Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13122 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #15 - 26. Sep 2010 , 17:53
 
Linh mục Nguyễn Văn Lý được đề cử giải nhân quyền Sakharov 2010



Tú Anh

Theo nguồn tin từ Nghị viện châu Âu, khối nghị viên châu Âu bảo thủ và cải cách đề cử linh mục Nguyễn Văn Lý, hiện đang được tự do tạm để trị bệnh ở nhà chung tòa giám mục Huế, lãnh giải nhân quyền Sakharov năm 2010. Đây là giải thưởng cao quý hàng năm của Nghị viện châu Âu nhằm vinh danh những nhân vật đấu tranh cho nhân quyền và tự do tư tưởng.

Giải thưởng mang tên nhà vật lý học Liên Xô Sakharov, cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô nhưng cũng là một nhà ly khai tranh đấu chống chế độ độc tài Xô-viết.

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong số 9 nhân vật được đề cử lãnh giải thưởng nhân quyền năm nay. Tất cả đều là những người có một quá trình tranh đấu bất chấp nguy hiểm cho mạng sống hay tù tội để đòi cho người dân trong nước mình những quyền tự do cơ bản nhất.

Theo thủ tục thì mỗi khối nghị viên đề cử các ứng viên. Khối bảo thủ và cải cách đề nghị ba ứng viên là Linh mục Nguyễn Văn Lý, trong suốt 35 năm kể từ năm 1975 vì tranh đấu bảo vệ nhân phẩm con người và tự do tôn giáo ông bị giam tổng cộng 17 năm.

Ngoài linh mục Lý còn có là nhà ly khai Cuba Guillermo Farinas, bác sĩ tâm lý, nhà báo độc lập đã tuyệt thực suốt nhiều tháng dài đòi tự do cho tù nhân chính trị Cuba. Thứ ba là tổ chức Thiên chúa giáo Opens Doors bảo vệ cho các nạn nhân bị đàn áp vì niềm tin thiên chúa tại 45 nước trên thế giới. Ngoài ra còn có 6 nhân vật và tổ chức nhân quyền khác do các nhóm dân biểu khác đề nghị.

Việc tuyển chọn còn phải qua nhiều giai đoạn : ngày 5 tháng 10 tới, danh sách đệ trình lên ủy ban hỗn hợp gồm ủy ban Ngoại giao và Phát triển, Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu.

Ngày 18 tháng 10 sẽ biểu quyết chọn ba người vào chung khảo. Ngày 21 tháng 10 thông báo tên nhân vật trúng giải và đến ngày 15 tháng 12, lễ trao giải thưởng Sakharov sẽ được tổ chức trọng thể tại Nghị Viện Châu Âu ở thành phố Strasbourg, miền đông nước Pháp.

Mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn ngắn sau đây với Linh mục Nguyễn Văn Lý từ nhà chung Huế.












Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #16 - 01. Oct 2010 , 15:52
 
Ông Christian Vanneste , Dân Biểu Vùng Bắc Pháp, yêu cầu trả tự do cho 4 thành viên Đảng Việt Tân
Christian Vanneste


Kính gửi Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam
62-66 rue Boileau
75016 Paris
Văn thư số CV/GC

Paris, ngày 28 tháng 9 năm 2010

Thưa ông Thủ Tướng,

Qua lá thư này, tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của tôi về việc bắt giữ mới đây đối với bốn nhà tranh đấu dân chủ, là thành viên của Đảng Việt Tân.
Nước Việt Nam đã trải qua 10 năm gần đây với những tiến bộ về kinh tế và xã hội và tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Nhưng, tôi thiết nghĩ, song song với phát triển kinh tế, việc tôn trọng những quyền Con Người cũng phải là mục tiêu ưu tiên của chính phủ ông.

Theo sự hiểu biết của tôi, nhiều tù nhân chính trị hiện vẫn bị cầm tù tại Việt Nam. Trong số những người này, tôi muốn đặc biệt lưu ý ông những trường hợp sau đây:

• Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giáo sư tại trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM, bị bắt ngày 13/8/2010 tại Sài Gòn;
• Mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, bị bắt ngày 10/8/2010 tại Sài Gòn;
• Bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, làm nghề buôn bán, bị bắt ngày 10/8/2010 tại Đồng Tháp;
• Ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, làm ruộng, bị bắt ngày 18/7/2010 tại Bến Tre.
và yêu cầu Ông cứu xét để sớm trả tự do cho họ.

Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đã ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và bản Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Vì vậy, Việt Nam có bổn phận tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự và chính trị của công dân, kể cả những quyền sơ đẳng nhất.

Trân trọng,

Christian VANNESTE
Dân Biểu vùng Bắc Pháp
Back to top
« Last Edit: 01. Oct 2010 , 15:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #17 - 09. Oct 2010 , 07:23
 








Từ Hà Nội, Đảng Việt Tân kêu gọi chống hiểm họa Bắc triều


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****


Ngày 9 tháng 10 năm 2010


Thông Cáo Báo Chí
Từ Hà Nội, Đảng Việt Tân kêu gọi chống hiểm họa Bắc triều

Ngàn năm Thăng Long lẽ ra phải là một mốc thời gian đáng tự hào và trân trọng trong lịch sử dân tộc. Nhưng hôm nay tổ quốc Việt Nam đang đối diện với hiểm họa bị Trung Quốc từng bước xâm lấn. Chủ quyền quốc gia đang mất dần trên nhiều lãnh vực.

Trước nguy cơ đó, hôm nay ngày 9/10/2010, tại khu tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội, các đảng viên Đảng Việt Tân đã công khai báo động về hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5 trước đồng bào. Dưới biểu ngữ mang hàng chữ Vì Thăng Long ngàn tuổi — Chống hiểm họa Bắc triều, các đảng viên Việt Tân đã tuyên đọc và phổ biến Bản Lên Tiếng Vì Ngàn Năm Thăng Long (đính kèm).
...
...
...



Nhiều đồng bào và một số ký giả ngoại quốc đã tập trung quanh các anh chị em Việt Tân để lắng nghe các dữ kiện về những phần đất, biển, đảo bị chính thức dâng nhượng hoặc làm ngơ cho Trung Quốc chiếm đóng; Ngư dân Việt bị giết hại trên biển Đông; Rừng và tài nguyên bị khoán cho Trung Quốc khai thác dài hạn bất kể các tác hại lên môi sinh, đời sống người dân, và nền an ninh quốc phòng. Một số câu hỏi đã được nêu lên và giải đáp. Để đánh dấu dịp gặp gỡ đặc biệt này, các đảng viên Việt Tân trao tặng đồng bào một số kỷ vật ghi khắc lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người trước sự tồn vong của tổ quốc.

Sự lên tiếng giữa lòng thủ đô Hà Nội của các đảng viên Việt Tân, từ hải ngoại và tại quốc nội, cũng nhằm nhấn mạnh việc thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa là quyền chính đáng và là nghĩa vụ của mỗi con dân đối với đất nước mà không một chế độ nào có thể ngăn cấm.

Toàn thể đảng viên Việt Tân nguyện chung vai và tiếp nối chuỗi dài nỗ lực của anh chị em thanh niên sinh viên biểu tình trước sứ quán Trung Quốc năm 2007; lời kêu gọi thống thiết của chị Phạm Thanh Nghiên và các tấm biểu ngữ đầy hy sinh của 6 nhà dân chủ Hải Phòng; các truyền đơn báo động trên cả nước của Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ; lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ; lời kêu gọi hiệp thông ăn chay cầu nguyện của Linh Mục Nguyễn Văn Lý; và hàng ngàn hàng chữ HS.TS.VN của những thanh niên yêu nước đang xuất hiện trên khắp nẻo đưòng quê hương.

Dân tộc chúng ta sẽ vượt qua mọi trở lực, chấp nhận mọi thử thách để bảo toàn tổ quốc. Các thế hệ Việt Nam tương lai phải được sống trong một đất nước nguyên vẹn, với đầy đủ danh dự quốc gia và độc lập dân tộc.

Ngày 9 tháng 10 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ -
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
****

Một vài hình ảnh tại công viên tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) ngày 9.10.2010






****

Bản Lên Tiếng
Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều

(Được đọc tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, trung tâm thủ đô Hà Nội, ngày 9/10/2010)
Năm nay chúng ta kỷ niệm một ngàn năm ngày kinh đô nước Việt được dời về thành Thăng Long, ngày nay là thủ đô Hà Nội.

Trước đó, trong suốt 10 thế kỷ bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, cha ông chúng ta đã luôn kiên quyết đấu tranh và đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập và giữ gìn giang sơn nước Việt được vẹn toàn. Nhờ tinh thần quật cường đó, ngày hôm nay dân tộc Việt Nam được làm chủ một đất nước có nhiều tiềm năng.

Lòng yêu nước của cha ông ta được thể hiện qua việc chủ động nhận lãnh trách nhiệm đối với tổ quốc và quyết tâm xử dụng quyền bảo vệ đất nước, không để cho bất kỳ thế lực cầm quyền nào ngăn cấm. Do tinh thần yêu nước chân chính đó, dân tộc ta đã nhiều lần chống trả được những làn sóng xâm lăng từ phương Bắc. Trong hơn 4 ngàn năm lịch sử, có biết bao anh hùng đã viết lên những chiến tích oanh liệt.

Ngày hôm nay, hiểm họa từ phương Bắc lại đe dọa nước ta một lần nữa. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị hải quân Trung Quốc chiếm đóng. Biển Đông cũng đang bị họ khống chế. Ngư dân Việt bị bắn giết, bắt bớ ngay trong vùng biển của mình. Thác Bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm không còn là của nước ta. Nhiều khu rừng ở đầu nguồn và các quặng bô-xít trên vùng Tây Nguyên đang để cho họ mặc tình khai thác, bất chấp những nguy cơ về môi sinh và an ninh mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu.

Rõ ràng, hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5 đã là nguy cơ to lớn ở ngay trước mắt.

Hôm nay, ngày 9 tháng 10 năm 2010, từ trái tim của đất nước, đảng Việt Tân trân trọng lên tiếng:


Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều.
Chúng tôi kêu gọi mọi người cùng nhận lãnh trách nhiệm và quyền bảo vệ đất nước.

Không ai có thể tước đoạt quyền yêu nước của chúng ta.

Bảo vệ nước Việt là trách nhiệm của toàn thể con dân Việt.

Hãy cùng nắm tay nhau để bảo vệ tổ quốc.

Xin trân trọng kính chào quý vị và các bạn.

Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 2010
Đảng Việt Tân

Nguồn: http://viettan.org/spip.php?article10392

-----

Back to top
« Last Edit: 09. Oct 2010 , 07:38 by Phan Nguyen »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #18 - 29. Oct 2010 , 23:35
 

Quốc tế quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam



Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010-10-28
Amnesty International, Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa ra thông cáo phản đối những bản án của chính phủ Việt Nam tuyên phạt những nhà đấu tranh cho nhân quyền và quyền của người lao động tại Việt Nam.

...

Hình do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN cung cấp
Anh Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Ba nhà đấu tranh cho nhân quyền bị kết án từ 7 tới 9 năm tù.
Bản thông cáo nêu rõ những khía cạnh không thích đáng của tòa án và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do lập tức và vô điều kiện cho những tù nhân lương tâm này.


Chiến dịch bắt giữ các nhà đấu tranh cho nhân quyền

Khoa Diễm liên lạc bà Donna Guest, Phó Giám đốc Đặc trách châu Á của Tổ chức Ân xá Thế giới để tìm hiểu thêm
Khoa Diễm: Xin chào bà, rất cám ơn bà đã dành thời gian cho thính giả của đài chúng tôi. Trước hết, xin bà giải thích thêm về bản thông cáo sáng nay của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Donna Guest: Chúng tôi rất lo ngại về những bản án vừa được ban hành cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền. Những nhà đấu tranh  này đã làm việc rất ôn hòa, rải những tờ truyền đơn và ủng hộ quyền của người lao động tại một xí nghiệp nhưng họ lại được nhận một bản án quá nặng. Một người bi kêu án 9 năm tù, còn hai người kia, mỗi người sẽ phải bị lao tù đến 7 năm. Tổ chức Ấn xá Quốc tế kêu gọi Việt phải trả tự do cho những ngưởi này ngay và vô điều kiện.

    Chúng tôi rất lo ngại về những bản án vừa được ban hành cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền. Họ đã làm việc rất ôn hòa, rải những tờ truyền đơn và ủng hộ quyền của người lao động tại một xí nghiệp nhưng họ lại được nhận một bản án quá nặng.
    Bà Donna Guest
...

Bà Donna Guest
Bà Donna Guest, Phó Giám đốc Đặc trách châu Á của Tổ chức Ân xá Thế giới. Nguồn ảnh Tố chức ân xá QT.
Khoa Diễm: Với lời kêu gọi này, bà nghĩ cơ hội các tù nhân lương tâm này sẽ được thả nhanh chóng là bao nhiêu?

Donna Guest: Tôi nghĩ cơ hội cho việc này được thi hành nhất nhỏ vì trong một năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng chính phủ Việt nam hỉnh như là đang có chiến dịch bắt giữ và kêu án những nhà đấu tranh cho nhân quyền một cách rầm rộ. Đã có hàng chuỗi những phiên tòa của các nhà đấu tranh cho dân chủ từ các bloggers, người làm công việc kinh doanh đến những nhà đấu tranh vì quyền của người lao động trong thời gian qua.

Chúng tôi tin rằng những người này đã bị nhà nước Việt Nam nhắm đến, bị đưa ra trước những phiên tòa không công bằng, bằng chứng cho việc này là có nhiều phiên tòa kéo dài chỉ một ngày.

Khoa Diễm: Liệu kỳ Đại hội Đảng sắp đến của Đảng Cộng Sản Việt Nam có là một lý do để các cuộc đàn áp ngày càng mạnh mẽ hơn không?

Donna Guest: Chúng tôi nghĩ rằng kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm tới cũng có thể là một trong những lý do cho các cuộc áp bức ngày một gia tăng đối với những người bất đồng chính kiến mà chúng ta thấy hiện nay.

    Chúng tôi nhận thấy rằng chính phủ Việt nam hỉnh như là đang có chiến dịch bắt giữ và kêu án những nhà đấu tranh cho nhân quyền một cách rầm rộ
    Bà Donna Guest

Tuy nhiên, điều này cũng thật khó đoán vì sau khi Đại hội Đảng xãy ra, có lẽ sẽ có những thay đổi trong cơ chế chính trị của Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy có một sự phối hợp của chính phủ Việt Nam trong việc bắt giữ cũng như buộc tội những nhà bất đồng chính kiến dù họ hành sự rất ôn hòa.

Khoa Diễm: Bà có biết hiện tại chính quyền Việt Nam đang bắt giữ bao nhiêu tù nhân lương tâm không?

Donna Guest: Chúng tôi tin là có ít nhất 30 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ nhưng con số này có thể cao hơn nhưng chúng tôi không thề biết chính sát con số người đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ vì


bày tỏ quan điểm của họ, Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều những điếu mà thế giới bên ngoài không thể nào biết được. Tuy nhiên, chúng tôi luôn quan tâm, theo dõi và cố gắng để những người này có thể được thả tự do càng sớm càng tốt.


Nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ

Khoa Diễm: Theo bà, tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện tại ra sao?

Donna Guest: Việt Nam đã có những bước tiến vượt bực trong kinh tế. Đất nước này ngày càng phát triển và người dân cũng có đời sống tốt hơn nhưng hình như chính phủ Việt Nam tin rằng họ muốn cho người dân cuộc sống tốt hơn như cơm no áo ấm, có thể tiếp cận các cơ quan kinh tế nhưng tôi không tin rằng người Việt Nam nên có quyền tự do dân chủ.

    Chính quyền không những đàn áp những cộng đồng tôn giáo một cách dã man như là các giáo dân tại Cồn Dầu mà còn giờ họ còn kêu án tù cho những người dân này nữa.
    Bà Donna Guest

Thêm vào đó, các cá nhân hay tổ chức tôn giáo không được chính phủ Việt Nam công nhận cũng đang phải hứng chịu nhiều sự đàn áp bất công. Nhiều người trong số họ không được phép tham dự hoặc tổ chức các nghi thức tôn giáo và còn bị cầm tù khi muốn thể hiện đức tin của mình. Chính quyền không những đàn áp những cộng đồng tôn giáo một cách dã man như là các giáo dân tại Cồn Dầu mà còn giờ họ còn kêu án tù cho những người dân này nữa.

Khoa Diễm: Thưa bà, vậy Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ có những bước tiếp theo như thế nào đối với Việt Nam?

    Chúng tôi cùng những tổ chức nhân quyền khác tiếp tục viết thư, kêu gọi, yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những nhà đấu tranh này. Chúng tôi sẽ cố gắng để những tù nhân này không bị thế giới quên lãng.
    Bà Donna Guest

Donna Guest: Chúng tôi tiếp tục chiến dịch vận động thay mặt cho những tù nhân lương tâm. Chúng tôi cùng những tổ chức nhân quyền khác tiếp tục viết thư, kêu gọi, yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những nhà đấu tranh này.

Chúng tôi sẽ cố gắng để những tù nhân này không bị thế giới quên lãng. Tổ chức Ấn xá Thế giới không bao giờ thúc đẩy những nhà đấu tranh vì nhân quyền nên làm thế này hay thế kia. Chúng tối tin rằng những nhà đấu tranh cho nhân quyền này thật can đảm khi dám lên tiếng chỉ trích những đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với con dân của đất nước họ và đã bị những án phạt rất vô lý cho việc này. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm tiếng nói cho những người không thể nói được vì tiếng nói của họ bị chính nhà nước họ bóp nghẹn.   

Khoa Diễm: Xin cám ơn bà rất nhiều.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #19 - 28. Nov 2010 , 21:09
 
Tự do tôn giáo không phải là tự do thờ phượng.



Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2010-11-26


...

RFA
RFA. Ông Scott Flipse phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Uỷ hội Hoa kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế


Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Dân biểu Eni F.H. Faleomaveaga đã phát biểu “Trong các chuyến viếng thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”.

Theo đó, dân biểu  Faleomaveaga nghi ngờ tính chính xác của bản Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế .

Để rộng đường dư luận, đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với ông Scott Flipse, Phó giám đốc về Chính sách và Nghiên cứu Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Từ Washington, trao đổi với Quỳnh Chi, ông Scott cho biết nhận định của mình.

Quỳnh Chi: Đầu tiên, chúng tôi xin cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Theo bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010, Việt Nam bị đặt vào các quốc gia thiếu tự do tôn giáo, dựa vào tiêu chí nào mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế lại có kết luận như vậy?
Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia mà vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Điều này xảy ra ngay cả khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện. Chúng tôi tin rằng có quá nhiều vụ bắt bớ.

Scott Flipse : Chúng tôi tin rằng Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia mà vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Điều này xảy ra ngay cả khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện. Chúng tôi tin rằng có quá nhiều vụ bắt bớ. Và cộng đồng tôn giáo phải đối mặt với những quá nhiều vụ vi phạm tôn giáo. Thêm vào đó, những người lên tiếng cho nhân quyền bảo vệ những người dễ bị tổn hại như cộng đồng tôn giáo đã bị bắt bớ và giam cầm. Điều này không thể xảy ra. Luật pháp Việt Nam ngăn cấm điều này và những cam kết quốc tế của Việt Nam cũng ngăn cấm điều này.

Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, vừa rồi trả lời phỏng vấn với đài VOV tại Việt Nam, Dân biểu Faleomaveaga cho biết, “Trong các chuyến thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”, ông nhận định như thế nào về phát biểu này?

Scott Flipse : Tôi đến Việt Nam rất nhiều lần, chính xác là 7 lần trong 5 năm vừa qua. Tôi biết rất nhiều người ở Việt Nam gặp vấn đề. Và nếu ông dân biểu Faleomaveaga muốn đi cùng tôi, tôi có thể giới thiệu với ông Dân biểu những người Việt Nam mà có vấn đề (về tự do tôn giáo). Đó là lời mời của tôi. Ông Dân biểu có thể đi cùng chúng tôi đến Việt Nam và có thể thảo luận về vấn đề này khi ở đó.
Báo cáo dựa theo những cuộc điều tra từ trong và ngoài nước

Quỳnh Chi: Cũng trong bài phát biểu của ông Dân biểu Faleomaveaga, vị này thắc mắc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lấy thông tin từ đâu để có Bản báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2010. Ngoài ra, vị dân biểu này cũng nghĩ rằng có nhiều chi tiết trong bản báo cáo được viết bởi những người mà họ không trực tiếp đến tận nơi để xem liệu những điều đó có xảy ra ở đó không. Ông có thể giải thích cho thính giả đài Châu Á Tự Do cách thức các ông thu thập thông tin để viết bản báo cáo đó không?

Scott Flipse : Nếu thật sự ông Dân biểu có nói như thế thì tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi lấy thông tin rất tỉ mỉ cả trong và ngoài nước Việt Nam. Tôi lấy làm tiếc nếu ông Dân biểu nghĩ như thế và một lần nữa, tôi sẽ lấy làm vinh hạnh nếu được nói chuyện với ông Dân biểu về vấn đề này  nếu ông ta muốn như thế.

Quỳnh Chi: Có nghĩa là các ông không chỉ ngồi đây và viết bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế?

Scott Flipse : Đúng, có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được lấy từ cả trong và ngoài nước Việt Nam.

Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có thêm nhiều nhà thờ cũng như chùa chiền, theo ông, chúng ta có thể nói Việt Nam có tự do tôn giáo dự trên điều này không?

Scott Flipse : Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, và chúng tôi để ý rằng cả Việt Nam, Trung Quốc hay Miến Điện đưa ra thêm nhiều điều kiện cho các cộng đồng tôn giáo. Chính quyền cho phép người dân thờ phượng. Tuy nhiên, các cộng đồng tôn giáo và các cá nhân có đạo mà không theo chính phủ hay được xem là thách thức đối với chính quyền đều gặp rắc rối to.
Có thể nói tới tới các giáo dân Cồn Dầu đã gặp trở ngại khi họ không chịu bán đất của mình cho chính phủ. Hay là việc các tăng ni tại chùa Bát Nhã đã gặp khó khăn với chính quyền khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh  chỉ trích chính phủ. Chính vì thế, tôi muốn nói rằng, đây là những vấn đề tồn tại rất lâu.
Đạo Phật, Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài… tất cả đều gặp những rắc rối rất lớn, đặc biệt khi họ được cho là thách thức đối với chính quyền.

Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2010 , 21:10 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
chieu
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 14
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #20 - 05. Jan 2011 , 00:22
 

Cựu Đại sứ Anh Quốc Mark Kent nhận định về tình hình ở blog Việt Nam –


Tạp Chí Phía Trước số 41, ngày 22/12/2010


Ngoài các cuộc trao đổi với những bloggers Việt Nam, PHÍA TRƯỚC đã có cuộc trò chuyện rất đặc biệt và thú vị với cựu Đại sứ Anh Mark Kent tại Việt Nam, một blogger nỗi tiếng khi làm việc tại Hà Nội.
Ông chia sẻ rằng cộng đồng blogger Việt Nam rất năng động, và các bạn trẻ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước trong thế kỷ 21.
Mời quý độc giả theo dõi cuộc trò chuyện sau.

PHÍA TRƯỚC: Xin chào cựu Đại sứ, trước tiên ông có thể cho độc giả biết ông tham gia viết blog tiếng Việt từ khi nào và ông có biết tiếng Việt trước khi đến làm việc tại Việt Nam không?


Tôi bắt đầu học tiếng Việt trước khi tôi đến Việt Nam trong năm 2007. Nhưng tôi chỉ bắt đầu viết blog vào tháng chín năm 2008. Nhưng thành thật mà nói, mặc dù tôi có thể nói và hiểu đủ tiếng Việt cho nhiều cuộc họp, nhưng các đồng nghiệp tại Đại sứ quán đã giúp chỉnh sửa các bản dịch và những entry tôi đăng trên blog.


PHÍA TRƯỚC: Ông có viết blog trên cương vị là Đại sứ trong những lần làm việc ở nước khác không?


Việt Nam là nơi đầu tiên tôi đăng bài trên cương vị là Đại sứ và đó cũng lần đầu tôi viết blog.



... Trang blog của Cựu Đại Sứ Mark Kent


PHÍA TRƯỚC: Là một Đại sứ bận rộn với nhiều công việc, làm sao ông có thời gian cho việc viết blog?


Trước khi tôi bắt đầu viết blog, tôi cũng đã lo lắng rằng mình sẽ không có đủ thời gian để làm việc đó. Nhưng thời gian vẫn có thể thu xếp được. Thường tôi dành thời gian viết blog vào buổi tối hoặc trong các chuyến đi xa Hà Nội.


PHÍA TRƯỚC: Trong các bài entry trên trang blog, ông thường viết về các chủ đề gì trên blog?


Tôi thường nói về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống trên cương vị là Đại sứ tại Việt Nam và những chủ đề khác mà tôi hy vọng người dân tại Việt Nam quan tâm như biến đổi khí hậu, giáo dục, quản trị nhà nước. Và tất nhiên là không thể thiếu chủ đề bóng đá!


PHÍA TRƯỚC: Là một Đại sứ và blogger đã sống 3 năm tại Hà Nội, ông đánh giá thế nào về sự phát triển blog ở Việt Nam hiện nay?


Tôi rất ấn tượng bởi sự năng động của các cộng đồng mạng ở Việt Nam. Điều này không chỉ có các trang blog mà còn có cả các mạng xã hội như Facebook và Twitter. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm năng để phát triển xa hơn nữa. Sự hiểu biết về Internet, thông thạo về công nghệ thông tin của thế hệ trẻ hiện nay có thể là một tài sản to lớn cho sự phát triển xã hội và kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Và điều này cần được khuyến khích thêm nữa.


PHÍA TRƯỚC: Vừa qua có nhiều blogger gặp “rắc rối” với chính quyền vì liên quan đến những thông tin “nhạy cảm” mà họ đăng trên trang blog, ông có lời khuyên nào để bloggers có thể tránh các phiền toái đó không?


Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tranh luận một cách ôn hòa – bao gồm cả thông tin đăng trên blog. Có thể đôi lúc những điều này bị hạn chế như trong các trường hợp kích động bạo lực hoặc hành vi khủng bố, bôi nhọ và phỉ báng. Nhưng tôi nghĩ rằng những hạn chế như vậy nên được giữ ở mức tối thiểu

Các cuộc tranh luận thông qua các diễn đàn như blog nhằm phát triển xã hội – trong đó bao gồm về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội – là một trong những cách để các công dân góp thêm tiếng nói và một phương tiện cho những người lãnh đạo lắng nghe tiếng nói của nhân dân.

Một xã hội mà kiềm chế các cuộc tranh luận là một xã hội thiếu tự tin và có nguy cơ mất đi những đóng góp có giá trị từ người dân trong việc phát triển đất nước.
.



PHÍA TRƯỚC: Xin hỏi ông câu cuối cùng rằng ông có điều gì muốn nhắn gởi đến các bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay không?


Tiếp tục theo đuổi công nghệ mới. Tiếp tục tham gia với thế giới bên ngoài. Giáo dục và công nghệ thông tin là chìa khoá cho sự thành công. Việt Nam là một trong những cường quốc đang nổi lên của thế kỷ 21, các bạn trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo Việt Nam sẽ khai thác và tận dụng tất cả tiềm năng của đất nước.


PHÍA TRƯỚC: Vâng, xin cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ những cảm nghĩ về Việt Nam cùng với độc giả PHÍA TRƯỚC.




Về cựu Đại sứ Anh Quốc Mark Kent

...

Mark Kent lớn lên ở Lincohnshire, Anh Quốc. Ngoài tấm bằng Quản trị kinh doanh tại Đại học Mở, ông còn có bằng sau đại học Luật, Luật châu Âu và Kinh tế. Ông bắt đầu công việc tại Bộ Ngoại giao Anh vào năm 1987 và đã làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Brasilia, Mexico City, cũng như tại Đại diện Thường trực của Vương Quốc Anh tại Liên minh châu Âu. Ông cũng từng là nhân viên biệt phái của Bộ Ngoại giao Anh tại lực lượng NATO ở Mons, Bỉ. Ông nhận chức vụ Đại sứ Anh tại Hà Nội vào cuối năm 2007, và đó cũng là lần đầu tiên ông làm việc tại châu Á trên cương vị Đại sứ.

Trang blog tiếng Việt của ông được thành lập vào tháng 9, 2008 nhằm cung cấp một góc nhìn cá nhân về các mối quan tâm và chính sách của Vương Quốc Anh, và cũng để nhận được ý kiến phản hồi về các sự kiện nóng đang xảy ra.


Trang blog của ông đã thu hút rất nhiều độc giả trong và ngoài nước, và những entry ông viết thường có rất nhiều comments. Hiện trang blog được Đại sứ quán Anh duy trì tại trang Foreign & Commonwealth Office.
Nguyên Ân thựcc hiện

Nguồn:
Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC

Back to top
« Last Edit: 05. Jan 2011 , 00:23 by chieu »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #21 - 11. Jan 2011 , 06:40
 

Dự luật cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền


Việt Hà, phóng viên RFA
2011-01-06


  ...AFP PHOTO / TIM SLOAN
Phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ khóa 112 ngày 05 tháng 01 năm 2011, Washington, DC.



Dân biểu Ed Royce hôm mùng 5 tháng 1 giới thiệu dự luận cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền.
Ông đồng thời một lần nữa cũng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong khi đó cũng vào ngày mùng 5 tháng 1, một viên chức ngoại giao Mỹ khi đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế, đã bị công an ngăn cản, hành hung.



Vi phạm quyền con người

Việt Hà phỏng vấn dân biểu Ed Royce về những đề nghị và diễn tiến mới này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện.

Trước hết dân biểu Ed Royce giới thiệu về dự luật mới như sau:

Dân biểu Ed Royce: "Ðây là dự luật cấm vận Việt Nam liên quan đến các vi phạm về quyền con người. Tôi giới thiệu dự luật này để có những cấm vận đối với các quan chức chính phủ, những người có những hành vi vi phạm quyền con người ở Việt Nam.
Dự luật này nhắm vào quan chức chính phủ, công an, hay bất cứ ai tham gia vào việc vi phạm quyền con người đối với những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Cách thức là cấm những người này không được vào Mỹ và cả cấm vận về tài chính. Dự luật này yêu cầu Tổng thống phải đưa ra một danh sách những người vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và họ sẽ bị từ chối vào Mỹ và không được tham gia làm ăn với bất cứ công ty Mỹ nào.

Chúng tôi chuẩn bị vào kỳ họp Quốc hội và chúng tôi chuẩn bị thông qua dự luật này lần nữa tại Quốc hội và đưa ra Thượng viện. Vì dự luật này đã được đưa ra vào hồi cuối năm ngoái khi dân biểu Joseph Cao giới thiệu dự luật lần đầu. Ðiều đáng chú ý là khi tôi giới thiệu dự luật này thì vào cùng ngày, một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị ngăn cản và tống giam bởi công an Việt Nam. Nguyên nhân là vì ông ta đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Cho nên điều mà chúng ta có đó là việc một nhân viên ngoại giao Hoa kỳ bị tấn công trực tiếp trong cùng ngày dự luật được đưa ra. Tôi cho đây là điều quan trọng vì nó nhắc nhở mọi người trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề tự do tôn giáo và quyền con người ở Việt Nam."


Việt Hà: Thưa ông dân biểu, ông có nói đến sự việc một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công khi đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý hôm mùng 5 tháng 1. Sự việc này theo ông ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt Mỹ?


Dân biểu Ed Royce: "Tôi cho rằng vấn đề chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến và quyền tự do tín ngưỡng là rõ ràng được nói đến trong các báo cáo và báo chí Mỹ cũng đã nói đến những sự việc như thế sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Ðiều mà chúng ta muốn thấy là chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức và cho phép quyền con người cũng như tự do tôn giáo lớn hơn.


...
Dân Biểu Ed Royce trong một lần vận động cho nhân quyền VN trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
RFA PHOTO.


Hiện Việt Nam là một nước độc đảng và tình hình thì đang ngày càng trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn chút nào. Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và bắt bớ những người bất đồng chính kiến mà tôi cho là họ sẽ không dừng lại chừng nào chính phủ Mỹ lên tiếng. Cho nên vấn đề này đang thu hút được sự chú ý khắp nơi về quyền con người ở Việt Nam. Nó cho thấy Việt Nam đang thụt lùi mà không có một tiến bộ nào mà chúng tôi mong đợi."

Sự khác biệt


Việt Hà: Ðã có những dự luật Việt Nam được đưa ra nhưng không phải dự luật nào cũng được thông qua tại cả hai viện. Dự luật này có gì khác biệt với các dự luật khác để có thể đảm bảo được thông qua và ông lạc quan thế nào về tương lai của dự luật?

Dân biểu Ed Royce: "Chúng tôi đã có những dự luật được thông qua ở Thượng viện trước kia dành cho các nước độc tài khác, cho nên đã có tiền lệ đối với các chính thể độc tài. Ví dụ như dự luật về quyền con người với Iran. Bây giờ chúng ta đã có cả một quá trình sẵn sàng. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói đến đó là phải có một sự tập trung lớn hơn về những vi phạm quyền con người trên toàn thế giới.

Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa VN lại danh sách CPC.

Những dự luật về quyền con người đã được thông qua đối với các nước khác và giờ đây là Việt Nam. Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam lại danh sách CPC. Và dự luật đó đã gửi ra một thông điệp là hạ viện đứng về phía người dân Việt Nam. Và quốc hội sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền."


Việt Hà: Ðã nhiều lần ông và các đồng nghiệp kêu gọi đưa Việt Nam lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt nhưng dường như đều bị Bộ Ngoại Giao bỏ qua. Lần này, ông có lập luật nào đủ mạnh mẽ để có thể tạo áp lực lên Bộ Ngoại Giao?


Dân biểu Ed Royce
: "Vấn đề của Bộ ngoại giao là họ cứ nói rằng đừng lo lắng, tình hình sẽ thay đổi liên quan đến quyền con người ở Việt Nam. Nhưng tình hình trên thực tế cứ ngày một tệ đi, đến mức giờ đây có một nhân viên Hoa Kỳ bị đối xử như vậy. Và chuyện này đã được nhiều người chứng kiến và đã xuất hiện trên báo chí khắp nơi, nhân viên ngoại giao theo luật quốc tế phải được bảo vệ đặc biệt, và chính phủ Việt Nam cần phải tuân thủ. Nhưng theo tôi, trong tình hình linh mục Lý đang bị quản chế chặt chẽ như vậy và một nhân viên ngọai giao Hoa Kỳ thì bị tấn công, bộ ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại, và phản đối mạnh mẽ hành động này thì đây chính là một ví dụ nữa về áp lực đang tăng lên từ quốc hội lên Bộ Ngoại giao để đặt Việt Nam lại danh sanh CPC. Vì những hành động như vậy tiếp tục chứng minh là chúng ta đã không đi đúng đường, Việt Nam không có tiến bộ.

Chúng ta đã nhìn thấy tiến bộ ở nhiều nơi trên thế giới mà tại sao chúng ta lại không nhìn thấy những tiến bộ nào ở Việt Nam về quyền con người? Ðây chính là lúc để chúng ta thông qua dự luật này. Tôi cho rằng sự kiện một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công lần này cũng giúp tạo thêm áp lực lên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi xem xét đưa Việt Nam vào danh sách CPC."


Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Back to top
« Last Edit: 11. Jan 2011 , 06:44 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #22 - 13. Jan 2011 , 01:01
 
Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam chấm dứt trấn áp giới bất đồng chính kiến


Đức Tâm

Nhân dịp đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 11, hôm nay, 11/01/2011, tổ chức Human Rights Watch, có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng – thay vì chà đạp – các quyền cơ bản của con người, chấm dứt ngay các hành động bóp nghẹt bất đồng chính kiến, trả tự do cho những người đang bị cầm tù, giam giữ và bị kiểm duyệt.

Theo HRW, trong thời gian qua, vào lúc trước khi có Đại hội 11, các hành động trấn áp đã gia tăng đột ngột. Lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam đã ra chỉ thị cho các cơ quan chức năng địa phương phải bảo đảm trật tự, không để cho giới bất đồng chính kiến, các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, những người dân đi khiếu kiện đất đai, các nhóm thiểu số đấu tranh đòi tôn giáo độc lập, gây ra các sự cố vào thời điểm trước và trong khi có Đại hội.
Đây chính là nội dung công điện số 2402/CD-TTg do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30/12/2010.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức này chất vấn : « Tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam lại sợ phải nghe những bức xúc của chính người dân nước mình ». Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có một kế hoạch cải thiện về nhân quyền, « thay vì tiến hành bắt giữ, trấn áp những tiếng nói phê phán để rảnh tay họp hành ».

Sau khi điểm lại những vụ vi phạm nhân quyền, trấn áp các nhà ly khai, những người đòi tự do tôn giáo trong thời gian qua tại Việt Nam, tổ chức Human Rights Watch đưa ra 7 kiến nghị đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam như Đại hội Đảng cần bãi bỏ các luật lệ và chính sách cản trợ tự do ngôn luận, khẳng định rằng Công an không được đứng trên pháp luật, chỉ đạo nghiêm cấm các quan chức địa phương tịch thu trưng dụng đất đai của người dân để đưa vào các dự án phát triển mà không có đền bù thỏa đáng, chấm dứt đàn áp quá tay với những người dân khiếu kiện, bảo đảm tự do tôn giáo, cho phép lập công đoàn độc lập, tiến hành thương lượng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, chấm dứt xách nhiễu, gây sức ép đối với giới luật sư khi họ tham gia các vụ án nhậy cảm, liên quan đến các hành vi lạm dụng công quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế và bảo đảm các luật lệ, quy định của chính phủ phù hợp các chuẩn mực quốc tế.

Đại diện HRW nhấn mạnh, « đã đến lúc Việt Nam cần chú trọng tới nhân quyền, không phải Đảng quyền » và để đưa đất nước tiến lên, giới lãnh đạo Việt Nam phải để cho « các công dân của mình được hưởng đầy đủ mọi quyền được công nhận trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, thay vì tập trung nỗ lực cản trở các quyền tự do cơ bản và bóp nghẹt bất đồng chính kiến ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110111-hrw-yeu-cau-viet-nam-cham-dut-tran-ap-g...
Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2011 , 01:06 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #23 - 10. Feb 2011 , 17:41
 
Đài Á Châu Tự Do (RFA) viết thư yêu cầu Tòa án Nhân dân Hà Nội trả tự do ngay cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ



Dân Luận vừa nhận được lá thư của Đài Châu Á Tự Do (RFA) gửi tới Tòa án Nhân Dân Hà Nội yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, do bà Cù Thị Xuân Bích gửi tới. Xin đăng tải bản gốc và bản dịch sơ bộ (của Dân Luận) để độc giả tham khảo:


Nội dung lá thư (Tqvn2004 luợc dịch):


Chúng tôi tại Đài Châu Á Tự Do viết bức thư này để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của mình trước việc bắt giữ và truy tố luật sư Cù Huy Hà Vũ, và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ.

Chúng tôi biết ông Hà Vũ đã bị truy tố về tội "tuyên truyền chống lại Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam" theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự; và rằng lời buộc tội đó một phần xuất phát từ việc ông Hà Vũ đã trả lời phỏng vấn của đài RFA.

Ông Hà Vũ có quyền được trao đổi với đài RFA (cũng như với bất kỳ ai khác) và bày tỏ chính kiến của mình về mọi chủ đề, và quyền này rõ ràng được bảo vệ bởi Điều 19 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc:

Điều 19 viết: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Bên cạnh đó, quyền tự do ngôn luận của ông Hà Vũ cũng được viết trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nhà nước XHCN Việt Nam đã ký kết từ năm 1982. Truy tố ông Hà Vũ vì thực hiện quyền con người phổ quát này chính là vi phạm luật pháp quốc tế.

Chúng tôi khẩn khoản rằng ông Hà Vũ phải được trả tự do ngay lập tức, và cáo buộc dành cho ông phải bị hủy bỏ, và ông Hà Vũ phải được phép bày tỏ chính kiến của mình mà không bị can thiệp trong tương lai.

Trân trọng,
Bà Libby Liu (đã ký)

Tổng giám đốc Đài Châu Á Tự Do

...
Back to top
« Last Edit: 10. Feb 2011 , 17:43 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #24 - 10. Mar 2011 , 12:46
 
USCIRF kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lý



RFA 09.03.2011

Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, hôm ngày 8 tháng 3 đưa ra thông cáo nhận định việc Việt Nam vừa trả tự do cho Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, và kêu gọi bãi bỏ lệnh quản chế đối với ông này.

Ngoài ra USCIRF cũng lên tiếng ủng hộ việc trả tự do vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vì vào tuần tới thời gian tạm hoãn thi hành án tù do bị bệnh cuả linh mục kết thúc, và ông có thể sẽ bị đưa vào tù trở lại.

Theo Uỷ hội về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, thì luật sư Nguyễn Văn Đài và những người trẻ can đảm khác như luật sư Đài là tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, thật không may, Hà Nội vẫn xem họ là mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia.

Về trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý, USCIRF cho rằng việc giam  giữ ông cũng như một số người khác là phi lý, và làm phức tạp một cách không cần thiết đối với mối quan hệ Việt- Mỹ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #25 - 12. Mar 2011 , 22:54
 
DB Hoa Kỳ Lên Tiếng về LM Nguyễn Văn Lý



Việt Nam: LM Lý Phải Trở Lại Nhà Tù

Dân Biểu Hoa Kỳ Đòi Trả Tự Do Vô Điều Kiện



Ngày 11 tháng 3, mười dân biểu Hoa Kỳ đồng ký tên trong văn thư gởi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết để yêu cầu trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý thường trực và vô điều kiện:
“Để tôn trọng quyền con người được quốc tế công nhận và trong hoàn cảnh sức khoẻ suy yếu của Cha Lý, chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông bảo đảm rằng Cha Lý tiếp tục không bị tù tội và rằng Chính Quyền Việt Nam công nhận và tôn trọng các quyền con người và tự do của Cha Lý và của tất cả nhân dân Việt Nam.”

Ngày hôm trước đó, Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nhận định rằng theo luật của Việt Nam thì LM Lý sẽ vài vào lại nhà tù vì tình trạng sức khoẻ đã ổn định.
Trong khi đó các vị dân biểu Hoa Kỳ thì cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và ngay cả luật pháp của họ khi đã không cho LM Lý có luật sư đại diện hoặc có quyền tự biện hộ tại phiên toà mà đã xử LM Lý 8 năm tù ở cộng với 5 năm quản chế.

Văn thư của các dân biểu Hoa Kỳ được đánh bằng fax đến toà đại sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn trong khi bản gốc được gởi thẳng đến văn phòng của Ông Nguyễn Minh Triết ở Việt Nam.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, việc đưa LM Lý trở lại nhà tù là một yếu tố nhạy cảm vì ngay lúc này Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang trong quyết định có đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) hay không.
“Danh sách đề nghị đang nằm trên bàn của Ngoại Trưởng Hillary Clinton để lấy quyết định cuối cùng. Thái độ của chính quyền Việt Nam ngay lúc này có thể ảnh hưởng đến quyết định của bà ta đối với Việt Nam.”Theo Ông, văn thư của các vị dân biểu Hoa Kỳ ngay thời điểm này cũng mang ý nghĩa nhắc nhở Bà Ngoại Trưởng về điều này.

Văn phòng của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), tác giả của văn thư, gởi lời cảm ơn cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã vận động được nhiều vị dân biểu thuộc lưỡng đảng đồng ký tên trong một thời gian rất ngắn.
Các vị dân biểu đồng ký tên gồm có Frank Wolf (Cộng Hoà, VA), Dan Burton (Cộng Hoà, IN), Tim Huelskamp (Cộng Hoà, KS), Dana Rohrabacher (Cộng Hoà, CA), Zoe Lofgren (Dân Chủ, CA), Loretta Sanchez (Dân Chủ, CA), Raul M Grijalva (Dân Chủ, AZ), David G. Reichert (Cộng Hoà,  WA) và Ed Royce (Cộng Hoà, CA).
Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2011 , 22:55 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #26 - 17. Mar 2011 , 00:28
 



HRW: Việt Nam: Cần hủy bỏ bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động


March 16, 2011
...

    Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Việc chính quyền Việt Nam, vốn tự nhận là có hệ tư tưởng gắn bó với công nhân, kết án họ ở phiên sơ thẩm đã là một việc tàn nhẫn. Tòa phúc thẩm cần ngay lập tức hủy bỏ quyết định bất công này.

        Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu

Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ bản án đối với ba nhà vận động vì quyền lợi người lao động bị kết án tù lâu năm. Ba người bị bắt vào tháng Hai năm 2010 vì phân phát tờ rơi và tham gia tổ chức cuộc đình công của 10.000 công nhân ở công ty giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh. Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh sẽ xử phiên phúc thẩm vào ngày 18 tháng Ba năm 2010.

Chính tòa án này đã xử sơ thẩm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 30 tuổi, Đỗ Thị Minh Hạnh, 26 tuổi và Đoàn Huy Chương, 26 tuổi với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 của bộ luật hình sự vào ngày 26 tháng Mười năm 2010. Hùng bị kết án chín năm tù. Hai người còn lại, mỗi người bị kết án bảy năm tù. Không ai trong số họ có luật sư biện hộ tại phiên xử, hay được phát biểu tự bào chữa.

"Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Việc chính quyền Việt Nam, vốn tự nhận là có hệ tư tưởng gắn bó với công nhân, kết án họ ở phiên sơ thẩm đã là một việc tàn nhẫn. Tòa phúc thẩm cần ngay lập tức hủy bỏ quyết định bất công này."

Theo luật pháp Việt Nam, công nhân bị cấm thành lập công đoàn độc lập theo sự lựa chọn của mình. Thay vào đó, tất cả các công đoàn phải được đăng ký và gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, liên hiệp công đoàn chính thức, nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.

Chương là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Anh từng bị kết án tù 18 tháng vào năm 2006 với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ."

Cả Hùng và Hạnh đều là người ủng hộ tích cực cho phong trào Dân oan, một phong trào giúp đỡ công nhân bị bần cùng hoá và nông dân mất đất khiếu nại đòi chính phủ đền bù. Hùng cũng là một thành viên của khối dân chủ 8406.

Theo gia đình của ba nhà hoạt động vì người lao động này, cán bộ trại giam đã gây áp lực vì muốn họ từ bỏ quyền kháng án. Thân nhân họ cũng cho biết trong đợt thăm nuôi hồi tháng Mười Một, cán bộ trại giam chỉ cho phép người nhà hỏi thăm sức khỏe, mà không được đề cập đến việc mời luật sư bào chữa.

Gia đình họ có nhờ luật sư biện hộ, nhưng đến tận ngày 17 tháng Giêng, luật sư vẫn chưa được phép tiếp xúc với các bị cáo, dù tòa phúc thẩm đã có kế hoạch xử vào ngày 24 tháng Giêng. Ngay hôm sau, ba gia đình đứng tên chung gửi một lá đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền, trong đó có Bộ Công an và Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh, yêu cầu tòa án tôn trọng quyền được bào chữa của các bị cáo và hoãn phiên xử. Sau đó, tòa đã dời ngày xử phúc thẩm sang 18 tháng Ba.

"Cách thức chính quyền Việt Nam đối xử với công nhân cũng như các tổ chức của họ thường xuyên vi phạm quyền tự do chọn lựa công đoàn, và với chính sách như vậy, người lao động càng nghèo hơn," ông Robertson nói. "Không có lý do gì để biện minh cho việc áp đặt những mức án tù nặng nề đối với ba nhà vận động công nhân ở cấp cơ sở này, và cần phải trả tự do cho họ ngay lập tức.
"

http://www.hrw.org/en/news/2011/03/16/vi-t-nam-c-n-h-y-b-b-n-n-n-ng-n-d-nh-cho-c...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #27 - 31. Mar 2011 , 13:59
 

HRW kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC



RFA 30.03.2011

Tổ chức theo dõi nhân quyền, Human Rights Watch, hôm nay công bố phúc trình kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia vi phạm nặng nề nhất quyền tự do tôn giáo.
Lý do được Human Rights Watch nêu ra là vì chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạo Thiên Chúa.

Phúc trình dày 46 trang của Human Rights Watch có tựa “Người Thượng theo Thiên chúa giáo ở Việt Nam: trường hợp điển hình về đàn áp tôn giáo’. Phúc trình nêu rõ chi tiết về tình trạng cấm cách gần đây nhất đối với những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Theo Human Rights Watch thì đơn vị an ninh đặc biệt, bí số PA43, đã cùng với cảnh sát điạ phuơng tiến hành bắt bớ, giam giữ, thẩm vấn những đối tượng mà họ cho là những nhà đấu tranh chính trị, hoặc chức sắc lãnh đạo các giáo hội tư gia không được Nhà nước cho đăng ký.

Theo Human Rights Watch, chỉ riêng trong năm qua có hơn 70 người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên đã bị bắt giam, và hơn 250 người khác bị kết án tù với cáo buộc làm phương hại an ninh quốc gia.











Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #28 - 05. Apr 2011 , 01:54
 
Tòa Đại sứ Thụy Điển liên lạc với gia đình Bs. Phạm Hồng Sơn

Việc bắt giam người tham dự phiên tòa Cù Huy Hà Vũ sẽ được Liên Hiệp Âu Châu thảo luận.



Hôm qua 4/4/2011, nhân viên cao cấp của Tòa Đại sứ Thụy Điển đã liên lạc được với gia đình Bs Phạm Hồng Sơn và xác nhận việc công an trấn áp cũng như khám xét nhà của anh.
Người nhân viên cao cấp này đã nói chuyện với chị Vũ Thúy Hà, vợ Bs Phạm Hồng Sơn. Chị Hà cho biết công an đã khám xét nhà Bs Sơn từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng và sau đó bắt anh Sơn đi mất. Hiện chị Hà hoàn toàn không biết tin tức gì về tình trạng của Bs Sơn, đang bị giam giữ nơi đâu.

Tòa Đại sứ Thụy Điển cũng đã biết rõ tin về tình hình của Ls Lê Quốc Quân, việc CA trấn áp, bắt giam Ls Quân cũng như khám xét nhà, tịch thu đồ đạc lúc giữa khuya.

Ngoài ra, một viên chức ngoại giao cũng thông báo cho Dân Làm Báo biết ngày mai Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Brussels – Bỉ sẽ có buổi họp về Việt Nam tại Brussels và chắc chắn việc đàn áp, bắt bớ nhiều người trước tòa án cũng như tiến trình và kết quả xử án Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ được đưa vào nghị trình họp và sẽ đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam.

Khi có tin thêm, viên chức ngoại giao sẽ thông báo và Dân Làm Báo sẽ cập nhật ngay.

Nguồn: Dân Làm Báo
Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2011 , 01:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #29 - 05. Apr 2011 , 07:36
 


Hoa Kỳ kêu gọi thả ông Hà Vũ ngay lập tức 
      

...

Ông Cù Huy Hà Vũ nói ông sẵn sàng chấp nhận bất kỳ bản án nào

Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức lên tiếng về vụ xét xử và kết án tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị tuyên phạt bẩy năm tù giam và ba năm quản chế hôm 4/4.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đòi trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ.

Người phát ngôn Mark Toner của bộ này được trích lời nói:

“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ”.

“Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.

 
  Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.


Người phát ngôn Mark Toner của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

“Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

“Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.”

Ngày hôm qua các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu EU nói với BBC họ sẽ có phản ứng chung đối với vụ xử.

EU có thể sẽ ra tuyên bố trong ngày hôm nay.

Ngay sau phiên xử, một trong bốn luật sư bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa hôm 4/4 nói với BBC cần hủy bản án của tòa sơ thẩm vì hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự.

Luật sư Trần Đình Triển nói tòa đã không thực hiện theo điều 214 của Bộ luật Tố tụng Hình sự khi từ chối công bố các tài liệu mà dựa vào đó họ cáo buộc ông Hà Vũ phạm tội tuyên truyền chống nhà nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

‘Bỏ điều 88′

Từ Đức, dân biểu Serkan Tören, chuyên gia về quyền con người của nhóm dân biểu Đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP), một đảng trong liên minh cầm quyền, tuyên bố về phiên xử:

“Khối dân biểu đảng FDP trong quốc hội Đức chỉ trích phán quyết của tòa án đối với luật sư nhân quyền Việt Nam và nhà phê bình chế độ là Cù Huy Hà Vũ.

“Hình phạt bảy năm tù và ba năm bắt giữ tại nhà không chấp nhận được. Ngoài ra còn có lo ngại rằng tòa án đã tuyên một bản án đã soạn trước theo mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam. Điều này trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành.

“Khối dân biểu FDP của quốc hội Đức kêu gọi chính phủ tại Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền hiện nay.

“Bước đầu tiên là xóa bỏ Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều này cấm các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng ngày càng tăng trong những năm gần đây để kết án những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng như những blogger tự do.”

‘Tăng độ bất đồng’

Mặc dù chính quyền khẳng định phiên xử ông Hà Vũ là công khai nhưng họ đã hạn chế những người ủng hộ ông tới tham dự phiên tòa.

Phóng viên nước ngoài tham dự phiên xử thậm chí không được mang theo phiên dịch.

 
  Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập.


Một nhà báo không muốn nêu tên nói với BBC vụ xử tiến sỹ Hà Vũ đã “tăng mức độ bất đồng chính kiến lên một bậc ở Việt Nam.”

“Ông ấy [Cù Huy Hà Vũ] là người Hà Nội và đây chính là nơi cần là đầu tàu cho bất cứ sự thay đổi nào chứ không phải là miền nam.

“Thủ tướng Dũng gần như đang ở “đất lạ” tại Hà Nội, cách xa căn cứ quyền lực của ông tại miền nam.

“Nói về mặt kinh tế thì bản thân miền nam cũng đang phơi bày những yếu điểm.

“Miền bắc luôn tụt lại sau nhưng nó vẫn là thủ đô văn hóa và chất xám.

“Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập.” ( BBC)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra