Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 
Send Topic In ra
Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam (Read 17681 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #60 - 11. Mar 2012 , 23:35
 


...


Thông cáo báo chí



   Thỉnh nguyện thư gửi Quốc Hội Canada
về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam



   Chính phủ Việt Nam phải trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý,
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhạc sĩ Việt Khang, ký giả Nguyễn Văn Khương,
và các tù nhân lương tâm khác

-


Liên Hội Người Việt Canada hiện đang phổ biến một bản thỉnh nguyện thư (TNT) gửi Quốc Hội Canada yêu cầu chính phủ Canada có biện pháp nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những vi phạm nhân quyền trầm trọng kéo dài từ nhiều năm nay.

Các công dân và thường trú dân Canada có thể ký và gửi bản TNT về văn phòng Liên Hội (Vietnamese Canadian Federation, Suite 1 – 885 Somerset St. West, Ottawa, ON K1R 6R6 Canada) trước ngày 22-3-2012.
Bản TNT này hiện có trên địa điểm liên mạng (website) của Liên Hội, www.vietfederation.ca.


Bản TNT sẽ được đệ trình lên Quốc Hội Canada vào đầu tháng 4, 2012.


Các đồng bào tại Canada không có phương tiện in bản TNT ra để ký và gửi về Ottawa, và
đồng bào tại Việt Nam và các quốc gia khác muốn hỗ trợ tinh thần bản TNT này
có thể vào địa điểm liên mạng dưới đây, trước ngày 2-4-2012, để ghi tên ủng hộ:


http://www.gopetition.com/petitions/violations-of-human-rights-in-vietnam.html


Bản dịch Việt ngữ và nguyên bản Anh ngữ được sao lại dưới đây.

-30-


Ngày phổ biến: 11-3-2012
Ban Chấp Hành, Liên Hội Người Việt Canada



________________________________________________________________________________
_



Thỉnh Nguyện thư gửi Quốc Hội Canada



Chúng tôi, các công dân và thường trú dân Canada đạo đạt lên Quốc Hội những lời thỉnh cầu
như sau:

XÉT RẰNG Trong khi chính phủ Canada bỏ ra 12 triệu đô la trong 6 năm vừa qua để giúp Việt Nam huấn luyện các luật sư và thẩm phán, các chánh án Việt Nam vẫn tiếp tục ban hành những bản án nghiệt ngã đối với những người bất đồng chính kiến với chính phủ và kêu gọi tự do, dân chủ. Những bản án này đều dựa trên hai điều khoản mù mờ số 79 và 88 của bộ hình luật, và trên những nghị định, tu chính nghị định với mục đích càng ngày càng bóp nghẹt quyền tự do
phát biểu quan điểm. Nhà cầm quyền đã lợi dụng nội dung lỏng lẻo và không minh bạch của các văn bản này để giới hạn một các tuỳ tiện những ý kiến của các nhà báo hoặc những người viết trên liên mạng (bloggers), và bắt giam những người cổ động cho nhân quyền qua liên mạng, báo chí, đài phát thanh, v.v.


XÉT RẰNG
Vấn đề đàn áp tôn giáo và các dân tộc thiểu số là một vấn đề trầm trọng diễn ra từ nhiều năm nay tại Việt Nam. Vụ sát hại mấy chục người Hmong theo đạo Thiên Chúa, tấn công và mưu toan chiếm đất tại vùng họ đạo Thái Hà, tấn công và tra tấn các con chiên họ đạo Cồn Dầu, tấn công nhóm Pháp Luân Công, kết án các mục sư Mennonite, tra tấn người Thượng theo đạo Thiên Chúa, và bỏ tù thành viên của các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận đều là những chuyện đi ngược lại với Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Trong năm 2010 và 2011, một số người dân tộc thiểu số sau đây bị kết án nặng nề: Kpa Sinh, 8
năm; Rmah Hlach, 12 năm; Siu Brom, 10 năm; Siu Hlom, 12 năm; Siu Koch, 10 năm; Siu
Nheo, 10 năm; Rah Lan Blom, 9 năm; Rah Lan Mlih, 9 năm; Ro Mah Klit, 8 năm; Kpa Y Co,
4 năm; Ksor Y Du, 6 năm; Ro Mah Pro, 9 năm.


XÉT RẰNG
Quyền tự do phát biểu quan điểm, như được quy định trong Điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền,bị giới hạn trầm trọng tại Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục nhắm vào những người dùng liên mạng (internet users), những người viết trên internet (bloggers), các ký giả, và các nghệ sĩ chống đối chính quyền. Những người cổ động cho tự do một cách hòa bình, đề nghị thay đổi chính sách giáo dục, cải tổ xã hội, hoặc cổ động cho dân chủ qua các bài viết, các bản nhạc đều bị ghép vào tội phá hoại tinh thần đoàn kết quốc gia, xúi dục các hành vi bạo động, hoặc âm mưu lật đổ chính quyền.


XÉT RẰNG
Quyền tự do hội họp, theo Điều 20 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, bị
từ chối thường xuyên. Những người tham gia vào các vụ phản đối một cách hoà bình, chẳng hạn như biểu tình đòi đất, bị đánh đập ngay tại chỗ trước khi bị giam giữ.


XÉT RẰNG Không những chính phủ Việt Nam đã trắng trợn vi phạm quyền của người dân, họ còn giấu nhẹm những nỗ lực của các tổ chức cổ võ cho nhân quyền; trang nhà của các tổ chức như Human Rights Watch, Reporters Without Border đều bị ngăn cấm tại Việt Nam. Đây là một điều xúc phạm tới quyền tự do thông tin, vì liên mạng là một nguồn tin tức dồi dào, nhà cầm quyền ngăn cản việc dùng liên mạng nhằm bưng bít không cho dân chúng biết những quyền tự do của họ.


XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, tại Việt nam hiện có trên một trăm trại tập trung cải tạo cưỡng bách lao động bắt các tù nhân phải làm việc khổ sai. Họ thường không được trả lương, hoặc được trả dưới mức lương tối thiểu, và lương của họ lại bị cắt bớt để trả cho tiền ăn, tiền ở, hoặc để trả các phí tổn quản trị, còn những người từ chối làm việc thì bị trừng phạt thô bạo. Nhiều tù nhân chính trị bị cưỡng bách lao động một cách tương tự, chẳng hạn như họ phải lột vỏ hột điều để xuất cảng. Việt Nam là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về xuất cảng hột điều, mỗi năm lên tới 2 tỉ đô la.


XÉT RẰNG Nhiều người bị giam giữ trong các trại tù, bất cứ vì lý do gì, đều bị ngược đãi, thân nhân không được thăm nuôi, và còn bị xiềng chân và biệt giam nữa. Các tù nhân thường bị tra tấn trong các đồn Công An, trong các trại giam, trong các nhà tù, và nhiều người chết vì bị tra tấn.


XÉT RẰNG Năm 2010 chính phủ Việt Nam tái giam Linh Mục Nguyễn Văn Lý mặc dầu sức
khoẻ của ngài đang bị suy giảm trầm trọng.
XÉT RẰNG Chính phủ Việt Nam tiếp tục quản thúc Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Thủ
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, năm nay đã 84 tuổi, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một
nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, chỉ vì Hòa Thượng và Bác Sĩ đòi hỏi dân chủ, tự do cho Việt
Nam. Hòa Thượng và Bác Sĩ cùng nhiều lần được đề nghị Giải Nobel Hòa Bình.


XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, nguyên trong năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà tranh đấu chính trị một cách hòa bình, kết án họ tổng cộng 185 năm tù và sau đó chịu 75 năm quản chế, về những tội mù mờ như “âm mưu lật đổ chính phủ” hoặc “tuyên truyền chống chính phủ”. Sau đây là một số trường hợp điển hình những người bị bắt, bị cầm tù trong hai năm 2010 và 2011:


Bùi Thị Minh Hằng, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, hiện đang bị giam giữ mà không có xử án, 2 năm tại một trại cải huấn dành cho những người nghiện ngập.
Cao Văn Tính, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ luật, 7 năm
Đoàn Huy Chương (tự Nguyễn Tấn Hoành), công nhân, 7 năm

Đỗ Thị Minh Hạnh
, công nhân, 7 năm
Dương Âu, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
Dương Kim Khải, mục sư, 5 năm
Hồ Thị Bích Khương, văn sĩ, 5 năm
Lê Công Định, luật sư, 5 năm
Lê Thăng Long, kỹ sư, 5 năm
Lư Văn Bảy, viết trên liên mạng (blogger), 4 năm
Nguyễn Bá Đăng, viết trên liên mạng, bị giam giữ không có xử án
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, công nhân, 9 năm
Nguyễn Ngọc Cương, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư, 7 năm
Nguyễn Văn Canh (tự Trần Hữu Cang), tranh đấu cho tự do tôn giáo, 13 năm
Nguyễn Văn Hải, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Điếu Cầy, bị biệt giam sau khi hết hạn tù
Nguyễn Văn Lía, Phật tử Hòa Hảo, tranh đấu cho tự do tôn giáo, bị giam giữ nhưng không hề bị xử án
Nguyễn Văn Khương, ký giả, bị bắt vì đã phanh phui một vụ Công An ăn hối lộ
Phạm Thanh Nghiên, công nhân, 4 năm
Phạm Thị (Ngọc) Phương, đảng viên Đảng Vì Dân, 11 năm
Phạm Văn Thông, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Phan Thanh Hải, luật sư, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Anh Ba Sài Gòn,bị
giam giữ nhưng không hề bị xử án
Phùng Quang Quyền, đảng viên Đảng Vì Dân, 4 năm
Phùng Lâm, tranh đấu cho luật pháp, 7 năm
Tạ Phong Tần, viết trên liên mạng (blogger), bị bắt cóc và bị giam nhưng chưa hề bị kết tội, kết án
Trần Anh Kim, cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân (Cộng Sản), 5 năm rưỡi
Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư và nhà báo, 16 năm
Trần Thị Thủy, nhà nông & tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, tranh đấu cho quyền sở hữu đất
và tự do tôn giáo, 8 năm
Vi Đức Hồi, văn sĩ, 5 năm


XÉT RẰNG Gần đây,nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhạc sĩ nổi tiếng Võ Minh Trí (tự Việt Khang) vì tội viết các bài ca yêu nuớc.


VÌ VẬY, chúng tôi thỉnh cầu Quốc Hội:

1/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, ký giả Nguyễn Văn Khương, và những người có tên trên đây, cũng như những người bị quản thúc tại gia như Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.

2/ Yêu cầu chính phủ Canada gắn liền nhân quyền vào việc buôn bán với Việt Nam, và trong các chương trình viện trợ cho Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada ngưng viện trợ cho
Việt Nam, ngoài các chương trình nhân đạo, trừ phi chính phủ Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân
quyền của người dân, và tôn trọng tất cả những điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền.

3/ Yêu cầu chính phủ Canada đòi chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản mù
mờ như hai điều 79 và 88 của bộ hình luật, và những nghị định coi những người tranh đấu một
cách hòa bình, cho quyền được sống như một người bình thường, là tội pham.


Chúng tôi viết thỉnh nguyện thư này với niềm hy vọng tiếng nói và hành động của Canada,
một quốc gia đặt quyền lợi của ngưòi dân lên hàng đầu, cùng với tiếng nói và hành động của
cộng đồng quốc tế sẽ cho những người đang tranh đấu cho tự do và dân chủ tại các quốc gia
của họ biết là họ không tranh đấu một cách đơn độc, và những quyền căn bản của họ đang
được nêu cao và hậu thuẫn trên khắp thế giới.


Chúng tôi cam kết tôn trọng sự thật và tinh thần trách nhiệm.

(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada – www.vietfederation.ca)


Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2012 , 01:26 by admin »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #61 - 15. Mar 2012 , 17:44
 
Cuộc Vận Động Cho Nhân Quyền: Phát Triển Nội Lực



Ts. Nguyễn Đình Thắng


Ngày 14 tháng 3, 2012



Sau 30 ngày sôi nổi, cuộc vận động cho nhân quyền cùng lúc nhắm vào Hành Pháp và Lập Pháp đã kết thúc vừa được một tuần. Bên cạnh những thành quả gặt hái được về công việc, mà chúng tôi đã tường trình qua bài "Lượng Định Thành Quả", chúng ta còn đạt được những thành quả cụ thể về phát triển nội lực. Nói chung, nay tập thể người Việt:



(1)    Có tiếng nói trực tiếp với Hành Pháp Hoa Kỳ: Mọi người tham dự cuộc tiếp xúc ngày 5 tháng 3 sẽ thường xuyên nhận thông tin cập nhật từ Toà Bạch Ốc và đều có thể bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính sách quốc gia. Tất cả những ai, dù không ở trong phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, nếu muốn tham dự cuộc đối thoại này thì xin liên lạc với Ông Eddie Lee: Edward_Y_Lee@who.eop.gov.



(2)    Tăng khả năng vận động Lập Pháp: Khác với vận động Hành Pháp, vận động Lập Pháp cần thực hiện cả ở Hoa Thịnh Đốn lẫn ở từng địa phương. Trong ngày 6 tháng 3 trên 500 đồng hương tiếp xúc với trên một trăm văn phòng dân cử ở Quốc Hội. Rất nhiều hội đoàn và đồng hương giờ đây đã thiết lập quan hệ trực tiếp với hàng trăm văn phòng dân cử Liên Bang.



(3)    Thu hút sự tham gia của giới trẻ: Vì phù hợp với sở trường của họ, nhiều người trẻ cảm thấy phấn khởi và thích thú trong các công tác vận động kể trên. Họ sẽ là điểm tựa cho các cộng đồng địa phương để mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể góp tiếng nói ảnh hưởng chính sách ở các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang.



(4)    Vận động được sự yểm trợ của các cộng đồng bạn: Nhiều nhóm và tổ chức bạn đã cùng tham gia cuộc vận động vừa qua, tạo thêm sức mạnh cho tiếng nói của chúng ta: các tổ chức người Hmong, người Khmer Krom và cựu chiến binh Hoa Kỳ.



(5)    Phối hợp về phương cách, nội dung và tài liệu vận động, không riêng ở Hoa Kỳ mà trên toàn thế giới. Dưới đây là những tài liệu sử dụng chung đã được phổ biến: www.bpsos.org/mainsite/images/files/ishr_political_prisoners_02_25_12.pdf

www.bpsos.org/mainsite/images/files/bpsos_montagnards_prisoners_02_26_12.pdf

www.bpsos.org/mainsite/images/files/bpsos_hmong_prisoners_02_26_12.pdf

http://www.machsongmedia.com/images/stories/bpsos_muong_nhe_incident.pdf



Nhằm khai thác các thành quả trên, trong thời gian tới đây chúng ta cần trau luyện thêm nữa khả năng và kinh nghiệm vận động Hành Pháp và Lập Pháp một cách có phối hợp trên toàn quốc Hoa Kỳ. Sau đây là những việc làm cụ thể:

(1)    Chuyển sang vận động ở địa phương: Chúng tôi đã cung cấp mẫu thư và tài liệu để các cá nhân và tổ chức tiếp tục cuộc vận động ở từng địa phương.

(2)    Thành lập nhóm nghiên cứu để thu thập và phối kiểm thông tin về vi phạm nhân quyền nhằm sử dụng trong quốc tế vận. Nhóm nghiên cứu này đang được thành hình và sẽ hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu sẵn có.

(3)    Hướng dẫn và thông tin cho quần chúng: Những người rành rẽ về hệ thống Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ, qua các chương trình truyền thanh và truyền hình định kỳ, sẽ từng bước giải thích về guồng máy chính quyền, quy trình làm chính sách, và các phương thức ảnh hưởng chính sách.



Chúng ta cần dấn thân vào dòng chính vừa để thăng tiến cộng đồng, vừa để đóng góp cho đất nước đã cưu mang chúng ta, vừa để tạo thế đứng cho công cuộc quốc tế vận nhằm yểm trợ cho đồng bào ở Việt Nam. Cuộc vận động Hành Pháp và Lập Pháp vừa qua là một bước tiến dài của tập thể người Việt trong cả ba lãnh vực này.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #62 - 16. Mar 2012 , 10:47
 
Đài SBTN Toronto phỏng vấn Ts. Lê Duy Cấn
- Uỷ Viên Ngoại Vụ của Liên Hội Người Việt Canada -
về Thỉnh Nguyện Thư gửi Quốc Hội Canada



Back to top
« Last Edit: 16. Mar 2012 , 11:39 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #63 - 31. Mar 2012 , 14:22
 


...


Thông cáo báo chí




Dân Biểu Paul Dewar sẽ đệ trình lên Quốc Hội Canada bản thỉnh nguyện thư về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam






Ngày 27-3-2012, Ô. Nguyễn Thành Danh, Ủy Viên Nội Vụ, và Ô. Lê Duy Cấn, Ủy Viên Ngoại Vụ, đã đại diện Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Canada tới văn phòng Ô. Paul Dewar, Dân Biểu Liên Bang Canada vùng Trung Tâm Ottawa, để trao bản thỉnh nguyện thư (TNT) gửi Quốc Hội Canada yêu cầu chính phủ Canada có biện pháp nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những vi phạm nhân quyền trầm trọng kéo dài từ nhiều năm nay.  Ngày 30-3, Ban Chấp Hành Liên Hội đã chuyển thêm một số bản thỉnh nguyện thư Liên Hội mới nhận được sau này.



Bản TNT yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhạc sĩ Việt Khang, ký giả Nguyễn Văn Khương, và các tù nhân lương tâm khác.



Ông Dewar sẽ đệ trình bản TNT này lên Quốc Hội Canada sau khi được Văn Phòng Thỉnh Nguyện Thư của Quốc Hội (House of Commons Petition Clerk) chấp thuận.



Có tất cả 6,208 thường trú dân và công dân Canada đã ký vào bản TNT trong cuộc vận động của Liên Hội Người Việt Canada kéo dài từ ngày 23-2 tới ngày 30-3-2012.



Song song với việc đệ trình bản TNT, Ban Chấp Hành Liên Hội đang thu xếp để điều trần về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trước Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội về Ngoại Giao và Mậu Dịch Quốc Tế (Human Rights Sub-Committee, House of Commons Standing Committee on Foreign Affairs and International Trade).



Trong khi chờ đợi, các đồng bào tại Canada không có dịp ký vào bản TNT, và các đồng bào tại Việt Nam và các quốc gia khác muốn hỗ trợ tinh thần bản TNT này có thể tiếp tục vào địa điểm liên mạng (website) dưới đây, trước ngày 4-4-2012, để ghi tên ủng hộ:



http://www.gopetition.com/petitions/violations-of-human-rights-in-vietnam.html



Ban Chấp Hành Liên Hội xin thành thật cảm tạ các hội thành viên, các hội đoàn bạn, các cơ sở truyền thông người Việt tại hải ngoại, các thân hữu, và đặc biệt là Ban Thông Tin của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada – Vùng Montréal, đã sốt sắng vận động đồng bào khắp nơi ký tên, khiến cho công cuộc vận động cho bản TNT này được thành công mỹ mãn. 




-30-



Ngày phổ biến: 31-3-2012



Ban Chấp Hành, Liên Hội Người Việt Canada

www.vietfederation.ca


___________________________________________________

...

Ô.Ô. Lê Duy Cấn, Paul Dewar, Nguyễn Thành Danh

tại Quốc Hội Canada, 27-3-2012
Hình: LHNVC

Back to top
« Last Edit: 31. Mar 2012 , 14:39 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #64 - 21. Apr 2012 , 01:47
 



Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư Hoàn Tất
Bước Tiếp Theo Trên Hành Trình Vận Động
Nhân Quyền Cho Việt Nam



Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 20/04/2012

Hôm nay, qua Phụ Tá Ngoại Trưởng Michael Posner, Giám Đốc Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao, Toà Bạch Ốc chính thức trả lời thỉnh nguyện thư của trên 150 nghìn người Mỹ gốc Việt. Vậy là chiến dịch thỉnh nguyện thư đã chính thức hoàn tất. Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ nay cần tập trung thực hiện bước kế tiếp trên hành trình dài lâu để tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam.

Về thỉnh nguyện thư, chúng ta đã chu toàn các mục tiêu đưa ra từ ban đầu: (1) tạo sự quan tâm của Hành Pháp Obama đến nguyện vọng của tập thể người Mỹ gốc Việt về nhân quyền cho Việt Nam; (2) yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ vận dụng cuộc thương thảo về mậu dịch để đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù chính trị, tôn giáo và lương tâm; và (3) kêu gọi Hành Pháp Obama tiếp tục hội ý tập thể người Mỹ gốc Việt về các chính sách liên quan đến Việt Nam. Văn thư trả lời của Ông Posner ghi nhận tất cả các điểm này.

Trong bước kế tiếp, chúng ta cần cung cấp thông tin cập nhật và đôn đốc Bộ Ngoại Giao và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch của Toà Bạch Ốc gia tăng áp lực lên chính quyền Việt Nam. Trong chiều hướng này, chúng tôi đã thực hiện những việc sau đây trong 6 tuần qua:




(1)    Họp riêng với Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao ngày 23 tháng 3.

(2)    Họp riêng với Văn Phòng Theo Dõi và Chống Buôn Người của Bộ Ngoại Giao ngày 13 tháng 4.

(3)    Yểm trợ tổ chức Montagnard Human Rights Organization cho buổi tiếp xúc của họ với Bộ Ngoại Giao, Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch và Bộ Quốc Phòng trong hai ngày 16 và 17 tháng 4.

(4)    Hẹn họp với Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao lần nữa, ngày 1 tháng 5 tới đây.

(5)    Cung cấp thông tin cho bản phúc trình năm 2012 vừa được công bố bởi Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

(6)    Phối hợp và hướng dẫn đồng hương ở mỗi địa phương vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ lên tiếng với Bộ Ngoại Giao để yểm trợ cho tiếng nói của chúng ta.

(7)    Vận động Hạ Viện thông qua hai đạo luật về nhân quyền cho Việt Nam: HR 1410 và HR 156.

(8)    Thành lập ban nghiên cứu để thường xuyên cập nhật thông tin về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cho các giới chức Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ.

Riêng trong nỗ lực vận động Quốc Hội, chúng tôi đã thảo thư mẫu và hướng dẫn số đồng hương tham gia cuộc vận động ở Quốc Hội ngày 6 tháng 3 để tiếp tục kêu gọi sự quan tâm của các dân biểu và thượng nghị sĩ của họ. Nhiều vị dân biểu và thượng nghị sĩ đã gởi văn thư cho Bộ Ngoại Giao để yểm trợ cho tiếng nói của chúng ta; Bộ Ngoại Giao đã hồi âm cho một số vị dân cử. Đặc biệt Dân Biểu John Conyers (Dân Chủ, Michigan) đã cử vị Chánh Văn Phòng đến Đà Nẵng để nêu vấn đề Xứ Đạo Cồn Dầu.

Chúng tôi đang phối hợp với hai tổ chức Hmong National Development và The Long Walk for Freedom để vận động thêm sự hợp tác của cộng đồng người Hmong ở Hoa Kỳ, nhất là quanh vấn đề đàn áp đồng bào Hmong ở vùng Điện Biên.

Nội trong một, hai tuần tới đây Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta cần chuẩn bị để phân tích bản phúc trình này và sẵn sàng lên tiếng, trực tiếp với Bộ Ngoại Giao và qua các vị dân cử, nếu có những điểm sai, sót. Chúng ta cũng phải sẵn sàng như vậy đối với bản phúc trình về buôn người mà Bộ Ngoại Giao sẽ công bố vào giữa tháng 6 tới đây. 

Để yểm trợ cho bước vận động kế tiếp này, vấn đề thông tin đều đặn cho các giới chức Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ trở thành vô cùng quan trọng. Quan trọng không kém là nâng khả năng phối hợp trong công tác vận động của những người thành tâm thiện chí ở các địa phương để cùng nhau đẩy mạnh và xa bước kế tiếp này.

Đối phó với cuộc vận động ồ ạt của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ, trong thời gian vừa qua chính quyền Việt Nam một mặt đã cùng lúc đánh hoả mù trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và đối với chính giới Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ngày hôm nay họ chi tiền chạy quảng cáo trên báo The Hill, một tờ báo lưu hành ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhằm đánh bóng chế độ và chống Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1410).

Tuy nhiên họ không có thế đứng của công dân hay cư dân Hoa Kỳ mà chỉ là tiếng nói ngoại lai. Bằng cách phát huy thế đứng của mình, chúng ta sẽ bẻ gãy được những nỗ lực chống trả của họ.

Trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến thông tin cập nhật về bước kế tiếp. Chúng tôi cũng sẽ có bài tổng kết và rút kinh nghiệm của bước vận động vừa qua. 




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #65 - 17. May 2012 , 00:16
 

ĐIỀU TRẦN VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #66 - 17. May 2012 , 20:39
 


Ký Kiến Nghị Thư chuyển đến Quốc Hội Úc v/v Nhân quyền tại Việt Nam

Tác giả : Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu

Kiến Nghị Thư chuyển đến Quốc Hội Úc
v/v Nhân quyền tại Việt Nam



THƯ NGỎ VÀ LỜI KÊU GỌI
CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU


Nguồn: http://www.vcavic.org.au/

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu trân trọng kính mời và kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới và tại Úc Châu đồng ký tên vào Kiến Nghị Thư yêu cầu Thượng Viện Quốc Hội Úc trực tiếp đặt cuộc Đối Thoại Nhân Quyền với cộng sản Việt Nam dưới sự kiểm sát của Quốc Hội và đặt điều kiện cải tiến nhân quyền trong mọi viện trợ phát triển của Úc cho cộng sản Việt Nam.

Kiến Nghị Thư nầy do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu khởi xướng và Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Ron Boswell (Queensland, Australia) bảo trợ.

Trong tháng Tư đen nầy, khi chúng ta kỷ niệm 37 năm chế độ cộng sản Hà Nội chiếm đóng Việt Nam Tự Do thì Hà Nội lại càng khiêu khích hàng chục triệu đồng bào trong nước và hai triệu người Việt hải ngoại với quyết định truy tố những ngòi bút tranh đấu cho tự do đân chủ và nhân quyền như Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy) và Bà Tạ Phong Trần (Sự Thật và Công Lý) về ‘tội’ tuyên truyền chống Nhà Nước (Nguồn: Pháp Tấn Xã/AFP ngày 15.04.2012).

Nếu được đồng bào yểm trợ đông đảo để Thượng Viện Quốc Hội Úc chấp thuận và thi hành, Kiến Nghị Thư nầy sẽ là một bước tiến vô cùng quan trọng vì nó gia tăng vai trò của Cộng Đồng Người Việt Tự Do trong việc theo dõi, đóng góp ý kiến và cập nhật tin tức về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, khi cuộc Đối Thoại Nhân Quyền song phương diễn ra tại Úc Châu, và tạo cơ hội cho Quốc Hội thẩm định tra cứu hiệu quả của các cuộc Đối Thoại.

Xin hãy cùng nhau góp sức tranh đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam bằng cách ký tên vào Kiến Nghị Thư quan trọng này của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu. Xin hãy cùng nhau lên tiếng cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, để Cộng Sản Việt Nam phải thả những tù nhân yêu nước như Việt Khang, Bùi Thị Minh Hằng và các nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền khác tại Việt Nam.

Xin quý vị theo sự chỉ dẫn dưới đây để ký vào Kiến Nghị Thư. Hạn chót để ký tên là: ngày 17 tháng 6 năm 2012.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm và đóng góp quí báu của toàn thể quý vị.

Úc Châu ngày 16-4-2012
TM. BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
Chủ tịch
Nguyễn Thế Phong


Hướng dẫn ký Kiến Nghị Thư



Kính mời quý đồng hương theo các hướng dẫn với trình tự như sau:

1- Mở trang mạng Kiến Nghị Thư bằng cách click vào đường nối sau đây: http://www.gopetition.com/petitions/nhanquyentaivn.html

2- Đọc nội dung Kiến Nghị Thư (có cả phần tiếng Anh và tiếng Việt)

3- Xuống cuối trang, click vào nút:





4- Điền vào các ô có dấu hoa thị đỏ *

5- Sau hàng Verification Code, trong ô chữ nhật lớn xin đọc 4 mẫu tự (Capcha-picture) trên hàng chữ nhỏ Enter code & click 'Sign' (below) và ghi 4 mẫu tự ấy vào ô chữ nhật trắng:



6- Để kết thúc việc ký tên, xin quý đồng hương click vào chữ SIGN.



7- Tên của quý đồng hương sẽ hiện lên ngay trong trang chữ ký. Muốn xem trang chữ ký xin vui lòng click vào trang: Xem chữ ký về Kiến Nghị Thư Nhân Quyền Việt Nam



Kính mong quý đồng hương các nơi phổ biến rộng rãi Thư Ngỏ và Lời Kêu Gọi này để chứng tỏ quyết tâm đoàn kết với quốc nội trong mục tiêu đấu tranh giải thể cộng sản vì sự toàn vẹn lãnh thổ và vì tự do dân chủ cho 90 triệu bà con trong nước.
Back to top
« Last Edit: 17. May 2012 , 20:39 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #67 - 19. May 2012 , 23:11
 
Mỹ nối kết nhân quyền với việc tăng cường quan hệ quân sự Việt-Mỹ


Các giới chức Hoa Kỳ mới đây lại một lần nữa chỉ trích Việt Nam chà đạp nhân quyền và công khai bày tỏ quyết định nối kết việc cải thiện quyền con người với việc tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói rằng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị phương hại vì những hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không bán cho Việt Nam các loại vũ khí tấn công nếu Hà Nội không chứng tỏ sự chín chắn trong lãnh vực nhân quyền. Mời quí thính giả nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu.


Duy Ái - VOA



...
Hình: VOA
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam trở nên u ám hơn trong những năm gần đây



Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mới đây cho biết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn ở Việt Nam đã gây phương hại cho những nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ với Hà Nội, trong lúc tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ đối đầu kéo dài hơn một tháng nay giữa các tàu vũ trang của Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough.

Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.

Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua. 

"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."


Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.

Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.

Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:

"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."

Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.

Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.


Back to top
« Last Edit: 19. May 2012 , 23:12 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #68 - 20. May 2012 , 23:16
 
...


HOA KỲ NỐI KẾT NHÂN QUYỀN VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VIỆT-MỸ

(05/19/2012)
Tin Hoa Thịnh Đốn - Kết quả của vụ thỉnh nguyện thư We The People đã tạo ra những ảnh hưởng rất rõ đối với chính phủ Obama trong việc đối phó với tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bản tin đài VOA hôm nay viết rằng các giới chức Hoa Kỳ mới đây lại một lần nữa chỉ trích Việt Nam chà đạp nhân quyền và công khai bày tỏ quyết định nối kết việc cải thiện quyền con người với việc tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội. Ông Posner nói quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị phương hại vì những hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.

Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mới đây cho biết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn ở Việt Nam đã gây phương hại cho những nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ với Hà Nội, trong lúc tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ đối đầu kéo dài hơn một tháng nay giữa các tàu vũ trang của Trung Cộng và Phi Luật Tân gần bãi cạn Scarborough. Ông Posner nói cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền. Theo ông thì chính phủ Hoa Kỳ đã nói rõ với Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà Hoa Kỳ đã thực hiện với phía Việt Nam.

Trước đó, một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng là Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người. Tại một cuộc hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế CSIS ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa cho biết trong những năm gần đây ông mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của ông. Và ông đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Các tổ chức nhân quyền nói sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý.

Ông đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng ông nghĩ rằng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có thể nêu ra những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì Hoa Kỳ có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ. Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Malaysia và Brunei. Nhiều người cho rằng đây là kết quả của cuộc vận động thỉnh nguyện thư We The People mà đài truyền hình SB-TN đã phát động, cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đang lắng nghe tiếng nói của cộng đồng người Việt hải ngoại và đã lưu tâm khi đặt vấn đề nhân quyền lên trên vấn đề giao thương với Cộng sản Việt Nam.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #69 - 22. May 2012 , 06:14
 

Những Giáo Dân Cồn Dầu Đầu Tiên Rời Thái Lan Đến Hoa Kỳ



Báo Mạch Sống, ngày 21 tháng 5, 2012

Hôm nay một gia đình giáo dân của Xứ Đạo Cồn Dầu lên đường đến Hoa Kỳ sau gần hai năm trốn tránh ở Thái Lan.  Lúc 8 giờ sáng ngày 22 tháng 5 (giờ Thái Lan), anh Nguyễn Hữu Hải cùng vợ và hai con đã rời phi trường Bangkok để đến Raleigh, North Carolina, định cư.

“Gia đình tôi rất vui mừng là cuối cùng đến được bến bờ tự do. Chúng tôi vô cùng tri ân sự giúp đỡ và bảo vệ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại không những cho chúng tôi mà còn cho khoảng 80 đồng hương của tôi còn đang kẹt ở Thái Lan và Mã Lai cũng như cho hàng trăm đồng đạo ở Xứ Đạo Cồn Dầu”, anh Hải phát biểu khi chia tay với những người Cồn Dầu ra phi trường tiễn anh lên đường.


...
Anh Hải và gia đình ở phi trường Bangkok, ngày 22/05/12 (ảnh BPSOS)





“Chúng tôi, thân nhân và người cùng xứ với các nạn nhân, đang nóng lòng đón chờ gia đình anh Hải”, Ông Trần Thanh Tùng phát biểu từ thành phố Raleigh. 

Ông Tùng đại diện mấy mươi gia đình người Cồn Dầu hiện định cư ở Hoa Kỳ để vận động sự can thiệp của Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. 

“Chúng tôi hy vọng nhiều gia đình Cồn Dầu khác hiện ở Thái Lan cũng sẽ đến Hoa Kỳ trong vài tháng tới đây”,
Ông phát biểu. 

Sau cuộc đàn áp ngày 4 tháng 5, 2010, công an Đà Nẵng đã truy lùng anh Hải vì anh là người chuyển lên internet các đoạn video và hình ảnh của cuộc đàn áp thô bạo đang diễn ra ở Cồn Dầu.

Tháng 7 năm 2010, BPSOS cùng với các thân nhân Cồn Dầu ở Hoa Kỳ phát động chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” với 3 mục đích: bảo vệ những giáo dân Cồn Dầu lánh nạn ở ngoài Việt Nam, đẩy lùi áp lực của chính quyền Đà Nẵng lên số giáo dân Cồn Dầu ở trong nước, và bảo đảm sự trường tồn của Xứ Đạo Cồn Dầu.

Phóng viên của đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn anh Hải và gia đình tại phi trường Bangkok.

Video phỏng vấn anh Hải và vợ khi được tin sắp lên đường đi Hoa Kỳ:
http://www.youtube.com/watch?v=30-G_ia44nU&feature=youtu.be

Cồn Dầu: Hai Năm Sau Ngày Đàn Áp:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2411

Nghĩ Về Cồn Dầu:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2408

Có Tích Sự:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2417



Hiện có trên 800 đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan trước cuộc đàn áp ngày càng leo thang ở Việt Nam. Để đối phó, năm 2010 BPSOS phối hợp với một tổ chức địa phương để thành lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý ở Bangkok. Chúng tôi rất cần sự tiếp tay của mọi người có lòng với đồng bào, của những cựu thuyền nhân đã từng sống qua cuộc đời tỵ nạn, của những tổ chức từ thiện, và của tất cả những ai quan tâm đến thân phận của những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo giờ đây đang phải lánh nạn vì bị đàn áp và truy lùng. Mỗi người một tay, góp gió thành bão.

Mọi đóng góp sẽ được cấp giấy trừ thuế và xin gởi về:

BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - U.S.A.



Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #70 - 16. Jun 2012 , 21:27
 

3 TNS Mỹ Gửi Thư Cho Dũng Đòi Thả Ngay anh Điếu Cày; GSV Janet Nguyễn Can Thiệp Nhân Quyền Tại Việt Nam

Posted on June 16, 2012 by HNSG

...

(VietBao)_Santa Ana, Calif. — Bản tin sau là từ văn phòng Giám sát viên Janet Nguyễn.

Hôm thứ Sáu ngày 15-6-2012, trong một điện thư do Phụ Tá Đặc Trách Nghiên Cứu Pháp của Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Barbara Boxer gởi đến Giám Sát Viên Janet Nguyễn thông báo việc ba Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Barbara Boxer, Richard J. Durbin và John Cornyn đã chính thức gởi thư đến Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày 15 tháng 6, 2012 yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội phải thả tự do lập tức và vô điều kiện cho ký giả Nguyễn Văn Hải tức Blogger Điếu Cày đã bị bắt giữ ngày 20 tháng 4, 2008 với tội danh trốn thuế và bị kết án 2 năm tù. Ngày 20 tháng 10, 2010 là ngày mãn hạn tù, tuy nhiên ông Hải đã bị bắt lại với tội danh chống đối chính phủ.

Trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải đã đánh động được dư luận quốc tế, nhất là trường hợp can thiệp của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế đã được tờ Nhật Báo The New York Times bình luận trong ngày 19 tháng 4, 2012.

Trong lá thư ba Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đã nhấn mạnh mặc dầu Thượng Viện Hoa Kỳ đã ủng hộ mối quan hệ song phương giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam, tuy nhiên Quốc Hội Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, do đó cả ba Thượng Nghị Sĩ đã gởi thư này yêu cầu phải tức khắc trả tự do vô điều kiện cho ký giả Nguyễn Văn Hải.

Hồi tháng 7 năm ngoái Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã cầm đầu một phái đoàn các viên chức của chính quyền Quận Cam đến tiếp xúc với Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong số có Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer để yêu cầu can thiệp trả tự do cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và các nhà tranh đấu nhân quyền khác tại Việt Nam.

Hồi tuần qua Giám Sát Viên Janet Nguyễn cũng đã gởi thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama để yêu cầu tiếp tục can thiệp cho ông Nguyễn Văn Hải nhân cơ hội Tổng Thống Obama ã nêu tên Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong bài diễn văn của ông nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn kêu gọi đồng hương tiếp tục trong khả năng và hoàn cảnh của từng cá nhân hay đoàn thể mạnh dạn tranh đấu cho vấn đề vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam, việc đòi hỏi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại trong giai đoạn này rất quan trọng khi chính quyền Việt Nam nhận thức được rằng để trở thành đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, Việt Nam phải thông hiểu cần phải cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #71 - 27. Aug 2012 , 16:28
 
Hành Pháp Hoa Kỳ Sắp Cấp Cho Việt Nam Đặc Quyền Mậu Dịch?

Hãy Gấp Rút Bảo Vệ “Đòn Bẩy” Cho Nhân Quyền và Công Lý



Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ưu tiên hàng đầu của chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” hiện nay là gấp rút giữ lại một “đòn bẩy” hiếm hoi còn lại cho cuộc tranh đấu cho nhân quyền và cả cho việc đòi tài sản. Chúng ta có thể sắp mất đòn bẩy này nếu như Hành Pháp Obama ban cấp cho Việt Nam đặc quyền mậu dịch “Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát”, thường gọi tắt là GSP, vào cuối năm nay.

Đặc quyền GSP có nhiều điều kiện ràng buộc, trong đó có cả những điều kiện về nhân quyền:

-          Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.
-          Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập hội kể cả nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động và các hình thức trầm trọng v ề lao động vị thành niên.
-          Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.
-          Mậu dịch hai chiều công bằng: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
-          Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.



Trong nhiều năm, Hành Pháp Hoa Kỳ đã tuần tự tháo gỡ dần các điều kiện ràng buộc cho Việt Nam. Có nhiều chỉ dấu cho thấy Hành Pháp Obama sẽ tháo gỡ số điều kiện còn lại để ban cấp cho Việt Nam đặc quyền mậu dịch GSP vào cuối năm nay. Mất yếu tố này, chúng ta sẽ mất đi một điều kiện để đòi hỏi nhân quyền, tự do, và dân chủ cho đồng bào trong nước. Trong nhiều năm Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam tìm cách giữ lại đòn bẩy GSP, nhưng đã nhiều lần bị ngăn chặn ở Thượng Viện.

Không những vậy, ban cấp cho Việt Nam đặc quyền GSP trong lúc này sẽ vô hình chung khuyến khích chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo một cách vô tội vạ. Cách đây không lâu, khi được Hoa Kỳ yểm trợ để gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và được hưởng quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường Thường Trực của Hoa Kỳ, thì chỉ vài tháng sau đó, bắt đầu tháng 3 năm 2007, chính quyền Việt Nam đã tung ra cuộc đàn áp cực kỳ thô bạo kéo dài đến nay.

Trong lúc này, cách duy nhất để ngăn chặn việc tái diễn này trước khi quá trễ là vận dụng điều kiện về tước đoạt tài sản trong Luật Mậu Dịch của Hoa Kỳ. Luật này ấn định rằng Tổng Thống không được ban cấp đặc quyền GSP cho quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Đây là mục đích hàng đầu của cuộc vận động Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama.

Đó là về nhân quyền. Còn đối với người có tài sản đã bị tước đoạt thì giữ lại đòn bẩy GSP cũng vô cùng quan trọng. Mất nó đi thì chính phủ Hoa Kỳ cũng mất đi một vũ khí để đặt điều kiện với Việt Nam về hoàn trả hay bồi thường tài sản.




Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”


- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản

Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại
: http://wh.gov/4oS4

Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.



Dưới đây là phần trình bày chi tiết hơn, dành cho những ai muốn tìm hiểu thêm.


Các Điều Kiện Để Hưởng Đặc Quyền Mậu Dịch GSP

Tháng 5 năm 2008, Việt Nam nộp đơn xin hưởng đặc quyền Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát, tức Generalized System of Preferences, gọi tắt là GSP. Nếu được hưởng đặc quyền mậu dịch này, các mặt hàng từ Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế nhập, và như vậy sẽ dễ dàng cạnh tranh hơn với sản phẩm đến từ các quốc gia khác. Ngày 20 tháng 6, 2008 Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ trực thuộc Văn Phòng Tổng Thống chính thức tiến trình cứu xét đơn xin của Việt Nam.

Lấy được đặc quyền GSP là một ưu tiên cao của chính quyền Việt Nam. Trong mọi cuộc tiếp xúc cao cấp từ năm 2008 đến nay phía Việt Nam luôn kêu gọi Hoa Kỳ sớm chấp thuận đơn này.

Muốn hưởng đặc quyền GSP, Việt Nam phải hội đủ những điều kiện sau, được ấn định bởi luật hiện hành của Hoa Kỳ, đặc biệt là Luật Mậu Dịch ban hành năm 1974:

-          Không là chế độ cộng sản: Tổng Thống Hoa Kỳ có quyền bãi miễn điều kiện này nếu Việt Nam có quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường (Normal Trade Relations) với Hoa Kỳ, đã tham gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO), và không bị ảnh hưởng bởi phong trào cộng sản quốc tế.
-          Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.
-          Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động…
-          Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.
-          Công bằng trong mậu dịch: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
-          Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.

Tổng Thống Hoa Kỳ có toàn quyền ban cấp đặc quyền GSP mà không phải thông qua Quốc Hội.

Tài liệu nghiên cứu thêm về các điều kiện cho GSP: http://www.machsongmedia.com/images/files/crs_report_on_us_gsp.pdf


Các Chỉ Dấu Tháo Gỡ Điều Kiện Cho GSP


Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, Hành Pháp Bush Jr. ban cấp cho Việt Nam quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường Thường Trực và giúp Việt Nam gia nhập WTO (đồng thời cũng tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm tư do tôn giáo). Việt Nam đã là thành viên của IMF từ năm 1956. Riêng về điều kiện “không bị ảnh hưởng bởi cộng sản quốc tế” thì theo cách nhìn của Hành Pháp Hoa Kỳ, cộng sản quốc tế không còn nữa sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Vậy là điều kiện ràng buộc này không còn là trở ngại cho Việt Nam.

Trong đơn nộp xin đặc quyền GSP, Việt Nam khẳng định rằng họ theo đuổi nền kinh tế thị trường mà không hề nhắc đến cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Việt Nam lại còn hứa hẹn sẽ giảm dần đi số doanh nghiệp quốc doanh. Tổng Thống Hoa Kỳ có thể bãi bỏ điều kiện ràng buộc này với lập luận rằng đặc quyền GSP sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn đến kinh tế thị trường.

Tôn trọng quyền của người lao động là điều kiện ràng buộc mà Việt Nam vi phạm trắng trợn nhưng Hành Pháp Hoa Kỳ có vẻ tìm nhiều cách để tháo gỡ cho Việt Nam. Rất rõ ràng là Viêt Nam cấm ngặt các nghiệp đoàn độc lập và bỏ tù những người tranh đấu cho quyền lập nghiệp đoàn. Không những vậy, chính quyền Việt Nam còn ngăn cấm các người lao động ở nước ngoài tham gia nghiệp đoàn nơi đất nước sở tại; bắt công nhân lao động ngoài nước phải cam kết không đình công. Và trong thời gian gần đây tổ chức Human Rights Watch đã tố giác chính sách cưỡng bức lao động của nhà nước Việt Nam áp dụng trong các trại cải huấn để sản xuất “hạt điều máu”. Song song, BPSOS đã lên tiếng về tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại tù. Cưỡng bức lao động là hình thức nô lệ hiển hiện nhất; dầu vậy, bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách cần theo dõi về nạn buôn người, với lập luận rằng Việt Nam có kế hoạch 5 năm sẽ cải thiện -- kế hoạch này không được phổ biến. Ngày 24 tháng 8 vừa qua, Bộ Lao Động Hoa Kỳ công bố cấp một triệu Mỹ kim cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế để giúp Việt Nam cải thiện luật lao động (http://www07.grants.gov/search/search.do?&mode=VIEW&oppId=195013). Việt Nam có thể dựa vào đó để lý luận rằng họ đang có những bước tiến bộ với sự giúp đỡ của tổ chức lao động quốc tế và yêu cầu Hành Pháp Obama châm chước về điều kiện ràng buộc này.

Vi phạm tài sản trí tuệ diễn ra rất nặng nề ở Việt Nam. Trong đơn, chính quyền Việt Nam cho biết đã thông qua một số luật bảo vệ tài sản trí tuệ. Chính phủ Hoa Kỳ cho đến nay quan tâm về điều kiện này do áp lực của nhiều đại công ty Hoa Kỳ về tin học. Khi các doanh nhân Hoa Kỳ không đặt vấn đề nữa, thì nút chặn này sẽ tự động bị tháo gỡ.

Từ nhiều năm nay người Mỹ gốc Việt phản đối tình trạng bất cân xứng trong mậu dịch về văn hoá phẩm Việt ngữ:  Việt Nam tha hồ tung báo chí, băng hình, chương trình truyền thanh và truyền hình tràn ngập các thị trường Hoa Kỳ nơi đông người Việt sinh sống, nhưng lại ngăn cấm không cho văn hoá phẩm của người Việt ở hải ngoại được phân phối vào trong nước. Trước đây BPSOS đã cùng với văn phòng của DB Cao Quang Ánh nhiều lần họp với Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ để nêu vấn đề này. Họ cho biết là Việt Nam lập luận rằng việc ngăn cản văn hoá phẩm hải ngoại không nhằm cản trở mậu dịch mà chỉ là biện pháp kiểm duyệt nội dung không phù hợp. Điều kiện ràng buộc này không được Hành Pháp Hoa Kỳ quan tâm.

Về việc tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam khẳng định rằng không hề có việc tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ. Dưới đây là vài đoạn trích dẫn:

“Việc đảm bảo không quốc hữu hoá, trưng thu tài sản của nhà đầu tư đã được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

- Điều 23 của Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 sau đây gọi là (Hiến pháp 1992 sửa đổi) quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.

- Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết của Quốc hội số của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 quy định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp vớipháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá...

“Việt Nam hiện là thành viên Công ước New York về Công nhận và Thực thi các Phán quyết của Trọng tài nước ngoài…”

Chính quyền Việt Nam khôn khéo “lái” vấn đề để chỉ nói đến tài sản của các nhà đầu tư trong khi điều kiện luật định của Hoa Kỳ là không tước đoạt tài sản nói chung của công dân hay công ty Hoa Kỳ. Cho đến nay, Hành Pháp Hoa Kỳ không biết hay không nghĩ rằng có trường hợp công dân Hoa Kỳ bị tịch thu tài sản.

Đơn của chính phủ Việt Nam (bằng Anh và Việt ngữ) để xin hưởng đặc quyền GSP: http://doitaisan.wordpress.com/2012/08/27/vietnam-application-for-gsp/.

Các phân tích ở trên cho phép chúng ta e ngại rằng Hành Pháp Obama sẽ tháo gỡ mọi điều kiện ràng buộc để rồi ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam vào cuối năm nay. Việc tháo gỡ này tương đối dễ dang vì chính Hành Pháp là cơ quan thẩm định mức độ vi phạm từng điều kiện và có rộng quyền ứng xử. Họ có thể thẩm định nặng hay nhẹ, khắt khe hay châm chước và theo đó mà ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam hay không.

Những Điều Chúng Ta Cần Làm


Từ khi Việt Nam nộp đơn xin đặc quyền GSP vào tháng 5 năm 2008, BPSOS đã âm thầm khởi xướng nỗ lực vận động Hành Pháp tận dụng các điều kiện GSP để thúc ép Việt Nam thực tâm cải thiện quyền của người lao động, chấm dứt nạn nô lệ tân thời, cởi trói cho nền kinh tế tư nhân, và đẩy lùi chính sách bưng bít thông tin.  Chúng tôi đã có nhiều buổi tiếp xúc với giới chức hữu trách Hoa Kỳ để cung cấp thông tin về:

-          Chính sách đàn áp phong trào nghiệp đoàn độc lập
-          Tình trạng buôn lao động trong các chương trình của nhà nước
-          Tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn và nhà tù
-          Sự vi phạm tác quyền trầm trọng, đặc biệt trong lãnh vực sang băng lậu
-          Tình trạng ngăn cản việc du nhập văn hoá phẩm Việt ngữ từ Hoa Kỳ

Tuy nhiên, những thông tin này không làm thay đổi chính sách của Hành Pháp vì họ có rộng quyền diễn giải thông tin để làm căn cứ cho quyết định về đặc quyền GSP cho Việt Nam. Kể cả Quốc Hội Hoa Kỳ cũng không có tiếng nói trong vấn đề này.

Duy chỉ một điều kiện mà Hành Pháp không thể tuỳ nghi định đoạt hay diễn giải: quốc gia nào muốn hưởng đặc quyền GSP thì tuyệt nhiên không được tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.

Tháng 7 năm 2010, khi phát động chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” chúng tôi trưng dẫn cho Hành Pháp Obama thấy rằng chính quyền Đã Nẵng đang cưỡng chế tài sản của công dân Hoa Kỳ vì một số người ở Cồn Dầu trước đây đã trở thành công dân Hoa Kỳ và vẫn còn tài sản trong khu bị cưỡng chế. Điều này tạm thời chặn lại chính sách cưỡng chế toàn bộ Giáo Xứ Cồn Dầu.

Trước những chỉ dấu cho thấy Hành Pháp Obama đang trên đà tháo gỡ các điều kiện ràng buộc cuối cùng để cho Việt Nam đặc quyền GSP, đây là lúc chúng ta cần đẩy thật mạnh yếu tố độc nhất mà Tổng Thống Hoa Kỳ không có quyền gia giảm, châm chước: rất nhiều công dân Hoa Kỳ đã và đang bị tước đoạt tài sản bởi chính quyền Việt Nam. Theo luật hiện hành, Tổng Thống Hoa Kỳ không được ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam.

Và chúng ta cần lên tiếng ngay lúc này để không bị đặt trước sự đã rồi vào cuối năm nay.

Nương vào các hồ sơ của công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản, tất cả những ai quan tâm đến tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam cần đồng tâm hiệp lực để giữ lại yếu tố “đòn bẩy” GSP, một trong số ít yếu tổ “đòn bẩy” luật định còn sót lại. Các đời Hành Pháp Hoa Kỳ đã thay nhau ban cấp cho Việt Nam nhiều đặc quyền mà không đòi hỏi một nhượng bộ nào đáng kể về nhân quyền.

Khi còn đòn bẩy GSP thì chúng ta còn cơ hội để tiếp tục khai thác các điều kiện của nó để đòi hỏi Việt Nam tôn trọng quyền lập hội và đình công cho mọi người lao động ở cả trong và ngoài nước, quyền không lao động cưỡng bức của các tù nhân dân sự và chính trị, và quyền tiếp cận thông tin không bị ngăn chặn cho mọi đồng bào trong nước.

Back to top
« Last Edit: 27. Aug 2012 , 16:29 by Khuê-Tú »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #72 - 11. Sep 2012 , 01:50
 
Kiến Nghị Cảnh Báo TT Obama: 4/5 Chặng Đường...



Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 10/09/2012

Hôm nay bắt đầu ngày thứ 21 của cuộc vận động Kiến Nghị Cảnh Báo kêu goi TT Obama ngưng ý định ban cấp quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam. Tổng số người ký tên nay đã gần 21,000. Với 10 ngày còn lại, chúng ta cần thêm 4,000 chữ ký để bảo đảm rằng Toà Bạch Ốc sẽ trả lời theo như lời cam kết của TT Obama. Nếu mỗi người góp một tay, chúng ta có thể bắt đầu đếm lùi dần xuống 0 trước thời hạn. 

Để nhanh chóng đạt mục tiêu, chúng tôi kêu gọi mỗi người quan tâm đến dân tộc và đất nước vận động thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp góp chữ ký cho tiếng nói chung của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ, và nếu cần thì xin giải thích cho họ ý nghĩa quan trọng của Kiến Nghị Cảnh Báo TT Obama.

Mục đích của Kiến Nghị Cảnh Báo này là khẩn cấp ngăn chặn không để Hành Pháp Obama ban cấp cho Việt Nam đặc quyền Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP) vào cuối năm nay, và đặt nền móng cho cuộc vận động Quốc Hội phủ quyết thoả ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về mậu dịch với Việt Nam mà TT Obama dự định sẽ đệ trình Quốc Hội cũng vào cuối năm nay.



Việc ban cấp đặc quyền mậu dịch GSP và quyền lợi TPP trong lúc này, khi mà Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền một cách thô bạo, sẽ vô cùng tai hại vì nó khuyến khích chế độ cộng sản gia tăng bức hiếp dân và đàn áp những nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ một cách vô tội vạ.

Theo luật, Tổng Thống Hoa Kỳ có quyền ban cấp đặc quyền GSP mà không cần Quốc Hội biểu quyết. Tuy Quốc Hội có cài một số điều kiện ràng buộc về nhân quyền nhưng Tổng Thống có rộng quyền để tháo gỡ, ngoại trừ một điều kiện không thể tháo gỡ:  quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ thì tuyệt nhiên không được hưởng đặc quyền GSP. Cảnh báo TT Obama về tình trạng của rất đông công dân Hoa Kỳ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt tài sản có tác dụng trực tiếp và cấp thời là ngăn chặn việc ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam. 

Còn đối với TPP, tuy có một số điều kiện về quyền lao động, tác quyền, và giảm ảnh hưởng của khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng Tổng Thống cũng rất rộng quyền quyết định việc áp dụng các điều kiện ấy. Do đó chúng ta không thể dùng Kiến Nghị Cảnh Báo để trực tiếp ngăn chặn ý định cho Việt Nam tham gia TPP của TT Obama. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải vận động Quốc Hội vì TPP phải được lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết chấp thuận hay không.  Để chuẩn bị cho cuộc vận động Quốc Hội tới đây, chúng tôi đã thông tin cho tất cả các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ về Kiến Nghị Cảnh Báo của chúng ta.   

Đến nay, chúng ta đã vượt quá 4/5 chặng đường. Với sự tiếp tay của quý vị quan tâm đến vận mạng của đất nước và tiền đồ của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ đến đích sớm hơn thời hạn. Chúng tôi sẽ có thông tin hướng dẫn về cuộc vận động Quốc Hội sau khi đạt được 25,000 chữ ký cho Kiến Nghị Cảnh Báo.

Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”

- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản

Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.



Back to top
« Last Edit: 11. Sep 2012 , 01:50 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #73 - 13. Oct 2012 , 20:14
 

Vận động nhân quyền cho Việt Nam
:
Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói


Đài SBTN
THƯ NGỎ GỬI QUÝ ĐỒNG HƯƠNG VÀ
KHÁN GIẢ CỦA ĐÀI SBTN.


V/V: Phong trào vận động nhân quyền cho Việt Nam: Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói
   
Kính thưa quý Đồng Hương, Các Hội Đoàn, Tổ Chức & quý Khán Giả,

Thời gian gần đây nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam liên tục gia tăng đàn áp, bắt bớ, giam cầm và xử án bất công tất cả những ai tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cho những quyền căn bản của con người là quyền đươc tư do và đươc đối xử công bằng của người dân, điển hình là những bản án vô lối,man rợ, thô bạo coi thường dư luận đối với các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon và những thanh niên Công Giáo, Tin Lành tại miền Trung Việt Nam.
Đài SBTN cùng với các hội đoàn, cơ quan truyền thông, nhân ngày QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10 THÁNG 12 sắp tới, quyết định phát động phong trào vận động "NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM" để phản đối các bản án nói trên, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, đã được công nhận trong bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết.
   
Cuộc vận động sẽ kéo dài 2 tháng, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 năm 2012 đến hết ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2012.

Đài SBTN trân trọng kêu gọi qúy Đồng Hương và tất cả mọi tổ chức trên toàn thế giới, hãy hưởng ứng tham gia cuộc vận động này.  Chúng ta triệu triệu con tim nhưng cùng một Tiếng nói đòi hỏi Nhân Quyền Cho Việt Nam.  Để cho thế giới biết đến những sự vi phạm trầm trọng về nhân quyền của CSVN, xin tất cả mọi người hãy:

1.    Cùng nhau ký vào thỉnh nguyện thư cho Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và các Quốc Gia Tự Do nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền để kêu gọi can thiệp và yểm trợ. Đài truyền hình SBTN sẽ có một số thiện nguyện viên từ các hội đoàn, đảng phái sẽ cùng tham gia thỉnh nguyện thư gứi Liên Hiệp Quốc qua hệ thống internet. Số điện thoại để liên lạc là:            714 987-2768       nếu quý vị có những thắc mắc.

2.     Kêu gọi tất cả mọi người cùng đồng bào trong nước gọi điện thoại & Fax đến các Lãnh sự quán và Đại sứ quán của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên toàn thế giới, phản đối chính sách đàn áp độc tài, thô bạo của chế độ hiện hành đối với các nhà yêu nước. Danh sách và số điện thoại của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Việt Nam đã có đăng trên website  sbtn.tv hoặc www.democracyforvietnam.net

Chúng tôi tha thiết kêu gọi sự hợp tác của tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, hội đoàn, tổ chức để cùng tham gia phong trào này.  Xin qúy Đồng Hương hãy cùng SBTN vận động cho Đồng Bào ta tại quê nhà được Tư Do & Công Bằng.

Hãy vì Quê Hương và Đồng bào,cùng nhau hưởng ứng cuộc vận động này

Trân trọng

SBTN


GHI CHÚ: *( Để giúp những đồng hương gặp trở ngại kỹ thuật hay không biết dùng máy điện toán hay internet. Nhân viên của SB-TN sẽ gọi đến những người đã ký thỉnh nguyện thư trước đây và nếu quý vị chấp thuận, thì các tình nguyện viên tại SB-TN sẽ lên trên mạng để ký vào  thỉnh nguyện thư gứi Liên Hiệp Quốc qua hệ thống internet giúp cho quý vị khán giả.)

Chúng tôi sẽ lần lượt thông báo những cơ quan, hội đoàn cùng tham gia trong công cuộc vận động: Triệu Con Tim Một Tiếng Nói với quý vị mỗi tuần.  Tới ngày hôm nay, chúng tôi có những hội đoàn, tổ chức sau đây đã tham gia:

    Human Rights For VN PAC
    Tổ Chức Dân Chủ Nhân Dân
    Đảng Việt Tân
    Đài Truyền Hình SBTN
    Đài Truyền Hình SET
    Đài Truyền Hình VHN
    Trung Tâm Bang Nhạc Asia
    Đài Radio Bolsa / Radio San Jose
    Đài  Radio Tiếng Nước Tôi San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin, Kansas City, Boston, Phoenix, và tại Úc Đại Lợi TNT: Adelaide, Melbourne, Brisbane va Sydney
    Báo Viet Times Atlanta, Toronto

DienDanCTM
nguồn:http://sbtn.net

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Người Việt Hải Ngoại Vận Động Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #74 - 13. Oct 2012 , 20:19
 



Phóng thích ngay lập tức:
Thỉnh nguyện thư gởi Liên Hiệp Quốc kiện chính quyền VN cầm tù ba nhà tổ chức công đoàn lao động là vi phạm luật quốc tế



...

Washington, DC - Hôm nay (11/10/2012), với sự tư vấn của Freedom Now, công ty luật Woodley McGillivary thay mặt cho những nhà tổ chức công đoàn lao động của Việt Nam, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đã gửi một thỉnh nguyện thư đến Nhóm công tác giam giữ tùy tiện của LHQ: Thỉnh nguyện thư tìm kiếm một sự xác định từ các chuyên gia độc lập rằng việc tiếp tục giam cầm Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.

“Bằng cách bỏ tù Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vì các hoạt động hợp pháp của họ như những nhà tổ chức công đoàn, chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền cơ bản của tự do lập hội và tự do ngôn luận” – Maran Turner, Giám đốc điều hành của Freedom Now nói “Chúng tôi kêu gọi chính quyền hãy phóng thích họ ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời chấm dứt việc đàn áp các nhà công đoàn độc lập”.

Chính quyền Việt Nam đã bắt Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vào đầu năm 2010 sau khi họ tổ chức các công nhân của nhà máy sản xuất giày Mỹ Phong ở Việt Nam đình công. Sau khi bị giam giữ mà không có tội danh và biệt giam họ trong nhiều tháng, chính quyền đã cáo buộc họ đe dọa an ninh quốc gia 10 ngày trước khi phiên toà xét xử vào tháng 10/2010. Tại phiên tòa, cả ba không có luật sư bào chữa hoặc không được phép tự trình bày để bào chữa cho mình. Bị kết tội sau một phiên tòa khép kín, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị kết án 7 năm tù giam, còn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lên đến 9 năm tù. Trong suốt thời gian giam giữ, những nhà tổ chức công đoàn này đã nhiều lần bị đánh đập và bị bắt buộc lao động khắc nghiệt mặc dù gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Freedom Now cùng với Công ty luật Woodley và McGillivary đại diện cho Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, với tư cách là nhà tư vấn pháp lý quốc tế miễn phí vì lợi ích cộng đồng.

Thỉnh Nguyện Thư:

http://www.freedom-now.org/wp-content/uploads/2012/10/Doan-Do-and-Nguyen-UNWGADthanks.gifetition-10.11.121.pdf

@VNHRDs

Nguồn: http://www.freedom-now.org/news/for-immediate-release-freedom-now-files-petition...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 
Send Topic In ra