Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13124 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
14. May 2010 , 23:53
 
Thư lên tiếng của 2 dân biểu Úc Châu về trường hợp 4 tù nhân chính trị tại Việt Nam


...
Dân biểu Jason Clare & Chris Hayes

Ngày 12 tháng Năm 2010

Thượng Nghị Sĩ Stephen Smith
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Parliament House
CANBERRA ACT 2600

Kính gửi Bộ Trưởng Stephen Smith,

Chúng tôi viết thư nầy đại diện cho những người ủng hộ đảng Việt Tân, mà gần đây có gặp gỡ chúng tôi về trường hợp của 4 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam.

Việt Tân là một tổ chức có nhiều thành viên khắp nơi trên thế giới tranh đấu cho một nền dân chủ bền vững tại Việt Nam và đòi hỏi công lý cho những nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam.

Chúng tôi được Đảng Việt Tân cho biết rằng Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân và Linh mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý đã bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm về tội danh chống lại nhà nước liên quan đến quan điểm chính trị và tôn giáo của họ.

Trần Khải Thanh Thủy đã kháng án và đã ra toà tại Hà Nội ngày 16 tháng Tư 2010.

Những người ủng hộ Việt Tân rất lo ngại về sự an nguy của những tù nhân nói trên và tin rằng họ đã bị bỏ tù một cách bất công vì đã bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình một cách ôn hòa.

Chúng tôi yêu cầu Ông khẩn cấp đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam hãy ngưng những hành động bắt bớ, giam tù những cá nhân bày tỏ chính kiến ôn hòa.

Với mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh như vầy, chúng tôi rất mong Chính phủ Úc cứu xét vấn đề nầy một cách khẩn cấp.

Cảm ơn Ông.

Jason Clarke
Dân biểu vùng Blaxland

Chris Hayes
Dân Biểu vùng Werriwa


Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 12:33 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Reply #1 - 15. May 2010 , 00:10
 
Đức Giám Mục Ba Lan: Chúng ta phải nói to lên Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam



...
Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc


"Tình hình của Giáo Hội tại Việt Nam rất giống với tình hình Giáo Hội Ba Lan chúng ta trong hai thập niên 60 và 70, khi đó nhà cầm quyền cộng sản đàn áp thẳng tay người Công Giáo chúng ta,”
Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã trả lời như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình trong khuôn khổ ngày Hiệp Thông, Liên Đới và Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam.


“Đáng tiếc là giờ đây chúng ta thấy những gì đã diễn ra ở Ba Lan lại được tái diễn tại Việt Nam,” Đức Cha Skworc than phiền.

Ngài nhấn mạnh “Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”

Ngày Hiệp Thông, Liên Đới và Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam là sáng kiến của Ủy Ban Truyền Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ba Lan. Trong ngày 4/2, nhiều buổi cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đã diễn ra trong cả nước Ba Lan. Cả các dòng nữ Chiêm Niệm cũng tham gia cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.

Trong khi đó, các báo chí Ba Lan như tờ Gazeta Wyborcza có những bài sưu khảo rất công phu về tình trạng của Giáo Hội Việt Nam trong suốt 350 năm qua, và đặc biệt những năm gần đây khi Giáo Hội phải đương đầu với những vụ như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Vĩnh Long, Loan Lý, Long Xuyên, Bầu Sen, Cồn Dầu…

Nguyễn Việt Nam

Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #2 - 20. May 2010 , 20:38
 
ÂN XÁ QUỐC TẾ BIỂU TÌNH TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ANH QUỐC ĐÒI THẢ TÙ CHÍNH TRỊ




Tin Luân Đôn -

Hôm Chủ Nhật vừa qua tổ chức Ân Xá Quốc Tế tức Amnesty International đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước tòa Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Luân Đôn để đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Theo tổ chức nầy cho biết việc giam giữ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm bằng cách áp đặt một bản án hình sự cho họ là một hành động vi phạm công ước quốc tế.

Hàng trăm tờ flyer đã được phát cho bộ hành chung quanh khu vực biểu tình và nhiều người Anh quốc đã tham gia vào việc ký kháng thư gởi nhà cầm quyền Hà Nội đòi trả tự do toàn diện cho các tù nhân nói trên.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói là họ bỏ một số kháng thư vào thùng thư của tòa Đại sứ vì cổng vào tòa Đại sứ bị đóng chặt, và sẽ gởi thêm các thư mới cho tòa Đại sứ, nhưng họ không hy vọng tòa Đại sứ tại Luân Đôn chuyển về cho Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam, vì họ biết là các viên chức sứ quán thường giấu nhẹm các tin tức làm dị ứng nhà cầm quyền trong nước.

Ông Lee Lindsey, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình nói nhiều người Anh lái xe đi ngang khu vực biều tình đã ngừng xe hỏi thăm mục đích cuộc biểu tình đọc tờ rơi và tự nguyện đến ký tên vào kháng thư. Tham dự bên cạnh Ân Xá Quốc Tế, về phía Việt Nam có các thành viên của của cộng đồng người Việt tại Anh.

Cuộc biểu tình kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều cùng ngày.(SBTN)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #3 - 23. May 2010 , 05:56
 
Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) lo ngại CSVN tra tấn tù nhân chính trị và kêu gọi thả ngay lập tức các nhà hoạt động ôn hòa



(New York, ngày 20 tháng Năm, 2010) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tuyên bố, ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam phải được thả ngay lập tức. Họ bị bắt giam từ tháng Hai năm 2010; cho đến nay, gia đình những người này hầu như không có tin tức gì về họ.

- Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hố Chí Minh.
-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai,
- Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, công an nói với gia đình họ rằng ba người này bị bắt vì rải truyền đơn chống chính phủ. Tuy nhiên, thực tế họ có bị truy tố vì tội danh gì hay không thì vẫn chưa rõ.

“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”

Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công Nông và đã từng bị tù 18 tháng vào năm 2006 với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ”. Thân phụ của Chương, ông Đoàn Văn Diên, cũng bị bắt với tội danh trên cùng năm 2006, hiện vẫn đang bị giam ở Trại B5, thuộc tỉnh Đồng Nai.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh tích cực ủng hộ phong trào khiếu kiện của Dân Oan, hỗ trợ công nhân nghèo và nông dân mất đất đòi chính quyền phải xem xét lại việc đền bù cho họ.

Kể từ khi bị bắt – mà không một đài báo chính thức nào ở Việt Nam đưa tin – chính quyền vẫn không cho phép gia đình và luật sư liên lạc với ba người này, ngoại trừ một lần thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh được gặp con vào ngày 14 tháng Năm.

Các cơ quan quản lý trại giam ở Việt Nam thường xuyên ngược đãi và tra tấn tù nhân chính trị trong quá trình thẩm vấn nhằm ép họ ký tên vào bản nhận tội đã được viết sẵn, buộc họ khai báo thông tin về những nhà hoạt động khác. Trong thời gian tạm giữ chờ xét xử, có khi kéo dài tới 20 tháng, tù nhân chính trị thường bị cùm biệt giam trong các xà lim tối và không được sự đãi ngộ nào khác ngoài các cuộc thẩm vấn và sự ngược đãi.

Biệt giam người, không cho phép liên hệ với bất cứ ai khác suốt ba tháng, không cho họ tiếp cận các nguồn trợ giúp pháp lý cũng đồng nghĩa với việc giam giữ dài hạn một cách tùy tiện, vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.

Muốn biết thêm các thông cáo của HRW về Việt Nam, xin vào xem trang mạng:
http://www.hrw.org/en/asia/vietnam
Muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở New York, Phil Robertson (bằng tiếng Anh): +1-917-378-4097 (di động)
Ở Washington, DC, Sophie Richardson (bằng tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông ): +1-202-612-4341; hoặc : +1-917-721-7473 (di động).

Back to top
« Last Edit: 23. May 2010 , 05:57 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #4 - 28. May 2010 , 05:14
 
Việt Nam tiếp tục bị lên án vì những vi phạm nhân quyền



Thanh Phương RFI

Chỉ trong tháng này, ba bản báo cáo của các tổ chức quốc tế đã một lần nữa chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận.

Theo Phóng Viên Không Biên Giới, " trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng đầu năm 2011, phe bảo thủ đã mở chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai".

Trong bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2009 , công bố hôm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhấn mạnh rằng, tại Việt Nam quyền tự do ngôn luận tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, cả trong báo in, phát thanh truyền hình, lẫn Internet. Bản báo cáo nhắc lại là từ tháng 5/2009, đã bắt đầu một đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích chính phủ.

Chính quyền khẳng định đã phá vỡ một âm mưu « gây phương hại an ninh quốc gia », có liên hệ đến 27 người. Họ bị truy tố chiếu theo điều khoản 27 bộ luật hình sự vì bị coi là có « âm mưu lật đổ chính quyền ».
Một trong số những người này đã bị tuyên án 5 năm rưỡi tù giam trong tháng 12 và trước cuối năm 2009, ít nhất 4 người khác đã bị giam chờ xét xử.

Ân Xá quốc tế đặc biệt nêu trường hợp của luật sư Lê Công Định, không chỉ đã bị bắt, mà còn bị rút giấy phép hành nghề. Do chỉ đề cập đến tình hình năm 2009, nên báo cáo của Ân xá Quốc tế không nói đến vụ xử Lê Công Định và ba người khác là Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức. Bốn người này đã bị tuyên án từ 5 đến 16 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vào tháng giêng. Các bản án này đã được giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm ngày 11/5 vừa qua, trừ ông Lê Thăng Long được giảm từ 5 xuống còn 3 năm tù.

Trong bản báo cáo, Ân Xá quốc tế cũng nhắc lại là tính đến cuối năm ngoái, ít nhất 31 tù chính trị vẫn còn bị giam giữ ở Việt Nam, trong đó có hai sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và linh mục Nguyễn Văn Lý. ( Lê Thị Công Nhân thì nay đã mãn hạn tù và đang thi hành án quản chế. Cha Nguyễn Văn Lý thì tạm thời được tự do để về Huế chữa bệnh ).

Ân xá Quốc tế còn đề cập đến vụ xử chín nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội và Hải Phòng, trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Họ đã bị tuyên án từ 3 đến 6 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam »

Về số phận các tù chính trị Việt Nam, trong bản báo cáo ra ngày 20/5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã từng bày tỏ mối quan ngại về trường hợp của ba nhà hoạt động trẻ bị bắt vào tháng 2 năm nay và bị biệt giam từ đó cho đến nay, đó là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, chuyên hoạt động bảo vệ người lao động và dân oan.,

Theo Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tra tấn tàn nhẫn để buộc ba thanh niên này nhận tội.

Chỉ vài ngày sau, hôm qua, Human Rights Watch lại ra thêm một báo cáo mới đặc biệt đề cập đến những vụ tấn công vào các nhà bất đồng chính kiến trên mạng. Bản báo cáo đã liệt kê một danh sách rất dài những blogger, những nhà bất đồng chính kiến bị sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm trong sáu tháng qua, từ vụ blogger Tạ Phong Tần bị câu lưu trong tám tiếng đồng hồ ngày 9/5, vụ nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại và Internet từ ngày 8/5, cho đến những vụ đánh phá các trang mạng như Bauxite Việt Nam, talawas v.v. . .

Về vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam, trong danh sách 40 nhà lãnh đạo chống tự do báo chí do tổ chức Phóng viên không biên giới công bố nhân ngày tự do báo chí quốc tế 3/5 vừa qua, có tên của tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nhận định rằng " trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng vào đầu năm 2011, ông Nông Đức Mạnh, đứng đầu phe bảo thủ trong đảng đã mở chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai. »
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #5 - 30. May 2010 , 22:52
 


HRW tố cáo Hà Nội trấn áp người bất đồng chính kiến


Ủy ban Theo dõi Nhân quyền tố cáo Hà Nội trấn áp người bất đồng chính kiến



Hà Nội - Ủy ban Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng cuộc tấn công tinh vi nhắm vào người bất đồng chính kiến, những người đã từng bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa trên mạng internet, bao gồm bắt giữ và hăm dọa những bloggers chống đối nhà nước.

“Trong vòng hai tháng qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ tối thiểu bảy bloggers độc lập, thẩm vấn kéo dài và trong một vài trường hợp đã đánh đập họ,” tổ chức HRW có trụ sở ở Nữu Ước cho hay trong bản thông báo của mình.

“Sự sách nhiễu ngày càng tăng này xảy ra cùng lúc với tin tặc tấn công mạng một cách có hệ thống, nhắm vào những trang mạng của những bloggers này, cũng như các nhà tranh đấu khác ở Việt Nam và ở hải ngoại.”

HRW đưa ra trường hợp của ông Hà Sĩ Phu như là một trường hợp điển hình, ông là một người bất đồng chính kiến mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt internet của ông sau khi họ kết ông tội phát tán tin tức chống nhà nước.

...

“Kể từ tháng Chín năm 2009, nhà nước Việt Nam đã tấn công, phá hoại hơn hằng chục trang mạng và blogs của người Việt Nam,” theo bản thông báo của HRW.

Mục tiêu của những cuộc phá hoại này bao gồm trang mạng do những giáo dân Thiên Chúa giáo thành lập để chỉ trích nhà nước trưng thu tài sản của giáo hội, những diễn đàn tranh luận chính trị và một trang mạng chuyên về mội trường chống kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên do nhà nước cộng sản chủ trương.

“Nỗ lực phá hoại các trang mạng và trấn áp những nhà bất đồng chính kiến do nhà nước cộng sản Việt Nam đứng đằng sau để dập tắt những tranh luận mở rộng và tự do trên internet là một bằng chứng buồn bã cho thấy thái độ thù nghịch dành cho tự do ngôn luận và những nhân quyền căn bản của chế độ này,” phó giám đốc Ủy ban Theo dõi Nhân quyền vùng Á châu ông Phil Robertson nói.

Các nước viện trợ phương Tây đã lên tiếng năm rồi cho rằng những hạn chế, trói buộc của nhà nước cộng sản Việt Nam áp đặt lên lãnh vực truyền thông và các trang mạng hăm dọa tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Các nhà phân tích thời cuộc, các tổ chức hoạt động bảo vệ nhân quyền và giới ngoại giao ngoại quốc ở Hà Nội nói rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ.

Bản tin trên mạng của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có nêu lên một số trường hợp mới xảy ra gần đây nhất:

• Ngày tám tháng Năm năm 2010, nhà cầm quyền địa phương đã cắt đứt đường điện thoại và internet ở nhà ông Hà Sĩ Phu theo lệnh của Phòng Thông tin và Báo chí, dựa vào bản điều tra của công an cho rằng ông Phu dùng điện thoại và internet để chuyển thông tin “chống nhà nước”. Trang mạng và blog của ông Hà Sĩ Phu thường bị phá tính từ đầu năm nay.
...

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ... thời đại internet.

• Hôm 1 tháng Năm, công an bắt giữ hai bloggers, Vũ Quốc Tứ (còn được biết đến dưới tên Uyên Vũ) và Hồ Điệp (còn được biết đến dưới tên Trăng Đêm) ở phi trường Tân Sơn Nhất trong lúc họ chờ phi cơ đi Vọng Các (Bangkok) hưởng tuần trăng mật. Công an thẩm vấn cặp vợ chồng này trong nhiều giờ và cấm họ đi ngoại quốc với lý do “ảnh hưởng nền an ninh quốc gia”.

• Sáng ngày 28 tháng Tư, cô Lưu Thị Thu Trang, một thành viên của Khối 8046 là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ, đã bị công an hành hung ngay trước mặt đứa con 5 tuổi của cô. Công an sau đó đưa cô Thu Trang về đồn, tiếp tục thẩm vấn cô trong nhiều giờ liên tục, và cùng lúc công an đánh cô trên cổ, trên mặt trong suốt thời gian thẩm vấn này.

• Một blogger khác là cô Tạ Phong Tần, đã bị bắt tối thiểu là ba lần trong tháng qua, lần cuối là ngày 9 tháng Năm. Hôm 20 tháng Tư, công an xông vào nhà và bắt cô ra đồn công an để thẩm vấn. Tạ Phong Tần là một cựu sĩ quan công an và blog của cô thường đề cập đến tình trạng tham nhũng và bất công trong hệ thống luật pháp Việt Nam. “Cũng giống như lần cuối (ngày 13 tháng Tư)”, cô Phong Tần viết trên blog của mình, “Tôi không được phép đánh răng hay rửa mặt. Vẫn còn đi chân đất và mặc áo quần ngủ khi tôi bị bắt về đồn công an thẩm vấn.”

• Hôm 17 tháng Tư, công an bắt giữ và thẩm vấn ông Phan Thanh Hải -- một blogger được biết đến dưới tên Anh Ba Sài Gòn, người thường báo cáo việc lấy đất bất hợp lệ của nhà nước – và ông Lê Trần Luật, là một luật sư bảo vệ cho giáo dân Thiên Chúa giáo ở Giáo phận Thái Hà, khi những người này biểu tình phản đối nhà nước cộng sản trưng thu tài sản của giáo hội. Cả hai ông Hải và Luật đều đã được thả ra sau nhiều giờ bị giam và thẩm vấn.


© DCVOnline

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #6 - 01. Jun 2010 , 01:54
 
Ân xá Quốc tế tiếp tục chỉ trích VN


Amnesty International là tổ chức đã từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1977

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vừa công bố phúc trình 2010, trong đó viết Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp.

Phúc trình nhìn lại năm 2009 nhận định rằng việc trấn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã tăng lên, với nhiều vụ bắt giữ các nhân vật đấu tranh chính trị và nhân quyền, những người chỉ trích tình trạng tham nhũng và chính sách của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc.
"Trong đa số các trường hợp, quan ngại về an ninh quốc gia được lấy ra làm lý do bắt giữ và điều tra hình sự."

Chính phủ Việt Nam chưa có phản hồi gì về bản phúc trình mới nhất này.

Amnesty International nói chính phủ Việt Nam không chấp thuận các khuyến cáo của quốc tế, như sửa chữa hoặc loại bỏ các điểm đề cập tới an ninh quốc gia trong Luật hình sự 1999, vốn không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; bỏ các hạn chế đối với bất đồng chính kiến, đối lập chính trị, quyền tự do ngôn luận và hội họp; và trả tự do cho tù nhân lương tâm.

Tổ chức này cũng cho hay bắt đầu từ tháng Năm 2009, tại Việt Nam có một làn sóng bắt bớ mới nhằm vào giới đấu tranh dân chủ và những người chỉ trích chính quyền. Cơ quan chức năng ở Việt Nam nói đã "phá tan âmmưu phá hoại an ninh quốc gia" và bắt 27 người liên quan.

Ân xá Quốc tế nhắc tới trường hợp luật sư Lê Công Định, người bị bắt hôm 13/06/2009, nói rằng ngay sau khi ông Định bị bắt, báo chí trong nước đã có chiến dịch bài xích ông và ông đã bị thu thẻ hành nghề.
Bản phúc trình viết rằng còn ít nhất 31 tù chính trị hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam sau khi bị xét xử một cách bất công. Đa số họ bị xử theo Điều 88 bộ Luật Hình sự về tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam.

"Giới chức an ninh tiếp tục bắt bớ, sách nhiễu và giám sát chặt chẽ các thành viên của các nhóm tôn giáo bị cho là chống đối chính quyền."

Phúc trình của Amnesty International cũng đề cập tới trường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các vụ biểu tình phản đối của người Công giáo thời gian qua.

Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam luôn nói rằng các chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế là dựa trên thông tin "bịa đặt", không đúng với thực tế, và tuyên bố Việt Nam luôn cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo.

Kiểm duyệt mạng

Trong khi đó, một tổ chức theo dõi nhân quyền có tiếng khác là Human Rights Watch (HRW), trụ sở tại New York, cũng ra thông cáo lên án việc mà tổ chức này gọi là cuộc tấn công "tinh vi và quy mô" của chính quyền Việt Nam nhằm vào bất đồng chính kiến trên mạng.

Theo Human Rights Watch, cuộc tấn công này có hai nhánh: một là bắt giữ và sách nhiễu các blogger độc lập; và hai là cho tin tặc đánh phá các website chỉ trích chính phủ.

Human Rights Watch cáo buộc trong hai tháng lại đây, đã có ít nhất 7 blogger độc lập bị bắt giữ và tra khảo. Các website có tính đối kháng ở trong nước và hải ngoại cũng bị tin tặc tấn công, nhiều trang bị tê liệt và phải ngừng hoạt động.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, viết: “Chính quyền nhằm vào các cây bút trên internet này vì họ dám nói lên các ý kiến độc lập, chỉ trích chínhg sách của nhà nước và phơi bày những điều sai trái".

Một chiến thuật mới là dùng tin tặc để đánh phá các website có nội dung chống đối. Human Rights Watch nói họ nhận được thông tin về bằng chứng rằng một số trang web như Thông luận hay Dòng Chúa cứu thế đã bị tấn công từ địa chỉ IP của Viettel, công ty viễn thông quân đội.

Human Rights Watch tuyên bố: "Chính phủ Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ internet Việt Nam phải chấm dứt các cuộc tấn công trên mạng."

Human Rights Watch viết: từ tháng Chín 2009, hàng chục website đã bị tin tặc tấn công bằng phương thức gây lỗi DDoS, trong khi các trang tin của các hãng quốc tế bằng tiếng Việt kể cả của BBC cũng bị một số nhà cung cấp dịch vụ internet chặn bằng tường lửa.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Reply #7 - 10. Jun 2010 , 14:17
 
Quốc tế Công đoàn chỉ trích Việt Nam đàn áp các công đoàn độc lập



Thanh Phương RFI

Báo cáo của Liên đoàn Quốc tế Công đoàn (CSI) về tình hình năm 2009 cho biết có đến 101 nhà hoạt động công đoàn đã bị giết hại trong năm qua, tăng 30%. Riêng về Việt Nam, báo cáo lên án việc chính phủ tiếp tục đàn áp các công đoàn độc lập.

Hôm nay, nhân hội nghị Tổ chức Lao động Quốc tế ở Genève, Liên đoàn Quốc tế Công đoàn ( CSI ) đã ra một báo cáo về tình hình thực hiện quyền công đoàn trên toàn thế giới trong năm 2009. Trong bản báo cáo này, Liên đoàn quốc tế công đoàn đặc biệt lên án việc có đến 101 nhà hoạt động công đoàn đã bị giết hại trong năm qua, tăng 30% chỉ trong một năm, phần lớn là ở châu Mỹ Latinh.

Trong phần nói về Việt Nam, Liên đoàn quốc tế công đoàn lên án việc chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các công đoàn độc lập. Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, người lao động không có quyền tự thành lập hoặc gia nhập một công đoàn không thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tức là công đoàn chính thức, do Đảng Cộng sản kiểm soát. Nhưng Tổng liên đoàn này ngày càng bị chỉ trích vì làm việc thiếu hiệu quả. Ở Việt Nam, các cuộc đình công thường do chính các nhóm người lao động phát động, ngay cả tại những nơi có đại diện công đoàn chính thức. Chính quyền điạ phương và đại diện công đoàn chính thức thường đứng ra làm trung gian thương lượng giữa công nhân với ban giám đốc. Nhưng trong các cuộc thương lượng đó, Tổng liên đoàn lao động thường lo bào vệ quyền lợi của chính quyền và công ty.

Người lao động phải đình công tự phát bởi vì các thủ tục để tổ chức đình công theo đúng luật rất là phức tạp và bởi vì người lao động cho rằng đình công là phương cách duy nhất để buộc tôn trọng quyền lợi của họ và đa số các công đoàn cơ sở không làm đúng chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo báo cáo của Liên đoàn quốc tế , trong năm 2009, số vụ đình công tự phát ở Việt Nam đã giảm 70% so với năm 2008, theo các số liệu của chính phủ, nhưng đó không phải là do điều kiện làm việc được cải thiện, mà là do nhiều người sợ bị mất việc, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vào tháng 5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch cũng đã ra một báo cáo về việc đàn áp những người muốn thành lập các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, từ năm 2006, ít nhất tám nhà hoạt động công đoàn độc lập đã bị kết án tù, dựa trên những lời cáo buộc rất đáng ngờ về xâm hại an ninh quốc gia. Hai người đã được trả tự do , đó là Trần Thị Lệ Hồng, một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông , được thả vào tháng 2/2009 và Huỳnh Việt Lang, thành viên Đảng Dân chủ Nhân dân, ra tù vào tháng 5 năm ngoái. Ít nhất ba người hiện còn bị giam giữ tính đến hết năm 2009, đó là Đoàn Văn Diên, cũng là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông, Trần Quốc Hiền, phát ngôn viên của tổ chức này và luật sư Lê Thị Công Nhân. Lê Thị Công Nhân thì đã mãn hạn tù và hiện đang thi hành lệnh quản chế.


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền VN
Reply #8 - 22. Jul 2010 , 09:47
 

19 Dân biểu Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng Clinton nêu vấn đề nhân quyền khi sang Việt Nam


Ngày 15/07, 19 dân biểu Hoa Kỳ đã viết thư kêu gọi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu vấn đề nhân quyền với chính quyền Việt Nam nhân dịp bà sang Hà Nội vào tuần tới để dự Diễn đàn khu vực châu Á, ARF.

Các dân biểu Mỹ cho biết là Việt Nam đang giam giữ hàng trăm tù nhân mà tội duy nhất của họ là đấu tranh một cách ôn hòa đòi công lý xã hội.

Bức thư viết, chuyến công du của bà Clinton là « Cơ hội quan trọng không chỉ để nêu ra những quan ngại đối với việc cầm tù các nhà tranh đấu mà còn nhằm đưa những vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong chính sách quan hệ song phương Mỹ-Việt ».

Trong số những người ký tên vào bức thư nói trên có dân biểu Howard Berman, đảng Dân chủ và Heana Ros Lehtien, thuộc đảng Cộng hòa, cả hai đều là thành viên Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện, và dân biểu Joseph Cao Quang Ánh.

Các dân biểu cũng đề nghị ngoại trưởng Hillary Clinton đặc biệt chú ý đến trường hợp nhà ly khai, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Tháng hai vừa qua, bà Thủy đã bị kết án 3 năm rưỡi tù với tội danh hành hung hàng xóm. Trước và trong phiên tòa, bà Thủy vẫn bác bỏ những cáo buộc này.

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #9 - 23. Jul 2010 , 21:09
 
Tin New York Times, BBC, VOA, RFI: bà Clinton phát biểu về nhân quyền VN.        


Hà Nội, Việt Nam – Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton bày tỏ mối lo ngại về cái mà bà gọi đó là sự không khoan dung của chính phủ Việt Nam dành cho những nhà bất đồng chính kiến, khi bà bắt đầu cuộc viếng thăm kéo dài 2 ngày đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhắc đến vấn đề Việt Nam gần đây bắt giam các nhà hoạt động dân chủ,
tấn công các nhóm tôn giáo và ngăn trở các trang mạng xã hội Internet, bà Clinton đã nói rằng mình đã đề cập đến vấn đề nhân quyền trong buổi gặp với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

“Việt Nam, với dân số năng động hiếm có của mình, đang trên đường trở thành một quốc gia lớn, với tiềm năng vô hạn”, bà Clinton nỏi tong lời mở đầu buổi họp báo của mình, khi ông Khiêm đứng bên, mặt không cảm xúc. “Đó là một trong những lý do khiến chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của mình”.

Tại buổi ăn trưa với các doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ, bà Clinton đã quay lại chủ đề này, nói rằng có “những khác biệt to lớn” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những quyền tự do chính trị. Bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy Việt Nam làm nhiều hơn nữa để bảo vệ tự do cá nhân.

Ông Khiêm trả lời rằng nhân quyền có nguồn gốc từ những bối cảnh lịch sử và văn hóa riêng biệt. Ông trích lời mà ông cho là một quan sát của Tổng thống Obama rằng các quốc gia phải được phép chọn con đường riêng của mình và nhân quyền không nên được áp đặt từ bên ngoài.

Lời bình luận của bà Clinton rất đáng chú ý, trong hoàn cảnh mà bà đã đặt mối quan tâm về nhân quyền xuống dưới các vấn đề khác khi viếng thăm quốc gia hàng xóm của Việt Nam, Trung Quốc. Nhưng thời điểm bà đặt vấn đề, tại khởi đầu của cuộc viếng thăm, cho thấy rằng bà chỉ muốn nêu quan điểm của mình, rồi chuyển sang các vấn đề khác.

Bà dành phần lớn bài nói của mình để hứa hẹn rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư, và sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, một hóa chất mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng như một thuốc diệt lá trong cuộc chiến Việt Nam.

“Chúng ta đã và đang làm việc với Việt Nam suốt 9 năm để cố gắng giải quyết hậu của của chất độc màu da cam”, bà nói. “Tôi đã nói với ngày Phó thủ tướng rằng tôi sẽ tiếp tục làm việc để tăng cường sự hợp tác giữa chúng ta”.

Hoa Kỳ bình thường hóa mối quan hệ với Việt Nam năm 1995 khi Bill Clinton còn là Tổng thống, và bà Clinton nói về những ký ức “sâu sắc” mà đất nước này đã khơi dậy trong bà và chồng. Lần ghé thăm cuối cùng của bà với tư cách Đệ nhất phu nhân vào cuối năm 2000, trong lúc ông Clinton đang sắp hết nhiệm kỳ Tổng thống, một vài tuần sau đó bà được bầu làm thượng nghị sĩ của New York.

Trong chuyến đi đó, bà Clinton đã mang theo con gái, Chelsea, ghé thăm một khu làng bụi bặm ngoài Hà Nội, nơi cả hai người đội nón để chắn cái nắng thiêu đốt. Một nghệ sĩ địa phương đã chộp được khoảnh khắc đó trong một bức trang mosaic lớn tạo bởi hồng ngọc, lam ngọc (saphia) và thạch anh từ Việt Nam. Một công ty vàng bạc và đá quý đã trao bức tranh đó cho bà Clinton như một món quà tặng.

Ông Khiêm, Phó thủ tướng, cũng tặng bà Clinton một tấm khăn trải bàn trắng dành cho Chelsea, người sắp lấy chồng vào 31 tháng 7 tới.

“Tôi rất vinh hạnh”, bà nói. “Tôi sẽ lấy làm vui mừng được chuyển món quà tới cháu”.

Nhắc đến việc bà đang phải cân bằng giữa nhiệm vụ của một người mẹ, lên kế hoạch cho đám cưới cho con, với chuyến đi dài hàng tuần kinh hoàng tới Pakistan, Afghanistan, Nam Hàn và Việt Nam, bà Clinton đùa rằng người ta có thể sẽ đặt câu hỏi đầu óc của bà.

Bên cạnh việc cổ vũ nâng cao quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, bà Clinton tới Hà Nội để dự cuộc họp an ninh khu vực được tài trợ bởi Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN.

Bắc Hàn có lẽ sẽ nằm ở vị trí ưu tiên trong lịch làm việc. Một cuộc điều tra quốc tế được dẫn dắt bởi Nam Hàn gần đây kết luận rằng Bắc Hàn chịu trách nhiệm trong việc bắn thủy lôi chìm tàu chiến Bắc Hàn, giết chết 46 thủy thủ. ASEAN đưa ra một tuyên bố lên án hành vi tấn công nhưng từ chối chỉ ra rằng Bắc Hàn là thủ phạm

Bà Clinton cũng được trông đợi là sẽ đưa ra vấn đề Myanmar, còn được biết đến dưới tên Burma, quốc gia mà bà cho rằng đang đe dọa sự ổn định của khu vực, không chỉ là vì những dòng người tị nạn chạy sang các quốc gia láng giềng.

Bên cạnh đó, bà nói Hoa Kỳ đang lo ngại về các chuyến tàu chở vũ khí và vật liệu quân sự tới Myanmar từ Bắc Hàn, cũng như những báo cáo chưa được khẳng định rằng Burma đang tìm sự trợ giúp của Bắc Hàn để phát triển chương trình hạt nhân riêng của mình.
Theo tờ New York Times
http://danluan.org/node/5768
*
BBC: Bà Clinton lên tiếng về nhân quyền ở VN

Lên tiếng trong lúc đến Hà Nội dự Diễn đàn Hợp tác An ninh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thúc giục Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.

Bà Hillary Clinton nói dù Việt Nam có nhiều triển vọng nhưng Hoa Kỳ quan tâm đến sự đối xử của nhà cầm quyền đối với một số nhóm nhất định trong xã hội, cũng như việc giới hạn truy cập internet.

Bà Clinton nói: ”Việt Nam – với một dân số năng động và người dân thực độc đáo – đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với tiềm năng vô biên.”

Bà nói đó là một trong những lý do Hoa Kỳ muốn bày tỏ sự quan ngại về ”những vụ bắt bớ và kết án những người đối kháng ôn hòa, tấn công các nhóm tôn giáo, và hạn chế tự do internet”.

Cũng trong dịp này, bà Clinton đã hội đàm với ngoại trưởng Nguyễn Gia Khiêm và hứa gia tăng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề chất độc da cam.

Chất da cam

Bà Clinton cho biết hai người đã thảo luận về vấn đề mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều quan tâm đó là chất da cam và tác hại của nó đối với người dân ở đây.

Hoa Kỳ đã làm việc với Việt Nam trong 9 năm qua để tìm cách giải quyết những hậu quả của chất da cam.

”Tôi đã nói với ngài ngoại trưởng là sẽ xem xét việc gia tăng sự hợp tác của người Mỹ, và cùng nhau có những tiến triển xa hơn nữa trong vấn đề này,” bà Clinton cho biết trong một cuộc họp báo sau đó.

Trước đó tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ghi nhận các tiến bộ trong cải cách kinh tế ở Việt Nam, nhưng thúc giục bà Clinton chuyển tải thông điệp rằng ”sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Việt Nam phụ thuộc vào việc bảo vệ quyền của người dân được tham gia đầy đủ trong quá trình kiến tạo tương lai đất nước về cả chính trị, kinh tế và xã hội”.

Không thấy truyền thông ở Việt Nam tường thuật những gì ngoại trưởng Hoa Kỳ nói về nhân quyền mà chỉ tập trung vào ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm nhân dịp đánh dấu 15 năm quan hệ giữa hai nước cựu thù.

Bà Clinton đến Hà Nội lần này trong tư cách ngoại trưởng, 10 năm sau chuyến thăm lịch sử cùng với phu quân Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam.

Hôm nay bà Clinton cũng đã tham dự lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt-Mỹ và dự lễ ký kết bản ghi nhớ về việc chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tài trợ cho việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100722_clinton_in_hanoi.shtml

*
VOA: Ngoại trưởng Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyềnhttp:
...

Hình: ASSOCIATED PRESS Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 Tháng 7, 2010

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền nhưng cũng cam kết hợp tác nhiều hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả của Hóa chất Da Cam mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thời Chiến tranh Việt Nam.

Theo tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn AP, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đang có mặt tại Hà Nội để đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm của Việt Nam, bà Clinton đã lên tiếng tán dương sự phi thường và năng động của người dân Việt Nam và nói rằng Việt Nam “đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với một tiềm năng vô hạn.”

Tuy nhiên, bà Clinton nói thêm rằng để đạt được mục tiêu, chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải nới lỏng những hạn chế đối với tự do ngôn luận và hoạt động chính trị. Bà nói rằng “Đó là một trong những lý do chúng tôi bày tỏ quan tâm về việc bắt giữ và kết án những người bày tỏ ý kiến bất đồng một cách ôn hòa, về những vụ tấn công nhắm vào các tổ chức tôn giáo và hạn chế tự do internet”.

Bà Clinton cho biết thêm rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama muốn làm việc chung với Việt Nam “để hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản”.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là Việt Nam sẵn lòng hợp tác đến mức độ nào trong vấn đề này vì Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm cho biết ông nghĩ rằng vấn đề này “là một sự khác biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.” Ông nói rằng “nhân quyền có những giá trị chung nhưng tuỳ thuộc rất nhiều vào bối cảnh văn hóa và lịch sử”.

Ông Khiêm cũng nêu lên sự kiện là Tổng thống Obama từng nói rằng giá trị nhân quyền không nên được áp đặt từ bên ngoài.

Sau đó trong ngày thứ Năm, Ngoại trưởng Clinton đã lại đề cập tới vấn đề nhân quyền khi bà dự tiệc chiêu đãi của Phòng Thương mại Mỹ ở Hà Nội. Bà nói rằng nhân quyền là “một khác biệt sâu sắc” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tuy hoạt động thương mại giữa hai nước đã gia tăng vô cùng nhanh chóng kể từ khi các mối quan hệ được bình thường hóa cách nay 15 năm dưới thời Tổng thống Bill Clinton, phu quân của bà. Bà cho biết “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam gia tăng cam kết về nhân quyền và để cho người dân có nhiều quyền hạn hơn đối với vận mệnh của mình”.

Mặc dù vậy bà Clinton cũng nói rằng Hoa Kỳ không xem quan hệ với Việt Nam là gắn chặt với những khác biệt đó hay với những ký ức của quá khứ.” Bà nói rằng “chúng tôi đã học được cách để đối xử với nhau không phải như hai nước cựu thù mà như những đối tác, đồng sự và bạn bè thật sự” .

Trong khi đó, tại Washington, 6 dân biểu Hoa Kỳ đang chuẩn bị tổ chức một cuộc họp báo vào trưa thứ Năm để tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người đến số phận của hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam.

Tin tức từ trụ sở quốc hội Mỹ cho biết dân biểu Cao Quang Ánh sẽ cùng với các dân biểu Zoe Lofgren, Ed Royce, Loretta Sanchez, Frank Wolf và Chris Smith và những người khác trình bày về việc các nhà văn nhà báo, các nhân vật lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam phải đối mặt với những lời buộc tội vô căn cứ, những vụ bắt bớ tùy tiện, sách nhiễu, và đánh đập.

Trong cuộc họp báo chung với ông Phạm Gia Khiêm, bà Clinton cam kết tiếp tục hợp tác với Việt Nam để giải quyết những hậu quả của chất Da Cam. Bà nói rằng bà và ông Khiêm đã thảo luận “về mối quan tâm của cả hai nước về chất Da Cam và hậu quả của chất này đối với người dân Việt Nam”.

Bà Clinton cho biết Hoa Kỳ đã làm việc chung với Việt Nam trong 9 năm qua để tìm cách khắc phục tác động của chất Da Cam và cam kết sẽ tăng cường hợp tác để đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong lãnh vực này.

Nguồn: AP, RTTNews

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/clinton-vietnam-07-22-2010-99010224.html

*
RFI: Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về nhân quyền tại Việt Nam nhưng cam kết tăng cường hợp tác
Trọng Nghĩa -Hôm nay (22/07/2010), Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để tham gia các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN, đồng thời tiếp xúc với nhiều lãnh đạo Việt Nam để thảo luận về quan hệ song phương Mỹ Việt.

Khi vừa đặt chân xuống Hà Nội, bà Clinton đã có ngay một cuộc tiếp xúc với Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm. Phát biểu nhân cuộc họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ xác nhận là bà đã nêu lên vấn đề nhân quyền trong cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam.

Theo phóng viên báo New York Times, bà Clinton đã bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ về thái độ mà bà gọi là ‘’không khoan dung’’ với các giới bất đồng chính kiến. Bà đã nêu lên những vụ tống giam những nhà đấu tranh cho dân chủ, những hành đông tấn công vào một số nhóm tôn giáo hay việc đàn áp một số websites trên mạng Internet.

Ngay khi khởi đầu cuộc họp báo Ngoại trưởng Mỹ đã giải thích lý do khiến bà nêu lên vấn đề nhân quyền đối với phía Việt Nam. Đó là vì, xin trích : « Việt Nam, với dân số cực kỳ năng động, đang trên đường trở thành một quốc gia lớn, với tiềm năng vô hạn. Đó là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền với Việt Nam ».

Sau đó, nhân bữa ăn trưa với các doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ, bà Clinton đã trở lại đề tài này, nhắc đến “các khác biệt sâu đậm” giữa Việt Nam và Mỹ trên vấn đề quyền tự do chính trị. Bà xác định là Hoa Kỳ sẽ thúc giục Việt Nam nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân.

Đáp lời Ngoại trưởng Mỹ, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã cho rằng khái niệm nhân quyền bắt nguồn từ đặc thù văn hóa và lịch sử của mỗi nước, và ông nhắc lại câu nói mà ông cho là của chính Tổng Thống Mỹ Obama, theo đó các nước có quyền chọn lựa đường đi của chính mình và nhân quyền không thể bị áp đặt từ bên ngoài.

Theo giới phân tích, Ngoại trưởng Mỹ trong những ngày gần đây đã phải chịu nhiều sức ép, đòi bà phải đề cập đến vấn đề nhân quyền với Việt Nam nhân chuyến ghé thăm Hà Nội. Yêu cầu mới nhất đến từ tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, đòi bà Clinton phải gắn liền việc tăng cường hợp tác với việc Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Human Rights Watch: Cần gắn vấn đề nhân quyền với việc tăng cường quan hệ song phương

Trong bản thông cáo đề ngày hôm nay, Tổ chức nhân quyền trụ sở ở New York đã cho rằng bà Hillary Clinton ‘’Cần nêu rõ tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam… trong các phát biểu công khai cũng như trong các cuộc gặp riêng với quan chức Việt Nam’’. Theo Human Rights Watch, Ngoại trưởng Mỹ : ‘’Cần nhấn mạnh về mức độ ưu tiên mà Hoa Kỳ đặt ra đối với việc tăng cường tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, một phần hữu cơ trong quan hệ song phương’’.

Không những thế, HRW còn kêu gọi Washington gắn liền vấn đề Hà Nội tôn trọng nhân quyền với việc tăng cường quan hệ song phương. Theo Human Rights Watch thì bà Ngoại trưởng Mỹ phải, xin trích : « Đặt yêu cầu chấm dứt những cấm đoán ngặt nghèo về các quyền tự do làm điều kiện nới rộng quan hệ thương mại và an ninh. »

Xin nhắc lại là ngày 15/07 vừa qua, gần 20 dân biểu Mỹ cũng đã lên tiếng kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu lên vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam. Đó cũng là yêu cầu của một số hội đoàn, đảng phái trong cộng đồng người Việt hải ngoại.  Những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam đều nêu bật sự kiện Việt Nam hạn chế quyền tự do hội họp và lập hội, kiểm soát chặt chẽ các tổ chức lao động và tôn giáo, giới hạn quyền tự do ngôn luận và tiếp cận internet. Trong thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam đã bị lên án về các vụ xử lý hình sự các nhà ly khai nổi tiếng, thường với mức án tù rất nặng.

Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam

Như vậy là ngoại trưởng Mỹ đã đáp ứng phần nào đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, phần lớn thông điệp của bà Clinton hôm nay đều nhằm cam kết là Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lãnh vực thương mại và đầu tư, và nhất là trong một lãnh vực hết sức nhậy cảm đối với người Việt Nam : tác hại của chất da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã dùng trong thuốc khai quang rải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Theo hãng tin Pháp AFP, bà Clinton đã tuyên bố : ‘’Chúng tôi đã làm việc cùng với Việt Nam trong vòng 9 năm để khắc phục hậu quả của chất Da cam. Tôi sẽ thúc đẩy việc tăng cường hợp tác để cùng có những tiến bộ lớn hơn”.

Từ năm 2007, Quốc Hội Mỹ đã thông qua 9 triệu đô la để giúp Việt Nam để tẩy xoá những nơi bị nhiễm chất dioxin, và trên mặt y tế. Các chuyên gia đánh giá có 3 nơi bị nhiễm nặng nhất, mà họ gọi là ‘’điểm nóng’’ ô nhiễm dioxin, đó là các căn cứ không quân Mỹ trước đây. Tẩy sạch 3 nơi này sẽ tốn khoảng 59 triệu đô la. Phần lớn một khoản tiền nay đang xét, theo lời một viên chức Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội vào tháng qua.

Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Mỹ tuần qua, một bác sĩ Việt Nam đã khẳng định là có hơn 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất Da cam.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100722-ngoai-truong-my-quan-ngai-ve-nhan-quyen...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #10 - 04. Aug 2010 , 00:54
 
Phái đoàn Quốc hội Canada thăm gặp 2 Linh mục
Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi
tại Huế


...

Từ trái sang phải: bà Db Thái Thị Lạc, Lm Nguyễn Văn Lý, Lm Phan Văn Lợi và ông Db Claude Guimond (hình chụp tại phòng của Lm Nguyễn Văn Lý)

     Theo thông báo của các chiến hữu dân chủ người Việt tại Canada từ cả tháng trước, một “phái đoàn” Quốc hội Canada gồm có hai người, Nữ Dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc, Phát ngôn viên nhân quyền của đảng Bloc Québécois, và Thông dịch viên Phạm Huy Bách sẽ đến thăm hai nhà đấu tranh tôn giáo tại Huế là Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi. Thành ra hai vị đã chuẩn bị hai món quà kỷ niệm nho nhỏ. Không ngờ sáng ngày hẹn 12-07-2010, một phái đoàn đông hơn gồm Bà Dân biểu Thái Thị Lạc, Dân biểu Claude Guimond, chồng sắp cưới của bà, hai Phụ tá người Canada và Ông Thông dịch viên Phạm Huy Bách, tất cả 5 vị, đã từ Sài Gòn ra Huế và đến Nhà Hưu dưỡng thuộc Nhà Chung của Tổng Giáo phận Huế, ở 69 Phan Đình Phùng, lúc 8g30 để gặp hai Linh mục tại phòng Linh mục Lý đang tạm trú để điều trị bệnh tật (trong thời hạn một năm theo quyết định của Tòa án tỉnh Hà Nam).

     Bà Dân biểu Thái Thị Lạc, 38 tuổi, là người gốc Việt, dân tộc Chăm. Trường hợp của Bà tương tự trường hợp của ông Philipp Roesler, 36 tuổi, một người gốc Việt khác được cử làm Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Liên bang Đức cuối năm 2009. Nghĩa là cả hai đều mồ côi và được một gia đình ngoại quốc nhận làm con nuôi từ bé, đem về nước cho ăn học thành tài; họ lớn lên có địa vị cao trong chính giới, trở thành niềm tự hào cho dân Việt, đồng thời là người ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ nhân quyền của đồng bào tại quê nhà.

     Quả thế, sau khi chụp vài tấm hình lưu niệm, gọi vui là để “bất tử hóa giây phút lịch sử này” và sau khi phân ngôi chủ khách, Bà Dân biểu cho biết chuyến đi Việt Nam lần này (kéo dài từ 10 đến 25-07-2010) có mục đích gặp gỡ một số vị tương nhiệm (Đại biểu Quốc hội Việt Nam) tại Hà Nội, theo như thỏa thuận với Nhà cầm quyền Cộng sản VN, ngoài ra cũng để gặp gỡ một số nhà đấu tranh dân chủ hay nhân vật có khuynh hướng dân chủ ở cả ba miền. Và hai người phái đoàn gặp đầu tiên là hai Linh mục ở Huế.

     Trước hết, Bà Dân biểu và phái đoàn hỏi thăm về tình trạng sức khỏe và an ninh của hai Linh mục. Cha Lý cho biết là mình vẫn tiếp tục điều trị bệnh bại liệt tay phải, chân phải và đang điều trị một điểm tụ huyết trên bán cầu não trái và một túi nang ở bán cầu não phải sau gáy. Theo lời Bà Đại sứ Canada Deanna Horton  tại Việt Nam đã hứa trong cuộc gặp gỡ trên điện thoại hôm 30-03-2010, cha Lý hy vọng trong tháng 7 này, nếu không có gì trở ngại, một toán y bác sĩ người Canada sẽ qua Việt Nam để thăm khám và điều trị cho cha. Về tình trạng an ninh bản thân thì Linh mục Lý vẫn ở trong dạng quản chế tại phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế (khu vực trong đó có Tòa Tổng Giám mục và Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo phận Huế). Linh mục Phan Văn Lợi cho biết về tình trạng an ninh của mình là vẫn bị quản chế tại gia bằng khẩu lệnh, nghĩa là hầu như luôn có công an đóng chốt canh giữ gần nhà và bám theo khi ra khỏi nhà; ngoài ra còn bị ngăn cấm đi phục vụ (dâng lễ, dạy học, giảng tĩnh tâm…) tại các dòng tu, những việc mà Linh mục vẫn làm từ trước năm 2001.

     Tiếp đến Bà Dân biểu hỏi về hoạt động của Khối 8406 mà hai Linh mục là những người đồng sáng lập. Linh mục Lý cho biết là Khối vẫn tiếp tục sinh hoạt, phát triển trong và ngoài nước với số thành viên ngày càng gia tăng và số văn phòng hải ngoại ngày càng thành lập nhiều chỗ, ngay tại Canada cũng có. Ngoài ra Khối vẫn tiếp tục thực hiện “Tiến trình dân chủ hóa 4 giai đoạn và 8 bước của mình” (công bố ngày 22-08-2006), mà nay đang tiến hành, củng cố giai đoạn một (Thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí) và đang xúc tiến giai đoạn hai (Phục hoạt, thành lập, phát triển các Chính đảng dân chủ phi Cộng sản).

     Nghe nói đến báo chí, bà Dân biểu hỏi về tình hình tờ Tự do Ngôn luận. Sau khi biếu mọi thành viên phái đoàn các số TDNL mới nhất (100, 101, 102), kèm thêm vài tập trong Tủ sách Khối 8406 và vài CD tài liệu lịch sử về Giáo hội Công giáo VN, về CSVN, về CS quốc tế do Khối 8406 sưu tập và phát hành khắp cả nước, hai Linh mục cho biết hiện nay tổng số phát hành (kiểm soát được) của tờ báo do chính các thành viên Khối và thân hữu dân chủ trong nước, gồm cả một số viên chức nhà nước thực hiện, giao động từ 40 đến 60 ngàn số mỗi kỳ, chưa kể số lượng được đồng bào in ra và sao chụp thêm từ bản điện tử lưu hành trên mạng.

     Ông Dân biểu Claude Guimond hỏi tiếp: “Mới đây chúng tôi có đọc được Thư Hiệp thông  của nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền với Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. Xin vui lòng trình bày toàn bộ sự việc”. Cha Phan Văn Lợi trả lời: Tại Việt Nam chúng tôi có một nhóm Linh mục sống theo tinh thần của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền (cha Lý lúc ấy mời mọi người nhìn lên chân dung của Ngài trên vách tường) là vị mục tử đã bị Cộng sản đầu độc chết năm 1988 vì đã can đảm lên tiếng bênh vực cho sự thật và lẽ phải, cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Nhóm chúng tôi lấy tên Ngài và mới đây đã lên tiếng lần hai về vụ Cộng sản tước đoạt đất đai và hành hạ giáo dân (thậm chí đến chết) tại giáo xứ Cồn Dầu, Giáo phận Đà Nẵng. Quý vị biết rằng tại Việt Nam, người dân chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu này nằm trong tay nhà nước và đảng Cộng sản (mà họ gọi cho nhẹ là “quyền quản lý”). Đây là một trong những nguyên tắc cai trị của Cộng sản, nó đẻ ra cơ chế xin-cho và gây ra biết bao điêu đứng cho cuộc sống người dân và sinh hoạt của các tập thể. Vụ việc ở Cồn Dầu cũng như tại tòa Khâm sứ, giáo xứ Thái Hà và giáo xứ Đồng Chiêm ở Hà Nội, giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, giáo xứ Loan Lý ở Huế, dòng Thánh Phaolô tại ở Vĩnh Long và hàng vạn vụ việc liên quan đến đất đai khắp cả Việt Nam không phải là vấn đề dân sự và hình sự (tranh chấp đất đai giữa cá nhân hay tập thể với người của chính quyền) mà là vấn đề chính trị, nghĩa là đảng Cộng sản tự coi mình là sở hữu chủ mọi tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, tại Việt Nam và khi cần thì tước đoạt ruộng vườn, cơ sở của các cá nhân hoặc tập thể, nhất là tập thể tôn giáo, để chia cho nhau trong đám đảng viên cán bộ hoặc để bán hay cho ngoại nhân thuê mướn lâu dài. Tất cả chỉ nhằm bảo vệ quyền lực và duy trì ách thống trị của đảng trên dân Việt.

     Bà Dân biểu hỏi tiếp: “Vậy nhân cơ hội này, Quý vị có đề nghị gì mà chúng tôi có thể trình bày trước Nhà cầm quyền Việt Nam không?”. Linh mục Lý cất tiếng: “Chúng tôi yêu cầu hai điều. Một là nếu chưa thể để cho người dân, nhất là các nhà đối kháng dân chủ công khai ra những tờ báo độc lập và các tài liệu dân chủ nhân quyền, thì ít nhất Nhà cầm quyền, cụ thể là Công an, không được bắt bớ, sách nhiễu, hăm dọa những người dân đọc các tờ báo và tài liệu dân chủ đang được phổ biến của Khối 8406 và của các cá nhân, tổ chức dân chủ khác. So với thời Các Mác trong chế độ tư bản Anh ở Luân Đôn cách đây gần hai thế kỷ, so với thời nhóm Nguyễn Ái Quốc, cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Thế Truyền trong chế độ Thực dân Pháp cách đây một thế kỷ, so với thời các báo cánh tả trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, thì tự do ngôn luận trong xã hội Cộng sản Việt Nam còn thua rất xa, thậm chí chẳng có gì đáng kể. Nhà nước khống chế, kiểm soát mọi sinh hoạt báo chí, dù là báo viết, báo nói, báo hình hay báo điện tử…. Điều yêu cầu thứ hai là nếu nhà cầm quyền CSVN có đưa ra những chương trình phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị, xây dựng khu chế xuất, thiếp lập khu sinh thái… thì hãy làm vì lợi ích của người dân, thỏa thuận với họ về chuyện lấy đất đai, bồi hoàn cho họ cách công bằng và tái định cư họ sao cho an cư lạc nghiệp. Yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt mọi kiểu di dời bằng cưỡng bách, bằng bạo lực, bằng dùi cui, bằng nhà tù…. Và quan trọng nhất, triệt để nhất, là phải trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Có như thế thì mới bớt bất công trong xã hội và tăng phát triển trong đất nước”

     Dân biểu Claude Guimond tiếp lời: “Tôi trước đây cũng từng hoạt động trong vấn đề đất đai tại Canada. Tôi đã từng tham gia vào việc bảo vệ quyền tư hữu đất đai cho một số cư dân bản địa (ct: gốc da đỏ) bị nhiều tay tư bản, tài phiệt tranh giành chiếm đoạt. Nhưng ở nước tôi, chỉ có sự tranh chấp quyền lợi giữa hai nhóm người như thế, chứ không có chuyện Nhà cầm quyền dựa vào cái nguyên tắc lạ lùng như tại Việt Nam để cho cán bộ đảng viên tha hồ cướp đất của người dân đâu!”

     Bà dân biểu hỏi: “Chúng tôi sắp ra Hà Nội. Hai cha muốn chúng tôi gặp những nhà dân chủ nào ngoài đó?”. Linh mục Lý đã giới thiệu Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân và một số thành viên tiêu biểu khác của Khối 8406 cũng như các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà (nhưng rất tiếc sau đó phái đoàn đã không thể gặp được ai cả) - “Ngoài các nhà đối kháng đó ra, chúng tôi có nên gặp thêm ai nữa mà có tinh thần dân chủ không?” -  “Chúng tôi thiết nghĩ phái đoàn có thể gặp Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông này chưa phải là nhà đấu tranh dân chủ nhưng là một nhà trí thức có khuynh hướng muốn dân chủ hóa đất nước. Ông từng có nhiều lời nói, bài viết và hành động chứng tỏ sự mong muốn độc lập của giới trí thức Việt Nam, sự thao thức về các vấn đề gây bức xúc trong đất nước và xã hội do cơ chế độc tài đảng trị hiện giờ” -  “Trong giới đại biểu Quốc hội Việt Nam, có vị nào là nhà dân chủ không?” -  “Đại biểu Quốc hội Việt Nam thì đại đa số là đảng viên Cộng sản, số còn lại thì cũng do đảng chọn, nên hiện giờ chưa thể là nhà dân chủ được. Nhưng có vài Đại biểu nay đã dám nói thẳng với đảng và có khuynh hướng cổ vũ đa đảng đa nguyên, như ông Dương Quốc Trung chẳng hạn” -  “Vâng, chúng tôi sẽ tìm cách gặp những người mà hai cha vừa giới thiệu đó. Dĩ nhiên chắc không phải là dễ dàng”.

     Linh mục Lý đề xuất tiếp: “Vào lại Sài Gòn, Quý phái đoàn nên gặp cho được Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài đang bị quản chế tại Thanh Minh thiền viện, Giáo hội của ngài chưa được nhà cầm quyền CS thừa nhận và đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt”. Linh mục Lợi thêm vào: “Đó là một Giáo hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật”.  Lm Lý còn giải thích rõ hơn vì sao Phật giáo VN hiện có 2 Giáo hội. “Ngoài ra, cha Lý tiếp, Quý vị nên gặp kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên Ban Điều hành Khối 8406 của chúng tôi. Và nếu cần, thì kỹ sư Hải sẽ giới thiệu thêm vài nhà đấu tranh dân chủ khác tại Sài Gòn….”

     Cuộc gặp gỡ chấm dứt lúc 11g45 cùng ngày, trong những cái bắt tay nồng ấm thân mật.  Hai linh mục nói với Bà Thái Thị Lạc và các bạn đồng hành: “Bà là niềm hãnh diện của dân tộc Việt Nam và toàn thể Quý vị là sự nâng đỡ hỗ trợ cho phong trào dân chủ Việt Nam chúng tôi. Xin hết lòng cảm ơn Quý vị”. Phái đoàn rất phấn khởi khi rời Nhà Chung Huế. Dù cuộc gặp kéo dài khá lâu, nhưng không thấy ai thoáng mệt nhọc. Hai Linh mục vui vẻ đứng đưa tiễn và cầu nguyện cho Phái đoàn các Dân biểu này có những ngày an bình tại Việt Nam, hoàn thành tốt công việc và… an toàn trở về miền đất Canada xa xôi lạnh giá.
Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 00:55 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #11 - 04. Aug 2010 , 23:53
 

6 người VN nhận giải thưởng nhân quyền         I



Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa quyết định trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010 cho sáu cây bút ở Việt Nam. Đó là các ông bà Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Hùng, hiện đều đang bị tù giam. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được trao giải này một lần năm 2007.

Ngoài ra còn có hai blogger Người Buôn Gió (tên thật là Bùi Thanh Hiếu) và Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh).

Những người này được HRW ca ngợi là đã dũng cảm viết lên sự thật cho dù bị chính quyền ngăn cản và sách nhiễu.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói với BBC việc "được quốc tế quan tâm là tin vui cho giới blogger Việt Nam".

"Giải thưởng này sẽ khuyến khích cộng đồng blogger trong nước."

Blogger Người Buôn GióÔng Hiếu và bà Như Quỳnh đã bị bắt một thời gian hồi năm ngoái vì liên quan tới hoạt động biểu tình vì Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng sau đó được trả tự do.

Blog Người Buôn Gió của ông cũng đăng tải thông tin chỉ trích một số chính sách của nhà nước.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói ông vẫn tiếp tục công việc blogging để nói lên sự thật với tư cách một người dân, trong khi "báo chí trong nước nhiều khi không phản ánh trung thực những gì đã xảy ra".

Theo ông, không khí blog trong nước gần đây vẫn sôi động vì "nguyện vọng của người dân là được nói, được bày tỏ tự do các tâm tư, suy nghĩ của mình" và không ai ngăn cản được.
Giải thưởng nhân quyền

Sáu người Việt Nam nằm trong 42 cây bút từ 20 quốc gia được trao giải Hellman/Hammmett thường niên năm nay.

HRW nói những người này đã viết trong môi trường chính trị mà nhà nước tìm cách hạn chế tự do ngôn luận, hạn chế internet và kiểm soát báo chí.

Phó Giám đốc khu vực Á châu của HRW, ông Phil Robertson, phát biểu trong thông cáo ra hôm 04/08: "Bằng cách vinh danh các cây viết dũng cảm này, chúng tôi hy vọng hướng sự chú ý của quốc tế tới những tiếng nói mà chính quyền Việt Nam muốn bịt miệng."

Việt Nam luôn tuyên bố không bỏ tù ai vì bất đồng chính kiến, mà chỉ trừng phạt những người vi phạm pháp luật.

Giải thưởng Hellman/Hammett hàng năm được Human Rights Watch trao cho các nhân sỹ quốc tế, bắt đầu từ 1989, tới nay đã gần 700 nhân vật được nhận giải. Nó đi kèm phần thưởng tài chính dưới 10.000 Mỹ kim.

Giải thưởng này mang tên của kịch sỹ cánh tả Mỹ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet, những người từng bị truy bức về chính trị trong những năm 1950 tại Hoa Kỳ vì bị cho là cộng sản.

Chính phủ Việt Nam trong quá khứ đã từng lên tiếng chỉ trích việc trao giải Hellman/Hammett của HRW cho các nhân vật ở Việt Nam, mà họ cho là "dựa trên các thông tin sai lệch". ( BBC )

...

Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió nói vẫn tiếp tục công việc blogging
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #12 - 19. Aug 2010 , 00:22
 
DB Ed Royce: Hãy cung cấp cho người dân VN những tin tức trung thực


Tuesday, 17. August 2010

Tin ViệtNam

...

Trung tuần tháng 7 vừa qua, đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA) đạt được qui chế “chương trình phát thanh thường trực” (permanent authorization), qua một luật được Tổng Thống Obama ký thông qua.


[COLOR=#NaNNaNNaN]Nhân dịp có buổi hội thảo liên quan đến đài RFA vào ngày 12 tháng 8, Người Việt có cuộc phỏng vấn sau đây với Dân Biểu Ed Royce, đồng tác giả dự luật nguyên thủy lập nên RFA, và cả quy chế mới hiện nay của đài. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện.

Tự do thông tin cho Việt Nam


Hà Giang: Thưa dân biểu, ngày 13 tháng 7 vừa qua, Tổng Thống Obama ký thành luật một dự luật qua đó đài phát thanh Radio Free Asia (RFA) - Á Châu Tự Do (ACTD) được trở thành “chương trình phát thanh thường trực” (permanent authorization), xin ông cho biết ý nghĩa của luật này và vai trò của ông trong việc vận động cho dự luật?
Tự do thông tin cho Việt Nam là điều mà tôi hằng quan tâm, đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng dồn mọi nỗ lực cho những dự luật này.

DB Ed Royce: Tôi là người hết sức ủng hộ đài RFA từ bao nhiêu năm nay, và là người đồng soạn thảo dự luật nguyên thủy cho đài, ra đời từ năm 1994. Với luật vừa được phê chuẩn, RFA sẽ hoạt động như một chương trình phát thanh thường trực vào không những chỉ Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Campuchia, Lào… Ngoài những chương trình phát thanh bằng tiếng địa phương, RFA còn có một trang web tiếng Việt và những ngôn ngữ khác, chuyên cung cấp thông tin mà chính người dân ở những quốc gia này không được biết. Qua trang web này, giờ đây, người dân nơi không có tự do thông tin có thể đọc blogs cũng như xem phản hồi của khán thính giả của đài.
Ngoài những chương trình phát thanh, trang mạng của đài RFA còn có những câu chuyện do nhân chứng sống kể lại qua những khúc phim ngắn, hay hình ảnh được ghi lại bằng điện thoại di động. Tất cả những dữ liệu này do một hệ thống biên tập viên hoặc thông tín viên của đài ở khắp nơi thu thập và soạn thành bản tin để phát về Việt Nam.
Tôi cũng phải nói thêm là những chương trình phát thanh và tài liệu của RFA hiện được phổ biến rộng rãi qua các trang mạng xã hội như YouTube, và với luật mới, sinh hoạt của đài sẽ ngày càng khởi sắc để đưa tin về Việt Nam, và để đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt Nam, cũng như đưa ra trước ánh sáng dư luận tệ tham nhũng đang xảy ra tại đây.

Hà Giang: Thưa Dân Biểu Ed Royce, xin cho biết lý do tại sao ông bỏ rất nhiều thì giờ và nỗ lực vào việc vận động cho những dự luật liên quan đến việc ra đời của đài RFA trước kia, cũng như cho đài được trở thành một chương trình phát thanh thường trực hôm nay?
DB Ed Royce: Tự do thông tin cho Việt Nam là điều mà tôi hằng quan tâm, đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng dồn mọi nỗ lực cho những dự luật này.

...
Dân Biểu Ed Royce (phải) trong buổi hội thảo tại Đài Á Châu Tự Do hôm 15/07/2010. RFA PHOTO.


Tôi cho rằng, vì muốn giữ chặt lấy quyền lực, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm cách tẩy não người dân của họ. Họ tẩy não người dân bằng cách bóp nghẹt thông tin, do đó, cách giúp người dân Việt Nam hay nhất là cung cấp cho họ những thông tin trung thực, mà họ không được nghe hay biết đến qua truyền thông trong nước. Sự tự do thông tin sẽ giúp kiến thức người dân được mở mang, giúp họ nhìn thấy, tìm hiểu và chia sẻ với nhau những thông tin về đàn áp đang thực sự diễn ra, sự nhũng nhiễu và tham nhũng của nhà cầm quyền, và giúp họ mạnh dạn đòi hỏi nhà cầm quyền độc tài Việt Nam phải thay đổi.

Hà Giang: Chúng tôi được biết là nếu không có luật mới này, thì vào ngày 30 tháng 9 tới đây, RFA có thể phải ngưng hoạt động, xin ông giải thích thêm về điều này?

DB Ed Royce: Vâng, trong nhiều năm qua, tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều ký giả cũng như biên tập viên của đài, và rất ủng hộ những việc họ làm. Và tôi biết là hàng năm cứ gần đến ngày phê chuẩn ngân sách thì họ lại lo lắng không biết là chương trình RFA có được tái phê chuẩn không, và trong trường hợp không có ngân sách, thì những chương trình phát thanh do đài phụ trách sẽ lập tức bị ngưng, và họ sẽ bị mất việc. Ðó là lý do tại sao tôi đã cùng là tác giả của dự luật biến RFA thành chương trình phát thanh thường trực.

Hà Giang: Ngoài việc hàng năm không phải chờ được cấp ngân sách, ông có thể đơn cử một vài thí dụ là việc được trở thành chương trình phát thanh thường trực sẽ ảnh hưởng hoạt động của đài như thế nào?
DB Ed Royce: Ðiều này có nghĩa là giờ đây, RFA có thể có những dự tính dài hạn với nhân viên, với cơ sở, phòng ốc và dụng cụ. Tôi tin rằng với luật mới này, tất cả mọi sinh hoạt của đài sẽ hữu hiệu hơn.

Hà Giang: Nhiều người cho rằng RFE (Radio Free Europe) chương trình tiền thân của RFA, đã đóng góp rất nhiều trong việc làm sụp đổ chế độ Cộng Sản tại Ðông Âu trước đây?

DB Ed Royce: Tôi có thể chia sẻ rất nhiều, vì tôi đã có mặt ở Ðông Ðức vào đầu thập niên 1990, và đã được nhìn thấy phản ứng của nhiều thính giả của chương trình RFE.
Tôi ước ao sẽ có ngày chứng kiến một Việt Nam tự do, và tôi hiểu rất rõ là Việt Nam không thể có tự do cho đến khi người dân được có đầy đủ thông tin

Hình ảnh mà tôi vẫn còn nhớ được là cảnh người ta lén lút xúm quanh những chiếc radio trong giờ phát thanh để nghe và sau đó thì thào bàn tán với nhau. Vào những năm đầu thập niên 1980, tôi cũng có dịp chuyện trò nhiều với những người Ðông Âu, và nhận ra rằng trong một nơi mà thông tin hoàn toàn bị bưng bít, đó là điều duy nhất khiến cho những người này thấy rõ bản chất của những chế độ độc tài.

Một trong những điểm đưa đến thành công cho chương trình phát thanh RFE/Radio Liberty là đài đã tuyển mộ rất nhiều di dân người Ðông Ðức, Ba Lan hay Nga mới đến Hoa Kỳ vào làm việc. Những người này còn nhiều liên lạc với bạn bè, người thân của họ từ những quốc gia đó, và nhờ vậy tin tức rất nóng hổi, chính xác đã từ những quốc gia này lọt ra ngoài rồi lại được đưa trở lại trong nước do chương trình phát thanh của RFE.
Chính mắt tôi chứng kiến cảnh họ ngồi nghe chăm chú, rồi gật gù và nói: “Chính xác! Ðây là những vấn đề do chính quyền độc tài gây ra.” Rồi bắt đầu đặt câu hỏi: “Tại sao chúng tôi không có tự do báo chí, tại sao chúng tôi không có tự do hội họp, tại sao chính phủ không cải tổ để dẹp bỏ tham nhũng?” Nhiều người bạn của tôi ở Ðông Âu cho đến giờ này vẫn thỉnh thoảng bảo tôi là một trong những lý do chính khiến Ðông Âu có sự thay đổi là vì đến một lúc nào đó khi thông tin tràn ngập, và khi người trẻ bắt đầu đòi hỏi sự cải tổ, rồi những đòi hỏi của họ lân lan ra cả xã hội, thì việc gì phải đến đã đến.

Ðó là những gì tôi tha thiết muốn thấy cho Việt Nam. Tôi ước ao sẽ có ngày chứng kiến một Việt Nam tự do, và tôi hiểu rất rõ là Việt Nam không thể có tự do cho đến khi người dân được có đầy đủ thông tin về sự tham nhũng của chính quyền, nhất là khi mà nhà cầm quyền Hà Nội liên tục ký những hợp đồng có lợi cho Trung Quốc nhưng có hại cho chính đất nước và người dân của họ.

Hà Giang: Xin cám ơn thời gian ông dành cho chúng tôi


Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2010 , 00:23 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #13 - 27. Aug 2010 , 22:33
 

USCIRF: Giáo dân Cồn Dầu cần được quốc tế bảo vệ




Quỳnh Như,


phóng viên RFA

...


Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

Hiện nay thân phận của khoảng 40 giáo dân Cồn Dầu vừa lìa bỏ làng quê chạy lánh nạn sang Thái Lan đang rất bấp bênh.

Một mặt họ không dám trở về nơi chôn nhau cắt rốn, một mặt cũng chưa biết có xin được quy chế tị nạn ở một nước thứ ba nào hay không.

Quỳnh Như có cuộc phỏng vấn ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF, về các vấn đề liên quan đến những người này.


Đòi hỏi chính đáng


Như chúng tôi đã đưa tin, cảnh sát điạ phương ở Huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đàn áp những người chống đối lệnh giải tỏa đất, không trừ một ai, dù già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, hay phụ nữ. Có người bị đánh đập đến mang thương tích, có người hiện còn đang bị giam giữ, thậm chí có kẻ thiệt mạng như trường hợp của ông Nguyễn Thành Năm. Tình hình này khiến người dân Cồn Dầu hoang mang lo sợ và tìm đường lánh nạn sang Thái Lan. Hiện có hơn 40 người dân của giáo xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok và mong muốn đến được một nơi an toàn để sinh sống.

...


Ông Nguyễn Thành Tài (trái), anh của Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ hôm 18-08-2010.

Nhận định về việc số người vừa kể đang xin được hưởng quy chế tị nạn chính trị tại một nước thứ ba, ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF cho biết:

“Tôi tin rằng mong muốn của những người dân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Bangkok, được hưởng quy chế tị nạn là một điều chính đáng, vì nếu như họ bị trả về Việt Nam thì họ sẽ bị pháp luật trong nước truy tố. Vì vậy tôi tin rằng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải đảm bảo rằng những người này phải được bảo vệ tại Thái Lan, và quá trình xin tị nạn của họ sẽ diễn ra một cách suông
sẻ để họ được sống ở một nước khác.”

Ông Scott Flipse cũng kêu gọi các tổ chức nhân đạo quốc tế can thiệp cho số người này:

“Liên Hiệp Quốc sẽ can thiệp với Cao Ủy Tị nạn quốc tế để xem xét vấn đề xin tị nạn của 40 người dân Cồn Dầu này. Tổ chức này có một hệ thống làm việc rất hiệu quả tại Bangkok, họ đã xem xét và giải quyết cho rất nhiều người xin tị nạn. Chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo sự an toàn cho những người dân Việt Nam ở Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan trong lúc chờ xin đi tị nạn tại một nước khác, và mong rằng họ nhanh chóng đến được một nước thứ ba để sinh sống. Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo để điều đó được thực hiện.”   

Là một nhân vật luôn tham gia tích cực và có mặt trong hầu hết tất cả các hoạt động đấu tranh cho vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Ông Scott Flipse cũng thường xuyên theo dõi các biến cố xảy ra trong nước có liên quan đến các lĩnh vực này, điển hình như các vụ đàn áp tăng sinh Bát Nhã, hoặc các vụ tranh chấp đất đai của giáo dân ở giáo xứ Thái Hà và mới gần dây nhất là đối với người dân của xứ đạo Cồn Dầu. Ông Scott Flipse nói thêm:
...

Dân biểu Frank Wolf và ảnh của nạn nhân anh Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ hôm 18-08-2010.

“Hoa Kỳ và Việt nam có một sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận vấn đề tôn trọng nhân quyền. Do đó tôi nghĩ rằng vấn đề quan trọng là sự  phát triển trong quan hệ giữa hai nước không chỉ tập trung vào quan hệ mậu dịch không mà thôi. Hoa Kỳ và các nước trong cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục dành những ưu đãi ngoại giao cho Việt Nam, mà không đòi hỏi Việt Nam phải có những đáp ứng theo mong mỏi của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực cải thiện vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cho người dân.”



Cần giải pháp lâu dài


Cũng theo lời vị Phó Giám đốc của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế, ở Việt Nam các tín đồ Thiên chúa giáo và Tin lành thường hay bị quấy nhiễu do những vấn đề mà họ phải đối đầu như việc tranh chấp đất đai của giáo xứ. Tuy nhiên chúng ta ai cũng biết Việt Nam là một quốc gia có đa số theo Phật giáo. Vì thế không chỉ đối với những người theo Công giáo hay Tin lành, mà một bộ phận của Phật giáo cũng bị đàn áp; đó là những tín đồ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tăng thân Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và kể cả các vị sư sããi gốc Khmer. Có rất nhiều điều bất ổn đang xảy ra trong nước liên quan đến tự do tín ngưỡng. Ông Flipse kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần phải đặt những vấn đề này vào vị trí ưu tiên trong quan hệ song phương giữa hai nước. Ông nhấn mạnh:

“Nếu chỉ nói giữa hai nước còn có những khác biệt không thôi thì chưa đủ, mặc dù điều đó cũng quan trọng, mà cần phải có những hành động cụ thể, phải đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng quốc tế trong vấn đề tôn trọng nhân quyền. Và trong vấn đề này Hoa Kỳ có khả năng tác động, và cần phải sử dụng ảnh hưởng đó để thực hiện cho bằng được.
”   

Giải quyết cho vấn đề người dân của giáo xứ Cồn Dầu đang chạy trốn sang Thái Lan mới chỉ là một vấn đề. Theo ông Flipse cần phải nhìn thấy vấn đề tận gốc rễ. Ông nói:

“Vấn đề là chúng ta cần phải làm thế nào để đảm bảo về lâu về dài, là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện, các quyền tự do cơ bản của con người được tôn trọng để người dân không còn phải lìa bỏ quê hương để xin tị nạn tại một nước khác. Vì họ không còn sợ bị chính phủ trong nước bắt bớ, xét xử khi bộc lộ quan điểm của mình.

Cũng như một số nhà dân cử Hoa Kỳ tranh đấu cho vấn đề tự do tôn giáo và các quyền tự do cơ bản của con người được tôn trọng tại Việt Nam, ông Scott Flipse cho rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama cần nêu vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam lên một trong những vị trí hàng đầu trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Và đối với vấn đề của giáo dân Cồn Dầu, bản thân ông Scott Flipse và tổ chức của ông không chỉ làm việc với tổ chức tị nạn của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết vấn đề xin tị nạn chính trị của những người dân Cồn Dầu này mà thôi, mà sẽ còn tiếp tục đấu tranh cho những vấn đề liên quan đến việc an sinh của những người hiện còn đang sống ở Cồn Dầu. 
Back to top
« Last Edit: 27. Aug 2010 , 22:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #14 - 23. Sep 2010 , 11:05
 
Human Rights Watch báo động tình trạng nhiều người chết khi bị công an bắt giữ


RFA 22.09.2010

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW)  ra thông cáo kêu gọi Việt Nam lập tức mở những cuộc điều tra minh bạch về một loạt những vụ tử vong do công an gây ra khi sử dụng vũ lực chết người.

Thông cáo phổ biến trên mạng ngày thứ tư 22 tháng 9 cũng yêu cầu Việt Nam buộc trách nhiệm cho những nhân viên công an có liên can. 

Tổ chức Human Rights Watch đã thu thập tài liệu về 19 vụ bạo hành của công an, gây thiệt mạng 15 người. Tất cả những vụ này đều được loan báo trên các cơ quan truyền thông Nhà nước trong 12 tháng qua. 


Việt Nam nên công khai nhìn nhận


Thông cáo viết: chính phủ Việt Nam nên công khai nhìn nhận vấn đề này, ban hành pháp lệnh đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự đối xử có tính cách hành hạ của nhân viên công an, cảnh sát mọi cấp. Human Rights Watch cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam tuyên cáo rõ ràng rằng bất kỳ nhân viên công an cảnh sát nào có trách nhiệm về những hành vi như vậy sẽ phải chịu hình thức kỷ luật và nếu cần thì phải bị truy tố về tội hình sự. 

Phó giám đốc về châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nói rằng sự hung ác của cảnh sát Việt Nam được báo cáo ở một mức báo động trên mọi vùng miền của xứ này, gây quan ngại nghiêm trọng về tính chất lan rộng và có hệ thống của những sự hành hạ như vậy. 

Thông cáo của HRW cho biết có nhiều trường hợp tử vong của những người bị tạm giam hay đang trong quyền quản lý của cảnh sát đã được báo cáo xảy ra tại nhiều tỉnh ở miền cực bắc như Bắc Giang và Thái nguyên, hay ở những thành phố chính như Hà Nội và Đà Nẵng, cũng như tại Quảng Nam ở miền duyên hải, và ở tỉnh cao nguyên xa xôi như Gia Lai, cả ở những tỉnh miền Nam như Hậu Giang, Bình Phước.

Nhiều trường hợp bị giết trong lúc nạn nhân bị giam cầm chỉ vì những vi phạm nhỏ, như Vũ Văn Hiền tại Thái Nguyên, vì tội cãi vã với mẹ, hay Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang vì vi phạm luật giao thông.

Báo chí trong nước tường trình không đồng đều, gây quan ngại về sự kiểm soát báo chí của Nhà nước.  Có khi báo chí đưa đến việc điều tra những vụ việc bị che dấu trước đó; nhưng ngược lại nhiều vụ quan trọng khác không hề được truyền thông địa phương loan tin, như cái chết của Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng. 

HRW kể sơ lược trường hợp thiệt mạng của ông Nguyễn Thành Năm, và cho biết những người dân trả lời sự hỏi han của đài Á Châu Tự Do nói là họ sợ hãi không dám nói về vụ này, nhất là về nguyên do cái chết của ông Năm.   Trong khi đó chính phủ chối bỏ mọi tội lỗi của cảnh sát, nói rằng nạn nhân chết vì tai biến mạch máu não. 

Trong cả 19 trường hợp bạo hành tàn nhẫn được ghi nhận, không có tin tức nào thông báo việc một nhân viên cảnh sát nào bị tòa án kết tội vì hành động của họ. Trong những vụ nghiêm trọng, cấp trên chỉ trừng phạt qua loa như đòi hỏi người vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, thuyên chuyển đơn vị, hay viết báo cáo để cấp trên xem xét.    Những trường hợp người cảnh sát vi phạm bị tạm nghỉ việc hay tạm giam để điều tra, như vụ ở Bắc Giang, có vẻ như phải diễn ra vì áp lực của cuộc biểu tình công khai và vụ việc bị phơi bày bằng nhiều hình thức trên các trang mạng không do chính phủ kiểm soát.

Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW Robertson kết luận: chỉ đến khi nào tất cả mọi cấp của chính phủ nói rõ cho cảnh sát biết là họ sẽ bị trừng phạt thì mới có thể có phương cách ngăn chặn cung cách hành động lạm dụng này, trong đó có việc đánh người đến chết. 
Back to top
« Last Edit: 23. Sep 2010 , 11:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 6
Send Topic In ra