Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra
Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam (Read 17689 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
14. May 2010 , 00:54
 

Bị đàn áp vì lên tiếng cho dân chủ: Thành viên Khối 8406 được bảo trợ đến Hoa Kỳ


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-05-12

Ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, được ấn định theo nghị quyết chung SJ 168 và luật số 103-258, do tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ký ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1994.

Ngày Nhân Quyền cho VN


Ngày này mỗi năm được tổ chức tại quốc hội Hoa Kỳ, nhằm kêu gọi và cổ vũ nhân quyền cho người dân Việt Nam. Lý do chính là vì nhà nước Hà nội thường bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới chỉ trích là vi phạm quyền con người, ngăn cấm tự do báo chí, kiểm soát Internet, và bắt giữ, đàn áp hay sách nhiễu những ai không đồng quan điểm với họ.

Hôm thứ Ba 11 vừa rồi, Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam đã diễn ra tại trụ sở thượng viện Mỹ dưới sự bảo trợ của thượng nghị sĩ Sam Brownback cùng một số vị dân biểu trong Vietnamese Caucus, tức nhóm những vị thường quan tâm đến các vấn đề ở Việt Nam.

...



Tại buổi này, Thanh Trúc có cơ hội gặp và trò chuyện với một người tị nạn mới từ Việt Nam qua, nhưng từ lâu đã đựơc biết đến như một người đấu tranh cho dân chủ và từng nếm trải nhiều kinh nghiệm đớn đau.
Đó là cô Lư Thị  Thu Duyên, thành viên của khối 8406, em của Lư Thị Thu Trang hiện vẫn đang ở trong nước. 

Thật sự như em đã trình bày là rất nhiều người bị đàn áp nhưng mà trường hợp của em có sự khác biệt là vì con em không được đến trường. Cái sự khác biệt vì lý do nhân đạo là ở đó.



Vâng, đó là cô Lư Thị Thu Duyên, thành viên khối Dân Chủ 8406, mà chị ruột Lư Thị Thu Trang cũng là một nhà hoạt động trong nhóm, kể với Thanh Trúc lý do vì sao cô được Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ can thiệp cho qua định cư tại Mỹ:

“Sau khi em rời khỏi Việt Nam khoảng một tuần, nhà cầm quyền đã mạnh tay đàn áp gia đình em. Riêng với chị Trang thì họ đã không cho chị đưa con đi học và nhiều lần sách nhiễu. Sau đó họ bắt chị về đồn, tịch thu điện thoại cũng như chiếc xe máy là phương tiện để chị đưa đón con đi học và đi chợ.

Hiện nay thì tình trạng của chị Thu Trang em là ở tù ngay trong chính ngôi nhà của mình. Cũng như gia đình của em, người thân của em, đều nằm trong hoàn cảnh như vậy. Cuộc  sống rất là khó khăn, bị bao vây tất cả mọi thứ từ kinh tế cho đến quyền sống, quyền tự do đi lại thì họ cũng đã tước đoạt hết rồi.

Bây giờ chị chỉ còn một việc là đưa đón con đi học thì họ cũng ngăn chặn luôn và họ tuyên bố là bất cứ giờ nào chị ra khỏi nhà thì chỉ có mỗi việc là đi về đồn thôi chứ không có thể mà tự do đi lại, dù là đi lại trong phường hoặc trong quận tức là nơi cư trú.”

Bị đàn áp ở trong nước

Thanh Trúc: Chị cũng là một thành viên của khối 8406, lý do nào chị được qua Hoa Kỳ chị có thể kể lại? 

Lư Thị Thu Duyên: Thực sự mà nói ở Việt Nam, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền thì hầu như tất cả đều bị đàn áp, bị sách nhiễu cũng như bị bắt mặc dù những quyền đó được Công Ước Quốc Tế công nhận và Việt Nam đã ký vào đó nhưng họ không thực thi.

Thanh Trúc: Chuyện gì đã xảy ra cho chị, đến mức độ nào để chị được can thiệp và ai đã can thiệp cho chị được qua Hoa Kỳ?

Lư Thị Thu Duyên: Thực ra tụi em đã từng bị đàn áp từ năm 2000, đã bị đánh đập nhiều lần, rất là tàn nhẫn. Nhưng mà tới năm 2006 thì bên ngoài và quốc nội mới liên lạc được với nhau để có thể đưa tin tức trong nước ra ngoài được.
Cho nên sau khi quay trở lại 210 Võ Thị Sáu để tiếp tục đòi hỏi những quyền căn bản của con người, cũng như đòi lại tài sản của gia tộc mình thì tụi em lại tiếp tục bị đàn áp nữa.
Hầu như là tụi em không thể làm việc được vì đi tới chỗ nào xin việc làm mà làm được chừng mười ngày nửa tháng, thì họ lại đến và họ làm áp lực cho người chủ đó đuổi tụi em. Đó là chuyện bao vây kinh tế.

Còn về chính trị thì tụi em đã bị đưa ra đấu tố, bị quản chế tại địa phương. Thậm chí họ cho những người gọi là quần chúng nhân dân hoặc côn đồ đánh mình rất nhiều lần. Khi mình báo công an thì họ không hề can thiệp cho mình vì họ đứng đằng sau và chỉ đạo cho những người đó đánh mình. Mục đích là làm cho mình nhụt chí, không còn đấu tranh nữa để quay về mà đầu hàng họ hoặc là dừng lại.
Hôm nay lần đầu tiên em chính thức được đến đây để tiếp xúc với các hội đoàn cũng như các tổ chức đấu tranh chính trị với mục đích chung là để Việt Nam có tự do dân chủ.

Thanh Trúc: Thu Duyên có bao giờ bị bắt giữ và bị tù giam chưa?

Lư Thị Thu Duyên: Em chưa bị ở tù ngày nào. Cái lần lâu nhất là em bị giữ mười tám tiếng sau cái ngày 18 tháng Bảy năm 2007, tức là chuyện xảy ra ở toà nhà quốc hội.

Thanh Trúc: Chuyện gì đã xảy ra?

Lư Thị Thu Duyên: Sau cuộc đàn áp người dân ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam thì tụi em cùng chung số phận.

Thanh Trúc: Có phải lúc đó là phong trào đòi đất?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng như vậy. Tụi em đã bị quản chế tại địa phương, quản chế tại nhà của mình luôn, nghĩa là đi chợ họ cũng không cho. Việc đó xảy ra gần một năm. Sau đó tụi em vẫn tiếp tục xuống đường và tiếp tục đòi những quyền căn bản của con người thì họ càng nặng tay hơn. Họ đàn áp về mọi mặt, sau giống như em đã kể rồi đó. Thì sau đó họ cũng không cho con em đến trường luôn.

Đến được đất nước tự do

Thanh Trúc: Bằng cách nào Toà Đại Sứ hay Toà Tổng lãnh Sự Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh can thiệp giúp cho chị ra khỏi nước?

Lư Thị Thu Duyên: Thật sự em rất cảm ơn tất cả các anh các chị trong giới truyền thông, đã kịp thời đưa những tin tức về người dân oan cũng như những người đấu tranh cho dân chủ mà bị đàn áp ở trong nước. Thì chính nhờ những thông tin đó mà họ đã mời em đến và sau vài lần làm việc thì họ có yêu cầu em là để con em được đến trường như những đứa trẻ khác thì em nên rời khỏi Việt Nam và em đã đồng ý.

Thanh Trúc: Vì sao mà họ nói để cho cháu được đến trường, phải chăng đó là lý do nhân đạo?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng là lý do nhân đạo, nhưng em nghĩ thật sự họ cũng biết những đứa trẻ này vô tội, các cháu cần phải được học hành như bao trẻ khác. Việc nhà cầm quyền Việt Nam đối xử với em như vậy là hết sức vô lý và tàn nhẫn. Họ có quyền trong tay, họ sử dụng quyền đó để đàn áp những phụ nữ chân yếu tay mềm như tụi em, những người đấu tranh trong ôn hoà bất bạo động cho quyền căn bản của con người. Đó là điều đã khiến cho Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ giúp em để con em được đến trường.
Thanh Trúc: Chị Thu Duyên thì được can thiệp để qua Hoa Kỳ với cháu nhỏ, còn chị Thu Trang thì cũng bị trường hợp như chị Thu Duyên . Vì sao chị Thu Trang không đi Hoa Kỳ được?

Lư Thị Thu Duyên: Điều này thật sự em không thể nào nói hết được. Chị Trang em thì chưa được mời làm việc lần nào nhưng mà em đã có vài lần...

Thanh Trúc: Chị muốn nói chưa được Toà Tổng Lãnh Sự mời làm việc?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng. Sau những lần bị đàn áp bắt bớ thì em là người được mời vào Tổng Lãnh Sự Quán để làm việc với họ về vấn đề nhân quyền. Họ thấy tình trạng em như vậy thì vì lý do nhân đạo họ giúp đỡ thôi. Chuyện của chị Trang là một chuyện khác nữa. Thật sự em cũng không biết sắp tới như thế nào nhưng mà cái tình trạng này thì đúng là gia đình đang rất là khó khăn.
Con của chị Trang bây giờ cháu rất là sợ, cháu không dám đi học nữa, tại vì sau cái ngày mà mẹ cháu bị bắt ngay tại cổng trường, cháu quay lại cháu nhìn thấy, thì cháu không chịu đi học nữa, mẹ cháu phải thuyết phục cháu. Mấy ngày hôm nay là cháu thi, em nghĩ sau khi thi xong thì chắc cháu cũng không dám đến trường nữa đâu.

Thanh Trúc: Trong hồ sơ hay trong giấy tờ mà Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam can thiệp cho chị đi qua Hoa Kỳ , cái lý do được ghi trong đó là như thế nào chị có biết không?

Lư Thị Thu Duyên: Không biết...

Thanh Trúc: Chị có nghĩ đó là vì lý do chính trị hay chỉ thuần là nhân đạo thôi?
Ở Việt Nam, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền thì hầu như tất cả đều bị đàn áp, bị sách nhiễu cũng như bị bắt mặc dù những quyền đó được Công Ước Quốc Tế công nhận và Việt Nam đã ký vào.

Lư Thị Thu Duyên: Câu hỏi này cũng hơi khó, nhưng em nghĩ cũng có lý do chính trị trong đó vì em là người đấu tranh cho tự do dân chủ và em là thành viên của khối 8406. Khối này đòi xoá bỏ điều Bốn của Hiến Pháp đòi phải có đa nguyên đa đảng. Cũng có lý do đó.

Thanh Trúc: Đã có rất nhiều người tranh đấu ở trong nước và chị là người được can thiệp để qua Hoa Kỳ.

Lư Thị Thu Duyên: Thật sự như em đã trình bày là rất nhiều người bị đàn áp nhưng mà trường hợp của em có sự khác biệt là vì con em không được đến trường. Chứ nếu mà giống những gia đình khác tức là những đứa trẻ không bị đàn áp, con của mấy anh chị đó vẫn được tới trường bình thường. Cái sự khác biệt vì lý do nhân đạo là ở đó.

Thanh Trúc: Bắt đầu tháng mấy thì Toà Tổng Lãnh Sự tiếp xúc với chị?

Lư Thị Thu Duyên: Sau khi em hết lệnh quản chế bằng văn bản là tháng Sáu năm 2008.

Thanh Trúc: Và chị đến Hoa Kỳ tháng mấy?

Lư Thị Thu Duyên: Tháng Mười Hai năm 2009 thì em đến được đất nước tự do. Em đến Boston, tiểu bang Massachusetts.

Thanh Trúc: Bây giờ cuộc sống của chị như thế nào?

Lư Thị Thu Duyên: Em được hưởng qui chế tị nạn như tất cả những người tị nạn trước em. Em đang đi học để có thể hoà nhập với cuộc sống mới và để tiếp tục đấu tranh, làm những việc mà ở trong nước em bị hạn chế, để cho người dân Việt Nam ở trong nước cũng như gia đình em sớm được hưởng không khí tự do như em đang được hưởng.

Thanh Trúc: Nếu có thể nói điều gì với người chị của Thu Duyên tức là Thu Trang, và những người đồng cảnh ngộ, những người đi đòi quyền lợi hay là những người có tiếng nói khác với chính quyền thì Thu Duyên có thể nói những gì?

Lư Thị Thu Duyên: Xin nhắn gởi là dù em cũng như tất cả các anh chị đang sống ở đất nước tự do, cũng như các bạn trẻ dù không sinh ra ở Việt Nam mà sinh ra ở đất nước tự do, nhưng các bạn vẫn hướng về nguồn cội của mình, vẫn yêu quê hương yêu dân tộc của mình và mong muốn tất cả người Việt Nam được hưởng tự do như các bạn ở đây.

Thanh Trúc: Đến thượng viện quốc hội hôm nay để tham dự Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, Thu Duyên có cảm tưởng như thế nào?

Lư Thị Thu Duyên: Em rất vui, hôm nay lần đầu tiên em chính thức được đến đây để tiếp xúc với các hội đoàn cũng như các tổ chức đấu tranh chính trị với mục đích chung là để Việt Nam có tự do dân chủ.

Thanh Trúc: Chị nghĩ thế nào về những hoạt động tại hải ngoại đối với những người bất đồng chính kiến trong nước?

Lư Thị Thu Duyên: Em nghĩ những hoạt động ở đây nói chung nhưng mà giới truyền thông nói riêng thì đó là điều làm cho tụi em rất được an ủi. Những tin tức đưa ra kịp thời cho mọi người biết là điều quan trọng nhất vì ở Việt nam luôn bị bưng bít thông tin. Còn thông tin các anh chị đưa ra để cho mọi người biết và ủng hộ cũng như lên tiếng và tranh thủ được cái tình cảm của cộng đồng người Việt các nơi.
Điều làm em vui mừng nhất là tới bây giờ các anh chị vẫn luôn quan tâm và hết lòng với những người đấu tranh ở quốc nội.

Thanh Trúc: Cám ơn chị Lư Thị Thu Duyên, chúc chị một cuộc sống tốt đẹp trên đất nước Hoa Kỳ.


Back to top
« Last Edit: 15. May 2010 , 01:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #1 - 03. Jun 2010 , 03:37
 

Bản Lên Tiếng của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN và Mạng Lưới Nhân Quyền



Theo tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) ngày 20/5/2010 thì công an đã bắt giữ hơn 3 tháng nay ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành), 25 tuổi, bị bắt ngày 11/2, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, ngày 24/2, và Đỗ Thị Minh Hạnh, ngày 23/2.

UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN) và MLNQVN (Mạng Lưới Nhân Quyền VN) đồng lên án hành vi này của nhà cầm quyền.

Vào những ngày trước Tết Bính Dần, hàng chục ngàn truyền đơn được phổ biến tại 10 thành phố lớn ở Việt Nam đã cổ vũ tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Hành động này đã làm cho nhà cầm quyền CS điên cuồng và cay cú. Không bắt được ai lúc đang thả truyền đơn, họ tìm cách bắt và trấn áp những người mà họ nghi ngờ.

Đầu năm 2006, dưới tên Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Huy Chương cùng 4 người khác đã phổ biến kháng thư tố cáo hành vi bóc lột công nhân thậm tệ của các chủ doanh nghiệp, với sự đồng lõa của nhà cầm quyền và công đoàn nhà nước các cấp. Đoàn Huy Chương là một công nhân tranh đấu dũng cảm. Trong những năm 2005, 2006 đã từng tổ chức nhiều cuộc đình công để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động tại các nhà máy nơi anh làm việc.

Tháng 11 năm 2006, Đoàn Huy Chương thành lập “Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông VN” ( HHĐKCN) để giúp đỡ và bênh vực người lao động. Nhà cầm quyền CS đã thẳng tay đàn áp, bắt toàn bộ sáng lập viên HHĐKCN và trừng phạt họ nhiều năm tù giam. Trong thời gian bị cầm tù, Đoàn Huy Chương nhiều lần bị đánh đập, tra tấn, bị cùm, bị biệt giam. Sợ ĐHC chết trong tù, họ đã thả ra ngày 13.05.2008 .
Sau một thời gian dưỡng bệnh và phục hồi sức khỏe, Đoàn Huy Chương lại tiếp tục giúp đỡ dân oan và công nhân.
Tháng 2 năm 2010, khi về quê vợ để ăn Tết, Đoàn Huy Chương lại bị bắt giam cho đến nay. Trước đó mấy ngày, em trai Đoàn Huy Chương là Đoàn Huy Tâm cũng bị công an CS bắt vô cớ.

Cha của Đoàn Huy Chương là Đoàn Văn Diên cũng đang bị tù từ tháng 11 năm 2006 đến nay chỉ vì  là một trong những thành viên sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông.

Đỗ Thị Minh Hạnh, từ năm 2007 lúc đang còn là một sinh viên ở trường Cao Đẳng Kinh tế đã chứng tỏ tấm lòng yêu nước thương dân qua việc luôn có mặt để giúp đỡ những người dân oan khi họ lên Sài gòn khiếu kiện. Khi đã ra trường Hạnh cũng luôn giúp đỡ những công nhân gặp khó khăn mặc dù công an và nhà cầm quyền luôn đe dọa. Hạnh bị bắt ngày 23.02.2010 tại thị trấn Di Linh khi đến cơ quan nhà nước làm giấy Chứng minh nhân dân. Khi bắt Hạnh, trước sự chứng kiến của nhiều người, công an đánh cô nhiều lần khiến mặt cô chảy máu.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng tốt nghiệp Đại học công nghệ, anh  đã âm thầm tranh đấu giúp đỡ công nhân và dân oan. Trước đây Hùng đã từng bị thu giữ máy vi tính và bị công an đánh đập. Hùng bị bắt ngày 24.02.2010 tai Đồng Nai, 1 ngày sau khi Hạnh bị bắt.

