Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 28766 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Quốc Hận
15. Apr 2007 , 08:51
 
Chuyền từ anh TQ Thái:

Chiến sĩ Vô Danh
Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2007 , 08:53 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #1 - 19. Apr 2007 , 15:36
 
Ngày 30 Tháng 4

Tâm bút của Trần trung Đạo

Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩạ. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen.


Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày với những tiếng hát cao the thé của những nữ văn công miền Bắc vọng ra từ đài phát thanh vừa rơi vào tay Cộng Sản.
Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ VN đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đị.
Trong bình diện xã hội, 30 tháng 4 là ngày điêu tàn tang tóc. Mẹ mất cha, anh xa em, vợ lạc chồng, những đứa trẻ mồ côi lạc loài trên đường phố, nước mắt ai rơi trên bờ biển, tiếng khóc thét của em bé vừa sinh ra trên những chuyến hải hành vội vã trong đói khát, lo âu, tuyệt vọng


Trong bình diện đấu tranh 30 tháng 4 là ngày quốc kháng. Ngày khởi điểm cho một mặt trận mới vì nhân quyền, tự do và dân chủ. Dù gọi 30 tháng 4 là ngày quốc hận, quốc nạn, quốc kháng hay là ngày gì đi nữa, thì trong tâm tư của mỗi người miền Nam sống trong ngày tháng đó vẫn là một tâm tư hãi hùng, lo sợ, bàng hoàng và đau xót.

Tất cả hình ảnh đó dường như đang xảy ra trong phút giây chúng ta đang thở. Tiếng súng như vẫn còn nghe. Ngọn lửa như vẫn còn đang nóng.
Thế nhưng đã là 29 năm. Đứa bé nằm trên bụng mẹ ngậm núm vú lạnh tanh không còn một giọt sữa mà không biết mẹ mình đã chết từ lâu, trong một bức ảnh đăng trong một tờ báo Mỹ, nay đã gần 30 tuổị Và chúng ta, những người VN may mắn còn sống sót, vẫn như em bé kia, đang ngậm nỗi buồn nơi đất khách.


Dù tự an ủi bằng bao nhiêu bài thơ, bài hát chuyên chở niềm tin và hy vọng, bao nhiêu tuyên ngôn, tuyên cáo khẳng định lập trường, thì giấc mơ VN về một buổi sáng đẹp trời cho dân tộc vẫn còn là một giấc mơ thôi.

Hai mươi chín năm qua đị Thế giới đã đổi thay nhanh chóng. Cuộc vận hành của lịch sử văn minh con người không chạy bằng những chuyến tàu điện nhưng đã chuyển sang thời kỳ của những máy bay siêu tốc. Tín hiệu Morse đã được chính thức thành lịch sử. Ông Denis Tito đã mua vé đi du lich trong quỹ đạo trái đất và trở về bình an. Ông Nelson Mandela đã ra khỏi tù và đưa đất nước ông vững tiến trên con đường dân chủ. Anh Ismail Darramy cụt hai tay của xứ Sierra Leon đã cười tươi vì được quyền bỏ phiếụ Những đồ dùng chúng ta đang xử dụng trong nhà từ chiếc máy vi tính, chiếc microwave, DVD v.v. đều không có ba mươi năm trước, hay nếu có, cũng chỉ trong phòng thí nghiệm. Nói chung, tiến bộ và văn minh nhân loại đã bước một bước rất dài.



Nhìn lại đất nước VN, trong mọi lãnh vực, sau 29 năm chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức thì đang trở về gần với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể
mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con ngườị Và do đó, vấn nạn lớn nhất mà dân tộc VN đang phải đối diện hiện nay là lạc hậu về kinh tế chính trị và lạc hậu về văn hóa tư tưởng.


Khi nhận xét rằng VN lạc hậu kinh tế, không ít độc giả trong nước chưa có dịp tiếp xúc và so sánh giữa tiến bộ của thế giới và thay đổi tại VN, có thể không đồng ý với tôi VN có cao ốc mới, khách sạn mới, cầu mới, đường mới, xe mới, nhà mới, số lượng du khách ngày càng tăng. Vâng, không ai chối cãi điều đó. Thế nhưng, trong một nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, mức độ phát triển của một quốc gia được xác định không phải bằng các chỉ tiêu riêng của từng quốc gia nhưng bằng sự so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực, cũng như trong tương quan kinh tế thế giớị So sánh với đà phát triển của nhân loại, hai mươi chín năm, nền kinh tế VN như người bộ hành già nua đang đếm từng bước thầm trên xa lộ tân thờị Hãy nhìn bầy kiến cõng những hạt gạo nhỏ li ti kia, nếu chúng cõng liên tục ba mươi năm cũng có thể tạo nên một cao ốc đừng nói chi con ngườị Câu khẩu hiệu "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" không phải nói lên sự cố gắng nhưng phản ảnh sự lạc hậu về kỹ thuật, và cũng tố cáo bản chất bất nhân, tàn nhẫn của một giai cấp thống trị đối với nhân dân VN



Hai mươi chín năm qua, nếu không có nhiều tỉ đô-la hàng năm gởi về từ những người một thời đã bị chế độ nguyền rủa, trù ẻo để bị chết trôi, chết chìm trên biển Đông thì nền kinh tế VN còn tệ hại đến mức nàọ Hai triệu người Việt hải ngoại gởi tiền về để giúp đỡ gia đình, bà con, thân thuộc, trại mồ côi, trại cùi bởi vì họ là những người đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru đậm đà tình thương của mẹ, bằng những câu ca dao chan chứa tình đồng bào "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng". Nếu họ được giáo dục bằng hận thù giai cấp, bằng sắc máu đấu tranh như những người Cộng Sản thì nền kinh tế VN ngày nay có thể vẫn còn đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nghèo đói hàng năm của Liên Hiệp Quốc.



Khi nhắc đến những đổi thay kinh tế tại VN, một yếu tố quan trọng khác cũng cần lưu ý là những cái mới đó thuộc về ai.
Hãy bước ra đường hỏi người lái chiếc xe Nhật đắt tiền kia ông là ai, bà là ai.
Hãy bước vào một cao ốc hỏi ông chủ khách sạn năm sao nguy nga tráng lệ kia, trong điều kiện xã hội chủ nghĩa thì tiền ở đâu ông có để xây một khách sạn nhiều tầng như thế.
Hãy bước vào nhà ông Chủ Tịch Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên hỏi rằng với đồng lương của cán bộ cấp thấp như ông, thì mấy chiếc xe tải và đàn bò mấy chục con của ông từ đâu tớị
Hãy bước vào trụ sở Hội Đồng Bộ Trưởng để hỏi các ông bà ủy Viên Trung Ương Đảng, Bộ Trưởng, với cấp số lương Bộ Trưởng mà Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Văn An than thở "Lãnh đạo VN là những người nghèo nhất" thì làm sao các ông, các bà có dư hàng trăm ngàn đô-la để lo cho con sang Mỹ học.

Sẽ không ai trả lời. Đơn giản bởi vì chẳng một kẻ cướp nào muốn thừa nhận mình là cướp, nhất là cướp từ những người cùng khổ nhất trong xã hội.



Tương tự, hãy đi bờ sông Thu Bồn, sông Trà Khúc và hỏi những người đang đào hến, họ đã đào như thế bao nhiêu năm rồị Hãy bước vào chợ Bến Thành hỏi những đứa bé đang lượm từng con cá ươn trong buổi chợ chiều, cha mẹ em đâu, nhà cửa em đâu, trường học em đâụ Hãy lên bịnh viện Chợ Rẫy hỏi những bà mẹ đang sắp hàng chờ bán máu, trong hai mươi chín năm qua, bà đã bao nhiêu lần bán máụ Hãy bước ra đường hỏi người phu đang cong chiếc lưng hốt từng đống rác, bao nhiêu chiếc chổi đời đã quét xuống lưng ông.

Hãy vào những con hẻm tối hỏi các em thanh niên nam nữ tuổi hai mươi đang bán á-phiện, ma túy, làm điếm trên những công viên tăm tối hay đang tự giết đời mình bằng những cuộc đua xe bạt mạng trên đường phố, hoài bão của các em về cuộc sống hôm qua, hôm nay và mai sau rồi sẽ ra saọ Họ có thể cũng không trả lời; không phải họ không muốn nói, nhưng như một Mục Sư làm công tác thiện nguyện tại VN đã viết: "Tuổi trẻ VN ngày nay không biết định nghĩa của hai chữ hoài bão là gì". Một dân tộc mà thế hệ hai mươi không có một hoài bão cho đời mình, dân tộc đó sẽ đi về đâu? Một dân tộc với 65 phần trăm tuổi trẻ nhưng không có một cơ hội để tiến thân, sống trong hoang phí, sống như những tử tù đang chờ chết thì tương lai của họ sẽ về đâu? Muốn biết đất nước về đâu, hãy nhìn thẳng vào đôi mắt sâu chứa đầy nỗi lo âu, chiếc lưng đầy vết sẹo, bàn tay còn hàng trăm dấu chích của họ để qua đó đọc được cả quá khứ lẫn tương lai của một đất nước. Đất nước của họ không phải là bài ca anh hùng đánh thắng bao nhiêu đế quốc nhưng là một địa ngục đày đọa kiếp con người mấy chục năm quạ.



Số lượng du khách đến VN ngày một đông. Vâng. Hãy hỏi một người du khách, phải chăng bà đến đây vì long kính phục VN như một nhà thơ phản chiến Thụy Điển, đã từng viết trong thời kỳ chiến tranh: "Tôi mơ sáng mai thức dậy biến thành người VN", hay chỉ vì VN là một nơi hưởng thụ rẻ nhất Á Châụ Hãy hỏi ông du khách phải chăng ông đến VN để tìm hiểu một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến hay là vì trên quê hương tôi giá trị đồng đô-la còn hấp dẫn hơn nhân cách con ngườị Hai chữ đầu tiên trên những tờ quảng cáo du lịch VN bao giờ cũng bắt đầu hai chữ Hấp Dẫn và Rẻ Tiền. Hấp dẫn và rẻ tiền chứ không phải nhân phẩm và lịch sử.

Đúng thế. Phóng viên ký tên Tương Lai của báo tuổi trẻ trong bài viết "Nỗi Đau Từ Những Con Số", đăng vào sáng ngày mùng Một Tết vừa qua, mô tả số phận của 65 ngàn phụ nữ VN đang sống với những ông chồng già Đài Loan, bất đồng ngôn ngữ, tuổi tác, học vấn. Họ bỏ gia đình và quê hương đi làm tôi mọi cho ngoại nhân, chỉ vì một vài trăm đô-la.

Ngoại trừ VN, có lẽ không có nơi nào trên thế giới, chính phủ lại cho phép mua bán đàn bà, con gái một cách công khai như thế.

Ngoại trừ VN, có lẽ không một quốc gia nào có một bà Bộ Trưởng Lao Động Xã Hội và Thương Binh Nguyễn Thị Hằng miệng cười như hoa nở khi đặt bút ký hợp đồng xuất cảng lao động ra nước ngoài, thực chất là xuất cảng mồ hôi, máu, nước mắt và cả thể diện quốc gia.

Phải chăng, sau 29 năm, những định nghĩa của phẩm cách con người cũng theo đà tiến lên chủ nghĩa xã hội mà thay dần ý nghĩạ Nhắc chuyện đạo đức, tôi chợt nhớ lại một đêm thật khuya của mười hai năm trước, ngồi đọc phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayuthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan. Tôi buồn không ngủ được. Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổị Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của me.. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê ngườị Ngày đó tôi vẫn nghĩ hoàn cảnh như thế là đau thương và bi thảm nhất, như tôi đã viết trong bài thơ:


Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái VN trên đại lộ Sri Ayuthaya
Đang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử VN vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm naỵ




Ngày đó Internet chưa thịnh hành như bây giờ, nhưng cũng đã có nhiều khuynh hướng. Có anh chị thích bài thơ, nhưng cũng có người cho rằng tôi đã bi thảm hóa tình trạng VN chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chống chế đô..
Theo anh chị đó, đất nước đã chuyển mình sang thời kỳ mới, nghèo đói đã đi dần vào quá khứ, một tương lai tươi sáng đang mở ra, hãy để cho nhà nước một cơ hội thay cũ và đổi mới, v.v.và v.v. Mười hai năm sau, điều mà trước đây tôi bị gọi là đã làm "thảm hóa" thực trạng VN lại càng thê thảm hơn nhiềụ Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya hay trên đường phố Nam Vang ngày nào, bây giờ không còn nữạ Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình. Chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống.
Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái khác đang nằm. Bàn chân của kẻ đến sau nhỏ nhắn hơn em. Bàn tay như hai búp măng non của kẻ đến sau hồng hào xinh xắn hơn em. Đôi mắt của kẻ đến sau đen và tròn hơn đôi mắt của em. Thân hình của kẻ đến sau không lớn hơn thân hình của những con búp-bê Barbie đang bày trên giá của tiệm bán đồ chơị.


Vâng, những kẻ đến sau chính là những Barbie VN. Nói như chị Nam Dao, chúng là những con búp-bê biết khóc tiếng ngườị Những kẻ đến sau chính là những cháu bé, lẽ ra giờ này đang ngồi trong trường mẫu giáo, học những bài hát tuổi thơ "Kìa con bướm vàng", "Ông trăng xuống chơi" thay vì những tiếng lóng "yum yum", "bom bom" nhục nhã. Nghe các cháu vừa cất giọng bằng tiếng Việt, tôi cảm thấy như đang một viên thuốc đắng vừa vỡ ra trong cổ mình.


Tôi chỉ mong các cháu nói dùm tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Làọ Tôi biết mình nghĩ thế là ích kỷ nhưng vẫn hơn là tiếng Việt. Không, các cháu nói tiếng Việt. Đau xót, nhục nhã, bất hạnh đã không còn đủ nghĩạ Lâu lắm rồi tôi mới cảm thất mất bình tĩnh như thế.
Tôi viết khá nhiều thơ về thực trạng VN, từ những bà mẹ chết trôi sông cho đến những trẻ thơ lạc loài trên vùng Kinh Tế Mới, nhưng tôi không đủ can đảm xem hết đọan phim phóng sự về nạn bán dâm tại Campuchia, đừng nói gì đến chuyện cầm bút viết một bài thơ hay một đoản văn. Tôi sẽ viết gì? Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng có giới hạn, nhưng sự tủi nhục khi nhìn một đứa bé VN 8 tuổi bán dâm đã vượt qua sức chịu đựng của tôị Loài cầm thú còn biết chọn nơi, chọn tuổi đừng nói chi là con ngườị Khi bàn đến sự lạc hậu về tư tưởng tại VN, cũng có thể một số bạn trong nước cho rằng tôi xa nhà lâu năm nên không biết.
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #2 - 19. Apr 2007 , 15:36
 
VN có tư tưởng chứ. Tư tưởng Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những ngọn hải đăng của thời đạị Nhắc đến Mác, tôi chợt nhớ câu chuyện đọc trên báo cách đây không lâu nhân ngày sinh nhật 5 tháng 5 của Các Mác. Sáng ngày đó, một bản tin nhỏ được gởi đi từ nghĩa trang High Gates, nơi có ngôi mộ của triết gia Cộng Sản nàỵ Bản tin không phải trích lời chúc mừng sinh nhật Các Mác của một chủ tịch nước hay một tổng bí thư đảng Cộng Sản nhưng trích lời than thở của người quản lý 166 ngàn ngôi mộ, trong đó có Các Mác, chen chúc nhau trong nghĩa địa thuộc phía đông thành phố London , Anh Quốc. Trong bản tin, người quản lý nghĩa địa High Gates than phiền rằng ông không có một ngân khoản nào để mướn người cắt cỏ hoang trong nghĩa trang rộng 36 mẫu nàỵ Từ sau khi Liên Xô và hệ thống Cộng Sản thế giới sụp đổ không còn ai buồn thăm viếng Mác, và đương nhiên cũng không còn ai đóng góp tiền bạc để chăm sóc mộ Mác. Nghĩa trang High Gates tiêu điều và hoang vu đến nỗi một lần đã được chọn để làm ngoại cảnh cho một cuốn phim mạ Mặc dù nơi chon cất của Mác là nơi dựng phim kinh dị, câu chuyện về thiên đường Cộng Sản đã nhiều lần được viết thành hài kịch, chủ nghĩa Mác đã bị các phần lớn trường đại học thế giới loại bỏ khỏi giáo trình, thành phố

Leningrad đã được đổi lại tên cũ Saint Petersburg,
Có một nơi vẫn còn con đường mang tên Mác, còn công viên mang tên Lênin, và những bài viết đấu tranh giai cấp đầy sắc máu hận thù của Mác, Lênin, Stalin vẫn được xem là kinh điển, vẫn mỗi ngày nhuộm đỏ lên tâm hồn trong như ngọc của tuổi thợ. Nơi đó là VN.


Sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản thế giới, giới lãnh đạo Cộng Sản VN không còn chỗ dựa về mặt lý luận nên đã Việt hóa ý thức hệ Cộng Sản bằng việc thêm cụm từ tư tưởng Hồ Chí Minh sau khẩu hiệu chủ nghĩa Mác Lênin đã không còn dụ dổ được aị Thật sự làm gì có tư tưởng Hồ Chí Minh, một người cả đời không viết được một tác phẩm lý luận hoàn chỉnh, ngoài tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch ký dưới tên Trần Dân Tiên.


Hầu hết các tác phẩm gọi là của Hồ Chí Minh được phát hành tại VN luôn bắt đầu với chữ "Về", như "Về Độc Lập Dân Tộc", "Về Chủ Nghĩa Xã Hội". Đó là những lời phát biểu trong các buổi mít-tinh được chép lạị Khi gọi những bài nói chuyện, bài viết không đầu không đuôi của Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập của dân tộc VN, giới lãnh đạo Cộng Sản đã chứng tỏ sự khinh mạn đối với truyền thống lịch sử dân tộc.

Ý thức độc lập tự do của dân tộc bắt đầu từ hơn bốn ngàn năm trước chứ không phải từ ngày thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930.

Quyền tự chủ của dân tộc VN đã được Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và vô số anh hùng dân tộc khẳng định từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải từ Hồ Chí Minh.

Giới lãnh đạo Cộng Sản VN đã cướp đoạt không những chỉ tài nguyên của cải đất nước, mà cướp đoạt cả những giá trị tinh thần đã hun đúc nên giòng giống Đại Việt. Mười lăm năm sau ngày đế quốc Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, trên đường phố Hà Nội vẫn còn treo khẩu hiệu "Chủ Nghĩa Mác-Lênin Vô Địch Muôn Năm" để mừng ngày đại hội đảng.

Thật là chuyện mỉa mai, buồn cười và ngu xuẩn vượt thời gian. Nếu Jay Leno và David Letterman có dịp thăm viếng VN, hai danh hề này sau khi trở về, sẽ làm khán giả cười nghiêng ngửa với những mẫu chuyện có thực trong đời sống tại VN.
Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy tại sao các thế hệ trẻ VN ngày nay không còn quan tâm đến trường học, không biết chọn một hướng đi cho đời mình. Làm sao các em có thể thấy hướng đi khi bị nhồi sọ bằng những lý thuyết viễn vông mà nhân loại đã xếp vào ngăn tủ từ bao nhiêu năm trước. Làm sao các em có thể thấy tương lai, hiểu được tình người, khi cả tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành bị nhào nặn bằng những tư tưởng hận thù giai cấp, bóc lột, đấu tranh. Tuổi trẻ VN thà chọn lựa những trò tiêu khiển hiểm nguy, chọn lựa đời sống ngoài khuôn thước hơn là phấn đấu để vào đoàn, vào đảng.


Chúng ta đều biết đến thảm trạng tại VN nhưng ai sẽ là những người chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước tòa án lương tâm của dân tộc VN sau nàỷ Đối với tuyệt đại đa số người Việt yêu chuộng tự do, câu trả lời rất dễ dàng. Thủ phạm đã gây ra những điêu linh tang tóc, nghèo nàn lạc hậu, làm mất nhân phẩm của người Việt, đầu độc các thệ trẻ VN, hủy diệt mọi mầm xanh đang cố gắng vươn lên của dân tộc, không ai khác hơn là giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN.


Điều đó không sai nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Một băng cướp ngân hàng không thể di chuyển hàng tỉ đô-la ra khỏi nhà băng nếu không có kẻ đưa đường, người dẫn lối, không có tay trong, tay ngoài, bao che, thờ ơ, dung túng.
Tương tự, đảng Cộng Sản VN sau 29 năm vẫn còn tiếp tục trấn áp nhân dân VN bởi vì, ngoài nhà tù và sân bắn, họ cũng đã được dung túng, bao che, thờ ơ và thỏa hiệp. Và những người đã thờ ơ, dung túng cho Cộng Sản trong 29 năm qua không ai khác hơn là những người VN có quyền hạn tinh thần, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức văn hóa, có lương tâm tôn giáo nhưng đã vì quyền lợi cá nhân, tổ chức, tôn giáo riêng mà làm ngơ trước đau thương của đất nước.


Tôi thật sự không tin rằng nhà nước Cộng Sản sẽ bỏ tù Hòa Thượng Thích Chơn Thiện hay Linh Mục Nguyễn Công Danh nếu hai ngài đã từ chối không chịu ra ứng cử dân biểu quốc hội bù nhìn tại VN. Tôi thật sự không tin Cộng Sản VN dám kết án Hòa Thượng Thích Trí Tịnh hay Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" nếu các ngài gióng lên tiếng nói bất bình trước cảnh những em bé 8 tuổi đã phải làm những việc vô cùng thương luân bại lý tại Campuchiạ Cả nhân loại đều phẫn uất khi biết một em bé VN chỉ vỏn vẹn 8 tuổi đầu phải phục vụ nhu cầu sinh lý cho những người bằng tuổi cha, bằng tuổi ông của các cháụ Ký giả Chris Hansen lên tiếng.



Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ lên tiếng. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ lên tiếng. Liên Hiệp Quốc lên tiếng. Đức Giám Mục Agustinus Agus của Nam Dương lên tiếng. Nhưng các ngài thì không.
Con biết các ngài có trọng trách đối với giáo hội mà các ngài đang lãnh đạọ Con biết mọi hành vi của các ngài có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tôn giáo mà các ngài đang dẫn dắt tại VN. Vâng, nhưng tôn giáo đó, giáo hội đó, tín đồ đó từ đâu mà có. Phải chăng đã bắt đầu từ những tiếng khóc, tiếng cười, trái tim, bàn tay, khối óc của một giống dân đã vượt qua bốn nghìn năm gian khổ để tạo thành dải đất thân thương hình cong chữ S hiện naỷ Phải chăng đã bắt đầu từ Cha Lạc Long, Mẹ Âu Cơ trong một đêm huyền diệu của đất trời và để lại 80 triệu người con, trong đó có các ngài, hiện diện cùng năm châu nhân loại như ngày naỷ. Trên con đường các ngài đi còn vọng lên tiếng kêu trầm thống của cả dân tộc chịu đựng khổ đau suốt 29 năm quạ Hạt gạo, hạt muối mà các ngài ăn là tích lũy của bao nhiêu hy sinh gian khổ mà dân tộc VN đã đổ xuống trong 29 năm quạ Tất cả đều từ Dân Tộc VN mà có. Các ngài có trách nhiệm với giáo hội của các ngài thì ai sẽ có trách nhiệm với đất nước đâỷ Các ngài quan tâm đến sự thịnh suy của tôn giáo các ngài, thì ai sẽ quan tâm đến sự thịnh suy của dân tộc VN đâỷ Phát triển tôn giáo là trách vụ của các bậc lãnh đạo tinh thần, vâng, nhưng trách vụ đó không nên và ngay cả không được quyền đi ngược lại quyền lợi sống còn và thiêng liêng của dân tộc VN.


Hôm nay, những tiếng kêu của những con búp-bê VN biết khóc ở Campuchia vẫn như những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên chút sóng lương tâm nào trong lòng những vị lãnh đạo tinh thần cao cấp nhất VN. Trong lời kinh đêm nay, ngoài việc cầu nguyện các đấng thiêng liêng để ban cho các ngài cuộc sống bình an, phò trợ cho tôn giáo của các ngài không ngừng phát triển, xin các ngài dành một lời cầu nguyện cho những đứa bé 8 tuổi bất hạnh kia được có cơ hội trở về với lớp học mẫu giáo của các cháu như hàng triệu trẻ thơ khác trên thế giớị Tôi không tin đảng Cộng Sản VN có thể đồng loạt bỏ tù hàng trăm nhà văn, nhà thơ một lúc nếu họ gióng lên tiếng nói ủng hộ nhà thơ Tiêu Dao Bảo Cự, ủng hộ nhà văn Dương Thu Hương, ủng hộ nhà trí thức phản kháng Hà Sĩ Phụ


Tôi không tin rằng đảng Cộng Sản có thể bỏ tù tất cả trí thức VN vì dám lên tiếng chia xẻ quan điểm dân chủ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Chí Quang. Tôi không tin chế độ Cộng Sản VN bỏ tù tất cả những người cầm bút khi họ viết về cuộc sống khổ đau của hàng trăm ngàn phụ nữ VN trên đất Thái, Miên, Đài Loan, Nam Hàn. Cuộc đời họ là những tác phẩm, những vở kịch, những cuốn phim đau thương đang cần được viết lại, chiếu lại cho các thế hệ hôm nay để đọc, để xem và và cho ngàn đời sau để tránh. Im lặng là đồng lõạ Im lặng là dung túng. Nếu một nhà văn, nhà thơ không đủ can đảm nói lên sự thật, viết lên sự thật của xã hội mình đang sống thì liệu có xứng đáng để được gọi là "những phát ngôn nhân thời đại" hay không?


Điều kiện chính trị ngày nay không giống như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Để nhận được viện trợ của nước ngoài và được công nhận như một chính phủ trong cộng đồng thế giới, Cộng Sản VN buộc lòng phải tháo lỏng bớt chiếc dây thòng lọng trên cổ văn nghệ sĩ. Nhưng tiếc thay những nhà văn, nhà thơ sĩ khí thời nay lại cũng không nhiều như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Một tiếng nói trung thực chưa kịp vang xa đã chìm vào im lă.ng. Một tác phẩm mang tinh thần cách mạng xã hội vừa ra đời đã bị thu hồị Tác giả của chúng sau một chuyến được phép tham quan nước ngoài đã tự nguyện biến thành những con cừu non nằm yên trong một góc chuồng để được chờ chủ nhân sai bảo như xưạ. Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, với tôi, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm naỵ Mỗi người VN có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau, bức xúc khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loạị Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ.

Sức mạnh của dân tộc VN không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Sinh mệnh dân tộc VN do chính nhân dân VN quyết đi.nh. Và do đó, con đường chung để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.

Trần Trung Ðạo
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #3 - 29. Apr 2007 , 00:40
 
Mời các anh chị nghe 2 bài truyện đọc về tháng 4 đen




Bài viết của Mường Giang,
Người đọc: Tuyết Lê và Nguyễn Đình Khánh
Tháng 4 đen, đêm dài nhất ở Sài Gòn



Vũ Ánh
Giờ phút cuối cùng--Sự thật quan trọng hơn sự kiện



 
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #4 - 29. Apr 2007 , 10:58
 
Hôm nay  ngày  30  tháng 4  , ngày  này  32  năm  trước ,nước Việt nam Cộng Hoà  bị rơi vào tay Cộng sản .Một ngày  đau buồn nhất  cho  tất cả  các  Chiến sĩ  Quân lực VNCH  phải  buông  súng  đầu hàng  trong tủi nhục .

Xin tất cả các bạn  ,đúng 10 giờ 20 sáng  ,dành  một phút  mặc niệm cho Đất nước chúng ta ,  mặc niệm  5  vị Tướng lãnh  đã  hy sinh tuẫn tiết  không chịu đầu hàng kẻ địch ,và tưởng niệm tất cả  các Quân dân cán chính  Vô danh cùng đồng bào  đã  hy sinh  trong  ngày  30 tháng 4   /1975 . Cry Cry Cry Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #5 - 29. Apr 2007 , 11:33
 
nguyen_toan wrote on 29. Apr 2007 , 10:58:
Hôm nay  ngày  30  tháng 4  , ngày  này  32  năm  trước ,nước Việt nam Cộng Hoà  bị rơi vào tay Cộng sản .Một ngày  đau buồn nhất  cho  tất cả  các  Chiến sĩ  Quân lực VNCH  phải  buông  súng  đầu hàng  trong tủi nhục .

Xin tất cả các bạn  ,đúng 10 giờ 20 sáng  ,dành  một phút  mặc niệm cho Đất nước chúng ta ,  mặc niệm  5  vị Tướng lãnh  đã  hy sinh tuẫn tiết  không chịu đầu hàng kẻ địch ,và tưởng niệm tất cả  các Quân dân cán chính  Vô danh cùng đồng bào  đã  hy sinh  trong  ngày  30 tháng 4   /1975 . Cry Cry Cry Cry Cry Cry


Cám ơn anh Năng nhắc nhở, còn 1 vị nữa là Trung Tá Nguyễn văn Long , và rất nhiều chiến sĩ cũng đã tuẩn tiết trong ngày, chủng ta đừng quên.

... [/quote]
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #6 - 29. Apr 2007 , 14:22
 
TRUNG-TÁ NGUYỄN VĂN LONG


    CỘNG-SẢN chiếm được Miền Nam đã mười năm rồi mà tôi vẫn còn tiếp-tục bị chúng kêu lên, kêu xuống hỏi cung. Tuy thế, nhờ những thời-gian đợi đi "làm việc" như thế tại các trại giam như Thanh-Liệt ở Hà-Nội; Kho-Ðạn, Hội-An, và Hòa-Sơn ở Quảng-Nam; mà tôi có dịp gặp nhiều cán-bộ Việt-Cộng cấp cao bị bắt về tội "kinh-tế" hoặc "tham-ô" và cả "bạo-loạn" nữa, cũng như đồng-bào nhiều giới phạm tội "phản-động hiện-hành", vượt biên, vượt biển, đưa hối-lộ, xâm-phạm hoặc phá-hoại tài-sản xã-hội chủ-nghĩa, vân vân, nên tôi biết nhiều và biết sớm những biến-cố xảy ra bên ngoài thế-giới "cải-tạo" hơn đa-số anh+chị+em khác trong tù.

Tôi đã nghe tin trung-tá Nguyễn Văn Long tự-tử từ lâu.  Nhưng vì có những trường-hợp sự thật khác với tin đồn; vả lại, biết đâu đó không là một người khác mà lại trùng tên với người mà tôi thân+thương; hơn nữa, anh Nguyễn Văn Long của tôi là một tín-đồ Ky-Tô-Giáo, lẽ nào lại tự hủy mình; do đó, tôi vừa âm-thầm đau-khổ về hoàn-cảnh chung, vừa bán-tín bán-nghi về phần anh Long.  Ðến khi tôi được nghe thêm hai viên "thủ-trưởng" -- một thuộc Cục Xuất-Nhập-Khẩu 2 tại "thành phố Hồ Chí Minh", một thuộc Ban Hậu-Cần Quân-Khu 5 -- khẳng-định là họ có nghe đề-cập trong nội-bộ cơ-quan rằng, ngoài một số tướng-lĩnh Miền Nam đã tự-sát chứ không chịu đầu-hàng hay trốn chạy ra nước ngoài, có một trung-tá Cảnh-Sát tên Nguyễn Văn Long, từ Ðà-Nẵng di-tản vào, đã tự-tử chết phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, tôi mới tin chắc đó chính là anh Nguyễn Văn Long.
 
Anh Long vĩnh-biệt cõi đời giữa cảnh lửa-bỏng dầu-sôi, bạn-bè nói riêng và đồng-bào nói chung thì còn bận lo tự cứu lấy mình, trong khi kẻ thù thì càng thù hận anh thêm, lấy đâu có những vòng hoa và những nén nhang cùng những dòng lệ thương tiếc tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Năm 1982, tại Trại bí-mật Thanh-Liệt, thuộc Huyện Thanh-Trì, Hà-Nội, là nơi giam-cứu các phần-tử quan-trọng nhất, mà đa-số là cán-bộ Ðảng, Nhà-Nước và Bộ-Ðội ở cấp Trung-Ương, do Bộ Nội-Vụ trực-tiếp quản-lý, tôi mới được một "bạn tù" cho biết thêm một chi-tiết quý-báu về cái chết hùng-vinh của trung-tá Nguyễn Văn Long.  Ðó là Phạm Trung Linh, một trung-tá bộ-đội Bắc-Việt, nguyên Trưởng Tiểu Ban Thanh Tra & Xét Khiếu Tố thuộc Trung Ương Cục Miền Nam -- tổng-thư-ký của một tổ-chức đảo-chính quân-sự dự-định hành-động vào đêm 24 rạng ngày Nô-En năm 1979 nhưng bất-thành nên bị bắt cùng với một số tướng+tá và cán-bộ cao-cấp khác -- xác-nhận rằng gã đã có trông thấy bức ảnh chụp cảnh trung-tá Nguyễn Văn Long mặc cảnh-phục chỉnh-tề nằm chết trước một tượng-đài Chiến-Sĩ Quốc-Gia phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, in trên bìa trước của một tạp-chí Hoa-Kỳ, trong kho sách+báo ngoại-quốc mà Việt-Cộng ở một số cấp cao đã sưu-tầm để nghiên-cứu những gì có liên-quan đến Việt-Nam.
Thế là từ đó không những tôi nguôi tủi sầu mà trái lại còn cảm thấy lòng mình vui thỏa cho anh Long. Báo Mỹ mà đã đăng lên thì khắp thế-giới đều biết. Anh, cùng với những vị anh-hùng tuẫn-quốc khác trong biến-cố lịch-sử 30-4-1975, đã nói lên được hùng-hồn và cụ-thể tinh-thần bất-khuất của dân-tộc Việt-Nam yêu chuộng Tự-Do trước quyền-lực của cộng-sản bạo-tàn.
*
Thuở ấy, vào khoảng 1950, ở Miền Trung có hai hệ-thống an-ninh: một bên là Pháp với cơ-quan Su^reté fédérale (Liêmthanks.gifhóng Liên-Bang) và Police franc,aise (Cảnh-Sát Pháp), một bên là Việt-Nam với cơ-quan Công-An & Cảnh-Sát Quốc-Gia.  Anh Nguyễn Văn Long tùng-sự bên Su^reté Fédérale (chính-trị) của Pháp, trong số vài người phụ-trách nội-ô Thần-Kinh; còn tôi thì bên Cảnh-Sát (hình-sự) của Việt-Nam. Tôi kiêm cả việc sáng-tác, ra báo, và dựng kịch cho sở-làm, và cho riêng mình.
Chúng tôi thường uống cà-phê ở quán Lạc-Sơn, nhà hàng lộ-thiên trên lề đại-lộ Trần Hưng-Ðạo, quay lưng vào chợ Ðông-Ba. Nhân-viên hai bên không ưa gì nhau, nhưng gặp mặt mãi cũng thành quen nhau.
Dạo ấy, tôi viết cuốn truyện "Trai Thời Loạn" chống Pháp xâm-lược và Bảo-Ðại bù-nhìn, nên bị bắt giam; sau nhờ phái-đoàn của các nhân-sĩ Cao Văn Tường, Cao Văn Chiểu, cùng với nhà-báo Phạm Bá Nguyên và cả Giám-Ðốc Thông-Tin Lê Tảo can-thiệp với Thủ-Hiến Phan Văn Giáo, tôi mới được trả tự-do.  Ra tù, tự-nhiên tôi được thiện-cảm của nhiều người hơn.
 
Một hôm, anh Long tâm-sự với tôi:  "Tôi chống Việt-Minh nên lỡ vào làm với Tây; nay tôi đã quyết sẽ thôi để qua làm với người mình".
Anh ít nói, không văn-hoa, lại lớn tuổi hơn tôi nhiều, mà đã nói thẳng với tôi như thế thì tôi hiểu rằng anh đã đau-lòng khổ-trí đến ngần nào trước thời-cuộc bấp-bênh của nước nhà.  Trong thời-gian chờ-đợi, anh Long đã nghe theo lời thuyết-phục của tôi, bỏ qua cho nhiều bạn thơ của tôi, thí-dụ Nhất-Hiên, Vân-Sơn PMT, Như-Trị, v.v... mà Su^reté Fédérale đã định bắt giam.  Liêmthanks.gifhóng Liên-Bang của Pháp mà đã bắt ai thì người ấy khó về được vẹn toàn.

Sau đó, anh đã chuyển qua Công-An Việt-Nam; và Vân-Sơn Phan Mỹ Trúc cũng như Như-Trị Bùi Chánh Thời thì vào Sài-Gòn; kẻ thành ký-giả tên tuổi, người nên luật-sư tài-danh.
 
Sau khi gia-nhập vào đúng hàng-ngũ thích-hợp để phụng thờ Chính-Nghĩa Quốc-Gia, trải qua mấy chục năm trời gắn bó với Lực-Lượng Cảnh-Sát & Công-An Việt-Nam Cộng-Hòa, anh Nguyễn Văn Long tận-tụy phục-vụ, và đã nổi tiếng là một trong số những cấp chỉ-huy tích-cực, cương-trực và liêm-khiết nhất trong Ngành.
*
TÔI về lại Miền Trung đảm-trách Giám-Ðốc Ngành Ðặc-Cảnh tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I vào ngày 26 tháng 9 năm 1973. Tìm gặp lại các bạn cũ, thuộc lứa tuổi trên tứ-tuần, đã từng giữ các chức-vụ Trưởng Ty Công-An, Cảnh-Sát-Trưởng, Trưởng Ty CSQG trở lên, từ thời Bảo-Ðại qua thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa đến nay, mà hiện còn lại tại Vùng này, tôi thấy chỉ có 6 người, trong đó có anh Nguyễn Văn Long.
Một số chưa có chức-vụ tương-xứng thì tôi nâng lên hoặc hợp-thức-hóa cho làm Phó Giám-Ðốc, Chánh-Sở.  Anh Long thì đã là một Chánh-Sở nắm Sở Tưthanks.gifháp rồi, nên tôi không giúp gì về chức-vụ mà chỉ giúp về công-vụ mà thôi; những tin-tức về hình-sự mà tôi có được, thay vì xếp bỏ thì tôi chuyển qua cho anh. Tuy nhiên, đáp lại, chính anh giúp tôi nhiều hơn, rất nhiều, cả trong công-tác cụ-thể hằng ngày lẫn về phương-diện tinh-thần.

Anh Long tự-nguyện làm thêm nhiệm-vụ chính-trị -- diệt-Cộng -- ngoài phần-vụ chính của anh là truy lùng kẻ phạm-pháp về mặt hình.  Là một tay cừ trong giới tình-báo cũ, anh đã nhân làm công-tác sưu-tầm về hình-phạm mà thu-thập thêm tin-tức về quốc-phạm, và đã cung-cấp cho Ngành Ðặc-Cảnh của tôi nhiều manh-mối về cộng-sản nằm vùng.  Theo anh quan-niệm, đã là Cảnh-Sát Quốc-Gia, với chức-năng an-ninh trật-tự, thì phải góp phần trực-tiếp hoặc gián-tiếp vào lãnh-vực tình-báo, để phát-hiện và loại-trừ cộng-sản -- mà trong giai-đoạn hiện-tại thì đối-tượng Việt-Cộng phải là ưu-tiên hàng đầu -- để bảo-vệ và duy-trì an-ninh & trật-tự chung.  Anh không thể chỉ tự bằng lòng với phận-sự tiễu-trừ tội-phạm xã-hội, mà phải tham-gia phần nào, trong khả-năng mình, vào trách-nhiệm thanh-trừng giặc loạn để giữ nước và cứu dân.
Qua thái-độ và hành-động chính-đáng của mình, trung-tá Nguyễn Văn Long đã mặc-nhiên gửi một thông-điệp, một lời nhắn-nhe tâm-huyết, đến những anh+chị+em đồng-nghiệp nào mà vì lý-do nào đó đã tự cho mình là Cảnh-Sát Sắcthanks.gifhục thì không dính-dấp gì về tình-báo, nhất là Cộng-Tặc Miền Nam và Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lăng.
Trung-Tâm Huấn-Luyện Tình-Báo của tôi nằm trên bãi biển Sơn-Chà, tuốt bên kia bờ Hàn-Giang.  Lần nào khai-giảng hoặc bế-giảng Khóa nào Nhà-Trường cũng đều có mời các cấp chỉ-huy cả Ðặc-Cảnh lẫn Sắcthanks.gifhục đến dự.  Về sau, tôi bỏ bớt tiệc mãn-khóa, chấm dứt tình-trạng bắt các học-viên góp tiền.  Không còn tiệc-tùng, thì phần lớn quan-khách ngớt vãng-lai, viện cớ bận việc và đường quá xa; nhưng anh Long vẫn tiếp-tục đến dự -- anh nói -- để yểm-trợ tinh-thần chung.

Về mặt tư-pháp, trung-tá Nguyễn Văn Long đã thực-hiện đúng khẩu-hiệu "pháp bất vị thân". Ngay đối với chính đồng-nghiệp, bất-cứ nhân-viên Cảnh-Sát nào mà phạm tội hình-sự là anh truy-tố ra Tòa thẳng tay -- anh nói -- để lành-mạnh-hóa nội-bộ, và nêu gương thượng-tôn luật-pháp cho người dân.  Bởi thế, anh bị nhiều người gọi bằng cái tên "Long Lý", ý nói anh chỉ biết chiếu-lý chứ không vị-tình.
 
Sau Hiệp-Ðịnh Paris 1973, tình-hình xã-hội Miền Nam thật là rối-ren.  Bên ngoài thì Cộng-Sản Bắc-Việt công-khai ồ-ạt đổ thêm quân và chiến-cụ, vũ-khí vào tấn-công ta; bên trong thì các tổ-chức xưng-danh đối-lập và lợi-dụng tự-do quá-khích, tiếp tay với các phần-tử nằm vùng, ngày càng gia-tăng mức-độ và cường-độ gây hỗn-loạn trật-tự và làm suy-thoái tinh-thần các lực-lượng Quốc-Gia.  Về mặt chính-trị, CSQG vừa phải đối-phó với các bộ-phận Ðảng, Mặt-Trận, Nhà-Nước và Nhân-Dân của CSXL và "Việt-Cộng", vừa phải chống-đỡ các phần-tử, phe nhóm chủ-bại và nội-ứng cho kẻ thù.
Về mặt tệ-đoan xã-hội, ung nhọt tràn lan khắp nơi.  Riêng về nạn dịch nhũng-nhiễu tham-lam, công-tác đương-đầu đã gặp quá nhiều khó-khăn.  Hầu như kẻ nào làm bậy cũng đều nấp dưới danh-nghĩa của một chính-đảng, tìm sự che-chở của một đoàn-thể hay một số cấp lãnh-đạo nào đó trong Chính-Quyền.  Ðụng vào họ, dù họ là kẻ phạm-pháp, có thể là tự rước lấy tai-họa vào mình.  Thế mà anh Long đã dám xúc-tiến điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố nhiều nhân-vật đáng sợ.  Nhiều vụ lắm.  Và vụ mà tôi thích nhất là vụ "tiền trợ-cấp dân Quảng-Trị tị-nạn". Ðại-khái như sau:   
Ðầu năm 1975, đồng-bào từ Tỉnh Quảng-Trị bắt đầu di-tản. Chính-Quyền Trung-Ương tổ-chức đón tiếp và cứu-trợ họ tại Trại Tạm-Cư Ðà-Nẵng.  Trên thực-tế, có người đã vào, có người vẫn còn ở lại ngoài kia.  Do đó, có một tổ-chức quy-mô đứng ra lập hồ-sơ ma để lãnh các món cứu-trợ di-tản nhiều hơn bội-phần: tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, áo+quần, giường+mùng chăn+chiếu, xi-măng, tôn, v.v..., cấp cho cả đồng-bào ở Trại lẫn đồng-bào vẫn còn ở Tỉnh cũ mà được chứng-nhận là đã nhập Trại Tạm-Cư, do ngân-sách của Bộ Xã-Hội đài-thọ.  Thậm chí, họ còn lập thêm hồ-sơ theo diện tị-nạn, dành cho đồng-bào dời-cư từ các xã bất-an và "xôi-đậu" đến định-cư tại các xã an-ninh, để lãnh thêm loại trợ-cấp này vốn áp-dụng chung cho bất-cứ vùng quê nào.  Chưa thỏa, họ còn chứng-nhận cho cũng những đồng-bào ấy là nguyên cơ-sở của Việt-Cộng ở vùng địch kiểm-soát, nay bỏ kẻ thù về với Quốc-Gia, để hưởng các khoản trợ-cấp loại này do Bộ Chiêu-Hồi cung-cấp định-kỳ, v.v...  Ngoài ra, người dân di-tản cũng bị lôi-cuốn vào tình-trạng hỗn-tạp chung bên ngoài Trại, lẫn-lộn giữa hợp-pháp và bất-hợp-pháp.  Một số trở thành nhân-viên Chương-Trình Áo Xanh, do một tổ-chức xã-hội Hoa-Kỳ tài-trợ, cung-cấp việc làm cho người lao-động thất-nghiệp.  Một số cũng là hội-viên Hội Cựu-Chiến-Binh và Dânthanks.gifhế, quy-tụ lính cũ đâu từ thời Pháp-thuộc, thời Nhật chiếm, thời khángthanks.gifháp, thời Bảo-Ðại, và nạn-nhân các vụ tai-nạn lưu-thông, ẩu-đả, hủy-hoại thân-thể, tàn-tật bẩm-sinh, vân vân, nhưng cũng được lập hồ-sơ và lãnh đều đều từ một tổ-chức nhân-đạo Hoa-Kỳ những món viện-trợ tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, đồ dùng, v.v...  Hơn nữa, một số giả-danh là Thươngthanks.gifhế-Binh, cưỡng-thu "hụi chết" tại các hàng quán, bến xe.  Phanh-phui vụ này lòi ra vụ kia.   Tóm lại, một người lãnh nhiều trợ-cấp với nhiều tư-cách trong nhiều hoàn-cảnh khác nhau; nhưng chỉ lãnh được một ít, còn thì nạp vào túi riêng của bọn gian+tham.
 
Vụ án đã làm chấn-động dư-luận, vì dính đến nhiều cấp+chức thuộc nhiều giới, ngành, từ cấp Tổ, Toán, Khóm, Thôn, Xã, Phường, lên đến Quận, Tỉnh, vào thấu Sài-Gòn, là những phần-tử chứng-nhận láo, chấp-thuận bừa, do đó, đã phí-phạm công-quỹ và phá-hoại chính-sách của Trung-Ương.

TRONG việc móc-nối đầu mối, nuôi-dưỡng đường dây, lắm lúc nhân-viên Ðặc-Cảnh phải giao-tiếp với những kẻ bất-lương.  Bởi thế, đã có một số Trưởng Mối bị trừng-phạt oan, vì phía Hình-Cảnh nghi là đồng-lõa hay đỡ đầu.  Sau khi có thêm bộ-phận An-Ninh Cảnh-Lực, Ðặc-Cảnh càng gặp nhiều khó-khăn hơn, đến nỗi Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương hồi đó là đại-tá Nguyễn Mâu đã phải lên tiếng phản-đối công-khai trước một đại-hội toàn-quốc, do Tổng Giám-Ðốc chủ-tọa, nhưng chưa ngã-ngũ ra sao.
Với tôi, anh Long đã chịu nhượng-bộ: nếu gặp nhân-viên Ðặc-Cảnh liên-can đến các vụ hình, anh để tùy tôi xét trước, để tránh oan-ức, trở-ngại cho công-tác chìm.  Ấy là nhờ anh hiểu rõ phương-thức tình-báo và đặt nhu-cầu chống Cộng lên hàng ưu-tiên. Ðó là quyết-định linh-động duy-nhất trong cương-vị Chánh Sở Pháp-Cảnh của anh Long.
*
KỶ-NIỆM đậm nét nhất trong đời tôi về anh Long là vụ rút lui ra khỏi Ðà-Nẵng, thành-lũy cuối cùng của Quân-Khu I Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
Lúc ấy vào khoảng 10 giờ tối ngày 28-3-1975.
Trên máy vô-tuyến truyền-tin thuộc hệ Cảnh-Sát Sắcthanks.gifhục nội-thành Ðà-Nẵng, tôi nghe một đài gọi đài trung-ương, nhưng không có ai trả lời.  Lát sau, có một đài khác cất tiếng: "Ðừng gọi vô-ích, bọn chúng chạy hết cả rồi!"  Tôi bèn hỏi đài hồi nãy, thì được báo-cáo là có nhiều người ăn mặc lộn-xộn, vũ-khí cầm tay, đang nép hai bên lề đường từ hướng Hòa-Cường tiến vào.
Tôi dùng làn sóng của hệ Ðặc-Cảnh ra lệnh cho Sở Tác-Vụ Vùng và Sở Ðặc-Cảnh sở-tại đối-phó, đồng-thời gọi máy điện-thoại cho đại-tá Nguyễn Xuân Lộc, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I, lúc ấy đang cùng có mặt với các Chánh-Sở Vùng và một số Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh tập-trung tại đây.

Lát sau, anh Long đến ngồi tại phòng truyền-tin của Ngành Ðặc-Cảnh Vùng -- nơi đây có máy âm-thoại của cả 2 hệ nổi+chìm địa-phương lẫn hệ toàn-quốc, và máy điện-thoại bưu-điện, điện-thoại quân-sự -- cách dăm mười phút lại gọi hỏi tôi tình-hình thế nào.
Vì máy quá bận, tôi khuyên anh vào phòng-giấy của đại-tá Lộc để cùng theo-dõi diễn-biến tình-hình chung.
 
Khoảng sau 11 giờ đêm, từ đài Ðặc-Cảnh Vùng I trung-tá Long gọi tôi.  Lần nầy tôi nghe giọng anh run lên, lời-lẽ trịnh-trọng khác thường:  "Tôi xin mời ông Phụ-Tá đến ngay để tổ-chức phòng-tuyến và chỉ-huy đội-ngũ tử-thủ cùng với anh+em chúng tôi!" (Tử-thủ là lời cam-kết của trung-tướng Ngô Quang Trưởng đọc trên Ðài Phát-Thanh Ðà-Nẵng suốt chiều hôm nay).
Tôi hỏi về đại-tá Lộc thì anh đáp gọn với giọng bực-tức và chán-chường:  "Các ngài đào-ngũ hết rồi!"
Anh Long kể lại với tôi là anh được lệnh, cùng với mọi người có mặt tại trụ-sở Vùng -- Chánh-Sở các Sở, Chỉ-Huy của một số Tỉnh, có cả mấy viên đại-tá quân-đội -- theo đại-tá Lộc xuống bến Giang-Cảnh, lên tàu Giang-Cảnh, rời bến hướng ra biển Ðông.
Anh hỏi đi đâu thì đại-tá Lộc trả lời:  "Chúng ta di-tản vào Nam!"  Anh thấy máu uất xông lên đỉnh đầu, la lên:  "Giặc chưa tấn-công, thuộc-viên vẫn còn ở lại, mà cấp chỉ-huy đã lén-lút bỏ đi như thế này là hèn!"  Lộc cố giải-thích:  "Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn đã rút đi rồi.  Trong tình-huống này chúng ta đành phải phụ lòng anh+em mà thôi!"  Long bèn rút súng, nhìn thẳng vào mặt từng người với vẻ khinh thường, và bảo tàu ghé vào bờ cho anh trở lui.
Và anh đã về trụ-sở, để cùng chiến-đấu, sống chết có nhau với anh+em.
 
TÔI tin-tưởng và kính-phục anh Long vô cùng; nhưng tôi thấy rõ là nếu đến sở thì sẽ dính kẹt ở đó, khó lòng điều-động hoạt-động bên ngoài, nên nói là tôi bận họp. Anh xin mượn tôi một máy vô-tuyến cầm tay, và đòi đến họp với tôi.
 
Tôi kéo thiếu-tá Ngô Phi Ðạm, Chánh Sở Tác-Vụ, ra xe.  Ðến bến Bạch-Ðằng quả thấy xe Jeep xanh+trắng và ô-liu bỏ đậu nghênh-ngang; gọi máy vô-tuyến trên hệ Sắcthanks.gifhục đến đại-tá Lộc ở sở, ở nhà, không ai trả lời; tôi bèn chỉ-thị Trung-Tâm Hành-Quân Ðặc-Cảnh báo-cáo sự-việc lên Trung-Ương.
Anh Long đã đến nhà tôi, hỏi tôi ở đâu, tôi đáp là đến Ðặc-Khu, nhưng tôi đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn; nơi đây vắng hoe.  Anh hỏi, tôi đáp là vào phi-trường, nhưng tôi đến Sở An-Ninh Quân-Ðội; nơi đây cũng chẳng còn ai.  Anh không gặp tôi, lại hỏi; và tôi lại dối, tránh anh.  Cứ thế mà tôi đến khắp các nơi vốn là chỗ dựa cho niềm tin của dân-nhân.
 
Ðến sau nửa đêm thì cả thành-phố đổ dồn qua cầu Trịnh Minh Thế để qua bến cảng, bãi biển Quận III, để mong chạy vào Sài-Gòn. Tôi cùng Tác-Vụ, Thám-Sát Ðặc-Biệt, quan-sát xong tình-hình bên đó, len lách trở về thì thoáng dưới ánh đèn pha thấy rõ hình-dáng của anh, mặc cảnh-chiến-phục, gác khẩu M-16 ngang đùi, mặt-mày đỏ gay, tức uất nhưng đầy cương-nghị, lái xe vụt qua.
 
ÐÓ là hình-ảnh cuối cùng của trung-tá Nguyễn Văn Long, mãi mãi hằn sâu trong ký-ức tôi.
*

GẦN sáng, ngày 29-3-1975, Việt-Cộng pháo-kích hải-cảng, phi-trường.  Mờ sáng, đặc-công từ hướng Núi Non-Nước bắt đầu tấn-công vào.  Ðến trưa, tôi gọi máy về cho đại-úy Nguyễn Văn Tuyên, Chánh Sở Nghiên+Kế, lúc đó còn ngồi tại chỗ, ra lệnh giải-tán Trung-Tâm Hành-Quân của Ðặc-Cảnh Vùng I, là bộ-phận sau rốt của Chính- Quyền VNCH còn hoạt-động đến phút cuối cùng, và cho phép thuộc-viên tự tìm phương-tiện thoát thân.  Xế chiều, tôi mới kiếm được chiếc thúng, rời bờ, liều-lĩnh trước các làn đạn pháo-kích của địch và trực-xạ của chính bạn mình.
 
Và tôi không còn gặp lại anh Long.
*
*     *
          CÁI chết của trung-tá Cảnh-Sát Nguyễn Văn Long làm tôi suy-nghĩ rất nhiều.
Anh đã phục-vụ dưới nhiều chế-độ khác nhau, đảm-trách công-tác ở nhiều lĩnh-vực khác nhau, nhưng vẫn giữ mình trung-chính khiết-liêm.  Anh tuy lớn tuổi nhưng vẫn trẻ-trung trong lối sống và trong công việc, không bị lứa trẻ sau này vượt qua.
Trong lúc nước nhà đang bị cộng-sản xâm-lăng, anh ý-thức được chúng là kẻ thù số một của toàn-dân, sự-nghiệp chống Cộng phải là ưu-tiên số một của mọi người yêu quý Tự-Do, nên anh phải góp phần vàọ Thành-quả chống Cộng của CSQG nói chung, là đã có lúc hạ được nhiều tên cộng-tặc hơn cả con số chúng bị thiệt-hại trên chiến-trường, do đó, anh tự nhận lãnh vào bản-thân mình một phần trách-nhiệm đối với đối-phương về những tổn-thất mà chúng hứng chịu nặng-nề; nhưng trên tất cả là sự sụp đổ thảm-khốc của Việt-Nam Cộng-Hòa, mà đối với Tổ-Quốc, Dân-Tộc, Lịch-Sử, và Thế-Giới, thì cái trách-nhiệm vô cùng lớn-lao ấy nhất-định là của mọi người, trong đó có anh; nên anh tự xử -- cũng như các anh-hùng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, vân vân -- để tạ tội với Tiền- Nhân và Quốc-Dân, và để nói lên tinh-thần bất-khuất của người chiến-sĩ Tự-Do, không chịu hạ mình đầu-hàng kẻ thù.

CÁI chết của anh Long làm tôi hãnh-diện vô cùng.  Tuy người chết không mong được đời nhắc đến, nhưng bổn-phận của người sống là phải phát-huy những tấm gương trí-dũng ngời sáng ấy, để nhờ đó mà mình tin-tưởng và phấn-khởi tiếp-tục lo toan sự-nghiệp chung.
 
Bây giờ, đối với toàn-dân, Nguyễn Văn Long không còn là một trung-tá, là một Chánh-Sở Tưthanks.gifháp, là một viên-chức An-Ninh, là những gì gì khác nữa... mà anh đã là và vẫn còn là đại-diện cho bất-cứ chiến-hữu ưu-tú nào, không phân-biệt cấp/bậc, chức-vụ, ngành/nghề, hình-sự hay phản-gián, phái mạnh hay phái đẹp; mà anh đã vinh-quang đi vào Lịch-Sử với tư-cách một anh-hùng của Dân-Tộc Việt-Nam nói chung và Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia nói riêng.

                                                  
Lê Xuân Nhuận

                                      
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #7 - 29. Apr 2007 , 15:37
 
Hình ảnh  cuộc biểu tình nhân ngày Quốc hận 30 /4 của Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu  ở thủ đô Canberra  trước toà  đại sứ  VC  ,sáng 29 tháng 4  .

...

Thế  hệ Hậu Duệ  tham dự lễ  đặt Vòng hoa  ở  đài Tưởng Niệm Việt Nam  War


 ...

Khoảng 2000  đồng hương  từ khắp nơi  đến Canberra  biểu tình nhân ngày quốc hận 30/4

...

Biệt kích quân Đặng chí Bình  tác giả Thép Đen  đến từ Boston Hoa  kỳ 

hình của Nguyễn Toàn

Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2007 , 15:46 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #8 - 30. Apr 2007 , 00:35
 
...

Nhiều  poster lớn  in  hình  Linh  mục  Nguyễn văn Lý bị Công An bịt miệng  đã  được phân phối  rộng rãi  cho  đồng hương tham dự  biểu tình  nhân ngày  Quốc hận 30/4  ,trước Tòa   đại sứ VC ở Canberra

...

Poster  hình  Linh mục  Nguyễn văn Lý   bị Công An bịt Miệng đã  được dán ở  trước   tòa  đại sứ VC  tại  Vương Quốc Bỉ  Belgium .
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2007 , 00:40 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #9 - 30. Apr 2007 , 03:20
 
Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam


2007.04.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Dịp 30 tháng 4 là lúc các cơ quan truyền thông trong nuớc nhắc nhiều đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Vậy chính những người tham gia chiến đấu nói gì về quá trình tham chiến của họ và nhận định về cuộc sống hiện nay? Gia Minh hỏi chuyện ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam.

Gia Minh: Thưa ông, ông từng tham gia chiến đấu và đuợc khen ngợi là anh hùng, dũng cảm, xin ông chia xẻ là ông đã đấu tranh tại những đâu?

Ông Vũ Cao Quận: Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.

Gia Minh: Nay về thì ông đã hoàn thành những nhiệm vụ gì của người công dân?

Ông Vũ Cao Quận: Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.

Anh đang nói chuyện với một công dân, mà tôi nói vui ‘tôi là một người già ngối xệp bên vỉa hè lịch sử nhìn dòng đời trôi qua truớc mặt mình mà không làm đuợc gì; nghĩ gì thì viết dăm, câu vu vơ’ vậy thôi.

Gia Minh: Hẳn nhiên có những ngườio trẻ thắc mắc về quá khứ và đến hỏi ông thì ông nói gì?

Ông Vũ Cao Quận: Quả thật tôi đang xấu hổ về quá khứ dù truớc hết tôi phải làm người luơng thiện. Tôi xấu hổ vì tôi làm những việc mà giá tôi đuợc làm lại thì tôi không nên làm thế. Nói lại những cái đó không phải là chiến tích; tự tôi thấy vậy có thể nhiều người sẽ chửi bới và phê phán tôi.

Gia Minh: Nhưng ông phải nói gì với người trẻ để khi họ đến tuổi ông họ không phải nuối tiếc về quá khứ?

Ông Vũ Cao Quận: Tôi trả lời là bạn có thể vào mạng thông tin toàn cầu để tìm thông tin, kiến thức của bạn sẽ là bậc thầy của tôi. Sauk hi tìm ra thông tin về mọi vấn đề, và bạn sẽ tự quyết định đuợc. Cái đó người già không dạy cho người trẻ đuợc. Chính họ giảng giải cho tôi phải làm gì.

Gia Minh: Đối với con cháu trong gia đình thì ông phải có những chia xẻ chứ?

Ông Vũ Cao Quận: Có chứ, tôi tâm đắc nhất câu khi người thủ truởng cũ của tôi là tuớng Trần Độ mất; đến dự đám tang thì đại tá Trần Thắng con ông Trần Độ nói là truớc khi chết ông có trăn trối là các con phải làm người tử tế. Tôi cũng sẽ nói với con cháu thế thôi.

Gia Minh: Có những đánh giá là Việt Nam đang thay đổi và thậm chí là cất cánh nữa, ông thấy những đánh giá đó chính xác đến đâu?

Ông Vũ Cao Quận: Tôi suy nghĩ, ở bất cứ nuớc nào mà nghèo cả như những nuớc ở Châu Phi; nếu đuợc quay cảnh ở thủ đô thì không ai nghĩ là dân khổ đến thế. Ở đây cũng thế thôi; những người khách đi du lịch đến những nơi cao sang, có tiền thì họ phát biểu hay; nếu cho họ về vùng quê vùng xa thì họ sẽ phát biểu khác thôi.

Gia Minh: Nay thì du khách đuợc đi đến mọi nơi đó chứ?

Ông Vũ Cao Quận: Họ đi đến tham quan những nơi văn hóa dân tộc: cồng chiêng, bản làng xa xôi đón họ với cặp mắt tốt đẹp; nhưng có bao giờ đến những cảnh khác không. Việt Nam thì rộng rừng rậm nhiều ao truông sông ngòi mênh mông, cái nghèo đói còn rộng lắm thì họ đã đến chưa?

Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2007 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #10 - 30. Apr 2007 , 13:32
 
Ngày Quốc hận ở  Hoà  Lan  


...

...

Ngày  Quốc hận  30/4  tại Hoà Lan   với khách quí đến từ  Paris bà  Nguyễn thị Ngọc Hạnh  (mặc áo vest  màu đen )  áo trắng  là  Miên Thuỵ
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2007 , 13:38 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #11 - 01. May 2007 , 17:13
 

Chúng ta cùng nghe lại Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn đình Toàn qua giọng ca của ca sĩ Huyền Châu.



Sài Gòn niềm nhớ không tên
Back to top
« Last Edit: 01. May 2007 , 17:14 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Quốc Hận
Reply #12 - 01. May 2007 , 20:07
 
nguyen_toan wrote on 30. Apr 2007 , 13:32:
Ngày Quốc hận ở  Hoà  Lan  


...

...

Ngày  Quốc hận  30/4  tại Hoà Lan   với khách quí đến từ  Paris bà  Nguyễn thị Ngọc Hạnh  (mặc áo vest  màu đen )  áo trắng  là  Miên Thuỵ  


Cám ơn anh Toàn  Wink

Chị Miên Thuỵ ơi, chắc không phải tình cờ chị mặc áo trắng đâu phải không chị ?  Wink

Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Quốc Hận
Reply #13 - 01. May 2007 , 20:13
 
Quote:
Chúng ta cùng nghe lại Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn đình Toàn qua giọng ca của ca sĩ Huyền Châu.



Sài Gòn niềm nhớ không tên



Không nghe được chị Đậu Đỏ ơi  Wink Không biết có phải chị Huyền Châu  ở Montreal không ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #14 - 03. May 2007 , 16:42
 
Quote:
Không nghe được chị Đậu Đỏ ơi  Wink Không biết có phải chị Huyền Châu  ở Montreal không ?


Undecided
Ủa sao kỳ vậy, Đ Đ vẫn nghe được mà anh Bình  ???

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #15 - 03. May 2007 , 16:49
 

Chị Anh Thư vừa gởi đến 2 slide shows về Sài Gòn Niềm Nhớ. Xem xong nhớ đến ..ray rức. Xin mời anh chị em bấm vào hình dưới đây để cùng xem những hình ảnh Sài Gòn thời của chúng ta  Tongue Tongue

File lớn nên download sẽ chậm chút xíu.


...
Back to top
« Last Edit: 03. May 2007 , 16:51 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #16 - 03. May 2007 , 17:06
 

File này cũng lớn không thua. Phải kiên nhẫn một chút mới xem được nhé  Tongue


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #17 - 05. May 2007 , 13:55
 
Con Tử  sĩ  xin giữ gìn Nghĩa trang  Biên Hoà

Tin Việt báo online 

Tổ  chức Quốc gia  Nghĩa tử  Heritage (QGNTH)  gồm  con của  các tử  sĩ  QLVNCH   cho  biết  họ đang  vận động  xin bảo quản  và tu bổ  Nghĩa trang Quân đội  Biên Hoà ,theo lời  của  2 đại  diện  tổ  chức khi đến thăm toà  soạn báo Việt báo .
Ông Larry Nguyễn  53 tuổi Tổng thứ ký  và  Peter Nguyễn  52 tuổi Thủ  quỹ  là con của  Quốc  gia nghĩa tử  và  là học sinh của trường Quốc gia  Nghĩa tử  Sàigon  đã trình bày  công việc vận động  xin  bảo  quản và tu  bổ 16.000  ngôi  mộ ở  Nghĩa trang Quân đội  Biên Hoà  sau khi Thủ  tướng VC trao  cho  dân sự .
2 người nói  hoạt động  của hội  chỉ  muốn giải quyết  vấn đề  tâm linh  cho hàng chục ngàn  người có liên hệ  tới  các tử  sĩ  chôn cất  nơi nghĩa trang  , vì  ông bà  thường nói  là  sống có nhà  ,thác có   mồ  ,nên cần bảo  trì  các  ngôi mộ  Tử sĩ  vì  họ đã  hy  sinh  cho 1  lý tưởng  mà họ  đã chọn  .
Hiện giờ hội  đang  vận động và xin ý kiến của đồng bào và cần sự giúp  đỡ  .Tuy nhiên mục tiêu  dài lâu  của họ  xin được lập hội  để  Tu bổ  , quét dọn  làm sạch  các ngôi mộ thắp nhang  nhân dịp lễ Tết .
Họ đã  soạn thảo một lá  thư  gởi cho Chủ tịch Nước và Thủ tướng VC  về nguyện vọng  của hội .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #18 - 17. Apr 2008 , 20:25
 
...

30 Tháng 04 Cám Ơn Anh


...

Xin thắp nén hương lòng kính tưởng nhớ công ơn của tất cả chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Cộng Hoà
.

...


...

RỒI NGƯỜI LÍNH CÓ VỀ KHÔNG ?


hoahong.gif: Duyên Anh hoahong.gif:


10 giờ 40, mười phút sau lệnh đầu hàng cộng sản của Dương Văn Minh, Đặng Xuân Côn và tôi ra vỉa hè trước cửa nhìn Sài Gòn chờ đợi Cộng Sản vào. Tại sao chưa đánh đã đầu hàng? Tôi nghe rõ câu hỏi nghẹn ngào đó trong những ánh mắt ngơ ngác của người Sài Gòn quanh tôi. Trời hết âm u, nhưng vẫn chưa có nắng. Vẫn thiếu nắng vàng rực rỡ. Dân Xóm Lách kéo lên. Lề đường Công Lý, gần nhà tôi đông nghẹt. Dẫu lòng ngổn ngang bối rối, tôi còn chút hạnh phúc trên những khuôn mặt buồn bã của đám dân "vô sản" Xóm Lách. Không một nụ cười. Khó tìm ra niềm hân hoan. Ngay cả những người đã truy nã kỹ thân phận mình, sự nghiệp của mình ròng rã hai mươi năm Việt Nam Cộng Hòa, thấy chẳng dính líu gì tới "nợ máu" với cộng sản, cũng hồi hộp vì "biển máu." Chưa bao giờ tôi thấy, kể từ nhận Sài Gòn làm quê hương, một cảnh tượng Sài Gòn não nề đến thế. Tôi có cảm tưởng Sài Gòn đang sợ hãi cơ hồ tôi đang sợ hãi, cơ hồ mọi người đang sợ hãi. Xe cộ ngưng chạy. Những gia đình có "máu mặt" rút hết vào nhà. Cổng đóng kín mít. Cửa sổ gác cao he hé mở. Ai đã nhìn tôi qua ô cửa kính mắt lệ mờ?

Tôi sinh ra ở miền Bắc, thị xã nhỏ bé, êm đềm Thái Bình. ấu thơ của tôi, trải dọc theo hàng cây hồi thấp và vương vấn cùng khắp cầu Bo. Niên thiếu của tôi lãng đãng vùng trời Hà Nội. Tôi khôn lớn ở Sài Gòn. Sài Gòn cho tôi những bước xuống đời cay đắng để tôi làm cuộc đời tôi Sài Gòn cho tôi tình yêu, cho tôi thi ca, cho tôi tiểu thuyết. Công sinh không nặng bằng công dưỡng. Sài Gòn đã nuôi dưỡng tôi. Sài Gòn là mẹ tôi. Mẹ Sài Gòn săn sóc tôi hai mươi năm. Tôi đã làm gì cho Sài Gòn? Đã làm gì, vẫn chưa đủ, vẫn chỉ mới là cái hữu hạn trong cái vô hạn. Bây giờ, đứa con phóng đãng ôm ghì mẹ mình bằng đôi tay rời rã, nước mắt ròng ròng. Đứa con bất lực, đứa con hèn hạ, đứa con khiếp nhược, đứa con mải rong chơi nỡ để mẹ mình lạc vào tay thù. Mà chỉ biết khóc. Mà chỉ rên rỉ Mà chỉ luyến tiếc hàng me xanh, ghế đá công viên và những cuộc tình phù phiếm. Tôi hiểu những giọt nước mắt của tôi vô nghĩa, chẳng dám khóc, chẳng thiết khóc, mà mắt tôi cứ căng mọng và lệ cứ rơi. Tôi đã biết khóc vì Sài Gòn, vì một thành phố kỷ niệm.

Một toán quân xuất hiện. Quân ta. Tôi đếm: 19 người. Mười chín người lính, mười chín người chiến sĩ, đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun, máng súng trên vai, mũi chúc xuống, mặt cúi gầm, lầm lũi bước. Tối hôm qua, tôi đã thấy quân ta ngang qua đây. Quân ta và xe tăng. Hình ảnh người lính sửa xích tăng đã in vào tiềm thức tôi. Tối hôm qua, tôi đã thấy Tướng Vĩnh Lộc chủ chiến. 10 giờ 30 hôm nay, tôi nghe Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Và, sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, tôi lặng người ngắm toán quân chiến bại. Cảm giác đầu tiên của tôi là ngậm ngùi. Tôi nhớ một câu thơ của Corneille: "O cruel souvenir de ma gloire passée" mà Thế Lữ cảm hứng viết: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? Thời oanh liệt đâu? Những chiến tích rực rỡ dội vang sông núi của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những chiến tích làm bàng hoàng thế giới, làm vỡ mộng xâm lược của cộng sản, nay còn đâu? Tôi không bao giờ quên người Do Thái đã bầy tỏ công khai với nhân loại rằng, họ mơ thành người An Lộc. Tôi vốn không ưa các chế độ, các nhà lãnh đạo, một số tướng lãnh bất tài vô học, tham nhũng của miền Nam sau 1963, nhưng, luôn luôn, tôi yêu mến và cảm phục quân đội. Chế độ đã xóa bỏ chế độ, lãnh đạo đã hạ bệ lãnh đạo, quân đội tồn tại như quê hương. Bởi vì quân đội bảo vệ quê hương. Quân đội không phải là công cụ riêng của chế độ, của lãnh tụ. Một số tướng lãnh hèn mạt, vì quyền lợi cá nhân, vì địa vị khốn kiếp, đã bán mình cho chế độ, cho lãnh tụ để bán xương máu của quân đội và làm nhạt nhòa cái kiêu sa của người lính. Kẻ bán xương máu của lính nhiều nhất, kẻ dùng quân đội làm thang lưng leo lên danh vọng là Nguyễn Văn Thiệu.

Bây giờ, Thiệu đã bỏ đi. Cao Văn Viên đã bỏ đi. Vô số tướng lãnh đã đào ngũ chạy trốn. Dương văn Minh đã đầu hàng. Quân đội tiếp tục chiến đấu. Quân đội sẽ tiếp tục chiến đấu, nếu Dương Văn Minh không hám cái hư vị "tổng thống miền Nam trung lập" đến nỗi thỏa hiệp với cộng sản. Tham vọng bằn tiện của Dương văn Minh còn là tham vọng của vài ông tướng, vài ông nghi sĩ, vài ông dân biểu "nhất định" ở lại làm Tổng trưởng. Bùi Tường Huân là một thí dụ. Những người khác đã đi học tập cải tạo, đã vượt biên sang Âu Châu, Mỹ Châu thì xin miễn kể tên, sợ mất ép-phê chống Cộng của quý vị ấy.

Thế giới đã thiếu sự công bình tối thiểu để khắc nghiệt lên án sự tan hàng bệ rạc của quân đội ta. Họ không thèm quan tâm tới sự tôn trọng kỷ luật tối đa của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội không tuân lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh mà tuân lệnh đầu hàng của vị tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa kiêm tổng tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội nước nào cũng thế cả, trừ trường hợp người ta làm cách mạng, làm đảo chính lật đổ tổng thống. Tôi yêu quân đội của đất nước tôi. Tôi không xuẩn ngốc phán xét quân đội. Tôi có bổn phận ngưỡng mộ quân đội quốc gia. Và tôi đau đớn nhìn quân đội của tôi đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun, máng súng trên vai, mũi chúc xuống, mặt cúi gằm, lầm lùi bước. Ông Nguyễn văn Thiệu không chứng kiến thảm cảnh này. Các ông tướng đào ngũ không chứng kiến thảm cảnh này. Tôi nghĩ các ông ấy chẳng nên nói về quân đội, nhắc đến quân đội nữa.

Một bà mẹ hớt hơ hớt hái, từ dốc chợ Xóm Lách, chạy lên đuổi theo toán quân, (tôi quả quyết quân đội ta không thua trận. Quân đội ta mãi mãi chiến thắng, mãi mãi anh dũng. Chế độ Nguyễn Văn Thiệu thua trận, các ông tướng đào ngũ thua trận và chính sách Mỹ ở Việt Nam thua trận). Bà mẹ già ôm chặt lấy một người lính:

- Mày đi đâu nữa con? Sao không về nhà? Hết chiến tranh rồi, hòa bình rồi. Về thôi, con?

Người lính cố gỡ nhẹ tay mẹ mình ra:

- Con không thể về được.

Bà mẹ khóc. Bà mẹ khóc tức tưởi:

- Sao vậy? Có lệnh hàng rồi mà.

Người lính lắc đầu:

- Con không thể về được.

Toán quân đã băng qua ngã tư Công Lý - Yên Đổ. Bà mẹ vẫn níu chặt người con chiến sĩ lại:

- Mày đã đi đánh nhau bao lâu nay, có được hưởng gì đâu?

Người lính nghẹn ngào:

- Con không thể nào bỏ các bạn con.

Bà mẹ rên rỉ:

- Bỏ hết, bỏ hết đi con, về với má, không sao đâu.

Người lính gỡ mạnh tay mẹ mình ra:

- Má về đi, con phải theo các bạn con.

Người lính chạy nhanh để bắt kịp các chiến hữu. Bà mẹ đứng bên đường mắt đẫm lệ, nhìn theo con mình...

***

- Rồi người lính có về không?

Đó là câu hỏi của ký giả Patrick Sabatier của nhật báo La libération đã đến tận nhà tôi ở Ivry sur Seine phỏng vấn tôi để làm số báo đặc biệt cho ngày 30-4-1985. Tôi đã kể câu chuyện trên nhằm trả lời câu hỏi "Điều gì còn làm ông nhớ Sài Gòn nhất"?

- Tôi không biết, ông Patrick ạ! Sau 6 năm tù đầy trở về, tôi hỏi thăm người Xóm Lách, được rõ là bà mẹ còn sống, và người con vẫn biệt tăm...

- Anh ta đi đâu?

- Tôi nghĩ rằng anh ta đi làm cuộc chiến đấu mới, không cần viện trợ Mỹ, cố vấn Mỹ và lính Mỹ. Dân tộc tôi cần thiết cuộc chiến đấu mới mẻ này.

- Tại sao?

- Nó mới đích thực là cuộc chiến đấu của dân tộc tôi nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản, chủ nghĩa cộng sản để giành lại tự do, dân chủ, độc lập cho Việt Nam. Cuộc chiến đấu mới của dân tộc tôi loại bỏ hết tay sai của Mỹ, của ngoại bang. Như thể, chúng tôi gọi là một cuộc chiến đấu có chính nghĩa, tuy cô đơn, lãng mạn nhưng tổ tiên chúng tôi đã lãng mạn, cô đơn chiến đấu.

- Rất đẹp, rất cao quý.

- Ông ủng hộ cuộc chiến đấu mới của chúng tôi chứ?

- Vâng, tôi hết lòng.

Số báo đặc biệt của La libération, một tờ báo khuynh tả, xuất bản ngày 30-4-1985 viết về Việt Nam đã như gáo nước lạnh hắt vào mặt đảng Cộng Sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số báo này có đăng thêm một đoạn trong bài thơ Sài Gòn ra đường của tôi trên trang nhất.

***

19 người lính đi tới đâu, đi về đâu, tôi không biết. Hình ảnh bi thảm của họ khiến lòng tôi se lại nhưng cũng sưởi ấm tâm hồn tôi. ít ra, tôi còn được tự hào là người Sài Gòn, người miền Nam. 19 người lính quốc gia đã anh dũng chiến đấu cho tới phút giây nghe lệnh đầu hàng. Vẫn 19 người lính này, biểu tượng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bất khuất, tháo bỏ quần áo Mỹ, giầy nón Mỹ, tiếp tục chiến đấu sau lệnh đầu hàng. Tôi đã thèm sống hèn, càng thèm sống hèn hơn. Để nói lên được cái hào hùng của người lính, cái tâm sự não nề của người lính, những con người không được phép chiến thắng, những con người bị tước đoạt quyền chiến thắng cộng sản. Thế giới đã không có hân hạnh nhìn 19 chiến sĩ Việt Nam. Thế giới đã không có hân hạnh nghe người lính giã từ mẹ mình lên đường nhập cuộc chiến đấu mới. Thế giới, cái thế giới mù lòa, điếc, ngọng đã bảo chúng ta thua trận đã miệt thị quân đội chúng ta tan hàng bệ rạc. Tôi đợi, tôi đã đợi, tôi đang đợi những kẻ tự nhận mình sống hùng viết những trang tâm sự của người lính sau 30-4-1975.

Thú thật, tôi đã chai lỳ từ dạo cắm sừng nhọn vào đầu đề đương đầu với cuộc đời và người đời. Thế mà tôi còn khóc được hôm nay, khóc như kẻ mau nước mắt nhất. Giống hệt người mẹ anh lính, tôi cũng mắt đẫm lệ nhìn theo anh ta.

- Buồn quá hả, Long? Côn hỏi.

- Buồn hơn một chuyện tình buồn trong tiểu thuyết. Tôi nói.

- Nếu mày còn sống và có cơ hội viết nhỉ?

- Ở đâu?

- Mỹ.

- Ông mơ mộng hơn cả tôi rồi.

- Sống phút nào mơ mộng phút ấy.

11 giờ, đường Công Lý nườm nượp những người đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun cắm cúi rảo bước. Nhiều người chạy. Đó là lính, là sĩ quan của chúng ta. Họ đã liệng súng đạn. Họ về nhà mình, nhà thân nhân của mình. Khuôn mặt họ, sự sợ hãi pha trộn sự phẫn nộ. Dân chúng hai bên đường im lặng. Không một nụ cười rè bỉu. Không một ánh mắt khinh khi. Người ta đã thù ghét chế độ, thù ghét Nguyễn văn Thiệu và tập đoàn thống tri tôi mọi cùng đám tướng lãnh dốt nát, hống hách nhưng chẳng bao giờ người ta thù ghét quân đội* . Chỉ thiếu những tiếng hoan hô nồng nhiệt, những tràng pháo tay bất tận như những lần quân ta chiến thắng sau mỗi chiến dịch trở về thành phố. Tiếng nhạc quân hành, tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay, lúc này, là tiếng vỡ của trái tim, tiếng nứt của mạch máu, tiếng rơi của nước mắt. Lúc này, cả thành phố thấy mình chiến bại, cả thành phố chia xẻ nỗi đau chiến bại, bởi vì, những kẻ đầu trần, chân đất, quần xà lỏn, áo thun là anh, là chồng, là cháu, là em của người Sài Gòn. Của Sài Gòn. Có phải khi người ta đã quá sợ chết thì người ta hết biết mình sợ chết? Tôi bỗng quên nỗi sợ chết của tôi. Hoặc là tôi đã chết rồi, linh hồn tôi đậu trên chân đất của người lính tìm về nhà mình. Người lính ấy, hai mươi năm ròng rã đứng giữa biên giới sống chết, hai mươi năm chưa một lần cúi đầu, nửa tiếng đồng hồ trước vẫn ngẩng mặt và, lúc này... Tôi hết biết mình sợ chết. Hơn cả thế, tôi biết mình nên sống hèn, không nên sống hùng để cùng bị chết hèn lãng nhách.

- Côn!

- Hả?

- Ông nhớ sau hôm đảo chính 1945 chứ?

- Nhớ.

- Thực dân Pháp đã chạy dài, đã lột bỏ quần áo, giày vớ, đã chân đất, đội nón mê cắm cúi bước. Đã bị phát xít Nhật truy lùng.

- Chúng ta đứng bên kia cầu Bo nhìn các ông Tây kéo xe bò chở đất, các bà Đầm khóc sướt mướt và phát-xít Nhật cười hoan hỉ.

- A, chúng ta đã vỡ lẽ chiến bại và chiến thắng từ năm mười tuổi.

Chúng tôi trở vào nhà, đóng cổng kỹ lưỡng. Chuông điện thoại reo vang. Tôi nhấc máy.

- Alô, alô, tôi muốn nói chuyện với Duyên Anh.

- Chính tôi.

- Phạm Lê Phan đây...

Phạm Lê Phan, nhà văn, nhà thơ, tác giả nhiều truyện ngắn đăng rải rác trên các tạp chí Bách Khoa, Chi Đạo từ 1960 là bút hiệu của Thượng Sĩ Phạm văn Kiệm, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến. Anh ta đã viết thi phẩm Chiến Ca Mùa Hè mà Phạm Duy phổ nhạc. Chiến Ca Mùa Hè như những trang quân sử bằng thơ ghi lại mùa hè đỏ lửa.

- Mày chạy không thoát à?

- Ừ.

- Tao gọi bạn bè, chẳng còn thằng nào. May quá, còn mày.

- May cái con c...? Mày chưa về nhà ư?

- Về hả? Tao là thượng sĩ nhưng là chiến sĩ, hơn cả, tao là kẻ sĩ. Tao đại diện quân lực Việt Nam Cộng Hòa chuẩn bi tiếp xúc với Việt Cộng.

- Cục mày hết người... lớn rồi à?

- Còn mỗi mình tao. Tao là tân cục trưởng. Cục trưởng cút lâu rồi. Cục Phó Phan Trọng Thiện vừa về... nhà.

- Mày cũng nên về đi.

- Tại sao tao lại phải về? Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè. Tao thủ trái lựu đạn, ngồi tại văn phòng cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chai whisky trên bàn vơi quá nửa rồi. Ông tu chất cay. Bọn nó vào mà tử tế, ông giao Cục, dở trò hỗn láo, ông cho lựu đạn nổ... Tao sẽ gọi mày sau. Thôi nhé!

Người lính văn nghệ, Thượng Sĩ Phạm Lê Phan không muốn Cộng Sản vào Cục Tâm Lý Chiến như vào nhà hoang. Anh ta ngồi đợi kẻ thù tới tiếp thu. Không còn cấp bậc và huy chương nào tưởng thưởng anh ta cả. Anh ta có quyền về nhà, được phép về nhà mình mà không ai dám kết tội anh ta đào ngũ hèn nhát. Nhưng mà "lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè." Anh ta kiêu hãnh nói "tại sao tao phải trở về"? Sẽ chẳng một ai đủ liêm sỉ bắt chước Phạm Lê Phan tự vấn lòng mình "Tại sao tôi lại đào ngũ”. Tôi ngồi hút thuốc, chờ điện thoại của Cục trưởng Tâm Lý Chiến: Thượng sĩ Phạm văn Kiệm.

XÁC T-54 BÊN KIA CẦU THỊ NGHÈ

"Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè". Tôi biết rõ những người lính ấy. Họ là nhà báo vô danh, là kép cải lương thứ yếu, là ca sĩ tân nhạc hạng xoàng. Họ còn là thanh niên Chợ Lớn, thanh niên con nhà giàu sợ hãi chiến trường, được ẩn thân ở Cục Tâm Lý Chiến dưới sự "bảo trợ" của tướng bà Cao Văn Viên. Hai hạng người dưới, lương quân đội lĩnh xong phải cộng thêm tiền gia đình nộp cho người bảo trợ hàng tháng, chưa kể khoản tiền nặng ra mắt và được chấp thuận bảo trợ. Lính văn nghệ cơ hữu của Cục Tâm Lý Chiến chỉ có bổn phận canh gác giữ an ninh cho Cục ngày và đêm. Sự canh gác mang tính cách trình diễn, dù đã học 9 tuần quân sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Vòng đai an ninh của Cục bé nhỏ. Đã có lực lượng bảo vệ an ninh của Cục An Ninh Quân Đội, của Đài phát thanh Sài Gòn lo giùm hết. Vậy bên đây cầu Thị Nghè, kế sát Cục, là nơi lính văn nghệ canh gác ban đêm để bảo vệ đài phát thanh quân đội, tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, văn phòng của các quan văn nghệ... Nói ra hơi buồn, lính văn nghệ gác cầu, chỉ nhằm trình diễn tinh thần kiểng và tạo oai phong cho các quan Tâm Lý Chiến chơi xì-phé, mạt chược những đêm trực.


Truyện kể về những người lính văn nghệ gác cầu Thị Nghè sáng 30-4-1975 như sau:


Xe tăng cộng sản vào thành phố Sài Gòn để vô Dinh Độc Lập bằng hai ngả. Ngả thứ nhất: Từ ngã tư xa lộ Hàng Xanh, T-54 của cộng sản chia đôi. Không nhiều gì đâu. Có 10 chiếc thôi. 5 chiếc rẽ phải vô Hàng Xanh, qua đường Bạch Đằng, qua đường Chi Lăng, Võ Tánh Phú Nhuận, bọc lên đường Cách Mạng, Công Lý. 5 chiếc rẽ trái vô Thị Nghè, qua cầu, qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua đường Thống Nhất. Chiếc thứ nhất bị lính văn nghệ chặn đánh ở bên kia cầu. Với súng M- 16, lính văn nghệ đã nhắm T-54 mà khạc đạn. Lúc ấy, 10 giờ 45 phút, sau lệnh đầu hàng của Dương văn Minh 15 phút. Lính văn nghệ đã gây cảm hứng cho quần chúng. Sự phẫn nộ nổi lửa, nhiệt tình và lòng tự phụ của tuổi trẻ Thị Nghè bốc phừng phừng. Bất chấp cái chết, thanh niên Thi Nghè đã viết những trang sử đấu tranh mới bằng những chai xăng châm lửa ném tới tấp vào T-54 của kẻ thù. Lửa cháy trên nóc T-54. Lửa cháy dưới T-54. Lửa cháy xích T-54. Lửa cháy đàng trước T-54. Lửa cháy đàng sau T-54. Lửa Thị Nghè bất khuất. Lửa Thị Nghè của Sài Gòn. Ngọn lửa tiên phong của cuộc chiến đấu mới. Chiếc T-54 dẫn đầu đứng khựng. Nó bất động. Năm người bộ đội xe tăng, công cụ tội nghiệp của Cộng Sản, đã chết thảm dính chùm trong một sợi xích khốn kiếp. Đã chết mà không biết mình bị mê hoặc:

Năm ngón tay trên một bàn tay
Như năm người con cùng một mẹ
Năm ngón tay trên một bàn tay
Không xa rời nhau
Như năm người con cùng một mẹ
Năm người bộ đội trong xe tăng
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Như năm người con cùng một mẹ
Không xa rời nhau
Sống bên nhau và chết bên nhau*

Một chiếc T-54 bị bốc cháy. Là thừa thắp sáng cuộc chiến đấu mới. Là thừa mở mắt thế giới đui mù. Bốn chiếc sau phải dừng lại, ngơ ngác. Kẻ thù hoảng sợ. Nó hung hãn khạc đạn. Nó trấn áp. Nó vất vả qua cầu Thị Nghè. Hà Nội phải hiểu họ không có đại thắng. Bởi vì, theo Ngô Khởi, chiếm được đất mà không chiếm nổi lòng người thì không bao giờ chiến thắng cả. Xác chiếc T-54 nằm nhục nhã bên kia cầu Thị Nghè trọn ngày 30-4 và những ngày kế tiếp là biểu tượng bất hủ của lịch sử nòi giống và của quân sử Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi nhớ đã xem một phim, hình như tên phim là El Alamein do Frederick Stafford thủ vai đại úy quân đội Ý, diễn tả một trận đánh tuyệt vọng giữa đám quân đồn trú ở sa mạc Phi Châu với đạo quân xe tăng của Tướng Montgomery lừng danh Anh Quốc. Tăng của tướng Montgomery đã phơi xác lớp lớp. Và rồi, kẻ chiến thắng đã nghiêng mình kính cẩn chào tinh thần chiến đấu quả cảm tới phút chót của kẻ chiến bại. Người Cộng Sản, chắc chắn, thiếu sự hào sảng đó. Và, tôi còn thấy, thiếu cả những trang sách vinh tôn những người lính văn nghệ đã chết hay vẫn sống đã hạ chiếc T-54 của Cộng Sản bên kia cầu Thị Nghè buổi trưa ngày 30-4-1975 của những ông quan văn nghệ tự cho mình sống hùng trong ngục tù cộng sản rồi thoát ra ngoại quốc. Tôi cố tìm ở hồi ký dầy cộm của họ. Chẳng thấy gì ngoài sự kể khổ, lên án Cộng Sản man rợ và phô diễn cung cách sống bần tiện của mình.

Duyên Anh
1986


--------------------



Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2008 , 04:13 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #19 - 27. Apr 2008 , 12:49
 
Úc Châu Biểu tình  tưởng niệm ngày 30/4

Gần 1000  đồng  hương  thuộc các Tiểu bang  nước Úc đã kéo  nhau về Thủ đô Canberra  để  Biểu tình trước Toà Đại sứ VC ngày chủ nhật  27/4   để Tưởng niệm ngày 30/4


...

Bác  sĩ  Nguyễn mạnh Tiến chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang  Úc châu  đọc Diễn văn  

...

Trẻ  em và  Sinh viên Tham dự Biểu tình




...

Lễ  đặt  Vòng Hoa  trước Đài Tưởng  niệm Úc - Việt  


hình  của  Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2008 , 13:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #20 - 29. Apr 2008 , 06:10
 
Không, Không Có Giải Phóng, Thống Nhất...


BÙI TÍN . Việt Báo Thứ Ba,
4/29/2008, 12:02:00 AM

(Nhà báo tự do Bùi Tín, cũng là người trong quân đội Miền Bắc đặt chân vào Dinh Thống Nhất ngaỳ 30-4-1975, hiện cư ngụ ở Paris, đã trình bày về cảm nghĩ khi nhìn lại thực chất ở quê nhà 33 năm qua như sau.)

Nhà báo tự do Bùi Tín phát biểu nhân ngày 30-4-:

* không, không có giải phóng, thống nhất *cuộc ăn cắp khổng lồ.
* những ngộ nhận vô duyên * chung vui cùng Lịch sử và Thời đại.


Nhân ngày 30-4, trả lời phỏng vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở Pháp, 33 năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sàigòn, phát biểu như sau:

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Giống như xưa kia Giáo hội La mã cưỡng bức mọi người phải thừa nhận trái đất là một mặt phẳng, ai nói khác là phạm trọng tội, là nói sai chân lý. Có người đã chịu hỏa thiêu để khẳng định rằng :' 'không! trái đất không phẳng! nó hình cầu và nó quay!''. Nay ai cũng nhận ra Chân lý ấy. Có điên mới nói khác.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa...thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement'' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.

Kính chào các bạn.

Bùi Tín. Paris 28-4-2008.

BÙI TÍN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #21 - 29. Apr 2008 , 13:15
 
Ngày này 33  năm về trước

Hôm nay  là  ngày Thứ Tư  30  tháng  năm 2008 .33  năm trước Ngày  Mất  Nước  cũng là  ngày  Thứ Tư  30  /4 /1975

Xin cả  nhà  dành một phút  vào  lúc 10 giờ 30 sáng  để Tưởng  niệm  Ngày đau buồn  nhất của  Nước Việt Nam Cộng Hoà  rơi vào tay Cộng sản

Xin  Kính  cẩn  Cúi  Đầu  tưởng nhớ  các Tướng lãnh Anh Dũng  đã  Tuẫn tiết  không  chịu đầu hàng kẻ địch . Như Nguyễn khoa  Nam  , Lê nguyên Vỹ  , Trần văn Hai , Phạm văn Phú  ,Lê văn Hưng  cùng  nhiều Anh Hùng Vô Danh
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #22 - 29. Apr 2008 , 14:39
 
nguyen_toan wrote on 29. Apr 2008 , 13:15:
Ngày này 33  năm về trước

Hôm nay  là  ngày Thứ Tư  30  tháng  năm 2008 .33  năm trước Ngày  Mất  Nước  cũng là  ngày  Thứ Tư  30  /4 /1975

Xin cả  nhà  dành một phút  vào  lúc 10 giờ 30 sáng  để Tưởng  niệm  Ngày đau buồn  nhất của  Nước Việt Nam Cộng Hoà  rơi vào tay Cộng sản

Xin  Kính  cẩn  Cúi  Đầu  tưởng nhớ  các Tướng lãnh Anh Dũng  đã  Tuẫn tiết  không  chịu đầu hàng kẻ địch . Như Nguyễn khoa  Nam  , Lê nguyên Vỹ  , Trần văn Hai , Phạm văn Phú  ,Lê văn Hưng  cùng  nhiều Anh Hùng Vô Danh

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #23 - 30. Apr 2008 , 05:14
 
Đúng ngày nầy, 33 năm về trước:

...

Việt Nam, 33 năm sau biến cố 30-4-1975


Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-04-30

30 tháng Tư, ngày mà nhiều người Việt Nam gọi là “ngày dài nhất”. Dài nhất vì trong cái ngày ấy vào năm 1975, biết bao nhiêu sự kiện diễn ra, khiến hàng triệu người phải rời khỏi quê hương, trong đó, hàng trăm ngàn người thiệt mạng trên đường đi tìm tự do.

Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, những người sinh ra và lớn lên sau biến cố 30-4-1975, chiến tranh chỉ còn hiện diện trong các viện bảo tàng, đài tưởng niệm.

Từ đó, hằng năm, đối với những người ly hương tỵ nạn Cộng sản, 30-tháng-Tư là một ngày đau thương.

Trong khi ấy, ngược lại, ngày này ở trong nước, là ngày mà nhà cầm quyền ăn mừng thống nhất. 

Nhưng nếu ngày 30-tháng-Tư 1975, cờ Giải Phóng tràn ngập Sài Gòn thì ngày 29 tháng Tư năm nay, lá cờ đỏ với năm cánh sao vàng của Trung Quốc đã tràn ngập thành phố Hồ Chí Minh trong tiếng reo hò của hàng ngàn thanh niên từ Trung Quốc qua. 

Dịp 30 tháng Tư năm nay là dịp chính quyền Việt Nam tổ chức đón rước đuốc Olympic Bắc Kinh, trấn dẹp tất cả những nhóm biểu tình chống đối Trung Quốc.

Trong khi đó nhiều người Việt Nam do bất bình với chuyện Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, nhân dịp này cũng đã bằng cách này cách khác lên tiếng phản đối các chính sách của Bắc Kinh.

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #24 - 30. Apr 2008 , 09:57
 
Út nhặt được Hát Cho Tháng 4 nên mang về cho cả nhà cùng nghe:

http://www.gachnoionline.org/diendan/index.php?showtopic=4902&hl

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #25 - 30. Apr 2008 , 12:49
 
Bài hát này tuy không phải viết về 30/4/75 nhưng nghe thật thích hợp cho một ngày "Hòa Bình" của miền Nam, với cảnh nhà tan cửa nát...

Sao Mắt Mẹ Chưa Vui

-Trịnh Công Sơn& Khánh Ly-


...

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi

Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm

ÐK:
Ðêm nay hòa bình tôi muốn nghe
Lời nói âm u trên đường về của mẹ
Ðiệu hát hoang vu trên phố sáng của anh
Giọng cười em thơ âm thầm từ thềm vắng
Chị hát nghẹn ngào bên nôi ấm của con

Ðêm nay hòa bình tôi muốn đi
Tìm thấy em thơ trong nụ cười của chị
Tìm thấy me xưa trên môi nín của cha
Tìm gặp tên anh trong tình người vợ góa
Tìm thấy bạn bè trong nỗi nhớ của ta

Ðêm nay hòa bình sao anh lại chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình anh gọi thầm tên ai
Gọi tên ai trong căn nhà nhỏ
Anh đi trận về
Nghe lại chuyện kể ngỡ giấc mơ

Ðêm nay hòa bình sao mắt chị chưa vui
Chị hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình sao chị còn bâng khuâng
Chị ru con sao ru lạnh lùng
Ru cha bỏ mình
Ru đời chỉ còn mẹ với con.

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #26 - 30. Apr 2008 , 20:10
 


Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4

(Posted by Vietland News on 2008/5/1 0:41:13 (2012 )



Con yêu của ba,

Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã 33 năm trời.


Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.

Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.

Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".

Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải đứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.

Con yêu,

Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình.

Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".

Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.

Con ạ,

Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ. Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng, hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ lá cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.

Ba của con,

Nguyễn Ngọc Duy & Hân


“Ai người yêu nước lại đây

Hướng về Quê Mẹ, chung tay dựng cờ”

NND
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #27 - 02. May 2008 , 04:37
 
Nhân Ngày 30/4 Nghĩ Về Những Người CS Xưa Và Nay
   

Việt Báo Thứ Năm, 5/1/2008, 12:02:00 AM
Alfonso Hoàng Gia Bảo

Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ Vũ Đình Liên)

Chuyện 33 năm trước...

Cứ mỗi dịp 30/4 về tôi lại nhớ đến mấy "chú bộ đội" năm xưa trong một ngôi biệt thự tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, chuyện xảy ra không lâu sau ngày Sàigòn "bị giải phóng"!

Khi ấy, tôi đang học những năm cuối bậc trung học thì biến cố 30/4 xảy đến. Sau những ngày đầu dân chúng thành phố bị hoang mang bởi sự hỗn loạn khi quân đội miền Bắc tràn vào Sàigòn quá nhanh và bất ngờ khiến ai nấy chẳng kịp toan tính bất cứ điều gì. Đến khoảng đầu tháng 5/1975 khi mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường hơn, học sinh chúng tôi cũng đến trường lại lo tiếp việc học tập.

Hằng năm, vào khoảng thời gian này niên học xem như đã gần kết thúc, học sinh chúng tôi háo hức chuẩn bị được nghỉ "xả hơi" mấy tháng hè. Nhưng năm ấy, Ban Giám Hiệu trường Trung học Cứu Thế nơi tôi đang theo học, các cha nhà dòng (LM. Phạm Huy Lãm là hiệu trưởng và LM Thành Tâm lúc đó rất "phong độ" làm giám thị, các Ngài nay hiện vẫn ở tại nhà thờ ĐM-HCG Kỳ Đồng) cho biết những lớp lớn như chúng tôi chưa được nghỉ hè mà phải đi làm công tác xã hội tại địa phương. Sau này tôi mới biết việc này là do yêu cầu của bên chính quyền nhân dân cách mạng và tất cả các trường lân cận cũng đều thế cả.

Phải công nhận là ngày xưa học sinh chúng tôi, mặc dù đã học gần hết bậc trung học rồi mà đứa nào đứa nấy đều rất "ngố" chứ chẳng được lanh lợi như lũ trẻ con thời bây giờ, cái gì chúng cũng biết. Bởi vậy, khi nghe bác cán bộ vào trường thông báo "đi làm công tác xã hội", người lạ - việc cũng lạ, mà chẳng đứa nào dám hó hé hỏi xem đi làm việc gì, ở đâu, trong bao nhiêu ngày?

Thật ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó, "ngố" mới chỉ là một phần. Lý do quan trọng hơn có lẽ do vào tuổi ấy đã bắt đầu biết quan sát suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong xã hội. Sau một loạt biến cố từ vài tháng trước và những gì được chứng kiến trong những ngày lo âu và lộn xộn vừa qua, tôi lờ mờ hiểu ra rằng cái bác "cán bộ" ấy là người nắm "quyền sinh sát" trong tay, còn mình chỉ là con nhà bên phía bị thua trận. Vì thế mà cảm thấy hơi... ngán, bác biểu sao thì cứ như vậy mà làm, chứ nào dám thắc mắc?

Cái sợ ấy cũng còn do lúc trước, thỉnh thoảng hay được nghe lõm bõm trong những câu chuyện của người về những tên "vi-xi" tức Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết dân tập thể ở Huế tết Mậu Thân... đặc biệt bị ám ảnh bởi tấm áp-phích tuyên truyền của chế độ cũ, vẽ 3 tên VC đang đu đưa trên cây đu đủ làm thân cây oằn xuống nhưng vẫn không gãy nổi, vì họ quá ốm do thiếu ăn, mặt mày lại quá xấu xí v.v...
Bởi vậy, nay phải chạm trán với họ lại thấy đúng những bộ áo quần, cái nón cối cùng đôi dép râu ấy mà "thằng nhỏ" không thấy sợ mới là chuyện lạ!

Nhưng cũng may bởi chưa đến nỗi như những bậc cha chú mình, cũng vì "ngoan ngoãn" tưởng đi học tập chỉ có 3 ngày, chẳng ai buồn chuẩn bị gì mà ngờ đâu bị đưa đi "mút chỉ cà tha" đến mấy năm sau, ai còn sống mới được thả cho về. Công tác xã hội của đám học sinh chúng tôi chỉ là đi dọn dẹp đống hoang tàn đổ nát trong mấy tòa nhà trước đây là cơ quan nước ngoài, họ đã di tản và bị dân chúng tràn vào hôi của, đập phá vào mấy ngày cuối cùng tháng 4 năm ấy.

Những tòa nhà này thường là các tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường Kỳ Đồng, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v.v...gần trường chúng tôi học.

Nhóm tôi khoảng 5-6 đứa và nhờ có mấy "tiểu thơ" tham gia nên được bố trí đi gần hơn (hồi ấy phần lớn hoc sinh quen đi bộ) đó là một căn biệt thự khá kín đáo mà hằng ngày đi học ngang nhiều năm liền chẳng bao giờ thấy mở cửa, nằm phía đối diện với trường học gần với đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định).

Khi đến biệt thự này, tôi thấy trong sân đã có khoảng chục anh bộ đội có lẽ họ cũng mới đến canh gác vài ngày trước. Sau khi trình giấy giới thiệu, họ cho chúng tôi vào làm nhiệm vụ và cứ thế mỗi sáng chúng tôi đến đó để dọn dẹp, công việc kéo dài trong khoảng mươi ngày.

Điều có thể xem là khám phá gây bất ngờ nhất cho tôi chính là những "chú bộ đội" ấy. Gọi là "chú" do quen miệng chứ thật ra họ còn rất trẻ chỉ trạc tuổi 17-18 như chúng tôi và là người miền Bắc hoàn toàn trừ anh chỉ huy lớn tuổi hơn chút. Sau mỗi buổi lao động, các bạn ra về tôi vì nhà gần bên nên thường hay nán lại chuyện trò, nhờ vậy một sự thân thiện bắt đầu nảy nở, điều mà chính tôi cũng không thể ngờ khi mới đến.
Nói thế không có nghĩa là tôi đã vội yêu Việt cộng, mà chỉ là thiện cảm về sự chất phác, hiền lành của họ do đều ở lứa tuổi học sinh, vì hoàn cảnh mà bị người lớn huy động ra chiến trường. Bản chất lương thiện của họ tôi nhận ra trong khi tiếp xúc, qua vẻ thờ ơ của họ với tài sản đồ đạc còn nguyên vẹn trong căn nhà này và cả những gì tôi đọc được trong bút ký của một vài người trong họ khi đã thân thiện hơn lúc sắp xong việc.

Những dịp chuyện trò như vậy, tôi thường hỏi thăm họ về gia đình, việc học hành nhờ vậy tôi mới biết ngoài Bắc khi ấy bậc trung học chỉ có đến lớp 10 và mấy chú bộ đội này đang dở dang lớp 6-7 đã phải bỏ học, thật tội nghiệp! Cũng nhờ có chút văn hóa ấy trong hoàn cảnh phải sớm xa nhà, sống nơi xa lạ nên ai nấy đều có vẻ thích viết nhật ký, thư từ.

Có lần tôi được cho xem một quyển sổ nhật ký nhỏ loại kẻ hàng carô, bên trong viết bằng loại mực xanh nét lớn hơn cây Pilot của tôi vì do TQ chế tạo, nhìn cũng thô hơn. Dần dần tôi cũng được mấy chú bộ đội khác cho xem nhật ký của họ, cũng vẫn những nét chữ ốm nghiêng, loại mực giống nhau và nội dung là không gì khác chủ yếu là những tình cảm nỗi nhớ gia đình, bạn bè, trường lớp v.v...

Căn biệt thự này nhờ kín cổng cao tường nên dân đi hôi của không ai biết chủ nhà đã di tản nhờ vậy đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi lên lầu trên, chúng tôi mới biết trước đây là nơi nuôi dưỡng trẻ khoảng vài chục mồ côi sơ sinh của một cơ quan từ thiện Mỹ. Đồ đạc, vật dụng mọi thứ đều để dùng cho trẻ sơ sinh rất nhiều, đẹp và còn thơm "mùi Mỹ". Ngoài ra còn nhiều loại máy móc, thiết bị và nguyên một gian thực phẩm, sữa và đồ hộp. Những đưá bé ấy có lẽ đã ra được chuyển đi từ khoảng giữa tháng 3, thời điểm chiến dịch "Baby Lift" mà có một chuyến máy bay nghe nói đã bị rớt gần cầu Bình Lợi khi vừa cất cánh khỏi phi trường TSN.

Có một điều lạ, chỉ mỗi chúng tôi là được lên trên ấy dọn dẹp, còn bộ đội chỉ làm nhiệm vụ giữ ngoài sân mà không được vào bên trong và tất nhiên chúng tôi cũng không được đem ra ngoài bất cứ món gì từ căn biệt thự này nếu chẳng được họ cho phép.

Một hôm phát hiện ra kho thực phẩm vì bị chủ nhà ngắt điện lâu nhiều thức ăn đã hư hỏng, có cái bốc mùi chúng tôi báo cáo cho họ biết và nhân tiện việc dọn dẹp chúng ra đường, chúng tôi "hí hửng" đem vài lon Cocacola xuống mời họ uống, tưởng rằng sẽ được hưởng ứng, nào ngờ còn bị la rầy "coi chừng bọn Mỹ nó bỏ thuốc độc trong đó" khiến đứa nào đứa nấy được một phen ôm bụng cười vì sự "ngây thơ trong trắng" quá sức của họ, tôi nghĩ ngay cái này chắc là do cấp chỉ huy họ bảo vậy.

Những loại nước ngọt lon này đâu có lạ gì với dân Sàigòn thời bấy giờ, nhưng có giải thích "dụ dỗ" cỡ nào mấy chú cũng nhất định không chịu uống là không. Thế là chúng tôi đành phải xin phép "xơi xả láng" vài lon mà chẳng đứa nào lăn đùng ra chết cho họ thấy khi ấy mấy chú mới chịu tin.

Và chuyện hiện tại

Thấm thoát vậy mà cũng đã 33 năm trôi qua...
Mấy anh bộ đội ngày ấy bây giờ đang trôi dạt phương trời nào, có ai trong họ leo lên cấp tướng tá hay đã giải ngũ tôi cũng chẳng rõ? Nhưng có một điều chắc như đinh đóng cột là nếu có ai trong họ nhớ lại chuyện lon Cocacola hôm ấy, hẳn sẽ tự hỏi không hiểu sao ngày ấy mình quá "thơ dại" dễ tin vào cấp chỉ huy đến thế? may mà chưa bị bỏ mạng dọc đường trong lúc còn chiến tranh vì niềm tin vô lý kiểu ấy..

Cách nay mấy hôm, tôi gặp một em nhà ở Sàigòn đang làm nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bình Dương. Hỏi thăm về đời bộ đội mới thấy thật "hãi hùng". Chuyện sĩ quan cấp trên ăn chận ăn bớt tiền ăn hằng ngày em này cho biết "ở đâu cũng vậy". Tiền ăn mỗi người là 28 ngàn đồng / ngày, với khoản tiền ấy gia đình 4 người ở Sàigòn cũng tương đối ngon miệng. Vậy mà các em chỉ toàn cơm hẩm, rau muống tự trồng với chút thịt cá gọi là "trang điểm" mâm cơm. Chỉ khi nào có đoàn kiểm tra, quay phim chụp hình đến thì mới được một bữa ngon miệng.

Chưa hết, vì là thời bình nên thay vì cầm súng phải đi lao động theo những hợp đồng do sĩ quan cấp trên ký với những công trình xây dựng, tiền thầy bỏ túi mồ hôi đã có lính chịu.

Quốc gia nào cũng vậy, quân đội là nơi ít phải lo chuyện tiền nong nhất, nhưng VN không phải vậy. Tướng tá "kiếm chác" làm kinh tế còn dữ dằn và dễ dàng hơn doanh nhân ngoài đời nhiều vì chẳng phải cạnh tranh với ai. Tiền nong thì đã có ngân sách rót xuống hàng tháng, lao động thì đều đều hằng năm hết lớp cũ đã có lớp mới vào thay.

Một người quen của tôi ở Củ Chi mấy năm trước "được chọn" làm nhà cung cấp cấp gạo, thực phẩm cho quân trường Đồng Dù bảo phải lo lót đều đặn hằng tháng cho vị tướng chỉ huy trung tâm này mỗi tháng. Vậy tiền hối lộ ấy lấy đâu ra nếu chẳng phải là khẩu phần ăn của lính vì làm gì có chuyện dân kinh doanh mà chịu đi làm không công?

Nay mấy chục năm sau chiến tranh, những mặt trái của cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mà miền Bắc họ tự cho là chính nghĩa ấy đã và đang lộ diện dần. Chúng tệ hơn rất nhiều so với những gì họ rêu rao và nhồi sọ như những người lính năm xưa bị. Ngày càng có thêm nhiều người nhận ra tính chất phi lý, phi nhân bản của cuộc chiến khi so sánh với hoàn cảnh tương tự của nhiều nước thuộc địa thời bấy giờ.

Như vậy dễ dàng nhận ra Hồ Chí Minh chẳng là cái "đinh rỉ" gì nếu đem so với một Mahatma Gandhi cùng thời của Ấn Độ, xét cả về mặt tài năng lẫn đạo đức cần có tối thiểu của một lãnh đạo bình thường.

Lịch sử mặc dù đã qua đi có bị ai bóp méo cỡ nào, nhưng chỉ cần chịu khó suy gẫm đôi chút cũng không khó nhận ra một vài chân lý, từ đó có thể rút ra kết luận "những lãnh tụ chết trong vinh quang, chôn cất long trọng trong những lăng mộ sang trọng hầu hết chỉ là những con người rất tầm thường, thậm chí kém cỏi"

Kinh nghiệm này rút ra chính từ cái chết của Chúa Jésus trên thập giá với tội danh "Người này tự xưng mình là vua dân Do Thái" theo cách kết tội của người La-Mã gần 2.000 năm trước, có thể dùng nó làm bài học căn bản trong đánh giá và để nhận dạng chân dung phải như thế nào mới có thể xem là lãnh tụ vì nước vì dân đích thực.
Và thật trớ trêu khi thấy, ở Nga, TQ và VN vài chục triệu sinh linh đã phải đền mạng ngoài bãi chiến trường, mất tích trong ngục tù, trại cải tạo, giữa biển khơi v.v... thay cho những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng được tôn là vĩ đại một thời, chết trong vinh quang, mồ mả lộng lẫy!
Cần phải có cái nhìn bao quát như vậy, mới thấy cái giá phải trả cho sự hòa bình của người VN mình đã quá lớn, nó khác xa với việc chỉ mỗi một mình Mahatma Gandhi chịu thiệt mạng vì bị ám sát để giành lấy độc lập cho dân chúng Ấn Độ

Vậy giữa Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi - người đã chết thay cho hàng triệu dân Ấn vì đấu tranh chống người Anh bóc lột cũng như người Pháp với VN mình - ai xứng đáng được dân chúng tôn kính hơn ai? Vậy mà Mahatma Gandhi tuy được dân Ấn tôn là Thánh nhưng xác không ướp, nơi chôn cất chẳng phải là lăng mộ tốn kém như Hồ chí Minh.

Điều đáng nói hơn nữa là chính vì thiếu trình độ, mù quáng nghe theo lời dụ dỗ của thiên hạ mà Hồ Chí Minh chọn chủ thuyết cộng sản dùng nó để giải phóng dân tộc khỏi người Pháp, mà cho đến nay, vì sự vô phép tắc của chủ thuyết này khiến hơn 80 triệu người dân đang phải khắc phục hậu quả do chính việc đấu tranh dựa vào vũ lực để lại, đặc biệt là về mặt tinh thần đó là sự hận thù nội ngoại, sự tàn phá đạo đức xã hội, lệ thuộc vào TQ và còn bao điều bất công khác đang diễn ra khắp đất nước.
Không còn giống như những anh bộ đội tôi gặp năm xưa, dù bị nhồi sọ bởi nhiều sai lầm nhưng trong con người họ ít ra cũng còn biết sống có lý tưởng, nhờ vậy mà họ còn giữ được bản tính tử tế của một con người. Những kẻ cầm quyền hiện nay, mặc dù chủ thuyết cộng sản của họ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhưng họ vẫn khư khư nhân danh nó để tiếp tục cai trị dân. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai cũng có thể thấy với những lãnh đạo "tầm cỡ" như vậy thì tai họa giáng xuống đất nước là chuyện khó tránh khỏi, đơn giản chỉ vì họ thiếu lòng tự trọng.

Làm người mà thiếu lòng tự trọng thì đào đâu ra nhân cách? Vì vậy tuy mang tiếng là chính quyền nhưng suy cho cùng thì họ nào có hơn gì những kẻ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng những ngày Sàigòn lộn xộn năm xưa để đi hôi của? hơn chăng chỉ là 'hôi của có tổ chức' mà thôi.

Thời gian quả là loại thuốc đáng sợ vì nó đã làm thay đổi tất cả mọi thứ nhanh chóng, từ trong ruột ra đến ngoài vỏ.

Mỗi khi nhớ đến câu "trong lon Cocacola ấy có thuốc độc" của mấy anh bộ đội năm xưa, tôi lại mong họ, những người bạn cùng trang lứa ngày ấy, nay cũng đã hiểu ra chính những sản phẩm được bào chế từ những "Lab" hay "phòng thí nghiệm" mang nhãn hiệu "made by VC" mới là những thứ có độc dược, vì nguyên liệu làm nên chúng đều bằng sự giả dối.

Sàigòn, 30/4/2008
Alfonso Hoàng Gia Bảo

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Quốc Hận
Reply #28 - 03. May 2008 , 04:57
 
Biếm Họa:
Saigon Giải Phóng - Thành Hồ Giải Phóng

đăng vietnamexodus vào Tuesday, 29, April




...

Biếm họa của HatKa



Cry Cry Cry Cry Cry
ĐẤT NƯỚC TÔI
  Cry Cry Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #29 - 04. May 2008 , 06:36
 
Quốc Hận 30 Tháng Tư


VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 5/2/2008, 12:02:00 AM

Chữ "Ngày Quốc Hận Ba Mươi Tháng Tư" là chữ càng ngày càng thấy đúng sau 33 năm CS Hà Nội Hà nội cầm quyền cả nước. Ngày Quốc Hận thứ 33 năm nay người dân Việt lại thêm nỗi uất ức, tủi buồn trước cảnh Ba Tàu từ Chợ Lớn từ Trung Cộng qua với cờ quạt TC rợp trời Saigon , giương oai, diệu võ như "Con Trời" ngay giữa Saigon như chỗ không người Việt Nam vậy.

30-4-75 CS Hà nội xé bỏ Hiệp Định Paris cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà, lãnh thổ từ Sông Bến Hải vô Cà Mau. Người dân VN Cộng Hoà gồm người Miền Nam, Miền Trung (tới Bến Hải) và một triệu đồng bào người Miền Bắc di cư chỉ buồn mất tự do, dân chủ (tuy trong thời chiến công tâm mà nói còn nhiều hạn chế). Kế đó mới hận CS Hà nội. CS Hà nội giải quyết chiến tranh Nam Bắc không một chút tình đồng bào. Xử tử hàng ngàn người. Dối gạt đưa hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH đi tù cải tạo, biệt xứ, khổ sai, cưỡng bức lao động, không bản án, không ngày ra. Đối với dân, không một chút nghĩa dân tộc, cào bằng kinh tế Miền Nam qua biện pháp đổi tiền đánh tư sản đôi lần ba lượt, và cào bằng văn hoá Miền Nam, đốt sách, phân loại học trò, bải bỏ bằng cấp. Hàng ba triệu người chịu không nổi CS, phải bỏ nước ra đi tỵ nạn CS, tạo thành một cuộc di tản làm rúng động lương tâm nhân loại và công luận thế giới.

Lúc đó người dân Miền Bắc không có bao nhiêu người như Dương thu Hương lần đầu tiên đến Saigon thấy được sự thật, những văn minh tiến bộ của lối sống ở Miền Nam, đã tức phát khóc. Khóc mình bị CS tuyên truyền dối gạt. Những năm đầu CS Hà nội mới chiếm được Miền Nam, họ hạn chế không cho dân Miền Bắc đi vào Miền Nam vì sợ bể tuyên truyền hồi thời chiến. Rằng Miền Nam là đất thuộc địa của kiểu thực dân mới của người Mỹ: độc tài, tham nhũng, nghèo đói, mất gốc, đầy tệ nạn xã hội, tay sai cho Mỹ. Đồng bào Miền Bắc CS qua tuyên truyền ấy và qua biện pháp cai trị bàng bao tử và bó chân, sổ gạo và "tem phiếu", hộ khẩu, của CS Hà nội phải thắc lưng buộc bụng, liều sanh Bắc tử Nam, để chống Mỹ cứu nước, giành độc lập cho quốc gia dân tộc, thống nhứt giang sơn gấm vóc VN.

30-4-2008, 33 năm sau, "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thêm, càng hận CS Hà nội hơn. Người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại thấy rõ 33 năm  dài đất nước được thống nhứt mà lòng dân không gần lại được một ly đối với nhà cầm quyền. Người CSVN  độc tài đảng trị toàn diện theo kiểu vừa Staline vửa Mao Trạch Đông ngày càng xa rời quần chúng, bóc lột áp bức đồng bào hơn. Nhà cầm quyền CS càng ngày càng mang tai, mang tiếng với ngoại quốc hơn, biến VN thành ổ tham nhũng, nghèo nàn lạc hậu. Biến  chế độ thành đồ tể nhân quyền, lái buôn nô lệ, đem con bỏ chớ, bán phụ nữ trẻ em VN làm nô lệ tình dục, làm con nuôi, bán người Việt làm lao nô.

Nhiều tài liệu mật bạch hoá cho thấy CS Hà nội chẳng những tệ mà còn tê lậu hơn vây nữa. Họ là tập đoàn CS mãi quốc cầu vinh. Từ thời Bộ Trưởng Ngoại Giao CS Ung văn Kiêm, Thủ Tướng CS Phạm văn Đồng, CS Hà nội đã ký công hàm công nhận lãnh hải mở rộng cho Trung Cộng, thực tế là chấp nhận mất đảo. Đến thời Tổng bí Thư Đỗ Mười, Lê khả Phiêu cũng không khá gì hơn, cứ bán đất dâng biển nhưng bí mật, giấu đút quốc dân.

Quốc dân hận  bị CS lường gạt. Người dân Miền Nam Quốc Gia lẫn Miền Bắc CS đều thua Đảng Cộng sản. Người dân hai miền bị CS lạm dụng đem xương máu ra để CS ngồi không hưởng lợi trên xương máu đồng bào. Chỉ có đảng CS là kẻ thắng lợi, lấy đất nước nhân dân VN làm của riêng. Guồng máy công quyền đều do đảng viên CS độc quyền nắm từ lưỡi đến cán. CS Hà nội vận động nhân dân Miền Bắc đánh Miền Nam chẳng phải để chống Mỹ cứu nước, vì độc lập, vì thống nhứt gì cả - chỉ tuyên truyền thôi. Thực chất, thực sự là đánh để giành quyền thống trị cả nước cho Đảng CS mà thôi. Đánh để làm nhiệm vụ quốc tế, xuất cảng cách mạng CS cho Nga Tàu mà thôi.

Thời kinh tế thị trường, CS sẵn sàng trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại. CS Hà nội bòn vét tài nguyên quốc gia đem bán đố tháo cho ngoại quốc, cấu kết với tài phiệt ngoại bang bóc lột sức lao động của người dân Việt. CS Hà nội  củng cố và tăng gia quyền cai trị đồng bào như những "gia nô" không hơn không kém. Chế độ tư thực dân của CS Hà nội còn khắc nghiệt hơn Thực dân Pháp nữa.

Ngày 30-4-2008, năm thứ 33, đặc biệt CS Hà nội còn gây nỗi buồn, nỗi nhục thêm cho cái quốc hận của quốc gia VN, cho dân tộc Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại. Người dân Việt buồn tủi thấy hàng ngàn người Bà Tàu tràn ngập lãnh thổ của thủ đô chánh trị bây giờ là Hà Nội và thủ đô kinh tế hiện tại là Saigon. Tại Saigon, nhơn cuộc Rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh, CS để cho "mấy ông con Trời" giương oai diệu võ tại Saigon như  chỗ không người Việt vậy.  Không thấy một bóng cờ dù là CSVN, do người Việt Nam cầm.  Mà rợp trời cờ TC tại các khu sầm uất nhứt của Saigon: Chợ Bến Thành, Rạp Rex, Hạ Viện khi xưa, khu Nhà Thờ Đức Bà. Họ tụ tập, tuần hành, mặc đồng phục áo trắng chữ đỏ, phất  cờ Trung Cộng đỏ năm sao vàng. Họ xí xô, xí xào, hò hét rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh mà người dân Việt chống vì Bắc Kinh là hang ổ tội lỗi đã mới đây xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập làm quận huyện của TC - vết thương lòng Mẹ Việt còn rướm máu.

Công an, cảnh sát CS chỉ theo bảo vệ, chớ không dám đụng sợi lộng chân của "mấy ông con Trời" này. Trong khi đó, công an, cảnh sát của chề độ  CS Hà nội thẳng tay dẹp biểu tình  của người Việt, ở Chợ Đồng Xuân ( Hà nội) của thanh niên, sinh viên, các nhà dân chủ và thân nhân gia đình đánh cá bị TC bắn chết trên biển. Công an, cảnh sát của CS cũng dẹp cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, trí thức ở  Saigon, dẹp trong trứng nước.

Hoà Thượng Quảng Độ dù tuổi già sức yếu, bận nhiều Phật sự cũng cố gắng tham dự. Ngài lợi dụng ngày đi khám bịnh, len lỏi ra điểm hẹn, mà không thấy ai, chỉ thấy một số thanh niên Bà Tàu aó trắng chữ đỏ, trương cờ TC. CS đã bất động hoá những người Việt chủ trương và tham dự trước đó rồi. Đến đổi Ngài một chân tu suốt đời cũng thấy buồn. Nhưng lời xuất phát tận đáy tâm cang của một người suốt đời vì đạo pháp và dân tộc, ngày tù CS của Ngài nhiều hơn ngày Ngài ở ngoài trong thời CS Hà nội; những lời đầy thấm thiá của Ngài nghe được trên đài RFA, người Việt phải cắn răng. Cắn răng kềm nước mắt buồn tủi cho vận mạng nước nhà VN, và căn răng để khỏi  tuông ra lời uất hận CS Hà nội đã quá khiếp nhược và coi thường danh dự và quyền lợi dân tộc VN.

Quê cha đất tổ VN này tiên nhân gầy dựng. Người đi sau có bổn phận giữ gìn. CS Hà nội không chống TC xâm chiếm, thì cũng phải đủ liêm sĩ để người dân chống dân chống TC. Tại sao CS đang tâm dẹp các cuộc biểu tình  chốngTC của người dân Việt.

Nỗi buồn, nỗi hận CS Hà nội biết thuở nào nguôi!

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #30 - 09. Mar 2009 , 17:20
 

THÁNG TƯ LẠI VỀ
     




1 - KHÓC BẠN THÁNG BA CHẾT BAN MÊ THUỘT

Tháng ba bạn ở Ban Mê Thuột
gởi cánh thiệp hồng báo tin vui
hứa sẽ về quê làm đám cưới
với người yêu cũ, thủa đôi mươi

bạn viết rằng em giờ vẫn đẹp
như thời áo trắng mới quen nhau
môi son mắt biếc càng thêm nét
làm khách si tình lắm khổ đau

tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột
nên bạn chẳng về trọn cuộc vui
vì đã banh thay nơi chiến tuyến
mộng thắm tàn theo xác thân rời
tháng năm nước mất về quê cũ
mới biết hung tin của bạn hiền
tang lễ đoạn trường thay tiệc cưới
đời đau như thế sao không điên?
ba bon năm qua nơi đất khách
hoài mơ có được một ngày nào
tìm được nấm mộ hoang của bạn
những chàng lính trận hận, hờn, đau

2 - LẠI LÀM THƠ NHỚ BẠN

Trời lạnh tháng ba ra ngóng biển
trút ly rượu đắng xuống giòng sông
rượu tan vào sóng không từ biệt
nhưng vị nồng phơi khắp đất trời


nhờ nước chỡ lòng xuôi tám hướng
xin mời bằng hữu cõi miên man
những chàng khố rách đời Phan Thiết
có thủa chia nhau điếu thuốc tàn


những bạn một thời chinh chiến cũ
nhớ hoài nơi chốn bước quân qua
núi đồi, bờ rạ, sông cùng suối
vọng gát đêm trăng khóc nhớ nhà


những bạn chung tù đêm tịch mịch
chia nghe tiếng quát bóng đèn chai
sớt lon cháo cám heo từ bếp
thèm chut1 hơi men giữa bến đời


những bạn đầu trần kinh tế mới
ruộng về trợt té xuống cầu ao
đỉa chê hết máu không thèm tới
vàng vọt thân trai mảnh chiến bào


Phan Thiết nay xưa tình cũng cạn
bạn nằm rừng núi khó thăm nhau
bạn gần xe ngựa chia giai cấp
bạn chết mồ xiêu biết chốn nào?


chơi vơi niềm nhớ vàng trên giấy
mưa lại bay bay nhuộm lối sầu
thơ viết tình phơi trên nét chữ
khác đầy kè đá gởi về đâu


cố nhân giờ chỉ là đêm mộng
vũ trụ nhân gian một lối về
ngồi tiếc thủa còn manh áo bạc
tình quê, tình bạn cõi đam mê


ra biển ngữa tay mời bạn tới
thênh thênh mắt sóng chỉ hồn mình
cứ buồn chẳng biết vì sao nữa
thiên hạ còn đây chốn nhục vinh


thơ viết ngẩn ngơ càng tủi hận
đất trời lặng ngắt bạn bè ơi
vầng trăng ai nở chia hai mảnh
nửa gói tình quê, nửa lịm đời


ta nay tận tuyệt sầu quan tái
thép bút ngồi khơi chuyện bể dâu
thoáng bóng bạn bè trong cốc rượu
vội mời nhưng có thấy ai đấu


làm sao quên được mùa tang tóc
bạn ở Kontum chết rục thây
bạn vượt sông Ba chìm đáy nước
bạn Phan Thiết cũng thịt xương bày


thương quá ngày nào tình chiến hữu
chiều quê quán gió tạm dừng quân
lang thang đời lính giường là đất
nhà vẫn trên yên gió ngựa dồn


tháng tư còn gọi nhau hò hẹn
sẽ cụng ly mừng bạn thăng quan
tiền lính dăm thằng chung cũng đủ
để mua thịt rượu phá cơn bưồn


nhưng bạn không về như đã hứa
tan hàng gục chết giữa đao binh
ta còn, nay sống hèn hơn cỏ
trơ mắt hắt hiu nuốt bất bình


thơ viết thương hoài mây viễn khách
quê xưa mù mịt gió ngan khoi
đôi bờ nước mãi vô tình cuốn
khiến kẻ hoài mơ luống rã rời


gởi chút tơ lòng trong chén rượu
xin mời hồn bạn chốn quê xa
về đây thơ nhạc như ngày cũ
để kẻ cô đơn bớt nhớ nhà


hận viết ngàn trang không thấy đủ
tình theo sương khói nhạt nhòa rơi
bạn chờ ba chục năm mòn mõi
vẫn biệt mù khơi cuối nẻo đời

3 - XIN MỜI HỒN BẠN CHỐN QUÊ XA

thơ viết muôn trùng thương với nhớ
càng thêm chất ngất hận miên man
chiều chiều ngóng biển mơ ngàn lối
chớm lạnh tình quê khóc ngỡ ngàng


đời lính rũi may ai biết được
nên mừng cho bạn vẹn tơ vương
để đừng khổ lụy như ngày trước
cũng bớt cô đơn giữa dặm trường


tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi


tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười tám ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ


tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây


tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấ, vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa


tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau ba mươi năm hận miên trường


tháng tư sắp tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi


tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương


ba chục năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu


tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương


4 - GIỜ ĐÂY SÔNG NÚI VẪN ĐAU THƯƠNG

tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim

tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi


tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười tám ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ


tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây


tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấ, vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa


tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau ba mươi năm hận miên trường


tháng tư sắp tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi


tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương


ba chục năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu


tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương

5 - LẠI ĐÂY MÌNH CẠN LY TƯƠNG NGỘ

bọn mình hiu hắt trên nền lửa
tuổi trẻ làm mât dạt khắp trời
làm cỏ chết khô trong nắng hạ
làm cây già rũ kiếp ra khơi


bọn mình đã mất thời hoa bướm
giữa máu xương cai ngất đoạn trường
thù hận làm quê hương mở rộng
những hàng mộ chí khóc trăng sương


bọn mình nay chẳng còn bao đứa
thờ thẩn dẫn nhau trở lại trường
cũng lớp học xưa ta đã gặp
cũng sân cỏ úa bước chân thương


hãy ngủ yên đi bạn bè cũ
dưới dăm mảnh đá núi làm mồ
đường trai hùng Việt là thế đó
không chết tuổi xanh cũng xác xơ


hãy cứ làm chim buồn đứng hót
bên giòng thác vọng khúc bi ca
mưa rừng đâm lũng trôi hài cốt
thảm quá trời ơi phận lính mà


hãy ngạo nghễ như người tráng sĩ
chân mang xiềng xích vẫn cuồng ngông
vẫn cười với giặc thù muôn mặt
làm rạng uy danh giống Lạc Hồng


bọn mình ngàn đứa thời Phan Thiết
trăm đứa banh thay tự kiếp nào
còn lại mấy thằng đầu đã bạc
đứng nhìn rồi lặng lẽ xa nhau


xưa buổi loạn ly tình đứt đoạn
nay đời dâu bể vẫn chia ngăn
lại đây mình cạn ly tương ngộ
rồi gục bên hiên rũ nợ nần.

6 - SÔNG NÚI Ở ĐÂU MÀ ĐÒI TRẢ

viết nhớ càng thương người lính trận
hồn ma cô tịch sống không nhà
ngàn phương đất lạ, đâu là nước?
cứ đứng gọi thầm bờ bến xa


hai mươi bỏ học ta làm lính
quanh quẩn sơn khê, lạc bước đời
chim hót thảm buồn, tình cũng cạn
mưa rừng mấy độ, ứa trăng soi


cứ đốt thời gian bằng đạn pháo
hay men rượu bốc lệ cay xè
những đêm đụng trận trời long đất
gỏ súng làm thơ, lặng lẽ nghe


hận nhục theo ta làm đứt ruột
khiến sầu khổ độ khóc như mưa
nhớ ngày rã ngủ sơn hà nát
nức nở trời ơi, bị phản lừa


sông núi ở đâu đòi trả lại?
bọn ngươi đã dâng bán lâu rồi
phố phường biểu ngữ, gào nhau giết
đối lập hăng say đếm xác người


ai biết khăn xô quanh huyệt lạnh
cội già khóc hận lá xanh rơi
trẻ thơ mới gọi cha thì đã
bỏ học kiếm ăn khắp xó đời


ai biết núi sông giờ nát rách
giặc Hồ đem xẻ thịt phơi thây
bán từng thước đất vùng biên giới
hải đảo, biển khơi, thét hận cay


xin hãy quỳ đây mà sám hối
một thời lầm lạc hại quê hương
nay đâu lãnh tụ, đâu khoa bảng
chỉ có lính dân chịu đoạn trường

ba mươi bốn năm đời lưu xứ
đập vỡ gương soi vẫn hắt hiu
tầm tả vực hồn mưa cổ độ
tay ôm ảo ảnh bóng mây chiều


đã biết ngày về đâu có hẹn
nhưng sao thương quá cảnh quê nhà
hè này Phan Thiết phượng còn thắm
trong hóc vông già, ve vẫn ca?


biển lưới cá đầy như buổi trước
tiếng hò giả gạo có còn không?
nhớ ôi là nhớ ngôi trường nhỏ
lưu bút ngày xanh, tuổi chớm hồng


còn nữa mộ phần đồng đội cũ
tháng tư chết thảm giữa binh đao
chắc nay cũng đã tan thành bụi
trước nổi tang dâu huyết lệ trào


mẹ đợi con về mòn mõi gục
vợ chờ cũng hóa đá thiên thu
bao lần hẹn hứa rồi quên hẹn
mấy chục năm qua vẫn tháng tư

7 - THÁNG TƯ LẠI VỀ

Mỗi năm cứ đến ngày thương hận
ta lại bâng khuâng chuyện trở về
ngoài biển vật vờ đôi cánh nhạn
trong tim lầm lũi bước đam mê
Sông núi ở đâu mà đòi trả
bọn người đã phá nát lâu rồi
nay còn một mảnh dư đồ rách
xương máu ngập trời biển lệ trôi
Bọn mình ngàn đứa chung trường lớp
Trăm đứa ra đi chẳng trở về
trăm đứa sống buồn trê đất mẹ
trăm thằng lưu lạc bước lê thê
tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim

HÃY BIẾN ĐAU THƯƠNG THÀNH QUỐC HẬN

Hãy biến đau thương thành Quốc Hận
đồng bào ơi chờ đợi lâu rồi
ba mươi bốn năm đời nô lệ
non nước điêu tàn, nát tả tơi
hãy đứng lên đi, nòi giống Việt
đừng làm tủi nhục cháu con Rồng
người đâu có phải là trâu ngựa
cúi mặt, gục đầu trước bất công
hãy bẻ cùm gong đang xiết họng
đập tan hù fọa lũ cường quyền
tự do đâu phải xin mà có
đừng vội nằm chở hỏi thế nhân
Hãy góp bàn tay xây đại nghĩa
thời trời vận nước, vẹn lòng dân
giặt Hồ triệu đứa đang đâm giết
dành miếng đỉnh chung giữa cỏi trần
hãy cứu sơn hà đang hấp hối
biên cương, biển đảo bán cho Tàu
thảm thương gái Việt đang tơi tả
đem bán muôn phương, tủi má đào
Hãy vút chia nhau vào đáy huyệt
hãy dành tất cả cho quê hương
hãy vì dân tộc đang rên xiết
sống kiếp cỏ cây giữa đoạn trường
hãy góp hồn tim thánh ánh lửa
hãy đem chữ nghĩa vót thành gươm
lửa thiêng sẽ đốt giặt thành bụi
gươm diệt tham quan, dẹp bạo tàn
hãy nhín chút tình quê viễn xứ
khóc người lính trận chết năm nao
bên đường nấm mộ hang vô chủ
ai khóc cho ai bớt khổ đau
Hãy xót phận trai đời bất hạnh
lết lê tàn phế kiếp bơ vơ
đại bàng nay đã thành chim sẻ
luôn cả trời cao cũng hững hờ
Hãy biến đau thương thành Quốc Hận
Triệu người xin hãy xiết tay nhau
thù nhà nợ nước nay là lúc
trả nợ non sông hởi đồng bào


Xóm Cồn
Quốc hận 2009
MG




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #31 - 13. Mar 2009 , 18:12
 
TƯỚNG BÙI  THẾ LÂN  được thưởng  Huy Chương Hoa Kỳ

Tướng Bùi thế Lân cựu Tư lệnh  Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến  Việt Nam Cộng Hoà  đã được Tổng thống Mỹ trao  tặng Huy chương Legion Of Merit Degree ( Degree  of Commander
quyết định này do Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates ký .Như vậy tướng  Bùi thế Lân đã trở thành  1 trong  20  người trên thế giới được chính phủ Mỹ cấp Huy chương này.
bản văn do ông  Robert Gates  ký ghi nhận  tướng Bùi thế Lân  đã thể hiện năng lực lãnh đạo trong  khi thi hành xuất sắc nhiệm vụ từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến  16 tháng 9 năm 1972,đó là  những thời khắc quyết định của cuộc chiến khi nhiều Sư đoàn chính quy Bắc Việt tràn qua  khu phi quân sự  và chính Tướng Lân đã giữ vai trò chủ  yếu trong  những chiến thắng vẻ vang  của Sư đoàn Thuỷ Quân lục  Chiến.Trong đó  là việc tái chiếm  thị xã  Quảng trị. thumbup thumbup


Nhờ  vào năng lực chỉ huy  tuyệt vời , nhờ vào trình độ chiến thuật và lòng quả cảm  vượt bực khi đối phó  với sự kháng cự  của một đối thủ hung ác. Chuẩn tướng Lân đã kích thích  tinh thần  lực lượng Thuỷ Quân lục chiến trong nỗ lực anh hùng của họ để chế ngự   một kẻ  thù ngoan cố .Thành tích mẫu mực của ông đã tạo uy tín cho cá nhân  ông  cũng như tòan thể Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

thumbup thumbup thumbup thumbup
Back to top
« Last Edit: 13. Mar 2009 , 18:14 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #32 - 22. Mar 2009 , 07:19
 
34 Năm Nhìn Lại Tháng Tư Đen 1975:
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG

  ...    Tưởng Niệm Chiến Sĩ QLVNCH-Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG
"em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong" Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN. Tác Giả: Lưu Trùng Duơng.
Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

...


Chồng tôi là một sĩ quan trưởng toán Delta của đơn vị, tôi yêu anh ngoài cái vóc dáng phong sương, thêm vào hình ảnh hiên ngang, oai hùng của nét trai thời đại. Có địa danh nào thiếu dấu chân anh? Từ vùng đất Lào vi vu gió tanh mưa máu, Pleimer gió núi mưa rừng, Đồng Xoài, Bình Giả... máu đổ thịt rơi. Tận đỉnh gió rét mưa phùn của đất Bắc hiểm nghèo chập chùn bất trắc, hiểm họa rình rập theo những bước chân xâm nhập, nổi chết toa rập cùng sương lam chướng khí trực chờ !!!

Nha Trang, quê hương có rặng thuỳ dương và bờ cát trắng, đơn vị chồng tôi được đồn trú tại đó vào năm 1964. Căn cứ trưởng là ông đại úy Nguyễn văn Khách, vị sĩ quan này đã thành lập 5 toán nhảy, mổi toán không hơn 6 người do một sĩ quan Việt và hai cố vấn Mỹ đảm trách. Tên các toán trưởng đầu tiên là anh Phan văn Ninh, Lê kỳ Lân, Nguyễn bính Quan, Nguyễn văn Tùng và chồng tôi là Hồ đăng Nhựt. Đại úy Nguyễn văn Khách đã chỉ huy trại này được một thời gian, ông lại được lệnh thuyên chuyễn đi nơi khác. Sau đó thiếu tá Thơm và đại úy Xuân, anh em thường gọi là "Xuân Thẹo" dù trên khuôn mặt của đại úy Xuân không có vết xẹo nào! có lẽ một cái tên đặc biệt anh em đã tặng cho. Đại uý Xuân từ bên sư đoàn Dù về, hai ông này là xử lý của trại Đằng Vân. Cho đến bây giờ, dù trải qua bao dâu bể vẫn không thể xoáy mòn tâm trí tôi, tôi vẫn còn nhớ cảnh một trận lụt lớn ngập cả thành phố, và cả trại Hoàng Diệu căn cứ của Mỹ cũng như trại Đằng Vân của LLĐB.

EM HỎI ANH BAO GIỜ TRỞ LẠI

Đến năm 1965, ở Vũng Tàu có một trận chiến rất lớn đó là trận Bình Giả. Lúc này các toán trưởng chuẩn bị theo các trực thăng để thi hành công tác xâm nhập, ngăn chận những nơi Cộng quân di chuyển, tôi chỉ biết có thế thôi. Làm sao tôi có thể vui được, có thể an lòng được trong tâm trạng nổi lòng chinh phụ dõi bóng chinh phu! Cứ mổi lần chàng chuẩn bị đi vào "miền gió cát", nhảy vào giữa lòng đất địch là mổi lần tôi xót xa thầm hỏi: bao giờ chàng trở lại? Ai có từng là vợ của chiến binh mới thông cảm nổi lo âu, niềm đau đợi chờụ, sự cô đơn từng phút của người vợ lính trong thời chiến chinh. Ôi, Đồng Xoài, Bình Giả... đất bằng sẽ phong ba, khói lửa ngút ngàn và chồng tôi sẽ đi vào chốn ấy. Tôi thắt thỏm, tôi héo hon theo từng bước anh đi, tôi đợi anh về mà lòng tơi bời vụn nát....sợ anh về trên đôi nạn gổ, tôi nghẹn ngào nghỉ đến ngày anh trở về "bên hòm gổ cài hoa..." chỉ nghỉ thế thôi mà nước mắt tôi lặng lẽ lăn dài. Tôi rời Nha Trang, tạm biệt chàng, tạm biệt những ngọn thùy dương rì rào những đêm tựa đầu nhau nghe sóng biển ngoài khơi, mang theo kỷ niệm những năm tháng bên chồng trở về gia đình tôi tại Sàigòn.

Sài gòn không có biển, không có thùy dương cát trắng, tôi cảm thấy bồi hồi nôn nao nhớ, bâng khuâng và nuối tiếc những ngày nồng nàn phấn hương đã vội qua.... "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi", Sài gòn vẫn nhộn nhịp bao tà áo, từ quán cà phê Continental giọng hát trầm ấm, truyền cảm của Sĩ Phú vọng ra "nắng Sài gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Trời ơi, tôi còn tâm trí nào để chìm đắm trong những giòng âm thanh đó, tôi vội bước nhanh để xa rời tiếng hát như muốn rượt đuổi theo. Một sự tương phản đầy ray rứt như riễu cợt, cách vài mươi cây số đường chim, bay súng nổ đạn bay, thây người ngả qụy. Khuôn mặt diễm lệ Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông mà đối với tôi, nó như những loại trang sức diêm dúa trên thân xác loang lổ đạn bom, trên hình hài còm cỏi của Mẹ Việt Nam! Tôi làm gì có áo lụa Hà Đông để mặc, nổi ước mơ đó đối với tôi là vô nghiã, tôi chỉ cần có chàng, tha thiết bên chàng mà thôi. Nhất định anh phải trở về và về nguyên vẹn hình hài nha anh, nha Hồ đăng Nhựt dấu yêu của em!

Chồng tôi từ hậu cứ Nha Trang về Vũng Tàu để chuẩn bị hành quân, buổi chiều, nhận được tin của người anh gọi tôi ra để gặp chàng. Năm đó tôi mang thai đứa con đầu lòng được ba tháng, đến cổng trại vào lúc 6 giờ chiều tôi đã gặp thiếu tá Thơm, đại úy Mai việt Triết và đại úy Xuân đang đứng trước trại. Tôi hỏi xin cho gặp chàng, các ông ấy nói: thiếm đã đến trể mất rồi, Nhựt mới vừa từ giả chúng tôi bước ra bãi phi cơ trực thăng. Từ trong vô thức não nùng chợt ùa về loáng thoáng bên tai những vần thơ Cung Oán Chinh Phụ : "bóng chàng đỏ tợ ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in". Cũng một buổi chiều chiến chinh năm xưa, người chinh phụ tiễn đưa chinh phu lên đường ra trận mạc, con tuấn mã trắng phau như màu tuyết hí vang lừng, cất vó uy nghi nổi bậc bên giáp trận rực đỏ như màu ráng cuối trời quan tái. Tôi, hôm nay đơn lẽ, nước mắt đoanh tròng đứng nhìn theo từng chiếc trực thăng từ từ cất cánh, tiếng động cơ ầm đùng, gió bụi xoáy cả một vùng, tâm tư tôi rối bời như cỏ úa, loạn cuồng theo từng vòng quay cánh quạt, lòng quặn thắt từng cơn nhìn đàn chim sắt khuất dần về hướng đông bắc Bình Giả trong màu tím thẳm của sương khói hoàng hôn mờ nhân ảnh...!!! Bình Giả, một địa danh đang sôi sục lửa chiến tranh......thần chết đang đợi chờ, chốc nữa đây chàng sẽ hiện diện nơi đó!!! Trận đánh này có nhiều đơn vị bộ binh kể cả tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh đã quyết liệt diễn ra, tiếng bom đạn vọng về..... Cộng quân tổn thất nặng nề, nhiều chiến sĩ quốc gia cũng đã hy sinh. Những toán hoạt động của chồng tôi đã bị lộ, nên anh đã băng rừng vượt suối mấy ngày đêm liên tục mới ra được núi Thị Vãi tại Bà Rịa. Chàng đã nguyên vẹn trở về, cám ơn thượng đế che chở cho chàng, chúng tôi bên nhau những ngày phép ngắn ngủi tại Sài gòn.

Đến năm 1966 các anh toán trưởng cũng lần lượt mổi người một nơi, riêng chồng tôi vẫn ở lại đơn vị cũ. Lúc bấy giờ Chỉ Huy Trưởng trại Đằng Vân là Phan duy Tất, ông này về không bao lâu lại thành lập thêm mấy toán nữa. Tôi nhớ những toán trưởng rất trẻ là: Ngô văn Thơm, Tô Mười, Nguyễn ngọc Thiệp, Trần anh Tuấn, Nguyễn văn Biên,v.v... các toán trưởng lần lượt thay phiên nhau đi hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác. Các địa danh đẫm máu như Phú Bài, Bồng Sơn, Chu Lai, Khe Sanh, Huế, Điện Biên Phủ.... cường độ chiến tranh leo thang, tiếp theo là Pleimer, trận chiến này các đội và trưởng toán đã hy sinh rất nhiều.. Trong lần tử thương này, tôi chỉ nhớ có 2 người bạn của chồng tôi là đại úy Nghi và Nguyễn văn Bảy, anh em thường gọi là "Bảy Lùn". Trong cảnh đạn lửa trùng điệp, nhiều phi công trực thăng của không lực VNCH, khi thấy đồng đội bên dưới bị nguy khốn đã bất chấp mạng sống, liều thân trong các phi vụ đổ quân và tiếp tế lương thực. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi tan tành, lửa bốc cháy ngút trời. Lúc đó có trung úy phi công trực thăng Nguyễn văn Vui, liều một phen sinh tử đem mạch sống cho đồng đội bằng những thùng lương thực.Từ trên cao trung úy Vui bổng thình lình "cúp" máy cho phi cơ rơi xuống như khối sắt và quay 180 độ, gần đến mặt đất cho trực thăng nổ máy lại, thán phục thay người phi công dũng cảm của QLVNCH.

Đầu năm 1967, tôi lại mang thêm đứa thứ hai mới sanh gần một tháng, vợ của anh Nguyễn Ngọc Thiệp cùng sanh một lượt, cô này là em chồng của tôi. Lúc này chồng tôi đang hành quân tại Vùng Hai Chiến Thuật sắp về, tôi được tin từ Sài gòn và ra hậu cứ đón chồng, thường khi mỗi lần xong công tác là anh được đi phép. Trong lúc chờ phi cơ trở về Sàigòn, anh Nguyễn ngọc Thiệp bị tử nạn do thùng tiếp tế lương thực từ trực thăng Mỹ rớt xuống, cái chết của anh Thiệp rất thảm thương. Ôi, chinh chiến! bất hạnh từng ngày đến với dân tộc Việt Nam, đứa con của anh Thiệp mới chào đời còn đỏ hỏn đã vĩnh viễn không thấy mặt cha và vành khăn sô oan nghiệt vội quấn trên đầu người vợ trẻ. Hôm sau chồng tôi đưa xác Thiệp -người em rể trở về Sàigòn an táng. Những ngày phép qua mau trong sự buồn bả, mất mát của người thân. Anh trở lại đơn vị, tôi lại theo chàng về Nha Trang sau 3 tháng sanh nở.

Năm Mậu Thân 1968, tôi trở về Sài gòn và đứa con thứ ba đã chào đời. Việt Cộng đột nhập và tấn công thành phố Sài gòn, khắp các tỉnh lỵ đều nổ súng. Trong trận Mậu Thân chồng tôi lại mất thêm một đồng đội, trung úy Nguyễn văn Tùng đã tử trận tại Tòa Tỉnh Trưởng Nha Trang lúc hai bên kịch chiến. Nữa năm sau ông Phạm duy Tất đã thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật, chồng tôi đã phục vụ trong LLĐB từ năm 1962 đến năm 1968. Lúc này anh được lệnh thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật nhận chức vụ Trung Tâm Hành Quân của C.3 tại Biên Hòa. Sau đó ông Chỉ Huy Trưởng là trung tá Phạm duy Tất đưa anh nhận chức làm trưởng trại Chí Linh ở Sông Bé, được một thời gian anh đi qua trại Tống Lê Chân ở Bình Long và Lộc Ninh. Đến năm 1969 anh coi trại Tống Lê Chân, sau cùng anh về B.3 hành quân ở B.15 cho đến năm 1972.

Năm 1972, khởi đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, đỉnh tận cùng của điêu linh, thẳm sâu của tang tóc, đẩy người dân xuống cuối đáy địa ngục. Chiến trường trở nên khốc liệt hơn, kinh khủng hơn, tàn bạo hơn....bom đạn cày nát mãnh đất quê hương nghèo khó. Mẹ Việt Nam mở trừng mắt máu lệ đầm đià, hơi thở Mẹ Việt Nam đứt quảng từng hồi, thân thể Mẹ Việt Nam run rẩy từng cơn, tan hoang như địa chấn, sụp đổ như cơn đại hồng thủy.... Trước bờ vực thẳm tử sinh, người dân miền Nam từng bước gập ghềnh, chênh vênh trên chiếc cầu định mệnh. Máu và nước mắt, thây người và khăn sô...!!!

Đến cuối 1972 LLĐB được lệnh giải tán để bổ xung qua các lực lượng bạn như: Biệt Động Quân Biên Phòng, Nha Kỷ Thuật và các quân binh chủng khác. Anh đã chọn về Sở Liên Lạc Nha Kỷ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu và làm việc tại đó cho đến cuối năm 1974.

ÁO BÀO THAY CHIẾU ANH VỀ ĐẤT

Đầu năm 1975, anh được lệnh đi nắm Bộ Chỉ Huy nhẹ ở Chiến Đoàn 2 tại Ban Mê Thuộc và Kontum. Lúc này tình hình chiến sự trở nên căn thẳng, hổn loạn, phương tiện di chuyễn vô cùng khan hiếm và khó khăn. Hai ngày ròng rã chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng vẫn không có phi cơ, anh đành lên phi trường Biên Hòa và đã được lên đường sau đó. Khi đến trình diện tại Chiến Đoàn 2, mỗi sĩ quan phải thay phiên nhau hành quân 10 ngày. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, thiếu tá Cao triều Phát đã đem lương lên căn cứ hành quân để phát cho anh em. Ông thiếu tá Phát bảo chồng tôi, "mầy" đã xong công tác rồi, có đi theo chuyến bay này về không? Anh không muốn xa đồng đội trong lúc này, nhất là lúc tình hình đang rối ren vì được lệnh sắp rút quân để di tản chiến thuật, hơn nữa các bạn anh đề nghị thôi chúng mình sẽ về chung cho vui. Vì vậy, anh đã nhờ thiếu tá Phát mang tiền lương về cho tôi, anh chỉ giữ lại 500 đồng để tiêu xài và nhắn vài hôm sau anh sẽ về Sài gòn.

Trên đường rút quân "triệt thoái cao nguyên", dọc theo quốc lộ sự di chuyển rất hổn tạp. Anh được lệnh thượng cấp dẫn quân đi tiên phong để mở đường, bảo vệ và đưa dân chúng về đồng bằng tránh khỏi nạn đau binh và cướp bốc. Sáng ngày 25 tháng 3, anh điện về gặp tôi và báo ngày mai sẽ gặp mẹ con tôi tại Sài gòn, chỉ còn 24 giờ ngắn ngũi, tôi chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn niềm vui cho cuộc tương phùn. Chiều cùng ngày trên đường rút quân, anh cùng thiếu tá Hải và vài sĩ quan nữa trên xe, một trái đạn B.40 từ phiá Cộng quân mai phục bắn trúng ngay người tài xế cháy không còn xác, thiếu tá Hải văng ra khỏi xe bị cháy đen, riêng chồng tôi bị dập nát mặt nhìn không ra. Trong xe chết 3 người, còn lại 3 người đều bị thương không nguy hiểm đến tánh mạng.

Như thường lệ mổi sáng, từ khu cư xá gia binh của trại Nguyễn cao Vĩ trên chiếc Honda ra cổng đưa con đi đến trường, tôi đã thấy trung úy Thọ và thượng sĩ Sanh, hai người này chận tôi lại, đôi mắt ái ngại và ngập ngừng cho tôi biết hung tin: Xin chị bình tỉnh, tin chính xác báo cho biết đại úy Hồ đăng Nhựt đã tử thương trên đường rút quân chiều hôm qua. Tôi như bị sét đánh, tim tôi như ngưng đập, trước mặt tôi cảnh vật bổng tối sầm và đảo lộn, tai tôi ù lên những tiếng kêu quái dị, mặt đất bổng nhiên nhấp nhô dậy sóng. Tôi rụng rời, tôi chao đão, tôi ngả qụy chiếc xe Honda với đứa con tôi cũng đổ theo. Các anh em mang tôi vào bệnh xá, sau khi hồi phục tôi làm thủ tục đi nhận lãnh xác chồng.

"Ngày mai đi nhận xác chồng, ngày mai đi nhận xác anh, cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ". Trời ơi, Hồ đăng Nhựt ơi ! Anh đã bỏ mẹ con em, anh đã bỏ lại bạn bè và đồng đội trong lúc đất nước đang hồi nghiệt ngã. Tôi cùng các anh em đi đến Nghiã Trang Quân Đội tại Biên Hòa, được một chú lính đưa tôi đi qua dãy hộc tủ chứa đựng tử thi và cuối cùng chúng tôi dừng lại. Dừng lại để chấp nhận một sự bẽ bàng, dừng lại để gói trọn một vụn vỡ đến tê dại toàn thân, nhận một kiếp đời góa phụ. Chiếc hộc tủ gói gọn hình hài của thiếu tá Hải và thân xác chồng tôi đang nằm bất động. Trời ơi ! "em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong", thi hài chồng tôi nằm trên chiếc băng ca, khuôn mặt đã bể nát, tôi chỉ nhận diện chàng qua tấm thẻ bài. Tấm thẻ bài này nó đã từng theo chàng qua những đoạn đường máu lửa, nó đã từng ấp ủ nhớ thương về người vợ bé nhỏ và đàn con dại mổi khi dừng bước quân hành giữa lưng đồi của rừng khuya tịch mịch, cuối rặn sim bạt ngàn. Bây giờ "áo bào đã thay chiếu anh về đất" yêu đương kia đã cùng anh chấp cánh bay tới một vùng trời miên viễn...!!!

ĐÁ NÁT VÀNG TAN

Vài hôm sau thành phố rất lộn xộn, trong cư xá đạn bay xối xã, lúc đó tôi nhờ em tôi đưa 5 đứa con về nhà trước phần tôi thu xếp về sau. Chỉ có một đêm đường xá bị giới nghiêm và thiết quân lực, tôi nóng ruột không biết các con tôi như thế nào. Một tháng nặng nề ngột ngạt đè nặng trên đầu người dân Sài gòn...... Đến trưa ngày 30 tháng 4, các anh em quân nhân vượt qua cổng trại cư xá Nguyễn cao Vĩ....tôi ngơ ngác nhìn và chạy theo. Sài gòn súng nổ, Sài gòn đạn lạc tên bay, tiếng pháo Cộng quân ầm đùm, tiếng xích sắt thô bạo nghiền nát mặt đường, giờ phút hấp hối của Sàigòn, cơn đá nát vàng tan đã đến. Quyết một phen trống mái ngăn chận Cộng quân xâm nhập thủ đô, trên bầu trời những chiếc phi cơ đang vầng vũ đánh bom bảo vệ vòng đai Sàigòn, một chiếc bốc cháy chói lòa như hành tinh lạc thể rồi nổ tung tóe, tan tành từng mảnh rơi lả chã, một chiếc khác gẫy cánh quay như con vụ rồi chúi đầu, sau tiếng nổ từng cụm khói đen nghịch bốc lên cao. Sài gòn bốc cháy, Sài gòn loạn lạc, Sài gòn tiếng kêu la thất đảm. Kẻm gai như mạng nhện bủa giăng, nhiều anh em quân nhân súng lăm lăm trong tay bám chặt chốt. Tôi thấy những người Lính Mũ Đỏ đang đau thương rũ cánh "Thiên Thần", giày sô "shaute" còn bám chặt gót chân gió bụi mà áo trận lạc mất nơi nào? chỉ còn tấm thân trần với những xâu lựu đạn để bảo vệ thành đô, hai tay cầm hai trái phá đang chạy tới, chạy lui. Tôi như một cái xác phờ phạt, hồn đã thất lạc tự bao giờ. Tôi chạy về hướng ngã tư Bảy Hiền định ghé vào nhà người chị, nhưng căn nhà bị đổ nát tan hoang vì đạn pháo của địch quân, không biết họ đã tan thây trong đóng gạch vụn đó hay chạy phương nào ? Tôi lại trở ra đường Nguyễn văn Thoại , vừa đi vừa chạy về nhà trên đường Lý Thái Tổ, năm đứa con tôi vẫn còn đang chờ. Mẹ con chúng tôi ôm nhau òa khóc.

Chiều 30/4 người người bỏ chạy tìm tự do, người người thất lạc. Hoàn cảnh và cuộc sống chật vật của một người vợ chiến binh, hơn nữa chàng vừa nằm xuống từ giả cuộc chiến bi hùng này, mồ chưa khô đất và cỏ khâu chưa lên mầm. Tang chồng vẫn nặng trỉu trên đầu tôi với cái tuổi vừa 30, lại chất thêm một cái tang cho đất nước. Hai vai gầy gánh vác đau thương trong cảnh mẹ góa, con côi, đứa con lớn nhất chỉ có tám tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 18 tháng, tôi biết làm gì đây trong thảm trạng này, trong cảnh thê lương của "Sài gòn hoang lạnh ơ thờ, môi người goá phụ nhạt mờ màu son...." Nhựt ơi, em phải làm gì đây anh, em phải làm gì và mẹ con em phải sống làm sao trong những ngày tháng đến ???

Cuộc đời sao lắm nổi chuân truyên, sao quá đổi đoạn trường đối với người vợ Lính?! Tôi lại phải tiếp tục sống và phải sống dưới một lớp người mới, một thể chế mới mà đối tượng là giai cấp, là độc tài, là hà khắc dã man. Tôi trong tâm trạng như hóa đá, qua câu chuyện nàng Tô Thị bồng con lên tận đỉnh núi từng chiều dõi bóng chinh nhân. Nhưng nàng Tô Thị dù sao vẫn còn nhiều hạnh phúc hơn tôi, tôi là đối tượng của một giai cấp thống trị mới của bọn vô thần, tôi là vợ của một sĩ quan chế độ cũ, vợ của một "ngụy quân", họ đã lên án tôi như thế. Chồng tôi đã gục ngả trên đường rút quân, tôi đã lịm chết bao lần trước cổ quan tài, lòng huyệt lạnh đã cách ngăn chúng đôi miền: dương-cảnh. Tôi còn gì để mà ngóng trông như nàng Tô Thị, có còn chăng chỉ là 5 đứa con thơ dại, tôi phải tảo tần buôn gánh, bán bưng để sống qua ngày hai buổi cháo rau...!
ĐỜI NGƯỜI NHƯ CHIẾC LÁ

Con nước xoáy trăm giòng rồi cũng về biển khơi, con người trong cảnh đời quay quắt, ngược xuôi rồi tới lúc cũng dừng lại. Tôi được giấy bảo lãnh từ Hoa Kỳ của em tôi và được phái đoàn phỏng vấn. Trải qua bao khó khăn về tài chánh, về mọi mặt....nào có bình thường và dễ dàng như bao gia đình khác? cuối cùng chúng tôi được lên đường. Hành trang mang theo một gia tài hom hem nghèo khó, cùng 5 đứa con đã trưởng thành. Phi cơ cất cánh, tưởng rằng tuyến nước mắt tôi đã khô cạn trong đời sống khổ nạn, tự dưng nó lăn dài trên đôi má hóp sạm đen mưa nắng, trên khuôn mặt hóc hác tiều tụy; trong những giọt lệ đó đã hòa lẫn những vui buồn, tôi thoát khỏi địa ngục trần gian, từ biệt "thiên đàng" Cộng Sản. Trạm dừng chân đầu tiên tại Thái, chuyến đi lưu lại 10 ngày tại đó, rồi Tokyo, San Francisco, và chúng tôi đã đến Kansas city đoàn tụ với người em gái thứ 5 nơi thành phố này.

Vượt qua những khó khăn trên xứ người lúc đầu tiên, nhân tình thế sự biến đổi theo hoàn cảnh đó là chuyện thường hằng trong bất cứ một đời sống nào. Tôi xuôi Nam về miền Cali nắng ấm tại quận Cam, tôi đã quen với đời sống mới, gặp lại những đồng đội của chồng tôi năm xưa. Trong một tình cờ giữa tiệc cưới con của người bạn cũ, tôi gặp được đại tá Ngô Thế Linh do các anh em giới thiệu... Sau đó tôi quyết định về San Jose vào tháng hai và nghe tin đại tá Ngô Thế Linh đã từ trần. Đến tháng 3 bên Sở Liên Lạc các anh đã tổ chức ngày giổ của chồng tôi rất trọng đại, niềm an ủi to lớn sau bao năm tháng nhục nhằn. Nước mất nhà tan, trong cảnh đời tha phương lạ cảnh, lạ người nhưng tình đồng đội vẫn còn gắn bó, cao qúy thay cho cái tình huynh đệ chi binh.

Những chiều ở đây mổi độ tháng tư về, tôi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có Hồ đăng Nhựt -chồng của tôi, anh đã làm xong bổn phận của người trai thời loạn. Giờ đây niềm đau bại trận luôn đeo đẳng theo các anh -những người Lính sau cuộc xảy nghé tan đàn, các anh bị bức tử một cách bi phẫn trong một cuộc chiến đấu oai hùng. Các anh đang trôi dạt trên xứ người, cuộc chiến đó còn dỡ dang và đang tiếp diễn trên một chính trường không phải bằng súng gươm, mà bằng lập trường, bằng khối óc, bằng Lý Tưởng QUỐC GIA và DÂN TỘC. Máu các anh đã tô thắm cho màu cờ, nhưng đất nước vẫn nằm trong loài qủy đỏ, tôi luôn hỵ vọng và tin tưởng vào các anh, những người chiến sĩ can trường của QLVNCH.

CỔ LAI CHINH CHIẾN KỶ NHÂN HỒI

Một chút niềm riêng về Nha Trang dấu yêu ngày tháng cũ. Nha Trang những ngày mưa đổ điù hiu se sắc buồn. Nhớ những ngày đơn độc trong trại gia binh, nhớ Duy Tân con đường dọc theo bờ biển đèn ngoài khơi nhấp nháy như ngàn sao, phố đêm Nha Trang trông huyền ảo lấm tấm như ngàn trân châu trải đều trên nét xiêm hài nhung thẳm của giai nhân. Tất cả chìm sâu vào đáy dĩ vãng rong rêu, mổi lần hồi tưởng lòng tôi lại rạt rào thương tủi, lòng tôi lại trào dâng bao kỷ niệm. "Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" hình bóng chinh nhân khi ẩn, khi hiện, nổi trôi theo từng dòng chữ, từng âm thanh đứt lià "vẵng nghe tự đáy hồn thương tích, bao tiếng kèn truy điệu năm xưa."

Bây giờ là THÁNG BA. Bây giờ đã từ bao độ mất chàng, mất quê hương. Vâng bây giờ là tháng 3, đã 34 năm dài, mùa Quốc Nạn, mùa đau thương phủ trùm trên "Quê Hương Nghìn Trùng Tang Trắng". Trong một góc sâu thẳm của lòng tôi, hình ảnh cố thiếu tá Hồ đăng Nhựt, người chồng thân yêu đã anh dũng ĐỀN XONG NỢ NƯỚC.

San Jose, Mùa Quốc Nạn.

Lưu Trùng Duơng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #33 - 22. Mar 2009 , 07:43
 


NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI: QUẬN DĨ AN.
 


Viết theo lời kể của một cư dân Quận Dĩ An. Viết cho ngày 30 tháng Tư đen. Viết cho những người Lính, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, Xây Dựng Nông Thôn và dân chúng của Quận Dĩ An xưa. Kính tặng Ông Quận Dĩ An - Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến Sát Cộng - Trung Tá Nguyễn Minh Châu. Để tưởng nhớ Chú Ba Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An.

Nói về địa dư, thì quận Dĩ An thuộc về vùng III. Từ Sài Gòn đi Biên Hòa, nếu đi đường trong (đường ngoài là đường xa lộ Saigòn Biên Hòa), chúng ta sẽ tới Thủ Đức rồi tới Dĩ An và cuối cùng là Biên Hòa.

Mặc dù ở khoảng giữa Saigòn Biên Hòa, nhưng người ta biết đến Thủ Đức và Biên Hòa nhiều hơn là biết tới Dĩ An, vì hai nơi kể trên có quá nhiều cảnh đẹp, thức ăn và trái cây ngon, như Suối Tiên, nem Thủ Đức, buởi Biên Hòa . . . .

Dĩ An chỉ là một quận thuộc về . . . miền quê, không có bất cứ một thứ gì đặc sắc, ngoài cái việc ở kế cận Sàigòn.

Đúng vậy, nếu đứng ngay ở quận lỵ Dĩ An, chúng ta sẽ thấy ngôi chợ, bót cảnh sát, ga xe lửa . . . Nhưng qua khỏi ga xe lửa một chút, chừng vài cây số thôi, là chúng ta đã tới miền quê rồi đó, với những cánh đồng lúa và vườn trái cây xanh mướt thấp thoáng những mái tranh đơn sơ.

Và trong một vài mái tranh đơn sơ đó, có . . . Việt Cộng.

Sau hiệp định Geneve 1954, phân chia đất nước làm hai miền: Miền Bắc theo Cộng Sản, còn miền Nam theo Tự Do, thuộc Pháp. Khi Pháp rút về nước, trao chính quyền lại cho Quốc Trưởng Bảo Đại. Sau một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý” Bảo Đại bị truất phế, nhường cho Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Bọn Việt Cộng ở miền Nam, một số tập kết về miền Bắc , số còn lại rút gân rút cốt thay hình đổi dạng, nằm vùng chờ cơ hội.

Tổng Thống Ngô lập chính phủ Cộng Hòa, lo vãn hồi an ninh trật tự cho miền Nam Tự Do, ông cho bắt hết đám Việt Cộng nằm vùng, xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Cuộc sống người dân trở lại bình thường, dân Dĩ An nhờ đó, cũng sống rất yên lành.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, chứng kiến những sự việc xẩy ra ở đó qua hai đợt di cư của người miền Bắc vào Nam: Năm 1954 và năm 1975.

Dân Di cư miền Bắc, được tập trung sinh sống ở khu Thủ Đức, Hố Nai, Tam Hiệp . . . gần Biên Hòa, và đương nhiên là gần Dĩ An.

Thời đó, tôi còn rất nhỏ, mới bắt đầu đi học Tiểu Học.

Tới trường, hễ nghe đứa nào nói cái giọng khó nghe, thì hiểu liền, đó là dân “Bắc Kỳ”. Đang đi ngoài đường, hễ nghe ai đó nói:

“Rê Su Ma, nạy chúa tôi”

Là tụi tôi biết liền, đó là dân “Bắc Kỳ”

Ra chợ, hễ thấy bà nào có hàm răng đen bóng, là bọn chúng tôi biết ngay, đó là dân “Bắc Kỳ”

Một vài điều tôi còn nhớ như in vào đầu là, thời đó còn xài tiền giấy xé làm hai: Một đồng xé làm hai thành hai tờ Năm Cắc. Những đứa nhỏ Bắc Kỳ cùng học với chúng tôi, tụi nó hiền lành, chỉ nhìn tụi tôi chơi dỡn chứ không bao giờ dám chọc ghẹo tụi tôi cả. Má tôi và những người chòm xóm bán hàng ngoài chợ thì nói những người Bắc Kỳ chụi khó làm việc và rất nhẫn nhịn, cái gì cũng cười.

Tôi được má kể lại là, lâu lâu , chính phủ tổ chức chiếu phim thời sự vào buổi tối, ở đầu chợ Dĩ An, để dân chúng đi xem, đông lắm, vui vẻ lắm, thái bình thịnh trị lắm.

Vào thời gian xẩy ra đảo chánh Ngô Đình Diệm và những cuộc đảo chánh kế tiếp, tôi không biết và không nhớ nhỉều cho lắm, vì lúc đó tôi chỉ là một đứa nhỏ chín mười tuổi mà thôi. Chỉ có một điều làm tôi nhớ: Mỗi lần chiếu bóng, Việt Cộng thẩy lựu đạn làm đám con nít tụi tôi chết nhiều lắm. Tôi không nhớ năm đó là năm nào, chỉ nhớ rằng, trong lúc đang mải mê xem phim chống bệnh tật: Máu đỏ và máu xanh trong cơ thể chống lại vi trùng xâm nhập vào người, thì nghe một tiếng nổ lớn:

“Đùng”

Nhìn chung quanh, tôi thấy người ta ngã xuống đất, máu chẩy thật nhiều, bọn tôi sợ quá, xúm nhau chạy về nhà. Kể từ đó, ba má tôi cấm đám anh em tụi tôi không được đi xem hát nữa.

Qua một thời gian vài năm không đi coi hát ở chợ nữa, có một bữa, mấy đứa bạn tôi rủ đi coi hát ở đầu chợ nữa. Tụi nó nói với tôi:

“Có ông Quận mới về, ổng . . . sát cộng lắm, nên tụi nó không dám về thẩy lựu đạn nữa, đi coi hát được rồi.”

Nói thì nói vậy, chứ má tôi đâu có dám cho tụi tôi đi coi nữa. Anh em tụi tôi ham coi hát, lén lén đi từ đứa, mỗi đứa coi một khúc rồi về thế cho đứa khác đi coi. May là không có ai thẩy lựu đạn nữa, nên má tôi không biết chuyện này.

Mấy bữa sau, tụi tôi có chuyện đi ra quận đường. Đang đi, tôi chợt thấy có một chiếc “Xe Díp” chạy trờ tới, có một ông mặc đồ rằn ri nhà binh ngồi trên xe bước xuống, chống cây gậy đi chậm chậm. Dưới cặp mắt con nít của tôi, thì ông rất là oai phong. Tôi đâu có biết ông đó là ai, cứ mở bự con mắt ra mà dòm ông. Những người lớn tuổi đi kế bên tôi lao xao nói chuyện với nhau. Một bác đi kế bên tôi nói lớn ra vẻ thích thú:

-“Đó, ông Quận Dĩ An mới về đó!”

-“Ông Quận đó . . . sát cộng lắm đó! Ổng cho lính đi phá hầm Việt Cộng hoài à, kỳ nào cũng giết được mấy đứa, làm tụi nó sợ lắm, trốn hết trơn rồi.”

-“Ổng là lính “Thủy Quân Lục Chiến” đó, đánh trận ngầu lắm đó!”

-“Ổng tên gì vậy?”

-“Ai biết ổng tên gì! Nghe người ta kêu ổng là “Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến”, vậy thôi, chứ ai mà biết ổng tên gì!”

Mấy ngày sau, nhân dịp tết Trung Thu, bọn con nít tụi tôi được đi theo thầy giáo tới quận đường để lãnh lồng đèn và bánh trung thu. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đuợc tới quận đường và được lãnh quà trung thu. Tôi không còn nhớ đã được lãnh lồng đèn kiểu gì? Nhưng còn nhớ rất rõ là được phát một cái bánh dẻo nhỏ bằng ngón tay, ăn có mùi lá dứa.

Nhà tôi ở ngay chợ Dĩ An, mỗi ngày ngoài giờ học và nhưng giờ chạy chơi với bạn bè, tôi đều phụ má bán hàng, nên được nghe nói rất nhiều về “Ông Quận Dĩ An Thủy Quân Lục Chiến.

Có người kể:

“Tối qua, ông Quận cho lính đi phá hầm, giết nhiều du kích lắm, thằng con của Năm Rê (không phải tên thật) hổng dám dề kêu đi đắp mô nữa”

Cũng có người nói:

“Tối bữa trước, thằng Năm con ông Chín Lùa kéo đám trong bưng về chặn đường ông Tám Hó (không phải là tên thật) Hội Đồng Xã đặng giết. May phước, ông Tám có thằng nghĩa quân xách súng đi theo, bắn trả lại rồi chạy thục mạng ra tới Xã ở luôn đó, mấy bữa rồi cũng không dám về nhà.”

Một ông già bán xạp đã thật là vui vẻ nói lớn:

“Hổm rày quận mình yên lắm rồi! Tụi tui và bà con chòm xóm hết bị mấy cái đám ác ôn tối trời về bắt đi đắp mô rồi. Nhớ lại hồi đó, tối bị lùa đi đắp mô, sáng lại phải đi phá mô, hổng còn sức đâu mà làm ăn!”

Như tôi đã nói ở trên, từ ga xe lửa Dĩ An đi theo đường cái vô sâu chừng vài cây số, tới vùng Nhị Tỳ, Nhà Đèn Dĩ An là tới khu ruộng lúa và những đám rừng âm u (chưa tới Ngã Ba Cây Lơn). Những người đi theo Việt Cộng ban ngày vẫn làm ruộng trồng rau, ban đêm nhập với đám Việt Cộng trong rừng ra, tới từng nhà đòi đóng thuế, hoặc giết những người trong Hội Đồng Xã. Nhà hàng xóm gần nhau, ai theo Việt Cộng, ai theo Quốc Gia, dân chúng có khi biết nhau hết, nhưng không dám nói ra.

Có một bữa, dân chúng kéo nhau đi coi xác Việt Cộng chết, được ông Quận kéo về để dọc đường rầy xe lửa. Tôi tò mò lén đi coi. Tới nơi, tôi thấy có chừng sáu bẩy cái xác Việt Cộng, đứa thì mặc quần xà lỏn, đứa thì mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn bị bắn chết, máu chẩy đầy mình. Lính nghĩa quân cầm súng đứng gác kế bên. Người ta đi coi đông lắm, tới tận nơi mà dòm. Tôi thấy xác chết thì sợ quá, không dám tới gần, chỉ đứng lớ xớ phía xa.

Có người léo xéo nói với nhau: “Xác đó là thằng . . . Tám (không phải là tên thật), con của Sáu Lô đó”

Có người làm gan, tới hỏi anh nghĩa quân đứng gác:

“Việt Cộng bị bắn chết rồi, sao không đem đi chôn, mà lại đem trưng ra đây? Coi dễ sợ quá, hôi hám quá đi”

Anh nghĩa quân trả lời:

“Tụi tôi mới đi phá hầm bí mật của Việt Cộng tối qua đó, ông Quận cho kéo về, chờ làm giấy tờ xong mới đem chôn, cũng để đó đặng cho bà con biết, đừng có đi theo Việt Cộng mà có ngày bị chết thảm như cái đám này đó!”

Tôi lớn lên theo tình hình an ninh của quận Dĩ An. Ông quận Dĩ An vẫn còn làm việc ở quận, tôi không có dịp gặp ông nữa, nhưng nghe dân chúng nói rất nhiều về những điều ông làm. Ông chịu lo lắng cho vấn đề an ninh của dân chúng, chịu hành quân, chịu đi phá hầm, truy lùng Việt Cộng lắm.

Vì thế, dân chúng mới đặt cho ông cái tên:

“Ông Quận Sát Cộng”

Bây giờ thì tôi đã lớn đủ để hiểu Việt Cộng là ai? Và Sát Cộng là gỉ? rồi. Tôi chỉ là một đứa con gái, nhưng tôi cảm thấy phục ông, và lâu lâu vẫn suy nghĩ: Ông đi đứng chống gậy rất khó khăn, vậy làm sao mà ông có thể đi hành quân phá hầm việt cộng hoài hoài như vậy được?

Có một bữa bán hàng, tôi thấy có một đám người lạ mặt mặc quần áo đen, đội nón rộng vành, mang ba lô tới ăn ở quán của nhà tôi. Tôi thấy họ mặc đồ bà ba đen và quấn khăn rằn thì sợ lắm, nhất là nhìn thấy cái nón của họ, hơi giống cái nón tai bèo của đám du kích. Nhưng khi thấy họ mang ba lô thì tôi đỡ sợ, vì tuy không đi lính, nhưng tôi cũng biết chỉ có lính Cộng Hòa mới mang ba lô mà thôi. Khi một chú ăn xong, kêu tính tiền, tôi làm gan, hỏi chú là lính gì mà lại mặt đồ đen.

Chú này cỏn trẻ lắm, nhe răng cười trả lời tôi:

“Tụi tui là lính “Xây Dựng Nông Thôn” mới từ Vũng Tàu về đây”

(Xin gọi tắt là XDNT)

Nghe anh trả lời thì tôi biết vậy thôi, và tôi cũng chỉ gặp họ một lần đó thôi nên cũng quên đi, còn lo bán hàng, lo đi học. Chừng vài tháng sau, tôi nghe dân chợ nói chuyện với nhau:

“Lính XDNT được lắm, họ hổng giống lính Cộng Hòa, họ ở luôn trong ấp của mình đó, mấy ảnh giúp mình đủ chuyện hết, có bữa còn phụ bà Tám Cái (không phải là tên thật) cấy lúa đó!”

“Bàn ngày, đám XDNT này đi vòng vòng giúp bà con, ban đêm họ xách súng đi tìm Việt Cộng mà đánh đó. Tội nghiệp quá, họ làm việc sáng đêm. Tối qua đám này ghé nhà tôi, tía thằng Tâm nói tôi nấu cháu cho mấy chú đó ăn cho no đặng làm việc đó!”

Từ đó tôi mới biết lý do tại sao họ không có mặt ở chợ nữa, vì họ ở luôn ở trong làng, trong xã chung với dân. Theo suy nghĩ nông cạn của tôi, tôi cho rằng: Việt Cộng nằm vùng sống cùng với dân, muốn diệt trừ bọn này, chỉ có cách là cũng sống cùng với dân như những người lính XDNT này thì mới tìm ra chúng mà đánh thôi. Từ đó, tôi lại có thêm cảm tình với lính XDNT và thêm cảm tình với ông Quận Dĩ An.

Tói tuổi thi tú tài, tôi lo học nhưng cũng thích thơ TTK, Hữu Loan, Hồ Zếnh ,và cũng thích đọc “The Exodus” “Chiến Tranh và Hòa Bình”. . .

Một bữa, tôi đang đọc cuốn “Trại Đầm Đùn” thì một ông khách lạ mặc quần áo Cảnh Sát buớc vào quán kêu đồ ăn, ông trạc tuổi 45 gì đó. Khi tới quầy trả tiền, liếc mắt thấy tên cuốn sách, ông nhìn tôi ngạc nhiên:

“Con gái mà đọc mấy loại sách này làm chi!”

Tôi trả lời ông:

“Cháu đọc cho biết Việt Cộng là như thế nào?”

Lâu lâu ông lại ghé quán của má tôi mà ăn trưa, ăn tối. Tới khi quen rồi ,tôi mới biết ông là Cuộc Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An. Có bữa, tôi cắc cớ hỏi ông:

Chú Ba, có khi nào chú bắt được Việt Cộng, rồi cũng tra tấn người ta giống như bọn VC tra tấn dân, giống như trong . . . Trại Đầm Đùn, hay không?”

Ông đã cười lớn một lúc rồi mới trả lời tôi:

“Bạo tàn không phải là nghề của Cảnh Sát Quốc Gia! Mình làm gì cũng phải có tình người ở trong đó. Hơn nữa, hỏi cung đám VC là do CSĐB hoặc là ANQĐ phụ trách, chứ không phải là nhiệm vụ của chú.”

Từ đó, tôi có cảm tình nhiều hơn đối với ông. Ông kêu tôi là “Con gái” và xưng “Chú” với tôi. Nhà ông ở Sàigòn, ông đi làm bằng xe Vespa (hay Lambretta gì đó, tôi không nhớ rõ), chứ không lái xe Jeep Cảnh Sát. Người ta kêu ông là Chú Ba, thì tôi cũng theo đó mà kêu, chứ không hỏi và cũng không dám hỏi tên thật của ông.

Tháng Tư 1975, ngày đen tối của VNCH đã đến! Mấy ngày trước đó, thấy tình hình nguy ngập, má tôi lo cho tính mạng của anh Hai tôi đang đóng quân ở Bạc Liêu và anh rể tôi làm Cảnh Sát ở Xa Cảng, nhưng đâu có làm gì được hơn. Má chỉ còn cách bảo tôi đi mua gạo trữ phòng khi có biến.

Gần cuối tháng, tôi nghe súng nổ thật gần, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn.

Sáng 30, tôi nghe trên đài phát thanh, Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng Việt Cộng và kêu gọi binh sĩ các cấp gác súng súng chờ bàn giao.

Má tôi lo cho số mạng của người con trai và con rể. Còn tôi, tôi lo cho số mạng của những bạn bè tôi đã đi lính. Dĩ An ở gần phi trường Biên Hòa, gần cả căn cứ Sóng Thần, nên có rất nhiều thanh niên gia nhập Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến, bạn bè tôi ở trong đám này đông lắm. Rồi còn những người lính XDNT nữa, họ còn đang ở chung với bà con trong Xã, Ấp, còn chú Ba Cảnh Sát, còn ông Quận TQLC Sát Cộng nữa, họ sẽ ra sao?

Mẹ tôi lính quýnh đi tới đi lui trong nhà. Tôi cũng lo sợ, lo sợ cho mẹ tôi, cho chính tôi nữa, cuộc đời mình sẽ ra sao?

Ngay lúc đó, chú Ba bước vào, mặt mày đăm chiêu. Điều ngạc nhiên hết sức là chú không mặc bộ quần áo cảnh sát thường ngày, mà chú mặc bộ đồ mầu trắng tươi, đeo lon và huy chương sáng ngời. Chú nói với mẹ tôi:

“Tôi chào chị lần cuối, rồi về nhà. Đầu hàng rồi, nhưng tôi đâu có thua trận đâu mà đầu hàng! Sáng nay, khi nghe tin Tổng Thống Minh đầu hàng, tôi đã tập họp tất cả cảnh sát trong Cuộc lại dể làm lễ chào quốc kỳ lần cuối cùng, rồi giải tán, ai về nhà nấy. Tôi cũng về đây, thôi, chào chị và cháu gái, hai người ở lại mạnh giỏi.”

Mẹ tôi và tôi chưng hửng nhìn chú. Một lúc sau, mẹ tôi mới nói:

“Đầu hàng rồi, tôi thấy người ta mặc thường phục đi về, sao chú không thay quần áo thường mà lại mặc đại lễ như vầy, lỡ . . . có chuyện gì thì sao? Con trai tôi còn để mấy bộ quần áo ở nhà, tôi nói con Nhung lấy cho chú bận nhe!”

Chú Ba cười chua chát, trả lời:

“Lần cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp của tôi mà chị! Tôi phải mặc đại lễ chứ!”

Tôi ái ngại nhìn chú, hỏi thêm:

-“Chú Ba đi về cùng với anh em cảnh sát hay về chung với ông Quận? Về chung chắc là an toàn hơn đó”

-“Anh em cảnh sát đa số là dân địa phương, họ tự đi về, còn chú, chú đi bằng xe riêng từ đó tới giờ, nên hôm nay chú cũng về bằng xe riêng. Ông Quận vừa nói chuyện với chú xong, ổng sẽ về sau cùng với những người lính nào ở Sàigòn.”

-“Chú Ba, còn cây cờ của mình, sao chú không gỡ xuống, để . . . người ta xé đi thì tội nghiệp cho lá cờ lắm”

-“Chú Ba chỉ có nhiệm vụ thượng kỳ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Quân Đội không dậy chú cuốn cờ bỏ đi, và chú cũng không thể làm chuyện đó được. Trước khi về, chú đã đứng nghiêm chào lá cờ lần chót rồi.

Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

Rồi chú quay ra, đạp máy xe rồ ga đi thẳng.

Ngoài đường, tôi thoáng thấy những thanh niên mang băng tay đỏ, cầm súng chạy lăng xăng.

Chiều đến, má tôi hốt hoảng nhớ tới bầy cháu ngoại ở Sàigòn, má nói tôi ráng mang gạo cho chị tôi, để mấy đứa nhỏ đói tội nghiệp.

Tôi cảm thấy sợ hãi khi phải đi ra ngoài trong giờ phút này, nhưng cũng chất gạo lên xe Honda chạy ra xa lộ đi về Sàigòn.

Dọc đường, vẫn còn súng nổ, vẫn còn lính ta chạy tới chạy lui, quần áo lính vứt rải rác khắp nơi, và rất nhiều đàn ông mặc thường phục đi bộ về phía Sàigòn. Những chiếc xe tăng cắm cở Xanh dương và đỏ chạy rầm rộ trên đường, chạy qua mặt tôi một cách hung tợn, cũng huớng về Sàigòn. Tôi sợ lắm, bậm gan rồ ga chạy thục mạng.

Bất chợt, tôi nhìn thấy ở vệ đường, một người lính mặc đại lễ mầu trắng với những huy chương đeo đầy trên ngực áo, nắm bất động, mặt đầy máu, quay về phía đường lộ, bên cạnh chiếc xe Vespa lật nghiêng. Tôi thảng thốt kêu lên:

“Chú Ba Cảnh Sát!”

Tôi muốn dừng lại, xem có phải thật sự là chú Ba hay không?

Chú còn sống hay đã bị bắn chết?

Nhưng giòng người xô đẩy, tiếng súng hai bên nổ vang, rồi xe chở lính Việt Cộng chạy tới, xe tăng, thiết giáp bắn nhau qua lại, tôi không thể nào ngừng lại.

Tôi bật khóc, nhìn chú Ba một lần chót rồi rung rẩy chạy xe đi.

Tôi nhớ lại hồi sáng, sau khi chú Ba đi được khoảng một tiếng đồng hồ thì một đám những tên đeo băng tay đỏ, những tên đội nón tai bèo, đã kéo lá cờ VNCH xuống, xé tan nát đi. Tôi vụt chạy ra muốn giựt lại lá cờ, nhưng vừa mới ra tới cửa, đụng phải một đám đá cá lăn dưa cầm súng chĩa tứ phía, làm tôi sợ quá, dội trở lại. Lúc đó, tôi đã giận chú Ba hết sức, tại sao không kéo lá cờ xuống mà cất đi, để nay bị cái đám người này xé nát.

Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú:

“Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

Tôi không giận chú Ba nữa, và nghĩ rằng, chú Ba đã làm đúng!

Chú Ba ơi, trong đầu óc chú bây giờ, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại, vẫn còn tung bay trong gió, trong vĩnh cửu, phải không chú?

Những ngày sau đó, rất nhiều khuôn mặt xuất hiện. Những khuôn mặt này rất quen thuộc với người dân Dĩ An trước đây, nhưng bây giờ họ đã trở thành khác hẳn:

Họ quấn khăn rằn, đội nón tai bèo, hiện nguyên hình Việt Cộng.

Bà con đi chợ nói với nhau:

“Cái đám này, hồi đó đã bị Cảnh Sát chìm, bị lính của Ông Quận mình bắt nhốt hết trơn rồi đó đa. Nhưng bị báo chí nói lung tung là bắt dân vô tôi, nên mới phải thả tụi nó ra. Nay thì rõ ràng quá rồi, phải chỉ hồi đó xử tử hết tụi nó đi, đỡ khổ . . .”

Một thời gian ngắn sau đó, những người Bắc Kỳ lại xuất hiện, chúng tôi kêu họ là “Bắc Kỳ 75”. Những Bắc Kỳ này láu cá và hỗn láo vô cùng, khác xa với “Bắc Kỳ 54” xưa. Bắc Kỳ 54 ăn nói nhỏ nhẹ, cái gì cũng cười, thì đám Bắc Kỳ 75 đội nón cối, đ chân đất, luôn miệng chửi thề. Khi nói chuyện, họ xưng ông xưng cha với chúng tôi và sẵn sàng đe dọa:

“Ông báo công an, bắt bỏ cha chúng mày đi bây giờ!”

Mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, tôi lại nhớ tới quận Dĩ An, nhớ tới ông Quận TQLC Sát Cộng, nhớ tới Chú Ba Cảnh Sát. Tôi đã kể cho chồng con tôi nghe về những người này, không biết họ còn sống hay đã chết? Chồng tôi hỏi, tôi còn nhớ tên những người hùng này hay không? Lâu quá rồi, hơn nữa, hồi đó, tôi còn quá nhỏ để mà nhớ.

Mỗi lần đi ngang những đài tưởn g niệm chiến sĩ VNCH, tôi đều cầu nguyện cho họ.

Bất chợt, một hôm đọc Việt Luận, đọc bài “Cuộc Đời Đổi Thay” tôi mới biết ông Quận Trưởng Dĩ An , ông Quận TQLC Sát Cộng, Trung Tá Nguyễn Minh Châu, ông còn sống, đang ở bên Mỹ. Tôi mừng qua, kêu chồng tôi:
“Anh ơi, ông “Guậng . . . Ông Guậng Dĩ Ang nè, ổng còn sống, ổng diếc báo nè!

Anh coi hình ổng nè, ổng bận đồ rằng ri, oai hùng lắm nè! Thấy hông, em nói mà!”

Chúc mừng ông Quận được bình yên sau những đổi thay của cuộc đời.

Cám ơn ông Quận, đã gìn giữ an ninh trong quận, đã sát cộng, để những người dân Dĩ An như tôi có một cuộc sống yên ổn, cho tới ngày 30 tháng Tư.

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY!

NGUYỄN KHẮP NƠI.


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #34 - 28. Mar 2009 , 15:02
 
Vinh Danh Người Lính VNCH
      

...
          Cuốn film tài liệu với những thước films quý giá ghi lại những trang sử hào hùng của Quân Lực VNCH . Rất hãnh diện là người Việt Nam yêu tự do, được sống trong tự do, và mang ơn những người chiến sĩ đã chiến đấu quên mình cho lý tưởng tự do !  Hy vọng là các bạn bỏ ra 1 tiếng đồng hồ để xem lại những trang sử của những người con kiêu hùng của đất nước Việt Nam .

Link:     "Vinh Danh Người Lính VNCH"

http://honvienxu.multiply.com/journal/item/4/4

...


...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #35 - 02. Apr 2009 , 16:43
 
[b]TIỂU BANG MASSACHUSETTS cấm sử dụng Cờ Đỏ Sao Vàng


Tin  Tiểu bang Massachusetts Hoa Kỳ cho biết  Thượng viện và Hạ viện  Tiểu bang này đã  ra nghị quyết  CẤM SỰ  DỤNG CỜ ĐỎ  SAO VÀNG  mà chỉ  chấp nhận  CỜ VÀNG  BA  SỌC  ĐỎ trong mọi sinh hoạt của Người Việt  ở Tiểu bang này

Đây là tin Vui  của Người Việt Tự Do ỏ Tiểu bang  Massachusetts  nói  riêng  và  của  toàn thể Người Việt  Tự do trên  khắp Thế giới  nhân tháng  4  đen lại về. /b]
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #36 - 03. Apr 2009 , 17:45
 


http://vietland.net/main/attachment.phpattachmentid=80&stc=1&d=1238659601


Tiểu Bang Massachusetts Thông Qua Dự Luật cấm Sử Dụng Cờ Đỏ CSVN chỉ xử dụng Cờ Vàng đại diện cho Việt Nam.



--------------------------------------------------------------------------------


(Vietland) Các Dân Biểu Thượng Và Hạ Viện Tiểu Bang Massachusetts vừa thông qua nghị quyết trong cuối tháng 3 năm 2009 là Cấm Cờ Đỏ Cộng Sản VN Được Treo ở tiểu bang nầy . Theo Nghị Quyết chung (H 3415) của Tiểu Bang Massachusetts gồm nhiều điều khoản khác nhau , trong đó có điều khoản Cấm treo cờ đỏ CSVN được thông qua với House 145-0, Senate 37-0 . Trong điều khoản ghi rõ như sau :

" BAN NORTH VIETNAMESE FLAG - This bill would provide that the old South Vietnamese flag be the only flag depicting the country of Vietnam that may be displayed at any state-sponsored public function or in any public institution of learning. Supporters note that the flag, a symbol of resilience, freedom and democracy, was the official flag of South Vietnam from 1954 until that country surrendered to North Vietnam in 1975. They say that the flag of the current oppressive Communist regime of Vietnam is offensive to many Vietnamese-American s and should not be used at public events."

Tạm dịch : "CẤM TREO CỜ BẮC VIỆT - Nghị Quyết chỉ định lá cờ cũ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là lá cờ duy nhất đại diện cho quốc gia Việt Nam có thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng do Tiểu Bang bảo trợ hay được treo ở các cơ sở Giáo Dục công cộng . Theo các nhà yểm trợ nhận định là Cờ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là biểu tượng của sự Quật Cường, Nhân Ái và Dân Chủ từ năm 1954 cho tới khi đất nước rơi vào tay CSVN năm 1975 . Hơn nữa cờ CSVN là lá cờ chủ nghĩa CSVN mang tính đàn áp, kích động tinh thần người Mỹ Gốc Việt nên không thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng .

Điều khoản nầy được thông quốc hội Tiểu Bang Massachusetts thông qua 145-0, Senate 37-0 là một chiến thắng của Người Việt Hải Ngoại tại Tiểu Bang Massachusetts nói riêng và toàn thế giới nói chung .

Để biết rõ hơn, bạn đọc có thể đọc ở trang Quốc Hội Bang Massachusetts hay theo link của tờ báo địa phương của Thủ Đô Massachusetts dưới đây :

http://somervillenews.typepad.com/the_somerville_news/2009/03/beacon-hill-roll-c...

Nguyễn Thị Sông Hương


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #37 - 15. Apr 2009 , 17:49
 

Nhớ Lại Một Thời Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc 30-4-1975
 

... Chuyện Năm Xưa Nay Vẫn Còn Y Nguyên. Cái Nồi ngồi trên cái Cốc. Ngày nay nếu quý bạn thử hỏi một người Việt nào đó về cái nhóm chữ kể trên thì có thể người ấy sẽ lắc đầu, trả lời là không biết ý nghĩa nó chỉ cái gì ? Ngoại trừ những người đã từng sống trong khung cảnh của thời điểm: Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc. Những ngày sau 30-4-1975 tại miền Nam VNCH.  Ngay khi CS vừa chiếm được thủ đô Sài Gòn, người dân miền Nam đã thấy bộ đội CS kéo nhau (từ nơi đóng quân) đi rảo
thành từng nhóm trên các dãy phố để xem phố xá miền Nam và đây cũng là dịp để người dân Sài Gòn tiếp xúc với họ, người miền Bắc XHCN . Những cuộc tiếp xúc ấy, dù chớp nhoáng, ngắn ngủi nhưng đủ để cho
người dân Sài Gòn có những nhận xét về tình hình miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là:

- Người dân miền Bắc sống trong một xã hội lạc hậu vì có rất nhiều bộ đội hoàn
toàn ngạc nhiên khi trông thấy các tiện nghi rất bình thường tại miền Nam như
quẹt gaz, máy casesstte , máy hát dĩa , đồ chơi điện tử... Có bộ đội không hề
biết Hoa Kỳ đã đưa được người (Niel Amstrong ngày 20-7-1969) lên được mặt Trăng.
Kiến thức về thế giới sử, về lịch sử Việt Nam và nhất là về miền Nam VNCH của
những bộ đội khác biệt hẳn với hiểu biết của người dân Sài Gòn.

- Vai trò của Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã được bộ đội diễn giải là tàn ác,
diệt chủng khi thả bom nguyên tử (tháng 8-1945) xuống hai thành phố Hiroshima và
Nagasaki.

Trong những lần tiếp xúc đầu tiên, người Sài Gòn rất ngạc nhiên khi thấy chỉ là
anh lính mà một bộ đội có thể nói (thao thao bất tuyệt) về các đề tài chính trị
nhưng chỉ ít lâu sau; Người dân Sài Gòn khám phá ra là nếu trò chuyện với bất kỳ
bộ đội nào, cũng đều được nghe họ nói cùng một kiểu y như vậy (hùng hồn dù chỉ
một chiều). Chính thời gian nầy, những câu chuyện máy bay Mig nấp trên mây phục
kích máy bay Mỹ hoặc bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống 2 thành phố bên nước Nhật là
do Liên Xô cho mượn... đã được các bộ đội kể ra cho nghe.

Phần các bộ đội, khi tiếp xúc với người dân của thủ đô miền Nam VNCH. Họ đã thấy
đây một xã hội văn minh, người dân có cuộc sống sung túc gấp bội so với xã hội
miền Bắc XHCN mà (trước đó không lâu) các cán bộ chính trị trong đơn vị họ vẫn
quả quyết là người dân ở miền Nam VNCH phải sống trong cảnh nghèo đói cực kỳ.
Đám chính trị viên quả quyết với họ rằng đế quốc Mỹ đã thu gom mang hết các tài
nguyên, của cải ở miền Nam nên người dân không có cái gì để ăn thậm chí có quần
áo không có và phải mặc áo quần làm bằng nylon... Đó cũng là một trong các lý do
mà đảng và bạo quyền CS Hà Nội tuyên truyền để biện minh việc kéo quân vào xâm
lăng miền Nam VNCH (nói là giải phóng người dân khỏi sự kềm kẹp). Chính vì kinh
tế miền Nam vượt trội hẳn hơn miền Bắc nên khi dạo phố, bộ đội đều tròn xoe (và
trầm trồ trong lòng) là miền Nam giàu có cực kỳ nhưng ngoài mặt thì họ đều một
bài bản leo lẻo là xã hội miền Nam chỉ phồn vinh giả tạo.

Cũng một lò CS với nhau nhưng đám Việt Cộng tập kết trở về miền Nam trong giai
đoạn nầy lại có thái độ khác. Đa số im lặng không đả động gì về miền Bắc nhưng
cũng có người lại nói thẳng (dù rất ít) là: Ngoài đó có cái mẹ gì! Trộm cắp thấy
sợ luôn. Xe đạp phải có bảng số riêng, quần áo giặt phơi ngoài dây phải coi
chừng không thì mất. Ai có cái đài (radio) đi đâu cũng phải mang kè kè bên
người, sơ ý một phút là mất ngay.

Dạo phố chung với nhau từng nhóm để rồi bộ đội thấy mọi thứ trên đường phố như
các cao ốc, xe gắn máy hai bánh, quần áo phục sức của người dân, hàng hóa bày
bán trong các cửa hiệu có đèn đuốc sáng choang. Các tiện nghi mà người Sài Gòn
đang dùng trong nhà (ở miền Bắc XHCN chưa hề có) như TV, máy hát, tủ lạnh (lần
đầu tiên trong đời họ mới được thấy, được biết) đều lạ lẫm, văn minh và cực kỳ
hiện đại (chữ dùng của bộ đội). Rồi sau khi tiếp xúc với người dân và xã hội
miền Nam lúc đó, có bộ đội đã bừng tỉnh (vì biết bản thân mình đã bị đảng và bạo
quyền CS Hà Nội lừa bịp bao nhiêu lâu nay) nên họ đã thổ lộ (chỉ trong chỗ riêng
tư kín đáo với các thân nhân thôi) về nỗi buồn nỗi đau vì đã là nạn nhân của chế
độ CS (tương tự Dương Thu Dương ngồi bệt xuống vệ đường Sài Gòn mà khóc khi biết
được sự thật).

Tuy vậy, một chuyện vui trong thời điểm đó là người dân sài Gòn đều biết là bộ
đội CS rất thèm thuồng có được một cuộc sống như người dân miền Nam nhưng ngoài
mặt, họ vẫn cố làm vẻ tỉnh bơ thậm chí có bộ đội còn nói xạo nói nổ là ở miền
Bắc XHCN những thứ kể trên nhà nào mà chẳng có hoặc chạy chúng đầy đường (kể cả
TV và tủ lạnh). Kem lạnh (Ice Cream) thì có bộ đội còn cả gan bảo là ở ngoài
Bắc, dân ăn không hết còn phơi khô để dành.

Không biết thái độ nói lấy được nói cái gì miền Bắc cũng có và phẩm chất còn tốt
hơn thứ ở miền Nam VNCH đang dùng là tự ái địa phương hoặc sĩ diện của người
sống khác chế độ hay đây là một chỉ thị (từ cấp trên) bắt buộc các bộ đội CS khi
tiếp xúc với người miền Nam VNCH phải nói láo, nói thánh tướng như vậy? Họ đã bị
đảng, nhà nước CS nhồi sọ. Thêm một điều nữa là với những bộ đội đóng quân trong
các thành phố miền Nam VNCH nầy, khi về phép hoặc phục viên (giải ngũ) thì đã bị
chính trị viên đơn vị hội thảo (nhồi sọ, buộc phải kể lại (cho thân nhân ở hậu
phương miền Bắc nghe) là miền Nam VNCH vô cùng lạc hậu và đói nghèo (không có
cái gì để ăn). Chính vì vậy mà có rất nhiều người dân miền Bắc đã mắc lừa thêm
một lần nữa khi họ cố hết sức để mang vào miền Nam ít kg gạo, thuốc chữa bệnh và
quần áo (cũ rách của họ) để tiếp tế ngay cho các thân nhân di cư từ năm 1954
đang sống tại Sài Gòn.

Đây là trường hợp dở khóc dở cười (chở củi về rừng) của các thân nhân người viết
bài nầy khi họ vào thăm gia đình ngay sau khi thiết lộ (đường sắt Thống Nhất)
xuyên Việt vừa khai thông. Ngay học giả Nguyễn Hiến Lê, một người luôn có tình
cảm với phe CS nhưng chỉ một thời gian ngắn sau ngày 30-4-1975 đã viết như sau
(trong hồi ký):" Mấy anh bộ đội bị nhồi sọ, trước 1975 cứ tin rằng miền Nam này
nghèo đói không có bát ăn, sau 30-4-75, vô Sài Gòn, loá mắt lên, mới thấy thượng
cấp các anh nói láo hết hoặc cũng chẳng biết gì hơn các anh". Có thể như vậy
thật vì sự dối trá bắt đầu từ cấp lãnh đạo rồi xuống dần các cấp thừa hành và
sau cùng là người dân lãnh đủ.

Ngay trong khu phố của người viết bài nầy có một tiệm Kem. Một bộ đội ghé vào,
được nếm món Kem lạnh quá ngon nên khi quay về chỗ đóng quân (trại lính, căn cứ của chế độ cũ), bộ đội nầy đã kéo thêm vài đồng đội khác trở lại tiệm và gọi người chủ mang ra cả mấy khay đầy Kem để cả bọn ăn cho sướng miệng. Để rồi, những ngày kế đó, các bộ đội nầy tìm gặp chủ tiệm Kem để buộc tội định đầu độc họ vì; Sau khi ăn Kem về tới doanh trại, cả bọn đã bị Tào Tháo đuổi liên tục.Nhiều người vẫn kể về câu chuyện tiêu biểu cho hình ảnh lạc hậu của bộ đội là chuyện về cái Nồi ngồi trên cái Cốc. Chúng ta hãy hình dung ra một hình ảnh một tay bộ đội (bên vai đeo lủng lẳng một máy radio) làm ra vẻ bình thản bước vào một tiệm cà phê đông người. Tay nầy kéo ghế ngồi tại bàn, mở radio ra nghe nhưng kín đáo quan sát các thức uống khách đang dùng trong tiệm mà (với y ta) có một món là lạ ở trên bàn của những người khách ngồi gần. Chủ tiệm thấy khách là bộ
đội, vội bước đến hỏi:

- Anh bộ đội dùng thứ gì đây? (có nghĩa là ông quyền muốn uống thứ gì chủ bán trong tiệm).

Tay bộ đội nầy rụt rè chỉ ngón trỏ vào món (mà y không biết tên gọi) đó, nói:
- Cho tớ (bộ đội thường xưng hô cậu-tớ trong giao tiếp) uống cái món đấy đấy.
- Món gì? Chủ tiệm ngạc nhiên, hỏi lại y.
- Cái món... như là cái Nồi ngồi trên cái Cốc đó. Tay bộ đội trả lời.

Nhìn theo ngón tay của bộ đội chỉ, chủ tiệm và những người khách ngồi gần bên
nghe được phải nín cười (cười công khai lúc đó thì coi chừng mắc vạ chẳng chơi).
Thì ra cái Nồi ngồi trên cái Cốc trong lời nói của bộ đội là ly cà phê Phin. Cái
nồi là cái lọc cà phê bằng Nhôm đặt nằm trên trên một cái ly thủy tinh. Món cà
phê Phin nầy du nhập vào nước Việt (cả ba miền Nam-Trung-Bắc) từ thời Tây thực
dân chứ đâu có phải là thức nước uống mới lạ gì. Vậy mà các bộ đội miền Bắc khi
đó lại không biết đến nó. Quá sức lạc hậu! Có người bào chữa cho là món cà phê
Phin có thể là một thức uống xa xỉ trong một xã hội nghèo đói như xã hội CS miền
Bắc khi đó. Có thể trong các hàng quán thông thường (cửa hàng giải khát quốc
doanh) không có nên bộ đội mới không biết đến hình thù nó ra sao. Giờ bắt gặp,
thấy lạ nên mới hỏi.

Trong thực tế, hầu như ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có những thứ hàng thuộc
loại xa xỉ, mắc tiền mà người dân nghèo nơi đó không dám dùng (vì không dư giả
tiền bạc) nhưng họ vẫn biết có sự hiện hữu của chúng trên đời nầy. Còn như không
biết đến chúng (như món cà phê Phin nhan nhản ở các nước) thì chỉ do người dân
bị chính quyền nơi đó bịt mắt không muốn cho biết mà thôi. Chuyện cái Nồi ngồi
trên cái Cốc tưởng như là một chuyện đùa (kiểu chuyện khó tin nhưng có thật) đã
được truyền miệng như một câu chuyện cười dân gian kể từ đó.

Nhưng, chỉ vài năm sau, nhiều cán bộ CS khác (sau khi đã sống trong miền Nam
rồi) đã cãi cối cãi chầy với người viết bài nầy là làm gì mà có chuyện bộ đội
như Mán Về Thành được. Các cán bộ nầy cho là một quân đội từng đánh thắng hai
tên Đế quốc sừng sỏ của thế giới là Pháp và Mỹ thì nhất định quân đội đó không
thể nào...Cả Quỷnh như vậy được. Tất cả chỉ là luận điệu tuyên truyền của bọn
địch thôi (nhằm làm giảm hình ảnh hào hùng, thanh nhã của bộ đội) và có nhiều
người trẻ bây giờ cũng tin là vậy. Nhưng những hồi ức của các cán binh kể lại
(trong trang báo QDND) ở dưới đây cho chúng ta thấy các chuyện tương tự cái Nồi
ngồi trên cái Cốc đã từng xẩy ra.

... xin trích...
"Tôi ra gọi một chiếc xe lam. Cậu y tá tên Thành, người Thái Bình ở trung đoàn
bộ được điều đi giúp tôi lấy giấy in báo. Khi ra đường thấy chiếc xích lô máy
chở nước đá cây đang lóng lánh bảy sắc cầu vồng trong nắng tháng Năm Sài Gòn, vì
dân quê đi bộ đội là vào rừng, lần đầu tiên đến thành phố nên Thành không biết
đó là thứ gì, Thành níu vai tôi la toáng lên:

“Anh Khôi ơi! Kim cương! Kim cương nhiều chưa kìa!”. Tôi nín cười, mắng: “Im đi,
họ cười cho đấy, đó là nước đá, họ làm đông nước thành đá!”.
...
Ngay buổi sáng 1-5-1975 đi chợ mua chục con cá lóc. Anh về đếm mãi vẫn cứ 12
con, bèn lật đật ra chợ tìm cho được bà bán cá trả lại hai con vì “tội người
ta”, “buôn bán kiểu này thì lời cái gì”. Khi anh tìm được bà bán cá, bà cười
toáng lên: “Chú giải phóng ơi, “một chục” ở đây là 12 chứ không phải mười
nghen!”. Anh về kho nấu bữa tối, còn hai con cá để lại ngày mai , anh cho vào
chỗ bồn cầu vì thấy ở đó có nước! Sáng mai anh đi bắt cá để nấu cháo thì cá
không còn nữa. Anh đi báo cáo thủ trưởng, tưởng có người làm mồi nhậu ban đêm.
Đến nơi ai cũng ôm bụng cười vì cá thì mất, mà cầu thì tắc, phải nhờ ông thợ
hàng xóm sang thông hộ".
... hết trích.

Thói đời, người nghèo thì ghét kẻ giàu có và người dốt không ưa người khôn
ngoan. Người vô học, hành xử khác người có giáo dục và người lạc hậu thì xa lạ
với các cử chỉ văn hóa. Buổi trưa ngày 30-4-1975, các chính khách trong nội các
của Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh đã ngỏ ý mời các sĩ quan CS trong lữ đoàn xe
tăng 203 (đơn vị chiếm được dinh Độc Lập) dùng bữa tiệc mà họ đã dọn sẵn để
khoản đãi đại diện phía bên kia (phe CS) khi vào dinh nhận bàn giao chính quyền.
Bữa tiệc được kể là có món Súp Cua nấu măng Tây, rượu Champagne ... nhưng thái
độ niềm nở của chính quyền miền Nam VNCH khi đó đã bị các sĩ quan CS nầy từ
khước. Thay vào đó, các sĩ quan CS nầy đã buộc các chính khách trong nội các của
Tổng Thống Dương Văn Minh phải ăn một bữa cơm trận mạc (chỉ có lương khô hoặc
cơm với thịt lợn kho đóng hộp, hàng viện trợ của Trung Cộng). Thái độ của các sĩ
quan CS nầy tương tự như cách hành xử của một cán bộ CS cao cấp khác khi y nhận
bàn giao chính quyền từ tay viên đại tá tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu. Viên đại tá
VNCH tỉnh trưởng nầy sau khi bàn giao chính quyền xong, đã mời tay cán bộ CS đại
diện dùng một bữa ăn tại một nhà hàng trong thị xã. Bữa ăn vừa chấm dứt thì
chính tay cán bộ CS đại diện đó đã ra lệnh cho thuộc hạ còng tay viên đại tá
VNCH nầy và giải ông ta vào thẳng trại giam.

Không cho người dân biết đến các thông tin ở các nơi khác, nước khác thì đó là
bức màn sắt, bức màn che hay bưng bít thông tin rồi. Trong một xã hội mà người
dân bị chính quyền bưng bít các thông tin thì xã hội đó chỉ là một xã hội nghèo
đói, lạc hậu (sợ người dân biết về các xã hội khác văn minh, giàu có hơn xã hội
mình). Tệ hại hơn, đảng và bạo quyền CS miền Bắc lại còn buộc người dân phải nói
láo về xã hội họ đang sống. Người dân mở miệng nói ra những điều lếu láo và biết
người nghe mình biết đó là dối trá nhưng vẫn tỉnh bơ. Đó chính là tình cảnh của
các bộ đội CS miền Bắc trong thời điểm đoàn quân họ vừa chiếm được miền Nam
VNCH.

Bề ngoài ca tụng hết lời về cảnh sống ngoài miền Bắc nhưng thực tế thì lại khác.
Những tháng kế tiếp sau ngày 30-4-1975 nầy, rất nhiều bộ đội khi quay về miền
Bắc để đi phép hay giải ngũ (mà họ gọi là phục viên) thì người nào người nấy
cũng cố mà mua sắm ít hàng hóa của miền Nam để làm quà cho mình và thân nhân.
Người có tiền thì mua TV, Radio, Đồng Hồ đeo tay...Người ít tiền thì mua quần
áo, đồ chơi... Hầu hết bộ đội có gia đình đều mua một Búp Bê bằng nhựa (có thể
chớp mắt mở mắt) để làm quà cho con cháu mình. Có bộ đội thì chiếm đoạt hẳn đồ
đạc còn lại (coi là chiến lợi phẩm) trong những căn nhà mà chủ đã di tản ra
ngoại quốc khi họ đóng quân nơi đó.

Chính vì sống trong một xã hội lạc hậu nên có quá nhiều câu chuyện (mà ta tưởng
là chuyện đùa, tiếu lâm tân thời như các mẩu chuyện kể trên) về anh bộ đội cụ Hồ
sau khi được tiếp xúc với xã hội miền Nam VNCH. Xã hội miền Nam VNCH khi đó nếu
là phồn vinh giả tạo (theo biện giải của các tay đầu lĩnh Hà Nội) nhưng cho dù
có giả tạo thì người dân cũng vẫn còn có phồn vinh trong khi miền Bắc XHCN thì
rõ ràng là có nghèo đói thật.

Thân nhân của người viết bài nầy là một bộ đội miền Bắc trong thời điểm
30-4-1975 khi đó. Khuôn mặt đầy vẻ ngạc nhiên và buồn bã, người bà con nầy thổ
lộ tâm tình cho biết: Từ những chiến dịch ở Tây Nguyên (các tỉnh miền Trung
VNCH), không hiểu tại sao mỗi khi bộ đội CS kéo quân đến bất kỳ nơi nào thì
người dân miền Nam ở nơi đó đều tìm cách bỏ của chạy lấy người về phía quân
Nguỵ? Rồi khi bộ đội CS vào được đô thành Sài Gòn thì người bà con nầy mới biết
miền Nam VNCH quá sức phồn vinh, bỏ xa lơ xa lắc miền Bắc XHCN. Nhiều người dân
miền Bắc khi có công việc vào miền Nam, nếu dừng chân ở một khu phố nào đó trong
Sài Gòn (trong các năm sau 1975) thì họ tưởng như đang đứng trong một thành phố
nào đó ở nước ngoài.

Thực sự trong lòng người dân miền Nam VNCH khi đó, không ai cười về những hành
động những cử chỉ kiểu Mán Về Thành, Cả Quỷnh hay Không Biết Tại Sao...của các
bộ đội miền Bắc nầy. Vì người dân miền Nam VNCH biết bộ đội (cũng như toàn thể
dân chúng miền Bắc XHCN) đều là nạn nhân của thói bưng bít tin tức của lũ cầm
quyền trong xã hội CS. Đám đầu lãnh CS Hà Nội không muốn người dân biết về một
cái gì đó (như sự sung túc về kinh tế, sự dân chủ-tự do về chính trị của miền
Nam VNCH) thì làm sao người dân miền Bắc biết được. Kể cả những thứ rất bình
thường tại các nước (và tại miền Nam VNCH trước đây) như chuyện cái Phin lọc cà
phê trong bài viết nầy.

Chiến tranh hai miền Nam-Bắc VN đã lùi xa 34 năm rồi. Giờ đây, chắc chắn không
còn ai trong nước Việt vào một tiệm cà phê lại buột miệng gọi món: Cái Nồi ngồi
trên cái Cốc nữa (ngoại trừ họ đùa giỡn với nhau) nhưng ý nghĩa câu chuyện cái
Nồi ngồi trên cái Cốc vẫn còn trong tư duy của đảng CSVN vì; Những điều thật
bình thường ở các quốc gia khác hiện nay mà đảng CS vẫn muốn người dân trong
nước Việt không được biết đến đó là các thứ quyền của người dân như: Cư trú, Lập
hội, Ngôn luận, Ứng cử thậm chí Bãi miễn chính quyền nữa... Những món hàng Dân
Quyền nầy vẫn xa lạ với người dân Việt trong nước mà nguyên do là các tay đầu
lãnh CS Hà Nội muốn duy trì như vậy.

Tự do cư trú, quyền lập hội lập đảng mới, tự do ngôn luận, quyền ứng cử, quyền
bãi miễn chính phủ... Nhiều thứ quyền mà người dân chưa hề thấy (kể từ khi đảng
CS cai trị nước Việt tới nay), dù là trong Hiến Pháp CS đã ghi rõ rành rành. Duy
trì một xã hội nghèo đói, lạc hậu là để người dân vì đói vì nghèo nên chỉ biết
tìm cái ăn cái mặc còn tâm trí đâu mà tìm hiểu những quyền con người được hưởng
để chống lại bọn cầm quyền. Hầu như xã hội CS nào cũng đều một cách thức điều
hành đất nước y một kiểu như vậy.

Nhân ngày 30-4 kể lại câu chuyện cái Phin cà phê nầy, tác giả không có ý viết để
dè bỉu để chê cười cái ngây ngô của bộ đội miền Bắc trong những ngày năm xưa đó
mà chỉ muốn nhắc nhở với những người còn tin vào chế độ CSVN. Chính chế độ nầy
đã đang và sẽ là rào cản mọi tiến bộ của đất nước nếu vẫn còn tiếp tục cai trị.
Đám đầu lãnh CS Hà Nội hiện giờ vẫn cứ cố sức mô tả là người dân Việt trong nước
có đầy đủ các thứ dân Quyền (theo kiểu ở ngoài miền Bắc chạy đầy đường nhưng
thực sự là không hề có) giống y cách gọi cái Nồi ngồi trên cái Cốc năm xưa trong
các câu chuyện kể về các bộ đội CS. Ai (người nước ngoài) mà nói dân ở VN hiện
không có các thứ quyền nầy thì đều nhận được câu trả lời của đảng và chính quyền
CS Hà Nội là người đó xuyên tạc tình hình (xã hội-chính trị) tại VN.

Viết để nhớ lại ngày 30-4-1975
Phạm Thắng Vũ
April 14, 2009
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #38 - 19. Apr 2009 , 11:43
 
Vinh Danh Anh Hùng Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh

19/04/2009

...Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975) - Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê. Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quần sát một bên,
trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch.

Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968. Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huỵ Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng.

Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấụ Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:

“Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.

Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan tro.ng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.

Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏị Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lê.nh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầụ Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trạị sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”

Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lê.nh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.


Bài do bạn Trần Nhân chuyển








      

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #39 - 28. Apr 2009 , 17:28
 
...

Ngày  mai  30 tháng  4  - Ngày  Đau Thương  của Đất Nước Miền Nam  -lại về. Xin Cả Nhà  dành một  ít phút để tưởng nhớ những Vị Tướng lãnh đã  Tuẫn  Tiết  không chịu Đầu Hàng Cộng sản,cùng   hàng  Ngàn  Chiến sĩ  Vô Danh  đã  hy sinh  trong ngày  30 tháng 4 nằm 1975.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #40 - 23. Mar 2010 , 19:46
 
TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN


Danh sách các vị anh hùng tuẫn tiết 30/04/75        



Vì những người đả mất trong Danh Dự của một Chiến Sĩ, chúng ta, những người còn sống hảy tiếp tục với sứ mạng của mình để xứng đáng mang ba chử TỔ QUỐC. DANH DỰ. TRÁCH NHIỆM. Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.
Danh sách các vị anh hùng tuẫn tiết 30/04/75.


    Xin chuyển rộng rãi đến bà con bạn bè để có thể hoàn tất danh sách này,

    Do bác Paul Phạm chuyển
    Vì những người đả mất trong Danh Dự của một Chiến Sĩ, chúng ta, những người còn sống hảy tiếp tục với sứ mạng của mình để xứng đáng mang ba chử TỔ QUỐC. DANH DỰ. TRÁCH NHIỆM



    DANH SÁCH CÁC QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

        TT
             HỌ TÊN
             Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
             Ngày tự sát
        1
             Lê Văn Hưng
             Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
             30/4/1975
        2
             Nguyễn Khoa Nam
             Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
             30/4/1975
        3
             Trần Văn Hai
             Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
             30/4/1975
        4
             Lê Nguyên Vỹ
             Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
             30/4/1975
        5
             Phạm Văn Phú
             Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
             30/4/1975
        6
             Đặng Sỹ Vinh
             Thiếu tá BTL CSQG
             30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
        7
             Nguyễn Văn Long
             Trung tá CSQG
             30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon
        8
             Nguyễn Đình Chi
             Trung tá Cục ANQĐ
             30/4/1975
        9
             Phạm Đức Lợi
             Trung tá
             30/4/1975
        10
             Mã Thành Liên( Nghĩa)
             Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt
             30/4/1975 tự sát cùng vợ
        11
             Lương Bông
             Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
             30/4/1975
        12
             Vũ Khắc Cẩn
             Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
             30/4/1975
        13
             Nguyễn Văn Cảnh
             Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
             30/4/1975
        14
             Đỗ Công Chính
             Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
             30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
        15
             Trần Minh
             Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
             30/4/1975
        16
             Tạ Hữu Di
             Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
             30/4/1975
        17
             Vũ Đình Duy
             Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
             30/4/1975
        18
             Nguyễn Văn Hoàn
             Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
             30/4/1975
        19
             Hà Ngọc Lương
             Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
             28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)
        20
             ………….Phát
             Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
             1/5/1975
        21
             Phạm Thế Phiệt
             Trung tá
             30/4/1975
        22
             Nguyễn Văn Phúc
             Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
             29/4/1975
        23
             Nguyễn Phụng
             Thiếu úy CS đặc biệt
             30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon
        24
             Nguyễn Hữu Thông
             Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- khóa 16 Đà Lạt
             31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
        25
             Lê Câu
             Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
             Tự sát 10/3/1975
        26
             Lê Anh Tuấn
             HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
             30/4/1975
        27
             Huỳnh Văn Thái
             Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
             30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn
        28
             Nguyễn Gia Tập
             Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
             Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
        29
             Trần Chánh Thành
             Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
             Tự sát ngày 3/5/75
        30
             Đặng Trần Vinh
             Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
             Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
        31
             Nguyễn Xuân Trân
             Khoá 5 Thủ Đức
             Tự tử ngày 1/5/75
        32
             Nghiêm Viết Thảo
             Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
             Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa
        33
             Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
             Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
             Tự sát chiều 30/4/1975
        34
             Phạm Đức Lợi
             Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
             Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
        35
             Hồ Chí Tâm
             B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
             Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
        36
             Phạm Xuân Thanh
             Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
             Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
        37
             Bùi Quang Bộ
             Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
             Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
        38
             Nguyen Hoa Duong
             
        Dai uy truong Quan Canh
        Vung Tau
             Tu sát ngày 30 /4/75,tại hàng rào trường QC.
        39
             
             
             
        40
             
             
             

        Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #41 - 26. Mar 2010 , 23:21
 
Tháng Tư QUỐC HẬN
: Xem lại những đau thương ngày tàn cuộc chiến       


- Xin hãy dành tháng Tư thương đau quốc hận này mà tưởng niệm cho tất cả những hy sinh của bao người Quân Dân Cán Chính vị quốc vong thân, tù đày khốn khổ, bỏ thân trên biển cả trên đường tìm Tự Do. -Xin hãy chú tâm cầu nguyện cho người đã mất cũng như người còn sống. - Xin chúng ta hãy dành tất cả sự trang trọng trong mùa Quốc Hận... gọi là chút tâm tư gửi cho tổ quốc quê hương , như là chiếc khăn tang trắng cho VNCH , những giọt lệ chưa bao giờ ngưng chảy !!! Xin hãy tiếp tay hổ trợ và phổ biến dồi dào những tin tức , thơ văn , âm nhạc , phóng sự, tài liệu làm sống lại Việt Nam Cộng Hòa hoặc những gì phơi bày tội ác của quân xâm lược Cộng Sản ....

Xem lại những đau thương ngày tàn cuộc chiến.
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157621997665628/show/
( Do chị VHP chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #42 - 02. Apr 2010 , 21:46
 
Tháng TƯ ĐEN và con chim QUỐC


Xuân Khê

Ngày 03-04-2010, giờ 01:02

Lâu nay các nhà văn thường hay mô tả chim Quốc hay chim Đỗ Quyên để hàm chỉ về nỗi buồn mất nước như trích đoạn sau cuả ông Hà ngọc Bích ở Paris:

"Trăng là hồn thơ ý nhạc. Tiếng quốc là khắc khoải canh trường, nên tiếng quốc kêu tự nó đã có một cái gì ray rứt u hoài rồi, mà tiếng quốc kêu trong một đêm trăng sáng thì thật là một nỗi buồn mênh mang cô lạnh, ngay khi còn ở quê nhà chớ đừng nói chi trong tâm trạng hoài cổ chan chứa tình cảm đối với nước nhà,
xúc động trước cảnh điêu tàn của quê hương qua tiếng kêu của con chim quốc:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."

...Sách Hoa Dương Quốc Chí chép rằng: Vua Đỗ Vũ nước Thục mất nước nên chết đi, hoá thành chim Đỗ Quyên kêu ra rả suốt đêm ngày, tiếng nghe thật thảm thiết. Tôi không biết tiếng chim Đỗ Quyên kêu như thế nào nhưng tiếng quốc kêu khắc khoải cầm canh thì thật là phù hợp với điển cố của vua Đỗ Vũ quá.(trích -Tiếng Quốc Đêm Trăng, Hà ngọc Bích )
...

con chim quốc hay ở cạnh các bàu , ao đồng cỏ ẩm ướt chốn đồng quê


về phần tôi khi qua được xứ người, nỗi day dứt khôn nguôi từ một lý tưởng xưa "gác bùt nghiên theo tiếng gọi non sông" không thành
xứ người bia có rượu có muốn gì mả chẳng được! nhưng những thứ này đã thành NHẠT NHẼO vô duyên không xoá bỏ được nỗi buồn MÂT NƯỚC !
Ai đó có nói rằng những người lính cũ sao quá "cực đoan" không "xoá bỏ quá khú , hướng đến tương lai"???
Giờ thì tương lai đó ư? phải chăng một đất nước đang lún sâu vào hoạ TIÊU VONG trước bàn tay gian xảo và miệng môi phù thuỷ của bọn Ba Đình Hà nội ; từng bước , từng bước dâng hiến tổ quốc cho bọn xâm lăng và khủng bố Tàu cộng !
Có lúc nghe tiếng hát Sĩ Phú trong bản Tính Cầm :
“Nếu anh còn trẻ như năm cũ …” còn tôi thì ước mơ gì nêú thời gian đi ngược lại được để cầm súng diệt thù , để cùng nhau sánh vai bên vai trong tiếng gọi quân trường làm nốt sứ mạng BẢO QUỐC AN DÂN của người trai nước Việt .
Nhưng chỉ là mơ thôi nên tôi mới :

“nhớ chăng một thuở quân trường
làm trai nuôi chí anh hung dọc ngang
thời cùng vận nước suy vong
lưu dân biệt xứ biết bao giờ về ?
nhớ câu “chim Việt cành nam”
thương con chim QUỐC gọi hồn non sông
ai đi theo nước cùng non
cho tôi gửi-gắm tấm lòng Sắt Son
(nhớ Đống Đế Nha Trang)xk

rõ ràng cái hồn con chim Quốc nó vận vào trong những tấm lòng lưu dân biệt xứ nên cứ tháng Tư Đen có hàng triệu tâm hồn đang gậm nhấm trong nỗi buồn da diết, nỗi buồn chim QUỐC .

Có người thường nghe và biết chim Quốc qua văn học qua lời truyền tụng . Đó là hoàn cảnh có thể họ không ở chốn nông thôn, gần hương đồng cỏ nội . Riêng tôi những ngày sau tù cải tạo , bên nương bên rẫy những cánh đồng ban đêm tôi không lạ gì tiếng QUỐC kêu sương .
“quắc …quắc ..quắc ..quắc ..” tiếng kêu thảng thốt và liên tục không bao giờ dứt . Có lần tôi dừng chân bên cánh đồng nghỉ mệt , thử lăng nghe tiếng quốc kêu đó có ngơi nghỉ chút nào không ? Không !Quốc kêu không bao giờ nghỉ .
Tiếng Quốc kêu mãi , liên hồi ,thê lương cho đến lúc mỏi mòn trong họng; QUốc kêu mãi cho đến khi rướm máu và con Quốc sẽ chết đi.
Sự tích con chim Quốc hiện nay thì văn học quốc nội chỉ cho biết một điển tích mà thôi . Điển tích này nói về tình bạn giữa Quắc và Nhân cùng sự can thiệp của 1 người đàn bà làm tình bạn tan vỡ mà chết .
Tại sao VN hiện nay không đá động gì đền điển tích của một chuyện “Mất Nước” của vua Đỗ Vũ ? phải chăng Đảng Cộng đang có cái thâm ý muốn dấu che một sự thật đau lòng rằng : TỔ QUỐC CHÚNG TA ĐANG MẤT NƯỚC LẦN HỒI ?

Ừ mà thôi, lịch sử nào cũng sang trang môt tháng Tư Đen kia cũng đủ cho hàng triệu tâm hôn con ngưòi lưu vong buồn bả .
Tôi chỉ mong rằng hồn thiêng sông núi VN phò trì đừng thêm một tháng Tư Đen khác nữa . Nếu là tháng Tư Đen mới này trở thành hiện thực thì không riêng gì chúng tôi mà sẽ có hơn 80 TRIỆU CON QUỐC VN SẼ KÊU AI OÁN NẢO NÙNG cho đến lúc tàn hơi nhắm mắt .
Lạy trời đừng thế , QUỐC ƠI !!!

Xuân Khê tưởng niệm tháng TƯ ĐEN 2010

Back to top
« Last Edit: 02. Apr 2010 , 21:48 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #43 - 03. Apr 2010 , 07:57
 
Ngày 30-4 Và Thuyền Nhân




Trần Khải. Viet Bao Online


Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày hòa bình buồn bã và sợ hãi bắt đầu


Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày hòa bình buồn bã và sợ hãi bắt đầu. Không êm thắm tí nào, xã hội Việt Nam ở cả hai miền lúc nào cũng sôi động, kể cả cho tới bây giờ, vừa đúng 29 năm sau. Những giá trị lớn nhất mà nhân loại tìm kiếm vẫn còn vắng mặt ở quê nhà: tự do và dân chủ luôn luôn là điều cấm kỵ.

Một chương sử mới của dân tộc cũng hốt hoảng mở ra, khi người cộng sản tàn bạo tràn vào Nam tìm đủ phương kế để đánh cho kiệt quệ tiềm lực người dân, để không bao giờ có thể kháng cự lại nữa: bắt cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, xiết hộ khẩu, bán gạo theo khẩu phần, đẩy đi kinh tế mới, con chaú ba đời liên hệ bị xua đuổi khỏi trường, cả nước đói tới xanh mặt... Những cuộc kháng cự địa phương liên tục bị trấn áp tàn bạo. Người người nhìn nhau ngờ vực. Nhà nhà soi mói vào bếp của nhau. Cả nước trở thành một nhà tù khổng lồ. Ngay cả nhiều người một thời vui mừng trước tình hình thống nhất, cũng tỉnh ngộ với cái giá phải trả quá lớn.

Lịch sử thuyền nhân bắt đầu, khi đồng bào chấp nhận liều thân ngoài biển để tìm một đường sống mong manh; chuyện y hệt như trong sách cổ từng ghi rằng dân chúng nhìn thấy nhà nước hà khắc còn hung ác đáng sợ hơn là cọp dữ.

Trước đó, thực sự, đã có hơn 130,000 người Việt rời nước trong các giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Trong đó, khoảng 65,000 viên chức chính phủ và quân đội VNCH và các nhân viên người Việt của Hoa Kỳ và gia đình của họ được xem là "có cơ nguy bị trả thù" và được di tản trực tiếp bởi quân đội Mỹ; với thêm 65,000 người Việt tự rời nước bằng tàu chiến, phi cơ quân sự và tàu bè. Hầu hết được đưa về Guam trước, và sau đó vào định cư ở Hoa Kỳ.

Tính cho tới 25 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, đã có khoảng 3 triệu người tị nạn từ các nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt - trong đó có tới 1.75 triệu người Việt Nam tị nạn qua đường bộ và đường biển. Họ đã được định cư hầu hết ở các nước Tây Phương và Uc Châu. Trong đó, riêng chương trình United States East Asian Refugee.
Admissions Program (Chương Trình Tiếp Nhận Tị Nạn Đông Á Của Hoa Kỳ) đã định cư hơn 1.4 triệu người tị nạn Đông Dương, với khoảng 900,000 người từ Việt Nam. Và còn nhiều ngàn người khác đã chết trên đường rời bỏ Việt Nam trên các tàu bè mong manh - số người kém may mắn này không thể chính xác ước tính được.

Vào tháng 5-1975, với sự thúc giục của chính phủ Mỹ, Cao Ũy Tị Nạn LHQ - cơ quan quốc tế trực tiếp trách nhiệm bảo vệ người tị nạn và trợ giúp các chính phủ tìm giải pháp cho nhu cầu người tị nạn, kể cả định cư - đưa ra lời kêu gọi toàn cầu để nhận định cư người tị nạn Đông Dương. Đáp ứng lời kêu gọi đó, khoảng 25 nước nhận lời giúp, và chương trình đầu tiên này đã tiếp nhận định cư khoảng 11,000 tới 12,000 người Việt.

Trong các năm kế ngay sau 1975, chỉ có một số người Việt rời nước bằng tàu thuyền. Họ đi tới nhiều nơi trong khu vực: tới Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông và Phi Luật Tân.

Nhưng từ năm 1977, số thuyền nhân rời Việt Nam bỗng nhiên tăng vọt. Các đợt tị nạn này phần lớn là do các chính sách tàn bạo mới tung ra của chính phủ Hà Nội. Từ việc kéo dài thời lượng cải tạo những viên chức chế độ cũ, cho tới việc chuyển sang chế độ kinh tế tập trung, mấy lần đổi tiền và thêm nhiều đợt "đánh giai cấp tư sản mại bản," rồi lại đưa người thành phố đi vùng kinh tế mới; đời sống dân Việt Nam càng lúc càng đói kém, càng căng thẳng. Sau khi bùng nổ cuộc chiến giữa Việt Nam và chính phủ Khmer Đỏ ở nước láng giềng Cam Bốt, chính phủ Hà Nội ra lệnh động viên và đưa quân tiến vào Nam Vang. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt ngay.

Vào cuối năm 1977, hơn 15,600 người Việt đã đi thuyền tới các nước Đông Nam Á và Hồng Kông. Con số này vẫn còn tương đối thấp, nhưng việc họ tới vẫn gây báo động và không được đón nồng nhiệt. Các chính phủ trong khu vực không muốn để người tị nạn ở lại trên nước họ. Thậm chí họ không muốn gọi thuyền nhân là "người tị nạn." Lúc đó, thực sự tất cả các nước trong khu vực đều không gọi họ là tị nạn, mà chỉ dùng chữ "người rời quê hương" (displaced persons) để gọi.

Vào tháng 3-1978, Hà Nội ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ thị trường lúa gạo và các thị trường tiêu thụ tư nhân, và số người rời khỏi VN lại tăng vọt thêm, đại đa số đợt này là các doanh gia và tiểu thương gốc Hoa. Cuộc bỏ chạy này còn được thúc đẩy bởi chính phủ CSVN đã đưa khoảng 1.5 triệu người gốc Hoa rời khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam, sau khi quy tội họ là trở ngại kinh tế VN. Nhiều người gốc Hoa lúc đó nằm trong danh sách "đối tượng theo dõi, tịch thu tài sản, và ép buộc đi Vùng Kinh Tế Mới."

Một số rời Bắc VN để vào Trung Quốc; vào lúc chính phủ CSVN đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 7-1978, có khoảng 160,000 người gốc Hoa đã bỏ chạy hay bị trục xuất vào các tỉnh Guangxi và Yunnan của Trung Quốc. Con số này tăng thêm 8,000 người mỗi tháng cho tới cuối năm 1978, thì đã có khoảng 200,000 người Hoa trốn chạy sang Trung Quốc. (Tính toàn bộ, sẽ có khoảng 240,000 người Việt gốc Hoa trốn chạy và định cư ở Trung Quốc.)

Còn những người Việt khác, cũng hầu hết là gốc Hoa, bắt đầu trốn khỏi các phần khác của VN qua đường biển: phải trả tiền cho các đường dây đưa thuyền nhân đi bất hợp pháp, và thường thì các đường dây này có sự bao che của các cán bộ địa phương. Những tàu thuyền sử dụng càng lúc càng lớn hơn, theo nhu cầu kinh doanh, trong đó có chiếc có sức chở nhiều trăm người. Một số taù bè đi về hướng Bắc vào Hồng Kông, hoặc đi thẳng ra Biển Đông để tới Phi Luật Tân. Hầu hết thì hướng về Nam, qua Thái Lan, và khi lối đi này nguy hiểm vì hải tặc và cướp, họ chuyển hướng sang Mã Lai và rồi Indonesia.

Vào cuối năm 1978, Mã Lai bắt đầu ngăn cản tàu thuyền vào bờ; và nếu có tàu thuyền nào vào bờ được, thì lại bị kéo ra biển lại.

Vào tháng 11-1978, UNHCR đã có thể cho Đại Diện địa phương phỏng vấn một số thuyền nhân trên một trong các tàu thuyền không được phép vào bờ Mã Lai. Ông đã gửi qua điện tín bản phân tích và đề nghị lên bản doanh UNHCR tại Geneva, Thụy Sĩ.

Vào ngày 14-11-1978, để đáp ứng tình hình và điện tín cho người Đại Diện, UNHCR tuyên bố rằng "trong tương lai, các trường hợp tàu thuyền trốn chạy khỏi VN sẽ được cứu xét đương nhiên là quan tâm của UNHCR..." Với bản điện tín mang theo chính sách đó, UNHCR đang mở ra một chính sách sẽ kéo dài hơn một thập niên về sau để xem xét bất kỳ và tất cả các thuyền nhân VN là "quan tâm của UNHCR," nghĩa là đương nhiên họ có quy chế tị nạn, có sự bảo vệ của UNHCR.

Vào tháng 12-1978, Việt Nam tiến chiếm Cam Bốt, và một tháng sau đó thì Trung Quốc đưa quân vào tấn công Việt Nam, thúc đẩy thêm các đợt tị nạn mới.

Vào cuối năm 1978, gần 62,000 thuyền nhân ở trong các trại ở 9 quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Á, với hơn 46,000 người ở Mã Lai, 4,800 người ở Hồng Kông, và 3,600 người ở Thái Lan.

Đó là chưa kể Thái Lan lúc đó đang có hơn 140,000 người tị nạn chạy từ Cam Bốt và Lào sang.

Tính chung, khoảng 61,000 người Việt đã đổ bộ Mã Lai năm 1978 (trong đó 40,000 người tới chỉ trong vòng 3 tháng cuối cùng năm đó).Cùng lúc đó, Mã Lai đẩy ra biển khoảng 5,000 người Việt Nam. Riêng trong năm 1978, Hải Quân Mã Lai ngăn cản khoảng 51,400 người Việt trên 386 chiếc ghe không cho vào bờ Mã Lai.

Cũng trong năm 1978, có gần 49,000 thuyền nhân Việt vào bờ Indonesia.

Nhưng không có gì ngăn cản nổi làn sóng thuyền nhân. Trong lúc đó, số người chết ngoài đại dương cũng tăng theo.

Tính tới giữa năm 1979, hơn 700,000 người Việt đã rời quê hương. Trong khi khoảng 500,000 người đã được định cư, còn 200,000 người trong các trại tị nạn chờ định cư: 75,000 người tại Mã Lai, 49,000 người ở Hồng Kông, 43,000 người ở Indonesia, 9,500 ở Thái Lan, và 5,000 người ở Phi Luật Tân.

Vào tháng 6-1979, một hội nghị của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) đưa bản tuyên bố chung, cảnh cáo rằng các nước liên hệ đã "tới tận cùng sức chịu đựng [tiếp nhận tị nạn] và đã quyết định không nhận thêm người mới tới."

Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc họp để soạn ra sơ lược một chương trình đa phương mới cho tị nạn Đông Dương, đưa ra 3 mục tiêu chính của chương trình này: 1) ngăn chận việc nhà nước [CSVN] trục xuất người và việc đưa dân ra khỏi VN bất hợp pháp, 2) tái xác nhận một vài phần chương trình định cư để yêu cầu các chính phủ địa phương đừng đẩy ghe tàu tị nạn ra biển, và 3) tăng số nơi định cư ở Tây Phương để giảm số hồ sơ tị nạn còn chậm trễ trong các trại.


Vào ngày 30-6-1979, Tổng Thư Ký LHQ Kurt Waldheim đưa lời mời chính thức cho 71 quốc gia để họp một hội nghị quốc tế về tị nạn sẽ tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào các ngày 20-21 tháng 7-1979.


Hội nghị Geneva đã đưa ra kết quả chờ đợi, và đưa ra 4 biện pháp chính.

1. Để giảm nỗi lo cho các nước ASEAN và Đông Á về gánh nặng người tị nạn, khoảng 20 nước trong Hội Nghị hứa đón định cư thêm.

2. Nhiều nước hứa sẽ dùng Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự ODP để nhận dạng và chọn người Việt cho định cư theo các ưu tiên về tị nạn và di trú riêng mỗi nước.

3. Để giúp người tị nạn sớm hội nhập ở các nước định cư, đặc biệt cho người sẽ định cư ở Mỹ, các trung tâm tị nạn sẽ mở rộng thêm, để khám và chữa trị sức khỏe, để học Anh Văn và học cách hội nhập.

4. Việt Nam hứa ngăn cản việc vượt biên. [Điều này cũng gây tranh cãi trong nội bộ UNHCR và với các hội đoàn bênh vực người tị nạn khắp thế giới. Vì sự ngăn cản này như dường đã vi phạm Điều Khoản 13.2 trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong đó viết rằng "Bất kỳ ai cũng có quyền rời bỏ bất kỳ nước nào, kể cả quê hương của họ."]

Kết quả trực tiếp của Hội Nghị này là 2 Trung Tâm Tiến Hành Thủ Tục Tị Nạn được xây dựng hay mở rộng trong khu vực: một trung tâm trên Đảo Galang, Indonesia, và trung tâm kia ở tỉnh Bataan của Phi Luật Tân.

Nhờ kết quả Hội Nghị Tháng 7-1979, Hải Quân Mã Lai đã ngưng kéo ghe thuyền nhân ra biển. Ghe thuyền nhân được cho vào bờ làm thủ tục.

Nhưng cũng chính thời điểm này, quốc tế chú ý tới hiện tượng hải tặc tăng vọt ở Vịnh Thái Lan. Thí dụ, theo thống kê UNHCR, vào năm 1981, có 349 ghe trong số 452 ghe VN vào bờ Thái Lan đã bị tấn công ở mức trung bình 3.2 lần trong chặng đường ra khơi từ VN tới Thái. Trong số người đi ghe từ VN, có khoảng 881 người được ghi tên vào danh sách chết hay mất tích, có 578 phụ nữ bị hiếp dâm, và 228 phụ nữ bị bắt cóc. Đó là tháng 8-1981, trước khi quốc tế bắt đầu giải quyết bằng hàng loạt biện pháp chống hải tặc.

Chương trình ODP của Hội Nghị Tháng 7-1979 cũng giúp giảm làn sóng thuyền nhân. Theo tài liệu tổng kết lúc 25 năm sau 1975, đã có khoảng 4,600 cựu viên chức chính phủ Mỹ đã sang Hoa Kỳ định cư nhờ chương trình ODP. Có thêm khoảng 165,000 cựu tù nhân cải tạo và thân nhân trực hệ của họ được vào Hoa Kỳ.

Hơn 80,000 trẻ em Việt lai Mỹ và thân nhân trực hệ được vào Hoa Kỳ qua chương trình đặc biệt thiết lập bởi Quốc Hội Mỹ với luật Amerasian Homecoming Act of 1987.

Và sau khi người tị nạn Việt thời thập niên 1970s nhập tịch ở các nước định cư và làm giấy bảo lãnh cho thân nhân rời VN hợp pháp.

Dù vậy, làn sóng thuyền nhân vẫn đều đặn ra đi. Nhiều nước lại bắt đầu mất kiên nhẫn vì gánh nặng thuyền nhân. Hồng Kông là nước đầu tiên quyết định không tự động đón nhận người mới vào: sau ngày 16-6-1988, tất cả thuyền nhân tới Hồng Kông sẽ bị thanh lọc. Dù vậy, gần 34,000 người Việt đã tới Hồng Kông trong năm 1989, hầu hết hy vọng vào kịp trước khi cánh cửa tự động định cư bị đóng sập lại.

Mã Lai lại bắt đầu chính sách đẩy ghe thuyền nhân ra biển sau 10 năm không áp dụng, và đưa ra thời hạn kết thúc điều kiện định cư: ngày 14-3-1989.

Tình hình này buộc LHQ phải mở ra một hội nghị mới, tổ chức các ngày 13-14 tháng 6-1989. Trong hội nghị, khoảng 70 nước chấp thuận Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện 1989 (Comprehensive Plan of Action, viết tắt CPA). Mục tiêu chính lúc đó là giải quyết khoảng 100,000 thuyền nhân Việt đang trong các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á và Hồng Kông, và đối phó với những người có thể ra đi các năm tới. Theo kế hoạch CPA, mỗi nước trong khu vực có một ngày ấn định để khép luôn cánh cửa tị nạn. Sau các ngày này, thuyền nhân phải bị thanh lọc; những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về VN.

Kết quả của CPA là số thuyền nhân giảm nhiều. Trong năm 1989, khoảng 70,000 thuyền nhân Việt rời bỏ VN. Trong năm 1992, chỉ có 41 người Việt tới các trại tị nạn.

Vào lúc CPA chính thức kết thúc vào ngày 30-6-1996, với tốn phí hơn 500 triệu Mỹ Kim, người Việt trong các trại Đông Nam Á và Hồng Kông hoặc là được cho định cư, hoặc là được chiêu dụ tự nguyện hồi hương về VN. Những người đầu tiên về VN là 75 người về VN từ Hồng Kông trong tháng 3-1989. Nhưng không phải ai cũng chịu tự nguyện hồi hương. Cho nên chính phủ Hoa Kỳ cho lập chương trình ROVR để sẽ tái phỏng vấn tại Việt Nam những thuyền nhân nào chịu về nước.

Tính tới năm 1999, có khoảng 1.75 triệu người Việt đã rời VN và được định cư - tại Hoa Kỳ, tại các nứớc Tây Phương và tại Trung Quốc. Trong số đó, Hoa Kỳ đón nhận 900,000 người, Canada, Uùc và Pháp đón nhận 500,000 người khác. Có khoảng 250,000 người Việt định cư luôn ở Trung Quốc, và 100,000 người khác tới các nước định cư khác.
Indonesia đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 8 tháng 9 năm 1996.

Cao Ũy Tị Nạn LHQ chính thức tuyên bố đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 9 tháng 9 năm 1996. Tính chung, đảo Galang đã đón nhận hơn 120,000 thuyền nhân Việt và Cam Bốt kể từ thập niên 1970s.

Nhóm cuối cùng 486 người Việt rớt thanh lọc đã rời Trại Galang trong tháng 9-1996. Tính chung trong cả năm này, có 3,117 người Việt tự nguyện hồi hương, và có 1,377 người bị cưỡng bách hồi hương. Từ đó, Indonesia biến Đảo Galang thành khu kỹ nghệ đặc biệt.

Trang sử thuyền nhân khép lại, để mở sang trang mới cho sự hình thành các cộng đồng người Việt hải ngoại, nơi lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền được trân trọng, và hy vọng rồi một ngày ngọn lửa lý tưởng này sẽ được đưa về lại quê nhà.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn với các phương tiện mới: những trang web gửi và chuyển thông tin về quê nhà, phong trào dựng cờ vàng ở các thị xã Hoa Kỳ, tiếp sức các nhà hoạt động dân chủ và đòi quyền tự do tôn giáo. Ngọn lửa tự do không bao giờ bị dập tắt, dù là ở ngay tận quê nhà.


Trần Khải. Viet Bao Online
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #44 - 05. Apr 2010 , 15:55
 
Mong qúy anh chị hưởng ứng và phổ biến rộng rãi .

HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH "KHỒNG VỀ VIỆT NAM THÁNG TƯ ĐEN 2010"

Thiết thực yểm trợ cuộc đấu tranh quốc nội

Nguyễn Ðạt Thịnh

 

Nếu phải trả lời câu hỏi, "bạn có sẵn sàng yểm trợ cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong quốc nội không?" tôi tin là 99% người Việt hải ngoại sẽ trả lời "sẵn sàng", dù có phải đóng góp tiền bạc, sức lực.

Chúng ta cần yểm trợ vì Việt Cộng đàn áp đồng bào ruột thịt của chúng ta, những người chỉ võ trang bằng đức tin và lòng hy sinh ngồi cầu nguyện dưới sức roi điện, lựu đạn cay của công an Việt Cộng; chúng ta còn cần yểm trợ vì Việt Cộng đàn áp hàng vạn dân oan mất đất lên Sài Gòn, Hà Nội nằm ngồi lê lết trên lể đường, chịu đựng cảnh màn trời chiếu đất.

Phương tiện yểm trợ chúng tôi vận động với quý bạn chính là sức mạnh của đồng mỹ kim; nhưng chúng tôi không xin quý bạn phải đóng góp vào một quỹ nào cả; quý bạn cũng không phải tiêu một đồng nào, mà chỉ cần kế hoạch hóa nhu cầu giúp đỡ gia đình tại Việt Nam.

Chúng tôi xin quý bạn không gởi một đồng nào về Việt Nam trong tháng Tư năm nay để hưởng ứng phong trào tạo sức mạnh cho "tháng Tư đen"hoado phô trương tiềm năng của khối 3 triệu người Việt hải ngoại chúng ta: tiềm năng lớn lao của ý thức, và của đoàn kết.

Chúng ta phải làm cho tháng Tư Ðen trở thành tháng thất thu, tháng nghèo túng của các quan chức Việt Cộng; vì không những không gửi tiền, chúng ta còn không về nước thăm viếng gia đình trong tháng Tư năm nay.

Dĩ nhiên mỗi gia đình một cảnh, nhưng quý bạn không cần phải vĩnh viễn không gởi tiền về giúp đỡ thân nhân, cũng không cần dứt khoát từ bỏ thông lệ về thăm gia đình. Quý bạn chỉ cần kế hoạch hoá những số tiền gửi, những cuộc thăm viếng.

Số tiền đáng lẽ gửi vào tháng Tư, quý bạn có thể gửi vào tháng trước, hay tháng sau; chuyến đi Việt Nam đáng lẽ đi vào tháng Tư, xin quý bạn đi sớm hơn, hay trể hơn.

Tháng Tư thất thu sẽ là một chỉ dấu cho sự phẫn uất của chúng ta, và sẽ là sức phản đối rất mạnh của chúng ta; Việt Cộng sẽ phải hiểu, phải nể nang và phải nhượng bộ lực lượng người Việt hải ngoại, mà đến giờ này chúng chỉ ve vuốt.

Số tiền "kiều hối", tiền chúng ta gửi về, và số tiền chúng ta đem về nước tiêu xài, hàng năm lên đến 6 tỉ bạc, mỗi tháng nửa tỉ -- 500 triệu mỹ kim-- số tiền đủ lớn để Việt Cộng nhận ra  ngay, hiểu ngay thái độ của chúng ta để nhanh chóng đáp ứng.

Một tiền lệ cho thấy Việt Cộng rất "nhậy cảm" trong vấn đề tiền bạc là thái độ ngụy quyền Việt Cộng bấn lên vì Nhật ngưng không cấp 100 triệu mỹ kim ngân khoản xây đại lộ Ðông Tây xuyên ngang Sài Gòn. Nguyễn Tấn Dũng vội vàng ve vuốt đại sứ Nhật, và hứa hẹn sửa sai, truy tố những tham quan ô lại, trong số có Huỳnh Ngọc Sỹ, bàn tay bẩn nhận tiền giùm cho toàn đảng Việt Cộng mafia.

Chúng sẽ còn bấn đến đâu nếu số tiền thất thu trong tháng tư đen lên đến 500 triệu mỹ kim, nhiều gấp 5 lần kinh phí xây đại lộ Ðông Tây.

 

Trong 33 năm nay Việt Cộng chỉ ve vuốt chúng ta mà chưa có một nhượng bộ nhỏ nào cả, vì chúng biết chúng ta có nhu cầu gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Có thể năm nay với phong trào "Tháng Tư Ðen", số tiền 6 tỉ mỹ kim vẫn không ít hơn, nhưng khoảng thời gian một tháng thất thu sẽ làm chúng e ngại trước ý chí của khối người Việt hải ngoại, e ngại chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa trong chiến thuật "cúp viện trợ."

 

Tại sao chúng ta không làm một việc không khó khăn tí nào cả để yểm trợ cuộc đấu tranh oai hùng nhưng cô đơn của bao nhiêu chiến sĩ dân chủ đang đói, lạnh trong lao tù Việt Cộng. Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài và bao nhiêu người nữa sẽ âm thầm nở một nụ cười mát ruột khi nghe đến sức mạnh của phong trào "Tháng Tư Ðen."

Ðặc tính của phong trào là tinh thần tự giác, chúng ta tự ý thực hiện kỷ luật chung mà vẫn không ảnh hưởng gì đến mức chi tiêu của thân nhân tại Việt Nam.

Xin quý vị trả lời "sẵn sàng chấp nhận kỷ luật tự giác."

Nguyễn Ðạt Thịnh




--------------------------------------------------------------------------------






Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 15:56 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #45 - 05. Apr 2010 , 19:08
 

NHỮNG BÀI THƠ-NHẠC  TƯƠNG QUAN BÀI THƠ GỬI  SÚNG CHO TAO




GỬI SÚNG CHO TAO

Nguyễn Cung Thương
Sài Gòn - Việt Nam

Tao cụt một chân, mất một tay
Nhưng còn một tay
Để viết thơ dùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên Đồng Đội
Chia đô la cho chúng tao, như chia máu ngày nào ...
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: Phế Binh Việt Cộng !
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi Đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu...
Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hòa hợp được không
Với lũ kên kên, hổ báo?
Những con thú cực kỳ giàu có
Mang "thẻ đỏ, tim đen"
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với Quan Thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Chúa Jesus lần nữa
Bịt miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư, quản lý Chùa
Chúng tao lê lết trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rất rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn
Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh

               *****

Bài đáp 1: THỂ GỬI KHÔNG

Lê Khắc Anh Hào

Thưa anh Nguyễn Cung Thương,
Đạn thù trên mặt trận ngày nào
Nay anh chỉ còn một tay ...
Tôi ở bên này
Đọc thơ anh mà rượu ngọt hóa cay
Mà gục đầu tủi hận.
Tôi còn đủ 2 tay
Và tôi còn cả hai chân
Mà cứ ngại ngần không cầm cây súng
Nợ kiếm cung
Tôi gác bỏ bên trời sau ngày Sài Gòn vỡ vụn
Lận đận lao đao
Anh viết câu thơ như sông núi thét gào:
“Gửi súng cho tao!”
Để anh chiến đấu bằng vết đau còn lại
Mà không ngần ngừ, không e ngại
Dũng sĩ hề !
Ôi! lòng ta tê tái
Mái tóc sương pha.
“Ta là ai
Mà cúi mặt trước tương lai
Khi tổ quốc đang thét gào lời sông núi ?”
Viết dòng thơ, tôi sờ đầu, nhục tủi
Vì không gửi được cây súng nào
Khi bạn mình giục:
“Gửi Súng Cho Tao!”
“Gửi Súng Cho Tao!”
"Gửi Súng Cho Tao!”
               *****
Bài đáp 2: GỬI CHẤT NỔ CHO MÀY

Trần Phương Đông

Đọc những dòng thư mày mà lòng tao quặn thắt
Đời chúng mình cuối cùng phải như thế này sao ?
Mày bên đó lê la những ngày tháng hư hao
Tao bên này lăn lóc trên con đường cơm áo.
Hãy "Gởi Súng Cho Ta " như một lời cảnh cáo:
Chúng mày quên cả rồi Tổ Quốc lẫn Quê Hương
Quê hương đó có máu tươi và có cả thịt xương
Của đồng đội, của bạn bè đã hy sinh nằm xuống.
"Gởi Súng Cho Tao" đã làm nhiều thằng luống cuống
Chúng mải mê lợi danh mà quên mẹ mất chuyện này
Cám ơn mày với những lời nhắn nhủ thật là hay
Để những thằng vong tình biết giật mình bừng tỉnh dậy.
Tao sẽ gởi cho mày những căm hờn không che đậy
Của trái tim đầy vết thương đã thoi thóp từ lâu
Tao không gởi cho mày súng như mày hỏi đâu
Mà tao gởi cho mày bằng những thùng thuốc nổ.
Hãy ôm nó xông vào lũ bạo tàn bằng tấm lòng cuồng nộ
Và tao cũng sẽ về cùng mày để đi trọn chuyến đi này
Cuộc đời nào rồi cũng qua như gió thổi mây bay
Thì tiếc làm con mẹ gì cuộc sống nhiều tủi hổ.
Sống vui được sao khi toàn dân nghèo nàn cùng khổ
Còn thân phận chúng mình như những miếng giẻ rách giữa đời
Chờ đó ...tao sẽ về cùng mày để hoàn tất một cuộc chơi
Và cho trọn cuộc tình của những thằng gọi nhau là đồng đội.
Và cũng để một lần cúi đầu tạ tội
Với quê hương và tổ quốc của mình
Với bạn bè, với những oan khuất anh linh
Để đi trọn con đường vinh quang của những người mang tên là Lính
Hãy ôm chất nổ giết sạch bọn giặc thù không cần toan tính
Thằng nào rồi thì cũng một lần chết vậy thôi
Hãy chết thật vinh quang cho người lính được lên ngôi
Chờ đó đi.. mai tao về với những thùng thuốc nổ
... Mai về tạ tội Quê Hương
Cùng nhau đi trọn đoạn đường chiến binh
Cho dòng máu Lính thắm tình Việt Nam.
Trần Phương Đông

               ****
Bài đáp 3: Không tên

Mường Giang

Thơ anh viết như muôn ngàn nhát kiếm
Khiến cho ta thêm tan nát cuộc đời
Bao hận tủi theo thời gian tắt lịm
Nay tuôn về như sóng cuộn mưa rơi
Ta muốn cào cho trái tim lũng nát
Muốn gào to cho vỡ cả tinh cầu
Muốn tự hủy cho tan đời tàn tật
Sống một đời mang trọn kiếp thương đau
Mấy chục năm những ngày dài biệt xứ
Ta về đầy mang nỗi buồn lê thê
Ngày hành xác, đêm về ôm mặt khóc
Đời sa cơ bao nhiêu nỗi chán phè
Ngày hai buổi cúi đầu ăn ngấu nghiến
Mắt nhắm nghiền không dám ngó thịt cơm
Khi nghĩ tới, niềm đau những lính trận
Cũng vì ai phải chuốc nỗi hận hờn
Ta đến đây khô cằn thân mất nước
Đời xanh xao, mờ bước kiếp không nhà
Những toan tính mờ dần trong biển nhục
Tiếng hẹn thề rên nghẹn khắp gần xa
Gặp những kẻ ngày xưa quen gào thét
Bước giầy sô làm rung chuyển giặc thù
Ta tìm đến xin chút tình trai Việt
Để sưởi tình trong cõi tạm hoang vu
Họ nhìn ta rồi bỗng cười cuồng nhói
Mắt long lanh theo tiếng nhạc dập dồn
Ta xin chút tình của người đồng đội
Lại cho ta buồn nản với cô đơn
Gặp vài kẻ mặt tô đầy son phấn
Môi nhi nhô kẹo với giọng ỡm ờ
Ngực mộng đùi cho ta thêm tủi phận
Họ đi rồi và ta đứng cô đơn
Họ dập dìu xe xua trên đất khách
Đem trái tim rao bán giữ chợ đời
Cho ta nhớ người còn trong vùng địch
Đang dần mòn gục chết với tương lai
Gạp vài kẻ véo von lòng nhân ái
Ta tìm đến xin một chút tình người
Để an ủi những ngày thừa còn lại
Của cánh chim chờ thét gió tung trời
Nhưng họ cho ta lọc lừa tráo chác
Nghĩa đồng hương nhắc tới lại thêm buồn
Tao ngao ngán cho tình đời đen bạc
Về gục đầu trong men đắng tìm quên
Ta trách ta sao vẫn còn nặng nợ
Trong khi ai cũng say giấc miên trường
Ai cũng vui vì đất trời rộng mở
Ai cũng cười nghe ta nhắc quê hương
Ôi quê hương giờ đang nằm thoi thóp
Đang hờn căm rãy thoát lủa bạo tàn
Đang chờ người muôn phương về xum họp
Để chung lòng giết giặc cứu giang san
Ôi trong ta hận thù cao ngút mắt
Luôn dập dồn như sóng cuộn cuồng phong
Bao năm qua giam đời trong đáy huyệt
Giờ thét vang như chim được sổ lồng
Ta nhớ quê hương những ngày sắp mất
Ta thương nhiều qua từng giấc chiêm bao
Quê ta giờ khổ đau và tan nát
Lửa thù dâng cao vút tận trời cao
Ta đã vẽ trong đợi chờ thê thiết
Những lâu đài của Mẹ đẹp như thơ
Ta sẽ chiêu hồn những những phản bội
Đang lạc lầm trong phù phiếm hư vô
Nhưng ta chỉ là lính già tàn phế
Sống ngu ngơ như cây đứng giữa đường
Thì có gì để gửi về cho bạn
Cùng góp phần quang phục lại quê hương
Thì ra ta cũng là phường hèn nhát
Quên những ngày xưa liều thân đấu tranh
Giờ mới biết bỏ nhà đi trốn giặc
Chỉ để cho ta ngày tháng an lành
               *****
Bài đáp 4: Tao không gửi súng

Mũ nâu 11

Gữi Nguyễn Cung Thương như mội lời tạ tội

Đọc thơ mày...
... buổi trưa hè nắng cháy
Tao nghe hồn chết lịm giữa mù Đông
Thấy xót xa cay đắng trong lòng
Khi mày bảo chúng ta gửi súng
Mày nói đúng,
quả thật mày nói đúng!
Làm sao hòa hợp được với lũ sài lang
Lũ chó trâu, bạo ngược hung tàn
Chỉ biết sống trên máu xương đồng loại
Mấy mươi năm chúng ra công phá hoại
Mảnh giang san gấm vóc của cha ông
Đất miền Bắc, biển miền Đông
Chúng dâng cúng cho quan thầy Trung Cộng
Lũ tầu đỏ bắt giết đân đen
Chúng rút đầu câm họng.
Cha, Thầy mới mở lời
Chúng hùng hổ ra tay
Khiếu nại kêu oan, chúng thẳng tay đoạ đầy
Coi mạng sống con người như cỏ rác
Mọi người ngó lơ trước bao tội ác
Hiệp định Hoà bình vừa ký ở GiơNeo
Ngoảnh mặt đi chúng xé cái vèo
Văn bản Paris, chúng đem ra chùi đít...
Cả thế giới,
Cả nhân loại đều im thin thít
Mặc tình chúng lộng giả thành chân
Mở miệng ra là nói nghĩa nhân
Nhưng rặt một phường buôn dân bán nước
Thế mà...
Có lắm kẻ, ngày xưa từng ăn trên ngồi trước
Từng hùng hồn tuyên bố: Sẽ vì nước hy sinh
Nhưng than ôi!
Đấn nay, bỗng khúm núm hạ mình
Để xin được làm chó săn, liếm gót giầy giặc Cộng
Có những thằng,
Áo cao mũ rộng
Bằng cấp đầy mình, kiến thức mênh mông
Mà một câu nói đơn giản cũang chẳng chịu thuộc lòng:
"Hãy nhìn, chứ đừng nghe những gì Cộng Sản nói"
Xuống tầu ra đi chúng thảm thương thật tội
Mặt mũi xanh xao, quần áo tả tơi
Còn bị lũ đầu trâu chửi mắng nặng lời
"Bọn đĩ điếm chỉ ôm chân đế quốc"
Nay được đám lưu manh xoa đầu
Gọi "Việt Kiều yêu nước"
Vội đem tiền về mở tổ hợp đầu tư
Rồi nhanh nhẩu hoan hô- bác đảng -nhuyễn nhừ
Cùng một ruộc: trâu tầm trâu, mã tầm mã
Họ có thấy chăng?
Những người chết,
Cũng bị đào mồ cuốc mả
Lấy đất, bán đất chia nhau
Tranh thủ làm giầu
Chúng vơ vét cả tiết trinh em nhỏ...
Nghe mày hỏi, tao gục đầu xấu hổ
Súng đạn đấu mà gửi cho máy đấy?
Ngoài một chút sắt son nặng trĩu lòng này
Chắc mày hiểu vì sao:
"Tao không gửi súng..."

               *****
Bài đáp 5: Để nó cho tao

Đoàn Trọng Hiếu

Đọc thư mày lòng tao đau quặn
Thằng cụt thằng lành cùng trăn trở như nhau
Nhớ mùa hè đỏ lửa năm nao
Thằng lính biệt động trấn ngọn đồi gió
Mày, thằng lính dù An Lộc
nhảy vào tăng viện cho tao
Được lệnh bàn giao, tao kéo quân vào thành phố
Không quên chỉ cho mày bìa rừng cao su đỏ
Giặc chốt dày đặc, mày bảo: „để đó tao lo“
Sau 3 tháng tử thủ
Tao ở lại Bình Long, mày ra vùng hỏa tuyến
Mãi đến Tháng Tư đen vẫn chẳng được tin nhau
Tao vào tù rồi lưu vong nơi hải ngoại
Nay bỗng được thư mày lời bi hùng thống thiết
Mày bảo gởi súng cho mày, tao không đành đoạn
Vì cuộc chiến bây giờ không cần đến súng đạn
Mà cần đến trái tim rực lửa yêu thương
Mang lý tưởng tự do dân chủ nhân quyền
Đến tận hang cùng ngõ hẻm
Khi mọi người dân đều ý thức
Đó là ngày giặc cộng phải vùi chôn
Nhiệm vụ của mày cùng dân oan
là đi biểu tình khiếu kiện
Cùng công nhân bãi thị đình công
Còn nhiệm vụ của tao ở ngoài này
Là vận động chính giới nước ngoài
Vận động đồng bào hải ngoại
Tao đang ứng chiến ở sân bay
Chờ đến giờ G nhảy vào Newyork
Biểu tình chống thằng Nguyễn Tấn Dũng
Tao yêu cầu mày, Để nó cho tao
Cuộc chiến này không có tên Dương Văn Minh
Nhưng vẫn có Nguyễn Cung Thương và Đoàn Trọng Hiếu
(Sơn thần mũ nâu Đoàn Trọng Hiếu)

               ****
Bài đáp 6: TAO VẪN CÒN ĐÂY


(NguyễnQuân, một người lính VNCH)

Đáp lời chiến hữu Nguyễn Cung Thương
Tao đã nghe tiếng gọi trong đêm trường
Như tiếng thét ngập tràn tình đồng đội
Tiếng kêu của mầy cũng là tiếng uất hận của quê hương
Mầy cần súng đạn, không cần nỗi xót thương
Tao còn nhớ những đêm phục kích trong rừng
Dưới ánh trăng xanh xuyên kẽ lá
Mầy và tao chia nhau bắn tỉa
Từng tên quân giặc xâm lăng
Những trận xung phong xáp lá cà diệt địch
Đánh cho tan tác
Đánh cho quân thù kinh hồn vỡ mật
Bây giờ tụi m̀ình buông súng thật sao
Nhưng tụi mình chưa giải ngũ được đâu
Ai anh hùng
Ai hào kiệt
Ai đã trả nợ núi sông
Trận chiến tàn nhưng cuộc chiến vẫn chưa xong
Nơi quê cũ bóng quân thù t̀ràn ngập
Mổi một thằng đáng nhận trăm viên đạn
Để đền bồi tội lổi chúng đang mang
Đem tổ quốc núi sông ra dâng bán
Rước quân thù giẫm nát quê hương
Bán trẻ thơ phụ nữ cho ngoại bang
Cướp của dân oan
Banh da xẻ thịt giang san
Hùa nhau cắn xé quê cha đất tổ
Mầy còn nhớ một lời của huynh trưởng
Không chấp nhận, không sống chung
Với loài quỉ đỏ
Không bao giờ nói chuyện hoà giải hoà hợp
Với chúng nó
Mầy với tao là những thằng lính trận mạc
Đối diện quân thù
Chỉ có hai tiếng : XUNG PHONG ! một tiếng: SÁT !
Tiếng th́ét oai hùng từng vang dội non cao rừng thẳm
Hẹn một ngày tụi mình đào lổ ̣đem chôn
Những thằng chóp bu cộng sản
Cùng chủ nghĩa ngoại lai
Đưa dân tộc trở lại bình minh tươi sáng
Tụi mầy còn đó, tụi tao còn đây
Chung vai sát cánh thề quang phục quê hương
Một lần nữa mầy và tao sẽ có mặt
Trong đoàn quân xung kích dưới bóng cờ vàng
Nắm tay nhau cùng hát khúc khải hoàn ca.

 
Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 19:13 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #46 - 05. Apr 2010 , 21:18
 






        Mây đêm kín lối quay về,
Ánh đèn sặc sỡ, biết quê chốn nào.





        Hãy Chụp Giùm Tôi

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
                        x
                    x      x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
                          x
                      x      x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

            Trần Văn Lương
  Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010








Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 21:19 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #47 - 09. Apr 2010 , 16:41
 
NGƯỜI  KHÔNG NHẬN TỘI




1.

Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.

Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ”  những gì mình  “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”,  họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.

Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm  và trầm tĩnh, anh Giáo nói :

- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam . Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam , buộc lòng  dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?

Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :

- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…

Anh Giáo ngắt lời :

- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận

Tên sư trưởng phản ứng :

- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.

Anh KTG :

- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.

Tên sư trưởng :

- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.

Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :

- Quân phản động !

Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :

- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.

Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :

- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.

Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :

- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam , gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam . Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam . Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !

Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :

- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?

Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.

Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa.  Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ  “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .

Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :

- Chi vậy ?

- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.

- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?

- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.

- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.

- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !

- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.

Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !

Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?

2.

Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :

Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa

Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi

Với cao tay quờ quạng chút hơi người

Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm

Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng.  Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :

- Anh có đứng lên không ?

- Tôi còn mệt.

- Anh không chấp hành lệnh phải không ?

- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.

Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :

- Anh không đứng lên tôi bắn.

Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :

- Anh cứ bắn đi !

Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :

- Lại Chúa tôi.

Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !

Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.

Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại  thích hơn.

Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :

“  Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…

Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”

Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt  Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.

3.

Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi   “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.

Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở  khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ  mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh  KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin , Texas , báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.

Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :

- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…

- Tôi, Duy Nhân đây.

- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?

- Tôi đây chị.

- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..

Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :

- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.

- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.

- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.

- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.

Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên  là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.

Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.

Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam , có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam . Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.

GHI CHÚ :

(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng  niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.

© Duy Nhân











__._,_.___





__,_._,___










 



Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 16:42 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #48 - 09. Apr 2010 , 19:21
 
CON TÀU TRƯỜNG XUÂN

Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).
* * *
Có con tầu nằm trên bến đỗ...

...

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.

...

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.
Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.
Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.
Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

Saigon hấp hối
Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ
Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.

Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.
Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.

Trở lại với Trường Xuân
Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.

Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

...

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.

Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.

Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.

Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”

Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.

Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.
Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.

Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

...
MS Clara Maersk (Denmark) Mother and children.

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.
Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.
Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !
Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.
Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.
Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.
Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.
Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.
Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Một thế hệ tương lai
Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó.

Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau.
“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

...

35 năm nhìn lại
Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.

Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.
Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.

Chuyến đi của Trường Xuân
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...


Từ Web Site Diễn Đàn của Nhóm Thân Hữu CSVĐH Khoa Học Sàigòn:
http://khoahocsaigo n.forumotion. com
Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 19:26 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #49 - 12. Apr 2010 , 14:51
 
Thêm Một 30 Tháng 4



30 tháng 4 năm 2010 này nữa là năm thứ 35 của cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóan hậu trong lịch sử VN sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, bằng võ lực. Đó cũng là cuộc hành trình đầy khó khổ nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt không chấp nhận sống chung với CS Hà nội.
Ba Mươi Tháng Tư không có cuộc “tắm máu”, nhưng có quốc nạn CS Hà nội lột sạch tài sản của người dân Miển Nam qua bao trận đổi tiền, đánh tư sản, bắt đi “kinh tế mới, tập thể hóa nông nghiệp.” CS biến xã hội Miển Nam thành trại tù lớn. Có quá nhiều những cái chết âm thầm vô cùng bi thảm của quân dân cán chính VNCH, chết trong các tù cải tạo của CS, trên đường biển, đường bộ vượt biên ra khỏi nước – tính ra hơn một triệu người.
Một đứa bé sanh ngay ngày ấy bây giờ đã trưởng thành 35 tuổi. Ở nước nhà VN thành phần này đã hơn phân nửa dân số. Ở hải ngọai thế hệ này sanh ra, lớn lên, ăn học trong chế độ tự do, dân chủ đã hòa nhập vào quê hương mới ở các nước thuộc văn minh Tây Phương. Số người Việt hải ngọai trở thành cái vú sữa mỗi năm gởi về nước 8 tỷ Đô la, mỗi năm vài trăm ngàn người đi về nước thăm cố hương, mổ mả, thân bằng quyến thuộc còn kẹt ở lại. CS Hà nội đổi giọng o bế gọi là “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận dân tộc không thể tách rời”. Nhưng chưa bao giờ CS có một lời tỏ ra tiếc uổng đã gây ra cuộc tỵ nạn CS đông đảo và gian nguy hơn người Do Thái di tản ra khỏi Cỗ Ai Cập với những suy tư, kinh nghiệm ghi lại trong Cựu Ước của Ky tô giáo.
Có một số ít người người nói bây giờ mà nói Tháng Tư Đen, Quốc Hận làm gì, cái gì qua cho nó qua luôn đi. Còn CS Hà nội thì tuyên truyền xám và các chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ đang thậm thò thậm thụp làm ăn với CS Hà nội. Họ đồng hóa nhà cầm quyền CS với đất nước và nhân dân VN. Họ lớn lối khuyên người Việt để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, thúc đẩy đem chất xanh Đô la và chất xám bộ óc về phục vụ. Họ còn giả đạo đức chê trách những người Việt chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS chỉ vì những người này còn nhớ, còn nghĩ, còn tha  thiết với thân phận đồng bào đau khổ bị CS tước đọat tự do, dân chủ và với vận mạng nước non mất đất, mất biển,và chậm tiến vì bị CS độc tài kềm kẹp.
Bình tâm mà xét bằng lý tính (rationalité), đối chiếu với lịch sử thế giới mà suy, kỷ niệm ngày Ba Mươi Tháng Tư,  tưởng niệm ngày Quốc Hận, nhớ ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen không những là một điều cẩn cho những người đi trước, người tỵ nạn CS hay những người còn kẹt ở lại trong nước, mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người đi trước đối với người đi sau tức lớp trẻ sanh sau chiến tranh VN, đứng trên phương diện liên đới giữa các thế hệ.
Muốn hay không muốn Ba Mươi Tháng Tư năm 1975 vẫn là một sự kiện lịch sử, Thượng Đế cũng không đổi nó được. Lịch sử sẽ không ích lợi nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh điều xấu, việc ác tái diễn và nhớ để phát huy điều tốt: ôn cố tri tân. Người Mỹ nhớ nên có lễ Tạ Ơn. Nhớ chế độ kỳ thị tôn giáo ở nước nhà để phát huy tự do tôn giáo ở miền Đất Hứa. Nhớ những thổ dân nhân đạo đã giúp lương thực, chỉ cách trồng trọt, săn bắt để sống sót qua mùa đông đầu khắc nghiệt. Người Mỹ cũng nhớ nên đưa vào sách giáo khoa cuộc Nội Chiến, chiến tranh giữa miển Bắc và miền Nam để tự hậu đừng tái diễn một cuộc chiến súyt chia đôi Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, để thấy nhờ những quân dân cán chính của hai miền sáng suốt, yêu nước biết giải quyết cuộc xung đột trong tình tương kính, không ai thắng ai, xóa bỏ hận thù hầu huy động nội lực dân tộc, đòan kết quốc gia tiến lên thành siêu cường. Và để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để tránh sai lầm về sau.
Người Âu Châu cũng thế, nhớ họa độc tài Đức Quốc Xã và Phắc xít đã tàn phá, giết hại ở Âu Châu. Nên tưởng niệm, kỷ niệm và làm lễ  như ngày tưởng niệm, kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Để lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
Làm như thế người người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.
Đó là cách giúp cho đàn hậu tấn những thông tin, những chân lý sống, sự kiện lịch sử đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ phải ngăn chận thảm cảnh trần gian, những sai lầm của chế độ.
Và gần đây Quốc Hội Liên Âu  bằng nghị quyết long trọng, còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã. Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi đi tù “cải tạo” và hàng nửa triệu người thuyển nhân chết sông chết biển trên đường tỵ nạn CS. Tại sao không nên nhớ  một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ.
Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra số người chết vì Ông du nhập Cộng sản ngọai lai vào VN còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ, và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! 
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân, hơn người Mỹ với  quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” ( devoir de mémoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như  những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để tránh điều xấu tội lỗi, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một đức tính tốt của Con Người.

VI ANH

( Nguồn: Việt Báo Thứ Sáu, 4/9/2010)



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #50 - 12. Apr 2010 , 17:05
 



CHUYỆN ĐI CẢI TẠO



CHUYỆN THÁNG TƯ:

Bắt đầu từ 1982, các tù cải tạo đã gửi ra Bắc lần lượt được chuyển về Nam, về Hàm Tân và Xuân Lộc. Và từ đó, có nhiều đợt tha về với gia đình, chịu sự quản chế (probation) cực kỳ nghiêm khắc. Ngoài một phần ba còn bị giam tại trại Nam Hà, các trại khác ngoài Bắc cũng thay phiên nhau đóng cửa. Cho đến năm 1987 thì còn ở ba trại Nam Hà, Hàm Tân và Xuân Lộc khoảng trên 600 tù cải tạo thuộc loại "chính quyền và quân đội VNCH. Số tù khác thuộc nhiều dạng khó phân biệt từ đâu, nên ai cũng phải cảnh giác, không nên vội cho là phe ta mà bị hố. Trước khi rời trại A Xuân Lộc để sang trại B, Võ Quế và tôi đã từng lân la tìm hiểu các tù mới đến. Có một chú em thấy tên Võ Quế trên áo tù, chú bèn hỏi Võ Quế có đứa con nào tên...không, vì hắn đã c'ung vào tù ở Vũng Tàu, nay thì không biết chuyển con của Võ Quế đi đâu. Đấy là tù bị bắt trong các chuyến vượt biển. Còn có một số người lớn tuổi hơn, không nói chuyện với ai, chỉ nằm yên trong gốc phòng giam. Hỏi chú nhỏ khi nãy xem có biết họ là ai, thì chú bảo không rõ, nhưng sau này được nghe cán bộ trại gọi họ là "đồng chí". Có thể là nhem nhúa gì đây. À mà có đi chui thì có bán bãi, đi chui bị bắt thì bán bãi cũng vào tù Chuyện nhỏ!
Điều đáng ghi nhận là, có đợt về thì có đợt vô, giữ sự quân bình của trại giam. Sau các đợt tha thì có vấn đề biên chế lại các đội, và chuyển trại để duy trì nhân số tù từng trại cho thích hợp. Vì thế tôi sang trại Xuân Lộc B, ở chung với các anh như Phan Văn Mạnh là người đã từng tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Không Quân trong t'ụ Và tôi cũng được mời tham dự. Hân hạnh! Rồi cũng có nhiều đợt tha về từ trại Z30B Xuân Lộc này, nên tôi lại được chuyển ra trại C gần cổng trại. Ra đây là một niềm vui cho tôi, vì tôi được gặp lại nhiều người quen từ thời còn học trung học với nhau.
Trại C này nổi tiếng là đã tổ chức trốn trại tập thể một lần, cướp vũ khí của cai tù, và có FULRO dẫn đường nên cả đám vào được trong rừng. Tuy vậy, có nhiều anh trốn đã 5 năm, sau bị bắt lại. Ở trại C này, tôi cũng được làm quen với một số anh em "phục quốc", tuy chưa hoạt động được nhiều, nhưng hào khí còn "khá” lắm, có đường lối chủ trương hẳn hoi, hành động có lớp lang, có vẻ được trí thức lãnh đạo. Nghe thấy cũng mừng cho thế hệ đàn em có vẻ khá hơn, nhưng chưa chi lại đi vào tù rồi thì còn gì để chơi. Còn một số đầu trâu mặt ngựa khác mà từ trước trong suốt quá trình cải tạo không khi nào gặp, đó là ở chung với tù hình sự, mà lại là tù hình sự do VNCH giam tại Côn Sơn, nay chuyển về đây để ở chung với chúng tôi. Có tên là kẻ sát nhân trong quân ngủ trước kia, chỉ vì đánh bài lận rồi đánh chết đồng đội, hay những tội ác động trời. Thật là đáng sợ khi phải ở chung với họ.
Lúc nào họ cũng có vũ khí giết người mà họ gọi là để phòng thân. Có anh nằm một gốc sạp phải bằng ba lần chiếu người khác, chỉ vì không ai giám nằm gần anh. Anh nằm trên sạp trên, nếu ai bất thần thò đầu lên mà anh chưa được báo trước thì sẽ thấy dao kè cổ khi vừa lú đầu lên. Cái phản xạ tự nhiên sau nhiều năm phải sống trong cảnh mạnh thì sống, yếu thì chết trong tù đã rèn luyện con người họ như thế đấy. Sống chung với họ đã khiếp rồi, nếu phải dẩn họ đi lao động, cắt công việc cho họ làm, đó là điều không có đội trưởng nào muốn cả. Vì vậy, có một ngày, không hẹn nhau, tù chính trị như chúng tôi đây cho chúng một bài học, đánh cho nhừ tử, đánh cho gần chết mà không giám kêu ca gì nữa. Cán bộ trại điều tra cũng không khai là ai đánh họ.
Không Quân vẫn giữ truyền thống tốt, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau, có thể nói là tình quân chủng nổi bật làm các quân binh chủng khác phải ganh tị. Khi "Tâm Giò" bị sạn thận, thì KQ cũng khuyên góp tiền và xin thầy chữa bằng thuốc Nam cho anh, khi tất cả thuốc Tây đều không mua được. Đó là trong trại Z30A . Còn ra Z30C thì có một anh bị suy nhược, tuy bề ngoài còn đi đứng được, nhưng không biết ngày nào anh đứt hơi, nên chúng tôi cũng khuyên góp tiền để anh tẩm bổ. Bình thường thì các ngày lễ KQ, chúng tôi đều ngồi chung với nhau, ăn hủ tiếu, bún bò, ...do đại đầu bếp Võ Ý đứng thầu, nhưng khi thăm nuôi, ai có vui thì cũng mời nhau dự một tiệc trà chung. Năm ấy, 1987, vào ngày lễ Không Quân, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên có một tù mới, mới vì mặt còn trẻ so với chúng tôi, mới vì không phải là sĩ quan mà cũng vào tù, mới là vào tù khi chúng tôi chuẩn bị về..."Sao? Tự khai đi chứ, không lẽ đợi các ông tra khảo mới nói à!" Thế là anh kể.
"Em là Trung sĩ, đệ tử của ông Thôn tại BTLKQ. Sau tháng 4-1975, em về Mỹ Tho làm ăn với gia đình. Thật là khó sống với bọn chúng. Cái gì cũng chèn ép, hăm dọa, khám xét tối ngày. Không làm gì mà moi riết rồi cũng có chỗ chúng kết tội mình. Vì vậy, một ngày nọ, có anh cựu Trung Úy Hải Quân vừa ra tù chẳng bao lâu, anh rủ ren tôi gia nhập lực lượng phục quốc tại vùng này, tên gọi Sư Đoàn Tiền Giang. Tôi vào liền, chẳng cần suy nghĩ gì nữa. Vào tổ chức này thì chưa hoạt động gì cả, vì bảo quân số còn thiếu, trang bị còn kém, nên cứ nằm im mà chờ lệnh. Có hôm anh phát cho tôi một bản đồ tỉnh Tiền Giang, loại bản đồ quân sự trước đây đã được quân đội VNCH sử dụng và bảo tôi quản lý cho tốt.
Chừng một tháng sau, anh giao cho tôi một súng Colt-.45, và cũng chỉ tôi tháo ráp, vô dầu mỡ, và bảo quản cho tốt, nhất là chỉ có một gắp 7 viên đạn mà thôi. Ba tháng sau, anh đến cho tôi biết sẽ có một cuộc họp ra mắt Sư Đoàn Tiền Giang với Thượng Cấp, nên hẹn nhau đúng ngày gặp nhau ở một địa điểm gần Trung Lương, vào lúc 8 giờ tối. Khi mọi người tề tựu đông đủ để chào đón Thượng Cấp thì Công An áp vào bắt trọn ổ, với đầy đủ tang vật. Vì thế nên vào tù với các ông, ngoài tôi, trong trại A có thêm một Trung Úy Quân Cảnh Không Quân."
Đó là công tác làm sạch xã hội của bọn CS. Làm bất cứ điều gì, bảo đảm đạt kết quả là tốt. Rất nhiều thanh niên hết sức bất mãn dưới gông cùm của chế độ hà khắc, hay chụp mũ người ta, quét nhà ra rác, làm mọi cách để kết tội và nhốt; và chủ trương "thà nhốt lầm hơn tha lầm". Tổ chức Sư Đoàn Tiền Giang là để dụ dỗ ai còn máu nóng, muốn đứng lên trả thù, thì CS giúp một tay để đưa vào tù cho gọn.
Khi tôi về Tiền Giang để cư ngụ sau khi được tha, khi đó, không còn chế độ quản chế, vì lệnh của Bộ Nội Vụ, không biết vì lý do gì. Tôi ở trong ruộng cùng với gia đình. Ba tháng hai lần, hai người thuộc Cục Phản Gián đến thăm tôi. Họ thường hỏi tôi, tại sao không ở Saigon, mà bán nhà trên đó để về Tiền Giang(trước đây là Định Tường, hay Mỹ Tho) mà ở. Tôi bảo họ là "vì vợ con không biết làm gì để sống ở Saigon".
Họ lại hỏi "về Mỹ Tho sao không ở nhà cha mẹ ở thị xã, tại sao về ruộng mà ở?". Tôi bảo là "nhà mẹ tôi ngoài thị xã đã bị tịch thu làm nhà thương rồi, mà vợ con tôi ở Mỹ Tho đâu biết buôn bán gì?" Thế rồi, cứ kỳ này gặt lúa, chú "phản gián" hẹn tôi, lúa trổ đồng đồng sẽ lên thăm. Có một hôm, có một anh tuổi trạc chúng tôi, đến gạ gẫm với tôi. Anh bảo anh là lính Tây thời trước, sau thì chuyển vào quân đội VNCH, bây giờ sống ở đây, nhưng chẳng khi nào giám nói chuyện với ai cả.
Nay có ông về đây ở, có gì cứ chỉ bảo, đàn em sẵn sàng nghe lệnh. Tôi cười bảo: "Anh làm cho ai thì tôi không cần biết, nhưng lo cái mạng của anh đi, còn phần tôi, chỉ biết làm ruộng làm rẫy mà nuôi thân thôi." Nghĩa là họ cũng dùng lại "mứng" củ. Có lần chú "phản gián" lên thăm nhắc lại thắc mắc củ của chú, "tại sao tôi vào ruộng ở?" Tôi bèn phân tách cho chú ấy hiểu:
"Hết rồi, tan hàng rồi, còn gì nữa mà chơi? Chỉ có các chú trẻ, còn nhiều máu nóng, không biết trời cao đất rộng thì mới điên khùng "nổi dậy", "phục quốc"... Chứ tôi thì không. Chỉ có làm ăn chất phác mà thôi. Tại sao?
Vì có ai mà giỏi như Hồ Chí Minh, mà có tài như ông ta thì cũng phải tốn đến "30 năm mới có ngày nay", thì nếu được một nhà lãnh đạo tài tình như ông ấy thì cũng mất 30 năm nhân dân gánh chịu đau khổ nữa mới mong đạt được cái gì. Và chừng đó, chắc gì cái mà muốn xây dựng lên lại chẳng là một cái chẳng ra gì khác.
Thôi, mệt lắm, nghĩ không thôi cũng thấy chán rồi, huống chi là bảo tôi làm". Chú "phản gián" chăm chú nghe, tôi hy vọng chú hiểu, và sau này, chú không hề hỏi tôi tại sao về ruộng ở. Tôi biết là họ rất lo. Vì thế, thỉnh thoảng sai bọn du kích xã đến nhà tôi kiểm tra hộ khẩu vào giữa đêm. Trước ba người, sau hai người, lên cò súng nghe sướng tai hay lạnh xương sống? Nhà chỉ có một ông già và hai bà già. May là họ chỉ muốn kiểm tra chứ không cố tình bắt nhốt, vì chừng đó, họ chỉ cần vu khống chụp cho cái mũ gì đó là xong chuyện.
Có hôm, tôi ăn giỗ nhà hàng xóm, gặp một Thượng sĩ Không Quân trước làm cho Ngy Cao Nguyên. Hắn ê càng đến độ biết tôi mà không giám nhìn, vì hắn đã bị bắt theo Sư Đoàn Tiền Giang và ở tù 5 năm. Nhưng đến ngày nay,chắc hắn cũng an ủi phần nào, vì Mỹ đồng ý cho định cư tại Mỹ những người đã trải qua trên 3 năm tù dưới chế độ CS ở VN.
Mánh gạt người của CS dùng đi dùng lại nhiều lần, trong nước như ngoài nước. Cái chính ở ngoài nước là đô la, làm sao gạt để lấy đô lạ Cái thứ là để ly gián những ai mà CS cho rằng có tài lãnh đạo, phải làm cho họ thân bại danh liệt. Nói cách khác là diệt trong trứng nước những mầm móng gây hiểm họa cho chế độ của chúng. Thật là khó mà nhận ra thế nào là bị gạt. Chẳng hạn khi ta bị một người nào đó cho ta nhiều hứa hẹn để làm giàu mà ta nghĩ đi nghĩ lại chẳng cách nào có thể làm giàu như vậy được, thì cứ tin rằng đó là gạt gẩm còn hơn là bước tới một bước thử thời vận.
Trên xứ Mỹ này, nếu ta có thể gạt được một ngày 10 người, mỗi người chỉ $20, thì ta đã được $200. Do đó, khi người ta bảo vào phong bì mà được trả $1 cho 10 phong bì đi nữa cũng là điều không thể có rồi. Đó là chuyện gần, có thể xảy ra ngay trước mắt tạ Còn chuyện lớn hơn, tức nhiên cần đến nhiều tiền hơn, cần đánh thức lương tâm ta hơn, phải chọn những dịp tốt, những người có lương cao, và người ta chỉ cần "khích tướng", hay "hứa hẹn" trên trời dưới đất, nếu có ai tin thì sẽ bị mắc lừa. Cứ tự hỏi mình, "họ làm như vậy sẽ có lợi cho ai?" chừng đó, bạn sẽ không còn bị gạt nữa. Những người gạt bạn có thể là bạn rất thân của bạn, chỉ vì họ cũng đã bị gạt rồi.
oOo


 






 






















































































































































 
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2010 , 17:09 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #51 - 12. Apr 2010 , 20:43
 
Còn Nhớ Sàigon  không?

Chỉ còn  17 ngày  nữa là ngày 30 tháng 4 -  các  bạn còn "Nhớ Sàigon không ?





http://www.mediafire.com/?zjtokgz2nxz
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2010 , 20:44 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #52 - 14. Apr 2010 , 00:16
 
Hãy bước tới ngày thống nhất thật sự


Phạm V. H.

Tháng Tư lại về

Với hàng triệu người Việt đang lưu lạc khắp năm châu, nó như là dòng thác đen cuốn họ về bóng tối của đêm dài viễn xứ.
Với hàng triệu người Việt khác, đó lại là dịp kỷ niệm ăn mừng thắng lợi, xem như một cuộc đổi đời vĩ đại.
Với dân tộc Lạc Hồng, đó là một bước ngoặt đáng kể trong hành trình xuyên suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm. Biến cố ấy đưa đất nước theo chiều hưng thịnh, suy vong hay quân bình dưới mặt bằng của nền văn minh đương đại? Xin tạm gác lại câu hỏi này để khỏi sa vào cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ giữa hai luồng ý thức, để đánh giá bản chất của chiến thắng mùa xuân 1975.

Nhận diện cuộc chiến

Ngày 30/4/1975, tôi chỉ là một thằng nhóc bảy tuổi. Tôi còn quá nhỏ để ý thức được nỗi đau chiến tranh, niềm vui hòa bình hay sự khác biệt hình hài của Tổ Quốc hai bên bờ vĩ tuyến.
Nhưng hình ảnh những ngày cuối cùng của cuộc chiến vẫn còn đọng lại đâu đó trong bộ nhớ, rồi nó trở thành chứng tích góp phần điều chỉnh nhận thức của tôi về cuộc chiến này.
Tuổi thơ tôi lớn lên dưới mái trường XHCN, vì thế những thuật ngữ “giải phóng miền Nam”, “đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược”... được bộ máy tuyên truyền khắc sâu vào đầu óc, vào nếp nghĩ với công cụ là những bài học lịch sử.
Vào quãng giữa thập niên 1980s, trên TV có trình chiếu bộ phim tài liệu tựa đề Việt Nam, thiên sử truyền hình. Tôi có ấn tượng khá mạnh với bộ phim vì nhiều lẽ. Thứ nhất, hình ảnh và âm thanh sống động gây hiệu ứng mạnh gấp nhiều lần những bài học trên trang sách, được in bằng thứ giấy đen nhẻm thời bao cấp. Thứ đến, lối tường thuật khách quan gây thiện cảm cho người xem. Họ không có cái kiểu một bề như sách giáo khoa tôi được học suốt mấy năm phổ thông. Chỉ toàn thấy quân ta thắng như chẻ tre, chả chết chả thiệt hai bao nhiêu, còn quân địch thì thua hết trận này đến trận khác, chết như rơm như rạ, con số nào cũng lên đến hàng nghìn hàng vạn.
Tự dưng thấy nó láo láo thế nào ấy. Và sau này, sức mạnh truyền thông hiện đại càng khẳng định cái linh cảm ấy.
Trở lại bộ phim truyền hình, đó là dạng tài liệu lịch sử nhiều tập. Tôi còn nhớ có một tập phim mang tựa đề Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm. Nó giải đáp phần nào thắc mắc của tôi bấy lâu, “Người Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam làm gì, có phải là để xâm chiếm thuộc địa như thời thực dân thế kỷ XIX?”
Đi theo cùng thời gian, tôi dần dần có hiểu biết về Chiến Tranh Lạnh (Cold War), một cuộc chiến gây ảnh hưởng không nhỏ đến phần lớn cư dân trên quả Địa Cầu kể từ sau Thế Chiến lần thứ hai.

Ba quốc gia, một kịch bản chia đôi

Người phương Tây có vẻ sòng phẳng và rạch ròi, với bức tường Bá Linh nằm giữa lòng nước Đức. Bờ Đông chịu sự cai trị hà khắc của phe Cộng sản, bờ Tây nằm dưới sự bảo trợ của thế giới Tự do.
...

Berlin 1989


Hầu như không có giao tranh và đổ máu, ngoại trừ một số người bị bắn khi cố tìm cách vượt bức tường chạy sang bờ Tây. Các tài liệu mới đây còn cho biết có đến vài ngàn quân nhân Đông Đức đã quay súng tự sát vì không cam tâm xả súng vào người dân vượt tường chạy qua Tây Đức.
Bức tường Bá Linh đã đổ sập theo ý thức hệ Cộng sản, nước Đức thống nhất trong hòa bình, với nền kinh tế đứng hàng đầu châu Âu.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 chấm dứt mà không đem lại sự phân định thắng thua giữa hai luồng ý thức Cộng sản - Tư bản.
Vĩ tuyến 38N tạm thời làm ranh giới ngăn cách hai miền Triều Tiên. Hơn nửa thế kỷ trôi qua sau cuộc chiến, Nam Hàn vững vàng cùng đồng minh Hoa Kỳ và thế giới Tự do, với nền kinh tế phát triển dựa trên công nghiệp tự động hóa và nền kỹ nghệ tân tiến. Nền kinh tế Bắc Hàn gần như kiệt quệ, hằng năm phải nhận gạo cứu trợ từ miền Nam cũng như thực phẩm của Liên Hiệp Quốc. Mọi nỗ lực của Bình Nhưỡng dường như dồn hết vào con bài khủng bố hạt nhân: Tên lửa mang đầu đạn nguyên tử.
Ý thức hệ Cộng sản đã suy vong, nhưng đầu óc bảo thủ của giới lãnh đạo Bắc Hàn vẫn tiếp tục đưa nửa đất nước của họ vào con đường hủy diệt, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Kịch bản chia đôi của Việt Nam hàm chứa nhiều uẩn khúc, dưới ảnh hưởng của tình hình thế giới và vị trí địa lý đặc biệt ở cửa ngõ Đông Nam Á.

Sau ngày 27/3/1973, người Mỹ đã rút toàn bộ quân đội ra khỏi Nam Việt Nam. Rõ ràng, chiến tranh bây giờ chỉ còn là cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai miền Nam - Bắc. Ngay cả trước đây, thực chất cuộc chiến cũng chẳng khác gì. Liên Xô và Trung Quốc đứng phía sau miền Bắc XHCN, chi viện tối đa các phương tiện chiến tranh và kinh tế. Mỹ đổ tiền vào miền Nam, có giai đoạn trực tiếp tham chiến cùng đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. (Chính vì hành động sát cánh với bạn đồng minh Đông Nam Á này, người Mỹ phải hứng chịu áp lực của phong trào phản chiến từ trong nước và sự phản đối trên khắp thế giới. Bên phía Cộng sản đã tận dụng tối đa lá cờ chống ngoại xâm của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, dồn người Mỹ vào thế phải rời bỏ chiến trường).
...

Cầu Không trở lại (Vùng phi quân sự Korea)
Nguồn: Wikipedia

Mảnh đất hình chữ S bất đắc dĩ trở thành nơi thử nghiệm vũ khí của hai phe Cộng sản - Tư bản. Bom Mỹ rơi trên ruộng đồng miền Bắc và đạn pháo của Nga - Trung rót vào thôn xóm miền Nam. Chiến Tranh Lạnh diễn ra khắp hoàn cầu, nhưng máu xương người Việt lại đổ ra nhiều nhất.
Những tưởng hiệp định Paris sẽ mang lại một khoảng bình yên hiếm hoi, để người Việt hai miền tạm thời gác bỏ tranh chấp tư tưởng, dồn nỗ lực xây dựng quê hương. Nhưng không, tai ương lại đến với chủng tộc da vàng. Người Mỹ lùi một bước cho thế cờ chiến lược có độ sâu cả nửa thế kỷ. Phe Cộng sản lập tức khuếch trương lợi thế tạm thời. Gần tròn 1 năm sau hiệp định Paris, vào ngày 19/1/1974, Trung Quốc sử dụng ưu thế vượt trội về quân sự đánh chiếm Hoàng Sa. Bắc Việt khẩn trương cho chiến dịch Hồ Chí Minh, phía miền Nam đã mất hậu thuẫn của đồng minh, không thể chống chọi với khối Cộng sản đang hừng hực sát khí. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian, và thời khắc lịch sử đã điểm vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Dưới đất, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Nga Xô húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, cờ phất hả hê, cả khối Cộng sản ăn mừng chiến thắng.
Trên trời, cầu không vận của quân lực Hoa Kỳ hối hả di tản tướng sĩ Cộng Hòa và cả dân thường ra biển hoặc xuôi Nam đến Phi Luật Tân, đến những nơi trên bản đồ còn chưa nhuốm sắc đỏ.
Ở giữa, máu của người Việt lại đổ thêm những giọt vô nghĩa cho cuộc chiến chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Marx-Lenin.
Đó sẽ là một mốc son đáng giá trong lịch sử,
NẾU kẻ chiến thắng nhận thức được thân phận mình nhỏ nhoi thế nào trong cuộc cờ của các siêu cường,
NẾU kẻ chiến thắng ý thức được nỗi mất mát lớn lao của cả dân tộc suốt mấy chục năm chiến sự triền miên,
NẾU kẻ chiến thắng nhìn nhận được lòng tự hào với vinh quang được - mất chỉ là trò trẻ con làm quặn lòng người mẹ Việt Nam thấy cảnh huynh đệ tương tàn...
Rõ ràng lịch sử không chấp nhận từ NẾU. Bởi lẽ, những người có trái tim chịu nhịp theo nỗi đau chung của đồng loại sẽ chẳng bao giờ cưỡng bức áp đặt tư tưởng cho kẻ khác bằng vũ lực. Khi đó, đời sống xã hội Nam Việt Nam hiện nay sẽ không hề thua kém Nam Hàn. Còn Bắc Việt có theo chân Bình Nhưỡng sở hữu lá bài hạt nhân hay không, cũng khó mà đoán trước được. Có lẽ, bây giờ người ta mới thấm thía nước lùi chiến lược của chú Sam năm xưa.
Nhiều lý lẽ biện minh rằng, Việt Nam chấp nhận tổn thất về nhân mạng và chậm tiến về kinh tế để đổi lấy sự thống nhất giang sơn.
Thế nhưng, từ “thống nhất” đã không còn mang ý nghĩa trọn vẹn của nó, khi niềm vui đoàn tụ của dân chúng hai bên bờ Bến Hải lại phải đánh đổi bằng nỗi đau ly tán của hàng vạn gia đình khác. Người chết trong trại tù “cải tạo”, người vùi thây dưới biển sâu trên hành trình tìm Tự Do.
Khi những người tù cuối cùng được “học tập cải tạo” xong, nhằm quán triệt đường lối đúng đắn tất yếu của ý thức hệ Marxist, thì cũng là lúc người Cộng sản Việt Nam vừa nhận ra sai lầm và bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới! Mỉa mai làm sao tả xiết?
Khi những nhà tư sản ở Sài gòn bị đánh đuổi vừa ổn định cuộc sống trên đất khách quê người, thì ở quê hương Việt Nam, tầng lớp tư bản đỏ đã manh nha định hình và làm giàu nhanh gấp bội phần với chiêu thức tham nhũng, hối lộ, chiếm đất! Bất công thế nào hơn nữa?
Sự ngã xuống của những người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh càng trở nên vô nghĩa khi nhà nước Việt Nam trong thế quẫn bách vì nền kinh tế quốc doanh kiệt quệ, phải chìa cánh tay về phía những kẻ họ vừa mới đuổi đánh, học lại thứ ngôn ngữ mà họ vừa xem là tiếng nói phản động, xây dựng lại những giá trị tinh thần mà họ từng đả phá và bài xích khi mới tiến chiếm Sài gòn.
...


Hoà bình không thống nhất

Nguồn: DCVOnline tổng hợp


Một kịch bản, ba kết cục khác nhau

Sự cưỡng bức tư tưởng không thể giải quyết tranh chấp ý thức hệ.
Nó chỉ chuyển hóa từ dạng đối đầu này sang một dạng đối đầu khác, cho đến khi một trong hai phía nhận thấy sai lầm và tự nguyện thủ tiêu ý thức hệ mà họ đang theo đuổi. Đó chính là kết cục đẹp đẽ và có hậu của kịch bản ở nước Đức trong ngày bức tường Bá Linh sụp đổ.
Xung đột ý thức hệ ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết. Vĩ tuyến 38N được dùng làm vạch vôi phân định sân chơi để hai miền chứng minh tính đúng đắn cho hệ tư tưởng mình đang theo đuổi. Một học sinh trung học bình thường cũng có thể nhận thấy tỷ số đang nghiêng về phía nào trong trận cầu liên Triều.
Đối đầu tư tưởng trên bán đảo Đông Dương được giải quyết bằng vũ lực qua chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Vĩ tuyến 17N trên bản đồ đã được xóa bỏ, nhưng ngăn cách trong lòng người Việt vẫn chưa dứt. Sự đối đầu không tiếng súng diễn ra chủ yếu giữa tầng lớp đảng viên Cộng sản nắm quyền và những người đã nhận thức sâu sắc tình hình đất nước.

Nhận thức ngày hôm nay
Mạng lưới toàn cầu và truyền thông hiện đại trở thành mặt trận chính yếu cho xung đột ý thức hệ thời nay. Ước muốn canh tân đất nước theo đường lối dân chủ đang vấp phải sự trấn áp quyết liệt của nhà cầm quyền Cộng sản. Trường phái bảo thủ dựa trên việc vá víu học thuyết Marx-Lenin đã lỗi thời bằng một vài thuật ngữ tạm bợ và mơ hồ như “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”...
Thế triệt buộc trong nước đi của các nhà lãnh đạo Việt Nam khá rõ ràng.
Biến 1: Tiếp tục bưng bít thông tin, chấp nhận chính sách kìm hãm dân trí để đổi lấy sự ổn định chính trị tạm thời.
Biến 2: Mở cửa tư duy để đối thoại, sẵn sàng đối diện với các ý kiến chỉ trích trái chiều, cùng ngồi lại tìm kiếm một lối thoát khả dĩ cho tương lai Việt Nam.
Đất nước lại đứng trước một sự lựa chọn khó khăn. Người Việt Nam muốn thời gian sẽ cập nhật những gì vào pho sử ngàn năm? Hưng thịnh hay suy vong? Trường tồn hay nô lệ?
Quá muộn để nhận ra rằng: Cộng sản hay Tư bản chẳng qua chỉ là những hệ ý thức có thể biến đổi theo thời gian, chỉ có Tinh Thần Dân Tộc và Chủ Nghĩa Quốc Gia là vĩnh cửu cho muôn đời các thế hệ mai sau.
Khi đã nhận thức được vấn đề, thấy được cái đích cần bước tới, thì con đường chẳng phải ở đâu xa, nhưng nó cũng không hề có sẵn.
Những bước chân đầu tiên sẽ toạc máu vì gai góc đá nhọn, sẽ khó khăn vì chông chênh hiểm trở và đau đớn hụt hẫng với những hố hầm cạm bẫy...
Nhưng chắc chắn, con đường sẽ rộng mở khi có nhiều người dám dấn thân bước tới.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #53 - 14. Apr 2010 , 07:40
 
Mời các anh chị xem vài video clips và vài bản nhạc để tưởng niệm tháng 4 đen
------------------------------------------------------------









Download video xuống máy: mp4 format , 41Mb
Vì Tự Do Người Việt Phải Ra Đi

Nguyệt Ánh Việt Dzũng
Thà chết trên biển Đông

Khánh Ly
Khúc hát người tị nạn

E.Phương
Khi xa Sài Gòn

Ngọc Lan
Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Hợp ca
Hát cho ngày Sài gòn quật khởi

Việt Dzũng
Những đứa con của mẹ

Hợp ca
Liên khúc Hành Trình Tìm Tự Do

Hợp ca
Cám ơn Anh

Khánh Ly
Người Di Tản Buồn


Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #54 - 14. Apr 2010 , 07:41
 
...

Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa

Trung Tâm Sóng Nhạc phát hành năm 1981


Lời giới thiệu: Nhà Văn Mai Thảo viết và đọc lời giới thiệu

Gửi về, gửi về mái nhà xưa.
Gửi về, gửi về hè phố cũ.
Gửi về những thân yêu vĩnh viễn chẳng bao giờ còn thấy mặt.
Gửi về cho những bằng hữu một đời mãi mãi đã chia tay.
Gửi về những trái tim Việt Nam tha hương vẫn đập cùng một nhịp với những trái tim Việt Nam ở lại.
Gửi về những tấm lòng Việt Nam hải ngoại vẫn nhỏ lệ cho những đời sống Việt Nam đau khổ ở quê nhà.
Gửi về một khúc hát, một khúc hát thật buồn cho những người đã nằm xuống của chúng ta, cho những cái chết oan khuất suối vàng không nhắm mắt.
Gửi về một bông hồng, một bông hồng đau đớn cho những người ngã ngựa đang hấp hối dưới chín tầng địa ngục đau thương.
Đường gửi về thăm thẳm, qua những không gian, qua những biển trời, nhưng khúc hát phải tới. Hướng gửi về mịt mùng, cuối đáy thời gian, bên kia trái đất, nhưng bông hồng phải về. Bởi vì một trái tim đá vàng có hiệu năng thu ngắn lại thời gian. Bởi vì một tấm lòng thủy chung lấp đầy được những biên thùy cách biệt.
Hoa gởi cho người ngã ngựa
Hoa gởi cho người đã khuất
Hoa đến trại tập trung
Hoa về vùng cải tạo
Hoa cho Saigon thành phố đã mất tên
Hoa cho đất nước chỉ còn nhìn thấy trong giấc mơ
Hoa cho quê hương chỉ còn được tìm về bằng trí nhớ
Bằng tiếng hát Khánh Ly, tiếng hát từ xa nước vẫn chỉ hướngvề quê hương nghìn trùng mà hát. 10 ca khúc chọn lọc của băng nhạc này là 10 bông hồng đằm thắm tình nghĩa từ viễn phương gởi về quê nhà.
Những bông hồng cho những tấm lòng Việt Nam lưu đày nơi đất khách và những tấm lòng Việt Nam khổ đau ở quê nhà vẫn được gần nhau và mãi mãi thơm hương.

---------------------------


...



Không phải là bông hồng
Dành cho người hạnh phúc
Những người không biết khóc
Nhũng người không biết cười
Những người tim bằng đất

Không phải là bông hồng
Dành cho những búp bê
Những búp bê biết khóc
Những búp bê biết cười
Búp bê tim bằng nhựa

Đây là một bông hồng
Gửi về người ngã ngựa
Một hồn đầy cùm gông
Một mảnh đời tan vỡ
Một trời thương mênh mông

Đây là một bông hồng
Gửi về anh về chị
Đã ở lại quê hương
Đẫm mồ hôi khổ nhuc
Đất gào lên tiếng khóc
Hồn gào lên cỏ chông

Đây là một bông hồng
Gửi về người đi biển
Trời sương làm chăn chiếu
Vào nỗi chết thản nhiên

Đây là một bông hồng
Dành cho em cho tôi
Dành cho em cho tôi
Cũng là người ngã ngựa
Không còn một quê hương
Không còn một quê hương
Trong ao tù hạnh phúc
Cất cao lời ăn năn

Không phải là bông hồng
Dành cho người hạnh phúc
Những người không biết khóc
Nhũng người không biết cười
Những người tim bằng đất

Không phải là bông hồng
Dành cho những búp bê
Những búp bê biết khóc
Những búp bê biết cười
Búp bê tim bằng nhựa

Đây là một bông hồng
Gửi về người ngã ngựa


Khánh Ly
Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #55 - 14. Apr 2010 , 09:06
 
CHUYỆN THÁNG TƯ

NGUYỄN THỊ NGỌC DI:33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNG


Giao chỉ - San Jose

Câu chuyện tình bi thảm của 1 thời chinh chiến
Giáo sư Bùi văn Phú bên Oakland nói rằng học sinh Nguyễn Bá Tòng 70 ai cũng biết hoa khôi Ngọc Di – Thầy Mạc Ðìa ỏ San Jose nói rằng anh em không quân ai cũng biết phi công Nguyễn văn Lộc – Ngọc Di quê Nha Trang vào học tại Saigon – Trung úy Lộc quê Ðà Lạt về Nha Trang đi lính tàu bay – Ghé chơi nhà bạn chợt thấy tấm hình cô gái có đôi mắt “U uẩn chiều luân lạc” đâu biết rằng anh sẽ mệt vì đôi mắt người Nha Trang – Niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi Hoa Kỳ học lái phản lực. – Năm 71-72 cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh trường luật.
Ðám cưới ở Nha Trang ngày 6 tháng 2/1974. – Một năm sau căn cứ không quân Phan Rang di tản. – Chồng đưa vợ có bầu lên máy bay chạy vào Saigon.– Trung úy phi công ở lại lo phi vụ hành quân.– Chia tay nhưng hẹn gặp lại tại Saigon.– Rồi vợ chồng tái ngộ trong niềm hạnh phúc.– Lại chia tay thêm lần nữa ngày 28 tháng 4/1975. –Ngọc Di có bầu 6 tháng lên máy bay đi Mỹ.– Người phi công phản lực ở lại với những phi vụ cuối cùng.– Chia tay nhưng vẫn hẹn găp lại, nhưng lần này là vĩnh biệt.– Người mẹ trẻ sinh con gái trong tỵ nạn ngày 18 tháng 7/1975. –Vợ vẫn không biết tin chồng, con không thấy mặt cha. –Anh phi công của Việt Nam Cộng Hòa nằm trong trại tù Long Giao tính được gần đúng ngày vợ sinh. –Ngày đêm anh sống với đôi mắt người tình Nha Trang. –Việt cộng hẹn 6 tháng học tập rồi sẽ trả tự do. –Sáu tháng trôi qua chưa được thả, anh âm mưu vượt ngục. –Bị bắn chết ngày 25 tháng 3/1976. –Chôn cùng người bạn phi công trốn trại. –Vợ con bên Hoa Kỳ hoàn toàn không có tin tức. –10 năm sau, những người bạn tù qua được Hoa Kỳ lần lượt kể chuyện về chuyến vượt thoát bất thành. –Nhưng không ai biết xác chồng của Ngọc Di ở nơi nào. –Ba mươi ba năm sau, những bạn tù không quân mới tìm lại được xác chiến hữu. –Người quả phụ không quân đem con gái 33 tuổi về nhận di hài của phi công Nguyễn văn Lộc. –Trên chuyến bay hãng EVA đáp xuống phi trường LA ngày 3 tháng 11/2008 cô Ngọc Di ôm bình tro cốt của chồng. –Con gái cô ôm thêm bình tro cốt của người chiến hữu cùng chết bên cạnh anh.– Năm nay 2010 là ba mươi lăm năm nhìn lại con đường. –Tôi xin kể lại ngọn ngành 35 năm cuộc đời của người góa phụ không quân anh dũng muôn đời.

**************************************************************

Một thời chinh chiến
Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình những kỷ niệm về tháng 4 năm 1975. Chuyện của cô Nguyễn Thị Ngọc Di thường được kể thêm vài hàng bên cạnh câu chuyện của người chồng anh hùng trốn trại và đã hy sinh. Nhưng tôi lưu ý riêng đến hoàn cảnh người vợ nên đã nghe cô Ngọc Di kể lại tâm sự cuộc tình. Cô nói rằng, dù đã đem được di hài anh Lộc về nhưng tâm tình u uẩn chưa nguôi. Con gái của cháu tương đối ổn định, nhưng phần cháu, cuộc chiến vẫn chưa yên. Từ lúc 10 tuổi, hình ảnh mẹ cháu đi nhận xác chồng với di hài và vết máu trên áo trận của ba cháu vẫn theo đuổi cháu trong nhiều năm. Ðến thời gian cháu ở Phan Rang có mấy tháng đã chứng kiến cảnh cô vợ trẻ miền Tây, đẹp não nùng đi nhận xác anh không quân tử trận. Phi cơ bị rơi vẫn còn mang bom. Phi công không kịp nhảy dù. Bom mang theo nổ cùng con tàu. Xác chẳng còn gì. Căn cứ lấy 2 cây chuối cho vào quan tài, thêm 1 ít da thịt rồi đóng hòm thực kín. Khi cô vợ ra nhận xác chồng, vật vã xin mở ra nhìn mặt, nhưng còn thấy làm sao được. Cháu chứng kiến mà thấy tê dại cả người. Anh Lộc dìu cháu vào nhà ở khu sĩ quan độc thân. Anh nói rằng, anh cam đoan sẽ không bao giờ bị như thế. Như vậy là làm sao. Phải chăng lời tiên tri cho cả cuộc đời sau này. Lấy nhau từ tháng 2/74, chẳng bao giờ được gần nhau 1 tháng. Anh đi bay khắp mọi nơi. Ðầu năm 75, cháu có bầu mới ra sống ở căn cứ Phan Rang. Vì không có nhà bên cư xá gia binh, phải tạm trú ở khu độc thân. Chứng kiến toàn chuyện hy sinh chết chóc. Cháu mới 19 tuổi, bác nghĩ coi làm sao mà sống được. Mới năm trước từ thời học sinh vô tư qua thời sinh viên hết sức thần tiên. Chợt bước chân vào đời vợ lính, lo lắng sợ hãi biết chừng nào.

Một thời để yêu
Chờ cô Ngọc Di bớt cơn xúc động, tôi xin cô kể lại chuyện tình bắt đầu ra sao. Cô bình tĩnh và kể hết, không hề dấu diếm kề cả chuyện bay bướm và ngang tàng của anh Lộc.
Bác biết không, trước khi gặp cháu, anh Lộc đã quen với cô giáo Hương bên Ba Làng cũng tại Nha Trang. Bạn bè đã có người gọi anh là Lộc Ba Làng. Chuyện này về sau cháu mới biết. Ông anh họ không quân của cháu cũng không biết mới dẫn Lộc về nhà coi mắt chị cháu ở Nha Trang. Nhà cháu có đến 9 anh chị em. Nhưng coi bộ anh Lộc với chị Như Khuê của cô không hợp duyên, nên chỉ chuyện trò qua loa. Chợt anh Lộc thấy hình của Ngọc Di còn đang trọ học Saigon. Anh nói là đã mê đôi mắt từ lúc đó.
Qua niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi học bay tại Hoa Ky.  Ngọc Di bắt đầu nhận được thư làm quen. Bạn bè của anh ở Mỹ nói rằng mỗi tuần anh đều nhận được thư của 2 cô. Cô giáo bên Ba Làng và cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng. Nhưng xem chừng đôi mắt người Nha Trang đã lấy trọn vẹn tình yêu của anh chàng không quân gốc Ðà Lạt. Dù rằng về phần Ngọc Di vẫn chưa thực sự rung động với tình yêu chiến sĩ.
Hồi hương được 3 ngày, Trung úy Lộc bèn vào trường Nguyễn Bá Tòng lừa cha giám học nhận là anh vào thăm cô em cùng họ Nguyễn. Ðây là đầu tiên 2 người gặp mặt. Từ trước chỉ biết qua hình ảnh. Anh chị có 2 tuần lễ đi chơi khắp Saigon, bao nhiêu là quà bên Mỹ, anh phi công hào hoa dành hết cho cô hoa khôi trường trung học..
Giáo sư Bùi Văn Phú thời đó học Nguyễn Bá Tòng cùng lớp với Ngọc Di kể lại rằng hình ảnh anh không quân xuất hiện đã làm cho biết bao nam sinh đau lòng.
Một hôm anh Lộc dẫn cô Di về nhà bà chị tại Saigon, chợt gặp cô giáo Ba Làng ra thăm.
Cuộc gặp gỡ bất chợt như trong thoại kịch trên sân khấu. Người yêu cũ chợt thấy bị phản bội, người yêu mới chợt thấy bị lừa dối. Anh không quân đưa Ngọc Di về nhà, nhưng cô cho rằng cuộc tình ngắn ngủi coi như chấm dứt. Cô cũng chưa yêu nên không thấy thực sự bẽ bàng. Sẵn sàng để anh Lộc trở về với người xưa của anh. Nhưng anh không quân đã trở thành Phạm Thái của Tiêu Sơn Tráng sĩ nhất định chết trong cặp mắt của giai nhân Trương Quỳnh Như.
Ngày hôm sau, trung úy phản lực trở lại nói là đã giải quyết xong mục tiêu. Cô gái Ba Làng buồn tủi trở về Nha Trang và anh Lộc quyết 1 lòng đi tới với Ngọc Di.
Cuộc tình duyên trải qua suốt năm tháng dài cho đến ngày đám cưới ở Nha Trang 6 tháng 2-1974.

...
                                
Một thời hoạn nạn
Khi đôi trẻ bắt đầu xây dựng gia đình qua lễ cưới là lúc đất nước bước vào năm tang tóc cuối cùng. Ngọc Di nhắc đi nhắc lại là cháu đâu có được làm vợ lính cho trọn vẹn một đời. Tuy hòa bình đã ký nhưng 2 bên vẫn còn chiến tranh dành dân lấn đất. Cô sinh viên vẫn lấy bài học luật đi về giữa Saigon Nha Trang và người chồng bất chợt lúc gặp ở Nha Trang, lúc thì Saigon. Mấy tháng cuối cùng sống chung ở căn cứ Phan Rang ngày đêm nghe tiếng phi cơ phản lực và những giây phút ngóng đợi chồng về.
Rồi khi tình thế nguy ngập, anh chồng đẩy cô vợ mang bầu lên C.130 với toàn những người xa lạ. Phi cơ cất cánh, nhìn anh còn đứng trên phi trường Phan Rang, nào biết bao giờ gặp lại nhau. Nhưng rồi anh đem phản lực về Saigon yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.
Có tin vợ con phi công chiến đấu vào hết Tân Sơn Nhứt để chờ di tản. Ðêm định mệnh cuối cùng Ngọc Di vẫn còn ở nhà với mẹ và thân quyến tại Saigon. Các ông anh cũng có chương trình di tản cả nhà.
Nửa đêm 28 tháng 4/75 chợt có tiếng xe hồng thật tự chớp đèn bấm còi ấm ỹ. Anh Lộc gõ cửa kêu Ngọc Di khẩn cấp lên đường. Bà mẹ nói rằng hay con ở lại để đi với mẹ và anh em, nhưng Lộc kiên quyết kéo vợ đi ngay. Ánh mắt mẹ già buồn bã trông theo. Nhưng sau này cả nhà đều bị kẹt lại. Lên xe hồng thập tự thấy cảnh tượng hãi hùng, Trung úy Giới ngồi bên vợ là cô sản phụ vừa sinh con, ôm con trong khăn còn vết máu.
Thì ra xe bus chở gia đình phi công đã nổ máy chờ trong căn cứ, ông trung úy Giới lấy xe cứu thương của không quân chạy ra nhà thương rước vợ. Anh Lộc nhẩy theo, sau khi đón được vợ con mày, phải ghé nhà cho vợ tao đi. OK.
Xe Hồng thập tự bóp còi chớp đèn chạy như bay trong đêm Saigon. Các gia đình trên xe bus đang nổ máy chờ, thấy 1 bà mới sinh con và 1 bà bầu mặt còn trẻ thơ bước lên xe. Hai ông chồng vất vả đứng trông theo. Ngọc Di nhìn lại anh Lộc qua khung kính. Anh phi công hẹn sẽ gặp lại bên Mỹ. Vợ con đi rồi, còn mấy anh lái phản lực thì xoay sở dễ dàng, Ngọc Di không thể nghĩ rằng đấy là hình ảnh cuối cùng. Ðó là ngày 28 tháng 4-1975. Cô đi C.130 qua Côn Son rồi sau đó di tản qua đảo Guam. Hết sức cô đơn, không gia đình, không bà con thân thuộc. Ngay cả gia đình bạn bè trong không quân cô cũng không quen ai. Cô sống 1 cuộc đời tiểu thư từ nhỏ, số mệnh đột nhiên ném vào cuộc đời. Cô bắt dầu cuộc sống trong chờ đợi, đen tối mịt mùng, hoàn toàn tự lập suốt một phần tư thế kỹ.

Một thời định cư
Vẫn tràn đầy hy vọng, cô nằm chờ ở đảo Guam. Các phi công lần lượt đến tìm vợ con và đoàn tụ bay vào lục địa. Anh chị Giới của chuyến xe Hồng thập tự định mệnh cũng đến rồi đi, không có tin gì về anh Lộc và không ai biết là Lộc mất tích, đã chết hay còn lạc loài nơi đâu. Rồi người ta không cho bà bầu ở lại đảo Guam. Cô phải đi vào Mỹ để còn lo sinh đẻ.
Ngọc Di lên đường mắt còn ngó lại biển Ðông. Các trại tỵ nạn Cali và Akansas đã tràn ngập người di tản. Người ta đưa cô về Floria. Nơi đây ngày xưa anh Lộc đã từng đến học bay.
Mỗi ngày vẫn còn người đến trại, dù muộn nhưng vẫn còn tìm được hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Nhưng cô vẫn mòn mỏi đợi chờ. Ngày 18 tháng 7/1975 Ngọc Di hạ sanh 1 bé gái. Nỗi truân chuyên và sống trong ray rứt đợi chờ đã hành hạ thêm cô gái trẻ với 16 giờ đồng hồ đau đớn chuyển dạ. Trước sau vẫn chỉ có một mình. Anh Lộc một năm trước đã đặt tên cho con trai tương lai là Phi Hải. Nhưng cô con gái được mẹ đặt tên là Nguyễn Lộc Ðan Vi. Nguyễn là họ của cha và mẹ, Lộc là tên cha. Ðan Vi là ý kiến của cô học sinh Nguyễn bá Tòng khi nghĩ đến những cây hoa tường vi đan vào nhau ở cổng nhà chồng trên Ðà lạt.
Sau khi sanh con, mẹ con cô tỵ nạn Việt Nam được ông bà bảo trợ đón về nông trại. Ngôn ngữ không quen, suốt vùng quê không có 1 người Việt Nam. Những năm đầu vừa buồn về cảnh ngộ vừa buồn vì cảnh vật. Ngọc Di ôm con sống bằng nước mắt. Duy chỉ có điều, bé gái với cặp mắt thần tiên của mẹ là nguồn an ủi cuối cùng.

...        ...
       Mother & Daughter 1975                       Mother & Daughter 2008

Một thời để chết
Cùng lúc đó trong trại tù, anh phi công thấy rằng không còn hy vọng được trả tự do. Thời gian ngộ nhận 15 ngày đã qua từ lâu. Thời gian hứa hẹn học tập 6 tháng cũng qua rồi. Cặp mắt người yêu Ngọc Di thôi thúc ngày đêm, anh phi công ngang tàng 1 thuở nhất định trốn trại, tìm tự do. Hai anh phi công Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé cùng vượt trại. Hy vọng tìm đường qua biên giới Cam Bốt rồi Thái Lan. Giữa 1 đêm mưa gió, cả 2 vượt thoát còn đem theo cả lựu đạn phòng thân.
Lính cộng sản đuổi theo. Lộc chạy trước. Bé ném lựu đạn chận hậu nhưng bị thương ngã xuống. Lộc bèn quay lại, đánh lựu đạn cứu bạn. Ðược biết lính cộng sản cũng bị chết vì lựu đạn. Vì vậy sau khi 2 anh phi công đã gục ngã chúng còn bắn điên cuồng vào 2 xác chết.
Hai anh chết ngày 25 tháng 3-1976. Cộng sản cho kéo xác để giữa sân trại Long Giao để rằn mặt anh em rồi đem chôn xấp 2 ngôi mộ bên nhau, nhưng không có mộ bia. Các bạn tù tìm cách làm dấu nhưng không rõ ràng. Vài năm sau, không còn ai biết rõ di hài của 2 người anh hùng không quân nằm ở đâu.

Một thời định cư
Mẹ con Ngọc Di rời bỏ nông trại tìm đường về ở với bà con trên Nữu Ước. Cô nữ sinh hoa khôi Nguyễn bá Tòng, sinh viên luật Saigon tiếp tục cuộc sống lủi thủi với đứa con ngày càng rực rỡ với dấu vết người cha Ðà Lạt và đôi mắt bà mẹ Nha Trang.
Mấy năm sau, anh em và gia đình không quân họp mặt nên mẹ con cô Di có dịp về Cali găp gỡ mọi người. Sau cùng cô định cư tại quận Cam. Phải bắt đầu từ thập niên 80 trở đi mới có tin tức về cuộc trốn trại hào hùng và chuyện hy sinh của anh Lộc. Mẹ con bắt đầu nghĩ đến chuyện đi tìm dấu vết của người xưa. Tuy nhiên tất cả đều vô vọng. Không ai còn nhớ những ngôi mộ ở đâu, Cuộc sống vẫn bình thản diễn tiến. Anh chị em đoàn tụ. Me già gặp lại con gái. Cháu Ðan Vi tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa rồi lập gia đình. Vợ vẫn không thấy xác chồng. Con vẫn chưa thấy xác cha.
Một lần, hết sức vô tình, Ngọc Di gặp người trong gia đình HO. Anh ở Bắc Cali nói rằng trước có ở Long Giao. Cô Di hỏi rằng anh có biết trung úy Lộc không. Anh HO nói ngay rằng cô có phải là Ngọc Di không. Ngạc nhiên đến xững xờ, cô nói tôi là Nguyễn thị Ngọc Di, sao anh biết. Anh bạn trả lời: « Tôi ở gần anh Lộc trong trại. Anh ấy nói về đôi mắt của cô suốt ngày. Khi cô mới bước vào nhà tôi đã cảm thấy. Khi cô hỏi anh Lộc, tôi biết ngay cô là vợ anh. »Và câu chuyện 20 năm xưa tuôn chảy, nhưng sau cùng cũng không biết mộ anh ở đâu.

Một thời ngoại cảm
Câu chuyện đi tìm mộ của anh Lộc đã trải qua 1 thời gian hết sức đặc biệt dựa trên các câu chuyện linh thiêng về lãnh vực ngoại cảm. Sau cùng, người bạn tù, người chiến hữu tận tụy của anh Lộc đã tìm được 2 ngôi mộ của những người phi công trốn trại năm 1976.
Các ngôi mộ được khai quật năm 2008 có cả sự tiếp sức của thầy Mặc Ðìa ngồi tại San Jose mà chỉ dẫn qua điện thoại. Mặc Ðìa ngày xưa cũng là sĩ quan của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cùng cô Ngọc Di đưa con gái là Nguyễn Lộc Ðan Vi về nhận xác người thân.
Ngày 3 tháng 11-2008 mẹ con ngồi trên phi cơ Eva ôm mỗi người một bình tro về Hoa Kỳ. Mẹ ôm tro của chồng, con ôm bình tro chiến hữu. Gia đình anh phi công Lê văn Bé nói rằng chiến hữu đã chết bên nhau thì cho đi Mỹ với nhau. Tuy nhiên bình tro của anh Bé chỉ có 1 nửa. Phân nửa gia đình lưu lại quê hương.
Ngày 8 tháng 11-2008 không quân Nam Cali làm lễ truy điệu cho 2 người anh hùng của họ. Có lễ trao cờ lại cho cô Ngọc Di cùng con gái.

**************************************************************

Ngọc Di làm vợ lính có hơn 1 năm và làm quả phụ 33 năm mới nhận được xác chồng bằng tro tàn. Bác sĩ Ðan Vi không bao giờ thấy được người cha dù ở trên trời hay ở dưới đất.
Khi khai giấy tờ người ta hỏi rằng con đến Mỹ năm nào. Con khai là đi năm 1975. Con đi bằng phương tiện gì. Con nói là con đi trong bụng mẹ. Cha con bây giờ ở đâu. Con không biết. Có thể còn đang bay ở trên trời. Con không có cha làm sao ai nuôi con học thành bác sĩ. Trả lời: Mẹ con.
Ðan Vi là loài hoa tường vi đan vào nhau mọc ngoài cổng nhà anh phi công Nguyễn Văn Lộc.
Tuổi của cô là tuổi của cộng đồng. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại năm nay 35 tuổi, cũng là tuổi của Ðan Vi, một cô gái khác ngày xưa sinh ra trên tàu Trường Xuân, trên biển Nam Hải, tên cô là Chiêu Anh, cũng 35 tuổi.
Chiều văn nghệ 35 năm nhìn lại tại San Jose vào ngày 23 tháng 5/2010 chúng tôi sẽ mời cả 2 cô lên sân khấu CPA. Một cô đi tàu biển vào Mỹ. Một cô đi tàu bay vào Mỹ. Lúc ra đi cả 2 đều trong bụng mẹ.
Cả 2 cô đều không phải là ca sĩ, nhưng vẫn được mời lên sân khấu trình diễn. Hai cô đều không biết hát, chỉ đứng đó cho khán giả vỗ tay. Bởi vì cuộc đời của các cô chính là những bài ca của nửa thế kỷ trầm luân. Ðó là những hài nhi của cộng đồng di tản, những công dân của thế hệ mới trưởng thành sau những đau thương của đất nước.
Các bạn hỏi rằng văn nghệ của chúng tôi sẽ có những danh ca nào trình diễn.
Chúng tôi có các nữ danh ca có tên có tuổi nhưng không biết hát.
Vậy ai là những người biết hát thì xin đến giúp một tay.
Và trời đất sẽ trả công cho quý vị.
Tất cả chỉ cần hát có 1 bài: Bài “Cô Gái Việt” của Nhạc sĩ Hùng Lân.
Giao chỉ, San Jose

...          ...
        Chiêu Anh, Trường Xuân Babe                             Đan Vi, RVNF Babe         
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #56 - 14. Apr 2010 , 09:39
 
Đá thân - đọc xong câu chuyện - có chút gì ngậm ngùi - không thể nào diễn tả nổi Đá ơi.
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2010 , 09:40 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #57 - 14. Apr 2010 , 11:36
 
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2011 , 12:42 by Nga Lucia »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #58 - 15. Apr 2010 , 05:09
 
Nga Lucia wrote on 14. Apr 2010 , 11:36:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.




Nga ơi,

Em thật dễ thương và hết lòng với chị em ban. hoahong.gif
Bài hát em chọn hát cho cả nhà thật hợp với tháng 4 đen.
My nghe em và cậu em của em hát rất hay. votay
Cám ơn em và em củaem nhiếu lắm  hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #59 - 15. Apr 2010 , 06:49
 
Cám ơn Nga và cậu em.  thanks.gif
Giọng hát thiết tha kèm theo những hình ảnh đau buồn trong các trại tị nạn, đã gợi lại những tang tóc, đau thương, chia lìa...kể từ ngày tháng 4 đen...
Xin tặng hai chị em mỗi người một bông hồng tươi thắm  hoahong.gif  hoahong.gif
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
cungduockha
Full Member
***
Offline


LVD77

Posts: 167
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #60 - 15. Apr 2010 , 15:01
 
[quote author=Nga-Lucia link=1176663096/57#57 date=1271270217]Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Em vua moi nghe nhac xong. Cam on chi, chi hat rat hay. Em khong quen dươc nhung ngay cua thang tu nam do.....
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #61 - 16. Apr 2010 , 15:58
 

35 Năm Tiêu Diệt Ý Thức Con Người


Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 97 (15-04-2010)


...


Tại Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng sản đang rầm rộ tổ chức cái gọi là kỷ niệm «35 năm giải phóng miền Nam». Ở hải ngoại và cả quốc nội, đồng bào cũng không quên tưởng niệm Ngày Quốc hận, ghi nhớ biến cố toàn thể đất Việt rơi vào ách thống trị của một chủ nghĩa, chế độ và chính đảng vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc.

Dù bộ máy tuyên truyền của CS hết sức tô vẽ cái gọi là «sự nghiệp giải phóng, thành quả cách mạng» sau 35 năm, nhưng không ai không nhận thấy VN đang ngày càng thụt lùi về kinh tế, hỗn loạn về xã hội, hà khắc về chính trị, ô nhiễm về môi trường, sa sút về văn hóa, suy đồi về đạo đức, thu hẹp về đất đai và bấp bênh về an ninh quốc phòng… Vì đường lối quản lý xã hội và điều hành kinh tế có thể do bất lực sai lầm nhưng cũng có thể do thâm ý tàn độc của Cộng sản, đại đa số nhân dân VN đang sống trong nghèo nàn khốn khổ bên cạnh một thiểu số đảng viên cán bộ giàu nứt đố đổ vách, đằng sau vài phố thị phát triển hiện đại là vô số gia cư ổ chuột và mênh mông thôn dã bần cùng. Nếu cho rằng CS từng mong muốn đem lại công bằng xã hội như họ hằng rêu rao thì quả là họ đã hoàn toàn thất bại về mặt dân sinh, kinh tế. Nhưng điều đáng tổng kết sau hơn 1/3 thế kỷ CS cai trị nước Việt, đó chính là sự thất bại về mặt tinh thần, hay nói đúng hơn là sự hủy diệt ý thức của đủ mọi hạng người trong xã hội, mà CS là thủ phạm, y như một nhà văn Nga từng nói : «CS thực chất là một sự ác tinh thần» (Le communisme est un mal spirituel).

1- Tiêu diệt ý thức đại diện quốc dân nơi các thành viên Quốc hội. Được ngồi vào cơ quan quyền lực cao nhất nước trên danh nghĩa này không do dân bầu nhưng do đảng cử, các thành viên Quốc hội, qua hơn 12 khóa, đã chỉ làm một công việc là «giơ tay», «nhất trí cao, phấn khởi lớn» trước ý muốn của đảng, của Bộ chính trị. Những cuộc gặp gỡ, lấy ý kiến cử tri địa phương chỉ là trò mỵ dân ; những cuộc chất vấn các thành viên chính phủ thuần là màn trình diễn. Từ công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải năm 1999 rồi 2000, đến vụ khai thác Bauxite Tây Nguyên 2008 (đây chỉ kể những việc nổi cộm), Quốc hội chẳng hề đứng về phía nhân dân để tìm hiểu, chất vấn, phản biện và hành động, một để cho Bộ chính trị và Trung ương đảng mặc sức tung hoành, dù bất lợi và nguy hiểm cho đất nước.

2- Tiêu diệt ý thức phục vụ công chúng nơi các nhân viên công quyền. Ý thức này đã bị tiêu diệt ngay từ đầu, qua việc họ là những người đã được đảng bộ trung ương hay địa phương tuyển chọn đặt để, nghĩa là không được nhân dân trao quyền, nhưng là cướp quyền từ tay nhân dân (những cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp chỉ là trò hề). Thành thử họ đã cư xử như những ông trời con, hung thần thổ địa, hống hách khinh người, chỉ lo tích lũy của cải hơn là phục vụ. Lối nói mai mỉa «hành là chính», những cơ ngơi đồ sộ của các «đầy tớ nhân dân» được phơi bày trên mạng Câu lạc bộ «Nókìa», những màn «cướp cơm chim» của kẻ bần cùng và nạn nhân bão lụt, những cuộc biểu tình vô vọng của dân oan bị lấy đất trước các trụ sở ủy ban xã huyện tỉnh, những cuộc đánh phá của các lãnh đạo chính quyền nhắm vào tôn giáo tại Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu, Nha Trang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Thủ Đức… và mới đây là việc các tỉnh cho Trung Cộng thuê rừng quốc phòng và phòng hộ là những bằng cớ không ai có thể chối cãi.

3- Tiêu diệt ý thức tôn trọng và bảo vệ nhân dân nơi giới công an cảnh sát. Bị nhồi sọ bởi tư tưởng : được đảng gầy dựng, lãnh đạo, trả lương, coi như lực lượng bảo vệ đảng, thấm nhuần «lời thề danh dự : Tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, với Nhà nước CHXHCNVN… Nghiêm chỉnh và triệt để chấp hành mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng… » (trích từ 5 lời thề của CAND), giới này đã trở thành công cụ đàn áp dân oan và giáo oan (có khi với cung cách côn đồ) khi họ đứng lên đòi quyền lợi trong các vụ biểu tình, phản kháng, khiếu kiện đơn lẻ hay tập thể ; thành «lực lượng đối thọi» với các nhà dân chủ cất tiếng đòi dân chủ tự do, thành kẻ hỗ trợ cho công tố viên trong các phiên tòa chính trị, và gần đây là thành nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai bị bắt về đồn công an cảnh sát với bất cứ lý do «vi phạm» lớn nhỏ (vụ anh Nguyễn Quốc Bảo hôm 21-01 mới rồi tại Hà Nội là một ví dụ).

4- Tiêu diệt ý thức bảo vệ Tổ quốc nơi hàng ngũ quân đội: Luôn khắc ghi lời thề «dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, phấn đấu thực hiện một nước VN xã hội chủ nghĩa… Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng…» (trích 10 lời thề của QĐND), nhất là từ khi thay thế khẩu hiệu «Trung với nước hiếu với dân» bằng khẩu hiệu «trung với đảng…», rồi được cho làm kinh tế tự do, quân đội nhân dân đã thực sự trở thành công cụ của đảng, chỉ lo làm giàu (nhất là hàng lãnh đạo vốn nắm vô số công ty lớn nhỏ), quên lãng bổn phận bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trên lãnh hải, bỏ mặc ngư dân cho sự sách nhiễu, cướp bóc, tàn sát của Trung Cộng (vì chủ trương của đảng hiện thời là thần phục TC và xây dựng XHCN theo tấm gương và trong sự liên kết với TC). Dĩ nhiên từng có những chiến sĩ oai hùng trong cuộc xâm lăng của «Đại Hán» năm 1979 (Việt Bắc) và năm 1988 (Trường Sa), cũng như có một số tướng lĩnh sĩ quan và nhiều quân nhân còn ưu tư vận nước, nhưng quân đội xét chung nay hoàn toàn bị khống chế bởi những thành phần tay sai Bắc triều trong Bộ chính trị hay Bộ quốc phòng.

5- Tiêu diệt ý thức bảo vệ luật pháp và công lý nơi các luật sư. Do việc các Đại học luật khoa và các luật sư đoàn độc lập ở miền Nam bị xóa sổ ngay sau năm 1975 và chỉ mới được tái lập gần đây, nhưng dưới sự cầm trịch của CS, giới luật sư hiện giờ nói riêng và ngành tư pháp nói chung bị biến thành công cụ của đảng, theo cơ chế tam quyền phân công hay tam quyền nhất lập. Rất nhiều luật sư từng than phiền họ bị công an cản trở việc tiếp xúc với các thân chủ trong các vụ án, nhất là vụ án chính trị. Tại những phiên tòa loại này, các thẩm phán thường có những «bản án bỏ túi» do trên ấn đ35 Năm Tiêu Diệt Ý Thức Con Người ịnh sẵn và ý kiến của các luật sư công tâm bị xem thường. Báo chí cũng hay nói đến việc chạy án, việc quan tòa và công tố ăn hối lộ, việc đào tạo luật sư hay thẩm phán cách qua loa. Ngoài những luật gia hay luật sư có tinh thần dân chủ (nay xuất hiện ngày càng nhiều và cũng bị đàn áp không ít), vô số luật sư vẫn sẵn sàng loại trừ các đồng nghiệp «có vấn đề» với đảng, sẵn sàng bênh vực hay ngậm miệng trước nhiều bộ luật chỉ có lợi cho đảng mà thôi.

6- Tiêu diệt ý thức thương xót bệnh nhân nơi các y bác sĩ: Nền y tế VN từ lâu vẫn nổi tiếng thế giới với những bệnh viện quá tải, trang bị lỗi thời, vệ sinh tồi tệ ; với cảnh bỏ mặc những ca cấp cứu chưa nộp tiền, đối xử ngược với châm ngôn «lương y như từ mẫu», đòi bệnh nhân hối lộ mới săn sóc tốt, cung cấp thuốc quá hạn hay thuốc dổm, ăn hoa hồng quá độ khiến giá y dược bị đẩy lên tận trời, ưu tiên săn sóc cho đảng viên cán bộ, coi rẻ những người dùng thẻ bảo hiểm y tế và dân nghèo vào bệnh viện chỉ có nước tử vong… Nhân dân chua chát bảo rằng từ ngữ «nhà thương» nay hoàn toàn vô nghĩa, vì ở đó chỉ có sự khai thác nỗi khổ đau của con người.

7- Tiêu diệt ý thức làm chứng cho sự thật và lẽ phải nơi giới tu hành: Cộng sản từng phỉ báng tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, nhưng nay lại muốn tôn giáo trở thành thuốc phiện thực sự. Và họ đang làm được điều đó với những chức sắc chỉ còn biết ý nghĩa cuộc sống và hoạt động tu hành của mình là xây dựng điện thờ nguy nga, tổ chức lễ hội rầm rộ, ra ngoại quốc làm mục vụ xin tiền, mà hoàn toàn dửng dưng trước cảnh đồng bào bị đàn áp, xã hội bị băng hoại, tổ quốc bị lâm nguy… Những vị này còn lý luận mình không muốn làm chính trị, chỉ lên tiếng về các nguyên tắc luân lý chung chung (an toàn hơn) chứ không can thiệp vào những trường hợp cụ thể (dễ gặp nguy hiểm), sẵn sàng đặt tượng tên tội đồ dân tộc, từng bách hại tôn giáo bên cạnh Đức Phật trên điện thờ hay lấy tên của y làm danh hiệu cho giáo phận…

8- Tiêu diệt ý thức lương sư giáo dục nơi các thầy cô giáo: Nền giáo dục CS là nền giáo dục mang tính chính trị, không nhắm đào tạo những công dân tự do và trưởng thành cho đất nước nhưng là nhào nặn ra những thần dân khiếp nhược và nô lệ cho đảng. Chính vì thế CS đã cố gắng huấn luyện ra những thầy cô «hồng hơn chuyên », bó buộc hiệu trưởng mọi loại trường (trừ một số trường mẫu giáo của các giáo hội) phải là đảng viên để nắm chắc đường lối chủ trương của đảng, để theo dõi tư tưởng lập trường của mọi giáo viên và học sinh. Thành ra nền giáo dục VN ngày càng sa sút với vô số giáo viên thiếu tư cách, thiếu khả năng («đứng nhầm lớp»), với vô số vụ việc thầy bạo hành trò, đổi tình lấy điểm, bắt học sinh làm điếm (như tại tỉnh Hà Giang), bỏ mặc công an dân quân hành hạ học trò (vụ sinh viên Vũ Hoàng Quang), với việc giáo sư cấm sinh viên biểu tình chống Trung Quốc để bày tỏ lòng yêu nước… Từ đó, sinh ra một hậu quả khủng khiếp là sự ngây thơ, trong sáng, chân thật nơi các học sinh cũng bị tiêu tùng. Điều này dễ nhận thấy qua việc tệ nạn học đường ngày càng gia tăng với vô số vụ học sinh đánh lộn nhau (ngay cả trẻ nữ), hành hung thầy, học hành kiểu gian dối hay kiểu đối phó, dùng tiền hay tình để mua điểm, thậm chí sẵn sàng nhắm mắt theo lệnh những kẻ điều khiển «Đoàn thanh niên côn đồ HCM» như trong vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ tại Hà Nội.

«Thành quả quan trọng» của 35 năm CS cai trị chính là những điều vừa nói trên. Tất cả cho thấy sự ghê gớm và ghê tởm của chủ nghĩa lẫn chế độ CS. Sở dĩ có thành quả kinh hoàng này, đó là vì ngay sau khi chiếm được miền Nam cách đây đúng 35 năm, CS đã hành xử không chút tình đồng loại, tình đồng bào, tình dân tộc qua việc lăng nhục, hành hạ, giam nhốt, đọa đày, cướp tài sản, đuổi đi kinh tế mới hàng triệu con người cùng da vàng máu đỏ như họ
(xem bài So sánh ngày 8-4-1865 của HK và ngày 30-4-1975 của VN ở dưới thêm)
. Nhân đã ra sao thì quả cũng thế. Khởi sự thế nào thì kết thúc cũng y như vậy.


BAN BIÊN TẬP


...


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #62 - 16. Apr 2010 , 23:03
 
Những Anh Hùng Vô Danh


Vi Anh


...
Đúng như nhà chiến lựợc tài đánh đuổi quân Tàu, Ông Nguyễn Trải đã nói trong Bình Ngô Đại Cáo trước đây, đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Biết bao nhiêu quân dân VNCH dã anh dũng và âm thầm hy sinh trong cuộc chiến bảo quốc an dân của VNCH. Chưa ai có đủ số và danh sách những quân dân VNCH, tướng tá, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát quốc gia, công chức hành chánh, cán bộ xây dưng nông thôn, xã ấp, tập thể nhân dân tự vệ, cũng như những cán bộ các chánh đảng - đã tuẩn tiết hay bị CS thủ tiêu từ ngày CS Hà nội cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa.
Mới đây nhứt tại thủ đô nước Mỹ, có cuộc hội thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại'. Lời của một đại tá Mỹ và một trung tá VNCH làm cho người Việt bùi ngùi cảm động. Tiến sĩ  Stephen Randolph, đương kim phó khoa trưởng của Đại Học Không Quân Quốc Gia, tác giả  quyển “Powerful and Brutal Weapons: Nixon, Kissinger, and the Easter Offensive,” do Harvard University Press, từng  là đại tá Không Quân Mỹ tham chiến ở VN, nói Việt Nam và Hoa Kỳ thua cuộc “là vì lý do chính sách,” và vì Hoa Kỳ lúc đó “has bigger fish to fry”. Ông xúc động tỏ bày tâm tình: “Đây là nhận thức mà tôi biết rằng sẽ ám ảnh tôi cho đến suốt cuộc đời.”
Và Trung Tá Nguyễn Văn Lân, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói  về trận An Lộc. “Thời điểm 1972, Bắc Việt rất tin là họ sẽ chiếm được miền Nam, vì chính sách “Việt Nam Hóa” chiến tranh của Hoa Kỳ đã cho Bắc Việt nhiều lợi thế, cả về quân sự lẫn chính trị.”“Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn phương chống cự với một đạo quân đông gấp bội, và hỏa lực ngày càng hùng hậu và tối tân do Nga và Tàu cung cấp. “Thế nhưng, lòng quả cảm của quân đội VNCH đã khiến chúng ta đẩy lui được quân Bắc Việt, dù phải chịu thiệt hại nặng nề.” Chỉ lên tấm hình một nghĩa trang ngút ngàn thập tự giá, Trung Tá Nguyễn Văn Lân bồi hồi càm dộng, : “Không gì đau lòng hơn cảnh nhìn các binh sĩ của mình tìm cách chôn cất đồng đội, trong khi chính bản thân họ cũng đang cận kề cái chết.” Ông nghẹn ngào đọc đứt khoảng hai câu thơ do một nữ giáo viên tặng những chiến sĩ anh hùng, ‘An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù… vị quốc vong thân...” Và Ông đòi hỏi, “Đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Chúng ta phải cho các thế hệ con cháu biết là cha ông chúng đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đất nước, để họ không bao giờ phải hỏi tại sao chúng ta đã thua trận. Chúng ta không thể để cho những người đã nằm xuống phải tức tưởi.”
Con cá lớn mà Tiến sĩ  Stephen Randolph nói đó ai cũng biết, kể cả VNCH. Đó  là Trung Cộng với một thị trường lúc bấy giờ trên dưới một tỷ  người về kinh tế và về chánh trị là một đòn sốc có thể xeo bể khối CS trên thế giới do Liên xô đang cầm cán và đương đầu với Mỹ. Đã buồn vì trận mưa rào Mỹ, VNCH còn đau về cái rủi qua vụ Watergate của Mỹ. Phản Chiến Mỹ thừa thắng xông lên. Chánh quyền Mỹ như bị bóng đè, Quốc Hội, Hành Pháp mất tính đấu tranh, tổng thống “deal” hết nổi vơi tình thế chỉ còn có cách bắt quân đội Mỹ rút quân ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành và bỏ rơi đổng minh VNCH, cắt  gần hết viện trợ và quân viện, một nghĩa vụ của Mỹ dối với VNCH có ghi hẵn hòi trong hiệp định Paris.
...

Đúng như lởi Ông Nguyễn Trải nói, đất nước có lúc thịnh suy, nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Từ đó cho thấy quân dân VNCH biết bao nhiêu người quân dân VN bỏ mình khi vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, Có người tuẫn tiết để bảo vệ danh dự, trách nhiệm đối với Tổ Quốc khi chế độ bị bức tử. Có người nằm gai nếm mật trong ngục tù CS, chịu muôn ngàn gian nguy chết sống trên đường vuợt biên. Quân nhân không coi mình là người giải ngũ, Công chức, cán bộ không coi mình là người tử dịch. Hầu hết coi  mình bị đồng minh bỏ rơi vì địa lý chiến lược tòan cầu của Mỹ thay đổi, làm mình thua một trận Ba Mươi Tháng Tư, chớ không thua cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Không sống được với CS ở nước nhà VN, người Việt Quốc Gia ra hải ngọai, tương kế đem hồn thiêng sông núi VN theo mình, giương cao quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, làm lại một cuộc “chiến tranh khác”. Một cuộc chiến tranh chánh trị  ví tình hình mới phương tiện mói, với vũ khí mới là  tự do, dân chủ, nhân quyền VN.
Dù Mỹ có viện lý này, lẽ nọ như đổ tội cho Phản Chiến không chế truyền thông, hướng dẩn công luận khiến chánh quyền bị bó tay, rút quân Mỹ ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành. Cắt viện trợ và quân viện cho VNCH  kiệt quệ súng đạn, xăng nhót, phụ tùng thay thế phi cơ, tàu chiến. Như lý lẽ mới dây trong cuộc hội  thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại', thứ trưởng John Negroponte  nói Mỹ không bỏ rơi VN mà vì TT Johnson không dối phó nỗi với cuộc chiến:  “Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam từ năm 1950 cho đến năm 1975, khi đã hỗ trợ nhau một thời gian dài như thế thì không thể gọi là bỏ rơi được. Chỉ là vấn đề lúc đó Tổng Thống Johnson đã quá kiệt sức, không “deal” nổi với cuộc chiến đó nữa.” “Nên nhớ là sau đó Johnson quyết định không tái ứng cử nữa. Ông đã quá mệt mỏi!”mNói để mà nói chớ sự kiện lịch sử Thương Đề cũng không thay được là Mỷ rút quân, cắt viện trợ quân viện gần như hòan tòan, thí không bỏ rơi VNCH là cái gì.
Nhưng phải công tâm mà nói chẳng bao lâu sau khi chơi không đẹp với đổng minh VNCH, nhân dân và chánh quyền Mỹ sau đó cũng thấy hối hận và có những hành động tồt để thông cảm. Mỹ đã dang tay ra dón hơn phân nửa người Việt tỵ nạn CS và giúp cho người Mỹ gốc Việt này hình thành nồng cốt một VN Hải ngọai.
Tự do, dân chủ, nhân quyền VN, việc chống CS  Hà nội độc tài tòan diện là chuyện chánh yếu của người VN, của dất nước VN. Mỷ giúp thì tốt, không giúp người Việt cũng phải làm. Trong công cuộc đấu tranh chánh trị tiếp nối cuộc chiến đấu, trong đời sồng mới sung túc, đầy đủ tư do, người Việt không thể nào quên những anh hùng tư sĩ đã hy sinh trong chiến trận, đã tuẩn tiết khi chế độ bị bức tử, và bỏ mình trên con dưởng tìm tư do để tiếp tực cuộc chiến đấu cho tư do , dân chủ cho VN. Những anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân đó, có người nhiều người biết, có người chưa được biết hay không được biết. Chưa ai tổ chức nào dám nói mình có ấy dử danh sách.
Nhiều anh hùng liệt nữ tử sĩ vô danh nhiều, nhiều lắm. Trong hai ngày hai đêm 1 và 2 tháng Tư, khi CS đánh chiếm tỉnh Phú Yên, CS Hà nội đã giết trên 400 quân dân cán chính của tỉnh này đa số gốc Đại Việt. Còn nhửng tỉnh Miển Tây, nơi PGHH giúp cho VNCH gìn giữ an ninh rất vững sau 30 tháng tư, CS thủ tiêu rất nhiểu người như trường hợp Dân biểu Hùynh văn Lầu, Anh Ba Dần ở  Tân Qưới, Tân Lược Bình Minh (Cái vồn), v.v. Chỉ  một hội SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm mà đã có 1 danh sách 39 người.
Anh hùng vô danh tuẩn tiết, tử thủ và kiên định lập trường chống Cộng bị CS thủ tiêu nhiểu, nhiều lắm. Ba Mươi Tháng Tư là dịp long trọng, thiêng liêng để đốt nén hương lòng cầu nguyên cho hương linh những anh hùng trong bóng tối ấy. Một tập quán tốt dã thành nghi thức trong mọi lễ hội của người Việt là mặc niệm. Người văn minh, chánh quyền và người dân văn minh lúc nào cũng dành cho những anh hùng không tên tuổi trong lịch sử một dịa vi tôn nghiêm. Những nghĩa trang quốc gia, trong đài tưởng niệm danh nhân ở thủ đô của các nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Nhựt, lúc nào chánh quyền và nhân nhân cũng ghi ơn bằng cách  xây dựng một ngôi mộ cho anh hùng vô danh mà Tổ Quốc Tri Ơn và tòan dân kính trọng.

VI ANH
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #63 - 17. Apr 2010 , 10:44
 
 


...
...


Tác Giả Hoàng Yến




Bài trích từ www.ledinh.ca


Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 10:47 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #64 - 17. Apr 2010 , 14:01
 
Đặng-Mỹ wrote on 15. Apr 2010 , 05:09:
Nga ơi,

Em thật dễ thương và hết lòng với chị em ban. hoahong.gif
Bài hát em chọn hát cho cả nhà thật hợp với tháng 4 đen.
My nghe em và cậu em của em hát rất hay. votay
Cám ơn em và em củaem nhiếu lắm  hoahong.gif hoahong.gif


Chị Mỹ ơi , cám ơn chị. Em cũng chỉ muốn góp 1 chút ít vào trang tháng 4 đễ nhớ về những ngày tháng đau thương mà bao nhiêu trẻ em VN mình đã gánh chịu trên đưởng vượt biên .
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #65 - 17. Apr 2010 , 14:14
 
NgocDoa wrote on 15. Apr 2010 , 06:49:
Cám ơn Nga và cậu em.  thanks.gif
Giọng hát thiết tha kèm theo những hình ảnh đau buồn trong các trại tị nạn, đã gợi lại những tang tóc, đau thương, chia lìa...kể từ ngày tháng 4 đen...
Xin tặng hai chị em mỗi người một bông hồng tươi thắm  hoahong.gif  hoahong.gif


NgaLN cám ơn Chị Ngọc Đoá đã nghe em hát. Em biết Chị vì đã có gặp Chị trong kỳ họp mặt ở nhà Chị
Cần năm 2008 nhưng có thể chị hong biết em . Cũng là 1 trong những thuyền nhân , em cũng đã qua nhiều cửa ải khổ đau  và đã nhìn thấy bao điều chia ly , tử biệt. Bây giờ nhớ lại sao thấy mình lúc đó lại can đảm đến như vậy.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #66 - 17. Apr 2010 , 14:18
 
cungduockha wrote on 15. Apr 2010 , 15:01:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Em vua moi nghe nhac xong. Cam on chi, chi hat rat hay. Em khong quen dươc nhung ngay cua thang tu nam do.....



Cám ơn em. Có phải em là LVD 77? 78?. Chị cũng vậy, không sao quên  được những ngày tháng tư đầy đau thương.
Back to top
 
 
IP Logged
 
cungduockha
Full Member
***
Offline


LVD77

Posts: 167
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #67 - 17. Apr 2010 , 15:28
 
Nga Lucia wrote on 17. Apr 2010 , 14:18:
Cám ơn em. Có phải em là LVD 77? 78?. Chị cũng vậy, không sao quên  được những ngày tháng tư đầy đau thương.

Chao chi Nga, em cung la Nga (Thuy Nga) LVD_77. Sau thang tu do Cha em da di hoc tap cai tao. Tương lai cua nhung ngươi con co Cha di hoc tap cai tao bat dau tu do...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #68 - 18. Apr 2010 , 02:04
 
Nga Lucia wrote on 14. Apr 2010 , 11:36:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.


Chị Nga ơi, chị và cậu em chồng hát hay lắm...Có những hình ảnh làm em thật bùi ngùi .....
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #69 - 18. Apr 2010 , 02:55
 
QUỐC HẬN 30-4 
với Thanh Toàn 


35 NĂM NHÌN LẠI






Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2010 , 02:58 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #70 - 18. Apr 2010 , 12:53
 
Tháng Tư Buồn


Những bài thơ tháng tư, buồn da diết
Vẫn ngậm ngùi, nghe nghẹn thắt trong tim
Giọt nước mắt rơi, sao buốt giá hồn trinh
Cho sống lại, một bức tranh khốn khổ

Tháng tư đen, bầu trời đem bão tố
Gió điên cuồng, thổi hạnh phúc ra khơi
Người người dắt nhau, chạy trốn tiếng cười
Loài dã thú, tung hoành nơi phố thị

Bao năm qua, tháng tư hoài nhắc nhở
Nơi xứ người, như một vết dao đâm
Những nén nhang, xin cất tiếng cầu kinh
Cho siêu thoát, những linh hồn vị quốc

Tháng tư đen, bây giờ thành Quốc Hận
Khi trên đầu khăn trắng, vết thương xưa
Khi quê hương, còn đẫm những cơn mưa
Khi loài thú còn rong chơi phố thị ...

Tháng tư đen, nơi quê người tủi nhục
Kiếp lưu vong, hằn đậm vết thương mình
Thương quê hương, vận nước quá điêu linh
Xin khấn nguyện, Tháng Tư hồng xứ mẹ


Nguyễn Thị Tê Hát
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #71 - 18. Apr 2010 , 18:13
 
30.04.75

QUỐC HẬN và QUỐC NHỤC



     QUỐC HẬN là nỗi đau uất nghẹn từ cuộc chiến bại của Quân Dân Miền Nam Việt Nam, làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hoà tháng 4-1975, khiến cả nước sa vào vòng nô lệ của bè lũ Cộng Sản Miền Bắc, vốn là một bộ phận xâm lược của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế.

...


     QUỐC HẬN là nỗi căm hờn, tủi nhục của hàng triệu Quân, Cán, Chính VNCH đã bị bắt cầm tù vô thời hạn; bị đày đoạ lao động khổ sai trong các nhà tù tập trung mà bọn Quỷ Đỏ gọi với cái mỹ từ “trại học tập cải tạo”!

...


...


...


30 Tháng 4 - 34 Năm Nhìn Lại (Video Baoson)  <==



     QUỐC HẬN là nỗi tủi nhục của các gia đình Quân Cán Chính VNCH, sống trong cảnh vợ xa chồng, con lìa cha, nhà cửa, đất đai bị chiếm đoạt, bị đày đọa nơi chốn rừng sâu nước độc mà người cộng sản gọi là vùng Kinh Tế Mới. Trẻ con phải chịu cảnh thất học sống lây lất đó đây!

...


Lời Tâm Sự Đầu Năm Cho Em Bé Bán Vé Số (Xuân Khê)  <====


       QUỐC HẬN
cũng là tiếng thét kinh hoàng, cùng số phận bi thảm của đoàn người bỏ nước ra đi trên bộ, bị bọn Công An Biên Phòng VC và bọn Khờ Me Đỏ bắt bớ, giết hại; trên biển thì bị bọn hải tặc Thái Lan cướp bóc, hảm hiếp, giết, hoặc đục cho thủng thuyền bỏ trôi, rồi bắt phụ nữ, bé gái đem bán cho các tổ chức tội ác ở BangKok!
...


...



Niềm đau QUỐC HẬN của người dân Việt Nam lại còn tròng thêm nỗi đau QUỐC NHỤC!

...


 
QUỐC NHỤC vì bạo quyền Cộng Sản Hànội quá tham lam, độc tài và ngu xuẫn. Thế giới đã bước vào thế kỷ 21; chủ nghĩa cộng sản đã quá lỗi thời, và đã bị ngay chính người dân ở “thiên đường cộng sản” Nga và Đông Âu chối bỏ. Nhưng bọn CS Hànội vì ngu xuẫn, mù quáng, và vì muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho bè lũ nên vẫn nhắm mắt thần phục quan thầy Bắc Kinh; thậm chí còn cắt đất dâng biển cho kẻ thù bành trướng Trung Cộng!

...

...


...

      QUỐC NHỤC cũng bởi chưa có thời đại nào mà nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam bị chà đạp đến tận cùng, đối xử quá tồi tệ như thời đại hiện nay; phụ nữ và trẻ em gái bị bọn cán bộ CS bất lương bắt đem bán ra ngoại quốc hành nghề mãi dâm; phụ nữ cũng được nhà nước VC đưa lên thành chánh sách “xuất khẩu” làm vợ người nước ngoài để kiếm ngoại tệ ! Song song với chánh sách "xuất khẩu lao động" đưa công nhân ra nước ngoài làm nô lệ, bị ngược đãi, bị bóc lột vô cùng nhục nhã !
...

Vietnamese Women For Export  <===



      QUỐC NHỤC vì đời sống người dân ở nông thôn ngày nay bị bọn cường hào ác bá "đỏ" lộng hành tha hồ hà hiếp. bóc lột, cướp đoạt nhà cửa. Dân Oan cả nước kéo nhau ra Hànội khiếu kiện từ đời ông, đời cha đến đời con cháu vẫn không được giải quyết, khiến lâm cảnh khó nghèo vô cùng tận. Trong khi đó thì bọn lãnh đạo CS thì tên nào cũng tích lủy một số tài sản khổng lồ từ trăm triệu đến hàng tỷ đô la mà tổ chức Minh Bạch Quốc Tế đã nhiều lần công bố!



Gương "Liêm Khiết" Của Lãnh Tụ Đảng Cọng Sản Việt Nam (Video BaoSon)  <===

      QUỐC NHỤC vì nước Việt Nam ngày nay bị cả thế giới khinh khi coi như "giòi bọ". Những cơ sở ngoại giao của nước CHXNCN/VN ở nước ngoại biến thành những hang ổ che chở cho các phi vụ trộm cắp, buôn lậu, chuyên làm ăn phi pháp. Và, ngay chánh quyền trung ương thì lừa dối, tráo trở, không tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh những gì đã cam kết với quốc tế như; bất dung tôn giáo, cướp đoạt tài sản của dân; đàn áp thô bạo những khát vọng của người dân ở trong nước... Tiếp tục chà đạp Nhân Quyền một cách thô bạo mà bản phúc trình về Nhân Quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ năm nào cũng lên án! 



Giữa Vinh và Nhục cuả Người Việt Quốc Gia và CSVN (Giáo Già) <===
Nỗi Nhục Gia Nô & Quốc Nô (Giáo Già) <===



Võ Văn Sáu

(NS Góp Gió)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #72 - 19. Apr 2010 , 22:17
 
MÀU CỜ THÂN YÊU

...


Em nhắm mắt thả hồn về Quê Mẹ
Dìm trái tim từng cảm xúc yêu thương
Cờ trong tay Em nghe hồn  xao xuyến
Lá cờ vàng  sọc đỏ của Quê Hương

Ôi kính  yêu lá cờ nơi đất  Mẹ
Thắm máu xương nhiều thế hệ vùi thây
Gói  xác thân bao anh hùng  tử sĩ
Để có Em_hiện hữu  ở nơi đây

Em có nghe_Tiếng Cờ_ bay trong  gió?
Là linh hồn của  triệu triệu hy sinh
Là máu  xương là đau thương chất ngất
Bao cuộc đời nỗi  thống khổ điêu linh

Em có biết,  Ai sống đời cùng khổ?
Là dân nghèo luôn đói lạnh  thảm thương
Tiếng trẻ thơ kêu gào trong lửa đạn
Và tiếng người, nhầy nhụa bao vết thương

Cảnh  dã man làm sao em biết được
Giữa Miền Nam khói lữa giăng mịt mù
Mới sinh ra đã nghe mùi  thuốc súng
Một cuộc đời  buồn khổ sống âm u

Em có thấy? bao cảnh đời  Cải Tạo
Đêm nhục hình , ngày đày đọa gian nan
Chết âm thầm nơi rừng thiêng nước độc
Những anh hùng tuấn kiệt của Miền Nam

Em có nghe bao tấm lòng  trăn trở
Mơ ngày về dựng lại Quê Hương
Ngày lại ngày xót xa đời lữ thứ
Thân xác hao gầy_cúi mặt  nhớ thương!


MẶC KHÁCH

Cám ơn anh Mặc Khách đã gửi đến bài "Màu Cờ Thân yêu"
đầy xót xa.... trăn trở.....


VTT
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #73 - 20. Apr 2010 , 18:45
 

Những Tháng Tư


Lại tháng Tư về nữa đấy sao?
Còn đây vết chém tháng Tư nào!
Đau thương vẫn đắng khung trời cũ
Máu vẫn tuôn rơi, lệ vẫn trào

Vẫn những gông xiềng, vẫn oán than
Người dân chân chính vẫn cơ hàn
Độc tài, bạo chúa, thêm tàn bạo
Nửa thế kỷ buồn. Ơi, Việt Nam!!!

Vẫn những nhà giam, những trại tù
Nhốt người yêu nước, nhốt người tu!
Ba miền sông núi đau từng tấc
Miệng xóa, tay khơi lửa hận thù!

Xin hãy nhìn xem đất nước nhà
Đâu rồi quần đảo của Hoàng Sa?
Nam Quan, Bản Giốc còn không nhỉ
Ai cắt dâng người sông núi ta???

Hí hửng cầm tiền, mẹ bán con
Vì đâu luân lý cũng không còn?
Than ôi, xã hội suy tàn thế
Lòng hỡi! Ai cùng với nước non???

Em bé không quen cảnh học đường
Tương lai tuổi trẻ cõi mù sương
Má hồng con gái, xuân chưa thắm
Đời đã giang hồ, đã phấn hương!

Nòi giống đau thương đến nỗi này
Hỏi rằng trách nhiệm của ai đây?
Thất phu cũng thẹn hồn hưng phế
Hào kiệt anh hùng lại bó tay???

Xin hãy cùng chia những hận sầu
Để mà kẻ trước bảo người sau
Đứng lên, gom gió ta làm bão
Rửa hận sơn hà, gắn nỗi đau

Quang phục, cùng nhau dựng lại nhà
Tô bồi truyền thống của Ông Cha
Xây đời hạnh phúc, nền dân chủ
Bằng trái tim hồng, ta với ta

Hãy để cho đời những Tháng Tư
Hết đau, hết nhục, hết lao tù
Quê hương hết bóng quân tàn bạo
Ba cõi vàng tươi một sắc cờ ...

Ngô Minh Hằng



Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #74 - 20. Apr 2010 , 19:56
 
Mỹ Dung Và ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ Đến San Jose


...

Tác giả Mỹ Dung và bìa sách.


Lời nói đầu:
Đa số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling..” mới được xuất bản. Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn. Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010 bộ sách lịch sử cả Anh và Việt ngữ sẽ ra mắt San Jose. Dân Sinh Media sẽ tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bầy về việc thảo luận cho Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh,... sau này.                                                            
Ngàn Giọt Lệ Rơi
Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau. Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có cái vai Mỹ Việt, tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ kịch tính. Đồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.
Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng của bộ ngoại giao chính phủ cộng sản Việt Nam đến cơ sở tình báo của hải quân trong Ngũ Giác Đài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không? Trên thực tế chuyện này đã xảy ra.
Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một phụ nữ.
Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Đặng Mỹ Dung và cuốn sách có tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling. Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là một sử liệu. Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
Đây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ cộng sản. Người vợ ở lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng tiếp tục bàn giao cho thế hệ thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Đứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Đã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn.
Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía cộng sản cài người nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành phim. Cảm khích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 35 năm sau kể từ tháng 4-1975.

PHÁC HỌA CHUYỆN PHIM “NGÀN GIỌT LỆ RƠI”

“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Đông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Đông Nam Á đang diễn ra. Ông Đặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Đông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trongchiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Đặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao rời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Đến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Đặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.
Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Đặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Đặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.
Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Đặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì. Tại Hawaii, bà Đặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.
Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn. Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Đặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.
Sơ lược chuyện phim.
Bây giờ xin mời khán giả trở lại Đông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Đặng Quang Minh: “Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.” Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên: “Đây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Đồng chí mời vào đi.” Đặng Lệ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.
Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm đã hiện di tản qua Hoa Kỳ.
Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.

Chiến tranh tình báo.
Thủ trưởng Đặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Đặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà.Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.
Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối với Đặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Đốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.
Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Đình Hùng là con của luật sư Trương Đình Dzu đang hoạt động cho tình báo cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.
Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Định, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Đình Hùng. Hùng nhờ Đặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.
Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Đình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Đây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.
Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.
Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Đăng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.
Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi.Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”
Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Đặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Đình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Đinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Đặng Văn Sung tại Paris.
Câu chuyện gián điệp nữ Đặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in
Về sau ông Đặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Đặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Đặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, Đoàn tụ với mẹ và các em ở miền Đông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền dất tự do. Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Đặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.

Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường trung học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ được đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010. Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau, câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện này nhân dịp tháng 4-2010, ba mươi lăm năm sau.

Giao Chỉ – San Jose (2010)
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #75 - 20. Apr 2010 , 20:55
 
Thêm Một 30 Tháng 4

30 tháng 4 năm 2010 này nữa là năm thứ 35 của cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóan hậu trong lịch sử VN sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, bằng võ lực. Đó cũng là cuộc hành trình đầy khó khổ nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt không chấp nhận sống chung với CS Hà nội.

Ba Mươi Tháng Tư không có cuộc “tắm máu”, nhưng có quốc nạn CS Hà nội lột sạch tài sản của người dân Miển Nam qua bao trận đổi tiền, đánh tư sản, bắt đi “kinh tế mới, tập thể hóa nông nghiệp.” CS biến xã hội Miển Nam thành trại tù lớn. Có quá nhiều những cái chết âm thầm vô cùng bi thảm của quân dân cán chính VNCH, chết trong các tù cải tạo của CS, trên đường biển, đường bộ vượt biên ra khỏi nước – tính ra hơn một triệu người.

Một đứa bé sanh ngay ngày ấy bây giờ đã trưởng thành 35 tuổi. Ở nước nhà VN thành phần này đã hơn phân nửa dân số. Ở hải ngọai thế hệ này sanh ra, lớn lên, ăn học trong chế độ tự do, dân chủ đã hòa nhập vào quê hương mới ở các nước thuộc văn minh Tây Phương. Số người Việt hải ngọai trở thành cái vú sữa mỗi năm gởi về nước 8 tỷ Đô la, mỗi năm vài trăm ngàn người đi về nước thăm cố hương, mổ mả, thân bằng quyến thuộc còn kẹt ở lại. CS Hà nội đổi giọng o bế gọi là “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận dân tộc không thể tách rời”. Nhưng chưa bao giờ CS có một lời tỏ ra tiếc uổng đã gây ra cuộc tỵ nạn CS đông đảo và gian nguy hơn người Do Thái di tản ra khỏi Cỗ Ai Cập với những suy tư, kinh nghiệm ghi lại trong Cựu Ước của Ky tô giáo.

Có một số ít người người nói bây giờ mà nói Tháng Tư Đen, Quốc Hận làm gì, cái gì qua cho nó qua luôn đi. Còn CS Hà nội thì tuyên truyền xám và các chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ đang thậm thò thậm thụp làm ăn với CS Hà nội. Họ đồng hóa nhà cầm quyền CS với đất nước và nhân dân VN. Họ lớn lối khuyên người Việt để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, thúc đẩy đem chất xanh Đô la và chất xám bộ óc về phục vụ. Họ còn giả đạo đức chê trách những người Việt chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS chỉ vì những người này còn nhớ, còn nghĩ, còn tha thiết với thân phận đồng bào đau khổ bị CS tước đọat tự do, dân chủ và với vận mạng nước non mất đất, mất biển,và chậm tiến vì bị CS độc tài kềm kẹp. Bình tâm mà xét bằng lý tính (rationalité), đối chiếu với lịch sử thế giới mà suy, kỷ niệm ngày Ba Mươi Tháng Tư, tưởng niệm ngày Quốc Hận, nhớ ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen không những là một điều cẩn cho những người đi trước, người tỵ nạn CS hay những người còn kẹt ở lại trong nước, mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người đi trước đối với người đi sau tức lớp trẻ sanh sau chiến tranh VN, đứng trên phương diện liên đới giữa các thế hệ.

Muốn hay không muốn Ba Mươi Tháng Tư năm 1975 vẫn là một sự kiện lịch sử, Thượng Đế cũng không đổi nó được. Lịch sử sẽ không ích lợi nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh điều xấu, việc ác tái diễn và nhớ để phát huy điều tốt: ôn cố tri tân. Người Mỹ nhớ nên có lễ Tạ Ơn. Nhớ chế độ kỳ thị tôn giáo ở nước nhà để phát huy tự do tôn giáo ở miền Đất Hứa. Nhớ những thổ dân nhân đạo đã giúp lương thực, chỉ cách trồng trọt, săn bắt để sống sót qua mùa đông đầu khắc nghiệt. Người Mỹ cũng nhớ nên đưa vào sách giáo khoa cuộc Nội Chiến, chiến tranh giữa miển Bắc và miền Nam để tự hậu đừng tái diễn một cuộc chiến súyt chia đôi Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, để thấy nhờ những quân dân cán chính của hai miền sáng suốt, yêu nước biết giải quyết cuộc xung đột trong tình tương kính, không ai thắng ai, xóa bỏ hận thù hầu huy động nội lực dân tộc, đòan kết quốc gia tiến lên thành siêu cường. Và để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để tránh sai lầm về sau.

Người Âu Châu cũng thế, nhớ họa độc tài Đức Quốc Xã và Phắc xít đã tàn phá, giết hại ở Âu Châu. Nên tưởng niệm, kỷ niệm và làm lễ như ngày tưởng niệm, kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Để lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah. Làm như thế người người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.

Đó là cách giúp cho đàn hậu tấn những thông tin, những chân lý sống, sự kiện lịch sử đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ phải ngăn chận thảm cảnh trần gian, những sai lầm của chế độ. Và gần đây Quốc Hội Liên Âu bằng nghị quyết long trọng, còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã. Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi đi tù “cải tạo” và hàng nửa triệu người thuyển nhân chết sông chết biển trên đường tỵ nạn CS. Tại sao không nên nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ.

Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra số người chết vì Ông du nhập Cộng sản ngọai lai vào VN còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ, và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động!

Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân, hơn người Mỹ với quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” ( devoir de mémoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.

Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để tránh điều xấu tội lỗi, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một đức tính tốt của Con Người

VI ANH

nguồn : vietbao online
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Quốc Hận
Reply #76 - 20. Apr 2010 , 21:00
 
Vĩnh biệt Sài Gòn
Jean Lartéguy
LTS: L’Adieu À Saigon – Vĩnh Biệt Sài Gòn – của Jean Lartéguy có lẽ là cuốn sách đầu tiên được viết bằng ngoại ngữ, nói về cái chết của nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Ông là một nhà văn-nhà báo nổi tiếng của Pháp, tác giả của gần 20 tác phẩm, hầu hết đều nói về chiến tranh, khi thì tại Á châu, khi thì thuộc khu vực Trung Đông.
Từ căn phòng quen thuộc của khách sạn Continental, Lartéguy ghi lại từng giờ, từng phút hấp hối của Sài Gòn.
Theo Phạm Kim Vinh, “Vĩnh Biệt Saigon là lời đoạn tuyệt của Jean Lartéguy cựu sĩ quan thuộc địa, của Lartéguy thực dân, của nhà văn Lartéguy bị nhiễm độc vì làn sóng khuynh tả lãng mạn của một thế giới hèn nhát trốn tránh sự thật với một Lartéguy phản tỉnh của mùa hạ 1975.

Hơn thế nữa, Vĩnh biệt Saigon chính là lời thú tội và chuộc tội của Jean Lartéguy.

  Tháo chạy khỏi Sàigòn trên nóc cao ốc USAID đường Gia Long.


Sau hết, Vĩnh biệt Saigon là lời sám hối của Lartéguy trước cái chết của hàng trăm ngàn người VN trong chiến tranh VN mà Lartéguy đã gián tiếp gây ra trong một thời kỳ đen tối của một kẻ cầm bút lâu năm, quá nửa đời người còn ngu dại để trở thành con mồi chính trị cho một chủ nghĩa man rợ.”
Ta hãy đọc “lá thư tình” của Jean Lartéguy qua các trích đoạn từ bản dịch của Phạm Kim Vinh ấn hành năm 1979 tại California.

27/05/1975

Màn đêm vừa buông xuống Saigon và khép kín luôn cả 25 năm của đời tôi tại đó. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy vào ngày 28 tháng Năm, 1975. Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn cái tên Saigon nữa. bây giờ tên nó là Hồ Chí Minh. Mỗi ngày thành phố ấy lại càng thêm xa lạ với tôi. Tôi thấy không còn gì để làm ở đó nữa.

Còn thành phố kia, thành phố mà tôi hằng yêu dấu thì đã chết khi các xe tăng Nga chở các toán lính Bắc Việt phá tung cánh cửa sắt của Dinh Tổng thống. Ba người hoả tinh từ Hanoi tới, dáng nhỏ bé, mặc đồng phục xanh, nón lá trên đầu, hông mang súng. Họ làm như vẻ đọc bản án trục xuất tôi vì những “bài báo” của tôi. Họ không biết rằng tôi đã quyết định sẽ đáp chuyến bay ngày mai và tôi không muốn dùng dằng hơn nữa bên giường một người chết. Tôi đã bắt tay họ như bắt tay những người làm xe đòn sau khi họ đã làm xong bổn phận.

Đây không phải là một cuốn sách. Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ viết cuốn sách ấy. Đây chỉ là lời vĩnh biệt Saigon.

Ngày 26/04/1975

Đêm nay, dường như Tổng thống Thiệu đã bay đi Đài Loan….. Tờ Courier D’ Extrême Orient chạy dài 8 cột trang nhất: “Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing nói chuyện điện thoại với đại sứ Pháp tại Saigon.”
Ngoại trưởng Pháp tuyên bố: “Hy vọng một giải pháp chính trị vẫn còn có thể có được.”
Chỉ còn một mình tướng Dương văn Minh chạy ở cuộc đua chính trị tại Saigon. Nhưng vì Tổng thống Trần Văn Hương mới cầm quyền được 5 ngày, do đó ông ta muốn ngồi ở ngôi cho đủ một tuần đã. Ngài tổng thống đề nghị cho Minh Cồ giữ chức Thủ tướng có toàn quyền, nhưng Minh Cồ từ chối.
Tướng Kỳ, đối thủ bất hạnh của Thiệu, viên phi công mặc bộ đồ phi hành huy hoàng tái xuất hiện. Ông ta ở đâu ra vậy? Kỳ tuyên bố ủng hộ tướng Minh. Theo ông ta thì cần có một chính phủ mới để lấy lại lòng tin của dân và đề ra một kế hoạch để đạt cuộc ngưng bắn. Ông ta sẽ cùng với một số tướng lãnh, “những viên tướng giỏi nhất của miền nam”, tìm cách ổn định tình hình quân sự.
Đệ nhất phó thủ tướng (chắc đó là tướng Trần văn Đôn), kiêm tổng trưởng quốc phòng đã ra những biện pháp cương quyết để trừng phạt những công dân nào tìm cách trốn ra khỏi nước.
Biện pháp nào bây giờ? Ai sẽ thi hành? Chẳng còn gì nữa. Quân sự thì rối loạn và chính trị thì trống rỗng. Tướng Đôn thì chẳng có gì để mất mát nhiều. Sanh tại tỉnh Bordeaux, ông ta là dân Tây. Và mặc dầu ông ta đã đốt giấy thông hành và đốt cặp lon quân đội Pháp để làm đẹp lòng ông Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp. Những trò hề!
Tình hình quân sự tuyệt vọng. Người Mỹ di tản nhân viên và những người Việt thân tín của họ một cách thanh thản như thể họ có rộng rãi ngày giờ.
Cảm thấy bị người Mỹ bỏ rơi, người dân nam Việt Nam và nhất là người dân Saigon, theo linh tính, hướng về người Pháp…. Ở khắp nơi cờ Pháp bắt đầu bay. Người ta sơn mầu cờ Pháp trên mái nhà, trước cửa tiệm. Đối với các tờ báo còn phát hành, người ta gọi cộng sản là phiá bên kia và người ta đành hy vọng một cuộc ngưng bắn.
Tôi nhậu với một đại tá VN, trước phục vụ tại một đơn vị nhảy dù, bây giờ phụ trách báo chí tại bộ Tổng tham mưu. Tôi hỏi:
“Ngày mai, ông làm gì? Chúng ta có thể gặp nhau được không?”
“Tôi bận lắm, không thể gặp ông. Tôi phải lo để đưá con tôi đi ngoại quốc.”
Chính ra là ông lo chuyến đi của ông.
Đồng thời với chuyện nhậu whisky để nói chuyện lập chiến khu, ông ta chuẩn bị chuồn.
.......

Ngày 27/04/1975

3 giờ 30 sáng. Tôi thức giấc vì những trái hoả tiễn nổ làm rung chuyển thành phố. Một trái nổ quá gần. Tôi không thể ngủ lại được. ….
Trong buổi sáng ngày 27 tháng Tư này, tin tức đưa về càng ngày càng tồi tệ. Sư đoàn 18 giữ Xuân Lộc đã phải rút và bị tan rã. Sư đoàn 5 cũng vậy. Để bảo vệ Saigon, chỉ còn có một sư đoàn, vài đơn vị Dù… và một số lính tự vệ chiến đấu Hố Nai. Quốc hội nhóm từ sáng nay. Thảo luận 10 giờ, nhì nhằng để rồi xác nhận tín nhiệm Tổng Thống Trần Văn Hương, mời ông ta nếu cần, chỉ định một nhân vật để thay thế ông đạt tới “một nhiệm vụ hoà bình trong danh dự và trong phẩm cách và với sự chấp thuận của Quốc Hội”…. Nhân vật ấy chỉ có thể là Dương văn Minh. Danh dự và phẩm cách đáng kể gì khi cộng quân đã ở cửa ngỏ Saigon.

Các tướng trình bày tình hình. Có mặt tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng, Trần Văn Đôn, tổng trưởng quốc phòng, ông tổng trấn Saigon và ông tư lệnh cảnh sát. Tất cả đều nói rằng đã hết cả rồi, rằng những đơn vị cuối cùng đã bị bao vây và chạy tan nát, rằng cần phải thương thuyết với bất cứ giá nào và thật sớm. Nhưng Quốc hội lại không chịu nhận Minh Cồ vì ông ta không phải là người của bọn họ. Trần Văn Đôn lại can thiệp lần nữa. Anh chàng dân Tây ở xứ Bordeaux ấy giữ vai trò phát ngôn cho nước Pháp và bênh vực chính sách của đại sứ Pháp Mérillon. Đôn rất gắn bó với viên đại sứ ấy.
Đôn thắng. Toàn quyền được trao cho tướng Minh. TT Hương chống cây gậy rời ghế. Đã gần như mù, ông vấp phải một bậc thềm.
Minh cùng với Vũ Văn Mẫu trở về nhà để sửa soạn lập chính phủ. Sau cùng, giờ của Minh đã điểm, nhưng đã trễ quá rồi. Trễ cho Việt Nam, trễ cho nước Pháp và nước Pháp đã ngây thơ hy vọng rằng có thể đóng vai trò trung gian qua Minh.
Trước khi đi ngủ, tôi đọc mục điểm báo Việt Nam bằng Pháp ngữ. Có lúc, tôi thấy cần phải dụi mắt. Tờ Tiền Tuyến chạy dài tám cột: “VN Cộng Hoà sẽ không bao giờ đầu hàng cộng sản chừng nào quân đội vẫn còn đó và vẫn còn sự ủng hộ của nhân dân… Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố trong một cuộc mít tinh quy tụ 10,000 người rằng các lực lương của VNCH vẫn còn mạnh và sẽ mang lại hoà bình trong danh dự cho xứ sở.”
Tờ Chính Luận: “Không có chuyện thương thuyết đầu hàng.”

Đêm sẽ còn dài.

Ngày 28/04/1975

Thế là rốt cuộc Minh Vồ cũng lập được chính phủ của ông ta. Thực ra thì cái chính phủ ấy chỉ có hai người: Ông Nguyễn Văn Huyền, một người Công giáo ôn hoà, sẽ là Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu, nghị sĩ theo đạo Phật, sáng lập viên của Mặt Trận Hoà Giải, sẽ là Thủ tướng.
Trễ quá rồi. MTGP vừa từ Paris cho biết (dường như cái Mặt Trận ấy chỉ có ở Paris) sẽ không nói chuyện với chính phủ của tướng Minh.
Sáng nay Saigon sao yên tĩnh lạ!
Nhiều chiến sĩ của một Lữ đoàn Dù đang bố trí trong thành phố, sau các bức tường. Những người lính này không chán nản, không tuyệt vọng. Họ bình thản điều động như lúc thao dượt. Đôi khi họ cười vui vẻ và chuyền cho nhau những chai coca. Nhưng họ không nuôi một ảo tưởng nào về số phận của họ hoặc về kết quả của trận đánh cuối cùng này. Tôi có cảm tưởng họ quyết định đánh đến cùng và quyết định sẽ tự chôn dưới những đống đổ nát của Saigon. Và họ vẫn còn giữ được các cấp chỉ huy của họ. Một trong những cấp chỉ huy ấy là một đại tá, trông dáng mệt mỏi và tuyệt vọng. Tôi đã từng cùng ông ta và vài người bạn ăn Tết năm 1971. Lúc đó ông biết là sắp tham dự cuộc hành quân vượt biên giới Lào để cắt đường mòn Hồ Chí Minh và ngay tối hôm đó, ông ta đã không nuôi ảo tưởng về kết quả trận đánh.
Ông đưa cho tôi một hộp la-de. Tôi hỏi:
« Tình thế ra sao? »
« Chúng tôi sẽ chiến đấu và có lẽ, chúng tôi là những người cuối cùng còn chiến đấu. Nên nói rõ là chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh. Thiệu là đồ bỏ, Hương là bù nhìn, còn Minh là kẻ quá mềm yếu, cứ đứng một chỗ mà phụng phịu, thay vì dùng sức mạnh để lật đổ Thiệu…. Những kẻ sắp tới sẽ không để cho chúng tôi suy nghĩ theo ý riêng….Những con cá bự đã chuồn rồi. Chúng tôi là cá nhỏ nên kẹt trong rọ… »
Tân Sơn Nhất cháy. Biên Hoà thất thủ. Lửa cháy lớn, sánh rực ban đêm.
Cuối cùng vào lúc 22 giờ 51, lệnh di tản bằng trực thăng được ban ra. Ám hiệu là Option 4.
Tại Mỹ bộ trưởng quốc phòng Schlesinger nhân dịp này ca ngợi quân lực Mỹ: « Ở chiến trường, các bạn là những người chiến thắng, các bạn đã rời sa trường trong danh dự. Viêt Nam sụp đổ vì những áp lực nặng từ bên ngoài, nhưng các lực lượng Mỹ đã cho VN một cơ hội phải chăng để sống sót. » Kissinger thì nói: « Chúng tôi hy vọng người Bắc Việt sẽ không tìm một giải pháp tuyệt đối bằng phương tiện quân sự. Họ đã đổi thái độ, và chúng tôi vẫn không hiểu tại sao. »
Cơn hấp hối của Saigon bắt đầu. Sau bao nhiêu, bao nhiêu ngày nữa nó mới chết?

Ngày 29/04/1975

Giới nghiêm trong 24 giờ để người Mỹ di tản số người Mỹ sau chót (chừng một ngàn người) và hàng chục ngàn người VN được người Mỹ hứa hẹn cho đi theo.
Cuộc bàn giao quyền hành ngày hôm qua: lại một màn hát bội vụng về....
Trực thăng không ngừng đáp xuống và cất cánh tại sứ quán Mỹ. Trước cửa sứ quán, người Mỹ và một số người Việt được họ chọn lựa vứt bỏ xe hơi của họ cho những người bất lương xâu xé. Có cả trăm cả ngàn đang xô nhau trước tấm cửa sắt có lính Thuỷ quân Lục chiến canh giữ. Một người đàn bà khóc trong khi nhiều người mổ xẻ chiếc Mercedes của bà. Bà ta cứ nói đi nói lại: “Thế mà tụi nó hứa sẽ cho chúng tôi đi.”...
11 giờ chúng tôi lái xe tới Tân Cảng.
Thời tiết càng lúc càng nóng. Đàn ông, đàn bà, trẻ con mình đầy bùn, chui qua những rào gỗ có mắc kẽm gai… Họ lội bùn để chui vào những kho hàng Mỹ. Các bà già răng đen bắt đầu ngồi xổm, dạm bán những món hàng vừa mới vồ được, bán để lấy những tờ giấy bạc từ nay trở thành vô dụng!...
Một phái đoàn chính phủ do phó TT Nguyễn Văn Huyền hướng dẫn (ông được Minh Cồ ủy thác thương thuyết) đã tới trước hàng rào kẽm gai căn cứ Tân Sơn Nhất. Bọn cộng sản không tiếp. Chúng không muốn bàn cãi nữa: chúng chỉ nhận sự đầu hàng vô điều kiện.
Graham Martin đến thăm xã giao đại sứ Pháp. Lý do chính là để từ biệt. Và để tặng đại sứ Pháp món quà Mỹ: chiếc xe Cadillac lộng lẫy màu đen. Đại sứ Pháp có lẽ chẳng cần đến món quà ấy nữa. Nhưng Martin mãi tới 3 giờ 30 sáng hôm sau mới ra đi, sau khi bất lực chứng kiến tai hoạ: tai hoạ vì chính sách của ông ta, tai hoạ cho VN.
Nguyễn Cao Kỳ, con người chủ trương “đánh tới cùng” cũng ra đi trên chiếc trực thăng riêng của ông ta. Ông ta nguyền rũa Thiệu vì ít ra, khi chuồn, Thiệu cũng còn có thời gian mang theo nhiều hành lý.
Súng bắn ở khắp nơi.
Đêm chót ở Saigon là đêm điên loạn. Chung quanh thành phố những cây xăng bốc cháy, khi đạn nổ tung. Lúc đáp xuống các mái nhà, trực thăng mở đèn chiếu trông như đôi mắt của những quái vật gớm ghiếc đang tìm mồi.
Tù nhân chính trị đã được trả tự do. Tù thường phạm cũng nhân dịp này trốn luôn. Họ chỉ cần cúi xuống thì sẽ lượm được ngay một vài cây súng. Và những phần tử ghê gớm ấy đã tự võ trang cùng mình….
Saigon không hấp hối. Sau khi đã trút hết chất liệu, Sai gon đang rẫy chết trong thối nát, giữa các đám cháy và cướp bóc. Những kẻ may mắn đã chuồn nhờ các trực thăng của Mỹ. Những người khác thì lo trốn. Có những người thiểu não từ Tân Sơn Nhất trở về. Đó là nơi lại bị hoả tiễn rót vào….
Và chúng tôi, những nhân chứng bị bó tay, phẫn uất. Chúng tôi là những người đã từng yêu dấu thành phố này mà chẳng làm được gì để giúp nó. Saigon bắt đầu sám hối vì những sự mất trật tự, vì sự ưa kiếm chác, vì những quán rượu, những ổ điếm, vì những sòng bạc, vì những đêm điên loạn, vì những cơn mê. Và cũng vì những lúc say mê của trìu mến và của nhiệt tình. Và cái tinh thần độc lập đã từng đôi khi biến cái thành phố này thành một nữ chúa của tự do.
Vì Saigon đã bị kết án tử hình.
Chúng tôi vừa được biết tin ấy. Đài phát thanh của MTGP nghe được ở Tân Gia Ba tuyên bố rằng tên của Saigon từ nay là Hồ Chí Minh. Tên của một người chết. Cái tên ấy không thích hợp với thành phố này.
Tôi trở về phòng. Đại bác 130 ly đã im tiếng. Và hoả tiễn không nổ nữa. Nhưng còn em nhỏ kia đang làm gì? Em đang tắm trong vũng nước lầy ở lề đường, em nhập bọn với những trẻ em trần truồng khác, giỡn chơi dọc theo những bức tường của khách sạn, giống như những con mèo hoang.

Ngày 30/04/1975

Graham Martin và những cộng sự viên cuối cùng đã dùng trực thăng tới mẫu hạm Blue Ridge đang ở ngoài khơi, cách Vũng Tầu 30 cây số.
Mệt mỏi và sầu thảm, ông ta từ chối mọi lời tuyên bố và chui vào phòng riêng. Ông ta còn không mang theo nổi được lá cờ Mỹ như đại sứ Mỹ tại Nam Vang đã làm. Martin bỏ lại cả tấm hình chụp của gia đình Nixon có chữ ký của Nixon tặng.
TT Ford: “Cuộc di tản đã chấm dứt… Cuộc hành quân này đã khép kín một chương trong lịch sử Mỹ.” Henry Kissinger thì cho rằng đây là “một thành công”: di tản được 950 người Mỹ và đưa đi 5,800 người Việt.
Lúc này là 10 giờ 15 sáng. Tướng Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng vô điều kiện trên đài Saigon….
11 giờ 30, Long, một đại tá cảnh sát tự bắn vỡ sọ trước bức tượng Thuỷ Quân Lục Chiến đối diện trụ sở Hạ viện. Ông nằm sóng sượt, chiếc nón kết có hoa lá bạc đặt trên ngực. Máu và óc chảy từ bên tai trái ra. Ông vẫn còn thở. Lúc ấy có tiếng sè sè của máy quay phim và máy chụp hình. Một lát sau, ông tắt thở tại bệnh viện Grall.
12 giờ 5 phút, một xe jeep chạy tới đường Catinat, trên xe cắm lá cờ VC lớn, trong khi nhiều xe tăng tới chiếm Dinh Độc Lập. Cờ VC được trưng lên trước tiền đình. Một chiếc T-54 húc tung cánh cửa sắt vì người ta chậm mở cửa, rồi bắn một phát đại bác và vài tràng súng đại liên để thị oai. 14 xe tăng khác theo sau, pháo tháp mở , cành cây cắm đầy xe. Binh lính đội mũ lợp lá theo kiểu mũ thuộc địa, quân phục xanh và đi dép HCM chế tạo bằng võ xe hơi, võ trang bằng tiểu liên AK-47 của Trung quốc, nhẩy ra khỏi xe tăng, chạy vào Dinh.
Trên bao lơn, cờ của chính phủ cách mạng lâm thời được kéo lên. Saigon bị chiếm và không cháy. Chỉ thiếu chút nữa thôi.
Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu và tướng Minh là những diễn viên và cũng là những nhân chứng của những giờ chót của Saigon. Họ kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.
Và số phận của Saigon đã được định đoạt trong vài phút của ngày 30 tháng Tư, trong khoảng từ 10 giờ 30 đến 11 giờ sáng….
Không còn chút hy vọng nào để thương thuyết nữa. Hỗn loạn ngự trị ở đường phố và những đơn vị đầu tiên của cộng sản đã vào Saigon. Nhưng ở khắp nơi đều có những ổ kháng chiến, những đơn vị ưu tú bám lấy lãnh thổ.
Gần Lăng Cha Cả, các chiến sĩ Dù đã đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ rưỡi, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ cuộc gặp gỡ đau thương với tướng hoa lan Dương Văn Minh trở về thuyết phục họ từ bỏ cuộc chiến. Họ đã dùng bazooka làm nổ tung 5 xe tăng Nga T-54 nặng 54 tấn. Một chiếc nổ tung cùng với đạn dược trong xe….

Ngày 1/5/1975

Cô gái ngồi ngoan ngoản gần một toà nhà của bệnh viện Grall. Kế bên cô là một chiếc vali còn mới bằng plastic và một chiếc giỏ mây mà ta thấy người Thượng quen dùng. Cô ta mặc áo dài màu đen kiểu của người Thượng nhưng tóc của cô màu hung và nước da trắng: một cô gái Thượng lai Pháp.
Cô ta bao nhiêu tuổi? 18? 20? Làn sóng tị nạn ghê gớm đã cuốn cô ta đi, nhưng cô ta vẫn còn giữ mình nguyên vẹn tới được nhà thương dùng làm nơi tạm trú này, nhà thương có treo một lá cờ Pháp.
Tôi phải đến gần mới nhìn thấy được những giọt nước mắt trên má cô ta. Trong khi đám người tị nạn bên cô ồn ào như đàn ong vỡ tổ quanh những gói đồ ngổn ngang, cô gái im lặng. Những đứa trẻ ngủ gục giữa những người tị nạn. Người ta vừa cho họ biết rằng họ phải trở về nhà. Saigon không bốc cháy. Saigon chỉ đổi chủ thôi…. Cô gái ấy là kết quả của một mối tình giữa một người Pháp và một thiếu nữ người Rhadé. Người cha đã trở về Pháp. Cô làm viêc tại một phòng thí nghiệm của một y viện Mỹ vùng cao nguyên. Người ta đã di tản cô ta cùng với số nhân viên của nhà thương và hứa sẽ đưa cô đi Mỹ. Từ Mỹ, cô sẽ tìm được cách tới Pháp và sẽ tìm được Chalons-sur-Marne là nơi ở của người cha. Nhưng người Mỹ đã ra đi một cách hỗn loạn. Họ đã bỏ rơi cô ta. Cô đã chạy tới bệnh viện Grall vì cô nghe nói đó là nơi trú ẩn của những người có quốc tịch Pháp. Cô gái tưởng mình là người Pháp.
Có hai xác chết nằm bên nhau trong nhà thương Grall. Đó là hai viên tướng nam VN, tự tử bằng thuốc Nivaquine: tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh vùng cao nguyên, và tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh vùng 4 và quân khu 4….
Tôi vẫn không tin là Saigon vừa mới rơi vào tay những người cộng sản. Đó chỉ là một cơn ác mộng. Ngày mai tôi sẽ tỉnh dậy và nó chẳng có gì xảy ra hết.
6 giờ sáng tôi giật mình thức giấc vì những tiếng hú trong loa phóng thanh truyền đi một thứ nhạc quân hành, xen kẻ là những khẩu hiệu…
Mọi tờ báo đều bị đóng cửa, kể cả tờ Courrier D’Extrême-Orient của người Pháp. Chỉ có một tờ Saigon Giải Phóng in chữ đỏ và hình HCM chiếm hết nửa trang nhất.
Tôi tới nhà MinhCồ. Ông ta chưa được về nhà. Người tài xế của ông cho biết đã nhận được tin của bà Minh, nói rằng ông ta được đối xử tử tế và chắc sẽ được về sớm.

Ngày 3/5/1975

Chúng tôi tới Hố Nai, chiến luỹ của người Công giáo chống Cộng di cư. Một gác chuông nhà thờ chịu hư hại nặng vì đạn đại bác. Vậy là đã có giao tranh ở đây. Tôi ngừng xe và xin gặp Cha sở. Một người đàn bà chừng 40 tuổi đề nghị hướng dẫn chúng tôi tới gặp Cha sở. Tôi hỏi bà ta: “Thưa bà, tình hình ra sao?”
Bà ta cúi đầu: “Con trai tôi và 17 người bạn của nó vừa bị xử bắn. Tôi mới đi chôn chúng nó xong.”
“Câu chuyện xảy ra như thế nào?”
“Chúng nó là tự vệ và chúng nó đánh đến cùng. Chúng nó đứng cả trên gác chuông bắn xuống. Thế là rồi chúng nó bị bắn chết hết.”
Cha sở ngồi yên lặng trên chiếc ghế gỗ, hai tay để trong chiếc áo dòng. Phòng rất rộng, chắc được dùng làm nơi hội họp hàng ngày. Cha sở chừng 60 tuổi. Cha từ Phát Diệm di cư cùng các con chiên. Khi tôi hỏi Cha thì Cha bảo người thông ngôn rằng Cha không biết tiếng Pháp. Ở một góc phòng có một người cầm súng ngồi. Chắc hắn không phải là lính chính quy vì hắn mặc bọ đồ bà ba đen.
“Thưa Cha mọi sự tốt đẹp chứ?”
“Phải.”
Tôi nhấn mạnh: “Thưa Cha, mọi việc bình thường?”
“Phải.”
“Có thể phỏng vấn Cha trước máy thu hình?”
“Không, không được.”
Không hiểu vì sao lúc ấy tên lính gác lại ra ngoài xem có chuyện gì không. Lúc ấy thì Cha sở nói với tôi bằng thứ tiếng Pháp rất giỏi.
“Tình thế của chúng tôi rất ngặt nghèo. Tai hoạ đã giáng xuống đầu chúng tôi. Xin hãy nói với các bạn người Pháp của chúng tôi để họ cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cần có những lời cầu nguyện ấy. Xin vĩnh biệt.”

Ngày 15/5/1975

Có diễn binh kỷ niệm sinh nhật HCM. Dự trù có ba ngày liên hoan mừng chiến thắng. Biểu diễn các khí giới tối tân của Nga. Lần này có thêm vài đơn vị mặc đồ đen của bưng biền. Một phần trong số đó là người Nam, nhưng tỷ lệ này không bao giờ quá 30 phần trăm. Rốt cuộc tôi tìm thấy cái huyền thoại MTGP trên khán đài danh dự. Bác Thọ, bác Phát và bà Bình “thân mến” những nhân vật quan trọng tại Paris, nhưng ở đây họ đã tụt xuống hàng thứ 11….. Rồi tới vụ đàn áp các ký giả ngoại quốc ở nhà hàng Continental. Vô tuyến viễn ấn và những liên lạc với nước ngoài đều bị cắt đứt. Những hộp phim và những cuộn phim nằm chờ và chất đống ở đó, vô dụng… sau khi đã cấm chúng tôi đi ra ngoài Saigon, kể từ sáng nay, người ta lại cấm chúng tôi cả chụp hình nữa. Hai chuyên viên thu hình của Nhật bị còng tay giải đi vì họ quay phim cảnh đường Catinat. Các ký giả của các nước “anh em” như Nga, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Ba Lan và đặc phái viên của AFP từ Hà Nội được gửi tới để chứng kiến vụ diễn hành chiến thắng….

Ngày 29/5/1975
Vĩnh biệt Saigon.

Tôi tới Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đã yêu dấu Saigon và đã ghét thành phố ấy hai mươi lăm năm. Đó là một cô gái làng chơi tồi tệ, tham lam, ưa khoái cảm, ưa đồ gia vị và ưa những hương thơm ngát, nghe theo người này ngã theo người kia, nhưng không bán mình cho ai. Một thành phố tự do, và bây giờ không còn được tự do nữa.
Màn đêm đã buông xuống thành phố ấy, và buông xuống quãng đời 25 năm lính, ký giả và nhà văn của tôi.
Tôi đã bay trên thành phố ấy lần chót, trong chuyến bay Aeroflot của cộng sản để tới Vạn Tượng….

Saigon ơi vĩnh biệt!





Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #77 - 20. Apr 2010 , 21:14
 
QUỐC HỘI California OK NGHỊ QUYẾT SCR 29 : Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng 4 Đen


SACRAMENTO, California - Vào trưa ngày 19 Tháng Tư năm 2010, Thượng Viện và Hạ Viện tiểu bang California đã chính thức thông qua Nghị Quyết SCR 29, do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đệ trình, để quy định ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010, tại tiểu bang California là “Black April Memorial Week”, tức là tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen.

Theo Thượng Nghị Sĩ Lou Correa “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen” là một thời gian đặc biệt dành riêng cho cư dân khắp tiểu bang California để tưởng nhớ và ghi nhận những hy sinh và mất mát trong chiến tranh Việt Nam, và sự hy vọng của tiểu bang California cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho người dân Việt Nam.

Đặc biệt, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã vận động và mời 13 đồng viện Thượng Viện và Hạ Viện, thuộc cả hai Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, đồng tác giả Nghị Quyết SCR 29. Năm Thượng Nghị Sĩ đồng tác giả gồm có bà Elaine Alquist, bà Denise Ducheny, ông Tom Harman, ông Abel Maldonado, và bà Mimi Walters. Các Dân Biểu đồng tác giả gồm có ông Joe Coto, ông Chuck DeVore, bà Diane Harkey, ông Dave Jones, ông Jeff Miller, ông Jim Silva, ông Solorio, và ông Van Tran.

Theo Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện và phục vụ cho cộng đồng Việt Nam trong hơn mười năm qua: "Hàng trăm ngàn người chiến sĩ Việt và Mỹ cũng như đồng bào Việt Nam đã hy sinh hoặc bị thương trong chiến tranh Việt Nam. Ngày hôm nay, nhiều người Việt Nam sống rải rác trên toàn thế giới nhưng vẫn tiếp tục quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Chúng ta, những cư dân của tiểu bang California đang sống trong tự do, nên dành thời gian mỗi năm vào ngày 30 tháng 4 để tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam".

Đây là lần thứ ba Nghị Quyết Tưởng Niệm Tháng Tư Đen được đệ trình tại Thượng Viện Quốc Hội Tiểu Bang và là lần thứ tư tại cấp tiểu bang California. Năm 2004, cũng là ông Lou Correa lúc là dân biểu tiểu bang đã là tác giả Nghị Quyết ACR 220 và năm 2008 và 2009 cũng chính ông đã là tác giả Nghị Quyết SCR 110 và SCR 29 để tưởng niệm 30 Tháng Tư và góp phần ủng hộ các nổ lực sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng Việt Nam.

Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói: “Đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chúng tôi có trách nhiệm ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt là giúp cho giới trẻ Việt Nam cùng người Mỹ hiểu biết hơn về biến cố 30 Tháng Tư”.

Ngoài sự quy định “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen,” Nghị Quyết SCR 29 cũng kêu gọi cư dân tiểu bang California quyết tâm ủng hộ nguyên tắc nhân quyền, tự do cá nhân, và sự bảo vệ dưới luật pháp của một thế giới công bằng và dân chủ. Một điều quan trọng đối với Thượng Nghị Sĩ Lou Correa được ghi rõ trong Nghị Quyết SCR 29 là chúng ta phải dạy cho con em chúng ta và các thế hệ tương lai những bài học quan trọng về lý tưởng tự do và dân chủ từ Chiến Tranh Việt Nam cũng như sự ra đi của người Việt Nam tỵ nạn.

Sau đây là nguyên văn của Nghị Quyết SCR 29:


XÉT RẰNG, Ngày 30 Tháng Tư, 2010 đánh dấu 35 năm sau khi Sài Gòn thất thủ dưới chế độ Cộng Sản vào ngày 30 Tháng Tư, 1975; và

XÉT RẰNG, đối với những chiến sĩ Việt-Mỹ đã trải qua chiến tranh Việt Nam và những người Mỹ gốc Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam đã đem đến nhiều sự đau thương, hy sinh và thiệt mạng cho người Mỹ, Việt Nam và Đông Nam Á; và

XÉT RẰNG, 58,169 người đã thiệt mạng và 304,000 người bị thương trầm trọng trong 2.59 triệu chiến sĩ đã tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Một trong mười chiến sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã bị thương trong cuộc chiến; và

XÉT RẰNG, sau ngày Sài Gòn thất thủ, hơn 135,000 người Việt Nam đã rời bỏ quê hương đến Hoa Kỳ, trong đó có những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và nhiều người Việt Nam từng làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong thời chiến tranh và gia đình của họ; và

XÉT RẰNG, hàng ngàn người đã vượt biên vào thập niên 1970 cho đến giữa thập niên 1980 để đến một xứ tự do. Những người vượt biên thành công đều đến những trại tị nạn tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Hồng Kông, nhưng hơn một nửa những người rời bỏ Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do; và

XÉT RẰNG, theo thông báo của cơ quan Thống Kê Hoa Kỳ (United States Census), năm 2000, có hơn 447,032 người Việt Nam sống tại tiểu bang California, với đa số cư ngụ tại Orange County; và

XÉT RẰNG, chúng ta phải tiếp tục giáo dục cho con em chúng ta và những thế hệ tương lai về chiến tranh Việt Nam, nhất là về hoàn cảnh đau thương của người Việt tị nạn sau khi cuộc chiến chấm dứt để con em chúng ta hiểu biết thêm về giá trị của tự do và dân chủ; và

XÉT RẰNG, cộng đồng Mỹ gốc Việt toàn tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010, tức Tháng Tư Đen, như một ngày tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát của hàng triệu người bị chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng; và

XÉT RẰNG, để tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát trong chiến tranh Việt Nam, Nghị Quyết này quy định ngày từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen tại tiểu bang California, để chúng ta tưởng niệm những hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cũng như nêu ra hy vọng của tiểu bang Calfornia cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho người dân Việt Nam; và

XÉT RẰNG, chúng ta, cư dân của tiểu bang California, nên đích thân cống hiến đời mình cho lý tưởng nhân quyền, tự do và công bằng dưới luật pháp của một thế giới tự do và dân chủ. Cư dân California nên dành thời gian mỗi năm vào ngày 30 Tháng Tư để tưởng nhớ các chiến sĩ, bác sĩ và nhân viên quân y và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam vì tranh đấu cho lý tưởng tự do; và

XÉT RẰNG, các cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010 là ngày Tháng Tư Đen, một ngày tưởng nhớ; vì thế, nay

QUYẾT NGHỊ Thượng Viện của tiểu bang California, và sự tán thành của Hạ Viện, trong việc công nhận sự kiện kinh khủng gây ra sự đau buồn và hy sinh tính mạng to lớn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 sẽ là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, một thời gian đặc biệt dành riêng cho cư dân tại California để tưởng nhớ đến bao người đã hy sinh tính mạng trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho dân Việt Nam; và hơn nữa,

QUYẾT NGHỊ rằng, Chánh Văn Phòng của Thượng Viện chuyển bản sao của nghị quyết này đến người tác giả để được phổ biến.

@nguồn vietbao

http://www.vietbao. com/?ppid= 45&pid=116&nid=158199
Reply With Quote
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #78 - 21. Apr 2010 , 11:13
 
Cờ Vàng, Khát Vọng Dân Chủ

TRẦN KHẢI . Việt Báo Thứ Tư, 4/21/2010, 12:00:00 AM


Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã treo trên nhiều khu nhà, khu phố tại các cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Năm nay cũng tròn 35 năm ngày Miền Nam thất thủ.

Cũng như mọi năm, nhiều công viên mobile home trên đường Bolsa lại được chủ phố cho treo cờ từng nhà.  Ông chủ phố nơi tôi ở là người Đài Loan, mà người đại diện quản lý là người Palestine; nghĩa là, cũng xuất xứ từ cả hai nơi mà không khí chiến tranh lúc nào cũng bao phủ và đe dọa.

Buổi sáng, ra đứng nhìn các lá cờ nằm một chuỗi dài trên các nhà trong công viên lại thấy không khí bùì ngùi hơn mọi năm. Không phải đơn giản vì đây là biểu tượng của một chính thể đã trôi qua.  Chắc chắn là hoàn toàn không  ai có thể níu lại thời gian; khi tóc đã trắng, thì màu đen sẽ biến mất, không tìm lại được. Không ai trên thế giới này tin là Liên Hiệp Quốc có thể áp lực chính phủ Hà Nội lùi lại bên kia bờ Bến Hải. Chuyện đó không thể xảy ra. Nhưng bùi ngùi khi nghĩ rằng quá nhiều đau thương cho dân tộc, và đất nước. Và màu cờ vàng bây giờ thực ra không phảỉ là một quá khứ, mà đã và đang là một ước mơ tự do dân chủ cho cả nước.

Như thế là 35 năm trôi qua. Nghĩa là ba thế hệ trôi qua, nếu nhìn mỗi thế hệ là mười năm (tính cho chẵn), hay nhìn mỗi thế hệ là mười hai năm (tính theo học trình hết trung học). Mỗi thế hệ tất nhiên có suy nghĩ, cảm xúc, thói quen, và ước mơ khác nhau. Đã có ba thế hệ biến mất, và ba thế hệ mới khai sinh ra. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều nan đề chưa biến đổi. 

Trong khi cờ vàng đã hóa thân từ một chính thể VNCH để trở thành ước mơ tự do dân chủ cho VN, thì cờ đỏ trong nước vẫn “kiên trung xã hộị chủ nghĩa.”  Nhiều năm sau khi tượng đàì thuyền nhân tại Indonesia và tại Mã Lai bị chính phủ Hà Nội áp lực chính phủ Jakarta và Kuala Lumpur đập phá,  báo nhà nước mới nói về “hòa hợp hòa giải” với các ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa.

Trong khi những đau thương chia cắt hiện nay chưa lành, chính phủ Hà Nội lại bàn chuyện hòa hợp hòa giải cho những người đã chết 700 năm trước, để làm lễ cầu siêu hóa giải oan cừu giữa hai họ Lý và Trần.

Mọi chuyện thực ra không khó, nếu chính phủ Hà Nội thực tâm – thay vì cầu siêu cho người chết 700 năm trước, mà hãy cầu an cho toàn dân ngày hôm nay.

Đó là lời mời gọi hãy đối thoạị với chính những người trong nước trước, với những người tuy không liên hệ gi với cờ vàng nhưng đã và đang bày tỏ các ý kiến dân chủ hóa đất nước. Những trấn áp, ngăn chận, hay bắt cóc, hù dọa đối với trí thức quốc nội, như với Nguyễn Huệ Chi, với Nguyễn Thanh Giang, với Phan Thanh Hải, với Tạ Phong Tần, và nhiều người khác.

Nhưng chính phủ Hà Nội đã không chịu nhìn về một tương lai thay đổi để tìm thế hợp nhất lòng dân, mà vẫn hầm hừ về  một quá khứ.

Trong tháng 4 này, trên các mạng diễn đàn Việt Ngữ, người ta thấy lại một lá thư năm 2004 của ông Đạị Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến phản đối về việc vinh danh lá cờ VNCH và dự án Tượng Đài Chiến Sĩ Tự Do tại tiểu bang Washington. Hẳn nhiên, ông Chiến hy vọng là áp lực được, kiểu như đã áp lực Indonesia và Mã Lai. Các thư phúc đáp lưu hành tất nhiên là bằng tiếng Anh, được ghi là dịch bởi Giaó Sư Nguyễn Châu. Trong đó có thư của một công dân Mỹ trả lời ông Nguyễn Tâm Chiến.

Tình hình mô tả như sau: “Nhân vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang là Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện Tiểu Bang. Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ Đại sứ Cộng sản Việt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.”(hết trích)

Thư phản đối của Nguyễn Tâm Chiến, Đại Sứ Cộng sản Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ Pam Roach, tiểu bang Washington , trích như sau:


“Ngày 10-2-2004

Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:

Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.

Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington.

Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ.Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốc Việt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.

Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam ...”
(hết trích)


Và sau đây là trích thư phúc đáp từ tiểu bang Washington:


“Ngày 23-2-2004

Thưa Ông Đại Sứ,

Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày 10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.

Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam.

Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào...

Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc.

Thế cũng được.. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.

Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu bang Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.

Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu.

Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.

Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ.. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.

Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.

Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông.

Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.

Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh.. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? - 50,000? - 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi.

Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp.

Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới. Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông...(...)

... Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.

Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.

Terrell A.. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU ( San Jose )”
(hết trích)


Khi lá cờ vàng đã trở thành biểu tượng của dân chủ và tự do, chắc chắn chính phủ Hà Nội không thể ngăn cản được ước mơ này, vì đây là hướng đi tất yếu của nhân loại. Không đối thoại với ước mơ tự do dân chủ của người dân, chế độ sẽ tới lúc phải sụp đổ.

Điều mà CSVN đang cố gắng mô tả về lá cờ vàng là gắn liền lá cờ này với cuộc chiến Nam-Bắc, nhưng chuyện này đã qua rồi. Ba thế hệ trôi qua rồi, đã biến lá cờ trở thành  biểu tượng cho một ước mơ dân chủ tự do. Trong lá cờ vàng này, không có hình ảnh của chiến tranh nữa, mà thực sự phải là lá cờ của hòa bình, của tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân VN, không phân biệt Nam-Bắc.

Làm sao CSVN có thể  tránh cuộc đối thoại với ước mơ của các thế hệ hiện nay và tương lai như thế?

TRẦN KHẢI
Back to top
« Last Edit: 21. Apr 2010 , 11:18 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #79 - 22. Apr 2010 , 09:44
 

Xin mời cả nhà đọc bài Thày Nguyễn Ngọc Đường gửi nhân ngày quốc hận 30/4.


Những ngày... đen tối


          Nói về sự đau khổ của Tù Cải Tạo trong chiến tranh VN thì nhiều tác giả đã viết rồi, rất phong phú, sâu sắc và thật bi thảm. Giả sử có viết thêm nữa cũng chỉ thừa, vì thú thực, cáì mục kể khổ này tôi diễn tả không đạt lắm và nhất là... biết rồi, khổ lắm... Còn bàn về chính trị nơi quê hương yêu dấu của ta thì nát như tương do quá nhiều phe phái,"sư nói sư phải, vãi nói vãi hay". Những dữ kiện mọi người đưa ra thường nhiều cảm tính, chủ quan, rất khó kiểm chứng và không đủ thuyết phục. Chỉ có mục chửi bới, hạ nhục nhau thì đúng là trăm hoa đua nở, nhà nhà cùng chửi, ồn ào như một cái chợ!. Quốc gia, Cộng sản chửi nhau chán rồi, xoay qua chửi Mỹ cho tiện việc sổ sách vì người Mỹ đâu có giỏi tiếng Việt để đáp lễ! Cũng xin nhắc nhở quí bạn: Trên cõi đời này, hiếm có nước nào lại dại dột hi sinh quyền lợi của mình để đi bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền...cho một người, hay một nhóm người nào đó vì quân tử Tàu chính hiệu hình như đã chết từ lâu rồi ! Thẳng hoặc nếu còn sót lại một tí thì cũng chỉ để an ủi, giúp nhau trong những điều kiện hạn chế cho vui rồi thì đường ai nấy đi cho khoẻ. Để tránh vướng vào những lí do vớ vẩn này, bài tôi viết sẽ không có phê bình, chỉ trích hay tố khổ gì cả, mục đích chỉ để mua vui, kể lại trung thực một số kinh nghiệm, vài kỷ niệm riêng tư cả vui lẫn buồn, mà tôi đã trải qua trong thời gian đi Tù Cải Tạo. Chắc có bạn thắc mắc: Thế nghĩa là tôi ba phải hả? Lập trường dấu ở đâu? Tôi xin phép được hỏi lại quí bạn. Tôi sinh ra ở tận Thái Nguyên, một tỉnh giáp Trung quốc, khùng hay sao mà lại di chuyển đến 40,000 km qua Mỹ để khơi khơi trở thành vô sản chân chính và trốn sang đây để xơi hamburger hả? Hơn nữa " Đâu có nơi nào đẹp bằng quê hương của ta " chính ông Carnot năm xưa đã phán như vậy cưa mà!    

          Hôm đó là ngày 29 tháng 4/75, cả thành phố Sài gòn đều chìm trong cảnh hỗn loạn, hoang mang, mạnh ai nấy chạy. Mọi người hốt hoảng tìm đường trốn thật xa nơi Thủ đô đầy bất trắc hiểm nguy. Người thì kiếm xe đò về quê nếu gốc gác là dân địa phương, người có phương tiện thì tìm cách di tản ra nước ngoài bằng máy bay, riêng dân Bắc kỳ di cư, một số như gia đình tôi thì đành chịu trận chờ bộ đội miền Bắc vào để định đoạt số phận. Ngoài đường phố, súng ống,quân phục đây đó vứt ngổn ngang trông thật thê thảm. Thỉnh thoảng nghe vài ba tiếng súng tức tưởi của một số quân nhân thay vì bắn quân thù lại bắn ngay vào đầu mình để kết liễu cuộc đời của người chiến binh oai hùng năm xưa vì thượng cấp đã cao chạy xa bay, bỏ lại những người con thân yêu như rắn mất đầu. Tuy nhiên, để thử thời vận, gia đình tôi, năm người, cũng khăn gói kéo nhau ra bến Bạch Đằng thăm thú tình hình, nhưng đến nơi, thấy cảnh tượng người người chen lấn đẩy nhau xuống sông để dành chỗ lên tàu làm tôi ngao ngán, lại dắt díu nhau trở về mặc cho số phận đưa đẩy. Tôi lái xe vào sân tennis bộ Tổng tham mưu để thăm dò xem có nhờ vả được Tướng Tá nào không thì chỉ gặp duy nhất ông Đại Tá Truyền tin, bạn tennis, đang ngơ ngác như con nai vàng. Tôi hỏi: Đại tá chưa đi à, sao còn vớ vẩn ở đây làm gì, hay là chờ đón VC ?  ĐT cười rất dễ thương: Ông Giáo ơi, tôi đành phải sống với VC thôi chứ Mỹ quốc thì tôi chán lắm rồi. Tôi đã học mấy năm ở bên đó và quả thật không cảm thấy thoải mái. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi lại không mang theo vợt tennis, nếu có chúng tôi sẽ chơi với nhau một trận cuối cùng trên sân bộ Tổng Tham Mưu của VNCH trước khi nó rơi vào tay VC, và sẽ là trận đánh lịch sử rất đáng ghi nhớ ! Một thời gian sau, ĐT và tôi đã khăn gói quả mướp cùng đi Tù Cải tạo, riêng tôi được về sớm, chỉ có 3 năm, còn ĐT vì cấp bậc cao nên bị đưa ra ngoài Bắc, lao động khổ sai mút chỉ cà tha, không biết có vác được cái thân già về với gia đình hay không vì từ bữa chia tay tôi đã không có duyên được gặp lại người bạn già thân mến này nữa.

      Hồi tưởng lại cái ngày đen tối năm xưa tôi chợt suy nghĩ. Tại sao tôi dại thế? Sao không lái xe phom phom đưa gia đình về quê vợ ở Sóc Trang rồi từ từ tìm đường vượt biên? Lúc đó tôi còn giữ được cái xe hơi và vưỡn đủ tiền để mua xăng cưa mà. Nghĩ cho rốt ráo thì ra tôi vừa tiếc của lại vừa nhát. Cái nhà ba tầng cao nghều nghệu, một lũ máy giặt, máy xấy, tủ lạnh... rồi lại còn cái đàn piano đồ sộ, tất cả đều do công lao của bà xã, bỏ đi là mất hết, thật đứt ruột. Người ta khôn thì bỏ của chạy lấy người, còn tôi khôn hơn hay là...dại thì lại liều cái mạng cùi để giữ của.! Tôi nghĩ vớ vẩn: Thế chạy về quê rồi, liệu có bị địa phương nó túm không? vì hồ sơ lính tráng của mình còn nguyên con trong bộ Tổng tham mưu, có thiêu huỷ kịp đâu, tan hàng lẹ quá mà! Sau này mới biết lũ cán ngố mù tịt chẳng biết khai thác cái hệ thống điện toán IBM gì cả. Chứng cớ là quân nhân công chức đạp xích lô, buôn bán ngờ ngờ ở thành phố mà có aì bị bắt đâu, rồi từ từ họ cũng vượt biên được hết, chỉ trừ những người bị kẻ xấu chỉ điểm là dính mà thôi..

     Trảng lớn- Trại Tù đầu tiên-

Sau vài tháng hồi hộp chờ đợi, thì đây, ngày oan nghiệt đã lù lù dẫn xác tới. Theo lệnh của Uỷ ban Quân quản Sài gòn, các sĩ quan cấp Uý phải mang theo lương thực 10 ngày, trình diện ở một số địa diểm nhất định để chuẩn bị đi học tập. Tôi chọn chỗ gần nhà, hình như là trường Nguyễn bá Tòng? trong Chợ lớn và thật bất ngờ tôi gặp lại Thầy B cũng có mặt nơi đây. Thầy B được cán bộ chỉ định làm toán trưởng và từ nay chúng tôi nhận lệnh của cấp trên qua trung gian của Thầy B. Toán tôi khoảng 30 người được dồn vào sinh hoạt trong một lớp học với các đồ nghề lỉnh kỉnh như ba lô,túi xách, ca,lon,thuốc...
      Chiều hôm đó mọi người được thưỏng thức một bữa tiệc do nhà hàng Đồng khánh phục vụ và dĩ nhiên phải...trả tiền. Thế rồi, khoảng 11,12 giờ đêm, một đoàn xe Molotova bít bùng kín mít, lừng lững tiến vào rồi lại âm thầm chạy ra trong đêm khuya buồn thảm, mang theo một đoàn quân chiến bại mà lúc đó vì còn quá sớm nên lý do thua trận vẫn còn mù mờ chưa được sáng tỏ.
      Mỗi xe được nhồi nhét vài chục mống, không đủ không khí để thở và không ai nhúc nhích cục cựa gì được cả. Trong khi di chuyển lúc nào tôi cũng bị ọc,oẹ liên tục, mệt rã rời không có thì giờ để mà buồn và xe chở đi đâu tôi cũng mặc xác vì đã nôn ra tới mật xanh mật vàng rồi, chỉ khổ cho mấy bạn ngồi cạnh, quần áo hôi hám kinh khủng. Nhưng rồi thì cũng đến được thiên đường Trảng Lớn.
      Đầu óc của tôi bây giờ thật quá tệ, tôi không còn nhớ TL hồi xưa là căn cứ của công binh hay pháo binh nhưng lúc chúng tôi đến chỉ  thấy một cảnh tượng hoang tàn đổ nát hiện ra và đây đó còn lại rải rác vài căn nhà nhỏ mái tôn xiêu vẹo. Mọi người tranh nhau đi kiếm bất cứ cái gì có thể ngả lưng được vì di chuyển suốt đêm, tất cả đều đã hết hơi. Sáng hôm sau tìm được nước để đánh răng cũng thật vất vả, có lẽ hồi xưa quân đội xài nước do xe nhà binh mang tới nên giếng nước cũng không có. 
      Những ngày sau đó đám tù khốn khổ bắt đầu phải theo một thời khoá biểu lao động khắc nghiệt và ăn thì lúc nào cũng đói. Buổi sáng, cuốc đất trồng rau, trưa về xơi cơm, chiều tiếp tục lao động và tối thì họp tổ, kiểm thảo, phê bình, tự phê bình rồi ca hát cho đời thêm tươi... Riêng cáì món gạo thì ác liệt lắm và VC thật thâm độc. Ngày xưa họ trốn ở trong rừng, phải xơi gạo chôn ở dưới đất, lâu ngày sâu bọ sinh sản nhung nhúc bò lổm ngổm trông thật vui mắt. Giờ đây họ là kẻ thắng trận bèn cho kẻ bại trận thưởng thức cái món gạo sâu đó cho có đi có lại, còn họ thì xơi gạo trắng hạt dài hạt ngắn thơm phức cho bõ những ngày cơ cực.

Một cuộc đấu lý  

Một nhóm vài anh em thân cận nằm cùng giường thường hay bàn luận về thời sự để giải trí. Cái đinh của buổi nói chuyện hôm nay là : đúng 10 ngày họ có cho chúng ta về như đã hứa không? Tôi đứng về phe Tù, lý luận : họ sẽ cho về đúng hẹn vì mình đã nằm trong tay họ đâu có trốn đi đâu được. Hồ sơ,lý lịch còn y nguyên trong bộ Tổng tham mưu. Hơn nữa các địa phương cũng thiếu gì dân nằm vùng, chạy đâu cho thoát. Và một điều quan trọng nữa là việc gì họ phải lừa mình, sẽ bị mất uy tín trên thế giới. Chao ơi, lý luận mới nghe tưởng chắc như bắp nhưng thật sự toàn là tào lao vớ vẩn và không có cơ sở.
     Một bạn, giầu kinh nghiệm về cộng sản có ý kiến: Tôi là VC sẽ giam các bạn thật lâu, để khi trở về sẽ thân tàn ma dại, mất hẳn ý chí phấn đấu và chỉ còn chờ để lên bàn thờ mà thôi. Ai tin được các bạn? mấy trăm ngàn người, súng ống bạn dấu ở đâu làm sao chúng tôi biết đưọc. Hơn nữa dân miền Nam đâu có cảm tình với dân Bắc kỳ, thả các bạn ra họ sẽ che dấu, đùm bọc các bạn để quật lại chúng tôi thì chết dzồi. Thôi thì giữ các bạn trong tù cho chắc ăn. Còn vấn đề uy tín thì chúng tôi không quan tâm lắm, khi cần chúng tôi vẫn cứ xé rào như thường và rồi đâu lại vào đấy ngay. Vả lại chắc các bạn hiểu lầm, chúng tôi có hứa cho các bạn về sau 10 ngày học tập đâu. Chúng tôi chỉ bảo mang theo lương thực 10 ngày còn sau đó thì sẽ...có cách giải quyết khác chứ đâu phải là...cho về, sao các bạn thông minh mà chậm hiểu thế !

Bế tắc đại,tiểu tiện   

Thế rồi cái ngày đau thương đó đã từ từ đến. Đêm nay là đêm thứ mười, mọi người đều thao thức không sao nhắm mắt được nhất là tôi, chỉ mong lý luận chắc nịch của mình trở thành hiện thực để mọi người lé mắt coi chơi. Mỗi lần nghe tiếng xe lửa xình xịch từ xa thì tôi lại hồi hộp cứ ngỡ là nhân dân cho xe lên đón những người con thân yêu trở về trong vòng tay nhân ái. Nhưng tiếng xe lửa lại xa dần và mất hút trong đêm khuya lạnh lẽo, cuối cùng chỉ còn nghe tiếng thở dài não ruột của những anh hùng... ngã ngựa. Mãi đến lúc đó tôi mới sáng mắt ra và biết cả nước đều bị lừa và đành ngủ luôn cho tiện việc sổ sách.
    Sáng hôm sau mặt mọi người có vẻ như dài ra và không ai buồn nói chuyện chỉ lặng lẽ đi lao động như thường lệ. Riêng tôi có lẽ vì quá tin VC, nay bị thất vọng ê chề nên bỗng bí đại tiểu tiện. Cái bụng tự nhiên căng lên, đau quặn dữ dội đến nỗi phải khiêng lên bệnh xá để chích thuốc an thần, giải phóng cho nước tìểu trong bọng đái chẩy ra và cái bụng mới từ từ xẹp xuống. Kể từ hôm đó đám tù nhân không còn tơ tưởng gì đến ngày về nữa và thầm nghĩ chắc là còn lao động đến mút mùa lệ thuỷ. Than ôi ! Ngày về xa tít mù khơi. Còn gì đâu nữa mà mơ với mòng.

Long Khánh- Trại tù thứ hai 

Một ngày đẹp trời, đoàn Molotova quen thuộc lại chở chúng tôi đến trại tù thứ hai thuộc tỉnh Long Khánh
hình như ở phía Đông Sài gòn. Trại mới, chỗ ở có vẻ tươm tất, tương đối có những tiện nghi tối thiểu và tôi linh cảm là sẽ đóng đô lâu dài ở địa điểm này. Sau khi đã thu xếp xong chỗ ăn ở, biên chế lại các tổ, đội... thì bắt đầu có màn khai lý lịch. Thật ra tờ lý lịch đầu tiên đã được thực hiện ở Trảng Lớn rồi nhưng lúc đó rất đơn dản, bây giờ mới có nhiều chi tiết rắc rối và sau này đã phải khai đi khai lại nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu của Nhà nước. Vậy thì yêu cầu của Nhà nước là gì? Là các tù nhân phải nhận đã có tội với nhân dân, bằng giấy trắng mực đen, dù có làm bất cứ nghề gì trong xã hội như bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, thầy tu, linh mục...v...v...Có một bs khai mãi mà  vẫn không đạt vì không tìm ra tội của mình bèn hỏi quản giáo thì được trả lời : Sao anh là bs mà tối dạ thế. Anh chữa bệnh cho mọi người thì tốt thôi nhưng đứng trên lập trường nào? Nếu anh chữa cho bộ đội cách mạng thì tốt lắm vì đứng trên lập trường nhân dân. Còn chữa cho quân đội Mỹ Ngụy để chúng nó mau lành bệnh tiếp tục tàn sát nhân dân là đứng trên lập trường tư sản thì còn phải học tập dài dài, còn lâu mới về được. Thế còn mấy tu sĩ chỉ biết cầu nguyện thì có tội gì? Cầu nguyện cũng phải có lập trường, dĩ nhiên phải là lập trường nhân dân nghĩa là phải cầu cho lũ Mỹ Ngụy xuống địa ngục để thưởng thức cái món vạc dầu, bể lửa, lột da...v...v...để chúng sợ chết rồi trốn quân dịch. Còn cầu cho chúng mau giải thoát vế cõi vĩnh hằng sống phây phây trên thiên đàng với Phật, Chúa thì chúng đâu có sợ chết càng đánh khoẻ là đứng trên lập trường tư sản, là học tập chưa tốt, còn lâu mới được về với vợ. Bây giờ các anh về làm lại tờ lý lịch đi, tôi chắc chắn lần này các anh sẽ thành công.

Văn nghệ 


Tôi đã giao du khá lâu với CS trong thời kỳ kháng chiến nên biết rõ cái môn văn nghệ rất đắt khách vì dễ thu hút đám đông và là văn nghệ bình dân nên tương đối cũng dễ hành nghề. Đối với CS, lao động là ưu tiên sau đó là văn nghệ để xả hơi cho bớt căng thẳng chứ lao động hoài chịu sao thấu. Biết điểm quan trọng này nên có cơ hội là tôi tình nguyện làm Quản ca khỏi cần phải bầu bán gì cả. Vả lại đã lao động cái miệng rồi thì chân tay phải được nghỉ chứ! Thế là trong khi mọi người phải cuốc đất thì tôi dẫn một số ca viên ra gốc cây tập hát để thi đua với các đội bạn trong các dịp lễ lạc,hội hè.
Trường ca Sông Lô  Bữa đó tôi hướng dẫn anh em tập hát bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao để so tài với bài Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận do đội bên cạnh đưa ra để thi đua. Thật là điếc không sợ súng, bài trường ca này rất khó tập, một phần vì dài, phần khác phải hát bè mới hay mà tôi lại chơi luôn ba bè cho hách. Đến lúc đội bạn trình diễn bài Du kích ST có harmonica hướng dẫn làm chuẩn tôi mới té ngửa vì tôi có một miệng làm sao bắt giọng được cả ba bè ! Thế là bài Sông Lô thay vì ba bè lại nở ra thành mười bè nghĩa là hát...tự do cho tiện việc sổ sách. Tuy nhiên, khi tiếng hát vừa chấm dứt, các Quản giáo đều đứng dậy vỗ tay ào ào với sự phụ họa nồng nhiệt của đám tù cải tạo tưởng đến vỡ hội trường.

Gói quà đầu tiên 

 Ở tù được một thời gian, tôi không nhớ rõ là bao lâu thì được tin Nhà nước sẽ cho gia đình gửi một gói quà 3 kg cho tù cải tạo do bưu điện chuyển đến. Mọi người đều vui mừng và xúc động vì sẽ được biết rõ sinh hoạt của gia đình và nhân thể cũng được thưởng thức một số thực phẩm mà lâu nay đả vắng mặt trong bữa cơm hàng ngày. Buổi sáng hôm đó, nhận được quà tôi vội vàng mở ra và...thật sung sướng, nào là thịt chà bông, lạp xưởng, tôm khô...cứ hoa cả mắt và tất cả đều thơm như múi mít. Bức thư để trong gói quà do người vợ yêu quí viết vắn tắt:" Anh cứ yên tâm học tập, gia đình vẫn bình yên, các con được đi học bình thường.Tuy đời sống vất vả, khó khăn nhưng em sẽ ráng lo chu toàn mọi việc để chờ ngày gia đình được đoàn tụ. Em yêu."  Thế rồi ngày vui cũng qua mau và thức ăn  thì cứ cạn dần...

Katum- Trại tù thứ ba 

Lại một ngày đẹp trời khác, một đoàn xe lù lù tiến vào di chuyển một số tù, trong đó có tôi, đi về Katum, một địa danh xa lắc sát cạnh nước bạn Cao Miên. Trước đó mấy hôm đã có tin đồn, một số tù học tập tốt sẽ được chuyển trại để ra ngoài lao động, chuẩn bị được trả tự do trong những ngày sắp tới. Tôi thật bất ngờ khi bị...xếp vào thành phần học tập tốt. Bình thường tôi chỉ lao động cáì miệng, trường hợp không trốn được thì cuốc đất như gãi ghẻ. Có lần đến lượt phải gánh phân lỏng đi tưới rau muống, tôi đã làm đổ tung toé ra đường, bắn đầy vào quần áo hai bạn phụ tá bị họ cho nghe tiếng Đan Mạch muốn tắt bếp. Cả ba về tắm rửa cách nào thì mấy hôm sau đi đâu cũng bị mọi người xa lánh vì người ngợm luôn luôn toát ra một mùi hương thật dễ thương !
     Katum, ôi cái tên nghe... dễ sợ, nó ở gữa rừng già, cây cối um tùm, ít khi thầy ánh nắng mặt trời. Ngay ngày hôm sau chúng tôi đã bắt tay vào làm việc để có chỗ ở càng sớm càng tốt, dưới sự chỉ huy của một bạn tù có nghề Kiến trúc sư. Hàng ngày mọi người chia nhau đi chặt tre, kiếm lá, xếp đầy ở một chỗ nhất định rồi chuẩn bị để dựng nhà. Đúng là : " Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn. Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai " trong bài Lính Thú Đời Xưa.
     Thế rồi mấy cái lán cũng được dựng xong và lũ tù khốn khổ bắt đầu phải hoàn tất một công tác đặc biệt là hạ cây, chặt từng khúc có kích thước đàng hoàng để làm củi, rồi khiêng ra ngoài đường cái, xếp lại thành từng đống để xe Nhà nước chở về thành phố cho nhân dân xài. Công tác này mới nghe tưởng ngon lành nhưng thực ra nguy hiểm chết ngưởi vì đồ nghề Nhà nước chỉ phát cho mỗi nhóm có một con dao bự để chặt cây, phát nhiều quá sợ nổi loạn thì sao? Hạ những cây lớn phải có kỹ thuật, không khéo có thể bị nó đè chết như chơi. Quả thật lúc mới  lên đây chúng tôi thấy rất khổ sở vì phải làm việc nặng nhọc nhưng sau một thời gian lại cảm thấy thoải mái vì được hưởng một chút không khí tư do dù vẫn hạn chế. Chúng tôi được đi lại tự nhiên kể cả tiếp xúc với dân chúng và không bị ai kiểm soát cả. Thật ra dân địa phương sống quanh đó đều là tai mắt của Nhà nước, muốn trốn trại cũng không phải là dễ.
     Ngày nghỉ, chúng tôi, từng nhóm lang thang ở trong rừng để lấy măng, nấm rơm, được tiếp xúc tự do với dân địa phương để mua lương thực và vài thứ lặt vặt như chuối, đậu phọng, trứng gà, kim chỉ ...Lúc đó chúng tôi đã được Nhà nước cho đổi tiền nên cũng có lai rai để xài. Bây giờ tôi mới hiểu cụm từ" Ra ngoài lao động " nghĩa là chúng tôi đã được Nhà nưóc phần nào tin tưởng rồi. Chuyến đi Katum này chỉ là để trắc nghiệm mà thôi.
     Một hôm, chúng tôi được lệnh tập trung tại một địa điểm ở sâu trong rừng để nghe giảng bài. Trong các nhóm đến tập trung,tôi gặp lại Thầy Căn, Thầy Sơn nhưng không nói chuyện được nhiều vì sợ bị liên lụy và từ đó không bao giờ tôi có dịp gặp lại các Thầy nữa.    Long khánh- Ngày trở về   Hôm đó, bỗng nhiên chúng tôi được lệnh khăn gói lên xe để trở về tổ ấm. Đến nơi được các bạn cũ ra đón tiếp thật niềm nở nhưng đã hỏi một câu làm tụi tôi quê một cục : Tưởng các cậu được Nhà nước cho về hết rồi hoá ra lại vưỡn như thường lệ. Thế thì ở lại như tụi tớ lại khoẻ khỏi phải di chuyển đi đâu cho đời ...mỏi mệt. Sau đó tất cả đều trở về đơn vị cũ của mình và mọi sự đều hoạt động bình thường trở lại.

Ngày Thăm nuôi lịch sử   

Nhà nước báo tin cho phép các thân nhân và Tù Cải Tạo đươc gặp nhau để tâm sự và tiếp tế thực phẩm không hạn chế. Thật là một tin vui động trời, vì đã lâu không được nhìn thấy mặt vợ con, nhớ tưởng đến phát khùng nhưng lại ngán vệ binh sợ nó giam vào thùng sắt nên phải kìm lại ngay. Hôm gặp nhau lòng như mở hội, nhìn người đẹp muốn khóc nhưng sợ mắt mờ không kiểm soát được các thùng quà nên lại phải tạm ngưng. Ôi thôi sao nhiều quà quá dzậy, lại có cả cặp gà mái để hàng ngày đẻ trứng cho chàng xơi cho chàng... phát điên lên chắc! Tóm lại Nàng đã tặng tôi cả một kho thực phẩm với đủ thứ trên đời mà tôi không thể kể hết ra đây được. Rất tiếc vì xa quá nên các con không tháp tùng theo mẹ được. Khi chia tay nước mắt mới từ từ chẩy ra vì lúc đó quà cáp đã được yên vị cả rồi. Thấy tôi lúng túng không sao khiêng hết quà về được, bạn Nguyễn Thanh Thu ( tác giả bức tượng Thương Tiếc ) đã gánh dùm lũ quà về chỗ tôi ở và sau đó còn vẽ tặng tôi bức ảnh Chân Dung để kỷ niệm thật là cảm động.
      Ngày tháng như mưa bay,gió thổi, thấm thoắt đã gần 3 năm trôi qua. Môt buổi sáng, tôi đang hướng dẫn các bạn tập hát dưới gốc cây để chuẩn bị thi đua thì anh bạn cùng phòng hốt hoảng chạy lại báo tin buồn: " Cặp gà mái của cậu đang ngáp ngáp đấy, giải quyết ra sao? " Tay vẫn không ngừng bắt nhịp, tôi ngoái cổ lại ra lệnh:" Kho gừng" làm mọi người ôm bụng phá lên cười.

Hóc Môn-Thành Ông Năm-


Trại Tù cuối cùng   Được chuyển về trại Hóc Môn, rất gần Sài gòn, chúng tôi linh cảm thấy là ngày về với gia đình sẽ không còn xa nữa. Trong một thời gian dài, sống lần lượt qua các trại tù thỉnh thoảng đã có những cuộc chuyển trại âm thầm,  đưa những thành phần nguy hiểm đối với chế độ như tình báo,quân báo,tâm lý chiến,chiến tranh chính trị...v...v...đi các trại khác chắc là để hành hạ và khai thác. Còn lại hiện nay đa số là thành phần các chuyên viên kỹ thuật, bác sĩ ,dược sĩ, giáo sư... Nhà nước có thể sử dụng được ngay mà không sợ nguy hiểm. Từ nay chúng tôi đã phần nào yên tâm vì có hi vọng được trở về chứ không còn mù mịt như những năm đầu tiên nữa. Thực phẩm khá dồi dào vì được cung cấp dài dài và chúng tôi, sau những giờ lao động đã có những phương tiện để giải trí như đánh cờ, đánh đàn, chơi domino và chơi cả bài mạt chược nữa, quân bài do các kỹ sư chế tạo bằng gỗ và khắc rất công phu,mỹ thuật.

Mười bài Chính trị   

Ban Quản giáo thông báo tất cả Tù Cải tạo hãy chuẩn bị tinh thần để học 10 bài chính trị do các chuỳên viên hàng đầu ở Hà nội vào giảng dạy. Đề tài các bài chính trị tôi đã quên hết vì nhớ làm gì cho nhức cái đầu, vả lại toàn là chửi Mỹ Ngụy không hà !
Sau mỗi bài gjảng thường có phần giải đáp thắc mắc.Có những câu hỏi khá hóc búa tưởng là khó trả lời nhưng giảng viên giải thích dễ dàng vì lúc nào họ cũng đứng trên lập trường nhân dân nghĩa là ở phía đa số dân nghèo khổ, bị bóc lột nên ta đành phải thua thôi. Thí dụ:        Một học viên hỏi : Tại sao ta không tôn trọng hiệp định Geneve, lại đi xé rào. Công pháp quốc tế phải được thi hành chứ?
             Giảng viên trả lời : Anh có là phải người VN không? Anh có muốn cho cuộc chiến tranh này sớm chấm dứt để nhân dân đỡ đói khổ, được sống trong hoà bình,hạnh phúc không? Vậy thì ta xé rào là đứng trên lập trường nhân dân dĩ nhiên là phải đúng thôi, còn công pháp quốc tế thì tôi có bao giờ được học đâu mà biết! Cả hội trường bèn tịt mít, không ai dám hỏi nữa vì làm sao thắng nổi Lập trường Nhân dân hả quí vị !

Phái đoàn Quốc tế phỏng vấn Tù Cải tạo 

Hàng ngày tôi thường đi nhặt lá khô đem về tích trữ để dùng vào việc thổi cơm riêng vì  không sao kiếm được củi. Chao ôi, thổi cơm bằng lá là cả một nghệ thuật, còn bằng rơm có lẽ dễ hơn. Phải luôn tay giữ hơi nóng vì cơm dễ sống và hay khê lắm. Hôm đó tôi đang nhặt lá bên kia đồi, nhìn về phía chỗ tôi ở thấy đông người tụ họp lại có cả máy quay phim và người ngoại quốc nữa. Tò mò, tôi bèn chạy về phòng thì vừa thò đầu vào cửa sổ đã thấy lố nhố, bỗng một ông Tây chỉ tôi và nói vài câu với người thông ngôn, ông ta bảo tôi: Phái đoàn muốn phỏng vấn anh vài câu, mời anh vào và cứ trả lời tự nhiên, đừng sợ gì cả. Tôi bèn hiên ngang bước vào, đâu có ngán, vì ngày xưa  ở trong rừng, Tây có bao giò dám cho tôi gặp mặt đâu!.  Đại khái Tây hỏi: anh ngủ chỗ nào, tôi chỉ ngay chỗ tôi đứng. Quần áo để đâu, tôi chỉ lên mấy cái kệ trên vách. Mấy cái túi đựng lá khô để làm gì, không sợ cháy nhà hả. Tôi trả lời, lá đốt lên để nấu cơm vì trại không có củi. Còn cháy nhà thì đã có Nhà nước lo. Về thực phẩm anh có bị thiếu thốn gì không? Tôi trả lời : đầy đủ hết, Nhà nước cung cấp không thiếu một thứ gì ngoại trừ chỉ thiếu có cái...ấy thôi. Chữ...đó tôi đọc khẽ lắm nhưng mấy đứa bạn mắc...gió cũng nghe được bèn cươi khúc khích. Riêng ông thông ngôn thì mặt cứ ngẩn tò te.ra, không biết họ cười cái gì và cũng không biết dịch từ đó ra sao, chắc phải về tra tự điển Bách khoa? Buổi phỏng vấn này được quay phim đàng hoàng và mấy bạn ở bên Mỹ cũng được thưởng thức khúc phim lịch sử này và khen tôi trả lời dí dỏm lắm. Sau buổi phỏng vấn ngắn ngủi thì vài tháng sau, tôi và một số anh em khác đã được trả tự do,về xum họp với gia đình.

    Đến đây tôi mạn phép được dứt điểm bài " Những ngày... đen tối "  vì đã quá dài. Thật ra có thể thêm vào 2 đoạn nữa là " Chuyến Thăm nuôi cuối cùng " và " Ngày Ra Trại " nhưng viết dài đọc nhức đầu lắm,vậy xin dẹp tiệm ở đây cho khoẻ nhé.

             Hồi ký
Nguyễn ngọc Đường


Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 11:48 by admin »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #80 - 22. Apr 2010 , 11:27
 
Cám ơn Đoá nhiều -ngậm ngùi -Có những nổi niềm biết làm sao nói lên nhỉ  Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #81 - 22. Apr 2010 , 14:15
 
Đâu rồi lợi thế 35 năm?


Khánh An, phóng viên RFA
2010-04-19

Sắp đến 30 tháng 4 rồi, có rất nhiều chuyện để nói về 30 tháng 4. Nhiều người lớn hay nói về chiến tranh, nhắc lại những cái mà họ đã trải qua trong chiến tranh, nhưng với giới trẻ thì như thế nào?

Giới trẻ tụi mình thì mình nhìn về chiến tranh như thế nào? Mình nghĩ gì về chiến tranh? Và cái hiện tại của mình, những mối quan tâm hiện nay là gì? Vì vậy, chủ đề của ngày hôm nay sẽ là “Giới trẻ với ngày 30 tháng 4”.
Ngày 30 tháng 4
Trước khi bắt đầu chương trình, Khánh An sẽ mời các bạn lần lượt tự giới thiệu về bản thân mình. Trong này có những người đại diện cho thế hệ 7X, 8X, 9X. Mình sẽ mời thế hệ 7X trước.

Diệu: Chào các bạn. Mình là Diệu, đang ở bên Đức. Mình sinh tháng 7 năm 75, tức là sau 30 tháng 4 mấy tháng, tức là lúc 30 tháng 4 xảy ra, hồi đó mẹ mình mang bầu chạy loạn, sau đó 3 tháng thì mình ra đời. Mình bây giờ đang học thạc sĩ văn chương ở Đức, đồng thời mình cũng đi làm.
Theo ý em, “thống nhất” là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được.


Khánh An: Cảm ơn chị Diệu. Bây giờ thì mời đại diện của thế hệ 8X.

Hoàng: Chào chị Diệu, chị Khánh An và mọi người. Mình là Hoàng, đang du học ở Pháp. Mình sinh năm 82, hiện đang là nghiên cứu sinh ở Pháp.

Khánh An: Và bây giờ thì mời Thìn, cũng là thế hệ 8X nhưng mà là cuối 8X. Mời Thìn.

Thìn: Vâng. Em xin giới thiệu em là Thìn. Em sinh năm 88. Em giờ đang học Viễn Thông ở Hà Nội và em cũng đang đi làm thêm ở Hà Nội.

Khánh An: Cảm ơn Thìn. Và đến thế hệ 9X.

Phương Anh: Em chào mọi người ạ. Em tên là Phương Anh. Em ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang học cao đẳng Trường Đại Học Hoa Sen.


Khánh An: Và bây giờ thì bạn cuối cùng, bé út của chương trình.

Thảo: Vâng. Em xin chào mọi người. Em sinh tháng 2 năm 1991, tức là sau 30 tháng Tư 26 năm. Hiện nay, em đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội và ngành em học là kế toán.

Khánh An: Khánh An cảm ơn mọi người và rất vui được đón các bạn vào chương trình Cafe Wifi. Ngày hôm nay cũng sắp đến ngày 30 tháng 4 rồi, câu hỏi đầu tiên mà Khánh An đặt ra cho các bạn là các bạn nghĩ gì về Ngày 30 Tháng Tư?

Diệu: Khi mà nhắc tới 30 tháng 4 năm 75 thì câu hỏi của Khánh An đổ về đầu mình nhiều ý tưởng quá đi, không biết bắt đầu từ cái nào, nhưng mà có lẽ mình bắt đầu từ chuyện là, vì mình sinh sau 30-4-1975 có mấy tháng thôi, cho nên hậu quả, hệ quả của chiến tranh còn để lại trên thế hệ của mình khá là nặng nề, ví dụ như rất nhiều bạn bè của mình có tên nickname là bobo, không biết là Thảo với Thìn với mấy bạn thế hệ 7-8-9X về sau có biết bobo là cái gì không?
Đó là một loại hạt có ruột trắng và cứng, mình ăn bobo rất nhiều cho nên nhiều đứa tên "Bobo".
Thứ hai nữa trong gia đình mình, mình là một đứa nhỏ con nhứt, mà theo gene di truyền thì đúng ra không nhỏ như vậy đâu nhưng mà vì trực tiếp sau 30-4-75, bao nhiêu dinh dưỡng cho một đứa trẻ bình thường cũng không có đủ. Mình nhớ hồi còn nhỏ, các bạn biết trái bắp màu vàng mà bây giờ để cho heo cho lợn nó ăn đó, người ta xay bể bể ra xong rồi nấu cái đó lên ăn thay cho cơm. Mà một đứa nhỏ đúng ra phải được bú sữa mà bây giờ nó phải ăn bắp thì dinh dưỡng của không có đủ, cho nên thế hệ của tụi mình èo uột và rất là nhỏ con. Đó là ý tưởng đầu tiên.
Em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Khánh An: Các bạn khác, khi các bạn nghe câu chuyện vừa rồi thì các bạn có cảm nghĩ như thế nào?
Thìn: Đối với em thì sinh ra trong thời hòa bình, nhưng mà ngày 30 tháng 4 đối với em vẫn rất tự hào. Em vẫn thích ngày 30 tháng 4 bởi vì thứ nhất nó là ngày nghỉ chị ạ, thứ hai đó là ngày mà Việt Nam hoàn toàn giải phóng và hai miền Nam Bắc được chung một nhà.
Hậu quả chiến tranh

Thảo: Thưa chị Khánh An, em muốn nói ạ.

Khánh An: Ừ, mời em, bé Thảo.

Thảo: Vâng. Trong 5 người thì em được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 nhất, nhưng mà nhìn những người thân xung quanh em, ở quê em có rất nhiều người nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh, tuy em còn trẻ, em chưa biết được nhiều về cuộc sống chung quanh, nhưng em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Nơi nuôi dạy trẻ em tàn tật do hâu quả chiến tranh tại Hà Nội

Khánh An: Hoàng thì Hoàng nghĩ như thế nào?

Hoàng: Em, tất nhiên, thế hệ của em ra đời thì chiến tranh đã lùi xa được bảy tám năm cho nên tụi em gần như không biết gì về chiến tranh. Ngày 30 tháng 4 trong tâm thức của em là một ngày nghỉ, nhưng em được sinh ra cũng không quá lâu sau chiến tranh, trong giai đoạn mọi người ăn bobo, nhà nhà ăn bobo…

Diệu: Thế ra Hoàng cũng có ăn bobo rồi hả?

Hoàng: Tất nhiên rồi chị. Tại vì chỗ em là vùng kinh tế mới mà. Sau khi chiến tranh xong thì đi về vùng kinh tế mới khổ lắm, rồi hợp tác xã nhưng lúc đó cũng không có đủ ruộng để cày đâu. Bạn Thìn vừa nói đó là ngày giải phóng thì tất nhiên rồi, trong tâm trí người Việt Nam mình ai cũng nói như vậy và em cũng nói như vậy, nhưng mà một điều rất lạ là năm ngoái em đi qua Berlin chơi thì gặp một anh mà bạn em giới thiệu là anh này ảnh đi Đức lâu rồi. Em nói là anh qua Đức trước giải phóng hay sau giải phóng? Mình vẫn coi cái đó như là cái mốc. Ảnh nói  "Anh qua Đức trước 75 chứ không phải là trước giải phóng". Em cũng hơi bất ngờ.

Diệu: À, Khánh An.

Khánh An: Ừ, mời chị Diệu.

Ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan.


Diệu: Sẵn Hoàng nhắc chuyện đó, mình cũng kể cho mấy bạn nghe luôn. Mình cũng gặp trục trặc y như Hoàng vừa nói, tức là khi mình qua Đức để học thì hiển nhiên ở đây cũng có cộng đồng người Việt. Mình cũng rất nhiệt tình với những vấn đề, những hội thảo về văn hóa Việt Nam. Trong một buổi thuyết trình, mình cũng dùng cái từ đó, vì đối với mình đó là ngôn ngữ, là một cái mốc, cho nên mình nói là "sau giải phóng" thì khi chữ đó nói ra khỏi miệng mình bình thường, nhưng gương mặt của những người ở trong thính phòng nó căng lại.
Sau đó, có người nói với mình là ở đây, những người đang ngồi ở đây đa số là những người vì 30-4-75 mà đã bỏ Việt Nam ra đi. Hồi đó, mình gọi là đi vượt biên đó. Đối với họ, cái từ đó không có trong từ điển mà họ dùng là "biến cố 75" chớ không ai nói là "giải phóng". Và họ cũng đặt vấn đề luôn là, mà cái này mình nghe từ khi mình còn là sinh viên ở Sài Gòn đã có một anh sinh viên lớn hơn nói với mình là mình dùng cái từ "giải phóng" thì ai giải phóng mình khỏi cái người đã giải phóng cho mình?
Thống nhất?

Khánh An: Nhân chuyện chị Diệu với Hoàng vừa mới nói đến thì thực sự nếu như ở bên Mỹ này thì cũng vậy thôi. Đa số sẽ không đồng ý với chuyện đó. Trong ngôn ngữ mà trong nước hay dùng, đó là ngày 30 tháng 4 người ta hay gọi là "ngày giải phóng miền Nam", "ngày thống nhất", nhưng sau năm 75 trở đi cho đến giờ thì những người ở hải ngoại nhìn vào trong nước thì người ta không nghĩ rằng dân tộc Việt Nam được giải phóng. Đó là cái thứ nhất. Điều thứ hai có lẽ giới trẻ mình dễ nhìn thấy hơn, đó là có thực sự là thống nhất không? Mình đang muốn nói đến từ "thống nhất" ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không biết là ý kiến các bạn trẻ như thế nào?

Hoàng: Theo ý em, thống nhất là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được. Nhưng mà cái thống nhất như chị vừa nói nó còn ở nhiều khía cạnh khác nữa, thống nhất về suy nghĩ, về niềm tin, về quan điểm, thì cái thống nhất về quan điểm nó được làm như thế nào? Tất nhiên, chiến tranh bao giờ cũng là tàn khốc hết, nhưng mà sau chiến tranh thì em thấy có quá nhiều người Việt Nam phải đi vào trại cải tạo, có lẽ là cũng để cho có một quan điểm thống nhất chăng? Để có một thế giới quan thống nhất chăng?
Em cảm thấy buồn về chuyện đấy, bởi vì em thấy rằng mình đã bỏ rất nhiều máu xương để mà thống nhất về mặt địa lý rồi, bây giờ lại tiếp tục bỏ tù để mà thống nhất về mặt quan điểm, mà liệu bỏ tù thì có thống nhất được về mặt quan điểm hay không? Cũng chính vì sự bỏ tù như thế cho nên mình có 2 triệu người phải đi ra nước ngoài.

Khánh An: Các bạn khác nghĩ như thế nào?

Thìn: Em nghĩ, từ thống nhất đấy, theo như hai anh chị vừa nói thì anh chị đều là người Nam cả, còn em là người Bắc và em là người thế hệ sau hơn nữa thì em nghĩ rằng từ thống nhất đấy nó cũng không đúng một phần, bởi vì ở miền Nam theo một cái xã hội khác và ở miền Bắc một xã hội khác. Nhưng em nghĩ rằng từ thống nhất này, theo em, nó đúng một mặt, nhất là nếu như theo triết học mà nói, năm đấy là về một xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tuyệt vời.
Nếu như miền Bắc đã theo xã hội chủ nghĩa rồi mà miền Bắc thống nhất miền Nam vào để theo một xã hội xã hội chủ nghĩa thì là đều đúng, nhưng có cái là chính quyền sau này, đường lối mà đưa đất nước lên thống nhất để đi theo xã hội chủ nghĩa thì họ làm không đúng cách nên Việt Nam bây giờ mới không giàu mạnh lên được, đời sống nhân dân còn khó khăn, còn khổ cực nên là mọi người mới nghĩ rằng cái thống nhất đấy nó chưa thật sự đúng nghĩa. Theo em nghĩ là như vậy, bởi vì thực chất ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan, nên em nghĩ là từ thống nhất nó chưa được đúng nghĩa như chị vừa nói.

Khánh An: À, Phương Anh ơi, em là một thế hệ rất mới, em nhận xét về những điều vừa rồi như thế nào?
Phương Anh: Đối với em thì từ ngữ của mình vốn đã phong phú rồi, nếu một từ mà xét nhiều nghĩa thì nó sẽ có mặt khách quan và mặt trái ngược lại, không thể nào mà đúng hoàn toàn được tất cả mọi vấn đề hết. Em quen trong bạn bè của em, nói về 30 tháng 4, mấy bạn đều nói là ngày nghỉ, là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, còn ngoài ra có lẽ các bạn không biết gì hơn. Em nghĩ đó là một phần của những bạn mà em biết.
Còn có một số khác thường được ba mẹ kể nhiều về những ngày xưa thì họ rất là thích thú, như em lâu lâu em cũng có nghe ông bà kể ngày xưa làm sao làm sao, rồi gia đình vẫn ở lại đây khi mà thống nhất đất nước, sau hay là trước gì cũng vẫn ở miền Nam này, thì nghe nó còn thú vị. Còn em nói thiệt là học những giờ lịch sử trong trường thì những kiến thức mà tụi em nhận được thì học để chống chế là phần nhiều.

Hoàng: Em có ý kiến.

Khánh An: Mời Hoàng.

Hoàng: Em muốn nói một ý khác, tiếp theo ý của bạn Phương Anh. Mình nói về mình, mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt Nam hay không, khi mà nói về đất nước mình hỏi: tại sao đất nước mình nghèo vậy? Em qua bên này có nhiều bạn bè hỏi vậy đó, thì có rất nhiều người, thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói như vậy nữa, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá cho nên đất nước nghèo.
Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chưa bao giờ, chưa bao giờ nghe một ai nói như thế, mà toàn là nói chúng tôi đã có quá nhiều thời gian trong chiến tranh. Trong khi nếu mà chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà nó than như mình thì nó phải than gấp 10 lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu nó đã là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng như vậy là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì? Em không biết ở ngoài Bắc nhưng mà không thể nào nói miền Nam bị chiến tranh tàn phá được bởi vì miền Nam trước 75 đã là khá hơn những nước lân cận rồi, cho nên anh không thể nào nói là tại miền Nam bị tàn phá dữ quá nên bây giờ kinh tế mới khó khăn như vậy. Không thể nói như vậy được, chị thấy không?
Em nghĩ là nên phải nói như thế này, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông Nam Á. Chưa nghe ai nói chuyện đó hết! Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là "Đến bao giờ, cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không thể nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?"

Khánh An: Quý vị và các bạn quý mến, câu hỏi vừa rồi của Hoàng đã tạm khép lại chương trình Café Wifi ngày hôm nay. Kỳ tới, chúng ta sẽ lại tái ngộ trong chủ đề “Giới trẻ với ngày 30-4” với những tranh luận gay gắt của các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X. Mời quý vị và các bạn đón nghe.

Mọi góp ý đóng góp và tham gia vào chương trình, quý vị và các bạn gửi vào email: wificoffee.rfa@gmail.com. Xin đừng quên để lại số điện thoại để Khánh An liên lạc lại với quý vị. Bây giờ thì Khánh An xin chia tay và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #82 - 22. Apr 2010 , 16:38
 




NHA TRANG NƠI  BẠN TÔI NẰM ĐÓ



Nguyễn thị Thể-Lý Kính tặng hương hồn gia đình

                         HQ Trung tá Hà Ngọc Lương

Tôi vừa về, từ nhà thầy cô Bùi Ngoạn Lạc. Tôi xuống thăm và hoàn trả cô Lạc quyển Tư Nguyên thi tập III cô cho tôi mượn mấy tuần nay. Khi ra về, thầy Lạc đưa tặng tôi quyển Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang. Một người học trò cũ đã gởi biếu thầy cô hai quyển, thầy tặng lại anh Thể và tôi một quyển khi biết chúng tôi chưa có Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang Xuân Quí Mùi 2003 vừa mới phát hành từ Houston, Texas.

Về đến nhà, tôi ra mail box lấy thư vào. Thật là vui khi thấy một Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang nữa do một chị bạn gởi tặng, chị Hà Lan Nha. Trước đây một tuần chị Lan Nha phone nói chuyện với tôi . Chị nói sắp đến ngày giỗ người anh đáng kính của chị là Trung tá Hà Ngọc Lương. Chị cảm thấy buồn nên chị gọi phone chia xẻ với tôi. Lại một lần nữa, chị Lan Nha nói lời cảm tạ chúng tôi đãõ tẩm liệm chôn cất gia đình anh Lương tất cả năm người gồm vợ chồng con cái. Trung tá Lương đã bắn vợ con rồi tự sát tại Trường Sinh Viên Sĩ Quan khi toàn Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang đã di tản vào Sàigòn. Qua phone, tôi biết chị sắp khóc, tôi tế nhị lái câu chuyện sang hướng khác vui hơn.

Nhìn hình bìa in nhiều thắng cảnh Nha Trang trên Đặc san, lòng tôi bâng khuâng xao xuyến nhớ về quê hương ngày cũ. Nha Trang, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nha Trang, nơi đã gói tròn tuổi thơ và tuổi học trò đầy thơ mộng của tôi, với muôn vàn kỷ niệm tuyệt vời. Nha Trang, nơi tôi đã có mối tình tuyệt đẹp với một chàng sinh viên sĩ quan Hải quân khóa 12, Đệ nhất Song Ngư. Trong những chuyến hải hành, nếu chiến hạm bỏ neo tạm nghỉ bến Cầu Đá, chàng Thiếu úy trẻ tuổi mới ra trường phóng nhanh lên Phương Sài gặp tôi, cô nữ sinh đệ 1 ban C đang học tại trường Võ Tánh (lúc đó Nữ Trung Học chưa có lớp đệ nhất). Rồi hai đứa chúng tôi, tay trong tay, dạo chơi trên bãi biển cát trắng phau mịn màng. Chúng tôi nói cho nhau nghe niềm thương nỗi nhớ. Hai năm sau chúng tôi kết hôn và chúng tôi giữ mối tình đẹp đó mãi đến bây giờ.

Tôi đã chứng kiến ngày Nha Trang thất thủ. Tôi có ý nghĩ, Nha Trang ví như cô thiếu nữ hiền lành xinh đẹp đang rơi vào tay tên cướp bạo tàn. Tội nghiệp Nha Trang thơ mộng xinh đẹp của tôi! Tôi yêu mến Nha Trang như yêu mến người tình thủy chung muôn thủa. Nha Trang ơi, làm sao tôi có thể quên Nha Trang được với dường ấy kỷ niệm, dù tôi đã xa Nha Trang tròn 18 năm chưa một lần về thăm.

Sau ngày Nha Trang lọt vào tay bọn cướp, bao nhiêu biến đổi đau thương đến với dân Nha Trang. Tôi cũng trôi giạt theo giòng đời tận cùng đau khổ như mọi người.

Nhìn lại hình bìa với những thắng cảnh Nha Trang thủa nào, tôi xúc động thở dài.

Tôi tưởng tượng đi từ hướng cầu Xóm Bóng, qua Tháp Bà độ hai cây số là đến Đồng Đế. Đồng Đế có nhiều địa danh đáng ghi nhớ. Có Trừơng Hạ Sĩ Quan. Có thắng cảnh Hòn Chồng với biết bao kỷ niệm đẹp in sâu trong lòng tôi. Có Bãi Dương xanh ngắt một màu, suốt ngày reo vui hòa nhạc cùng sóng biển Hòn Chồng.

Đồng Đế có hai nghĩa trang nằm dọc hai bên Quốc Lộ 1 . Dãy bên trái có em trai tôi đang yên nghỉ. Em lìa đời sớm, khi còn rất trẻ. Có con gái của chúng tôi, Hà Tấn Thảo Nguyên, đang yên giấc ngàn thu, gần phần mộ của bác sĩ Hà Thúc Nhơn. Nghĩa trang bên phải có cha chồng tôi nằm yên vĩnh viễn, mặc cho giòng đời trôi chảy. Cách đó vài trăm thước về hướng đông bắc có một dãy năm nắm mộ thấp lè tè hoang vu đầy cỏ daị vì lâu ngày không ai khói hương săn sóc. Nơi an nghỉ ngàn thu của bạn tôi đó, gia đình Hải Quân Trung tá Hà Ngọc Lương & Lê thị Kỳ Duyên và các con.

Trước khi đi vượt biên hai ngày (19/5/84), anh Thể và tôi từ Cam Ranh ra nghĩa trang Đồng Đế thăm viếng và nói lời từ biệt với bạn tôi lần cuối. Nếu hồn anh chị Lương linh thiêng, xin phù hộ cho gia đình tôi đi trót lọt trên bước đường trốn khỏi ngục tù Cộng sản. Chúng tôi phải vất vả tìm kiếm mới nhận ra 5 nấm mộ mà 9 năm trước anh Thể và ông Khánh (anh của chị Lương) chính tay đào huyệt chôn cất họ. Năm nấm mộ giờ đây chỉ là năm nấm đất thấp lè tè hoang vu đầy cỏ dại. Tấm bảng gỗ viết bằng sơn hàng chữ “ NƠI AN NGHỈ CỦA GIA ĐÌNH HÀ NGỌC LƯƠNG & LÊ THỊ KỲ DUYÊN ” đã ngã xuống mục nát từ bao giờ vì đã trải qua gần một thập niên phong ba bão táp. Thì giờ qúa eo hẹp, phải về Cam Ranh cho kịp chuyến xe đò, chúng tôi không có thời giờ sửa sang săn sóc chỗ nằm cho anh chị Lương và các cháu được, tôi thương cảm đứng khóc mùi . Anh Thể thì cố nén xúc động, tay cầm nén nhang đứng trước mộ anh Lương thì thầm tâm sư. Tôi tế nhị đứng tránh ra xa. Sau đó, tôi thấy anh Thể đưa tay gạt nhanh hàng nước mắt đang chảy tràn trên má, trước khi cắm nén nhang xuống đầu nấm mộ anh Lương.

Tôi tin có sự phù hộ giúp đỡ của anh Lương nên gia đình tôi đã đi trót lọt. Chúng

tôi được định cư ở Mỹ vào tháng 3/85, taị San Jose, California.

Đầu thập niên 1990, tôi được tin từ Việt Nam, bạo quyền Cộng sản ra lệnh giải

tỏa san bằng 2 khu nghĩa địa Đồng Đế để xây cao ốc. Ai có thân nhân chôn trong

2 khu đất đó phải đào lên cải táng hay hỏa táng.

Tôi biết tất cả họ hàng thân nhân anh Lương đều ở Sàigòn. Sau ngày Sàigòn thất thủ, thân nhân anh chỉ nghe phong phanh gia đình anh đã tự sát taị Nha Trang. Họ tuyệt nhiên không biết anh tự sát bằng cách nào, ai chôn cất và chôn tại đâu. Sau đó vài năm có người em trai anh Lương, ra Nha Trang dò la tin tức về cái chết gia đình người anh ruột mình. Nhưng chú ấy chẳng biết hỏi ai vì vào thời điểm đó anh Thể bị bọn Cộng sản cầm tù tại A30, Tuy Hòa. Còn tôi sau khi sanh cháu bé, đã dọn vào sinh sống tại Cam Ranh. Chú ấy cũng chẳng biết thân nhân của chị Kỳ Duyên ở đâu để mà thăm hỏi. Đó là lý do 9 năm sau, chúng tôi đến viếng mộ anh chị Lương lần cuối , thấy 5 nắm đất thấp lè tè đầy cỏ dại , chứng tỏ đã lâu lắm rồi không người viếng thăm hương khói. Có thể gia đình ông Khánh (anh của chị Kỳ Duyên) đã dời chỗ ở hay bị bắt buộc đi vùng kinh tế mới, không còn ở Nha Trang, nên chẳng săn sóc mộ phần gia đình người em gái được. Hơn nữa, sống dưới chế độ Cộng sản, con người làm quần quật còn không đủ cơm ăn áo mặc thì tiền bạc và thì giờ đâu mà lo cho người đã chết. Thế nên tôi nghĩ hài cốt của gia đình anh chị Lương chắc đã bị san bằng làm nền cao ốc. Tội nghiệp 5 nắm xương tàn của bạn và cháu tôi !

Lui về sáng ngày 1/4/75 tại cư xá Lê văn Duyệt, Nha Trang.

Trung úy Gia đem xe về đón những gia đình nào chưa xuống kịp chuyến chiều hôm qua để di tản vào Sàigòn vì tàu sắp nhổ neo. Chỉ còn sót lại 2 gia đình. Gia đình Trung tá Hà Ngọc Lương và gia đình Thiếu tá Hà Tấn Thể. Với ngôn ngữ nhà binh ngắn gọn, anh Lương đã nói với anh Thể, khi thấy anh Thể và tôi đang đứng buồn bã trước nhà:

-Sao Thiếu tá và chị còn đứng đây chưa lên xe? Túi xách và các cháu đâu ?

-Gia đình tôi ở laị , không di tản, Commandant!

-Taị sao ?

-Như Commandant thấy đó nhà tôi mang bầu sắp đến ngày sanh, sợ chen lấn xuống tàu có thể nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con, không dám đi. Tôi không thể di tản khi không có vợ con tôi cùng đi.

Anh Lương nghe xong liền rút chùm chìa khóa trong túi ra quăng về phía anh Thể. Anh Thể chụp lấy. Cả hai không nói một tiếng nào. Trung tá Lương trong bộ quân phục, nhanh nhẹn nhảy lên xe ngồi bên cạnh tài xế. Tôi mang bụng bầu, cố nén xúc động, bước về phía cửa xe, đưa tay nắm tay chị Kỳ Duyên :

- Thôi, anh chị và các cháu đi. Nghe đồn chắc sẽ trung lập. Hy vọng sau này chúng mình sẽ gặp lại nhau.

Đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện và siết tay nhau. Tôi đâu có ngờ tối hôm đó (đêm 1/4/75 rạng 2/4/75) gia đình bạn tôi tất cả 5 người đều chết thảm. Trung tá Lương đã bắn vợ con rồi quay súng bắn vào đầu tự sát. Anh Lương đã thề không đội trời chung với Cộng sản thì nay anh đã thực hiện đúng lời hứa. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao gia đình anh Lương lại ở trong phòng làm việc của anh, phòng Văn Hóa Vụ, trong khi Trung úy Gia lại có mặt ở Sàigòn.

Mãi đến sáng ngày 5/4/75 chúng tôi mới được một người lính Hải quân làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang tới nhà nói cho biết có gia đình một sĩ quan cấp tá tự sát tại phòng Văn Hóa Vụ. Anh Thể nghe vậy cấp tốc xuống đó xem ai. Anh Thể về, mặt còn in nét kinh hoàng:

-Gia đình anh chị Lương, em ạ!

Tôi òa lên khóc:

-Trời ơi! Sao laị chết thảm thế này! Anh chị Lương và các cháu ơi!

Sau một hồi ôm đầu suy nghĩ, anh Thể ôn tồn nói với tôi:

-Chúng ta phải chôn cất gia đình anh Lương thôi em ạ. Xác đang sình lên, sắp rửa thối ra, phải chôn ngay thôi. Anh biết thân nhân anh Lương đều ở Sàigòn. Nhưng bên chị Lương, có ai ở NhaTrang không em ?

Nghe đến đây mắt tôi sáng lên , tôi đáp nhanh:

- A, có! Ông ta tên là Khánh, đang dạy học ở Võ Tánh . Có lần chị Lương đã nói với em như vậy.

-Vậy thì tốt qúa! Em lo đi liên lạc với ông Khánh xem sao. Để ông Khánh cùng anh lo việc mai táng. Anh đi đặt mua 5 cái hòm đây!

Sau khi anh Thể phóng xe Vespa ra cổng, tôi cũng lên chiếc xe đạp mini phóng nhanh đi tìm nhà ông Khánh, quên mình đang mang thai gần đến ngày sanh. Giáo sư Lê Quốc Khánh là một người đàn ông thể chất ốm yếu, nhưng tình cảm thì chứa chan. Sau khi nghe tôi tóm tắt trình bày vụ tự sát, ông Khánh òa lên khóc nức nở. Ông ôm đầu rên rỉ :



-Kỳ Duyên ơi, sao em lại bị chết thảm như vầy! Các cháu tôi có tội tình gì hở trời ! Chú Lương ơi, tuần trước chú chở vợ con đến thăm tôi. Chú nói nếu Cọng sản tràn vào, chú sẽ bắn vợ con rồi tự sát. Nhất quyết, chú không đội trời chung với Cộng sản. Cây Colt của chú, chú đã nạp đạn. Tưởng chú nói là nói vậy, ai ngờ chú làm thật! Thảm thiết qúa chú Lương ơi!

Tôi gạt nước mắt ôn tồn khuyên nhủ :

- Dù ông có than khóc đến đâu, anh chị Lương và các cháu cũng không sống laị được. Hãy nhìn vào thực tại, các thi hài cần được chôn cất ngay. Ông nên xuống ngay Trung Tâm Huấn Luyện, phối hợp với nhà tôi lo việc chôn cất. Anh Thể tôi đang đi mua hòm chở xuống.

Trung tá Hà Ngọc Lương là một sĩ quan hào hoa, tuấn tú và tài giỏi. Anh là thủ khoa khóa 9 Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Anh gốc người Bắc, giọng nói ngọt ngào trầm ấm. Sau khi được chính phủ gởi đi du học tại Mỹ hai năm về, anh được điều về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân giữ chức Trưởng Phòng Văn Hóa Vụ. Thiếu tá Hà Tấn Thể vào thời điểm đó, giảng dạy 2 môn Hàng hải và Thiên văn. Anh Lương cùng họ Hà với anh Thể nhưng không cùng chung một huyết thống. Hai anh chỉ là bạn cùng binh chủng, cùng đơn vị, nhà ở gần nhau, nên hai anh thân nhau. Anh Thể thương anh Lương vì nết, trọng anh vì tài. Anh Lương thương mến anh Thể như thương mến một người bạn thân, như anh em trong nhà.

Chị Lương nhũ danh là Lê thị Kỳ Duyên. Chị là một phụ nữ xinh đep, thân hình chị mãnh mai cân đối. Chị dong dõng cao, duyên dáng như cô Kỳ Duyên trong cặp MC Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên mà chúng ta thường thấy trên video Paris By Night. Trong cư xá, chị và tôi chơi thân với nhau. Chúng tôi thỉnh thoảng sang nhà nhau chơi, tâm tình đủ thứ chuyện. Buổi chiều, sau khi làm xong bữa cơm chiều, chị em chúng tôi đem ghế ra trước hiên nhà, nói chuyện chợ búa thời tiết trong lúc chờ đón anh Lương và anh Thể đi làm về. Đám con chị và lũ con tôi chơi đùa với nhau bên cạnh các bà mẹ. Thật là hình ảnh hạnh phúc vui tươi đẹp tuyệt vời!

Lúc anh Thể chở 5 cái hòm tới Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân thì anh thấy căn phòng trống trơn. Hỏi ra mới biết bọn bộ đội tưởng xác chết vô thừa nhận, sợ dơ dáy truyền nhiễm nên đã đem chôn sơ sài trên mô đất cạnh bờ biển. Anh Thể bàn với ông Khánh đào xác lên, tẩm liệm rồi bỏ vào áo quan đem ra Đồng Đế chôn để anh chị Lương có được nấm mồ nằm cho ấm áp. Ông Khánh thấy anh Thể hết lòng với bạn như vậy, mừng lắm đồng ý ngay.

Bà Khánh là một người đàn bà quyền biến khôn ngoan, lanh lẹ. Bà đi tìm thuê người đến giúp, nhưng chẳng ai nhận lời. Vậy là việc tẩm liệm chôn cất chỉ có anh Thể, ông bà Khánh và một cậu thanh niên nhỏ tuổi . Chắc hẳn là con hay cháu gì của họ.

Lúc đào xác lên đểå tẩm liệm, anh Thể thương mến và kính trọng bạn, nên anh quyết định chôn bạn mình theo nghi thức của một vị anh hùng chết vì bất khuất. Lúc bạn anh sống, chiến đấu cho lá cờ nào, binh chủng nào thì khi bạn anh nằm xuống phải được chôn theo màu cờ, sắc aó đó. Anh Thể về mở tủ nhà anh Lương, lấy bộ đại lễ trắng của binh chủng Hải quân đem xuống mặc cho bạn. Nhưng lúc đó xác anh Lương đã sình lên, quần thì mặc được nhưng cúc quần cài không được. Chiếc áo đại lễ có gắn nhiều huy chương trên ngực áo, anh Thể mặc vào cho niên trưởng anh cũng không vừa . Anh Thể đành đắp chiếc áo đó lên thi thể chiến hữu anh. Chiếc mũ “cát” cấp tá, anh trang trọng đội lên đầu người bạn cùng binh chủng với anh. Lúc đó Nha Trang đã rơi vào tay Cộng sản nên anh Thể không tìm ra đâu được lá cờ vàng ba sọc đỏ để phủ lên quan tài bạn.

Hôm đi chôn, năm mộ huyệt đào chiều hôm trước, đã đầy nước vì trận mưa tối hôm qua. Quan tài bỏ xuống cứ nổi lềnh bềnh. Anh Thể phải khấn vái anh chị Lương rồi đứng lên quan tài để quan tài thấm nước chìm xuống rồi mới lấp đất.

Trên dãy mộ mới lấp đất, anh Thể đóng tấm gỗ mang hàng chữ “NƠI AN NGHỈ CỦA GIA ĐÌNH HÀ NGỌC LƯƠNG & LÊ THỊ KỲ DUYÊN”. Trời gần tối công việc tạm xong, họ gạt nhanh những giọt nước đọng trên mặt. Họ chẳng cần biết đó là những giọt mồ hôi hay nước mắt. Chắc là cả hai. Mọi người buồn bã lủi thủi ra về.

Tập hồi ký “Lối Thoát Cuối Cùng” tôi viết từ năm 1985 sau chỉ vài tháng sau ngày định cư trên đất Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do tế nhị, tôi không muốn gởi đăng đâu cả. Cho mãi đến giữa năm 2002 tôi mới gởi đăng trên tập san Đệ nhất Song Ngư kỷ niệm 40 năm thành lập khóa, để phổ biến cái chết anh hùng niên trưởng của phu quân tôi. Một chị thuộc gia đình Hải quân, gởi “Lối Thoát Cuối Cùng” in trên Đặc san Lướt Sóng cho chị Hà Lan Nha đọc vì chị ấy biết chị Hà Lan Nha là em gái anh Hà Ngọc Lương. Tôi hơi ngạc nhiên vì tôi không hề gởi “Lối Thoát Cuối Cùng” cho Lướt Sóng. Tôi đoán chắc các anh Song Ngư muốn phổ biến rộng rãi cái chết dũng cảm của Trung tá Hà Ngọc Lương nên gởi cho đăng trên tập san Lướt Sóng. Điều này cũng tốt thôi. Chị Hà Lan Nha sau khi đọc “Lối Thoát Cuối Cùng”, chị mới biết tường tận gia đình người anh ruột chị tự sát như thế nào, ai chôn cất và chôn ở đâu. Chị Hà Lan Nha xúc động qúa, lên World Net tìm chúng tôi để nói lời cảm tạ. Sau đó chị Hà Lan Nha và chúng tôi đã gặp nhau.

Lần đầu gặp chị Lan Nha, tôi nhận biết chị là em gái anh Lương ngay vì chị rất giống anh Lương. Khuôn mặt chị tròn phúc hậu, nụ cười tươi tắn và giọng nói dịu dàng ấm áp như người anh.

Trước khi đọc “ Lối Thoát Cuối Cùng”, chị Lan Nha chỉ nghe mơ hồ về cái chết gia đình người anh, vì chị rời Việt Nam khi Saigòn chưa thất thủ, ngày 28/4/75. Chị Lan Nha đã và đang làm cho Bank of America tại Saigòn, nên gia đình chị được chính phủ Hoa Kỳ bốc ưu tiên sang Mỹ. Phu quân chị, Thiếu tá Không quân Vũ Ngô Dũng, cũng được đi cùng vợ con. Nếu không, kẹt lại , chắc cũng phải 10 năm trong ngục tù Cọng sản vì anh là “giặc lái” chuyên lái F5. Anh Dũng vóc dáng cao lớn, mặt mũi trông rất “ngầu” như mấy tay cao bồi trong phim Mỹ. Khi đó biết đâu bọn “cái nồi ngồi trên cái cốc” chẳng ngứa mắt “bonus” cho anh 2 năm nữa cho tròn một giáp!

Nha Trang, nghĩa trang Đồng Đế, nơi bạn tôi nằm đó yên giấc nghìn thu. Ngày đêm tiếng xe chạy trên Quốc lộ 1 chắc đã làm cho bạn tôi bớt quạnh quẻ trong nhiều năm. Nay thì năm nắm xương tàn đó chắc đã bị san bằng để làm nền cao ốc. Nghĩ đến đây tôi không cầm được nước mắt.

Nha Trang ơi, gia đình bạn tôi đã gởi nắm xương tàn tại đó. Xin đất mẹ Nha Trang thương yêu ấp ủ những nắm xương đó cho đến khi tan biến vào lòng đất nghe. Xương thịt những người tôi thương mến này từ cát bụi mà có, nay hòa tan trong lòng đất cũng là điều tự nhiên thôi . Nhưng mà sao tôi cũng thấy buồn !

Với tâm trạng buồn thương tiếc nuối đó, tôi viết bài này coi như một nén nhang thắp muộn cho bạn tôi, nhân ngày giỗ thứ 28. Anh cũng là chiến hữu của phu quân tôi, anh đã tìm cái chết để khỏi phải sống chung với bọn Cọng sản tàn ác, thật là nghĩa khí anh hung! Tôi thật lòng kính phục anh. Thôi nhé, anh chị và các cháu nằm yên an nghỉ. . . . Mắt tôi lại cay cay đây rồi.



Nguyễn thị Thể-Lý
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 16:40 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #83 - 22. Apr 2010 , 18:16
 
NGÀY 30 THÁNG TƯ - NỖI ĐAU KHÔNG TAN

Tác giả: James Dieu

1. NGÀY 30 THÁNG TƯ - NỖI ĐAU KHÔNG TAN

Tối ngày 28.4.1975 khi việt cộng bắn những trái pháo vào phía sau rạp hát Quốc Thanh trên đường Võ Tánh - Sài Gòn 2, lúc ấy gia đình tôi đang sống trong khu cư xá bên trong BTL/CSQG gần đó, cạnh Sở Căn Cước và Sở Truyền Tin… phía sau sân cờ. Bố tôi lúc ấy là Đại tá Giám đốc Trung tâm Hành quân Cảnh lực trung ương và kiêm nhiệm một công việc mới theo Quyết định của Thủ tướng CP là ông Vũ văn Mẫu ngày 30/04/1975 là Chỉ huy trưởng CSQG Thủ đô Sài Gòn, Ông liên lạc với một người em kết nghĩa là chú Phạm Như Hoành (con trai của cụ Phạm như Phiên là TNS Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa) chú Hoành khi ấy đang làm Giám Đốc khách sạn Majestic gần bờ sông Bạch Đằng, thế là gia đình tôi di chuyển tới ở tại lầu 5 của khách sạn này, khi Mẹ tôi dắt đàn con 7 đứa ra xe , Bố tôi khi ấy bận công vụ không có nhà ,các sĩ quan và cảnh sát viên ở Nha Trang di tản về ở tạm quanh sân cờ BTL thấy vậy, họ nghĩ là gia đình tôi cũng bỏ chạy, có người hỏi chú Ba tài xế :

- Bộ gia đình Đại tá Chánh đi hả ?

- Không, chỉ ra ngoài ở sợ việt cộng pháo trúng mấy đứa nhỏ thôi.

Hình như họ không tin tưởng lắm qua những ánh mắt nhìn theo chúng tôi. Mẹ tôi có dừng lại và bà có nói gì đó với họ, tôi không nghe rõ . Tình thế lúc bấy giờ ở bên ngoài rất hỗn loạn, người ta đổ xô ra đường rất đông, các lực lượng phòng thủ ở thủ đô Sài gòn lúc bấy giờ có lẽ đông nhất là các chiến sĩ Nhảy Dù cùng với rất nhiều các binh chủng tập trung về Thủ đô, mặc dù vậy, thủ đô vẫn an ninh, không có việc cướp bóc như có một số người đã nói, những chiến binh của quân đội VNCH vẫn rất có kỷ luật, cầm súng trên các ngã đường trong thủ đô, đồng bào đổ xô và tranh nhau lên các chiếc tàu biển đậu trên bờ sông Bạch Đằng để hy vọng được thoát khỏi Sài Gòn giờ phút cuối cùng, tôi nhìn thấy các chiến sĩ Nhảy Dù đang cố giữ trật tự cho đồng bào lên tàu...

Nhưng những chiếc tàu vẫn không rời bến. 10 giờ sáng sớm hoặc trễ hơn một chút, ông Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, tôi thấy Mẹ tôi khóc, chúng tôi chờ Bố tôi tại khách sạn, những tên việt cộng đầu tiên xuất hịện trên đường phố cùng những chiếc xe thiết giáp gầm rú để trấn áp tinh thần dân chúng Sài Gòn. Mẹ tôi ôm chúng tôi vào lòng, Bố tôi trở về cùng với người tài xế, cả hai đều không mặc cảnh phục, Bố tôi ôm Mẹ tôi và hôn từng đứa con, chú tài xế lái xe đi đem theo khẩu M-16, trở lên phòng Bố tôi lại nói chuyện riêng với Mẹ tôi, không cho chúng tôi nghe, sau đó tôi nghe chị Thu là người giúp việc cho gia đình tôi òa lên khóc, chị quỳ dưới chân Mẹ tôi van xin được ở lại cùng gia đình tôi, chị không muốn về quê ở Gò Công, lúc ấy tôi mới biết Bố tôi định dùng súng bắn hết anh em chúng tôi rồi cùng Mẹ tôi tự sát. Mẹ tôi khi ấy không còn khóc nữa, Mẹ cũng chọn sự lựa chọn của Bố tôi, tôi khóc và ôm lấy Mẹ, có lẽ lúc ấy là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết khóc, tôi không ý thức được sống chết là gì, nhưng tôi rất sợ khi mọi người nói tới hai tiếng "việt cộng" !

Bố tôi rút khẩu súng ra và ôm lấy chúng tôi... Có lẽ có điều gì đó không nỡ, Bố tôi không đành lòng nổ súng vào đàn con thơ dại đang đứng chờ đợi... Những người phóng viên ngoại quốc họ đến tận phòng ở gia đình tôi và hỏi: " Chuyến đi cuối cùng rồi ông có ra đi không ?. Bố tôi trả lời : " Không " . Tại sao vậy ? Bố tôi nhìn Mẹ tôi một hồi lâu, Bố nói ông không nỡ bỏ các anh em đang cầm súng ở lại ngoài kia, có lẽ ở BTL CSQG cũng không còn ai ngoài Bố tôi và ông Tướng Nhu, với cấp bậc của Bố tôi, ông có thể tìm được một chỗ cho ông và gia đình một cách dễ dàng để bay thoát ra ngoài hạm đội Mỹ đang đợi ngoài khơi, nhưng ông đã không làm như một định mệnh với quá nhiều đau khổ cho ông và gia đình về sau, khi ở lại dưới chế độ cộng sản, tôi xuống thang máy khách sạn và gặp một toán việt cộng cầm cờ đang tìm cách lên sân thượng của khách sạn, chúng quát người phục vụ khách sạn khi anh ta đưa họ vào thang máy, chúng bảo: " Chúng tôi muốn lên trên ấy chứ không phải vào cái buồng nhỏ này ".

Chúng dí súng vào đầu người dẫn đường, sợ quá và không thể giải thích với chúng, anh ta đành dắt họ đi cầu thang... Thấy chúng lên lầu, tôi và chị Thu giúp việc sợ quá, vội dùng thang máy chạy vội lên phòng, và tôi đã ném chiếc kính cận của Bố tôi xuống cửa sổ, tôi khóc nói với Bố tôi: " Con sợ tụi nó biết Bố ở đây nên con ném xuống dưới rồi ..... Sau đó gia đình tôi trở về cư xá Thanh Đa, nơi Bố Mẹ tôi có một căn nhà mua trả góp trước đây, căn nhà nhỏ này vốn dùng để cho các gia đình của các chú trước đây làm việc với Bố tôi ở Sư Đoàn 23 di tản về ở tạm, gia đình chú Thọ cũng đã đi đâu rồi nên gia đình tôi dọn vào, tất cả mọi người đều chỉ có một bộ đồ mặc trên người, Mẹ tôi phải đưa chúng tôi ra chợ mua thêm để mặc. Tất cả mọi người phải nằm chiếu, nhà không có bàn ghế hay giường tủ gì cả... Khởi sự cho một cuộc sống hoàn toàn trắng tay đúng nghĩa ! Lúc ấy đứa em út của tôi chưa biết đi. Ngày Bố tôi đi tù có hai chú ngày xưa làm việc cùng ở Sư Đoàn 23 trước khi Bố tôi được biệt phái về Cảnh sát là chú Phạm Ninh và chú Nghiêm xuân Đông đến đưa Bố tôi đi, ông đi ngay trong ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tôi chạy theo đến tận chân cầu thang cư xá và đứng nhìn Bố tôi lên chiếc xe lam...

Từ ngày 30/4 năm ấy, một tay Mẹ nuôi dạy chúng tôi, sau này còn phải nuôi Bố tôi ở trong tù cộng sản, có những lúc Mẹ quá sức và tuyệt vọng vì không biết ngày về của Bố tôi, Mẹ có lần bạo gan hỏi việt cộng: " Sao nói đi một tháng mà bây giờ đã hơn một năm chồng tôi vẫn chưa về ? Gia đình cũng không biết đang ở đâu, sống hay chết ?" Chúng trả lời : " Nói một tháng là một tháng đi đường (?) chứ ai nói là đi cải tạo một tháng rồi về đâu...

Chừng vài năm sau, trong cuốc sống quá khổ sở, Mẹ tôi phải lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi con, trong một lần quá tuyệt vọng Mẹ tôi đã viết một lá thư để lại cho Bố tôi và nấu một nồi chè đậu xanh trong đó Mẹ đã bỏ thuốc diệt chuột mà Tổ Dân phố cấp cho, Mẹ múc ra chén cho từng đứa con... Có lẽ tôi cũng không nhớ lầm thì lúc ấy bên ngoài mọi người đang tưng bừng mừng 2 năm "giải phóng" thì phải, có lẽ Mẹ tôi cũng mượn dịp này để Mẹ và đàn con 7 đứa cũng được giải thoát chăng ? Lúc ấy các em tôi cũng đã lớn, các em gái như Tuyết, Trinh, Hằng... đã khóc và quỳ xuống xin Mẹ cho chúng con được sống, chỉ sống để chờ Bố về, có đứa còn khóc gọi " Bố ơi !" ...

Mẹ tôi dường như đã cạn khô hết nước mắt rồi, thương con cực khổ quá thì chỉ muốn cho chúng chết đi để hy vọng một kiếp sống mới tốt đẹp hơn ? Sống với đời sống "con của ngụy" thì cũng chẳng ra gì ? Cuối cùng tình yêu thương của Mẹ vẫn chiến thắng, Mẹ đã hắt đổ nồi chè gần như trở thành định mệnh - như ngày nào Bố tôi đã bỏ khẩu súng lục xuống để đàn con tiếp tục được sống như sự an bài của Trời Phật vậy !

Sau đó Mẹ càng cố bương chải kiếm sống ngoài đường, có lúc bị kẻ gian đập đầu bất tỉnh ngoài bến xe khi Mẹ mua đồ xuống Cần Thơ cho dì bán nhà hàng, mong kiếm chút tiền mua cơm về cho con, lúc ấy việt cộng cấm mang gạo, ai có gạo sẽ bị tịch thu, nhưng nếu nấu thành cơm mang về Sài Gòn thì được... Chúng con biết Mẹ rất cực khổ - từ một bà mệnh phụ, Mẹ từng là Tổng thư ký Hội Bảo Trợ gia đình binh sĩ SĐ 23 BB, rồi Hội Trưởng Hội BTGĐBS của Trung Đoàn 44 BB ở Sông Mao khi Bố tôi làm Trung Đoàn Trưởng... Thế mà vì vận nước suy vong, Mẹ sẵn sàng lam lũ như những kiếp đời vốn dĩ bần hàn.

Những ngày 30 tháng Tư đi qua, tuy Mẹ không nói, nhưng trong đôi mắt của Mẹ - Chúng con biết Mẹ buồn tủi lắm !Thấy Mẹ tôi vất vả quá, cậu Khánh tôi ở Ban mê thuột có ý nhận nuôi phụ vài đứa, nhưng Mẹ không chịu, có một chú lính ngày trước của Bố tôi từ Nha Trang vào, thấy cảnh đời gia đình tôi khổ sở quá, bèn móc ví ra đưa cho thằng em tôi vài trăm, nó nhất định không lấy, chú lính phải năn nỉ mãi nó mới cầm và thằng bé chưa đầy 10 tuổi đã phải bật khóc vì tủi thân, có bao giờ nó phải nhận sự giúp đỡ thương hại như thế?

Thời gian sau này, có các chú may mắn ra đi được, có người ở Mỹ, có người ở Na Uy như các chú Nguyễn xuân Thọ, Phạm Ninh, Hồ Đắc Tùng, các bác bạn của Bố tôi Bác Thăng... gởi tiền và quà về giúp Mẹ tôi khi Mẹ đã quá sức cùng kiệt - nhờ vậy mà chúng tôi được sống !

Ngày 30/4 sắp đến - cũng dịp này, tôi xin mượn những giòng chữ này để một lần được nói lên lời tri ân những ân nhân của gia đình tôi, cũng như xin được thưa với Mẹ của chúng tôi rằng "Chúng con hiểu và suốt đời yêu thương Mẹ, đó là điều có thật đang diễn ra trong tâm hồn chúng con ! " Và với Bố , một người Cha đã suốt đời sống thanh liêm, yêu thương đồng đội, trung thành với Tổ Quốc, kiên định trong gông cùm biệt giam của cộng sản, cho dù có lúc Bố đã từng nói trong cuốn sách lưu niệm của các sinh viên Sĩ Quan Khóa 8 Hoàng Thúy Đồng trường VBQG Việt Nam rằng: "Điều mà tôi ân hận nhất là để cho Vợ và các con của tôi phải sống những ngày tháng đau khổ đói khát dưới chế độ cộng sản... "Thưa Bố , chúng con hiểu được, chúng con bây giờ đã lớn khôn, trưởng thành, chúng con không trách cứ gì số phận của minh cả, mà bù lại có lẽ chúng con càng hãnh diện và tự hào hơn vì chúng con có một người Mẹ tuyệt vời, biết hy sinh và biết đau xót cho Quốc Gia, không như những người Mẹ bình thường, có một người Cha sống ngay thẳng, tận tụy cùng Tổ Quốc, Chức nghiệp, không hèn hạ và vô trách nhiệm... Nước mất nhà tan nên gia đình mình cùng hàng trăm ngàn gia đình sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải đau khổ, chia sẽ và thăng trầm cùng vận nước - Điều đó đâu có gì nhục nhã đâu !

Như Bố vẫn thường kể cho chúng con nghe về những trận đánh của Bố ngày xưa, kể về các sĩ quan của đơn vị Bố một cách hãnh diện và tự hào như các chú Xuân, chú Tài, chú Đức, chú Lâm, chú Ninh... trong số ấy có những người đã ra đi không bao giờ trở về...

Sau mười mấy năm tù đày - Bố tôi đã trở về với gia đình và được ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện RD-7 - Và mười mấy năm sau trên mảnh đất Utah, Mẹ tôi đã thực hiện một điều mà Bố tôi mơ ước, đó là một bộ quân phục khaki vàng với phù hiệu Quân Đoàn II, Sư Đoàn 23 BB cùng các loại huy chương Việt - Mỹ của Bố tôi trước đây... Trong bộ quân phục oai phong ấy, Bố ơi ! Người sĩ quan của ngày nào vẫn còn đấy, chúng con thấy Mẹ cười thật tươi, hạnh phúc, có phải chăng lý tưởng Quốc Gia vẫn âm ỉ trong tâm hồn của Bố Mẹ, dù thời gian có đi qua bao xa? Chúng con thấy bàn tay Bố vân vê Bảo Quốc Huân Chương lV và trong ánh mắt của người lính già gãy súng vẫn âm vang nỗi bi tráng của một thời binh lửa...

Ngày mất nước lần thứ 34 lại về, chúng con hiểu sự đau khổ trong tâm hồn của Bố Mẹ - âm thầm , chịu đựng, u uẩn, lực bất tòng tâm... Bố vẫn thường nhắc cùng với Mẹ về những người đã hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những bạn bè của Bố đã ngã xuống trong ngục tù CS.... Con xin được tạm kết ở đây cho những dòng tâm tư này bằng hai chữ "Định Mệnh " !

Vâng, Định Mệnh của cả một nền Cộng Hòa, của hàng trăm ngàn tử sỉ, của hàng trăm ngàn người không yên dưới biển sâu trên hành trình đi tìm tự do, và của ai nữa ? ... Của những người Quôc Gia đang còn sống đây cho dù ở trên xứ sở Tự Do hay còn trong nước, vành khăn trắng này sẽ được cột lên đến bao giờ ?

Salt lake city - April 2009
James Dieu

Nguồn: http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26415
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 18:17 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #84 - 22. Apr 2010 , 18:18
 
Trung Sĩ Tạ quang Châu - TĐ5ND Tạm dung tại Houston TX đăng ngày 04/22/10 - 8:00 PM
Kính tặng tất cả Tướng Lãnh , Sĩ Quan , Hạ Sĩ Quan , Binh Sĩ thuộc QLVNCH bài thơ chép lại của 1 người lính đã qua đời hết kiếp tị nạn cộng sản tại Hoa kỳ :

Rồi lại thêm một tháng Tư
Mắt ung máu vết thương dài vết xé
Những người lính chết hiện hồn về
Chia nhau điếu thuốc .
Hỏi kẻ thù ta nay đang chia phần Tổ Quốc ...
Chúng tôi đã có tội gì ?
Tội vì dân vì miền Nam ra đi
Đem tuổi trẻ xông pha cùng lửa đạn ?
Xin hỏi đồng bào tôi xưa những ngày khổ nạn ...
Có chút bình yên nơi thành thị xóm làng
Khi từng phút anh em tôi nằm xuống
Vuốt mắt bao lần vẫn thao láo trời xanh.
Ngày vỡ tổ chim tìm đậu đất lành
Đêm uống rượu say tràn trề nước mắt
Những trại tập trung miền Bắc
Anh em tôi gầy đói như ma...
Anh em tôi gục xuống bởi họng súng AK
Những đêm sương tuyết lạnh buốt da
Co ro bước trên nẻo đường cơm gạo
Đêm dị mộng mắt vằn đường gân máu
Nằm mơ có tiếng thét xung phong !
Những tử sĩ năm xưa nếu thật có linh hồn
Xin phù trợ cho ngọn cờ vàng ba sọc đỏ
Tung bay khắp bốn bể năm châu...
Hỡi những chiến binh giờ ở tận nơi đâu
Cũng có thể đưa tay chào nghiêm chỉnh !
Tháng Tư nhớ những chàng trai môt thời mặc áo lính
Giờ đây ngẩng mặt ngậm ngùi .
Để tháng Tư xa vắng một niềm vui
Tháng Tư Đen loang bầm dấu máu.
Thôi xếp lại một thời vui chiến đấu
Ngồi mà trông thế thái với nhân tình.

Houston TX April 2009

Nguồn: http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26415
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #85 - 22. Apr 2010 , 21:03
 
Cả Thế Giới Đều Hỏi


Cả thế giới đều hỏi?
Tại sao các người
Mãi tôn thờ
Lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ
Tại sao…?
Chúng tôi vẩn tôn thờ!
Bởi vì đó
Là linh hồn tổ quốc
Của những người Việt tha phương
Bởi vì đó
Là niềm tin và hy vọng
Một ngày về thay áo non sông
Lá cờ là biểu tượng
Của Tự Do
Mà chúng tôi bị cướp
Bởi bọn Cộng Nô
Chúng tôi mất tất cả
Bỏ lại ở quê nhà
Chỉ còn lại lá cờ
Trong triệu người trên thế giới
Hướng nhìn về tương lai
Cho dù thế hệ chúng tôi có tàn lụi
Nhưng còn lại cháu cháu con
Hướng lá cờ
Về lại quê hương
Cùng toàn dân đứng dậy
Làm một cuộc cách mạng
Dẹp tan bạo quyền
Lá cờ vàng phất phới
Trên đất nước Việt Nam
Ngày đó cho dù đã chết
Linh hồn chúng tôi
Cũng nương theo bóng cờ
Về trong ngày hội tựu
Tự Do! Tự Do!Tự Do!


Hoàng Chương [size=6][/size]
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 21:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #86 - 23. Apr 2010 , 09:18
 


...
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #87 - 23. Apr 2010 , 09:20
 

...


Giải Phóng hay Ăn Cướp

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #88 - 23. Apr 2010 , 19:18
 
Viết cho con những ngày cuối tháng tư

Mẹ Nấm


...
     

Apr 19, '10 8:55 PM


Nấm thân yêu,

Mẹ viết cho con những dòng này, sau khi cân nhắc và tẩy xóa khá nhiều lần.  Lá thư cuối tháng 4 này được mẹ viết giữa những bộn bề suy nghĩ, đắn đo. Những tưởng, chúng ta có thể bỏ lại sau lưng khoảng thời gian khốn khó, những tưởng mọi thứ lại trở nên bình thường sau bao nhiêu cố gắng của mẹ, những tưởng…

Mọi thứ không hề bình yên chút nào con ạ, bởi mái nhà của chúng ta, khoảng sân con thường chơi, góc nhà con nằm ngủ, chỉ cần có một chữ ký xác nhận là nó sẽ chẳng thuộc về chúng ta nữa.

Mẹ nghĩ mãi mà không ra, căn nhà đó, nếu vì bất cứ lý do nào mà mẹ không quay về, thì cũng không ai có quyền xác nhận là mẹ không tạm trú ở đó, bởi ngoài mớ giấy tờ chi chít dấu đỏ hợp thức hóa sự hiện diện của mẹ, thì vẫn còn có một mối dây liên kết vô hình phải không con?

Huống hồ chi, vì lý do an toàn cá nhân, và cả an toàn trong tinh thần của mình, và để chấm dứt cái cảnh nay ông trưởng thôn đến hỏi, mai lại có nhiều cặp tình nhân lảng vảng quanh nhà, để tránh cái cảnh căng thẳng và những bức xúc không cần có, mẹ muốn tịnh tâm, muốn con yên bình.

Chủ Nhật ngày 18 tháng 04 năm 2010 – mẹ muốn con nhớ ngày này, cái ngày mà những người nhân danh luật pháp, vì muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, đã “nhờ” ba con ký giấy xác nhận rằng: mẹ con ta không còn ở trong căn nhà của mình nữa.

Lý do và động cơ nào khiến họ làm việc đó thì mẹ không biết, thực lòng mẹ cũng không muốn biết, bởi ở đất nước này, sẽ có 1001 lý do được đưa ra bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào người ta muốn.

Mẹ viết lại những chuyện này, không phải để trách móc ai. Mẹ chỉ muốn con biết rằng, đã từng có một thời điểm khó khăn để ba mình quyết định nên làm thế nào cho đúng và cho phải.

Mẹ ghi lại những điều này không phải để điểm mặt chỉ tên ai, mà mẹ muốn con biết rằng, mai này, có những loại công việc, nó sẽ quyết định nhân cách của mình. Người chọn nghề, hay nghề chọn người, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng nhất của một con người, là biết tự mình phân biệt đúng sai, và lựa chọn cách hành xử làm sao cho nên “người” nhất. Tuyệt đối, không được phép nhân danh nghề nghiệp, mà quên đi nhân cách của mình, con à.

Có thể mai này lớn lên, con sẽ thắc mắc rằng, tại sao mẹ lại “hân hạnh được chiếu cố” đến vậy?

Lẽ ra, mẹ có thể lựa chọn khác đi, để ba con vui lòng, để mọi người được an nhàn, nhưng tại sao mẹ không làm thế?

Mẹ sẽ chỉ im lặng, bởi mẹ không trả lời con được.

Bởi vì, mẹ cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người mẹ, buộc mẹ phải suy nghĩ và hành động như vậy. Mẹ đã từng suy nghĩ, tại sao mình không làm khác đi được?
Và, mẹ không tìm được câu trả lời.

Những ngày cuối tháng Tư, khi viết những dòng này cho con, mẹ nhớ đến lá thư mà bác P. viết cho con trai mình năm ngoái. Một lá thư xúc động, và cũng làm khá nhiều người khó chịu, bởi nó là lời trần tình của một người cha dành cho con trai mình về quê hương thân yêu.

Mai này con lớn lên, sẽ phải học nhiều thứ về lịch sử, mẹ đã hứa với lòng mình, sẽ dạy con đánh vần hai tiếng “quê hương” thật trọn vẹn, sẽ chỉ cho con xem những dấu tích đớn đau trên thân xác đất nước mình.

Tháng Tư mà mai này con được học, sẽ không chỉ có cờ hoa rực rỡ, mà nó còn là nước mắt và máu của rất nhiều người.

Tháng Tư  là tháng mà mẹ sẽ dạy con, là biết nhìn nhận, biết lắng nghe và biết suy nghĩ trước những gì lịch sử đã trải qua. Đó thực sự không phải là chiến thắng, mà chỉ là một cuộc chuyển giao quyền lực đầy đau đớn của dân tộc mình.

Quê hương này là của mẹ, của con, của mọi người Việt Nam.

Làm gì có ai thắng cuộc, khi cả dân tộc này bị chậm tiến so với các nước bạn phải không con?

Mẹ sẽ không dạy con những điều cao siêu đầy lý tưởng, không dạy con yêu kính những giá trị không hề có thật được tô vẽ.

Mẹ sẽ chỉ dạy con rằng ngoài việc yêu bản thân mình ra, yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng mình, yêu những người xung quanh mình, yêu cả nơi mà con sinh ra và lớn lên – là Việt Nam. Nơi sản sinh một dân tộc da vàng, thấp bé, nhưng thông minh và can đảm chẳng kém ai.

Có thể rồi con sẽ “được” học, được nghe, được xem và bị ảnh hưởng bởi một nền văn hoá mang tên Trung Quốc, rõ ràng là điều này sẽ xảy ra, bởi chúng ta đang phải sống chung với nó, phải đối mặt với nó trong cuộc sống hàng ngày mà không có sự chọn lựa nào khác.


Nên vì thế, mẹ viết những dòng này để con nhớ rằng, dù sự đô hộ của Trung Hoa cách đây 1000 năm đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng nhiều người Việt, thì giấc mơ “Hán” hoá nước Việt Nam bằng nhiều cách thức, nhiều thủ đoạn cũng sẽ chỉ là giấc mơ của tên láng giềng đầy lòng dã tâm.

Bởi lịch sử đã và sẽ đang viết tiếp tinh thần No China từ 1000 năm trước con à!

Một mai con khôn lớn, đọc lại những dòng này, mẹ hy vọng con sẽ hiểu hơn những gì mẹ đã nghĩ, đã làm chỉ vì muốn con có thể học được bài học đứng thẳng làm người, con nhé!

Mẹ yêu con!


http://menam0.multiply.com/journal/item/167/167
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #89 - 23. Apr 2010 , 19:22
 
THÁNG TƯ, EM


Tháng tư em khóc mỗi chiều,
Trăm cơn mộng dữ ngày điêu đứng về.
Cơn mưa lạ lạnh sơn khê,
Mong manh áo cũ, câu thề vẫn xưa.
Sàigòn, tên mất, mù xa,
Thì thôi xin nhắc dùm ta yêu người.
Ba mươi năm lẻ, nửa đời,
Ép dòng dư lệ giữa trời quạnh hiu.
*
Tháng tư em  khóc mỗi chiều,
Năm rồi qua, nhớ thêm nhiều, tình ơi.

LAN ĐÀM

  hoa_vang_14


Ở BOLSA NHỚ SÀIGÒN


              Gửi Duy Lam, Phạm Quốc Bảo

Nhớ ư- thì cũng lề đường,
Góc trưa dăm vạt nắng vương tóc người.
Ly cà phê, mãi không vơi,
Nghe trong men đắng vọng đời truân chuyên.
Sàigòn nhuộm má em đen,
Xác xơ quán nhỏ cột đèn chờ nhau.
Mười năm đợi, áo bạc màu,
Đìu hiu phố cũ, sầu đau cuối ngày.
Bolsa cây lá vừa thay,
Ở mắt ai, chợt thấy đầy chốn xưa.

LAN ĐÀM

Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #90 - 24. Apr 2010 , 09:43
 


...


Tháng Tư còn đó nổi sầu


Em về ấp ủ đau thương
Mùa vui đã chết trái buồn phân ly
Tháng Tư kẻ ở người đi
Tháng Tư lở núi vở đồi tự do
Cá bơi sông nước cạn khô
Chim bay cánh rũ mây mù ngàn khơi
Đường quê hương ngập lệ rơi
Hoàng Sa,Bản Giốc ngậm ngùi hồn thiêng
Tây Nguyên bụi đỏ, xích xiềng
Hoang vu mẹ níu cửa thiền khua sương
Trắng tay cha đếm tuổi lòng
Chợ chiều trẻ hát nối vòng mồ côi
Triệu trái tim lửa sục sôi
Sài Gòn-Hà Nội-một trời cô liêu
Tháng Tư còn đó nổi sầu
Đất tổ tiên nhuộm thấm màu nô vong
Xác ngư dân đổ biển đông
Xác nông phu ngập theo dòng MêKông
Ba Đình “hồ hởi” Bắc phương
Tháng Tư nặng nợ trái buồn diệt vong
.


- Lê Hải Lăng -
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #91 - 24. Apr 2010 , 10:39
 
NHÂN NGÀY QUỐC-HẬN 30 THÁNG 4: 65 NĂM NHÌN LẠI

Lê Thành Nhân


Nhân Ngày Quốc Hận năm nay, đa số đều chỉ “nhìn lại 35 năm” thôi. Mặc dù tôi không phải là một sử-gia hay môt chính-trị-gia, tôi cho là không đúng vì đã bỏ sót một giai-đoạn lịch-sử quan-trọng chứa đựng những hy-sinh to lớn của những chiến sĩ Quốc-gia đấu tranh chống lại các thế-lực quốc-tế để giành lại độc-lập cho Dân-tộc trong và sau đệ nhị thế chiến. Tôi chỉ là một “thất phu” đã tận mắt chứng kiến cuộc nổi trôi của vận Nước qua 7 chế độ ở Việt Nam từ 1945 đến 1975.  Chính mắt tôi đã bao lần nhìn thấy cảnh quê hương bị tàn phá, đồng bào bị đàn áp, khủng bố, tù đày, giết hại.  Chính tôi cũng đã từng trải qua 10 năm trong ngục tù CS.  Tôi muốn ghi lại dưới đây cho những ai không được trực tiếp chứng kiến như tôi.


I.  KHỞI ĐẦU CUỘC CHIẾN QUỐC-CỘNG: 1945

   
A.  Phía Cộng-sản: do Hồ Chí Minh cầm đầu, tuân hành chỉ-thị của CS quốc-tế do Liên xô và Trung Cộng lãnh đạo, chủ-trương chuyên chính vô sản và đặt quyền lợi gia-cấp vô sản (đảng CS) trên quyền lợi Dân-tộc.

B.  Phía Quốc-gia: gồm các chánh đảng, lực lượng yêu nước theo chủ  nghĩa “dân-tộc” (nationalism) và nguyên tắc dân chủ tự do kiểu Tây Phương (phần lớn dựa vào Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cuộc Cách-mạng 1789 của Pháp, đã được Liên Hiệp quốc biến thành Bản Tuyên ngôn Nhân-quyền Quốc-tế).
Hãy nói rõ thêm về chữ “quốc-gia”.  Chữ “quốc-gia” không được nhiều người hiểu rõ, nhứt là các thế-hệ trẻ.  Lịch-sử của chữ đó bắt nguồn từ chữ “Etat du Vietnam”=Quốc-gia Việt Nam, mà nước Pháp nhìn nhận độc-lập sau đệ nhị thế chiến.  Những người chống lại Việt Minh và Cộng-sản quốc tế của HCM đều theo về phía chánh-phủ Quốc-gia.  Sau tháng 12, 1946 thì “chánh-phủ VN Dân-chủ Cộng-hòa” của HCM bị đánh chạy về biên giới Việt-Trung. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu từ đó và kéo dài đến ngày hôm nay.
Ý-nghĩa chính-trị của từ-ngữ “người quốc-gia”“người theo chủ nghĩa dân-tộc”, vì chữ nationalism hay nationalist là do chữ gốc nation=dân-tộc mà ra, đối lập với “người theo chủ nghĩa quốc-tề cộng-sản” (internationalism).  Người theo “chủ nghĩa dân-tộc” hay “người Quốc-gia” thì đặt quyền lợi của dân tộc mình và quốc-gia mình lên trên hết.  Còn người theo cộng-sản quốc-tế thì sẳn sàng hi-sinh quyền lợi tổ quốc mình để phục-vụ quyền lợi của các đảng cộng sản quốc-tế như Trung cộng, Liên xô. Người Quốc-gia không thể bán rẻ Đất Nước mình cho ngoại bang. Hiểm họa Việt cộng bán rẻ quyền lợi Đất Nước cho Nga cộng và Tàu cộng không cần phải đợi đến ngày hôm nay mới biết được, mà đã bắt đầu từ ngày HCM gia nhập đảng CS ở Pháp (1920).   

Vậy, câu chuyện HCM có công giành độc-lập cho Đất Nước (như đảng CSVN tuyền truyền) chỉ là một huyền-thoại để lừa bịp mọi người mà thôi.  Cái gọi là “Tư tưởng HCM” mà đảng CSVN đang đề cao để thay thế chủ-nghĩa Marxist và Leninist bị nhân loại vứt vào sọt rác của lịch-sử, thực chất là loại tư-tưởng vọng ngoại, bán nước, phản dân-tộc.  Việc đảng CSVN đã dâng đất, dâng biển Việt Nam cho Trung Cộng ngày nay đã là một thực tế không còn chối cải gì được nữa.  Hàng chục ngàn đảng viên thực tâm yêu nước từng bị HCM lừa gạt đã xé thẻ đảng sau khi nhận biết sự thật nầy. Hiện-tượng nầy mỗi ngày càng lan rộng sẽ đưa đảng CSVN đến chỗ tan rã. “Đảng CSVN có thể lừa gạt một nười, hai người,.... một ngàn người, chớ không thể lừa gạt tất cả mọi người.  Đảng CSVN có thể lừa gạt một lần, hai lần.. một ngàn lần, chứ không thể lừa gạt người ta mãi mãi” (dựa theo một danh ngôn của TT Lincoln)

Do không hiểu thấu đáo ý-nghĩa của chữ “quốc-gia” nên nhiều tổ chức đấu-tranh của người Việt Quốc-gia đã dùng những danh xưng lệch lạc như ”người Việt Tự do”, “người Việt Tỵ-nạn”, …. Cũng y như vậy, nhóm chữ “Cờ Quốc-gia” bao hàm đầy đủ ý nghĩa hơn nhóm chữ “Cờ VNCH”.  Còn  các chữ “Cờ Việt Nam Tự do” và “Liên-minh Việt Nam Tự do”  thì hoàn toàn vô nghĩa.

II.  CÔNG CUỘC CHIẾN ĐẤU GIÀNH ĐỘC-LẬP VÀ TỰ CHỦ CỦA NGƯỜI  VIỆT QUỐC-GIA:


Sách sử của CSVN lừa bịp mọi người và viết: Việt Nam được độc-lập từ 2 tháng 9, 1945 nhờ công lao của HCM và đảng CSVN.  Sau đây là các sự kiện lịch-sử mà chính người viết cũng đã tận mắt chứng kiến:
Sau khi đảo chánh Pháp đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhựt trao độc-lập ngay cho Việt Nam lần đàu tiên với Chánh-phủ Trân Trọng Kim.  Lá cờ Quốc-gia màu vàng được khai sinh từ đây (Cờ Quẻ Ly).  Nếu Nhựt không thất trân thì cuộc diện thế giới ngày nay ắt đã khác.
Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp công nhận VN độc-lập trong Liên-hiệp Pháp: Chánh-phủ Quốc-gia được tái lập cũng với Quốc-trưởng Bảo-Đại như thời Chánh-phủ Trần Trọng Kim.  Chánh-phủ Quốc-gia tồn tại từ 1948 đến 1955 rồi chuyễn sang đệ I Cộng-hòa, chấm dứt chế độ quân-chủ.  Cờ Quốc-gia có nền Vàng và 3 Sọc đỏ từ đó (1948) đến nay.

Đệ I và đệ II Cộng-hòa (1955-1975).

Quân dân Miền Nam đã chiến-đấu vô củng anh-dũng để bảo vệ nền độc-lập của Việt Nam trước âm-mưu cướp nước ta của Nga, Tàu qua tay sai của chúng là CSVN. Hơn 200,000 chiến sĩ Quốc-gia đã hy-sinh để bảo vệ Tổ-quốc, cọng với cả triệu đồng bào vô tội.  Con cháu chúng ta hãy nhìn cho thật kỷ sự thật hôm nay:  tập-đoàn CS HCM là Việt gian đang bán Nước cho Tàu, hay Phía Việt Nam Quốc-gia  bán Nước?
Trên đây là chưa kể thời kỳ từ 1862 đến 1945 với nhiều phong trào “dân-tộc” (Quốc-gia) yêu nước đã nỗi lên chống Pháp trước và sau khi đảng CSVN được khai sinh (1930), trong đó Việt Nam Quôc-dân đảng là thí dụ điển hình nhứt.  Trong suốt hơn 4000 năm, dân tộc ta đâu cần có đảng CSVN mới đánh đuổi được ngoại xâm.  Trái lại, đảng CSVN đã cổng rắn Trung cộng vào nhà cướp nước, hại dân chúng ta hôm nay. Sự chia rẻ Quốc-Cộng do đảng CSVN tạo ra đã tiêu hủy sự đoàn-kết dân-tộc vốn là yếu tố quyết định trong việc chống ngoại xâm bảo vệ độc-lập của ông cha ta. Ngày nào còn chế độ CSVN thì ngày ấy Dân tộc VN còn bị chia rẻ và bất lực, Đất Nước VN còn bị  nô lệ ngoại bang.  Hiện nay đảng CSVN còn đem sự chia rẻ đó để phá hoại cộng-đồng Người Việt hải ngoại bằng Nghị-quyết 36 của Bộ Chính-trị.

Xin hãy nhìn: Ấn độ nhờ không có đảng CS mà đã được độc-lập từ năm 1948 và đang trở thành một cường quốc với một dân tộc đoàn kết hùng mạnh.

III.  KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY HÔM NAY:


Với sự yểm trợ hùng hậu của Liên xô và Trung Cộng, phía CS đã thắng người Pháp và Phía Quốc-gia (Hiêp-định Genève 7/1954), thôn-tính phân nửa nước ta từ vĩ-tuyến 17 trở lên.  Về tuyên truyền thì phía CS biết sử dụng chiêu bài mị dân “giải-phóng thuộc-địa”. Nước Mỹ thì vừa ra khỏi Chiến tranh Triều tiên (1951-1953), không dám nhảy vào cứu Pháp bị sa lầy ở Điên Biên phủ, sợ làn sóng chống đối của dân chúng Mỹ vốn rất sợ chiến tranh và chết chốc.
Hoa Kỳ đã sáng suốt không ký vào Hiệp- định Genève (7/1954) và nỗ lực củng cố Miền Nam Quốc-gia bằng chế độ Việt Nam Cộng-hòa, dân chủ và tiến bộ như Tây phương. Nền hành chánh và Quân-lực VNCH được thế giới xếp vào bực nhứt Đông Nam Á. Cảnh-sát QG của VNCH dẹp biểu tình tinh nhuệ hơn bất cứ nước nào khác.  Dù đang chịu đựng chiến tranh, kinh tế VNCH chỉ đúng sau nước Nhật. Trước ngày CSBV đem 12 sư đoàn vào bức tử Miền Nam, không có bất cứ dấu hiệu nào khiến cho Miền Nam phải thất trận, ngoại trừ sự bội ước của chánh khách Hoa Kỳ từ khước cung cấp súng đạn cho Quân-lực VNCH như đã cam kết.
Vì nghe theo cố vấn của Kissinger, Hoa Kỳ đã sai lầm thảm hại khi quyết định rút  ra khỏi Việt Nam và Đông Nam Á, giao cho Trung Cộng vai trò làm “cai thầu” khu-vực, đồng thời trục lợi từ thị trường tiêu thụ của hàng tỷ người Tàu.

Kissinger đã phạm 3 lỗi lầm chiến-lược quan trọng :   
a.     Lần đầu tiên trong lịch-sử mình, Hoa Kỳ đã phải mang vết nhơ phản bội đồng-minh mình.  Đệ nhứt cường quốc Hoa Kỳ từ nay không còn đáng tin cậy nữa trên chính trường quốc-tế.
b.  Không tiên đoán nỗi khã năng lớn mạnh nhanh chóng của nước Tàu.  Hoa Kỳ đã vỗ béo con “hổ Trung cộng” để bây giờ nó sẽ trở lại ăn thịt mình.
c.    Không biết được trử lượng khổng lồ về tài nguyên thiên nhiên (dầu mõ) của vùng Biển Đông. Số tài-nguyên nầy (phần lớn là  năng lượng) có khã năng đưa Trung cộng lên hàng đệ nhứt cường quốc thế giới và đánh bại Hoa Kỳ. Hiện Trung cộng đã đem tàu chiến, tàu ngầm đến trấn giữ:  nếu muốn trở lại, cái giá mà Hoa Kỳ phải trả chưa chăc là nhỏ.

IV. CÁC BIẾN-CỐ LỊCH-SỬ BẤT LỢI CHO PHÍA QUỐC-GIA


1.      Tập-đoàn HCM (HCM, Lê Hồng Phong, Trường Chinh, …..) được Nga, Tàu đào tạo để đem phong trào CS Quốc-tế về quảng bá ở Đông Dương (1920-1945). CS Quốc-tế được tổ chức và lãnh-đạo liên tục.

2.      Trung Cộng chiếm Trung Hoa Lục địa (1949) làm hậu phương vững chắc cho VC. Trước 1949, quân Pháp-Việt đã chiếm ưu-thế ở Đông Dương.

3.      Pháp bị phe CSQT (Nga-Tàu) đánh bật khỏi Đông Dương (1954).  Hoa Kỳ không tiếp cứu Pháp sau trận Điện Biên phủ.

4.      Hoa Kỳ rút khỏi Đông Dương và gián tiếp giúp cho con “Hùm Trung Cộng” lớn mạnh (từ 1972 tới nay) bằng chánh-sách giao thương.

5.      CSVN được phe CS quốc-tế viện trợ quân-sự vô giới hạn. Phe thế giới Tự do lo cho quyền lợi của chính họ trước nhứt.  Áp lực của dân chúng trong chế-độ dân chủ tạo sự thiếu liên tục trong chánh-sách đối với đồng minh., trái ngược với chế độ độc tài của CS.

6.      Chế độ thực dân chủ-trương tiêu-diệt hết các nhà lãnh-đạo Quốc gia có tài và không cho phép đào tạo hàng ngũ lãnh đạo mới.  Cuộc khủng hoảng lãnh đạo của chúng ta còn kéo dài đến ngày hôm nay.

V. HIỂM HỌA HÔM NAY: CÁC HÌNH-THỨC XÂM-LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG


1.  Mất lảnh-thỏ, lãnh hãi, Hoàng sa , Trường sa, tài nguyên kinh-tế trên thềm lục địa. Chưa chi mà đồng bào ta ở nhiều tỉnh Miền Trung đã bắt đầu chết đói vì không được phép đánh cá ở những nơi mà ông cha họ đã từng làm ăn từ mấy trăm năm nay.  Thềm lục địa VN hiện là một trong những nơi có trữ lượng dầu mõ lớn nhứt thế giới.

2.  An-ninh quốc-phòng:  VN hoàn tòa bị Trung cộng bao vây kín, không có lối thoát.

3.  Mất hải lộ chuyễn vận huyết mạch giao thông giữa châu Âu, Châu Úc và châu Á đi ngang hải phận VN, tác hại nặng nề đến nền kinh tế quốc-gia VN. 

4.  Các hợp-đồng cho thuê đất rừng 50 năm đương nhiên biến VN thành một thuộc địa của Tàu.

5.  Với các dụ án khai thác quặng mỏ, xây dựng nhà máy, hạ tầng cơ sở được giao cho các “công-ty”Tàu thầu thì hàng trăm ngàn lính TC ngụy trang là công nhân lập làng, lập chợ khắp nơi như chính trên đất nước Tàu.

6.  Chủ trương xua đàn ông Tàu qua lấy gái Việt đẻ Hán hóa dân ta.

7.  Tuồng (dumping) hàng hóa hư hỏng, độc hại qua đầu độc người Việt Nam, gây hậu quả di truyền lâu dài vô cùng nguy hiểm cho nhiều đời con cháu chúng ta (còn hơn chất đọc da cam nhiều lần).

8.  Phá hoại nặng nề nền kinh tế VN: nền công kỹ nghệ sản xuất của VN bị phá sản vì không cạnh tranh được với hàng lậu TC, ngân sách quốc-gia thì thất thu…Mà hễ thất thu thì phải chạy qua Tàu xin viện-trợ,… nên không mong gì thoát ra khỏi được sự lệ thuộc vĩnh viễn vào mẩu quốc Tàu! Đây là hình-thức “xâm-lược” vô cùng hiểm độc.


VI. THỬ VẠCH RA VÀI PHƯƠNG-SÁCH CỨU NƯỚC


1. Giải-pháp 1.-  Thay đổi từ bên trong.

Đảng CSVN tự nguyện trao trả quyền lãnh-đạo Đất Nước lại cho Toàn Dân để cứu Nước, vì chủ nghĩa CS đã bị loài người và lịch-sử đào thải, đã đưa Dân tộc đến bờ tiêu vong hiện nay với họa Bắc xâm, và bế tắc về ngoại giao, chính-trị, kinh tế, nhân tâm, v.v. .  Đảng CSVN đã bị đẩy vào thế làm một “con tin” của Trung Cộng nên dù có muốn cũng không thể lãnh đạo công cuộc chiến đấu chống lại Trung cộng được. Liên xô trước đây chỉ bị bế tắc về kinh-tế mà tạo được “tiền-đề” cho Gorbachev “phi Cộng-sản hóa” Liên xô mà không cần nổ một phát súng hay đổ một giọt máu.  Dân tộc Đức cũng đã được “phi Cộng-sản hóa” một cách êm ả vì, dân tộc Đức có một ý thức cao độ về quyền lợi sống còn của dân tộc mình.  Suốt 45 năm chiến tranh lạnh dân tộc Đức không hề để cho thế lực ngoại lai xúi giục tàn sát lẫn nhau:  Đông Đức đã không đem xe tăng Liên xô sang “giải phóng Tây Đức”, như Đảng CSVN đã “giải phóng Miền Nam”.  Để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, đảng CSVN đã quyết đánh đế quốc Mỹ đến …. người Việt Nam cuối cùng”, và thực tế đã đem cả chục triệu sinh linh người Việt để “đánh Mỹ cứu Nước”.  Giờ đây, “đảng” lại  phải tốn cả chục triệu thanh niên VN nữa để đuổi Tàu mà chưa chắc được, nếu không nhờ đến Mỹ!   Ý-thức đặt quyền lợi Dân tộc lên trên hết cũng được thấy ở dân tôc Nhật.  Sau khi bị hai quả bom nguyên tử, phe quân phiệt Nhật thay vì bám lấy quyền lực đã tự nguyện rút lui để cho Nhật hoàng ký hòa-ước đầu hàng Đồng-Minh, cứu dân Nhât khỏi nạn diệt vong.

2. Giải-pháp 2. -  Lực-lượng yêu nước quốc nội phải đứng lên thay đổi chế-độ

Không có chế độ độc tài nào mà tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị và quyền lợi của họ, trừ khi bị bắt buộc. Muốn tạo ra một sự thay đổi chế độ (regime change), các lực lượng dân tộc yêu nước như thanh niên, sinh viên, trí thức, quân đội, công nhân, đảng viên thức tỉnh, v.v. phải đứng lên thành-lập “Phong-trào Quốc dân cứu Nước” đấu tranh một cách có tổ chức và lãnh đạo.  Chỉ cần một cuộc xuống đường với vài trăm ngàn người tại Hà Nội là có thể lật đổ chế độ. “Quân đội nhân dân” chả lẽ lại đi chỉa súng bắn lại nhân dân, trong khi họ hy sinh chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ-quốc.  Thời cơ bây giờ  là lý tưởng, vì không còn ai tin tưởng vào một đảng CSVN phản quốc nữa.  Ngọn cờ “chống ngoại xâm” bao giờ cũng là sự thôi thúc mạnh mẻ nhứt đối với dân tộc Viêt Nam trong hơn 4000 lịch sử.

3.  Giải pháp 3.-  Chánh-phủ Lưu vong (của lực-lượng Quốc-gia hải ngoại)

Khi nước Pháp bị Đức chiếm và dựng lên Chánh-phủ Pétain làm tay sai cho Đức.
Tướng DeGaule phải chạy qua nước Anh thành lập Chánh-phủ lưu vong để lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Đức quốc xã.  Nhà Cầm quyền Hà Nội và Đảng CSVN hiện chỉ là tay sai của đảng CS Trung quốc, không do toàn dân Việt nam bầu ra nên không phải là đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam. Vì mối tương quan lịch sử đó Nhà cầm quyến Hà Nội KHÔNG thể lãnh đạo công cuộc  đấu tranh chống Trung cộng được. Nhất định phải có một Chánh-phủ không phải là “con tin” của Trung cộng.

Nhiều giải-pháp có thể thực hiện  được:

a.  PHỤC HỒI TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA VNCH

Tướng Dương Văn Minh là tổng thống bất hợp pháp dựa vào Hiến-pháp của đệ II Cộng hòa.  Bởi vậy có thể triệu tập lại lưỡng viện Quốc-hội của đệ II Cộng-hòa để đại diện cho VNCH và cử Chánh-phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Trung cộng hiện nay.

b. TRIỆU TẬP QUỐC DÂN ĐẠI-HỘI (Hôi-nghị Diên-Hồng)

Nếu giải-pháp a. trên đây không thực-hiện được thì phải triệu tập một “QUỐC DÂN ĐẠI HỘI” để có tư cách tạm thời đại diện nhân dân Việt Nam, phủ nhận tư cách đại diện của ngụy quyền Hà Nội, là tay sai của đảng CS Trung quốc.

Các giai-đoạn cần thực hiện:

            1. Phát động một PHONG-TRÀO QUỐC DÂN CỨU NƯỚC
            2.Triệu-tập một QUỐC DÂN ĐẠI-HÔI (HÔI-NGHỊ DIÊN HỒNG)
            3. Đặt ra cơ cấu và cử nhân sự lãnh đạo công cuộc chống ngoại xâm theo khái niệm Chánh-phủ Lưu vong của De Gaule.

4. Giải-pháp 4.-  Trung-lập-hóa Bán đảo Đông Dương

Giải-pháp “Trung-lập-hóa Việt  Nam” bây giờ là thích hợp nhứt và cần thiết nhứt. Đây là giải pháp ít tốn kém xương máu nhứt và có giá trị chiến lược lâu dài cho 3 dân tộc trên bán đảo Đông Dương nhứt.  Nhìều thức giả đã đưa đề nghị nầy trong quá khứ trong đó có GS Vũ Quốc Thúc và nhiều chiến lược gia khác.
Yếu tố thuận lợi của chúng ta là 4 triệu người Việt ở hải ngoại hiện nay có thể vận động ngoại giao với các quốc-gia có thế lực, nhứt là Hoa Kỳ để chấp nhận giải-pháp nầy.  Nó sẽ mang lại nền hòa-bình lâu dài cho Việt Nam để tái thiết Đát Nước, mà không tốn phí ngân sách quốc-phòng.
Cần ghi nhận một điều là trong quá khứ Phía VN Quốc-gia chúng ta đã thất bại một phần là vì không biết sử dụng vũ khí ngoại giao như Đài-Loan và Do Thái là những nước còn nhỏ hơn VNCH gấp nhiều lần, mà vẫn tồn tại được.

KẾT LUẬN

Đối với người Việt Quốc-gia yêu Nước tình thế hôm nay chưa hẳn là tuyệt vọng, nhưng chúng ta phải thay đổi toàn diện từ cách nhìn đến cách tổ-chức, và làm việc của mỗi người chúng ta và mỗi tổ-chức chúng ta. TỔ-CHỨC  KHOA HỌC VÀ LÃNH-ĐẠO HỮU HIỆU là hai yếu tố mà các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại chúng ta chưa có trong 35 năm qua. 

CƠ HỘI NÀO CHO DÂN TỘC VIỆT NAM?

Gần 4 triệu người Việt tỵ nạn CS ở hải ngọai hiện nay là một lực lượng hùng hậu có thể huy động vào công cuộc cứu quốc. Dù thương hay ghét nước Mỹ, phải nhìn nhận là để chống lại nước Tàu hiện nay, chỉ có thể nhờ đến sức mạnh quân sự, ngoại giao, kinh-tế, tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. 

Sau đây là những cơ may (opportunities) của chúng ta:

1.  Chúng ta có tiếng nói của những công dân Hoa Kỳ để ảnh hưởng chánh sách của Hoa Kỳ.

2.  Chánh quyền Hoa Kỳ đang chủ trương trở lại Á châu

3.  Chánh quyền Hoa Kỳ đã ký nhiều hiệp ước với Việt nam kể cả hiệp ước quân sự và nguyên tử lực để có khã năng can thiệp vào Việt Nam nếu VN bị Trung cộng uy hiếp. Hoa Kỳ đã biết sửa chửa một số lỗi lầm quá khứ của mình.

4.  Chánh quyền Hoa Kỳ đang “ly gián Nga với Trung cộng” và liên minh với Ấn độ, Pakistan để bao vây Trung cộng.  Các tướng lãnh Hoa Kỳ đã công khai báo động về hiểm họa quân sự của Trung cộng từ vài năm nay rồi.

5.   Gần như cả thế giới đang chống lại tham vọng hiện nay của Trung cộng ở Biển Đông, từ Á sang Âu: Nhựt, Đại Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai, Ấn độ, EU.

6.  Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ còn nắm giữ “con bài tẩy kinh tế “ của Trung Cộng: dân chúng Trung cộng nổi loạn ngay nếu Tây phương ngưng nhập cảng hàng Trung cộng.

7.  Hoa Kỳ cũng đang nắm con bài tảy về kinh tế và tài chánh đối với VC.  Hoa Kỳ đang cho Hà Nội xuất cảng tối đa vào Hoa Kỳ để phải bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ.  VC cũng đang vay một số nợ ngoại tệ khổng lồ của các định chế tài chánh mà Hoa Kỳ kiểm soát. Hoa Kỳ hiện là nước đầu tư lớn số 1 tại VN nên sẽ giữ vai trò quyết định đối với nền kinh tế và tài chánh VN.

Xin nhắc lại, sau 70 năm được xây dựng kiên cố, thành trì CS quốc tế Liên xô đã sụp đổ không do bom đạn hay hỏa tiển của phe Tự do mà là do bế tắc kinh tế và tài chánh mà đảng CS Liên xô không giải quyết nổi.

Cái chế độ lỗi thời, phản dân, bán Nước ở Hà Nội hiện nay liệu có xứng đáng để tồn tại hay không?

Đồng bào hải ngoại, các tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức, quân nhân, công nhân yêu nước tại quốc nội từng bị “Đảng” lừa gạt gần một thế kỷ nay, xin hãy trả lời câu hỏi đó, và hãy hành động cúu nguy Tổ quốc!


HẢI-NGOẠI, mùa Quốc Hận 2010
- Lê Thành Nhân -


Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2010 , 11:17 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #92 - 24. Apr 2010 , 14:31
 

...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #93 - 24. Apr 2010 , 15:44
 
...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #94 - 25. Apr 2010 , 01:00
 

Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử & Những Dòng Máu Lạc Hồng Bất Khuất


...


...

...


...

Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bãy người con đã tự tử bằng súng lục.

   * Những Anh Hùng Tuẩn Tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    *
Tướng Lê Văn Hưng
    * Tướng Lê Nguyên Vỹ
    * Tướng Nguyễn Khoa Nam
    * Tướng Phạm Văn Phú
    * Tướng Trần văn Hai
    * Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
    * Thiếu Tá Hồ Đăng Nhựt
    * Những người tù cải tạo: Sống Oai Hùng, Chết cũng thật Hiên Ngang


...



    
      Những tên đường trên đất Mỹ hôm nay mang tên những vị anh hùng nước Việt
      (Photo taken in Washington DC by HoiLaTraLoi)
...

...

...

...

...

...

...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #95 - 26. Apr 2010 , 08:31
 
TUỔI TRẺ VN & NGÀY 30/4

Vũ Quốc Tấn
(blogger trong nước)

Ngày 25-04-2010, giờ 02:41



30/4 lại đến, đánh dấu 35 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Cái ngày mà có người cho là ngày Giải Phóng, cũng có người gọi ngày này là ngày Quốc Hận. Ở Việt Nam và Hải Ngoại, trong chúng ta sẽ có một nhóm người ăn mừng tưng bừng, hát la ầm ỉ, áo quần thật đẹp, vui vui vẻ vẻ khắp mọi nơi. Những người này họ cho rằng ngày 30/4 là ngày “Giải Phóng”, “Thống Nhất” đất nước, hay là ngày “Đại Chiến Thắng”, v.v.. 30/4 này, cũng có nhóm người lòng buồn não ruột, mắt họ nhìn về nơi xa xăm như mong chờ gì đó hay lưu luyến một sự gì đó đã qua rồi, hay đang lo sợ một điều gì. Những người này cho rằng ngày 30/4 là một ngày buồn, một “tháng Tư Đen”, là ngày Quốc Hận. Và cũng vào 30/4 này, lại có một nhóm người không biết nên buồn hay vui, vì họ không có một quá khứ buồn/vui nào dính dáng đến họ có liên quan đến ngày này. Họ chỉ biết rằng 30/4 là một ngày Lễ ở VN, lại rơi vào thứ 6th, nghỉ ngơi giây lát rồi lại tất tả, bương chải, lăn lộn trong dòng đời để mưu sinh cuộc sống, để vượt qua những khốn khó như hiện nay. Trong nhóm người thứ 3 này là có tôi, một thanh niên của thế hệ 8X.

Tôi cũng như bao bạn trẻ khác của những thế hệ 7X, 8X, 9X, 10X, tôi không hề biết chuyện gì đã xãy ra trước ngày 30/4/75. Lúc nhỏ, tôi thường hay nghe người lớn nói chuyện với nhau rằng “Trước giải phóng”này, “Chế Độ Cũ” nọ, tôi dường như chả hiểu họ đang nói gì. Họ cũng chả bận tâm giải thích cho tôi hiểu. Lớn lên dưới mái trường, trước phim ảnh, sách báo trong nước, tôi được dạy/bảo rằng 30/4 là ngày “Đại đoàn kết dân tộc”, “Chiến thắng Mỹ-Ngụy”, là ngày “Giải phóng”. “Thống Nhất đất nước”, rằng chế độ Mỹ-Ngụy, Ngụy Quân-Ngụy Quyền rất ác ôn, rằng nhờ có bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đcsvn) Vĩ đại kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước nên Việt Nam ta mới có ngày 30/4.

Những bài hát nhạc cách mạng, hồi còn nhỏ, tôi nghe thật hào hùng. Những câu chuyện về bà mẹ kháng chiến nuôi dấu cán bộ, những anh chị giao liên, cán bộ nghèo khổ thật xúc động và anh hùng. Những cuộc chiến công thật nguy hiểm, hào hùng được biên chế lại trong các bộ phim Biệt Động Sài Gòn, Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn và nhiều lắm mà tôi quên tên hết rồi. Những hình ảnh của quân Cách Mạng rải truyền đơn, treo cờ giải phóng thật mạo hiểm. Những lời tuyên truyền của các anh chị Cách Mạng, những ước mơ, những sự hy sinh đẫm máu và nước mắt của họ vì lý tưỡng “Độc Lập”, “Tự Do” và “Hạnh Phúc”. Những hình ảnh ấy, cùng với những bài học, hát, sách báo làm cho tôi muốn được trở thành như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay như anh hùng Lê Văn Tám để kháng chiến, hoạt động cách mạng tiêu diệt bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền kia.

Và rồi tôi lớn lên, cái mộng mơ của thằng con nít ấy cũng phai dần. Tôi lớn lên trong một thế kỹ mới, một thế kỹ của kỷ thuật số, của internet, nối mạng toàn cầu. Một thế giới hiện đại hóa, thông tin đại chúng thật phong phú ỡ mọi lãnh vực. Do tánh tò mò, ham học hỏi, tôi được tiếp cận nhiều tài liệu quý hiếm mà tôi và các bạn đồng trang lứa ở Việt Nam chưa hề nhận biết. Những tài liệu, sự thật về ĐCSVN, bác Hồ, ngày 30/4, vv…từ từ được đưa ra ánh sáng văn minh. Và tôi dần dần tỉnh thức, nhìn nhận những hiện trạng đất nước của tôi dường như nó khác hẳn với những gì ĐCSVN giảng, dạy, tuyên truyền trong phim ảnh sách báo trong nước. Hoàn toàn khác hẳn!

Trên mọi giấy tờ đều có hàng chử “Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc” hay như các điều 52, 68, 69, 70, 71, 72 trong Hiếp Pháp Việt Nam đều bảo đảm cho người dân VN được các quyền làm người, quyền Tự Do sinh hoặt tôn giáo, chính trị, phục vụ xã hội và đất nước. Tuy vậy, hiện nay, hể ai dám nói lên sự thật về HCM, về DCSVN, đối lập với đường hướng của đảng đều bị điều 88, và các điều vô lý khác của Bộ Luật Hình Sự và công an y hiếp, bắt bỏ tù, đến hiếp đáp. Biểu tình đòi lại đất đai do các cán bộ chiếm giử phi pháp cũng bị bắt. Biểu tình ôn hòa đòi hỏi tự do sinh hoặt tôn giáo cũng bị bắt. Cả biểu tình lên án Trung Quốc về lãnh hải, đất đai của ta bị xâm phạm của giới sinh viên yêu nước cũng bị công an “hỏi thăm”, y hiếp, đánh đập. Luật pháp - Hiến Pháp rành rành vậy, thế mà công an muốn quấy nhiễu ai thì tùy ý: tới tư gia nạn nhân không hẹn, gởi giấy mời bắt buộc đến đồn công an, gởi giang hồ đến quấy nhiễu, chữi bới nạn nhân, công an vào nhà đánh, còng tay, bắt tù ai bất cứ lúc nào, ở đâu với khẩu lệnh mà không cần có giấy lệnh của tòa án.

ĐCSVN luôn tự ca ngợi là anh hùng, oai hùng. Thế nhưng, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN, đánh đập/bắt bớ/làm tiền ngư dân VN, chiếm dụng trái phép trên những quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, làn ranh biên giới bị TQ lấn sâu vào lãnh thổ VN đến nổi Ải Nam Quan, thác Bản Giốc đã thuộc về người anh em của thế giới Đại Đồng - Vô Sản. Đến cả cái cây ở đấy do Phạm Văn Đồng trồng năm nào cũng bị anh TQ chiếm, chặt nốt. Thế mà ĐCSVN lại im hơi lặng tiếng, lâu lâu lại thốt lên “HS-TS là của VN” hoặc phản đối yếu ớt rồi lại im ru một cách quái lạ như những tàu “lạ” ngoài khơi.

Tôi nghỉ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì chưa có Tự Do tôn giáo thật sự! Người dân đi truyền đạo, sinh hoặt tôn giáo thì bị công an bắt bớ, bỏ tù. Và bị bọn côn đồ giang hồ chặn đánh đập, quấy nhiễu, công an làm lơ vì trong mắt các công an ấy là niềm tin, tôn giáo “lạ”. Đồng bào người Thượng Cao Nguyên đã phải lánh nạn trong rừng rú, vượt biên giới để tránh sự lùng bắt, truy tố vì đức tin tôn giáo. Đất đai, cơ sở của giáo hội Công giáo bị chính quyền đập phá, trưng dụng làm của riêng. Chùa chiền, nhà thờ, hội thánh bị công an tịch thu, đập phá nếu không làm cho ĐCSVN vui, đẹp lòng. Mọi tôn giáo, niềm tin muốn được ĐCSVN công nhận thì phải im hơi, lặng tiếng, mắt nhắm mắt mở thờ lạy, thì sẽ được đảng và nhà nước bố thí cho “tự do tôn giáo”.

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì Nghèo đói vẫn còn đó! Tuổi Trẻ VN phải lang thang khắp mọi nơi bán sức lao động, bán thân xác và bán cả lý trí lương tâm để có tiền nuôi sống mình và gia đình, Tuổi trẻ VN từ Bắc vào Nam làm ngày đêm qua những nghề đám bóp giác hơi dạo, bán hàng rong, làm phụ. hồ… Có nhiều bạn đến đường cùng, phải làm những nghề bị xã hội chê cười và lâm vào lao lý, nghiện ngập, rượu chè, trai gái. Nhiều trẻ em vì nhà nghèo không tiền mua sách vỡ, quần áo, đóng tiền trường … các em phải đi ăn xin, bán vé số, làm thuê, móc túi … Các loại thuế mà người dân đóng, các tiền hàng trăm triệu, tỉ dollars của Quốc Tế viện trợ hàng năm ở đâu ấy mà học sinh vẩn phải đóng đủ thứ tiền để đi học ở những trường lớp củ kỹ. Các bệnh nhân nghèo không thể vào bệnh viện khám bệnh, trị bệnh vì không có tiền thế chân, tiền bệnh viện phi, tiền bồi dưỡng các cô y tá, bác sĩ.

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa ! Con dân VN hiện vẫn phải tha phương cầu thực ở nước người. Có nhiều người phải lấy những kẻ lớn tuổi hơn cha, chú, mẹ mình để đổi lấy mấy trăm đô để nuôi gia đình. Nhiều phụ nữ, trẻ em bị người ta lường gạt, dụ dổ đem qua Miên, Thái Lan, Singapore, v.v.. để làm mại dâm, ép làm nô lệ tình dục. Nhiều người đi qua các nước Châu Âu, Nam Hàn, Đài Loan qua những đợt Xuất Khẩu Lao Động. ĐCSVN nói đại diện cho giới lao động, là đại biểu tiên phong giai cấp công nhân như trên điều 4 Hiến Pháp. Thế mà, người Lao Động vẩn bị bốt lột sức lao động, ngược đãi ngay trên đất nước của mình. Trong nước mà “bụt nhà” còn không thiêng, huống chi giới “Xuất Khẩu Lao Động” ỡ nước ngoài bị người ta bốc lột, đánh đập, hiếp đáp mà không thấy có Ủy Ban về Người Việt Ở Nước Ngoài hay lãnh xứ quán của mình giúp đỡ. Tội nghiệp cho nhiều người phải nhãy lầu tự tữ, hay phải im hơi lặng tiếng mặc cho sự đời đưa đẩy.

Những lý tưởng Vô Sản ngày nào dường như đã bị bỏ lại nơi bưng, rừng kháng chiến, địa đào hang hầm. Ngày nay, những cán bộ Cách Mạng giàu có, giàu nhanh, giàu mau đến lạ lùng. Những đôi dép râu, quần áo kháng chiến nhàu rách, những chiếc xe đạp, máy cà tàng của ngày xưa được thay thế vào hàng hiệu mắc tiền mặc trên những thân hình các cán bộ béo mập, đi những chiếc hơi bạc triệu, bạc tỉ đollars, ở những nhà cao sang, lạ đẹp với những tài sản, cơ sở kết xù. Vấn nạn quan liêu, tham nhũng xãy ra trong giới viên chức tay to mặt bự như cơm bữa. Những vụ PMU18, vụ 5 Cam …được ra ánh sáng thì những phóng viên, tòa soạn báo chí đưa những tin ấy lại bị bắt bỏ tù, rút thẻ phóng viên, đình chỉ tòa soan hay bị cách chức. Hơn 700 tờ báo, ngay cả tờ báo Tuổi Trẻ Cười cũng chỉ là một thằng hề chọc vui và làm công cụ tuyên truyền cho ĐCSVN.


Đây chỉ là 1 vài hình ảnh của hiện trạng đất nước của bạn và tôi. Quả thật, còn nhiều oán than, cơ cực mà vài trang này không đủ phơi bày hết được. Thú thật, theo tôi không biết phải nên chọn mỹ từ nào đẹp để đặt cho ngày 30/4, nhưng nếu nói đó là ngày “giải phóng” thì quá Vô Lý! Giải phóng mà lại mất Tự Do sao? ĐCSVN gọi chế độ ngày xưa là chế độ độc tài. Thế mà 35 năm nay, vẫn chỉ 1 đảng duy nhất độc tài lãnh đạo, Vô Sản thành Tư Bản như hiện nay thì càng Vô Lý! Tôi không biết Ngụy Quân- Ngụy Quyền ngày xưa ra sao. Nhưng sống ở ngày nay, tôi chỉ nhận biết được nhà cầm quyền VN hiện nay chính là bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền, độc tài và gian sảo.

35 năm rồi ĐCSVN luôn miệng nói sẽ sửa sai, nhưng sửa mãi vẩn còn sai, và sai hoài vẫn còn sửa. Tôi không biết quý bạn đang nghỉ gì đây? Riêng tôi, hôm nay, tôi sẽ nói “KHÔNG” với ĐCSVN rằng “Các ông không đánh lừa được tôi và dân tộc VN nữa”.
“KHÔNG”, “Tôi không muốn các ông độc tài thống trị nữa. Hãy noi gương đàn anh Liên Sô của các ông mà tự giải thể, để các ông còn có cơ hội ngồi trong Quốc Hội nay mai. Nếu mãi độc tài thống trị, độc quyền ‘yêu nước’ thì các ông sẽ bị tiêu diệt. Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh vô cùng ấy mà vẫn sụp đổ như thường, huống chi các ông là thứ tép tôm trong một thế giới ‘đại đồng’ ấy”.
Và tôi sẽ thét lên rằng “KHÔNG” với ĐCSVN về những sự nhu nhược, bất tài trước vấn nạn lấn ép, hiếp đáp của TQ.
Tôi hy vọng rằng quý bạn sẽ hòa nhip với những tiếng KHÔNG của tôi và hành động điều gì đó để trước là bảo vệ quyền công dân và quyền làm người của quý vị. Sau là cho tương lai con cái, thân nhân, bạn bè của quý vị và Sẽ tạo một Việt Nam thực sự là một Con Rồng của Á Châu và Con Cọp của thế giới.

- Blogger Vũ Quốc Tấn -
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 08:59 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #96 - 26. Apr 2010 , 08:45
 

Chào bạn Blogger Vũ Quốc Tấn,
- daiviet_nguyen (blogger hải ngoại) -


Ngày 25-04-2010, giờ 17:22



Bạn đã kể về tuổi thơ của bạn, tôi cũng xin được kể về tuổi thơ của tôi nhé. Tôi nghĩ chúng ta cùng lứa tuổi.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh Miền Đông, một vài năm sau ngày "giải phóng", bà ngoại tôi vẫn còn lại hai bàn bida, một hôm có hai người đàn ông, mặt mày nghiêm khắc, lại bảo đóng cửa, không hiểu sao, tôi vẫn còn nhớ như in lời họ nói: chờ lịnh mới.

Lịnh mới đã không bao giờ đến, mất một kế sinh nhai, dĩ nhiên là bà ngoại tôi tức giận lắm. Dĩ nhiên là bà rủa "chế độ mới" không tiếc lời.

Tiếp theo là mua công trái, tôi chẳng biết nó là cái khỉ gì, nhưng chỉ biết phải mất tiền, và tôi rất có "ấn tượng" với tờ công trái -- nó đẹp vô cùng. Rồi đổi tiền, rồi kinh tế mới... mớ tài sản ít ỏi của nhà tôi cứ mất dần... dĩ nhiên là bà ngoại tôi rủa thường hơn...

Trong trí óc non nớt của tôi, tôi được biết "chế độ mới" là cái gì rất đáng ghét... phải chi họ bỏ tù luôn bà ngoại của tôi!

*
* *

Đến năm lớp bốn, tôi hình dung được cụm từ thương binh liệt sỹ lính -- vì gần nhà tôi, có đài Chiến Sỹ Trận Vong, và cũng có một người hàng xóm, mà tôi gọi là cậu Hai, ông bị mất cả hai chân, nên những danh từ này được lập lại thường xuyên chăng? Và tôi cũng đã được dạy chữ ngụy, nhưng thật tình mà nói, ở tuổi đó, đố có thằng nhóc nào hình dung được nó là gì. Nên tôi không thể nào biết được, vào thời đó, người ta phân biệt hai thành phần lính: lính giải phóng và lính "ngụy"!

Một ngày kia, tôi còn nhớ, cô giáo hỏi trong lớp có ai là con của gia đình thương binh liệt sỹ không? Bạn bè giơ tay, tôi cũng giơ tay và nhanh nhảu: ba em là trung úy (ba tôi lúc đó đang ở tù, ông may mắn không bị thương tật gì trong chiến tranh -- tôi chẳng biết gì!) Cô giáo nhẹ nhàng bảo tôi, em không phải là con của gia đình thương binh liệt sỹ.

Tôi mường tượng có sự khác nhau từ đó -- năm 11 tuổi.

*
* *

Trong trường học, đó là cái kỷ niệm tôi nhớ rõ nhất! Đến giờ này, tôi cũng chẳng hiểu sao!

Nói chung, trong trường học, tôi cũng gặp trở ngại nào, nhưng đến năm lớp 10 tôi đã hiểu được là đại học không dành cho tôi. Cái chính sách lý lịch ngu xuẩn và hà khắc dành cho con cháu của "ngụy quân ngụy quyền".

*
* *

Bạn ạ, đó cái lối trả thù thâm độc và tàn bạo nhất mà lịch sử cổ kim của nhân loại ít có dân tộc nào áp dụng với chính dân mình! Chỉ có đám cộng sản mới áp dụng:

-- Không được học hành đến nơi đến chốn, nên có muốn chống lại chúng, làm sao biết đường mà chống! Xách dao búa ra chém chúng à? Nó bắn cho vỡ sọ.

*
* *

Bạn ạ, sao bạn lại quên giai đoạn đầu 1980, những thanh niên thanh nữ ở lứa tuổi này bị bắt đi làm lao động xã hội chủ nghĩa, đào kinh, phá rừng -- hàng loạt đã bị chết bạn ạ, vì sốt rét rừng, vì tiêu chảy v.v... họ đã bị chết ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Tôi đã khóc ròng rã cho người chị của bạn tôi, lớn hơn tôi ba bốn tuổi gì đó, chị đẹp vô cùng... sốt rét không thuốc trị, chở về không kịp...

*
* *

Cho nên tôi không thể nào đồng ý với bạn ngày 30/4 thật Vô Nghĩa -- nó đánh dấu giai đoạn khốn đốn nhất của người Miền Nam:

    
.
Tù khổ sai với những quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, con mất cha, vợ mất chồng, gia đình tan nát.
    
.
Chiếm đoạt tài sản người miền Nam qua việc đổi tiền, đánh tư sản, công trái phiếu, kinh tế mới.
    
.
Hàng loạt thanh niên, thanh nữ Miền Nam đã chết oan uổng: chiến tranh biên giới Tây Nam: họ bị đưa ra làm bia đở đạn, kế hoạch của Phạm Văn Đồng đấy bạn ạ; chết trong phong trào lao động xã hội chủ nghĩa!
    
.
Hàng trăm ngàn người bỏ xác trên biển Đông, nơi rừng rậm biên giới...
    
.
Bạn muốn tôi kể nữa không?

*
* *

Tôi cũng biết là bạn nhìn về tương lai, nên với bạn ngày 30/4 thật Vô Nghĩa -- tôi chỉ không đồng ý với bạn, nhưng không nói bạn sai; tôi chỉ xin bạn hãy nhớ đến nỗi đau của hàng triệu người Miền Nam: với họ, đó ngày đại nạn, ngày họ mất tất cả!

Bạn hãy nhìn về tương lai, tương lai Việt Nam thuộc về các bạn, chúng tôi, thế hệ 1.5 ở nước ngoài, chắc chắn sẽ không yêu Việt Nam như các bạn yêu Việt Nam.

Chỉ xin các bạn hãy nhìn lại lịch sử một cách công bằng hơn. Và đừng xem thường nỗi đau của người khác.

Chúc các bạn một Việt Nam không cộng sản, thịnh vượng, tự cường, công bằng, nhân ái hơn.
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 09:15 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #97 - 26. Apr 2010 , 19:01
 
 

Người Mẹ của biên giới sống và chết



Tác Giả : Nguyễn Tầm Thường   


Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002...


  Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.


Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.

Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót.
Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.

Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết.
Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Ðau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ? Vợ chồng mỗi người một ngả. Ðứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.


Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.

Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.

Câu chuyện bắt đầu

Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.

Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.

- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể.
Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiến.
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand.

Ðợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao. Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.

Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.

Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe.
Ðó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.

Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi.
Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. Ðể thỏa mãn điều kiện kia, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.

Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ?

Ðây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Ðộ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế..

Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên Dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là:
Người Mẹ của biên giới sống và chết.


Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6,lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.

Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.

Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia.

Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.

Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất. Ðêm Noel năm 1985 sau khi đến Nhà Thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.

Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.

Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.
Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?

Lm. NGUYỄN TẦM THƯỜNG, Dòng Tên.
Trích trong sách “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục”



Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 19:02 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #98 - 26. Apr 2010 , 22:29
 




Tướng Nguyễn ngọc Loan  và những Ân Tình

Họ đã ghi lòng tạc dạ những ân tình đó, để rồi mãi 5 tháng sau, khi VC tấn công vào Sài Gòn trong đợt II, tôi đã sang trại Tỵ Nạn Tình Thương của Ông báo cho họ biết, “Thiếu tướng Loan đã bị trọng thương, ông đã bị địch bắn gãy hai chân trong một trận giao tranh với địch tại cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn.”

Những người đó, những kẻ khốn cùng đã được cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng, những dòng nước mắt của góa phụ, của ông già, của bà lão, đã tuôn trào, giọt lệ xót thương ông khi gặp nạn, và trong những tiếng khóc nghẹn ngào đó đã có tiếng la lớn, đầy uất hận của một cụ già, đã già lắm. “Ông trời! răng người nhân đức như ông mà lại gặp nạn.”

Thiếu tướng, những giọt nước mắt và tiếng than lớn của cụ già là những lời cám ơn chân thành nhất của họ, của người dân Huế đối với ông, mà họ đã ấp ủ trong lòng từ lâu đối với ân nhân của họ.


₪₪₪

Sau Trại Tình Thương, những ngày kế tiếp, Thiếu tướng Loan hỏi lại tôi:

– Bao nhiêu anh em tử trận?
– 150 người, Thiếu tướng.
– Quá nặng !
– Mày nói thằng Trưởng phòng Hành chánh của mày lập thủ tục khẩn cấp tuyển dụng vợ của 150 anh em tử trận vào nữ cảnh sát, ngành Đặc biệt của mày, để họ có lương tiền nuôi nấng con cái, tao không có tiền giúp họ, chỉ còn cách này thôi. Phải làm gấp, tao ký lệnh tuyển dụng, và muốn gặp mặt họ trước khi về lại Saigon.
– Tôi hiểu rõ và thi hành ngay.

Tôi may mắn có được Đại úy Hoàng Thanh Tùng một sĩ quan cảnh sát trẻ, năng động và nhiệt tình, chỉ bốn năm ngày sau vừa là hồ sơ tuyển mộ và hồ sơ xin trợ cấp tử tuất đã làm xong.


Dọc đường số 1 từ Quảng Trị vào Huế (03/04/1968)
Nguồn: Image by © Bettmann/CORBIS
--------------------------------------------------------------------------------


Thật tình đây là một cuộc tuyển mộ phi hành chánh, không hợp với điều lệ tuyển mộ, vì một số các bà quả phụ không biết đọc mà cũng chẳng biết viết một chữ nào cả, nhưng nó lại hợp với lòng nhân đạo, thương người, và nhất là lòng thương mến và lo lắng cho thuộc cấp của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG.

Độc nhất, chỉ có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là người tuyển mộ nữ nhân viên cảnh sát như thế này.

Ngày những “Nữ cảnh sát viên” nhận việc, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã gặp họ trong một hội trường lớn của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.

Hội trường đông kín với khăn tang áo chế của 150 quả phụ, với trẻ thơ theo mẹ nhỏ nhất là hai tháng tuổi, lớn nhất là năm, mười tuổi. Quang cảnh đượm nét tang thương, u buồn. Tất cả im lặng và chờ đợi Thiếu tướng Loan lên tiếng. Với giọng nói Bắc pha Huế, ông chia buồn cùng họ, giọng nói nhỏ nhẹ và buồn buồn, trong hội trường đã có tiếng khóc nhỏ. Tôi quan sát ông, bất chợt thấy ông quay mặt đi nơi khác, đã có chút giòng lệ trong mắt ông, thật quả xúc động.

Cuối cùng ông cất tiếng nói to hơn:

– Ngày hôm nay tôi tuyển quí bà vào lực lượng cảnh sát, để các bà, các cô, có đồng lương nuôi nấng các cháu, kể từ ngày hôm nay các cô, các bà là “Nữ cảnh sát viên” của Ty Thừa Thiên-Huế.

Nhiều tiếng “cám ơn Ôn” trong đám đông, cùng với tiếng khóc, có lẽ họ đã quá xúc động trước tấm lòng nhân hậu của ông.

Ông chợt đến gần một quả phụ đang bồng một hài nhi khoảng hơn 1 tháng tuổi, và hỏi cô ta:
– Bây giờ bà là “Nữ cảnh sát” rồi đó, bà muốn làm gì?
– Thưa ôn, cho em làm chi cũng được, em đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.

Ông cười và nói lớn để mọi người cùng nghe:

– Cảnh sát không có việc đi chợ nấu ăn. Thôi, các bà về, hằng tháng đến gặp cái ông Trung úy trẻ Liên Thành này mà lãnh lương. Chẳng có việc gì cho các bà, các cô cả.

Tôi quá hoảng, nói nhỏ với ông:

– Thiếu tướng, chết em, 150 bà đó Thiếu tướng, không phải ít đâu. Em chết chắc.

– Thì Đ....cụ mày, cho mày chết luôn !

Mọi người ra về, ông nói riêng với tôi:

– Mày cố gắng lo cho họ đàng hoàng, sức tao chỉ có thể giúp họ đến đó.

Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày đó, đã bao nhiêu đổi thay cho thân phận và nỗi oan khiên nghiệt ngã của Thiếu tướng Loan, 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ lúc đó nay đã hơn 40 tuổi, một số đã may mắn định cư tại HK, họ đã nên người, là Kỹ sư, là Bác sĩ , là Luật sư...

Tôi đã có gặp họ, cả mẹ lẫn con, họ nhắc tên Thiếu tướng Loan với sự kính trọng và lòng biết ơn ông, “Không có Thiếu tướng Loan cứu mẹ con tôi, chúng tôi đã không có cơm ăn, áo mặc.” Đó là lời nói của những cô nhi quả phụ năm xưa, những người mà ông không cần luật lệ, thủ tục, tuyển họ vào “Nữ cảnh sát tại gia.”

Ngoài ra cũng phải nói thêm về việc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan thành lập Trung Tâm Phượng Hoàng tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế.

Vừa khánh thành xong trại tỵ nạn Tình Thương khoảng 12 tiếng, chưa kịp thở, ông lại bày trò chơi khác, lần này là Trung Tâm Phượng Hoàng, một danh từ nghe quá xa lạ với chúng tôi.

Đầu tiên ông bắt dời Trung Tâm Văn Khố đã có từ đời Mật thám Pháp cho đến Mậu Thân 1968, ông muốn dùng phòng này làm Trung Tâm Phượng Hoàng. Thế là phải mất một ngày dời đi chỗ khác. Hồ sơ văn khố vừa dời đi, thì ván ép, gỗ, đinh búa, máy lạnh ập vào, và ông Tướng lại làm Cai thợ. Hai muơi tay cảnh sát viên có tay nghề là thợ mộc, còn tôi là thứ 21, dưới quyền chỉ đạo của anh “Sáu Lèo” bắt đầu cưa, đục, đóng đinh nghe điếc cả tai, cộng thêm anh “Sáu Lèo”, vừa đóng đinh vừa thét, chỉ trỏ lung tung, cuối cùng một đêm một ngày không ngủ, căn phòng rộng mênh mông đã bọc phủ ván ép, máy lạnh chuyên viên điện cũng đã bắt xong.

Tôi nói với anh em:

– Sắp chết , sắp chết, mệt quá...
– Đ ...Cụ thằng Trung úy con nói gì đó?
– Thì nói gì nữa, bóc lột sức lao động quá sá, gần một ngày, một đêm làm hộc hơi mà ông cai không cho ăn.
– Chúng mầy chưa ăn sao? Đi ăn đi.

Ông thọc tay vào túi quần rồi rút tay ra, y như trò chơi năm lớp tư, lớp ba, túi rỗng, ông chẳng có đồng nào. Một sĩ quan cấp tá trong ban tham mưu của ông dúi cho chúng tôi khoảng bảy tám ngàn gì đó.

Thật ra chúng tôi đã thay nhau đi ăn rồi, nhưng muốn tống tiền anh “Sáu Lèo”, tích trữ để tối kéo nhau đi nhậu.

Thế là Trung Tâm Phượng Hoàng cấp tỉnh, có lẽ là đầu tiên được thành lập từ Mậu Thân 1968, do tôi làm Tổng thư ký, điều hành Trung tâm Phượng Hoàng Thừa Thiên-Huế từ cuối tháng 2, 1968 cho đến 1975. Có một điều mà những ai gần gũi và làm việc trực tiếp với Thiếu tướng Loan mới thấy rõ được bản chất thật sự của Ông ta.

Ông là một người rất tình cảm, dễ xúc động, bản chất nhân hậu, thương người, điểm đặc biệt làm việc rất tận tụy, chi tiết, và thông minh lạ thường.

Trung Tâm Phượng Hoàng vừa thành lập xong, ngày hôm sau tôi đã phải ngồi nguyên ngày với ông, để nghe ông giảng bài, để nghe ông nói về mục đích, về điều hành, về phối hợp với các cơ quan tình báo bạn của VNCH và phối hợp với cơ quan tình báo đồng minh như thế nào trong chương trình Phượng Hoàng, rồi thì cách thức thiết lập hồ sơ hạ tầng cơ sở địch v,v... Ông giảng giải cho tôi như là một ông thầy trong trường Tình báo.

Sau gần một tháng ở Huế, Thiếu tướng Loan và toàn BTM của ông về lại Sài Gòn, còn nhớ ngày tôi đưa ông xuống phi trường Phú Bài, Ông dặn tôi hai việc:

1– Trại Tình Thương là cố gắng của lực lượng CSQG chúng ta, nhằm giúp đỡ đồng bào tỵ nạn Huế. Giao lại cho mày, nhớ lo an ninh, giúp đỡ đồng bào cho chu đáo.
2– Đám 150 quả phụ đó và đám trẻ, mày gắng lo cho họ.

Tôi trả lời ông:

– Dạ thưa Thiếu tướng, em sẽ lo chu toàn, Thiếu tướng an tâm.

Tại sân bay Phú Bài, tôi và ông đứng cạnh máy bay đợi anh em cảnh sát chất hàng lên, gồm những vật dụng ông đem ra từ Saigòn, trong đó có 4 xe Jeep của các sĩ quan trong BTM và một chiếc của ông.

Chiếc xe của ông là chiếc chót đưa lên máy bay thì bỗng ông cho lệnh đem xe đó xuống lại, tài xế lái xe lại đậu gần ông. Ông lấy chìa khóa xe trong tay viên tài xế và giao cho tôi:

– Cho mày, chiếc xe này đầy đủ mọi thứ trên xe, mày cần để làm việc. Chỉ có chiếc máy truyền tin Motorola trên xe mày trả lại cho tao vì khác tần số ở đây.

Tôi chưa kịp nói câu gì, cho dù là hai tiếng cám ơn thì ông vỗ vai tôi và đi thẳng lên máy bay chẳng thèm nhìn lại.

Ngày 5 tháng 5 năm 1968, VC mở đợt II Tổng công kích vào thủ đô Sài Gòn, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cùng với các đơn vị can trường cảnh sát của ông, lại xông pha trận mạc, chiến đấu ngày đêm trên đường phố Saigòn-Chợ Lớn.


Tướng Loan bị trọng thương trong trận tổng công kích đợt hai của VC vào Sài Gòn (05/05/1968)
Nguồn: Image by © Christian Simonpietri/Sygma/CORBIS
--------------------------------------------------------------------------------


Lần này “Hùm Thiêng” đã bị sa cơ, Thiếu tướng Loan đã cầm súng chiến đấu bên cạnh những nguời lính cảnh sát can trường của ông y như một khinh binh, thì ông bị địch bắn trọng thương vào cả hai chân tại ngay trên cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn, ông đã ngã quỵ

Ông đã ngã quỵ cả thân xác và cả cuộc đời của một anh hùng hào kiệt, của một chiến sĩ không quân VNCH và CSQG.

Những cay đắng, nghiệt ngã nhất của cuộc đời bắt đầu đến với ông ngay ngày đó, cũng chỉ vì tấm hình, tấm hình oan nghiệt mà Eddie Adams, phóng viên của hãng AP đã chụp vào trước đó trong đợt I Tổng công kích của VC tại Sài Gòn.

Eddie Adams và tấm hình của ông ta đã đốn ngã đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan một cách tàn bạo.

Sau này ông ta đã phân trần, hối hận, vì hành động ông ta đã tung ra bức hình oan nghiệt đó.

Ngày Thiếu tướng Loan bị trọng thương, ông được chở sang Úc để chữa trị, nhưng công luận Úc phản đối, người ta lại hành hạ ông, hành hạ trên nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn ông, người ta lại chở ông sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center tại Washington DC, Hoa kỳ. Ông cũng lại gặp sự quay lưng ngoảnh mặt của những kẻ mà mà trước đó ông đã từng xả thân cứu họ, những công dân Hoa kỳ của một quốc gia dân chủ và công bằng nhất thế giới, mà lại đối xử với ông như hành vi của những kẻ man rợ, như những người đã cạn lòng nhân đạo, thấy chết vẫn không cứu, trắng trợn và bẩn thỉu nhất chính là những dân biểu trong quốc hội Hoa Kỳ, họ cũng phản đối một kẻ đang bị thương trầm trọng cần được chữa trị cấp thời, lại còn bẽ bàng và phủ phàng hơn nữa kẻ đó lại là bạn bè, đồng minh và là ân nhân của công dân của họ trong trận đánh Mậu Thân.

Thiếu tướng Loan bị từ chối chữa trị, trở về với đôi chân tật nguyền khập khiễng.

Ông giải ngũ, rời khỏi đời sống mà ông đã suốt đời tận tụy với tấm lòng ái quốc không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

Ngày tháng còn lại, ông để hết thì giờ giúp trẻ mồ côi.

Tôi đã viết hết những gì tôi biết về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Những gì tôi biết về ông thật quá ít và quá hạn hẹp, vì thời gian gần ông và làm việc cạnh ông rất ngắn.

Một người khác rất thân cận với ông và cùng sát cánh với ông trong những giờ phút điêu linh và nguy nan nhất của của tổ quốc, của dân tộc, như biến động Miền Trung 1966, Mậu Thân năm 1968, đó là Đại tá Trần Minh Công, nguyên Trưởng ty CSQG thị xã Đà Nẵng 1966. Trưởng Ty CSQG quận II thủ đô Sài Gòn 1968, và sau đó là Viện trưởng Học viện CSQG/VNCH. Tôi nhường lời để Đại Tá Trần Minh Công nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.


Nhìn phong cách và diện mạo của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo Tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến Ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là một người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp và sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt đầm đề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể, “Tao phục vụ Quốc gia, Dân tộc, chứ tao đâu phuc vụ cho cá nhân nào.”

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ Tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị Anh hùng dân tộc. Ít có một vị Tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngòai mặt trận như một người lính thường.

Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Sài Gòn sẽ hoàn toàn không khác gì Huế.


₪₪₪


Dưới đây là những nhận xét và hối hận của Eddie Adams, người phóng viên nhiếp ảnh của hãng thông tấn AP, kẻ đã đưa cuộc đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vào khúc quanh nghiệt ngã.



Eddie Adams (tại Đại hội Đảng Cộng Hoà, Houston, TX, August 1992)
Nguồn: © Associated Press, All Rights Reserved
--------------------------------------------------------------------------------


Tôi mặc đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội nhiếp ảnh Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bậc khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn còn làm như vậy, nhưng hiếm có ảnh viên nào chụp được mà thôi.
...

Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận.... Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này .


Sau này, khi Adams đến thăm Tướng Loan tại thành phố Springfield, VA, khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Thiếu tướng Loan không hề nói một lời oán trách Edie Adams, mà ông còn an ủi Adams, “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”

Khổng Phu Tử sống lại cũng chỉ có thể nói được câu đó đối với người đã hủy họai đời mình, không thể nói hơn được nữa.

Ông đúng là một người luôn sống với một tấm lòng, một tâm hồn cao thượng. Adams xúc động trước lời nói cao thượng đó của tướng Loan, và kể từ đó họ trở thành hai người bạn thân.





 





















Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 22:30 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Quốc Hận
Reply #99 - 27. Apr 2010 , 12:58
 
Subject: Phim "Vietnam! Vietnam!" của HoaKỳ (just released).




Nhân dịp kỷ niêm tháng Tư Đen năm nay (2010). 
Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim đã bị chính phủ Hoa Kỳ dấu kín suốt 37 năm qua.

* Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.


* Người chuyển đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube.

- Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần/parts (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn):


http://www.youtube.com/results?search_query=vietnam+vietnam+john+ford&search_typ...

Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2010 , 13:42 by admin »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #100 - 27. Apr 2010 , 20:59
 
Ngày 30 Tháng Tư Nhìn Lại

Nguyên Thạch


Sau ba mươi lăm năm Việt Nam thống nhất,đất nước gom về một mối mà tập thơ “Vô Đề“ có diễn đạt “Một mối hận thù, một mối đau thương“.

Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc,từ đời các vua Hùng dựng nước cho tới thời điểm này, đất nước ta chưa bao giờ thảm bại như hôm nay. Hãy ôn lại qua từng thời kỳ và sự di hại của nó để hiểu rằng Việt nam là một đất nước cô đơn và dân tộc Việt là một dân tộc bất hạnh.

1975-1986. Giai đoạn của sự hoang man và tàn phá khủng khiếp
Để thực thi cái gọi là kinh tế tập trung, một trong những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa xã hội hoang tưởng, bọn mù quáng ngông cuồng đã cho ra đời chủ trương hợp tác xã cho mọi ngành mọi nghề, đẩy toàn bộ xã hội gần như là thụt lùi về thời công xã, gây bao hoang man lo sợ cho cả nước. Giai đoạn mà những thứ vô tri vô giác như cây cột điện cũng muốn ra đi. Một giai đoạn mà trong lịch sử chưa hề có số lượng người bỏ nước lánh nạn đông đảo, làm rung động trái tim của cả thế giới.

Một thời, mà chính người cộng sản cũng phải hổ thẹn, nhục nhã,cố tình lẫn tránh, không dám đề cập hoặc nhắc tới hình ảnh đen tối này. Nhưng với bản chất gian dối và kiêu ngạo,họ không hề có một lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những sai lầm nghiêm trọng đó.

Đổi mới
Sau chuỗi dài những bài học thất bại thê thảm, để cứu vãn chế độ,nhà cầm quyền cho áp dụng nền “Kinh tế thị trường“ với cái đuôi “Theo định hướng xã hội chủ nghĩa“, một thứ lý luận lấp liếm, ngụy biện vu vơ. Điều này,đã nói lên rằng kinh tế XHCN là một nền kinh tế què quặt, thảm bại. Câu dân gian “Xuống Hố Cả Nút“, đã nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa của nó.

Đất nước hẹp dần
Độc đảng cộng sản mà quyền lực được thu gọn trong tay chính trị bộ, 15 khuôn mặt đần độn, má bỉnh da chì, sẵn sàng cúi đầu quì gối trước thiên triều đại Hán để mong được sự bao che và ban ân huệ. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng-Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, đất rừng các tỉnh dọc biên thùy và sâu trong nội địa, Beauxite Tây Nguyên đều bị hiến dâng cho ngoại bang để được nắm giữ quyền lợi cho cá nhân và băng đảng.

Kinh tế tụt hậu
Dưới sự lãnh đạo của một guồng máy nhà nước trì trệ, u muội, quan liêu, sau ba mươi lăm năm không chiến tranh mà nền kinh tế vẫn lẽo đẽo mò mẩm theo đuôi các nước lân bang trong khu vực, xa tít từ ba đến năm mươi năm, thì việc sánh vai với các nước tiên tiến là chuyện hoang tưởng xa vời.

Đó là chưa nói đến nguồn tài trợ lớn mà nhà nước Việt Nam không cần phải trả lại cả vốn lẫn lời. Một số tiền cho không, nhờ vậy mà đảng đã cầm được hơi cho tới hôm nay.

Chính trị độc tài
Mang trong đầu tư duy của phong kiến Tàu và tư tưởng Mác-Lê, bằng mọi cách phải cướp chính quyền, hùng cứ giang sơn mỗi nhóm một tỉnh, một huyện để chia nhau hưởng lợi hầu bù lại những tháng năm gian nan khổ nhọc. Ban tư tưởng văn hóa trung ương cùng các báo đài ra rã hằng ngày, chẳng qua chỉ là một lối mị dân, chứ chẳng phải vì đất nước, vì dân tộc gì cả. Phương thức ngụy biện nhằm che dấu ý đồ của gián điệp của Trung Cộng mà ngay cả những năm tháng khởi đầu dậy binh, Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng dâng bản công hàm ngày 14 tháng 09/1958, một văn kiện công nhận Hoàng Sa ( Tây Sa )- Trường Sa ( Nam Sa ) thuộc quyền Trung Cộng. Cuộc hải chiến oai hùng của hải quân VNCH từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 01/1974 trong sự làm ngơ của Bắc Việt là những minh chứng hùng hồn nhất cho hành động bán nước. Còn nữa, chẳng phải Tố Hữu tự phát mà có những câu nô dịch như: “Bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương“, hoặc:

“Giết, giết nữa đi bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xì ta Lin bất diệt“.

Theo đuổi một nền chính trị bưng bít, hẹp hòi,sắt máu, không chấp nhận đối lập, không quan tâm đến ý kiến của dân chúng,cũng chỉ nhằm mục đích che dấu mưu lược thâm độc đó.

Một thể chế chính trị cấm người dân nêu cao tinh thần yêu nước, cấm phê phán những tiêu cực của nhà cầm quyền, bởi cho đó là “ bí mật quốc gia “!. Thử hỏi,có quốc gia nào trên thế giới lại đi cầm tù hoặc đánh đập, ngăn cấm sinh viên học sinh cùng những nhà tranh đấu thể hiện lòng ái quốc, chống kẻ thù nghìn năm phương Bắc?. Ngoại trừ Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam. Ngày nào còn sự hiện hữu của đảng cộng sản, ngày ấy Trung Cộng còn có nhiều cơ hội tốt để thực thi mưu định chiếm cứ Việt Nam.

Xã hội lừa lọc và tham nhũng
Người ta thường ví rằng “Nhà nước nào, dân chúng nấy“ hoặc “Cha nào con nấy“. Bắt nguồn từ sự gian dối của đảng cộng sản, qua những cuộc đấu tố 1953-1956, người dân bị tiêm nhiễm rằng phải thủ đoạn, phải gian dối mới được tồn tại. Ở Việt Nam, rất nhiều người nói dối tài tình y như nói thật mà không hề biết chớp mắt, ngượng miệng.

Một xã hội mà sự hối lộ, tham nhũng dường như bất trị. Các quan chức từ trung ương cho đến địa phương, mọi ngành, mọi cấp, đa số đều có dính líu đến tham nhũng. Tham ô một cách có hệ thống và có bao che, nếu có chăng những vụ án thì chỉ là dơ cao đánh khẽ, rồi cuối cùng cũng được “hạ cánh an toàn“.

Đạo lý suy đồi
Là những người còn lương tri,không ai không tránh khỏi đau lòng khi nhìn thấy bao tinh hoa quí báu, tình tự tốt đẹp của khối dân tộc, được truyền giữ qua bao ngàn năm, nay đã bị đảng cộng sản hủy hoại một cách vô tâm oan uổng. Vì tranh giành với nhau để được sinh tồn, vì miếng cơm manh áo, vì tư lợi cá nhân trong một bối cảnh nghèo đói mà người ta sẵn sàng tố giác, đạp đổ lên nhau để tiến thân. Trong một xã hội mà con người chỉ biết giành giựt, thu ghém cho riêng mình, vô cảm, thờ ơ trước bao cảnh đời khốn khổ hoạn nạn khác. Một xã hội mà lương tâm không giá trị bằng “lương thực“.

Dưới sự làm ngơ của nhà nước hoặc tiếp tay chia chát với những tên tội phạm buôn người, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam qua Trung Cộng, Campuchia cùng các nước khác; đầy ải thanh niên đi lao nô khắp thế giới để bòn rút ngoại tệ là những câu chuyện, những hình ảnh nhức nhối, đau thương cho cả một dân tộc. Chưa bao giờ người con gái Việt Nam phải bỏ xứ, xa cha mẹ, người thân để đi lấy chồng nước ngoài Đài Loan, Nam Hàn, Singapore… và bị ngược đãi nhiều như thế. Rồi đây Việt Nam sẽ là Bò Tèn ( Botel City ) thứ hai. Người dân bản xứ sẽ là những đám nô lệ trên chính quê hương mình để phục tùng cho những chủ nhân ngoại quốc.

Đối diện với những sự thật
Trong hiện tình của đất nước, đây là một thời kỳ đen tối nhất của Tổ Quốc, 15 tên thái thú đã và đang sẵn sàn bán đứng Quê Hương. Và đây cũng là cơ hội thuận tiện nhất cho ngoại bang Hán phiệt thôn tính Việt Nam. Tất cả người Việt chúng ta hãy sớm nhận thức nguy cơ và hãy sớm hành động trước khi quá muộn.

Chúng ta sẽ không chấp nhận và cũng không muốn nhìn thấy Việt Nam là Tây Tạng thứ hai. Còn gì ghê rợn, đau đớn bằng khi chứng kiến phụ nữ Việt Nam và con cháu của chúng ta lâm vào hoàn cảnh khủng khiếp như thế.

Trung cộng sẽ nhân cơ hội thuận tiện do đảng CSVN nối giáo mà có những bước tiến nhanh, rõ nét nhất là mới đây, nhà nước công bộc chuẩn bị thỏa hiệp cho quân đội sát nhập với lực lượng vũ trang của Trung Cộng trong cái gọi là hiệp tác toàn diện, song phương quốc phòng. Thử tưởng tượng, hai binh đội, ngoại công nội đàn áp thì người dân sao gánh chịu nổi,khi trong tay không một tất sắt.

Quân đội nhân dân Việt Nam
Các anh chị mau thức tỉnh. Tổ quốc đã lâm nguy. Khi mà nền trật tự của thế giới vẫn còn hiệu lực thì việc xua hàng triệu quân đánh chiếm, tiêu diệt đội quân của quốc gia khác là điều khó mà thực hiện, nhưng việc giết từ từ, giết dần mòn cho đến hết sạch các anh chị là hành vi có thể xảy ra. Tuy nhiên,trong tương lai, cuộc tiến quân để quét sạch đối phương trong cùng một lúc thì không ai dám hứa hẹn và bảo đảm.

Có lợi thế dân số đông đảo nhất thế giới, và đường hải giới lưỡi bò, cùng lực lượng đặc công Tây Nguyên, cộng với đạo quân thứ năm trên khắp hang cùng ngõ tận của ba miền đất nước, đạo quân này với tiền bạc và uy lực,chúng sẽ nắm toàn bộ nền kinh tế và là lực lượng nội gián nồng cốt cho người anh em đồng chủng, viêc thôn tính toàn bộ Việt Nam là chuyện thời gian. Với con số khổng lồ, gần 1.500.000.000 người thì vấn đề thí vài triệu quân để hốt sạch các anh chị để bù vào đó là quân đội mẫu quốc, đó không là chuyện lạ. Họ mơ ước được di dời 50 triệu thanh niên sang mảnh đất này, lấy vợ Việt để gây giống và thuần hóa giòng máu đại Hán. Như nêu trên, thế thì đàng nào cũng sẽ chết, nếu được chết cho quê hương sinh tồn, hẳn là có ý nghĩa hơn là chết trong vô nghĩa, tủi nhục.

Công an
Các anh chị hãy sống cho tròn đạo nghĩa, là con dân thì không bao giờ quay lại bắt bớ đánh đập cha mẹ, anh em, đồng bào ruột thịt của mình. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là việc phải làm, nhưng quay mũi súng vào nhân dân vô tội là hành động phi luân lý. Các anh chị nên biết ơn những người hy sinh bản thân để kêu gọi toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, sự độc lập của dân tộc mà các anh chị là những thành viên trong lòng dân tộc ấy.

* * * * *

Sau ba mươi lăm năm, đất nước vẫn hiện hữu một đảng vong nô, phản quốc. Một nhà nước ươn hèn quì gối. Một quốc hội bù nhìn, đốn mạt. Một nền luật pháp độc đoán, tùy tiện. Mười lăm tên ở bắc bộ phủ chỉ là một khối thịt rữa tanh hôi, chúng không mạnh như ta lầm tưởng, nếu chúng ta, tất cả đều đồng lòng đứng dậy đạp đổ chúng ra khỏi quyền lực.

Nhìn lại đất nước sau ba mươi lăm năm, giờ Tổ Quốc đang đứng bên bờ vực thẳm. Lòng người tan tác với bao nỗi hoang man lo sợ, một cuộc sống với tương lai bấp bênh vô định. Trước hiện trạng dường như vô vọng ấy, 85 triệu người Việt quốc nội cùng hơn 3 triệu người Việt hải ngoại, chúng ta phải làm gì ?. Đó là câu hỏi cho những ai còn có tấm lòng cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Tuy ba mươi lăm năm trôi qua, một chuỗi thời gian dài đầy bi đát và oan nghiệt, nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin. Cả thế giới văn minh, hiện đang tập trung cô lập Trung Cộng mà Mỹ là quốc gia có chiến lược dẫn đầu. Bởi Trung Cộng là hiểm họa, là mối đe dọa cho sự ổn định của toàn thế giới. Hãy nung nấu ý chí quật cường, khi cơ hội đến, chúng ta sẽ đứng lên giành lại những gì đã mất. Ngày quang phục Quê Hương không còn xa nữa.

Nguyên Thạch
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #101 - 28. Apr 2010 , 00:24
 

Quảng Trị, An Lộc 35 năm sau

- Gia Minh, biên tập viên RFA -



Ngày 30 tháng 4 năm nay tròn 35 năm Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Những chiến trường xưa trong cuộc chiến hiện nay như thế nào?
Trong suốt cuộc chiến, nhiều nơi tại miền nam Việt Nam là bãi chiến trường khốc liệt giữa quân đội hai phía. Những vùng đất đó bị bom đạn cày nát và người dân địa phương phải ‘tản cư’ đến nơi khác lánh nạn chiến tranh. Trong loại bài đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, chúng tôi có một tường trình về vùng chiến trường cũ Kontun.
Dịp này đánh dấu 35 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, mời quý vị đến với hai địa danh cũ: Quảng Trị và An Lộc. Diện mạo tại hai nơi đó hiện nay ra sao sau 35 năm?


Trận chiến nổi tiếng


Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên quyết chiến quyết thắng là câu nói được nhiều người, đặc biệt trong giới quân nhân tại miền Nam Việt Nam, truyền miệng kể từ thời điểm năm 1972 trở đi.
Bình Long nổi tiếng qua chiến trận An Lộc với bảy đợt tấn công của bộ đội miền Bắc nhưng quân đội miền nam cố thủ không để thành phố An Lộc rơi vào tay bộ đội miền bắc. Nay tại đó vẫn còn mồ chôn tập thể của ba ngàn người thiệt mạng trong chiến trận đó.

...
Cầu Hiền Lương năm 1961


Quảng Trị được nêu danh qua đợt tái chiếm thành cổ Quảng Trị. Vào ‘mùa hè đỏ lửa’ năm 1972, cuộc chiến ác liệt giữa hai phía nhằm giành quyền kiểm soát Thành Cổ Quảng Trị là một biến cố gây ra bao tổn thất cho quân đội cả hai phía và dân chúng trên đường ‘chạy loạn’. Đoạn đường từ Quảng Trị vào Huế được mệnh danh ‘đại lộ kinh hoàng’.
Ngoài ra, đối với nhiều người Việt Nam ở cả hai miền Bắc cũng như Nam, địa danh Quảng Trị quá quen thuộc vì ở đó có dòng Sông Bến Hải với chiếc cầu Hiền Lương nằm trên vĩ tuyến 17- ranh giới chia đôi hai miền nam- bắc từ năm 1954 cho đến năm 1975. Phía miền Nam gọi đây là vùng địa đầu giới tuyến.
Và hẳn nhiên nơi nào chiến tranh đi qua đều bị tàn phá bởi bom đạn, chiến cụ. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thức, con người trở về quê cũ ra  sức cải tạo những nơi hoang phế, đầy vết tích chiến tranh đó trở thành nơi ngụ cư và cố chữa lành vết sẹo chiến tranh …

...
Cầu Hiền Lương năm 2010


Chính quyền tỉnh Quảng Trị lâu nay cho khai thác  tour du lịch thăm khu phi quân sự ‘DMZ’ ngày trước. Tỉnh này cũng nằm trên tuyến di sản văn hóa miền Trung. Hoạt động rà phá bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến được chính quyền địa phương, các đoàn thể, và cả phía Hoa Kỳ nêu ra như một công tác quan trọng tại tỉnh này.
Tỉnh Bình Phước có thị trấn An Lộc nay thuộc huyện Bình Long hôm tháng ba vừa qua tổ chức Lễ Hội Điều, nhằm tôn vinh loại cây được trồng lâu nay ở đó, và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự lên tiếng kêu gọi xây dựng Bình Phước thành ‘vương quốc’ cây điều của Việt Nam.
Những người dân địa phương từng phải ‘chạy giặc’ khi chiến sự ác liệt nổ ra, chứng kiến bao chuyện ‘vật đổi, sao dời’, sau 35 năm trở về sinh sống tại chốn cũ, một khoảng thời gian dài đến một phần ba đời người theo quan niệm trăm năm trong cõi nhân sinh, nhận thấy mức độ thay đổi trong suốt thời gian qua tại mảnh đất quê hương của họ ra sao?
Một phụ nữ trở về vùng Quảng Trị từ sau năm 1972 nói về hiện trạng nơi bà đang sinh sống hiện nay:


Phát triển nhiều lắm. Hồi xưa khi trở về vào năm 72-72 thấy tan nát hết, toàn gạch vụn, dây thép gai, không có bóng người, dân chạy hết. Sau thời gian người ta dọn dẹp. Bây giờ xây dựng, Đông Hà lên thành phố rồi, với nhà cửa dân cư tấp nập.
An ninh ở Quảng Trị, trước khi chưa có nghiện hút mà giờ cũng có, buôn bán ma túy cũng vào rồi. Ăn cắp, ăn trộm cũng có. Nói chung, xã hội  khó khăn bắt họ phải làm như thế, khó khăn nên phải đi buôn- buôn gian, bán lậu. Giờ thanh niên hư hỏng nhiều; trước khi thanh niên trong chiến tranh đâu có gì để hư, chỉ biết chiến đấu thôi.


Phát triển không đồng đều


Một phụ nữ nông dân từ địa đạo Vĩnh Mốc, nay lên sinh sống ở Hồ Xá, Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đưa ra nhận xét về vùng quê của bà sau 35 năm chấm dứt cuộc chiến:

Chẳng thấy phát triển mấy, chỗ này dân ít và công việc cũng ít. Chẳng thấy gì đáng kể cả: 35 năm rồi mà không thấy gì đổi mới. Đường xá thì có chỗ chưa làm.

Một người dân khi cuộc chiến An Lộc xảy ra là một học sinh trung học tại đó, nay cũng nêu ra những mặt khác nhau của vùng đất từng là chiến địa này:

Về vật chất thay đổi nhiều, còn con người thì ngày càng đi xuống. Vật chất thay đổi nhờ vào đầu tư nước ngoài, từ ASEAN; rồi Việt Nam vào WTO hàng hóa có giá. Cuộc sống vật chất đi lên, đường xá rộng rãi. Đường nông thôn do Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên đạo đức đi xuống không còn lối sống ‘tình làng, nghĩa xóm’ như trước. Báo chí trong nước loan nhiều  về điều này, mà đó chỉ là tin nổi thôi.

...

Bến xe chợ mới An Lộc năm 1969


Đất bị bom đạn cày nát, sau 35 năm đã được cải tạo để nuôi sống người dân ra sao? Chính quyền địa phương giúp gì cho dân?
Một người dân tộc thiểu số tại thị trấn An Lộc, huyện Bình Long cho biết:


Tôi sinh ra ở đây, xứ sở của tôi ở đây,năm nay tôi 55 tuổi. Hồi chiến tranh xảy ra tôi đang học trường Nguyễn Trãi, Bình Long. Bà con ở đây lúc trước phát rừng, phát rẫy làm ruộng, trồng điều.Cây điều, cây tiêu giờ già quá không ra trái nữa. Bà con ở đây giờ thiếu đất canh tác. Từ năm 75 đến nay, bà con dân tộc chúng tôi rất thiệt thòi. Sống theo bìa suối, giờ ngày càng không còn nước nữa. Ở chỗ cao thì ai có vốn nhiều mới đầu tư được, dân thì không thể.
Phần hỗ trợ cũng chẳng thấy đâu. Nói khoan giếng cho mỗi ấp ba giếng, thực tế chỉ có hai mà thôi. Họ ăn chia hết. Nhà dân giờ còn lụp xụp. Bà con dân tộc cấp trên không có hướng dẫn làm ăn gì nên cứ nghèo hoài. Mong muốn của tôi là bà con có nhà cửa ở, ba bữa cơm ăn đừng chết đói.


...

An Lộc năm 2010


Một phụ nữ chuyên trồng tiêu trước đây tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nay không còn theo nghề chăm tiêu nữa nói về loại cây đang được trồng nhiều tại Quảng Trị:


Đất lô tiêu thì ai giàu, có tiền mua như địa chủ ngày xưa, nghèo không tiền không thể mua được. Nhưng nay tiêu trượt giá nên người ta chuyển sang trồng cao su. Nhà nước trồng, dân có vườn tiêu trồng xen cao su.

Chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng một số bom đạn được sử dụng trong cuộc chiến còn vương vãi lại. Hồi năm ngoái cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra một cảnh báo đáng ngại là với tốc độ rà phá bom mìn đang làm như hiện nay thì phải mất đến ba thế kỷ nữa mới dọn sạch toàn bộ những vật liệu nổ trong cuộc chiến còn sót lại ở Việt Nam.
Quảng Trị là địa phương được cho có số bom mìn vương vãi vào hạng nhất nước. Về công tác rà phá bom mìn tại tỉnh này thì người phụ nữ sinh sống tại thành phố Đông Hà có nhận xét:


Tại những vùng núi, hẻo lánh bây giờ vẫn còn bom chìm dưới đất. Nay người ta vẫn còn đi tìm. Có đội rà phá bom mìm của quốc tế đến, rồi công binh Việt Nam tìm tập trung lại cho nổ. Dân cũng đi nhặt về cưa lấy thuốc súng bán, nên có người chết, người bị thương. Nhà nước có báo trên TV, không cho dân đi tìm loại đó nữa. Nhưng có nhiều người dân cày đất không biết nên đụng bom nổ chết.

Trong chiến tranh, hai vùng đất vừa kể trở thành chiến địa bởi được xem là vị trí chiến lược mà hai phía đều phải cố giữ; nếu để mất sẽ dẫn đến  thất bại cho phía mình. Hòa bình lập lại, người dân bao nhiêu năm qua cũng phải đổ mồ hôi lao động cải tạo đất để có thể kiếm sống trên mảnh đất của họ. Nhưng rồi những nơi đó vẫn còn nằm trong số những địa phương nghèo trên cả nước với bao cảnh khỗ như lời kể của những người dân sinh sống tại đó. Rồi nay họ cũng chịu cảnh tương tự như các nơi khác ở Việt Nam đó là  sau khi đất nước thực thi chính sách mở cửa, kêu gọi tư bản nước ngoài vào làm ăn, dân số tăng lên khiến đất đai ngày càng trở nên có giá…

Nhiều người trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ mạng sống buộc phải rời bỏ quê cha, đất tổ đi ‘lánh nạn’, nay lại phải đối diện với nguy cơ bị đánh bật ra khỏi mảnh đất nơi họ từng chôn nhau cắt rốn nhường chỗ cho những dự án đủ loại của những tập đoàn, công ty, cá nhân với đủ tài chính thu tóm đất đai phục vụ cho mục đích kiếm lời mà không nghĩ đến quyền lợi của người dân. Hậu quả là nhiều người dân địa phương, có người từng phải hy sinh thật nhiều trong cuộc chiến khốc liệt giữa hai miền nam- bắc Việt Nam, trở thành kẻ lưu cư trên chính mảnh đất từng thấm đẫm máu thịt của thân nhân, đồng đội, đồng bào của họ như tại An Lộc, Quảng Trị hiện nay.

Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #102 - 28. Apr 2010 , 00:38
 


Chiều ba mươi tháng tư ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà



...


Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Người lính gác vẫn chưa chịu bàn giao
Vì vừa mới nghe tin Sài Gòn thất thủ
Anh, người lính Dù, ngồi bất động mắt đăm chiêu về hướng Sài Gòn
Lệnh tan hàng… nhưng các anh tử thủ
Bởi nơi này là mảnh đất quê hương.

Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Những người lính trên bốn vùng chiến thuật
Tập họp, điểm danh rồi xếp hàng xung trận
Đánh để đời, trận cuối rồi thôi.

Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Có tiếng kèn xung phong của anh hùng tử sĩ
Thì ra cuộc chiến vẫn chưa tàn

Hãy đợi đấy niềm tin


Babui
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #103 - 28. Apr 2010 , 21:36
 
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #104 - 28. Apr 2010 , 23:55
 

35 năm nhìn lại con người Việt Nam



Mẹ tôi đã ngoài 90 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, giống như tất cả mọi người, trí nhớ của me tôi rất kém. Dẫu quên rất nhiều nhưng chỉ có 3 điều mà cụ bà đã kể cho tôi  cách đây 40 năm vẫn còn như in trong óc cụ. Mới cách đây một tuần sự lập lại ba câu chuyện nọ cho tôi nghe là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của nó trong cuộc đời cụ sâu đậm đến nỗi thời gian vẫn chưa xóa nhòa được trong tâm người. Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, trước biết bao đổi thay về  xã hội lẫn con người VN thời nay, ba câu chuyện mẹ vừa kể đã giúp tôi mường tượng được phần nào bức tranh xã hội VN và con người VN thời trước để suy ngẫm về  nguyên nhân nào đã dẫn đến sự  thoái hóa của xã hội và con người VN thời nay, về chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh và những hậu qủa của nó trên quê hương VN.

Câu chuyện đầu tiên nói về nạn đói năm Ất Dậu đưa đến hơn triệu cái chết. Tại làng mẹ tôi, sáng nào cũng có ít nhất hai chiếc xe thổ mộ đi nhặt xác người chết đói dọc đường. Mẹ tôi không bao giờ quên được hình ảnh một bà mẹ sáng nào cũng nấu sẵn một nồi cháo trắng để múc cho những người đói khát đi ngang qua nhà bà. Đoàn người tuần tự xếp hàng, không giành giật, không cãi vã, nối đuôi nhau kiên nhẫn chờ tới phiên mình để  nhận được một muôi cháo trắng. Và điểm đặc thù của dân làng này là cho dù cả làng đang ở trong tình trạng đói khát, nhưng dân làng không nỡ quay mặt làm ngơ trước những trẻ thơ nằm lả trên vỉa hè bên cạnh xác mẹ cha vừa mới chết vì đói.
Câu chuyện trên cho tôi nhìn thấy một điều là, dẫu dân làng đang ở trong hoàn cảnh đói khát sống qua ngày nhưng trái tim nhân bản của người dân Việt thời đó vẫn còn đầy, còn biết động lòng thương người nên mới nhịn chút phần ăn của mình để cứu vớt các em bé  vừa mồ  côi đang hấp hối dọc đường. Giờ đây, trong bối cảnh xa hoa phù phiếm của xã hội VN thời nay, lại xảy ra hiện tượng những con người VN đi lùng các trẻ mồ côi sống lây lất đầu đường xó chợ  đem về làm “con nuôi”. Họ nhẫn tâm bẻ tay chân hay đâm mù mắt các em rồi bắt các em đi ăn mày đem tiền về nuôi họ sống trên sự tàn phế về xác thân lẫn tương lai  đời các em! Đó là còn chưa kể tới những dịch vụ ăn mày mà trong đó những người mẹ ăn mày chuyên nghiệp tìm mướn những trẻ thơ con nhà nghèo, thản nhiên đày đọa các em trong mưa gió để khơi dậy lòng trắc ẩn du khách qua đường hầu xin được nhiều tiền. Đã có những bé bị chết vì sưng phổi sau vài ngày bị “mẹ hờ” địu trên lưng dầm mưa dãi nắng. Trẻ nào may mắn sống sót khi lớn lên nếu hên hơn thì sẽ tìm được công ăn việc làm nơi các hãng xưởng. Đa số thường bị các chủ nhân ông bóc lột sức lao động, hành hạ như nô lệ trước sự im lặng đồng lõa cuả nhà nước Cộng sản Việt Nam . Tuy nhiên thân phận những trẻ nói trên còn tốt số hơn những em khác bị các dịch vụ buôn người đem các em đi bán làm nô lệ tình dục nơi xứ người. Những hiện tượng dùng trẻ thơ như một phương tiện làm giàu phải chăng là kết qủa của chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh mà qua đó nền giáo dục Xã hội Chủ nghiã Việt Nam đã hủy diệt lần mòn những mầm thiện và tình bác ái trong con người VN?

Câu chuyện thứ hai liên quan đến cung cách sống của người dân nghèo dưới thời bị trị hà khắc của thực dân Pháp. Có những người dân trong làng nghèo đến độ cả gia đình đều phải đóng khố chuối và chỉ mua được một chiếc quần để dành cho cả gia đình dùng chung khi có ai cần ra tỉnh hay lên huyện. Cho dù nghèo đến mấy đi chăng nữa  nhưng lại ít xảy ra cảnh cha mẹ bán con, hoặc con gái tự bán mình để đổi lấy vật chất xa hoa phù phiếm.
Phong cách con người VN thời chưa bị Cộng sản nhuộm đỏ như thế đó.  Dẫu sống trong hoàn cảnh túng quẫn thiếu vải che thân như “Trần Minh khố chuối”, nhưng dân làng vẫn cố “giấy rách phải giữ lấy lề”. Thời nay, những từ như “ tư cách, tự trọng” có lẽ  ngày càng trở nên xa lạ nơi thiên đường Xã hội Chủ nghiã VN đày rãy những lừa lọc, bon chen đua đòi hưởng thụ vật chất. Hiện tượng hàng trăm cô dâu VN đứng trần như nhộng để cho đàn ông ngoại quốc sờ ngắm mua về vừa làm vợ và con ở  đã trở thành chuyện bình thường. Sau khi sài thử nếu không vừa ý thì  khách được  quyền đổi lấy cô khác. Món hàng phụ nữ Việt qủa rẻ mạt và thua xa giá trị của cái tủ lạnh bán ngoài cửa hàng mà người mua dù không thích cũng không được quyền trả lại sau khi đã dùng nó. Khi phụ nữ VN thời nay chấp nhận làm món hàng đem rao bán, khi người chồng coi chuyện chở vợ mình đi làm nghề bia ôm, cũng như khi các nữ sinh, sinh viên hành nghề gái gọi v.v... thì hẳn nhiên đạo đức sẽ không còn chỗ đứng để nhường bước cho sự xa đọa đang đẩy xã hội VN ngày càng chìm sâu dưới vực thẳm tội lỗi.

Câu chuyện thứ ba là câu chuyện duy nhất mỗi lần kể lại giọng mẹ tôi run lên vì xúc động: Khi cuộc chiến giữa Pháp và các đảng phái quốc gia diễn ra ác liệt ở Hà thành,  bố mẹ tôi đã  trốn về quê lánh nạn và tạm trú ở nhà một đứa cháu trai. Trong suốt thời gian ở đó, ban ngày cậu ta uống rượu say mèm  chờ  mỗi khi chiều xuống  thì sách mã tấu ra khỏi nhà và chỉ trở về lúc trời tờ mờ sáng. Thấy hành động quái dị của đứa cháu kéo dài liên tục cả tháng, ba tôi thắc mắc gạn hỏi mãi  nhưng cậu ta  vẫn không chịu mở miệng. Cho tới một hôm có lẽ vì  men say nên đứa cháu mới khóc tiết lộ cho biết là bọn Việt Minh (tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam) đã ra lệnh cho cậu ta nếu muốn cha mẹ vợ con sống, thì khi màn đêm  xuống phải đem những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng  ra giữa dòng sông chém đầu rồi vứt xác xuống sông để phi tang. Mỗi đêm ít nhất có khoảng một  chục đảng viên  Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết trên dòng sông. Và đó là lý do tại sao tên “đao phủ bất đắc dĩ” phải uống rượu cho say mèm trước khi đi . Đứa cháu nói với ba tôi rằng bọn Việt Minh rất tàn ác dã man  không thể  ở được với bọn chúng. Ba mẹ tôi nên tìm đường trốn vào Nam. Đứa cháu không trốn được vì sợ Việt Minh chặt đầu cả gia đình. Chỉ nội trong vòng một tháng kể từ ngày được cháu tiết lộ bí mật  về tội ác tầy trời của Cộng sản Việt Nam (CSVN), bố mẹ tôi  đã lấy quyết định “bỏ của chạy lấy người” di cư vào Nam năm 1954, bỏ lại sau lưng  tài sản, quê hương và hình ảnh những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất hãi hùng đã xảy ra cho người quen của mình  ...
Câu chuyện trên vẫn chỉ là  một trong hàng nghìn  bằng chứng khác xác nhận sự thật lịch sử tội ác CSVN, lột trần bản chất gian xảo thâm độc của những con người ác đã tiêu diệt hầu hết các đảng phái quốc gia đã từng là đồng minh của họ, cũng như dân tộc VN sẽ không bao giờ tha thứ tội ác tầy trời của Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm bán đứng nhà ái quốc Phan Bội Châu cho Pháp để cướp công kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi lương tâm không có chỗ đứng trong con tim lãnh đạo CSVN,  những hành động bán nước buôn dân để thủ lợi tất không tránh khỏi. Đất đai, hải đảo của tổ tiên, Ải Nam Quan - niềm hãnh diện của lịch sử Tiên Rồng - lãnh đạo CSVN còn dám đem dâng cho Tầu cộng để trả ơn cho đàn anh đã giúp họ có được ngày 30/4/75  thì xá gì mạng dân đối với họ chỉ là một món hàng nô lệ  béo bở tha hồ khai thác làm giàu trên sự khổ đau nhục nhã của dân tộc.  Một quốc gia được điều hành bởi những kẻ lãnh đạo gian ác sẽ là môi trường lý tưởng cho sự phát triển ác tính trong con người dẫn đến bao thảm nạn cho quê hương dân tộc.

35 năm! Một phần ba đoạn đường “100 năm Trồng Người” của Hồ Chí Minh! CSVN đã trồng được những con người nào trên quê hương VN ? Chỉ cần nghe ngôn ngữ thời nay là hiểu ngay thực tại đất nước và đạo đức con người VN thời nay đang đi về đâu: Nhìn đểu, khóc đểu, hàng đểu, đá đểu, yêu đểu, chơi đểu, xin đểu, bằng đểu, rượu đểu, người đểu, nhà trường đểu v.v...Và khi những từ như “Nhà cầm quyền đểu, nhà nước đểu, lãnh đạo đểu, dân chủ đểu...” đã trở thành câu chuyện đầu môi lưu truyền trong dân gian thì lời nhận xét đất nước VN đang ở trong thời kỳ Đồ Đểu qủa thật không ngoa chút nào ! Ôi! Nghe qua ngậm ngùi cay đắng làm sao!!

Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, nhìn lại đất nước và con người Việt Nam đang ngụp lặn trong thế giới  Đồ Đểu với thòng lọng Trung Cộng ngày càng “xiết đểu” họng dân tộc, là con dân nước Việt tất phải đau lòng uất hận.  Muốn chấm dứt nền “dân chủ đểu” thì “lãnh đạo đểu” phải ra đi. Những nỗ lực đấu tranh theo kiểu hòa giải hòa hợp với “chế độ đểu” cũng vẫn chỉ là “đấu tranh đểu” mà thôi. Trong cuộc chiến chống lại cái ác ngày càng lan rộng trên quê hương VN, vũ khí duy nhất để chiến thắng cái ác là vung gươm trí tuệ nhân bản và hành động thánh thiện làm gương mở đường cho lương tâm và lòng nhân ái bừng tỉnh trong mỗi con người VN.


Khi nào người biết thương người thì những dòng nước mắt nhục nhằn khổ đau sẽ ngưng chảy trên những tuổi đời bất hạnh VN. Thời kỳ Đồ Đểu rồi sẽ qua nhanh nhường bước cho thời đại hoàng kim ấm áp tình người và niềm tự hào dân tộc.

Adelaide 27/4/2010
Nam Dao
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 00:07 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #105 - 28. Apr 2010 , 23:57
 


...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #106 - 29. Apr 2010 , 08:44
 
TuyetNgo wrote on 28. Apr 2010 , 23:57:
...

Thành viên mình không biết có ai đã "lẹ tay lẹ chân" trong những ngày cuối tháng Tư này không hở bà con?? (cũng phải cộng thêm rất nhiều may mắn nữa).
Đ Đ tối dạ và cả tin nên đã chậm mất 6 năm dài! Thời gian 6 năm dài đủ để nếm đủ thứ mùi, và học đủ các bài học của XHCH (thở dài thiệt là dài)

Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 08:48 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Quốc Hận
Reply #107 - 29. Apr 2010 , 13:09
 
Dau Do wrote on 29. Apr 2010 , 08:44:
Thành viên mình không biết có ai đã "lẹ tay lẹ chân" trong những ngày cuối tháng Tư này không hở bà con?? (cũng phải cộng thêm rất nhiều may mắn nữa).
Đ Đ tối dạ và cả tin nên đã chậm mất 6 năm dài! Thời gian 6 năm dài đủ để nếm đủ thứ mùi, và học đủ các bài học của XHCH (thở dài thiệt là dài)



Đậu Đỏ em ơi,
Em không cô đơn đâu .  Cô cũng đã có 9 năm sống trong nỗi bất an, 4 mẹ con đều đã nếm mùi tù vb, còn ông xã thì chết trong tù vc . 
Khi tìm được tự do thì "Hai bàn tay trắng làm nên nợ nần," (thằng con lớn của cô hay nói đùa như thế)  cứ mượn tiền mà đi học thôi. 
Những bước thăng trầm của cuộc đới sao mà nhiều thế không biết nữa!  Bây giờ thì các em hiểu hơn về ý nghĩa nụ cười của cô rồi nhé ... Vẫn phải yêu đời và tin người em ạ.
Thương,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11588
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #108 - 29. Apr 2010 , 13:22
 
Vu Ngoc Mai wrote on 29. Apr 2010 , 13:09:
Đậu Đỏ em ơi,
Em không cô đơn đâu .  Cô cũng đã có 9 năm sống trong nỗi bất an, 4 mẹ con đều đã nếm mùi tù vb, còn ông xã thì chết trong tù vc . 
Khi tìm được tự do thì "Hai bàn tay trắng làm nên nợ nần," (thằng con lớn của cô hay nói đùa như thế)  cứ mượn tiền mà đi học thôi. 
Những bước thăng trầm của cuộc đới sao mà nhiều thế không biết nữa!  Bây giờ thì các em hiểu hơn về ý nghĩa nụ cười của cô rồi nhé ... Vẫn phải yêu đời và tin người em ạ.
Thương,
Cô Ngọc Mai

Cô ơi cô ơi,
Gia đình của cô bị kẹt lại là vì tin "người ta" hay đi không kịp hả cô, em nghe chuyện kể những ngày cô còn đi dạy bị đì kinh khủng luôn, nhưng cô vẫn... vững như cây thông giữa rừng  Cool

Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 14:05 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #109 - 29. Apr 2010 , 15:53
 




Việt Nam, Trong Buồn Bã, Nhưng Không Hỗ Thẹn.

Thứ tư, 28 Tháng 4 2010 18:31 Viết bởi Sol Sanders , Washington Times - Nguyễn Minh Tâm dịch ngày 28/4/10 Việt Nam, Niềm Nhớ Đau Thương, Nhưng Không Tủi Nhục.
Tưởng Niệm Ngày Mất Saigon 30/4/75:

Việt Nam, Trong Buồn Bã, Nhưng Không Hỗ Thẹn.

• Nhân dịp tưởng niệm 35 năm ngày mất Saigon 30/4/75, ký giả Sol Sanders viết bài cảm nghĩ trên nhật báo Washington Times số ra ngày 26/4/2010. Sol Sanders là một cây bút chuyên viết bình luận về những vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây để chia sẻ cùng qúi độc giả nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư.

TRONG TUẦN LỄ NÀY, hơn một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt sẽ ngậm ngùi khóc thương, tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ, và mất nướcViệt Nam Cộng Hoà thân yêu của họ.

Không chấp nhận những phán xét thường tình, nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và vinh danh sự can trường, và những hy sinh cao cả của các chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Họ muốn ghi nhận cuộc đấu tranh anh hùng của binh sĩ Miền Nam Việt Nam trước những nghịch cảnh hết sức oái ăm sau khi quân lực Mỹ rút lui, và Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sự cho họ. May thay, một nhóm học giả mới đây đã tìm cách duyệt xét lại những sai lầm cũ của lịch sử để sửa lại cho rõ, mặc dù họ phải đối đầu với quá trình lịch sử dài về thảm kịch ở Việt Nam bị giới truyền thông Mỹ và giới trí thức khoa bảng bóp méo sự thực.

Những người Việt khóc thương cho quê hương bị mất cũng sẽ nhớ lại những thiệt mạng quá lớn, những đau khổ chập chùng họ từng phải gánh chịu. Chuyện “tắm máu” đã thực sự xảy ra sau ngày Saigon bị mất, nhưng những hiểu biết tầm thường vẫn tìm cách chối bỏ điều này. Hàng ngàn người đã bị chết trong các trại tù “gulag kiểu Việt Nam”, tức các “trại tù cải tạo” của cộng sản. Chính Thủ Tướng (CSVN) Phạm Văn Đồng đã công khai thú nhận có hơn một triệu người bị bắt đi tù. Ngoài ra, không ít người Việt vẫn còn nhớ có khoảng 255,000 thuyền nhân đến được nơi tạm dung trong các trại tị nạn kham khổ,và bị các nước láng giềng xô ra ngoài biển khơi, hàng ngàn người phải chết chìm trong biển cả.

Nhân dịp này, người Việt tha hương cũng không dám coi nhẹ sự mất mát về nhân mạng, và sự hy sinh lớn lao của người Mỹ trong cuộc chiến đấu cao thượng, nhưng kết thúc trong bi thảm. Tưởng niệm ngày mất nước cũng là một cách để kể lại toàn bộ câu chuyện “Việt Nam” cho những người bạn Mỹ, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, họ lớn lên bị nhồi sọ bằng những thông tin bóp méo sự thật của giới truyền thông cũng như của đám trí thức dởm. Nhớ ngày mất nước cũng là dịp để vinh danh hàng ngàn thanh niên Việt đang phục vụ oai hùng trong các đơn vị chiến đấu của quân lực Hoa Kỳ.

Tiếc thay, ở Việt Nam hiện nay tình trạng đàn áp vẫn tiếp tục, không hề giảm bớt. Chế độ cộng sản ngược đãi tôn giáo và những sắc dân thiểu số, cũng như dùng biện pháp đàn áp cứng rắn để tận diệt những thành phần đối kháng chính trị. Bộ chính trị là cơ quan chỉ đạo cái quốc gia độc đảng này. Trong lúc đó ở bộ chính trị luôn luôn có tình trạng tranh dành, tị hiềm cá nhân, và khủng hoảng ý thức hệ. Tình trạng tồi tệ đến nỗi chúng công khai bắt giam một tổng biên tập tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản sau khi ông ta viết một bài ý kiến chống Trung Quốc. Và chưa hết, kể từ năm 1995, sau khi Thượng Nghị Sĩ John McCain ở Arizona, và John Kerry ở Massachussetts cố tìm cách đẩy mạnh việc Hoa Kỳ thừa nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai ông này đều là cựu chiến binh ở Việt Nam đã cố gắng làm lợi cho Cộng Sản Việt Nam mà chẳng đòi hỏi được gì cho Hoa Kỳ cả. Các quan chức ở Hoa Thịnh Đốn mù tịt không hiểu gì về bản chất thực sự của chế độ. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ quá ngây thơ, và hạ mình nhượng bộ cho Hà Nội nhiều đặc lợi về mậu dịch và kinh tế với hy vọng sẽ phát huy được sự cởi mở về chính trị. Nhưng cố gắng này trở thành vô ích.

Mặc dù nhóm phát triển kinh tế của Việt Nam đã chọn đường lối phát triển theo “mô hình Trung Quốc.” từ lâu. Họ vứt bỏ đường lối hoạch định từ trung ương kiểu Nga Xô, nhưng sự dốt nát bất lực, và tình trạng tham nhũng bất trị đưa đến sự thiếu thốn về mọi mặt, lạm phát tăng cao, và nợ nần chồng chất. Trong lúc đó, với đầu óc kinh doanh cứng cỏi của người Việt, và lòng hiếu học sẵn có trong truyền thống, khối dân số trẻ trung, gần 90 triệu người ở Việt Nam đã phát triển tổng sản lượng quốc gia tăng lên rất nhiều. Lòng hiếu học của người Việt được tìm thấy qua những tiếng vang về sự thành công của nhiều cộng đồng di dân gốcViệt rải rác trên khắp nước Mỹ.

Điều trớ trêu ở chỗ là số tiền của người Việt di cư sang Mỹ gởi về giúp cho thân nhân kém may mắn ở trong nước đã trở thành nguồn yểm trợ kinh tế mạnh nhất cho chế độ bạo ngược này, chẳng hạn như năm 2008, người Việt di cư gởi về $8 tỉ đô la. Con số đó còn cao hơn cả con số $5 tỉ đô la tiền viện trợ hàng năm qua các tổ chức đa phương hay những chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam. Tổng số tiền kiều hối đóng góp khoảng 5% cho Tổng Sản Lượng QuốcGia –GDP, cộng thêm với số tiền của nửa triệu công nhân đi làm lao động nước ngoài gởi về, và một khoản tiền khác do 400,000 du khách gốc Việt đem về hàng năm. Nguồn tư bản do người Việt sống tại Mỹ thường được gởi qua hệ thống chợ đen, giúp các tiểu thương biến thành phố Hồ Chí Minh- Saigon ngày trước- trở thành đầu tầu kéo vực dậy nền kinh tế, đó cũng là một con bò sữa vắt ra đô la cho bọn chính quyền tham nhũng ở Hà Nội bòn rút. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, với nguồn tư bản đầu tư đăng nhập lên đến $1 tỉ đô la. Còn phải kể ra nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, nếu họ không bị rơi vào mạng lưới tham nhũng, hối lộ của các tay đầu sỏ ở chính quyền trung ương tại Hà Nội, cũng như những tay tỉnh ủy ở điạ phương.

Nỗ lực tìm cách giảm ảnh hưởng xấu của tình trạng khan hiếm tín dụng, và suy thoái kinh tế, các nhà làm kế hoạch cộng sản tung thêm vào thị trường tiền tệ hơn 1 tỉ đô la trong năm 2009 - khoảng hơn 1 % Tổng Sản Lượng Quốc Gia. Nhưng kết quả là tuy tình trạng cấp tín dụng có được mở rộng thêm khoảng 40%, nhưng giá đồng đô la lại tăng vọt, mặc dù chính phủ đã can thiệp bằng hai lần định giá lại tiền tệ.

Vì trị giá đồng đô la tăng, các nhà xuất cảng gặp khó khăn trong việc tìm đô la để tài trợ khoản nhập cảng nguyên vật liệu và yếu tố thành phẩm, trong lúc phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Và cứ như thế, dự trữ bằng ngoại tệ vơi đi rất nhanh. Giới kinh doanh lo ngại sẽ phải đối đầu với tình trạng lạm phát khá nặng, nặng hơn cả kỳ lạm phát xảy ra vào năm 2008.

Vất vả tranh đấu với cuộc sống hàng ngày, giới trẻ Việt Nam ngày nay, nhất là những thành phần không có việc làm, coi chuyện chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là chuyện đã đi vào trong qúa khứ xa xưa, họ chẳng thèm bàn tới chuyện “Việt Nam”, như những câu chuyện vẫn còn ám ảnh ở Hoa Kỳ. Ví dụ ba cái phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Hollywood, tuy vẫn còn hấp dẫn trong văn hoá bình dân Mỹ, song không còn lôi cuốn người xem xi nê ở Việt Nam.

Điều quan trọng hơn trong lúc này đối với người Việt là họ ngoảnh cổ nhìn sang nước láng giềng bên cạnh, Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của người Việt. Mặc dù sau cuộc chiến tranh ngắn, nhưng cay đắng, xảy ra vào năm 1979, trong đó, Hà Nội đánh sặc máu mũi Bắc Kinh, hai nước đã đạt được những thoả uớc về biên giới, nhưng giờ đây mối tranh chấp vẫn còn tiếp diễn về chủ quyền trên các hòn đảo trong Biển Nam Hải. Và số lượng hàng nhập khẩu rất lớn của Trung quốc được bí mật đưa vào Việt Nam khiến cho các ngành công nghiệp thô sơ của Việt Nam bị xoá sạch ở miền Bắc.

Các bài viết trên những Blog liên mạng ở hai bên liên tiếp đả kích nhau dựa trên tinh thần yêu nước xô vanh, xoay quanh những vấn đề cũ. Và hiện nay mọi người đang trông chờ sẽ có một biến cố mới, ngoạn mục để chấm dứt tình trạng khó chịu, làm buồn lòng cả đôi bên.

Nguyễn Minh Tâm dịch ngày 28/4/10
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 15:53 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #110 - 29. Apr 2010 , 15:58
 
TuyetNgo wrote on 28. Apr 2010 , 23:57:
...



Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Australia.
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Công.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #111 - 29. Apr 2010 , 17:24
 







MẢNH  ĐỜI CÒN LẠI


thụyvi

“Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất…”

Con người ta khi đã có một quảng đời dằng dặc khổ đau, mất mát, thương tổn, đáng lẽ không nên ngoái đầu nhìn lại làm gì. Nhưng rồi mỗi năm cứ đến ngày oan trái, những vết thương cũ tưởng lành lại tứa máu…

Nhớ lại, tôi không can đảm đối mặt với nó, nhưng cảm giác về những năm tháng ấy nói không bao giờ hết.

Bị Đuổi Ra Khỏi Ngôi Nhà Của Mình
Sau khi ủy ban quân quản tịch thu ngôi nhà do chính đồng tiền lương thiện chắt chiu của cả hai vợ chồng, tôi không biết mình đứng chết lặng như cái xác không hồn trong bao lâu, trước khi dắt diú đứa con trai bốn tuổi với một bào thai vừa lớn trong bụng cùng chút tư trang còm cõi để bắt đầu bước vào đời sống vô vọng mịt mù trong mảnh đời còn lại.

Tôi chới với khi bổng dưng bị ném ra ngoài một cách tàn nhẫn trong một xã hội lạ lẫm, ngột ngạt, hận thù. Tôi không biết cầu cứu ai? Chồng tôi bị bắt, cha tôi bị bắt, bà con họ hàng ai ấy hoảng loạn, kẻ còn người mất, người bị bắt, người thoát chạy ra khỏi nước….! Tôi đau đớn vì cảm thấy mình thật trơ trọi. Trong cảnh cùng đường tuyệt vọng này, tôi không còn cách lựa chọn nào khác nên đành phải đưa con về nhà mẹ ruột và ông dượng ghẻ của tôi đang sống tại Cần Thơ.

Những ngày tháng này mới thật kinh khủng, suốt ngày ông dượng ghẻ kiếm chuyện khủng bố tôi bằng cách cứ chửi chó mắng mèo hay tra tấn tinh thần tôi bằng cách đem con tôi ra rầy rà đay nghiến, có khi còn đánh thật tàn nhẫn mặc dù cháu không có lỗi gì quá đáng. Mẹ tôi thương tôi nhưng mẹ tôi bất lực, cho nên chỉ nhìn tôi đau khổ như an ủi, hoặc hai mẹ con chỉ ôm nhau khóc thầm. Người hàng xóm biết ý đồ ông dượng ghẻ, kêu tôi mách nước…Thế là tôi móc hết tiền bạc, tư trang, món lớn món nhỏ, kể cả bông tay nhẫn cưới… nạp hết cho ông. Mong ông tội nghiệp thương tình cho tôi tá túc có nơi ở sinh con và đợi chồng.

Sinh con xong. Chỉ tuần lễ sau là tôi đã trở ra ngồi bán thùng thuốc lá ngay đầu đường để kiếm sống. Tưởng đã yên thân, ai ngờ, đứa con mới sinh chưa đầy ba tháng, ông dượng ghẻ bắt đầu dùng chiến thuật để vòi tiền khủng khiếp hơn, vì lúc nào trong đầu ông cũng đinh ninh là chúng tôi lắm của nhiều tiền nhưng khéo dấu. Bởi với những chức vụ mà ngày xưa chồng tôi đảm nhiệm, nếu không là một sĩ quan thanh liêm, chồng tôi có 1001 cơ hội để làm giàu. Lần này, tôi thật sự không biết phải làm sao, vì hôm trước, hai chị chồng cùng vài bà con có cho chút đỉnh, nhưng tôi đã trang trải tiền bịnh viện, tiền sữa, tiền ăn uống thuốc men nằm cữ hết rồi. Thế là ông dượng ghẻ và mẹ tôi bắt đầu cải cọ cào cấu nhau suốt ngày. Khiến con tôi cứ mếu máo sợ hãi trốn núp trong góc nhà, kẹt cửa. Chịu không nỗi, tôi thu xếp những món cần dùng và ba mẹ con chúng tôi bồng chống ra đi!

Tôi bơ vơ, ôm con đi trên phố như người thất thần, đứa con lớn lẻo đẻo sau lưng. Ba mẹ con thất thểu đi tới đi lui. Giờ phải đi đâu đây? Sống ở đâu đây? Khi tất cả đã mất hết. Nhà cửa không còn, tiền bạc không còn. Còn đường nào nữa đâu, ngoài con đường chết !? Ý tưởng chết vừa manh nha trong đầu và tiếp tục thôi thúc xúi tôi quày quả ra bến phà Cần Thơ.

Cần Thơ lên Sài Gòn phải qua con sông rất rộng, nước chảy xiết dưới những chiếc phà lớn đưa người và xe cộ qua lại. Nhảy ùm xuống đó là an toàn nhất, dễ dàng nhất và chết nhẹ nhàng nhất. Chiếc phà từ từ trôi ra giữa sông. Tay ôm đứa con sơ sinh, tay nắm cứng đứa con lớn, tôi mon men ra phía trước, chổ đường xe lên xuống, không có những hàng lan can chắn giữ. Tôi đứng im hồi lâu nhìn xuống dòng nước bên dưới. Tôi dự định thật nhanh trong đầu là sẽ ôm hai con tôi thật chặc trong ngực rồi lao xuống… Gió lồng lộng. Đứa lớn có vẻ lạnh, sợ, khóc tấm tức, tôi cúi xuống bế con lên nghẹn ngào “ Mẹ con mình cùng chết nghe con?” Đứa bé bốn tuổi hiểu gì đâu, nhưng bỗng nhiên con tôi khóc lớn lên lắc đầu quầy quậy “ Không! Không!” Tiếng la khóc xé lòng của đứa con khiến tôi giật mình, sửng người và tỉnh lại. Tôi vội vàng ôm con dỗ dành, miệng như lập bập trong nước mắt “ Mẹ xin lỗi! Xin lỗi, con ơi! ”

Thoát qua được cái chết trong giây phút ngu muội, tôi cảm thấy mình phải mạnh dạn hơn, can đảm hơn, và sẵn sàng đương đầu với cuộc đời để bảo vệ hai đứa con của mình.

Cuối cùng, một người bạn thân tên Duyên cám cảnh, sẵn sàng đùm bọc mẹ con tôi. Cảm động nghĩa cử này, và không muốn bạn tôi bị phiền phức và có thể bị liên lụy với công an, khu phố vì dám chứa chấp “ vợ ngụy” trong nhà. Tôi thuyết phục bạn tôi cho mẹ con tôi dọn ra cái chòi dùng để chứa củi ở phía sau hè.

Đêm đầu tiên ngủ trên vạt giường đóng từ mấy thân cây tràm, tôi phải lôi hết mền gối quần áo để lót cho con tôi nằm cho đỡ cấn. Nửa đêm trời bỗng đổ mưa, khi gió thổi, mái lá tốc lên, mưa xối qua khe lá tạt xuống, mùng chiếu ướt đẫm, ngọn đèn dầu tù mù một hồi rồi tắt ngấm, tôi lết tìm chổ nào đỡ dột nhất, vừa ôm ấp che chắn vừa quạt muỗi cho hai đứa con bé bỏng bất hạnh của mình. Trong hoàn cảnh này, tôi không còn nước mắt đâu để khóc. Cũng không còn cảm xúc để kêu trời hay gọi đất. Chỉ mong trời mau tạnh mưa, trời mau sáng. Nhưng, như chị Dậu – Tôi cô đơn tê tái nhìn ra bên ngoài trời đen thăm thẳm tối mịt tối mù…

Kiếm Sống
Một tấm ni-lon trải dưới đất ở góc chợ với mớ quần áo cũ để bán, là nghề mới của tôi. Sáng hừng đông, tay bồng tay dắt, ba mẹ con đã có mặt ngoài chợ. Trong khi tôi bận mua bán, hay chạy tới chạy lui lấy hàng thì đứa con trai lớn biết phụ mẹ, trông hàng hay đùa giỡn với đứa em gái nằm quơ tay quơ chân o e cũng vừa tập lật. Khi nào buồn ngủ lắm hay mệt thì cứ nghẻo đầu dựa trên đùi tôi thiu thiu ngủ. Nhiều hôm trời đứng bóng, nắng quá thì tôi kiếm chổ mát, hay kiếm những xe ba bánh trống rồi trải cái khăn, lấy nón lá úp lên mặt là con tôi ngủ ngon lành. Mẹ con tôi sống như vậy vừa nuôi chồng vừa nuôi nhau được nửa năm, thì một hôm chị La Phú Xương, vợ bạn của chồng tôi tình cờ đi ngang, gặp tôi chị mừng, đang cười hỉ hả, đến khi thấy hai con tôi lam lủ bụi đời, thì chị xúc động, xốc hai đứa con tôi lên nói như nghẹn ngào “ Thiếm để tôi giữ mấy đứa nhỏ này trong nhà, chứ phơi nắng tụi nó riết có ngày sinh bệnh mà chết” Thấy chị lẹ làng tốt bụng, tôi không biết nói gì, thầm cảm ơn Trời và khóc.

Một lần nữa, mẹ con tôi bồng chống ra đi trong bịn rịn luyến lưu, từ giã gia đình chị Duyên, chia tay mái chòi dột nát đầy ân tình đến tạm trú nhà chị Xương.

Hoàn cảnh chị Xương có hơn gì tôi đâu? Nếu có hơn là chị còn được cái nhà. Anh Xương đi tù, bốn mẹ con chị bửa đói bửa no. Đến khi đã nạy hết những viên gạch men cuối cùng trong ngôi nhà lam nham lở dở, không còn gì để bán. Chị Xương bắt đầu tập tành đi buôn lậu gạo, thịt từ Cần Thơ lên Sài Gòn. Chuyến nào lọt thì có tiền mua gạo ăn, chuyến nào bị bắt thì hết vốn, Sơn, đứa con trai út thấy chị cực quá, ban đêm ra bến xe, đạp xe đạp ôm phụ mẹ.

Trong mỗi mảnh đời của những người đàn bà có chồng bị tù cải tạo, không có mảnh đời nào sướng hơn mảnh đời nào. Mảnh đời nào cũng chỉ toàn là nước mắt và những năm tháng nhọc nhằn. Khi người đàn bà dang thân ra đứng bán chợ trời thì gặp trăm ngàn cay đắng và người đàn bà đi buôn lậu từng bịch gạo, ký thịt cũng trăm phần cay đắng như nhau. Ngày nào cũng bị “ bạn hàng” chèn ép, nước mắt chảy không thôi, nhưng khi gặp chồng mặt mày tươi tỉnh “ chú đừng lo, ở nhà mấy mẹ con em sống đầy đủ”.

Cũng trong giai đoạn này, những tên lơ xe, tài xế, đứng bến, có dịp o ép những người vợ cùng khổ mới thấy ghê… Giậu đổ thì bìm leo, ai không biết, nhưng trong lúc này, chiến tranh cơm gạo, dành nhau từng ký bo bo, từng ký mì sợi, từng lít nước muối pha màu, khiến người đàn bà khác hẳn, sù lông giương móng để giữ chặt phần ăn cho con mình. Thời thế còn tàn nhẫn biến một người phụ nữ qúy phái, mềm mõng trở nên đanh đá, quyết liệt. Nếu không, không sống được, có khi còn phải tan nát gia đình với bọn tiểu nhân đắc ý.

Ngoài lòng tin có Thượng Đế, tôi còn tin tình người đã giúp cho tôi gặp lại vợ chồng chú Sáng - người tài xế cũ của chồng tôi, để từ đó chấm dứt cuộc sống lang thang như mèo mẹ bơ vơ tha con mình đi cùng khắp.

Năm đó, chú Sáng đang làm tài xế, nhưng bất cẩn để gây ra tai nạn cán chết con trai hai tuổi của ông Nguyễn Thanh Tòng, trưởng ty Cảnh Sát tỉnh Chương Thiện. Buổi sáng đó, như thường lệ, chú đem chiếc Scout đậu trước nhà chờ chồng tôi, thường chú hay nổ máy xe sẵn cho ấm và có lẽ đang loay hoay làm gì đó nên không thấy đứa bé lon ton theo người cậu băng qua đường mua đồ ăn sáng. Bất ngờ, thằng bé không đi tiếp, quay đầu lại rồi chun tọt vô lườn xe ngồi chơi. Chồng tôi từ nhà đi ra, mở cửa xe bước lên. Xe vọt tới, hàng xóm la hoảng, nhưng đã trễ!

Dĩ nhiên chú Sáng phải ra toà. Chúng tôi hết lời trình bày năn nỉ, vợ chồng ông Tòng thông cảm nên bãi nại. Tuy chồng tôi trấn an, và giúp chú, với những gì anh có thể giúp, nhưng chú Sáng có vẽ không yên tâm và nôn nóng bỏ trốn. Trước khi đi, chú có lén đến từ giả tôi và dĩ nhiên tôi dấu chồng, còn dắm dúi chút đỉnh cho chú về quê làm vốn.

Sau năm 75 chú nghe người ta kể những biến cố trong gia đình tôi. Vợ chồng chú thật đau xót và quyết tâm tìm cho ra tung tích vợ con người chỉ huy cũ. Chúng tôi nhìn nhau kể lể khóc cạn khô nước mắt. Rồi cười. Mừng mừng tủi tủi. Như trong gia đình, vợ chồng chú trình bày thiệt hơn, nói tôi đừng ngại, hãy về quê của vợ chồng chú mà sống.

Cảnh dang thân dầm mình giữa chợ đã khiến tôi thấm mệt, Con tôi đã đến tuổi đi học, một chổ yên thân có cái hộ khẩu, con tôi mới được vào trường. Lời đề nghị của vợ chồng chú ngay lúc cần thiết nhất, như cái phao trong tầm tay, tôi hết sức mừng rỡ.

Nghe tôi nhận lời, vợ chồng chú hối hả về quê dựng cho mẹ con tôi mái nhà, sắp đặt đâu đó xong xuôi rồi tức tốc trở xuống Cần Thơ đón mẹ con tôi, như sợ tôi đổi ý. Ngày chia tay, thương nhất là hai đứa con gái chị Xương, thời gian ở chung mến hơi quen tiếng, giờ ra đi mấy đứa nhỏ ôm nhau khóc mùi mẩn, bịn rịn không rời.

Chúng tôi về Vàm Cống, ở trong ngôi nhà tranh kín đáo, cất giữa đồng, nhà chúng tôi có giường cây, bàn cây, ghế cây, tuy chỉ những loại gỗ tạp rẻ tiền nhưng tôi cảm thấy mình thật giàu có và bắt đầu học bài học biết ơn mọi thứ.

Tôi là người sống động, nên cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù phải nếm qua bao khốn khó tủi nhục gì, dù đang ở một nơi thiếu tiện nghi nhất – như vùng quê này, không điện, không nước máy, không TV, nhưng tôi lúc nào cũng tìm một cái gì vui để quên khốn khó, vẫn thêu dệt nhiều mộng đẹp, thí dụ mái chòi tranh tôi đang ở thi vị hoá là “lều thơ” và biến nó thành một nơi ở thơ mộng, là một nơi an toàn cho các con tôi có chổ chạy nhảy nô đùa. Thời gian này, còn có thêm cháu Thủy, con gái vợ chồng chú Sáng ra ở chung quây quần đùm bọc lấy nhau. Sáng sáng tôi lên chợ Long Xuyên bán buôn thì mấy chị em ở nhà, chiều chiều tôi xách gạo, thức ăn về nấu, cả nhà xúm lại ăn với nhau thật vui, tối tối tôi lấy mấy cuốn truyện cũ đọc cho các con tôi nghe, thằng con trai lớn của tôi mê lắm, như cuốn Thủy Hử nó thuộc lòng. Các con tôi không cha là một thiệt thòi rất lớn, nên tôi phải làm tất cả, hết sức mình để bù đắp cho con. Hôm nào có gánh hát, tôi và Thủy đạp hai xe chở hai đứa nhỏ đi coi hát. Tối khuya đạp về giữa cánh đồng lồng lộng gió, tôi thấy lòng mình bình yên và hy vọng đời tôi hết long đong từ đây.

Trong một bài viết nào đó của bà Quỳnh Dao, có một đoạn tôi nhớ bà viết y hệt tâm trạng và hoàn cảnh của tôi lúc này...

“…Cuộc sống đã yên ổn, những ngày tháng sống lang thang đã đi qua. Khi đã yên ổn rồi, tôi mới thấm thiá được cái được, cái mất mà cả đời người phải vật lộn với nó, cuộc đấu tranh để sinh tồn mới thật vô tình, cay đắng và lạnh lùng làm sao! … (ngưng trích).

Riêng tôi, trong lúc này, nó còn thêm nỗi quạnh hiu, lẻ loi khi nằm nghe tiếng ếch nhái rền rã như than như thở, thảm thiết chung quanh, cái âm điệu đó ám ảnh tôi cho tận hôm nay, khi tôi đã yên ổn sống trên nước Mỹ, nhiều đêm ngủ giật mình hoảng hốt choàng dậy, lắng nghe…may quá, chỉ là tiếng gió!

Mảnh vườn “ Thượng Uyển” nho nhỏ của tôi trồng bưởi Năm Roi, ổi xá lị, đu đủ, mận Hồng Đào, mỗi thứ một cây đang lớn sơn sởn, sum suê thì trận lụt kinh hồn năm 1978 nhận chìm nghĩm hết. Mấy mẹ con tôi nhờ lối xóm đóng cho cái sàn sát mái nhà để ở. Diện tích cái sàn chật chội, nên bếp núc thật đơn giản - nấu nồi cơm, kho nồi cá ăn mấy ngày. Chú Sáng cẩn thận lắm, đem cái kẻng treo nơi đầu giường để đêm hôm có gì không ổn thì khua kẻng la toáng lên cho hàng xóm biết. Thỉnh thoảng thiếm sáng tiếp tế đồ ăn, bánh trái, có lần thiếm nấu canh chua bắp chuối với xương cá khô, lần đầu tiên ăn, tôi thấy vị lạ, bửa đó tôi ăn thật chậm, húp một miếng canh vô miệng ngậm thật lâu cho thấm rồi mới nuốt. Tuyệt ngon, nhớ suốt đời!

Sống cheo leo giữa bốn bề là nước suốt hơn tháng trường, nhưng các con tôi sởn sơ, cũng lạ ?

THĂM NUÔI
Đời sống trôi qua một cách vật vã. Những ngày tháng tất tả chạy ngược chạy xuôi, thăm nuôi cha, thăm nuôi chồng, nuôi con và nuôi mình, khiến tôi tàn tạ không ngờ, nét bơ phờ cằn cỗi xuất hiện thật nhanh trên mặt tôi. Người vợ “thục nữ yểu điệu” hay “đoá Hồng tinh khôi” mà chồng tôi hay gọi giờ tiều tụy như con ma đói.

Nhà tôi cách phà Vàm Cống đúng hai cây số, mỗi chuyến thăm nuôi chồng, phải đi trở ngược hướng Cần Thơ, tôi phải dậy lúc nửa đêm, hai mẹ con khiêng vác những bao bị giỏ xách khệ nệ đi bộ ra tới bến phà, đập cửa nhà ông thuyền câu, nhờ ông chở qua sông để kịp đón xe tài nhất từ Long Xuyên chạy xuống lúc ba giờ sáng.

Chiếc thuyền câu chúng tôi ngồi qua con sông lớn là một chiếc thuyền thon gọn, chèo tay. Nếu nhìn trong tranh, chụp trong hình thì thật là thơ mộng, nhưng thực tế mẹ con tôi ngồi hồi hộp bấu vào mạn thuyền cho chặc khi thuyền băng ngang dòng nước chảy xiết trên khoảng sông rộng mênh mông trong đêm tối chập chùng. Nhiều lần cứ tưởng những con sóng chồm lên, nhận chiếc thuyền xuống nước.

Trong chuyện Khóc Lặng Thinh, tôi có kể gần tám năm trời tôi và đứa con trai đầu lòng vừa bốn tuổi có rất nhiều kỷ niệm tủi cực trong những chuyến thăm nuôi… Trong những lần đó, mẹ con chúng tôi nhiều đêm phải ngủ ngoài lề đường, hoặc là ngồi bó gối suốt đêm ngoài bến xe, ngủ lăn lóc ngoài bến tàu, ngủ bờ, ngủ bụi… thậm chí tôi cũng thường xuyên tòn ten đeo cửa xe đò trên quảng đường đầy ổ gà dài vài chục cây số. Có một lần xe đò bể bánh, lật nhào, lăn nhiều vòng, tôi ôm chặt lấy con tôi mà tưởng hai mẹ con cùng chết. Khi chiếc xe nặng nề nằm im thôi không lăn nữa và biết mình còn sống, hai mẹ con lóp ngóp run rẩy chen chúc bò ra, tôi vội vàng rờ rẫm khắp cùng mình mẩy con để chắc coi con mình có bị gì không, miệng năn nỉ hỏi coi con đau chổ nào. Biết con không sao, tôi yên tâm rồi thảng thốt đi như người mộng du bươi tìm trong đống ngổn ngang lôi ra bao thức ăn thăm nuôi bẹp rúm rồi kéo lê kéo lết lên bờ đường. Tai nạn tuy không có người chết nhưng chung quanh tôi mọi người kêu réo lao xao. Lúc này tôi mới cảm thấy thân thể tôi rã rời, vừa ôm dỗ đứa con bé bỏng xanh xao nằm thiêm thiếp mệt nhọc trên ngực mà tôi tê tái, buồn đến quặn thắt đau xót ruột gan. Tôi lặng lẽ ôm con mà khóc.

Trại tù Kinh Năm tại xả Hoả Lựu tỉnh Chương Thiện là một tập đoàn ăn hối lộ trắng trợn. Tù muốn đi phép về thăm vợ? muốn đi công tác ngoài tỉnh? muốn vượt biên? Có giá cả hẳn hòi đơn vị tính bằng vàng lá 9999 [ Anh Nguyễn Hoài Ân tùng sự tại Long Xuyên, là bạn tù cùng trại với chồng tôi, một lần anh đi công tác tại trại tạm giam Cần Thơ, gặp tôi bị giam ở đó với tội “cả gan” mắng “ HCM là thằng du đảng!” Sau đó anh vượt biên, tụi cán bộ làm lễ đặc xá [ ? ] thả tù, đọc tên anh Ân hẳn hòi… nhưng anh Ân đang ở…ngoại quốc!

Các bà vợ tù muốn ngủ đêm lại với chồng? Chuyện nhỏ, nhà cán bộ cất ngay góc bờ kinh 5 đó chi! Cứ nạp cống bằng một giỏ đồ ăn ngon là có dịp tâm sự suốt đêm với chồng.

Năm đó, chồng tôi bịnh nặng lắm, nhiều lần tưởng chết, mỗi lần ho, máu ộc ra từng ngụm, nhưng ngày nào cũng phải đi đào đất, móc gốc [ rễ ] cây tràm theo đúng quy định của họ.

Lần đó thăm nuôi, tên Công An lân la gợi ý bắt mối cho biết muốn chồng tôi được lao động nhẹ thì nên đến gặp vợ trưởng trại, nhà ở Phụng Hiệp. Tôi biết mình không thoát, Thế là tôi chạy sất bất sang bang, nhà nào tôi cũng gỏ cửa, cuối cùng gom được hai lượng vàng. Duyên bạn tôi e ngại vợ trưởng trại chê ít, nên chu đáo cho thêm 200 con cá giống Chép, giống Trắm Cỏ, rồi kêu xe cho tôi chở vô nhà vợ của Hai Râu nạp cống.

Khi xe đò bỏ tôi và hai bọc cá lớn đầy nước bơm đầy oxy ở mé lộ thì tôi thật tình lúng túng, may thay có mấy người chăn trâu, è ạch phụ khiêng với tôi đến nhà mụ. Trên đầu nắng đổ ụp như chảo lửa, nhưng tôi không có cảm giác gì hết, chân bước nôn nao lấp xấp sợ nắng quá, cá không chịu nỗi chết thì sao.

Đang tràn trề hy vọng, quẹo vô ngõ, đụng mặt chủ nhà, mặt mụ cán bộ sưng lên khinh khỉnh hất hàm hỏi “Bưng gì dzậy?” Tôi khựng lại, cảm thấy nhục, nóng mặt, nhưng cố dằn cái nhục xuống, mềm mõng “ Tôi có ít cá giống tốt tặng, chị thơm thảo nhận dùm” Bà riết róng kiểu nhà quê tiểu nhân đắc ý, môi trề ra, tay như xỉa xói vô bên trong “ Trời! mấy con vợ tá vợ úy tụi ngụy tặng tui xe Honda, tủ lạnh lủ khủ tui còn hông thèm, chị cho chi mấy con cá?!” Tôi tức uất lên, nếu không thể chửi mụ vài câu thì cũng bỏ bịch cá đang lội lờ đờ dưới chân đi thẵng… Nhưng nhớ đến thân hình gầy guộc của chồng, nhớ đến cơn bịnh không biết cướp mạng chồng mình lúc nào.

Tôi dằn xuống, tay như run nhẹ trong túi áo khi móc gói vàng ra đưa mụ, tôi nói “ Lần đầu tặng chị làm quen, mai mốt chị muốn gì tôi đem vô… thêm ” Con vợ thằng trưởng trại lấy gói vàng lật ra chăm chú xem rồi nhét vô túi, miệng cười hệch ra thấy ghét. Nhưng lúc đó mụ cũng vừa liếc thấy chiếc vòng cẩm thạch của tôi đeo dấu trong tay áo bà ba, mụ liền nắm tay tôi kéo vô nhà vừa cười mơn vừa vén tay áo của tôi để săm soi chiếc vòng, miệng nói ngọt sớt “ Chèn ơi! Chị em không mà, chiếc dòng xanh dử hén, chắc màu lý, à chồng chị tên gì, cấp bậc gì, trại mấy, nói tui giúp liền” Câu giúp liền của mụ là tôi biết tỏng mụ rồi, nhưng tôi biết làm gì hơn đành phải bấm bụng kêu mụ lấy nước với cục sà bông, mụ mừng lắm, hối mấy đứa con lè lẹ. Nước sà bông đem tới, mụ sà bên tôi vừa bóp vừa thoa vừa cật lực kéo chiếc vòng cho tuột ra. Tôi đau điếng, chịu đựng, ngồi kể lể tình cảnh của chồng mình. Lột được chiếc vòng, tôi thấy hai con mắt mụ sáng rực, không biết mụ có nhớ tôi nhờ gì không? Sợ mụ quên, tôi nhắc tên và cấp bậc, phòng, trại của chồng tôi lần nữa rồi lủi thủi ra về với bàn tay sưng đỏ.

Sau đó chồng tôi được điều vào tổ khác: đôi ngày ngồi cưa củi, lột vỏ tràm, vài ngày dầm mình dưới sông để vớt rong, lục bình về cho tổ rẩy. Công việc này tuy chưa phải là lao động nhẹ, nhưng dù sao cũng đở hơn đi đào đất.

Sau những đợt kiểm kê, nhà nước tịch thu hết thuốc men vải vóc… Bây giờ một viên ABC sổ mủi nhức đầu còn không có mà uống, huống chi các loại trụ sinh! Thăm chồng về, còn sớm, mẹ con tôi đến thăm chị Xương và mấy cháu, tình cờ có người bạn của chị làm trong bịnh viện ghé chơi, biết tôi cần thuốc trị bịnh cho chồng, chị môi giới cho tôi mua số lượng kha khá, mừng quá, tôi suy tính một hồi rồi hẹn đi lấy tiền lát sau trở lại.

Thật ra, tôi có tiền đâu mà lấy? Tôi không muốn phiền bạn nên dắt thằng con ra kêu xe hai mẹ con đi tới bịnh viện. Thủ tục bán máu rất dễ dàng, tôi năn nỉ họ rút dùm thêm bịch nữa để tôi có đủ tiền mua lô thuốc cho chồng. Có lẽ thấy tôi tội nghiệp cho nên rút máu xong, họ tặng thêm cho cái bánh ú. Ra đến cổng tôi thấy mệt muốn chóng mặt, nên ngồi xuống lề đường, hai mẹ con lột cái bánh ra ăn, kêu thêm ly trà đá. Vừa uống hết ly trà, con tôi khều tay chỉ “ Họ múc nước này trong cầu tiêu kìa mẹ” Tôi quay lại thấy mấy người xách xâu đựng ly trên tay, vừa múc nước trong hồ dội cầu để pha trà. Nhưng không hiểu sao, tôi cảm thấy ăn cái bánh này, uống ly nước này thật ngon nhất trong đời, y như ông hoàng tử được ăn “Cháo bắp, mắm hến” của ông nhà văn nào đó viết.

ĐOÀN TỤ
Sau bảy năm bốn tháng, chồng tôi được tha, vợ chồng gặp nhau, mừng không thể tả, chòm xóm láng giềng dù nghèo, nhưng người này đem gà, nhà kia đem vịt đến ăn mừng thật vui vẻ rộn ràng suốt mấy ngày. Sau đó, vợ chồng dắt díu nhau về nguyên quán [ quê chồng ] theo lịnh công an ký trong giấy ra trại.

Ai cũng nói cuộc đời của tôi khổ đã tận, bắt đầu cam lai. Tôi tin vậy. Tôi đã nghèo quá sức, cực quá sức, còn sợ gì? Huống chi bây giờ tôi đã có chồng tôi kề cận!

Mặc dù trong giấy ra trại ghi là: Về nguyên quán. Nhưng chồng tôi còn e ngại tụi VC địa phương trong quê nhà nhớ thù xưa vì hồi đó ba chồng tôi không chịu nghe lời tụi nó bắt buộc chồng tôi phải bỏ học ở Sài Gòn đem về quê làm du kích! Quá chán ngán tụi nó, nhưng sợ bị trả thù và mong muốn muốn chồng tôi yên tâm tiếp tục sự học. Ba chồng tôi phải quyên sinh bằng thuốc ngủ [ Thời chiến tranh, Bến Tranh là vùng sôi đậu ]

Biết chắc chắn về quê nhà sống không yên thân với đám Ủy ban xả, nên tôi tốc xuống Cần Thơ, lót tay hối lộ 5 chỉ vàng để ty công an tỉnh Hậu Giang đóng cái mộc khác, kế bên cho phép về thành phố!

Mới chân ướt chân ráo, tiền đâu chúng tôi mua nhà? Người em họ có ngôi nhà trống trước trống sau, tuềnh toàng không mái bỏ hoang, kêu cho. Mừng quá, bà con xúm lại đổ đất đắp nền, lợp lá, tuy nhà bếp quá hẹp, ẩm ướt chỉ đứng được một người, nhà vệ sinh càng đơn giản hơn, không có cửa… Với bốn bàn tay và cái khiếu trời cho, không bao lâu vợ chồng tôi biến ngôi nhà trở nên sạch, gọn, mát mắt lạ thường.

Mấy tuần lể, vợ chồng con cái âu yếm mặn nồng, nhàn nhả thật vui, nhưng cơm áo gạo tiền bắt chúng tôi đối đầu với thực tế. Với bản tánh nhạy bén, tôi thấy chổ ở của mình có lợi thế về mua bán hàng quán thức ăn, vì nhà ngay chợ, gần trường học, lũ học trò qua lại mỗi buổi sáng. Nghe tôi đề nghị nấu nồi cháo huyết là ít vốn nhất, dễ nấu nhất, chồng tôi thấy hợp lý, chạy ngay về quê mượn nồi, tô, bàn ghế nhỏ cùng nhiều thứ thứ lỉnh kỉnh để đủ khai trương “Nồi cháo huyết vĩa hè” ngay đầu hẻm.

Mấy ngày đầu cháo bán mau hết. Mấy ngày sau bán ế hơn, hao củi quá, không lời. Mấy ngày kế tiếp ăn cháo thay cơm, lúc đầu chồng húp vợ khen ngon, ăn thêm vài ngày nữa, hai đứa con nuốt không nỗi. Chồng tôi có vẻ xót xa cứ thở dài.

Sáng hôm sau, phụ xong mấy việc lặt vặt, anh nói về vườn xin ít củi, rồi đạp xe đi. Trời sẩm tối thì anh về mặt đỏ lựng vì nắng nhưng cười hí hửng, ngoài bó củi ra anh còn có ít bánh trái cho con. Rồi ngày nào anh cũng đi, khoảng đâu tuần lể, anh không còn đem bánh trái về, mà bưng nguyên… một thùng kem vô đãi mấy mẹ con ăn vì… bán ế! Tội nghiệp chồng tôi lén vợ đi bán kem, lắt chuông leng keng đạp khắp cùng làng cuối xóm.

Rồi tiếp theo, ngày nào cũng ăn cháo ế, kem ế. Chịu hết nỗi. Hai vợ chồng tôi bàn nhau giải nghệ! Vài ngày sau, tôi chuyển sang nghề bán sương sáo.

Ngày nhỏ, tôi tuy không lá ngọc cành vàng, nhưng vì không mẹ, nên tôi được cả họ hàng bên ngoại bù đắp tình thương nâng niu tôi như quả trứng, gửi tôi vào học những trường đạo mắc nhất Sài Gòn và dĩ nhiên tôi chưa biết thế nào là cực khổ ! Lập gia đình, tuy không giàu có, nhưng với bằng đại học, tôi có một nghề khả dĩ giúp tôi thảnh thơi đủ mặt.

Cuộc đổi đời cũng là một cuộc đổi thay lớn thật khốc liệt của một đời người, mà chúng tôi không thể nào lường trước. Tuy sống trong chế độ cs, nhưng trong lòng tôi không bao giờ thoả hiệp, vì vậy tôi cũng có suy nghĩ đến việc ra đi. Tuy có nhiều cơ hội đem con trốn ra khỏi nước. Tuy có lần đã đi rồi, sẳn sàng rồi, đang nằm ém chờ tại một cù lao rồi… Nhưng tôi áy náy không yên…

Cuối cùng tôi tâm niệm, vợ chồng vinh nhục cùng hưởng cùng chia, tôi nhất quyết, không bao giờ bỏ lại chồng tôi một mình.

[ Chuyến đó các con chị Xương tới đảo bình an ]

Chuyển qua nghề bán sương sáo, đở phải nấu nướng, ít vốn, lời nhiều. Những khi chồng tôi có nhà, không phải đi thủy lợi đào kinh. Anh dậy sớm chở mấy khuôn [ổ ] sương sáo người ta nấu sẳn về cho tôi ngồi xắt bán ngoài chợ. Khi anh vắng nhà, dù mưa gió cũng phải chổi dậy, đạp xe mê man trong hơi gió khoảng 5 cây số vào tận lò mua một bội [ cần xé nhỏ ] gồm 3 ổ sương sáo nặng khoảng 20 ký rồi chở về.

Đêm nào trời mưa đường trơn trợt, xe không đạp được, tôi vừa đẩy xe vừa kèm cho xe không ngã, có khi kềm không nỗi vì nặng quá, xe ngã nhào, mấy ổ sương sáo đổ lăn ra nát bét.

Tôi là vợ, là mẹ thường phải giật gấu vá vai, khi các con càng lớn, nhu cầu càng cao, nên thiếu trước hụt sau, nhiều lúc anh đâu hiểu…Cứ như vậy, tôi vật lộn với gian khổ từng ngày với tất cả sự nhẩn nại và an ủi - cực nhọc mà vợ yêu chồng, chồng yêu vợ, âu yếm nhau, an ủi nhau, tôn trọng nhau thì sá gì cực khổ. Nhưng thực tế “ Vợ chồng nghèo trăm sự khó” cái khó thêm cái nhục bị phân biệt đối xử trong xả hội Cọng Sản thì đời sống mới thật hãi hùng – Chúng tôi bị liệt vào thành phần có lý lịch xấu, sống cô thế, bị chính quyền theo dỏi mỗi ngày và dĩ nhiên không hề được luật pháp bảo vệ… Vì phải sống trong thắc thỏm lo sợ bắt bớ… chồng tôi càng xuống tinh thần cộng thêm những tin tức bạn bè trốn ra khỏi nước, càng khiến chồng tôi bắt đầu nao núng, nóng nảy và cảm thấy bực bội chán nản trong đời sống tối tăm vô vọng!…

Anh bắt đầu câu mâu với tôi những chuyện không đâu [ vì nếu không đổ trên đầu tôi thì anh đổ đâu ] có khi sợi tóc anh chẻ làm ba làm bốn và lạ, vợ chồng cải cọ thì anh toàn nói những câu tệ bạc! Tôi không giận anh, nhưng thất vọng! Những lời chê tôi tràn họng, tuy có xé nát tim tôi, có khiến tôi đau đớn như con thú mang đầy thương tích, nhưng vì thương anh, thông cảm cảnh anh sa cơ ngã ngựa, cảnh anh bị dồn tới đường cùng, mà tôi hết sức nhịn. Yêu chồng, nhịn, tha thứ có gì là quá đáng ? Tôi bắt đầu nghĩ đến ly dị và tự tử. Ý tưởng tự tử lớn hơn, mạnh hơn lúc nào cũng thôi thúc trong đầu.

Hôm đó, chuyện rất nhỏ, có lẽ anh mệt hay bất ý gì đó ngoài đường. Khi chở đôi nước về tới nhà [ nhà không có nước máy, và thường xuyên bị cúp ] anh dằn thùng nước trước mặt tôi, gằn giọng phũ phàng “ Nước chở cực, liệu mà xài !”

Giọt nước bất mản vừa lúc tràn ly. Tôi ngỡ ngàng nhìn anh tuyệt nhiên không nói câu nào, rồi đi tìm một góc ngồi Im lìm, lòng tê tái. Suốt tám năm trời, một lòng chung thủy, lưng cỏng hai con, đèo núi nào tôi cũng trèo qua, suối sông nào tôi cũng lội không thèm than thở. Anh tù đày, tôi thương, không bỏ. Anh bán cà rem, hay sửa xe đạp tôi cũng không chê. Nhưng anh như thế này tôi không chịu nỗi !

Tôi cảm thấy trái tim tôi như rơi xuống một cái vực không đáy, cứ rơi, rơi mãi, tôi cảm thấy chới với…Người chồng tiết tháo, nhân cách lẫm liệt ngày nào của tôi đâu? Người chồng si tình yêu vợ vời vợi một trời của tôi đâu? Suy nghĩ hồi lâu, tôi thấy mình bất lực, cái cảm giác bất lực mới thật là dễ sợ!

Chồng tôi vốn trung hậu, có lẽ thấy mình quá đáng, lỡ lời, anh theo xin lỗi xí xoa làm hoà.

Đêm đó, tôi uống từng viên, từng viên, từng viên...Tôi đếm đúng 20 viên thuốc, rồi đắp mền đi ngủ…

Tôi thoát chết. Nhưng lòng tôi đầy tì vết.

HAI MƯƠI NĂM SAU
Tôi gần như cả đời không có mẹ. Không hưởng được hạnh phúc có cha có mẹ, chính vì vậy mà tôi quyết tâm tạo một đời sống có đủ cha đủ mẹ cho con mình đến thành nhân, thành thân, chi mỹ…

Mảnh đời còn lại, tôi có thể miệt mài viết, miệt mài vẽ và đợi chết! Nhưng trong cuốn tạp bút “Cuối Cùng” xuất bản năm 2009 - nhà văn lừng lẫy Vỏ Phiến phán “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”. Cuộc đời chỉ là phù ảo. Tôi đang lộn nhào lẽ đó vào những bài viết của tôi.

thụyvi
[ Hầm Nắng, 35 năm mất nước ]
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 17:26 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #112 - 29. Apr 2010 , 20:50
 

30 Tháng Tư Và Người Mỹ



Vi Anh


...


Chân lý lịch sử vẫn là chân lý, Thượng Đế cũng không thay đổi được. Chánh trị bá đạo, truyển thông thiên kiến giỏi lắm cũng chỉ phủ bụi một thời gian thôi. Về lâu về dài, khoa học vô tư, lương tâm chánh trực của Con Người  sẽ làm sự thật lịch sử sáng tỏ.
Kỷ niệm Quốc Hận năm thứ 35 này là cơ hội nhiều người Mỹ chánh trực trả lại chân lý, công lý cho quân dân cán chính và chánh nghĩa của VNCH. Đó là kết quả của hàng trăm ngàn quân dân cán chính tuẫn tiết, nằm gai nếm mật trong lao tù CS để mong có ngày  tự do làm nhân chứng sống, cả triệu  thuyền nhân tìm sự sống  trong cái chết đến được bền bờ tự do  và phân nửa số đó đã bỏ mình trên biển cả đánh động lương tâm và lương tri. Nhân Lọai thấy rõ chế dộ CS Hà nội là chế độ xấu và ác đã làm người Việt phải rời quê cha đất tổ đi tỵ nạn. Một cuộc chiến tranh chánh trị hợp xu thế thời đại và nhân tâm của Nhân Lọại.
Mỗi lần 30- 4, là mỗi lần người Mỹ và người Việt chánh trực nói lên tiếng nói của lương tâm. Từ những cuộc hội luận của ĐH Texas, càng ngày càng  xuất hiện nhiều những người Mỹ công minh ấy trong những ngày kỷ niệm 30-4. Nhơn kỷ niệm ngày 30-4 thứ 35 xin lượt ghi một số bài tường thuật và những ý chánh về cảm nghĩ  cùng những sưu khảo của một số người Mỹ làm sáng tỏ thêm chân lý lịch sử ấy.
Trong cuộc Hội Thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại' tại Washington D.C: Tiến sĩ Stephen Randolph, cựu đại tá Không Quân, phó khoa của Đại Học Không Quân Quốc Gia, tác giả cuốn sách có tên: “Powerful and Brutal Weapons: Nixon, Kissinger, and the Easter Offensive,” do Havard University Press xuất bản. Ông  “Tổng thống (Nixon) sợ là phá hủy vũ khí của Bắc Việt sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương quan với Bắc Kinh.” Việt Nam và Hoa Kỳ thua cuộc “là vì lý do chính sách,” và vì Hoa Kỳ lúc đó “has a bigger fish to fry” .
Còn thứ trưởng John Negroponte, một nhà ngọai giao kỳ cựu phục vụ qua nhiểu trào tổng thống, thì nói Tổng Thống Johnson đã quá kiệt sức, không “deal” nổi với cuộc chiến đó nữa. “Nên nhớ là sau đó Johnson quyết định không tái ứng cử nữa. Ông đã quá mệt mỏi”
Nhiểu những người Mỹ nổi tiếng về Chiến tranh VN như  Sử Gia Dale Andrade (Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, người đã viết ba cuốn sách về cuộc chiến Việt Nam: “Ashes to Ashes: The Phoenix Program and the Vietnam War”, “Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam”, and “America’s Last Vietname Battle: Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive”, Tiến sĩ John Carland (Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, có mặt và phát biểu trong cuộc hội luận đều đồng ý cần phải  trả sự thật cho lịch sử, và danh dự cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh, cũng như ghi ơn những người đã nằm xuống.
Tiếp theo là Giáo sư Robert F. Turner  qua tác phẩm “Nhớ Về Việt Nam - Ký Ức 35 Năm Trước,” viết: “...những người công kích chế độ này đã bị Hà Nội đánh lừa...” Ô.  Robert F. Turner, là một nhân chứng sống trong Chiến tranh VN, ngay tại VN. Hiện thời Ông là một tiến sĩ có bằng sư phạm, dạy cấp cử nhân đến tiến sĩ về chiến tranh cho Trường Hải quân Hoa Kỳ và  Đại học Luật khoa Virginia School of Law, và sáng lập viên Trung tâm Nghiên cứu An ninh Luật pháp vào năm 1981. Ông đã viết và xuất bản hàng chục cuốn sách, cụ thể như "Vietnamese Communism", "The Real Lessons of the Vietnam War" và "To Oppose Any Foe". Ông làm Sĩ quan Phụ tá các Chương trình Đặc biệt của Phòng "Bắc Việt và Việt Cộng" trong cơ quan JUSPAO. Từ 1968 đến 1975, ông đã năm lần qua Đông Dương, hoạt động nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam và cả Lào cùng Cam Bốt. Ông đã gặp Linh mục Chân Tín và bà Ngô Bá Thành tại Sàigon vào tháng Năm năm 1974, Ông thấy ...những người công kích chế độ này [VNCH thời TT Nguyễn văn Thiệu] đã bị Hà Nội đánh lừa...”.
...

Ông  từng nghe  Đại sứ Martin  suốt  20-30 phút đã "xả ra" những uất ức - phê phán hầu hết mọi người tại thủ đô Washington và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải có trách nhiệm tinh thần với người dân miền Nam Việt Nam.
Ông  nói người Mỹ đã thất hứa ngay với những trẻ em hết cô nhi viện này tới viện dục anh khác, bảo đảm sẽ có trực thăng đưa các em và gia đình tới nơi an toàn, nhưng trực thăng lại tới nơi khác để bốc người Mỹ.
Ông thật ân hận. Ông hy vọng những kỷ niệm này - cảnh cha mẹ hốt hoảng, lạy van ai đó cứu lấy con mình trước khi cộng sản vào, những đứa trẻ mồ côi bất lực, và mấy triệu người mà Hoa Kỳ đã cam kết bảo vệ - cũng sẽ phai mờ cùng năm tháng. Chuyện ấy không xảy ra, và tôi biết là sẽ đem theo những hình ảnh đó xuống huyệt.
Ông cầu nguyện xin Thượng Đế cứu vớt linh hồn của các nạn nhân - kể cả 58.196 người Mỹ đã hy sinh đến tuyệt đối cho một lý tưởng cao đẹp. Xin Thượng Đế hãy ban phước lành cho những người bị bỏ lại để sống dưới ách độc tài, và trong nhiều trường hợp, dưới nạn diệt chủng. Nhưng (Ông cay đắng) nói nếu có một chút công lý thì những kẻ như John Kerry, Ted Kennedy, Frank Church, Clifford Case, J. William Fulbright và một lũ khác nữa, sẽ phải mục nát dưới Địa Ngục.
Kế đó Gs Robert F. Turner, nói trên Đài VOA, tiếng nói chánh thức của Hoa Kỳ nhơn ngày 30-4- 2010. Không những nói mà Ông viết để hậu thế cùng xem. Ông gọi những người bức tử VNCH tại Mỹ là “Ameri-cong”, trong cuốn sách của Ông: “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch ngắn gọn là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam chống lại kẻ thù chung của nước Mỹ như thế nào”.
Chữ Mỹ Cộng (Ameri- cong) là tiếng của Gs Robert F. Turner, người Mỹ thứ thiệt,  xài chớ không phải do người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyển VN bị CS tuyên truyển là nặng quá khứ nên quá khích với CS đặt ra. Tiếng đó Gs Tiền sĩ dùng để đặt tựa quyển sưu khảo của Ông”  Một danh từ mới vì từ lâu người ta nói Trung Cộng, Việt Cộng, chớ chưa ai dùng chữ  Mỹ Cộng. Ở Mỹ chữ “xã hội chủ nghĩa” là một chữ bị mất cảm tình, mà Ông dùng chữ Mỹ Cộng, kể ra nặng lắm. Theo Ông những người Mỹ này là Mỹ Cộng, cũng như TC, VC coi Mỹ là đế quốc, là “kẻ thù chung.”
Những Mỹ Cộng đó nằm trong các phong trào hòa bình-phản chiến, ảnh hưởng khuynh lóat truyền thông Mỹ làm Mỹ thua tại sân nhà của Mỹ  là ở Washington DC và  ngay trên đất Mỹ. Chớ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại trên chiến trường.
Chiến tranh VN, theo Ông là một cuộc chiến chính trị hơn là một cuộc chiến quân sự. Người cộng sản lúc bấy giờ hiểu rõ điều đó trong khi người dân Mỹ thì không. Hầu hết những gì người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi vì phần lớn những gì được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam.
Tiếp theo là Ô Bruce Herschenson, cựu Giám đốc Điện Ảnh của USIA nói qua tác phẩm An American Amnesia, cho rằng Miển Nam mất vì những chánh trị salon. Đó là những nhà báo Mỹ đóng đô ở khách sạn Caravelle sáng chế ra một loại hình truyền thông khách sạn một chiều, qua truyền hình ABC, CBS, tạp chí Time, Newsweek hướng dẫn dư luận Mỹ thành phản chiến, nhứt là những dân biểu nghị sĩ nhà nghề lão làng mất quan điểm quần chúng. Thời đó chưa có CNN, MSNBC, và Fox như bây giờ.


VI ANH

Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 20:52 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #113 - 29. Apr 2010 , 21:54
 
nguyen_toan wrote on 29. Apr 2010 , 17:24:
MẢNH  ĐỜI CÒN LẠI


thụyvi


thụyvi
[ Hầm Nắng, 35 năm mất nước ]

Cry Cry Cry Cry Cry Cry roses45..Thân tặng ngươì viết  đó hoa của tình thân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #114 - 30. Apr 2010 , 13:59
 

Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4


...



Tuyết Ngô trình bày


Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại đây trăm nhớ ngàn thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.

Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuyền
Hy vọng vượt trùng dương
Em đâu đâu có ngờ đêm buồn
Bỏ lại em cay đắng thật thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.

Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn
Quê mình rồi đây em gắng đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều
Phố phường người yêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Núi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương!

Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh đi
Ghe đi trên sóng cuộn thấy gì ở quê hương
Xa xa ôi núi mờ xa dần
Một giọt nước mắt khóc phận thân
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong

Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi
Hiên ngang trên sóng cuộn tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng
Nhìn lại bến bờ nước non mình môi mặn
Khóc nghẹn ngào !!!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non...


...



Bích Định trình bày


Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...

Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi

2.
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy !

Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa

3.
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn

Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ...

Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2010 , 14:05 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Quốc Hận
Reply #115 - 30. Apr 2010 , 15:19
 
Phương Tần wrote on 30. Apr 2010 , 13:59:

Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4


...



Tuyết Ngô trình bày


Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại đây trăm nhớ ngàn thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.

Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuyền
Hy vọng vượt trùng dương
Em đâu đâu có ngờ đêm buồn
Bỏ lại em cay đắng thật thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.

Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn
Quê mình rồi đây em gắng đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều
Phố phường người yêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Núi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương!

Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh đi
Ghe đi trên sóng cuộn thấy gì ở quê hương
Xa xa ôi núi mờ xa dần
Một giọt nước mắt khóc phận thân
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong

Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi
Hiên ngang trên sóng cuộn tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng
Nhìn lại bến bờ nước non mình môi mặn
Khóc nghẹn ngào !!!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non...


...



Bích Định trình bày


Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...

Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi

2.
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy !

Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa

3.
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn

Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ...



Cám ơn Phương Tần, Tuyết Ngô, Bích Định  hoado


thuvan
Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #116 - 30. Apr 2010 , 15:24
 
Phương Tần wrote on 30. Apr 2010 , 13:59:

Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4





Tuyết Ngô trình bày




Bích Định trình bày








Bravo các công nương HGNX votay.

...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Quốc Hận
Reply #117 - 30. Apr 2010 , 15:52
 
Dau Do wrote on 29. Apr 2010 , 13:22:
Cô ơi cô ơi,
Gia đình của cô bị kẹt lại là vì tin "người ta" hay đi không kịp hả cô, em nghe chuyện kể những ngày cô còn đi dạy bị đì kinh khủng luôn, nhưng cô vẫn... vững như cây thông giữa rừng  Cool


Đậu Đỏ thương,
Cô bị kẹt lại vì ông xã cả tin những lời hứa hẹn của xếp lớn, và cứ căn dặn cô ở nhà chờ tin để cùng đi, trong khi họ đã lấy máy bay đưa bà con giòng họ đi cả rồil  Chuyện dài dòng và nhiều nghi vấn lắm em ơi.  Mình cứ quên đi là hơn cả. 
Nhưng thôi, cứ đổ tại cái số nó chẳng ra gì đi cho xong chuyện.
Cô chỉ mong đám con cháu sau này sẽ khá hơn thôi.  Dù sao thì trước sau cô vẫn trân quí tự do, vì đã chấp nhận tự do hay là chết khi quyết định ra đi rồi.
Hôm nay đọc những bài về 30/4 mà buồn quá em ạ.
Cô cũng thấy thương tấm lòng yêu nước của các em qua âm nhạc và thi phú quá .
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #118 - 30. Apr 2010 , 16:18
 
Cám ơn Tuyết Ngô và  Bích Định  về  2 bài hát "Đêm chôn dầu vượt Biển và  Người di tản buồn .Càng  nghe càng  thấy buồn  vì  bị mất Nước . 35 năm  qua , Cộng Sản đã  làm gì  cho Đất Nước Việt Nam ?  Một Xã hội  băng hoại .Tham Nhũng  đứng hàng đầu  ở Đông Nam Á.và còn  nhiều nữa .
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3532
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #119 - 30. Apr 2010 , 19:37
 
Mời xem lại vài tấm hình cũ

Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2010 , 19:42 by phu de »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #120 - 30. Apr 2010 , 19:47
 
Phương Tần wrote on 30. Apr 2010 , 13:59:

Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4





[b][i]
Tuyết Ngô trình bày



[b][i]
Bích Định trình bày






Cám ơn Tuyết CN và Út Bích Định rất nhiều  hoahong.gifhoahong.gif, đã chọn hát hai bài nghe.... thấm thía quá !

My nghe phong phanh nọ nay, chưa thấy gì, nên cũng đoánTuyết CN sẽ cho cả nhà nghe vào dịp hôm nay votay
Bài Út hát nghe rõ, còn bài Tuyết sao nghe nhỏ quá, phải không?

Cám ơn Tần đã đăng nhé hoahong.gif

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #121 - 30. Apr 2010 , 20:13
 
Phương Tần wrote on 30. Apr 2010 , 13:59:

Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4


...



Tuyết Ngô trình bày




...



Bích Định trình bày


i ...


Cám ơn BD va TN-Ôi ngậm ngùi thay cho thân phận cho 1 quê hương...
TL xin nguyện cầu cho hương hồn của các vi Tướng Lãnh ,Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt nam, cùng những đồng bào của mình đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên được sanh về nơi chốn an lành
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật

...
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2010 , 20:13 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #122 - 30. Apr 2010 , 20:46
 
  Tin Sydney


Đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 Năm Quốc Hận tại Hyde Park City Sydney.

Tối thứ Sáu 30/04/2010 hàng ngàn người trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW đã đến công viên Hyde Park trung tâm thành phố Sydney tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm đánh dấu 35 Năm quê hương Việt Nam bị thống trị bởi chủ nghĩa Cộng Sản vô thần và dân tộc bị ly hương (30/04/1975 – 30/04/2010)


Khai mạc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Liên Ca Đoàn Thánh Lê Bảo Tịnh cùng hợp xướng nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Tôi để hồi tưởng lại quê hương trong những tháng ngày thanh bình. Kế tiếp Mc. Nguyễn Văn Thân Phó Chủ tịch CĐNVTD NSW và Sinh viên Ngọc Vi Vi giới thiệu quý quan khách Úc Việt gồm có những vị Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc Hội Tiểu Bang NSW và Liên Bang Úc Châu, Chủ tịch Bộ Cựu Chiến Binh Úc, quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo: Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài v.v.. quý cơ quan truyền thông Úc Việt. Đặc biệt có sự tham dự của Đức Giám Mục Julian Porteous Phụ tá TGP Sydney.

Ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW lên ngỏ lời chào mừng quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 năm Việt Nam rơi vào tay Đảng Cộng Sản vô thần đồng thời tưởng niệm niệm các bậc tiền nhân đã có công dựng đất nước giữ nước và các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Sau đó Đức Giám Mục Julian cùng với quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo thắp nén hương và dâng Lời Nguyện trước đài Tưởng Niệm và quý Nghị Sĩ, Dân Biểu Úc lên phát biểu về ngày 30/04/2010 đánh dấu 35 năm người Việt ly hương tại Úc và khắp nơi trên thế giới.

Trước khi kết thúc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Ban Tổ Chức trình chiếu trên màn ảnh đoạn Film tài liệu về ngày 30/04/1975 để cho mọi người nhìn về những cảnh tang thương của đất nước  do Cộng Sản Bắc Việt cố tình gây ra cách đây 35 Năm.
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2010 , 20:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #123 - 30. Apr 2010 , 22:27
 
Anh Toàn thân,
Hôm nọ tôi sang Melbourne chơi ,có gặp Jason ,1 MP( member of parliament của Sydney ) ,anh này còn rất trẻ và nhờ chúng tôi dạy cho vài câu tiếng Việt để nói trong dip 30/4 ở Sydney trước cộng đồng Vn  ,anh có biết anh Jason này không?.
  Vì đọc bài viết của anh về buổi tưởng niệm 30/4 ,nên tôi nghĩ là Jason cũng có mặt trong buổi lễ này.
Thân mến ,
Thuý Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #124 - 01. May 2010 , 00:41
 
Hình Ảnh Lễ Thượng Kỳ Trên Hàng Không Mẫu Hạm US Midway       
  30/04/2010

...


http://picasaweb.google.com/Hai.Tran18/Midway#


...


...

...

...

...

...

...

...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #125 - 01. May 2010 , 05:59
 
phu de wrote on 30. Apr 2010 , 19:37:
Mời xem lại vài tấm hình cũ



thanks.gif thanks.gif votay votay thanks.gif thanks.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #126 - 01. May 2010 , 06:01
 
Phương Tần wrote on 30. Apr 2010 , 13:59:
[center]
Hoa Gấm Ngày Xưa tưởng niệm 30/4


...



Tuyết Ngô trình bày



...



Bích Định trình bày




thanks.gif thanks.gif votay votay
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #127 - 01. May 2010 , 06:52
 
Dau Do wrote on 29. Apr 2010 , 08:44:
Thành viên mình không biết có ai đã "lẹ tay lẹ chân" trong những ngày cuối tháng Tư này không hở bà con?? (cũng phải cộng thêm rất nhiều may mắn nữa).
Đ Đ tối dạ và cả tin nên đã chậm mất 6 năm dài! Thời gian 6 năm dài đủ để nếm đủ thứ mùi, và học đủ các bài học của XHCH (thở dài thiệt là dài)



QS ơi ,
Cho em thở típ nhe  (thở dài thiệt là dài tt) Sad Sad Embarrassed Embarrassed
Hôm nay đã qua 1 ngày mới rồi nhưng hôm qua tự nhiên em muốn viết mà không viết được.. đâu cần chờ đến 30/4 mới cảm thấy nổi buồn xa quê gậm nhấm mình phải không ?? Những bài học đau thương đã không ít thì nhiều cũng để lại những vết hằn không bao giờ tẩy xóa được trong tim mình..  Sad

Hôm bữa ngồi trên xe B Đ nói Tuyết Ngố nhiều khi nói chuyện giống CS quá làm tụi em buồn cười.. B Đ chưa bị học bài học nào sau 75 nên hãy còn pure & original trong ngôn ngữ VN trước 75.. Tụi em nói cho B Đ làm Cô giáo , nếu thấy tụi em dùng sai chữ nào thì phải sửa ngay ( xin nói rõ B Đ không có chủ ý dành job của người nào trong d/ đ hết nha  Roll Eyes ).. Vậy mà mấy đứa em mở miệng nói câu nào cũng có chữ sai hết đó , nguy hiểm quá Q S ui  Tongue Tongue
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #128 - 01. May 2010 , 06:57
 
thubeo wrote on 01. May 2010 , 00:41:
Hình Ảnh Lễ Thượng Kỳ Trên Hàng Không Mẫu Hạm US Midway       
  30/04/2010



thanks.gif thanks.gif chị thubeo mang hình về  Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #129 - 01. May 2010 , 10:06
 
Người di tản buồn.

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #130 - 01. May 2010 , 11:07
 
BichDinh wrote on 01. May 2010 , 10:06:
Người di tản buồn.

...


chà chà người di tản buồn trong ngày 30 tháng 4 năm 75 quần áo tươm tất quá dzị   Grin Grin

Theo TM thấy , hình này là em ngồi hẹn anh  theo cái bài nhạc chờ anh chờ đến bao giờ thì phải.....

Tuyết Ngô phẻ không? chị ghẹo em cho dzui đó nghe....bài em hát , âm thanh bị thu nhỏ quá chị nghe không được rỏ , nhưng có nghe còn hơn không,  cám ơn em nhiều 
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #131 - 01. May 2010 , 12:37
 


wow moi copy đươc cùa Nâu cách làm nè
Back to top
« Last Edit: 03. May 2010 , 15:16 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #132 - 04. May 2010 , 00:21
 
 
Đi thăm  một Vị Tướng  Anh Hùng QLVNCH
 

 
Nguyen Thanh Khiet
May 2, 20100 Bình Luận


Ðã 5 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ mỗi cuối tháng 4, sau khi đã như chết rồi trong tiếng reo hò chiến thắng, tiếng pháo mừng đì đùng của giặc, tôi lui cui chuẩn bị ra khỏi nhà vào buổi chiều, đi lên phía Gò Vấp, trên đường Lê Quang Ðịnh, một trong số những con đường may mắn chưa bị đổi tên suốt 35 năm nhục nhằn của thành phố Sài Gòn từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 tang thương cũ.


          Chùa Già Lam, một cái tên dễ gọi nhưng thật khó. Năm năm về trước, tôi mày mò trên mạng, vào một trang web, một ai đó ghi hàng thông tin “…theo nguồn tin của gia đình tướng Nguyễn Khoa Nam, hài cốt ông được đưa về ‘chùa Gia-Lâm’ đường Lê Quang Ðịnh, Gò Vấp.” Tôi bỏ ra 3 ngày đi nát con đường nầy, Lê Quang Ðịnh không dài, chỉ là con đường cũ từ trước cửa chợ Bà Chiểu thẳng một mạch lên Gò Vấp và kết thúc tại khu nổi tiếng là ngã năm chuồng chó. Vậy mà tôi đi miết 3 ngày, hỏi cả trăm người cái “chùa Già Lâm” ai cũng lắc đầu chẳng biết nó ở đâu. Buổi chiều cuối cùng, với thất vọng và mệt mỏi, tôi ghé vào trạm xăng bên đường, định đổ đầy một bình rồi lên xe về.


Chiều xuống thành phố chật chội bụi xe, người ngựa dân đi làm từ các công sở ùa ra đường phố, đường nào cũng chật, cũng kẹt xe, tôi cố mà không băng qua được bên kia đường cho đúng chiều. Chán nản, tôi dắt con ngựa sắt phong trần, bung bửng, mất vè, đi dọc về phía chợ Bà Chiểu. Ngừng ở một ngã ba, châm điếu thuốc, tự thưởng chuyến hành hương bất thành.


Tôi ngước lên phà khói, bất thần tôi nhìn thấy ba chữ “chùa Già Lam.” Tôi chợt hiểu, cái trang mạng mắc dịch nào đó, một đương sự, không biết tiếng Việt nào đó, một cu cậu không cài phần mềm bỏ dấu tiếng mẹ đẻ nào đó, đã lỡ tay gõ trên thông tin hai chữ “Gia-Lam,” rồi một ông cốt đột nào đó (chắc chắn không phải là cư dân Gò Vấp) đã quá tay dịch từ tiếng Việt sang… tiếng Việt là “Gia-Lâm” báo hại tôi lội 3 ngày trên con đường không hơn 5 cây số này.
Tôi thở ra một cái, tự thưởng cho cái thông minh quá muộn màng của mình, sau khi đã đẫm mồ hôi tới 3 cái áo. Tôi lên xe đi theo hướng mũi tên trên biển báo, lại một phen ngất ngư vì hẻm Sài Gòn. Từ mặt lộ, vào chưa tới 50 mét, con hẻm chia ra hai hẻm nhỏ, mỗi con hẻm có tới hai ngôi chùa tên nghe lạ hoắc, tôi phải lộn ngược ra ngoài hỏi thăm thật cặn kẽ rồi mới an tâm vào bên trong.


Già Lam là một ngôi cổ tự, nằm tận cùng trong con hẻm, ngôi chùa rộng, có khoảng sân ngoài lát đá thật khang trang, qua khỏi cổng là cái sân trồng hoa, một số cội mai lớn sắp hàng trên lối vào chánh điện.  Bên trái là địa tạng đường, xây đơn giản, gồm hai tầng với một cầu thang bằng xi măng vừa đủ cho một người đi lên. Tôi hỏi thăm người giữ xe ở cổng, một cảnh sát trước năm 1975, vóc dáng gầy gò, nhưng nhiệt tình. Khi biết tôi muốn thăm và thắp nhang cho tướng Nguyễn Khoa Nam, ông nắm tay tôi kéo lên cầu thang và giới thiệu tôi với một tăng nhân trạc hơn 30 tuổi có nhiệm vụ trông coi địa tạng đường.


Quả thật, cũng khó mà tìm ra nơi đặt hài cốt, nếu không có người hướng dẫn và sơ đồ chỉ rõ. Trong địa tạng đường, nếu tôi không nhầm, có gần mấy ngàn tro cốt chứa trong các lọ nhỏ lớn đủ kiểu, đủ dáng, đặt trong những tủ kính nằm dọc và dài bằng bức tường phòng.
Có bốn hàng tủ như vậy với hai lối đi nhỏ dọc theo chiều dài, mỗi tủ cao bằng trần nhà nên luôn có một cái ghế gỗ cao cho thân nhân dùng leo lên đối với những hài cốt nằm phía trên cùng.


Hũ tro cốt của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam có lẽ do một duyên may nào đó hoặc do vị trụ trì chùa này, một thượng toạ đã viên tịch sau lần cầu siêu cho tướng Nam vào ngày bốc cốt và gởi vào chùa, là người có giao tình với gia đình của thiếu tướng. Hũ tro cốt của tướng Nam được đặt vào ngăn thứ 5 trong tủ kính nhỏ kê sát bức tượng Ðịa Tạng Vương trên bàn thờ giữa phòng.


Khác những năm trước, chiều nay tôi vào thăm ông từ lúc 1 giờ trưa, địa tạng đường khóa ngoài, người trông coi vắng mặt. Tôi trở ra quán cà phê Dương Cầm nằm trên con đường nhỏ gối đầu Lê Quang Ðịnh, tôi không chờ, không đợi ai, và tôi biết ngày hôm nay tôi chỉ có một việc: Bước vào địa tạng đường, thắp một nén hương cho một vị anh hùng đã tuẫn tiết theo thành khi nước mất nhà tan, bằng khí tiết của một tướng tư lệnh.


Ông tự kết liễu đời mình vào ngày + N, sau khi đã vào thăm các binh sĩ của mình trên con đường giữ nước không may thương tật đang được nằm điều trị trong bệnh viện Phan Thanh Giản. Ông vô cùng can đảm khi phó tướng của ông, chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã đi trước ông một bước. Tướng Hưng đã tự sát bằng chính cây súng lệnh của mình khi giặc tràn vào bộ tư lệnh và khi kế hoạch phản công của tướng Nam cùng ông với những đặc lệnh truyền tin đủ chuẩn bị cho cuộc kháng cự “cố thủ miền Tây” dù Sài Gòn đã thực sự buông súng để rơi vào tay Bắc quân.  Một kế hoạch dựa vào kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch của hai ông bị một đại tá có nhiệm vụ thi hành đã nhẫn tâm ném nó vào sọt rác và ra đi theo đoàn người di tản, để lại một hậu quả tang thương cho vùng IV sông ngòi.


Ly cà phê nhỏ những giọt chậm, buồn hơn mọi ngày. Trong cái sánh đen của màu cà phê, tôi còn như thấy được hạt máu những anh hùng bất tử đã đổ xuống cho quê hương nầy như năm tướng Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam.  Uống ly cà phê tôi còn nghe vẳng đâu đó một bản nhạc buồn “Anh hỡi anh ở lại Charlie, anh hỡi anh giã từ vũ khí.” Tôi nghĩ tôi phải tội nghiệp cho ông tướng mà chiều nay tôi sẽ đốt một nén nhang tưởng niệm ông. Ông chết chi vào cái ngày mắc dịch đó để không có ai làm cho ông một bài hát đại khái như vầy cũng được:
“Tôi thương ông, người chiến sĩ không bán mình cho giặc, biết chết và chết oai hùng, ngay trên đống tro tàn còn bốc khói…”


Tôi trở lại chùa Già Lam lúc 6 giờ chiều, và đúng chiều nay sau khi uống ly cà phê suốt 4 giờ chết tiệt.  Người giữ cửa vẫn chưa tới. Tôi bước thẳng vào trong khi thấy lấp ló một tăng nhân trong đó, tôi trình bày ngắn gọn và được giúp đỡ tận tình. Ông đưa cho tôi xâu chìa khoá, chỉ cho tôi cái chìa để mở cửa phòng chứa tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam. “Ông biết chỗ rồi phải không? Hay để tôi chỉ cho ông?” Tôi cám ơn vị tăng nhân và cầm chìa khoá đi thẳng lên tầng trên.


Ðịa tạng đường tối âm u, cái u uất thường cảm nhận ở những nơi như vầy. Chiều đã hết, bây giờ là thời gian của âm khí, cái âm khí rợn dọc sống lưng, giống như một bãi tha ma. Theo lời chỉ dẫn của tăng nhân khi nãy, tôi kéo cầu dao bật điện, mở cửa bước vào phòng.  Bức tượng Ðịa Tạng Vương bồ tát to lớn đặt giữa phòng, cái lư hương trống trơn không một que nhang tàn trong đó. Tôi thật sự xúc động. Hôm nay ngày giỗ của ông, thì tại nơi này, nơi đặt lọ tro cốt của ông, chút thân xác hóa tro đó, anh linh của một thời hiển hách đó, nhang tàn khói lạnh. Không ai, quả thực không ai buồn thắp nén nhang cho ấm lòng.


Tôi lấy cái quẹt ga để sẵn trên bàn thờ và lựa ba nén nhang, loại nhang thường nhất, nhỏ nhất và ngắn nhất thắp lên bàn thờ bồ tát. Tôi đứng nghiêm trước di ảnh tướng Nam, chụm chân chào ông theo kiểu nhà binh mà tôi học lóm được trong bộ đồ dân sự, trong tính cách một thường dân Nam Bộ. Tôi chào viên tư lệnh vùng IV đã tuẫn tiết theo thành vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 của 35 năm về trước với tất cả lòng kính trọng và một chút ngậm ngùi. Khi nhìn quanh, chỉ có mình tôi trong chiều xuống giữa địa tạng đường âm u với duy nhất 3 nén nhang thường.


Tôi nhớ trong lòng, 5 năm qua, những lần tôi đến đây, hôm nay ngày tôi buồn nhất. Trước khi ra về, tôi nói nhỏ với di ảnh của người, tôi xin ông cho tôi ghi lại bức ảnh của một tư lệnh, trong chân dung người lính ngày mới ra trường, dù nó không đánh dấu tính oai nghiêm của một danh tướng, nhưng nó là tất cả cái cao thượng, thanh liêm và chất phác của một người đã nằm xuống thực sự hiến dâng cho đất nước.


Bước xuống trả xâu chìa khoá trên bàn vị tăng nhân đã cho tôi mượn, sau khi kéo cầu dao trả lại bóng tối cho những người đã chết, tôi bước ra sân ghé cái quán lá của người lính cũ giữ xe ngoài cổng, tôi mua bao thuốc. Chưa kịp chào, ông đã nhận ra tôi với nhiều lần lui tới, ông trầm giọng cho vừa đủ nghe: “Ba năm nay, ngày này sao không thấy ai đến đốt nhang cho thiếu tướng, chỉ có mình ông thôi hả?” Tôi cười như mếu quay mặt bước đi, tôi lẩm bẩm một mình: “Hôm nay ngày 1 tháng 5, ba mươi lăm năm rồi. Và ba năm qua chưa có ai nhớ mà về đốt cho tướng Nguyễn Khoa Nam một nén nhang!”



Nguyễn Thanh Khiết (Nguồn Việt Herald)
Back to top
« Last Edit: 04. May 2010 , 00:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #133 - 04. May 2010 , 10:45
 
Cry Cry Cry

...

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 

...
Back to top
« Last Edit: 04. May 2010 , 10:48 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #134 - 04. May 2010 , 16:59
 
Đêm thắp Nến ở Sydney


...


...


Đêm  thắp nến  Tưởng niệm 35 năm Quốc Hận  tại Hyde Park  Sydney  đã được tổ chức vào tối thứ Sáu 30 tháng 4 - 2010  - với  sự tham dự của 1000 đồng hương  cùng với  sự hiện diện của  các vị lãnh đạo  Tinh thần các Tôn giáo - Phật giáo - Công Giáo- Cao Đài- Hoà Hảo  -đặc biệt có sự hiện diện của Đức giám mục Người Úc đại diện cho Đức Tổng giám mục Sydney  cùng các  vị  Nghĩ sĩ  ,dân biểu Liên bang và Tiểu bang NSW
Back to top
« Last Edit: 04. May 2010 , 17:22 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #135 - 06. May 2010 , 16:29
 
Máu của Trung tá Nguyễn văn Long đã thấm  trong lòng Đất Mẹ



Duyên Anh


(Sài Gòn Ngày Dài Nhất)





                                                                                    


Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.



Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.


- Tôi chứng kiến tự phút đầu.
- Ông nói sao?
- Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.
- Thật chứ
- Đáng lẽ tôi phải nói dối.
- Tại sao?
- Vì nói thật lúc này không có lợi.

                                                                                             




Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.


- Đó, diễn tiến cái chết của trung tá Long.
- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?
- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa
- Rồi sao?


- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.


Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.


Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:


- Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:
- Nước.


Hàm Nghi hỏi thêm:

- Nước bẩn lấy gì rửa?

Cận thần ngơ ngác:

- Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

Hàm Nghi nói:

- Nước bẩn lấy máu mà rửa!



Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4.


Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì rửa vết ô nhục 30-4 nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam.


Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính.


Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc!


Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kế cứu nước.


Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.


Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng.


Dân chúng chiêm ngưỡng Trung tá Long tản mạn. Trung tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ.


Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung tá.



Duyên Anh
1986
Back to top
« Last Edit: 06. May 2010 , 16:31 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #136 - 06. May 2010 , 22:05
 
Tuổi  Trẻ  nghĩ về ngày 30-4]



Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH..

Những sinh hoạt và tâm tình cuả những Người trẻ Tỵ nạn Việt Nam sau 35 năm lià xa quê hương mà quí vị  sẽ theo dõi sau đây, chắc chắn sẽ làm ấm lòng quý vị - những người Việt Quốc Gia - phần nào ... và hy vọng cho tương lai của VN...

Xin mời theo dõi video clip  http://nguoivietboston.com/?p=24327
 
...

NguoiVietBoston: Dưới đây là diễn văn khai mạc của anh Chiêm Bảo Nghi, Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm 35 năm Quốc Hận tại Boston, Massachusetts. Ngoài việc đảm đương các trách nhiệm đầy bận rộn do cộng đồng giao phó, Chiêm Bảo Nghi, chuyên viên kinh tế tài chánh của Bank Of America, còn là Phó Chủ Tịch công ty truyền thông VMAI, Phó Giám Đốc Điều Hành NguoiVietBoston và Chủ Nhiệm Tạp Chí Phương Đông phát hành tại Massachusetts.)

————————-

Kính thưa quý vị quan khách, quý hội đoàn, đoàn thể, quý cơ quan truyền thông báo chí, quý đồng hương cùng các anh chị em.

Lại một lần nữa ngày 30 tháng tư đen, ngày của lịch sử u ám khi toàn bờ cỏi quê hương đã bị nhuộm đỏ bởi bọn bạo quyền Cộng Sản, ngày mà chủ nghĩa ngoại lai tàn bạo phi nhân đã áp đặt lên đầu lên cổ của dân tộc Việt Nam, ngày chấm dứt sự phồn thịnh của mảnh đất được mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông”, ngày khởi đầu của sự bỏ trốn ra đi và chết chóc tang thương của hàng trăm ngàn đồng bào liều mình vượt biên trên biển Đông hay nơi rừng sâu núi thẳm, ngày bắt đầu của những trả thù nhỏ nhen khi hàng trăm ngàn quân nhân cán chính VNCH bị lùa vào những trại tù cải tạo và bao nhiêu người đã vĩnh viễn để lại thân xác nơi đèo heo hút gió đó, ngày mà nổi đau thương đã 35 năm qua mà không người Việt Quốc Gia nào quên đi được.

Và trong suốt chiều dài của 35 năm qua, những ưu tư lo lắng thương cho vận nước vẫn còn nghe canh cánh trong lòng những người xa xứ, nơi quê nhà miếng cơm manh áo vẫn còn là gánh nặng đè lên từng đôi vai gầy guộc cũng những người dân đen, những giọt nước mắt lăn dài trong đêm khuya của những thanh niên thiếu nữ đang bị bóc lột sức lao động hoặc làm nô lệ tình dục nơi xứ người, những tiếng kêu gào không được chính quyền đếm xỉa của những dân oan đang đòi lại từng mãnh đất ông bà bị cưỡng chiếm, những tòa án trá hình trừng phạt những người dân liêm chính dám đứng lên đòi những quyền làm người căn bản, và những uất ức căm hờn của toàn dân khi Đảng CSVN ươn hèn nhu nhược đem dâng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Cộng để mưu cầu củng cố chế độ … còn nhiều và còn nhiều nữa những bất công oan trái mà người dân Việt phải đang chịu đựng.

Kính thưa quý vị,

Ba mươi lăm năm qua cũng đã quá đủ dài để mọi người trong và ngoài nước nhận ra được bản chất dối trá của Đảng CSVN. Chính quyền độc tài độc đảng ngoại lai và vô nhân bản CSVN đã không còn gì đễ bào chửa, ngụy biện cho những tội ác đã và đang tiếp tục diễn ra từ sau khi nhuộm đỏ hoàn toàn đất nước Việt Nam.

Chính vì những lẽ đó, tinh thần ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm nay hơn bao giờ hết phải được chúng ta nêu cao để nói thẳng thừng với Đảng CSVN rằng dù đã 35 năm qua, tội ác đẩm máu của bọn chúng vẫn không thể lau sạch, chúng ta sẽ tiếp tục tố cáo và phơi bày cùng nhân loại, chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu cho sự tự do dân chủ cho 85 triệu đồng bào trong nước, chúng ta sẽ không bao giờ nhân nhượng và thỏa hiệp, chúng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất và sẽ đeo đuổi đến cùng đó là sự giải thể của chế độ CSVN dù phải trãi qua bao nhiêu năm nữa và bao nhiêu thế hệ nữa.

Nguyện cầu hồn thiêng sông núi phù hộ cho dân tộc Việt Nam sớm được hưởng tự do dân chủ.

Xin kính chúc các bậc cha chú bác luôn dồi dào sức khỏe và ý chí bất khuất trước bạo quyền CS luôn mạnh mẽ
Rất mong rằng các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục sáng suốt nhìn ra những nổi đau của quê hương dân tộc và nối tiếp con đường chính nghĩa của các bậc cha anh.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã tham dự ngày tưởng niệm 35 Năm Quốc Hận.

————————————————————————-

Back to top
« Last Edit: 07. May 2010 , 14:52 by admin »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #137 - 07. May 2010 , 14:19
 
Lễ Tưởng Niệm 30/04/2010 tại Thụy Sĩ


Để Tưởng Niệm 35 năm biến cố 30/04/1975, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), vào ngày Thứ Sáu 30/04/2010, đã tổ chức một cách trang trọng buổi lễ khánh thành lối đi mang tên “Lối Đi Tự Do” (Promenade des Libertés) trong khuôn viên tráng lệ của lâu đài Château du Grand Saconnex, nơi mà Bia Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây vào năm 2006, cách trụ sở của Liên Hiệp Quốc khoảng một cây số.

Bia Tưởng Niệm được xây dựng nhờ sự vận động bền bỉ của ký giả Thierry Opikoffer, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam; ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư Ký; ông Nguyễn Đăng Khải, và sự hỗ trợ của nhiều chính giới ngoại quốc, bất chấp các phản đối và vận động cản trở từ tòa Đại Sứ CSVN tại Thụy Sĩ.

Tham dự buổi lễ khánh thành có sự hiện diện đông đảo của người Việt Nam tại Genève, Zurich, Winterthur, Lausanne, các ông Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Ngọc Bình, đại diện Đảng Việt Tân tại Âu Châu đến từ Pháp. Về phía chính giới Thụy Sĩ, đặc biệt có sự hiện diện của ông François Longchamp, Chủ Tịch Hội Đồng Chính Phủ Tiểu Bang Genève (Président du Conseil d’Etat). Về phía Hội Đồng Thị Xã Grand Saconnex, có các ông Jean-Claude Cudré, Chủ Tịch; bà Catherine Jeandet, Phó Chủ Tịch; bà Laurence Burkhalter, Tổng Thư Ký. Và về phía chính quyền thành phố Grand-Saconnex, có các ông Jean-Marc Comte, Thị Trưởng, thành viên của Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam từ năm 1993, ông Arthur Plée, bà Elizabeth Böhler-Goodship. Ngoài ra, cũng có sự hiện diện các đảng Parti Radical (đảng Cấp Tiến), đảng Parti Démocrate Chrétien (PDC, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo) với các ông François Gillet, Dân Biểu kiêm Chủ Tịch đảng PDC tiểu bang Genève; ông Serge Dal Busco, Dân Biểu PDC của Genève; bà Sonia Gatti, Tổng Thư Ký đảng PDC; ông Fredric Hohl, Dân Biểu đảng Radical của Genève.

Mở đầu lễ khánh thành, ông Trần Hữu Kinh, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Thụy Sĩ, đại diện Cộng Đồng Người Việt tại Thụy Sĩ đã phát biểu về ý nghĩa của biến cố 30/04, ghi ơn sự cứu giúp và cưu mang của chính quyền Thụy Sĩ, và nói lên sự thành công của thế hệ trẻ Việt Nam trong nỗ lực hội nhập xã hội tiếp cư cũng như đóng góp hữu hiệu vào việc xây dựng cộng đồng và đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Tiếp theo là lời phát biểu của ông Thierry Oppikofer, chủ tịch Ủy Ban Cosunam, nhắc lại quá trình vận động để xây bia tưởng niệm, cũng như những nỗ lực của Ủy Ban trong hơn một thập niên qua để vận động dân chủ cho Việt Nam.

Kế tiếp, ông Jean Marc Comte, Thị Trưởng Grand Saconnex, cho biết ông rất hân hạnh đây là thành phố đầu tiên tại Âu Châu đã dựng Bia Thuyền Nhân Việt Nam và luôn sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực vận động chính giới quốc tế của người Việt tại Thụy Sĩ nhằm mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó là những giá trị rất phổ quát tại Tây Phương, tại Thụy Sĩ, nhưng lại là những điều vẫn còn không tưởng tại các quốc gia độc tài. Sau đó, ông Longchamp, vị đại diện dân cử cao cấp nhất của thành phố Genève đã lên phát biểu cho biết Tự Do chỉ có được khi mỗi người dám đứng lên đấu tranh để giành lấy và rất hân hạnh đến tham dự buổi lễ khánh thành “Promenades des Libertés”.

Sau lễ khánh thành, các quan khách hiện diện đã thả bộ đi hết con đường “Promenade Des Libertés” bắt đầu từ Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam dẫn đến trụ Sở của Hội Đồng Liên Tôn (Conseil Oecuménique Des Eglises), nơi đặt hai mảnh Bức Tường Ô Nhục Bá Linh. Tại đây, quan khách đã được ông Tổng Thư Ký Flykse Tveit của Hội Đồng Liên Tôn tiếp đón.

Sau phần lễ khánh thành thật trang trọng và cảm động, thị xã Grand Saconnex đã tổ chức một buổi tiếp tân tại phòng khánh tiết của thị xã. Nhân dịp này, cô Thủy Tiên, con gái nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, người vừa bị nhà nước cộng sản Việt Nam vu khống và kết án ba năm rưỡi tù, đã lên tiếng phát biểu để cám ơn nỗ lực của chính giới Thụy Sĩ đấu tranh cho gia đình cô. Một lần nữa, cô thỉnh cầu Ủy Ban Cosunam và Thị Trưởng Jean Marc Comte tiếp tục can thiệp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Thụy Sĩ về trường hợp của mẹ cô. Để đáp lời, ông Jean Marc Comte cam kết sẽ hết sức vận động để chính quyền Thụy Sĩ tiếp tục can thiệp cho bà Trần Khải Thanh Thủy.

Sau phần tiếp tân, một buổi lễ Tưởng Niệm 35 năm biến cố 30/04 đã được tổ chức trước Bia Thuyền Nhân, với sự tham dự của đại diện các cộng đồng tại Thụy Sĩ. Nhân dịp này, ông Trần Hữu Kinh, ông Nguyễn Ngọc Bảo, cô Thủy Tiên, và một số anh chị em thuộc giới trẻ tại Lausanne đã được Ban Tổ Chức mời lên phát biểu về ngày 30/04/1975.

Vào buổi tối cùng ngày, trong phần thảo luận và dùng cơm thân mật, đề tài về cách thức vận động giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn bản sắc Việt Nam, và đóng góp vào công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước đã được thảo luận sôi nổi giữa giới trẻ, các bậc phụ huynh, và các thế hệ đi trước.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #138 - 11. May 2010 , 12:29
 
My nhận hình này chuyển qua email, xin phép được phổ biến nguyên văn :


...



"Trên đây là một tấm ảnh rất cãm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ, lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris.

Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giử từ ngày đó, mãi đến hôm nay Phi mới tìm thấy lại xin chia sẽ cùng các ACE nhà Kiến xa gần.

Thân mến,
Phi Nguyễn (K-70)"


Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #139 - 13. May 2010 , 08:38
 

 
...


Saigon le 28-04-1975.


...


~ From : TranHo ~

Mời đọc và xem lại hình ảnh tử thủ tại cầu Sàigòn ngày 28.4.1975 của người lính Dù VNCH



Lúc đó , những ai đã ra đi, xin hãy dành một phút tưởng niệm cho những người đã anh dũng vị quốc vong thân, chiến đấu tới viên đạn cuối cùng, hoặc đã vào tù cải tạo , hay đang sống nghèo khổ nơi quê nhà.

Mong rằng  họ đã tìm được tự do nơi xứ sở khác, và họ vẫn đang giữ vững ý chí chống Cộng .

Tôi thật sự khâm phục họ .

Túy Hương

****************


Jean Larteguy, nhà báo Pháp có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của Saigon ghi lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Saigon ngày 28/04/1975 :

“ . . . Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau, và liệng cho nhau những chai Coca-Cola Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu nầy . Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon.

                  Và những binh sĩ tuyệt vời nầy vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ trong giờ phút sinh tử này Một trong các cấp ấy là một Đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao , ông trả lời :

- Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Ông hãy nói cho thế giới biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh. . .”

               Lartéguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên Trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa .

" ...Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Chỉ còn thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng".

Một đồng nghiệp của Lartéguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:

- Các anh có biết là sắp bị giết chết không ?

Một thiếu úy trả lời :

- Chúng tôi biết chứ.

- Vì sao ?

- Tại vì chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.


              Sau đó Jean Larteguy trở về Pháp, và đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên với những gì ông viết ra về những người lính VNCH

             Hình như những SVSQ này di tản từ Dalat xuống Huấn Khu Thủ Đức có nhiệm vụ gác các lô cốt trên quốc lộ 1 , bảo vệ Long Bình và tham gia trận chiến tại Tân Cảng  ( cầu xa lộ) Xin mời xem lai trận đánh ngày 28/04/1975 hai ngày trước khi Saigon bị dứt điễm.





...


Back to top
« Last Edit: 13. May 2010 , 20:28 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt
Reply #140 - 07. May 2010 , 14:29
 
Ba mươi lăm năm: hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt

Phương Duy


Ngày 09/04/1865, một ngày lịch sử trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ: quân miền Nam do tướng Robert. E. Lee chỉ huy đã chấp nhận buông súng đầu hàng khi bị quân miền Bắc do tướng Ulysses Grant lãnh đạo vây hãm hết đường rút chạy tại Appomattox Courthouse, một làng nhỏ tại Virginia. Sự đầu hàng đã chấm dứt 4 năm nội chiến nồi da sáo thịt giữa người Mỹ với người Mỹ. Điều đáng nói là người ta đã ghi lại hình ảnh các văn bản, diễn tiến và thái độ của hai phe thắng và bại trận trong sự kiện lịch sử này tỉ mỉ hơn là diễn tả sự vui mừng của phe chiến thắng hay sự đau buồn tủi nhục của kẻ bại trận.

Vì sao lại có hiện tượng như thế?

...
Đầu hàng (04/1865)
Nguồn: wset.com
--------------------------------------------------------------------------------


Đầu tiên, hình ảnh một viên tướng bại trận Lee uy nghi trang trọng trong bộ quân phục miền Nam với thanh kiếm chỉ huy trên tay, cưỡi ngựa đi đến đểm hẹn ký văn bản đầu hàng trong tiếng kèn chào đón của đội quân nhạc thắng trận miền Bắc, dù thua trận nhưng vẫn hào hùng. Lại một hình ảnh tuyệt vời khác, sau khi văn kiện đầu hàng đã được ký kết, lúc ông ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa vẫy tay chào.

Cái đáng trân trọng, là thái độ cư xử của phe thắng trận. Tướng Grant ra lệnh cấm tất cả mọi hình thức biểu lộ ăn mừng chiến thắng trong khi quân miền Nam vẫn còn hiện diện. Trong văn bản ký kết đầu hàng, ngoài việc giải giới các vũ khí quân trang cơ giới hạng nặng, các sĩ quan và binh sĩ miền Nam vẫn được phép giữ lại vũ khí cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là không một ai bị bắt giữ làm tù hàng binh. Sau khi tan hàng, những người lính miền Nam được trở về ngay với gia đình của họ, và với khẩu lệnh (không được ghi trong văn bản) của tướng Grant miền Bắc, họ được phép mang lừa, ngựa về nhà, những thứ mà họ đã mang theo khi gia nhập vào quân đội miền Nam, để trở về tiếp tục công việc dở dang trong các nông trại của họ.

Buổi lễ chính thức giải giới quân miền Nam được thực hiện vào ngày 12/4, ba ngày sau khi ký giấy đầu hàng, đánh dấu một trang lịch sử hào hùng đầy cảm động của dân tộc Hoa Kỳ. Không ai được hay mất gì. Trong khi quân miền Nam cuốn cờ giao nộp vũ khí, quân miền Bắc chứng kiến trong cái tư thế trang nghiêm bình thản không có những lời lăng nhục miệt thị, mặc dù cuộc chiến tương tàn gây tổn thất cả triệu nhân mạng cho cả hai phía. Cuối buổi lễ, một sự kiện bất ngờ: tướng Chamberlain, vị tướng quân miền Bắc chỉ huy buổi lễ giải giới đạo quân miền Nam đột nhiên hô lớn: Nghiêm, bồng súng, chào! Tất cả đoàn quân miền Bắc đã ở trong tư thế chào kính, một khoảnh khoắc ngắn ngủi đoàn quân bại trận cũng đưa tay chào lại với gương mặt rưng rưng cảm động. Phe thắng trận đã tỏ ra có tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo và đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế xúc cảm của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm, hơn thế nữa, tôn trọng nỗi đau của người thua cuộc. Phe bại trận đã chứng tỏ cái hào khí và tư cách của người quân nhân dù phải buông súng vẫn đầy tự tin và hứng khởi vào con đường trước mắt. Điều mà nước Mỹ đã có được sau cuộc nội chiến không phải chỉ là một đất nước thống nhất thanh bình mà là sự đoàn kết. Một xã hội sau chiến tranh, liệt sĩ cả hai phía đều được vinh danh, không một người Mỹ nào ở cả hai phe đối nghịch, dù còn sống hay đã hy sinh, bị sỉ nhục. Và từ ngày ấy đến nay, Hoa kỳ không ngừng thăng tiến để trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới về mọi mặt.

Cũng vào tháng Tư 110 năm sau, cách xa nửa vòng trái đất, cuộc chiến Bắc Nam giữa những con người cùng một màu da, một huyết thống cũng đã kết thúc với những hành xử hoàn toàn trái ngược. Trong suốt 20 năm đưa người vượt tuyến vào gây chiến tranh tàn phá miền Nam tự do, để giành lấy chính nghĩa, quân CS miền Bắc đã luôn luôn che giấu cái mục tiêu tối hậu của họ là nhuộm đỏ cả hai miền bằng sự tuyên truyền dối trá người dân trong nước cũng như cả thế giới về một danh xưng rất kêu là giải phóng miền Nam khỏi bàn tay đế quốc Mỹ xâm lược, nhục mạ quân miền Nam, những người chiến đấu cho lý tưởng bảo vệ một miền Nam tự do không CS là bọn tay sai liếm gót ngoại bang, trong khi chính những người lãnh đạo của họ lại hết lời ca tụng bợ đỡ Liên Xô, Trung Quốc, triệt để thi hành những chính sách, mệnh lệnh của quan thầy đưa ra.

...
Đầu hàng (04/1975)
Nguồn: vietnam.vnanet.vn
--------------------------------------------------------------------------------


Một điều đáng lưu ý nữa trong cuộc chiến là sự lật lọng của quân CSBV. Ở đây không nói đến giai đoạn lịch sử 9 năm chống Pháp (1945 – 1954) khi chính người lãnh đạo CSBV ký kết văn kiện mời quân Pháp trở lại VN, để rảnh tay tiêu diệt các đối thủ chính trị không CS trong nội bộ, và sau khi thành công lại đưa dân tộc hy sinh vào cuộc kháng chiến chống Pháp không cần thiết, đoàn quân đã bị Nhật đánh bại trước đó, gây tổn hại xương máu vật chất của nhân dân không kể siết. Trong cuộc chiến Nam Bắc được CSBV mệnh danh là “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam”, sự lật lọng được quân CS miền Bắc tôn lên hàng sách lược. Quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bất chấp sự tổn hại của đất nước, nỗi đau của dân tộc, vi phạm các điều khoản trong những hiệp ước vừa mới ký kết. Họ coi sinh mạng con người như cỏ rác, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả dân quân miền Bắc của họ để đạt được tham vọng của một thiểu số lãnh đạo, nhóm người thu tóm quyền lực trong tay luôn luôn lũng đoạn đất nước để củng cố địa vị và cung cúc tận tuỵ phục vụ quan thầy ngoại bang, những thế lực mà bọn chúng dựa vào để tồn tại.

Sau ngày 30/4/1975, CSBV đã đối xử với quân dân miền Nam VN như thế nào, cả thế giới, người quan tâm tới thời cuộc, ai cũng thấy rõ. Hành vi của họ với Dương văn Minh, vị tổng thống đầu hàng vi hiến và nội các chính quyền của ông ta đang chờ đợi chuẩn bị bàn giao cho đối thủ (ông gọi là người anh em bên kia) giống như một lũ côn đồ đi áp chế người hiền lương, không có tinh thần mã thượng của người chiến thắng. Sau đó là những nhục mạ đê tiện nhất cho toàn thể quân và dân miền Nam trong suốt một thời gian dài. Quân cán chính phục vụ cho chế độ miền Nam bị rủa sả là bọn lính đánh thuê, tay sai của đế quốc Mỹ. Dân miền Nam thì bị họ khinh miệt là đi làm bồi, làm điếm cho Mỹ để hưởng chút bơ thờ sữa cặn. Khi xua quân tràn vào các làng mạc phố thị miền Nam, choáng ngợp trước cảnh sung túc của xã hội miền Nam dù trong khói lửa chiến tranh so với xã hội miền Bắc nghèo nàn lạc hậu của họ vẫn hơn hẳn một trời một vực thì họ lại chề môi chế nhạo là phồn vinh giả tạo.

Khinh miệt dè bỉu nhưng họ tìm mọi cách công khai hoặc ngấm ngầm để chiếm đoạt hết hầu như những gì người dân miền Nam đang có. Từ việc gán ghép tội Việt gian, vu oan giá hoạ cá nhân để giết người cướp của đến các sách lược quy mô ảnh hưởng đến toàn dân tộc như tập trung cải tạo, đi kinh tế mới, cải tạo tư sản, tổ hợp, nông trường, mục đích cuối cùng vẫn là tiêu diệt con người miền Nam cũ hoặc cướp giựt hết mọi của cải vật chất, nhà cửa đất đai và mọi phương tiện sinh sống, phải chết dần chết mòn, hoặc có tồn tại cũng chỉ là một cuộc sống lây lất qua ngày. Một sự trả thù rất hèn hạ đê tiện.

Chính sách trả thù hèn hạ và thái độ tiểu nhân đánh người ngã ngựa đó, cho đến nay, sau hơn hai mươi năm “đổi mới” của họ, một chính sách đổi mới mà đúng hơn phải gọi là đổi chiều, từ một chiều hướng lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng chống lại những thể chế tự do được họ gộp chung là chủ nghĩa tư bản, gây ra những cuộc chiến đẫm máu mà họ thưòng tự hào là cuộc chiến một mất một còn “ai thắng ai?”, họ quay ngoắt 180%, phản bội lại cái lý tưởng XHCN, thế giới đại đồng, ôm ấp lấy nền kinh tế thị trường nhằm mục đích bảo vệ cái thể chế đang rã rệu của họ. Đồng thời, với bản chất lật lọng, vẫn còn cố gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”.

Người sống đã đành, người chết cũng bị những đòn thù ác nghiệt. Trong khi họ xây dựng tô điểm các liệt sĩ của họ khắp đất nước, các nghĩa trang tử sĩ của miền Nam bị hạ nhục, đập phá, các bia mộ bị cưỡng bức dời đi hoặc huỷ hoại. Một số nghĩa trang còn lại như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà tuy còn tồn tại, nhưng trong một thời gian rất lâu, bị bỏ hoang phế vì thân nhân bị cấm vào thăm viếng, tu bổ chăm sóc. Vài năm gần đây, họ còn có dã tâm muốn xoá sạch Nghĩa Trang này khỏi một phần của lịch sử VN khi biến nó thành một nghĩa trang dân sự.

Ba mươi lăm năm sau ngày tàn cuộc chiến, nhiều người cho rằng người CS miền Bắc đã thay đổi. Chính họ cũng nghĩ rằng họ đã thay đổi. Nhưng thực sự có như vậy? Cuộc sống của cán bộ đảng viên có thay da đổi thịt, trái lại, đại đa số nhân dân vẫn lầm than cơ cực, chạy ăn từng bữa. Điều khôi hài đến chảy nước mắt là sau khi bị áp lực phải thay đổi để tồn tại vì những chính sách sai lầm của họ đưa đất nước đến bờ vực thẳm thì họ trâng tráo vỗ ngực tự xưng công lao rằng nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mới có đổi mới.

Cầu cạnh bang giao với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, những quốc gia đã tiếp tay hỗ trợ cho quân dân miền Nam chống lại họ, CS Bắc Việt không cảm thấy trơ trẽn khi lúc nào cũng lên án quân dân miền Nam là tay sai bán nước của Mỹ Nguỵ phục vụ cho nhu cầu của đế quốc. Miền Nam bán nước hay không, thực tế đã rõ ràng, trong suốt cuộc chiến, miền Nam VN chưa hề mất một tấc đất. Ngày nay, dưới chế độ cầm quyền của CSVN, bao nhiêu biển đảo, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu tài sản của đất nước đã mất vào tay ngoại bang phương Bắc và trong tươg lai bao nhiêu hay cả nước sẽ còn mất nữa?

Đối với người Việt thì sao? CS Bắc Việt hiện làm gì với người trong nước đang bị họ nắm quyền sinh sát trong tay? Họ khủng bố đàn áp những dân oan, những kẻ đi đòi công lý, những người đấu tranh cho các quyền căn bản tối thiểu của con người, cho tư do dân chủ và cho cả quyền yêu nước chống bọn bá quyền bành trướng xâm lươc phưong Bắc để giành lại chủ quyền đất nước. Họ trấn áp bằng mọi phương cách không loại bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ đê tiện nào, như vậy là thay đổi?

Với người Việt ở hải ngoại không kiềm chế được thì CS Bắc Việt kêu gào xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải. Đối với những người đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự gian trá lật lọng của CS, không bị lợi dụng nghe theo đường lối họ đưa ra thì bị coi là hận thù mù quáng, chống cộng cực đoan.

CS Bắc Việt có còn hận thù không khi hàng năm vẫn tổ chức ăn mừng lễ chiến thắng miền Nam rình rang, họ vui mừng trên nỗi đau của hàng triệu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc, rồi vẫn tiếp tục sỉ vả những nạn nhân của chiến cuộc tưởng niệm nỗi đau ấy bằng các từ như lũ vong quốc, thù hận cá nhân?
Họ có còn hận thù không khi dùng món mồi lợi nhuận kinh tế để áp lực buộc các quốc gia đã từng cho thuyền nhân tỵ nạn CSVN tạm trú phải huỷ bỏ những đài tưởng niệm thuyên nhân VN, những người đã bỏ mình trên con đường chạy trốn CS đi tìm tự do?

Họ có thực sự muốn hoà hợp hoà giải không khi họ không cho một người nào trong nước, bất kể trí thức hay dân thường, kể cả các cán bộ đảng viên của họ cất lên tiếng nói chỉ trích phản đối đường lối cai trị độc tài và những chính sách sai lầm đi ngược lại lợi ích dân tộc của họ?

Họ có thực sự hoà hợp hoà giải không khi cái chính sách trả thù vô lý hèn hạ của họ sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn di hại cho đến ngày hôm nay. Quân dân miền Nam VN không hận thù vì những thiệt hại về sinh mạng và vật chất trong chiến tranh, không oán ghét vì phải chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam chống lại một chính nghĩa giải phóng bịp bợm, không tức tưởi vì bị bức tử. Quân dân miền Nam oán hận vì những gì người CS VN đã làm sau cuộc chiến: gia đình tan nát, đất nước kiệt quệ, xã hội ngược ngạo luân lý đảo điên. Hãy so sánh cảnh sống xa hoa phù phiếm của cán bộ đảng viên và con cháu họ từ trong nước đến hải ngoại và cuôc sống khó khăn của hàng triệu gia đình quân cán chính miền Nam trong suốt ba mươì lăm năm qua, nạn nhân của không những một vụ cướp tập thể lớn lao nhất lịch sử, mà còn là nạn nhân của chính sách phân biệt lý lịch, gia đình không có kế sinh nhai, con cháu không được học hành lên cao. Những thương phế binh của quân đội miền Nam bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trong khi thân mình còn đầy thương tích băng bó, ba mươi lăm năm sau họ vẫn còn đang lê lết tấm thân tàn đi kiếm sống qua ngày. Hãy hỏi những người này có còn hận thù không? Người CSVN đã làm những gì ngày hôm nay để hoà hợp hoà giải với họ?

Đối với người viết bài này, trước đây, hận thù không phải không có sau những năm dài tù tội trong trại tập trung cải tạo, qua những mất mát của cá nhân, của gia đình, của bạn bè thân nhân. Tuy nhiên, qua sự may mắn định cư ở nước ngoài, những thù hận cá nhân dường như đã phai mờ. Những đau thương tủi nhục trong chốn lao tù, những vất cả cơ cực của cái thời còn trong nước dưới chế độ CS dù có đôi lúc bị ám ảnh cũng không đưa đến quyết tâm phải trả thù. Cái tâm trạng này khi bàn luận với bạn bè được nhiều người chia sẻ.

Có oán ghét chăng là những hành xử người CSVN hiện nay. Họ không làm gì hết để sửa đổi những sai trái của họ trong quá khứ gây đau thương cho những nạn nhân của họ, không phải chỉ một thế hệ mà thế hệ con cháu vẫn đang gánh chịu những hậu quả thê thảm. Họ vẫn tiếp tục huyênh hoang tự đắc trước những sai lầm trong quá khứ, tiếp tục bịt mắt nhân dân để che giấu những hành vi xấu xa của họ, lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá. Nỗi đau lớn nhất là không làm được gì khi họ lợi dụng độc quyền cai trị để dâng cúng đất đai tài sản của đất nước cho quan thầy phương Bắc để làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lực cho họ.

Bởi vậy, với những người luôn luôn trách cứ người Việt Hải Ngoại đã mấy chục năm qua rồi, sao vẫn còn chống cộng điên cuồng, hận thù mú quáng, người viết xin có đôi lời: nếu CSVN thực sự không thù hận và có thực tâm hoà giải, trước hết, không ăn mừng chiến thắng, không gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng, hãy đổi nó thành ngày hoà hợp dân tộc. Tức khắc bàn thảo để đưa ra những chính sách sửa đổi những sai trái của mình trong quá khứ, cố gắng giải quyết từng bước những bất công người dân miền Nam đã gánh chịu từ bao năm qua, không bóp nghẹt tiếng nói của người dân, sẵn sàng chịu đối thoại trên căn bản đồng cân đồng lượng, tương kính lẫn nhau. Ít nhất đó là bước đầu cho một sự hoà hợp hoà giải tiến đến thực sự đa nguyên.

Cứ như tình trạng hiện nay, người viết chỉ xin có một lời, ba mươi lăm năm nhìn lại: hận thù đã vơi, niềm đau chưa dứt.

30/4/2010
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt
Reply #141 - 07. May 2010 , 14:29
 
Ba mươi lăm năm: hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt

Phương Duy


Ngày 09/04/1865, một ngày lịch sử trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ: quân miền Nam do tướng Robert. E. Lee chỉ huy đã chấp nhận buông súng đầu hàng khi bị quân miền Bắc do tướng Ulysses Grant lãnh đạo vây hãm hết đường rút chạy tại Appomattox Courthouse, một làng nhỏ tại Virginia. Sự đầu hàng đã chấm dứt 4 năm nội chiến nồi da sáo thịt giữa người Mỹ với người Mỹ. Điều đáng nói là người ta đã ghi lại hình ảnh các văn bản, diễn tiến và thái độ của hai phe thắng và bại trận trong sự kiện lịch sử này tỉ mỉ hơn là diễn tả sự vui mừng của phe chiến thắng hay sự đau buồn tủi nhục của kẻ bại trận.

Vì sao lại có hiện tượng như thế?

...
Đầu hàng (04/1865)
Nguồn: wset.com
--------------------------------------------------------------------------------


Đầu tiên, hình ảnh một viên tướng bại trận Lee uy nghi trang trọng trong bộ quân phục miền Nam với thanh kiếm chỉ huy trên tay, cưỡi ngựa đi đến đểm hẹn ký văn bản đầu hàng trong tiếng kèn chào đón của đội quân nhạc thắng trận miền Bắc, dù thua trận nhưng vẫn hào hùng. Lại một hình ảnh tuyệt vời khác, sau khi văn kiện đầu hàng đã được ký kết, lúc ông ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa vẫy tay chào.

Cái đáng trân trọng, là thái độ cư xử của phe thắng trận. Tướng Grant ra lệnh cấm tất cả mọi hình thức biểu lộ ăn mừng chiến thắng trong khi quân miền Nam vẫn còn hiện diện. Trong văn bản ký kết đầu hàng, ngoài việc giải giới các vũ khí quân trang cơ giới hạng nặng, các sĩ quan và binh sĩ miền Nam vẫn được phép giữ lại vũ khí cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là không một ai bị bắt giữ làm tù hàng binh. Sau khi tan hàng, những người lính miền Nam được trở về ngay với gia đình của họ, và với khẩu lệnh (không được ghi trong văn bản) của tướng Grant miền Bắc, họ được phép mang lừa, ngựa về nhà, những thứ mà họ đã mang theo khi gia nhập vào quân đội miền Nam, để trở về tiếp tục công việc dở dang trong các nông trại của họ.

Buổi lễ chính thức giải giới quân miền Nam được thực hiện vào ngày 12/4, ba ngày sau khi ký giấy đầu hàng, đánh dấu một trang lịch sử hào hùng đầy cảm động của dân tộc Hoa Kỳ. Không ai được hay mất gì. Trong khi quân miền Nam cuốn cờ giao nộp vũ khí, quân miền Bắc chứng kiến trong cái tư thế trang nghiêm bình thản không có những lời lăng nhục miệt thị, mặc dù cuộc chiến tương tàn gây tổn thất cả triệu nhân mạng cho cả hai phía. Cuối buổi lễ, một sự kiện bất ngờ: tướng Chamberlain, vị tướng quân miền Bắc chỉ huy buổi lễ giải giới đạo quân miền Nam đột nhiên hô lớn: Nghiêm, bồng súng, chào! Tất cả đoàn quân miền Bắc đã ở trong tư thế chào kính, một khoảnh khoắc ngắn ngủi đoàn quân bại trận cũng đưa tay chào lại với gương mặt rưng rưng cảm động. Phe thắng trận đã tỏ ra có tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo và đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế xúc cảm của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm, hơn thế nữa, tôn trọng nỗi đau của người thua cuộc. Phe bại trận đã chứng tỏ cái hào khí và tư cách của người quân nhân dù phải buông súng vẫn đầy tự tin và hứng khởi vào con đường trước mắt. Điều mà nước Mỹ đã có được sau cuộc nội chiến không phải chỉ là một đất nước thống nhất thanh bình mà là sự đoàn kết. Một xã hội sau chiến tranh, liệt sĩ cả hai phía đều được vinh danh, không một người Mỹ nào ở cả hai phe đối nghịch, dù còn sống hay đã hy sinh, bị sỉ nhục. Và từ ngày ấy đến nay, Hoa kỳ không ngừng thăng tiến để trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới về mọi mặt.

Cũng vào tháng Tư 110 năm sau, cách xa nửa vòng trái đất, cuộc chiến Bắc Nam giữa những con người cùng một màu da, một huyết thống cũng đã kết thúc với những hành xử hoàn toàn trái ngược. Trong suốt 20 năm đưa người vượt tuyến vào gây chiến tranh tàn phá miền Nam tự do, để giành lấy chính nghĩa, quân CS miền Bắc đã luôn luôn che giấu cái mục tiêu tối hậu của họ là nhuộm đỏ cả hai miền bằng sự tuyên truyền dối trá người dân trong nước cũng như cả thế giới về một danh xưng rất kêu là giải phóng miền Nam khỏi bàn tay đế quốc Mỹ xâm lược, nhục mạ quân miền Nam, những người chiến đấu cho lý tưởng bảo vệ một miền Nam tự do không CS là bọn tay sai liếm gót ngoại bang, trong khi chính những người lãnh đạo của họ lại hết lời ca tụng bợ đỡ Liên Xô, Trung Quốc, triệt để thi hành những chính sách, mệnh lệnh của quan thầy đưa ra.

...
Đầu hàng (04/1975)
Nguồn: vietnam.vnanet.vn
--------------------------------------------------------------------------------


Một điều đáng lưu ý nữa trong cuộc chiến là sự lật lọng của quân CSBV. Ở đây không nói đến giai đoạn lịch sử 9 năm chống Pháp (1945 – 1954) khi chính người lãnh đạo CSBV ký kết văn kiện mời quân Pháp trở lại VN, để rảnh tay tiêu diệt các đối thủ chính trị không CS trong nội bộ, và sau khi thành công lại đưa dân tộc hy sinh vào cuộc kháng chiến chống Pháp không cần thiết, đoàn quân đã bị Nhật đánh bại trước đó, gây tổn hại xương máu vật chất của nhân dân không kể siết. Trong cuộc chiến Nam Bắc được CSBV mệnh danh là “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam”, sự lật lọng được quân CS miền Bắc tôn lên hàng sách lược. Quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bất chấp sự tổn hại của đất nước, nỗi đau của dân tộc, vi phạm các điều khoản trong những hiệp ước vừa mới ký kết. Họ coi sinh mạng con người như cỏ rác, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả dân quân miền Bắc của họ để đạt được tham vọng của một thiểu số lãnh đạo, nhóm người thu tóm quyền lực trong tay luôn luôn lũng đoạn đất nước để củng cố địa vị và cung cúc tận tuỵ phục vụ quan thầy ngoại bang, những thế lực mà bọn chúng dựa vào để tồn tại.

Sau ngày 30/4/1975, CSBV đã đối xử với quân dân miền Nam VN như thế nào, cả thế giới, người quan tâm tới thời cuộc, ai cũng thấy rõ. Hành vi của họ với Dương văn Minh, vị tổng thống đầu hàng vi hiến và nội các chính quyền của ông ta đang chờ đợi chuẩn bị bàn giao cho đối thủ (ông gọi là người anh em bên kia) giống như một lũ côn đồ đi áp chế người hiền lương, không có tinh thần mã thượng của người chiến thắng. Sau đó là những nhục mạ đê tiện nhất cho toàn thể quân và dân miền Nam trong suốt một thời gian dài. Quân cán chính phục vụ cho chế độ miền Nam bị rủa sả là bọn lính đánh thuê, tay sai của đế quốc Mỹ. Dân miền Nam thì bị họ khinh miệt là đi làm bồi, làm điếm cho Mỹ để hưởng chút bơ thờ sữa cặn. Khi xua quân tràn vào các làng mạc phố thị miền Nam, choáng ngợp trước cảnh sung túc của xã hội miền Nam dù trong khói lửa chiến tranh so với xã hội miền Bắc nghèo nàn lạc hậu của họ vẫn hơn hẳn một trời một vực thì họ lại chề môi chế nhạo là phồn vinh giả tạo.

Khinh miệt dè bỉu nhưng họ tìm mọi cách công khai hoặc ngấm ngầm để chiếm đoạt hết hầu như những gì người dân miền Nam đang có. Từ việc gán ghép tội Việt gian, vu oan giá hoạ cá nhân để giết người cướp của đến các sách lược quy mô ảnh hưởng đến toàn dân tộc như tập trung cải tạo, đi kinh tế mới, cải tạo tư sản, tổ hợp, nông trường, mục đích cuối cùng vẫn là tiêu diệt con người miền Nam cũ hoặc cướp giựt hết mọi của cải vật chất, nhà cửa đất đai và mọi phương tiện sinh sống, phải chết dần chết mòn, hoặc có tồn tại cũng chỉ là một cuộc sống lây lất qua ngày. Một sự trả thù rất hèn hạ đê tiện.

Chính sách trả thù hèn hạ và thái độ tiểu nhân đánh người ngã ngựa đó, cho đến nay, sau hơn hai mươi năm “đổi mới” của họ, một chính sách đổi mới mà đúng hơn phải gọi là đổi chiều, từ một chiều hướng lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng chống lại những thể chế tự do được họ gộp chung là chủ nghĩa tư bản, gây ra những cuộc chiến đẫm máu mà họ thưòng tự hào là cuộc chiến một mất một còn “ai thắng ai?”, họ quay ngoắt 180%, phản bội lại cái lý tưởng XHCN, thế giới đại đồng, ôm ấp lấy nền kinh tế thị trường nhằm mục đích bảo vệ cái thể chế đang rã rệu của họ. Đồng thời, với bản chất lật lọng, vẫn còn cố gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”.

Người sống đã đành, người chết cũng bị những đòn thù ác nghiệt. Trong khi họ xây dựng tô điểm các liệt sĩ của họ khắp đất nước, các nghĩa trang tử sĩ của miền Nam bị hạ nhục, đập phá, các bia mộ bị cưỡng bức dời đi hoặc huỷ hoại. Một số nghĩa trang còn lại như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà tuy còn tồn tại, nhưng trong một thời gian rất lâu, bị bỏ hoang phế vì thân nhân bị cấm vào thăm viếng, tu bổ chăm sóc. Vài năm gần đây, họ còn có dã tâm muốn xoá sạch Nghĩa Trang này khỏi một phần của lịch sử VN khi biến nó thành một nghĩa trang dân sự.

Ba mươi lăm năm sau ngày tàn cuộc chiến, nhiều người cho rằng người CS miền Bắc đã thay đổi. Chính họ cũng nghĩ rằng họ đã thay đổi. Nhưng thực sự có như vậy? Cuộc sống của cán bộ đảng viên có thay da đổi thịt, trái lại, đại đa số nhân dân vẫn lầm than cơ cực, chạy ăn từng bữa. Điều khôi hài đến chảy nước mắt là sau khi bị áp lực phải thay đổi để tồn tại vì những chính sách sai lầm của họ đưa đất nước đến bờ vực thẳm thì họ trâng tráo vỗ ngực tự xưng công lao rằng nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mới có đổi mới.

Cầu cạnh bang giao với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, những quốc gia đã tiếp tay hỗ trợ cho quân dân miền Nam chống lại họ, CS Bắc Việt không cảm thấy trơ trẽn khi lúc nào cũng lên án quân dân miền Nam là tay sai bán nước của Mỹ Nguỵ phục vụ cho nhu cầu của đế quốc. Miền Nam bán nước hay không, thực tế đã rõ ràng, trong suốt cuộc chiến, miền Nam VN chưa hề mất một tấc đất. Ngày nay, dưới chế độ cầm quyền của CSVN, bao nhiêu biển đảo, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu tài sản của đất nước đã mất vào tay ngoại bang phương Bắc và trong tươg lai bao nhiêu hay cả nước sẽ còn mất nữa?

Đối với người Việt thì sao? CS Bắc Việt hiện làm gì với người trong nước đang bị họ nắm quyền sinh sát trong tay? Họ khủng bố đàn áp những dân oan, những kẻ đi đòi công lý, những người đấu tranh cho các quyền căn bản tối thiểu của con người, cho tư do dân chủ và cho cả quyền yêu nước chống bọn bá quyền bành trướng xâm lươc phưong Bắc để giành lại chủ quyền đất nước. Họ trấn áp bằng mọi phương cách không loại bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ đê tiện nào, như vậy là thay đổi?

Với người Việt ở hải ngoại không kiềm chế được thì CS Bắc Việt kêu gào xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải. Đối với những người đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự gian trá lật lọng của CS, không bị lợi dụng nghe theo đường lối họ đưa ra thì bị coi là hận thù mù quáng, chống cộng cực đoan.

CS Bắc Việt có còn hận thù không khi hàng năm vẫn tổ chức ăn mừng lễ chiến thắng miền Nam rình rang, họ vui mừng trên nỗi đau của hàng triệu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc, rồi vẫn tiếp tục sỉ vả những nạn nhân của chiến cuộc tưởng niệm nỗi đau ấy bằng các từ như lũ vong quốc, thù hận cá nhân?
Họ có còn hận thù không khi dùng món mồi lợi nhuận kinh tế để áp lực buộc các quốc gia đã từng cho thuyền nhân tỵ nạn CSVN tạm trú phải huỷ bỏ những đài tưởng niệm thuyên nhân VN, những người đã bỏ mình trên con đường chạy trốn CS đi tìm tự do?

Họ có thực sự muốn hoà hợp hoà giải không khi họ không cho một người nào trong nước, bất kể trí thức hay dân thường, kể cả các cán bộ đảng viên của họ cất lên tiếng nói chỉ trích phản đối đường lối cai trị độc tài và những chính sách sai lầm đi ngược lại lợi ích dân tộc của họ?

Họ có thực sự hoà hợp hoà giải không khi cái chính sách trả thù vô lý hèn hạ của họ sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn di hại cho đến ngày hôm nay. Quân dân miền Nam VN không hận thù vì những thiệt hại về sinh mạng và vật chất trong chiến tranh, không oán ghét vì phải chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam chống lại một chính nghĩa giải phóng bịp bợm, không tức tưởi vì bị bức tử. Quân dân miền Nam oán hận vì những gì người CS VN đã làm sau cuộc chiến: gia đình tan nát, đất nước kiệt quệ, xã hội ngược ngạo luân lý đảo điên. Hãy so sánh cảnh sống xa hoa phù phiếm của cán bộ đảng viên và con cháu họ từ trong nước đến hải ngoại và cuôc sống khó khăn của hàng triệu gia đình quân cán chính miền Nam trong suốt ba mươì lăm năm qua, nạn nhân của không những một vụ cướp tập thể lớn lao nhất lịch sử, mà còn là nạn nhân của chính sách phân biệt lý lịch, gia đình không có kế sinh nhai, con cháu không được học hành lên cao. Những thương phế binh của quân đội miền Nam bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trong khi thân mình còn đầy thương tích băng bó, ba mươi lăm năm sau họ vẫn còn đang lê lết tấm thân tàn đi kiếm sống qua ngày. Hãy hỏi những người này có còn hận thù không? Người CSVN đã làm những gì ngày hôm nay để hoà hợp hoà giải với họ?

Đối với người viết bài này, trước đây, hận thù không phải không có sau những năm dài tù tội trong trại tập trung cải tạo, qua những mất mát của cá nhân, của gia đình, của bạn bè thân nhân. Tuy nhiên, qua sự may mắn định cư ở nước ngoài, những thù hận cá nhân dường như đã phai mờ. Những đau thương tủi nhục trong chốn lao tù, những vất cả cơ cực của cái thời còn trong nước dưới chế độ CS dù có đôi lúc bị ám ảnh cũng không đưa đến quyết tâm phải trả thù. Cái tâm trạng này khi bàn luận với bạn bè được nhiều người chia sẻ.

Có oán ghét chăng là những hành xử người CSVN hiện nay. Họ không làm gì hết để sửa đổi những sai trái của họ trong quá khứ gây đau thương cho những nạn nhân của họ, không phải chỉ một thế hệ mà thế hệ con cháu vẫn đang gánh chịu những hậu quả thê thảm. Họ vẫn tiếp tục huyênh hoang tự đắc trước những sai lầm trong quá khứ, tiếp tục bịt mắt nhân dân để che giấu những hành vi xấu xa của họ, lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá. Nỗi đau lớn nhất là không làm được gì khi họ lợi dụng độc quyền cai trị để dâng cúng đất đai tài sản của đất nước cho quan thầy phương Bắc để làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lực cho họ.

Bởi vậy, với những người luôn luôn trách cứ người Việt Hải Ngoại đã mấy chục năm qua rồi, sao vẫn còn chống cộng điên cuồng, hận thù mú quáng, người viết xin có đôi lời: nếu CSVN thực sự không thù hận và có thực tâm hoà giải, trước hết, không ăn mừng chiến thắng, không gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng, hãy đổi nó thành ngày hoà hợp dân tộc. Tức khắc bàn thảo để đưa ra những chính sách sửa đổi những sai trái của mình trong quá khứ, cố gắng giải quyết từng bước những bất công người dân miền Nam đã gánh chịu từ bao năm qua, không bóp nghẹt tiếng nói của người dân, sẵn sàng chịu đối thoại trên căn bản đồng cân đồng lượng, tương kính lẫn nhau. Ít nhất đó là bước đầu cho một sự hoà hợp hoà giải tiến đến thực sự đa nguyên.

Cứ như tình trạng hiện nay, người viết chỉ xin có một lời, ba mươi lăm năm nhìn lại: hận thù đã vơi, niềm đau chưa dứt.

30/4/2010
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #142 - 14. May 2010 , 16:42
 
Từ Ngày  các bác vô đây


Cảm tác sau khi đọc lá thơ đầy nước mắt của một cô gái đang sống dật dờ  tại thị xã Cần Thơ.

Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu chưa có mặt trên đất nước này
Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây.

Kể từ sau ngày các bác vô đây
Ông Ngoại bỗng nhiên bị bắt, tù đày
Bà Ngoại nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
Má cháu ưu sầu đánh mất thơ ngây.

Hai năm sau ngày các bác vô đây
Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
Bắt Má đi làm thủy lợi miền Tây.

Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
Má về ốm o, thân xác hao gầy
Má ôm Ngoại khóc, thì thầm kể lể :
- Cán bộ hiếp con, có lúc cả bầy !

Rồi cháu ra đời không Ba, có Má
Ngoại vừa nằm xuống nên Má trắng tay
Bán buôn tảo tần Má nuôi cháu lớn
Dù không biết rằng Ba cháu là ai !

Mười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
Còn gì bán nữa ? – Ngoài thân cháu đây ?

Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô !

Nguyễn thành Bửu 

Back to top
« Last Edit: 14. May 2010 , 16:43 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #143 - 09. Apr 2011 , 20:59
 


...


QUỐC HẬN 30-4-2011

LẠI VIẾT VỀ NỔI BẤT HẠNH CỦA

QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA


                                                            
  HỒ ÐINH


            Như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói ‘Ðất nước còn thì còn tất cả‘. Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền làm dân, khi chính phủ và quân lực VNCH không còn tồn tại, để gánh vác và bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và trăm ngàn chiến cuộc, khắp mọi nẽo đường đất nước, cho tới ngay 30-4-1975 bị rã ngủ theo lệnh buông súng đầu hàng.

            Tự ngàn xưa, quân đội Việt Nam luôn nổi tiếng kiêu hùng, nên đã đạt được nhiều chiến công hiển hách, trong suốt dòng lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, qua các cuộc bình Chiêm, phá Tống-Nguyện-Minh-Thanh, khiến các nước lân bang Lào, Miên và cả Xiêm La phải kinh hồn bạt vía.       

            Là con cháu của Tổ Tiên Hồng-Lac, chúng ta dù được sinh vào thế hệ nào chăng nửa, ra đời trong nước hay nơi hải ngoại, vẫn luôn ngưỡng mộ và hãnh diện, về công đức vĩ đại của tiền nhân, trong đó miên viễn vẫn là quân đội bao đời,

            Với ý nghĩa thiêng liêng và cao quý trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự, của khối cọng sản đệ tam quốc tế, do Việt Cộng Bắc Việt đảm nhận. ÐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ, của quân đội MIỀN NAM, chống lại cuộc xâm lăng của bộ đội MIỀN BẮC, để giữ lại phân nửa gấm vóc giang sơn của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.

            Cho nên, đây không phải là một cuộc chiến giữa CỌNG SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây, thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật, mục đích đầu độc dư luận thế giới, làm giảm uy tín của QLVNCH. Có như thế, Cộng Sản và phe ta trốn quân dịch, mới vừa chửi Mỹ, vừa tô son vẽ mặt cho đạo quân tiền phong cong sản tại Ðông Nam Á, tức Bắc Việt có một chính nghĩa lý tưởng, đánh đuổi “ Mỹ-Ngụy “ cứu nước.

            Ðây cũng chính là nổi thảm thê chất ngất của người Lính Miền Nam, trong hai mươi năm khói lửa. Vì định kiến, vì buông xuôi, vì thủ đoạn con buôn quốc tế, tất cả đã dồn ép QLVNCH vào chân tường, trong cuộc chiến đấu đơn độc, không hậu phương, không một chút tình quân-dân, cá-nước

            Hai mươi năm chiến đấu, đời lính buồn ơi là buồn, trước mặt phải trực diện với một kẻ thù gian xảo độc ác, mất hết thiên lương nhân tính vì đã bị chủ nghĩa nhồi sọ, cho nên chỉ biết có giết người để đạt mục đích được khắc sâu trong da thịt. Còn sau lưng bị thọc bởi hậu phương vô tình bạc bẽo và cuối cùng trên đầu là đồng minh với đại bàng, luôn rình rập để phản bội và bán đứng. Mới đây có Nguyễn Thuỳ và Vũ Ngọc Tiến, đã dùng bút vẽ lên bức tranh vân cẩu của cuộc chiến vừa qua, cho ta thấy chỉ có Bộ Ðội Bắc Việt hay Việt Cộng, vì thèm khát đàn bà, nên chỉ có chúng mới hãm hiếp phụ nử, chứ người lính VNCH đâu có lý do gì, để mà cuồng dẩm cả xác chết của nử cán bộ VC ?

            Cảm nhận đựợc thân phận nhược tiểu của đất nước và sự bất hạnh của dân tộc, nên người lính chấp nhận hy sinh đời trai, để làm tròn bổn phận cùng trách nhiệm của một con người có tim óc, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi TT.Dương Văn Minh bắt buông súng đầu hàng.

            Sau đó, cọng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc, chẳng những mọi chiến lợi phẩm của chính phủ VNCH từ công ốc, ngân khố, quân trang dụng, trong đó có mười sáu tấn vàng y, của quốc gia, được Nguyễn văn Hảo giữ lại để nạp dâng công cho Bắc Bộ Phủ. Tệ nhất là VC táng tận lương tâm, cướp luôn tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào, mà trong số này, có nhiều “ mẹ chiến sỉ VC“, đã từng nuôi dấu cán binh bộ đội, ủng hộ vàng bạc lúa gạo cho chúng, trong suốt thời gian chiến tranh.

            Ngoài việc cầy mồ người chết để trả thù bị thua VNCH trên chiến trường, VC còn hành hạ những phế binh, cô nhi tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ KGB, mà mới nhất là chiến dịch ‘ đuổi tận, giết tuyệt ‘ các thành phần trên, đang sống tại các chòi, dựng trong Nghĩa Ðịa Phước Bình, Sài Gòn.

            Thì ra cách mạng mấy mươi năm, nói la “ để giải phóng đất nước “, mục đích cũng chỉ có thế thôi, nên từ đó theo thời gian, hằng ngàn huyền thoại về ‘ Người Bộ Ðội Miền Bắc, Vượt Trường Sơn Vào Nam Ðánh Mỹ Cứu Nước‘, đã theo lớp son phấn đảng tham nhũng, tham tàn, tham địa vị, tan biến theo lớp sóng phế hưng của cuộc đổi đời mạt lộ, để biến thành những nụ cười dân gian, được truyền lưu khắp chốn giang hồ.

            Ba mươi sáu năm tan hàng rã ngũ, quân-dân Miền Nam đã lần lượt đồng hành, qua hết chín tầng địa ngục trần gian nơi thiên đàng xã nghĩa. Nhưng người lính Miền Nam, sinh ra trong khói lửa, trưởng thành chốn chiến trường, nên thễ xác dù đã bị bầm giập tan nát, tinh thần của người lính vẫn nguyên vẹn và không ai có thể thay đổi hay ngăn cản lý tưởng của họ.          

‘dấu binh lửa nước non như cũ

kẽ hành nhân qua đó chạnh thương

phận trai già rủi chiến trường

chàng Siêu, tóc đã điểm sương mới về .’

(Chinh Phụ Ngâm Khúc )




+ NHỚ ƠN ANH : NGƯỜI LÍNH BẤT HẠNH VNCH


            Hai mươi năm chinh chiến, người Lính VNCH đã có 250.000 gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Hiện nay Chính Phủ cũng như QLVNCH không còn nửa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính, càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.

            Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực, mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ, xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.

             Thế chiến 2 kết thúc, Tòa Án quốc tế Nuremburg, chỉ kết tội những Ðầu Sỏ trong phe Trục, mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật.. Năm 1920, Lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta, bị người Ý bắt và tử hình. Nhưng chính Tổng Tư Lệnh Ý tại Bắc Phi , là người đã ở lại pháp trường, để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.

            Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp, tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu, bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.

            Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị cọng sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có cọng sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự diện của người lính Miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia, nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho cảnh ba đồng, ba cộc, của kiếp lính Miền Nam.

            Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.

            Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cọng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp méo lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cọng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.

            Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân, qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.

+ NGƯỜI LÍNH VNCH BỊ TRÍ THỨC THIÊN TẢ ÐÂM SAU LƯNG:


            Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cọng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính, thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình, đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, gái tình và thời gian để đâm thọt, phá hoại.

            Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng,ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cọng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.

            Chính bọn trí thức thiên tả này, đã lợi dụng tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, sáng tác nhạc nhụa bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tuyền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.

+ MỸ BÁN ÐỨNG VNCH CHO CỌNG SẢN :

            Bắt đầu từ ngày 13-5-1968, Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris, để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già, nên dù hằng tuần có gặp nhau, Kissinger và Lê Ðức Thọ vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Theo tiết lộ mới đây của Kissinger, trong hồi ký ‘ The Kissinger Transcripts ‘, trong đó đã ghi chép đầy đủ về mọi mánh lới, thủ thuật của Mỹ để ve vãn Trung Cộng, chống lại Liên Xô vào tháng 1-1972. Cũng theo sách dẫn chứng trên, thì Kissinger đã làm đủ mọi thủ đoạn, để đạt cho được mục đích. Trong cuộc, VNCH là con vật tế thần, mà cặp Nixon và Kissinger đã xử dụng, nên cuối cùng dẫn tới sự chấp nhận những điều kiện phi lý, mà Hoa Kỳ dùng bùa viện trợ, ép buộc VNCH phải ký kết trong bản hiệp định ngưng bắn năm 1973. Riêng đối với Bắc Việt, mặt thật cũng đâu có hãnh diện gì hơn VNCH, trong cuơng vị làm đầy tớ Nga-Tàu. Bởi vậy, khi Liên Xô thấy Mỹ và Trung Cộng đã liên kết với nhau, chắc chắn Tàu Cộng sẽ theo Mỹ, bắt VC ngưng bắn có điều kiện. Bởi vậy, một mặt LX viện trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời ra lệnh cho VC mở hết mặt trận này tới chiến dịch khác, mà lần cuối cùng là ngày quốc hận 30-4-1975, đưa cả nước VN trong ba mươi ba năm đắm chìm trong cảnh nghèo đói, lầm than, hận thù vì vũng bùn ô uế của cái gọi là thiên đàng xã hội chủ nghĩa.

            Người Mỹ đã ký kết hiệp định ngưng bắn Ba Lê, chỉ với mục đích rút quân và đem tù binh về nước, để Nixon đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ và Kissinger tiếp tục giữ chức lớn trong chính quyền Hoa Kỳ. Ngoài mục đích trên, người Mỹ không cần đếm xỉa gì tới tương lai cũng như số phận của người Việt, nước Việt.

            Sau này, khi VNCH đã sụp đổ, nhiều nhân vật quốc tế liên quan tới cuộc chiến VN, đều phê bình sự tắc trách của Hoa Kỳ, khi dựng lên cái quái thai hiệp định ngưng bắn, để bán đứng đồng minh của mình. Chính TT. Nixon cũng đã xác nhận lỗi lầm của mình trong tác phẩm ‘ No More VietNam’ rằng tôi đã thấy những vấn đề nan giải của hiệp định Ba Lê nhưng quan trọng nhất trong thỏa ứơc này là đã không bắt buộc Hà Nội rút hết bộ đội đã xâm nhập về Bắc. Còn M. Gauvin , đại sứ Canada tại Hy Lap, nguyên chủ tịch uỷ hội kiểm soát quốc tế (CICCS) tại VN, đã tuyên bố ‘ VNCH bi sụp đổ hoàn toàn do quyết tâm bỏ rơi của Hoa Kỳ. Riêng cái hiệp định ngưng bắn ký kết tại Ba Lê năm 1973, đã không phản ảnh được ý muốn và nguyện vọng của người dân Miền Nam, là muốn sống hòa bình và không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cọng sản, nên ngay từ năm 1954, họ đã phải bỏ miền bắc để vào Nam, chạy trốn VC’. Nhưng phê bình một cách thẳng thắn, là Sir R.Thompson‘ Sự sống còn của Nam VN, đã bị người Mỹ tước đoạt hay nói thẳng là bán đứng. Có làm như vậy, Hoa Kỳ mới tránh cho nước mình bị khỏi bị sâu xé tan nát. Một điều nghịch lý khác là cọng sản Bắc Việt, bị bó buộc tới bàn hội nghị, không phải để cứu họ, mà là cứu nước Mỹ. Nên dĩ nhiên Mỹ phải đem đồng minh VNCH ra bán đứng, để đền ơn cứu mạng ‘.

            Ngoài vấn đề phủi tay tại Nam VN sau khi đã đem được tù binh và hài cốt quân Mỹ về, quốc hội Hoa Kỳ còn bội ước, khi liên tục biểu quyết các đạo luật ngăn cấm can thiệp bằng quân sự của Mỹ tại Nam VN, cắt giảm dần quân viện, không chịu hoán đổi quân trang quân dụng, như các thỏa ước đã ký kết . Sự bất công vô lý, đến đổi Tuỳ Viên Quân Sự (DAO), tại Nam VN, đã phải viết ‘ Người Lính VNCH do đó, đã phải chấp nhận sống với những nhu cầu, dưới mức bình thường, làm cho tinh thần người chiến sĩ xuống thấp, vì bị hạn chế các phương tiên ngăn chống giặc ‘.Chỉ có Robert S McNamara, cựu bộ trưởng quốc phòng thời TT.John Kenedy, thì vẫn ngoan cố để chạy tội, quên hết trách nhiệm của mình, trong tác phẩm ‘ In Retrospect : The Tragedy and Lessons Of VN ‘, bêu xấu và đổ hết trách nhiệm làm mất nước cho QLVNCH.

            Sự thật, khi viết về Quân Lực VNCH, hầu hết các nhà quân sử trên thế giới cũng như các Sử Gia hiện tại của VN như Nguyễn Khắc Ngữ, Chánh Ðao, Phan Nhật Nam, Trần Ðại Sỹ, Phạm Huấn, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng, Nguyễn Lý Tưởng, Vi Anh, Phạm Trần, Huy Phương.. kể cả Trung Tâm Ca Nhạc Kich Hải Ngoại ASIA do các con chim đầu đàn Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dũng điều khiển, đều đứng chung trên quan điểm ca tụng tinh thần hy sinh và trách nhiệm của người lính VNCH, đối với đất nước và đồng bào.

             Nhờ thiện chiến, có kỷ luật nghiêm minh, biết bổn phận, nên trong suốt cuộc chiến hai mươi năm, dù lúc nào VNCH cũng bị Bắc Việt tấn công lén như Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972.. nhưng Họ đã can trường lật ngược hoàn cảnh, để chuyển thắng thành bại. Hầu hết lính và các cấp chỉ huy ngoài chiến trường, đã quyết tử trong giờ thứ 25, tới khi được lệnh bắt buông súng của Dương Văn Minh, mới chịu rã ngủ.

            Mới đây có nhiều tác phẩm được công bố như The Pategon Papers, Fires In The Lake của Frances Fitzgeral, The Best and The Brightest của Halberstam và nhất là các hồi ký của Kissinger.. đều cho thấy từ khởi đầu cuộc chiền, đến khi tàn cuộc, cho thấy người Mỹ luôn luôn là đạo diễn chính trong thảm kịch VN. Trong lúc cọng sản Bắc Việt, được Tập Ðoàn Cọng Sản Quốc Tế cả Liên Hiệp Quốc, viện trợ quân sự thả dàn, thì QLVNCH bị Hoo Kỳ qua Viện Trợ, chèn ép bắt bó tay, nên phải chiến đấu trong nghiệt ngã để sinh tồn.

            Theo Harry H Noyes, qua tác phẩm ‘Herdic Allies’, với tư cach là một sĩ quan cao cấp của Mỹ , đã chiến đấu nhiều năm ngoài mặt trận, bên cạnh QLVNCH, nên đã có những nhận định rất thẳng thắn, trái ngược với mồm mép mệng lưỡi bọn nhà báo và chính trị con buôn Mỹ và tây phương. Theo tác giả trên, thì thái độ bêu xấu hay bóp méo sự thật, nhắm vào QLVNCH, chẳng qua chỉ là sự kỳ thị chủng tộc thường thấy của bọn da trắng, lúc nào cũng tự xem mình là văn minh, đứng trên các dân tộc khác. Một điều quan trọng khác, là suốt cuộc chiến đẫm máu tại Nam VN, đa số dân tây phương và Hoa Kỳ, đã bị điệp viên của khối cọng sản, củng như KGB của Liên Xô, mua chuộc hay tuyên truyền. Do đó lúc nào họ cũng có cảm tình với Bắc Việt, nên cứ bóp méo sự thật, để khinh bỉ VNCH.

            Bảo rằng QLVNCH không chịu chiến đấu, trốn trách nhiệm, chỉ muốn khoán trắng cho quân đội Mỹ, kể cả sự oanh tạc Miền Bắc, là một ngang ngược và phi lý. Ðể trả lời, nhiều người đã hỏi ngược lại người Mỹ rằng ‘vậy thì từ năm 1955-1965 và cuối năm 1971-4/1975, khoảng thời gian đó, người Mỹ hoặc chưa tới hay đã rời VN, vậy ai đã chiến đấu với bộ đội Bắc Việt?’. Còn về vấn đề oanh tạc Miền Bắc, từ đầu tới cuối có khi nào Hoa Kỳ giao trách nhiệm cho Không Quân VNCH, cũng như chịu cung cấp cho họ các loại phi cơ chiến đấu tối tân, để chiến đấu cho có hiệu quả. Một bí mật khác, là người Mỹ dành độc quyền oanh tạc Miền Bắc, để thi hành lệnh của Hoa Thịnh Ðốn, là đem gần hết số bom đổ xuống biển hay núi rừng không phải là mục tiêu quân sự cần tiêu diệt. Bởi vậy làm sao dám giao nhiệm cho KQ.VNCH?

            Còn trong thời gian Mỹ tham chiến tại VN, mở các cuộc hành quân tiêu diệt cọng sản. Tất cả đều là HÀNH QUÂN HỖN HỢP, giữa quân ÐồngMinh-Hoa Kỳ và VNCH, tiêu biểu như HQ Cedar Faces tại Vùng Tam Giác Sắt (Bình Dương-Hậu Nghĩa), đầu tháng 1-1967, tiếp theo là HQ Toledo, mục đích càn quét Chiến Khu C và Cục R, do Lực Lượng hỗn hợp, gồm Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù-Hoa Kỳ cùng 2 Tiểu Ðoàn 33-35/Biệt Ðộng Quân/VNCH đảm trách. Ðặc biệt tại Ðiện Biên Phủ KHE SANH cuối năm 1967, vẫn có quân VNCH tham dư, đó là TD37- BDQ, thuộc Liên Ðoàn 1/BDQ của Quân Ðoàn I.

            Sau cuộc chiến, để chạy tội bán đứng đồng minh, cũng như phản bội Tổ Quốc và đồng bào mình, Hoa Kỳ và bọn khoa bảng-trí thức thân cộng Miền Nam, những người muôn năm trong dòng sử Việt, được bia đời phong cho danh hiệu là ‘ TRI’ THỨC CHỒN LÙI’, còn các lãnh tụ cọng sản như Stalin, Mao Trạch Ðông, kể cả Hồ Chí Minh, coi rẻ hơn CỤC PHÂN NGƯỜI vì suốt kiếp chẳng làm được một điều gì tốt hay ích lợi, để giúp cho đất nước và đồng bào. Bọn trí thức này ôm chân níu áo Người Việt tị nạn khắp các nẻo đường hải ngoại, trong lúc vẫn sống cao sang quyền thế như lúc còn trà trộn trong các Ðại Học, Chùa-Nhà Thờ, Tòa Báo,sân khấu, phòng trà.. và trên các trang sách-thơ cuối tuần, vẫn chứng nào tật nấy, không hề thay đổi lương tâm một chút gì, dù phong trần đã nếm, vinh nhục bề bề và trên hết là vẩn bám vào Người Việt Tị Nạn Cộng Sản để mà ra báo, làm báo và sinh tồn, dù rằng chúng đã nói là ÐÃ ÐI HẾT BIỂN NAY PHẢI VỀ NGUỒN nhưng lại không dám bán nhà, bán chùa, bỏ sở và cuộc sống thừa mứa tại Mỹ, để về sống với Việt Cộng, đạo pháp để hưởng Vinh Hoa Phú Quý, Tự Do Dân Chủ, tự do tôn giáo, tự do quyên tiền cúng dường của khách thập phương.. trong Xã Nghĩa Thiên Ðàng, như chúng hằng ca tụng.

            Chính người Mỹ và bọn trí thức-khoa bảng thân cộng này, trước sau vẫn đổ trách nhiệm làm sụp đổ Miền Nam cho các cấp lãnh đạo của VNCH. Riêng sự bảo rằng VNCH không có lãnh đạo xứng đáng, ngang cơ để đối đầu với cáo già Hồ Chí Minh của Bắc Việt, sau khi TT Ngô Ðình Diệm bị hạ sát vào ngày 1-11-1963, là điều suy nghĩ quá đáng và đâu có khác gì việc Mỹ nói QLVNCH không chiến đấu, mà chỉ giao hết cho quân đội Hoa Kỳ.

            Nhưng mai mĩa nhất vẫn là lời xác nhận của Kissinger, khi cho bạch hóa các tài liệu cũ liên quan tới chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975 ) ‘ Mỹ đã chơi với Trung Cộng từ năm 1972, vậy thì bán Miền Nam VNCH cho Cộng Sản Quốc Tế Bắc Việt, qua Hiệp Ðịnh Paris 1973, cũng đâu có gì lạ ? ‘

            Sự thật, QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn. Họ được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó như Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Trường Bộ Binh Thủ Ðức, Trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát.. cũng như Trường Ðại Học Quân Sự.

            Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa:

            ‘..xin vì chàng, xếp bào cỡi giáp

          xin vì chàng giũ lớp phong sương

          vì chàng tay chuốc chén vàng

          vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.. ’ ’


            (Chinh Phụ Ngâm ố Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)


            Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.

            Thử hỏi trong cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Trong số này có rất nhiều người đang dấn thân lo chuyện non nước. Không biết trong tâm tư của họ, có một giây phút nào, do lương tâm xao động, khiến họ chợt nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN ? Cũng may hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt.

            Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.          

          ‘..tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí

          sa trường dung ruổi đã phơi thây

          đoàn quân hùng liệt nay về đất

          hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy



          chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi

          mà khóc quê hương khuất bến bờ

          nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa

          mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô..

’ ’


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Mùa Quốc Hận Tháng 4-2011


Mường Giang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #144 - 11. Apr 2011 , 07:12
 

Tổ quốc đang cần lý tưởng của người lính Việt Nam Cộng Hòa: TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM


TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM


...


TỔ QUỐC

Có được giải đất cong cong như hình chữ S nằm hiền hòa bên biển nước trong xanh hôm nay, thì sinh mệnh của Việt Tộc phải trải qua những cuộc trường chinh cam go đầy máu lửa. Cũng nằm trong chiều dài lịch sử đầy tràn biến động đó. Một cuộc chiến tranh mang tính Ý Thức Hệ đã xảy ra trong bạo lực.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cuộc chiến kết thúc. Kết thúc như lời thơ của Thanh Nam trăn trở:
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Hay như tiếng lòng than thở của Song Nhị: Canh bạc đã về tay Bạo Chúa
Tình người Đạo nghĩa đã nhường ngôi
Mới đó thôi mà đã 34 năm rồi! Ba mươi bốn năm. Một thời gian không dài so với dòng lịch sử chinh chiến của quê hương. Nhưng với một phần ba của thế kỷ đã đi qua. Rất đủ cho người đời hôm nay hay hậu nhân mai sau có cái nhìn ý nghĩa về chân lý của thế hệ Cha Ông.

Thưa bạn đọc, đặc biệt bạn đọc trẻ tại quốc nội Việt Nam,

Tất cả đã trở thành lịch sử. Bóng tối của chiến tranh đã đi qua, đó đây trên các nẻo đường của quê hương Việt Nam, cây cối đã xanh màu trở lại nhưng tương lai của con người vẫn còn vàng úa. Khắp nơi trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn, hàng ngàn cánh tay của dân oan đang đưa lên để đòi công chính. Và e ngại rằng, một ngày không xa, màu xanh cây cối của đất nước và ước mơ của con người Việt Nam sẽ mãi vàng úa, và lụi tàn dưới bước chân dày xéo của dòng người Đại Hán phương Bắc đang ào ạt tiến vào Tây Nguyên.

Một sự thật đau lòng đang xảy ra trên Tổ quốc chúng ta. Bạn đọc nghĩ gì?

Nhìn lại giòng lịch sử đã đi qua và biết được hiện trạng của quê hương hôm nay. Chúng ta mới khẳng định được cái công lao và sứ mạng bảo vệ Miền Nam được tự do-dân chủ và phú cường của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

Muốn hiểu hết được ý nghĩa nói trên thì chỉ cần một phút thôi. Bạn đọc sẽ nhớ lại giòng lịch sử của 34 năm về trước. Khi những người bộ đội Bắc Việt đưa cao khẩu hiệu “ Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” quyết sống chết để giải phóng Miền Nam và đem lại sự hòa bình cho đất nước. Một thứ hòa bình mà nhà báo Phan Nhật Nam đã chua chát: “Một thứ Hòa Bình quái dị, đắng như thuốc mà quê hương trong cơn thập tử phải uống vào”.

Đúng vậy! Câu nói này chỉ phát ra sau một ngày Hiệp định Paris được ký kết, nó như một thông điệp xám, một tiên đoán buồn, một phân ưu cho một nửa Tổ Quốc. Một chế độ tự do và dân chủ bị cưỡng bức đi vào một tương lai tăm tối, và chỉ còn là hoài niệm của bao người tranh đấu cho tự do.

Quả thật như thế, trải qua 34 năm dưới chế độ đương thời, ngay cả những người dồn hơi cao cổ thét to khẩu hiệu " Không Có Gì Quý hơn Độc Lập Tự Do", chính họ vẫn không được độc lập tìm cho mình một nhân tài, để tự do bỏ phiếu cho người lãnh đạo quốc gia mà họ muốn. Giản đơn như thế mà vẫn không có được. Từ đó, ai đã từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới hiểu ra hết cái chân lý. Có khi trở thành một nguyên lý của thể chế Cộng Hòa là: Chính quyền do dân cử và vì dân mà phục vụ. Rất có thể chế độ Việt Nam Cộng Hòa chưa tuyệt đối hoàn hảo, nhưng rất đầy đủ về quan điểm và khuynh hướng chính trị yêu nước để cho những người lãnh đạo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải noi gương theo. Và phải chăng cũng vì thế, gần ba triệu con dân Việt Nam đang lưu vong đều đồng niệm: Việt Nam Cộng Hòa là Tổ Quốc của tôi.

DANH DỰ

Tự ngàn xưa, tiền nhân truân chuyên vất vả lắm mới tạo nên được giang sơn hùng vĩ như ngày nay. Giang sơn này đã kết tinh và hun đúc nên một dân tộc mang tính chí nhân quật cường. Đó là Dân Tộc Việt Nam. Cho nên trong giòng sử xanh của Việt Tộc. Lời của Nguyễn Trãi đã khẳng định về danh dự của Quốc gia và nhân phẩm của Con người như một Thiên Cổ Hùng Văn:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có

Thế mà,
Hơn 60 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam. Danh dự của Quốc gia và thể diện của Con Người chỉ tóm gọn trong một câu nói ngắn ngủi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt:
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét".

Phải!

Không nhục làm sao được khi hàng chục chị em phụ nữ Việt Nam phải bị cởi lột trần truồng cho một người đàn ông Trung Quốc, Đài Loan hay Đại Hàn ngắm nhìn để chọn vợ!

Không nhục làm sao khi chính nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi buôn lậu sừng tê giác!

Không nhục làm sao được khi chính phi công Hàng Không Việt Nam ăn cắp và chuyên chở hàng lậu bị nước Nhật lên án!

Không nhục làm sao được khi ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắn chết ngay trên lãnh hải của đất nước mình!

Không nhục làm sao được khi anh chị em công nhân lao động bần hàn đang thất nghiệp, thì giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mở cửa cho công nhân Trung Cộng ào ạt vào Tây Nguyên đào hầm bới mỏ. Phải chăng anh chị em người Việt không biết lao động chân tay!

Làm sao nói hết tất cả nỗi nhục của người dân Việt Nam!

Từ đó. Người ta mới thấm thía nhận ra được sự danh dự của một Quốc gia và thể diện Con Người. Qua câu nói của người lãnh đạo Quốc gia và cũng là người đứng đầu đại diện cho Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm từng tuyên bố: “Nếu tôi tiến, thì đồng bào hãy tiến theo tôi. Nếu tôi bỏ chạy, thì đồng bào hãy bắn chết tôi”.

Và Danh dự của Quốc gia cũng như phẩm chất của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã được Người khí khái khẳng định với ngoại bang trước giờ lâm chung: “ Tôi mới là Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa. Chứ không phải các ông ở Tòa Đại Sứ Mỹ. Tôi sẽ lập lại trật tự của đất nước tôi”.

Danh dự là như thế đó!

TRÁCH NHIỆM

Nhìn lại lịch sử cổ đại đến cận đại của Đông sử hay Tây sử. Thì sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Việt Nam chứng minh hùng hồn một điểm. Chưa có một quân đội của một quốc gia nào trên thế giới có số lượng tướng lãnh và binh sĩ tuẫn tiết theo lý tưởng nhiều như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sử cận đại Việt Nam ghi nhận: Họ đã vì Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm mà quyên sinh.

Thưa bạn đọc hải ngoại, bạn đọc quốc nội,

Hiện nay, Tổ quốc Việt Nam chúng ta đang lâm nguy. Lâm vào nguy cơ Hán hóa của Trung Cộng dưới nhiều hình thức. Mấy hôm nay, các cơ quan truyền thông Việt Nam hải ngoại cho phát đi một đoạn phim về cuộc chiến trước đây tại Hoàng Sa và Trường Sa giữa hai quân đội Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc. Các bạn có đau lòng không khi thấy hơn 100 người lính bộ đội Cộng sản Việt Nam mình trần thân trụi với những vũ khí thô sơ, không có tàu bè che chắn, nhưng họ vẫn dũng cảm đứng dàn hàng ngang trên các gầm đá giữa biển khơi, chơi vơi và cô đơn giữa một đoàn chiến hạm tối tân của Trung Cộng đang bao vây chặt họ. Những tiếng súng lớn, súng nhỏ vang lên sau những tiếng hô “Tả Tả” và “Sát Sát” nghĩa là “Đánh Đánh” và “Giết đi Giết đi”. Những tiếng la hét, cầu cứu vang lên... và chỉ trong 26 giây đồng hồ, hơn một trăm người bộ đội, hơn một trăm con dân nước Việt chúng ta nằm xuống, nằm xuống như những tấm bia dành cho người tập bắn súng. Chỉ có biển khơi mới nghe lời trăn trối của họ!

Tại sao hôm qua họ phải chết trên những gầm đá kia?
Tại sao hôm nay những gầm đá kia phải dâng nhường cho Trung Cộng?

Đau đớn hơn, chính những thước phim đó được Quân đội Nhân dân Trung Quốc làm tài liệu để đào tạo lính hải quân. Họ đào tạo cách giết người Việt Nam sao cho nhanh chóng hơn, sao cho man rợ hơn.

Bạn trẻ ở quốc nội Việt Nam hãy xem thước phim đó để đánh thức lòng tự ái dân tộc của mình. Đây là lúc tốt nhất, thời điểm hợp lý nhất để bạn đặt TỔ QUỐC- DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM của người Việt Nam lên hàng tối thượng. Như lý tưởng cao đẹp của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

Nhân ngày 30 tháng 4, xin gởi đôi dòng suy tư và tưởng niệm đến cùng bạn đọc.
Trân trọng kính chúc quý vị có một Ngày Tưởng Niệm đầy ý nghĩa trong tình Việt Nam.

Kính chào,
Hậu sinh Nguyễn Duy Thành


http://batkhuat.net/bl-toquoc-danhdu-trachnhiem.htm
Back to top
« Last Edit: 11. Apr 2011 , 09:12 by admin »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #145 - 15. Apr 2011 , 21:08
 


Tháng 4 Đen - Nghĩ về "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà" và
những cảnh đời cơ cực của những "Thương Phế Binh VNCH" trên đường phố SG.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #146 - 19. Apr 2011 , 23:56
 


  Chuyện buồn tháng Tư


Thơ  - NGÔ MINH HẰNG


O xu nguoi..nghe Hoang Oanh ngam bai tho nay...ai ma khong cam thay
minh con nang no voi que huong ?  thấm thía lòng người tị nạn .


http://www.youtube.com/v/ydlge1W7uic?fs=1&hl=en_US&rel=0&autoplay=1


Hỡi ai thương nhớ quê hương
Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
Nghẹn ngào, nhục tủi, đau thương
Oan khiên máu đỏ ngập đường lui quân
Thân người đổ xuống theo thân
Không làn đất phủ, không lần tiễn đưa !
Xác người bón gốc rừng thưa
Nước tôi có một Tháng Tư kinh hoàng !
Tháng Tư nghe lệnh đầu hàng
Bao người thương lá cờ vàng, quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa giọt  hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!
Hỡi ai còn nhớ quê hương
Lắng nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Nghe rồi, xin chớ làm ngơ
Vì quê ta đã đến giờ đổi thay
Góp vào, xin góp bàn tay
Làm cơn gió lộng thổi bay mây buồn
Ai còn nghĩ đến quê hương
Đứng lên mà rửa nỗi hờn Tháng Tư!
Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2011 , 23:59 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #147 - 22. Apr 2011 , 22:00
 
Ngày 30.4.75: gọi sao cho đúng ?
     

Cho đến nay, ba mươi sáu năm sau, việc đồng bào Miền Nam gọi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày “phỏng...” gì đó vẫn là một sự xúc phạm không thể tha thứ đối với những ai chưa sờn lòng trên đường “Kách Mệnh” quyết “đưa năm châu đến đại đồng” như lời thủ lãnh của họ đã “nổ” dưới chân tượng Đức ThánhTrần Hưng Đạo cách đây hơn nửa thế kỷ (1),
cho dù cái “nôi đại đồng” Liên Bang Sô Viết đã tan hàng, trở lại “con đường xưa em đi”, mừng khúm khi ai được về nhà nấy, từ dạo... lâu lắm rồi.

Nhưng những người anh em phe “Đại Thắng Mùa Xuân 1975” lại chẳng nghiêm chỉnh chút nào khi vẫn còn tiếp tục gọi đó là Ngày Giải Phóng Miền Nam. Bởi vì trong thực tế, hôm nay không ai chối cãi được rằng ý nghĩa đích thực của chiến thắng 30 Tháng Tư là, người anh em đã tự giải phóng cho chính người anh em, chứ không phải anh em đã giải phóng cho ai khác.

Người viết tạm mở/đóng ngoặc ở đây để xin bạn đọc thuộc “diện” người anh em phe chiến thắng sau hơn một phần ba thế kỷ, nhìn lại vẫn chưa “sáng mắt sáng lòng” hãy dằn cơn giận dữ, chịu khó đọc tiếp. Bởi khi nâng đầu ngón tay --- thay vì “hạ bút” của thời tiền còm- piu -tơ--- để mổ cò lên từng con chữ trên bàn phím (keyboard) lóc cóc ra những hàng này, tiện Chổi cũng chẳng hề có ý bôi bác cuộc “chiến tranh thần thánh” của người anh em mà biết đâu trong số những người đang đọc Chổi có không ít kẻ đã hy sinh một phần thân thể, trong khi tiện Chổi vẫn luôn tôn trọng người khoác áo chiến binh, nhất là đối với những kẻ thiếu may mắn đang mang vĩnh viễn thương tích chiến tranh như mình, dù họ thuộc phía đối nghịch. Tiện Chổi chỉ muốn mạo muội đề cập đến cái “chính danh” của .. chữ nghiã mà thôi.

“Chữ nghĩa” ở đây là “Giải Phóng” và “Tự Giải Phóng”.

Thực ra khi tự cho mình đang “bàn chuyện chữ nghĩa” , Tiện Chổi thấy mình đã quá lộng ngôn.Chỉ cần nhìn/đọc cái tên “tiện Chổi” là người anh em đã thừa biết trình độ của Chổi nó... cùn đến mực nào rồi. Lãnh vực thi thố tài ba của thân Chổi chỉ là chốn đầu đường xó chợ; phạm vi “ làm nghĩa vụ quốc tế” của Chổi cao xa lắm cũng chỉ quơ quơ quanh quẩn chợ Ba Đình Hà Nội. Do đó tiện Chổi không dám lý luận (không ít người anh em gọi là “ný nuận”) chung quanh vấn đề “Giải Phóng” hay “Tự Giải Phóng”, tức gọi thế nào cho phải chăng, đúng lẽ công bằng với ý nghĩa của nó, đại khái như lời dạy của ai đó, “Của César, trả César”.

Trả “Ngày 30.4.1975” cho “Giải Phóng” hay cho “Tự Giải Phóng”, là tùy ở mức độ “tự giác”, hay trình độ “sáng mắt sáng lòng” của người anh em sau khi nghiền ngẫm lại một số những chuyện xảy ra mà ngôn ngữ người anh em gọi là “sự cố” sau đây, mà có lẽ đối với nhiều người anh em, những chuyện này hay những chuyện na ná, chẳng còn lạ chi, đã “biết rồi, khổ lắm,...”.

Ở đây tiện Chổi không muốn nhắc lại những chuyện “Ngoài ấy TV chạy đầy đường; cà rem ăn không hết phải đem phơi khô”, chuyện “cái nồi ngồi trên cái cốc; đồng hồ có người lái , hai ba cửa sổ v.v..”, là những chuyện tuy có thật hoàn toàn nhưng dễ bị hiểu là kể ra nhằm mục đích diễu cợt, miệt thị, bêu rếu “cách mạng” . Những chuyện như thế chỉ là phản ảnh của một xã hội quá nghèo đói và quá lạc hậu; đồng bào Miền Nam vốn giàu lòng nhân hậu nỡ nào lại có ý khinh khi, nhạo báng những người anh em là nạn nhân của cái xã hội ấy, thấp kém, thua xa mình bội phần; ngược lại chỉ thấy đau lòng, xót thương, tội nghiệp. Ở đây tiện Chổi chỉ kể lại cho người anh em phe chiến thắng vài “kinh nghiệm” của bản thân sau ngày “đại thắng” 30 Tháng Tư 1975.

Đầu Tháng 5, tức sau “đại thắng” vài ngày, khi ghé nhà một người bạn ở vùng Tân Định, tiện Chổi may mắn được gặp một người anh em cô cậu với bạn. Khi được chủ nhà giới thiệu anh ta là y sĩ của Bộ Đội Giải Phóng từ Bắc mới vào, tiện Chổi mới ngạc nhiên về ánh mắt đăm chiêu của anh mà Chổi đã ghi nhận ngay lúc vừa gặp. Cũng may là thắc mắc của Chổi được giải đáp chẳng bao lâu sau đó, khi viên sĩ quan giải phóng quân này ôm gói quà do gia đình bạn Chổi biếu đứng lên chào tạm biệt, và nhìn đảo quanh một vòng rồi nói bằng một giọng như sợ người khác nghe được: “Có vào đây rồi mới biết dân ngoài Bắc khổ quá “
...

Giữa Tháng 5, trên xe về Miền Trung theo quốc lộ số 1, tiện Chổi chứng kiến từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau liên tục chạy suốt ngược xuôi ; xe vào Nam trống không, xe ra Bắc đầy ắp đến quá tải những “chiến lợi phẩm” không phải súng đạn mà là Honda, xe đạp, TV, Tủ Lạnh, bàn ghế, giường nệm , thực phẩm ,và có thể nói là đủ các thứ hằm bà lằng thượng vàng hạ cám.

Giữa Tháng 5, cô bộ đội kiêm nhà văn Dương Thu Hương từng quyết lên đường vào Nam “đánh Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”, khi vào Sài Gòn, tới đường Lê Lợi, tại khu hàng sách la liệt trên lề đường, đã gục mặt khóc, và thốt lên “ Man rợ đã chiến thắng văn minh”.

Sau ngày “Đại Thắng” không bao lâu, nhà người hàng xóm Chổi vốn là chủ nhân của một tiệm vàng, một tiệm bán xe Honda, và một cửa hàng bán vải, có người anh ruột lặn lội từ Bắc sau 20 năm ngăn cách vào thăm biếu cho người em mấy chiếc áo lót với mấy cái chén sành vi “nghe nói đồng bào trong Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột, không có áo mặc, không có chén bát phải dùng vỏ dừa để ăn cơm”.

Rồi Chổi “được” đi “học tập để thành người lương thiện, biết lao động để làm ra của cải nuôi sống bản thân và xã hội ...” qua nhiều “trại cải tạo” . Từ trại Tù Binh do Quân Đội Nhân Dân quản lý đến “Trại Cải Tạo” của Công An Nhân Dân, ở đâu Chổi cũng thấy cán bộ quản giáo tỏ ra thèm thuồng quà thăm nuôi của “phạm nhân” ,và “giao lưu” một cách đỡ ... ác ôn với những “tù binh/ trại viên” nào chịu khó “chi đẹp” quà cho cán bộ. Và sau này khi đã “tốt nghiệp” được “nhân dân khoan hồng” cho về, Chổi gặp lại một ông trại trưởng trước kia khét tiếng chửi rủa , hành hạ tù mần mò đến một tỉnh lỵ xa xôi tìm gặp... tù cũ để xin chút quà trước khi về Bắc .

Tiện Chổi là người lính bên phe thua trận, người anh em bắt đi tù thì cũng được đi. Nhưng người dân thường lâu nay đang sống nơi thành thị, ở nhà của họ, sinh sống bằng của cải do họ làm ra một cách lương thiện, khi không bị cách mạng vào giải đi rồi phóng một phát lên rừng ở dưới mỹ từ “đi kinh tế vùng kinh tế”; đã thế, người anh em còn vu khống, gọi người ta là thành phần bất hảo của xã hội.

Thành phần bất hảo của xã hội thì ở chế độ nào cũng chẳng ưa. Nên hồi mới bị giải lên rừng phóng nứa chặt cây cắt tranh làm nhà ..tù để nhốt mình, thấy đoàn xe miệt dưới lên đổ xuống giữa đám cỏ tranh dưới chân đồi bên kia một đám đông đàn ông đàn bà thanh niên nam nữ con nít, và được quản giáo cho biết “chúng nó là thành phần bất hảo; toàn là dân trộm cắp, đĩ điếm xì ke ma tuý”, tiện Chổi lúc đó cũng thấy hơi “bị” dửng dưng vì tin lời quản giáo lên lớp về “đạo đức cách mạng luôn trong sáng không bao giờ nói dối như mỹ ngụy” .Nhưng nhờ “trời bất dung gian”: ngay hôm sau Chổi đi cắt tranh gặp được anh bạn trong đám dân mới đến; anh làm nghề giáo cho đến ngày ... bất hạnh .

Đó là những chuyện lâu rồi.Giờ Chổi xin kể chuyện này mới tinh; bắt chước nhà văn Bùi Ngọc Tấn,“chuyện kể năm 2011”, đương nhiên là vẫn chuyện quanh hai chữ Gờ Pờ, hay Pờ Gờ , theo cách đọc thời hiện đại của người anh em, tức Giải hay Phỏng ... Xin người anh em đừng nóng ruột, chuyện ngắn thôi:

Dịp Tết Tân Mão vừa rồi, “khúc ruột ngàn dặm” mang tên HTK.đi Việt Nam, không phải để ăn “khế ngọt” nhưng để thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ta, gần nhà ông Tổng Bí Thư Đảng CS đầu tiênTrần Phú, và không xa mấy nhà ông “khai quốc (XHCN) công thần” Cù Huy Cận , thân phụ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà vừa rồi nhà nước bố anh dựng nên đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng một cách tài tình sáng tạo, chỉ dùng hai bao cao su “đã qua sử dụng” để bắt quả tang anh đang phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Quê cha đất tổ anh đã phải từ giả từ tuổi ấu thơ, xấp xỉ sáu mươi năm về trước... Ra đi là đứa bé lên năm, trở về tóc đã trắng xoá;gặp lại bà con họ hàng làng nước hẵn là nhiêu điều xúc động; nhưng điều làm anh xúc động nhất là khi anh được nhiều người tâm sự, rằng:

“May nhờ Giải Phóng mới được thế này !”

Những chuyện trên đây đều là chuyện thật một trăm phần trăm. Nếu dựng chuyện,viết láo, ông Trời đánh Chổi tanh bành, te tua, cháy rát... như thằng bị Phỏng ...

Nguyễn Bá Chổi (danlambao)

(Tháng Tư, 2011)

---

Ghi chú: (1) Năm 1954, HCM viếng Đề Hùng và tự so sánh mình với Đức Trần Hưng Đạo Vương:

Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng
Tôi bác chung nhau nợ núi sông.
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giạc Pháp ngọn cờ hồng.

Bác mang một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có anh linh cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công !

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/04/ngay-30475-goi-sao-cho-ung.html?utm_sour...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #148 - 22. Apr 2011 , 22:05
 

TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG 4


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Quốc Hận
Reply #149 - 22. Apr 2011 , 23:19
 
Có nhiều tin tức đặc biệt cho ngày Quốc Hận nên My mang mục này ra ngoài để dễ theo dõi. Sau 30/4 sẽ dọn vào lại trong Tin Tức.
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2011 , 23:26 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #150 - 22. Apr 2011 , 22:17
 

...


Quốc Hận 30-4
: Anh Hùng QLVNCH Thiếu Tướng Lê Minh Đảo



Lời nhạc được viết khi Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị lưu đày biệt xứ 17 năm tù cộng sản sau khi chúng cướp miền Nam 30-4-1975.


Nhạc phẩm Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian hai vị ở tại Khu F (là khu biệt giam – tù trong tù) ngoài Hà Tây-Bắc Việt. Đại tá Đỗ Trọng Huề, ngoài là một sĩ quan cao cấp ông còn là nhà văn và ...cựu giáo sư của đại học văn khoa Sài Gòn.

Theo lời kể của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, khi cửa sắt khóa lại sau một ngày… Thiếu Tướng Lê Minh Đảo “nhìn lên vòm trời những hoàng hôn và nhớ nhất là mẹ mình…” nên ông viết: “giờ này hoàng hôn đã tắt, con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều…”

Mặc dù bị nhốt trong khu biệt giam nhưng khác phòng với Đại tá Đỗ Trọng Huề. Mỗi khi viết nhạc xong thì chiều chiều ông đánh đàn cho Đại Tá Đỗ Trọng Huề nghe và nhớ melody… Sau đó mỗi vị viết một lời.

Đại tá Đỗ Trọng Huề ở tù hơn 12 năm thì được thả. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị tù thêm 5 năm nữa. Hai tác giả của nhạc phẩm lịch sử này gặp nhau được một lần ở hải ngoại trước khi Đại Tá Đỗ Trọng Huề qua đời ở Canada vào khoảng năm 2000.


    Nhạc và lời: Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề
    Nhớ Mẹ
    ...
    Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
    Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
    Không gian rưng rưng như sắp đứt
    Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
    Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
    Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
    Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
    Trăng sao tin yêu ai dối trá
    Đất trời hiền hòa ai đốt phá
    Và đem thê lương che kín núi sông này

    Mẹ ơi, mẹ biết không!
    Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
    Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
    Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con!

    Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
    Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
    Quê hương điêu linh con vẫn khóc
    Trông chờ ngày về con vẫn thắp
    từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
    Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
    Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
    Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều


Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2011 , 09:55 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Quốc Hận
Reply #151 - 23. Apr 2011 , 08:12
 
   
Gãy Súng !
 

"Mũ Đen" Hoàng Nhật Thơ



Mời xem & nghe >>



GÃY  SÚNG ...!


   
Kính thưa quý niên trưởng,

     Kính thưa quý huynh trưởng,

     Kính thưa quý chiến hữu,

     Dòng thời gian xuôi chảy và đẩy lùi dĩ vãng xa dần, nhưng ở một thời điểm nào đó ... nó lại mang dĩ vãng ngược trở về trong ký ức của chúng ta. Những ngày Xuân tha hương đã lặng lẽ qua đi ... Tháng Tư đến ... một tháng tư của máu và nước mắt từ 36 năm trước lại trở về trên bước đường lưu vong, viễn xứ ... Một trang sử tang thương của Quân-Dân-Cán-Chính VNCH nói chung, những người đã từng mang sáu chữ cao qúy
"
Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm
"
trên vai nói riêng. Dù dòng dĩ vãng trôi xa nhưng mỗi độ tháng tư đến ... những người của một thời bi hùng làm sao không gượng nén đau thương đi vào vùng ký ức sống lại giây phút bàng hoàng của từng mạch máu chực vỡ toang, uất hờn theo mỗi nhịp đập con tim, một tiếng thét vang muốn vỡ tung lồng ngực hoặc nghẹn không thốt nên lời khẽ buông tiếng thở dài xót xa xé nát cõi lòng... ngày 30/04/1975 tang thương ...
"
Gãy Súng
" !

    
Khoác vào mình bộ quân phục làm Người Lính gìn giữ quê hương là chấp nhận những gì gian nan, cực khổ, hiểm nguy nhất ngay cả hy sinh tánh mạng ... Gói trọn cuộc đời trong chiếc áo trận phủ dày bởi khói lửa sa trường để bảo vệ Tổ Quốc là chấp nhận gãy súng được hiểu theo nghĩa của lính là đáp đền nợ nước. Hai mươi năm chinh chiến đã có biết bao nhiêu Người Lính VNCH gãy súng xong nợ xương máu không trở về hoặc trở về im lìm trong hòm gỗ cài hoa hay gởi lại một phần thân thể trên chiến trường ...! Nhưng lần gãy súng sau cùng là nỗi đớn đau, uất nghẹn không thốt nên lời ... Năm vị tướng lãnh cùng một số "Quân-Cán-Chính VNCH" các cấp đã bày tỏ sự uất nghẹn này bằng ly rượu độc, bằng viên đạn bắn vào đầu, vào tim, bằng những quả lựu đạn chết tập thể để bảo vệ
"Danh Dự"
của kẻ chinh nhân, của tập thể Quân Lực VNCH và cũng để bảo toàn
Chính Nghĩa
của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ; Những Người Lính còn lại không trở về bằng poncho buồn phủ kín đời anh hay khập khễnh nạng gỗ giã từ vũ khí hoặc lắng yên u buồn trên chiếc xe lăn xa rời chiến trận ... Họ trở về bằng một thể xác dật dờ với muôn ngàn mảnh vỡ của tâm hồn, trở thành một người mất nước ngay chính trên quê cha, đất mẹ ...!

     Hai mươi năm nuốt vội cơm khô, gạo sấy để người dân hậu phương có bát cơm trắng thơm ngon ... Hai mươi năm uống từng ngụm nước sông hồ kinh rạch để giòng nước mát ngọt ngào trong từng mạch sống của người dân ... Hơn bảy ngàn đêm giấc ngủ chưa tròn ... Người Lính chỉ mong đem giòng máu thắm của mình dập tắt khói lửa binh đao, ước mơ một ngày nào đó chiến chinh tàn để quê hương không còn rách nát, người dân được vui sống trong cảnh thanh bình. Ngày 30/04/1975 tàn cuộc chiến ... nhưng nó không tàn như mơ ước nhỏ nhoi, hiền hòa của Người Lính ... nó tàn bằng sự tang thương trên đỉnh tang thương, sâu thẳm dưới tận đáy vực sâu của thống khổ, mỗi một mạch nước trong lòng đất mẹ đã trở thành những giòng máu đỏ tuôn chảy ngày đêm trong 36 năm, người dân đã khóc bằng máu hơn 1/3 thế kỷ ...!

     Những mơ ước đơn sơ sau ngày chiến chinh tàn, trở về quê tìm tuổi thơ mất hôm nao, vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu hay tìm thăm bạn bè đang ngủ say trong nghĩa trang buồn ... mãi mãi là mơ ước không bao giờ đến trong thiên đường cộng sản. Trả súng đạn này khi sạch nợ sông núi rồi ... ôi xót xa nghẹn trong hơi thở ! Chưa sạch nợ sông núi, súng đạn cũng chưa trả, nhưng bị gãy súng tang thương. Ngày tàn chinh chiến, Người Lính VNCH được kẻ chiến thắng "khoan hồng" bằng gông cùm, xiềng xích và "hộ tống" bằng những khẩu AK 47 sẵn sàng khạc đạn trên những chiếc xe bít bùng, lén lút lao đi vùn vụt trong màn đêm đen tang tóc hoặc bị nhét vào trong các hầm tàu chật chội không đủ không khí để thở ... đưa vào các trại tù khổ sai trên hai miền Nam Bắc, bị cưỡng bức trở thành những tử tội, bị hành hạ tra tấn độc ác, dã man bởi lũ quỷ đội lốt người mạo danh đi "Chống Mỹ cứu Nước". Sau ngày tàn chinh chiến, cha mẹ già run run còng lưng chống gậy dìu nhau lần mò ra đứng nơi đầu ngõ mỗi ngày với những dòng lệ trào tuôn, mỏi mòn hơi thở trông ngóng đứa con yêu đang chết dần mòn ở một địa ngục máu nào đó trên quê hương ; Người vợ hiền với thân xác hao gầy, thống khổ, lam lũ ôm những đứa con thơ đói khát, trông chờ ngày đoàn tụ sau "1 tháng học tập" của chồng, của cha trong thiên thu, tuyệt vọng ... Vợ con của người tù bị lũ cướp nước bóp nghẹt sự sống, thoi thóp trong lý lịch gia đình "ngụy quân, ngụy quyền", bị chiếm đoạt nhà cửa, bị "giải phóng" thêm lần nữa vào tuyệt lộ "Vùng Kinh Tế Mới" nơi rừng sâu, nước độc.

     Những người tù may mắn còn sống sót trở về từ địa ngục "Trại Cải Tạo" đã bị bọn cộng sản giam lỏng trong nhà tù lớn với cái án tử to tướng "NGỤY" trong hồ sơ lý lịch. Sau thời gian dài bị giam cầm, xiềng xích, tra tấn, bỏ đói, cưỡng bức lao động ... người tù trở về bằng cái xác chết biết đi, hình hài kiệt quệ, tiều tụy, bệnh hoạn ... nay phải mang thêm bản án tử hình treo dưới sự quản chế của lũ bạo quyền địa phương. Những cái xác chết biết đi này chật vật tìm những việc làm lao động chân tay quá sức để mua lon bo-bo, củ khoai, bó rau phụ tiếp cầm hơi cho gia đình trong chính sách "hộ khẩu" bóp bao tử người dân của lũ bạo quyền đỉnh cao ngu dốt nhưng huênh hoang, ngông cuồng không ngượng mõm láo phét tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ".

     Hằng năm cứ mỗi lần tháng tư đến là cả một quá khứ tang thương, chua xót lại hiện về, trong khi Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở khắp nơi trên thế giới tổ chức tưởng niệm ngày "Quốc Hận", ngày đại tang của quê hương trong bầu không khí trang nghiêm, đau buồn xen lẫn lòng sôi sục căm hờn, hừng hực khí thế đấu tranh trên con đường vong quốc, thì trong nước lũ bạo quyền CSVN cướp nước lại tưng bừng tổ chức rầm rộ ngày chiến thắng "Giải phóng Miền Nam". Hơn 1/3 thế kỷ trôi qua, bọn chúng càng đào sâu thêm hố "thù hận" đối với những người thuộc chế độ VNCH, những thương phế binh VNCH chỉ còn lại tấm thân phế tàn sống lê lết trong khói xe, bụi đường vẫn còn bị đối xử tàn tệ, bị chà đạp bên lề cõi sống. Lũ cộng sản độc ác chẳng những hèn hạ trả thù người sống mà bọn chúng còn đê tiện trả thù đối với người đã chết bằng cách dã man tàn phá Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, tàn nhẫn giẫm lên những nắm xương tàn, những xác chết vô tri không còn lòng thù hận. Thế mà bọn chúng gian xảo luôn mồm lải nhải kêu gọi người Việt tị nạn cộng sản nơi hải ngoại xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải.

     _"Giải phóng, Hòa bình, Thống nhất đất nước" chỉ là những tấm bình phong của lũ CSVN dùng để che đậy sự cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, nhuộm đỏ cả quê hương, bành trướng chủ nghĩa cộng sản vô thần, khát máu theo lệnh của quan thầy Nga Sô và Trung Cộng.

     _"Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc bị lũ bạo quyền cộng sản không tim óc, xảo trá dùng làm bình phong che đậy sự cai trị độc tài, bạo tàn, dã man, khát máu và ngu dốt.

     "Trại Cải Tạo"là ngôi mộ máu, lò sát sinh của lũ CSVN dùng để tắm máu, trả thù, giết dần mòn và  vùi chôn Quân-Cán-Chính VNCH.

     "Vùng Kinh Tế Mới" là tử địa mà lũ cộng sản dùng để đày ải, giam lỏng người dân sau khi bị "giải phóng" hết tài sản, nhà cửa.

     Những từ ngữ "bọn phản động, ma cô, đĩ điếm, bám chân đế quốc ăn bơ thừa sữa cặn" đã được lũ cộng sản mặt dày gian trá, lật lọng, nham hiểm, trơ trẽn trau chuốt lại thành những viên ma túy bọc đường "Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm" dành cho những kẻ mê muội, loạn trí, bán rẻ lương tâm, cúi đầu nhận giặc làm cha ... những kẻ mở mắt ngủ mơ trên tấm thảm nhung đỏ nhuộm máu dân Việt trong "thiên đàng cộng sản".

     Cuộc chiến VN đã bị các thế lực chính trị thế giới dàn xếp kết thúc tang thương vào năm 1975, một sự dàn xếp bất công, tàn nhẫn đối với người lính VNCH, Quân Dân Cán Chính của Miền Nam Việt Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trận chiến quân sự năm 1975 đã chấm dứt hai mươi năm binh lửa trên đất nước Việt Nam trong cuộc chiến "Quốc-Cộng" còn dang dở, trang sử máu đã được lật qua ba mươi sáu năm nhưng không lắng đọng im lìm cuối đáy dĩ vãng, không rơi vào quên lãng. Ngày 30/04/1975 ngừng tiếng súng nhưng máu và nước mắt dân Việt vẫn tuôn rơi trên con đường dài 1/3 thế kỷ dưới nền hòa bình trong nô lệ bởi thảm họa cộng sản. Một cuộc chiến khi kết thúc thì được phân định rõ ràng kẻ thắng, người bại, nhưng chúng ta không thể đem chuyện thắng bại luận anh hùng ... những kẻ chiến thắng năm 1975 chẳng những đã không được xem là anh hùng mà còn bị toàn dân phỉ nhổ, kinh tởm, kết án là lũ cướp nước, là thiên cổ tội nhân trong dòng sử Việt, trái lại những người "thua cuộc" chẳng những không nhục mà còn được vinh danh là những anh hùng ngàn đời trong lòng dân tộc, những đứa con yêu quý, bất tử của quê hương mẹ Việt Nam. Cuộc chiến quân sự hai mươi năm trên quê hương Việt Nam đã trôi vào quá khứ 36 năm, nhưng nó vẫn chưa kết thúc vì quá khứ chỉ là một khúc quanh của dòng lịch sử thăng trầm xuôi chảy theo dòng thời gian bất tận của tạo hóa ; Lịch sử không có trang cuối thì ngày 30/04/1975 chỉ là một trang sử lật qua, khép lại 20 năm khói lửa, mở đầu cho sự tang thương, thống khổ của dân tộc Việt Nam bởi thảm họa cộng sản, chớ không khép lại kết thúc cuộc chiến ý thức hệ trên lằn ranh Quốc-Cộng. Sau cái ngày mà lũ CSBV trơ trẽn gọi là "giải phóng", chẳng những người dân mà ngay cả lũ tà quyền CSVN cũng biết rõ chính quyền VNCH thực sự vì dân, vì nước ... Người Lính VNCH mới thật sự là những người chiến đấu vì sự tự do của quê hương, dân tộc ... Sự thật này không thể chối cãi hay sửa đổi được.

     Hai mươi năm chinh chiến, chúng ta biết sự hy sinh của Người Lính VNCH bằng những hình ảnh, tin tức chiến sự nóng bỏng gởi về từ chiến trường, những chiếc trực thăng sơn màu tang trắng, những chiếc xe tải thương hú còi inh ỏi trên đường phố, chúng ta chứng kiến và cảm nhận được sự hy sinh của Người Lính qua hình ảnh những chiếc quan tài gỗ được phủ lá quốc kỳ, những thương bệnh binh thân thể đẫm máu, quấn đầy băng trắng nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa hoặc các Quân Y Viện ... nhưng mấy ai hiểu được Người Lính nghĩ gì khi họ âm thầm bước trong bóng đêm dưới cơn mưa tầm tả nơi rừng sâu, núi thẳm, dưới cơn nắng cháy nung người, những kinh rạch bùn lầy nước ngập cả thân mình hoặc ôm súng lạnh căm nơi tiền đồn biên giới, vọng gác hẻo lánh để canh giữ quê hương ; Ngày 30/04/1975, chúng ta biết năm vị tướng lãnh cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ các cấp đã quyên sinh, chúng ta nhìn thấy hình ảnh trung tá CSQG Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân bức tượng Nguời Lính TQLC ... Chúng ta cảm nhận được sự uất nghẹn, tang thương của người chiến sĩ VNCH nhưng có ai hiểu rõ được tâm trạng của họ trong giây phút "gãy súng" ; Chúng ta biết sự đau đớn từ thể xác đến tinh thần mà Người Lính VNCH phải hứng chịu trong các trại tù "cải tạo" nhưng có ai biết được sự đau thương, xót xa đó đến mức độ nào ...!

     Ngày 30/04/1975, chế độ VNCH sụp đổ nhưng không bị vùi chôn.
   
     Ngày 30/04/1975, Người Lính VNCH "gãy súng" nhưng không tan hàng.   

     Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ "Chính Nghĩa" của Tổ Quốc, của Hồn Thiêng Sông Núi, của Người Việt Quốc Gia vẫn còn đây, ngạo nghễ tung bay phất phới trên con đường đấu tranh ở khắp mọi nơi trên thế giới tự do.

     Người Lính VNCH đem tấm thân nhỏ bé hứng chịu hằng triệu quả đạn pháo, hằng tỷ viên đạn đủ loại của khối cộng sản quốc tế được sử dụng bởi lũ CSVN trong hai mươi năm dài chinh chiến ... Người Lính VNCH vẫn hiên ngang sừng sững trước quân thù.

     Người Lính VNCH bị lũ CSVN hành hạ, tra tấn chết đi sống lại bao nhiêu lần trong những năm dài nơi cuối đáy địa ngục máu "Trại Cải Tạo"... Người Lính VNCH vẫn sống.

     Người Lính VNCH bị lũ giặc đê tiện, hèn hạ, dã man bóp nghẹt sự mưu sinh ngoài xã hội với con dấu tử to tướng "NGỤY" ... Người Lính VNCH vẫn sinh tồn.

     Người Lính VNCH vẫn còn đây ; Dân tộc Việt Nam kiêu hùng yêu nước vẫn còn đây.

     Ngày 30/04/1975 là ngày toàn dân Việt Nam tròng bản án "Tử" vào cổ đảng CSVN với ba tội danh lớn nhất "Diệt chủng, Đưa dân tộc vào địa ngục trần gianPhản Quốc". Bản án này sẽ được thi hành trong một ngày gần đây trước "Đại Tòa Án Nhân Dân", trước bàn thờ Hồn Thiêng Sông Núi.

     _Chúng tôi nhắc lại quá khứ để tiếp tục lên án, tố cáo tội ác của đảng cướp CSVN đã gây nên sự thống khổ, tang tóc cho cả dân tộc từ quốc nạn 30/04/1975, ngày mà lũ quỷ đỏ cướp nước, trơ trẽn gian trá gọi là ngày "giải phóng", ngày "cách mạnh thành công".

     _Chúng tôi nhắc lại quá khứ để nói lên sự độc ác của lũ quỷ đỏ CSVN dã man sống bằng nước mắt và máu của người dân ; Lũ tội đồ CSVN chỉ biết sống hưởng thụ bằng cách dùng bạo lực cướp của người dân, cướp tài sản quốc gia, tham nhũng và bán đất nước cho quan thầy Tàu Cộng để trở thành những tên tư bản đỏ nhuộm đầy máu tanh.
 
     _Chúng tôi nhắc và ghi lại sự thật về trang sử máu dĩ vãng, một sự thật mà lũ bạo quyền CSVN nham hiểm đã bóp méo, sửa đổi, bôi xóa để nhồi nhét vào đầu óc thế hệ trẻ những trang sử hoang đường, gian trá.

     _Chúng tôi nhắc và ghi lại một biến cố tang thương của dân tộc từ đại họa "giải phóng" bởi lũ người cộng sản vô thần, khát máu, không tim óc để nhắc nhớ và lưu lại cho thế hệ hậu duệ ngày "30/04/1975" là ngày "Quốc Hận", ngày "đại tang" của dân tộc Việt Nam.

     _Chúng tôi nhắc lại dĩ vãng để Tri Ân những người đã hiến dâng cuộc đời, sinh mạng, một phần thân thể bảo vệ hai chữ "Tự Do" cho Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn người dân Miền Nam đã cùng Người Lính VNCH hứng chịu thảm họa chiến tranh do tên tội đồ Hồ Chí Minh và đảng vô thần thổ phỉ CSVN gây nên. Chúng tôi cũng xin được chia sẻ những nỗi đau mất mát tang thương của người dân trong và sau cuộc chiến bởi thảm họa cộng sản.

     Chúng tôi nhắc lại dĩ vãng là để gom đau thương biến thành sức mạnh đóng góp công sức rút ngắn con đường đấu tranh giải thể, khai tử lũ bạo quyền CSVN. Bọn bạo quyền CSVN nhất định phải sụp đổ để đền tội với quê hương, dân tộc ... Ngày đó sẽ không xa và thê thảm gấp trăm ngàn lần ngày 30/04/1975.

     Người Lính VNCH "gãy súng" ... quê hương bị cưỡng bức đổi chủ, thay tên ... Ba triệu người Việt sống lưu vong trên khắp thế giới ... khoảng gần một triệu người Việt ngủ yên dưới lòng biển cả, hằng ngàn người rã xác trên đường bộ vượt biên ... Thanh niên, thiếu nữ bị những kẻ "giải phóng" bán làm nô lệ lao động nơi xứ người và hằng ngàn ngàn phụ nữ Việt Nam bị lũ thú cộng sản cấu kết với bọn "dâm thương" lột trần truồng cho người nước ngoài ngắm nghía, sờ soạng chọn lựa trước khi bị bán làm nô lệ tình dục nơi đất lạ quê người ... Trên 80 triệu người dân phải nuốt nước mắt uất nghẹn, căm hờn kéo lê kiếp sống nô lệ thống khổ, thoi thóp, tang thương dưới sự cai trị độc tài, bạo tàn, khát máu của lũ người cùng màu da mang danh "giải phóng", một lũ độc ác, ươn hèn, nhu nhược bán nước và hại dân.

     Người Lính VNCH Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ nhất, mái tóc còn xanh ... lần thứ 36, mái tóc bạc phơ, kẻ còn, người mất ... và còn phải tưởng niệm bao nhiêu lần "Quốc Hận" nữa trên xứ lạ, quê người hay là mãi mãi ...! Dĩ vãng tang thương của một lần "gãy súng" đã trôi xa 36 năm vào dòng thời gian ... nhưng dòng tiềm thức của Người Lính VNCH vẫn âm thầm luân chuyển quặn thắt từng cơn trong từng mạch máu, từng hơi thở, nỗi đau "gãy súng" vẫn đong đưa uất hờn theo mỗi nhịp đập của con tim hơn 1/3 thế kỷ. Khóe mắt của những người lính già xa quê hương, những "KBC" mang vết thương lòng đớn đau âm thầm trong kiếp sống vong quốc ngay chính trên quê hương ... rưng rưng những giọt xót xa, tang thương, uất nghẹn mỗi khi nói hay nghe nhắc đến hai chữ
Gãy Súng
...!

    
Hai mươi năm dài chinh chiến ... Người Lính VNCH chưa hề chùn bước trong cơn bão lửa chiến tranh do tên "thiên cổ tội nhân" Hồ Chí Minh và bọn vô thần, bệnh hoạn CSBV gây nên. Người Lính VNCH đánh tan tác, giáng những trận kinh hồn trên đầu giặc, làm bạt vía quân thù trên khắp các mặt trận lớn nhỏ. Nhưng ... trận chiến năm 1975, Người Lính VNCH bị trói tay "bức tử" trở thành kẻ thua cuộc ... Người Lính VNCH không thua trên chiến trường, trên quê hương mà bị thua tại Quốc Hội Hoa Kỳ ... Người Lính VNCH không buông súng mà bị "gãy súng" vì quyền lợi của người bạn đồng minh ... Đó là nỗi đau đớn, uất nghẹn của Người Lính ... đớn đau trong tận cùng của đau đớn ... uất nghẹn trên chót vót đỉnh tang thương của uất nghẹn ...! Những ai đã từng khoác chiến y mới thấm thía nỗi uất nghẹn không thốt nên lời này ... Có người đã cắn môi đến chảy máu dồn sự uất nghẹn đó bật khỏi bờ môi như viên đạn cuối cùng bay ra khỏi nòng súng vang lên hai tiếng Đ.M ...!

     Người Lính VNCH ôm nỗi "uất nghẹn" gãy súng, ray rức tâm hồn, đau đớn cõi lòng cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. 36 năm trôi qua, chưa có từ ngữ nào và cũng chưa có ai kể cả những người bị bức tử diễn tả được trọn vẹn sự "uất nghẹn" này. Người viết bài này cũng như tất cả những người một thời khoác chiến y dùng sinh mạng bảo vệ hai chữ "Tự Do" cho Miền Nam Việt Nam, ngẩng cao đầu nói một câu "Người Lính VNCH bị bức tử gãy súng chớ không hèn nhát buông súng xuôi tay trở thành kẻ thua cuộc".

     Trân trọng kính chào.

                                                 Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 36.
                                                       "Mũ Đen" Hoàng Nhật Thơ.
TGNV



Tổ Quốc Ghi Ơn

...
...
Back to top
« Last Edit: 23. Apr 2011 , 08:51 by admin »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Quốc Hận
Reply #152 - 23. Apr 2011 , 09:29
 
Tháng Tư Thuở Ấy - Hoàng Oanh   


...


...
Cry Cry Cry

hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
« Last Edit: 23. Apr 2011 , 09:34 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Quốc Hận
Reply #153 - 23. Apr 2011 , 09:42
 
Video : Chuyện Chưa Ai Biết
(những hình ảnh mới nhứt trong tháng 4-2011)

                                       
...
...

Sau 36 năm quê hương Việt Nam ngưng tiếng súng mà vc gọi là "Hòa Bình" cuộc sống của người dân như thế này !!
Ngồi xem video trong 22 phút 32 giây, tôi khóc.

Lòng đau như cắt
Nước mắt nhạt nhòa
Nhớ quá Việt Nam
Xót xa thương kính
Những Anh Hùng trong
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Các Anh chỉ vì Tổ Quốc Quê Hương
Gìn giữ Tự Do cho Dân Tộc
.........
Ôi, muôn vàn cảm tạ các Anh.
Tổ Quốc Quê Hương Việt Nam mãi mãi ghi ơn các Anh.
(vdn)


Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Quốc Hận
Reply #154 - 23. Apr 2011 , 09:49
 
Tưởng Niệm 'Tháng Tư ĐEN' !


...
...

THÁNG TƯ ĐEN 1975


 
Nhớ năm một chín bảy lăm. 
Súng đạn ì ầm đầu đội tang Cha. 
Tôi cùng con trẻ bôn ba. 
Nhanh chân lánh nạn chạy ra phía rừng. 

Chồng tôi còn bận hành quân. 
Cửa nhà bỏ hết áo quần mang theo. 
Vượt qua bao suối bao đèo. 
Bao nhiêu cách trở hiểm nghèo gian nguy. 

Trong bụng chẳng có món chi. 
Mặt mày hốc hác chân đi hai hàng. 
Các con đói quá khóc vang. 
Mẹ cầm không được hai hàng lệ rơi... 

Mẹ đang buồn lắm con ơi ! 
Bây giờ thất lạc Cha nơi phương nào? 
Chấp tay van vái Trời cao. 
Mong Trời phò hộ máu đào ngừng tuôn. 

Bao nhiêu xác chết bên đường. 
Ngó đến mà thấy lạnh xương rùng mình. 
Sống trong thời buổi chiến chinh. 
Súng đạn vô tình chẳng nệ những ai. 

Có người mới thấy sớm mai. 
Đến trưa thì đã chết ngay dọc đường. 
Từ Bình Dương đến Saigon. 
Mẹ con tôi phải mất luôn hai ngày. 

Cố gắng ngăn tiếng thở dài. 
Vì còn trong túi chỉ vài trăm thôi. 
Số tiền không đủ mua xôi. 
Giúp cho mấy miệng qua hồi khó khăn... 

Mẹ con tôi đang ngồi ăn. 
Bổng có tin dữ nói rằng dưới quê. 
Bom rơi đạn nổ tư bề. 
Cháy nhà cháy chợ tràn trề khói bay. 

Cơn đau quặn thắt lòng này. 
Cầu mong cho Mẹ thoát qua tai nàn. 
Bởi vì tang Cha còn mang. 
Sợ mất luôn Mẹ lang thang giữa dòng. 

Những điều con trẻ thầm mong. 
Thanh bình mau đến yên lòng nhân dân. 
Toàn dân căm phẩn muôn phần. 
Gia đình ly tán người thân xa lìa. 

Hãy nhìn lên những mộ bia. 
Ngày sinh ngày thác cách lìa chẳng xa. 
Người vừa bỏ cuộc hôm qua ! 
Có người nằm xuống độ ba bốn tuần. 

Còn đâu cái tuổi thanh xuân? 
Chiến tranh đã cướp mất dần tuổi thơ. 
Có những mái đầu bạc phơ 
Ngày đêm trông ngóng con thơ chưa về. 

Gió buồn gió rít tỉ tê. 
Lòng người tan nát chán chê lắm rồi. 
Nụ cười đã tắt trên môi. 
Quê Hương...giờ đã....thôi rồi....từ đây..... 

- hồng sang -

 
...
             
...

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #155 - 23. Apr 2011 , 22:07
 

...Một lần đi là muôn kiếp ưu sầu....
Một bài ca bất hữu nói về quá khứ 30/4
TBC


Mời Quý Vị thưởng thức bản nhac "Một Lần Đi" để cùng nhớ về Sai Gòn thưở xa xưa!


Mot Lan Di - Nguyet Anh< hinh anh Saigon 1975>

http://www.youtube.com/watch_popup?v=TsDPZQRirTo
Back to top
« Last Edit: 23. Apr 2011 , 22:08 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #156 - 27. Apr 2011 , 15:07
 
AI CỨU HQVNCH


Càng gần đến Ngày 30 Tháng Tư , thì càng nhớ , và những mẩu chuyện thương tâm về Ngày Này năm xưa càng dần dần được kể lại , cho dù sau 36 năm có thể trí nhớ đã phai , như màu tóc đã bạc...
Gần đây , trong cộng Đồng Người Việt tị nạn Cộng Sản rộ lên dư luận là Hải Quân Mỹ, tàu USS Kirk 1087 đã cứu Hải Quân VN trong ngày cuối của cuộc chiến
Tôi không rõ từ đâu,do bài viết của Joseph Shapiro & Sandra Bartlett , như cái tựa đề dưới đây Hay do ông Lê Quốc Tuấn từ X-Cafe chuyển ngữ sai lệch

Hải Quân Mỹ cứu tàu Việt Nam vào cuối cuộc chiến

Submitted by TongBienTap on Fri, 09/03/2010 - 10:40
Nguồn: Joseph Shapiro và Sandra Bartlett, NPR
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
02.09.2010


http://cuulong.9.forumer.com/index.php?showtopic=354

Hoặc giả là cho một đoạn phim được thực hiện , kể lại cuộc hành trình của Tàu Kirk trong những ngày cuối trên đường tới Subic Bay , trên đó có một số Đồng Bào VN tị nạn , mời quí vị coi đoạn phim dẫn chứng dưới đây :

[dohtml]<iframe title="YouTube video player" width="480" height="390" src="http://www.youtube.com/embed/t8I26MZ3e-4" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>[/dohtml]

Những chuyện " Thâm Cung Bí Sử " nếu có sự bí mật giữa Hải Quân Mỹ và Hải Quân VN như thế nào thì quả thật chúng tôi những người lính Hải Quân VNCH lúc đó không được biết , nhưng trong suốt thời gian của cuộc hành trình Từ Côn Sơn tới Hải Phận Philippine , thì ngày thứ 7 trong cuộc hành trình chúng tôi mới thấy hai chiếc tàu USS , một trong hai chiếc đó là Kirk mang danh số 1087. Hai chiến hạm này đến để hướng dẫn Hạm Đội HQVNCH những thủ tục cần thiết trước khi vào Subic Bay một hải cảng của Mỹ thuê trên đất Phi như :
- Vất bỏ đạn  , súng cá nhân gom góp để trên mạn tàu và có những chiếc tiểu đỉnh ghé lại để lấy ( lý do an toàn )
- Hạ Cờ VNCH và thượng cờ Hoa Kỳ lên cột cờ chính ( theo luật hàng hải quốc tế )
Như vậy tất cả các chiến hạm HQVNCH đều tuân theo thủ tục vất bỏ các loại đạn năng như 40 ly , 76.2 , 127 ly những đạn này đều vất xuống biển trong hải phận của Philippine
Hạ Cơ thì tất cả các chiến hạm HQVNCH hẹn nhau vào đúng 8:00 H sẽ làm lễ hạ cờ ( buổi lễ này được Đồng Bào quen gọi là " Chào Cờ Lần Cuối "
Hai chiến hạm của Mỹ này khi xuất hiện có cặp vào một số chiến hạm HQVN và tăng một số thực phẩm , như món quà sơ giao
Nếu chỉ nhìn tổng quát như vậy thì chúng ta không thể nói là Hải Quân Mỹ cứu HQVNCH trong ngày cuối của cuộc chiến.....
Thử phân tích nhé :
Nếu nhân vật Richard Armitage được mật lệnh trở lại VN để cứu  , hoặc tiêu huỷ đoàn tàu khỏi rơi vào tay CS bắc Việt , thì tại sao không liên lạc với Tư Lệnh HQVNCH là Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang , hay ít nhất cũng liên lạc với HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn lúc đó đang làm Tư Lệnh Hạm Đội mà lại liên lạc với người bạn cũ là HQ Đại Tá Đỗ Kiểm đang giữ chức vụ Tham Mưu phó BTL HQVNCH
Cho dù là dựa vào chỗ quen biết để dễ dàng làm việc....Thì trộm nghĩ vị Tư Lệnh HQVNCH cũng phải biết có hạm đội 7 của Mỹ sẵn sàng cứu chúng ta (HQVNCH), chỉ cần chúng ta thoát ra khỏi lòng sông Sài Gòn và chạy thẳng đến với hạm đội 7 đang lềnh bềnh ngoài khơi Vũng Tàu như những chiếc trực thăng của Không quân VN đã đáp xuống trong đó có cả Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ , chứ tại sao hạm đội HQVN lại lấy điểm tập họp tại Côn Sơn (?) điểu này có thể giải thích theo hai lý do :
BTLHQVNCH đã nghĩ đến giữ lại vùng 4 và tiếp tục chiến đấu nếu có hoàn cảnh cho phép , Đây là lệnh mật sao Đại Tá Đỗ Kiểm lại tiết lộ cho người bạn Mỹ để ông ta biết mà ra lệnh cho chiến hạm USS Kirk trực chỉ Côn Sơn trong đêm tối
Nếu nói là HQ Mỹ cứu 30,000 đồng bào VN tị nạn thì e không đúng mà chúng ta có thể nói đấy là chương trình tị nạn người VN của chính quyền Ford , vì hạm đội HQVN đi qua Philippine chắc chắn không cần ai hướng dẫn , trên các chiến hạm đó có rất nhiều  sĩ quan cao cấp với những kinh nghiệm viễn dương đã từng đi qua Subic Bay nhiều lần để sửa chữa tàu....
Không biết trong những đêm của đầu tháng 5 ( may ) đó tổng thống Ford có nằm mơ thấy một con chim thật to tới từ phương Nam hay một đoàn chim thật đông bay qua đại dương , như ông Vua nước Cam Ly ( Đại hàn ) vào năm 1117 đã nằm mơ và sáng ra lệnh cho quan quân phải tiếp đãi tử tế cho ba chiến thuyền của Hoàng Tử Lý Long Tường trốn khỏi Nước Nam tránh nạn " Nồi da Xáo thịt tranh giành ngôi vua thời nhà Lý....,Và Lý Long Tường đã trở thành ông tổ Giòng Họ Lý bên Đại Hàn ngày nay 
Một điều nữa là những đồng bào VN ( The Lucky few ) được chiếc Kirk tiếp nhận Cho quá giang đến Subic Bay rồi vào nước Mỹ làm người Tị Nạn... Những thực phẩm mà chiếc Kirk nuôi ăn đó , theo qui chế của HQ Mỹ thì thực phẩm đó được tài trợ của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ , ( những Thuỷ thủ trên các chiến hạm Hoa Kỳ được nuôi ăn miễn phí ) hoặc cũng có thể đã được tính vào ngân quỹ Tị Nạn Của Chính Quyền Ford , trong khi khoảng 30,000 người ( Dân quân cán chính ) quá giang bởi 30 chiến hạm HQVN thì đã được nuôi ăn...khá cực bởi vì gạo đó là do tiền lính đóng hằng thàng cho tiền ăn , thuỷ thủ đoàn trên các chiến hạm HQVNCH phải đóng tiền cơm như ăn cơm tháng tại khu gia binh bởi chính lương của họ , nên không dưng phải nuôi thêm hằng ngàn miệng ăn , mà đường đi không biết rõ bến thì hỏi làm sao không khổ cực , mà như vậy thì thấy rõ chiếc Kirk có phải là ân nhân của gần 30,000 đồng bào tị nạn hay chính HQVN mới là người cưu mang 30,000 người này trên đường qua Subic Bay
Sau 36 năm tị nạn , chúng ta cũng cần nhận định đâu là sự thật , ai là ân nhân để nói nên lời cám ơn cho chính xác...
Trong binh pháp có viết rằng : " Tấn công thì dễ mà rút lui mới khó " thế mà Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang vị tư lệnh HQVNCH người đã hướng dẫn hạm đội HQ VNCH từng chiếc ra khỏi sông Sài Gòn rồi âm thầm xuôi nam tập trung tại Đảo Côn Sơn , từ đó bắt đầu ra đi , đường tị nạn , tất cả êm đẹp an toàn....Trong lịch sử có lẽ chưa có một vị tướng nào lại có thể trên đường rút quân mà bảo toàn được tài sản quốc gia ( 30 chiến hạm lớn nhỏ ) , tính mạng binh sĩ và đồng bào với con số lớn như thế ( khoảng 30,000 người )
Với những đức độ và tài năng của vị Tư Lệnh HQVNCH Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang , tôi xin thắp một nén nhang cho hương hồn người quá cố và nguyện cầu , ông độ trì cho những người thủ thủ năm xưa , những đồng Bào mà ông đã cưu mang trên đường Tị Nạn được sớm an cư lạc nghiệp và sẽ có ngày trở lại Cố Quốc làm lễ Thượng Kỳ

Hải Đăng
Back to top
 
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Quốc Hận
Reply #157 - 27. Apr 2011 , 18:16
 
Nhạc Sĩ THANH TRANG : Đôi giòng về bài “Khúc hát ly hương”


Hôm lễ “Tạ ơn” ở xứ Mỹ này (bởi còn có lễ “Tạ ơn” của Canada, rơi vào ngày thứ Hai, tuần thứ hai của tháng 10 dương lịch) tôi sực nghĩ đến nguyên lai của ngày lễ “Thanksgiving” đầu tiên trên đất Mỹ vào năm 1621, khi mà theo như sử liệu phổ thông đuợc truyền tụng - tuy có tranh cãi về mức độ chính xác của nó - một số nguời di dân đầu tiên ( mệnh danh là “Pilgrims” ) từ Âu Châu, sau khi đặt chân lên một vùng đất sau này thuộc tiểu bang Massachussetts, đã cùng ngồi chung bàn với một số nguời thuộc bộ tộc “Patuxet“, một bộ tộc “da đỏ“ bản xứ, thuộc sắc dân “Wampanoag”, để tạ ơn Trên đã cho mình đến đất mới bình an ! Mà nghĩa của từ “Pilgrim” trong tiếng Anh thì để chỉ về nguời đi “hành hương”. Thời đó, một thuộc địa mới trong tay nguời Anh đuợc dựng lên ở Plymouth, thuộc Tiểu Bang Massachussetts về sau. Từ “Pilgrim” trong tiếng Anh còn có nghĩa là “nguời đi dã ngoại”, “đi xa”. Vậy thì những nguời “đi xa” - đuợc gọi là “Pilgrim” - thời đó từ Âu Châu qua đất Plymouth ở Tân Thế Giới đúng là đi “hành hương” để tìm Chúa nơi vùng đất mới vì họ bị kỳ thị về mặt tín nguỡng ở bên Anh, và tuy đã tìm đường nương thân bên xứ Hòa Lan thời đó nhưng họ quản ngại là có ở đấy lâu dài thì sẽ mất dần bản sắc gốc Anh của mình. Bởi vậy mà từ Hòa Lan họ mới tìm đường qua “Plymouth” ở Tân Thế Giới” !

Từ đấy tôi mới liên tuởng đến số hàng trăm nghìn con nguời , sau tháng Tư năm 75 ở Việt Nam, leo lên những chiếc thuyền không to gì hơn những con thuyền cứu cấp treo trên con tàu buồm lớn chở đám di dân qua Mỹ vào thời đầu thế kỷ 17 kia ! Chứ còn giá mà số người vuợt biển từ Việt Nam sau tháng Tư năm 75 đều ra đi trên những tàu buồm to cỡ đó, với dăm bảy cựu quân nhân thuộc QLVNCH có đuợc trong tay những khẩu M16 hay M18 nữa thì dễ gì bọn công an biên phòng của cộng sản hay bọn hải tặc Thái Lan đã có thể hãm hại đến ngần ấy nạn nhân đi tìm tự do ? Dễ gì con số phải bỏ mình ngoài biển khơi theo như nguời ta ước lượng là khoảng 250.000 người ( tài liệu của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách về chương trình Tỵ Nạn ) ?

Nhưng rồi chẳng lẽ khi không, tự dưng tự lành mà hàng triệu con nguời ( tức là kể cả số nguời thoát chết trên đuờng đi tìm tự do trên biển khơi là chính ) phải bỏ nuớc ra đi ?

Nguyên nhân của nó thì đã hàng chục , trăm nghìn tài liệu đủ các loại đuợc thực hiện quanh đề tài đó ! Tác giả bài hát ở đây không muốn liệt kê hay nhắc lại vì không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu và ngưng lại ở đâu cho vừa !

Tác giả bài hát chỉ muốn gửi tâm tình của mình đối với những nỗi đau thương mất mát đầy bi thảm đó đến những ai còn nhớ đến chúng và có thái độ của nguời lớn thực sự là nguời lớn chứ không như đám trẻ con năm ba tuổi : Khi uất ức, bực tức, đau đớn chuyện gì vì đánh nhau, tranh dành đồ chơi của nhau thì la lối, to tiếng, khóc lóc om xòm trời đất lên một chặp, rồi sau đó lại gia nhập cuộc chơi trở lại, như thể chẳng có chuyện gì xảy ra !

Tạo hóa sinh ra con nguời với một bản năng tự tồn rất hiệu nghiệm : Nếu có chuyện gì uất ức, đau buồn, căm giận thì với thời gian, thuờng ra nguời ta cũng dễ quên đi ! Ấy là một điều hay; bởi cứ uất ức, dằn vặt, căm giận hoài thì làm sao sống ?
Nhưng đồng thời thì cái mà trong tiếng Anh nguời ta gọi là “short memory” đó cũng là nỗi bất hạnh của giống nguời : Không nhớ cho thật kỹ những tội ác giống nguời gây ra cho đồng loại thì mọi việc lại cứ thế mà đuợc kéo dài hoặc tái diễn !

Chả cần phải đợi cho ông Santayana nhắc nhở điều đó cho mỗi dân tộc (1).

Thanh Trang
Nam Cali, đầu mùa Đông 2010

(1)“Những ai không nhớ được những sự việc đã qua thì trước sau gì cũng sẽ lại phải thấy những sự việc đó tái diễn” ( Trích lời của  George Santayana, triết gia người Mỹ gốc Tây Ban Nha (1863-1952) trong quyển “The Life of Reason, Volume 1, 1905 )

...


Khúc hát ly hương

nhạc và lời Thanh Trang
Tâm Hảo trình bày

http://cothommagazine.com/nhac1/ThanhTrang/KhucHatLyHuong-TT-TH.mp3

Xa đồng lúa quê hương
Xa bến sông gợn sóng
Nguời ra đi viễn phương
Theo nhau tìm đất sống

Bao nguời đi không đến
Lắm nguời đi không về
Quê nhà hay đất mới
Về trong giấc hôn mê !

Bến lạ ai trông chờ ?
Đất nào cho nương nhờ ?
Trời, nuớc, mây hững hờ
Người hồn xác bơ vơ !

Trôi dạt đến nơi đâu ?
Trên sóng cao biển sâu
Người xa thương nhớ nhau
Bao đêm ngày có thấu !

Xót xa đời ly hương
Người đi tìm lẽ sống
Có ai nào không mong
Sáng tươi ngày non sông ?

Đi mà nhớ quê xa
Mơ ngày Xuân rộn rã !



Nguồn: cothommagazine.com
Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2011 , 23:18 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3583
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #158 - 27. Apr 2011 , 19:41
 
LẦN CUỐI HAY KHỞI ĐẦU (?)



  ...

Nhân dịp đài VNA-TV thực hiện chương trình 'TƯỞNG NIỆM 30 THÁNG TƯ " được phát hình vào lúc 9:00pm trên băng tầng 57.3

Lại một lần nữa khơi thêm niềm bi hận trong lòng những người lính Hải Quân ,nhất là những người theo hạm đội di tản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 75 , những người đã có mặt tham dự một buổi lễ chào cờ có một không hai trong lịch sử mà người tỵ nạn thời điểm đó quen gọi là " CHÀO CỜ LẦN CUỐI "

Theo như luật " Hàng Hải Quốc Tế , bất kỳ chiến hạm hay thương thuyền , bất kỳ mang quốc tịch của quốc gia nào , nhưng khi đã tiến vào Hải phận của quốc gia khác , thì....Phải xin phép nhập cảnh , và việc làm đầu tiên là trên cột cờ chính của tàu đó phải được hạ lá cờ của chính quốc gia mình xuống , và kéo lá cờ của quốc gia mình xin nhập cảnh lên , cờ quốc gia chính của mình được mang ra cột cờ lái.......

Bởi thế đoàn tàu của Hải Quân VNCH vào ngày 7 tháng 5 năm 1975 tức là  7 ngày sau lệnh đầu hàng của " Tổng Thống Dương Văn Minh " hạm đội HQVNCH vẫn hải hành trong trật tự tiến vào hải phận của quốc gia Philipine ...Như vậy muốn được nhập cảnh , không ngoại lệ là tị nạn , HQVNCH lúc đó cũng phải làm thủ tục ...HẠ CỜ

Chính phủ của Philipine dưới quyền của tổng thống Ferdinand Marcos , lo xa về những rắc rối ngoại giao với VN ( Cộng Sản ) sau này nên đã không bằng lòng cho đoàn tàu HQVNCH nhập cảnh ....Bởi thế  hạm đội của HQVNCH lúc bấy giờ sau khi hạ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuống thì thượng cờ Hoa Kỳ lên để tiến vào Subic Bay là một căn cứ HQ của Hoa Kỳ thuê trên lãnh thổ Philipine

Một buổi lễ Chào Cờ vô tiền khoáng hậu , làm cả một vùng biển trời lồng lộng gió với bài quốc ca thống thiết được cất lên , tự phát từ miệng lưỡi của khoảng hơn 30,000 con dân VN đang có mặt trên 30 mảnh chủ quyền quốc gia Việt Nam  cuối cùng ( bởi theo định nghĩa mỗi chiến hạm là một biểu tượng chủ quyền của Quốc Gia mà họ treo cờ )

Theo như nghi thức chào cờ của VNCH thì khi nghe bài Quốc Ca cất lên , lá Cờ Vàng Được tung bay thì dù đang ở đâu , bất kỳ đang làm gì ,  cũng phải đứng nghiêm mắt hướng về lá cờ đang được kéo lên nếu thấy an toàn ....Nhưng khi hạ Cờ thì cũng gồm đầy đủ các nghi thức của Thượng Kỳ , chỉ ngoại trừ Thượng Kỳ có ca bài Quốc Ca , mà Hạ Kỳ thì không ....Thế mà hôm đó trong buổi lễ HẠ CỜ tại lãnh hải của Philipine vào ngày mùng 7 tháng 5 năm 1975 , tất cả con dân VN hiện diện đều cất tiếng ca , có thể nói tiếng ca đó vang vọng làm át cả tiếng sóng , bởi vì tiếng ca phát ra cùng với những giọt lệ lăn dài ...Kẻ viết bài này không nghĩ là có ai trong buổi lễ đó có thể cầm được nước mắt .........


HẠ CỜ !!

Hôm ấy trời mờ sương
Mây buồn vì không gió
Sao bỗng dưng như có
Trong mắt hạt bụi vương

Quê hường vừa mờ xa
Bóng cờ còn phất phới
Giơ tay chào lần cuối
Bài hát ơi sao buồn

Những giòng lệ đổ tuông
khi bóng cờ chìm xuống
Ðây bao thịt máu xương
Liệm trong khung vải buồn

Ôm trọn cờ trong tay
Lòng như ai sát muối
Sao lại là lần cuối
Mà không nói khởi đầu

Ngước nhìn trời thênh thang
Mặc cho mắt lệ tràn
Ðoàn tàu trôi lầm lũi
Buồn hơn đoàn xe tang

Nắng soi tan mờ sương
Bên đường cờ vàng rộ
Băm sáu năm rồi đó
Bao giờ về quê hương ?!

Đồng Văn

Vâng những trăn trở của Đồng Văn :

Ôm trọn cờ trong tay
Lòng như ai sát muối
Sao lại là lần cuối
Mà không nói khởi đầu

Có lẽ tới thời gian này đã được giải toả , bởi vì chúng ta đã thấy Cờ Vàng của VNCH tung bay trên các đường phố của Little Sài Gòn khu được mệnh danh là Thủ Đô Của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ....Cũng như hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ cũng đã chấp nhận lá cờ đó ....Như vậy ngày mùng 7 tháng 5 năm 1975 đâu phải là Lễ Chào Cờ Lần Cuối , mà chúng ta thấy đó là ngày khởi đầu để mang màu cờ vàng đi vào Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới

Chúng ta có thể định nghĩa lại " nơi nào có treo cờ Vàng , thì nơi đó xác định chủ quyền Quốc Gia VNCH"

Nắng soi tan mờ sương
Bên đường cờ vàng rộ
Băm sáu năm rồi đó
Bao giờ về quê hương ?!

Chúng ta còn đang chờ đợi một ngày rất gần những trăn trở của Đồng Văn sẽ không còn nữa mà biến thành tiếng reo mừng khi cờ vàng tung bay trở lại trên vùng trời VN yêu dấu , để tái xác nhận chủ quyền Quốc Gia VNCH trên mảnh đất cong cong hình chữ "S" cũng như tất cả các hải đảo xa ,như : Hoàng sa & Trường Sa

HẢi Đăng
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #159 - 27. Apr 2011 , 21:13
 

Đại tá Hồ ngọc Cẩn - tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện




Tháng Tư Đen - mời đọc lời nói để đời của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sau đây:



Mời Quý Vị cùng đọc, lời hay, ý sâu sắc nhưng ý chí kiên cường sẽ mãi mãi lưu truyền đến ngàn năm sau:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình.
Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2011 , 21:16 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #160 - 28. Apr 2011 , 14:45
 


Trung tướng Dương văn Đức


Lời giải thích của người viết:

.........Nếu không ghi lại trung thực tôi sẽ có lỗi với ông Tướng: ông đã dám viết và dám kể, mà tôi lại không dám viết và dám kể lại.

Hơn nữa, câu chuyện này chỉ có giá trị ở những chữ mà ông đã ghi trong sổ tay mà thôi.

Nếu không ghi đúng, câu chuyện sẽ mất hết cả lý thú đi, sẽ không còn là câu chuyện của Tướng Đức nữa.





Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá VC, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này.


Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy . . .

Tên Nham nói chuyện văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP. Nham vung tay la hét:

. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh,

. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam,

. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp.

Trong khi quơ chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y.

Thấy vậy, y lại càng sung sướng. Vì thế, thay vì nói có hai giờ, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa. Khi nói xong, theo thông lệ y tự vỗ tay, rồi trịnh trọng hỏi các anh em tù cải tạo:

“Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không?

Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức:

“Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?

Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên: “Tôi tên Đức”

Tên Nham hăng hái: “Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?”

“Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!”

Tên VC Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc dục:

“Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gì nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu!

Tướng Đức nhắc lại: “Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi!

Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:

“Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!

Tướng Đức nói lần cuối: “Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui”

Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi.

Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó!

Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào!

Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng!

Cả hội trường nín thở theo y!

Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:

“Bắt . . . Bắt . . . lấy tên phản động này!

Bắt ngay lập tức!

Đánh . . . Đờ . . . Đờ . . . Đánh cho nó chết rồi đem chôn!”

Nó . . . Nó . . . dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản!

Bắt . . . Bắt! Các đồng chí đâu?

Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”

Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.

Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:

“Đánh chết rồi . . . đem ra . . . ăn thịt thì mới đáng nói!

Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu!

Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thì nấy ráng chịu!

Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?”

Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời!

Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.

Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, đã vội vã đứng lên xin cho Tướng Đức:

“Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị . . . MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”

Tên Nham gằn giọng hỏi lại:

“Mát là cái gì?”

“Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chứi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tồng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha!

Xin cản bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”

Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:

“Anh Đức . . . Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”

Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức . . . khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, còn nguy hiểm gấp mấy!

Suy tính một hồi, hắn . . . dịu giọng:

“Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”

Rồi y chậm rãi xé nhó cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.

Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn vc bế mạc không kèn không trống!

Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gì trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?

Tướng Đức chậm rãi trả lời:

Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không?

Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi:

“CON... C "

Rồi đóng sổ lại.

Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi:

“CON C..."

Rồi lại xếp sổ lại.

Rồi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi:

“CON C..."

Rồi lại đóng sổ lại.

Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”


Tất cả anh em có mặt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vì những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông.

Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta đã tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì!

Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không?

Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đực đã trả lởi, nhưng đã không dám nói, không dám làm.

Chỉ cỏ Tướng Đức mới dám nói, dám viết!

Một người trong bọn lại hỏi thêm:

“Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó . . . giết Trung Tướng hay sao?”

Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết:

“SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN!”

Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thì goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này!”

Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gọm tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy!

Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức!

Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm?

Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đã có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng?

Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là . . . “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà”

Tiếc rằng Tướng Đức đã không có dịp qua định cư tại Úc.

Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo của bọn cộng sản, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.
Back to top
« Last Edit: 28. Apr 2011 , 14:49 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #161 - 29. Apr 2011 , 08:50
 
 
 QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 -Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo.

 ...
...

TỔ QUỐC
DANH DỰ
TRÁCH NHIỆM


Để tưởng nhớ những anh hùng hữu danh, vô danh, đã cao cả hy sinh cho Chính Nghĩa Quốc Gia,
trong suốt cuộc chiến chống Cộng Sản khởi từ mốc 1945.


...

Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn.

Lấy chí nhân mà thay
cường bạo
.





...
...

TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN LONG


...

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN


...

...

...

...
...

Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM

Thiếu Tướng PHẠM VĂN PHÚ

Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG

Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI

Chuẩn Tướng LÊ NGUYỄN VỸ

Đại Tá HỒ NGỌC CẨN

Trung Tá NGUYỄN VĂN LONG

Thiếu Tá TRẦN ĐÌNH TỰ

Thượng Sĩ NGUYỄN NGỌC ÁNH

Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG

Thiếu Úy K.Q. NGUYỄN THANH QUAN




Chínhnghĩa khác gian tà

- Long Điền -

Nhân ngày kỷ niệm Quốc Hận 35 năm có nhiều bạn trẻ đặt ra các câu hỏi: Đấu tranh mà không căm thù thì đấu tranh làm chi, đấu tranh mà không bạo động thì quỳ gối mà xin à?

Xin thưa cốt lõi của vấn đề là phương cách đấu tranh và kết quả sau cùng của cuộc tranh đấu.

1- Có người bảo tôi: trong đấu tranh phải khai thác lòng căm thù. Lịch sử đã chứng minh Hồ nhờ sử dụng lòng căm thù của toàn dân trước bọn giặc Pháp nên đã giành được thắng lợi chống thực dân Pháp 1945. Các anh đấu tranh mà từ hải ngọai lẫn quốc nội không tạo căm thù nên 35 năm rồi vẫn chưa thành công, đó là thực tế chứng minh.

Tôi đáp: Chính nghĩa khác với gian tà là ở chỗ đó! Đồng ý là sử dụng lòng căm thù có thể động viên lập tức sức mạnh toàn dân chống kẻ nội thù, nhưng đó là thủ đoạn bá đạo. Vì khi đã căm thù, người dân không còn sáng suốt để nhận đâu là chíng nghĩa và đâu là gian tà. Vì dùng chủ nghĩa Cộng Sản để chống bọn thực dân tàn ác, tức là dùng cái ác để trị cái ác hay là dùng kẻ cướp để trị bọn cướp.

Bời vì sau khi dẹp được thực dân thì dân ta lại khổ đau hơn, bị mất tự do hơn thời Pháp thuộc! Lịch sử đã chứng minh dân ta vì căm thù giặc Pháp tột độ nên đã lầm lẫn theo bọn cộng sản tam vô (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) làm cho đất nước đảo điên, đuổi giặc cửa trước rước hoạ sau lưng! Kể từ khi có chủ nghĩa ngoại lai là Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) vào Việt Nam làm cho dân mình khổ sở suốt 80 năm qua (từ 3 tháng2 năm 1930 ngày đảng CS vào Việt Nam đến 2010).

Đồng ý là giặc Pháp là kẻ xâm lược thì phải đánh đuổi, nhưng phải bình tâm mà chọn lựa phương pháp đấu tranh, chọn chủ trương vì Quốc Gia, Dân Tộc như các nhà ái quốc Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học thì dân mình đâu có khổ sở dai dẳng suốt tám chục năm qua. Chẳng qua Hồ đã lợi dụng lòng yêu nước của dân mình, khai thác sự căm thù giặc Pháp để che dấu ý đồ Quốc Tế Vô Sản của ông ta [1] (vì Hồ Chí Minh đã làm tay sai cho CSQT kể từ 1921).

Ông Hồ và đảng CSVN đấu tranh hoàn toàn không vì quyền lợi của Dân Tộc Việt Nam, vì ước vọng thiết thực của Tổ Quốc là cởi bỏ ách thực dân, sống trong Hoà Bình, Thịnh Vượng, Dân Chủ, Công Bằng và Nhân Ái. Trong khi đó chủ trương của CSQT do Hồ chỉ đạo chỉ mong thực hiện các ý đồ nhuộm đỏ các nước trên thế giới, đấu tranh bạo lực chuyên chính, gây căm thù giai cấp giửa người dân với nhau, luôn đặt lý tưởng tiêu diệt giai cấp tư bản để phục vụ cho Vô Sản toàn thế giới. Chuyện giải phóng đất nước khỏi ách thực dân Pháp chỉ là chuyện phụ, còn việc gây thế lực, kết nạp đảng viên CSVN là chính, quyền lợi của đảng CSQT là chính, do đó CSVN đã sát hại hàng triệu người ái quốc Việt Nam mà không chịu theo chủ nghĩa Cộng Sản [2]. Bằng những mỹ từ, bằng những lời đường mật, ông che dấu cái chủ nghĩa ngoại lai kia mà ông trót theo để đánh lừa Dân Tộc[3].

2- Cũng có người bảo rằng: "Chính quyền hiện nay, mang danh là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam nhưng thực chất họ không còn là Cộng Sản nhưng họ chính là bọn tư bản rừng rú, muốn lật đổ chúng chỉ có bạo loạn thì mới thành công nhanh chóng.

Xin thưa: Chúng ta đấu tranh cho Độc Lập,Dân Chủ,Tự Do bằng Hoà Bình, Bất Bạo Động chớ không phải bằng cổ vũ bạo động, gây chiến tranh, gây chia rẽ, gây hận thù như Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã làm. Vì thế chúng ta không hô hào căm thù mà vạch ra cho toàn dân thấy sự độc hại của chủ nghĩa Cộng sản, sự bất tài, tham nhũng thối nát của đảng cầm quyền hiện tại để toàn dân nổi lên lật đổ chế độ đó chứ không hô hào chiến tranh, bạo loạn, làm cho đất nước điêu linh như người Cộng Sản đã từng làm!

Đành rằng phương pháp Bất Bạo Động có chậm chạp, nhưng đó là phương cách thành công nhất và an toàn nhất, tránh khổ đau, xáo trộn cho Dân Tộc cho Đất Nước. Là những người đấu tranh cho nguyện vọng thiết thực của toàn thể đồng bào chúng ta không thể đốt giai đoạn, nóng vội mà làm cho đất nước tụt hậu như người Cộng sản đã từng làm.

3- Có người thắc mắc ai sẽ dẫn dắt cuộc đấu tranh và cuộc Cách Mạng sẽ đến lúc nào?

Xin thưa: Khi mà toàn dân ý thức được rằng không thể để cho bọn bất lương đè đầu cỡi cổ dân mình thêm nữa, không thể để cho dân mình bị khinh rẻ qua nạn buôn người, mãi dâm trá hình nữa, không thể để bọn côn đồ cai trị công khai cướp đoạt trắng trợn tài sản của người dân nữa, kkhông thể để cho bọn cầm quyền ngang nhiên cúi đầu dâng đất, dâng biển cho ngoại bang thì chừng ấy không cần đảng phái nào, không cần thế lực ngoại bang nào mà sẽ là Cuộc Tổng Nổi Dậy của Toàn Dân như các nước Đông Âu đã từng làm trong thập niên 90 vừa qua.[4] Các cuộc "Cách Mạng" ở Đông Âu là có chính nghĩa, vì không có chiến tranh, không có bạo loạn còn cuộc "Cướp chính quyền"của ông Hồ và đảng CSVN làm là phi nghiã, là gian tà vì đã giết hại gần 5 triệu sinh mạng Việt Nam và sau khi thành công CSVN đã đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân.[5]

4- Có người lại hỏi: Các anh chị đấu tranh chừng nào mới chấm dứt?
Xin thưa: Trong cuộc sống ở các nước trên toàn thế giới, con người muốn tiến bộ thì phải có đấu tranh trong ôn hoà. Trong đấu tranh, thì phải đấu tranh triệt để, để đạt được mục tiêu cuối cùng là Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ thật sự. Nếu vì lý do nào đó, một chế độ mới vẫn chưa đạt được ước vọng của toàn dân thì chế độ đó, chính phủ đó phải được thay thế bằng một cuộc "trưng cầu Dân Ý" trong "Hiến Pháp Mới" quy định rõ ràng chứ không thể có một chính thể áp đặt, một chính phủ trường tồn dù bất tài, bất lực và bất công như chính phủ Cộng Sản đã làm từ năm 1945 vì họ vẫn chưa đạt được nguyện vọng sau cùng của toàn dân mong mỏi. Vì thế nên còn đấu tranh.

"Sự khác nhau giữa chính nghĩa và gian tà là cách làm và kết quả cụ thể chớ không phải là lời hứa cuội và bắt mọi người phải theo!"

Còn tiếp ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #162 - 29. Apr 2011 , 21:43
 
San Francisco, 24-4-2011 Biểu tình Quốc Hận 30/4 và tiếp nhận Nghị quyết ACR-40

www.vietvungvinh.com

...

Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2011, các Hội Đoàn ở Miền Bắc California đã tập trung tại trước Lãnh sự quán CSVN số 1700 California Street, thành phố San Francisco để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, để bày tỏ sự kiên trì và quyết tâm của người Việt khắp nơi, tố cáo trước công luận thế giới, về chế độ độc tài, tham nhũng thối nát của Cộng Sản Việt Nam.

Đặc biệt tại đây đã được tiếp nhận Nghị Quyết ACR - 40, Nghị Quyết Tháng Tư Đen vừa được thông qua ngày 4 tháng 4 từ Quốc Hội Tiểu Bang California, do phó chủ tịch Quốc Hội tiểu bang California trao tặng trước lãnh sự quán CSVN tại San Francisco.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #163 - 29. Apr 2011 , 23:45
 


Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #164 - 30. Apr 2011 , 00:05
 

Hậu quả của ngày 30 tháng Tư?



...

Ngô Nhân Dụng


Từ thế kỷ 18, trong nhân loại người ta đã biết một điều này: Quyền hành tuyệt đối sinh nhũng lạm tuyệt đối. Cho nên phải phân tản quyền hành cho nhiều bộ phận. Thuyết “Phân Quyền” ra đời, được áp dụng thử, ở Mỹ châu và Âu châu. Thế kỷ 19, ở Á Đông người Nhật đã bắt đầu thử, đến ngày nay vẫn còn. Năm 1911 người Trung Hoa cũng định thử nhưng không thành.

Tại sao phải phân quyền? Vì không thể đặt lòng tin 100% vào những người nắm giữ 100% quyền hành!

Nhưng trong lịch sử từ xưa nhiều người vẫn nắm quyền tuyệt đối. Những ai chiếm được quyền rồi thì không muốn chia sẻ với người khác. Lý do vì khi loài người sống với nhau phải có người lo việc chung, gọi là cai trị, như Khổng Tử nói: Nếu không sống với loài người thì ta ở với ai? Khi chúng ta sống với nhau trong xã hội, thế nào cũng phải chia nhau sử dụng các tài nguyên chung. Những người cùng đánh cá bắt tôm trong một cái hồ, một vùng biển; những người cùng sử dụng một con sông để tưới ruộng; hay cùng chăn cừu trên một đồng cỏ. Lợi ích riêng sẽ xung khắc với công ích. Nếu để yên, ai cũng chỉ lo phần lợi cho mình thì tài nguyên chung có thể bị hao mòn, có khi cạn mất. Như khi ngư phủ bắt những cá sơ sinh không chờ chúng lớn lên; hay ai cũng chỉ lo tưới đẫm ruộng của mình; hay cho cừu ăn bừa không cần biết bao giờ cỏ mọc lại. Mọi người sống ích kỷ khi không ai tin người khác sẽ tôn trọng công ích, và biết là người khác cũng nghi ngờ mình y như vậy. Như trong chuyện ngụ ngôn hai người tù, ai cũng thấy “phản” vẫn hơn là cộng tác. Cách sống hợp lý nhất là theo Định lý Tào Tháo: Thà mình phụ người còn hơn để người phụ mình! Kết quả là tất cả mọi người cùng thiệt hại.

Vì vậy, như nhà triết học Hobbes nghĩ, loài người tự thấy xã hội cần phải có những đấng Minh Quân. Minh Quân sẽ đóng vai trọng tài buộc mọi người tôn trọng luật chơi chung, bảo đảm ai nấy theo luật lệ, đặt công ích trên lợi ích riêng.

Nhưng ông Minh Quân đó, chính ông ta cũng là một người tham dự trong cuộc chơi chung. Ông ấy cũng có thể “phản.” Lấy gì bảo đảm ông ấy thực sự lo cho công ích? Có thể đoán chắc là ông Minh Quân này sẽ theo Giải pháp Tào Tháo. Vì ông là người đặt ra luật, thi hành luật. Khi thấy có luật chơi nào bất lợi cho mình, cho gia đình mình (hay đảng viên của mình) ông sẽ thay đổi luật! Thà rằng mình phụ luật còn hơn để luật nó phụ mình! Cho nên, tính đến cùng thì nếu muốn xã hội an toàn phải đặt ra những điều luật ràng buộc cả ông vua lẫn người dân. Như các nhà quý tộc ở Anh quốc đã áp lực bắt Vua John ký kết bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) năm 1215, trong đó ông vua hứa sẽ tôn trọng một số quyền tự do của người dân (trừ những người nô lệ). Nghĩa là, lần đầu tiên, một cách chính thức, quyền hành của ông vua bị giới hạn vì lợi ích của người dân.

Do tấm gương đó, người ta bắt đầu nhìn cả cuộc sống trong xã hội có thể coi như có một bản hợp đồng, dù không viết ra. Khái niệm Hợp đồng Xã hội trở thành phổ biến cùng thời gian với sự phát triển của thương mại. Xã hội nào cũng sống trong một bản hợp đồng, dù có được chính thức ký kết hay không.

Khái niệm Hợp đồng khiến người ta nhìn các “luật chơi” theo cách mới. Ký hợp đồng tức là mọi bên ký kết đều có trách nhiệm với nhau, không ai chỉ có nắm quyền mà không trách nhiệm. Tại sao có nhà nước? Vì xã hội đã ký hợp đồng “thuê mướn” họ làm một số dịch vụ, để bảo vệ công ích. Có cách nào bảo đảm Ông Nhà nước không theo Giải pháp Tào Tháo? Phải phân tản quyền hành, để định chế này kiểm soát và cân bằng với định chế kia. Phải phân biệt nhà nước với xã hội, gồm các công dân tự do. Nhà nước lo những việc được giao phó trong bản hợp đồng, không ra ngoài giới hạn đó. Xã hội Công dân có cuộc sống riêng mà nhà nước không cần, không nên can thiệp.

Chính nhờ những định chế dân chủ như thế mà xã hội loài người có thể tạo được niềm tin, gia tăng “tài nguyên tinh thần” chung. Xã hội ổn định. Kinh tế phát triển. Đều nhờ những quy tắc sống chung phân quyền và phân biệt xã hội công dân với nhà nước.

Trong thế kỷ 20, người Việt Nam chúng ta cũng bắt đầu cuộc tranh luận để lựa chọn một bản hợp đồng xã hội. Và ngày 30 tháng Tư năm 1975 đánh dấu một khúc quanh quan trọng. Sau năm 1975 toàn thể nước Việt Nam bắt đầu sống dưới cùng một thể chế chính trị, không còn chia ra hai miền, hai chế độ riêng nữa. Hồi đó trên thế giới có nhiều nước đã bị chia đôi để thí nghiệm hai thể chế khác nhau như vậy: Nước Đức, Hàn Quốc, cả Trung Quốc với Đài Loan cũng vậy. Cho tới năm 1975, tại các nước đó mỗi vùng cứ tiếp tục thí nghiệm sống trong thể chế của mình. Chỉ có Việt Nam, vào năm 1975, cả nước đã được thu vào một mối, áp dụng cùng một chế độ toàn trị: Mọi quyền hành thu vào tay một đảng, đảng đó “lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Biên giới phân biệt xã hội và nhà nước bị xóa bỏ,. Mà bên trong guồng máy nhà nước thì ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng nhập một,. Rồi cả đến “quyền thứ tư” là quyền phê phán của báo chí, dư luận, đáng lẽ thuộc xã hội công dân, cũng được đảng cầm quyền “lãnh đạo” nốt!

Đó là một cuộc thay đổi triệt để về hình thái tổ chức cuộc sống chung ở miền Nam nước ta. Đối với mỗi cá nhân, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn. Nhưngtrên toàn cảnh, khi nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy, cuộc thay đổi đã được chuẩn bị từ lâu. Từ hồi 1930. Có thể nói từ thời 1917! Cuộc thay đổi này theo đúng lớp lang, trật tự, theo đúng bài bản đã được trù tính trước, chỉ các nạn nhân mới thấy là nó hỗn độn, kinh hoàng thôi.

Cuộc chiến tranh mà đảng Cộng sản Việt Nam gây ra từ năm 1959 chỉ nhắm thực hiện mục đích mà Hồ Chí Minh đã theo đuổi từ năm 1920, là đưa nước Việt Nam gia nhập phong trào quốc tế cộng sản. Ông coi là một vinh dự khi được dẫn đường cho dân tộc Việt Nam bước theo đúng chiều hướng lịch sử, con đường mà ông được “giác ngộ” từ các vị thầy như Marx, Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông. Ông Hồ nói rất rõ ràng: Đó là một lý tưởng, một niềm tự hào của cuộc đời ông cho đến khi nhắm mắt. Trong cuộc tranh chấp toàn thế giới giữa hai phe tư bản và cộng sản, Hồ Chí Minh đã chọn đứng hẳn về một phía, dù bắt người Việt phải tùy thuộc người Trung Hoa. Ông đã từng nói rằng chiến tranh có kéo dài bao nhiêu năm cũng được, miễn là hoàn tất được mục tiêu chính trị này. Trước khi chết, ông còn nhắc nhở mọi đảng viên phải tiếp tục công cuộc lâu dài đó. Tất nhiên, công tác lớn này hao tổn xương máu của người Việt Nam. Nhưng ai đã nhiệt thành tin tưởng vào một chủ nghĩa, giống như tín đồ một tôn giáo, nghĩ mình đang nắm được chân lý trong tay, mắt đã nhìn thấu lịch sử cả nhân loại, quá khứ và tương lai, thì mạng sống người khác không còn đáng kể nữa. Ông Osama bin Laden bây giờ cũng đang nghĩ như vậy. Chính ông Mao Trạch Đông cũng nói thế: Nếu có chiến tranh nguyên tử làm chết một nửa dân Tầu thì sau đó Trung Quốc vẫn đông dân nhất (250 triệu người), họ sẽ lãnh đạo thế giới hoàn tất cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa!

Khi nhìn ngày 30 tháng Tư trong toàn cảnh, trong chiều dài lịch sử như trên, các thế hệ tương lai sẽ thấy, biến cố chính trị quan trọng nhất sau ngày 30 tháng Tư, là cuộc sống người dân Việt ở miền Nam đã được sắp xếp lại, toàn diện và triệt để. Mỗi người dân ở miền Nam đều thấy cuộc đời đảo lộn; nhưng nếu nhìn chung tất cả xã hội miền Nam, thì cuộc đảo lộn này là kết quả của những tính toán đã được vạch sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước! Giống như một vở kịch đã được các ông Lenin, Stalin, Mao góp công biên soạn, đã được trình diễn rất nhiều lần bằng các ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Tiệp, tiếng Quan thoại hoặc Quảng Đông, tiếng Cao Ly hay Mông Cổ, vân vân. Bản tiếng Việt đã được đem ra diễn ở miền Bắc từ năm 1951, đó là năm tái lập Đảng Cộng sản dưới tên Đảng Lao Động. Năm đó, bao nhiêu thanh niên Việt Nam đang đổ máu, hy sinh mạng sống để đánh đuổi quân Pháp, tất cả chỉ vì lòng yêu nước. Nhưng trong lễ khai mạc đại hội lập Đảng Lao Động, Hồ Chí Minh lại nói rằng các chiến sĩ đó sẵn sàng hy sinh vì họ đã giác ngộ chủ nghĩa cộng sản! Nói như thế mới đúng kịch bản do ông Stalin soạn!

Năm 1975 vở tuồng Chủ nghĩa Xã hội được đem vào miền Nam trình diễn. Ông Hồ không được chứng kiến cảnh đó vì đã đi theo các ông Marx, Lenin (chính là lời ông viết trong di chúc). Nhưng kịch bản của ông không thay đổi. Có thể nói, ông Hồ vẫn có mặt ngày 30 tháng Tư, vì trật tự xã hội mới được áp dụng sau đó hoàn toàn do ông đưa từ bên Nga, bên Tầu về. Mục đích của ông là xếp đặt lại cách sống chung của tập thể người Việt Nam đã được thực hiện.

Đối với người dân miền Nam, sau 30 tháng Tư là một thế giới đảo lộn. Đối với ông Hồ và các đệ tử của ông, đó là một thế giới “bắt đầu có trật tự.” Nước Việt Nam sẽ theo đúng nền nếp, sẽ vào trong khuôn khổ rõ ràng, giấc mơ của ông Hồ đã thành sự thật. Đó là biến cố chính trị quan trọng nhất. Những hiện tượng như Ngăn sông cấm chợ, Tịch thu sách, Tẩy não trẻ em, Đánh tư sản, Tù cải tạo, vân vân, chỉ là những xen nhỏ trong vở kịch lớn, trong ước vọng suốt đời của Hồ Chí Minh.

Bây giờ thì chúng ta đã biết kết quả. Kịch bản của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông là một thảm họa của loài người trong thế kỷ 20. Sự thất bại của chế độ cộng sản không phải chỉ vì họ không biết sử dụng kinh tế thị trường. Thất bại chính là họ tổ chức một xã hội tập trung quyền hành quá độ, hơn cả vua chúa đời trước. Giống như thời quân chủ chuyên chế, họ chỉ thay thế ông vua bằng ông tổng bí thư, chủ tịch, hay một “ủy ban.” Kinh tế hoạch định, văn hóa chỉ huy, chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát dân; tất cả những thứ đó chỉ là hệ luận của việc tập trung quyền hành chính trị.

Nói cho cùng thì mọi thể chế chính trị chỉ là những lựa chọn tổ chức cuộc sống chung giữa mọi người, sao cho đạt được ích lợi chung cao nhất. Đặt một vị minh quân, một chủ tịch, hay một ủy ban lên nắm quyền, thì cũng không khác gì nhau. Tức là đánh cá rằng các ông vua, ông chủ tịch, tổng bí thư, sẽ là những vị minh quân. Họ sẽ lo cho chính họ nhưng cũng lo cho dân chúng. Nhưng nếu chẳng may họ chỉ là hôn quân thì cả nước bị kẹt cứng! Ngược lại, một xã hội chọn thể chế tự do dân chủ thì cũng như mua bảo hiểm: Quyền hành của người cai trị sẽ bị giới hạn. Người dân có quyền thay đổi những người nắm quyền, qua lá phiếu! Có ai muốn đánh cá để một ông Mao Trạch Đông làm chủ tịch nước mình trong một phần tư thế kỷ hay không? Cứ đánh cá, chỉ tốn mất 20, 30 triệu mạng người thôi!

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã thay đổi cách tổ chức cuộc sống ở miền Nam Việt Nam, theo một bản mẫu đã thí nghiệm (và đã sinh nhiều biến chứng kinh khủng) ở miền Bắc. Sau năm đó người miền Nam cũng nhiễm những thói quen mà dân miền Bắc đã tập được dưới chế độ cộng sản: Cha mẹ dậy con ra đường phải biết nói dối để mà sống. Học trò không tin điều thầy dậy, mà thầy cũng biết học trò không tin mình; nhưng cả hai bên đều giả bộ, nói là mình tin ghê gớm. Công nhân giả bộ làm việc, và nhà nước giả bộ trả lương. Tài nguyên tinh thần hao mòn, biết bao giờ mới nuôi lại được?

Trong thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đứng trước một ngã ba. Hồ Chí Minh đã đưa mọi người đi theo một con đường thật tai hại. Trong thế kỷ 21 này, chắc chắn người Việt Nam sẽ chọn con đường khác, con đường tự do dân chủ của loài người văn minh. Chắc chắn như vậy.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #165 - 30. Apr 2011 , 17:30
 
           
Cờ Vàng Tung Bay trên Thành Phố Cần Thơ ngày 30 tháng 4 năm 2011

Saturday, 30 April 2011


http://thanhniensinhviencantho.tuoitreyeunuoc.com/
Cờ Vàng Tung Bay trên Thành Phố Cần Thơ ngày 30 tháng 4 năm 2011
Posted on 30.04.2011 by sinhviencantho

30/4/1975, ngày quốc hận ấy Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt quốc gia đã bị hạ xuống bởi những người Cộng Sản chiến thắng, từ ngày vắng bóng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên quê hương miền Nam Việt Nam thì ngày đó không còn tự do. Trong ngày Quốc Hận 30/04 thứ 36 năm nay, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lại tung bay ở miền Tây do thanh niên sinh viên Cần Thơ treo lên ở thành phố Cần Thơ để nhớ lại những ngày sống trong không khí thanh bình của tự do của đời người.

Từ ngày lá cờ Đỏ Sao Vàng chiến thắng tung bay, là ngày mà người dân bắt đầu cuộc sống trong không khí đầy ngột ngạt, khó thở…thanh niên sinh viên Cần Thơ đâu có muốn hít thở không khí độc tài ngột ngạt ấy. Hôm nay những người Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ phải đi tìm không khí tự do ngày nào.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của tự do bay trên đường phố Cần Thơ sau 36 năm vắng bóng. Chắc đồng bào Cần Thơ tim đập mạnh hồi hộp khi thấy bóng dáng biểu tượng này…đừng ngạc nhiên sẽ có ngày cờ này tung bay trước mọi nhà, trên đường phố, lúc ấy tràn đầy không khí tự do để hít thở.

Ngày này, 36 năm về trước cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bị hạ xuống, giờ đây đang sừng sững trở về phất phới trên đường phố thơ mộng Cần Thơ. Thanh niên sinh viên Cần Thơ chỉ mong sao dân tộc Việt Nam được tự do và hạnh phúc. Tự do và hạnh phúc đích thực có được khi chế độ độc tài không còn ngư trị trên quê hương Việt Nam…mộng ước của tuổi trẻ bao giờ cũng ước mơ cho tương lai của dân tộc đi lên, mộng ước của người thanh niên sinh viên đến trường để mở rộng kiến thức, để có tầm nhìn ra xa thế giới văn minh không thể cúi đầu sống trong ao tù của nô lệ độc tài mãi mãi được…

Đêm nay cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay trên đường phố Cần Thơ là một biểu tượng tự do đang đến với đồng bào Cần Thơ, đang đến với người Việt….xin các bạn thanh niên sinh viên, xin mọi mọi người hãy đón nhận nó như một biểu tượng tự do chứ không phải của một kẻ thù như sự tuyên truyền thiếu lương thiện…

Lời của Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

http://thanhniensinhviencantho.tuoitreyeunuoc.com

Dưới đây là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tự do bay trên thành phố Cần Thơ 30/04/2011

...


...


...


...


...


...


...


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #166 - 30. Apr 2011 , 18:16
 



Thơ Miên Thuỵ


Nắng Tháng Tư

Tháng tư con nắng ngủ vùi
Mưa rơi trên mọi nẻo đời tha hương
Tháng tư còn đó nỗi buồn
Khóc thương thân phận cuối đường lưu vong
Tháng tư nước mắt ngược dòng
Quên sao anh một dòng sông đau buồn
Bao giờ ngựa mỏi chân bon
Bao giờ năm tháng hao mòn giấc mơ
Ngày mai vàng một rừng cờ
Em ơi vá nốt giấc mơ cuối ngày

Miên Thụy

------------ --------- --------- -

thơ hoạ Nắng Tháng Tư


THÁNG TƯ ( thơ hoạ )

Tháng tư chính nghĩa dập vùi
''Gọng kềm lịch sử'' siết người tha hương*
Tháng tư mang nặng tủi buồn
Tháng tư vai gánh nỗi hờn lưu vong
Tháng tư uất hận ngập dòng
Tủi sầu thương tiếc ngất trong tim buồn
Cho dù ngựa nản chân bon
Chinh nhân da ngựa vẫn còn ước mơ
Dù Em tay mỏi vá Cờ
Anh xin tiếp nối giấc mơ nửa ngày!!

Tha Nhân
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 18:16 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #167 - 30. Apr 2011 , 18:40
 


Hình ảnh Biểu tình Ngày Quốc hận  ở Thủ đô Canberra   Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liêng bang Úc châu  sáng 30 tháng 4 - Với sự tham dự của 1000 đồng hương ở  Các tiểu bang NSW-Queensland-Victoria  - South Australia - Wollongong  trước tòa đại sứ Việt cộng .


...


...
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 18:45 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #168 - 01. May 2011 , 10:33
 


Ngày Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận tại San Diego



Buổi lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/4 được cử hành rất long trọng vào lúc 11:30AM ngày 30/4/2011 tại khuôn viên Thư Viện City Heights, San Diego để nhớ lại số phận bi thảm cuả quân dân miền Nam vào những giây phút cuối cùng cuả cuộc chiến và khởi đầu cuộc hành trình gian nan tìm tự do.
Khung cảnh buổi lễ được trang hoàng bằng những bích chương, biểu ngữ đầy ý nghiã cho cuộc đấu tranh ngày hôm nay cuả hải ngoại đồng hành với quốc nội là hiểm hoạ Trung Cộng và quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tôn giáo cho VN và thế hệ trẻ phải dấn thân để quyết định cho tương lai dân tộc.
Buổi lễ được phối hợp giưã Cộng Đồng Việt Nam San Diego, Các anh em Cưụ Chiến Binh QLVNCH/SD, Hội Đền Hùng, Liên Hội Tuổi Trẻ, Hội Hải Quân Hàng Hải SD, Ban Sóng Nhạc, Đài TNT SD. Nhờ sự phối hợp uyển chuyển, nhưng gắn bó đã khiến cho buổi lễ được các anh em cựu chiến binh Việt, Mỹ, các đoàn thể đấu tranh và đồng hương tham dự đông đảo ngoài dự trù cuả Ban Tổ Chức.
Hơn hai trăm người đã bùi ngùi cất cao tiếng quốc ca và cúi đầu tưởng niệm quân dân miền Nam đã hy sinh trong cuộc chiến và bỏ mình trên biển, trên bộ vượt biên tìm tự do, trong khi những mũi súng trong tay các cựu chiến binh chúc xuống và hạ quân kỳ rủ.
Niên Trưởng Cổ Tấn Tinh Châu, ông Nguyễn Lực, Chủ Tịch Cộng Đồng, ông Trần Văn Hoạch, Hội Trưởng Đền Hùng, phó Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ VVA 274 và các em sinh viên VAYA đã dâng hoa lên bàn thờ Tổ Quốc.
Sau cùng một buổi văn nghệ đặc sắc đã được các anh chị em ca, nghệ sĩ tài năng cuả Ban Sóng Nhạc Đài TNT cống hiến những bản nhạc đấu tranh và tình tự quê hương lôi cuốn được mọi người đến giờ phút chót.

Tin Nhanh HNPĐ


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #169 - 02. May 2011 , 01:41
 
Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Ông là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông mất vào ngày 28 tháng 04 năm 2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ Ngân Giang đã bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt Giải Nhất trong cuộc thi măng cầm do các linh mục của các trường Chủng Viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v..

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo.

Năm 1967, vì tình hình đất nước, ông đã gia nhập vào Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính.

Ngoài thời gian học âm nhạc tại các trường Chủng Viện, nhạc sĩ Ngân Giang còn học thêm Guitare với các nhạc sĩ đàn anh như: Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trịnh v.v..
Là một quân nhân, tâm nguyện của ông cũng giống như bao người Việt Nam khác, đó là mong một ngày đất nước hòa bình để người dân Việt được sống bình yên và đối với riêng ông, được vác đàn đi khắp mọi miền đất nước để sáng tác.









Nước mắt ngày về - Duy Khánh
Sớm muộn  tôi cũng về - Ngân Giang






Back to top
« Last Edit: 02. May 2011 , 02:12 by Phan Nguyen »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Quốc Hận
Reply #170 - 05. May 2011 , 03:45
 
    ...   

Vancouver Biểu Tình 30.4.2011.



      
Do CĐNV/QG VANCOUVER Canada tổ chức.

      
Xác Quyết:

      
- Ủng Hộ "Cách Mạng Hoa Lài VN".

      
- Là người tị nạn cộng sản không bao giờ “Chấp Nhận Lãnh Sự Việt Cộng”.



    
        ...
       ...
       ...
       
       ...
       
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...
       ...

     http://www.vietlist.us/CD_Canada/cdCanada28.shtml


hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #171 - 06. May 2011 , 20:58
 

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12942
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #172 - 07. May 2011 , 07:43
 
thubeo wrote on 06. May 2011 , 20:58:

Em Thu B oi ,
Co da tim dươc roi , Co cam on Dung va em nhieu lam da dua cai pps nay cua Hương Kieu Loan lam cho nhac si Minh Duy vao day. Cam dong va hay qua phai khong em? Hương Kieu Loan lam nhieu " PPs " rat doc dao do em va nhac si Minh Duy rat noi tieng ve nhieu bai nhac hung va tinh cam.
Co qua day ma vi Co phai di ngay bay gio nen chua doc may bai post o day , chi xem hinh thoi ma tim Dung va em dau chang thay?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #173 - 19. May 2011 , 21:10
 

Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75


Thật chua chát khi thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ!



Dương Thu Hương
May 3, 2011


Bắt nguồn từ những cuộc phỏng vấn thời còn làm cho Đài Á Châu Tự Do năm 1997 và do cảm phục thái độ can cường và tấm lòng của Dương Thu Hương đối với con người và đất nước Việt Nam, Đinh Quang Anh Thái đã xem nhà văn nữ này như một người chị tinh thần.
Trung tuần tháng Hai vừa qua, do lời mời của nhà xuất bản Sabine Wespieser Editeur, bà Dương Thu Hương đến Paris để ra mắt tác phẩm đã được in bằng Anh ngữ, cuốn No man’s land, nay được dịch sang Pháp ngữ là Terre Des Oublis.
Khi được tin này, Đinh Quang Anh Thái đã lập tức sang Paris thăm bà Dương Thu Hương và được bà dành cho một loạt cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề tại quê nhà chúng ta. Bài thứ nhất đã được đăng trên Việt Tide số 241 và sau đây là bài thứ nhì. Những bài kế tiếp sẽ được tiếp tục đăng trên Việt Tide vào những tuần sắp tới, mời quý độc giả đón đọc.
-


Việt Tide: Năm 1968, khi bà quyết định đi vào Nam chiến đấu – như trong sách của bà nói là bà tham dự cùng các bạn cùng lứa tuổi “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ” –, tâm tư của bà lúc đó như thế nào?

-Dương Thu Hương: Tâm tư của tôi lúc đó hoàn toàn là của một người Việt cổ. Tôi liều thân cứu nước vì tôi quan niệm đây là một cuộc chiến tranh chống quân xâm lược; và chống quân xâm lược thì người tử tế phải xông ra chiến trường chứ không thể để mặc cho người khác hy sinh; và không thể mưu cầu một cuộc sống yên ấm khi người khác lâm nguy.

-Việt Tide: Không phải là theo tiếng gọi của đảng cộng sản Việt Nam?

-Dương Thu Hương: (cười khẩy) Đó là cái điều lầm lẫn lớn nhất của các nhà báo nước ngoài cũng như nước trong (cười). Tại vì những người ấy có chịu lắng nghe đâu. Các ông ấy toàn nghĩ theo kiểu các ông ấy thôi. Cứ hàm hồ chụp lên đầu người khác suy nghĩ của mình.

-Việt Tide: Bà có thể nói rõ hơn?

-Dương Thu Hương: Tôi chả coi đảng cộng sản Việt Nam là cái gì cả. Đối với một gia đình như gia đình tôi, bố tôi từng là đại đội trưởng Đội Bá Vụ, phụ trách vấn đề liên lạc vô tuyến và làm trực tiếp dưới quyền ông Võ Nguyên Giáp, nhưng bố tôi không bao giờ được vào đảng vì bà của tôi là địa chủ. Bố tôi chịu nhiều bất công, vì ông cống hiến rất nhiều mà chả được gì cả. Khi tôi lớn lên thì tôi không được thi vào đại học bởi vì lý lịch của bố tôi và gia đình tôi không thuộc thành phần cốt cán. Tôi vào trường Lý luận Nghiệp vụ vì lúc đó họ tuyển năng khiếu diễn kịch, hát múa; và tôi vào được vì do cơ may tôi có một người họ hàng làm thầy giáo của trường. Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải cách Ruộng đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì đảng cộng sản.

-Việt Tide: Theo chỗ tôi biết, bà lập gia đình trong giai đoạn chiến tranh và hai con của bà sinh ra ngay tại tiền tuyến; có đúng không ạ?

-Dương Thu Hương: Vâng, đúng như vậy.

-Việt Tide: Bà có thể cho biết hoàn cảnh sống của hai cháu tại tiền tuyến khi cuộc chiến bắt đầu vào thời điểm khốc liệt năm 1968?

-Dương Thu Hương: Chúng tôi sống như những người nông dân và tất cả mọi người đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, thậm chí rau cũng không có. Gạo ở bên kia sông, chỉ vì mấy cân gạo có thể mất mạng, vì bom Mỹ ném liên tục. Một điều nữa, ngay trong chiến tranh, năm – bẩy trăm người chết nhưng không bao giờ tin tức được loan báo. Vì tất cả đều chấp nhận cái chết đương nhiên. Và không thể loan tin vì suy nghĩ lúc bấy giờ ta là dân tộc anh hùng chiến thắng tất cả mọi kẻ thù nên không thể cho biết sự tổn thất. Hai con tôi sinh ra trong hoàn cảnh như vậy. Khi chúng nằm ở trong hầm, dưới mặt ván vài gang là nước và rắn bò lóp ngóp. Đứa con gái của tôi khi vừa được ba tháng, rắn ngủ ở dưới đít của nó. Vì rắn tìm chỗ ấm mà! May mà sáng ra rắn tuồn xuống nước chứ không cắn con bé. Mà đấy là rắn độc. Cho nên mấy ông dân chài sống chung quanh bảo rằng con tôi được thần độ mạng. Tôi tin con người có số thật. Bởi vì sống dưới bom đạn, đói khát, rắn rết như vậy mà hai đứa con tôi, dù không được tươi da thắm thịt như con cái những người sống trong hoàn cảnh bình thường, nhưng chúng cũng không đến nỗi bị què quặt.

-Việt Tide: Khi lớn lên, các cháu có bị ám ảnh bởi hồi ức lúc sống trong chiến tranh bom đạn không ạ?

-Dương Thu Hương: Trong chiến tranh chúng nó còn rất nhỏ cho nên khi lớn lên ấn tượng về cuộc chiến cũng mờ nhạt. Nhưng khi chúng lớn lên thì chúng chịu một cuộc chiến tranh khác còn tàn khốc hơn cuộc chiến thời 1968: mẹ chúng nó làm giặc. Cho nên chúng nó bị nhiều thiệt thòi lắm.

-Việt Tide: Thưa bà, các cháu bị thiệt thòi ra sao ạ?

-Dương Thu Hương: Tôi đã nói rất rõ với các con tôi, rằng con đường làm giặc là phải chịu tất cả mọi khổ đau; cho nên tất cả mọi người trong gia đình, nghĩa là bố tôi, mẹ tôi, anh em tôi và con cái, nếu ai muốn thì tôi sẵn sàng viết giấy với tòa án là không có quan hệ với tôi nữa để tránh cho họ khỏi bị di lụy. Còn nếu những người muốn tiếp tục đứng với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, thua thiệt và không bao giờ được nói với tôi một lời can thiệp vào việc tôi làm. Bởi vì tôi biết chắc chắn cộng sản sẽ dùng những người thân thuộc để gây sức ép. Nhiều trường hợp đã xẩy ra đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Vợ con, anh em của họ bị công an áp lực phải khuyên can họ không được đấu tranh nên một số người đành bỏ cuộc. Bản thân tôi đã lường trước điều đó nên tôi tuyên bố sòng phẳng rằng, cả tuổi xuân của tôi, tôi đã hy sinh để nuôi con rồi, nên bây giờ tôi an tâm lao vào cuộc chiến chống lại bọn cường quyền. Tôi bảo các con tôi có thể về sống với bố của chúng hay với một người mẹ khác. Còn nếu chọn sống với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, vì chắc chắn chúng sẽ không có chỗ đứng trong chế độ này. Hai con tôi đứa nào cũng hai bằng đại học nhưng vẫn không có việc làm. Con trai lớn của tôi phải sống bằng tất cả mọi việc, từ bồi bàn cho đến gác cổng. . .và bây giờ đi quay phim thuê cho một hãng tư. Cháu gái thì bán sơn.

-Việt Tide: Các cháu có chia sẻ lý tưởng của mẹ không?

-Dương Thu Hương: Không! Đối với chúng nó, tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi.

-Việt Tide: Từ một người dấn thân “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ”, bây giờ bà trở thành một người làm giặc ngay tại Hà Nội tại sao vậy, thưa bà?

-Dương Thu Hương: Câu hỏi của ông vô cùng mâu thuẫn và vô cùng ngớ ngẩn. Tôi là người yêu nước khi tôi tham gia cuộc chiến tranh và đến tận bây giờ tôi vẫn là người yêu nước. Vì thế tôi mới làm giặc. Hai hành động đó (vào tiền tuyến năm 68 và bây giờ làm giặc) thống nhất với nhau.

-Việt Tide: Tư tưởng “làm giặc” của bà nhen nhúm từ lúc nào?

-Dương Thu Hương: Từ năm 1969. Lúc đó, nếu tôi còn chút ảo tưởng nào về chủ nghĩa cộng sản thì tôi đã trở thành đảng viên rồi. Họ mở rộng cánh cửa mời tôi vào đảng cơ mà. Nhưng vì tôi được dậy dỗ trong một gia đình lấy đạo đức làm tiêu chuẩn cho nên tôi không thể xếp tôi đứng vào hàng ngũ với những người mà tôi khinh bỉ. Đơn giản như vậy thôi.

-Việt Tide: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trộ trước sự phát triển vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

-Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giất mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.

Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam.

-Việt Tide: Từ dó bà lao vào cuộc đấu tranh?

-Dương Thu Hương: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Đúng ra, ngã rẽ này đã bắt đầu từ năm 1969 khi lần đầu tiên tôi gặp những toán tù binh người miền Nam ở Quảng Bình. Lúc đó tôi làm công tác ở các binh trạm và những tù binh lần đầu tiên tôi gặp không phải là người Mỹ mà chính là người Việt Nam, cũng đầu đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam như tôi. Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét. Tuy nhiên vì lúc đó là chiến tranh và tất cả đều lao vào một guồng máy và bị cỗ xe khổng lồ nó cuốn đi. Cho đến năm 75, với thời gian (giọng ngậm ngùi, xúc động), tất cả mọi ngờ vực trong tôi đã chín muồi. Năm 75, tôi hiểu rằng đây là thời điểm quyết định và là ngã rẽ dứt khoát trong tư tưởng của mình.

-Việt Tide: Nói chuyện với bà, tôi thường nghe bà nhắc đến hai chữ “số phận”. Bà tin số phận như thế nào và bà hiểu hai chữ số phận như thế nào?

-Dương Thu Hương: (cười thoải mái)  Tôi tin số phận theo kiểu của tôi và hiểu số phận theo kiểu một người nhà quê chân đất mắt toét. Đại loại như vậy. Còn để diễn giải hai chữ số phận trong cuộc phỏng vấn ngắn ngủi này thì đó là điều bất khả.

-Việt Tide: Xin bà cứ nói chi tiết.

-Dương Thu Hương: (cười to) Tôi nói ví dụ, chúng ta không phải hoàn toàn là những kẻ bất lực nhưng chúng ta cũng không hoàn toàn là những kẻ làm chủ được số phận của mình. Ví dụ như khi tôi ở trong tù năm 91, tôi nghĩ không bao giờ có ngày ra khỏi tù. Nhưng rồi tôi lại thoát nhờ sự can thiệp của những người mà tôi chưa bao giờ biết. Như vậy rõ ràng là có bàn tay của Chúa (nói  theo người Thiên Chúa Giáo) và có bàn tay của Giời Phật (nói theo người dân Việt Nam). Đấy là điều khiến tôi tin vào số phận.


Dương Thu Hương (Việt Tide Phỏng Vấn)
Back to top
« Last Edit: 19. May 2011 , 21:13 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #174 - 12. Feb 2012 , 14:41
 
     
     
NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY 30-4-1975 !




NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN


Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều sách báo đã viết về biến cố nầy. Nhân sắp đến ngày 30-4, ở đây chỉ xin ôn lại diễn tiến trong ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.

1. DIỄN TIẾN NGÀY 30-4-1975


Từ 26-4-1975, quân cộng sản bao vây Sài Gòn từ năm hướng: hướng bắc (Quân đoàn 1 CS), hướng tây bắc (QĐ 3 CS), hướng đông (QĐ 4 CS), hướng đông nam (QĐ 1 CS), hướng tây và tây nam (Đoàn 232 và SĐ 8 thuộc Quân khu 8 CS). Chiều 26-4, CS bắt đầu tấn công, đánh phá vòng đai phòng thủ bên ngoài, chiếm Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Bà Rịa, cắt đường số 4 từ Sài Gòn đi miền Tây.

Đối đầu với lực lượng lớn mạnh nầy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo vệ thủ đô Sài Gòn chỉ gồm Quân đoàn III (hai sư đoàn 5 và 18), các chiến đoàn tập họp từ các sư đoàn của QĐ I và QĐ II di tản vào Sài Gòn, các lữ đoàn TQLC, Dù, các liên đoàn BĐQ, một số trung đoàn Pháo binh, Kỵ binh thiết giáp và Nghĩa quân, Địa phương quân. Các đơn vị nầy đều thiếu quân vì trước đó đã bị tấn công, phải di tản, đồng thời thiếu trang bị võ khí, đạn dược và thiếu nhiên liệu cần thiết.

Chiều 28-4, ngay sau khi cựu đại tướng Dương Văn Minh vừa nhận chức tổng thống, 5 chiếc A-37 trước đây của Không quân VNCH bị CS tịch thu, nay dưới sự hướng dân của Nguyễn Thành Trung, cựu trung úy phi công VNCH, vốn là đảng viên CS cài vào Không quân VNCH, bay đến thả bom sân bay Tân Sơn Nhứt. Tối hôm đó, CS tiếp tục pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt làm hỏng các phi đạo. Phi trường không thể sử dụng được, nên phải dùng trực thăng đề di tản.

Hôm sau 29-4, CS chiếm được các căn cứ Nước Trong, Long Bình, thành Tuy Hạ (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa), Đồng Dù (Củ Chi), Hậu Nghĩa. Sáng 30-4 quân CS bắt đầu tiến vào nội thành Sài Gòn. Trước sự đe dọa của CSVN, ảo vọng thương thuyết của Dương Văn Minh hoàn toàn tan vỡ. Cuối cùng, lúc 10G 24 phút sáng 30-4-1975, qua đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh, với tư cách tổng thống tổng tư lệnh quân đội, nhận chức trước đó hai ngày, ra lệnh toàn thể quân đội VNCH ngưng chiến đấu, hạ khí giới. Sau đây là nguyên văn lời Dương Văn Minh:

“Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng, Fountain Valley, CA: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 358)

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng tham mưu phó quân đội VNCH, thay mặt trung tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của tổng thống Dương Văn Minh.

Lúc 11G 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn Thiết giáp 203 CS tiến vào dinh Độc Lập. Lúc đó, một số cán bộ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 CS, do đại úy trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn đầu, đến phòng họp dinh Độc Lập, nơi có mặt tổng thống Dương Văn Minh và nội các của thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đại úy Thệ đã nói thẳng với Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu rằng các ông bị bắt làm tù, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và không có gì bàn giao cả. Sau đó, quân CS áp tải Dương Văn Minh tới đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Tại đài phát thanh, các sĩ quan CS soạn tại chỗ lời đầu hàng, và buộc cựu đại tướng Dương Văn Minh phải đọc như sau:

“Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.” (google.com.vn) (vào chữ Dương Văn Minh, tìm 30-4.)

Trước áp lực của họng súng quân thù, cựu đại tướng Dương Văn Minh đành phải đọc bản văn do CS soạn sẵn, “kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.” Quân đội VNCH liền ngưng chiến đấu, tự nhiên rã ngủ, trong khi còn nhiều đơn vị vẫn muốn tiếp tục chống cộng, nhất là Quân đoàn IV vẫn còn nguyên vẹn, chưa thất trận. Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.

https://encrypted-tbn2.google.com/imagesq=tbn:ANd9GcSUlWnlh0uxeGBd-QsOKMMu_MK2UW...


2. NGÀY QUỐC HẬN


Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh bùng nổ. Người ta bỏ chạy để tránh lửa đạn. Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt ngày 30-4-1975, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, chạy xa thật xa, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn lửa đạn.

Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt bỏ ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác. (Nguồn: UNHCR, The State of the World’s Refugees – Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.) Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn:http://ngoclinhvugia.wordpress.com/). Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội “phản quốc”.

Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên. Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết. Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước. Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi.

Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi. Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được. Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: “Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.”

Trước khi quân cộng sản vào Sài Gòn, nhiều chức quyền cao cấp VNCH đã di tản ra nước ngoài. Trong số các chức quyền ở lại, có phó tổng thống rồi tổng thống Trần Văn Hương. Ngày 28-4-1975, trước khi bàn giao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, đại sứ Pháp ở Sài Gòn cho người đến mời tổng thống Hương di tản. Ông Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là tôi sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.” Sau khi Trần Văn Hương giao quyền tổng thống cho Dương Văn Minh tối 28-4, thì hôm sau, ngày 29-4 đích thân đại sứ Hoa Kỳ là Graham Martin đến gặp Trần Văn Hương và mời ông ra đi. Trần Văn Hương trả lời như sau: “Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay từ biệt. (Trần Đông Phong, sđd. tt. 352-355.)

Trần Văn Hương thấy trước và nói rất đúng: “Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.” Nước mất là mất tất cả. Mất tất cả các quyền tự do dân chủ, cả tôn giáo, văn hóa, mất tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, có người mất luôn cả thân nhân nữa. Trước ngày 30-4-1975, dầu chưa hoàn thiện, dầu bị giới hạn vì chiến tranh, chế độ Cộng hòa vẫn là chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền.

Khi mới chiếm được miền Nam, cộng sản bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của VNCH còn lại trong nước giam giữ dài hạn, không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc. Số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu, 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm, 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume Two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.) Số liệu nầy theo dư luận chung, còn thấp hơn so với số lượng người và số năm bị thực giam. Ngoài ra, trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù “cải tạo”. (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon’s fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Sau khi bắt giam hàng triệu công chức quân nhân trên toàn cõi miền Nam Việt Nam, cộng sản trấn áp dân chúng miền Nam bằng nhiều phương thức khác nhau:

Thực hiện chế độ hộ khẩu, ai ở đâu ở yên đó, không được di chuyển, không có quyền tự do đi lại. Muốn đi lại phải xin giấy phép khó khăn. Về kinh tế, cộng sản đổi tiền nhiều lần một cách tàn bạo. (Đổi lần đầu ngày 22-9-1975, 500 đồng VNCH lấy 1 đồng mới. Đổi lần thứ hai ngày 3-5-1978 và lần thứ ba ngày 14-9-1985.) Cộng sản tổ chức đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tư sản nhỏ (tiểu tư sản), lục soát nhà cửa, tịch thu vàng thật, rồi lập biên bản là “kim loại có màu vàng”, để đổi vàng giả.

Cộng sản cướp nhà cửa, buộc những người khá giả phải hiến đất, hiến nhà để khỏi bị tù. Tại thành phố, CS đưa vào quốc doanh tất cả những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh do CS quản lý. Tại nông thôn, CS quốc hữu hóa toàn thể đất đai, ruộng vườn; nông dân phải vào hợp tác xã, làm việc chấm công để lãnh lúa, dân chúng gọi là “lúa điểm” tức “liếm đũa”. Cộng sản buộc dân chúng phải đi kinh tế mới, sống trên những vùng khô cằn, nghèo khổ. Cộng sản thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ, để CS độc quyền lưu thông và phân phối hàng hóa. Tất cả chính sách của CS nhắm làm cho dân chúng nghèo khổ cho CS dễ cai trị.

Chính sách cai trị của CS sau năm 1975 đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm, nguy hại cho chính CS. Trước tình hình đó, CS mở phong trào đổi mới từ năm 1985. Cộng sản đổi mới để tự cứu mình chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam. Từ đó, Việt Nam thay đổi dần dần, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu 2007. Tuy nhiên dầu đổi mới về kinh tế nhưng cộng sản vẫn duy trì độc quyền chính trị, lo sợ “diễn biến hòa bình”, định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do dân chủ, không tôn trọng dân quyền và nhân quyền. Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh.

Như thế, ngày CS vào Sài Gòn, chấm dứt chế độ VNCH, là một biến cố lịch sử có tầm vóc lớn lao, làm thay đổi dòng sinh mệnh dân tộc, ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay. Ngày 30-4 cũng là ngày mở đầu thảm họa chẳng những cho dân chúng miền Nam mà cho cả toàn dân Việt Nam khi chế độ cộng sản càng ngày càng bạo tàn, tham nhũng và nhất là lộ rõ bộ mặt tay sai Trung cộng, dâng đất, nhượng biển, quy lụy Bắc Kinh để duy trì quyền lực. Vì vậy dân chúng gọi ngày nầy là ngày Quốc hận. Hai chữ Quốc hận do dân chúng tự động đặt tên cho ngày 30-4 và truyền khẩu với nhau thành danh xưng chính thức, chứ không có một chính phủ, hay một đoàn thể chính trị nào đặt ra. “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

...

3. NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN

Những người vượt biên được gọi chung là thuyền nhân. Thuyền nhân là từ ngữ được dịch từ chữ “boat people” trong tiếng Anh, xuất hiện từ cuối thập niên 70 để chỉ những người Việt bỏ nước ra đi sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Người Việt vốn ràng buộc với đất đai, ruộng vườn, chỉ ra đi trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mà thôi Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng người Việt bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu người. Đặc điểm nổi bật của phong trào thuyền nhân là tất cả những người vượt biên đều tự nguyện ra đi, tự mình muốn ra đi, hoàn toàn tự phát ra đi theo từng gia đình, từng nhóm nhỏ. Không có một đảng phái, một thế lực chính trị hay một nước ngoài nào can thiệp hay tổ chức cho thuyền nhân ra đi. Có khi, nhà cầm quyền CS lợi dụng lòng khao khát ra đi tìm tự do của dân chúng để bán bãi, hay tổ chức vượt biên bán chính thức nhằm lấy vàng. Dầu ra đi trong kế hoạch mà CS gọi là “bán chính thức”, người ra đi vẫn là những người tự nguyện muốn rời bỏ Việt Nam để tránh nạn độc tài cộng sản.

Như thế, vượt biên hay thuyền nhân là một phong trào của vài triệu người, kéo dài trong nhiều năm và nhiều địa điểm khác nhau. Phong trào nầy là hậu quả của ngày Quốc hận 30-4. Ngày 30-4 là ngày đánh dấu sự thành công của chế độ độc tài toàn trị, gây tang thương cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau nầy càng ngày càng nhân lên khi CSVN càng ngày càng đàn áp phong trào dân chủ quốc nội. Chỉ vì lòng yêu nước, người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược mà cũng bị CSVN bắt giam thì trên thế giới, chuyện nầy chỉ xảy ra ở Việt Nam.

Hai sự kiện ngày Quốc hận 30-4 và Phong trào thuyền nhân hoàn toàn khác nhau và không thể lẫn lộn nhau. Ngày 30-4 là ngày kỷ niệm Quốc hận của toàn dân. Phong trào thuyền nhân ban đầu chỉ khoảng 1,500,000 người. Nếu ngày nay, dân số thuyền nhân phát triển lên khoảng 3,000,000, thì ở trong nước, dân số tăng lên mấy chục triệu người.

Vì vậy, để kỷ niệm phong trào vượt biên, ngày 28-4-2009, toàn thể Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết số 342 do dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt Nam là Cao Quang Ánh đề xướng, ấn định ngày 2-5-2009 là “Ngày Vinh Danh Người Tỵ Nạn Việt Nam” tại Hoa Kỳ (tức thuyền nhân Việt cộng them những người ra đi theo chương trình ODP và HO). Sau đó, ngày 12-8-2009, Hội đồng thành phố Westminster, (thuộc Orange County, tiểu bang California) thông qua nghị quyết số 4257, ấn định ngày Thứ Bảy cuối cùng của mỗi tháng Tư hằng năm là “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”. Westminster là thành phố có Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, khánh thành ngày 27-4-2003, và từ đó là nơi diễn ra lễ Kỷ niệm ngày Quốc hận hàng năm của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn CS.

Cả hai nghị quyết trên đây đều chọn một ngày khác với ngày 30-4 để kỷ niệm phong trào thuyền nhân, nhằm tránh làm mất ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc hận 30-4. Chỉ có cộng sản và những người làm tay sai cho CS mới cố tình vận động chuyển đổi ngày Quốc hận 30-4 thành ngày Thuyền nhân, nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của cộng sản Việt Nam trước lịch sử, trong khi tội lỗi của cộng sản đối với dân tộc Việt Nam không thể xóa bỏ được.

Mưu toan nầy hoàn toàn thất bại vì Cộng đồng Người Việt Hải ngoại quyết liệt phản đối, chỉ vì một lý do đơn giản, thật đơn giản: NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN, không thể nào khác hơn được và không có chữ nào đúng hơn được.

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-02-2012)

( Tân Sơn Hòa chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #175 - 02. Apr 2012 , 20:26
 

Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?


...

Một lá thư trần tình hay nhất thế giới
...
Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàigòn Th...
...
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975
...

Tại sao có ngày 30-4-1975
...
Hoa Kỳ Quyết Định Để Cho Miền Bắc Xâm Lăng Miền Na...
...
Phỏng vấn Giáo sư S.B.YOUNG 2007
...

Anh là ai & Việt Nam Tôi Đâu
...
Việt Nam tôi đây...Sau 37 năm "giải phóng"
...
Vĩnh Biệt Paris By Night !!!
...
Phải chăng kẻ chiến thắng cam tâm tình nguyện đi l...
...
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
...

Tôn giáo giúp gì cho tình hình VN?
...

Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang....
...

ĐCSVN là Đảng của ai?
...
Cảm nghĩ của anh bộ đội
...
Cuộc Cải Cách Ruộng Đất
...
"Việt Nam tôi đâu?" câu hỏi của nhiều thế hệ
...
Hãy chụp giùm tôi
...
Ôi, Miền Tây!
...
Tháng Tư Về
...




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #176 - 04. Apr 2012 , 23:32
 

Một Lá Thư Trần Tình Hay Nhất Thế Giới


...




Tháng 4 đen, năm 1975 và mãi mãi...



Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:

“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.

Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động.

Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời,

Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

...


Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:

- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:

- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”

...



Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:

- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:

- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.

...



Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:

...


“Tại sao Tướng Nam , Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”

Lại có người nghiêm khắc trách tôi:

“Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”

...



Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?

...



Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi:

- Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng . Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.

Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”

Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:


...



“Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

...



Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.

Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.

Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

...



Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.

Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:

“Có đồng ý đem con lánh nạn không?”

Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:

“Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?”

Tôi đáp:

“Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.

Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú.

...



Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:

...



“Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.


...


Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:

“Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.

Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:

“Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.

Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:

...



“Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.

6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.

...



7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:

“Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.

Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:

“Em phải sống ở lại nuôi con”.

Tôi hoảng hốt:

“Kìa mình, sao mình đổi ý?”

“Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”

“Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.

“Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.

“Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”

Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:

“Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”

Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:

“Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.

...



Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:

“Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.

Tôi phát run lên hỏi:

“Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”

Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:

“Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.

Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:

“Vâng, em xin nghe lời mình”.

Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:

“Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.

“Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”

Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:

“Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.

Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:

“Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.

Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
“Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.

Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống. Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:

“Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.


...



Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.

Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:

“Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.

...



Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:

“Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.

Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:

“Nghĩa trở lại với tôi”.

Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa.


...



Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:


...


“Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”

Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:

“Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”

Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:

“Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”

Tôi bảo Giêng:

“Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào cũng phải ngăn chận Việt Cộng”.

Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.

Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam , không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:

...



“Alô, Alô, ai đây?”

“Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”.

Tôi bàng hoàng:

“Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”

Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:

“Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:

“Ông đang điều động quân ngoài kia”.

“Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”

“Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.

Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:

“Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:

“Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.

“Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.

...



Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:

“Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”

“Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”

“Cẩn vui lòng chờ chút”.

Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:

“Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”

Cẩn đáp thật nhanh:

“Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”

“Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.

“Dạ, cám ơn chị”.

Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:


...



“Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”

“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!”

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?

...



http://www.youtube.com/watch?v=etZXRohdsKc&feature=related

Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.


...


11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam :

“Alô, chị Hưng!”

Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:

“Thưa Thiếu Tướng…”

Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:

“Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.

Tôi vẫn nức nở:

“Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”

“Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.

Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:

“Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”

“Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”

“Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”

“Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.

“Còn mấy chú đâu hết?”

“Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”

“Chị tẩm liệm Hưng chưa?”

“Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.

“Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp, chúng nó sẽ không để yên”.

“Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”

Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:

“Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.

Người chép miệng thở dài:

“Thôi chị Hưng ơi”.

Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:

“Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.

Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:

“Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.

“Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.

Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.

...


Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.

7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:

...



Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.

Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.

Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.


...



Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?


...



Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.

Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.

Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.

...


...


...


...


...



http://www.youtube.com/watch?v=Wozqf...eature=related



...



---
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #177 - 07. Apr 2012 , 16:20
 
Viếng thăm Nghĩa trang Biên Hòa  4/4/2012




http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IrgX2w656Ps
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #178 - 07. Apr 2012 , 21:39
 

Anh Hùng Kẻ Sĩ NGUYỄN NGỌC TRỤ
:
"Tôi không thích chế độ Cộng Sản."



Mùa Quốc Hận nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ.

   
"Con ngựa phóng trên đồng cỏ, dưới chân nó là một thảm cỏ xanh mịn như nhung, nó không biết phía trước là một vực thẳm đang chờ sẵn, và con ngựa đã lao đầu xuống vực sâu vì mắt đã bị bịt. Người dân Xã Hội Chủ Nghĩa chính là những con ngựa đó."
Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ.

Tôi trình diện cải tạo tại trường Lê Quang Định chiều 26-06-1975, hạn chót dành cho cấp Thiếu và Tr. Úy. Tối khuya ngày 28, tất cả được dồn lên xe. Không biết đi đâu. Chúng đưa chúng tôi đi quanh đi quẩn, đi lung tung, đi lắt đi léo, lúc ngừng lúc chạy. Cuối cùng, sau hơn chục giờ lươn lẹo, chúng tôi được "đổ quân" gần chân núi Bà Đen, vùng Trảng Lớn Tây Ninh, nơi có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương cua Sư Đoàn 25 cũ, cách nơi xuất phát không đầy 2 giờ lái xe.

Như vậy, bài học đầu tiên mà Bác Đảng đã dạy cho chúng tôi là: Lắt Léo Lươn Lẹo. Sau đó chúng tôi được tổ chức thành tổ, khối, trại. Tôi ở trại L4T1 gồm có 14 Khối, mỗi khối là một nhà 120 người, và cứ 10 người là 1 tổ, khoảng hơn tháng sau được "biên chế" lại chỉ còn 5,6 khối cho 1 Trại. Tôi ở khối 13, khối 14 là Nữ. Khối 13 và 14 cộng lại cũng chưa đủ 120, nên tạm thời sinh hoạt chung. Ngày kế tiếp, các cô được phân công tháo gỡ đinh từ những thùng đạn pháo binh, còn tù nam thì rào kẽm gai quanh trại.

Tôi vừa làm rào tự nhốt mình vừa nhìn quanh quẩn.Thấy ngọn "cờ đỏ sao vàng" đang tự mãn ưỡn ẹo theo gió phía sân trại bộ đội, tôi đâm thù cái "cờ vàng sao đỏ" của Ô. Thiệu, cái cờ mà trước đó mấy năm tôi cho là tiếng cú kêu báo trước một chuyện chẳng lành, 2 lá cờ trông y hệt nhau tuy 2 màu cờ có đối nghịch nhau về màu sắc. Một chút hoang tưởng, tôi húyt gió bài "Cờ bay, cờ bay…".

Ngay khi ấy, có tiếng nói ngay sát sau lưng tôi "Hay lắm, nào, chúng ta cùng hát", và người đó hát vài câu trong bài hát tôi đang húyt gió, trong đó có câu anh sửa lại "…Sài Gòn ơi, chờ quê hương giải phóng…". Người đó chính là Nguyễn Ngọc Trụ, người mà sau đó không lâu đã đi vào huyền sử lan truyền khắp các trại tù vùng Trảng Lớn, Tây Ninh. Anh Trụ trông khoảng 30, người tầm thước, da trắng trẻo, đeo cặp kính dầy cộm, phong cách điềm đạm và trí thức, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng từng lời dứt khoát.

Sau này tôi được nghe biết thêm anh có vợ 2 con, Trung Úy, có bằng Cao Học Luật/Công Pháp Quốc Tế với Luận Án Tiến Sĩ sắp hoàn thành, và là Giảng Viên dậy tại Trường Võ Bị Đà Lạt môn thuộc về Luật và Chính Trị. Đó, lúc đầu tôi chỉ biết về anh có bấy nhiêu vì anh và tôi không ở chung một nhà, thậm chí cũng không còn cùng trại vì hơn tháng sau đó có đợt "biên chế". Biên-chế có nghĩa là chuỷên trại hoặc sắp xếp lại nhân sự… Trước hết, Tù Nữ/K.14 được đem đi khỏi Trảng Lớn Tây Ninh. Anh Trụ vẫn ở lại T1, còn tôi thì chuyển qua T3 cách T1 khoảng 1km.

Qua trại mới, những người tù bắt đầu bị khủng bố nhiều tuần bằng một đợt thẩm vấn chính thức đầu tiên. Buổi sáng hôm ấy, mọi người được lệnh nghỉ "lao động" ở nhà viết tờ tự khai; tới buổi chiều và dưới sự giám sát của Quản Giáo, từng người đọc bản tự khai, những người khác phê bình thảo luận để đánh giá sự thành khẩn của bản tự khai đó và có ghi vào biên bản để nộp cho Quản Giáo. Ngày kê tiếp, trong lúc tiếp tục mổ xẻ những bản tự khai, thì có 2 vệ binh, mặt đằng đằng sát khí, tới kêu tên từng người một dong đi với 2 khẩu AK luôn luôn thúc đằng sau. Phòng thẩm vấn là những lều tranh kín tường, trên một khu đất lớn hơn một Sân Vận Động và xa khỏi trại, trước mỗi cửa lều có một vệ binh tay cầm súng đứng gác. Vừa bước vào trong lều, người bị thẩm vấn đã bị kinh hoàng bởi 2 khuôn mặt rất đanh ác đang ngồi chờ sẵn, 1 tên vặn vẹo hỏi còn tên kia quan sát. Cứ như vậy trong nhiều tuần lễ, người đã và sắp bị thẩm vấn đều hoang mang lo sợ, ai cũng có thể nghĩ mình sắp bị bắn tới nơi, vì hầu như ai cũng bị buộc vào tội chết.

Sau đợt vừa thẩm vấn vừa khủng bố, Cách Mạng chính thức cho Tù hưởng sự "vinh quang" lao động của đời tù khổ sai như bất tận; gọi là "chính thức" vì trước đó cũng đã phải lao đông cực khổ nhưng không "quy hoạch" bằng, thế mà chỉ sau vài tháng "không chính thức" nhiều người chỉ còn da bọc xương. Tuy thế, trên đường đến lao trường, chúng tôi lại có dịp được gặp những người khác trại và được nghe nhiều tin tức về Nguyễn Ngọc Trụ. Càng ngày càng có nhiều chuyện kể về sự anh hùng bất khuất của anh, nhất là sau mỗi đợt Học Tập Chính Trị, mà lúc đó tôi cho là được thêu dệt nhiều hơn là sự thật.

Một hôm nghe tin Quang và Vũ ở T1 trốn trại và bị bắt lại, cả 2 hoặc 1 trong 2 người là học trò của Trụ, khóa cuối cùng trường Võ Bị Đà-Lạt. Trước khi trốn, 2 người nhờ anh giữ một lá thơ đế chuyển cho gia đình họ khi có điều kiện, và anh Trụ đã tiêu hủy lá thơ ngay sau khi được tin họ bị bắt lại. Sau tin 2 người trốn bị bắt lại, là tin anh Trụ bị bắt biệt giam, lí‎ do là 2 người kia bị ép cung, khai là đã trốn trại theo lệnh của Thầy Trụ rồi sẽ dẫn đường đem "tàn quân quay lại tấn công giải thoát trại giam". Khi nghe tin anh Trụ bị biệt giam, tôi xét lại về y nghĩ mà tôi đã cho là có nhiều phần thêu dệt trong những chuyện rất anh hùng về anh. Sau này, khi chuyển qua nhiều trại khác và được nghe kể về anh Trụ từ chinh những người đã từng ở chung với anh, thì tôi thấy sự thực về anh Trụ còn "ghê gớm" hơn những cái mà tôi cho là "có phần thêu dệt".

-Không nhận tội "tay sai đế quốc, bán nước, có nợ máu với nhân dân": Chỉ trong vòng vài tháng đầu tiên, mỗi người tù phải viết và đọc nhiều chục bài viết (dưới hình thức bản‎ lý lịch, tự khai, thâu hoạch…) xác nhận mình là kẻ có tội như đã nêu trên. Lúc ấy, dù chỉ tự kể tội một cách "chung chung", tôi cũng cảm thấy thật xấu hổ. Tôi phải nói ra điều này, để từ cái hèn mọn của riêng mình mới thấy được sự vĩ đại của Người Anh Hùng. Trong tất cả những bài viết như vậy, anh Trụ chỉ ghi tên, chức vụ, và hoàn toàn để trống "phần nhận tội". Anh khẳng định công việc anh đã làm là phục vụ cho một tương lai Việt Nam độc lập, dân chủ, nhân bản. Thực hiện một lí tưởng như vậy sao gọi là có tội.

- Cộng Sản và Mỹ đều là hiểm họa của dân tộc Việt Nam: Trong những giờ gọi là "Thảo Luận" tại Khối, có Quản Giáo "chủ trì", hay những ngày lên lớp" tại Hội Trường đông hàng ngàn người mà Giảng Viên là những Cán Bộ Chính Trị từ cấp cao ở xa tới, Nguyên Ngọc Trụ đã dõng dạc lên án cả Mỹ lẫn Cộng Sản: Mỹ lợi dụng xương máu Việt Nam và của cả nhân dân Mỹ để phục vụ quyền lợi phe nhóm. Còn chủ Thuyết Cộng Sản chỉ là hoang tưởng, đã lỗi thời không thuyết phục được người văn minh. Giữa 2 cái họa, không thể đương đầu cùng một lúc, anh đành tạm chọn cái họa nhẹ là Mỹ để đương đầu với cái họa lớn là Cộng Sản, mặc dầu anh phản dối sự hiện diện của Quân Đội Mỹ tại Việt Nam. Súng Mỹ, súng Nga, hay súng Tầu đều là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

- Người dân trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa giống con ngựa bị bịt mắt: Trước hàng ngàn người trong hội trường T1, dĩ nhiên trước mặt cả bầy Cán Bộ các cấp, anh Trụ kể dụ ngôn về một con ngựa.
…Con ngựa phóng trên đồng cỏ, dưới chân nó là một thảm cỏ xanh mịn như nhung, nó không biết phía trước là một vực thẳm đang chờ sẵn, và con ngựa đã lao đầu xuống vực sâu vì mắt đã bị bịt. Người dân Xã Hội Chủ Nghĩa chính là những con ngựa đó.


-Chuyện mới nhất kể về ngày đầu biệt giam:

Cuối tháng 3/2008, tôi may mắn tìm liên lạc được với 1 người ở chung một khối và thân với anh Trụ, tên là T.T.T. hiện ở Mỹ. Anh xác nhận những gì tôi nghe được về anh Trụ đều đúng, nhưng vẫn còn ít so với sự thực về anh Trụ. Theo anh T.T.T. kể lại, không lâu sau khi 2 người trốn trại bị bắt, thì có một buổi tập trung toàn trại T1 tại Hội Trường, anh TTT. ngồi bên cạnh anh Trụ, chủ tọa buổi nói chuyện là một "đoàn cán bộ cấp cao" cầm đầu bởi 1 Trung Tá. Khi viên Tr. Tá nói là có một người cầm đầu tổ chức phản động…, thì anh Trụ đã đứng lên nói với tên Tr. Tá: "Tôi biết người mà ông định nói là ai, là tôi chứ gì? Tôi không cầm đầu ai cả, tôi chỉ bày tỏ chính kiến, tôi không thích chế độ Cộng Sản, ông có muốn nói chuyện với tôi về Lý Thuyết Cộng Sản không?". Cả hội trường 1000 người im phăng phắc. Cả đám lý thuyết gia CS khựng lại trước sự quyết liệt kiên cường của một kẻ sĩ anh hùng. Sau một thoáng lúng túng, viên Trung Tá nói sẽ nói chuyện với anh sau rồi bảo anh ngồi xuống. Anh TTT. cũng nói thêm là trước hôm có buổi tập trung tại hội trường, anh Trụ đã nhờ anh chuyển lời trối trăn đến gia đình nếu có thể.

Ngoài những điều nghe về anh Trụ mà tôi đã phối kiểm, tôi cũng đã chứng kiến 5 tháng cuối đời của anh, tận mắt tôi đã chứng kiến bọn giết người hèn hạ đã trơ trẽn dựng lên một trò hề thật lố bịch gọi là Tòa Án để sát hại anh, và chính anh T.T.T. là 1 trong những người đã chôn anh Trụ tại khu An Dưỡng Biên Hòa cũ (không phải tại Trảng Lớn Tây Ninh như có người đã viết mà tôi không nhớ là ai).
...
...

hình ảnh hiếm hoi chụp lại được chúng (csVN) đã hành hạ quân dân cán chính VNCH như thế này đây (Vietthuc)
Vào một buổi tối giữa tháng 5/1976,một số tù Trảng Lớn bị chuyển đi xa đợt đầu tiên,và tôi có tên trong danh sách này. Khoảng 4 giờ chiều thì có một đoàn xe tới đậu giữa sân trại tôi là T3.Từng đoàn tù từ những trại lân cận bị dẫn đến và tống lên xe, sau đó mới đến tù T3, mỗi xe 40 người.Tôi đếm được tất cả 25 chiếc xe, và tôi được lệnh lên chiếc xe cuối cùng.

Trong xe, không kể 2 thằng vệ binh ngồi 2 bên ở cuối xe, tôi đếm kể cả tôi là 24 người, Non và Tỷ bị trói ngồi bên trong (bị tố cáo là 2 tên C.I.A hạng bét, biệt giam trước đó 1 tháng). Trời sắp tối thì có 1 chiếc xe con chạy tới đậu sát bên xe tôi, một người tay bị trói quặt đằng sau được lôi ra và tống lên xe tôi: Nguyễn Ngọc Trụ. Anh Trụ bị tống vào trong, cùng với Non và Tỷ. Lúc đi ngang chỗ tôi, lợi dụng bước chân anh chao đảo vì tay bị trói, tôi đứng lên vờ như đỡ cho anh khỏi bị ngã và nắm cánh tay anh bóp bóp, anh mỉm cười nhìn tôi rồi gật đầu chào mọi người. Một người nào đó nói vừa đủ nghe với anh Trụ "Xin anh đừng chết". Như vậy đoàn xe có 25 chiếc, chúng tôi ở xe thứ 25, và trong xe thêm anh Trụ nữa là 25 người. Xe bắt đầu chạy khi trời tối hẳn.

Lại một lần nữa Bác Đảng cho ôn lại bài "Lắt Léo Lươn Lẹo", xe lúc ngừng lúc chạy, mãi khoảng 2 giờ đêm thì chúng tôi được đổ xuống khu Trung Tâm An Dưỡng, Biên Hòa. Anh Trụ bị tống thẳng vào thùng sắt Connex ngay cổng trại. Non,Tỷ được cởi trói và đứng xếp hàng chung với mọi người. Chúng tôi 24 người cùng 40 người nữa bị chia ra và sáp nhập chung với anh em Cảnh Sát, đã ở đây từ trước, vào 3 đội Mộc, Rèn, Chăn Nuôi; tôi vào đội Mộc có cả nhà văn Nguyễn Hữu Nhật tức thi sĩ Động Đình Hồ.

Khu An Dưỡng gồm nhiều trại, mỗi trại khoảng 1000 người và được gọi là T1, T2, T3,…Tôi không nhớ trại tôi ở là T mấy, nhưng chắc chắn một điều là chiếc connex đựng anh Trụ nằm ngay sát cổng trại tôi ở, nơi lúc nào cũng có vệ binh đứng gác. Ngay từ cổng là một con đường khá lớn sát hàng rào bên trái, kéo dài thẳng tắp suốt bề ngang trại. Từ cổng theo con đường này đi vào, đầu tiên sẽ thấy bên phải là 2 dẫy nhà nằm song song nối tiếp nhau dọc theo hàng rào chiều dọc của trại, Quang và Vũ ở nhà đầu. Qua khỏi 2 dãy nhà là sân trại, cuối sân là 1 cái hội trường thật lớn bằng tôn (nghe nói là nhà ướp và mổ xác của Mỹ để lại), nơi sẽ là tòa án xử anh Trụ 5 tháng sau. Cứ tiếp tục theo con đường ngang, qua khỏi sân trại tới cuối hàng rào là dãy 4 căn nằm song song nhau, tôi ở nhà đầu tiên sát con đường, và bên kia con đường đối diện với nhà tôi ở là một dãy hơn chục cái cầu tiêu nổi dành cho cả trại.

Mỗi ngày cỡ 8 giờ sáng thì anh Trụ có khoảng 15-20 phút đi cầu tiêu. Trên đường đến khu cầu tiêu, anh phải đi ngang nhà có Quang và Vũ, băng qua chiều ngang sân trại tới nhà tôi ở thì quẹo vào khu cầu tiêu, trên tay cầm lon "gô" nước để làm vệ sinh, thường có 1 tên vệ binh cầm súng đi theo. Dáng anh đi trông thất thểu, nhưng nét mặt rất an nhiên, và đặc biệt miệng lúc nào cũng mỉm cười. Vào những ngày không lao động, anh em thường đứng dọc theo hiên nhà dõi nhìn theo anh. Có lần anh hướng về phía Quang và Vũ đang đứng trong đám anh em, nói "Thầy không hề buồn giận em, thầy biết bằng mọi cách họ sẽ giết thầy." Anh em vẫn thường xuyên tiếp tế cho anh bằng cách lén buộc sẵn một gói nhỏ đồ ăn vào cái cầu tiêu trong cùng, nơi được chỉ đinh dành riêng cho anh, mặc dầu trong khu cầu tiêu lúc ấy đã được bảo đảm hoàn toàn không có ai, dĩ nhiên anh phải ăn tại chỗ, chung quanh đầy cứt đái.

Đợt thăm nuôi đầu tiên trong đời tù bắt đầu gần những ngày cuối tháng 10/1976. Đội Mộc có 5 người, trong đó anh Nguyễn Hữu Nhật và tôi, được thăm vào ngày 29/11/1976 cũng là ngày cuối cùng của đợt thăm nuôi. Buổi tối ngày Thứ Bẫy cuối cùng của tháng 10/76, tôi cùng mấy người nữa được chỉ định đi theo 2 vệ binh đẩy nước ra Khu Thăm Nuôi, để đổ nước vào những cái lu đặt trong những lều thăm, cách trại khoảng 2km. Trên đường quay lại trại, có 4 người bộ đội đứng chờ. Chúng tôi được lệnh lôi từ trong một bụi rậm ra một chiếc quan tài bằng gỗ mộc, khiêng lên chiếc xe và đẩy tiếp. Đến gần trại thì bọn họ bảo chúng tôi ngừng lại,họ bắt chúng tôi dấu chiếc quan tài vào một bụi cỏ cao gần đó, và họ cấm không được nói cho ai biết. Chúng tôi thật hoang mang, và không biết chính chiếc quan tài đó sẽ dành cho anh Trụ ngày hôm sau.

Sáng hôm sau, tôi nhớ chắc chắn là ngày Chúa Nhật cuối cùng của tháng 10/1976, không thấy anh Trụ ra khu cầu tiêu như thường lệ, có lẽ họ cho anh đi cầu sớm hơn. Khoảng 7 giờ sáng thì các Nhà Trưởng được lệnh đi "giao ban". Cỡ gần tiếng sau thì anh Nhà Trưởng quay về tập họp cả nhà lại, thông báo về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Trụ, đọc tên những người được tham dự phiên tòa gồm Nhà Trưởng và các Tổ Trưởng Tổ Phó, lệnh trên cấm không được bàn tán, nhưng làm sao cấm được, và người ta đoán non đoán già về số phận người anh hùng,người thì bảo chỉ cảnh cáo, kẻ thì đoán mấy năm, cũng có người bảo phải vài chục năm… Tôi nghĩ tới chiếc quan tài dấu trong bụi rậm, và nói khẽ với một người bạn: Tử Hình.

Tự nhiên ruột gan tôi như có ai đang bóp nhào nháo cả lên. Trong một lúc, tôi thấy người và cảnh chung quanh như đang thấy một đoạn phim mà không có tôi trong đó. Tôi không có tên trong danh sách đi dự phiên tòa, nhưng tôi xin và được chấp thuận cho đi thay một người bị "Tào Tháo đuổi" (hình như là "Hùng Mặt Mâm", không thuộc đoàn tù từ Trảng Lớn). Những bạn tù từ những trại quanh vùng cũng bị điệu đến, chật kín cả hội trường.

CÔNG LÝ LÀ CÔNG LÝ, CÔNG LÝ LUÔN LUÔN THẮNG
Bên ngoài, chung quanh hội trường, là một hàng rào bộ đội súng cầm tay. Bên trong, mấy chục cái ghế nhỏ được xếp thành 2 hàng ở trên cùng, dành cho các lãnh đạo và cán bộ các trại.

Trên sân khấu có vài cái bàn dài kê liền nhau trải vải bên trên, sau bàn phía trên cao là hình Ông Thần Đói Hồ Chí Minh với lá đại kỳ Cờ Đỏ Sao Vàng trông thật lạnh lùng chết chóc. Mặt tiền sân khấu,ở trên cao là mấy hàng chữ đỏ nền vàng mà nổi bật nhất là mấy chữ "Tòa Án Quân Sự Khu 7", trên và dưới sân khấu cả 2 bên là những toán bộ đội võ trang đứng nghiêm chỉnh. Vành móng ngựa là 1 tấm "cover", đó là nửa cái ống cống bằng sắt, có khía, hình bán nguyệt, đường kính khoảng trên 1m50, của Mỹ để lại. Khi mọi người, mọi việc đã được ổn định đâu vào đấy, tất cả được lệnh đứng lên. Một tiếng hô nghiêm thật to, Thượng Úy Mão Chính Trị Viên Tiểu Đoàn cùng tên Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng ra tận cửa đứng nghiêm chào đoàn xử án và mời lên sân khấu.

Trên sân khấu, ngồi chính giữa bàn là 2 tên lớn nhất đều mang quân hàm Trung Tá, phái đoàn khá đông, cả chục tên, có đứa ngồi hàng ghế dưới sân khấu. Sau đó, anh Nguyễn Ngọc Trụ được dẫn ra, cởi trói, bị đứng vào trong tấm sắt tròn gọi là vành móng ngựa. Một cây đèn dầu được thắp lên, kèm theo một lời thuyết minh rất dõng dạc: Cây đèn này là tượng trưng cho ánh sáng công lý. Một tấm sắt "tàn dư Mỹ Ngụy" và một cây đèn tù mù để tượng trưng cho ánh sáng công lí cách mạng!!! Khắp cả Thế Giới, có sân khấu hề nào hí lộng hơn, ngu xuẩn hơn, khôi hài hơn cái sân khấu được tạo ra bởi "đỉnh cao trí tuệ loài người" như thế này?

Bản ly lịch đọc trước tòa, tôi chỉ còn nhớ một phần: Nguyễn Ngọc Trụ,Trung Úy, Cao Học Luật, Giáo Sư Chính Trị Trường Võ Bị Đà Lạt; tên cha là Nguyễn văn Thắng, Trung Tá Cảnh Sát, đang cải tạo ngoài Bắc; (mẹ và vợ: không nhớ); có vợ và 2 con. Sau vài thủ tục lấy lệ, tòa hỏi: Sau khi nghe giới thiệu Thành Phần Xử Án, tội phạm N.N.Trụ có cần thay đổi ai không?

– Thưa quí tòa, tôi nghĩ không cần thiết. Tòa hỏi tiếp, "N.N.Trụ, anh có phải là nhà trí thức không?". Anh Trụ ngắn gọn: Thưa quí tòa, đúng. Tiếp theo là những câu hỏi để gài tội, một cách vu vơ rất khờ khạo. Tên Trung Tá đóng vai Công Tố lôi cả ông bà cha mẹ ra để buộc tội "bị cáo". Những lời buộc tội, được đọc từ một tờ giấy viết sẵn mà cứ vấp váp vì đọc không thông, tới bây giờ vẫn còn tìm được trên những tờ báo trong nước như: tay sai đế quốc, phản động, nợ máu… Chủ yếu tên Công Tố tập trung vào tội: đã cử người trốn trại để đưa tàn quân quay lại giải thoát đồng bọn, đã xúi dục những "cải tạo viên" chống lại đường lối chính sách khoan hồng... Phiên tòa không có luật sư biện hộ, nhưng anh Trụ được phép phát biểu sau phần buộc tội.

Anh phủ nhận tất cả mọi lời cáo buộc, và dẫn giải rằng những người đang kết tội anh mới chính là kẻ có tội. Anh nói rất ngắn gọn, nhưng thật sắc bén. Một lần nữa, tại tòa, anh xác nhận anh chỉ muốn giảng giải Thuyết Cộng Sản cho chính những người gọi là Cộng Sản mà không biết gì về Lý Thuyết Cộng Sản. Đáp lại lời cáo buộc "không chịu cải tạo", anh nói: "Tôi rất muốn được "cải tạo", nên mới bày tỏ hết tư tưởng ra để cho cách mạng thấy mà cải tạo, đấy là tôi đã đáp ứng đúng yêu cầu "thành khẩn khai báo" của Cách Mạng, và tôi đã thành khẩn khai báo tư tưởng bằng chính những lời phát biểu thật thà của tôi. Thưa quí tòa, Công Lý là Công Lý, Công Lý luôn luôn thắng. Tôi tin vào Công Lý và chấp nhận mọi số phận cho niềm tin đó."

Sau mươi phút gọi là nghị án, chắc các quan tòa vào bên trong làm điếu thuốc lào hay nhấm nháp cái gì đó, vì với thời gian mươi phút làm sao vừa "nghị" vừa đánh máy xong bản án dài mấy trang, ông tòa Trung Tá cầm mấy tờ giấy đánh máy sẵn, đọc liền tù tì hàng trăm chữ "Chiếu" với "Xét Vì" rồi mới tới chữ "… Quyết Định: Tử Hình Tội Phạm Nguyễn Ngọc Trụ. Bản án phải được thi hành ngay sau khi phiên tòa bế mạc". Tới đây thì "ánh sáng công lý cách mạng" từ tù mù đã trở thành tối thui, vì chiếc đèn dầu đặt trên bàn đang bập bùng với cái bóng đèn đã bị muội khói ám đen nghịt.

Ngay khi 2 chữ "tử hình" vừa phán xong, một người trong đoàn xử án thổi tắt phụp "ngọn đèn công lí" đã bị ám khói đen thui, vừa lúc có 2 thằng vệ binh phóng tới anh Trụ, mỗi đứa một bên, chộp 2 cánh tay anh kéo giựt về sau và trói, tên thứ 3 tiến lên tay cầm một cái giẻ. Anh Trụ nói lớn "Xin đừng bịt mắt tôi.". Anh không vùng vẫy chống cự, nhưng anh cố ưỡn thẳng người lên, hướng về phía anh em và kịp nói to "Chào các anh em ở lại tôi đi." trước khi bị nhét giẻ vào mồm và bịt mắt dẫn đi.

Không kể những thủ tục rườm rà, phiên tòa chỉ diễn ra không đầy 1 giờ. Mọi người giải tán, cả ngàn người không một tiếng nói, chờ nhau ra khỏi hội trường. Đoàn tù im lặng cúi đầu lầm lũi bước,chỉ nghe tiếng những bước chân mộng du trên sỏi đỏ,và xen lẫn thỉnh thoảng có tiếng "chó cắn ma" tru lên lạc lõng "khẩn trương lên". Cả ngày hôm ấy không ai thiết ăn, dù có đồ ăn thăm nuôi chia sẻ với nhau. Thấm thía hơn bao giờ câu "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ."

Dù đã bị cũng như chứng kiến biết bao nhiêu thương đau mà Đảng và Cách Mạng đã gieo rắc, đôi khi tôi vẫn nghi ngờ tấm lòng…khát máu của loài ma cà-rồng. Suốt hơn 30 năm sau phiên tòa ấy, đôi khi tôi vẫn thầm mơ ngủ "Hay là bản án tử hình ấy chỉ làm giả để răn đe số đông, còn anh Trụ thì được đem đi giam nơi khác?", vì chính chúng tự biết anh Trụ không làm gì hết mà chỉ có "tội" nói thật lòng. Mãi cho tới khi tìm được anh T.T.T. vào cuối tháng 3/2008 (ở khác nhà nhưng cùng một trại với tôi trong Khu An Dưỡng Biên Hòa), tôi mới hoàn toàn hết nghi ngờ lòng dạ của cái đảng cướp của giết người kia, vì chính anh T.T.T. là người đào lỗ và chôn cái xác chi chít những lỗ đạn của anh Trụ. Xin đọc môt đoạn trong thơ của T.T.T. viết ngày 25-03-2008:

    Sáng sớm khoảng 3 giờ sáng, tổ của tôi, gồm toàn là cuộc trưởng cảnh sát lớn tuổi và chỉ có tôi là người trẻ của quân đội, bị kêu đi công tác khẩn; khi ra đến cổng trại thì có một toán bộ đội khoảng mười người đón nhận chúng tôi. Mươì người tù mà đến mười bộ đội đi kèm, chúng tôi linh cảm có điều gì ghê gớm sắp xảy ra. Đi khoảng 200 thước thì có tiếng lên đạn, tiếp theo là tiếng hô đứng lại, tình hình rất là căng thẳng; một người bộ đội đi vào lề đường và kêu chúng tôi vào lôi chiếc xe bốn bánh loại dùng để kéo (rờ-mọt), ở trên xe có cái hòm gổ.

    Đi khoảng 500 thước thì dừng một lần, và chúng tôi cũng không định hướng được là đi đâu; đến khoảng 5 giờ sáng thì nằm nghỉ ở ngoài một ụ đất cao quá đầu người. Đến sáng thì chúng tôi nhận ra được là đang nằm ở khu chống pháo kích của thiết giáp VNCH, gồm nhiều ô vuông với vách đất có chỗ cho thiết giáp ra vào. Đến gần trưa thì có một đoàn xe jeep băng qua trảng trống đi thẳng đến chỗ chúng tôi, đám bộ đội đi với chúng tôi lại lên đạn và nói là ngồi yên không được nhúc nhích. Tôi nhìn thấy một người cao lớn hơn những người khác bị trói và xô đẩy đi vào trong ô vuông phía sau vách đất, khoảng 10 phút sau thì chúng tôi nghe nhiều tràng AK và 2 tiếng súng ngắn một phút sau đó. Sau hai tiếng súng ngắn, chúng tôi được hộ tống vào trong ụ đất, và thấy cuốc xẻng đã có sẳn tại chỗ, anh Trụ nằm dưới chân cột chân bị trói và mắt bị bịt.

    Một tên Trung tá VC hỏi chúng tôi có ai là học trò anh Trụ không và nói "tên này ngoan cố đến cùng", chúng tôi lắc đầu không nói gì cả. Một tên Trung tá khác nói với chúng tôi "Các anh làm thủ tục của các anh đi", khi thấy chúng tôi không hiểu anh ta nói tiếp "Quỳ lạy và cầu nguyện đi", chúng tôi không ai nhúc nhích, hắn ta bèn nói tiếp "Chôn nó đi". Tôi cởi trói và tháo băng bịt mắt cho anh Trụ, trên người anh lỗ chỗ toàn vết đạn và máu ra không nhiều, da anh trắng bệt, gương mặt bình thản không có vẻ đau đớn gì nhiều. Chúng tôi chôn anh xong về láng mới nghe kể chuyện xãy ra tại toà. …Đó là những gì tôi có thể tường thuật cho anh được, còn về tâm sự thì không có gì đặc biệt, tuy nhiên tôi mong gặp gia đình anh Trụ để có thể nói ra những gì anh Trụ đã nói với tôi trước khi bị nhốt connex…..". (những "ô vuông với vách đất" trong thư của T. có lẽ là những "ụ thiết giáp").

Có nhiều người coi "Hồn Thiêng Sông Núi" như là một vị thần đầy phép tắc để khấn vái. Một cách giản dị, tôi chỉ hiểu Hồn Thiêng Sông Núi chính là Di Sản Văn Hóa, là Lịch Sử Dựng Nước và Giữ Nước bằng xương máu của Cha Ông mà bổn phận thế hệ đang thừa hưởng phải giữ gìn và phát triển, để bảo hộ cho những thế hệ tương lai tiếp nối. Trong y nghĩa đó, Tâm và Huyết của anh Trụ đã làm lên Hồn Thiêng Sông Núi, mà nhà ái quốc Phan Bội Châu gọi là "hồn thành thánh" và "phách hóa thần"
. Nguyễn Ngọc Trụ, một kẻ sĩ anh hùng, chính là Hồn Thiêng Sông Núi.



TÙ CỰU (XM520)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #179 - 13. Apr 2012 , 23:48
 
Nhân ngày 30-4
: Câu chuyện về 16 tấn vàng

...

Bùi Tín (VOA Blog) - Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ.

Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».

Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».

Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.

Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông, có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».

Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó.

Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.

Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.

Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.

Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.

Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».

Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì 90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.

Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.

Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.

Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người - tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.

Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính - Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại.

Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.

Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.

Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).

Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ nhục).

Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.

Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.

Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto, Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.

Bùi Tín

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/16-tan-vang-04-12-2012-147209025.htm...


*


Dân Làm Báo xin gửi đến 1 bài viết của Tác giả vào năm ngoái:


Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia


Cựu Tổng thống Tunisia Ben Ali và cưụ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đang bị truy tố và xét xử về nhiều tội, trong đó quan trọng nhất là tội “đàn áp, tàn sát công dân trong các cuộc biểu tình yêu nước”, và “biển thủ tài sản quốc gia, cắt từng mảng lớn ngân sách quốc gia cho đảng độc quyền và cho các quan chức của đảng”. Riêng về 2 tội này, mỗi người có thể bị ít nhất 20 năm tù giam, hoặc tù chung thân, tài sản riêng bị sung vào công quỹ, trả về cho nhân dân.

Các chế độ toàn trị, không cộng sản như Tunisia, Ai Cập, hay cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc, đều có những nét chung, đó là đàn áp công dân yêu nước và cắt xén ngân sách quốc gia quy mô lớn cho đảng độc quyền, để từ đó biến công quỹ thành tài sản riêng của các quan chức tham nhũng của đảng.

Về tội danh thứ hai, từ khi còn ở trong nước, tôi đã băn khoăn về hiện tượng cắt xén tài sản quốc gia để chuyển sang cho đảng độc quyền. Năm 1986, khi làm tuần báo Nhân dân Chủ nhật, tôi có yêu cầu đặt mua máy in 5 màu của Nhật Bản, phải dùng ngoại tệ, nên Ban Tài chính Quản trị Trung ương Đảng triệu tập tôi đến làm việc, hỏi cụ thể về chuyện này.

Ông Hoàng Quốc Thịnh, trưởng Ban, là ủy viên Trung ương Đảng, vốn là bộ trưởng Nội thương, cùng một vụ phó vụ tài chính của Ban, tiếp tôi trong phòng khách của Ban, tại tòa nhà của trường Albert Sarraut cũ, một dinh thự vào loại lớn ở Hà Nội.

Qua vài dịp tiếp xúc với Ban Tài chính Quản trị Trung ương Đảng, tôi dần dà hiểu rằng nó là một cơ quan kinh tế – tài chính kinh doanh công- thương nghiệp riêng của đảng, với rất nhiều bất động sản, biệt thự, nhà nghỉ, xí nghiệp, cửa hàng, công ty, bãi xe, đoàn xe, đội tàu biển, có cả cơ sở ngoại thương ở Quảng Châu (Trung Quốc) và Phnom Penh (Campuchia). Lúc ấy 2 công ty của Ban này là công ty An Phú và công ty Tây Hồ.

Gần đây một số bạn nhà báo trong nước cho biết Ban Tài chính Quản trị Trung ương Đảng nay đã phát triển rộng lớn, bế thế hơn trước gấp nhiều lần, đặc biệt là từ khi mở cửa, nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhận viện trợ và đầu tư lớn của quốc tế. Nó lớn hơn, bề thế hơn, có quyền lực lớn hơn trước, đi cùng với quốc nạn tham nhũng. Nó có cả hệ thống các ban tài chính quản trị của đảng thuộc các tỉnh – thành ủy, quận – huyện ủy. Trụ sở của đảng, các phòng họp trung ương đảng được xây dựng lại, trang bị lại to lớn, lộng lẫy khác hẳn trước. Cơ ngơi vật chất của các tỉnh ủy đều đàng hoàng, trụ sở tỉnh ủy, nhà ở, xe cộ, trang phục cho đến tiền lương, phụ cấp của bí thư tỉnh ủy thường cao hơn so với chủ tịch tỉnh.

Nay tôi mới được biết chỉ có Tổng bí thư, Uỷ viên thường trực Ban bí thư và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng là 3 nhân vật về nguyên tắc nhận được báo cáo riêng của Ban này. Chính phủ không có quyền gì với nó, Quốc hội cũng không ai nói đến, chất vấn gì, nhân dân càng không biết. Nó nắm cơ man nào là tiền, là của, là tài sản chìm nổi, và hoàn toàn ở ngoài vòng pháp luật. Đây là đặc trưng lớn nhất của một chế độ độc đảng, độc quyền đảng trị.

Những nhân vật làm tay trong của đảng để cắt từng mảng lớn ngân sách quốc gia, tiền đóng thuế của dân, tiền viện trợ, tiền quốc tế cho vay lãi thấp, tiền đầu tư của các nước… để chuyển sang ngân sách của đảng gồm có: Bộ trưởng tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế tài chính, Thủ tướng, Tổng bí thư Đảng CS. Họ tự cho mình cái quyền làm như thế, để phục vụ đảng, để còn tự chia chác, trong một chế độ mà nhóm chuyên gia Harvard, Hoa Kỳ, ở Việt Nam gọi là hệ thống phe nhóm cánh hẩu – Crony System.

Không có gì trớ trêu bằng những người từng tự vỗ ngực là vô sản, là lãnh tụ vô sản, là bênh vực giai cấp vô sản tại Việt Nam nay lại trở thành những triệu phú đôla, đại tư bản đỏ, chủ chứng khoán đỏ, vượt xa các đại điền chủ Nam bộ thời Pháp thuộc. Họ chia chác cho nhau rất tùy tiện, tự cho mình quyền hưởng thụ, tự nghĩ rằng đã hy sinh, cống hiến cho đất nước. Họ quên hẳn câu châm ngôn về đạo đức của mọi đảng viên: “Lo trước thiên hạ, sướng sau mọi người”. Hóa ra đây chỉ toàn là những lời đạo đức giả!

Trong việc truy tố và xét xử các cựu tổng thống Tunisia và Ai Cập về tội cắt xén từng mảng lớn ngân sách, bất động sản, tài nguyên quốc gia để làm của riêng của đảng cầm quyền, báo chí phương Tây gọi đây là những “cuộc chảy máu tài nguyên quốc gia” do các chế độ toàn trị gây nên, là những cuộc cướp bóc cực lớn và man rợ giữa thế giới văn minh.

Trong suốt 22 năm “Bắc thuộc” vừa qua, đất nước ta cũng gặp tai ương lớn như thế, có thể gọi là nạn chảy máu ròng, máu đỏ của toàn dân chảy vào cơ thể của đảng trọn quyền thao túng, theo phương châm “đảng lãnh đạo thường xuyên liên tục và tuyệt đối”. Nhân dân lao động, nông dân, công nhân, viên chức cần cù sống đồng lương ít ỏi, ba cọc ba đồng, con cái gầy còm, xanh xao trong khi các quan chức CS cấp cao tha hồ ăn chơi xả láng.

Từ thời xa xưa đã có những câu thơ về bức ảnh lãnh tụ bên các cháu nhi đồng:

Bác Hồ cùng với bác Tôn (Tôn Đức Thắng)
Cả 2 bác ấy đều thương nhi đồng
Hai bác má đỏ hồng hồng
Ngồi bên các cháu mặt xanh, cổ cò
Ngày nay lại càng khác xa.

Cháy máu ròng không cầm được là chết. Huống gì nước ta đang bị chảy máu ròng xuyên qua thế kỷ. Chênh lệch giàu nghèo đang mở rộng vô hạn độ. Người ăn không hết, kẻ lần không ra.

Người ăn không hết hầu hết là kém tài, đức hiếm, kẻ lần không ra là người lao động, viên chức cần mẫn lương thiện, ngay thật, có cả hàng triệu đảng viên thường không thế lực.

Không phải ngẫu nhiên mà các quan chức cấp cao nhất, từng dính đến vụ chảy máu ròng xuyên thế kỷ của quốc gia bất hạnh này đều được khen thưởng xứng đáng, lên cấp trong cuộc chia ghế vừa qua. Không phải ngẫu nhiên mà thủ tướng 2 khóa liền từng một thời là thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch Quốc hội mới từng là bộ trưởng tài chính rồi là phó thủ tướng thường trực đặc trách kinh tế – tài chính ; Phó thủ tướng mới là từ bộ trưởng tài chính mà lên, một ủy viên ban thường trực Quốc hội mới khóa XIII vừa rời chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước; rồi tổng kiểm toán Nhà nước, chủ tịch ủy ban giám sát tài chính của Quốc hội cũng từng là cán bộ cao cấp ngành Ngân hàng Nhà nước cả.

https://lh5.googleusercontent.com/QqEIlvWl8Xl9PVJIsMK00eIrFGovla9XiKxtsB3JcSihxs...

Nhiều xe triệu đô được nhập về VN trong những năm quaĐó là những nhân vật liên quan trực tiếp đến ngân sách, kho bạc, tiền, vàng, đôla của đất nước, liên quan sâu đến quốc nạn chảy máu tài sản quốc gia kéo dài xuyên thế kỷ.

Qua việc mà báo chí nước ngoài gọi là “cuộc thay ca kíp ở Hà Nội”, 2 loại nhân vật được trọng dụng nhất là ngành công an và ngành tài chính – ngân hàng như nói trên. Một đại tướng công an làm ủy viên thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, một trung tướng công an làm chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, một nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rồi thứ trưởng công an làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ. Trong khi đất nước cần những nhân tài kỹ trị, có trí tuệ và tâm huyết trong các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục và văn hóa ở những vị trí then chốt của quốc gia. Họ đâu cả rồi? Đây là nỗi đau chung của đất nước hiện nay.

Xin hỏi gần 500 đại biểu Quốc hội mới và đông đảo bà con cử tri nước ta suy nghĩ ra sao về hiện tượng rất không bình thường, lại có vẻ rất bình thường này của đất nước?

Blog Bùi Tín (VOA)
| 14.4.12
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #180 - 14. Apr 2012 , 08:05
 

30 Tháng 4


...

...


Trần Văn Giang


@net

* Để mãi mãi nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Ai vui? Ai buồn?

Ngày 30 tháng 4, ngày có "hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" như lời nhận xét của “cựu thủ tướng” cs Võ Văn Kiệt, “người” này cũng giống như một số “người” lãnh đạo csvn khác phải chờ đến mãi buổi xế chiều của cuộc đời thì bỗng dưng phải gió rồi trở giọng “phản động.” Phải chi mấy “người” này tỉnh táo một chút vào lúc đang còn quyền cao chức rộng thì đám dân đen cũng được nhờ (!) và đã nhiều sinh mạng không phải oan thác.
CS vẫn tiếp tục hân hoan vui mừng “nhiệt liệt” hợp ca cái điệp khúc "ngày chiến thắng huy hoàng", “là một (ngày) thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta." (sic) (Lời của Đại tướng gốc thợ may Văn Tiến Dũng).

Kỷ niệm chiến thắng, bắn pháo hoa “diễu binh” ăn mừng ngày 30/4, mà ngay bên lề đường còn nhiều đám dân đen xếp hàng kêu oan bị cướp mất đất, bà già run rẩy ăn xin, em bé bỏ học bán vé số… Ăn mừng ngày đánh “Mĩ cút ngụy nhào.” Oái oăm, ngày này cũng là ngày ăn mừng “đổi mới,” trải thảm đỏ mời đón Mỹ trở lại đầu tư vì “đảng ta” vừa mới định hướng kinh tế thị trường XHCN và cảm thấy “bị tư bản bóc lột” là chuyện “tiên tiến, tốt” phải làm trong giai đoạn phát triển kinh tế quốc gia. Ngày này cũng là ngày các lãnh tụ csvn vĩ đại kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” về xây dựng quê hương vì sau mấy chục năm chiến thắng vinh quang “đảng ta” vẫn chỉ giỏi ở cái mảng phá hoại và tham ô.

Đám chăn trâu, thợ thiến heo, ở đợ, cướp cạn, thất học… đi bộ từ trong rừng ra với áo không lành giầy không vớ “ăn mừng” vì bỗng nhiên một sớm một chiều trở thành tiến sĩ, đại gia, cán bộ cao cấp lèo lái “con thuyền không bến” Việt Nam đến vinh quang vô địch (?)
Ăn mừng vì “thép đã tôi thế đấy” đội ngũ cán bộ lãnh đạo (từ chính quyền trung ương đến cơ sở chính quyền địa phương) thành một lũ vô cảm, dửng dưng trước những đau khỗ quằn quại của đồng loại, coi thường dân, không dám nhận chịu trách nhiệm về những sai trái; Ăn mừng vui vì “tụi nó” cướp của người khác chứ không (chưa) cướp đến của nhà mình?!

Ngược lại, cũng có nhiều người ở cùng chiến tuyến với cs rất buồn vì đã tự “giác ngộ.” Họ nhìn ra là họ đã bỏ phí cả thời xuân xanh, tài sản để chạy theo cs rồi bây giờ sau mấy chục năm ròng mới nhận ra cái ngu xuẩn của mình và ngu xuẩn của chính sách cs; Mặc dù họ mới chợt “phản tỉnh” và tuyên bố “phản động” này nọ nhưng cũng chỉ làm cho có chuyện, làm để lấy tiếng ngu vì cô thế (người quốc gia còn bán tín bán nghi, không buồn để ý đến họ), sức đã mòn, chợ đã chiều… không thay đổi cái quái gì được nữa!

Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản…" Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs. Đám đông này trước đây rất ồn áo, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình.

Có những gia đình gồm nhiều thế hệ dù không bao giờ chấp nhận cs nhưng không tìm được lối thoát thân. Họ rất buồn vì phải đón chịu tất cả những trận đòn thù hận, tù đày, bao vây kinh tế… từ mafia cs.

Có trên 3 triệu người tị nạn ở hải ngoại rất buồn, nhìn về ngày 30/4 như một ngày quốc hận, một tháng Tư đen; một ngày đau đớn cay đắng nhiều nước mắt nhất trong suốt 4000 ngàn năm lịch sử dân tộc Việt.

Ai thắng? Ai thua?

Sau một cuộc chiến tranh thì phải có kẻ chiến thắng, người bại trận. Cứ theo luận điệu như csvn đang “ăn mừng” thì mọi người phải hiểu là “Mĩ và Ngụy đã thua?!” Mà có thiệt vậy không hà?

Hãy nhìn nước (“đế quốc”) Mỹ từ ngày 30/4/1975 cho đến hôm nay. Họ không có tỏ cái vẻ gì là một nước bại trận. Họ vẫn là một cường quốc mà các lãnh đạo csvn lần lượt thay phiên nhau xin đến thăm viếng (sau cấm vận!) Các chuyến thăm viếng của lãnh tụ csvn vẫn được báo lề phải cs tường trình như một niềm hãnh diện “Chủ tịch, Thủ tướng nước ta được Tổng thống Mĩ tiếp đón tại Nhà trắng, tại phòng Bầu dục, tại vườn Hồng…” Rõ ràng là các Tổng thống Clinton , Bush đã đến Việt Nam mà vẫn được dân chúng Việt Nam niềm nở háo hức tiếp đón… Họ không hề đến Việt Nam để ký giấy đầu hàng hay xin xỏ csvn bất cứ chuyện gì?!

“Ngụy” (một danh từ có nghĩa xấu mà cs đã gán cho tất cả người dân, chính quyền hay bất cứ sự kiện gì có dính dáng đến “đế quốc Mĩ!”) có thua thiệt không? Chiến tranh đã chấm dứt nhưng sự tranh đấu của “Ngụy” đâu đã thấy chấm dứt! Thực ra, sự tranh đấu của “Ngụy” mỗi ngày mỗi mạnh hơn; nhất là từ hải ngoại. Cờ vàng vẫn tung bay hiên ngang oai hùng trước công đường thế giới trong khi cờ đỏ cs phải lén lút đi vào cửa sau. Cơ hội “Ngụy quân, Ngụy quyền” trở lại Việt Nam (khi csvn bị giải thể) không còn là chuyện “không tưởng.” Người dân Việt Nam (nhất là dân miền Nam) đâu còn dấu diếm e dè gì khi họ cần tỏ thái độ là “thà sống với Mỹ làm ‘Ngụy’ như người Nhật, Đức, Nam hàn, Đài loan… vẫn còn hơn là ‘vinh quang’ cúi đầu dưới “4 cái tốt” và “16 chữ vàng” của kẻ tử thù truyền kiếp TQ. Chẳng thà sống lưu vong làm ‘Ngụy’ hơn là sống dưới cái nhà tù lớn CSVN lập ra.”

Cs một mặt kêu gọi "hòa giải và hòa hợp dân tộc" mà tại sao mặt khác, bao nhiêu năm trôi qua, vẫn gọi những người “phía bên kia chiến tuyến” là “ngụy quân, ngụy quyền?” Vẫn gọi Mỹ là “đế quốc tư bản” mà thích gởi con cháu họ sang Mỹ du học để được học… cách bóc lột của đế quốc tư bản?

Ôi cộng sản Việt Nam !!! Một sự nghịch lý lố bịch cuối cùng còn xót lại trên hành tinh này!

Ai giải phóng ai? Giải phóng cái gì?

Theo tự điển tiếng Việt, chữ “Giải phóng” có nghĩa là “Làm cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, bị chiếm đóng. Làm cho được tự do; thoát khỏi sự ràng buộc bất hợp lý.”

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam lại bị cưỡng chế nô dịch (đi tù, đi kinh tế mới, bị quản chế, bị cô lập, hoàn toàn mất tự do, mất quyền công dân…) Người dân miền Nam có cần được cs bắc Việt giải phóng họ hay không? Nếu gọi là “đã được giải phóng” thì đời sống của họ phải khá hơn, tốt đẹp hơn lúc chưa “được giải phóng.” Hãy nhìn, đọc những con số không biết nói dối. Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - rời Việt Nam năm 1981 sang định cư tại Úc năm 1982 là Giáo sư Đại học New South Wales (Úc) - đã trình bày một cách cụ thể kết quả (bằng số) trước và sau ngày “giải phóng” 30 tháng 4 năm 1975 như sau:
(Trích nguyên văn – tuy hơi dài nhưng đáng đọc; đáng đồng tiền bát gạo)
Tính từ ngày 30/4/1975 . Nhân dịp đọc một cuốn sách cũ, tôi thấy có vài thông tin về kinh tế của miền nam Việt Nam trước 1975 cũng có ý nghĩa so sánh nào đó ...

Về thu nhập bình quân, theo “số liệu kinh tế - GDP” bình quân, ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150 USD. Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan . Ba mươi sáu năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).

Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%. Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?

Hôm nọ, khi tôi viết rằng thời trước 1975, du học sinh Thái Lan sang đại học miền Nam học, còn bây giờ thì mình sang đó... du học. Chẳng có gì xấu hổ. Người ta giỏi hơn mình thì mình học người ta. Nhưng nói ra sự thật ấy làm tôi nao lòng và buồn về sử đổi đời. Có người từ miền Bắc hỏi tôi có bằng chứng gì giáo dục miền Nam tốt hơn bây giờ? Tôi nói chính tôi là sản phẩm của nền giáo dục thời trước 1975 đây. Còn hàng vạn "sản phẩm" của nền giáo dục trước 1975 đang ở nước ngoài và họ cũng thành danh, thành tài. Đó là một bằng chứng của nền giáo dục trước kia.

Về trình độ của giới cầm quyền, 36 năm sau nước (CHXHCN) ta đã có 50% bộ trưởng có văn bằng tiến sĩ [http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-08-08-trinh-do-hoc-van-bo-truong-]. Thời trước 1975, tôi không có con số chính xác, nhưng chỉ nhớ số bộ trưởng có bằng tiến sĩ chỉ đếm đầu ngón tay. Ngay cả ông Hoàng Đức Nhã với bằng thạc sĩ (MS degree) nhưng được giới báo chí và công chúng nể lắm rồi. Nhưng theo Giáo sư Đặng Phong thì tuy họ học không cao, nhưng trình độ thật thì cao và đáng nể: “Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm ... Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc (checks), các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.”

Ngày xưa (thời VNCH) cũng có tham nhũng, nhưng hình như bản chất hơi khác với thời nay. Ngày xưa, giới quan chức VNCH tham nhũng chủ yếu là ăn chận tiền tài trợ của Mĩ. Thật ra, tham nhũng của VNCH là có lợi cho “cách mạng,” vì lợi dụng đó mà du kích mới có tiếp viện! Tham nhũng thời VNCH theo Gs Đặng Phong là “một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.” Còn ngày nay, cứ như báo chí phản ảnh thì quan chức ăn chận tiền của… dân. Họ cũng ăn chận (hay ăn cắp?) tài nguyên đất nước. Hình thức tham nhũng nào cũng nguy hiểm, nhưng ăn chận tiền dân và tài nguyên quốc gia thì đúng là nguy hiểm và […]. Giáo sư Đặng Phong nói: “Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn.”

Ngày 30/4 thường được nhắc đến như là một “ngày chiến thắng,” “ngày giải phóng miền Nam." Đứng trên quan điểm kẻ thắng người thua, thì chắc cũng có lí do để gọi đó là ngày chiến thắng. Nhưng thử hỏi với cả 4 triệu (?) người phải bỏ mạng trong cuộc chiến đó, cộng thêm hàng trăm ngàn bỏ mạng trên biển, và 3 triệu người lưu vong, thì chiến thắng đó có vẻ vang không? Chẳng lẽ ăn mừng chiến thắng trên xác người? Còn giải phóng thì có nghĩa là giải phóng từ nô lệ, gông cùm của bọn đế quốc, nhưng trong thực tế ngày xưa đâu có nô lệ, và bọn đế quốc Mĩ cũng đâu có gông cùm gì; chúng vẫn phát triển giáo dục tốt, hệ thống y tế tốt, kinh tế gia đình khá no ấm, học trò lễ phép, báo chí nói khá thoải mái (diễu cợt ông Thiệu, ông Kỳ liên miên). Do đó, hai chữ “giải phóng” e rằng không thích hợp với thực tế của những con số vừa trình bày.

(nguồn Nguyễn Văn Tuấn Blog)
(hết trích)
Như đã trình bày hơi dài dòng, “giải phóng” là thay đổi cái (chế độ chính trị) cũ bằng một cái khác tốt đẹp hơn. Ai cũng biết nhạc sĩ thân cộng Trịnh Công Sơn, sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi “anh em văn nghệ sĩ và học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam” như sau:
(Tôi xin ghi lại nguyên văn từ tài liệu audio của “youTube”)
Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=KSnXiyymlKk&feature=related

“Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động được gặp và nói chuyện với tất cả anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này (!). Hôm nay (ngày 30 tháng 4 năm 1975) là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày mà chúng ta đã ‘giải phóng’ hoàn toàn đất nước Việt Nam; cũng như những mơ ước của các bạn (?) bấy lâu về sự độc lập, tự do và thống nhất… Hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả… Chúng tôi đang ở đài phát thanh Sàigòn… Tôi xin hát lại cái bài ‘Nối vòng tay lớn…’ Hôm nay thật sự’ cái vòng tay lớn’ đã được nối kết… Rừng núi dang tay nối lại biển xa… ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà..”(sic)

Cũng “cái ngày hôm nay,” ai đã từng nghe bài “Em còn nhớ hay em đã quên” của con vẹt TCS thì chắc phải nhớ câu hát “Em ra đi nơi này vẫn thế.” Trịnh Công Sơn viết:
“Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ”

Hay nhỉ? “Nơi này vẫn thế”là thế nào? Tại sao lại có sự mù lòa lạ lùng như vậy? Chuyện “Lá vẫn xanh” là chuyện dễ hiểu, tất nhiên. Bạo quyền và chủ nghĩa cs đâu có tài thánh nào đổi mầu lá cây từ xanh sang đỏ được? “Nơi này vẫn thế”là thế nào? Chỉ một thời gian ngắn sau khi lên đài phát thanh Sàigòn “kêu gàovà hót” “rừng núi dang tay nối lại biển xa…” để “mừng ngày chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước” thì Trịnh Công Sơn đã phải trở ra sống ở Huế và “tham gia” vào những chuyến lao động trồng khoai sắn trên những cánh đồng còn đầy rẫy mìn ở Cồn Thiên, gần vĩ tuyến 17 chứ đâu có còn được các tướng tá của chính phủ Sàigòn che chở cho sống ung dung và tự do đi hát nhạc phản chiến ở Sàigòn…

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nếu toàn dân miền Nam được sống một cuộc sống “vẫn thế” thì đâu có hàng triệu người dân Việt phải liều mạng vượt biên vượt biển đi tị nạn ở nước ngoài (Ậy! Đến ngay cả cô “Em” nào đó của TCS cũng phải “ra đi” một cách “phản động.”) Người ở lại đã và đang sống một cuộc sống thê thảm nhất trong lịch sử dân tộc chứ đâu có cái chuyện “Nơi này vẫn thế?” Thật là chuyện trơ trẽn! Ốt dột!

Anh là ai? Ai là anh?

Trong chiến tranh, anh (cs) tự cho anh là anh hùng vì anh có can đảm ném lựu đạn, gài bom plastic, pháo kích vào chỗ đông dân lành tự nhiên như “người Hà lội.” Anh tự hào là anh rất giỏi về môn phá hoại cầu cống, đắp mô đường xá. Anh tự hào có can đảm cầm súng bắn, ám sát, thủ tiêu, thảm sát hàng trăm hàng nghìn người không có cái gì để tự vệ Anh vẫn cho anh là anh hùng là vô địch vì anh đã đứng lên, đã thành công trong việc giải phóng dân tộc trong khi các nước láng giềng của anh không cần có lãnh tụ kiệt xuất như HCM và cũng chẳng cần một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vinh quang như của anh mà dân họ vẫn độc lập ấm no tự do hơn dân tộc anh!…

Sau chiến tranh anh (cs) chứng tỏ anh là một thằng hèn nhất lịch sử. Anh đem đất liền và đảo của tiền nhân dâng nhượng cho TQ rồi anh bảo đó là chuyện nhỏ. Anh không dám phản kháng và anh cũng cấm dân của anh biểu tình lên tiếng bày tỏ phản kháng khi TQ chiếm đất lấn biển. Anh làm ngơ khi dân anh bị TQ tàn sát ở ngoài biền, ở biên giới. Anh làm ngơ đế các đối tác TQ đánh đập dân anh ngay ở quanh các vùng nội địa mà anh cho phép họ khai thác tài nguyên quốc gia. Anh rất hèn khi anh cưỡng bức tài sản, đất đai của dân nghèo. Anh rất hèn hạ bịt mồm, đánh xập các tiếng nói oan ức chính đáng của dân.
Chẳng sớm thì muộn, anh sẽ đền tội với dân… Chân lý đó chỉ là vấn đề thời gian. Anh cũng biết thừa là cái bánh xe thời cuộc sẽ phải lăn theo chiều hướng không còn thuận lợi cho chính sách cướp bóc sát nhân của anh… Cho nên trong lúc này, khi còn nắm chút quyền hành, anh cố vơ vét tham nhũng càng nhiều càng tốt và anh dự định xây sẵn một cái ống cống để anh có cơ hội chui, vượt thoát…

Tương lai của các anh có lẽ cũng chẳng sáng sủa gì hơn kết cuộc của con chuột Gaddafi.

Chờ xem…

Trần Văn Giang
Tháng 4/2012

_______
Phụ chú:
Xin mời quý vị đọc thêm hai bài thơ được tôi ghi lại từ một “phản hồi” (reply) trên trang mạng “Đàn Chim Việt:”
Ngoài Bắc có một anh điên điên khùng khùng đi đến đền Kiếp Bạc (đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) xướng bài thơ ngạo mạn như sau:
Bác anh hùng tôi cũng anh hùng
Tôi, Bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có linh thiêng "đù" một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công.

Bài thơ trên được lưu truyền đến tai một cô gái giang hồ. Cô ta ôm mặt khóc ròng ròng; than thở là đã bất hạnh không được sinh cùng thời với tác giả bài thơ trên. Lời than của cô nàng được thi sĩ dân gian ghi lại như sau:
Bác tôi, tôi bác cũng là người
Mà đã là người “cũng thế thôi!”
Tôi, GÁI GIANG HỒ, vang khắp nước
Bác, TRAI TỨ CHIẾN, cộm muôn nơi
Bác đưa cầy cáo lên bàn độc
Tôi dắt nai tơ đến... chợ trời
Ví thử chúng mình cùng thế hệ
Đẹp duyên Rồng Phượng Bác và Tôi.

TVG
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #181 - 14. Apr 2012 , 16:56
 
Tháng Tư lại về - mời đọc  Thơ  của Mẹ Nấm  và bài viết của  Nguyễn Thu Trâm ( trong nước )


TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH



THÁNG TƯ VỀ

Mẹ Nấm


Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Ôi Tháng Tư. Tháng ly tán của cả một dân tộc. Bao năm rồi thịt có liền da? Cây cầu xưa nay đã nối đôi bờ. Trong ký ức vẫn không hề hàn gắn... Tháng Tư. Triệu người ăn mừng chiến thắng. Triệu người vẫn nặng lòng với những chuyến đi...



Ngày còn thơ…
tháng Tư
rợp trời sắc đỏ,
cờ hoa và biểu ngữ chào mừng.


Những bài học lịch sử
viết về chiến thắng vẻ vang
giải phóng dân tộc
thống nhất đất nước...
...Vui sướng và tự hào..
bởi.. con trẻ
cùng..
Chiếc khăn quàng đỏ xiết chặt tuổi niên thiếu,
làm sao thấy được mất mát của chiến tranh?
Những tháng thơ ngày dại
quay cuồng trong cơn lũ giáo điều
cuốn trôi sự thật...


Ngày xanh trôi qua,
bỏ lại sau lưng mùa thu tháng Tám.
Tháng Tư bây giờ
không chỉ sắc cờ tươi đỏ..
Có màu xám của ký ức những người thân quen,
Có thao thức về một vùng cao nguyên bỏ lại
Người đi xa trăn trở một quê hương...


Tháng Tư,
không còn là niềm vui thơ dại,
được nghỉ học cùng những chuyến chơi xa...


Tháng Tư,
Có máu của những người da vàng mũi tẹt
nằm xuống chính bởi đồng bào mình…





Tháng Tư...
Có nỗi buồn của kẻ đi xa,
những ký ức hãi hùng không bao giờ phai nhạt,
Giọt nước mắt sau nhiều năm cô đọng,
Nuốt vào tim,
uất nghẹn hai tiếng...
Quê Hương!


Ôi Tháng Tư,
Tháng ly tán của cả một dân tộc.
Bao năm rồi thịt có liền da?
Cây cầu xưa nay đã nối đôi bờ
Trong ký ức vẫn không hề hàn gắn.
Tháng Tư,
Triệu người ăn mừng chiến thắng…
Triệu người vẫn nặng lòng với những chuyến đi..





Dân tộc này
đi qua bao tháng Tư
đỏ lửa,
đỏ ứa tim,
đỏ bật óc,
đỏ nát thịt,
đỏ xé da...
Vẫn chưa tìm ra sự kết nối đôi miền
và sự thật về một tháng Tư chia cắt,
vẫn bị chôn vùi bởi lịch sử được lãnh lương...


Tháng Tư... một ngày đầy nắng..
Nghĩ về đất nước hình chữ S liền một cõi,
Nghĩ về những người đi qua cuộc chiến
..từ hai phía..
Không chỉ là niềm vui, nước mắt, nỗi buồn…
..còn có cả sự hòa bình trong tâm tưởng..


Liệu có quá xa vời?
Khi sự thật mãi chưa được gọi tên???





Mẹ Nấm


VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN:
GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI?


Nguyễn Thu Trâm (2012)

Kính thưa quý vị,


Một tháng Tư nữa lại về!


Sài gòn, Hà Nội và khắp các đô thị ngoài Bắc trong Nam đang giăng đầy cờ xí, băng rôn, khẩu hiệu ca ngợi “bác” ca ngợi “đảng” ca ngợi “thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh thần thánh, đánh cho Mỹ cút, dánh cho Ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất nước nhà, giang sơn thu về một mối”. Nhưng thực tế có phải như vậy không?
Dẫu không nói ra, nhưng trong tâm thức của mọi người dân Việt từ bờ nam sông Bến Hải cho đến nơi tận cùng của vùng đất Mũi Cà Mau ai ai cũng đều thấy rằng đã 37 năm rồi đất nước Việt Nam đắm chìm trong tăm tối, dân tộc Việt Nam bị đọa đày trong cảnh thê lương, người dân Việt vốn quật cường, vốn bất khuất trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ấy vậy mà chỉ trong vòng 37 năm đó đã biến thành một dân tộc nhu nhược, đớn hèn bởi chính sách cai trị sắt máu của chế độ độc tài đảng trị đương quyền.



Bánh mì nóng hổi Sài gòn năm xưa:
Còn nhớ, vào những năm cuối của thập kỷ 60s và những năm đầu của thập kỷ 70s của thế kỷ trước, dẫu cộng quân Bắc Việt vẫn tăng cường các cuộc khủng bố bằng bom mìn bằng đạn pháo vào các đô thị của Miền Nam, dẫu Việt cộng vẫn cứ phá đường, phá cầu hay vẫn tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các làng mạc ven đô, nhưng đời sống của đồng bào Nam Việt thuở đó vẫn là một mơ ước của người dân ở các nước láng giềng. Nam Kỳ Lục Tỉnh dầu mỗi năm chỉ canh tác một vụ lúa thôi, nhưng cũng đủ cho cả Miền Nam được trù phú và ngoại trừ cảnh máu đổ đầu rơi do những cuộc khủng bố, pháo kích của cộng sản, thì còn lại, người dân vẫn quanh năm được sống trong an lạc và sung túc. Những từ ngữ đói nghèo dường như chỉ nghe thấy trong truyện cổ tích mà thôi.







Thế rồi vào tháng Tư năm 1975, với chiêu bài gải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, “bác và đảng” đã xua quân vào xâm chiếm Miền Nam và đã biến hàng chục triệu người dân vô tội trở thành nạn nhân của cuộc “chiến tranh thần thánh” đó! Từ Quảng Trị, Đồng Hà cho đến các tỉnh thuộc Miền Cao Nguyên Trung Phần hàng chục triệu đồng bào bỏ cửa bỏ nhà đi lánh nạn cộng sản, và trên đường lánh nạn đó, hàng triệu người đã vong mạng vì bom mìn vì đại pháo của Nga Sô của Trung cộng mà “bác và đảng” đã du nhập về để “giải phóng  Miền Nam”.


Nhưng đã hết đâu! Sau ngày 30 tháng  4 năm 1975, để trả thù những Sỹ quan, Hạ sỹ quan, và các chính khách trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, “đảng và bác” đã bắt bớ 1040.000 “ngụy quân ngụy quyền”, đưa đi giam cầm, đày đọa tại các trại tù được xây dựng ở những chốn rừng thiêng nước độc mà “bác và đảng” gọi là “Trại cải tạo” để rồi 95.000 người đã chết, chết một cách tức tửi vì bị tra tấn nhục hình, vì đói khát, và vì bệnh tật.


Nhưng đã hết đâu! Từ năm 1975 cho đến 1987, “đảng và bác” cũng đã kết án tử hình, và hành quyết 100.500 người vì các tội “phản động” và “bóc lột nhân dân” bởi những người đó là chủ sở hữu của một số nhà máy xí nghiệp, hay một số cơ sở kỹ nghệ và thương mại ở Miền Nam để làm cho Miền Nam được dân giàu nước mạnh.


Nhưng đã hết đâu! Công cuộc “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của bác và đảng” đã khiến hơn 3.000.000 người Việt nam, mà không ít là nhân sỹ trí thức phải vượt ngàn trùng sóng gió của đại dương để đi tìm tự do, và ít nhất là 1.500.000 người đã chết do bị “các anh bộ đội cụ Hồ” bắn chết vì tội “phản quốc” hoặc vì bão tố hay vi rơi vào tay hải tặc. Một tư liệu đáng tin cậy của các tổ chức nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thống kê rằng  chỉ từ “giải phóng miền Nam” “bác và đảng” đã trực tiếp và gián tiếp sát hại 1.750.000 người kể cả người già và trẻ em, khi trong tay họ không có một tấc sắt! Phải chăng đây là “Giải Phóng Dân Tộc” theo kiểu Hồ Chí Minh? Một kiểu “giải phóng” con người ra khỏi sự tự do, dân chủ, nhân quyền, “giải phóng” đời sống con người ra khỏi sự văn minh trù phú và thịnh vượng, để đưa con người trở lại đời sống nô lệ, áp bức, bất công mông muội, ngu dốt và đói nghèo!


Chắc chắn rằng không phải chỉ có người dân Việt Nam, mà cả loài người trên thế giới này chẳng ai cần đến cái kiểu “giải phóng” đó của Hồ Chí Minh và cũng chẳng ai mong muốn “thống nhất nước nhà” theo kiểu của cộng sản để rồi sau “cuộc chiến tranh thần thánh để giải phóng quê hương” là một đất nước ly loạn, một quê hương hoang tàn đổ nát với số lượng nhà tù nhiều hơn trường học. Nhà chứa, nhà thổ nhiều hơn chùa chiềng, miếu mạo, thánh đường và đĩ điếm ma cô giang hồ thảo khấu nhiều gấp bội phần lương dân.


Trong tháng Tư này, trên khắp đất nước, nơi nào cũng cờ xí, cũng băng rôn, khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng….” nhưng thực tế có như vậy không, hay lòng người vẫn ly loạn, vẫn uất hận, vẫn căm hờn?


Giải phóng gì? Sao 37 năm rồi, từng đoàn dân Việt vẫn lần lượt bỏ nước ra đi?


Giải phóng gì? Sao người dân tôi vẫn bị bưng tai, bịt mắt, sao người yêu nước vẫn bị lao lý tù đày?


Giải phóng gì? Sao giới trí thức từ sinh viên học sinh cho đến các nhà khoa học đều bị bao cấp cả lối tư duy cả cách suy nghĩ và hành động, để chỉ biết cúi đầu?


Giải phóng gì? Sao mỗi năm hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt phải đi làm dâu xa xứ để mong cho cha mẹ không phải đói nghèo, cho anh em không còn mù chữ?


Giải phóng gì? Sao 37 năm rồi mà hàng triệu trẻ em Việt nam vẫn còn thất học, lang thang không cửa không nhà? Sao hàng trăm ngàn cụ già và thiếu phụ vẫn phải sống kiếp ăn xin?


Giải phóng gì? Sao mỗi ngày dễ có đến hàng ngàn dân oan tập trung trước các cơ quan công quyền để khiếu kiện, bởi nhà cửa ruộng vườn họ vẫn bị cường hào cưỡng chiếm, bởi đền chùa vẫn bị trưng thu làm kho hợp tác, bởi tu viện thánh đường vẫn bị trấn cướp để biến thành chốn ăn chơi, hoan lạc cho các “đầy tớ nhân dân”?


Giải phóng gì? Sao vẫn “còng” làm cho “thẳng lưng” ăn, để đến nỗi từ công nhân viên chức, đến sinh viên học sinh đều phải kiêm luôn nghề bán trôn nuôi miệng? Nhưng đã hết đâu? Hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt Nam, kể cả trẻ em vị thành niên phải đi ra nước ngoài để bán trôn để vừa nuôi thân, vừa nuôi cha mẹ anh chị em ở quê nhà, và sau nhiều đêm bị dập vùi thân xác, rồi dành dụm gửi được cho mẹ ở quê nhà một chút tiền còm, mà vẫn rất tự tin rằng “Chắc Má Tao Mừng Lắm!”. “Giải Phóng Dân Tộc” kiểu Hồ Chí Minh là thế này chăng?






Giải phóng gì? Sao Linh Mục Nguyễn Văn Lý lại bị bịt miệng giữa phiên tòa, rồi lại bị tống giam vào tù ngục ngay cả khi Ngài thọ bệnh nan y?


Giải phóng gì? Sao điếu cày bị bắt giam cầm tra tấn đến mất cả tay, chỉ vì lòng yêu nước mà lên tiếng phản kháng giặc ngoại xâm?


Vào năm 1925, khi đang làm cái bang trên đất Pháp, Hồ Chí Minh viết Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation française) mà sao thực dân pháp không bắt giam? Vậy ngày nay, nhiều người Việt đang sống trên đất Việt, chỉ viết nhật ký cá nhân, nhưng chưa ai viết Bản án chế độ cộng sản Việt nam mà sao “bác và đảng” đã tống giam họ vào ngục?


Giải phóng gì? Sao lại giam cầm Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chỉ vì các bạn trẻ yêu nước đó ra tay bảo vệ quyền lợi của người lao động thấp cổ bé họng? Sao lại tiếp tục hành hạ họ trong tù bằng cách giam chung họ với nhưng người mắc bệnh SIDA? “Giải Phóng Dân Tộc” kiểu Hồ Chí Minh là như thế chăng?


Giải phóng gì? Sao Phạm Thanh Nghiên lại bị bắt bớ giam cầm chỉ vì lên tiếng khẳng định chủ quyền biển đảo trước sự xâm chiếm của giặc Tàu và bảo vệ ngư dân trước hành vi cướp giết của chúng?


Giải phóng gì? Sao nhạc sỹ Nguyễn Hữu Cầu bị kết án chung thân chỉ vì dám vạch mặt chỉ tên những con sâu mọt đỏ chuyên đục khoét máu mủ của nhân dân? Sao nhạc sỹ Việt Khang cũng bị bắt giam chỉ vì dám sáng tác những ca khúc nói lên lòng yêu nước thương nòi?



Giải phóng gì? Sao Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ lại bị kết án đến 7 năm tù chỉ vì dám lên tiếng ngăn cản chính phủ dâng bán đất Tây Nguyên cho Hán tặc đến khai thác Bauxite, để lại hiểm họa bùn đỏ khó lường cho cư dân và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia khi hàng trăm ngàn binh lính Trung cộng đến Tây nguyên trong vai những công nhân khai thác Bauxite?



Giải phóng gì? Sao dân nữ Hồ Thị Bích Khương, Mục sư Nguyễn Trung Tôn cùng bị kết án tù chỉ vì dám giúp đở những người dân oan, thấp cổ bé họng đi khiếu kiện? Sao lại bắt người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng đi “phục hồi nhân phẩm” chỉ vì Minh Hằng dám tham gia biểu tình chống quân xâm lược bắc phương? Vì yêu nước là mất nhân phẩm, là cần phải được phục hồi chăng? Hay ngược lại, cả bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt nam, cả 3 triệu đảng viên đảng cộng sản phải cần được phục hồi nhân phẩm, vì khi tham gia vào đảng cộng sản để mang đau thương tang tóc đến cho quê hương, để nhượng bán đất đai của tổ quốc cho Hán tặc thì quý vị đã mất hết nhân phẩm, đã không còn tư cách để làm người Việt nữa rồi!



Giải phóng gì? Sao công an lại trở thành thanh gươm bảo vệ chế độ, để muốn cát cổ bao nhiêu người dân lành vô tội và cắt khi nào cũng được? Để rồi nhiều chức sắc tôn giáo phải bị kết án đến chung thân hoặc tử hình, để một Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang phải chịu án tù 10 năm rồi bị quản thúc suốt đời và một Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ lại bị tù không án vĩnh viễn tại gia sau cái án tù chung thân sau ngày "giải phóng" đó?



Và còn quá nhiều nữa những tội ác mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã mang đến cho quê hương đất nước, cho dân tộc Việt Nam qua chiêu bài “giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc” mà trong phạm vi một bài tâm bút, người viết không thể nào nêu ra hết nơi đây. Chỉ mong rằng 96 triệu đồng bào Việt Nam nhận thức ra rằng những cờ xí đang giăng đầy đất nước trong tháng Tư này đã từng nhuộm đẩm máu của người Việt mà chính Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã tàn sát vì tham vọng quyền lực của cá nhân và giai cấp. Chỉ mong rằng 96 triệu đồng bào Việt Nam nhận thức được rằng những băng rôn, những biểu ngữ đang giăng khắp nơi trên đất nước, trong tháng Tư này là những lời lên án tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã tàn sát hàng triệu, hàng triệu con dân Đất Việt cũng qua chiêu bài “giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc”.



Đã quá đủ rồi những tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam sau gần một thế kỷ cai trị đất nước và sau tròn 37 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Hãy chấm dứt mọi trò lừa bịp nhân dân với đủ loại xão ngôn hoa mỹ. Hãy mạnh dạn công bố với toàn dân Việt nam rằng tháng Tư là tháng Tư đen của toàn dân tộc, và ngày 30 tháng tư là ngày quốc nhục của Việt Nam, bới đó là thời điểm mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam chính thức đưa đất nước Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, và là thời điểm mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam biến Nước Việt nam thành một nhà tù lớn và mỗi người dân Việt là một tù nhân trong cái nhà tù lớn đó, và 30 tháng Tư năm 1975 cũng là thời điểm mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đưa cả dân tộc Việt Nam trở lại thời kỳ mông muội buổi hồng hoang.



Hãy chấm dứt mọi luận điệu xảo ngôn để lừa bịp dân tộc.
Hãy trả lại quyền sống quyền làm người cho dân tộc Việt nam.
Hãy trả lại đất nước Việt Nam cho dân tộc Việt Nam, bởi đó không phải là tài sản riêng tư của Hồ Chí Minh hay của đảng cộng sản.
[size=18][/size]
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2012 , 17:00 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #182 - 15. Apr 2012 , 15:49
 


  Cố thi sĩ Vương Đức Lệ



Sàigòn và Tháng Tư Đen-

Tháng Tư đen mặt trời không đủ sáng
Chiều không màu bóng tối bủa sau lưng
Ngày vỡ ra đêm sâu từng mảng trắng
Ngó trân trân Em giấu mặt Sàigòn

Tháng Tư đen rợp trời hoa phượng đỏ
Máu bầm xanh rơi lả tả sân trường
Đêm ngắn lại, ngày căng dài đổ lửa
Bóng Hạ vàng từng vết rạn trong gương

Tháng Tư đen người phố phường chạm mặt
Sững nhìn nhau mà chẳng thấy nhau đâu!
Ta hụt hẫng giữa hai bờ hư thực
Thực và hư  -  hai mặt một cơn sầu!

Tháng Tư đen Sàigòn như ngộp thở
Hàng cây già thành phố chit khăn tang
Chân bước  vội trên đường quen thuộc cũ
Lòng ngổn ngang tram nỗi nhớ kinh hoàng

Tháng Tư đen hỏi ai còn ai mất
Bạn bè ta người ở, kẻ ra đi
Còn và mất, ta cũng lòng quặn thắt
Thịt da này núi cách núi sông chia.

Tháng Tư đen hiện về vây quá khứ
Ta còn dăm ngày cuối cũng tha hương
Và xa lắc quê nhà không thấy nữa
Giữa đêm trường vang khúc nhạc bi thương

Tháng Tư đen Sàigòn từng mảnh vỡ
Nhập hồn ta thành cõi nhớ không tên
Em vẫn đó cuối chân trời phượng đỏ
Ta bên này chờ hóa thạch con tim

Tháng Tư đen mặt trời như chảy máu
Máu Sàigòn và máu của riêng ta
Kỷ niệm cũ bồi hồi ta cất giấu
Vết thương đời vá mãi chẳng liền da.

VƯƠNG ĐỨC LỆ

[Trích thi phẩm THƠ GIỮA ĐỜI THƯỜNG, Tiếng Quê Hương, Virginia xb năm 2005, trang 26-27]      
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #183 - 15. Apr 2012 , 17:36
 



Xin mời cả nhà , lắng lòng trong phút giây , tưởng nhớ 1 quê hương  ngày nào và tháng tư năm nào...Có bao giờ cho tôi quên nhỉ.. Cry Cry Cry Cry Cry CryNãy giờ vào You tube...càng coi càng thấy xót xa    Cry Cry Cry Cry 
Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2012 , 19:46 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #184 - 19. Apr 2012 , 19:15
 
Mời  đọc Truyện Hay 


NGÀY GIỖ CHỒNG


“Anh yêu,

     Đêm đã về khuya mà em vẫn còn ngồi bên mâm cơm cúng anh ban chiều giờ nầy đã lạnh ngắt. Anh ơi, đêm khuya vắng lặng và hoang vu vô cùng. Ước gì giờ nầy có anh bên em nhỉ, dù chỉ là một bóng ma để em nhìn lại nụ cười kiêu hãnh trên môi anh cho vơi đi những ngày nhớ thương.
     Anh, sau ngày anh chết trong trại tù cải tạo, người ta không cho em biết đích xác ngày chết của anh và người ta cũng không nhớ đã vùi dập thân xác anh nơi nào để chỉ cho em đem về chôn cất nên em chọn ngày 30-4, ngày đau thương của đất nươc để làm
“Ngày Giỗ Chồng”.
      Anh còn nhớ tấm ảnh anh chụp ngày ra trường không? Bộ quân phục ủi hồ thẳng nếp trông anh thật là oai. Sau ngày anh chết, em chọn tấm ảnh đó lồng khung kính để thờ nhưng chỉ được hai tuần lễ thì công an đến nhà đập nát khung hình và xe tấm ảnh anh ra từng mảnh. Họ còn bắt em lên trình diện trụ sở để nghe họ giáo dục. Theo sự giáo dục của họ thì các anh là những người bán nước, mang nợ máu với đồng bào không xứng đáng được nhân dân thờ phượng. Chắc anh cũng biết em đau đớn đến ngần nào trước những lời sỉ nhục của họ đối với linh hồn anh và các chiến hữu, đồng đội của anh.
Đó chỉ là một trong vô số những điều phi lý mà em và đồng bào Miền Nam phải giả lơ cho qua những ngày đen tối của đất nươc. Vì vậy bàn thờ của anh bây giờ đơn sơ lắm. Chi có một tấm hình nhỏ xíu chụp lúc anh đứng ở khuôn viên Đại Họa Sư Phạm Sài Gòn  khi anh đang theo hoc ở đó và một cái lọ đổ đầy cát để cắm nhang. Anh hiện diện trong nhà rất khiêm nhường nhưng hình bóng anh tỏa khắp trong nhà, ngoài ngõ. Em tin tưởng linh hồn anh vẫn quấn quít bên em để an ủi, để vỗ về  và để nuôi nấng trong em ngọn lửa ấm áp của tình yêu chúng ta.
      Trong bóng đêm dưới ngọn đèn dầu leo lét, em lật từng trang thư ngày cũ... những trang thư phải xé dọc, xé ngang bỏ hết những địa danh anh đã từng tham chiến, bỏ hết những từ ngữ nhà binh để chỉ còn thuần là xấp thư tình của hai kẻ yêu nhau hầu tránh những sự soi mói của những kẻ cầm quyền để mà còn giữ được cho đến bây giờ. Gia tài của em đó! Em hằng gối đầu, nâng niu mở ra đọc mỗi lần thương nhớ anh.
      Anh đã không phụ lòng người mẹ hiền gạt nước mắt trao đứa con vừa khôn lớn cho đất nước. Anh cũng không phụ lòng mái trường Võ Bị đã đào tạo anh trở thành người trai thời chiến, anh cũng không phụ lòng những đồng đội, chiến hữu của anh và anh cũng không phụ lòng đồng bào Miền Nam trao cho anh trách nhiệm ngăn chận, chống giữ làn sóng đỏ xâm lăng từ Miền Bắc cho nên cuối cùng chịu chung số phận lao tù cộng sản. Và anh đã chết trong lao tù cộng sản, chết một cách âm thầm, tức tưởi, không mồ mả. Nhưng hề gì, đã có hồn thiêng sông núi ấp ủ ru anh, phải không anh?
      Làm sao em quên được những chuyến viếng thăm anh ở quân trường. Gặp anh với cái đầu hớt cao nhẵn bóng, gương mặt sạm nắng, thân hình đen đúa chẳng giống ai. Nhìn anh, vừa hãnh diện vừa thương anh để rồi mỗi cuối tuần em phải xách, phải mang, phải vác đi thăm nuôi và để biết những cơ cực đầu tiên khi có người yêu là lính. Sau đó, anh ra trường và ra đơn vị em lại lần mò đi thăm anh. Từ những địa danh lạ hoắc, xa lắc xa lơ đến những tiền đồn heo hút đều không cản được đôi chân nhỏ bé của em. Tự điển trong tim em đã ghi thêm những từ ngữ nhà binh dễ thương, dễ nhớ. Em đã thuộc địa lý nhiều hơn mỗi khi anh lê bước chân chiến binh đến những địa danh mới và đêm đêm chùn lòng lo sợ cho anh khi những tiếng pháo kích nổ vang rền, hỏa châu sáng rực bầu trời, tiếng đại bác vọng về xa xa. Đời linh dãi dầu sương gió với những bữa cơm ăn không được no, đêm ngủ không trọn vẹn, tình đồng đội gắn bó. Em đã tập quen dần những khổ cực, vui buồn của các anh. Đêm đêm, không chỉ riêng em mà hầu hết những bà mẹ già, những người vợ, người yêu của lính âm thầm khấn vái cho các anh được bình an và cầu nguyện cho lòai quỷ đỏ phương Bắc hồi tâm từ bỏ tham vọng thôn tính Miền Nam để cho đất nước được thanh bình. Chỉ tội nghiệp cho thế hệ của chúng mình sinh ra trong thời chiến, lớn lên chưa vui trọn niềm vui đã phải đối diện với bom đạn, chết chóc
và lòng lúc nào cũng lo lắng không yên.
      Em nhớ đến ngày cưới của hai đứa mình, một mình em lo toan mọi thứ từ cái thiệp mời, đến cái áo cưới. Đã thế cận ngày mà chưa thấy anh về, em rất giận anh, nhiều lúc thấy tủi thân. Nhưng kịp nghĩ lại những gian khổ của các anh, đến những giấc ngủ không tròn, đến những bữa ăn vội vã với cơm sấy, mì Quân Tiếp Vụ, thiếu thốn đủ mọi thứ em lại trách em quà ích kỷ, hẹp hòi. Sau đám cưới bốn ngày anh lại vác ba-lô lên đường để lại mình em chiếc bóng. Rồi con ra đời anh vẫn biền biệt, ngày phép càng lúc càng vắng vì chiến cuộc đang leo thang. Em ngày ngày bồng con tựa cửa trông chồng mà lòng héo hắt liên tưởng đến Hòn Vọng Phu và chia xẻ nỗi lòng với người chinh phụ
trong Chinh Phụ Ngâm. Má bảo anh gàn, không chịu để cho má chạy chọt lo lót hầu khỏi phải đi lính hoặc được làm việc ở văn phòng gần nhà mà lại thản nhiên nhận lệnh thuyên chuyển đi xa. Nhưng em hiểu anh lắm, em vẫn biết anh cũng thèm thuồng được ôm ấp đứa con yêu, thèm cái không khí hạnh phúc gia đình bên vợ con và thèm cái thảnh thơi của lính văn phòng, của dân thành phố nhưng anh đã không làm vậy vì đất nước chưa yên.
      Chiến tranh vẫn tiếp diễn, em vẫn ôm con mòn mỏi đợi chờ. Cho đến một ngày em ẵm con lên đơn vị thăm anh. Anh sững sờ vài giây, rồi ào tới ôm con mắt rướm lệ sung sướng vì đã được làm cha. Sau giây phút vui mừng đó, em thoáng thấy trong đôi mắt anh vẻ lo âu bởi vì nơi anh đóng quân bất an và em nghe anh cất tiếng thở dài nhè nhẹ. Em không đành lòng chút nào vì nếu số phải chết, em cầu nguyện cho chúng mình cùng chết bên nhau chứ đừng xui khiến cảnh kẻ ở người đi. Ở trại gia binh hàng ngày dù thiếu thốn không yen ổn nhưng mẹ con em vẫn vui hơn khi được gần gũi anh và chia xẻ với anh những khổ cực, lo âu. Nhiều đêm đang ngủ phải giật mình ẵm con chạy vội xuống giao thông hào tránh pháo kích. Trong cái lặng thinh của đêm vắng, tiếng đạn pháo kích xé gió vun vút trên đầu nghe thật hãi hùng, tiếp theo là những tiếng nổ kinh hồn. Đất, cát, sỏi, đá, mảnh vụn rơi lào xào trên mái tôn trai gia binh lẫn với tiếng người la khóc,
ánh lửa chập chờn... Máu đổ, nước mắt rơi, vành khăn trắng trên thân hình tiều tụy, người thiếu phụ lảo đảo ngã quị bên nấm mồ chưa đắp. Ai đó anh? Một đồng đội vừa mới ngã xuống đêm qua đã làm anh nghiến răng đau đớn. Lo sợ, anh lại xua đuổi mẹ con em về thành phố...
     Rồi lịch sử đưa đất nước đến ngày bất hạnh 30-4, Miền Nam bi bức tử! Nhìn các anh vất áo, vất súng chạy thoát thân, mắt dáo dác không dám nhìn người chung quanh, em cơ hồ thấy tim mình vỡ tan từng mảnh. Lại còn xót xa hơn khi thấy quân trang, vũ khí của các anh vứt bỏ đầy đường, đầy phố. Em là người vợ lính còn thấy đau đớn như vậy không biết những người lính như các anh chua xót đấn chừng nào. Em bất lực đứng nhìn những người “chiến thắng” trong những bộ đồ rộng thùng thình, thô kệch, nón cối, dép râu chà đạp lên lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ, lá cờ thân yêu của chúng ta mà ngày nào
các anh đã oai hùng cắm trên cổ thành Quảng Trị làm cho những ngươì ở hậu phương rưng rưng xúc động.
      Lệnh trình diện học tập cải tạo được ban ra, các anh lại khăn gói lên đường để đi vào cảnh tù tội. Nỗi lòng của kẻ vào tù não nề bao nhiêu thì nỗi lòng của những người mẹ già, người vợ, người con của lính còn ở lại cũng xót xa bấy nhiêu. Sau ngày anh chết trong tù, có lần em đi ngang qua một trại cải tạo gặp một đoàn tù đang bị dẫn đi lao động. Họ tàn tạ, thiểu não, lê thê, lếch thếch đi hết muốn nổi. Thân hình họ ốm yếu, gương mặt họ xanh xao, hốc hác, áo quần tả tơi vì thiếu ăn, thiếu mặc và bị đọa đày nhưng đôi mắt họ sáng long lanh như những vì sao biểu lộ sự can trường, bất khuất của họ. Họ là những đồng đội, chiến hữu của anh, những người hùng ngã ngựa đang bị đọa đày đó. Nhìn họ, em chợt nghĩ đến anh, thương anh. Em như muốn nhào ra ôm chầm lấy họ mà gào thét lớn rằng: “Các anh ơi! Tôi yêu thương tất cả các anh trọn đời như tôi yêu thương chính chồng tôi vậy” Rồi em khóc. Và bây giờ em lại khóc. Khóc cho người đã chết và khóc cho những người đang quằn quại chờ chết!
      Đêm đã gần tàn mà em vẫn còn thao thức không sao ngủ được. Giờ nầy trên đất nước điêu linh không chỉ riêng em không ngủ được mà còn hằng triệu triệu người con dân Việt cũng đang thao thức, uất hận, khóc thầm cho số phận của quê hương. Sau ngày 30-4 người dân chỉ biết nhìn nhau qua ánh mắt u buồn, qua nụ cười xót xa, cay đắng. Nụ cười đã tắt hẳn trên môi của người dân, nếu có thì chỉ “Cười là những tiếng khóc khô không lệ”thôi anh ạ.
      Nước Việt Nam mình ngày nay, những kẻ cầm quyền thì độc tài, tham nhũng, kềm kẹp, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, hà khắc,bất công, bóc lột. Còn người dân thì bầm dập, tả tơi, lầm than, đói khổ, bất mãn, uất hận, căm hờn. Đó là những từ ngữ chính xác nhất để mô tả Việt Nam ta ngày nay, đất nước mà anh và các chiến hữu của anh đã xông pha gìn giữ.
      Anh yêu, trời đã gần sáng. Thôi em xin vĩnh biệt anh! Em mãi mãi yêu anh và mãi mãi yêu những đồng đội, chiến hữu của anh, những người lính Việt Nam Cộng Hòa mà sự chiến đấu can trường, anh dũng của họ đã làm nóng cháy từng trang Quân Sử của Miền Nam!”.

Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2012 , 19:16 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #185 - 20. Apr 2012 , 18:26
 




30 tháng Tư nào Con cũng Ngẩn ngơ

TS. Đặng Huy Văn
(Giảng viên đại học tại Hà Nội)

-
Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30/4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
.
Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]
Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ!
Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ
Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang
Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang
Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại
Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy
Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?
Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ
Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở?
Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ
Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp
Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]
Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]
Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa?
Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết
Một quả đạn rơi trúng giừơng làm má và em con bị chết
Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo
Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ
Thương má nuôi, chồng đã bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]
Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò
Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo?
Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5]
Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta
Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội
Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi
Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tôi cùng ba!
Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]
Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà!
Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa
Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
Hà Nội, 20/4/2012
Đặng Huy Văn
______________________
GHI CHÚ:
[1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975.
[2] Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc, 1954-1956.
[3] Bùi Chu là một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho những người muốn di cư vào Nam, 1954-1955.
[4] Côn Đảo là một nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ tù nhân chính trị.
[5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị bão tố và hải tặc.
[6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM.
Back to top
« Last Edit: 20. Apr 2012 , 18:27 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #186 - 22. Apr 2012 , 17:48
 
THÁNG TƯ


1. Tháng Tư


Tháng Tư. Trời Cali hanh nắng gợi nhớ Saigon nắng hanh. Cũng một vòm xanh ngắt điểm vài cụm mây trắng lửng lơ. Cũng phố phường tấp nập trong khu Bolsa-Westminster với những dãy nhà mái đỏ tường vàng chen chúc những mái đầu đen ra vào nhộn nhịp. Nơi đây là Tiểu Saigon, để nhớ Saigon năm xưa …

Saigon năm xưa, tháng Tư, 1975. Thuở đó tôi mới tròn mười tuổi. Cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới còn say mê những bộ tem sưu tập để mơ một ngày nhởn nhơ ngao du thế giới, hoặc còn chúi mũi theo sát những loạt truyền hình Mỹ Gun Smoke, Bonanza, Wild Wild West… có những tài tử vừa múa súng vừa bắn nhanh như chớp, hay còn mê những đường gươm thần sầu cú đấm quỷ khốc phép khinh công điêu luyện của các chàng Khương Đại Vệ, Địch Long trên màn ảnh Tàu. Tôi còn khoái những truyện hoat hoạ gián điệp phiêu lưu có chú chó nhỏ Rin Tin Tin, hay vùi đầu theo dõi những trò chơi kỳ thú của Dũng Dakao, Bồn Lừa, Loan Mắt Nhung … trong những tiểu thuyết của Duyên Anh, để cũng mơ có ngày làm được người hùng trừ gian diệt bạo.

Ký ức Tháng Tư trong tôi là một Saigon hốt hoảng hầm hập, từ những khuôn mặt đăm chiêu, những bàn tay run rẩy gói ghém, những bước chân cuống quít đôn đáo vào ra, những ánh mắt lạc thần thảng thốt, những làn môi mím chặt ngậm kín quyết định.

Những tin tức truyền đi từ nhà này sang nhà nọ, chưa kể những bản tin trên các hệ thống truyền thông truyền hình, về việc một số tuớng tá chạy có cờ, bỏ ngỏ từ Quảng Trị vào Huế rồi Đà Nẵng Điện Bàn Qui Nhơn lên các tỉnh Cao nguyên về duyên hải miền Trung. Những hình ảnh chạy loạn trên phà vượt biển, đạp đầu nhau leo lên máy bay, hàng hàng lớp lớp rừng người chen chúc với đủ loại xe kể từ xe tăng xe bò cho đến xe hơi xe gắn máy xa ba gác … đăng khắp trang nhất báo chí, được Má tôi theo dõi và cắt dành riêng một tập lẫn lộn những vệt nước mắt nhoè nhoẹt.

Những nét hỗn loạn đó in rõ trong tôi trên một nền trời Saigon xám khói đỏ lửa từ phi cảng Tân Sơn Nhất, từ Nhà Bè, từ Khánh Hội … mà đêm về còn thêm những đốm mắt hoả châu trừng trừng soi rõ từng nét thất thần trên mỗi khuôn mặt.

Hình ảnh Saigon những ngày cuối tháng Tư còn có nhạc đệm là những tiếng nổ kinh hồn của đạn pháo kích trúng kho xăng kho đạn, lẫn vời hàng loạt súng lớn nhỏ xa gần chen tiếng rú ga rồ máy, tiếng người gọi nhau thất thanh và những tiếng la hét kêu khóc hãi hùng.

Trong khung cảnh đó, tôi thấy các gia đình bà con nội ngoại hàng xóm láng giềng hớt hải chạy loạn di tản. Thôi thì mạnh ai nấy lo vì không ai biết đàng nào mà lo cho ai. Má tôi cũng chuẩn bị chạy loạn.

Trong chiếc ba-lô Sói Con nhỏ của tôi, bà đã nhét chặt mấy bộ quần áo, vài món đồ dùng cần thiết, một đôi giày bố, một mớ mì gói, cơm sấy, sữa hộp, sinh tố C, kẹo chanh … Bà còn cẩn thận khâu một túi nhỏ bên trong thắt lưng quần tôi mặc, trong có một lượng vàng mỏng, một mớ đô-la giấy, và một mảnh giấy bọc nhựa ghi tất cả địa chỉ các Dì các Cậu tôi ở Việt Nam cũng như bên Pháp bên Mỹ. “Lỡ có bề gì, con còn có nơi mà tìm đến. Biết đâu!” Đó là lời giải thích của bà khi căn dặn tôi đủ điều. Tôi còn biết dưới lớp lót của đôi giày bố còn có một mớ tiền nữa cũng được bọc nhựa cẩn thận. Phần tôi đã lén nhét vào ba-lô cuốn tem sưu tập và cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam mà tôi mới bắt đầu say mê đọc. Về sau, khi khám phá hai tập đó, Má tôi chỉ lắc đầu nhìn tôi, ôm tôi thật chặt, đưa tay vò tóc tôi, nhưng chẳng rầy rà gì.

Cuộc chạy loạn của tôi bắt đầu bằng những ngày cuối tháng Tư, khi tôi được đưa vào gửi ở nhà Bác C. trong Cư xá Hải Quân đường Lê Lợi gần Bến Bạch Đằng, để đợi đi lánh nạn. Nghe đâu là ra đảo Phú Quốc tránh làn bom đạn ở Saigon.

Đám người lớn nhỏ to bàn tán. Lệnh người lớn ban bố cho trẻ con là không được đi xa quá mảnh sân vuông trước nhà, và phải luôn luôn sẵn sàng xách khăn gói theo. Má tôi vẫn đi làm việc mấy hôm cuối đó cho tới trưa ngày 20 mới hớt hải tới nhà Bác C. Bà vẫn mặc áo dài và đi giày cao gót. Bác C. gái giục Má tôi thay áo ngắn. Tôi thấy bà giở bộ áo bà ba tím quần Mỹ A đen ra mặc, và mang giày bata, đầu đội một mũ vải. Người lớn kháo nhau là phải ăn mặc gọn ghẽ vì có thể phải chạy, phải leo trèo, phải mau chân lẹ tay. Hành lý phải gọn và nhẹ. Tuy nhiên, tôi lén thấy Bác C. gái và Má tôi mỗi người nhét vội vào túi xách mấy cái áo dài. Họ đưa mắt nhìn nhau, những đôi mắt sưng đỏ mọng. Họ thì thào: “Biết đâu! Chắc chi mình sẽ trở về! Lỡ có chết đâu đó còn có cái áo dài mà mặc chớ!”

2. Tháng Tư. Chiều ngày 29.


Cả gia đình Bác C., Dì Tý, và má con tôi vội vã ăn bữa cơm cuối để khăn gói dắt díu nhau xuống tàu. Chỉ một đoạn đường ngắn từ đầu đường Lê Lợi băng qua đại lộ Cường Để vào Công xưởng Ba Son mà đám người lớn dường như lê chân bằng những bước nặng cả tấn chì. Lâu lâu Má tôi và hai bà bạn lại dừng chân, không phải để nghỉ mệt, mà để nhìn lại đàng sau. Như nuối tiếc. Như chờ đợi. Tôi nhớ một câu trong Chinh Phụ Ngâm mà Bà Ngoại hay đọc bước đi một bước giây giây lại dừng, và liên tưởng tới bài Kẻ Ở Người Đi trong tập Quốc văn Giáo Khoa thư mà Má tôi vẫn dùng dạy kèm ở nhà từ khi tôi theo học trường Lasan Taberd.

Chiều hôm đó không có kẻ ở bịn rịn chia tay nhưng người đi đã nuối từng hạt bụi đường vướng vít, từng viên sỏi nhỏ rên xiết dưới chân, từng cọng cỏ non rũ rượi, từng cành cây nhỏ cúi mình dưới bầu trời vần vũ xám khói đỏ lửa trong ánh hoàng hôn đen tím của Saigon.

Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!

Lũ nhóc chúng tôi thì nôn nao kích động vì chuyến đi. Tâm hồn trẻ vốn thích phiêu lưu, mà đây là cuộc phiêu lưu hoàn toàn vô định. Không ai định phiêu lưu như thế này mà cũng không ai biết là sẽ phiêu lưu về nơi nào.

Đêm đến, cả ba gia đình chúng tôi ngồi chụm lại một góc nhỏ trên boong tàu. Lũ nhóc chúng tôi dù cảm biết có sự thay đổi lớn nhưng chưa ý thức được tầm quan trọng, và vẫn còn ở tuổi vô tư nên chỉ thấy hồi hộp mà chưa thấy hãi sợ. Chúng tôi có dịp nghỉ học gặp nhau chọc phá đùa nghịch và chia ngọt xẻ bùi. Kể từ khi bước chân xuống tàu, tuy không có nước mắt như mưa, nhưng đã cảm thấy thân thiết nhau hơn với ý nghĩ bắt chước người lớn sống chết có nhau như trong quân đội nói là huynh đệ chi binh vậy, mặc dầu nghe đâu một số quý vị tướng tá đã đem bầu đoàn thê tử chạy ra nước ngoài từ cả tháng, bỏ lại cả triệu binh lính lơ láo tan hàng !

Đoàn tàu rời Bến Bạch Đằng lúc chập choạng. Sông Nhà Bè nước chảy chia hai nhưng thôi từ nay ai về Gia Định Đồng Nai thì về, còn chúng tôi coi như giã biệt! Những con mắt đèn Saigon vẫn ngọn xanh ngọn đỏ đêm giã từ rưng rưng sau khói lửa. Bờ Thủ Thiêm im lìm trôi lùi dần. Tôi và anh Kèo con Bác C. ngồi bó gối nhìn lại Saigon đang lùi xa như từ từ đi vào ký ức để mai này sẽ là dĩ vãng.

Tàu đi vào bóng đêm không thấy bờ bụi. Chắc đã vào khoảng rộng của giòng sông. Nhìn lại đằng sau, chân trời lấp loáng ánh sáng bập bùng của Saigon chập choạng giãy giụa, lâu lâu có những đợt loé sáng bùng lên kèm những tiếng nổ lớn. Bầu trời đen vần vũ khói lửa điểm những đốm hoả châu lập loè. Hai chúng tôi nhìn nhau và cùng thấy trong mắt nhau hình ảnh nhập nhoè của Saigon. Khi những trái hoả châu bùng cháy, tôi tưởng như mắt mỗi đứa bỗng rực toé thành mắt người Hoả tinh. Tuổi thơ chúng tôi từ đây chắc khép lại những hình ảnh nhập nhoè của Saigon đêm tháng tư đó, lẫn trong âm thanh tiếng nước óc ách đập vào mạn tàu và tiếng máy chạy rì rầm.

3. Tháng Tư. Sáng 30
.

Vừa bừng mắt dậy, tôi chạy vội lên boong. Cả một vùng biển bao la mở rộng. Thái Bình Dương.

Tôi từng sống ở Nha Trang ngay bên bờ cát trắng, từng được đi Đại Lãnh, Cam Ranh, Cà Ná, Thuỷ Triều, Phan Thiết, Vũng Tàu nhiều lần để thấy cảnh hừng đông trên mặt biển. Nhưng sáng hôm ấy tôi mới được dịp thấy hết vẻ rực rỡ huy hoàng, uy nghi mà hiền hoà, của vầng mặt trời vụt nhô khỏi mặt nước. Một khối lửa đỏ rực đổ luồng hào quang chói lói, tráng hồng mặt đại dương xanh bạc và nhuộm thắm những khuôn mặt lơ láo thất thần của đoàn người di tản vừa qua một đêm lênh đênh, khởi đầu cho một tương lai mù mịt.

Lũ nhóc chúng tôi chạy loanh quanh nghe ngóng quan sát.

Đám người lớn bảo nhau là cả hạm đội Hải Quân đã kéo về tụ tập tại Phú Quốc. Saigon di tản bằng cả trực thăng lẫn xe gắn máy và xe ba gác. Bộ đội Công sản Bắc Việt đã đến ngay cầu Tân Cảng. Đường về Vũng Tàu bị cắt. Tôi không đếm được bao nhiêu tàu vì tầm mắt nhỏ bé của tôi không nhìn thấy hết bao quát, nhưng tôi đoán phải trên hai chục tuần dương hạm, hải vận hạm, vô số giang đỉnh cùng không biết cơ man nào là ghe thuyền lớn nhỏ của dân chúng, kể cả những chiếc bè ghép bằng tre lồ-ô và gỗ.

Vừa nhai xong mấy nắm cơm sấy thì chúng tôi được lệnh thu dọn chuyển qua tàu lớn. Lúc này tôi thấy có nhiều gia đình lỉnh kỉnh bê theo cả máy truyền hình cỡ lớn và giàn máy hát kềnh càng. Nhiều người đẩy theo mấy xe gắn máy Honda/Suzuki. Có nhà lùa theo được cả một bầy heo gồm mẹ nái và lũ nhóc trư, lại còn đèo bòng một mớ nồi niêu soong chảo. Chắc chuẩn bị thức ăn tươi dọc đường chạy loạn. Chúng tôi tinh nghịch bàn sẽ đi kiếm một ít hành bán cho nhà này, để mấy con heo kia khỏi phải khóc lóc ủn ỉn kỳ kèo trước khi chịu lên thớt!

Đám con nít chúng tôi được bốc chung trong một cái lưới khổng lồ có những mắt gút to bằng cả nắm tay, để được kéo lên tàu lớn. Người lớn phải leo qua tấm ván rập rềnh lắc lư bắc nối mạn tàu đậu sát nhau. Nhiều người chen chúc dành leo trước. Tôi thấy hai đứa con của Bác Trang cỡ 6, 7 tuổi bị lấn tuột khỏi lưới rơi tòm xuống nước, ngoi ngóp trong những đợt sóng rập rềnh giữa hai lườn tàu. Bác Trang nhảy ùm xuống lội theo, nhưng hai con tàu bỗng xô mạnh vào nhau và hai đứa mất hút dưới dòng nước. Khoảng mươi phút sau, khi chúng tôi đã đứng trên tàu lớn, Bác Trang lóp ngóp nổi lên vẫy tay xin cứu. Bác được người ta quăng giây xuống kéo lên, run rẩy nức nở cho biết hai đứa nhỏ bị sóng cuốn va vào mạn tàu trôi xa không tìm được.

Khi kiếm được chỗ ngồi gần cửa ra vào ca-bin, chị Mimi lục chiếc radio nhỏ mở đài Saigon. Tiếng Tổng thống Dương Văn Minh trầm, chậm, buồn: “Yêu cầu các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà chấm dứt tình trạng chiến tranh, bình tĩnh ở yên vị trí, đừng nổ súng, để bảo toàn sinh mạng nhân dân. Kêu gọi những người anh em trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời đừng nổ súng vì chúng tôi đang chờ gặp các đại diện để thảo luận về việc trao quyền lãnh đạo chính phủ quân sự cũng như dân sự trong trật tự, để không gây đổ máu cho đồng bào.” Đồng hồ trên tay Bác C. chỉ 10 giờ 20.

Không khí trên tàu đặc quánh, ngột ngạt. Bác C. đứng quay lưng lại, nhưng tôi thấy hai vai bác rung bật từng hồi. Tôi xích lại gần Má tôi. Bà vòng tay ôm sát tôi, nhưng vẫn ngồi im sững, mắt nhìn ra khơi, nước mắt lặng lẽ chảy dài trên má. Tôi có cảm tưởng thấy da mặt bà vốn mịn màng đột nhiên nhăn nheo co rúm, trán hằn rõ những lằn ngang, và bà vụt già đi cả mười tuổi. Bác C. gái ôm vai Má tôi khóc lịm, trong khi Dì Tý nấc lên : “ Thôi rồi! Saigon mất!” Không ai bảo ai, chúng tôi xích lại gần nhau hơn và những bàn tay tìm nắm những bàn tay.

Không khí căng thẳng ngột ngạt hơn khi đài Saigon phát thanh lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. 1 giờ trưa. Những nét mặt đanh lại. Những đôi mắt ngầu đỏ. Những bờ vai run rẩy. Những chiếc đầu cúi gục. Những tấm lưng gập cong. Cả boong tàu im phắc. Sững sờ. Tuyệt vọng.

Tôi nhìn ra khơi. Buổi trưa nắng gắt và chói chang. Biển mênh mông lặng lẽ lấp loáng phản chiếu màu trời trong xanh. Lằn chân trời thẳng tắp tiếp nối màu bao la. Đâu cũng thấy một màu xanh bát ngát. Màu của hy vọng, của tương lai. Nhưng trong mắt mọi người, tôi chỉ thấy một màu u ám. Trong mắt tôi, hình ảnh Saigon đêm giã biệt chập choạng giãy giụa trong khói xám lửa đỏ điểm những đốm mắt hoả châu trừng trừng soi rõ những nét mặt thất thần. Saigon, Saigon mới hôm qua, hôm nay đã là dĩ vãng.

Đứng bên này bờ đại dương ngó về bên kia biển Thái Bình xa tít mịt mù, giữa nắng hanh của trời tháng Tư Cali, tôi tin vùng khói xám ngày nào nay đã tan loãng và vùng lửa đỏ cũng lụi tàn. Đông Âu đã nhìn thấy và tắm ngập ánh sáng tự do. Đất nước tôi chẳng lẽ cứ mãi chìm trong mịt mờ hỗn loạn?

Trần Thị LaiHồng
Viềt từ tiểu bang xanh Washington
cho con LêHuy QuangMinh
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #187 - 22. Apr 2012 , 18:04
 
NGUYỄN KHOA NAM,
Mặt Trời Tháng 4

hoahong.gif: Lê Ngọc Danh hoahong.gif:
  Việt sử ghi rằng khi Pháp chiếm đóng 3 tỉnh miền Tây Nam Phần, cụ Phan Thanh Giản không giữ được thành đã uống thuốc độc tự tử. Về sau Cần Thơ thành lập trường trung học lấy tên là Phan Thanh Giản.

30 tháng 4-1975, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu IV nhận trách nhiệm không giữ được miền Tây đã dùng súng lục tự vẫn. Trước đó Tư Lệnh đã đi một vòng lần cuối thăm những người lính của ông tại Quân Y Viện Phan Thanh Giản.

Bên giường bệnh, một thương binh mà vết thương còn chảy máu đã nắm lấy tay vị tư lệnh mà nói rằng:

- Xin Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em.

Nước mắt chảy dài trên mặt vị Thiếu Tướng của Quân Đoàn IV. Ông nói:

- Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

Đó là lời của ông Nam nói với anh thương binh và đồng thời ông nói với cả QLVNCH. Ông đã ở lại vĩnh viễn. Ông là Mặt Trời Tháng 4.

Nguyễn Khoa Nam không phải là con người của huyền thoại. Ông là con người rất gần gũi với chúng ta. Sinh năm 1927 tại Thừa Thiên, đã đỗ tú tài và đi làm công chức tại Huế từ 1951. Sau đó động viên Khóa 3 Trừ Bị Thủ Đức 1953 và đeo lon thiếu úy tham dự các cuộc hành quân miền Bắc trong hàng ngũ Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù.

Năm 1965, ông đã lên Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, đánh trận Quảng Ngãi nhận đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

Năm 1967, ông thăng cấp trung tá chỉ huy Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù thắng trận Kontum với đệ tam đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong quân đội không có sĩ quan cấp trung tá nào có Bảo Quốc Đệ Tam ngoại trừ người đầu tiên là Trung Tá Đỗ Cao Trí và người thứ hai là Nguyễn Khoa Nam.

Năm 1970, với cấp bậc đại tá ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho.

Năm 1974, ông lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV với cấp bậc thiếu tướng.

Cho đến tháng 4-1975, ông vẫn sống cuộc đời độc thân và gần như dâng hiến tất cả cuộc đời cho quân đội và đất nước.

Trong suốt hơn 20 năm chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, Hà Nội luôn luôn xưng tụng các anh hùng vô sản nhưng trên thực tế trong hàng ngũ các tướng lãnh của phe cộng sản chưa hề có cấp lãnh đạo nào nêu gương dũng liệt. Phần lớn là các huyền thoại về cấp dưới đã hy sinh trong gian khổ. Ngay cả khi bị bắt bởi quân đội Pháp thời trước hay QLVNCH sau này thì chính sách của đảng luôn luôn là hy sinh đàn em và bảo vệ cán bộ.

Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua ngày 30 tháng 4-1975, các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai đã ghi tên trong quân sử bằng hành động tuẫn tiết rất can trường.

Do những tình cờ của lịch sử, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã dâng hiến cho đất nước những người con uy dũng của cả ba miền: Lê Nguyên Vỹ của đất Thăng Long, Nguyễn Khoa Nam của Phú Xuân, và Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai của Thành Gia Định.

Sau cuộc chiến, hàng chục ngàn sĩ quan các cấp đã bị lùa đi cải tạo nhưng sau nhiều năm, gần như không một ai của phòng tuyến quốc gia bị khuất phục theo Cộng Sản.

Nhân ngày 30 tháng 4 của 29 năm sau, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị câu chuyện về những giờ phút cuối cùng của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Con người dù đã chết nhưng gương sáng vẫn chói lọi như Mặt trời tháng 4.

Bài viết này được trích đoạn từ bút ký đặc biệt của Trung Úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

Giao Chỉ San Jose

Tôi là Trung úy Lê Ngọc Danh, xuất thân Thủ Đức, đã tham dự các cuộc hành quân tại Trung Đoàn 10 Bộ Binh, bị thương nhiều lần. Cơ duyên tình cờ về làm tùy viên cho ông Tư Lệnh từ lúc còn ở Sư Đoàn 7 vào năm 1973 rồi đến cuối năm 1974 thì theo ông về Quân Khu IV tại Cần Thơ.

Trong suốt thời gian làm việc gần tướng Nguyễn Khoa Nam, ông xem tôi như người nhà, đứa con trong gia đình, không bao giờ la rầy hay nặng tiếng. Tôi đã ở với ông cho đến giây phút cuối và xin kể lại từ tháng 4-1975 như sau:

Tháng 4-1975

Tình hình chiến sự vào tháng 4-1975 rất căng thẳng. Vùng 1, Vùng 2 đang đánh lớn còn Vùng 3 và 4 vẫn còn nguyên vẹn. Tư Lệnh đi họp liên tục, lúc thì ở Tổng Tham Mưu, ở Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống, lúc ở Dinh Phó Tổng Thống. Thời gian còn lại, Tư Lệnh thường đến thăm các tiểu khu và sư đoàn trực thuộc, nhiều nhất là các tiểu khu Long An, Định Tường, Kiến Tường và Châu Đốc.

Vào đầu tháng 4, Việt cộng tấn công mạnh, nhằm vào Quốc Lộ 4 thuộc hai tiểu khu Định Tường và Long An. Sư Đoàn 7 Bộ Binh chịu trách nhiệm khu vực Tiểu Khu Định Tường còn Sư Đoàn 22 Bộ Binh rút từ Vùng 2 về chịu trách nhiệm khu vực Tiểu Khu Long An.

Vào buổi trưa, Tư Lệnh đến Tiểu Khu Long An để thị sát tình hình tại đây, VC đã pháo một quả hỏa tiển 122 ly rơi xuống giữa cầu Long An nhưng không gây thiệt hại gì. Địch càng ngày càng tấn công mạnh dọc Quốc Lộ 4, Tư Lệnh ngày đêm đến các đơn vị hay gọi điện thoại khích lệ tinh thần chiến đấu của tất cả sĩ quan cùng binh sĩ. Tư Lệnh đã khen thưởng các đơn vị thuộc Vùng 4 vì không hề bỏ chạy trước địch quân, không để mất một căn cứ nên cho tới bây giờ VC vẫn không chiếm được một vị trí nào cả.

Vào một đêm, địch pháo kích trên 10 hỏa tiễn 122 ly vào thành phố Cần Thơ, mục tiêu chính là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và tư dinh Tư Lệnh. Pháo địch xuất phát từ hướng Đông của Chi Khu Bình Minh thuộc Tiểu Khu Vĩnh Long, bay qua dinh Tư Lệnh rớt bên xóm nhà đèn cách dinh độ 300 thước, kết quả tổn thất nhẹ về phía dân chúng.

Tình hình càng ngày càng căng thẳng, dân chúng di tản bằng tàu thủy hay máy bay có nhiều chuyến chở về Quân Đoàn IV đổ dân xuống vùng Tri Tôn, Sa Đéc.

Trong lúc này, công việc của Tư Lệnh rối bời vì lớp lo phòng thủ, lớp lo thăm viếng an ủi dân đã di tản về vùng ngoại ô. Thiếu Tướng ra lệnh các tiểu khu ra sức cứu trợ nạn nhân chiến cuộc. Tư Lệnh chỉ thị các đơn vị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Quân Đoàn IV và nhất là giữ gìn Quốc Lộ 4 đừng để VC cắt đứt. Tư Lệnh đặc biệt đến thăm Tiểu Khu Châu Đốc, đi bộ thăm vòng đai phòng thủ quy mô của tiểu khu.

Những ngày kế tiếp, Tư Lệnh họp liên tục với các tiểu khu và sư đoàn. Trong lúc tình hình hỗn loạn, nhiều máy bay trực thăng từ hướng Sài Gòn lũ lượt bay về phi trường Trà Nóc và một số bay ra hướng Phú Quốc.

Sáng ngày 24 tháng 4, Tư Lệnh đi họp ở Bộ Tổng Tham Mưu. Qua sáng 25 tháng 4, họp ở Tiểu Khu Định Tường, trong phiên họp này có Tướng Trưởng tham dự.

Ngày 27 tháng 4, Tư Lệnh ra lệnh giới nghiêm, các đơn vị ở thế sẵn sàng chiến đấu, không được rời vị trí.

Sáng 28 tháng 4, Tư Lệnh tiếp cố vấn Mỹ tại văn phòng Tư Lệnh.

Sáng ngày 29, Tư Lệnh vẫn đi bay thị sát, buổi chiều 29 về họp với tương Mạch Văn Trường ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh gần phi trường Trà Nóc. Trên đường về, tôi thấy dân chúng lao xao, nhớn nhác, chạy lung tung. Có người đi hôi của tại Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ rút đi bỏ lại, giấy vương vãi đầy mặt Đại Lộ Hòa Bình, quần áo, ly tách, đồ hộp, lon bia vất tứ tung.

Áp lực địch vẫn đè nặng ở Quốc Lộ 4, Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Long An xin gặp Tư Lệnh báo cáo tình hình nguy ngập và xin giật sập cầu Long An. Tư Lệnh không cho và ra lệnh các đơn vị tiếp tục phòng thủ. Tư Lệnh viết nhật lệnh đưa Thiếu tá Đức, Chánh Văn Phòng chuyển đến phòng Chiến Tranh Chính Trị để đọc trên Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình Cần Thơ để trấn an dân chúng và anh em binh sĩ.

Vào buổi chiều, tôi thấy được hình Tư Lệnh và kèm theo là bản nhật lệnh của ông, nội dung ngắn gọn nhằm trấn an dân chúng không được bạo động.

Sau khi nghe đọc nhật lệnh trên TV, Tư Lệnh buồn buồn chấp tay sau lưng, tư tới đi lui trong phòng làm việc ở Bộ Tư Lệnh. Sau đó, Tướng Hưng, Tư Lệnh Phó vào gặp Tư Lệnh bàn luận về thời cuộc.

Đêm 29, VC tấn công mạnh ở phi trường thuộc Tiểu Khu Vĩnh Bình. Địch đã nhiều lần đánh rát vào phi trường nhưng bị đẩy lui và thiệt hại nặng. Tư Lệnh bảo tôi gọi Trung Tá Sơn, Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Vĩnh Bình để ông nói chuyện. Trong lúc VC tấn công mạnh vào phi trường, tiểu khu xin máy bay yểm trợ nhưng không có máy bay.

Sáng sớm 30 tháng 4, Tư Lệnh bay xuống họp ở Tiểu Khu Định Tường. Cuộc họp chấm dứt nhanh chóng xong ông bay về Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ sáng ngày 30 tháng 4 rất vắng vẻ, dân chúng và xe cộ thưa thớt. Mặc dù địch tăng cường những cuộc tấn công mạnh và tình hình chung đang rất bất lợi cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, tinh thần chiến đấu của binh sĩ thuộc Quân Đoàn IV vẫn hăng say, các đơn vị không nơi nào bỏ vị trí, không nơi nào bị địch chiếm đóng.

Bất chợt, tiếng của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản vang lên trên đài phát thanh. Lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện có đại ý như sau: “Tất cả các đơn vị trưởng và anh em binh sĩ ở yên tại chỗ, bàn giao vị trí cho Chính Phủ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.” Tôi vội xô cửa vào phòng làm việc của Tư Lệnh và nói:

- Tổng thống Dương Văn Minh đã… T

Chưa hết câu, Tư Lệnh nhỏ nhẹ cắt ngang lời tôi:

- Qua đã nghe rồi.

Tôi lặng người, quay lưng chầm chậm bước ra ngoài.

Từ lúc này, Tư Lệnh Phó thường vào gặp Tư Lệnh trong văn phòng qua lối cửa chánh. Lần thứ hai, Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Long An xin gặp gấp Tư Lệnh trên điện thoại. Ông muốn xin giật sập cầu Long An để cắt đường tiến quân của VC về Vùng 4. Một lần nữa, Tư Lệnh bảo tôi chuyển lời: “Cầu để yên không được phá sập.”

Khoảng gần trưa 30 tháng 4, tôi được báo cáo là Thiếu Tá Chánh Văn Phòng rời văn phòng bỏ đi theo Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phong Dinh cùng một số sĩ quan theo lộ trình dọc sông Hậu Giang ra biển. Tôi vội xuống hầm làm việc mới của Tư Lệnh để báo cho ông rõ. Căn hầm này là phòng làm việc thừ hai của Tư Lệnh, nằm ngay dưới chân phòng làm việc chính thức, được xây lúc Vùng 1 và 2 đang xảy ra việc đánh lớn. Hầm rộng và cao, thiết trí giống như phong làm việc ở tầng trên, có lối đi xuống từ văn phòng Tư Lệnh. Bước vào hầm, tôi thấy Tư Lệnh đang ngồi viết tại bàn làm việc. Tư Lệnh, như thường lệ, đưa tay kéo lệch cặp mắt kính trề xuống sống mũi, ngước nhìn tôi hỏi:

- Có gì không?

- Trình Thiếu Tướng, Thiếu Tá Chánh Văn Phòng và Đại Tá Tỉnh Trưởng Phong Dinh đã bỏ đi cùng với một số sĩ quan bằng tàu theo sông Hậu.

Tư Lệnh vẫn điềm nhiên, không tỏ chút gì giận dữ, ông nói:

- Đi hả? Đi làm chi vậy?

Nói xong, Tư Lệnh tiếp tục xem giấy tờ, thái độ trầm tĩnh như không có gì quan trọng xảy ra. Tôi bước lên cầu thang về phòng làm việc của mình, lúc này tôi mở Radio 24/24 để theo dõi tình hình ở Sài Gòn. Đang lắng nghe Radio, Tư Lệnh bấm chuông gọi tôi vào và bảo:

- Gọi Đại tá Thiên gặp tôi.

- Dạ.

Rồi Tư Lệnh chỉ định Đại tá Thiên nhận chức vụ Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phong Dinh kể từ sáng hôm đó. Tức là sau khi đã có lệnh đầu hàng.

Trưa 30 tháng 4, sau khi đi ăn cơm trưa ở Câu Lạc Bộ Cửu Long về, Tư Lệnh đi thẳng vào phòng làm việc. Qua lỗ kiếng nhỏ thông qua phòng làm việc, tôi thấy Tư Lệnh đang soạn một số giấy tờ để trên bàn. Tư Lệnh nhìn từng trang một, rồi từ từ xé nhỏ bỏ vào sọt rác.

Khoảng 2 giờ chiều, Tư Lệnh xuống hầm làm việc. Tôi không biết Tư Lệnh làm gì bởi vì phòng làm việc này kín mít. Tư Lệnh bấm loa gọi tôi:

- Danh, xuống đây tôi bảo.

Tôi xuống cầu thang vào gặp Tư Lệnh. Ông đang ngồi ở Sofa nhìn về hướng bản đồ Vùng 4, thấy tôi, Tư Lệnh nói:

- Danh tháo bỏ tất cả ranh giới và những mũi tên trên bản đồ. Những đường ranh và những mũi tên làm bằng những băng keo màu xanh đỏ.

Tôi từ từ tháo bỏ, nhìn tổng quát, tôi thấy bản đồ chia ra từng ô nhỏ, những mũi tên xanh đỏ châu đầu vào nhau, những răng bừa màu xanh với những mũi tên đỏ chĩa vào. Có thể đây là bản đồ về Hành Quân Mật sẽ thực hiện vào giờ chót theo như tin đồn. Tôi tháo gỡ tất cả những mẩu băng keo bỏ vào sọt rác, tháo xong tôi nói:

- Trình Thiếu Tướng, em đã tháo xong.

- Được rồi.

o O o

Vào khoảng 4 giờ chiều, viên Quân Cảnh ở phòng chờ đợi lên gặp tôi nói:

- Có hai ông VC mặc đồ thường phục, trên dưới 50 tuổi xin vào gặp Tư Lệnh.

Tôi nói:

- Anh bảo họ chờ một chút để tôi trình Tư Lệnh.

Tôi gõ cửa vào gặp Tư Lệnh và nói:

- Trình Thiếu Tướng, có hai VC mặc thường phục xin vào gặp Thiếu Tướng.

- Được, mời họ vào.

Xuống phòng khách, tôi thấy hai người Việt cộng đang chờ ở đây, một người cao ốm nước da trắng, tóc hoa râm độ trên 50 tuổi, ăn mặc thường phục giống như thầy giáo. Một người hơi thấp, nước da ngăm đen cũng mặc thường phục. Họ đi tay không, không mang giấy tờ và vũ khí.

Tôi hướng dẫn hai người này lên bậc tam cấp vào phòng làm việc của Tư Lệnh. Tư Lệnh chào hỏi và mời ngồi nơi Sofa, tôi bước nhanh ra phòng làm việc gọi người hạ sĩ quan mang trà vào. Tôi mang vội khẩu súng Colt 45 và lấy khẩu AR15 lên đan và bước nhanh vào phòng làm việc Tư Lệnh. Tôi đứng sau hai ông VC này cách khoảng 4 thước, với tư thế sẵn sàng nổ súng. Tôi sợ hai ông này ám sát Tư Lệnh nên gườm tay súng chuẩn bị nếu thấy hai ông này có hành vi lạ là tôi bắn liền. Tư Lệnh ngồi đối diện với họ, đang nói chuyện rất nhỏ tôi không nghe được. Bất chợt Tư Lệnh ngước lên, nhìn tôi và bảo:

- Danh đi ra ngoài để tôi nói chuyện.

Tôi ấp úng trả lời:

- Dạ… em ở đây với Thiếu Tướng.

- Được rồi, không sao đâu. Em ra ngoài đi.

- Dạ.

Tôi ra lại phòng làm việc, súng vẫn gườm thủ thế, mắt nhìn về hướng văn phòng theo kẽ hở của cánh cửa đang hé mở. Tôi thấy Tư Lệnh với họ vừa uống trà vừa nói chuyện. Cuộc nói chuyện kéo dài trên 10 phút. Tư Lệnh và hai người chỉ nói chuyện không đưa ra sổ sách hay giấy tờ gì cả. Sau đó, hai người VC đứng dậy từ giã, Tư Lệnh bắt tay, rồi hai người theo cửa trước xuống bậc tam cấp ra về. Tư Lệnh ngồi trên ghế, gương mặt thật buồn. Một lát sau, ông đứng dậy đi qua đi lại trong phòng. Thời gian trôi qua thật chậm, căng thẳng và ngộp thở. Tôi suy nghĩ lung tung: Nếu VC chiếm được Vùng 4 thì Tư Lệnh sẽ ra sao? Tại sao Tư Lệnh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra? Bây giờ còn đi ngoại quốc kịp không? Còn máy bay không? Hay là Thiếu Tướng có người thân phía bên kia? Những câu tự hỏi đã xoay trong óc tôi. Bất chợt, tôi nghe tiếng la ó vang dậy ở ngoài đường. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy một đoàn người rất đông chạy ngang qua cửa Bộ Tư Lệnh, xuống cầu Cái Khế. Họ vừa chạy vừa la hét vui mừng, thì ra đó là những người tù vừa được thoái trại giam. Tôi thò đầu ra cửa sổ nhìn cho kỹ, tôi thấy bọn tù trên dưới 50 người, quần áo xốc xéch, có người mặc quần cụt, có người cởi trần vừa chạy vừa nhảy lên vừa reo hò vui vẻ nhưng họ không phá phách.

Khoảng 6 giờ rưỡi, Tư Lệnh sửa soạn về tư dinh, Thiếu Tướng nói với tôi:

- Danh chuẩn bị xe để đi thăm bệnh viện Phan Thanh Giản.

- Dạ.

Xe chở Tư Lệnh từ văn phòng đi thẳng vào bệnh viện. Tư Lệnh dến từng giường hỏi thăm thương binh, kẻ nằm người ngồi, băng tay băng đầu, có người mất một chân, chân còn lại quấn dây băng treo lên trên giá. Tư Lệnh đến bên thương binh này hỏi:

- Em tên gì?

- Dạ em tên…

- Em ở đơn vị nào? Có khỏe không?

- Dạ khỏe, em là Địa Phương Quân ở Tiểu Khu Vĩnh Bình.”

Tư Lệnh nói tiếp:

- Em nằm nghỉ dưỡng bệnh.

Tư Lệnh đi từ đầu phòng đến cuối phòng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi Tư Lệnh đi qua dãy kế bên và tiếp tục hơn một giờ thăm viếng thương, bệnh binh buồn tẻ và nặng nề. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu còn rịn ra lốm đốm đỏ cuối phần chân đã mất. Tư Lệnh đứng sát bên và hỏi:

- Vết thương của em đã lành chưa?

- Thưa Thiếu Tướng, vết thương mới mấy ngày còn ra máu, chưa lành.

Với nét mặt buồn buồn, Tư Lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Tư Lệnh chưa kịp nói thêm thì anh thương binh này bất chợt chụp tay Tư Lệnh mếu máo:

- Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em nhé Thiếu Tướng.

- Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư Lệnh đưa ta nâng sửa cặp kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương của ông. Tư Lệnh cố nén xúc động, nhưng người đã khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư Lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:

- Em cố gắng điều trị… có Qua ở đây.

Tư Lệnh bước nhanh ra cửa bệnh viện, khi ra đến ngoài sân Tư Lệnh dừng lại quay mắt nhìn về bệnh viện. Tư Lệnh đứng yên bất động khoảng một phút rồi bước vội ra xe không nói gì nữa cả. Trên suốt đường về tư dinh, Tư Lệnh không nói một lời nào khiến tôi cảm thấy sự im lặng quá nặng nề.

Về đến tư dinh, tôi thấy Quân Cảnh vẫn còn gác ở cổng, tôi đi một vòng xung quanh, những vọng gác vẫn còn người gác, tuy nhiên tôi thấy ít lính đi tới đi lui như mọi hôm, có lẽ họ đã bỏ đi bớt.

Sau khi cất khẩu Colt đeo trên người, tôi xuống nhà bếp gặp Trung Sĩ Hộ quản gia xem hôm nay anh nấu món gì vì hôm nay thăm bệnh viện về trễ. Gặp anh Hộ, tôi nói:

- Anh Hộ, bắt một con gà làm thịt và luộc để Thiếu Tướng dùng!

- Dạ con gà nào Trung Úy?

- Đàn gà nòi Thiếu Tướng nuôi đó! Anh chọn một con!

Lúc này đã hơn 8 giờ tối, về hướng Cồn Cát cách một con sông phía sau dinh, thỉnh thoảng VC bắn bổng những loạt AK đạn lửa bay đỏ xé màn đêm đen nghịt, càng lúc VC bắn càng nhiều. Con gà, anh Hộ làm thịt và nấu xong. Tôi đích thân ra sau Trailer mời Thiếu Tướng vào ăn cơm. Tư Lệnh ngồi vào bàn ăn và nói:

- Danh ngồi ăn cơm cho vui.

Đi các đơn vị hay tiểu khu, tôi ăn cơm chung với Tư Lệnh còn ở dinh, Tư Lệnh thường ăn cơm một mình, vừa ăn cơm vừa xem truyền hình rất lâu. Hôm nay, lần đầu tiên Tư Lệnh mời tôi ăn cơm chung ở dinh, tôi thấy có điều gì khác thường, hơn nữa sự việc xảy ra tùm lum, bụng dạ đâu mà ăn với uống. Tư Lệnh thấy thịt gà xé nhỏ, còn nước luộc gà làm canh, Tư Lệnh hỏi:

- Thịt gà đâu vậy?

Tôi gượng cười nói:

- Dạ mấy con gà Thiếu Tướng nuôi ở sau. Em bảo anh Ngộ làm thịt một con để Thiếu Tướng dùng.

- Làm thịt chi vậy? Ăn cơm thường là được rồi. Thôi, ăn kẻo nguội!

Tư Lệnh không ăn cơm, chỉ dùng vài muỗng canh, vài miếng thịt gà. Còn tôi thì no hơi, ăn hết vô, qua loa vài miếng rồi vội buông đũa và nói:

- Dạ, em ăn xong, Thiếu Tướng dùng tiếp.

Thiếu Tướng nói:

- Ăn tiếp chứ. Sao Danh ăn ít vậy? Thịt còn nhiều.

Vừa nói, Tư Lệnh gắp bỏ cho tôi một miếng thịt xé phay dài. Trời! Ăn gì nổi. Bình thường chắc là ăn thấy ngon, bây giờ ăn thịt gà cũng như nhai gỗ mục. Miệng đắng nghét, tôi cố gắng nuốt trôi hết miếng thịt này, xong xin phép Thiếu Tướng ra phòng làm việc.

Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy vắng lạnh, một sự vắng vẻ đáng sợ, một số anh em quân nhân đã bỏ đi, số còn lại một vài người đã mặc thường phục, một số vẫn còn mặc đồ lính. Còn hướng phòng Trung Úy Hỉ, sĩ quan bảo vệ cũng vắng ngắt, có lẽ anh cũng đã bỏ đi rồi (nhà Trung úy Hỉ ở gần phi trường Trà Nóc). Còn Trung Úy Việt cùng vợ hai con vẫn còn ở tại nhà cạnh bờ sông. Việt và tôi gặp nhau chỉ biết lắc đầu, rồi Tư Lệnh đến bàn làm việc của tôi nói:

- Có liên lạc với Tướng Hưng không hè?

- Dạ điện thoại bị mất liên lạc, có tiếng lạ em không dám gọi.

Ngưng một chút rồi tôi nói tiếp:

- Dạ, Thiếu Tướng muốn nói chuyện với Tư Lệnh Phó?

- Qua muốn nói chuyện.

Tôi nói với Tư Lệnh:

- Để em đi lại Dinh Tư Lệnh Phó nói mở máy PRC25 để Thiếu Tướng nói chuyện.

Tư Lệnh làm thinh, tôi bảo anh Thông tài xế lấy xe Jeep chở tôi qua Dinh Tư Lệnh Phó nằm đối diện với Dinh Tỉnh Trưởng Phong Dinh. Sắp sửa rẽ phải vào Dinh Tư Lệnh Phó thì tôi thấy phía bên trái trước Dinh Tỉnh Trưởng có một tên VC với khẩu AK ở tư thế sẵn sàng, để súng cạnh sườn, mũi súng chĩa lên trời. Anh Thông tài xế kêu tôi và chỉ:

- VC đã vô tới rồi.

Tôi bảo tài xế:

- Quay trở lại đi! Không ổn rồi.

Tài xế lái nhanh về Dinh Tư Lệnh và đóng cửa dinh lại. Tôi xuống xe bảo các anh em binh sĩ còn lại kéo khoảng 4, 5 vòng kẽm gai rào chặn từ cổng vào hướng cột cờ. Rào xong, tôi vào Trailer báo Tư Lệnh:

- Trình Tư Lệnh, VC đã vào đến Dinh Tỉnh Trưởng. Em thấy có một tên VC cầm súng AK đứng trước Dinh Tỉnh Trưởng.

Tư Lệnh lặng thinh không nói gì cả. Khoảng hai phút sau, tôi nói với Thiếu Tướng:

- Em đi lần nữa, để Thiếu Tướng nói chuyện với Tư Lệnh Phó.

Tư Lệnh nhỏ nhẹ nói:

- Thôi đừng đi! Coi chừng nó bắt.

- Dạ không sao.

Nói xong, tôi cởi bỏ áo lính, vẫn mặc quần lính mang giày với áo thun vội ra sân gọi anh tài xế.

- Anh Thông đâu? Đến tôi nhờ một chút.

Tôi la lên, không một tiếng trả lời. Anh Hộ quản gia nói:

- Em vừa thấy anh Thông ra cổng.

“Anh đã bỏ đi rồi.” Tôi nghĩ thầm. Bất chợt, một binh sĩ khác hỏi tôi:

- Trung Úy cần gì em giúp.

- Anh muốn đến Dinh Tư Lệnh Phó.

- Được rồi, để em đưa ông thầy đi.

Anh lính lấy chiếc Honda màu đỏ chạy đến và nói:

- Đi Honda tiện hơn Trung Úy.

Rồi anh chở tôi về hướng Dinh Tư Lệnh Phó, rẽ vào dinh, anh đậu cách đấy khoảng 10 mét bên lề đường.

Dinh Tư Lệnh Phó trước và sau có cổng ra vào bằng cửa sắt, xung quanh xây tường cao độ 2 mét. Cửa trước đối diện với Dinh Tỉnh Trưởng, cửa sau quay ra mặt đường. Cửa trước và sau đều đóng và khóa chặt, từ cửa trước nhìn vào tôi đi sát hông tường bên phải, có một cây ổi mọc từ phía trong xòa nhánh phủ ra bên ngoài. Trong dinh im lặng không một tiếng động, tôi gọi lớn:

- Nghĩa ơi Nghĩa, Phúc ơi Phúc, tao là Danh.

Tôi gọi 4, 5 lần nhưng vẫn không có tiếng trả lời. Tôi linh cảm điều gì không ổn nên gọi tiếp vài lần nữa rồi quay lưng định trở về. Nhưng tôi nghĩ thầm: “Không lẽ mình bỏ cuộc sao?” Tôi nói với qua với anh lính đậu bên kia đường:

- Anh ráng chờ tôi một chút.

Bất chợt có tiếng nổ đùng, có tiếng xôn xao, tiếp theo tiếng khóc. Tôi chạy lại vách tường có nhánh cây ổi xòe ra, tôi quyết định đu nhánh ổi này nhảy vào. Tay phải níu nhánh ổi, tay trái vịn vào vách tường miệng liên tục la lớn: “Tôi Trung úy Danh đây, đừng bắn. Tôi Trung úy Danh, đừng bắn.” Miệng la tay níu nhánh ổi leo vào, tôi lên được đỉnh tường rồi theo đà cây ổi tuột xuống đất. Vừa gặp tôi, anh Nghĩa vừa khóc vừa nói:

- Chuẩn Tướng Hưng tự sát chết rồi Danh.

- Lúc nào?

- Mới đây, chắc có lẽ hồi nãy Danh nghe tiếng súng nổ.

Anh nói tiếp:

- Chuẩn Tướng đang ăn cơm, nghe tiếng động, ông bỏ bàn ăn đứng dậy, bà Tướng chạy theo ông ngăn lại. Tư Lệnh Phó vào phòng đóng cửa lại và bắn vào ngực tự sát.

Đến cửa, thấy cửa phòng hé mở, tôi xô nhẹ cánh cửa bước vào, thấy Tướng Hưng nằm bất động trên giường, bà Hưng đang ôm chầm Tư Lệnh Phó khóc, còn hai đứa con nhỏ đứng kế bên vô tư lự như không có gì xảy ra, kế bên những anh lính đang sụt sùi khóc. Tôi quay ra nói với anh Nghĩa:

- Thôi Danh đi về.

Tôi không nói anh Nghĩa mở tần số máy PRC25 nữa, Chuẩn Tướng Hưng đã chết rồi. Vì tình hình rối ren, bận rộn, tôi không nhờ ai mở cửa mà trèo cây ổi lên đầu tường rồi nhảy ra ngoài. Xuống đến mặt đất, tôi suy nghĩ lung tung: “Tại sao Tư Lệnh Phó tự sát? Nếu Tư Lệnh hay được thì ra sao? Hay là lúc tôi la to gọi anh Nghĩa, Phúc, ở đây tưởng VC vào tới nên Chuẩn Tướng đã tự sát? Hay là…” Tôi vừa suy nghĩ vừa cúi đầu bước dần tới chỗ anh lính đậu xe Honda lúc nãy. Trời! Xe và người biến đâu mất. Tôi đảo mắt nhìn quanh vẫn không thấy bóng dáng anh. Chắc anh bỏ đi rồi. Tôi không trách anh, anh đã giúp tôi như vậy cũng đủ lắm rồi. Tôi lội bộ từ đây cặp theo Đại Lộ Hòa Bình đi thẳng về Dinh Tư Lệnh, trên đường phố vắng hoe không một bóng người lai vãng, chỉ có những mảnh giấy vụn vất bừa bãi đầy đường, thỉnh thoảng bay tứ tung theo cơn gió.

Tôi đi bộ mất khoảng 15 phút mới về đến dinh, anh lính gác vẹt từng vòng kẽm gai cho tôi vào rồi kéo lại vị trí cũ. Tôi đi nhanh về phía sau vào Trailer để trình Tư Lệnh mọi sự việc vừa xảy ra tại tư dinh Tư Lệnh Phó. Vừa thấy Tư Lệnh, tôi nói ngay:

- Trình Thiếu Tướng, em đến Dinh Tư Lệnh Phó, đến nơi thì ông vừa tự sát chết. Tư Lệnh Phó đã bắn vào ngực.

- Tướng Hưng chết hả? Chết làm chi?

Tư Lệnh chỉ nói vậy. Tôi trở ra về nơi làm việc. Ngồi trên Sofa suy nghĩ liên miên: “Tư Lệnh Phó đã tự sát, chắc Tư Lệnh sẽ tự sát theo.” Tôi xuống nhà gặp Trung Úy Việt và cho anh biết việc Tư Lệnh Phó đã tự sát. Tôi và Việt thắc mắc về những gì sẽ xảy ra tiếp: Tư Lệnh Phó đã tự sát, còn Tư Lệnh không biết thế nào? Hai đứa tôi suy nghĩ mãi mà không tìm ra được câu trả lời.

Lúc này khoảng 11 giờ đêm, vì lo lắng cho Tư Lệnh nên cứ độ 15 hay 20 phút, tôi lại vào Trailer một lần. Mỗi lần liếc nhìn vào, tôi thấy Tư Lệnh nằm nghỉ nhưng giày vẫn còn mang, tôi lại đỡ lo phần nào. Lần khác, Tư Lệnh ngồi dậy đi về hướng tôi và hỏi:

- Có gì không?

- Em vào xem Thiếu Tướng có sai bảo gì không?

Tư Lệnh nói:

- Sao em không đi ngủ đi! Khuya rồi.

Tôi nhỏ nhẹ nói:

- Trình Thiếu Tướng, nếu VC vào dinh, tụi em được phép đánh không Thiếu Tướng?

- Thôi đừng đánh nhau, họ vào để tôi ra nói chuyện.

Tôi rời Trailer đi ra ngoài. Khoảng 10 phút sau, Tư Lệnh ra phòng làm việc của tôi trao cho tôi một gói hình chữ nhật dài độ 2 tấc, rộng 1 tấc, dầy 5 phân và nói:

- Danh cất tiền này dể dành mà xài. (Có thể đây là tiền lương của Thiếu Tướng không dùng đến nên để dành.)

Đưa gói giấy cho tôi xong, Tư Lệnh đi vào Trailer. Tôi tò mò nên hé mở gói giấy này xem, bên trong toàn giấy bạc 500 đồng, tôi đoán chừng hơn 400 ngàn đồng và tôi để gói giấy vào ngăn kéo nơi bàn làm việc. Tôi tiếp tục rón rén vào Trailer để quan sát, tôi sợ Tư Lệnh tự sát.

Khoảng 12 giờ 30 khuya, Tư Lệnh ra gặp tôi nói:

- Sao Danh không đi ngủ? Thức cả đêm à.

- Dạ em ngủ không được.

Tư Lệnh móc trong túi ra một khẩu súng nhỏ, ngắn hơn gang tay và nói:

- Danh cất khẩu súng này dành để hộ thân.

Tôi nhận khẩu súng bỏ vào ngăn kéo chung với gói tiền lúc nãy. Tôi xuống nói chuyện với anh Việt và anh Hộ:

- Thiếu Tướng đã cho tôi súng, không hiểu Tư Lệnh có ý định gì?

Chúng tôi bàn luận với nhau và có linh cảm là Thiếu Tướng đang sắp xếp việc gì đó.

Khoảng sau 1 giờ sáng, một anh lính hơ hải chạy vào gặp tôi:

- VC tự động mở cửa vào dinh.

- Anh bảo họ chờ tôi một chút.

Tôi vội vã vào Trailer để gặp Tư Lệnh. Thấy Tư Lệnh đang nằm nghỉ, tôi trình:

- Trình Thiếu Tướng, bọn VC đang vào dinh.

- Bảo họ chờ tôi ra nói chuyện.

Tôi đi nhanh ra trước cổng dinh, lúc bấy giờ tôi vẫn mặc áo thun, quần lính, mang giày. Gần đến cổng dinh, tôi thấy lố nhố khoảng 6, 7 người đang vẹt vòng rào kẽm gai đi vào hướng cửa dinh. Đến gần, tôi thấy 4 nam, 1 nữ vấn tóc lủng lẳng phía sau ót và một em bé độ 10 tuổi. Nam trang bị 1 khẩu AK, một người mang khẩu Carbin, một người mang súng lục (súng loại cảnh sát xử dụng) số còn lại tay không, không mang giấy tờ hay máy móc gì cả. Nhóm người này tuổi dưới 40 đã vào đến vòng kẽm gai thứ ba từ ngoài vào, còn hai vòng kẽm gai nữa mới vào đến cửa dinh. Tôi vẹt kẽm gai và gặp họ tại đây. Một người trong nhóm quay qua hỏi tôi:

- Anh làm gì ở đây?

Tôi không dám nói là tùy viên sợ bọn chúng bắn nên trả lời trớ đi:

- Tôi làm quản gia.

Người mang khẩu AK hỏi tiếp:

- Anh cấp bậc gì?

- Tôi Trung Sĩ.

Bất chợt người mang AK lên đạn chỉa mũi súng vào phía sườn tôi và nói như ra lệnh:

- Đi!

Lúc bấy giờ, tôi hồn phi phách tán, nghĩ thầm “chết là cái chắc.” Một người trong nhóm nói:

- Ở đây nó làm lớn không hà, tính nó đi!

Bọn chúng đi từ từ hướng vào cửa dinh, đến gần cột cờ, đứa trẻ con ôm chầm lấy khẩu súng đồng thời Pháp, súng đặt dưới chân cột cờ để làm kiểng, đứa trẻ reo lên:

- Súng ngộ và đẹp quá.

Chị bới tóc tiếp theo:

- Nhờ có dịp này mới được vào dinh Tướng.

Tôi tự nhiên cảm thấy lòng mình se lại. Bất chợt, nhóm người này dừng chân, người mang khẩu AK hất mặt ra dấu cho tôi đi qua hướng nhà bếp, ngang qua phòng ngủ của tôi. Chết rồi! Chắc bọn chúng bắn mình ở đây. Tôi chầm chậm bước đi, đầu ngoái lại nhìn cửa vô dinh. Tôi thấy Tư Lệnh đẩy nhẹ cánh cửa lưới chắn ruồi trước cửa phòng làm việc của ông rồi bước ra. Bọn người này bảo tôi dừng lại, ba người bước vào phòng (một người tay không, một người mang khẩu B38, một người mang khẩu Carbin). Số còn lại lảng vảng phía ngoài, người mang AK vẫn hướng súng về phía tôi. Khoảnh khắc, Trung Sĩ Hộ từ phòng Thiếu Tướng bước ra cho biết Tư Lệnh đang nói chuyện với VC và bảo tôi:

- Thiếu Tướng bảo Trung Úy lấy thuốc lá hút.

Có cớ vào gặp Tư Lệnh, người mang AK bỏ thõng súng xuống, tôi lặng lẽ bước đi, nhưng vẫn nơm nớp lo sợ là nó có thể bắn tôi từ đằng sau tới. Vô sự, thế là thoát nạn, vào phòng tôi mở ngăn tủ lấy gói thuốc Capstan đầu lọc mời Thiếu Tướng một điếu, 3 người kia mỗi người một điếu. (Tư Lệnh hút thuốc 555 nhưng thỉnh thoảng cũng hút thuốc Capstan đầu lọc.) Tôi thấy Tư Lệnh ngồi trên Sofa băng dài, người VC không mang vũ khí ngồi trên ghế nhỏ đối diện với Tư Lệnh, người mang khẩu B38 ngồi dưới sàn nhà, tay cầm khẩu súng để trên đầu gối mũi súng hướng về phía Tư Lệnh, còn người mang khẩu Carbin đứng ngay cửa phòng trong tư thế tác chiến.

Xong nhiệm vụ, tôi bước ra ngoài. Người mang AK bên ngoài vẫn ở thế tác chiến nhưng không để ý đến tôi nữa. Sau khoảng mười phút nói chuyện, nhóm VC này rời dinh ra về. Tôi vào phòng thấy Tư Lệnh vừa đứng dậy bước ra ngoài với khuôn mặt có vẻ buồn. Nhìn trên Sofa, tôi thấy điếu thuốc của Thiếu Tướng còn cháy dở dang độ 1/3 điếu nằm trên Sofa bốc khói làm lủng một lỗ nhỏ, tôi nhặt lấy vất đi.

Cuộc nói chuyện này chỉ đơn phương, không có viết giấy tờ hay ký tên gì cả cũng không có máy móc khi hai bên gặp nhau. Tư Lệnh trở vào Trailer nằm nghỉ. Một lúc lâu, tôi vào lần nữa thấy Tư Lệnh nằm yên, chắc Tư Lệnh đã ngủ vì mệt. Trong suốt đêm 30 tháng 4, Tư Lệnh và tôi hầu như không ngủ. Vào khoảng 3 giờ sáng, tôi trở dậy, rón rén vào phòng Tư Lệnh lần nữa, thấy Tư Lệnh đang nằm yên không biết ngủ hay thức vì trong lúc nằm nghỉ, ông vẫn mang cặp kính đen. Tôi cũng quá mệt nên ra phòng làm việc ngã lưng trên Sofa một chút, nghe vang vang bên tai những loạt AK nổ liên hồi, chắc đối phương nổ súng mừng chiến thắng.

Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, tôi bỗng nghe tiếng chuông “boong, boong, boong.” Tôi bật mình ngồi dậy, nhìn đồng hồ thấy đã hơn 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5. Tôi bước đến bàn thờ Phật, thấy ba cây nhang Tư Lệnh đã đốt và cắm sẵn trên lư hương khói bay nghi ngút.

Đứng trước bàn thờ Phật, Tư Lệnh với quân phục chỉnh tề, đang nghiêng mình xá Phật. Tôi vội đi nhanh về phòng mình làm vệ sinh cá nhân, xong mặc quân phục vào và đến đứng nghiêm chào Thiếu Tướng. Thiếu Tướng vẫn đưa tay lên cỡ tầm ngực đáp lại và hỏi:

- Đêm qua, Danh ngủ được không?

- Mệt quá, em có nằm nghỉ được một chút.

Tư Lệnh vẫn ngồi trên Sofa nơi phòng thờ Phật, tôi đi sang phòng làm việc. Một lúc sau, Tư Lệnh đến bên tôi hỏi:

- Gặp Tướng Trường được không hè?

Lúc này khoảng 6:30 sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.

- Dạ… dạ. Tôi ấp úng trả lời tiếp:

- Hồi chiều tối hôm qua ở trên lầu em thấy Tướng Trường chạy xe Jeep ngang qua dinh.

Tư Lệnh hỏi:

- Có phải Tướng Trường không?

- Em ở trên lầu hơi xa, em thấy giống Tướng Trường.

- Tôi đừng đi tìm, kẻo bị chúng bắt.

- Dạ.

Rồi Tư Lệnh đi vào Trailer. Một lát sau, Tư Lệnh bước ra hai tay xách hai cái vali gặp tôi và anh Việt ngay ở cửa ra vào phòng thờ Phật. Tư Lệnh đưa cho tôi cái vali màu cam và đưa Trung úy Việt cái màu đen. Tư Lệnh nhìn chúng tôi, giọng buồn buồn:

- Danh giữ cái này, Việt giữ cái này.

Tư Lệnh chỉ nói ngắn gọn như thế mà không nói thêm gì, hình như cổ ông nghẹn lại. Tư Lệnh vội bước đi, được vài bước, Tư Lệnh quay lại nói thêm:

- À, quên chìa khóa.

Rồi Tư Lệnh đi thẳng về phía Trailer, một lúc sau, ông trở ra trao cho tôi hai chìa khóa và nói.

- Cái này của Danh, cái này của Việt.

Tôi linh tính sắp có điều gì xảy ra nên Tư Lệnh mới dặn dò và chia phần cho tôi và Việt như vậy. Tuy thế, chúng tôi không dám hỏi. Tư Lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư Lệnh ra sân thượng, đứng sát bên lan can, mắt nhìn ra Đại Lộ Hòa Bình trước cửa cửa dinh, tôi đứng bên phải Tư Lệnh, anh Việt đứng bên trái. Trên lộ, chỉ có vài chiếc xa qua lại, người thưa thớt, khung cảnh vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt, Thiếu Tướng bật khóc. Tư Lệnh cố nén không khóc thành tiếng, nhưng những giọt nước mắt tuôn trào chảy dài trên khuôn mặt đau buồn vì nước mất nhà tan. Tôi cũng khóc theo, anh Việt cũng vậy. Ba người đứng trên sân thượng trước mặt tiền dinh, mặc cho nước mắt tự do tuôn chảy. Tôi không hiểu Tư Lệnh có định đi ngoại quốc không? Nếu muốn, có lẽ Tư Lệnh cũng đi hết kịp rồi. VC vào đây có bắt Tư Lệnh không? Có làm hỗn hoặc bắn Tư Lệnh không? Nếu sự việc xảy ra thì phải giải quyết làm sao? Tôi đang miên man suy nghĩ, Tư Lệnh xoay lưng chầm chậm theo bậc thang xuống tầng dưới.

Từ ngoài nhìn vô bàn Phật, Tư Lệnh ngồi trên ghế Sofa phía bên phải, đôi mắt đăm chiêu nhìn lên bàn thờ. Anh Việt bước ra cửa về nhà thăm vợ con còn Trung sĩ Hộ đang thập thò trước cửa. Tư Lệnh đứng dậy đến bàn thờ lấy ba cây nhang đốt, xá ba xá cắm vào lư hương, gõ ba tiếng chuông “boong, boong, boong” xong xá ba xá nữa rồi ông về ngồi trên Sofa như cũ, hai tay để trên thành gỗ Sofa nhịp nhịp như không có chuyện gì xảy ra. Bất chợt, Tư Lệnh xoay qua bảo tôi:

- Danh ra ngoài bảo Việt dẫn vợ con đi đi.

- Dạ.

Tôi thầm nghĩ Tư Lệnh và tôi độc thân chắc Tư Lệnh nghĩ cách khác. Tôi đẩy nhẹ cánh cửa bước ra sân hướng về phòng Trung Úy Việt. Tôi vừa đi khỏi cột cờ một chút nghe tiếng nổ “đùng” phát ra từ hướng bàn thờ Phật, tôi hốt hoảng xoay người chạy trở lại thì Trung Sĩ Hộ đã chạy ra la thất thanh:

- Đại Úy ơi! Đại Úy ơi! Thiếu Tướng tự sát chết rồi.

Trong lúc sợ hãi, anh Hộ quýnh lên gọi tôi là Đại Úy. Tôi chạy nhanh vào phòng thờ Phật thấy một cảnh tượng hãi hùng trước mắt mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Tư Lệnh ngã ngửa hơi lệch về phía sau Sofa, đầu hơi nghiêng về bên trái, mắt ngước nhìn lên trần nhà. Khẩu Colt 45 vẫn còn trong tay buông thõng xuống lòng Tư Lệnh nhưng những ngón tay cầm súng đã nới lỏng, phát đạn xuyên màng tang phải qua trái. Tư Lệnh chưa chết hẳn, nhưng nói không được, thân hình ông run lật bật, miệng há hốc, từ trong cổ họng nấc lên tiếng “khọc, khọc, khọc” từng chập và từ từ nhỏ dần. Anh Hộ thấy vậy vội ôm lấy Thiếu Tướng nói:

- Thôi mình chở Thiếu Tướng đi bệnh viện.

Tôi cũng ôm chầm lấy xác ông vừa khóc vừa nói:

- Chắc trễ rồi, vết thương ở đầu vô phương cứu chữa, hơn nữa Thiếu Tướng đã quyết định tự sát. Hèn chi hôm qua Thiếu Tướng đi thăm anh em thương binh ở Bệnh Viện Phan Thanh Giản rất lâu và nói với anh em thương binh là: “Qua ở lại với các em.”

Anh Hộ nói tiếp:

- Em đâu dám đến gần Thiếu Tướng. Đứng ở ngoài cửa, em chỉ thấy lưng Thiếu Tướng. Em thấy Thiếu Tướng móc gì từ trong túi ra, em tưởng Thiếu Tướng lấy thuốc hút, nào ngờ Thiếu Tướng móc khẩu súng và tự sát liền, em chạy lại đâu kịp.

Vừa nói anh Hộ vừa khóc nức nở. Chúng tôi vẫn ôm choàng lấy Tư Lệnh khóc ngất. Trong lúc bối rối và hoảng hốt, tôi đâu còn tâm trí để xem đồng hồ, tôi đoán lúc đó vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.

o O o

Vâng. Đúng như vậy. Tôi là một sĩ quan cấp Úy còn ít tuổi, sống độc thân. Nhờ vậy tôi đã được Tư Lệnh chọn ở bên cạnh ông.

Giờ đây gần 30 năm qua, tôi vẫn còn nhớ mãi từng giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975.

Với tư cách là Tư Lệnh của chiến trường miền Tây, ông Thiếu Tướng của tôi, vị niên trưởng Thủ Đức đã hết lòng với quân đội và đất nước cho đến cả sau khi nghe lệnh đầu hàng. Ngay cả việc chỉ định Đại tá Thiên thay chức Tỉnh Trưởng Cần Thơ vào trưa 30 tháng 4 cũng nhằm mục đích cần có người trách nhiệm để tình hình ổn định.

Ông là vị tướng đầy lòng nhân ái nên không muốn đổ máu thêm vô ích. Ông không cho phá cầu. Ông không tức tối với những người bỏ đi. Ông không muốn có người chết thêm sau khi Tổng Thống đã đầu hàng.

Sau này tôi mới biết rằng sau khi nghe lệnh Sài Gòn đầu hàng, Tư Lệnh đã có ý định sẽ tự vẫn. Vì vậy ông đã bình tĩnh đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản vào buổi chiều. Tại nơi đây tôi đã từng theo ông đến thăm viếng nhiều lần, nhưng lần này ông đã khóc và hứa với những thương binh là ông sẽ ở lại.

Và điều đặc biệt là chính tôi không rõ Tư Lệnh đã nói gì để mà Việt cộng đã hai lần vào gặp ông nhưng đều lặng lẽ lui ra.

Trong quân đội chúng tôi học được bài học về đặc lệnh truyền tin vẫn gọi vị Tư Lệnh là Mặt Trời. Tiếng chuông niệm Phật của ông vào đêm 30 tháng 4 vẫn còn nghe vẳng bên tai. Tôi còn nhớ mãi lúc 3 thầy trò đứng khóc trên lan can nhà lầu vào sáng 1 tháng 5 năm 1975.

Đối với tôi, niên trưởng Nguyễn Khoa Nam muôn đời vẫn còn là Mặt Trời Tháng Tư chói lọi chiếu sáng cả cuộc đời còn lại của Danh. Tôi là Trung Úy Lê Ngọc Danh, mãi mãi sẽ là tùy viên của ông. Ông chết đi rồi, chẳng bao giờ có thể ai thay tôi trong chức vụ này nữa. Em luôn luôn là tùy viên của ông Thầy.

Lê Ngọc Danh,

Sĩ quan Thủ Đức
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #188 - 24. Apr 2012 , 00:05
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #189 - 26. Apr 2012 , 21:35
 
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #190 - 27. Apr 2012 , 12:15
 

Viết cho Tháng Tư



...

Hùynh Thục Vy - Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự...."

Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự "nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm "mục đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan... Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear"(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống....Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng" gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ.... Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".

Ngoài cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!

Để rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào "mục đích biện minh cho phương tiện". Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói : "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại". Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày "giải phóng", giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012


Huỳnh Thục Vy
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4017
Re: Quốc Hận
Reply #191 - 29. Apr 2012 , 17:18
 
Xin giới thiệu  nhạc  phẩm "Sàigon Vĩnh Biệt " của Nam Lộc  được dịch sang tiếng Pháp  .



Saìgòn ơi! Tôi đã mất người trong cuộc đời
Sàigòn ơi! Thôi đã hết thời gian tuyệt vời,
Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi,
Những nụ cười nát trên môi,
Những giọt lệ, ôi sầu đắng.
Sàigòn ơi! Nắng vẫn có còn vương trên đường
Đường ngày xưa mưa có ướt ngập lối người về.
Rồi mùa thu lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đang khóc thương cho người yêu.

Tôi giờ đây như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng phút sống quên thời gian,
Kiếp tha hương nếm thương đau, nếm chua cay
Tôi gọi tên ai mãi thôi.

Sàigòn ơi! Tôi xin hứa rằng tôi trở về,
Người tình ơi! Anh xin giữ trọn mãi lời thề,
Dù thời gian có là một thoáng đam mê
Phố phường vang ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên
.
Sàigòn ơi! Tôi xin hứa rằng tôi trở về,
Người tình ơi! Anh xin giữ trọn mãi lời thề,
Dù thời gian có là một thoáng đam mê,
Phố phường vang ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.

NAM LỘC.
  ADIEU, SAIGON !

Chère patrie, pardonne-moi de t’ avoir quittée,
Quelles souffrances endurées depuis des années,
Dans mon rêve, je te revois toujours,
Avec plein d’ émotion,
Des jeunes années passées ,
Chère patrie, tu me manques énormément,
Le lycée où nous avons travaillé ,
Nos chers maîtres, nos camarades de classe
Ont laissé de bons souvenirs
Des années de jeunesse.

Loin de toi, je me sens perdu,
Sans ta présence, sans ton aide, sans ton amour,
Je vis mal, sans repère, sans issue,
Je crie très fort ton nom.

Chère patrie, je retournerai, un jour,
Te revoir pour t’ aimer bien plus encore,
Finie la dure séparation,
Désormais réunis,
Nous bâtirons l’ avenir.

Chère patrie, tu représentes tant pour moi,
Dans mon cœur, dans mon âme, tout vibre pour toi,
Rien au monde ne peut te remplacer
Tu vivras toujours en moi
Tant que je respirerai.

V.P.L ( 23 /11 / 2003 )
 

[size=18][/size]
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2012 , 17:21 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #192 - 29. Apr 2012 , 17:53
 
Văn Tế Anh Hùng Tuẫn Tiết Và Đồng Bào Mất 30/04/1975 !!!!

Than ôi !!!!!!
Đã đành sự tồn vong là do mạng số.Nhưng thấy trang Anh Hùng xã thân vì Nước.Thà chết vinh còn hơn sống nhục.Đồng bào cảm kích thương yêu.
Chớ dẫu lẻ tử sinh ấy bởi căn phần,nhưng thương đấng Anh Hùng vong mạng vì tiết tháo danh thơm,chiến hữu cảm phục thương tiếc.
Người hiền lương muốn sống trong Tự Do mà không được sống,đành đem mạng đổi lấy giá Tự Do.
Nhớ xưa !!!! Vận nước điêu linh,cơ trời cay nghiệt.Giặc Cộng bạo tàn nuôi mộng xâm lăng.Đẩy Dân chúng vào cảnh lầm than.Đưa đất nước vào trận chiến tương tàn.Dân Miền NAM oai hùng giử nước.Quân Dân một lòng đập tan quân xâm lược.Từ Bình Giả,Đức Cơ,Pleime,Thượng Đức.Giặc từ miền Bắc banh xác phơi thây.Nào Mậu Thân quân Dân tiêu diệt.Giặc xâm nhập,sinh Bắc tử Nam.Kìa Kontum kiêu hùng chiến tích.Đây ĐắcTô chôn vùi xác Cộng quân.Thành Quảng Trị ngọn cờ bay chiến thắng.Trận AnLộc còn oai danh Chiến Sĩ.
Giặc kinh hoàng,Cộng quân kinh hồn bạt vía.Ngặt nỗi cơ trời chưa gặp vận hạnh thông.Lệnh đầu hàng,như chim trời gẫy cánh.Vì thượng lệnh đoàn hùng binh rã hàng buông súng.Tâm không phục,kẻ sĩ vẫn tiết tháo trung trinh.Bậc trượng phu dùng da ngựa bọc thây.Miền u hiễn hai nơi đành vĩnh quyết.
Cuộc chính trị đã chế ngự binh hùng tướng mạnh.Vận nước NAM lại do ngoại bang quay cờ chuyển hướng.
Cơ cầu thay !!!! Thế thời không thỏa lòng trang tuấn kiệt,chí hùng anh.
Oan uất nhỉ !!!! Quân xâm lược lại chiến thắng người hiền lương giử nước.
Ôi nhớ linh xưa !!!! Lòng một lòng tận trung với Nước.Dạ miệt mài son sắc chử Tự Do
Thê tử chia lìa.Phụ tử phân ly.Đệ huynh cách biệt.Nhớ luống ngậm ngùi,nghĩ càng thương tiếc.
Tiếc là tiếc mãnh lòng ái Quốc.Nghìn đời còn tư vọng tấm trung can
Thương là thương tấc dạ phù Dân.Vạn đại vẫn quan hoài bầu nhiệt huyết.Thương Dân mà không bảo vệ được Dân.Thương nòi mà không giử được Nước.
Bậc trượng phu chẳng màng nguy hiểm.Dùng xác thân tô điểm hai chử Tự Do
Hồn Linh đã hiển hách thành thần mà phong thái vẩn uy nghi lẫm liệt.
Ôi nay chúng tôi !!!! Chiến hữu và đồng bào người VIỆT.
Lễ phẩm kính dâng thành tâm bái yết. Trên hương án chư hồn thiêng phảng phất.Xin chứng dám lòng thành cung tiến hương dâng
Trước bàn thờ chúng tôi xin tỏ lòng thành kính tri ân. Vái van hồn thiêng các Anh Hùng chiến hữu vì nước phải vong thân.Cùng Anh Linh đồng bào vì Tự Do mà đoạn kiếp
Khấn rằng !!!! Xin hộ trì chúng tôi kiên tâm vững chí hoàn thành sự nghiệp.Phục hưng đất nước thoát vòng vạn khổ thiên nan
Xin phù trợ chúng tôi bền tâm tranh đấu cho quê hương sớm có được Tự Do,Dân Chủ,Phú Cường và Hạnh phúc
Chúng tôi nay !!!! Thành tâm bái lạy !!!! Phục duy chứng dám !!




Bài Văn Tế này do em Mậu Thân viết , em là ngườicon dân Việt Nam mang 2 giòng máu Mỹ Việt , em là người có tinh thần yêu nước rất cao.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #193 - 04. Apr 2013 , 22:47
 


    Nỗi buồn tháng Tư


    Mũ xanh Phạm Văn Tiền K20


...

 
  Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ mình, tháng Tư ấy đã đánh dấu một đoạn đường dài lưu lạc của tập thể người Việt tha hương. Tháng Tư với ngày cuối tháng nhạt nhòa nước mắt mà chúng ta muốn quên, nhưng không thể nào quên được. Tháng Tư đen ngày vong quốc hận, chiều 30 đất nước phủ màu tang!

    Ngày 30-4-1975 của 38 năm về trước là ngày buồn thảm nhất trong dòng sử của dân tộc Việt Nam. Một chế độ Cộng Hòa sau hơn 20 năm gầy dựng cùng bao xương máu đã đổ ra, phút chốc đã tan thành mây khói. Cuộc tháo chạy của Đồng minh trước sự xâm lăng thô bạo của chủ nghĩa Cộng Sản toàn cầu, đã làm cả miền Nam bàng hoàng sửng sốt. Người dân không còn kềm nỗi sợ hãi nên đã bỏ của chạy lấy thân. Những xác người lênh đênh ngoài biển cả hoặc bỏ nắm xương tàn tận mãi rừng sâu. Cả đất nước trở thành biển máu từ khi cộng sản tràn vào. Nhiều chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối cùng, với rất nhiều sự tuẫn tiết trong đó có các tướng lãnh anh hùng.

    Tháng Tư gợi nhớ hình ảnh hơn 400 em Thiếu Sinh Quân mặc đồ vàng, nghiêm chỉnh xếp hàng đôi lặng lẽ chờ đợi dưới sân cờ tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, để rồi sau đó tử thủ đến sức cùng lực kiệt. Những người lính Nhẩy Dù oai hùng tại trại Hoàng Hoa Thám, những đơn vị TQLC tan hàng tại cầu xa lộ, ngã tư Hàng Xanh đã tung nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau, khi vị Tổng Thống “tạm quyền” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, cùng vài chục tướng tá của chế độ Cộng hòa đã tự sát. Còn, còn nhiều lắm những chiến sĩ vô danh tự tìm cho mình một cái chết vinh hơn sống nhục. Những giọt nước mắt rồi sẽ được tiếp tục nhỏ xuống để tiếc thương, thương tiếc về những oan khúc cho những người lính anh hùng, cùng biết bao chiến sĩ đồng bào vô danh khác. Chính họ đã viết nên trang sử đen tối nhưng vô cùng hãnh diện cho Chính Nghĩa Quốc Gia, những người Việt Tự Do không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản phi nhân.

    Tháng Tư năm 1975, hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính miền Nam đã bị đưa vào các trại tù “học tập cải tạo”, hàng chục ngàn người đã bỏ xác trong các trại giam, nạn nhân của chính sách trả thù thâm độc. Hàng vạn đồng bào đã chết tức tưởi nơi sương lam chướng khí vì chính sách đày đọa trả thù ở các vùng kinh tế mới. Hàng ngàn người đã mất trắng tay vì bị đảng Cộng Sản Việt Nam ăn cướp tài sản, bằng chính sách cải tạo công thương nghiệp.

    Tháng Tư 1975, đánh dấu giai đoạn cả nước Việt Nam trở thành nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản. Một chủ thuyết phi nhân man rợ đã gieo rắc tai ương thảm họa cho nhân loại nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Sau 38 năm áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn đất nước, Viêt Nam hiện nay vẫn là quốc gia nghèo, chậm tiến, tham nhũng, độc tài toàn trị và liên tục vi phạm thô bạo các quyền làm người.

    Tháng Tư, chúng ta nghiêng mình tưởng niệm những chiến sĩ anh dũng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do, đã chiến đấu ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước thảm họa ngoại xâm.

    Tháng Tư, chúng ta ngậm ngùi và ghi ơn các chiến sĩ dân chủ Việt Nam, đã vì lý tưởng Tự Do, Dân Chủ, chủ quyền cho đất nước mà chịu cảnh đọa đày, tù tội. Họ những người Việt Nam yêu nước can đảm đứng lên tranh đấu trước hiểm họa mất nước vì kẻ thù phương Bắc.

    Ba mươi tám năm về trước, không ai có thể nghĩ đến một ngày nào đó mình phải sống lưu lạc nơi xứ người, và cũng chẳng ai dám nghĩ rằng vì muốn có một cuộc sống Tự Do mà bao nhiêu người đã vùi thân xác mình tận rừng sâu hay ngoài biển cả.

    Ba mươi tám năm mùa Quốc hận đã qua đi, dân tộc Việt Nam vẫn còn đắm chìm trong màn đêm tăm tối dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, đất biển đảo do tiền nhân để lại lần lượt vào tay kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc. Câu hỏi nào sẽ được đặt ra để Người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại nầy có thể làm gì cho đất nước!

    Nhiều chính trị gia đã từng nói, sự lừa dối là thứ thuốc phiện của chủ nghĩa cộng sản. Chúng lừa dối người lẫn mình, bưng bít thông tin để lừa người trí thức, nói láo với nông dân để nâng họ lên tận trời xanh, tâng bốc người ít học để họ làm điều ác, con lên án cha mẹ, vợ đấu tố chồng để rồi sau khi đạt được mục đích tất cả đều trở thành vật hy sinh, bị chính con người cộng sản thanh trừng giết hại chẳng gớm tay. Chế độ cộng sản cai trị người dân bằng vũ lực như lời khẳng định của Mao Trạch Đông “Súng đạn đẻ ra chính quyền, hay quyền lực đặt trên nòng súng”.

    Nhân mùa Quốc hận lần thứ 38 năm nay, những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã được tên Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Cộng Nguyễn Thanh Sơn cùng phái đoàn cộng sản đến thăm vào ngày 1-3-2013. Hình ảnh thắp nhang tưởng niệm trong một y phục không trang nghiêm đã để lộ bản chất thiếu lịch sự của một nhà ngoại giao. Bên cạnh sự thăm viếng rất trang trọng và uy nghiêm của phái đoàn do ông Tổng lãnh sự Lê Thành Ân tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon vào ngày 7-3-2013. Một âm mưu tráo trở mới mà chúng ta cần phải đề cao cảnh gíác. Ngay chính nơi Nghĩa Trang phía Bắc những đồng đội của họ đã nằm xuống trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vẫn còn bị hoang tàn bỏ phế, không cho phép một vòng hoa tưởng niệm vào ngày 17-02-2013 vừa qua thì làm gì họ có lòng tưởng niệm những tử sĩ QLVNCH! Đây cũng là trò chơi chính trị dơ bẩn của một chế độ đầy mưu mô chước quỷ, đánh lận con đen, vàng thau lẫn lộn khi chúng một lần nữa đã đổi tên, từ Nghĩa Trang dân sự nay trở thành Nghĩa Trang Nhân Dân huyện Dĩ An nhằm xóa tan di tích lịch sử, lợi dụng người chết để chạy tội bán nước. Một lần nữa chúng âm mưu biến những sự hy sinh cao cả của người lính miền Nam thành sự chiến công thần thánh của chúng. Một hành động gian manh mà chúng ta, những người còn sống hôm nay cần phải lên tiếng, minh oan cho hơn 16.000 tử sĩ Việt Nam Cộng hòa đã nằm xuống trong nghĩa trang nầy chỉ vì lý tưởng Tự Do.

    Là người dân Việt Nam, chúng ta phải biết rằng bọn cộng sản Việt Nam đã lừa đảo quá nhiều rồi, chúng dối trá lường gạt để cùng nhau chia chác, làm giàu trên xương máu nhân dân mà không cần biết đến sự cùng cực đói nghèo cả một dân tộc. Tài nguyên quốc gia bị lần lượt tịch thu bán dần mòn vào túi tham của bọn tham ô lãnh đạo đảng. Bao nhiêu công trình đang xây dựng bị dở dang, hàng loạt các tập đoàn kinh doanh thất thoát hàng chục tỷ đôla cùng toàn thể hệ thống ngân hàng tín dụng bị sụp đổ. Chỉ tính riêng trong tháng 1 và 2 năm 2013 đã có hơn 8.600 công ty xí nghiệp ngưng hoạt động (theo lời ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN). Chúng đang lâm vào cảnh thiếu nợ ngập đầu nếu không có ngoại tệ để chi trả thì sẽ nguy cơ bị hủy diệt, cùng với chiến dịch đòi sửa đổi hiến pháp được khởi đầu bằng 72 cựu đảng viên trí thức trong nước.
    Có nhiều người nước ngoài đã đặt thẳng vấn đề với người Việt chúng ta. Chúng ta thỉnh nguyện chính phủ Hoa Kỳ và các nước phương Tây không trợ cấp, không mua bán hoặc tiếp tay cho một chế độ độc tài gian ác phi nhân quyền. Trong khi đó, chính chúng ta trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển về Việt Nam hàng tỉ đôla mỗi năm. Số tiền nầy chiếm hơn 1/3 ngân sách tài chánh của chế độ đương quyền, để nuôi dưỡng đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục đè đầu, đè cổ người dân.
    Mỗi một người Việt Nam phải suy nghĩ và tìm ra hướng đi cho chính chúng ta. Tẩy chay hàng hóa độc hại Trung Quốc, không mua hàng hóa Việt Nam, không du lịch và không gởi tiền về Việt Nam dù bất cứ hình thức nào. Tuyệt đối không ủng hộ, không quyên góp cho bất cứ tổ chức nào để gây quỹ dưới danh nghĩa từ thiện, tôn giáo chùa chiền, trừ việc cần thiết để cứu giúp các thương phế binh, cô nhi quả phụ của các tử sĩ anh hùng.

    Cộng đồng tị nạn Cuba đã thay đổi được xứ sở Cuba bằng cách không gởi tiền về thân nhân họ từ năm 2004-2009 và họ đã thành công. Cuba hiện là nước đang có chiều hướng phát triển hòa nhập theo sự tiến bộ của cộng đồng thế giới.

    Ba mươi tám năm mùa Quốc hận đã đi qua, người dân trong nước đã quá ê chề dưới sự cai trị độc tài của đảng cộng sản. Việc bắt giam các nhà trí thức một cách rầm rộ trong nước gần đây đã nói lên sự sụp đổ không sớm thì muộn của đảng cầm quyền. Cho đến khi nào toàn dân không còn sợ hãi nữa và chúng ta ngưng nguồn tiếp tế cho họ thì lúc đó đảng cộng sản sẽ bị cáo chung.

    Ba mươi tám năm qua, đã đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nhìn thấy cần sức mạnh khối tài lực của người Việt tại hải ngoại. Qua hình thức văn hoá vận bằng nghị quyết 36 để chiêu dụ những kẻ hám danh, trục lợi nhằm lũng đọan hàng ngũ quốc gia. Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại vì những thứ mà chúng kiếm được là những thành phần rác rưới nhẹ dạ, hám danh, một loại phế thải trong tập thể cộng đồng Người Việt Quốc Gia đang sống lưu vong tại hải ngoại. Ở đâu và bất cứ thời nào cũng có những tên Việt gian trở mặt theo kẻ thù để đâm sau lưng chiến hữu và đồng bào bất chấp hậu quả. Bọn tay sai nầy chỉ biết có tiền, nhắm mắt vâng theo để quậy phá làm tan rã khối đoàn kết chống cộng của chúng ta.

    Tháng Tư xứ người nắng ấm tình nồng, tháng của đất trời vào Xuân chim hót líu lo, nhiều cụm hoa dại màu rực rỡ như khoe sắc khắp mọi nơi. Màu cỏ non xanh mướt cùng những cơn mưa nhẹ bất chợt buổi chiều đã gợi nhớ lại nổi buồn trong lòng người xa xứ. Qua rồi những ngày tháng Tư buồn thảm lê thê trong lòng người xa xứ. Tháng Tư năm nay, chúng ta đốt nén nhang, cầu nguyện những người quá cố hãy vì sự tồn vong và tương lai đất nước, giúp chúng ta nghị lưc và sáng suốt để tiếp nối đoạn đường. Xin cúi đầu, tưởng niệm anh linh, liệt sĩ đã vị quốc vong thân phù trợ chúng ta thêm dũng cảm để tiếp tục cuộc đấu tranh vì chính nghĩa. Với tất cả lòng thành và nhiệt tâm chúng ta sẽ cùng toàn dân trong nước đòi cho được “Dân chủ, Nhân Quyền và Chủ Quyền” cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

    Cộng Sản Việt Nam đang trên đà suy sụp trước sự bất mãn của toàn dân từ quốc nội đến khắp năm châu. Bản Kiến Nghị 72 của 72 nhà trí thức phản tỉnh cộng sản đã được Người Việt khắp mọi nơi hưởng ứng nhiệt thành, Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và mới nhất là Bản Tuyên Bố Công Dân Tự Do đã được hàng vạn người trong và ngoài nước hưởng ứng: đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, đa nguyên đa đảng trong một cuộc bầu cử tự do. Quân đội phải là lực lượng phục vụ dân chứ không phải phục vụ đảng, phi chính trị hóa quân đội.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vừa vinh danh blogger Tạ Phong Tần, người đã bị cộng sản kêu án 10 năm tù là một trong 10 phụ nữ kiệt xuất của thế giới năm 2013, nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8-3 năm nay. Bên cạnh danh dự lớn lao nầy, còn có Blogger Huỳnh Ngọc Chênh - người đã có những bài viết cổ súy quyền tự do báo chí và ngôn luận nhằm tố cáo nhà cầm quyền cộng sản vi phạm trầm trọng trên trang blog của mình, cũng đã được tổ chức phóng viên Không Biên Giới Quốc Tế tặng giải thưởng “Công dân mạng 2013”. Giải thưởng đã được tổ chức tại Paris vào ngày 12-3-2013.

    Có mùa Quốc hận 30-4 nào mà chúng ta không ngóng trông một cơn bão chính trị đột biến để giật sập chế độ cộng sản hiện hành. Có mùa Quốc hận nào mà chúng ta không mơ ước cho đất nước và dân tộc Việt Nam sớm thóat khỏi chế độ độc tài toàn trị.

    Đã đến lúc mỗi một người dân Việt Nam không còn sợ hãi cùng hòa nhập với “Lời tuyên bố Công Dân Tự do”, sẽ trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam hầu xóa tan một thể chế độc tài toàn trị, bảo thủ và ngu xuẩn. Từ ngày hôm nay chúng tôi khẳng định rằng, chúng tôi sẽ sống và hành xử như những người tự do với trọn vẹn nhân phẩm thiêng liêng. Giờ của tự do đã điểm, tất cả mọi người hãy cùng nhau lên đường!!! (Lời tuyên bố mới đây của Blogger Trần Quốc Việt trên trang mạn Danlambao)

    “Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế. Cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể. Vì người ta cần ánh mặt trời. Tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!” Thơ nhà báo dũng cảm Nguyễn Đắc Kiên (Hà nội 25-2-2012).

    Ngày tàn của đảng cộng sản Việt Nam sẽ không còn bao lâu nữa... Những kẻ bạo phát rồi sẽ bạo tàn. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó.

    Arlington, mùa Quốc hận 30-4-2013
    Mũ xanh Phạm Văn Tiền K20


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #194 - 12. Apr 2013 , 08:18
 

...




Thư Gửi anh Lính Miền Nam


Nguyễn Bá Chổi vừa nhận được lá thư dưới đây của của một cựu bộ đội cụ Hồ qua đường bưu điện. Nhận thấy nội dung liên quan đến “đại thắng mùa xuân” mà “đảng ta” đang chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm lần thứ 38, Chổi xin quá giang Danlambao cho đăng lại nơi đây sau khi được sự đồng ý của tác giả bức thư với điều kiện dấu tên. Tiện thể, người nhận xin gửi nơi đây lời cám ơn đến anh cựu “giải phóng quân” Cách Mạng đã chia sẻ tâm sự phản tỉnh với “Ngụy quân”.

Anh Chổi,

Trước hết tôi xin phép anh, thú thật, nhờ đọc những bài viết của anh suốt mấy năm nay, từ Cu Tèo trong mục “Bác cháu ta lên mạng” đến Kỵ Binh rồi Nguyễn Bá Chổi, tôi biết được anh từng là một người lính trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư 1975, và biết được tuổi anh với tôi cũng xêm xêm nhau. Tôi viết “xêm xêm” theo kiểu nói người Miền Nam các anh hay dùng để anh hay rằng tôi, một bộ đội cụ Hồ thập thành trước kia nay đã tự giác tự nguyện tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường Ngụy-quân hóa và Mỹ-cút hóa (con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng ta đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp núp đồng Đô – theo văn phong kiểu anh viết vậy).

Bởi vì sau khi giải phóng Miền Nam , tôi khoái quê hương của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh. Xin anh đừng buồn hay thấy bị xúc phạm khi tôi dùng chữ “Ngụy” trong thư này, lý do giản đơn là, một phần do quen mồm quen mép, một phần khác quan trọng hơn là, nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy… Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng, mà bây giờ nhờ đọc qua loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của Đặng Chí Hùng kèm theo những hình ảnh tư liệu dẫn chứng, tôi mới biết được thực sự ai ngụy ai ngay, nhưng đây không phải là nội dung tôi muốn đề cập đến trong thư này.

Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã… thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là ”phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.

Thực tế đó là gì? Cũng giản đơn và dễ dàng như tòa án Hải Phòng vừa xử phạt tù anh em Đoàn Văn Vươn là nạn nhân, và phạt tù treo đám thủ phạm tép riu, còn đám đầu sỏ chủ mưu thì hoàn toàn vô can, trong vụ cưỡng chế tài sản nhân dân mà chính Thủ tướng kết luận “hoàn toàn trái pháp luật”. Nếu các anh không thua cuộc chiến thì bộ đội cụ Hồ chúng tôi đâu có thu được hàng tỷ khối chiến lợi phẩm mang về làm náo nức nhân dân Miền Bắc, trong đó có cậu bé 13 tuổi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh sau này là nhà báo Huy Đức ghi lại:

“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; Cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; Con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh… được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày [1], Thép Đã Tôi Thế Đấy [2]… Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.” (Bên Thắng Cuộc).

Còn chính bộ đội cụ Hồ như chiến sĩ gái Dương Thu Hương háo hức bao nhiêu trên đường giải phóng Miền Nam thì sau 30/4/75, khi vào đến Sài Gòn đã… Ta thử đọc trích đoạn cuộc trao đổi giữa cô với nhà báo Đinh Quang Anh Thái (*)

“Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

-Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”

Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội cụ Hồ mà anh gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ”.

Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt.

Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi”, Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ. Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay. Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ.

Nói túm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng… nhớ đời này qua đời khác. Nhưng ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này là hạnh phúc của người kia. Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti, cho công bằng.

Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.

Trân trọng chào Anh,

Một cựu bộ đội cụ Hồ trong đoàn “giải phóng quân” 1975.

Sài Gòn, năm thứ 38 ngày Giải phóng Miền Bắc.


Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thaopham
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 1
Re: Quốc Hận
Reply #195 - 21. Apr 2013 , 01:10
 
dacung wrote on 15. Apr 2007 , 08:51:
Chuyền từ anh TQ Thái:

Chiến sĩ Vô Danh




Người Tình Không Chân Dung

Nhạc sĩ: Hoàng Trọng - Dạ Chung


Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này

Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?

Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.

Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ, mộng mơ của anh mộng mơ của một con người .

(Nói)

Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền, phải thế không anh?

Bây giờ trong cái nón sắt của anh để lại trên bờ lau sậy này, chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ .

Trong cái nón sắt của anh bây giờ vẫn có đủ trời, vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về

Xuân muôn thuở dịu dàng, Đông rét lạnh, Thu khi xám buồn, khi rực vàng nắng quái, Hạ cháy lửa nung trời .

(Hát)

Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó, tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó .

Nhưng anh, bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm, tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ.

Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này

Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?


trăng... mãi đi về, trên vũng nước
và mưa đã tụ ... cạn... rồi đầy...
trong vành nón xưa ôm... mơ ước
giờ mộng... với người, trả.. gió mây...




...

từ anh
trở gót phiêu bồng
không quay
trở lại
bên song đợi chờ
đàn cầm
di vật trang thơ
vắng rồi
tri kỷ đường tơ
hững hờ...

nỗi sầu
sương phụ bơ vơ
gởi làn mây trắng...
ơ thờ... bâng khuâng...

thay
vành tang...
đến cố nhân...
chuyện tình... năm ấy
một lần... yêu anh...


Thành kính gởi đến những người trai Việt đã nằm xuống vì quê hương và người ở lại cả đời mang theo nỗi đau mất mát... Một tháng Tư nữa lại qua đi, thời gian, không gian đã quá xa rồi... nhưng có lẽ đối với một số người cả cuộc đời họ sẽ không bao giờ quên những người chiến sĩ đã nằm xuống trong lòng đất Mẹ Việt Nam...

tp
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #196 - 21. Apr 2013 , 23:30
 
 
  Hãy Trân Trọng Ý Nghĩa Quốc Hận 30 Tháng Tư



...


    Phan Văn Song, TS



    1. Ngày Quốc Hận là một Biểu Tượng

    Ngày 30 tháng Tư năm 2013
tới đây, chúng ta người Việt Hải Ngoại và một số đông người trong nước cùng kỷ niệm Ngày Tang, Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, vì Quốc Hận là một Biểu Tượng, một Ngày Tang Lớn cho lịch sử cận đại của Quốc Gia Việt Nam và Dân tộc Việt Nam 30 tháng Tư năm 1975, quân đội Cộng sản Bắc Việt tràn vào thủ đô Sài gòn. Và ngay ngày ấy, để đánh dấu rằng "họ đã thắng trận", đã dùng xe tăng ủi sập Dinh Độc Lập, biểu tượng cơ quan lãnh đạo hành chánh tối cao của chế độ và chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa.

    Biểu tượng hàng đầu của một chế độ bị ủi sập
! Lúc bấy giờ Tổng thống Dương Văn Minh và tất cả nội các của chánh phủ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng kêu gọi toàn thể Công Dân Cán Chánh Cán Việt Nam Cộng Hòa bỏ súng ngưng chiến, ở tại chổ, chờ "người anh em phía bên kia" đến đế tiếp thu cơ sở và dụng cụ, để trao quyền quản trị, trong trật tựkhông hổn loạn. Dinh Độc Lập lúc bấy giờ, cũng như bao cơ sở hành chánh đều mở cửa, mở rào, mở cổng, chờ đón quân đội "phe thắng trận" đến tiếp thu.

    Đó là một cử chỉ của một chế độ văn minh. Buông súng không đánh nhau, nhưng vẫn ở tại chổ, không rã ngũ, tan hàng, giữ trật tự, để tránh những cướp bóc, hôi của, trả thù cá nhơn giữa những láng giềng với nhau. Giữ trật tự, an ninh xã hôi để không có những nạn nhơn giờ "thứ 25" ! Nhờ vậy quân đội Cộng sản Bắc Viết tiến vào Sài gòn trong một không khí khá yên ổn. Khác với những cuộc chiến khác ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một thí dụ gần đây thôi, ngay ngày đầu tiên khi quân đội Mỹ vào thủ đô Bagdad, dân chúng Bagdad xuống đường hổn loạn, giết nhau, ăn có, hôi của, cướp của. Thừa nước đục thả câu, Viện Bảo tàng Quốc gia Irak bị dân chúng ùa vào cướp của. Những kỷ niệm, những bảo vật, tài nguyên quốc gia, trưng bày đều bị ăn cắp. Miển có tý đá quý, miển có tý vàng tý bạc, đều bị dân chúng cướp sạch, ngày nay gia tài cổ lịch sử của Irak, một trong những cái nôi văn minh của nhơn loại vẫn chưa hoàn toàn tìm lại đầy đủ. Trái lại, lúc bấy giờ, mặc dù trong tình trạng hổn quân, hổn quan, dân chúng Sài gòn, quê hương chúng ta, tuy cũng có những người nghèo vậy, thậm chí nghèo lắm, nhưng, không một vụ cướp bóc, hôi của, cướp của, hay có chăng thì chắc chắn là rất hiếm vì không nghe một ai nói đến. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vâng lệnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù mới được lãnh nhiệm vụ, vẫn kỷ luật quân đội, vẫn hệ thống quân giai, vâng lệnh, phục tòng, vì đấy là lệnh của vị Tổng Tư lệnh tối cao của mình, đã buông súng, không đánh nhau nữa. Các cổng, các cửa, các ngõ của các cơ quan rộng mở, chờ Quân đội phe thắng trận tiếp thu. Tại sao xe tăng quân đội Cộng sản ủi sập rào Dinh Độc Lập ? Nếu không, chỉ để làm nhục ?

    Đấy là một cử chỉ thiếu Văn Minh. Hay đúng hơn thiếu Văn Hóa ! Một cử chỉ của một nhóm người Thất Học !

    Đừng trách anh trưởng xa chiến xe tăng ủi sập rào Dinh Độc Lập ! anh trưởng xa chỉ "thiếu tư cách người tử tế" thôi, và, người viết chúng tôi thông cảm, vì chúng ta không thể đòi hỏi một anh nông dân thiếu học, không đủ trình độ văn minh, vì không được huấn luyện, hiểu được những cử chỉ " anh hùng mã thượng" ( gentlemen) hiểu được cái dũng, cái hùng, nhưng vẫn mã thượng của một người sĩ quan, của một người lãnh đạo đoàn thể (leadership), như các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã được huấn luyện qua các quân trườngmiền Nam. Nhưng tôi chê trách những người lãnh đạo chế độ Cộng sản, Nhà cầm quyền nước Việt Nam. Từ ngày ấy đến nay, vì mãi đến những ngày sau và mãi đến cả ngày nay, không một vị lãnh đạo nào của chế độ Công sản, phe thắng trận, kẻ toàn thắng, được vinh quang trong chiến thắng, nói một lời gọi là " Phải chăng" !" Phải Đạo" ! Đó là một cử chỉ thiếu Văn Minh do một Não trạng kém Văn Hóa.

    Đó là lý do tại sao Ngày 30 tháng Tư là Ngày Quốc Hận.

    Hai địch thủ đánh nhau, thắng thua là chuyện thường tình. Nhưng kể thắng người thua vẫn phục nhau, vẫn nễ , vẫn trọng nhau. Nôi chiến Bắc Nam Mỹ chẳng hạn, khi quân đội miền Nam thua trận, tướng miền Bắc cấm các chiến sĩ miền Bắc không được reo hò, cổ vũ, trân trọng chào các người thua trận, giúp đở họ, chia lương thực với họ. Trả lừa, trả ngựa, giúp họ trở về quê quán với gia đình, có lừa có ngựa để cày để cấy, làm ăn. Quân đội miền Bắc nước Mỹ không làm nhục quân đội miền Nam nước Mỹ. Đó là chuyện Tây. Còn chuyện Ta, trong lịch sử Việt Nam, Vua Lê Lợi khi thắng trận cho giúp đở cho binh sĩ, quân lính nhà Minh trờ vế Tàu. Sau trân Thế chiến 2 quân đội Đức thua trận giải ngũ được phe đồng minh thắng trận giúp đở trở về quê quán làm ăn, xây dựng lại cuộc đời. Quân đội Nhựt thua trận cũng vậy, cũng được đối đãi tử tế ! Dỉ nhiên quân đội đồng minh thắng trận chiếm đóng Đức quốc, quân đội Mỹ chiếm đóng nước Nhựt. Họ còn chia nước Đức thành 4 vùng quân quản do quân đội 4 quốc gia thắng trận quản trị điều hành. Dỉ nhiên các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp quân đội Đức, vì có tội diệt chủng, đều bị đưa ra Tòa án Nuremberg xử. Luật Pháp, Công lý nhưng đối xử Văn Minh. Và phe Đồng Minh đứng đầu là Huê Kỳ đã xây dựng lại nước Đức thua trận, mặc dù Đức có tội diệt chủng, có tôi ác nhơn loại. Và nước Đức nhờ chương trình tái tạo giúp đở Marshall ấy đã trở thành một cường quốc Âu châu ! Đó là một đối đãi văn minh giữa người thắng trận đối với người thua trận, tuy giữa hai quốc gia khác nhau. Đằng này, cùng dân Việt Nam, cùng nghĩa đồn bào, thế mà khi Bắc Việt thắng trận đối với Nam Việt, Bắc Việt quyết tâm hạ nhục toàn thể quân dân cán chánh của phe thua trận, đã đành Bắc Việt còn hành hạ, làm nhục đến cả gia đình họ và thậm chí cả đến người dân của cả miền Nam Việt Nam. Xem toàn thể dân miền Nam đều là kẻ thù ! Không phải ngẩu nhiên mà dân chúng miền Nam Việt Nam liều chết vượt biên, vượt biển, đi tìm Tự do. Trong 3 người đến bến Tự do, thống kê đoán có thể có 1 người đã chết ! Như vậy, ngày nay tại Hải ngoại với. 3 triệu người tỵ nạn, chắc phải có 1 triệu người làm mồi cho cá, cho hải tặc…Vì vậy 30 tháng Tư chỉ phải là Quốc Hận thôi !.

    Đó là một Biểu Tượng
, Để nhớ, để không quên và không bao giờ quên. Đó để làm Một Bổn Phận để Không Quên, để Nhớ – Un Devoir De Mémoire.

    2. Ngày Quốc Hận, một nhức nhối trong chiến thắng Cộng sản

    Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn ngày 30 tháng Tư là Ngày Cách Mạng thành công, Ngày Giải Phóng toàn dân Việt Nam khỏi ….nhưng đến đây nghẹn họng. Giải Phóng Việt Nam khỏi cái nghèo ư ? Không, ngày quân Cộng sản chiếm Sài gòn, Cộng sản đề nghị một mô hình kinh tế tệ hại hơn lúc xưa. Dân Sài gòn suốt đời không biết sắp hàng, không biết phiếu thực phẩm, không biết ăn cơm trộn sắn, không biết bo bo , không biết nghèo, không biết đói… Lúc xưa có nghèo, có cực thiệt ra cũng có, chứ sắp hàng mua cá « sô », mua thực phẩm thật là chuyện lạ. .. Giải Phóng Việt Nam khỏi cái kềm kẹp …Mỹ Ngụy ư ? ? Lúc xưa khi Mỹ Ngụy kềm kẹt, Sài gòn vẫn có biểu tình, vẫn có đình công đòi chủ tăng lương, báo chí có kiểm duyệt « tự ý đục bỏ » nhưng rất nhiều, hay phần đông báo chí là của tư nhơn … Báo chí tư nhơn, ký giả tự do nhiều đến nổi có cả báo chí, có cả ký giả « thân Cộng » nữa !

    Vì đó, Đảng Cộng sản chỉ muốn Ngày 30 tháng Tư không được gọi là Ngày Quốc Hận nữa. Bằng mọi giá phải xóa bỏ tên nầy. Và tuyên truyền Đảng Cộng sản qua Nghị quyết 36, bắt đầu láo lếu…Thế nhưng, cũng do đó mà đã 38 năm qua, tên « Ngày Quốc Hận » vẫn được một số đông đồng bào Hải ngoại và một số không ít người trong nước tiếp tục dùng cho kỷ niệm ngày 30/04 hằng năm, vẫn gọi và tiếp tục gọi, mặc dù có những âm mưu, có thể trong một tinh thần « ngây thơ » nào đó, muốn « xóa bỏ hận thù », « hòa hợp hòa giải » « hàn gắn » đổi tên Ngày 30 tháng Tư. Và cũng vì vậy, người viêt vốn « đi đêm sợ ma », « chim khôn sợ ná » chúng tôi vẫn không tin những gì Việt Cộng nói, vì tôi chỉ nhìn những gì Việt Cộng làm.

    Do đó, ngày hôm nay, mặc dù các đại diên đương quyền Cộng sản cùng các đồng bọn phe cầm quyền, và cả đại diện những phe "vệ tinh nhà cầm quyền" cùng đứng lên, gọi là tỉnh ngộ, gọi là hiểu được lòng dân, dựng lên một Phong trào "Cải tổ Hiến Pháp", mặc dù có vẽ lên cái giải pháp gọi là tiến bộ, gọi là cởi mở, gọi là dân chủ là " Bãi bỏ Điều 4: mặc dù nhứt định không nói tới cái câu "Đảng ta, Đảng Cộng sản phải cầm quyên" đi chăng nữa, thì cái giải pháp cải tổ Hiến Pháp cũng không trả lời được nguyện vọng thực sự của toàn dân !

    Vì cái Quốc hội, cái cơ quan dùng để bỏ phiếu đó ; cái Quốc Hội, cái cơ quan dùng để giải quyết cái "cải tổ Hiến pháp" đó , nó Bất Chánh. Chúng tôi không dám gọi là "Vi Hiến".

    Vì cái cốt lõi, cái bản chất thực sự của bản Hiến Pháp, và tất cả những Hiến Pháp của tất cả những chế độ Việt Nam Cộng sản đều Vi hiến cả !. Vi Hiến bởi vì không được một quốc hội thật sự dân chủ ( gồm các đại diện được toàn dân bầu lên, các đại diện phải được phản ảnh toàn bộ các thành phần của dân chúng, từ các thành phần giai cấp, đến sắc tộc, giáo phái,hôi đoàn, đảng phái…) bỏ phiếu chấp thuận. Cha mẹ không có căn cước lý lịch đàng hoàng chánh thống, thì đứa con, sản phẩm làm sao có chánh thống.

    Từ ngay những ngày đầu năm 1945 với Hiến Pháp 1946 đền ngày nay, qua hai chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam tất cả đều do phe Cộng sản chủ mưu độc diễn, độc thoại, độc tài, độc quyền. Vì Tòa đại diện dân là Quốc hội, không chánh thống, vì không phải do toàn dân bầu mà chỉ một bộ phận nhỏ được chỉ định bầu thôi, bộ phận do Đảng Cộng sản chi phối và chỉ đạo. Vì không chánh thống nên không được hợp pháp dân chủ. Quốc hội ấy đẻ ra Hiến Pháp ấy, và nay, cũng một lò, lại Quốc hội ấy lại sẽ đẻ ra một Cải tố Hiến Pháp để cho ra lò một cái Hiến Pháp mới ! Thật là quanh quẩn chỉ là một Con rắn đang tự nuốt cái đuôi của mình ! – C’est un serpent qui se mord la queue !

    Và do đó, ngày hôm nay, dù quý vị ở Hải ngoại có thành tâm, có thiện chí, hay « ngay thơ » đi tìm một giài pháp để hạ căn thẳng ? để người dân trong ngoài nước dễ nói chuyện với nhau ? nên có những đề nghị thay tên gọi Ngày 30 tháng Tư, có kẻ đề nghị gọi là Ngày Tự Do, lại có người đề nghị gọi là Ngày Thuyền Nhơn ? còn có cả những người muốn biến Ngày 30 tháng Tư làm một Ngày Riêng biệt cho Miền Nam ! Vận động nhờ Quốc hội Mỹ ra Nghị quyết gọi « Ngày Nam Việt Nam » ! Nhưng để làm chi vậy?


    Có lẽ, họ SỢ cái tên «QUỐC HẬN» ? – vì không thích cái chữ «Quốc Hận ? – hay SỢ đến không dám nói, đọc, nghĩ đến chữ «Quốc Hận» ? Có phải chăng vì Ngày 30 tháng Tư là một Ngày Tang cho tất cả dân Việt Nam ? Nên mới là Ngày Quốc Hận !

    3. Ngày 30 tháng Tư cũng là ngày mà cả Nước Việt Nam bị lường gạt?

    Dân miền Bắc đã đành ! vì « cá nằm trong rọ », tuổi già bị đấu tố, tuổi trẻ thanh niên thanh nữ bị nướng trên đường mòn Trường Sơn, sanh Bắc tử Nam, bị hy sanh, cho chế độ, vì chế độ ! Độc tài, khát máu đã đành, còn nói láo, nói dối, rằng phải Giải Phóng miền Nam, cứu đói miền Nam, nuôi dân miền Nam… Nhưng khi vào đến Nam rồi thì hởi ôi ! muộn rồi, khi biết được, hiểu được rằng mình bị gạt bèn, hoặc có người, thì ngồi khóc cho thân phận khốn nạn bị lường gạt mất cả tuổi thanh xuân (Dương Thu Hương), hoặc có kẻ, thì trước hay sau gì một thời gian, ngắn dài nào đó, nín thở qua sông, cũng phải … tỉnh ngộ ( Bùi Tín, Võ Nhơn Trí, Vũ Thư Hiên, Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn..Tô Hoài …từ những lớp cán bộ đảng viên già đến những cán bộ đảng viên trẻ, hay cả những người trẻ đấu tranh dân chủ ngày nay).

    Nhà cầm quyền Việt Cộng trong nước muốn Ngày 30 tháng Tư là Ngày Đại Thắng Mỹ.

    Nhưng Sai ! Láo! Ngày hôm ấy làm gì còn có quân đội Mỹ mà thắng !

    Ngày 30 tháng Tư quân đội Cộng sản Bắc Việt không có thắng quân đội Mỹ
. Hiệp đinh Paris ngày 23 tháng Giêng 1973 đã kết thúc chiến tranh Việt Nam. Quân đội đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ không còn có mặt ở Việt Nam bắt đầu từ ngày ấy rồi. Ngày 30 tháng Tư, chỉ là ngày Bắc Việt nuốt lời ký kết Hiệp định Paris : « là đình chiến tại chổ, là ai ở tại chổ đó, không thêm vũ khí không thêm quân và ngưng bắn … », xua quân ồ ạt cưởng chiếm Nam Việt.

    Ngày 30 tháng Tư là ngày toàn bộ Dân tộc Việt Nam bị lường gạt, nhưng dân chúng Nam Việt là những nạn nhơn nặng nhứt. Bằng chứng nếu thật sự Giài phóng Miền Nam đang bị Mỹ kềm kẹp tại sao phải bắt giam quân dân cán chánh, nhơn viên chánh quyền miền Nam ? nếu đó là một chánh quyền bị cầm kẹp ?. Tại sao phải đuổi người dân đi về nông thôn, giải tỏa thành phố, hành hạ dân chúng các thành phố ? có phải là sợ dân thành phố nổi loạn chăng ? Giải Phóng ? không, đúng hơn Xâm chiếm.

    Trong lịch sử cận đại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hai lần lường gạt dân.

    Lần thứ nhứt, nói : "Ngày 2 tháng 9 là Ngày Cướp Chánh quyền, lấy lại Độc lập từ Pháp". Sai! Hô Chí Minh và đồng bọn đã cướp chánh quyền chánh thống từ tay Vua Bảo Đại. Nhà Nguyễn đã lấy lại Độc lập, sau khi chế độ thực dân Pháp đã bị sụp đổ. Chế độ Thực dân Pháp đã sụp đổ ngay khi trục Nhựt – Đức – Ý, thắng quân Anh – Pháp năm 1940. Nhựt đã chiếm và kiểm soát toàn cỏi Đông dương rồi, nhà cầm quyền Pháp sở tại là thuộc chánh phủ bại trận Pháp là Nhà nước Vichy, làm tay sai cho giặc ở Âu Châu với Đức và ở Đông dương với Nhựt. (Gọi Chánh quyền Vichy vì cơ quan hành chánh trung ương của Thống chế bại trận Pétain đặt tại thành phố Vichy – thủ đô Paris của Pháp bại trận đặt dưới quyền quân quản của Quân đội Đức). Như vậy không phải chỉ sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhựt mới làm chủ Đông dương ( xin nhắc lại một lần nữa là chế độ thuộc địa Pháp đã mất quyền từ năm 1940). Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, vì toàn quyền Đông dương đã mất chức. Nhựt bổn không có ý định xâm chiếm Đông dương thay thế Pháp, nên đã đề nghị trả Độc lập cho Vua Bảo Đại. Đó là chánh thống, Pháp cướp Việt Nam trong tay Nhà Nguyễn, nay Nhà Nguyễn lấy lại Độc lập cho Việt Nam vì Việt Nam ngày ấy không còn chánh quyền nữa. Chẳng những lấy lại Độc lập Vua Bảo Đại còn tuyên bố bãi bỏ mọi Hiệp Ước ký kết với nước Pháp lúc xưa. Bằng lời tuyên bố trên bằng hành động trên Vua Bảo Đại đã lấy lại chủ quyền cho Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 1945.

    Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cướp chánh quyền Vua Bảo Đại và Chánh phủ Trần Trọng Kim
.

    Lần thứ hai là Ngày 30 tháng Tư năm 1975, Bắc Việt đơn phương xé bỏ Hiệp định Paris cưởng chiếm miền Nam.

    Vì những lý do trên, chúng ta không thể thay tên đổi tánh Ngày Quốc Hận 30/4 được! Cũng như dân Do Thái với Shoa, hay Holocauste, hằng năm họ tưởng nhớ đến những năm tháng dân Do thái ở Âu Châu bị NaZi Quốc Xã tàn sát. Dân Do Thái nhớ ngày Shoah. Lễ Tang Shoah để không quên 6 triệu người Do Thái bị giết. Chúng ta cũng không bao giờ quên Ngày Quốc Hận 30/4.

    Cũng như các dân Do Thái không quên chiếc thuyền Exodus đưa họ hồi hương, dân Huê Kỳ nhớ ơn chiếc Thuyền Mayflower đến họ đất Mỹ. Chúng ta dân Việt Nam Hải ngoại tỵ nạn Cộng sản cũng sẽ không quên làm lễ Tạ Ơn Ngày Thuyền Nhơn, nơi đây, công đồng tỵ nạn Đức không quên thuyền Cap Adamur ; nơi kia, cộng đồng tỵ nạn ở Pháp không quên thuyền Ile de Lumière – Đảo Ánh Sáng…Tất cả vì Bổn phận Không Quên – Devoir De Mémoire.

    Và cũng vì Bổn Phận Không Quên – Devoir de Mémoire. Ngày Quốc Hận mãi mãi sẽ là Ngày Quốc Hận, Mãi mãi trong Trí nhớ của người Việt Nam muôn thuở, Đời đời, mãi mãi, Ngày Quốc Hận sẽ ghi trong lịch sử Việt Nam Để không bao giờ tái diễn nữa.


    Hồi Nhơn Sơn, tháng tư đen thứ 38. 15/04/13
    Phan Văn Song, TS

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #197 - 24. Apr 2013 , 08:26
 


QUỐC HẬN NGÀN ĐỜI

            
Gởi các bạn trẻ trong nước.

...

Bạn còn nhớ hay quên ngày quốc hận, (1)
Nhục đầu hàng được thông báo  trên đài (2)
Do tên Minh, một hèn tướng bất tài
Làm tổng thống chỉ ba ngày bán nước.


...

Dinh Độc Lập,  giặc tràn vào cổng trước
Hạ cờ vàng  rước cờ máu lên thay.
Nhục vô cùng dân tộc Việt đổi đời
Mất tất cả, mất khí trời để sống ,


...

Trong tuyệt vọng, chạy đi tìm hy vọng
Giữa đại dương lọt vào họng tử thần.
Hàng triệu người liều bỏ xác chết oan
Chất thành đống , xây mồ chôn đáy biển
.

...

Người kẹt lại, sau Bảy Lăm (3) ôm hận
Đếm từng ngày  sống tủi nhục ngàn đời,
Là con người nhưng không được làm người
Làm trâu ngựa thua cả loài chó má.


...


Nửa thế kỷ, một thời gian đắt giá ,
Chưa tởm sao ? hởi những kẻ ngu đần,
Làm Việt gian, theo Việt Cộng giết dân,
Vì danh hảo bán linh hồn cho giặc .

...

Các bạn trẻ, thanh sinh viên yêu nước
Thấy hay không ? muôn tội ác tày trời
Của công an, lũ giặc Cộng đười ươi
Đang tra tấn trả thù người lính nguỵ


...

Cha anh bạn là quân nhân Mủ Đỏ
Bị trói tay đói lã giữa sân chùa
Nắng như thiêu, đốt cháy nám làn da
Cho đến chết chúng vẫn chưa hả dạ.


...

Chế độ cũ bị tru di , đày đọa
Cả ba đời tróc truy nả cháu con,
Là thành phần thuộc thứ yếu công dân
Bị kỳ thị ,cướp mất quyền dân chủ.


...

Các bạn trẻ là tương lai thế hệ,
Là anh hùng  Nguyễn Huệ giữ non sông ,
Đi tiền phong thay chổ đứng cha ông
Cùng tất cả hãy  xuống đường cứu nước.


...

Tổ Quốc gọi, không thể ngồi khiếp nhược,
Quyết tiến lên, dành cho được thời cơ 
Diệt Cộng thù ta dựng lại cơ đồ
Chiếm lại nước toàn bản đồ trọn vẹn.


 
 NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT

             21/7/2012
(1)    Tháng tư đen 30/4/75
(2)    Đài phát thanh Saigon
(3 ) 1975  VC chiếm VNCH
Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2013 , 08:28 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #198 - 29. Apr 2013 , 22:11
 


DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước.



...


Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn.
..
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- ……………………………
.. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


*****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

Anh hùng có tử...nhưng khí hùng nào bất tử.
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.
……………………..

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT Đặng Sỹ Vinh,

Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

...


Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.

Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.



(E.M. from Tuấn Phan)
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2013 , 22:13 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #199 - 30. Apr 2013 , 08:11
 



...


Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy… bây giờ

Nguyễn Thu Trâm

Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân. Đặc biệt, xin thành kính tưởng nhớ những chiến sỹ, thuộc các quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì quyết tâm bảo vệ nền tự do cho người dân Nam Việt mà đã hy sinh oanh liệt trong những ngày tàn cuộc chiến vào ttháng tư đen năm 1975. Viết về ngày đau thương này của dân tộc Việt, tôi cũng xin thành kính tri ân các vị trưởng bối là Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và quý thân hào, nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã vì sự an nguy của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và của nhân dân Miền Nam mà đã hy sinh một phần máu xương của mình trên các chiến trường và đã phải trải qua nhiều năm tháng tù đày khổ sai trong các trại lao cải của cộng sản sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một trong những lý do chính yếu thúc dục tôi tiếp tục viết ngày quốc hận vào mỗi dịp tháng tư về.

Khi quý độc giả đang đọc những dòng chữ này, thì trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam lại đang được giăng đầy băng rôn, biểu ngữ và cờ cờ máu để ăn mừng ngày “thắng cuộc”, mừng ngày cưỡng chiếm được hoàn toàn miền Nam, mà “Bác và đảng” gọi là giải phóng dân tộc. May thay đa phần người dân Việt Nam ngày nay đã sáng mắt ra cả rồi về cái chế độ cộng sản, về cái thiên đường ảo vọng Xã Hội Chủ Nghĩa, nên những băng rôn, những cờ xí đó lại trở thành những dấu chỉ nhắc nhở cho toàn dân về những đau thương tang tóc mà hàng triệu người Việt Nam phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến kéo dài ròng rả 20 năm với hơn 1,100.000 người anh em ở bên kia chiến tuyến đã phải sinh Bắc tử Nam khi tham gia vào cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” mà thực chất là thực hiện nghĩa vụ Quốc Tế Cộng Sản Hồ Chí Minh đã thừa hành từ Stalin, Mao Trạch Đông và từ các lãnh tụ khác của Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài “giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc” mà thực chất là nhằm nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á theo mưu đồ và tham vọng của Quốc Tế Cộng Sản. Chỉ cần nhìn lại mối tương quan giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên hiện nay thì ai ai cũng dễ dàng thấy được cái mỉa mai chua chát của cụm từ “giải phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước” của cộng sản Bắc Việt. Dù rằng ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó, người dân chưa phải chết đói đến hàng triệu người hay phải ăn cả thịt đồng loại, phải giết cả con ruột để có thịt cho bữa ăn như ở Bắc Triều Tiên hiện nay, nhưng toàn thể dân chúng miền Bắc XHCN thuở đó cũng đã từng đói đến mờ mắt, đói đến ù tai, bởi cứ phải thiếu đói triền miên từ năm này đến năm khác do chính sách quản lý cái bao tử của người dân để dễ cai trị bằng chế độ tem phiếu. Thực phẩm chủ yếu của phần đông dân chúng là sắn khoai, là rau rừng, là măng tre thì cũng có khác mấy so với xã hội Triều Tiên hiện nay! Lương bổng cho cán bộ công chức dưới Miền Bắc XHCN cũng đã từng được quy đổi thành phân đạm, củi, than đá để chi trả thì ở Triều Tiên hiện nay cán bộ, công nhân viên chức hiện cũng đang được trả lương bằng phân đạm, nhân sâm và bút chì. Cả ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó và Bắc Triều Tiên hiện nay, sự no đủ chỉ tồn tại trong phạm vi những gia đình của các lãnh đạo đảng và nhà nước và gia đình của các đảng viên cộng sản cao cấp mà thôi, vì ngân sách quốc gia chủ yếu dành cho quân sự, dành để trang bị vũ khí để để khủng bố và tàn sát đối phương, kể cả đồng bào ở bên kia chiến tuyến, là những người có chung dòng máu, có cùng màu da, nước tóc nhưng lại khác nhau về ý thức hệ.

Với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để giải phóng Miền Nam, ngay cả nền giáo dục cũng không được coi trọng, không được đầu tư đúng mức, cho nên cả xã hội Miền Bắc dù không phải đều “dốt đặc”, nhưng cũng chỉ ở mức “hay chữ lỏng” bởi không đủ ngân sách cho hệ thông giáo dục căn bản 12 năm, người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ học 10 năm là hoàn tất hệ trung học, thậm chí những thanh niên đang học dở dang lớp cuối cấp mà xung phong vào bộ đội là được ‘đặc cách” cho luôn cái bằng tú tài, bởi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam thừa biết rằng một khi đã đi vào cuộc chiến tranh không cân sức đó, thì có mấy thanh niên Miền Bắc có được cơ hội trở về đâu. Chính vì thế mà đã xãy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười khi cộng quân bắc Việt chiếm được Sài gòn.

Chuyện kể rằng một đơn vị bộ đội sau khi chiếm được kho quân nhu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra trong kho còn rất nhiều thực phẩm đóng hộp, mà người Miền Nam gọi nôm na là đồ hộp, họ liền phân loại các loại thực phẩm cao cấp để cung ứng riêng cho Bộ Chính Trị Trung Ương đảng theo chế độ “đại, đại táo”, trong đó món cao cấp nhất phải kể đến là món “thịt chó đóng hộp” theo cách dịch “nóng” của một cán bộ cao cấp của đơn vị tiếp quản kho quân nhu này, khi thấy trên hộp thịt ghi là “Dog food” vậy là toàn bộ số lượng “thịt chó đóng hộp” này được chuyển về Hà Nội để cung cấp cho các “đồng chí” Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng và tất cả Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản ở Hà Nội phải ăn suốt 3 năm từ 1975 đến cuối năm 1978 mới hết cơ số “thịt chó đóng hộp” này. Và trong năm 1978 khi Đồng Bằng Sông Cửu Long bị trận lũ lịch sử nhấn chìm toàn bộ hoa màu của nông dân chưa kịp thu hoạch, thì tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO đã cử đặc phái viên đến Việt Nam để khảo sát mức độc thiệt hại, nhằm kịp thời cứu trợ, lúc này lãnh đạo cao nhất của đảng là tổng bí thư Lê Duẫn tổ chức chiêu đãi khách quý tại Văn Phòng Trung Ương đảng, và món ăn cao cấp là chiến lợi phẩm “thịt chó đóng hộp” của đế quốc Mỹ viện trợ cho quân đội đồng minh VNCH được đem ra đãi khách, như một niềm tự hào về chiến thắng vĩ đại của đảng CSVN đối với chế độ Mỹ Ngụy ở Miền Nam, và cũng chính lúc này chuyên gia của FAO đã phát hiện ra rằng cả bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã ăn thức ăn của chó, “Dog Food”, vốn là thịt ngựa được đóng hộp để làm thức ăn cho “Quân Khuyển” của quân đội Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành món ăn cao cấp của Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nhờ vào chính sách ưu việt của nền giáo dục XHCN Việt Nam đào tạo ra những nhà phiên dịch dịch “nóng” dịch thức ăn của chó thành ra thịt chó!

Tất nhiên trong số những cán binh cộng sản có bằng tú tài khi chưa hoàn tất chương trình trung học mà được đặc cách thuở đó cũng có nhiều người sống sót và trở về sau cuộc chiến và tất nhiên là trí tuệ đỉnh cao, họ đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đỉnh cao trí tuệ trong công cuộc kinh bang tế thế, nhờ vậy mà sau 38 năm “giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước” hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt đã được xuất dương đến nhiều quốc gia để làm “gái tứ thời” hàng triệu thanh niên Việt được xuất khẩu cũng sang nhiều quốc gia khác để làm lao nô… thật vô cùng vinh quang thay cho đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đất nước để biến thần dân của mình thành nô lệ và điếm đĩ quốc tế! Và cũng vì được “quán triệt” rằng thịt chó là thực phẩm cao cấp, từng được “tiến” vua Lê Duẩn và Bộ Chính Trị, nên các lao nô Việt Nam ở Đài Loan hôm 08 tháng 4 vừa qua đã bắt trộm 2 chú chó Tiểu Hắc và Happy ở một chợ cá tại Đài Loan để giết thịt, hậu quả là cả 5 cẩu tặc là những lao nô Việt Nam này đều đã bị bắt, bị phạt quỳ và “bái cẩu” suốt 2 tiếng đồng hồ trước hơn 10 kg thịt chó mà cảnh sát đã thu được trong tủ lạnh của họ, họ phải đốt nhang đèn, vàng mã và khấn vái xin được “vong cẩu” xá tội! Lại một vinh quang nữa cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam khi thần dân của mình phải đi bái lạy hai chú chó xứ Đài Loan!


Video: NHỮNG CHÁU CON GIẶC HỒ TIẾN VỀ ĐỒNG BẰNG VỀ “GIẢI PHÓNG” THÀNH ĐÔ

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=QNtbfV2RrlM

Sở dĩ người viết phải nêu lên những câu chuyện này là để thấy rằng việc kết thúc sự tồn tại của nước nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam chính là một nổi bất hạnh lớn của dân tộc Việt Nam, là một thảm họa lớn của đất nước Việt Nam, bởi hành động cưỡng chiếm miền Nam của cộng quân Bắc Việt thực sự không phải là công cuộc giải phóng dân tộc như luận điệu tuyên truyền của cộng sản Hà Nội cũng như của một số phần tử trí thức xuẩn động ở miền Nam trong cái tổ chức gọi là “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” lúc bấy giờ, bởi xét cho cùng cả nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội và “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” thực chất chỉ là tay sai của Quốc Tế Cộng Sản, đang tiến hành cuộc chiến tranh ủy thác, để mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á mà thôi, cho nên những trí thức mù quáng và xuẩn động đã thành lập nên cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” và cái “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” như Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình… thực chất chỉ là những tay sai của cộng sản Bắc Việt, nghĩa là tay sai của những tay sai hay nô lệ của những nô lệ thì còn gì ô nhục cho bằng!

Ấy là chưa kể đến những tội ác mà những kẻ nô lệ cộng sản cũng như những kẻ nô lệ của nô lệ cộng sản đã gây ra cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược để tranh giành quyền lực, cũng như những đau thương tang tóc mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong suốt 38 năm qua sau ngày tàn cuộc chiến.

Xét về phương diện ngữ nghĩa, theo tự điển Mariam Webster Dictionary thì “Giải Phóng” – Liberate hoặc Emancipate – có nghĩa là làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc. Như vậy, một xứ sở đang bị nô lệ chế độ cộng sản Nga – Tàu với những con người đang bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc bởi Quốc Tế Cộng Sản và đang vô cùng đói nghèo lạc hậu và ngu dốt thì làm sao có thể đi giải phóng cho một xứ sở tự do, dân chủ, văn minh và thịnh vượng được? Nếu có ai đó nói rằng chế độ cộng sản bắc Triều Tiên đang đấu tranh để giải phóng Nam Hàn thì cả những lãnh tụ chóp bu của cộng sản Hà Nội cũng phải cười mũi vì cái nghịch lý đó, thế thì tại sao đến nay những người cộng sản và cũng không ít dân chúng Bắc Kỳ XHCN vẫn tin rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng Miền Nam?

Sao lại có chuyện kẻ nghèo khổ, đói rách đi giải phóng cho người giàu có, thịnh vượng?
Sao lại có chuyện kẻ nô lệ, bị khống chế, ràng buộc lại đi giải phóng cho những người tự do?
Sao lại có chuyện một xứ sở mông muội, ngu tối, lạc hậu vì bị bưng tai bịt mắt lại đi giải phóng cho một xứ sở văn minh hiện đại và khai phóng?

Để rồi mọi trật tự trong xã hội đều bị đảo lộn: Những người giàu có, thịnh vượng bị biến thành những kẻ khố rách áo ôm, không cửa không nhà. Một xứ sở văn minh hiện đại bị biến thành một xứ sở u tối, lạc hậu và mông muội và đói nghèo. Những người đang tự do và những người đang bảo vệ nền tự do bị biến thành những kẻ nô lệ, tù tội bị cai quản, bị giáo huấn bởi những thành phần vô học thức và đại ngu xuẩn.

Và thế là đã 38 năm rồi, cái xã hội bị đảo lộn trật tự đó đã hoàn toàn bị lưu manh hóa: Đất nước bị cai trị bởi những kẻ lưu manh chính trị, xuất thân từ tầng lớp bần hàn, ít học. Nhân sĩ trí thức trở thành những con người nhu nhược, đớn hèn chỉ biết cầu an hưởng lạc để chờ ngày nhận cái sổ hưu. Đạo chích trở thành một thứ tôn giáo phổ thông trong xã hội: Quan quyền trấn cướp ruộng vườn, ao đầm, đất đai nhà cửa của dân nghèo. Giang hồ thảo khấu lộng hành ở mọi nơi, mọi lúc, cướp của giết người, hãm hiếp xãy ra dường như trong từng ngày một ở khắp mọi nơi. Công an, quân đội không phải để quốc phòng hay bảo an xã hội mà chỉ để trấn áp những người dân có tư tưởng bất đồng với chế độ, có lời nói và hành động đi ngược lại với lợi ích của đảng và của những kẻ cầm quyền. Còn lại sự an nguy của quốc gia, sự tồn vong của dân tộc chỉ là chuyện vặt! Cứ để cho dân tộc Trung Quốc anh em đến chiếm giữ dùm cho đảng ta các ngư trường và các vùng biển đảo. Cứ để cho những ngư thuyền của nhà nước Trung cộng anh em đâm chìm tàu thuyền của Ngư phủ ta, và trấn cướp hết ngư cụ hải sản của ngư phủ ta, nhưng quyết không để cho những tranh chấp biển đảo làm ảnh hưởng đến mối quan hệ truyền thống, “môi hở răng lạnh” giữa hai đảng hai chính phủ mà “Bác Hồ và Bác Mao” đã dày công xây đắp. Vì 16 chữ vàng và 4 tốt, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tất cá mọi cá nhân, tổ chức dám chống lại sự xâm lược của đảng và nhà nước Trung cộng anh em. Thậm chí, để bảo vệ đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, ngành công an sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này. Đó là chủ trương lớn của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Và tất cả đó là thành quả của công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Và một chủ trương lớn nữa của đảng là làm cho dân ta sáng mắt, sáng lòng: Đã 38 năm rồi kể từ ngày giải phóng, những trí thức xuẩn động của Miền Nam, những gia đình ở Miền Bắc có con em sinh Bắc tử Nam và lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, những ông bà Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Trương Như Tảng, Trần Văn Trà, Trịnh Đình Thảo và cả những kẻ ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản khác nữa… đã sáng mắt ra chưa?


Ngày Quốc Hận lần thứ 38
© Nguyễn Thu Trâm, 8406
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2013 , 08:12 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #200 - 30. Apr 2013 , 08:29
 

Bản tin tức cuối cùng của Đài phát thanh Sài Gòn ngày 29-4-1975


    Những xướng ngôn viên của Đài Sài Gòn ngày 29-4-1975 giống như những nhạc công cần mẫn trên boong tầu Titanic, trong giờ phút lâm chung của tàu Titanic, tất cả đều hỗn loạn, nhưng họ vẫn bình thản tấu đoạn nhạc vui Mozart,...Sài gòn ngày 29-4-1975 cũng hỗn loạn, người ta giẫm đạp lên nhau để leo lên trực thăng hay trèo lên chiến hạm há mồm ở cửa biển như trong hồi ký Cao Xuân Huy,...mời quý vị nghe bản nhạc cuối cùng trước khi chiếc “Titanic” Việt Nam Cộng Hòa chìm xuống !

    Không hiểu do cố ý hay vô tình bản tin này được đệm tấu với bài Exodus: Di Cư (This Land is Mine) của Do Thái.


    This Land Is Mine

    This land is mine, God gave this land to me
    This brave and ancient land to me
    And when the morning sun reveals her hills and plain
    Then I see a land where children can run free
    So take my hand and walk this land with me
    And walk this lovely land with me
    Though I am just a man, when you are by my side
    With the help of God, I know I can be strong
    Though I am just a man, when you are by my side
    With the help of God, I know I can be strong
    To make this land our home
    If I must fight, I'll fight to make this land our own
    Until I die, this land is mine


    Bản tin tức cuối cùng của Đài phát thanh Sài Gòn ngày 29-4-1975

    Mời quý độc giả nghe lại bản tin tổng kết của những ngày đen tối nhất của Việt Nam Cộng Hoà do Nữ xướng ngôn viên Mai Thy thay Nữ xướng ngôn viên Mai Liên của Đài Phát thanh Sài Gòn trình bày.
    ( Mai Liên và Mai Thy đều là XNV của Đài Phát Thanh SG)


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yLBXLkaDDRk



copy từ MỘT GÓC PHỐ



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #201 - 26. Mar 2014 , 21:58
 

Hỡi những ai còn tha thiết với Tiền Đồ của Dân Tộc Việt, hãy vùng dậy và quyết tâm giải thoát Nhân Dân và Đất Nước Việt khỏi ách thống trị của loài Quỉ Đỏ Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng!

̣̣̣
Hoang Nguyen


...

https://www.youtube.com/watch?v=OOhUBclXIls&feature=youtu.be
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2014 , 09:03 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #202 - 31. Mar 2014 , 21:01
 
QUỐC NHỤC 30 THÁNG 4 NĂM THỨ 39, 1975 – 2014



...


39 năm cho 39 lần tưởng niệm ngày quốc hận, quốc nhục, và cứ như thế… liệu rằng ngày tưởng niệm cuối cùng của một dân tộc đã bị vùi vào lửa đỏ bao giờ sẽ được chấm dứt..??? Hãy nhìn lại xem 39 năm mình đã đi đến đâu, 90 triệu đồng bào rồi sẽ đi về đâu hay tất cả đều nhận ra rằng: con đường phía trước dù ta không đi cũng sẽ đến ! Nếu thế thì cần gì phải tưởng niệm 30 tháng 4 mà làm gì, thiên đàng trần thế sẽ đến ngay giữa lòng Sài Gòn Hà Nội, cứ ung dung tự tại chờ ngày tổ quốc thay tên đổi chủ (Tàu) ngày ấy không còn xa nếu ta phó mặc…!!!!! NẾU TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC NHỤC 30 THÁNG 4 NĂM THỨ 39 NÀY BẰNG THÁI ĐỘ, BẰNG HÀNH ĐỘNG, LẦN THỨ 39 SẼ LÀ LẦN CUỐI CÙNG…

Thưa các anh chị trong nước đang mang dòng máu yêu đất nước, yêu chuộng tự do, đang dấn thân tranh đấu vì quyền làm người, đang đấu tranh dành lại chủ quyền lảnh thổ dân tộc đã bị Hán nô bán đứng, đang đấu tranh cho cái bất công xã hội, độc tài, tham nhũng, tàn ác với dân, bán đứng tổ quốc.

Thưa các anh chị hải ngoại, những người vì 2 chữ tự do đã ra đi không một lời từ giả quê hương trước và sau 1975. Hệ quả đau thương của ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà tôi phải dùng 2 từ QUỐC NHỤC, vì cái ngày ấy mà triệu triệu con dân Việt Nam phải bỏ mình vi 2 chữ
TỰ DO
. Xin mỗi người con nước Việt 1 phút mặc niệm, cho những người quyết tử vì tổ quốc quyết sinh, hoặc người dân phải bỏ mình nơi rừng sâu biển cả.

Giặc bán nước gây chết chóc đau thương trong quá khứ, và viễn ảnh đen tối cho đất nước bây giờ và về sau. Đây là một tội ác truyền thống của quân mọi rợ hán nô, cam tâm hủy diệt truyền thống đạo đức ngàn đời, thay vào Hán hóa theo lệnh Bắc Bộ Phủ. Ngày hôm nay, kẻ thù của toàn dân đang biến dạng, đội lốt nông dân, côn đồ đối với trong nước, ngoài hải ngoại đội lốt đảng phái chống cộng, thực chất trên lưng mang ba lô với hành trang dép râu nón cối ! Những thành phần này đang ở khắp mọi nơi có người Việt. Đồng bào ta đang đối đầu với 2 loại giặc, giặc bán nước và giặc làm tay sai cho kẻ bán nước, 2 loại giặc này rất hung hăng, còn loại giặc thứ ba, đó là những tên rời khỏi nước trong những ngày đầu 30 tháng 4 năm 1975, loại thứ ba này tôi có thể gọi là giặc vét ton cà vạt, thành phần vét ton cà vạt này chẳng là nghĩa địa gì đối với người Việt hải ngoại, chúng đang chui rúc, trà trộn chỉ chờ ngày đào thải mà thôi.

Đất nước này mang một mối nhục ngàn năm cũng vì lũ bán nước, nhưng còn một mối đại nhục cho đất nước này, bởi những người từng bảo vệ đất nước này, bao đồng đội đã xả thân đem xương máu ngăn làn sóng đỏ, thì ngày hôm nay, cũng những đồng đội còn sót lại, họ đã quên hết những gì còn dang dỡ, họ chỉ còn nhớ mỗi kỷ niệm bản thân đã một thời nghênh ngang mà quên cả đau thương chính mình, nỗi nhục chính mình, nỗi đau đồng loại. Xin các vị hãy dừng lại, đừng, làm ơn đừng, đừng tiếp tục hàng năm kỷ niệm vui cười, hãnh diện hảo một thời, tổ chức nhậu nhẹt phè phỡn, mặc lại những bộ quần áo trận mang hồn thiêng mà bản thân không thiêng chút nào, chỉ để nói lên cái tôi đáng nguyền rũa chính mình, cười vui đầy ngạo nghễ, nhưng nói đến tiếp tục đấu tranh trước họa bán nước và họa xâm lăng tàu cộng thì quay lưng cười mĩa… Tôi cũng là một thằng lính, nhưng tôi không đứng vào hàng ngũ thờ ơ lảnh đạm, Gẫy súng nhưng không có nghĩa vì thế mà phản bội lời thề trước đồng bào tổ quốc, ca tụng vinh danh quân đội nhưng lại quên đi mình là thằng lính chưa nhận giấy giải ngũ, vẫn còn mặc bộ áo trận oai phong trong mỗi lần yến tiệc, nhưng thực chất chỉ là lạm dụng để tỏ cái tôi khi xưa. Mỉa mai thay cho những đơn vị tử thủ trong giờ phút cuối cùng xưa kia, và cũng mỉa mai cho những vị anh hùng tuẩn tiết, ngăn làn sóng đỏ để mọi người dân ra đi an toàn, giờ phút cuối đó quân thì lại đi trước bỏ mặc người dân. Người lính Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại hôm nay đã già, còn lại được bao người còn giữ khí tiết người lính, và bao người vẫn còn nhớ khi xưa tôi là thế nhưng 39 năm qua cũng không còn muốn biết, không còn muốn nghĩ, cũng không làm được điều gì để có thể còn lưu lại chút khí tiết người lính đã bại ngoài mặt trận nhưng tin thần bất bại trong lòng người dân hôm nay. cái tốt chưa hề thấy, nhưng cái hủ bại và cái vô cảm thì hình như VNCH hải ngoại hôm nay cũng đang tiên phuông. Đây nếu nói chỉ là thiểu số nhưng không phải là ít, im lặng, ngoảnh mặt, cầu toàn bản thân, thậm chí trở cờ..! Thật tội nghiệp, tội nghiệp cho đại đa số vẫn còn đang đứng giữa trời đất, vẫn đang theo tiếng gọi hồn thiêng sông núi thì lại bị lũ vô thực kể trên ngăn đường cản lối, cất tiếng kêu vang như tiếng gió rít giữa sa mạc hoang vu….

Tất cả rồi thì sẽ chết, nếu không thể tiếp tục để lại cái gì cho con cháu, không còn hung đúc thêm niềm tin trong lòng người dân cho bây giờ khi còn hơi thở, thì cũng xin đừng để lại những gì làm đau lòng cho một dân tộc đầy kiêu hùng, bởi những người hậu duệ VNCH, mang danh dòng máu tổ tiên, bảo vệ trời, bảo vệ đất, bảo vệ nền độc lập tự do đã nằm xuống. Xin hãy cống hiến sức tàn của mình để tô đậm 4 chữ VIỆT NAM CỘNG HÒA, vì trong 4 chữ đó có ta, có hình chữ S, vì 4 chữ đó mà tuổi trẻ đang liều thân với bạo quyền cộng sản. Tất cả rồi thì sẽ chết, tinh thần VIỆT NAM CỘNG HÒA vì tự do hy sinh sẽ bất diệt trong lòng dân tộc Việt. Còn một hơi thở cũng phải tiến về phía trước, đừng vì đỉnh chung mà đặt mình đàng sau số phận thì nhục, nhục biết bao…

Một liều thuốc đắng cho ngày quốc hận, quốc nhục năm thứ 39 – 1975-2014. Hy vọng sẽ chữa lành vết thương 30 tháng 4 năm 1975, cùng mang trái tim nhân ái đầy tình người, xây dựng lại hoang tàn đổ nát một dân tộc hiền hòa từ lũ hán nô độc tài bán nước cam tâm hủy diệt.


Giang Le
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #203 - 12. Apr 2014 , 22:23
 

CUỘC GIẢI CỨU TÁO BẠO 105 NGƯỜI VIỆT CỦA JOHN RIORDON VÀO CUỐI THÁNG 4 NĂM 1975.


Câu chuyện rất cảm động nói về một người Mỹ vào cuối tháng 4/75 đã di tản ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng ông ta đã trở lại để cứu 105 người Việt Nam làm việc tại Ngân Hàng Citibank còn kẹp lại.

Lòng dũng cảm của ông JOHN RIORDON đã làm cho nhiều người khóc. Nhận thấy đây là một Video Clip rất hay, cần phổ biến. THÙY TRANG ĐÃ LÀM XONG PHẦN SUBTITLE TIẾNG VIỆT. Khi xem trên Youtube, bạn nhớ bấm vào chữ CC (CAPTION) để đọc tiếng Việt.


XIN CÁC BẠN GIÚP PHỔ BIẾN RỘNG.

https://www.youtube.com/watch?v=HBqj6Jla3FQ


face book Thuỳ Trang
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2014 , 22:25 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #204 - 14. Apr 2014 , 08:24
 



...


Danh sách các sĩ quan và quân nhân tự sát trong và sau ngày 30/4


DANH SÁCH NẦY CHỈ TẠM THỜI ĐƯỢC THU THẬP TRONG 37 NĂM SAU 75 . QUÝ VỊ NÀO CÓ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG BỔ TÚC THÊM .


39 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưởng chừng như phôi pha, nhưng không, vẩn luôn canh cánh bên lòng…suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Tướng lãnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc QUÂN LỰC VNCH với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do của hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà.

Cám ơn anh- những người chiến sĩ VNCH, đã hy sinh đời trai cho cuộc chiến chống xâm lăng của bọn CSVN. Nhân mùa Quốc Nạn 30.4.2013, người viết xin được ghi lại những nét hào hùng của các chiến sỉ QUÂN LỰC VNCH đã tuẫn tiết trong những ngày chót của cuộc chiến, để không rơi vào tay giặc. Các anh đã hiên ngang đi vào hồn thiêng sông núi!
Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức ! đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.


1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975 (*) xem tin cập nhật tại đây

8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu,
(*) xem ý kiến độc giả tại đây
trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tự sát tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng QLVNCH

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tài liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa….Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân QUÂN LỰC VNCH….Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của QUÂN LỰC VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của QUÂN LỰC VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn…
Anh hùng có tử
…nhưng khí hùng luôn luôn bất tử.

Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30 tháng 4 năm nay.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #205 - 14. Apr 2014 , 22:31
 

Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4 năm 1975

...




Nguyễn Việt Nữ (Danlambao) - Cộng Sản không thể thắng chiến tranh Việt Nam dễ dàng nếu không có phong trào phản chiến Mỹ ồ ạt biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ Lyndon B. Johnson và Richard Nixon rút quân về nước.

Phong trào phản chiến Mỹ thời ấy có hai nữ ca-nghệ-sĩ gạo cội nổi tiếng là Joan Baez và Jane Fonda. Nhưng bà Baez sau nầy hối hận, trực tiếp có hành động chuộc lỗi, còn Jane Fonda thì không bao giờ.

Chúng tôi còn ở lại 4 năm trên “Thiên đường Cộng Sản”, đến năm 1979 mới tuông ra biển thành thuyền nhân trôi đến đảo Air Raya, một hoang đảo trong số từ 17.508 đến 18.306 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quốc gia Nam Dương (Indonesia) nằm dài ở miền Nam Thái Bình Dương. Nhưng dần dần có sự hiện diện của trên 14, 000 người vượt biển tị nạn Cộng sản tới hoang đảo nầy.
...

Nơi đây chúng tôi được gặp ca sĩ phản chiến hồi tâm Joan Baez, bà dấn thân tìm tới nơi xa xôi bởi ngạc nhiên vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu để ra đi? Nên bà đích thân đi “điều tra” tìm sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v.

Năm 2013, nhân ngày lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, chúng tôi có viết bài nhắc chuyện tị nạn Cộng Sản năm 1979: “Nhớ Air Raya, Hoang đảo cứu người và Joan Baez”.

(Trích)

Nữ ca sĩ phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam Joan Baez đã tới Air Raya, và tôi đã gặp nàng ở đảo nầy.

Joan Baez họp các người tị nạn lại, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do. Chúng tôi nhận chồng đơn và lo dịch cho nữ “Điều tra viên” phản chiến hiểu. Một đơn trong đó kể rằng: Cấp bực của họ bị kêu đi trình diện “học tập cải tạo chỉ 10 ngày, chuẩn bị lương thực đủ cho thời gian đó.”

Vậy mà 1 tháng, 1 năm, rồi 3 năm vẫn không thả ra, nên một nhóm nóng lòng lo cho vợ con ở nhà, nên trốn trại, nhưng bị bắt lại rồi đưa ra “Tòa án nhân dân” - tức những bạn cùng tù - xét xử. Đơn anh A kể: “Tôi ở trong đám “nhân dân” nhưng vì còn đấu tố, chưa biểu quyết, mà tôi mắc tiểu nên ra khỏi phòng “tòa”, đi vòng sau hè, thấy một quan tài gổ đóng sơ sài để sẳn. Đấy, “Tòa án nhân dân” của XHCNVN trong hòa bình: kết án tử hình trước khi xử! v.v. nên tôi phải bỏ trốn khỏi thiên đường Cộng sản.”

Ở các trại tị nạn khác hẳn bà cũng nhận được những sự thật tàn bạo khác như trong thư tố cáo dưới đây.

Trở lại Hoa Thịnh Đốn, Joan Baez làm hai việc thiết thực:

I. Kêu gọi những “đồng chí” phản chiến cũ cùng ký tên
trên một thư gởi cho nhà nước XHCNVN, bài còn đăng trên tờ Nữu ước Thời báo (The New York Times) số ra ngày 1/5/1079 (Có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh, tên để bên tay mặt văn thư gởi nhà cầm quyền CSVN.)

Phản Chiến Mỹ viết về ngày 30 tháng 4, 1975:

...


Open letter to the Socialist Republic of Vietnam

Joan Baez
Four years ago, the United States ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time for grieving. With tragic irony, the cruelty, violence and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime.

Thousands of innocent Vietnamese, many whose only "crimes" are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress achieved in many areas of Vietnamese society.

Your government slated in February 1977 that some 50,000 people were then incarcerated. Journalists, independent observers and refugees estimate the current number of political prisoners between 150,000 and 200,000. Whatever the exact figure, the facts form a grim mosaic. Verified reports have appeared in the press around the globe, from Le Monde and The Observer to the Washington Post and Newsweek

We have heard the horror stories from the people of Vietnam from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhist priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the NLF. The jails are overflowing with thousands upon thousands of "detainees." People disappear and never return. People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in "connex" boxes. People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet. For many, life is hell and death is prayed for.

Many victims are men, women and children who supported and fought for the causes of reunification and selfdetermination; those who as pacifists, members of religious groups, or on moral and philosophic grounds opposed the authoritarian policies of Thieu and Ky; artists and intellectuals whose commitment to creative expression is anathema to the totalitarian policies of your government.

Requests by Amnesty International and others for impartial investigations of prison conditions remain unanswered. Families who inquire about husbands, wives, daughters or sons are ignored. It was an abiding commitment to fundamental principles of human dignity, freedom and selfdetermination that motivated so many Americans to oppose the government of South Vietnam and our country's participation in the war.

It is that same commitment that compels us to speak out against your brutal disregard of human rights. As in the 60s, we raise our voices now so that your people may live. raise our voices now so that your people may live. We appeal to you to end the imprisonment and torture-to allow an international team of neutral observers to inspect your prisons and re-education centers. We urge you to follow the tenets of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant for Civil and Political Rights which, as a member of the United Nations, your country is pledged to uphold. We urge you to reaffirm your stated commitment to the basic principles of freedom and human dignity... to establish real peace in Vietnam.
...
Joan Baez President,

Humanitas/International Human Rights Committee

CO-SIGNERS

Ansel Adams
Edward Asner
Albert V. Baez
Joan c. Baez
Peter S. Beagle
Hugo Adam Bedau
Barton J. Bernstein
Daniel Berrigan
Robert Bly
Ken Botto
Kay Boyle
John Brodie
Edmund G. "Pat" Brown
Yvonne Braithwaite Burke
Henry B. Burnette, Jr.
Herb Caen
David Carliner
Cesar Chavez
Richard Pierre Claude
Bert Coffey
Norman Cousins
E. L. Doctorow
Benjamin Dreyfus
Ecumenical Peace Institute Staff
MiIni Farina
Lawrence Ferlinghetti
Douglas A. Fraser
Dr. Lawrence Zelic Freedman
Joe Fury
Allen Ginsberg
Herbert Gold
David B. Goodstein
Sanford Gottlieb
Richard J. Guggenhime
Denis Goulet, Sr.
Bill Graham
Lee Grant
Peter Grosslight
Thomas J. Gumbleton
Terence Hallinan
Francis Heisler
Nat Hentoff
Rev. T. M. Hesburgh, C.J.C.
John T. Hitchcock
Art Hoppe
Dr. Irving L. Horowitz
Henry S. Kaplan, M.D.
R. Scott Kennedy
Roy C. Kepler
Seymour S. Kety
Peter Klotz-Chamberlin
Jeri Laber
Norman Lear
Philip R. Lee, M.D.
Alice Lynd
Staughton Lynd
Bradford Lyttle
Frank Mankiewicz
Bob T. Martin
James A. Michener
Marc Miller
Edward A. Morris
Mike Nichols
Peter Orlovsky
Michael R. Peevey
Michael R. Peevey
Geoffrey Cobb Ryan
Ginetta Sagan
Leonard Sagan, M.D.
Charles M. Schultz
Ernest L. Scott
Jack Sheinkman
Jerome J. Shestack
Gary Snyder
I. F. Stone
Rose Styron
William Styron
Lily Tomlin
Peter H. Voulkos
Grace Kennan Warnecke
Lina Wertmuller
Morris L. West
Dr. Jerome P. Wiesner
Jamie Wyeth
Peter Yarrow
Charles W. Yost

Dịch nguyên văn như sau:

"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.

Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.

Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.

Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.

- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn "tù nhân".

- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.

- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex

- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.

Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.

Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ..

Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.

Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam

Ký tên: Joan Baez"

Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof.v.v.. (Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bậc).

II. Chuyện thứ hai: kêu gọi chính phủ Mỹ nhận người tị nạn nhập cư.

Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng thơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại –nguyên là sinh viên rất chống Cộng thời VNCH - kêu gọi Jimmy Carter phải nhận cho người tị nạn Đông Dương vào Mỹ.

Kéo dài tới thời Tổng Thống Ronald Reagan là chương trình ODP, cho đở vượt biên chết người, vì theo Cao Ủy Tị Nạn LHQ, số chết do vượt biển lên đến gần nủa triệu người! Bao nhiêu đó đủ nói lên tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam trong “hòa bình”; chưa kể tội lừa người đi tù cải tạo mà Mỹ phải có chương trình H.O cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Vì vậy mà chúng tôi nhớ Air Raya, một hoang đảo cứu người và ca sĩ Joan Baez bởi nhờ bà mà thêm chính sách cứu người hẳn hòi từ tòa Bạch Ốc!

Ngày Lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã kết tội bà đào Jane Fonda-Jane Hanoi là Phản Quốc (Traitor) lâu rồi.” (Hết trích)

III. Phản chiến Việt Nam chống Nguyễn Văn Thiệu nhưng vinh danh tự do thời TT Thiệu và tố cáo tội ác Cộng Sản.

Đoàn Văn Toại nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon từng biểu tình đòi hủy bỏ bầu cử Tổng Thống Thiệu và đốt xe Mỹ. Nên bị tù thời Thiệu, nhưng rồi cũng bị tù thời “giải phóng”. Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag)

Đoàn Văn Toại viết: (Trích)

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.

Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?

Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.

Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ...(...)

Ngày 22 tháng 6 năm 1975 tức là chưa đầy hai tháng sau ngày 30 tháng 4, Đoàn Văn Toại đang thích thú nghe 100 nhạc sĩ của đoàn Nghệ thuật hòa tấu Quốc Gia từ Hà Nội trình diễn tại Nhà Hát Lớn (Grand Theater) TP HCM. Khi màn hòa tấu nhạc Beethoven vừa chấm dứt, sắp tiếp qua mục kế, thì có 4 người đồng phục bộ đội trẻ, cở 18 tuổi là nhiều nhất, ra hiệu dẫn Toại rời hàng ghế ngồi, đi ra hành lang, một người hỏi, giọng miền Bắc: “Anh có phải là Toại?’; Đáp: “Phải. Nhưng tại sao? Có chuyện gì vậy?” Tức thì một người lùi lại để lấy trớn mà nhào tới tán vào má anh thật mạnh, xong họ lôi anh nhanh lên tầng hai mà chưa đầy 5 năm trước Chủ Tịch Sinh Viên Đoàn Văn Toại đã từng gắp gáp lên đây y như vậy để đòi trả tự do cho các bạn sinh viên đang bị bắt, đòi Quốc Hội bãi bỏ bầu cử Tổng Thống năm 1971, và viết telegram cho Richard Nixon! Phải nhờ tác giả Đoàn Văn Toại ghi rõ “trước đây Nhà Hát Lớn là tòa nhà Quốc Hội của miền Nam” chúng tôi mới biết vũ trụ thênh thang nhưng chật hẹp nầy!

Tọai tưởng họ lầm với Ngô Vương Tọai, một sinh viên mà chế độ biết là tay chân của Thiệu, tức “tay sai” Mỹ, đến độ bị Mặt trận lên án tử hình, năm 1966 còn tìm cách ám sát Ngô Vương Tọai, nhưng vết thương đâm vào bao tử, suýt tưởng chết. Sau nầy Vương Tọai làm việc cho bộ Thông Tin chính phủ.

Vậy là chắn chắn mấy anh bộ đội con nầy lầm, vì ở miền Bắc vô, khi giải lên trên thì ai không biết Đoàn Văn Toại Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigon trước sau đều chống Nguyễn Văn Thiệu, và còn một lô bạn bè như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy v.v... nữa chi?

Chỉ “lầm” thôi mà công thần Đoàn Văn Toại bị bắt oan từ ngày 22- 6-1975, chờ gặp cấp trên để giải oan nhưng bị đày đọa qua nhiều nhà tù, không hề gặp một bóng nào để giải quyết, trừ chủ ngục chỉ biết đánh chết người! Khi được cho ra là ngày 2-11-1977, hai năm rưỡi không hề được xét xữ. Còn Hùynh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy thì yên ổn làm quan lớn với XHCN.

Toại viết rằng mất 863 ngày tù, chỉ mặc một cái quần từ khi vô cho đến lúc ra, ống quần rách từ dưới lên đến đầu gối, còn đáy quần vì phải ngồi nên lũng nhiều lỗ, chỉ vá chùm vá đụp vậy thôi. Toại kể cơm tù TP HCM chỉ toàn là cát, phải bỏ tất cả chén cơm vào ly nước để cát lóng xuống, vớt những hột cơm ít ỏi nổi lên mà nhai từ từ cho thấm mùi gạo mà no bụng chứ không dám nuốt, vì nó tuột xuống lẹ quá, mau đói!

Khi đó Toại mới nhớ những ngày tù thời Thiệu. Chao ôi, hoàn toàn trái ngược, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ, là cơm tù không đủ “tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thì thay đổi liền liền; sự rộng rải của phòng giam Sàigon bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Toại vẽ tên mình lên tường nên biết rõ. (Đoàn Văn Toại ghi sanh năm là 1946, không biết tử vi có cung gì mà cũng vào phòng số 5 một mình, thì ai biểu 5 năm sau trở lại còn thấy tên mình, thấy tù Thiệu rộng quá, còn tù Tp Hồ Chí Minh nghẹt thở! Nhà tù Cảnh Sát quận Nhất cũng vậy; không hiểu Đoàn Văn Toại có đẻ ra óc tưởng tượng không vậy? Sao có sự trùng hợp ly kỳ vậy?

Đoàn Văn Toại viết: Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.(….)

Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi. (Hết trích)

Đoàn Văn Toại và Ngô Vương Toại

Ngô Vương Toại sanh 1947 ở Thanh Hóa, nên kinh nghiệm nhiều về Cộng Sản. Nhà báo Ngô Vương Toại vừa từ trần ở Mỹ ngày 3 tháng 4 năm 2014.

Số sau xin tiếp chi tiết thành tích dựng cờ Vàng tại Hoa Thịnh Đốn năm 1976 trong đó có Nhà báo Ngô Vương Toại.

Còn Đoàn Văn Toại sanh 1946 ở miền Nam nên như ông ta tự thú, là rất ngây thơ về Cộng Sản; bây giờ dù hối hận muộn màng, nhưng đây là lịch sử cho thế hệ trẻ thấy sự thật của hai chế độ, mà sự tàn ác của CS bắt người không xét xử hay xử nhưng bản án hay quan tài đã định trước như Joan Baez có bằng chứng trong tay từ năm 1979 đến nay vẫn chưa thay đổi!

Phản chiến Mỹ cả Việt đều là đồng chí của CS nhưng đều sớm “tuyên án” Cộng Sản dã man như nhau, bằng văn bảng sách báo như nhau.

Hôm nay mùa Quốc Hận thứ 39, xin thành kính tưởng niệm những linh hồn Việt lẫn Mỹ đã hi sinh vì lý tưởng tự do. Thành kính cầu siêu cho những linh hồn đã chìm sâu dưới đáy biển như một tai nạn khủng khiếp xảy ra trên đảo Air Raya, như một đảo nhỏ cấp xả.

Lên đảo được chừng ba tháng, một hôm các tàu chở người đi đảo Quận mới có chợ để mua sắm tùy nhu cầu. Khi tàu qua một eo biển bị gió quật, vài tàu chìm, cả trăm người bị chết trôi mất xác. Có một anh đi với vợ con, khi bị nạn, anh nhảy xuống biển cứu được cả vợ lẫn con, còn anh chồng vì mệt quá nên hết lội nổi, kiệt sức phải chết chìm trước khi có tàu đến cứu!

Sau nầy mới biết anh là vô địch bơi lội của VNCH, nguyên là Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Sàigon nên bị đi tù cải tạo, rồi đi vượt biên, lên bờ rồi, chỉ chờ đi định cư thì lại chết; và vợ con không biết lội thì lại sống, vô địch bơi lội mà chết!

Người vắn số đó tên Chiêm Thành Kỷ, khi nghe bài của nhạc sĩ Trường Hải, MƯA TRÊN ĐẢO AIR RAYA nhớ chú ý mộ bia có tên ấy để thấy con đường vượt biên vô cùng nguy nan và cảm thương nỗi lòng người xa xứ


https://www.youtube.com/watch?v=zq6BheEF_FA
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #206 - 21. Apr 2014 , 21:40
 

 

Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân”



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) -



Nguyễn Bá Chổi vừa nhận được lá thư dưới đây của của một cựu bộ đội cụ Hồ. Nhận thấy nội dung liên quan đến “đại thắng mùa xuân” mà “đảng ta” đang chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm lần thứ 39, Chổi xin cho đăng lại nơi đây sau khi được sự đồng ý của tác giả bức thư với điều kiện dấu tên. Tiện thể, người nhận xin gửi nơi đây lời cám ơn đến anh cựu “giải phóng quân” Kách Mạng đã chia sẻ tâm sự phản tỉnh với cựu thù.



Anh Chổi,



Trước hết tôi xin thú thật, nhờ đọc những bài viết của anh suốt mấy năm nay, tôi biết được anh từng là một người lính trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư 1975, và tuổi anh với tôi cũng xêm xêm nhau. Tôi viết “xêm xêm” theo kiểu nói người Miền Nam các anh hay dùng để anh hay rằng tôi, một bộ đội cụ Hồ thập thành trước kia nay đã tự giác tự nguyện tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường Ngụy-quân hóa và Mỹ-cút hóa.



Ngụy quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều... hiện đại. Mỹ- cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ; còn đồng Hồ thì khỏi nói, như anh thấy tướng Phạm Quý Ngọ vừa rồi nhận hối lộ do Dương Chí Dũng giao nạp tới 1 triệu 510 ngàn đồng Đô, chứ đồng Hồ thì phải vận dụng cơ man nào là bao bố.



Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẩm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút; Mỹ- cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép Pi Bớt Đê (Happy Birth Day), hể mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc Đá Nồ (McDonald), Bơ Gơ Kinh (Burger King), Ken Tơ Ky Phờ Rai Trích Cần (Kentucky Fried Chicken)... con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản... đó Anh.



Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh. Xin anh đừng buồn hay thấy bị xúc phạm khi tôi dùng chữ “Ngụy” trong thư này, lý do giản đơn là, một phần do quen mồm quen mép, một phần khác quan trọng hơn là, nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy... Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng, mà bây giờ nhờ đọc qua loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của Đặng Chí Hùng kèm theo những hình ảnh tư liệu dẫn chứng, tôi mới biết được thực sự ai ngụy ai ngay, nhưng đây không phải là nội dung tôi muốn đề cập đến trong thư này.



Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã... thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là ”phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” - cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.



Thực tế đó là gì? Cũng giản đơn và dễ dàng như tòa án Hải Phòng xử phạt tù anh em Đoàn Văn Vươn là nạn nhân, và phạt tù treo đám thủ phạm tép riu, còn đám đầu sỏ chủ mưu thì hoàn toàn vô can, trong vụ cưỡng chế tài sản nhân dân mà chính Thủ tướng kết luận “hoàn toàn trái pháp luật”. Nếu các anh không thua cuộc chiến thì bộ đội cụ Hồ chúng tôi đâu có thu được hàng tỷ khối chiến lợi phẩm mang về làm náo nức nhân dân Miền Bắc, trong đó có cậu bé 13 tuổi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh sau này là nhà báo Huy Đức ghi lại:



“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; Cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; Con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.



Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày [1], Thép Đã Tôi Thế Đấy [2]... Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.” (Bên Thắng Cuộc).



Còn chính bộ đội cụ Hồ như chiến sĩ gái Dương Thu Hương háo hức bao nhiêu trên đường giải phóng Miền Nam thì sau 30/4/75, khi vào đến Sài Gòn đã... Ta thử đọc trích đoạn cuộc trao đổi giữa cô với nhà báo Đinh Quang Anh Thái (*)



- Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?



- Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.



Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. ”



Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội cụ Hồ mà anh gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ.



Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ xin tạm thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt.



Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi”, Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ. Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay. Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ.



Nói túm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng... nhớ đời này qua đời khác. Nhưng ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này có khi là hạnh phúc của người kia. Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti, cho công bằng.



Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.



Trân trọng chào Anh,



Một cựu bộ đội cụ Hồ trong đoàn “giải phóng quân” 1975.



TB. Tôi bị “Ngụy hóa” đến nỗi văn phong của tôi cũng bị... Chổi hóa luôn!



Sài Gòn năm thứ 39 ngày Giải phóng Miền Bắc.







Vọng Nhựt Tân •

Anh bộ đội "bác hồ" Nguyễn Bá Chổi nầy sao đổi "quốc tịch" đến chóng mặt. Từ "anh phu quét đường dừng chổi đứng nghe" tiếng "đại bác đêm đêm vọng về thành phố" đến Son Excelence Bá Tước De Balais, demeurant au Vietnam à Cap Saint Jacques thay vì demeurant en France à Marsellle vì khoái mùi nước mắm hon mùi Maggi. Giờ thì lại là anh cựu "bộ đội boóc hù!" (CBĐBH) Tuy nhiên, dầu sao thì cũng nhờ anh CBĐBH nầy mà VNT tui mới 'ngộ" được câu, "Ngày 30/4 có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn" của "ngài" Võ Văn Kiệt. Thì ra, theo anh cựu BĐBH 'triệu người vui" đó là Miền Bắc "được" giải phóng, còn "triệu người buồn" đó là Miền Nam "bị" phỏng gi...! Như vậy, từ đây phải gọi ngày 30/4 là "Ngày giải phóng Miền Bắc và phỏng d... Miền Nam" rồi!





· 

luumanhcongtu •

Bộ đội cụ Hù:
"Ai bảo chúng tôi đi giải phóng miền Nam? Chúng tôi đi ăn cướp miền Nam để sinh tồn. Hôm nay bọn cướp tụi tui thành tư bản man rợ, thế giới bái phục. Không tin hỏi ông Obama thì rõ..."



Khách •

Thái độ nói thẳng và thành tâm của tác giả đáng khen, nhưng vẫn chưa đủ. Thậm chí là nếu tác giả (và những kẻ đồng cảnh ngộ) chỉ dừng lại ở vài lời nói và đều  thoả mãn với cuộc sống họ hiện nay thì chẳng khác gì họ đang đi tiểu trên đầu mẹ Việt Nam.

Tất cả những gì họ làm, cho dù là không phải là kẻ chủ mưu, là góp phần làm tan nát đất nước, giết chết hơn 3 triệu người. Nếu họ thật sự ân hận thì phải lấy công chuộc tội bằng hành động góp phần vào cuộc tranh đấu của toàn dân nhằm giải phóng đích thực tổ quốc VN khỏi gông xiềng của chế độ cs độc tài và tay sai giặc Tàu.

Đó mới thật sự là sự sám hối của con người có trắch nhiệm với tổ quốc mình.

Trân trọng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #207 - 28. Apr 2014 , 21:55
 


30 - 4 RỒI CẢ NHÀ ƠI HÃY TREO CỜ TỔ QUỐC VIỆT NAM LÊN


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #208 - 28. Apr 2014 , 22:14
 

Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam


Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam

Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.

Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.
...


Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…

Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…
...

Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam

Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam
(tháng 4/2014)

Kính thưa Tư lệnh,

Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.

Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".

Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.

Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.

Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.

Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.

HUỲNH CÔNG THUẬN

* Tin mới:

Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai, sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:

- Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.

- Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô lận đó.

- Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...

Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !

Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!

Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.

Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!

*

Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:

...

...

...

...


https://www.youtube.com/watchv=Nc1F--GFuXw


Huỳnh Công Thuận
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #209 - 28. Apr 2014 , 22:20
 

DÂN OAN BIỀU TÌNH QUỐC HẬN 30-4-2014


https://www.youtube.com/watch?v=Eryc6z1iCIE&app=deskt
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2014 , 21:05 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #210 - 29. Apr 2014 , 20:57
 


39 NĂM QUỐC HẬN 2014


...
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2014 , 20:58 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #211 - 29. Apr 2014 , 20:59
 



TỐ QUỐC GHI ƠN THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM


...


Nguyên là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẳng trong một gia đình nền nếp, khoa bảng. Ông là cựu học sinh trường Khải Định, tốt nghiệp Khóa Hành Chánh ở Huế, giữ chức Chủ Sự Tài Chánh từ năm 1951 đến năm 1953 thì nhập ngũ Khóa 3 Thủ Đức. Khi ra trường, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù và thuyên chuyển ra chiến đấu ở ngoài Bắc.

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam, lúc đó ông đang mang cấp bậc Trung úy. Đến năm 1955, ông giữ chức Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND, về tham dự cuộc hành quân tảo thanh nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sài Gòn. Sau đó ông được thăng cấp Đại úy rồi đi du học chuyên nghiệp tại Pau, ở Pháp. Ông mang cấp bậc Đại úy từ năm 1955 đến năm 1964 thì lên Thiếu tá, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND. Qua năm 1967, ông được thăng Trung tá với chức Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, nổi danh ở trận đánh Đồi Ngok Van, Kontum. Cuối năm 1967 lại được vinh thăng Đại tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong trận Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tham Mưu điều động đơn vị ông về Sài Gòn để tảo thanh Việt Cộng ở vùng ven đô, gây nhiều thiệt hại cho chúng. Qua năm 1969, ông nắm chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11-1969, ông lại được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại mặt trận cho đến tháng 11-1971 thì thăng Chuẩn Tướng thực thụ. Tới năm 1972, Chuẩn Tướng Nguyễn Khoa Nam được thăng Thiếu Tướng nhiệm chức rồi mang Thiếu Tướng thực thụ vào tháng 10-1973, đến tháng 11-1974 được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV.

Tướng Nguyễn Khoa Nam sống một cuộc sống rất giản dị, không vợ con, không xa hoa, không nhu cầu vật chất. Ông cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, say mê hội họa và âm nhạc, giỏi về nhạc lý. Ông còn là một Phật tử thuần thành, ăn chay mỗi tháng 15 ngày, thường nghiền ngẫm kinh Phật và sách Nho Giáo. Ông là người trầm lặng, ít nói, sống nhiều về nội tâm, đươc tiếng phúc hậu, đạo đức, lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm phương châm ở đời. Trong quân đội, ông là một vị Tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài giỏi, thương lính yêu dân nên được binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào kính mến.

Là Tư Lệnh Vùng, mỗi lần đi thanh tra hay thăm viếng các Tiểu Khu hoặc các đơn vị, Tướng Nam không bao giờ để cho các Tiểu Khu Trưởng, các đơn vị trưởng tiếp đón ông bằng tiệc tùng. Mỗi lần đi như vậy, ông chỉ mang theo khúc bánh mì thịt hay món ăn đơn giản, thanh đạm. Còn nếu gặp ngày ăn chay thì ông mang theo mấy trái bắp nấu hoặc vài củ khoai luộc. Nói đến Tướng Ngyễn Khoa Nam là phải nói đến “cái nón sắt”. Đầu ông luôn đội nón sắt và ông luôn luôn nhắc nhở các sĩ quan, binh sĩ phải đội nón sắt cho an toàn. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền có nhiều giai thoại về “cái nón sắt” với Tướng Nam. Nhắc đến chuyện thương lính, trước khi tuẫn tiết, Tướng Nam đã một mình tự lái xe Jeep vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản để thăm các chiến hữu của ông bị thương đang điều trị tại đây. Lần thăm viếng nầy nói lên sự vĩnh biệt thầm kín của ông với thuộc cấp.

Khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào lúc 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975 thì rạng sáng ngày 01-05-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã dùng khẩu Browning bắn vào màng tang tuẫn tiết tại dinh Tư Lệnh nằm trên bờ sông Cái Khế ở Cần Thơ. Tướng Nam đã hào hùng chọn cái chết chứ không chịu đầu hàng nhục nhã. Khi tuẫn tiết, ông mặc lễ phục trắng với đầy đủ Dây Biểu Chương và Huân Chương các loại mà ông được ban thưởng, trên bàn viết còn để lại một vài vật dụng cá nhân và một món tiền 40.000$00, nhờ vị sĩ quan tùy viên đem về trao lại cho gia đình ông. Bốn mươi ngàn đồng vào thời điểm 30-4-1975 là món tiền quá nhỏ, nói lên đức tính liêm khiết của viên Tướng Tư Lệnh Vùng thuộc tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì vậy mà Tướng Nguyễn Khoa Nam được tiếng là người thanh liêm, chưa hề bị tai tiếng về tham nhũng hay bè phái. Trung tá Bác sĩ Hoàng Như Tùng, Giám Đốc Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số sĩ quan, binh sĩ của Quân Đoàn IV đã đứng ra mai táng Tướng Nam tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ.

Vào năm 1984, gia đình Tướng Nam bốc mộ, hỏa thiêu hài cốt ông rồi đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Gia Định. Trên đường về, khi qua bắc Cần Thơ và bắc Mỹ Thuận, thân nhân đã rắc một phần tro cốt của ông xuống sông Tiền Giang cùng sông Hậu Giang, nơi mà ông đã chiến đấu và chết cho đồng bằng Sông Cửu Long. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam đã hòa với làn nước phù sa Cửu Long Giang để bón từng bụi lúa, từng cọng rau tấc đất của quê hương cho thêm mầu mỡ.

Phần tro cốt còn lại được đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định. Hòa Thượng Thích Trí Thủ, trụ trì Chùa Già Lam đã đứng ra làm lễ cầu siêu cho Tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 18-03-1984. Buổi lễ cầu siêu được tổ chức rất trọng thể, nghiêm trang, mặc dù gia đình giữ kín để tránh phiền phức với công an Việt Cộng nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều sĩ quan, binh sĩ VNCH đến tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của gia đình và nhà chùa.
Photo: TỔ QUỐC GHI ƠN THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM Nguyên là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẳng trong một gia đình nền nếp, khoa bảng. Ông là cựu học sinh trường Khải Định, tốt nghiệp Khóa Hành Chánh ở Huế, giữ chức Chủ Sự Tài Chánh từ năm 1951 đến năm 1953 thì nhập ngũ Khóa 3 Thủ Đức. Khi ra trường, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù và thuyên chuyển ra chiến đấu ở ngoài Bắc. Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam, lúc đó ông đang mang cấp bậc Trung úy. Đến năm 1955, ông giữ chức Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND, về tham dự cuộc hành quân tảo thanh nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sài Gòn. Sau đó ông được thăng cấp Đại úy rồi đi du học chuyên nghiệp tại Pau, ở Pháp. Ông mang cấp bậc Đại úy từ năm 1955 đến năm 1964 thì lên Thiếu tá, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND. Qua năm 1967, ông được thăng Trung tá với chức Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, nổi danh ở trận đánh Đồi Ngok Van, Kontum. Cuối năm 1967 lại được vinh thăng Đại tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong trận Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tham Mưu điều động đơn vị ông về Sài Gòn để tảo thanh Việt Cộng ở vùng ven đô, gây nhiều thiệt hại cho chúng. Qua năm 1969, ông nắm chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11-1969, ông lại được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại mặt trận cho đến tháng 11-1971 thì thăng Chuẩn Tướng thực thụ. Tới năm 1972, Chuẩn Tướng Nguyễn Khoa Nam được thăng Thiếu Tướng nhiệm chức rồi mang Thiếu Tướng thực thụ vào tháng 10-1973, đến tháng 11-1974 được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV. Tướng Nguyễn Khoa Nam sống một cuộc sống rất giản dị, không vợ con, không xa hoa, không nhu cầu vật chất. Ông cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, say mê hội họa và âm nhạc, giỏi về nhạc lý. Ông còn là một Phật tử thuần thành, ăn chay mỗi tháng 15 ngày, thường nghiền ngẫm kinh Phật và sách Nho Giáo. Ông là người trầm lặng, ít nói, sống nhiều về nội tâm, đươc tiếng phúc hậu, đạo đức, lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm phương châm ở đời. Trong quân đội, ông là một vị Tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài giỏi, thương lính yêu dân nên được binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào kính mến. Là Tư Lệnh Vùng, mỗi lần đi thanh tra hay thăm viếng các Tiểu Khu hoặc các đơn vị, Tướng Nam không bao giờ để cho các Tiểu Khu Trưởng, các đơn vị trưởng tiếp đón ông bằng tiệc tùng. Mỗi lần đi như vậy, ông chỉ mang theo khúc bánh mì thịt hay món ăn đơn giản, thanh đạm. Còn nếu gặp ngày ăn chay thì ông mang theo mấy trái bắp nấu hoặc vài củ khoai luộc. Nói đến Tướng Ngyễn Khoa Nam là phải nói đến “cái nón sắt”. Đầu ông luôn đội nón sắt và ông luôn luôn nhắc nhở các sĩ quan, binh sĩ phải đội nón sắt cho an toàn. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền có nhiều giai thoại về “cái nón sắt” với Tướng Nam. Nhắc đến chuyện thương lính, trước khi tuẫn tiết, Tướng Nam đã một mình tự lái xe Jeep vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản để thăm các chiến hữu của ông bị thương đang điều trị tại đây. Lần thăm viếng nầy nói lên sự vĩnh biệt thầm kín của ông với thuộc cấp. Khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào lúc 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975 thì rạng sáng ngày 01-05-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã dùng khẩu Browning bắn vào màng tang tuẫn tiết tại dinh Tư Lệnh nằm trên bờ sông Cái Khế ở Cần Thơ. Tướng Nam đã hào hùng chọn cái chết chứ không chịu đầu hàng nhục nhã. Khi tuẫn tiết, ông mặc lễ phục trắng với đầy đủ Dây Biểu Chương và Huân Chương các loại mà ông được ban thưởng, trên bàn viết còn để lại một vài vật dụng cá nhân và một món tiền 40.000$00, nhờ vị sĩ quan tùy viên đem về trao lại cho gia đình ông. Bốn mươi ngàn đồng vào thời điểm 30-4-1975 là món tiền quá nhỏ, nói lên đức tính liêm khiết của viên Tướng Tư Lệnh Vùng thuộc tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì vậy mà Tướng Nguyễn Khoa Nam được tiếng là người thanh liêm, chưa hề bị tai tiếng về tham nhũng hay bè phái. Trung tá Bác sĩ Hoàng Như Tùng, Giám Đốc Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số sĩ quan, binh sĩ của Quân Đoàn IV đã đứng ra mai táng Tướng Nam tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Vào năm 1984, gia đình Tướng Nam bốc mộ, hỏa thiêu hài cốt ông rồi đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Gia Định. Trên đường về, khi qua bắc Cần Thơ và bắc Mỹ Thuận, thân nhân đã rắc một phần tro cốt của ông xuống sông Tiền Giang cùng sông Hậu Giang, nơi mà ông đã chiến đấu và chết cho đồng bằng Sông Cửu Long. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam đã hòa với làn nước phù sa Cửu Long Giang để bón từng bụi lúa, từng cọng rau tấc đất của quê hương cho thêm mầu mỡ. Phần tro cốt còn lại được đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định. Hòa Thượng Thích Trí Thủ, trụ trì Chùa Già Lam đã đứng ra làm lễ cầu siêu cho Tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 18-03-1984. Buổi lễ cầu siêu được tổ chức rất trọng thể, nghiêm trang, mặc dù gia đình giữ kín để tránh phiền phức với công an Việt Cộng nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều sĩ quan, binh sĩ VNCH đến tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của gia đình và nhà chùa.
facebook ThuỳTrang Nguyễn
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #212 - 29. Apr 2014 , 21:00
 



TỔ QUỐC GHI ƠN CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ



...


Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh SĐ5BB, sinh năm 1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt trong một gia đình Nho học.. Ông gia nhập quân đội và theo học Khóa 1951 Trường Sĩ Quan Đập Đá ở Huế, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 19 do Đại úy Đỗ Cao Trí (Sau nầy lên Trung Tướng và bị tử nạn phi cơ trực thăng trong một cuộc hành quân) làm Tiểu Đoàn Trưởng. Lúc mang cấp bậc Đại úy, ông đuọc cử giữ chức Quận Trưởng Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương rồi lên dần cho đến chức Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc SĐ5BB do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn. Ông đã nối tiếng là một Trung Đoàn Trưởng có khả năng tác chiến cao và đánh giăc rất gan dạ cho nên ông được các binh sĩ tặng cho danh hiệu “Nhất Vỹ, Nhì Gia”, “Nhì Gia” là Trung tá Hà Văn Gia, cũng khét tiếng gan dạ. Đồng bào ở quanh vùng Lái Thiêu, Bến Cát, Lai Khê, Bình Dương, Bình Long, Phước Long đều biết tiếng Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, khi VC bao vây và tấn công An Lộc, Đại tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó SĐ5BB cùng với Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn đã điều động các đơn vị tử thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công vũ bão của địch. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, địch mở những trận mưa pháo cực kỳ khủng khiếp, đồng thời tung chiến xa và quân bộ chiến mở những cuộc tấn công dứt điểm An Lộc, chính Đại tá Vỹ đã nhào ra chiến hào, ôm M72 bắn hạ chiến xa địch. Ông là người đầu tiên lập thành tích bắn hạ chiến xa cộng quân tại mặt trận An Lộc khiến các chiến sĩ ta lên tinh thần bắn hạ thêm nhiều chiếc khác, xác nằm ngổn ngang trong đường phố.

Ông đã bị thương vì tai nạn trực thăng trong một cuộc hành quân khi còn là Tư Lệnh Phó SĐ21BB, chân đi khập khiễng, phải chống gậy. Sau khi học xong Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về, ông được bổ nhậm giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB vào tháng 6-1973. Tướng Vỹ cũng là một vi Tướng thanh liêm, rất tích cực trong việc bài trừ tham nhũng. Ông đánh giặc gan dạ, chỉ huy tài giỏi, làm việc không kể giờ giấc, thanh liêm, hết lòng phụng sự tổ quốc nhưng có tật nóng tính. Tính ông nóng như Trương Phi trong truyện Tàu.

Khi lệnh đầu hàng được ban ra, Tướng Vỹ đã triệu tập một phiên họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, trong phiên họp ông đã nói: “ Lệnh bắt chúng ta buông súng để bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lệnh bắt chúng ta đầu hàng. Vì tôi là một vị Tướng chỉ huy mặt trận tôi không thể thi hành lệnh nầy. Tôi nghĩ thân làm Tướng là phần nào đã hưởng danh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi...”. Sau phiên họp, ông cho thuộc cấp trở về nhà, còn riêng ông, ông ra trước kỳ đài Bộ Tư Lệnh, nghiêm trang chào lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ lần cuối rồi dùng khẩu súng lục tự bắn từ dưới cằm, viên đạn trổ lên đỉnh đầu. Ông đã tuẫn tiết bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình. Con đường mà Tướng Vỹ chọn ngày hôm nay đã có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản và nhiều vị anh hùng khác đã lựa chọn ngày trước.

Một số sĩ quan và binh sĩ trong Bộ Tư Lệnh SĐ5BB đã lo chôn cất ông vào ngày 30-4-1975. Nhìn chiếc quan tài đơn sơ của dũng Tướng Lê Nguyên Vỹ nằm sâu trong lòng đất lạnh mọi người đều ngậm ngùi, nuối tiếc! Nhưng hề gì, đã có hồn thiêng sông núi ấp ủ ông trong lòng Đất Mẹ.
f Nguyền Thuỳ Trang— with Le Dinh.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #213 - 29. Apr 2014 , 21:09
 

TỔ QUỐC GHI ƠN CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG




...

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó Quân đoàn IV, Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà), là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV/Quân Khu IV sinh năm 1933, xuất thân từ Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông phục vụ tại SĐ21BB từ Đại Đội Trưởng đến Trung Đoàn Trưởng, đã từng đảm nhiệm chức Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh. Ông là một sĩ quan can trường, khả năng tác chiến cao, giỏi về lãnh đạo chỉ huy và rất thương yêu binh sĩ dưới quyền. Các cấp bậc của ông từ đại úy trở lên đều được đặc cách vinh thăng tại mặt trận. Từ Đại tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc SĐ21BB, ông được cử giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB ở Quân Khu III. Sau đó được vinh thăng Chuẩn Tướng chỉ vài tháng trước khi cộng quân mở cuộc bao vây và công hãm thị xã An Lộc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Trong suốt thời gian vây hãm, 4 sư đoàn địch đã mở những cuộc tấn công hung hãn bằng bộ binh, xe tăng và những cuộc mưa pháo khốc liệt, như ngày 11-5-1972, thành phố nhỏ bé An Lộc đã gồng mình hứng khoảng 8.000 quả pháo binh đủ loại của Bắc quân.

Trong trận An Lộc lịch sử nầy, Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh SĐ5BB, chỉ huy toàn bộ các lực lượng tử thủ, đầu đội nón sắt, mặc áo thun bên trong, áo giáp bên ngoài, quần đùi, tay cầm M16, tay cầm ống liên hợp, lựu đạn cài quanh mình, chiến đấu gần như 24/24 giờ nêu cao truyền thống anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua câu: “Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Trong suốt thời gian bị vây hãm, Tướng Hưng và những người lính tử thủ của ông có bao đêm ngủ được những giấc ngủ bình an trên những chiếc giường ngay ngắn như những người bình thường ở hậu phương? Sau 68 ngày bị vây hãm trong hỏa ngục máu và lửa, An Lộc vẫn đứng vững nhờ sự chiến đấu oanh liệt, dũng cảm của lực lượng tử thủ. Khi An Lộc được giải tỏa, Tướng Lê Văn Hưng được báo chí cũng như đồng bào Miền Nam tặng cho danh hiệu “Anh Hùng An Lộc”.

Tính đến 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, tình hình 16 tỉnh thuộc Quân Đoàn IV vẫn yên tĩnh, VC chỉ cắt một đoạn quốc lộ 4 từ Sài Gòn xuống Long An và Chuẩn Tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh SĐ9BB đang bay trực thăng chỉ huy cuộc giải tỏa đoạn quốc lộ nầy. Ngoài ra, VC cũng chỉ mở được cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Chương Thiện mà Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Khu Trưởng đang cố thủ, chỉ huy các cuộc phản công (Chính vì sự anh dũng cố thủ nầy mà sau ngày 30-4-1975, VC đã đem Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ).

Đến 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975, lệnh buông súng đầu hàng được ban ra trên đài phát thanh khiến mọi người từ quan cho đến lính ai nấy cũng đều sững sờ. Một vị Đại tá thuộc Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng đã khóc sướt mướt, vừa khóc, vừa nói với thuộc cấp: “Đầu hàng rồi tụi bây ơi! Nhục ơi là nhục!”. Ở một nơi xa khác, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu đang theo dõi bản đồ hành quân, khi nghe ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Hậu đã ném tung tấm bản đồ, tức tối thốt nên mấy tiếng: “Đồ chó đẻ!”. Riêng tại văn phòng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng, gương mặt Tướng Hưng mang đầy vẻ thất vọng, mắt ông chùn xuống...Đến 8 giờ 45 tối ngày 30-4-1975, Tướng Lê Văn Hưng đã dùng khẩu Colt 45 bắn vào ngực tuẫn tiết, viên đạn xuyên qua tim, máu thấm ướt cả bộ quân phục. Tướng Hưng đã trút hơi thở cuối cùng nhưng đôi mắt vẫn còn mở dường như biểu lộ sự uất hận. Phu nhân Tướng Hưng, bà Phạm Thị Kim Hoàng, đã vuốt mắt cho chồng, thay quần áo cho ông, một số sĩ quan và binh sĩ phụ bà lo việc tẩn liệm. Khi tẩn liệm, bà Hưng đã cẩn thận xếp ngay ngắn lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đặt lên ngực ông, lá cờ biểu tượng Miền Nam Tự Do mà chồng bà và những người lính Cộng Hòa đã đổ nhiều xương máu để bảo vệ biểu tượng thiêng liêng nầy. Trong khi đang tẩn liệm thì Thiếu tá Lành, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33 nghe tin Tướng Hưng tuẫn tiết đã tông cửa chạy ùa vào, ôm quan tài Tướng Hưng gào khóc thảm thiết: “Trời ơi!...”ông thầy”...ơi!” khiến ai nấy cũng đều bùi ngùi rơi lệ.

Sau khi tẩn liệm, mọi người hối hả, vội vã lo chôn cất Tướng Hưng vì sợ VC vào gây nhiều khó khăn, rắc rối. Sau đó, do sự sắp xếp của vài vị sĩ quan và binh sĩ, phu nhân Tướng Hưng được đưa vào tá túc tại một ngôi chùa để tránh phiền phức với VC. Về sau, cũng chính các vị sư của ngôi chùa nầy đã giúp xây mộ cho Tướng Lê Văn Hưng đàng hoàng.

f Nguyễn Thuỳ Trang— with Le Dinh.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #214 - 29. Apr 2014 , 21:12
 


TỔ QUỐC GHI ƠN CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI



...


Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh SĐ7BB, sinh năm 1929 tại Cần Thơ, theo học Khóa 7 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sau khi tốt nghiệp ông tình nguyện ra chiến đấu ở các chiến trường Bắc Việt.

Đến năm 1954, khi đất nước bị chia đôi, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam và ông được thăng cấp Đại úy, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương ở Phan Thiết.

Năm 1961, sau khi tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về thì được bổ nhiệm làm huấn luyện viên Trường Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Ông là người đề xướng ra các khóa huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy và Mưu Sinh Thoát Hiểm. Năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá, đảm nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ ở Nha Trang. Qua năm 1965, ông giữ chức Tiểu Khu Trưởng Phú Yên, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Trong trận Mậu Thân 1968, ông chỉ huy các đơn vị Biệt Động Quân dưới quyền phản công Việt Cộng ngay từ giờ phút đầu tại Thị Nghè, Hàng Xanh, Phú Thọ và ở Chợ Lớn. Trong các trận đánh nầy, Biệt Động Quân đã dùng chiến thuật “đục tường” đánh với VC gây cho chúng nhiều thiệt hại và đẩy lui chúng ra khỏi thành phố.

Tháng 5-1968, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Qua năm 1970 được vinh thăng Chuẩn Tướng với chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Quân Khu IV. Đến năm 1971 ông trở về nắm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân cho đến năm 1972 được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó Hành Quân của Quân Khu II, sau đó giữ chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn Kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Lam Sơn ở Dục Mỹ. Đến tháng 11-1974, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh SĐ7BB Kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Đồng Tâm khi Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam về đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

Chuẩn Tướng Trần Văn Hai cũng là một vị Tướng rất thanh liêm, không tham, sân, si chỉ hết lòng phụng sự tổ quốc. Khi rời chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phú Yên để đáo nhậm nhiệm sở mới, hành trang của ông chỉ vỏn vẹn trong một cái túi vải nhỏ và ông đã nói lời từ biệt với thuộc cấp như sau: “Tôi cám ơn các anh chị đã tận tình làm việc với tôi trong thời gian qua, có thể người ta cho rằng mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng...”. Còn khi về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, người ta không thấy ông dùng xe dân sự lộng lẫy mang số ẩn tế mà ông chỉ dùng chiếc xe Jeep nhà binh cũ kỹ ông mang theo khi còn làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Ngoài liêm khiết, Tướng Hai còn là con người thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi. Có thể nói ông thuộc mẫu người “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

Tướng Trần Văn Hai đã dùng độc dược tuẫn tiết vào khoảng 6 giờ 00 chiều ngày 30-4-1975 tại văn phòng Tư Lệnh SĐ7BB trong Căn Cứ Đồng Tâm. Trước khi tuẫn tiết, Tướng Hai có trao cho vị sĩ quan tùy viên một gói đồ trong đó gồm bảy mươi ngàn đồng tiền Việt Nam được gói trong một tờ giấy báo cũ nhờ trao lại cho mẹ ông, nói rằng quà của ông tặng cho mẹ và nói với bà đừng lo lắng gì cho ông cả!

Năm vị Tướng can trường quyết tâm ở lại với các chiến hữu cho đến giờ phút lịch sử sang trang và chọn sự tuẫn tiết để biểu lộ cung cách mã thượng của những người trượng phu quân tử chắc chắn là những đấng anh hùng. Cái chết cao cả, đáng kính của họ là niềm hãnh diện cho QLVNCH nói riêng, cho nhân dân Miền Nam nói chung. Những sự tuẫn tiết anh dũng nầy đã khiến cho một viên cán bộ cao cấp của CSBV phải thốt nên lời thán phục bằng câu: “Làm Tướng như vậy mới xứng đáng làm Tướng!”.

Khi còn sinh tiền, các tuẫn Tướng đã chiến đấu dũng cảm, gót chân chiến binh của họ đã giẫm lên khắp nẻo đường đất nước từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên hay Ashau, A Lưới, Dakto, Tân Cảnh, Khe Sanh, Tam Biên, Hạ Lào của cao nguyên Trường Sơn ngút ngàn cho đến Đồng Tháp Mười, Thất Sơn Bảy Núi, U Minh, Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt của vùng sình lầy Miền Tây Nam Phần. Đời chiến binh của họ ngày đêm cọ sát với tử thần trong các chiến trường bốc lửa khắp 4 Vùng Chiến Thuật để ngăn chận làn sóng xâm lăng của CSBV hầu chu toàn trách nhiệm bảo quốc, an dân. Nói làm sao cho hết các chiến công hiển hách, những nét kiêu hùng mà ngũ hổ Tướng Miền Nam đã góp công tô điểm cho Pho Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thêm sáng ngời!

f Nguyễn Thuỳ Trang  - Lê Thương
— with Le Dinh.
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2014 , 21:13 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #215 - 29. Apr 2014 , 21:18
 



TỔ QUỐC GHI ƠN THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ


...



Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt, xuất thân từ Khóa 8 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù.

Khoảng tháng 3-1954, tình hình mặt trận Điện Biên Phủ đang ở cường độ sôi động cho nên TĐ5ND mà Trung úy Phú giữ chức Đại Đội Trưởng được huy động nhảy dù vào tiếp ứng cho mặt trận nầy. Vừa vào vùng, Trung úy Phú đã chỉ huy binh sĩ dưới quyền mở các cuộc phản công đẫm máu trước các đợt xung phong điên cuồng bằng biển người của địch. Mặt trận tiếp diễn ngày một thêm khốc liệt thì qua ngày 15-4-1954, Đại tá De Castries, Chỉ Huy Trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ được thăng Thiếu Tướng, hai Trung tá Langlais và Ladande thăng lên Đại tá cùng 10 sĩ quan khác, mỗi người được thăng một cấp, trong đó có Trung úy Phạm Văn Phú. Đến ngày 26-4-1954, Đại úy Phú được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó TĐ5ND, qua những trận đánh ác liệt, chẳng may ông bị thương và bị Việt Minh bắt khi Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 07 tháng 05 năm 1954. Sau Hiệp Định Genève, ông được trao trả về Miền Nam và tiếp tục phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1960, Đại úy Phạm Văn Phú được tuyển chọn phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt do Đại tá Lê Quang Tung làm Tư Lệnh. Cuối năm 1962, ông lên Thiếu tá, đảm nhậm chức Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 của LLĐB. Vào giữa năm 1964, ông chỉ huy Liên Đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 của cộng sản Bắc Việt ở Suối Đá thuộc tỉnh Tây Ninh. Sau trận này, ông được đặc cách thăng Trung tá với chức vụ Tham Mưu Trưởng LLĐB, một năm sau ông lại được thăng Đại tá nhiệm chức. Qua đầu năm 1966, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh SĐ2BB cho đến giữa năm 1966 được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Phó và Xử Lý Thường Vụ sư đoàn này vì Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh sư đoàn được bổ nhậm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I. Cuối năm 1966, ông được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó SĐ1BB cho đến giữa năm 1968 lại được cử vào chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44, trách nhiệm về các tỉnh biên giới Miền Tây Nam Phần thuộc Quân Khu IV. Năm 1969 được vinh thăng Chuẩn Tướng tại mặt trận cho đến đầu năm 1970, Chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đào Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh LLĐB.

Cuối tháng 8-1970, Tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh SĐ1BB thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Tháng 3-1971, Chuẩn Tướng Phú được vinh thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Trong mùa hè đỏ lửa 1972, khi cộng sản Bắc Việt phóng ra các trận đánh lớn, Tướng Phú đã điều động, phối trí các trung đoàn của SĐ1BB một cách tài ba cho nên các phòng tuyến của ta ở Tây Nam Huế không bị chọc thủng bởi các cuộc tiến công của địch. Phải nói, SĐ1BB là một sư đoàn mà khả năng tác chiến có thể xếp ngang hàng Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, có trách nhiệm bảo vệ vùng địa đầu giới tuyến gồm Quảng Trị, Thừa Thiên và cố đô Huế, từng được chỉ huy bởi các vị tư lệnh sư đoàn tài giỏi như Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Thân. Đến tháng 9-1972, Tướng Phú được điều động về Quân Đoàn III, làm Chi Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, một quân trường lớn nhất ở Việt Nam.

Vào tháng 11-1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh bổ nhậm Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn về làm Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp. Đến ngày 10-3-1975, CSBV huy động 3 sư đoàn, gồm SĐ10, SĐ320 và SĐ316 tấn công vào tỉnh lỵ Ban Mê Thuột và Ban Mê Thuột bị thất thủ trước sức tấn công của 3 sư đoàn cộng quân. Trong khi Tướng Phú đang lập kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thì Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú rút bỏ cao nguyên về tái phối trí vùng đồng bằng Bình Định, Nha Trang. Tướng Phú đã nhiều lần yêu cầu Tổng thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu để ông tử thủ cao nguyên nhưng không được chấp thuận khiến ông thất vọng, chán nản. Rồi cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên thất bại, gây hỗn loạn, kéo theo sự sụp đổ cả Miền Nam đã làm cho Tướng Phú khổ tâm hơn nên ngã bệnh phải vào điều trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa.

Đến ngày 30-4-1975, Tướng Biên Khu Phạm Văn Phú đã dùng độc dược tuẫn tiết nêu cao tiết tháo “Tướng chết theo thành”. Lại một vì sao sáng đã tắt trên bầu trời Miền Nam trong ngày u buồn của trang Hùng Sử!
f Nguyễn Thuỳ Trang— with Le Dinh]
.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #216 - 29. Apr 2014 , 21:30
 


TỔ QUỐC GHI ƠN HÀNG NGÀN CÁC ANH HÙNG VÔ DANH VÔ DANH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ HY SINH TRONG NGÀY 30-4-1975

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #217 - 29. Apr 2015 , 20:08
 



QUỐC HẬN 30-04-2015

...






Phút mặc niệm tiền nhân đã hy sinh gìn giữ đất nước và bảo vệ quê hương, phút mặc niệm dành cho các linh hồn tử sĩ VNCH chết vì chính nghĩa tự do dân tộc, và phút mặc niệm dành cho hằng trăm nghìn đồng bào chết trên đường vượt biển tìm tự do.


Để tưởng niệm các chiến sĩ trận vong, đồng bào việt biên, vượt biển chết trên biển cả, chết trên rừng thiên nước độc, trong các trại tù cải tạo từ nam ra bắc do CSVN hành hạ, vào đúng 10:30 phút giờ Việt Nam.

(*) Xin các bạn, các anh chị cô chú bác share thông báo nầy rộng ra trên các phương tiện truyền thông, paltalk, facebook, blogs và các diễn đàn để chúng ta cùng có MỘT PHÚT TƯỞNG NIỆM CHUNG.

(*) Giờ Việt Nam: 10:30 sáng 30/4/2015
(*) Giờ California: 8:30 PM tối 29/4/2015
(*) Giờ Texas: 10:30 PM tối 29/4/2015
(*) Giờ Úc Châu: Canberra 13:30 AM 30/4/2015
(*) Giờ Âu Châu: 4:30 AM sáng 30/4/2015

XIN CÁC BẠN VÀ CÁC ANH CHỊ CÙNG HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG, CẦU XIN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI PHÒ TRỢ CHO DÂN TỘC VIỆT NAM THOÁT KHỎI BÀN TAY ĐỘC ÁC CỦA CSVN.

Kính Báo

Nguyễn Thùy Trang

(*) Ghi chú: Các bạn có thể gửi lời tưởng niệm đến thân nhân, bạn bè chiến hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Tự Do, đã bỏ mình trong Rừng Sâu, ngoài Đại Dương hoặc trong các trại tập trung tù "Cải Tạo".

Lời chia buồn cho ngày Quốc Hận, lời cầu xin Hồn Thiêng Sông Núi phò trợ cho Việt Nam cùng nén hương lòng gửi cho người Quá Cố, xin được ghi dưới thông điệp nầy
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2015 , 20:08 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #218 - 29. Apr 2015 , 20:37
 

...



VIỆT NAM CỘNG HOÀ MUÔN NĂM



Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2015 , 20:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #219 - 30. Apr 2015 , 07:55
 

30-4-1975, ngày Quốc Hận
ngày cộng sản ngoại lai thống trị Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam

...

https://www.youtube.com/watch?v=F5H6Mr2IvzY

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #220 - 02. Apr 2016 , 22:56
 

...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #221 - 03. Apr 2016 , 21:42
 

QUỐC HẬN 30.4.1975 - "ĐẠI TÁ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ HỒ NGỌC CẨN..ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN"



...


...


...


“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm.” - Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn, 14-8-1975 .
"Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối." - Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn, 14-8-1975

"Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Đả Đảo Cộng Sản"! - Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn, 14-8-1975

~*~
Phạm Phong Dinh ---Tên tuổi của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bắt đầu lừng lẫy từ khi ông còn là một sĩ quan cấp Úy phục vụ trong binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân ở Miền Tây. Các cấp chỉ huy Biệt Động Quân trong thời điểm đầu những năm 1960 đã để ý nhiều đến tân Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đội Trưởng BĐQ, về những hành động quả cảm đến phi thường trong những cuộc giao tranh. Người Trung Đội Trưởng trẻ mới có 22 tuổi đời đã đứng xổng lưng dẫn quân Mũ Nâu xung phong lên đánh những trận long trời trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long. Những chiếc lon mới nở nhanh theo cùng với những chiến thắng. Chỉ trong vòng bốn năm, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn đã được vinh thăng lên đến cấp bậc Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh "Tia Sét Miền Tây". Lúc đó trên lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật đã nổi lên những khuôn mặt chiến binh dũng mãnh mà đã được ca tụng là những con mãnh hổ miền Tây, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn có vinh dự nằm trong số năm vị này. Những vị còn lại gồm những tên tuổi như sau:

- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.
- Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.
- Thiếu Tá Lê Văn Dần, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.
- Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 31, SĐ21BB.
- Thiếu Tá Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 33, SĐ21BB.

Thật ra bản danh sách này chỉ có tính cách ước lệ và tượng trưng, đâu phải một Miền Tây rộng bát ngát mà chỉ có vỏn vẹn có năm người hùng. Mỗi người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xứng đáng được vinh danh là những anh hùng, vì những đóng góp máu xương quá lớn cho tổ quốc.

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn không may sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt- Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố. Cậu bé Cẩn học muộn đến những hai năm, khi ông học tiểu học được bốn năm thì thân sinh của cậu quyết định xin cho cậu nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định. Có lẽ vị thân sinh của người đã nhìn thấy được những dấu hiệu, những nảy nở của tinh thần và ý hướng, mà sau này sẽ hướng người vào con đường binh nghiệp, sẽ làm nên những công nghiệp lớn có ích lợi cho đất nước.

Cuộc đời đèn sách trễ nãi của chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn, lúc này đã 17 tuổi, đã ngáng bước đi lên về mặt văn hóa. Theo học quy của Trường Thiếu Sinh Quân, một học sinh ở độ tuổi 17 chưa học xong Đệ Ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Vì vậy chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn được trường gửi lên Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức học khóa chuyên môn CC1 Vũ Khí. Trong lớp văn hóa hồi ở Trường TSQ, ông chỉ ở mức trung bình, nhưng sau ba tháng học ở Thủ Đức, chàng trai trẻ lại đậu hạng ưu. Ông được cho học thêm khóa chuyên môn vũ khí bậc nhì CC2. Sau khóa học này ông quyết định đăng vào phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với cấp bậc Binh Nhì. Theo quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân, thì ba tháng sau, Binh Nhì Hồ Ngọc Cẩn sẽ được thăng lên Hạ Sĩ, ba tháng kế tiếp được lên Hạ Sĩ Nhất và ba tháng sau nữa được thăng Trung Sĩ. Trong vòng chín tháng kế tiếp, với khả năng ưu hạng về môn vũ khí, Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được chọn làm huấn luyện viên vũ khí cho trường.

Cuộc đời làm huấn luyện của ông những tưởng êm đềm trôi và tài năng quân sự của người sẽ bị mai một trong một ngôi trường khiêm tốn. Nhưng định mệnh đã dành cho người anh hùng một vị trí xứng đáng trong quân đội và những cơ hội thi thố tài năng, mà sau này được mọi người truyền tụng lại như là những huyền thoại, để phục vụ và bảo vệ tổ quốc. Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng cho một quốc gia non trẻ và một quân đội còn tập tễnh kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy thiếu hụt. Bộ Quốc Phòng quyết định mở các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt bắt đầu từ năm 1962 để cung cấp thêm sĩ quan có khả năng cho chiến trường và nâng đỡ những Hạ Sĩ Quan có ước vọng thăng tiến. Một may mắn lớn cho Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn, mà cũng là may mắn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, một cựu Thiếu Sinh Quân, đã nâng đỡ cho các đàn em TSQ. Những Thiếu Sinh Quân không hội đủ năm năm quân vụ và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vẫn được cho đi học Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt. Hơn nữa, dường như Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Tướng Lê Văn Tỵ có mật lệnh, các tân Chuẩn Úy xuất thân từ Thiếu Sinh Quân đều được đưa về các binh chủng thiện chiến hay đặc biệt như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt. Tổng Thống Diệm và Đại Tướng Tỵ cũng không quên gửi những Thiếu Sinh Quân tốt nghiệp Tú Tài vào học các Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Y Khoa để có nhân tài phục vụ xã hội và huấn luyện lại cho những thế hệ tuổi trẻ kế tiếp. Đặc biệt nhiều Thiếu Sinh Quân cũng được cho vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để làm nền tảng cho cái xương sống chỉ huy chuyên nghiệp trong hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được cho theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Các tân Chuẩn Úy Đặc Biệt, trong đó có Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn tung cánh đại bàng bay đi khắp bốn phương và sau này đã trở thành những sĩ quan tài giỏi nhất của quân lực, lưu danh quân sử. Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Lúc đó các đại đội BĐQ biệt lập theo lệnh của TT Diệm, đã được cải tổ và sát nhập thành các tiểu đoàn. Khu 42 Chiến Thuật gồm lãnh thổ các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên, có hai tiểu đoàn BĐQ, mà lại là hai tiểu đoàn lừng lẫy nhất của binh chủng. Đó là Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân "Cọp Ba Đầu Rằn", và Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân "Cọp Xám". Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn nhận sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 42 BĐQ và làm Trung Đội Trưởng. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, mà đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, đã nhanh chóng xác nhận Trung Úy tân thăng

Hồ Ngọc Cẩn có khả năng chỉ huy tiểu đoàn. Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém gì Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, xuất thân từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, với tác phong chiến đấu dũng cảm làm quân giặc kiêng sợ và thuộc cấp kính phục. Cung cách đánh giặc như vũ bão của Trung Úy Cẩn còn được nhân lên thập bội, khi lời yêu cầu của ông lên cấp chỉ huy xin cho các chiến binh gốc Thiếu Sinh Quân được về chiến đấu chung với ông. Lời yêu cầu này được thỏa mãn một phần, nhưng cũng đủ để cho Trung Úy Cẩn có thêm được sức mạnh cần thiết. Có lần ông tâm sự với một người bạn lý do này: "Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi. Vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi".

Một câu chuyện dũng cảm và cảm động khác kể về Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972. Trong khi quân của Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh bị pháo địch nã hàng ngàn quả ghìm đầu xuống trong những hố cá nhân bên đường Quốc Lộ 13 gần thị xã An Lộc, thì binh sĩ trung đoàn ngạc nhiên lẫn cảm kích khi thấy vị Trung Đoàn Trưởng của họ dẫn vài người lính cũng quả cảm như vị chỉ huy điềm tĩnh đi thẳng lưng dưới cơn hỏa pháo cường kích như bão lửa của Sư Đoàn 7 Bắc Việt từ công sự này sang hố chiến đấu kia thăm hỏi chiến sĩ, an ủi các chiến thương và khích lệ tinh thần binh sĩ. Chiến binh Hồ Ngọc Cẩn coi thường cái chết, mà dường như cái chết cũng sợ hãi và tránh xa con người kiệt xuất ấy. Định mệnh sẽ dành cho người một cái chết cao cả nhất, ít nhất cũng chưa phải là trong mùa hè đỏ lửa của năm 1972. Dường như giữa Trung Tá Cẩn và cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí có rất nhiều chất hào hùng quả cảm giống như nhau. Đại Tướng Đỗ Cao Trí thường nói với các phóng viên ngoại quốc đi trong cánh quân của người, khi họ tỏ lòng khâm phục người chiến binh Nhảy Dù ấy đã đứng giơ cao khẩu súng Browning thúc giục binh sĩ tiến lên, giữa những làn đạn đan chéo như vải trấu của địch quân: "Nếu đạn không trúng mình thì mình được tiếng anh hùng, mà nếu đạn có trúng thì mình cũng được tiếng anh hùng luôn"!

Các loại pháo địch từ 122ly đến 130ly, chưa kể đến những loại cối 81ly và các loại súng đại bác không giật 75 ly và 90 ly dội hàng chục ngàn quả lên vị trí của quân ta. Quân Trung Đoàn 15 đánh lên An Lộc dọc theo QL13 từ Tân Khai tiến rất chậm vì đạn pháo giặc. Để tránh bị thiệt hại nặng, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lệnh cho binh sĩ mỗi người đào một hố nhỏ như những cái "miệng ve" để ẩn trú. Nếu pháo dội trúng cái "miệng ve" nào, thì chỉ một chiến sĩ ở chỗ đó bị tử thương mà thôi. Trong một khoảng chiến tuyến mỗi chiều bề dài 300 thước, có hàng mấy trăm cái hố nhỏ, mấy ngàn quả pháo của cộng quân dội xuống, tính trung bình mỗi mét vuông lãnh vài trái. Nếu tính theo lý thuyết toán học thì mỗi chiến sĩ Trung Đoàn "ăn" từ hai trái lấy lên, và như vậy toàn bộ trung đoàn coi như chết hết. Nhưng thật kỳ diệu, chiến thuật "cò ỉa miệng ve" của quân ta lại cứu sống hàng ngàn sinh mạng chiến sĩ. Dứt cơn pháo địch, chiến sĩ ta nhú đầu lên điểm danh quân số, thì thấy rằng, nhờ ơn trời, rất ít chiến thương. Tuy nhiên khi quân Trung Đoàn 15 tiến quân trên QL13 và giao chiến với quân địch, thì con số thương vong lên rất cao. Có nhiều đại đội trên 100 người, khi tàn cuộc chiến trở về Quân Khu IV chỉ còn khoảng ba chục chiến sĩ.

Ở phía Nam Tân Khai, Sư Đoàn 21 Bộ Binh cũng bị thiệt hại nặng vì pháo, nhiều sĩ quan cao cấp bị tử thương. Trung Đoàn Trưởng của một trung đoàn là Trung Tá Nguyễn Viết Cần và một vị Trung Tá Trung Đoàn Phó của một trung đoàn khác hy sinh vì pháo địch quá ác liệt. Trung Tá Nguyễn Viết Cần chính là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Ông xuất thân từ binh chủng Mũ Đỏ Nhảy Dù, con đường binh nghiệp đang có nhiều triển vọng đi lên thì ông bị liên can trong vụ thuộc cấp ngộ sát hai Quân Cảnh Mỹ tại Sài Gòn. Thiếu Tá Cần bị thuyên chuyển về SĐ 21 BB, ít lâu sau ông thăng Trung Tá và nắm trung đoàn. Cuối cùng thì dòng họ Nguyễn Viết đã cống hiến cho đất nước đến hai người con ưu tú. Theo lời kể lại của Đại Úy Tiến, một vị Tiểu Đoàn Phó của Trung Đoàn 15 Bộ Binh lên An Lộc tham chiến, thì Trung Tá Cẩn đã lệnh cho ông phải đứng lên điều động binh sĩ giữa lúc đạn pháo giặc dội như bão xuống các vị trí Trung Đoàn. Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của Trung Đoàn đều phải nêu gương dũng cảm cho thuộc cấp và chiến sĩ, để cùng xông lên giải cứu An Lộc. Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.

Sau khi trở về từ An Lộc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh còn tăng viện cho các trung đoàn bạn và Sư Đoàn 7 Bộ Binh đánh những trận long trời ở miền biên giới Việt-Miên, các tỉnh bờ Bắc sông Tiền Giang. Những tổn thất và vết thương còn chưa hồi phục từ chiến trường Miền Đông, lại vỡ toác ra từng mảnh lớn khác. Nhưng có sá gì chuyện tử sinh, làm thân chiến sĩ thì người lính của chúng ta chỉ biết tận lực hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho niềm hạnh phúc của dân tộc. Một lần nữa, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao cho một chức vụ trọng yếu và hết sức khó khăn, khó có ai đảm đương nổi. Ông sẽ đi trấn nhậm tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Chọn Đại Tá Cẩn về trấn giữ tỉnh Chương Thiện, vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV biết chắc Đại Tá Cẩn cùng với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thiện chiến của ông sẽ ít nhất hóa giải được áp lực giặc, không cho chúng tiến xuống Cần Thơ. Giữ vững được Chương Thiện tức là bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Quân Khu IV ở bờ Nam sông Hậu Giang.

Trong thời gian Đại Tá Cẩn làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại khác về ông đã được kể lại. Đại Tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một nhà cai trị và bình định tài ba. Một ngày trước khi ông nhận bàn giao tỉnh Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã ăn mặc thường phục, giả dạng thường dân đi thanh tra ngầm một vòng tỉnh lỵ Vị Thanh. Ông vào các sòng bài, những nơi nhận tiền đánh số đề và những ổ điếm quan sát.

Ngày hôm sau, khi đã chính thức là vị Tỉnh Trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn cho gọi người Thiếu Tá Trưởng Ty Cảnh Sát tỉnh đến cật vấn nghiêm khắc về những tệ đoan xã hội trong tỉnh, rồi lập tức cách chức ông này. Thay vào đó là Trung Tá Đường, một vị sĩ quan mẫn cán và tài năng. Trung Tá Đường là cánh tay mặt vững chãi của Đại Tá trong lĩnh vực bình định, xã hội và truy bắt bọn Việt Cộng hoạt động dầy đặc trong tỉnh. Bọn cộng phỉ rất căm thù Trung Tá Đường, đến nỗi sau ngày 30.4.1975, chúng bắt được Trung Tá Đường, chỉ giam giữ ông một thời gian ngắn rồi đem ông ra xử bắn tại Vị Thanh. Cùng đền ơn tổ quốc với Trung Tá Đường còn có Đại Úy Bé, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thám Báo Tỉnh. Đại Úy Bé đã làm điêu đứng bọn giặc cộng, với những chiến sĩ Thám Báo nhảy sâu vào hậu cứ địch báo cáo tin tức, địch tình, cũng như tọa độ trú quân để Không Quân, Pháo Binh dội những cơn bão lửa lên đầu chúng. Trung Tá Đường và Đại Úy Bé bị giặc tàn nhẫn bắn chết tại chân cầu dẫn vào thành phố Vị Thanh.

Có một ông Quận Trưởng nọ, muốn cho chi khu của mình được an toàn tối đa, chiều nào cũng xin Pháo Binh tiểu khu yểm trợ hỏa lực, nại lý do Việt Cộng pháo kích hay tấn công. Đại Tá Cẩn thỏa mãn tối đa và được báo cáo là quận bị thiệt hại một kho xăng và kho lương thực. Đại Tá tin thật, ông lệnh cho sĩ quan Trưởng Phòng 3 chuẩn bị xe Jeep đi xuống quận. Buổi chiều chạng vạng trên những con đường đất hoang vắng rợn người ở vùng quê Chương Thiện mà vị Tỉnh Trưởng trẻ của chúng ta dám đi xe Jeep cùng với một vài người lính, chỉ có những chiến binh dũng cảm như Đại Tá Cẩn mới làm được. Ông Quận Trưởng đang nằm trên võng rung đùi uống Martell hoảng kinh ngồi bật dậy mặt mũi tái xanh đứng nghiêm chào vị Tỉnh Trưởng đầy huyền thoại. Đại Tá Cẩn đi thẳng xuống Trung Tâm Hành Quân của Chi Khu xem bản đồ và ra lệnh cho ông Quận: "Tôi muốn những ấp loại C sau ba tháng được nâng lên loại B. Những ấp loại B sau ba tháng phải được nâng lên loại A". Ngài Quận Trưởng tạm ngưng uống rượu và làm việc trối chết. Đại Tá Cẩn không trừng trị tội xao nhãng nhiệm vụ của ông Quận, nhưng cung cách độ lượng và cương quyết của Đại Tá Cẩn giống như lưỡi gươm trừng phạt treo đung đưa trên đầu. Đúng ba tháng sau, nhận được báo cáo khả quan của vị Quận Trưởng, Đại Tá Cẩn lại xuống quận ngủ đêm, sau khi đã trân trọng gắn lon mới tưởng thưởng cho ông này. Nếu tất cả 44 tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa đều có những vị Tỉnh Trưởng can đảm, mẫn cán và tài ba như Đại Tá Cẩn, làm sao giang sơn hoa gấm của tổ tiên của chúng ta có thể lọt vào tay bọn cộng nô tay sai Nga Tàu dễ dàng như vậy được. Chúng ta cũng được biết rằng, Đại Tá Cẩn là vị Tỉnh Trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Ông nhận chức vụ này hồi năm 1973, lúc ông mới có 35 tuổi.

Những đóng góp và hy sinh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn lao và nhiều không sao có thể kể được hết, suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy và nắm giữ những chức vụ khó khăn, mà người vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em. Một người bạn cũ trong một dịp gặp lại Đại Tá Cẩn ở Cần Thơ vào mùa hè 1974, đã hỏi ông: "Anh từng là Trung Đoàn Trưởng, hiện làm Tỉnh Trưởng, anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm Tư Lệnh sư đoàn không"? Con người danh tiếng lừng lẫy trên các chiến trường đã khiêm tốn trả lời: "Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi, mình phải biết liêm sỉ chớ, coi sư đoàn sao được. Làm Tỉnh Trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi Trường Thiếu Sinh Quân, hoặc coi các lớp huấn luyện Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi đã trải qua". Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non và với thế hệ chiến binh đàn em của người. Con người chân chính để lại cho hậu thế những lời khí khái.

Cuối cùng thì cái ngày tang thương 30.4.1975 của đất nước cũng đến. Dân tộc Việt Nam được chứng kiến những cái chết bi tráng hào hùng của những vị thần tướng nước Nam, của những sĩ quan các cấp còn chưa được biết và nhắc nhở tới. Và của những người chiến sĩ vô danh, một đời tận tụy vì nước non, những đôi vai nhỏ bé gánh vác cả một sức nặng kinh khiếp của chiến tranh. Sinh mệnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cũng bị cuốn theo cơn lốc ai oán của vận mệnh đất nước. Chu vi phòng thủ của Tiểu Khu Chương Thiện co cụm dần, quân giặc hung hăng đưa quân tràn vào vây chặt lấy bốn phía. Những chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân của Chương Thiện nghiến răng ghì chặt tay súng, quyết một lòng liều sinh tử với vị chủ tướng anh hùng của mình. Đại Tá Cẩn nhớ lại lời đanh thép của ông: "Chết thì chết chứ không lùi". Ông tự biết những khoảnh khắc của cuộc đời mình cũng co ngắn lại dần theo với chu vi chiến tuyến. Ông nhớ lại những ngày sình lầy với Biệt Động Quân, những ngày lên An Lộc với chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đi trong cơn bão lửa ngửa nghiêng, những lúc cùng chiến sĩ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đi lùng giặc trong những vùng rừng U Minh hoang dã, và những chuỗi ngày chung vai chiến đấu với chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thân thiết và dũng mãnh của ông trên những cánh đồng Chương Thiện hoang dã. Hơn ba trăm trận chiến đấu, nhưng chưa lần nào ông và chiến sĩ của ông phải đương đầu với một cuộc chiến cuối cùng khó khăn đến như thế này.

Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30.4.1975, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, Đại Tá Cẩn cố liên lạc về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV xin lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Người trả lời ông lại là phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Đại Tá Cẩn ngơ ngác không biết chuyện hệ trọng nào mà đã đưa Bà Hưng lên văn phòng Bộ Tư Lệnh. Bà Hưng áp sát ống nghe vào tai, bà nghe có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ầm ầm từ phía Đại Tá Cẩn. Như vậy là Tiểu Khu Chương Thiện vẫn còn đang chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng cùa tướng Minh. Trước đó, khoảng 8 G 45 phút tối 30.4.1975 Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tử tiết, Thiếu Tướng Nam đang đi thăm chiến sĩ và thương bệnh binh lần cuối cùng trong Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, rồi người tự sát ngay trong đêm. Bà Thiếu Tướng Hưng biết Đại Tá Cẩn kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà chết không hàng, vì đó là tính cách thiên bẩm của người chiến sĩ Hồ Ngọc Cẩn. Nếu có chết thì Đại Tá Cẩn phải chết hào hùng, trong danh dự của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa công chính. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ giữa vòng vây của bầy lang sói. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính Cộng chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá Cẩn dữ dằn gằn giọng: "Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi". Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời.

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.

Nhưng bọn cộng phỉ không giết ông ngay, chúng đã có kế hoạch làm nhục người anh hùng sa cơ nhưng cứng cỏi của chúng ta. Các sĩ quan tham mưu được cho về nhà, nhưng Đại Tá Cẩn thì không, địch áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện. Vài ngày sau, các sĩ quan Tiểu Khu Chương Thiện cũng bị gọi vào giam chung với Đại Tá Cẩn. Để làm nhục và hành hạ tinh thần người dũng tướng nước Nam, giặc cho phá hủy nhà cầu trong Ty Cảnh Sát và thay vào bằng một cái thùng nhựa. Mỗi buổi sáng, ngày nào chúng cũng bắt Đại Tá Cẩn cùng một người nữa khiêng thùng phân đi đổ. Người ưu tiên được làm nhục thứ hai là vị Phó Tỉnh Trưởng. Dù cho các sĩ quan của ta có đề nghị hãy để cho mọi người làm công tác công bằng, nhưng bọn Cộng vẫn nhất quyết đày đọa Đại Tá Cẩn. Người anh hùng của chúng ta chỉ mỉm cười, ung dung làm công việc của mình. Chúa Jesus đã chẳng từng nói khi lên thập giá: "Lạy Cha ở trên trời, họ không biết việc họ đang làm" đó sao. Bà Đại Tá Cẩn lo sợ bị cộng quân trả thù nên bà đã đem cậu con trai duy nhất của ông bà là Hồ Huỳnh Nguyên, lúc ấy được 5 tuổi, về Cần Thơ ẩn náu và thay đổi lý lịch nhiều lần. Nhớ thương chồng, nhiều lúc bà đã liều lĩnh choàng khăn che mặt xuống Vị Thanh tìm đến Ty Cảnh Sát đứng bên này bờ con rạch nghẹn ngào nhìn vào sang dãy tường rào kín bưng. Một vài sĩ quan ra xách nước trông thấy bà đã tìm cách dẫn Đại Tá Cẩn ra. Những khoảnh khắc cuối cùng đẫm đầy nước mắt ấy sẽ theo ký ức của bà Đại Tá Cẩn đến suốt khoảng đời còn lại của bà. Đầu năm 1979 bà Cẩn cùng bé Nguyên liều chết vượt biển. Thượng Đế đã dang tay từ ái bảo vệ giọt máu duy nhất của Đại Tá Cẩn. Bà Cẩn và bé Nguyên đến được đảo Bidong thuộc Mã Lai. Mười tháng sau hai mẹ con bà Đại Tá Cẩn được phái đoàn phỏng vấn Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ theo dạng ưu tiên có chồng và cha bị cộng sản bắn chết tại Việt Nam.

Bọn phỉ không giết Đại Tá Cẩn ngay, chúng muốn làm nhục người và làm nhục quân dân Miền Tây. Bọn chúng sẽ thiết trí một pháp trường và dành cho người một cái chết thảm khốc hơn. Đại Tá Cẩn không thể tử tiết, vì là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không cho phép con cái Chúa được tự tử. Đại Tá Cẩn thường cầu nguyện mỗi buổi sáng và thổ lộ tâm tư với thuộc cấp trước khi ra trận: "Sống chết nằm trong tay Chúa". Vì vậy viên đạn cuối cùng người bắn vào kẻ thù, để cho chúng biết rằng nước Nam không thiếu anh hùng.

Quân dân Miền Tây đã tiếc thương cái chết của hai vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng trong ngày u ám đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giờ đây, cũng trong bầu không khí ảm đạm đau buồn của ngày 14.8.1975, người dân thủ phủ Cần Thơ sẽ được chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn. Bọn sói lang đã áp giải người từ Chương Thiện về Cần Thơ và cho bọn ngưu đầu đi phóng thanh loan báo địa điểm, giờ phút hành hình người anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Cộng Hòa. Bọn tiểu nhân cuồng sát thay vì nghiêng mình kính phục khí phách của người đối địch, thì chúng lại lấy lòng dạ của loài khỉ và loài quỷ để đòi máu của người phải chảy. Chúng quyết tâm giết Đại Tá Cẩn để đánh đòn tâm lý phủ đầu lên những người yêu nước nào còn dám tổ chức kháng cự lại bọn chúng. Thật đau đớn, trong khoảnh khắc cuối cùng này, bà Đại Tá Cẩn và người con trai còn phải ẩn trốn một nơi kín đáo theo lời căn dặn của Đại Tá Cẩn trước khi ông bị bắt, vì sợ bọn chúng bắt bớ tra tấn, nên bà không thể có mặt để chứng kiến giây phút Đại Tá Cẩn đi vào lịch sử.

Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội không thì ông trả lời như sau:
“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: "Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.

Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn. Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 thì ông bị sa vào tay giặc. Thiếu Tá Tiếp là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B 52 dội trúng một trung đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này. Cộng quân ghi nhớ mối thù này, người anh hùng của chúng ta sa vào chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc. Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời những ngày đầu mùa mưa bỗng tối sầm lại.

Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Đả Đảo Cộng Sản"! Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn. Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn. Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.

Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân. Nhưng Tổng Thống Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người. Anh linh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã thăng thiên. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh và quyết tâm. Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.


PHẠM PHONG DINH








Back to top
« Last Edit: 03. Apr 2016 , 21:45 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #222 - 03. Apr 2016 , 22:15
 

VỊ QUỐc VONG THÂN


...


Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Cấp bậc - Họ tên - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh Quân Đội
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101 Bộ TTM. Tự sát ngày 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đơn vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, Quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng ĐPQ, Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Tự sát ngày 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt tự sát ngày 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch… bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, Trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu


...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #223 - 07. Apr 2016 , 23:17
 



...



Nỗi Niềm Tháng Tư

by Phan Huy

Mỗi lần cánh én báo tin xuân
Là khóc lòng tôi một nỗi buồn
Ngút ngàn như núi sâu như biển
Ray rứt dạt dào nhớ tiếc thương.

Tôi tiếc thương cho một lá cờ
Tình yêu từ lúc tuổi còn thơ
Màu Vàng đại nghĩa thời Trưng Triệu
Ba Sọc trung trinh giữ cõi bờ.

Ôi lá cờ thiêng của núi sông!
Tung bay trên dải đất Tiên Rồng
Chở che hun đúc tình dân tộc
Kế tục nghìn xưa chí tổ tông.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hiên ngang
Uy dũng kiên gan chống bạo tàn
Búa liềm chủ nghĩa phi nhân bản
Ngăn loài quỉ đỏ cứu muôn dân.

Nhưng rồi vận nước, một mùa xuân!
Cờ Vàng gãy đổ giữa non sông
Trước bầy thổ phỉ quên nguồn gốc
Và bọn hung nô quốc tế hồng.

Cờ Vàng gục xuống trong vinh quang
Đơn thân độc mã chống xâm lăng
Kẻ thù man rợ đông như kiến
Đạn dược khí tài đến tận răng.

Cờ Vàng thua cuộc nhưng thắng trận
Khiến cờ liềm búa chết nơi nơi
Nhân dân thế giới bừng cơn mộng
Chính nghĩa Miền Nam sáng rạng ngời.

Cờ Vàng gục xuống nhưng không chết
Càng chiếu rực trời ánh tự do
Đã anh dũng vươn mình đứng dậy
Phất phới tung bay khắp địa cầu.

Phan Huy

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #224 - 12. Apr 2016 , 23:16
 



...




Tháng Tư


Tháng tư hãy xóa màu đen
Hãy đốt lên ngọn lửa VÀNG cứu dân
Tháng tư hãy biến đau thương
Thành một cơn sóng rửa hờn núi sông
Tháng tư uất hận trong lòng
Đồn thành sức mạnh kết đoàn vùng lên
Tháng tư cùng hét vang rền
Diệt quân bán nước đòi quyền tự do


Tháng Tư đến chúng ta để tang cho những người đã năm xuống trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, chống bọn Cộng Sản xâm lăng từ phương bắc. Nguyện cầu các chiến sĩ vô danh phù trì để dẹp tan lũ giặc thù đỏ bạo tàn đã, đang giết hại dân lành, bán lãnh thổ của cha ông. Và cũng nhân tháng Tư tưởng niệm VNCH oai hùng chí khí chánh nghĩa .Chúng ta cần phải ghi nhớ biết ơn và trân trọng giữ gìn và nối tiếp những chiến tích oai hùng của Người Lính VNCH .Mạnh mẽ và trí tuệ kế thừa, chúng ta phải cương quyết biến Quốc Hận thành Quốc Kháng kêu gọi mọi người xuống đường làm cách mạng dân chủ dành lại tự do, nhân quyền cho Việt Nam! Phục sinh nền CỘNG HÒA nhân bản. .VÀNG



copy f Truc Trung Vo
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #225 - 17. Apr 2016 , 09:51
 

Tản mạn 30/4
:
Mưng mủ một vết đau



...



Hồn Nhiên (Danlambao) -
Cứ mỗi khi tháng 4 đến, trong tôi lại ùa về trùng trùng những ký ức. Tôi không có thói quen sống hoài niệm, nhưng có những khoảnh khắc làm cho tôi không thể nào quên.

Ba Mẹ tôi rất đông con, ngày mất nước mẹ tôi còn ôm cái bụng bầu em bé út thứ 10 sắp khai hoa nở nhụy. Thường thì gia đình đông con người ta gọi là Phúc, nhưng phúc đâu không thấy, chỉ thấy tai họa ập xuống đầu gia đình tôi khi cộng quân tràn về chiếm đóng. Ngày đó, với trí óc non trẻ, tôi nghĩ chắc không bao lâu đâu, rồi việt cộng sẽ rút, giống như xem phim những căn cứ địa bị vc chiếm đóng rồi sau đó có một quân đoàn dù hay thiết giáp gì đó sẽ tới giải vây. Nhưng không phải vậy. Tôi thấy trên gương mặt Ba tôi vẻ đăm chiêu thường xuyên xuất hiện. Mẹ tôi thì cáu gắt hơn mọi ngày. Anh chị tôi thì ngơ ngác, duy chỉ có các em tôi là vô tư nô đùa. Còn tôi thì đắm mình trong sách báo, hay nghe ngóng radio (hồi đó tôi mê nghe đài Mẹ Việt Nam lắm).

Cái ngày thảm họa đó cũng đến, Mẹ tôi đưa hết anh chị em tôi về quê lánh nạn theo lệnh di tản ban hành. Chỉ còn tôi, bà chị cả và cô giúp việc ở lại quyết giữ lấy căn nhà. Ngày đó hay có nạn hôi của, và tôi đã chứng kiến nạn hôi của ấy khi có một kho hàng của cơ quan từ thiện bị người ta cạy cửa vào lấy sạch, thủ quản kho hàng này đã di tản từ lâu. Ai nghe đến danh từ “cộng sản” là le lưỡi khiếp đảm. Có một câu chuyện vui vui được kể lại như thế này: Một đoàn bộ đội cs từ rừng về đi ngang qua nhà một người dân. Thình lình đoàn người dừng lại, vừa nhác thấy một người đàn bà trạc tuổi 57, 60 đang ngồi nhai cơm mớm cho con ăn, người bộ đội ra dáng chỉ huy quay hỏi người đàn bà:

- Chị chỉ cho chúng tôi quán nước gần đây, chúng tôi vừa từ bưng về khát nước lắm.

- Vâng, các đồng chí cứ đi thẳng tới cuối đường thì rẽ trái, quán nước ở ngay đầu đường.

Rồi chừng như muốn làm đậm đà thêm câu chuyện, ắt hẳn muốn lấy cảm tình của người chiến thắng chăng, bà huyên thuyên nhanh nhẩu:

- Cám ơn các đồng chí cách mạng. Nhờ có các đồng chí mà người dân thành phố chúng tôi không còn sợ bị cộng sản pháo kích nữa. Cám ơn các đồng chí nhiều lắm(!)

Cả đoàn bộ đội nín khe, mặt mày tái mét, không biết trạng thái này là vì sốt rét rừng hay vì tác động bởi câu nói vô tình của người đàn bà kia. Riêng người bộ đội chỉ huy thì khuôn mặt đanh lại, lạnh lùng bước đi, chả buồn nói một lời cám ơn, hay chí ít một nụ cười.

Rồi thì những “hồ hởi, phấn khởi”gượng tạo ban đầu cũng qua, gia đình tôi bắt đầu phải đối mặt với những trận cuồng phong không thể tránh được. Đầu tiên Ba tôi bị ném vào trại “tập trung cải tạo”, nhưng thực chất là trại nhục hình dành cho quân nhân cán chính VNCH. Suốt một tháng ròng rã cs nhốt Ba tôi ở một nơi bí mật không ai hay biết. Mẹ tôi, người yếu như con sên sau khi sinh nở. Vì lo lắng cho Ba tôi mà Mẹ tôi gầy rộc đi, mắt Mẹ tôi lúc nào cũng mờ lệ. Tuy nhiên, khi có ai tò mò hỏi về Ba tôi, bà giữ im lặng bằng một nụ cười buồn không trả lời.

Thời điểm đó, không ai dám tin ai. Không ai dám nói thật những suy nghĩ của mình về chế độ mới, sợ người ta báo cáo lên phường để dâng công với chế độ. Hàng xóm láng giềng trước kia thân là thế, tối lửa tắt đèn có nhau, thế mà giờ trở nên e dè nhau, quan sát nhau. Ngày đó, các em tôi còn nhỏ dại, con nít chơi đùa với nhau, thằng em trai áp út của tôi lỡ tay ném viên gạch vào cửa sổ làm bằng kính của nhà hàng xóm, thế là họ làm lớn chuyện, đòi thưa em tôi vào tù. Mẹ tôi sợ lắm, vì gia đình có Ba làm cho chế độ cũ thì đã là cái gai trong mắt của chế độ mới rồi, cho nên mất bao nhiêu tiền Mẹ tôi cũng không tiếc, chỉ mong sao họ im lặng và bỏ qua cho. Thế là họ treo giá, một cái giá cắt cổ, Mẹ tôi bấm bụng bồi thường. Con dại cái mang, Mẹ tôi bảo vậy. Hàng xóm được nước càng lấn tới, ăn hiếp anh chị em tôi. Em gái tôi phẫn uất chịu không nổi, xin Mẹ đi học võ. Ban đầu Mẹ tôi ngần ngừ không cho, nhưng em tôi thuyết phục mãi, nào là “con học võ không phải đánh lộn với ai đâu, chỉ là giúp cho cường thân kiện thể thôi”, nào là “con gái phải biết võ, lỡ bị kẻ xấu tấn công thì cũng biết đường tự vệ” v.v… cuối cùng Mẹ tôi bằng lòng. Cũng nhờ có cô em gái biết võ, chúng tôi sống tự tin hơn.

Một ngày kia có người từ chỗ tạm giam Ba tôi trở về, lúc đi ngang nhà tôi, người đó ngó dáo dác xem chừng không có ai mới ném vào nhà tôi một mẩu giấy được xé từ hộp thuốc lá Captain, loại thuốc thường ngày Ba tôi vẫn hay hút. Mẹ tôi nhận ngay ra tuồng chữ của Ba tôi, và bà như ngất đi vì quá đỗi vui mừng. Ba tôi bị nhốt vào một phòng giam mà trước kia Ba tôi thường làm việc, để hỏi cung những người cộng sản nằm vùng chuyên đặt mìn trên xe đò, đặt plastic ở rạp hát làm chết dân hàng loạt. Người giúp chuyển lá thư của Ba tôi về cho Mẹ tôi là một cô gái ăn sương tốt bụng, cô nhìn thấy hoàn cảnh của Ba tôi đáng thương nên bất chấp sự hiểm nguy, nhận đưa thư về để mong Ba tôi được có người thân thăm viếng. Nếu không, vc sẽ nhốt Ba tôi dài hạn mà không cần kết án. (Đã có nhiều người lâm vào trường hợp giống Ba tôi mà đến nay vẫn còn ngồi tù, vẫn chưa có người thân đi thăm nuôi). Sau đó không bao lâu, Ba tôi chính thức đi trại nhục hình với lời hứa hẹn của vc là “chỉ đi 10 ngày rồi sẽ trở về nguyên quán”. Thật là một lời nói láo trơ trẽn nhất mà vc đã dùng để dối gạt người dân miền Nam, đặc biệt là đối với quân nhân cán chính VNCH và thân nhân của họ!

Giai đoạn năm 1978, 1980, phong trào vượt biên nở rộ. Đi đâu cũng nghe thiên hạ xầm xì chuyện vượt biên. Làm sao không vượt biên cho được khi quyền làm người đã bị tước đoạt? Chính sách bao tử trị của vc xem ra khá hiệu nghiệm, Người dân bị khuất phục và trở nên thụ động chỉ vì… Đói! Thật vậy, đói làm cho con người mất đi khả năng đối kháng, trở nên hèn yếu và nhu nhược. VC cố tình triệt hạ miền Nam bằng ba lần đổi tiền, đồng thời “Đánh tư sản mại bản”, dùng chữ cho hay thế thôi chứ thật ra là ăn cướp. Cướp sạch, cướp tới tận cùng của người dân miền Nam. Nhiều gia đình làm ăn tích lũy từ thời cha ông của họ, trở thành trắng tay qua một ngày “đánh tư sản mại bản”, có người treo cổ tự tử, có người bị sốc nặng trở thành điên loạn. Và ý tưởng vượt biên bắt đầu nhén nhúm trong lòng họ. Thế rồi những chuyến tàu vượt biển đầu tiên ra khơi. Có người đến được bến bờ tự do đã gởi thư về, càng thôi thúc những những chuyến tàu sau tiếp nối. Có người còn nói: “thà chết ngoài biển làm mồi cho cá mập còn hơn làm nô lệ cho chế độ khốn nạn này”. Và thế là họ đi. Già có, trẻ có, gái có, trai có, họ đi mà không nhận thức được nguy hiểm đang chờ họ phía trước. Họ phó thác cho số mạng, đi cái đã, rồi ra sao thì ra.

Tôi có một cô bạn, nhỏ hơn tôi vài tuổi. Khuôn mặt đẹp thánh thiện, và tâm hồn cô cũng thánh thiện. Cô đang học lớp 9 thì bỏ học ngang xương. Tôi hỏi: “sao em lại nghỉ học?”. Cô buồn buồn trả lời: “Học làm gì chị ơi. Học cho lắm lên ĐH cũng bị đánh rớt à”. Tôi biết cô nói đúng, “học tài thi lý lịch” là câu châm ngôn mà bọn trẻ thời đó thường hay nói. Nhưng tôi cũng cố tìm lời an ủi: ‘Thì kệ đi, mình học để tích lũy kiến thức cho mình, chứ bỏ học là mình chịu dốt sao?”. Cô nháy nháy mắt: “mà chắc gì em ở lại VN đâu mà học chị?”. Tôi chột dạ: “Cái gì? Em tính đi đâu mà không ở VN?”. Cô đưa ngón tay trỏ lên môi: “suỵt!” Tôi hiểu ý, không nói nữa.

Một tháng sau, tôi nhận được tin báo: “H.T đi vượt biên vì hết nước uống và lương thực, nên bị ăn thịt chết rồi!”. Bàng hoàng, sửng sốt, tôi không tin vào tai mình. Cách một tháng trước tôi còn nói chuyện với cô ấy mà. Không, tôi không tin có chuyện đó. Người dân xứ tôi hay đồn thổi lắm. Nên chuyện này chắc chắn chỉ là lời đồn thôi. Nhưng không, khi tôi tìm tới nhà cô bạn tôi để xác minh, thì trời ơi, ngay giữa nhà là một chiếc bàn thờ với tấm di ảnh của người bạn nhỏ. Tôi òa khóc nức nở. Lòng tôi tê điếng. Trở về nhà với tâm trạng nặng trĩu như mang một tảng đá trong lòng, tôi nhủ thầm: “Mình sẽ viết lại những gì mình chứng kiến, hầu để cho lớp trẻ sau này hiểu rõ hơn cái gọi là “giải phóng” của csVN. Tất cả người dân, Bắc cũng như Nam, đều bị vc dối gạt hết rồi”.


Và đến bây giờ, sau hơn 40 năm, dân mình vẫn còn bị gạt…


Tháng tư đen thứ 41


4/15/2016


Hồn Nhiên

danlambaovn.blogspot.com






Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #226 - 22. Apr 2016 , 07:41
 

Tháng Tư, Kẻ Thắng Sợ Người Thua


HuyPhương



Ba mươi sáu năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ chiếm trọn lãnh thổ miền Nam, chứ không chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Nhiều trăm nghìn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền Bắc, sau khi vào miền Nam, đã thấy rõ bộ mặt của chế độ hà khắc, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng. Dân chúng, kể cả những cán bộ Cộng Sản nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.
 
...


Nguyễn Viết Dũng trong bộ quân phục miền Nam Việt Nam. (Hình: danluan.org)

Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.” Lực lượng công an, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu người. So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu, thì cứ sáu người thì có một người làm việc cho các cơ quan an ninh.

Trang web chính thức của Bộ Công An trích lời ông Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, có câu châm ngôn cho công an “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”

Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này, nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu nhưng công an, chìm, nổi thì đứng đầy đường.

Mới vào Sài Gòn một ngày, đảng Cộng Sản đã bắt đầu sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng trong tay đã đành, Cộng Sản còn sợ cả người chết. Không sợ người chết, cớ sao lại giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.

Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già lam, Gò Vấp, lại bị chính quyền Cộng Sản bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái.

Không những sợ người chết mà chúng còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời Cộng Sản, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, chỉ được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được đề tên thật của hai ông. Chính quyền nói đây là ý kiến của thân nhân Việt kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.

Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận, nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, Sài Gòn, vì sao lại bị công an, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao nay đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ lá cờ của VNCH trong chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.

Cộng Sản sợ luôn cả bộ quân phục của người lính miền Nam, nếu không làm sao có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa.

Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là sợ bị lật đổ. Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị theo dõi và cô lập.

Không những Cộng Sản không được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, ngược với khẩu hiệu “đảng là đầy tớ của dân,” như giọng khinh bạc của bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.” Phải chăng là theo cách đàn áp, bắt bớ tù đày.

Hồ Chí Minh là một tay mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự đã hy sinh hạnh phúc của dân cho sự tồn vong của đảng. Xưa Nguyễn Trãi từng nói: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân!” Ngày nay dưới chế độ Cộng Sản, người dân hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng chính phủ này đã bắt đầu sợ dân. Một thể chế mà sợ dân trước sau gì cũng đi đến chỗ diệt vong.

Ngày nay Cộng Sản đã thống trị được toàn bộ Việt Nam, nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.

Cộng Sản sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi. Ở thủ đô Hoa Kỳ, nhân viên Tòa Đại Sứ CSVN không dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay Việt Cộng về Orange County chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.

Ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải vào phòng họp bằng... cửa sau. Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không được dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành nhịn nhục nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.

Cái này không gọi bằng sợ, thì gọi bằng gì?
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2016 , 07:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #227 - 04. Apr 2017 , 22:10
 
Back to top
« Last Edit: 04. Apr 2017 , 22:19 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #228 - 21. Apr 2017 , 20:23
 


Quôc Huy với ngày Quốc Hận



Người trong nước nghĩ gì vế ngày 30 tháng 4 năm 1975? Tại sao CSVN lại luôn cướp đất người dân để chỉ riêng tại VN có Danh từ DÂN OAN. Huỳnh Quốc Huy chia sẻ những suy nghĩ của mình như sau:

Quoc Huy voi ngay Quoc Han - Clyp
Listen to Quoc Huy voi ngay Quoc Han |


https://clyp.it/mtoqyhh0



Nghê Lữ thực hiện
Back to top
« Last Edit: 21. Apr 2017 , 20:23 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #229 - 29. Apr 2017 , 21:11
 



Mời cả nhà xem những bài thơ do chị Thuận nguyễn LVD72 viết về những danh tướng Việt Nam Cộng Hòa


...


...


...


...

...


...


...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra