Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13126 times)
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #60 - 10. Mar 2013 , 15:45
 
TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ ĐẾN THĂM VIỆT NAM




...
Ông Frank Jannuzi gặp gỡ LS Nguyễn Văn Đài và BS Phạm Hồng Sơn nhân chuyến thăm Việt Nam.
Courtesy VNHRC



Một đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến Việt Nam để mở đầu quan hệ mà tổ chức này hy vọng sẽ tốt đẹp hơn với chính phủ Hà Nội, trong nỗ lực quan sát tình trạng nhân quyền.

Trong bản thông cáo báo chí phổ biến ngày hôm nay từ London, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ông Frank Jannuzi, Phụ Tá Giám Đốc Điều Hành đã sang Việt Nam và ở lại 6 ngày.

Thông cáo cũng cho biết ông Jannuzi đã trình bày những quan tâm của tổ chức về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả việc chính phủ Hà Nội vẫn rất khắt khe với quyền được bày tỏ tư tưởng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nói ông Jannuzi ghé Hà Nội và Sài Gòn, gặp gỡ với nhiều thành phần, trong đó có một số nhà lãnh đạo tôn giáo và 2 cựu tù nhân lương tâm là ông Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn.

Bà Isabelle Arradon, người đặc trách về Việt Nam của tổ chức nói rằng mong mỏi Hà Nội sẽ tiếp tục cuộc đối thoại, tiếp tục cho đại diện của tổ chức vào Việt Nam trong những ngày tháng tới.
Back to top
« Last Edit: 10. Mar 2013 , 16:07 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #61 - 18. May 2013 , 08:56
 

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên



...


(17-5-2013) - Chúng tôi quan ngại về việc một toà án Việt Nam đã kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền.

Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.

Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.


http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr170513.html
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #62 - 11. Jun 2013 , 12:48
 

Chủ Tịch UBĐN Quốc Hội Hoa kỳ chất vấn Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hai bạn trẻ yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị đảng và nhà nước Việt Nam kết án tù nhiều năm
Ông yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam trả tự do cho hai bạn trẻ yêu nước.



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #63 - 03. Jul 2013 , 20:46
 

CPJ lên tiếng về Đinh Nhật Uy


...

BBC -
Tổ chức Bảo vệ Phóng viên thế giới - Committee to Protect Journalists
(CPJ) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại 'sâu sắc' trước việc Hà Nội bắt giữ và điều tra blogger Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha, sinh viên từng bị tuyên án hồi tháng Năm về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ'.

Thông cáo được đăng tải ngày 2/7 trên trang web của CPJ nói tổ chức này "quan ngại sâu sắc trước việc điều tra một blogger đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính phủ tại Việt Nam".

Thông cáo này dẫn lời ông Bob Dietz, người giám sát chương trình ở Châu Á của CPJ nói "ba vụ bắt bớ trong thời gian một tháng là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang tăng cường đàn áp các nhà báo mạng dám bày tỏ bất đồng chính kiến."Đinh Nhật uy là blogger thứ ba bị bắt trong vòng một tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy các cuộc đàn áp đang lên cao ở nước này," thông cáo viết.

"Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục ở tình trạng tồi tệ, bất chấp những thành công về kinh tế," ông Dietz nói.

CPJ nhận xét rằng trong một năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường kiểm soát các phương tiện thông tin mới cũng như cũ bằng "một loạt các chiến dịch kiểm duyệt, theo dõi, bắt bớ và buộc tội."

"Nghiên cứu của CPJ cho thấy mỗi năm trong vòng vài năm trở lại đây, nhà cầm quyền lại tăng cường đàn áp những nhà báo lên tiếng chỉ trích, tập trung chủ yếu vào những người hoạt động trên mạng," thông cáo viết.

Điều 258

Đinh Nhật Uy, anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, bị bắt tạm giam 3 tháng kể từ ngày 15/6, chỉ một tháng sau khi em trai mình bị tuyên án hồi tháng Năm để điều tra về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, Điều 258 Bộ Luật hình sự.'

Gia đình của Uy nói với BBC blogger này đang bị giam ở cùng nơi với em trai mình, Đinh Nguyên Kha tại trại tạm giam tỉnh Long An.

Trước lúc bị bắt, Đinh Nhật Uy được cho là đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho em trai mình, Đinh Nguyên Kha.

Sinh viên Đinh Nguyên Kha, em trai của Uy bị án tám năm cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử một ngày ở Long An.

Hai người này bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), đã chỉ trích phiên tòa này là "một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam."

Đây là trường hợp thứ ba bị bắt trong một tháng trở lại đây với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.

Blogger Phạm Viết Đào, cựu Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch bị bắt ngày 13/6.

Trước đó hai tuần, blogger, cựu nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội.

BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130703_cpj_on_dinhnhatuy.shtml
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #64 - 12. Jul 2013 , 08:07
 

RSF kêu gọi trả tự do cho các 35 blogger Việt Nam




PHÁP - Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa mở một cuộc vận động mọi người ký tên vào một Thỉnh nguyện thư
đòi trả tự do cho 35 blogger ở Việt Nam.

Trong lời kêu gọi vừa được phổ biến, RSF nhận định, Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với blogger
và những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến trên Internet. Nhà tù lớn nhất hiện nay là Trung Quốc.

...

Blogger Đinh Nhật Uy, người mới bị bắt trong danh sách 35 blogger mà RSF kêu gọi trả tự do ngay lập tức. (Hình: Internet)


Theo RSF, các blogger Việt Nam là một nguồn thông tin độc lập và là giải pháp thay thế cho truyền thông của chính quyền. Họ viết về diễn tiến chính trường Việt Nam, tệ tham nhũng, các vấn nạn môi trường.

Trong những năm gần đây, chính quyền Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt tập kích giới viết blog, người dùng Internet và các nhà báo. Bị ám ảnh về các cuộc nổi dậy của dân chúng Arab, chính quyền Việt Nam đã truy bắt những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến dữ dội hơn nhằm đè bẹp mọi ý kiến đối lập và ngăn chặn mọi bất ổn.

RSF cũng đề cập đến cách thức thiếu tử tế mà chính quyền Việt Nam sử dụng để bắt, giam cầm dài hạn những người có ý kiến đối lập. Chẳng hạn cáo buộc những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến phạm tội trốn thuế, phá hoại, tuyên truyền chống nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền.

Chẳng riêng blogger mà thân nhân của họ cũng bị quấy nhiễu và bôi nhọ. Trong đó, sự kiện mẹ blogger Tạ Phong Tần phải tự thiêu là một ví dụ điển hình.

Phóng viên không biên giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các blogger và những người sử dụng Internet đang bị cầm giữ, bãi bỏ kiểm duyệt và hủy những điều khoản chuyên được dung để chống lại giới truyền thông tự do. Đặc biệt là Điều 88 và Khoản 1 của Điều 79 trong Bộ Luật Hình sự.

RSP đã tập hợp và giới thiệu một danh sách với 35 blogger đang bị cầm tù. Thứ tự trong danh sách này được xếp theo thời điểm bị bắt, từ gần nhất đến xa nhất:


Đinh Nhật Uy (15/06/2013), Phạm Viết Đào (13/06/2013), Trương Duy Nhất (26/05/2013), Lê Quốc Quân (27/12/2012), Nguyễn Phương Uyên (14/10/2012), Đinh Nguyên Kha (11/10/2012), Đinh Đăng Định (08/08/2012), Lê Thị Kim Thu (06/07/2012), Lê Thanh Tùng (01/12/2011), Trần Vũ Anh Bình (19/09/2011), Tạ Phong Tần (05/09/2011), Trần Minh Nhật (27/08/2011), Thái Văn Dung (18/08/2011), Nguyễn Văn Duyệt (07/08/2011), Nông Hùng Anh (05/08/2011), Paulus Lê Sơn (03/08/2011), Đậu Văn Dương (02/08/2011), Trần Hữu Đức (02/08/2011), Chu Mạnh Sơn (01/08/2011), Đặng Xuân Diệu (30/07/2011), Hồ Đức Hòa (30/07/2011), Nguyễn Văn Oai (30/07/2011), Nguyễn Văn Lý (25/07/2011), Nguyễn Công Chính (28/04/2011), Nguyễn Ngọc Cường (02/04/2011), Lữ Văn Bảy (26/03/2011), Cù Huy Hà Vũ (04/11/2010), Vi Đức Hồi (27/10/2010), Phan Thanh Hải (18/10/2010), Trần Huỳnh Duy Thức (07/07/2010), Nguyễn Xuân Nghĩa (09/10/2009), Nguyễn Kim Nhàn (09/10/2009), Nguyễn Tiến Trung (07/07/2009), Trần Anh Kim (07/07/2009), Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày (19/04/2008)


RSF kêu gọi: Hãy cùng chúng tôi chiến đấu với kiểm duyệt Internet tại Việt Nam” và “Hãy phổ biến bản thỉnh nguyện thư này trong mọi khả năng có thể”. Nơi có thể xem toàn bộ Thỉnh nguyên thư và góp chữ ký qua Internet là
: http://rsf.org/petitions/vietnam/petition.php?lang=vi (G.Đ)
     

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #65 - 24. Nov 2013 , 22:29
 

CPJ vận động đòi trả tự do cho Điếu Cày



NEW YORK 24-11 (NV) - Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa mở một cuộc vận động,
mời gọi mọi người ký tên vào thư yêu cầu CSVN trả tự do cho blogger Điếu Cày và tôn trọng quyền tự do thông tin.

...

Ông Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày. Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CJP) ở Hoa Kỳ vận động trả tự do cho ông. (Hình: Internet)



Blogger Điếu Cày tên thật là Nguyễn Văn Hải, 61 tuổi, bị bắt năm 2008, bị hệ thống tòa án Việt Nam kết án ba năm tù về tội “trốn thuế”. Bản án này bị cả dư luận Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế chỉ trích vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đó là sự ngụy tạo. Trước khi bị bắt, ông Hải là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ Nhà báo tự do” và là một trong những người tích cực vận động cho các hoạt động chống ảnh hưởng của Trung Quốc trên vận mệnh Việt Nam.

Năm 2011, tuy đã thi hành xong bản án ba năm tù về tội “trốn thuế” nhưng ông Hải không được trả tự do. Công an Việt Nam tiếp tục cầm giữ ông để điều tra về các hành vi liên quan đến cái gọi là hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước”.

Năm 2012, hệ thống tòa án CSVN đưa ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần (blogger Công lý và sự thật), ông Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài Gòn) ra xử. Ông Nguyễn Văn Hải bị phạt thêm 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần bị phạt 10 năm tù, ông Phan Thanh Hải bị phạt 4 năm tù.

Kể từ khi bị bắt, tên của ông Nguyễn Văn Hải luôn xuất hiện trong các văn bản của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, gửi chế độ Hà Nội, yêu cầu phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm. Ông Hải được xem như một bằng chứng rõ ràng, cụ thể về việc CSVN thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập, bóp nghẹt dân chủ.

Thỉnh nguyện thư do CPJ soạn thảo để gửi Chủ tịch Nhà nước và Thủ tướng CSVN kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho ông Nguyễn Văn Hải, đồng thời bày tỏ "lo ngại sâu sắc trước thực trạng đàn áp báo chí và tự do Internet tại Việt Nam".

Ngoài ông Hải, CPJ kêu gọi chế độ Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho tất cả những blogger cũng như những nhà báo đang bị giam giữ, và tôn trọng quyền tự do thông tin.

Trong một bài viết đăng trên Huffington Post, giới thiệu về thỉnh nguyện thư vừa kể, CPJ cho biết, tuần tới, họ sẽ vinh danh bốn nhà báo tại buổi trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế. Ông Nguyễn Văn Hải là một trong bốn nhà báo này. Ba nhà báo còn lại là Janet Hitrostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập) và Nedim Sener (Thổ Nhĩ Kỳ) – cũng là những nhà báo đang bị truy bức ở quốc gia họ cư trú.

Bài viết nhấn mạnh chi tiết: Buổi trao giải sẽ diễn ra khi blogger người Việt - ông Nguyễn Văn Hải - người nổi tiếng với bút danh Điếu Cày, vẫn còn ngồi sau song sắt.

CPJ trích dẫn một lá thư của Nguyễn Thị Thu Hương – con gái blogger Điếu Cày – gửi cho cha mình. Trong thư, cô viết rằng, thật là phi lý và bất công khi Điếu Cày phải trả giá cho tình yêu của ông đối với quê hương và dân chủ.

CPJ kêu gọi độc giả Huffington Post hãy ký tên vào thỉnh nguyện thư để giúp Hương sớm đoàn tụ với cha của cô. CPJ nhận định, tính đến cuối 2012, tại Việt Nam đã có ít nhất 14 nhà báo bị cầm giữ. Điều này khiến Việt Nam trở thành quốc gia cầm giữ nhà báo nhiều thứ hai ở châu Á. Dẫn đầu châu Á trong việc đàn áp báo chí là Trung Quốc. (G.Đ.)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #66 - 27. Nov 2013 , 08:08
 

Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày -

Nguyễn Văn Hải


...

Danlambao - Ngày 26/11/2013, theo giờ New York, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã tổ chức buổi lễ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Cùng với blogger Điếu Cày của Việt Nam, giải thưởng năm nay còn được trao cho ba nhà báo khác, gồm có: Janet Hinostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập), Nedim Şener (Thổ Nhĩ Kỳ).

Trả lời phỏng vấn trên BBC, chị Dương Thị Tân cho biết trong buổi thăm nuôi hôm 24/11, Điếu Cày đã được thông báo về giải thưởng.

Cũng theo lời chị Tân, blogger Điếu Cày nói rằng anh "rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của tất cả mọi người"

Trước đó, CPJ đã mở chiến dịch kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 21/11/2013, đến nay 27/11/2013 - tức chưa đầy một tuần đã vận động được 6,868 chữ ký từ khắp nơi.

Bạn đọc có thể tham gia ký tên tại địa chỉ https://www.causes.com/posts/855458-freedieucay

Chiến dịch kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày cũng được phổ biến mạnh trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên Twitter với từ khóa #FreeDieuCay.

Hình ảnh buổi lễ trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cũng được cập nhật trên trang Twitter của CPJ cùng một số đoạn chia sẻ ngắn: 

"Chúng tôi sẽ giữ lại giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải cho đến khi nào ông ta có thể đến nhận."

...


Ban tổ chức đặt những bưu thiếp ủng hộ chiến dịch kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày trên mỗi bàn:

...


Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là một giải thưởng uy tín và có lịch sử đến nay đã 23 năm. Người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt vào năm 1993.

Đúng 20 năm sau, giải thưởng này tiếp tục được trao cho một blogger Việt Nam. Như vậy, Điếu Cày là người Việt Nam thứ hai được trao tặng giải thưởng danh giá này.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, 60 tuổi, là một tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam bị kết án 12 năm tù, hiện anh đang bị giam giữ và đày đọa tại giam số 6 - Thanh Chương - Nghệ An.


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #67 - 16. Jan 2014 , 20:34
 

Thân nhân các Tù nhân Lương tâm Việt Nam lên tiếng trước Quốc hội Hoa Kỳ





Danlambao - Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

Xuất hiện tại phiên điều trần có thân nhân của các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam như: Bà Trần Thị Ngọc Minh - mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức... Trong các phiên điều trần từng diễn ra, đây là lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân chứng trực tiếp đến từ Việt Nam như vậy.

Khán phòng buổi điều trần treo hình ảnh của nhiều tù nhân lương tâm trên thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh trong hai hoàn cảnh tương phản: một bên là bức chân dung Hạnh chụp khi còn là sinh viên trong bộ áo dài, bên phải là bức ảnh lớn hơn được chụp lúc Hạnh mặc áo tù.

Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông Robert P. George đã giơ cao bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh và linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 29 tuổi, chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù vào ngày 13/3 sắp tới. Hạnh bị kết án 7 năm tù vì tham gia hỗ trợ công nhân đấu tranh đình công đòi quyền lợi và nhân phẩm vào năm 2010.

Phát biểu tại phiên điều trần, mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đối với các tù nhân lương tâm và đối với người lao động.

Khi nhắc đến tình cảnh Hạnh đang bị khối u một bên ngực, bà Minh không kìm được nước mắt đã bật khóc kêu gọi quốc tế hỗ trợ, lên tiếng giúp con gái bà mau chóng được chữa trị kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng xuất hiện tại buổi điều trần.

Trong đoạn video được trình chiếu sau đó, ông Võ Văn Bửu - chồng bà Mai Thị Dung cũng lên tiếng kêu cứu về tình trạng hiện nay của vợ.

Tại đoạn video tiếp theo, thay mặt cho bà Nguyễn Thị Trâm và bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ Đinh Nguyên Kha, ông Trần Văn Huỳnh với bài phát biểu tiếng Anh trôi chảy lên tiếng kêu gọi quốc tế can thiệp, gây áp lực đòi trả tự cho tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos được thành lập nhằm tôn vinh sự nghiệp tranh đấu nhân quyền của cố dân biểu Thomas Peter Lantos. Đây là một ủy ban thuộc Quốc hội Hoa Kỳ, gồm 200 dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai chính đảng lớn, mục đích để cùng hợp tác nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền trên thế giới


Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #68 - 17. Jan 2014 , 20:13
 
Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ



...


Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
Trần Thị Ngọc Minh

Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị,

Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.
...

Điều trần của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos (Tom Lantos Human Rights Commission)
tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16-1-2014 - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Có lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết tình cảnh của công nhân tại Việt Nam, những người trực tiếp làm ra của cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, họ cư trú trong những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có hàng trăm vụcông nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương bình quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương, không đóng bảo hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn riêng để bảo vệ cho mình.

Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.

Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.
...

Bà Trần Thị Ngọc Minh điều trần về tình trạng con gái của bà
là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị CSVN giam cầm - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.

Phiên tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. Cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.

Giữa tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam.

Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù.

Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động trong nhà tù.

Cuối tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai. Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa.

Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn giáoMai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.

Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay, công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận.

Thưa quý vị,

Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.
...

DB Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos tại bàn chủ tọa.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt bỏ tù những người tổ chức đình công.

Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos danh sách gần 600 tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các cựu tù nhân chính trị và thân nhân, bạn bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi vậy.

Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ít ai biết rằng, đằng sau bức tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.
...

DB Alan Lowenthal, thành viên của Ủy Hội Tom Lantos
đã tiếp kiến Bà Trần Thị Ngọc Minh sau buổi điều trần.
Một tin mừng là DB Lowenthal đã chính thức đỡ đầu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động.

Kính thưa quý vị,

Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.

Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.

Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị!


Nguyễn Quốc Khải
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #69 - 17. Jan 2014 , 22:44
 


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #70 - 23. Jan 2014 , 22:58
 

Những hoạt động của Phái đoàn Vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ



...



Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Theo lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ chức quốc tế khác, đại diện của các tổ chức VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính trị đã có những buổi tiếp xúc, làm việc với nhiều tổ chức khác nhau tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Vào ngày 24 tháng 01, 2014 phái đoàn đã tiếp xúc với ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Chương trình Chính sách và Đông Á, đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Đại diện của phái đoàn Việt Nam gồm có anh Trịnh Hội và bạn Ann Phạm đại diện cho VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại), nhà báo Đoan Trang, bạn Nguyễn Anh Tuấn đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam; ông Trần Văn Huỳnh là cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức; và bà Nguyễn Thị Trâm là mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam tù vì những hoạt động Nhân quyền.
...

...



Phái đoàn Việt Nam đã trao đổi, thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đặc biệt là tình hình đàn áp tôn giáo, chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do internet qua các điều luật, nghị định như 72, 258... Các đại diện cũng đã trình bày việc nhà câm quyền thay đổi chiến thuật đàn áp - chuyển từ xử phạt tù sang phạt tiền và dùng côn đồ gây thương tích với những bằng chứng cụ thể.

Trả lời ông Scott Flipse về các cách thức hiệu quả mà chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhắm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, các đại diện Việt Nam đã đề nghị phương hướng gia tăng sự quan tâm, lên tiếng và biến những quan tâm và lên tiếng thành hành động cụ thể trong những thương thảo chính trị và thương mại với nhà nước Việt Nam. Các đại diện của phái đoàn cũng đã nhấn mạnh đây là những nỗ lực cần thiết, có thể đạt được những kết quả tích cực trong bối cảnh thương thảo, đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

(Xin được nhắc lại là sau phiên điều trần sáng ngày 16 tháng 1 tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào buổi chiều cùng ngày, phái đoàn đã có buổi làm việc với văn phòng của ba vị Dân biểu nằm trong Ủy ban TPP của Hạ viện Hoa Kỳ gồm có ông David G. Reichert, Chủ tịch Ủy ban TPP Hạ viện, ông Rep. Charles W. Boustany, Jr., MD và ông Ron Kind.. Phái đoàn đã trình bày sơ lược về tình hình nhân quyền Việt Nam và thảo luận về những cách thức hiệu quả để liên kết việc đảm bảo các quyền dân sự - chính trị ở Việt Nam (đặc biệt là quyền lập hội, quyền cho người lao động, công đoàn...) với việc chấp thuận Việt Nam trở thành thành viên của TPP.

...


Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế cần gia tăng áp lực buộc LHQ phải quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của quốc gia thành viên. Đối với Hoa Kỳ, phái đoàn đã đưa ra những đề nghị thực tế mà phía Hoa Kỳ, trong tư cách một nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, có thể giúp đỡ để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.)

Ngoài những trình bày và thảo luận về tình hình nhân quyền Việt Nam, các đại diện phái đoàn Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền VN thả các tù nhân lương tâm; đồng thời thông qua hoạt động của sứ quán Mỹ và Trung tâm Hoa Kỳ gia tăng các chương trình đào tạo về nhân quyền và xã hội dân sự cho giới trẻ Việt Nam.

Với sự kiện một số thành viên vừa bị nhà nước không cho xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu vào cuối năm 2013 khi trên đường đi ra nước ngoài để gặp gỡ một số tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng đã trình bày và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ quan tâm cũng như tạo điều thuận lợi về thủ tục Visa cho các nhà hoạt động Việt Nam thực hiện các chuyến đi vận động nhân quyền ở Hoa Kỳ trong tương lai.



Ông Scott Flipse trong vai trò đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã có nhiều nỗ lực để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu nhà nước Việt Nam có những cải thiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông từng có nhiều bài viết phân tích về tình hình nhân quyền VN, chẳng hạn như bài phân tích Đã đến lúc phải áp lực lên nhà nước Việt Nam về vấn đề Tự Do được đăng tải trên CNN.

Ông Scott Flipse cũng là người hỗ trợ nhiệt tình phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam, ông đã là người giới thiệu Phái đoàn tham gia Buổi điều trần Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ, trong đó một thành viên Phái đoàn là ông Trần Văn Huỳnh đã có phần trình bày qua video.



Ông Scott Flipse đánh giá cao các đề xuất của phái đoàn và mong muốn làm hết khả năng để biến các đề xuất này thành hiện thực.

Lời cuối khi chia tay phái đoàn, ông Scott đã nói với bà Nguyễn Thị Trâm: "Tôi từng bế trên tay cháu nội của bà" - tức con của Luật sư Lê Quốc Quân.

*

Trước đó 1 ngày, cũng trong nỗ lực vận động chính giới Hoa Kỳ, Phái đoàn đã có cuộc gặp với ông Scott Busby, Phó Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
...

Trong dịp này, ông Scott Busby đã chia sẻ thông tin về những khuyến nghị mà Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ dự định đưa ra đối với Chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR sắp tới tại Geneva. Những khuyến nghị này liên quan đến các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận và hội họp, cũng như bao gồm cả một danh sách các tù nhân lương tâm cần được phóng thích.

Theo chương trình dự trù - vào ngày 27 tháng 01, 2014, các đại diện của VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị sẽ có mặt tại thủ đô Brussel, Bỉ để gặp Nghị viện Châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế tại đây. Đoàn sẽ đến Thủ đô Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 29 tháng 01, 2014 để tiếp xúc và làm việc với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc điều trần về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Việt Nam sẽ được diễn ra vào ngày 5/2/2014.



Mạng Lưới Blogger Việt Nam

mangluoiblogger.blogspot.com/2014/01/nhung-hoat-ong-cua-phai-oan-van-ong.html
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #71 - 31. Jan 2014 , 23:14
 


Ngày Việt Nam tại Geneva



...

Vietnam UPR - Trong lúc mọi người ở Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Sự kiện này được các nhóm hội dân sự độc lập trong nước (VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.

Đến dự sự kiện có Phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại diện các tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn bút Quốc tế (PEN International), HRW, ISHR...

Ngay sau sự kiện Ngày Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với Phái bộ Hoa Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong phiên UPR của Việt Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và văn phòng các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của tổ chức này.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...









https://www.facebook.com/vietnamUPR
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #72 - 03. Feb 2014 , 23:38
 

Buổi thuyết trình và những câu hỏi đáp về tình hình nhân quyền giữa các bạn Việt Nam và EU

...



Đoan Trang (Danlambao) - Dưới đây là tường thuật (tóm tắt) nội dung buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với Nhóm Làm việc về Nhân quyền (COHOM) và Nhóm Làm việc về châu Á và châu Úc, thuộc Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất của EU).

Buổi thuyết trình và trao đổi diễn ra vào 9h sáng giờ địa phương (tức 15h chiều, giờ Hà Nội) ngày 29/1/2014, tại trụ sở chính của Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels của Bỉ. Nội dung gồm hai phần: Thứ nhất là phần trình bày của ba đại diện cho phái đoàn dân sự Việt Nam gồm các nhóm VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Con Đường Việt Nam, Hội Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thứ hai là phần hỏi và đáp, với khoảng 30 câu hỏi (mà dưới đây chỉ là một số câu hỏi tiêu biểu) từ đại diện các nước tham dự.

Chủ tọa là ông Engelbert Theuermann, Chủ tịch COHOM. Do buổi làm việc mang tính chất một cuộc điều trần, nên hình ảnh được yêu cầu giữ kín và báo chí không được vào dự.

Thuyết trình về nhân quyền Việt Nam


Luật sư Trịnh Hội giới thiệu thành phần của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin được nhấn mạnh một lần nữa, rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi - những blogger đến từ Việt Nam, đại diện cho khối xã hội dân sự độc lập, không bị nhà nước kiểm soát - đến đây, sau rất nhiều trở ngại. Chúng tôi có mặt ở đây để nói lên sự lo ngại của chúng tôi trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua, thậm chí kể từ tháng 5/2009 khi Việt Nam tham dự phiên điều trần UPR trong vòng thứ nhất.

Tôi là một nhà báo và là một blogger. Với tư cách này, tôi nhìn nhận vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt, đã gia tăng trong 5 năm qua. Nhà nước có xu hướng sử dụng hai cách tiếp cận (approach) để hạn chế tự do ngôn luận của người dân, thứ nhất là lam dụng luật pháp, thứ hai là các biện pháp ngoài luật.

Trên phương diện luật pháp, Nhà nước sử dụng các điều luật mang tính trấn áp, như Luật Báo chí, đặc biêt là Bộ luật Hình sự với cả một chương về các tội liên quan đến an ninh quốc gia, trong đó nổi bật và thường xuyên được sử dụng là Điều 79, 88 và 258.

Năm 2013 đã có ít nhất 9 trường hợp bị bắt vì Điều 258, tội ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước''. Các bạn có thể thấy đây là một điều luật mơ hồ và rất rộng, bao trùm, bởi vì như vậy thì bất kỳ cái gì bạn viết hoặc nói ra, phê phán Nhà nước, chỉ trích các chính sách, đều là xâm hại lợi ích nhà nước cả. Trong vòng một tháng từ 26/5 đến 13/6 ở Việt Nam đã có hai nhà báo kiêm blogger nổi tiếng bị bắt: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Hai ngày sau, đến Đinh Nhật Uy bị bắt. Đây là Facebooker đầu tiên trên thế giới bị bắt vì đã viết status chỉ trích VNPT là một doanh nghiệp nhà nước, và chê tác giả của một bài báo đăng trên báo quốc doanh Quân Đội Nhân Dân.

Năm 2013, Nhà nước có thêm Nghị định 72 và 174 mà bản chất là hạn chế quyền tự do Internet của người dân. Nghị định 72, có hiệu lực từ 1/9/2013, cấm việc chia sẻ link vào các bài báo có chủ đề chính trị, xã hội. Các bạn có thể hình dung một môi trường Facebook không có chia sẻ link không?

Bên cạnh việc sử dụng luật pháp, Nhà nước dùng các ''chiêu'' ngoài luật pháp, như theo dõi (nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư, canh cổng nhà), sách nhiễu, thậm chí mượn tay lực lượng xã hội dân sự giả mạo, tức là thành viên các GONGO (tổ chức phi chính phủ của chính phủ) để hành hung những người có tiếng nói đối lập.

Năm 2013, Nhà nước tiến hành một đợt cải cách Hiến pháp, theo hướng củng cố thêm quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Luật sư Trịnh Hội: Đoan Trang đã nói về những vi phạm trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt. Tôi xin trình bày về tình hình thực thi quyền tự do lập hội, quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam. Bất chấp việc bị đàn áp, những năm qua, đặc biệt kể từ những cuộc biểu tình năm 2011, nhiều tổ chức, nhóm dân sự độc lập đã hình thành, như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, phong trào Con đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Câu lạc bộ Bóng đá No-U, Truyền thông Chúa Cứu thế, v.v.

Không khuyến khích xã hội dân sự, chính quyền Việt Nam tiếp tục không thông qua Luật Lập Hội và thường xuyên sử dụng ''quần chúng tự phát'' để sách nhiễu, đàn áp thành viên của các tổ chức, nhóm dân sự độc lập.

Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục bắt bớ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền: Thành viên nhóm Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị tù từ 12 năm tới chung thân, Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, blogger Điếu Cày 12 năm tù, TS. Luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù, luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và 100.000 USD tiền phạt. Hiện nay, chính quyền có xu hướng chuyển từ phạt tù sang phạt tiền rất nặng.

Chính quyền cũng tiếp tục tấn công các website độc lập, sử dụng cả biện pháp kỹ thuật lẫn đội ngũ dư luận viên.

Năm 2013, có ít nhất 5 người dân thường bị đánh chết trong đồn công an.

Quyền được xét xử công bằng bị vi phạm. Người dân không có quyền được có đại diện pháp lý (tức là được tiếp cận với luật sư).

Cũng xin nói thêm về một vấn đề có thể là quan trọng đối với quý vị và chúng tôi, những người ngồi đây, nhưng không thật là chuyện lớn ở Việt Nam, đó là Việt Nam vẫn duy trì án tử hình. Mới đây, đã có tòa án kết án tử hình đối với 30 bị cáo chỉ trong một ngày, liên quan đến tội buôn bán ma túy.

Rất nhiều blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu. Trong lúc chúng ta ngồi đây, một thành viên của phái đoàn là Paulo Thành Nguyễn, mặc dù được cấp visa vào Mỹ, đã bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị thu giữ hộ chiếu. Mẹ của cô ấy (chỉ vào Đoan Trang) cũng thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, đe dọa.

Sau đây tôi xin nhường lời cho blogger Nguyễn Anh Tuấn, một blogger trẻ, nhà hoạt động nhân quyền, đến từ Việt Nam, trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi, các blogger đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U, Dân Làm Báo, phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, VOICE, có các khuyến nghị sau đây gửi tới chính quyền Việt Nam:

- Để cho các báo cáo viên đặc biệt của EU, Mỹ và Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam và đến thăm tất cả các tù nhân chính trị;

- Đảm bảo quyền được đại diện về mặt pháp lý cho tất cả mọi người, kể cả trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng như trong quá trình phúc thẩm;

- Đảm bảo thực thi Công ước Chống Tra tấn;

- Sửa Luật Báo chí và các luật hình sự cho phù hợp với ICCPR, tức Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị;

- Tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền và xã hội dân sự, với tư cách một nước thành viên Hội đồng;

- Để cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hình thành và vận hành;

- Thực thi các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã chấp nhận trong phiên điều trần UPR năm 2009, như:

+ Kiến nghị của Argentina: Việt Nam tiến hành các bước cần thiết để tuân thủ dần ICCPR và đảm bảo quyền được xét xử công bằng theo đúng luật pháp; tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo;

+ Kiến nghị của Áo: Việt Nam có các hành động cụ thể để đảm bảo một cách thiết thực rằng tất cả những người bị mất quyền tự do đều có thể được xét xử không chậm trễ;

+ Kiến nghị của Nhật Bản: Việt Nam củng cố hệ thống pháp lý, đảm bảo việc thực thi pháp luật theo hướng thực hiện đầy đủ các cơ chế nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hỏi và đáp

Chủ tọa Engelbert Theuermann
: Xin cảm ơn các vị khách vì bài thuyết trình quá tuyệt vời. Sau đây sẽ là diễn đàn cho phần hỏi và đáp. Đề nghị các quý vị có ai muốn nêu câu hỏi thì dựng bảng tên của quý vị lên phía trước để tôi có thể chỉ định. Mời quý vị.

(Hội trường rào rào dựng bảng tên).

Chủ tọa Engelbert Theuermann
: Ồ, quá nhiều (cười). Do có quá nhiều quý vị ở đây muốn đặt câu hỏi, nên tôi sẽ thu thập một lượt 5 câu hỏi trước, để các bạn trả lời, sau đó tiếp tục vòng 2, vòng 3.

Một quan chức trên hàng ghế chủ tọa đặt câu hỏi về vai trò của ASEAN và các cơ chế nhân quyền của ASEAN trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Đại diện Vương quốc Anh
hỏi về những việc làm cụ thể cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; đồng thời hỏi thêm về việc Việt Nam vẫn duy trì án tử hình, ''liệu chúng ta nên đấu tranh như thế nào để thay đổi tình trạng này''?

Đại diện Ba Lan
: Tôi không có câu hỏi cụ thể nào, chỉ muốn có thể đảm bảo là đại sứ của chúng tôi tại Việt Nam cũng có tham gia vào những nỗ lực cải thiện nhân quyền. Tôi cũng quan tâm đến tình hình trẻ em ở Việt Nam, quyền trẻ em, tình trạng trẻ em trong các trại giáo dưỡng và tế bần... Ba Lan từng trải qua quá khứ giống như Việt Nam bây giờ, và chúng tôi biết Chính phủ của các bạn không thích từ ''cải cách'', ''cải tổ'', họ hay nói tránh thành ''hiện đại hóa'' hơn (cười). Tôi mong muốn là Việt Nam có thể cho lưu hành những cuốn sách, những tác phẩm của Ba Lan viết về tiến trình thay đổi ôn hòa.

Đại diện Ireland đặt câu hỏi, trong bối cảnh tự do biểu đạt, ngôn luận ở Việt Nam bị thắt chặt như vậy thì truyền thông Việt Nam vận hành ra sao?

Đại diện Đức hỏi về Nghị định 72 và những tác động cụ thể, nếu có, của nó đến tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam, đã có trường hợp nào bị xử lý vì vi phạm Nghị định này chưa.

Luật sư Trịnh Hội
: Về vấn đề án tử hình, thật sự tôi nghĩ rằng trong bối cảnh Việt Nam, với môi trường tâm lý xã hội và văn hóa chính trị Việt Nam, án tử hình thậm chí chưa bao giờ là một chủ đề gây tranh cãi. Ngay với bản án dành cho 30 người liên quan đến tội buôn bán ma túy kia, ở phần comment phía dưới bài báo, cũng có tới hàng chục comment hoan nghênh bản án, hoan nghênh phiên tòa. Tôi cho rằng đây là vấn đề mà các quý vị - với xuất phát điểm là xã hội phương Tây - quan tâm nhiều hơn là người Việt Nam.

Với câu hỏi về vai trò của cơ chế nhân quyền trong ASEAN, tôi nghĩ những năm qua, trên bình diện chính phủ, các nước ASEAN đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải thiện một cơ chế khu vực về bảo vệ nhân quyền. Nhưng những nỗ lực thật sự lại nằm trong khối dân sự độc lập nhiều hơn. Ví dụ như năm 2013 là lần đầu tiên một số nhóm dân sự ở Việt Nam và Philippines đã có sự hợp tác. Tổ chức Asian Bridge Philippines đưa thanh niên Việt Nam sang học về xã hội dân sự, và No-U Việt Nam thì tham gia cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.

Nhân đây, nói về xã hội dân sự và có mặt phái đoàn Đức, tôi muốn cảm ơn Đại sứ quán Đức ở Việt Nam, vì đã cởi mở, giúp đỡ và bảo vệ các blogger Việt Nam rất nhiều, suốt từ thời gian các blogger thực hiện việc đến các sứ quán phương Tây ở Hà Nội để trao Tuyên bố 258 phản đối Điều luật 258.

Nhà báo Đoan Trang: Xin cảm ơn tất cả các câu hỏi, và tôi muốn nói là tôi rất cảm động vì sự quan tâm của đại diện Ba Lan đối với Việt Nam, với trẻ em Việt Nam cũng như với nhân quyền ở nước chúng tôi nói chung.

Với câu hỏi về truyền thông Việt Nam trước tình hình quyền tự do biểu đạt bị vi phạm, tôi muốn phân biệt rõ là ở đây có hai mảng truyền thông. Truyền thông chính thống của Nhà nước thì, cho phép tôi nói dài dòng một chút, vào năm 2008, tại Việt Nam xảy ra một vụ tham nhũng lớn khi Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bị kết tội đánh bạc và bị bỏ tù. Báo chí Việt Nam đã đưa tin rất hăng hái, họ gần như được bật đèn xanh, cho đến khi phe công an đập lại. Hơn 40 nhà báo trên toàn quốc bị triệu tập. Hai trong số họ bị bắt, và một trong hai người này, do không chịu ''nhận tội'' nên đã bị kết án hai năm tù. Kể từ đó tới nay, mức độ đưa tin chống tham nhũng của báo chí Việt Nam đã suy giảm, và đây là dựa theo một nghiên cứu của chính Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.

Nhưng đó là truyền thông Nhà nước, còn truyền thông xã hội thì lại bùng nổ. Khi báo chí chính thống buộc phải quay lưng, im lặng, trước những bất công xã hội, trước các cuộc biểu tình của nông dân mất đất, các cuộc đình công của công nhân bị bóc lột, thì chính là các blogger, và mạng xã hội, chứ không phải nhà báo và truyền thông quốc doanh, đã đến với các nạn nhân để đưa tin, viết bài. Nói cách khác, truyền thông Nhà nước đã lắng xuống, còn truyền thông xã hội thì lại nổi lên.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Xin trả lời câu hỏi về Nghị định 72. Mạng xã hội ở Việt Nam rất phát triển trong những năm qua. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet và người dùng Facebook cao nhất khu vực. Cho nên, tôi không nghĩ có luật nào có thể kìm hãm được đà tiến của Internet. Nghị định 72, tôi thấy nó giống như một trò cười cho các blogger hơn. Theo tôi được biết thì người ta chưa ghi nhận được trường hợp cụ thể nào bị xử phạt vì vi phạm Nghị định 72.

Nhà báo Đoan Trang: Theo tôi được biết thì có một trường hợp. Admin của một diễn đàn mạng bị công an hỏi thăm, nhưng admin này đang không ở Việt Nam, nên khoản tiền phạt cứ treo lơ lửng đó chờ ngày anh ta về. Có thể có những trường hợp khác mà tôi không biết.

Chủ tọa Engelbert Theuermann: Cảm ơn các câu trả lời. Chúng ta tiếp tục, vòng thứ hai.

Đại diện Pháp
hỏi về công cuộc sửa đổi Hiến pháp vừa qua ở Việt Nam, liệu Hiến pháp mới có tạo ra không gian nào cho sự phát triển của nhân quyền?

Đại diện Hà Lan: Tôi nghe nói Việt Nam đã thông qua luật cho phép người đồng tính kết hôn. Có phải trong lĩnh vực quyền của người đồng tính (LGBT) thì Việt Nam đã có nhiều tiến bộ?

Tôi cũng thừa nhận và xin bình luận là Việt Nam còn rất chậm chạp trong việc sửa đổi, hoàn thiện những đạo luật quan trọng, như toàn bộ Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự.

Tôi xin hỏi thêm: Chúng ta đều thấy là hiện nay, trên toàn cầu, có một sự suy giảm về không gian tự do của khối xã hội dân sự, với sự thắt chặt các quyền của những tổ chức xã hội dân sự, như quyền được nhận tài trợ. Tôi muốn hỏi là việc nhận tiền tài trợ ở Việt Nam có khó khăn gì hơn không?

Đại diện Thụy Điển: Thụy Điển, như các bạn biết, là một quốc gia luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt, ngôn luận, cả trên mạng lẫn trong đời thực. Chúng tôi đều theo sát tình hình ở Việt Nam, chúng tôi khá lo ngại về sự vi phạm quyền tự do biểu đạt, ngôn luận nơi đây. (...) Có nhiều thắc mắc, nhưng điều tôi đang quan tâm là liệu Chính phủ Việt Nam có sẵn sàng tham gia thực thi các khuyến nghị đặt ra cho họ tại phiên điều trần UPR không?

Đại diện Phần Lan: Trở lại với câu hỏi về án tử hình. Tôi muốn biết cuộc tranh luận về án tử hình ở Việt Nam đã bắt đầu chưa? Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc liệu có giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này?

Đại diện Italy: Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan đến quyền của người đồng tính. Nhiều người cũng đã hỏi tôi về vấn đề này, rằng có thực là ở Việt Nam, quyền của cộng đồng LGBT đang được cải thiện. Không. Không hề. Tôi phải nói rõ rằng cho đến nay, chính quyền chưa thông qua một luật nào cho phép người đồng tính kết hôn. Việc đưa tin gây hiểu nhầm như vậy có một phần là do lỗi của báo chí Việt Nam.

Trên thực tế, người đồng tính không được tôn trọng ở Việt Nam. Thậm chí chính quyền còn có xu hướng dán cái nhãn ''gay'', ''lesbian'' lên các nhà hoạt động nhân quyền để sỉ nhục họ, làm mất uy tín họ với cộng đồng. Tôi nghĩ đây là vấn đề tâm lý xã hội. Môi trường xã hội ở Việt Nam chưa thật tôn trọng quyền của người đồng tính.

Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao lại có sự tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang bảo vệ và bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT. Theo tôi hiểu, thực sự điều đó chỉ là vì cộng đồng LGBT ở Việt Nam chưa bao giờ đủ vai trò, đủ tiếng nói để Chính phủ phải xem đó như một mối đe dọa cho sự chính danh, quyền lực của họ. Nói cách khác, vấn đề quyền của người đồng tính ở Việt Nam không phải là một vấn đề nhạy cảm về chính trị. Bản thân tôi không nhìn thấy được vai trò và tiếng nói của người đồng tính cũng như các hoạt động vận động chính sách, tác động tới chính sách, của cộng đồng này.

Luật sư Trịnh Hội: Tôi xin nói rõ thêm, các nhóm, các cộng đồng ở Việt Nam chỉ thực sự bị chính quyền coi là nguy hiểm khi họ có tổ chức. Tôi nhấn mạnh, ''khi họ có tổ chức''. Những người Công giáo, Tin Lành ở Việt Nam thường bị sách nhiễu, đàn áp, vì họ có tổ chức, thậm chí có cơ quan truyền thông độc lập như là Truyền thông Chúa Cứu thế.

Nhà báo Đoan Trang:
Còn câu hỏi thứ hai của Hà Lan, ''nhận tiền tài trợ có khó hơn không'', thì tôi xin nói là ở Việt Nam, không tồn tại xã hội dân sự độc lập. Đến quyền được lập hội còn không được đảm bảo, thì làm sao người ta có thể nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Thậm chí, việc đó còn bị coi là nhận tiền của các thế lực thù địch để chống phá Nhà nước. Nhận tiền nước ngoài là cái mũ để lực lượng an ninh trấn áp, bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Nhận tiền nước ngoài ở Việt Nam không chỉ khó, mà còn có nghĩa là nguy hiểm, là sách nhiễu, là bắt giam, bỏ tù.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Với câu hỏi liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình, tôi xin trả lời như sau: Ở Việt Nam, chưa có không gian nào để người dân có thể cất lên tiếng nói của họ, phát biểu chính kiến, trao đổi hoặc đi xa hơn nữa là tham gia vào tiến trình lập pháp. Việc tranh luận về các vấn đề chính trị-xã hội không bao giờ được khuyến khích. Riêng về án tử hình, thì trong suốt quá trình học tập của tôi, 3 năm cấp ba và 4 năm đại học, tôi chưa từng thấy một cuộc tranh luận xã hội nào về vấn đề này; và lý luận duy nhất có liên quan mà tôi nhận được trong quá trình học tập tại Việt Nam, là ''mắt trả mắt, răng trả răng, mạng đền mạng''.

Bản Hiến pháp mới của Việt Nam đã được thông qua sau một quá trình ''thảo luận xã hội'' rất tốn kém do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, và kết quả cuối cùng là Đảng vẫn giữ nguyên bản dự thảo sửa đổi do chính Đảng đưa ra. Theo tôi, Hiến pháp mới không tạo ra thêm không gian tự do nào cho người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về Hiến pháp dù sao cũng đã là một cơ hội để những người có quan tâm tìm hiểu về Hiến pháp, về chính trị, các quyền dân sự. Đấy cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, 72 trí thức hàng đầu đã đưa ra một bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, có nhắc đến việc bỏ Điều 4, là điều quy định vai trò lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhận được câu hỏi, liệu chiếc ghế của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có giúp gì cho nhân quyền Việt Nam. Tôi xin trả lời: Có và không. Có sự thuận lợi và khó khăn. Xin nói về khó khăn trước. Với việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ có thể lấy đó như một chiêu để ngụy biện rằng như vậy là Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền, điều ấy đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, và mọi nỗ lực đấu tranh đều là sai trái, thù địch, phản động. Thực tế là lý luận ấy đã được sử dụng nhiều. Nhưng chiếc ghế đó cũng mang lại thuận lợi cho công cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam. Từ nay, các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền sẽ có thể sử dụng chính các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy công việc của mình. Họ có thể tăng cường truyền thông về nhân quyền, có thể vận động thay đổi luật pháp, yêu cầu chính quyền sửa đổi luật cho phù hợp với pháp luật quốc tế về nhân quyền, v.v.

Còn câu hỏi cuối cùng, liên quan đến các cộng đồng người thiểu số, người yếu thế và dễ bị tổn thương ở Việt Nam, thì tôi xin trả lời rằng đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước. Tôi xin lấy ba ví dụ điển hình gần đây: Thứ nhất là những người H'Mong theo giáo phái Dương Văn Mình ở phía bắc Việt Nam. 6 người đã bị bắt với tội danh ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước'' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Thứ hai là những người H'Mong theo đạo Tin Lành. Họ cũng bị khủng bố, sách nhiễu, mất nhà mất ruộng và trở thành dân oan, vì niềm tin tôn giáo của họ, vì họ đã muốn thay ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cây thánh giá. Và thứ ba là những người thiểu số ở Tây Nguyên.

Ở Việt Nam có tới hàng nghìn nông dân mất đất, hàng nghìn công nhân bị bóc lột trong các nhà máy công nghiệp, và hàng nghìn dân oan. Nhưng họ không hiểu nguồn gốc những khổ đau của họ. Họ thường nghĩ tất cả đều do số phận, chứ họ không nghĩ được rằng những khổ đau, bất hạnh ấy là xuất phát từ sự mất dân chủ, tự do trong một thể chế độc đảng lãnh đạo. Và nhiệm vụ của những nhà hoạt động vì nhân quyền, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sẽ là giúp đỡ cho những con người ấy, để họ hiểu được quyền của họ, để họ cất lên tiếng nói đấu tranh, giành lại tự do và nhân quyền cho mình.



Đoan Trang
danlambaovn.blogspot.com


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #73 - 05. Feb 2014 , 19:51
 
Trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam




...


Phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm)

Danlambao - Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang diễn ra, bắt đầu vào lúc 20h30 giờ Việt Nam, ngày 5/2/2014, tại Geneva, Thụy Sĩ.

Toàn bộ diễn biến phiên điều trần UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh UN Web TV, video phiên họp cũng sẽ được dẫn lại trên Danlambao với phần tường thuật những thông tin, diễn biến chính.

Phiên họp sẽ diễn ra trong khoảng 3 tiếng rưỡi, bắt đầu vào lúc 14h30 giờ Thụy Sỹ, tức 20h30 tối theo giờ Việt Nam. Một nhóm ba quốc gia, được gọi là “troika” gồm có  Kazakhstan, Kenya và Costa Rica sẽ chủ trì điều phối phiên họp.

Trước thềm UPR, các tổ chức dân sự độc lập đã có nhiều nỗ lực nhằm vận động quốc tế lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình trạng nhân quyền Việt Nam. Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và VOICE đã thực hiện buổi gặp gỡ phái đoàn của Costa Rica (quốc gia trong nhóm Troika).

...

Hội thảo 'Ngày Việt Nam' tại Geneva


Được biết, trưởng phái đoàn Costa Rica đã cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.

Trước đó, phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam cũng đã tổ chức rất thành công sự kiện mang tên 'Ngày Việt Nam' tại trụ sở Liên Hợp Quốc, với sự tham dự của nhiều phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế.

Theo BBC Tiếng Việt, phái đoàn các nước đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107 nước.

Lúc 20h38 phút, buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chính thức diễn ra. Sau phát biểu khai mạc ngắn gọn của người chủ trì buổi họp, phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm khoảng 16 người đang thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.
...
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn.

Lúc 21 giờ: Đại diện Danlambao hiện đang có mặt tại hội trường cho biết, phiên điều trần diễn ra tại phòng hội nghị số 20, hội trường được bố trí theo kiểu bàn tròn (nhiều vòng tròn đồng tâm), với báo chí ngồi ngoài cùng.

Phiên kiểm điểm định kỳ bắt đầu với bài báo cáo thành tích nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc.

Bài diễn văn nhấn mạnh những thành tựu Nhà nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''. Diễn văn cho rằng sự kiện thông qua hiến pháp năm 2013 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước và là ''bước tiến mới đến nhà nước pháp quyền''.

Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.

...
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm - Facebook Peter Lâm Bùi


Lúc 21:08': Sau 30 phút, phái đoàn chính phủ Việt Nam đã kết thúc phần đọc báo cáo dài 20 trang của thứ trưởng Hà Kim Ngọc. Hiện nay, phái đoàn ngoại giao các nước bắt đầu là Na Uy đang bình luận và nêu khuyến nghị cải thiện nhân quyền sau báo cáo của chính phủ Việt Nam.

Đại diện Danlambao
cho biết thêm: Đáng chú ý là trong lúc phiên điều trần diễn ra, một cuộc biểu tình của đông đảo người Việt Nam ở châu Âu cũng đang diễn ra ngay trước cổng tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Bên trong hội trường cũng có mặt rất nhiều người Việt. Trước đó, một số người xuất hiện dường như chỉ để chụp ảnh phái đoàn dân sự của Việt Nam.
...
Toàn cảnh hội trường. (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, tức Facebooker Peter Lâm Bùi)


Đại diện Thái Lan phát biểu tỏ ý hoan nghênh các nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam. ''Chúng tôi ghi nhận việc thông qua hiến pháp mới theo hướng thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao chương trình hành động vì trẻ em, tạo ra một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em. Chúng tôi kiến nghị Việt Nam thiết lập một định chế bảo vệ nhân quyền quốc gia''.

Đại diện Ba Lan đề nghị Việt Nam điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cơ chế nhân quyền quốc tế, phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, xây dựng luật pháp theo hướng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hội họp, và tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực nhằm vào trẻ em.

Đại diện Sri Lanka: Chúng tôi kiến nghị Việt Nam tiếp tục xúc tiến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của người thiểu số, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đại diện Thụy Điển: Facebook đang thu hút hàng triệu người  sử dụng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận sự tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook. Chúng tôi nhận thấy cả việc công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp. Chúng tôi kiến nghị:

- Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời;
- Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền;
- Việt Nam tiến tới giảm án tử hình.

Đại diện Philippines
: Chúng tôi đề nghị Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các cơ chế nhân quyền của khu vực, nhất là cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và chống buôn người.

Đại diện Vương Quốc Anh
: Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận. Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, và lo ngại về số án tử hình.

Đại diện Mỹ: Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.

...
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, facebook Peter Lâm Bùi


Bình luận của đại diện Danlambao đang có mặt tại hội trường: Xu hướng chung là các nước, đặc biệt các nước đang phát triển trong khu vực hoặc châu Mỹ, thể hiện quan điểm một cách ngoại giao, chung chung, chẳng hạn đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Thụy Điển, Anh, Mỹ... có quan điểm thẳng thắn và kiến nghị cụ thể hơn.

*

Lúc 09h55: Phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đang phát biểu để phản hồi khuyến nghị của các nước. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc mời thành viên các bộ ngành trả lời các nội dung các đoàn vừa nêu. Bắt đầu là một viên chức bộ tư pháp đang giải trình bằng tiếng Việt, sau đó đến bộ kế hoạch đầu tư, bộ thông tin truyền thông và bộ công an.

Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.

Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.

Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp... Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội. Tuy nhiên luật pháp VN quy định hạn chế tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với ICCPR. Cụ thể, luật pháp Việt Nam cấm các hành vi sau đây: Tuyên truyền kích động bạo lực, kích động hằn thù dân tộc tôn giáo, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực chống nhà nước

Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường  kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng...

Sau đó, đến lượt Đại diện Bộ Công an tiếp lời: Về cơ sở pháp lý của việc bắt giữ xử lý các cá nhân xâm phạm an ninh quốc gia: Đó là các điều luật được quy định tại Chương XI của BLHS, quy định các hành vi như khủng bố, bạo loạn, phá hoại chính sách kinh tế-xã hội, gây kỳ thị và chia rẽ, xâm phạm lợi ích nhà nước và cá nhân. Việc này phù hợp với Điều 18, 19, 21, 21 ICCPR.

Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo... nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền. Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân...
...

Anh Bùi Tuấn Lâm (facebook Peter Lâm Bùi) đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đến tham dự hội nghị. Trong ảnh, phía sau lưng của Lâm là phái đoàn đại diện chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có đại diện bộ công an.

Bùi Tuấn Lâm chia sẻ trên facebook: "Đến chụp hình và được đón nhận với rất nhiều mắt như viện đạn" từ phái đoàn nhà nước VN.

*

Đại diện Danlambao có mặt tại hội trường cho biết: Nhìn chung, đại diện phái đoàn Việt Nam phát biểu với nội dung tương tự như các cuộc họp chi bộ của đảng, chỉ khác là địa điểm diễn ra hội nghị là tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Nhiều người Việt có mặt tại hội trường, nghe cách hỏi một đằng trả lời một nẻo của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, và những câu trả lời ''lưỡi gỗ'' của Bộ 4T, Bộ Công an, đều phải chép miệng, lắc đầu ngắn ngẩm.

Khi Bộ 4T khẳng định ở Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí-xuất bản, nhà báo Đoan Trang buột miệng: "Thế à?''

*

Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của các nước, đại diện Canada phát biểu: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?

Đề nghị chính phủ VN thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.

Trong khi đó, đại diện phái đoàn Trung Quốc cộng sản thì ngỏ lời chúc mừng các kết quả mà VN 'đạt được trong lĩnh vực nhân quyền'. Trung Quốc ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong các vấn đề nhân quyền.

Phái đoàn Cuba cộng sản 'khủng bố' hội nghị bằng phát biểu: Mong Việt Nam tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân. Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.

Đại diện Phần Lan: Xin chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và các nỗ lực cải thiện nhân quyền… Nhưng chúng tôi sẽ cảm ơn nếu các bạn nói rõ hơn tự do ngôn luận trên mạng được bảo đảm như thế nào. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam đảm bảo Nghị định 72 được thực hiện sao cho không hạn chế tự do cá nhân được bày tỏ chính kiến trên Internet.

Đại diện Cộng hòa Séc: Kiến nghị Việt Nam gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.

*

Bạn đọc Dâu Bể Tang Thương bình luận trên phần phản hồi Danlambao: "Tôi chỉ bắt đầu nghe từ khi đại diện Algeria và Angola phát biểu và tắt ngay không nghe nữa. Nản toàn tập vì rõ ràng chẳng ai quan tâm đến tình hình thật sự của Việt Nam cả. Chỉ là những phát biểu chiếu lệ, hời hợt mang tính ngoại giao. Không thể nào mong chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới được.

Quang cảnh hôm nay chẳng khác gì lúc thế giới bị phân hóa trước thềm đệ nhị thế chiến. Xem bộ thế giới sau hơn 60 năm ngủ mơ đã quên đi bài học đắt giá, nhân nhượng với những quốc gia độc tài, hiếu chiến chỉ khuyến khích họ lấn tới mà thôi. Thôi thì toàn dân ta hãy cùng ôn lại Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vậy: Tự ta, ta phải cứu mình, vội vã hơn cứu người chết đuối..."
...

Đại diện Ủy ban Dân tộc của đảng cộng sản VN đang phát biểu.

Sau phần khuyến nghị, phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục báo cáo, khoe khoang thành tích nhằm lừa đảo cộng đồng quốc tế.

Đại diện Ủy ban Dân tộc báo cáo thành tích: 100% xã đạt giáo dục tiểu học, 34 tỉnh tổ chức lớp chữ tiếng dân tộc, hơn 99% xã có trạm y tế...

Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ: Nhà nước luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không còn là với 'công dân' như trước đây, là là với 'mọi người'.

Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách...

Nhìn chung, tất cả phần trả lời của đại diện phái đoàn chính phủ Việt đều được soạn sẵn theo định hướng của đảng cộng sản. Các đại biểu trong đoàn chỉ cần thao thao bất tuyệt đọc những bản báo cáo láo dài lê thê.

Các quan chức đều cắm cúi trích dẫn hiến pháp và luật pháp Việt Nam để phản bác các ý kiến, ví dụ khẳng định "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, xét xử, quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án". Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao hùng hồn tuyên bố: 'Khi xét xử, tòa án và thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật'.

'Theo điều 19 BLTTHS, luật sư có quyền bình đẳng với kiểm soát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận... (nuốt nước bọt). Việc tham gia của luật sư giúp cho HĐXX có những bản án công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật'.

Nhìn chung, các thành viên phái đoàn Việt Nam đọc không sai một chữ so với diễn văn viết sẵn, chỉ thỉnh thoảng hơi ngắc ngứ.

Có mặt tại hội trường, giám đốc tổ chức VOICE là luật sư Trịnh Hội bình luận: "Thiệt là lạ. Đại diện các bộ từ Việt Nam chắc toàn là superman và superwoman. Họ đã biết trước các nước sẽ hỏi gì vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vòng vài phút để trả lời. Tiếc là câu trả lời tràng giang đại hải chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi!"

*

Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của quốc tế, đại diện phái đoàn Đức phát biểu: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Đức khuyến nghị chính phủ Việt Nam giảm án tử hình. Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện. Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.

#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18 hashtag for updates.
- Pamela McElwee (@PamMcElwee) February 5, 2014

Giáo sư Pamela McElwee từ Đại học State University of New Jersey nói trên Twitter "Chính quyền VN đang bị các nước sỉ vả trước LHQ trong phiên UPR tổ chức 4 năm 1 lần". (Theo Nhật Ký Yêu Nước)

Facebook Viet Nam UPR - trang facebook chính thức của đại diện các nhóm dân sự độc lập Việt Nam có mặt tại hội nghị ghi nhận:

Phái đoàn Lào nêu kiến nghị VN tiếp tục hợp tác với các cơ chế LHQ để 'đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền'.

Đại diện phái đoàn Lithuania bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ các blogger, nhà báo vì thể hiện quan điểm một cách ôn hòa ôn hòa. Lithuania đề nghị chính phủ VN đảm bảo quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận của người dân.

Phái đoàn Luxembourg khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền. Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.

Phát đoàn Ireland bày tỏ quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng. Ireland khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo các quyền tự do biểu đạt. Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Phái đoàn Nhật Bản: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Nhật khuyến nghị Việt Nam nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ, đồng thời Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.

Đặc biệt, đại diện phái đoàn Miến Điện nêu khuyến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Có những biện pháp giúp đỡ các nhóm dễ tổn thường. Tăng cường giáo dục về nhân quyền cho người dân và các cơ quan nhà nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách.
...

Lúc 24 giờ Việt Nam (18 giờ Thụy Sỹ), thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn kết luận sau bình luận và khuyến nghị của đại diện các nước:

Đáp lại 36 quốc gia, chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền. Do đó, các câu hỏi được đặt ra đều dược ghi nhận và phản hồi trong không khí cởi mở, hữu nghị, nhằm cải thiện nhân quyền.

Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, VN cam kết đối thoại

Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v.v. vào thời điểm cần thiết.

Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền.

Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ.

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên, đáng tiếc một số bình luận lại dựa trên những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình Việt Nam.


Sau kết luận của thứ trước ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc
cáo buộc "những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình", 
phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) vể tình trạng
nhân quyền Việt Nam chính thức bế mạc.
*
...

Sau phát biểu của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.

Có thể nói, tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) kỳ này, nhà cầm quyền Việt Nam phải hứng chịu một trận 'tổng sỉ vả' vì tình trạng nhân quyền tồi tệ từ phái đoàn các nước. Bộ mặt của tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trở nên trơ trẽn và lố bịch trước quốc tế.

Blogger Phạm Lê Vương Các
nhận định: "Thay vì thẳng thắn và thành tâm thừa nhận những hạn chế của mình trong việc tôn trọng nhân quyền để từ đó có thể đưa ra những cam kết mà quyết tâm khắc phục theo chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, thì phái đoàn Việt Nam lại sử dụng các lập luận quen thuộc để chống chế lại những cáo buộc và kiến nghị từ các nước trong phiên UPR. Nghe phái đoàn Việt Nam trả lời giống như buổi họp để "báo cáo thành tích"  hơn là dành cho phiên Kiểm điểm về nhân quyền. Điều này là dấu hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng sẽ không có gì sáng sủa trong thời gian tới."

Đại diện Danlambao
có mặt tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) nhận xét: Nhìn chung, các nước đang phát triển, các nước yếu kém về nhân quyền, thì thường 'đánh giá cao' VN, nhưng cũng chỉ là về các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, đạt vài mục tiêu thiên niên kỷ. Các nước phương Tây thẳng thắn và cụ thể hơn. Qua đây có thể thấy rằng, thực sự vấn đề nhân quyền của VN phải do chính người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước chủ động thúc đẩy. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhóm các nước phát triển sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

Danlambao sẽ tiếp tục có bài phân tích về UPR và việc vận dụng các cơ chế quốc tế dể dấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam (hiệu quả hay không hiệu quả, nên vận dụng như thế nào, v.v...)




Danlambao

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #74 - 07. Feb 2014 , 19:59
 


Thành quả của Chúng Ta trong UPR



...

Vũ Đông Hà (Danlambao) -
Con đường còn rất dài. Gian nan chờ trước mặt. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau bước với một nụ cười trên môi. Hạnh phúc không chỉ tìm gặp ở điểm đến cuối đường mà hiện hữu ở từng bước chân đi. Viết ra những thành quả này của các bạn như là một đóa hoa nhiều sắc màu để gửi tặng các bạn, những người đã nhọc nhằn nhiều ngày, thao thức nhiều đêm để thực hiện những công việc mà cách đây vài năm đã chỉ là một giấc mơ trong mỗi chúng ta.


*

Thành quả của chúng ta là những tiếng nói đến từ Việt Nam, những chứng nhân, những nạn nhân cụ thể nhất của vi phạm nhân quyền, có mặt tại Brussels, tại Geneva.

Thành quả của chúng ta là mở ra một mặt trận Nhân Quyền song song với những mặt trận khác của nhiều người. Một trận chiến có kế hoạch, đơm mầm từ những kết hợp và tuyên bố của các Công Dân Tự Do, sang cuộc vận động 0258, đến sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, kéo đến kế hoạch UPR mà mỗi chiến thuật trong toàn bộ một chiến lược tổng thể đã gầy dựng nên tư thế, uy tín và hình ảnh những thanh niên thiếu nữ đang cầm cờ làm
cuộc-cách-mạng-bước-ra-khỏi-sự-sợ-hãi
bằng phương hướng công khai, minh bạch, trên con đường thằng tắp, đường đường chính chính.

Thành quả của chúng ta là lần đầu tiên những nhân viên Đại sứ quán, đại diện Liên Hiệp Quốc, các thành viên quốc gia của Cộng đồng chung Âu Châu, các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế đã trang trọng ngồi xuống lắng nghe những công dân Việt Nam trình bày hiện trạng nhân quyền của Việt Nam. Những khuyến nghị của các nước Tây phương đặt ra với nhà nước Việt Nam tại Geneva là kết quả của nhiều người, nhiều tổ chức, từ trong ra ngoài, Việt Nam lẫn những người bạn ngoại quốc, trong đó một phần là kết quả của gần 20 cuộc tiếp xúc quốc tế của blogger Việt Nam tại Hà Nội, Sài Gòn, Bangkok, Washington DC, Brussels và Geneva, bắt đầu từ tháng 7 năm 2013 cho đến những ngày đầu tháng 2, 2014.

Thành quả của chúng ta là đẩy mạnh một phương thức tranh đấu mới - tấn công mà không phải tấn công, lên án mà không phải lên án - và những nhà ngoại giao, những thành viên của các tổ chức nhân quyền đã và đang nhìn những người trẻ Việt Nam bằng con mắt đầy thích thú: những con người đang tập trung tranh đấu cho những điều tốt đẹp bằng hành động thay vì chỉ tập trung vào những cái xấu bằng lời oán than.

Thành quả của chúng ta là những công văn cấm xuất cảnh đối với các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, Châu Văn Thi, là những lá thư của Ân Xá Quốc Tế mời các bạn đến Geneva, là hình ảnh và tin tức nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nằm trên bàn làm việc của những người sẽ vào ngồi lắng nghe đại diện nhà nước Việt Nam "bảo vệ hồ sơ nhân quyền" ở xứ sở mà đảng của họ độc quyền cai trị.

Thành quả của chúng ta là trong những kế hoạch có tính toán, mọi sự "thành" hay "sẽ không thành" đều mang đến những kết quả tích cực đã được dự phóng.

Thành quả của chúng ta là từng bước làm dày lớp áo giáp "không thể đụng được" - untouchable - mà chúng ta từng mong muốn và nhắm đến cho mỗi người.

Thành quả của chúng ta là mỗi người đều là hình ảnh của nhau, mỗi người đều là đại diện cho nhau. Sài Gòn, Nha Trang, Hà Nội, Bangkok, Manila, D.C., Brussels, Geneva... tất cả đều là chúng ta với cùng một khuôn mặt mang tên: Yêu Nước.

Thành quả của chúng ta là sự đồng lòng và gắn bó - kết quả của một tiến trình bắt tay nhau làm việc lâu dài của các nhóm trẻ mà trong những ngày đầu xuân năm nay, VOICE là đầu máy của toa xe tốc hành tiến về Geneva.

Con đường còn rất dài. Chông gai đang phục, đợi. Nhưng thành quả của chúng ta ngày hôm nay chắc chắn là một nấc thang đi lên cho những kết quả ngày mai. Như bản báo cáo UPR bắt đầu viết từ tháng 5, 2013. Như Lời Tuyên Bố 258 soạn thảo vào tháng 7 năm ngoái. Như những trao đổi sắp xếp cho gần 20 buổi sinh hoạt quốc tế ròng rã 6 tháng dài. Tất cả đã là những viên gạch lót đường cho hành trình Sài Gòn - Hà Nội - Washington DC - Brussels - Geveva vào mùa xuân 2014.

Con đường còn rất dài. Gian nan chờ trước mặt. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau bước với một nụ cười trên môi. Hạnh phúc không chỉ tìm gặp ở điểm đến cuối đường mà hiện hữu ở từng bước chân đi. Viết ra những thành quả này của các bạn như là một đóa hoa nhiều sắc màu để gửi tặng các bạn, những người đã nhọc nhằn nhiều ngày, thao thức nhiều đêm để thực hiện những công việc mà cách đây vài năm đã chỉ là một giấc mơ trong mỗi chúng ta.



Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 
Send Topic In ra