngùi, trong đó anh ưa hát đi hát lại hai câu: "Tay anh, em hãy tựa đầu, cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi".  Số giờ ngủ bị giảm đáng kể vì không những anh không chỉ cảm nhận "trái sầu" rụng rơi mà còn  lăn qua lăn lại trên tay anh làm tê cóng, nhưng anh không dám nhúc nhích sợ làm tan giấc mộng vàng của cô nàng "be bé xinh xinh". Dẫu sao anh cũng hơn hẳn anh chàng trong bài ca dao được Phạm Duy phổ nhạc: "Lấy chồng thì em cũng lấy, Nằm chung thì em chẳng nằm."  Nhưng cái mất đáng kể là từ ngày nàng âu yếm tặng cho anh "cái còng" bằng vàng, mấy "em gái hậu phương" nhìn anh bằng nửa con mắt và xa lánh anh.  Đại danh từ anh-em được một vài cô thay vào bằng đại danh từ chú-cháu.   

      Từ khi có nữ cai tù khả ái này, ngày naò anh cũng được ăn cơm canh nóng sốt, thật ngon miệng!  Bù lại, tháng nào nàng cũng ngọt ngào: "Anh ơi, đầu tháng rồi.  Lãnh lương chưa, đưa em cất cho.  Anh có tật bỏ bậy, xài bậy(!), phí đi."  Thế là anh đều đặn nộp lương cho nàng để được nàng cho ăn cơm hằng ngày.  Cơm nàng nấu thanh đạm, ăn tốt  hơn "phở" nhiều, vì phở lắm  cholesterol  dễ bị heart attack (!) chết sớm.

    Sau vài tháng tạm nghỉ nhảy nhót, anh nhớ vũ trường.  Một bữa đẹp trời, anh dụ dỗ:
- Em ơi, anh dạy em vài điệu nhảy để đi vũ trường với anh cho vui.  Ở nhà miết, phờ người ra, đâm khù khờ mất.
- Đươc.  "Lên non, thiếp cũng lên theo", huống chi là vũ trường!

Thế là đêm đó anh cho mấy cái ghế và bàn "tạm trú" vài tiếng đồng hồ ngoài sân để anh dạy nàng học nhảy. Anh tưởng có thể dẫn nàng đi vũ trường ngay hôm sau nhưng không ngờ nàng là cô giáo "thông minh mà sao... chậm hiểu" quá, phải mất mấy tuần chân anh mới hết  bị nàng giẫm cho bầm tím.  Thấy tạm được, tuy dáng nhảy cũng còn  cứng còng cứ như nhảy cò cò, anh dẫn nàng tới vũ trường.   Được vài lần.  Một hôm trong vũ trường, nàng được vài cậu choai choai tới "chào cô", và anh được lên chức "thầy".  Thế là từ đó nàng không tới vũ trường nữa.  Nhiều khi bạn bè rủ rê anh và nàng đi nhún nhảy cho dẻo chân ở club này club kía, nàng lắc đầu quầy quậy bảo anh cứ đi với anh em, khi thì "em bận chấm bài luận",  khi thì "em mắc soạn bài dạy học", khi thì nàng nói thẳng: "Em sợ gặp học trò."   Lần nào anh về cũng thấy nàng ngồi ngủ gục ở bàn, cạnh cửa sổ chờ anh. Sao mà thấy thương đứt ruột!  Do đó, anh cũng tìm cách từ chối khéo léo với bạn bè và ở nhà "đánh cờ" với nàng.  Tụi bạn đã không thông cảm thì chớ, lại gieo tiếng xấu cho anh. Tụi nó đặt cho anh biệt danh "Thành sợ dzợ". 

    Ngoài nghề nghiệp chính thức "tài xế máy bay", anh kiêm luôn "tài xế xe ôm".  Mỗi ngày hai cuốc xe, anh chở nàng đi và về từ trường tới "tổ uyên ương yêu quới" của mình.  Nghề nghiệp phụ này, anh làm việc cũng rất nhiệt tình, phải nói là hơn nhiệt tình nhiều, vì anh được rửa mắt trước một rừng hoa muôn loài, muôn sắc, muôn hương.  Cám ơn "dzợ cô giáo"!   Nhờ nàng, anh được công khai đứng trước cổng trường trung học mà ngắm nghía, không phải e dè đứng ở gốc me, hay vờ vĩnh làm như vừa ở đâu đi ngang qua.  Có điều anh lên chức "Thầy" hơi oan uổng, vì chỉ là chức "hàm" thôi.  Anh vẫn thích các em nữ sinh trường này gọi bằng "anh" ngọt ngào hơn.  Nàng là cô giáo mà lại sợ học trò!  Anh nhớ lúc còn đi học, anh sợ thầy cô giáo một phép, còn nàng thì: "coi chừng học trò thấy, học trò cười kia kìa, em sợ gặp học trò..." làm anh cụt hứng nhiều phen khi muốn biểu lộ công khai tình yêu đối với nàng.

    Vào một ngày nắng... nóng bở hơi tai, nàng thỏ thẻ:
- Anh ơi, bác sĩ bảo em đang mang "ba lô ngược".  Em phải vô cùng cẩn thận trong thời gian mang thai, nhất là ba tháng đầu rất dễ bị mất em bé.
Anh nghe tin mà mát cả ruột gan. Anh sắp được thăng chức nữa: chức "cha chính thức", không phải chức "cha hàm" (!).   Anh âu yếm ôm nàng, thưởng một nụ hôn.
- Oẹ...oẹ... oẹ...
Anh trố mắt nhìn chưa kịp hỏi chuyện gì làm nàng khó ở thì nàng bảo:
- Em không chịu được mùi thuốc lá.
Thế là anh bỏ thuốc lá.
Vài ngày sau nàng oẹ... oẹ... oẹ... "em không chịu được mùi rượu", anh lại bỏ rượu. Oẹ... oẹ... oe..., "em không chịu được mùi cá", anh phải vào bếp nấu món thịt.  Oẹ...oẹ...oẹ "em không ăn cơm được", anh lại chạy mua phở hay hủ tiếu hay mì vịt tiềm cho nàng v. v.  Việc công lẫn việc tư làm anh phờ phạc cả người. Hết thì giờ để nhảy nhót đàn đúm với bạn bè!  Lại thêm, vì sợ nàng ngồi cửa sổ trông đợi, lo lắng, buồn bã...rồi sanh ra thằng con mặt nhăn nhó như khỉ ăn ớt làm sao nó "cua gái", anh mất người thừa tự sao!  Nếu là con gái thì hết hi vọng đoạt vương miện hoa hậu!  Anh đành từ giã "nghiệp" nhảy nhót.  Còn nữa, tối anh phải ngủ ghế bố vì "Ơ... anh ơi!  Coi chừng đụng móp cái "ba lô" của em!"  Chưa hết!  Không lâu sao đó, đang ngồi đọc báo, nàng ôm đầu anh hôn vào trán một cái, rồi thủ thỉ:
- Anh yêu ơi, em đau lưng quá!  Ngồi lâu không được.  Anh làm ơn, cộng sổ điểm, chia lấy trung bình, rồi sắp thứ hạng cho học trò lớp em hướng dẫn.  Không mất nhiều thì giờ đâu.
Anh hào hứng nhận lời:
- Chuyện nhỏ!  Ngày xưa anh là học trò giỏi toán mà.  Yên chí!  Anh làm một loáng là xong ngay.
- Cám ơn anh yêu!  Em biết anh là một người chồng tốt nhất trên thế gian!
- Anh quen lái máy bay thật, em đừng cho anh đi tàu bay giấy chứ.
Nàng phụng phịu, làm mặt giận:
- Con ơi, ba con muốn mẹ lúc nào cũng không vui để sanh con ra thành "Quỷ kiến sầu" khiến con tuyệt đường có "dzợ".
Nàng đánh đòn tâm lý chiến, anh chịu thua.

    "Cái ba lô ngược" của nàng mỗi ngày một lớn thì nàng đau lưng và mỏi mệt càng nhiều.  Anh lại làm ông Ba Tàu hành nghề đấm bóp.  Thương nàng ốm yếu mà mang vác nặng nề nên khi nàng kêu gọi giúp đỡ chấm giùm môt xấp luận văn của học trò, anh nhận lời liền.  Nhận lời rồi mới thấy khổ.  Anh là dân Đại Học Khoa Học mà phải chấm văn!  Anh phải vận dụng tất cả vốn liếng Văn chương thời trung học, cộng thêm "tài năng văn thi sĩ mầm non" thời mới lớn của anh để làm "thầy" Việt văn.  Vừa chấm bài anh vừa tra tự điển để kiểm lại chính tả vì sợ nàng bị học trò khiếu nại: "Cô sửa ... sai bài của em".  Cặm cụi mãi rồi cũng xong được một xấp.  Sau khi nàng "duyệt" lại kết quả công việc "phụ giáo" đã giao, thấy không tệ, nàng đưa thêm xấp khác, rồi xấp khác nữa...  Tổng cộng 4 xấp. Từ đó, cứ mỗi hai tuần anh phải đọc, sửa chữa lỗi chính tả, chấm câu, hành văn, tứ văn... của khoảng 240 "tác phẩm" không phải là thư tình, truyện tình đầy ướt át lãng mạn mà là bình luận, giải thích... khô khốc.  Mỗi "tác phẩm" từ 4 đến 8 trang giấy học trò.  Từ đó, anh làm "phụ giáo" cho nàng mà không đòi hỏi thù lao. Anh không còn là "thầy hàm" nữa, mà "thầy thực thụ", tuy không có giấy tờ công nhận chính thức.  Anh kiêm một lúc mấy công việc.  Ngoài việc chính là "tài xế máy bay" có lương, anh còn kiêm "tài xế xe ôm", ông Ba Tàu đấm bóp, phụ giáo...gian, và nội trợ v. v... không lương.  Hết giờ ở phi đoàn, anh lật đật về nhà làm những jobs không lương.  Thì giờ rỗi rảnh để tán gẫu với bạn bè cũng "nói lời chia tay" với anh. Tiền lương của anh còn phải giao nộp đúng hạn cho nữ cai tù kiêm giám đốc "ngân hàng gia đình".  Anh trở thành vô sản đúng nghĩa!  Anh còn gì đâu, ngoài tấm thân xơ xác, tóc tai bù xù này!  Không sao!  Đội nón bay và mặc áo liền quần, thì người nào cũng như người nấy.  Trông ai cũng... đẹp trai và oai phong cả!  Ôi!  Thời oanh liệt của một anh chàng pilot hào hoa, phong nhã của anh nay còn đâu!"
   
    Nhờ cái "ba lô ngược" của nàng, anh được cấp cho một căn nhà trong khu gia cư dành cho Sĩ Quan có gia đình.  Nhờ vậy, khi đưá con ra đời có chỗ để chơi đùa, không sợ u đầu mẻ trán.  Đứa con đầu lòng là một Công Chúa xinh xinh, có cặp mắt long lanh, sắc sảo như mẹ. Kiểu này có khối thằng "chết chìm trong mắt em" đây.  Anh lên chức cha thì phải có bổn phận và trách nhiệm của ngưòi cha.  Thương nàng ốm yếu, lại phải làm việc kiếm sống, không được làm mệnh phụ phu nhân như một số phụ nữ may mắn khác, anh gánh lấy phần lớn việc gia đình. Từ ngày có thêm nàng Công Chúa bé nhỏ, ngoài những jobs chính và phụ kể trên, anh còn thêm job vú em: thay tã, giặt tã, pha sữa, cho con bú, dỗ con ngủ.  Rồi, "đêm về nghe con khóc... điên... triền miên."  Sáng, anh phải thức sớm giặt một thau tã dơ và quần áo xong mới được ăn sáng.  Nhiều khi, anh phải nhịn đói vì không kịp giờ.   Anh trở thành một anh chàng "bá nghệ", một người chồng lý tưởng!

     Hết được tán gẫu với bạn bè, không còn thì giờ lả lướt ở mấy cái club thì anh "Khi vui nước nước non non, Khi buồn lại giở bàn son quân ngà", cùng với nàng "quân thiếp trắng, quân chàng đen."
Nhờ vậy anh có thêm hai Hoàng Tử nữa.
Nhà anh trở nên đông vui, ồn ào như ngày hội.  Khi về nhà, anh làm ngựa cho hết Công Chúa, tới Thái Tử, rồi Hoàng Tử cỡi. Hết đứa này đến đứa kia nắm tóc, bứt râu, níu áo, níu quần anh.  Cha con anh lấy gối, chăn, mền chơi trò Quốc Gia đánh nhau với VC.  Mỗi lần như thế, anh thường nghe nàng rên rỉ: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn!"  Anh như thế này, con lớn thêm chút nữa thì làm sao dạy đây!"  Cha con anh mặc kệ, để cho lời than của bà cai tù đi từ lỗ tai này sang lỗ tai khác rồi chạy rong ngoài đường.  Anh biết nhược điểm của nàng là ưa ngọt. Tối đến anh cho nàng uống nước đường thì mọi việc xong ngay.

    "Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả" thì chuyện nàng cai tù của anh có thể chấm dứt nơi đây.  Nhưng... cuộc đời của anh không êm ả như mặt nước hồ thu.
     Khi anh báo tin ông tướng "ép duyên" cho cha mẹ anh hay, thì mẹ anh có đi so tuổi đôi trẻ. Ông thầy bói ở xóm anh "phán" rằng nàng có số "vượng phu ích tử" nên cha mẹ anh tích cực cùng ông tướng "mặt sắt đen xì" của nàng hợp  tác "ép" anh "đưa nàng về dinh".  Nhờ số tốt của nàng, anh không chết sớm, tai qua nạn khỏi trong tích tắc, chỉ bị "muỗi cắn" hai lần thôi, và lên lon đều đều giữa hàng quân, không phải giữa "hai hàng nến trong".  Sau ngày 30-4-1975, khi "anh em ruột thịt" miền Bắc vào, anh được ưu ái cho "đi học đại học" ở núi rừng thượng du rồi trung du "mát mẻ" Miền Bắc.  Ngày anh ôm quần áo, từ giã cô giáo, giã từ chức "hàm thầy" để  đi  làm  "xanh (xao) viên trường Đại Hộc Máu" được thành lập vội vàng ở Miền Bắc, anh "bước đi một bước, dây dây lại dừng".  Thật là đau lòng xót dạ!  Anh mang theo hình ảnh nàng cai tù của anh "vai em gầy guộc nhỏ", vác thêm một cái "ba lô" thứ tư, tay mặt nắm Thái Tử, tay trái nắm Hoàng Tử, còn Công Chúa đứng phía trước.  Cả bốn người rưỡi nhìn theo bước anh đi làm cho ruột anh như đứt từng khúc từng đoạn.  Hai vợ chồng hai đầu lương với ba đứa con mà gia đình anh sống chật vật.  Bây giờ chỉ còn một đầu lương với bốn đứa con làm sao nàng xoay sở đây?  Nàng đi dạy, bỏ con cho ai trông?  Nàng "bể bầu" không có anh trông nom phụ giúp con cái thì nàng làm sao?  Cơm nước cho đứa lớn, săn sóc đưá mới ra đời, rồi dạy học, soạn bài, chấm bài, cộng điểm..., còn chợ búa cơm nước nữa. Tưởng tượng đến đây anh không dám nghĩ thêm vì chỉ thấy trước mặt là màn đêm dày đặc.  Càng nghĩ tới càng thương nàng đứt ruột nát gan!   Nhớ lời Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe những gì Cộng Sản nói.  Hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm", nhớ tới ông bác của thằng bạn thân Bắc Kỳ, bị kẹt lại Miền Bắc sau 1954 và bị đi tù "mút mùa Lệ Thủy", đến nay (1975) chưa về, chỉ vì có tí chút chức vụ trong chính quyền của Quốc Trưởng Bảo Đại, anh lạnh xương sống.  Kiểu này anh đi không có ngày về, không phải một tháng như chúng thông báo đâu.  Nếu nàng ôm cầm sang thuyền khác để có nơi nương tựa mà nuôi con, anh cũng cám ơn người đàn ông can đảm đó.  Nhưng mà đâu có thằng nào khùng đút đầu vô "lãnh đạn" một cách lãng xẹt vậy.  Không có thằng khùng thì... anh cầu nguyện "đừng đi du lịch âm cung sớm, bỏ anh và bỏ con, nghe em."

    Rồi một ngày... thân thể cao lớn, đẹp trai của anh và các đồng đội của anh trở thành những con khô cá lóc, nhà nước Cách Mạng XHCN  "nhân đạo" nên có chính sách cho gia đình đi thăm nuôi.   Các gia đình của những "xanh viên" Đại Hộc Máu này đã vỗ béo người thân của mình.  Và "Nhà Nước ta" lấy đó làm thành tích rêu rao với thế giới sự nhân đạo khoan hồng của họ để "bọn phản động, và đế quốc" không lấy cớ  lèm bèm, bêu rếu Cách Mạng nữa.  Anh biết thân, biết phận, biết hòan cảnh gia đình mình nên không hi vọng nàng thăm nuôi anh.  Nhưng mà... vào một ngày đẹp trời có nắng nóng, có mây bay, có chim trốn nắng trong lùm cây, anh nằm trong danh sách "trúng số": được gia đình thăm nuôi.  Anh đứng lóng nhóng tìm nàng.  Những người mẹ, người vợ đủ lứa tuổi tay xách, vai mang, lưng đèo lủ khủ bao bị, giỏ xách... lũ lượt kéo vào.  Nàng khệ nệ mang vác, lệch bệch đi vào cuối cùng.  Trứơc mắt anh là một nàng nông dân trong quần đen, áo bà ba màu đậm, không còn "áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường"!  Vai em không phải "gầy guộc nhỏ", mà là vai em xương nhấp nhô lồi lõm.  Em như một con cá sặc bị người ta làm khô, phơi mấy lứa nắng hết cả nước.  Tay chân khẳng khiu, đen đúa, trán đẫm mồ hôi.  Em, người cai tù khả ái của anh, từ ngày nàng bớt cái job cai tù, giao người khác đảm nhiệm, tưởng nhẹ đi một phần, ai ngờ...  Bây giờ nàng trở thành người vợ thủy chung "trước sau như một" của anh.  Thương quá là thương "con khô cá sặc" này!  Anh ứa nước mắt, nghẹn lời, nhưng không dám khóc.  Không phải anh sợ mấy con khỉ Trường Sơn lên làm người... ngợm, hách dịch la mắng, mà sợ nước mắt anh đeo đẳng nàng trên đường về nhà, và trở thành ác mộng cho nàng mỗi đêm. 

    Với đồng lương "khiêm tốn" của nhà giáo, nàng bươn chải kiếm thêm tiền để nuôi con, nuôi chồng.  Từ đó, mỗi khi hè về, nàng đi thăm nuôi anh.  Trong năm, nàng bận dạy, con bận học thì mỗi tháng nàng gởi một gói quà 5 kí lô cứu đói cho anh.  Anh nhớ tới ông tướng, chú của nàng (chú hay cha?  Bấy giờ anh vẫn còn thắc mắc điều này).  Anh chân thành cám ơn ông  đã se duyên cho anh với một người vợ dễ thương, tình nghĩa thủy chung như thế.  Vậy mà, ngày xưa đã có lần dại dột, anh than phiền với chú: "Cực quá chú ơi!  Kiếp sau cháu thề không lấy vợ làm cô giáo nữa!"  Ông chú đã cười cười an ủi anh: "Ráng đi cháu!  Chú cũng không hơn cháu đâu.  Bóng câu qua cửa sổ, 50 năm nhanh lắm!"

    Thời gian trôi qua... Rốt cuộc rồi anh cũng lãnh "bằng tốt nghiệp"  Đại Hộc Máu, sau mười năm "học tập và lao động là vinh quang".  Anh trở về nhà.  Vừa bước tới cửa, chưa kịp gõ thì anh nghe giọng cô chị đang "lên lớp" người em:
- Này, em lớn rồi, phải biết nên thân một chút, chăm chỉ học hành, sách vở áo quần phải ngăn nắp để làm gương cho hai đứa em.  "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" hiểu không? 
Câu nói quen thuộc này cả chục năm nay anh mới được nghe lại, nhưng không phải do nàng nói mà do "truyền nhân" của nàng. Anh giơ tay gõ cửa.  Một cái đầu xuất hiện nơi của sổ nhìn ra.  Ôi!  Công Chúa bé nhỏ của anh!  Bây giờ là một thiếu nữ tuy gầy guộc nhưng xinh đẹp, cặp mắt long lanh sáng rỡ không khác cặp mắt nàng cai tù của anh.  Anh lẩm bẩm:
-Em ơi, con khô cá sặc của anh, em đâu rồi?  Con khô cá lóc về rồi đây!
Con bé trả lời:
- Thưa ông, ở đây không bán cá khô, chỉ có chè thôi, nhưng buổi chiều mới có.
Anh biết con gái anh nhìn không ra cha.  Ngày anh đi, con anh mới 6 tuổi, bây giờ đã là thiếu nữ 16 rồi.  Anh bây giờ hom hem, gầy đét như con khô cá lóc, trông già trước tuổi nhiều làm sao nó nhận ra.  Anh liền nói:
- Ba về rồi đây.  Công Chúa Lớn, Thái Tử, Hoàng Tử, Công Chúa Út của ba, mở cửa cho ba vào, mẹ các con đâu?
Nghe gọi, thêm ba cái đầu xuất hiện nơi cửa sổ, ngó anh lăm lăm.  Công Chúa Lớn dè dặt nhìn hình anh treo trên tuờng rồi nhìn anh, hỏi:
- Ông nói ông là ba của cháu, có gì chứng minh?
Anh chợt có ý nghĩ muốn thử xem các con anh được người mẹ cô giáo dạy dỗ như thế nào.  Anh nói tên họ và tuổi tác từng đứa con thì được con bé trả lời:
- Thưa ông, cả xóm này, ai cũng biết tên tuổi của chị em chúng cháu.  Xin lỗi, cháu không dám cho nguời lạ vào nhà.
Anh đưa giấy ra trại của anh, con bé cầm lên đọc, vẻ xúc động rõ rệt trên khuôn mặt nhưng nó xem tới xem lui rồi đưa cho mấy đứa em xem.  Xong, trả lại anh.  Hai đứa lớn đưa mắt nhìn nhau.  Anh thấy đứa con gái khẽ lắc đầu.  Đứa con trai lớn ra dấu đồng ý với chị.  Con bé nhã nhặn nói:
- Xin lỗi... bác (từ ông qua bác), bác chịu khó chờ một chút, mẹ con (từ cháu qua con) đi chợ sắp về rồi.  Con không biết giấy của bác thật hay giả.  Bác không giống như trong hình của ba con.
Nói xong, nó chạy vào bếp mang một chén chè đầy ắp lòn ra cửa sổ đưa cho anh.  Anh vô cùng cảm động.  Người vợ cô giáo của anh dạy con vừa cẩn trọng, vừa ăn nói lễ phép, khôn ngoan. "Cám ơn em.  Mười năm không có anh, em đã hoàn thành xuất sắc việc nuôi nấng và dạy dỗ các con. Anh mang món nợ ân tình này lớn lắm."  Đang xúc động vì hạnh phúc này, nàng về tới, ôm lấy anh khóc vùi.  Các con lật đật mở cửa, đứa nắm tay, đứa kéo áo, lôi vào nhà.  Hạnh phúc đoàn viên thiết tưởng không cần thiết nói ra.

    Ngay chiều đó, anh có job "bưng bê" mặc dầu nàng và các con không cho.  Nhằm nhò gì cái job nhẹ nhàng này so với job "học hành" ở đại học Made by Trung Ương Đảng CSVN.  Sau thời gian ngắn được nàng và con tẩm bổ bằng chè bán ế, anh tìm được vài mối làm "gia sư" Anh văn tại những gia đình có nhu cầu đi nước ngoài, cho nên cuộc sống cũng dần dần đỡ ra.  Cám ơn nước Mỹ ngày xưa đã cho anh hai lần tu nghiệp nghề "tài xế máy bay" nên anh có một số vốn Anh văn kha khá để làm thầy thực thụ.  Nhà anh bây giờ có thêm "cai tù con", truyền nhân chính thức của cai tù mẹ, nên các con anh đi vào nề nếp tốt.  Anh làm đơn xin đi Mỹ, vì anh không muốn con anh đứa thì "Chị Út Tịch còn cái lai quần cũng đánh", đứa kia "Đêm nay Bác không ngủ" ( Bác đi tìm ai?), đứa nọ "Mẹ Suốt đưa đò" (đò ngang hay đò dọc?)... mà không thấy Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng  Đạo Vương, Vua Lê Lợi,  Quang Trung Đại Đế... đâu cả.

     Với "Mảnh bằng tốt nghiệp Đại Hộc Máu", vài năm sau, gia đình anh đành vĩnh biệt "Thiên Đàng" hạ giới được xây dựng bởi những "đỉnh cao trí tuệ" của loài người, đi sang một nước Tư Bản đang "giẫy chết", để chết theo "Đế Quốc Mỹ" cho "dzui dzẻ" cuộc đời.  Ở nơi đây anh mới thấy hết khả năng ẩn tàng của hai nàng cai tù lớn, nhỏ nhà anh. Nàng lớn lãnh hàng may gia công, một ngày làm việc từ 15 đến 20 tiếng đồng hồ.  Nàng nhỏ vừa đi học, vừa quán xuyến việc lớn việc nhỏ trong nhà, vừa chăn dắt mấy đứa em.  Anh lại nghe thường xuyên câu danh ngôn "thượng bất chính, hạ tắc loạn" nhưng giờ đây xuất phát từ cô Công Chúa Lớn.  Phu quân của một người đồng nghiệp may gia công với nàng cho anh cộng tác cắt cỏ thuê.  Nói cộng tác cho oai  một chút, chứ thật ra làm công cho anh ta.  Được vài tuần.  Một buổi sáng đẹp trời, anh đến cắt cỏ cho căn nhà đẹp mà chủ nhân là một phụ nữ goá chồng, thường vắng nhà luôn.  Người chủ thầu cắt cỏ bảo anh phải gỏ cửa để lấy cái check mà mấy tuần qua rồi chủ nhân chưa đưa.  Một mệnh phụ đẩy đà mở cửa.  Anh khựng lại, chủ nhân cũng khựng lại. Thôi chết anh rồi!  Đây là một "em gái hậu phương" mà anh phải chạy trốn khi bị ông tướng "ép duyên".  Em, nay tuy có tuổi nhưng cũng còn mượt mà lắm, con mắt lá răm còn tình tứ vô cùng... Nàng mời anh vào nhà, rót cho anh  một  ly  đầy  rượu Martel, thứ rượu ngày xưa anh khoái khẩu.  Nhưng anh vội từ chối vì... phải lái xe.  Nàng bảo:
- Anh ở lại đây, chờ tan rượu hãy về.
- Cám ơn em, cho anh về.  Anh còn phải cắt cỏ (xin độc giả hiểu nghĩa đen) nhiều nhà lắm.  Hôm nào rảnh, anh sẽ ở lại chơi lâu hơn.
- Anh cho em xin số phone.
- Em ơi, tha cho anh.  Con "sư tử" nhà anh bắt phone thì xé xác anh chết mất.
Thật ra, không phải anh sợ  "sư tử già" xé xác, mà anh sợ "sư tử con" với câu danh ngôn chân truyền "thượng bất chính, hạ tắc loạn".

    Về nhà, anh "thật thà khai báo" với hai nữ cai tù.  Anh bị buộc thôi việc, ở nhà, phụ cắt chỉ với nàng, không phải "xe chỉ... ố mấy kim... luồn kim".  Mắt anh lèm nhèm lắm rồi, luồn kim sao được nữa!  Sau đó, anh xin được job coi kho trong hệ thống Costco. Nhờ siêng năng và có trình độ lẫn kinh nghiệm điều hành, dần dà anh được thăng chức Manager.  Cuộc sống dần dần ổn định và thoải mái. Miểng đạn còn sót lại trong thân thể làm anh đau nhức muốn chết khi "gió mùa đông tới" cũng được "chế  độ đang giẫy chết" cứu anh sống.  Mấy đứa con của anh dưới tay "quản lý" của Công Chúa Chị đều học hành tử tế.  Nhờ xã hội "Tư Bản đang giẫy chết" cho các con anh nhiều cơ hội tốt nên các con anh thành đạt, có cuộc sống vững vàng.  Hai "Công chúa" được mẹ truyền cho chức cai tù đi nhận "nhiệm sở mới".  Thái tử và Hoàng tử nối gót cha vào "nhà tù mới". Bây giờ chỉ còn mình anh ngày nào cũng đụng mặt cai tù già.  Càng già cai tù càng khó tính, càng khe khắc.  Mỗi lần anh nói đùa như những ngày xưa thân ái thì nàng chận lại: "Ăn nói cẩn thận "hoạ tòng khẩu xuất" đó, mình à."  Nàng dùng chữ "mình" của người Miền Nam, nghe sao ngọt ngào chi lạ!  Nàng bắt anh kiêng hết thức này, đến món kia vì sợ "bệnh tòng khẩu nhập".  Nàng giảng giải cho anh:  "Bệnh nhập không chỉ vì đưa vào miệng thực phẩm thiếu vệ sinh, thức ăn mất quân bình dinh dưỡng, hay không có gì đưa vào miệng như những ngày "mài miệt" trong Đại Hộc Máu, mà bệnh còn nhập theo thức ăn thừa mứa nữa.  Hiểu chưa, mình?"  Ôi!  Lại bệnh nghề nghiệp: "Lên lớp" và "hiểu chưa"!  Nhưng chữ "mình" ngọt như mía lùi, làm sao giận nàng cho được!  Mỗi lần nàng tìm được phương thuốc "thần kỳ" nào trên internet là anh được làm "người thí nghiệm" ngay.  Nàng lập luận: "Không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc,  không ích lợi cái này thì cũng ích lợi cái kia."  Cũng không thể giận được trước tấm lòng "ưu ái" của nàng dành cho anh!  Anh "tự nguyện" bị bắt buộc làm theo nàng.

     Vợ chồng anh được các con tặng mỗi người một laptop.  Ngồi trước laptop, anh nhớ lại những ngày ngồi trước nồi chè ở Thiên Đàng XHCN quạt lửa phành phạch, nóng rát chảy mồ hôi mà thương cảm cho những người bất hạnh còn ở lại "Thiên Đường".  Anh cám ơn nước Mỹ đã đem đến cho vợ chồng anh điều kiện để tiếp cận nền khoa học kỷ thuật hiện đại của nhân loại.  Nhờ đó, anh liên lạc thường xuyên đồng đội của mình trên toàn thế giới. Nàng cũng vậy, liên lạc, "chit chat" với đồng nghiệp và học trò cũ,  cho nên sau này, thời gian bị kềm kẹp của anh cũng ít lại.  Hôm kỷ niệm 50 năm hoàn thành xuất sắc "nhiệm vụ cai tù và tù nhân", con cháu quây quần tụ hợp đông vui.  Anh chợt nhớ tới chú Thiếu Tướng, anh thắp cho chú một nén nhang và khấn:
- Thi hành án lệnh của chú năm mươi năm rồi, sao cháu chưa được "mãn án"?
Trên thinh không, anh nghe tiếng ông tướng văng vẳng:
- Xin lỗi cháu.  Chú tính sai bản án vì chú không biết có ngày cháu sống ở nước Tư Bản Mỹ.  Thôi ráng chịu đựng  bị "bóc lột" của bọn Tư Bản và bị "kềm kẹp" của nữ cai tù nhà cháu  thêm một thời gian nữa, cháu nhé!!!
- Xin chú trả lời cháu một thắc mắc kéo dài nửa thế kỷ: " Hạ Vy là cháu của chú hay là con?"
- Này!  Hỏi vớ vẩn!  Bộ nhà ngươi muốn ta bị ...bầm mình hay sao??? 

                                                    Hạ Vũ
( Bài do VHP chuyển )
Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 23:06 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #8 - 13. Jun 2010 , 23:26
 
ĐÀN BÀ
_
Nguyễn Thị Thanh Dương        
Tôi đi chợ về với nét mặt xơ xác chồng tôi nhận ra ngay:
-         Em trúng gío hay sao mà thần sắc bơ vơ thế?
Tôi bực mình gắt: - Anh trù ẻo em đấy à? Anh muốn em trúng gío chết bất đắc kỳ tử để anh lấy vợ khác hả?  Anh ta luống cuống chống đỡ:

-         Không đời nào thế. Anh chỉ muốn lo cho em thôi mà. Hay người ta tính lộn tiền của em? Hay em để quên món gì ở chợ như mọi khi để anh sẽ chạy ra giải quyết ngay bây giờ?
-         Hôm nay những chuyện ấy không xảy ra, vấn đề là em tình cờ gặp lại một cô bạn cũ làm chung hãng trước kia.
Anh ta reo lên:
-         Thế thì em phải vui lên chứ, cuộc sống bận bịu này không hẹn mà gặp một người bạn cũ là may mắn đấy. Ai vậy em?
-         Kim Chi. Tôi đáp cộc lốc.

Anh ta lại reo lên:
-         A, cái cô Kim Chi xinh đẹp có cái răng khểnh dễ thương mà ngày xưa hay đến nhà mình chơi ấy hả?
Tôi hậm hực nhìn ông chồng “ngây thơ”. Kim Chi đến nhà mình để xem xét, để đánh gía cuộc sống của mình, chứ không phải thân tình đến chơi đâu.

Nhìn nét mặt vui mừng và vô tư của chồng, kèm với câu khen “ngốc nghếch” ấy đủ để xếp anh ta đứng đầu vào hạng mục ăn nói thiếu suy nghĩ nhất thế giới. Câu nói này đủ để cho tôi làm đơn li dị nếu muốn. Gía tôi có bị tai nạn, bị thương cũng còn đỡ đau hơn khi nghe chồng tôi nhiệt tình khen một người đàn bà khác xinh đẹp trước mặt mình, mà lại là người đàn bà nguyên nhân làm tôi kém vui ngày hôm nay.

Khi tôi ở chợ, đang lúi húi trong đám đông để lựa mua trái vải tươi gía on sale chỉ có $1.99 một pound. Tôi đã kinh nghiệm rồi thấy cái gì rẻ là mua ngay, không ai biết trước ngày mai, chuyện “bể dâu” đổi thay là thường tình, chân lý này áp dụng cho chợ này không sai tí nào, gía cả của chợ luôn “bất bình thường”. Chiều thứ Sáu một thùng xoài gía $4.99, tưởng là rẻ tôi bưng vể 3 thùng, ngày mai thứ Bảy cô em chồng đi chợ về khoe một thùng xòai y chang chỉ có $3.99. Thế là tôi bị “lỗ” mất 3 đồng chỉ vì lanh chanh mua sớm.
Một cú hích vai làm tôi giật mình quay lại, thoát ra khỏi đống trái vải trước mặt, để ngỡ ngàng khi nhìn ra cô bạn cũ làm cùng hãng với tôi trước kia, tôi ngỡ ngàng vì xa nhau mấy năm mà trông nó trẻ đẹp hơn trước.

Kim Chi nói:
-         Không ngờ gặp bà ở đây.
Rồi nó nhìn tôi từ đầu đến chân:
-         Trông bà vẫn thế không có thay đổi gì cả.

Tôi cay cú nghĩ thầm “ý nó nói mình vẫn xấu như xưa đấy”. Còn nó càng ngày càng đẹp ra, có tiền có khác vì tôi đã nghe vợ chồng nó đang làm chủ hai tiệm nail, kiếm bộn bạc.
Tôi ráng nở một nụ cười:
-         Kim Chi vẫn …dễ thương ghê ( tôi tránh dùng chữ “đẹp” dù điều đó tôi không thể chối cãi được)
Nó vừa khiêm nhường vừa khoe:
-         Mình lo làm ăn qúa đâu có thì giờ để ý đến nhan sắc, trông coi hai tiệm nail, quản lý mười mấy người thợ mệt muốn chết. Có tiền nhiều cũng cực nhiều. Hôm nay sẵn đi công chuyện ghé vào chợ cho…vui, chứ vợ chồng mình từ giờ trở đi coi như suốt đời ăn cơm tiệm, thời gian đâu mà chợ búa với nấu nướng? Còn bà vẫn làm ở hãng cũ hả?

Nó “sâu sắc” thật, chia ra hai cảnh đời khác biệt, nó thì nhiều tiền lắm bạc, đang làm chủ có một đống nhân viên trong tay, còn tôi thì vẫn đi làm hãng xưởng, đồng lương ba cọc ba đồng, có nghĩa là nghèo suốt đời, không có cơ may nào mà ngóc đầu lên nổi !!

Tôi lạnh nhạt :
-         Ừ, mình không có gì thay đổi cả.
Kim Chi nhìn tôi đầy vẻ “xót thương”:
-         Hay bà nghỉ hãng đi làm nail đi? Về làm tiệm mình bảo đảm bao lương bà từ 700 đến 800 một tuần tùy theo tay nghề, không kể tiền tip.
-         Cám ơn Kim Chi, mình làm ở đây lâu năm quen rồi
-         Từ ngày mình đi làm nail hai đứa mình ở hai thành phố, chỉ cách nhau hơn 1 giờ lái xe mà ít có dịp gặp nhau. Mình mới xây một ngôi nhà sơ sơ nửa triệu, hàng xóm của mình toàn là dân Mỹ trắng trung lưu bác sĩ, kỹ sư không à…
Kim Chi móc bóp lấy ra một business card đưa cho tôi:
-         Đây là số phone của mình, bữa nào rảnh bà đến nhà mình chơi nhé? Mà phải gọi trước… lấy hẹn nhé, vì mình bận lắm, mình sẽ xắp xếp thời gian ở nhà đón bà. Thôi, mình đi mua đồ, có dịp sẽ nói chuyện sau.

Sao mà nó chảnh đến thế! mời bạn cũ đến nhà bắt phải lấy hẹn trước, y như khách đến tiệm của nó làm móng tay vậy. Tôi đứng lặng người khi Kim Chi đi khỏi, $1.99 một pound trái vải tươi không làm tôi hớn hở nữa, sự xuất hiện của Kim Chi đã làm tôi mất hứng, tôi vốn không ưa những người đàn bà…đẹp hơn tôi, giàu hơn tôi và chảnh hơn tôi.

Tôi nhìn theo Kim Chi, đi giữa chợ một bên là hàng cá, tôm, thịt, một bên là dãy hàng nước tương, chao, nước mắm, xì dầu đủ loại, và kẻ qua người lại nhốn nháo như ong vỡ tổ mà nó đi như người mẫu đang biểu diễn trên sàn catwalk, bàn chân nọ đặt trước bàn chân kia, để tạo dáng đi yểu điệu, cho thân mình mềm mại uyển chuyển, làm tôi ngứa cả mắt.

Tôi bĩu môi lẩm bẩm một mình:
-         Cái nhan sắc ấy thế nào chẳng nhờ vào thẩm mỹ viện ! còn tiền bạc trên cõi đời này chỉ là phù du, có nhiều tiền càng phù phiếm xa hoa, càng hư hỏng con người chứ…ích lợi gì? Căn nhà nửa triệu ở Texas chỉ bằng căn nhà cũ rích tồi tàn ở Calif. chứ hơn ai.

Mua đồ xong, ra tới bãi đậu xe tôi vẫn chưa hết tức, chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh xinh đẹp tươi trẻ của Kim Chi, thì nó lại lù lù xuất hiện một lần nữa. Tại sao trong đời tôi lại có hai lần…xui cùng một lúc đến thế!
Ác ghê, xe nó đậu cạnh xe tôi, hai cái xe cũng khác biệt như hai người chủ, cái xe Toyata của tôi đời…nào tôi cũng không nhớ nổi, nằm cạnh cái xe Honda Acura đời mới bóng lộn của Kim Chi.

Tôi thấy Kim Chi đang lúi húi xếp đồ vào trunk xe, bây giờ tôi càng nhìn nó kỹ hơn, toàn bộ hơn, nó diện cái quần lưng lửng qua đầu gối một tí, vải hoa màu xanh màu đỏ làm nổi bật cái áo đen hai dây kiểu thời trang ôm gọn thân hình thon thả, trông nó trẻ trung, nhí nhảnh và tươi mát giữa mùa hè nóng bức. Nó biết tôi không thể nào không nhìn nó nên càng cố tình xếp đồ thật chậm, thật lâu, điệu bộ và đỏm dáng như một nàng qúy tộc. Có lẽ nó đã quên cái thời còn ở apartment, hai vợ chồng và một đứa con chỉ có một phòng ngủ, trông nó lôi thôi, nhếch nhác thế nào!

Ngay giây phút này đầu tôi lóe ra một kế hoạch tập thể dục để giảm cân, để sẽ có một thân hình đẹp…hơn nó. Hai đứa bằng tuổi nhau, cùng nghèo mạt rệp như nhau mà sao tôi gìa hơn nó, xấu hơn nó? Và bây giờ nó đổi đời, giàu hơn tôi? Thật là bất công.

Dù tôi cứ suốt đời cho rằng tiền bạc là phù du, nhưng cũng chính giây phút này tôi thừa hiểu rằng những đứa nhiều tiền lắm bạc vẫn sướng, tha hồ mua sắm quần áo và mọi thứ trên cõi đời, tha hồ vào thẩm mỹ viện mà tu bổ nhan sắc. Thế nên chúng nó càng trẻ ra, càng đẹp ra. Còn tôi, mỗi lần đi chợ phải tính toán từng đồng một và như ngày hôm nay hí hửng với gía trái vải tươi onsale rẻ hơn bình thường chỉ có mấy chục xu một pound.
Tôi và Kim Chi lại chào chia tay nhau lần nữa. Chắc Kim Chi đang nghĩ thầm cả cái xe của tôi cũng vẫn thế, mấy năm nay từ ngày nó chia tay tôi đến giờ vẫn không hề thay đổi, ngoài cái việc cũ kỹ thêm, tàn tạ thêm.
Thật là một cuộc gặp gỡ bất ngờ và cay đắng!
Chồng tôi phụ xếp đồ vào tủ lạnh. Anh ta nhấc bịch trái vải lên ngắm nghía, nói một câu chắc nịch như đinh đóng vào cột:
-         Hôm nay trái vải onsale đấy !
-         Ủa, sao anh biết? Tôi lơ đãng và ngạc nhiên hỏi.
-         Khi nào em mua món gì nhiều là món ấy đang onsale. Tuần trước em khuân về một lúc 3 thùng xoài, trời mùa hè xoài mau chín, ngày nào anh cũng phải hối hả ăn xoài cho kịp với tốc độ chín của nó, cho nên cứ nhìn xoài là anh hoa cả mắt, và tối ngủ anh còn…ác mộng, thấy những trái xoài chín vàng…hiện về lửng lơ ở đầu giường.
-         Anh đừng có nói là anh sẽ nằm ác mộng thấy những trái vải hiện về nhé, vì hôm nay em mua 10 pound trái vải đấy.
-         Bất qúa coi như anh ăn trái vải…trừ cơm.
Tôi nghi ngờ:
-         Anh ngụ ý chê em nấu cơm dở phải không? Anh đừng “cay đắng” thế, những người vợ nấu ăn ngon chỉ…hại chồng thôi anh ạ, hết bày ra món này tới món kia, chồng con tha hồ ăn thỏa thích, rồi béo phì, rồi tiểu đường, cao máu, cholesterol. Anh có muốn thế không? Có muốn chết sớm không?
-         Em lúc nào cũng đa nghi, suy nghĩ “negative” cho người khác. Thế em và Kim Chi có chuyện gì mà em không được vui?
Tôi nhún vai:
-         Cuộc đời là gỉa dối !
-         Tại sao em lại triết lý thế sau một buổi chiều đi chợ?
-         Kim Chi đấy, nó gặp em làm bộ vồn vã hỏi thăm nhưng chỉ để khoe khoang về mình. Đi chợ gì mà ăn diện như đi thi hoa hậu.
-         Đàn bà mà em, ai chẳng thích ăn diện, ai có tiền mà chẳng thích khoe khoang!
-         Nhưng em tức lắm, nó nhìn em bằng ánh mắt tội nghiệp, làm em chịu không nổi.
Tôi kể lại chuyện gặp Kim Chi ở chợ cho chồng nghe, và kết luận:
-         Một ngày nào đó em sẽ…trả thù!
-         Trời ơi, em định làm gì?. Anh van em hãy suy nghĩ lại..
-         Sao anh hoảng hốt đến thế? Em có định giết nó đâu. Một ngày nào đó em sẽ sửa sang nhan sắc, ăn diện thật đẹp, thật thời trang, và đi xe đời thật mới để đến nhà  thăm nó cho nó bất ngờ và cay đắng giống như em chiều nay. Đó là cách trả thù của em.
-         Nhưng tiền ở đâu ra cho em đi thẩm mỹ viện, sắm quần áo và mua xe đời mới? Ant ta hồi hộp nhìn tôi và chờ đợi.
Tôi thở dài:
-         Chính em cũng đang tự hỏi câu đó và chưa có câu trả lời.
Chồng tôi đến bên tôi và ôm vai tôi, dỗ dành:
-         Em ơi, hãy tập bao dung đi, nếu em còn tức giận, còn ghanh ghét là còn “tham sân si” đấy. Ở đời, người nọ hơn người kia là thường, mình hãy sống cho mình, hạnh phúc với những gì mình đang có. Đó là vẻ đẹp và sự giàu có trong tâm hồn, thật bền vững và vô gía đó cưng. Cũng như…
Anh ta chợt ngưng bặt, tôi phải giục giã:
-         Anh cứ thoải mái nói tiếp đi.
-         Em cho phép nhé. Cũng như…anh lấy phải cô vợ đanh đá, chanh chua, mà còn nấu ăn dở ẹc nhưng anh vẫn sung sướng được chung sống với cô ta cho đến hết đời.
Tôi vùng vằng:
-         Anh bảo em tha thứ cho Kim Chi là bênh vực nó, một người chồng yêu vợ là phải…về phe vợ trong bất cứ hoàn cảnh nào chứ?
-         Anh kể cho em nghe một bài anh đã đọc trên báo. Lâu ngày gặp nhau thì hai người đàn ông vồn vã nhau hỏi thăm nhau về sức khỏe, công việc, còn hai người đàn bà thì…trước hết nhìn nhau xem nó có đẹp hơn mình không? Có giàu sang  hơn mình không? Nếu nó hơn thì ghét nó, nếu nó thua kém mình thì sung sướng và thương hại nó. Đó chính là Kim Chi và em trong buổi gặp gỡ chiều nay, nói tóm lại đàn bà là thế cả.
Thấy chồng nói đúng tim đen của mình tôi quay mặt đi dấu nụ cười cho đỡ…quê. Chồng tôi trở về thực tế:
-         Thôi bây giờ em nấu gì để ăn đi chứ?
-         OK em sẽ nấu bún riêu. Tôi đáp ngay không cần suy nghĩ.
Anh ta ngạc nhiên:
-         Tại sao hôm qua nấu bún riêu rồi, hôm nay lại ăn bún riêu?
-         Thế anh không đoán ra à? Tại vì… cà chua onsale, một đồng 2 pound em mua từ tuần trước. Em phải ráo riết nấu bún riêu để xài cho hết một đống cà chua đang đua nhau chín đỏ trong tủ lạnh đó.
Anh ta biết điều:

-         Ừ nhỉ, thế mà anh quên mất. Ăn bún riêu xong vợ chồng mình sẽ ăn trái vải tráng miệng phải không em? mỗi ngày mỗi ăn để cho hết đống trái vải em mới mua về đó.
Hai vợ chồng tôi nhìn nhau như nhìn thấu tim gan nhau. Có lẽ chúng tôi là cặp vợ chồng ăn ý nhất trên cõi đời này. Tôi sung sướng ra điều kiện:
-         Nếu anh còn yêu em say đắm như nãy anh đã nói thì hãy chiều em…
Anh ta nhìn tôi bằng ánh mắt ướt át, tình tứ rồi ngọt ngào nói:
-         Lúc nào anh cũng sẵn sàng chiều em, yêu em say đắm như thuở ban đầu. Anh sẽ hôn em, ôm em trong vòng tay, anh sẽ…Vậy em muốn gì hả cưng?
-         Ngày mai chúng mình lại…ăn bún riêu để thanh toán nốt chỗ cà chua chín mùi trong tủ lạnh, anh nhé.

                              
Nguyễn Thị Thanh Dương
Back to top
« Last Edit: 13. Jun 2010 , 23:27 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #9 - 14. Jun 2010 , 23:06
 


Chuyện Buồn Người Vợ Tù        


Một ngôi biệt thự nhỏ khiêm tốn cuối đường Hoàng Diệu, Đà Lạt. Phía sau là vườn hồng và có thể nhìn thấy trường Couvent thấp thoáng aó xanh lam của các nữ sinh nội trú. Đó là “ngôi nhà hạnh phúc” của chúng tôi cũng là tên do các bạn yêu thương đặt cho nó. Chúng tôi sống êm đềm hạnh phúc với ba đứa con thật dễ thương và một em bé còn đang trong bụng mẹ. Căn nhà lúc nào cũng rộn rã vui tươi nhất là Tết đến còn thêm “những con bà phước” (tức là những sỹ quan Võ bị không được về Sài Gòn ăn Tết vì cấm trại) tất cả đều quay quần vui chơi như chính nhà của họ, bởi vì các anh thích cái không khí thoải mái và thân thương nhất mà chúng tôi đã thật thân tình đón tiếp. Nếu cuộc sống ấy được kéo dài thì thật đúng là chúng tôi đã có một thiên đàng hạnh phúc thật sự rồi. Nhưng đâu có ai ngờ rằng Buôn Mê Thuột mất, mọi nơi di tản về Sài Gòn. Gia đình tôi cũng trong làn sóng kinh hoàng đó. Tôi và các con được ông bà nội các cháu yêu thương đùm bọc, và tôi đã sinh cháu bé ngay tháng tư năm đó . Cũng vì thế mà chồng tôi không thể ra đi một mình. Anh đã lên được tàu nhưng anh lại nhảy xuống bơi về . Nếu anh biết trở về rồi lại phải xa mẹ con tôi vĩnh viễn chắc anh đã chẳng quay về . Đó cũng chính là nỗi đau ray rứt, niềm ân hận khôn nguôi của chúng tôi .

Tháng sáu anh đã đi trình diện học tập cải tạo, với hy vọng sau mười ngày sẽ trở về ….. Không có chồng tôi ở nhà, tôi rất sợ hãi và buồn lo. Anh đã cho tôi một đời sống ổn định vững vàng. Nay không có anh tôi không thể làm gì hết, tôi đã mất hết, mất cả những ước mơ toan tính của chúng tôi cho con cái sau này. Tôi không còn gì hết ngay cả mạng sống của tôi cũng rất mong manh vì mới sanh cháu còn quá nhỏ. Rất may nhờ sự lo xa của bà nội các cháu nên mẹ con tôi còn được ăn cơm thêm vài tháng. Toàn dân ở thành phố đã phải ăn khoai lang, khoai mì và bo bo. Lương thực bán theo sổ gia đình, hoàn toàn không có gạo. Khi nào được mua bột mì thì sung sướng lắm. Vì có thể đổi bột lấy bánh mì (món ăn ngon nhất lúc bấy giờ) Nhờ có bánh mì tôi có thêm việc làm để kiếm được vài đồng đi chợ. Tôi phải lo làm nước sốt (muối + cà chua) thái cà rốt củ cải dưa leo làm đồ chua mang ra trước cửa bán từ 4 giờ sáng.

Ngày tháng cứ qua đi với buồn lo nặng trĩu vì 4 đứa con cần ăn để sống . Tôi như con chong chóng hết bán bánh tôm bánh cuốn tại đường Duy Tân lại quay ra bún ốc bún riêu ở đường Gia Long. Nhưng cũng không được bao lâu vì “chiến dịch dẹp lòng lề đường”. Tôi lại phải chạy thuốc tây, ai cần bán cần mua là có tôi làm chân chạy. Tôi còn nhớ một lần có người cần mua 5 chai nước biển, mà tôi chỉ có đủ vốn cho 2 chai, thế là tôi phải chạy làm 3 lần từ chợ Vườn Chuối qua chợ Bà Chiểu mới giao đủ hàng được . Đạp xe đạp muốn kiệt sức vì mồ hôi và nước mắt nhoè nhoẹt đến không thấy đường đi. Nhiều lúc đầu óc tôi muốn vỡ tung ra vì những tính tóan cho cuộc mưu sinh, vì những thay đổi khôn lường của xã hội chủ nghĩa và nhất là vì những hoang mang lo sợ cho chồng tôi đã bao lâu biệt vô âm tín. Ban đêm, nhìn những khuôn mặt ngây thơ của các con tôi trong giấc ngủ say sưa; tôi yên tâm vì tôi vẫn còn có chúng ở bên tôi. Nhưng chồng tôi nay ở đâu? Đói no ấm lạnh ra sao? Anh là người nặng tình chồng vợ, yêu qúy các con, liệu anh có yên giấc được không? Hay cũng như tôi thao thức suốt đêm thâu với bao nỗi lo âu tắc nghẽn không phương giải thoát. Chỉ có lúc này tôi mới được tự do khóc nức nở để vơi bớt nỗi buồn lo nặng trĩu bên mình. Tôi không dám khóc trước mặt các con vì chúng sẽ òa khóc theo ngay khi thấy tôi chảy nước mắt.

Mãi gần một năm sau tôi mới được tin chồng tôi dù chẳng phải là tin vui. Anh đang bị một cơn sốt rét ác tính và thiếu thức ăn trầm trọng có thể chết bất cứ lúc nào. Mong ước của anh là muốn biết tin tức của mẹ con tôi trước khi anh nhắm mắt. Trời đất như sụp đổ dưới chân tôi. Tôi lạy van người đưa tin xin chỉ đường cho tôi đi gặp anh.

Sau cuộc hành trình khá vất vả, lội suối băng rừng, những con vắt cắn tôi chảy máu tùm lum mà tôi không hề biết sợ biết đau. Quần áo ướt hết, gió lạnh làm tôi rét run, xanh mét. Tới nơi chưa kịp mừng thì đã bị cán bộ trưởng trại tra hỏi lâu ơi là lâu. Cuối cùng vì “cảm phục lòng yêu chồng của phụ nữ miền Nam ”. Họ cho tôi gặp mặt. Vì chồng tôi đau nặng nên anh em cùng “láng” cho mắc võng ở giữa còn các anh mắc võng chung quanh để che gió lạnh. Thật sự thì có che được bao nhiêu đâu vì mỗi khi gió tạt vào thì tất cả đều lãnh gió cát đầy cả mặt mũi. Tôi chết đứng khi thấy chồng tôi chỉ còn là bộ xương sơn đen, hàm răng trắng nhô ra vì đôi má đã hóp lại, cặp mắt lõm sâu không còn thần sắc. Tôi khóc lặng lẽ nước mắt như mưa nhào tới bên anh, ôm lấy tay anh, còn anh thì không còn đủ sức để nắm tay tôi nữa. Thời gian như ngừng lại, các anh xung quanh cũng yên lặng ngậm ngùi.

Tôi không thể nào quên được đêm hôm ấy, trước đống lửa bập bùng, mấy chục khuôn mặt mà tôi chắc trước kia đẹp đẽ oai phong lắm trong bộ quân phục VNCH, bây giờ thì chao ơi là tội nghiệp, họ chỉ còn là những bộ xương người biết cử động . Thương người, thương mình tôi khóc đến đau nhức cả hai mắt. Chồng tôi thì nằm thoi thóp, miệng vẫn cố cười, chắc anh đã mãn nguyện? Đứa con gái út của anh mới tám tháng nên hãy còn bú mẹ. Hai bầu sữa căng nhức, tôi chợt tỉnh táo để xin lỗi mọi người ra xa để vắt sữa. Tôi bưng chén sữa bỏ thêm hai muỗng đường rồi đổ cho chồng tôi từng muỗng một.

Chồng tôi có lẽ nhờ vào mấy chén sữa của tôi mà tới sáng anh đã tỉnh hẳn. Mấy anh bạn cứ chọc anh là uống sữa tiên nên mới được như vậy .

Sau chuyến đi ấy tôi ngã bệnh cả tuần lễ . Vừa khỏi là tôi lại sửa soạn đi một chuyến nưã vì tôi biết chồng tôi rất cần thuốc men và tẩm bổ. Hai chân anh ấy không mang nổi tấm thân gầy chỉ còn 40 ký lô. Nỗi buồn lo này chưa hết, lại đến nỗi buồn vì con bé không thèm sữa mẹ nữa. Thế là tôi mất thêm niềm hạnh phúc vô biên là dược ôm con, ngắm cái miệng xinh xinh của con như gắn liền với bầu vú mẹ để dược mẹ chuyền cho giòng sữa chan chứa yêu thương. Các cụ đã nói là khi dang cho con bú thì không được cho ai sữa của mình kẻo trẻ sẽ chê sữa mẹ. Tôi cũng tin như thế nhưng biết làm sao hơn khi thấy chồng tôi cũng đang cần sức sống.

Muốn có thuốc men và đồ ăn cho chồng thì phải lo tiền nhiều hơn. Bán ngoài đường bị đuổi , tôi soay ra làm bánh croissant ở nhà . Tối nào tôi cũng nhờ mấy cậu hàng xóm sang nhào bột hộ, xong bắt bánh rồi chờ bột nở cho vào lò. Lúc đầu tôi tự làm, tự bán nhưng sau tôi để bà con lối xóm lấy bánh đi bán các nơi, bán nhiều thì lời nhiều. Nếu không bán hết thì tôi lấy lại để nướng khô bán cho các chị đi thăm nuôi. Vậy mà cũng chẳng được bao lâu thì hết vốn vì bánh thì vẫn phải làm mà tiền thì không thu về được vì ai cũng nghèo nên dù bánh bán hết cũng không đủ tiền mua gạo nên lại khất tôi lần sau, rồi lần sau nữa … .Dù sao tôi vẫn phải cố xoay sở cho có đủ tiền đi thăm nuôi chồng.

Tới năm 1977, chồng tôi bị “biên chế” chuyển từ Kà Tum qua Trại An Dưỡng Biên Hòa . Lúc đó chúng tôi mới được đi thăm chính thức. Cán bộ trong trại đã gửi giấy về nhà, cho phép thân nhân đi thăm sau gần hai năm biệt tăm tin tức. Có được đặc ân này là do những xôn xao, bất mãn của gia đình tù nhân cải tạo. Sau lần thăm đó, anh bị đưa ra Bắc lúc nào tôi không hay .

Thời gian này là khủng khiếp nhất vì họ đổi anh đi lung tung, nào Lào Cai, nào Yên Bái, nào Lạng Sơn ! Vừa được tin ở nơi này thì đã bị chuyển đi nơi khác, không có cách nào thăm nuôi được . Tôi phải mua chui những tấm phiếu để được phép gửi quà, mỗi gói chỉ có 3 kg thôi, địa chỉ phải viết theo ám số. Tôi phải làm thịt kho với cả chai nước mắm, hy vọng mặn thì để được lâu vì không biết bao giờ gói quà mới tới tay người nhận. Trông thấy tôi kho thịt, các con tôi nói: “Bố sướng quá, có nhiều đồ ăn ngon hơn tụi mình!” Còn gì đau khổ và xót xa hơn cho tôi khi nghe thấy câu so sánh thơ ngây này!!

Cuối cùng tôi cũng tìm ra được họ chuyển anh về Vinh-Nghệ Tĩnh. Tôi và chị anh vội ra thăm. Vì không có giấy phép nên chúng tôi phải đi tàu với giá chợ đen, nghĩa là đi từng chặng một và giá vé gấp đôi . Tới nơi tôi sẽ vào báo công an là tôi bị mất cắp nên mất luôn cả giấy phép thăm nuôi và xin họ chứng nhận cho. Phải có giấy đó tôi mới được phép vào trại thăm chồng tôi. Tôi đã phải nói dối mới thoát qua ải lính gác.

Vừa xuống tàu là tôi đã hoảng sợ vì dân địa phương đứng chỉ chỏ bọn tôi: “Vợ ngụy kìa!” Cũng may họ không ném đá chúng tôi như đã ném đá các anh khi phải chuyển ra Bắc. Chúng tôi tới nơi là chiều thứ Bảy, họ không kiếm được chồng tôi. Qua ngày Chủ Nhật tôi vẫn còn hy vọng gặp mặt vì họ nói anh đi xa làm việc, đã cho gọi rồi, thứ hai sẽ gặp. Đêm Chủ Nhật, tôi nằm mê thấy anh về báo cho tôi biết là anh đã chết!? Anh linh thiêng như vậy chăng? Tôi tỉnh dậy khóc quá trời làm thức giấc mọi người. Các chị đi thăm nuôi an ủi tôi “ Sinh dữ tử lành, yên chí đi, mai được gặp”. Tôi không thể nào tả được hết nỗi buồn lo, bối rối của tôi đêm đó và thức luôn đến sáng, không thể nào ngủ lại được. Mờ mờ sáng tôi đã dậy . Mọi người lo nấu cơm vì nghe nói ở đó không bao giờ tù nhân có cơm ăn. Trời sáng hẳn. Dưới lớp sương mù của núi, từ trên nhìn xuống, tôi thấy từng toán người đi ra lao động. Tôi như người mộng du, như có ai đẩy tới, tôi từ từ đi xuống chân núi, nơi cấm các thân nhân tù cải tạo tới gần. Toán 1 đi qua, rồi toán 2, rồi toán 3, tôi nghe thấy tiếng gọi “Chị chung, chị Minh” và tiếp theo tiếng ai la to: “anh Chung chết rồi!” Tôi ngã xuống và không còn biết gì nữa .

Khi tỉnh lại, tôi thấy tay chân bị trói vao trõng tre, y sĩ đang chích thêm hai mũi thuốc

khoẻ. Tôi nghe kể là tôi đã ngất đi và họ khiêng tôi lên núi cả tiếng đồng hồ qua rồi. Họ phải trói tôi lại vì sợ tôi vật vã làm gẫy kim chích. Tôi nói tôi không sao, cởi trói ra cho tôi . Sau cơn choáng quá đau tôi lại trở thành bình tĩnh quá làm họ cũng phát hoảng luôn. Tôi yêu cầu gì thì họ cũng cho phép hết. Tôi xin được gặp bạn bè thân của chồng tôi, trao lại cho các anh hơn 120 kí lô quà tôi mang đến. Ai cần gì thì lấy rồi viết thư về nhà nhắn vợ con đem tiền trả tôi. Cuối cùng cán bộ mang đến cho tôi một cái túi xách tay, trong chả có gì ngoài bộ bà ba cũ mèm của chồng tôi. Họ cho tôi một chén cơm hẩm, hôi mùi gạo mốc, trên có quả trứng luộc dể mang ra mộ. Trẻ em theo sau để nhìn bát cơm, trầm trồ: “ cơm kìa! cơm kìa!” tôi di như một thây ma sống, mắt mở to mà nào có nhìn thấy gì, tai cũng chẳng nghe thấy gì, bước thấp bước cao theo hai người dìu tôi đi, tim như đau buốt, nước mắt chảy không ngừng. Khi ra tới mộ tôi lại ngất đi một lần nữa. Giá mà khi ấy tôi dược đi luôn theo chồng tôi thì hay biết mấy!

Tôi trở về nhà với một thân xác rã rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng gì, mắt mở to mà chả nhìn thấy gì. Tôi đã phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần . Rất may cho tôi và các con tôi là lúc đó tôi có một cô em và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận tình.

Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hang chữ “Người nhận đã chết. Trại yêu cầu hoàn.” Ra bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi . Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nhìn bốn đứa con ngồi ăn ngon lành với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại, nước mắt tôi lại chảy như mưa . Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản “phạm nhân chết”. Nhờ mảnh giấy này mà mẹ con tôi mới được đi Mỹ theo diện HO. (Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy này, xin gửi kèm theo đây để mọi người biết “tội ác” của chồng tôi!) Can tội: Giảng viên tâm lý chiến xã hội học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà lạt. Án phạt tù: 3 năm; nhưng khi chết đã 3 năm 7 tháng. Nếu họ đúng lời chắc chồng tôi không thể chết.

Thế là xong là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó tôi sống cũng như chết rồi, nhưng vì bốn đứa con nhỏ, chúng đâu có tội tình gì. Bên nội bên ngoại ai cũng muốn nuôi dùm 1, 2 đứa nhưng tôi không thể nào chịu được nếu để 1 đứa con xa tôi . Tình thương con đã thắng cái “điên” của tôi để lo lắng cho chúng nhưng với phường khóm thì tôi thật là một “mụ điên dữ dằn”. Tôi không chịu đi họp tổ họp phường gì cả . Công an khu vực tới tận nhà bắt đi họp. Tôi nói: “Người mà các anh thấy có tội là chồng tôi thi anh đã chết rồi, tôi và 4 con nhỏ không còn gì phải họp với hành nữa”.

Lúc trước mình ngu nên cứ tin là phải họp hành cho tốt thì họ xét cho chồng về sớm. Nay tôi không còn gì để sợ nữa thì họ lại để tôi được yên thân.

Tôi bắt đâu tính chuyện vượt biên, mấy mẹ con dắt díu nhau đi tìm đất hứa không biết bao nhiêu lần. Hết đi từ Nhà Bè, Vũng Tàu, Mỹ Tho đến Rạch Giá, Sóc Trăng nhưng đều không thoát, ở tù cũng mấy lần. Xuống ghe ra biển lại thấy hối hận vì thương con, chưa thấy thoát mà chỉ thấy chết tới nơi. Bị bắt tù đày thì lại càng hối hận hơn vì các con không có thức ăn, nước uống chỉ có một ca nhỏ. Trong trại chỉ có 1 cái ao tù, ăn cũng đó mà tắm giặt cùng nơi. Bẩn thỉu không thể tả cho nên trẻ con không bị đau bụng ỉa chảy thì cũng ghẻ lỡ ghê hồn. Tôi sợ quá đến không dám nghĩ đến đi nữa . Phải cậy nhờ xin đi dạy lại dù biết là nhà giáo chỉ húp cháo thôi. Nhưng dù sao đi nữa cũng còn có chỗ để mua “nhu yếu phẩm” và được “thầu” để bán quà cho học trò trong trường.

Thời gian này tạm ổn định, lo cho các con tới trường cũng phải chạy chọt vì “nhất thân, nhì thế” của xã hội lúc bấy giờ. Phận mình thì xong rồi, bạn bè tôi còn rất nhiều có chồng dang tù tội. Thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau để “lá rách nát đùm lá tả tơi” đứa nào có thứ gì cho tù ăn được thì mang tới gom lại để chia cho những bạn sắp đi thăm. Trong cái tình đó tôi lại thấy được nhiều sự đau khổ mà người vợ tù phải chịu đựng nhục nhằn mà không ai có thể chia xẻ với họ. Chẳng hạn như một chuyện rất thật của một người bạn thân của tôi, chúng tôi đã chia sẻ từng bó rau muống từng chén nước mắm “muối + nước màu” cho các con ăn. Từng viên đường thẻ để mang vào tù cho chồng. Chỗ chồng bạn tôi ở lại có “nhà hạnh phúc” và các anh tù phải làm việc thật tốt thì cán bộ mới cho phép gặp vợ tại đó. Lẽ dĩ nhiên chồng bạn tôi làm khổ sai cật lực để được ân huệ đó . Chị cũng là một cô giáo, sống rất đạo dức và thành tín, thương chồng vô cùng, nhưng khi vào thăm đã thấy “nhà hạnh phúc” có mấy cái trõng tre và mấy anh cán bộ ngồi canh. Chị đã không thể “cho anh” và điều này đã khiến anh nổi giận nghĩ là chị đã có “ai khác” ngoài đời. Chị đã bị anh chửi bới tơi bời còn gì thê thảm hơn nữa không? Thời gian đã qua tôi hy vọng anh đã thông cảm với chị về cái “không thể cho anh” đó. Mặc dù giờ thì anh chị cũng đã xa nhau, thật là một điều rất đáng tiếc.

Lại thêm một cô bạn láng giềng, may mắn có ông chồng được thả về sau bảy năm tù tội. Những tháng ngày trong lao tù khiến con người cũng thay đổi nhiều lắm. Dễ nóng giận và mặc cảm đầy mình. Một hôm cô bạn tôi được nhà nước cho mua một khúc vải may quần với giá rẻ dành cho các công nhân viên nhà nước. Cô mang về khoe nói là bán đi sẽ lời được sáu ngàn đồng. Ông chồng lại muốn may để mặc vì ông ta thấy cũng cần phải có một cái quần mới . Bạn tôi ngần ngại nửa muốn cho chồng may, nửa muốn bán đi để thêm tý tiền lo cho gia đình nên nói với chồng: “Khúc vải này sáu ngàn lận đó anh.” Chưa nói dứt lời là bạn tôi bị một cái tát tai choáng váng mặt mày, sự việc xảy ra quá sức tưởng tượng của mọi người. Anh chồng rất hối hận về hành động vũ phu của mình; tuy nhiên anh vẫn đổ lỗi cho bạn tôi cái tội “coi cái quần hơn chồng”. Đó lại là một trong muôn ngàn cảnh ngộ trớ trêu cuả vợ tù cải tạo.

Thắm thoát dã qua 7 năm lúc này cuộc sống mấy mẹ con tôi đã dễ thở vì chị em bạn bè ở ngoại quốc đã bắt đầu gửi tiền về cứu trợ. Tôi được mẹ chồng cho theo đi để bốc mộ Anh. Tâm trạng tôi thật rối bời và lo sợ liệu bốc lên có phải là Anh không hay lại là mồ của ai khác?!! Trên đường đi cũng không kém gian nan cực khổ như khi đi thăm nuôi tại Kà Tum. Tôi phải gửi mẹ tôi tại Nghệ Tĩnh để cùng với người cháu đi vào K3 chỗ họ chôn xác Anh. Đường thì xa, đất sét trơn trượt tôi nghĩ đành phải bỏ cuộc vì hai bàn chân đã sưng rát. Tôi ngồi xuống bên đường vừa khóc vừa van vái “anh có linh thiêng xin phù hộ cho em tới nơi để mang anh về gần em và các con”. Đang gục đầu khấn nguyện thì nghe tiếng xe lọc cọc do một con trâu kéo, trên là các cán bộ đi công tác về. Họ tra hỏi và tôi “thành khẩn khai báo” nên họ cho tôi lên xe quá giang tới tận nơi. Tôi nhờ người cháu trở lại để đón Mẹ tôi trở vào trại ngày hôm sau để bốc mộ. Tôi không thể nào quên cái cảm giác hãi hùng khi được anh cán bộ đưa lên núi, chỗ đó là chồ để các thân nhân tù lên ở tạm qua đêm vì không có xe về ngay . Khổ cho tôi là khi tôi tới nơi thì chỉ có một mình, có sợ cũng chẳng làm sao hơn được tôi đành cầu cứu nơi các đấng thiêng liêng, Chúa Mẹ, Phật Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, cầu chồng tôi che chở bảo vệ tôi . Cứ mở mắt to mà van xin cầu nguyện đâu có dám nhắm mắt mặc dù đã quá mệt mỏi . Rất may trời bắt đầu tờ mờ sáng là mẹ tôi đã đến nơi . Chúng tôi được cán bộ hướng dẫn đi tìm mộ, may mắn tôi gặp được anh cán bộ người miền Nam rất tốt bụng đã cho phép chúng tôi được gặp những người đã chôn chồng tôi lúc trước. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết bốc mộ là gì và nhất là thấu hiểu được câu nói “cát bụi trở về với cát bụi”. Thịt da đã tan vào với cát, chỉ còn bộ xương trắng mà các bạn anh đã từ từ cầm lên từng cái đầu, xương vai, xương cổ ống tay ống chân, và ngay cả những đốt xương nhỏ họ cũng mò tìm cho đủ . Một sợi dây làm bằng giây thép nhỏ, cái mặt làm bằng kính máy bay có hình dáng 2 người đứng bên nhau đã được anh bạn lấy lên trao cho tôi và nói chính chồng tôi đã làm để tặng cho tôi khi nào tôi lên thăm gặp mặt. Anh đã phải cất giấu bao ngày vì nếu cán bộ thấy là bị tịch thu ngay. Rất may là có mẹ tôi và người cháu lo lắng lấy rượu rửa xương rồi quấn vào vải bỏ vão trong một cái bị to để chúng tôi mang về . Còn tôi ngồi chết cứng với nước mắt rơi sầu tủi. Xót thương anh.
Trên đường về mới gặp toán người thăm nuôi. Gặp cô bạn cũng đi với mẹ già, đang chuyển quà từng khúc một, tôi chạy lại đỡ một tay. Khi tôi dắt bà cụ qua một người tù đang cuốc đất dưới ruộng, ngẩn nhìn và khẻ gọi mẹ. Tôi quay lại giúp cô bạn còn vài giỏ đồ ăn, chúng tôi vừa đi ngang thì lại nghe anh ta gọi “em Liễu”. Cô bạn tôi nghe tên ngoảnh mặt lại nhìn và lại bỏ đi luôn. Đem đồ lên đặt cùng chỗ với bà cụ chúng tôi lại quay lại trở lại để đem nốt chỗ còn lại, tôi bảo cô bạn, có lẽ anh tù kia quen Liễu đấy . Ta thấy anh gọi Mẹ lại kêu tên Liễu đó. Chạm mặt nhau rồi mà Liễu vẫn không nhận ra . Tới khi anh ta quên cả sợ cán bộ chồm lên đường kêu Liễu. Anh dây, Tuấn đây mà . Lúc đó bà cụ cũng đã trở lại và nhận ra con, cụ khóc òa ôm lấy anh tù, còn Liễu cũng khóc nhưng la “không phải anh mà” không phải anh đâu . Người chồng yêu quý vì tháng năm đói khổ phải ăn khoai mì nên mặt anh ta biến dạng vì quai hàm bạnh ra và nhựa độc của khoai mì làm cho tất cả tù nhân đều có cái mặt vuông gần giống nhau cả . Tôi cũng không cầm được nước mắt lại nghĩ rằng chắc chồng tôi còn sống thì mặt mũi cũng chỉ như vậy mà thôi.

Từ trại về chỉ có độc nhất một chiếc xe đò, mọi người ngồi chật cứng trong xe, còn có nhiều người phải đứng bám vào cửa xe rất là nguy hiểm. Mẹ con tôi về đến ga Vinh là trời đã tối, lại ôm cồng kềnh một cái bị hài cốt của chồng tôi. Ngồi sân ga đợi tàu rất là nguy hiểm vì mẹ con tôi nhơ ngác với xứ lạ quê người . Mẹ tôi phải lấy giây buộc cái bị và cuốn quanh người . Chỉ sợ lỡ mất đi thì khổ lắm. Tôi hồi hộp sợ hãi còn hơn khi đi vượt biên nữa. Tôi đánh liều vào nhà nghỉ mát của nhân viên xe lửa. Sau một lúc nói chuyện gây cảm tình và nhờ có “thủ tục đầu tiên” ( xin trả tiền trước) nên mẹ con tôi được vào tạm trú qua đêm yên lành. Sáng hôm sau cũng nhờ có ông quản lý nhà nghỉ đó mà chúng tôi được lên tàu ở trong toa xe của các nhân viên đi nghỉ mát. Tôi phải tin tưởng là chúng tôi đã có ơn trên che chở nên đã mang thoát được bộ xương của chồng tôi về đến nơi đến chốn. Vì nếu không được ở trong xe đó chắc chắn chúng tôi không thể thoát khỏi xự khám xét trên tàu mà nếu họ phát giác ra là có xương người là lập tức đuổi chúng tôi xuống giữa rừng hoặc quăng xuơng đi . Giờ đây lâu lâu tôi lại có cơn ác mộng gặp lại cái cảnh mà công an đi sục sạo trên tàu, bắt mở tất cả mọi thứ để khám xét là tôi hét lên bật giậy mồ hôi ướt đẫm người. Sau đó lại nằm xuống với nước mắt trào ra không thể ngăn nổi vì nhớ thương anh và tủi phận mình đơn độc.

Hiện tại thì chồng tôi đã được yên nghỉ tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo ở Bình Dương. Nhưng cũng không biết được bao lâu nữa vì họ còn tính dẹp cả nghĩa trang mặc dù đó là đất tư mà gia đình tôi đã phải mua bằng những cây vàng lúc họ dẹp nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngay trong thành phố Saigon .

Bốn mẹ con tôi xuống phi trường Dulles vào một buổi tối mưa tầm tả của tháng 6 năm 1994. Được gia đình cô em ra đón, tôi mừng quá nhưng vẫn chưa hết lo sợ, không biết đây là thật hay mơ. Nỗi ám ảnh bị bốc đi vùng kinh tế mới và sự không nói có, có nói không của nhà nước công sản đã khiến tôi mất hết niềm tin. Tôi chỉ còn biết cầu Đức Mẹ ban cho tôi một phép lạ.

Chúng tôi cố gắng học hỏi để hoà nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Nay các con tôi đã lớn, đã thành đạt và rất hiếu thảo. Chúng hết lòng lo lắng, chăm sóc tôi. Tôi thật mãn nguyện, nhưng tôi biết tôi không thể ôm giữ chúng mãi được. Chúng phải có cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng. Dù biết vậy, nhưng mỗi khi chúng vắng nhà, còn lại một mình tôi, tôi lại thấy sợ hãi. Những năm tháng khổ cực, hãi hùng của thời dĩ vãng lại kéo đến ám ảnh tôi. Hình ảnh chồng tôi lúc oai hùng, mạnh mẽ trong bộ quân phục, lúc rách nát, tả tơi, thoi thóp trên trõng tre lại chập chờn quanh tôi. Tôi đã thì thầm với anh: “ Đợi em đi cùng!” Vâng, tôi ước mong được sớm ra đi bình yên dể được xum họp với chồng tôi. Chúng tôi chỉ mới được hưởng hạnh phúc gia dình có 4 năm 5 tháng. Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!

Trần Thị Thanh Minh
( Bai do PHUNG-TRAN chuyen )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #10 - 19. Jun 2010 , 00:16
 

Đèn Khuya Hiu Hắt_

Huy Phương        

Tôi thật tình không muốn chọn những đề tài kiểu “năm Dần nói chuyện Cọp” nhưng hình như mỗi mốc thời gian thường để lại trong lòng chúng ta những cảm xúc, có khi thoáng qua, nhưng cũng có khi dai dẳng. Ngày Memorial giờ đây thực đã qua rồi, những nén nhang trên những nấm mồ đã tắt, còn lại những chân hương lạnh lẽo, những bó hoa thắm sắc trong nghĩa trang đã héo tàn dưới cơn nắng và gió của Santa Ana. Mọi người đã trở lại với đời sống hằng ngày, chạy theo những bánh xe quay, và hình ảnh những người chết không còn để lại gì trong ý nghĩ của chúng ta, lẽ cố nhiên chúng ta không thể đắm mình trong tưởng nhớ mà bỏ quên đời sống thực tại hiện hữu mỗi ngày.

Bản tin mới nhất, loan báo trong tuần qua, người lính Mỹ thứ 1,000 đã nằm xuống trong trận chiến tại Afghanistan. Ôi, con số 1,000! Một nghìn đồng bạc, không nhỏ tuy nhiên không là một số tiền lớn. Một nghìn đoá hoa, đã nhiều, nhưng chưa đủ để kết một cái xe hoa trong ngày Rose Parade. Một nghìn người trong một cuộc biểu tình, di chuyển, đi lại, đã là đông. Chúng ta chưa tưởng tượng ra được một nghìn người chết vì bom đạn, “chết thật tình cờ, thịt da nát tan”. Họ nằm xuống ở xa, khi lìa đời không nắm được bàn tay người thân. Một nghìn cái quan tài bọc kẽm được đưa về quê hương trên những chuyến bay dài qua những đại dương. Một nghìn ngôi mộ “đều như nấm” có cắm cây thánh giá trong nghĩa trang quốc gia Arlington. Một nghìn gia đình buồn khổ vấn khăn tang.

Thế mà trong cuộc chiến Việt Nam, nước Mỹ đã mất 58,000 người. Trong số người tử trận có đến 61% là những thanh niên dưới 21 tuổi, người trẻ nhất chỉ mới 17. Cũng trong ngày 6 tháng 6 cách đây 66 năm, trong cuộc đổ bộ tại bờ biển Normadie, nước Mỹ đã mất 2499 quân nhân mà xương cốt của họ đã nằm lại trong lòng đất nước Pháp, nhiều người không còn tên tuổi, họ chết như những người lính vô danh, không có đến một cái tên khắc trên bia mộ. Tuổi của họ cũng còn rất trẻ. Người ta ghi nhận ngay phút đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Omaha Beach, 19 thanh niên của một thành phố nhỏ của tiểu bang Virginia là Bedford đã ngã xuống vì hỏa lực và mìn bẫy của địch. Những người này còn quá trẻ để người ta gọi họ là “boys” trong tác phẩm “The Bedford Boys” của Alex Kershaw. Những người lính này là những chàng trai trẻ, vừa rời khỏi ghế nhà trường, chưa hề hưởng được chút thú vui của cuộc đời đã hiến tuổi xuân xanh theo tiếng gọi của tổ quốc.

Để bảo vệ miền Nam, 220,357 người lính VNCH đã tử trận mà không phải ai cũng được trở về “trên chiếc băng ca” hay “trên chiếc trực thăng sơn màu tang trắng”. Máu họ đã thấm vào lòng đất trên những địa danh vẫn nghe trong những bài hát chinh chiến xót xa của một thời. Cũng có những người lính lấy con tàu và đại dương ôm ấp hình hài như 58 chiến sĩ hải quân đã chết cho vùng biển máu thịt của quê hương.

Để quyết xâm chiếm miền Nam 1,176,000 người lính Bắc quân Cộng Sản “sinh Bắc tử Nam” đã không còn cơ hội sống còn. Một vài trăm cái nghĩa trang sơn xanh quét đỏ trên khắp đất nước, từ tỉnh lỵ đến xã ấp xa xôi không đủ chỗ cho con số hơn triệu xương cốt, hầu hết đã tan nát theo cỏ cây trên núi rừng, lạch suối trên cả hai miền Nam Bắc cho tham vọng chủ nghĩa của một số người.
Người chết thường bị chóng lãng quên. Người chết là lá vàng ủ mục cho những hạt nẩy mầm nhú lên mặt đất, làm phân bón cho những cây con chóng lớn lên. Đã nhiều người lính chết cho chiến công của một người. Đã nhiều người lính chết cho những người sau lưng họ được sống. Đã nhiều người lính chết chỉ là phương tiện cho cứu cánh của một thiểu số cầm quyền. Chỉ với một cái gật đầu trên bàn hội nghị, một nét bút chì trên bản đồ hành quân, bao nhiêu xương máu phải đổ ra ngoài trận địa.

Thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ dài và triệu triệu người lính đã chết, họ chết trong hy vọng tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn, hòa bình, hạnh phúc hơn nhưng cuối cùng thế giới lại đắm mình trong những cơn xâu xé tàn nhẫn, với bom đạn tối tân hơn, kỹ thuật giết người tinh vi hơn và với những lý do nghe qua có nhiều sức thuyết phục hơn. Chiến tranh máu lửa chưa hề có một ngày ngơi nghỉ, lụi tàn trên trái đất này và cái chết của những người lính chỉ là những con số vô hồn, ở nơi này hay ở nơi khác, trên một góc nhỏ khiêm nhường của một tờ nhật báo hay trên môi người xướng ngôn viên xinh đẹp của màn ảnh nhỏ vào tối hôm nay, trong lúc gia đình đang quây quần với nhau trong bữa cơm chiều.
Chúng ta có thể nào hiểu nổi tâm trạng của những gia đình có chồng, có cha, có con đang đi “vào nơi gió cát”. Những bản tin làm nhói nỗi đau, gây muộn phiền và lo sợ cho những người thân của mình, đêm nay không biết ở đâu trên những vùng đất xa lạ, ngút lửa tranh chấp, hận thù. Trong thời đại với kỹ thuật thông tin ngày nay, tin xấu về còn nhanh hơn những tia chớp ngoài kia, nhưng đã có một thời, người mẹ Việt Nam, nuôi đứa con lớn lên trong nghèo khó, nhọc nhằn, đã gởi đứa con đi theo tiếng gọi, nhân danh cho những điều cao đẹp trên đời, để cuối cùng thay vì nhận lại đứa con rắn rỏi, tự tin, trưởng thành, tươi cười rạng rỡ bên mẹ sau những ngày xa cách, là những tờ “biên lai” ghi công vô hồn.

Trên mặt địa cầu này đã có bao nhiêu tượng đài ghi công, bao nhiêu vòng hoa tưởng niệm, bao nhiêu bài diễn văn vinh danh, ca ngợi nhưng không có gì bền bỉ, trung kiên bằng tấm lòng người mẹ nghĩ đến đứa con mất. Tôi biết chuyện một người mẹ, từ ngày đứa con ra đi chiến trường và không bao giờ trở lại, mỗi đêm đi ngủ bà vẫn để lại ngọn đèn chong. Trong ý nghĩ của người mẹ, đứa con về trong đêm sẽ biết hướng trở lại nhà. Sẽ không bao giờ có tiếng đập cửa và tiếng kêu: “Mẹ ơi, con về đây!” nhưng ngọn đèn khuya mỗi đêm vẫn còn đó.

Trên những xóm làng mà bạn đã đi qua, bạn đã có dịp nhìn thấy những ngọn đèn khuya hiu hắt trong đêm, bạn đã thấy những đốm lửa thấp thoáng bên kia sông như những nỗi buồn xa. Hãy hình dung đó là những ngọn đèn của những người mẹ thắp lên mỗi đêm để chờ đứa con về, những đứa con chết ngoài chiến trường trong lúc còn rất trẻ.

( Bài do VHP chuyển )

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #11 - 19. Jun 2010 , 19:35
 
Con Ruồi

     

Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu. Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình.

Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!

Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng!
Thế là mọi chuyện bắt đầu.
Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.
Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
- Sao vậy anh?
Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
- Có người chết trôi kia kìa!
Vợ tôi cầm ly sữa lên:
- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
- Còn ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
Vợ tôi nhăn mặt:
- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!
Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
- Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
Tôi vẫn chưa nguôi giận:
- Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!
Vợ tôi trố mắt:
- Nó còn trong ly kia mà!
- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.
- Anh thấy sao anh còn uống?
- Ai mà thấy!
- Không thấy sao anh biết có hai con?
Tôi tặc lưỡi:
- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
Vợ tôi bán tính bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...
Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
Vợ tôi giật mình:
- Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
- Chứ không phải sao?
- Không phải!
À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
- Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...
Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
- Em đâu có nói vậy!
- Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!
Vợ tôi nhún vai:
- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?
Tôi khoát tay:
- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy triệu cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?
- Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi đá gà bị mất xe? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị giật mất điện thoại?
Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt tv đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.
Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
Vợ tôi lạnh lùng:
- Tùy anh!
Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!
Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.
Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.
Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
- Cô định làm gì đấy?
- Đem đổ đi chứ làm gì!
- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ!
Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.
Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.

Nguyễn Nhật Ánh
 
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #12 - 21. Jun 2010 , 23:14
 

TB chào Chị Đóa , anh chồng này đoảng quá chừng , không chịu đeo mắt kiêng để nhìn trà ra ruồi ,đã vậy còn nóng nẩy giận quá hóa cù lần ,phải chi để cô vợ đổ ly sữa là mình ngon lành rồi ,bi giờ thì tha hồ mà ỉ ôi than thở ca bài "xin lỗi em ". Chúc chị Đóa và anh dzui nhiều. Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #13 - 21. Jun 2010 , 23:17
 


NHỮNG CON CÀO CÀO XANH_


DƯƠNG, THỊNH        


Tác giả, 63 tuổi, là cư dân Westminster, thành phố  Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời.  Đứng trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm người cha than yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh xao,

vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh nắng trưa hè gay gắt,mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra con gái , ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên :

“Má ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !

Đoàn tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng sau nhìn con..Khi không còn thấy hình bong cha nữa, bé Mai mới chịu chạy lại bên mẹ thút thít khóc

Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :

“Nín đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.”

Thời gian thăm nuôi thật ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết giờ.

Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc. Đến gìơ. Tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK. về phía mọi ngừời:

“ Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.”

Ông Sinh vôi vàng nắm chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, sách bị gói lương khô cùng mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.

Ngồi trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa, phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức. Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, than hình gầy gò, đen đủi cùa ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thgường gọi đùa là : Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”

Ông có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh.Biệt hiệu này bé rất thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.

Riêng ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại

Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.

Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về.

Ra khỏi tù , ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết : Vợ con ông đã vượt biên năm 1976. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết ! không biết đâu mà mò.

Điều làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay là tin đồn nhảm?! Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã bị…..ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để cho ông biết tin Những câu hỏi tại sao ?....tại sao?...làm cho ông điên đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao.?!

Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con

May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.

Dạo này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa chút ít, dánh bóng lại bán được gía cao.

Một người khách đi đến gian hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân,, cầm lên hỏi :

“Bác , Đôi này bao nhêu?”

Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trơn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi :

“Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải…..phải tên Sinh không?”.

Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng. Ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.

Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự.

Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhân được tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.

Ngay ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục. Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là : Vợ ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do công an tới nhà báo tin.

Nhưng nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này ? Đối với vợ, ông có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô bé vô cùng không kể xiết.

Ông đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mu tin, mù tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi ?!

Sau đó chương trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.

Đứng trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc tiểu bang Illonois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông hồi hộp, tim đập loạn xạ.. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?!

Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại.Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.

Về quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán khóe mắt, vành môi.

Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ:

“Em. Trông em đẹp lắm !”.

“Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.”

Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản.

“Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”.

Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông:

“Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.

Ông Sinh nhỏm dậy:

“Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số phôn và địa chỉ của nó!

“Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ điều gì.”

Ông Sinh như chết điếng :

“Em nói thật đó chứ?!”.

“Em không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại em. Anh đi tìm con dùm em.Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học nghành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao! Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua chắc cần tiền bạc, em giúp.”

Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi phiếu.

Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.

Nhờ những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới, nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số phận thời gian.

Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.

Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng.

Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.

*

Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đở, dù đó là ngày nghỉ của mình.Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười.. Tuy là người vui tính thích bong đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn” Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.

Hôm nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm qùa.

Ngày chủ nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới thực sự được rảnh tay.

Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử.Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong.. Bất gíác nàng run người lên , mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh , trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi :

“Ở đâu bé có hai con cào cào này?”.

Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua :

“Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”.

Bác sĩ Trần không kềm được xúc động , hỏi dồn:

“Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”.

Cô bé hốt hoảng :

“Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”

Bác sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ :

“Có ai thấy ông gìa nào đó trong bệnh viện không?”

Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ Trần.

Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng :

“Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.”

Tuy nói vậy nhưng trong lòng nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng ?.!”

Thôi đi ăn cơm!.

Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm nuôi cha,.trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình. Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu , đợi ngày cha trở về đi cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ, bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.

Cuộc vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.

Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết :

“Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.”

Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.

Sống chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa, bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng khách.. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.

Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết : Cha đã chết trong tù!

Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng cũng không còn. Thế là hế!

Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa! Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.

Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO.Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường.

Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.

Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.

Nàng rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích nơi ồn ào của nàng từ trưóc đén giờ, bèn okay chấp nhận liền.

Trong khi chờ đợi vị hôn phu đi mua thức ăn. Nàng dã kiếm đựợc khá nhiều lá dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con cào cào.Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương nhớ cha.

Ngoài kia. Sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay chàng cũng xin một con.

Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng sẽ thích thú lắm! Về đến nơi. Thật, chàng không thể tin vào mắt mình, nàng cũng đang thắt…..con cào cào.

“Em đang làm gì vậy.”
“Thắt con cào cào.”

Chàng cầm con cào cào mới xin được, vẫy vẫy trước mặt nàng.

“Anh cũng có một con.”

Nhìn con cào cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn:

“Ở đâu anh có nó?”

Chàng chỉ về hướng đám trẻ:

“Một cụ già Việt-nam cho anh.”

Chẳng nói chẳng rằng, nàng nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa. đeo cặp kiếng lão, Hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng. Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.

Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:

“Trời ơi! Mai….Mai, con tôi.”

Cũng vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi xúc động, ông không nghờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt ngắn, dài chẩy trên hai gò má nhăn nheo. Nhưng ông cảm thấy sung sướng và ấm áp vô cùng.

*

Tin bác sỹ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng.

Hôm nay nhà bác sỹ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua , bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sỹ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sỹ Hải.

( Bài do VHP chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #14 - 22. Jun 2010 , 18:59
 
thubeo wrote on 21. Jun 2010 , 23:17:
NHỮNG CON CÀO CÀO XANH_


DƯƠNG, THỊNH        





Cảm ơn TB với câu chuyện : Những con cào cào xanh " thật cảm động . Đọc từ đầu tới đuôi mà lòng cứ lâm râm khấn nguyện cho ông lão tìm lại được con gái ruột đã biệt tăm tích rất lâu . Và kết thúc có hậu của câu chuyện cũng làm trái tim Choè trở nên nhẹ nhàng thư thái trở lại ....Câu chuyện hay và hấp dẫn thật đó TB . Nâu coi truyện này chắc khóc dữ lắm đây , vì Ba Nâu cũng đi ra ngoài Bắc từ sau 75 đến mười mấy năm sau mới về lại và qua Mỹ đoàn tụ với gia đình . Cũng may là mẹ Nâu và các anh chị em Nâu vẫn chung thủy chờ Ba Nâu về để hạnh phúc ....Nâu ơi , vô đây mà đọc chuyện này hay lắm nè

Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #15 - 22. Jun 2010 , 23:09
 
ChíchChoè wrote on 22. Jun 2010 , 18:59:
Cảm ơn TB với câu chuyện : Những con cào cào xanh " thật cảm động . Đọc từ đầu tới đuôi mà lòng cứ lâm râm khấn nguyện cho ông lão tìm lại được con gái ruột đã biệt tăm tích rất lâu . Và kết thúc có hậu của câu chuyện cũng làm trái tim Choè trở nên nhẹ nhàng thư thái trở lại ....Câu chuyện hay và hấp dẫn thật đó TB . Nâu coi truyện này chắc khóc dữ lắm đây , vì Ba Nâu cũng đi ra ngoài Bắc từ sau 75 đến mười mấy năm sau mới về lại và qua Mỹ đoàn tụ với gia đình . Cũng may là mẹ Nâu và các anh chị em Nâu vẫn chung thủy chờ Ba Nâu về để hạnh phúc ....Nâu ơi , vô đây mà đọc chuyện này hay lắm nè

Thank you Choè.....
Em cũng cám ơn chị Thubeo post bài này hay quá, mà hổng biết có phải dựa vào chuyện thật không hả chị? Chị ơi, không nghe chị báo cáo đông đất nữa là em mừng... Bà chị em ngày xưa bị động đất 1 lần, sợ quá, lật đật dọn nhà chạy qua tiểu bang khác......
Chúc chị và gd nhiều an bình..
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #16 - 25. Jun 2010 , 23:18
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 22. Jun 2010 , 23:09:
Thank you Choè.....
Em cũng cám ơn chị Thubeo post bài này hay quá, mà hổng biết có phải dựa vào chuyện thật không hả chị? Chị ơi, không nghe chị báo cáo đông đất nữa là em mừng... Bà chị em ngày xưa bị động đất 1 lần, sợ quá, lật đật dọn nhà chạy qua tiểu bang khác......


Chúc chị và gd nhiều an bình..


TB chào CH và HMN. TB nghĩ chuyện này có thật. TB đã đọc từ HNPD thấy cảm động quá ,trong thời gian người lính VNCH đi tù thì còn nhiều tình cảnh bi đát hơn nữa , nhưng muốn quên thì phải nói ra phải không CH và HMN.TB chúc CH và HMN dzui nhiều miếng Bự nhen. Smiley Smiley Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #17 - 25. Jun 2010 , 23:27
 


: "Chú Tư Cầu" Lê Xuyên:
những ngày cuối đời       



Gần 10 giờ đêm 2-3-2004, chị Lê Xuyên điện thoại cho tôi thông báo tin anh vừa mất lúc 9 giờ 20, tức là cách đó nửa giờ. Lời chị kèm theo rất chân tình:
– Tôi gọi cho anh trước khi gọi cho nhà đòn.
Tôi hiểu ý chị và phải nói hiểu từ lâu mới đúng.

Gia đình anh chị trong hoàn cảnh sinh sống rất khó khăn chật vật, vì thế nên tôi đã dặn trước: nếu có chuyện gì cần chị cứ gọi cho tôi. Tôi không tin vào tôi mà tin vào tình yêu thương của bạn bè từ khắp nơi luôn sẵn sàng giúp đỡ Lê Xuyên nên hứa ngay: Chị cứ lo mọi việc cho tang lễ của anh, còn chuyện khác để anh em chúng tôi lo. Chị vui vẻ:

– Nếu thế tôi an tâm rồi.

Buông điện thoại, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên trước cái tin buồn này. Từ hai năm nay, Lê Xuyên nằm một chỗ, có thể nói thẳng nằm đó chờ ngày “về với ông bà”. Một năm trước đây thôi, anh phải vào bệnh viện, chị cũng gọi cho tôi rồi đến nhà mang theo cả giấy “nhập viện” và số tiền phải trả. Tôi cũng lại làm cái nhiệm vụ thông báo cho một số anh em ở nước ngoài để kiếm tiền trả bệnh viện. Không phải chỉ có riêng chúng tôi mà còn những người quen khác của anh, những người bạn đồng hương, những người học cùng trường cùng lớp, có cả những người không hề quen biết cũng xúm nhau vào chung lo. Hầu như ai cũng hiểu rằng ngày “ra đi” của anh không xa. Nhưng may mắn, anh vẫn còn qua được vài mùa xuân. Những lần sau này tôi đến thăm anh, anh nằm đó nhưng tỉnh táo, không nói chuyện được song hỏi nhiều điều, anh vẫn nhớ, vẫn hiểu. Khi anh gật đầu, thỉnh thoảng có được một nụ cười, đôi mắt ánh lên một niềm vui. Nhất là khi tôi cố gợi lại một vài câu chuyện vớ vẩn từ hồi xa xưa chúng tôi gặp nhau ở ngoài đường hoặc ở toà soạn một vài tờ báo.

Tính cách Lê Xuyên

Để cho anh được sống lại với những kỷ niệm cũ, tôi kể lại một buổi sáng sớm vào khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh chắn với vợ chồng ông chủ báo Kịch Ảnh đường Cống Quỳnh, tôi lái xe về nhà. Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố. Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe của ai. Tôi bóp còi, lúc đó anh mới ngước lên nhìn và toét miệng cười. Ít khi ông Lê Xuyên cười lắm. Tôi đẩy cửa xe, thò đầu ra hỏi:
– Ăn sáng chưa?
– Chưa… gì hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
– Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.
Leo lên xe, anh hỏi thẳng:
– Đêm qua được hay thua?
– Được.
– Nhà không còn một xu, tui để tiền trong túi cũng hết luôn.
Tôi cười và hiểu cái sự “hết tiền trong túi” của anh dù mới lãnh lương. Móc trong cóp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc đêm hôm qua và dặn dò rất kỹ:
– Mang về toà soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
– Ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với. Lâu rồi không được ăn đồ Tây.
Tôi cười:
– Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
– Đâu cũng được.

Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có hai bàn khách. Tôi gọi mì jambon là món “đặc sản” ở đây còn Lê Xuyên gọi omelette jambon ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm. Ăn xong tôi bảo ông có tiền rồi, lấy xe taxi về toà soạn, tôi phải về nhà thay quần áo rồi còn vào phải vào sở chào cờ vì hôm nay là sáng thứ hai. Lê Xuyên cười hì hì:

– Cả đời tao chưa biết chào cờ là cái gì. Tao chỉ chào ông chủ báo khi lần đầu tiên đến làm. Ngô Quân cũng thế mà Hồ Anh cũng thế.

Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời Thế, đôi khi vào buổi trưa, tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa, hôm có tiền thì chui vào Chợ Lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt. Có lần tôi rủ:

– Chúng tớ có cái phòng thuê ở trên lầu ba để thỉnh thoảng chơi phé, lấy tiền sâu gửi lại tay quản lý nên bất cứ lúc nào cần phòng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?

Bản tính anh hiền lành nên hỏi lại:

– Nằm làm gì, tôi phải về làm việc chứ.

– Ông ngây thơ thật hay ngây thợ cụ, ông cứ lên với tôi là biết ngay “nằm làm gì”. Ông muốn Tàu cũng có mà ta cũng có.

Dĩ nhiên đến nước này thì ông bạn tôi phải hiểu, nhưng ông lắc đấu quầy quậy như thằng con nít bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại toà soạn và xác nhận với anh em rằng “Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ”. Một ông bạn tôi cãi: “Nó nhát chứ đứng đắn cái gì”. Thôi thì nhát cũng được, đứng đắn cũng được nhưng nó không giống tụi mình. Và một điều ai cũng nhận thấy là chưa bao giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ cái phòng trà tiệm nhảy nào, ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh. Tôi cứ lẩm cẩm ngồi nhắc lại từng chuyện khiến anh thú lắm, đó là lúc anh được sống thêm.

Một bí mật bây giờ mới tiết lộ

Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời Thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông “tướng vùng”. Ông tướng nhờ một đại tá và một trung tá liên hệ với tôi để nhờ tôi can thiệp. Tôi chẳng biết trắng đen ra sao, nhưng đã có lời nhờ và giải thích thì tôi làm. Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những gì tôi được nghe và đề nghị “thông cảm” với phóng viên cho ngưng loạt bài đó kẻo làm mất uy tín của một người chỉ huy vùng chiến thuật. Lê Xuyên nói ngay:

– Ông nói thì tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.

Sau đó tôi điện thoại cho ông chủ báo Hồ Anh, lúc đó tôi mới biết rằng đã có một hai ông nghị sĩ dân biểu can thiệp, nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này. Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu thì không có gì trở ngại.

Chỉ có thế thôi. Rất bất ngờ, hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất: “Vì có người bạn chúng tôi can thiệp nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này”. Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động và ngay lúc đó tôi trở nên áy náy vì biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đã bỏ ra bị tôi “kỳ đà cản mũi”. Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:
– Thông cảm với phóng viên rồi, nó bảo ngưng cũng được, viết thế đủ rồi.
Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói:
– Tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông thì khác gì đi ăn hối lộ. Thôi hôm nào ông được bạc mình lại đi ăn đồ Tây. Hôm nay tôi bận quá ông ạ.
Lê Xuyên cúp máy và tôi thì cứ ân hận, chẳng hiểu vì sao. Chuyện này còn có nhiều nhân chứng còn sống ở đâu đó, may ra họ còn nhớ. Tôi thì chẳng bao giờ quên.
Bỏ đi Tám!

Hơn mười năm sau, khi tôi ở trại cải tao ra, Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến thăm Lê Xuyên. Anh ngồi bán thuốc lá lẻ ở một góc phố. Chiếc quầy thuốc bé tẹo nhưng cũng đủ che hết tấm thân gầy gò của anh. Chúng tôi nhìn nhau và cùng cảm thông rất sâu sắc cái thân phận mình lúc này. Anh chớp mau mắt nói như để an ủi hơn mười hai năm tù của tôi:
– Trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.
Tôi thẳng thừng thương bạn:
– Còn ông, trông chán bỏ mẹ. Đ… khóc được chứ…
Hai bàn tay bạn tôi run lên, lật bật đút chiếc chìa khoá vào ngăn tủ kính để mấy gói ba số năm bán lẻ (hồi đó ba số năm quý lắm):
– Hút thuốc lá không?
– Không, tớ hút thuốc lào quen rồi, về đây hút thứ nặng hơn mới đủ đô.

Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng. Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đình gì đó. Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm và chân quê. Phải nhìn thấy cái cười tủm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc tình của những đôi trai gái đồng ruộng miền Nam hay đến như thế, láu cá đến như thế. Tôi nhủ thầm: Thằng cha này tâm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết nên nó viết được nhiều hơn mình. Chỉ có nó mới viết được những “dòng chảy ngầm” của trai gái thôn quê miền Nam thật đến thế và hấp dẫn đến thế. Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam Bộ như ông Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam ở chính cái “thật” của anh, không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu sưu tầm về phong tục tập quán dưới hình thức này hoặc dáng vẻ khác. Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật của anh cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy. Trước mặt tôi, ông già Lê Xuyên vẫn còn cái hóm hỉnh riêng, nhưng bây giờ thì như anh nói: “đếch viết nữa”. Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời của anh gọn lỏn: “bỏ đi Tám”. Tôi không thể hiểu nổi ba chữ “bỏ đi Tám” mà anh dùng. Có một nỗi chua chát nào đó trong cái tâm sự thật của anh? Đến cái chứng minh nhân dân anh cũng không muốn làm nên không có hộ khẩu, cứ như ở lậu, công dân lậu. Thái độ đó có đồng nghĩa với sự “bỏ đi Tám” của anh không? Chỉ có anh mới hiểu và bây giờ anh mang theo.

Cách đây vài năm, tôi có viết một bài về Lê Xuyên và may mắn nhận được sự giúp đỡ thiết thực của khá nhiều bạn bè. Trong đó có một vài tờ báo muốn đăng lại những truyện dài của anh, tôi hỏi, anh chỉ lắc đầu: “chẳng còn cuốn nào” và cả chị ấy cũng không kiếm được cuốn nào cả.

Ba năm sau cùng, anh không còn sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi và Nguyễn Thuỵ Long kéo đến thăm, cố dìu anh ra quán cà phê cuối ngõ ngồi lai rai tâm sự vặt. Tôi vẫn cho rằng chỉ có lúc đó Lê Xuyên mới được sống thật. Hai năm sau này thì dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi. Anh như cái bóng trong góc tối của gian phòng chật chội vây quanh bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh nào bàn ghế, chai lọ, giường tủ. Chỉ có cô gái út săn sóc cho anh, vợ và các con lớn của anh vất vả với công việc hàng ngày rất ít thì giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh, dường như anh chán cả cái sống và cái chết, không thèm chú ý đến nó nữa.

Khi tôi đến với anh lần cuối là lúc các con anh đang tắm rửa, thay quần áo cho anh trước khi nhập quan. Cái thân hình gầy gò trần trụi của anh phơi ra, tất cả chỉ còn có thế. Tôi chuyển ngay cho chị số tiền mà tôi mới gửi e-mail tối hôm qua thông tin về sự ra đi của anh, nhanh chóng được đáp ứng. Các bạn ở Virginia, San Jose, Santa Ana yêu cầu tôi chuyển ngay khoảng 1000 USD đến lo tang lễ cho anh. Một người bạn đưa ngay đến 2 triệu và mang đến vòng hoa đầu tiên của bạn bè Sài Gòn. Hôm sau chị khoe với bà con đến phúng:
– Có bạn bè làm chỗ dựa nên tôi mạnh tay làm đủ thứ việc cho anh ấy. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, có phải không các bác? Không có bạn bè, tôi chẳng còn biết xoay dở ra sao.
Tôi nói với chị:
– Chắc sẽ còn nữa, có một số anh em chưa gửi kịp, xin chị an tâm đi tiếp con đường ai cũng phải đi.

Buổi chiều ngày 5-3, đúng hai giờ lễ động quan bắt đầu, giữa trời nắng chang chang, chúng tôi đưa anh đến Bình Hưng Hoà. Có rất nhiều người bên hè phố lặng lẽ tiễn đưa anh, không ồn ào như những đám tang của những nhà nghệ sĩ mà ở đây người ta cho rằng đó là những “nhà nghệ sĩ lớn”, nhưng những con người thầm lặng ấy dõi theo anh với tất cả tấm lòng mình. Họ không nói gì, không có kèn saxo như trong đám tang Trịnh Công Sơn, không có những giọt nước mắt dài ngắn thở than của những danh ca nghệ sĩ, không có cả những bài “điếu văn tưởng niệm” lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại, từ bốn phương lãng đãng bay về phủ kín khung trời Sài Gòn. Thế là đủ, nó vượt lên trên tất cả.

Văn Quang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #18 - 28. Jun 2010 , 23:29
 

_ BÀ TỔ TRƯỞNG       

Sau khi miền Nam bị Việt cộng cưỡng chiếm, chúng đã sát nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Mật khu Đồng Bò cách thành phố Nha Trang vào khoảng năm cây số về phía Nam,...nơi đây Trung Đoàn Trường Sơn I qui tụ những chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ biết hàng giặc, đã đánh phá ác liệt cuối năm 1976 đã làm cho chúng mất ăn, mất ngủ.

Đồng Bò là phường thứ 13 của tỉnh Phú Khánh, về phía Đông có Cầu Đá là một hải cảng của tỉnh, dọc theo bến tàu là những cửa hàng bán hải sản và quà lưu niệm. Vì là địa thế chiến lược quan trọng sát với Không Đoàn 2 và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũ, nên chúng đã chọn những gia đình có công với Cách Mạng để lên đó khẩn hoang, lập ấp. Đồng Bò trở thành Khu Kinh Tế Mới được nhiều người mơ ước. Bác Tư Tổ Trưởng Dân Phố được cấp một diện tích đất bề ngang hai mươi thước, bề dài tám mươi thước để cất nhà ở và làm nơi trồng trọt. Đêm hôm đó trời không trăng, sao, tối đen như mực, chỉ có những con đôm đốm lập lòe trên những ngọn cây. Trời càng tối sự yên lặng càng nổi bật, mỗi tiếng động dù nhỏ cũng nghe rõ mồn một. Xa xa về hướng làng Phước Xuân tiếng chó sủa nghe thật gần, và một người đàn ông đang dò dẫm trên đường cũng nghe thấy tiếng dội của những bước chân của mình.

Thỉnh thoảng chàng cố gắng để đi thật yên lặng, nhưng con đường đất đầy gai gốc, và tiếng kêu rắc rắc, xào xạc của đám gai cũng lớn như tiếng bước chân của chàng trên mặt đường. Ngoài ra, chàng không cách nào đi nhanh được.

Khi đến tại căn nhà tranh của bà Tư chàng dừng lại. Chàng nhìn vào khung cửa sổ leo lắt ánh sáng, không màn che. Chàng thấy bà Tư cúi mình trên bếp để nhấc ấm nước. Chàng do dự và có vẻ lo lắng. Thân thể chàng trông mảnh khảnh, da ngâm đen, trang phục một bộ áo quần màu nâu cũ kỹ đã bạc màu. Chàng quyết định không gõ và đưa tay đẩy cửa bước thẳng vào.

Bà Tư đứng gần bếp lửa quay nhanh lại nhìn.

-“Mày đó hả Thanh?. Sao không chịu lên tiếng?”
-“Cháu không dám vì không muốn ai nghe thấy”.
-“Sao vậy?”.

-“Cháu đang gặp nguy hiểm. Xin bác cứu giúp cháu”. Đôi tay chàng hơi run.

-“Mày đã làm gì?”.
-“Cháu vừa mới bắn nhau với bọn công an phường”.
-“Trời đất! Có ai chết không?”.
-“Làm sao cháu biết được!”.
Trong giây lát một sự im lặng đè nặng trong căn bếp nhỏ, bề bộn. Ấm nước đang sôi bà Tư nhấc nó để sang một bên.

Bà là một người đàn bà nhỏ con, gầy còm, khuôn mặt khắc khổ, sạm nắng, khô đét in hằn những nếp nhăn. Bà chưa quá 60 tuổi, nhưng cuộc đời đã đối xử với bà quá tàn nhẫn. Bà đã lâm vào cảnh góa bụa lúc tuổi ba mươi.

-“Mày muốn tao giúp mày bằng cách nào đây?”.
Bà nói với một giọng hơi chua chát.

-“Bác cho ẩn núp ở đây để chờ yên tỉnh cháu sẽ tìm cách ra đi. Bây giờ, bọn công an Phường phối hợp với du kích địa phương chúng đang lùng sục khắp mọi nơi”.

-“Tao không hiểu được tụi mày. Đã đi học tập đường lối và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, sao còn hành động phản lại Cách Mạng như vậy?”.

-“Bác cũng dư hiểu, tụi cháu đang nằm trong địa bàn chiến lược của chúng, chỉ có hai con đường để lựa chọn: một là chết, hai là sống tự do. Không có cách nào khác. Vì vậy, cháu đã lẻn ra điểm hẹn để cướp tàu vượt biển, không ngờ lại bị lọt vào ổ phục kích. Chúng đã nổ súng, cháu phải bắn trả lại. Bác hãy giúp cháu vì tình bạn giữa cháu và Hưng”.

Bà Tư trầm ngâm trong giây lát.
Thanh nhìn bà dò xét.
-“Lúc đương quyền, mày đâu có giúp đỡ được gì cho thằng Hưng đâu mà kể công. Nó đã bị sa thải khỏi Không Quân vì tội làm nội tuyến”. Bà Tư sừng sộ.
-“Cháu chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, làm gì có đủ thực quyền để cứu Hưng với những bằng chứng và tội trạng quá rõ ràng đã cung cấp bản đồ phòng thủ phi trường cho Việt cộng. Tuy vậy, Hưng và cháu vẫn là đôi bạn chí thân từ trước đến nay. Nếu có Hưng đêm nay ở đây, hắn làm gì cũng van xin bác giúp đỡ cháu qua cơn hoạn nạn”.

-“Tao không nói nó quay lưng, ngoảnh mặt đối với mày, nó luôn luôn nói tốt về mày. Thôi được rồi, mày có thể trốn ở đây chờ nó về, rồi để nó phân xử”.

-“Nó vừa lên trên đồn công an phường có chút việc. Thằng đồn trưởng mới ra Bắc nghỉ phép, nó phải lên thay. Nghe nói lúc này, dân vượt biển quá nhiều và bọn ngụy lại về quấy phá”.

-“Cháu chỉ trốn ở đây đến gần sáng cháu xin đi. Có thể cháu sẽ trốn ra khỏi xứ”.
-“Mày đi bằng cách nào?”.
-“Cháu chưa biết. Có thể bằng đường bộ hoặc cháu sẽ cướp tàu vượt biển. Cháu chưa có đủ thì giờ để suy nghĩ”.

-“Mày có thể tính kế ngay ở đây, đêm nay”, bà nói một cách khô khan, mở cánh cửa nhà bếp thông ra phòng nhỏ chứa ngũ cốc ở đàng sau chái bếp. “Không có ai dám đụng đến cái lông chưn của mày đâu, trừ phi tao nộp mày cho chúng”.

-“Bác đúng là một người: “Khẩu xà, tâm Phật”. Ơn cứu tử của bác cháu sẽ không bao giờ quên”.

Bà không nói một lời nào, lặng lẽ đóng cửa, và chàng đang ngồi trong bóng tối vây quanh chỉ có một vệt sáng từ bếp chiếu vào qua kẽ vách. Từ vệt sáng này chàng có thể thấy bà Tư đi lại, chuẩn bị bữa cơm tối cho Hưng, đứa con độc nhất của bà. Thanh tin tưởng Hưng sẽ giúp đỡ chàng, vì hai người đã cùng chung một làng, chung một trường, tốt nghiệp quân sự cùng một khóa tại Trường Bộ Binh Thủ Đức và cùng đổi về làm chung đơn vị. Vì tội làm nội tuyến cho địch, Hưng đã bị ở tù và bị tước hết binh quyền và bị sa thải khỏi quân đội. Cá tính và nghề nghiệp tuy khác nhau, nhưng tình bạn giữa hai người vẫn như cũ không hề bị sứt mẻ.

Thanh ngồi xuống trên những bao thực phẩm khô ở góc chái. Mùi vị chiên xào thơm phưng phức từ bếp lọt vào, và chàng hy vọng bà Tư không nỡ từ chối cho chàng ăn ké phần cơm của Hưng khi hắn về, vì chàng quá đói và còn phải chạy trốn qua bao nhiêu chặng đường dài.

Chàng mệt mỏi và ngủ thiếp đi lúc nào không biết, khi nghe tiếng chân chạy thình thịch ngoài đường chàng giựt mình thức giấc.

Trong khoảnh khắc quả tim đập thình thịch khiến chàng muốn nghẹt thở. Bọn công an vũ trang. Chúng đã đoán biết chàng đang ở đâu- với bà Tư, Tổ Trưởng Dân Phố, mẹ của phó đồn trưởng Nguyễn khắc Hưng bạn cũ của chàng. Chàng đúng là một gã khờ lại đem nộp mạng đúng ngay ổ. Gần mất đi sự tự chủ, chàng co mình lại trong hóc, run rẩy, gần bậc khóc. Nhưng những bước chân vụt chạy qua. Kế đó bà Tư thò đầu vào trong chái kho nói nhỏ:

-“Bọn du kích xã đội mũ tai bèo. Tao vừa mới thấy tụi nó chạy thoáng qua. Chúng nó có súng và đèn pin. Có thể tốt hơn hết mày nên lẻn ra, chạy ngược lại về hướng Đồng Bò, nhắm Cầu Đá, khu dân chài ở, để kiếm kế cướp tàu vượt biển”.

Bà đi vào trong phòng ngủ. “Đây, một ít tiền mày cầm đi đường. Lỡ có gì cũng có để mà tiêu xài”.

Thanh nghẹn ngào, xúc động và nói: “Cháu không biết làm cách nào để đền ơn bác”.
-“Không ơn nghĩa gì hết. Tao có giúp mày cũng chỉ để cái đức lại cho thằng Hưng”.
-“Cháu hy vọng bác sẽ không bị phiền phức khi chúng biết được bác đã dung dưỡng một tử tội như cháu”.
-“Đừng sợ gì hết. Không có thằng nào, con nào biết được mày trong căn nhà nầy đâu. Tao là một Tổ Trưởng nổi tiếng ác ôn đã được Tỉnh Ủy tuyên dương nhiều lần. Không ai dám đụng đến sợi tóc của tao. Hơn nữa, thằng Hưng là Phó đồn Công An Phường 13. Tao muốn mày trốn đi sớm trước khi thằng Hưng trở về, nó luôn luôn kéo bè, kéo bạn nhậu nhẹt tại nhà, và đó mới là điều phiền phức”.

Bà mở cánh cửa nhà kho cho Thanh, nhưng cả hai người đều đứng im lặng, vì có tiếng chân của nhiều người từ hướng Nam đang đi tới.

-“Có thể thằng Hưng đi làm về”, bà Tư nói.
-“Không phải một người đâu bác, con nghe xì xào nhiều tiếng nói lắm”.
-“Mày nên trở vô lại, nhanh lên”, bà nói vội. “Chờ cho chúng nó đi qua khỏi rồi hãy hay”.

Chàng miễn cưỡng lách mình trở vào ẩn mình trong góc tối hôi hám, bụi bặm, và bà Tư đóng và khóa cánh cửa nhà kho.

Những bước chân càng tiến lại gần hơn. Lúc này nghe có vẻ chậm chạp và nặng nề. Chàng đoán là chúng cũng chỉ đi ngang qua, nhưng chúng băng qua những bụi khoai mì trước cửa ngõ để tiến vào nhà. Kế đó, có tiếng gõ cửa. Như vậy, không phải là Hưng.

Run rẩy trong nỗi lo lắng và tò mò, Thanh đặt mắt vào trong một những khe hở của ngạch cửa và nhìn xuyên qua nhà bếp. Chàng thấy bà Tư đi mở cửa, nhưng trước khi bà đưa tay mở cửa tên công an đã nhanh nhẹn lách mình vào  và đóng cửa lại.

Thanh nhận ngay Linh, một tên công an khét tiếng đanh ác, mà bất cứ một người nào bị bắt vào đồn cũng đều kinh sợ, và chàng cảm thấy tay chân của mình lạnh ngắt. Như vậy, chúng đã biết chàng ở đây rồi chứ không sai. Chúng đã đuổi theo chàng. Chúng đoán chàng ẩn trốn trong căn nhà này vì sự quen biết. Nhân dân là tai mắt của Đảng, một con chuột cũng không thể nào chui lọt khỏi màn lưới an ninh của chúng được. Tại sao chàng không nghĩ cách thoát thân nào hơn lại chui vào đây nạp mạng? Thật là một điều xuẩn ngốc. Sợ tái cả người, đôi chân của chàng bủn rủn, và chàng ngồi bệt trên nền đất sét.

Tên công an hình như có một cái gì khó nói với bà Tư. Hắn đứng lặng im trước mặt bà, tay mân mê vành nón cối.

-“Cái gì đó, Linh?” Bà hỏi.
-“Má Tư, con muốn thưa với má một chuyện”.

Thanh áp má vào kẻ vách gióng tai nghe, vì nhịp tim của chàng đập thình thịch gần như át cả tiếng bói ở bên ngoài nhà kho. Chàng đoan chắc, bà không lẽ nào đem giao nộp chàng cho bọn chúng. Bà đã hiểu quá nhiều về thủ đoạn gian manh bịp bợm của bọn quỷ đỏ vô lương, nên ngoài mặt bà đã đóng rất trọn vai trò của bà Tổ Trưởng Dân Phố chỉ hại những tên cộng sản 30 hà hiếp dân lành và luôn luôn bao che cho những người vô tội. Bà chỉ còn đứa con trai độc nhất là Hưng. Bà đã tâm nguyện suốt quảng đời ngắn ngủi còn lại, bà phải hy sinh cho con với bất cứ giá nào.

-“Chuyện gì?” Bà hỏi với một giọng đanh thép, trong khi tên công an còn cứng lưỡi.
-“Má Tư, con xin báo cho má một tin buồn”.
Sắc diện bà thay đổi.
-“Không phải thằng Hưng chứ?”.
-“Anh Hưng đang ở ngoài kia”, tên công an nói.
-“Mày nói cái gì tao chẳng hiểu” Bà vừa nói, vừa lách mình đi ra cửa.
-“Đừng má. Chờ đây đến khi con thưa hết chuyện với má”.
-“Thưa chuyện gì nữa? Trời đất! Còn chờ gì nữa, kể nhanh lên”. Và bà cố đẩy hắn sang một bên để bước đi.

-“Anh Hưng đêm hôm nay có nhiệm vụ đi phân bổ công tác, bố trí địa điểm phục kích bọn tàn quân. Chúng con nghe tiếng động bất thường từ một bụi rậm….Trời tối quá không thấy gì hết, chỉ thấy một bóng đen phóng mình vụt chạy-Chúng con đã nổ súng thị uy, và hắn đã bắn trả lại….”.

Tên công an ngừng nói và nhìn bà dò xét, như thể mong bà hiểu ngầm đoạn kết của câu chuyện. Trong góc nhà kho chính Thanh là bóng đen đã nổ súng để trốn thoát.

-“Hưng ơi!...” Bà Tư nghẹn ngào.

Bà phóng nhanh ra cửa. Bọn công an bên ngoài đang đứng chờ dấu hiệu, và chúng bước vào, khiêng vật gì đó, chúng đặt nhẹ xuống nền nhà.

-“Nó chết chưa?” Bà Tư hỏi một cách khô khan.

Bọn chúng gật đầu. Chúng chưa bao giờ nghe ai hỏi với một giọng dửng dưng, khô héo như giọng của bà.
Trong nhà kho Thanh không còn toát mồ hôi và run sợ nữa. Sức mạnh đến trong sự tuyệt vọng, vì chàng biết bây giờ mới là giây phút tuyệt vọng. Ngoài ra, chàng không còn mong muốn trốn thoát trước sự việc mà chàng đã hành động trong đêm hôm nay. “Hưng ơi! Tha tội cho tao. Đâu có ngờ lại là mày, người mà tao thương mến như tình ruột thịt lại lãnh viên đạn oan nghiệt. Tao không còn muốn sống nửa”, Chàng đưa tay ôm mặt thì thầm.

Bà Tư đang ngồi trên chiếc ghế bành đan bằng mây cũ kỹ kế bên bếp lửa. Một trong những tên công an lên tiếng:

-“Con chạy qua nhà bác Hai mời bác ấy qua ở với má cho đỡ buồn”.

-“Đây là một thảm kịch cho gia đình của má. Với bất cứ giá nào, tụi con sẽ thẳng tay trừng trị tên phản động ác ôn này mới thỏa lòng. Ngày mai tụi con sẽ triệu tập hết tất cả bọn sĩ quan ngụy lại một chỗ để điểm danh, thằng nào còn, thằng nào mất là biết ngay”.

Thanh đứng thẳng dậy, nhìn qua kẻ hở của cánh cửa. Chàng thấy bà Tư đang mệt mỏi gượng đứng dậy, nhìn xuống khuôn mặt của xác chết. Chàng thấy bà cho tay vào túi áo, trong đó bà cất xâu chìa khóa nhà kho.

-“Tụi con đã bố trí du kích chận khắp các ngả đường, lùng sục tất cả những nơi khả nghi. Đêm hôm nay má có nghe thấy có ai chạy ngang qua đây hay không?”.

Im lặng một lúc. Bà nói “không. Từ sáng đến giờ tao không thấy một ai bén mảng quanh đây và cũng chẳng có dấu hiệu gì đáng nghi cả”. Bà rút tay ra khỏi túi áo.

-“Thôi, sự việc đã xảy ra như thế này xin má cũng đừng quá bi lụy. Con đi mời bác Hai qua đây ở với má cho có bầu, có bạn”.

Bà Tư gật đầu.

-“Tụi mày khiêng xác thằng Hưng vào trong phòng ngủ đến mai có người đến tẩm liệm, rồi muốn đi đâu thì đi”.

Bốn tên công an cúi xuống nhấc cáng và khiêng xác Hưng vào phòng ngủ. Sau đó mỗi tên đến nắm tay bà an ủi và ra đi.

Bà chờ cho đến khi chúng đi khỏi hẳn. Bà gài cửa, rồi bà đi thẳng đến nhà kho. Thanh cảm thấy lạnh bắn cả người. Chàng không thể nào chịu đựng nổi. Chẳng thà để cho bọn công an bắt còn hơn đối diện với bà Tư. Chàng nghe bà tra chìa khóa vào ổ khóa và chàng muốn hét lên.

Nhưng bà không nói lấy một lời. Bà chỉ mở khóa cửa kho và lê từng bước nặng nhọc vào căn phòng nơi xác của Hưng đang nằm để chờ tẩm liệm.
Thanh biết chàng phải làm gì- Chỉ có một điều duy nhất bà Tư muốn chàng phải làm là mở cửa kho và thầm lặng trốn đi.

Đã ba mươi lăm năm mất nước, chàng đã mang một nỗi buồn vô tận trên bước đường lưu lạc nơi xứ người. Thanh vẫn luôn luôn chu cấp cho bà Tư để đền ơn cứu tử và chàng coi bà như một người mẹ thứ hai trong đời.

                                                                                 Mây-cao-Nguyên
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #19 - 04. Jul 2010 , 23:28
 
Mừng Ngày Độc Lập Mỹ Quốc_HAPPY JULY 4th        


...

...


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #20 - 19. Jul 2010 , 00:39
 

Giầu Và Hạnh Phúc !
       

GIẦU:
Một thanh niên lúc nào cũng than thân trách phận, cho mình gặp số con rệp, vừa nghéo vừa  không hạnh phúc. Một ông lão tình cờ nhìn thấy vẻ mặt rầu rĩ của anh ta, bèn hỏi: - Cháu ơi, sao trông cháu buồn vậy?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả, mà nghèo vẫn nghèo.

- Cháu đâu có nghèo. Cháu là một người giàu đấy chứ?
- Ông đùa cháu, chứ có ai bảo cháu giàu bao giờ đâu.
- Cháu muốn giàu chẳng có gì khó. Bây giờ để ta chặt đứt ngón tay cái của cháu, ta sẽ trả cho cháu 10 đồng tiền vàng, cháu đồng ý không?
- Dạ thưa, không ạ.
- Cháu chê ít hà? Vậy để ta chặt nguyên một bàn tay của cháu, ta trả 100 đồng tiền vàng, chịu không?
- Dạ, không ạ.
- Lại chê ít chứ gì. Vậy ta đổi đôi mắt của cháu với 1,000 đồng tiền vàng, được không ?
- Dạ cũng không được.
- Cháu thấy chưa đủ giàu, hả? Bây giờ ta trả cháu 10,000 đồng tiền vàng để biến cháu thành ông lão như ta, được không?
- Dạ thưa, không đời nào ạ.
- Xem nào. Cháu muốn giàu hơn nữa thì để ta mua cả mạng sống của cháu với giá 100,000 đồng tiền vàng, cháu bán không?
- Cảm ơn ông đã cho cháu hiểu cháu đã là một người giàu. Cháu không muốn giàu thêm.

HẠNH PHÚC:


- Sáng thức dậy thấy vẫn khỏe, có hạnh phúc không?  Rát nhiều người đã không dậy được.
- Còn nhìn, nghe và cảm nhận được, có hạnh phúc không? Hàng triệu người đang chịu cảnh đui què, câm điếc, cụt tay cụt chân.
- Chưa hề sống qua chiến tranh, tù đày, đói rét, cô đơn, có hạnh phúc không? Hơn 500 triệu người không được may mắn như vậy.
- Còn có thức ăn, quần áo, tiền bạc, có hạnh phúc không? Vô số người không được như vậy.
- Có tài khoản trong ngân hàng, là đã thuộc vào thiểu số những người hạnh phúc nhất rồi.
- Cha Mẹ còn sống, và vui vẻ bên nhau, có hạnh phúc không? Không phải ai cũng được vậy.
- Lúc nào cũng có thể cười và lạc quan, có hạnh phúc không? Có quá đi chứ.
- Có người thân và bạn bè để chia sẻ buồn vui và thương yêu, có hạnh phúc không? Dĩ nhiên.
- Cuối cùng, còn đọc được những câu trên, có hạnh phúc không? Hơn 2 tỷ người trên thế giới không được như vậy.

Ai là người thật sự giàu có và hạnh phúc trên đời này đây?

( Bài do Hồng Phi chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #21 - 30. Jul 2010 , 00:33
 

Cười Trước Khi Ngủ: ĐÁNH NGAY BỘ CHỈ HUY...

      
Sau ngày 30.4.75 nhiều gia đình Cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số đó có vợ chồng Hương, từ Hải phòng vào đây, vì là Cán bộ thâm niên nên đôi vợ chồng này được ưu tiên "hóa giá" nghĩa là được mua một căn nhà với giá tượng trưng, căn nhà do một gia đình sĩ quan chế độ cũ đã vượt biên. Từ ngày có gia đình Ông Hương dọn về ở, xóm tôi tự nhiên náo động hẳn lên, vì hầu như không ngày nào hai vợ chồng này không có những cuộc cãi vã, chúng tôi chẳng ai muốn can ngăn, phần vì còn lạ lẫm nhau, phần vì giữa chúng tôi và họ vốn đã có một hố sâu ngăn cách, khó mà hòa hợp nhau được.

Ông chồng vốn là một tay nát rượu, xưa nay bị kềm chế, bây giờ vào Nam, mặc sức mà uống, nên mỗi lần uống là mỗi lần say khướt, mà mỗi lần say là thế nào hai vợ chồng cũng lục đục. Một hôm cả xóm đang yên tĩnh, bỗng nghe tiếng thất thanh :
- Ối giời đất,thánh thần ơi, ối làng nước ôi, sao tôi có thằng chồng khốn nạn thế này hở Giời?

Chúng tôi chạy lại trước cửa, thấy anh chồng hai mắt nhíu lại, giọng lè nhè : - Khốn nạn hả, mày bảo ông khốn nạn hả, Khốn nạn mà sao mày cứ bám lấy ông như đỉa, mày làm khổ ông, mày giam hãm ông.

Hai bên lời qua tiếng lại, nhưng vì anh chồng đã nát rượu nên không thể cãi lại mụ vợ dẻo mồm, dẻo miệng, anh chỉ còn cách sử dụng nắm đấm làm biện pháp chiến thắng, nhưng đấm quờ đấm quạng, càng đấm cái loa rè càng tăng công suất. Chị vợ cũng không kém, càng sấn sổ vào gần chồng để xỉa xóị Bất ngờ, một cú đấm mạnh trúng ngay vào mồm,
Chị vợ hét lên :
- Ối làng nước ơi, đồng bào, đồng chí ơi! Nó đánh vào đài rồi. Thừa thắng xông lên, anh chồng nhắm ngay mắt vợ đấm cho một cú, chị vợ lảo đảo,vừa né vừa la:
- Ối giời ôi, Nó đánh trúng trung tâm nghe nhìn rồị Ông chồng đá tiếp vào chân vợ.
- Ối nhà nước ôi! Nó đánh vào Bộ giao thông vận tải rồị
Anh chồng quơ tay phải trúng ngay vú trái! Bà vợ càng la to hơn:
- Đồ vô nhân đạo! Đồ dã man, Mày dám tấn công vào cơ quan Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nữa à?
Vợ càng la to, chồng càng hăng tiết, đấm ngay một cái vào vú phải.
- Ối giời đất ơi, Nó tấn công vào Tổng cục cao su rồi!
Anh chồng gào to:
-Mày nói gì, cái gì mà cao su với không cao su, Ông cho mày biết tay luôn...vừa nói hắn vừa nhắm ngay chỗ kín mụ vợ đá thẳng vào.
Bà vợ thét lên:
- Ối làng nước ơi, Ối Bác Hồ, Bác Giáp ơi, cái thằng chồng khốn nạn của con nó đã tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy Sinh Đẻ Có Kế Hoạch của Bác rồi Bác ơi!
( Do PHUNG TRAN chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #22 - 30. Jul 2010 , 23:47
 

Trò Đùa của Thượng Đế




Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa dưới subway của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã volunteer làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm subway, Wendy đã "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực nầy nên có mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trau đổi emails address cho nhau.

Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng phương tiện text messages của mobile phone rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy một đổi không xa mấy. Từ những text messages, emais thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong Central Park nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghĩ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láu với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi "Bạn có thể fall in love với một người câm điếc hay không?" thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày dò không ít.

Vào dịp lễ Thanksgiving năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu:  "Wendy có chịu làm girl friend của mình không?" Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe có giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một silent night bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường thuốc rơi rớt những giọt lệ cảm động.

Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:

- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà còn thường nhắc đến.

Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ cửa miệng của Jack:

- Trời đất, em biết nói à?

Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.

Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như ngài cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua
Back to top
« Last Edit: 30. Jul 2010 , 23:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #23 - 05. Aug 2010 , 07:12
 
...


Lý lu là




Tui tên là Nguyễn Thị Bé Hai, tui ghi danh hát bài Lý lu là. Bài này má tui dạy tui hát. Má tui là Trần Thị Bé. Tui hát bài này để thay cho má tui nói với tía tui vài lời. Tía tui là Nguyễn Văn Là. Tía ơi, má bị bệnh nặng lắm. Má nhớ tía. Tía ở đâu dìa liền nghen tía. Bây giờ tui xin phép quí bà con cho tui bắt đầu hát”.

Ai về ngoài ấy mà xa xôi, nhớ cho lu là ta gửi ơi người ơi. Gửi đôi lời ơi người ơi mà thủy chung.

Ai về giồng dứa mà qua truông, gió đưa lu là bông sậy ơi người ơi, bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai?

Ai về đồng vắng mà truông xa, nắng mưa lu là phai lạt áo người đi, chẳng phai màu tấm tình chung mà thủy chung, chẳng phai màu tấm tình chung mà thủy chung...

Trời ơi, bữa đó Hai hát xuất thần ghê luôn. Hai vừa hát vừa nhìn xuống hội trường, coi có ông nào là tía hông, nhìn đỏ con mắt hổng thấy. Mấy cưng cười cái gì? Hai hổng nhớ mặt tía hả? Nhớ chứ sao không? Ngoại nói tía bạc, Hai kiếm ông già nào tóc bạc, râu bạc, cái da mặt, cái tướng người cũng bạc, vậy mà hổng thấy… Mà sao Hai hát bài Lý lu là hả? Để Hai nói mấy cưng nghe…

oOo

Lý lu là là một điệu lý quen thuộc của người miền Nam . Lu là là tiếng đưa hơi trong câu lý, mà người ta lấy đặt tựa cho câu hát. Nghe như tiếng thở dài não nuột. Hai thích bài này nhất trong các bài lý mà má dạy Hai hát hồi tụi bây còn nhỏ. Mà nè, trong ba đứa tụi mình, Hai hát là giống má nhứt đó nghen. Ngoại nói, nghe tụi bây ca, mắc nhức nách. Hát gì mà buồn nghe muốn thúi ruột. Mà càng nghe tụi bây hát, tao càng bắt ghét cái thằng cha mày. Dòng cái thứ “bạc tình chi lắm ngãi nhơn, chưa bao lăm ngày tháng lo thay đờn đổi dây”. Rồi cứ như bắt trớn, ngoại vừa móm mém quệt trầu, ngoại vừa chửi, chửi không còn cái non nước nào mà kể…

oOo

Thì ngoại chửi tía chứ ai ? Tự dưng, tía bỏ đi đâu ai mà biết. Má nói hôm tía chuẩn bị quần áo, tía biểu kỳ này tui đi lâu à nghen, ở nhà đừng có trông ngóng làm gì cho mệt. Má đi theo hỏi hoài, tía ậm ừ rồi bắt nạt ngang làm má nín khe. Rồi tía đi. Xách nóp, chèo ghe mà đi. Cả cái giồng Dứa, ra rả người ta đồn tía đi theo vợ bé… Nếu đúng là như vậy thì mắc cười ghê, tự nhiên má thành vợ lớn. Thành vợ lớn có gì sung sướng đâu ta. Hai chỉ thấy má không phải là vợ cả vợ lớn gì, nghe bắt mệt. Má chỉ là “má lớn” của ba chị em tụi mình thôi. Má lớn vì má có tới ba đứa con gái, má lớn vì má làm chủ cả một cái chòi trong giồng. Và má lớn vì má là cô giáo dạy chữ cho cả ba chị em những bài học vỡ lòng. Má dạy chữ bằng lời ru, điệu hát. Ngộ chưa?

oOo

Má có một giọng hát thật là ngọt. Ngọt như nước dừa xiêm, vừa trong vừa mát. Ừ, kẹo đường cũng ngọt nữa. Được rồi, thì giọng hát của má ngọt như đường cát mát như đường phèn, chịu chưa? Hai nghe má hát lần đầu hồi nào hả? Hai đâu có nhớ! Hồi Hai nhỏ hơn tụi cưng, nằm chèo queo trên võng ngủ là má đã hát cho Hai nghe rồi. Hì hì, lúc đó, Hai ngủ khì, Hai mà nhớ má hát cái gì chết liền.

oOo

Nhưng sau này ẵm con Bé Ba cặp ngang hông, nhiều khi đang nhảy nhót cùng lũ nhóc cạnh nhà, Hai đã phải đứng sững lại khi nghe má cất lên giọng hát. Má hát ầu ơ, ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra, con Bé Tư nè, đang ngoe ngoe khóc bỗng tự nhiên nín bặt. Hai cạp trái me nước chưa chín mà nghe nó ngọt gì đâu. Hai lén nhón chân qua khung cửa tre, nhìn má. Nhưng lạ ghê nghen, như là Hai đang nhìn thấy giọng hát ngọt lịm của má vậy. Giọng hát như đang xoè ra vuốt lên cái má bầu bĩnh còn đọng nước mắt mít ướt của con Tư, rồi bám chặt đầu võng, đưa qua đưa lại nhẹ khơi. Sau đó, tiếng hát của má thổn thức cùng chiếc khăn rằn khi má chậm nước mắt, rồi nó vút lên mái nhà, nơi lỗ chỗ ánh nắng dột xuống nền đất, rồi vòng quanh cái cột xiêu. Hai thuộc rất nhanh và rất nhiều câu hát của má, những câu hát mà má hát nghe như là má khóc…

oOo

Mà má hổng khóc cũng uổng. Hồi còn tía ở nhà, má hát cho con Ba ngủ, câu nào cũng vui, cũng mắc cười. Hết ví dầu ví dẩu ví dâu, ví qua ví lại ví trâu vô chuồng; rồi ví dầu câu cá nấu canh, bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm. Lúc đó, Hai nằm kế bên má chớ đâu, Hai còn gác lên bắp vế của má cho má bắt chí, ngóc đầu lên hỏi, má à, bỏ tiêu cho cay mới đúng chớ má? Sau này Hai nghĩ, có tía ở nhà với má, tiêu có cay cách mấy cũng ngọt như thường.

oOo

Mà con Bé Ba hồi nhỏ cũng ít khóc ngặt như Bé Tư bây giờ. Bà ngoại biểu là tại vì con Tư nó khóc để trù ẻo cái thằng cha mắc dịch mắc ôn bạc tình bạc nghĩa của nó. Nghe vậy, má nói với ngoại là thôi má ơi, má rủa ảnh làm chi, thây kệ, ảnh đi chắc là cũng có nỗi khổ riêng, con ráng nuôi sắp nhỏ khôn lớn, biết đâu một ngày ảnh hồi tâm chuyển ý trở về… Nói thì nói vậy, nhưng mấy câu hát sau đó của má mà Hai nghe và thuộc thì toàn là những câu hát ru đầm đìa nước mắt. Có điều nước mắt của má dù khổ mấy cũng không mặn mà ngọt lịm thấu xương.

Rồi Hai cũng lẩm nhẩm những câu hát đó để khi con Bé Tư cứng cáp, mấy bữa má đi chợ sớm, ở nhà nó khóc ngằn ngặt đòi má, Hai cũng cất giọng y hệt má. Thiệt đó, giọng của Hai ngọt và hay như giọng má. Hai hát y như là má hát. Có điều Hai hát lớn hơn má; không thổn thức nấc nghẹn trong cuống họng như má đâu mà Hai cất cao giọng lên. Mắc cười chưa? Tại sao hả? Tại vì Hai nói trong bụng là mình mà hát bự chảng như vậy, chắc là tía mới nghe được. Xa cách mấy cũng nghe được.

oOo

Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ;
Ơ ớ ơ… chứ gió đưa trăng là trăng đưa gió, trăng lặn rồi, gió biết đưa ai…
Ầu ơ… Giương tay bắt lươn, lươn trườn vô cỏ, giương tay bắt quạ, quạ bỏ quạ bay…
Kể từ ngày chàng bỏ thiếp đây… À ơi, ơ ớ ơ…
Bưng bát cơm đôi hàng lệ nhỏ, dạ buồn thay hỡi buồn…

oOo

Rồi tía có nghe hông hả? Nghe đâu mà nghe, Hai hát rát cổ đỏ họng, tía có nghe đâu. Chỉ có má, chắc gánh hàng ở chợ, má nghe Hai hát hay quá, má chịu hổng nổi, chạy về.

Hai nhớ, bữa đó, má về, Hai thấy má đứng sững ngay cửa, rồi chạy vô bên võng, ôm Hai mà nước mắt lưng tròng. Má nói, ai biểu mà con hát nghe đứt ruột vậy Hai? Rồi má không cho Hai hát mấy câu đó nữa. Má dạy Hai những câu hát khác.

oOo

Thế là bữa nào rãnh, má ngoắc Hai lại, ôm Hai vào lòng và dạy cho Hai hát. Má dạy Hai hát đủ thứ câu hò điệu lý.

Bữa má dạy bài Lý lu là, Hai nghĩ, hay là bài này cũng dành cho tía? Tía tên Là, Lý lu là, có phải là má nhớ ông Là đến lu bù? Mà ông tía Là cũng lu bu lắm, có vợ có con rồi mà còn đi đâu bỏ vợ bỏ con vậy không biết. Ai đời vợ con ai cũng hát hay vậy mà bỏ đi cho đành đoạn. Hai hỏi má, má à, “bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai” sao kỳ vậy má? Biết để buồn lại sao cũng bỏ vườn mà đi, kỳ cục vậy? Hai còn nói, con lớn lên không bao giờ con để buồn cho ai đâu má, để vui hổng để thì thôi, ai lại đi để buồn, kỳ khôi dị hợm quá.

Má không cho Hai nặng lời với tía, má biểu, người ta bỏ nhà cửa vườn tược không chỉ để buồn, để sầu cho người ở lại mà trong bụng người đi cũng đau lòng lắm chứ hổng có sung sướng gì đâu. Chắc là má binh vực tía. Tía bỏ nhà đi đã lâu mà không thấy về. Ngoại biểu má, tại mày đẻ một lèo ba đứa con gái nên nó mới đi kiếm vợ bé để đẻ cho nó một thằng con trai làm giống. Má lại binh vực tía một cách yếu ớt là không phải đâu, ảnh đi mần ăn xa thôi mà má ơi. Chừng như má trả lời với ngoại mà má cũng không tin vào điều mình nói. Đi mần ăn gì mà không gửi một cắc bạc về nuôi con? Để bây bồng bế cả bầy ba đứa tụi nó về đây cho cháu bà nội tội bà ngoại? Để cái thân già tao tối ngày hết cõng đứa này tới chơi nhà chòi với đứa kia, mệt thấy mụ nội?

oOo

Ừa, thì ngoại phải tiếp trông coi tụi cưng cho má sớm hôm ra chợ bán mấy món hàng rong; đến mùa lúa thì má đi gặt mướn. Bữa nào khỏe, má còn đi rảo xóm coi ai có việc gì kêu đến thì làm kiếm thêm gạo về cho ba đứa tụi mình. Ba đứa con gái xốc nách má, tía không biết sao?

Tía phải biết chớ, tía không biết cũng phải tìm cách cho tía biết. Hai hổng thèm hát cho mấy cưng nghe nữa, đứa nào cũng lớn bộn hết trơn hết trọi rồi, còn ngủ võng nghe hát cái nỗi gì? Bà ngoại lo cho đi học một buổi, buổi kia quơ quào cái gì đó để mà tiếp má chớ. Má già rồi đâu còn trẻ trung khoẻ mạnh gì nữa đâu? Lúc này, ban đêm ôm má ngủ, Hai nghe má ho ran trong ngực ho ra. Rồi vén mùng ngồi chân co chân duỗi, má vừa đập muỗi vừa thở dài sườn sượt.

Bé Ba, Bé Tư à, kỳ này Hai không hát cho mấy cưng nghe nữa, Hai lên đài ghi danh Tiếng hát phát thanh cho tụi mày coi nghen. Làm gì thì làm, Hai để ý thấy, Hai đi đến đâu, cái loa bông bí cũng bắt cùng làng trên xóm dưới. Bữa, Hai nghe Lệ Thủy hát Hoa Mộc Lan theo Hai từ tuốt trên chợ quận về tới nhà. Hai tưởng tượng Hai là tía, Hai đang đi cùng bà vợ bé, bỗng nhiên nghe được con gái của Hai hát trên đài. Trời đất thánh thần ơi, giọng con nhỏ ngọt thiệt ngọt nghen, nó chui vào lỗ tai Hai (lúc đó là lỗ tai của tía đó) rồi chạy tọt xuống ngực, xuống bụng Hai. Hai nhớ con gái của Hai quá (tức là tía nhớ Hai với mấy cưng đó). Nghe Hai hát hay vậy làm sao mà ai chịu nổi. Rồi thế nào tía cũng phẩy tay mình ra khỏi tay bà vợ bé nghe một cái phạch. Sau đó chạy te về nhà với má. Vừa chạy vừa la làng lên, tui nè, tui là Bảy Là nè, tui nhớ má nó với con bé Hai, bé Ba, bé Tư quá, má nó ơi… Kệ mà, con gái cũng là con mà, đứa nào cũng là con của tui hết…

Nghĩ vậy mà Hai cũng tin vậy nữa… Khi nào được vô vòng trong, mà Hai hát hay như vậy chắc chắn là vô vòng chung kết rồi, Hai sẽ hát ở trên tỉnh, cái loa bông bí sẽ được bắt ở nhiều nơi hơn. Và mỗi một chương trình như vậy còn được phát đi phát lại nhiều lần nữa. Hai sẽ lặp lại y chang cái câu giao lưu với khán giả trước khi hát đó. Để Hai tập lại cho mấy cưng nghe nhe!

“Tui tên là Nguyễn Thị Bé Hai, tui ghi danh hát bài Lý lu là. Bài này má tui dạy tui hát. Má tui là Trần Thị Bé. Tui hát bài này để thay cho má tui nói với tía tui vài lời. Tía tui là Nguyễn Văn Là. Tía ơi, má bị bệnh nặng lắm. Má nhớ tía. Tía ở đâu dìa liền nghen tía. Bây giờ tui xin phép quí bà con cho tui bắt đầu hát”.

Ai về ngoài ấy mà xa xôi, nhớ cho lu là ta gửi ơi người ơi. Gửi đôi lời ơi người ơi mà thủy chung.

Ai về giồng dứa mà qua truông, gió đưa lu là bông sậy ơi người ơi, bỏ vườn ơi người ơi mà ra đi, để buồn ơi người ơi mà cho ai?

Ai về đồng vắng mà truông xa, nắng mưa lu là phai lạt áo người đi, chẳng phai mờ tấm tình chung mà thủy chung, chẳng phai mờ tấm tình chung mà thủy chung…

Truyện ngắn của TRẦN TÙNG CHINH

...


http://scottdesignworks.com/portfolio_images/w_toro_blk.jpg


Hoàng Oanh trình bày
Lý Lu Là
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #24 - 06. Aug 2010 , 23:40
 
65 năm một mùa thu... 
     


Hà Nội sắp vào thu. Trời rất xanh và nắng rất trong, không còn dấu vết gì của những ngày nóng 40 độ C vừa qua. Người ta hay bảo mùa thu là mùa của thi sĩ, văn sĩ. Nhắm mắt lại cũng nhớ ra bao nhiêu câu thơ, câu văn, câu hát về mùa thu: “Em không nghe mùa thu / Lá thu rơi xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” (Lưu Trọng Lư)
“Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay” (Thâm Tâm)

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Nguyễn Đình Thi)

Riêng tôi đặc biệt thích đến thuộc lòng một đoạn trích từ truyện ngắn “Chiếc mỏ neo” của Nguyễn Phượng Cầu. Nhân vật chính của truyện là một nhà báo u sầu. Truyện làm tôi thích và do đó, nhớ rất lâu, tuy chẳng hiểu gì:

“Trời lại vào thu năm 1993. Giữa những ngày mưa có vài ngày nắng ráo. Nắng trong và sánh lại vàng như mật. Cây lá trong vườn biếc xanh. Tôi lại đi qua những khu vườn vắng, trên bãi cỏ lấm chấm một loài hoa dại màu tím và từ đấy chập chờn màu vàng cánh bướm. Trong một khoảnh khắc, tôi lại thấy Anna với khuôn mặt ngời sáng cùng những đường nét thanh xuân đang ngồi trên cỏ. Tôi vụt chạy đến, đàn bướm tỏa ra và bay lên, một lúc sau màu vàng tụ lại trên một đám cỏ khác. Tôi có bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Tôi còn có thể bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Trong một buổi chiều tôi đi qua bến đò, cầu tre đã bị nước lũ cuốn trôi từ trước đó, một mình lên núi Vạn. Trên chỗ cao nhất, nơi ngày xưa từng đứng, tôi nhìn xuống thị trấn Sông Lại, tôi nhìn vào trời mây, cặp bồ câu xưa giờ ở nơi đâu?

Gió núi cuộn lên từ lũng xa sau một lúc rung từng tán lá xào xạc giờ đã lặng hẳn. Tôi đứng yên, hai tay chắp trước ngực, chờ nghe lời mẹ gọi: “Dậy! Dậy học bài đi con!”…
”.


* * *

Và mùa thu cũng là mùa gợi cho người ta nhớ lại “những ngày thu năm xưa”, năm 1945. Là kẻ hậu thế, không có được dù chỉ một bức ảnh rõ ràng về “mùa thu cách mạng” ấy, nhưng đã nhiều năm nay, gần như tháng 8 nào, tôi cũng lần mò tìm gặp lại những người từng sống qua năm 1945 lịch sử. Nhiều khi cũng chẳng để làm gì, vì bài viết ra đâu có được đăng tải – lý do nhạy cảm chỉ là một phần, phần còn lại là do độc giả của báo chí được mặc định là không thích những đề tài lục lọi quá khứ. Tôi cũng chẳng biết có phải như thế không.

Nhưng tôi vẫn muốn tìm gặp những nhân vật ấy, để nghe những câu chuyện của họ, để lục lại những mẩu ký ức xa vời trong đầu họ. Và xót xa thấy cứ mỗi năm, số gương mặt từng chứng kiến mùa thu lịch sử 1945 lại vơi đi dần.

Họ có thể là những ai? Là cô thiếu nữ Hà Thành ngây thơ trong sáng, trốn bố mẹ đi “làm cách mạng”, mà khi tôi hỏi: “
Đi làm cách mạng là đi đâu hả bác?”, thì cô thiếu nữ năm xưa trả lời: “Hồi đó tôi đâu có biết, người ta giao cho tôi báo Cứu Quốc rồi bảo tôi đi phát, rồi gọi đấy là “làm cách mạng” thôi”.


Họ là cậu thiếu niên 14-15 tuổi, người duy nhất trong vùng được đi học trường Tây, nhưng rất căm thù thực dân Pháp.
“Hồi đó ai mà chả ghét Pháp? Bọn nó khinh mình, coi mình là An Nam mít, chửi mình, đá đít mình. Ai cũng ghét Pháp, muốn đuổi nó đi”.

Họ là người trí thức thành phố, chưa biết sử dụng súng đạn, nhưng một lòng đi theo Cách mạng:
“Hồi đó, chúng tôi dũng khí thì có dư mà kinh nghiệm trận mạc, tổ chức đội ngũ chả có gì. Cướp được súng của Nhật, của Pháp, súng bự quá lại không biết cách tháo ra, cả chục người phải xúm lại khiêng một khẩu”.


Họ là nhà tư sản (mà sau này sẽ được/bị phân loại rõ ràng, hoặc là tư sản mại bản, hoặc là tư sản dân tộc) đã đổ công đổ của nhà ra để phục vụ cách mạng, từ bữa cháo gà cho các nhà cách mạng (miễn phí, tất nhiên) đến khoản “tài trợ” hàng triệu đồng Đông Dương, quy ra vàng lúc đó là hơn 5000 lượng.

Họ là những người đã hoạt động nội thành, trong vùng bị tạm chiếm, đầy căng thẳng và nguy hiểm. Không điện thoại di động, Internet – thời đó cơ sở hạ tầng thông tin làm gì được như ngày nay – họ chỉ có thể thỏa thuận trước với nhau tín hiệu riêng: Khi nào mở cánh cửa sổ bên trái là có lính Pháp đi càn, khi nào đóng nghĩa là an toàn. Cũng những con người ấy, khi chiến tranh kết thúc, họ lúng túng, sượng sùng trước mặt các đồng chí công an nghiêm khắc:

- Biệt thự này, các ông các bà bóc lột ai mà có được?

Thế đấy. Tất cả những gương mặt ấy đã và đang nhòa dần vào lịch sử đau thương của dân tộc.


* * *

Tôi có thể nói gì về những câu chuyện ấy, con người ấy?

Tôi không đủ tư cách để nói gì nhiều. Tôi chỉ dám nói một điều thôi, cũng là điều rất nhiều người đã nói: Đó là, dù thế nào, lịch sử Việt Nam thế kỷ 20 cũng đã có một thời kỳ rất đẹp – theo cái nghĩa là toàn dân thống nhất một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Thời kỳ ấy đầy khói lửa, máu xương, chết chóc, nhưng “đẹp” là vì sự đoàn kết, vì tình người. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi đó là những năm “cả nước lên đường”. Trước khoảng thời gian ấy, ở Việt Nam, nhiều người ghét thực dân, nhưng thật ra cũng sợ thực dân nữa. Chưa bao giờ cả một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, vùng lên chiến đấu như thế.

Và thời kỳ đẹp đẽ ấy, như thói thường, rất ngắn ngủi. Từ đó cho đến nhiều năm về sau, cho đến… tận bây giờ, Việt Nam không có được một giai đoạn nào “cả nước đứng lên”, “toàn dân như một” nữa. Bây giờ, lãnh đạo có kêu gào khản cổ “chống tham nhũng”, cũng chẳng ai buồn đáp lại bằng hành động, và thật lố bịch nếu nghĩ rằng các cháu học sinh, các em sinh viên sẽ cắm đầu vào học sau khi được kêu gọi “học cho giỏi để mai sau kiến thiết nước nhà”. Cũng lố bịch không kém nếu ai đó tưởng rằng các doanh nhân - những nhà tư sản dân tộc của ngày hôm nay – sẽ hăng hái “thi đua sản xuất” để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên.

Bây giờ, mỗi lần gặp một nhân chứng của thời xưa, nghe chuyện họ kể, tôi lại bần thần hồi lâu. Tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo nói riêng hay tất cả những người tự nhận là “trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản” nói chung, họ có biết họ đã đánh mất một thứ quý giá lắm hay không? Thứ mà ngày xưa họ đã từng có. Thứ mà giờ đây cực kỳ khó lấy lại.

Đó là lòng dân.

Họ có biết không nhỉ? Biết quá đi chứ. Nhưng chắc đối với họ, mất thì làm sao nào, quan trọng gì?

* * *

… Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi…

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #25 - 15. Aug 2010 , 00:28
 


Chiến tranh ở đâu?       


Suốt một tuần lễ trời mưa tầm tã. Chỗ nằm của cha Minh và tôi bị nước tạt ướt, phải di chuyển ép sát vào bên trong. Ban đêm nghe tiếng nước chảy liên tiếp từ cái rãnh bên hè xà lim xuống ống cống ở cuối nhà giam.Thời tiết thay đổi. Lạnh bất ngờ. Tôi nằm ngủ hai chân co lên, đầu gối áp sát vào ngực. Buổi sáng thức giấc bỗng thấy chiếc áo chùng của Cha Minh đắp lên tôi từ hồi nào. Tất cả những người tù bị giam trong “nhà mưa” – đó là một phòng chật, thấp, lợp tôn, tù ở trần trùng trục, chỉ có thể đứng và ngồi chớ không thể nằm, ngày cũng như đêm, mồ hôi vã ra như tắm - gặp cơn mưa thứ thiệt của trời đất đã có dịp được mặc quần mặc áo.

Tôi bị bệnh thật sự. Tôi nghe lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi không có cách nào giữ cho hai chiếc quai hàm đừng đập vào nhau. Tôi thấy diễn ra trước mặt mình vô số hình ảnh. Người quen, kẻ lạ. Cảnh tượng thiên đàng. Bóng dáng địa ngục. Phố xá người đông đúc chen nhau đi. Những quán cà phê. Khách hàng ra vào tấp nập. Những đốm sáng bay ngược chiều thổi vào mắt tôi với tốc độ của chiếc máy bay phản lực. Tôi thấy khuôn mặt Quỳnh nhạt nhòa nước mắt. Tôi nghe tiếng con tôi khóc trong nôi giữa căn nhà ở hẻm Lê Văn Mùi khu Mã Lạng ngập nước. Những chiếc dép cao su, những tờ giấy trôi lềnh bềnh.

Chiếu qua màn ảnh trí nhớ tôi còn là một người đàn ông tên Trần Lâm Thăng, chạy chiếc xe Lambretta màu bạc, sau lưng ông ta là một cô gái tên Quỳnh, gầy nhom, cao, hai con mắt dân Mông Cổ. Trời mưa to. Xe chết máy trên đường Lê Lai gần nhà ga xe lửa, nơi ống cống bị nghẽn khiến con đường đã trở thành như một giòng sông. Cả hai ướt như chuột lột. Chiếc áo mưa nhà binh mặc ngược trước ngực người đàn ông không che nổi những giọt nước thổi xuống da thịt cả hai.

Rét lạnh. Co ro. Saigon trở lại trong trí nhớ tôi, không phân biệt đâu là thời điểm sau và trước tháng Tư Bẩy Lăm. Tuấn-Luật-Sư mặc áo bỏ ngoài quần, mang dép râu, nói giọng cách mạng. Ông Mười Tân với hai con mắt lạnh, những ngón tay gõ nhịp trên mặt bàn, điếu thuốc luôn luôn gắn trên môi, bộ quần áo kaki màu bộ đội, tóc bạc cắt ngắn sát da đầu. Đó là một con người mạnh và cứng, cực kỳ thiên kiến. Một con người rất “chủ nghĩa”. Yêu, ghét rạch ròi như thể ngoài hai màu trắng và đen ra trên đời này không còn một màu sắc nào khác, như thể đời sống chỉ là một bài toán chỉ có hai đáp số, nếu không trung thì nịnh, nếu không ngay thì gian, nếu không là thế này thì phải là thế kia, không thể vừa là cái này vừa là cái kia. Rạch ròi. Phân minh. Chính xác. Tôi thấy tôi như một con nhện đi trên những sợi thừng do con người giăng. Tôi nhớ…

Từ chỗ nằm, tôi có thể nhìn thấy cái vòm cửa nhỏ của chiếc xà lim nhốt một người nữ tù. Thấp thoáng hai con mắt dại đi vì bóng tối. Tiếng xích sắt của Tư Long khua không còn vang đến tai tôi, nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một, như thể tôi đang nằm bên ông. Mộng mị. Chiêm bao. Tưởng tượng. Bệnh tưởng. Tôi nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.

Quá khứ của tôi? Những ngày dài buồn chán kể từ một tuổi thơ bơ vơ lạc lõng trong một gia đình ly tán, cho đến tuổi một thanh niên học hành lở dở đầu óc tràn ngập mặc cảm, và cay đắng… Như một người đứng bên lề cuộc đời, tôi câm điếc đui mù trước cảnh sống ngột ngạt của một thành phố sa đọa. Tiếng đại bác đêm đêm vọng về như một người quen gọi tên mình, nhưng tôi cứ giả điếc làm ngơ nhất định không nghe.

Tôi chạy trốn những giọt nước mắt và máu. Lựu đạn nổ ở ngã tư đường, bom trong rạp hát, mìn claymore trên một nhà hàng nổi ở bến tàu, nơi tôi vừa bước ra trước đó chưa đầy năm phút… Chiến tranh không thập thò ở ngưỡng cửa thành phố, chiến tranh đã hòa tan trong không khí với hơi lựu đạn cay, với những bánh xe nhà binh bị đốt cháy nằm giữa mặt đường. Để tự trấn an mình, tôi lý luận cho riêng tôi rằng ở ngoài chiến trường dẫu sao vẫn dễ hơn là ở thành phố. Một nơi người ta có thể nhận diện kẻ thù, còn một nơi người ta không biết ai là ai. Bịt mắt trước ánh sáng tung tóe của những trái hỏa châu soi xuống những vùng ven đô, tôi đã sống trong cảnh đui mù của một con người tàn phế.

Chiến tranh ở đâu? Bao nhiêu bè bạn tôi đã cầm súng ra mặt trận để rồi sau đó làm nạn nhân? Cũng có đứa chưa kịp cầm lấy khẩu súng, cây gậy giết người, đã phải làm ngay nạn nhân thời chiến. Chiến tranh ở đâu, khi cha tôi bị bắt phải bước qua cái nghĩa địa đầy mồ mã của những người trong gia tộc, để rồi sau rốt đành lấy những giọt rượu làm người tri kỷ đốt cháy những ngày cùng tháng tận. Chiến tranh ở đâu khi người anh tôi khoát cây súng lên vai đi khắp bốn vùng chiến thuật, để cuối đời về nằm bẹp dí trên giường bệnh chờ chết mà không nhận được một lời thăm hỏi. Anh đã là một người “chiến sĩ vô danh” được “tổ quốc ghi ơn” khi hãy còn thở. Khi bà chị dâu tôi sanh ra đứa con đầu lòng tưởng rằng chiến tranh đã hết đặt tên cháu là Đình Chiến, Trần Đình Chiến, nhưng chiến tranh vẫn cứ hiên ngang tồn tại, chờ cho Đình Chiến kịp đến tuổi động viên thi hành quân dịch vào quân trường, súng trên vai đi bốn vùng chiến thuật với vết thương trên vai trên ngực, để rồi cuối cùng cũng còn kịp thời giờ chán để cháu bước vào trại cải tạo như một tù binh…

Tôi đâu phải là thiền sư, sau bao nhiêu năm sống trong cảnh tăm tối vật vờ, bây giờ nằm trong nhà giam nghe tiếng mưa rơi trên mái tôn, ngửi mùi hôi thối của cống rãnh chảy cạnh chỗ nằm, bỗng giật mình thấy ánh sáng… Nhưng tôi biết rằng ánh sáng đó là một điều có thực. Tôi nghiệm ra cuộc đời không đến nỗi bi thảm như tôi nghĩ, tôi tưởng. Những quả chuối treo lủng lẳng ở cửa sổ phòng giam của người phụ nữ bị bắt vì “tội phản động dám chống lại chính quyền cách mạng” mới hôm qua còn xanh nay đã vàng chín. Từ chỗ nằm của tôi, tôi đã có lần thấy mấy tên công an áo vàng dẫn chị đi “làm việc” ngang qua rãnh nước. Tôi thấy chị cười khi người tù cắt tóc đang cạo trọc nửa đầu một người tù khác là tôi. Nụ cười của người tử tội dạy cho tôi biết bao nhiêu điều. Với cái vẻ đẹp ở đâu cũng có, vấn đề là mình có nhìn thấy nó và biết chia sẻ với nó không. Tôi nhớ lại những ngày nằm chung xà lim với Tư Long. Công thần hãn mã như Tư Long mà còn bị cái chế độ Tào Tháo giam nhốt không biết ngày ra thì cái thứ người như tôi có gì để mà lý đến. Tôi nghĩ đến Sáu Phận, tên coi tù mà nào có khác chi người tù, có khác chăng chỉ là cái không gian của hắn rộng hơn, chân cẳng của hắn ít quẩn hơn. Và hai người học sinh của tôi; Kiệt đã chọn cho mình một quyết tâm riêng sau ngày cha cậu tự sát. Hoặc đi vào chiến khu chống lại chế độ mới hoặc vượt biển đến Mỹ học cho thành tài chờ ngày trở lại quang phục quê hương.

Và tôi không quên được cái hình ảnh mới nhất của Nhị Hà. Một khuôn mặt đằm thắm trong bộ quần áo công an. Cái nhìn lạnh lùng, những câu hỏi dửng dưng. Nhị Hà, người học sinh mà có lần Kiệt báo động cho tôi biết đừng bao giờ nói điều hớ hênh gì với cô gái ấy. “Bố” cô là một người Nam tập kết, nhưng cô thì rất căm thù dân Nam Kỳ. Năm 54, khi tập kết ra Bắc, ông họa sĩ Đặng Thanh Chánh chia tay vợ và con trai lúc đó mới tám tuổi, hẹn hai năm sau đất nước thống nhất trở về đoàn tụ. Nhưng ai ngờ, hai năm rồi hai năm, đất nước vẫn chia lìa. Năm 58, ông họa sĩ tập kết, người chuyên vẽ những bức tranh ca ngợi “lính cụ Hồ” được Đảng cho phép lập gia đình với một nữ văn công trong đoàn kịch nói Hà Nội. Nhị Hà ra đời. “Bố” là họa sĩ, mẹ là văn công, Nhị Hà ưa thích văn học cũng là một lẽ dễ hiểu. Bà Chánh ở Saigon khổ nhọc nuôi con, không nhận được một tin tức nào của chồng. Bà gá nghĩa với một ông thầu khoán người Bắc di cư. Ngoài đứa con trai riêng với ông Chánh, bà còn có thêm ba cô con gái với người chồng sau. Tháng Tư Bẩy Lăm, ông cán bộ họa sĩ trở vào Saigon. Ông thầu khoán bị chế độ mới bắt đi tù cải tạo vì thuộc thành phần tư sản mại bản. Ống Chánh tìm gặp lại được người vợ cũ. Nhưng có lẽ lương tâm ông đắn đo có nên gặp lại người xưa không, cũng có lẽ lập trường chính trị của ông bị chao đảo. Ông đứng thập thò giữa biên giới đảng và vợ cũ. Đứa con trai của ông đã trình diện đi học tập cải tạo vì là sĩ quan của chế độ cũ. Bà Chánh khóc lóc xin ông tìm cách cứu giọt máu riêng của hai người và nếu có thể cứu người chồng mới đã có ba mặt con với bà. Ông Chánh không nhận lời cũng không nói thẳng là từ chối. Nhưng rõ ràng là ông không làm gì để cứu người con là sĩ quan biệt động trong quân lực Việt Nam Công Hòa. Người ta nói ông Chánh đã tìm cách chinh phục người vợ cũ - bỏ mẹ con Nhị Hà không ngó ngàng đến, và sau đó dọn về ở hẳn trong biệt thự của người vợ trước.
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”

Nhị Hà là một trong số những đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “cực tả” trong thành đoàn. Không một chiến dịch nào do Thành ủy và Ủy Ban Nhân dân thành phố mở ra đánh vào dân Saigon mà không có sự tham dự của Nhị Hà. Các vụ đánh tư sản, đổi tiền, tịch thu văn hóa phẩm gọi là phản động và đồi trụy, tấn công nhạc vàng, ruồng ốp sách báo cũ… đâu đâu cũng thấy Nhị Hà đi hàng đầu. Sau cùng Nhị Hà vào ngành công an. Cô thấy không ngành nào thích hợp cho lòng thù hận của cô bằng ngành này.

Còn tương lai?
Ừ, tương lai thì sao?
Tôi cần gì tương lai. Hiện tại tôi sống chưa xong, chưa hết, việc gì tôi tìm kiếm tương lai!

Tôi nhớ lại nụ cười của người nữ tù. Một mái tóc rối bù, một khuôn mặt xanh xao, một bộ quần áo màu đen, bạc mốc. Nhưng nụ cười ấy đã làm ấm lại cái mùa đông tù ngục của hiện tại. Nụ cười ấy làm tan đi trong tôi những ý nghĩ đen tối chết chóc suốt bao nhiêu ngày nay. Tôi nhớ Tư Long, sợi xích sắt nặng nề buộc vào hai cườm tay, hai cổ chân, khua động rên xiết; hai sợi xích còn nặng hơn cả tấm thân toàn da với xương khẳng khiu còi cọt; tên cuồng tín chủ nghĩa, sau cùng đã thốt lên: “Tôi phải sống để nhìn cái lũ đó chết, chớ tôi đâu có dại gì chết trước cái lũ đầu trâu mặt ngựa đó.”

“Anh Thăng!”

Bất ngờ có người gọi tên tôi và tôi cảm thấy có một bàn tay lay lay bả vai tôi.

Tôi mở choàng mắt dậy. Người đàn ông ngồi chồm hổm ngay chỗ nằm tôi là một cai tù. Tôi biết chắc như vậy, bởi vì tôi thấy y có đeo đồng hồ.

“Anh có phải là Trần Lâm Thăng không?”
“Phải.”
“Hôm nay có thăm nuôi, sao anh không ra sân chờ nghe tên?”
“Tôi bị bệnh. Mà tôi không chắc là nhà tôi biết tôi đang ở đây đâu.”
“Không nên bi quan như vậy. Nên rửa mặt rửa mũi đi. Tôi chắc hôm nay anh có người nhà thăm mà!”

Nguyen Xuan Hoang ( VOA )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #26 - 15. Aug 2010 , 22:15
 
Sống như ngày mai sẽ chết 
      

WESTMINSTER (NV) -
“Chị bị gù. Chị làm nghề massage. Chị làm cho tất cả khách mà những người thợ khác từ chối. Có khách bị tiểu đường, có khách đến massage còn mang theo túi phân bên người, có khách chỉ cho vài ba đồng tiền tip, có khách cằn nhằn khó chịu. Chị không màng. Chị làm hết. Bằng trái tim.Bởi chị biết mình không còn sống được lâu. Và, Chị phải hoàn thành một giấc mơ.”

Chị phải hoàn thành một giấc mơ.”

Ðó là những điều tôi được nghe người ta kể về chị, một người thợ “massage therapy” có tên Phạm Ngọc Diệp.

Căn bệnh “sính ngoại!”

Sau cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại, cùng vài lần xê dịch, điều chỉnh giờ hẹn, cuối cùng tôi cũng có thể gặp mặt người thợ massage “đặc biệt” đó tại một trong những nơi làm việc của chị trên đường Beach, thuộc thành phố Huntington Beach.

“Tôi mắc bệnh lupus. Bác sĩ nói người bệnh lupus có thể sống từ 3 đến 5 năm, mà ở Việt Nam thì chưa ai sống quá 6 năm. Người bệnh này có thể tử vong trong 24 tiếng nếu bệnh tấn công vào tim.”

Chị Diệp bắt đầu câu chuyện bằng cách tâm sự về “án tử” mà chị đang mang.

Chị kể, chị mắc căn bệnh đó ở Việt Nam khoảng 2 năm, nhưng “bác sĩ không chẩn đoán ra.” Chị gửi xét nghiệm qua Singapore, và được cho biết chị mắc bệnh “lupus,” gọi nôm na là bệnh ban đỏ hệ thống.

“Khi đó tình trạng sức khỏe tôi tệ lắm. Với bệnh này, một khi nó bộc phát thì nó phá toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tôi hên là chưa bị bệnh tấn công vào nội tạng, chỉ mới bị ở da, và xương thôi. Các khớp xương đều viêm, đau nhức, không cử động được.” Chị Diệp mô tả căn bệnh của mình.

“Khi bệnh bộc phát, mình cảm thấy mình không còn là người nữa, miệng lở hết, rồi tiêu chảy. Thức ăn phải xay hết ra rồi đưa ống hút vào hút, mà cổ cũng không nhúc nhích được do đau. Người cứ cứng ngắc, không nhúc nhích được, cử động như robot vậy đó.”

Khi bệnh vừa phát, khoảng năm 2003, thì chị cho đứa con trai lớn đi du học ở Canada. Con đi học được 2 tháng, gọi điện về nhà bảo “con bệnh, viêm phổi, sốt vì bị đi lạc trong bão tuyết.”

Hình dung cảnh con trai 16, 17 tuổi, sống một mình nơi xa lạ, không người thân thích, không đủ tiền vào bệnh viện, chị nóng ruột, bay qua thăm con, mang theo một số thuốc “đủ cho con uống trong vài năm.”

“Lúc đó cứ nghĩ mình chết không à, nên thôi cứ đi thăm con, chứ đâu biết ngày sau ra sao.” Trái tim người mẹ thôi thúc chị ra đi, dù rằng “trên máy bay tôi cứ nằm dài, không nhúc nhích được.” Người phụ nữ có gương mặt hiền lành nhớ lại.

Ở với con trai một tháng, con hết bệnh, chị định quay về nhưng “thấy con sống một mình buồn quá, trong vòng có một vài tháng nó xuống 9 ký.” Thế là chị tiếp tục lấy tiền dành dụm ra mướn một căn “apartment” ở với con, chăm sóc con.

Trong thời gian đó, chị Diệp nhớ lại: “Như có một phép màu, tuy trời lạnh, suốt ngày chỉ ở trong nhà nhưng tôi cảm thấy mình khỏe dần. Cứ mỗi sáng thức dậy, lại thấy mình khỏe hơn một chút.”

Ðược một năm, khi con vào đại học, cũng là lúc visa hết hạn, chị Diệp trở về Sài Gòn.

“Bệnh tình tôi trong thời gian ở Toronto đỡ bao nhiêu thì khi về đến Sài Gòn đâu chừng một tháng nó lại tái phát nhanh.” Bác sĩ cho chị hay bệnh chị sẽ khá hơn, cuộc sống chị sẽ kéo dài hơn nếu chị ở một nơi “không nóng không nắng.”

Chị cười nói: “Bệnh gì nghe có đáng ghét không? Bệnh ‘sính ngoại’ mà, phải ở xứ sở này thì nó mới đỡ, mới có thể kéo dài cuộc sống.”

Ly dị để chồng có một cơ hội

Cùng thời điểm đó, giấy tờ bảo lãnh gia đình chị đi định cư sang Mỹ mà người chị ruột chị làm từ mười mấy năm về trước cũng tới hạn. Có điều, “phần nghe tôi bệnh, phần thấy tôi còn có một đứa con gái nhỏ nên họ đổi ý, không muốn lãnh nữa.”

Cuối cùng, vì muốn kéo dài hơn cuộc sống của mình, chị Diệp “năn nỉ” và gia đình người chị gái đồng ý bảo lãnh chị Diệp sang Mỹ với điều kiện “chỉ đi một mình, và khi sang đến Mỹ thì đừng làm phiền gì đến họ.”

Chị suy tính: “Tôi nghĩ mình sang đây như một cách đi dưỡng bệnh, có điều đi bảo lãnh thì tiền đỡ hơn là đi du lịch.”

Chuyện tính nghe ra rất dễ, nhưng để chu toàn mọi điều trước chuyến đi xa mà không biết là mình có còn cơ hội quay trở về được nữa hay không, chị Diệp đã phải đi đến một quyết định nghiệt ngã: ly dị chồng.

“Lúc đó hai vợ chồng còn đang dễ thương lắm. Ảnh là người bạn trai đầu tiên và cũng là chồng tôi. Biết nhau thời đại học, những lúc 2 đứa cùng đón xe bus đến trường, rồi ra trường thì cưới nhau, sống rất êm đềm...”

Chị tâm sự bằng giọng nói nhỏ và ánh mắt dường như đang ở nơi nào.

Với căn bệnh “lupus,” chị Diệp phải dùng thuốc suốt đời. “Mà thuốc thì có nhiều tác dụng phụ, có thể gây tiểu đường, phá gan, cao cholesterol, tim đập nhanh, da khô, mắt khô và các tuyến trong người đều bị khô. Ðặc biệt người bệnh không còn ham thích chuyện sinh hoạt vợ chồng nữa. Lúc đó, tôi cũng đã uống thuốc được vài năm rồi.”

Chị dừng lại một thoáng trước khi nói tiếp: “Nhưng tất cả không quan trọng bằng, sẵn một dịp tôi đi xa, sẵn một dịp tôi bị bệnh như vậy, tôi muốn cho chồng tôi một cơ hội.”

Chị nhìn vào mắt tôi. Tôi lại cảm giác như chị đang thấy người ngồi trước mặt chị là cha của các con chị.

“Em đi không biết có trị được bệnh hay không, sống chết thế nào, bên Mỹ ra sao, chỉ hy vọng là thời tiết sẽ làm em đỡ. Anh lập gia đình đi, nếu như gặp được người vừa ý, bởi anh còn quá trẻ. Nếu anh có gia đình, em sẽ lo con. Anh phải có một cuộc sống mới, phải có người vợ khỏe mạnh chăm sóc anh, chứ như bây giờ, anh phải nuôi bệnh suốt đời. Em cứ mỗi ngày mỗi yếu đi chứ không mạnh lên được. Em không muốn kéo anh đi chung.”

Giọng chị đều đều.

Chị không rơi nước mắt khi kể lại.

Nhưng một điều gì đó cứ như buốt chặt không gian.

“Con đường đó là con đường nghiệt ngã, nhưng mỗi người có cái nghiệp. Tôi không muốn ai đi cùng mình hết.” Chị tiếp.

Dĩ nhiên là người chồng đã không đồng ý, nhưng “tôi kiên quyết ly dị.”

Chị nhất quyết như vậy bởi chị biết “cả hai gia đình đều rất thương yêu tôi. Tôi đi, không biết sẽ có ngày trở về hay chết bất đắc kỳ tử. Tôi không muốn ai trách móc khi anh có cơ hội quen và muốn lập gia đình với một cô gái khác.”

“Hãy làm điều gì mà anh cảm thấy vui, đừng sợ là phải giấu em. Nếu anh muốn có người chia sẻ buồn vui, anh cứ chia sẻ. Hãy xem em như người bạn, khó kiếm được người bạn như vậy, đừng ngại. Có điều giờ này em bệnh, anh chăm sóc con giùm em, khi nào em khỏe, em còn sống, anh có gia đình mới, em sẽ mang con theo em.” Chị đã nói với chồng như thế.

Và, “Ảnh khóc trong ngày ký đơn li dị.”

Nói vậy rồi chị đi, để lại đứa con gái nhỏ nhờ anh chăm sóc.

“Lúc bước chân ra sân bay tôi cảm thấy tức đến khóc òa. Nhìn qua phòng cách ly, thấy gia đình mình đó, ba má mình đó, con mình đó, bạn bè mình đó, mà mình không ở được.” Chị vừa nói vừa cười, cố ngăn những giọt nước mắt chực trào ra.

Ðó là một ngày gần cuối năm 2007.

Làm nghề massage bằng niềm đam mê

Từ Sài Gòn, chị Diệp bay thẳng sang California, tới ở nhờ nhà một người bạn.

Qua được mấy ngày, đọc báo thấy “tiệm Như Ý cần người nấu chè,” chị Diệp tìm đến xin việc.

“Mắc bệnh này như trúng số độc đắc,” chị cười kể tiếp. “Bao nhiêu tiền bạc đều đội nón ra đi, nên bằng mọi cách sang Mỹ vừa để dưỡng bệnh, vừa kiềm tiền trả nợ chi phí du học cho con.”

Chị thừa nhận, lúc mới qua cũng bị “shocked” khi từ một bác sĩ thú y, chủ một văn phòng chữa bệnh chó mèo ở Sài Gòn, có văn phòng bán thuốc thú y cho toàn miền Nam, “nay trở thành một người làm công rẻ mạt. Cũng có lúc buồn, do quá mệt, nhưng không thể nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, bởi phải đi làm để có tiền cho con tôi chứ.”

Chị tính, “mỗi tháng phải gửi cho con phụ tiền học $1,000, rồi phải làm để trả nợ đã mượn cho con. Nên sống chết gì cũng phải làm. Có việc làm là mừng rồi.”

Trong thời gian làm việc ở Như Ý, thấy cạnh trường có dạy massage therapy, lại thêm gặp được người quen đang dạy tại đó, thế là chị Diệp ghi danh đi học, “cho vui thôi.” Chị nghĩ vậy. Tuy nhiên, “càng học càng mê.”

Sau gần cả năm vừa đi làm vừa đi học, chị Diệp cũng lấy được chứng chỉ “massage therapist” và bắt đầu đi làm cho một văn phòng bác sĩ.

Người thợ massage nhớ lại: “Lúc đầu đi làm, phần thực hành còn yếu lắm, nhưng rồi cứ xem thêm các băng đĩa, nên chỉ sau 6 tháng, tôi thấy mình đã trở nên vững vàng hơn với nghề.”

Tôi nhìn bàn tay người thợ massage. Người dùng đôi tay mình để làm dịu nỗi đau của người khác lại là người đang mang căn bệnh viêm khớp, sưng khớp.

“Làm massage như vậy tay chị có đau thêm?” Tôi ái ngại hỏi khi nhìn thấy những khớp ngón tay chị Diệp hoặc như sưng vù, hoặc như biến dạng.

“Ðau lắm chứ,” chị trả lời ngay, trong lúc tự xoa các khớp tay cho mình, “nhưng 'no choice,' tôi không còn sự lựa chọn.”

Dù rằng nói đó là sự lựa chọn chẳng đặng đừng nhưng chị Diệp lại “làm nghề massage bằng niềm đam mê.”

Chị có vẻ rất hào hứng mỗi khi nhắc đến công việc mà chị đang theo đuổi. “Massage là ngành có liên quan đến 'health care,' nên mình cần phải có tấm lòng. Có điều mình có tấm lòng mà mình không có kiến thức cũng trở thành tai hại, nên phải có cả hai. Cho nên ngay cả bây giờ, mỗi tối về nhà, sau khi làm bài tập tiếng Anh xong, tôi vẫn cứ hay xem băng đĩa hay đọc thêm sách về massage therapy.” Chị khoe.

Là người làm nghề phục vụ khách hàng trực tiếp, nhưng chị Diệp không có được một ngoại hình “dễ nhìn” như người ta vẫn nghĩ.

Ngoài chứng bệnh “lupus” mà hậu quả nhận ra ngay từ những vết như nám quần thâm trên mặt, các khớp xương tay trông có vẻ như gồ ghề bởi chứng viêm khớp, chị Diệp còn bị di chứng còng lưng, trông như người bị gù.

Ðó là hậu quả của một tai nạn giao thông năm chị Diệp 14 tuổi. “Nứt 4 đốt xương sống. May là không bị liệt,” chị lại cười lạc quan.

Dẫu thế, ai đã một lần được chị massage qua rồi lại thì không bao giờ nhìn chị ở vẻ bề ngoài nữa, mà “họ nhìn mình bằng trái tim.”

“Bằng cách nào chị để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng, với chủ, với đồng nghiệp?” Tôi thắc mắc.

Chị Diệp chia sẻ: “Làm việc gì, làm ở đâu mình cũng hãy làm hết lòng, và phải làm như mình làm chủ.”

“Với nghề massage, thứ nhất là do tôi thích. Thứ hai, tôi đã từng đau, nên cảm nhận được nỗi đau nhức là như thế nào. Là một người khách, không ai là không cảm nhận được sự khác biệt giữa một người thợ tận tâm và một người thợ hời hợt.”

Chị kể, có người khách bị ung thư, lúc nào tới làm massage cũng đưa trước $30 đồng, tiền công một giờ là $27, còn lại 3 đồng “tip” cho người thợ. Không ai muốn làm cho người khách đó, phần thì tiền tip không nhiều, phần vì “lúc nào bà cũng mang một túi phân bên cạnh, hôi hám lắm, mỗi lần làm xong là phải clean hết cả phòng, cả bàn ghế.” Nhưng chị vẫn làm: “Người ta bệnh, người ta tìm đến mình, lý do gì mình từ chối?” Chị giải thích.

Có điều đặc biệt, khi massage, chị Diệp không dùng găng tay thông thường “nếu mang bao tay, người khách sẽ không cảm giác được, không ‘feels’ được sự xoa bóp trị liệu.” Khi cần thiết, chị dùng loại bao tay “vô hình” tức dùng một loại thuốc xịt để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Chị Diệp tâm niệm: “Khi làm chuyện gì mình nghĩ đó là bổn phận và trách nhiệm thì mình sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi mình muốn thoái thác, từ chối thì mình sẽ cảm thấy mệt mỏi.”

Cố hoàn thành một giấc mơ đoàn tụ

Có nhiều khách hẹn, thu nhập ổn định, công việc đều đặn, chị Diệp cảm thấy hài lòng khi nhẩm tính nhiều khoảng nợ nần có thể trả hết vào cuối năm nay.

“Trả nợ xong là sẽ đi chơi đó. Tôi đã có kế hoạch đi chơi trong đầu rồi,” vẫn bằng nụ cười không chút vướng ưu phiền, chị Diệp khoe tiếp.

Dẫu đã sang Mỹ, chọn California là vùng khí hậu thích hợp cho việc dưỡng bệnh, nhưng chị Diệp cũng cảm nhận rằng sức khỏe chị bắt đầu xuống dốc, các khớp biến hóa nhiều. Có điều, “bây giờ tôi khỏe ngày nào mừng ngày đó. Tôi cảm thấy 'enjoy' với cuộc sống, không ôm nỗi buồn vào lòng, để làm gì kia chứ!” Chị lại cười.

Ước mơ hiện giờ của người phụ nữ không gục ngã trước số phận đó “chỉ là muốn đoàn tụ với hai đứa nhỏ.”

Mắt chị long lanh: “Giờ này tôi còn chờ cái gì, mong muốn cái gì nữa chứ? Còn ngày nào thì mong sum họp với con ngày đó, chăm sóc con ngày nào hay ngày đó.”

Khi bài viết đã xong, tôi nhận được email của chị. Trong đó, chị viết:

“Hãy cho tôi có một cơ hội để nói lên lòng tri ân chân thành đến những người bạn thân thương luôn bên cạnh lúc tôi gặp khó khăn, bệnh hoạn và đơn độc; đến những người chủ mà tôi đã làm việc qua, đã không vì tuổi tác và vóc dáng, mà cho tôi cơ hội làm việc và học hỏi.

Tất cả đã giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và cảm nhận được vị ngọt của tình người.

Tôi biết, rồi đến ngày nào đó, tôi cũng phải đi xa. Tôi ra đi với tất cả lưu luyến vì cuộc đời quá dễ thương.”

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm ngày nữa để yêu thương.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117352&z=1

...

“Khi làm chuyện gì mình nghĩ đó là bổn phận và trách nhiệm thì mình sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi mình muốn thoái thác, từ chối
thì mình sẽ cảm thấy mệt mỏi.” Chị Phạm Ngọc Diệp trong một nơi chị đang làm công việc “massage therapy.”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

...

Chị Phạm Ngọc Diệp, người dùng đôi tay mình để làm dịu nỗi đau của người khác lại là người đang mang trên mình căn bệnh “lupus”
có thể ra đi bất cứ lúc nào. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
...


Chị Phạm Ngọc Diệp: “Tôi biết, rồi đến ngày nào đó, tôi cũng phải đi xa. Tôi ra đi với tất cả lưu luyến vì cuộc đời quá dễ thương.”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #27 - 17. Aug 2010 , 23:04
 
Cả  Nước   Thích Đùa 




                  Lê Thị Thanh Chung 2010/08/08
(Tham luận của nhà văn Aziz Nesin* gửi Đại Hội – Hội Nhà Văn VN lần thứ VIII)

Các bạn đồng nghiệp Việt Nam thân mến,

Cách đây gần hai thập kỷ, Aziz Nesin tôi được các bạn độc giả Việt Nam biết đến như một người “thích đùa”. Vâng, tôi đã phải trả giá cho sự bông đùa của mình bằng nhiều năm ngồi bóc lịch sau song sắt. Nhà cầm quyền ở nước tôi không thích đùa. Những tín đồ Hồi giáo cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ không thích đùa. Các bạn may mắn hơn tôi vì được sinh ra và hành nghề cầm bút ở một xứ sở con người luôn lạc quan, mơ mộng và hài hước.
Chẳng có một dân tộc nào trên thế giới rầm rập đi tìm lối tắt khi trong tay chỉ có chiếc la bàn “made in China”. Sau mấy chục năm loanh quanh không tìm được lối ra, các bạn vẫn vui vẻ quay về vị trí xuất phát và không ngừng tìm cách “đón đầu”. Các bạn đã rút ngắn được đáng kể con đường dẫn đến kho tàng tri thức loài người. Nước Mỹ luôn tự hào là một trong những cường quốc trên thế giới, có những trường đại học hàng đầu như Havard, MIT… nhưng họ vẫn phải mất từ 7 đến 10 năm mới đào tạo xong một tiến sĩ. Tiến sĩ của Việt Nam không cần biết tiếng Anh, bảo vệ thành công luận án trong vòng sáu tháng.

Con người cất cánh bay lên được vì đã dám ước mơ. Và cũng chỉ ở Việt Nam, ước mơ đã sải cánh suốt rộng dài đất nước. Ngành giáo dục của các bạn mơ có những trường đại học mang đẳng cấp quốc tế. Sinh viên nước ngoài đến du học ở Việt Nam phải qua mấy kỳ phỏng vấn mới xin được visa. Các nước sẽ được cấp quota gửi sinh viên sang nhờ Việt Nam đào tạo. Ngành đường sắt mơ một ngày có đường tàu cao tốc. Bước lên tàu từ sân ga Hàng Cỏ, chưa kịp viết hết một khổ thơ đã tới ga Hòa Hưng. Ngành điện mơ những lò phản ứng hạt nhân. Bán điện cho các nước láng giêng lạc hậu. Ngành khoáng sản mơ giấc mơ bô-xít. Bùn đỏ biến thành hồ nước trong veo. Vinashin mơ sẽ cho hạ thủy những con tàu hiện đại đi khắp đại dương. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ làm chao đảo cả phố Wall. Ngân hàng Thế giới sẽ chọn Việt Nam làm Hội sở.

Nếu chỉ số hạnh phúc của Liên Hiệp quốc lấy tiêu chí hài hước làm trọng thì Việt Nam sẽ đứng trong “top ten” các dân tộc hạnh phúc trên thế giới. Chỉ có ở đất nước của các bạn, “thế giới ngày mai” mới đeo cặp đu dây qua sông tới lớp. “Vì lợi ích mười năm trồng cây”, các bé gái tuổi vị thành niên thành món quà của thầy hiệu trưởng gửi tới cho bạn bè trên tỉnh. “Tiên học lễ”, nữ sinh lột quần áo nhau quay phim đưa lên youtube. Cô giáo túm vào chỗ kín của học sinh nam. Trò hư phải thay nhau liếm ghế. “Hậu học văn”, quay cóp được nâng lên thành nghệ thuật. Thầy ra bài, thầy thu tiền, thầy cho đáp án trước ngày thi. Trò thuê người học thay, thuê người viết luận văn, bằng giả bày như rau dưa ngoài chợ.

Chỉ có ở đất nước của các bạn, cảnh sát gọi người vi phạm giao thông vào góc đường làm luật. Cò kè cưa đôi. Người anh hùng bỗng chốc trở thành tội phạm vì mấy chục triệu quỹ đen. Kẻ tham nhũng tiền tỷ tỷ được xem xét vì có nhân thân tốt. Chưa tranh tụng trước tòa đã biết bao nhiêu năm nằm khám. Tử tù sinh con trong phòng biệt giam.

Chỉ có ở đất nước của các bạn, bê tông mới được đúc bằng cốt tre. Cầu vượt đang xây dầm đã lao xuống đất. Hầm đường bộ thành sông trong thành phố. Đường chưa bàn giao đã sụt, lún, chân chim.

Chỉ có ở đất nước các bạn, mới có thủ tướng chân tình “ba năm qua tôi chẳng kỷ luật ai”. Các nghị sĩ hồn nhiên đồng thuận. Anh bạn láng giêng – tặng nhau cả 16 chữ vàng vẫn là “nước lạ”. Chiến sĩ hòa bình bờ đông canh giữ cho giấc ngủ bở Tây.

Chỉ có ở đất nước các bạn, người viết bằng mọi giá chen chân vào Hội Nhà văn. Một phần ba số hội viên muốn được làm lãnh đạo. Đại hội không bàn chuyện văn chương, chỉ lo bầu bán. Ai cần Hội Nhà văn? Hội Nhà văn cần ai?

Các bạn may mắn hơn tôi, mỗi buổi sáng vào mạng đọc tin, có thể tìm thấy hàng trăm ngàn đề tài để viết. Cả một dân tộc thích đùa. Tác phẩm không hấp dẫn mới là chuyện lạ.

Vẫn biết Đại Hội mới bắt đầu, nhưng chắc chắn sẽ thành công rực rỡ. Chúc các bạn có một Ban chấp hành mới, hoạt động không cần tiền thuế của dân. Chúc các bạn có nhiều tác phẩm đoạt giải Nobel, tất cả nhà văn sống được bằng ngòi bút.
---

(Ngàn lần xin lỗi nhà văn Aziz Nesin vì vụ “đạo” tên này)
Aziz Nesin sinh năm 1915. Ông được đề cử cho nhiều giải văn chương ở Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari và Liên Xô cũ. Tác phẩm của ông được dịch ra trên ba mươi thứ tiếng. Về cuối đời, ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất sống được bằng thu nhập từ viết sách. Năm 1972, ông lập ra quỹ Nesin. Mỗi năm, quỹ này chọn ra bốn trẻ em nghèo, đưa về chăm sóc, nuôi cho ăn học từ cấp cơ sở, hết phổ thông trung học, đại học hoặc đào tạo nghề. Ông tặng cho Quỹ toàn bộ tiền bản quyền in ấn, dịch thuật và sử dụng các tác phẩm của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước khác trên thế giới. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1995 vì một cơn đau tim.

* Theo góp ý của một số bạn đọc, Thanh Chung xin đổi lại tiêu đề là "Cả nước thích đùa" thay cho chữ "Dân tộc"
Back to top
« Last Edit: 17. Aug 2010 , 23:05 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #28 - 17. Aug 2010 , 23:42
 
thubeo wrote on 30. Jul 2010 , 00:33:
Cười Trước Khi Ngủ: ĐÁNH NGAY BỘ CHỈ HUY...


Hay hết biết, Cỏ nghe thấy tiếng khóc cười sâu cay của con người trong những bài viết TB chọn đăng trên trang nhà của cưng. Chị trang trọng ca ngợi và xin được nói lời cám ơn em thật nhiều.
      
Sau ngày 30.4.75 nhiều gia đình Cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số đó có vợ chồng Hương, từ Hải phòng vào đây, vì là Cán bộ thâm niên nên đôi vợ chồng này được ưu tiên "hóa giá" nghĩa là được mua một căn nhà với giá tượng trưng, căn nhà do một gia đình sĩ quan chế độ cũ đã vượt biên. Từ ngày có gia đình Ông Hương dọn về ở, xóm tôi tự nhiên náo động hẳn lên, vì hầu như không ngày nào hai vợ chồng này không có những cuộc cãi vã, chúng tôi chẳng ai muốn can ngăn, phần vì còn lạ lẫm nhau, phần vì giữa chúng tôi và họ vốn đã có một hố sâu ngăn cách, khó mà hòa hợp nhau được.

Ông chồng vốn là một tay nát rượu, xưa nay bị kềm chế, bây giờ vào Nam, mặc sức mà uống, nên mỗi lần uống là mỗi lần say khướt, mà mỗi lần say là thế nào hai vợ chồng cũng lục đục. Một hôm cả xóm đang yên tĩnh, bỗng nghe tiếng thất thanh :
- Ối giời đất,thánh thần ơi, ối làng nước ôi, sao tôi có thằng chồng khốn nạn thế này hở Giời?

Chúng tôi chạy lại trước cửa, thấy anh chồng hai mắt nhíu lại, giọng lè nhè : - Khốn nạn hả, mày bảo ông khốn nạn hả, Khốn nạn mà sao mày cứ bám lấy ông như đỉa, mày làm khổ ông, mày giam hãm ông.

Hai bên lời qua tiếng lại, nhưng vì anh chồng đã nát rượu nên không thể cãi lại mụ vợ dẻo mồm, dẻo miệng, anh chỉ còn cách sử dụng nắm đấm làm biện pháp chiến thắng, nhưng đấm quờ đấm quạng, càng đấm cái loa rè càng tăng công suất. Chị vợ cũng không kém, càng sấn sổ vào gần chồng để xỉa xóị Bất ngờ, một cú đấm mạnh trúng ngay vào mồm,
Chị vợ hét lên :
- Ối làng nước ơi, đồng bào, đồng chí ơi! Nó đánh vào đài rồi. Thừa thắng xông lên, anh chồng nhắm ngay mắt vợ đấm cho một cú, chị vợ lảo đảo,vừa né vừa la:
- Ối giời ôi, Nó đánh trúng trung tâm nghe nhìn rồị Ông chồng đá tiếp vào chân vợ.
- Ối nhà nước ôi! Nó đánh vào Bộ giao thông vận tải rồị
Anh chồng quơ tay phải trúng ngay vú trái! Bà vợ càng la to hơn:
- Đồ vô nhân đạo! Đồ dã man, Mày dám tấn công vào cơ quan Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nữa à?
Vợ càng la to, chồng càng hăng tiết, đấm ngay một cái vào vú phải.
- Ối giời đất ơi, Nó tấn công vào Tổng cục cao su rồi!
Anh chồng gào to:
-Mày nói gì, cái gì mà cao su với không cao su, Ông cho mày biết tay luôn...vừa nói hắn vừa nhắm ngay chỗ kín mụ vợ đá thẳng vào.
Bà vợ thét lên:
- Ối làng nước ơi, Ối Bác Hồ, Bác Giáp ơi, cái thằng chồng khốn nạn của con nó đã tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy Sinh Đẻ Có Kế Hoạch của Bác rồi Bác ơi!
( Do PHUNG TRAN chuyển )

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #29 - 23. Aug 2010 , 21:00
 
CON NHỎ BỊ NGỚ NGẨN…DO BỐ MẸ GIÀU TỐNG VÔ HỌC TRƯỜNG TÂY       


Blog Phamvietdaonv: Chuyên mục Nhà văn kể chuyện… dại tuần này là một câu chuyện đáng suy ngẫm và hữu ích do Trang Hạ một cây viết trẻ, xông xáo, thuộc diện “chọc trời khuấy nước “ đang ăn khách viết trên Blog của mình…Câu chuyện chỉ xuất hiện một thời gian ngắn sau đó Trang Hạ đã hạ xuống chắc vì một lý do tế nhị nào đó…
Thấy đây là một câu chuyện hữu ích, cần được nhiều người đọc, Blog Phamvietdaonv mạn phép copy lại và đưa vào chuyên mục Nhà văn kể chuyện…dại tuần này. Cũng đang lo Trang Hạ thuộc diện “ đanh đá cá cầy “ không biết có cho chủ blog này “ một chưởng” không ? Bởi chủ Blog này vốn là người nhút nhát và ươn hèn nhất là đối với phụ nữ.
Mạn phép Trang Hạ sửa một vài chi tiết để tránh vi phạm Mục 4 Điều 10 của Luật báo chí: xúc phạm đời tư của người khác…
Một lần nữa xin phép và xin lỗi Trang Hạ “ thuổng “ câu chuyện này của bạn vì thấy nó hữu ích và cần thiết cho nhiều người đọc !


...

Một đứa trẻ bốn tuổi mắc bệnh trầm uất vì chịu quá nhiều sức ép từ cuộc sống, chuyện không đùa và cũng không bịa, đã từng xảy ra với gia đình anh H.– bạn tôi. Tất cả chỉ bởi anh… giàu quá! Có một lần ngồi quán cà phê, sau khi tất cả mọi chuyện đã xảy ra, đã được thu xếp êm xuôi, anh bạn tôi thở dài và bảo, nào ai ngờ trẻ con nhạy cảm đến thế, cũng nào ai ngờ chính tiền của bố mẹ và sự chăm sóc quá đáng đã hại chính con mình mà không biết, may mà mọi việc được phát hiện sớm.
1. Chăm sóc tốt nhất, con vẫn trầm uất:
Anh bạn tôi là chủ một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội và TPHCM, cũng có làm ăn với các đối tác nước ngoài. Bản thân anh là một trí thức đã du học tại nước ngoài nhiều năm, gần bốn mươi tuổi mới lấy vợ, vợ anh là một người cũng có bằng cấp khá cao trong lĩnh vực kinh tế, đang làm cho một tập đoàn lớn của nhà nước. Vì vậy, hai vợ chồng vừa có điều kiện kinh tế lại vừa nắm vững các kiến thức về giáo dục và tâm lý, đã dành cho đứa con trai đầu lòng những sự chăm sóc tốt nhất ngay từ khi cháu chưa chào đời.
Thực sự trong hai năm đầu đời, con trai anh H. rất mạnh khỏe, nhanh nhẹn, thông minh và tỏ ra có năng khiếu logic, trí nhớ tốt, sức tập trung cũng tốt. Cháu phản ứng tích cực với âm nhạc và khá tình cảm với bố mẹ. Vợ chồng bạn tôi luôn giành thời gian thích hợp để chơi với con, chăm sóc con chứ không phó mặc tất cả cho người giúp việc như nhiều gia đình giàu có và bận rộn khác.
Khi con trai đầu lòng được hai tuổi rưỡi, anh chị quyết định gửi cháu vào một trường mầm non quốc tế do một tập đoàn khá nổi tiếng của nước ngoài đầu tư vào mở trường, cũng khá nổi tiếng trong vài năm trở lại đây. Hàng ngày, vợ anh H. đưa con tới trường, sau đó mới đi làm. Hàng tuần, hàng tháng, giáo viên của cháu đều gửi thư và thông báo tình hình sức khỏe cũng như các mặt khác của cháu cho bố mẹ. Cháu được học chung với các em bé nhiều quốc tịch, được dạy học bằng tiếng Anh, được bảo mẫu chăm sóc từng li từng tí chu đáo không thua kém tại gia đình.
Thật bất ngờ, càng ngày con trai bạn tôi càng ủ dột. Cháu không vui, hay cáu gắt, ít nói và ít cười hẳn đi, ăn nói lẫn lộn và không thích ra khỏi cửa. Cháu trở nên rất thích một con gấu bông trong nhà và thường ôm gấu bông ngồi một góc, suốt từ lúc rời trường cho đến lúc cơm tối, mặc chị giúp việc và mẹ hỏi han, bày trò chơi.
Cháu đang trong thời gian học nói, trước đây cháu ham diễn đạt nhiều thứ, khác hẳn hiện trạng bây giờ. Hai vợ chồng lo lắng, sau khi thảo luận với nhà trường và giáo viên, được biết cháu là trường hợp ngoại lệ tại trường, có thể cháu không thích nghi hoặc có trở ngại gì đó trong quá trình học tại trường, hai vợ chồng anh H. đành cho con nghỉ học, dù giáo viên và bác sĩ có đưa ra một số phương án khắc phục.
Lên mạng tìm hiểu một số tài liệu nuôi dạy con, anh chị bạn tôi hy vọng cháu không bị rơi vào trường hợp mắc bệnh tự kỷ – căn bệnh của “con nhà giàu” mà dân thành phố đang xôn xao lo lắng, bởi cháu sức khỏe tốt, phản xạ vẫn tốt và đây có thể chỉ là trở ngại ban đầu khi cháu rời vòng tay của bố mẹ cùng người giúp việc để hòa nhập vào đám đông trẻ cùng tuổi.
Hai anh chị quyết định làm một việc táo bạo: Nhân dịp anh có việc làm ăn tại Hongkong, anh chị quyết định đưa con ra nước ngoài sinh sống, hy vọng môi trường giáo dục tiên tiến ở nước ngoài mở ra cho con một không gian mới dễ chịu hơn. Chị xin nghỉ việc tại tập đoàn, thu xếp trong vòng hơn một tháng, đưa cả người giúp việc từ Việt Nam đi theo sang Hongkong để chăm sóc gia đình.
Với cha mẹ, tiền không thành vấn đề nếu nó có thể mang tới cho con mình cuộc sống tốt nhất.


...

2. Tai họa nơi đất khách:
Anh H. và vợ không phải những người cậy tiền. Trước khi quyết định đưa đứa con ba tuổi rưỡi ra nước ngoài sinh sống, anh chị đã xin ý kiến của một số bác sĩ và chuyên gia giáo dục. Ai cũng nhận định rằng, cuộc sống tại Hongkong sẽ tốt cho em bé hơn, bởi những trở ngại bất thường về tâm lý con trai anh H. gặp phải chỉ là tạm thời, đột phát, không có nguồn gốc từ sức khỏe của cháu mà có thể là vấn đề nằm ở cách giáo dục của ngôi trường quốc tế đắt tiền kia. Ra nước ngoài mẹ cháu có 24 giờ ở bên cháu chăm sóc tình cảm, một tuần cháu chỉ đi nhà trẻ 3-4 ngày, từ 9h sáng tới 3h chiều, thời gian khá ngắn, cháu được thay đổi môi trường sống, đi chơi nhiều hơn, cho cháu tham gia vận động hoặc chơi xa như đi Disney Land sẽ cải thiện được sức khỏe tâm lý của cháu.
Có một yếu tố anh chị băn khoăn là, trường quốc tế tại Hongkong sẽ có những trẻ không chỉ nói tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, Quảng Đông, cháu sẽ phản ứng thế nào khi thiếu tiếng Việt?
Chuyên gia tư vấn rằng, lứa tuổi đang học nói, từ 3-7 tuổi tiếp thu rất nhanh ngôn ngữ mới, vì trẻ con không giống như người lớn, chúng giao tiếp với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ, nói chuyện mà chủ yếu là cử chỉ, chơi với nhau, vỗ tay, mỉm cười v.v… nên chắc chắn cháu sẽ không bị “sốc văn hóa” như khi anh chị đợi cháu lớn lên mới chuyển trường đột ngột.
Yên tâm rồi, anh chị H. lên đường. Cuộc sống thuận lợi và đầy đủ tiện nghi, mọi kế hoạch được vạch ra đều đã được thực hiện chi tiết. Tại nước ngoài anh chị thuê chung cư cao cấp, có ô tô riêng, tài xế riêng, ăn vẫn có đồ Việt Nam, ti vi kênh vệ tinh vẫn có kênh tiếng Việt, trong nhà ai cũng âu yếm yêu thương em bé. Nhưng không ngờ chỉ ba tháng sau, anh chị thực sự đứng trước ngưỡng khủng hoảng khi càng ngày càng thấy con trai mình suy sụp.
Đứa trẻ trên đường đi rất thờ ơ với mọi thứ trôi qua cánh cửa kính của ô tô. Mỗi khi từ trường về nhà, cháu chúi hẳn vào một góc nhà, hai tay bịt chặt tai, không cho phép mọi người nói to, không cho mọi người bật ti vi. Mỗi khi có tiếng động, người nói chuyện, cháu bịt chặt tai hơn và kêu lên: “Thôi đừng nói nữa!”. Cháu luôn cáu kỉnh, quấy và rất khó chịu, ghét tiếp xúc mọi người, ghét gặp người lạ, đặc biệt rất ghét các âm thanh. Đến mức cô Osin giúp việc cũng sợ và xin cho cô về Việt Nam. Còn hai vợ chồng bạn tôi đau khổ vì thực sự không hiểu việc gì đang xảy ra, và mình còn thiếu sót gì với con. Có tuần lễ, anh H. bỏ việc công ty và cùng vợ ở nhà, cho con nghỉ học, chơi với con cả ngày, nhưng tình hình cũng không khá hơn. Sau khi đưa con đi khám một số bác sĩ nổi tiếng, anh chị nhận ra một số tình hình như sau:
Cháu bé quá nhạy cảm với thay đổi, cháu sợ ngoại ngữ, cháu sợ khi mọi người nói chuyện (bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ nào khác) mà cháu không hiểu. Cháu có một số biểu hiện của người bị bệnh trầm uất do áp lực cuộc sống. Nhưng cháu quá nhỏ và sức chịu đựng cũng như thích nghi của cháu kém hơn người lớn rất nhiều. Về thể lực của cháu tốt, nhưng sức khỏe tâm thần thì không tốt. Môi trường đa ngôn ngữ quốc tế có thể là “kích thích tố” cho các bé khác thích nghi nhanh, nói nhanh, hoạt bát chủ động, nhưng cũng có thể là “áp lực” vô hình cho con anh H.. Và bác sĩ khuyên anh cho cháu về Việt Nam, sống bình dị với bạn bè cùng tuổi, cùng ngoại hình, cùng ngôn ngữ tại Việt Nam. Chắc chắn môi trường thân thiện và quen thuộc sẽ có tác dụng tốt với cháu.
Có một điều bác sĩ nhắc tới là cũng nên xem xét yếu tố hai vợ chồng đã cao tuổi mới sinh con, nên có thể cháu nhạy cảm hoặc yếu ớt hơn số cân nặng và chiều cao mà ta đo đếm được.
Hai vợ chồng bạn tôi sau khi thảo luận kỹ, lại khăn gói về nước, kết thúc một chương trình “du học mầm non” thất bại của con.


...

3. Về quê chữa bệnh nhà giàu:
Điều làm hai vợ chồng bạn tôi day dứt nhất là, họ có điều kiện kinh tế, họ có thể cho con những thứ tốt nhất, họ có kiến thức và biết áp dụng kiến thức để nuôi dạy con, vậy mà sao con trai họ thậm chí không được như một đứa trẻ con nhà nghèo chân đất ở quê, khỏe mạnh, can đảm, ngoan ngoãn.
Về Việt Nam, anh tiếp tục công việc kinh doanh, chị vẫn nghỉ việc, đưa con về quê ngoại, một chuyến nghỉ dài ngày, rất dài.
Quê ngoại cũng là một thành phố nhỏ, nhưng không như khu biệt thự của chị trên Hà Nội, trẻ em đi đâu suốt cả ngày. Điều làm bạn tôi sung sướng nhất là về quê ngoại, con trai chị có biểu hiện rất tốt, cháu bắt đầu có bạn, bắt đầu chơi với bạn hàng xóm, những đứa trẻ không bị lùa vào nhà trẻ như ở trên Hà Nội, suốt ngày thập thò ngoài cửa với những trò chơi… không giống ai.
Vài ngày hoặc một tuần, anh H. kêu lái xe đi cùng về thăm con. Người đàn ông bốn mươi mấy tuổi mà phải bật khóc khi thấy con mình vui vẻ, chơi ngoan ngủ tốt, không còn ôm gấu bông chúi vào một góc nhà, bịt hai tai rên rỉ nữa. Khác hẳn hình ảnh của cháu mới mấy tháng trước đây tại Hongkong.
Lần đầu tiên, con trai anh H. đã đi chân đất ra ngoài hè phố đá bóng với bạn. Nhưng cháu thích điều đó, bố mẹ cháu đều sẵn sàng đi chân đất chơi cùng con, một việc mà trước đây anh chị không chấp nhận nổi và cũng không hình dung ra nổi, giữa không gian sống trường quốc tế – biệt thự – ô tô riêng.
Con trai bạn tôi giờ đã vào học Tiểu học, cháu phát triển bình thường như các bạn khác, trong một lớp học bình thường của một trường Tiểu học gần nhà, mặc dù vợ chồng bạn tôi đủ sức cho cháu học tiểu học ở những trường tốt nhất, đắt nhất Việt Nam. Bạn tôi nói, may mà vợ chồng mình tỉnh ra kịp, và cũng nhanh chóng tìm được cách “chữa bệnh” cho con mình.
Blog Trang Hạ
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #30 - 23. Aug 2010 , 21:05
 


Em TB chào chị Cỏ , chị phẻ hông chị? Hôm nay thứ hai đầu tuần làm biếng quá chị ui ! Chúc chị Cỏ dzui dzí ai chị thích nhen chị  Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #31 - 24. Aug 2010 , 23:54
 
thubeo wrote on 23. Aug 2010 , 21:05:

Em TB chào chị Cỏ , chị phẻ hông chị? Hôm nay thứ hai đầu tuần làm biếng quá chị ui ! Chúc chị Cỏ dzui dzí ai chị thích nhen chị  Smiley



Chị thích trang này của nhỏ , đọc không chừa một bài nào. Hay lắm cưng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #32 - 07. Sep 2010 , 00:02
 
Truyện rất ngắn trước khi Ngủ 



  1- Nồi cá bống kho tiêu

Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập.  Đi tù.  Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần.  Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con.  Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ.  Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi.  Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.

2- Tình đầu

Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình.  Nàng chu mỏ: học trò ,nhỏ xíu, bày đặt.  Hai mươi hai, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng.  Sợ làm góa phụ lắm.  Hai mươi sáu  Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn.  Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau.  Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại.  Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau, lận đận quê người ,gặp lại.  Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng.  Mừng rơn ,mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình.  Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.

3- Hai chị em

Chị quen anh Hân, trung úy phi công.  Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường.  Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới.
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chị thương em  đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân.  Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật.  Buồn, dẫn con gái đi vượt biên.  Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ.  Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…

4- Trả hiếu


Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì. Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành , ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi.  Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan, Lan khóc lặng lẽ.  Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…

5- Khói thuốc

Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh, học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh.  Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau . Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long.  Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn.  Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa.  Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc.  Thẩm quyền! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…


6- Chồng xa


Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê.  Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời.  Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn.  Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.  Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị,Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò. Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh.  Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi…






































Back to top
« Last Edit: 07. Sep 2010 , 00:03 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #33 - 08. Sep 2010 , 00:19
 

TB chào anh Toàn , truyện ngắn thiệt nhưng đọc xong thì khó ngủ , buồn quá chừng anh Toàn ui. Chúc anh Toàn dzui nhiều  Grin
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #34 - 08. Sep 2010 , 00:22
 


Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn


Tác giả: Nguyễn Kiến Việt


***

Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đình, huống chi là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được.
Mẹ tôi nói: "Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!"
Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết "chiến dịch đổi tiền", "chính sách lương thực, hộ khẩu",  đến "chính sách học tập cãi tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền", "chiến dịch đánh tư sản mại bản", "chính sách kinh tế mới",.. và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.
Đầu tiên là "chiến dịch đổi tiền", họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu. Kế đến là "chính sách hộ khẩu", tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là "nhân khẩu") được 13 kg lương thực mổi tháng.
Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm, ...
Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc "các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà" như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.
Ba tôi rồi cũng đi tù "cãi tạo" như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.
Từ một công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành "bà bán chợ trời" (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã "tiến lên" thành một "bà bán vé số, thuốc lá lẻ" đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có "chiến dịch làm sạch lòng, lề đường", công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như mẹ tôi, thì phải đợi qua "chiến dịch" rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ,  nằm thở dài, hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.
Thời bấy giờ, do chính sách "bần cùng hóa nhân dân" của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet  (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!
Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên,...
Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói: "Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn." Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng: "Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!" À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe: "Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt... Hắn mặc cái quần..., làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?". Thì ra mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!
Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng "vẻ vang" và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể: "Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!" Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian trôi mãi không ngừng... Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? "Mọi người sinh ra đều bình đẳng .. và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc ..." câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.
Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn "đến làm việc". Gia đình tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông "sĩ quan học tập" về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tùy ý.
Rồi ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước "nhân đạo" cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ "Ra Trại" của ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho "Dịch Vụ", ... để làm thủ tục xuất cảnh.
Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, mẹ tôi mới nói: "Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!"
Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.
Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói:  "Ui chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?". Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là "Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn" thì mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ý mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: "interesting!", "Narrative", "I can’t believe it!",... và cuối cùng bà cho một điểm "D" vì... lạc đề! 
Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi: "Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!" Ý mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.
Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi nói: "Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hòa bình rồi thì mẹ mới về!"  Ý mẹ nói "hòa bình" nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.
Rồi mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra mẹ tôi vẫn giữ mãi lá cờ quốc gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.

NGUYỄN KIẾN VIỆT
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #35 - 08. Sep 2010 , 05:31
 
thubeo wrote on 08. Sep 2010 , 00:19:
TB chào anh Toàn , truyện ngắn thiệt nhưng đọc xong thì khó ngủ , buồn quá chừng anh Toàn ui. Chúc anh Toàn dzui nhiều  Grin



Có ghét cỏ thì cứ dập đại cho đau. Cớ gì làm cho tui không ngủ được mà cứ phải quẹt bụi ở mắt hoài vậy hở cưng T.B?
Back to top
« Last Edit: 08. Sep 2010 , 05:33 by Eva »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #36 - 12. Sep 2010 , 00:09
 

Eva wrote on 08. Sep 2010 , 05:31:
Có ghét cỏ thì cứ dập đại cho đau. Cớ gì làm cho tui không ngủ được mà cứ phải quẹt bụi ở mắt hoài vậy hở cưng T.B?


Em TB chào chị Cỏ , em không dám đâu chị ui ! Cỏ cũng có sự sống như mọi sinh vật khác , đâu ai nỡ dập cỏ đau , cỏ đau thì cỏ chết , cỏ chết thì mình tốn tiền.Chị ui cỏ bên Mỹ đắt lắm , cho nên mình đừng tùy tiện dùi dập chà đạp cỏ nhen chị ,chúc chị ngủ trưa ngon  sleepy008

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #37 - 12. Sep 2010 , 00:15
 
ĐẤT KHỔ



                                Hướng mắt về đám lá lụp xụp, tôi thấy thấp thoáng chiếc bóng ngồi lặng lẽ trên bậc thềm của chị Trúc cùng chiếc khăn quàng màu tím quen thuộc và những sợi tóc bay loà xoà trong gió. Tôi quay ngoắc lại, đi trở lui. Tôi không muốn thấy chị.  Có lẽ, cứ hể mỗi lần thấy chị là nhắc tôi nhớ lại hồi ức hãi hùng về những cái chết ngỡ ngàng vô tội đau đớn của các em do trái lựu đạn cố tình nổ toang trước cổng trườngTiểu Học năm đó. Cho nên dù nụ cười chị chào tôi thật ngọt, nhưng tôi không hề cảm động và cũng không muốn thân thiện dù chỉ là xã giao.

    Khi đó tôi mười bảy, tuổi đủ lớn để có thể giúp việc này việc nọ cho ba mẹ, và tôi thích nhất là mỗi buổi chiều đi đón em ở trường, tôi thường đi sớm một chút để có thì giờ đọc lén mấy cuốn tiểu thuyết trong quán sách gần đó, chờ em tan học tíu tít chạy qua đòi mua này mua nọ một hồi rồi hai chị em hối hả về, ba mẹ đợi cơm ở nhà. 
   Hôm đó tôi vào, trong quán chỉ có một người khách đang đứng khuất sau cái kệ cao treo mấy tờ tạp chí nơi góc cứ dòm ra đường như chờ ai. Như thường lệ, tôi đi thẳng vô bên trong, cười cười đáp lại với cô bé ngồi nơi quầy tính tiền rồi vói lấy cuốn truyện đọc dở dang hôm qua. Đang mãi mê, chợt tiếng chuông reo lanh lảnh, tôi như cụt hứng, ngó ra, kịp thấy người đàn ông lúc nảy vừa kéo sụp cái mủ lưởi trai trên đầu và bước vội ra đường. Tôi tiếp tục đọc thật lẹ, đoạn truyện tới hồi hấp dẩn. Một tiếng nổ kinh hồn. Tôi giật nẩy mình hoảng hồn hụp đầu xuống thì nghe tiếng la hoảng lồng lộng bên kia:
- VC liệng lựu đạn
- Chết con tôi rồi, cứu con tôi với Trời ơi ! Trời!..
- Trời ơi! Chết! …Chết!...,
  Tiếng khóc, tiếng la, thất thần rộ lên kêu cứu tràn tới cổng trường. Kịp hiểu, tôi đâm đầu băng qua, lách thiệt lẹ trong dòng xe đổ dồn cụt, hớt hải chui vào đám đông. Tay chân tôi run lẩy bẩy, gần như chết điếng thấy trước mắt những thân thể toé máu nằm ngổn ngang, có người oằn oại đau đớn ghê lắm. Tôi sợ quá, đang dáo dác cuống quít thì bị xô giạt ra chúi nhủi.
- Dang ra! Dang ra! Tránh ra chỗ khác!
  Tôi nép qua một chút cho y tá  lăng xăng chạy ra chạy vô băng bó, cứu cấp, khiêng mấy người bị thương. Chung quanh tôi, tiếng khóc rũ rượi, tiếng bù lu bù la kể lể càng lúc càng thảm thiết nhưng tôi bất kể cứ xô đẩy lẩn quẩn lýnh quýnh, rồi như con sóc len vô bên cửa hông của trường và mừng quá khi thấy em tôi đứng khóc thút thít trong đám người lớn con nít thấp thỏm nhấp nhô tụ lại ở cuối dãy. Tôi nhào tới ôm lấy em vừa mếu máo vừa xoa lưng, vừa dỗ. Lúc đó mẹ tôi chạy lúp xúp tới mặt mày xanh lè  thất thần, miệng mồm méo xệch.

    Tôi gần như kiệt sức, ngủ không được, BS bắt nghỉ học vài ngày, ăn cháo uống thuốc.
  Đêm đó, sau khi ăn uống qua loa, tôi vệ sinh rồi lên giường nằm im quấn mền thật chặt chờ thuốc thấm. Lát sau, đôi mắt tôi liêm dim thần trí mơ mơ màng màng nghe như có gì lao xao, giống như tiếng gió chạy rào rào trên những hàng cây, rồi sau đó tiếng gió mỗi lúc mỗi mạnh rầm rì như tiếng người, rồi  tiếng gió rít lên, rít lên… nghe rõ ràng  “đứng lại! đứng lại!” rồi có tiếng chạy đuổi nhau giận dữ… và tiếng súng vang lên khô khốc ! tôi bắn người, chới với bật dậy thét hoảng kinh… Mẹ lật đật chạy vô tốc mùng ôm tôi thật chặt.Tôi sợ lắm, mồ hôi rịn ra ướt lưng, trái tim đập thình thịch, thấy mơ hồ chung quanh có những cặp mắt ngỡ ngàng của mấy đứa trẻ chết tức tửi hôm nào nhìn tôi. Tưởng mình bị chết, tôi chới với níu chặc lấy tay mẹ, cánh tay ấm hôi hổi khiến tôi tỉnh táo đôi chút, tôi ngẩn ngơ nhớ lại, giọng sợ sệt: 
-     Có tiếng nổ mẹ ơi!
Mẹ dỗ dành:
-     Ngủ đi ngủ đi, không có gì đâu con.
Tôi dụi đầu trên vai mẹ cảm thấy yên tâm, định thần lại, tôi nghe có tiếng người trước cửa nhà, tôi còn nhận ra được giọng người quen lao xao… Có ai khóc vậy? Có tiếng khóc mà…  Rồi có tiếng giày nữa, nghe rào rạo. Tiếng bánh xe thắng rít, gấp rút, hình như xe đang trở đầu,  ánh đèn quét lấp loé từng luồng vô cửa sổ. Tôi mang máng chắc hàng xóm cãi lộn đánh lộn gì đó ghê lắm cho nên con đường  sáng rực ánh đèn xe hơi.
   Lát sau, ba bước vô thì thào với mẹ:
-     Nghe nói…bắt được người liệng lựu đạn rồi. Nó trốn trong nhà cô Trúc.
Mẹ như ớ ra, rồi nín thinh thở phào, quay sang ôm tôi:
-     Tụi con ngủ đi, có ba mẹ đây đừng sợ.
Tôi nằm im cho mẹ yên lòng, đầu óc tôi mông lung, và những hình ảnh ngày hôm qua lại lảng vảng trong trí nhớ. Thằng em nằm kế bên ngủ say có hay biết gì đâu.

   Chị Trúc có gian hàng bán vải ngoài chợ, nhưng mới dọn về căn nhà có khu vườn rộng cách nhà tôi một khoảng sân hẹp mọc đầy hoa cúc dại màu tím.  Đêm qua  trong khi Cảnh Sát Đặc Biệt  bao vây nhà chị, bất ngờ có một bóng người xuất hiện từ cửa sau, đang mon men ra ngoài, bị phát hiện kêu đầu hàng, người đó cố tình chạy, rồi bị trúng đạn chết trong lúc tìm cách nhảy qua hàng rào để thoát vô con đường mòn nhìn xa xa thấy có vạt cây xanh mút mắt trong kia.
 
    Tôi nghe ba kể: Tên Vc bị bắn chết đêm qua, là tên đặc công muốn ám sát ông sĩ quan thám báo tỉnh, chiều đó ông sĩ quan đi đón con trễ, học trò ùa ra một lát thì ông sĩ quan tới. Trái lựu đạn tung đúng lúc, nhưng ông sĩ quan chỉ bị thương. Tội nghiệp bốn đứa trẻ và bà bán hàng rong chết oan, chưa kể có vài người còn trúng miểng, khá nặng. Sau khi thảy trái lựu đạn, tên đặc công thót lên xe Honda chờ sẳn, mất tiêu.
  Ba chép miệng tức tối:
    - Giặc ở ngay nách mà mình không hay biết gì hết!
  Chuyện ông Vc bị bao vây, bị bắn chết… một hai tuần sau lắng xuống. Nhưng từ đó, người ta bắt đầu e dè chị Trúc. Mặc dù chị vẫn được tự do, được ra vào mua bán nhưng cứ mỗi lần chị đi qua là có những ánh mắt căm giận, thương hại, nghi ngờ, sợ sệt, dò xét ngó theo…
   Mấy tháng sau, cái bụng của chị u tròn lên,  hàng xóm chạy qua nhà mua vải của mẹ nói chị có bầu, có bà còn le lưởi mỉa mai “ Mai mốt xóm mình có thằng VC con, tha hồ ăn lựu đạn!”.
   
Mọi chuyện rồi cũng nguôi ngoai, thỉnh thoảng trong chiêm bao tôi vẫn còn thấy những xác chết hiện về, những đôi mắt ưu uất của các bà mẹ khiến những lúc đó tôi bàng hoàng thức giấc với tiếng gió kêu như thảng thốt trong bóng đêm đen đặc ngoài cửa sổ.
  Cho đến một hôm, nấu cơm chiều, thấy mẹ bận rộn kho thịt và hầm chân giò với đu đủ như nấu cho người ăn đẻ, lát sau mẹ kêu tôi phụ bưng qua nhà chị Trúc, thấy tôi ngạc nhiên rồi lắc đầu quầy quậy, mẹ giải thích:
-      Cô Trúc sinh con, nằm cử mà không có
ai nuôi, nghe nói phải mua cơm tiệm mà ăn, cũng tội nghiệp. Thôi kệ con, ai làm ác người nấy mang tội.
  Mẹ tôi được tiếng tốt bụng nào giờ, nên tôi miễn cưỡng nghe lời, tuy vậy, ba và tôi không đồng ý với lối suy nghĩ của mẹ, ba nói:
-     Thiếu gì người giúp, sao lại giúp kẻ ác!
  Nhà chị Trúc tuy đẹp, nhưng trông quạnh hiu trong khu vườn rộng, um tùm cây cối. Mẹ bấm chuông cổng, hồi lâu có người đàn bà trùm khăn sùm sụp đi ra, tôi nhận ra chị Trúc, mặt mày rầu rĩ buồn bã, xanh lướt, còn yếu lắm.  Giọng mẹ xởi lởi, như người nhà:
-     Tui nấu ít đồ ăn đem qua, cô ăn cho có sửa em bú. hàng xóm với nhau cô đừng ngại.
Chị Trúc tần ngần rồi mở cửa, mời mẹ con tôi vào. Mẹ đặt đồ ăn trên bàn, hỏi thăm một hồi rồi ngỏ ý muốn vào thăm  em bé. Tôi thấy chị chớp mắt như cảm động, khuôn mặt giản ra một nụ cười thật đẹp.
  Chị Trúc dẫn mẹ vô bên trong, mẹ kêu tôi ngồi ngoài, chắc mẹ dị đoan không cho con nít vô buồng bà đẻ. Tôi ngồi một hồi, nhớ tới lời người ta nói nhà chị Trúc có Vc?  Tôi bỗng nhiên nỗi lên cơn tò mò, vì hồi đó giờ cứ nghe nói Vc giựt mìn xe đò, Vc pháo kích, Vc liệng lựu đạn… Chứ tôi chưa thấy mặt mày của Vc như thế nào? Chưa hình dung ra Vc tròn méo làm sao? Cho nên tôi ngó nghiêng ngó ngửa,  khi mắt tôi vừa chạm vào một tấm hình trên đầu tủ thờ thì óc tôi lóe lên “ Vc ?” Nghĩ tới đó tôi cảm thấy hồi hộp vừa dòm chừng vô cửa buồng vừa mon men tới gần, càng gần…tôi thấy đó là tấm hình một người đàn ông… Tôi càng nhìn càng thấy người đàn ông trong hình như quen quen, có gặp đâu đó… Nhìn một hồi, ngờ ngợ, rồi nhớ ra, tôi hoảng hồn kêu lên:
-     Mẹ ơi!
Mẹ lúp xúp chạy ra ngơ ngác:
   - Gì con?
  Tôi định nói, thấy chị Trúc đứng im sau lưng mẹ, tôi ấp úng nói lảng:
-     Về… mẹ .
Mẹ xoay người lại, vô tình than thở với chị Trúc:
-      Khổ! từ hôm đó tới nay, nó hay kêu
hoảng vậy đó !
  Chị Trúc sầm mặt, đưa mẹ con tôi ra cửa, không nói gì, rồi lặng lẽ quay vào.

  Tôi nhận ra ông trong tấm hình rồi.  Chính là người đàn ông đứng trong quán sách chiều hôm đó, nốt ruồi nhô cao dưới cằm làm tôi không thể nào nhận lầm ông ta. Thì ra, lúc đó ông đang chờ…! Bỗng nhiên tôi rờn rợn, khi hình dung ra cảnh…Trời! Lở hôm đó  tôi đứng đâu đó bên ngoài, hoặc là em tôi chạy ra sớm… chắc chắn, chị em tôi là trong số những người hôm đó, đau đớn quằn quại kêu cứu thống thiết trên vũng máu vây khắp vỉa hè. Hoặc là tôi và thằng em nằm vật vờ chết oan ức với những miểng đạn ghim tả tơi khắp cùng mình mẩy… Ghê quá, tôi ớn lạnh không dám nghĩ tiếp nữa…

   Vì bị ám ảnh quá sâu đậm, từ đó tôi cứ thấp thỏm, nghi ngại trong lòng, cứ hể thấy ai lấp ló, dáo dác, mặt khắc khổ, hắc ám, lẩn quẩn trong chợ, gần trường học, đứng gần, là tôi hồi hộp… Nhiều lúc giật mình,tưởng tượng, bất thình lình đâu đó, quăng ra…Ầm!.. Bùm!...
   Ác như vậy đó, ai mà không sợ. Tôi  ước gì đời sống này đừng có VC. Sướng biết mấy!

  ….. Chị Trúc, Tôi biết chị đã lập gia đình khác và hiện giờ đang sống đâu đó tại Hoa Kỳ, nếu chị đọc mẫu chuyện này. Tôi tin, chị biết tôi là ai.
                                 thụyvi

               [ Hầm Nắng, cuối tháng 10, 2009 ]


             THE LAND OF SUFFERING
                                            . thụyvi

Directing my eyes through the low branches and leaves, I saw a vague image of Truc sitting on the steps of her house, with a purple shawl which was familiar with everyone in this area, with her hairs flying in the wind. I made a sudden turn and walked back. I did not want to meet her. Maybe the reason was that, every time I saw her or met her, a horrible reminiscence came to me. It was about painful death that had suddenly come to those innocent little children and had been caused by a grenade that had exploded purposely at the gate of an Elementary school that year. As a matter of fact, though her smile seemed really sweet, it did not move me not even bring me any closer to her, even for the reason of social relationship.
I was then 17 years of age, old enough to be able to help my parents something around the house. My most favorite job was to go and pick up my young brother home from school in the afternoon. I usually arrived to school a little early, so that I could enter the book stalk near the school to read books there without permission of the bookkeeper while I was waiting for my brother getting out of class, crossing the street in an exciting mood, asking me to buy him something before both of us went home in a hurry, because our parents were waiting us for dinner.
That day, when I arrived, in the book stalk there was only 1 man, hiding himself in a corner behind a high shelf with some magazines hung on it. He often looked out at the street as though he was waiting for somebody else. As usual, I entered right away the stalk, smiling at the young girl at the counter, reached my hand to grasp the story book I could not finish yesterday.
I was absorbed in reading when the school bell rang aloud. My interest was cut, I looked out the stalk, my eyes caught this man who hurried going out to the road, pulling downward a little bit his cap that was on his head. I continued the book at its attractive phase with a fast speed. A terrible explosion came aloud. Being startled and horrified by the sound, I moved down my head quickly. Shouts in the outside, clear and stricken with terror, came to my ears:
- The VC exploded grenade.
- My child was killed. Save him. O God.
- O my God. Dead, dead,
Crying and shouting out of fear, calling for help arose, radiated to the school gate. Understanding what was happening, I pressed running across the road, completely panic stricken trying to get through the traffic gem into the crowd. My hands and legs all shook badly. I felt a stiffness of my whole body when seeing a lot of bloody human bodies lying about in disorder and in the way, some people suffering in their extreme pain. Being frightened, I was looking all around in an agitated hurry when I was pushed forth with great force. My head was bent forward, I almost fell down to the ground:
* Get out
* Get out of the way.
I shrank myself so that nurses could go back and forth to help the wounded people with dressing, giving the first aid, carrying to ambulance. All around me, haggard
cries, sound of people spinning a long yarn became more and more saddening and pitiful! I ignored them all, hurriedly jostled with the crowd, trying to go forward. At last, as a squirrel, I wormed my way to the school side door. I was quite happy to see my brother who was standing in whimpering among worry and anxious adults and children gathering at the end of the row of classrooms. I rushed to him, grasped him in my arms, rubbing on his back in soothing him with my mouth distorted by a cry about to break up. My mother was coming in running with short steps, with her pale countenance with no mind and spirit on it, with her deforming mouth.
I could not sleep well. I was almost completely exhausted. My doctor forced me to have some days off from school, to have soup and medicine.
That evening, after taking some snacks and daily hygiene, I went into bed, rolled real tight the blanket around me, waiting for the medicine to work. After a while, while my eyes was half closed, my spirit was vague, I heard something like the sound from a tumult, the sound made by the wind blowing through rows of trees. It became increasingly strong, like human voices; it was hissing, and hissing again… and was clear to be heard: “Stop! Stop!” Someone was running, pursuing in anger. Then, shootings of guns came to my ears. In a sudden, I sat up, shouting out loud in a fright…My mother hurried into my room, lifted the mosquito net up, holding me tightly in her arms. I was in a great fear, with sweat all over my back, my heart was racing. A dim picture of dead children on that day, with their eyes were fixing at me. Thinking that I was dead too, I grasped real tight my mother’s hand that could calm me a little bit through her body heat. I remembered every thing going on, saying to my mother in an anxious voice:
- I heard shootings somewhere, mom.
- Keep on sleeping my dear. Do not worry. My mother soothed me.
I leant my head against her shoulder. A feeling of peace conquered me. But when I got back my control, I realized someone at my front door even people voice familiar to me.
- Who is crying, mom? It is plain to me that I hear cries and even the sound of stepping on the paddles. Here is the hissing sound from brakes of cars that seems to back up, their light beams were weeping through the window. I guess, maybe our neighbors were in a big fight or quarrel; that is why the road was brightly lighted by cars’ head light.
A moment later, my father came in, whispering to his wife:
- It is heard that the one who had thrown grenade was captured. He had hidden himself in Truc’s home.
My mother looked startled in a second, saying no word; she only made an exhale, turned and gave me an embrace, saying:
- Go to sleep, my dear! We are here with you, do not scare.
I was lying down, kept quiet so my mother could rest assured. I had a lot of things in my head. My memory got stuck on images of yesterday event. My young brother was sleeping at my side, knowing nothing about what was happening.
Truc has owned a stalk of textile fabric in the market. She just moved to this house with a large garden. It was separated from my house by a narrow yard with wild purple buttons.
Last night, the Special Police agents were surrounding her home when a human image appeared outwardly, slowly walking at the rear window. He was found out, was told to lift up his hands. He got shot and died when he tried to run away and climbed over a fence to get to the trail leading to a range of trees in a great distance.
I father told me:
- The VC who was killed last night was a commando. He planned to assassinate the provincial spy and scout officer who came and picked up his child a little later than as usual that afternoon. He arrived at school after the ringing of the bell and after all the school children rushing to the gate. The grenade exploded in right time. But the officer just got wounded, not killed. It was pitiful that 5 innocent people - 4 children and a pedlar - were killed and someone else was seriously damaged by pieces from the grenade. After throwing the grenade, the VC commando got on a Honda motorbike made ready for him and he disappeared.
My father chirped his lips in an anger, saying:
* Our enemy was next to our door but we could not find out!
The story about the VC who was surrounded and shot and dead has gradually cooled down some weeks later. But since that time everybody was shy of Truc, even though she kept going back and forth to run her business. Every time she was passing, she was followed by looks filled with indignation, pity, doubt, fear and inquisitiveness… Then her belly started to swell up. Some of our neighbors who came to my home for purchasing textile materials, said that Truc was pregnant. Other women, putting out their tongues, said in irony:
* There was a VC child in our neighborhood. Some day we shall have abundance of bullets firing at us.
Everything has burnt out. Now and then, in my dream, I still saw those dead bodies, spleenful eyes of some mothers. It caused me to wake up in a startling mood while the fitful wind was roaring out of the window in dark nights.
Until a day when I saw my mom very busy in cooking pork meat, making a stew of pork leg with papaya fruit in the kitchen as though she cooked to serve a woman in her pregnancy. After a little while my mom told me to help her carry food to Truc’s home. Looking at my surprise and my head shaking, she explained:
* Truc already gave birth to a child. Nobody helps her in her period of abstinence.
She had to buy food from restaurants, I was told so. I feel compassion for her. My dear, pay no attention to what someone did wrongly because they will be charged for their sins.
My mom has been known of her sweet heart. I was reluctant to obey her. But my dad and I do not agree with her about her thinking. My dad said:
* People who need help are abundant. Why do you help the evil one?
Her house is nice. But it looks deserted in an immense garden with luxuriant foliages.
My mom pushed the gate bell. After a while came out a woman with a towel covering her head and part of her face. I recognized this woman was Truc. She was still weak; her face looked pale and sad.
With a fervent voice, my mom said to Truc as to a member of our family:
* I cooked for you some food. Eat it so that you may get more breast milk for your baby. Do not worry because I am your neighbor.
Truc opened the door for my mom and me after a quick hesitation. My mom left the food on a table, asking her a lot of things. At last my mom let her know that she wanted to see the baby. Truc’s eyes were blinking in a feeling of motivation from her heart. A beautiful smile appeared on her lips releasing tension on her face.
Truc led my mom to enter her room. My mom did not allow me to follow maybe according to a superstition that forbids children to come into the room where a woman gave birth to a child.
I sat still for a while. When I remembered people who said that there was VC in Truc’s home, a curious feeling arose in me: I have only heard something of VC mines that destroyed buses, of VC shelling mortars into cities, of VC grenades exploding in public places… but I have not seen how a VC looks like. I have not imagined what shape a VC has: is it round or is it not round? I was taking a look all around the room when the photograph set on the altar caught my eyes. A question broke in my mind: “This is a VC, isn’t it?” I was nervous with this thought. Watching at the door of her room, I slowly walked in approaching the picture. The closer I got to it, the clearer it showed to be of a man who seemed to be familiar to me. I thought I had met him somewhere… After a while, coming from a not full assurance to a complete confidence, I called out in a terror:
- Oh! Mom.
- What’s up my dear? My mom ran out to me with short steps, asking in a bewildered voice.
I was going to tell her what I just found out. On seeing Truc standing quietly behind my mom, I hesitated telling my mom: “Let’s go home, mom.”
Turning to Truc, my mom moaned, saying without any intention:
* What an unhappiness! Since that day, she has often made this kind of shout.
Truc’s face clouded over. She walked us to the gate, saying no word. Then she returned to her home quietly.
I just recognized the man in the picture. He himself was the man in the book stalk that afternoon. I could not make any mistake in identifying him by a mole protruding out on his chin. I came to a perception of his presence in the book stalk: he was waiting to… All of a sudden, I was shivering when I pictured to myself the sight of that day! Oh my God! In case I was standing somewhere out of the book stalk or in case my brother arrived at the gate a little sooner than he did, it was no doubt that both of us were among those who were convulsed with pain, lying in bloody puddles on street pavement, crying out mournful calls for help. Or my brother and I would lie in death by a lot of broken pieces from the grenade that struck all over our bodies… So terrified, I felt my flesh creep and could not go on thinking of anything else.
Suffering this great obsession, I have been on the tenterhooks, in the doubts when I saw anyone who showed himself hesitantly, looking around in bewilderment, hanging about in market or near a school or next to me, with his austere countenance of the blackest dye, I was trembling with excitement… At times, I had an imagination of a grenade that was cast out from somewhere and exploded. That also startled me!
It was so evil that everyone has feared of it! If there was no VC in this world, I have thought, what a happiness!
* Truc,
I have learned that you had married with another man and have been living somewhere in the United States. If you have read this story, I believed you would identify who I was.
                                                           .Thụyvi
        (  In my Sunny Cave, at the end of October, 2009)


Back to top
« Last Edit: 12. Sep 2010 , 00:15 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #38 - 16. Sep 2010 , 00:15
 

Người Vợ Mù.       


Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ ở một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp. Hồi đó, tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn. Một bến tàu thủy khá sầm uất trên con sông Chanh, cách tiêu khiển của tôi là chiều tôi ra bờ sông xem tàu tới, tàu đi, giữa một cảnh náo nhiệt và những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú tuần canh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.
          Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.

          Tôi không rõ cửa nhà tôi được họ chọn làm nơi hò hẹn từ bao giờ, và vì sao họ lại chọn cửa nhà tôi. Nhưng một buổi sáng mùa đông dậy sớm, ra hiên gác tì tay lan can nhìn xuống, tôi thấy hai bóng đen đen đang đứng trên hè đường, dưới làn mưa phùn giá rét. Một lát sau, người đàn ông bảo người đàn bà:

          - Mười hai giờ bà chờ tôi ở đây nhé!

         Lời nói dõng dạc trang nghiêm như giọng hạng người sống trong những xã hội cao quý. Rồi mỗi người đi một ngả. Văng vẳng tôi nghe rao câu rất quen tai:

         - Ai muối mua!

         Và tôi nhớ ngay ra ông lão bán muối mà tôi vẫn thường gặp lang thang trong các phố.

         Mười hai giờ trưa khi chuyến ô-tô hàng chạy Hải Dương bắt đầu mở máy, quả nhiên một người đàn bà già và mù, áo xống gọn gàng và sạch sẽ, tay cầm cái rá, rờ lần các cửa xe, rời rạc xin tiền.
         Tôi nghĩ thầm: “Không phải ăn mày lành nghề”.
         Xe đi khỏi thì người bán muối buổi sáng cũng vừa đến nơi. Và tôi hiểu vì sao họ chọn giờ ấy làm giờ họp mặt: giờ ô-tô.

         Luôn một tuần lư như thế, hôm nào cũng đủ sáu giờ sáng và mười hai giờ trưa là hai vợ chồng người mù tới cửa nhà tôi đứng nói chuyện. Họ không hề sai hẹn. Và tôi tò mò lưu ý đến họ, để tai lắng nghe những câu chuyện của họ, vì họ nói rất to, như chẳng cần gì ai, hơn nữa, như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.
          Họ có nhà riêng hay không, và nếu có thì nhà riêng họ ở đâu, tôi không rõ. Nhưng nghe chuyện họ, tôi biết rằng gia đình họ chỉ có hai vợ chồng: chồng làm nghề bán muối, vợ theo nghề ăn xin.
          Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức nhau như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày, và mong nhớ nhau từng phút từng giây. Lần nào người chồng cũng bắt đầu:

          - Bà đấy à? Thế nào, bà làm ăn có khá không?

          Người vợ trả lời chẳng qua mấy câu này: “Cũng khá ông ạ” hay “Hôm nay làm ăn chẳng ra gì”.

          Rồi bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hệt những việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi “làm ăn”. Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ.

          - Ông ạ, con mẹ Phúc Hòa Ðường nó lại nhiếc tôi sao không kiếm việc mà làm, đi ăn mày thế này không biết nhục à?
          - Con mẹ Phúc Hòa Ðường ở phố Ninh Lãng có phải không bà?
          - Phải đấy ông ạ. Nó thử mù như tôi xem ông nhỉ?
          - Thế nó có cho bà đồng nào không?
          - Nó cho mà nó nhiếc thì đã cam.
          - Nó giàu nhất phố đấy, bà ạ.
          - Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu mà không biết thương kẻ đói khó, mù lòa. Cũng chả bền được đâu, ông nhỉ?
          - Phải, bền thế nào được.
          - Giá giời cho vợ chồng mình giàu như họ thì mình ăn ở ra người giàu, có phải không ông?
          - Phải, mình để của làm gì? Ðể của cho con nó phá nhé? Bà có biết không, thằng con nhà ấy nó phá chẳng mấy nỗi mà hết cơ nghiệp. Thôi thì đủ, bà ạ, cờ bạc, bợm đĩ, hút sách.
          - Thế à ông?

          Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục, một điều ông ạ, hai điều bà nhỉ, và có tính cách thông tin tức như một tờ báo hàng ngày.

          - Ông ạ, tôi nghe người nhà bà thông Ðoan nói chuyện xe Ninh Thái bị bắt thuốc phiện, đâu những bốn, năm cân nữa. Chắc bị phạt khá tiền đấy nhỉ? Hay đi đêm, thế nào chả có ngày gặp ma ông nhỉ?
         Tiếp chuyện bắt thuốc phiện, bà lão kể đến chuyện gia đình nhà ông đội Nhất: Vợ chồng ông đội chẳng ngày nào là không cãi nhau. Bà lão nhắc lại từng câu mắng nhiếc chửi rủa tục tằn của hai người, rồi bình phẩm:

          - Cứ nghèo như vợ chồng mình lại êm thấm, nhỉ ông nhỉ?

Ông lão bán muối cười rất có duyên, và có vẻ tự phụ nữa. Hôm nào người vợ phàn nàn không xin được một trinh nhỏ, thì người chồng tìm hết lời an ủi:

          - Thôi, bà ạ, cần gì. Hôm nay tôi làm ăn nhờ giời khá lắm. Chúng mình chỉ mong kiếm đủ ăn, chứ có cần để dành tiền như họ đâu. Vậy bà về nhà mà nghỉ nhá. Tôi đã đong một hào gạo, mua một xu rau muống, một xu tương rồi đấy. Bà về thổi cơm, tôi bán hết chỗ này cũng về ngay đây.

          Họ từ biệt nhau, cho tới sáu giờ sáng hôm sau lại vui mừng cùng nhau nói chuyện.

          Nửa năm ròng, tôi tò mò đi sâu mãi vào cái đời đường hoàng và thân mật của cặp vợ chống khốn khó. Có hôm tôi đã cố theo họ xem họ trú ngụ nơi đâu, nhưng họ như đôi chuồn chuồn sống nhởn nhơ không tổ trên mặt nước ao tù.


*

          Một dạo tôi thấy vắng bóng đôi uyên ương già ở trước cửa nhà tôi. Tôi đoán chừng họ đã chọn một phố khác yên tĩnh hơn làm nơi góp chuyện hàng ngày. Nhưng một buổi chiều đi chơi mát, tôi rẽ vào xem đền Chanh thì gặp ông lão lòa đương lom khom quét lá khô ở sân. Tôi vui mừng hỏi:

         - Kìa ông bán muối. Hàng họ có khá không? Sao độ rầy tôi không gặp ông?

        Người kia đứng thẳng lên, hấp háy cố nhìn tôi bằng cặp mắt gần tàn ánh sáng như ngọn đèn cạn dầu bập bùng chực tắt. Tôi hỏi luôn:

         - Còn bà lão, vợ ông, lâu nay đi đâu?

         Hai hàng lệ chảy giàn giụa trên đôi gò má răn reo. Tôi hiểu ngay rằng ông lão già khốn nạn đương mang nặng trong lòng một nỗi thống khổ lớn lao. Và tôi nghĩ ngay đến sự tử biệt...

         - Ông buồn lắm phải không?
         -Vâng, tôi không thiết sống nữa, thầy ạ. Bà lão nhà tôi, bà ấy bỏ tôi bà ấy đi rồi...

         Tôi kinh ngạc:

         - Bà ấy bỏ ông?
         - Vâng, bà ấy chết rồi, còn đâu!

         Người ấy cúi xuống quét sân, nói tiếp:

          - Hơn bốn mươi năm giời ăn ở với nhau, chả có điều tiếng gì... bây giờ bà ấy bỏ bà ấy đi một mình.

          Lúc từ biệt, tôi đãi ông lão khổ sở một hào nhưng ông ta lắc đầu xua tay:

         - Tôi lấy tiền làm gì nữa. Ngày có vợ có chồng, tôi mới phải vất vả làm ăn. Chứ bây giờ còn một thân một mình, thì tôi chỉ nhờ cửa thánh ngày hai bữa cơm thừa canh cặn đủ no... để chờ ngày được gặp mặt bà lão tôi ở nơi suối vàng.
          Dù cảm động đến đâu tôi cũng không thể giấu nổi cái mỉm cười: tôi nhận thấy ngôn ngữ ông lão bán muối vẫn còn đứng đắn và kiểu cách như xưa, khi ngồi trò chuyện với người vợ mù ở trước cửa nhà tôi.

Khái Hưng

(1944)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #39 - 23. Sep 2010 , 00:38
 


Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm


    

...


* Lời nói đầu:

Tác giả Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh cảm tác từ lời của phi hành gia Buzz Aldrin nói vào ngày 20 tháng 7 năm 2009, kỷ niệm 40 năm ngày Apollo 11 lên mặt trăng:

"…For me, the most difficult part of the mission wasn't what happened during the flight but what happened after we came home. Without a new mission to train for, I felt lost and without a purpose. My personal life was marked by deep depression and bouts of drinking. Nothing I did seemed to have meaning or motivation for me.
I left the Air Force, the space program, and was adrift. But then, as I began to recover my bearings, something wonderful happened. I met a woman, Lois Driggs Cannon, who helped me to climb out of my depression and see a role for me in space -- but this time while on Earth…"

---------------------------------------

1

Ngày 20 tháng 7 năm 1969

Bé Xíu loay hoay với một xấp giấy hoa. Cô bé đang chọn xem loại nào thích hợp để làm một chiếc lồng đèn. Đây là lần đầu tiên Bé Xíu muốn tự tay làm lồng đèn. Nhưng không phải để chơi, mà là để dự cuộc thi làm lồng đèn do trường tổ chức. Chỉ là một cuộc thi nhỏ, nhưng cô giáo lớp ba muốn các học trò có được tính sáng tạo trong những sinh hoạt thường ngày. Thật ra thì Trung Thu không phải là điều “thường” đối với Bé Xíu cũng như với các bạn, bởi mỗi năm mới có một lần. Còn khoảng hai tháng nữa mới đến Trung Thu, nhưng Bé Xíu và các bạn cảm thấy náo nức lắm. Thôi thì… nào là giấy bóng, giấy hoa, nào là dây kẽm, nan tre, chỉ nhợ, keo hồ… Bọn con trai thì bàn tán làm lồng đèn xe tăng, tàu thủy, máy bay…. Bọn con gái thì bàn tán làm lồng đèn quả trám, đèn cái trống, đèn trái bí, đèn con bướm, con cá… Ngày nào trong giờ ra chơi cả lớp cũng nhộn nhịp tưng bừng, cô giáo cũng vui lây. Đương nhiên cô phải là người đầu tiên hướng dẫn cho các học trò cách làm từng loại lồng đèn. Nhưng phần lớn công việc ấy được làm ở nhà, nên cha mẹ hoặc anh chị của các em lại giữ phần quan trọng.

Bé Xíu không có anh chị. Cô bé là con lớn trong nhà và có một đứa em bốn tuổi. Em bốn tuổi thì chẳng giúp ích gì được cho mình rồi. Bé Xíu tự an ủi “Mình là chị Hai mà!”… và tẩn mẩn ngồi làm một mình. Ba bận đi làm, má có giúp một chút nhưng má cũng bận rộn công việc nhà nên Bé Xíu không dám quấy rầy ba má nhiều. Bé Xíu nhớ lại cách thức mà cô giáo dạy chung cho cả lớp. Bé Xíu không làm lồng đèn với nan tre mà chỉ dùng giấy hoa và dây kẽm. Bé Xíu muốn làm lồng đèn quả trám. Không hiểu sao, cô bé thích hình ảnh một cái mặt trăng hơn là những hình thể khác. Vì Trung Thu là mùa của trăng tròn mà! Cô bé tưởng tượng đến khi chiếc lồng đèn hoàn thành, treo lên cành cây trước nhà, chà!… chắc là đẹp lắm, sẽ không thua gì mặt trăng đêm rằm Trung Thu.

Nhưng Bé Xíu đã phải ngừng tay một chút vì ba má gọi Bé Xíu đến xem ti-vi. Ba bảo:
- Xem này, Bé Xíu! Mấy phi hành gia Hoa Kỳ đã lên đến mặt trăng rồi!
Bé Xíu ngồi dán mắt vào màn hình của chiếc ti-vi nhỏ. Khi bức ảnh của ba phi hành gia được chiếu lên, Bé Xíu kéo chiếc ghế nhựa nhỏ lại gần hơn nữa. Rồi thì cảnh chiếu chiếc nguyệt xa đậu trên mặt đất cung trăng và những bước chân lướt như múa của vị phi hành gia làm cho cô bé chú ý nhiều hơn. Ba giải thích:
- Bé Xíu thấy hai người đang ở trên mặt trăng không? Họ đi trông nhẹ nhàng như vậy là vì ở trên mặt trăng mọi vật chỉ nặng bằng một phần sáu sức nặng bình thường mà thôi. Còn một người nữa thì đang bay trên phi thuyền. Cái máy tròn tròn có những cái chân cao như chân nhện đó gọi là chiếc nguyệt xa.
Ba quay sang nói với má:
- Con người thật là giỏi, phải không?
Má gật đầu:
- Con người nhỏ bé nhưng thật giỏi. Bây giờ người ta đã biết nhiều về mặt trăng rồi!
Ba thở dài:
- Nhưng những câu chuyện thần thoại về mặt trăng sẽ không còn ý nghĩa khi kể cho trẻ con nghe nữa.
- Phải đấy!
Rồi má cũng nhè nhẹ thở dài. Hình như ba má có một vẻ gì như là tiếc rẻ. Mà Bé Xíu cũng thấy có một cảm giác là lạ. Cũng là tiếc rẻ sao? Ồ, Bé Xíu mới tám tuổi. Bé Xíu bắt đầu để ý đến những chuyện kể về cung trăng không lâu. Lúc còn bà ngoại, bà hay kể chuyện cổ tích cho Bé Xíu nghe, trong đó có chuyện chú Cuội, chị Hằng, cây đa, thỏ ngọc… Bà ngoại mất đi, Bé Xíu có được một kho chuyện cổ tích, mai mốt lại kể cho em của mình nghe được rồi. Nhưng khi nghe ba giải thích lại, Bé Xíu hiểu rằng trên cung trăng không có gì ngoài những vùng như núi non và hố trũng. Không có cây xanh, không có biển cả hay sông ngòi. Ôi, một nơi lạnh lẽo và hoang vắng, làm sao có sinh vật? Thế thì chú Cuội cũng không mà chị Hằng cũng mất. Bé Xíu ngơ ngác một chút. Và khi chương trình truyền hình chấm dứt, Bé Xíu thơ thẩn ra ngoài sân, ngồi buồn một mình.

Văng vẳng có tiếng hát bên nhà hàng xóm:
- “Bầy trẻ thăm hỏi cung trăng, chú Cuội đâu vắng cô Hằng đâu xa, ố tang tình tang, ố tang tình tình… Động lòng thương trẻ bơ vơ, đàn chim nhỏ bé bay vô trả lời, ố tang tình tang, ố tang tình tình…… Từ ngày có vệ tinh bay, bay có ba ngày lên tới mặt trăng, ố tang tình tang, ố tang tình tình… Cuội đành đem chị Hằng Nga tìm xứ xây nhà không biết ở đâu…” (*)
Bé Xíu nhìn lên trời. Đêm nay mới mồng bảy tháng sáu âm lịch, chưa thấy trăng tròn. Nhưng bầu trời bao la khiến Bé Xíu có một chút bâng khuâng. Cô bé nghĩ đến chững câu chuyện cổ tích bà ngoại kể, chợt bật cười khi tưởng tượng bà ngoại sẽ “bí” khi Bé Xíu hỏi bà về nơi ở của chị Hằng và chú Cuội. Ồ! Nhưng dù sao bà ngoại hay má cũng đã chưa từng bị ngỡ ngàng như Bé Xíu bây giờ.

Ba đứng sau lưng Bé Xíu tự lúc nào. Bé Xíu hơi giật mình khi nghe giọng của ba cất lên:
- Bé Xíu làm gì đó? Sao con không vào học bài?
Bé Xíu quay lại, lắc đầu:
- Không ba ơi! Tối nay con phải làm xong cái lồng đèn.
- Để ba giúp con.
- Thật hả ba?
- Thật chứ, ai nỡ để con gái cưng của ba loay hoay một mình. Con muốn làm lồng đèn hình gì nào?
- Con muốn làm hình quả trám.
- Dễ thôi, cha con mình cùng làm nhé! Trước tiên, con hãy xếp tờ giấy làm đôi theo chiều dài, rồi xếp như xếp quạt vậy, xong rồi banh ra từ từ, tạo thành góc nhọn thế này.
Bé Xíu vừa làm theo lời ba chỉ dẫn, vừa tỏ ý khâm phục:
- Hay quá! Con làm được dễ dàng.
- Ấy, banh nhè nhẹ kẻo nó toác ra. Như vậy được rồi! Để ba chỉ con cách cắt giấy bìa dán hai mặt nhé! Đưa kim chỉ đây, ba chỉ cho con may hai đầu lại, nhưng đừng may chặt quá, mở ra sẽ cong queo…
Bé Xíu ngắt lời ba:
- Ủa, mà sao ba giỏi vậy hở ba?
Ba cười:
- Giỏi gì đâu? Ba sinh ra là con nhà nghèo, đâu có đủ tiền mua đồ chơi. Cái gì ba cũng học cách để tự làm lấy.
- Con cũng thích tự làm lấy.
- Không tự làm lấy cũng không được, làm sao mà dự thi? Chẳng lẽ đi mua ở tiệm rồi mang dự thi sao cô nương?
Bé Xíu cười bẽn lẽn:
- Đúng rồi ba! Cô giáo bảo phải có sự sáng tạo mới được dự thi.
- Ừ. Nè tiếp tục đi con! Tới phần đính hai cái quai bằng dây kẽm vào, phải khéo tay một chút không thôi rách. Cuối cùng là xoắn đoạn dây kẽm này lại như hình lò xo để gắn đèn cầy… Rồi, xong!
Ba như không nhớ gì đến đoạn phim thời sự vừa qua. Bé Xíu cũng lăng xăng chìm vào công việc…

***

Ngôi trường tiểu học mấy hôm nay vui như tết. Cuộc thi làm lồng đèn đã kết thúc. Vui nhất là những ngày các học sinh đem lồng đèn vào lớp, khoe nhau, tranh cãi, phê bình, và… giận nhau nữa. Bạn nào cũng muốn đèn của mình là chiếc đẹp nhất. Cô giáo phải giảng hòa rồi sau đó nộp đèn lên cho nhà trường.

Một tuần trôi qua, đã đến ngày có kết quả. Và, Bé Xíu không thể ngờ, chiếc lồng đèn của cô bé chiếm hạng nhì, sau chiếc đèn hình máy bay của một bạn trai “đàn anh” học lớp nhất (**). Vài bạn khác lãnh giải ba và đồng hạng giải tư. Dĩ nhiên bên cạnh hình dáng đẹp, cắt dán khéo, lại còn phải nói lên ý nghĩa nào đó nữa. Cuộc thi có một phần lấy từ sáng kiến của thầy dạy lớp nhất, đó là mỗi học trò dự thi phải nộp một đoạn ngắn gồm vài câu giải thích về chiếc đèn do mình làm ra. Và bài của Bé Xíu là như sau:
- “Kính thưa Ban Tổ chức cuộc thi làm lồng đèn Trung Thu! Em thích làm một chiếc lồng đèn hình quả trám vì nó nói lên hình ảnh của mặt trăng, và mặt trăng này luôn luôn dễ thương trong lòng của em. Em cũng muốn chiếc đèn này nói lên tình thương của em dành cho ba má em, cho em của em, cho cô giáo em và cho nhà trường, cùng các bạn của em”.
Và bởi vì còn có một câu hỏi mà người dự thi phải trả lời: “Em muốn tặng chiếc lồng đèn của em cho ai?” nên Bé Xíu cũng viết câu sau đây:
- “Nếu có thể được, em xin quý thầy cô gửi tặng dùm chiếc lồng đèn này cho các phi hành gia đã đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng vào ngày hai mươi tháng bảy năm nay”.
Khi thầy hiệu trưởng đọc bài viết ngắn của Bé Xíu đến câu cuối, mọi người đều “ồ” lên và xôn xao bàn tán. Nhưng thầy hiệu trưởng ôn tồn nói:
- Đây là một điều ước muốn rất chân thành. Thầy hứa sẽ giúp em.
Khi Bé Xíu trở về lớp, nghe các bạn xì xầm về mình rất nhiều. Nhưng Bé Xíu thấy trong lòng vui lắm. Bé Xíu sẽ khoe ba má ngay khi về đến nhà.

***

Ngày tháng dần qua, nhưng Bé Xíu cũng không quên điều ước muốn của mình. Sau cuộc thi, đôi lần Bé Xíu gặp thầy hiệu trưởng trước văn phòng, thầy có nhắc lại và bảo rằng đã chuyển chiếc lồng đèn của cô bé đến một hội “có liên lạc được với các phi hành gia”. Sau đó không bao giờ thầy nhắc đến nữa. Bé Xíu cũng đâu có nhiều dịp để gặp thầy hiệu trưởng. Còn cô giáo lớp ba của Bé Xíu thì không nhắc đến, có lẽ cô không muốn Bé Xíu thất vọng. Các bạn trong lớp – và cả các bạn khác lớp cũng hay xì xầm – nhưng ít thôi -mỗi khi gặp Bé Xíu. Chẳng biết họ xì xầm cái gì. Bé Xíu không thắc mắc lắm đâu! Cô bé chăm học, chăm làm, nhiều việc khác còn thú vị hơn.

Chuyện “liên lạc với các phi hành gia” chắc còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội chị Hằng. Mỗi lần trăng tròn, Bé Xíu lại nhớ đến chiếc lồng đèn đó một chút, rồi mau chóng cất vào trong ký ức.

2

Ngày 20 tháng 7 năm 2009

Ông A. (xin lỗi quý độc giả, chúng ta hãy tạm gọi ông là ông A. nhé!) đã trình bày xong bài nói chuyện trước các hệ thống truyền thông. Ông cũng đã trả lời xong câu hỏi của các phóng viên. Nét mặt của ông thật thoải mái, mặc dù năm nay ông đã gần tám mươi tuổi rồi. Nhưng mọi người đều tìm thấy những dấu vết của quãng đời khi ông còn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, một phi hành gia, một trong ba người đã đi trên chiếc phi thuyền đến thám hiểm cung trăng lần đầu tiên – những con người đầu tiên từ mặt đất, đi đến thăm quê hương của chị Hằng. Một bước chân thật ngắn của họ là một bước tiến lớn của nhân loại. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm chuyến đi lịch sử ấy, câu nói này lại được mọi người nhắc đến.

Cuối buổi họp, ông A. bỗng đứng lại trước máy vi âm, và cất tiếng:
- Xin phép quý vị cho tôi có thêm vài lời. Hôm nay, sau bốn mươi năm, tôi muốn được, qua phương tiện truyền thông, nhắn lời cám ơn một em bé gái. Vâng, một em bé gái người Việt Nam, bốn mươi năm trước em đã gửi tặng chúng tôi một chiếc lồng đèn bằng giấy do tự tay em làm. Tôi chỉ biết được như thế thôi, ngoài ra tôi không có cách nào để liên lạc với em cả, bởi chiếc lồng đèn này đến tay chúng tôi lẫn trong một núi quà và thiệp chúc mừng. Tôi chỉ biết em là một học sinh nhỏ tuổi Việt Nam, và là một bé gái, qua dòng chữ em ghi tên trên chiếc đèn. Tôi mong rằng, ngày hôm nay, em vẫn còn hiện diện trên trái đất này, và có thể nghe được lời cám ơn của tôi, thay mặt cho các bạn đồng hành của tôi trên chuyến bay đó.
Cử tọa bỗng như lặng đi một lát. Giọng nói của ông A. nghe như một cung đàn chùng.

Buổi họp tàn. Ông A. chuẩn bị ra về. Nhưng chợt xuất hiện trước mắt ông, một người phụ nữ. Người ấy mang dáng dấp của một cô bé dịu dàng pha một chút tinh nghịch, đang mở to đôi mắt đen như hạt dẻ và cất lời:
- Thưa ông A., cháu rất vui được gặp ông ạ!
- Cô là…?
- Thưa ông, cháu là cô học trò nhỏ đã gửi tặng ông chiếc lồng đèn bốn mươi năm trước đấy ạ!
- Chúa ơi! Là cô đấy sao? Tôi thật không tin là …
- Cháu cũng không tin, thưa ông! Bốn mươi năm qua cháu luôn tự nói vui với chính mình rằng gặp được phi hành gia còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội và chị Hằng. Ồ, mà ông có biết chú Cuội, chị Hằng là ai không?
Ông A. lộ vẻ cảm động lắm. Ông gật đầu lia lịa, nói:
- Có, tôi có biết chứ! Tôi đọc và tìm hiểu những truyền thuyết về mặt trăng ở khắp nơi. Tôi biết trẻ em Việt Nam rất yêu mến cung trăng, xem đó như nơi trú ngụ của một nàng tiên rất đẹp và một anh chàng hay nói dối nhưng cũng rất giàu lòng nhân ái. Người Việt Nam giàu tưởng tượng quá, và rất mơ mộng. Tôi có lần đã nhìn lên mặt trăng và thấy như có hình bóng của một cây đa to ở trên ấy. Dĩ nhiên là tôi đứng từ trái đất như lúc này đây.
- Ô! Ông hay quá! Đúng đấy ông ạ.
Ông A. băn khoăn:
- Nhiều lúc tôi tự hỏi: không hiểu những hình ảnh gửi về trái đất cho mọi người thấy sự thật về mặt trăng có làm cho các trẻ em buồn vì không còn tin được vào những chuyện thần thoại hay không.
Bé Xíu – vâng, chính là Bé Xíu – nói ngay:
- Thưa ông, cháu có thể trả lời ông ngay, hy vọng điều cháu nghĩ là đúng. Sau bốn mươi năm, cháu có thể nói rằng, cho dù trẻ em không tin tuyệt đối vào những câu chuyện thần thoại, nhưng qua nhiều năm tháng, những mẩu chuyện đó vẫn được lưu truyền, và vẫn được nhắc đến hằng năm. Trẻ con Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới vẫn chơi lồng đèn, vẫn ăn bánh trung thu; và người lớn vẫn thích kể cho con em mình nghe chuyện chú Cuội chị Hằng.
- Ô! Thế sao?
- Vâng, và một hôm cháu nói chuyện với một em bé mười tuổi, người bản xứ tại đây, em cũng kể được chuyện sự tích trăng tròn trăng khuyết theo truyền thuyết của thổ dân ở Hoa Kỳ. Em bảo mẹ của em kể cho em nghe, và em rất thích câu chuyện ấy…
- Câu chuyện bà lão ngồi trên cung trăng đan chiếc rổ ư?
- Dạ vâng. Mỗi khi bà lão đan xong chiếc rổ thì đó là lúc trăng tròn, nhưng con mèo của bà nhân lúc bà bận khuấy nồi bắp hầm thì nó lại tháo cái rổ của bà ra, nên chúng ta có những đêm trăng khuyết. Nó tháo mãi cho đến khi cái rổ mất đi, và chúng ta có đêm không trăng. Và bà lão lại bắt đầu đan một cái rổ mới…
Ông A. nói to:
- Ôi! Thật là thú vị! Trẻ em vẫn còn thích nghe những chuyện đó ư? Sao… cô biết?
- Dạ, ông ơi, cháu đang đi dạy học các lớp tiểu học, và… và cháu phụ trách một chương trình nói chuyện với các bé thiếu nhi trên radio. Các em vẫn thích nghe kể chuyện thưa ông, mặc dù các em dư biết đó là những chuyện tưởng tượng.
- Tôi hiểu rồi! Tôi hiểu rồi!
Bé Xíu hân hoan:
- Và những chương trình giải trí dành cho trẻ em vẫn không mất đi tính thơ mộng. Người ta sẵn lòng nghe câu mở đầu rất dễ thương: “Ngày xửa ngày xưa….”, cũng như câu mở đầu quen thuộc “Once upon a time…” vậy, thưa ông.
Đôi mắt của ông A. long lanh như có ngấn lệ. Ông nắm chặt bàn tay của người phụ nữ mà ông nghĩ qua nhiều năm tháng vẫn dễ thương như một bé gái tám tuổi. Ông nói:
- Cuộc gặp gỡ với cô ngày hôm nay thật tuyệt. Bốn mươi năm qua, tôi thỉnh thoảng đem chiếc lồng đèn cô tặng ra ngắm nhìn và suy nghĩ nhiều. Tôi nghĩ trên trái đất của chúng ta thật vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá, nói chi là khám phá mặt trăng. Cô biết không, có lúc tôi đã rơi vào sự trầm cảm, vì tôi nhận ra phần khó khăn nhất của sứ mạng mà mình phải thực hiện không phải là những gì xảy ra trên các chuyến bay đi vào vũ trụ, mà là những điều xảy ra khi chúng tôi trở về nhà. Cũng may, nhờ có những người thân, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tâm trạng ấy và tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc đời này, trên mặt đất này.
Bé Xíu rưng rưng cảm động:
- Ông … như là một văn sĩ…
Ông A. cười khoan khoái:
- Phải, văn sĩ từ cung trăng. Cám ơn cô bé, cám ơn chiếc lồng đèn bốn mươi năm.
- Cháu cám ơn ông, ông phi hành gia!

Trung Thu 2009

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

-------------
Chú thích của tác giả:

(*): Trích bài hát “Một đàn chim nhỏ” – Phạm Duy
(**): lớp năm
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #40 - 23. Sep 2010 , 08:31
 
thubeo wrote on 12. Sep 2010 , 00:09:
Em TB chào chị Cỏ , em không dám đâu chị ui ! Cỏ cũng có sự sống như mọi sinh vật khác , đâu ai nỡ dập cỏ đau , cỏ đau thì cỏ chết , cỏ chết thì mình tốn tiền.Chị ui cỏ bên Mỹ đắt lắm , cho nên mình đừng tùy tiện dùi dập chà đạp cỏ nhen chị ,chúc chị ngủ trưa ngon  sleepy008




HI cưng!
Bộ mấy hôm thì trang này mới có một lần hả, chị theo dõi ở mục truyện hoài mà hỗng gặp, thấy lạ không hà. Hôm nay đọc rồi, cám ơn cưng, vậy rồi chừng nào có nữa. Chị dốt mấy vụ này lắm. Chỉ cho chị ví nghen.Tình thân.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #41 - 23. Sep 2010 , 23:56
 
Đọc bài về lồng đèn rất nhớ mùa trung thu ngày thơ, mình cũng có một chiếc lồng đèn rất xưa đó là một kỷ niệm buồn nhưng rất đẹp. Xin đưa vào đây cho có đôi.

Chiếc lồng đèn xa mãi
  Trần Thị Hạ Anh
Chiếc lồng đèn bằng giấy kiếng bóng lộn muôn màu rực rỡ đã là một ước mơ giản dị nhưng chưa bao giờ đạt đến trong thời tuổi thơ nghèo khó của tôi. Những chiếc lồng đèn muôn hình, vạn trạng treo lủng lẳng, bày bán ở chợ, trong các tiệm bánh được bọn con nít nhà bần chúng tôi dòm ngó, thèm thuồng. Trung thu của trẻ con nghèo chỉ là những ngọn nến thắp sáng , gắn vào một thanh gỗ là quá đủ. Sang hơn một chút, ngọn nến được  cắm trong một cái lon sữa bò đục lỗ hai đầu cho ánh sáng tỏa ra từ các khe hở. Có đứa nảy sinh sáng kiến làm một chiếc xe  trên một trục thép khi đẩy cái lon xoay tròn kéo theo sự chuyển động của tia đèn , trông thật đẹp mắt.
Nhờ có người anh hai khéo tay nên tôi không phải chơi với món đồ nguy hiểm đó. Đôi khi những mảnh thép cứa đứt tay, hoặc bị phỏng vì hơi lửa nung nóng chiếc lon lúc vô tình chạm phải. Năm nào anh tôi cũng bỏ công đi chặt tre, đẻo trúc, chuốt nan, quấy hồ cũng như chuẩn bị sẵn những tờ giấy bóng mờ dùng để bao tập để dành rồi tự tay làm lấy những chiếc đèn ông sao cho anh và tôi rước đèn trung thu. Chiếc lồng đèn tuy đường nét còn thô kệch, những tờ giấy dán mờ mờ, không trong và bóng bằng những chiếc lồng đèn ngoài chợ mà cũng có lắm đứa thèm thuồng. Đó là niềm hãnh diện nhỏ nhoi của tôi trong những mùa trăng tháng Tám xa xưa.
Năm  ấy, anh tôi đã trưởng thành hơn, do đó óc tưởng tượng cũng lớn theo. Anh quyết định không thèm làm những chiếc lồng đèn ông sao tầm thường, đơn giản như mấy năm trước. Lần này, anh sẽ thực hiện một chiếc lồng đèn mang hình dáng con phượng hoàng kiêu kỳ với cái đuôi dài lộng lẫy. Mọi việc đã chuẩn bị xong, anh lúi cúi làm quên cả những trò giải trí khác. Tôi nôn nao chờ đợi, vẽ vời trong trí óc nhỏ bé của mình một chiếc lồng đèn thật đặc biệt, thật đẹp để khoe với bọn trẻ cùng xóm. Ngày làm xong cái khung đèn, tôi lân la đến gần, chỉ thấy một khung nan tre  uốn theo hình dáng cong cong, phần dài dài thanh mảnh, tôi đoán đó là cái đuôi, còn ngoài ra, tôi không hình dung ra được gì cả. Điều tưởng tượng khác với khung sườn đang nằm trước mặt làm tôi đôi chút thất vọng.
Ngày dán giấy vào khung đèn, anh tôi rất chộn rộn, chạy qua nhà đứa bạn này, người bạn nọ hết cả ngày trời để mang về đủ thứ món lỉnh kỉnh mà xem chừng anh rất quí. Cuối cùng, chiếc đèn con phượng đã ra đời  qua đôi bàn tay khéo léo của anh. Con phượng kiêu hãnh trong màu vàng dịu ngọt của trăng, đôi cánh vươn rộng điểm thêm những tia bông gòn mềm mại. Còn cái đuôi mới thật là một kỳ công . Anh cố sức tô điểm bằng những chấm tròn to nhỏ nhiều màu sắc, xen lẫn nhau trông lòe loẹt, ngộ nghĩnh như đuôi của mấy chú công mà tôi có dịp nhìn thấy trong sở thú. Chắc anh tôi đã thực hiện đuôi phượng bằng hình ảnh ấy, chứ  có ai nhìn được con phượng thật bao giờ đâu. Đây là phần anh chăm chút nhất. Nhưng có lẽ vì quá tuyệt vời nên nó làm cho chiếc lồng đèn không giữ được thăng bằng khi đặt xuống đất. Nó cứ chúi đầu xuống rồi nghiêng hẳn qua một bên. Hình như con phượng này chỉ muốn bay chứ không thèm ở trên mặt đất. Dù vậy anh tôi vẫn tự hào:
-Kệ nó, miễn đẹp là tốt rồi. Khi đốt đèn người ta cầm trên tay, có ai để xuống đất đâu mà lo.
Từ ngày hoàn tất xong mọi việc, mỗi ngày, chiếc đèn hình con phượng đều được anh mang ra ngắm nghía, khi thêm chỗ này, lúc sửa lại chỗ kia dù đó chỉ là những chi tiết nho nhỏ. Còn tôi, chỉ mong chóng đến ngày rằm để chiêm ngưỡng xem nó đẹp đến chừng nào. Chiếc đuôi hẳn sẽ lộng lẫy muôn màu tỏa sáng dưới ánh nến, những chiếc vảy lấp lánh trên thân phượng và đôi cánh chấp chới như muốn bay lên bầu trời sáng ánh trăng thu. Chỉ tưởng tượng thôi mà tôi đã cảm thấy thích thú vô cùng. Chao ơi là đẹp.

Thời gian mong đợi cũng đến. Khi ánh trăng bắt đầu ló dạng, mặt trăng tròn vành vạnh, nằm lơ lửng vắt trên bụi tre đầu xóm, chiếu từng tia sáng xuống trần, cũng là lúc lũ trẻ từng nhóm rủ nhau xách đèn đi chơi. Anh tôi không vội vàng, đợi bọn trẻ quây quần đầy đủ và lũ bạn gọi tên ơi ới, mới thủng thẳng xách tuyệt phẩm của mình ra khoe. Anh đốt một cây đèn cầy rồi cẩn thận gắn bên trong chiếc đèn. Có thêm ánh sáng, con phượng nhìn sống động hẳn ra. Bao ánh mắt trầm trồ thán phục. Chiếc đèn không giống những chiếc đèn khác, nó to lớn và như biết múa dưới ánh trăng. Anh thận trọng cầm đèn và dắt tôi hòa nhập vào dòng con nít đang đi rước đèn. Trong khi đi, anh kể lại giai đoạn làm đèn một cách hào hứng, sôi nổi. Tôi lủi thủi theo sau, mới đầu còn hăng hái sau cảm thấy chán vì chưa được xách chiếc đèn này. Quay qua thấy tôi tiu nghỉu, anh  hiểu ý:
-Cho em cầm nè, nhưng cẩn thận nhe. Đừng để nó xuống đất, nhớ nha.
Anh nhường đèn cho tôi, lấy một cây nến khác đốt lên, cắm vào một thanh tre nhỏ rồi bước theo lũ bạn của anh.
Tôi gia nhập vào đám trẻ cùng lứa tuổi. Có một nhóm con nhà khá giả, cầm những chiếc đèn làm bằng giấy kiếng bóng đủ mọi hình dáng đang khoe sắc , những chiếc máy bay, tàu buồm, bươm bướm, ngôi sao chiếu sáng cả màn đêm. Chúng thì thầm với nhau khi thấy cái lồng đèn "không giống ai" của tôi. Tôi cũng nhìn lại chúng. Chiếc đèn của tôi tuy đặc biệt nhưng vì dán bằng giấy bóng mờ nên không rực rỡ bằng mấy cái đèn đó.
Trung, một thằng con trai trong nhóm tiến đến gần tôi:
-Ê! Chiếc đèn của mầy ngộ quá hen. Ai làm cho mầy vậy?
Tôi hãnh diện:
Ừa, anh tao làm đó.
-Sao mầy không mua một cái giống  của tao. Đèn của mầy ngộ thôi, đâu có sáng bằng đèn tao. Giấy bóng kiếng như vầy mới đẹp.
Tôi ngẩn người, chỉ biết ấp úng:
-Nhưng mà anh tao làm, đâu đứa nào có đèn giống vầy đâu.
Tôi cũng thèm cái lồng đèn như nó lắm. Nó nói cũng đúng, con phượng của tôi tuy lạ nhưng nhìn kỹ không rực rỡ bằng đèn của nó. Ánh sáng trong veo , màu nào cũng tỏ, lại thêm những đường nét sơn tô điểm bên ngoài. Nhưng thôi, có mấy đứa còn phải cầm nến với thanh gỗ kia mà chúng vẫn cười vui, hớn hở đó sao. Khi nhường đèn cho tôi anh tôi cũng phải chơi như vậy.
Đang cầm chiếc đèn hình chiếc xe tăng màu đỏ trên tay, Trung tỏ vẻ thèm thuồng cái đèn của tôi ra mặt:
-Mầy cho tao cầm thử coi.
-Không được, của anh tao. Đưa cho mầy cầm, anh tao la.
-Hay mày cầm cái đèn của tao đổi nhau chơi chút rồi trả lại, có gì đâu mà sợ anh mầy la.
-Không được mà.
Tôi trả lời mà mắt vẫn chằm chằm nhìn vào chiếc đèn của Trung. Hồi nào đến giờ, tôi chưa hề cầm được trên tay chiếc đèn giấy kiếng. Tôi chỉ sợ anh tôi biết sự trao đổi này sẽ giận không cho tôi chơi đèn chung với anh.
Nghĩ ngợi giây lâu, Trung đưa tay vào túi quần, lấy ra một miếng bánh trung thu thơm ngon, chìa ra trước mắt tôi:
-Cho tao cầm một chút rồi tao cho mầy miếng bánh nướng này, ngon hết sẩy đó.
Mùi vị của miếng bánh làm cho nước miếng tôi đầy trong miệng. Tôi chỉ ăn thứ bánh nhân đậu rẻ tiền khi má tôi cúng xong chia thành nhiều lát mỏng cho cả nhà. Còn miếng bánh này thuộc loại mắc tiền, hương thịt trộn lẫn với tròng đỏ trứng, hạt sen, lạc xưởng, mứt bí, hạt dưa... Ôi còn nhiều thứ nữa. Tôi lạc lòng, nhận chịu:
-Thì nè, nhưng lúc cháy hết cây đèn cầy thì mầy phải trả lại tao.
Cầm chiếc đèn giấy kiếng trong tay, tôi vô cùng hả dạ, Chiếc đèn hắt muôn ngàn tia sáng soi rõ đôi bàn chân nhỏ bé, gầy yếu của tôi. Lần thứ nhất tôi cầm được chiếc đèn từng mơ ước . Chiếc đèn như đang cười với tôi bằng những tia sáng lung linh. Vị bánh ngon ngọt đang trôi dần dần qua cổ họng. Tôi đang thưởng thức một hương vị trung thu mới mẻ nhất trong đời.
Đột nhiên , một ánh lửa bùng lên qua ánh mắt, sáng bừng cả một góc . Miếng bánh còn vương trong cổ họng chưa kịp nuốt đã dừng lại nửa chừng khi bên tai tôi nghe có những tiếng la lớn:
-Chết, cái đèn của con Hạnh cháy rồi kìa.
Tiếng chân chạy, tiếng lao xao của lũ bạn. Những chiếc đèn đang tụ hết về đây. Lũ trẻ quơ quơ ngọn đèn chung quanh, miệng la ơi ới. Anh tôi từ xa chạy vội tới. Mấy cái miệng phù ra thổi thổi, những thanh tre đập đập vào ngọn lửa. Tôi thừ người, nhìn ngọn lửa đang liếm dần từng phần của chiếc đèn hình con phượng. Ngọn lửa lụi tàn dần rồi tắt hẳn. Con phượng yêu kiều chỉ còn là một  đống lam nham, lõ dở. Thì ra, tôi đã quên dặn Trung đừng để chiếc đèn xuống đất.Tôi bật khóc nức nở, miệng có vị mặn của bánh hay nước mắt hòa vào nhau tôi cũng không biết. Cảm giác mất đi một vật quí giá không có gì đền bù được làm tôi càng khóc lớn hơn.
Qua màn nước mắt, tôi thấy anh tôi chắt lưỡi tiếc rẻ, tay cầm cán đèn, ngắm nghía hồi lâu, xem chừng không còn gì cứu vãn được, anh bỏ xuống, đến bên tôi, vỗ vỗ lên đầu tôi, dỗ dành:
-Nín , nín đi. Mai mốt anh làm cho em cái đèn khác đẹp hơn.
Biết lỗi tại mình, lại nhìn thấy tôi khóc lóc thảm thiết. Trung không đành lòng lấy lại chiếc đèn, nhưng anh tôi ấn vào tay nó, đoạn dắt tôi trở về nhà. Trăng vẫn còn vằng vặc sáng. Đám trẻ coi bộ mất vui sau cảnh tượng đó nên cũng lục tục ra về bỏ dở cuộc vui.
Sáng hôm sau, tôi mon men ra chỗ rước đèn đêm qua, chiếc đèn con phượng đang nằm chỏng chơ trên mặt đất. Những thanh nan tre nám đen lỗ chỗ, tàn tro đầy phía dưới khung sườn. Tôi giở cái khung lên, như được giải thoát, bụi giấy bay là là theo ngọn gió sớm rồi tản mạn mọi nơi. Mùa trung thu chấm dứt theo chiếc đèn bị cháy. Vị bánh không còn đọng vị ngọt trong tôi. Sự hối tiếc làm tôi buồn bã. Vì lòng ham muốn vật không phải của mình, vì một miếng ăn làm bỏ phí bao nhiêu công trình tim óc của anh tôi. Có phải vì những tính xấu ấy mà chiếc đèn đã rời xa tôi mãi.

Cho đến ngày nay, sau bao nhiêu năm đã qua, anh vẫn còn nợ tôi lời hứa trong đêm trung thu ấy. Chiếc đèn hình con phượng là chiếc đèn cuối cùng trong mùa trung thu thơ ấu của tôi. Trải qua nhiều thay đổi thăng trầm trong đời sống nhưng  mỗi lần đến mùa trung thu, hình ảnh chiếc đèn năm xưa lại quay về trong ký ức tôi tình cảm ấm áp ngày nào. Con phượng ngày xưa đã bay vào một khung trời khác. Trăng trung thu vẫn tròn, ánh sáng vẫn trong. Trong đường nét mờ mờ của vầng trăng mầu nhiệm ấy, ngoài hình ảnh một Chú Cuội, một chị Hằng Nga còn có bóng dáng một con phượng hoàng với cái đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, vì không tìm được sự thăng bằng trong đời sống nên đã bay lên đó làm chỗ trú thân mãi mãi.




Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2010 , 13:29 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #42 - 26. Sep 2010 , 23:30
 
Eva wrote on 23. Sep 2010 , 08:31:
HI cưng!
Bộ mấy hôm thì trang này mới có một lần hả, chị theo dõi ở mục truyện hoài mà hỗng gặp, thấy lạ không hà. Hôm nay đọc rồi, cám ơn cưng, vậy rồi chừng nào có nữa. Chị dốt mấy vụ này lắm. Chỉ cho chị ví nghen.Tình thân.


Em TB chào chị Cỏ , em bận nhiều trong tuần , chỉ có cuối tuần là đi dạo sân trường được lâu lâu. Em cũng dốt giống chị , mỗi khi muốn biết cái gì thì lại đi hỏi ,chị Cỏ ui ! Em cũng hên là bên cạnh có chồng và con, hỏi là chỉ rất tường tận mà không có khó chịu.Đã hén chị Cỏ. Wink
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #43 - 26. Sep 2010 , 23:38
 
Hạnhtrần wrote on 23. Sep 2010 , 23:56:
Đọc bài về lồng đèn rất nhớ mùa trung thu ngày thơ, mình cũng có một chiếc lồng đèn rất xưa đó là một kỷ niệm buồn nhưng rất đẹp. Xin đưa vào đây cho có đôi.

Chiếc lồng đèn xa mãi
  Trần Thị Hạ Anh



TB LVD 74 chào Hạnh Trần , Chiếc lồng đèn của HT đâu có xa mãi , TB nghĩ nó đang ở bên cạnh HT luôn mãi  mà không cần đợi đến Tết Trung Thu. Chúc HT gõ thêm nhiều truyện để dành đọc tới đọc lui. Cùng cừ miếng bự nhen  Cheesy Grin
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #44 - 26. Sep 2010 , 23:41
 

*Chuyện xứ người: Tổng thống của Dân*


 

VietCatholic News (22 Sep 2010 12:19)

 

*Đất nước Việt
Nam hiện nay còn thiếu cái gì? Để giải đáp cho câu hỏi này

một cách không trực tiếp, tưởng không gì hơn là mời bạn hãy đọc bài viết

chân tình dưới đây*

 

         Nến sáng đêm nguyện cầu: Một biển nến cầu nguyện trước dinh tổng

thống ở
Warsaw , Ba Lan để tưởng niệm tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và

hàng chục quan chức cao cấp khác tử nạn trong một vụ rơi máy bay.

 

Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng

đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước.

Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức.

 

Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa

về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh

cữu Tổng thống. Người nối người đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa

về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều,

rồi kéo
về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hang ngàn ngọn nến

và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến

đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như

muốn sát cánh bên nhau để cùng chia sẻ nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy

những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư

khác cũng rơi nước mắt.

 

Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật

(1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học.

Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực

tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).

 

Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông

vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà

Maria, một trí thức sống khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái

ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường

xuyên “săm soi”,
“bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm

ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia

đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào

cũng mặc màu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất

phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông

không còn để tha lỗi cho tôi!”…

 

Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống

tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững

chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh

châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của
dân

tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời

sống an lành.Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người

Viêt
Nam ta lại khó tin.

 

Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận

(không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả

học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại

học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt

của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên

không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang

Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào

cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt
Nam

sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo

con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy

lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự

tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng

để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện
phụ huynh tặng mỗi cô

một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm

trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy

Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ

chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu

trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm
được thanh thản! Mới mấy

hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì

văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng

bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không

cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.

 

Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn

hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán

(dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn

nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét,

hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ
em

dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…

 

Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để

được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã

vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được

thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà

(người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng

nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.

 

Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh

con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp
đến ngày ra viện, họ bế con

trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai

xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách

nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người

Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…

 

Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo

dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không

dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống

phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã

không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt

Nam : dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt
Nam , nhưng

chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4-

6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD

(VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là *15.894 *USD (VN *1.040*USD)…

Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân

dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư…


Tổng thống không cho mua máy bay mới!

 

Tôi không muốn khóc khi viết những dòng này, nhưng nước mắt cứ trào ra!

 

Mạc Văn Trang


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #45 - 28. Sep 2010 , 21:37
 
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·        Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.
Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.
 

·         Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy. Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.
 
 
*     Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?” Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
 
 
·        Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
·         

       Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…” Tôi nói với các em: “ Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.

Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi: - Sao con khóc? - Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng. - Mẹ đâu? Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.


***
   Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm... ...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

***
      Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường. "Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu. "Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy". "Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy... ...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
 
 
      Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?!
 

****
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt. … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”. Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.

 
      Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

***

Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
 
****

      "Má! Má lên đây làm gì?". Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nảy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.

- "Má nghĩ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp".

- "Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này...". - "Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má...". - "Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!". Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường… Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: "Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường".
 
***
Bé Vi 3 tuổi. Bé đã nói được rất sõi và rất thích tìm hiểu mọi sự việc xung quanh mình. Ngày ngày đưa đón con đi học, người mẹ thường giải thích cho con về luật lệ giao thông khi qua ngã tư. Một hôm, bé thắc mắc: - Sao chú kia không dừng lại khi đèn đỏ hả me? - ... Có khi bé góp ý: - Đèn đỏ mà. Sao mẹ chạy luôn vậy? Mấy chú công an phạt mẹ thì sao?
- ...
Một hôm, mẹ dừng lại ngay ngã tư đèn đỏ. Bé giục: - Không có các chú công an. Chạy luôn đi mẹ!
***

    Nhà không lấy gì làm khá giả. Hai chị em phải ngủ chung một giường. Năm tháng trôi dần, chiếc giường như càng nhỏ lại. Ðêm hè, nóng nực, em trăn trở, khó ngủ. Em ao ước được như nhà nhỏ H, nhỏ D. Gia đình tụi nó giàu, đứa nào cũng có phòng riêng, giường rộng, nằm giang hai tay cũng không hết. Rồi chị lên xe hoa, về nhà chồng. Ðêm đầu tiên, em ngủ một mình. Chiếc giường bây giờ rộng, thoải mái. Nhưng em vẫn trằn trọc, khó ngủ…
 

Chúc ngũ ngon

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #46 - 07. Oct 2010 , 23:17
 
mydung wrote on 28. Sep 2010 , 21:37:
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·       


TB LVD74 chào Mỹ Dung.   Đọc xong những mẫu truyện này làm TB nhớ Má mình nhiều lắm còn khóc hu hu nữa Cry  TB muốn khoe chút xíu nhen. TB rất là may mắn ,khi còn nhỏ được sống với Má ,khi lớn đi lấy chồng Má cũng ở bên cạnh , đến lúc có con Má cũng hát ầu ơ cho con TB nghe ,khi qua Mỹ Má cũng sống chung 1 nhà và chia sẻ với gia đình TB những vui buồn và những khó khăn lúc ban đầu. Cám ơn MD nhiều lắm nhen , Khi nào đọc được truyện hay nhớ dán vào đây nhen MD. Chúc dzui ,  Cheesy
Back to top
« Last Edit: 07. Oct 2010 , 23:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #47 - 08. Oct 2010 , 03:15
 
mydung wrote on 28. Sep 2010 , 21:37:
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·       

Chào MyDung,

Mấy chuyện ngắn MD post hay và có ý nghĩa quá!

Sẵn tôi xin phép kể lại một chuyện ngắn hồi tôi về thăm một người bà con ở một xóm nghèo VN (Phú Thọ)

Vợ của một người thất nghiệp tâm sự với bạn:

"Chị biết không, nhà tui nghèo quá nên đêm nào tui cũng khóc vì không có tiền mua giày cho con cái.
Phải để tụi nó đi học chân không!

  Nhưng bây giờ thì tui không khóc nửa!"


"Ủa sao vậy chị?"
người bạn hỏi.

Người đàn bà nghèo trả lời...

"Tại vì tui thấy nhiều người ở ngoài đường không có chân để mang giày!"

Nguyễn Văn Hà

* Chuyện này xảy ra vào khoảng 1969- 70? lúc ở VN có phong trào thương phế binh "cắm dùi" cất nhà trên lề 2 bên đường cái ở gần trường kỹ thuật Phú Thọ chỗ tôi học lúc trước! Nhìn thấy cảnh tượng những người thương phế binh mất chân mất tay, lúc đó tôi mới thấy nhà nghèo là buồn rồi, nhưng con người khoẻ mà bị tàn tật phải lê lết đầy đường Phú Thọ, thiệt không có gì buồn hơn bằng!
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #48 - 08. Oct 2010 , 15:29
 
cám ơn Anh Hà cho MD cơ hội chào Anh, và confess là từ ngày có MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, MD là đọ giả coi cop, coi ké còn chỉ đường cho người nhà vào xem nữa. Cám ơn anh Hà những hồi kỳ với những Gò Vấp, Xóm Gà. nghe rất thân thuộc, MD chỉ thích đọc thôi nhá, viết văn thì hihi, thấy đoạn văn này thì chắc Anh đã lắc đầu rồi, dài dòng chung quy là cám ơn Anh và mừng vì được đong góp chút ít, đỡ mắc nợ nhiều

Chúc Anh Hà an vui và sang tác nhiêu nửa, mấy hôm nay không thấy bài anh post MD cũng hơi ngẩn ngơ trông ngóng đây
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #49 - 08. Oct 2010 , 15:37
 
thubeo wrote on 07. Oct 2010 , 23:17:
TB LVD74 chào Mỹ Dung.   Đọc xong những mẫu truyện này làm TB nhớ Má mình nhiều lắm còn khóc hu hu nữa Cry  TB muốn khoe chút xíu nhen. TB rất là may mắn ,khi còn nhỏ được sống với Má ,khi lớn đi lấy chồng Má cũng ở bên cạnh , đến lúc có con Má cũng hát ầu ơ cho con TB nghe ,khi qua Mỹ Má cũng sống chung 1 nhà và chia sẻ với gia đình TB những vui buồn và những khó khăn lúc ban đầu. Cám ơn MD nhiều lắm nhen , Khi nào đọc được truyện hay nhớ dán vào đây nhen MD. Chúc dzui ,  Cheesy

MD chào TB nha, sorry làm TB huhu, nhưng tính lại thi mục TB  post rất nhiều bài trong TDTKDN này và MD rưng rưng nước mắt bao lần rồi đong lại chắc nhiêu hôn 1 lần huhu đó nha, mà MD chưa cám ơn thôi mình xử huề nhá
TB thật có phước có Mẹ bên mình suốt quãng đường dài, hạnh phúc quá ráng giữ gỉn và lo cho Mẹ TB nhá
CHA MẸ LÀ VỊ PHẬT TRONG NHÀ ĐÓ
cầu chúc gia đinh an vui

thân mến
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #50 - 09. Oct 2010 , 00:10
 
Nguyen Van Ha wrote on 08. Oct 2010 , 03:15:
Chào MyDung,

Mấy chuyện ngắn MD post hay và có ý nghĩa quá!

Sẵn tôi xin phép kể lại một chuyện ngắn hồi tôi về thăm một người bà con ở một xóm nghèo VN (Phú Thọ)

Vợ của một người thất nghiệp tâm sự với bạn:

"Chị biết không, nhà tui nghèo quá nên đêm nào tui cũng khóc vì không có tiền mua giày cho con cái.
Phải để tụi nó đi học chân không!

  Nhưng bây giờ thì tui không khóc nửa!"


"Ủa sao vậy chị?"
người bạn hỏi.

Người đàn bà nghèo trả lời...

"Tại vì tui thấy nhiều người ở ngoài đường không có chân để mang giày!"

Nguyễn Văn Hà

* Chuyện này xảy ra vào khoảng 1969- 70? lúc ở VN có phong trào thương phế binh "cắm dùi" cất nhà trên lề 2 bên đường cái ở gần trường kỹ thuật Phú Thọ chỗ tôi học lúc trước! Nhìn thấy cảnh tượng những người thương phế binh mất chân mất tay, lúc đó tôi mới thấy nhà nghèo là buồn rồi, nhưng con người khoẻ mà bị tàn tật phải lê lết đầy đường Phú Thọ, thiệt không có gì buồn hơn bằng!
 


TB chào Anh Hà , buồn vì nghèo không có tiền mua giầy và không khóc nũa vì nhiều người không có chân mang giầy đâu có bằng có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân , anh Hà thấy nếu gặp phải trường hợp này mình phải làm sao? Chúc anh Hà dzui dzẻ  Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #51 - 09. Oct 2010 , 00:17
 
mydung wrote on 08. Oct 2010 , 15:37:
MD chào TB nha, sorry làm TB huhu, nhưng tính lại thi mục TB  post rất nhiều bài trong TDTKDN này và MD rưng rưng nước mắt bao lần rồi đong lại chắc nhiêu hôn 1 lần huhu đó nha, mà MD chưa cám ơn thôi mình xử huề nhá
TB thật có phước có Mẹ bên mình suốt quãng đường dài, hạnh phúc quá ráng giữ gỉn và lo cho Mẹ TB nhá
CHA MẸ LÀ VỊ PHẬT TRONG NHÀ ĐÓ
cầu chúc gia đinh an vui

thân mến


Hi Mỹ Dung ,má TB mất đã 9 năm rồi , cuối tháng này là đám giỗ Má. Nhiều khi nhớ Má quá ôm đại bà khách hàng nào có hình dáng giống Má . MD có ở chung với Mẹ không? Ôm mẹ MD dùm TB 1 cái nhen , chúc ngủ ngon và mơ thấy điều MD thích. Wink
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #52 - 09. Oct 2010 , 00:27
 

Truyện Ngắn
* Tác giả : CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH


---------------

CHUYẾN XE NÀO BÌNH YÊN


Khi chuyến xe vừa đầy nhóc người là lúc thành phố đã lùi lại sau lưng. Em tạm xa thành phố xa hoa náo nhiệt ấy, nơi mà các sinh hoạt rộn ràng đã cố tình làm cho con người hầu quên hay không muốn biết đến những tang tóc đang xảy ra ở một nơi nào đó không xa. Người tài xế chép miệng phân trần: “Khổ quá bà con ơi! Tui cứ đón khách lắt nhắt thế này, một hồi quá số hành khách đã định. Có khi xui thì bị phạt, bị phạt thì lỗ vốn. Bà con nghĩ coi, chở một người tám chục đồng, bị phạt một người hai trăm. Vậy mà tui cũng hổng tởn, cứ thấy người ta đón giữa đường mà bỏ chạy thì thiệt tội, nên cứ chở bừa. Có vậy mà nghèo. Bà Tám nè, hổm bữa đánh ở trển đó, tui thương quá chở đầy nhóc một xe chạy thục mạng tưởng chết. Vậy mà cũng về tới nơi bình yên. Thấy người ta lạc chồng lạc con tui cầm lòng hổng đặng, chẳng muốn cầm tiền của họ nữa. Vậy mà hổng hiểu sao có nhiều người lái xe bóc lột đồng bào dữ quá! Thiệt, thời buổi loạn lạc sanh ra nhiều loại người bất nhân.”

Bà Tám, quen sao đó với bác tài xế, là một người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi ngoài, đưa tay sửa lại búi tóc, rồi lấy ổ bánh mì nguội ra nhai. Hầu như con đường này đã quá quen thuộc với bà, nên bà có vẻ chăm chú vào câu chuyện của bác tài xế hơn là cảnh vật bên ngoài. Cái miệng hồng màu trầu nhai bánh mì thật ngon lành, vừa chóp chép vừa nói chuyện. “Ừa, anh Tư nói đúng đó, đời này nhiều kẻ chẳng biết thương nổi khổ của người ta gì hết trọi, ăn được là ăn. Mình nghèo, thương được ai lúc này thì thương kẻo tội. Tui tiếc là tui hổng có tiền chứ nếu giàu có ra, tui mua đồ đem đi cứu trợ hết. Hôm nay tui đem mấy trái mãng cầu lên cho con mẹ Út, hổng biết nó ở trại tạm cư có yên không. Bữa trước lên thăm nó, nó khóc nói chạy không đem được thứ gì hết. Nhưng mà nó hổng lạc đứa con nào hết là may. Một lũ bảy đứa, anh Tư thấy ớn hôn? Chà, vái Ông Địa cho tui lên đó bình an, về tui cúng quày chuối.”

“Cho tui lên đó bình an”, tự nhiên em giật mình, và cũng muốn cầu khấn một quyền lực nào phù hộ. Xe chạy qua một khu chợ đông đúc, em bàng hoàng nhìn những người nối đuôi nhau đi mua, đi bán. Họ nhìn những chiếc xe bằng đôi mắt tìm kiếm, giống như mong thấy một người nào quen. Xe chạy chậm lại vì phải tránh người. Bất chợt em tưởng tượng nếu có một cái gì bất trắc xảy ra ngay tại đây, chắc hẳn khung cảnh sẽ hỗn loạn ghê gớm. Người đi chợ sẽ chạy tứ tán và những chiếc xe chạy ngược chạy xuôi chắc phải dừng lại, hành khách nhảy tung ra ngoài để trốn chạy. Nhưng cảnh vẫn thản nhiên trong khi trí tưởng tượng của em đi xa. Cảnh làm cho em nghi ngờ sự hiện diện của chiến tranh mặc dầu không thể nghi ngờ được. Chiến tranh phải chăng là một cái gì khi ẩn khi hiện mà nếu không trông thấy những cuộn kẽm gai giăng hai bên đường và chòi gác cao trơ vơ hẳn không ai tin được rằng trước hay sau đó một vài giờ đã hoặc sẽ xảy ra một cuộc giao tranh.

Khi rời khu phố chợ, chiếc xe chạy giữa hai bên đường trồng chuối. Kìa có thấp thoáng bóng ai trong vườn, dưới những đám lá xanh non. Cảnh yên ổn vô cùng. Những chuyến xe chạy ngược chở đầy hành khách vụt qua. Bà Tám vẫn còn nhai bánh mì, ngoái cổ nhìn theo, nói: “Ở trển chạy về kìa, anh Tư! Chắc yên à, không đến nỗi nào. Chạy lẹ đi anh Tư! Tui tới thăm nó rồi về nhà sớm.”

Xe qua một cây cầu. Tiếng ván lộp cộp dưới bánh xe. Người lính đứng gác trên cầu nhìn theo, đôi mắt buồn buồn. Hình như đôi mắt này đã bao lần tự hỏi những chuyến xe đi ngang cầu sẽ đi đến đâu, có được bình yên không? Có được bình yên không?..

LŨ TRẺ THƠ TRONG NẮNG


Nắng không trong lành như người ta tưởng tượng là “nắng thủy tinh”, không ấm áp như nắng trong bài hát “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên…” Nắng ở đây là thứ nắng gay gắt làm nhức đầu bỏng da mà chưa có một bài hát nhi đồng nào mô tả. Nhưng lũ trẻ thơ đang phơi mình trần tắm gội thứ nắng ấy. “Đi theo xe ba bánh đi tụi bây, đẩy giùm mấy ảnh để đem đồ tới phát cho người ta.” “Người ta” đây lại là gia đình của các em.

A, hôm nay lại có giép nữa! Tí nữa mình sẽ được phát giép. Í, nhưng mà chân tao nhỏ quá đi, làm sao mang được giép to thế kia? Chắc anh tao mang vừa. Anh tao bị kẹt lại đó rồi mày ơi! Giá có ảnh chạy về đây thì ảnh cũng mang vừa vậy!... Tao ngó hi hí vô cái thùng kia, thấy có xì dầu nữa mày ơi! Hôm nay được ăn cơm với xì dầu! Rô-be, mày không được uống xì dầu nghe! Mày chắc uống xì dầu hoài nên đen sì.

Rô-be chạy thoăn thoắt dưới nắng, lưng đen bóng lên. Chạy chán Rô-be leo phóc lên ngồi trên yên xe ba bánh. A, có việc này mà không nghĩ đến: sáng nay Rô-be thấy má Rô-be khóc khi đọc tờ giấy gì màu hồng của mấy anh chị đi phát. Nghe má nói đó là giấy từ giã chi đó. À, phải chăng mấy anh chị từ giã để đi về nhà? Rô-be hiểu nghĩa từ giã khi bữa hôm theo má theo anh rời bỏ nhà cửa chạy tránh bom tránh đạn, rời bỏ những tàn cây bụi cỏ ở đó Rô-be cùng lũ bạn chơi đùa hàng ngày. Rô-be nhớ mãi những chuyến xe chạy vội khỏi vùng khói lửa, và nhớ mãi đoàn người chạy loạn dắt díu nhau lếch thếch chạy trong tiếng la khóc và đạn réo điếc tai. Khi đến được nơi đây là đỡ được phần nào lo lắng. Nhưng bù vào đó là sự chật vật về nơi ăn chốn ngủ cùng với nỗi nhớ nhà thấm thía. Tối nào má Rô-be cũng khóc. Rô-be còn bé nhưng Rô-be cũng thấy nhớ nhà. Mấy ngày nay có các anh này đến phát gạo phát thuốc Rô-be cảm thấy vui vui, cứ dang nắng chạy theo giúp hoài. Bỗng nghe má nói các anh từ giã để về Sài gòn, Rô-be buồn ghê! Phải chi mấy ảnh ở đây với Rô-be luôn nhỉ! Rô-be vẫn reo, vẫn hát, nhưng bước chân chạy theo các anh hình như cuống quít lạ kỳ.

Tin! Tin! Dang ra tụi bây, xe chở gạo đến kìa! Lũ trẻ leo lên mui xe, đeo trên cửa xe, hò reo thật thân ái. Một em đứng dưới đất buồn nhìn bàn tay cụt mất hai ngón, băng trắng toát. Em nghĩ đến ngày mở lớp vải băng này ra, chắc là bỡ ngỡ lắm. Hai dấu thẹo nhăn nhíu hẳn sẽ làm em khóc. Với ba ngón còn lại, em sẽ làm được gì? Em chắc sẽ tập viết bằng tay trái vậy. Dù sao em cũng an ủi lấy mình vì em còn có phước hơn nhiều người. Thằng Rô-be ngoắc em. Hổng thèm buồn nữa, em phải chạy đi chơi với tụi nó chứ! Em giơ bàn tay mang băng trắng lên khỏi đầu chạy đến bám lên cửa xe cười vang.

Mặt trời lên cao, ngay đỉnh đầu. Chắc giữa trưa rồi! Ở đây không còn biết ngày giờ là gì, chỉ đoán chừng thôi. Lũ trẻ vẫn không ngừng dang nắng. Khi nào chơi chán rồi, lưng ướt đẫm mồ hôi, các em cùng chạy đến đứng nối đuôi nhau bên xe nước, đợi chờ.

NHỮNG GIỌT MỒ HÔI


Trên ba mươi gia đình trú ngụ trong mỗi trại. Mỗi gia đình sinh sống tạm thời trên một manh chiếu. Trong số đó, có nhiều gia đình đã thất lạc con cái cha mẹ, chỉ còn đôi ba người trơ trọi. Tiếng trẻ khóc như quyện lấy hơi nóng từ trên trần nhà tỏa xuống. Và những khuôn mặt khắc khổ chịu đựng cố tươi tỉnh nhìn phần quà của mình vừa mới nhận lãnh để mà đè nén những ưu tư. Em lặng nhìn họ, và muốn nói với họ những lời khâm phục nhất.

Chúng tôi là những người đi học, đã gác bỏ bài vở để đến đây chia sẻ với đồng bào. Vậy xin bà con thông cảm chúng tôi, vui lòng giúp đỡ chúng tôi dễ dàng trong công việc. Xin bà con sắp hàng ngay ngắn và đưa phiếu cho chúng tôi để nhận phần quà. Những người tị nạn đã lớn, đã già, nhưng có nụ cười ngoan ngoãn như trẻ thơ, đứng sắp hàng chờ đợi. Họ nhìn chúng em bằng tia nhìn cảm thông trìu mến. Em muốn nói với họ rằng chính chúng em phải cảm ơn họ, vì họ là những người nhận lãnh đau khổ khốn đốn thay cho những kẻ thị thành.

Trại “ba đê” ra lãnh phần! Vài tia mắt ngơ ngác. A, không, trại “ba dê” ra lãnh phần! Lũ trẻ thơ mình đen bóng chạy ù ra, mấy người lớn chạy lúp xúp theo sau. Một hàng rào giăng ra bằng những cánh tay nối lại. Bà con xin chờ đợi sắp xếp phần đầy đủ. Phiếu ai có ghi “sữa” thì lãnh thêm sữa, ai có ghi “xô” thì lãnh thêm cái xô. Hai người đàn bà nhìn nhau cười. Tui kêu là cái thùng xách nước, họ kêu là cái xô làm tui bắt chước kêu theo. Chúng em ôm sẵn quà trao cho từng người. Xin bác nhận lấy, một bịch gạo, một bịch quần áo, một gói muối, một chai xì dầu, một cái ca uống nước, một gói mì khô. Xin bác lãnh thêm hộp sữa cho em bé. Nhà chị đông, xin lãnh thêm cái xô… Một chị than phiền: “Mấy ông cho tui xin cái xô, tui xách nước. Tui có con dại, cho xin hộp sữa. Hồi nãy ghi phiếu tui đi vắng, mấy đứa con tui khai bậy làm bây giờ hổng có được thêm. Làm ơn cho tui xin…” Nhiều người bắt chước nhau khiếu nại. Xin bà con hiểu giùm. Chúng tôi làm việc với thiện chí, và mong giữ trật tự đến mức tối đa. Những giọt mồ hôi lăn đầy trên mặt anh xướng ngôn. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên lưng áo những người phát quà. Những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mình những người tị nạn. Quá giữa trưa rồi, nắng vẫn không giảm sự gay gắt, trái lại còn hực nóng thêm. Em nghe bỏng rát cả hai cánh tay và tưởng như chiếc nón lá trên đầu trở nên rất dòn đến nỗi sắp bể… Giờ này có người chưa nấu cơm ăn vì còn đợi phát gạo. Vậy chúng ta hãy phát mau cho họ. Anh xướng ngôn mệt phờ người vì đọc to nãy giờ, thế mà vẫn trợn mắt vừa nói vừa hát: “Sao anh làm mà không vui cười? Sao anh làm mà không vui cười?” Cả bọn như bị thúc đẩy, cùng vỗ tay hát hò khiến những người tị nạn cũng thấy vui theo. Em cảm thấy như nắng bỗng chạy trốn ở cuối chân trời.

Một người đàn ông từ trong trại tạm trú đi ra, mặc một chiếc áo dài đỏ. Lũ trẻ ôm bụng cười như nắc nẻ. Hai người đàn bà nhìn nhau cười. Ổng điên hả? Không, ổng giỡn đó! Tại ổng nhận được bao quần áo có cái áo dài đó mà! Thiệt, khổ tới đó mà còn giỡn. Buồn cười nhỉ! Mà cười ra nước mắt đó bà!

MẸ VẪN ĐỢI CHỜ


Bác đứng ở dưới mái hiên rất lâu, đôi mắt thẫn thờ. Mời bác uống với cháu miếng nước. -Không, cảm ơn cô, tui không quen uống nước đá. - Trưa nắng quá bác đứng đây làm chi hở bác? - Tui đứng đây đợi người quen coi có ai lên không. Cực lắm cô ơi! Tui chạy từ trên nớ về đây với mấy đứa nhỏ. Nhà tui còn ôn mệ nhưng ôn mệ không chịu chạy, rứa là mắc kẹt lại rồi. Con tui à? Mấy đứa nhỏ thì bình yên ở đây, nhưng còn ba thằng con trai lớn, một thằng đi lính xa, hai thằng đi lính ở địa phương. Mẹ hắn chạy đi mà hắn thì ở lại đánh. Rứa là không biết tụi hắn sống chết ra răng rồi mấy cô ơi! - Nước mắt bác chảy dài lăn xuống đôi môi, thấm vào những lằn nứt khô héo. - Bác, bác đừng khóc, bác hãy hy vọng lên đi bác. Nhà ai cũng có người đi lính hết. Thời chiến tranh là phải như rứa mà bác. Bác hãy hy vọng lên, rồi một mai yên lành bác sẽ gặp con. Không sao đâu bác! – Cô nghĩ coi, con mình lúc nhỏ mình tưng tiu từng chút, lớn lên hắn đi xa cha xa mẹ, cực khổ trăm điều, thử hỏi ai mà không lo. Bây chừ tụi hắn mắc kẹt trong nớ rồi, tui thiệt ngồi đứng không yên, ra đứng đây để nghe loa coi họ có nhắn tin cho mình không.

Bác ăn cơm chưa bác? – Rồi cô. Nhưng mà tui có ăn được chén mô ra hồn đâu, toàn nhường cho tụi nhỏ ăn hết. Tụi con tui nó đói quá, ăn không đủ. Cô nghĩ coi – bác lại sụt sùi – một bịch gạo đong ra không đầy hai lon mần răng nấu đủ ăn một ngày, mà lại không có thức ăn nên phải đói. Phải chi bữa chạy loạn tui có đem được ít tiền thì ra chợ mua gì về ăn cũng đỡ, đàng ni chỉ chạy mấy mẹ con với mấy bộ quần áo. Cô biết không, ăn cơm mà thèm một cọng rau, thèm một cái xương cá vô cùng. Đã vậy muốn xin thêm mấy ổng một lon gạo cũng không được vì chen lấn quá đi.

Nét đau khổ hằn sâu thêm trên gương mặt của bác. Quá nửa đời người rồi còn chi, nhưng hầu như bác chưa thấy ấm êm. Con người phong trần này có lẽ đã chạy loạn trong đời không biết bao nhiêu lần để tìm bình yên. Gia sản chắc cũng đã nhiều lần bị bỏ đi và nhiều lần gây dựng lại. Em không biết rồi đây bác còn phải chạy loạn bao nhiêu lần nữa.

Vào trụ sở xin một bịch gạo, chúng em muốn góp phần nhỏ bé vào bữa cơm chiều nay của bác. Bác sẽ chẳng phải nhịn đói nữa, vì nồi cơm chiều nhiều gấp đôi mọi lần mà! Đôi mắt bác sáng long lanh nước mắt. Cám ơn các cô quá, tui chẳng biết chi để cám ơn các cô. – Không đâu bác, nếu chẳng có gì cho nhau, thì chúng cháu chỉ có tấm lòng này, xin bác nhận cho và chúc bác nhiều hy vọng.

Bác ôm gói gạo trong tay, đi nhanh về trại. Ngang qua phòng nhắn tin, bác dừng lại trước máy phóng thanh. Đôi mắt chùng xuống buồn thiu. Tiếng nói vang ra từ chiếc loa phóng thanh như xuyên vào tai bác. Nhắn tin, nhắn tin, em Trần Thị V., có anh là Đại úy Trần văn D. muốn biết em đã về trại tạm cư chưa…. Nhắn tin, nhắn tin, bà Nguyễn Thị T., có chồng là ông Vũ văn C. muốn gặp, xin bà ra phòng nhắn tin… Trời ơi! Còn con của bác, tụi hắn có được bình yên không, răng chẳng đến tìm bác? Mạ lại đứng ở chỗ ni chờ hoài chờ mãi vậy. Con còn sống hay không? Răng chẳng về tìm mạ???

THƯƠNG QUÁ, HƯƠNG CAU


Lũ trẻ thơ dạt ra hai bên cho xe chạy. Nắng bây giờ hết gay gắt, nhưng vẫn còn sáng loáng trên những tấm lưng trần. Tiếng hát bé bỏng xa dần. Em bây giờ lại trở về thành thị để tiếp tục bài vở, thi cử. Tự nhiên thấy quyến luyến đám trẻ nhỏ và những người tị nạn hiền lành, chịu đựng. Tự nhiên thấy không muốn xa những dãy trại tạm cư nóng hầm, những con đường đất nứt nẻ hực hơi nắng. Bây giờ lại thấy những cảnh vật ban sáng. A, nhưng mà hình như có mùi gì thơm nhẹ trong gió. Mùi hương cau! Em muốn reo lên và muốn chạy xuống để đi tìm vườn cau nào thơm quá! Lúc này những ước mơ như đang lớn lên trong lòng em thật mãnh liệt. Ôi thương quá đất nước em đẹp đẽ hiền lành thế này đây, sao không mấy ai thương yêu ngọn cau, tàu chuối? Sao không mấy ai vun bồi luống đất, bờ đê?

Lại đi ngang cây cầu hồi sáng. Em nghe tiếng ván kêu lộp cộp dưới bánh xe như chào hỏi. Người lính đứng trên cầu quay lại nhìn chiếc xe bằng ánh mắt cũ, rồi nhìn xuống dòng sông. Lại một ngày như bao ngày anh đứng gác trên cây cầu buồn thiu. Anh ơi, hy vọng lên nhé! Rồi sẽ có một ngày anh không phải gác một mình trên cầu nữa. Anh sẽ được về nhà sống với cha mẹ, vợ con. Em bỗng nhiên tưởng tượng một ngày sẽ tới, đường quê tấp nập người người trở về mái nhà cũ, gầy dựng lại cơ nghiệp. Sẽ không còn những trại tạm cư. Sẽ không còn những cuộn kẽm gai chắn đường cây trái mọc. Bác gì đó sẽ gặp lại con trai. Rô-be được mặc áo, hết đen như xì dầu. Em bé cụt hai ngón tay sẽ trở thành họa sĩ với bàn tay trái vẽ vời quê hương, hay sẽ trở thành một nhà bác học. Những người vợ chung thủy sẽ dìu nạng cho người chồng thương binh đến trường tiếp tục việc học dở dang. Ôi thương quá, ngày thanh bình trên quê hương em, chắc sẽ vui vô cùng!..

Ghi từ Bình Dương & Sài Gòn
10-5-1972

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #53 - 09. Oct 2010 , 07:30
 
mydung wrote on 08. Oct 2010 , 15:29:
cám ơn Anh Hà cho MD cơ hội chào Anh, và confess là từ ngày có MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, MD là đọ giả coi cop, coi ké còn chỉ đường cho người nhà vào xem nữa. Cám ơn anh Hà những hồi kỳ với những Gò Vấp, Xóm Gà. nghe rất thân thuộc, MD chỉ thích đọc thôi nhá, viết văn thì hihi, thấy đoạn văn này thì chắc Anh đã lắc đầu rồi, dài dòng chung quy là cám ơn Anh và mừng vì được đong góp chút ít, đỡ mắc nợ nhiều

Chúc Anh Hà an vui và sang tác nhiêu nửa, mấy hôm nay không thấy bài anh post MD cũng hơi ngẩn ngơ trông ngóng đây

Cám ơn sự ngưởng mộ của MD rất nhiều!

Để MD khỏi "ngẩn ngơ trông ngóng", tôi mới viết thêm một truyện ngắn mà tôi đề tựa là "Hoa Chùm Gửi Xóm Rạch Dừa"! post ở mục "Một Thoáng Hương Xưa"

Xin mời MD và người nhà thưởng thức!

Một lần nữa xin cám ơn MD thật nhiều!

Cheeers,
NV Hà
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #54 - 09. Oct 2010 , 07:38
 
thubeo wrote on 09. Oct 2010 , 00:10:
TB chào Anh Hà , buồn vì nghèo không có tiền mua giầy và không khóc nũa vì nhiều người không có chân mang giầy đâu có bằng
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
, anh Hà thấy nếu gặp phải trường hợp này mình phải làm sao? Chúc anh Hà dzui dzẻ  Smiley

Xin chào TB.

TB ơi, TB có thể giải thích câu
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
là nghĩa mô tê răng rựa!
(Tôi có cảm giác như nó có liên quan đến một bài tuỳ bút tôi viết hôm trước phải không?)

Cám ơn TB nha!

Khi buồn buồn tui cũng thích đọc mấy truyện trong tiết mục TĐTKĐN của TB nhiều lắm!
Hay quá xá quà xa TB à!

Cheeers,
NV Hà
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #55 - 10. Oct 2010 , 18:43
 
thubeo wrote on 09. Oct 2010 , 00:17:
Hi Mỹ Dung ,má TB mất đã 9 năm rồi , cuối tháng này là đám giỗ Má. Nhiều khi nhớ Má quá ôm đại bà khách hàng nào có hình dáng giống Má . MD có ở chung với Mẹ không? Ôm mẹ MD dùm TB 1 cái nhen , chúc ngủ ngon và mơ thấy điều MD thích. Wink

MD xin lỗi đã khơi lại nổi buồn của TB, MD cũng mất Mẹ 5 năm rồi, đã thấm thía niềm đau, nổi nhớ Mẹ như TB, MD thường gọi các bạn của Mẹ để nghe nhắc nhở về Mẹ, đôi khi MD còn giả giọng Mẹ "Sáu hả Sáu? khoẻ hông?" hay là "Bảy, em nè" làm mấy Bác giật mình, nổi gai ốc luôn
Vậy mình cùng Mồ Côi, nhớ Mẹ và  cùng cầu nguyện cho Mẹ được siêu thoát về nơi nhàn cảnh TB nha
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #56 - 10. Oct 2010 , 19:02
 
Nguyen Van Ha wrote on 09. Oct 2010 , 07:30:
Cám ơn sự ngưởng mộ của MD rất nhiều!

Để MD khỏi "ngẩn ngơ trông ngóng", tôi mới viết thêm một truyện ngắn mà tôi đề tựa là "Hoa Chùm Gửi Xóm Rạch Dừa"! post ở mục "Một Thoáng Hương Xưa"

Xin mời MD và người nhà thưởng thức!

Một lần nữa xin cám ơn MD thật nhiều!

Cheeers,
NV Hà


Cám ơn Anh Hà, MD đã qua Xóm Rạch Dừa trước khi vào đây rồi
Mà nè, sao lại cướp đoạt cái quyền CÁM ƠN của MD vì MD chăng làm được gì mà được ưu đãi cho đọc truyện hay quá , lần này cho MD cám ơn nhá, cứ để giờ sáng tác, cổ động các bạn viêt truyện cho d/đ là số dzách rôi
cám ơn Anh Hà nhiều

p.s.
Ba Mẹ MD là nhà Khai Thác Lâm Sản nên khi Anh nhắc đến Binh Long Phước Long làm MD nhói tim, nhớ những đêm ngồi trước chồng sách mà nào học vô vì khuya rồi mà sao Ba Mẹ chưa về, không biết đường bị đấp mô, bị giựt mìn hay gì gì nữa, đến khi Ba Mẹ về rồi thì buồn ngũ quá, thảo nào học dốt
cám ơn Anh Hà (hà hà, chận đầu chận đuôi tha hồ cám ơn không sợ ai trả lại)
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2010 , 19:03 by mydung »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #57 - 11. Oct 2010 , 00:06
 
Nguyen Van Ha wrote on 09. Oct 2010 , 07:38:
Xin chào TB.

TB ơi, TB có thể giải thích câu
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
là nghĩa mô tê răng rựa!
(Tôi có cảm giác như nó có liên quan đến một bài tuỳ bút tôi viết hôm trước phải không?)

Cám ơn TB nha!

Khi buồn buồn tui cũng thích đọc mấy truyện trong tiết mục TĐTKĐN của TB nhiều lắm!
Hay quá xá quà xa TB à!

Cheeers,
NV Hà


TB chào anh Hà ,không có ý gì khó hiểu hết anh Hà ui! TB  chỉ  kêu gọi đừng mua hàng của Trung Công thôi. TB thù nó ,nó đang hán hóa VN , chỉ nghĩ đến điều này thôi cũng nẫu ruột. Sad Chúc anh Hà ngày mai khá hơn hôm nay.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #58 - 13. Oct 2010 , 22:53
 
mydung wrote on 10. Oct 2010 , 18:43:
MD xin lỗi đã khơi lại nổi buồn của TB, MD cũng mất Mẹ 5 năm rồi, đã thấm thía niềm đau, nổi nhớ Mẹ như TB, MD thường gọi các bạn của Mẹ để nghe nhắc nhở về Mẹ, đôi khi MD còn giả giọng Mẹ "Sáu hả Sáu? khoẻ hông?" hay là "Bảy, em nè" làm mấy Bác giật mình, nổi gai ốc luôn
Vậy mình cùng Mồ Côi, nhớ Mẹ và  cùng cầu nguyện cho Mẹ được siêu thoát về nơi nhàn cảnh TB nha

Ừ nhĩ, mỗi khi gặp những gian truân trong cuôc sống, những khi nhớ về Người  mình vẫn còn thầm gọi " Mẹ ơi" Không biết có ai giống mình hay không.
Đây là bài tuỳ bút mình muốn chia xẻ cùng với các bạn về Mẹ của mình

Gánh gạo qua sông
  Trần Thị Hạ Anh
Tôi sinh ra đời không là một ngôi sao xấu dù rằng gia đình tôi rất nghèo, vì tôi may mắn có một người mẹ hiền từ, chỉ biết hy sinh vì con.
Mẹ tôi không đẹp như nhiều bà mẹ khác. Mẹ ốm yếu như một thân liễu gầy khô. Đôi mắt mệt mõi thâm quầng vì cực nhọc gánh gồng buôn bán.Mẹ rất ít khi cười. Có lẽ cuộc đời đã đánh mất nụ cười của mẹ. Duy nhất một lần tôi nhìn thấy được nụ cười hiếm hoi ấy là lúc tôi thi đậu vào trường trung học công với số điểm cao trong lúc cảnh nhà neo đơn, túng quẩn, mà nếu thi trượt chắc hẵn sự học của tôi sẽ gián đoạn từ đây.Ngày xem kết quả, biết tôi thi đậu, mẹ nói: " Mẹ xấu hỗ không làm được gì cho các con. Mẹ chỉ mong rằng các con tự tìm tương lai trong việc học. Mai nầy nếu mẹ không có gì để lại thì các con cũng còn một con đường đi tới. Đừng giống như mẹ".

Quả thật mẹ đã không để gì lại cho chúng tôi. Sức lực mẹ đã cạn, chỉ còn lời khuyên của mẹ cứ theo đuổi cả thời niên thiếu. Tôi đã cố gắng học, dù học trong vất vả, trong sự tũi nhục của một cô bé nhà nghèo. Áo dài màu trắng đã ngã màu mà không thay được một tà áo mới. Chiếc áo ngắn củn theo năm tháng khiến tôi trở nên dị hình ,dị dạng trước bạn bè. Trên con đường tới trường , tôi lủi thủi như một cái bóng mờ. Tôi sợ những lời trêu chọc của một số bè bạn vô tình khơi đọng niềm tũi hỗ trong tôi khiến tôi sẽ không còn nghị lực theo học. Những buổi trưa đi học, lắm lúc gặp mẹ trên đường đi buôn về, nhìn dáng mẹ gầy mòn, héo hắt, mệt nhọc lê từng buớc chân, tôi đã không dám tiến đến gần, sợ bạn bè bắt gặp hình ảnh nghèo nàn của mẹ. Đây là sự ân hận lớn nhất mà đến bây giờ tôi vẫn đa mang, vẫn tự trách mình mỗi khi nhớ về người. Trong gian truân, sự hy sinh của người mẹ  rạng ngời hơn cả. Tôi đã không biết đến điều ấy. Nhìn bạn bè tung tăng bên cạnh những người mẹ đẹp đẽ, giàu sang, tôi thầm so sánh với bản thân mình. Sự so sánh này tuy chỉ hiện thoáng qua nhưng bây giờ vẫn làm tôi bứt rứt ,ăn năn.

Mẹ xưa kia là  tiểu thư nhà giàu, nhưng biến cuộc thời thế và tính đa thê của ông ngoại đã là nguyên nhân gây ra nạn cửa nhà ly tán. Bà vợ thứ ba lợi dụng sự hiền thục của ngưới vợ lớn tức bà ngoại ruột của tôi và tính tin người của mẹ để  chiếm hết gia tài ông ngoại để lại. Vậy mà sau này tôi vẫn thấy mẹ cư xử với bà ta một cách ân cần, kính trọng. Đánh giá người nhìn từ bề ngoài đã là một thói quen của người đời nên mẹ là hình ảnh một người đàn bà quê mùa, thất học trước mắt mọi người. Chỉ có bà bác của tôi, trên bước đường buôn bán chung cùng mẹ thấu hiểu mẹ hơn hết. Bà đã kể cho tôi nghe một câu chuyện sau ngày mẹ mất: " Mẹ tụi mầy học giỏi lắm đó mà không ai biết. Ngày xưa khi tao đi làm khai sinh thằng lớn, dẫn mẹ mầy đi cùng. Thấy chúng tao nghèo hèn, bọn làm trên xã bắt ngồi đợi miết, không thèm ngó tới. Mẹ mầy bực quá, khi thấy một ông Tây có vẽ chức sắc đi ngang qua, bả xổ một tràng tiếng Tây, làm mọi người hết hồn Sau một hồi nói chuyện, ông ta kêu người thư ký giải quyết công việc ngay. Lúc đó mọi người mới nhìn mẹ mầy một cách ngạc nhiên. Mẹ mầy giải thích với tao là bà mắng vốn cách làm ăn của những người ở đó cho ông hội đồng xã nghe. Thật mắc cười".

Còn nhớ những năm chập chửng trong trường trung học, cô giáo bắt làm một bài luận tả về người mẹ. Tôi cắn bút không viết được chữ nào, không phải vì tôi kém về môn luận văn nhưng với đề tài đơn giản ấy tôi không viết được. Mẹ qua cách giảng của cô giáo hoàn toàn khác hẳn người mẹ thật của tôi. Người mẹ của tôi không có đôi mắt tròn đen lay láy, mái tóc không đen dài óng ả vì mẹ tôi đã xuống tóc để cầu nguyện cho từng đứa con, không luôn nở nụ cười tươi, không có những cử chỉ vuốt ve trìu mến dù lắm lúc ánh mắt mẹ nhìn chúng tôi rất đổi thương yêu. Đôi khi trước những vất vả, lo toan, khổ nhọc của đời sống, mẹ đã rầy la chúng tôi một cách vô cớ để rồi sau đó những giọt nước mắt lại nhỏ xuống thầm lặng, dấu che. Làm sao tôi có thể tả một người mẹ như vậy. Người mẹ của tôi không giống người mẹ trong trường lớp dạy.Tôi cũng không biết giải thích  thế nào cho cô biết. Thế là sau vài ý nghuệch ngoạc cho xong để nộp và  đó là bài luận văn tôi bị số điểm thấp nhất trong cuộc đời đi học. Có thể sau này nếu gặp những bài văn như thế, tôi cũng sẽ bị một điểm thấp vì tôi không làm sao diễn tả được sức chịu đựng bền bỉ,  ấn chứa trong một thân xác hao gầy nơi mẹ. Thân cò gầy gánh gạo qua sông từng ngày, từng tháng nuôi dưỡng đàn con; không một lời phàn nàn cho thân phận; không còn hơi sức vuốt ve trìu mến từng đứa con. Tất cả đã vì con, vì con, và vì con.
Ba tôi, một người thợ sống cuộc đời bất đắc chí. Tiền bạc không quan trọng đối với cuộc sống nên vợ con hoàn toàn đói khổ. Ba là người hiền đức, nhân từ, không ai có thể giận ghét ông, Ông xả thân làm việc cho một người nào đó cần giúp đỡ. Đối với ông, một buổi cà phê sáng, một chầu rượu cuối tuần đã là niềm hạnh phúc. Đến khi chết ông không để được một đồng cho vợ con. Có chăng là những lời tiếc thương cho một người hiền từ, sớm lìa xa cỏi trần trong sự tiếc nuối của chòm xóm. Tuy không giúp được nhiều cho gia đình, nhưng  sau khi cha tôi chết  mẹ lao đao hơn một chút. Gánh nặng thêm oằn bờ vai vốn chất chồng nhiều lo toan của mẹ mà không có người cùng chia xẻ. Hai anh tôi vì cuộc sống nên phải nghỉ học dù rằng cả hai đều là những học sinh giỏi toàn trường. Ngày các anh nghỉ  học, mẹ không nói gì, nhưng đêm đó, mẹ không ngủ được và mẹ không ngủ được cho cả một khoảng đời về sau. Cuộc đời mẹ lại thêm một nỗi đau khó tả. Sau đó, mẹ xuống tóc và ăn chay cầu phước hạnh cho các con của mẹ, những người con chưa nên vóc nên hình. Mẹ thường nói: "Không có gì để lại thì thôi mẹ cố gắng để dành cái đức cho tụi con". Cho đến lúc thân xác gầy yếu kia không chưá đựng nổi một tình thương quá to lớn ,mẹ đã ra đi mang theo cả ước nguyện chưa thành là nuôi nấng đàn con đến tuổi trưởng thành.

Mỗi lần nhìn thấy bất cứ một người mẹ nào bồng cho con bú mớm. tôi lại nhớ đến mẹ. Có thể đó là hình ảnh không mấy đẹp mắt trước cảm nghĩ của một số người. Nhưng theo tôi trước hình ảnh đó tôi lại thấy niềm xúc động trào dâng mãnh liệt. Đôi khi tôi đã cố che dấu đi những giọt nước mắt vô cớ. Nhìn vòng tay ôm, ánh mắt giao thoa, cử chỉ âu yếm của một tình mẫu tử nồng nàn, đó là hình ảnh tuyệt bích của những bà mẹ. Tôi biết mẹ tôi đã từng, anh em tôi đã từng ,và hầu như chúng ta đã từng  có khoảng thời như thế. Đến lúc lớn khôn làm sao tôi có thể tìm lại ánh mắt như thế của mình trong những ngày còn được mẹ ẳm bồng cho bú mớm. Có người nào dám chia xẻ thân thể và sinh lực của mình cho người khác ngoại trừ một bà mẹ đối với con

Tôi lại không thể viết được nhiều về mẹ tôi như ngày xưa tôi đã làm. Tôi cũng sẽ đuợc một điểm thấp cho bài tùy bút này nếu đuợc chấm điểm như bài luận năm xưa. Tôi đã không còn dịp ôm mẹ vào lòng rồi nói với mẹ: "Con yêu mẹ lắm" như Thầy Nhất Hạnh đã từng dạy  chúng ta nên thể hiện tình thương ngay liền trong lúc mẹ còn sống. Có thể một nơi nào đó trên hư không khi đọc được những dòng chữ này, mẹ sẽ cười bảo:” Con diễn đạt chưa đủ hết tình thương của mẹ dành cho các con" Nhưng mẹ ơi xin mẹ hãy coi đây như là một cách biểu lộ tình thương của con đối với mẹ, như lời tạ lỗi muộn màng của chúng con, như lời nói mà ngày xưa con chưa kịp nói cùng mẹ rằng :  " Chúng con rất yêu thương mẹ, mẹ ơi" .
Mẹ là cánh cò gánh gạo qua sông để nuôi dưỡng từng dòng máu trong anh em chúng tôi. Từng gánh gạo đời mà tôi ghi khắc mãi trong lòng.
Mẹ tôi, một bà mẹ bình dị, chân thành, không có gì nổi bật nhưng là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong trái tim tôi.
Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2010 , 23:04 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #59 - 15. Oct 2010 , 17:10
 
Hạnh ơi,

Hôm nọ đọc truyện Chiếc Lồng Đèn, My định vỗ tay khen bạn mình viết truyện rất hay,  nhưg bận việc phải đứng lên rồi quên Embarrassed
Hôm nay đọcthêm truyện nữa của Hạnh, lại thấy lòng rưng rưng xúc động. My còn Mẹ già, nhưng tối ngày lo chuyện đâu đâu, khg dành thì giờ để ý  đến Mẹ, Mẹ lại còn phải chăm lo cho My.  Undecided
Cảm ơn Hạnh đã cho cả nhà đọc tâm sự. My đoán Hạnh đã viết nhiều, My mở mục "truyện của Trần Thị Hạnh" nhé  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #60 - 15. Oct 2010 , 22:25
 
Hà Nội, Và Hoàng Anh Tuấn, Và…
  Thứ Sáu, 08 tháng 10 2010


Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội
http://www.youtube.com/watch?v=HT6zta9qLFk

Sáng nay San Jose mưa. Mưa nhỏ thôi. Những ngày đầu tháng Mười, mùa Thu miền Bắc Cali không lạnh. Một người bạn quen từ Quận Cam vừa gửi tặng tôi một CD trong đó có ca khúc Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội. Đây là một bài hát khi mới ra đời, ban hợp ca Thăng Long đã mang đến cho người nghe nhiều ấn tượng. Bài hát đã lâu tôi không nghe. Nhưng lời của ca khúc tôi vẫn nhớ là do Hoàng Anh Tuấn viết cho nhạc của Phạm Đình Chương. Chúng tôi vẫn gọi anh là thi sĩ của Hà Nội. Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc/ Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm. Đó là hai câu thơ đã ở lại rất lâu trong tôi.

Tôi nhớ lần cuối gặp anh năm 2006 trong nhà dưỡng lão Mission De La Casa ở San Jose. Hôm đó, anh ngồi xe lăn, cười hỏi tôi. “Đi đâu?” “Thì đi thăm anh, chứ đi đâu!” “Này cậu, thế mà đã hai mươi năm rồi đấy!” Hoàng AnhTuấn không nhớ những lần gặp nhau gần đây, trước ngày anh vào Viện Dưỡng Lão, mà chỉ nhớ chuyện của 20 năm trước, những ngày Đà Lạt , Sài Gòn... Đúng, năm 1986 tôi gặp anh ở Virginia khi vừa đặt chân xuống vùng đất tự do. Hôm đó, uống chưa hết ly rượu, tôi đọc lại hai câu thơ trên và trêu anh:

“Trời ơi, tại sao yêu mà yêu muốn khóc là thế nào?” Hồi đó anh chỉ cười, không trả lời. Bây giờ chính anh nhắc lại, và nói, “Nghe đây, yêu mà không lấy được thì khóc chứ sao? Cậu vớ vẩn bỏ mẹ!” Và chúng tôi đã cười với nhau.

Tôi vớ vẩn thật, đi thăm một người nằm trong nhà dưỡng lão mà trêu chọc, y như ngày ngồi bên anh trong một quán ăn ở Virginia giữa những chai bia. Cái chất gì của Hà Nội khiến anh yêu mê thành phố ấy đến thế? Tôi không biết. Nhưng tôi biết một điều: nhắc đến Hoàng Anh Tuấn là nhắc đến Hà Nội và nhắc đến Hà Nội cũng là nhắc đến Hoàng Anh Tuấn.

Mặc dù, năm 1949, mới 17 tuổi, Hoàng Anh Tuấn đã rời Hà Nội đi Pháp du học. Paris, Sài Gòn, Dalat, rồi lại Paris, Virginia, San Jose … và bao thành phố khác. Chưa một lần trở lại Hà Nội, thế nhưng, Hà Nội lúc nào cũng nguyên vẹn trong anh. Hà Nội tràn ngập trong những trang chữ của anh. Như thể sau năm 1949, ngày anh bỏ Hà Nội ra đi cho đến năm mươi năm sau, Hà Nội vẫn còn đập nhịp trong trái tim anh.

Tôi kiếm hồn tôi xưa Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào Thu
Thoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốm
Chênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ

Xa Hà Nội, Hoàng Anh Tuấn mang theo Ga Hàng Cỏ những sáng sớm ngái ngủ, Hồ Tây những buổi chiều tà, mang theo Hàng Đường, Hàng Gai, mang theo năm cửa ô… Anh không bứt được Hà Nội ra khỏi ký ức mình, không thể quên được những “hoa sấu lẳng lơ” (mà hoa sấu sao lại lẳng lơ nhỉ?) … Trong văn học Việt Nam, có lẽ không một thi sĩ nào dành cho thơ nhiều Hà Nội như Hoàng Anh Tuấn.

Khi Mai Thảo viết Đêm Giã Từ Hà Nội, anh đã chia tay Hà Nội thật sự. Rồi Tháng Giêng Cỏ Non, Để Tưởng Nhớ Mùi Hương, Mười Đêm Ngà Ngọc… và sau cùng với Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, Hà Nội có vẻ như đã ra khỏi anh.

Khi Thanh Tâm Tuyền viết Bếp Lửa sau ngày vào Nam, rồi Tôi Không Còn Cô Độc, Một Chủ Nhật Khác, có lẽ Hà Nội vẫn còn trong Thanh Tâm Tuyền, nhưng những trang chữ của anh không còn tắm đẫm mùi hương Hà Nội nữa.

Còn ai Hà Nội hơn Nguyên Sa, vậy mà thơ anh tràn ngập Paris, tràn ngập chất sống phương Tây, tắm đẫm hơi thở thời hiện đại hơn là quá khứ. Chỉ có Hoàng Anh Tuấn vẫn chung thủy với thành phố của anh.

Em Hà Nội, Hàng Đường trong giọng nói
Để Hàng Bông êm ái lót cơn mơ
Thương những buổi chiều Bác Cổ ngày xưa
Anh nắn nót một trường thi lãng mạn
…..

Hàng Vôi đó nồng nàn trong ngây ngất
Ý Hàng Đào chín mộng trái môi chia
Xin Hàng Than rực cháy lửa đam mê
Khi quấn quít trong ái ân Hà Nội
(Bài thơ Hà Nội)

Hoặc

Hà Nội yêu xin cầm tay lần nữa
Một lần thôi cho vừa đủ hai lần
Thêm ngày xưa hạnh phúc rất thiên thần
Anh chết lặng trong tình yêu công chúa

Cho đến tận khi sắp xa lìa ‘cõi tạm’, Hà Nội vẫn là nỗi day dứt không nguôi trong anh. Xin được trích một đoản thi buồn của anh trong những ngày cuối đời:

Hà Nội anh giờ là giấc chiêm bao
Cùng thơ ấu đã già đi trăm tuổi
Buổi sáng nay tâm hồn nghe thơ dại
Một thoáng vui chợt tới chợt bay đi
Rồi nỗi buồn như lũ mọt ngu si
Gậm nhấm nốt nửa linh hồn rữa mục.

Bây giờ ngồi đây, trong căn phòng nhỏ của mình, giữa mùa thu San Jose, nghe lại Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội cũng chỉ là nghe lại một kỷ niệm:

Mưa hoàng hôn
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
Thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà…

Vũ Ngọc Phan, trong “Hồi Ký Những Năm Tháng Ấy” viết:

“Những người đã ở Hà Nội đến ba, bốn, năm đời, khi đi xa Hà Nội mà nhớ Hà Nội là thường tình, nhưng có người chỉ mới ở Hà Nội được một vài năm, có khi chỉ được mấy tháng, mà khi ra đi vẫn cứ nhớ cảnh, nhớ người, có thể là nhớ người hơn cả, thì đủ thấy Hà Nội có sức quyến rũ thật.”

Có lẽ ông nói đúng, khi nghe ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội của Trần Quang Lộc người ta đâu biết nhạc sĩ là người Quảng Trị. Nếu những người con của Hà Nội như Trọng Đài mô tả một Hà Nội Đêm Trở Gió với Cành me thì thầm gục đầu vào dĩ vãng, với Cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng thì nhạc sĩ Trịnh, người con của cố đô Huế cũng dâng tặng Hà nội một ca khúc đầy hình ảnh và xúc cảm:

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu .
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua .

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi .
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
(Nhớ Mùa Thu Hà Nội. Trịnh Công Sơn)

Hà Nội giờ đây có còn nguyên vẹn như những gì Hoàng Anh Tuấn, Mai Thảo, Trịnh Công Sơn  …  đã nhìn thấy không? Hà Nội ngày xưa đó có sẽ chỉ còn là một hoài niệm trong lòng những người nhớ thương nó không? Tôi nhớ những câu thơ của Phan Vũ mà tôi đọc cách đây không lâu

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em năm cửa ô
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…

Sao chỉ sống một thời với Hà Nội thôi mà ông viết nên một Hà Nội phố thật đến thế, sâu đến thế, và buồn đến thế? Điều gì đã đưa chân ông trong những chiều lang thang trên các con phố xưa, tìm lại cái hồn sâu lắng còn quanh quất đâu đây của Hà Nội, miên man nghĩ, miên man nhớ đến độ: “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi con đường”.

Thơ, nhạc về Hà Nội dường như thời nào cũng đầy cảm xúc, nhưng sao vẫn thấy chất chứa nhiều nỗi nhớ quá, nhiều day dứt quá, nhiều hoài niệm quá… Và tôi tự hỏi giờ đây nếu Hoàng Anh Tuấn có một lần trở lại Hà Nội, liệu những bài thơ của anh về Hà Nội có còn mang vẻ đẹp như anh vẫn say mê làm cho đến tận ngày giã từ cuộc sống không? Hay kỷ niệm nào về những ngày xưa cũng đẹp, hay kỷ niệm thật ra chỉ đẹp khi đã là chuyện ngày xưa?

Nhớ Hoàng Anh Tuấn, mà tôi đã tản mạn đủ chuyện trên trời dưới đất. Cũng chỉ vì một thành phố trong thơ ông: Hà Nội. [NXH]


Back to top
« Last Edit: 15. Oct 2010 , 22:25 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #61 - 19. Oct 2010 , 00:52
 
The Cab Driver and the Old Lady (vô danh)        

Câu chuyện này HM đọc cách đây hơn chục năm. Nguyên bản tiếng Anh viết rất hay, nhưng tác giả blog không đủ trình độ của dịch giả văn học để chuyển tải thông điệp của bài viết. Tôi dịch tạm để các bạn tham khảo. Ai biết tiếng Anh nên đọc nguyên bản phía dưới.Đây là câu chuyện của tác giả vô danh viết nhưng gợi ra rất nhiều điều suy ngẫm. Blog HM trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hai mươi năm trước đây tôi từng là lái xe tắc xi để kiếm sống.

Khi tôi tới lúc 2:30 đêm, tòa nhà tối mịt mùng, trừ vài ngọn đèn le lói bên cửa sổ ở phòng trệt. Trong những tình cảnh như thế, nhiều lái xe chỉ nhấn còi lấy lệ, chờ một phút rồi bỏ đi.

Nhưng tôi từng chứng kiến rất nhiều người ở hoàn cảnh khó khăn, phải phụ thuộc vào taxi như một phương tiện đi lại.

Trừ phi cảm thấy chuyện chẳng lành, tôi luôn đi vào tận cửa. Người khách này có thể cần sự giúp đỡ, tôi tự nhủ. Vì thế tôi tới gõ cửa. “Xin chờ cho một phút”, một giọng cụ bà cất lên yếu ớt.

Tôi nghe thấy có gì đang kéo lê trên sàn. Sau một khoảng khá lâu, cửa được mở ra. Một bà cụ nhỏ nhắn ở độ tuổi 80 đang đứng trước mặt. Cụ mang bộ đồ mầu mè, mũ vành rộng với những hoa văn, như một người trong phim thời những năm 1940. Cạnh bà là một chiếc va li nilon nhỏ.

Căn hộ dường như không có ai ở lâu lắm rồi. Đồ đạc được phủ bẳng vải. Không có đồng hồ treo tường, không có trang trí hay đồ dùng lặt vặt trong bếp. Trong góc là một hộp đựng ảnh và cốc chén. “Anh làm ơn đưa giùm vali ra xe được không?”, bà nói.

Tôi đưa chiếc va li ra xe và quay lại giúp bà. Cụ khoác tay tôi và chúng tôi đi chầm chậm tới cửa xe. Bà liên tục cảm ơn vì lòng tốt bụng. “Chẳng có gì cả, thưa bà”, tôi nói với cụ. “Tôi chỉ muốn đối xử với hành khách của mình như tôi muốn mẹ tôi được đối xử như thế”. “Thật là một chàng trai tốt bụng”, bà thốt lên.

Khi chúng tôi vào xe, bà đưa địa chỉ nơi cần đến và nói “Anh có thể đưa tôi đi quanh khu phố cổ một chút”. “Không nhất thiết phải đi đường ngắn nhất”, tôi nhanh nhẩu trả lời. “Tôi không ngại, vì tôi không vội lắm. Tôi đang trên đường đi tới nhà tế bần (dành cho người già cả).

Qua gương chiếu hậu, tôi thấy mắt bà lấp lánh niềm vui. “Tôi chẳng còn ai thân thuộc trong gia đình”, bà nói tiếp, “Bác sỹ nói, tôi chẳng còn sống được lâu nữa”.

Tôi lẳng lặng với tay và tắt đồng hồ đo cây số. “Bà muốn đi đường nào đây?”, tôi hỏi.

Trong hai tiếng, chúng tôi đi lặng lẽ trong phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà, bà từng làm người điểu khiển thang máy.

Chúng tôi đi vòng quanh khu lân cận mà cụ từng sống với chồng khi họ mới cưới nhau. Rồi chỉ cho tôi đi qua khu cửa hàng bán đồ gia dụng mà nơi đó từng là phòng nhảy thời bà còn con gái. Thỉnh thoảng lại bảo tôi đi chầm chậm trước một tòa nhà, một góc phố, rồi lặng lẽ nhìn vào bóng tối, rồi bà im lặng.

Khi những ánh nắng ban mai đang lấp ló phía chân trời, bà bỗng nói “Tôi đã mệt. Chúng ta hãy đi bây giờ”. Chúng tôi đến địa chỉ mà bà đưa cho tôi trước đó. Đó là một ngôi nhà an dưỡng có đường cho xe hơi vào tận cửa. Có hai người đi ra tới chiếc taxi. Họ tỏ vẻ đồng cảm và nhìn từng bước đi của bà. Chắc là họ đang chờ đợi người khách này.

Tôi mở khoang và lấy hành lý đưa đến cửa. Bà cụ đã ngồi trên xe lăn và hỏi “Tôi phải trả bao nhiêu?” và tay thì lần ví. “Tôi không lấy tiền của cụ”. “Anh cũng phải kiếm sống chứ”, bà nói. “Sẽ có những hành khách khác giúp tôi kiếm tiền”, tôi nhẹ nhàng.

Không nghĩ ngợi, tôi ôm lấy cụ và cụ cũng ôm tôi rất chặt. “Anh đã giúp cho bà già một khoảnh khắc đầy niềm vui”. “Xin cảm ơn”. Tôi nắm chặt tay cụ và đi trong bóng mờ ảo của buổi sương sớm.

Phía sau, cửa đã đóng lại. Tiếng động của cửa vang lên như khép lại một cuộc sống của ai đó. Trong đêm đó, tôi không đón thêm khách nào. Tôi lái xe đi trong vô định và nghĩ ngợi. Ngày hôm đó, tôi gần như không nói gì.

Nếu cụ già đó gặp một cha lái xe cau có hay anh chàng thiếu kiên nhẫn thì sẽ sao đây? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không muốn chở khách, nhấn còi một cái rồi bỏ đi. Nếu như thế thì tôi chẳng làm gì có ý nghĩa trong cuộc đời này.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc đời có nhiều khoảnh khắc lớn lao. Nhưng khoảnh khắc lớn lao ấy lại đến vào khi ta không chờ đợi, đôi khi được khỏa lấp và rơi vào lúc người khác lại cho là rất nhỏ.

Người ta có thể không nhớ chính xác bạn đã làm gì, bạn đã nói ra sao. Nhưng họ luôn nhớ là bạn đã giúp mang lại những cảm giác hay ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời.

PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

Có thể, bạn chẳng có được điều mầu nhiệm lớn nào trong mười ngày nếu gửi bài viết này cho 10 người khác. Nhưng bạn có thể giúp cho thế giới nhỏ bé trở nên yêu thương và đồng loại thêm lòng trắc ẩn bằng cách tiếp tục gửi bài viết này đi.

Tác giả: Vô Danh. Sưu tầm trên internet.

————————————————–

The Cab Driver and the Old Lady

(Nguyên bản tiếng Anh).

Twenty years ago, I drove a cab for a living.

When I arrived at 2:30 a.m., the building was dark except for a single light in a ground floor window. Under these circumstances, many drivers would just honk once or twice, wait a minute, then drive away.

But, I had seen too many impoverished people who depended on taxis as their only means of transportation. Unless a situation smelled of danger, I always went to the door. This passenger might be someone who needs my assistance, I reasoned to myself. So I walked to the door and knocked. “Just a minute”, answered a frail, elderly voice.

I could hear something being dragged across the floor. After a long pause, the door opened. A small woman in her 80′s stood before me. She was wearing a print dress and a pillbox hat with a veil pinned on it, like somebody out of a 1940s movie. By her side was a small nylon suitcase.

The apartment looked as if no one had lived in it for years. All the furniture was covered with sheets. There were no clocks on the walls, no knickknacks or utensils on the counters. In the corner was a cardboard box filled with photos and glassware. “Would you carry my bag out to the car?” she said.

I took the suitcase to the cab, then returned to assist the woman. She took my arm and we walked slowly toward the curb. She kept thanking me for my kindness. “It’s nothing”, I told her. “I just try to treat my passengers the way I would want my mother treated”. “Oh, you’re such a good boy”, she said.

When we got in the cab, she gave me an address, then asked, “Could you drive through downtown?” “It’s not the shortest way,” I answered quickly. “Oh, I don’t mind,” she said. “I’m in no hurry. I’m on my way to a hospice”. I looked in the rear-view mirror. Her eyes were glistening. “I don’t have any family left,” she continued. “The doctor says I don’t have very long.”

I quietly reached over and shut off the meter. “What route would you like me to take?” I asked.

For the next two hours, we drove through the city. She showed me the building where she had once worked as an elevator operator.

We drove through the neighbourhood where she and her husband had lived when they were newlyweds. She had me pull up in front of a furniture warehouse that had once been a ballroom where she had gone
Dancing as  a girl. Sometimes she’d ask me to slow in front of a particular building or corner and would sit staring into the darkness, saying nothing.

As the first hint of sun was creasing the horizon, she suddenly said, “I’m tired. Let’s go now.” We drove in silence to the address she had given me. It was a low building, like a small convalescent home, with a driveway that passed under a portico. Two orderlies came out to the cab as soon as we pulled up. They were solicitous and intent, watching her every move. They must have been expecting her.

I opened the trunk and took the small suitcase to the door. The woman was already seated in a wheelchair. “How much do I owe you?” she asked, reaching into her purse. “Nothing,” I said. “You have to make a living,” she answered. “There are other passengers,” I responded.

Almost without thinking, I bent and gave her a hug. She held onto me tightly. “You gave an old woman a little moment of joy,” she said. “Thank you.” I squeezed her hand, then walked into the dim morning light.

Behind me, a door shut. It was the sound of the closing of a life. I didn’t pick up any more passengers that shift. I drove aimlessly lost in thought. For the rest of that day, I could hardly talk. What if that woman had gotten an angry driver, or one who was impatient to end his shift? What if I had refused to take the run, or had honked once, then driven away? On a quick review, I don’t think that I have done anything more important in my life.

We’re conditioned to think that our lives revolve around great moments. But great moments often catch us unaware-beautifully wrapped in what others may consider a small one.

PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

You won’t get any big surprise in 10 days if you send it to ten people. But, you might help make the world a little kinder and more compassionate by sending it on.

Thank you, my friend….
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #62 - 19. Oct 2010 , 07:17
 
Đặng-Mỹ wrote on 15. Oct 2010 , 17:10:
Hạnh ơi,

Hôm nọ đọc truyện Chiếc Lồng Đèn, My định vỗ tay khen bạn mình viết truyện rất hay,  nhưg bận việc phải đứng lên rồi quên Embarrassed
Hôm nay đọcthêm truyện nữa của Hạnh, lại thấy lòng rưng rưng xúc động. My còn Mẹ già, nhưng tối ngày lo chuyện đâu đâu, khg dành thì giờ để ý  đến Mẹ, Mẹ lại còn phải chăm lo cho My.  Undecided
Cảm ơn Hạnh đã cho cả nhà đọc tâm sự. My đoán Hạnh đã viết nhiều, My mở mục "truyện của Trần Thị Hạnh" nhé  Smiley

Mỹ ơi, Hạnh rất thích tiêu đề của trang này "truyện đọc trước khi ngủ" Đa số là truyện về người thật, việc thật và có những câu chuyện rất sâu lắng nhiều khi đọc xong lại " không ngủ được".
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #63 - 20. Oct 2010 , 00:33
 

Mộ Gió      


Hồi ấy chị lên mười ba, em nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng Mười năm đó, ba má đi đám giỗ, để hai chị em lại nhà. Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị : - Ở nhà coi chừng em... Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái cổng rào lại”
đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp “Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách thùng.

Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm, “mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết thôi.

Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu. Làm chị phải nhường em.

Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.

Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.

Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.

Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.

Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.

Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi chừng em rồi mà...”.

Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông, những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.

Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông, thành đồi cát năm ba mươi tuổi.

Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.

Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời giồng cải họ mới gieo.

Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật, đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:

- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.

- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?

- Em Võ nè, chị Hai...

Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:

- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...

Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà...
Nguyễn Ngọc Tư

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #64 - 20. Oct 2010 , 18:14
 
CÁI TÂM CON NGƯỜI.


Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động ngoại tỉnh. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.



Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.

- “ Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môm đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.

- Xin chào.. xin….

Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi”

Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vở ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là thằng ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” - Người phụ nữ xót xa nghĩ.

Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói.

- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?
Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:

- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?

Người phụ nữ gật đầu.

- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?

Sau khi nghe xong người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.

- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.

Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.

Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói:

- Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.

- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

- Số tiền em vừa đưa cho chị có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!

Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé.

Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu. Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:

- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?

Chàng trai lắc đầu

- Không, chị ạ.

Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:

- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.

Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:

- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi.

Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nôỉ tiếng. Để đi tìm một người trợ lý đáng để tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.

Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng: Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó. Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Đấy là thứ mà công ty tôi cần”.

Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật mà tôi đã nghe được từ giám đốc của tôi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #65 - 21. Oct 2010 , 00:11
 
[ftp][/ftp]Nếu các bạn nào sống ở vùng Gia định Hàng keo đều có biết đến người đàn bà đáng thương nầy và  bà ấy đã được  Nguyễn Thuỵ Long nhắc đến trong tuỳ bút "Hồi Ký Viết Trên Gác Bút"

Người Đàn Bà Cùi Trong Khu Nghĩa Địa

Bức tường của khu nghĩa địa Đất Thánh Tây là nơi dung thân của Mụ từ bấy lâu nay. Sở dĩ Mụ ở nơi chết tiệt này chỉ vì cái nghiệp chướng  đeo mang từ ngày Mụ mới bước vào lứa tuổi ươm mơ dệt mộng: bệnh cùi.Chưa kịp mộng mơ thì  triệu chứng bệnh đã hiện rõ trên cơ thể. Da mặt bắt đầu láng bóng, ửng đỏ.Những cơn nhức nhói len vào tận xương tủy.Từng bước chân đi nặng như đeo chì. Sự nghèo khổ làm cho chứng bệnh hoành hành sớm. Cảm giác của cơ thể dần dần đông cứng lại, những tế bào thịt lần lần ra đi, thân hình ngày càng teo tóp, mất mát. Mụ đã tìm đến nơi nầy làm chỗ trú ngụ. Từ đấy Mụ lại được người ta đặt cho cái tên  "Mụ cùi!". Cái danh xưng đầy hàm ý khinh bỉ, mạt sát.

Ai bảo văn chương, chữ nghĩa có tính chất công bằng và là của chung cho mọi người. Không, đó chỉ là sự lầm lẫn, áp đặt tai hại. Con người đã sản sinh ra nó và được quyền sử dụng nó theo  ý của mình. Tại sao mọi thiếu nữ khác cùng lứa tuổi của Mụ được gọi bằng tiếng cô, tiếng em trìu mến mà mụ thì không?. Mà Mụ đã làm gì đâu nên nổi? Bao đêm Mụ thầm hỏi nhưng không sao tìm được câu trả lời. À, "Mụ cùi ơi ,Mụ cùi", có lẽ vậy mà tốt hơn. Nghe hoài rồi quen, nghe riết thành thương. Bây giờ, nếu có ai cắc cớ gọi Mụ là "Cô cùi" chắc sẽ làm cho Mụ nổi cơn tam bành nhiều hơn là thích thú vì Mụ nghĩ rằng người đó muốn mỉa mai, xóc óc mình.

Căn chòi của Mụ được lợp nhô ra ngoài tựa vào một bức tường sau của một nghĩa địa nhỏ dành để chôn cất những người theo đạo Công giáo. Nghĩa địa nầy được thành lập từ những năm đầu khi người Pháp vào xứ sở này. Có một số người Pháp không đem mạng sống mình về nước được. Thế là người ta thành lập một khu nghĩa trang tại đây. Thoạt đầu chỉ chôn cất những người Pháp theo đạo, sau đó thì cho cả người Việt theo đạo Công giáo. Vì mang cái tên Pháp khó đọc nên mọi người bình dân chung quanh đó gọi là "Đất Thánh Tây" cho tiện. Nghĩa địa này xây giữa hai con đường, phía trước là con đuờng cái lớn, phía sau nằm chắn trên một ngã ba đường. Một phần góc đối diện với nghĩa địa này cũng là một khu nghĩa địa nhưng dành cho những người theo đạo Phật. Ở giữa là một cái chùa nhỏ bé nằm lọt thỏm chung quanh những ngôi mộ. Vậy là cái chòi của Mụ bị vây quanh toàn là những nấm mồ. Bên Phật, bên Chúa, việc gì phải sợ. Người sống không làm bạn với Mụ thì Mụ phải tìm đến những người chết chứ. Lúc mới đến, Mụ chỉ che được vài ba tấm tôn lên trên hai cây cột và gác tựa lên bức tường. Bên ngoài được phủ bằng những miếng nilông dầy che nắng, che mưa mà Mụ nhặt được từ những đồ vật phế thải. Bên trong hoàn toàn trống bốc, chỉ có một cái ghế đẩu có ba chân vững chắc và một chân bị lung lay vì cũng là đồ lượm lặt. Khi ngủ, mụ trải một tấm chiếu đã thủng nhiều lỗ xuống nền đất. Có sao đâu. Hơi lam chướng khí đâu mạnh bằng cơn bệnh đang nằm trong thân xác Mụ. Sau có một người hảo tâm dọn nhà đi nơi khác, đem đến cho Mụ một cái phản nhỏ còn tốt. Mụ xem nó như là một bảo vật duy nhất mà Mụ có được. Từ đó, ăn, ngủ, nằm, ngồi, làm việc. v.v... đều ở trên chiếc phản ấy. Mụ sống bằng nghề làm chổi lông gà. Không biết nó sẽ được mang đi đâu. Những người mua có bao giờ biết được cây chổi mà họ cầm mỗi ngày để quét sạch những bụi bậm, rác rưởi đã từng nằm gọn trong một bàn tay không nguyên vẹn, một bàn tay không còn ngón lở lói. Hình như gia đình Mụ cũng nghèo mạc rệp nên chỉ thỉnh thoảng mang dấm dúi cho Mụ một số tiền nuôi thân được vài ba bữa. Có người kể rằng gia dình muốn mang Mụ vào nơi trại cùi nhưng Mụ nhất quyết không đi.

Thỉnh thoảng quá buồn, Mụ lại tìm đến hơi men. Chất rượu làm Mụ cảm thấy trời đất gần nhau lắm. Chúa, Phật cũng chỉ một người. Vào những đêm say đó, hàng xóm nghe tiếng khóc, tiếng cười của Mụ vang lên trong cái im vắng của đêm đen. Đôi khi nghe tiếng Mụ gào lên tuyệt vọng:
- Làm ơn, làm ơn. Những oan hồn bên Phật, các linh hồn cạnh Chúa, chết đâu hết rồi?. Các người sao không cãi nhau đi. Khi sống các người hay đôi co với nhau mà. Làm ơn, nói đi, chửi nhau cũng được mà. Không à? Vậy thì tui chửi mấy người đó - Rồi thì Mụ nói lung tung, lảm nhảm vài ba câu vô nghĩa cho đến khi mệt mõi, rồi Mụ chìm vào trong một giấc ngủ nặng nhọc. Những giấc ngủ toàn đầy ác mộng, không hề có bóng dáng của niềm vui, của hạnh phúc. Những hồn ma bóng quế cũng không thèm đếm xỉa đến Mụ, bên cạnh Mụ chỉ còn ngọn gió làm hàng tre sau chùa đong đưa cót két; những cây thập giá trắng nhờn nhợt ẩn hiện  trong bóng đêm; những hàng mộ bia lạnh lẽo và một vài tiếng chó tru ngân dài trong đêm.

Như một duyên số Mụ sống gần hai khu nghĩa địa với hai tôn giáo khác nhau. Không biết sau khi nằm duới đáy mộ họ có còn tranh cãi nhau về những triết lý về Phật, về Chúa không? Chứ còn riêng Mụ, Chúa hay Phật cũng không ở gần Mụ, tâm hồn Mụ chỉ là một khoảng không mơ hồ, trống trải. Người chết đang tìm sự bình thản và người sống cũng không bận tâm đến Mụ, họ nghĩ "Cái con mụ này vừa cùi vừa điên. Thôi kệ mụ!" - Ban sáng Mụ lại trở lại là một người hiền lành với nụ cười toe toét dưới một chiếc mũi  chỉ còn hai cái lỗ toanh hoách. Mặc người ta dòm Mụ với nụ cười thương hại, hay chán ghét, Mụ vẫn hàng ngày ra vào nơi cái chòi, một mình, một bóng lẻ loi, lủi thủi. Không những chữ nghĩa đã bất công với Mụ, mà lẫn Chúa, Phật và con người cũng thế.

Một hôm, ngẫu nhiên, có con chó gầy ốm đang trong cơn bệnh vì đói hay vì những ghẻ lở trên mình hành hạ nằm lăn kềnh trước chòi của Mụ cùi. Con chó chỉ còn da bọc xương, cái đuôi cụt hơn phân nữa không đủ sức ve vẩy, gập xuống như mạng sống của nó. Cặp mắt nhắm nghiền không đủ sức mở khi Mụ bước đến gần nó. Bộ lông không biết nguyên thủy là màu gì mà giờ đây chỉ là một tổng hợp màu bùn lem luốc, lưa thưa. Từng mảng lớn xà mâu loang lổ để lộ ra nhợt nhạt màu thịt lở lói. Mụ tiến đến gần, con chó chỉ còn cất được tiếng rên ư hử nhè nhẹ, như van xin một tình thương hại. Mụ đưa đôi bàn tay không còn ngón của mình vuốt ve lên thân mình nó. Chỉ có mụ mới dám đụng chạm vào những vết ghẻ lở lói kia. Rồi Mụ bươn bả đi vào ngôi chùa trong khu nghĩa địa đối diện cố xin vài viên thuốc, dốc hết chút sữa thừa lại của vị trụ trì về đút cho con vật đáng thương ấy.

Ngày hôm đó Mụ dành hết thời gian cho con chó. Mụ theo dõi từng tiếng rên, từng cái chớp mắt. Mỗi khi con vật cố nhướng được đôi mắt lên nhìn Mụ, một cảm giác vui mừng ùa vào làm Mụ muốn khóc. Mụ chưa có cảm giác của một người được chăm sóc và chăm sóc một ai. Cái thân Mụ chỉ giao phó cho Trời, cho nơi chốn mà những người chết còn có nơi ở tốt đẹp, tiện nghi hơn Mụ, nơi chốn mà lâu lâu Mụ được những thân nhân viếng mộ bên nghĩa địa Công giáo cho chút tiền và những người cúng mộ bên Phật giáo để lại cho hương hoa, đồ cúng.

Mụ cũng có một người bạn, nói bạn thì không đúng lắm, một người quen biết nghe chính xác hơn. Ông ta cũng có một gia đình nghèo khổ. Có lẽ vậy mà ông thông cảm với hoàn cảnh của Mụ. Ông là một người tốt, dư thừa tình cảm hơn nhiều người khác nhưng lại thiếu thốn tiền bạc hơn những người chung quanh. Vì thế ông cũng không giúp được gì cho Mụ. Ông là người duy nhất ngoại trừ những thân nhân dùng tiếng chị để gọi Mụ. Tuy nhiên là người nát rượu nên thỉnh thoảng ông ta cũng hào hiệp tặng cho Mụ chai ruợu nho nhỏ để Mụ giải sầu hoặc đôi khi câu được một ít cá, lươn ông đem đến cho Mụ có thêm chút lương thực. Thôi thì cứ xem như là người bạn cho ấm lòng đôi chút. Mà Mụ cũng chẳng cần lòng thương hại của một ai. Mụ đi vào cuộc đời bằng đôi bàn chân không đủ ngón lồng trong một đôi guốc vông lẹp kẹp. Không đi nổi thì Mụ lại lê lết, lệch bệch từng  bước. Có té quỵ thì lại cố gượng, liêu xiêu nghiêng ngã cho qua một kiếp.

Đêm tháng bảy có cơn mưa ngâu. Những giọt mưa rả rích liên kết giữa nỗi buồn của trời và đất. Mưa cho Chức Nữ gặp Ngưu Lang. Mưa làm cho khu nghĩa địa càng thêm mùi chướng khí. Mưa gợi thêm sự buồn nhớ mông lung của những người thương nhau. Đã như một định luật, những cơn mưa lớn thường chóng tạnh. Mưa nhỏ lâm râm hay kéo dài, thấm sâu vào tâm can mọi người một nỗi buồn vô cớ . Riêng Mụ, mưa làm lạnh lẽo thêm cuộc đời bạc hạnh. Đêm nay, người và thú cùng nằm trên chiếc phản nhỏ. Hai căn phần, hai chứng bệnh cùng đấp chung trong một chiếc chăn rách lỗ chỗ. Đâu người, đâu thú, nào ai biết. Mụ chỉ mong làm cách nào cho cho con vật được ấm áp đôi chút. Mụ muốn giữ lại phần đời của nó như Mụ đã giữ lại phần đời của Mụ bấy lâu nay. Cơn mưa vẫn rã rích như tiếng kinh cầu trong đêm đang van xin một ân sủng nơi Thượng Đế.

Tình thương của Mụ không đủ sức lôi kéo lại sinh mạng của con chó đang hấp hối chờ chết. Chiều hôm sau, nó chợt mở mắt, miệng rên rĩ như muốn nói lời giả biệt cùng Mụ, như muốn tạ ơn một tình thương muộn màng mà nó có được từ một người bị xã hội xa lánh. Rồi thân hình đầy ghẻ lở ấy nẩy giật lên vài ba cái trước khi nằm bất động. Sự bất lực khiến Mụ thừ người ra. Cánh mũi đã sụp phần sống chỉ còn trơ hai khoang lỗ nhấp nhô lên xuống, co giật theo từng tiếng nấc lặng thầm. Mụ kéo tấm chăn phủ kín lên mình con vật. Bầu trời bên ngoài không khí xông nồng mùi đất, ẩm ướt ứ đọng của cơn mưa đêm qua. Mây vẫn xám màu tối ám u buồn.

Ông bạn Mụ sau những nhát cuốc cuối, quay qua chai rượu kề bên, nốc vội vài ba hớp. Dùng hai mu bàn tay Mụ cố lôi xác con vật xuống cái lỗ huyệt vừa đào. Hai người cố chôn cho con vật  được mồ yên mả ấm. Còn Mụ, rồi sẽ được như nó không? Mụ chụm hai bàn tay không còn ngón lại ,gắng đẩy dần từng nấm đất nhỏ xuống lỗ - Thôi thì cũng là một kiếp - Ráng đầu thai kiếp khác khá hơn nha mậy!. Mụ lầm thầm với con chó lần cuối - Tao cũng chẳng hơn gì mấy. Ráng nha, kiếp khác, kiếp khác!!!!

Lấp đầy cái lỗ huyệt xong, ông bạn cúi xuống cầm lấy xị rượu đế đưa hết cho Mụ vì ông biết đêm nay thế nào Mụ cũng cần đến nó. Mụ chập hai mu bàn tay kẹp cái chai lại dốc lên phần mộ của con chó một phần rượu gọi là tống biệt. Ông bạn vác cuốc đi trước, bước ra khỏi khu nghĩa địa và chửi đổng bâng quơ "Mẹ kiếp " rồi ông lầm lủi bước đi. Có thể ông sẽ ghé vào một quán ruợu nào đó tiêu pha bớt chút phần đời. Còn Mụ lại về cái chòi của mình, cầm chai rượu ngửa cổ lên uống như một tay nghiện chính cống.

Đêm nay Mụ sẽ say nhưng  không ai nghe được tiếng khóc rờn rợn của mụ như những đêm trước. Nước mắt của mụ đã dội ngược vào tim, hòa vào chất rượu nồng đốt tan những đau thương, phiền giận đối với cuộc đời - Cuộc đời thổ tả của Mụ ! Ngoài trời cơn mưa lại đến!

Trần Thị Hạ Anh
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 00:19 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #66 - 21. Oct 2010 , 04:48
 
Sống ở đời

Hôm qua tôi học được một bài học về cách sống ở đời hay quá!
Tình cờ coi phỏng vấn giáo sư Trần Văn Khê, ổng nói:

- Sống trên đời, "qua" chế ngự tính "tự ti" bằng đức "tự tin"

- Còn tính "tự kiêu" thì "qua" thay nó bằng lòng "tự hào"

Nhờ vậy, cuộc đời của "qua" sống rất thoải mái!

NV Hà ghi lại
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 05:41 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #67 - 21. Oct 2010 , 10:56
 
Vừa nhận được email của người bạn thân sau khi đọc NĐBTKNĐ trên diễn đàn hăm he như sau :"Nghe nói hôm mưa đá rớt trúng kiếng nhà bà chứ đâu có rớt trúng đầu bà, có tin tui sẽ gởi qua bà cục đá bự xự để thưởng cho bà không?"
Đọc xong ngẫm nghĩ chắc đầu óc mình cũng có vấn đề thật. Mình xin được chuyển "tông" để được nhận quà thưởng là gói kẹo Halloween thay vì một cục đá bự như lời bạn hứa.


MA!!!???
     Trần Thị Hạ Anh
Không giống như toán học hoặc khoa học mọi việc đều phải chính xác, hiện tượng ma quỷ là vấn đề thuộc về lãnh vực tâm linh , huyền bí nên thường được chia làm hai phái chính, một bên tin rằng ma có thật hiện diện trong đời sống của chúng ta, phe khác nghĩ rằng linh hồn khi chết không còn tồn tại, ma quỷ chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người, và một phe trung lập nho nhỏ là nửa tin, nửa ngờ.
Có nhiều câu chuyện ma nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác nhưng không ai đích thực trong thấy hoặc là người trong cuộc, nhưng cũng làm cho bao nhiêu người cảm thấy không yên dạ khi đi vào một nơi âm u , tối mịt, nhất là những đứa trẻ phải đấp mền che kín cả mặt trong buổi tối đi ngủ sau khi nghe kể chuyện ma mặc dù thời tiết nóng đổ mồ hôi hột.
Những câu chuyện mà tôi sẽ kể sau đây là những câu chuyện thật do chính người trong gia đình tôi đã gặp phải – Có cần liếm mũi thề ?!
Gia đình tôi cũng có hai phe, một phe nhát hít phần nhiều là phái nữ và một phe tuyên bố thẳng thừng, chừng nào thấy mặt con ma trước mắt mới tin. Còn anh em chúng tôi thuộc thành phần thứ ba.

CÂU CHUYỆN MA CỦA MẸ TÔI:
Ông ngoại tôi là một thầy thuốc, khi lên Saigon hành nghề ông thuê được một căn phố trong một dảy phố nằm trên mặt tiền đường Trần Quang Khải. Lúc đó là thời Pháp thuộc nên nhiều căn phố lân cận thường có người Pháp ở. Phố xá bấy giờ chưa đông đúc lắm, đi bộ và xe đạp là phương tiện di chuyển thịnh hành . Căn phố ông tôi thuê có hai tầng lầu, phía dưới ông mở tiệm thuốc, thân chủ rất đông , phía trên là chổ ở và ngủ của gia đình, nhà ít người nên mỗi người đều có một phòng ngủ riêng. Không biết lý do tại sao mà ông thuê được một nơi lý tưởng như vậy mà giá cả rất hời. Vì tiếp xúc nhiều với người Pháp nên ông nói tiếng Pháp rất trôi chảy. Mẹ tôi kể khi chạng vạng tối , nhiều người không muốn ra đường , nhất là gần đó có một khu nghĩa địa chôn cất những người Tây dương . Trong khi mọi người dân gần bên đều ngại người sống lẫn người chết thì ông cứ thoải mái đi rong chơi không sợ gì hết, ông nói đùa : “Thấy Pháp sống hay Pháp chết, tao cứ xổ một tràng tiếng Tây là xong ngay.”
Vào một đêm mùa hè, khí trời oi bức, mẹ tôi lúc ấy khỏang mười mấy tuổi, không ngủ được, mẹ mở cửa đi lên trên tầng sân thượng, đón một chút gió cho thoáng. Sau đó mẹ trở vào nhà , xuống tầng trệt dưới đất, thấy ông ngoại vẫn còn thức , đang lui cui bổ thuốc cho khách vào sáng ngày mai, mẹ vững bụng lên tầng trên tiếp tục dỗ giấc ngủ. Đang thiu thiu, mẹ nghe tiếng chân bước trên cầu thang, tiếng bước chân ngừng lại ở cửa phòng, nghĩ là ông ngoại đang quan sát nhà cửa trước khi ngủ nên mẹ không chú ý lắm. Bước chân tiến gần về phía mẹ, rất gần, gần như sắp chạm vào cái mùng treo. Tưởng  ông ngoại đến xem mình đã ngủ chưa, mẹ mở mắt định lên tiếng, nhưng lưỡi mẹ líu lại, kinh hoàng khi nhìn thấy một cái bóng đàn ông thật to lớn hiện ra bên ngoài mùng, không phải ông ngoại cũng không phải người cậu em mẹ vì 2 người này rất nhỏ con, mẹ hoảng hốt, không thốt được tiếng nào, bóng đen cứ lù lù tiến tới. Theo lời mẹ tôi kể lúc này hồn vía mẹ không biết bay đi phương nào, mẹ nghe gai cả cột sống, cơn sợ hãi khiến người mẹ rất lạnh. Đến lúc bóng đen đó ngừng lại vì bị vướng cái mùng, mẹ có cảm giác người ấy đang chằm chằm nhìn mẹ qua lớp vải thưa. Biết mình đang gặp nguy hiểm, mẹ lấy hết sức bình sinh hét lớn : “ Trộm, có ăn trộm”. Bóng đen quay ngược ra , không chạy mà từ từ bước ra tiến lên cầu thang đi tiếp lên phía trên sân thượng.
Ông ngoại từ dưới chạy ào lên, tay cầm ngọn roi dài, ông bật sáng đèn, mọi người trong nhà cũng ùa vào, khi nghe được câu chuyện qua tiếng đựơc, tiếng mất của mẹ trong tâm trạng sợ hãi, ông vội chạy lên sân thượng, lúc này mọi người mới lục đục đi theo sau ông. Sân thượng trống trải hoàn toàn không một bóng người, ông lấy chiếc đèn pin bấm rọi chung quanh. Lúc đó. mọi người chú ý từ cái hồ nhỏ chứa nước mưa trên sân thượng có những giọt máu li ti dẫn đến chân cầu thang đến hết bậc thang thì biến mất.
Đêm đó, tất cả mọi người đều chui ngủ chung cùng trong một cái giường ngoại trừ ông ngoại. Ông lý luận để trấn an gia đình đó là thằng ăn trộm chứ ma quỷ gì, nhưng khi bà ngoại tôi hỏi lại : “Vậy thằng ăn trộm biến đi đâu mất, không lẽ nó nhảy từ sân thượng xuống đất cho nát thây, còn dấu máu nữa ?” Thì ông im lặng. Mấy ngày sau, mẹ tôi càng lo sợ hơn khi có người kể rằng, sở dĩ căn phố này cho thuê giá rẽ vì trước đó, có một người quan Tây, ở trong căn phố mẹ đang sống, không biết có chuyện gì mà người ta phát giác ông ấy chết trên sân thượng, có người đồn ông ấy tự tử chết, lại có người còn cho rằng ông ấy bị Việt Minh giết. Bóng đen là hồn ma của ông Tây hoặc là tên ăn trộm tất cả đều trong nghi vấn, riêng mẹ tôi luôn luôn cho rằng đúng là một hồn ma, vì khi bị nhà phát giác nếu là  tên trộm thực sự sẽ cuống cuồng chạy trốn, mẹ nói rằng chính mẹ thấy bóng đen đó di chuyển một cách chậm rãi , từ từ. Sau sự việc ấy chưa đầy một năm , gia đình mẹ tôi phải dời đi nơi khác vì lý do thời cuộc.

CHUYỆN MA CỦA BA TÔI:
Ba tôi là một người gan dạ nhất không những trong gia đình mà kể cả ở trong xóm tôi ở. Mọi người thường đùa “ Quỷ mà gặp ổng còn phải sợ huống chi ma” . Ông có thú vui hay đi cắm câu vào những đêm tối. Nữa khuya ông đi cắm cần dọc theo bờ ao, có khi không ngủ được ông ngồi luôn nơi đó canh trời hửng sáng thì đi lấy câu. Hôm nào cũng thu hoạch rất nhiều, không bao giờ ba tôi về với đôi bàn tay trắng, lúc nào cũng có cá, lương. ếch… có khi câu nhầm mấy con rắn nữa. Có lần , ba cho tôi coi một con lươn mắc kẹt trong cần câu và nửa thân sau của nó là một con rắn kèm theo, ba giải thích con lươn bị mắc vào mồi câu lại bị con rắn ăn thịt nó từ phía sau đuôi, rắn không nhả được con mồi nên cả hai cùng bị kẹt. Những con vật đó, ba mang về cho lối xóm hoặc đám bạn nhậu để làm mồi lai rai, mẹ tôi không bao giờ đụng đến những con vật ba câu được vì mẹ không dám sát sinh, mẹ chưa bao giờ giết hại con gì. Sau khi ba mất đi mẹ ăn trường chay để cầu  xin phước đức cho gia đình.
Xóm tôi ở rất hoang vu, nhiều cây cối, những bờ ao, sông rạch là nơi vui đùa thời ấu thơ của anh em tôi. Trên những cái ao sâu người ta hay làm những cống rảnh dẫn nước ra sông lớn, và trên một cái ao lớn , dãy nhà cầu công cộng được xây cất bằng gỗ, ván được xử dụng chung cho mọi người trong xóm, tiện lợi nhiều điều, vừa nuôi cá, vừa giải quyết nhu cầu con người lại được dòng sông cầu Bông với con nước lớn ròng trao đổi không bị hôi hám. Nghe kể rằng, thời gian trước lúc gia đình tôi về ở , có một xác người con gái chết không còn cái đầu ,trôi dạt vào bờ sông, người ta đoán là một người đẹp, giàu vì chân tay vẫn còn màu sơn đỏ, lúc đó  sơn móng tay chỉ là người ở gia cấp thượng lưu, chính quyền đã vớt xác về để điều tra. Và từ đó mọi người đồn tại chết oan ức như vậy nên cô gái ấy trở thành một oan hồn vất vưởng hay hiện ra ở gần nhà cầu công cộng khóc lóc.
Vào buổi tối, ít ai dám đi cầu hoặc khi đi thường rủ thêm vài người. Chung quanh nhà cầu đã không có ai ở lại thêm bên bờ ruộng có những hàng dừa cao che khuất tầm nhìn vào xóm. Nhà cầu được xây rất cao, những đêm trăng sáng, ở trên nhìn thấy cảnh vật chung quanh rất nên thơ, nhưng đến nữa đêm về sáng dầu nên thơ cách mấy cũng không ai dám đi đến nơi ấy. Thỉnh thoảng, có người vì quá chột bụng không dằn được cũng phải đi thôi. Không biết thực hư thế nào nhưng tiếng đồn gặp ma cũng có lai rai vài người kể lại. Nếu gặp ba tôi đang quanh quẩn với mấy cái cần câu thì họ rất mừng, nhiều khi thấy người đi đến, đang ở gần đó ngắm cảnh ba tôi phải lên tiếng cho người ta đừng sợ.
Một ngày nọ, không biết cậu tôi ăn phải món gì nên rất chột bụng, đến 1 giờ đêm, biết ba tôi sắp đi cắm câu, nhìn trong nhà không thấy ba tôi, cậu đinh ninh ba đã ở ngoài bờ ao, cậu cầm theo giấy , nhờ mẹ tôi đóng cửa lại dùm, mẹ loay quay dọn dẹp vài thứ chưa kịp đóng chốt cửa đã thấy cậu phóng như bay về trước ngõ, chưa kịp hoàn hồn cậu kể: “ Em thấy ma chị ơi, em đến bờ ruộng, nhìn thấy dưới cây dừa trước nhà cầu, có bóng người lấp ló, em tưởng anh hai, mừng quá gọi lớn, không thấy trả lời, em bước tới nữa thì không phải anh hai mà một bóng người con gái, tóc dài , aó bà ba trắng quay lưng về phía em, em hoảng hồn ba chân bốn cẳng chạy về liền.”
Ba tôi đang sửa soạn cần câu, cũng lật đật nhưng ngược với cậu, hướng về phía nhà cầu miệng nói với lại : “Chờ anh ra xem con ma này ra sao? Từ trước giờ muốn mà không gặp được nó”.Một chập sau, ba quay về : “ Có thấy gì đâu, hay có người đi cầu mà em  nhìn không kỷ tưởng ma” Mẹ tôi hỏi lại : “ Mà ông có nhìn thấy ai đang đi trên nhà cầu không? Ba trả lời : Chẳng nhìn thấy ai ,mà tôi  sợ có ai ở đó không biết tôi, tôi còn lớn tiếng hỏi không thấy ai trả lời cả, tôi leo trên nhà cầu nhìn thấy vắng que.” Ba quay qua hỏi cậu: “Có muốn đi tiếp không, đi theo anh.” Cậu bảo giờ cho vàng cậu cũng chẳng đi, mà sợ quá nên hết đau bụng luôn rồi. Ba cuời rồi tiếp tục vác cần đi tiếp ra bờ ruộng.
Anh em tôi tự hào về tính can đảm của ba, nhưng lúc đó chỉ biết khoe rằng: “ Tụi tao không sợ đi cầu vào ban đêm vì có ba tao dắt mà, ba tao là Ông Thần bắt ma.”
Quan niệm của ba tôi rất đơn giản : - Mình không làm gì bậy bạ thì mắc mớ gì phải sợ, ma quỷ nó làm bậy nó phải sợ ngược lại mình chứ sao mình lại sợ nó. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng sau này chúng tôi biết rằng ba tôi đã dạy cho chúng tôi một bài học căn bản về đạo đức của con người trong cuộc sống.

CHUYỆN MA CỦA ANH EM CHÚNG TÔI:
Thời gian anh hai tôi học trung học, lứa tuổi biết nhìn thấy con gái trong xóm đẹp xấu ra sao rồi bàn tán với mấy anh bạn trong xóm cùng tuổi. Tôi nhớ lúc đó bạn cùng lứa với anh hai tôi rất nhiều. Trong xóm có một chị, đẹp người, đẹp nết, chị ấy tuy hiền nhưng đoan trang nên không anh nào dám chọc tới dù rất thích. Yếu điểm của chị ấy là rất sợ ma.
Vào một đêm tối trời, không biết được nguồn tin tình báo nơi nào bảo rằng chị ấy sẽ về nhà thật khuya , các anh bèn bàn kế hoạch và làm theo chi tiết sau. Trước khi vào xóm tôi phải đi ngang một cổng chùa tam quan rất cao, quẹo vào một khúc khủy mới vào xóm. Các anh bèn làm một hình người trên bìa giấy cứng  màu trắng vẽ vời thành một bộ xương, cột vào một sợi dây thật dài. Những cái lon sữa bò được khoét lỗ cột chùm với nhau khoảng 10 cái và cũng nối với một sợi dây thật dài. Có lẽ cũng hơi lo hoặc cũng còn chút tính ‘galăng’ các anh gọi tôi đi theo lỡ khi nào thấy chị ấy quá sợ thì tôi sẽ hiện diện làm bạn với chị.
Đêm ấy , trời tối đen, trước khi hành động, các anh nhìn chừng xem có người chung quanh hay không, khi thấy đã im ắng, các anh leo trên trụ cột quăng dây móc hình nộm vào một góc trụ,  và đám lon vào một góc khác. Hình nộm và đám lon sẽ được tấm bảng cổng che khuất, xong mọi người tìm chỗ núp lại, chuẩn bị kéo dây khi có dấu hiệu.
Bóng người đàn bà hiện dần ở khúc quanh, các anh và tôi hồi hộp chờ đợi, bóng người càng lúc càng gần đến cổng tam quan, sau bức tường đá, các anh bắt đầu trò chơi. Trước tiên, các anh kéo đám lon sửa bò cho nó tạo thành tiếng động leng keng thật lớn, xong kéo dây hình nộm nhảy lên xuống trông giống bộ xương đang nhảy múa.  Trong bóng đêm hình tượng đượm vẽ ma quái có thể làm người yếu bóng vía kinh hòang. Đang lúc chờ  xem người đẹp phản ứng thế nào, chợt chúng tôi nghe tiếng quát lớn : “ Mồ tổ đứa nào chơi trò nhát ma này, tụi bây muốn tao mét ba má bây hông?” Cả bọn ù té chạy.
Thì ra nguồn tin tình báo quá sai lạc thay vì cô con gái thì lại là bà mẹ. Đến khi tụ hội lại được trước cửa nhà tôi, mấy anh sau cơn hoảng loạn xúm nhau cười sặc sụa. Hôm sau , nhìn thấy tang vật nằm chình ình trước cửa nhà chị, ai nấy cũng không nén được tiếng cười. Sau đó tôi thành thật khai báo mọi việc , chị không nói gì chỉ mĩm cười . Vài năm sau, chị lấy chồng , chồng chị không ai xa lạ là một người chú họ của tôi cũng ở trong xóm chứ không phải một trong  mấy anh ôn dịch nọ.

CHUYỆN MA CỦA TÔI:
Sau khi tốt nghiệp Sư phạm, tôi cùng một đám bạn gái được phân công về dạy trong một ngôi trường hẻo lánh ở huyện Củ Chi mà chúng tôi thường gọi là xứ “thành đồng vách đất”.Khí hậu ở đây nóng bức vào mùa nắng, môt số người  lấy rơm trộn đất để xây nhà thay gạch  vừa đở tốn tiền vừa mát  mẻ hơn. Ngôi trường rất nghèo, các lớp học chỉ đuợc phân chia bằng một bức tường lửng chắn ngang, bên đây giảng bài, bên kia nghe lồng lộng vì thế có lẽ học sinh sẽ tiếp thu được 2 kiến thức khác nhau trong cùng một giờ học. Tuy vậy quang cảnh quanh trường rất thơ mộng, trước hai dãy lớp học được dàn chào bằng hàng cây lan hoàng hậu, đến mùa hoa nở, màu hoa nhuộm hồng tím cả hai dãy đường đi, những cô giáo xa nhà như chúng tôi cũng thấy an ủi phần nào. Kế bên trường là ngôi nhà thờ nhỏ, mùa đông, ngôi nhà thờ lọt thỏm giữa những hàng cây trụi lá, đôi khi lãng đãng sương mù bao phủ. Từ căn lớp học trống được dành làm nơi cư ngụ của chúng tôi nhìn sang , cảnh vật đẹp giống như trong tranh. Phía sau trường hàng cây bã đậu lúc nào cũng có trái, khi khô rụng nổ lộp độp như tiếng pháo nhỏ rất vui tai. Học sinh phần nhiều là những con em việt kiều từ Cam Bốt về nên mỗi lớp đều có đa số học sinh lớn tuổi hơn cấp lớp học rất nhiều năm, nhưng tình cảm của các em đối với giáo viên chúng tôi đầy lòng quý mến. Biết chúng tôi đi dạy xa  phải ở lại trường cuối tuần mới về nhà, các em khi thì mít, ổi, khoai, đậu mang làm quà cho cô, có em còn đem cả gạo đến nói của ba mẹ tặng lấy thảo.
Chúng tôi sợ nhất là những buổi tối phải đi dạy bổ túc văn hóa ngoài xã, muốn ra đến xã phải vượt qua một đoạn đường trồng toàn tre trúc, khoảng đường rất tối vì không có đèn, thời này điện là nguồn quý hiếm chỉ có ở những cơ quan lớn ,còn nhà dân khuất bên trong , đa số xài đèn dầu, ánh sáng leo loét vàng vọt từ xa nhìn chỉ là một đốm sáng mờ nhỏ càng làm cảnh vật thêm huyền hoặc, cộng thêm tiếng kêu kẻo kẹt của những bụi tre, trúc va chạm nhau trong gió nghe muốn rùng mình rởn tóc gáy.
Thường các buổi dạy luân phiên nên 6 đứa chia làm hai nhóm, ba đứa đi chung một nhóm, nếu vắng một đứa thì luôn tìm cách nghỉ luôn vì không cam đảm đi ra xã dạy dù còn đến hai người. Một đêm sau khi dạy xong, trên đường về, chúng tôi đang trò chuyện cho quên nỗi sợ lúc nào cũng ám ảnh trên con đường , chợt thấy cô bạn tên Hoa cứ dáo dác quay đầu về phía sau, tay bám chặt tay tôi, tôi hỏi nhỏ “ Chuyện gì?” Nó không nói, ra dấu chỉ về phía sau, tôi quay lại để xem xét thấy một bóng trắng nhờ nhờ ẩn hiện từ xa, tôi trấn an Hoa : “Từ từ coi ai đã ”. Tôi chỉ sợ mình bị kẻ xấu tấn công chưa nghĩ điều gì khác. Bóng trắng tiến tới ngày một gần, nhịp chân chúng tôi líu lại nên chậm dần ngoài ý muốn, rồi cả ba đứa  chúng tôi không ai bảo ai đồng loạt quay lại phía sau.
Cảnh tượng hải hùng mà giờ đây tôi vẫn mãi nhớ ; Một bóng trắng không rõ nét như một con ma không chân, lơ lững, là đà tiến về phía chúng tôi, ba đứa tôi không còn hồn vía đồng thanh hét lớn: “ Chạy, chạy tuị bây”  Miệng la vậy chứ chân tụi tôi chạy không nổi nữa. Bỗng từ bóng trắng có tiếng nói vọng ra: “Chuyện gì vậy mấy cô?” Lúc này Hoa ngồi phệt luôn dưới đất không cần giữ thể diện là một cô giáo, còn Thảo giọng như muốn khóc: “ Trời ơi, chú…anh, tui tưởng gặp ma!” Thì ra một anh trong xã đi về nhà, anh mặc một bộ đồ đen, cõng trên vai bé gái con anh , nó mặc nguyên một bộ đồ trắng, lại đội thêm cái nón trắng, trời tối màu quần áo anh chìm theo bóng đêm chỉ có bộ đồ trắng của con bé ẩn hiện trông như một bóng ma không chân phất pha phất phưởng.


Ma có thật hay không ? Ba tôi thì tuyên bố chính mắt ba nhìn thấy mới tin, suốt cuộc đời ba không tin vì không nhìn thấy ma bao giờ. Mẹ và cậu tin có ma nhưng không có cơ sở thuyết phục . Chúng tôi thì chưa chứng kiến gì ngoài những trò chơi, nghe những câu chuyện ma xa xưa và thời đại phát triển văn minh nầy vẫn còn có những thước phim ma quái lúc nào cũng làm cho người xem rùng mình, khiếp đảm.
Ma có thật hay không ? Điều đó không ai dám khẳng định nhưng chắc chắn mọi người đều phải công nhận là những câu chuyện ma làm cho cuộc sống thêm đôi phần thú vị nhất là vào  ngày Lễ Hội Ma ở nước Mỹ hoặc việc cúng kiến, cầu siêu trong những ngày cúng cô hồn ở quê nhà.

Halloween/ 2010


Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 11:04 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #68 - 21. Oct 2010 , 21:03
 
Hạnhtrần wrote on 19. Oct 2010 , 07:17:
Mỹ ơi, Hạnh rất thích tiêu đề của trang này "truyện đọc trước khi ngủ" Đa số là truyện về người thật, việc thật và có những câu chuyện rất sâu lắng nhiều khi đọc xong lại " không ngủ được".



Hạnh ơi,

My định gom truyện của Hạnh vào một mục để người đọc dễ tìm, nhưng Hạnh thích đăng rải rác trong mục này thì cũng hay (ba phải  Grin)
Truyện vừa rồi của Hạnh My nhất đinh...không đọc  Grin

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #69 - 23. Oct 2010 , 21:58
 

HALLOWEEN 2010



    Nhà điêu khắc người Mỹ Ray Villafane, người mà trước đây đã từng là một sinh viên xuất sắc của trường đại học Nghệ thuật Visual ở New York và là nhà thiết kế đồ chơi cho công ty Bowan Designs, DC Direct, McFarlane Toys, Sideshow Toys, đã khiến cho lễ hội Halloween trở nên mới mẻ hơn bởi những quả bí ngô mang các khuôn mặt kỳ dị. Cũng nhờ những tác phẩm bí ngô độc đáo này mà ông đã dành giải thưởng cao nhất của cuộc thi chạm khắc bí ngô Food Network Pumpkin Carving Contest với số tiền 10.000 đô la Mỹ.


...


...


...


...


...


...


...


...


...


http://vzone.vn/Resources/2010_10_11/34726/10.jpg

...


...


...


...


...


...


...
































Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #70 - 23. Oct 2010 , 22:04
 

Tuổi Về Chiều        



...

Đêm trước ngày sinh nhật thứ 8 Lizzy, cô con gái cưng của tôi, nằm trên giường khóc. Lizzy nức nở: “Con không muốn 8 tuổi, con muốn mãi là 7 tuổi thôi!” Tôi dỗ Lizzy mẹ yêu con lắm, và ngày mai con sẽ có một ngày sinh nhật tuyệt vời. Lizzy dịu cơn khóc ngủ một giấc ngon lành.Tôi hiểu Lizzy lo sợ mông lung với ý nghĩ lớn lên rồi sao, mặc dù chưa lớn lắm.

Hồi còn nhỏ tôi ước ao chóng lớn để có quyền làm việc này việc nọ, nhưng trong thâm tâm vẫn thầm mong chẳng có gì thay đổi. Nói cách khác tôi không muốn trở thành một người lớn .

Tôi không nhớ tôi có ao ước cứ mãi 7 tuổi như Lizzy không, nhưng tôi nhớ tôi muốn cứ là con nít ở tuổi 12. Tôi bỗng sợ trở thành một cô gái 13 tuổi, trưởng thành và phải cạnh tranh. Tôi sẽ là một “teenager”, không còn được tung tăng ngoài trời, leo trèo nghịch phá. Hằng ngày tôi phải chải tóc, đánh sáp lên môi và ôm điện thoại trả lời các bạn trai. Ngực tôi căng nở, tôi phải dùng nịt vú. Bọn con trai nghịch phá có thể thấy dây nịt hiện ra dưới lớp áo của tôi và chụp kéo để cùng cười với nhau nơi hành lang nhà trường. Tôi đã thấy cảnh tượng đó, và tôi sợ.

Tôi không muốn trở thành cô gái 13.

Khi bạn còn nhỏ, ai lớn tuổi hơn đều là kẻ trưởng thành. Năm 24 tuổi tôi dạy lớp 2 tại Readsboro, Vermont. Một cậu học trò nhỏ - Shawn- hỏi tôi có con không? Tôi trả lời không có. Shawn thơ ngây hỏi: “Vậy các con cô lớn và đi ở chỗ khác rồi sao?” Trong mắt Shawn tôi già lắm rồi.

Đúng là tôi chưa già, và đời sống tôi còn dài. Nhưng vào năm 26 tuổi tôi phảng phất thấy mình già như đã 30. Năm tôi 39 tuổi Jack Benny khen tôi sao trẻ mãi không già! Năm 45 tôi ngạc nhiên tự hỏi mình đã 45 rồi sao, ngày nào mới 12 thôi mà! Ngày sinh nhật 50 tuổi tôi vui vẻ thổi 50 ngọn đèn cầy nhỏ, nhưng trong lòng cảm thấy vị mặn của thời gian.

Năm nay tôi 60. Nhìn vào gương chưa thấy con số 60 trên khuôn mặt, nhưng suy tư của tôi có chiều thay đổi. Sự biến chuyển trong cơ thể vào tuổi 60 làm tôi chú ý và kinh ngạc, pha lẫn khó chịu và lo lắng, nhưng đằm hơn, không dằn vặt như lúc tôi còn trẻ. Nhiều lúc tôi buồn cười thấy trong một ngày biết bao lần quên không biết kính đeo mắt để đâu, và thay vì nghĩ đến sự sống bị thời gian đe dọa của mình tôi cảm thấy buồn khi nhớ đến bà con và bạn bè thân thiết đã ra đi .

Tôi không luyến tiếc tuổi xuân bằng nhớ chị Anne của tôi. Ước gì chị còn sống. Chị sẽ làm cho ý niệm già và chết trở nên xa xôi. Chị có thể than những nếp nhăn trên mặt, than có lúc không biết mình đang làm gì và than mắt cận thị, với cách thức hài hước và lạc quan của chị. Chị em chúng tôi chắc hẵn sẽ nói chuyện với nhau hằng giờ mỗi ngày trên điện thoại về những chuyện lẩm cẩm như hay quên, da nhăn, mắt kém như chúng tôi từng nói chuyện về con cái và về mấy con chó trung thành của chúng tôi .

Chị Anne chết vì bệnh ung thư đã bao năm mà tôi vẫn nhớ thương như khi chị ấy mới qua đời. Tôi không lo nghĩ lắm đến chuyện tôi già, và tôi ước rằng chị Anne cũng từng không lo nghĩ đến già và chết như vậy. Có thể có những lý do khác làm cho con người chín chắn hơn khi về già, nhưng đối với tôi thì có thể tôi tha nhân và nhìn đời một cách thực tế.

Một hôm tôi lái xe đến thăm con gái đang có chuyện buồn phiền và căng thẳng. Một chiếc xe tải chạy nhanh xuýt húc vào xe tôi. Tôi lách xe ra khỏi lề đường hoàn hồn nhìn chiếc xe tải chạy vù qua trước mắt. Ý nghĩ đầu tiên của tôi không là : “Lạy Chúa, tôi còn sống sót.” mà tôi nghĩ đến con gái tôi: “Cẩn thận một chút ông tài xế ơi. Trong hoàn cảnh này con gái tôi làm sao chịu đựng nổi khi được tin mẹ chết”. Cảm xúc của tôi không còn hướng về mình. Sau khi hoàn hồn tôi vui thấy mình đã cảm xúc như vậy.

Tôi không biết tôi có còn lạc quan khi già hơn không. Nhưng tôi biết câu trả lời của một câu hỏi tôi thường hỏi chính tôi khi tôi 30 tuổi, 40 tuổi và 50 tuổi: Mình già vậy rồi sao?

Tôi là người may mắn vì tôi không sợ già. Già tốt hơn là không già như Maya Angelou đã nói: “Điều tôi học được về tuổi già khi lưng mỏi, chân chồn là muốn gì thì làm đi vì không còn nhiều thì giờ nữa.”

Tôi chờ đợi tuổi 60 như khi tôi chờ đợi tuổi 30, 40 hay 50. Cái cảm giác của tôi chẳng khác gì khi tôi chợt thấy cái đồng hồ nơi chiếc xe mới của tôi chỉ 999 dặm, và từng giờ một nhích dần đến số 1000. Tôi biết cái đồng hồ của cơ thể tôi cũng dần nhích tới trước và một lúc nào đó sẽ đến số 6 và số 0 sau đó .

Tôi muốn có những lời khuyên cho tuổi 60. Tôi đi qua các tiệm sách nhìn những tựa sách như “Bây giờ chúng ta đã 60 tuổi rồi”, hay “Tuổi 60 đã đến!”, nhưng tôi lại không mua. Tôi nhớ mẹ tôi nói khi bà 75 tuổi : “Tuổi 60 chỉ là rạng đông của tuổi già,” và tôi cảm thấy mình còn trẻ, tôi chỉ là người mới nhập cuộc, mặc dù khi nghe mẹ nói câu đó tôi tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên. Tôi có thể đọc các cuốn sách kia xem như đọc chuyện của người khác chứ chưa phải là chuyện của mình .

Chưa. Tôi chưa sẵn sàng. Tôi chỉ mới đặt chân ở ngưỡng cửa. Tôi hiểu rằng cuộc hành trình này diễn ra suốt cuộc đời mình từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Tôi có thể nhìn cuộc đời trôi qua chẳng khác gì một người ngồi trên xe có quyền quan sát phong cảnh nhưng không phải là người tài xế.

Chiếc xe đã đưa tôi tới đây và tôi không thể bảo nó dừng lại. Tôi xem cuộc đời như một công việc càng ngày càng banh ra không dứt. Sự tiến hành của công việc có khi không làm tôi hài lòng, nhưng tôi nghĩ mình còn thì giờ để sửa chữa.  Tôi thường nghĩ mình còn thì giờ để cao hơn, đẹp hơn, sắc sảo hơn, tế nhị hơn và ít nhút nhát hơn. Tôi sẽ đọc tất cả sách của Henry James, và của William. Tôi nghĩ một lúc nào đó tôi sẽ du lịch Hy Lạp, La Mã, Trung quốc. Có thể tôi sẽ hiểu biết – không phải mọi chuyện trên đời – nhưng ít nhất cũng nhiều gấp trăm lần kiến thức tôi đang có.

Thực tế đến tuổi 60 tôi vẫn không cao hơn và thông thái hơn. Tôi vẫn chưa đọc hết sách của Henry và William. Tôi vẫn chưa đi Hy Lạp, La Mã hay Trung quốc. Kiến thức tôi có thêm chút ít, nhưng không nhiều như tôi tưởng. Tôi chỉ bỏ được thói quen nói chuyện huyên thuyên giờ này qua giờ khác trên điện thoại hay tham dự các cuộc liên hoan nhảy nhót liên miên, và tôi giữ được thói viết thư hay đọc sách. Có thể tôi đã trở thành một người ở tuổi xế chiều, nhưng tôi không thấy tôi khác gì lắm lúc tôi ở tuổi 12. Lúc đó sao thì bây giờ tôi vẫn vậy, chỉ có già hơn .

Ở tuổi 60 tôi ý thức rằng cái chết sẽ đến với mọi người kể cả tôi, nhưng tôi nghĩ chắc còn lâu. Tôi hy vọng rằng khi cái chết đến với tôi tôi đã già lắm rồi để không còn bận tâm đến sống chết nữa. Không biết có được vậy không, nhưng tôi nghĩ là được. Tôi nghĩ còn lâu tôi mới chết, nên không có gì phải vội vàng .

Về chiều, tâm hồn tôi vương vấn nhớ thương những người đã khuất, chị tôi, mẹ tôi, bạn tôi, và tôi nghiệm ra rằng tình thương sau cái chết thật là sâu đậm. Sự thương nhớ ngự trị trong tâm hồn mình không phải một cách trừu tượng mà là một cách thiết thân trường cửu. Kinh nghiệm cá nhân cho tôi hiểu rằng không ai tránh  khỏi mất mát những người thân nhưng sự mất mát mãi mãi hiện diện với tình thương và nhung nhớ.

Tôi ý thức rằng vui buồn có thể xẩy đến trong đời ta. Điều vui nhiều nếu chúng ta biết nhìn đời một cách lạc quan, và những điều vui đó còn mãi với chúng ta, và chuyện buồn không bao giờ tới nếu chúng ta không nhận nó. Nhưng tôi hiểu rằng chuyện buồn dù đẩy đi vẫn có thể tới bất cứ lúc nào. Sau một ngày làm việc bình an, trở về nhà bạn có thể nhận được một tin buồn to lớn xẩy ra cho một người thân thương của bạn. Đó là “cái chết hiện diện giữa cái sống” như đã ghi trong Kinh cầu nguyện.

Tôi ngạc nhiên nhận ra rằng triết lý sống của tôi là lúc nào tôi cũng chờ đợi chuyện vui. Tôi từng lái xe chạy quanh những con đường làng hiu hắt để nhìn một con cò xanh cất cánh bay lên giữa một cánh đồng hoang vắng trong một buổi chiều vàng. Thân cò giữa đôi cánh mỏng manh nhẹ nhàng vươn lên giữa bầu trời cao rộng thênh thang như thúc đẩy tôi hít một hơi thở thật dài, buồng phổi căng ra khoái trá.

Một hôm tôi bước vào một khu tập thể thao dành cho các cụ bà trên 80 hay 90 tuổi. Tôi thấy các cụ đang vịn vào lan can, hay dùng gậy chống lần từng bước cẩn thận xuống cầu thang. Tôi im lặng đứng lại nhường lối cho các cụ, lòng nghĩ đến người mẹ đã khuất của tôi và quảng đời khó khăn của bà chống chỏi giúp chồng nuôi con qua hai cuộc chiến và một cuộc khủng hoảng kinh tế. Các cụ đã kinh qua một thế kỷ đầy khó khăn dọn đường tương lai dễ thở hơn cho con gái các cụ. Tôi cảm thấy tự hào và biết ơn các cụ. Rồi các cụ sẽ lần lượt ra đi để lại tôi đơn độc trong cõi đời nay. Tôi nhẹ nhàng im lặng bước đi lòng buồn man mác .

Bỗng nghe tiếng cười rộn rã của các cụ sau lưng. Hai bà cụ đi sau cười rũ rượi khi nghe bà cụ đi trước bình phẩm một điều gì đó. Không hiểu chuyện gì tôi cũng cười theo.

Việc gì cũng có thể xẩy đến trong đời ta.  Có những việc bất ngờ, tàn bạo, kinh tởm, phi lý nhiều khi không thể hiểu được. Nhưng nói cho cùng sự sống là một cuốn phim đầy hoang dã xen kẽ với những thời khắc lý thú diễn ra từng ngày, từng giây trong cuộc sống./.

As Time Goes By
by Reeve Lindgergh – Reader’s Digest May 2008
Trần Bình Nam chuyển ngữ
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #71 - 27. Oct 2010 , 22:54
 

Nỗi Đau Tuổi Già       


Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster . Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa ”.

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam .

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam . Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.

Huy Phương
( bài do Trần Nghĩa chuyển
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #72 - 29. Oct 2010 , 10:04
 
                           BÀ MẸ QUÊ

        Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.

Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương  41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

          Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.

Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.

Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.

Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:

“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .

Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.

Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:

_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.

Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.

Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:

_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.

Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.

Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.

Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:

_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.

Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.

Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:

_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.

Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.

Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.

Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.

Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.

Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.

Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.

Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!

Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!

Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:

_ “Mẹ”.

Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.

Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:

_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.

Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.

Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!

Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!

“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!

“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:

_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”

Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #73 - 30. Oct 2010 , 23:15
 

TB chào Hạnh ,chào Mỹ Dung ,hôm nay là ngày giỗ Má TB. Từ đêm qua TB không cách nào ngủ được , Má TB đã mất được 9 năm rồi mà mỗi khi tới ngày giỗ thì tất cả những kỷ niệm đều hiên ra rõ ràng trong trí. Lúc Má còn sống mỗi lần đến ngày giỗ của Ông Bà và của Ba , 2 má con bàn nấu món này , món kia , Bây giờ đám giỗ của Má ,TB một mình bày biện. Nằm nhớ Má đợi cho mau sáng để đi chợ , sáng hôm nay chắc Ông Trời cũng nhớ Má giống TB nên mưa lớn , nhưng TB cũng đi chợ mua sắm hoa quả về trưng bàn thờ và thức ăn để nấu cúng. Năm nay có anh chị Hai và con cháu đầy đủ  .TB nghĩ tục lễ cúng giỗ của VN rất hay , vì đây là dịp mọi người trong gia đình tụ hội để nói cho nhau nghe về công lao của Ông Bà Cha Mẹ,kinh nghiêm trong đời sống và chia sẻ những tâm tình vui buồn , các bạn có đồng ý với TB không?  Chúc các bạn 1 cuối tuần ưng ý. Thân. TB.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #74 - 31. Oct 2010 , 00:46
 
thubeo wrote on 30. Oct 2010 , 23:15:
TB chào Hạnh ,chào Mỹ Dung ,hôm nay là ngày giỗ Má TB. Từ đêm qua TB không cách nào ngủ được , Má TB đã mất được 9 năm rồi mà mỗi khi tới ngày giỗ thì tất cả những kỷ niệm đều hiên ra rõ ràng trong trí. Lúc Má còn sống mỗi lần đến ngày giỗ của Ông Bà và của Ba , 2 má con bàn nấu món này , món kia , Bây giờ đám giỗ của Má ,TB một mình bày biện. Nằm nhớ Má đợi cho mau sáng để đi chợ , sáng hôm nay chắc Ông Trời cũng nhớ Má giống TB nên mưa lớn , nhưng TB cũng đi chợ mua sắm hoa quả về trưng bàn thờ và thức ăn để nấu cúng. Năm nay có anh chị Hai và con cháu đầy đủ  .TB nghĩ tục lễ cúng giỗ của VN rất hay , vì đây là dịp mọi người trong gia đình tụ hội để nói cho nhau nghe về công lao của Ông Bà Cha Mẹ,kinh nghiêm trong đời sống và chia sẻ những tâm tình vui buồn , các bạn có đồng ý với TB không?  Chúc các bạn 1 cuối tuần ưng ý. Thân. TB.


TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #75 - 01. Nov 2010 , 19:11
 
Triết Lý Trẻ Con

Hồi tôi còn nhỏ, tôi tham gia trong phong trào "Gia Đình Phật Tử Thiếu Nhi" ở chùa Quãng Hương Gò Vấp gần nhà tôi khá nhiều năm.

Một hôm, sau buổi họp ở chùa về, đi ngang chợ tôi thấy một đứa bé gái trạc tuổi tôi, mồ côi, cụt chân, lết trên miếng ván nhỏ từ đầu chợ đến cuối chợ ăn xin. Con bé cười thật tươi mỗi khi có ai ném vào lon vài đồng bạc cắt.

Tôi chợt nghĩ, nếu tôi là con trai, còn cha mẹ, đi đứng bình thường, không phải đi xin xõ ai để sống, THÌ nếu con bé kia cười được, tại sao tôi không cười được, dẫu cho không có chuyện gì vui cả!

Thế là từ hôm đó, tôi nghe lời ngụ ý của Phật, thôi không đi họp trong gia đình Phật Tử thiếu nhi nữa!

Bài học tôi học được hôm đó là: triết lý nhà Phật không nhất thiết chỉ học được từ trong chùa mà còn có thể học ở ngoài chợ, ngoài đời!

Nguyễn Văn Hà

Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2010 , 19:52 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #76 - 01. Nov 2010 , 20:58
 
Phương Tần wrote on 31. Oct 2010 , 00:46:
TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry


Hi PT , theo TB nghĩ cúng chỉ là hình thức thôi , để tưởng nhớ lại người quá cố , cho con cháu có cớ chính đáng tụ họp về. Ở nơi quê hương thứ hai này , giỗ chạp, cưới xin ,ma chay hay lễ lạc mọi chuyện đều phải sắp xếp vào ngày thứ bẩy ,may mắn thì việc của chúng ta trùng ngày cuối tuần.Tần ui đừng buồn 1 mình , hãy như có Mẹ ở nhà , đi mua hoa quả ,cơm canh lên cúng , nhang tàn thì dọn cỗ 1 mình vừa ăn vừa trò truyện với Mẹ và các anh chị em , TB thấy cũng vui vì ngày giỗ ba mọi người ở mọi nơi cùng hướng về ba , như vậy thì ba của Tần cũng cười thiệt bự rùi , phải hông Tần , chúc đầu tuần dzui đủ thứ. Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #77 - 06. Nov 2010 , 17:51
 
Phương Tần wrote on 31. Oct 2010 , 00:46:
TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry

Hi PT, MD nhớ PT nói giỗ Ba, nên từ sáng sớm đã nghỉ đến PT chắc lo nấu ăn để cúng Bác, 3 Chi Em và Mẹ đều tưởng niêm, dù ở 4 nơi, Bác chắc chắn an vụi  MD cũng góp 1 lời cầu nguyện Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
thân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #78 - 06. Nov 2010 , 19:24
 
thubeo wrote on 01. Nov 2010 , 20:58:

Hi PT , theo TB nghĩ cúng chỉ là hình thức thôi , để tưởng nhớ lại người quá cố , cho con cháu có cớ chính đáng tụ họp về. Ở nơi quê hương thứ hai này , giỗ chạp, cưới xin ,ma chay hay lễ lạc mọi chuyện đều phải sắp xếp vào ngày thứ bẩy ,may mắn thì việc của chúng ta trùng ngày cuối tuần.Tần ui đừng buồn 1 mình , hãy như có Mẹ ở nhà , đi mua hoa quả ,cơm canh lên cúng , nhang tàn thì dọn cỗ 1 mình vừa ăn vừa trò truyện với Mẹ và các anh chị em , TB thấy cũng vui vì ngày giỗ ba mọi người ở mọi nơi cùng hướng về ba , như vậy thì ba của Tần cũng cười thiệt bự rùi , phải hông Tần , chúc đầu tuần dzui đủ thứ. Smiley


HaLô TB!
PT cúng giỗ ngày hôm qua vì muốn mời Cậu đến, mà hôm qua là ngày nghỉ của Cậu, đúng là ở đây mọi sự...tùy duyên  Roll Eyes Cho nên cũng khá vui, vì mau mau nấu ăn, mau mau sắp lên bàn thờ rồi mau mau đi mần để mau mau đi dzìa cúng kiếng...Chưa về được đã nghe kêu í ới, khách tới nhà rồi, cũng may để sẳn chìa khóa để các Cậu vào nhà chào hỏi ... Cha trước...
Rốt cuộc là chưa có chụp hình báo cáo thì mọi người đã xơi hết  rollingonthefloor
Còn một mâm cuối cùng để cho cô em họ về tối, vừa bày ra chụp được tấm này thì nghe gõ cửa cóc cóc rồi  Shocked

...


PS: Bắt chước món gỏi ăn ở nhà chị Đậu Đỏ, ai cũng khen ngon...
Hôm nay thì chuẩn bị làm vài món chay mai lên Chùa cúng. Làm cho mọi người ăn thấy vui hơn là ăn một mình  Grin  Grin  Grin  Grin  Grin

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #79 - 06. Nov 2010 , 19:30
 
mydung wrote on 06. Nov 2010 , 17:51:
Hi PT, MD nhớ PT nói giỗ Ba, nên từ sáng sớm đã nghỉ đến PT chắc lo nấu ăn để cúng Bác, 3 Chi Em và Mẹ đều tưởng niêm, dù ở 4 nơi, Bác chắc chắn an vụi  MD cũng góp 1 lời cầu nguyện Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
thân


Cám ơn chị Mỹ Dung hỏi thăm em. Ngày mai em lên Chùa Liên Hoa ở Irving cúng giỗ, mời Chị nghen  Wink
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #80 - 06. Nov 2010 , 21:30
 
PT ơi, cám ơn PT mời, tiếc quá MD không đi được
PT giỏi quá lam giỗ mặn rồi giỗ chay trên chùa nữa, MD chi lo 1 giỗ là quải gân nằm vạ cả tuần luôn
Tối nay MD có đi chùa Đạo Quang, lúc hồi hướng có nghỉ tới Bác, Cầu mong Bác được siêu thoát về nơi nhàn cảnh
Chúc PT an vui, và nhớ những kỹ niệm dễ thương nhất lúc bên Ba, đề mĩm cưởi " con gái của Ba nè"
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #81 - 07. Nov 2010 , 19:44
 
Phương Tần wrote on 06. Nov 2010 , 19:24:
HaLô TB!
PT cúng giỗ ngày hôm qua vì muốn mời Cậu đến, mà hôm qua là ngày nghỉ của Cậu, đúng là ở đây mọi sự...tùy duyên  Roll Eyes Cho nên cũng khá vui, vì mau mau nấu ăn, mau mau sắp lên bàn thờ rồi mau mau đi mần để mau mau đi dzìa cúng kiếng...Chưa về được đã nghe kêu í ới, khách tới nhà rồi, cũng may để sẳn chìa khóa để các Cậu vào nhà chào hỏi ... Cha trước...
Rốt cuộc là chưa có chụp hình báo cáo thì mọi người đã xơi hết  rollingonthefloor
Còn một mâm cuối cùng để cho cô em họ về tối, vừa bày ra chụp được tấm này thì nghe gõ cửa cóc cóc rồi  Shocked

...


PS: Bắt chước món gỏi ăn ở nhà chị Đậu Đỏ, ai cũng khen ngon...
Hôm nay thì chuẩn bị làm vài món chay mai lên Chùa cúng. Làm cho mọi người ăn thấy vui hơn là ăn một mình  Grin  Grin  Grin  Grin  Grin



Tần ui ! sao giỏi quá dzị ,TB chỉ nấu các món chay thôi. TB nghĩ mỗi ngày mình đều ăn thịt ,cho nên đến ngày giỗ thì ăn chay cho bao tử nghỉ xả hơi. Chúc PT gặp hên . Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #82 - 07. Nov 2010 , 19:48
 
Người tù binh trở về        



...

Sau đây là một câu chuyện có thật. Chuyện xảy ra vào mùa Xuân 1945, trong một thành phố của nước Pháp tạm gọi là Chardeuil, mà vì những lý do ngoài ý muốn ,chúng tôi không thể nêu tên thật ra được.

Câu chuyện bắt đầu từ trên một chuyến xe lửa chở những người tù Pháp từ Đức trở về. Họ ngồi từng nhóm 12 người một trong những toa tàu chỉ để dành cho mười người mà thôi. Vì vậy, họ phải ngồi thật sát vào nhau, nhưng chẳng ai để ý hay tỏ dấu phiền hà gì về chuyện đó cả. Mọi người, tuy đã kiệt sức vì những năm tháng tù đày và chuyến hành trình quá dài, vẫn thấy lòng nôn nao hạnh phúc vì họ biết rằng, sau năm năm vắng nhà , họ đã về lại được Quê Hương, sẽ được nhìn lại mái nhà yêu dấu và nhất là sẽ được gặp lại gia đình.

Hình như trong đầu óc của mọi người, hình ảnh nổi bật nhất là hình ảnh người đàn bà, người vợ thương yêu mà họ đã phải xa vắng mấy lâu nay. Mặc dù phần đông đều nghĩ về vợ mình với tất cả lòng thương nhớ , nhiều người vẩn không giấu nổi sự lo lắng, bồn chồn. Không hiểu người vợ có còn như xưa , vẩn trung thành hay đã thay đổi ? Vợ họ đã chứng kiến những gì , đã làm gì trong thời gian họ vắng nhà ? Không hiểu sự cô đơn kéo dài có làm cho họ sờn lòng và phản bội lại người chồng đang bị cầm tù ở một nước khác hay không ? Những người tù đã có con thì còn cảm thấy yên bụng , dù sao vợ họ vẩn còn phải chăm sóc con cái và không thể sống buông thả , tự do quá được. Những đứa con là những sợi giây ràng buộc giúp họ thoát khỏi sự cô đơn và cám dỗ trong những ngày xa nhau.

Trong góc trái của toa xe, một người đàn ông cao lớn nhưng gầy ốm ngồi thật yên lặng, đôi mắt ông sáng ngời trong khuôn mặt căng thẳng vì chờ đợi và suy tư. Đó là ông Renaud Leymarie, quê quán ở Chardeuil thuộc miền Nam nước Pháp. Con tàu vẫn chạy đều trong đêm tối , tiếng còi tàu cùng tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt càng làm cho lòng người ly hương đang trở về thêm bồn chồn, háo hức. Người đàn ông chợt nói với người bạm đồng hành ngồi sát bên ông ta :

-Anh đã có vợ chưa hở anh Saturnin ?

-Tôi đã có vợ hai năm trước chiến tranh và đã có hai con . Vợ tôi tên Marthe! Anh muốn xem hình nàng không ?

Saturnin là một người đàn ông nhỏ bé và vui tính. Anh ta rút từ trong chiếc ví cũ ra một tấm hình đã bị rách vài nơi.

-Vợ anh đẹp quá! Leymarie nói. Anh có lo lắng gì trong lần trở về này không ?

-Lo lắng ? Tôi điên lên vì mừng thì có! Tại sao lại lo lắng ?

-Tại vợ anh đẹp, vợ anh lại ở nhà một mình và ngoài đời có thật nhiều đàn ông.

-Anh làm tôi buồn cười quá! Không có một người đàn ông nào khác trong đời vợ tôi cả! Chúng tôi đã từng sống thật hạnh phúc bên nhau. . . Anh có muốn xem những bức thơ vợ tôi viết cho tôi suốt trong năm năm nay hay không ?

-Thơ từ chẳng chứng minh được gì cả. Tôi cũng vậy, tôi đã nhận được thật nhiều những lá thơ thật đẹp, thật nồng nàn . Vậy mà sao lòng tôi vẫn cảm thấy lo lắng ?

-Bộ anh không tin tưởng ở vợ của anh hay sao ?

-Có chứ!. . .! Lúc đầu mới xa nhau , tôi không tin ai bằng tin vợ tôi cả. Chúng tôi đã ở với nhau sáu năm và trong thời gian đó , chưa có một đám mây nào có thể làm vẩn đục được hạnh phúc của chúng tôi. . .

-Vậy tại sao bây giờ. . . ?

-Đó chỉ là chuyện thường tình thôi ông bạn ạ! . . . Tôi là một người không khi nào tin tưởng được vào hạnh phúc của chính mình. . . Tôi lúc nào cũng nhủ thầm rằng Hélène, vợ tôi, quá đẹp, quá tuyệt vời, quá thông minh đối với một người như tôi. Nàng là một người có kiến thức rộng và hình như chuyện gì có bàn tay nàng nhúng vào đều thành công tốt đẹp cả. Nàng cầm khúc vải, khúc vải biến ngay thành cái áo thật đẹp, nàng trang hoàng một túp lều , nó sẽ biến thành một thiên đàng nơi hạ giới. . . . Vì vậy, trong lúc chiến tranh , có thật nhiều người đàn ông đã đến thành phố này ẩn náu. . . Và trong những người đó, có biết bao nhiêu người hơn tôi trên tất cả mọi phương diện. . . Lại còn những người ngoại quốc , những người lính đồng minh. . . Họ tất nhiên đã phải để ý đến ngay người đàn bà đẹp nhất thành phố. . .

-Rồi có làm sao đâu ?. . . nếu vợ anh vẫn yêu anh ?

-Anh bạn nói rất đúng ! Nhưng anh thử đặt địa vị của anh vào địa vị của nàng. Năm năm sống cô đơn, thêm nữa, thành phố này đâu phải là thành phố của nàng. Tôi yêu nàng, cưới nàng và nàng về đây ở với tôi mà thôi! Nàng không có gia đình hay anh em bà con gì cả. Sự cám dỗ, vì vậy, sẽ mãnh liệt vô cùng. . .

-Anh làm tôi buồn cười! Đầu óc anh thật lộn xộn. . . Vả lại, nếu có chuyện gì xảy ra đi nữa thì có chi quan trọng đâu một khi nàng đã quên, đã bỏ hết tất cả khi anh trở về ? Anh biết không, nếu có ai nói với tôi chuyện gì về Marthe , vợ tôi, tôi sẽ nói ngay “Đừng nói gì thêm nữa. . . . Người đàn bà ấy là vợ tôi và khi đó chiến tranh đang xảy ra , bây giờ hòa bình đã trở lại. . . Chúng tôi đang khởi sự lại từ đầu. . . “!

-Tôi không thể nào làm như anh được! Leymarie trả lời. Nếu khi về đến nhà mà tôi biết có chuyện gì đã xảy ra trong thời gian tôi đi vắng, dù bất cứ chuyện gì. . .

-Thì anh sẽ làm gì ? Bóp cổ vợ chăng ? Giết vợ à ? Bộ anh đã khùng chưa ?

-Không, tôi sẽ chẳng làm cái gì cả! Tôi cũng sẽ chẳng trách móc một lời. Nhưng tôi sẽ biến khỏi thành phố ngay!Tôi sẽ đi làm lại cuộc đời ở một nơi thật xa , với một tên họ khác. Tôi sẽ để lại tiền bạc , nhà cửa cho nàng. . . Tôi chẳng cần gì . Có lẻ tôi hơi ngu ngốc. Nhưng tánh tôi như vậy, một là có tất cả , hai là chẳng có chút gì. . .

Một hồi còi tàu rú lên. . . Tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt . . . Tàu đã vào sân ga.Hai người đàn ông chợt trở nên im lặng.

****************

Ông thị trưởng của thành phố Chardeuil cũng là ông giáo của trường học duy nhất trong thành phố. Đó là một người đàn ông thật tốt bụng, cẩn thận, thích giúp đở những người chung quanh. Khi ông ta nhận được giấy của bộ quốc phòng thông báo ngày 20 tháng Giêng sẽ là ngày mà Renaud Leymarie trở về Chardeuil trong chuyến tàu lửa đi về miền Tây Nam , ông đã đến báo tin ngay cho vợ ông này biết. Ông gặp vợ của Renaud đang săn sóc khu vườn nhỏ. Đó là khu vườn đẹp nhất thành phố với những bụi hồng đủ màu sắc trồng dọc theo hàng rào và hai cây hồng leo màu đỏ thẫm bao bọc hai bên khung cửa ra vào.

Ông thị trưởng nói với nàng:

-Tôi biết bà không thuộc thành phần những bà vợ mà tôi phải báo trước ngày trở về của chồng để họ khỏi bị những bất ngờ không được tốt đẹp. . . Tôi cần phải nói thêm rằng , nếu như bà cho phép, tôi phải xác nhận là sự kín đáo , đoan trang của bà đã làm cho cả thành phố này khâm phục. . . Ngay đối với cả những người đàn bà ngồi lê đôi mách , chỉ thích đi tìm hoặc bịa đặt những chuyện xấu xa của những người đàn bà khác để bươi móc, dè bỉu, họ cũng không thể nào tìm được sự gì để có thể nói xấu bà. . .

-Thưa ông thị trưởng, nói vậy chứ rồi người ta cũng sẽ tìm ra được một chuyện gì để chê trách tôi. . . Nàng tươi cười trả lời.

- Tôi cũng đã từng có ý nghĩ như vậy, nhưng thật tình, bà đã hoàn toàn chinh phục được tất cả mọi người. Nhưng tôi đến đây không phải vì chuyện đó, tôi chỉ đến đây để báo tin mừng cho bà mà thôi. . . và tôi cũng muốn chia vui với bà luôn thể. Tôi nghĩ chắc bà cũng muốn sữa soạn một cái gì thật đặc biệt cho ngày trở về của ông nhà.

- Thưa ông thị trưởng, ông đã có ý nghĩ không sai lầm , ý kiến của ông thật tuyệt vời . Tôi sẽ sữa soạn cho ngày trở về của Renaud biến thành một ngày thật khó quên, một ngày mà tôi đã chờ đợi từ bao nhiêu năm qua. . . Nó phải thật đẹp, thật hoàn toàn hạnh phúc . . . Ông nói ngày 20 phải không ? Ông có biết giờ nào thì tàu đến ?

-Điện tín chỉ có ghi vắn tắt “Xe lửa sẽ rời Paris vào lúc 23 giờ. . . “Những chuyến tàu đêm thường đi rất chậm.Tàu sẽ ngừng ở sân ga của tỉnh Thiviers , như vậy ông nhà phải đi bộ chừng 4 cây số mới về tới Chardeuil. Tôi nghĩ ông sẽ về nhà vào khoảng giữa trưa.

- Tôi hứa chắc với ông là chồng tôi sẽ có một buổi ăn trưa ngon lành cho bỏ những ngày thiếu thốn trong tù. Tôi chỉ  xin ông thị trưởng hiểu cho rằng tôi không thể nào mời ông đến dùng cơm trưa với chúng tôi ngày hôm đó được. Nhưng tôi rất cảm ơn và xúc động trước sự quan tâm và những lời khen ngợi của ông đã dành cho tôi.

- Tất cả mọi người trong thành phố này đều một lòng yêu thương, kính phục bà, bà Leymarie ạ. Dù thành phố này không phải là nơi sinh trưởng của bà , nhưng dân chúng ở đây đã nhìn nhận bà là người của họ. Và bà đã chứng tỏ đã không phụ lòng tin yêu của mọi người.

*************

Sáng ngày 20, Hélène Leymarie thức giấc từ sáu giờ sáng. Đúng ra, suốt đêm nàng không hề chợp mắt. Từ tối hôm trước, nàng đã dọn dẹp, lau chùi nhà cửa từ trong ra ngoài , nàng lau cửa kính cho thật trong, nàng thay tất cả màn cửa bằng những tấm màn màu hồng tươi đẹp. Nàng đến tiệm làm đầu để sửa sang lại mái tóc mà đã từ năm năm nay nàng không buồn chăm sóc. Suốt đêm nàng đã bọc mái tóc lại bằng một cái lưới mỏng cho tóc khỏi mất nếp , và sau cùng, với tất cả niềm yêu thương chôn giấu từ mấy lâu nay , nàng đã chọn một chiếc áo bằng lụa mà nàng chưa bao giờ mặc trong thời gian sống cô đơn một mình. Nàng đã phân vân không biết sẽ mặc chiếc áo nào đây? Ngày xưa Renaud thích nhất chiếc áo xanh điểm những bông hoa trắng nhỏ xíu , chàng nói khi mặc chiếc áo đó nàng trông tươi mát như một mảnh trời vào ngày đầu Xuân. Nàng đã ướm thử chiếc áo xong thở dài cổi ra vì thất vọng. Chiếc áo đã trở thành quá rộng trên thân thể gầy yếu vì thiếu dinh dưỡng của nàng. Năm năm xa chồng, nàng đã sống quá thiếu thốn và khắc khổ. Thôi nàng đành phải mặc chiếc áo lụa đen mà nàng đã tự tay cắt, may lấy vậy. Dù sao nó vẩn còn mới , nàng chưa mặc đến lần nào. Với một cái thắt lưng và chiếc cổ màu thật tươi, chiếc áo đã trở nên trang nhả và vui mắt.

Trước khi làm buổi ăn trưa,nàng cố nhớ lại. . . Ngày xưa chồng nàng thường thích ăn món nào nhất ? Nhưng nước Pháp vào năm 1945 thật thiếu thốn đủ thứ. . . Một chiếc bánh chocolat ? Đúng rồi, chồng nàng vẩn thích nhất món đó! Nhưng nhà lại không có chocolat! May mà nàng còn có vài quả trứng gà tươi nhờ mấy con gà nàng nuôi ở sân sau. Chồng nàng vẩn thường khen chưa ai chiên trứng ngon bằng nàng. Ồ ,chàng cũng thích nhất khoai chiên và thịt bò. . . nhưng ở thành phố này không có hàng thịt. Nàng quyết định làm thịt bớt một con gà vậy . Nàng nghe nói ở thành phố bên cạnh có một cửa tiệm bán chocolat. Nàng sẽ qua bên đó mua, như vậy, sau năm năm gian khổ, ít nhất trong bửa cơm đầu tiên ở nhà Renaud sẽ có một món ăn mà chàng đã từng ưa thích.

Hélène nghĩ thầm “nếu mình đi vào lúc tám hay chín giờ ,mình sẽ có mặt ở nhà để đón chàng .Mình sẽ sửa soạn tất cả trước khi đi,như vậy khi về mình chỉ cần nấu mấy món ăn là xong”.

Mặc dù thật xúc động và nôn nao,nhưng lòng nàng chan chứa hạnh phúc. Sáng nay trời thật đẹp. Chưa bao giờ , trong thung lủng này, mặt trời buổi sáng lại rực rở như hôm nay. Nàng vừa sắp dọn bàn ăn vừa hát khe khẻ. . .

. . . Ô . . . chiếc khăn trải bàn có những ô vuông trắng đỏ này, hai vợ chồng nàng đã ăn bửa cơm đầu tiên với nhau. . . những chiếc đĩa bằng sứ màu hồng nhạt với những chiếc lá phong nhỏ xíu màu đỏ sẩm, chàng vẩn khen là ngộ nghĩnh . . . và nhất là hoa. . . Renaud vẩn thích có hoa trên bàn ăn , chàng đã từng khen nàng có tài cắm hoa . Hélène để một bình hoa nhiều màu trên bàn, hoa cúc trắng , hoa cẩm chướng và hoa hồng đỏ chen nhau làm thành một bình hoa đẹp mắt.

Trước khi lên xe đạp rời nhà , nàng nhìn lại căn phòng ăn qua tấm màn cửa . Tất cả thật hoàn toàn! Sau bao nhiêu gian khổ, Renaud sẽ ngạc nhiên và thích thú. . . Từ cửa sổ, nàng tự ngắm mình trong chiếc gương lớn được gắn trên bức tường chính của phòng ăn. Nàng thấy mình hơi gầy nhưng thật trắng, thật trẻ , và. . . dĩ nhiên tràn ngập yêu thương. Nàng cảm thấy bồi hồi , náo nức như lần đầu tiên được chàng ngỏ ý. Thân hình nàng như tan đi vì hạnh phúc.

“Thôi,nàng tự bảo thầm,bây giờ thì nhất định phải đi. Mấy giờ rồi nhỉ ? Trời , đã chín giờ rồi . . . Mấy cái công việc vặt vãnh này cũng làm mình mất thì giờ quá nhiều, nhiều hơn mình dự liệu. . . Ông thị trưởng nói mấy giờ thì Renaud về tới nhà nhỉ ? Ồ, vào khoảng giữa trưa. . . mình sẽ có mặt ở nhà trước giờ đó. . . “.

*****************

Căn nhà nhỏ của Renaud nằm khuất trên một con đường vắng của thành phố, vì vậy không ai nhìn thấy một người lính gầy yếu với đôi mắt ngời sáng và dáng điệu hấp tấp bước vào khu vườn. Cửa vườn đóng lại, người lính đứng im lặng một hồi thật lâu, chàng như mê đi vì hạnh phúc , như bị chói lòa vì ánh nắng rực rở ban mai, như say sưa vì cảnh đẹp của hoa lá. Chàng đứng lặng người lắng nghe tiếng rì rào của loài ong đang bay đi kiếm mật. . . Rồi chàng cất tiếng kêu khe khẻ:

-Hélène. . . !

Không có tiếng trả lời ,chàng lại kêu lên lần nữa:

-Hélène! Hélène!

Lo sợ vì sự im lặng vẫn bao trùm căn nhà nhỏ,chàng tiến lại phía cửa sổ và nhìn vào trong nhà, chàng nhìn thấy bàn ăn đã đặt sẵn cho hai người , bình hoa, chai rượu. . .

Renaud cảm thấy trời đất như quay cuồng ,chàng phải dưạ lưng vào tường cho khỏi ngã:

“Trời,lạy Chúa! Nàng không ở một mình!” chàng lẩm bẩm. . .

********

Một giờ sau, khi Hélène trở về , bà láng giềng gọi giật nàng lại:

-Tôi đã nhìn thấy chồng bà. Ông cắm đầu chạy thật nhanh trên đường . Tôi có gọi nhưng ông không thèm nhìn lại.

-Chồng tôi bỏ chạy! Mà về hướng nào bà biết không ?

-Về hướng Thiviers. . .

Hélène lên xe đạp gấp rút đến nhà ông thị trưởng:

-Thưa ông tôi sợ quá! Chồng tôi dưới một bề ngoài cứng rắn và khắc khổ là một người rất nhậy cảm và ghen tuông. . . Anh ấy đã nhìn thấy bàn ăn sữa soạn cho hai người . . . Anh không thể hiểu là tôi chờ đón anh ấy. Làm sao tìm ra ngay anh ấy bây giờ ? Phải tìm ra ngay anh ấy ông ơi! Anh có thể bỏ đi luôn lắm đó, mà . . . tôi thì. . . tôi quá yêu chàng!

Ông thị trưởng nhờ một người đạp xe ra ngay Thiviers, nhưng Renaud đã biến mất. Hélène đã thức suốt đêm ngời cạnh bàn ăn, trên đó bình hoa đã bắt đầu héo úa. Mùa Xuân đã về nhưng sao khí hậu quá oi bức, nặng nề. Màn đêm đã xuống từ lâu, người thiếu phụ chợt cảm thấy nghẹn ngào, tuyệt vọng. . . Nàng chẳng ăn uống gì. Một ngày. . . một tuần . . . rồi một năm đã trôi qua.

Từ cái ngày đau thương đó , Hélène không còn nghe ai nhắc nhở đến tên chồng. . . Lại một mùa Xuân nữa trở về trên thành phố Chardeuil , nhưng căn nhà nhỏ vẩn im lìm trong khu vườn đầy hoa hồng đang khoe sắc , đàn ong vẩn rì rào trong nắng ấm nhưng Hélène đã mất hẳn nụ cười. Ngày ngày nàng vẩn ngồi bên song cửa sổ nhìn ra con đường nhỏ chạy qua nhà nàng . . . và cố lắng nghe tiếng bước chân trở về của người chồng mà nàng vẩn hoài mong, thương nhớ. . .

Trong nhà , chiếc bàn ăn vẩn được phủ bằng chiếc khăn carô trắng đỏ, bình hoa tươi vẩn được thay hoa mổi ngày , người thiếu phụ vẩn mỏi mòn chờ đợi. . . Kỹ niệm còn đây sao người đi xa không thấy trở về ?

Tôi viết lên câu chuyện này để, nếu Renaud Leymarie có đọc được, hãy về lại cùng nàng. Đã sáu mùa Xuân anh đi xa, đã sáu mùa Xuân Hélène đợi chờ . Năm vừa qua là năm buồn tủi nhất của nàng . Nếu đọc được, hãy trở về nghe Renaud , hãy cho Hélène, người vợ trung thành và yêu thương chồng nhất , một mùa Xuân thật sự. Nàng chưa và sẽ không bao giờ hết yêu thương anh nên nàng vẩn chờ đợi. . . Ngày trở về của anh, dù có mong manh như nắng lụa, vẫn là niềm hy vọng duy nhất giữ nàng lại trên cuộc đời này….

Thanh Vân
( Bài do Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )
Back to top
« Last Edit: 07. Nov 2010 , 19:51 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #83 - 10. Nov 2010 , 23:31
 

CHIẾT TỰ       



Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của một người hiến xác. Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ. Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ của mình.

Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:

- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?

Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ.
Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa.
Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.

Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.

Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành, nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…


Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.


Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại của Trung Quốc và Việt Nam đang được xuất khẩu tứ tung thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.

Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.

Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này:
Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc đại nhân như thời trước.

*
Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm.
Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !

Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay

Toại Khanh

( Bài do Truong Kim Anh chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #84 - 14. Nov 2010 , 15:33
 

 

               8 lời nói dối trong đời người mẹ....



Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ





Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #85 - 25. Nov 2010 , 01:07
 


Thanksgiving:
Thẹn
   
    Tác giả: Đoàn Thị
Tác giả cho biết bà họ Nguyễn. Bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ rất VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy có sức viết mạnh mẽ. Các bài viết của cô thường đề cập những đề tài rất Mỹ, nhưng tác giả là cư dân Paris. Sau đây là bài viết mới nhất dành cho mùa Thanksgiving đang tới.
***
Ai sang đây cũng phải thích ứng với cuộc sống tại chỗ, ban đầu mua cái gì cũng quy ra tiền đồng VN, ăn trái chuối muốn nghẹn họng, nuốt vào nghe chan chát, người ta nói ăn chuối nhuận trường, nhưng cái gía quy đổi trong chớp nhoáng khiến trái chuối vón lại, nằm ỳ trong ruột tượng không tài nào « nhuận” được.
Dư âm những ngày khắc khổ đọng lại, lắng sâu trong tâm tưởng, hội chứng đêm Sàigòn ngày Cali còn bàn bạc đâu đó, phải mất vài tháng hoặc cả năm sau dân ta mới hoàn hồn. Giời ạ thiên đàng hạ giới xem ra vẫn chưa phải là thiên đàng, ngoài chuyện đi đứng ăn ở, không phải trình báo địa phương, tự do suy tư làm việc ... cuộc sống bắt đầu từ con số không. Học chữ, học nghề, tìm việc làm, chuyện nhỏ, đã sống với Sàigòn đoạt cúp (cúp điện, nước, gạo, thịt ...và cúp tự do), chừng đó việc ăn nhầm gì, cái làm cho thiên đàng ta vừa bước vào khiến ta hụt hẫng là “hậu sự” còn lại bên nhà, nhiêu khê lắm. Cái “rờ mọt” nơi chôn nhau cắt rốn nặng hay nhẹ tùy vào hoàn cảnh từng người, ơn trời biển công cha nghĩa mẹ làm sao đong đếm được, bố mẹ mất đi rồi vẫn còn anh em, các cháu.. 
Chị đến Mỹ mới vài năm mẹ mất, những năm đầu vất vả, chị có gửi về cho cụ được bao nhiêu đâu, mấy khúc vải, vài túi nho khô, kẹo chocolat ... cụ gọi các cháu vào chia gần hết phần quà, chỉ nhai vài hạt nho nhìn các cháu mà vui. Chị giống cụ ở chỗ yêu đến mù quáng, cả đời cụ khổ vì anh hai, nát rượu vô công rỗi nghề, lúc còn sống cụ đong từng lon gạo đưa sang nhà anh để vợ anh nấu cơm, tiền chị gởi về cụ nhín ra một ít rót vào túi anh, mặc dù anh có công ăn việc làm và phần viện trợ của anh. Đâu đã hết nợ, ngoài anh hai, còn hai cô em với đàn cháu năm đứa, cô Hà góa bụa “single mom”, cô Ngà ba đời chồng  bốn đứa con, ba ông việt kiều tại chỗ “tàng hình” biệt tâm nên bên nhà hay gọi qua bất tử để xin tiền đóng học phí cho các cháu.
Chuyện gởi tiền về VN, chuyện dài không đoạn kết, hệ thống chuyển tiền nhanh như chớp xuất hiện để giúp người “hoạn nạn” bên nhà, lệ phí hai hay ba phần trăm, nhấc điện thoại lên, gác điện thoại xuống là bên đó có người đến tận nhà giao tiền ngay. Ôi tiền ân tình, tiền “nghĩa vụ” đối với lương tâm, tiền viện trợ không bồi hoàn, thiên hình vạn trạng, có người ác mồm bảo đó là tiền “hụi chết”, tiền gì thì tiền cũng chỉ là cái vỏ bọc tình cảm của “kẻ ở miền xa” luôn hướng về quê nhà. 
Hơn chục năm nay chị chuyên tâm lo cho tương lai thằng cu Thuận, tội nghiệp mồ côi cha, chị chu cấp hàng tháng để hai mẹ con cô Hà có cuộc sống thoải mái. Sau khi đậu tú tài, học phí của cu Thuận tăng theo hệ số bình phương, đại học tư bên nhà thu học phí theo tiêu chuẩn “nước ngoài”, tính theo gía dollar, tiền sinh sống, tiền ăn chơi... chi phí trọn gói 2 trong 1 của hai mẹ con cô Hà tính ra vài ngàn một năm.
Ngán nhất là mấy cú điện thoại của cô Ngà, toàn là những “cú sốc” bạc ngàn, thua canh bạc tứ sắc, cô cầm béng nó tờ hộ khẩu, thằng út của cô vừa lên sáu không vào mẫu giáo được vì thiếu hộ khẩu, tiền chuộc hai ngàn dollars. Chị sợ cháu mình mù chữ, đành gởi về số tiền theo yêu cầu, vậy là ngân sách viện trợ năm nay “vượt chỉ tiêu”. Buồn quá chị trộm nghĩ, có thể Chúa phạt chị từ lâu đã “xù tiền” đóng góp giúp nhà thờ trang trải chi phí điện nước tu sửa phòng ốc, đúng là nghĩ quẫn, Chúa nhân từ đời nào lại phạt người tốt bụng như chị.
Xét cho cùng trong thánh kinh cũng như trong kinh phật, bên nào cũng bảo người ta làm việc thiện để tích đức, nhưng trong kinh sử chưa có đoạn nào dạy chúng ta chỉ làm việc thiện trong gia đình mình thôi, như trường hợp của chị. Nếu ai cũng làm phúc trong “nội thất” như chị, mấy cái hội từ thiện như chữ thập đỏ, viện mồ côi ... đã lăn cổ chết từ lâu rồi, bởi vậy đạo với đời tuy gần ... mà xa.
Bên nhà khen chị viện trợ như thế phúc đức gấp vạn lần đi hành hương thánh địa Jerusalem, hay sang Ấn Độ lội sông Gange, hoặc đi mấy vòng cái tháp La Mecque tận bên xứ Ả Rập. 

Hơn hai mươi năm là cư dân Cali, chị chưa đi đâu xa ngoài cái chợ Little Sàigòn mỗi lần xuống Los chơi, nhìn cái bảng Hollywood xa xa trên đồi mát lòng mát dạ vô cùng, điều đó nhắc nhở chị đang ở trên đất Mỹ, dù chị có phải cày hai jobs, bên này hơn bên nhà ở chổ ai có nhu cầu kiếm tiền tha hồ “cày”. Trong giấc ngủ chị thấy cái bảng Hollywood sáng rực một góc mơ, sáng ra chị tiên tiếc, gía chị vào thử Hollywood Studio xem sao, trăng sao gì, vào đấy lại tốn tiền, tiền đó để gửi về VN giúp anh em.
Tội nghiệp chị chưa biết Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Đéc ra sao, vì mỗi lần về thăm nhà anh em thi nhau “gặp nạn”, người ốm trầm trọng, hay bị mất của, kẻ tróc mái nhà, số tiền mang về bao giờ cũng thiếu hụt. Quay về thiên đàng xứ mẽo, chị làm over time bù vào lỗ trũng anh em bên nhà đục khoét để thử sức làm việc của chị. 
Bạn bè khoe đi chơi đó đây, như đi Cruise, tour Âu Châu... chị rùng mình, thiên hạ ăn gì mà gan đến thế, chị chịu thua, chị ngại tiêu tiền cho riêng mình lắm, chị tuổi tuất, nhưng cầm tinh con trâu, cày từ VN sang tới Mỹ, bên ni chị cày bạo hơn bên nớ, tội nghiệp VN nghèo quá làm gì có ruộng mà cày như xứ Mỹ bao la này.   

Ở đây chị mới đi đến cầu Golden Gate, bạn bè xúi lắm chị lấy hết can đảm đi biển cho biết với người ta, mà biết cái gì, chỉ thấy biển mênh mong, giá cái túi tiền của chị cũng bao la như thế chị không phải lo âu. Có người bảo biển là thơ, là nguồn cảm hứng, là bạn tâm tình, chị có thấy gì đâu ngoài sóng vỗ chập chùng khiến lòng chị chao đảo như những lần có tin “cần được giúp đỡ khẩn cấp” từ bên nhà gọi sang.

Chị tính non tính gìa với mớ tiền kiếm được, hốt hụi chót, cộng thêm khoản trợ cấp hai đứa con, chị có một khoảng “dự phòng” đáng kể, khoản này không dành cho gia đình chị, mà ưu tiên phòng khi bên nhà anh em “gặp nạn” nhưng chị là người “lãnh đạn”. Bên này chị đi làm có bảo hiểm y tế, có chuyện bất trắc dựa vào tiêu chuẩn “low income” mà hưởng, bên nhà người ta không đi làm, làm gì có bảo hiểm nên chị phải lo trước.
Đôi khi thấy bạn bè, giúp nhà thờ, cúng dường, đóng góp vào những tổ chức từ thiện, chị cũng ngại, ăn cơm xứ Mỹ đến mòn răng, hưởng sái phúc lợi xã hội cũng nhiều mà chưa dám bỏ ra vài đồng dư thừa đóng góp.
Nhớ lời cha xứ nói với chị bữa trước, nếu anh em bên nhà còn khó khăn thì con cứ giúp họ, Chúa làm sao trách người tốt lành như con. Giời ạ, anh em chị còn khó khăn vì chưa quen đi làm để kiếm sống chứ đâu phải họ lao lực cực nhọc mà không đủ ăn, họ thuộc “giai cấp bóc lột” cái đứa “lao động” đến vô sản như chị đấy.
Các con của chị lắc đầu ngao ngán chứng kiến cảnh vợ chồng chị cắn đắn nhau vì những “cơn bão tình tiền” từ bên kia đại dương thổi qua. Tưởng mất job, đói ăn, nợ đòi nên gia đình chị điêu đứng, ai dè điệp khúc “tình là tiền” của anh em của chị lại có ảnh hưởng chết người đến hòa bình nhà chị đến thế. 

Một hôm xem thiên phóng sự về những thuyền nhân ngày xưa đói rét, đau ốm, khi được đưa sang Mỹ, người bản xứ, những người xa lạ, đã tiếp đón và sẵn sàng chia cơm sẻ áo với chúng ta, chính quyền tạo cơ hội để giúp chúng ta hội nhập, đến hôm nay cộng đồng dân ta đã lớn mạnh về mọi phương diện.
Cơn bão Katrina quét qua xóm nghèo, nhà tróc nốc, người trắng tay, cuộc sống bấp bênh trên con sông chợt đến trong thành phố, hao hao xóm nhà sàn bên cầu Trương Minh Giảng ngày xưa... xứ Mỹ cũng có người nghèo chứ đâu riêng gì VN. Người ta nghèo vì không có việc làm, vì thu nhập ít ... còn anh em của chị nghèo vì không ai chịu đi làm, nhà có sẳn, vài trăm dollars chi phí mỗi tháng đủ sống, đi du lịch tính thêm, tội khổ gì phải đi làm.
Bỗng chị cảm thấy hổ thẹn, nước Mỹ cưu mang gia đình chị mấy chục năm nay chị chưa đền đáp ngày nào, lẽ nào chị quên câu châm ngôn của ông cha ta, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đành rằng chị có đóng thuế, nhưng tiền đó cũng đưa vào quỹ phúc lợi xã hội, các con của chị cũng đang thừa hưởng chứ có vào túi riêng ai đâu. Chị đã quên rồi sao, những lớp ESL, accounting sơ cấp, chị ghi tên học để lãnh tiền, sau khi thất nghiệp, có xứ nào hào hiệp tạo cơ hội cho mình học hỏi, còn cho thêm “tiền dằn bóp», chị đã giúp ích gì cho xã hội, cho cộng đồng ?
Đêm nay chị suy tư khó ngủ, chị ngồi lên, bật chiếc đèn ngủ, ghi vào sổ tay, khoản tiền sẽ chi cho những cơ quan từ thiện mà chị đã lãng quên từ bao nhiêu năm qua. Cái “trật tự ngược” việt kiều nuôi “việt lười” hình như đang làm chị bâng khuâng, chị làm sao giáo dục được các con nếu chúng thấy hai thế hệ bên nhà chỉ ngồi hưởng thụ, làm việc kiếm tiền là một khái niệm xa vời không có trong cuộc sống của họ.
Cái khó là phải nói làm sao để anh em bên nớ hiểu, xứ Mỹ giàu sang cũng do đôi tay lao động của con người vun đắp, bên ni đâu có khoảng “trợ cấp vô cớ” vì tình gia đình, dù muộn cũng đến lúc để họ phải sống với sức lao động của họ. Vì khi thế hệ “chạy giặc” của chị qua đời, họ sẽ trắng tay, chị không thể dạy các con của chị cố tìm nhiều tiền để gửi về VN nuôi bác, nuôi cô và anh em họ hàng bên đó, lỡ chúng nó hỏi, thế người bên đó bị cái gì mà không làm việc được, câu hỏi “sốc óc” đầy ẩn số chắc chắn sẽ làm chị trăn trở không tìm nổi câu trả lời.
Tạ ơn thượng đế trong đêm tăm tối đã dẫn đưa chị về đường ngay nẻo chính để chị không còn hổ thẹn với chính mình, muộn vẫn hơn không, gần sáu mươi tuổi, chị mới nhận ra chân lý.
Tạ ơn nước Mỹ đã cho chị cơ hội kiếm tiền bao nhiêu năm nay, đủ cơm ăn áo mặc, nhà cửa đàng hoàng, êm ấm với chồng con, chị chưa bao giờ mở lòng chia sẻ với những tai ương xảy ra chung quanh mình.

Nhưng mùa Tạ Ơn năm nay giúp chị nhận ra trên đời này không chỉ có gia đình bé nhỏ của chị, đại gia đình anh em của chị bên VN, mà còn cả nhân gian sống bên cạnh chị nữa.
Chị như lạc từ một hoang đảo trở về, phố xá đầy áp tình người, ân tình với xứ Mỹ chan chứa đã bảo bọc cộng đồng tỵ nạn chúng ta hơn ba mươi năm nay, trong đó có gia đình chị. Chung quanh chị người ta chung tay góp công góp của chia sẻ với đồng loại, chị còn ngại gì mà chưa nhập cuộc.

Chả biết xưng tội làm sao với cha xứ, bảo con chưa yêu xứ Mỹ, cha sẽ nói, tội đó không có trong 10 ĐIỀU RĂN của đạo công giáo, nói gì để cha hiểu chị thực sự sám hối, từ bỏ cái rờ mọt “đục nước béo cò” bên nớ để hòa nhập vào cuộc sống chung bên ni.
Từ đây đến cuối đời, chị có khối cơ hội để chuộc lỗi, việc đầu tiên chị có thể làm ngay từ bây giờ, góm tiền tu sửa nhà thờ, giúp đỡ viện mồ côi, nạn nhân bị thiên tai, hoặc mua vé đi xem ca nhạc ủng hộ các hội đoàn thiện nguyện, trước mua vui sau làm nghĩa, vui chơi với đời còn được tiếng thơm sao chị không nghĩ ra nhỉ.
Goodbye Sàigòn, welcome to the USA, sau bao nhiêu năm định cư và lãnh nhận phúc lợi xã hội, lần đầu tiên chị bước vào xứ Mỹ với hành trang mới cáu. Người Mỹ gốc Việt, chị sẽ cố quên “cái góc Sàigòn níu kéo” để cắm sào trên đất Mỹ, bắt đầu chia sẻ buồn vui với mọi người và đón nhận một mùa Thanksgiving thật ý nghĩa.
Đoàn Thị
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #86 - 27. Nov 2010 , 21:55
 


Về  Quê 

Dư âm của ngày Tạ Ơn vẫn còn  xin mời đọc
truyện ngắn hay  - post để cả nhà đọc trước khi đi ngủ - tác giả là Trần văn Lương - không biết có phải anh Lương "Thơ Cóc cuối tuần .





.......Hôm đó là ngày thứ năm. Phải, ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11, ngày lễ Tạ Ơn của nước Mỹ.

      Thực tình trong bụng hôm nay tôi cũng muốn ở nhà cho khoẻ, nhưng không hiểu có một mãnh lực nào thôi thúc tôi phải cương quyết đi cho bằng được. Chả lẽ... vì bà cụ chăng ? Không có lý! Tôi vừa lái xe vừa thắc mắc mà không tìm ra câu trả lời. Có một điều gì đó mà sau này tôi mới hiểu được.

      Vừa đặt chân xuống bờ biển, tôi đã thấy ngay bóng bà cụ đổ dài trên bãi cát sát chân trạm cấp cứu số 13. Trạm cấp cứu này nằm giữa đoạn đường chay bộ của tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lòng bỗng thấy mừng thầm mà không hiểu tại sao. À, thế là hôm nay bà cụ cũng ra hóng gió.

      Không biết bà cụ đã bắt đầu mỗi chiều ra ngồi ở chỗ đó từ ngày tháng nào. Tôi chỉ biết là kể từ lúc tôi thực hiện chương trình thể dục bất đắc dĩ này thì tôi đã thấy cụ ngồi đó rồi. Mỗi ngày cụ đều đến trước tôi, và khi tôi ra về thì cụ vẫn còn ngồi đó.       Đó là một bà cụ Á châu vào khoảng trên dưới 80 tuổi mà tôi nghĩ là người Việt nam. Tôi chỉ đoán thế dựa trên cách ăn mặc của cụ vì chưa bao giờ tôi được cụ mở miệng ban cho một câu, hoặc nhìn một cái. Mỗi ngày lúc chạy ngang qua cụ tôi đều nhìn cụ gật đầu chào, mong có cơ hội làm quen, vì nhìn cụ, tôi lại liên tưởng đến mẹ tôi cũng cỡ tuổi như cụ đang còn ở tại quê nhà. Đáp lại, cụ chỉ lạnh lùng khẽ gật đầu, mắt vẫn đăm đăm nhìn ra xa như muốn tìm kiếm cái gì bên kia bờ Thái Bình Dương. Cái gật đầu thật là nhẹ, phải để ý lắm mới thấy được. Và cũng chưa bao giờ tôi chạm được ánh mắt cụ. Cặp mắt buồn xa xôi dưới vầng trán nhăn nheo luôn luôn hướng ra khơi. Nhiều lúc tôi muốn tìm cách gợi chuyện với cụ nhưng cuối cùng lại thôi vì tôn trọng sự kín đáo của cụ. Mối liên hệ giữa tôi và cụ chỉ có thế, giới hạn trong hai cái gật đầu trong lần đi và trong lần về. Nghi thức xã giao này được lặp đi lặp lại mỗi ngày trong mấy tháng trời qua.

> Hôm nay cũng thế, khi đến gần cụ tôi lại nhìn cụ cúi đầu chào, hai chân vẫn tiếp tục chạy.

       - Chào cậu!

         Tôi nghe như bị điện giật, hai chân khựng lại. Tôi vội quay nhìn cụ và ấp a ấp úng:

       - Kính chào cụ. Cụ là người Việt nam?

         Cụ nhìn tôi khe khẽ gật đầu, nét mặt vẫn lạnh lùng không lộ chút tình cảm nào. Nhưng khi cụ nhìn tôi, tôi thoáng thấy trong ánh mắt cụ ẩn hiện một chút hóm hỉnh như có vẻ giễu cợt sự ngây ngô của tôi: người ta đã nói "Chào cậu" mà mình lại còn hỏi "Cụ là người Việt nam?"

        Tôi lúng túng tần ngần chưa biết phải làm gì thì cụ đã bảo:

      - Cậu ngồi xuống đây mình nói chuyện một chút. Hôm nay tôi có ý đợi cậu.
         Tôi rón rén ngồi xuống cát, cách xa cụ độ một sải tay. Tôi đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác, không biết bà cụ đợi tôi có chuyện gì.

       Như hiểu ý tôi, cụ ôn tồn bảo, giọng nói đã bớt đi một tí lạnh lùng:

      - Cậu ngạc nhiên lắm phải không? Cậu ngạc nhiên là phải vì điều này hơi đột ngột đối với cậu. Tôi muốn gặp cậu chiều nay để từ giã cậu và cám ơn cậu đã chào hỏi tôi trong mấy tháng qua. Hôm nay là ngày cuối tôi ra đây. Mai tôi về quê.

       Tôi nghĩ thầm trong bụng, bà cụ có vẻ nhà quê nhưng lại thông minh đáo để và nhận xét người hết sức sâu sắc. Bây giờ mới có dịp quan sát kỹ cụ, tôi bỗng thấy nét mặt cụ có vẻ quen quen, nhưng không nhớ ra là đã thấy cụ ở đâu trước khi gặp cụ nơi bờ biển này. Tôi vội vàng hỏi:

      - Cụ về Việt nam?

        Tôi lại hỏi một câu ngớ ngẩn nữa. Cụ chậm rãi gật gù , mắt không thèm nhìn tôi:

      - Vâng, về quê... về Việt nam... về làng... về Hải Dương... Cậu có biết Hải Dương ở đâu không nhỉ?
        Và không đợi tôi trả lời, cụ nói tiếp:

       - Hải Dương là quê của tôi đấy. Ngày mai người con cả của tôi sẽ đưa tôi về đấy. Tôi xa quê từ năm 54, bây giờ mới có dịp về. À, cậu trông thấy tôi quen quen phải không ? Bà cụ của vợ cậu lúc còn sống thường hay đi chùa với tôi và tôi nhớ hình như có thấy cậu đôi lần lúc cậu lên chùa đón cụ ... Ông nhà tôi ngày xưa làm Tuần phủ nên mọi người đều gọi tôi là cụ Tuần, mãi rồi tôi quên hẳn tên thật của mình.

      À ra thế. Cụ Tuần. Hèn gì thấy mặt bà cụ quen quen. Và tôi cũng nhớ ra lúc còn sống, mẹ vợ tôi cũng có nhắc đến tên các bà bạn đi chùa của cụ, trong đó hình như có tên cụ Tuần. Tôi bỗng thấy hơi gờm bà cụ. Sao cụ biết tôi thắc mắc như thế mà trả lời? Tôi bèn đưa đẩy:

     - Thảo nào mà cháu thấy cụ quen quen. Hóa ra cụ là bạn của mẹ cháu. Thế thì mình là người nhà cả.

       Cụ cười nhẹ:

     - Chính vì thế mà tôi muốn gặp cậu hôm nay để nói chuyện lần cuối và từ biệt cậu, kẻo mai kia cậu lại thắc mắc không biết cái bà cụ mặt mày lạnh lùng khó đăm đăm kia đi đâu mất rồi.

      Tôi đỏ mặt, không ngờ bà cụ lại nói đúng ý nghĩ của tôi. Quả thật trước kia, sau mỗi lần chào cụ và chỉ nhận được một cái gật đầu như gió thoảng của cụ, tôi hay lẩm bẩm trong bụng: sao mặt mày bà cụ lại lạnh lùng khó đăm đăm thế!

> Cụ nhìn tôi tiếp tục:

> - Tôi theo thằng con cả qua đây năm 75, tính đến nay đã được 20 năm. Ngày mai là lần đầu tiên tôi về quê. Và tôi sẽ ở luôn bên Việt nam, không qua đây nữa. Ấy, cậu đừng hỏi tại sao. Lá rụng về cội. Người già nào cũng muốn được chôn xác ở quê cha đất tổ. Tôi đã muốn về từ mấy năm trước cơ, nhưng vì công việc làm ăn kỳ này con trai tôi mới đưa tôi về được. Muộn còn hơn không ...

> Rồi cụ thao thao kể cho tôi nghe về gia đình cụ, về cụ ông, về cậu con trai, về đời sống của cụ tại Hoa kỳ, về việc cụ mỗi chiều ra bờ biển vọng về phía bên kia bờ đại dương để nhớ tới quê nhà ... Trong câu chuyện, hình như cụ đoán trước được các câu hỏi tôi định đặt ra và cụ đã trả lời trước khi tôi kịp mở miệng. Thành ra trong suốt hơn một tiếng đồng hồ tôi không chen vào được một chữ.

> Cụ bỗng chép miệng, thở dài và bảo:

> - Thôi trời tối rồi, cậu về nhà đi, vợ con cậu đang chờ cơm. Câu chuyện tôi định kể cho cậu hôm nay chỉ có thế. Chúc cậu ở lại Mỹ mạnh giỏi, mai tôi về quê. Cậu về trước đi. Tôi nán lại thêm một tí rồi sẽ về sau.

> Tôi ngỏ ý muốn đưa cụ về nhà nhưng cụ từ chối. Tôi đứng dậy từ giã cụ, miệng lí nhí nói ít lời cầu chúc cho cụ thượng lộ bình an. Nhìn thấy vẻ bùi ngùi lưu luyến của tôi, cụ cười bảo:

> - Cậu đừng buồn vì nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại nhau . Mọi sự trên đời đều không có gì đi ra ngoài chữ "duyên". Nếu còn có duyên với nhau thì cậu sẽ có dịp gặp lại tôi, e rằng lúc đó cậu lại không thích.

> Cụ đưa tay khoát vẫy tôi đi. Không dám nói gì hơn, tôi nhìn cụ lần cuối và từ từ quay đi về hướng đậu xe, lòng cảm thấy hơi bùi ngùi khi phải chia tay với cụ.

> Và kể từ lúc đó, chẳng bao giờ tôi thấy lại bà cụ nữa trong những lần chạy bộ của tôi. Hy vọng cụ sung sướng ở quê nhà.



Một năm sau, cũng vào dịp lễ Tạ Ơn, một người Việt nam mới vào làm chung hãng với tôi có nhã ý mời các đồng nghiệp người Việt trong sở tới nhà để chung vui nhân dịp sinh nhật 16 tuổi đứa con gái đầu lòng của anh. Bà xã tôi vì bận việc nên tôi được phép đi dự tiệc một mình.



Vì tới đúng giờ nên tôi là người khách đầu tiên. Chủ nhà niềm nở đưa tôi vào phòng khách nhâm nhi tí rượu trong khi chờ đợi các vị khách Việt khác điều chỉnh đồng hồ củ a h ọ. Căn phòng khách được trang hoàng một cách đơn giản nhưng rất lịch sự và tươm tất. Thoáng ngửi thấy mùi hương, tôi quay nhìn về phía cuối phòng và choáng váng khi thấy bức ảnh trên bàn thờ ẩn hiện sau làn khói mỏng của nén hương. Tôi sững sờ vì rõ ràng đó là hình bà cụ tôi gặp ngoài bờ biển. Vẫn khuôn mặt "lạnh lùng khó đăm đăm" đó, vẫn cái nhìn xa vắng pha lẫn một tí giễu cợt đó, không thể nào sai được. Tôi vội hỏi anh Phong, người chủ nhà:

> - Có phải đó là hình của cụ Tuần không?

>  A nh Phong gật đầu:

> - Vâng, đó là hình của mẹ tôi, ở chùa người ta hay gọi cụ là cụ Tuần, vì ngày xưa ông cụ của tôi làm Tuần phủ. Sao anh lại biết mẹ tôi?

> Tôi vội vàng nói chữa:

> - Tôi biết cụ vì ngày xưa cụ cùng đi chùa với bà cụ mẹ vợ tôi.

> - À ra thế! Thì ra mình là người nhà cả, anh hân hoan gật gù.

> Tôi chết điếng trong lòng, không ngờ mới gặp nhau năm trước mà cụ đã mất rồi. Tôi lắp bắp:

> - Cụ mất lúc nào vậy anh Phong?

> - Cũng được hơn 5 năm rồi đó anh.

> Câu trả lời của người chủ nhà làm tóc tai tôi muốn dựng đứng hết cả lên. Tôi lặp lại như một cái máy:

> - 5 năm . . .

> Không để ý đến vẻ khác lạ của tôi, người chủ nhà kể tiếp:

> - Phải, mẹ tôi mất cách đây cũng đã hơn 5 năm, mà mãi đến năm ngoái sau ngày Lễ Tạ Ơn tôi mới có dịp đem tro của cụ về an táng tại quê nhà ở Hải Dương, đáp ứng được nguyện vọng cuối cùng của cụ.

> Tôi tái người nhớ lại lần nói chuyện giữa tôi và cụ đã xảy ra vào đúng ngày lễ Tạ Ơn năm ngoái, một ngày trước khi con trai cụ đưa tro cụ về Việt nam.

> Chúng tôi hai người im lặng giây lát như để tưởng niệm người quá cố. Chủ nhà chầm chậm ngước mắt nhìn về phía bàn thờ. Và lần này thì đến phiên anh ngạc nhiên hốt hoảng. A nh lẩm bẩm:

> - Quái lạ, ai thay bức hình đấy nhỉ ?

> Tôi quay đầu lại nhìn bức hình và cũng ngạc nhiên không kém. Rõ ràng là ít phút trước đây nét mặt người trong hình lạnh lùng nghiêm nghị, môi mím chặt thế mà bây giờ trong hình bà cụ đang cười tươi, để lộ gần nguyên hàm răng đen bóng, hai con mắt lá răm hiện đầy vẻ tinh nghịch.

> Người chủ nhà hướng về phía vợ đang lui cui trong nhà bếp hỏi lớn:

> - Em ơi, có phải em thay hình của mẹ trên bàn thờ không ?

> Người vợ lên tiếng nói vọng ra trong khi vẫn tiếp tục làm đồ ăn:

> - Em đâu biết hình ảnh gì đâu. A nh là người giữ các bức ảnh mà.

> Người chồng hừ nhỏ một tiếng trong cổ, nét mặt đầy vẻ bối rối băn khoăn. Khi mắt anh chạm phải tia nhìn dọ hỏi của tôi, anh vội giải thích:

> - A nh biết không, khi mẹ tôi mất, chúng tôi có phóng lớn và làm khung hai bức ảnh của cụ vì lúc đó phân vân không biết chọn bức nào để thờ. Một bức có hình cụ tươi cười như anh đang thấy đây, và bức kia thì mặt cụ nghiêm trang không cười. Sau khi cả gia đình hội ý với nhau, chúng tôi chọn bức không cười để đặt trên bàn thờ và cất bức kia vào tủ. Tôi là người phụ trách bàn thờ và giữ hai bức ảnh vì tôi là con cả. Tôi nhớ là chỉ có chưng bức hình không cười lên bàn thờ mà thôi. Không hiểu tại sao hôm nay lại biến thành bức hình này như thế.

> Tôi vội nhìn lên bàn thờ và quan sát kỹ lại bức ảnh. Không biết tôi có tưởng tượng hay không nhưng rõ ràng tôi thấy trong ánh mắt của cụ hiện lên một vẻ tinh nghịch hân hoan đượm nét ngây thơ của trẻ con pha lẫn một chút dịu dàng từ ái của lòng mẹ. Tôi định lẩm bẩm trách thầm cụ trong lòng rằng cụ đã bảo với tôi năm ngoái là cụ về quê thế mà giờ này cụ còn ở đây nghịch phá. Nhưng ý định trách móc vội tan biến ngay khi tôi chợt nhớ lại lời nói cuối cùng của cụ với tôi về chữ "duyên" : "Mọi sự trên đời đều không có gì đi ra ngoài chữ "duyên". Nếu còn có duyên với nhau thì cậu sẽ có dịp gặp lại tôi, e rằng lúc đó cậu lại không thích". Tôi vội vã nói thầm lời xin lỗi cụ. Trong khi đó, người chủ nhà vẫn lộ vẻ thắc mắc bất an.

> - A nh Phong này ....

> Tôi buột miệng định kể cho anh chủ nhà biết sự tao ngộ ly kỳ giữa tôi và bà cụ của anh, nhưng vội nín bặt khi thoáng thấy ánh mắt can ngăn của bà cụ trong bức hình.

> - Gì thế anh? , người chủ nhà vội hỏi.

> Tôi bèn tìm lời khỏa lấp:

> - Tôi nghĩ là có thể một lúc nào đó anh đã thay bức hình và quên bẵng đi. Với tuổi tác bọn mình bây giờ, làm trước quên sau là chuyện thường.

> Người chủ nhà lịch sự gật đầu đồng ý, nhưng có vẻ không tin tưởng lắm vào lời giải thích.

> Những người khách Việt giữ đúng truyền thống giờ cao su đang lục tục kéo đến, và chúng tôi đành bỏ dở câu chuyện để đi chào đón mọi người. Lợi dụng lúc đông người lu bu, tôi chuẩn bị chuồn êm sau khi đã nhờ một người bạn chuyển lời cáo lỗi của tôi tới chủ nhà, viện cớ là bỗng dưng tôi không thấy khỏe. Quả thật là tôi bắt đầu cảm thấy rờn rợn mỗi khi nhìn lên bàn thờ và chạm phải ánh mắt tinh nghịch của người trong ảnh. Không dám nhìn thẳng vào bức ảnh, tôi thầm nói lời từ biệt với cụ và lẳng lặng lách mình ra cổng. Không ngoái cổ nhìn lại, tôi cắm đầu rảo bước như bay đến chỗ đậu xe. Trong tiếng gió thoảng của một chiều cuối thu, mường tượng như có ai nói khẽ vào tai tôi hai tiếng: "Chào cậu".



Trần Văn Lương

Back to top
« Last Edit: 27. Nov 2010 , 21:58 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #87 - 06. Dec 2010 , 00:11
 
Trước khi đi Xóm Chiếu TB check mail  thấy câu chuyện này hay nên dán vào cho cả nhà xem , xem xong nhớ đi ngủ ngon nhen. sleepy008

Những cơ hội trong đời.


Cùng các thầy cô, các bạn bè thân hữu,

Tôi xin kể lại một câu chuyện thật có thể thấy xảy ra rất thường xuyên ở xứ Hoa Kỳ. Một đêm mưa gió đầy trời cuối thu của năm 1890, một đôi vợ chồng già nọ bước vào sảnh đường rộng lớn của một đại khách sạn, hai ông bà bước đến quầy tiếp tân để ghi tên lấy một phòng trọ. Người quản lý khách sạn ái ngại nói với hai vợ chồng này:

- Chúng tôi rất lấy làm hối tiếc, tất cả các phòng ngủ của khách sạn đều đã được đặt hết vào tối hôm nay vì chúng tôi có một cuộc tiếp tân lớn của một đoàn thể suốt trong tuần lễ này. Nếu như là lúc bình thường thì tôi rất sẵn lòng đưa ông bà sang nghỉ tại những khách sạn của những đồng nghiệp của chúng tôi ở ngay khu vực gần đây nhất. Thế nhưng trong một đêm mưa to gió lớn như thế này mà lại phiền nhiễu quí khách như vậy thì thật tế tôi không an tâm chút nào cả. Tôi xin đề nghị quí khách cứ tạm cư ngụ tại phòng nghĩ ngơi của tôi. Tuy rằng phòng này không sang trọng như những phòng khách hạng nhất nhưng tôi xin bảo đảm với hai vị là phòng ngủ này rất tươm tất, có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ và nhất là đúng tiêu chuẩn phòng ngủ của những khách sạn hảo hạng trong thành phố Philadelphia nầy. Tối hôm nay tôi trực đêm cho nên tôi chỉ cần nghĩ lưng trong phòng nghĩ ngơi nhân viên là đủ rồi.

Trước lời đề nghị hợp tình hợp lý và thái độ thành khẩn của người quản lý khách sạn, hai vợ chồng ông khách vui vẻ chấp nhận đề nghị này. Họ ngỏ lời cảm ơn người quản lý tốt bụng và sau đó hai ông bà đã ngủ lại một đêm an lành trong phòng nghĩ của viên quản lý.

Ngày hôm sau, đôi vợ chồng già nầy thu dọn hành lý và đến quầy tiếp tân để thanh toán tiền phòng. Người quản lý đã có mặt tại đó với bộ mặt tươi tỉnh. Ông ta nhận lấy chìa khóa phòng và ngỏ lời với hai vợ chồng người khách:

- Ông bà ngủ tại phòng nghĩ ngơi của tôi chứ không phải phòng ngủ của khách sạn cho nên chúng tôi không dám nhận tiền của ông bà. Hy vọng là ông bà đã có một đêm yên nghỉ ngon giấc.

Ông khách già tỏ ý hài lòng với cung cách đối xử lễ độ của ông quản lý khách sạn nên đã nói lời khen ngợi:

- Ông quả thật là một mẫu người quản lý mà tất cả những ông chủ khách sạn trên thế giới này đều mong được dịp cộng tác. Không chừng một này nào đó tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn lớn tại New York.

Ba năm sau, vào một buổi sáng mùa đông, ông quản lý khách sạn nhận được một lá thư bảo đảm từ bưu điện. Người viết bức thư kể lại câu chuyện hai vợ chồng ông khách già đã trú ngụ trong đêm mưa gió và đã được sự tiếp đãi nồng hậu của ông quản lý này. Trong bức thư còn kèm theo một thiệp mời và một vé xe lửa khứ hồi hạng nhất từ Philadelphia đến New York. Thiệp mời ngỏ ý mời ông ta đến New York chơi một chuyến để hai vợ chồng già năm xưa có dịp thù tiếp ông.

Ông quản lý khách sạn nể lời nên đã sắp xếp đến New York một chuyện. Tại thành phố lớn nhất thế giới này, ông quản lý đã dò theo sự hướng dẫn trong thiệp mời để đến ngay góc đường 5th Ave and 34th street để gặp vợ chồng người khách năm xưa. Ngay tại góc đường này là phòng tiếp tân choáng ngợp của một khách sạn cực kỳ sang trọng mới vừa dựng bảng khai trương. Ông khách năm xưa xuất hiện với bộ quần áo sang trọng bậc nhất đã vỗ vai vị quản lý vừa cười vừa nói:

- Ba năm trước, tôi đã nói tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn và sẽ đặt dưới quyền điều hành của ông, không biết ông còn nhớ không?

Ông quản lý há hốc mồm không nói lên lời:

- Ông là ai? Tại sao ông lại chọn tôi? Chẳng hay ông có kèm theo điều kiện gì cho chức vụ điều hành này không?

Ông khách già mỉm cười nói:

- Tôi tên là William Waldorf Astor, tôi mời ông đến đây để cai quản lấy khách sạn này mà không có một điều kiện nào khác cả. Tôi đã từng nói, ông chính là một mẫu người quản trị lý tưởng mà tất cả mọi người chủ khách sạn trên đời này đều mong có dịp được hợp tác cùng.

Khách sạn vừa mới khai trương đó là khách sạn Waldorf gồm có 450 phòng ngủ và hơn 1000 nhân viên phục vụ vào năm 1893 đã kết nối với khách sạn Astoria kế cận khai trương vào năm 1897 để trở thành tổ hợp khách sạn Waldorf-Astoria đã là một ngôi khách sạn lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Còn ông William Waldorf Astor là một tỉ phú có rất nhiều bất động sản tại New York mà về thứ hạng thì chỉ đứng sau dòng họ Rockefeller một chút mà thôi. Sau nầy khách sạn Waldorf-Astoria đổi địa chỉ sang 301 Park Ave, còn vị trí đầu tiên tại góc đường 5th Ave và 34th Street được đập phá để xây dựng thành Empire State Building. Ngày nay khách sạn Waldort-Astoria tượng trưng cho những sự sang trọng bậc nhất của thành phố New York. Khách sạn này là nơi cư ngụ của hầu hết những vị nguyên thủ quốc gia đến thăm xứ Hoa Kỳ. Các bạn HH chúng ta nếu có dịp viếng thăm NYC cũng nên book khách sạn này ở một đêm cho biết mùi thế giới trưởng giả. (chị Hoàng anh Nhơn ở gần đó hôm nào canh me "on sale" vào ở thử trước rồi viết bài báo cáo cho tui này biết với, website của khách sạn:

http://www.newyorkcityluxuryhotels.com/waldorf-astoria-hotel-new-york.shtml?adwi...)

Bạn có biết người quản lý trong câu chuyện trên đây là ai không? Ông ta là George C. Boldt, người đã có công đưa tên tuổi của gia đình Waldorf lên ngôi vị hoàng đế khách sạn trên thế giới. Song song với việc điều hành hệ thống khách sạn Waldorf-Astoria, ông cũng là chủ nhân của một hệ thống khách sạn nổi tiếng khác mà chính bản thân ông cũng là một trọc phú của nước Mỹ. Có thể bạn chưa từng nghe qua tên của ông, nhưng tôi tin chắc bạn đã từng ăn qua một loại sốt của ông điều chế, đó là loại salad dressing đặc biệt có tên là Thousand Islands.

Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy phảng phất trong đó có hình ảnh của một câu chuyện thần thoại với khuôn mẫu "ở hiền gặp lành". Đúng vậy, anh chàng George Boldt đã gặp phải quí nhân là vợ chồng của một nhà triệu phú, thế nhưng nếu ở cương vị của một người quản lý khác không có nhiệt tình đặc biệt như ông thì chắc chắn chúng ta đã không có câu chuyện thần thoại trên đây.

Trên thế gian, trong mỗi một phút giây đều có hàng ngàn hàng vạn nhân duyên đang lướt qua bên người chúng ta mà mỗi một nhân duyên đó đều có thể đưa đẩy vận mạng con người lên đến một đỉnh cao chót vót (hoặc đáy vực vô cùng), bạn đừng nên bỏ sót bất kỳ một mối nhân duyên với bất kỳ một người nào, cũng đừng sơ xuất trước một cơ hội nào để có thể giúp đỡ kẻ khác. Ta hãy cố gắng học hỏi để có một sự nồng nàn, nhiệt tình đối với mọi người, mọi sự việc thì có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành "quí nhân" cho chính bản thân của chúng ta. Người ta nói rằng xứ Hoa Kỳ là một nơi chốn của cơ hội, điều đó đúng cho những người không buông bỏ một cơ hội nào cả, phải không quí vị.

Chúc tất cả bạn bè, thân hữu của "PH đây mà" hưởng một ngày lễ Tạ Ơn bình yên.

Đây là Phạm Huê của AH71

Ghi chú: Câu chuyện trên đây đã được trích dịch từ nguồn website:

http://www.snopes.com/glurge/waldorf.asp
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #88 - 06. Dec 2010 , 21:02
 

Khi Mùa Giáng Sinh Đến…


Nguyễn Thị Thanh Dương


Đã tới giờ đi ngủ, tôi dắt cu Bí lên giường. Tôi nằm cạnh nó, vỗ nhẹ vào lưng và kể một câu chuyện thần tiên giản dị, nhưng mãi nó vẫn chưa ngủ, còn quay ra hỏi tôi:
-  Bố sắp về chưa mẹ?
-  Lúc chiều bố đã nói chuyện phone với con là một tuần nữa bố sẽ về rồi mà.
Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn ngủ, cu Bí giơ cả hai bàn tay lên, xòe đủ muời ngón nhỏ xíu ra truớc mặt tôi rồi hỏi:
-  Một tuần nữa là mấy ngày? Mẹ đếm đi..
Tôi đếm từng ngón tay của Bí:
-         Đây này, 1,2,3,4,5,6,7. Tới ngày này bố sẽ về.
Cu Bí reo lên:
-         Con thích qúa, Bố về với mẹ, vói con để đi mua Christmas tree nhé?
-         Đúng vậy, mùa lễ Gíang Sinh này chúng ta sẽ có một cây Christmas tree đẹp ơi là đẹp như những năm truớc. Bây gìơ con hãy ngủ đi nhé.
Thằng bé sung suớng mỉm cuời và khép mắt lại. Tôi tin rằng một giấc mơ đẹp đang đến với nó. Nhưng ngay trong giây phút này một giấc mơ buồn của tuổi thơ tôi hiện ra, khi vừa rồi tôi nhìn thấy con tôi xòe những ngón tay để đếm từng ngày đợi mong bố về sau một chuyến công tác xa nhà…

*   *   *
Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh mơ hồ, không theo thứ tự, kể từ khi tôi lên 7 tuổi, tôi thấy bố mẹ tôi thường xuyên cãi nhau và có khi đánh nhau, mẹ ném một cái gì đó vào bố và bố cũng ném lại vào mẹ. Những lúc đó tôi sợ hãi khóc ré lên, nhưng mặc cho tôi gào khóc bố mẹ vẫn tiếp tục cãi nhau. Một lần, khi thấy tôi khóc mẹ đã tức giận tát túi bụi vào mặt tôi, làm tôi sợ hãi thêm và nín khóc ngay, từ đó trở đi tôi không dám khóc nữa, mỗi lần bố mẹ bắt đầu to tiếng thì tôi len lén chui vào closet, đóng cửa lại, tôi tìm thấy nơi đó một sự trú ẩn bình an. Có hôm tôi ngủ quên trong đó, có hôm tôi chờ đợi sự im ắng thì chui ra, hoặc bố hoặc mẹ đã ra khỏi nhà. Tôi đã biết tự lo cho chính mình, mở tủ lạnh tìm đồ ăn, là một vài miếng cheese khô hay cái hotdog đã mở bọc nằm lăn lóc trong góc tủ. Vì sau trận cãi nhau chẳng ai ngó ngàng đến tôi, tôi cũng biết thân phận chẳng dám kêu réo hay đòi hỏi gì.
Rồi một ngày tôi thức dậy thì biết mình mất mẹ, bố tôi ngồi thừ người ở ghế. Mẹ tôi đã ra đi và bỏ tôi ở lại như một trong các món đồ cũ mẹ không cần dùng.
Bố tôi nói dửng dưng như thông báo một chuyện vừa xảy ra ở nhà hàng xóm:
-         Mẹ đi rồi, từ nay con ở với bố.
Tôi oà lên khóc, có lẽ vì sợ hãi cô đơn hơn là thương nhớ mẹ, tôi rất it khi nhận được sự chiều chuộng âu yếm nơi mẹ, thì giờ chính của mẹ ở nhà là uống bia, uống rượu như bố, rồi mẹ ngủ vùi hoặc đi ra ngoài vui chơi hay đánh bài bạc. Những bữa ăn của tôi thường là những lát bánh mì, gà chiên sẵn mua ở tiệm hay hotdog. Đôi khi bố mẹ vui vẻ tôi được dẫn đi ăn nhà hang, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì được thấy bố mẹ thân thiện và được ăn đồ nóng sốt ngon lành. Tôi từng cầu mong những giây phút hạnh phúc đó kéo dài vô tận, nhưng thực tế thì quá ngắn ngủi, tôi không hiểu sao mới hôm qua họ còn cười nói, ôm hôn nhau, hôm sau họ đã cãi nhau, chửi nhau đầy vẻ hận thù. Tôi đã mong tôi lớn mau để hỏi bố hỏi mẹ điều này.
Bố để mặc tôi khóc một lúc rồi gắt:
-         Thôi nín đi, đừng làm bố sốt ruột lên đây.
-         Tại sao mẹ bỏ đi? rồi mẹ ở nhà ai?
-         Bố không biết! bố tôi trả lời cụt ngủn và lạnh lùng.
Tôi tưởng mẹ đi mấy ngày rồi trở về như vài lần trước, nhưng bố đã nói:
-         Mẹ không bao giờ trở về đâu, bố sẽ gởi con cho baby sit để bố còn đi làm.
Từ ngày mẹ đi, không còn ai để cãi nhau nên thì giờ của bố chỉ để uống rượu bia, hết uống với bạn bè ngoài đường về đến nhà lại uống. Tôi không chui vào closet để trốn nữa mà chỉ ngồi ru rú trong phòng coi ti vi một mình.
Bố gởi tôi cho một gia đình Việt nam, sáng trước khi đi làm bố mang tôi đến, chiều về làm ghé vào đón tôi. Bác Kha trai làm việc cùng hãng với bố, bác Kha gái ở nhà trông con, họ có một đứa con gái bằng tuổi tôi tên Linh. Chính ở nơi đây tôi được ăn những bữa cơm ngon lành, được hưởng lây không khí gia đình ấm cúng, hai vợ chồng bác Kha không cãi nhau như bố mẹ tôi nên cái Linh ngạc nhiên khi nghe tôi kể phải trốn vào closet.
Vài tháng trôi qua, tôi thực sự yêu thích ngôi nhà êm ấm của bác Kha, nhưng một đôi lần bố không đón tôi đúng hẹn, bác Kha trai đã về đến nhà ăn xong bữa cơm chiều mà bố vẫn chưa đến, tôi đã thấy khi bác Kha trai về, nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên, khi ấy Linh quên tôi, nó nhảy nhót lên lòng bố, kể chuỵện nọ kia, bác Kha gái vừa dọn cơm vừa nói chuyện vói chồng. Tôi như người thừa, bị bỏ rơi, cảm thấy tủi thân và ganh tị với Linh, chỉ mong mau chóng rời khỏi đây, dù chỉ là về nhà với bố ăn một cái bánh mì nguội kẹp hotdog và uống một ly sữa là xong bữa ăn chiều thường lệ.
Bố thường xuyên đón tôi trễ, tôi càng ngày càng mặc cảm, tủi thân với gia đình bác Kha, mỗi buổi chiều tôi đều ngó ra cửa sổ mong đợi bóng dáng bố đang từ ngoài sân bước vào, tôi vui khi thấy bố, tôi thất vọng khi bóng chiều ngả màu tối mà bố chưa đến. Thế là tôi lỉnh vào phòng trong vờ coi tivi để khỏi trông thấy cảnh Linh đang hưởng hạnh phúc bên bố mẹ nó.
Bác Kha gái hay nói với tôi như đùa và như thật:
-         Bố cháu có bồ rồi, bố quên đón cháu rồi.
Tôi đã nhìn bác Kha với vẻ tức giận, bố có bồ chỉ là một ý nghĩ bố đang gần gũi một người nào đó, chứ tôi chẳng hiểu “bồ”  là gì cả. Tôi không muốn tin điều bác Kha nói là sự thật.
Tôi hay khóc thút thít mỗi khi bố đón tôi trễ, đó là một sự phản đối, sự trách móc duy nhất tôi có thể làm, vì nếu tôi nói lên một điều gì đó sẽ bị cắt ngang ngay bằng lời gắt gỏng của bố, cho đến khi ăn xong bữa tối với bố ai về phòng nấy tôi lại khóc tiếp trong đống chăn gối quấn quanh tôi và ngủ thiếp đi.
Dù nhà bác Kha vẫn có những bữa cơm trưa ngon lành, vẫn là cảnh gia đình ấm cúng, nhưng tôi biết những cảnh đó không thuộc về tôi, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ đứng bên ngoài, tôi càng ngày càng ganh ghét với Linh, tôi không thích đến nhà bác Kha nữa, dù ở nhà tôi cũng có gì vui đâu!
Một chiều đi làm về, bố sửa soạn quần áo của bố và tôi vào hai cái valy. Tôi lẩn quẩn bên chân bố và luôn miệng hỏi:
-         Chúng ta sẽ đi xa hở bố?
-         Ừ, chúng ta sẽ về Texas thăm bà nội và cô Nga.
Tôi ngạc nhiên lẫn tò mò:
-        Con không biết là mình có bà nội và cô Nga, con tưởng rằng trên cõi đời này nhà mình chỉ có bố, mẹ và con.
Bố tôi cười buồn:

-       Ai cũng có họ hàng gần xa chứ, con có cả ông bà ngoại, nhưng họ đã từ bỏ mẹ con, nên họ chẳng bao giờ biết đến con đâu, còn bên nội con có bà nội và cô Nga, nhưng bố ít khi về thăm họ. Thôi, mai bố sẽ đưa con về.
Đêm ấy tôi đã ngủ vói một giấc mơ thật đẹp, hai bố con tôi về một vùng đất xa xôi nào đó bên Texas, tôi sẽ có bà nội có cô Nga, mọi người sẽ sống gần nhau chắc là vui lắm. Dù tôi đã mơ thế, nhưng lần đầu gặp bà nội và cô Nga tôi vẫn rụt rè xa lạ.Tôi luôn nắm lấy áo bố hay bàn tay bố trong khi bà và cô quấn quýt hỏi han bố đủ thứ, rồi bà và cô đều khóc, không biết họ hờn trách hay sung sướng khi gặp bố?
Xong bà nội ôm tôi vào lòng, bà ngắm nghía, vuốt ve từng lọn tóc, từng bàn tay tôi, bà bảo tôi con gái mà giống cha cao ráo. Bà hôn lên má tôi, tôi cảm nhận được tình thương bà dành cho tôi, cả cô Nga cũng thế, cô trìu mến chăm sóc tôi, nên tôi bớt thấy xa lạ và quen dần với họ.
Hai ngày sau, tôi thấy bố sắp quần áo vào valy, tôi lo âu hỏi:
-         Chúng ta lại về chốn cũ hở bố?
-         Chỉ mình bố về thôi, con ở lại đây.
Tôi càng lo sợ hơn, tôi nói mà sắp khóc:
-         Bố đừng đi, con muốn ở với bố.
-         Bà nội và cô Nga thương con, con đừng sợ. Bố khuyên tôi thế.
-         Nhưng con không muốn xa bố. Tại sao chúng ta không sống như thế này mãi?
-         Bố phải về đi làm để có tiền nuôi con chứ.
Bà nội tôi nước mắt ràn rụa cầm lấy tay bố tôi:
-         Con cuả con mới 7 tuổi còn bé bỏng, nó đã không có mẹ chỉ còn cha thôi, hãy vì nó mà ở lại, công việc lao động của con ở đâu mà chẳng có, mấy năm nay mẹ cũng không được gần con, đừng đi đâu nữa.
Cô Nga cũng khóc theo và nói:
-         Anh hãy ở lại đây, mẹ và em sẽ đỡ đần anh để cùng lo cho cháu.
Nhưng những giọt nước mắt chẳng làm bố tôi thay đổi. Mới 2 ngày ở với bà và cô, dù tôi đang cảm thấy thân thương, nhưng bố vẫn là người gần tôi nhất. Tôi đã quen thuộc với bố từng lúc vui buồn, những lần giận dữ, từng câu nói giọng cười, từng bữa ăn ngon hiếm hoi, từng ngày dài bị bỏ đói.
Tôi vui khi ở với bà nội, cô Nga, nhưng tôi vẫn không muốn xa bố, hình như tình máu mủ ruột thịt làm tôi hiểu bố là người thân nhất, là nơi tôi cần nương tựa nhất. Tôi ôm chầm lấy bố gào lên:
-         Con không cho bố đi! Con không cho bố đi!
Bố hất mạnh tay tôi ra, tôi ngã lăn quay trên nền nhà. Bố thương hại đỡ tôi dậy, giọng dịu lại:
-         Rồi bố sẽ về thăm con, bố hứa sẽ về thăm con.
Tôi nghẹn ngào hỏi:
-         Bao giờ bố về?
Bố nhìn lên tờ lịch trên tường:
-         Bây giờ là tháng Mười, hai tháng nữa bố sẽ về, vào ngày Christmas, con chịu không?
Tôi đã xoè tất cả những ngón tay của mình ra và hỏi:
-         Hai tháng là bao nhiêu ngày? Có lâu không? Con sẽ đếm bằng những ngón tay này…
-         Là 60 ngày, mau lắm con. Bố sẽ mang về một Christmas tree để trang hoàng cho con xem, con thích Christmas tree lắm mà.
Mỗi mùa Giáng Sinh đã qua tôi đều say mê thích thú khi được ngắm những cây thông trang hoàng rực rỡ trong những cửa tiệm hay trên đường phố, đôi mắt trẻ thơ của tôi đã mở to ra như muốn mang tất cả những hình ảnh lung linh huyền diệu đó vào trong tâm hồn. Với đầu óc còn non nớt nhưng tôi vẫn cảm biết hình như tôi chưa bao giờ có một cây Giáng Sinh trong nhà khi mùa lễ đến.
Tôi vừa chùi nước mắt vừa mỉm cười hi vọng:
-         Bố nhớ nhé, rồi chúng ta sẽ có một cây Christmas, con sẽ phụ bố để treo đèn. Bố ơi, có phải là đêm Giáng Sinh, ông già Noen sẽ chui từ ống khói để vào nhà và cho quà trẻ con, để dưới gốc cây thông không?
-         Có đấy, nhưng bây giờ con phải ngoan để cho bố đi.
Tôi lại chùi nước mắt lần nữa để cho bố vui lòng, vì lời hứa hẹn trở về của bố vào mùa lễ Giáng Sinh với cây thông xinh đẹp.
-         Vâng, bố xem này, con không khóc nữa đâu.
Vậy mà chỉ mười phút sau, khi bố vừa xách valy đi ra cửa, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng và sợ hãi trở lại, tôi chạy theo bố, nước mắt lại rơi ra:
-         Bố ơi!
-         Vào nhà với bà nội đi. Bố tôi gắt
-         60 ngày nữa bố về nhé?
-         Ừ, bố hứa rồi mà.
Tôi vẫn không muốn rời bố:
-         Nhưng…. nhưng…. nếu bố quên, làm sao con nhắc bố được? Bố cho con số điện thoại của bố đi…..
Bị níu kéo bố tôi bực mình đặt valy xuống đất, rút túi xé một mảnh giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết vội vài con số rồi đưa cho tôi:
-         Số điện thoại đây, thôi để bố đi.
Tôi nắm chặt tờ giấy như nắm chặt một báu vật, làm như tờ giấy mất thì tôi mất luôn cả bố. Bà nội đã ôm tôi, cả hai bà cháu đều khóc.
Tối hôm ấy tôi hỏi bà nội: Bây giờ bố về đến nhà chưa? Bà nói rồi, là tôi len lén vào phòng, đóng cửa lại. Cầm phone lên tôi bấm đủ các số bố đã ghi trên mảnh giấy, với lòng rạo rực được nghe thấy bố nói, nhưng không ai trả lời, cõi lòng mơ hồ thất vọng, tôi nghĩ là bố đang trên đường trở về nhà hay bố đang ngủ nên không biết là tôi đã gọi.
Ngày mỗi ngày tôi đều lén vào phòng gọi phone cho bố, nhưng chẳng lần nào được gặp bố, tôi xấu hổ, sợ bà nội và vợ chồng cô Nga đọc thấy nỗi lòng mong đợi của tôi, tôi là đứa trẻ mỏng manh, yếu đuối, không đủ kiên nhẫn chờ đợi 60 ngày sau bố sẽ trở về.
Ngày nào tôi cũng hỏi bà nội còn bao nhiêu ngày nữa là Christmas, hình ảnh bố về với cây thông làm tôi náo nức.
Cho đến ngày cuối cùng thì cõi lòng tôi tan nát như một cái ly thuỷ tinh vừa bị đánh rơi trên nền gạch. Bố không về như đã hứa, chỉ có cây thông của vợ chồng cô Nga, cây thông to đẹp, được trang hoàng đủ màu sắc nhưng vẫn không làm tôi vui, tôi cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi.
Tôi vẫn muốn liên lạc được với bố, để nghe bố nói hay giải thích tại sao, miễn là tôi vẫn cảm thấy bố đang ở bên cạnh tôi. Tôi sợ mình đã không biết cách gọi phone, cuối cùng tôi đưa mảnh giấy ra nhờ bà nội và vợ chồng cô Nga gọi giùm, vẫn biệt tăm biệt tích, không biết bố ở đâu!
Bà nội thở dài:
-         Cháu ơi, chắc bố cháu bận làm việc đấy. Thôi đừng gọi nữa, không Christmas này thì Christmas sau bố sẽ về.
Lòng tôi đã bớt náo nức chờ mong vì mùa sau xa xôi quá, 60 ngày qua tôi đã chờ đợi biết bao lâu! Tôi cũng không xoè cả hai bàn tay ra để đếm nữa, dù trong lòng vẫn hi vọng vào lời ước đoán của bà, nhưng mảnh giấy mà bố tôi xé vội để ghi số điện thoại, tôi vẫn giữ kỹ, vẫn tin đó là nhịp cầu duy nhất để nối liền tôi với bố, để tôi có thể gặp bố.
Chẳng phải chỉ mình tôi mong bố về mà bà nội và cô Nga cũng mong. Nhưng đứa con hư của bà nội chẳng bao giờ trở về, mấy năm trời biệt tăm biệt tích, bà nội mới nhận được tin bố từ một người tình khác của bố, họ báo tin bố tôi đã chết vì trúng gió, họ chỉ nói đơn giản thế.
Năm ấy tôi mới 10 tuổi, về sau tôi càng lớn càng biết nhiều về bố do bà nội và cô Nga kể lại.
Bà nội chỉ có hai người con là bố và cô Nga, vì bố là con trai nên bà nội rất cưng chiều, bố chẳng lo học hành, chỉ rong chơi cho tới lớn, rượu chè, cờ bạc và bồ bịch với đủ hạng người. Bố ăn ở với một cô gái dân chơi bụi đời, bà nội ngăn cản không được, đành chịu thua số mệnh, bố mang người yêu đi sống ở một phương trời khác và từ đó chẳng hề liên lạc với bà nội cho tới ngày mang tôi về.
Tôi quả là một đứa trẻ bất hạnh khi có cả cha lẫn mẹ đều hư hỏng, nhưng tôi may mắn có bà nội và vợ chồng cô Nga.
Tôi đã xé nát mảnh giấy năm xưa có ghi số điện thoại của bố, mảnh giấy tôi đã giữ kỹ suốt 3 năm trời. Đó chỉ là một sự lừa dối khủng khiếp và tàn nhẫn, những con số đó không có thật, do bố bịa đặt ra, những lời hứa hẹn ngon ngọt chỉ để làm xiêu lòng một đứa trẻ lên 7, để bố được thoải mái ra đi, sống theo con đường của mình.
Theo lời chỉ dạy của bà nội, của vợ chồng cô Nga, tôi đã chăm chỉ học hành. Tôi nhận thấy đây là mái ấm gia đình của tôi, vợ chồng cô Nga đã liên tiếp có 2 đứa con, dù chúng cách tuổi tôi khá xa, nhưng chúng tôi vẫn thương yêu gắn bó nhau như chị em ruột. Mỗi khi rảnh tôi hay ôm bà nội, thủ thỉ:
-         Bà ơi, sau này cháu sẽ đi làm nuôi bà, cháu sẽ làm ra nhiều tiền để cho bà sung sướng.
Bà nội vuốt đầu tôi, âu yếm:
-         Bà chỉ mong mỗi một điều được thấy cháu ăn học nên người, không hư hỏng như bố cháu, thì chết bà cũng vui.
Bà đã đạt được ước nguyện đó và còn chứng kiến ngày tôi lên xe hoa với một người chồng hiền lành tử tế, anh đến với tôi bằng tình yêu và được cả gia đình tôi hài lòng tin tưởng, Bà nội tôi từ trần khi con tôi vừa một tuổi, trên gương mặt bà giây phút cuối còn hiện lên vẻ thanh thản mãn nguyện.
                                       *   *  *   *   *   *
Cây thông tươi xanh được trang hoàng thật đẹp, những đèn đủ màu sắc, những sợi dây kim tuyến lấp lánh, và những tấm thiệp hớn hở treo đầy cành. Vợ chồng tôi đều thích chưng cây thông tươi vào mỗi mùa lễ Giáng Sinh, như mang cả thiên nhiên vào căn nhà ấm cúng khi ngoài trời gió lạnh đầy. Có lẽ đây là cây Christmas mà thuở lên 7 tôi đã mong mỏi đợi chờ nơi bố, thì bây giờ tôi mang niềm vui và hạnh phúc đó cho con tôi, những gì mà khi xưa tôi không có, tôi đều bù đắp cho con nhiều lên.
Con tôi đâu hiểu rằng nó đang sống giùm tôi một quãng đời tuổi thơ thiếu thốn và mơ ước khát khao.
Đêm Chúa Giáng Sinh, hai vợ chồng và con tôi quây quần bên gốc cây thông để mở những gói quà xinh đẹp, Tôi đọc thấy trong mắt con tôi cả một khoảng trời xanh ngây thơ và hạnh phúc, lòng tôi rạt rào niềm vui, niềm hãnh diện.
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên quá khứ của tôi, không phải để oán trách bố mẹ, mà để thương cho những cảnh ngộ trẻ thơ như tôi. Có biết bao đứa trẻ đã bị ghẻ lạnh, bị bỏ rơi trong những ngày lễ tết cuối năm đầy màu sắc tươi vui và nhộn nhịp này!!
Khi treo những cánh thiệp mang đầy lời cầu chúc, lời ước nguyện tốt lành trên cành cây Christmas, tôi đã nghĩ đến chúng.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #89 - 22. Dec 2010 , 23:53
 



TÌNH LƠ ...

Tác giả : NGUYỄN NGỌC TƯ


...


    
Lâu rồi , má tôi có đi coi phim Công lý báo thù người ta chiếu đằng sân đình . Dượng Bảy (lúc chưa phải là dượng Bảy) bữa đó cũng coi chung , ngồi kế bên má , gần cái phông vải lớn . Coi hát thì chỗ này là ngon lành nhất , nhìn đào kép rõ , mụt ruồi giả của họ bị rớt , hoặc áo vua rách mình cũng thấy , nhưng đây là chiếu bóng , cái phim từ đầu tới cuối chỉ ca hát với đánh nhau . Cứ mỗi lần nhân vật ra đòn là má tôi né , thấy máu má tôi che mắt kêu trời , tới cảnh mấy con trăn rắn lớn bò tới thì khán giả đều sụt lùi ngã rạp sắp lớp lên nhau la ré . Má tôi sợ tới quên trời đất , dúi mặt vô lưng người thanh niên lạ hoắc bên cạnh , tức dượng Bảy . Khi phim gần hết , nam nữ chính múa hát ứ ư thì dượng Bảy đã chính thức chạm vào ngón tay út của má .
     Hết phim má tôi để lại một cái lông ngỗng :"Em là cháu ông xã Nghiệp" , rồi chìm mất vào dòng người . Năm bữa sau , dượng Bảy (lúc đó sắp là dượng Bảy) nhờ một người bạn của ông ngoại tới nhà . Bữa đó má tôi chở mía đi lò đường để ép , dì Bảy ở nhà nấu cơm . Bạn già của ông ngoại khều dượng Bảy hỏi :"Mày thương đứa đó hả ?". Dượng ngó cái người thấp thoáng trong bếp , thấy cái eo thon , đuôi tóc dài , gương mặt nhỏ nhắn xinh xẻo , môi lúc nào cũng nhoẻn cười , dượng tưởng người quen liền gật đầu . Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có người chị sinh đôi , tức là má tôi . Hai người giống nhau đến mức khó mà phân biệt được , nên đã nhiều người há hốc :"Ủa , mới thấy con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp giờ sao nó làm cỏ ở nhà rồi ?". Dượng Bảy cũng cầm khay rượu há hốc , hết nhìn cô chị rồi tới cô em . Bẽ bàng . Lỡ làng .

moclan pansytim moclan

   
   - Cô không phải người tôi thương .
     Dượng Bảy phũ phàng nói thẳng trong một tối say mèm , say đến nỗi thay vì chỉ thẳng dì Bảy thì dượng dứ dứ vô cái gối . Dì Bảy mắc cười quá , khẽ khều sườn chồng nhỏ nhẻ :"Em bên này nè anh" . "Tôi nhớ em từ bữa đi coi chiếu bóng tới giờ ...", dượng nói sau khi day lại ôm dì , sau khi cầm ngón út của dì nắn mãi . Dì kệ , để tay mình ở đó , mặt héo lòng hon , phải như bình thường dì đã thanh minh giòn giã :"Đây Bảy à nghen , con Bảy , không phải Sáu ...". Nhưng dì biết nói gì cũng muộn , người nhầm lẫn là chồng dì , tối đó đúng tối tân hôn .
     Bữa sau ra vườn đắp mấy bọng đìa , hồn vía để đâu mà dượng xắn lưỡi vá vô chân , máu chảy đầm đìa . Dì Bảy bứt lá chuối non nhai nghiến ngấu đắp lên vết thương của dượng , máu trôi bã chuối này dì đắp ngay bã chuối khác , miệng không hay chát . Dượng lắc đầu nói :"Cô không phải người tôi thương , người ta kia thấy máu trên phim còn không dám nhìn"...
     Hôm gặt , dì đẩy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn , mồ hôi này chưa khô , mồ hôi kia lại tươm bê bết , lúc ăn cơm dượng ngồi gần nhăn mặt , cô không phải người tôi thương , đàn bà gì đâu mà chua lè , người ta kia thơm phức như múi mít ...
     Năm sau vợ chồng cãi nhau , bữa đó chồng có rượu nói ngang , tức quá vợ đá vô ống quyển của dượng rồi té chạy . Chồng rượt sát đằng sau . Lọt qua cây quao che khuất tầm nhìn , vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại , hỏi lớn :"Dượng Bảy , cầm chổi chà chạy đâu gấp vậy ?" . Chồng tưởng chị vợ tới chơi , khựng lại sượng trân :"À tôi ... tôi đuổi mấy con gà ..." rồi mời vợ vô nhà , rót nước cho vợ uống , hỏi vợ đói bụng không để chồng nấu cơm . Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng , ngó dượng chổng mông thổi lửa , mắc cười nhưng buồn quá , không cười được . Tối đó chồng chắc lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím , chồng nói :"Cô không phải người tôi thương , người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ" ...
     Năm sau dì sinh con gái đầu lòng , tóc rụng xơ xác , dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trải nói "cô không phải người tôi thương , người ta kia tóc nắm một vốc , mướt rượt" ...
     "Cô không phải là người tôi thương" , sau này dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này , mỗi khi say . Mà nghề thợ mộc cất nhà của dượng thiếu gì dịp say . Dỡ gỗ , nhậu . Lên đòn dông, nhậu . Lợp nhà , nhậu . Nhưng say nhất là về đám giỗ bên vợ , phải ngượng ngập gặp chị vợ lúc này cũng đã có chồng , phải nhớ lại mùi tóc , làn da , ngón tay nhỏ xíu nóng rẫy năm xưa . Nhưng đáp lại cái câu tạt mặt vô duyên vô dùng là một cái nhoẻn cười , cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại :"Chắc không à ?" , mà dượng có lần dõng dạc nói chắc , dì vặn ngay :"Vậy sao hồi hôm ôm tui ?". Dượng Bảy không biết trả lời sao , đành ngoẹo đầu ngáy o o .
     Có lần dượng đi đám giỗ ba bữa chưa về , dì lấy tờ giấy vẽ bản đồ nhà mình , vẽ sông Cái Tàu cong cong ẹo ẹo qua rạch Giồng Ông , vẽ chòm cây trâm bầu dưới bến , vẽ cái nhà có bàn ông Thiên đằng trước , ghi chú rõ ràng "Nhà Hai Hiệp" . Trâm bầu thì dì viết chữ "trâm bầu", không thôi người ta nói đó là so đũa sao . Xong dì sai con đem tờ giấy cho dượng . Đi te te về , dượng nạt :"Ý cô nói tui đi nhậu không biết đường về nhà hả ? Cô sâu cay hết biết . Thiệt là ... cô không phải người tôi thương , người ta kia mủ mỉ thật thà"...

moclan pansytim moclan


     Ba mươi năm sau , dượng Bảy đột quỵ . Chân yếu , miệng méo , xãi lai nằm một chỗ , mỗi khi dì dìu đỡ vào nhà tắm , giặt khăn với nước ấm lau khắp người , thay quần áo cho , dượng mắc cỡ quá nói câu gì đó , dì Bảy phiên dịch là :"Cô đâu phải người tôi thương . Người ta kia kín đáo , ý tứ tới cái tên còn không dám nói thẳng ra ...". Dượng nghe chảy nước mắt . Dì hết hồn , hớt hải nhắn xuống xóm Rãy kêu má tôi qua , để an ủi tinh thần dượng .
     Bữa đó nhá nhem , đèn đỏ ối , dượng Bảy nhìn má tôi rồi ngơ ngác ngó quanh tìm dì , rướn cái cổ lên dượng nói từng chữ lục cà lục cục :"Chị không phải người tôi thương ..."




Back to top
« Last Edit: 23. Dec 2010 , 00:50 by Pham_Kieu_Lieu »  
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #90 - 25. Dec 2010 , 10:38
 
Mời các bạn đọc lại một chuyện cũ nhưng  có thật, chỉ xảy ra ở Mỹ
Bạn Có Biết Tôi Là Ai không?

Đây là một chuyện rất đáng đọc!
Đài Phát Thanh America FM đang truyền thanh một phần của chương trình “Có Ai Đang Nghe Không?” sáng nay.

Câu hỏi đầu tiên là: Hôm nay qúy vị có truyện nào đáng kể trong tiết mục “Có biết tôi là ai không?” thường lệ không?

Một phụ nữ gọi vào nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trai chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana , bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.

Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?” Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”

Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hói khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?

Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ? Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người  trước họ được”

Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiêm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: Ông biết tôi là ai không” Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ (bởi vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi). Mà ông có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh chiến trường Việt Nam . Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Chào ông bà!

Chuyện chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Một quốc gia thật tuyệt vời phải không? Hay là gì? Với quý vị đọc được chuyện này, đây là chuyện có thật và tên của nhà hàng là: Sir Scott’ Oasis Steakhouse , 204 W. Main, Manhattan , MT. 59741 .

Nếu Quý Vị đến đây, xin ngả mũ chào, và thưởng thức một đĩa steak, thưởng cô tiếp viên. Hãy chuyển cho nhau tin này! Chúng ta không bao giờ quên kẻ phản bội đất nước chúng ta. 

MERY XMAS & HAPPY NEW YEAR !!!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #91 - 25. Dec 2010 , 12:41
 
Món quà


Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng hai từ ngày xửa ngày xưa...Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học. Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.
Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.
Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.
- Chào cháu, có chuyện gì vậy?
Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.
- Cháu không thể nói gì với ta sao?
Giọng chàng trai đẫm nước mắt:
- Cháu yêu...
A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:
- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.
- Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.
- Ta có thể.
Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:
- Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...
Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...
- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.
- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.
- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.
- Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?
Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:
- Chào con.
Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:
- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.
oOo
Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.
Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
- Chúng con chào cha.
- Chào hai con.
Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...
oOo
Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
- Con chào cha!
Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
- Chào con.
- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
- Để làm gì?
- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?
oOo
Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.
Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?
oOo
Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi "Ông ội ơi..." thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
Ông sợ. Phải, ông sợ...
Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.
oOo
Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.
Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
- Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.
- Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.

NGUYÊN HƯƠNG

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #92 - 11. Jan 2011 , 23:36
 
Dù không được khoẻ, nhưng MD thấy trong này nói đến cô bé LVD thật xinh, rồi nhắc đền HNC, ruộng rau muống sao ma thân thương quen thuộc quá, post đại vào đây nha, đọc trước khi đi ngủ, rồi ngủ không được vì nhớ về kỹ niệm xin đừng rầy nha  Mời đọc chơi cho vui


Công Tử Vượt Biên             
Lê Như Đức   1/11/2001
Sàigòn, vào những năm 1977, 78, nếu có ai lỡ lời nói hai chữ vượt biên thì mọi người đều e dè,sợ sệt. Chỉ cần lỡ lời vài ba câu có dính líu đến hai chữ vượt biên là có thể cải tạo mút mùa. Vậy mà y lại có cái biệt danh thật là ngộ nghĩnh và hết sức ngang tàng: Công tử vượt biên.
Tôi biết y rất rành, rành hơn bất cứ người bạn thân thiết nào của y, là vì một lý do rất đơn giản. Nhà tôi là chỗ trú chân đầu tiên của y mỗi lần vựơt biên thất bại, trốn về Sàigòn chờ móc nối chuyến kế. Mỗi lần như vậy, nhiệm vụ của tôi là đạp xe tới nhà y báo cho gia đình chuyến đi lại thất bại, cần thêm tiền chi tiêu và không quên nhắn thêm câu: "ba má, tìm cho con mối khác".
Mỗi lần thất bại như vậy, tôi lại càng thấy rõ sự trưởng thành và quyết tâm của y. Bẩy lần vượt biên không làm y nản chí mà trái lại càng làm y thêm kinh nghiệm và mưu lược hơn. Trong cuộc đời tôi, y là người bạn tôi mến phục và học hỏi được nhiều nhất. Người bạn mà có lẽ khó kiếm được trong lúc sống dưới chế độ mà "cái cột đèn nếu có chân nó cũng vượt biên". Tôi không biết được tình bạn ngày xưa đối xử giữa Bá-Nha và Tử-Kỳ như thế nào. Riêng tôi, lúc nào khi nghĩ tới y tôi đều nhủ thầm. Một trong những cái may mắn nhất trong đời tôi là được quen y. Tôi gặp y vào năm cuối cùng của trung học, trường Nguyễn Bá Tòng, Gia-định, lớp 12C1.
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên gặp y trong sân trường Nguyễn Bá Tòng. Y là học sinh duy nhất chuyển từ trường tư Lasan Taberd tới. Chúng tôi thì ngược lại, phần lớn chuyển từ trường công Hồ Ngọc Cẩn qua. Sáu chúng tôi, băng con nhà nghèo hiếu học, đang đứng chơi trước cửa lớp, thì thấy y. Y tuy tới một mình nhưng rất là tự nhiên và tự tin. Trong khi đó băng chúng tôi thì lại e dè, ngại ngùng khi đối mặt. Có lẽ là vì tại Tường, một người bạn trong đám chúng tôi khi thấy y, nói nhỏ:
"Cái thằng đó học sinh trường Tây. Ông già nó giầu có tiếng trong xóm tao đó. Chị tao ngày xưa làm thợ dệt cho nhà nó. Nó con út, số bọc điều. Giầu tiền xài không hết. Tao nghe nói nhà nó bị kiểm kê tài sản đến hai ba lượt rồi. Vậy mà nó vẫn phây phây như thường".
Minh, người học sinh giỏi nhất trong đám tôi nhìn Tường hỏi:
"Thế nó học cừ không?"
"Tao không biết. Nhưng mà mấy thằng Tây con chắc chẳng học hành gì đâu. Tối ngày đi chọc gái rồi mút xúc-cù-là."
Tôi nhìn y từ trên xuống dưới để cố tìm xem có chất xúc-cù-là trong người y như Tường nói không. Cảm tưởng đầu tiên của tôi về y là giữa hai chúng tôi là hai thái cực. Y dáng dong dỏng cao, mái tóc bồng bềnh, quăn tự nhiên. So với chiều cao của người Việt Nam, thì y bỏ xa. Tôi thì ngược lại. Bạn bè thường gọi là "Lùn Mã tử". Tóc tôi lại thưa, loại rễ tre, xỉa thẳng đứng lên trời. Y đẻ trong gia đình giầu có, nhà tôi thì lại thiếu ăn hàng ngày. Tôi con cả, y con út. Có lẽ chúng tôi chỉ có một điều giống nhau. Học tầm thường, chả có gì đặc biệt. Tôi nhủ thầm như vậy trước khi bước vào lớp học đầu tiên của niên khóa 1978-79.
Không những tôi lầm, mà cả Tường cũng lầm luôn. Sự học vấn và kiến thức của y làm ngạc nhiên không những chúng tôi mà cả thầy chủ nhiệm Vật Lý Nguyễn văn Lành. Tôi còn nhớ thầy có nói: "Em rất có khiếu về Vật lý. Sau này có cơ hội nhớ theo ngành này. Em nhé". Chỉ trong hai tuần lễ học, bọn chúng tôi phần lớn chuyển từ Hồ Ngọc Cẩn qua, đã phải bầu y nắm một chức vụ quan trọng nhất trong lớp, đó là trưởng ban học tập.
Sở dĩ chức này quan trọng là vì trưởng lớp do chi đoàn chỉ định, trưởng ban học tập do học sinh bầu. Trưởng ban học tập phải là tay cự phách. Nó đòi hỏi không những thầy cô tin yêu mà anh em nể phục. Trưởng lớp phải là chi đoàn hay cảm tình đoàn. Trưởng ban học tập không cần nhưng phải là tay chiến, dám đối mặt với cả thầy cô lẫn chi đoàn. Y không những không chi đoàn mà còn lại là thành phần chế độ bất dung- tư sản mại bản.
Có lẽ y chiếm được hết cảm tình của lớp chúng tôi qua cách đối xử đặc biệt đầu tiên với cô giáo Hóa-Học Nguyễn thị Hoàng-Hoa, phó chủ nhiệm lớp. Sau một tuần lễ học, cô khảo bài bốn học sinh trong lớp. Tất cả đều không thuộc bài. Cô tức giận đỏ mặt, hét ầm ầm. Cả lớp im lặng. Y bỗng nhiên đưa tay lên xin phát biểu. Cô gật đầu. Y nói:
"Thưa cô, chúng em không thuộc bài thật là không đúng. Nhưng thái độ của cô đối xử với chúng em cũng không được hoàn toàn đúng lắm".
Cả bọn chúng tôi đều trố mắt nhìn y như một con quái vật. Cô nổi tiếng là dữ nhất trường. Thầy giám hiệu cũng phải kiêng. Cô đẹp, giỏi, hơi lớn tuổi, chưa lập gia đình nên ... chẳng sợ ai. Tôi nhớ: mặt cô đang từ đỏ chuyển sang tái xanh. Cô vừa nói vừa thở:
"Em nói rõ tôi nghe chỗ nào tôi đối xử không đúng?"
Y ung dung trả lời:
"Chúng em không thuộc bài, cô la thì đúng nhưng không vì vậy mà cô tức giận, nhăn nhó. Cô sẽ mau già, đau tim, chết sớm. Chúng em không thuộc bài, cô có quyền la nhưng không có quyền tự hành hạ thân thể mình như vậy!!"
Cô nhìn y một lúc rồi không nhịn được phải phì cười. Cả lớp chúng tôi phá lên cười theo. Đời cô từ đó cũng thay đổi nhiều vì học được một nhân sinh quan mới từ y.
Y học giỏi không chỉ một vài môn mà đặc biệt ở tất cả các môn học. Từ Toán, Lý, Hóa, cho đến Luận văn, Anh văn, Sinh vật, và cả ...Chính trị nữa. Thầy Khải dân tập kết, chuyên dậy môn Chính Trị học, có lần ngạc nhiên hỏi: "Kiến thức em về bác Hồ thật là uyên bác. Có nhiều chuyện về bác không hiểu em đọc từ đâu mà thầy cũng chưa từng nghe tới bao giờ".
Sau này, Tường có kể tôi nghe y nói y lấy những lời nói của những danh nhân và lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới rồi cứ việc sửa George Washington, Charles De Gaule.... thành Giặc Hồ nói.
Không mời mà y tự nhiên coi như đã nhập vào băng chúng tôi. Không những thế mà thái độ y như đứng đầu băng chỉ huy anh em. Minh ức lắm. Vì y bị giáng chức, xuống thứ hai. Minh có biệt danh là đại tướng vì tên họ là Dương văn Minh. Một trong những đại tướng có quyết định rất lớn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt-nam. Phạm Tất Đồng tự thủ tướng đứng thứ ba. Kế tới là Tường Kiếm Hiệp, Khánh Khổ, Sáu Luận và tôi "Lùn Mã Tử".
Chúng tôi thường gọi y là Công Tử. Sau vài lần vượt biên hụt, đổi thành Công Tử Vượt Biên. Biệt danh của Sáu Luận sau bị Công Tử đổi thành Luận Bò. Lần đầu nghe, tôi thích lắm vì nghĩ Công Tử giống tôi, cho sức học của tôi hơn nó. Công Tử giải thích: "Không đâu, nó vẫn hơn mày, nhưng tại nó cứ hay cãi bậy với tao. Nó biết sai vẫn cãi cối. Nên là con bò rừng."
Luận Bò hình như rất thích cái biệt danh này hơn. Được có tiếng hay tranh cãi với Công Tử là một vinh hạnh. Tôi buồn bã trở lại vị thứ bẩy của mình. Tuy đứng cuối trong nhóm nhưng vẫn là thứ bẩy của lớp. Tôi vẫn đứng trên nhiều người lắm, trên cả thằng chi đoàn trưởng lớp. Công Tử, dĩ nhiên đứng đầu lớp.
Một lần Tường Kiếm Hiệp khám phá ra trường Lê Văn Duyệt có một cô học sinh rất mi nhon, hay đạp xe ngang qua trường tôi đi học. Hôm đó cả bọn ở lại trễ chờ. Cô bé tuyệt vời, nhỏ nhắn, xinh đẹp thật vừa xứng với kích thước… của tôi.
Tôi đang ngây ngất ngắm thì bỗng Công Tử phán: "Con nhỏ này, tưởng gì chứ cho tao ba ngày là tao sẽ ẵm em đi học ngay." Cả bọn nhao lên, chửi bới um sùm. Công Tử nói: "Tụi bay dám cá không, nếu tao làm được thì từ đây sẽ là đại ca nhóm. Còn không, bao tụi mày một chầu. Đi đâu ăn cũng được." Chúng tôi đồng ý.
Ba ngày sau, Công Tử đạp xe chở nàng ngang qua trường chúng tôi. Tôi nhìn nàng ôm eo ếch của Công Tử thật tự nhiên và tình tứ !! Phải chi trong đời tôi được một lần đạp xe chở nàng đi học nhỉ? Từ đó tất cả đều phục tùng tuy rằng sau này khám phá ra cô bé là em họ của Công Tử !!
Chuyến vượt biên đầu tiên của Công Tử vào cuối tháng mười một năm đó. Chúng tôi được tin, hùn tiền, đãi Công Tử bữa tiệc cuối cùng tại vườn nhà Tường Kiếm Hiệp vào chiều thứ bẩy. Sở dĩ nhà Tường được chọn là vì ở cuối xóm dưới. Chung quanh nhà là ruộng rau muống. chúng tôi tha hồ nói năng phản động tới chế độ mà không sợ sự soi mói của mấy tên công an phường.
Căn nhà Tường nhỏ ba gian, vá víu bằng đủ mọi loại vật liệu kiếm được. Mái nửa lá nửa tôn, thỉnh thoảng chen vài viên ngói mẻ, vách chỗ gạch chỗ đất, có chỗ vá cả bằng miếng các tông bự. Tường sống với ba và chị. Ba Tường và Tường chuyên môn cắt, bó rau muống để chị Tường đem bán ngoài chợ nhỏ. Trước khi mất nước, chị Tường làm thợ dệt cho nhà Công Tử. Ba Tường phải kiêm luôn việc bán rau. Giữa nhà đặt một cái bàn nước cọc cạch, mấy cái ghế xiêu vẹo và hai tấm phản hai bên để ngủ và ngơi. Đặc biệt chung quanh vách nhà là những giá sách với đầy áp sách...kiếm hiệp. Bố con Tường mê đọc chuyện kiếm hiệp và ...cắt rau muống. Đặc biệt dù nghèo cũng không muớn, mà chỉ mua chuyện về đóng thành sách, trưng khắp nhà.
Hôm đó chúng tôi đãi công tử bằng một con gà luộc, một đĩa dồi chó và ba chai bia quốc doanh. Thủ Tướng nói phải cho công tử ăn món quê hương để suốt đời nhớ ...bọn Việt cộng!!
Công tử ở lại nhà Tường mãi tới đêm khuya để nói chuyện với ba Tường. Tôi tưởng họ đang bàn chuyện đất nước hoặc kinh tế thế giới. Sau nghe mới biết họ đang nói chuyện ...kiếm hiệp!!
Tối Chủ nhật hôm sau, công tử đáp chuyến xe lửa đi Nha-Trang rồi xuống ghe ra khơi. Ngày thứ hai kế là ngày dài nhất của bọn chúng tôi. Ngồi nhìn chỗ trống của Công Tử trong lớp, bọn chúng tôi lúc bồi hồi, lúc phập phồng, lúc lo lắng. Chúng tôi phải báo cáo láo với thầy Lành là công tử bị ốm nặng.
Qua sáng thứ năm, công tử lù lù bước vào lớp, cả bọn nửa buồn nửa vui. Buồn vì công tử đi chưa được, vui vì lại gặp được người mình ưa thích.
Giờ ra chơi, cả bọn bu lại hỏi. Công Tử kể:
"Tao xuống ghe nhỏ để ra ghe lớn. Đợi tới gần sáng chả thấy ghe mẹ gì mới biết bị lừa, nên về thăm tụi mày lại."
Tháng sau, Công Tử lại từ gĩa chúng tôi để đi Phan-Thiết. Mặc dù tài chánh eo hẹp, chúng tôi cũng cố gắng tổ chức lại một bữa tiệc tiễn tại vườn nhà Tường. Lần này thiếu món dồi vì nghe nói thịt chó ăn xui.
Hình như thịt gà cũng xui nên công tử lại trở về đi học lại. Hai lần sau đó, chúng tôi chỉ đãi uống chứ không ăn. Khánh Khổ than với tôi: "Khổ quá, công tử chưa tới Mỹ thì mình đã phải khai phá sản". Lúc nào y cũng có thể than khổ.
Lần thứ năm Công Tử đi ở Vũng-Tầu thì bị bắt và đưa vào Bình-Ba cải tạo lao động. Chúng tôi không thể giấu được trường mãi. Lúc đó thầy trò trong cả trường mới biết tới một nhân vật có biệt danh "Công Tử Vượt Biên".
Chi đoàn họp liên tục, phê bình, kiểm điểm sáng tối. Bọn chúng tôi thủ khẩu như bình. Huyền thoại về công tử được mọi người mọi lớp truyền tụng hơn cả huyền thoại về ...Hồ Chí Minh.
Mỹ-Ngọc, hoa khôi của trường tuyên bố sẵn sàng ra đi với công tử bất cứ lúc nào dù là đi ... kinh tế mới. Bích-Huyền, Bích-Ca, hoa hậu song sinh đều đồng ý cùng nâng một khăn, sửa một áo nếu công tử có... sức. Thầy chủ nhiệm bị giám hiệu gọi lên khiển trách vì để công tử nghỉ ốm nhiều mà không báo cáo. Cô Hồng-Hoa thỉnh thoảng trong lúc giảng bài đi xuống ngồi vào chỗ trống của Công Tử, đăm chiêu nghĩ ngợi thương nhớ về một người học trò ưu tú của mình.
Bốn tháng sau, bố mẹ Công Tử tìm được mối chạy năm cây vàng để công an thị xã Vũng-Tầu lén chở Công Tử về Sàigòn.
Sợ phường khóm gây rắc rối cho nhà mình, công tử tới nhà tôi trú ngụ vì bố tôi là tổ trưởng tổ dân phố có thể biết trước ngày nào phường khóm tới khám nhà.
Công Tử, tôi và đứa em kế chia nhau căn gác lửng cuối nhà. Căn gác nhỏ chỉ kê vừa hai cái bàn học và trải cái chiếu gai. Vậy mà Công Tử ở đó hơn nửa năm.
Trong năm đó công tử vượt biên hụt hai lần nữa. Lần sau nhờ có kinh nghiệm nên không bị tó. Tôi trở thành người đưa tin giữa công tử và gia đình. Mỗi lần sang nhà công tử nhắn tin, tôi đều ghé lại nhà Luận Bò để cho tin tới mọi người trong nhóm.
Đối diện nhà Luận có một bông hoa biết nói mà Luận theo đuổi từ hồi mặt mới mọc mụn. Luận thường tự hào gọi nàng là "Thiên hạ đệ nhất Niên".
Niên thường ngồi cạnh cửa sổ nhà để xếp hàng mà nhà Niên dệt mướn. Thỉnh thoảng cuồng chân, nàng đi dạo vài vòng trước nhà. Lúc nào Niên cũng mặc áo vàng in bông cúc nổi và quần xa tanh bóng đen. Tôi thắc mắc, Luận thật tình trả lời: "Hỏi công tử đó. Tao tốn cả đời theo đuổi không thành. Công tử chỉ nhập nhóm ca với em mấy ngày là em mê tít. Mẹ kiếp, giọng công tử Bắc kỳ the thé vậy mà mắt em cứ lim dim, phê giọng trầm và ấm !!".
Đó là lần đầu tiên tôi mới hiểu tại sao Luận hay so đo, ghen tương với công tử.
Niên dáng thanh và cao. Nếu mang guốc cao gót, tôi chắc Luận chỉ đứng tới tai Niên. Công tử đứng với Niên thật là xứng đôi, như Rồng với Phượng. Niên đứng với Luận như Phượng với ...Ngưu. Tôi chắc chính Luận cũng biết vậy. Khi tôi về là Luận vội chạy qua nhà Niên để cho tin và cũng để...chiêm người đẹp.
Chiều hôm ấy tôi cố tình nói chuyện về Luận rồi đưa đẩy tới Niên. Tôi có hỏi sao Công Tử không tìm cách liên lạc với Niên. Công tử trả lời:
"Mày nghĩ tao đang nghỉ hè hay sao mà thăm với viếng. Việt cộng biết chuyện giữa tao và Niên. Tao chắc nó bám Niên kỹ lắm. Nếu tao gặp Niên là sẽ gặp ...Bác ngay. Cuộc đời có những cái mình phải hiểu để sống. Số tao sinh ra là để vượt biên, đi Mỹ học, số Niên là ở đây ca hát ...xây dựng chủ nghĩa. Hai đường đi hai nẻo, phải dứt khoát thì mới làm được cái mình muốn".
Rồi công tử kể tôi nghe chuyện tình với Niên. Câu chuyện tình đầy tính chất ...xã hội chủ nghĩa.
Mùa hè năm trước, tất cả các học sinh trong phường phải đăng ký sinh hoạt đoàn thể. Như thường lệ công tử ra trình diện trễ hai ngày. Tên Việt cộng ủy viên thanh niên thấy gai mắt, cho công tử đứng chờ chơi. Đang lúc đó thì Niên tới phàn nàn là tổ ca của nàng thiếu Nam, chỉ toàn mấy em gái choai choai mười hai mười ba thôi. Công tử kể: "Tên ủy viên nghe xong, sực nhớ tới tao, nó đưa hàm răng vàng ố, ám khói thuốc lào ra cười hô hố chỉ tao nói: "Đồng chí xung phong vô tổ ca ngồi kia kìa". Tao đứng dậy tính phản đối, thấy Niên quay qua nhìn, tao gật đầu ngay."
Cũng như mọi chàng trai đất Việt, lần đầu tiên gặp người đẹp, công tử bỡ ngỡ nói một câu hết sức ...lãng mạn cách mạng. "Dân Việt nam ăn toàn bo bo không, sao lại có người như Niên, xinh đẹp như vậy". Niên đỏ mặt, đổi đề tài, hỏi nhà Công Tử ở chỗ nào trong phường để nàng biết, tới gọi đi họp khi cần. Công tử kể tiếp: "Tao chỉ nhà, Niên không tin nói nhà tao chỉ đến bà chị kế tao là hết. Tao nói ông gìa anh mới nhận anh làm con nuôi tối qua."
Hôm sau Niên đi hỏi dò sự thật trong xóm mới biết công tử là con út trong nhà, ít khi ra đường nên phần lớn mọi người không biết tới. Gặp công tử, Niên hỏi: "Anh làm gì mà tối ngày cứ ru rú ở trong nhà không?". Công tử đáp: "Tại chưa gặp Niên nên không muốn ra ngoài, bây giờ thì lúc nào cũng nằm ngoài đường."
Từ đó phường 7, quận Phú-Nhuận có chuyện tình để mọi người kháo cho qua những tháng ngày vô vị dưới chế độ ba khoan. Khoan sống, khoan hưởng và khoan yêu. Họ nhìn Công Tử và Niên để ước sao cho cuộc tình được êm đẹp và thành tựu. Hình như Công Tử và Niên cũng thấy. Họ lúc nào cũng quyến luyến và ước mơ.
Mùa hè chấm dứt, chị phụ trách sinh hoạt phường, tổ ca, Quách thị Cẩm-Niên đặt bút phê vào sổ sinh hoạt của Công Tử: tiên tiến vượt chỉ tiêu. Tên ủy viên thanh niên phường gầm gừ phản đối ngầm.
Một ngày cuối đông năm 1979, công tử đưa tiền cho đứa em gái tôi dặn ra chợ Phú-Nhuận mua sôi và thịt vịt. Hôm đó nhà chúng tôi được thưởng thức một món mà mọi người ưa thích. Tôi có linh cảm xa nhau thật nhiều. Tối hôm đó công tử nói: "Bố mẹ tao đóng tiền bán chính thức xong rồi. Ngày mai em họ tao tới đón tao xuống Rạch-Gía."
Công tử đưa tôi xem thẻ căn cước mới có tên Tầu là Lý Phu Trình. Tôi nói: "Công tử Vượt Biên giờ trở thành Cái Nị Dượt Piên". Chúng tôi cười nói nhiều tới khuya.
Ba tháng sau, không thấy tin tức gì của công tử, tôi ghé qua nhà hỏi. Bà mẹ Bắc-Kỳ, thật Việt Nam, thấy tôi bà ôm mừng khóc: "nó đã tới được Mã Lai rồi con ạ." Tôi từ gĩa vội để chạy qua nhà Luận báo tin.
Mọi lần thì khác, nhưng lần này vừa thấy chiếc xe đạp Mỹ mà công tử để lại cho tôi đậu trước nhà Luận, Niên có linh cảm tin mừng, chạy vội băng qua đường.
Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt Niên. Niên có gương mặt trái soan. Cặp mắt không to không nhỏ, rất đi đôi với khuôn mặt. Mũi Niên hơi cao, có sóng, không tẹt như mũi người Việt nam. Mái tóc dài ngang lưng, không dầy không thưa nhưng đen nhánh như hai hàng lông mi của nàng. Da Niên trắng tựa như người sinh đẻ ở Gia-Nã-Đại. Mái tóc đen dài, gương mặt trái soan, làn da trắng, chiếc áo vàng in hình bông cúc nổi, cái quần xa tanh bóng đen, những thứ ấy tương xứng, đối chọi làm Niên đã đẹp càng đẹp thêm. Không chỉ đẹp, dáng Niên cao cao trông sang và quyền qúi. Phải nói Niên là một kỳ công tuyệt mỹ của tạo hóa. Bây giờ tôi mới hiểu hết câu nói đầu tiên, ngớ ngẩn của Công Tử khi gặp Niên. "Dân Việt Nam ăn toàn bo bo không, sao lại có người như Niên, xinh đẹp như vậy."
Niên bước vào nhà Luận, căn nhà tự nhiên như sáng hẳn ra. Không hiểu từ mái tóc Niên hay từ thân thể Niên, cũng có thể từ sự tưởngtượng của tôi, tôi như thấy một mùi thơm ngọt dịu thoảng qua. Niên không để ý gì cả, chỉ hỏi vội: "Có tin gì của ảnh, chưa anh?" Tôi gật đầu đáp: "Tới Mã Lai rồi". Chưa đầy một phút sau, hai dòng nước mắt vui mừng đã chảy dài trên gương mặt xinh đẹp của Niên. Tôi cảm động cũng không cầm được nước mắt. Luận Bò cũng khóc. Chúng tôi nhìn nhau, khóc vui mừng thật dễ dàng.
Chín tháng sau tôi mới nhận được lá thư đầu tiên của Công Tử gửi từ một nơi có cái tên lạ hoắc của tiểu bang Texas. College Station.
Thủ tướng gật gù giải thích: "Thì đúng rồi, Công tử phải ở chỗ những người giỏi của nước Mỹ. College Station là chỗ của những người ít nhất phải có bằng Đại học ở." Chúng tôi đều nhất trí.
Tôi mang thư qua nhà công tử khoe. Hai ông bà nhìn tôi một lúc rồi khẽ nói:
"Hai bác có chuyện muốn nói với cháu. Trước khi nó đi, hai bác có đóng thêm một chỗ, phòng nếu đi không xong sẽ có mối khác cho nó. Lúc nó đi có nói nếu trót lọt thì để dành cho cháu để cám ơn gia đình cháu đã giúp nó. Tiền bác đã đóng rồi, lấy về cũng không được. Cháu về thưa với bố mẹ, rồi sang cho hai bác hay."
Trên đường về, tôi bàng hoàng như người bị say sóng. Bố tôi nghe xong nói: "Trời Phật thương gia đình mình rồi con ơi. Cơ hội ngàn vàng con đừng bỏ. Con phải đi để cứu các em con và cứu cả bố mẹ thoát khỏi chế độ cộng sản này.. Con đi bố chỉ mất chức... tổ trưởng là cùng. Chức cái quái gì, toàn là làm không công cho tụi nó không. Đã vậy chúng con phê bình bố là không quản lý tốt."
Hai tuần sau, tầu tôi cập bến Mã Lai. Tôi cũng được chuyển qua đảo Pulau Bidong như Công Tử.
Vì thuộc diện chờ nước Mỹ hốt rác nên tôi ở đảo gần hai năm. Sau khi bị từ chối bởi Úc, Pháp, Ý và Thụy Sĩ, tôi mới được Mỹ hốt. Tôi tới Houston vào cuối đông năm 82. Trời năm đó lạnh và u ám.
Công tử ra đón tôi ở phi trường. Vẫn phong thái và kiểu nói của năm xưa, tôi thấy trời đất chuyển ấm và sáng dần.
"Lùn Mã Tử, tao trốn mày gần nửa vòng trái đất, vậy mà mày cũng bám theo. Làm sao tao có thể dứt mày được đây?"
Tôi trả lời:
"Khánh Khổ nói số mày đẻ bọc điều, sinh ra để sống trong nhung lụa. Số tao với nó là số khổ, do đó tao phải bám sát mày. Chỉ cần một tí cái bọc điều của mày, là hưởng suốt đời không hết."
Đúng như đại tướng đoán trước, chương trình học bốn năm của đại học Mỹ, Công Tử chỉ tốn ba năm hơn. Tôi vào trường được hơn một năm, Công Tử tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và chuyển lên Fort Worth làm cho một hãng máy bay quốc phòng nổi tiếng.
Ngày tôi ra trường, Công Tử lái xe về mừng. Gặp tôi, Công Tử thành thật:
"Tao tính mua tặng mày một món quà thật lớn. Nhưng tuần sau tao xong Cao học, mày lại phải trả nợ, mua đồ mừng tao. Do đó đổi ý không mua gì cả. Mày mới ra trường chưa có nhiều tiền, chơi cái trò tư bản này không xong đâu."
Tôi có hỏi Công Tử có tiếp tục học lên Tiến Sĩ không? Công Tử trả lời:
"Phải ngưng một thời gian, ba má tao nói ngưng học, đi lấy vợ học mới...thông ra thêm. Ông bà cũng gìa rồi, tao tính về thăm một chuyến, tiện thể tính bề gia thất."
Ngập ngừng một lúc tôi mới nói Công Tử một điều mà tôi đã giấu hơn sáu năm nay:
"Niên đã lấy chồng lâu rồi, chắc giờ con cũng đã lớn."
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi thấy mặt Công Tử đổi sắc. Công Tử nhìn tôi một lúc như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi thôi, chỉ quay đi nhìn về một hướng xa xa.
Tôi hiểu Công Tử muốn hỏi gì nên khẽ đáp:"Luận Bò."

Houston, đầu Đông, năm 2000
Lê Như Đức







Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #93 - 12. Jan 2011 , 15:58
 
mydung wrote on 11. Jan 2011 , 23:36:
Dù không được khoẻ, nhưng MD thấy trong này nói đến cô bé LVD thật xinh, rồi nhắc đền HNC, ruộng rau muống sao ma thân thương quen thuộc quá, post đại vào đây nha, đọc trước khi đi ngủ, rồi ngủ không được vì nhớ về kỹ niệm xin đừng rầy nha  Mời đọc chơi cho vui



hihi, Cảm ơn Dung hoahong.gif  Khg biết chuyện thật hay khg, nhưng tác giả kể khéo lắm, rất hay  votay
Đầu câu chuyện My bật cười vì mới Noel năm kia có cô cháu ở cùng Texas với Dung sang đây chơi, tiết lộ chuyện ông anh ngày xưa cũng ma le đem "Cô Mỹ" đánh cá ăn gian với bạn  Grin
Dung ơi, My hay nghĩ đến Dung, mong bạn khoẻ ăn Tết cho vui nhé hoahong.gif


Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #94 - 14. Jan 2011 , 22:39
 

Một tấm gương


_ Minh Tạo_



Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.

Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo, cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không?

Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

- “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

Tôi hỏi tiếp:

- “Còn con có đi học không ?”

Thằng bé nói:

- “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.

Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

Có lần thằng bé hỏi tôi:

- “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”

Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.

Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa.

Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ. Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chổ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

TPB1Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.

Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha. Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi. Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”.
Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…

Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến. Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.

Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.


( Bài do Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )
Back to top
« Last Edit: 14. Jan 2011 , 22:40 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #95 - 18. Jan 2011 , 14:33
 



Chiếc xích  lô chở Muà Xuân



Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa. Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi ố Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay). “Cô muốn đi đâu?” Tân hỏi bằng tiếng Anh giọng rất chuẩn, rất Mỹ làm cô khách ngạc nhiên. Cô đặt mình lên xe thong thả nói:”Anh muốn chở tôi đi đâu cũng được. Chạy chậm chậm thôi nhé!” Tân hỏi lại: “Nghĩa là cô muốn mở một cuộc du lịch bỏ túi trong thành phố?” “Đúng!” Trước khi cho xe chuyển bánh, Tân nòi: “Cô chưa cho biết sẽ trả tôi bao nhiêu tiền. Chúng ta nên sòng phẳng dứt khoát trước khi bắt đầu.” Cô khách đáp: ”Tôi sẽ trả anh như đã trả cho những người trước anh.” “Nghĩa là...?” “Nghĩa là mỗi giờ tôi trả anh hai đô la.” “Cô trả vậy hơi nhiều đấy!” Cô khách nhắc lại câu hỏi của tôi khi nãy: “Nghĩa là...?” “Tôi tính cô một đô la một giờ thôi.” Cô khách một lần nữa tỏ ra ngạc nhiên nhưng không nói gì. Hôm qua cô trả cho anh xích lô đúng như giá anh ta đòi, thế mà khi trả tiền còn nằn nì xin thêm. Còn anh xích lô này thì lại xin bớt. Con người xứ sở này có vẻ phức tạp, khó hiểu thật. Tân từ từ đạp xe về phía chợ Bến Thành. Tới nơi, anh hỏi khách: ”Cô đã biết chợ Bến Thành này chưa?” Và không chờ khách khách trả lời, anh nói tiếp: “Đây là ngôi chợ lớn nhất của thành phố Saigon và có một bề dầy lịch sử.” Cô khách mỉm cười. Từ lúc lên xe tới giờ. Tân mới thấy khách cười: “Tôi biết. Hôm trước một người bạn Việt-Nam đã dẫn tôi vào trong chợ ăn món bún thịt nướng, lạ miệng và ngon lắm! Nhất là cái món nước “sốt” mặn mặn với ngọt ngọt và hơi cay. “Cô ăn được cả nước mắm?” “Cũng hơi... khó chịu một chút lúc đầu.” Thấy sự trao đổi nói năng có vẻ thân mật cởi mở, Tân hỏi: “Tôi hơi tò mò, xin lỗi trước. Cô tới Saigon du lịch hay làm việc?” “Tôi tới Saigon có chút việc riêng, tiện thể làm chuyến du lịch luôn.” “Cô tới đây lần đầu?” Khách khẽ gật và đôi mắt xanh biếc của cô chớp chớp. Bây giờ Tân mới có dịp quan sát người đẹp. Cô khoảng dưới ba mươi tuổi, thân hình thon thả dong dỏng cao bó gọn trong chiếc áo pull trắng và chiếc quần gin mầu xanh đậm. Mớ tóc vàng óng ả của cô chẩy dài buông xõa xuống cái lưng ong. Nước da cô trắng hồng mịn màng. Những sợi lông tơ trên hai cánh tay trần tròn lẳn gợi cảm. Tân cũng đã có dịp vuốt ve những cánh tay như thế, nhưng xa xôi lắm rồi. Theo sự nhận xét sơ khởi của tân thì nhan sắc cô nàng ở mức trung bình nhưng khá quyến rũ ố hình như cô có cái duyên ngầm của các cô gái phương Đông. “Cô mới từ Mỹ tới?” Tân hỏi. Khách khẽ gật. “Tôi đoán cô là người miền Đông nước Mỹ, Nếu không ở Washington DC. thì cũng bang nào vùng đó.” Lần này cô nàng ngoái hẳn mình về phía sau nhìn Tân: “Anh căn cứ vào đâu mà đoán tôi là người miền Đông?” Tân hóm hỉnh cười: “Giọng nói của cô và nhất là nước da của cô. Chỉ có những người sinh sống ở xứ lạnh mới có nước da trắng hồng như cô.” Tân nói nịnh thêm. “Đúng là nước da lý tưởng các cô gái mơ ước.” Cô khách càng thêm ngạc nhiên. Một anh đạp xích lô, tức thuộc giới lao động bình dân thất học, mà lại có vẻ hiểu biết những sự việc ngoài tấm mắt của anh ta. Rồi còn biết cả nịnh đầm ố món “võ” của bọn đàn ông có học. Cô cười nhẹ trả lời Tân: “Anh đoán giỏi đấy! Tôi sinh ra ở thành phố Charlotte bang North Carolina. Lớn lên đi học đi học và sống ở Washington DC.” Tới chợ bến Thành cô bảo anh ngừng xe để cô vào chợ mua một món gì đó. Cô hỏi anh có đợi được không. Anh gật đầu. Mươi phút sau cô trở ra trên tay cầm một cái gói bọc giấy nhỏ. “Bây giờ cô muốn tôi chở cô đi đâu?” “Tùy anh.” Tân suy nghĩ một chút: “Cô đã vào Chợ Lớn chưa?” “Hay đấy! Tôi nghe bạn bè nói Chợ Lớn là thành phố của người Hoa như ở Hồng Kông vậy. Nên đi coi cho biết.” “Cô đã đến Hồng Kông?” “Tôi đến đó hồi còn là con nhóc đi với bố mẹ.” Tân có vẻ ngập ngừng trước khi nói: “Xin lỗi, cô đã lập gia đình?” “Phải, tôi đã lập gia đình gần mười năm. Vợ chồng tôi có một con gái.” Nói xong, cô khẽ thở dài, mặt thoáng buồn, đôi mắt xanh biếc đăm đăm như nhìn vào cõi xa xăm mơ hồ nào đó. Tân thấy vậy không hỏi nữa. Anh lặng lẽ đạp xe trên đường Trần Hưng Đạo rộng dài, dưới trời nắng bắt đầu gay gắt. Những chiếc xe gắn máy của bọn trẻ gầm rú phóng vùn vụt, đôi lúc cô khách sợ hãi kêu lên vì tưởng nó đâm nhào vào mình. Từ đường Đồng Khánh, cô bỏ Tân ngừng xe trước một tiệm tạp hóa. Lúc trở ra cô khoe với Tân một vật nhỏ: ”Anh thấy đẹp đấy chứ?” Tân thốt lên: “Tưởng gì, cái này bên Mỹ đâu thiếu.” “Phải, bên Mỹ không thiếu, nhưng đây là thứ tôi mua ở Chợ Lớn Việt Nam làm kỷ niệm, đồng thời làm quà tặng con gái tôi.” Dứt lời cô khách lên xe ngồi, Tân đạp tiếp. Chợt cô quay lại hỏi Tân: “À, tôi quên hỏi anh. Sao anh biết thứ tôi vừa mua bên Mỹ có nhiều?” “Vì tôi đã ở bên đó và có mua nước tặng người yêu. Cái cô vừa mua là do người Tàu Chợ Lớn làm nhái theo đồ của Mỹ.” “Ồ, anh đã ở bên Mỹ?” “Đi du lịch hay du học?” “Tôi đi học.” Cô lại thốt lên tiếng kêu ngạc nhiên và nhắc lại: “Đi học? Thì ra anh sang Mỹ du học!” “Không phải! Tôi đi lính được tuyển sang Mỹ học lái máy bay. Tôi sang Mỹ với tư cách sinh viên sỹ quan Không Quân!” Cô khách người Mỹ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Cô có vẻ thích thú nghe những điều Tân nói. Cái con người lam lũ nghèo khổ đạp xích lô này đã từng là sỹ quan Không Quân và đã sang Mỹ học? Cô nửa tin nửa ngờ, dò đường: “Anh sống ở Mỹ lâu không? Bang nào nhỉ?” Tân đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Chiếc áo cũ mỏng mầu đen nhiều miếng vá anh mặc ướt đẫm mồ hôi. Tân cảm thấy bắt đầu mệt và khát nước. Chén xôi bắp nhỏ ăn từ sáng sớm, giờ đã tiêu hết. Anh trả lời khách không mấy hào hứng sốt sắng như lúc đầu: “Tôi học lái máy bay tại Pensacola bang Louisiana vào năm 1967. Thời gian huấn luyện khoảng năm rưỡi. Tới năm 1972 tôi lại có dịp đi tu nghiệp ở Texas hơn tám tháng.” “Anh còn nhớ tên khóa huấn luyện?” “Khóa 67A. Khóa này tôi được huấn luyện cùng với bọn Pilot Hải Quân Mỹ.” Sau khi thảng thốt kêu lên tiếng “ô”, cô ngưng hỏi và im lặng một lúc lâu. Tân cũng chẳng quan tâm đến sự im lặng của cô khách. Anh đang mải lo đối phó với những xe cộ chạy hỗn độn, vô trật tự trên đường phố. Chỉ cần sơ ý một chút, có thể gây ra tai nạn thương tích cho người ngồi trên xe. Hai bên lề đường Đồng Khánh, người người đi lại tấp nập. Hàng hóa của các tiệm bầy tràn ra cả lề đường. Rồi những gánh hàng quà rong, những xe bán nước ngọt, trái cây, tạo nên một cảnh hoạt náo vui mắt. Cô khách có lẽ vui lây với không khí nhộn nhịp này, nhất là nhìn những người đàn bà Hoa mặc những bộ quần áo mỏng, giản dị. Cô hỏi Tân: “Họ chắc không phải là người Việt?” “Vâng, họ là người Hoa. Thành phố này là thành phố của người Hoa dù dưới thời Việt Nam Cộng Hòa hay thời Cộng sản cai trị cũng vẫn thế. Khó mà thay đổi được họ!” “Không phải riêng nước anh. Ở bên Mỹ cũng vậy. Một thời gian nào đó, người Hoa sẽ cai trị thế giới.” Ngưng chút cô nói tiếp: “Cả về chính trị và kinh tế. Vì thời đại chúng ta, kinh tế đang chi phối thống lĩnh toàn cầu!” Tân cãi: “Tôi không đồng ý với cô. Người ta đã dùng kinh tế để làm cái roi cai trị, nhưng theo tôi nhất định Cộng sản sẽ thất bại cả về chính trị lẫn kinh tế.” “Tôi nghĩ với Cộng sản thì chỉ có thể dùng vũ lực.” “Dùng vũ lực, Mỹ đã thất bại ở Cuba trước đây. Chỉ có Cộng sản mới triệt được Cộng sản thôi. Sức tác động bên ngoài không đủ mạnh bằng sự tự hủy hoại từ bên trong.” Cả buổi trưa hôm đó, cô khách người Mỹ và anh xích lô đạp mải mê tranh luận về nhiều vấn đề thời sự, chính trị, học thuyết, triết lý, chiến tranh, hòa bình, cộng sản, tư bản... quên cả đường phố chật chội xe cộ chen lấn bừa bãi. Năm đó là năm 1985, thành phố Saigon còn nhiều xe đạp, xe gắn máy, ít xe hơi. Riêng anh đạp xích lô quên cả mệt và đói. Anh đang hào hứng. Đã lâu lắm anh không hề dám nói năng thảo luận với bất cứ ai những vấn đề húy kỵ trên. Nói với cô khác lạ này không sợ báo cáo, không sợ xuyên tạc, chụp mũ. Tân yên tâm tự nhủ mình như vậy nên anh “phát ngôn mạnh bạo xả ga”. Gần xế chiều, Tân đạp xích lô chở cô khách Mỹ về khách sạn Đại Lục. Bước xuống khỏi xe khách mới hỏi: “Nãy giờ tôi cứ thắc mắc mãi. Anh là sỹ quan Không Quân từng sang Mỹ học lái máy bay, sao lại... lại đi đạp xích lô?” Tân phì cười trước câu hỏi này. Đúng là một người Mỹ ngây ngô, chẳng biết gì về làn sóng đỏ đang tràn ngập tràn phá hủy hoại khốc liệt cả miền Nam. Anh trả lời: “Vì tôi bị Cộng sản bắt đi tù.” “À, ra thế!” “Anh bị tù có lâu không?” “Gần mười năm.” “Trời! Anh được tha lâu chưa?” “Mới sáu tháng.” “Ô là! Ở tù Cộng sản chắc là khổ lắm?” “Tất nhiên. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng sống thời Trung Cổ.” “Tại sao các anh không vùng lên phản kháng, chống đối? Dân tộc anh là một dân tộc có cả một lịch sử oai hùng về ý chí quật cường, về truyền thống tranh đấu...” Tân cười nửa miệng: “Đồng thời dân tộc tôi cũng có truyền thống nhẫn nhục chịu đựng gian khổ.” Cô khách người Mỹ mở bóp lấy hai tờ giấy năm đô la đưa cho Tân và hẹn sáng mai tới đón cô đi chơi tiếp. Tân cầm hai tờ giấy bạc ngần ngừ. Anh định đưa trả lại một tờ thì cô khách Mỹ đã bước vào trong khách sạn.

Sáng hôm sau đúng chín giờ, Tân đạp xe tới góc đường Lê Lợi ố Tự Do đã nhìn thấy cô khách đứng chờ. Cô giơ tay vẫy chào anh rồi bước lại ngồi lên xe. “Hôm nay cô muốn đi đâu?” “Đi đâu cũng được. Tôi muốn có nhiều thì giờ để trò chuyện với anh.” “Hôm qua cô trả tôi nhiều tiền quá. Công của tôi chỉ đáng nửa số tiền ấy thôi! Thế là hậu hĩnh lắm rồi. Hôm nay tôi sẽ đạp để trừ vào số tiền cô trả dư hôm qua.” Cô khách Mỹ chỉ cười và chớp chớp đôi mắt xanh biếc không có ý kiến gì, nhưng trong đầu cô nẩy một câu hỏi: sao lại có anh chàng gàn dở thế nhỉ? Đã nghèo khổ mà lại còn chê tiền? Còn Tân bây giờ mới nhìn thấy đôi mắt xanh mầu ngọc bích và trong sáng như mắt mèo đẹp tuyệt vời của cô. Trong đôi mắt ấy anh đọc thấy nhiều thứ lắm: hiền hòa, dịu dàng, nhân bản và cả nỗi đau tiềm tàng ẩn sâu. Đúng, đôi mắt là linh hồn của con người. Các cụ mình xưa nhận xét thật tài tình tinh vi. Xe chạy ra bờ sông Saigon trước khách sạn Majectic. Cô khách ngỏ ý muốn ngồi chơi nơi vườn hoa. Tân nói đùa: “Tuy ngồi chơi, tôi vẫn tính tiền cô theo giờ đạp xe đấy!” “Tốt thôi, không có gì đáng phải bàn cãi!” Để an toàn, khỏi lo lắng, Tân đặt chiếc xích lô ngay cạnh chỗ ghế ngồi và khóa bánh xe lại bằng dây xích. Anh nói với cô khách Mỹ: “Cho chắc ăn!” Cô khách cười: “Xe để sát bên cạnh anh, còn kẻ nào dám cả gan lấy cắp!” “Bần cùng sinh đạo tặc cô ạ! Dân Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ này. Mà bây giờ thì cả nước đều “bần cùng” nên bất cứ việc gì cũng có thể “sinh đạo tặc”. Họ không ăn cắp nữa mà là ăn cướp. Đã tới mức ăn cướp thì họ đâu còn sợ cái gì. Lão Lê-Nin nói đúng đấy, nếu mất, họ chỉ mất cái cùm thôi!”
Cả hai cùng cất tiếng cười vui vẻ. Bờ sông Saigon lúc nào cũng tụ tập đông người. Thấy khách ngoại quốc, bọn trẻ nhỏ chuyên bán những đồ lặt vặt rẻ tiền cho du khách, xúm lại vây quanh hai người mời mọc, gạ gẫm, nài nỉ. Chúng nói những câu tiếng Mỹ bồi ngây ngô ngộ nghĩnh. Rồi đám bán hàng rong xúm xít như ruồi bu. Tân khó chịu lắm, luôn tay xua đuổi thì bị mắng trả tục tĩu. Còn cô khách Mỹ cứ cười cười lấy làm vui thích hoạt cảnh này. Cô mua một gói đậu phụng rang cho mình, một gói cho Tân và mỗi người một chai côca -cola. Lâu lắm Tân mới uống lại thứ nước ngọt của “đế quốc Mỹ” này. Sao mà ngon ngọt đến thế. Mười mấy năm trời khi ở trong tù và cả lúc về ngoài đời anh chưa một lần được uống lại. Tiền ăn còn lo chưa nổi lấy đâu tiền uống côca -cola. Khi bóc gói đậu phụng, anh thất vọng. Nó đã bị hư từ lâu, nhưng người ta vẫn đem bán. Cô khách nói: “Nếu ở bên Mỹ, nhà sản xuất bị kiện sặc gạch đấy!” Vứt hai gói đậu phụng hư xuống sông xong, hai người ngồi nhìn trời đất. Một lúc lâu cô khách chợt hỏi: “Trong khi ở Mỹ, anh có quen thân người bạn Mỹ nào không?” “Có chứ! Bạn cùng khóa thì nhiều lắm, nhưng thân thiết thì chỉ một hai người.” “Anh còn nhớ tên?” “Nhớ chứ. Một anh tên là Tom Hamilton Một anh tên là Edward Carter. Không biết anh chàng này có họ hàng gì với lão Tổng Thống Jimmy Carter không!” Cô khách Mỹ nói nhanh: “Edward Carter! Anh có nhớ sai tên không? Anh ta người ra sao?” Tân vỗ vỗ trán như gọi những hình bóng cũ trở về: “Anh ta cao lớn hơn tôi một chút và cũng tuổi tôi, năm nay được ba mươi sáu tuổi. Anh em cùng khóa thường nói đùa nếu cái mũi tôi cao một chút, dài hơn một chút, và nước da trắng thì đúng là anh em sinh đôi với Edward Carter.” Cô khách Mỹ chăm chăm nhìn thẳng vào mặt Tân như quan sát, như dò xét. Rồi cô không giấu được một cái thở dài. Tân ngạc nhiên hỏi: “Sao, nếu tôi đoán không lầm thì có thể cô quen biết hoặc có họ hàng với anh chàng Edward Carter này.” Cô khách không trả lời. Cô lơ đãng nhìn sang phía bên kia bờ sông. Miệng cô lầm bầm mấy tiếng gì đó, Tân nghe không rõ. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn hút. “Anh hút thuốc gì mà có mùi khét thế?” Cô khách Mỹ hỏi. “Đây là thuốc rê. Thứ thuốc rẻ tiền nhất của người Việt Nam. Lúc ở trong tù, đối với chúng tôi thuốc này là loại quý đấy cô ạ! Chúng tôi còn hút cả lá chuối khô và rễ cây nữa kìa!” “Khổ cực vậy, thiếu thốn vậy mà các anh chịu đựng được để còn giữ được mạng sống trở về đời, tài thật!” “Không ai, kể cả chúng tôi cũng không tin là mình sống nổi. Nhưng như vừa nói với cô đấy. Dân tộc tôi có sức chịu đựng gian khổ, bền bỉ dẻo dai. Hơn trăm năm nay chưa lúc nào dân tộc sống trong thanh bình yên ổn, trong no ấm sung sướng. Chiến tranh cứ tiếp diễn liên miên, hết ngoại xâm lại tới nội chiến, rồi cả nước chịu ảnh tù đầy đói rách nhục nhã. Nếu như người Mỹ của cô thì ít ra cũng chết nửa nước.” “Sao anh không lái máy bay chạy ra ngoại quốc như một số người đã làm?” “Tôi còn cha mẹ già. Cha mẹ tôi nhất định không chịu rời bỏ quê hương. Biết rằng ở lại sẽ phải chịu cảnh tù đầy và có thể bị giết chết nữa, nhưng tôi không thể bỏ mặc cha mẹ. Hơn nữa tôi còn con nhỏ mới sinh.” “Bây giờ chắc con anh đã khá lớn. Thế còn vợ anh? Chị ấy vẫn một lòng đợi anh về? Tôi đọc sách báo thấy họ hết lời ca ngợi người đàn bà Á-Đông lúc nào cũng giữ trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng. Dù chồng chết, còn trẻ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con.” Tân lắc đầu thở dài, vứt mẩu thuốc xuống đất: “Tôi không có cái diễm phúc ấy. Sau khi tôi bị tù, vợ tôi để lại con cho cha mẹ tôi nuôi, đi lấy chồng khác.” “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý khơi lại sự đau buồn của anh. Nhưng tôi hơi tò mò, thế anh có oán hận người vợ không?” “Cô ấy còn trẻ nên phải lấy chồng khác, đó là sự thường, có gì mà oán hận. Chỉ có điều hơi buồn là cô ấy lấy kẻ thù của chúng tôi.” Đôi mắt xanh biếc của cô khách Mỹ chớp chớp. Cô có vẻ xúc động về chuyện riêng tư của Tân. “Còn cha mẹ anh?” Tới lượt Tân thở dài nuốt nước bọt như cố nén nỗi đau buồn xuống đáy lòng: “Cha mẹ tôi đều mất khi tôi còn ở trong tù!” Cô khách Mỹ kêu lên: “Thế còn đứa nhỏ?” “May mắn cho nó được ông bà ngoại thương xót đem về nuôi, mặc dù ông bà cũng rất nghèo khổ. Ít ra thì cũng còn có những đốm lửa trong đêm tối phải không? “.Và lần này chính Tân ngạc nhiên trố mắt nhìn cô khách Mỹ. Cô lấy khăn giấy chậm nước mắt. Cô khóc. Rồi cô đưa đôi mắt xanh biếc đẫm nước mắt nhìn Tân nói: “Tôi tên Jacqueline Hunter. Còn anh?” “Tôi là Tân, Đỗ Tân, cựu đại úy phi công Việt Nam Cộng Hòa. Rất hân hạnh được quen biết cô.” Sau một lúc suy nghĩ đắn đo, Jacqueline nói: “Anh có thể cho tôi địa chỉ để khi về Mỹ may ra tìm được mấy người bạn cũ của anh. Biết đâu họ chẳng hết lòng lo giúp đỡ can thiệp cho anh.” “Cám ơn Jacqueline. Tôi ở số nhà.... Hẻm... Đường.... Thành phố Saigon.” Họ còn ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Jacqueline co ý mới Tân đi dùng bữa trưa, nhưng anh từ chối, mặc dù bụng đang đói. Xuống xe cô móc bóp rút ra tờ giấy một trăm đô đưa Tân, nói: “Anh cầm lấy để chi dùng. Rất tiếc tôi không thể giúp anh hơn.” Tân từ chối ngay: “Cám ơn Jacqueline. Tôi cũng rất tiếc không thể nhận số tiền này. Tôi không muốn nhận một sự thương hại, hay một sự bố thí.” ”Không, đây là một tấm lòng. Anh hãy nhận lấy ở đây một tấm lòng.” Dứt lời Jacqueline nhét tờ giấy bạc một trăm đô vào tay Tân và bước nhanh vào trong khách sạn. Trước khi khuất hẳn, cô quay lại nói với Tân: “Tạm biệt Tân, người bạn mời quý mến của tôi.” Tân nhìn tờ giấy bạc một trăm đô nằm trong tay sững sờ. Một số tiền quá lớn và quá bất ngờ đối với anh. Chừng như định thần lại được, Tân phóng mình bước nhanh như chạy vào khách sạn, miệng gọi lớn: “Jacqueline! Jacqueline! Tôi không thể! Tôi không nhận số tiền này. Tôi xin trả lại cô!” Nhưng Jacqueline đã mất hút. Anh bảo vệ khách sạn thấy gã xích lô chạy xồng xộc vào trong khách sạn miệng la lối ầm ĩ liền chặn Tân lại, nói lớn, giọng hách dịch: Anh kia! Ra khỏi đây lập tức!” Tân giơ tờ giấy một trăm đô nói: “Tôi đưa tiền trả cô khách Mỹ!” “Cái gì?ạ Cô ta đánh rơi tiền à?” “Không, cô ấy trả tiền cuốc xe cho tôi một trăm đô, trong khi giá chỉ có năm đô.” Anh bảo vệ ngẩn người ra nói: “Lạ nhỉ? Đi cuốc xe có năm đô mà trả một trăm đô? Có khi là đô giả đấy! Đưa đây tôi coi nào!” Nhưng Tân không đưa làm anh bảo vệ khách sạn nổi giận: “Thôi, cút cha anh đi. Một trăm đô mà chê à? Anh đạp xe cả năm liệu có kiếm được nổi số tiền này không? Gặp con mụ Mỹ điên khùng vớ món bở thì hãy chuồn mau đi, không nó đổi ý ra đòi lại, thì chỉ có nước ăn cám, anh bạn ạ!” Tân cầm tờ giấy bạc một trăm đô chậm rãi bước ra khỏi khách sạn. Một trăm đô, đúng là số tiền không nhỏ, nhưng công sức của anh bỏ ra đâu có xứng đáng để nhận sồ tiền này. Thôi sáng mai tới trả cô ta vậy. Cả đêm đó Tân không ngủ được. Anh cứ trằn trọc “đánh vật” mãi với tờ giấy bạc một trăm đô. Tại sao lại có thể như thế nhỉ? Đi cuốc xe áng giá năm đô, cô ta trả một trăm đô. Chẳng lẽ là bạc giả như anh chàng bảo vệ khách sạn nói? Không! Nhất định không phải rồi! Cần gì cô ta phải làm cái việc lươn lẹo dối trá, Vậy tại sao cô ta trả cho mình cả một trăm đô? Thương hại? Bố thí? Một tấm lòng? Dù có là gì đi chăng nữa thì sáng mai cũng vẫn phải trả lại tiền cho cô ấy. Tân thở dài. Tắt đèn. Bật đèn. Vuốt ve ngắm nghía tờ giấy bạc một trăm đô. Tờ giấy mầu xanh lá cây như sáng rực trong đêm. Một trăm đô đâu có nhỏ. Có khác gì tiền từ trên trời rơi xuống. Nhưng nhất định ngày mai phải trả lại cô ta, cô Jacqueline quý hóa: Tôi rất trân trọng tấm lòng của cô nhưng tôi không thể nhận số tiền này. Chúng ta chỉ mới có hai ngày quen biết, đâu đã có ân tình nghĩa trọng gì. Cám ơn lòng tốt của cô. Cám ơn người đàn bà ở phương trời xa đến. Nghĩ tới những người cùng chung nòi giống sống quanh tôi, cô làm tôi thấy đau đớn tủi nhục. Hôm sau mới tám giờ sáng, Tân đã đạp xe tới chỗ cũ để đợi Jacqueline, mặc cho một người khách Tây phương đang vẫy tay gọi xe bên kia đường. Anh sốt ruột chờ, đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, thỉnh thoảng thọc tay vào túi quần để yên trí tờ giấy bạc một trăm đô vẫn còn nằm trong đó. Chín giờ đã tới. Rồi chín giờ mười phút. Chín giờ mười lăm phút. Không thấy bóng dáng Jacqueline đâu cả. Chín giờ hai mươi phút. Tân thấy anh bảo vệ khách sạn hôm qua bước lại phía anh. Chẳng lẽ tên này gặp mình kiếm cớ gây sự để đoạt tờ giấy một trăm đô? Tiền bạc làm con người mờ mắt dễ trở thành bất lương. Anh bảo vệ khách sạn tới bên Tân dừng lại và hỏi vẫn giọng hách dịch: “Có phải anh là người hôm qua chở cô khách Mỹ?” Tân gật. Anh ta đưa Tân một mảnh giấy:”Này cầm lấy! Thư của cô ta đấy!” Dứt lời anh ta bước về khách sạn. Thư là một mảnh giấy nhỏ có in tiêu đề khách sạn. Jacqueline viết bằng tiếng Anh: “Tân mến! Hôm nay tôi có việc bất thần phải đáp máy bay đi Hà Nội. Chúc vui khỏe. Hẹn gặp lại.” Cô ký tên một chữ tắt “J”.

2
Những ngày và cả những tháng sau đó Tân vẫn thường đậu xe góc đường Lê Lợi ố Tự Do có ý chờ người đẹp Mỹ Quốc bất thần xuất hiện. Anh biết vô vọng nhưng vẫn cứ mong, cứ đợi. Rồi Tân tự an ủi đó là một giấc mơ, một giấc mơ đẹp có thật và sẽ không bao giờ hiện ra lần nữa. Anh chợt nhớ hai câu thơ của nhà văn Duyên Anh mà anh được nghe trong trại tù: “Đời rất hiếm hoi lần Bụt hiện. Cho nên đoạn kết thảm vô cùng.” Đời mình chưa đến đoạn kết, nhưng đến nước này thì đúng là “thảm vô cùng” rồi, còn chờ còn mong gì nữa “lần Bụt hiện”. Rồi anh lại lẩn thẩn nghĩ tới bốn chữ “Hồn Bướm Mơ Tiên” ố tên một cuốn truyện của nhà văn Khái Hưng. Hồn Bướm Đỗ Tân đang mơ tới nàng tiên Jacqueline Hunter. Tiên đã về vùng đất Thiên đường của Hạ giới, còn bướm thì vẫn mơ màng nơi chốn địa ngục trần gian. Buổi tối, lúc ấy gần mười hai giờ đêm Tân mới về tới nhà. Hôm nay xui xẻo chỉ chạy được ba “cuốc” xe ngắn, vừa đủ tiền chi cho hai bữa ăn. Tới trước cửa nhà Tân thấy chị chủ nhà đứng ngay trước cửa có vẻ đợi anh. Tân hơi chột dạ. Hôm nay là ngày mùng năm đầu tháng nhưng anh vẫn chưa có tiền trả tiền thuê buồng. Bà ta đợi mình về để đòi đây. Số tiền Jacqueline cho anh đã tiêu hết, “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Tân định cất tiếng xin khất ít ngày thì chị chủ nhà đã tươi cười đưa anh một tờ giấy, nói: “Chú Tân có tin vui nè!” Tân cười nhạt: “Tin vui? Tôi làm gì có tin vui. Giỡn làm chi chị Tư?” Chị cho tôi nợ tiền thuê buồng mấy ngày nữa nghe!” Chị chủ nhà vẫn cười cười nói: “Tôi nói thiệt mà! Giấy gọi chú lên Tân Sơn Nhứt lãnh quà từ Mỹ gửi.” Tân sửng sốt: “Quà ở Mỹ gửi? Lạ nhỉ?” Từ ngày ra tù về Tân chưa hề nhận được một lá thư nào từ ngoại quốc gửi về, nói chi đến việc nhận quà! Anh có nghe tin cánh Không Quân bên Mỹ tổ chức quyên góp tiền bạc cứu trợ, nhưng chưa tới tay anh. Có lẽ vì anh chưa liên lạc được với họ. Tân khấp khởi mừng thầm yên trí đây là quà của “các bạn ta” gửi. Anh cầm tờ giấy báo tin vui bước vào nhà đến bên ngọn đèn điện vàng vọt yếu ớt. Chị chủ nhà bước theo sau luôn miệng hỏi: “Sao? Quà của ai gửi vậy?” Bỗng Tân đưa tay trái đặt lên ngực. Tim anh đập nhanh, dồn dập. Anh coi lại tờ giấy báo tin lần nữa Thật bất ngờ ngoài cả sức tưởng tượng của Tân. Người gửi quà là Jacqueline. Số quà nặng tới hai mươi ký. Ngày hôm sau Tân phải chạy vạy mới mượn được đủ tiền dự phỏng để đóng thuế. Tất nhiên trong số tiền này có cả tiền của chị chủ nhà. Chị cứ luôn miệng lẩm bẩm: “Trời đâu có phụ kẻ hiền lành.”

3
Washington DC. ngày... tháng... năm....

Tân thân mến,

Khi nhận được thư này tôi hy vọng Tân đã nhận được gói quà tôi gửi. Chắc Tân ngạc nhiên lắm? Những quần áo, vật dụng, radio, cassette không phải của mình tôi đâu mà còn là của một số bạn bè phi công cùng khóa với Tân gửi đấy! Khi ở Hà Nội về nước, tôi liền liên lạc ngay với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth ở Dallas nên có được một số địa chỉ các bạn đồng khóa với Tân. Biết tin anh họ mừng lắm. Sau khi nghe tôi kể hiện cảnh của anh, họ buồn rầu khổ sở và tức tốc hè nhau góp gửi cho anh một số tiền cũng như vật dụng quần áo. Về tiền được hơn một ngàn đô. Tôi đang tìm cách gửi sao cho sớm đến tay anh mà không bị mất. Tôi mong anh sẽ hài lòng về số quà tặng “đó là những tấm lòng của bạn bè” chứ không phải “sự thương hại hay bố thí” như một lần anh đã hiểu lầm. Sở dĩ chúng tôi gửi tiền và mua những món đồ cho anh là do một người bạn Việt Nam chỉ dẫn. Anh ta bảo những thứ này ở Việt Nam đang bán được giá cao. Bây giờ tôi xin nói một chút về tôi chắc anh sẵn lòng nghe? Tôi đến Việt Nam không phải để du lịch. Tôi đến Việt Nam với mục đích duy nhất tìm kiếm tung tích chồng tôi. Chồng tôi chính là Đại Úy Phi Công Edward Carter thuộc Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ, người học cùng khóa và là bạn thân của anh.” Coi tới đây Tân ngừng lại. Bất ngờ quá! Anh cố hình dung lại người bạn phi công cùng khóa Edward Carter. Sau khi mãn khóa về nước, Tân có thư từ qua lại với anh ta, nhưng chỉ được hai năm sau đó mất liên lạc. Anh nhớ mang máng là Edward Carter được thuyên chuyển tới Đệ Thất Hạm Đội ở Thái Bình Dương. Lúc học ở Mỹ, Tân và Edward Carter có nhiều kỷ niệm, nhất là những buổi cuối tuần được nghỉ đi kiếm bồ bịch, mải vui quá ngày phép, hai người bị kỷ luật. Tân thở dài. Mới đó đã mười mấy năm trôi qua. Tân coi tiếp thư: “Trong một phi vụ oanh tạc vùng Thanh Hóa, máy bay của chồng tôi bị bắn hạ. Anh được báo cáo mất tích.” Tân lại ngưng coi và đặt lá thư xuống cái bàn gỗ nhỏ cũ kỹ đặt nơi đầu giường. Anh chống tay lên cằm, suy nghĩ trong xúc động. Edward bị bắt sống hay bị chết? Nếu bị bắt sống thì nhất định Jacqueline đã biết tin, vì tất cả tù binh Mỹ đều bị nhốt trong “khách sạn Hilton ” ở Hà Nội. Tân cầm thư coi tiếp: “Tôi không tin thông báo của chính phủ. Bản danh sách quân nhân Mỹ mất tích còn quá dài. Tôi phải tự đi tìm chồng tôi vì tôi tin chồng tôi chưa chết. Chúng tôi mới lập gia đình có một đứa con gái. Khi chồng tôi mất tích nó được hai tuổi. Tôi đến Việt Nam lần vừa rồi là lần thứ hai. Lần trước tôi đến Hà Nội và đi nhiều nơi, kể cả Thanh Hóa. Mất hơn một tháng chẳng kiếm được tin tức gì. Một người bạn viết thư cho tôi biết ở Saigon có một “tuy-ô” cung cấp người Mỹ mất tích rất đáng tin cậy. Thế là chẳng cần đắn đo suy nghĩ, tôi vội vã book vé bay sang Việt Nam liền. Tôi đã bị lừa nhưng được gặp anh. Đúng như người bạn Mỹ của anh nhận xét. Nếu cái mũi cao thêm một chút, dài thêm một chút, và nước da trắng thì anh đúng là bản sao của chồng tôi. Sao lại có thể có hai người giống nhau như thế và sao lại có sự tình cờ gặp gỡ giữa tôi và anh như thế nhỉ? Hôm đầu tiên ngồi trên chiếc xích lô của anh, tôi ngoái lại nhìn anh, không khỏi giật mình sửng sốt. Suýt chút nữa thì tôi kêu tên chồng. Anh có biết không, trong lúc liên lạc với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth tôi mới biết thêm anh là người đạt số điểm cao nhất ở khóa đó. Ông chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện già đã về hưu vẫn còn nhớ tới anh và không ngớt lời ca ngợi anh một thanh niên thông minh giầu nghị lực, một phi công đầy triển vọng tài ba. Nói để anh mừng nhé. Các bạn người Mỹ của anh đang vận động với chính phủ can thiệp cho anh sang Mỹ định cư đấy. Công việc này tất nhiên rất khó khăn và nhiều trở ngại, nhưng ai có quyền cấm người ta hy vọng nhỉ, có phải thế không? Từ nay tôi sẽ liên lạc thường xuyên với anh qua thư từ. Anh cần những gì có thể cho tôi biết để tôi và các bạn anh cố gắng giúp. Dưới đây là một số địa chỉ các bạn cùng khóa với anh. Anh nhớ viết thư cho họ nhé. Có mấy người mang cấp bậc Đại Tá rồi đấy. Họ sẽ có thư cho anh, nếu không có gì trở ngại về phía anh.

Chúc anh vui khỏe.

J.

Ít ngày sau, đúng như thư Jacqueline viết, có một người lạ đem đến cho Tân hơn một ngàn đô. Tân cầm số tiền trong tay mà vẫn ngỡ như mình nằm chiêm bao. Anh không nén được xúc động, tay cầm cây bút run run khi viết mấy chữ biên nhận tiền. Rồi anh thấy đôi mắt mình cay cay... Anh đã không cầm được nước mắt. Đêm đó Tâm nằm mơ thấy mình chở Jacqueline trên xe xích lô. Tới một quãng vắng vẻ Jacqueline bảo anh ngừng xe lại rồi nàng rời khỏi xe, bất thần ôm chầm lấy anh hôn thắm thiết. Khi Tân giật mình thức giấc anh cảm thấy như mùi nước hoa, mùi da thịt của nàng còn phảng phất đâu đây.

4
Tân đi tù khoảng hơn năm thì vợ anh đi lấy chồng khác, một cán bộ ngoài Bắc vào. Chính chị đã dẫn người này lên tận trại tù ép buộc Tân ký giấy ly dị với hứa hẹn sẽ can thiệp cho anh về sớm. Tân chẳng tin vào cái sự hứa hẹn này nhưng với một người vợ sớm thay lòng đổi dạ như vậy, anh không còn gì để lưu luyến cầm giữ. Anh chỉ lo ngại cho đứa con nhỏ mới ba tuổi. Nhưng anh yên tâm phần nào khi biết con mình được ông bà ngoại đem về nhà nuôi. Khi Tân từ trại tù vùng cao nguyên trở về Saigon, anh tới ngay nhà ông bà già vợ. Con gái anh đã hơn mười tuổi, gầy và hơi xanh. Nó ôm chầm lấy bố khóc như mưa. Tân định ở nhờ ông bà già vợ ít ngày nhưng căn phòng quá nhỏ hẹp mà lại chứa những năm người: ông bà già vợ, vợ chồng người em vợ và con gái Tân nên không còn chỗ cho anh. Sau bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống muối mè (để đãi mừng chàng rể ở tù về), Tân phải kiếm cớ đi chỗ khác ngủ, mặc dù ông bà già vợ cố giữ lại “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”. Đêm đó, đêm đầu tiên được sống tự do ngoài đời, Tân đã phải nằm ngủ trong mái hiên của một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô và phải chen chúc với đám ăn mày, xì ke ma túy. Sáng dậy gói quần áo nhỏ Tân mang từ trại tù về cũng bị “chôm” mất. Tân đi kiếm nhà một người bạn tù về trước anh và được người này giới thiệu việc làm: rửa chén đĩa một tiệm phở. Làm được mấy ngày chưa kịp lãnh lương tuần Tân bị thôi việc. Anh đã làm sứt mẻ và vỡ quá nhiều chén đĩa trong khi rửa. Mãi Tân mới kiếm được một việc tương đối “độc lập tự do” và hợp với “khả năng” của đa số tù cải tạo về: đạp xích lô. Tuy “lao động” vất vả cực nhọc lại không ”vinh quang” chút nào Tân cũng kiếm được đủ ngày hai bữa ăn và thuê một cái buồng nhỏ trong xóm nhà lá để đêm về có chỗ ngủ. Hôm nào chạy được khá tiền một chút, anh mời cả gia đình bố mẹ vợ và cô con gái đi làm một chầu phở bình dân. Cuộc sống khó khăn chật vật nhưng Tân vẫn lấy làm hài lòng vì dù sao vẫn còn hơn gấp trăm lần trong trại tù cải tạo, có làm không có ăn. Tân cho rằng khi con người đã trải qua cuộc sống trong tù cải tạo của cộng sản rồi thì tất cả mọi sự trên cõi đời này đều... nhẹ như lông hồng!

Có được số tiền “ngoại viện” Tân đem một nửa “phân phối” cho bố mẹ vợ, bạn bè và cả chị chủ nhà. Riêng cô con gái Tân dẫn đi may một lúc mấy bộ quần áo và mua cho chiếc xe đạp để đi học. Tân viết thư gửi Jacqueline bầy tỏ lòng biết ơn. Với các bạn bè người Mỹ cũng vậy. Và cứ thế mỗi tháng Tân nhận được một lá thư của Jaqueline cùng một số tiền hoặc hàng hóa, có lần có cả đồ hộp thức ăn, sữa. Tạm thời qua cơn bĩ cực nhưng Tân vẫn không chịu rời chiếc xích lô. Hàng ngày anh vẫn đạp xe ra phố, không phải để chở khách như trước mà là phương tiện để anh đi đó đây thăm bạn bè ăn nhậu. Thỉnh thoảng anh đạp xe tới góc phố Lê Lợi - Tự Do tưởng nhớ tới Jacqueline và những ngày đầu gặp gỡ. Đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng óng ả chẩy dài xuống lưng của Jacqueline hình như lúc nào cũng hiển hiện trước mắt Tân. Có lý nào cô nàng yêu mình? Tân băn khoăn, thắc mắc, khắc khoải mãi với câu hỏi này. Và đôi lúc anh thấy nhoi nhói nơi tim khi nghĩ rằng chẳng qua cô nàng thương hại mình thôi. Trong những lá thư gửi Jacqueline, Tân đã bóng gió viết về tình cảm của mình đối với nàng, nhưng có lẽ nàng không hiểu sự tế nhị này của người Á Đông. Trong thư hồi âm, Jacqueline vẫn viết nhiều về những ngày ở Việt Nam và hỏi Tân về lịch sử, phong tục, tập quán, phong cảnh và những món ăn của người Việt. Rồi cô hỏi Tân thích nhất món ăn gì của Mỹ và nếu được sang Mỹ định cư thích sống ở đâu. Mỗi lần nhận được thư Jacqueline là buổi tối hôm đó Tân nằm mơ thấy mình sống trên đất Mỹ. Lúc thì lái máy bay, có lúc thì đi hộp đêm với bạn bè người Mỹ nhẩy đầm nhậu nhẹt say khướt. Nhưng nhiều nhất vẫn vẫn là mơ thấy sóng đôi với Jacqueline, hết đi ngắm tuyết ở vùng đồi trắng xóa miền Đông, tới shopping ở các chợ miền Nam Cali nắng ấm. Khi thức giấc Tân thấy tiếc và muốn giấc mơ cứ thế kéo dài mãi. Buổi sáng hôm đó Tân sửa soạn đạp xích lô đi “tiếu ngạo giang hồ” có một anh công an tìm gặp. Anh ta trố mắt ngạc nhiên khi thấy người mình đi tìm gặp lại là một anh đạp xích lô. Anh ta hỏi đi hỏi lại mãi có đúng tên là Đỗ Tân không rồi mới cho biết lý do. Có ông dân biểu Mỹ muốn gặp. Tân choáng người. Một dân biểu Mỹ muốn gặp anh? Rồi trực giác bén nhậy của Tân cho biết đây là một tin lành. Tân đạp xích lô theo anh công an đến khách sạn Đại Lục nơi trước đây Jacqueline ở. Mọi người làm trong khách sạn đều nhìn Tân với cặp mắt nghi ngờ và kiêng nể. Thì ra ông dân biểu Mỹ là cựu phi công học cùng khóa với Tân. Máy bay của ông bị bắn trong một phi vụ oanh tạc miền Bắc và bị nhốt “khách sạn Hilton ” hơn năm năm thì được thả. Về Mỹ ông ứng cử và đắc cử dân biểu. Jacqueline đã gặp ông trình bầy hoàn cảnh Tân và nhờ ông can thiệp với chính phủ cộng sản Việt Nam. Ông sang đây với một phái đoàn bàn thảo chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong đó có “chút việc riêng tư” là can thiệp cho Tân sang Mỹ định cư. Trước khi gặp nhà chức trách, ông muốn gặp Tân để “nhận diện” người bạn đồng khóa năm xưa.

5
Anh Hoàng thân quý,

Sau khi chia tay anh ở phi trường Tân Sơn Nhất. thấm thoát thế mà đã hơn ba tháng trôi qua. Sở dĩ hôm nay mới viết thư cho anh vì khi đặt chân tới đất Mỹ, khỏi kể nhiều anh cũng thừa biết là tôi bận lắm. Sau khi nghỉ ngơi cho tỉnh người, đồng thời cũng là để gột sạch “bụi bậm xã hội chủ nghĩa” (còn bám chút đỉnh nơi thân thể), tôi và Jacqueline lo tổ chức lễ cưới. Rồi chúng tôi đi Washington DC tới bức tường đá đen ghi tên các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.Chúng tôi dành ít phút cúi đầu tưởng niệm dưới hàng chữ ghi tên Carter.Sau đó chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở Honolulu. Tiếp theo chúng tôi đi thăm chỗ tôi học lái máy bay năm xưa ở hai bang Lousiana, Texas và các bạn phi công cùng khóa. Ông bạn cựu phi công đương kim dân biểu đã giới thiệu cho tôi một job hợp với khả năng: lái máy bay cho một đồn điền. Còn Jacqueline vẫn tiếp tục nghề cũ y tá bệnh viện. Con gái tôi được Jacqueline và con gái cô quý mến lắm. Hai đứa ngoài giờ học cứ quấn quýt bên nhau như hai chị em ruột. Như anh biết đấy, khi ra đi tôi đã mang theo chiếc xích lô mà tôi phải mua lại với một giá mắc người chủ mới chịu bán. Cứ chủ nhật hoặc những ngày nghỉ lễ, tôi đạp xích lô chở Jacqueline và hai đứa nhỏ chạy lòng vòng trên các đường nhỏ trong thành phố. Đây là một chiếc xe độc đáo duy nhất có ở thành phố này, nên đạp tới đâu cũng được người Mỹ vui vẻ ngắm nghía và trầm trồ giơ tay chào. Có nhiều người bắt tôi xuống xe để cho họ đạp thử và suýt nữa thì làm lật cả xe. Lâu dần người Mỹ quen mắt với chiếc xe xích lô của tôi. Chúng tôi đặt chiếc xích lô ngay trong phòng khách. Nhờ nó, tôi và Jacqueline thành duyên chồng vợ nên chúng tôi vô cùng quý và trân trọng giữ gìn nó. Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường. Xin chúc anh và gia đình mọi điều tốt đẹp. Thỉnh thoảng rảnh rỗi anh nhớ viết thư cho tôi nhé.

Quý mến,

Đỗ Tân.


THANH THƯƠNG HOÀNG
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2011 , 14:38 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #96 - 28. Jan 2011 , 18:57
 
Hà Giang, người đàn bà hiếm có

trong trại tù Lao Cải
CHUYEN HAY ! CAM DONG !



Nghỉ hè ở Mallorca



Phạm Tín An Ninh: Sinh ra và lớn lên tại Khánh Hòa, Tuổi Quý Mùi. Mất mẹ lúc 3 tuổi, nên sống với ông bà nội. Lúc nhỏ, theo học tại trường Trung học Văn Hóa và Võ Tánh Nha Trang. Nhập ngũ: Khóa 18 SQ Trừ Bị Thủ Đức. Phục vụ tại Sư Đoàn 23 BB. Sau tháng 4/75: Đi tù tại các trại tù Nam và Bắc Việt Nam.(Thân sinh cũng bị đi tù và chết trong tù cải tạo vào tháng 6/1976). Vượt biên, định cư tại Vương Quốc Na-Uy từ năm 1984. Đi học và làm việc trong ngành Ngân Hàng Bưu Điện. Về hưu từ đầu năm 2008. Tác phẩm: Ở Cuối Hai Con Đường (2008), Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân (sẽ xuất bản)


1-
Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.
Chiếc xe bus của công ty du lịch đưa chúng tôi đi qua vài thành phố cảng, sang trọng và sầm uất, nằm dọc theo bờ biển, để đến Alcudia, khu nghỉ mát nằm phía đông bắc Palma chừng ba giờ xe. Chúng tôi chọn nơi này, vì bờ biển đẹp, một cái vịnh nhỏ, nằm khuất sau dãy núi Victoria, nên không có sóng và khá an toàn cho trẻ em. Những em bé năm, sáu tuổi có thể lội ra cách bờ 50-60 mét.
Thực ra kỳ nghỉ hè này chỉ là món nợ mà vợ chồng tôi phải trả cho con bé cháu nội. Trước đây hai năm tôi hứa với cô bé là sẽ thưởng một kỳ nghỉ hè hai tuần lễ ở Mallorca nếu nó đọc và viết được tiếng Việt. Chúng tôi ở trong một khách sạn, đi bộ ra biển chừng vài phút. (Đa số khách sạn ở vùng này giống như những khu apartment, mỗi phòng trọ, ngoài các phòng ngủ, còn có phòng khách và bếp với đầy đủ dụng cụ nấu ăn). Ở Bắc Âu thời tiết lạnh đến bảy, tám tháng, không có nhiều dịp được ra biển tắm, nên con bé cháu nội rất mê biển. Sáng nào, mới vừa thức dậy, con bé cũng giục ông bà nội ra biển, mãi đến chiều, khi trời sắp tắt nắng mới chịu trở về. Đã vậy khi về đến khách sạn, cô bé còn xin được tiếp tục bơi lội trong hồ tắm của khách sạn đến tối mịt mới chịu vào phòng. Trong khi bà xã làm thức ăn, tôi có nhiệm vụ ngồi trên bờ hồ trông chừng con bé.
Ở đây, hầu hết khách du lịch đến từ Âu Châu, đa số là người Bắc Âu và Đức. Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi không gặp người Á châu nào, ngoại trừ gia đình người Tàu làm chủ một nhà hàng buffet, sinh sống ở đây đã lâu năm. Một hôm, khi nằm trên chiếc ghế dựa bên hồ tắm nhìn trời, bất ngờ nghe cô bé cháu nội nói chuyện bằng tiếng Việt với một người nào đó. Nhìn xuống hồ tôi nhận ra một cô gái tóc đen đang tắm và đùa giỡn với con bé. Thấy tôi nhìn, cô gái lạ đưa tay vẫy, và nở một nụ cười chào tôi. Giữa một nơi xa lạ, người đồng hương dễ quen nhau.
Trưa hôm sau, trong lúc vợ chồng tôi nằm trốn nắng dưới cây dù lớn ngoài bãi tắm, con bé cháu nội dắt tay cô gái đến chào chúng tôi. Cô gái tự giới thiệu tên mình là Lam Khê, khoảng chừng 19, 20 tuổi, khuôn mặt khá xinh và đôi mắt thật to, tự nhiên dễ mến. Nhưng điều làm tôi chú ý chính là cái tên Lam Khê, trùng hợp với một địa danh vẫn còn đậm trong ký ức, cho dù cuộc đời thăng trầm đây đó của tôi còn có biết bao nhiêu cái tên để nhớ.
Buổi chiều, khi vợ chồng tôi và cô bé cháu nội đang ăn tối trong nhà hàng buffet của một người chủ gốc Tàu, thì bất ngờ thấy Lam Khê đi vào cùng với một người đàn bà Việt Nam và một người đàn ông ngoại quốc. Có lẽ Lam Khê đã kể về chúng tôi, nên cả hai người đến chào và bắt tay chúng tôi. Khi đứng lên bắt tay bà mẹ, tôi bất ngờ đến giật mình khi nhận ra người đàn bà này chính là người mà tôi vừa nghĩ tới sáng nay khi gặp Lam Khê. Trong khi tôi đang ngạc nhiên về những cuộc hạnh ngộ bất ngờ trong đời mình, thì bà nở nụ cười giới thiệu người đàn ông ngoại quốc đi bên cạnh:
-Đây là ông xã em. Anh người Đức. Chúng em sống ở thành phố Hamburg.
Tôi đưa tay bắt tay và gật đầu chào người đàn ông, nhưng lại hỏi bà:
-Xin lỗi, tên bà có phải là Hà Giang?
-Sao ông bà biết tên tôi? Người đàn bà trố mắt nhìn chúng tôi ngạc nhiên.
-Không ngờ tôi lại gặp bà ở đây - Tôi vừa nói vừa kéo ghế mời cả ba người- Hóa ra chúng ta đã từng gặp nhau. Chúng tôi xin được mời ông bà và cháu Lam Khê.
Bà ngồi xuống bên cạnh vợ tôi, nét ngạc nhiên vẫn còn nguyên trên mặt. Để đánh tan không khí căng thẳng, tôi giải thích:
- Tôi biết bà khi tôi đang ở tù ngoài miền Bắc. Sáng nay khi gặp và biết tên cháu Lam Khê, tôi đã nghĩ ngay đến bà. Bởi cái tên Lam Khê, tôi và đám bạn tù không thể nào quên. Không ngờ bây giờ lại gặp bà ở đây. Xin cám ơn tình cảm và lòng tốt của bà đã dành cho chúng tôi trong những ngày sa cơ khốn khó.
Bà nhìn tôi dò xét. Suốt bữa ăn, chúng tôi nhắc lại những ngày vui buồn ở vùng núi xa xăm ấy. Trong khung cảnh vui vẻ, nhưng nhìn khuôn mặt và nụ cười không trọn, tôi có cảm giác bà ta đang ưu tư một điều gì đó.
Lam Khê, cái tên khá đẹp đó lại là một khu núi rừng Thanh Hóa, tiêu điều hoang vắng, nằm sát biên giới Lào-Việt, mà bọn tù “cải tạo” chúng tôi bị đưa đến đây để phát rừng trồng cây, xây dựng một lâm trường, trong một mùa hè nắng và gió Lào muốn cháy cả thịt da.
Ngày đầu mới đến, giữa một khu núi rừng xa xôi hẻo lánh, chúng tôi chỉ thấy có hai căn nhà lá cọ vừa mới dựng lên, trong đó chỉ có vài người ở. Họ được giới thiệu là “những bảo vệ và cán bộ lâm trường”. Điều làm chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú là sự có mặt của một cô con gái trẻ, trông dáng dấp e ấp thư sinh, mà lại là “thủ trưởng” toàn bộ lâm trường này. Tôi nhớ một câu ví von của người nào đó: “Hoa lạc giữa rừng gươm”!
Cả đội tù chúng tôi trên sáu mươi người được lệnh ngồi trên một bãi cỏ bên bìa rừng, để “nghe nữ đồng chí giám đốc lâm trường lên lớp”. Mặc một bộ đồ công nhân màu xanh, rộng thùng thình, khuôn mặt không một chút phấn son, nhưng trông khá xinh với đôi mắt thật to và buồn. Cô chào chúng tôi bằng một nụ cười, nói năng từ tốn, tự giới thiệu tên là Hà Giang, trước khi nói về địa thế, đặc tính khu rừng, cách thức phát hoang và phương pháp an toàn. Cô gọi chúng tôi là các chú và xưng mình là em. Sự kiện chưa từng thấy trong những năm tù. Cuối cùng cô nhờ anh đội trưởng cắt cử cho cô năm người để cô hướng dẫn việc đo đạc, cấm cọc, căng giây. Tôi được may mắn nằm trong năm thằng được chọn.
Dường như từ ngày có chúng tôi, đôi mắt của cô trông bớt buồn hơn. Nhiều lúc cô đùa giỡn rất thân tình. Mỗi ngày năm đứa chúng tôi theo cô vào rừng để đo đạc. Những lúc ấy cô thường ngồi tâm tình. Cô kể về đời mình và thường hỏi mỗi người chúng tôi về hoàn cảnh cha mẹ, vợ con ở quê nhà. Nghe chúng tôi kể sự gian truân của gia đình cùng nỗi nhớ thương vô vọng, nhiều lần cô đã lau nước mắt. Thấy một anh đeo trên cổ tấm ảnh của vợ lồng trong mảnh gỗ mun nhỏ, cô xin được xem rồi bảo nhỏ “các chú thật chung tình”.
Hà Giang là một sinh viên giỏi, được gửi sang Đông Đức học về Lâm Nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trở về đúng vào lúc đảng Cộng Sản phát động phong trào “trí thức đi thực tế”, cô được đưa lên Lào Cai, hướng dẫn những người dân tộc trồng và bảo vệ rừng. Mới đến Lào Cai vài tháng, chưa quen với khí hậu khắc nghiệt và tập quán địa phương, thì giặc “bành trướng” Trung Quốc tràn qua biên giới. Rất may mắn, lúc ấy cô đang về học một lớp chính trị ở Hà Nội, nên thoát nạn và được Bộ điều vào Thanh Hóa để thành lập lâm trường mới. Đó chính là lâm trường mà chúng tôi đang có mặt. Thực ra đây chỉ là một vùng núi rừng hoang vắng, với ban điều hành gồm năm người, do cô làm giám đốc, cơ sở chỉ là hai căn nhà lá, công nhân là 60 thằng tù khổ sai bọn tôi, và dụng cụ chỉ có toàn dao phát rừng và vài cái cuốc chim!
Một hôm, thấy thấp thoáng một người đàn ông lạ, chúng tôi hỏi cô. Ngập ngừng một lúc thì cô mới buồn bã tâm sự. Người đàn ông ấy là một công nhân máy kéo tiên tiến, đang phục vụ ở một lâm trường khác, cách nơi này hơn hai mươi cây số, có nhiều tuổi đảng, được đảng bộ sắp xếp để lâp gia đình với cô, làm gương cho kế hoạch “trí thức cùng chung sống với công nhân” của đảng mới đề ra. Mục đích làm cho đám công nhân ít học, phấn khởi trước sự ưu ái của đảng, đem hết sức lực ra phục vụ và trung thành với đảng. Đây cũng là “phần thưởng” để cô được bổ nhậm về lâm trường mới này với chức danh giám đốc!
Chúng tôi ngạc nhiên, vì gã công nhân tiên tiến này trông lớn hơn cô nhiều tuổi, rổ mặt, đen đủi, cục mịch. Không có điều nào hợp với cô con gái có học và dễ thương này. Cô còn bảo là trong trái tim cô, không hề có một ngăn nhỏ nào dành cho anh ta, nhưng không dám làm trái ý đảng, sẽ bị kỷ luật nặng, vì vậy cô phải gật đầu, nhưng tìm cách trì hoãn đám cưới được ngày nào hay ngày ấy. Cô nói là cô đang trong thời kỳ “nín thở qua sông”!
Mặc dù có cảm tình và tội nghiệp cô, nhưng chúng tôi luôn “đề cao cảnh giác” không dám nói điều gì. Vì kinh nghiệm cho chúng tôi biết, Cộng Sản luôn gài nhiều cái bẫy chung quanh, và chuyện “mỹ nhân kế” không phải bây giờ mới có. Một hôm, trong lúc ngồi nghỉ trưa, cô lấy ra từ chiếc bao nhỏ, mời chúng tôi mỗi người một củ khoai lang luôc, rồi buột miệng hỏi:
-Nghe nói các anh ở trong trại bị bọn công an hành hạ dữ lắm phải không?
- Bọn tôi là những người thua trận, thì chuyện bị tù đày, hành hạ cũng là lẽ thường tình - Một anh bạn tù trong bọn tôi trả lời.
Cô trầm ngâm giây lác rồi lên tiếng:
- Theo em thì trong cuộc chiến ấy, tất cả chúng ta, miền Bắc và miền Nam, chẳng có ai chiến thắng. Chỉ có những kẻ ngu muội, luôn cúi đầu làm tay sai ngoại bang, mà cứ tưởng là mình đại thắng, để cầm tù và hành hạ lẫn nhau thôi. Chỉ trong các nước Cộng Sản mới có chuyện lạ đời: một lũ ngu dốt lại được giao trách nhiệm “giáo dục, cải tạo” những người trí thức, mà đòi hỏi người ta phải tiến bộ tốt! Khôi hài thật!
Bọn tôi chỉ im lặng. Những lần nói chuyện sau đó cô thường bảo là cô rất ghê tởm cái đảng Cộng sản, nhưng muốn chống lại hay thoát ra, phải trả bằng mạng sống, có khi làm khốn khổ cho cả gia đình. Điều làm chúng tôi vui là được lao động thoải mái, không cần phải đạt một chỉ tiêu nào, và thường được cô cho bồi dưỡng bằng khoai, có khi mì sợi. Anh em nào có áo quần dân sự hay khăn tắm mang theo, Cô nhận mang đi đổi lấy gạo, đường hay vài loại thực phẩm khác.
Lâm trường mới khởi công vừa được hơn ba tuần thì trại tù có lệnh biên chế. Tôi bị chuyển sang một trại mới, tiếc nuối những ngày lao động tương đối thoải mái, hiếm hoi trong gần bảy năm tù.

2-
Chiều hôm sau, khi dắt con bé cháu nội ra hồ tắm trong khách sạn, tôi bất ngờ gặp Hà Giang và cô con gái Lam Khê. Hai mẹ con đang nằm trên ghế đọc sách. Thấy tôi, Hà Giang ngồi dậy,  mời tôi ngồi vào ghế bên cạnh và vui vẻ bảo Lam Khê xuống hồ bơi và chơi đùa với con bé cháu nội của tôi, dặn dò trông chừng con bé, và có nhã ý muốn đến phòng trọ thăm bà xã của tôi.
Chúng tôi mời cơm, nhưng bà từ chối, chỉ xin uống trà. Khi tách trà vừa cạn, bà đề nghị chúng tôi cứ gọi bà bằng cô và đột ngột hỏi tôi:
- Anh còn nhớ anh Đôn không ?
Thấy tôi chau mày, bà nói thêm như để xác định:
-  Trần Chánh Đôn!
Tôi hỏi lại:
- Đôn pilot, cùng toán đo đạc với tôi lúc làm việc với cô ở lâm trường?
Hà Giang gật đầu, không nói. Một lúc, tôi thấy bà đưa khăn tay lau nước mắt. Và sau đó, vợ chồng tôi ngồi nghe tâm sự của bà:
- Anh Đôn đã chết rồi! Tất cả là do lỗi của em. Chính em đã cung cấp cho anh Đôn thực phẩm, thuốc men, tấm bản đồ và một chiếc la bàn, em lấy của lâm trường khi ấy, và chỉ vẽ cho anh cách thức trốn khỏi lâm trường cùng với ba người bạn tù khác. Với tấm bản đồ, cái la bàn và  sự hướng dẫn tường tận của em, em tin chắc là các anh ấy đã dễ dàng trốn được qua khỏi biên giới. Không ngờ sau hơn ba tuần, khi em đang khấp khởi mừng thầm thì được tin tất cả đều bị bắt tại Lào. Em như muốn quỵ xuống, mất ăn mất ngủ, nhưng cũng cố giữ bình tĩnh tìm cách hỏi một số cán bộ công an trại giam. Họ cho biết là tất cả bốn anh đều bị công an bắn chết trên đường dẫn độ từ Lào về trại, bởi các anh đã chống cự để tìm cách thoát thân. Mặc dù tin tưởng vào thái độ kiên cường và tư cách của các anh, dù có tra tấn thế nào các anh cũng sẽ không khai ra sự tiếp tay trợ giúp của em, nhưng em vẫn lo sợ bị liên lụy, nếu họ phát hiện tấm bản đồ và cái la bàn của lâm trường thì hậu quả khôn lường, nên em đã khẩn trương chạy về Bộ, năn nỉ và hối lộ tất cả số tiền dành dụm để ông Thứ Trưởng cho em được trở lại Đông Đức hai tuần, đệ trình cho trường đại học cũ một số nghiên cứu mà em vừa viết xong, sau hơn một năm tốt nghiệp và ra thực tế ngoài lâm trường. May mắn em được ông ta gật đầu, và liên lạc can thiệp bên tòa đại sứ Đức cấp visa sớm. Chỉ hơn mười ngày là em rời khỏi nước. Tất nhiên đó chỉ là cái cớ.  Sau khi sang Đức, em trốn lại ở nhà vợ chồng người bạn Đức mà em quen thân lúc còn học ở đây. Ông chồng em mà anh chị gặp tối hôm qua trong quán ăn, là anh ruột của cô bạn thân này. Anh ấy đã hết lòng lo lắng và chở che em.
Rời khỏi Việt Nam, ngoài quê hương và gia đình, em còn mang theo hình ảnh của anh Đôn. Xin anh chị đừng ngạc nhiên, em yêu anh ấy! Ngoài sự hiểu biết, đẹp trai với nụ cười độ lượng, em còn nhìn thấy bên trong của anh Đôn là sự thủy chung và lòng tự trong, có cả một chút nghệ sĩ lãng mạn nữa.Thời gian làm việc bên nhau, trong khu núi rừng Lam Khê ấy, em đã học được ở anh rất nhiều điều hay, nghe anh hát những bản tình ca, đọc những bài thơ lãng mạn, tuyệt vời. Trái tim em lần đầu tiên biết rung động. Tội nghiệp, em yêu anh Đôn trong một hoàn cảnh quá nghiệt ngã. Điều duy nhất mà em có thể làm được cho người yêu của mình là giúp anh trốn trại, vượt ra khỏi khung cảnh đày ải man rợ, để anh ấy luôn được xứng đáng với những điều anh đang có. Vì chính những điều ấy đã làm cho trái tim em rung động, để em biết thế nào là một tình yêu, mà nếu không gặp anh ấy, có lẽ suốt cả đời em không có được. Quan trọng hơn, đó lại là thứ vũ khí tốt nhất, hiệu quả nhất giúp em đủ can đảm và nghị lực để chống lại số phận, mà trước đó em nghĩ  là sẽ tới một ngày em sẽ phải đầu hàng, buông xuôi, bất lực.
Hà Giang ngưng lại, lau tiếp những giọt nước mắt chảy dài trên gò má. Tôi rót thêm trà mời cô.
Bà xã tôi hỏi:
- Cô có giữ tấm ảnh nào của anh Đôn?
- Tiếc là khi ấy anh Đôn không có tấm ảnh nào hết. Anh có cho em địa chỉ của bố mẹ anh ở thành phố Nha Trang, nhưng em gởi mấy cái thư về địa chỉ ấy đều bị trả lại, với lý do:  người nhận không còn ở tại địa chỉ này. Nghe nói bố mẹ anh đều là thầy giáo, không biết có bị đi vùng kinh tế mới hay không?
Tôi đưa tay ngăn lời cô:
- Cô còn nhớ địa chỉ ấy không? Chúng tôi cũng đều là người gốc Nha Trang. Tôi có thể hỏi thăm tin tức cho cô. Nhân tiện chúng tôi cũng muốn biếu cha mẹ anh ít tiền, vì Đôn cũng là bạn tù của tôi.
Hà Giang chau mày:
-  Lâu quá, nên em quên, nhưng có thể em còn giữ ở nhà. Em xin địa chỉ e-mail để gởi đến anh chị, nếu em tìm lại được. Em thiết tha muốn gặp bố mẹ anh Đôn, nếu các người còn sống.
Thực ra chuyện Hà Giang yêu Đôn, cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Đúng như Hà Giang nói: Đôn là một phi công trẻ. Bao nhiêu năm trong cảnh khốn cùng, đã không làm mất đi nét đẹp trai, tính nghệ sĩ và tư cách của Đôn. Bạn tù ai cũng quí mến. Chuyện Đôn cùng ba người bạn tù khác trốn trại, khi tôi đã bị chuyển đi trại khác hơn tám tháng, sau này ra hải ngoại, tôi có nghe đám bạn bè kể lại, nhưng mỗi người mỗi cách.
Chỉ hơn một tuần về lại nhà, sau kỳ nghỉ hè khá thú vị, nhất là bất ngờ gặp lại Hà Giang, hồi tưởng lại một thời tù đày, tôi nhận được e-mail của Hà Giang gởi thăm, có ghi địa chỉ của ông bà Trần Chánh Nghị, cha mẹ Đôn, ở Nha Trang.
Tôi viết thư nhờ người bạn thân còn ở lại Nha Trang, tìm đến địa chỉ nhà Đôn mà Hà Giang vừa mới cho. Tôi cũng cho anh bạn biết là gia đình Đôn đã dọn đi nơi khác, nhưng từ đó hỏi thăm biết đâu có thể tìm ra manh mối.
Sau gần hai tháng, tôi nhận được thư hồi âm của người bạn cũ. Một đoạn trong thư làm tôi bất ngờ, nhưng sáng lên hy vọng:
“Đúng như mày viết, gia đình người này đã dọn đi khá lâu rồi. Nhưng có người láng giềng cho biết là ông bà chủ nhà đã qua đời hơn hai mươi năm nay. Ông bà chỉ có người con trai duy  nhất bị tàn tật, hình như là đang đi tu ở một ngôi chùa nào đó. Tao dò tìm khắp nơi theo lời kể khá mơ hồ của những người hàng xóm, đến nay vẫn chưa gặp được...“
Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ “Ông bà chỉ có người con trai duy nhất“, rồi chạy ra ngân hàng gởi một ít tiền cho người bạn, kèm theo lời nhắn: Mày cố gắng mọi cách tìm gặp người con trai này, và hỏi có phải tên là Trần Chánh Đôn. Có gì ra bưu điện gọi điện thoại cho tao biết.
Tôi nôn nao chờ đợi, bỗng một hôm, lúc nửa đêm, điện thoại reo. Bốc ống nghe lên, tôi vui mừng và hồi họp khi nghe tiếng của người bạn từ Việt Nam:
“Tao đã tìm được anh ta. Đúng là Trần Chánh Đôn. Bây giờ là đại đức Thích Thiện Hòa. Anh đang tu ở một ngôi chùa nhỏ, nằm dưới triền núi, phía trên đèo Ngoạn Mục, đèo Bellevue đó, thuộc quận Đơn Dương, cách Đà Lạt gần bốn mươi cây số. Chùa do người bác ruột xây dựng và làm trụ trì. Tội nghiệp, ông Thiện Hòa bị mù một con mắt và què cả hai chân, nhưng khuôn mặt trông đẹp và phúc hậu lắm. Tao nghĩ là ông không bao giờ rời khỏi chùa, vì từ dưới chân núi đi lên, tao đếm hơn năm mươi bậc tam cấp.“
Tôi viết e-mail cho Hà Giang, báo cho cô cái tin bất ngờ này. Đắn đo mãi, cuối cùng mới quyết định nói thật mọi điều. Nhớ lại nhiều lần cô lau nước mắt khi kể về Đôn với vợ chồng tôi ở Mallorca, tôi nghĩ là cô sẽ đau lòng lắm khi nhận được tin này.
Sáng hôm sau tôi nhận e-mail hồi âm của Hà Giang:

“Anh Chị  ơi.
Em đã khóc hết nước mắt khi nhận được tin anh Đôn. Suốt cả đêm hôm qua em không thể nào chợp mắt. Em phải xin nghỉ làm hôm nay, và bây giờ lòng dạ cứ thẫn thờ. Không thể ngờ là anh Đôn vẫn còn sống. Em vừa mừng nhưng cũng vừa đau lòng lắm, khi biết anh đã bị mù một mắt và tàn phế cả đôi chân.
Suy nghĩ mãi, em mới dám nói ra điều này với anh chị, vì anh cũng là bạn của anh Đôn và với em như là một người anh, người chú.
- Cháu Lâm Khê, đứa con gái mà anh chị đã gặp ở Mallorca, chính là giọt máu của anh Đôn. Trước ngày chia tay, để anh ra đi, chúng em có đôi ngày hạnh phúc ngắn ngủi trong rừng, em tự nguyện dâng hiến cho anh, thay cho lời hẹn ước, là dù góc biển chân trời nào, dù có phải trải qua bao nhiêu giông bão, chúng em cũng sẽ tìm gặp để đoàn viên. Nhưng rồi ông trời đã hại em, vì em cứ đinh ninh là anh ấy đã chết. Để tang cho anh đến sáu năm, em mới lấy ông chồng này, đền đáp lòng yêu thương và cưu mang đùm bọc của ông khi em thân cô trôi dạt xứ người. Bây giờ biết được anh Đôn còn sống, nhưng đã trở thành một vị đại đức, em vừa hối hận vừa băn khoăn, không biết phải làm sao. Em tha thiết xin anh chị cho em một lời khuyên, để em biết mình sẽ phải làm gì. Bây giờ chắc anh ấy chẳng cần một sự giúp đỡ vật chất nào, nhưng còn Lam Khê, dù sao nó cũng l giọt máu của anh. Làm thế nào để cha con nhận ra nhau? Lam Khê cũng nghĩ là ba nó đã chết. Thỉnh thoảng cháu hỏi em về ba nó. Cháu thương và hãnh diện về ba cháu lắm.“

3-
Cuối cùng, vợ chồng tôi bàn tính mãi nhưng cũng không tìm ra một lời khuyên nào để giúp Hà Giang, ngoài việc hỏi cô nếu muốn gặp Đôn, vợ tôi có thể giúp cô, cùng về Việt Nam, vì vợ tôi sống ở Nha Trang khá lâu, lại có thằng bạn thân ở đó, biết rõ đường đi đến vùng núi Đơn Dương, Đà Lạt, nơi có ngôi chùa.
Không ngờ Hà Giang mừng rỡ đón nhận đề nghị này, và xin vợ tôi về Việt Nam ngay trong tuần để đón giùm mẹ con cô tại phi trường Tân Sơn Nhất. Đây là lần đầu tiên cô bước chân đến miền Nam Việt Nam. Số chuyến bay và giờ đến phi trường, cô sẽ cho biết sớm.
Và dưới đây là lời kể của vợ tôi, về cuộc trùng phùng:
...Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt. Thầy đem cả triết lý đời và đạo để an ủi, khuyến khích và hướng dẫn Lam Khê bước đi trong cuộc sống có quá nhiều muộn phiền và bất trắc. Thầy nói thật hay và cảm động.
Thầy kể lại chuyện trốn tù, lý do vì sao bị bắt, chuyện thầy bị đánh vỡ một con mắt và bị bắn nát hai bàn chân chỉ vì thầy nhất định không khai người nào đã giúp thầy cùng ba người bạn tù trốn trại một cách tài tình mà chúng nghi ngờ, mặc dù thầy đã kịp giấu tấm bản đồ và cái la bàn dưới một tảng đá trước khi bị bắt. Họ không đưa về trại cũ mà giao cho một trại tù khác. Bị biệt giam ở đây đến mấy năm mà thầy chẳng biết vì sao không chết. Hà Giang ngồi khóc nức nở.
Sau khi mọi người tìm lại được sự bình tĩnh, Hà Giang xin cúng dường cho chùa một số hiện kim, nhưng thầy Thiện Hòa từ chối, bảo là nhà chùa không cần một số tiền lớn như vậy. Hà Giang tha thiết xin được đưa thầy đi sang Đức làm đôi chân giả và thay con mắt mù lòa, thầy cũng chối từ, bảo thầy đã quen rồi với những mất mát ấy, hơn nữa bây giờ thầy đã tu hành, năm tháng chỉ quanh quẩn trong chùa, không cần thiết phải đi đó đi đây. Thầy có mở một lớp học dạy các em học sinh nghèo hiếu học trong vùng, nhưng phòng học là gian nhà trống vách ngay phía sau chùa.
Đêm cuối cùng ở Nha Trang, Hà Giang quyết định đổi vé máy bay, ở lại một thời gian nữa. Cô cho biết là mẹ con cô sẽ cố gắng thuyết phục Đôn, để mua cho anh cái xe lăn, xin được xây lại ngôi chùa mới, thay những bậc tam cấp bằng con đường lát đá, đặc biệt phía sau chùa, từ gian phòng Thầy dạy học nhìn ra, đã có sẵn khu rừng với ít hoa dã quỳ, cô sẽ cho sửa sang lại thành một khu vườn đẹp đẽ, trồng thêm hoa, làm suối nước, và xin đặt tên là Lam Khê Viên, vì chữ Lam nghe cũng hợp với khung cảnh chùa chiền...
Khi ngồi viết những dòng này, tôi không biết là những điều mong ước của Hà Giang có được thầy Thích Thiện Hòa chấp nhận hay không, và cuộc tình đẹp và bi tráng này có còn sống mãi trong lòng mỗi người cho đến thiên thu.

Phạm Tín An Ninh

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #97 - 18. Feb 2011 , 21:26
 


    NGƯỜI CON DÂU NƯỚC MỸ


         



LGT: Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam... Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt.... Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam
....

* * *

Tháng tư thường cho tôi nhiều nỗi buồn và nhớ. Buồn vì từ đó ta làm thân mất nước không nhà và nhớ vì trước đó có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được. Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi thì chị bạn rủ theo đoàn nguời về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh Đào nở và nhất là đi thăm bức tường đá đen, ghi lại tên tuổi của hơn năm mươi tám ngàn tử sĩ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã bỏ mình để bảo vệ tự do của miền Nam xưa. Với tôi đó là một dịp may đến thật tình cờ.

Tôi vẫn thường nghe nói về vườn hoa Anh Đào mà vương quốc Nhật tặng cho nhân dân Mỹ khi xưa ở thủ đô, đang khoe sắc mỗi độ xuân về. Thật như thỏa tấm lòng vì cả hai, được nhìn những cành hoa mà cả một thời tuổi trẻ ước mơ và đến tận nơi bức tường đá đen để tìm tên một người đã là điều tôi mong muốn từ lâu. Thế nên tôi thu xếp hành trang vội vã đi ngay. Hơn hai mươi bốn giờ ngồi trên xe theo nhóm người du ngoạn đã đưa tôi từ miền Texas xa xôi về tới thủ đô. Con đường Ohio chạy dọc theo bờ sông Potomac hoa Anh đào đã nở rực rỡ một màu hồng phơn phớt trắng. Hơi lạnh đầy trong không khí của một mùa đông dài còn sót lại, vương qua mùa xuân, đọng trên những cánh hoa dọc theo con đường Constitution dẫn đến bức tường đá đen nằm kia, trầm mặc u buồn.

Tháng Tư, hoa đã nở từ lâu. Xác hoa rơi lả tả làm hồng cả một khoảng không gian quanh những con đường chạy dọc theo công viên. Hoa Anh Đào thật đây rồi, những cánh hoa tươi xinh mà ngày xưa tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh rồi thầm cảm mến những kiếm sĩ của xứ Phù tang, cô đơn vung đường gươm, để hoa rơi trong tuyết lạnh, thì hôm nay đang rực rỡ khoe sắc trước mắt tôi đây. Tôi tách ra khỏi nhóm người đi bộ một mình dưới những tàng cây. Tôi vẫn thích được đi một mình để nhớ về những ngày tháng đã dần qua.

Ngày xưa chưa mất miền Nam gia đình tôi đã có một cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Chồng tôi, một người lính trận, mỗi lần về phép thường hay cùng đi với một quân nhân Mỹ, cố vấn trong đơn vị. Hai người cùng làm việc, cùng chung sở thích và ý nguyện nên rất thân nhau.

Thuở ấy tôi không biết nhiều về đất Mỹ như bây giờ nhưng qua lời anh diễn tả, cũng đủ hiểu rằng người lính Mỹ ấy đến từ một vùng quê xa xôi miền trung bắc Hoa Kỳ. Ngoài cái vẻ bên ngoài rất tài tử, râu ria xồm xoàm vì những ngày tháng lăn lóc trong chiến trận chưa kịp cắt tỉa thì Mike Wright thật nhân hậu và hiền lành. Tôi cũng ngạc nhiên với tấm lòng rộng lượng hồn nhiên của nguời Mỹ. Họ đã mang biết bao nhiêu tài sản, cả sinh mạng khi đến giúp đất nước tôi, hòa nhập vào đời sống người dân bản xứ, tươi vui trong cuộc sống. Bởi thế, anh chàng râu tia xồm xoàm Mike chiếm được cảm tình của gia đình, nhất là bà chị lớn chưa chồng của chúng tôi ngay. Chuyện tình của một người lính viễn chinh từ một đất nước xa xôi với người con gái Việt Nam còn nguyên nền nếp gia phong diễn ra thật êm đềm hạnh phúc với một đám cưới đậm chất phương Đông. Chị tôi khăn đóng, áo dài bên cạnh anh Mike cũng áo dài khăn đóng. Trông họ cũng thật vừa đôi.

Từ đó tôi không còn cô đơn trông ngóng hằng đêm mà có cả chị tôi là kẻ đồng tình, đồng cảnh. Chúng tôi đã có những ngày đợi chờ trong lo lắng, đã có những ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Những tháng tươi vui của một thời son trẻ tưởng như không bao giờ dứt cho đến một ngày kia. Tôi không quên được cái ngày người chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn đích thân đến báo cho tôi biết là chồng tôi và đơn vị của chàng không về nữa. Cả người cố vấn Mỹ dễ thương đang là anh rể của tôi cũng cùng chung số phận. Một đơn vị oai hùng, thiện chiến, tưởng như là không bao giờ thua trận đã nằm lại đâu đó trên vùng đất Hạ Lào của mùa hè khói lửa. Tôi và người chị, ngày ấy thực sự bị cuốn vào những cơn ác mộng, nhất là khi chị tôi biết được rằng mình vừa khó ở, chưa thông báo cho Mike biết về đứa con vừa thành hình trong bụng chị.

Sau khi miền Nam lọt vào tay phương Bắc là một quãng đời địa ngục trần gian đến với chúng tôi. Nhất là chị với đứa con lai đã hứng chịu trăm đắng ngàn cay bởi vì sự dè bỉu, khinh khi cũng như phân biệt đối xử của người cai trị mới. Chị tôi bị hành hạ, bị lăng nhục, bị đe dọa đưa vào cái trại gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực chất là tước đoạt hết nhân phẩm con người. Chịu đựng bao nhiêu đắng cay khổ sở nhưng chị tôi vẫn cắn răng làm việc nuôi dạy con khôn lớn nên nguời. Có một điều làm tôi lạ lùng là tình yêu của chị dành cho anh hơn hẳn những thường tình. Chị luôn nhắc tới anh với những lời yêu thương trang trọng, với sự bùi ngùi thương tiếc của một người góa phụ tưởng nhớ thương chồng. Chị không đòi hỏi gì ở anh cũng như đất nước anh. Khi chương trình tái định cư những người con lai bắt đầu, tôi cũng tưởng chị vui sướng lắm. Nhưng không, chị từ chối ra đi chỉ vì còn nặng lòng với mảnh đất được sinh ra và đứa cháu tôi cũng vui vẻ vâng theo lời mẹ. Tôi không giống và cũng không chịu đựng được như chị. Tôi chọn ra đi để đưa các con tôi về với tự do. Khi con thuyền mong manh đưa chúng tôi ra biển, tôi đã thầm cầu nguyện ơn trên cho chúng tôi vượt sóng được bình an. Tôi đã chọn tự do hay là chết và chân thành cầu xin đó là một sự chọn lựa đúng đắn và may mắn nhất trong đời....

Cứ mãi suy nghĩ và đi theo con đường hoa, tôi đến trước bức tường đá đen tự bao giờ. Con đường dần xuống thấp để những dòng tên trắng hiện ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ trắng đã già lắm, run rẩy dắt tay nhau bước lên bực thang. Mắt người đàn bà còn ướt đỏ. Tôi đoán rằng bà vừa mới khóc.

Gặp nhau trên bực thang đầu tiên, tôi vui vẻ chào hai người rồi hỏi lớn:

- Ông bà từ đâu tới.

- Chúng tôi từ Ohio, còn cô.

- Thưa ông bà tôi từ Texas.

Người đàn ông râu dài nhưng cắt tỉa gọn gàng, dáng vẻ hiền từ thân thiện. Ông ta mỉm cưởi hỏi lại.

- Tôi muốn hỏi cô người nước nào. Phi, Tàu, Nhật hay Thái lan.

- Thưa ông tôi là người Việt Nam.

Bỗng nhiên tôi thấy gương mặt người đàn bà dường như đổi sắc. Hình như một sự giận dữ bất ngờ chợt làm bà ta vùng vằng cố bước lên bậc thang ngắn tiến về phía trước. Tôi ngạc nhiên nhìn ông già chờ đợi một lời giải thích về cử chỉ bất thường của bà. Chắc có một điều gì không ổn vì tôi biết đa số người Mỹ thường lịch sự, ít ai bày tỏ ngay những điều khó chịu trong lòng. Như đoán được ý nghĩ của tôi ông buồn rầu giải thích:

- Cô đừng buồn với thái độ của vợ tôi. Bà ấy đang buồn rầu. Chúng tôi mất đứa con trai duy nhất ở Việt Nam, nên mỗi khi thấy người Việt Nam vợ tôi lại xúc động, không ngăn được cảm xúc nên có những cử chỉ bất thường.

Tôi nhìn bà già đã ngồi xuống chiếc ghế đá bên lối đi, đang run rẩy cố chống hai tay lên đùi, mắt vô hồn nhìn vào quãng không gian phía trước. Nếu tôi mất con cho một cái xứ sở xa lạ nào chắc gì tôi còn giữ được bình tĩnh như bà. Lòng tôi rạt rào niềm thương xót để nói với ông rằng tôi thông cảm tâm tình của những bà mẹ mất con cho một dân tộc họ không hề mảy may biết tới. Trong lúc xúc động tôi cũng nói với ông là chính tôi và gia đình tôi cũng mất mát rất nhiều trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng đó. Và đau đớn hơn thế nữa, chúng tôi đã mất cả quê hương, tổ quốc. Ông già Mỹ luôn luôn lập đi lập lại rằng tôi biết, chúng tôi biết, rồi xin phép tôi chạy đến săn sóc cho bà đã ngồi xuống ghế đá cách đó không xa lắm. Ông nói lớn, chào từ giã khi tôi đi lần xuống phía dưới để dò tìm những hàng chữ mang tên người anh rể ngoại chủng năm xưa đã nằm xuống ở Việt Nam.

Tôi biết vần W sẽ nằm ở hàng cuối cùng nhưng cũng mất một lúc lâu mới tìm thấy cái tên Mikes Wright, tên người anh rể tôi năm kia, khiêm nhường giữa tên của bao nhiêu người. Nhỏ bé và đơn giản trong một không gian bao la, nhưng thật hào hùng độ lượng như cuộc đời anh và đất nước đang cưu mang chúng tôi đây. Tôi lặng chìm trong những giấc mơ xưa về một gia đình hạnh phúc mà nhớ đến chồng tôi. Tên của Mikes người ta còn nhớ chứ tên của chồng tôi kẻ thù đã xóa đi. Ngay cả miếng đất nhỏ bé mà chồng tôi an nghỉ người ta cũng đang toan tính cướp mất của anh. Tôi nhớ đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nhớ đến giây phút vật vã khóc lóc nhìn thi hài anh được gắn lon giữa hai hàng nến. Nhớ đến những khuôn mặt lầm lỳ, chai sạn vì gió bụi của những nguời lính bồng súng chào chồng tôi lần cuối khi đưa chàng về với đất mẹ năm xưa.

Giữa lúc lặng yên tưởng nhớ thì mấy bà bạn tôi xuất hiện. Các bà gọi la tên tôi ơi ới, trách tôi xé lẻ tìm vui một mình. Cả bọn trầm trồ, chỉ trỏ reo vui với những cái tên lạ, nói cười vui vẻ như không cần biết gì về những niềm đau. Ôi nhân thế thường mau quên để sống, chỉ có mình tôi hay đi ngược thời gian về những dòng sông cũ. Chúng tôi lại rủ nhau đi thăm viện bảo tàng không gian gần đó. Một đoàn người vừa đi vừa cười, vừa hỏi thăm đường rộn vui lên góc phố. Ở đây người ta quen mắt với những cái lố lăng của du khách từ khắp mọi miền trên thế giới nên chẳng thấy phiền hà.

Đến trưa lúc sắp ra về tôi lại gặp cặp vợ chồng người Mỹ ban sáng. Lạ một điều là tôi thấy ông già có nét gì rất quen. Lần này bà có vẻ vui hơn, mỉm cười khi tôi chào gặp lại. Chắc ông đã giải thích cho bà biết rằng ai cũng có những nỗi buồn, những mất mát khác nhau chứ không phải riêng bà. Chúng tôi đứng ngoài hành lang nói chuyện. Ông bà cho tôi biết sẽ về lại Ohio chiều mai, một nông trại xa xôi nằm sát biên giới tiểu bang Indiana. Ông nói thế nhưng tôi chẳng hình dung được gì ngoài những con số mà tôi đoán rằng đất đai chắc là rộng lớn. Tôi cũng cho ông biết chúng tôi còn ở đây thêm vài ngày, đi thăm một vài nơi nữa rồi chào từ giã theo dòng người thăm viếng.

Buổi sáng hôm sau tôi có thói quen thức dậy thật sớm trong lúc mọi người còn say trong giấc ngủ. Tôi mở cửa bước ra ngoài, đi bộ theo con đường Ohio dọc theo bờ sông, rồi tình cờ bước dần về phía bức tường đá đen. Trời còn sớm quá nhưng tôi thấy dưới chân bức tường thấp thoáng bóng người. Bước tới gần hơn tôi bất ngờ nhận ra ông bà già Mỹ hôm qua đang ở đó tự bao giờ. Bà ngồi hẳn xuống đưa tay sờ lên những hàng tên như vuốt ve một vật gì quý giá.

Gặp lại nhau tôi lên tiếng:

- Chào ông bà. Ông bà ra đây sớm quá. Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi đi bộ trong khu này..

Ông ôn tồn giải thích:

- Chiều nay chúng tôi trở về lại Ohio rồi nên thu xếp thời gian thăm lại nơi đây lần nữa.

Bà vẫn không nói, đưa tay sờ lên phiến đá. Tôi chắc bà thương yêu người con và đau đớn lắm khi nhìn lên hàng chữ có tên con mình. Mắt tôi tò mò nhìn theo và ngạc nhiên thấy tay bà đang đặt trên hàng chữ của vần W. Như có một linh tính báo trước chuyện lạ lùng tôi buột miệng hỏi ông:

- Con trai của ông bà tên là gì nhỉ? Anh ấy mất ở Việt nam năm nào?

- Con trai tôi tên là Mikes Wright. Tử trận ở Việt năm năm 1972. Tên nó đây, ngay đây này...

Vừa nói ông vừa chỉ về phía tay bà đang xoa xoa che khuất cái tên mà trước đây tôi đã đặt tay vào. Chính đó là tên anh rể của tôi. Cha của đứa cháu mồ côi mà chị tôi yêu quý như báu vật của cuộc đời mình. Tôi đứng lặng người nhìn ông rồi lại nhìn bà. Sao cuộc đời lại có sự tình cờ kỳ diệu đến thế này. Để chắc chắn mình không nằm mơ tôi hỏi lại những chi tiết rất chung chung mà tôi còn nhớ về anh.

- Anh Mikes của ông bà rất nhiều râu và vui tính lắm phải không.

- Cô nói gì tôi không hiểu. Dĩ nhiên ngày ấy Mikes còn trẻ lắm nên râu ria mọc là thường.

Tôi nhìn lại ông và mơ hồ thấy nét quen thuộc mà tôi chợt khám phá ra hôm qua, là ông trông rất giống Mike ở cái cằm vuông vức và bộ râu rậm dài. Ông già bùi ngùi nói tiếp.

- Vợ tôi buồn một điều là đáng lẽ ra Mikes đã hết hạn phục vụ ở Việt nam trở về Mỹ nhưng vì yêu thương một người con gái bản xứ nên tình nguyện phục vụ thêm một thời hạn nữa và cái thời hạn đó không bao giờ chấm dứt...

- Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không.

- Mikes có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio. Chỉ có thế mà thôi.

Tôi muốn nói với ông chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa nên chỉ nói với ông:

- Hơn ba mươi năm trước đây tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế không biết có phải là anh Mikes con của ông bà không. Tôi từ Texas lên đây chơi nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mikes Wright một lần trên tấm bia đá này.

Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi.

- Tôi chắc là đúng rồi. Đấy cô coi có cái tên Mikes Wright nào khác đâu. Thế chị cô bây giờ ở đâu. Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mikes trong những ngày cuối cùng.

- Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà.

Như chính tôi đây chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mikes. Đầu tiên người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về.

- Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mikes rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mikes thì đã không mở ra được nữa vì những điều kiện vệ sinh.

- Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mikes, không biết ông bà có muốn nghe không?

- Tin gì vậy, thưa cô. Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mikes và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi.

- Chị tôi có một người con với anh Mikes. Chính anh Mikes cũng không biết vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo thì anh Mikes và chồng tôi đã không về nữa.

Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là lời đau khổ hay mừng vui.

- Chúa ơi, thật thế sao! Chúa ơi! Chúa ơi!

- Thật thế thưa ông bà. Cháu giống Mikes lắm. Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi.

- Thế bây giờ cháu ở đâu thưa cô.

- Cháu vẫn còn ở Việt nam. Vì thương mẹ nên cháu không về Mỹ theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai.

Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại địa chỉ số điện thoại của ông bà ở Ohio để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị tôi hay không. Chiều hôm đó ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm. Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai vì ba hôm sau khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa.

Gặp nhau tại công viên ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích:

- Vội quá nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie, em gái của Mikes và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi nên chúng tôi lái xe cho tiện.

Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu tia xồm xoàm, đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái như ôm ấp chính cuộc đời cô.

- Đúng là chị tôi rồi....

Ông bà Wright mừng vui như mở hội. Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này cả một phần huyết nhục. Tôi thưa với ông bà rằng tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chi cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già đúng như truyền thống của người Việt nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mikes nên không ngạc nhiên với quyết định này. Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt Nam là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu Chúa ôi liên tục sau mỗi câu nói làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết bây giờ đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân.

Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu vì phải lo lắng dẫn ông bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu nhưng lòng tôi sung sướng. Tôi không giấu được xúc động khi nhìn thấy ông bà lần đầu tiên gặp lại đứa cháu nội sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam vốn không thiếu sự tò mò.

-Oh my God! He just looks like his father! Oh my God!

Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.




LƯU HỒNG PHÚC


 
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #98 - 18. Mar 2011 , 00:21
 

Một bức thư cảm động và rất nên đọc viết từ Nhật





Xin chào anh Đăng,

Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.


Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ  mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.

Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy
tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: "50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ."



Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.

Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học  từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư  không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.

Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.

Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Đăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất. Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này. Tôi hỏi con gái tôi "Tình hình có vẻ nguy hiểm , con có muốn đi VN lánh nạn không".  Nhỏ con gái của tôi trả lời "Đi đâu bây giờ , xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó."  Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng "Tẩu vi thượng sách" không có chỗ dùng vì cái xứ đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi. Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang  cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì  bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.



Hy vọng không có gì xảy ra , khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama. Hy vọng được gặp anh Đăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm sự nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.

Chúc anh và gia quyến an toàn.

Hà Minh Thành


.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #99 - 28. Mar 2011 , 22:47
 

-
GIỌT NƯỚC CÁM ƠN


Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

- “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.

Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: ”Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột
nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?

Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?

- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.

Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”

Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa ? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa !

Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.

Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta ? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”
Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe
đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau ! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc !

Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.

Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?

Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”

Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...




Back to top
« Last Edit: 28. Mar 2011 , 22:49 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #100 - 16. Apr 2011 , 23:20
 



Ma Mậu Thân Tại Huế

Minh Trí


Những ai sống tại Huế mà không biết chuyện Ma tại trường Trung-Học Gia- Hội thì không phải là dân Huế.   
   

Trong cuốn Luyện Văn (trang 99), ông Nguyễn Hiến Lê đã nói: “Tôi chưa gặp ma lần nào (mong lắm mà không được) ...”

Có lẽ ông ta muốn thấy ma là để xem cách tả ma của vài tác-giả có đúng hay không. Tôi nghĩ là tôi may-mắn hơn ông ta vì tôi không những đã thấy ma một lần, mà thấy nhiều lần.  Sau đây tôi chỉ xin tường-trình lại đúng 100% những hiện-tượng, những điều tai nghe mắt thấy để tùy qúy vị thẩm-định.
Ma Tại Trường Trung-Học Gia-Hội Huế. Trước khi nói đến ma Mậu-Thân, tức ma tại trường Gia-Hội, tôi xin sơ lược vài nét về biến-cố Tết Mậu-Thân, vì tôi nghĩ rằng những hồn ma tại trường Gia-Hội là do biến-cố đó mà ra.
Khi Việt Cọng tấn công vào thành phố Huế thì tôi đang ở tại Gia-Hội, cạnh xóm nhà vài người bà con ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi xin về phép để chung vui Tết với gia-đình; nhưng trước khi lên làng để thăm thầy mẹ, tôi ghé lại nhà người anh thì bị kẹt tại đây. Tôi phải cải trang và trốn nhui trốn nhủi từ nhà nọ sang nhà kia. Nghe những người hàng xóm kể lại thì từng nhóm VC nhiều lần vào nhà tôi lục-soát, nhưng may là tôi không có trong nhà.
Sau một thời-gian chừng bảy hay tám ngày, khi được tin đồn Mang Cá đang còn được quân-đội VNCH bảo vệ thì tôi cùng gia-đình người bạn và một nhóm người khác tìm cách trốn về Bãi Dâu rồi vượt sông sang Bao Vinh. Tôi mặc áo quần rách-rưới, đội cái nón rách gảy vành và ôm một cháu bé của một gia-đình trong đoàn vừa run vừa đi. Khi gần đến Bãi Dâu, rất may là chúng tôi gặp những tên VC địa-phương chừng 13, 14 tuổi. Chúng rất dễ-dãi nên chúng tôi đi lọt và đến Bao Vinh an-toàn.
Chừng 1 giờ trưa hôm ấy, hướng về Gia-Hội, chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng nổ của VC xử tử nhân-dân. Thật là hú vía! Nếu chậm một vài giây thì chúng tôi cũng tiêu-tùng rồi!
Chúng tôi ở đây chừng một tuần hay 10 ngày, luôn ngóng về Gia-Hội. Trong thời-gian này, một anh bạn thân của tôi là viên Đại-Úy làm ở đại-đội Quân-Nhu thường xuyên thăm-viếng và giúp đỡ chúng tôi về tinh-thần cũng như vật-chất, và nhất là cho biết những tin sốt dẻo về cuộc chiến.                                                                               
Khi nghe tin Gia-Hội đã được "giải-phóng", gia đình bạn tôi và tôi bèn trở về ngay. Anh ta nôn nóng muốn biết ngôi nhà mới xây của anh có bị bom đạn gì không. Còn tôi thì muốn biết chiếc xe Vespa Sprint của tôi mới mua vứt sau hè nhà của người bà con còn hay mất. Tôi nghĩ xe có mất cũng chả sao, chỉ tiếc những thứ quan-trọng cất trong xe. Nhưng rất may, nhà cũng như xe còn nguyên-vẹn.
Khi chúng tôi chưa tới trường trung-học Gia-Hội, cách chừng 1 km, thì đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng-nặc. Đến nơi thì một cảnh rất thương-tâm bày ra trước mắt. Hơn 400 tử thi ửng hồng hay đỏ được sắp sít nhau từ cổng trường vào tận sau hàng tre. Theo lời mấy người đi giúp đào xác kể lại thì một, hai ngày trước đó, thân-nhân đã đến nhận chừng 150 xác đem về mai-táng rồi.
Tôi không hiểu chỗ ở đâu mà chôn nhiều như vậy? Tại Gia-Hội, ngoài trường Gia Hội còn có những mồ chôn tập thể khác: Ba Viên gần chùa Diệu Đế, bãi đất sau chùa áo vàng Tăng-Quang-Tự, Bãi Dâu, nhưng tôi không rõ số lượng tử-thi là bao nhiêu. Mấy đứa em và bà con của tôi thì tôi biết chắc là bị chôn sống ở Kim-Long nhưng tôi cũng cố gắng đi quanh một vòng để họa may nhận ra xác người quen nhưng thối quá nên phải dội lui!
Những ai đến nhận ra xác thân-nhân thì kỉnh cho các cụ đã đào xác một ít tiền để uống rượu mà thôi. Đêm đến, những xác chưa có người nhận thì bị heo hay chó ăn bớt tay chân! Trong cuốn hồi-ký, tướng Westmoreland nói số người bị giết trong vụ Mậu-Thân tại Huế là 2800 người. Thật ra, cả Huế và các vùng phụ-cận, tổng số người chết là gần 8000 người. Tôi muốn viết thư phân-bua với ông ta nhưng chưa có dịp.
Tám, chín tháng sau ngày Tết, hay gần suốt cả năm Mậu Thân, Huế là một thành phố chết… Hầu như mỗi ngày hay mỗi tuần, ở một góc phố, trên một con đường, trên một cánh đồng, trong sân đình, chùa, hay trong sân của trụ sở xã, người ta thấy một nhóm 5, 6 người mặc đồ tang ngồi quanh 1, 2 cái tiểu (hòm nhỏ) bọc giấy điều khóc lóc một cách rất ai oán; tiếng khóc vọng ra cả một vùng! Họ là những người vừa tìm ra xác thân nhân ở một nơi nào đó. Những người qua đường thường là đồng cảnh ngộ nên dừng lại thăm hỏi.
Mỗi khi thấy những cái quan tài màu đỏ là tôi rùng mình! Màu đỏ thường tượng trưng cho sự tươi vui, hạnh phúc như màu đỏ của hoa hồng, của thiệp cưới, của bao lì-xi… nhưng màu đỏ của quan tài trông rất là dễ sợ!
Không riêng gì thành phố Huế, tại các quận trong tỉnh Thừa Thiên như Phú Thứ, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền,v.v… cảnh những đoàn người đi tìm xác thân nhân xôn xao diễn ra hàng ngày.
Những tiếng khóc ai-oán, những quan tài đỏ rùng-rợn… cảnh sắc tang-tóc đó không bao giờ phai mờ trong óc tôi được! Còn nóng hổi như mới xảy ra ngày hôm qua!

Không hiểu vì sao mà VC thù ghét dân Huế đến như vậy?

Vài năm sau, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân, vài sĩ quan Mỹ đã nói với tôi rằng: “Số người bị chết oan ở Mỹ Lai đâu có nhiều mà VC thổi phồng lên thành 150, xây lăng dựng bia làm rùm beng lên với cộng-đồng quốc-tế; còn tụi nó giết 8,000 người ở Huế thì sao lại im re?  Hay là tên người chết quá nhiều nên không thể làm bia đá lớn để mà khắc lên được?

Sau khi VC chiếm miền Nam, tôi còn được tiếp-tục đi dạy một vài năm tại trường trung học Gia-Hội. Và tôi thấy dư âm của Mậu-Thân vẫn còn lẫn-quất đâu đây. Đôi khi làm bồn hoa, trồng cây hay cuốc cỏ, học sinh tìm thấy một vài ống xương, một mái tóc, hay một đầu lâu trong bụi tre là chuyện bình-thường.
                                                                                                                                 
Hồi đó, đêm đêm các giáo sư được phân công trực. Một bữa nọ, tôi được phân công trực cùng với anh bạn. Đến 1 giờ sáng, anh ta bảo tôi:
“Tôi cần về nhà để rửa mấy cuốn phim, anh trực một mình có sợ không?”
Tôi bèn đáp: “Không sao, anh có việc cần thì cứ về đi.”

Anh ta đi rồi tôi mới thấy lạnh người! Tôi vừa nằm xuống được vài phút thì nghe tiếng guốc lóc-cóc và tiếng cười trên lầu, ngay trên phòng giáo-sư. Chừng năm phút sau tôi nghe tiếng guốc đi dọc theo hành lang, tôi liền chạy vụt ra sân ngước nhìn lên thì thấy một vệt trắng, tựa như một cái khăn, loáng lên nơi cửa sổ hai, ba lần rồi biến mất. Tôi nằm xuống lại và cố ngủ nhưng lại nghe tiếng cười nổi lên, lần nầy rất là ghê-rợn! Tôi chạy ra sân và nói vọng lên lầu:
“Cô nương nào đó, có buồn thì xuống đây nói chuyện cho vui!”      
Không nghe trả lời, tôi vội bước vào. Tôi lại nghe tiếng cười rùng-rợn và tiếng rầm-rầm của bàn ghế bị xô đẩy. Tôi bèn ngồi dậy, chắp tay nói: “Tôi biết các Bạn bị giết một cách oan-uổng! Nhưng các Bạn chưa chết! Các Bạn còn sống trong khuôn viên nầy! Tôi cầu mong vong linh các Bạn sớm tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc!” Sau đó tôi đọc mấy câu chú thì tiếng cười im bặt, và tôi ngủ đi khi nào không biết. 
Sáng hôm sau, đến trường tôi kể chuyện bị ma khuấy phá cho mọi người nghe thì mọi người đều bảo: “Có lạ gì đâu! Ai trực đêm cũng gặp hoàn-cảnh như vậy!”.
Hai hôm sau, độ lúc 10 giờ sáng, trong khi tôi đang ngồi trong phòng giáo-sư thì nghe những tiếng thét rùng-rợn của các nữ-sinh từ dãy lầu phía tây. Tiếng thét khủng- khiếp, tựa như tiếng thét của người khi bị lưỡi lê đâm vào cạnh sườn. Những tiếng thét đó, tựa như một luồng điện, lan từ phòng nọ sang phòng kia, rồi sang dảy lầu phía đông, kéo dài từ 30 đến 40 phút, có khi lâu hơn, mới chấm dứt.
Chuyện học sinh la hét như vậy mỗi tuần xảy ra vài lần và kéo dài trong ba năm liền; và mỗi lần học-sinh la hét như vậy thì vang động cả thành phố. Các nam-sinh thì không la hét, nhưng chúng bảo “trong khi la hét, mặt mày các nữ-sinh ngồi bên cạnh trông rất dễ sợ.” Mỗi khi nghe học-sinh la hét vang dội thì những người đang đi trên đường Võ Tánh trước mặt trường đều dừng lại xem. Những ai sống tại Huế trong thời-gian từ 1976 về sau mà không biết chuyện ma tại trường Gia Hội là điều đáng ngạc-nhiên.
Một nữ-giáo-sư, dạy Vật-Lý, đã nói với tôi: “Tôi cố gắng trấn tĩnh hết sức, không thì đã ném viên phấn và cùng hét với tụi học trò rồi!” Có lẽ ma chỉ trêu các nữ sinh chứ không chọc cô giáo? Tôi thì không bao giờ được chứng-kiến các nữ-sinh trong lớp tôi đang dạy la hét cả, mặc dù nữ-sinh các lớp bên cạnh đang la hét rất dữ-dội. Các học-sinh của tôi nói rằng: “Có lẽ vì thấy thầy đang dạy các em nên ma không dám vào trêu chọc tụi em!”
Những cảnh như vậy diễn ra hầu như mỗi tuần vài lần và kéo dài trong ba năm liền nên hầu như mọi người đang sống tại Huế không thể nói là không biết?\
Đến năm thứ ba, vì chuyện kéo dài quá lâu nên một lần nọ, ông hiệu-trưởng mời một chuyên-viên y-tế từ trạm xá Gia-Hội đến để thẩm-định tình hình. Anh ta bảo đó là do sự động kinh nhất thời mà thôi, không do ma quái gì cả. Một vài nữ-giáo-sư chi viện từ miền Bắc vào thì không đồng ý; họ quả-quyết đó là do bị ma trêu, vì họ biết một vài trường-hợp tương-tự như vậy đã xảy ra ở Hà Nội. Tôi hỏi một vài nữ-sinh vì sao mà la hét như vậy, thì các em đó luân-phiên cho biết rằng:
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt đang bóp cổ em.”
“Em thấy ai đang rị tóc em xuống và không thể ngẩng đầu lên được.”
- “Em cảm thấy một bàn tay chụp vào sau ót em và một bàn tay bịt mũi và miệng em lại.”
- “Em thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang bóp vào hông em.”
- “Em cảm thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang kéo chân em.”
- “Em cảm thấy những móng tay sắc đang bấm vào hông em.”
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh sờ vào má em và nghe như ai hỏi bên tai “Em có yêu anh không? Có đi chơi với anh không?” ... v.v...
Khoảng năm 1980 hay 1981, tôi gặp lại vài phụ-huynh ở quanh trường và hỏi họ về chuyện la hét của học trò thì họ cho biết như sau:
“Thầy không biết à? Sau góc trường có một cái giếng sâu, bọn VC đã ném 17 hay 18 thanh niên xuống đó và lấp đất lại. Oan hồn các thanh-niên đó đã trêu chọc các nữ-sinh mà thôi. Chúng tôi và một nhóm phụ-huynh đã luân phiên nhau đến cái giếng cầu đảo bốn, năm đêm liền nên các cậu mới thôi trêu chọc con cái chúng tôi. Hơn cả tháng nay, đêm nào cũng có phụ-huynh đến đó cầu-nguyện.”
Khi viết đến đây tôi sực nghĩ rằng: Tại sao trong những năm từ sau 1968 cho đến 1975, các hồn ma vẫn “ở quanh quẩn” trong khuôn viên trường Gia Hội nhưng không khuấy phá học sinh mà mãi đến 1976 trở đi mới bắt đầu sách động? Hay là ma thương học sinh Cọng Hòa hơn học sinh XHCN chăng?
Những cựu học sinh trường Gia-Hội, hiện sống tại San José và ở Nam Cali, mỗi khi nghe lại chuyện Ma Mậu Thân tại trường thì đều rùng mình.
Chuyện ma tại trường trung-học Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được. Tôi tin rằng vong-linh các oan-hồn tại trường Gia-Hội vẫn còn “sống” tại đó. Chết đâu phải là hết?

Minh Trí

http://dangnguoivietyeunguoiviet.blogspot.com
https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2011 , 23:21 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #101 - 20. Apr 2011 , 17:39
 
hello cả nhà, lâu quá không về trường, hơi bị lạc đường, thường MD post truyện vào đây, nếu không đúng chỗ, xin admin forgive and move dùm nha



CÓ TỘI HAY KHÔNG CÓ TỘI

Tác giả là một Phật tử,  pháp danh Tâm Tinh Cần,  nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh  năm 1940 tại Cần Thơ, từng là học trò năm đệ nhứt tại Gia Long.



Bài viết về nước Mỹ đầu tiên là tự sự về “chuyện đời lộn xộn” của một phụ nữ Việt thời chiến tranh, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø “Hai đứa gặp nhau tại Đà Nẵng khi ông xã làm việc tại bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ, núi Non Nước Đà Nẵng. Cưới nhau: 1972, hiện có 5 con. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach.”
       
Chuyện hơn 40 năm, giữa đủ loại ngang trái từ tập quán, văn hoá tới tôn giáo, rất khó gom lại vài trang giấy. Nhờ  cách viết bộc trực, bài viết cho thấy được tấm lòng của người vợ, người mẹ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
        ***         
       
Tôi thật không biết phải bắt đầu từ đâu để câu chuyện đời lộn xộn của mình có được một chút ngăn nắp để bạn hiểu tôi hơn. Thôi thì bắt đầu vào một ngày nắng đẹp, tôi bước ra khỏi toà án Saigon với cái giấy ly dị trên tay. Tôi có một trai và một gái và quan toà đã rộng lượng xử cho tôi được trọn quyền giữ cả hai với điều kiện là không nhận được chu cấp từ người chồng. Tôi hoan hô quan toà cả hai tay. Đó là năm 1969.
       
Bà chị tôi có hãng thầu cung cấp dịch vụ hớt tóc, giặt quần áo, bán hàng kỷ niệm cho quân nhân Mỹ tại Việt Nam và hàng ngàn xe đá để hãng RMK làm phi trường. Đó là một công cuộc làm ăn lớn lao có tới vài trăm nhân viên nên chị nhận cho tôi theo làm để nuôi con. Do đó tôi gặp Ron, người chồng hiện tại.
       
Bạn ơi, không biết tôi đã tốn bao nhiêu nước mắt cho cuộc hôn nhân nầy. Không biết tôi đã nhận được bao nhiêu lời sỉ nhục khi đi sánh đôi với người chồng  Mỹ tại Việt Nam. Nếu phải đếm hết những danh từ thô bỉ, những ánh mắt chê bai,  những  đối xử khinh bạc của bạn bè, của những người quen biết cho đến những kẻ qua đường vì tôi "lấy Mỹ" thì chắc tôi phải biến thành con rết khổng lồ với cả ngàn chân tay mới đếm hết nổi. Thôi thì chẳng qua là cái nghiệp. Chắc mình đã dè bỉu, chê bai bao nhiêu là người ở những kiếp trước nên kiếp nầy nhận lại "gậy ông đập  lưng ông" thôi mà.
       
Mỗi lần bị "tai nạn" như vậy, tôi giã vờ phớt tỉnh. Những dòng nước mắt tủi hổ cứ chực tràn ra. Ông xã cứ hỏi là "họ nói gì vậy?", tôi thì cứ  ai biết đâu, họ dùng danh từ em không hiểu!". Nhưng ông xã thì biết vì anh có rất nhiều nhân viên Việt Nam làm việc cho anh và chắc họ đã giải nghĩa cho anh hiểu địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội khi họ vô phước kết hôn với ngươì Mỹ.
       
Sau khi anh hiểu được, tôi không bao giờ quên được ánh mắt của anh nhìn tôi trong những lần "tai nạn" đó. Đôi mắt anh chứa đầy những biết ơn, những chia xẻ, những đau thương, những căm giận, những cảm thông.. Anh cầm tay tôi nói: "Thật là không công bình cho em. Anh rất biết ơn em. Sự chịu đựng những nỗi nhục nhằn của em làm tan nát tim anh.  Anh cảm thấy không xứng đáng với sự hy sinh của em." Tôi chỉ nói nhỏ: "Cả hai, em và họ đều là nạn nhân, mỗi người mỗi cách. Có phải chúng ta đã hứa là sẽ cùng chung chịu những niềm vui và nỗi khổ trên đời không? Vậy đó không phải là sự hy sinh. Đó chỉ là sự chia xẻ."õ
       
Và tôi đã sát cánh cùng anh nổi, chìm trong cõi ta bà, trong nụ cười khi gia đình xum hợp,  trong nuớc mắt khi một đứa con sớm vội ra đi, trong thành công, trong thất bại suốt bốn chục năm qua.
       
Rồi Trời Đất nổi cơn gió bụi. Năm 1975 tôi dắt díu các con về Mỹ sống tại California.  Bà mẹ chồng ở tận Boston qua CA thăm cháu nội và dâu lần đầu tiên.
       
Mẹ ruột kẹt lại quê nhà, mẹ chồng ở kề cận, thôi thì hãy vui với hiện tại và những gì mình có. Gạo trồng ở Việt Nam hay trồng ở Mỹ thì cũng nấu thành cơm. Mẹ ruột hay mẹ chồng thì người đàn bà đó cũng đã thương yêu và duỡng nuôi người mình yệu dấu. Bà hỏi chớ các cháu đã được rữa tội chưa? Tôi nói ngắn gọn "Dạ chưa. Con đạo Phật." Bà mỉm cười không nói gì và không bao giờ nhắc lại.
       
Hình như người Mỹ có tâm hồn rộng rãi hơn. Bà thường hay lục lọi và gởi về cho cháu nội những quyển thánh kinh rất củ của gia đình. Tôi nhận và trân trọng giao lại cho các con.  Mẹ chồng gần với con dâu hơn người con ruột.
       
Thời gian qua, một hôm thằng con cả báo cho mẹ biết là nó muốn cưới vợ. Mình đã già rồi mà không hay bạn ơi. Khi nghe con trình bày mọi điều, bà chị la làng chói lói. Trời ơi, nó là con trai lớn nhứt mà theo đạo Chúa thì lấy ai mà thờ phượng em?  Bạn ơi, bạn nghỉ sao? To be or not to be? Nói Yes, con cứ tiếp tục lo hôn lễ hay nói No, No Way.
       
Hừm, thờ phượng là nó sẽ nhớ tới ngày mình theo Phật, mua một mâm đủ cả heo quay, gà vịt, có cả bia rượu, bưng lên bàn thờ để một tiếng đồng hồ rồi dọn xuống mời bạn nhậu? Hay là nó cúng mâm chay nhưng lại không ăn? Hay là nó tới chùa nhờ thầy đọc một thời kinh? Thầy lo  đọc, nó lo nhớ tới cái đầu gối hơi đau vì quì lâu! Hay nó dọn một cái bàn thờ trong nhà, chưng cái hình mình lên. Có ai đó hỏi con nó chớ hình của ai vậy thì thằng cháu nội nhìn hình và nói "I don't know"!
       
Chỉ còn cách hỏi nó.
       
Cô đó hiền không? Dạ hiền. Cô đó giỏi không? Dạ giỏi. Cô đó thích săn sóc con cái, nhà cửa không? Dạ thích. Cô đó thương con không? Dạ thương. Vậy thì Yes, con ơi, Yes. Mẹ chỉ cần thấy con được hạnh phúc, an vui. Mẹ tin vào sự khôn ngoan và lựa chọn của con (cho con học bao lâu chắc con không ngu đâu, phải không).
Vợ chồng con thương yêu nhau và tử tế với Mẹ khi Mẹ còn sống là con đã "thờ phượng" Mẹ rồi. Trong con đã có dòng máu của Mẹ. Con làm một người chồng tốt, một người cha tốt, một con người tốt là con thờ phượng Mẹ đó, phải không? Bạn ơi, bạn có thấy tôi quá "văn minh" không?   Quá... quá... tiếng gì hả mà người Mỷ thường hay chỉ mấy ông nghị viên trong đảng dân chủ đó? À à, quá "liberal" không?
       
Vậy là tôi có hai thằng con theo đạo Chúa của vợ và năm đứa cháu nội biết Phật là Budha chớ chẳng biết Nam Mô. Quên cho bạn hay là tôi đã không rửa tội hoặc bắt các con theo đạo nào hết. Tôi để cho chúng tự do chọn lựa khi chúng đến tuổi trưởng thành (hoặc "được" vợ dẫn dắt). Tuy nhiên tôi cũng thường đem các con đi chùa khi chúng còn nhỏ và mỗi khi tết tôi đều dạy chúng lạy bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Cho đến bây giờ vẫn vậy. Phải lạy bàn thờ.  Đó là điều kiện duy nhứt tôi đòi hỏi gia đình các xuôi gia trong ngày cưới, dù họ là đạo nào. Tôi kính trọng tất cả các đấng dẫn dắt linh hồn.
       
Mỗi khi gia đình tụ họp tại nhà thằng con cả, nhằm ngày ăn chay, tôi luôn có ít nhứt một món chay rất ngon do con dâu Công giáo nấu. Tôi biết ơn chúa Jesus quá đỗi vì con dân của Ngài quả là một người đầu bếp giỏi và là một đứa con dâu rất  hiếu thảo.
       
Thế là tôi trở thành minority, có nghĩa  là thiểu số trong gia đình tôi. Ông xã, hai thằng con, hai cô dâu, năm đứa cháu nội, tất cả là mười  người con Chúa. Một đứa con gái và chồng cùng ba đứa  con tin tưởng cả Phật lẫn Chúa. Ngày lễ Giáng Sinh và cuối tuần thằng cháu ngoại mười hai tuổi đi đờn violin trong nhà thờ.  Khi về nhà ngoại thì vô lạy Phật và... ngồi thiền!
       
Thằng con út thì , bạn có thể gọi nó là người vô tôn giáo, khuyên các cháu không nên mỗi chút mỗi đổ thừa cho Chúa và khi xin tội thì phải nhớ chừa cái tội đó đừng lập lại và nhận xét rằng thuyết nhân quả của nhà Phật rất hay nhưng đôi khi Phật tử lạm dụng thuyết nhân quả  để chê đè nguời khác và vì thế làm cho người ta đau khổ. Bạn thấy nó đúng không? Nó mới hai mươi bảy tuổi và đôi khi nó nói chuyện đạo Phật làm tôi cũng ngẩn ngơ. Nó nghiên cứu đạo Phật bằng tiếng Mỹ. Tôi học Phật bằng tiếng Việt. Không biết có khác  nhau nhiều không?
       
Nói cho bạn mừng dùm là dù thiểu số nhưng đạo Phật trong nhà tôi vẫn thịnh vượng. Tôi chưng bày tượng Phật tùm lum, trong vườn hoa đằng trước, trong sân đằng trước, trong vườn hoa đằng sau, trong sân đằng sau, ngay giữa vườn, trong luống hoa, giữa bụi lan... Bàn thờ Phật ở phòng  khách, bàn thờ Phật trong phòng thờ, tượng Phật trên đàn dương cầm, tượng Phật trên đầu ti vi. Đây cũng là một tội ăn hiếp người (chồng) quá đáng, chắc kiếp sau lại phải trả thôi.
       
Rồi cách đây hai tháng, khi anh và tôi cùng ở tuổi bẩy mươi, phải bạn ơi cái tuổi 'thất thập cổ lai hi' đó, thì có một người quen từ Việt Nam qua chơi. Người nầy đã đi tu Chúa khi còn con gái mười bẩy tuổi và hiện nay năm mươi bẩy tuổi và đã được lên chức Mẹ Bề Trên. Trong khi trò chuyện, Sơ (xin tạm gọi như thế cho gọn) khám phá ra là chồng thì đạo Chúa chánh gốc (quên nói cho bạn biết là  mẹ chồng mình gốc gác người Ý), đã được rửa tội, đã hưởng hết các phép ban ơn v.v.. mà lại đi cưới một người vợ ngoại đạo, lại còn không bắt vợ theo đạo của mình. Thế thì khi chết sẽ không được vào nước Thiên Đàng, sẽ không được Chúa tha thứ, sẽ xuống địa ngục v.v.. Và Sơ chỉ cho tôi nên đi kiếm Cha để xin Cha làm phép, xin Chúa tha tội cho ông xã để ông xã được trở về với Chúa.
       
Tôi hoảng hồn nghĩ mình thật là tội lỗi, bấy lâu nay chỉ lo cho linh hồn của mình , còn người bạn đời thì mình lại thờ ơ, may mà có Sơ nhắc nhở. Tôi bèn dịch lại những lời Sơ nói. Ông xã vẫn làm thinh  (lại cho bạn biết anh là người ít nói nhứt thế gian, bạn có biết tại sao không? Vì chị vợ đã nói hết thời gian rồi, anh chồng làm gì còn chỗ và thời gian để nói nữa, đã cưới nhau bốn mươi năm rồi, phải quen tánh  quen nết chớ, phải không bạn?). À hình như anh có lầm thầm cái gì là anh chưa từng bao giờ bỏ Chúa thì tại sao phải trở lại? Tôi thì sợ hãi nên thúc giục anh mau đến tìm Cha.
       
Bạn có thấu hiểu được nỗi đau lòng của tôi không? Chắc là không. Vì để hiểu được bạn phải ở trong hoàn cảnh nầy và tôi thì không muốn cho bất cứ ai vướng vào cái vòng tục lụy nầy hết. Giống như cái ông gì đó (trí óc tôi lúc nầy chậm chạp quá, đã quên béng tên ổng) đang làm quan lớn với đầy đủ vợ đẹp, con khôn, quyền cao, chức trọng  thì bỗng giựt mình tỉnh giấc nam kha thấy mình vẫn đang ngồi dưới đất, vợ con không, lầu đài không, tiền bạc không, quan chức không.
       
Giống như bạn, tôi đã "cho anh cả cuộc đời", những tưởng mình đã cùng ai chung chịu nhục nhằn, hạnh phúc, đã cùng ai nở nụ cười, lau nước mắt, đã cùng ai ngẩng mặt, cúi đầu... Ngờ đâu bừng con mắt dậy thấy mình tay không! Mình đã đẩy người ta xuống địa ngục, mình là nguyên nhân để người ta xuống địa ngục. Bạn khuyên tôi phải làm sao? Người ta xuống địa ngục chưa thì tôi không biết, mà tôi thì đã ở trong đó rồi. Lòng tôi tan nát, bạn ơi. Tôi phải đọc tụng kinh gì hả bạn? Lương Hoàng Sám? Thủy Sám? Mà tụng thì ăn thua gì! Nếu tụng mà hết được tội đẩy người xuống địa ngục  thì tôi nguyện đọc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút , từ đây cho đến hết cuộc đời.
       
Ngày hôm sau khi ngồi ăn cơm, dưới cái diã, tôi thấy một cái bao thơ, giống như cái card chúc tết hay chúc sinh nhựt vậy. Tôi ngạc nhiên vì không phải tết, cũng chẳng là sinh nhựt. Anh chẳng nói gì. Tôi mở card ra đọc những dòng chữ có thể dịch ra Việt ngữ như sau:
       
"Nếu phải xuống địa ngục và vĩnh viễn bị cấm cữa thiên đàng thì anh sẵn sàng và hạnh phúc chấp nhận. Ngày em nhận lời làm vợ anh là ngày Chúa đã ban ơn phước cho anh và chấp nhận anh vào cõi Thiên Đàng và anh đã ở Thiên Đàng từ dạo đó, nay sao lại còn phải xin xỏ để trở vào? Anh không ăn năn. Anh không ân hận. Anh không van xin. Anh chắc rằng Sơ đã không nhìn thấy những giọt nước mắt của em đã đổ ra cho anh, vì anh, vì hạnh phúc của anh, vì tội lổi của anh. Nếu thấy thì anh lại tin chắc rằng Sơ sẽ bảo anh : ' Con hãy cám ơn Chúa đã cho con gặp người vợ ngoại đạo nầy'. Em hãy  yên lòng, đừng thúc giục anh tìm Cha.  Chúa rất nhân từ và thông cảm. Anh đang ở Thiên Đàng."
       
Đọc xong, tôi ngẩng lên nhìn anh. Tôi lại để cho nước mắt chảy ra thấm ướt tờ thư. Đã lâu rồi tôi không khóc. Lần nầy tôi không cố ngăn lại. Khóc được cứ khóc bạn ơi. Chỉ sợ rằng mình không khóc được và không được khóc!
       
Bạn có thấy dị không khi một bà già bẩy muơi tuổi  còn khóc được vì một lá thư.. (có thể gọi là thư tình không bạn?). Không, đây không phải là thư Tình!  Đây là thư Nghiã! Tình yêu sôi nổi với dục vọng, với ghen tương, với giận hờn đã qua lâu rồi. Đây là sự thương yêu, nâng đỡ, dắt dìu  nhau của hai con người đang đi vào đoạn cuối của cuộc đời mà không lãng quên những hứa hẹn ở buổi ban đầu. Đây là Nghiã Vợ Chồng. Dù cho bạn có thành hôn với người Việt Nam, người Mỹ, người Trung Quốc, người Đại Hàn, người Pháp, người da đen, da trắng, da màu... thì nó vẫn tồn tại và rực rỡ trong tâm bạn.
       
Tôi hy vọng  mãnh liệt rằng Chúa sẽ không bắt tội anh vì tôi tin rằng anh đã sống giống như  ý Chúa: Thương Yêu, Trung Thành và Nhân Ái.
       
Đây là một phần câu chuyện đời lộn xộn của tôi  và tôi xin chia xẻ cùng bạn với tất cả trái tim tôi.  Có tội hay không có tội?  Anh đã đi trật đường của Chúa dạy? Anh đang từ bỏ Thiên Đàng và trên đường xuống địa ngục ? Anh thật không biết. Tôi  là tên ác quỷ đang đẩy người vào chốn tối tăm ? Tôi thật không biết.  Chúng tôi chỉ biết cầu xin Chúa và Phật cho chúng tôi được có mặt bên nhau những khi hoạn nạn, được giúp đở nhau những lúc vấp ngã,  được nấu cho nhau chén cháo trong lúc ốm đau, được nắm tay nhau mĩm cười khi mở cữa nhà đón đàn  con cháu.
       
Bạn ơi, tôi không cần phải có bàn thờ và anh thì không cần phải kiếm Cha để rữa tội. Tôi vẫn là một Phật tử thuần thành và anh vẫn làm dấu thánh giá. Chúng tôi không quá "liberal" phải không bạn ? Thiên Đàng và Niết Bàn của chúng tôi có nghĩa là " in the here, in the now" như Sư Ông Nhất Hạnh vẫn nói. Không biết chúng tôi có hiểu đúng ý của Sư Ông không?
       
Hai chúng tôi Tội Lỗi và Hạnh Phúc ngang nhau. Cả Phật, cả Chúa đều rất Bác Ái và Công Bằng, Bạn đồng ý không?   

Le Hoa Wilson 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Trăng là gì?
Reply #102 - 21. Apr 2011 , 08:09
 

Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình. Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc, hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “Có bao giờ ông dành thời gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: “Trăng là gì?”.
Về nghề nghiệp hắn là bậc cao thủ trong làng chuyên khoa mắt của Sài Gòn. Bệnh nhân của hắn thuộc loại “thứ dữ”. Hắn có nhiều mối quan hệ xã hội “có số, có má”. Do vậy đồng nghiệp và Ban giám đốc bệnh viện, nơi hắn làm việc, nể hắn một phép. Tên tuổi của hắn đã giúp bệnh viện ăn nên làm ra, chuyên khoa mắt lúc nào cũng chật cứng người chờ đợi. Ai muốn được hắn trực tiếp khám và mổ, phải đăng ký trước, rất lâu. Số tiền chi ra cho những lần khám hoặc mổ đó, so với mặt bằng giá ở các bệnh viện khác, cao hơn rất nhiều. Thế nhưng lịch khám của hắn lúc nào cũng dày đặc. Người ta nói với nhau, “được bác sĩ (hắn) đụng tay vào thì dù mắt đang không thấy đường cũng sáng lại”.

Hồi còn đi học phổ thông, tôi với hắn ở chung một quận, quận Nhì. Giải phóng vô, khu vực này sát nhập vào quận Nhất. Tôi với hắn bằng tuổi nhau, nhưng hắn sanh sau tôi tám tháng, vì vậy sau này khi hắn lập gia đình và có con, hắn dạy tụi nhỏ gọi tôi bằng bác, bác gái. Nhưng trong giao tiếp hắn gọi tôi bằng “bà”, tôi gọi hắn bằng “ông” và chúng tôi xưng “tui” với nhau.

Tôi quen hắn và vợ hắn lúc chúng tôi cùng sinh hoạt trong Ban liên lạc học sinh cùng lớp, hắn làm trưởng ban, tôi làm phó ban, vợ hắn (lúc bấy giờ nó chưa quen) là một trong những thành viên. Sáng thứ bảy nào Ban liên lạc của chúng tôi cũng gặp nhau tại một nhà hàng cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba. Chủ nhà hàng này cũng là thành viên trong Ban liên lạc, nhờ vậy chúng tôi ăn uống ít khi phải trả tiền, nếu trả cũng chỉ là tượng trưng.

Cô gái (mà sau này là vợ hắn) đẹp một cách mong manh, vì vậy chúng tôi đặt tên là “cô gái mong manh”. Cô là con gái duy nhất của một gia đình công chức thường thường bậc trung, nhà ở quận Nhất. Cô gái hay đi họp Ban liên lạc bằng cách ngồi trên chiếc xích lô đạp cho người ta chở, thân mình lúc nào cũng diện bộ áo dài lụa màu nhạt, lung linh như mây khói (cho tăng thêm phần mong manh?). Gái Sài Gòn chúng tôi có thói quen đi lại trên chiếc xích lô (5 năm sau ngày giải phóng vẫn giữ thói quen này). Khi ngồi trên xe chúng tôi chú ý giữ cho người thẳng bằng cách lưng không tựa vào thành ghế, tóc buông xõa và tay không giữ tà áo, cố ý để gió luồn vào thổi tung bay. Hình ảnh ấy góp phần làm phố xá mỹ miều. Tại sao gái Sài Gòn không đi bộ hoặc đạp xe đi học như quý cô nương khác trên cả nước? Có lẽ do diện tích Sài Gòn rộng, đi bộ không tới, đi xe đạp ngại mỏi chân. Nhưng còn một lý do tế nhị khác mà chỉ có gái Sài Gòn mới hiểu, ngồi xe xích lô cho người ta chở mới là tiểu thư chính hiệu!

Hắn là con của ông bà chủ hãng xuất nhập khẩu. Nhà hắn có ba anh em trai, cả ba học cùng trường với chúng tôi, chỉ có lớp là khác. Khi đi học, ba anh em hắn có tài xế đưa đón, học xong là về nhà, không la cà phố xá. Những lần hắn tổ chức sinh nhật mời Ban liên lạc tới nhà, tôi thấy gia đình hắn, nhất là bà má, nề nếp qui củ lắm. Trong lớp, chúng tôi bầu hắn làm lớp trưởng vì hắn uy tín, học giỏi và tác phong nghiêm túc. Trong sinh hoạt tập thể hắn luôn là ngọn cờ dẫn dắt chúng tôi. Về ngoại hình thì khỏi chê, chúng tôi hay gọi hắn là “Alain Delon” (tài tử lừng danh của Pháp thời1950-1980) nhưng nếu muốn hắn nổi sung thì thêm chữ “beng” (A len đờ lông beng) đằng sau nữa. Nhiều tiểu thư nhà giàu đạt danh hiệu hoa khôi trường này trường khác mết hắn lắm, nhưng hắn chẳng thèm để ý đến cô nào.

Tới giờ tôi cũng không sao nhớ ra, bằng cách nào cô gái mong manh “lọt” được vào Ban liên lạc của lớp, nơi quy tụ những người “xuất chúng”. Về sắc diện, hình thức, học lực, tài vặt, thành phần xã hội, so với những tiểu thư trong trường, cô thuộc loại trung bình. Về công việc tập thể, Ban liên lạc giao cô phụ trách, cô thực hiện lúc được, lúc không. Nói chung, ngoài cái khoản mong manh làm người ta động lòng, còn thì cô chẳng tạo được một dấu ấn gì cho Ban liên lạc ghi nhớ sự hiện diện của cô. Thế mà đùng một cái chúng tôi thấy cô gái không đi họp bằng xe xích lô nữa mà ngồi trên chiếc xe Vespa Sprint màu xanh da trời, loại 150 phân khối do hắn chở. Thời đó, chỉ có công tử nhà giàu mới sắm nổi chiếc xe hách xì xằng như vậy. Chẳng bao lâu sau Ban liên lạc nhận được thiệp hồng. Ngày hai người cưới nhau tôi thấy hạnh phúc đầy tràn trong mắt tân lang và giai nhân. Khách tới dự tiệc cưới chúc vợ chồng hắn trăm năm hạnh phúc; tôi nghĩ, phải chúc ngàn năm hạnh phúc mới xứng. Thế mà, chỉ hơn hai mươi năm sau đó, vợ chồng hắn rẽ thúy chia uyên.

Lần gặp khoảng chục năm trước, mặc cho bệnh nhân chờ, hắn luôn miệng kể lể với tôi, đã có với cô gái mong manh hai mặt con, một trai một gái, cả hai theo nghề của cha, học chuyên khoa mắt bên Mỹ. Hắn nói, “Tụi nhỏ đứa nào cũng đẹp, học giỏi, thông minh, tụi Tây mết lắm, giống tui ngày xưa vậy”; nói xong hắn cười sang sảng. Tôi hỏi: “Cuộc sống của ông bây giờ thế nào?”. Chỉ chờ có vậy hắn huyên thuyên: “Sáng trước khi tới bệnh viện (Nhà nước), tui mổ hai ca, nếu mổ một con mắt thì hai mươi triệu, nếu mổ hai con mắt thì bốn mươi triệu, sau đó mới đi làm; trưa, tui tranh thủ làm một hoặc hai ca nữa; chiều, khám bệnh ngoài giờ ở dưỡng đường do tui làm chủ, đến tối mịt mới về nhà”.

Còn bà xã thì sao? Tôi hỏi tiếp, hắn trả lời: “Tui xây cho bà ba cái dưỡng đường, mổ xong, tui chuyển cho bả chăm sóc. Chưa kể tiền thuốc, khám sau mổ, chỉ tiền phòng không thôi bà cũng thu được năm triệu một người/ngày. Bả bây giờ trẻ, đẹp hơn xưa. Đó là nhờ tui cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Mỗi ngày bà chỉ có việc ngồi trên chiếc xe đời mới nhất (xe cũ tui thay liền) cho tài xế lái đi từ dưỡng đường này qua dưỡng đường khác, xem sổ sách, thu tiền, là hết việc. Chung quanh bả lúc nào cũng có hàng chục người hầu hạ, sung sướng như bà hoàng”.

Đúng đoạn hào hứng này tôi hỏi hắn “chuyện ngắm trăng”. Và tôi nhận được câu hỏi lại của hắn “Trăng là gì?”, kèm theo một nụ cười ngạo nghễ.

……

Hôm rồi cửa sổ tâm hồn của tôi lại trở chứng, nhìn xa bị mờ, nhìn gần mờ hơn nhìn xa. Thấy vậy, bạn bè người khuyên đi mổ, người can ngăn. Tôi chợt nhớ đến hắn, liền đến gặp, tôi cần ở hắn một lời khuyên.

Lần gặp lại này, nếu hắn không chủ động chào tôi trước, tôi sẽ không nhận ra. Trước mắt tôi là ông bác sĩ già khọm, tóc bạc trắng, mặt buồn rười rượi, nước da tối sạm. Đâu mất rồi một ông bạn có gương mặt phơi phới, hình thức lịch lãm và nụ cười ngạo nghễ? Thấy vậy tôi quên mất mục đích đến là để khám mắt, vội hỏi, “Làm ăn thất bát hả?”. Hắn im lặng rất lâu rồi nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu tôi hỏi: “Cô gái mong manh đã bỏ tôi đi lấy chồng khác rồi! Bỏ vội vã đến nỗi không thèm chia gia tài bà ạ”. Tôi giật mình: “Bỏ luôn ba cái dưỡng đường to đùng sao?”. Hắn nghẹn ngào: “Ừ, bỏ luôn, thế mới điên”.

Tôi nhẹ nhàng ngồi bên cạnh, cầm tay hắn, im lặng. Hắn bắt đầu chia sẻ: “Bà có nhớ cái thằng cù lần trong lớp mình không? Cái thằng hâm hâm đi học bằng chiếc Mô bi lết (Mobylette) cà tàng, con của ông già sửa xe đầu đường gần trường tụi mình học đó”. Hắn nói tiếp, mắt hắn như có nước: “Thằng đó coi vậy mà học giỏi, tụi mình không nhằm gì với nó đâu, bây giờ nó làm giáo sư của một số trường Đại học. Nghe nói, tình duyên nó trục trặc sao đó (không chừng hồi nhỏ nó thương thầm vợ tui à nghen) nó ở vậy luôn cho đến giờ. Hôm rồi làm thủ tục ly dị với tui xong, bả kết hôn với nó liền. Thằng đó nghèo rớt mồng tơi, lương thầy giáo nuôi bả gì nổi. Hiện nay bả phải nhận may quần áo thêm cho khách, hai người mới đủ sống. Vậy mà gặp lại tui mặt bả tươi rói, chưa bao giờ ở với tui mà mặt bả tươi rói như vậy”.  Rồi hắn nói, như nói với chính mình: “Đàn bà nhiều người kỳ cục lắm, chồng cung phụng cho đủ thứ, nuông chìu hết mực mà vẫn đành lòng bỏ đi lấy người không bằng một góc của chồng mình. Thật không thể hiểu nổi…”. 

Chờ hắn vơi bớt nỗi ấm ức tôi hỏi thăm hai đứa nhỏ. Tôi nghe từ hắn một giọng thiểu não hơn: “Tưởng hai đứa nối nghiệp cha, ngờ đâu, từ lâu tụi nó đã chuyển qua học nghề khác, đứa học thiết kế thời trang, đứa học phóng viên báo chí. Đã thế tui gọi về để giao tài sản mà chẳng đứa nào chịu về. Tụi nó nói “Ba mê tài sản hơn má và chúng con thì ba cứ giữ lấy”. Tôi động lòng thương cảm, hỏi: “Bây giờ ông sống như thế nào?”. Hắn nói, “Tui ở luôn trong bệnh viện, về nhà ở một mình, buồn lắm”. Không thể không hỏi thêm: “Thế căn nhà lớn ở quận Nhất và ba cái dưỡng đường ai ở, ai trông coi?”. Hắn nói, giọng nhẹ như gió thoảng: “Lâu lắm rồi tui chẳng ghé về nhà, còn ba cái dưỡng đường đang treo bảng bán hoặc cho thuê”. Thói quen nghề nghiệp, tôi đánh giá: “Ba cái dưỡng đường đó, bán cũng bộn tiền ông ạ”. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, mắt hắn sâu thăm thẳm: “Của đó vô thường lắm, không có thật đâu bà”.

Giá mà, mười năm trước hắn nhận ra sự vô thường đó thì đoạn kết của đời hắn đâu đến nỗi buồn như bây giờ?

Tự nhiên tôi nhớ gương mặt phơi phới với nụ cười ngạo nghễ khi hắn hỏi ngược lại tôi “Trăng là gì?”.

Trăng là gì ư? Trăng là ly nước mát của vợ trao tận tay mà hắn quên uống. Trăng là cái bình hoa vợ chăm chút cắm mong chồng để mắt tới, thế mà hắn đành lòng không màng. Trăng là tiếng cười reo của hai đứa con đón hắn sau những giờ làm việc nhưng vì mệt, hắn đã cằn nhằn, quạu quọ. Trăng là những bữa cơm nóng mà khi hắn về thì đã nguội lạnh, rồi cả nhà nhịn ăn theo hắn.

Trăng còn là cái nắm tay âu yếm mà từ rất lâu hắn quên trao cho vợ. Trăng còn là những đêm vì sợ con lạnh, hắn rón rén bước qua phòng kéo mền đắp cho con mà sau này vì mệt mỏi, ngủ vùi, hắn quên. Trăng còn là tất cả những mây và gió, những hương và hoa trong cuộc sống mà do tâm không an, thân không lạc cho nên hắn không thể cảm nhận được.

Trăng là gì nữa? Là người vợ đã bỏ chồng giàu đi lấy chồng nghèo; là những đứa con thà kiếm tiền từ sức lao động và trí tuệ của mình chớ không nhận tài sản của người cha để lại. Trăng còn là kết cục của đời hắn, bỏ mặc căn nhà lớn ở quận Nhất và đóng cửa ba cái dưỡng đường to đùng vào ở trong bệnh viện vì, ở một mình buồn lắm.

Những người chồng bận rộn ơi, nhớ dành thời gian ngắm trăng với vợ và con, đừng để trăng lặn mất, rồi tiếc như hắn, bạn của tôi./.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #103 - 29. Apr 2011 , 21:55
 
mydung wrote on 20. Apr 2011 , 17:39:
hello cả nhà, lâu quá không về trường, hơi bị lạc đường, thường MD post truyện vào đây, nếu không đúng chỗ, xin admin forgive and move dùm nha




Hi Mỳ Dung , như vậy là TB lại có thêm" truyên đọc trước khi đi ngủ". Cám ơn MD nhiều nhen , chúc an bình cuối tuần  tulipvang tulipdo
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #104 - 30. Apr 2011 , 00:32
 


...


Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật


.
    
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 18:41 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #105 - 13. Jan 2012 , 00:56
 


Hãy Vinh Danh Người Lính VNCH-


Nguyễn Thị Thảo An
-Dừa Xiêm đọc (P2)

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #106 - 28. Mar 2012 , 22:29
 
Đất nước đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Wednesday, 28 March 2012 09:45
Written by Nguyễn Thu Trâm

...

“Thi lấy chồng ngoại”


VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN
: Đất nước đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Kính thưa quý vị,

Hàng năm, cứ sau Tết nguyên đán cho đến đầu cuối tháng Tư dương lịch, hàng trăm ngàn gia đình trong cả nước âm thầm tổ chức lễ cúng giỗ cho những người đã nằm xuống một cách tức tửi trong khoảng thời gian đó 37 năm về trước. Một số chùa chiền ở miền Trung, Miền Nam cũng tổ chức Hiệp Kỵ cho những vong hồn của các nạn nhân chiến cuộc bỏ mình trên đường lánh nạn cộng sản, khi cộng quân Bắc Việt xua quân đánh chiếm Miền Nam trong chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 đó.



Đối với hầu hết người dân Việt nam thì tháng Tư là tháng Tư đen và ngày 30 tháng 4 là ngày quốc hận. Nhưng thật ra, trong tâm thức của mọi người dân Nam Việt thì từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đó, mỗi  tháng trong năm đều là tháng đen, và mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc hận: Vâng, tôi không ngoa ngoắt chút nào khi khẳng định điều này, bởi nhân dân Việt nam chưa có bao giờ đau thương, tang tóc như từ khi cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị đất nước, bởi tổ quốc Viêt nam chưa có bao giờ ô nhục như trong giai đoạn cộng sản nắm quyền cai trị trên đất nước này:

Đã có bao giờ chưa, ngư phủ Việt nam bị bắt bớ bị đánh đập, bị hủy hoại hết tàu thuyền và ngư cụ ngay trên chính vùng biển của tổ quốc mình, và bị đưa về “Thiên Quốc” của “Bác Mao” để bị giam cầm và bị buộc phải nộp tiền phạt lên đến 200.000.000 đồng trên mỗi đầu người, một số tiền tương đương với 200 tháng lương, tức là xấp xỉ 20 năm làm việc của một công nhân bình thường ở Nước Việt, chỉ vì họ dám khai thác nguồn lợi thủy sản ngay trong lãnh hải của tổ quốc họ? Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Đã có bao giờ trong lịch sử Việt nam khi người dân Việt nam bị đánh chết một cách vô cùng dã man giữa thanh thiên bạch nhật ngay giữa lòng “thủ đô hà nội nghìn năm văn hiến” chỉ vì va quệt khi giao thông với hai công nhân quốc phòng của Hán tộc, mà kẻ giết người vẫn nhỡn nhơ thách thức cả luật pháp của bản quốc? Đã có bao giờ người lao động Việt nam chỉ vì bát cơm manh áo mà bị chủ xưởng là những trọc phú của ngoại bang lăng nhục bằng vô số những hình thức trừng phạt vô cùng phi nhân bản như bị phơi nắng, hoặc dùng keo dán hai bàn tay lại với nhau, đến ngất xỉu và khiến hàng ngàn đồng nghiệp khác phải khóc lóc kêu la vì cảm thấy quá nhục quốc thể.  Đã có bao giờ trên đất nước này người dân nghèo Việt nam bị các công nhân ngoại bang hành hung, đánh đập hội đồng một cách vô cùng dã man và đánh đập, hủy hoại tài sản của đồng bào một cách hết sức vô cớ, mà nhà chức trách địa phương vẫn làm ngơ, chỉ vì họ là thần dân của “Nước Lạ”: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
“Xuất Khẩu Lao Động”


“Xuất Khẩu Lao Động”


Đã có bao giờ hàng trăm ngàn thanh niên Việt nam là rường cột nước nhà bi lừa bịp với ngôn từ hoa mỹ là “đi xuất khẩu lao động” nhưng thực chất là bị biến thành nô lệ như thời Trung cổ. Họ cầm cố ruộng vườn để đóng lệ phí hàng trăm triệu đồng cho nhà nước để đi làm nô lê lao động ở các nước trong cùng Châu lục, nơi mà họ bị hành hạ, bị đánh đập, bị ngược đãi bị bỏ đói từng ngày từng giờ bởi những tên chủ cả, là những trọc phú đã trả hàng triệu đô la cho nhà cầm quyền cộng sản để được sở hữu những lao nô đó. Với mỹ từ “đi xuất khẩu lao động” nhưng họ biết đâu họ đang bị nhà cầm quyền biến thành nô lệ, biến thành súc vật như trâu bò đi kéo cày ở ngoại quốc để mang ngoại tệ về là giàu cho các lãnh tụ của đảng và nhà nước là những tên tư sản đỏ đang đè đầu cởi cổ cả 96 triệu người Việt nam đang rên siết trong đói nghèo, cơ lại: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
Các công nhân Việt Nam khóc vì bị bỏ đói tại Malaysia


Đã có bao giờ một người một nguyên thủ quốc gia lại đi tiếp thi rằng “Thiếu nữ Việt nam cũng đẹp lắm chứ” để rồi hàng năm dễ có đến hàng trăm ngàn cô gái Việt phải bẹo mông, bẹo ngực trước những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan mà đa phần là đui què mẻ sứt hoặc thiểu năng trí tuệ, với mơ ước được “trúng tuyển” để đi làm dâu xứ lạ hay chưa? Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, trong giờ công dân giáo dục, chúng tôi được thầy giáo giảng dạy lý do tại sao phụ nữ Việt nam lại nhuộm răng đen hạt huyền, và thời đó, trong ngôn ngữ của chợ búa, nếu người ta rủa sả nhau là “đồ răng trắng” thì đã ô nhục lắm rồi, bời chỉ có những “Me Tây” hay những phường buôn hương bán phấn mới để răng trắng, và đó được xem là điều ô nhục tột cùng của gia tộc mà không có sông nước nào rửa sạch.

“Thi lấy chồng ngoại”


Vậy mà từ ngày nắm quyền cai trị đất nước cho đến nay, với chính sách “bần cùng hóa nhân dân” nhà cầm quyền cộng sản Việt nam không những đã làm cho cả đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu, mà còn là cho cả đạo đức xã hội cũng suy đồi, khiến cho nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội nhận thức một cách lệch lạc rằng, được làm “me tây” được lấy chồng ngoại là một điều vinh hạnh cho họ tộc, cho gia đình, bởi đó là giải pháp tối ưu để họ được xóa đói giảm nghèo, khiến cho hàng ngày trong các khách sạn sang trọng ở Sài gòn, ở Hà nội hàng trăm cô gái tuổi mười tám đôi mươi tập trung để “thi” lấy chồng ngoại, với mong ước được đổi đời và các giới chức cao cấp của đảng và nhà nước cũng được hưởng lợi không nhỏ từ những cuộc hôn nhân dị chủng này: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

...
"Cháu ngoan bác Hồ" làm gái mại dâm chuyên nghiệp


Đã có bao giờ đất nước Việt nam lại có quá nhiều gái mãi dâm như trong giai đoạn cầm quyền của cộng sản này chăng? Chúng tôi tình cờ đọc được trên net một đoạn trong một luận văn tốt nghiệp của một sinh viên Việt nam về tệ đoan xa hội và đề tài là nạn mại dâm ở Việt nam, trong luận văn, có một đoạn cho rằng “toàn miền nam trước ngày giải phóng có 200.000 gái mại dâm, riêng Sài gòn là 100.000 gái mại dâm và 5.000 chủ chứa”. Tôi chẵng biết sinh viên này lấy số liệu này từ đâu, nhưng cũng thấy rõ đây là lối tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản đối với xã hội Miền nam trước ngày bị cộng sản cưỡng chiếm, bởi dẫu đang trong thời chiến, nhưng miền nam vẫn có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong các nước Đông Nam Á, Sài gòn từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Của Viễn Đông” người dân sống trong cảnh sung túc, phú cường, luân lý gia đình và xã hội được hết mực tôn trọng thì thực ra số lượng gái mại dâm ở miền nam thời đó phần đa là vợ con của những cán binh cộng sản đang ở chiến khu, chẳng hạn với tên đặc công Bảy Lốp, tức Lê Công Nà, với 8 bà vợ, mà bản thân phải nằm vùng ở chốn bưng biền, thì vợ con của tên cán binh này biết phải mưu sinh bằng nghề nghiệp gì, ngoài cái phận bán trôn nuôi miệng? Còn hiên nay, mỗi năm chưa kể hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt phải đi làm gái ở Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Cộng và ngay tại nước láng giềng Cambodia với hàng trăm ngàn gái Việt bán dâm trong các nhà thổ ở đó ngay cả khi còn ở tuổi vị thành niên, mà ngay trên đất nước Việt nam này thôi, từ nam ra bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị tới nông thôn, nới nào cũng đầy ắp những quán caphe đèn mờ, những quán bia ôm, rượu ôm, thịt chó ôm, và đầy đặc những nhà trọ bình dân, mà tất cả thực chất chỉ là những nhà chứa trá hình. Từ những siêu sao siêu mẫu đến những sinh viên đại học, rồi nữ sinh trung học đều thi nhau làm gái bán dâm chuyên nghiệp. Ngay cả nhiều nữ công nhân ở các nhà máy phải làm việc quần quật suốt ngày, ấy vậy mà sau giờ tan ca thì lại lột xác để trở thành những nàng kiều, chỉ vì đồng lương mà họ kiếm được từ công việc chân chính ở các nhà máy, các xí nghiệp không đủ cho họ sống được qua ngày: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

Kính thưa quý vị,

Thật xấu hổ khi phải viết lên những điều này trên mặt báo, bởi các cụ nhà ta há đã chẵng dạy rằng: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, và chính đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đã cố bưng bít, cố che giấu tất cả cái xấu xa đó, để rồi cái xấu đó càng có đất để phát triển, để thăng hoa làm cho đất nước Việt nam càng ngày càng trở nên ô nhục. Với trăn trở của một con dân đất Việt với hiện tình đất nước và sự khổ lụy của toàn dân, người Viết chỉ muốn nêu lên cái thực trạng của đất nước, của con người Việt nam sau 37 năm cộng sản cướp chính quyền, để xin một phần nào làm hé lộ mặt trái của xã hội Việt nam đương thời, bởi nếu không, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng Việt nam một đất nước của độc lập, tự do, hạnh phúc khi mới chợt nhìn qua nét hào nhoáng của một số đo thị vừa mới được hình thành với một số cao ốc, một số biệt thự. Không! Người Việt chúng ta còn đói nghèo lắm, hàng triệu thanh niên Việt nam vẫn đang làm lao nô ở xứ người, hàng triệu thiếu nữ Việt nam vẫn đang phải bán trôn nuôi miệng cả trong và ngoài nước. Bởi ai? Do đâu? Đó là lý do mà ngay từ những dòng mở đầu cho bài tâm bút này, chúng tôi đã khẳng định rằng, với 96 triệu người Việt nam trong nước, mỗi tháng trong năm đều là những tháng đen, mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc nhục. Bởi đâu? Do ai?: Ôi, đất nước Việt nam đã có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

http://quynhtramvietnam.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #107 - 04. Jul 2012 , 23:14
 



"Vượt ngục" để được yêu nước


...

Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn những ngày gần 1/7/2012, anh chị em và bạn bè bị an ninh canh và theo dõi rất gắt gao. Những nhân vật mà an ninh cho rằng là thành phần “nguy hiểm” đều được gởi giấy mời làm việc vào ngày 01/07 với nhiều lý do khác nhau, thậm chí với lý do là “khai thông cống rãnh” (!?). Tôi cũng nhận được giấy mời từ Công an Phường với lý do “Làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc khiếu nại cơ quan chức năng” nhưng lại được mời vào ngày 02/07 chứ không phải 01/07. Tôi nghĩ rằng phía Công an Phường có sự nhầm lẫn gì đó.

Cuộc "vượt ngục" đầy “gian khổ”

Sau khi nhận được giấy mời làm việc của phía Công an, tôi càng quyết tâm muốn tham gia biểu tình vào ngày 01/07. Tôi biết mình khó thoát ra khỏi sự canh me, theo dõi và ngăn chặn của an ninh để đến được với cuộc biểu tình. Nhưng quyết tâm đã thôi thúc tôi phải ra đi. Trước khi đi, tôi nói với mẹ:

- Mẹ! Con sẽ tham gia biểu tình vào Chủ nhật tới. Có thể họ (an ninh) sẽ bắt con. Nhưng mẹ đừng lo. Rồi họ cũng sẽ phải thả con thôi. Mà nếu họ bắt luôn, mẹ cũng đừng lo. Rồi con cũng sẽ về.

Mẹ im lặng để tôi ra đi.

2h sáng thứ 7, mặc trên người quần sort jean, áo sơ mi, mang dép lê, mang theo cái bóp tiền, không mang theo điện thoại hay bất cứ thứ gì khác, tôi tản bộ ra ngoài. Khi thấy không có ai theo, tôi gọi một chiếc taxi, mượn điện thoại của anh taxi gọi cho nhỏ em mang cái laptop nhỏ ra đầu đường cho tôi. Taxi tạt ngang qua đầu đường, tôi lấy đồ đạc và thẳng tiến về nơi trú ẩn an toàn, chờ ngày đi biểu tình.

Sáng thứ 7, khoảng chục Công an, an ninh và dân phòng canh trước nhà tôi. "Cửa tù" thứ nhất được dựng lên. Công an khu vực vào nhà xin lỗi vì sự sai sót trong giấy mời gởi tôi trước đó và gởi lại giấy mời ghi ngày làm việc là ngày 01/07/2012. Họ canh giữ ở nhà tôi 24/24, kể cả ban đêm. Nhưng “cửa tù” này đã được “vô hiệu hóa” bởi tôi đã thoát ra đi trước đó.

Ở bên ngoài, tôi đến nơi trú ẩn với chị Bùi Hằng và anh Nguyễn Chí Đức. Đêm thứ 7, phát hiện an ninh đã canh giữ tại nơi trú ẩn. Sáng sớm Chủ nhật, chị Hằng và anh Chí Đức gọi taxi đi trước ra chỗ biểu tình, mình ở lại từ từ đi sau. Lúc chị đi, an ninh vội vàng chạy theo. Khoảng 10’, chị Hằng gọi cho tôi báo là đã bị an ninh chặn taxi, áp tải chị về Vũng Tàu, còn anh Chí Đức thì bị áp tải về đồn Công an. Mình thu xếp rời khỏi khách sạn, ra chỗ biểu tình an toàn. Thoát khỏi cửa "tù" thứ 2 của an ninh.

Hẹn gặp hai người bạn ở công viên Lê Văn Tám lúc còn rất sớm, chúng tôi quyết định đi ăn sáng trước rồi cùng nhau kéo qua bên công viên 30/04. Khi đến chỗ ăn sang được 5’, rất đông công an 113 bao vây quán, xét giấy tờ khách. Bạn Châu Văn Thi đi cùng ra ngoài quán thì bị công an chặn lại, hỏi giấy tờ, tôi lẳng lặng bỏ đi ra ngoài an toàn và gọi cho người bạn kia rút khỏi quán. Vậy là thoát được "cửa tù" thứ 3.

Hòa mình vào đoàn người yêu nước

Chúng tôi gọi taxi qua lại Công viên Lê Văn Tám gặp một số bạn bè mình rồi cùng nhau kéo qua công viên 30/04. Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy một nhóm người giơ biểu ngữ lên cao, rất đông lực lượng an ninh, công an và dân phòng vây lấy họ. Chúng tôi băng qua đường đi về phía đám đông. Biểu tình bắt đầu nổ ra, đoàn người giơ khẩu hiệu bắt đầu diễu hành. Chúng tôi hòa mình với đoàn biểu tình. Một chị bạn trong đoàn nắm chặt tay tôi cùng đi và nói cho tôi biết mấy chị em Huỳnh Thục Vy bị bắt trước khi biểu tình xảy ra, giọng nói chị run run như vừa mới khóc.

Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô to khẩu hiệu “HS-TS-VN”. Có nhiều bạn trẻ nhận ra tôi vì họ có add facebook hoặc có đọc tin tức về tôi trước đây. Cũng có nhiều an ninh nhận ra tôi. Họ nói với nhau rằng sẽ “hốt” tôi. Bạn bè nghe họ nói vậy, gọi điện thoại báo cho tôi biết. Những người biểu tình chung cũng nói cho tôi biết để tôi cảnh giác hơn. Đến gần 10h thì đoàn người trở lại công viên 30/04, mọi người giải tán trong ôn hòa. Một cô trong Thành đoàn nói “Biểu tình như vậy đủ rồi. Mọi người về đi!”. Lực lượng an ninh vây xung quanh đoàn người biểu tình dày đặc. Tôi hướng về phía các anh an ninh xua tay, giễu cợt với các anh rằng “Biểu tình xong rồi, về hết đi thôi. Ở đây một lát nữa bị bắt ráng chịu á.”

Cuộc rượt đuổi và truy bắt người yêu nước.

Rồi tôi ra về. Bạn bè tôi biết rằng họ sẽ bắt tôi nên không cho tôi về một mình. Họ bảo tôi về chung với họ cho an toàn, nếu bị bắt thì bắt cả đám chứ nhất định không để tôi bị bắt một mình. Nhóm chúng tôi gồm 6 người: Tôi, Hành Nhân, Gió Lang Thang, Lê Thuận, Dân Nước Nam và Võ Thị Ngọc Châu, quyết định gọi taxi ra về. Lực lượng an ninh lập tức gọi Cảnh sát giao thông chạy theo, chặn taxi lại và bắt taxi phải chở chúng tôi về đồn công an phường Đa Kao – Q1. Chúng tôi quyết định xuống xe, CSGT lùa chúng tôi lên xe lại. Chúng tôi phản đối rằng “CSGT chỉ có quyền bắt xe và giữ xe vi phạm Luật giao thông chứ lấy quyền gì giữ người”. Họ lúng túng và chúng tôi bỏ đi. Chúng tôi bắt xe buýt đi về hướng chợ Nông sản Thủ Đức. Lực lượng an ninh bám theo xe buýt chúng tôi rất đông. Những hành khách trên xe buýt ngạc nhiên, chúng tôi kể cho họ nghe chuyện chúng tôi đi biểu tình chống Trung Quốc thế nào và bị an ninh tìm cách bắt chúng tôi. Hành khách trên xe buýt nói với tôi rằng lý do Trung Quốc ngang tàn chiếm biển đảo, đất liền Việt Nam là do lãnh đạo ta hèn nhát, ăn tiền từ phía Trung Quốc rồi nên không dám phản kháng lại với bọn Trung Quốc và họ rất đồng cảm với chúng tôi.

Xe buýt dừng ở trạm Bến Thành, hành khách xuống xe hết, chỉ còn lại chúng tôi tiếp tục đi hết tuyến đến chợ Nông sản Thủ Đức. An ninh vẫn tiếp tục đeo bám chúng tôi mỗi lúc một đông. Đến cây xăng Huệ Thiên 2, Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, CSGT chặn xe buýt lại và yêu cầu chở chúng tôi về đồn Công an phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức.

Công an cưỡng chế và giữ người trái pháp luật.


Xe buýt đưa chúng tôi đến đồn công an, công an phường và rất đông lực lượng mặc thường phục ép chúng tôi vào đồn, chúng tôi phản đối hành vi cưỡng chế người trái pháp luật của công an. Khi ấy, tôi có điện thoại từ Đài SBTN gọi về, tôi cho biết là chúng tôi đi biểu tình thì bị cưỡng chế về đồn công an. Một anh mặc thường phục tên Vũ – là an ninh TPHCM vẫn thường hay mời tôi làm việc, canh giữ và theo dõi tôi giự lấy điện thoại của tôi. Tôi giằng lại và nói “công an cướp điện thoại của người dân”. Ngay lập tức, họ dùng số đông và vũ lực khống chế, giựt lất cho bằng được điện thoại của tôi. Tôi lại la lớn “công an đánh người”. Những người bạn bè thấy vậy, cản họ không cho họ đánh tôi thì bị họ khống chế và tống cả đám chúng tôi vào trong đồn. Những người mặc thường phục bẻ tay tôi ra phía sau, còn một tay, tôi lấy dép đập vào người họ. Họ vu cho tôi rằng “Vào đồn công an mà quậy hả?”, tôi trả lời “Tôi đâu có tự ý vào đồn công an quậy. Tôi đang đi đường, tự nhiện mấy anh cưỡng chế tôi vào đây chứ tôi đâu có muốn vào đây”. Khi tôi cho họ biết về cuộc gọi của Đài SBTN thì họ chùn ta, không dùng bạo lực với chúng tôi nữa.

Ngồi đợi khoảng 15’ thì họ ép buộc chúng tôi qua bên UBND phường Hiệp Bình Phước “làm việc”. Chúng tôi được đưa vào phòng họp ở lầu 1. Tại đây, công an phường Hiệp Bình Phước tên Nguyễn Văn Hải bắt đầu hỏi và ghi chép thông tin của chúng tôi trước sự có mặt của nhiều an ninh mặc thường phục. Điện thoại của tôi có cuộc gọi đến liên tục, tôi yêu cầu họ trả điện thoại lại cho tôi, bạn tôi nói với họ rằng mẹ tôi đang bệnh ở nhà, biết tin tôi bị bắt sẽ rất lo lắng và có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến bệnh tật để họ trả lại điện thoại cho tôi nhưng họ vẫn không trả.

Đến phiên tôi, công an hỏi thông tin cá nhân, tôi từ chối cung cấp và phản đối hành vi bắt giữ người trái pháp luật và hành động ăn cướp trắng trợn tài sản của công dân. Họ tách những người bạn của tôi qua phòng khác, để lại một mình tôi và những người an ninh. An ninh tìm mọi cách để ép buộc tôi làm việc, tôi từ chối vì tôi không làm gì sai và họ đã vi phạm pháp luật. Họ nói với tôi rằng họ không có bắt người mà là "mời làm việc". Tôi nói rằng không có kiểu mời làm việc kiểu người ta đang đi xe buýt, tự nhiên cưỡng chế người ta vô đồn công an, với lại nếu là mời làm việc thì tôi có quyền từ chối và tôi từ chối làm việc với họ. Họ dọa tôi rằng "Có tội hay không, tí nữa sẽ biết". Tôi phản đối "Các anh cưỡng chế và giữ tôi trong đồn công an rõ ràng các anh đã sai mà còn hăm dọa tôi nữa sao. Báo cho các anh biết tôi thà chết trong đồn, thậm chí có thể dùng cái chết để phản đối và tố cáo hành vi sai phạm của các anh chứ đừng có mà dọa tôi".

Một người mặc thường phục hung hăng với tôi "Mày có ngon chết đi!". Lúc đó, đứng gần balcon, tôi trèo lên balcon để nhảy xuống đất thì bọn họ nhào đến kéo tôi lại, lôi vào phòng, nhấn người tôi ngồi xuống ghế, khống chế 2 tay và giữ người tôi lại. Tôi phản kháng lại, quay qua cắn 2 tên đang giữ 2 tay tôi. Một tên khác nhào vô đè đầu tôi lại, tôi giơ 2 chân đá văng tên đó ra xa. Hai tên khác nhào vô kéo 2 chân tôi. Lúc này, tên công an Nguyễn Văn Hải lấy điện thoại ra quay lại cảnh tượng chúng giữ tay, kéo chân tôi. Tôi tức quá mày tao luôn với tên Hải "Mày quay đi. Mày quay cho đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo công an bắt giữ người trái pháp luật, cướp điện thoại và bây giờ thì hành hung người dân vô tội".

Một lúc sau, anh công an khu vực tôi cư trú đến nói chuyện với tôi "Anh mời em về phường làm việc với anh một chút". "Không! Không làm việc gì hết. Đã cưỡng chế em vào đây, em chỉ có tố cáo chứ không làm việc. Còn anh thích thì cưỡng chế thêm một lần nữa đi, tiện thể để em tố cáo luôn". Họ ra ngoài hội ý với nhau và trở vào quyết định cưỡng chế tôi ra xe về phường. Cả một đám gần chục người lôi tôi ra xe trong sự quay phim của bọn họ.

Trên đường về phường, mệt quá, tôi thiếp đi. Đến nơi, họ gọi tôi dậy. Họ để tôi ngồi chờ trong đồn công an phường Phú Thạnh - Q. Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). Mệt mỏi, tôi kê túi xách nằm trên ghế đá ngủ đi một lúc. Khi tỉnh dậy một chút, công an khu vực mời tôi lên phòng làm việc.

Trong phòng có tôi, công an khu vực và 2 tên tự xưng là an ninh quận. Công an khu vực nói với tôi:

- Thôi. Bây giờ mình làm việc nhanh rồi về sớm nhé!.

- Không. Không về cũng được. Không sao đâu! Ở trong này an toàn hơn ở ngoài.

- Anh chỉ hỏi em 2 câu hỏi thôi. Câu thứ nhất là tình trạng sức khỏe hiện tại của em thế nào? Câu thứ 2 là tại sao công an phường mời em lên làm việc sáng nay mà em không lên?

- Anh có bị điếc không. Tôi đã khẳng định rất nhiều lần là không có làm việc gì hết. Tại sao tôi đang đi đường thì công an cưỡng chế tôi, giữ tôi trái pháp luật, ăn cướp điện thoại của tôi mà giờ còn bắt tôi làm việc là sao? Có làm thì tôi sẽ làm đơn tố cáo mà thôi.

Công an khu vực nói với tôi:

- Em phải thông cảm. Ai cũng có những cái hạn chế hết. Em cũng có hạn chế của em đúng không?

- Đúng. Đúng là ai cũng có hạn chế. Em cũng vậy. Nhưng hạn chế của em không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ai hết, nếu có thì các anh đã bắt em rồi. Còn các anh là cơ quan hành pháp, không thể có những hạn chế, dù là nhỏ nhất, vì những hạn chế của các anh mà mang đến oan sai cho bao nhiêu người vô tội có biết không. Anh không thể nói như vậy được.

Họ vẫn cố gắng hỏi gài hàng và mớm cung cho tôi, tôi giả lơ và nói rằng:

- Hôm nay vui quá! Vừa được đi biểu tình, vừa được các anh an ninh, công an tạo cơ hội cho em tố cáo những sai phạm của các anh.

Nghe tôi nói vậy, tên an ninh quận mừng như mở cờ trong bụng, hỏi tôi:

- Ủa. Vậy là hôm nay em đi biểu tình à? Em đi biểu tình mấy lần rồi? Mỗi lần đi biểu tình bên kia gởi về cho em bao nhiêu tiền?.

Tôi chỉ thẳng mặt nó:

- Này, thằng kia! Mày là ai mà mày ngồi đây hỏi tao những câu hỏi vớ vẩn như vậy hả? Mày cút ra khỏi phòng cho tao ngay. Tôi cố tình mày tao với nó để cho thấy tôi không coi nó là an ninh, có nhiệm vụ gì ở đây cả.

Rồi quay qua anh công an khu vực:

- Anh, thằng này là thằng nào mà nó cứ chõ mỏ vào công việc của anh hoài vậy? Anh mời em làm việc mà sao toàn thấy nó hỏi vớ vẩn không vậy?

- Trong đồn Công an thì chỉ có công an, an ninh thôi chứ ai. Ai mà có thể vào đồn công an được chứ?

- Nó không xuất trình giấy tờ gì chứng minh nó là công an hay an ninh, em không tin. Em không là công an sao cũng ngồi ở đây được vậy?

Họ im lặng. Tôi nói tiếp:

- Bây giờ anh muốn làm việc phải không?

Tôi chỉ qua thằng tự xưng là an ninh quận nói:

- Bây giờ, thằng này hỏi, anh trả lời, rồi tí nữa 2 đứa tự ký biên bản với nhau nha.

Nói rồi tôi bỏ ra ngoài. Một lúc sau, 2 thằng an ninh cũng bỏ ra khỏi phòng, CAKV ra ngoài mời tôi vào phòng làm việc, tôi nói:

- Dẹp ngay cái biên bản cho em. Không làm việc gì nữa hết!

- Uh. Thôi, không làm việc nữa. Dẹp biên bản luôn. Anh chỉ mời em vào trong nói chuyện, hỏi thăm thôi.

- Nói chuyện gì?

- Thì anh mới về quản lý khu vực em ở. Anh chỉ muốn tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng người dân nơi anh quản lý thôi.

- Ukie. Anh muốn tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của người dân thì nhân đây em cũng nói luôn cho anh hiểu. Em chỉ mong rằng cái chính quyền này và cơ quan công an tôn trọng pháp luật, tôn trọng những quyền tự do hợp pháp của người dân, không chà đạp, không đẩy những người bất đồng chính kiến, quan điểm vào con đường bần cùng. Hết!

- Em có thể viết ra tờ giấy trắng để anh trình lên cấp trên để cấp trên của anh có thể hiểu được em không?

- Không! Anh nói anh muốn tìm hiểu thì em nói cho anh hiểu thôi. Em chẳng cần cấp trên anh hay bất cứ ai hiểu em. Chỉ cần các anh làm việc đúng pháp luật là đủ lắm rồi. Khỏi cần hiểu em.

- Thôi! Bây giờ đã trễ rồi, em cũng về nghỉ đi.

- Ukie. Em sẽ về để còn tố cáo các anh nữa chứ.

Rồi tôi hỏi:

- Cái điện thoại của em đâu?

- Anh không biết. Sự việc đó xảy ra bên đồn công an phường Hiệp Bình Phước nên anh không biết và cũng không có giữ.

- Được rồi. Vậy là công an phường Hiệp Bình Phước bảo kê cho những người lai lịch bất minh cướp điện thoại của em ngay trong đồn công an. Em sẽ tố cáo luôn việc này.

"Ngày trở về"

Tôi thả bộ về nhà. Trên đường đi, người tự xưng là an ninh quận chạy xe máy theo trả điện thoại cho tôi và bảo tôi lên xe để chở về nhà. Tuy nhiên tôi đã từ chối nhận điện thoại và tự đi bộ về nhà. Tôi nghĩ rằng rõ ràng công an đã bảo kê cho những thành phần bất minh cướp điện thoại của tôi nên khi tôi hỏi, họ vẫn không trả. Đến lúc tôi muốn tố cáo thì họ mới chạy theo trả lại điện thoại, là sao?

Tôi bước vào nhà, mẹ tôi vẫn nằm xem TV như đã không có chuyện gì xảy ra với tôi. Tôi cũng vui mừng vì điều đó.

Tôi về nhà được khoảng 15' thì công an khu vực đến nhà trả lại tôi cái điện thoại. Và cũng được biết tin là những người bạn bị bắt chung với tôi đều đã được thả hết.

Tôi đã trở về sau một chuyến phiêu lưu đầy trải nghiệm và thú vị về văn hóa biểu tình và văn hóa hành xử của cơ quan an ninh đối với người dân yêu nước.

Và... niềm vui

Có người bạn chưa bao giờ đi biểu tình hỏi tôi:

- Hôm qua có đi biểu tình không?

Tôi trả lời:

- Có chứ. Vui lắm!

Bạn hỏi:

- Có bị bắt không?

- Có luôn. Nhưng mà cũng vui lắm!

Đã có nhiều niềm vui bên cạnh những nỗi buồn và thất vọng về cách hành xử của cơ quan an ninh và công an nhưng dù sao chúng tôi cũng rất vui vì những giây phút được cùng nắm tay nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và cùng nhau chia sẻ lúc hoạn nạn, cùng nắm tay nhau vào đồn công an đấu tranh phản đối lại những việc làm sai trái của cơ quan an ninh.

Cảm ơn nhé những người bạn, tôi đã gặp trong đoàn biểu tình, các bạn đã cho tôi thấy thế nào là dũng khí của lòng yêu nước khi các bạn biết rằng biểu tình là sẽ có đàn áp nhưng các bạn vẫn bất chấp tất cả để bước chân xuống đường! Cảm ơn nhé những người bạn đã luôn lo lắng và bên tôi lúc hoạn nạn, đã cho tôi biết thêm thế nào là tình bạn chân thành! Cảm ơn nhé các anh an ninh, đã cho tôi biết thế nào là sự hèn với giặc, ác với dân!



Nguyễn Hoàng Vi
Back to top
« Last Edit: 04. Mar 2013 , 22:36 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #108 - 04. Mar 2013 , 22:44
 

Chim kêu vượn hú


...

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.

Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.

...


Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.

Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.

CHIM KÊU VƯỢN HÚ
...

Má ơi! Đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.

...


Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.

Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.

Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”

...


Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.

Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.

Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.

...


Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.

Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.

Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.

Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.

Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”

...


Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.

Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!

Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!

...

Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người ViệtNam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.

Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.

Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.


Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.

...


Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.

“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
Tâm nào còn an được để đón xuân về!



Trần Mộng Tú
Feb. 2013




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #109 - 06. Mar 2013 , 23:07
 



>         
>         
>         
Chị Cả Bống



         Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài “nổi loạn“ này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục. Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được phô tô truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đã lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lý nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài Gòn nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần.

         Chiều tà, một người đàn ông phóng như ngựa phi nước đại về phía tây thành phố, nơi ấy có nhà tù với cái tên rất đẹp là “Hòa khí“. Tới cổng gác, ông ta trình thẻ căn cước cho lính canh. Sau khi xem chứng minh thư, lính canh dẫn ông vào văn phòng nộp hồ sơ. Một người đứng tuổi đeo kính trắng nhận hồ sơ rồi bảo:
         -Dẫn tới khu nhà chờ, đợi thẩm tra hồ sơ, ba tuần sau có kết quả.
       Lính canh lại dẫn ông ta đi, khu nhà chờ gồm vài dãy nhà cấp 4 sập xệ và rêu mốc, rất đông người ở kín các gian phòng, đàn ông, đàn bà, lớn bé, già trẻ, đủ cả… Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ song không ai ta thán, đơn giản họ chỉ ở lại đây có vài tuần. Từ khi lập ra khu nhà chờ này không lúc nào vơi người. Ngày nào cũng có người đi lại, ngày nào cũng có người đến. Giống như người đàn ông kia, mọi người chờ thẩm tra hồ sơ, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được vào tù. Tiêu chuẩn đơn giản nhưng không phải không kỹ càng, chỉ những người lương thiện không dính tý lưu manh nào mới được vào tù. Tất nhiên lũ bất lương đừng hòng bén mảng tới.
         Chẳng ai lấy làm ngạc nhiên, ở xứ xở này, không có chuyện gì là không xảy ra kể cả những chuyện ngược đời, đơn giản mọi người không những thích đùa mà còn đùa rất dai; 5 giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy, vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái 17 tuổi của anh đêm qua không về, chị giúp việc cũng đã dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa. Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân, 25 phút cho việc mở các loại cửa. Như mọi nhà trong thành phố, từ lâu anh đã biến căn hộ của mình thành một pháo đài. Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, còn được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay, chia đều từ trên xuống dưới. Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong ra đến cửa, còn năm lớp cửa như thế, tất cả đều có khóa đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau. Mở đến lần cửa cuối cùng thì vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đã thành nếp. Sau khi dặn dò kỹ lưỡng chị giúp việc hai vợ chồng dắt xe đi làm. Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ con xem có đeo bất cứ loại trang sức nào không, nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp… Anh lại lần lượt khóa tất cả các cửa từ trong ra ngoài, trong lúc vợ đứng giữ xe. Đứng bên ngoài thò tay qua các lỗ cửa thực hiện những thao tác của người mù, mười phút nữa cho công việc ấy, xong xuôi vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi.
       Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố. Mới ngoài 40 mà tóc anh đã gần như bạc trắng, thằng con trai lớn 19 tuổi đang ở trung tâm cai nghiện, đứa con gái thứ hai 17 tuổi đua đòi chúng bạn bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm, suốt sáng. Không phải vợ chồng anh không biết dạy con mà là bất lực. Con đường đời biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân. Già đời chững chạc như vợ chồng anh, ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống mình đây ?
      Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng còi nghe rợn tai, một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường vừa tuýt còi, vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh, một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên xe máy phân khối lớn sơn màu trắng. Chưa kịp hiểu mình có sai luật hay không anh vội đạp phanh, chiếc xe dừng tắp lại.
       -Kiểm tra giấy tờ! Người cảnh sát vừa rút chiếc còi ra khỏi miệng vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh. Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút còi vào miệng cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác. Anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, lướt qua đống giấy tờ của một anh khác. Không nói năng anh ta đưa mắt ngó lơ đi chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm. Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp, rút ra một tờ đẹp đẽ vuông vắn có in hình lãnh tụ, bước tới chỗ anh ta.
         Đến cơ quan, vừa kịp giờ làm việc, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang xử lý vụ kiện đòi nợ của cơ quan anh. Bằng một giọng rất lễ phép anh thẩm phán nhắc khéo anh rằng vụ kiện của cơ quan anh sẽ có thể bị đình chỉ vì phía anh chưa nộp chi phí cho việc thẩm tra. Nhân tiện anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua vì điện thoại cho anh không được mà anh ta và đám chiến hữu bên viện kiểm soát phải ký nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh ghé qua thanh toán giùm…
         Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng vì tin cô con gái đã trở về đang nằm bẹp trên gác thì đã nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về. Thực ra chị đã dối anh, chiếc xe máy đó chị đã buộc phải thế chấp để chuộc cô con gái từ cái động của một mụ tú bà, vì cô còn nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với mức lãi 40 % một ngày. Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên vì giận dữ thì may quá nhà có khách. Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của Uỷ ban lừng lững bước vào:
       -Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù -Ông trưởng khu vào đề ngay, nhân tiện báo để anh biết tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đã thuê thợ sửa nhà mà không xin phép. Uỷ ban đã nắm được việc này, nếu anh không thu xếp ngay thì sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất.
         Kỹ sư Hoàng ngớ ra, quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường, tưởng việc nhỏ, không phải xin phép, ai ngờ… Thôi đành “thu xếp“ cho mấy vị trong Uỷ ban, nhưng còn khoản đóng góp xây nhà tù ?
       -Can phạm bây giờ nhiều quá ông trưởng khu phố giải thích. Đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp, đủ các kiểu ăn cướp; rồi còn lũ ăn trộm, lừa đảo cho vay nặng lãi, nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm. Ngân sách không kham nổi phải áp dụng phương pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm“. Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây 500 mét vuông nhà tù, thế mà ngẫm lại vẫn chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai…
         Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc thì lão Tiến cụt giò đến, đó là một lão già vô tích sự nhà kế bên. Lão bị cụt một bên giò từ hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật, thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ cho thêm. Suốt ngày chẳng làm trò gì, chỉ hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi lão hay mò đến. Lão dở hơi ấy liến thoắng như thể đã tỏ tường mọi chuyện:
       -Họ đến đòi tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này tôi nói anh xem có đúng không nhé: -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại còn phải nai lưng nuôi chúng nữa, trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi. Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình. Khi ấy tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, vì lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn gì, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm đề nuôi người lương thiện, như thế có phải là công bằng không ?
       Kỹ sư Hoàng phì cười vì cái lý sự ấy của lão Tiến cụt, vừa lúc ấy, chuông điện thoại trong nhà đổ dồn, vợ anh nghe xong, mặt tái mét ra báo tin dữ:
         -Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật té xe, chấn thương sọ não đang nằm cấp cứu trong ấy.
       Chị Cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê, anh chị có ba thằng con trai thì hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đò Đuôi Cáo bị đâm lòi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia. Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về còn lưu manh hơn trước. May còn lại một mình thằng út tên Phúc ngoan, hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên ở ký túc xá. Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị Cả bán hết mảnh vườn còn lại sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng báo tin nó bị nạn. Chị nghe nhắn lại mà muốn quỵ luôn xuống ruộng. Vội vã chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng tất tả chạy ra bến đò Đuôi Cáo. Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lý thị trường, chị bị bắt vào trụ sở. Lạy van thế nào họ cũng không nghe, còn dẫn hết “nghị định 01“ đến “thông tư 04“ gì đó ra đọc sang sảng vào hai cái tai đã chỉ còn nghe thấy tiếng lùng bùng của chị. Kết quả mấy bơ lạc ấy bị tịch thu vì lý do bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa !
         Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên vì đứa con cuối cùng còn sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố. Chứ có phải chị buôn gian bán lận gì đâu ? Còn tiền thuốc thang, nói dại, nếu nó bị nặng chị chưa biết sẽ trông vào đâu, một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ giá bằng ba bốn cân thóc. Giờ thì ngay đến việc lên nhìn mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số? Càng nghĩ chị càng quýnh quáng chân tay, cuống cuồng, đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh, vô hồn nhìn phía trước như một bức màn sương… bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết hiện ra chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt, gió lạnh quất gai người. Phảng phất màu tanh của máu tươi. Tai chị nghe rõ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng rên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn không còn ở cõi nhân gian này nữa:
       -Mẹ ơi, con chết rồi. Họ đang mổ bụng con. Mẹ ơi…
         Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con, chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua quăng lại trước mặt chị rồi mờ dần mờ dần, vẫn còn ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn, rồi tất cả lịm đi. Cả tiếng kêu cứu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên sằng sặc như của lũ ma quỷ nhưng không phải vọng lên từ địa ngục, tiếng cười ấy rõ ràng đang ở cõi nhân gian hiện hữu này…
       Chị cả Bống sau này phát điên không về làng nữa, cứ lê la liếm láp ở quanh cái bến đò có cái tên rất ấn tượng là bến đò Đuôi Cáo ấy. Nhưng chị không điên ngay lúc đó, có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lý thị trường chị vẫn còn tỉnh táo nhớ ra trong người còn sót mấy đồng tiền lẻ. Chị lần vào trạm điện thoại công cộng gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những gì chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên.
         Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh thì trời đã tối. Tìm tới phòng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, cô hộ lý mặc blu trắng bảo:
       -Biết ai là phúc với họa gì ở đây. Đi mà hỏi trực ban.
         Phòng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường, giường nào cũng ít nhất hai người nằm trở đầu đuôi. Đủ các kiểu tai nạn, vỡ đầu, gãy chân, lòi ruột, lòi xương. Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me bông gạc. Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua lại giữa các giường như ma trơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ ?
         Kỹ sư Hoàng vội vã đến phòng trực ban. Phòng trực ban cấp cứu nằm cuối dãy hành lang đầy những kẻ nằm người ngồi vạ vật rất chi là bệ rạc. Trong phòng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc nhỏ to:
         -Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột -một người nói
       -Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lão hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi, để giành bán cho các lão ấy. Gớm họ vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít ấy chứ -một người khác nói
         -Thôi được rồi! Người thứ ba nói -các ông xuống làm ngay đi, thằng này căn cước ghi rõ ràng: -19 tuổi. Đã kiểm tra, đảm bảo còn nguyên dương ( đàn ông chưa xuất tinh lần nào) chết do chấn thương sọ não vừa được mấy phút. Cái mật này mới tuyệt hảo, để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả chì lẫn chài. Đã điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có gì đừng “quên“ họ là được.
         Hai người kia vội vã đứng dậy lao nhanh ra khỏi phòng, vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào:
       -Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ não có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? Tôi là cậu ruột cháu -kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu
         Anh bác sĩ còn lại trong phòng thoáng một chút giật mình. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều gì rồi ngập ngừng:
         -Tên Phúc, sinh viên, 19 tuổi.. A… anh… à bác ngồi chờ cháu một lát.
       Linh cảm thấy có gì nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia vì thông cảm với nỗi đau của mình mà chưa nỡ nói ngay. Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ vừa cảm động nhìn anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng chậm rãi lần một hồi. Mồ hôi đã toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo:
       -Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy.
         Nói xong anh ta gập sổ rồi vội vã ra khỏi phòng, không quên đóng sập cửa lại, còn một mình trong phòng, kỹ sư Hoàng lòng như lửa đốt. Bỗng chuông điện thoại reo vang, một hồi, hai hồi… chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được. Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nói cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng:
         -Trực ban cấp cứu phải không ? Bảo với pháp y rằng cái mật lần này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên Uỷ ban đăng ký rồi đấy.
       Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao thì người đầu dây bên kia đã dập máy. Sau khi định thần suy nghĩ kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào phòng, kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ. Anh với cuốn sổ lúc nãy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rõ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, 19 tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc… giờ… ngày – Người đưa đến: Phạm văn A -bạn cùng lớp. Bỗng cánh cửa sịch mở, anh bác sĩ khi nãy ùa vào. Nhìn thấy cuốn sổ trên tay kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức liến thoắng:
       -Cháu quên không đọc trang cuối, đúng là có…
         Anh ta chưa kịp nói hết câu kỹ sư Hoàng đã ngắt lời:
       -Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích
       Rồi chẳng muốn nói gì thêm, nữa kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi phòng, anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu, mỉm một nụ cười ý nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào. Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe:
         -Dạ… dạ… à thế ạ… Báo cáo, xong xuôi cả rồi ạ. Thế thì chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm, cháu sẽ bảo anh em mang sang ngay bây giờ ạ.
       Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác thì Phúc đã nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí. Nền nhà vương đầy những bó nhang cụt, những cục nến gãy, những mẩu giấy tiền vàng mã… làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp. Viên quản lý nhà xác nghe trình bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra. Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nhìn trân trân cái xác… “Đúng thằng Phúc rồi, chị Cả ơi, khổ thân chị quá“. .. Không giữ nổi bình tĩnh, anh khuỵu xuống gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan. Anh chợt tỉnh, ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu… một vết mổ cẩu thả còn chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó :
         -Các người đã mổ cháu tôi… các người đã… Tôi sẽ kiện, kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt
         -Híc… viên quản lý nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gã –
       Tha hồ cho ông kiện, tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết, luật pháp quy định như vậy. Hừ có mà điên mới đi kiện luật pháp. À mà tôi đã vi phạm nội quy khi cho ông xem xác, lấy gì chứng minh ông là người nhà bây giờ? Mời ông đi khỏi đây. Nói xong gã đưa tay đóng sập ngăn tủ lại
       -Nhưng tôi… kỹ sư Hoàng chưng hửng… vậy còn cháu tôi?
         -Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đã, rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới mang được lấy xác ra khỏi đây. Mà ông định cõng xác trên lưng mang về hay sao? Viên quản lý lạnh lùng phán.
       Kỹ sư Hoàng có vẻ hiểu ra những việc cần làm, anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu lên phường xin giấy chứng nhận rồi tìm đến một tiệm bán quan tài. Ông chủ tiệm quan tài có tên “Nhân nghiã đường“ hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt, bảo kỹ sư Hoàng:
         -Tùy bác chọn cái nào thì chọn. Bác cho biết địa chỉ, số nhà, giờ khâm liệm… chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu.
       -Không phải liệm ở nhà mà là ở nhà xác bệnh viện chúng sinh. Kỹ sư Hoàng ngắt lời
         -Thế thì không được rồi. Ông chủ Nhân nghiã đường lắc đầu -tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm gì được hết.
         -Tại sao lại như thế ? Kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên ?
       -Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện -ông chủ Nhân nghiã đường giải thích -bệnh viên có luật của họ, muốn lấy được xác ra phải có cửa. Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay… tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới ăn chứ, độc quyền mà.
      -Té ra phải như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm “Nhân nghiã đường“. Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu thì vợ anh mang giấy tờ tới. Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đã tìm đến, mang theo nhang hoa và trái cây. Lúc này đêm đã gần khuya, mắt đỏ hoe vợ anh mếu máo:
       -Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu, em đến nhà ông chủ tịch nói mãi ông ấy mới ký cho cái giấy chứng nhận, lại vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu để em vào thắp nén nhang cho cháu.
         Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn của Phúc vào, trình mớ giấy tờ cho viên quản lý.
         Gã này săm soi một lát rồi lắc đầu:
       -Không được, trường hợp này công an còn phải điều tra, vả lại khi nãy ông còn định kiện tụng gì nữa cơ mà? Sáng mai đến giải quyết
         -Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn ? kỹ sư Hoàng lúc này đã mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ý chí, anh chỉ còn biết vớt vát như một cái máy:
         -Tôi xin ông, ấy là tôi chót nhỡ mồm. Tôi không kiện tụng gì đâu. Mọi việc giao cho các ông “lo“ hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà…
         -Vậy thì về viết cam đoan đi, viên quản lý hạ giọng -nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an thì bố tôi cũng không dám giao xác cho các người.
         Sáng sớm hôm sau. vừa thò mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh đã có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng.
         -Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không ? Giá chót tám triệu, chúng em lo mọi thủ tục chiều lấy xác ra… quan tài khâm niệm 12 triệu nữa bao trọn gói -một người trong bọn bảo
         -Tại sao lại phải đến chiều ? Làm ngay trong sáng nay không được sao ? kỹ sư Hoàng hỏi lại
         -Hì các bác này đúng là chưa “chết“ lần nào. Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ… một người khác giải thích -mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai, chiều lấy được là con nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng… không thì cứ đợi đấy.
       Đám người ấy quả là thạo việc, rốt cục chiều hôm ấy kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đã được khâm liệm cẩn thận. Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu, linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn của Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị Cả lên:
      -Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm, mấy đứa bạn của Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo:
       -Mấy thằng cò nghiã địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi là 12 triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt lấp đất xây mộ, tùy theo to nhỏ tính riêng. Nếu túng tiền thì chôn đứng. Chôn đứng rẻ hơn một nửa, tất nhiên đất rộng chỉ bằng 1/3. Nghiã địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng.
         Vội vã phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị Cả Bống đã lên thành phố từ chiều hôm qua, mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo:
         -Sáng nay đi chợ thấy ở bến đò Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác Cả Bống ấy. Hay là bác sang tìm thử xem.
       Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vã lao sang bến đò, tìm khắp các hàng quán hỏi thăm, ai cũng lắc đầu. Chợt anh nhìn thấy dưới bờ sông sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang ngồi ném những nắm cát xuống dòng sông… kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần… “Ai như chị Cả? Anh cất tiếng gọi… một tiếng, hai tiếng… Người đàn bà chợt quay phắt lại… Đúng là chị, chị nhìn anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo, lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm chầm lấy anh, gào lên nức nở:
       -Ối! Con ơi, con về với mẹ đây rồi, người ta cướp cái gì của con, con chết có đau không? Con về đây báo oán mẹ… mẹ không đến được với con… con ơi
         Cứ thế chị gào mãi, gào mãi, tiếng gào rợn cả một khúc sông. Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị, miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại: -Em đây mà, Hoàng đây mà!
>         Song chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con… dần dần tiếng chị khản đặc chỉ còn như tiếng thở lào phào… Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵ xuống. Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên bãi cát, hoàng hôn bắt đầu buông, trăng chiều rực lên đỏ thẫm. Qua màn nước mắt, anh cảm thấy tất cả không gian như chìm trong biển máu, bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lão Tiến cụt hôm trước:
         -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
         Phạm Lưu Vũ
         
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #110 - 22. Mar 2013 , 00:01
 

Tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến Đài Bắc.


...

Hic hic hic.....
Viết theo tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến Đài Bắc.

Có lúc trăng soi dạng lưỡi liềm, nhọn như dao, không khắc vào tim mà
lòng vẫn nhói đau. Cũng có lúc trăng chênh chếch như giọt nước mắt
khổng lồ thổn thức giữa bầu trời hiu quạnh đen tuyền màu u uẩn. Bao
tiếng gió miên man rầm rì giữa hàng cây lá vẫn không làm trăng tươi.
Trăng ủ rũ, trăng tư lự, trăng ngẩn ngơ buồn, trăng soi rọi tâm tư lũ
con gái chúng tôi.

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc
vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một
mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn
tôi,
hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia
đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái
tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn
nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này
để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay
từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù
lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại
vùng đất quê hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa
bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết.
Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày
hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một
trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo
cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa
lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã
từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba
cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ
nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do
trên những con tàu chơi vơi. Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình,
nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại
dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu
ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở
bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một dòng sông nhỏ
nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc
và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại
nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm
từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng
gượng sống cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm,
sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như
trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn
đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị
em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc
tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia
đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi
trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. Nỗi bâng khuâng ngày càng
lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng
vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn,
nhọc nhằn. Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì
những cơn bệnh trầm kha không phương tiện
chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc
mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi
tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là
người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng,
tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương
ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã
thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để
lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm
cho anh có vẻ dữ dằn, hung
tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu
tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa.
Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ
soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết
khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.

Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi gìữa bao
nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần
vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi
không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà
anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt
tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất
nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người
con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật
nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao
nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó
đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình
với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không
đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm,
đôi khi rõ nét miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc,
má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng
tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng
hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi
nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được. Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái,
tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che dấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn
mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa
yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay
khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều
chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại,
ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và
phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư
chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái
nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái.
Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp
sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi
những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì
thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô
gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao
nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết
tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù
của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng
xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô
tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được
những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm
muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món
hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn
biết ai mới thật là chồng…Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ
phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh
đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác.
Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn
cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia sẻ niềm tủi nhục của những chị bạn. Có
nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng
ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau,
chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ
trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu
những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái
chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét
rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã
làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong
sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu
bạt đáng thương của lũ chúng
tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng
cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng
khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập
choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về.
Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao
nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không
xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ,
bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa dòng sông, lòng cứ thầm
hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng
nhớ lại những cánh lục bình ngày
xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi.
Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày
mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không
biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong
đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức
nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách
nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận.
Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước
tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững
hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng,
dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những
cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái
cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên
trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi
chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh
liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng
khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã
vội vã vươn cao. Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh
nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi.
Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao
nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con
bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi
dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn
khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má.
Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng
nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ, bằng trái tim
tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như
má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn
đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng sử dụng đôi
tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương.
Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô
cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay
sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo,
sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm
ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê
ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt
xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết
đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ
cười nở trên môi mọi người. Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê
hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của
làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ
nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu
nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy
có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu
bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng
bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa.
Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ
tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một
ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không
phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những
người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn
tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự,
những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn
Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử
thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn
trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao
giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng
tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam
có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi
mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người
Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ
thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng
tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!

Cấn Thị Bích Ngọc
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #111 - 09. Apr 2013 , 23:47
 




Tàn cuộc hoa này


» Tác giả: Phạm Thiên Thư




Ngày huấn luyện ở Quang Trung, SQHQ K22. (Nguồn: denhinamduong.net)
Truyện viết dựa theo bài thơ
“Bà mẹ điên”
của Trần Trung Đạo

Đợi nhau tàn cuộc hoa này,
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ...
Phạm Thiên Thư

Đầu mùa hè 1981, từ một trại cải tạo ở Phan Rang tôi được thả về.

Sáu năm dâu bể đã đổi thay bộ mặt Sài gòn. Một vài con đường tự dưng được mang những cái tên lạ hoắc. Chợ búa, phố xá tiêu điều và người ngợm tang thương. Nhìn đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt vô cảm. Sự nhẫn nhục chịu đựng, những lo sợ không tên làm cho bầu không khí Sàigon ngột ngạt khó thở. Việc đầu tiên sau khi trình diện công an phường là mượn chiếc xe lọc cọc của thằng em, một sáng thật sớm, tôi đạp chầm chậm một vòng thăm thành phố cũ.

Hết đường Hai Bà Trưng đến công trường Mê Linh, rồi quẹo trái vào cổng Bộ Tư Lệnh Hải quân. Tôi ngơ ngẩn nhìn quanh, những hình ảnh yêu dấu ngày nào bây giờ chỉ còn là lãng đãng sương mù quá khứ. Toà nhà Bộ Tư Lệnh xám xịt cũ kỹ. Vườn hoa sát bờ sông trước cổng Bộ Tư lệnh đã biến ra một mảnh vườn nham nhở với vài ba luống rau lang úa vàng cùng những cọng sắn ốm nhom, èo uột.

Mấy ngày kế tiếp tất bật qua đi. Tôi tìm gặp một số anh em trong tù đã được tha ra từ trước để dò hỏi đường đi nước bước. Tôi hối hả gia nhập đám vô công rỗi nghề này, tối ngày hết tụ tập cà phê đến rảo các chợ trời, tìm cách mua đi bán lại mọi thứ thượng vàng hạ cám, trong lúc hai tai vểnh lên hết cỡ để nghe ngóng tuy dô.

Không thể là một người nào khác mặc dù chị đã thay đổi đến độ kinh hoàng. Tôi gặp lại vợ Tuấn vào một buổi trưa hè trên đường Hoà Hưng, người đàn bà trẻ, đội chiếc nón lá, bộ quần áo bạc màu tơi tả trên một thân mình khẳng khiu, hai tay ôm chặt một cái bọc nhỏ ở ngực, đang kéo lê đôi dép trên đường.

Tôi đạp xe sát vào lề rồi gọi lớn:

– Chị Tuấn, chị Tuấn!

Người đàn bà vẫn không quay lại, cũng không ngừng bước, tôi dừng xe, sững sờ. Không lẽ Lan Khanh, cô nữ sinh hoa khôi lớp 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào đây sao, vợ của một ông Hải quân trung úy đây sao?

Bên kia đường, người đàn bà đã lẫn vào đám đông hỗn độn gần chợ. Tôi nhìn quanh quẩn một hồi, rồi lặng lẽ đạp xe đi.

Chiều vừa về đến nhà, tôi xuống bếp hỏi Tâm ngay:

– Em có nhớ Khanh vợ Tuấn không, trưa nay anh vừa gặp ai như chị ấy.

– Em không liên lạc với Khanh từ hồi đó đến giờ.

– Anh cũng không gặp Tuấn từ ngày ra trường, rồi thêm sáu năm cải tạo, cũng gần cả chục năm rồi còn gì.

Tôi kể sơ cho Tâm nghe chuyện gặp Khanh lúc trưa này trên Hoà Hưng, Tâm gặng:

– Mà anh có chắc là Khanh không?

– Chắc mà, không thể có còn ai khác. Em còn nhớ nhà Khanh ngày xưa không?

– Em nhớ mang máng hình như trong khu Ngã ba Ông Tạ, nhưng đó là nhà Khanh trước khi lấy Tuấn chứ em sợ sau này Khanh không còn ở chỗ ấy.

– Hay là mình đến tìm thử xem, biết đâu.

Ngay chiều hôm đó, tôi chở Tâm đến khu Ngã ba Ông Tạ, sau một hồi lộn đi lộn lại, lách từ ngỏ này qua ngỏ khác, hỏi han đủ cả mọi người, cuối cùng chúng tôi cũng kiếm ra nhà.

Đúng là Lan Khanh. Lan Khanh của 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào.

Khanh ngồi đó trước hàng hiên nhà mình, trong bộ áo quần cũ bạc màu. Khuôn mặt xanh, gầy ốm đến thảm hại, nhưng trên khuôn mặt, trong ánh mắt vô hồn ấy vẫn còn phảng phất bóng dáng xinh đẹp của Khanh ngày xưa. Tâm bấu chặt vào lưng tôi run rẩy.

Không kịp đợi tôi ngừng xe, Tâm đã vội nhảy xuống, chạy lại bên Khanh, ràn rụa nước mắt:

– Khanh, Khanh, sao lại ra nông nỗi này. Khanh có nhận ra Tâm không?

Vài người hàng xóm tò mò nhìn sang, rồi một người đi lại gần tôi nói nhỏ:

– Tội nghiệp, cô ấy điên nhưng hiền lắm.

Tâm nắm tay Khanh đi vào nhà, căn nhà tối đen, có giọng một bà cụ già cất lên:

– Ai đấy?

– Dạ con là bạn của Khanh hồi còn đi học và anh Hải chồng con là bạn cùng khóa với anh Tuấn, chúng con đến thăm Khanh và bác.

– Anh chị đợi chút nhé, để bác đốt ngọn đèn lên tí đã, hồi này điện cứ bị cúp hoài.

Ngọn đèn dầu thắp lên soi sáng nhờ nhờ một căn phòng nhỏ. Căn phòng trống trơn chỉ có chiếc divan và một cái bàn con. Khanh đến ngồi im lặng bên cạnh mẹ, Tâm nghẹn ngào:

– Sao Khanh lại ra nông nỗi này hở bác?

Mẹ Khanh không trả lời, đưa mắt nhìn lên bàn thờ, tôi nhìn theo mắt cụ, hình hai vợ chồng Tuấn tay bồng một đứa con khoảng vài tháng đang tươi cười bên nhau. Tôi chợt lạnh cả sống lưng...

Có tiếng động ở cửa, một người thanh niên lách vào, nhìn thấy chúng tôi, anh lên tiếng chào rồi quay qua nhìn cụ như có ý hỏi, mẹ Khanh nhìn chúng tôi:

– Đây là em Tín, em của Khanh, còn đây là anh chị bạn của Khanh Tuấn nhà mình đó con.

Tín quay qua chúng tôi lễ phép thưa hỏi một lần nữa, rồi xin phép ra sau thay đồ, chưa đầy năm phút em đã trở ra, ngồi xuống ghế đối diện chúng tôi.

– Em chưa gặp anh chị bao giờ. Anh cùng khóa với anh Tuấn em hở? Anh ở tù mấy năm? Ra cải tạo lâu chưa?

– Cũng gần 6 năm đó Tín, ở một trại ngoài Trung, anh mới được thả gần một tháng. Anh với Tuấn không gặp lại nhau từ hồi hai đứa ra trường vì duyên đoàn anh đóng ở vùng 1, còn Tuấn thì đi giang đoàn ở vùng 4 từ ngày ra trường cho đến 75.

Tâm nóng ruột chen vào:

– Khanh bị... thế này từ hồi nào hở Tín.

– Gần năm rồi chị ạ, từ hồi cháu Uyên mất.

– Thế anh Tuấn mất hồi nào, ở đâu?

– Chắc anh bị tù ở ngoài miền Trung nên không hay. Anh Tuấn mất cuối năm 76 tại trại Long Giao. Vụ đó họ xử tử tới ba người, trong đó có anh Tuấn.

Đầu năm 77 tôi có nghe phong phanh về vụ này, tại trại Long Giao, có ba sĩ quan trẻ bị xử bắn vì tội tổ chức trốn trại vào dịp tết, đâu ngờ một trong ba người là Tuấn khóa tôi.

Bà cụ nghe nhắc đến tên cháu Uyên và Tuấn thì thút thít khóc. Bên kia, Tâm ôm lấy hai bàn tay gầy guộc của Khanh mà nước mắt đầm đìa, còn Khanh thì vẫn cứ im lặng vô hồn. Chuyện vãn một hồi lâu, tôi quay sang nhắc khẽ Tâm:

– Mình về thôi em.

Tâm ngập ngừng đứng dậy, miệng méo xệch:

– Thưa bác tụi cháu về.

Quay qua cô bạn học ngày xưa, Tâm nghẹn ngào:

– Khanh ơi, Tâm về đây, hôm nào mình lại thăm Khanh nhé.

Tôi nhìn lên bàn thờ lần nửa, hình Tuấn tươi cười bồng con đứng bên vợ. Chiếc cầu lon Trung úy Hải quân vàng óng hai vai …

Sau lần đó, tôi bận rộn tất bật tìm đường vượt biên, không có dịp trở lại ngã ba ông Tạ. Chỉ có Tâm lâu lâu lại lấy xe đạp, đạp lên nhà, lần nào đi thăm Khanh về, mắt Tâm cũng đỏ mọng vì khóc, mỗi lần thế tôi lại thấy lòng mình xốn xang như có tội với bạn bè.

Tám tháng sau, mùa biển êm, chúng tôi quyết định ra đi.

Tâm và tôi lên thăm Khanh lần cuối, Khanh càng ngày càng gầy, tám tháng dài như tám năm cho một người góa phụ, và tám năm thì có lẽ dài như... tám mươi năm cho một người đàn bà điên loạn. Tôi xót xa nhìn Khanh mà không biết phải nói gì, phải làm gì. Tôi bất lực nhìn lên bàn thờ, nhìn lên ảnh Tuấn, ngậm ngùi nhớ lại Tuấn của một thời sinh viên sĩ quan và Khanh của một thời con gái mới lớn. Như mới ngày nào …

Tâm ôm lấy vai Khanh rồi chúng tôi chào mẹ Khanh để ra về. Cụ chợt bảo chúng tôi đợi nán một chút. Vói lên bàn thờ mẹ Khanh lấy xuống một cuốn tập nhỏ trao cho Tâm.

– Đây là nhật ký của Khanh, cháu mang đi làm kỷ niệm. Tín bảo đốt đi để gửi về theo anh Tuấn nhưng bác vẫn mãi chần chừ. Bác vẫn hy vọng một ngày Khanh tỉnh trí trở lại, nhưng nay thì bác sợ ngày ấy sẽ không bao giờ đến.

Bỏ cuốn nhật ký của Khanh vào túi xách, chúng tôi lặng lẽ đạp xe về.

Ngày ...

Anh mới đến nhà chiều nay. Buồn cười qúa, cái đầu trọc lóc, bộ đồ Hải quân màu xanh nước biển rộng thùng thình, cái nón cát kết đen xì như cái nồi úp trên đầu, trông anh ngố như mán rừng. Coi bộ anh có vẻ khoái chí về bộ đồ lính Hải quân của mình lắm.

Mình cứ ngắm mãi cái đầu trọc lóc mà thương anh ghê.

Ngày ...


Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. (Nguồn: HQ VNCH)
Lên thăm chàng trên Quang Trung, chao ôi, chàng đen còn hơn thằng Hynos. (1)

Anh thật là ẩu tả làm mình xấu hổ muốn chết. Chung quanh vuờn Tao ngộ toàn là người và người, thế mà anh cứ ôm mình sát rạt làm nhỏ Tâm phải quay mặt đi giả bộ nhìn chỗ khác. Hải, bạn của anh thì đeo theo tán nhỏ Tâm tới tấp, đúng là... Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo, Lính nào xạo bằng lính Hải quân...

Ngày ...

Mới đó mà anh đã mãn khóa quân sự Quang Trung. Vài tuần nữa thì anh sẽ ra Nha trang, nghe bảo là sẽ đi ra đó bằng tàu Hải quân. Dạo này mình cũng hơi quen với những danh từ về lính tráng của anh nhưng vẫn mù tịt chả biết cái nào là Hải vận hạm, cái nào là Dương vận hạm. Đã vậy mà số tàu thì cứ đánh lung tung, không cứ theo thứ tự 1,2,3 cho người ta dễ nhớ. Hỏi thế thì anh giải thích lòng vòng là mỗi thứ tàu có một loại số riêng …

Mẹ bảo anh gầy nhưng trông có vẻ rắn chắc chứ không babylac như hồi trước. Mình thì thấy càng ngày anh càng giống ông già Hynos...

Ngày ...

Sáng nay... Lên xe tiễn anh đi, chưa bao giờ buồn thế ...

Tức anh muốn chết. Mình thì buồn muốn khóc, còn anh thì có vẻ hí hửng, hay lại tính chuyện ra Nha trang làm quen thêm vài cô ngoài ấy. Đã thế mình sẽ không thèm viết thư xem ai sẽ năn nỉ ai.

Ngày ...

Mới vừa nhận thư anh, thư gì mà ngắn cũn cỡn có mấy dòng. Anh dặn là khoan gửi thư cho anh đã, anh sợ mấy ông đàn anh phạt vì tội có thư đào. Sao mấy cái ông đàn anh này ác vậy...

Anh kể sơ về sinh hoạt của anh trong hơn hai tuần qua, nghe mà thương. Anh nói cái này là truyền thống Nha Trang. Truyền thống gì mà phạt người ta tả tơi?

Anh kể về cái ông đàn anh tên Hiền, có biệt danh là đệ út đao phủ thủ. Tên thì hiền mà người chẳng hiền chút nào. Ông này phạt anh mệt nghỉ. Buồn cười thật, mình tự dưng thấy cái tên đệ út đao phủ thủ nghe cũng hay hay. Anh kể có gặp lại người bạn học cùng lớp ngày xưa bây giờ là đàn anh. Ông đàn anh này không phạt bạn bè nhưng lại xúi mấy ông đàn anh khác phạt bạn mình.

Anh còn kể chuyện ăn cơm chan với nước trà và nước mắm ớt mà cũng thấy ngon, anh bảo bị phạt chạy nhiều nên anh đang đi tango. Nghe cứ là như đang đi... Đêm màu hồng. (2)

Ngày ...

Nhớ anh qúa, mới gửi đại một lá thư cho anh hôm qua, không biết khi nhận thư anh có bị phạt không?

Hôm qua, mẹ hỏi chừng nào anh về phép, mình giải thích là anh đang trong thời kỳ huấn nhục, mình kể là anh ăn cơm chan với nước trà, mẹ bảo sao không làm một ít ruốc bông gửi ra cho anh để anh có đồ ăn ăn thêm.

Ngày ...

Mới nhận thư anh và mấy tấm hình anh bận tiểu lễ trắng. Anh bảo là vừa được gắn alpha tuần qua. Ừ trông cũng oai lắm đấy chứ.

Anh cho hay mới được đi bờ lần đầu, sao lại gọi là đi bờ nhỉ, cứ làm như đang nằm dưới nước nay được lên bờ, đúng là danh từ Hải quân.

Anh kể mấy cô gái Nha trang vì ở ngay biển nên cô nào cô ấy đen thui, trông chả hấp dẫn. Chà điệu này anh đang tính mưu kế gì đây mà lại đánh đòn hỏa mù.

Ngày ...

Anh vừa gửi về mấy tấm hình ngày làm lễ gắn alpha omega. Thế là khóa của ông đệ út đao phủ thủ sắp ra trường. Anh nao nức chờ ngày khóa đàn em nhập quân trường. Đừng phạt họ nhiều, tội nghiệp họ anh nhé.

Còn mấy hôm nữa toàn khóa anh sẽ về Saigon tham dự diễn hành ngày quân lực 19 tháng 6. Vui ơi là vui...

Ngày ...

Hôm qua, mình đưa mẹ và Tín đi xem diễn hành ngày Quân lực. Trời nóng qúa, người đâu mà đông thật là đông, mình đứng tận đầu đường Thống Nhất nên đỡ phải chen, đoạn này lề đường có nhiều cây to nên đỡ nắng cho mẹ. Đoàn sinh viên sĩ quan Hải quân bận đại lể trắng diễn hành coi đẹp ghê. Mình thấy anh trong hàng quân. Tín nó gọi tên anh thật to nhưng nhạc quân hành lớn quá át tiếng thằng bé. Nó đòi chạy theo toán diễn hành mà mình không cho.

Ngày ...

Còn ba tuần nữa là đám cưới. Mình thì tất bật như điên mà mẹ cứ đi ra lại nhắc cái này, đi vào lại nhắc cái kia. Anh thì bặt tăm, mãi sát ngày cưới mới chịu về. Đàn ông sướng thật chả phải lo gì cả, mà nhất lại là lính, cứ đổ thừa cho quân vụ.

Mấy đứa bạn ngày nào cũng tới nhà phụ giúp trang hoàng, sửa soạn. Đám cưới mình cũng đơn gỉan thôi – nhà anh cũng nghèo và nhà mình cũng nghèo. Anh cũng mới ra trường đâu có tiền bạc gì nhiều.

Ngày ...

Anh vừa về lại Vĩnh long hôm qua. Anh muốn mình xuống dưới ấy thuê nhà ở gần đơn vị nhưng mình không muốn xa mẹ. Thôi kệ cứ mỗi tháng mình xuống thăm anh một lần cũng được, Saigòn Vĩnh long đâu có xa gì.

Bây giờ mình đã là bà Tuấn rồi. Nhớ hồi nào mới quen nhau.

Ngày ...

Mấy hôm nay cứ thấy mâm cơm là buồn nôn. Hôm qua đi khám, bác sĩ cho hay là mình đang mang thai. Định thứ sáu cuối tuần này đi Vĩnh long báo cho anh tin mừng. Chắc anh vui lắm.

Ngày ...

Bụng đã bắt đầu hơn lớn, cả tuần nay chả ăn gì được, tối ngày cứ nôn ra mật xanh mật vàng. Chao ôi, sao con hành mẹ thế này.

Đêm hôm qua hai đứa nhất định đặt tên con, nếu con trai là Vũ, Trần Nguyên Vũ, nếu con gái là Tú Uyên. Trần Tú Uyên.

Ngày ...

Uyên yêu dấu của mẹ. Cảm ơn con, con đến với mẹ bằng tất cả nhớ thương mẹ dành cho bố. Con là giọt máu của bố đang lớn lên trong thân thể mẹ để mẹ thấy rằng lúc nào bên mẹ cũng có bố, có con không rời.

Con sẽ xinh như mẹ và thông minh như bố, Uyên nhé, đứa con gái đầu lòng yêu dấu của ta.

Ngày ...

Tất cả những biến động dồn dập trong mấy ngày qua làm mình như nghẹn thở, may mà có Tuấn bên cạnh. Như một phép lạ, Tuấn đã từ Vĩnh long chạy về Saigon bình yên với hai mẹ con trong những ngày dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4.

Tuấn trình diện để đi học tập hôm qua. Mười ngày sau anh sẽ về. Tuấn chỉ mang theo có hai bộ đồ và một ít tiền đóng cho 10 ngày ăn. Mình cố nhét thêm lọ ruốc bông mà Tuấn không cho. Anh cười bảo rằng nghe nói nhà hàng Đồng Khánh thầu nấu ăn trong 10 ngày ấy, ai lại mang ruốc bông ra ăn chung với cao lương mỹ vị bao giờ.

Mình cũng mừng. Tạ ơn trời đất, Việt nam rồi cũng có lúc thanh bình. Từ nay mình sẽ không còn ngay ngáy lo lắng cho Tuấn nữa. Uyên ơi, lớn lên con sẽ thôi không còn nghe tiếng đạn bom như thời bố mẹ. Con sẽ cắp sách đến trường trong hạnh phúc của một đất nước thịnh.

vượng hoà bình. Ngày ...

Đã hơn năm tuần mà vẫn chưa thấy anh về, hôm nọ thông cáo trên radio là chỉ đi học tập có 10 ngày thôi mà.

Ngoài phố đã bắt đầu nghe tiếng xôn xao, một số gia đình chạy lên phường, lên quận hỏi thăm nhưng chả có ai trả lời. Tuấn chỉ mang đi có hai bộ đồ làm sao đủ đễ thay đồi cả tháng nay.

Ngày ...

Đúng ba tháng trôi qua từ ngày Tuấn đi trình diện. Không một tin tức. Sài gòn bắt đầu ồn ào về những xầm xì. Lạ là không một ai chịu cho biết cả trăm ngàn sĩ quan đang học tập ở đâu.

Hôm qua, mình chứng kiến tận mắt một cuộc hành hình ngay trên đường phố. Tên giật đồ bị điệu đến qùy trước mặt người công an. Anh công an móc súng kê vào màng tang của tên cướp và lẩy cò. Một số bà cụ đứng gần đó vội vàng nhắm mắt làm dấu thánh giá. Mình ngạc nhiên đến sững sờ, sao lại thế này, luật pháp nào mà cho một người công an có quyền tiền trảm hậu tấu như kiểu tướng cảnh sát Nguyễn ngọc Loan dạo tết Mậu Thân. Mà hồi đó là đang lúc đánh nhau, còn bây giờ đã hoà bình rồi cơ mà.

Ngày ...

Sắp đến Noel rồi, mình cũng như hàng trăm ngàn thân nhân của các sĩ quan khác đành chịu thua, không một lời giải thích từ phía chính quyền, lạ thật, không một tin tức nào gửi về từ những người đi học tập, tựa hồ số người này đã bốc hơi biến mất.

Cuộc sống đã bắt đầu khó khăn, cũng may là sạp hàng của mẹ ở chợ ngã ba ông Tạ vẫn còn đủ nuôi sống cả nhà.

Ngày ...

Hào quang của những ngày đầu giải phóng đã bị lột trần trơ trụi. Dối gạt đã lòi ra. Sài Gòn bắt đầu ăn độn cơm với khoai sắn.

Vẫn chưa biết chính xác anh đang ở đâu. Một số dân ở miệt Long Thành, Suối máu cho hay là họ gặp các người tù sĩ quan mình trên ấỵ

Hôm qua, đám công an kinh tế làm khó dễ mẹ và các bạn hàng ở chợ. Họ bảo rằng vài tháng tới tất cả dân chúng không có nghề nghiệp sẽ được đưa về những vùng kinh tế mới. Mẹ hỏi thế nghề buôn bán của tôi thì sao thì họ nạt rằng buôn bán không phải là nghề nghiệp lao động. Em lo qúa, Tuấn ơi.

Ngày ...

Tuấn đi tròn đúng một năm, một năm với hai bộ đồ mang theo và ba ngàn đồng trong túi. Không một tin tức, không một lá thư.

Saigon bây giờ không còn xầm xì nữa, đã có những tiếng chửi bóng gió. Một số bài hát đã được đổi lời.

Ngày ...

Lại thêm một Noel đau thương. Tuấn vẫn chưa về...

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em

Cả hơn một tháng nay em không phút nào nằm xuống mà không thấy Tuấn. Em gọi tên Tuấn trong những giấc ngủ chập chờn. Em ôm chiếc áo kaki xanh của Tuấn vào lòng mà tim quặn đau. Sao Tuấn bỏ em và con vội thế hở anh?

Em không biết sức mạnh nào đã nâng em dậy sau những giờ phút nghiệt ngã ấy. Hôm mẹ và em lên trại Long Giao nhận lại những di vật của Tuấn, họ mắng là Tuấn đã phản động tổ chức trốn trại làm ảnh hưởng đến tinh thần các trại viên khác. Đã thế khi bị bắt còn lớn tiếng chửi rủa cách mạng nên toà án nhân dân đã tuyên án tử hình Tuấn và hai người bạn.

Họ đã chôn xác Tuấn vội vàng bên đám cỏ tranh. Nhìn mộ Tuấn, em xỉu đi không biết bao lâu đến khi tỉnh lại thấy mẹ đang ngồi bên cạnh. Còn em thì đang nằm chơ vơ trên một chiếc chõng tre.

Nhìn chiếc lon gô và cái muỗng nhôm của Tuấn để lại, ôm vào lòng manh áo rách bạc màu của Tuấn, em như không còn hồn vía nữa. Đầu óc lãng đãng mê muội không biết mình đang ở nơi nào, thiên đàng hay địa ngục Chung quanh tiếng người nói lao xao mà em nghe như tiếng của loài ngạ quỷ. Em mở mắt nhìn mà chẳng thấy ai ngoài Tuấn của em, Tuấn yêu dấu của em.

Mẹ ôm em vào lòng và bảo em hãy khóc đi, nhưng lạ sao mắt em ráo hoảnh. Em không còn cảm gíac. Em không còn là người nữa, đau đớn đã làm em hóa đá. Bây giờ thì em tin là chuyện hòn vọng phu có thật. Tận cùng của nỗi đau là những câm nín. Tận cùng của oan khiên, của tuyệt vọng là sự im lặng kinh hoàng. Em đã nếm biết cái tận cùng của tận cùng đó, Tuấn ơi.

“Khóc cho vơi đi những tội tình …” Tuấn nhớ không, bài hát của Vũ Thành An ngày nào. Ôi hạnh phúc thay cho những người còn được khóc...

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em.

Hôm nay là ngày tròn năm năm mình lấy nhau, và gần đúng hai năm kể từ ngày anh cúi xuống hôn con để lên đường đi trình diện học tập cải tạo. Đâu có ai biết chuyến đi tưởng chỉ 10 ngày nhưng lại biến thành thiên thu Tuấn nhỉ.

Tuấn yêu dấu , Tú Uyên con mình lên hai tuổi rồi đó, tuần qua nó mới bập bẹ ba ba ba. Nghe con kêu ba mà em đứt ruột. Trách ai đây hở Tuấn, định mệnh cay nghiệt hay những con người không tim đã giết Tuấn của em.

Ngày ...

Sinh hoạt Saigon càng ngày càng khó khăn. Bo bo đã bắt đầu thay cho khoai sắn. Sạp hàng của mẹ ngoài chợ đã gần cạn vốn. Tín đã bị gọi đi thanh niên xung phong, nghe nói đi đào kênh đào mương gì đó.

Nhà bây giờ chỉ còn mẹ, em và con. Tú Uyên bây giờ là lẽ sống của em, và là nguồn vui của mẹ. Mẹ dạo này yếu lắm, tội nghiệp cụ cũng đã gần bảy chục, suốt cuộc đời cặm cụi cho con, những ngày cuối đời tưởng sẽ hưởng chút thảnh thơi…

Ngày ...

Tuấn yêu dấu của em.

Đã hơn cả năm em không còn thì giờ đụng đến nhật ký. Cơm gạo, bạc tiền, sữa, thuốc cho con đã quay em như con vụ. Sáng sớm em ra chợ, mãi đến trưa mẹ ra thay cho em để em về lo cơm nước cho con. Cũng may là nhà mình gần nên chạy đi chạy lại cũng tiện.

Tín đã đi nghĩa vụ quân sự và bị đưa sang Cam pu Chia. Mẹ khóc hết nước mắt vì sợ nó ra trận có mệnh hệ nào. Đến bao giờ thì nước mình thật sự hết binh đao anh nhỉ?

Uyên con mình mỗi ngày mỗi lớn và càng giống anh kinh khủng, nhất là miệng cười. Tuấn phù hộ cho mẹ con em nhé.

Ngày ...

Tú Uyên bị sốt cả tuần nay, mới bệnh có mấy hôm mà trông con tiều tụy qúa.

Đồ đạc trong nhà đã bán hết đến món cuối cùng. Chiếc nhẫn cưới Tuấn mang vào ngón tay em ngày nào, em cũng đã phải cắn răng bán đi để chữa trị cho con.

Hôm qua đưa con vào bệnh viện Nhi đồng, đợi cả nửa ngày và sau khi khám qua loa, bác sĩ cho một toa thuốc, uống đã hai ngày nay mà sao chưa thấy bớt.

Cả tuần qua, không có đêm nào chợp mắt quá hơn hai tiếng. Ôm con vào lòng mà em sợ quá, Tuấn ơi, nếu con mình có mệnh hệ nào làm sao em sống nổi.

Ngày ...

Sáng nay vừa lên bệnh viện bán máu thêm lần nữa để mua thuốc cho con. Lần đầu không thấy mệt lắm nhưng lần này mình phải nằm lại mấy tiếng mới đứng lên nổi để loạng chọang đi về.

Vẫn dấu không cho mẹ hay là mình đang đi bán máu, không còn đường xoay sở nữa. Thuốc tây cho Tú Uyên đắt qúa, mà nhà mình không còn gì để bán. Vay mượn thì cũng chẳng còn ai có để cho vay...


Tú Uyên yêu dấu ơi, ba con đã bỏ mẹ con mình mà đi. Bây giờ con là lẽ sống của mẹ, con là linh hồn của mẹ. Sá gì đôi ba lít máu, cả thân thể này, cả cuộc đời này nếu phải đánh đổi cho con thì mẹ vẫn vui lòng.

Ngày ...

Bệnh của Tú Uyên vẫn không thuyên gỉam. Hôm qua, lại bồng con lên Nhi đồng, và lại bị đuổi về vì không tiền đóng viện phí...

Lại bán máu thêm lần nửa... không nhớ lần này là lần thứ mấy.

Uyên ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi, con nhé. Mẹ làm sao sống nổi nếu con bỏ mẹ con đi.




......

Cuốn nhật ký bỏ ngang ở đây.

... mà nếu nó không chấm dứt ở đó, thì tôi cũng không còn đọc nổi nữa vì hai mắt tôi đã nhạt nhoà…

Lang Le


Mẹ đã già và con còn thơ dại. (Nguồn: viewimages.com)

Bài thơ Bà Mẹ Điên


Trần Trung Đạo


Có lần tôi đi ngang
Qua vỉa hè Ðồng Khởi
Một bà ôm chiếc gối
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc
Từ khi con trai mất
Bà trở thành người điên

Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con

Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay

Ðứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha>

Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay

Ðứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói
Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắt
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Ðêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Ðứng trên đường Ðồng Khởi
Và hát như người điên.










__._,_.___
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #112 - 02. Oct 2013 , 23:18
 


Con tôi đi nhận xác “Chồng”!

...


“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T., cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội hy sinh tại chiến trường Afghanistan vào Thứ Bảy tuần qua. Tôi không còn biết phải làm gì khác hơn là nói những lời trấn an và lập tức cầu nguyện với Thiên Chúa để xin Ngài xót thương mà cho “cô bé” có đầy đủ nghị lực để đối diện và vượt qua nỗi đớn đau mà chỉ người trong cuộc mới có thể cảm nhận được.

Trước tin buồn này cô quyết định không báo tin cho Mẹ trước bởi cô biết mẹ cô sẽ không thể chịu nỗi cú sốc nặng nề này. Sáng hôm sau trước khi lên đường nhận xác người thương, con tôi gửi cho tôi thêm một “text message” bằng tiếng Việt: “Ba ơi, tim con đau quá ba ơi”. Đọc qua dòng chữ tha thiết và bi ai của con mình, tôi đã trào nước mắt. Ngồi trên máy bay để kịp thời đến nơi gặp con mình đi “nhận xác chồng sắp cưới”, tôi đã nhiều lần rơi lệ khi hình dung lại những trao đổi trước đây và nhất là bức điện thư sau cùng gần nhất mà cậu gửi cho vợ chồng tôi.

...


Hồi còn ở Việt Nam , trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh trong vinh dự, anh hùng. Dù họ đã gục ngã nhưng vẫn được đồng đội gìn giữ thân xác để chờ tải về hậu phương. Những hình ảnh đó thật buồn nhưng chưa lần nào tôi thật sự “là người trong cuộc” giống như bây giờ phải trực tiếp đối diện với thực trạng đau thương.

Vào đầu tháng 6 năm 2013 vợ chồng chúng tôi có gửi ra chiến trường cho cậu con rể tương lai một thùng quà và sau đó chúng tôi nhận được bức thư cảm ơn. Trong đó có đoạn khiến Bà Nhà Tôi hết sức thương và cảm tình với cậu con rể tương lai: (Tôi xin trích dịch chính xác, nhưng theo lối tiếng Việt để người đọc cảm được ý tình của cậu)

...


“Con xin cảm ơn hai Bác thật nhiều về món quà từ hậu phương gửi ra chiến trường. Mọi thứ điều tốt và ngon. Con đã chia bịch mứt dừa thứ nhì cho mấy bạn đồng đội và các bạn ấy đã ăn hết trong một ngày. Trong những chuyến công tác, con bỏ vào túi ny-lon những bịch đậu và khô bò cùng những trái cây khô. Loại trái cây khô này là một trong những loại thực phẩm tốt nhất con để dành trên đường công tác, bởi nó cung cấp đủ năng lực cho mình. Con đã mang thứ ấy trong các túi áo của con. Đây cũng là những món quà mà con cũng dành cho những đứa trẻ mà con gặp trên đường công tác. Khi làm điều đó con hy vọng là sẽ mang lại cho tụi nhỏ chút hạnh phúc trong khoảnh khắc của cuộc đời..”

Vào cuối tháng 8 năm 2013 vừa qua hay tin cậu bị thương ngoài mặt trận nên tôi có gửi vài lời thăm hỏi và chúc cậu chóng bình phục. Tôi cũng cho cậu biết là gia đình chúng tôi luôn cầu nguyện cho cậu được bình an, hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở lại quê nhà. Cậu đã phúc đáp thư của chúng tôi như sau:

...


“Con xin cảm ơn những lời cầu nguyện của hai Bác. Con không biết là em A.T. có nói thêm cho hai Bác biết là con đã bình phục thật nhanh chóng. Con đang sẵn sàng lên đường cho chuyến công tác kế tiếp chỉ trong vòng một tuần lễ. Có thể đây là chuyến công tác sau cùng. Sau đó con và một số đồng đội sẽ thu xếp hành trang để bắt đầu bay trở lại Hoa Kỳ. Trước đây em A.T. có nói cho con biết về đất nước Việt Nam và những chướng ngại mà hai Bác phải vượt qua khi rời bỏ miền Nam Việt Nam để tỵ nạn chính trị. Con mong chờ khi gặp hai Bác để được nghe trực tiếp về câu truyện ấy. Con đã có ý định trong lòng là sẽ đến Oregon thăm gia đình hai Bác sau khi trở lại Hoa Kỳ. Con rất nôn nóng và mong đợi cuộc gặp gỡ này được diễn ra sớm hơn…”. Tiếc thay, điều ao ước nhỏ nhoi của cậu đã không thành sự thật.


Ngày 16-9-13 cậu gửi thư phúc đáp. Sau khi nhận được thư Bà Nhà Tôi nhắc tôi gửi cho cậu và các bạn cậu thêm một thùng quà để chung vui trước khi rời đơn vị để trở lại Hoa Kỳ. Thùng quà gửi đi ngày 19-9-13, thì hai ngày sau, 21 tháng 9 chúng tôi nhận được hung tin.

...
Liam J. Nevins (1981-2013)


Thời chiến tranh Việt Nam , gia đình, dòng họ chúng tôi hầu hết là quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi  cũng có những người thân gục ngã bởi tên đạn vô tình, hoặc bị VC trả thù đến chết và mất cả xác trong cái gọi là “trại cải tạo” sau ngày “không còn tiếng súng”… cho nên khi biết con mình yêu người lính, đang chiến đấu cho tự do, chúng tôi rất vui, hảnh diện mà cũng rất lo.

Con gái chúng tôi- A.T. gặp Liam và hai đứa đã yêu nhau sau khi A.T. tốt nghiệp đại học và đó cũng là thời điểm A.T. chờ đợi với hy vọng được nhận vào trường y khoa. Cô bé kể cho Bà Nhà Tôi nghe rằng: “Lúc đầu con tình cờ gặp anh ấy trong rạp để xem phim về trợt tuyết. (Sở thích của A.T. là trợt tuyết và cũng là huấn luyện viên ở bãi trợt tuyết.) Liam chỉ khiêm nhường cho con biết là anh đang sống nghề cắt cỏ để sinh sống và đang dành dụm tiền trở lại đại học.” A.T. đã yêu Liam từ bản tánh lịch thiệp, nói năng vừa đủ và khiêm nhường đó.

Sau khi yêu nhau A.T. mới biết thêm là Liam đã theo đuổi và hoàn tất năm thứ ba cho chương trình cử nhân về ngành thương mại. Liam đã có hơn mười năm trong quân đội và đang còn một năm “contract” với quân đội Hoa Kỳ. Liam mong sau khi trở lại nhà sẽ tiếp tục học cho xong cử nhân, cưới vợ và cùng vợ ở trong căn nhà mà anh tạo trước đây, mở một cửa hàng mua bán để sinh sống, chứ anh không phải là người đang sống nghề cắt cỏ. A.T. cũng cho chúng tôi biết thêm là Liam rất có hiếu với Mẹ, thương hai chị và thương người, nhất là tìm đủ cách để bảo vệ và săn sóc người yêu dù chàng không thường xuyên có mặt tại Hoa Kỳ. Liam không là người có nhiều tiền lắm bạc, nhưng thường giúp đỡ bằng hữu, chia sẻ vật chất cho người nghèo hoặc những ai gặp cảnh khó khăn. Con gái chúng tôi rất hài lòng về chồng sắp cưới của mình.

...


A.T yêu Liam và chờ đợi ngày Liam hoàn tất nhiệm vụ thì làm đám cưới. A.T. cũng chờ đợi từng giờ cho ngày Liam trở lại để gặp chúng tôi hầu bàn về lễ cưới. Vợ chồng chúng tôi cũng đã bàn thảo việc tổ chức ngày cưới ra sao. A.T. xin chúng tôi được tổ chức đám cưới ngay thành phố hai đứa gặp nhau và nơi Tiểu Bang mà Ba Mẹ A.T. đang cư ngụ và mong có được một đám cưới của con mình. Anh Thư xin Mẹ cho mình được hân hạnh mặc chiếc áo cưới của Mẹ 30 năm về trước. Đó cũng là chiếc áo mà Cô ruột và em chồng của Dì ruột A.T. từng mặc qua. Ngày nay A.T. có thể gọi chiếc áo đó cho mình là “áo em, anh chưa thấy một lần”.

Chúng tôi dự trù sẽ hỗ trợ con mình và con rể tương lai về mặt tinh thần và chỗ ở để hai đứa an tâm học hành, đạt thành ý nguyện về đường học vấn… dù cả hai chỉ muốn tự mình lo liệu lấy. Trong thời gian gần đây, A.T. cho biết là Liam nói rằng sau ngày cưới, Liam muốn duy chuyển chúng tôi về ở gần cô cậu để A.T. được gần cha mẹ. Bây giờ đọc tin tức, A.T. và vợ chồng chúng tôi, kể cả mẹ ruột của Liam mới biết thêm phần nào về nhiệm vụ của Liam. Đó là những công tác Liam đã hoàn thành và những công tác khác mà chỉ có Liam và cấp chỉ huy, hoặc đồng đội mới biết, nó là những thứ “sống để bụng, chết mang theo”.


...


Những bản tin viết rất ít về những người lính này. Sứ mạng của họ phải là việc mà báo chí không thể biết được. Chỉ một điều đáng lưu ý là báo New York Times cho biết đây là lần thứ 7, mặc dù chưa được xác nhận, là vụ phản ứng của người lính Afghan ngay bên trong trại, bắn vào những người lính đồng minh. Liam đã ba lần tình nguyện trở lại Afgha và Iraq được ân thưởng nhiều huân chương, trong đó có huân chương “Purple Heart with Bronze Oak Leaf Cluster”. Huân chương này thuộc loại cao quý, mà ông tướng Douglas MacArthur trong đệ I thế chiến cũng được thưởng.

Thống Đốc Tiểu Bang Colorado đã nói về Liam J Nevins: “Cuộc đời của anh ấy đã chấm dứt ngắn ngủi với hai bạn đồng đội của mình trong công tác bảo vệ đất nước. Anh ấy thật là một người Mỹ anh hùng” (Gov. John Hickenlooper said in a written statement: “His life was cut short, along with two of his fellow soldiers, during his fourth deployment in the defense of our nation. He was a true American hero.”)

...

Quan tài của Liam J Nevins được quân đội mang về Hoa Kỳ

Chính Đại Tướng Douglas MacArthur từng nói: “những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi mà thôi…” (soldiers never die; they just fade away). Quả thật, những người lính anh hùng không bao giờ chết, và nếu có chết, họ chỉ chết một lần. Tương tự như thế, cũng có người đã nói: “Những vị anh hùng chỉ chết một lần, còn những kẻ hèn nhát phải chết đi chết lại nhiều lần…”

Ngày nay đối diện trước sự hy sinh của cậu con rể tương lai mình, tôi bỗng nhớ đến bức ảnh độc đáo “Tiếc Thương” của nhiếp ảnh gia quốc tế Nguyễn Ngọc Hạnh và bài Thơ bất hủ “Ngày mai đi nhận xác chồng” của tác giả Lê Thị Ý, từng được phổ nhạc trước 30-4-75. Nhà Thơ Lê Thị Ý từng trả lời phỏng vấn của báo chí rằng lúc đó bà sống tại Pleiku khoảng năm 1970. Vì nhà của bà ở gần nhà xác quân đội nên bà chứng kiến biết bao cảnh các bà đi nhận xác chồng. Tác giả Lê Thị Ý thấy đàn bà, con nít đến lật những tấm poncho quấn xác người lính tử trận để nhìn mặt người thân. Nhìn cảnh đó khiến bà đau đớn không chịu nổi. Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng. Bài Thơ gồm hai mươi câu nhưng tôi chỉ xin ghi lại bốn câu tiêu biểu để nói lên nỗi đớn đau của người góa phụ:

...


...

Tiếc Thương của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh

Tôi quyết định viết bài này để hy vọng có thể chia sẻ hay ghi lại nỗi đớn đau mà con mình đang gánh chịu và cũng để người thân, bằng hữu, bạn đọc biết thêm về cuộc tình thật đẹp nhưng rất ngắn ngủi và bi thương này.

Tôi nói với Mẹ của Liam rằng: “Bà an tâm và tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhắc nhở khích lệ A.T. xem bà như Mẹ Chồng và tiếp tục thay Liam săn sóc bà như Mẹ nó. Chúng tôi cũng sẽ xem Liam như con rể của mình dù đám cưới chưa được thành hình. Chúng tôi hảnh diện có người con rể tương lai đã hy sinh vì lý tưởng chiến đấu bảo vệ nền tự do cho Hoa Kỳ và thế giới. Tôi nhìn con vừa thở dài vừa cảm ơn Chúa, vì thời nào và ở đâu cũng có những người gục ngả hay đổ máu cho người khác được hưởng thanh bình, tự do. Vì thế, người tử tế và liêm sỉ phải nhận ra điều đó để nhớ ơn những người đã chết, dành cho chúng ta sự sống. Tôi chỉ biết cầu nguyện xin Chúa cho hai người đàn bà đang đau khổ nhất là A.T. và Mẹ Liam có đủ nghị lực để vượt qua nỗi đớn đau này.

...


Kết luận: Thời nào và ở đâu thì chiến tranh cũng chỉ là chia ly và tan tóc. Chiến tranh “giết người” nhưng chiến tranh cũng “cần có” để cứu người. Người ta chỉ có thể nói hòa bình với những ai còn lương tâm và tử tế, chứ không thể hòa đàm với bọn ác gian, bất lương. Xây dựng thì cần nhiều người hai bên, tàn phá chỉ cần một đứa. Hơn 40 năm trước, tôi từng chứng kiến cảnh bà chị dâu của tôi chỉ muốn nhào lăn xuống mộ để được chết theo chồng đã mất mạng thời chinh chiến. Ngày nay tôi chứng kiến con tôi đau khổ, vật vả khi hay tin người thương gục ngả trước họng súng kẻ thù của Mỹ.

Tôi nhìn con rũ rượi, tiếc thương “chồng” với chiếc thẻ bài trên cổ, đó là kỷ vật sau cùng, ý nghĩa mà Liam để lại cho cô. Bà Nhà Tôi vì quá thương con và con rể tương lai nên chỉ còn biết khóc. Tôi túc trực bên con để giúp con vượt qua sự khó khăn và nỗi đớn đau này bằng lời an ủi, cố vấn, cầu nguyện của mình, của gia đình và bằng hữu. Chúng tôi đau khổ, thương tiếc người thân vĩnh viễn ra đi giống như bao người, nhưng chúng tôi được quyền năng của Chúa xoa dịu đau thương, Ngài thật sự đã lau ráo nước mắt, an ủi và cho chúng tôi có sự bình an. Chúng tôi tạ ơn Chúa và cảm ơn Người.

...


Những lúc đau thương, chúng tôi nhớ đến lời Kinh Thánh: “Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.” (Be joyful in hope, patient in affliction, faithful in prayer” – Romans 12:12)

HQB
Philadelphia, PA ngày 26-9-2013
                
Đi Nhận Xác Chồng (thơ Lê Thị Ý ) -- Ý Lan
Video clip: http://www.frequency.com/video/i-nhn-xc-chng-th-l-th-lan/86900993
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra