Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29300 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #15 - 03. May 2007 , 16:49
 

Chị Anh Thư vừa gởi đến 2 slide shows về Sài Gòn Niềm Nhớ. Xem xong nhớ đến ..ray rức. Xin mời anh chị em bấm vào hình dưới đây để cùng xem những hình ảnh Sài Gòn thời của chúng ta  Tongue Tongue

File lớn nên download sẽ chậm chút xíu.


...
Back to top
« Last Edit: 03. May 2007 , 16:51 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #16 - 03. May 2007 , 17:06
 

File này cũng lớn không thua. Phải kiên nhẫn một chút mới xem được nhé  Tongue


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #17 - 05. May 2007 , 13:55
 
Con Tử  sĩ  xin giữ gìn Nghĩa trang  Biên Hoà

Tin Việt báo online 

Tổ  chức Quốc gia  Nghĩa tử  Heritage (QGNTH)  gồm  con của  các tử  sĩ  QLVNCH   cho  biết  họ đang  vận động  xin bảo quản  và tu bổ  Nghĩa trang Quân đội  Biên Hoà ,theo lời  của  2 đại  diện  tổ  chức khi đến thăm toà  soạn báo Việt báo .
Ông Larry Nguyễn  53 tuổi Tổng thứ ký  và  Peter Nguyễn  52 tuổi Thủ  quỹ  là con của  Quốc  gia nghĩa tử  và  là học sinh của trường Quốc gia  Nghĩa tử  Sàigon  đã trình bày  công việc vận động  xin  bảo  quản và tu  bổ 16.000  ngôi  mộ ở  Nghĩa trang Quân đội  Biên Hoà  sau khi Thủ  tướng VC trao  cho  dân sự .
2 người nói  hoạt động  của hội  chỉ  muốn giải quyết  vấn đề  tâm linh  cho hàng chục ngàn  người có liên hệ  tới  các tử  sĩ  chôn cất  nơi nghĩa trang  , vì  ông bà  thường nói  là  sống có nhà  ,thác có   mồ  ,nên cần bảo  trì  các  ngôi mộ  Tử sĩ  vì  họ đã  hy  sinh  cho 1  lý tưởng  mà họ  đã chọn  .
Hiện giờ hội  đang  vận động và xin ý kiến của đồng bào và cần sự giúp  đỡ  .Tuy nhiên mục tiêu  dài lâu  của họ  xin được lập hội  để  Tu bổ  , quét dọn  làm sạch  các ngôi mộ thắp nhang  nhân dịp lễ Tết .
Họ đã  soạn thảo một lá  thư  gởi cho Chủ tịch Nước và Thủ tướng VC  về nguyện vọng  của hội .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #18 - 17. Apr 2008 , 20:25
 
...

30 Tháng 04 Cám Ơn Anh


...

Xin thắp nén hương lòng kính tưởng nhớ công ơn của tất cả chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Cộng Hoà
.

...


...

RỒI NGƯỜI LÍNH CÓ VỀ KHÔNG ?


hoahong.gif: Duyên Anh hoahong.gif:


10 giờ 40, mười phút sau lệnh đầu hàng cộng sản của Dương Văn Minh, Đặng Xuân Côn và tôi ra vỉa hè trước cửa nhìn Sài Gòn chờ đợi Cộng Sản vào. Tại sao chưa đánh đã đầu hàng? Tôi nghe rõ câu hỏi nghẹn ngào đó trong những ánh mắt ngơ ngác của người Sài Gòn quanh tôi. Trời hết âm u, nhưng vẫn chưa có nắng. Vẫn thiếu nắng vàng rực rỡ. Dân Xóm Lách kéo lên. Lề đường Công Lý, gần nhà tôi đông nghẹt. Dẫu lòng ngổn ngang bối rối, tôi còn chút hạnh phúc trên những khuôn mặt buồn bã của đám dân "vô sản" Xóm Lách. Không một nụ cười. Khó tìm ra niềm hân hoan. Ngay cả những người đã truy nã kỹ thân phận mình, sự nghiệp của mình ròng rã hai mươi năm Việt Nam Cộng Hòa, thấy chẳng dính líu gì tới "nợ máu" với cộng sản, cũng hồi hộp vì "biển máu." Chưa bao giờ tôi thấy, kể từ nhận Sài Gòn làm quê hương, một cảnh tượng Sài Gòn não nề đến thế. Tôi có cảm tưởng Sài Gòn đang sợ hãi cơ hồ tôi đang sợ hãi, cơ hồ mọi người đang sợ hãi. Xe cộ ngưng chạy. Những gia đình có "máu mặt" rút hết vào nhà. Cổng đóng kín mít. Cửa sổ gác cao he hé mở. Ai đã nhìn tôi qua ô cửa kính mắt lệ mờ?

Tôi sinh ra ở miền Bắc, thị xã nhỏ bé, êm đềm Thái Bình. ấu thơ của tôi, trải dọc theo hàng cây hồi thấp và vương vấn cùng khắp cầu Bo. Niên thiếu của tôi lãng đãng vùng trời Hà Nội. Tôi khôn lớn ở Sài Gòn. Sài Gòn cho tôi những bước xuống đời cay đắng để tôi làm cuộc đời tôi Sài Gòn cho tôi tình yêu, cho tôi thi ca, cho tôi tiểu thuyết. Công sinh không nặng bằng công dưỡng. Sài Gòn đã nuôi dưỡng tôi. Sài Gòn là mẹ tôi. Mẹ Sài Gòn săn sóc tôi hai mươi năm. Tôi đã làm gì cho Sài Gòn? Đã làm gì, vẫn chưa đủ, vẫn chỉ mới là cái hữu hạn trong cái vô hạn. Bây giờ, đứa con phóng đãng ôm ghì mẹ mình bằng đôi tay rời rã, nước mắt ròng ròng. Đứa con bất lực, đứa con hèn hạ, đứa con khiếp nhược, đứa con mải rong chơi nỡ để mẹ mình lạc vào tay thù. Mà chỉ biết khóc. Mà chỉ rên rỉ Mà chỉ luyến tiếc hàng me xanh, ghế đá công viên và những cuộc tình phù phiếm. Tôi hiểu những giọt nước mắt của tôi vô nghĩa, chẳng dám khóc, chẳng thiết khóc, mà mắt tôi cứ căng mọng và lệ cứ rơi. Tôi đã biết khóc vì Sài Gòn, vì một thành phố kỷ niệm.

Một toán quân xuất hiện. Quân ta. Tôi đếm: 19 người. Mười chín người lính, mười chín người chiến sĩ, đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun, máng súng trên vai, mũi chúc xuống, mặt cúi gầm, lầm lũi bước. Tối hôm qua, tôi đã thấy quân ta ngang qua đây. Quân ta và xe tăng. Hình ảnh người lính sửa xích tăng đã in vào tiềm thức tôi. Tối hôm qua, tôi đã thấy Tướng Vĩnh Lộc chủ chiến. 10 giờ 30 hôm nay, tôi nghe Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Và, sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, tôi lặng người ngắm toán quân chiến bại. Cảm giác đầu tiên của tôi là ngậm ngùi. Tôi nhớ một câu thơ của Corneille: "O cruel souvenir de ma gloire passée" mà Thế Lữ cảm hứng viết: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? Thời oanh liệt đâu? Những chiến tích rực rỡ dội vang sông núi của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những chiến tích làm bàng hoàng thế giới, làm vỡ mộng xâm lược của cộng sản, nay còn đâu? Tôi không bao giờ quên người Do Thái đã bầy tỏ công khai với nhân loại rằng, họ mơ thành người An Lộc. Tôi vốn không ưa các chế độ, các nhà lãnh đạo, một số tướng lãnh bất tài vô học, tham nhũng của miền Nam sau 1963, nhưng, luôn luôn, tôi yêu mến và cảm phục quân đội. Chế độ đã xóa bỏ chế độ, lãnh đạo đã hạ bệ lãnh đạo, quân đội tồn tại như quê hương. Bởi vì quân đội bảo vệ quê hương. Quân đội không phải là công cụ riêng của chế độ, của lãnh tụ. Một số tướng lãnh hèn mạt, vì quyền lợi cá nhân, vì địa vị khốn kiếp, đã bán mình cho chế độ, cho lãnh tụ để bán xương máu của quân đội và làm nhạt nhòa cái kiêu sa của người lính. Kẻ bán xương máu của lính nhiều nhất, kẻ dùng quân đội làm thang lưng leo lên danh vọng là Nguyễn Văn Thiệu.

Bây giờ, Thiệu đã bỏ đi. Cao Văn Viên đã bỏ đi. Vô số tướng lãnh đã đào ngũ chạy trốn. Dương văn Minh đã đầu hàng. Quân đội tiếp tục chiến đấu. Quân đội sẽ tiếp tục chiến đấu, nếu Dương Văn Minh không hám cái hư vị "tổng thống miền Nam trung lập" đến nỗi thỏa hiệp với cộng sản. Tham vọng bằn tiện của Dương văn Minh còn là tham vọng của vài ông tướng, vài ông nghi sĩ, vài ông dân biểu "nhất định" ở lại làm Tổng trưởng. Bùi Tường Huân là một thí dụ. Những người khác đã đi học tập cải tạo, đã vượt biên sang Âu Châu, Mỹ Châu thì xin miễn kể tên, sợ mất ép-phê chống Cộng của quý vị ấy.

Thế giới đã thiếu sự công bình tối thiểu để khắc nghiệt lên án sự tan hàng bệ rạc của quân đội ta. Họ không thèm quan tâm tới sự tôn trọng kỷ luật tối đa của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội không tuân lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh mà tuân lệnh đầu hàng của vị tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa kiêm tổng tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội nước nào cũng thế cả, trừ trường hợp người ta làm cách mạng, làm đảo chính lật đổ tổng thống. Tôi yêu quân đội của đất nước tôi. Tôi không xuẩn ngốc phán xét quân đội. Tôi có bổn phận ngưỡng mộ quân đội quốc gia. Và tôi đau đớn nhìn quân đội của tôi đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun, máng súng trên vai, mũi chúc xuống, mặt cúi gằm, lầm lùi bước. Ông Nguyễn văn Thiệu không chứng kiến thảm cảnh này. Các ông tướng đào ngũ không chứng kiến thảm cảnh này. Tôi nghĩ các ông ấy chẳng nên nói về quân đội, nhắc đến quân đội nữa.

Một bà mẹ hớt hơ hớt hái, từ dốc chợ Xóm Lách, chạy lên đuổi theo toán quân, (tôi quả quyết quân đội ta không thua trận. Quân đội ta mãi mãi chiến thắng, mãi mãi anh dũng. Chế độ Nguyễn Văn Thiệu thua trận, các ông tướng đào ngũ thua trận và chính sách Mỹ ở Việt Nam thua trận). Bà mẹ già ôm chặt lấy một người lính:

- Mày đi đâu nữa con? Sao không về nhà? Hết chiến tranh rồi, hòa bình rồi. Về thôi, con?

Người lính cố gỡ nhẹ tay mẹ mình ra:

- Con không thể về được.

Bà mẹ khóc. Bà mẹ khóc tức tưởi:

- Sao vậy? Có lệnh hàng rồi mà.

Người lính lắc đầu:

- Con không thể về được.

Toán quân đã băng qua ngã tư Công Lý - Yên Đổ. Bà mẹ vẫn níu chặt người con chiến sĩ lại:

- Mày đã đi đánh nhau bao lâu nay, có được hưởng gì đâu?

Người lính nghẹn ngào:

- Con không thể nào bỏ các bạn con.

Bà mẹ rên rỉ:

- Bỏ hết, bỏ hết đi con, về với má, không sao đâu.

Người lính gỡ mạnh tay mẹ mình ra:

- Má về đi, con phải theo các bạn con.

Người lính chạy nhanh để bắt kịp các chiến hữu. Bà mẹ đứng bên đường mắt đẫm lệ, nhìn theo con mình...

***

- Rồi người lính có về không?

Đó là câu hỏi của ký giả Patrick Sabatier của nhật báo La libération đã đến tận nhà tôi ở Ivry sur Seine phỏng vấn tôi để làm số báo đặc biệt cho ngày 30-4-1985. Tôi đã kể câu chuyện trên nhằm trả lời câu hỏi "Điều gì còn làm ông nhớ Sài Gòn nhất"?

- Tôi không biết, ông Patrick ạ! Sau 6 năm tù đầy trở về, tôi hỏi thăm người Xóm Lách, được rõ là bà mẹ còn sống, và người con vẫn biệt tăm...

- Anh ta đi đâu?

- Tôi nghĩ rằng anh ta đi làm cuộc chiến đấu mới, không cần viện trợ Mỹ, cố vấn Mỹ và lính Mỹ. Dân tộc tôi cần thiết cuộc chiến đấu mới mẻ này.

- Tại sao?

- Nó mới đích thực là cuộc chiến đấu của dân tộc tôi nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản, chủ nghĩa cộng sản để giành lại tự do, dân chủ, độc lập cho Việt Nam. Cuộc chiến đấu mới của dân tộc tôi loại bỏ hết tay sai của Mỹ, của ngoại bang. Như thể, chúng tôi gọi là một cuộc chiến đấu có chính nghĩa, tuy cô đơn, lãng mạn nhưng tổ tiên chúng tôi đã lãng mạn, cô đơn chiến đấu.

- Rất đẹp, rất cao quý.

- Ông ủng hộ cuộc chiến đấu mới của chúng tôi chứ?

- Vâng, tôi hết lòng.

Số báo đặc biệt của La libération, một tờ báo khuynh tả, xuất bản ngày 30-4-1985 viết về Việt Nam đã như gáo nước lạnh hắt vào mặt đảng Cộng Sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số báo này có đăng thêm một đoạn trong bài thơ Sài Gòn ra đường của tôi trên trang nhất.

***

19 người lính đi tới đâu, đi về đâu, tôi không biết. Hình ảnh bi thảm của họ khiến lòng tôi se lại nhưng cũng sưởi ấm tâm hồn tôi. ít ra, tôi còn được tự hào là người Sài Gòn, người miền Nam. 19 người lính quốc gia đã anh dũng chiến đấu cho tới phút giây nghe lệnh đầu hàng. Vẫn 19 người lính này, biểu tượng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bất khuất, tháo bỏ quần áo Mỹ, giầy nón Mỹ, tiếp tục chiến đấu sau lệnh đầu hàng. Tôi đã thèm sống hèn, càng thèm sống hèn hơn. Để nói lên được cái hào hùng của người lính, cái tâm sự não nề của người lính, những con người không được phép chiến thắng, những con người bị tước đoạt quyền chiến thắng cộng sản. Thế giới đã không có hân hạnh nhìn 19 chiến sĩ Việt Nam. Thế giới đã không có hân hạnh nghe người lính giã từ mẹ mình lên đường nhập cuộc chiến đấu mới. Thế giới, cái thế giới mù lòa, điếc, ngọng đã bảo chúng ta thua trận đã miệt thị quân đội chúng ta tan hàng bệ rạc. Tôi đợi, tôi đã đợi, tôi đang đợi những kẻ tự nhận mình sống hùng viết những trang tâm sự của người lính sau 30-4-1975.

Thú thật, tôi đã chai lỳ từ dạo cắm sừng nhọn vào đầu đề đương đầu với cuộc đời và người đời. Thế mà tôi còn khóc được hôm nay, khóc như kẻ mau nước mắt nhất. Giống hệt người mẹ anh lính, tôi cũng mắt đẫm lệ nhìn theo anh ta.

- Buồn quá hả, Long? Côn hỏi.

- Buồn hơn một chuyện tình buồn trong tiểu thuyết. Tôi nói.

- Nếu mày còn sống và có cơ hội viết nhỉ?

- Ở đâu?

- Mỹ.

- Ông mơ mộng hơn cả tôi rồi.

- Sống phút nào mơ mộng phút ấy.

11 giờ, đường Công Lý nườm nượp những người đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun cắm cúi rảo bước. Nhiều người chạy. Đó là lính, là sĩ quan của chúng ta. Họ đã liệng súng đạn. Họ về nhà mình, nhà thân nhân của mình. Khuôn mặt họ, sự sợ hãi pha trộn sự phẫn nộ. Dân chúng hai bên đường im lặng. Không một nụ cười rè bỉu. Không một ánh mắt khinh khi. Người ta đã thù ghét chế độ, thù ghét Nguyễn văn Thiệu và tập đoàn thống tri tôi mọi cùng đám tướng lãnh dốt nát, hống hách nhưng chẳng bao giờ người ta thù ghét quân đội* . Chỉ thiếu những tiếng hoan hô nồng nhiệt, những tràng pháo tay bất tận như những lần quân ta chiến thắng sau mỗi chiến dịch trở về thành phố. Tiếng nhạc quân hành, tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay, lúc này, là tiếng vỡ của trái tim, tiếng nứt của mạch máu, tiếng rơi của nước mắt. Lúc này, cả thành phố thấy mình chiến bại, cả thành phố chia xẻ nỗi đau chiến bại, bởi vì, những kẻ đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun là anh, là chồng, là cháu, là em của người Sài Gòn. Của Sài Gòn. Có phải khi người ta đã quá sợ chết thì người ta hết biết mình sợ chết? Tôi bỗng quên nỗi sợ chết của tôi. Hoặc là tôi đã chết rồi, linh hồn tôi đậu trên chân đất của người lính tìm về nhà mình. Người lính ấy, hai mươi năm ròng rã đứng giữa biên giới sống chết, hai mươi năm chưa một lần cúi đầu, nửa tiếng đồng hồ trước vẫn ngẩng mặt và, lúc này... Tôi hết biết mình sợ chết. Hơn cả thế, tôi biết mình nên sống hèn, không nên sống hùng để cùng bị chết hèn lãng nhách.

- Côn!

- Hả?

- Ông nhớ sau hôm đảo chính 1945 chứ?

- Nhớ.

- Thực dân Pháp đã chạy dài, đã lột bỏ quần áo, giày vớ, đã chân đất, đội nón mê cắm cúi bước. Đã bị phát xít Nhật truy lùng.

- Chúng ta đứng bên kia cầu Bo nhìn các ông Tây kéo xe bò chở đất, các bà Đầm khóc sướt mướt và phát-xít Nhật cười hoan hỉ.

- A, chúng ta đã vỡ lẽ chiến bại và chiến thắng từ năm mười tuổi.

Chúng tôi trở vào nhà, đóng cổng kỹ lưỡng. Chuông điện thoại reo vang. Tôi nhấc máy.

- Alô, alô, tôi muốn nói chuyện với Duyên Anh.

- Chính tôi.

- Phạm Lê Phan đây...

Phạm Lê Phan, nhà văn, nhà thơ, tác giả nhiều truyện ngắn đăng rải rác trên các tạp chí Bách Khoa, Chi Đạo từ 1960 là bút hiệu của Thượng Sĩ Phạm văn Kiệm, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến. Anh ta đã viết thi phẩm Chiến Ca Mùa Hè mà Phạm Duy phổ nhạc. Chiến Ca Mùa Hè như những trang quân sử bằng thơ ghi lại mùa hè đỏ lửa.

- Mày chạy không thoát à?

- Ừ.

- Tao gọi bạn bè, chẳng còn thằng nào. May quá, còn mày.

- May cái con c...? Mày chưa về nhà ư?

- Về hả? Tao là thượng sĩ nhưng là chiến sĩ, hơn cả, tao là kẻ sĩ. Tao đại diện quân lực Việt Nam Cộng Hòa chuẩn bi tiếp xúc với Việt Cộng.

- Cục mày hết người... lớn rồi à?

- Còn mỗi mình tao. Tao là tân cục trưởng. Cục trưởng cút lâu rồi. Cục Phó Phan Trọng Thiện vừa về... nhà.

- Mày cũng nên về đi.

- Tại sao tao lại phải về? Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè. Tao thủ trái lựu đạn, ngồi tại văn phòng cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chai whisky trên bàn vơi quá nửa rồi. Ông tu chất cay. Bọn nó vào mà tử tế, ông giao Cục, dở trò hỗn láo, ông cho lựu đạn nổ... Tao sẽ gọi mày sau. Thôi nhé!

Người lính văn nghệ, Thượng Sĩ Phạm Lê Phan không muốn Cộng Sản vào Cục Tâm Lý Chiến như vào nhà hoang. Anh ta ngồi đợi kẻ thù tới tiếp thu. Không còn cấp bậc và huy chương nào tưởng thưởng anh ta cả. Anh ta có quyền về nhà, được phép về nhà mình mà không ai dám kết tội anh ta đào ngũ hèn nhát. Nhưng mà "lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè." Anh ta kiêu hãnh nói "tại sao tao phải trở về"? Sẽ chẳng một ai đủ liêm sỉ bắt chước Phạm Lê Phan tự vấn lòng mình "Tại sao tôi lại đào ngũ”. Tôi ngồi hút thuốc, chờ điện thoại của Cục trưởng Tâm Lý Chiến: Thượng sĩ Phạm văn Kiệm.

XÁC T-54 BÊN KIA CẦU THỊ NGHÈ

"Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè". Tôi biết rõ những người lính ấy. Họ là nhà báo vô danh, là kép cải lương thứ yếu, là ca sĩ tân nhạc hạng xoàng. Họ còn là thanh niên Chợ Lớn, thanh niên con nhà giàu sợ hãi chiến trường, được ẩn thân ở Cục Tâm Lý Chiến dưới sự "bảo trợ" của tướng bà Cao Văn Viên. Hai hạng người dưới, lương quân đội lĩnh xong phải cộng thêm tiền gia đình nộp cho người bảo trợ hàng tháng, chưa kể khoản tiền nặng ra mắt và được chấp thuận bảo trợ. Lính văn nghệ cơ hữu của Cục Tâm Lý Chiến chỉ có bổn phận canh gác giữ an ninh cho Cục ngày và đêm. Sự canh gác mang tính cách trình diễn, dù đã học 9 tuần quân sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Vòng đai an ninh của Cục bé nhỏ. Đã có lực lượng bảo vệ an ninh của Cục An Ninh Quân Đội, của Đài phát thanh Sài Gòn lo giùm hết. Vậy bên đây cầu Thị Nghè, kế sát Cục, là nơi lính văn nghệ canh gác ban đêm để bảo vệ đài phát thanh quân đội, tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, văn phòng của các quan văn nghệ... Nói ra hơi buồn, lính văn nghệ gác cầu, chỉ nhằm trình diễn tinh thần kiểng và tạo oai phong cho các quan Tâm Lý Chiến chơi xì-phé, mạt chược những đêm trực.


Truyện kể về những người lính văn nghệ gác cầu Thị Nghè sáng 30-4-1975 như sau:


Xe tăng cộng sản vào thành phố Sài Gòn để vô Dinh Độc Lập bằng hai ngả. Ngả thứ nhất: Từ ngã tư xa lộ Hàng Xanh, T-54 của cộng sản chia đôi. Không nhiều gì đâu. Có 10 chiếc thôi. 5 chiếc rẽ phải vô Hàng Xanh, qua đường Bạch Đằng, qua đường Chi Lăng, Võ Tánh Phú Nhuận, bọc lên đường Cách Mạng, Công Lý. 5 chiếc rẽ trái vô Thị Nghè, qua cầu, qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua đường Thống Nhất. Chiếc thứ nhất bị lính văn nghệ chặn đánh ở bên kia cầu. Với súng M- 16, lính văn nghệ đã nhắm T-54 mà khạc đạn. Lúc ấy, 10 giờ 45 phút, sau lệnh đầu hàng của Dương văn Minh 15 phút. Lính văn nghệ đã gây cảm hứng cho quần chúng. Sự phẫn nộ nổi lửa, nhiệt tình và lòng tự phụ của tuổi trẻ Thị Nghè bốc phừng phừng. Bất chấp cái chết, thanh niên Thi Nghè đã viết những trang sử đấu tranh mới bằng những chai xăng châm lửa ném tới tấp vào T-54 của kẻ thù. Lửa cháy trên nóc T-54. Lửa cháy dưới T-54. Lửa cháy xích T-54. Lửa cháy đàng trước T-54. Lửa cháy đàng sau T-54. Lửa Thị Nghè bất khuất. Lửa Thị Nghè của Sài Gòn. Ngọn lửa tiên phong của cuộc chiến đấu mới. Chiếc T-54 dẫn đầu đứng khựng. Nó bất động. Năm người bộ đội xe tăng, công cụ tội nghiệp của Cộng Sản, đã chết thảm dính chùm trong một sợi xích khốn kiếp. Đã chết mà không biết mình bị mê hoặc:

Năm ngón tay trên một bàn tay
Như năm người con cùng một mẹ
Năm ngón tay trên một bàn tay
Không xa rời nhau
Như năm người con cùng một mẹ
Năm người bộ đội trong xe tăng
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Như năm người con cùng một mẹ
Không xa rời nhau
Sống bên nhau và chết bên nhau*

Một chiếc T-54 bị bốc cháy. Là thừa thắp sáng cuộc chiến đấu mới. Là thừa mở mắt thế giới đui mù. Bốn chiếc sau phải dừng lại, ngơ ngác. Kẻ thù hoảng sợ. Nó hung hãn khạc đạn. Nó trấn áp. Nó vất vả qua cầu Thị Nghè. Hà Nội phải hiểu họ không có đại thắng. Bởi vì, theo Ngô Khởi, chiếm được đất mà không chiếm nổi lòng người thì không bao giờ chiến thắng cả. Xác chiếc T-54 nằm nhục nhã bên kia cầu Thị Nghè trọn ngày 30-4 và những ngày kế tiếp là biểu tượng bất hủ của lịch sử nòi giống và của quân sử Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi nhớ đã xem một phim, hình như tên phim là El Alamein do Frederick Stafford thủ vai đại úy quân đội Ý, diễn tả một trận đánh tuyệt vọng giữa đám quân đồn trú ở sa mạc Phi Châu với đạo quân xe tăng của Tướng Montgomery lừng danh Anh Quốc. Tăng của tướng Montgomery đã phơi xác lớp lớp. Và rồi, kẻ chiến thắng đã nghiêng mình kính cẩn chào tinh thần chiến đấu quả cảm tới phút chót của kẻ chiến bại. Người Cộng Sản, chắc chắn, thiếu sự hào sảng đó. Và, tôi còn thấy, thiếu cả những trang sách vinh tôn những người lính văn nghệ đã chết hay vẫn sống đã hạ chiếc T-54 của Cộng Sản bên kia cầu Thị Nghè buổi trưa ngày 30-4-1975 của những ông quan văn nghệ tự cho mình sống hùng trong ngục tù cộng sản rồi thoát ra ngoại quốc. Tôi cố tìm ở hồi ký dầy cộm của họ. Chẳng thấy gì ngoài sự kể khổ, lên án Cộng Sản man rợ và phô diễn cung cách sống bần tiện của mình.

Duyên Anh
1986


--------------------



Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2008 , 04:13 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #19 - 27. Apr 2008 , 12:49
 
Úc Châu Biểu tình  tưởng niệm ngày 30/4

Gần 1000  đồng  hương  thuộc các Tiểu bang  nước Úc đã kéo  nhau về Thủ đô Canberra  để  Biểu tình trước Toà Đại sứ VC ngày chủ nhật  27/4   để Tưởng niệm ngày 30/4


...

Bác  sĩ  Nguyễn mạnh Tiến chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang  Úc châu  đọc Diễn văn  

...

Trẻ  em và  Sinh viên Tham dự Biểu tình




...

Lễ  đặt  Vòng Hoa  trước Đài Tưởng  niệm Úc - Việt  


hình  của  Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2008 , 13:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #20 - 29. Apr 2008 , 06:10
 
Không, Không Có Giải Phóng, Thống Nhất...


BÙI TÍN . Việt Báo Thứ Ba,
4/29/2008, 12:02:00 AM

(Nhà báo tự do Bùi Tín, cũng là người trong quân đội Miền Bắc đặt chân vào Dinh Thống Nhất ngaỳ 30-4-1975, hiện cư ngụ ở Paris, đã trình bày về cảm nghĩ khi nhìn lại thực chất ở quê nhà 33 năm qua như sau.)

Nhà báo tự do Bùi Tín phát biểu nhân ngày 30-4-:

* không, không có giải phóng, thống nhất *cuộc ăn cắp khổng lồ.
* những ngộ nhận vô duyên * chung vui cùng Lịch sử và Thời đại.


Nhân ngày 30-4, trả lời phỏng vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở Pháp, 33 năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sàigòn, phát biểu như sau:

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Giống như xưa kia Giáo hội La mã cưỡng bức mọi người phải thừa nhận trái đất là một mặt phẳng, ai nói khác là phạm trọng tội, là nói sai chân lý. Có người đã chịu hỏa thiêu để khẳng định rằng :' 'không! trái đất không phẳng! nó hình cầu và nó quay!''. Nay ai cũng nhận ra Chân lý ấy. Có điên mới nói khác.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa...thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement'' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.

Kính chào các bạn.

Bùi Tín. Paris 28-4-2008.

BÙI TÍN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #21 - 29. Apr 2008 , 13:15
 
Ngày này 33  năm về trước

Hôm nay  là  ngày Thứ Tư  30  tháng  năm 2008 .33  năm trước Ngày  Mất  Nước  cũng là  ngày  Thứ Tư  30  /4 /1975

Xin cả  nhà  dành một phút  vào  lúc 10 giờ 30 sáng  để Tưởng  niệm  Ngày đau buồn  nhất của  Nước Việt Nam Cộng Hoà  rơi vào tay Cộng sản

Xin  Kính  cẩn  Cúi  Đầu  tưởng nhớ  các Tướng lãnh Anh Dũng  đã  Tuẫn tiết  không  chịu đầu hàng kẻ địch . Như Nguyễn khoa  Nam  , Lê nguyên Vỹ  , Trần văn Hai , Phạm văn Phú  ,Lê văn Hưng  cùng  nhiều Anh Hùng Vô Danh
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #22 - 29. Apr 2008 , 14:39
 
nguyen_toan wrote on 29. Apr 2008 , 13:15:
Ngày này 33  năm về trước

Hôm nay  là  ngày Thứ Tư  30  tháng  năm 2008 .33  năm trước Ngày  Mất  Nước  cũng là  ngày  Thứ Tư  30  /4 /1975

Xin cả  nhà  dành một phút  vào  lúc 10 giờ 30 sáng  để Tưởng  niệm  Ngày đau buồn  nhất của  Nước Việt Nam Cộng Hoà  rơi vào tay Cộng sản

Xin  Kính  cẩn  Cúi  Đầu  tưởng nhớ  các Tướng lãnh Anh Dũng  đã  Tuẫn tiết  không  chịu đầu hàng kẻ địch . Như Nguyễn khoa  Nam  , Lê nguyên Vỹ  , Trần văn Hai , Phạm văn Phú  ,Lê văn Hưng  cùng  nhiều Anh Hùng Vô Danh

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #23 - 30. Apr 2008 , 05:14
 
Đúng ngày nầy, 33 năm về trước:

...

Việt Nam, 33 năm sau biến cố 30-4-1975


Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-04-30

30 tháng Tư, ngày mà nhiều người Việt Nam gọi là “ngày dài nhất”. Dài nhất vì trong cái ngày ấy vào năm 1975, biết bao nhiêu sự kiện diễn ra, khiến hàng triệu người phải rời khỏi quê hương, trong đó, hàng trăm ngàn người thiệt mạng trên đường đi tìm tự do.

Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, những người sinh ra và lớn lên sau biến cố 30-4-1975, chiến tranh chỉ còn hiện diện trong các viện bảo tàng, đài tưởng niệm.

Từ đó, hằng năm, đối với những người ly hương tỵ nạn Cộng sản, 30-tháng-Tư là một ngày đau thương.

Trong khi ấy, ngược lại, ngày này ở trong nước, là ngày mà nhà cầm quyền ăn mừng thống nhất. 

Nhưng nếu ngày 30-tháng-Tư 1975, cờ Giải Phóng tràn ngập Sài Gòn thì ngày 29 tháng Tư năm nay, lá cờ đỏ với năm cánh sao vàng của Trung Quốc đã tràn ngập thành phố Hồ Chí Minh trong tiếng reo hò của hàng ngàn thanh niên từ Trung Quốc qua. 

Dịp 30 tháng Tư năm nay là dịp chính quyền Việt Nam tổ chức đón rước đuốc Olympic Bắc Kinh, trấn dẹp tất cả những nhóm biểu tình chống đối Trung Quốc.

Trong khi đó nhiều người Việt Nam do bất bình với chuyện Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, nhân dịp này cũng đã bằng cách này cách khác lên tiếng phản đối các chính sách của Bắc Kinh.

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #24 - 30. Apr 2008 , 09:57
 
Út nhặt được Hát Cho Tháng 4 nên mang về cho cả nhà cùng nghe:

http://www.gachnoionline.org/diendan/index.php?showtopic=4902&hl

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #25 - 30. Apr 2008 , 12:49
 
Bài hát này tuy không phải viết về 30/4/75 nhưng nghe thật thích hợp cho một ngày "Hòa Bình" của miền Nam, với cảnh nhà tan cửa nát...

Sao Mắt Mẹ Chưa Vui

-Trịnh Công Sơn& Khánh Ly-


...

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi

Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm

ÐK:
Ðêm nay hòa bình tôi muốn nghe
Lời nói âm u trên đường về của mẹ
Ðiệu hát hoang vu trên phố sáng của anh
Giọng cười em thơ âm thầm từ thềm vắng
Chị hát nghẹn ngào bên nôi ấm của con

Ðêm nay hòa bình tôi muốn đi
Tìm thấy em thơ trong nụ cười của chị
Tìm thấy me xưa trên môi nín của cha
Tìm gặp tên anh trong tình người vợ góa
Tìm thấy bạn bè trong nỗi nhớ của ta

Ðêm nay hòa bình sao anh lại chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình anh gọi thầm tên ai
Gọi tên ai trong căn nhà nhỏ
Anh đi trận về
Nghe lại chuyện kể ngỡ giấc mơ

Ðêm nay hòa bình sao mắt chị chưa vui
Chị hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình sao chị còn bâng khuâng
Chị ru con sao ru lạnh lùng
Ru cha bỏ mình
Ru đời chỉ còn mẹ với con.

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #26 - 30. Apr 2008 , 20:10
 


Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4

(Posted by Vietland News on 2008/5/1 0:41:13 (2012 )



Con yêu của ba,

Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã 33 năm trời.


Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.

Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.

Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".

Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải đứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.

Con yêu,

Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình.

Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".

Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.

Con ạ,

Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ. Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng, hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ lá cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.

Ba của con,

Nguyễn Ngọc Duy & Hân


“Ai người yêu nước lại đây

Hướng về Quê Mẹ, chung tay dựng cờ”

NND
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #27 - 02. May 2008 , 04:37
 
Nhân Ngày 30/4 Nghĩ Về Những Người CS Xưa Và Nay
   

Việt Báo Thứ Năm, 5/1/2008, 12:02:00 AM
Alfonso Hoàng Gia Bảo

Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ Vũ Đình Liên)

Chuyện 33 năm trước...

Cứ mỗi dịp 30/4 về tôi lại nhớ đến mấy "chú bộ đội" năm xưa trong một ngôi biệt thự tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, chuyện xảy ra không lâu sau ngày Sàigòn "bị giải phóng"!

Khi ấy, tôi đang học những năm cuối bậc trung học thì biến cố 30/4 xảy đến. Sau những ngày đầu dân chúng thành phố bị hoang mang bởi sự hỗn loạn khi quân đội miền Bắc tràn vào Sàigòn quá nhanh và bất ngờ khiến ai nấy chẳng kịp toan tính bất cứ điều gì. Đến khoảng đầu tháng 5/1975 khi mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường hơn, học sinh chúng tôi cũng đến trường lại lo tiếp việc học tập.

Hằng năm, vào khoảng thời gian này niên học xem như đã gần kết thúc, học sinh chúng tôi háo hức chuẩn bị được nghỉ "xả hơi" mấy tháng hè. Nhưng năm ấy, Ban Giám Hiệu trường Trung học Cứu Thế nơi tôi đang theo học, các cha nhà dòng (LM. Phạm Huy Lãm là hiệu trưởng và LM Thành Tâm lúc đó rất "phong độ" làm giám thị, các Ngài nay hiện vẫn ở tại nhà thờ ĐM-HCG Kỳ Đồng) cho biết những lớp lớn như chúng tôi chưa được nghỉ hè mà phải đi làm công tác xã hội tại địa phương. Sau này tôi mới biết việc này là do yêu cầu của bên chính quyền nhân dân cách mạng và tất cả các trường lân cận cũng đều thế cả.

Phải công nhận là ngày xưa học sinh chúng tôi, mặc dù đã học gần hết bậc trung học rồi mà đứa nào đứa nấy đều rất "ngố" chứ chẳng được lanh lợi như lũ trẻ con thời bây giờ, cái gì chúng cũng biết. Bởi vậy, khi nghe bác cán bộ vào trường thông báo "đi làm công tác xã hội", người lạ - việc cũng lạ, mà chẳng đứa nào dám hó hé hỏi xem đi làm việc gì, ở đâu, trong bao nhiêu ngày?

Thật ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó, "ngố" mới chỉ là một phần. Lý do quan trọng hơn có lẽ do vào tuổi ấy đã bắt đầu biết quan sát suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong xã hội. Sau một loạt biến cố từ vài tháng trước và những gì được chứng kiến trong những ngày lo âu và lộn xộn vừa qua, tôi lờ mờ hiểu ra rằng cái bác "cán bộ" ấy là người nắm "quyền sinh sát" trong tay, còn mình chỉ là con nhà bên phía bị thua trận. Vì thế mà cảm thấy hơi... ngán, bác biểu sao thì cứ như vậy mà làm, chứ nào dám thắc mắc?

Cái sợ ấy cũng còn do lúc trước, thỉnh thoảng hay được nghe lõm bõm trong những câu chuyện của người về những tên "vi-xi" tức Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết dân tập thể ở Huế tết Mậu Thân... đặc biệt bị ám ảnh bởi tấm áp-phích tuyên truyền của chế độ cũ, vẽ 3 tên VC đang đu đưa trên cây đu đủ làm thân cây oằn xuống nhưng vẫn không gãy nổi, vì họ quá ốm do thiếu ăn, mặt mày lại quá xấu xí v.v...
Bởi vậy, nay phải chạm trán với họ lại thấy đúng những bộ áo quần, cái nón cối cùng đôi dép râu ấy mà "thằng nhỏ" không thấy sợ mới là chuyện lạ!

Nhưng cũng may bởi chưa đến nỗi như những bậc cha chú mình, cũng vì "ngoan ngoãn" tưởng đi học tập chỉ có 3 ngày, chẳng ai buồn chuẩn bị gì mà ngờ đâu bị đưa đi "mút chỉ cà tha" đến mấy năm sau, ai còn sống mới được thả cho về. Công tác xã hội của đám học sinh chúng tôi chỉ là đi dọn dẹp đống hoang tàn đổ nát trong mấy tòa nhà trước đây là cơ quan nước ngoài, họ đã di tản và bị dân chúng tràn vào hôi của, đập phá vào mấy ngày cuối cùng tháng 4 năm ấy.

Những tòa nhà này thường là các tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường Kỳ Đồng, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v.v...gần trường chúng tôi học.

Nhóm tôi khoảng 5-6 đứa và nhờ có mấy "tiểu thơ" tham gia nên được bố trí đi gần hơn (hồi ấy phần lớn hoc sinh quen đi bộ) đó là một căn biệt thự khá kín đáo mà hằng ngày đi học ngang nhiều năm liền chẳng bao giờ thấy mở cửa, nằm phía đối diện với trường học gần với đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định).

Khi đến biệt thự này, tôi thấy trong sân đã có khoảng chục anh bộ đội có lẽ họ cũng mới đến canh gác vài ngày trước. Sau khi trình giấy giới thiệu, họ cho chúng tôi vào làm nhiệm vụ và cứ thế mỗi sáng chúng tôi đến đó để dọn dẹp, công việc kéo dài trong khoảng mươi ngày.

Điều có thể xem là khám phá gây bất ngờ nhất cho tôi chính là những "chú bộ đội" ấy. Gọi là "chú" do quen miệng chứ thật ra họ còn rất trẻ chỉ trạc tuổi 17-18 như chúng tôi và là người miền Bắc hoàn toàn trừ anh chỉ huy lớn tuổi hơn chút. Sau mỗi buổi lao động, các bạn ra về tôi vì nhà gần bên nên thường hay nán lại chuyện trò, nhờ vậy một sự thân thiện bắt đầu nảy nở, điều mà chính tôi cũng không thể ngờ khi mới đến.
Nói thế không có nghĩa là tôi đã vội yêu Việt cộng, mà chỉ là thiện cảm về sự chất phác, hiền lành của họ do đều ở lứa tuổi học sinh, vì hoàn cảnh mà bị người lớn huy động ra chiến trường. Bản chất lương thiện của họ tôi nhận ra trong khi tiếp xúc, qua vẻ thờ ơ của họ với tài sản đồ đạc còn nguyên vẹn trong căn nhà này và cả những gì tôi đọc được trong bút ký của một vài người trong họ khi đã thân thiện hơn lúc sắp xong việc.

Những dịp chuyện trò như vậy, tôi thường hỏi thăm họ về gia đình, việc học hành nhờ vậy tôi mới biết ngoài Bắc khi ấy bậc trung học chỉ có đến lớp 10 và mấy chú bộ đội này đang dở dang lớp 6-7 đã phải bỏ học, thật tội nghiệp! Cũng nhờ có chút văn hóa ấy trong hoàn cảnh phải sớm xa nhà, sống nơi xa lạ nên ai nấy đều có vẻ thích viết nhật ký, thư từ.

Có lần tôi được cho xem một quyển sổ nhật ký nhỏ loại kẻ hàng carô, bên trong viết bằng loại mực xanh nét lớn hơn cây Pilot của tôi vì do TQ chế tạo, nhìn cũng thô hơn. Dần dần tôi cũng được mấy chú bộ đội khác cho xem nhật ký của họ, cũng vẫn những nét chữ ốm nghiêng, loại mực giống nhau và nội dung là không gì khác chủ yếu là những tình cảm nỗi nhớ gia đình, bạn bè, trường lớp v.v...

Căn biệt thự này nhờ kín cổng cao tường nên dân đi hôi của không ai biết chủ nhà đã di tản nhờ vậy đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi lên lầu trên, chúng tôi mới biết trước đây là nơi nuôi dưỡng trẻ khoảng vài chục mồ côi sơ sinh của một cơ quan từ thiện Mỹ. Đồ đạc, vật dụng mọi thứ đều để dùng cho trẻ sơ sinh rất nhiều, đẹp và còn thơm "mùi Mỹ". Ngoài ra còn nhiều loại máy móc, thiết bị và nguyên một gian thực phẩm, sữa và đồ hộp. Những đưá bé ấy có lẽ đã ra được chuyển đi từ khoảng giữa tháng 3, thời điểm chiến dịch "Baby Lift" mà có một chuyến máy bay nghe nói đã bị rớt gần cầu Bình Lợi khi vừa cất cánh khỏi phi trường TSN.

Có một điều lạ, chỉ mỗi chúng tôi là được lên trên ấy dọn dẹp, còn bộ đội chỉ làm nhiệm vụ giữ ngoài sân mà không được vào bên trong và tất nhiên chúng tôi cũng không được đem ra ngoài bất cứ món gì từ căn biệt thự này nếu chẳng được họ cho phép.

Một hôm phát hiện ra kho thực phẩm vì bị chủ nhà ngắt điện lâu nhiều thức ăn đã hư hỏng, có cái bốc mùi chúng tôi báo cáo cho họ biết và nhân tiện việc dọn dẹp chúng ra đường, chúng tôi "hí hửng" đem vài lon Cocacola xuống mời họ uống, tưởng rằng sẽ được hưởng ứng, nào ngờ còn bị la rầy "coi chừng bọn Mỹ nó bỏ thuốc độc trong đó" khiến đứa nào đứa nấy được một phen ôm bụng cười vì sự "ngây thơ trong trắng" quá sức của họ, tôi nghĩ ngay cái này chắc là do cấp chỉ huy họ bảo vậy.

Những loại nước ngọt lon này đâu có lạ gì với dân Sàigòn thời bấy giờ, nhưng có giải thích "dụ dỗ" cỡ nào mấy chú cũng nhất định không chịu uống là không. Thế là chúng tôi đành phải xin phép "xơi xả láng" vài lon mà chẳng đứa nào lăn đùng ra chết cho họ thấy khi ấy mấy chú mới chịu tin.

Và chuyện hiện tại

Thấm thoát vậy mà cũng đã 33 năm trôi qua...
Mấy anh bộ đội ngày ấy bây giờ đang trôi dạt phương trời nào, có ai trong họ leo lên cấp tướng tá hay đã giải ngũ tôi cũng chẳng rõ? Nhưng có một điều chắc như đinh đóng cột là nếu có ai trong họ nhớ lại chuyện lon Cocacola hôm ấy, hẳn sẽ tự hỏi không hiểu sao ngày ấy mình quá "thơ dại" dễ tin vào cấp chỉ huy đến thế? may mà chưa bị bỏ mạng dọc đường trong lúc còn chiến tranh vì niềm tin vô lý kiểu ấy..

Cách nay mấy hôm, tôi gặp một em nhà ở Sàigòn đang làm nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bình Dương. Hỏi thăm về đời bộ đội mới thấy thật "hãi hùng". Chuyện sĩ quan cấp trên ăn chận ăn bớt tiền ăn hằng ngày em này cho biết "ở đâu cũng vậy". Tiền ăn mỗi người là 28 ngàn đồng / ngày, với khoản tiền ấy gia đình 4 người ở Sàigòn cũng tương đối ngon miệng. Vậy mà các em chỉ toàn cơm hẩm, rau muống tự trồng với chút thịt cá gọi là "trang điểm" mâm cơm. Chỉ khi nào có đoàn kiểm tra, quay phim chụp hình đến thì mới được một bữa ngon miệng.

Chưa hết, vì là thời bình nên thay vì cầm súng phải đi lao động theo những hợp đồng do sĩ quan cấp trên ký với những công trình xây dựng, tiền thầy bỏ túi mồ hôi đã có lính chịu.

Quốc gia nào cũng vậy, quân đội là nơi ít phải lo chuyện tiền nong nhất, nhưng VN không phải vậy. Tướng tá "kiếm chác" làm kinh tế còn dữ dằn và dễ dàng hơn doanh nhân ngoài đời nhiều vì chẳng phải cạnh tranh với ai. Tiền nong thì đã có ngân sách rót xuống hàng tháng, lao động thì đều đều hằng năm hết lớp cũ đã có lớp mới vào thay.

Một người quen của tôi ở Củ Chi mấy năm trước "được chọn" làm nhà cung cấp cấp gạo, thực phẩm cho quân trường Đồng Dù bảo phải lo lót đều đặn hằng tháng cho vị tướng chỉ huy trung tâm này mỗi tháng. Vậy tiền hối lộ ấy lấy đâu ra nếu chẳng phải là khẩu phần ăn của lính vì làm gì có chuyện dân kinh doanh mà chịu đi làm không công?

Nay mấy chục năm sau chiến tranh, những mặt trái của cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mà miền Bắc họ tự cho là chính nghĩa ấy đã và đang lộ diện dần. Chúng tệ hơn rất nhiều so với những gì họ rêu rao và nhồi sọ như những người lính năm xưa bị. Ngày càng có thêm nhiều người nhận ra tính chất phi lý, phi nhân bản của cuộc chiến khi so sánh với hoàn cảnh tương tự của nhiều nước thuộc địa thời bấy giờ.

Như vậy dễ dàng nhận ra Hồ Chí Minh chẳng là cái "đinh rỉ" gì nếu đem so với một Mahatma Gandhi cùng thời của Ấn Độ, xét cả về mặt tài năng lẫn đạo đức cần có tối thiểu của một lãnh đạo bình thường.

Lịch sử mặc dù đã qua đi có bị ai bóp méo cỡ nào, nhưng chỉ cần chịu khó suy gẫm đôi chút cũng không khó nhận ra một vài chân lý, từ đó có thể rút ra kết luận "những lãnh tụ chết trong vinh quang, chôn cất long trọng trong những lăng mộ sang trọng hầu hết chỉ là những con người rất tầm thường, thậm chí kém cỏi"

Kinh nghiệm này rút ra chính từ cái chết của Chúa Jésus trên thập giá với tội danh "Người này tự xưng mình là vua dân Do Thái" theo cách kết tội của người La-Mã gần 2.000 năm trước, có thể dùng nó làm bài học căn bản trong đánh giá và để nhận dạng chân dung phải như thế nào mới có thể xem là lãnh tụ vì nước vì dân đích thực.
Và thật trớ trêu khi thấy, ở Nga, TQ và VN vài chục triệu sinh linh đã phải đền mạng ngoài bãi chiến trường, mất tích trong ngục tù, trại cải tạo, giữa biển khơi v.v... thay cho những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng được tôn là vĩ đại một thời, chết trong vinh quang, mồ mả lộng lẫy!
Cần phải có cái nhìn bao quát như vậy, mới thấy cái giá phải trả cho sự hòa bình của người VN mình đã quá lớn, nó khác xa với việc chỉ mỗi một mình Mahatma Gandhi chịu thiệt mạng vì bị ám sát để giành lấy độc lập cho dân chúng Ấn Độ

Vậy giữa Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi - người đã chết thay cho hàng triệu dân Ấn vì đấu tranh chống người Anh bóc lột cũng như người Pháp với VN mình - ai xứng đáng được dân chúng tôn kính hơn ai? Vậy mà Mahatma Gandhi tuy được dân Ấn tôn là Thánh nhưng xác không ướp, nơi chôn cất chẳng phải là lăng mộ tốn kém như Hồ chí Minh.

Điều đáng nói hơn nữa là chính vì thiếu trình độ, mù quáng nghe theo lời dụ dỗ của thiên hạ mà Hồ Chí Minh chọn chủ thuyết cộng sản dùng nó để giải phóng dân tộc khỏi người Pháp, mà cho đến nay, vì sự vô phép tắc của chủ thuyết này khiến hơn 80 triệu người dân đang phải khắc phục hậu quả do chính việc đấu tranh dựa vào vũ lực để lại, đặc biệt là về mặt tinh thần đó là sự hận thù nội ngoại, sự tàn phá đạo đức xã hội, lệ thuộc vào TQ và còn bao điều bất công khác đang diễn ra khắp đất nước.
Không còn giống như những anh bộ đội tôi gặp năm xưa, dù bị nhồi sọ bởi nhiều sai lầm nhưng trong con người họ ít ra cũng còn biết sống có lý tưởng, nhờ vậy mà họ còn giữ được bản tính tử tế của một con người. Những kẻ cầm quyền hiện nay, mặc dù chủ thuyết cộng sản của họ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhưng họ vẫn khư khư nhân danh nó để tiếp tục cai trị dân. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai cũng có thể thấy với những lãnh đạo "tầm cỡ" như vậy thì tai họa giáng xuống đất nước là chuyện khó tránh khỏi, đơn giản chỉ vì họ thiếu lòng tự trọng.

Làm người mà thiếu lòng tự trọng thì đào đâu ra nhân cách? Vì vậy tuy mang tiếng là chính quyền nhưng suy cho cùng thì họ nào có hơn gì những kẻ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng những ngày Sàigòn lộn xộn năm xưa để đi hôi của? hơn chăng chỉ là 'hôi của có tổ chức' mà thôi.

Thời gian quả là loại thuốc đáng sợ vì nó đã làm thay đổi tất cả mọi thứ nhanh chóng, từ trong ruột ra đến ngoài vỏ.

Mỗi khi nhớ đến câu "trong lon Cocacola ấy có thuốc độc" của mấy anh bộ đội năm xưa, tôi lại mong họ, những người bạn cùng trang lứa ngày ấy, nay cũng đã hiểu ra chính những sản phẩm được bào chế từ những "Lab" hay "phòng thí nghiệm" mang nhãn hiệu "made by VC" mới là những thứ có độc dược, vì nguyên liệu làm nên chúng đều bằng sự giả dối.

Sàigòn, 30/4/2008
Alfonso Hoàng Gia Bảo

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #28 - 03. May 2008 , 04:57
 
Biếm Họa:
Saigon Giải Phóng - Thành Hồ Giải Phóng

đăng vietnamexodus vào Tuesday, 29, April




...

Biếm họa của HatKa



Cry Cry Cry Cry Cry
ĐẤT NƯỚC TÔI
  Cry Cry Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #29 - 04. May 2008 , 06:36
 
Quốc Hận 30 Tháng Tư


VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 5/2/2008, 12:02:00 AM

Chữ "Ngày Quốc Hận Ba Mươi Tháng Tư" là chữ càng ngày càng thấy đúng sau 33 năm CS Hà Nội Hà nội cầm quyền cả nước. Ngày Quốc Hận thứ 33 năm nay người dân Việt lại thêm nỗi uất ức, tủi buồn trước cảnh Ba Tàu từ Chợ Lớn từ Trung Cộng qua với cờ quạt TC rợp trời Saigon , giương oai, diệu võ như "Con Trời" ngay giữa Saigon như chỗ không người Việt Nam vậy.

30-4-75 CS Hà nội xé bỏ Hiệp Định Paris cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà, lãnh thổ từ Sông Bến Hải vô Cà Mau. Người dân VN Cộng Hoà gồm người Miền Nam, Miền Trung (tới Bến Hải) và một triệu đồng bào người Miền Bắc di cư chỉ buồn mất tự do, dân chủ (tuy trong thời chiến công tâm mà nói còn nhiều hạn chế). Kế đó mới hận CS Hà nội. CS Hà nội giải quyết chiến tranh Nam Bắc không một chút tình đồng bào. Xử tử hàng ngàn người. Dối gạt đưa hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH đi tù cải tạo, biệt xứ, khổ sai, cưỡng bức lao động, không bản án, không ngày ra. Đối với dân, không một chút nghĩa dân tộc, cào bằng kinh tế Miền Nam qua biện pháp đổi tiền đánh tư sản đôi lần ba lượt, và cào bằng văn hoá Miền Nam, đốt sách, phân loại học trò, bải bỏ bằng cấp. Hàng ba triệu người chịu không nổi CS, phải bỏ nước ra đi tỵ nạn CS, tạo thành một cuộc di tản làm rúng động lương tâm nhân loại và công luận thế giới.

Lúc đó người dân Miền Bắc không có bao nhiêu người như Dương thu Hương lần đầu tiên đến Saigon thấy được sự thật, những văn minh tiến bộ của lối sống ở Miền Nam, đã tức phát khóc. Khóc mình bị CS tuyên truyền dối gạt. Những năm đầu CS Hà nội mới chiếm được Miền Nam, họ hạn chế không cho dân Miền Bắc đi vào Miền Nam vì sợ bể tuyên truyền hồi thời chiến. Rằng Miền Nam là đất thuộc địa của kiểu thực dân mới của người Mỹ: độc tài, tham nhũng, nghèo đói, mất gốc, đầy tệ nạn xã hội, tay sai cho Mỹ. Đồng bào Miền Bắc CS qua tuyên truyền ấy và qua biện pháp cai trị bàng bao tử và bó chân, sổ gạo và "tem phiếu", hộ khẩu, của CS Hà nội phải thắc lưng buộc bụng, liều sanh Bắc tử Nam, để chống Mỹ cứu nước, giành độc lập cho quốc gia dân tộc, thống nhứt giang sơn gấm vóc VN.

30-4-2008, 33 năm sau, "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thêm, càng hận CS Hà nội hơn. Người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại thấy rõ 33 năm  dài đất nước được thống nhứt mà lòng dân không gần lại được một ly đối với nhà cầm quyền. Người CSVN  độc tài đảng trị toàn diện theo kiểu vừa Staline vửa Mao Trạch Đông ngày càng xa rời quần chúng, bóc lột áp bức đồng bào hơn. Nhà cầm quyền CS càng ngày càng mang tai, mang tiếng với ngoại quốc hơn, biến VN thành ổ tham nhũng, nghèo nàn lạc hậu. Biến  chế độ thành đồ tể nhân quyền, lái buôn nô lệ, đem con bỏ chớ, bán phụ nữ trẻ em VN làm nô lệ tình dục, làm con nuôi, bán người Việt làm lao nô.

Nhiều tài liệu mật bạch hoá cho thấy CS Hà nội chẳng những tệ mà còn tê lậu hơn vây nữa. Họ là tập đoàn CS mãi quốc cầu vinh. Từ thời Bộ Trưởng Ngoại Giao CS Ung văn Kiêm, Thủ Tướng CS Phạm văn Đồng, CS Hà nội đã ký công hàm công nhận lãnh hải mở rộng cho Trung Cộng, thực tế là chấp nhận mất đảo. Đến thời Tổng bí Thư Đỗ Mười, Lê khả Phiêu cũng không khá gì hơn, cứ bán đất dâng biển nhưng bí mật, giấu đút quốc dân.

Quốc dân hận  bị CS lường gạt. Người dân Miền Nam Quốc Gia lẫn Miền Bắc CS đều thua Đảng Cộng sản. Người dân hai miền bị CS lạm dụng đem xương máu ra để CS ngồi không hưởng lợi trên xương máu đồng bào. Chỉ có đảng CS là kẻ thắng lợi, lấy đất nước nhân dân VN làm của riêng. Guồng máy công quyền đều do đảng viên CS độc quyền nắm từ lưỡi đến cán. CS Hà nội vận động nhân dân Miền Bắc đánh Miền Nam chẳng phải để chống Mỹ cứu nước, vì độc lập, vì thống nhứt gì cả - chỉ tuyên truyền thôi. Thực chất, thực sự là đánh để giành quyền thống trị cả nước cho Đảng CS mà thôi. Đánh để làm nhiệm vụ quốc tế, xuất cảng cách mạng CS cho Nga Tàu mà thôi.

Thời kinh tế thị trường, CS sẵn sàng trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại. CS Hà nội bòn vét tài nguyên quốc gia đem bán đố tháo cho ngoại quốc, cấu kết với tài phiệt ngoại bang bóc lột sức lao động của người dân Việt. CS Hà nội  củng cố và tăng gia quyền cai trị đồng bào như những "gia nô" không hơn không kém. Chế độ tư thực dân của CS Hà nội còn khắc nghiệt hơn Thực dân Pháp nữa.

Ngày 30-4-2008, năm thứ 33, đặc biệt CS Hà nội còn gây nỗi buồn, nỗi nhục thêm cho cái quốc hận của quốc gia VN, cho dân tộc Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại. Người dân Việt buồn tủi thấy hàng ngàn người Bà Tàu tràn ngập lãnh thổ của thủ đô chánh trị bây giờ là Hà Nội và thủ đô kinh tế hiện tại là Saigon. Tại Saigon, nhơn cuộc Rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh, CS để cho "mấy ông con Trời" giương oai diệu võ tại Saigon như  chỗ không người Việt vậy.  Không thấy một bóng cờ dù là CSVN, do người Việt Nam cầm.  Mà rợp trời cờ TC tại các khu sầm uất nhứt của Saigon: Chợ Bến Thành, Rạp Rex, Hạ Viện khi xưa, khu Nhà Thờ Đức Bà. Họ tụ tập, tuần hành, mặc đồng phục áo trắng chữ đỏ, phất  cờ Trung Cộng đỏ năm sao vàng. Họ xí xô, xí xào, hò hét rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh mà người dân Việt chống vì Bắc Kinh là hang ổ tội lỗi đã mới đây xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập làm quận huyện của TC - vết thương lòng Mẹ Việt còn rướm máu.

Công an, cảnh sát CS chỉ theo bảo vệ, chớ không dám đụng sợi lộng chân của "mấy ông con Trời" này. Trong khi đó, công an, cảnh sát của chề độ  CS Hà nội thẳng tay dẹp biểu tình  của người Việt, ở Chợ Đồng Xuân ( Hà nội) của thanh niên, sinh viên, các nhà dân chủ và thân nhân gia đình đánh cá bị TC bắn chết trên biển. Công an, cảnh sát của CS cũng dẹp cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, trí thức ở  Saigon, dẹp trong trứng nước.

Hoà Thượng Quảng Độ dù tuổi già sức yếu, bận nhiều Phật sự cũng cố gắng tham dự. Ngài lợi dụng ngày đi khám bịnh, len lỏi ra điểm hẹn, mà không thấy ai, chỉ thấy một số thanh niên Bà Tàu aó trắng chữ đỏ, trương cờ TC. CS đã bất động hoá những người Việt chủ trương và tham dự trước đó rồi. Đến đổi Ngài một chân tu suốt đời cũng thấy buồn. Nhưng lời xuất phát tận đáy tâm cang của một người suốt đời vì đạo pháp và dân tộc, ngày tù CS của Ngài nhiều hơn ngày Ngài ở ngoài trong thời CS Hà nội; những lời đầy thấm thiá của Ngài nghe được trên đài RFA, người Việt phải cắn răng. Cắn răng kềm nước mắt buồn tủi cho vận mạng nước nhà VN, và căn răng để khỏi  tuông ra lời uất hận CS Hà nội đã quá khiếp nhược và coi thường danh dự và quyền lợi dân tộc VN.

Quê cha đất tổ VN này tiên nhân gầy dựng. Người đi sau có bổn phận giữ gìn. CS Hà nội không chống TC xâm chiếm, thì cũng phải đủ liêm sĩ để người dân chống dân chống TC. Tại sao CS đang tâm dẹp các cuộc biểu tình  chốngTC của người dân Việt.

Nỗi buồn, nỗi hận CS Hà nội biết thuở nào nguôi!

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 16
Send Topic In ra