Việc hành hung Đỗ Thị Minh Hạnh và bắt cô cùng Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Tâm là một sự trả thù hèn mạt của một hệ thống công an và mật vụ tuy dày đặc nhưng bất lực trước sự đối kháng của dân.

Sau đợt bắt bớ này, nhà cầm quyền đã triệu tập nhiều người đến trụ sở công an để mớm cung, tạo chứng cứ giả để bức cung, bắt họ nhận tội. Nhà cầm quyền cũng cho các bồi bút của các báo như Sài gòn giải phóng,.. viết bài vu cáo họ liên hệ với các tổ chức người Việt hải ngoại.

Theo cụ Lê Quang Liêm, cha nuôi của Hạnh, khi phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do ngày 22/5, thì trong các trại giam, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã rất kiên cường không nhận tội.

UBBV và MLNQVN lên án nhà cầm quyền CSVN trước dư luận thế giới, cực lực phản đối nhà cầm quyền CSVN đánh đập và bắt người vô cớ, và đòi nhà cầm quyền CS phải trả tự do ngay cho các nạn nhân này.
Nhà tù, công an và bộ máy đàn áp đồ sộ không thể nào ngăn cản nổi lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là giới trẻ đang ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc và đồng bào.

Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN    và   Mạng Lưới Nhân Quyền VN
[UBBV baovelaodong.com 27/5/2010]
Back to top
« Last Edit: 03. Jun 2010 , 03:38 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #2 - 30. Jun 2010 , 19:48
 
Ký Thỉnh nguyện thư


Kính mời đồng hương khắp nơi ký thỉnh nguyện thư hỗ trợ khối 8406 Victoria thỉnh nguyện Quốc Hội Úc can thiệp cho tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu đã bị cầm tù 28 năm vì dám lên tiếng chống Viện kiểm sát nhân dân và Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về hành động hiếp dâm và nhận hối lộ:



http://www.thepetit ionsite.com/ 1/to-release- nguyen-huu- cau-please





Vào ngày 17/5/2010, một tù nhân ở Việt Nam được thả đã cho chúng tôi biết về ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông Cầu bị biệt giam ở trại Xuân Lộc với án tù chung thân, nơi biệt giam này dành riêng cho tù nhân chính trị. Đã 28 năm qua, ông Cầu đã gởi nhiều đơn xin tái cứu xét đến toà án Việt Nam, tiếc thay tất cả đã bị kiểm duyệt và chặn lại.

Chúng tôi  đã nghiên cứu trường hợp này và đã liên lạc với nhiều tù nhân khác ở cùng trại với ông Cầu, chúng tôi đã liên lạc với con gái ông Cầu và được trao cho một lá thư viết tay (được bí mật qua tay người tù mãn hạn cùng trại đem ra) kể về hoàn cảnh của ông với thế giới bên ngoài. Từ nhừng thông tin này, chúng tôi khám phá ra một sự mờ ám bất công:

Ông Cầu đã bị kết án oan chỉ vì lời nói dũng cảm, ông Cầu đã lên tiếng chống lại hai người cán bộ nhà nước.  Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về hành động hiếp dâm và nhận hối lộ. Hai cán bộ nhà nước kia đã cố tình bôi xấu và vu khống ông Cầu đã sáng tác nhạc mà ông không bao giờ viết, để bịt miệng ông cầu họ kết án tù chung thân, với tội danh là "Phá Hoại" phá hoại ai, cái gì thì không được trình bầy trong bộ luật, tuy nhiên, rõ ràng được xem như bôi nhọ hình ảnh chính quyền.

Ngay cả vụ án này có thể đúng, thì hình phạt cực kỳ dã man này không phù hợp, nó bất công và là một sự vi phạm nhân quyền mà Việt Nam đã ký ước tuân thủ.


       
Có bông hồng hay buổi gây quỹ nào dành cho những chiến sĩ tự do bất khuất và gia đình đau khổ của họ?


Trần Đông





Trương Văn Sương:  Người tù bất khuất


Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - 19/6/2009)

Từ khi cộng sản nắm lấy chính quyền ở miền Bắc và toàn thể Việt Nam sau năm 1975, đã xuất hiện nhiều thể loại hồi ký, truyện kể về hoàn cảnh tù đày, giam cầm tù nhân, đặc biệt là tù chính trị, một loại tù “không có án”. Đương nhiên, không phải là người  cộng sản đã sản xuất ra được nhiều “cây viết” để góp vào nền văn-sử học Việt Nam, mà là chính là môi trường giam cầm, các hình thức “học tập” tẩy não và cách đối xử tù nhân như súc vật không hơn không kém, đã biến những người cựu tù trở thành những cây bút bất dắc dĩ, nhưng lại không thua kém bất cứ văn sĩ nào. Đơn giản bởi lẽ, những câu chuyện do họ kể là những câu chuyện có thật 100%, không thêm không bớt, là những câu chuyện của máu và nước mắt.

Những hồi ký do các cựu tù kể lại, đã lần lượt ra đời theo năm tháng, mà có thể liệt kê ra đây một số như sau:

    Trại Đầm Đùn (Trần Văn Thái)
    Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh)
    Trại kiên giam (Nguyễn Chí Thiệp)
    Trại Cải Tạo (Phạm Quang Giai)
    Đáy Địa Ngục (Tạ Tỵ)
    Những Năm Tháng Cải Tạo Tại Miền Bắc (Trần Huỳnh Châu)
    Cùm Đỏ (Phạm Quốc Bảo)
    Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ (Đào Văn Bình)
    Trại Kiên Giam (Nguyễn Chí Thiệp)
    Tôi Phải Sống (LM.Nguyễn Hữu Lễ)
    Trại Ái Tử và Bình Điền (Dương Viết Điền)
    Cuộc Nổi Dậy ở Trại A20 (Phạm Văn Thành)
    Vụ Án Vính Sơn (Trần Kim Định)
    Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975 (Truyện ngắn của Nguyễn Cao Quyền)
    Trong lao tù cộng sản, Trại Đá Bàn & A30 (Nguyễn Thanh Ty)
    Tắm Máu Đen (Võ Đại Tôn)
    Đóa Hồng Gai (Nguyễn Thanh Nga)
    Thép đen (Đặng Chí Bình)
    Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày (TT.Thích Thiện Minh)
    ……….


Và hằng hà vô số các câu chuyện ngắn dài khác nhau được lần lượt kể lại trên các websites, báo chí hải ngoại. Nói chung, các câu chuyện đều là dạng hồi ký, kể lại những chuyện đã xảy ra trong một quãng thời gian ngắn hay dài. Nếu tất cả các cựu tù còn sống sót có thể kể lại các câu chuyện đau thương, cũng như cách đối xử dã man giữa con người với con người trong nhà tù cộng sản, thì sẽ không có bút giấy nào có thể ghi hết được. Đó là những câu chuyện của những cựu tù, những người sống sót còn mạng trở ra để kể lại.

Bên cạnh đó còn có vô số những câu chuyện “vô danh” khác của những người đã khuất, và kể cả những người vẫn còn bị giam hãm trong tù, tưởng chừng như sẽ không bao giờ được biết đến. May mắn thay, một trong số những câu chuyên “vô danh” đã được ông Nguyễn Khắc Toàn kể lại vào năm 2006. Đó là câu chuyện “Về tù nhân Trương Văn Sương và những người tù khác”.

Theo lời kể lại của ông Nguyễn Khắc Toàn thì ông Sương là một người tù mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quê ở chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt vào khoảng 1977-1978. Tính đến thời điểm câu chuyện được kể là năm 2006 thì ông Trương Văn Sương bị giam tại buồng 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà, đã ở tù “ngót 28 đến 30 năm ròng rã”. Như vậy cho đến hôm nay, thêm 3 năm nữa trôi qua, thì tổng số thời gian tù của ông có lẽ là hơn 31 năm! Ngoài ông Sương, bài viết còn nêu tên tuổi nhiều người tù chính trị khác vẫn còn bị giam lâu dài tại trại giam Nam Hà.

Trong khi đó, theo lời kể của ông Phạm Văn Thành thì ông Sương bị giam tù cải tạo từ 1975 đến 1982, sau đó bị bắt giam trở lại vào năm 1984 trong vụ ông Trần Văn Bá từ Pháp trở về nước. Tháng 1/1985, CSVN xử tử hình các ông Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, và ông Sương lãnh nhận bản án chung thân. Như vậy, tính từ quãng thời gian từ năm 1975 đến nay là 34 năm thì ông Sương đã ngồi tù hết 32 năm, gồm 7 năm đầu và 25 năm hiện tại!

Thật khó mà hình dung được một con người lại có thể tồn tại trong những điều kiện sống khắc nghiệt của lao tù cộng sản một thời gian lâu đến như vậy, bởi vì nhà tù cộng sản còn tồi tệ hơn chuồng trại dành cho súc vật. Ngoài việc bị hành xác bằng lao động khổ sai, nặng nhọc người tù còn bị hành hạ tinh thần bằng những buổi “học tập, thảo luận” chính trị trong những giờ nghỉ cuối tuần. Đã vậy, diện tích giam cầm lại chật chội đến độ không có đủ chỗ nằm ngủ.

Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”.

Vì bị gán tội “làm gián điệp”, cho nên vào mỗi dịp “kiểm điểm” hàng tháng, quý, năm, ông Sương cũng như các tù chính trị khác bị buộc phải viết bản kiểm điểm và “nhận tội”, nhưng ông Sương và những người tù án nặng ở buồng 6 không những không làm thế mà còn tố cáo luôn chế độ lao tù dã man, phi nhân và bản án bất công. Vì cầm đầu các cuộc đấu tranh, phản kháng trong tù, cho nên “không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần”. Trong những lần bị đánh đập, cùm chân như vậy, ông Sương đã nhiều lần hô to các khẩu hiệu mà ông Toàn vẫn còn nhớ rõ in:
“Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,…. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…”.

Hành động phản kháng mạnh mẽ như vậy đã làm cho các tù nhân, kể cả tù hình sự cũng phải nể phục, mà cũng khiến cho bọn cai tù dè không ít. Câu chuyện người tù bất khuất Truơng Văn Sương được các tù nhân, dù là tù hình sự hay tù chính trị đều truyền tụng, kể nhau nghe.

Ngoài ông Trương Văn Sương, còn có những người tù chính trị bị nhốt tù lâu năm đã được hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Khắc Toàn nhắc đến là:
·      Ông Vũ Đình Thụy: cựu sĩ quan BĐQ VNCH xuất thân Thủ Đức bị án 30 năm tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”.
·      Ông Phan Văn Bàn, bị án chung thân từ năm 1985. Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
·      Ông Trần Quang Đô
·      Ông Bùi Thúc Nhu: bị án chung thân từ khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt (Phú Yên).
·      Ông Nguyễn Đình Văn Long (bị bắt khoảng năm 1985)
·      Ông Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân.

Năm nay đã bước vào năm thứ 10 của thế kỷ 21, một kỷ nguyên văn minh mà tưởng chừng nhân loại không còn nghĩ đến chuyện tù đày khổ ải trong nhà tù cộng sản nữa. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương, và các bạn đồng tù tại trại giam Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị “vô danh” khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.

Xin vinh danh người tù bất khuất Trương Văn Sương, vì ông thật xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh hào hùng bất khuất của người lính Quân Lực Việt Nam Công Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng tự do dân chủ.

Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Công Hòa - 19/6/2009)







Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngã



Lê Minh

Đã hơn 35 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam bị cộng quân “giải phóng”, có biết bao người con ưu tú của đất nước phải chịu cảnh đọa đày trong ngục tù cộng sản. Vài ba năm tù, hay chậm chí hàng chục năm tù là điều đã xảy ra đối với hàng trăm ngàn người, có hoặc không có liên hệ với chế độ VNCH. Tội trạng của họ đơn thuần chỉ là đã từng cầm súng để bảo vệ tự do chống lại làn sóng xâm lược của cộng quân, hoặc chỉ là nhân viên hành chánh trong chế độ VNCH, hay có người chỉ vì không chấp nhận chính sách cai trị bạo tàn của cộng sản,...

“Tội” của kẻ bị cầm tù thì có nhiều thể loại, nhưng kẻ cầm tù các anh, trước sau như một, từ bao năm qua vẫn chỉ có một mục đích là phải bắt tất cả những ai chống đối chính quyền, dù chỉ là sự chống đối trong tư tưởng. Cũng chính vì nhà cầm quyền CSVN rất chuyên chính đối với “kẻ thù”, cho nên mới có những tù nhân chính trị với mức “thâm niên” bằng chừng ấy năm “giải phóng” miền Nam. Sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm các thông tin về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghế gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia.

Cách đây vài năm, sau khi ông Nguyễn Khắc Toàn ra khỏi tù, đã kể lại những sinh hoạt khắc nghiệt trong các trại tù cộng sản, cũng như một số tên tuổi các tù nhân mà ông đã từng sống chung hoặc biết qua trong các trại tù này. Trong số này có một người tù đặc biệt mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”  là “người tù bất khuất Trương Văn Sương”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay anh Trương Văn Sương vẫn còn bị giam tù, mà số năm “thâm niên” tính cho đến ngày hôm nay cũng chỉ kém chừng ấy năm “giải phóng” 1 năm thôi.

Câu chuyện của “người tù bất khuất Trương Văn Sương” đã làm nhiều người ngạc nhiên ngỡ ngàng vì mức “thâm niên” cũng như sự dã man, tàn độc của hệ thống nhà tù, trại giam VC.

Sự ngỡ ngàng tưởng đâu đã chấm dứt ở đó. Nhưng không, mới đây sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ vào tháng 9 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc Quang đã cho thế giới bên ngoài biết thêm về một trường hợp “thâm niên” khác của anh Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy địa phương quân QL VNCH, quê ở Kiên Giang, hiện bị giam trong khu tù chính trị tại Khu Biệt Giam Riệng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Vì “một số phận nghiệt ngã bị bách hại bởi một chế độ phi nhân, tàn độc,” vì “sự hối thúc của lương tâm, vì sự phẫn uất trước cái ác đê tiện”, cho nên chỉ 1 tháng sau khi ra khỏi tù, anh Nguyễn Ngọc Quang đã bắt tay ngay vào việc kể lại “một trong bốn mươi hai câu chuyện thương tâm” mà anh đã “vô phúc” bị mắt thấy tai nghe. Trong số này, anh đã kể lại câu chuyện thương tâm nghiệt ngã của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài viết “34 năm “giải phóng”, 33 năm tù đày”.

Theo hồ sơ tóm tắt trong bài viết do anh Nguyễn Ngọc Quang thuật lại thì sau thời điểm 1975 anh Cầu bị bắt đi tù “cải tạo” hơn 6 năm, đến cuối năm 1981 mới được thả về. Sống ở bên ngoài được đúng 1 năm thì anh Cầu bị bắt giam trở lại cho đến ngày hôm nay

Là người có năng khiếu về âm nhạc, thi ca, nên anh Cầu đã sáng tác được rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Lý do bị bắt vì những sáng tác này thì cũng có một phần, nhưng cái “tội” lớn nhất là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là anh Cầu đã thu lượm rất nhiều bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các quan chức tỉnh Kiên Giang” bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên quan này hãm hiếp. Bản tố giác của anh Cầu còn nêu rõ các tên quan này “phạm tội giết người diệt khẩu, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”. Trong số các quan chức bị anh Cầu lên tiếng tố cáo khi đó có phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Kiên Giang.

Sau vài tháng bị bắt điều tra, anh Cầu bị đem ra xử vội vàng và kết án tử hình với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh Đức, đảng viên Đảng Vì Dân là ký giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự phiên tòa, thì nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do anh Cầu kháng án, nên vụ án được xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Phiên tòa tòa phúc thẩm chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi một việc là “giảm” từ tử hình xuống còn chung thân. Trước ngày xử của phiên tòa này, tên chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc trao đổi riêng với anh Cầu, yêu cầu anh không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: anh Cầu đã bị lừa và vẫn bị xử tù chung thân

Anh Cầu bị khép với những tội danh vu khống đã đành, nhưng cái bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra chứa đựng toàn những điều bịa đặt, lời lẽ hết sức ngu xuẩn, chỉ vì trình độ của tên này thật sự ... ngu hết chỗ nói, bởi vì hắn đã lấy nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” để phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

Là tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70s và đầu 80s, các quan chức tỉnh Kiên Giang đã một thời nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội đồng thuyền” đã quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào những năm đầu của thập niên 80s, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa vị tỉnh ủy viên của mình, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị gạt ra ngoài lề.

Tưởng cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm đó, nay đã ngoi lên đến trung ương là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người một thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đã leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính trị.

Bị oan ức nên anh Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà anh Cầu nhờ anh Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 mà anh Cầu đã liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Chỉ vì nắm biết quá nhiều thông tin, cho nên anh Cầu luôn bị tay chân đàn em của các quan tham này tìm cách ám hại trong tù. Ngoài ra, việc anh Cầu được Linh Mục Nguyễn Công Đoan (giám đốc Dòng Tên) rửa tội trong tù, để trở thành một Kitô Hữu, cũng là một lý do để đám cai tù thù ghét, không cứu xét ân xá cho anh.

Theo bên anh có cái ... đài kè kè

Theo bên anh có cây súng ... AK

Lời của một bài hát do anh Cầu sáng tác, ám chỉ việc bọn cai tù luôn theo dõi sát anh


Được biết, anh Cầu bị cận nặng, cho nên cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù cộng thêm 3 năm biệt giam đã khiến cho đôi mắt của anh kéo màng gần như bị mù. Trong một lần bị bệnh nặng được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vào năm 2007, câu chuyện tù nghiệt ngã của anh đã khiến một vị bác sĩ cảm động, nên tìm cách chữa trị. Nhưng quản tù biết được bèn đưa anh trở về trại ngay, cho nên vị bác sĩ nọ chỉ có được thời gian chữa trị giúp tăng thị lực cho một con mắt.

Ngoài ra, theo thông tin từ những tù nhân vừa mới ra tù gần đây cho biết, truớc Tết năm 2010, ban giám thị trại tù đã gọi anh Cầu lên và khuyên anh làm đơn xin đặc xá trong dịp Tết nhưng anh Cầu đã khẳng khái từ chối bởi lẽ anh cho rằng, làm như vậy tức là thừa nhận mình phạm tội, phủ nhận tất cả những chứng cứ tội ác của các quan đứng đầu tỉnh Kiên Giang mà anh đã bỏ công thu thập trước đây, phản bội lại các nhân chứng và chính bản thân mình.

Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt Cộng tìm cách giết lần, giết mòn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù hình sự nhiễm bệnh. Chiêu này quả là “cao siêu”, không có nhà tù nào trên thế giới hiện nay có thể nghĩ ra.

34 năm đã là hơn nửa đời người. Những tù nhân lương tâm với số phận nghiệt ngã như anh Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương và biết bao ngưuời khác, sẽ còn được bao nhiêu năm nữa để sống trong nhà tù cộng sản đây?

Hãy cất lên những tiếng nói lương tâm, đừng để các anh phải chết tức tửi, tủi nhục trong nhà tù cộng sản.

Xin đừng đợi đến khi các anh trở thành những cái xác không hồn trong những nấm mồ hoang lạnh. Đến khi đó, một nén nhang hay một bông hồng trên nấm mồ sẽ không có ý nghĩa gì.

Xin đừng quên các anh, những thân phận nghiệt ngã.



Sydney, 18/06/2010

Lê Minh



(Viết nhân ngày 19/6 để vinh danh anh Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan QL VNCH, hiện vẫn còn trong lao tù cộng sản sau 34 năm tù nghiệt ngã)

Back to top
« Last Edit: 30. Jun 2010 , 19:52 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #3 - 04. Jul 2010 , 15:55
 
Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp riêng ông Võ Văn Ái


...
KRAKOW, ngày 4.7.2010 (QUÊ MẸ) - Chính phủ Ba Lan đã tổ chức Hội nghị Cấp cao của Cộng động các Quốc gia Dân chủ tại thành phố Krakow, Ba Lan, để kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ra đời từ ngày 2 đến 4.7.2010. Khoảng 600 đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm 78 Phái đoàn các Ngoại trưởng thuộc các quốc gia dân chủ trong số 111 quốc gia thành viên, các vị cựu thủ tướng, các tổ chức Phi Chính phủ, các nhà hoạt động dân chủ, dân biều quốc hội, các tổ chức thanh niên, chuyên gia, nhà báo. Ông Võ Văn Ái được mời tham dự trong tư cách Ủy viên đại biểu cho Việt Nam trong Ban Thường vụ Quốc tế về Tiến trình các tổ chức Phi Chính phủ trong Cộng đồng các Quốc gia  Dân chủ (International Steering Committee – The Nongovernmental Process of the Community of Democracies), và Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.

Nhân dịp này, trưa ngày thứ bảy 3.7 Ngoại trưởng Hoa kỳ, Hillary Clinton, mời tiếp riêng ông Võ Văn Ái, đại biểu Việt Nam cùng với 8 đại biểu các nước A Phú Hãn, Ai Cập, Nam Phi, Nga, Iran, Tunisie và Trung quốc.

Trên một giờ đồng hồ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và ông Michael Posner, Thứ trưởng Ngoại giao, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động đã chăm chú lắng nghe tình hình phi dân chủ và vi phạm nhân quyền trầm trọng tại các nước nói trên và chia sẻ mối quan tâm sâu sắc. Bà Ngoại trưởng cũng như ông Thứ trưởng nhấn mạnh việc quan tâm của Hoa Kỳ trên vấn đề bảo vệ các xã hội dân sự, phát huy dân chủ, đặc biệt mong mỏi sự đóng góp ý kiến cùng đề xuất trong tương lai của 9 đại biểu các quốc gia có mặt.

Ông Võ Văn Ái hỏi thăm việc Ngoại trưởng sẽ đến Việt Nam trong những ngày gần đây và được bà xác nhận. Ông Ái liền yêu cầu bà quan tâm tới sự thiếu vắng các Xã hội dân sự tại Việt Nam, vì Nhà nước độc đảng không cho phép sự ra đời và hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ (NGO) và các xã hội Dân sự (civil society). Có chăng chỉ là các tổ chức gọi là Phi chính phủ nhưng hiện hữu để phục vụ cho Đảng Cộng sản (thuật ngữ quốc tế gọi là GONGO). Tất cả các xã hội dân sự đều phải nằm dưới ô dù của Mặt trận Tổ quốc là ngoại vi của Đảng Cộng sản. Nghị định 88 quy định việc lập hội nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ và điều động của Đảng. Cho phép hay không là quyết định của Đảng, người dân không có quyền tự do lập hội.
Khi hội được phép ra đời thì Đảng chọn lọc và điều động người vào ban chấp hành.


Ông Ái cho bà Hillary Clinton biết rằng tại Việt Nam ngày nay những xã hội dân sự thực sự và còn tồn tại chính là các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo 35 năm qua không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Ông Ái kêu gọi bà Ngoại trưởng hãy quan tâm đến vấn đề đặc thù của tôn giáo trong trường hợp Việt Nam.

Ông Ái nhắc nhở việc các nước Tây phương, đặc biệt Hoa Kỳ, bỏ ra hàng triệu Mỹ kim cho chiến lược cải tổ pháp lý tại Việt Nam. Xin bà Ngoại trưởng hãy áp lực để có những bộ luật mới bảo vệ các Xã hội dân sự cũng như bảo vệ người lao động. Mặt khác, xin Hoa Kỳ trong những cuộc găp gỡ tại những Thượng đỉnh Âu Á sắp tới tại Hà Nội yêu sách cho sự ra đời tại Việt Nam một tờ báo độc lập thoát ly sự kiểm soát của Đảng Cộng sản để cho các xã hội dân sự có tiếng nói và dân chủ được phát huy.

Bà Hillary Clinton đã đáp “Tôi sẽ lo các việc này  - I will do !”
Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong vòng thân mật, thông cảm, quan tâm và chia sẻ.

Nói về Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, thì 10 năm trước nhiều Thủ tướng, Ngoại trưởng thuộc nhiều quốc gia Âu Mỹ Á, như cố Thủ tướng Ba Lan Bronislaw Geremek, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright, v.v… họp nhau tại thủ đô Warsaw, Ba Lan và cho ra đời tổ chức có tên Cộng động các Quốc gia Dân chủ (Community of Democracies) nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa toàn cầu qua “Tuyên Ngôn Varsovie”.

Kể từ năm 2002, các quốc gia dân chủ nhận thấy rằng muốn đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa toàn cầu thì cần có sự trợ lực của các tổ chức Phi Chính phủ, nên tại hội nghị lần thứ hai ở thủ đô Hán Thành, Nam Hàn, 196 tổ chức Phi Chính phủ được mời tham dự. Tuy nhiên tại đây, hai thành phần Chính phủ và Phi chính phủ họp riêng. Đến ngày kết thúc thì Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ mới gặp gỡ đại diện các tổ chức Phi Chính phủ để trao đổi, đồng thời đưa ra “Kế họach Hành động cho Dân chủ”.

Sang năm 2005, Hội nghị lần thứ 3 tổ chức tại Nam Mỹ ở thủ đô Santiago nước Chí Lợi với tiêu đề "Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ".
Ðặc điểm của Hội nghị lần 3 là các tổ chức Phi chính phủ không còn họp riêng, mà được trực tiếp tham dự với các phái đoàn chính phủ để trao đổi và thảo luận các vấn nạn nóng bỏng gây trở lực cho tiến trình dân chủ trên thế giới. 40 tổ chức Phi chính phủ được mời tham dự, chọn lọc từ 196 tổ chức tham gia Hội nghị lần 2 ở Seoul năm 2002. Cũng từ hội nghị lần thứ 3 tại Santiago, Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cho ra đời cơ cấu mới gọi là Tiến trình các tổ chức Phi Chính phủ trong Cộng đồng các Quốc gia  Dân chủ và bầu ra Ban Thường vụ quốc tế (International Steering Committee – The Nongovernmental Process of the Community of Democracies). Ông Võ Văn Ái đại diện cho Việt Nam được bầu vào Ban Thường vụ quốc tế. 21 quốc gia trong toàn thế giới có đại biểu trong Ban Thường vụ Quốc tế này.


Tại Krakaw, Ba Lan, Ban Thường vụ Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ thuộc Cộng đồng Các Quốc gia Dân chủ đã họp phiên tiền hội nghị hôm 1.7.2010 để thảo luận tình hình dân chủ tại các châu lục và đưa ra những đề xuất cho Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ trong các cuộc gặp gỡ nội bộ với các Ngoại trưởng.

Tại cuộc họp này, ông Võ Văn Ái được mời tham luận về tình hình ở Đông Nam Á. Ông Ái đề cập đến cơ cấu ASEAN của 10 quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt là sự ra đời lần đầu năm ngoái một cơ cấu mới gọi là Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ (ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights – AICHR). Tuy nhiên điều quan trọng điều hành cơ cấu mới này vẫn là vai trò của vị Chủ tịch luân phiên. Năm nay, Việt Nam đóng vai trò ấy, là điều không may cho tình hình nhân quyền và dân chủ tại Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng. Chủ tịch luân phiên năm ngoái là Thái Lan còn tỏ thái độ muốn đối thoại với các xã hội dân sự.

Ngày nay tại Việt Nam không có một xã hội dân sự độc lập nào được tồn tại. Nghị định 88 về việc lập hội cho thấy mọi tổ chức Phi chính phủ hay Xã hội dân sự đều do Đảng Cộng sản kiểm soát, cho phép ra đời hay không với sự đặt để thành viên điều hành hội. Mọi xã hội dân sự đều nằm dưới ô dù của Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của Đảng. Vì vậy nếu có cài gọi là Phi Chính phủ (NGO) hay Xã hội dân sự (civil society) tại Việt Nam, Trung quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, thì đây chỉ là những tổ chức của Nhà nước (GONGO) chứ không là NGO).

Do đó, ông Võ Văn Ái đưa ra 3 đề nghị yêu cầu sự quan tâm của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ :

1. Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ gửi những chuyên gia tiếp cận Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ Đông Nam Á  để trao đổi và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và nhân quyền tại Châu Á ;

2. Thúc đẩy các quốc gia thành viên đến tham dự những Thượng đỉnh Á châu trong năm nay như Thượng đỉnh lần hai Hoa Kỳ và ASEAN tại Hà Nội, Thượng định Á Âu ASEM, hay Thượng đỉnh Đông Á… để yêu sách các quốc gia độc tài, quân phiệt như Việt Nam, Lào, Miến Điện cho ra đời một tờ báo độc lập như cử chỉ thiện chí của bước đầu dân chủ hóa ;

3. Riêng tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cần quan tâm tới thể thức Kiểm điểm Thường kỳ toàn diện (UPR) nhằm ngăn chận các nước độc tài lợi dụng các kỳ kiểm điểm này tuyên truyền cho chế độ thay vì báo cáo tình hình nhân quyển tại nước mình. Với sự hỗ trợ của “Nhóm Ngưu tầm ngưu (Like-minded Group) hay Trục Độc tài (gọi là Axis of Sovereignty) liên kết và bảo vệ nhau giữa các nước độc tài, quân phiệt để bóp họng các tiếng nói nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ. Tháng 5 năm ngoái nhân kỳ Kiểm điểm Thường ký toàn diện, Việt Nam đã vận động các nước thuộc khối Á châu ghi danh lấy hết giờ phát biểu “ca tụng Hà Nội” thay vì khuyến cáo những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Đề nghị Tổ hợp Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) kết hợp hoạt động cho với tiến trình Kiểm điểm Thường kỳ toàn diện được hữu hiệu và không thiên vị.

Phái đoàn Quê Me : Hành động cho Dân chủ Việt Nam cũng tham gia tích cực trong nhiều Tổ hội thảo (Working group) như Tổ hội thảo về Bảo vệ các Xã hội dân sự và đưa ra một số đề xuất cho trường hợp Việt Nam.
( Bài do NT Nguyễn Huy Hùng chuyển )

Back to top
« Last Edit: 04. Jul 2010 , 15:55 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #4 - 10. Jul 2010 , 20:25
 


Một nạn nhân Lao Nô Việt Nam đã được đến bến bờ tự do



Theo thông tin từ văn phòng của Uỷ Ban Cứu Trợ Thuyền Nhân Vượt Biển gọi tắt là BPSOS, thuộc Liên Minh CAMSA – Hoa Kỳ. Ngày 07/07/2010, một nạn nhân và là một nhân chứng quan trọng của nạn buôn người từ Việt Nam ra nước ngoài, dưới hình thức xuất khẩu lao động – Cô Vũ Phương Anh, đã bước chân lên máy bay, bay sang Hoa Kỳ.

Cô Phương Anh (gọi thân mật), là một người cực kỳ may mắn trong số hàng triệu lượt lao động Việt Nam, đã và đang bị chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) coi như một món hàng để đem ra đổi chác với một số quốc gia cần nhân lực lao động, hòng thu lời bất chính từ công việc thực chất là buôn người này.

Có được hạnh phúc của một cánh chim tự do tung bay trên bầu trời của thế giới tự do dân chủ Hoa Kỳ, cô Phương Anh đã phải nếm trải những ngày tháng lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói trong nhiều ngày cùng với bạn lao động của cô.

Bước ngoặt cho cô Vũ Phương Anh và đối với hàng trăm nạn nhân buôn người bị ngược đãi ở Jordani chính là sự xuất hiện kịp thời của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng – Giám đốc điều hành BPSSOS. Trong lúc cô Phương Anh và các bạn đang phải tá túc trong một nơi cực kỳ dơ bẩn, mất an toàn như một chuồng Heo, nằm dài chờ chết vì đói. BPSOS đã kịp thời gửi đến cho họ những gói mỳ tôm đầu tiên, cứu sống họ…

Dưới sự chỉ đạo của Liên Minh CAMSA, văn phòng BPSOS tiếp theo đã can thiệp với chính phủ Jordani và với công ty W&D Apparel, nêu vấn đề Cô Phương Anh và hàng trăm nữ công nhân Việt Nam bị bóc lột và ngược đãi ở W&D Apparel- Một công ty do người Đài Loan nắm quyền. Đây cũng chính là những bước đi ban đầu, trong kế hoạch giải cứu cho những nạn nhân lao nô Việt Nam này của CAMSA.

Kết quả là, dù cho nhà cầm quyền Việt Nam có điều động nhân viên từ đại sứ quán Việt Nam ở Jordani và cả một phái đoàn liên ngành từ Việt Nam sang “giải quyết” vấn đề, thực chất là họ lại áp dụng một cuộc đàn áp mới nhằm vào các nạn nhân. Nhưng  ngày 27/02/2008, Liên Minh CAMSA đã thành công trong cuộc giải cứu cho số nạn nhân nói trên. Qua áp lực quốc tế và của chính phủ Jordan, chính phủ Viêt Nam đã phải từ bỏ ý định áp lực họ quay lại làm việc, và chấp nhận đưa 156 công nhân về nước. Trong đó vẫn còn kẹt lại Jordani 105 người nữa, nhưng chắc chắn là công ty W&D Apparel sẽ không dám ngược đãi quá mức người lao động Việt như trước đây…

Cô Phương Anh bị nhà cầm quyền CSVN đánh giá là một nhân chứng quan trọng, một người nguy hiểm vì đã đứng đầu trong việc tổ chức đình công tại công ty W&D Apparel. Cô hoàn toàn có thể bị giết để bịt miệng, phi tang. Vì vậy, trên đường hồi hương từ Jordani bay về Việt Nam, Cô đã được CAMSA bố trí cho đào thoát và chạy vào Cao Uỷ Tị Nạn tại Thái Lan.

Cũng cần phải nhắc lại là tất cả số lao nô – Nan nhân của bọn buôn người từ Việt Nam ở Jordani, sau khi về nước đều bị lâm vào hoàn cảnh bần hàn, vì họ vốn đã nghèo nay lại thêm nợ nần chồng chất do vay tiền đi “xuất khẩu lao động”. Có hai vụ việc đau lòng đã xảy ra, đó là cô Ngọc khi còn ở Jordani đã bị nhân viên đại sứ quán Việt Nam đánh đập. Sau khi về nước đã tử vong vì chấn thương nội tạng, một phần vì không có tiền bạc trị thương. Trường hợp thứ hai đó là cô Lâm, cô Lâm đã tự tử hai lần không chết, do được người nhà kịp phát hiện đem đi cấp cứu. Lý do hết sức đơn giản (!) là không có tiền trả món nợ khoảng gần 50 triệu đồng của ngân hàng và bạn bè, do cô Lâm vay để nộp cho bọn buôn người…

Việc cô Phương Anh được giải cứu tránh sự trả thù (chắc chắn là sẽ rất hèn hạ) của nhà cầm quyền, chỉ là một trong hàng trăm ngàn lượt nạn nhân của chế độ CSVN mà 30 năm qua BPSOS đã cứu giúp cả về vật chất, tiền bạc và nhất là hỗ trợ pháp lý cho họ được đến bến bờ tự do.

Có lẽ nói đến liên minh CAMSA và BPSOS người ta không thể không nhắc đến tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng – Giám đốc điều hành BPSOS. Ngày 19/06/2010, Tiến Sĩ đã được vinh danh và vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý “Thành Tựu Công Dân Xuất Sắc” từ OCA- Một ủy ban danh tiếng của người Mỹ, từng trao tặng nhiều giải thưởng lớn cho các nhà khoa học, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh nổi tiếng. Nhưng có lẽ là phần thưởng lớn nhất, xứng đáng dành cho tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng còn cao quý hơn mọi giải thưởng khác, chính là lòng biết ơn và sự tin cậy dành cho Tiến Sĩ, từ hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển tìm tự do từng được BPSOS cứu giúp.

Đối với nạn nhân Vũ Phương Anh. Thay cho lời chúc, bạn bè của Phương Anh tin tưởng rằng: Cô sẽ  tố cáo toàn bộ sự thật với quốc tế, với Liên Hiệp Quốc về những gì cô mắt thấy, tai nghe và trực tiếp nếm trải. Phương Anh sẽ làm tốt và trung thực vai trò nhân chứng về tội ác của chế độ CSVN trên lĩnh vực buôn người.

© Lê Nguyên Hồng

© Đàn Chim Việt

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #5 - 10. Jul 2010 , 20:35
 
TB dán thêm 1 bài nữa nói về Nạn buôn người.

Nạn Nhân Buôn Người, Phương Anh Đến Nơi An Toàn

Ngày 09-07-2010, giờ 20:41
Ngày 7 tháng 7 một nạn nhân của vụ buôn lao động ở Jordani lên đường định cư sau khi được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận tư cách ti nạn. Cô Phương Anh, sau hơn hai năm lánh nạn và trú ẩn ở Thái Lan, cuối cùng đã đạt ước nguyện hít thở không khí tự do ở Hoa Kỳ.

“Em rất cảm ơn cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã cưu mang, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian qua,” Cô phát biểu tại phi trường Bangkok trước khi lên máy bay.

Tháng 2 năm 2008 Cô Phương Anh và 175 nữ công nhân Việt Nam khác đình công để phản đối sự bóc lột và ngược đãi của W&D Apparel, một hãng chuyên của người Đài Loan làm chủ. Hãng này chuyên cung cấp đồng phục cho hai đại công ty ở Hoa Kỳ.
...


Cô Phương Anh và Tiến Sĩ. Nguyễn Đình Thắng ở phi trường Bangkok, Thái Lan, 7/7/10 (ảnh CAMSA)

Tổng giám đốc hãng W&D Apparel đã huy động nhân viên bảo vệ và cảnh sát Jordani đến hành hung các chị em phụ nữ này một cách thô bạo. Năm nữ công nhân bị thương nặng, bị hôn mê và nằm liệt giường sau đó.

Khi được tin về trường hợp này, Liên Minh CAMSA đã nhanh chóng thực hiện việc giải cứu cho nạn nhân và lên tiếng trước công luận. Đầu tháng 3 năm 2008 chính phủ Việt Nam đưa một phái đoàn liên ngành bao gồm cả đại diện của các công ty môi giới đã buôn bán công nhân đến Jordani.

“Rất tiếc, thay vì giải cứu nạn nhân thì phái đoàn đã đứng về phía kẻ buôn người. Chúng tôi có tài liệu cho thấy phái đoàn nhận chỉ thị từ lãnh đạo của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đến Jordani bắt 11 người bị tình nghi là lãnh đạo cuộc đình công, để rồi lùa các nạn nhân trở lại tiếp tục lao động cho hãng W&D Apparel” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết.

Cô Phương Anh được xem là đối tượng hàng đầu của phái đoán chính phủ liên ngành. Họ đã hăm doạ cô và thân nhân của cô ở Việt Nam. Trên chuyến bay hồi hương, Cô Phương Anh đưọc Liên Minh CAMSA sắp xếp để trốn thoát và xin sự bảo vệ của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan. BPSOS, một thành viên của Liên Minh CAMSA, đã phối hợp với luật sư tình nguyện để lập hồ sơ xin tị nạn cho Cô Phương Anh.

“Cuối cùng em được đến nơi an toàn. Em rất vui mừng,” Cô Phương Anh bày tỏ cảm nghĩ.

Ts. Thắng và Ls. Lê Duy Phong, Phối Hợp Viên Nhân Quyền và Công Lý Xã Hội của BPSOS, đã có mặt ở phi trường Bangkok lúc 12 giờ khuya ngày 6 tháng 7 để tiễn Cô Phương Anh lên máy bay đến Hoa Kỳ định cư.

Theo Ts. Thắng cho biết, việc định cư Hoa Kỳ của Cô Phương Anh mở đầu cho giai đoạn kế tiếp của kế hoạch phanh phui và truy tố từng mắt xích một trong đường dây buôn lao động từ Việt Nam.

“Vụ buôn người W&D Apparel ở Jordani, với sự can dự rành rành của giới chức chính quyền Việt Nam, đã góp phần đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào tháng 6 vừa qua,” Ts. Thắng giải thích.

Khi đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi (Watch List), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đưa ra 12 chuẩn mực mà Việt Nam cần tuân thủ nếu muốn ra khỏi danh sách này. Ts. Thắng và Ls. Phong đang trên đường công tác ở Á Châu về hai lãnh vực bảo vệ người Việt tị nạn và bài trừ nạn buôn người lao động Việt Nam.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.


***

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:



BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - USA

* Source: http://www.machsong.org/modules.php?...29&mode=nested

- Links liên quan tới tội ác nạn buôn người đi lao động của CSVN

Buôn Lao Động Ở Jordan: Công Ty Hoa Kỳ Tẩy Chay W&D Apparel
://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1747

CAMSA Tiếp Tục Lên Tiếng Về Vụ Buôn Người Ở Jordan
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1536

Công Nhân Về Từ Jordan Khiếu Nại Và Tố Cáo Kẻ Buôn Bán Họ
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1425

Liên Minh CAMSA vận động sinh viên tiếp tay
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1410

Công Bằng và Công Lý Thắng Ở Ngoài VN
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1398

Kêu Gọi Giúp Đỡ Hơn 200 Công Nhân Ở Jordan
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1242

Một Nữ Công Nhân Ở Jordan Phải Nhập Viện Trở Lại
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1241

Cơ Quan Quốc Tế Giải Cứu Công Nhân Việt Ở Jordan
http://www.machsong.org/modules.php?...ticle&sid=1240
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #6 - 10. Jul 2010 , 21:05
 
...
Người Việt đầu tiên tại Mỹ nhận giải thành tựu công dân xuất sắc


Một người Việt đầu tiên vừa được Giải Thành tựu Công dân Xuất sắc do Tổ chức Người Mỹ gốc Trung Hoa (OCA) tại Hoa Kỳ trao tặng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS ở Mỹ mà Trà Mi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn trên Tạp chí Thanh Niên hôm nay.

Cộng đồng người Việt tại Mỹ, đặc biệt là thế hệ thuyền nhân, những người tị nạn biết tới Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS chắc không ai không biết tới vị giám đốc điều hành của tổ chức này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng, từ khi còn rất trẻ.

Giải Thành tựu của Công dân Xuất sắc, giải thưởng danh dự nhất của Tổ chức OCA vinh danh những nhân vật có vai trò lãnh đạo và đóng góp lớn lao trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, sẽ được trao tặng cho Tiến sĩ Thắng vào ngày 19 tháng này tại Houston, Texas. OCA là một tổ chức xã hội với mục tiêu ban đầu nhắm tới cộng đồng gốc Trung Hoa tại Hoa Kỳ, nhưng về sau đã dần mở rộng tầm hoạt động của mình vươn tới các cộng đồng Á Châu ở Mỹ. Và đây là giải thưởng đầu tiên mà OCA vinh danh một người Việt trong lịch sử 37 năm thành lập.

Giám đốc điều hành của OCA, George Wu, phát biểu: “Tôi biết Tiến sĩ Thắng nhiều năm nay và luôn ấn tượng về lai lịch cá nhân cũng như những đóng góp của anh ta không những cho cộng đồng người Việt mà cho cả cộng đồng người Mỹ bản xứ nói chung. Chúng tôi hân hạnh được vinh danh Tiến sĩ Thắng trong lần trao giải năm nay.”

Chủ nhân của Giải thưởng Thành tựu Công dân Xuất sắc năm 2010, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chia sẻ cảm nghĩ khi hay tin mình được chọn trao giải:

“Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn là người lãnh giải thưởng này năm nay của Tổ chức OCA. Mừng đây là mừng cho cộng đồng Việt Nam chúng ta, một cộng đồng rất non trẻ chỉ mới 35 năm có mặt tại Hoa Kỳ mà có những cố gắng, những thành tựu được các cộng đồng gốc Á Châu bạn công nhận. Đó là vinh dự chung cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.”

Luật sư Phan Quốc Cường, Giám đốc Đối ngoại và Giao tế của Ủy ban Cứu người vượt biển, nói về người bạn đồng nghiệp được tổ chức OCA vinh danh năm nay:

“Anh Thắng là người rất có lòng và có viễn kiến rộng lớn cho cộng đồng, kết hợp với quyết tâm làm việc từng ngày, từng giờ, để giải quyết các vấn đề xã hội trong cộng đồng cũng như những vấn đề lớn như tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam. Cái hiệu quả lớn nhất khi giới trẻ nhìn vào những gì anh Thắng làm đó là sự tin tưởng vào những lý tưởng cao đẹp mà chúng ta thường nghe nói đến nhưng ít khi thấy được thực hành đến nơi đến chốn.”

Một trong những người từng nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của Tiến sĩ Thắng và Ủy ban Cứu người vượt biển là anh Trương Vĩnh Châu, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam được anh Thắng hỗ trợ trong tiến trình xin sang nước thứ ba tị nạn chính trị sau hai lần bị Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Thái Lan bác đơn.

Anh Châu bày tỏ niềm vui khi biết ân nhân của mình được Tổ chức OCA trao Giải Thành tựu Công dân Xuất sắc:

“Nguyễn Đình Thắng là vị cứu tinh cho cuộc đời còn lại của tôi. Ở Việt Nam, tôi là một tù nhân chính trị bị giam 17 năm 6 tháng tại trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Khi tôi qua tới Thái Lan, không may tôi bị đại sứ Việt Nam tại Thái phát hiện, tôi bị rớt thanh lọc xin tị nạn cả hai lần. Tôi nhờ mục sư Nguyễn Đăng Chí gửi hồ sơ của tôi qua Ủy ban Cứu người vượt biển nhờ Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng hỗ trợ, giúp tôi được tị nạn chính trị tại Mỹ. Không có anh Thắng giúp tôi thì tôi bị đưa về Việt Nam sẽ chết thôi, chứ không còn cách nào khác hơn. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng là người cứu biết bao nhiêu người. Hôm nay, anh Thắng được vinh dự như thế này, tôi rất mừng. Tôi mong có nhiều người trẻ ở hải ngoại dấn thân làm việc nghĩa như tiến sĩ Thắng.”

Không lâu sau khi vượt biển đến Mỹ tị nạn năm 1979, Tiến sĩ Thắng đã bắt đầu tham gia các lĩnh vực hoạt động liên quan tới thanh thiếu niên và sinh viên. Năm 1981, anh Thắng cùng một số bạn trẻ thành lập tờ báo Xác Định, kêu gọi thanh niên người Việt tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới hướng tới các công tác phục vụ cộng đồng và đóng góp cho công cuộc cải tiến Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp bằng tiến sĩ ngành kỹ sư cơ khí, anh đã thành lập một chương trình giúp đỡ và chuẩn bị cho các thanh niên Việt mới đặt chân tới Mỹ định cư bước vào đại học.

Năm 1988, tận mắt chứng kiến thảm cảnh của các thuyền nhân người Việt khi sang thăm các trại tị nạn tại Hong Kong trong thời cao điểm cuộc khủng hoảng thuyền nhân Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã tự hứa với lòng phải gióng lên lời cầu cứu của các đồng bào khốn khổ này tới công luận quốc tế. Và cũng từ đó, anh quyết tâm theo đuổi con đường tranh đấu, bảo vệ cho người tị nạn Việt Nam, khởi đầu bằng việc gia nhập làm tình nguyện viên cho Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS. Kể từ khi góp mặt, Tiến sĩ Thắng đã giúp gầy dựng BPSOS từ một tổ chức thiện nguyện nhỏ bé phát triển thành một tổ chức cộng đồng quốc gia khá lớn, với hơn 140 nhân viên toàn thời gian, hoạt động tại 18 địa điểm trên khắp nước Mỹ cùng với 4 văn phòng tại Châu Á, gồm hai cơ sở ở Malaysia, một ở Thái Lan, và một ở Đài Loan.

Đến năm 1997, khi phong trào thuyền nhân lắng dịu, Ủy ban Cứu người vượt biển bắt đầu chuyển trọng tâm hoạt động tập trung tại nội địa Hoa Kỳ, với mục tiêu chính là phát triển nội lực và vị thế cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, tranh đấu cho người Việt bị đàn áp, bóc lột, bị buôn bán ra nước ngoài như trường hợp của các cô dâu Việt tại Đài Loan hoặc những công nhân xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Trung Đông, và bảo vệ quyền tị nạn chính trị cho những người Việt sang Thái Lan lánh nạn.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói về một số đóng góp đáng khích lệ trong thời gian qua của Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS do anh điều hành:

“Theo ước tính, mỗi năm, các văn phòng của BPSOS khắp nơi phục vụ cho khoảng 10 ngàn người, phần lớn là người Việt, và giúp định cư trên 18 ngàn đồng bào thuyền nhân sau khi họ bị hồi hương về lại Việt Nam. Ngay sau trận bão Katrina tại Hoa Kỳ, BPSOS đã điều động nhân tài-vật lực đến vùng Vịnh, Houston, để hỗ trợ cho chừng 4 ngàn gia đình người Việt lánh nạn bão lụt. Một nỗ lực thành công nữa là trong vòng 2 năm, chương trình chống nạn buôn người đã can thiệp cho trên 3 ngàn đồng bào, và đem về cho các công nhân số tiền bồi thường tổng cộng lên tới 1 triệu Mỹ kim.”

Tiến sĩ Thắng cho biết nguyện vọng của anh là tạo cơ sở cho nhiều thế hệ tiếp theo thừa hưởng và tiếp tục sự nghiệp đóng góp cho cộng đồng, cho đất nước Hoa Kỳ, và cho Việt Nam. Theo anh, giới trẻ tại Việt Nam nên quan tâm, đóng góp vào các hoạt động xã hội vì công tác phục vụ cộng đồng có tầm quan trọng rất lớn.

Anh tiếp lời: “Bởi vì đó là yếu tố để thay đổi và thăng tiến đất nước Việt Nam về lâu dài để sánh vai với các cộng đồng quốc tế. Mọi người đều là những sinh vật xã hội, không thể nào phát triển được nếu cô đơn và cô lập. Thứ hai, qua những sinh hoạt cộng đồng, con người có thể trưởng thành và học hỏi được rất nhiều những kinh nghiệm cần thiết. Khuynh hướng hiện nay, người ta đặc biệt tuyển dụng những người từng có kinh nghiệm sinh hoạt cộng đồng, bởi sinh hoạt cộng đồng tạo nên các kinh nghiệm quý báu về điều hành con người. Và thứ ba, quyền lợi của cộng đồng, của tập thể gắn bó trực tiếp và song hành với quyền lợi của cá nhân.”

Chúng ta vừa gặp gỡ nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp cho cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và cho những người Việt gặp khó khăn ở nước ngoài, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người Việt Nam đầu tiên được nhận Giải Thành tựu Công dân Xuất sắc do Tổ chức Người Mỹ gốc Trung Hoa (OCA) ở Hoa Kỳ trao tặng vào ngày 19/6 năm nay.

Tạp chí Thanh Niên của đài VOA sẽ trở lại với các bạn trong một câu chuyện mới, tối thứ ba tuần sau. Trà Mi thân chào tạm biệt quý thính giả.

* Source: http://www.bpsos.org/
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2010 , 21:10 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #7 - 04. Aug 2010 , 12:28
 
Thông cáo chung của Khối 8406 và Liên Hội Người Việt Canada


về chuyến thăm Việt Nam của Dân Biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc, đại diện Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế


Được sự ủy nhiệm của Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế, và với sự yểm trợ của các thành viên Khối 8406 tại hải ngoại và Liên Hội Người Việt Canada, ngày 7-7-2010, Dân Biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc (Bloc Québecois, Saint- Hyacinthe – Bagot, Québec) đã đi thăm Việt Nam cùng với Dân Biểu
Claude Guimond (Bloc Québecois, Rimouski-Neigette-Témiscouata-Les Basques, Québec) và hai phụ tá để nghiên cứu về tình trạng nhân quyền. Tại Huế, phái đoàn đã gặp Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Linh Mục Phan Văn Lợi. Phái đoàn cũng có dự định gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, và gia đình
các tù nhân lương tâm như bà Trần Khải Thanh Thủy, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cầy), ông Vũ Hùng, và cô Phạm Thanh Nghiên, cùng một số các nhà đối kháng chính trị khác.
Phái đoàn rất tiếc không thực hiện được những cuộc gặp gỡ nói trên, đặc biệt là với Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Luật Sư Lê Thị Công Nhân, vì bị nhà cầm
quyền Cộng Sản Việt Nam ngăn cản.

Trong cuộc thăm viếng này, phái đoàn đã chứng kiến tận mắt và thâu lượm được nhiều dữ kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Phái
đoàn sẽ tường trình kết quả của chuyến đi với Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế trong một phiên họp khoáng đại của Quốc Hội Canada vào khóa họp sắp tới.

Trước khi đi Việt Nam, bà Thái Thị Lạc có gặp gỡ Cộng Đồng Người Việt tại Montréal ngày 1 tháng 7 để tham khảo ý kiến.
Khối 8406 và Liên Hội Người Việt Canada thành thực cảm tạ Dân Biểu Thái Thị Lạc, Dân Biểu Claude Guimond và Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế đã đặc biệt lưu tâm tới tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và hy vọng chuyến đi vừa qua của phái đoàn sẽ đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc tranh đấu chung của người Việt tại quốc nội cũng như tại hải ngoại cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

Bà Thái Thị Lạc sanh năm 1972 tại Việt Nam. Bà được bầu vào Quốc Hội liên bang Canada năm 2007. Bà đã tham dự nhiều buổi điều trần về Việt Nam tại Quốc Hội Canada và công khai đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng các quyền tự do của công dân và thả các tù chính trị. Đặc biệt, ngày 28-4-2010 bà lên tiếng tại Quốc Hội Canada ủng hộ Ngày Việt Nam tại
Quốc Hội Canada do Liên Hội Người Việt Canada tổ chức với buổi hội thảo 35 năm nhìn lại: Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.
                                    -30-

Phổ biến ngày 1 tháng 8 năm 2010
Đại Diện Khối 8406 tại hải ngoại
G.S. Nguyễn Chính Kết
Đại diện Liên Hội Người Việt Canada
Ô. Ngô Văn Út, Tổng Thư Ký
Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 12:30 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #8 - 24. Oct 2010 , 19:50
 

Việt Nam: Kẻ thù của Internet

Internet Enemies Viet Nam




Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – Việt Nam là nhà tù lớn nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với cư dân mạng: hiện tại nó đã có đến mười bảy người của họ đứng phía sau song sắt nhà tù. Chính phủ này cho thấy sự không khoan nhượng đối với các trang web và công dân mạng được cho là gây nguy hại cho sự ổn định của chính phủ. Hầu hết trong số họ đã bị truy tố – và bị kết án – cho “tội danh lật đổ” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.” Họ viện dẫn điều 79 và 88 của Bộ luật hình sự.

...




ViAn, X-Cafe chuyển ngữ




Tên miền
: .vn

Dân số
: 88.578.758

Người sử dụng Internet
: 21.963.117

Phí trung bình cho kết nối một giờ tại một quán cà phê mạng:
khoảng 2,7 USD cho khách du lịch. Nhưng rẻ hơn đối với công dân.

Tiền lương trung bình hàng tháng:
khoảng 68 USD

Con số cư dân mạng bị giam giữ
: 17

Những tiến bộ mà Việt Nam thực hiện trong lĩnh vực nhân quyền đã cho phép quốc gia này trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, chẳng còn là gì nữa ngoài những ký ức xa xưa. Vào khi Đại hội Đảng Cộng sản năm 2011 kéo đến cận kề hơn, chế độ này đang xử lý một cách vụng về đối với những quan điểm bất đồng chính kiến trên Internet, và mục tiêu đầu tiên của nó là những người chỉ trích chính sách của nước này đối với Trung Quốc.



Internet quá phổ biến bởi sự tuyệt vời của nó


Trong mười năm qua, sự phát triển của Internet đã tăng vọt, cũng như sự hội nhập kinh tế của đất nước này. Các trang Web đã đạt đến một thành công lớn với dân số trẻ của Việt Nam. VàO tháng 11 năm 2009, trang mạng xã hội Facebook tự hào có một triệu người sử dụng, so với chỉ có 50.000 người vào đầu năm đó.

Những tiệm cà phê không gian mạng vẫn là phương tiện chính đối với việc truy cập Internet. Những người quản lý (tiệm café) ít khi yêu cầu khách hàng của họ xuất trình thẻ căn cước – CMND, nhưng họ được yêu cầu phải ghi cụ thể những kết nối gì mà khách hàng của họ thực hiện. Một số vụ bắt giữ liên quan đến khách hàng, những ai tham khảo các trang web bị cấm đã được ghi nhận trong quá khứ.

Một mạng lưới dân báo – báo chí công dân – đã phát triển. Các trang web như Vietnam Net và Vietnam News thảo luận về các chủ đề như tham nhũng, vấn đề xã hội, và tình hình chính trị của đất nước. Blogger tiến hành những cuộc điều tra thực tế tại chỗ mà chúng không thể được đăng tải trên các phương tiện truyền thông truyền thống của nhà nước . Nhờ có Internet và các cuộc thảo luận và các diễn đàn chia sẻ thông tin mà nó cung cấp, một xã hội dân sự ảo đã nổi lên, trong đó những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ có thể tìm thấy nơi trú ẩn – một thực tế mà nó đã gây tức tối cho nhà cầm quyền.

Sau khi dọn đường cho nó vào năm 2008, năm 2009 chế độ này bắt đầu một sự tiếp quản, khống chế đối với Internet. Trong tháng Mười năm 2008, nhà cầm quyền thiết lập một đơn vị hành chính mới, Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ này, trong tháng mười hai 2008, đã thông qua một quyết định tăng cường sự kiểm soát chính phủ đối với Internet. Những người sử dụng trang mạng để phổ biến thông tin “thù địch” đối với chính phủ có thể sẽ bị xử phạt.

Kể từ tháng Giêng năm 2009, các biện pháp mới đã được thực hiện để điều chỉnh các blog Việt Nam. Trong một văn bản có tên là “Thông tư số 7, “các nhà chức trách yêu cầu các trang blog chỉ được phép cung cấp những gì hoàn toàn có tính cách thông tin cá nhân mà thôi(Điều 1) Ví dụ, người dùng Internet không được phép phổ biến các bài báo, tác phẩm văn học, hoặc các ấn phẩm khác bị cấm theo Luật Báo chí (Điều 2). Hơn nữa, mỗi sáu tháng, hoặc tại thời điểm cơ quan có yêu cầu, các công ty đặt máy chủ phải tường trình một bản báo cáo về những hoạt động của khách hàng mà nó đề cập đến số lượng của các trang blog do họ quản lý và những số liệu thống kê của chúng, cũng như bất kỳ dữ liệu liên quan đến những trang blog mà đã vi phạm quy định của công ty đặt máy chủ (Điều 6). Bộ Công an cũng liên quan đến việc theo dõi trang Web.



Kiểm duyệt quá mức


Mặc dù quốc gia này tuyên bố chỉ lọc bỏ nội dung mà nó mang tính khiêu dâm hoặc đe dọa an ninh quốc gia, chế độ kiểm duyệt cũng ảnh hưởng đến các trang web đối lập hoặc những người mà nằm trong bất kỳ cách thức chỉ trích nào đối với chế độ. Một chủ đề mà nó đang tăng ngày càng nhiều hơn sự cấm kỵ là vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Chế độ kiểm duyệt chủ yếu liên quan đến việc ngăn chặn các địa chỉ trang web, và đặc biệt quan tâm đến các trang web bằng tiếng Việt. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác nhau thực thi các quy định này một cách không đồng bộ.

Số lượng các vụ tấn công trên mạng đang gia tăng. Những tin tặc – đặc biệt là vào tháng Giêng năm 2010 – đã tập trung nhắm tấn công trên các trang web bị xem là “vượt quá giới hạn khuôn khổ” của tự do ngôn luận trên Internet: www.bauxitevietnam.infowww.blogosin.org . Mặc dù chúng có một tiếng nói vừa phải, các trang web này đã vạch trần nhằm chỉ trích tới những chính sách của nhà cầm quyền đối với vấn đề Bắc Kinh. “Bauxite Việt Nam” trang web được sáng lập bởi ba nhà trí thức trong năm 2008 để chuyển tiếp một chiến dịch phản đối các kế hoạch tiến hành dự án khai thác bauxite của các công ty Trung Quốc tại khu vực miền Trung Tây Nguyên Việt Nam, được chấp thuận bởi chính phủ Việt Nam bất chấp những ý kiến bất đồng thuận của các nhà khoa học và các nhà hoạt động môi trường. Trang web này đã trở nên thành một kiểu diễn đàn để trao đổi một cách tự do tư tưởng về các chủ đề gây tranh cãi như tham nhũng, dân chủ, và quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam. Biên tập trang mạng này, ông Nguyễn Huệ Chi, đã bị triệu tập nhiều lần bởi công an.

Áp lực đang được đè nặng trên các biên tập viên của tờ báo mạng trực tuyến không được cấp phép như Tổ Quốc trong một nỗ lực nhằm buộc họ phải đóng cửa. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long, biên tập viên của báo Tổ Quốc đã bị triệu tập bởi công an vào tháng Hai năm 2010. Đối với ông Nguyễn Thanh Giang, một trong những đồng sáng lập viên của tờ báo này, thì bị cảnh sát bao vây rình rập tại nhà riêng của mình.

Hiện đã có được sự truy cập hạn chế vào trang Facebook kể từ tháng 11 năm 2009. Việc ngăn chặn đã xảy ra từng lúc từng khi, nhưng không phải là thường xuyên. Theo hãng tin AP, một kỹ thuật viên từ Việt Nam Data Corp đã xác nhận trong tháng Mười Một năm 2009 rằng chính phủ đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn các mạng xã hội. Một số họ đã thi hành lệnh này, trong khi những người khác thì ít hăng hái cho lắm. Biện pháp này được thực thi khi Facebook được sử dụng bởi các nhóm ủng hộ dân chủ nhằm tố cáo các vụ bắt giữ các nhà hoạt động như Nguyễn Tiến Trung. Thế nhưng những người lướt web vẫn còn sử dụng được Facebook – một cách đơn giản là họ quyết định sử dụng máy chủ proxy – thay thế – thường xuyên hơn.

Trong năm 2008, chế độ này đã thông báo yêu cầu của nó, bắt buộc các công ty nước ngoài phải hợp tác, chủ yếu trên các nền tảng blog. Một số người dùng Web, những người đã lo lắng về dữ liệu cá nhân của mình, họ đã di chuyển từ Yahoo 360plus đến các diễn đàn khác như WordPress, Blogspot và Multiply, sau khi công ty Mỹ này (Yahoo) đã quyết định chuyển giao các máy chủ từ Singapore đến Việt Nam.



Bắt giữ và kết án hàng loạt


Việt Nam là nhà tù lớn nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với cư dân mạng: hiện tại nó đã có đến mười bảy người của họ đứng phía sau song sắt nhà tù. Chính phủ này cho thấy sự không khoan nhượng đối với các trang web và công dân mạng được cho là gây nguy hại cho sự ổn định của chính phủ. Hầu hết trong số họ đã bị truy tố – và bị kết án – cho “tội danh lật đổ” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.” Họ viện dẫn điều 79 và 88 của Bộ luật hình sự.

Làn sóng mới nhất của những vụ đàn áp bắt đầu vào tháng Chín năm 2009, với việc bắt giữ chín nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội và Hải Phòng. Họ đang phải trả giá cho cái việc “dọn dẹp nội bộ” hiện đang triển khai trong sự dự phòng, chặn trước cho Đại hội Đảng Cộng sản sắp đến. Một số phán quyết tù rất khắc nghiệt đã được chia cho các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kêu gọi đa nguyên, đa đảng trên Internet. Nhà cầm quyền cũng đang dùng thủ đoạn bằng lý thuyết về một âm mưu ở nước ngoài và chỉ ra những hiệu ứng gây bất ổn của việc phổ biến các giá trị phương Tây.

Người luật sư nổi tiếng Lê Công Định đã bị kết án vào ngày 20 tháng Một năm 2010 với một hạn tù năm năm mà không có tạm tha, và các nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận bản án tù bảy năm, năm năm, và mười sáu năm, lần lượt tương ứng, theo Điều 79 của Luật Hình sự Việt Nam. Các bản án này còn bị cộng thêm ba năm quản thúc tại gia (phải được thi hành sau khi họ được thả ra khỏi nhà tù) dành cho tất cả, ngoại trừ Trần Huỳnh Duy Thức, người đã bị kết án năm năm quản thúc tại gia. Bốn nhà hoạt động này đã bị kết tội “gây nguy hại cho an ninh quốc gia,” bằng các hoạt động “tổ chức các chiến dịch thông đồng với các tổ chức phản động có căn cứ ở nước ngoài ,” được phác thảo để “lật đổ chính quyền nhân dân (…) với sự trợ giúp của Internet.” Tám blogger cũng đã bị tuyên án tù vào tháng Mười năm 2009.

Tại phần kết thúc của một phiên tòa hoàn toàn bịa đặt để lừa bịp, nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy đã bị kết án ba năm rưỡi tù giam về tội “tấn công” mặc dù cô là người bị tấn công. Những bài viết của cô trên mạng Internet đã rất phổ biến ở cả Việt Nam và nước ngoài.

Nhà báo và cũng là blogger Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng với bút hiệu Điếu Cày, vẫn còn phía sau cánh cửa nhà tù. Bị bắt vào năm 2008 một vài ngày trước khi ngọn đuốc Olympic được rước đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã bị kết án trong tháng Mười Hai năm 2008 chịu án hai năm rưỡi tù về tội “gian lận thuế” – một phán quyết buộc tội hoàn toàn bịa đặt. Theo lời tường thuật của con trai của ông, Điếu Cày đã bị theo dõi chặt chẽ kể từ khi tham gia, vào đầu năm 2008, trong cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh phản đối chính sách của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những vụ bắt giữ và kết án này là lập luận đầy thuyết phục cho chế độ tự kiểm duyệt. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, aka Mẹ Nấm, được thả ra vào tháng Chín năm 2009, nhưng cuối cùng nhượng bộ áp lực của công an, cô đã quyết định đóng blog của mình.



Áp lực quốc tế?


Trong tháng 12 năm 2009, các nước tài trợ phương Tây đã cảnh báo Hà Nội dựa vào việc áp đặt những hạn chế trên Internet, một bước mà nó có khả năng làm chậm lại sự phát triển kinh tế của đất nước. Viên Đại sứ của Hoa Kỳ – quốc gia hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – khẳng định vào tháng Hai năm 2010 rằng việc kết án những nhà bất đồng chính kiến này “đã ảnh hưởng đến quan hệ song phương.”

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên minh châu Âu đình chỉ bất kỳ cuộc đối thoại nào với Việt Nam về vấn đề quyền con người khi mà cư dân mạng và các nhà báo bị tù của quốc gia này vẫn còn bị giam giữ.



Liên kết

http://clbnbtd.com/: trang web tin tức của “câu lạc bộ các nhà báo tự do’” được thành lập bởi nhà bất đồng chính kiến trên mạng Điếu Cày (tiếng Việt).
http://english.vietnamnet.vn/: tin chính thức hàng ngày (tiếng Anh)
http://www.bkav.com.vn/: Trang web của Trung tâm Bach Khoa (Việt Nam)
http://www.rfa.org/english/vietnamese: Radio Free Asia, tiếng Việt
http://www.intellasia.com: trang web tin tức tài chính về kinh tế Việt Nam (tiếng Anh).

http://www.x-cafevn.org/node/1168

*

Internet Enemies Viet Nam




Domain name : .vn
Population : 88 578 758
Internet-users : 21 963 117
Average charge for one hour’s connection at a cyber-café : about 2,7 US$ for tourists. But cheaper for nationals.
Average monthly salary : about 68 US$
Number of imprisoned netizens : 17

The progress made by Vietnam in the domain of human rights, which allowed the country to become a member of the World Trade Organization in 2007, is nothing but a distant memory. As the 2011 Communist Party Congress draws nearer, the regime is muffling dissident views on the Internet, and its first target is critics of the country’s policy toward China.

Too popular for its own good

In the last ten years, the Internet’s growth has soared, as has the country’s economic integration. The Web has been a great success with Vietnam’s young population. In November 2009, the social network Facebook boasted a million users, as compared to only 50,000 early in that year.

Cybercafés are still the main means of Internet access. Managers rarely ask their customers to present their IDs, but they are required to record in detail what connections they make. Some arrests involving customers who consult prohibited websites have been noted in the past.

A citizen journalism network has developed. Websites such as Vietnam Net and Vietnam News discuss subjects like corruption, social issues, and the country’s political situation. Blogger conduct actual on-site investigations that could not be reported by the traditional state-owned media. Thanks to the Internet and the discussion and information-sharing forums that it offers, a virtual civil society has emerged in which pro-democracy activists can find refuge – a fact that unnerves the authorities.

After having paved the way for it in 2008, in 2009 the regime initiated a takeover of the Internet. In October 2008, the government set up a new administrative entity, the Department of Radio, Television and Electronic Information under the Ministry of Information and Communications. This Ministry passed an order in December 2008 that reinforces government control of the Internet. Web users who disseminate information “hostile” toward the government may be subject to sanctions. Since January 2009, new measures have been implemented to regulate Vietnamese blogs. In a document intitled “Circular no. 7,” the authorities required that blogs only provide strictly personal information (Art. 1). For example, Internet users are not permitted to disseminate press articles, literary works, or other publications prohibited under the Press Law (Art. 2). Further, every six months, or at the authorities’ request, the host companies must produce a report on their customers’ activities that mentions the number of blogs they manage and their statistics, as well as any data relating to blogs that have violated the host company’s regulations (Art. 6). The Ministry of Public Security is also implicated in Web surveillance.

Excessive censorship

Even though the country claims to filter only content that is obscene or endangers national security, censorship also affects opposition websites or those that are in any way critical of the regime. One subject that is growing more and more taboo is territorial disputes between Vietnam and China in the China Sea. Censorship primarily involves blocking website addresses, and particularly concerns sites in Vietnamese. The various Internet service providers enforce these rules unevenly.

The number of cyber-attacks is growing. Hackers – especially in January 2010 – have zeroed in on sites that “push the envelope” of freedom of expression on the Internet: www.bauxitevietnam.info and www.blogosin.org. Although they take a moderate tone, these sites have proven to be critical of the authorities’ policies with regard to Beijing. The “Bauxite VietNam” website was created by three intellectuals in 2008 to relay a campaign objecting to the operating plan of a Chinese company’s bauxite mining project in Vietnam’s Central Highland region, approved by the Vietnam government despite the unfavorable opinion of scientists and environmental activists. This website has been turned into a sort of forum for the free exchange of ideas on controversial subjects such as corruption, democracy, and particularly Sino-Vietnamese relations. Its editor, Nguyen Hue Chi, has been summoned several times by the police.

Pressure is being placed on editors of unauthorized online newspaper websites like To Quoc (the Homeland) in an attempt to force them to shut down. Teacher Nguyen Thuong Long, To Quoc’s associate editor was summoned by police in February 2010. As for Nguyen Thanh Giang, one of this newspaper’s co-founders, on one occasion police surrounded his house.

There has been limited access to Facebook since November 2009. Blocking has occurred on occasion, but is not yet permanent. According to the Associated Press, a technician from Vietnam Data Corp. had confirmed in November 2009 that the government had ordered Internet service providers to block the social network. Some enforced the order, while others were less zealous. This measure was implemented when Facebook was being used by pro-democracy groups to denounce arrests of activists like Nguyen Tien Trung. But Web surfers are still using Facebook – they have simply decided to use proxy servers more often.

In 2008, the regime had announced its desire to require foreign companies to collaborate, mainly on blog platforms. Some Web users who were worried about their personal data migrated from Yahoo! 360plus to platforms like WordPress, Blogspot and Multiply, after the U.S. company decided to transfer its servers from Singapore to Vietnam.

Massive arrests and convictions

Vietnam is the world’s second biggest prison for netizens: it now has seventeen of them behind bars. The government shows zero tolerance toward websites and netizens thought to be jeopardizing the government’s stability. Most of them are prosecuted – and convicted – for “subversion” or “attempting to overthrow the people’s government.” They invoke Articles 79 and 88 of the Penal Code.

The latest wave of crackdowns began in September 2009, with the arrest of nine dissidents in Hanoi and Hai Phong. They are paying the price for the “internal cleanup” now underway in anticipation of the next Communist Party Congress. Some very harsh prison sentences have been meted out to pro-democracy activists who appealed for multipartism on the Internet. The authorities are promoting the theory of a foreign-based plot and point out the destabilizing effect of proliferating Western values.

The well-known lawyer Le Cong Dinh was sentenced on January 20, 2010 to a five-year prison term without parole, and pro-democracy activists Nguyen Tien Trung, Le Thang Long and Tran Huynh Duy Thuc received prison sentences of seven years, five years, and sixteen years, respectively, by virtue of Article 79 of the Vietnamese Penal Code. To these sentences were added three years of house arrest (to be served after their release from prison) for all of them except Tran Huynh Duy Thuc, who was sentenced to five years behind bars. The four activists were found guilty of “endangering national security,” by “organizing campaigns in collusion with reactionary organizations based abroad,” designed to “overthrow the people’s government (…) with the help of the Internet.” Eight bloggers were also given prison sentences in October 2009.

At the end of a completely trumped-up trial, writer and human rights activist Tran Khai Thanh Thuy was sentenced to three and one-half years in prison for “assault” even though she was the one assaulted. Her writings on the Internet were very popular in both Viet Nam and abroad.

Journalist and blogger known as Dieu Cay, is still behind bars. Arrested in 2008 a few days before the Olympic torch was due to pass through Ho Chi Minh City, he was sentenced in December 2008 to serve two and one-half years in prison for “tax fraud” – a totally fabricated charge. According to his own son’s testimony, Dieu Cay had been closely watched since participating, in early 2008, in demonstrations in Ho Chi Minh City protesting against China’s policy in the Paracels and Spratley archipelagos.

Those arrests and convictions are compelling arguments for self-censorship. Blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a.k.a. Me Nam, was released in September 2009, but ultimately yielding to police pressure, she decided to close down her blog.

International pressures?

In December 2009, Western donor countries had warned Hanoï against imposing restrictions on the Internet, a step which would be liable to slow down the country’s economic development. The Ambassador of the United States – Vietnam’s biggest export market –asserted in February 2010 that these convictions of dissidents “were affecting bilateral relations.”

Reporters Without Borders called upon the European Union to suspend any dialog with Vietnam on the subject of human rights as long as its netizens and jailed journalists remain in custody.

Links:
http://clbnbtd.com/ : news website of the “free journalists’ club” founded by cyber-dissident Dieu Cay (in Vietnamese).
http://english.vietnamnet.vn/ : official daily (English)
http://www.bkav.com.vn/ : website of the Bach Khoa Centre (Vietnamese)
http://www.rfa.org/english/vietnamese : Radio Free Asia, Vietnamese section http://www.intellasia.com : Financial news website about the Vietnamese economy (English).

Burma China Cuba Egypt Iran North Korea Saudi Arabia Syria Tunisia Turkmenistan Uzbekistan Viet Nam Australia Bahrein Belarus Eritrea Malaysia Russia South Korea Sri Lanka Thailand Turkey United Arab Emirates
...

Back to top
« Last Edit: 24. Oct 2010 , 19:51 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #9 - 24. Dec 2010 , 01:16
 

Bạn hãy mang chút ấm áp đến với những người tù lương tâm       


...



Hãy làm gì đó, không phải chỉ để thể hiện lòng biết ơn, mà còn để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng, có rất nhiều rất nhiều người Việt Nam chia sẻ một giấc mơ giống như họ.Trong mùa Giáng sinh và Năm mới, dù quây quần đầm ấm với gia đình và bạn bè, chúng ta vẫn không quên những nhà dân chủ hiện đang bị giam cầm trái pháp luật tại Việt Nam. Họ vì hạnh phúc của mọi người, hy sinh hạnh phúc của cá nhân, cất lên tiếng nói phản biện cho một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước. Hiện nay họ đang trải qua những ngày tháng cô độc trong chốn lao tù và gia đình của họ chắc hẳn cũng gặp nhiều khó khăn, mất mát.


Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ kêu gọi người Việt trong cũng như ngoài nước và bạn bè quốc tế hãy cùng Tập Hợp gửi thiệp Giáng sinh & Năm mới đến các tù nhân lương tâm và gia đình họ, nhằm bày tỏ sự ủng hộ, đồng cảm của chúng ta với những hi sinh và lý tưởng của họ.

Một nghĩa cử nhỏ sẽ mang lại niềm động viên lớn và niềm ấm áp trong những ngày cuối năm lạnh giá.

Danh sách địa chỉ dưới đây chắc chắn vẫn còn thiếu sót nhiều tù nhân lương tâm khác. Hy vọng các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước giúp cung cấp thêm qua địa chỉ thtndc@gmail.com.

Xin chân thành cảm ơn.


Ban Đại Diện
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ


——–

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Dương Hà
Số 24 đường Điện Biên Phủ
Phường Điện Biên, Quận Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam

Luật sư Lê Công Định
BB34, Khu phố Mỹ Khang, Phú Mỹ Hưng
Phường Tân Phong, Quận 7
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Văn Hải – Điếu cày
Dương Thị Tân
84D Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Anh Kim
Số nhà 502, tổ 10
Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình
Tỉnh Thái Bình, Việt Nam

Nguyễn Tiến Trung
6/1 Nguyễn Cảnh Dị
Phường 4, Quận Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Huỳnh Duy Thức
14/13/48 Thân Nhân Trung
Phường 13, Quận Tân Bình
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Thăng Long
K18 Tập thể Đại học Bách Khoa
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lê Thị Công Nhân
Phòng 316/A7, Tập thể Văn phòng chính phủ
Ngõ 94, Phố Phương Mai, Quận Đống Đa
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Phạm Thanh Nghiên
17 đường Liên Khu, Phương Lưu 2
Phường Đông Hải 1, Quận Hải An
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Nguyễn Xuân Nghĩa
828 Trường Chinh
Phường Quán Trữ, Quận Kiến An
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Nguyễn Văn Tính
ĐKNKTT Xã Đông Phương, Huyện Kiến Thuỵ
Tổ 2, khu 1, Phường Lãm Hà, Quận Kiến An
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Nguyễn Mạnh Sơn
ĐKNKTT 268 Lý Thường Kiệt
Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng
Việt Nam

Nguyễn Văn Túc
ĐKNKTT Thôn Cổ Dũng 1, Xã Đông La
Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
Việt Nam

Ngô Quỳnh
ĐKNKTT Thôn Cẩm Bùi, Xã Xuân Cẩm
Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang,
Số 6/34/64, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Kim Nhàn
ĐKNKTT khu 34, Phường Song Mai, Thành phố Bắc Giang
Trú tại thôn Tân Văn 2, Xã Tân Dĩnh, Huyện Lạng Giang
Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đài
Vũ Minh Khánh
P302, Z8, Bách Khoa, Hai Bà Trưng
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mục sư Dương Kim Khải
Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng
37/6 tổ 33 khu phố 3, Phường 28, Quận Bình Thạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Vũ Văn Hùng
Khu tập thể Chi cục thú y phường La Khê, Quận Hà Đông
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Trần Đức Thạch
Xóm Dinh, Xã Tam Hợp, Huyện Quỳ Hợp
Tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Phạm Văn Trội
Thôn Kỳ Dương, Xã Chương Dương, Huyện Thường Tín
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Trần Khải Thanh Thủy
Số 46, ngõ 178, phố Ngõ Chợ Khâm Thiên, P. Trung Phụng
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Bình Thành
87 Điện Biên Phủ
Thành phố Huế. Việt Nam

Nguyễn Phong
86 Lê Ngô Cát
Thành phố Huế, Việt Nam

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng
14/12 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đỗ Thị Minh Hạnh
Tổ 2, khu 5, thị trấn Di Linh
Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Phạm Minh Hoàng
Vợ Lê Thị Kiều Oanh
383/6 Bà Hạt,Phường 4, Quận 10
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Thị Thúy
Mẹ Bùi Thị Nữ
Ấp Long Thái, Xã Long Khánh B, Huyện Hồng Ngự
Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam

Nguyễn Thành Tâm
Ấp 3, Xã Am Ngãi, Huyện Ba Trí
Tình Bến Tre, Việt Nam


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #10 - 24. Feb 2011 , 15:13
 
Dân Tộc - Đảng Cộng Sản: Hòa Giải Với Ai ?




Nguyễn Quang Duy

Đảng Cộng sản vừa quỷ quyệt, vừa ma quái, vừa dối trá, với một guồng máy tuyên truyền rả rích ngày đêm để đồng hóa “Đảng” với Dân Tộc với Tổ Quốc. Mặt khác lại xử dụng một guồng máy công an sẵn sàng xuống tay đàn áp mọi khác biệt để trói chặt Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong gọng kềm bạo lực của “Đảng”.


Ở hải ngọai, để giữ gìn mảnh đất tự do, 36 năm qua người Việt tỵ nạn đã duy trì một lập trường dứt khóat không chấp nhận cộng sản. Lập trường này đã giúp xây dựng được một Cộng đồng Người Việt Tự Do vững chắc luôn hướng về Quốc Nội, sát cánh cùng đồng bào trong nước đấu tranh để giải thể chế độ cộng sản. Đây là mặt tích cực.


Mặt tiêu cực là từ định kiến cá nhân (hay tổ chức) một số người lại xây dựng những lập trường cá nhân (hay tổ chức). Phương cách đấu tranh dựa trên định kiến, một đôi khi người đấu tranh không phân biệt được đâu là dân tộc đâu là đảng Cộng sản. Nếu chúng ta chưa phân biệt được đâu là dân tộc đâu là đảng Cộng sản, chúng ta sẽ còn tiếp tục tự trói chúng ta và càng ngày càng xa cách dân tộc đang tiếp tục quằn quại trong gông cùm của bạo quyền cộng sản.


Hai bài
“Xuân Hòa Giải Dân Tộc”
“Đôi Điều Tâm Sự Về Bài Viết “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” ?”
đã nhận được rất nhiều góp ý của bạn đọc khắp nơi, bài này xin đựơc làm rõ hơn một số vấn đề.


Hòa Giải Hòa Hợp là gì ?



Hòa giải và hòa hợp là hai cụm từ khác nhau diễn tả hai hành động khác nhau. Hòa giải là đi tìm đồng thuận từ mọi bất đồng, mọi khác biệt, mọi tranh chấp.


Tin tưởng, lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau không phải chỉ là căn bản của sinh họat dân chủ mà cũng là phương tiện để hòa giải mọi vấn đề. Khi đã hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau chúng ta mới có thể hòa hợp để cùng hướng về tương lai.


Trên bình diện dân tộc, hòa giải để hòa hợp là quá trình chấp nhận sự thật để giảm thiểu phân hóa xã hội và cùng hướng về tương lai. Quá trình này tiến hành liên tục qua nhiều giai đọan như đã được trình bày trong bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc”. Vì thế hòa giải và hòa hợp dân tộc là nhu cầu thiết yếu khi cuộc đấu tranh của chúng ta đang bước sang một giai đọan mới giai đọan Vận Động Quần Chúng nổi dậy giải thể chế độ cộng sản và để xây dựng một Việt Nam Tự Do Dân Chủ.


Hòa Hợp Hòa Giải với Đảng Cộng Sản ?


Người cộng sản thường tuyên truyền hãy hòa hợp trước rồi mọi việc sẽ hòa giải sau. Nhưng với chủ trương tiêu diệt đối lập, lịch sử đã chứng minh hòa hợp với đảng Cộng sản là chọn đường chết, đường tù đày hay đừơng làm thân nô lệ. Cuộc đấu tranh cho dân chủ vì thế không chấp nhận việc cá nhân hay tổ chức thương lượng với đảng Cộng sản để phân chia quyền lực (ảo). Xin xem phần cuối của bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc”.


Hòa Giải Hòa Hợp với Đảng Cộng Sản ?


Có lập luận cho rằng đảng Cộng sản cần nhận và xin lỗi thì dân tộc sẽ tha thứ. Bài “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” chứng minh đảng Cộng sản không có một chút thiện chí nào để nhận tội mà họ đã đang và sẽ tiếp tục gây ra cho dân tộc. Các tội ác như Cải cách ruộng đất, Diệt chủng Mậu Thân 1968, và nhiều tội ác khác, ngày nay vẫn còn bị che đậy. Chính lãnh đạo cộng sản biết rõ khi họ đưa sự thực ra ánh sáng thì tự nó cũng sẽ dẫn đến sự cáo chung của chế độ. Chính vì vậy họ tiếp tục ngụy tạo lịch sử và tuyên truyền dối trá.


Cộng sản là tội ác vì thế không thể hòa giải hay chấp nhận tội ác. Hồ chí Minh và tập đòan lãnh đạo cộng sản (xưa và nay), chính là những người đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra tội ác họ sẽ phải nhận phán xét từ lịch sử và từ dân tộc.


Đảng Cộng sản không hợp pháp trong thể chế đa đảng


Chủ trương và Cương lĩnh của đảng Cộng sản là bạo lực cách mạng, là độc quyền đảng trị. Vì thế tại các quốc gia dân chủ đảng Cộng sản đã bị cấm họat động hay bị đặt ngòai vòng pháp luật, tương tự trong trường hợp Việt Nam Tự Do.


Đó là chưa kể cộng sản đã gây ra biết bao tội ác. Do đó cũng tương tự như Đông Âu và Sô Viết, chế độ cộng sản phải bị giải thể.


Nhiều đảng viên cộng sản ngày nay đã bàn đến việc tách đảng Cộng sản ra thành hai hay thành nhiều đảng nhỏ chính là vì những người này đã nhận ra cộng sản là tội ác và chủ trương của đảng này không thể được chấp nhận trong sinh họat dân chủ tương lai. Cũng như mọi công dân khác các đảng viên này sẽ có quyền tự do sinh họat chính trị trong vòng luật pháp quốc gia.


Có cần hòa giải dân tộc hay không ?


Một bạn đọc góp ý : “Thực ra không có việc hòa giải dân tộc, vì dân tộc không bất hòa với chúng ta người trong hay ngoài nước, mà giữa những người theo chủ nghĩa đấu tranh giai cấp và dân tộc. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nói trong lúc ngài huy đông người dân chống Pháp và thực hiện chương trình chính trị hóa quốc dân, ngài nói dân tộc Việt nam cần giải trừ sự thống trị cùa ngoại xâm vì mọi người dân đều là dân bị trị cả, thế nhưng đáng cộng sản thực hiện cuộc đấu tranh giai cấp ngay trước khi đất nước độc lập, thời gian đấu tố xảy ra ở Nghệ An Hà Tình gọi Sô Viết Nghệ Tỉnh gây nên cái chết cho hàng trăm ngàn địa chủ, cuối cùng Hồ phải thủ nhận đó là sự sai lầm.” Góp ý trên cũng tiêu biểu cho suy nghĩ của nhiều bạn đọc. Giữa đại đa số các thành viên trong cộng đồng dân tộc quả thực không có bất hòa hay hận thù. Chúng ta chỉ có những khác biệt do chiến tranh và phân hóa ý thức hệ do cộng sản tạo ra.


Một thí dụ điển hình là ông Trần Văn Thiêng một tù nhân chính trị với 26 năm tù đày. Khi vừa được thả một mặt đã báo động cho thế giới như sau :“Nhân đây tôi xin báo động với công luận thế giới là hiện nay họ đối xử với tù nhân nói chung và bệnh tù nói riêng rất là ác độc. Bây giờ nếu thế giới muốn biết VN có nhân đạo hay không thì cứ đi tới thăm nghĩa địa của trại Z30A thì sẽ thấy mộ nhiều hơn nấm.” Mặt khác ông chia sẻ suy nghĩ về: "Nền dân chủ thật sự không có kẻ thắng người thua, tất cả người dân Việt Nam đều hưởng lợi và sẽ không có sự trả thù trong chính trị".


Tư tưởng của ông Trần Văn Thiêng có phải chính là nhờ xây dựng dựa trên quan niệm sống bao dung, hoà đồng của cộng đồng dân tộc Việt Nam . Quan niệm này dựa trên tình cảm, tránh bất đồng, tránh tranh chấp “lấy tình thương xóa bỏ hận thù” và “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”.


Trên mạng Tin Tức Hằng Ngày, từ Nha Trang bạn đọc Hồng Lan góp ý như sau: “Nếu đòi hoà giải dân tộc là một chính sách thực-sự-được-thi-hành của đảng CSVN thì đó là ảo tưởng. Nhưng nếu chúng ta tìm cách hoà giải, hoà hợp với những cá nhân bên kia chiến tuyến, “bên kia” của ý thức hệ và nhận thức thì lại hoàn toàn khả thi. Một người bị tuyên truyền quá thiên lệch (dù thuộc bên nào) thì cũng không phải là người sẵn-sàng-hoà-giải. Cho nên, kiên trì vận động, thuyết phục nhau luôn là cần thiết.”


Bạn đọc Montaukmosquito lại góp ý: “Nói về dân chúng, hòa giải đã xong từ lâu rồi. Mạng talawas, tiền vệ, dân luận x-cafe là những bằng chứng trên mạng. Đời thường cũng thế, Nguyễn Khải kể về tiếp xúc với giới văn nghệ miền Nam từ hồi xa xưa. Tới thế hệ của tôi chả còn gì để hòa giải. Bạn bè bên vàng bên đỏ đủ cả, có dịp vẫn chén chú chén anh như thường.”


Từ Nha Trang bạn đọc Hồng Lan trả lời góp ý của bạn đọc Montaukmosquito như sau: “Thật đáng mừng là một bộ phận người Việt đã có thể bắt tay nhau hòa giải. Nhưng thực tế, đó mới chỉ là giới trí thức, người có học, có hiểu biết tình hình xã hội thực hòa giải. Chứ đại bộ phận nhân dân VN vẫn còn bị đảng CSVN dùng những băng khẩu hiệu về XHCN, về “chiến thắng vĩ đại 1975″, “giải phóng”… đẹp đẽ bịt mắt nên không biết đảng chia rẽ dân tộc (để dễ cai trị). Chúng tôi – những người yêu tự do trong nước, muốn hòa giải – sẽ làm hết sức để người người VN hiểu sự thật, tiến tới hoà giải, hòa hợp.”


Chúng ta may mắn được sống trong thời đại của Thông tin Tòan cầu, hết sức dễ dàng để chúng ta có thể lắng nghe nhau và tôn trọng ý kiến của nhau. Và đúng như suy nghĩ của độc gỉa Hồng Lan, hòa giải dân tộc cần được xem là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm thiểu phân hóa xã hội và cùng hướng về tương lai. Người đấu tranh cho dân chủ cần nắm vững quan điểm này và cố gắng từng bước thực hiện quá trình hòa giải dân tộc. Nghĩa là người đấu tranh cho dân chủ cần dựa trên sự thực lịch sử dùng lý luận ôn hòa để thuyết phục lẫn nhau, thuyết phục quần chúng.


Có hòa giải, dân tộc mới hòa hợp và như thế mới tổng hợp được sức mạnh của quần chúng để đồng lòng vùng lên giành lại các quyền tự do đã bị đảng Cộng sản cướp mất từ 60 năm nay.


Những người lãnh đạo phong trào dân chủ cần nhận lãnh trách nhiệm hòa giải dân tộc, hôm nay để hướng dẫn quần chúng đứng lên và ngày mai để xây dựng một Việt Nam Tự Do. Vai trò những người lãnh đạo phong trào hôm nay và đất nước ngày mai không phải đứng ra nhận tội ác do đảng Cộng sản gây ra. Họ chỉ nhận lãnh trách niệm làm sáng tỏ sự thật để hòa giải dân tộc.


Như vậy
đấu tranh cho hòa giải dân tộc chính là đấu tranh để giải thể chế độ cộng sản
. Và ngược lại
cuộc đấu tranh để giải thể cộng sản chính là để chính thức hòa giải dân tộc.
Đây cũng là quá trình để xây dựng nền tảng cho một thể chế tự do dân chủ.


Nói rõ hơn hòa giải hòa hợp dân tộc là nền tảng để tập trung nội lực cùng đứng lên giải thể chế độ cộng sản và bắt tay xây dựng một Việt Nam Tự Do mai sau. Chính đảng Cộng sản đang sợ việc hòa giải hòa hợp dân tộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam .


Hòa Giải Giữa Những Người Đấu Tranh Cho Dân Chủ


Như đã nói bên trên cũng cùng đấu tranh giải thể chế độ cộng sản, nhưng mỗi người, mỗi tổ chức lại xây dựng dựa trên những định kiến để đề ra những lập trường khác biệt, và chỉ cần những khác biệt nho nhỏ là chúng ta thẳng tay công kích lẫn nhau tạo mất đòan kết liên tục tồn tại trong sinh họat của cộng đồng chúng ta trong suốt 35 năm qua. Nhiều khi công kích nhau chỉ vì cảm tính thay vì lắng nghe, tìm hiểu và tôn trọng lẫn nhau.


Việc này nay lại lan rộng trên cộng đồng mạng. Một cộng đồng bao gồm nhiều người sống trong nước cũng như tại hải ngọai. Một cộng đồng với nhiều người trước đây sống trên hai “chiến tuyến” khác nhau. Trong bài “Đôi Điều Tâm Sự Về Bài Viết “Xuân Hòa Giải Dân Tộc” ?”, người viết đã đưa ra một số những thí dụ điển hình và cụ thể để chỉ ra phương cách đấu tranh dựa trên định kiến và lập trường cá nhân (hay tổ chức) là không còn thích hợp.


Cũng những chuyện xảy ra ở Trung Đông, người thì cố gắng chứng minh là bất bạo động, người khác thì cho rằng kết quả của một cuộc cách mạng bạo động. Thử nghĩ nếu những người xuống đường biểu tình đều có những suy nghĩ trái chiều như vậy thì họ sẽ quay sang đánh nhau đến chết thay vì đồng tâm hợp lực để lật đổ bạo quyền.


Sự thành công của một cuộc cách mạng thiếu lãnh đạo, như đã xảy ra tại Trung Đông là một sự phân công uyển chuyển của khối quần chúng mang quyết tâm giành lại chính quyền. Khó cho chúng ta nhìn thấy hết những nỗ lực trước khi cuộc biểu tình nổ ra và trong khi cuộc biểu tình tiến hành. Nhìn chung đa số quần chúng là ôn hòa. Thành phần ôn hòa giữ vai trò vận động, điều hành cuộc biểu tình và hòa giải hay thương lượng với công an và quân đội để tránh chuyện súng nổ. Nhưng khi súng đã nổ, máu đã đổ, xung đột đã xảy ra là thời điểm của người bạo động, nếu cần sẽ họ là những người hy sinh để đa số quần chúng tiến lên hòan thành sứ mạng lịch sử.


Vì bạo quyền cộng sản sẽ không dễ dàng từ bỏ quyền lực. Nên chủ trương ôn hòa, bất bạo động và quyết tâm của quần chúng cách mạng sẽ giảm thiểu xương máu mà cuộc cách mạng phải trả. Nhưng chấp nhận cách mạng là chấp nhận hy sinh và Tổ quốc sẽ muôn đời ghi nhớ.


Phương cách đấu tranh dựa trên định kiến và lập trường cá nhân (hay tổ chức) nói trên liên tục tạo ra một tình trạng phân hóa, mất đòan kết trong cộng đồng của chúng ta. Cuối cùng cũng đều là những người chống cộng lại quay ra xem nhau như kẻ thù trong khi đảng cộng sản vẫn tiếp tục cầm quyền.


Nếu phương cách đấu tranh dựa trên định kiến và lập trường vẫn tiếp tục thì Việt Nam khó giành lại quyền tự quyết dân tộc và nếu có giành lại đựơc từ tay cộng sản thì Tự Do Dân chủ cũng sẽ không bao giờ đến với dân tộc Việt Nam .


Để giảm thiểu tiêu cực nêu trên, để dồn nỗ lực đối kháng cộng sản, người Việt dân chủ cần dựa trên sự thực lịch sử dùng lý luận ôn hòa để thuyết phục lẫn nhau, thuyết phục quần chúng. Đây chính là là nỗ lực hòa giải dân tộc và hóa giải cộng sản. Nỗ lực này cần tiếp tay đẩy mạnh khi cuộc đấu tranh của chúng ta đang bước sang một giai đọan mới giai đọan Vận Động Quần Chúng nổi dậy giải thể chế độ cộng sản xây dựng một Việt Nam Tự Do Dân Chủ.


Kết Luận


Cuộc cách mạng tại Tunisia và tại Ai Cập như một cơn bão của quần chúng đứng lên quét sạch chế độ độc tài. Tinh thần cách mạng quần chúng đang lan sang các quốc gia Trung Đông, Phi Châu và Á Châu. Tinh thần ấy đã đến với dân tộc Trung Hoa, rồi dân tộc Việt Nam để sửa sọan cho ngày Tòan Dân đứng dậy giải thể chế độ cộng sản.


Bài học lớn nhất từ Tunisia và Ai cập là thiếu lãnh tụ nhưng quần chúng lại thống nhất một ý chí quyết tâm giải thể độc tài.


Cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam cũng thế không lãnh đạo, cá nhân đòan thể thiếu đòan kết, vì thể không thể nào thống nhất trong cùng một tổ chức. Trong hòan cảnh thực tế này hòa giải hòa hợp dân tộc chính là chất keo gắn bó với nhau để thống nhất một ý chí. Ý chí đồng tâm vận động đồng bào cùng đứng lên giành lại chính quyền để giải thể chế độ cộng sản và xây dựng một thể chế tự do dân chủ.


Chất keo này cũng gắn bó chúng ta đứng cùng một phía, phân công nhiệm vụ, phân chia công tác để hòan thành sứ mạng lịch sử.


Ứơc mong bạn đọc đã nhận ra nhu cầu hòa giải và hòa hợp dân tộc (và cương quyết không bắt tay với đảng Cộng sản) là một nhu cầu bức thiết và không thể thiếu được trong quá trình vận động quần chúng đứng lên giải thể cộng sản xây dựng tự do.


Xin hướng về nhau, xin nói với nhau những lời hòa giải để ngày mới sẽ đến với Việt Nam quê hương của chúng ta.


Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

23/2/2011
Back to top
« Last Edit: 24. Feb 2011 , 15:49 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #11 - 28. Feb 2011 , 20:00
 

Giám Sát Viên Janet Nguyễn

gửi thư cho ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton


Ngày 27 tháng 2, 2011


...Kính gởi Ngoại Trưởng Hillary Clinton

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

Bộ Ngoại Giao

2201 C. Street NW

Washington,DC 20520

Kính thưa Ngoại Trưởng Clinton:

Thay mặt cộng đồng người Mỹ gốc Việt tai quận Cam tại California, tôi muốn nhân cơ hội này gởi lời cảm tạ đến sự can đảm về lời chỉ trích của bà đối với những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc của nhà lãnh đạo nước này trong cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông ta hồi tháng Giêng vừa qua.

Tôi cũng muốn chuyễn lời tán thưởng của cộng đồng chúng tôi đến những thành quả của bà trong việc làm áp lực chính quyền quân phiệt Myanmar đã trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng San Sun Kye. Những tác động và quyết tâm của bà trong lãnh vực tranh đấu cho nhân quyền đã đánh động thế giới đứng lên tiếp tục tranh đấu cho những nhân quyền căn bản – đặc biệt là tại Việt Nam.

Hơn 15 năm trước đây, Tổng Thống Clinton đã hũy bỏ lệnh cấm vận cho Việt Nam. Kết quả, mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng cải thiện một cách rõ rệt trãi qua nhiều nội nội các Hoa Kỳ. Việt Nam ngày nay được xem như một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á xuyên qua hiệp ước xong phương vừa được ký kết. Đó cũng là điều mong mõi của mọi người Mỹ chúng ta là nước này nhờ đó sẽ cải tiến trên các lãnh vực kinh tế chính trị, đặc biệt là những thay đổi quan điểm trong lãnh vực tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.

Một biến chuyển quan trọng là việc Hoa Kỳ đã đem Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm vì những vi phạm nhân quyền (CPC). Măc dầu với những nổ lực của nhiều chính phủ liên tiếp của Hoa Kỳ và các thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ, Việt Nam và chính quyền hiện tại của nước này vẫn tiếp tục chính sách cố hữu vi phạm nhân quyền trầm trọng, tiếp tục gia tăng chính sách đàn áp những người dân trong nước, mặc dầu Việt Nam với những cải thiện kinh tế và 36 năm thật sự an bình.

Chính quyền Việt Nam đã không bày tỏ một nỗ lực nào trong việc thay đổi ý thức hệ và hành vi của họ trong việc đối xử với quần chúng. Và bà cũng biết rõ, đại đa số người dân Việt Nam hiện đang sống trong tình cảnh nghèo nàn, nạn tham nhũng hoành hành trên khắp đất nước và quyền hành chính trị và tài nguyên của quốc gia này nằm trong tay một thiễu số lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tự do tôn giáo và ngôn luận và việc tham dự chính trị đa phương đề bị hoàn toàn giới hạn hoặc bị cấm đoán, mặc dầu những cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc ủng hộ Việt Nam bao gồm nhiều lãnh vực ngoại thương, và viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, bà đã từng ủng hộ Việt Nam trước mối đe dọa của Trung Quốc mà bà đã mạnh dạng công bố chính sách của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á tại hội nghị quốc tế tổ chức tại thủ đô Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái.

Là  Giám Sát Viên địa hạt 1, quận Cam, tiểu bang California nơi cư ngụ đông đảo nhất của người Việt tại hải ngoại. Là người dân cử phụ nữ gốc Việt cao cấp nhất hiện nay tại Hoa Kỳ, tôi là một trong những tiếng nói bảo vệ nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam mạnh dạn nhất. Tôi cũng hân hạnh là dân cử người Mỹ gốc Việt đầu tiện được điều trần trước Tiểu Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2008 về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trong cuộc điều trần này tôi đã biểu lộ mối quan tâm của những người Mỹ gốc Việt trên toàn nước Mỹ về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Nhân quyền tại Việt Nam là một mối ưu tư hàng đầu của cá nhân tôi xuất thân từ một gia đình tị nạn Cộng Sản, trốn khỏi chế độ hà khắc này từ những năm thuộc niên 70, vượt biển và chấp nhận những hiểm tai trên đường đi tìm tự do và dân chủ.
...

Tôi thành khẫn yêu cầu bà chuyển đạt một thông điệp rỏ ràng cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam và khuyến cáo họ thay đổi chính sách cai trị hà khắc hiện nay. Với những biến cố đã xãy ra tại Ai Cập, tương tự như vậy những trương mục tài chánh của các viên chức chính quyền Việt Nam tại ngoại quốc sẽ có thể bị sai áp, và con cái củng như thân nhân của những người này sẽ bị thanh lọc và từ chối khống các học bổng thuộc chương trình tài trợ Fulbright. Đặt các thành phần này trong danh sách hạn chế du hành ra nước ngoài, các tài sản của họ sẽ bị tịch thu ngay cả khi họ rời khỏi chức vụ, điều này sẽ cảnh giác họ nếu cứ tiếp tục các hành động vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của hàng triệu người dân Việt Nam hiện nay.

Những viên chức lãnh đạo của Việt nam hiện nay và thân nhân của những người này chỉ tiếp tục hưỡng lợi một khi họ tiếp tục nuôi dưỡng một chính quyền độc tài đảng trị và bóc lột người dân của họ. Tôi tin rằng với những biện pháp chế tài mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng cho một số quốc gia sẽ là một bài học cảnh giác cho những viên chức Việt Nam này. Họ phải hiểu rằng thế giới đang nhìn họ và những hành động vi phạm nhân quyền sẽ không thể nào được phép dung túng.

Trong tuần qua, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trong những nhà đấu tranh cho nhân quyền đã dấn thân từ nhiều năm nay, tư gia của ông đã bị Công An cộng Sản lục soát, và ngay chính ông đã bi bắt giử một cách  sái phép, chỉ vì ông kêu gọi những người dân hy sinh cho những thành quả tránh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Việc tranh đấu của bác sĩ Quế là một hành động bất bạo lực và hợp pháp, và tôi yêu cầu tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt nam phải can thiệp để bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình của bác sĩ Quế.

Tôi hy vọng rằng trong vai trò ngoại trưởng Hoa Kỳ, thông điệp của bà sẽ cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nhận thức rằng Hoa Kỳ và thế giới sẽ không dung thứ những hành động vi phạm nhân quyền cố hữu của họ và như vậy tiền đóng thuế của nhân dân Hoa Kỳ sẽ không phí phạm cho một chế độ đã không tôn trọng những quyền căn bản của con người.

Xin cảm tạ bà Ngoại Trưởng đã lưu tâm đến vấn đề này và những thành quả cũng như nỗ lực của bà trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền trên thế giới> Nếu chúng tôi có đóng góp những gì xin bà liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại (714)834-3110 begin_of_the_skype_highlighting              (714)834-3110    
  end_of_the_skype_highlighting             (714)834-3110                 (714)834-3110     hay Janet.nguyen@ocgov.com.

Trân trọng kính chào,

JANET NGUYEN

Giám Sát Viên, Địa Hạt 1

Hội Đồng Giám Sát Quận Cam

Đồng kính gởi: Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama

Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Nhân Quyền Micheal Posner

TNS Barbara Boxer

TNS John Kerry

TNS John McCain

Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Hàng và Tài Chánh Thượng Viện:

TNS Tim Johnson

TNS Richard Shelby, Phó Chủ Tịch

Ủy Viên: TNS Jack Reed, TNS Mike Crapo, TNS Charles Schumer, TNS. Bob Corker, TNS. Robert Menendez, TSN Jim De Mint, TNS Daniel Akaka, TNS David Vitter, TNS. Sherrod Brown, TNS Mike Johanns, TNS Jon Tester, TNS Patrick Toomey, TNS Herb Kohl, TNS Makr Kirk, TNS mark Warner, TNS Jerry Moran, TNS Jeff Merkley, TNS Roger Wicker, TNS Micheal Bennet, TNS Kay Hagan.

Dân Biểu Liên Bang: Loretta Sanchez, Dana Roarbacher, Ed Royce

Thống Đốc Tiểu Bang California Jerry Brown

Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa.


...



















Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #12 - 01. Mar 2011 , 00:07
 

Lời kêu gọi của nhóm trẻ Tinh Thần Diên Hồng

 

    Xin Quý vị cùng chúng tôi thắp sáng lên ngọn lửa Tự do, Dân chủ cho Việt Nam. Thổi bùng ngọn lửa này và chuyển hơi nóng về Quê Hương, trên những người dân quốc nội để họ thiêu đ

    Đốt, quyét sạch những rác rến, dơ bẩn, tanh hôi của chế độ độc tài đảng trị csvn, để người dân đang sống trên quê hương ðất việt thân yêu ðược thật sự hít thở bầu khí tự do, hạnh phúc và dân chủ.
    Trân trọng kính chào đoàn kết và chân thành cám ơn toàn thể qúy vị.

    Nhóm Trẻ Tinh Thần Diên Hồng



    Cùng tham gia buổi „Tinh Thần Hội Nghị Diên Hồng“ vào ngày thứ bẩy 05.03.2011, lúc 18 giờ Paris – 9 giờ sáng Cali – 11 giờ sáng Houston – 12 giờ NY - 12 giờ đêm VN và 4 giờ sáng ngày Chủ nhật 06. 03. Úc Châu, tại diễn đàn Paltalk: « Tinh Thần Diên Hồng »
    Kính thưa:
    - Quý vị đại diện tinh thần các Tôn Giáo trong và ngoài nước
    - Quý vị đại diện các Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại
    - Quý đồng hương người Việt yêu chuộng Công Lý - Hoà bình
    - Các bạn trẻ thân mến,




    Mục đích cuộc đời con người là kiếm tìm tự do, hạnh phúc, ai cũng muốn có cuộc sống đầm ấm, tươi vui. Thế nhưng đảng csvn đã cưỡng chiếm toàn lãnh thổ VN trong 36 năm nay, họ đã làm gì cho dân tộc VN?

    Đảng csvn đã cai trị với một thể chế độc tài man rợ, nham hiểm. Khi người dân phải lên tiếng để bênh vực lẽ phải, thì bị đàn áp, đánh đập dã man, nhân phẩm cũng bị chà đạp và bôi nhọ phũ phàng. Quyền tự do Tôn giáo, tự do ngôn luận vẫn bị hạn chế. Con người chỉ làm được và được làm những gì mà nhà cầm quyền đã hoạch định trước hoặc cho phép. Nói chung, mọi quyền căn bản tự do của con người đều còn bị kềm kẹp hay bị tướt đoạt. Một giãi Giang Sơn Gấm Vóc mà cha ông chúng ta đã bao đời hy sinh, đổ nhiều xương máu gầy dựng nên, đảng csvn đã quá hèn nhát, nhượng lại đất biên giới và hải đảo Trường sa và Hoàng sa cho bọn tàu cộng phương bắc; trong khi đó, lại hung hăng, tàn ác với người dân mình, cướp ruộng đất, nhà cửa...

    Cán bộ, đảng viên csvn thì tham nhũng, hối lộ để có nhiều tiền của, sống trên nhung lụa, ăn chơi trác táng; trái lại người dân đói khổ, cùng cực. Phần đông, giới trẻ sống mất định hướng, bị nghiện ngập trong rượu chè, cần sa, ma túy, nhiều phụ nữ bị dụ dỗ, bán làm nô lệ tình dục...Làm sao kể hết những nổi thống khổ của người dân lành đang phải gánh chịu, sống tại quê nhà!

    „Tức nước,vỡ bờ“. Đó là một định luật tất yếu. Nơi đâu có độc tài, có đàn áp, có tham nhũng, bất công, thì nơi đó có sự nổi dậy, đòi tự do, công lý. Hãy nhìn qua các nước Bắc Phi như: Tunisia, Ai cập và Libyen....., người dân, họ đã cùng một lòng, kiên quyết đứng lên đòi lại tự do, quyền sống và quyền làm người . Dân tộc Việt Nam chúng ta, cứ sống trong sự cùm kẹp mãi sao! Hãy vùng lên, lấy lại tự do, đòi lại những quyền căn bản của chính mình mà nhà cầm quyền cs đã cướp đi và nhận chìm dưới tận đáy vực bạo quyền độc tài, thối nát của nó!

    Kính thưa qúy vị, nhóm người trẻ Tinh Thần Diên Hồng chúng tôi, vì thiết tha với tiền đồ Dân Tộc, vì Tự do dân Chủ cho quê hương Việt nam, chúng tôi trân trọng kính mời toàn thể qúy vị người Việt Nam trên khắp năm Châu, cùng tích cực hưởng ứng, tham gia buổi „ Tinh Thần Hội Nghị Diên Hồng“ vào thứ bẩy, ngày 05.03. 2011, lúc 18 giờ Paris – 9 giờ sáng Cali – 11 giờ sáng Houston – 12 giờ NY - 12 giờ đêm VN và 4 giờ sáng ngày Chủ nhật 06. 03. Úc Châu, tại diễn đàn Paltalk « Tinh Thần Diên Hồng ».
    Quý vị cùng chúng tôi thắp sáng lên ngọn lửa Tự do, Dân chủ cho Việt Nam. Thổi bùng ngọn lửa này và chuyển hơi nóng về Quê Hương, trên những người dân quốc nội để họ thiêu đốt, quyét sạch những rác rến, dơ bẩn, tanh hôi của chế độ độc tài đảng trị csvn, để người dân đang sống trên quê hương đất việt thân yêu được thật sự hít thở bầu khí tự do, hạnh phúc và dân chủ.

    Trân trọng kính chào đoàn kết và chân thành cám ơn toàn thể qúy vị.

    Nhóm Trẻ Tinh Thần Diên Hồng


    Email liên lạc về địa chỉ: tinhthandienhong@googlemail.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #13 - 07. Mar 2011 , 22:15
 

CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ Yểm Trợ Đấu Tranh Quốc Nội.

 

    Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ
    The Vietnamese American Community of USA
    P.O. Box 183773, Shelby Twp., Michigan 48318-3773
    Emails: board_of_representatives@vacusa.org; executives_board@vacusa.org; supervisory_board@vacusa.org
    Website: www.vacusa.org

    TUYÊN CÁO CHUNG VỀ CÔNG TÁC YỂM TRỢ ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI TỔNG NỔI DẬY

    Xét rằng:
    1- Phong trào quần chúng biểu tình tranh đấu tại Phi Châu và Trung Đông chống nhà nước độc tài, đàn áp đã thành công rực rỡ và hiện đang mau chóng lan rộng tới các quốc gia khác trong vùng.
    2- Chế độ Cộng Sản Việt Nam cũng có đường lối cai trị độc tài tương tự, đè nén Dân Chủ ngày càng nặng nề khốc liệt, luật lệ hà khắc, cộng thêm tệ nạn tham nhũng cướp đoạt đất đai của toàn dân ngày càng trầm trọng. Hệ thống truyền thông bưng bít, bóp méo sự thật, ngăn chận Internet. Sự cách biệt giàu nghèo quá lớn, nạn thất nghiệp tràn lan, tệ nạn xã hội từ nông thôn đến thành thị làm điêu đứng mọi người dân Việt. Thời cơ giải thể chế độ Cộng Sản độc đảng đã đến, ngày cáo chung của tập đoàn bán nước, hại dân đã điểm trên quê hương Việt Nam.

    Với quyết tâm hỗ trợ nỗ lực tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam; Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ gồm 46 cộng đồng thành viên long trọng tuyên cáo:

    1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước công luận quốc tế về đường lối cai trị đàn áp dã man, độc tài, tham nhũng, cuớp đoạt quyền sở hữu, bóp nghẹt mọi quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam.
    2- Khẩn thiết kêu gọi quý Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada, Âu Châu và Úc Châu cùng chúng tôi tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ qui mô nhằm mục đích phát động một cuộc nổi dậy tại Việt Nam đòi hỏi nhà nước Cộng Sản Việt Nam trả lại quyền tự quyết cho toàn dân theo chiều hướng Dân Chủ, Tự Do.
    3- Kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ của công luận quốc tế cho cuộc tổng nổi dậy của toàn dân Việt Nam.
    4- Kêu gọi các người cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam biết khôn ngoan rút lui sớm để khỏi bị tiêu diệt vì cuộc Cách mạng Tự do Dân chủ đã tới và những người vì lòng tham, vì các quyền lợi do đảng cộng sản ban cho đang áp bức bóc lột nhân dân biết sớm ngừng lại và thay đổi để tương lai khỏi bị trừng phạt vì tội lỗi của họ.
    5- Quyết tâm yểm trợ tích cực và hữu hiệu về vật chất cũng như tinh thần công cuộc tranh đấu của đồng bào quốc nội cho đến khi thành công.

    Làm tại Hoa Kỳ ngày 6 tháng 3 năm 2011



    Nguyễn Văn Tánh Nguyễn Văn Tần
    Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương

    Danh sách các CĐ Thành Viên :
    1. Tiểu Bang Arizona
    2. Tiểu Bang Arkansas
    3. Tiểu Bang Colorado
    4. Tiểu Bang Connecticut
    5. Tiểu Bang Florida
    6. Tiểu Bang Georgia
    7. Tiểu Bang Hawaii
    8. Tiểu Bang Iowa
    9. Tiểu Bang Kansas
    10. Tiểu Bang Louisiana
    11. Tiểu Bang Maryland
    12. Tiểu Bang Massachusetts
    13. Tiểu Bang Minnesota
    14. Tiểu Bang Michigan
    15. Tiểu Bang New Jersey
    16. Tiểu Bang North Carolina
    17. Tiểu Bang Pennsylvania
    18. Tiểu Bang Oklahoma
    19. Tiểu Bang Oregon
    20. Tiểu Bang South Carolina
    21. Thành Phố Akron, OH
    22. Thành Phố Allentown, PA
    23. Thành Phố Austin, TX
    24. Bắc California
    25. Thành Phố Cleveland, OH
    26. Quận Clark County, WA
    27. Thành Phố Columbus, OH
    28. Thành Phố Dallas, TX
    29. Thành Phố Grand Rapids, MI
    30. Thành Phố Holland, MI
    31. Thành Phố Houston, TX
    32. Thành Phố Kansas City, MO
    33. Thành Phố Lancaster, PA
    34. Thành Phố Miami, FL
    35. Nam California
    36. North East Pennsylvania
    37. North Florida
    38. Thành Phố Orlando, FL
    39. Thành Phố Pomona, CA
    40. Thành Phố Reading, PA
    41. Thành Phố San Antonio, TX
    42. HH San Diego, CA
    43. Thành Phố St Cloud, MN
    44. Thành Phố St Louis, MO
    45. Thành Phố Tampa Bay, FL
    46. Hạt Tarrant, TX


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #14 - 07. Mar 2011 , 22:20
 




THÔNG CÁO KHẨN
:
V/v Biểu Tình Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam
 

    Làn sóng thần của tự do, dân chủ từ Bắc Phi, Trung Đông đã tràn về tới Châu Á để lần lượt quét sạch những chế độ độc tài.

    Cơn bão lửa từ ngọn đuốc Phạm Thành Sơn đã dâng lên trong lòng dân tộc Việt Nam.


    Để góp phần thổi bùng lên cơn bão lửa đó ngõ hầu thiêu rụi chế độ cộng sản Việt Nam phản quốc, hại dân, và mang lại tự do, dân chủ cho quê hương, kính mời toàn thể quý đồng hương, quý đoàn thể và quý cộng đồng người Việt Quốc Gia xa gần hãy nhiệt liệt tham dự thật đông đảo:





    CUỘC BIỂU TÌNH

    YỂM TRỢ TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM


    Vào lúc 1 giờ trưa thứ bảy 19 tháng 3 năm 2011

    tại Công Viên LaFayette

    (đối diện với Tòa Bạch Ốc)



    Trước đó, vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ sáu 18 tháng 3 năm 2011 sẽ có CUỘC TUYỆT THỰC 24 GIỜ tại cùng địa điểm để phản đối hành vi đàn áp dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với phong trào đòi tự do dân chủ đang rầm rộ nổi lên trong nước.



    Lòng người đang sôi sục căm hờn. Thời cơ đã tới. Người Việt hải ngoại quyết đoàn kết để hỗ trợ tối đa cho đồng bào quốc nội vùng lên tháo bỏ xích xiềng cộng sản. Người người, nhà nhà hãy rủ nhau xuống đường thật đông đảo để hợp lực cùng toàn dân trong nước đứng lên giành lại tự do, dân chủ cho quê hương.



    Có xe đón đồng hương đi biểu tình:



    * Từ VA: vào lúc 12 giờ trưa thứ bảy 19/3 tại trạm xe Metro East Falls Church, trên đường N. Sycamore St., Arlington, VA 22205.

    * Từ MD: vào lúc 11 giờ 30 trưa thứ bảy 19/3 tại khu chợ Maxim cũ ở Silver Spring (góc đường University Blvd. & Piney Branch Rd.)



    Đồng hương không tham dự được và muốn ủng hộ tài chánh cho sinh hoạt đấu tranh này, xin gửi chi phiếu về:



    Vietnamese Community of WDC, MD & VA

    P.O. Box 801, Annandale, VA 22003.



    Mọi chi tiết, xin liên lạc:



    - Ô. Đỗ Hồng Anh (CT CĐVN- WDC, MD & VA): 703-373-9333

    - Ô. Lý Hiền Tài (CT UBPHĐT): 410-917-1587

    - Ô. Lý Văn Phước (Cố Vấn CĐVN-WDC, MD & VA): 301-515-7327

    - Ô. Đoàn Hữu Định (CT Liên Hội CCSVNCH-HTĐ): 703-475-6186

    - Ô. Nguyễn Thanh Bình (CT CĐVN Boston) 857-222-5343

    - Ô. Nguyễn Trung Châu (CT Tổng Hội Cựu TNCTVN): 917-450-4259

    - DS Nguyễn Đức Nhiệm (CT CĐVN Pennsylvania): 267-246-8540

    - Ô. Trần Quán Niệm (CT CĐVN New Jersey): 917-952-6396

    - Ô. Nguyễn Đình Toàn (CT CĐVN Philadelphia): 610-914-2126.[/size]
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra