Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13128 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #30 - 07. Apr 2011 , 23:38
 
Tân đại sứ Mỹ hứa sẽ thúc đẩy nhân quyền


Trần Đông Đức

Viết cho BBC từ Washington

...
Ông David Shear (trái) sẽ sang Việt Nam nhậm chức tân đại sứ Hoa Kỳ



Tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông David Shear đã cam kết tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ rằng ông sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền và tôn giáo khi tới Việt Nam.

Trong phiên điều trần hôm 6/4 ở Washington, ông Shear nói:

"Khi chúng ta phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc tăng sự tôn trọng của chính quyền Việt Nam đối với quyền con người và tự do tôn giáo.
"Hiện vẫn có quan ngại sâu sắc về việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến, hạn chế truyền thông và mạng internet và việc sách nhiễu các nhóm tôn giáo.
"Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ coi nhân quyền và tự do tôn giáo là phần trung tâm của các cuộc trò chuyện của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam và người dân Việt Nam."



...
Ông Jim Webb là chủ tọa phiên điều trần


Phiên điều trần đã diễn ra tại Tiểu ban Ngoại giao dưới sự chủ trì của Thượng nghị sỹ Jim Webb.
Thượng Nghị sỹ Webb cũng nhấn mạnh rằng trong nhiệm kỳ này đại sứ cần tìm hiểu và thúc đẩy hữu hiệu hơn về tiến độ nhân quyền cho người Việt Nam, với sự ghi nhận rằng hiện nay chính quyền Việt Nam đã có một số thỏa hiệp. Thủ tục này được xem là phép thử năng lực và sự hiểu biết về nhiệm sở và chức vụ của ông Shear.

Thượng nghị sỹ Jim Webb bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với vị tân đại sứ đề cử và chúc mừng ông đã có bước đầu tiên đã thuận lợi.

Hàn gắn lịch sử


Cuộc điều trần được chứng kiến bởi phóng viên báo chí, quan chức ngoại giao và một bộ phận lớn quan khách là từ phía cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Khi chúng ta phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc tăng sự tôn trọng của chính quyền Việt Nam đối với quyền con người và tự do tôn giáo.


...
Tân đại sứ David Shear (phải) nói chuyện với tác giả Trần Đông Đức hôm 6/4


Thượng nghị sỹ Jim Web lấy kinh nghiệm cá nhân từng là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và nay là chồng của một người Mỹ gốc Việt nói rằng quan hệ Mỹ Việt là một mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.
Tất cả các chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đều sẽ chú trọng tới sứ mệnh hàn gắn và khẳng định rằng không thể nào bỏ qua nguyện vọng và quyền lợi của hai triệu người Mỹ gốc Việt.

Đại sứ tân nhiệm David Shear ghi nhận điều này và chứng minh rằng ông đã cố gắng tìm hiểu.

Ông Shear cũng trích lời Ngoại trưởng Clinton nói quan hệ Việt - Mỹ đã có mức hợp tác mà cách đây vài năm sẽ không thể tượng tượng nổi.

Bình luận về quan hệ thượng mại vốn có kim ngạch hơn 18 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái và Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều hơn so với nhập khẩu, ông Shear cam kết sẽ cố gắng để thúc đẩy hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

'Độc tài'


Trong phần chất vấn sự hiểu biết tình hình, thượng nghị sỹ Jim Webb đã hỏi ông David Shear có biết về vụ tòa án Việt Nam vừa kết án nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ.

Ông David Shear tỏ ra nắm vững tình hình và còn nêu tên hai nhà hoạt động khác là  luật sư Lê Quốc Quân và bác sỹ Phạm Hồng Sơn, hai người hiện đang bị tạm giữ sau khi đến quan sát phiên tòa.

Hầu như các vấn đề người Việt ở Mỹ quan tâm như hồ sơ nhân quyền, tự do tôn giáo, và những nhà tranh đấu bị bắt đều được giải trình sâu sắc.

Ông Hoàng Tứ Duy của đảng Việt Tân nhận định “cuộc điều trần hôm nay khẳng định cộng đồng Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt và ông David Shear đã hứa sẽ lắng nghe góp ý của người Mỹ gốc Việt khi làm đại sứ.

"Mặc dù Hoa Kỳ muốn tăng quan hệ kinh tế và quân sự với Việt Nam, rõ ràng chính phủ và dư luận Hoa Kỳ không cho phép tiến hành quan hệ thật sự "bình thường" khi ở Việt Nam còn có một thể chế chính trị bất bình thường, tức một nền độc tài.”

Trong lúc đó bác sỹ Nguyễn Quốc Quân thì cho rằng đây là một bước mạnh mẽ và là chính sách mới.
Với sự thúc đẩy này, Hoa Kỳ chú trọng vào tình hình nhân quyền Việt Nam và có nhận thức rõ ràng cộng đồng hai triệu người Mỹ gốc Việt là yếu tố lợi ích.

Trong một câu bình luận hiếm hoi, nhà ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng đại diện phía Việt Nam nói rằng “cuộc điều trần diễn ra rất tốt đẹp”.
Tuy nhiên, khi bị chất vấn về trường hợp Cù Huy Hà Vũ, ông Tùng không có lời giải thích mà chỉ đề nghị theo dõi thông tin trên báo chí.

Hai nhóm trong cử tọa, Việt Kiều và quan chức chính quyền Hà Nội không hề tiếp xúc với nhau.


Chuyên gia văn hóa


Đại sứ tân nhiệm David Shear là một chuyên gia về văn hóa Đông Á, từng học ở Đài Loan, Nhật Bản và nói thạo tiếng Quan Thoại cùng tiếng Nhật.
Ông tỏ ra rất bặt thiệp đi bắt tay và trò chuyện với hầu hết mọi người trong phòng và tỏ vẻ lắng nghe một cách chăm chú.

Các đại diện của chính quyền Việt Nam và đại diện cộng đồng đều chào hỏi hay đưa kiến nghị trực tiếp với đại sứ tân nhiệm hoặc Thượng Nghị sỹ Jim Webb.

Nhưng hai phía người Việt này tuyệt đối không chào hỏi nhau theo quy ước xã giao.

Trong quá trình diễn ra phiên điều trần, đại diện của Cao Trào Nhân Bản như bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân như Hoàng Tứ Duy đều ngồi không xa thậm chí có người ngồi cùng hàng ghế với quan chức của bộ ngoại giao Việt Nam gởi sang quan sát điều trần.

Phái đoàn Việt Nam đem theo đoàn ký giả của Thông Tấn Xã Việt Nam và VTV quay phim toàn bộ chương trình.

Báo chí hải ngoại cũng tham gia nhưng hai bên đều không tiếp xúc với phía bên kia để phỏng vấn.

Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2011 , 23:40 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #31 - 10. Apr 2011 , 19:51
 
     
HRW kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân tôn giáo và chính trị
     


...


    Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ hôm qua đã ra thông cáo nhắc lại rằng, nhiều nhà hoạt động ôn hòa cho cải cách dân chủ, Nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo và nhân quyền tiếp tục bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện và bị kết án tù nặng nề.


   
...


Sáu người đấu tranh dân chủ Việt Nam nhận giải Hellman/Hammett 2010 của tổ chức HRW, trong đó có 3 người hiện đang ở tù : nhà giáo Vũ Hùng (hàng dưới, trái), kỹ sư Phạm Văn Trội (hàng dưới, giữa) và nhà văn Trần Đức Thạch (hàng trên, phải).
Ảnh Lương tâm Công giáo
Theo Human Rights Watch, kể từ tháng 6/2010, chính quyền Việt Nam đã bắt tạm giam ít nhất là 24 người, gồm các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và những người điều hành các hội thánh Tin Lành tại gia. Tòa cũng vừa kết án 7 năm tù nhà hoạt động pháp lý, tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4, giữ nguyên án tù nặng nề đối với ba nhà hoạt động trẻ bảo vệ quyền lợi công nhân vào ngày 18/3 và, vào ngày 31/3, đã kết án 2 năm tù giam ông Chau Hêng, nhà đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai và là người sắc tộc Khơme. Hôm nay, chính quyền cũng đem ra xử hai thành viên Giáo phái Pháp luân công vì tội phát sóng từ đài lắp đặt trái phép tại nhà.

Cũng theo Human Rights Watch, trong nỗ lực nhằm ngăn chận sự ủng hộ của dân chúng đối với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, trong ngày 4/4, công an đã bắt giữ bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân tại khu vực tòa án.

Tổ chức nhân quyền của Mỹ cho biết thêm là từ tháng Giêng, công an đã giam giữ một số nhà hoạt động có liên quan đến Khối 8406 để điều tra, như chị Hồ Thị Bích Khương, người vẫn khiếu kiện về đất đai và mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn. Cũng theo Human Rights Watch, một số người khác ủng hộ khối 8406 đã bị kết án tù nặng nề, như Phạm Bá Hải, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Anh Kim, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Quốc Hiền, Trương Minh Đức, Trương Quốc Huy và Vi Đức Hồi. Ngoài ra, một số thành viên của Khối 8406 vẫn đang bị quản chế tại gia, sau khi mãn hạn tù như Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Còn linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh tại Huế.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã bị biệt giam không có tin tức gì từ ngày 20/10 năm ngoái sau khi đã mãn án 30 tháng tù, với một tội danh được ngụy tạo là «trốn thuế». Một blogger khác là Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasg, cũng bị giam từ sáu tháng nay. Cả hai ông đều là sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, với mục tiêu thúc đẩy tự do ngôn luận và nhân quyền.

Trong bản thông cáo, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, Phil Robertson, tuyên bố : « Không thể bắt và giam giữ các blogger và các nhà hoạt động ôn hòa cho tự do ngôn luận và nhân quyền. Giam giữ họ hàng tháng trời mà không xét xử hoặc không cho họ được trợ giúp pháp lý là vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự cơ bản của họ. Họ phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện. ». Ông Robertson kêu gọi : « Các nhà tài trợ và đối tác phát triển của Việt Nam cần kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với những nhà hoạt động dũng cảm ở trong nước và kêu gọi chính quyền  thả ngay lập tức tất cả những người đã bị bắt và giam giữ một cách tùy tiện. »

Thanh Phương RFI
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #32 - 11. Apr 2011 , 17:05
 

Ông Paul Dewar, Dân Biểu Liên Bang Canada vùng Trung Tâm Ottawa kêu gọi CSVN trả tự do cho Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ



“Vụ xử chiếu lệ và kết án vội vã Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ của chính phủ Hà Nội ngày 4
tháng 4 vừa qua là một sự lạm dụng quyền lực”.

Ông Paul Dewar, Dân Biểu Liên Bang vùng Trung Tâm Ottawa, đặc trách về ngoại giao của Đảng Tân Dân Chủ Canada (New Democratic Party of Canada), và hiện là ứng cử viên trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới, đã tuyên bố như trên ngày hôm nay, 9 tháng 4.

Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, một luật sư, là con của ông Cù Huy Cận, một cộng sự viên thân cận của Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Cộng Sản Việt Nam.

Ông Vũ bị đưa ra tòa ngày 4 tháng 4 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Thực ra, ông chỉ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp Việt Nam vì điều này dành cho Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quyền cai trị đất nước.

Trong phiên xử, dựa theo Bộ Hình Luật Việt Nam, các luật sư của ông Vũ đòi tòa phải trưng bầy bằng chứng dùng để cáo tội ông, nhưng lời yêu cầu này không được chấp thuận. Sau khi các luật sư rời tòa án, ông Vũ xin được tự biện hộ, nhưng lời yêu cầu này cũng bị bác bỏ. Không những thế, tòa kết án ông 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia.

Qua vụ xử ông Vũ, chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ trước công luận một lần nữa là họ hoàn toàn coi thường luật lệ do chính họ ban hành khi họ muốn bịt miệng các nhà đối kháng chính trị.
Rất tiếc trong mấy năm vừa qua, Canada đã bỏ ra hàng triệu đô la để huấn luyện các luật sư và chánh án Việt Nam mà kết quả không được là bao.

Ông Dewar kết luận: “Chính phủ Canada cần cho chính phủ Việt Nam biết là tiền công quỹ của Canada không thể dùng để hỗ trợ một nền công lý bất công. Do đó, chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Vũ tức khắc và vô điều kiện.”

Ottawa
Ngày 9-4-2011
(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada, www.vietfederation.ca)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #33 - 23. Apr 2011 , 21:15
 
Nhân phẩm của người dân Việt phải được kính trọng


Lời phát biểu của Ông David Kilgour,
cựu Bộ Trưởng đặc trách Á Châu Thái Bình Dương, 2002-2003
tại cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Việt Nam
470 Wilbrod, Ottawa, 17-4-2011


Trước hết, tôi có lời khen ngợi Liên Hội Người Việt Canada và các tổ chức người Việt tại
Calgary, Toronto, Montreal, và Ottawa về các nỗ lực nhằm hỗ trợ cuộc tranh đấu cho dân chủ
và tự do tại Việt Nam, sau khi “Mùa Xuân Ả Rập” đã tới với Bắc Phi và Trung Đông một cách
chớp nhoáng.

Lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc biểu tình do cộng đồng người Việt tại Canada tổ chức để
phản đối các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam là năm 1981. Từ đó tới nay nhiều chế độ độc tài
trên thế giới đã trở thành các quốc gia dân chủ, tự do, trong đó có một số các nước Á Châu.

Chế Độ Pháp Trị


Cuộc chiến đấu cho một chế độ pháp trị tại Viet Nam để dành lấy tư cách độc lập cho các thẩm
phán, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo đã khởi sự sau khi chính quyền Cộng Sản hiện tại bắt
đầu cai trị toàn cõi Việt Nam vào năm 1975. Cuộc chiếu đấu này cần được các dân tộc yêu
chuộng tự do trên thế giới hỗ trợ, tương tự các cuộc chiến đấu tại Trung Quốc, Tây Tạng, Ba Tư,
Libya, Miến Điện, Zimbabwe, Bắc Hàn, Belarus, và các nơi khác trên thế giới.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Khối 8406); Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế; các Luật Sư Lê Thị Công
Nhân, Nguyễn Văn Đài; Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà văn Dương Thu Hương, Trần
Khải Thanh Thuỷ; “blogger” Điếu Cầy, chuyên viên tin học Nguyễn Tiến Trung; cựu Đại Tá
Quân Đội Nhân Dân Trần Anh Kim, và nhiều nhà đối kháng chính trị khác đã can đảm đòi hỏi
cải tổ chính trị tại Việt Nam. Rất tiếc không những họ đã bị bịt miệng bởi một chính phủ không
được dân chúng bầu lên do đó không được danh chính ngôn thuận, mà họ còn bị trừng phạt
nặng nề qua những phiên tòa bù nhìn không đạt được các nguyên tắc cơ bản quốc tế về tư pháp.
Trong thực trạng này, thế giới phải làm gì? Dân tộc Việt Nam sẽ phải chịu đựng chế độ độc tài
này bao lâu nữa? Chắc chắn là thế giới không thể nào đối xử một cách “bình thường” với các
chế độ độc tài kể trên.

Các chính phủ Ả Rập và Tây Phương đang can thiệp tại Libya với mục đích chấm dứt “42 năm
địa ngục” của dân chúng Libya và buộc Gaddafi và gia đình phải rời khỏi chính quyền. Chúng
ta cần phải tiếp tục lên tiếng để hỗ trợ các dân tộc đang sống trong các chế độ độ tài tại bất cứ
nơi nào, trong công cuộc đấu tranh để dành lấy một cuộc sống trọn vẹn với đầy đủ nhân quyền.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế


Chúng ta hãy nhớ lời kêu gọi của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ngày 24 tháng 2 vừa qua:
Xuống đường để dứt điểm độc tài tham nhũng, lạm dụng quyền thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi các cơ hội về giáo dục, đòi các dịch vụ y tế, và chống áp bức bất công.

Dân Tunisia và Ai Cập có cách mạng “Hoa Lài”. Dân Ukrain có cách mạng “Cam”. Tại sao
dân Việt Nam không có cuộc cách mạng “Tre”? Tôi thành thực ca ngợi các bạn đã giữ được
ngọn lửa tự do. Rồi đây sẽ có một ngày nhân phẩm của người dân Việt sẽ được tôn trọng.

Trung Quốc xâm chiếm dần đất và biển của Việt Nam


Mục đích thứ hai của cuộc biểu tình ngày hôm nay là để phản đối Trung Quốc gửi quân xâm
chiếm Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988. Hai quần đảo này trước đây thuộc chủ quyền
của Việt Nam Cộng Hòa. Sự xâm chiếm này vi phạm Điều 4 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc
nhằm cấm các quốc gia chiếm đất đai bằng võ lực. Ngoài ra, sự xâm chiếm này cũng vi phạm
điều khoản chót của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam tại Paris và Công Pháp của Liên Hiệp Quốc
về Đất Đai và Biển Cả công nhận có 7 quốc gia nằm bên bờ Biển Đông. Do đó, theo luật quốc
tế, không một quốc gia nào trong số 7 quốc gia này được quyền coi Biển Đông như thuộc chủ
quyền của họ.

Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ và “hệ thống luật pháp” tại Việt Nam


Mục đích thứ ba của cuộc biểu tình này là để lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam về vụ xử
chiếu lệ và kết án Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 4 vừa qua. Ông Vũ bị đưa ra tòa
về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Thực ra, ông chỉ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp
Việt Nam vì điều này dành cho Đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền cai trị đất nước.

Trong phiên xử, các luật sư của ông Vũ đòi tòa phải trưng bầy bằng chứng dùng để buộc tội
ông, như điều 214 của bộ Hình Luật Việt Nam đã quy định. Khi lời yêu cầu này không được
chấp thuận, họ bỏ ra ngoài để phản đối việc chính tòa đã vi phạm luật pháp một cách trắng trợn.
Sau đó, ông Vũ xin toà cho phép tự biện hộ nhưng cũng bị tòa bác. Ngược lại, tòa vội vã kết án
ông 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia.

Việc tòa xử và kết án ông Vũ chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn coi
thường luật do chính họ ban hành khi phải đương đầu với các nhà đối kháng chính trị, vì thực sự
họ không có một căn bản luật pháp nào để kết án những người này.

Nếu khôngcó tiến bộ trong nền pháp trị tại Việt Nam, thì tại sao dân chúng Canada phải tiếp tục
bỏ tiền huấn luyện các chánh án và luật sư cho Việt Nam? Điều mỉa mai là giống như các
“chánh án” tại Trung Quốc, các chánh án Việt Nam dường như không thể hoặc không muốn áp
dụng những điều họ và các luật sư đã học hỏi được tại Canada.

Do đó, tôi hoàn toàn đồng ý với Liên Hội Người Việt Canada kêu gọi chính phủ Canada – dù
chính phủ nào được bầu ngày 2 tháng 5 sắp tới đi nữa -- bãi bỏ chương trình huấn luyện này, vì
hiển nhiên đây là một sự phí phạm công quỹ.

Hôm nay, nhân cuộc biểu tình, Liên Hội Người Việt Canada và toàn thể chúng ta yêu cầu chính
phủ Canada phản đối sự chà đạp công lý của chính quyền đảng trị Việt Nam, và đòi Việt Nam
phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng như các nhà đối
kháng chính trị khác đang bị tù đầy vì họ lên tiếng đòi hỏi cải tổ chính trị.

Việt Nam Tự Do Muôn Năm.

Xin cám ơn tất cả các bạn.

(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada)
________________________________________________________________________________
___________
DIGNITY FOR ALL VIETNAMESE PEOPLE



Hon. David Kilgour
Canadian Secretary of State (Asia- Pacific) 2002-2003
Vietnamese embassy demonstration
470 Wilbrod St., Ottawa
April 17, 2011




Congratulations to the Vietnamese Canadian Federation, and other community organizations in
Sherbrooke, Montreal, Ottawa, Toronto, Kitchener and Alberta, for supporting the struggle for
democracy and freedom in Vietnam with this large event, following the breath-takingly similar
ones across North Africa and the Middle East.

So much of what had been part the “Authoritarian International” around the world has in
successive waves since the 1970s evolved into representative democracies, including many
countries in Asia.

Rule of Law


The struggle for the rule of law, independent judges, freedom of speech/religion and so on across
Vietnam has been going on since the current regime took over in 1975.

Father Nguyen Van Ly (Bloc 8406); Dr. Nguyen Dan Que; lawyers Le Thi Cong Nhan, Dr.Cu
Huy Ha Vu and Nguyen Van Dai; writers Duong Thu Huong, Tran Khai Thanh Thuy; blogger
Dieu Cay, informatics expert Nguyen Tien Trung, former Army Colonel Tran Anh Kim and
other democrats have courageously advocated political reform in Vietnam. Their voices were all
muzzled by the unelected and thus illegitimate Vietnamese government; they were punished with
severe prison sentences after ‘trials’ which met no international standard for elemental justice.

How long will the Vietnamese people continue to suffer under a totalitarian dictatorship? The
world should not conduct “business as usual” with Hanoi and similar regimes anywhere.
Arab and Western governments appear now to be intervening in Libya to ensure that Gaddafi’s
dictatorship and “42 years of Hell” for Libyans ends and he and his entire family leave. The
responsible international community should continue to voice concerns and seek to assist peoples
who are living under dictatorships in their struggles for fulfilled lives and fundamental rights.

Dr. Nguyen Dan Que
Let’s remember what Dr. Nguyen Dan Que said in his appeal of February 24 earlier this year:
“Let’s take to the streets to bring an end this corrupt and exploitative dictatorship and to
demand jobs, food, shelter, education, healthcare. Let’s fight against oppression. Let’s
fight against injustice.”


Tunisians and Egyptians had their Jasmine Revolution; Ukrainians had their Orange one. Why
should brave Vietnamese not have your own “Bamboo Revolution”? I commend you for
keeping the torch of freedom lit. Human dignity will prevail in Vietnam.

Seizure of Vietnamese Islands by China


The second reason for all of us coming today is to protest the invasion and occupation of the Paracels and Spratly Islands by soldiers of China in 1974 and 1988. These islands previously belonged to the Republic of Vietnam; the seizure violated Art. 4 of the U.N. Charter, which bans the taking of territory by violence. It also violated the Final Act of the Paris International Conference on Vietnam and the U.N. Convention on the Law of the Sea in that seven states border the South China Sea. One consequence is that it cannot in international law be considered an “internal” water for any of the seven.


Dr. Cu Huy Ha Vu


The third is to condemn the show trial and sentencing of lawyer Dr. Cu Huy Ha Vu. Dr. Vu was put on trial in Hanoi on April 4 for “anti-state propaganda activities”. In fact, what he did was call for the abolition of Article 4 of the Vietnamese constitution, which gives the Party absolute power over the Vietnamese people. At trial, Dr. Vu’s lawyers asked the court to produce the allegedly incriminating documents mentioned in the indictment, as provided for in Article 214 of Vietnamese Criminal Code. Their request was denied so they walked out in  rotest over the court’s violation of the law. Dr. Vu’s request to defend himself was also ignored and he was hastily condemned to seven years in jail and three years of house detention. The way Dr. Vu was tried and sentenced
illustrates that the Vietnamese party-state disregards its own laws in dealing with political opponents and has no legal basis to convict them.

If there is, as here, no progress towards the rule of law, why are Canadian taxpayers paying to train  Vietnamese judges and lawyers? As with Chinese ‘judges’, the ones in Vietnam appear neither able nor willing to apply what they have learned from Canada. I join with The Vietnamese Canadian Federation to urge whichever Canadian government is elected on May 2nd to cancel its training program for Vietnamese lawyers and judges. It’s a waste of our tax money.

All of us here today ask the Canadian government to protest against this abuse of justice by the Vietnamese party-state and to demand an immediate and unconditional release of Dr. Vu and all other dissidents who are currently imprisoned for advocating peaceful democratic reform.

Long live a Free Vietnam.
Thank you.
Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2011 , 00:13 by admin »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #34 - 12. May 2011 , 08:15
 
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 17

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-05-11
...
RFA PHOTO

Dân biểu Frank Wolf phát biểu tại Lễ kỷ niệm năm thứ 17 Ngày Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11-5-2011. .


Lễ kỷ niệm lần thứ 17 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam diễn ra tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư 11-5-2011.

Tại Hoa Kỳ ngày 11-5 hàng năm được qui định là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Ngày này ra đời theo nghị quyết chung SJ-168 của Quốc hội Hoa Kỳ và Công Luật số 103-258 được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành năm 1994.

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay được tổ chức tại toà nhà Hart của Thượng viện Mỹ, với sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ John Cornyn, đồng  bảo trợ bởi các dân biểu thượng nghị sĩ lưỡng đảng trong quốc hội Mỹ.

Buổi lễ cũng được sự bảo trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ  Ân Xá Quốc Tế Amnesty International, Giám  Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, tổ chức Fredom Now, Trung Tâm Nhân Quyền Công Lý Xã Hội Robert Kennedy, Hội Y Sĩ Bảo Vệ Nhân Quyền, Uỷ Ban Nhân Quyền Hàn Lâm Viện Quốc Gia Mỹ Liên Minh Nhân Quyền Á Châu, và một số tổ chức bạn thuộc cộng đồng Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng, cùng các đoàn thể người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và Australia thường lên tiếng vận động cho nhân quyền cho Việt Nam.

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam ở quốc hội Mỹ hàng năm là cơ hội để các dân biểu nghị sĩ trong cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, đặc biệt những vị có mối quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam, cũng như đại diện các tổ chức người Mỹ gốc Việt đến từ khắp nơi, lên tiếng về sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ ở Quốc hội Hoa Kỳ sáng thứ Tư, Dân biểu Frank Wolf, thành viên của nhóm các nhà lập pháp Mỹ quan tâm đến Việt Nam (Vietnamese Caucus) cho rằng: “Chính phủ Hà Nội tiếp tục trấn áp những tiếng nói không đồng chính kiến với nhà nước, đe dọa khủng bố các trí thức có quan điểm khác với nhà cầm quyền.”

Ông Frank Wolf cũng tố cáo “Việt Nam kiểm soát và ngăn chận Internet, bắt giữ các bloggers , phân biệt đối xử với các cộng đồng người dân tộc theo đạo Tin Lành ở miền núi.”

Với những mục tiêu vừa nêu ra, Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam 11 tháng Năm hàng năm cũng là ngày vận động  quốc hội, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ tạo áp lực để chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, chấm dứt những hành động có tính cách chà đạp quyền dân sự cũng như quyền chính trị của người dân trong nước




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #35 - 27. May 2011 , 22:21
 

5 DÂN BIỂU HOA KỲ LÊN TIẾNG CAN THIỆP CHO 7 TÍN ĐỒ TIN LÀNH VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO SẼ RA TRƯỚC PHIÊN TÒA KHỦNG BỐ CỦA CSVN NGÀY 30.5 SẮP TỚI TẠI BẾN TRE
.


Dân Biểu Hoa Kỳ

Ngày 26 tháng Năm, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Qua Đại sứ quán Việt Nam
1233 20 Street, NW # 400
Washington, DC 20036


Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng:


Qua lá thư này, chúng tôi muốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của chúng tôi trong vấn đề đối xử và xét xử sắp tới của bảy nhà đấu tranh ôn hòa tại Việt Nam:

...

1. Mục sư Dương Kim Khải

2. Bà Trần Thị Thủy

3. Ông Nguyễn Thành Tâm    

4. Ông Phạm Văn Thông

5. Ông Nguyễn Chí Thành

6. Bà Phạm Ngọc Hoa

7. Ông Cao Văn Tỉnh


Chúng tôi biết rằng họ đã bị giam giữ nhiều tháng mà không được gặp luật sư và thăm viếng từ gia đình. Chúng tôi hết sức lo ngại rằng bảy nhà tranh đấu ôn hòa này đang bị buộc tội âm mưu lật đổ theo Điều 79 của bộ luật hình sự vì những quan hệ với hội thánh Tin Lành và một đảng phái cổ xuý dân chủ.

Theo một số tổ chức nhân quyền, Mục sư Khải là một tù nhân chính trị và nhà hoạt động tôn giáo lâu năm. Năm 2004 công an đã tịch thu nhà của ông, lúc bấy giờ được dùng làm nơi thờ phượng "bất hợp pháp" và ông đã bị giam hai năm.

Sự đàn áp Mục sư Khải và các đồng đạo Mennonites là một vết nhơ trên hồ sơ tôn giáo ngày càng tệ hại của chính phủ ông. Sự đàn áp ngoài ra cho thấy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đáng được đưa vào danh sách "Quốc gia cần quan tâm" vì những vi phạm liên tục về tự do tôn giáo.

Chúng tôi nhắc nhở ông rằng chính phủ của ông đã ký Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính Trị, trong đó bao gồm quyền tự do lập hội. Việc những cá nhân nói trên có thể có quan hệ với Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) thì đó là quyền cơ bản của họ.

Chúng tôi yêu cầu ông phải ngưng ngay việc bắt và giam giữ những công dân đấu tranh ôn hoà, dầu mục tiêu là tôn giáo hay chính trị. Chúng tôi hy vọng ông sẽ bác bỏ các cáo buộc âm mưu lật đổ đối với bảy nhà hoạt động ôn hòa nói trên.
...


Trân trọng,


Edward Royce

Dana Rohrabacher

Loretta Sanchez

Franck R. Wolf

Zoe Lofgren



US Members of Congress letter to Vietnamese Prime minister.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #36 - 13. Sep 2011 , 23:46
 

Quốc Tế lên án csVN trước cái chết của Tù nhân chính trị hơn 33 năm Trương Văn Sương



...Trại giam Nam Hà: csVN vừa gây thêm một nợ máu. Cựu sỹ quan QL VNCH Trương Văn Sương đã qua đời chỉ sau 25 ngày bị áp tải trở lại tù

**Chúng ta cũng không quên Đại úy QL VNCH Nguyễn Hữu Cầu đã hơn 30 năm qua hiện vẫn bất khuất hiên ngang trong lao tù cộng sản.


Vietnam political prisoner dies after 33 years 
HANOI, Vietnam (AP) - Tù nhân chính trị tại Việt Nam đã chết sau 33 năm
"By locking him up again in such terrible health, the government of Vietnam essentially condemned him to die alone, separated from family and friends in his last days," Phil Robertson, Human Rights Watch's deputy Asia director, said in a statement.
"Bằng việc bắt giam ông trở lại trong một tình trạng sức khỏe vô cùng kém, chính phủ Việt Nam thực chất đã buộc án ông phải chết cô đơn, lìa xa gia đình và bạn bè trong những ngày cuối đời." Giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Á Châu Phil Robertson đã tuyên bố.

Vietnamese political prisoner Truong Van Suong dies in detention
Associated Press in Hanoi  - Tù nhân chính trị Việt Nam Trương Văn Sương đã chết trong lúc đang bị giam
Human rights campaigners have condemned the Vietnamese authorities over the death of a political prisoner who spent more than three decades in detention.
US-based Human Rights Watch said Truong Van Suong died on Monday in Ha Nam province outside Hanoi. Fellow political prisoner Nguyen Van Trai died in custody in July.
Những nhà quan sát nhân quyền đã lên án nhà cầm quyền Việt Nam trước cái chết của người tù chính trị người đã trãi qua hơn ba thập niên trong tại giam.
Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ nói ông Trương Văn Sương đã chết vào ngày thứ Hai tại tỉnh Hà Nam ngoại thành Hà Nội. Tiếp theo cái chết của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại hôm tháng Bảy vừa qua.
Fallece en Vietnam un preso político tras 33 años encarcelado  Univisión - La organización de defensa de los Derechos Humanos Human Rights Watch, denunció hoy la muerte del preso político Truong Van Suong tras permanecer 33 años ...
Vietnam: un prisonnier politique meurt après près de 30 ans de ... 98,5 fm - Human Rights Watch (HRW) a précisé mardi que Truong Van Suong est décédé lundi dans la province de Ha Nam, à proximité de la capitale de Hanoï. ...‎

遭囚33年 越南政治犯死於獄中 中央廣播電台 Đài ‎Taiwan - 國際知名的人權團體人權觀察組織今天(13日)表示,越南政治
張文朔(Truong Van Suong)在遭到囚禁33年之後,已經在今天死於越南河南省(Ha Nam)河內郊外的監獄當中。 ...

Tahanan Politik Vietnam Meninggal di Penjara‎ Media Indonesia - Truong Van Suong, tahanan politik tersebut, meninggal dunia pada Senin (12/9) di Penjara Nam Ha yang terletak di luar kota Hanoi setelah dipenjara selama 33 ...

Vietnamese Prisoner Dies in Prison After Year-Long Medical Parole‎ Voice of America

Vietnam political prisoner dies after 33 years  Forbes - AP , 09.13.11, 08:32 AM EDT HANOI, Vietnam -- An international human rights group says a Vietnamese political prisoner has died after more than three decades in detention. Human Rights Watch said Tuesday that Truong Van Suong died a day earlier in Ha ...

Vietnamese political prisoner dies after being behind bars for 33 years  Washington Post - ‎ By AP, HANOI, Vietnam — An international human rights group says a Vietnamese political prisoner has died in prison. Human Rights Watch said Tuesday that Truong Van Suong died Monday at Nam Ha prison outside Hanoi after being held for more than 33 ...

Vietnam: Prominent Dissident Dies In Jail  Eurasia Review - Gwen Ha - A Vietnamese political prisoner who had served more than three decades in jail has died in captivity due to medical complications, according to his sons. Truong Van Suong , a former military officer for South Vietnam's Army serving a life sentence for .
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #37 - 24. Oct 2011 , 23:49
 

Hai nhà hoạt động được trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2011


   
...

Hình: Cù Huy Hà Vũ
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Giải thưởng thường niên của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ, năm nay được trao cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và nhà tranh đấu vì quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh.


Lễ trao giải sẽ diễn ra đúng vào ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12 năm nay tại thành phố Melbourne, Australia.

Ông Đoàn Việt Trung, Trưởng Ban Tổ chức lễ trao giải, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được chọn. Hai người này rất xứng đáng. Họ đã chứng tỏ lòng đấu tranh kiên trì và can đảm. Cô Hạnh ngay đến bây giờ trong khi đang bị giam trong tù, vẫn khẳng định  lý tưởng của mình, mong muốn Việt Nam dân chủ, tự do, người lao động không bị luật lệ của nhà nước gò bó. Còn luật sư Vũ được nhiều người biết đến qua các bài viết rất sắc bén. Giải thường dành cho họ là món quà nhỏ tượng trưng để nói với họ và người thân của họ là người Việt không quên những hy sinh của họ, và vinh danh họ rất trân trọng.”

...

MLNQVN Nhà hoạt động
Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh
đấu vì quyền lợi công nhân


Tháng tư năm nay, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án 7 năm tù về tội 'tuyên truyền chống phá nhà nước' vì những bài viết cổ võ cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Tháng hai năm ngoái, cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị tuyên án 7 năm tù giam về tội 'phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân', theo điều 89 Bộ luật Hình sự Việt Nam, sau khi cô tham gia rải truyền đơn kêu gọi dân chủ và kêu gọi công nhân xí nghiệp giày Vĩnh Phong ở Trà Vinh tranh đấu đòi cải thiện lương bổng và quyền lợi người lao động.

Giải Nhân quyền Việt Nam được thành lập từ năm 2002 nhằm vinh danh những nhân vật đấu tranh bất bạo động, cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với các nỗ lực kêu gọi nhân quyền cho người Việt Nam trong nước.[/size]

http://www.voanews.com/vietnamese/news/cu-huy-ha-vu-and-do-thi-minh-hanh-receive...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #38 - 31. Oct 2011 , 15:03
 
Bản chất đố kị tôn giáo của chế độ CSVN




Như thường lệ hai năm một lần, hôm 23/9/2011 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố một bản Phúc Trình về Tự Do Tôn Giáo trên thế giới. Bản phúc trình này dựa trên những dữ kiện điều tra, theo dõi về chính sách tôn giáo và những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, USCIRF đệ trình và đề nghị.


Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Của Hoa Kỳ


Năm nay, Ủy Ban này đã đề nghị với hành pháp Hoa Kỳ liệt kê một số quốc gia có chính sách vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng cần phải quan tâm đặc biệt, trong đó có 8 quốc gia đã nằm trong danh sách đen CPC từ những lần điều tra trước đây là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Nhưng ngoài những nước này Ủy Ban còn đề nghị thêm 10 quốc gia còn có nhiều vi phạm hay thiếu sót về tôn trọng tự do tôn giáo. Đó là: Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela và Việt Nam. Thực chất, sau khi khai thác bản báo cáo của Ủy Ban, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới là cơ quan quyết định ghi vô hay lấy ra khỏi danh sách CPC các quốc gia do Ủy Ban đề nghị. Cũng nên biết là Việt Nam đã từng bị nằm trong danh sách CPC hồi năm 2004 và tuy trong những lần điều tra kế tiếp Ủy Ban đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này, nhưng vì nhiều lý do kinh tế, chính trị khác chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận.

Liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình đã dành 20 trang để nêu lên những nhận xét tích cực cũng như tiêu cực về hiện tình thực tế của các tôn giáo tại nước ta. Tựu trung lại thì những điểm tiêu cực vẫn nhiều và nặng hơn những điểm tích cực. Điều đáng chú ý là bản phúc trình đã đưa ra những bằng chứng cụ thể về các vi phạm nhân quyền trong lãnh vực tôn giáo do chế độ CSVN là thủ phạm đối với tất cả các tôn giáo tại nước ta.


Trước những bằng chứng quá hiển nhiên do các tôn giáo cung cấp, do các quan sát viên của những tổ chức phi chính phủ ghi nhận, do những phóng viên quốc tế chứng kiến và nhất là do chính những nạn nhân và người trong cuộc khiếu kiện hay thông tin trên các trang mạng thế giới, nhà cầm quyền CSVN không thể nào chối cãi các sự việc vi phạm tự do tôn giáo. Họ chỉ còn có một luận điệu cũ rích mà lần nào bị thế giới tố cáo, chỉ trích về chà đạp nhân quyền là lại mang ra đối đáp với các phóng viên nước ngoài. Ai nấy đều phát ngấy vì họ đoán trước được câu trả lời của bao đời phát ngôn nhân. Lần này người phát ngôn mới được bổ nhậm đã lập lại: "Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận… Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam".


Ai cũng biết bản Hiến Pháp của nước Việt Nam hiện nay được viết khá giống với những nước dân chủ tiến bộ, nghĩa là đầy đủ các giá trị nhân quyền mà cả nhân loại đã coi là đương nhiên. Tuy nhiên, trong khâu áp dụng thì nhà nước không những không tôn trọng các điều khoản của Hiến Pháp mà còn lập ra luật, ban hành các chỉ thị, và cho nhân viên các cấp thường xuyên làm ngược lại những điều khoản trong Hiến Pháp. Ngay trong bản Phúc Trình Về Tự Do Tôn Giáo, Hoa Kỳ cũng biết rõ chuyện này khi họ viết "Hiến Pháp và các bộ luật cũng như những chính sách khác bảo vệ quyền tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế, chính quyền quản lý và trong nhiều trường hợp hạn chế tự do tôn giáo. Thường thường chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo đối với hầu hết các nhóm tôn giáo có đăng ký (được công nhận), tuy nhiên, đối với những cộng đồng không được công nhận ngay cả những cộng đồng được công nhận vẫn bị đàn áp".


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng tường trình: "Bà ngoại trưởng Clinton, trong các cuộc hội đàm với những quan chức chính quyền, đã kêu gọi phải không ngừng có những tiến bộ về tự do tôn giáo. Những quan chức khác của Bộ Ngoại Giao cũng đã nêu vấn đề tự do tôn giáo trong những cuộc gặp gỡ với những giới chức trong chính quyền trong năm qua".

Những lý do chính thức được nhà cầm quyền CSVN nêu ra để làm ngược lại những điều quy định trong hiến pháp liên quan đến tự do tôn giáo là vấn đề "an ninh, ổn định" và "phá hoại tình đoàn kết dân tộc". Trong khuôn khổ này, họ biện hộ cho những hành động đàn áp bằng cách vu khống cho các tôn giáo là có hoạt động chính trị, có quan hệ với những "thế lực thù địch" nước ngoài; hoặc gây chia rẽ tôn giáo, gây hiềm khích, vv…

Điều đáng chú ý nữa được bản Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận là "những điều ghi trong Hiến Pháp về tự do tôn giáo đã không được diễn dịch một cách thống nhất ở khắp mọi nơi. Sự lừng khừng của chính quyền và cách làm việc thơ lại rùa bò đã hạn chế tự do tôn giáo của dân".

Khi người phát ngôn CSVN được chỉ thị đưa ra lời tuyên bố trên đây, nói rằng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến Pháp, thì thế giới biết ngay nhà nước Trung Ương đang dọn chỗ để có thể đổ lỗi cho cán bộ địa phương làm sai. Nhưng thực chất, những hành động vi hiến, chà đạp tự do tôn giáo xuất phát từ bản chất CSVN và từ lãnh đạo trung ương. Các bài bản đối phó với tôn giáo đi từ Trung Ương xuống đến các địa phương trên cả nước theo 3 hệ thống cán bộ đặc trách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, và Mặt trận tổ quốc. Bản phúc trình còn ghi rõ thái độ: "Trong nhiều trường hợp, quan chức chính quyền địa phương đã nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng luật pháp quốc gia KHÔNG áp dụng trong địa giới của họ".

Trong lời tuyên bố phản bác bản phúc trình, người phát ngôn Lương Thanh Nghị còn khẳng định là Hoa Kỳ đã "đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam". Vậy câu hỏi được đặt ra là đánh giá và thông tin về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam của các quan sát viên quốc tế đang hiện diện ở nước ta có sai lệch không? Câu trả lời gần nhất có thể tìm thấy trong chuyến kinh lý mục vụ giáo phận Kontum vừa qua của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

Đại Diện Tòa Thánh thăm viếng giáo phận Kontum



Trước khi nói về chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ 3 và cụ thể là tại giáo phận Kontum của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli kể từ ngày 13/01/2011 là ngày ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI chỉ định làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu về chức vụ và vai trò của ngài.


Tòa Thánh Vatican đã thiết lập quan hệ cấp khâm sứ với Việt Nam từ đầu thế kỷ trước, chính xác là từ năm 1925. Tòa khâm sứ từ đó được đặt tại kinh đô Huế. Năm 1945 Huế không còn là kinh đô nữa nên tòa khâm sứ đã được chuyển ra Hà Nội năm 1950. Sau hiệp định Genève 1954, miền Bắc Việt Nam rơi vào tay Việt Minh và Đức Khâm Sứ cùng đoàn tùy tùng đã bị trục xuất ngày 15/9/1959. Cũng kể từ năm 1959 Tòa Thánh Rôma đã thiết lập tòa khâm sứ tại Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, chính phủ lâm thời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã yêu cầu Khâm Sứ đương thời là Đức Cha Henri Lemaitre rời khỏi Việt Nam và đoạn giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19/12/1975 Đức Cha Lemaitre rời Sài Gòn. Kể từ đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối nhất, bị bức hại, bị tước đoạt các cơ sở bác ái, tu hành, thờ phượng. Nhiều vị tu sĩ và giáo dân bị bắt đi giam cầm nhiều thập niên và nhiều người đã chết trong tù.


Vào cuối thập niên 80, chủ nghĩa cộng sản phá sản trên toàn thế giới. Một vài nước còn sót lại đã phải xoay chiều không còn dám lộng hành bất chấp quốc tế như trước đây nữa. Họ đã phải mở cửa, từ bỏ đấu tranh giai cấp, lạy lục các nước tư bản để mong được hội nhập nhằm sống còn. Giữa lúc nhân dân các nước cộng sản cũ đứng lên lật đổ độc tài đòi nhân quyền và tự do tôn giáo, CSVN cũng phải tìm cách lân la với Vatican tuy không phải là siêu cường kinh tế hay quân sự nhưng là siêu cường về tinh thần, tâm linh. Trong lúc đó, Vatican cũng có nỗ lực để cứu giúp đoàn chiên Việt Nam đã chịu bao nhiêu đắng cay trong hàng chục năm dưới chế độ độc tài thù hằn tôn giáo. Vì đôi bên cùng có nhu cầu mà Hà Nội đã vận động để được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến, và kết quả của những cuộc đàm phán là Hà Nội đã chấp thuận sự hiện diện của một vị Đại Diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam dù vị này chưa thường trú tại Việt Nam.


Vì giữa Vatican và Việt Nam hiện chưa thiết lập bang giao chính thức, nên Đức Tổng Giám Mục Ricelli chưa phải là Khâm Sứ hay Sứ Thần Tòa Thánh tại Việt Nam. Nhưng với tư cách vị Đại Diện Đức Giáo Hoàng, ngài có hai nhiệm vụ song song: Thứ nhất là đẩy mạnh những quan hệ giữa hai quốc gia (Việt Nam và Vatican); thứ nhì là duy trì những mối liên lạc giữa Tòa Thánh với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Về mặt tôn giáo thì rõ ràng Đức Cha Đại Diện là người thay mặt Đức Giáo Hoàng và được sự kính mến của toàn thể giáo hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt trong 3 ngày kinh lý mục vụ giáo phận Kontum vừa qua. Để được gặp mặt ngài nhiều đồng bào thượng ở sâu trong rừng đã phải lội suối, băng đèo hơn 40 cây số. Có người đi xe máy, có người đi xe kéo nông cụ… Dọc đường ngài đi qua, hàng ngàn giáo dân đứng hai bên chào đón, có những đoàn cồng chiêng của anh em thượng hợp tấu dưới trời mưa tầm tã… Chính Đức Đại diện cũng không kìm nổi sự xúc động trước lòng yêu mến, hiếu thảo và trung thành của con cái giáo phận Kontum đối với Đức Thánh Cha mà ngài là Đại Diện. Như vậy đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì Đức Tổng giám Mục Leopoldo Ricelli quả thật đã là Sứ Thần Tòa Thánh.

Thái Độ của Nhà Nước Đối Với Cuộc Viếng Thăm



Trên mặt ngoại giao, chuyến viếng thăm của Đức Đại Diện Tòa Thánh được đánh dấu bằng 2 cuộc tiếp xúc.


Ngày thứ nhì sau khi tới Kontum, sáng ngày 10/9, Đức Cha Girelli đã tới thăm xã giao UBND tỉnh Kontum. Tháp tùng ngài có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục giáo phận Kontum và một số linh mục chức sắc. Tiếp đón phái đoàn ngay từ tiền sảnh Hội Trường trụ sở UBND là ông Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Kontum và một số quan chức tỉnh. Buổi tiếp xúc tuy ngắn ngủi khoảng chừng 15 phút, nhưng đã diễn ra trong tinh thần tương kính, lịch thiệp. Ông Phó chủ tịch đã cáo lỗi vì ông Chủ tịch bận công tác xuất ngoại và đã tặng Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh một bức tranh Nhà Rông cao nguyên.


Sau nhiều lần hò hẹn, chiều hôm 10/9/2011, lúc 17giờ30 Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh cùng phái đoàn đã tới chào UBND tỉnh Gia Lai. Theo bản tin của Nhóm Truyền Thông Giáo Phận Kontum thì "Trước khi đến chào thăm Chính quyền tỉnh Gia Lai, Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng nhận được nhiều cuộc điện thoại từ mặt trận tỉnh mời đoàn lên kịp giờ hẹn (5 giờ 30 chiều). Đoàn xe đi vào cổng chính và dừng ngay tiền sảnh của UBND Tỉnh Gia Lai, đúng 5 giờ 28 phút. Cửa nhà khách Tỉnh im lìm không mở, phái đoàn quay nhìn chung quanh thì thấy có một căn phòng ở trên kia tầng lầu có một căn phòng cửa bật đèn và có mấy người đứng chờ sẵn trên đó. Phái đoàn đã đi lên tầng lầu đó…"


Phái đoàn Tòa Thánh đã được ông Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cùng với khoảng 7 người khác tiếp kiến. Nội dung những lời phát biểu của ông Liên là một bài tuyên truyền về chính sách tôn giáo của CSVN và nhắn nhủ Đức TGM Đại Diện Tòa Thánh và Đức Cha Oanh phải dạy dỗ giáo dân sống "tốt đời đẹp đạo". Chắc hẳn Đức Cha Girelli trong 3 lần tới thăm Việt Nam cũng nắm được tình hình tôn giáo tại Việt Nam và những vụ vi phạm tự do tôn giáo không những đối với Công Giáo và còn đối với Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, và các tôn giáo khác nữa. Vì vậy Đức TGM Leopoldo Girelli đã nêu thẳng với ông Đào Xuân Liên: "Tôi xin chúc cho chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai được bình an và kinh tế phát triển phồn thịnh hơn trong tương lai, đồng thời xin chính quyền cũng quan tâm tới quyền của người dân và quyền tự do tôn giáo của họ. Xin chân thành cám ơn cho những thiện cảm và sự tích cực để có cuộc gặp gỡ này". Tại điểm này, ông Đào Xuân Liên và UBND Gia Lai biết Đức TGM Girelli đã nắm rõ tình hình tôn giáo tại Gia Lai và trên cả nước. Họ im bặt. Theo nhóm Truyền Thông Giáo Phận thì đây là cuộc tiếp khách quốc tế gượng gạo và bất lịch sự nhất của UBND tỉnh Gia Lai.


Sau khi rời UBND Gia Lai, phái đoàn đã đến Trung Tâm Truyền Giáo Pleichuet do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách để sinh hoạt, cầu nguyện với giáo dân Jarai. Đức TGM Girelli dự trù sẽ nghỉ qua đêm tại nhà dòng Pleichuet để sáng sớm hôm sau dâng lễ trước khi khởi hành đi Ban Mê Thuột. Cay cú vì câu nhắc nhở ban chiều của TGM Girelli, lãnh đạo tỉnh Gia Lai "ra lệnh miệng" không cho Đức TGM nghỉ lại đêm tại nhà dòng mà phải quay trở về Kontum. Phái đoàn đành cùng anh chị em giáo dân Jarai đốt lửa trại, ca vũ trong niềm vui hy vọng và trở về Kontum.


Những tưởng như vậy thì ngày hôm sau buổi lễ đại trào tại Pleichuet sẽ bị bãi bỏ. Nhưng sau khi ngủ chưa đầy 4 tiếng qua đêm tại Kontum, phái đoàn đã trở lại đúng 5 giờ 30 trước cổng nhà thờ Pleichuet. Theo các phóng viên Truyền Thông, ngày 11 tháng 9 năm 2011 thật là một ngày đáng nhớ đời với anh chị em Jrai; từ rất sớm (3 giờ sáng) anh chị em Jrai tại các buôn làng đã lũ lượt kéo về Trung Tâm Truyền Giáo Pleichuet, ước tính lên đến gần 20 ngàn người.


Trong ba ngày thăm viếng của Đức Đại Diện Tòa Thánh tại giáo phận Kontum, lãnh đạo chính quyền CSVN thì thế, còn bên dưới họ ra lệnh cho công an tạo đủ loại chướng ngại. Bất cứ ở đâu có tổ chức lễ nghi với sự hiện diện của Đức Đại Diện thì các nẻo đường dẫn tới địa điểm hành lễ đều có bố trí đủ loại công an ngăn đường, xét hỏi, xách nhiễu. Đồng bào giáo dân đã phải băng rừng lội suối tránh các chốt chặn. Và khi khối lượng giáo dân lên cao như ở Pleichuet đến gần hai vạn người thì mọi người nhận ra ngay những tên lén lút quay phim, chụp hình để bắt nguội.


Trong thánh lễ sáng Chúa Nhật 11/9/2011, Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh đã trích dẫn thông điệp của Đức Giáo Hoàng trong ngày truyền giáo: "Đặc biệt, tôi muốn nói đến các Giáo Hội địa phương và các vị thừa sai đang làm chứng nhân và mở mang Nước Chúa trong hoàn cảnh bị bách hại, đang bị đàn áp nhiều cách: từ tình trạng bị kỳ thị về mặt xã hội cho đến ngục tù, tra tấn và sát hại. Ngày nay vẫn còn không ít nhà thừa sai bị giết vì ‘Danh Chúa’".

Thay lời kết



Nhìn thái độ đối xử này, người dân Tây Nguyên và người Việt nói chung không thể không lấy làm lạ. Rất lạ. Tiếp đón một đại diện ngoại giao từ nước khác đến thì các quan chức tại đây vô lễ và hùng hổ như thế. Nhưng đối với các toán công nhân Trung Quốc đang "làm việc" tại các tỉnh Tây Nguyên, dù ở cấp thấp nhất, thì từ các quan chức tỉnh đến các công an khu vực đều biểu lộ thái độ e dè, làm ngơ, né tránh, và thậm chí nể sợ.


Đó là "chính sách lớn" của Đảng?

Trần Đức Tường


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #39 - 10. Nov 2011 , 08:38
 
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) Được Vinh Danh Với Giải Dân Chủ và Nhân Quyền Của Đài Loan


Bản tin Mạch Sống – BPSOS

Taipei, ngày 2 tháng 11, 2011 – Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan tuyên bố trao Giải Dân Chủ và Nhân Quyền ở Á Châu năm 2011 cho một tổ chức của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ với tầm hoạt động quốc tế về bảo vệ nhân quyền và phát triển dân chủ ở Á Châu trong suốt hơn ba thập niên.

Ông Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình), Chủ Tịch Quốc Hội và cũng là Chủ Tịch Taiwan Foundation for Democracy (Sáng Hội Đài Loan Cho Dân Chủ), tuyên bố trước giới truyền thông là giải thưởng năm nay sẽ được trao cho BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển).

Được thành lập năm 2006, mỗi năm giải thưởng này được trao cho một cá nhân hay tổ chức đã chứng tỏ thành tích vượt bậc trong việc phát triển dân chủ và nhân quyền ở Á Châu. BPSOS được tuyển chọn trong số 11 tổ chức và cá nhân được đề cử.

Hai nhân vật có uy tín đã đề cử BPSOS: Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith và Giáo Sư Tiến Sĩ Li-kung Hsieh, Tổng Giám Đốc Cục Di Trú Đài Loan.

http://www.tfd.org.tw/english/actions.php?id=11612


...
Ông Wang Jin-pyng tại buổi họp báo, ngày 02/11/2011 (ảnh TFD)


“Tôi đã biết và làm việc với BPSOS trong gần hai thập niên. Tôi ngưỡng mộ sâu sắc những nguyên tắc không khoan nhượng và công việc bảo vệ nhân quyền và tự do ở Á Châu vốn là nét đặc thù của BPSOS,” DB Smith viết trong thư đề cử.

Ông nhắc lại công tác vớt người Biển Đông trong thập niên 1980 và cuộc vận động cho đồng bào thuyền nhân sau ngày đóng cửa trại năm 1988 ở Hồng Kông và năm 1989 ở các quốc gia Đông Nam Á. Theo Ông, BPSOS đã can đảm đối đầu với tình trạng “thanh lọc” bất công và chính sách cưỡng bức hồi hương bằng cách gởi luật sư đến các trại để can thiệp về mặt pháp lý cho các thuyền nhân và đồng thời mở một chiến dịch vận động quốc tế.

“Nhiều người chúng tôi trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS… Quốc Hội đã biểu quyết [đạo luật] không cho phép dùng tiền thuế của công dân Hoa Kỳ để tài trợ, qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc, việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân Việt Nam”, DB Smith, tác giả của đạo luật này, giải thích.

Kết quả là chính phủ Hoa Kỳ thành lập chương trình Cơ Hội Tái Định Cư Người Việt Hồi Hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees, hay ROVR) và qua đó định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ hồi hương. Sau này, chương trình ROVR được nới rộng để định cư hai ngàn thuyền nhân kẹt ở Phi Luật Tân.

DB Smith, tác giả của Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ, cũng ghi nhận những đóng góp của BPSOS trong công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Hoa Kỳ và, qua Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), ở Á Châu: “Tổ chức này không chỉ giải cứu và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người mà còn hoạt động cho sự thay đổi hệ thống ở cả hai cấp chính sách và quần chúng… Việc chính phủ Malaysia mới đây bổ nhiệm Vị Quản Trị Viên Toàn Quốc của Liên Minh CAMSA ở Malaysia vào Hội Đồng Chống Buôn Người, cơ cấu Liên Bang giám sát việc chấp pháp luật chống buôn người của Malaysia, là chứng cớ của sự hữu hiệu và uy tín của liên minh này.”

GS/TS Hsieh, trong thư đề cử, nhận định rằng BPSOS đã đóng góp đáng kể cho công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Đài Loan: “Trong vai trò Tổng Giám Đốc của Cục Di Dân Quốc Gia, tôi trực tiếp biết về những ảnh hưởng to lớn mà tổ chức đặt bản doanh ở Hoa Kỳ này đã có đối với việc bảo vệ nhân quyền và xiển dương dân chủ ở Á Châu.” 

Theo Ông, trong sáu năm qua mỗi năm BPSOS đều đón tiếp nhiều phái đoàn gồm các tổ chức NGO và cơ quan chính quyền Đài Loan tại Hoa Thịnh Đốn và cử nhiều phái đoàn đến Đài Loan để trao đổi kinh nghiệm phòng, chống buôn người.

“BPSOS đã có những đóng góp quý giá cho văn bản cuối cùng của đạo luật phòng và chống buôn người của chúng ta, được thông qua vào đầu năm 2009”, Ông viết trong văn thư đề cử.

Cục Di Dân Quốc Gia, mà Ông Hsieh làm Tổng Giám Đốc, là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật này.

Theo Ông, BPSOS đã có công không nhỏ trong việc thay đổi cục diện chống buôn người ở Đài Loan: “Năm 2005, Đài Loan bị tường thuật trong tin tức quốc nội và quốc tế và bị báo cáo trong các bản phúc trình của các chính quyền và các tổ chức nhân quyền ngoại quốc như là một cái nôi an toàn của những kẻ buôn người. Ngày nay Đài Loan đã có một hình ảnh hoàn toàn khác, một cách xứng đáng.”

Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận sự thay đổi này và xếp Đài Loan vào thành phần các quốc gia Hạng Nhất trong nỗ lực chống buôn người. Tháng 6 năm 2011, Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ đã đề cao nỗ lực chống buôn người của chính phủ Đài Loan.

Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, BPSOS còn được đề cử vì các hoạt động, âm thầm nhưng hiệu quả, về phát triển dân chủ ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.

“Đây là một vinh dự chung cho tập thể người Việt tị nạn vì tất cả những thành tựu trong 32 năm qua của BPSOS là do những đóng góp và hợp tác của biết bao nhiêu cá nhân và tổ chức người Việt ở khắp năm châu”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, phát biểu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).

Ngoài hai văn thư đề cử của DB Smith và GS/TS Hsieh, một số tổ chức nhân quyền và dân chủ quốc tế cũng đã gởi văn thư yểm trợ cho việc đề cử này.

Tổ chức Taiwan Foundation for Democracy được thành lập năm 2003 và được tài trợ bởi Quốc Hội Đài Loan. Giải Dân Chủ và Nhân Quyền gồm có một tác phẩm điêu khắc và một trăm ngàn Mỹ kim.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #40 - 18. Nov 2011 , 23:50
 
Dân biểu Luke A Donnellan Victoria Australia:

Người Việt trên thế giới hãy phơi bày trước công luận quốc tế thực trạng bất công và đàn áp tại Việt Nam


...

VRNs (17.11.2011) - Dân biểu Luke A Donnellan là một chính trị gia Úc Ðại Lợi, một người Công Giáo rất quan tâm đến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Ông đã đến Việt Nam để thăm cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Ông đã bị cấm cửa không được vào Việt Nam nữa. Ðây là bài diễn văn gởi cho Ban Tổ Chức Ðêm Thắp Nến Hiệp Thông với Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam sẽ được tổ chức tại Melbourne (Parliament House, góc đường Spring và Bourke Street) vào tối thứ Bẩy 19 tháng 11.

"Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2006 tôi đã biết rõ những gì nhà nước Việt Nam đang dàn chào tôi nhưng tôi vẫn choáng váng bởi cái bầu khí căng thẳng và ngột ngạt. Tôi bị theo dõi trên đường phố, bị công an đe doạ và bây giờ tôi bị cấm cửa không cho trở lại Việt Nam nữa, chỉ vì tôi dám đi gặp những con người mà niềm tin tôn giáo hòa bình của họ bị coi là mối lo ngại cho một nhà nước đang lo sợ đủ mọi thứ.

Ðiều 18 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ghi rằng:

“Mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, quyền tự do sống riêng lẻ một mình hay trong một cộng đoàn với những người khác trong bầu khí công cộng hay riêng tư, để thể hiện tôn giáo hay niềm tin trong việc giảng dạy, thực hành, và phụng tự.”


Ðiều đáng buồn là nhà nước Việt Nam tiếp tục phớt lờ các chuẩn mực đã được thoả thuận rộng rãi trên trường quốc tế, và tiếp tục gây kinh sợ và sử dụng bạo lực để trấn áp các chỉ trích và đàn áp bất cứ ai bị nghi ngờ là có các hoạt động ‘chống chế độ’.

Mọi hoạt động tôn giáo tại Việt Nam đều phải đăng ký và phải được nhà nước chấp thuận. Thậm chí các nhóm Công Giáo còn phải xin phép để có thể giúp đỡ những người nghèo trong khu vực lối xóm của họ. Ðó là cách để nhà cầm quyền đoan chắc rằng họ có thể quan sát mọi thứ đang diễn ra trong các nhóm tôn giáo và theo dõi chặt chẽ mọi tín hữu. Thông thường nhà nước từ chối cấp giấy phép hội họp khiến cho các tín hữu thuần thành không còn lựa chọn nào khác hơn là tụ tập bí mật trong khi che dấu niềm tin của mình với cộng đồng và nhà nước.

Nhiều tù nhân của các tôn giáo bị giam trong các trại kiên giam hết năm này sang năm khác tại Việt Nam. Những tù nhân này bị giam giữ trong các điều kiện tồi tệ và bị từ chối không cho gặp người thân, bạn bè hay các luật sư cũng như bị khước từ được xét xử công bằng. Những câu chuyện lan truyền hết năm này đến năm khác về những vụ lén lút bắt người giữa đêm khuya. Những người bị bắt thường khi bị đánh đập tàn bạo, đôi khi còn bị tra tấn rồi sau đó bị giam giữ và đưa đến những địa điểm bí mật nơi gia đình họ không thể đến được và những nơi người bị giam không biết đó là đâu cũng như khi nào họ được trả tự do.

Một trường hợp khiến tôi lo ngại là trường hợp của Cha Nguyễn Văn Lý. Tôi đã gặp Cha Lý năm 2006 và tôi có thể nói ngài là một con người hiền lành, hòa bình và vị tha, người đã hiến dâng rất nhiều đời ngài cho dân chủ, tự do và đức tin. Ngài đã bị giam cầm tổng cộng hơn 15 năm vì đức tin và những hoạt động của mình.

Tôi đặc biệt quan ngại cho Cha Lý vì năm 2010 ngài bị tai biến mạch máu não và được trả tự do hầu có thể được chăm sóc về y tế. Tai tiếng đối xử tàn tệ với các tù nhân càng thêm tệ hại khi bất chấp thỉnh cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, Cha Lý đã bị buộc phải trở lại nhà giam hồi tháng Bẩy năm nay.

Tôi cũng quan tâm sâu xa về những hành động gần đây của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội. Những báo cáo đưa ra vào đầu tháng Mười Một cho thấy trên 100 người; nhiều cảnh sát thường phục và dân phòng đã tấn công giáo xứ và đe doạ mạng sống của nhiều giáo dân. Biến cố này cùng với vụ tấn công hồi năm 2008 tại giáo xứ Thái Hà là bằng chứng về một chiến dịch thường xuyên của các quan chức nhà nước chống lại Giáo Hội và các tín hữu không để cho họ được tự do hội họp, phụng tự và làm các việc thiện.

Tôi đã liên tục kêu gọi việc trả tự do tức khắc cho Cha Lý và các tù nhân tôn giáo và chính trị tại Việt Nam khác và tôi nghiên khắc lên án những hành động gần đây của nhà nước Việt Nam chống lại giáo xứ Thái Hà. Tôi hy vọng theo thời gian, áp lực từ người Việt và cộng đồng quốc tế sẽ buộc nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và chính trị, ngưng các đe doạ nhắm vào các tổ chức tôn giáo và hành xử theo đúng một thể chế thực sự tự do và công bằng.

Nhờ mạng lưới điện toán toàn cầu và các kỹ thuật thông tin, chúng ta đã chứng kiến thay đổi chính trị quét qua vùng Trung Ðông trong năm nay. Với sự gia tăng tiếp cận với thông tin và truyền thông của dân chúng, nhà nước sẽ thấy càng ngày càng khó khăn hơn trong việc đàn áp và bưng bít những vi phạm nhân quyền của họ trước cộng đồng quốc tế.

Tôi hy vọng rằng người Việt Nam và bè bạn của họ trên khắp thế giới sẽ nhanh chóng phơi bày những bất công tại Việt Nam và người dân Việt sớm được chứng kiến một xã hội mà họ đáng được hưởng, một xã hội nơi con người được tự do dự phần trong một nhà nước dân chủ, được tự do thực hành những niềm tin phù hợp với họ và sống trong hòa bình không phải sợ hãi nữa.


(Bản dịch của VietCatholic)

Posted on 18 Nov 2011

FreeVietNews



Back to top
« Last Edit: 18. Nov 2011 , 23:52 by Khuê-Tú »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #41 - 11. Dec 2011 , 23:20
 

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2011 tại Melbourne, Úc Đại Lợi

Saturday, 10 December 2011 18:23

...


Quang cảnh trong buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền
tại TTSHCĐ Kensington, Úc Đại Lợi ngày 10/12/2011.


Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 đến Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được long trọng tổ chức tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Kensington, Úc Đại Lợi vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 (10 tháng 12 năm 2011). Buổi lễ được tổ chức do sự hợp tác của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) với Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, Đài Truyền Hình VNTV, Uỷ Ban Chống Tệ Nạn Buôn Người (AusAct), Đài Phát Thanh Viễn Xứ, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, và Khối 8406 Melbourne.

Tham dự Lễ Trao Giải có khoảng 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể trong vùng và các vùng lân cận. Sau phần nghi thức khai mạc, Trưởng Ban Tổ Chức là Ông Đoàn Việt Trung ngõ lời chào mừng quan khách và giời thiệu tóm tắt các sinh hoạt của MLNQVN, trong đó Giải Nhân Quyền Việt Nam là một sinh hoạt hàng  năm.

Giải Nhân Quyền Việt Nam được MLNQVN thành lập từ 2002 nhằm tuyên dương những cá nhân hoặc đoàn thể đã có những thành tích đấu tranh bất bạo động vì quyền làm người của nhân dân Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay đã có 24 cá nhân và một tổ chức được vinh danh.

Tiếp đến TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN đến từ Hoa Kỳ, trình bày ý nghĩa của Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 trong khung cảnh những vi phạm quyền làm người tại Việt Nam càng ngày càng tồi tệ hơn. Ông cũng kêu gọi cộng đồng người Việt khắp nơi tiếp tục hỗ trợ cuộc cuộc đấu tranh gian khổ của những nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

...


Khoảng 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể trong vùng và các vùng lân cận tham dự buổi lễ
.


Phần trao giải được bắt đầu với việc tuyên đọc tiểu sử và thành tích của mỗi vị khôi nguyên đã được MLNQVN bầu chọn để trao giải năm 2011.

BS Đinh Quốc Quân, trong phần tuyên dương TS Cù Huy Hà Vũ, đã nêu rõ những thành tích đấu tranh nhân quyền của ông trong lãnh vực dân sự-chính trị, như đã kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, kiện Trung tướng Công an Vũ Hải Triều vì đã tiêu diệt quyền tự do ngôn luận (qua việc đánh sập 300 trang mạng điện tử), yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp (1992) dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng sản VN. Tiến sĩ Vũ cũng đã  tham gia tích cực vào nhiều vụ án nhằm bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực dân sự lẫn tôn giáo. Ông thường xuyên viết bài và tham gia trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông quốc tế để cổ xúy cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Ông đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và xét xử 7 năm tù giam và 3 năm quản chế.

LS Đoàn Thanh Liêm, Phó Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN, cũng đến từ Hoa Kỳ, trao bản tuyên dương đến LS Cao Đức Huy, nhận thay cho LS Cù Huy Hà Vũ.

...


LS Đoàn Thanh Liêm (bên phải) đang trao bản tuyên dương đến LS Cao Đức Huy,
nhận thay cho LS Cù Huy Hà Vũ .



Bản tuyên dương ghi, “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dấn than bênh vực nhân quyền và công lý, dung cảm bày tỏ chính kiến vì tự do và dân chủ cho toàn dân Việt Nam”.

Cô Thiên Thư, thuộc Radio Viễn Xứ, đã làm toàn thể hội trường xúc động khi kể lại những gian khổ và hy sinh của Đỗ Thị Minh Hạnh đã kinh qua trong các hoạt động đấu tranh cho quyền của đồng bào lao động. Hạnh đã tham gia tranh đấu từ khi mới 18 tuổi qua việc giúp những người dân oan thảo các đơn kiện đòi đất và bị nhà cầm quyền đối xử bất công. Từ năm 2007, cô tích cực tham gia giúp đỡ phong trào công nhân, đến các nhà máy tìm hiểu, hướng dẫn công nhân trong việc tranh đấu với giới chủ nhân, đã nhiều lần cùng với những người khác tổ chức các cuộc đình công ở nhiều xí nghiệp. Hạnh bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 tại Di Linh. Trong tù, dù công an dùng nhiều thủ đoan hành hạ tinh thần như thay nhau thẩm vấn liên tục, ép cung và bức cung, cô rất kiên cường và hiên ngang. Là một cô gái trẻ, có khả năng nghề nghiệp, nhưng cô đã từ bỏ công việc kiếm tiền như những bạn bè khác để hoạt động toàn thời gian cho “Phong trào Lao động Việt”. Trước tòa án CSVN, Hạnh cùng với hai người bạn đấu tranh là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã rất bản lĩnh, tự tin, phản bác mọi lời buộc tội của công tố và chánh án, tuyệt đối không nhận tội. Cô  bị tuyên án 7 năm tù giam.

...


TS Nguyễn Bá Tùng (bên phải) đang trao bản tuyên dương đến cô Uyên Di nhận thay cho Đỗ Thị Minh Hạnh.


Cô Uyên Di đã thay mặt Đổ Thị Minh Hạnh nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam do TS Nguyễn Bá Tùng trao, với lời vinh danh “đã bất chấp mọi gian nguy và tù đày, kiên cường tranh đấu cho quyền của đồng bào lao động chống lại mọi bất công xã hội và bạo quyền”.

Sau phần trao giải, một số quan khách đã được mời phát biểu. Trước hết là Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc, Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang Victoria, và một số đồng hương tham dự. Đặc biệt nhiều đồng hương không những đã bày tõ sự tán đồng và hỗ trợ Giải Nhân Quyền VN qua lời nói, mà đã xung phong đóng góp tại chỗ một số hiện kim.

Buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền VN, lần đầu tiên được tổ chức ngoài nước Mỹ, nơi có trụ sở của MLNQVN, kết thúc vào lúc 16 giờ chiều cùng ngày trong tâm tình hướng về những chiến sĩ nhân quyền ở quê nhà và quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam hoà bình và nhân ái.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #42 - 13. Jan 2012 , 00:07
 

Nhóm dân biểu Mỹ quan tâm đến các trại cai nghiện ở Việt Nam

...

Báo cáo của HRW mang tên
'Quần đảo Phục hồi' trong
đó nói rằng đã xảy ra
tình trạng lao động cưỡng bức
tại các trại cai nghiện
Hôm thứ Năm, nhóm dân biểu Mỹ quan tâm đến Việt Nam đã gửi thư cho ông David Shear, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam để trình bày quan tâm của họ về các trại cai nghiện ở Việt Nam.

Lá thư mang chữ ký của hai dân biểu của tiểu bang California- Zoe Lofgren và Loretta Sanchez - cùng với hai Dân biểu của tiểu bang Virginia  Frank Wolf và Gerry Connolly - nói rằng họ quan tâm đến báo cáo mới đây của Human Rights Watch HRW mang tên “Quần đảo Phục hồi,” trong đó cho rằng đã xảy ra tình trạng lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện.

Lá thư nhấn mạnh lao động cưỡng bức vi phạm luật quốc tế và yêu cầu ông đại sứ bảo đảm rằng các giới chức viện trợ Mỹ tại Việt Nam sẽ làm mọi cách để báo cáo về lao động cưỡng bách cho sứ quán và cho chính phủ Việt Nam.

Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

“Việt Nam đi ngược lại tất cả những cam kết đối với Liên Hiệp Quốc, đối với những quyền Liên Hiệp Quốc công nhận.”

Cũng tại Washington, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói rằng Việt Nam đã sử dụng sai trái tiền viện trợ của Mỹ:

“Các trung tâm cai nghiện đó một phần được tài trợ bởi các trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ và quốc tế, kể cả ngân khoản rất lớn được đưa ra dưới thời Tổng thống Bush, gọi là tiền giúp ngăn ngừa và điều trị những người bị HIV. Thành ra tất cả những tài trợ của Hoa Kỳ và quốc tế một phần không nhỏ đã bị sử dụng để rồi chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp bóc lột sức lao động cưỡng bức của những người đáng lẽ phải được phục vụ.”

Hồi tháng 9 năm ngoái, HRW kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trung tâm phục hồi, kể ra các hành động ngược đãi, và nạn lao động cưỡng bách tại các nơi này.

Lúc đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga, gọi bản phúc trình của HRW là “vô căn cứ”, và khẳng định chương trình phục hồi dành cho giới sử dụng ma túy của Việt Nam là “nhân đạo, hiệu quả và phục vụ quyền lợi của giới sử dụng ma túy, của cộng đồng và xã hội.”

Lá thư của các Dân biểu Mỹ được công bố chẳng bao lâu sau khi bà Bùi Thị Minh Hằng bị Hà Nội phạt 2 năm giam giữ trong một cơ sở giáo dục phục hồi nhân phẩm mà không thông qua xét xử, vì bà đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa trong năm 2011.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-rights-1-12-12--137213648...

Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2012 , 00:08 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #43 - 27. Jan 2012 , 00:45
 



Thượng nghị sĩ Mỹ gặp các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam + Mỹ kêu gọi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền

1/20/2012   
...

Hình: Courtesy of NVD
Từ trái: Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, Luật sư Nguyễn văn Đài, Thượng nghị sĩ John McCain, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, Luật sư Lê Quốc Quân và Thượng nghị sĩ Kelly Ayote
Bốn nhà lập pháp nổi tiếng của Hoa Kỳ đã có một cuộc gặp gỡ với các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gồm Luật sư nhân quyền Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại khách sạn Metropole ở Hà nội.

Nguồn tin cho hay là cuộc tiếp xúc này còn có sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, và các phụ tá của 4 nhà lập pháp Mỹ.

Các nguồn tin thân cận với cuộc họp của các ông John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và bà Kelly Ayote cho biết đôi bên đã trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Sau cuộc họp, Luật sư Nguyễn văn Đài cho biết ông “đang gặp rắc rối với an ninh”. Ông cho biết nhà chức trách đã mời ông "làm việc" trong gần 3 giờ đồng hồ vì ông còn trong tình trạng quản chế. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Luật sư Lê Quốc Quân đã về nhà bình yên.

Thượng nghị sĩ McCain là cựu ứng cử viên Tổng Thống Mỹ, và là người mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Ông cũng là người từng cổ vũ cho việc thắt chặt các quan hệ giữa Washington với Hà nội trong khi nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.

Nguồn: VOA

    Mỹ kêu gọi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền

    Hoa Kỳ hôm qua lại lên tiếng kêu gọi Việt Nam hãy cải thiện thành tích nhân quyền, và nói rằng Hà nội cần làm nhiều hơn nữa để vận động sự hỗ trợ của Washington và nới rộng phát triển.

    Bản tin của Pháp Tấn xã loan đi hôm nay, dẫn lời nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông á Kurt Campbell, nói rằng các nhà lập pháp Mỹ trong thời gian qua đã liên tục bày tỏ quan tâm về cung cách đối xử của Hà nội đối với giới bất đồng chính kiến, các nhóm thiểu số và những người theo các tôn giáo khác nhau.

    Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell là người từng cổ vũ việc thắt chặt các quan hệ giữa hai nước cựu thù Việt Nam - Hoa Kỳ. Nói chuyện với Trung tâm Stimson, một nhóm nghiên cứu và tư vấn chính sách, ông Campbell nói:

    “Điều đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ song phương mà nhiều người mong muốn được chứng kiến, chính là những vấn đề nhân quyền bên trong Việt Nam, vẫn đang tiếp tục diễn ra.”

    Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề Đông Á Kurt Campbell khẳng định rằng những quan tâm đó “phải được giải quyết một cách nghiêm túc hơn để tạo điều kiện cho những sự ủng hộ tại Hoa Kỳ như chúng ta đã từng thấy khi hai nước thiết lập quan hệ bang giao hồi năm 1995.”

    Các nhóm bênh vực nhân quyền nói hàng chục người chỉ trích một cách ôn hòa chính sách nhà nước và các vấn đề chính trị đã bị phạt những bản án tù dài hạn, kể từ khi Việt Nam phát động một chiến dịch đàn áp vào cuối năm 2009, bất chấp lập luận mà Hà nội đưa ra, rằng thành tích nhân quyền của họ đang được cải thiện.

    Trợ lý Ngoại Trưởng Kurt Campbell nói:

    “Việt Nam hiểu rất rõ vị thế của họ tại Châu Á, quan hệ giữa họ với Trung Quốc, và Hoa Kỳ mong muốn làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho những tương tác chiến lược, minh bạch và cởi mở.”

    Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần tăng sức ép để Trung Quốc tỏ ra minh bạch hơn về những chi tiêu của họ, sử dụng ngân sách quốc phòng ngày một tăng của Bắc Kinh.

    Nguồn: AFP, Press Release/Tom Lantos Rights Commission

    http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/us-presses-vietnam-anew-on-rights...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #44 - 01. Feb 2012 , 08:17
 
    Dân Làm Báo


Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Nhân Quyền tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos - Thụy Sĩ



...


Dân Làm Báo - Danlambao nhận được tin tức từ Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc về hoạt động thúc đẩy nhân quyền của tổ chức này. Danlambao dịch để phổ biến đến các bạn. Sự vận động và sức ép về nhân quyền của quốc tế đang gia tăng từng ngày một lên các chính phủ độc tài, gắn điều này với các vấn đề kinh tế - huyệt đạo của các chính phủ này. Do vậy, mỗi người dân chúng ta hãy hành động tương tự, chỉ cần lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình đến cộng đồng quốc tế. Góp gió sẽ thành bão, chúng ta đừng nghĩ nhỏ mà không làm.

Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Nhân Quyền tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos - Thụy Sĩ

...

Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền cho hay rằng hôm 26/1 vừa qua, một chuyên gia LHQ về lĩnh vực này đã thúc đẩy các bộ trưởng đang nhóm họp tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos công nhận mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và nhân quyền. Chuyên gia này, ông De Schutter, phát biểu rằng: ''Toàn cầu hóa nên phục vụ cho các quyền con người và sự phát triển bền vững hơn là trở thành một quá trình mù quáng trước ảnh hưởng của nó đối với tác động đến các cá nhân''.

Ông De Schutter thôi thúc: ''Các chuẩn mực nhân quyền phải dẫn ra hướng mới cho toàn cầu hóa như là những chiến lược được tìm kiếm để làm bệ phóng trở lại cho nền kinh tế toàn cầu và mở rộng nó''. Ông nói thêm:

''Các hiệp định thương mại và đầu tư song phương là cánh cổng để toàn cầu hóa đi qua và vẽ lại bức tranh kinh tế của một đất nước. Những hiệp định này thường ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận động các quá trình tái cấu trúc, thay đổi căn bản các nền tảng đang tồn tại của một nền kinh tế''.
...

Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ cho biết rằng các thỏa thuận song phương này đang gia tăng nhanh chóng, có đến khoảng 6000 hiệp định đầu tư đang tồn tại.

Chuyên gia De Schutter nhấn mạnh: ''Chính phủ của các quốc gia có chủ quyền phải cung cấp bằng chứng về nhân quyền khi đàm phán bất kỳ thỏa thuận thương mại, đầu tư nào theo mẫu Đánh giá Tác động Nhân quyền (Human Rights Impact Asesment), để chứng minh rằng họ đã làm tròn bổn phận của họ đối với công dân''. Và:

''Đánh giá Tác động Nhân quyền là nhằm đánh giá việc bảo vệ các quyền bất di bất dịch của từng và mỗi người khi đối mặt với sự thay đổi các điều kiện kinh tế. Do vậy, các quốc gia này không được tự cho phép mình bị khóa vào những thỏa thuận làm yếu đi năng lực tuân thủ các cam kết của họ về nhân quyền, hoặc sẽ không ép các quốc gia khác trong các thỏa thuận này nhượng bộ để có được thị trường xuất khẩu hoặc thu hút đầu tư''.
...

Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ đưa ra quan điểm là các quốc gia phải đảm bảo rằng các quyền con người phải được bảo vệ một cách thực lòng trong các hiệp định thương mại và đầu tư. Tổ chức này cũng cho biết để hỗ trợ cho các nỗ lực thúc đẩy nhân quyền như trên, chuyên gia đặc trách De Schutter của LHQ sẽ trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong cuộc họp tháng 3/2012 tới về một bộ Qui tắc hướng dẫn cách đánh giá tác động nhân quyền đối với các hệp định thương mại và đầu tư. Thực hiện các việc đánh giá này sẽ giúp cho, chẳng hạn như, Quốc hội Liên minh Châu Âu nhận định đúng tác động của các hiệp định thương mại tự do với các nước.

Danlambao cũng vừa nhận được tin rằng một tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền có uy tín là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (Vietnam Commitee on Human Rights) đang có mặt tại Liên Hiệp Quốc từ những ngày cuối tháng 1 sẽ báo động dư luận quốc tế về thảm cảnh của anh Trần Huỳnh Duy Thức.


Rất nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền khác cũng có mặt tại sự kiện này của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để lên tiếng nói vận động cho Tự do ngôn luận và bảo vệ Nhân Quyền cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Dân Làm Báo

danlambaovn.blogspot.com



Davos: “Human Rights -  Proofing” Globalization -- UN right to food expert

GENEVA – The UN expert on the right to food, Olivier De Schutter, on Thursday urged ministers gathering in Davos this week for the World Economic Forum to acknowledge the relationship between globalization and human rights, saying that “globalization should serve human rights and sustainable development, rather than being a process blind to its impacts on the individuals affected.”

“Human rights norms must give new direction to globalization as strategies are being sought to re-launch and expand the global economy,” urged De Schutter.

Referring to the theme of this year’s meeting in Davos, “The Great Transformation,” De Schutter said that the real great transformation must go beyond rectifying the imbalances in developed world debt to GDP ratios.

“We must finally pay attention to the wider imbalances that are the symptoms of unfettered globalization. All around the world people have fallen foul of economic processes that consign whole regions to abandonment or degradation and trap whole population groups in perpetual poverty,” he said.

“Bilateral trade and investment agreements are the gateway through which globalization passes on its way to redefining the economic landscape of a country. These agreements often set in motion a process of restructuring that shakes up the existing foundations of an economy.” These bilateral deals are rapidly increasing, and as many as 6,000 investment agreements are currently in place.

Governments of sovereign States must submit any deal on the table to a ‘human rights-proofing,’ in the form of a human rights impact assessment, in order to discharge their obligations to their citizens,” the independent expert stressed.

“A Human Rights Impact Assessment (HRIA) is not merely a question of gauging environmental sustainability or the impact of a deal on progress towards specific development goals. It is about protecting the inalienable rights of each and every person in the face of changing economic conditions,” De Schutter said.

“States are duty-bound to respect human rights, such as the right to food, and to regulate private actors to ensure that they do not infringe upon such rights. States must, therefore, not allow themselves to be locked into deals that impair their ability to comply with their human rights commitments; nor should they force such deals on other States, whatever concessions the other party appears ready to make, for the sake of securing access to export markets or attracting investors.”

States must ensure that human rights are genuinely protected in the remit of trade and investment agreements, setting out conditions to ensure the integrity and transparency of the agreements, and to ensure that they take into account the situation of the most vulnerable segments of the population. They also must identify how to deal with trade-offs, when certain groups gain from the agreement, while others lose out.

To support such efforts, the Special Rapporteur on the right to food will present to the UN Human Rights Council, at its session in March 2012, a set of guiding principles for conducting human rights impact assessments of trade and investment agreements.

Carrying out a human rights impact assessment, for instance, should serve to support the assessment by the European Parliament of the Free Trade Agreement that is currently being finalized in negotiations between the Government of India and the European Commission. Some estimates suggest that the tariff liberalization encouraged by the draft agreement in the dairy and poultry sectors could threaten the livelihoods of 14 million very poor households in India, half of them landless, who depend on milk production, and that marginal farmers supplementing their livelihoods by keeping backyard poultry could also be severely affected by the rise in imports of fresh poultry meat from the EU. Small street vendors -- 10 million people in total -- could be affected by the liberalization of investment in the retail sector, also as a result of the agreement under preparation.

“Such social consequences of trade and investment liberalization have direct impacts on the right to food," De Schutter noted. “The methodology I will propose in the guiding principles is a way to ensure that governments do not disregard their human rights obligations in negotiating such agreements.”

END

Olivier De Schutter was appointed the Special Rapporteur on the right to food in May 2008 by the UN Human Rights Council. He is independent from any government or organization.

The Special Rapporteur will present the “Guiding Principles on Human Rights Impact Assessments of Trade and Investment Agreements” to the 19th session of the Human Rights Council (27 February to 23 March 2012): http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrcouncil/19session/

For more information on the mandate and work of the Special Rapporteur, visit:
http://www.ohchr.org/EN/Issues/Food/Pages/FoodIndex.aspx or http://www.srfood.org

For more information or media inquiries, please contact Yoonie Kim or Ulrik Halsteen:
(+41 22 917 9643 / 9323 or srfood@ohchr.org).

UN Human Rights, follow us on social media:
Facebook: https://www.facebook.com/unitednationshumanrights
Twitter: http://twitter.com/UNrightswire
YouTube: http://www.youtube.com/UNOHCHR
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra