Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13109 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #75 - 16. Mar 2014 , 21:32
 

Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam




...

VOA - Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm 14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam, số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.

Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.

Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”

Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.

Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

VOA


http://www.voatiengviet.com/content/dan-bieu-ed-royce-de-trinh-du-luat-che-tai-n...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #76 - 21. Mar 2014 , 23:27
 

'Ngoại giao dự café nhân quyền ở Hà Nội'


...

Một số nhà ngoại giao từ sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển, EU tham dự sự kiện.

BBC
- Một số nhà ngoại giao từ các sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển và Liên minh châu Âu đã tham dự một cuộc thảo luận không chính thức, được gọi là 'cà phê nhân quyền' do tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức ở Hà Nội với chủ đề 'Quyền tự do đi lại của công dân', hôm thứ Năm, theo Ban tổ chức sự kiện.

Những người tổ chức cho hay đây là lần thứ hai Mạng lưới Blogger tiến hành công khai một cuộc thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân, sau khi cuộc thảo luận lần thứ nhất được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014.

Khoảng ba mươi người đã tham dự sự kiện ở một quán cà-phê tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong đó, ngoài các nhà ngoại giao, có một số nhân sỹ, trí thức như GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ, TS Nguyễn Quang A, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy Ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình...

Khách mời là các nhà ngoại giao từ các sứ quán phương Tây và phái đoàn EU tại Việt Nam và họ đã bày tỏ 'quan ngại' về việc nhiều nhà hoạt động, bloggers của Việt Nam bị hạn chế quyền đi lại, theo đại diện Ban tổ chức.

"Người ta nói thực ra lý do an ninh ở bất cứ quốc gia nào cũng có, nhưng lý do ở (nước) họ, nếu một người bị cấm xuất cảnh, trừ khi đó là một tội phạm thực sự, có hình thành bản án, thông qua tòa án và những người bị cấm xuất cảnh ở quốc gia như Đức, Mỹ, Úc này kia, là vấn đề vi phạm nghiêm trọng và có phán quyết của tòa án thì mới bị cấm,"
blogger Paulo Thành Nguyễn, thành viên Ban tổ chức buổi thảo luận nói với BBC.

"Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam,"
vẫn theo ông Paulo Thành Nguyễn.

'Luật pháp mơ hồ'


Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất Bản Tri thức, được Ban tổ chức tường thuật lại quan điểm cho rằng có thể xem lại luật pháp, khi có vấn đề, đồng thời, ông đã đánh giá cao chất lượng của cuộc thảo luận dù không có tính chất chính thức này.

"Một đất nước luôn có một cái Hiến pháp, luật pháp điều chỉnh và luật pháp sinh ra nhằm thực thi hiến pháp đó, và khi luật pháp có vấn đề, thì phải soi chiếu lại,"
đại diện Ban tổ chức thuật lại lời của ông,

"Và Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại."


Theo đại diện Ban tổ chức, có một số diễn biến bất thường đã xảy ra trước, trong quá trình và sau khi cuộc thảo luận diễn ra, theo đó, có nhiều người được cho là 'mật vụ', 'an ninh', thậm chí đại diện của cơ quan xuất nhập cảnh đã có mặt 'lảng vảng' ở trong quán cà phê.

Tuy nhiên, không gian chính kinh doanh và tiếp đón khách của quán Joma Bakery Coffee tại 22 Lý Quốc Sư, nơi diễn ra cuộc thảo luận, đã bị đóng cửa vì lý do 'bảo dưỡng định kỳ' khiến các thành viên và khách mời phải tiến hành cuộc thảo luận ở các không gian bất tiện và hạn chế.

'Cáo buộc hành hung'


Trong quá trình diễn ra thảo luận, một số 'nhân viên an ninh' đã tiếp cận ghi hình, chụp ảnh, trong khi nhiều lần nhà quản lý quán cà-phê đề nghị cuộc thảo luận giải tán vì chủ quán 'bị áp lực'.

Đặc biệt, vẫn theo ban tổ chức, một thành viên tham dự sự kiện, blogger Trịnh Anh Tuấn, một thương nhân trẻ tuổi theo công giáo đã bị những người được cho là 'an ninh' theo đuổi, bám sát sau khi rời cuộc thảo luận và 'hành hung, gây thương tích (đánh sưng mặt, chảy máu), đập vỡ điện thoại' ở gần nhà ga Giáp Bát, Hà Nội.

Hôm thứ Năm, Blogger Trịnh Anh Tuấn đã xác nhận với BBC rằng mình đã bị ba nhân viên an ninh có mặt trước đó ở Quán cà-phê đi theo khi anh rời quán và anh cáo buộc những người này đã đánh đập anh.

Hôm 21/3, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) nói với BBC mặc dù có những khó khăn, cản trở, cuộc thảo luận cà-phê nhân quyền đã vẫn diễn ra như dự kiến.

Cũng hôm thứ Năm, ban tổ chức buổi cà-phê nói với BBC đại diện của chính quyền, trong đó có cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã không tham dự cuộc thảo luận, mặc dù đã được mời.

Trước đó, trong cuộc thảo luận lần thứ nhất, được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014, đại diện các cơ quan an ninh chính trị và cục xuất nhập cảnh cũng đã không nhận lời mời của Mạng lưới Blogger Việt Nam dự sự kiện cà-phê nhân quyền.


BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140320_vn_human_right_cafe_hanoi...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #77 - 02. May 2014 , 08:40
 

 
  HUỲNH THỤC VY ĐIỀU TRẦN TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ


   
Kính thưa cử toạ,

    Trước nay, tôi khá ngạc nhiên thấy nhiều NGO quốc tế bảo vệ phụ nữ vẫn đến Việt Nam hằng năm để thảo luận và hợp tác với Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Nhà nước Việt Nam về các vấn đề như bao lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, nô lệ tình dục... Thế nhưng, sự xâm phạm quyền phụ nữ vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn.

    Chính quyền Việt Nam để mặc cho những kẻ môi giới lừa nạn nhân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; khi có tình trạng bóc lột sức lao động xảy ra, chính quyền làm ngơ. Những trường hợp buôn người làm nô lệ tình dục cũng tương tự; dù nạn nhận có chạy đến kêu cứu các đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại cũng không được giúp đỡ, thậm chí bị đại sứ quán chỉ điểm để nạn nhận bị bắt trở lại.

    Thật mỉa mai, chính quyền vẫn rêu rao bảo vệ phụ nữ nhưng họ vẫn tiếp tục bị chà đạp. Đơn giản là hầu hết các NGO quốc tế không hiểu biết sâu sắc về bản chất và cơ cấu vận hành hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại đây, luật pháp và hệ thống công an là công cụ đàn áp đối lập chứ không phải để bảo vệ nạn nhân của sự chà đạp. Ngay cả khi tội phạm xảy ra ngay trên đất nước này thì tiền bạc và mối quan hệ với những người có thế lực mới là thứ quyết định phán quyết của Toà án chứ không phải là bằng chứng hiện trường và các nguyên tắc Công lý.

    Hội Liên Hiệp Phụ nữ chỉ là một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, mà Mặt trận này lại là công cụ của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm kiểm soát xã hội, tập hợp các hoạt động dân sự vào tầm ngắm của quyền lực chính trị độc tài. Đó cũng là cách triệt tiêu xã hôi dân sự một cách tinh vi. Vì thế, bên ngoài, dưới mắt các NGO quốc tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức xã hội đại diện cho quyền phụ nữ nhưng thực chất, nó là một tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản, có cơ cấu hoàn toàn giống một cơ quan Nhà nước với chi bộ Đảng được đặt ngay trong Hội LHPN từ cấp toàn quốc đến địa phương, và đường lối của Đảng cộng sản được các thành viên Hội này thông suốt hơn bất cứ giá trị nữ quyền nào.

    Mặc dù Việt Nam vừa trúng cứ vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cuối năm 2013, nhưng đối với những nhà quan sát nhiều kinh nghiệm, tình huống này không khác tấn hài kịch năm 2003 khi Lybia dưới chế độ độc tài Gaddafi trúng cử chức Chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền LHQ. Cuộc bắt bớ bà Bùi Hằng cùng hai người khác và những đàn áp liên tiếp nhắm vào ông Nguyễn Bắc Truyển và gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn là những chứng minh cho bức tranh tối tăm của tình hình Nhân quyền Việt Nam.

    Việt Nam hiện tại có một lỗ hổng lớn về xã hội dân sự và các nhóm hoạt động nhân quyền và đối kháng với Nhà nước đang dần hình thành ở Việt Nam với triển vọng lấp đầy chỗ trống đó và với mục tiêu đặt nền móng vững chắc cho chế độ Dân chủ. Trong bối cảnh Nhân quyền vẫn bị chà đạp, các nhà hoạt động Nhân quyền vẫn là mục tiêu trả đũa của các hành vi bao lực xuất phát từ chính quyền độc tài và nữ giới Việt Nam vẫn là thành phần dễ tổn thương nhất, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2013.

    Với tư cách là một trong những người khởi xướng sáng kiến thành lập Hội và là một blogger đã quan sát hệ thống cầm quyền và tình hình nhân quyền Việt Nam, tôi nhận thức rõ nhu cầu tồn tại của một Hội như thế. Và nếu chúng tôi thành công bất chấp sự đàn áp ngày càng thô bạo của chính quyền, trong tương lai, chúng tôi sẽ đảm nhận vai trò đối trọng với Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam của chính quyền độc tài.

    Chúng tôi cho rằng việc thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam thực sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền. Tất cả các hoạt động của chúng tôi đều nhằm:
    - Gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền.
    - Lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm phẩm giá và các Nhân quyền cơ bản.
    - Chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về Nhân quyền và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng phụ nữ và Nhân quyền.

    Đối với chúng tôi, không gì quan trọng hơn là:
    _Nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về Nhân phẩm và Nhân quyền vì chsung tôi nghĩ rằng khi người ta biết, họ mới nỗ lực bảo vệ được các giá trị này;
    _Đảm bảo các trường hợp vi phạm Nhân quyền không bị bưng bít thông tin, vì sự thiếu thông tin và bỏ mặc sẽ khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn;
    _Và tạo một không gian dân sự đáng tin cậy cho phụ nữ Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội Dân chủ Pháp trị và tôn trọng Nhân quyền.
    Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam cam kết ngay từ đầu là một tổ chức xã hội dân sự, phi chính trị, góp vai trò của mình vào mục tiêu kiến tạo một xã hội Việt Nam tôn trọng Nhân quyền, và là một bộ phận không tách rời trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới.

    Chúng tôi có những thuận lợi nhờ xu hướng của thế giới ngày nay là dành sự quan tâm và những ưu tiên đặc biệt dành cho nữ giới. Do đó, ngay từ khi thành lập chúng tôi đã nhận được sự cổ vũ rất lớn từ nhiều người Việt ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, nhất là từ những nhà hoạt động Nhân quyền. Thứ hai, các nhà hoạt động nhân quyền là nữ giới phải gánh chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới rất nhiều do hoàn cảnh xã hội và văn hóa Việt Nam; nên khi một tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ xuất hiện đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của tình hình, chúng tôi dành được uy tín nhất định trong giới hoạt động bảo vệ Nhân quyền, có triển vọng hoạt động lâu dài cùng lịch sử đất nước và kết nạp thành viên tương đối dễ dàng.

    Thế nhưng, không phải là không có những khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã gặp phải sự bôi nhọ từ phía đội ngũ dư luận viên của chính quyền, cho rằng chúng tôi là một tổ chức ngoại vi của một đảng phái chính trị đang bị chính quyền Việt Nam xếp vào hàng “khủng bố”; dù sự thực, những người trong Ban điều hành đều phi đảng phái và nhóm chúng tôi đã tuyên bố mình là một tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa. Với danh sách thành viên công khai của Hội, chính quyền cũng tung đội ngũ an ninh đến từng gia đình thành viên để gây áp lực họ rút khỏi Hội. Thứ nữa, chính quyền Việt Nam luôn sợ việc liên kết các nhà hoạt động Nhân quyền trong một tổ chức, càng sợ họ càng chĩa mũi dùi đàn áp mạnh về phía chúng tôi, đặc biệt các thành viên trong Ban điều hành là những người bị theo dõi thường xuyên và tất nhiên chúng tôi phải sẵn sàng cho những hành vi đàn áp nghiêm trọng trong tương lai. Chính sự đàn áp của chính quyền tạo nên một thách thức khác cho chúng tôi, đó là nhiều thành viên của chúng tôi ngại tụ họp và tham gia các hoạt động thực tế ngoại tuyến; do đó, chúng tôi vẫn thiếu nhân sự thực sự làm việc.

    Dù chỉ mới vài tháng đi vào hoạt động, chúng tôi đã có vài kinh nghiệm đáng kể có thể chia sẻ với những nhà hoạt động đang nỗ lực liên kết lại trong một nhóm dân sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất mà các nhóm hoạt động cần có, đó là một hạt Nhân tốt. Nghĩa là các thành viên cốt cán của Nhóm phải kết hợp lại chặt chẽ tạo thành Hạt nhân của Nhóm, và Hạt nhân này phải có chất lượng: có tri thức tổ chức, có mối quan hệ với truyền thông và các nhóm hoạt động khác và có thiện chí làm việc chung trong tinh thần trách nhiệm.

    Hôm nay tôi vô cùng vinh hạnh được chia sẻ tâm tư với quý vị. Thay mặt Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, tôi xin cám ơn quý bẵng hữu đã cho tôi cơ hội tuyệt vời này. Sự ủng hộ của quý vị từ những ngày đầu thành lập và trong lương lai chắc chắn sẽ giúp chúng tôi hoàn thành các cam kết của mình một cách tốt đẹp nhất. Xin đa tạ tất cả quý vị.


    HUỲNH THỤC VY


...

https://www.youtube.com/watch?v=5l2ZG4cB2tY
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #78 - 25. Aug 2014 , 20:46
 

CÁC NƯỚC ĐANG QUAN TÂM PHIÊN TÒA CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG.



...

Thưa các bạn, hiện nay, trong giờ phút nầy, nhiều quốc gia đang theo dõi sát phiên tòa tại Đồng Tháp. Qua kênh ngoại giao liên lạc được thì nhiều quốc gia đang chú tâm tới vụ án Bùi Thị Minh Hằng và các tín đồ PGHH.

Những nước đang quan tâm và theo dõi gồm có Liên Minh Châu Âu , Mỹ, Thụy Điển ,Úc , Bỉ , Tây Ban Nha , Nauy ,Canada , Đức và Thụy sĩ.

Nhiều anh chị đã và đang liên lạc thêm nhiều quốc gia khác để hỗ trợ cho chị Bùi Thị Minh Hằng tại tòa án Đồng Tháp.
— with Hồng Mỹ Phạm and 3 others.

f Thuỳ Trang Nguyễn
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #79 - 21. Oct 2014 , 23:52
 

Các tổ chức nhân quyền và quốc tế vui mừng chào đón tin mừng anh Điếu Cày được tự do


...

Danlambao - Sau khi nhận được tin anh Điếu Cày được trao trả tự do nhưng bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, Danlambao đã thông báo đến các cơ quan, tổ chức nhân quyền quốc tế vốn đã lên tiếng, vận động cho tự do của anh trong suốt những năm anh bị lao tù.

Mặc dù không hài lòng trước việc anh bị áp dẫn từ trại tù đến thẳng sân bay Nội Bài và gia đình anh không được thông báo để gặp anh, mặc dù xem việc anh bị trục xuất ra khỏi nước là một hành động không thể chấp nhận được từ phía nhà nước CSVN, các tổ chức đã bày tỏ sự vui mừng về việc anh được tự do.

Trung Tâm Văn Bút Canada xem đây là một thông tin đáng mừng và ngỏ lời sẽ hỗ trợ tất cả những gì blogger Điếu Cày cần đến trong tương lai vì anh là thành viên danh dự của Văn Bút Toronto, và cũng là người được vinh danh nhận giải thưởng One Humanity Award của Trung Tâm Văn Bút Toronto trao tặng khiếm diện tháng 11/ 2013 vừa qua, và đã được một người bạn của anh Điếu Cày nhận thay anh. Số tiền $5,000 của giải thưởng sau đó cũng đã được chuyển đến thân nhân gia đình anh Điếu Cày.

International Freedom of Expression Exchange (IFEX) tại Canada là tổ chức đã phát động chiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày trên toàn thế giới cũng đã email chúc mừng anh Điếu Cày.

Từ London, Anh Quốc cơ quan Legal Media Defence Initiative, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của các nhà báo, bloggers cũng đã xem đây là một thành quả đáng mừng. Đại diện của tổ chức này cũng muốn gửi lời thăm hỏi và chúc mừng đến anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Văn phòng Ân Xá Quốc Tế tại Canada cũng lấy làm vui mừng và phấn khởi khi nhận được tin anh Điếu Cày thoát cảnh ngục tù. Tưởng cũng nên biết chỉ mới vài ngày qua, tổng thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế, ông Alex Neve, đã gửi thư khẩn kêu gọi tất cả các thành viên của Hội trên toàn thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư để gửi cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Canada và nhà cầm quyền VN để yêu cầu trả tự do cho anh ĐC ngay tức khắc và vô điều kiện. Do đó, khi nhận được tin vui bất ngờ này, ông đã gửi thư chúc mừng đến Danlambao, nhờ chuyển đến gia đình anh Điếu Cày, và cho biết ông muốn được tiếp tục nhận tin cập nhật về anh Điếu Cày và sẵn sàng giúp đỡ anh trong tiến trình hội nhập ở xứ người khi anh cần đến.

Ngoài ra, từ Luân Đôn, văn phòng Ân Xá Quốc Tế cũng chia xẻ sự lo lắng và quan ngại khi biết anh Điếu Cày bị trục xuất một cách bất ngờ, chính gia đình cũng không nhận được thông báo từ nhà cầm quyền VN, và anh đã không thể tiếp tục sống trên đất nước của anh cùng với gia đình tại Việt Nam. Bà đã bày tỏ sự bất bình khi nhà nước VN đã không cho phép anh được tự do gặp gỡ thân nhân, dù là lần cuối trước khi bắt buộc anh phải rời khỏi quê hương.

Tổ chức Civil Rights Defenders cũng đã gửi lời chúc mừng khi nhận được tin anh Điếu Cày vừa được tự do. Thời gian qua, đã có ít nhất là 3 lần các luật sư nhân quyền quốc tế đã gửi đơn đến các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu nêu vấn đề với phía nhà nước Việt Nam, và đòi hỏi đại diện chính phủ VN tại Liên Hiệp Quốc phải trả lời chính thức và cập nhật tin tức về tình trạng anh Điếu Cày trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Nhiều bạn hữu trong làng báo ngoại quốc tại Anh quốc, Canada, Hoa Kỳ, Á Châu... cũng đã gửi thư đến Danlambao nhờ chuyển lời thăm hỏi và chúc mừng anh Điếu Cày, "một blogger hy hữu của Việt Nam", vừa đến được bến bờ tự do. Một trong các cây viết kỳ cựu của BBC, Luân Đôn đã nhận định rằng đây quả là một thành quả đáng khích lệ của tất cả những bạn hữu đồng hương của Điếu Cày đã không ngừng nghỉ vận động cho anh trong suốt các năm qua để các cơ quan nhân quyền quốc tế không thể quên anh, và chính phủ các nước tự do phải biết đến trường hợp của anh để đồng lên tiếng vận động cho anh với nhà cầm quyền Việt Nam, đưa đến kết quả của ngày 20/10/2014: Ngày Tự Do Của Điếu Cày!!!


http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/cac-to-chuc-nhan-quyen-va-quoc-te-vui.ht...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 
Send Topic In ra