Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Read 13110 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
14. May 2010 , 23:53
 
Thư lên tiếng của 2 dân biểu Úc Châu về trường hợp 4 tù nhân chính trị tại Việt Nam


...
Dân biểu Jason Clare & Chris Hayes

Ngày 12 tháng Năm 2010

Thượng Nghị Sĩ Stephen Smith
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Parliament House
CANBERRA ACT 2600

Kính gửi Bộ Trưởng Stephen Smith,

Chúng tôi viết thư nầy đại diện cho những người ủng hộ đảng Việt Tân, mà gần đây có gặp gỡ chúng tôi về trường hợp của 4 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam.

Việt Tân là một tổ chức có nhiều thành viên khắp nơi trên thế giới tranh đấu cho một nền dân chủ bền vững tại Việt Nam và đòi hỏi công lý cho những nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam.

Chúng tôi được Đảng Việt Tân cho biết rằng Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân và Linh mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý đã bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm về tội danh chống lại nhà nước liên quan đến quan điểm chính trị và tôn giáo của họ.

Trần Khải Thanh Thủy đã kháng án và đã ra toà tại Hà Nội ngày 16 tháng Tư 2010.

Những người ủng hộ Việt Tân rất lo ngại về sự an nguy của những tù nhân nói trên và tin rằng họ đã bị bỏ tù một cách bất công vì đã bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình một cách ôn hòa.

Chúng tôi yêu cầu Ông khẩn cấp đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam hãy ngưng những hành động bắt bớ, giam tù những cá nhân bày tỏ chính kiến ôn hòa.

Với mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh như vầy, chúng tôi rất mong Chính phủ Úc cứu xét vấn đề nầy một cách khẩn cấp.

Cảm ơn Ông.

Jason Clarke
Dân biểu vùng Blaxland

Chris Hayes
Dân Biểu vùng Werriwa


Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 12:33 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Reply #1 - 15. May 2010 , 00:10
 
Đức Giám Mục Ba Lan: Chúng ta phải nói to lên Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam



...
Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc


"Tình hình của Giáo Hội tại Việt Nam rất giống với tình hình Giáo Hội Ba Lan chúng ta trong hai thập niên 60 và 70, khi đó nhà cầm quyền cộng sản đàn áp thẳng tay người Công Giáo chúng ta,”
Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã trả lời như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình trong khuôn khổ ngày Hiệp Thông, Liên Đới và Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam.


“Đáng tiếc là giờ đây chúng ta thấy những gì đã diễn ra ở Ba Lan lại được tái diễn tại Việt Nam,” Đức Cha Skworc than phiền.

Ngài nhấn mạnh “Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”

Ngày Hiệp Thông, Liên Đới và Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam là sáng kiến của Ủy Ban Truyền Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ba Lan. Trong ngày 4/2, nhiều buổi cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đã diễn ra trong cả nước Ba Lan. Cả các dòng nữ Chiêm Niệm cũng tham gia cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.

Trong khi đó, các báo chí Ba Lan như tờ Gazeta Wyborcza có những bài sưu khảo rất công phu về tình trạng của Giáo Hội Việt Nam trong suốt 350 năm qua, và đặc biệt những năm gần đây khi Giáo Hội phải đương đầu với những vụ như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Vĩnh Long, Loan Lý, Long Xuyên, Bầu Sen, Cồn Dầu…

Nguyễn Việt Nam

Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #2 - 20. May 2010 , 20:38
 
ÂN XÁ QUỐC TẾ BIỂU TÌNH TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ANH QUỐC ĐÒI THẢ TÙ CHÍNH TRỊ




Tin Luân Đôn -

Hôm Chủ Nhật vừa qua tổ chức Ân Xá Quốc Tế tức Amnesty International đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước tòa Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Luân Đôn để đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Theo tổ chức nầy cho biết việc giam giữ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm bằng cách áp đặt một bản án hình sự cho họ là một hành động vi phạm công ước quốc tế.

Hàng trăm tờ flyer đã được phát cho bộ hành chung quanh khu vực biểu tình và nhiều người Anh quốc đã tham gia vào việc ký kháng thư gởi nhà cầm quyền Hà Nội đòi trả tự do toàn diện cho các tù nhân nói trên.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói là họ bỏ một số kháng thư vào thùng thư của tòa Đại sứ vì cổng vào tòa Đại sứ bị đóng chặt, và sẽ gởi thêm các thư mới cho tòa Đại sứ, nhưng họ không hy vọng tòa Đại sứ tại Luân Đôn chuyển về cho Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam, vì họ biết là các viên chức sứ quán thường giấu nhẹm các tin tức làm dị ứng nhà cầm quyền trong nước.

Ông Lee Lindsey, trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình nói nhiều người Anh lái xe đi ngang khu vực biều tình đã ngừng xe hỏi thăm mục đích cuộc biểu tình đọc tờ rơi và tự nguyện đến ký tên vào kháng thư. Tham dự bên cạnh Ân Xá Quốc Tế, về phía Việt Nam có các thành viên của của cộng đồng người Việt tại Anh.

Cuộc biểu tình kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều cùng ngày.(SBTN)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #3 - 23. May 2010 , 05:56
 
Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) lo ngại CSVN tra tấn tù nhân chính trị và kêu gọi thả ngay lập tức các nhà hoạt động ôn hòa



(New York, ngày 20 tháng Năm, 2010) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tuyên bố, ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam phải được thả ngay lập tức. Họ bị bắt giam từ tháng Hai năm 2010; cho đến nay, gia đình những người này hầu như không có tin tức gì về họ.

- Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hố Chí Minh.
-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai,
- Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, công an nói với gia đình họ rằng ba người này bị bắt vì rải truyền đơn chống chính phủ. Tuy nhiên, thực tế họ có bị truy tố vì tội danh gì hay không thì vẫn chưa rõ.

“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”

Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công Nông và đã từng bị tù 18 tháng vào năm 2006 với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ”. Thân phụ của Chương, ông Đoàn Văn Diên, cũng bị bắt với tội danh trên cùng năm 2006, hiện vẫn đang bị giam ở Trại B5, thuộc tỉnh Đồng Nai.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh tích cực ủng hộ phong trào khiếu kiện của Dân Oan, hỗ trợ công nhân nghèo và nông dân mất đất đòi chính quyền phải xem xét lại việc đền bù cho họ.

Kể từ khi bị bắt – mà không một đài báo chính thức nào ở Việt Nam đưa tin – chính quyền vẫn không cho phép gia đình và luật sư liên lạc với ba người này, ngoại trừ một lần thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh được gặp con vào ngày 14 tháng Năm.

Các cơ quan quản lý trại giam ở Việt Nam thường xuyên ngược đãi và tra tấn tù nhân chính trị trong quá trình thẩm vấn nhằm ép họ ký tên vào bản nhận tội đã được viết sẵn, buộc họ khai báo thông tin về những nhà hoạt động khác. Trong thời gian tạm giữ chờ xét xử, có khi kéo dài tới 20 tháng, tù nhân chính trị thường bị cùm biệt giam trong các xà lim tối và không được sự đãi ngộ nào khác ngoài các cuộc thẩm vấn và sự ngược đãi.

Biệt giam người, không cho phép liên hệ với bất cứ ai khác suốt ba tháng, không cho họ tiếp cận các nguồn trợ giúp pháp lý cũng đồng nghĩa với việc giam giữ dài hạn một cách tùy tiện, vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.

Muốn biết thêm các thông cáo của HRW về Việt Nam, xin vào xem trang mạng:
http://www.hrw.org/en/asia/vietnam
Muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở New York, Phil Robertson (bằng tiếng Anh): +1-917-378-4097 (di động)
Ở Washington, DC, Sophie Richardson (bằng tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông ): +1-202-612-4341; hoặc : +1-917-721-7473 (di động).

Back to top
« Last Edit: 23. May 2010 , 05:57 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #4 - 28. May 2010 , 05:14
 
Việt Nam tiếp tục bị lên án vì những vi phạm nhân quyền



Thanh Phương RFI

Chỉ trong tháng này, ba bản báo cáo của các tổ chức quốc tế đã một lần nữa chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận.

Theo Phóng Viên Không Biên Giới, " trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng đầu năm 2011, phe bảo thủ đã mở chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai".

Trong bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2009 , công bố hôm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhấn mạnh rằng, tại Việt Nam quyền tự do ngôn luận tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, cả trong báo in, phát thanh truyền hình, lẫn Internet. Bản báo cáo nhắc lại là từ tháng 5/2009, đã bắt đầu một đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích chính phủ.

Chính quyền khẳng định đã phá vỡ một âm mưu « gây phương hại an ninh quốc gia », có liên hệ đến 27 người. Họ bị truy tố chiếu theo điều khoản 27 bộ luật hình sự vì bị coi là có « âm mưu lật đổ chính quyền ».
Một trong số những người này đã bị tuyên án 5 năm rưỡi tù giam trong tháng 12 và trước cuối năm 2009, ít nhất 4 người khác đã bị giam chờ xét xử.

Ân Xá quốc tế đặc biệt nêu trường hợp của luật sư Lê Công Định, không chỉ đã bị bắt, mà còn bị rút giấy phép hành nghề. Do chỉ đề cập đến tình hình năm 2009, nên báo cáo của Ân xá Quốc tế không nói đến vụ xử Lê Công Định và ba người khác là Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức. Bốn người này đã bị tuyên án từ 5 đến 16 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vào tháng giêng. Các bản án này đã được giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm ngày 11/5 vừa qua, trừ ông Lê Thăng Long được giảm từ 5 xuống còn 3 năm tù.

Trong bản báo cáo, Ân Xá quốc tế cũng nhắc lại là tính đến cuối năm ngoái, ít nhất 31 tù chính trị vẫn còn bị giam giữ ở Việt Nam, trong đó có hai sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và linh mục Nguyễn Văn Lý. ( Lê Thị Công Nhân thì nay đã mãn hạn tù và đang thi hành án quản chế. Cha Nguyễn Văn Lý thì tạm thời được tự do để về Huế chữa bệnh ).

Ân xá Quốc tế còn đề cập đến vụ xử chín nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội và Hải Phòng, trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Họ đã bị tuyên án từ 3 đến 6 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam »

Về số phận các tù chính trị Việt Nam, trong bản báo cáo ra ngày 20/5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã từng bày tỏ mối quan ngại về trường hợp của ba nhà hoạt động trẻ bị bắt vào tháng 2 năm nay và bị biệt giam từ đó cho đến nay, đó là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, chuyên hoạt động bảo vệ người lao động và dân oan.,

Theo Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tra tấn tàn nhẫn để buộc ba thanh niên này nhận tội.

Chỉ vài ngày sau, hôm qua, Human Rights Watch lại ra thêm một báo cáo mới đặc biệt đề cập đến những vụ tấn công vào các nhà bất đồng chính kiến trên mạng. Bản báo cáo đã liệt kê một danh sách rất dài những blogger, những nhà bất đồng chính kiến bị sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm trong sáu tháng qua, từ vụ blogger Tạ Phong Tần bị câu lưu trong tám tiếng đồng hồ ngày 9/5, vụ nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại và Internet từ ngày 8/5, cho đến những vụ đánh phá các trang mạng như Bauxite Việt Nam, talawas v.v. . .

Về vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam, trong danh sách 40 nhà lãnh đạo chống tự do báo chí do tổ chức Phóng viên không biên giới công bố nhân ngày tự do báo chí quốc tế 3/5 vừa qua, có tên của tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nhận định rằng " trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng vào đầu năm 2011, ông Nông Đức Mạnh, đứng đầu phe bảo thủ trong đảng đã mở chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai. »
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #5 - 30. May 2010 , 22:52
 


HRW tố cáo Hà Nội trấn áp người bất đồng chính kiến


Ủy ban Theo dõi Nhân quyền tố cáo Hà Nội trấn áp người bất đồng chính kiến



Hà Nội - Ủy ban Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng cuộc tấn công tinh vi nhắm vào người bất đồng chính kiến, những người đã từng bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa trên mạng internet, bao gồm bắt giữ và hăm dọa những bloggers chống đối nhà nước.

“Trong vòng hai tháng qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ tối thiểu bảy bloggers độc lập, thẩm vấn kéo dài và trong một vài trường hợp đã đánh đập họ,” tổ chức HRW có trụ sở ở Nữu Ước cho hay trong bản thông báo của mình.

“Sự sách nhiễu ngày càng tăng này xảy ra cùng lúc với tin tặc tấn công mạng một cách có hệ thống, nhắm vào những trang mạng của những bloggers này, cũng như các nhà tranh đấu khác ở Việt Nam và ở hải ngoại.”

HRW đưa ra trường hợp của ông Hà Sĩ Phu như là một trường hợp điển hình, ông là một người bất đồng chính kiến mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt internet của ông sau khi họ kết ông tội phát tán tin tức chống nhà nước.

...

“Kể từ tháng Chín năm 2009, nhà nước Việt Nam đã tấn công, phá hoại hơn hằng chục trang mạng và blogs của người Việt Nam,” theo bản thông báo của HRW.

Mục tiêu của những cuộc phá hoại này bao gồm trang mạng do những giáo dân Thiên Chúa giáo thành lập để chỉ trích nhà nước trưng thu tài sản của giáo hội, những diễn đàn tranh luận chính trị và một trang mạng chuyên về mội trường chống kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên do nhà nước cộng sản chủ trương.

“Nỗ lực phá hoại các trang mạng và trấn áp những nhà bất đồng chính kiến do nhà nước cộng sản Việt Nam đứng đằng sau để dập tắt những tranh luận mở rộng và tự do trên internet là một bằng chứng buồn bã cho thấy thái độ thù nghịch dành cho tự do ngôn luận và những nhân quyền căn bản của chế độ này,” phó giám đốc Ủy ban Theo dõi Nhân quyền vùng Á châu ông Phil Robertson nói.

Các nước viện trợ phương Tây đã lên tiếng năm rồi cho rằng những hạn chế, trói buộc của nhà nước cộng sản Việt Nam áp đặt lên lãnh vực truyền thông và các trang mạng hăm dọa tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Các nhà phân tích thời cuộc, các tổ chức hoạt động bảo vệ nhân quyền và giới ngoại giao ngoại quốc ở Hà Nội nói rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ.

Bản tin trên mạng của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có nêu lên một số trường hợp mới xảy ra gần đây nhất:

• Ngày tám tháng Năm năm 2010, nhà cầm quyền địa phương đã cắt đứt đường điện thoại và internet ở nhà ông Hà Sĩ Phu theo lệnh của Phòng Thông tin và Báo chí, dựa vào bản điều tra của công an cho rằng ông Phu dùng điện thoại và internet để chuyển thông tin “chống nhà nước”. Trang mạng và blog của ông Hà Sĩ Phu thường bị phá tính từ đầu năm nay.
...

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ... thời đại internet.

• Hôm 1 tháng Năm, công an bắt giữ hai bloggers, Vũ Quốc Tứ (còn được biết đến dưới tên Uyên Vũ) và Hồ Điệp (còn được biết đến dưới tên Trăng Đêm) ở phi trường Tân Sơn Nhất trong lúc họ chờ phi cơ đi Vọng Các (Bangkok) hưởng tuần trăng mật. Công an thẩm vấn cặp vợ chồng này trong nhiều giờ và cấm họ đi ngoại quốc với lý do “ảnh hưởng nền an ninh quốc gia”.

• Sáng ngày 28 tháng Tư, cô Lưu Thị Thu Trang, một thành viên của Khối 8046 là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ, đã bị công an hành hung ngay trước mặt đứa con 5 tuổi của cô. Công an sau đó đưa cô Thu Trang về đồn, tiếp tục thẩm vấn cô trong nhiều giờ liên tục, và cùng lúc công an đánh cô trên cổ, trên mặt trong suốt thời gian thẩm vấn này.

• Một blogger khác là cô Tạ Phong Tần, đã bị bắt tối thiểu là ba lần trong tháng qua, lần cuối là ngày 9 tháng Năm. Hôm 20 tháng Tư, công an xông vào nhà và bắt cô ra đồn công an để thẩm vấn. Tạ Phong Tần là một cựu sĩ quan công an và blog của cô thường đề cập đến tình trạng tham nhũng và bất công trong hệ thống luật pháp Việt Nam. “Cũng giống như lần cuối (ngày 13 tháng Tư)”, cô Phong Tần viết trên blog của mình, “Tôi không được phép đánh răng hay rửa mặt. Vẫn còn đi chân đất và mặc áo quần ngủ khi tôi bị bắt về đồn công an thẩm vấn.”

• Hôm 17 tháng Tư, công an bắt giữ và thẩm vấn ông Phan Thanh Hải -- một blogger được biết đến dưới tên Anh Ba Sài Gòn, người thường báo cáo việc lấy đất bất hợp lệ của nhà nước – và ông Lê Trần Luật, là một luật sư bảo vệ cho giáo dân Thiên Chúa giáo ở Giáo phận Thái Hà, khi những người này biểu tình phản đối nhà nước cộng sản trưng thu tài sản của giáo hội. Cả hai ông Hải và Luật đều đã được thả ra sau nhiều giờ bị giam và thẩm vấn.


© DCVOnline

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Lên Tiếng Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam
Reply #6 - 01. Jun 2010 , 01:54
 
Ân xá Quốc tế tiếp tục chỉ trích VN


Amnesty International là tổ chức đã từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1977

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vừa công bố phúc trình 2010, trong đó viết Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp.

Phúc trình nhìn lại năm 2009 nhận định rằng việc trấn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã tăng lên, với nhiều vụ bắt giữ các nhân vật đấu tranh chính trị và nhân quyền, những người chỉ trích tình trạng tham nhũng và chính sách của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc.
"Trong đa số các trường hợp, quan ngại về an ninh quốc gia được lấy ra làm lý do bắt giữ và điều tra hình sự."

Chính phủ Việt Nam chưa có phản hồi gì về bản phúc trình mới nhất này.

Amnesty International nói chính phủ Việt Nam không chấp thuận các khuyến cáo của quốc tế, như sửa chữa hoặc loại bỏ các điểm đề cập tới an ninh quốc gia trong Luật hình sự 1999, vốn không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; bỏ các hạn chế đối với bất đồng chính kiến, đối lập chính trị, quyền tự do ngôn luận và hội họp; và trả tự do cho tù nhân lương tâm.

Tổ chức này cũng cho hay bắt đầu từ tháng Năm 2009, tại Việt Nam có một làn sóng bắt bớ mới nhằm vào giới đấu tranh dân chủ và những người chỉ trích chính quyền. Cơ quan chức năng ở Việt Nam nói đã "phá tan âmmưu phá hoại an ninh quốc gia" và bắt 27 người liên quan.

Ân xá Quốc tế nhắc tới trường hợp luật sư Lê Công Định, người bị bắt hôm 13/06/2009, nói rằng ngay sau khi ông Định bị bắt, báo chí trong nước đã có chiến dịch bài xích ông và ông đã bị thu thẻ hành nghề.
Bản phúc trình viết rằng còn ít nhất 31 tù chính trị hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam sau khi bị xét xử một cách bất công. Đa số họ bị xử theo Điều 88 bộ Luật Hình sự về tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam.

"Giới chức an ninh tiếp tục bắt bớ, sách nhiễu và giám sát chặt chẽ các thành viên của các nhóm tôn giáo bị cho là chống đối chính quyền."

Phúc trình của Amnesty International cũng đề cập tới trường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các vụ biểu tình phản đối của người Công giáo thời gian qua.

Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam luôn nói rằng các chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế là dựa trên thông tin "bịa đặt", không đúng với thực tế, và tuyên bố Việt Nam luôn cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo.

Kiểm duyệt mạng

Trong khi đó, một tổ chức theo dõi nhân quyền có tiếng khác là Human Rights Watch (HRW), trụ sở tại New York, cũng ra thông cáo lên án việc mà tổ chức này gọi là cuộc tấn công "tinh vi và quy mô" của chính quyền Việt Nam nhằm vào bất đồng chính kiến trên mạng.

Theo Human Rights Watch, cuộc tấn công này có hai nhánh: một là bắt giữ và sách nhiễu các blogger độc lập; và hai là cho tin tặc đánh phá các website chỉ trích chính phủ.

Human Rights Watch cáo buộc trong hai tháng lại đây, đã có ít nhất 7 blogger độc lập bị bắt giữ và tra khảo. Các website có tính đối kháng ở trong nước và hải ngoại cũng bị tin tặc tấn công, nhiều trang bị tê liệt và phải ngừng hoạt động.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, viết: “Chính quyền nhằm vào các cây bút trên internet này vì họ dám nói lên các ý kiến độc lập, chỉ trích chínhg sách của nhà nước và phơi bày những điều sai trái".

Một chiến thuật mới là dùng tin tặc để đánh phá các website có nội dung chống đối. Human Rights Watch nói họ nhận được thông tin về bằng chứng rằng một số trang web như Thông luận hay Dòng Chúa cứu thế đã bị tấn công từ địa chỉ IP của Viettel, công ty viễn thông quân đội.

Human Rights Watch tuyên bố: "Chính phủ Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ internet Việt Nam phải chấm dứt các cuộc tấn công trên mạng."

Human Rights Watch viết: từ tháng Chín 2009, hàng chục website đã bị tin tặc tấn công bằng phương thức gây lỗi DDoS, trong khi các trang tin của các hãng quốc tế bằng tiếng Việt kể cả của BBC cũng bị một số nhà cung cấp dịch vụ internet chặn bằng tường lửa.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Reply #7 - 10. Jun 2010 , 14:17
 
Quốc tế Công đoàn chỉ trích Việt Nam đàn áp các công đoàn độc lập



Thanh Phương RFI

Báo cáo của Liên đoàn Quốc tế Công đoàn (CSI) về tình hình năm 2009 cho biết có đến 101 nhà hoạt động công đoàn đã bị giết hại trong năm qua, tăng 30%. Riêng về Việt Nam, báo cáo lên án việc chính phủ tiếp tục đàn áp các công đoàn độc lập.

Hôm nay, nhân hội nghị Tổ chức Lao động Quốc tế ở Genève, Liên đoàn Quốc tế Công đoàn ( CSI ) đã ra một báo cáo về tình hình thực hiện quyền công đoàn trên toàn thế giới trong năm 2009. Trong bản báo cáo này, Liên đoàn quốc tế công đoàn đặc biệt lên án việc có đến 101 nhà hoạt động công đoàn đã bị giết hại trong năm qua, tăng 30% chỉ trong một năm, phần lớn là ở châu Mỹ Latinh.

Trong phần nói về Việt Nam, Liên đoàn quốc tế công đoàn lên án việc chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các công đoàn độc lập. Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, người lao động không có quyền tự thành lập hoặc gia nhập một công đoàn không thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tức là công đoàn chính thức, do Đảng Cộng sản kiểm soát. Nhưng Tổng liên đoàn này ngày càng bị chỉ trích vì làm việc thiếu hiệu quả. Ở Việt Nam, các cuộc đình công thường do chính các nhóm người lao động phát động, ngay cả tại những nơi có đại diện công đoàn chính thức. Chính quyền điạ phương và đại diện công đoàn chính thức thường đứng ra làm trung gian thương lượng giữa công nhân với ban giám đốc. Nhưng trong các cuộc thương lượng đó, Tổng liên đoàn lao động thường lo bào vệ quyền lợi của chính quyền và công ty.

Người lao động phải đình công tự phát bởi vì các thủ tục để tổ chức đình công theo đúng luật rất là phức tạp và bởi vì người lao động cho rằng đình công là phương cách duy nhất để buộc tôn trọng quyền lợi của họ và đa số các công đoàn cơ sở không làm đúng chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo báo cáo của Liên đoàn quốc tế , trong năm 2009, số vụ đình công tự phát ở Việt Nam đã giảm 70% so với năm 2008, theo các số liệu của chính phủ, nhưng đó không phải là do điều kiện làm việc được cải thiện, mà là do nhiều người sợ bị mất việc, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vào tháng 5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch cũng đã ra một báo cáo về việc đàn áp những người muốn thành lập các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, từ năm 2006, ít nhất tám nhà hoạt động công đoàn độc lập đã bị kết án tù, dựa trên những lời cáo buộc rất đáng ngờ về xâm hại an ninh quốc gia. Hai người đã được trả tự do , đó là Trần Thị Lệ Hồng, một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông , được thả vào tháng 2/2009 và Huỳnh Việt Lang, thành viên Đảng Dân chủ Nhân dân, ra tù vào tháng 5 năm ngoái. Ít nhất ba người hiện còn bị giam giữ tính đến hết năm 2009, đó là Đoàn Văn Diên, cũng là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông, Trần Quốc Hiền, phát ngôn viên của tổ chức này và luật sư Lê Thị Công Nhân. Lê Thị Công Nhân thì đã mãn hạn tù và hiện đang thi hành lệnh quản chế.


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền VN
Reply #8 - 22. Jul 2010 , 09:47
 

19 Dân biểu Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng Clinton nêu vấn đề nhân quyền khi sang Việt Nam


Ngày 15/07, 19 dân biểu Hoa Kỳ đã viết thư kêu gọi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu vấn đề nhân quyền với chính quyền Việt Nam nhân dịp bà sang Hà Nội vào tuần tới để dự Diễn đàn khu vực châu Á, ARF.

Các dân biểu Mỹ cho biết là Việt Nam đang giam giữ hàng trăm tù nhân mà tội duy nhất của họ là đấu tranh một cách ôn hòa đòi công lý xã hội.

Bức thư viết, chuyến công du của bà Clinton là « Cơ hội quan trọng không chỉ để nêu ra những quan ngại đối với việc cầm tù các nhà tranh đấu mà còn nhằm đưa những vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong chính sách quan hệ song phương Mỹ-Việt ».

Trong số những người ký tên vào bức thư nói trên có dân biểu Howard Berman, đảng Dân chủ và Heana Ros Lehtien, thuộc đảng Cộng hòa, cả hai đều là thành viên Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện, và dân biểu Joseph Cao Quang Ánh.

Các dân biểu cũng đề nghị ngoại trưởng Hillary Clinton đặc biệt chú ý đến trường hợp nhà ly khai, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Tháng hai vừa qua, bà Thủy đã bị kết án 3 năm rưỡi tù với tội danh hành hung hàng xóm. Trước và trong phiên tòa, bà Thủy vẫn bác bỏ những cáo buộc này.

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #9 - 23. Jul 2010 , 21:09
 
Tin New York Times, BBC, VOA, RFI: bà Clinton phát biểu về nhân quyền VN.        


Hà Nội, Việt Nam – Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton bày tỏ mối lo ngại về cái mà bà gọi đó là sự không khoan dung của chính phủ Việt Nam dành cho những nhà bất đồng chính kiến, khi bà bắt đầu cuộc viếng thăm kéo dài 2 ngày đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhắc đến vấn đề Việt Nam gần đây bắt giam các nhà hoạt động dân chủ,
tấn công các nhóm tôn giáo và ngăn trở các trang mạng xã hội Internet, bà Clinton đã nói rằng mình đã đề cập đến vấn đề nhân quyền trong buổi gặp với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

“Việt Nam, với dân số năng động hiếm có của mình, đang trên đường trở thành một quốc gia lớn, với tiềm năng vô hạn”, bà Clinton nỏi tong lời mở đầu buổi họp báo của mình, khi ông Khiêm đứng bên, mặt không cảm xúc. “Đó là một trong những lý do khiến chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của mình”.

Tại buổi ăn trưa với các doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ, bà Clinton đã quay lại chủ đề này, nói rằng có “những khác biệt to lớn” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những quyền tự do chính trị. Bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy Việt Nam làm nhiều hơn nữa để bảo vệ tự do cá nhân.

Ông Khiêm trả lời rằng nhân quyền có nguồn gốc từ những bối cảnh lịch sử và văn hóa riêng biệt. Ông trích lời mà ông cho là một quan sát của Tổng thống Obama rằng các quốc gia phải được phép chọn con đường riêng của mình và nhân quyền không nên được áp đặt từ bên ngoài.

Lời bình luận của bà Clinton rất đáng chú ý, trong hoàn cảnh mà bà đã đặt mối quan tâm về nhân quyền xuống dưới các vấn đề khác khi viếng thăm quốc gia hàng xóm của Việt Nam, Trung Quốc. Nhưng thời điểm bà đặt vấn đề, tại khởi đầu của cuộc viếng thăm, cho thấy rằng bà chỉ muốn nêu quan điểm của mình, rồi chuyển sang các vấn đề khác.

Bà dành phần lớn bài nói của mình để hứa hẹn rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư, và sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, một hóa chất mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng như một thuốc diệt lá trong cuộc chiến Việt Nam.

“Chúng ta đã và đang làm việc với Việt Nam suốt 9 năm để cố gắng giải quyết hậu của của chất độc màu da cam”, bà nói. “Tôi đã nói với ngày Phó thủ tướng rằng tôi sẽ tiếp tục làm việc để tăng cường sự hợp tác giữa chúng ta”.

Hoa Kỳ bình thường hóa mối quan hệ với Việt Nam năm 1995 khi Bill Clinton còn là Tổng thống, và bà Clinton nói về những ký ức “sâu sắc” mà đất nước này đã khơi dậy trong bà và chồng. Lần ghé thăm cuối cùng của bà với tư cách Đệ nhất phu nhân vào cuối năm 2000, trong lúc ông Clinton đang sắp hết nhiệm kỳ Tổng thống, một vài tuần sau đó bà được bầu làm thượng nghị sĩ của New York.

Trong chuyến đi đó, bà Clinton đã mang theo con gái, Chelsea, ghé thăm một khu làng bụi bặm ngoài Hà Nội, nơi cả hai người đội nón để chắn cái nắng thiêu đốt. Một nghệ sĩ địa phương đã chộp được khoảnh khắc đó trong một bức trang mosaic lớn tạo bởi hồng ngọc, lam ngọc (saphia) và thạch anh từ Việt Nam. Một công ty vàng bạc và đá quý đã trao bức tranh đó cho bà Clinton như một món quà tặng.

Ông Khiêm, Phó thủ tướng, cũng tặng bà Clinton một tấm khăn trải bàn trắng dành cho Chelsea, người sắp lấy chồng vào 31 tháng 7 tới.

“Tôi rất vinh hạnh”, bà nói. “Tôi sẽ lấy làm vui mừng được chuyển món quà tới cháu”.

Nhắc đến việc bà đang phải cân bằng giữa nhiệm vụ của một người mẹ, lên kế hoạch cho đám cưới cho con, với chuyến đi dài hàng tuần kinh hoàng tới Pakistan, Afghanistan, Nam Hàn và Việt Nam, bà Clinton đùa rằng người ta có thể sẽ đặt câu hỏi đầu óc của bà.

Bên cạnh việc cổ vũ nâng cao quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, bà Clinton tới Hà Nội để dự cuộc họp an ninh khu vực được tài trợ bởi Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN.

Bắc Hàn có lẽ sẽ nằm ở vị trí ưu tiên trong lịch làm việc. Một cuộc điều tra quốc tế được dẫn dắt bởi Nam Hàn gần đây kết luận rằng Bắc Hàn chịu trách nhiệm trong việc bắn thủy lôi chìm tàu chiến Bắc Hàn, giết chết 46 thủy thủ. ASEAN đưa ra một tuyên bố lên án hành vi tấn công nhưng từ chối chỉ ra rằng Bắc Hàn là thủ phạm

Bà Clinton cũng được trông đợi là sẽ đưa ra vấn đề Myanmar, còn được biết đến dưới tên Burma, quốc gia mà bà cho rằng đang đe dọa sự ổn định của khu vực, không chỉ là vì những dòng người tị nạn chạy sang các quốc gia láng giềng.

Bên cạnh đó, bà nói Hoa Kỳ đang lo ngại về các chuyến tàu chở vũ khí và vật liệu quân sự tới Myanmar từ Bắc Hàn, cũng như những báo cáo chưa được khẳng định rằng Burma đang tìm sự trợ giúp của Bắc Hàn để phát triển chương trình hạt nhân riêng của mình.
Theo tờ New York Times
http://danluan.org/node/5768
*
BBC: Bà Clinton lên tiếng về nhân quyền ở VN

Lên tiếng trong lúc đến Hà Nội dự Diễn đàn Hợp tác An ninh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thúc giục Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.

Bà Hillary Clinton nói dù Việt Nam có nhiều triển vọng nhưng Hoa Kỳ quan tâm đến sự đối xử của nhà cầm quyền đối với một số nhóm nhất định trong xã hội, cũng như việc giới hạn truy cập internet.

Bà Clinton nói: ”Việt Nam – với một dân số năng động và người dân thực độc đáo – đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với tiềm năng vô biên.”

Bà nói đó là một trong những lý do Hoa Kỳ muốn bày tỏ sự quan ngại về ”những vụ bắt bớ và kết án những người đối kháng ôn hòa, tấn công các nhóm tôn giáo, và hạn chế tự do internet”.

Cũng trong dịp này, bà Clinton đã hội đàm với ngoại trưởng Nguyễn Gia Khiêm và hứa gia tăng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề chất độc da cam.

Chất da cam

Bà Clinton cho biết hai người đã thảo luận về vấn đề mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều quan tâm đó là chất da cam và tác hại của nó đối với người dân ở đây.

Hoa Kỳ đã làm việc với Việt Nam trong 9 năm qua để tìm cách giải quyết những hậu quả của chất da cam.

”Tôi đã nói với ngài ngoại trưởng là sẽ xem xét việc gia tăng sự hợp tác của người Mỹ, và cùng nhau có những tiến triển xa hơn nữa trong vấn đề này,” bà Clinton cho biết trong một cuộc họp báo sau đó.

Trước đó tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ghi nhận các tiến bộ trong cải cách kinh tế ở Việt Nam, nhưng thúc giục bà Clinton chuyển tải thông điệp rằng ”sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Việt Nam phụ thuộc vào việc bảo vệ quyền của người dân được tham gia đầy đủ trong quá trình kiến tạo tương lai đất nước về cả chính trị, kinh tế và xã hội”.

Không thấy truyền thông ở Việt Nam tường thuật những gì ngoại trưởng Hoa Kỳ nói về nhân quyền mà chỉ tập trung vào ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm nhân dịp đánh dấu 15 năm quan hệ giữa hai nước cựu thù.

Bà Clinton đến Hà Nội lần này trong tư cách ngoại trưởng, 10 năm sau chuyến thăm lịch sử cùng với phu quân Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam.

Hôm nay bà Clinton cũng đã tham dự lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt-Mỹ và dự lễ ký kết bản ghi nhớ về việc chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tài trợ cho việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100722_clinton_in_hanoi.shtml

*
VOA: Ngoại trưởng Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyềnhttp:
...

Hình: ASSOCIATED PRESS Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 Tháng 7, 2010

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền nhưng cũng cam kết hợp tác nhiều hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả của Hóa chất Da Cam mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thời Chiến tranh Việt Nam.

Theo tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn AP, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đang có mặt tại Hà Nội để đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm của Việt Nam, bà Clinton đã lên tiếng tán dương sự phi thường và năng động của người dân Việt Nam và nói rằng Việt Nam “đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với một tiềm năng vô hạn.”

Tuy nhiên, bà Clinton nói thêm rằng để đạt được mục tiêu, chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải nới lỏng những hạn chế đối với tự do ngôn luận và hoạt động chính trị. Bà nói rằng “Đó là một trong những lý do chúng tôi bày tỏ quan tâm về việc bắt giữ và kết án những người bày tỏ ý kiến bất đồng một cách ôn hòa, về những vụ tấn công nhắm vào các tổ chức tôn giáo và hạn chế tự do internet”.

Bà Clinton cho biết thêm rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama muốn làm việc chung với Việt Nam “để hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản”.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là Việt Nam sẵn lòng hợp tác đến mức độ nào trong vấn đề này vì Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm cho biết ông nghĩ rằng vấn đề này “là một sự khác biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.” Ông nói rằng “nhân quyền có những giá trị chung nhưng tuỳ thuộc rất nhiều vào bối cảnh văn hóa và lịch sử”.

Ông Khiêm cũng nêu lên sự kiện là Tổng thống Obama từng nói rằng giá trị nhân quyền không nên được áp đặt từ bên ngoài.

Sau đó trong ngày thứ Năm, Ngoại trưởng Clinton đã lại đề cập tới vấn đề nhân quyền khi bà dự tiệc chiêu đãi của Phòng Thương mại Mỹ ở Hà Nội. Bà nói rằng nhân quyền là “một khác biệt sâu sắc” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tuy hoạt động thương mại giữa hai nước đã gia tăng vô cùng nhanh chóng kể từ khi các mối quan hệ được bình thường hóa cách nay 15 năm dưới thời Tổng thống Bill Clinton, phu quân của bà. Bà cho biết “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam gia tăng cam kết về nhân quyền và để cho người dân có nhiều quyền hạn hơn đối với vận mệnh của mình”.

Mặc dù vậy bà Clinton cũng nói rằng Hoa Kỳ không xem quan hệ với Việt Nam là gắn chặt với những khác biệt đó hay với những ký ức của quá khứ.” Bà nói rằng “chúng tôi đã học được cách để đối xử với nhau không phải như hai nước cựu thù mà như những đối tác, đồng sự và bạn bè thật sự” .

Trong khi đó, tại Washington, 6 dân biểu Hoa Kỳ đang chuẩn bị tổ chức một cuộc họp báo vào trưa thứ Năm để tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người đến số phận của hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam.

Tin tức từ trụ sở quốc hội Mỹ cho biết dân biểu Cao Quang Ánh sẽ cùng với các dân biểu Zoe Lofgren, Ed Royce, Loretta Sanchez, Frank Wolf và Chris Smith và những người khác trình bày về việc các nhà văn nhà báo, các nhân vật lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam phải đối mặt với những lời buộc tội vô căn cứ, những vụ bắt bớ tùy tiện, sách nhiễu, và đánh đập.

Trong cuộc họp báo chung với ông Phạm Gia Khiêm, bà Clinton cam kết tiếp tục hợp tác với Việt Nam để giải quyết những hậu quả của chất Da Cam. Bà nói rằng bà và ông Khiêm đã thảo luận “về mối quan tâm của cả hai nước về chất Da Cam và hậu quả của chất này đối với người dân Việt Nam”.

Bà Clinton cho biết Hoa Kỳ đã làm việc chung với Việt Nam trong 9 năm qua để tìm cách khắc phục tác động của chất Da Cam và cam kết sẽ tăng cường hợp tác để đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong lãnh vực này.

Nguồn: AP, RTTNews

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/clinton-vietnam-07-22-2010-99010224.html

*
RFI: Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về nhân quyền tại Việt Nam nhưng cam kết tăng cường hợp tác
Trọng Nghĩa -Hôm nay (22/07/2010), Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để tham gia các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN, đồng thời tiếp xúc với nhiều lãnh đạo Việt Nam để thảo luận về quan hệ song phương Mỹ Việt.

Khi vừa đặt chân xuống Hà Nội, bà Clinton đã có ngay một cuộc tiếp xúc với Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm. Phát biểu nhân cuộc họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ xác nhận là bà đã nêu lên vấn đề nhân quyền trong cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam.

Theo phóng viên báo New York Times, bà Clinton đã bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ về thái độ mà bà gọi là ‘’không khoan dung’’ với các giới bất đồng chính kiến. Bà đã nêu lên những vụ tống giam những nhà đấu tranh cho dân chủ, những hành đông tấn công vào một số nhóm tôn giáo hay việc đàn áp một số websites trên mạng Internet.

Ngay khi khởi đầu cuộc họp báo Ngoại trưởng Mỹ đã giải thích lý do khiến bà nêu lên vấn đề nhân quyền đối với phía Việt Nam. Đó là vì, xin trích : « Việt Nam, với dân số cực kỳ năng động, đang trên đường trở thành một quốc gia lớn, với tiềm năng vô hạn. Đó là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền với Việt Nam ».

Sau đó, nhân bữa ăn trưa với các doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ, bà Clinton đã trở lại đề tài này, nhắc đến “các khác biệt sâu đậm” giữa Việt Nam và Mỹ trên vấn đề quyền tự do chính trị. Bà xác định là Hoa Kỳ sẽ thúc giục Việt Nam nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân.

Đáp lời Ngoại trưởng Mỹ, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã cho rằng khái niệm nhân quyền bắt nguồn từ đặc thù văn hóa và lịch sử của mỗi nước, và ông nhắc lại câu nói mà ông cho là của chính Tổng Thống Mỹ Obama, theo đó các nước có quyền chọn lựa đường đi của chính mình và nhân quyền không thể bị áp đặt từ bên ngoài.

Theo giới phân tích, Ngoại trưởng Mỹ trong những ngày gần đây đã phải chịu nhiều sức ép, đòi bà phải đề cập đến vấn đề nhân quyền với Việt Nam nhân chuyến ghé thăm Hà Nội. Yêu cầu mới nhất đến từ tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, đòi bà Clinton phải gắn liền việc tăng cường hợp tác với việc Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Human Rights Watch: Cần gắn vấn đề nhân quyền với việc tăng cường quan hệ song phương

Trong bản thông cáo đề ngày hôm nay, Tổ chức nhân quyền trụ sở ở New York đã cho rằng bà Hillary Clinton ‘’Cần nêu rõ tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam… trong các phát biểu công khai cũng như trong các cuộc gặp riêng với quan chức Việt Nam’’. Theo Human Rights Watch, Ngoại trưởng Mỹ : ‘’Cần nhấn mạnh về mức độ ưu tiên mà Hoa Kỳ đặt ra đối với việc tăng cường tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, một phần hữu cơ trong quan hệ song phương’’.

Không những thế, HRW còn kêu gọi Washington gắn liền vấn đề Hà Nội tôn trọng nhân quyền với việc tăng cường quan hệ song phương. Theo Human Rights Watch thì bà Ngoại trưởng Mỹ phải, xin trích : « Đặt yêu cầu chấm dứt những cấm đoán ngặt nghèo về các quyền tự do làm điều kiện nới rộng quan hệ thương mại và an ninh. »

Xin nhắc lại là ngày 15/07 vừa qua, gần 20 dân biểu Mỹ cũng đã lên tiếng kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu lên vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam. Đó cũng là yêu cầu của một số hội đoàn, đảng phái trong cộng đồng người Việt hải ngoại.  Những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam đều nêu bật sự kiện Việt Nam hạn chế quyền tự do hội họp và lập hội, kiểm soát chặt chẽ các tổ chức lao động và tôn giáo, giới hạn quyền tự do ngôn luận và tiếp cận internet. Trong thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam đã bị lên án về các vụ xử lý hình sự các nhà ly khai nổi tiếng, thường với mức án tù rất nặng.

Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam

Như vậy là ngoại trưởng Mỹ đã đáp ứng phần nào đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, phần lớn thông điệp của bà Clinton hôm nay đều nhằm cam kết là Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lãnh vực thương mại và đầu tư, và nhất là trong một lãnh vực hết sức nhậy cảm đối với người Việt Nam : tác hại của chất da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã dùng trong thuốc khai quang rải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Theo hãng tin Pháp AFP, bà Clinton đã tuyên bố : ‘’Chúng tôi đã làm việc cùng với Việt Nam trong vòng 9 năm để khắc phục hậu quả của chất Da cam. Tôi sẽ thúc đẩy việc tăng cường hợp tác để cùng có những tiến bộ lớn hơn”.

Từ năm 2007, Quốc Hội Mỹ đã thông qua 9 triệu đô la để giúp Việt Nam để tẩy xoá những nơi bị nhiễm chất dioxin, và trên mặt y tế. Các chuyên gia đánh giá có 3 nơi bị nhiễm nặng nhất, mà họ gọi là ‘’điểm nóng’’ ô nhiễm dioxin, đó là các căn cứ không quân Mỹ trước đây. Tẩy sạch 3 nơi này sẽ tốn khoảng 59 triệu đô la. Phần lớn một khoản tiền nay đang xét, theo lời một viên chức Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội vào tháng qua.

Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Mỹ tuần qua, một bác sĩ Việt Nam đã khẳng định là có hơn 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất Da cam.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100722-ngoai-truong-my-quan-ngai-ve-nhan-quyen...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #10 - 04. Aug 2010 , 00:54
 
Phái đoàn Quốc hội Canada thăm gặp 2 Linh mục
Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi
tại Huế


...

Từ trái sang phải: bà Db Thái Thị Lạc, Lm Nguyễn Văn Lý, Lm Phan Văn Lợi và ông Db Claude Guimond (hình chụp tại phòng của Lm Nguyễn Văn Lý)

     Theo thông báo của các chiến hữu dân chủ người Việt tại Canada từ cả tháng trước, một “phái đoàn” Quốc hội Canada gồm có hai người, Nữ Dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc, Phát ngôn viên nhân quyền của đảng Bloc Québécois, và Thông dịch viên Phạm Huy Bách sẽ đến thăm hai nhà đấu tranh tôn giáo tại Huế là Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi. Thành ra hai vị đã chuẩn bị hai món quà kỷ niệm nho nhỏ. Không ngờ sáng ngày hẹn 12-07-2010, một phái đoàn đông hơn gồm Bà Dân biểu Thái Thị Lạc, Dân biểu Claude Guimond, chồng sắp cưới của bà, hai Phụ tá người Canada và Ông Thông dịch viên Phạm Huy Bách, tất cả 5 vị, đã từ Sài Gòn ra Huế và đến Nhà Hưu dưỡng thuộc Nhà Chung của Tổng Giáo phận Huế, ở 69 Phan Đình Phùng, lúc 8g30 để gặp hai Linh mục tại phòng Linh mục Lý đang tạm trú để điều trị bệnh tật (trong thời hạn một năm theo quyết định của Tòa án tỉnh Hà Nam).

     Bà Dân biểu Thái Thị Lạc, 38 tuổi, là người gốc Việt, dân tộc Chăm. Trường hợp của Bà tương tự trường hợp của ông Philipp Roesler, 36 tuổi, một người gốc Việt khác được cử làm Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Liên bang Đức cuối năm 2009. Nghĩa là cả hai đều mồ côi và được một gia đình ngoại quốc nhận làm con nuôi từ bé, đem về nước cho ăn học thành tài; họ lớn lên có địa vị cao trong chính giới, trở thành niềm tự hào cho dân Việt, đồng thời là người ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ nhân quyền của đồng bào tại quê nhà.

     Quả thế, sau khi chụp vài tấm hình lưu niệm, gọi vui là để “bất tử hóa giây phút lịch sử này” và sau khi phân ngôi chủ khách, Bà Dân biểu cho biết chuyến đi Việt Nam lần này (kéo dài từ 10 đến 25-07-2010) có mục đích gặp gỡ một số vị tương nhiệm (Đại biểu Quốc hội Việt Nam) tại Hà Nội, theo như thỏa thuận với Nhà cầm quyền Cộng sản VN, ngoài ra cũng để gặp gỡ một số nhà đấu tranh dân chủ hay nhân vật có khuynh hướng dân chủ ở cả ba miền. Và hai người phái đoàn gặp đầu tiên là hai Linh mục ở Huế.

     Trước hết, Bà Dân biểu và phái đoàn hỏi thăm về tình trạng sức khỏe và an ninh của hai Linh mục. Cha Lý cho biết là mình vẫn tiếp tục điều trị bệnh bại liệt tay phải, chân phải và đang điều trị một điểm tụ huyết trên bán cầu não trái và một túi nang ở bán cầu não phải sau gáy. Theo lời Bà Đại sứ Canada Deanna Horton  tại Việt Nam đã hứa trong cuộc gặp gỡ trên điện thoại hôm 30-03-2010, cha Lý hy vọng trong tháng 7 này, nếu không có gì trở ngại, một toán y bác sĩ người Canada sẽ qua Việt Nam để thăm khám và điều trị cho cha. Về tình trạng an ninh bản thân thì Linh mục Lý vẫn ở trong dạng quản chế tại phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế (khu vực trong đó có Tòa Tổng Giám mục và Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo phận Huế). Linh mục Phan Văn Lợi cho biết về tình trạng an ninh của mình là vẫn bị quản chế tại gia bằng khẩu lệnh, nghĩa là hầu như luôn có công an đóng chốt canh giữ gần nhà và bám theo khi ra khỏi nhà; ngoài ra còn bị ngăn cấm đi phục vụ (dâng lễ, dạy học, giảng tĩnh tâm…) tại các dòng tu, những việc mà Linh mục vẫn làm từ trước năm 2001.

     Tiếp đến Bà Dân biểu hỏi về hoạt động của Khối 8406 mà hai Linh mục là những người đồng sáng lập. Linh mục Lý cho biết là Khối vẫn tiếp tục sinh hoạt, phát triển trong và ngoài nước với số thành viên ngày càng gia tăng và số văn phòng hải ngoại ngày càng thành lập nhiều chỗ, ngay tại Canada cũng có. Ngoài ra Khối vẫn tiếp tục thực hiện “Tiến trình dân chủ hóa 4 giai đoạn và 8 bước của mình” (công bố ngày 22-08-2006), mà nay đang tiến hành, củng cố giai đoạn một (Thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí) và đang xúc tiến giai đoạn hai (Phục hoạt, thành lập, phát triển các Chính đảng dân chủ phi Cộng sản).

     Nghe nói đến báo chí, bà Dân biểu hỏi về tình hình tờ Tự do Ngôn luận. Sau khi biếu mọi thành viên phái đoàn các số TDNL mới nhất (100, 101, 102), kèm thêm vài tập trong Tủ sách Khối 8406 và vài CD tài liệu lịch sử về Giáo hội Công giáo VN, về CSVN, về CS quốc tế do Khối 8406 sưu tập và phát hành khắp cả nước, hai Linh mục cho biết hiện nay tổng số phát hành (kiểm soát được) của tờ báo do chính các thành viên Khối và thân hữu dân chủ trong nước, gồm cả một số viên chức nhà nước thực hiện, giao động từ 40 đến 60 ngàn số mỗi kỳ, chưa kể số lượng được đồng bào in ra và sao chụp thêm từ bản điện tử lưu hành trên mạng.

     Ông Dân biểu Claude Guimond hỏi tiếp: “Mới đây chúng tôi có đọc được Thư Hiệp thông  của nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền với Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. Xin vui lòng trình bày toàn bộ sự việc”. Cha Phan Văn Lợi trả lời: Tại Việt Nam chúng tôi có một nhóm Linh mục sống theo tinh thần của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền (cha Lý lúc ấy mời mọi người nhìn lên chân dung của Ngài trên vách tường) là vị mục tử đã bị Cộng sản đầu độc chết năm 1988 vì đã can đảm lên tiếng bênh vực cho sự thật và lẽ phải, cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Nhóm chúng tôi lấy tên Ngài và mới đây đã lên tiếng lần hai về vụ Cộng sản tước đoạt đất đai và hành hạ giáo dân (thậm chí đến chết) tại giáo xứ Cồn Dầu, Giáo phận Đà Nẵng. Quý vị biết rằng tại Việt Nam, người dân chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu này nằm trong tay nhà nước và đảng Cộng sản (mà họ gọi cho nhẹ là “quyền quản lý”). Đây là một trong những nguyên tắc cai trị của Cộng sản, nó đẻ ra cơ chế xin-cho và gây ra biết bao điêu đứng cho cuộc sống người dân và sinh hoạt của các tập thể. Vụ việc ở Cồn Dầu cũng như tại tòa Khâm sứ, giáo xứ Thái Hà và giáo xứ Đồng Chiêm ở Hà Nội, giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, giáo xứ Loan Lý ở Huế, dòng Thánh Phaolô tại ở Vĩnh Long và hàng vạn vụ việc liên quan đến đất đai khắp cả Việt Nam không phải là vấn đề dân sự và hình sự (tranh chấp đất đai giữa cá nhân hay tập thể với người của chính quyền) mà là vấn đề chính trị, nghĩa là đảng Cộng sản tự coi mình là sở hữu chủ mọi tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, tại Việt Nam và khi cần thì tước đoạt ruộng vườn, cơ sở của các cá nhân hoặc tập thể, nhất là tập thể tôn giáo, để chia cho nhau trong đám đảng viên cán bộ hoặc để bán hay cho ngoại nhân thuê mướn lâu dài. Tất cả chỉ nhằm bảo vệ quyền lực và duy trì ách thống trị của đảng trên dân Việt.

     Bà Dân biểu hỏi tiếp: “Vậy nhân cơ hội này, Quý vị có đề nghị gì mà chúng tôi có thể trình bày trước Nhà cầm quyền Việt Nam không?”. Linh mục Lý cất tiếng: “Chúng tôi yêu cầu hai điều. Một là nếu chưa thể để cho người dân, nhất là các nhà đối kháng dân chủ công khai ra những tờ báo độc lập và các tài liệu dân chủ nhân quyền, thì ít nhất Nhà cầm quyền, cụ thể là Công an, không được bắt bớ, sách nhiễu, hăm dọa những người dân đọc các tờ báo và tài liệu dân chủ đang được phổ biến của Khối 8406 và của các cá nhân, tổ chức dân chủ khác. So với thời Các Mác trong chế độ tư bản Anh ở Luân Đôn cách đây gần hai thế kỷ, so với thời nhóm Nguyễn Ái Quốc, cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Thế Truyền trong chế độ Thực dân Pháp cách đây một thế kỷ, so với thời các báo cánh tả trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, thì tự do ngôn luận trong xã hội Cộng sản Việt Nam còn thua rất xa, thậm chí chẳng có gì đáng kể. Nhà nước khống chế, kiểm soát mọi sinh hoạt báo chí, dù là báo viết, báo nói, báo hình hay báo điện tử…. Điều yêu cầu thứ hai là nếu nhà cầm quyền CSVN có đưa ra những chương trình phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị, xây dựng khu chế xuất, thiếp lập khu sinh thái… thì hãy làm vì lợi ích của người dân, thỏa thuận với họ về chuyện lấy đất đai, bồi hoàn cho họ cách công bằng và tái định cư họ sao cho an cư lạc nghiệp. Yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt mọi kiểu di dời bằng cưỡng bách, bằng bạo lực, bằng dùi cui, bằng nhà tù…. Và quan trọng nhất, triệt để nhất, là phải trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Có như thế thì mới bớt bất công trong xã hội và tăng phát triển trong đất nước”

     Dân biểu Claude Guimond tiếp lời: “Tôi trước đây cũng từng hoạt động trong vấn đề đất đai tại Canada. Tôi đã từng tham gia vào việc bảo vệ quyền tư hữu đất đai cho một số cư dân bản địa (ct: gốc da đỏ) bị nhiều tay tư bản, tài phiệt tranh giành chiếm đoạt. Nhưng ở nước tôi, chỉ có sự tranh chấp quyền lợi giữa hai nhóm người như thế, chứ không có chuyện Nhà cầm quyền dựa vào cái nguyên tắc lạ lùng như tại Việt Nam để cho cán bộ đảng viên tha hồ cướp đất của người dân đâu!”

     Bà dân biểu hỏi: “Chúng tôi sắp ra Hà Nội. Hai cha muốn chúng tôi gặp những nhà dân chủ nào ngoài đó?”. Linh mục Lý đã giới thiệu Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân và một số thành viên tiêu biểu khác của Khối 8406 cũng như các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà (nhưng rất tiếc sau đó phái đoàn đã không thể gặp được ai cả) - “Ngoài các nhà đối kháng đó ra, chúng tôi có nên gặp thêm ai nữa mà có tinh thần dân chủ không?” -  “Chúng tôi thiết nghĩ phái đoàn có thể gặp Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông này chưa phải là nhà đấu tranh dân chủ nhưng là một nhà trí thức có khuynh hướng muốn dân chủ hóa đất nước. Ông từng có nhiều lời nói, bài viết và hành động chứng tỏ sự mong muốn độc lập của giới trí thức Việt Nam, sự thao thức về các vấn đề gây bức xúc trong đất nước và xã hội do cơ chế độc tài đảng trị hiện giờ” -  “Trong giới đại biểu Quốc hội Việt Nam, có vị nào là nhà dân chủ không?” -  “Đại biểu Quốc hội Việt Nam thì đại đa số là đảng viên Cộng sản, số còn lại thì cũng do đảng chọn, nên hiện giờ chưa thể là nhà dân chủ được. Nhưng có vài Đại biểu nay đã dám nói thẳng với đảng và có khuynh hướng cổ vũ đa đảng đa nguyên, như ông Dương Quốc Trung chẳng hạn” -  “Vâng, chúng tôi sẽ tìm cách gặp những người mà hai cha vừa giới thiệu đó. Dĩ nhiên chắc không phải là dễ dàng”.

     Linh mục Lý đề xuất tiếp: “Vào lại Sài Gòn, Quý phái đoàn nên gặp cho được Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài đang bị quản chế tại Thanh Minh thiền viện, Giáo hội của ngài chưa được nhà cầm quyền CS thừa nhận và đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt”. Linh mục Lợi thêm vào: “Đó là một Giáo hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật”.  Lm Lý còn giải thích rõ hơn vì sao Phật giáo VN hiện có 2 Giáo hội. “Ngoài ra, cha Lý tiếp, Quý vị nên gặp kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên Ban Điều hành Khối 8406 của chúng tôi. Và nếu cần, thì kỹ sư Hải sẽ giới thiệu thêm vài nhà đấu tranh dân chủ khác tại Sài Gòn….”

     Cuộc gặp gỡ chấm dứt lúc 11g45 cùng ngày, trong những cái bắt tay nồng ấm thân mật.  Hai linh mục nói với Bà Thái Thị Lạc và các bạn đồng hành: “Bà là niềm hãnh diện của dân tộc Việt Nam và toàn thể Quý vị là sự nâng đỡ hỗ trợ cho phong trào dân chủ Việt Nam chúng tôi. Xin hết lòng cảm ơn Quý vị”. Phái đoàn rất phấn khởi khi rời Nhà Chung Huế. Dù cuộc gặp kéo dài khá lâu, nhưng không thấy ai thoáng mệt nhọc. Hai Linh mục vui vẻ đứng đưa tiễn và cầu nguyện cho Phái đoàn các Dân biểu này có những ngày an bình tại Việt Nam, hoàn thành tốt công việc và… an toàn trở về miền đất Canada xa xôi lạnh giá.
Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2010 , 00:55 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #11 - 04. Aug 2010 , 23:53
 

6 người VN nhận giải thưởng nhân quyền         I



Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa quyết định trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010 cho sáu cây bút ở Việt Nam. Đó là các ông bà Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Hùng, hiện đều đang bị tù giam. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được trao giải này một lần năm 2007.

Ngoài ra còn có hai blogger Người Buôn Gió (tên thật là Bùi Thanh Hiếu) và Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh).

Những người này được HRW ca ngợi là đã dũng cảm viết lên sự thật cho dù bị chính quyền ngăn cản và sách nhiễu.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói với BBC việc "được quốc tế quan tâm là tin vui cho giới blogger Việt Nam".

"Giải thưởng này sẽ khuyến khích cộng đồng blogger trong nước."

Blogger Người Buôn GióÔng Hiếu và bà Như Quỳnh đã bị bắt một thời gian hồi năm ngoái vì liên quan tới hoạt động biểu tình vì Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng sau đó được trả tự do.

Blog Người Buôn Gió của ông cũng đăng tải thông tin chỉ trích một số chính sách của nhà nước.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói ông vẫn tiếp tục công việc blogging để nói lên sự thật với tư cách một người dân, trong khi "báo chí trong nước nhiều khi không phản ánh trung thực những gì đã xảy ra".

Theo ông, không khí blog trong nước gần đây vẫn sôi động vì "nguyện vọng của người dân là được nói, được bày tỏ tự do các tâm tư, suy nghĩ của mình" và không ai ngăn cản được.
Giải thưởng nhân quyền

Sáu người Việt Nam nằm trong 42 cây bút từ 20 quốc gia được trao giải Hellman/Hammmett thường niên năm nay.

HRW nói những người này đã viết trong môi trường chính trị mà nhà nước tìm cách hạn chế tự do ngôn luận, hạn chế internet và kiểm soát báo chí.

Phó Giám đốc khu vực Á châu của HRW, ông Phil Robertson, phát biểu trong thông cáo ra hôm 04/08: "Bằng cách vinh danh các cây viết dũng cảm này, chúng tôi hy vọng hướng sự chú ý của quốc tế tới những tiếng nói mà chính quyền Việt Nam muốn bịt miệng."

Việt Nam luôn tuyên bố không bỏ tù ai vì bất đồng chính kiến, mà chỉ trừng phạt những người vi phạm pháp luật.

Giải thưởng Hellman/Hammett hàng năm được Human Rights Watch trao cho các nhân sỹ quốc tế, bắt đầu từ 1989, tới nay đã gần 700 nhân vật được nhận giải. Nó đi kèm phần thưởng tài chính dưới 10.000 Mỹ kim.

Giải thưởng này mang tên của kịch sỹ cánh tả Mỹ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet, những người từng bị truy bức về chính trị trong những năm 1950 tại Hoa Kỳ vì bị cho là cộng sản.

Chính phủ Việt Nam trong quá khứ đã từng lên tiếng chỉ trích việc trao giải Hellman/Hammett của HRW cho các nhân vật ở Việt Nam, mà họ cho là "dựa trên các thông tin sai lệch". ( BBC )

...

Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió nói vẫn tiếp tục công việc blogging
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #12 - 19. Aug 2010 , 00:22
 
DB Ed Royce: Hãy cung cấp cho người dân VN những tin tức trung thực


Tuesday, 17. August 2010

Tin ViệtNam

...

Trung tuần tháng 7 vừa qua, đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA) đạt được qui chế “chương trình phát thanh thường trực” (permanent authorization), qua một luật được Tổng Thống Obama ký thông qua.


[COLOR=#NaNNaNNaN]Nhân dịp có buổi hội thảo liên quan đến đài RFA vào ngày 12 tháng 8, Người Việt có cuộc phỏng vấn sau đây với Dân Biểu Ed Royce, đồng tác giả dự luật nguyên thủy lập nên RFA, và cả quy chế mới hiện nay của đài. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện.

Tự do thông tin cho Việt Nam


Hà Giang: Thưa dân biểu, ngày 13 tháng 7 vừa qua, Tổng Thống Obama ký thành luật một dự luật qua đó đài phát thanh Radio Free Asia (RFA) - Á Châu Tự Do (ACTD) được trở thành “chương trình phát thanh thường trực” (permanent authorization), xin ông cho biết ý nghĩa của luật này và vai trò của ông trong việc vận động cho dự luật?
Tự do thông tin cho Việt Nam là điều mà tôi hằng quan tâm, đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng dồn mọi nỗ lực cho những dự luật này.

DB Ed Royce: Tôi là người hết sức ủng hộ đài RFA từ bao nhiêu năm nay, và là người đồng soạn thảo dự luật nguyên thủy cho đài, ra đời từ năm 1994. Với luật vừa được phê chuẩn, RFA sẽ hoạt động như một chương trình phát thanh thường trực vào không những chỉ Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Campuchia, Lào… Ngoài những chương trình phát thanh bằng tiếng địa phương, RFA còn có một trang web tiếng Việt và những ngôn ngữ khác, chuyên cung cấp thông tin mà chính người dân ở những quốc gia này không được biết. Qua trang web này, giờ đây, người dân nơi không có tự do thông tin có thể đọc blogs cũng như xem phản hồi của khán thính giả của đài.
Ngoài những chương trình phát thanh, trang mạng của đài RFA còn có những câu chuyện do nhân chứng sống kể lại qua những khúc phim ngắn, hay hình ảnh được ghi lại bằng điện thoại di động. Tất cả những dữ liệu này do một hệ thống biên tập viên hoặc thông tín viên của đài ở khắp nơi thu thập và soạn thành bản tin để phát về Việt Nam.
Tôi cũng phải nói thêm là những chương trình phát thanh và tài liệu của RFA hiện được phổ biến rộng rãi qua các trang mạng xã hội như YouTube, và với luật mới, sinh hoạt của đài sẽ ngày càng khởi sắc để đưa tin về Việt Nam, và để đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt Nam, cũng như đưa ra trước ánh sáng dư luận tệ tham nhũng đang xảy ra tại đây.

Hà Giang: Thưa Dân Biểu Ed Royce, xin cho biết lý do tại sao ông bỏ rất nhiều thì giờ và nỗ lực vào việc vận động cho những dự luật liên quan đến việc ra đời của đài RFA trước kia, cũng như cho đài được trở thành một chương trình phát thanh thường trực hôm nay?
DB Ed Royce: Tự do thông tin cho Việt Nam là điều mà tôi hằng quan tâm, đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng dồn mọi nỗ lực cho những dự luật này.

...
Dân Biểu Ed Royce (phải) trong buổi hội thảo tại Đài Á Châu Tự Do hôm 15/07/2010. RFA PHOTO.


Tôi cho rằng, vì muốn giữ chặt lấy quyền lực, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm cách tẩy não người dân của họ. Họ tẩy não người dân bằng cách bóp nghẹt thông tin, do đó, cách giúp người dân Việt Nam hay nhất là cung cấp cho họ những thông tin trung thực, mà họ không được nghe hay biết đến qua truyền thông trong nước. Sự tự do thông tin sẽ giúp kiến thức người dân được mở mang, giúp họ nhìn thấy, tìm hiểu và chia sẻ với nhau những thông tin về đàn áp đang thực sự diễn ra, sự nhũng nhiễu và tham nhũng của nhà cầm quyền, và giúp họ mạnh dạn đòi hỏi nhà cầm quyền độc tài Việt Nam phải thay đổi.

Hà Giang: Chúng tôi được biết là nếu không có luật mới này, thì vào ngày 30 tháng 9 tới đây, RFA có thể phải ngưng hoạt động, xin ông giải thích thêm về điều này?

DB Ed Royce: Vâng, trong nhiều năm qua, tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều ký giả cũng như biên tập viên của đài, và rất ủng hộ những việc họ làm. Và tôi biết là hàng năm cứ gần đến ngày phê chuẩn ngân sách thì họ lại lo lắng không biết là chương trình RFA có được tái phê chuẩn không, và trong trường hợp không có ngân sách, thì những chương trình phát thanh do đài phụ trách sẽ lập tức bị ngưng, và họ sẽ bị mất việc. Ðó là lý do tại sao tôi đã cùng là tác giả của dự luật biến RFA thành chương trình phát thanh thường trực.

Hà Giang: Ngoài việc hàng năm không phải chờ được cấp ngân sách, ông có thể đơn cử một vài thí dụ là việc được trở thành chương trình phát thanh thường trực sẽ ảnh hưởng hoạt động của đài như thế nào?
DB Ed Royce: Ðiều này có nghĩa là giờ đây, RFA có thể có những dự tính dài hạn với nhân viên, với cơ sở, phòng ốc và dụng cụ. Tôi tin rằng với luật mới này, tất cả mọi sinh hoạt của đài sẽ hữu hiệu hơn.

Hà Giang: Nhiều người cho rằng RFE (Radio Free Europe) chương trình tiền thân của RFA, đã đóng góp rất nhiều trong việc làm sụp đổ chế độ Cộng Sản tại Ðông Âu trước đây?

DB Ed Royce: Tôi có thể chia sẻ rất nhiều, vì tôi đã có mặt ở Ðông Ðức vào đầu thập niên 1990, và đã được nhìn thấy phản ứng của nhiều thính giả của chương trình RFE.
Tôi ước ao sẽ có ngày chứng kiến một Việt Nam tự do, và tôi hiểu rất rõ là Việt Nam không thể có tự do cho đến khi người dân được có đầy đủ thông tin

Hình ảnh mà tôi vẫn còn nhớ được là cảnh người ta lén lút xúm quanh những chiếc radio trong giờ phát thanh để nghe và sau đó thì thào bàn tán với nhau. Vào những năm đầu thập niên 1980, tôi cũng có dịp chuyện trò nhiều với những người Ðông Âu, và nhận ra rằng trong một nơi mà thông tin hoàn toàn bị bưng bít, đó là điều duy nhất khiến cho những người này thấy rõ bản chất của những chế độ độc tài.

Một trong những điểm đưa đến thành công cho chương trình phát thanh RFE/Radio Liberty là đài đã tuyển mộ rất nhiều di dân người Ðông Ðức, Ba Lan hay Nga mới đến Hoa Kỳ vào làm việc. Những người này còn nhiều liên lạc với bạn bè, người thân của họ từ những quốc gia đó, và nhờ vậy tin tức rất nóng hổi, chính xác đã từ những quốc gia này lọt ra ngoài rồi lại được đưa trở lại trong nước do chương trình phát thanh của RFE.
Chính mắt tôi chứng kiến cảnh họ ngồi nghe chăm chú, rồi gật gù và nói: “Chính xác! Ðây là những vấn đề do chính quyền độc tài gây ra.” Rồi bắt đầu đặt câu hỏi: “Tại sao chúng tôi không có tự do báo chí, tại sao chúng tôi không có tự do hội họp, tại sao chính phủ không cải tổ để dẹp bỏ tham nhũng?” Nhiều người bạn của tôi ở Ðông Âu cho đến giờ này vẫn thỉnh thoảng bảo tôi là một trong những lý do chính khiến Ðông Âu có sự thay đổi là vì đến một lúc nào đó khi thông tin tràn ngập, và khi người trẻ bắt đầu đòi hỏi sự cải tổ, rồi những đòi hỏi của họ lân lan ra cả xã hội, thì việc gì phải đến đã đến.

Ðó là những gì tôi tha thiết muốn thấy cho Việt Nam. Tôi ước ao sẽ có ngày chứng kiến một Việt Nam tự do, và tôi hiểu rất rõ là Việt Nam không thể có tự do cho đến khi người dân được có đầy đủ thông tin về sự tham nhũng của chính quyền, nhất là khi mà nhà cầm quyền Hà Nội liên tục ký những hợp đồng có lợi cho Trung Quốc nhưng có hại cho chính đất nước và người dân của họ.

Hà Giang: Xin cám ơn thời gian ông dành cho chúng tôi


Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2010 , 00:23 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #13 - 27. Aug 2010 , 22:33
 

USCIRF: Giáo dân Cồn Dầu cần được quốc tế bảo vệ




Quỳnh Như,


phóng viên RFA

...


Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

Hiện nay thân phận của khoảng 40 giáo dân Cồn Dầu vừa lìa bỏ làng quê chạy lánh nạn sang Thái Lan đang rất bấp bênh.

Một mặt họ không dám trở về nơi chôn nhau cắt rốn, một mặt cũng chưa biết có xin được quy chế tị nạn ở một nước thứ ba nào hay không.

Quỳnh Như có cuộc phỏng vấn ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF, về các vấn đề liên quan đến những người này.


Đòi hỏi chính đáng


Như chúng tôi đã đưa tin, cảnh sát điạ phương ở Huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đàn áp những người chống đối lệnh giải tỏa đất, không trừ một ai, dù già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, hay phụ nữ. Có người bị đánh đập đến mang thương tích, có người hiện còn đang bị giam giữ, thậm chí có kẻ thiệt mạng như trường hợp của ông Nguyễn Thành Năm. Tình hình này khiến người dân Cồn Dầu hoang mang lo sợ và tìm đường lánh nạn sang Thái Lan. Hiện có hơn 40 người dân của giáo xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok và mong muốn đến được một nơi an toàn để sinh sống.

...


Ông Nguyễn Thành Tài (trái), anh của Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ hôm 18-08-2010.

Nhận định về việc số người vừa kể đang xin được hưởng quy chế tị nạn chính trị tại một nước thứ ba, ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF cho biết:

“Tôi tin rằng mong muốn của những người dân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Bangkok, được hưởng quy chế tị nạn là một điều chính đáng, vì nếu như họ bị trả về Việt Nam thì họ sẽ bị pháp luật trong nước truy tố. Vì vậy tôi tin rằng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải đảm bảo rằng những người này phải được bảo vệ tại Thái Lan, và quá trình xin tị nạn của họ sẽ diễn ra một cách suông
sẻ để họ được sống ở một nước khác.”

Ông Scott Flipse cũng kêu gọi các tổ chức nhân đạo quốc tế can thiệp cho số người này:

“Liên Hiệp Quốc sẽ can thiệp với Cao Ủy Tị nạn quốc tế để xem xét vấn đề xin tị nạn của 40 người dân Cồn Dầu này. Tổ chức này có một hệ thống làm việc rất hiệu quả tại Bangkok, họ đã xem xét và giải quyết cho rất nhiều người xin tị nạn. Chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo sự an toàn cho những người dân Việt Nam ở Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan trong lúc chờ xin đi tị nạn tại một nước khác, và mong rằng họ nhanh chóng đến được một nước thứ ba để sinh sống. Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo để điều đó được thực hiện.”   

Là một nhân vật luôn tham gia tích cực và có mặt trong hầu hết tất cả các hoạt động đấu tranh cho vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Ông Scott Flipse cũng thường xuyên theo dõi các biến cố xảy ra trong nước có liên quan đến các lĩnh vực này, điển hình như các vụ đàn áp tăng sinh Bát Nhã, hoặc các vụ tranh chấp đất đai của giáo dân ở giáo xứ Thái Hà và mới gần dây nhất là đối với người dân của xứ đạo Cồn Dầu. Ông Scott Flipse nói thêm:
...

Dân biểu Frank Wolf và ảnh của nạn nhân anh Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ hôm 18-08-2010.

“Hoa Kỳ và Việt nam có một sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận vấn đề tôn trọng nhân quyền. Do đó tôi nghĩ rằng vấn đề quan trọng là sự  phát triển trong quan hệ giữa hai nước không chỉ tập trung vào quan hệ mậu dịch không mà thôi. Hoa Kỳ và các nước trong cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục dành những ưu đãi ngoại giao cho Việt Nam, mà không đòi hỏi Việt Nam phải có những đáp ứng theo mong mỏi của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực cải thiện vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cho người dân.”



Cần giải pháp lâu dài


Cũng theo lời vị Phó Giám đốc của Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế, ở Việt Nam các tín đồ Thiên chúa giáo và Tin lành thường hay bị quấy nhiễu do những vấn đề mà họ phải đối đầu như việc tranh chấp đất đai của giáo xứ. Tuy nhiên chúng ta ai cũng biết Việt Nam là một quốc gia có đa số theo Phật giáo. Vì thế không chỉ đối với những người theo Công giáo hay Tin lành, mà một bộ phận của Phật giáo cũng bị đàn áp; đó là những tín đồ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tăng thân Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và kể cả các vị sư sããi gốc Khmer. Có rất nhiều điều bất ổn đang xảy ra trong nước liên quan đến tự do tín ngưỡng. Ông Flipse kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần phải đặt những vấn đề này vào vị trí ưu tiên trong quan hệ song phương giữa hai nước. Ông nhấn mạnh:

“Nếu chỉ nói giữa hai nước còn có những khác biệt không thôi thì chưa đủ, mặc dù điều đó cũng quan trọng, mà cần phải có những hành động cụ thể, phải đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng quốc tế trong vấn đề tôn trọng nhân quyền. Và trong vấn đề này Hoa Kỳ có khả năng tác động, và cần phải sử dụng ảnh hưởng đó để thực hiện cho bằng được.
”   

Giải quyết cho vấn đề người dân của giáo xứ Cồn Dầu đang chạy trốn sang Thái Lan mới chỉ là một vấn đề. Theo ông Flipse cần phải nhìn thấy vấn đề tận gốc rễ. Ông nói:

“Vấn đề là chúng ta cần phải làm thế nào để đảm bảo về lâu về dài, là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện, các quyền tự do cơ bản của con người được tôn trọng để người dân không còn phải lìa bỏ quê hương để xin tị nạn tại một nước khác. Vì họ không còn sợ bị chính phủ trong nước bắt bớ, xét xử khi bộc lộ quan điểm của mình.

Cũng như một số nhà dân cử Hoa Kỳ tranh đấu cho vấn đề tự do tôn giáo và các quyền tự do cơ bản của con người được tôn trọng tại Việt Nam, ông Scott Flipse cho rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama cần nêu vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam lên một trong những vị trí hàng đầu trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Và đối với vấn đề của giáo dân Cồn Dầu, bản thân ông Scott Flipse và tổ chức của ông không chỉ làm việc với tổ chức tị nạn của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết vấn đề xin tị nạn chính trị của những người dân Cồn Dầu này mà thôi, mà sẽ còn tiếp tục đấu tranh cho những vấn đề liên quan đến việc an sinh của những người hiện còn đang sống ở Cồn Dầu. 
Back to top
« Last Edit: 27. Aug 2010 , 22:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #14 - 23. Sep 2010 , 11:05
 
Human Rights Watch báo động tình trạng nhiều người chết khi bị công an bắt giữ


RFA 22.09.2010

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW)  ra thông cáo kêu gọi Việt Nam lập tức mở những cuộc điều tra minh bạch về một loạt những vụ tử vong do công an gây ra khi sử dụng vũ lực chết người.

Thông cáo phổ biến trên mạng ngày thứ tư 22 tháng 9 cũng yêu cầu Việt Nam buộc trách nhiệm cho những nhân viên công an có liên can. 

Tổ chức Human Rights Watch đã thu thập tài liệu về 19 vụ bạo hành của công an, gây thiệt mạng 15 người. Tất cả những vụ này đều được loan báo trên các cơ quan truyền thông Nhà nước trong 12 tháng qua. 


Việt Nam nên công khai nhìn nhận


Thông cáo viết: chính phủ Việt Nam nên công khai nhìn nhận vấn đề này, ban hành pháp lệnh đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự đối xử có tính cách hành hạ của nhân viên công an, cảnh sát mọi cấp. Human Rights Watch cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam tuyên cáo rõ ràng rằng bất kỳ nhân viên công an cảnh sát nào có trách nhiệm về những hành vi như vậy sẽ phải chịu hình thức kỷ luật và nếu cần thì phải bị truy tố về tội hình sự. 

Phó giám đốc về châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nói rằng sự hung ác của cảnh sát Việt Nam được báo cáo ở một mức báo động trên mọi vùng miền của xứ này, gây quan ngại nghiêm trọng về tính chất lan rộng và có hệ thống của những sự hành hạ như vậy. 

Thông cáo của HRW cho biết có nhiều trường hợp tử vong của những người bị tạm giam hay đang trong quyền quản lý của cảnh sát đã được báo cáo xảy ra tại nhiều tỉnh ở miền cực bắc như Bắc Giang và Thái nguyên, hay ở những thành phố chính như Hà Nội và Đà Nẵng, cũng như tại Quảng Nam ở miền duyên hải, và ở tỉnh cao nguyên xa xôi như Gia Lai, cả ở những tỉnh miền Nam như Hậu Giang, Bình Phước.

Nhiều trường hợp bị giết trong lúc nạn nhân bị giam cầm chỉ vì những vi phạm nhỏ, như Vũ Văn Hiền tại Thái Nguyên, vì tội cãi vã với mẹ, hay Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang vì vi phạm luật giao thông.

Báo chí trong nước tường trình không đồng đều, gây quan ngại về sự kiểm soát báo chí của Nhà nước.  Có khi báo chí đưa đến việc điều tra những vụ việc bị che dấu trước đó; nhưng ngược lại nhiều vụ quan trọng khác không hề được truyền thông địa phương loan tin, như cái chết của Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng. 

HRW kể sơ lược trường hợp thiệt mạng của ông Nguyễn Thành Năm, và cho biết những người dân trả lời sự hỏi han của đài Á Châu Tự Do nói là họ sợ hãi không dám nói về vụ này, nhất là về nguyên do cái chết của ông Năm.   Trong khi đó chính phủ chối bỏ mọi tội lỗi của cảnh sát, nói rằng nạn nhân chết vì tai biến mạch máu não. 

Trong cả 19 trường hợp bạo hành tàn nhẫn được ghi nhận, không có tin tức nào thông báo việc một nhân viên cảnh sát nào bị tòa án kết tội vì hành động của họ. Trong những vụ nghiêm trọng, cấp trên chỉ trừng phạt qua loa như đòi hỏi người vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, thuyên chuyển đơn vị, hay viết báo cáo để cấp trên xem xét.    Những trường hợp người cảnh sát vi phạm bị tạm nghỉ việc hay tạm giam để điều tra, như vụ ở Bắc Giang, có vẻ như phải diễn ra vì áp lực của cuộc biểu tình công khai và vụ việc bị phơi bày bằng nhiều hình thức trên các trang mạng không do chính phủ kiểm soát.

Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW Robertson kết luận: chỉ đến khi nào tất cả mọi cấp của chính phủ nói rõ cho cảnh sát biết là họ sẽ bị trừng phạt thì mới có thể có phương cách ngăn chặn cung cách hành động lạm dụng này, trong đó có việc đánh người đến chết. 
Back to top
« Last Edit: 23. Sep 2010 , 11:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #15 - 26. Sep 2010 , 17:53
 
Linh mục Nguyễn Văn Lý được đề cử giải nhân quyền Sakharov 2010



Tú Anh

Theo nguồn tin từ Nghị viện châu Âu, khối nghị viên châu Âu bảo thủ và cải cách đề cử linh mục Nguyễn Văn Lý, hiện đang được tự do tạm để trị bệnh ở nhà chung tòa giám mục Huế, lãnh giải nhân quyền Sakharov năm 2010. Đây là giải thưởng cao quý hàng năm của Nghị viện châu Âu nhằm vinh danh những nhân vật đấu tranh cho nhân quyền và tự do tư tưởng.

Giải thưởng mang tên nhà vật lý học Liên Xô Sakharov, cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô nhưng cũng là một nhà ly khai tranh đấu chống chế độ độc tài Xô-viết.

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong số 9 nhân vật được đề cử lãnh giải thưởng nhân quyền năm nay. Tất cả đều là những người có một quá trình tranh đấu bất chấp nguy hiểm cho mạng sống hay tù tội để đòi cho người dân trong nước mình những quyền tự do cơ bản nhất.

Theo thủ tục thì mỗi khối nghị viên đề cử các ứng viên. Khối bảo thủ và cải cách đề nghị ba ứng viên là Linh mục Nguyễn Văn Lý, trong suốt 35 năm kể từ năm 1975 vì tranh đấu bảo vệ nhân phẩm con người và tự do tôn giáo ông bị giam tổng cộng 17 năm.

Ngoài linh mục Lý còn có là nhà ly khai Cuba Guillermo Farinas, bác sĩ tâm lý, nhà báo độc lập đã tuyệt thực suốt nhiều tháng dài đòi tự do cho tù nhân chính trị Cuba. Thứ ba là tổ chức Thiên chúa giáo Opens Doors bảo vệ cho các nạn nhân bị đàn áp vì niềm tin thiên chúa tại 45 nước trên thế giới. Ngoài ra còn có 6 nhân vật và tổ chức nhân quyền khác do các nhóm dân biểu khác đề nghị.

Việc tuyển chọn còn phải qua nhiều giai đoạn : ngày 5 tháng 10 tới, danh sách đệ trình lên ủy ban hỗn hợp gồm ủy ban Ngoại giao và Phát triển, Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu.

Ngày 18 tháng 10 sẽ biểu quyết chọn ba người vào chung khảo. Ngày 21 tháng 10 thông báo tên nhân vật trúng giải và đến ngày 15 tháng 12, lễ trao giải thưởng Sakharov sẽ được tổ chức trọng thể tại Nghị Viện Châu Âu ở thành phố Strasbourg, miền đông nước Pháp.

Mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn ngắn sau đây với Linh mục Nguyễn Văn Lý từ nhà chung Huế.












Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #16 - 01. Oct 2010 , 15:52
 
Ông Christian Vanneste , Dân Biểu Vùng Bắc Pháp, yêu cầu trả tự do cho 4 thành viên Đảng Việt Tân
Christian Vanneste


Kính gửi Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam
62-66 rue Boileau
75016 Paris
Văn thư số CV/GC

Paris, ngày 28 tháng 9 năm 2010

Thưa ông Thủ Tướng,

Qua lá thư này, tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của tôi về việc bắt giữ mới đây đối với bốn nhà tranh đấu dân chủ, là thành viên của Đảng Việt Tân.
Nước Việt Nam đã trải qua 10 năm gần đây với những tiến bộ về kinh tế và xã hội và tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Nhưng, tôi thiết nghĩ, song song với phát triển kinh tế, việc tôn trọng những quyền Con Người cũng phải là mục tiêu ưu tiên của chính phủ ông.

Theo sự hiểu biết của tôi, nhiều tù nhân chính trị hiện vẫn bị cầm tù tại Việt Nam. Trong số những người này, tôi muốn đặc biệt lưu ý ông những trường hợp sau đây:

• Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giáo sư tại trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM, bị bắt ngày 13/8/2010 tại Sài Gòn;
• Mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, bị bắt ngày 10/8/2010 tại Sài Gòn;
• Bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, làm nghề buôn bán, bị bắt ngày 10/8/2010 tại Đồng Tháp;
• Ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, làm ruộng, bị bắt ngày 18/7/2010 tại Bến Tre.
và yêu cầu Ông cứu xét để sớm trả tự do cho họ.

Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đã ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và bản Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Vì vậy, Việt Nam có bổn phận tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự và chính trị của công dân, kể cả những quyền sơ đẳng nhất.

Trân trọng,

Christian VANNESTE
Dân Biểu vùng Bắc Pháp
Back to top
« Last Edit: 01. Oct 2010 , 15:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Phan Nguyen
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 129
Đan Mạch
Gender: male
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #17 - 09. Oct 2010 , 07:23
 








Từ Hà Nội, Đảng Việt Tân kêu gọi chống hiểm họa Bắc triều


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****


Ngày 9 tháng 10 năm 2010


Thông Cáo Báo Chí
Từ Hà Nội, Đảng Việt Tân kêu gọi chống hiểm họa Bắc triều

Ngàn năm Thăng Long lẽ ra phải là một mốc thời gian đáng tự hào và trân trọng trong lịch sử dân tộc. Nhưng hôm nay tổ quốc Việt Nam đang đối diện với hiểm họa bị Trung Quốc từng bước xâm lấn. Chủ quyền quốc gia đang mất dần trên nhiều lãnh vực.

Trước nguy cơ đó, hôm nay ngày 9/10/2010, tại khu tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội, các đảng viên Đảng Việt Tân đã công khai báo động về hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5 trước đồng bào. Dưới biểu ngữ mang hàng chữ Vì Thăng Long ngàn tuổi — Chống hiểm họa Bắc triều, các đảng viên Việt Tân đã tuyên đọc và phổ biến Bản Lên Tiếng Vì Ngàn Năm Thăng Long (đính kèm).
...
...
...



Nhiều đồng bào và một số ký giả ngoại quốc đã tập trung quanh các anh chị em Việt Tân để lắng nghe các dữ kiện về những phần đất, biển, đảo bị chính thức dâng nhượng hoặc làm ngơ cho Trung Quốc chiếm đóng; Ngư dân Việt bị giết hại trên biển Đông; Rừng và tài nguyên bị khoán cho Trung Quốc khai thác dài hạn bất kể các tác hại lên môi sinh, đời sống người dân, và nền an ninh quốc phòng. Một số câu hỏi đã được nêu lên và giải đáp. Để đánh dấu dịp gặp gỡ đặc biệt này, các đảng viên Việt Tân trao tặng đồng bào một số kỷ vật ghi khắc lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người trước sự tồn vong của tổ quốc.

Sự lên tiếng giữa lòng thủ đô Hà Nội của các đảng viên Việt Tân, từ hải ngoại và tại quốc nội, cũng nhằm nhấn mạnh việc thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa là quyền chính đáng và là nghĩa vụ của mỗi con dân đối với đất nước mà không một chế độ nào có thể ngăn cấm.

Toàn thể đảng viên Việt Tân nguyện chung vai và tiếp nối chuỗi dài nỗ lực của anh chị em thanh niên sinh viên biểu tình trước sứ quán Trung Quốc năm 2007; lời kêu gọi thống thiết của chị Phạm Thanh Nghiên và các tấm biểu ngữ đầy hy sinh của 6 nhà dân chủ Hải Phòng; các truyền đơn báo động trên cả nước của Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ; lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ; lời kêu gọi hiệp thông ăn chay cầu nguyện của Linh Mục Nguyễn Văn Lý; và hàng ngàn hàng chữ HS.TS.VN của những thanh niên yêu nước đang xuất hiện trên khắp nẻo đưòng quê hương.

Dân tộc chúng ta sẽ vượt qua mọi trở lực, chấp nhận mọi thử thách để bảo toàn tổ quốc. Các thế hệ Việt Nam tương lai phải được sống trong một đất nước nguyên vẹn, với đầy đủ danh dự quốc gia và độc lập dân tộc.

Ngày 9 tháng 10 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ -
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
****

Một vài hình ảnh tại công viên tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) ngày 9.10.2010






****

Bản Lên Tiếng
Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều

(Được đọc tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, trung tâm thủ đô Hà Nội, ngày 9/10/2010)
Năm nay chúng ta kỷ niệm một ngàn năm ngày kinh đô nước Việt được dời về thành Thăng Long, ngày nay là thủ đô Hà Nội.

Trước đó, trong suốt 10 thế kỷ bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, cha ông chúng ta đã luôn kiên quyết đấu tranh và đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập và giữ gìn giang sơn nước Việt được vẹn toàn. Nhờ tinh thần quật cường đó, ngày hôm nay dân tộc Việt Nam được làm chủ một đất nước có nhiều tiềm năng.

Lòng yêu nước của cha ông ta được thể hiện qua việc chủ động nhận lãnh trách nhiệm đối với tổ quốc và quyết tâm xử dụng quyền bảo vệ đất nước, không để cho bất kỳ thế lực cầm quyền nào ngăn cấm. Do tinh thần yêu nước chân chính đó, dân tộc ta đã nhiều lần chống trả được những làn sóng xâm lăng từ phương Bắc. Trong hơn 4 ngàn năm lịch sử, có biết bao anh hùng đã viết lên những chiến tích oanh liệt.

Ngày hôm nay, hiểm họa từ phương Bắc lại đe dọa nước ta một lần nữa. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị hải quân Trung Quốc chiếm đóng. Biển Đông cũng đang bị họ khống chế. Ngư dân Việt bị bắn giết, bắt bớ ngay trong vùng biển của mình. Thác Bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm không còn là của nước ta. Nhiều khu rừng ở đầu nguồn và các quặng bô-xít trên vùng Tây Nguyên đang để cho họ mặc tình khai thác, bất chấp những nguy cơ về môi sinh và an ninh mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu.

Rõ ràng, hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5 đã là nguy cơ to lớn ở ngay trước mắt.

Hôm nay, ngày 9 tháng 10 năm 2010, từ trái tim của đất nước, đảng Việt Tân trân trọng lên tiếng:


Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều.
Chúng tôi kêu gọi mọi người cùng nhận lãnh trách nhiệm và quyền bảo vệ đất nước.

Không ai có thể tước đoạt quyền yêu nước của chúng ta.

Bảo vệ nước Việt là trách nhiệm của toàn thể con dân Việt.

Hãy cùng nắm tay nhau để bảo vệ tổ quốc.

Xin trân trọng kính chào quý vị và các bạn.

Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 2010
Đảng Việt Tân

Nguồn: http://viettan.org/spip.php?article10392

-----

Back to top
« Last Edit: 09. Oct 2010 , 07:38 by Phan Nguyen »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #18 - 29. Oct 2010 , 23:35
 

Quốc tế quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam



Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010-10-28
Amnesty International, Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa ra thông cáo phản đối những bản án của chính phủ Việt Nam tuyên phạt những nhà đấu tranh cho nhân quyền và quyền của người lao động tại Việt Nam.

...

Hình do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN cung cấp
Anh Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Ba nhà đấu tranh cho nhân quyền bị kết án từ 7 tới 9 năm tù.
Bản thông cáo nêu rõ những khía cạnh không thích đáng của tòa án và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do lập tức và vô điều kiện cho những tù nhân lương tâm này.


Chiến dịch bắt giữ các nhà đấu tranh cho nhân quyền

Khoa Diễm liên lạc bà Donna Guest, Phó Giám đốc Đặc trách châu Á của Tổ chức Ân xá Thế giới để tìm hiểu thêm
Khoa Diễm: Xin chào bà, rất cám ơn bà đã dành thời gian cho thính giả của đài chúng tôi. Trước hết, xin bà giải thích thêm về bản thông cáo sáng nay của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Donna Guest: Chúng tôi rất lo ngại về những bản án vừa được ban hành cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền. Những nhà đấu tranh  này đã làm việc rất ôn hòa, rải những tờ truyền đơn và ủng hộ quyền của người lao động tại một xí nghiệp nhưng họ lại được nhận một bản án quá nặng. Một người bi kêu án 9 năm tù, còn hai người kia, mỗi người sẽ phải bị lao tù đến 7 năm. Tổ chức Ấn xá Quốc tế kêu gọi Việt phải trả tự do cho những ngưởi này ngay và vô điều kiện.

    Chúng tôi rất lo ngại về những bản án vừa được ban hành cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền. Họ đã làm việc rất ôn hòa, rải những tờ truyền đơn và ủng hộ quyền của người lao động tại một xí nghiệp nhưng họ lại được nhận một bản án quá nặng.
    Bà Donna Guest
...

Bà Donna Guest
Bà Donna Guest, Phó Giám đốc Đặc trách châu Á của Tổ chức Ân xá Thế giới. Nguồn ảnh Tố chức ân xá QT.
Khoa Diễm: Với lời kêu gọi này, bà nghĩ cơ hội các tù nhân lương tâm này sẽ được thả nhanh chóng là bao nhiêu?

Donna Guest: Tôi nghĩ cơ hội cho việc này được thi hành nhất nhỏ vì trong một năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng chính phủ Việt nam hỉnh như là đang có chiến dịch bắt giữ và kêu án những nhà đấu tranh cho nhân quyền một cách rầm rộ. Đã có hàng chuỗi những phiên tòa của các nhà đấu tranh cho dân chủ từ các bloggers, người làm công việc kinh doanh đến những nhà đấu tranh vì quyền của người lao động trong thời gian qua.

Chúng tôi tin rằng những người này đã bị nhà nước Việt Nam nhắm đến, bị đưa ra trước những phiên tòa không công bằng, bằng chứng cho việc này là có nhiều phiên tòa kéo dài chỉ một ngày.

Khoa Diễm: Liệu kỳ Đại hội Đảng sắp đến của Đảng Cộng Sản Việt Nam có là một lý do để các cuộc đàn áp ngày càng mạnh mẽ hơn không?

Donna Guest: Chúng tôi nghĩ rằng kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm tới cũng có thể là một trong những lý do cho các cuộc áp bức ngày một gia tăng đối với những người bất đồng chính kiến mà chúng ta thấy hiện nay.

    Chúng tôi nhận thấy rằng chính phủ Việt nam hỉnh như là đang có chiến dịch bắt giữ và kêu án những nhà đấu tranh cho nhân quyền một cách rầm rộ
    Bà Donna Guest

Tuy nhiên, điều này cũng thật khó đoán vì sau khi Đại hội Đảng xãy ra, có lẽ sẽ có những thay đổi trong cơ chế chính trị của Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy có một sự phối hợp của chính phủ Việt Nam trong việc bắt giữ cũng như buộc tội những nhà bất đồng chính kiến dù họ hành sự rất ôn hòa.

Khoa Diễm: Bà có biết hiện tại chính quyền Việt Nam đang bắt giữ bao nhiêu tù nhân lương tâm không?

Donna Guest: Chúng tôi tin là có ít nhất 30 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ nhưng con số này có thể cao hơn nhưng chúng tôi không thề biết chính sát con số người đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ vì


bày tỏ quan điểm của họ, Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều những điếu mà thế giới bên ngoài không thể nào biết được. Tuy nhiên, chúng tôi luôn quan tâm, theo dõi và cố gắng để những người này có thể được thả tự do càng sớm càng tốt.


Nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ

Khoa Diễm: Theo bà, tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện tại ra sao?

Donna Guest: Việt Nam đã có những bước tiến vượt bực trong kinh tế. Đất nước này ngày càng phát triển và người dân cũng có đời sống tốt hơn nhưng hình như chính phủ Việt Nam tin rằng họ muốn cho người dân cuộc sống tốt hơn như cơm no áo ấm, có thể tiếp cận các cơ quan kinh tế nhưng tôi không tin rằng người Việt Nam nên có quyền tự do dân chủ.

    Chính quyền không những đàn áp những cộng đồng tôn giáo một cách dã man như là các giáo dân tại Cồn Dầu mà còn giờ họ còn kêu án tù cho những người dân này nữa.
    Bà Donna Guest

Thêm vào đó, các cá nhân hay tổ chức tôn giáo không được chính phủ Việt Nam công nhận cũng đang phải hứng chịu nhiều sự đàn áp bất công. Nhiều người trong số họ không được phép tham dự hoặc tổ chức các nghi thức tôn giáo và còn bị cầm tù khi muốn thể hiện đức tin của mình. Chính quyền không những đàn áp những cộng đồng tôn giáo một cách dã man như là các giáo dân tại Cồn Dầu mà còn giờ họ còn kêu án tù cho những người dân này nữa.

Khoa Diễm: Thưa bà, vậy Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ có những bước tiếp theo như thế nào đối với Việt Nam?

    Chúng tôi cùng những tổ chức nhân quyền khác tiếp tục viết thư, kêu gọi, yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những nhà đấu tranh này. Chúng tôi sẽ cố gắng để những tù nhân này không bị thế giới quên lãng.
    Bà Donna Guest

Donna Guest: Chúng tôi tiếp tục chiến dịch vận động thay mặt cho những tù nhân lương tâm. Chúng tôi cùng những tổ chức nhân quyền khác tiếp tục viết thư, kêu gọi, yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những nhà đấu tranh này.

Chúng tôi sẽ cố gắng để những tù nhân này không bị thế giới quên lãng. Tổ chức Ấn xá Thế giới không bao giờ thúc đẩy những nhà đấu tranh vì nhân quyền nên làm thế này hay thế kia. Chúng tối tin rằng những nhà đấu tranh cho nhân quyền này thật can đảm khi dám lên tiếng chỉ trích những đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với con dân của đất nước họ và đã bị những án phạt rất vô lý cho việc này. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm tiếng nói cho những người không thể nói được vì tiếng nói của họ bị chính nhà nước họ bóp nghẹn.   

Khoa Diễm: Xin cám ơn bà rất nhiều.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #19 - 28. Nov 2010 , 21:09
 
Tự do tôn giáo không phải là tự do thờ phượng.



Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2010-11-26


...

RFA
RFA. Ông Scott Flipse phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Uỷ hội Hoa kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế


Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Dân biểu Eni F.H. Faleomaveaga đã phát biểu “Trong các chuyến viếng thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”.

Theo đó, dân biểu  Faleomaveaga nghi ngờ tính chính xác của bản Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế .

Để rộng đường dư luận, đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với ông Scott Flipse, Phó giám đốc về Chính sách và Nghiên cứu Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Từ Washington, trao đổi với Quỳnh Chi, ông Scott cho biết nhận định của mình.

Quỳnh Chi: Đầu tiên, chúng tôi xin cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Theo bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010, Việt Nam bị đặt vào các quốc gia thiếu tự do tôn giáo, dựa vào tiêu chí nào mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế lại có kết luận như vậy?
Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia mà vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Điều này xảy ra ngay cả khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện. Chúng tôi tin rằng có quá nhiều vụ bắt bớ.

Scott Flipse : Chúng tôi tin rằng Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia mà vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Điều này xảy ra ngay cả khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện. Chúng tôi tin rằng có quá nhiều vụ bắt bớ. Và cộng đồng tôn giáo phải đối mặt với những quá nhiều vụ vi phạm tôn giáo. Thêm vào đó, những người lên tiếng cho nhân quyền bảo vệ những người dễ bị tổn hại như cộng đồng tôn giáo đã bị bắt bớ và giam cầm. Điều này không thể xảy ra. Luật pháp Việt Nam ngăn cấm điều này và những cam kết quốc tế của Việt Nam cũng ngăn cấm điều này.

Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, vừa rồi trả lời phỏng vấn với đài VOV tại Việt Nam, Dân biểu Faleomaveaga cho biết, “Trong các chuyến thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”, ông nhận định như thế nào về phát biểu này?

Scott Flipse : Tôi đến Việt Nam rất nhiều lần, chính xác là 7 lần trong 5 năm vừa qua. Tôi biết rất nhiều người ở Việt Nam gặp vấn đề. Và nếu ông dân biểu Faleomaveaga muốn đi cùng tôi, tôi có thể giới thiệu với ông Dân biểu những người Việt Nam mà có vấn đề (về tự do tôn giáo). Đó là lời mời của tôi. Ông Dân biểu có thể đi cùng chúng tôi đến Việt Nam và có thể thảo luận về vấn đề này khi ở đó.
Báo cáo dựa theo những cuộc điều tra từ trong và ngoài nước

Quỳnh Chi: Cũng trong bài phát biểu của ông Dân biểu Faleomaveaga, vị này thắc mắc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lấy thông tin từ đâu để có Bản báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2010. Ngoài ra, vị dân biểu này cũng nghĩ rằng có nhiều chi tiết trong bản báo cáo được viết bởi những người mà họ không trực tiếp đến tận nơi để xem liệu những điều đó có xảy ra ở đó không. Ông có thể giải thích cho thính giả đài Châu Á Tự Do cách thức các ông thu thập thông tin để viết bản báo cáo đó không?

Scott Flipse : Nếu thật sự ông Dân biểu có nói như thế thì tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi lấy thông tin rất tỉ mỉ cả trong và ngoài nước Việt Nam. Tôi lấy làm tiếc nếu ông Dân biểu nghĩ như thế và một lần nữa, tôi sẽ lấy làm vinh hạnh nếu được nói chuyện với ông Dân biểu về vấn đề này  nếu ông ta muốn như thế.

Quỳnh Chi: Có nghĩa là các ông không chỉ ngồi đây và viết bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế?

Scott Flipse : Đúng, có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được lấy từ cả trong và ngoài nước Việt Nam.

Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có thêm nhiều nhà thờ cũng như chùa chiền, theo ông, chúng ta có thể nói Việt Nam có tự do tôn giáo dự trên điều này không?

Scott Flipse : Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, và chúng tôi để ý rằng cả Việt Nam, Trung Quốc hay Miến Điện đưa ra thêm nhiều điều kiện cho các cộng đồng tôn giáo. Chính quyền cho phép người dân thờ phượng. Tuy nhiên, các cộng đồng tôn giáo và các cá nhân có đạo mà không theo chính phủ hay được xem là thách thức đối với chính quyền đều gặp rắc rối to.
Có thể nói tới tới các giáo dân Cồn Dầu đã gặp trở ngại khi họ không chịu bán đất của mình cho chính phủ. Hay là việc các tăng ni tại chùa Bát Nhã đã gặp khó khăn với chính quyền khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh  chỉ trích chính phủ. Chính vì thế, tôi muốn nói rằng, đây là những vấn đề tồn tại rất lâu.
Đạo Phật, Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài… tất cả đều gặp những rắc rối rất lớn, đặc biệt khi họ được cho là thách thức đối với chính quyền.

Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2010 , 21:10 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
chieu
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 14
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #20 - 05. Jan 2011 , 00:22
 

Cựu Đại sứ Anh Quốc Mark Kent nhận định về tình hình ở blog Việt Nam –


Tạp Chí Phía Trước số 41, ngày 22/12/2010


Ngoài các cuộc trao đổi với những bloggers Việt Nam, PHÍA TRƯỚC đã có cuộc trò chuyện rất đặc biệt và thú vị với cựu Đại sứ Anh Mark Kent tại Việt Nam, một blogger nỗi tiếng khi làm việc tại Hà Nội.
Ông chia sẻ rằng cộng đồng blogger Việt Nam rất năng động, và các bạn trẻ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước trong thế kỷ 21.
Mời quý độc giả theo dõi cuộc trò chuyện sau.

PHÍA TRƯỚC: Xin chào cựu Đại sứ, trước tiên ông có thể cho độc giả biết ông tham gia viết blog tiếng Việt từ khi nào và ông có biết tiếng Việt trước khi đến làm việc tại Việt Nam không?


Tôi bắt đầu học tiếng Việt trước khi tôi đến Việt Nam trong năm 2007. Nhưng tôi chỉ bắt đầu viết blog vào tháng chín năm 2008. Nhưng thành thật mà nói, mặc dù tôi có thể nói và hiểu đủ tiếng Việt cho nhiều cuộc họp, nhưng các đồng nghiệp tại Đại sứ quán đã giúp chỉnh sửa các bản dịch và những entry tôi đăng trên blog.


PHÍA TRƯỚC: Ông có viết blog trên cương vị là Đại sứ trong những lần làm việc ở nước khác không?


Việt Nam là nơi đầu tiên tôi đăng bài trên cương vị là Đại sứ và đó cũng lần đầu tôi viết blog.



... Trang blog của Cựu Đại Sứ Mark Kent


PHÍA TRƯỚC: Là một Đại sứ bận rộn với nhiều công việc, làm sao ông có thời gian cho việc viết blog?


Trước khi tôi bắt đầu viết blog, tôi cũng đã lo lắng rằng mình sẽ không có đủ thời gian để làm việc đó. Nhưng thời gian vẫn có thể thu xếp được. Thường tôi dành thời gian viết blog vào buổi tối hoặc trong các chuyến đi xa Hà Nội.


PHÍA TRƯỚC: Trong các bài entry trên trang blog, ông thường viết về các chủ đề gì trên blog?


Tôi thường nói về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống trên cương vị là Đại sứ tại Việt Nam và những chủ đề khác mà tôi hy vọng người dân tại Việt Nam quan tâm như biến đổi khí hậu, giáo dục, quản trị nhà nước. Và tất nhiên là không thể thiếu chủ đề bóng đá!


PHÍA TRƯỚC: Là một Đại sứ và blogger đã sống 3 năm tại Hà Nội, ông đánh giá thế nào về sự phát triển blog ở Việt Nam hiện nay?


Tôi rất ấn tượng bởi sự năng động của các cộng đồng mạng ở Việt Nam. Điều này không chỉ có các trang blog mà còn có cả các mạng xã hội như Facebook và Twitter. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm năng để phát triển xa hơn nữa. Sự hiểu biết về Internet, thông thạo về công nghệ thông tin của thế hệ trẻ hiện nay có thể là một tài sản to lớn cho sự phát triển xã hội và kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Và điều này cần được khuyến khích thêm nữa.


PHÍA TRƯỚC: Vừa qua có nhiều blogger gặp “rắc rối” với chính quyền vì liên quan đến những thông tin “nhạy cảm” mà họ đăng trên trang blog, ông có lời khuyên nào để bloggers có thể tránh các phiền toái đó không?


Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tranh luận một cách ôn hòa – bao gồm cả thông tin đăng trên blog. Có thể đôi lúc những điều này bị hạn chế như trong các trường hợp kích động bạo lực hoặc hành vi khủng bố, bôi nhọ và phỉ báng. Nhưng tôi nghĩ rằng những hạn chế như vậy nên được giữ ở mức tối thiểu

Các cuộc tranh luận thông qua các diễn đàn như blog nhằm phát triển xã hội – trong đó bao gồm về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội – là một trong những cách để các công dân góp thêm tiếng nói và một phương tiện cho những người lãnh đạo lắng nghe tiếng nói của nhân dân.

Một xã hội mà kiềm chế các cuộc tranh luận là một xã hội thiếu tự tin và có nguy cơ mất đi những đóng góp có giá trị từ người dân trong việc phát triển đất nước.
.



PHÍA TRƯỚC: Xin hỏi ông câu cuối cùng rằng ông có điều gì muốn nhắn gởi đến các bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay không?


Tiếp tục theo đuổi công nghệ mới. Tiếp tục tham gia với thế giới bên ngoài. Giáo dục và công nghệ thông tin là chìa khoá cho sự thành công. Việt Nam là một trong những cường quốc đang nổi lên của thế kỷ 21, các bạn trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo Việt Nam sẽ khai thác và tận dụng tất cả tiềm năng của đất nước.


PHÍA TRƯỚC: Vâng, xin cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ những cảm nghĩ về Việt Nam cùng với độc giả PHÍA TRƯỚC.




Về cựu Đại sứ Anh Quốc Mark Kent

...

Mark Kent lớn lên ở Lincohnshire, Anh Quốc. Ngoài tấm bằng Quản trị kinh doanh tại Đại học Mở, ông còn có bằng sau đại học Luật, Luật châu Âu và Kinh tế. Ông bắt đầu công việc tại Bộ Ngoại giao Anh vào năm 1987 và đã làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Brasilia, Mexico City, cũng như tại Đại diện Thường trực của Vương Quốc Anh tại Liên minh châu Âu. Ông cũng từng là nhân viên biệt phái của Bộ Ngoại giao Anh tại lực lượng NATO ở Mons, Bỉ. Ông nhận chức vụ Đại sứ Anh tại Hà Nội vào cuối năm 2007, và đó cũng là lần đầu tiên ông làm việc tại châu Á trên cương vị Đại sứ.

Trang blog tiếng Việt của ông được thành lập vào tháng 9, 2008 nhằm cung cấp một góc nhìn cá nhân về các mối quan tâm và chính sách của Vương Quốc Anh, và cũng để nhận được ý kiến phản hồi về các sự kiện nóng đang xảy ra.


Trang blog của ông đã thu hút rất nhiều độc giả trong và ngoài nước, và những entry ông viết thường có rất nhiều comments. Hiện trang blog được Đại sứ quán Anh duy trì tại trang Foreign & Commonwealth Office.
Nguyên Ân thựcc hiện

Nguồn:
Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC

Back to top
« Last Edit: 05. Jan 2011 , 00:23 by chieu »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #21 - 11. Jan 2011 , 06:40
 

Dự luật cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền


Việt Hà, phóng viên RFA
2011-01-06


  ...AFP PHOTO / TIM SLOAN
Phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ khóa 112 ngày 05 tháng 01 năm 2011, Washington, DC.



Dân biểu Ed Royce hôm mùng 5 tháng 1 giới thiệu dự luận cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền.
Ông đồng thời một lần nữa cũng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong khi đó cũng vào ngày mùng 5 tháng 1, một viên chức ngoại giao Mỹ khi đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế, đã bị công an ngăn cản, hành hung.



Vi phạm quyền con người

Việt Hà phỏng vấn dân biểu Ed Royce về những đề nghị và diễn tiến mới này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện.

Trước hết dân biểu Ed Royce giới thiệu về dự luật mới như sau:

Dân biểu Ed Royce: "Ðây là dự luật cấm vận Việt Nam liên quan đến các vi phạm về quyền con người. Tôi giới thiệu dự luật này để có những cấm vận đối với các quan chức chính phủ, những người có những hành vi vi phạm quyền con người ở Việt Nam.
Dự luật này nhắm vào quan chức chính phủ, công an, hay bất cứ ai tham gia vào việc vi phạm quyền con người đối với những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Cách thức là cấm những người này không được vào Mỹ và cả cấm vận về tài chính. Dự luật này yêu cầu Tổng thống phải đưa ra một danh sách những người vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và họ sẽ bị từ chối vào Mỹ và không được tham gia làm ăn với bất cứ công ty Mỹ nào.

Chúng tôi chuẩn bị vào kỳ họp Quốc hội và chúng tôi chuẩn bị thông qua dự luật này lần nữa tại Quốc hội và đưa ra Thượng viện. Vì dự luật này đã được đưa ra vào hồi cuối năm ngoái khi dân biểu Joseph Cao giới thiệu dự luật lần đầu. Ðiều đáng chú ý là khi tôi giới thiệu dự luật này thì vào cùng ngày, một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị ngăn cản và tống giam bởi công an Việt Nam. Nguyên nhân là vì ông ta đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Cho nên điều mà chúng ta có đó là việc một nhân viên ngoại giao Hoa kỳ bị tấn công trực tiếp trong cùng ngày dự luật được đưa ra. Tôi cho đây là điều quan trọng vì nó nhắc nhở mọi người trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề tự do tôn giáo và quyền con người ở Việt Nam."


Việt Hà: Thưa ông dân biểu, ông có nói đến sự việc một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công khi đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý hôm mùng 5 tháng 1. Sự việc này theo ông ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt Mỹ?


Dân biểu Ed Royce: "Tôi cho rằng vấn đề chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến và quyền tự do tín ngưỡng là rõ ràng được nói đến trong các báo cáo và báo chí Mỹ cũng đã nói đến những sự việc như thế sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Ðiều mà chúng ta muốn thấy là chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức và cho phép quyền con người cũng như tự do tôn giáo lớn hơn.


...
Dân Biểu Ed Royce trong một lần vận động cho nhân quyền VN trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
RFA PHOTO.


Hiện Việt Nam là một nước độc đảng và tình hình thì đang ngày càng trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn chút nào. Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và bắt bớ những người bất đồng chính kiến mà tôi cho là họ sẽ không dừng lại chừng nào chính phủ Mỹ lên tiếng. Cho nên vấn đề này đang thu hút được sự chú ý khắp nơi về quyền con người ở Việt Nam. Nó cho thấy Việt Nam đang thụt lùi mà không có một tiến bộ nào mà chúng tôi mong đợi."

Sự khác biệt


Việt Hà: Ðã có những dự luật Việt Nam được đưa ra nhưng không phải dự luật nào cũng được thông qua tại cả hai viện. Dự luật này có gì khác biệt với các dự luật khác để có thể đảm bảo được thông qua và ông lạc quan thế nào về tương lai của dự luật?

Dân biểu Ed Royce: "Chúng tôi đã có những dự luật được thông qua ở Thượng viện trước kia dành cho các nước độc tài khác, cho nên đã có tiền lệ đối với các chính thể độc tài. Ví dụ như dự luật về quyền con người với Iran. Bây giờ chúng ta đã có cả một quá trình sẵn sàng. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói đến đó là phải có một sự tập trung lớn hơn về những vi phạm quyền con người trên toàn thế giới.

Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa VN lại danh sách CPC.

Những dự luật về quyền con người đã được thông qua đối với các nước khác và giờ đây là Việt Nam. Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam lại danh sách CPC. Và dự luật đó đã gửi ra một thông điệp là hạ viện đứng về phía người dân Việt Nam. Và quốc hội sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền."


Việt Hà: Ðã nhiều lần ông và các đồng nghiệp kêu gọi đưa Việt Nam lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt nhưng dường như đều bị Bộ Ngoại Giao bỏ qua. Lần này, ông có lập luật nào đủ mạnh mẽ để có thể tạo áp lực lên Bộ Ngoại Giao?


Dân biểu Ed Royce
: "Vấn đề của Bộ ngoại giao là họ cứ nói rằng đừng lo lắng, tình hình sẽ thay đổi liên quan đến quyền con người ở Việt Nam. Nhưng tình hình trên thực tế cứ ngày một tệ đi, đến mức giờ đây có một nhân viên Hoa Kỳ bị đối xử như vậy. Và chuyện này đã được nhiều người chứng kiến và đã xuất hiện trên báo chí khắp nơi, nhân viên ngoại giao theo luật quốc tế phải được bảo vệ đặc biệt, và chính phủ Việt Nam cần phải tuân thủ. Nhưng theo tôi, trong tình hình linh mục Lý đang bị quản chế chặt chẽ như vậy và một nhân viên ngọai giao Hoa Kỳ thì bị tấn công, bộ ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại, và phản đối mạnh mẽ hành động này thì đây chính là một ví dụ nữa về áp lực đang tăng lên từ quốc hội lên Bộ Ngoại giao để đặt Việt Nam lại danh sanh CPC. Vì những hành động như vậy tiếp tục chứng minh là chúng ta đã không đi đúng đường, Việt Nam không có tiến bộ.

Chúng ta đã nhìn thấy tiến bộ ở nhiều nơi trên thế giới mà tại sao chúng ta lại không nhìn thấy những tiến bộ nào ở Việt Nam về quyền con người? Ðây chính là lúc để chúng ta thông qua dự luật này. Tôi cho rằng sự kiện một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công lần này cũng giúp tạo thêm áp lực lên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi xem xét đưa Việt Nam vào danh sách CPC."


Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Back to top
« Last Edit: 11. Jan 2011 , 06:44 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #22 - 13. Jan 2011 , 01:01
 
Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam chấm dứt trấn áp giới bất đồng chính kiến


Đức Tâm

Nhân dịp đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 11, hôm nay, 11/01/2011, tổ chức Human Rights Watch, có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng – thay vì chà đạp – các quyền cơ bản của con người, chấm dứt ngay các hành động bóp nghẹt bất đồng chính kiến, trả tự do cho những người đang bị cầm tù, giam giữ và bị kiểm duyệt.

Theo HRW, trong thời gian qua, vào lúc trước khi có Đại hội 11, các hành động trấn áp đã gia tăng đột ngột. Lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam đã ra chỉ thị cho các cơ quan chức năng địa phương phải bảo đảm trật tự, không để cho giới bất đồng chính kiến, các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, những người dân đi khiếu kiện đất đai, các nhóm thiểu số đấu tranh đòi tôn giáo độc lập, gây ra các sự cố vào thời điểm trước và trong khi có Đại hội.
Đây chính là nội dung công điện số 2402/CD-TTg do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30/12/2010.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức này chất vấn : « Tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam lại sợ phải nghe những bức xúc của chính người dân nước mình ». Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có một kế hoạch cải thiện về nhân quyền, « thay vì tiến hành bắt giữ, trấn áp những tiếng nói phê phán để rảnh tay họp hành ».

Sau khi điểm lại những vụ vi phạm nhân quyền, trấn áp các nhà ly khai, những người đòi tự do tôn giáo trong thời gian qua tại Việt Nam, tổ chức Human Rights Watch đưa ra 7 kiến nghị đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam như Đại hội Đảng cần bãi bỏ các luật lệ và chính sách cản trợ tự do ngôn luận, khẳng định rằng Công an không được đứng trên pháp luật, chỉ đạo nghiêm cấm các quan chức địa phương tịch thu trưng dụng đất đai của người dân để đưa vào các dự án phát triển mà không có đền bù thỏa đáng, chấm dứt đàn áp quá tay với những người dân khiếu kiện, bảo đảm tự do tôn giáo, cho phép lập công đoàn độc lập, tiến hành thương lượng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, chấm dứt xách nhiễu, gây sức ép đối với giới luật sư khi họ tham gia các vụ án nhậy cảm, liên quan đến các hành vi lạm dụng công quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế và bảo đảm các luật lệ, quy định của chính phủ phù hợp các chuẩn mực quốc tế.

Đại diện HRW nhấn mạnh, « đã đến lúc Việt Nam cần chú trọng tới nhân quyền, không phải Đảng quyền » và để đưa đất nước tiến lên, giới lãnh đạo Việt Nam phải để cho « các công dân của mình được hưởng đầy đủ mọi quyền được công nhận trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, thay vì tập trung nỗ lực cản trở các quyền tự do cơ bản và bóp nghẹt bất đồng chính kiến ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110111-hrw-yeu-cau-viet-nam-cham-dut-tran-ap-g...
Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2011 , 01:06 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #23 - 10. Feb 2011 , 17:41
 
Đài Á Châu Tự Do (RFA) viết thư yêu cầu Tòa án Nhân dân Hà Nội trả tự do ngay cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ



Dân Luận vừa nhận được lá thư của Đài Châu Á Tự Do (RFA) gửi tới Tòa án Nhân Dân Hà Nội yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, do bà Cù Thị Xuân Bích gửi tới. Xin đăng tải bản gốc và bản dịch sơ bộ (của Dân Luận) để độc giả tham khảo:


Nội dung lá thư (Tqvn2004 luợc dịch):


Chúng tôi tại Đài Châu Á Tự Do viết bức thư này để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của mình trước việc bắt giữ và truy tố luật sư Cù Huy Hà Vũ, và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ.

Chúng tôi biết ông Hà Vũ đã bị truy tố về tội "tuyên truyền chống lại Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam" theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự; và rằng lời buộc tội đó một phần xuất phát từ việc ông Hà Vũ đã trả lời phỏng vấn của đài RFA.

Ông Hà Vũ có quyền được trao đổi với đài RFA (cũng như với bất kỳ ai khác) và bày tỏ chính kiến của mình về mọi chủ đề, và quyền này rõ ràng được bảo vệ bởi Điều 19 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc:

Điều 19 viết: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Bên cạnh đó, quyền tự do ngôn luận của ông Hà Vũ cũng được viết trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nhà nước XHCN Việt Nam đã ký kết từ năm 1982. Truy tố ông Hà Vũ vì thực hiện quyền con người phổ quát này chính là vi phạm luật pháp quốc tế.

Chúng tôi khẩn khoản rằng ông Hà Vũ phải được trả tự do ngay lập tức, và cáo buộc dành cho ông phải bị hủy bỏ, và ông Hà Vũ phải được phép bày tỏ chính kiến của mình mà không bị can thiệp trong tương lai.

Trân trọng,
Bà Libby Liu (đã ký)

Tổng giám đốc Đài Châu Á Tự Do

...
Back to top
« Last Edit: 10. Feb 2011 , 17:43 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #24 - 10. Mar 2011 , 12:46
 
USCIRF kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lý



RFA 09.03.2011

Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, hôm ngày 8 tháng 3 đưa ra thông cáo nhận định việc Việt Nam vừa trả tự do cho Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, và kêu gọi bãi bỏ lệnh quản chế đối với ông này.

Ngoài ra USCIRF cũng lên tiếng ủng hộ việc trả tự do vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vì vào tuần tới thời gian tạm hoãn thi hành án tù do bị bệnh cuả linh mục kết thúc, và ông có thể sẽ bị đưa vào tù trở lại.

Theo Uỷ hội về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, thì luật sư Nguyễn Văn Đài và những người trẻ can đảm khác như luật sư Đài là tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, thật không may, Hà Nội vẫn xem họ là mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia.

Về trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý, USCIRF cho rằng việc giam  giữ ông cũng như một số người khác là phi lý, và làm phức tạp một cách không cần thiết đối với mối quan hệ Việt- Mỹ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #25 - 12. Mar 2011 , 22:54
 
DB Hoa Kỳ Lên Tiếng về LM Nguyễn Văn Lý



Việt Nam: LM Lý Phải Trở Lại Nhà Tù

Dân Biểu Hoa Kỳ Đòi Trả Tự Do Vô Điều Kiện



Ngày 11 tháng 3, mười dân biểu Hoa Kỳ đồng ký tên trong văn thư gởi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết để yêu cầu trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý thường trực và vô điều kiện:
“Để tôn trọng quyền con người được quốc tế công nhận và trong hoàn cảnh sức khoẻ suy yếu của Cha Lý, chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông bảo đảm rằng Cha Lý tiếp tục không bị tù tội và rằng Chính Quyền Việt Nam công nhận và tôn trọng các quyền con người và tự do của Cha Lý và của tất cả nhân dân Việt Nam.”

Ngày hôm trước đó, Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nhận định rằng theo luật của Việt Nam thì LM Lý sẽ vài vào lại nhà tù vì tình trạng sức khoẻ đã ổn định.
Trong khi đó các vị dân biểu Hoa Kỳ thì cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và ngay cả luật pháp của họ khi đã không cho LM Lý có luật sư đại diện hoặc có quyền tự biện hộ tại phiên toà mà đã xử LM Lý 8 năm tù ở cộng với 5 năm quản chế.

Văn thư của các dân biểu Hoa Kỳ được đánh bằng fax đến toà đại sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn trong khi bản gốc được gởi thẳng đến văn phòng của Ông Nguyễn Minh Triết ở Việt Nam.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, việc đưa LM Lý trở lại nhà tù là một yếu tố nhạy cảm vì ngay lúc này Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang trong quyết định có đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) hay không.
“Danh sách đề nghị đang nằm trên bàn của Ngoại Trưởng Hillary Clinton để lấy quyết định cuối cùng. Thái độ của chính quyền Việt Nam ngay lúc này có thể ảnh hưởng đến quyết định của bà ta đối với Việt Nam.”Theo Ông, văn thư của các vị dân biểu Hoa Kỳ ngay thời điểm này cũng mang ý nghĩa nhắc nhở Bà Ngoại Trưởng về điều này.

Văn phòng của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), tác giả của văn thư, gởi lời cảm ơn cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã vận động được nhiều vị dân biểu thuộc lưỡng đảng đồng ký tên trong một thời gian rất ngắn.
Các vị dân biểu đồng ký tên gồm có Frank Wolf (Cộng Hoà, VA), Dan Burton (Cộng Hoà, IN), Tim Huelskamp (Cộng Hoà, KS), Dana Rohrabacher (Cộng Hoà, CA), Zoe Lofgren (Dân Chủ, CA), Loretta Sanchez (Dân Chủ, CA), Raul M Grijalva (Dân Chủ, AZ), David G. Reichert (Cộng Hoà,  WA) và Ed Royce (Cộng Hoà, CA).
Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2011 , 22:55 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #26 - 17. Mar 2011 , 00:28
 



HRW: Việt Nam: Cần hủy bỏ bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động


March 16, 2011
...

    Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Việc chính quyền Việt Nam, vốn tự nhận là có hệ tư tưởng gắn bó với công nhân, kết án họ ở phiên sơ thẩm đã là một việc tàn nhẫn. Tòa phúc thẩm cần ngay lập tức hủy bỏ quyết định bất công này.

        Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu

Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ bản án đối với ba nhà vận động vì quyền lợi người lao động bị kết án tù lâu năm. Ba người bị bắt vào tháng Hai năm 2010 vì phân phát tờ rơi và tham gia tổ chức cuộc đình công của 10.000 công nhân ở công ty giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh. Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh sẽ xử phiên phúc thẩm vào ngày 18 tháng Ba năm 2010.

Chính tòa án này đã xử sơ thẩm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 30 tuổi, Đỗ Thị Minh Hạnh, 26 tuổi và Đoàn Huy Chương, 26 tuổi với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 của bộ luật hình sự vào ngày 26 tháng Mười năm 2010. Hùng bị kết án chín năm tù. Hai người còn lại, mỗi người bị kết án bảy năm tù. Không ai trong số họ có luật sư biện hộ tại phiên xử, hay được phát biểu tự bào chữa.

"Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Việc chính quyền Việt Nam, vốn tự nhận là có hệ tư tưởng gắn bó với công nhân, kết án họ ở phiên sơ thẩm đã là một việc tàn nhẫn. Tòa phúc thẩm cần ngay lập tức hủy bỏ quyết định bất công này."

Theo luật pháp Việt Nam, công nhân bị cấm thành lập công đoàn độc lập theo sự lựa chọn của mình. Thay vào đó, tất cả các công đoàn phải được đăng ký và gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, liên hiệp công đoàn chính thức, nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.

Chương là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Anh từng bị kết án tù 18 tháng vào năm 2006 với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ."

Cả Hùng và Hạnh đều là người ủng hộ tích cực cho phong trào Dân oan, một phong trào giúp đỡ công nhân bị bần cùng hoá và nông dân mất đất khiếu nại đòi chính phủ đền bù. Hùng cũng là một thành viên của khối dân chủ 8406.

Theo gia đình của ba nhà hoạt động vì người lao động này, cán bộ trại giam đã gây áp lực vì muốn họ từ bỏ quyền kháng án. Thân nhân họ cũng cho biết trong đợt thăm nuôi hồi tháng Mười Một, cán bộ trại giam chỉ cho phép người nhà hỏi thăm sức khỏe, mà không được đề cập đến việc mời luật sư bào chữa.

Gia đình họ có nhờ luật sư biện hộ, nhưng đến tận ngày 17 tháng Giêng, luật sư vẫn chưa được phép tiếp xúc với các bị cáo, dù tòa phúc thẩm đã có kế hoạch xử vào ngày 24 tháng Giêng. Ngay hôm sau, ba gia đình đứng tên chung gửi một lá đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền, trong đó có Bộ Công an và Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh, yêu cầu tòa án tôn trọng quyền được bào chữa của các bị cáo và hoãn phiên xử. Sau đó, tòa đã dời ngày xử phúc thẩm sang 18 tháng Ba.

"Cách thức chính quyền Việt Nam đối xử với công nhân cũng như các tổ chức của họ thường xuyên vi phạm quyền tự do chọn lựa công đoàn, và với chính sách như vậy, người lao động càng nghèo hơn," ông Robertson nói. "Không có lý do gì để biện minh cho việc áp đặt những mức án tù nặng nề đối với ba nhà vận động công nhân ở cấp cơ sở này, và cần phải trả tự do cho họ ngay lập tức.
"

http://www.hrw.org/en/news/2011/03/16/vi-t-nam-c-n-h-y-b-b-n-n-n-ng-n-d-nh-cho-c...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #27 - 31. Mar 2011 , 13:59
 

HRW kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC



RFA 30.03.2011

Tổ chức theo dõi nhân quyền, Human Rights Watch, hôm nay công bố phúc trình kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia vi phạm nặng nề nhất quyền tự do tôn giáo.
Lý do được Human Rights Watch nêu ra là vì chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạo Thiên Chúa.

Phúc trình dày 46 trang của Human Rights Watch có tựa “Người Thượng theo Thiên chúa giáo ở Việt Nam: trường hợp điển hình về đàn áp tôn giáo’. Phúc trình nêu rõ chi tiết về tình trạng cấm cách gần đây nhất đối với những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Theo Human Rights Watch thì đơn vị an ninh đặc biệt, bí số PA43, đã cùng với cảnh sát điạ phuơng tiến hành bắt bớ, giam giữ, thẩm vấn những đối tượng mà họ cho là những nhà đấu tranh chính trị, hoặc chức sắc lãnh đạo các giáo hội tư gia không được Nhà nước cho đăng ký.

Theo Human Rights Watch, chỉ riêng trong năm qua có hơn 70 người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên đã bị bắt giam, và hơn 250 người khác bị kết án tù với cáo buộc làm phương hại an ninh quốc gia.











Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #28 - 05. Apr 2011 , 01:54
 
Tòa Đại sứ Thụy Điển liên lạc với gia đình Bs. Phạm Hồng Sơn

Việc bắt giam người tham dự phiên tòa Cù Huy Hà Vũ sẽ được Liên Hiệp Âu Châu thảo luận.



Hôm qua 4/4/2011, nhân viên cao cấp của Tòa Đại sứ Thụy Điển đã liên lạc được với gia đình Bs Phạm Hồng Sơn và xác nhận việc công an trấn áp cũng như khám xét nhà của anh.
Người nhân viên cao cấp này đã nói chuyện với chị Vũ Thúy Hà, vợ Bs Phạm Hồng Sơn. Chị Hà cho biết công an đã khám xét nhà Bs Sơn từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng và sau đó bắt anh Sơn đi mất. Hiện chị Hà hoàn toàn không biết tin tức gì về tình trạng của Bs Sơn, đang bị giam giữ nơi đâu.

Tòa Đại sứ Thụy Điển cũng đã biết rõ tin về tình hình của Ls Lê Quốc Quân, việc CA trấn áp, bắt giam Ls Quân cũng như khám xét nhà, tịch thu đồ đạc lúc giữa khuya.

Ngoài ra, một viên chức ngoại giao cũng thông báo cho Dân Làm Báo biết ngày mai Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Brussels – Bỉ sẽ có buổi họp về Việt Nam tại Brussels và chắc chắn việc đàn áp, bắt bớ nhiều người trước tòa án cũng như tiến trình và kết quả xử án Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ được đưa vào nghị trình họp và sẽ đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam.

Khi có tin thêm, viên chức ngoại giao sẽ thông báo và Dân Làm Báo sẽ cập nhật ngay.

Nguồn: Dân Làm Báo
Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2011 , 01:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #29 - 05. Apr 2011 , 07:36
 


Hoa Kỳ kêu gọi thả ông Hà Vũ ngay lập tức 
      

...

Ông Cù Huy Hà Vũ nói ông sẵn sàng chấp nhận bất kỳ bản án nào

Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức lên tiếng về vụ xét xử và kết án tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị tuyên phạt bẩy năm tù giam và ba năm quản chế hôm 4/4.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đòi trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ.

Người phát ngôn Mark Toner của bộ này được trích lời nói:

“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ”.

“Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.

 
  Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.


Người phát ngôn Mark Toner của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

“Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

“Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.”

Ngày hôm qua các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu EU nói với BBC họ sẽ có phản ứng chung đối với vụ xử.

EU có thể sẽ ra tuyên bố trong ngày hôm nay.

Ngay sau phiên xử, một trong bốn luật sư bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa hôm 4/4 nói với BBC cần hủy bản án của tòa sơ thẩm vì hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự.

Luật sư Trần Đình Triển nói tòa đã không thực hiện theo điều 214 của Bộ luật Tố tụng Hình sự khi từ chối công bố các tài liệu mà dựa vào đó họ cáo buộc ông Hà Vũ phạm tội tuyên truyền chống nhà nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

‘Bỏ điều 88′

Từ Đức, dân biểu Serkan Tören, chuyên gia về quyền con người của nhóm dân biểu Đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP), một đảng trong liên minh cầm quyền, tuyên bố về phiên xử:

“Khối dân biểu đảng FDP trong quốc hội Đức chỉ trích phán quyết của tòa án đối với luật sư nhân quyền Việt Nam và nhà phê bình chế độ là Cù Huy Hà Vũ.

“Hình phạt bảy năm tù và ba năm bắt giữ tại nhà không chấp nhận được. Ngoài ra còn có lo ngại rằng tòa án đã tuyên một bản án đã soạn trước theo mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam. Điều này trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành.

“Khối dân biểu FDP của quốc hội Đức kêu gọi chính phủ tại Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền hiện nay.

“Bước đầu tiên là xóa bỏ Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều này cấm các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng ngày càng tăng trong những năm gần đây để kết án những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng như những blogger tự do.”

‘Tăng độ bất đồng’

Mặc dù chính quyền khẳng định phiên xử ông Hà Vũ là công khai nhưng họ đã hạn chế những người ủng hộ ông tới tham dự phiên tòa.

Phóng viên nước ngoài tham dự phiên xử thậm chí không được mang theo phiên dịch.

 
  Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập.


Một nhà báo không muốn nêu tên nói với BBC vụ xử tiến sỹ Hà Vũ đã “tăng mức độ bất đồng chính kiến lên một bậc ở Việt Nam.”

“Ông ấy [Cù Huy Hà Vũ] là người Hà Nội và đây chính là nơi cần là đầu tàu cho bất cứ sự thay đổi nào chứ không phải là miền nam.

“Thủ tướng Dũng gần như đang ở “đất lạ” tại Hà Nội, cách xa căn cứ quyền lực của ông tại miền nam.

“Nói về mặt kinh tế thì bản thân miền nam cũng đang phơi bày những yếu điểm.

“Miền bắc luôn tụt lại sau nhưng nó vẫn là thủ đô văn hóa và chất xám.

“Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập.” ( BBC)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #30 - 07. Apr 2011 , 23:38
 
Tân đại sứ Mỹ hứa sẽ thúc đẩy nhân quyền


Trần Đông Đức

Viết cho BBC từ Washington

...
Ông David Shear (trái) sẽ sang Việt Nam nhậm chức tân đại sứ Hoa Kỳ



Tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông David Shear đã cam kết tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ rằng ông sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền và tôn giáo khi tới Việt Nam.

Trong phiên điều trần hôm 6/4 ở Washington, ông Shear nói:

"Khi chúng ta phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc tăng sự tôn trọng của chính quyền Việt Nam đối với quyền con người và tự do tôn giáo.
"Hiện vẫn có quan ngại sâu sắc về việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến, hạn chế truyền thông và mạng internet và việc sách nhiễu các nhóm tôn giáo.
"Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ coi nhân quyền và tự do tôn giáo là phần trung tâm của các cuộc trò chuyện của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam và người dân Việt Nam."



...
Ông Jim Webb là chủ tọa phiên điều trần


Phiên điều trần đã diễn ra tại Tiểu ban Ngoại giao dưới sự chủ trì của Thượng nghị sỹ Jim Webb.
Thượng Nghị sỹ Webb cũng nhấn mạnh rằng trong nhiệm kỳ này đại sứ cần tìm hiểu và thúc đẩy hữu hiệu hơn về tiến độ nhân quyền cho người Việt Nam, với sự ghi nhận rằng hiện nay chính quyền Việt Nam đã có một số thỏa hiệp. Thủ tục này được xem là phép thử năng lực và sự hiểu biết về nhiệm sở và chức vụ của ông Shear.

Thượng nghị sỹ Jim Webb bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với vị tân đại sứ đề cử và chúc mừng ông đã có bước đầu tiên đã thuận lợi.

Hàn gắn lịch sử


Cuộc điều trần được chứng kiến bởi phóng viên báo chí, quan chức ngoại giao và một bộ phận lớn quan khách là từ phía cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Khi chúng ta phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc tăng sự tôn trọng của chính quyền Việt Nam đối với quyền con người và tự do tôn giáo.


...
Tân đại sứ David Shear (phải) nói chuyện với tác giả Trần Đông Đức hôm 6/4


Thượng nghị sỹ Jim Web lấy kinh nghiệm cá nhân từng là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và nay là chồng của một người Mỹ gốc Việt nói rằng quan hệ Mỹ Việt là một mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.
Tất cả các chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đều sẽ chú trọng tới sứ mệnh hàn gắn và khẳng định rằng không thể nào bỏ qua nguyện vọng và quyền lợi của hai triệu người Mỹ gốc Việt.

Đại sứ tân nhiệm David Shear ghi nhận điều này và chứng minh rằng ông đã cố gắng tìm hiểu.

Ông Shear cũng trích lời Ngoại trưởng Clinton nói quan hệ Việt - Mỹ đã có mức hợp tác mà cách đây vài năm sẽ không thể tượng tượng nổi.

Bình luận về quan hệ thượng mại vốn có kim ngạch hơn 18 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái và Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều hơn so với nhập khẩu, ông Shear cam kết sẽ cố gắng để thúc đẩy hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

'Độc tài'


Trong phần chất vấn sự hiểu biết tình hình, thượng nghị sỹ Jim Webb đã hỏi ông David Shear có biết về vụ tòa án Việt Nam vừa kết án nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ.

Ông David Shear tỏ ra nắm vững tình hình và còn nêu tên hai nhà hoạt động khác là  luật sư Lê Quốc Quân và bác sỹ Phạm Hồng Sơn, hai người hiện đang bị tạm giữ sau khi đến quan sát phiên tòa.

Hầu như các vấn đề người Việt ở Mỹ quan tâm như hồ sơ nhân quyền, tự do tôn giáo, và những nhà tranh đấu bị bắt đều được giải trình sâu sắc.

Ông Hoàng Tứ Duy của đảng Việt Tân nhận định “cuộc điều trần hôm nay khẳng định cộng đồng Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt và ông David Shear đã hứa sẽ lắng nghe góp ý của người Mỹ gốc Việt khi làm đại sứ.

"Mặc dù Hoa Kỳ muốn tăng quan hệ kinh tế và quân sự với Việt Nam, rõ ràng chính phủ và dư luận Hoa Kỳ không cho phép tiến hành quan hệ thật sự "bình thường" khi ở Việt Nam còn có một thể chế chính trị bất bình thường, tức một nền độc tài.”

Trong lúc đó bác sỹ Nguyễn Quốc Quân thì cho rằng đây là một bước mạnh mẽ và là chính sách mới.
Với sự thúc đẩy này, Hoa Kỳ chú trọng vào tình hình nhân quyền Việt Nam và có nhận thức rõ ràng cộng đồng hai triệu người Mỹ gốc Việt là yếu tố lợi ích.

Trong một câu bình luận hiếm hoi, nhà ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng đại diện phía Việt Nam nói rằng “cuộc điều trần diễn ra rất tốt đẹp”.
Tuy nhiên, khi bị chất vấn về trường hợp Cù Huy Hà Vũ, ông Tùng không có lời giải thích mà chỉ đề nghị theo dõi thông tin trên báo chí.

Hai nhóm trong cử tọa, Việt Kiều và quan chức chính quyền Hà Nội không hề tiếp xúc với nhau.


Chuyên gia văn hóa


Đại sứ tân nhiệm David Shear là một chuyên gia về văn hóa Đông Á, từng học ở Đài Loan, Nhật Bản và nói thạo tiếng Quan Thoại cùng tiếng Nhật.
Ông tỏ ra rất bặt thiệp đi bắt tay và trò chuyện với hầu hết mọi người trong phòng và tỏ vẻ lắng nghe một cách chăm chú.

Các đại diện của chính quyền Việt Nam và đại diện cộng đồng đều chào hỏi hay đưa kiến nghị trực tiếp với đại sứ tân nhiệm hoặc Thượng Nghị sỹ Jim Webb.

Nhưng hai phía người Việt này tuyệt đối không chào hỏi nhau theo quy ước xã giao.

Trong quá trình diễn ra phiên điều trần, đại diện của Cao Trào Nhân Bản như bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân như Hoàng Tứ Duy đều ngồi không xa thậm chí có người ngồi cùng hàng ghế với quan chức của bộ ngoại giao Việt Nam gởi sang quan sát điều trần.

Phái đoàn Việt Nam đem theo đoàn ký giả của Thông Tấn Xã Việt Nam và VTV quay phim toàn bộ chương trình.

Báo chí hải ngoại cũng tham gia nhưng hai bên đều không tiếp xúc với phía bên kia để phỏng vấn.

Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2011 , 23:40 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #31 - 10. Apr 2011 , 19:51
 
     
HRW kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân tôn giáo và chính trị
     


...


    Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ hôm qua đã ra thông cáo nhắc lại rằng, nhiều nhà hoạt động ôn hòa cho cải cách dân chủ, Nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo và nhân quyền tiếp tục bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện và bị kết án tù nặng nề.


   
...


Sáu người đấu tranh dân chủ Việt Nam nhận giải Hellman/Hammett 2010 của tổ chức HRW, trong đó có 3 người hiện đang ở tù : nhà giáo Vũ Hùng (hàng dưới, trái), kỹ sư Phạm Văn Trội (hàng dưới, giữa) và nhà văn Trần Đức Thạch (hàng trên, phải).
Ảnh Lương tâm Công giáo
Theo Human Rights Watch, kể từ tháng 6/2010, chính quyền Việt Nam đã bắt tạm giam ít nhất là 24 người, gồm các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và những người điều hành các hội thánh Tin Lành tại gia. Tòa cũng vừa kết án 7 năm tù nhà hoạt động pháp lý, tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4, giữ nguyên án tù nặng nề đối với ba nhà hoạt động trẻ bảo vệ quyền lợi công nhân vào ngày 18/3 và, vào ngày 31/3, đã kết án 2 năm tù giam ông Chau Hêng, nhà đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai và là người sắc tộc Khơme. Hôm nay, chính quyền cũng đem ra xử hai thành viên Giáo phái Pháp luân công vì tội phát sóng từ đài lắp đặt trái phép tại nhà.

Cũng theo Human Rights Watch, trong nỗ lực nhằm ngăn chận sự ủng hộ của dân chúng đối với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, trong ngày 4/4, công an đã bắt giữ bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân tại khu vực tòa án.

Tổ chức nhân quyền của Mỹ cho biết thêm là từ tháng Giêng, công an đã giam giữ một số nhà hoạt động có liên quan đến Khối 8406 để điều tra, như chị Hồ Thị Bích Khương, người vẫn khiếu kiện về đất đai và mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn. Cũng theo Human Rights Watch, một số người khác ủng hộ khối 8406 đã bị kết án tù nặng nề, như Phạm Bá Hải, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Anh Kim, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Quốc Hiền, Trương Minh Đức, Trương Quốc Huy và Vi Đức Hồi. Ngoài ra, một số thành viên của Khối 8406 vẫn đang bị quản chế tại gia, sau khi mãn hạn tù như Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Còn linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh tại Huế.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã bị biệt giam không có tin tức gì từ ngày 20/10 năm ngoái sau khi đã mãn án 30 tháng tù, với một tội danh được ngụy tạo là «trốn thuế». Một blogger khác là Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasg, cũng bị giam từ sáu tháng nay. Cả hai ông đều là sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, với mục tiêu thúc đẩy tự do ngôn luận và nhân quyền.

Trong bản thông cáo, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, Phil Robertson, tuyên bố : « Không thể bắt và giam giữ các blogger và các nhà hoạt động ôn hòa cho tự do ngôn luận và nhân quyền. Giam giữ họ hàng tháng trời mà không xét xử hoặc không cho họ được trợ giúp pháp lý là vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự cơ bản của họ. Họ phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện. ». Ông Robertson kêu gọi : « Các nhà tài trợ và đối tác phát triển của Việt Nam cần kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với những nhà hoạt động dũng cảm ở trong nước và kêu gọi chính quyền  thả ngay lập tức tất cả những người đã bị bắt và giam giữ một cách tùy tiện. »

Thanh Phương RFI
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #32 - 11. Apr 2011 , 17:05
 

Ông Paul Dewar, Dân Biểu Liên Bang Canada vùng Trung Tâm Ottawa kêu gọi CSVN trả tự do cho Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ



“Vụ xử chiếu lệ và kết án vội vã Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ của chính phủ Hà Nội ngày 4
tháng 4 vừa qua là một sự lạm dụng quyền lực”.

Ông Paul Dewar, Dân Biểu Liên Bang vùng Trung Tâm Ottawa, đặc trách về ngoại giao của Đảng Tân Dân Chủ Canada (New Democratic Party of Canada), và hiện là ứng cử viên trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới, đã tuyên bố như trên ngày hôm nay, 9 tháng 4.

Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, một luật sư, là con của ông Cù Huy Cận, một cộng sự viên thân cận của Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Cộng Sản Việt Nam.

Ông Vũ bị đưa ra tòa ngày 4 tháng 4 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Thực ra, ông chỉ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp Việt Nam vì điều này dành cho Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quyền cai trị đất nước.

Trong phiên xử, dựa theo Bộ Hình Luật Việt Nam, các luật sư của ông Vũ đòi tòa phải trưng bầy bằng chứng dùng để cáo tội ông, nhưng lời yêu cầu này không được chấp thuận. Sau khi các luật sư rời tòa án, ông Vũ xin được tự biện hộ, nhưng lời yêu cầu này cũng bị bác bỏ. Không những thế, tòa kết án ông 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia.

Qua vụ xử ông Vũ, chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ trước công luận một lần nữa là họ hoàn toàn coi thường luật lệ do chính họ ban hành khi họ muốn bịt miệng các nhà đối kháng chính trị.
Rất tiếc trong mấy năm vừa qua, Canada đã bỏ ra hàng triệu đô la để huấn luyện các luật sư và chánh án Việt Nam mà kết quả không được là bao.

Ông Dewar kết luận: “Chính phủ Canada cần cho chính phủ Việt Nam biết là tiền công quỹ của Canada không thể dùng để hỗ trợ một nền công lý bất công. Do đó, chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Vũ tức khắc và vô điều kiện.”

Ottawa
Ngày 9-4-2011
(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada, www.vietfederation.ca)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #33 - 23. Apr 2011 , 21:15
 
Nhân phẩm của người dân Việt phải được kính trọng


Lời phát biểu của Ông David Kilgour,
cựu Bộ Trưởng đặc trách Á Châu Thái Bình Dương, 2002-2003
tại cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Việt Nam
470 Wilbrod, Ottawa, 17-4-2011


Trước hết, tôi có lời khen ngợi Liên Hội Người Việt Canada và các tổ chức người Việt tại
Calgary, Toronto, Montreal, và Ottawa về các nỗ lực nhằm hỗ trợ cuộc tranh đấu cho dân chủ
và tự do tại Việt Nam, sau khi “Mùa Xuân Ả Rập” đã tới với Bắc Phi và Trung Đông một cách
chớp nhoáng.

Lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc biểu tình do cộng đồng người Việt tại Canada tổ chức để
phản đối các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam là năm 1981. Từ đó tới nay nhiều chế độ độc tài
trên thế giới đã trở thành các quốc gia dân chủ, tự do, trong đó có một số các nước Á Châu.

Chế Độ Pháp Trị


Cuộc chiến đấu cho một chế độ pháp trị tại Viet Nam để dành lấy tư cách độc lập cho các thẩm
phán, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo đã khởi sự sau khi chính quyền Cộng Sản hiện tại bắt
đầu cai trị toàn cõi Việt Nam vào năm 1975. Cuộc chiếu đấu này cần được các dân tộc yêu
chuộng tự do trên thế giới hỗ trợ, tương tự các cuộc chiến đấu tại Trung Quốc, Tây Tạng, Ba Tư,
Libya, Miến Điện, Zimbabwe, Bắc Hàn, Belarus, và các nơi khác trên thế giới.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Khối 8406); Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế; các Luật Sư Lê Thị Công
Nhân, Nguyễn Văn Đài; Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà văn Dương Thu Hương, Trần
Khải Thanh Thuỷ; “blogger” Điếu Cầy, chuyên viên tin học Nguyễn Tiến Trung; cựu Đại Tá
Quân Đội Nhân Dân Trần Anh Kim, và nhiều nhà đối kháng chính trị khác đã can đảm đòi hỏi
cải tổ chính trị tại Việt Nam. Rất tiếc không những họ đã bị bịt miệng bởi một chính phủ không
được dân chúng bầu lên do đó không được danh chính ngôn thuận, mà họ còn bị trừng phạt
nặng nề qua những phiên tòa bù nhìn không đạt được các nguyên tắc cơ bản quốc tế về tư pháp.
Trong thực trạng này, thế giới phải làm gì? Dân tộc Việt Nam sẽ phải chịu đựng chế độ độc tài
này bao lâu nữa? Chắc chắn là thế giới không thể nào đối xử một cách “bình thường” với các
chế độ độc tài kể trên.

Các chính phủ Ả Rập và Tây Phương đang can thiệp tại Libya với mục đích chấm dứt “42 năm
địa ngục” của dân chúng Libya và buộc Gaddafi và gia đình phải rời khỏi chính quyền. Chúng
ta cần phải tiếp tục lên tiếng để hỗ trợ các dân tộc đang sống trong các chế độ độ tài tại bất cứ
nơi nào, trong công cuộc đấu tranh để dành lấy một cuộc sống trọn vẹn với đầy đủ nhân quyền.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế


Chúng ta hãy nhớ lời kêu gọi của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ngày 24 tháng 2 vừa qua:
Xuống đường để dứt điểm độc tài tham nhũng, lạm dụng quyền thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi các cơ hội về giáo dục, đòi các dịch vụ y tế, và chống áp bức bất công.

Dân Tunisia và Ai Cập có cách mạng “Hoa Lài”. Dân Ukrain có cách mạng “Cam”. Tại sao
dân Việt Nam không có cuộc cách mạng “Tre”? Tôi thành thực ca ngợi các bạn đã giữ được
ngọn lửa tự do. Rồi đây sẽ có một ngày nhân phẩm của người dân Việt sẽ được tôn trọng.

Trung Quốc xâm chiếm dần đất và biển của Việt Nam


Mục đích thứ hai của cuộc biểu tình ngày hôm nay là để phản đối Trung Quốc gửi quân xâm
chiếm Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988. Hai quần đảo này trước đây thuộc chủ quyền
của Việt Nam Cộng Hòa. Sự xâm chiếm này vi phạm Điều 4 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc
nhằm cấm các quốc gia chiếm đất đai bằng võ lực. Ngoài ra, sự xâm chiếm này cũng vi phạm
điều khoản chót của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam tại Paris và Công Pháp của Liên Hiệp Quốc
về Đất Đai và Biển Cả công nhận có 7 quốc gia nằm bên bờ Biển Đông. Do đó, theo luật quốc
tế, không một quốc gia nào trong số 7 quốc gia này được quyền coi Biển Đông như thuộc chủ
quyền của họ.

Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ và “hệ thống luật pháp” tại Việt Nam


Mục đích thứ ba của cuộc biểu tình này là để lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam về vụ xử
chiếu lệ và kết án Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 4 vừa qua. Ông Vũ bị đưa ra tòa
về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Thực ra, ông chỉ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp
Việt Nam vì điều này dành cho Đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền cai trị đất nước.

Trong phiên xử, các luật sư của ông Vũ đòi tòa phải trưng bầy bằng chứng dùng để buộc tội
ông, như điều 214 của bộ Hình Luật Việt Nam đã quy định. Khi lời yêu cầu này không được
chấp thuận, họ bỏ ra ngoài để phản đối việc chính tòa đã vi phạm luật pháp một cách trắng trợn.
Sau đó, ông Vũ xin toà cho phép tự biện hộ nhưng cũng bị tòa bác. Ngược lại, tòa vội vã kết án
ông 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia.

Việc tòa xử và kết án ông Vũ chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn coi
thường luật do chính họ ban hành khi phải đương đầu với các nhà đối kháng chính trị, vì thực sự
họ không có một căn bản luật pháp nào để kết án những người này.

Nếu khôngcó tiến bộ trong nền pháp trị tại Việt Nam, thì tại sao dân chúng Canada phải tiếp tục
bỏ tiền huấn luyện các chánh án và luật sư cho Việt Nam? Điều mỉa mai là giống như các
“chánh án” tại Trung Quốc, các chánh án Việt Nam dường như không thể hoặc không muốn áp
dụng những điều họ và các luật sư đã học hỏi được tại Canada.

Do đó, tôi hoàn toàn đồng ý với Liên Hội Người Việt Canada kêu gọi chính phủ Canada – dù
chính phủ nào được bầu ngày 2 tháng 5 sắp tới đi nữa -- bãi bỏ chương trình huấn luyện này, vì
hiển nhiên đây là một sự phí phạm công quỹ.

Hôm nay, nhân cuộc biểu tình, Liên Hội Người Việt Canada và toàn thể chúng ta yêu cầu chính
phủ Canada phản đối sự chà đạp công lý của chính quyền đảng trị Việt Nam, và đòi Việt Nam
phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng như các nhà đối
kháng chính trị khác đang bị tù đầy vì họ lên tiếng đòi hỏi cải tổ chính trị.

Việt Nam Tự Do Muôn Năm.

Xin cám ơn tất cả các bạn.

(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada)
________________________________________________________________________________
___________
DIGNITY FOR ALL VIETNAMESE PEOPLE



Hon. David Kilgour
Canadian Secretary of State (Asia- Pacific) 2002-2003
Vietnamese embassy demonstration
470 Wilbrod St., Ottawa
April 17, 2011




Congratulations to the Vietnamese Canadian Federation, and other community organizations in
Sherbrooke, Montreal, Ottawa, Toronto, Kitchener and Alberta, for supporting the struggle for
democracy and freedom in Vietnam with this large event, following the breath-takingly similar
ones across North Africa and the Middle East.

So much of what had been part the “Authoritarian International” around the world has in
successive waves since the 1970s evolved into representative democracies, including many
countries in Asia.

Rule of Law


The struggle for the rule of law, independent judges, freedom of speech/religion and so on across
Vietnam has been going on since the current regime took over in 1975.

Father Nguyen Van Ly (Bloc 8406); Dr. Nguyen Dan Que; lawyers Le Thi Cong Nhan, Dr.Cu
Huy Ha Vu and Nguyen Van Dai; writers Duong Thu Huong, Tran Khai Thanh Thuy; blogger
Dieu Cay, informatics expert Nguyen Tien Trung, former Army Colonel Tran Anh Kim and
other democrats have courageously advocated political reform in Vietnam. Their voices were all
muzzled by the unelected and thus illegitimate Vietnamese government; they were punished with
severe prison sentences after ‘trials’ which met no international standard for elemental justice.

How long will the Vietnamese people continue to suffer under a totalitarian dictatorship? The
world should not conduct “business as usual” with Hanoi and similar regimes anywhere.
Arab and Western governments appear now to be intervening in Libya to ensure that Gaddafi’s
dictatorship and “42 years of Hell” for Libyans ends and he and his entire family leave. The
responsible international community should continue to voice concerns and seek to assist peoples
who are living under dictatorships in their struggles for fulfilled lives and fundamental rights.

Dr. Nguyen Dan Que
Let’s remember what Dr. Nguyen Dan Que said in his appeal of February 24 earlier this year:
“Let’s take to the streets to bring an end this corrupt and exploitative dictatorship and to
demand jobs, food, shelter, education, healthcare. Let’s fight against oppression. Let’s
fight against injustice.”


Tunisians and Egyptians had their Jasmine Revolution; Ukrainians had their Orange one. Why
should brave Vietnamese not have your own “Bamboo Revolution”? I commend you for
keeping the torch of freedom lit. Human dignity will prevail in Vietnam.

Seizure of Vietnamese Islands by China


The second reason for all of us coming today is to protest the invasion and occupation of the Paracels and Spratly Islands by soldiers of China in 1974 and 1988. These islands previously belonged to the Republic of Vietnam; the seizure violated Art. 4 of the U.N. Charter, which bans the taking of territory by violence. It also violated the Final Act of the Paris International Conference on Vietnam and the U.N. Convention on the Law of the Sea in that seven states border the South China Sea. One consequence is that it cannot in international law be considered an “internal” water for any of the seven.


Dr. Cu Huy Ha Vu


The third is to condemn the show trial and sentencing of lawyer Dr. Cu Huy Ha Vu. Dr. Vu was put on trial in Hanoi on April 4 for “anti-state propaganda activities”. In fact, what he did was call for the abolition of Article 4 of the Vietnamese constitution, which gives the Party absolute power over the Vietnamese people. At trial, Dr. Vu’s lawyers asked the court to produce the allegedly incriminating documents mentioned in the indictment, as provided for in Article 214 of Vietnamese Criminal Code. Their request was denied so they walked out in  rotest over the court’s violation of the law. Dr. Vu’s request to defend himself was also ignored and he was hastily condemned to seven years in jail and three years of house detention. The way Dr. Vu was tried and sentenced
illustrates that the Vietnamese party-state disregards its own laws in dealing with political opponents and has no legal basis to convict them.

If there is, as here, no progress towards the rule of law, why are Canadian taxpayers paying to train  Vietnamese judges and lawyers? As with Chinese ‘judges’, the ones in Vietnam appear neither able nor willing to apply what they have learned from Canada. I join with The Vietnamese Canadian Federation to urge whichever Canadian government is elected on May 2nd to cancel its training program for Vietnamese lawyers and judges. It’s a waste of our tax money.

All of us here today ask the Canadian government to protest against this abuse of justice by the Vietnamese party-state and to demand an immediate and unconditional release of Dr. Vu and all other dissidents who are currently imprisoned for advocating peaceful democratic reform.

Long live a Free Vietnam.
Thank you.
Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2011 , 00:13 by admin »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #34 - 12. May 2011 , 08:15
 
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 17

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-05-11
...
RFA PHOTO

Dân biểu Frank Wolf phát biểu tại Lễ kỷ niệm năm thứ 17 Ngày Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11-5-2011. .


Lễ kỷ niệm lần thứ 17 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam diễn ra tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư 11-5-2011.

Tại Hoa Kỳ ngày 11-5 hàng năm được qui định là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Ngày này ra đời theo nghị quyết chung SJ-168 của Quốc hội Hoa Kỳ và Công Luật số 103-258 được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành năm 1994.

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay được tổ chức tại toà nhà Hart của Thượng viện Mỹ, với sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ John Cornyn, đồng  bảo trợ bởi các dân biểu thượng nghị sĩ lưỡng đảng trong quốc hội Mỹ.

Buổi lễ cũng được sự bảo trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ  Ân Xá Quốc Tế Amnesty International, Giám  Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, tổ chức Fredom Now, Trung Tâm Nhân Quyền Công Lý Xã Hội Robert Kennedy, Hội Y Sĩ Bảo Vệ Nhân Quyền, Uỷ Ban Nhân Quyền Hàn Lâm Viện Quốc Gia Mỹ Liên Minh Nhân Quyền Á Châu, và một số tổ chức bạn thuộc cộng đồng Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng, cùng các đoàn thể người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và Australia thường lên tiếng vận động cho nhân quyền cho Việt Nam.

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam ở quốc hội Mỹ hàng năm là cơ hội để các dân biểu nghị sĩ trong cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, đặc biệt những vị có mối quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam, cũng như đại diện các tổ chức người Mỹ gốc Việt đến từ khắp nơi, lên tiếng về sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ ở Quốc hội Hoa Kỳ sáng thứ Tư, Dân biểu Frank Wolf, thành viên của nhóm các nhà lập pháp Mỹ quan tâm đến Việt Nam (Vietnamese Caucus) cho rằng: “Chính phủ Hà Nội tiếp tục trấn áp những tiếng nói không đồng chính kiến với nhà nước, đe dọa khủng bố các trí thức có quan điểm khác với nhà cầm quyền.”

Ông Frank Wolf cũng tố cáo “Việt Nam kiểm soát và ngăn chận Internet, bắt giữ các bloggers , phân biệt đối xử với các cộng đồng người dân tộc theo đạo Tin Lành ở miền núi.”

Với những mục tiêu vừa nêu ra, Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam 11 tháng Năm hàng năm cũng là ngày vận động  quốc hội, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ tạo áp lực để chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, chấm dứt những hành động có tính cách chà đạp quyền dân sự cũng như quyền chính trị của người dân trong nước




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #35 - 27. May 2011 , 22:21
 

5 DÂN BIỂU HOA KỲ LÊN TIẾNG CAN THIỆP CHO 7 TÍN ĐỒ TIN LÀNH VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO SẼ RA TRƯỚC PHIÊN TÒA KHỦNG BỐ CỦA CSVN NGÀY 30.5 SẮP TỚI TẠI BẾN TRE
.


Dân Biểu Hoa Kỳ

Ngày 26 tháng Năm, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Qua Đại sứ quán Việt Nam
1233 20 Street, NW # 400
Washington, DC 20036


Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng:


Qua lá thư này, chúng tôi muốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của chúng tôi trong vấn đề đối xử và xét xử sắp tới của bảy nhà đấu tranh ôn hòa tại Việt Nam:

...

1. Mục sư Dương Kim Khải

2. Bà Trần Thị Thủy

3. Ông Nguyễn Thành Tâm    

4. Ông Phạm Văn Thông

5. Ông Nguyễn Chí Thành

6. Bà Phạm Ngọc Hoa

7. Ông Cao Văn Tỉnh


Chúng tôi biết rằng họ đã bị giam giữ nhiều tháng mà không được gặp luật sư và thăm viếng từ gia đình. Chúng tôi hết sức lo ngại rằng bảy nhà tranh đấu ôn hòa này đang bị buộc tội âm mưu lật đổ theo Điều 79 của bộ luật hình sự vì những quan hệ với hội thánh Tin Lành và một đảng phái cổ xuý dân chủ.

Theo một số tổ chức nhân quyền, Mục sư Khải là một tù nhân chính trị và nhà hoạt động tôn giáo lâu năm. Năm 2004 công an đã tịch thu nhà của ông, lúc bấy giờ được dùng làm nơi thờ phượng "bất hợp pháp" và ông đã bị giam hai năm.

Sự đàn áp Mục sư Khải và các đồng đạo Mennonites là một vết nhơ trên hồ sơ tôn giáo ngày càng tệ hại của chính phủ ông. Sự đàn áp ngoài ra cho thấy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đáng được đưa vào danh sách "Quốc gia cần quan tâm" vì những vi phạm liên tục về tự do tôn giáo.

Chúng tôi nhắc nhở ông rằng chính phủ của ông đã ký Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính Trị, trong đó bao gồm quyền tự do lập hội. Việc những cá nhân nói trên có thể có quan hệ với Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) thì đó là quyền cơ bản của họ.

Chúng tôi yêu cầu ông phải ngưng ngay việc bắt và giam giữ những công dân đấu tranh ôn hoà, dầu mục tiêu là tôn giáo hay chính trị. Chúng tôi hy vọng ông sẽ bác bỏ các cáo buộc âm mưu lật đổ đối với bảy nhà hoạt động ôn hòa nói trên.
...


Trân trọng,


Edward Royce

Dana Rohrabacher

Loretta Sanchez

Franck R. Wolf

Zoe Lofgren



US Members of Congress letter to Vietnamese Prime minister.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #36 - 13. Sep 2011 , 23:46
 

Quốc Tế lên án csVN trước cái chết của Tù nhân chính trị hơn 33 năm Trương Văn Sương



...Trại giam Nam Hà: csVN vừa gây thêm một nợ máu. Cựu sỹ quan QL VNCH Trương Văn Sương đã qua đời chỉ sau 25 ngày bị áp tải trở lại tù

**Chúng ta cũng không quên Đại úy QL VNCH Nguyễn Hữu Cầu đã hơn 30 năm qua hiện vẫn bất khuất hiên ngang trong lao tù cộng sản.


Vietnam political prisoner dies after 33 years 
HANOI, Vietnam (AP) - Tù nhân chính trị tại Việt Nam đã chết sau 33 năm
"By locking him up again in such terrible health, the government of Vietnam essentially condemned him to die alone, separated from family and friends in his last days," Phil Robertson, Human Rights Watch's deputy Asia director, said in a statement.
"Bằng việc bắt giam ông trở lại trong một tình trạng sức khỏe vô cùng kém, chính phủ Việt Nam thực chất đã buộc án ông phải chết cô đơn, lìa xa gia đình và bạn bè trong những ngày cuối đời." Giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Á Châu Phil Robertson đã tuyên bố.

Vietnamese political prisoner Truong Van Suong dies in detention
Associated Press in Hanoi  - Tù nhân chính trị Việt Nam Trương Văn Sương đã chết trong lúc đang bị giam
Human rights campaigners have condemned the Vietnamese authorities over the death of a political prisoner who spent more than three decades in detention.
US-based Human Rights Watch said Truong Van Suong died on Monday in Ha Nam province outside Hanoi. Fellow political prisoner Nguyen Van Trai died in custody in July.
Những nhà quan sát nhân quyền đã lên án nhà cầm quyền Việt Nam trước cái chết của người tù chính trị người đã trãi qua hơn ba thập niên trong tại giam.
Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ nói ông Trương Văn Sương đã chết vào ngày thứ Hai tại tỉnh Hà Nam ngoại thành Hà Nội. Tiếp theo cái chết của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại hôm tháng Bảy vừa qua.
Fallece en Vietnam un preso político tras 33 años encarcelado  Univisión - La organización de defensa de los Derechos Humanos Human Rights Watch, denunció hoy la muerte del preso político Truong Van Suong tras permanecer 33 años ...
Vietnam: un prisonnier politique meurt après près de 30 ans de ... 98,5 fm - Human Rights Watch (HRW) a précisé mardi que Truong Van Suong est décédé lundi dans la province de Ha Nam, à proximité de la capitale de Hanoï. ...‎

遭囚33年 越南政治犯死於獄中 中央廣播電台 Đài ‎Taiwan - 國際知名的人權團體人權觀察組織今天(13日)表示,越南政治
張文朔(Truong Van Suong)在遭到囚禁33年之後,已經在今天死於越南河南省(Ha Nam)河內郊外的監獄當中。 ...

Tahanan Politik Vietnam Meninggal di Penjara‎ Media Indonesia - Truong Van Suong, tahanan politik tersebut, meninggal dunia pada Senin (12/9) di Penjara Nam Ha yang terletak di luar kota Hanoi setelah dipenjara selama 33 ...

Vietnamese Prisoner Dies in Prison After Year-Long Medical Parole‎ Voice of America

Vietnam political prisoner dies after 33 years  Forbes - AP , 09.13.11, 08:32 AM EDT HANOI, Vietnam -- An international human rights group says a Vietnamese political prisoner has died after more than three decades in detention. Human Rights Watch said Tuesday that Truong Van Suong died a day earlier in Ha ...

Vietnamese political prisoner dies after being behind bars for 33 years  Washington Post - ‎ By AP, HANOI, Vietnam — An international human rights group says a Vietnamese political prisoner has died in prison. Human Rights Watch said Tuesday that Truong Van Suong died Monday at Nam Ha prison outside Hanoi after being held for more than 33 ...

Vietnam: Prominent Dissident Dies In Jail  Eurasia Review - Gwen Ha - A Vietnamese political prisoner who had served more than three decades in jail has died in captivity due to medical complications, according to his sons. Truong Van Suong , a former military officer for South Vietnam's Army serving a life sentence for .
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #37 - 24. Oct 2011 , 23:49
 

Hai nhà hoạt động được trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2011


   
...

Hình: Cù Huy Hà Vũ
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Giải thưởng thường niên của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ, năm nay được trao cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và nhà tranh đấu vì quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh.


Lễ trao giải sẽ diễn ra đúng vào ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12 năm nay tại thành phố Melbourne, Australia.

Ông Đoàn Việt Trung, Trưởng Ban Tổ chức lễ trao giải, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được chọn. Hai người này rất xứng đáng. Họ đã chứng tỏ lòng đấu tranh kiên trì và can đảm. Cô Hạnh ngay đến bây giờ trong khi đang bị giam trong tù, vẫn khẳng định  lý tưởng của mình, mong muốn Việt Nam dân chủ, tự do, người lao động không bị luật lệ của nhà nước gò bó. Còn luật sư Vũ được nhiều người biết đến qua các bài viết rất sắc bén. Giải thường dành cho họ là món quà nhỏ tượng trưng để nói với họ và người thân của họ là người Việt không quên những hy sinh của họ, và vinh danh họ rất trân trọng.”

...

MLNQVN Nhà hoạt động
Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh
đấu vì quyền lợi công nhân


Tháng tư năm nay, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án 7 năm tù về tội 'tuyên truyền chống phá nhà nước' vì những bài viết cổ võ cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Tháng hai năm ngoái, cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị tuyên án 7 năm tù giam về tội 'phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân', theo điều 89 Bộ luật Hình sự Việt Nam, sau khi cô tham gia rải truyền đơn kêu gọi dân chủ và kêu gọi công nhân xí nghiệp giày Vĩnh Phong ở Trà Vinh tranh đấu đòi cải thiện lương bổng và quyền lợi người lao động.

Giải Nhân quyền Việt Nam được thành lập từ năm 2002 nhằm vinh danh những nhân vật đấu tranh bất bạo động, cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với các nỗ lực kêu gọi nhân quyền cho người Việt Nam trong nước.[/size]

http://www.voanews.com/vietnamese/news/cu-huy-ha-vu-and-do-thi-minh-hanh-receive...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #38 - 31. Oct 2011 , 15:03
 
Bản chất đố kị tôn giáo của chế độ CSVN




Như thường lệ hai năm một lần, hôm 23/9/2011 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố một bản Phúc Trình về Tự Do Tôn Giáo trên thế giới. Bản phúc trình này dựa trên những dữ kiện điều tra, theo dõi về chính sách tôn giáo và những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, USCIRF đệ trình và đề nghị.


Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Của Hoa Kỳ


Năm nay, Ủy Ban này đã đề nghị với hành pháp Hoa Kỳ liệt kê một số quốc gia có chính sách vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng cần phải quan tâm đặc biệt, trong đó có 8 quốc gia đã nằm trong danh sách đen CPC từ những lần điều tra trước đây là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Nhưng ngoài những nước này Ủy Ban còn đề nghị thêm 10 quốc gia còn có nhiều vi phạm hay thiếu sót về tôn trọng tự do tôn giáo. Đó là: Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela và Việt Nam. Thực chất, sau khi khai thác bản báo cáo của Ủy Ban, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới là cơ quan quyết định ghi vô hay lấy ra khỏi danh sách CPC các quốc gia do Ủy Ban đề nghị. Cũng nên biết là Việt Nam đã từng bị nằm trong danh sách CPC hồi năm 2004 và tuy trong những lần điều tra kế tiếp Ủy Ban đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này, nhưng vì nhiều lý do kinh tế, chính trị khác chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận.

Liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình đã dành 20 trang để nêu lên những nhận xét tích cực cũng như tiêu cực về hiện tình thực tế của các tôn giáo tại nước ta. Tựu trung lại thì những điểm tiêu cực vẫn nhiều và nặng hơn những điểm tích cực. Điều đáng chú ý là bản phúc trình đã đưa ra những bằng chứng cụ thể về các vi phạm nhân quyền trong lãnh vực tôn giáo do chế độ CSVN là thủ phạm đối với tất cả các tôn giáo tại nước ta.


Trước những bằng chứng quá hiển nhiên do các tôn giáo cung cấp, do các quan sát viên của những tổ chức phi chính phủ ghi nhận, do những phóng viên quốc tế chứng kiến và nhất là do chính những nạn nhân và người trong cuộc khiếu kiện hay thông tin trên các trang mạng thế giới, nhà cầm quyền CSVN không thể nào chối cãi các sự việc vi phạm tự do tôn giáo. Họ chỉ còn có một luận điệu cũ rích mà lần nào bị thế giới tố cáo, chỉ trích về chà đạp nhân quyền là lại mang ra đối đáp với các phóng viên nước ngoài. Ai nấy đều phát ngấy vì họ đoán trước được câu trả lời của bao đời phát ngôn nhân. Lần này người phát ngôn mới được bổ nhậm đã lập lại: "Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận… Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam".


Ai cũng biết bản Hiến Pháp của nước Việt Nam hiện nay được viết khá giống với những nước dân chủ tiến bộ, nghĩa là đầy đủ các giá trị nhân quyền mà cả nhân loại đã coi là đương nhiên. Tuy nhiên, trong khâu áp dụng thì nhà nước không những không tôn trọng các điều khoản của Hiến Pháp mà còn lập ra luật, ban hành các chỉ thị, và cho nhân viên các cấp thường xuyên làm ngược lại những điều khoản trong Hiến Pháp. Ngay trong bản Phúc Trình Về Tự Do Tôn Giáo, Hoa Kỳ cũng biết rõ chuyện này khi họ viết "Hiến Pháp và các bộ luật cũng như những chính sách khác bảo vệ quyền tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế, chính quyền quản lý và trong nhiều trường hợp hạn chế tự do tôn giáo. Thường thường chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo đối với hầu hết các nhóm tôn giáo có đăng ký (được công nhận), tuy nhiên, đối với những cộng đồng không được công nhận ngay cả những cộng đồng được công nhận vẫn bị đàn áp".


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng tường trình: "Bà ngoại trưởng Clinton, trong các cuộc hội đàm với những quan chức chính quyền, đã kêu gọi phải không ngừng có những tiến bộ về tự do tôn giáo. Những quan chức khác của Bộ Ngoại Giao cũng đã nêu vấn đề tự do tôn giáo trong những cuộc gặp gỡ với những giới chức trong chính quyền trong năm qua".

Những lý do chính thức được nhà cầm quyền CSVN nêu ra để làm ngược lại những điều quy định trong hiến pháp liên quan đến tự do tôn giáo là vấn đề "an ninh, ổn định" và "phá hoại tình đoàn kết dân tộc". Trong khuôn khổ này, họ biện hộ cho những hành động đàn áp bằng cách vu khống cho các tôn giáo là có hoạt động chính trị, có quan hệ với những "thế lực thù địch" nước ngoài; hoặc gây chia rẽ tôn giáo, gây hiềm khích, vv…

Điều đáng chú ý nữa được bản Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận là "những điều ghi trong Hiến Pháp về tự do tôn giáo đã không được diễn dịch một cách thống nhất ở khắp mọi nơi. Sự lừng khừng của chính quyền và cách làm việc thơ lại rùa bò đã hạn chế tự do tôn giáo của dân".

Khi người phát ngôn CSVN được chỉ thị đưa ra lời tuyên bố trên đây, nói rằng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến Pháp, thì thế giới biết ngay nhà nước Trung Ương đang dọn chỗ để có thể đổ lỗi cho cán bộ địa phương làm sai. Nhưng thực chất, những hành động vi hiến, chà đạp tự do tôn giáo xuất phát từ bản chất CSVN và từ lãnh đạo trung ương. Các bài bản đối phó với tôn giáo đi từ Trung Ương xuống đến các địa phương trên cả nước theo 3 hệ thống cán bộ đặc trách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, và Mặt trận tổ quốc. Bản phúc trình còn ghi rõ thái độ: "Trong nhiều trường hợp, quan chức chính quyền địa phương đã nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng luật pháp quốc gia KHÔNG áp dụng trong địa giới của họ".

Trong lời tuyên bố phản bác bản phúc trình, người phát ngôn Lương Thanh Nghị còn khẳng định là Hoa Kỳ đã "đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam". Vậy câu hỏi được đặt ra là đánh giá và thông tin về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam của các quan sát viên quốc tế đang hiện diện ở nước ta có sai lệch không? Câu trả lời gần nhất có thể tìm thấy trong chuyến kinh lý mục vụ giáo phận Kontum vừa qua của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

Đại Diện Tòa Thánh thăm viếng giáo phận Kontum



Trước khi nói về chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ 3 và cụ thể là tại giáo phận Kontum của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli kể từ ngày 13/01/2011 là ngày ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI chỉ định làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu về chức vụ và vai trò của ngài.


Tòa Thánh Vatican đã thiết lập quan hệ cấp khâm sứ với Việt Nam từ đầu thế kỷ trước, chính xác là từ năm 1925. Tòa khâm sứ từ đó được đặt tại kinh đô Huế. Năm 1945 Huế không còn là kinh đô nữa nên tòa khâm sứ đã được chuyển ra Hà Nội năm 1950. Sau hiệp định Genève 1954, miền Bắc Việt Nam rơi vào tay Việt Minh và Đức Khâm Sứ cùng đoàn tùy tùng đã bị trục xuất ngày 15/9/1959. Cũng kể từ năm 1959 Tòa Thánh Rôma đã thiết lập tòa khâm sứ tại Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, chính phủ lâm thời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã yêu cầu Khâm Sứ đương thời là Đức Cha Henri Lemaitre rời khỏi Việt Nam và đoạn giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19/12/1975 Đức Cha Lemaitre rời Sài Gòn. Kể từ đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối nhất, bị bức hại, bị tước đoạt các cơ sở bác ái, tu hành, thờ phượng. Nhiều vị tu sĩ và giáo dân bị bắt đi giam cầm nhiều thập niên và nhiều người đã chết trong tù.


Vào cuối thập niên 80, chủ nghĩa cộng sản phá sản trên toàn thế giới. Một vài nước còn sót lại đã phải xoay chiều không còn dám lộng hành bất chấp quốc tế như trước đây nữa. Họ đã phải mở cửa, từ bỏ đấu tranh giai cấp, lạy lục các nước tư bản để mong được hội nhập nhằm sống còn. Giữa lúc nhân dân các nước cộng sản cũ đứng lên lật đổ độc tài đòi nhân quyền và tự do tôn giáo, CSVN cũng phải tìm cách lân la với Vatican tuy không phải là siêu cường kinh tế hay quân sự nhưng là siêu cường về tinh thần, tâm linh. Trong lúc đó, Vatican cũng có nỗ lực để cứu giúp đoàn chiên Việt Nam đã chịu bao nhiêu đắng cay trong hàng chục năm dưới chế độ độc tài thù hằn tôn giáo. Vì đôi bên cùng có nhu cầu mà Hà Nội đã vận động để được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến, và kết quả của những cuộc đàm phán là Hà Nội đã chấp thuận sự hiện diện của một vị Đại Diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam dù vị này chưa thường trú tại Việt Nam.


Vì giữa Vatican và Việt Nam hiện chưa thiết lập bang giao chính thức, nên Đức Tổng Giám Mục Ricelli chưa phải là Khâm Sứ hay Sứ Thần Tòa Thánh tại Việt Nam. Nhưng với tư cách vị Đại Diện Đức Giáo Hoàng, ngài có hai nhiệm vụ song song: Thứ nhất là đẩy mạnh những quan hệ giữa hai quốc gia (Việt Nam và Vatican); thứ nhì là duy trì những mối liên lạc giữa Tòa Thánh với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Về mặt tôn giáo thì rõ ràng Đức Cha Đại Diện là người thay mặt Đức Giáo Hoàng và được sự kính mến của toàn thể giáo hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt trong 3 ngày kinh lý mục vụ giáo phận Kontum vừa qua. Để được gặp mặt ngài nhiều đồng bào thượng ở sâu trong rừng đã phải lội suối, băng đèo hơn 40 cây số. Có người đi xe máy, có người đi xe kéo nông cụ… Dọc đường ngài đi qua, hàng ngàn giáo dân đứng hai bên chào đón, có những đoàn cồng chiêng của anh em thượng hợp tấu dưới trời mưa tầm tã… Chính Đức Đại diện cũng không kìm nổi sự xúc động trước lòng yêu mến, hiếu thảo và trung thành của con cái giáo phận Kontum đối với Đức Thánh Cha mà ngài là Đại Diện. Như vậy đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì Đức Tổng giám Mục Leopoldo Ricelli quả thật đã là Sứ Thần Tòa Thánh.

Thái Độ của Nhà Nước Đối Với Cuộc Viếng Thăm



Trên mặt ngoại giao, chuyến viếng thăm của Đức Đại Diện Tòa Thánh được đánh dấu bằng 2 cuộc tiếp xúc.


Ngày thứ nhì sau khi tới Kontum, sáng ngày 10/9, Đức Cha Girelli đã tới thăm xã giao UBND tỉnh Kontum. Tháp tùng ngài có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục giáo phận Kontum và một số linh mục chức sắc. Tiếp đón phái đoàn ngay từ tiền sảnh Hội Trường trụ sở UBND là ông Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Kontum và một số quan chức tỉnh. Buổi tiếp xúc tuy ngắn ngủi khoảng chừng 15 phút, nhưng đã diễn ra trong tinh thần tương kính, lịch thiệp. Ông Phó chủ tịch đã cáo lỗi vì ông Chủ tịch bận công tác xuất ngoại và đã tặng Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh một bức tranh Nhà Rông cao nguyên.


Sau nhiều lần hò hẹn, chiều hôm 10/9/2011, lúc 17giờ30 Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh cùng phái đoàn đã tới chào UBND tỉnh Gia Lai. Theo bản tin của Nhóm Truyền Thông Giáo Phận Kontum thì "Trước khi đến chào thăm Chính quyền tỉnh Gia Lai, Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng nhận được nhiều cuộc điện thoại từ mặt trận tỉnh mời đoàn lên kịp giờ hẹn (5 giờ 30 chiều). Đoàn xe đi vào cổng chính và dừng ngay tiền sảnh của UBND Tỉnh Gia Lai, đúng 5 giờ 28 phút. Cửa nhà khách Tỉnh im lìm không mở, phái đoàn quay nhìn chung quanh thì thấy có một căn phòng ở trên kia tầng lầu có một căn phòng cửa bật đèn và có mấy người đứng chờ sẵn trên đó. Phái đoàn đã đi lên tầng lầu đó…"


Phái đoàn Tòa Thánh đã được ông Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cùng với khoảng 7 người khác tiếp kiến. Nội dung những lời phát biểu của ông Liên là một bài tuyên truyền về chính sách tôn giáo của CSVN và nhắn nhủ Đức TGM Đại Diện Tòa Thánh và Đức Cha Oanh phải dạy dỗ giáo dân sống "tốt đời đẹp đạo". Chắc hẳn Đức Cha Girelli trong 3 lần tới thăm Việt Nam cũng nắm được tình hình tôn giáo tại Việt Nam và những vụ vi phạm tự do tôn giáo không những đối với Công Giáo và còn đối với Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, và các tôn giáo khác nữa. Vì vậy Đức TGM Leopoldo Girelli đã nêu thẳng với ông Đào Xuân Liên: "Tôi xin chúc cho chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai được bình an và kinh tế phát triển phồn thịnh hơn trong tương lai, đồng thời xin chính quyền cũng quan tâm tới quyền của người dân và quyền tự do tôn giáo của họ. Xin chân thành cám ơn cho những thiện cảm và sự tích cực để có cuộc gặp gỡ này". Tại điểm này, ông Đào Xuân Liên và UBND Gia Lai biết Đức TGM Girelli đã nắm rõ tình hình tôn giáo tại Gia Lai và trên cả nước. Họ im bặt. Theo nhóm Truyền Thông Giáo Phận thì đây là cuộc tiếp khách quốc tế gượng gạo và bất lịch sự nhất của UBND tỉnh Gia Lai.


Sau khi rời UBND Gia Lai, phái đoàn đã đến Trung Tâm Truyền Giáo Pleichuet do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách để sinh hoạt, cầu nguyện với giáo dân Jarai. Đức TGM Girelli dự trù sẽ nghỉ qua đêm tại nhà dòng Pleichuet để sáng sớm hôm sau dâng lễ trước khi khởi hành đi Ban Mê Thuột. Cay cú vì câu nhắc nhở ban chiều của TGM Girelli, lãnh đạo tỉnh Gia Lai "ra lệnh miệng" không cho Đức TGM nghỉ lại đêm tại nhà dòng mà phải quay trở về Kontum. Phái đoàn đành cùng anh chị em giáo dân Jarai đốt lửa trại, ca vũ trong niềm vui hy vọng và trở về Kontum.


Những tưởng như vậy thì ngày hôm sau buổi lễ đại trào tại Pleichuet sẽ bị bãi bỏ. Nhưng sau khi ngủ chưa đầy 4 tiếng qua đêm tại Kontum, phái đoàn đã trở lại đúng 5 giờ 30 trước cổng nhà thờ Pleichuet. Theo các phóng viên Truyền Thông, ngày 11 tháng 9 năm 2011 thật là một ngày đáng nhớ đời với anh chị em Jrai; từ rất sớm (3 giờ sáng) anh chị em Jrai tại các buôn làng đã lũ lượt kéo về Trung Tâm Truyền Giáo Pleichuet, ước tính lên đến gần 20 ngàn người.


Trong ba ngày thăm viếng của Đức Đại Diện Tòa Thánh tại giáo phận Kontum, lãnh đạo chính quyền CSVN thì thế, còn bên dưới họ ra lệnh cho công an tạo đủ loại chướng ngại. Bất cứ ở đâu có tổ chức lễ nghi với sự hiện diện của Đức Đại Diện thì các nẻo đường dẫn tới địa điểm hành lễ đều có bố trí đủ loại công an ngăn đường, xét hỏi, xách nhiễu. Đồng bào giáo dân đã phải băng rừng lội suối tránh các chốt chặn. Và khi khối lượng giáo dân lên cao như ở Pleichuet đến gần hai vạn người thì mọi người nhận ra ngay những tên lén lút quay phim, chụp hình để bắt nguội.


Trong thánh lễ sáng Chúa Nhật 11/9/2011, Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh đã trích dẫn thông điệp của Đức Giáo Hoàng trong ngày truyền giáo: "Đặc biệt, tôi muốn nói đến các Giáo Hội địa phương và các vị thừa sai đang làm chứng nhân và mở mang Nước Chúa trong hoàn cảnh bị bách hại, đang bị đàn áp nhiều cách: từ tình trạng bị kỳ thị về mặt xã hội cho đến ngục tù, tra tấn và sát hại. Ngày nay vẫn còn không ít nhà thừa sai bị giết vì ‘Danh Chúa’".

Thay lời kết



Nhìn thái độ đối xử này, người dân Tây Nguyên và người Việt nói chung không thể không lấy làm lạ. Rất lạ. Tiếp đón một đại diện ngoại giao từ nước khác đến thì các quan chức tại đây vô lễ và hùng hổ như thế. Nhưng đối với các toán công nhân Trung Quốc đang "làm việc" tại các tỉnh Tây Nguyên, dù ở cấp thấp nhất, thì từ các quan chức tỉnh đến các công an khu vực đều biểu lộ thái độ e dè, làm ngơ, né tránh, và thậm chí nể sợ.


Đó là "chính sách lớn" của Đảng?

Trần Đức Tường


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #39 - 10. Nov 2011 , 08:38
 
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) Được Vinh Danh Với Giải Dân Chủ và Nhân Quyền Của Đài Loan


Bản tin Mạch Sống – BPSOS

Taipei, ngày 2 tháng 11, 2011 – Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan tuyên bố trao Giải Dân Chủ và Nhân Quyền ở Á Châu năm 2011 cho một tổ chức của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ với tầm hoạt động quốc tế về bảo vệ nhân quyền và phát triển dân chủ ở Á Châu trong suốt hơn ba thập niên.

Ông Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình), Chủ Tịch Quốc Hội và cũng là Chủ Tịch Taiwan Foundation for Democracy (Sáng Hội Đài Loan Cho Dân Chủ), tuyên bố trước giới truyền thông là giải thưởng năm nay sẽ được trao cho BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển).

Được thành lập năm 2006, mỗi năm giải thưởng này được trao cho một cá nhân hay tổ chức đã chứng tỏ thành tích vượt bậc trong việc phát triển dân chủ và nhân quyền ở Á Châu. BPSOS được tuyển chọn trong số 11 tổ chức và cá nhân được đề cử.

Hai nhân vật có uy tín đã đề cử BPSOS: Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith và Giáo Sư Tiến Sĩ Li-kung Hsieh, Tổng Giám Đốc Cục Di Trú Đài Loan.

http://www.tfd.org.tw/english/actions.php?id=11612


...
Ông Wang Jin-pyng tại buổi họp báo, ngày 02/11/2011 (ảnh TFD)


“Tôi đã biết và làm việc với BPSOS trong gần hai thập niên. Tôi ngưỡng mộ sâu sắc những nguyên tắc không khoan nhượng và công việc bảo vệ nhân quyền và tự do ở Á Châu vốn là nét đặc thù của BPSOS,” DB Smith viết trong thư đề cử.

Ông nhắc lại công tác vớt người Biển Đông trong thập niên 1980 và cuộc vận động cho đồng bào thuyền nhân sau ngày đóng cửa trại năm 1988 ở Hồng Kông và năm 1989 ở các quốc gia Đông Nam Á. Theo Ông, BPSOS đã can đảm đối đầu với tình trạng “thanh lọc” bất công và chính sách cưỡng bức hồi hương bằng cách gởi luật sư đến các trại để can thiệp về mặt pháp lý cho các thuyền nhân và đồng thời mở một chiến dịch vận động quốc tế.

“Nhiều người chúng tôi trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS… Quốc Hội đã biểu quyết [đạo luật] không cho phép dùng tiền thuế của công dân Hoa Kỳ để tài trợ, qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc, việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân Việt Nam”, DB Smith, tác giả của đạo luật này, giải thích.

Kết quả là chính phủ Hoa Kỳ thành lập chương trình Cơ Hội Tái Định Cư Người Việt Hồi Hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees, hay ROVR) và qua đó định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ hồi hương. Sau này, chương trình ROVR được nới rộng để định cư hai ngàn thuyền nhân kẹt ở Phi Luật Tân.

DB Smith, tác giả của Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ, cũng ghi nhận những đóng góp của BPSOS trong công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Hoa Kỳ và, qua Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), ở Á Châu: “Tổ chức này không chỉ giải cứu và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người mà còn hoạt động cho sự thay đổi hệ thống ở cả hai cấp chính sách và quần chúng… Việc chính phủ Malaysia mới đây bổ nhiệm Vị Quản Trị Viên Toàn Quốc của Liên Minh CAMSA ở Malaysia vào Hội Đồng Chống Buôn Người, cơ cấu Liên Bang giám sát việc chấp pháp luật chống buôn người của Malaysia, là chứng cớ của sự hữu hiệu và uy tín của liên minh này.”

GS/TS Hsieh, trong thư đề cử, nhận định rằng BPSOS đã đóng góp đáng kể cho công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Đài Loan: “Trong vai trò Tổng Giám Đốc của Cục Di Dân Quốc Gia, tôi trực tiếp biết về những ảnh hưởng to lớn mà tổ chức đặt bản doanh ở Hoa Kỳ này đã có đối với việc bảo vệ nhân quyền và xiển dương dân chủ ở Á Châu.” 

Theo Ông, trong sáu năm qua mỗi năm BPSOS đều đón tiếp nhiều phái đoàn gồm các tổ chức NGO và cơ quan chính quyền Đài Loan tại Hoa Thịnh Đốn và cử nhiều phái đoàn đến Đài Loan để trao đổi kinh nghiệm phòng, chống buôn người.

“BPSOS đã có những đóng góp quý giá cho văn bản cuối cùng của đạo luật phòng và chống buôn người của chúng ta, được thông qua vào đầu năm 2009”, Ông viết trong văn thư đề cử.

Cục Di Dân Quốc Gia, mà Ông Hsieh làm Tổng Giám Đốc, là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật này.

Theo Ông, BPSOS đã có công không nhỏ trong việc thay đổi cục diện chống buôn người ở Đài Loan: “Năm 2005, Đài Loan bị tường thuật trong tin tức quốc nội và quốc tế và bị báo cáo trong các bản phúc trình của các chính quyền và các tổ chức nhân quyền ngoại quốc như là một cái nôi an toàn của những kẻ buôn người. Ngày nay Đài Loan đã có một hình ảnh hoàn toàn khác, một cách xứng đáng.”

Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận sự thay đổi này và xếp Đài Loan vào thành phần các quốc gia Hạng Nhất trong nỗ lực chống buôn người. Tháng 6 năm 2011, Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ đã đề cao nỗ lực chống buôn người của chính phủ Đài Loan.

Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, BPSOS còn được đề cử vì các hoạt động, âm thầm nhưng hiệu quả, về phát triển dân chủ ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.

“Đây là một vinh dự chung cho tập thể người Việt tị nạn vì tất cả những thành tựu trong 32 năm qua của BPSOS là do những đóng góp và hợp tác của biết bao nhiêu cá nhân và tổ chức người Việt ở khắp năm châu”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, phát biểu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).

Ngoài hai văn thư đề cử của DB Smith và GS/TS Hsieh, một số tổ chức nhân quyền và dân chủ quốc tế cũng đã gởi văn thư yểm trợ cho việc đề cử này.

Tổ chức Taiwan Foundation for Democracy được thành lập năm 2003 và được tài trợ bởi Quốc Hội Đài Loan. Giải Dân Chủ và Nhân Quyền gồm có một tác phẩm điêu khắc và một trăm ngàn Mỹ kim.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #40 - 18. Nov 2011 , 23:50
 
Dân biểu Luke A Donnellan Victoria Australia:

Người Việt trên thế giới hãy phơi bày trước công luận quốc tế thực trạng bất công và đàn áp tại Việt Nam


...

VRNs (17.11.2011) - Dân biểu Luke A Donnellan là một chính trị gia Úc Ðại Lợi, một người Công Giáo rất quan tâm đến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Ông đã đến Việt Nam để thăm cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Ông đã bị cấm cửa không được vào Việt Nam nữa. Ðây là bài diễn văn gởi cho Ban Tổ Chức Ðêm Thắp Nến Hiệp Thông với Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam sẽ được tổ chức tại Melbourne (Parliament House, góc đường Spring và Bourke Street) vào tối thứ Bẩy 19 tháng 11.

"Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2006 tôi đã biết rõ những gì nhà nước Việt Nam đang dàn chào tôi nhưng tôi vẫn choáng váng bởi cái bầu khí căng thẳng và ngột ngạt. Tôi bị theo dõi trên đường phố, bị công an đe doạ và bây giờ tôi bị cấm cửa không cho trở lại Việt Nam nữa, chỉ vì tôi dám đi gặp những con người mà niềm tin tôn giáo hòa bình của họ bị coi là mối lo ngại cho một nhà nước đang lo sợ đủ mọi thứ.

Ðiều 18 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ghi rằng:

“Mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, quyền tự do sống riêng lẻ một mình hay trong một cộng đoàn với những người khác trong bầu khí công cộng hay riêng tư, để thể hiện tôn giáo hay niềm tin trong việc giảng dạy, thực hành, và phụng tự.”


Ðiều đáng buồn là nhà nước Việt Nam tiếp tục phớt lờ các chuẩn mực đã được thoả thuận rộng rãi trên trường quốc tế, và tiếp tục gây kinh sợ và sử dụng bạo lực để trấn áp các chỉ trích và đàn áp bất cứ ai bị nghi ngờ là có các hoạt động ‘chống chế độ’.

Mọi hoạt động tôn giáo tại Việt Nam đều phải đăng ký và phải được nhà nước chấp thuận. Thậm chí các nhóm Công Giáo còn phải xin phép để có thể giúp đỡ những người nghèo trong khu vực lối xóm của họ. Ðó là cách để nhà cầm quyền đoan chắc rằng họ có thể quan sát mọi thứ đang diễn ra trong các nhóm tôn giáo và theo dõi chặt chẽ mọi tín hữu. Thông thường nhà nước từ chối cấp giấy phép hội họp khiến cho các tín hữu thuần thành không còn lựa chọn nào khác hơn là tụ tập bí mật trong khi che dấu niềm tin của mình với cộng đồng và nhà nước.

Nhiều tù nhân của các tôn giáo bị giam trong các trại kiên giam hết năm này sang năm khác tại Việt Nam. Những tù nhân này bị giam giữ trong các điều kiện tồi tệ và bị từ chối không cho gặp người thân, bạn bè hay các luật sư cũng như bị khước từ được xét xử công bằng. Những câu chuyện lan truyền hết năm này đến năm khác về những vụ lén lút bắt người giữa đêm khuya. Những người bị bắt thường khi bị đánh đập tàn bạo, đôi khi còn bị tra tấn rồi sau đó bị giam giữ và đưa đến những địa điểm bí mật nơi gia đình họ không thể đến được và những nơi người bị giam không biết đó là đâu cũng như khi nào họ được trả tự do.

Một trường hợp khiến tôi lo ngại là trường hợp của Cha Nguyễn Văn Lý. Tôi đã gặp Cha Lý năm 2006 và tôi có thể nói ngài là một con người hiền lành, hòa bình và vị tha, người đã hiến dâng rất nhiều đời ngài cho dân chủ, tự do và đức tin. Ngài đã bị giam cầm tổng cộng hơn 15 năm vì đức tin và những hoạt động của mình.

Tôi đặc biệt quan ngại cho Cha Lý vì năm 2010 ngài bị tai biến mạch máu não và được trả tự do hầu có thể được chăm sóc về y tế. Tai tiếng đối xử tàn tệ với các tù nhân càng thêm tệ hại khi bất chấp thỉnh cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, Cha Lý đã bị buộc phải trở lại nhà giam hồi tháng Bẩy năm nay.

Tôi cũng quan tâm sâu xa về những hành động gần đây của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội. Những báo cáo đưa ra vào đầu tháng Mười Một cho thấy trên 100 người; nhiều cảnh sát thường phục và dân phòng đã tấn công giáo xứ và đe doạ mạng sống của nhiều giáo dân. Biến cố này cùng với vụ tấn công hồi năm 2008 tại giáo xứ Thái Hà là bằng chứng về một chiến dịch thường xuyên của các quan chức nhà nước chống lại Giáo Hội và các tín hữu không để cho họ được tự do hội họp, phụng tự và làm các việc thiện.

Tôi đã liên tục kêu gọi việc trả tự do tức khắc cho Cha Lý và các tù nhân tôn giáo và chính trị tại Việt Nam khác và tôi nghiên khắc lên án những hành động gần đây của nhà nước Việt Nam chống lại giáo xứ Thái Hà. Tôi hy vọng theo thời gian, áp lực từ người Việt và cộng đồng quốc tế sẽ buộc nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và chính trị, ngưng các đe doạ nhắm vào các tổ chức tôn giáo và hành xử theo đúng một thể chế thực sự tự do và công bằng.

Nhờ mạng lưới điện toán toàn cầu và các kỹ thuật thông tin, chúng ta đã chứng kiến thay đổi chính trị quét qua vùng Trung Ðông trong năm nay. Với sự gia tăng tiếp cận với thông tin và truyền thông của dân chúng, nhà nước sẽ thấy càng ngày càng khó khăn hơn trong việc đàn áp và bưng bít những vi phạm nhân quyền của họ trước cộng đồng quốc tế.

Tôi hy vọng rằng người Việt Nam và bè bạn của họ trên khắp thế giới sẽ nhanh chóng phơi bày những bất công tại Việt Nam và người dân Việt sớm được chứng kiến một xã hội mà họ đáng được hưởng, một xã hội nơi con người được tự do dự phần trong một nhà nước dân chủ, được tự do thực hành những niềm tin phù hợp với họ và sống trong hòa bình không phải sợ hãi nữa.


(Bản dịch của VietCatholic)

Posted on 18 Nov 2011

FreeVietNews



Back to top
« Last Edit: 18. Nov 2011 , 23:52 by Khuê-Tú »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #41 - 11. Dec 2011 , 23:20
 

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2011 tại Melbourne, Úc Đại Lợi

Saturday, 10 December 2011 18:23

...


Quang cảnh trong buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền
tại TTSHCĐ Kensington, Úc Đại Lợi ngày 10/12/2011.


Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 đến Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được long trọng tổ chức tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Kensington, Úc Đại Lợi vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 (10 tháng 12 năm 2011). Buổi lễ được tổ chức do sự hợp tác của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) với Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, Đài Truyền Hình VNTV, Uỷ Ban Chống Tệ Nạn Buôn Người (AusAct), Đài Phát Thanh Viễn Xứ, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, và Khối 8406 Melbourne.

Tham dự Lễ Trao Giải có khoảng 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể trong vùng và các vùng lân cận. Sau phần nghi thức khai mạc, Trưởng Ban Tổ Chức là Ông Đoàn Việt Trung ngõ lời chào mừng quan khách và giời thiệu tóm tắt các sinh hoạt của MLNQVN, trong đó Giải Nhân Quyền Việt Nam là một sinh hoạt hàng  năm.

Giải Nhân Quyền Việt Nam được MLNQVN thành lập từ 2002 nhằm tuyên dương những cá nhân hoặc đoàn thể đã có những thành tích đấu tranh bất bạo động vì quyền làm người của nhân dân Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay đã có 24 cá nhân và một tổ chức được vinh danh.

Tiếp đến TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN đến từ Hoa Kỳ, trình bày ý nghĩa của Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 trong khung cảnh những vi phạm quyền làm người tại Việt Nam càng ngày càng tồi tệ hơn. Ông cũng kêu gọi cộng đồng người Việt khắp nơi tiếp tục hỗ trợ cuộc cuộc đấu tranh gian khổ của những nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

...


Khoảng 200 đồng hương và đại diện các đoàn thể trong vùng và các vùng lân cận tham dự buổi lễ
.


Phần trao giải được bắt đầu với việc tuyên đọc tiểu sử và thành tích của mỗi vị khôi nguyên đã được MLNQVN bầu chọn để trao giải năm 2011.

BS Đinh Quốc Quân, trong phần tuyên dương TS Cù Huy Hà Vũ, đã nêu rõ những thành tích đấu tranh nhân quyền của ông trong lãnh vực dân sự-chính trị, như đã kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, kiện Trung tướng Công an Vũ Hải Triều vì đã tiêu diệt quyền tự do ngôn luận (qua việc đánh sập 300 trang mạng điện tử), yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp (1992) dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng sản VN. Tiến sĩ Vũ cũng đã  tham gia tích cực vào nhiều vụ án nhằm bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực dân sự lẫn tôn giáo. Ông thường xuyên viết bài và tham gia trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông quốc tế để cổ xúy cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Ông đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và xét xử 7 năm tù giam và 3 năm quản chế.

LS Đoàn Thanh Liêm, Phó Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN, cũng đến từ Hoa Kỳ, trao bản tuyên dương đến LS Cao Đức Huy, nhận thay cho LS Cù Huy Hà Vũ.

...


LS Đoàn Thanh Liêm (bên phải) đang trao bản tuyên dương đến LS Cao Đức Huy,
nhận thay cho LS Cù Huy Hà Vũ .



Bản tuyên dương ghi, “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dấn than bênh vực nhân quyền và công lý, dung cảm bày tỏ chính kiến vì tự do và dân chủ cho toàn dân Việt Nam”.

Cô Thiên Thư, thuộc Radio Viễn Xứ, đã làm toàn thể hội trường xúc động khi kể lại những gian khổ và hy sinh của Đỗ Thị Minh Hạnh đã kinh qua trong các hoạt động đấu tranh cho quyền của đồng bào lao động. Hạnh đã tham gia tranh đấu từ khi mới 18 tuổi qua việc giúp những người dân oan thảo các đơn kiện đòi đất và bị nhà cầm quyền đối xử bất công. Từ năm 2007, cô tích cực tham gia giúp đỡ phong trào công nhân, đến các nhà máy tìm hiểu, hướng dẫn công nhân trong việc tranh đấu với giới chủ nhân, đã nhiều lần cùng với những người khác tổ chức các cuộc đình công ở nhiều xí nghiệp. Hạnh bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 tại Di Linh. Trong tù, dù công an dùng nhiều thủ đoan hành hạ tinh thần như thay nhau thẩm vấn liên tục, ép cung và bức cung, cô rất kiên cường và hiên ngang. Là một cô gái trẻ, có khả năng nghề nghiệp, nhưng cô đã từ bỏ công việc kiếm tiền như những bạn bè khác để hoạt động toàn thời gian cho “Phong trào Lao động Việt”. Trước tòa án CSVN, Hạnh cùng với hai người bạn đấu tranh là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã rất bản lĩnh, tự tin, phản bác mọi lời buộc tội của công tố và chánh án, tuyệt đối không nhận tội. Cô  bị tuyên án 7 năm tù giam.

...


TS Nguyễn Bá Tùng (bên phải) đang trao bản tuyên dương đến cô Uyên Di nhận thay cho Đỗ Thị Minh Hạnh.


Cô Uyên Di đã thay mặt Đổ Thị Minh Hạnh nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam do TS Nguyễn Bá Tùng trao, với lời vinh danh “đã bất chấp mọi gian nguy và tù đày, kiên cường tranh đấu cho quyền của đồng bào lao động chống lại mọi bất công xã hội và bạo quyền”.

Sau phần trao giải, một số quan khách đã được mời phát biểu. Trước hết là Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc, Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang Victoria, và một số đồng hương tham dự. Đặc biệt nhiều đồng hương không những đã bày tõ sự tán đồng và hỗ trợ Giải Nhân Quyền VN qua lời nói, mà đã xung phong đóng góp tại chỗ một số hiện kim.

Buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền VN, lần đầu tiên được tổ chức ngoài nước Mỹ, nơi có trụ sở của MLNQVN, kết thúc vào lúc 16 giờ chiều cùng ngày trong tâm tình hướng về những chiến sĩ nhân quyền ở quê nhà và quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam hoà bình và nhân ái.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #42 - 13. Jan 2012 , 00:07
 

Nhóm dân biểu Mỹ quan tâm đến các trại cai nghiện ở Việt Nam

...

Báo cáo của HRW mang tên
'Quần đảo Phục hồi' trong
đó nói rằng đã xảy ra
tình trạng lao động cưỡng bức
tại các trại cai nghiện
Hôm thứ Năm, nhóm dân biểu Mỹ quan tâm đến Việt Nam đã gửi thư cho ông David Shear, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam để trình bày quan tâm của họ về các trại cai nghiện ở Việt Nam.

Lá thư mang chữ ký của hai dân biểu của tiểu bang California- Zoe Lofgren và Loretta Sanchez - cùng với hai Dân biểu của tiểu bang Virginia  Frank Wolf và Gerry Connolly - nói rằng họ quan tâm đến báo cáo mới đây của Human Rights Watch HRW mang tên “Quần đảo Phục hồi,” trong đó cho rằng đã xảy ra tình trạng lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện.

Lá thư nhấn mạnh lao động cưỡng bức vi phạm luật quốc tế và yêu cầu ông đại sứ bảo đảm rằng các giới chức viện trợ Mỹ tại Việt Nam sẽ làm mọi cách để báo cáo về lao động cưỡng bách cho sứ quán và cho chính phủ Việt Nam.

Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

“Việt Nam đi ngược lại tất cả những cam kết đối với Liên Hiệp Quốc, đối với những quyền Liên Hiệp Quốc công nhận.”

Cũng tại Washington, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói rằng Việt Nam đã sử dụng sai trái tiền viện trợ của Mỹ:

“Các trung tâm cai nghiện đó một phần được tài trợ bởi các trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ và quốc tế, kể cả ngân khoản rất lớn được đưa ra dưới thời Tổng thống Bush, gọi là tiền giúp ngăn ngừa và điều trị những người bị HIV. Thành ra tất cả những tài trợ của Hoa Kỳ và quốc tế một phần không nhỏ đã bị sử dụng để rồi chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp bóc lột sức lao động cưỡng bức của những người đáng lẽ phải được phục vụ.”

Hồi tháng 9 năm ngoái, HRW kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trung tâm phục hồi, kể ra các hành động ngược đãi, và nạn lao động cưỡng bách tại các nơi này.

Lúc đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga, gọi bản phúc trình của HRW là “vô căn cứ”, và khẳng định chương trình phục hồi dành cho giới sử dụng ma túy của Việt Nam là “nhân đạo, hiệu quả và phục vụ quyền lợi của giới sử dụng ma túy, của cộng đồng và xã hội.”

Lá thư của các Dân biểu Mỹ được công bố chẳng bao lâu sau khi bà Bùi Thị Minh Hằng bị Hà Nội phạt 2 năm giam giữ trong một cơ sở giáo dục phục hồi nhân phẩm mà không thông qua xét xử, vì bà đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa trong năm 2011.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-rights-1-12-12--137213648...

Back to top
« Last Edit: 13. Jan 2012 , 00:08 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #43 - 27. Jan 2012 , 00:45
 



Thượng nghị sĩ Mỹ gặp các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam + Mỹ kêu gọi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền

1/20/2012   
...

Hình: Courtesy of NVD
Từ trái: Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, Luật sư Nguyễn văn Đài, Thượng nghị sĩ John McCain, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, Luật sư Lê Quốc Quân và Thượng nghị sĩ Kelly Ayote
Bốn nhà lập pháp nổi tiếng của Hoa Kỳ đã có một cuộc gặp gỡ với các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gồm Luật sư nhân quyền Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại khách sạn Metropole ở Hà nội.

Nguồn tin cho hay là cuộc tiếp xúc này còn có sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, và các phụ tá của 4 nhà lập pháp Mỹ.

Các nguồn tin thân cận với cuộc họp của các ông John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và bà Kelly Ayote cho biết đôi bên đã trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Sau cuộc họp, Luật sư Nguyễn văn Đài cho biết ông “đang gặp rắc rối với an ninh”. Ông cho biết nhà chức trách đã mời ông "làm việc" trong gần 3 giờ đồng hồ vì ông còn trong tình trạng quản chế. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Luật sư Lê Quốc Quân đã về nhà bình yên.

Thượng nghị sĩ McCain là cựu ứng cử viên Tổng Thống Mỹ, và là người mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Ông cũng là người từng cổ vũ cho việc thắt chặt các quan hệ giữa Washington với Hà nội trong khi nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.

Nguồn: VOA

    Mỹ kêu gọi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền

    Hoa Kỳ hôm qua lại lên tiếng kêu gọi Việt Nam hãy cải thiện thành tích nhân quyền, và nói rằng Hà nội cần làm nhiều hơn nữa để vận động sự hỗ trợ của Washington và nới rộng phát triển.

    Bản tin của Pháp Tấn xã loan đi hôm nay, dẫn lời nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông á Kurt Campbell, nói rằng các nhà lập pháp Mỹ trong thời gian qua đã liên tục bày tỏ quan tâm về cung cách đối xử của Hà nội đối với giới bất đồng chính kiến, các nhóm thiểu số và những người theo các tôn giáo khác nhau.

    Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell là người từng cổ vũ việc thắt chặt các quan hệ giữa hai nước cựu thù Việt Nam - Hoa Kỳ. Nói chuyện với Trung tâm Stimson, một nhóm nghiên cứu và tư vấn chính sách, ông Campbell nói:

    “Điều đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ song phương mà nhiều người mong muốn được chứng kiến, chính là những vấn đề nhân quyền bên trong Việt Nam, vẫn đang tiếp tục diễn ra.”

    Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề Đông Á Kurt Campbell khẳng định rằng những quan tâm đó “phải được giải quyết một cách nghiêm túc hơn để tạo điều kiện cho những sự ủng hộ tại Hoa Kỳ như chúng ta đã từng thấy khi hai nước thiết lập quan hệ bang giao hồi năm 1995.”

    Các nhóm bênh vực nhân quyền nói hàng chục người chỉ trích một cách ôn hòa chính sách nhà nước và các vấn đề chính trị đã bị phạt những bản án tù dài hạn, kể từ khi Việt Nam phát động một chiến dịch đàn áp vào cuối năm 2009, bất chấp lập luận mà Hà nội đưa ra, rằng thành tích nhân quyền của họ đang được cải thiện.

    Trợ lý Ngoại Trưởng Kurt Campbell nói:

    “Việt Nam hiểu rất rõ vị thế của họ tại Châu Á, quan hệ giữa họ với Trung Quốc, và Hoa Kỳ mong muốn làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho những tương tác chiến lược, minh bạch và cởi mở.”

    Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần tăng sức ép để Trung Quốc tỏ ra minh bạch hơn về những chi tiêu của họ, sử dụng ngân sách quốc phòng ngày một tăng của Bắc Kinh.

    Nguồn: AFP, Press Release/Tom Lantos Rights Commission

    http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/us-presses-vietnam-anew-on-rights...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #44 - 01. Feb 2012 , 08:17
 
    Dân Làm Báo


Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Nhân Quyền tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos - Thụy Sĩ



...


Dân Làm Báo - Danlambao nhận được tin tức từ Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc về hoạt động thúc đẩy nhân quyền của tổ chức này. Danlambao dịch để phổ biến đến các bạn. Sự vận động và sức ép về nhân quyền của quốc tế đang gia tăng từng ngày một lên các chính phủ độc tài, gắn điều này với các vấn đề kinh tế - huyệt đạo của các chính phủ này. Do vậy, mỗi người dân chúng ta hãy hành động tương tự, chỉ cần lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình đến cộng đồng quốc tế. Góp gió sẽ thành bão, chúng ta đừng nghĩ nhỏ mà không làm.

Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Nhân Quyền tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos - Thụy Sĩ

...

Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền cho hay rằng hôm 26/1 vừa qua, một chuyên gia LHQ về lĩnh vực này đã thúc đẩy các bộ trưởng đang nhóm họp tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos công nhận mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và nhân quyền. Chuyên gia này, ông De Schutter, phát biểu rằng: ''Toàn cầu hóa nên phục vụ cho các quyền con người và sự phát triển bền vững hơn là trở thành một quá trình mù quáng trước ảnh hưởng của nó đối với tác động đến các cá nhân''.

Ông De Schutter thôi thúc: ''Các chuẩn mực nhân quyền phải dẫn ra hướng mới cho toàn cầu hóa như là những chiến lược được tìm kiếm để làm bệ phóng trở lại cho nền kinh tế toàn cầu và mở rộng nó''. Ông nói thêm:

''Các hiệp định thương mại và đầu tư song phương là cánh cổng để toàn cầu hóa đi qua và vẽ lại bức tranh kinh tế của một đất nước. Những hiệp định này thường ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận động các quá trình tái cấu trúc, thay đổi căn bản các nền tảng đang tồn tại của một nền kinh tế''.
...

Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ cho biết rằng các thỏa thuận song phương này đang gia tăng nhanh chóng, có đến khoảng 6000 hiệp định đầu tư đang tồn tại.

Chuyên gia De Schutter nhấn mạnh: ''Chính phủ của các quốc gia có chủ quyền phải cung cấp bằng chứng về nhân quyền khi đàm phán bất kỳ thỏa thuận thương mại, đầu tư nào theo mẫu Đánh giá Tác động Nhân quyền (Human Rights Impact Asesment), để chứng minh rằng họ đã làm tròn bổn phận của họ đối với công dân''. Và:

''Đánh giá Tác động Nhân quyền là nhằm đánh giá việc bảo vệ các quyền bất di bất dịch của từng và mỗi người khi đối mặt với sự thay đổi các điều kiện kinh tế. Do vậy, các quốc gia này không được tự cho phép mình bị khóa vào những thỏa thuận làm yếu đi năng lực tuân thủ các cam kết của họ về nhân quyền, hoặc sẽ không ép các quốc gia khác trong các thỏa thuận này nhượng bộ để có được thị trường xuất khẩu hoặc thu hút đầu tư''.
...

Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ đưa ra quan điểm là các quốc gia phải đảm bảo rằng các quyền con người phải được bảo vệ một cách thực lòng trong các hiệp định thương mại và đầu tư. Tổ chức này cũng cho biết để hỗ trợ cho các nỗ lực thúc đẩy nhân quyền như trên, chuyên gia đặc trách De Schutter của LHQ sẽ trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong cuộc họp tháng 3/2012 tới về một bộ Qui tắc hướng dẫn cách đánh giá tác động nhân quyền đối với các hệp định thương mại và đầu tư. Thực hiện các việc đánh giá này sẽ giúp cho, chẳng hạn như, Quốc hội Liên minh Châu Âu nhận định đúng tác động của các hiệp định thương mại tự do với các nước.

Danlambao cũng vừa nhận được tin rằng một tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền có uy tín là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (Vietnam Commitee on Human Rights) đang có mặt tại Liên Hiệp Quốc từ những ngày cuối tháng 1 sẽ báo động dư luận quốc tế về thảm cảnh của anh Trần Huỳnh Duy Thức.


Rất nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền khác cũng có mặt tại sự kiện này của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để lên tiếng nói vận động cho Tự do ngôn luận và bảo vệ Nhân Quyền cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Dân Làm Báo

danlambaovn.blogspot.com



Davos: “Human Rights -  Proofing” Globalization -- UN right to food expert

GENEVA – The UN expert on the right to food, Olivier De Schutter, on Thursday urged ministers gathering in Davos this week for the World Economic Forum to acknowledge the relationship between globalization and human rights, saying that “globalization should serve human rights and sustainable development, rather than being a process blind to its impacts on the individuals affected.”

“Human rights norms must give new direction to globalization as strategies are being sought to re-launch and expand the global economy,” urged De Schutter.

Referring to the theme of this year’s meeting in Davos, “The Great Transformation,” De Schutter said that the real great transformation must go beyond rectifying the imbalances in developed world debt to GDP ratios.

“We must finally pay attention to the wider imbalances that are the symptoms of unfettered globalization. All around the world people have fallen foul of economic processes that consign whole regions to abandonment or degradation and trap whole population groups in perpetual poverty,” he said.

“Bilateral trade and investment agreements are the gateway through which globalization passes on its way to redefining the economic landscape of a country. These agreements often set in motion a process of restructuring that shakes up the existing foundations of an economy.” These bilateral deals are rapidly increasing, and as many as 6,000 investment agreements are currently in place.

Governments of sovereign States must submit any deal on the table to a ‘human rights-proofing,’ in the form of a human rights impact assessment, in order to discharge their obligations to their citizens,” the independent expert stressed.

“A Human Rights Impact Assessment (HRIA) is not merely a question of gauging environmental sustainability or the impact of a deal on progress towards specific development goals. It is about protecting the inalienable rights of each and every person in the face of changing economic conditions,” De Schutter said.

“States are duty-bound to respect human rights, such as the right to food, and to regulate private actors to ensure that they do not infringe upon such rights. States must, therefore, not allow themselves to be locked into deals that impair their ability to comply with their human rights commitments; nor should they force such deals on other States, whatever concessions the other party appears ready to make, for the sake of securing access to export markets or attracting investors.”

States must ensure that human rights are genuinely protected in the remit of trade and investment agreements, setting out conditions to ensure the integrity and transparency of the agreements, and to ensure that they take into account the situation of the most vulnerable segments of the population. They also must identify how to deal with trade-offs, when certain groups gain from the agreement, while others lose out.

To support such efforts, the Special Rapporteur on the right to food will present to the UN Human Rights Council, at its session in March 2012, a set of guiding principles for conducting human rights impact assessments of trade and investment agreements.

Carrying out a human rights impact assessment, for instance, should serve to support the assessment by the European Parliament of the Free Trade Agreement that is currently being finalized in negotiations between the Government of India and the European Commission. Some estimates suggest that the tariff liberalization encouraged by the draft agreement in the dairy and poultry sectors could threaten the livelihoods of 14 million very poor households in India, half of them landless, who depend on milk production, and that marginal farmers supplementing their livelihoods by keeping backyard poultry could also be severely affected by the rise in imports of fresh poultry meat from the EU. Small street vendors -- 10 million people in total -- could be affected by the liberalization of investment in the retail sector, also as a result of the agreement under preparation.

“Such social consequences of trade and investment liberalization have direct impacts on the right to food," De Schutter noted. “The methodology I will propose in the guiding principles is a way to ensure that governments do not disregard their human rights obligations in negotiating such agreements.”

END

Olivier De Schutter was appointed the Special Rapporteur on the right to food in May 2008 by the UN Human Rights Council. He is independent from any government or organization.

The Special Rapporteur will present the “Guiding Principles on Human Rights Impact Assessments of Trade and Investment Agreements” to the 19th session of the Human Rights Council (27 February to 23 March 2012): http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrcouncil/19session/

For more information on the mandate and work of the Special Rapporteur, visit:
http://www.ohchr.org/EN/Issues/Food/Pages/FoodIndex.aspx or http://www.srfood.org

For more information or media inquiries, please contact Yoonie Kim or Ulrik Halsteen:
(+41 22 917 9643 / 9323 or srfood@ohchr.org).

UN Human Rights, follow us on social media:
Facebook: https://www.facebook.com/unitednationshumanrights
Twitter: http://twitter.com/UNrightswire
YouTube: http://www.youtube.com/UNOHCHR
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #45 - 05. Feb 2012 , 19:02
 

           



Dân  Biểu LB Loretta Sanchez điều trân trước QH về NS Việt Khang




Dân Biểu LB Loretta Sanchez điều trân trước QH vể  một số thanh niên trong đó có nhạc sĩ Việt Khang bị bắt vô cớ và lên án nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ngày càng gia tăng vi phạm nhân quyền.


Back to top
« Last Edit: 05. Feb 2012 , 19:03 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #46 - 22. Feb 2012 , 23:37
 


Tình Trạng Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam Được Nêu Lên Tại
Liên Hiệp Quốc


Tin New York – Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên trong Liên đoàn, đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội mạnh mẽ cam kết loại trừ tình trạng phân biệt sắc tộc, tại khóa họp của Ủy ban Liên hiệp quốc về bài trừ nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở Geneva trong tuần này. Trong báo cáo phản biện dày 30 trang gửi đến Liên hiệp quốc nhan đề Vi phạm những quyền căn bản của các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nêu rõ những quan ngại trước việc thực thi Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tại Việt Nam mà Hà Nội đã tham gia ký kết từ năm 1982.

Phúc trình của Ủy ban đề cập đến những chênh lệch về quyền lợi kinh tế, xã hội, và văn hóa giữa đa số người Kinh với người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, và nạn sách nhiễu các cộng đồng tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cộng đồng Phật giáo của người Khmer Krom, Hòa Hảo, hay Cao Đài. Theo lẽ, quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã ký kết công ước thì hai năm phải tới phúc trình một lần. Việt Nam đáng ra đã phải phúc trình 15 lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên họ đến.

Báo cáo ghi rằng sự ngăn cách giàu nghèo tại Việt Nam là hố sâu đáng báo động. Năm 1990, có 18% người nghèo trong các dân tộc thiểu số. Năm nay số này là 56%, hơn người Kinh gấp 9 lần. Đặc biệt, sự kỳ thị tôn giáo đối với người thiểu số là một chính sách có chủ tâm của đảng và nhà nước, khiến người Hmong, người Thượng theo Thiên Chúa giáo, hay người Phật giáo Khmer Krom, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Hảo, Cao Đài trở thành đối tượng bị cầm tù, tra tấn, quản chế tại gia, bị công an theo dõi, hăm dọa, sách nhiễu trong đời sống hằng ngày.

Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền là bà Souhayr Belhassen, cho rằng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam không phải là một thành tích cho nhân quyền như nhà nước hay khoe khoang, mà thực tế quyền lợi từ mức tăng trưởng đó không được thụ hưởng đồng đều trong dân chúng, đặc biệt là đối với các sắc dân thiểu số, những thành phần còn bị bỏ xa so với đồng bào người Kinh trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, và công ăn việc làm.

Vẫn theo bà Belhassen, đây là hậu quả của việc thực thi hiến pháp, pháp luật, các công cụ chính sách mang tính phân biệt với mục đích kiểm soát, không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Trong số các khuyến nghị đưa ra, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam yêu cầu Hà Nội phải cải cách chính trị và pháp lý để bài trừ nạn phân biệt sắc tộc, chấm dứt đàn áp tôn giáo, và công nhận thẩm quyền của Ủy ban Liên hiệp quốc về bài trừ nạn phân biệt chủng tộc để Ủy ban có thể trực tiếp thu nhận khiếu kiện của các nạn nhân.SBTN
Back to top
« Last Edit: 22. Feb 2012 , 23:39 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #47 - 07. Mar 2012 , 12:51
 

Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện Thông Qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam



BPSOS - Ngày 7 tháng 3, 2012

Hôm nay Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1410) sau khi có những tu chính để cập nhật về sự leo thang vi phạm nhân quyền trong thời gian gần đây.

Trong phần phát biểu, DB Christopher Smith, tác giả của dự luật, nói đến cuộc điều trần mà Ông đã triệu tập trong tư cách Chủ Tịch Tiểu Ban đặc trách về nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại.

"Chúng tôi đã lắng nghe Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Boat People SOS, người vừa đi Thái Lan để điều tra các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ts. Thắng đã cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết về buôn lao động, cưỡng bức lao động, và việc các nạn nhân của nạn buôn lao động và buôn tình dục đã bị Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc bác quyền tị nạn", DB Smith phát biểu trước khi Uỷ Ban Đối Ngoại bỏ phiếu.

"Thêm vào đó, các nhân chứng đã cung cấp các hình ảnh gây bức xúc về chứng cớ của sự tra tấn, và chiếu đoạn video cho thấy lực lượng quân sự Việt Nam đang phá huỷ cả một làng người Hmong theo Thiên Chúa Giáo",
Ông nói tiếp.

Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh; cô Vũ Phương-Anh, một nạn nhân buôn lao động được BPSOS giải cứu từ Jordan; Ts. Nguyễn Đình Thắng, Ông Rong Nay của Montagnard Human Rights Organization và Ông John Sifton của Human Rights Watch đã phát biểu tại buổi điều trần này.

Đây là kết quả ngay trước mắt của cuộc vận động Quốc Hội của trên 500 đồng hương trong ngày trước đó. Cuộc vận động này nằm trong nỗ lực chiến lược với trọng tâm tập trung sự chú ý của quốc tế vào Việt Nam, nơi mà chế độ đã thay thế Miến Điện trong cương vị "kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất Đông Nam Á."

Đọc toàn văn lời phát biểu của DB Smith tại:

http://chrissmith.house.gov/UploadedFiles/2012-03-07_HFAC_Markup_of_Vietnam_Bill...


Back to top
« Last Edit: 07. Mar 2012 , 12:52 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #48 - 17. Apr 2012 , 19:46
 


Chủ đề liên quan Nhân quyền:
Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam trả tự do cho ba blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần
.



Ba người bị khởi tố theo điều 88, Bộ luật Hình sự, trong đó blogger Điếu Cày bị công an Việt Nam xem là "thể hiện vai trò cầm đầu".


Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ Darragh Paradiso nói chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba người.

Bà tuyên bố những người này "không làm gì hơn là thực thi quyền tự do biểu đạt đã được nhân lọai thừa nhận".

"Những vụ như thế này nằm trong xu hướng đẩy mạnh hạn chế đáng lo ngại đối với ngôn luận trên mạng internet ở Việt Nam," bà nói.

Hoa Kỳ gần đây tăng cường hợp tác với Việt Nam, với việc ba tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ sẽ tham gia chương trình hoạt động chung kéo dài 5 ngày với hải quân Việt Nam vào tuần tới.

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng thường thúc giục Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Tuy vậy, một số chuyên gia nhận xét Washington "sẽ không quá cứng rắn thúc đẩy việc này đến mức gây đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh".

"Ở Việt Nam, chính quyền ông Obama không những muốn tiếp tục việc trao đổi thương mại, mà còn muốn thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp để kiềm chế Trung Quốc," Giáo sư David P. Forsythe, Đại học Nebraska-Lincoln, Hoa Kỳ, Bấm nhận xét trên BBC.

Trang web Sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đến sáng hôm nay không đăng thông cáo nào về trường hợp ba blogger.


...

Bà Tạ Phong Tần bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004

Theo hồ sơ của Công an TP. HCM, blogger Điếu Cày "thể hiện vai trò cầm đầu" trong các hoạt động như "tổ chức các cuộc biểu tình tại TP. HCM", quan hệ với một tổ chức gọi là Đảng Dân chủ Việt Nam (nhắc đến ông Nguyễn Tiến Trung, bị kết án 7 năm tù năm 2010).

Công an Việt Nam nói blogger Điếu Cày thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do để "khi có cơ hội sẽ hoạt động thay đổi chế độ nhà nước Việt Nam".

Còn bạ Tạ Phong Tần bị gọi là người "phục vụ tối đa cho lợi ích của các thế lực thù địch".

Ông Phan Thanh Hải bị xem là "thành phần cốt cán của Câu lạc bộ nhà báo tự do", đã viết khoảng 20 bài "xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt Đảng Cộng sản Việt Nam".

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #49 - 05. May 2012 , 22:32
 

Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’



...


Người Việt (Washington) - Lên tiếng nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi “đừng quên những người khác như blogger Ðiếu Cày” - một trong ba thí dụ ông nêu ra về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới.

Lời lên tiếng được đăng trên trang mạng WhiteHouse.gov của Tòa Bạch Ốc hôm 3 tháng 5 và được tòa đại sứ Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt và công bố tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 5, tòa án tại Việt Nam thông báo hoãn phiên xử blogger này.

“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc tạo ra những nền dân chủ bền vững và các xã hội thịnh vượng,” Tổng Thống Obama nói. Nhưng ông tiếp, “các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện các nhà báo vẫn diễn ra trên toàn cầu.”


Tổng Thống Obama nêu 3 trường hợp cụ thể: Nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận Mazen Darwish, bị cầm tù tại Syria; blogger Ðiếu Cày; và nhà báo Dawit Isaak ở Eritrea bị biệt giam hơn 10 năm nay.

Ông nói, “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”


Tổng Thống Obama cũng nói tới những nhà báo tuy chưa bị bắt nhưng bị đe dọa hay quấy nhiễu, hoặc bị kiểm duyệt gắt gao, như nhà báo Cesar Ricaurte người Ecuador, nhà hoạt động dân chủ lưu vong Natalya Radzina người Belarus, và blogger Yoani Sanchez người Cuba.

“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới,” ông nói, “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy nắm bắt sự hứa hẹn đó bằng cách công nhận vai trò cốt yếu của một nền báo chí tự do và tiến hành những bước đi để tạo ra các xã hội trong đó các nhà báo độc lập có thể làm việc tự do và không sợ hãi.”

Ông nêu lên mối nguy hiểm khi mất tự do báo chí: “Cho dù nguyên nhân là gì, khi các nhà báo bị doạ dẫm, tấn công, bỏ tù, hay biến mất, các cá nhân bắt đầu tự kiểm duyệt, nỗi sợ hãi thay thế cho sự thật, thì tất cả các xã hội chúng ta đều đau khổ.”

Blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, là một blogger sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2008, ngay trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh rước qua Việt Nam, ông bị bắt, bị kết tội “trốn thuế” và tuyên án 30 tháng tù. Khi mãn án tháng 10 năm 2010, ông bị bắt lại không được thả, và bị biệt giam không liên lạc được với gia đình từ đó tới nay.

Blogger Ðiếu Cày hiện đang bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cùng bị truy tố với ông có blogger AnhBaSG tức Phan Thanh Hải, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Ngày xét xử được thông báo là 15 tháng 5, nhưng đến khoảng 3 giờ chiều ngày 4 tháng 5, giờ Việt Nam, thư ký của Tòa gọi điện báo cho luật sư đại diện Điếu Cày cho biết phiên xử "sẽ hoãn lại."

Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới từng kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày, kể cả Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=1...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #50 - 24. May 2012 , 16:00
 

Bộ Ngoại Giao Công Bố Phúc Trình Nhân Quyền




Báo Mạch Sống, ngày 24/05/2012

Ngày hôm nay, Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền ở gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong phần nói về Việt Nam, bản phúc trình cho thấy một toàn cảnh đen tối, tụt lùi:

“Các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất ở quốc gia này là sự hạn chế trầm trọng của chính quyền đối với quyền chính trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính quyền; các biện pháp gia tăng nhằm hạn chế quyền tự do công dân; và tình trạng lũng đoạn hệ thống tư pháp và công an.” 

Bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao năm nay thay đổi về hình thức so với những năm trước đây.

“Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi này vì bản phúc trình năm nay liệt kê các sự kiện tương đối rành mạch và đầy đủ theo thứ tự ngày tháng, và như vậy sẽ giúp cho chính Bộ Ngoại Giao theo dõi tiến triển về nhân quyền từ năm này sang năm khác”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, nhận xét.


Tuy nhiên, Ông cho biết rằng có nhiều điểm vẫn còn khiếm khuyết hay thiếu chính xác về nội dung.

“Chẳng hạn, bản phúc trình chỉ công nhận khoảng 100 tù chính trị, trong khi chúng tôi đã đưa cho họ danh sách của gần 600 người.”

Như một ví dụ khác, Ông cho biết rằng vấn đề đàn áp đẫm máu các đồng bào người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đã chỉ được nhắc đến một cách lướt qua và bị lờ đi khía cạnh đàn áp tôn giáo và cướp đất. Phần nói về đồng bào thiểu số Tây Nguyên cũng vậy.

“Một điểm tích cực của bản phúc trình là thừa nhận rằng các cải thiện về tự do tôn giáo đã bị khựng lại,” Ts.Thắng nói.

Ông cho biết là một nhóm chuyên gia về nhân quyền được BPSOS thành lập đang nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bản phúc trình này để góp ý với Bộ Ngoại Giao.

Hàng năm BPSOS đều đóng góp thông tin cho bản phúc trình nhân quyền, do Vụ Dân Chú, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đảm nhận việc soạn thảo. Trong thời gian bản phúc trình đang được soạn thảo, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, BPSOS đã hai lần gặp riêng các giới chức thuộc bộ phận này để đề nghị một số điểm cần nêu lên trong bản phúc trình.

“Có một số điểm chúng tôi đề nghị đã được thể hiện trong bản phúc trình năm nay, nhưng có nhiều điểm chúng tôi thấy rằng vẫn chưa thay đổi,” Ts. Thắng nhận định. “Tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam cần tiếp tục vận động để cải tiến bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”

Gần đây, BPSOS phối hợp với Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Tại Hoa Kỳ (NCVA) để phát hành bản tin nhân quyền hàng tháng với mục đích cập nhật thông tin đều đặn hơn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ, các chính quyền trong thế giới tự do, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.



Toàn bộ bản phúc trình: http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm#wrapper ;  


Back to top
 
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
DB Wolf Đặt Vấn Đề với Facebook về Nghị Định Quản Lý Internet của CSVN
Reply #51 - 13. Jun 2012 , 14:58
 
DB Wolf Đặt Vấn Đề với Facebook về Nghị Định Quản Lý Internet của CSVN


QUỐC HỘI HOA KỲ
Hạ Viện
Ngày 6 tháng 6 năm 2012


Kính gửi:
Ông Mark Zuckerberg
Facebook
1 Hacker Way
Menlon Park CA 94025

Ông Mark Zuckerberg thân mến,

Tôi viết thư này để nêu mối quan tâm nghiêm trọng về vấn đề nhân quyền. Gần đây, Ủy ban Điều trần Nhân quyền Tom Lantos đã nghe trình bày những lời điều trần về kế hoạch của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong việc đưa ra chính sách vốn sẽ ảnh hưởng nặng nề và gây khó khăn nghiêm trọng cho việc bày tỏ chính kiến và tiếp cận thông tin một cách tự do tại Việt Nam. Cụ thể là nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị đưa ra nghị định mới mang tên “Nghị định về Quản lý, Cung cấp và Sử dụng các Dịch vụ Internet và Nội dung Trực tuyến”; nghị định này sẽ gây ảnh hưởng tới các công ty Internet hoạt động tại Việt Nam cùng với hàng triệu người dân vốn xem Internet như một nguồn tin và cửa ngõ thông tin về thế giới bên ngoài.

Nghị định nói trên có thể sớm được phê duyệt thông qua bởi Thủ tướng nước này vào cuối tháng, sẽ cấm mọi hoạt động đưa thông tin có tính chất chỉ trích chính phủ Việt Nam lên mạng. Người dùng bắt buộc phải sử dụng danh tính thật cùng với các thông tin cá nhân để nhà cầm quyền có thể truy tầm họ khi cần. Các công ty Internet, trong đó có Facebook, vốn cung cấp dịch vụ nhật ký điện tử (Blog), nhắn tin ngắn và các “mạng kết nối xã hội” khác sẽ bị yêu cầu phải cung cấp cho giới chức các thông tin về những hoạt động trực tuyến mà chính phủ cho là bất hợp pháp. Rõ ràng sự việc này gây vấn đề trầm trọng vì điều đó có thể buộc các công ty như Facebook đồng lõa với việc đàn áp của nhà cầm quyền. Nghị định cũng còn yêu sách các công ty Internet ở nước ngoài có cung cấp dịch vụ truy cập mạng cho người dùng Việt Nam phải chuyển các máy chủ và trung tâm dữ liệu liên quan của mình vào trong địa bàn Việt Nam, cũng như phải thành lập các văn phòng trong nước.

Vậy Facebook dự tính sẽ phản ứng như thế nào nếu những luật lệ hà khắc như vậy được đưa ra áp dụng tại Việt Nam?

Hoa Kỳ là biểu tượng của dân chủ trên toàn cầu và các công ty Hoa Kỳ, vốn dĩ hưởng lợi ích từ sự tự do và nguồn lực của đất nước này, cũng nên đeo đuổi và cổ võ cho dân chủ và nhân quyền tương tự.

Tôi mong nhận được hồi âm của Ông.

Trân trọng,

Frank R. Wolf
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #52 - 24. Jun 2012 , 22:47
 

Ba Nghị Sĩ Mỹ đòi thả ngay Blogger Điếu Cày


...


Cao Trào Nhân Bản
- Tin từ Washington 16 tháng 6, 2012: Trong một văn thư đề ngày 15 tháng 6, 2012, gửi thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ba nghị sĩ Thượng Viên liên bang Hoa Kỳ cùng ký tên, đã đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay cho blogger Nguyễn Văn Hải, tự Điếu Cày.

Tác giả bức thư là các Nghị Sĩ Richard J. Durbin, Barbara Boxer, và John Cornyn đã nhấn mạnh về trường hợp blogger Điếu Cày: Chúng tôi quan tâm sâu xa về những chuyện liên quan tới việc bắt giữ và tái bắt giữ ông, cũng như tin tức cho biết gia đình ông đã bị ngăn cản thăm viếng.

Văn thư đã nêu ra các sự kiện cụ thể: Ông Hải là người thường chỉ trích chính quyền – đã bị bắt vào ngày 20 tháng 4, 2008 về điều bị tố cáo đáng nghi ngờ là trốn thuế và bị phạt 2 năm rưỡi tù giam. Sau đó, ông đã bị bắt lại vào ngày 20 tháng 10, 2010, đúng ngày đáng lẽ được ra khỏi nhà tù, về tội tuyên truyền chống nhà nước.

Văn thư viết tiếp: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu trường hợp của ông Hải trên mạng HumanRights.gov là mạng lưới chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để nêu rõ về những đe dọa đối với các nhà báo trên thế giới. Mạng này nói rõ: “Việc ông Điếu Cày bị bắt vào năm 2008 đã trùng hợp với vụ đàn áp hàng loạt những công dân làm báo và một nghị định hạn chế tự do Internet và kiểm duyệt các blog cá nhân. Những hạn chế này tiếp tục cho tới nay”. Vụ này đã được nêu ra bởi Ủy ban Bảo vệ Ký giả, và được nhắc tới trong một bài bình luận trên tờ New York Times, ngày 19 tháng 4, 2012.

Trong phần kết luận, văn thư nói: Chúng tôi ủng hộ gia tăng liên lạc song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng quan tâm về thành tích nhân quyền của Việt Nam - kể cả chiều hướng gia tăng đàn áp – có thể phương hại tới mối liên lạc giữa hai nước. Vì thế, các tác giả đã yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay và vô điều kiện đối với ông Nguyễn Văn Hải, cũng như tất cả những người bị giam giữ trong hoàn cảnh tương tự.

Cao Trào Nhân Bản
http://caotraonhanban.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5003:ba-n...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #53 - 30. Jun 2012 , 09:40
 

Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ mời các nhà tranh đấu cho dân chủ tham dự lễ mừng Ngày Độc Lập 4 Tháng 7




Ông David S. Adams, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, vừa gởi thư thông báo đến dân biểu Frank Wolf bức công điện với nội dung như sau:


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Washington, D.C. 20520

Ngày 26 tháng 6 năm 2012

Thưa Ông Wolf:

Cám ơn ông đã gởi bức thư đề ngày 6 tháng 6 theo sau cuộc điện đàm giữa ông và Đại sứ Shear vào tháng trước liên quan đến buổi điều trần của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos về Việt Nam và trường hợp của Tiến sĩ Richard Nguyễn (Nguyễn Quốc Quân).

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Tiến Sĩ Nguyễn. Cùng lúc với việc nâng cấp trường hợp này lên với các viên chức cấp cao của Việt Nam, các nhân viên lãnh sự quán của chúng ta cũng sẽ tiếp tục cung cấp mọi sự trợ giúp thích đáng cho Tiến Sĩ Nguyễn. Đích thân Đại sứ Shear đã nói chuyện với bà Ngô Mai Hương, vợ Tiến Sĩ Nguyễn, và những viên chức cao cấp thuộc Lãnh sự quán tại TP HCM vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với bà.

Đại sứ Shear vẫn tiếp tục giao kết với các nhà ủng hộ xã hội dân sự, các nhà vận động cho pháp quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, và sẽ chào mừng các vị này đến dự buổi liên hoan Ngày 4 Tháng 7 của Sứ Quán. Đây là một trong nhiều cách để chúng tôi thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ cập nhật và gởi đến ông cũng như ban điều hành của ông những tiến triển liên quan đến Tiến Sĩ Nguyễn. Xin đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nếu có điều gì chúng tôi có thể làm để hỗ trợ thêm.


Chân thành,
(Ký tên)
David S. Adams
Trợ lý Ngoại Trưởng
Đặc trách Lập Pháp Vụ
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #54 - 05. Sep 2012 , 00:38
 

LSQ Hoa Kỳ gặp thân nhân của hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình


...

VRNs (04.09.2012) – Theo nguồn tin riêng của VRNs, sáng nay, 04.09.2012, Tổnh lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn sẽ gặp thân nhân của nhạc sĩ Việt Khang, tác giả hai nhạc phẩm nổi tiếng về lòng yêu nước và chống ngoại xâm: ‘Việt Nam tôi đâu” và“Anh là ai?”

Nhạc sĩ Việt Khang, tên khai sinh là Võ Minh Trí, sinh năm 1973 tại Tiền Giang. Việt Khang đã có vợ và một con trai được 4 tuổi. Anh bị công an mật vụ Việt Nam bắt ngày 23.12.2011 một cách bất hợp pháp và bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn cho đến nay.

Sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam bắt nhạc sĩ Việt Khang đã gây ra một phong trào chống nhà nước cộng sản Việt Nam trong các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Riêng tại Mỹ, chỉ chưa đầy một tháng, đã có 150 ngàn người ký tên kêu gọi hành pháp Hoa Kỳ can thiệp để giải thoát anh cùng với những tù nhân chính trị và lương tâm khác. Thỉnh nguyện thư yêu cầu giao thương với Việt Nam, hành pháp Hoa Kỳ phải ràng buộc về nhân quyền. Thỉnh nguyện thư nay do nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng giám đốc hãng truyền hình SBTN phát trên toàn nước Mỹ và Canada, khởi xướng.

Một nhạc sĩ khác là Trần Vũ Anh Bình cũng bị bắt giam cùng đợt và bị kết chung cùng vụ án với Việt Khang. Hiện nay cả hai nhạc sĩ này bị Viện kiểm sát truy tố theo điều 88, khoản hai với tội danh: “Tuyên truyền chống phá nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với mức án của khoảng 2 là từ 10 năm đến 20 năm.

Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cũng gặp Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Khuê-Tú
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 128
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #55 - 17. Sep 2012 , 23:40
 

Thượng Nghị Sĩ John Cornyn Ra Nghị Quyết Lên Án Việt Nam Vi Phạm Nhân Quyền



Mạch Sống, ngày 18/09/2012

Trong nỗ lực vận động Lập Pháp, cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ cần kêu gọi các Thượng Nghị Sĩ của mình ủng hộ Nghị Quyết S. Res. 541. Nghị Quyết này lên án chính quyền Việt Nam về những đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo một cách trầm trọng.

Nghị Quyết S. Res. 541 kêu gọi Hành Pháp Hoa Kỳ mạnh mẽ nêu vấn đề nhân quyền trong mọi giao tiếp với chính quyền Việt Nam, kêu gọi Ngoại Trưởng chỉ định Việt Nam là quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC), và kêu gọi Tổng Thống và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ cũng như các nhà lãnh đạo trên thế giới đòi hỏi Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân tôn giáo và chính trị, bãi bỏ các luật vi phạm nhân quyền, và ban hành luật mới để bảo vệ nhân quyền.


...
TNS Cornyn phát tiếp xúc với phái đoàn Mỹ gốc Việt, Houston, 13/07/12



Nghị quyết này được Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hoà, TX) đưa vào Thượng Viện ngày 2 tháng 8 vừa qua sau buổi tiếp xúc ngày 13 tháng 7 với một phái đoàn người Mỹ gốc Việt ở Houston, do ba tổ chức tranh đấu cho nhân quyền cùng phối hợp thực hiện.

“Nghị quyết này, khi được thông qua, sẽ thể hiện quan điểm của Thượng Viện”, Ts. Nguy ễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, giải thích. “Tuy không mang tính cách luật ràng buộc mà Hành Pháp phải thi hành, nó sẽ báo trước lập trường của các vị thượng nghị sĩ về việc trao quyền lợi mậu dịch cho một quốc gia đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.”

Theo Ông, khi phối hợp với sự kiện Hạ Viện vừa thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, cuộc vận động cho S. Res. 541 sẽ tạo nền móng để thuyết phục lưỡng viện Quốc Hội loại trừ Việt Nam khi Tổng Thống Obama đề nghị Quốc Hội biểu quyết thoả ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương trong thời gian sắp đến.

Ông cho biết cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ nên phối hợp vận động song song cho H. Res. 541 và Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và sẽ cung ứng thông tin để hướng dẫn về bước vận động này.

Quý vị có thể tham khảo nội dung của H. Res. 541 tại: http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c112:S.RES.541:

Back to top
« Last Edit: 17. Sep 2012 , 23:40 by Khuê-Tú »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #56 - 17. Oct 2012 , 00:25
 

Dân biểu Mỹ kêu gọi bà Clinton can thiệp cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân


...



Dân biểu Hoa Kỳ Mazie Hirono vừa gửi thư cho Ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu hỗ trợ phóng thích cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân, một người Mỹ gốc Việt bị bắt giam từ ngày 17/4 khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất vì các tài liệu đấu tranh bất bạo động trong máy tính xách tay.

Trong thư đề ngày 9/10, dân biểu Hirono nói trong khi kinh tế Việt Nam nở rộ trong những năm gần đây thì tình trạng nhân quyền lại thật tệ.

Bà Hirono trích dẫn nhận xét của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Posner phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động tại buổi điều trần giữa tháng 5 năm nay ở Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Mỹ, mô tả thực tế nhân quyền ở Việt Nam là ‘không thể chấp nhận’.

Vẫn theo dân biểu Hirono, việc Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị giam kéo dài không qua xét xử chứng tỏ Hà Nội tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến ôn hòa và không tôn trọng nhân quyền căn bản theo Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết năm 1982.

Dân biểu Hirono tán thành quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ rằng chính quyền Việt Nam cần phải bảo vệ nhân quyền nếu muốn thắt chặt quan hệ song phương với Hoa Kỳ và kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ nỗ lực thúc đẩy Hà Nội sớm trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân.

Sau 4 tháng tạm giam, tới tháng 8 năm nay, chính quyền Việt Nam gia hạn giam giữ ông Quân thêm 4 tháng nữa để tiếp tục điều tra, đồng thời đổi cáo buộc ông từ tội ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’ theo điều 84, sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, theo điều 79 Bộ luật Hình sự.

Vụ bắt giữ ông Quân đã được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nêu lên trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Việt Nam nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7 năm nay.

Trong lần về nước hồi tháng 11 năm 2007, ông Quân từng bị Hà Nội bắt giam với cáo buộc tội ‘khủng bố’.

Trước áp lực của quốc tế, lần đó, Việt Nam đã phóng thích và trục xuất ông Quân sau nửa năm giam cầm.


http://www.voatiengviet.com/content/dan-bieu-my-keu-goi-ba-clinton-can-thiep-cho...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #57 - 14. Nov 2012 , 00:41
 

TIN VUI: CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC




Vẹm không được bầu vào
Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Xin chuyển tin vui đến
Quý Vị, Quý NT và CH...

Ngày hôm qua Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012, tại New York, trong phiên họp khóang đại của Đại Hội Đồng (General Assembly), LHQ đã bầu thay thế 18 thành viên mới, trong tổng số 47 thành viên của Ủy Hội Nhân Quyền LHQ - United Nations Human Rights Council (HRC).

Không có vẹm / Việt gian cộng sản...

Những thành viên mới là các quốc gia dứơi đây.

Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States and Venezuela ...

Những thành viên mới sẽ nhận nhiệm vụ kể từ 1/1/2013, với nhiệm kỳ 3 năm, và có thể được lưu nhiệm thêm một nhiệm kỳ..




BMH
Washington, D.C
...

CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC
Nguyễn Thu Trâm-

Kính thưa quý vị,
Một nguồn tin vui cho công đồng người Việt Quốc Gia cũng như cho toàn dân Việt Nam đang bị cộng sản thống trị là cộng sản Việt Nam đã không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong phiên họp khóang đại của Đại Hội Đồng (General Assembly), vào hôm thứ Hai 12 tháng 11 năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã bầu thay thế 18 thành viên mới trong tổng số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - United Nations Human Rights Council (HRC), Dù  đã vận động hành lang rất tích cực và đã đệ nạp hồ sơ xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng cộng sản Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề, không được bầu vào Hội Đồng này bởi thành tích nhân quyền của cộng sản Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng: Ngay sau khi được trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là Việt Nam đã không còn động cơ để phấn đấu nữa, nên đã ra tay đàn áp rất thô bạo những tiếng nói đối lập. Nhiều tổ chức dân chủ đã bị dập tắt, nhiều nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt bớ, tra tấn và tù đày với mức án rất nặng nề. Liên tục từ năm 2007 đến nay đã có hàng chục người dân lành bị công an đánh chết trong các trại tạm giam. Nhiều chức sắc tôn giáo chỉ vì thực hành niềm tin tôn giáo của mình cũng bị bắt bớ giam cầm. Nhiều người dân yêu nước cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên tiếng xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối những hành động gây hấn và xâm lược của Trung cộng. Nhiều dân oan bị trấn cướp đất đai ruộng vườn nhà cửa một cách bất công và phi pháp, nhưng cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên trung ương khiếu kiện mà bị kết tội gây rối trật tự công cộng.

Trước những vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và có hệ thống đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nên ngay khi biết tin Việt Nam đã xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hàng triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng ký Thỉnh Nguyện Thư gởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn cộng sản Việt Nam gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và cuối cùng công lý đã được thực hiện. Chắc chắn với những vi phạm nhân quyền đến mức tồi tệ nhất thế giới của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì mọi nổ lực, mọi vận động của  Việt Nam để được tham gia vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ vĩnh viễn là hành động mò trăng đáy nước.

Việc công an cộng sản Việt Nam đánh chết dân oan Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội vào đúng ngày Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ chối cho Việt Nam dược gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua thứ Hai 12, tháng 11 năm 2012 thực là có ý nghĩa  với bản chất phi nhân bản của chế độ cộng sản Việt Nam.
...

...

...

...

Chúng ta thương xót cho cái chết oan nghiệt của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung, nhưng chúng ta cũng chúc mừng lực lượng công an còn đảng còn mình đã ghi thêm một chiến công oanh liệt cho đảng về thành tích vi phạm nhân quyền liên tục và có hệ thống của chế độ cộng sản Việt Nam.

Ngày 13 tháng 11 năm 2012

Nguyễn Thu Trâm
http://quynhtramvietnam.blogspot.com/2012/11/cong-san-viet-nam-khong-uoc-bau-vao...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #58 - 20. Dec 2012 , 00:41
 

Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền


...


Năm người được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett


HRW (New York, ngày 20 tháng Mười Hai năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có năm blogger người Việt trong số 41 cá nhân xuất sắc từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị. Đó là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú (xin xem tiểu sử tóm tắt của từng người ở cuối bài).

“Cũng như những người Việt khác đang thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger ngày càng phát triển của đất nước này đang phải chịu sức ép gia tăng từ các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, là tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh năm cá nhân dũng cảm này, những người đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình, chúng tôi có vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản họ không được tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.”

Những người Việt mà tiếng nói phê bình và cảnh tỉnh bị chính quyền muốn dập tắt được trao giải năm nay thể hiện sự đa dạng của nhiều thành phần trong xã hội, gồm: nhà vận động tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh (J.B Nguyễn Hữu Vinh); nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc); nhà báo tự do Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ), nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà bình luận chính trị, xã hội trẻ tuổi Huỳnh Thục Vy. Cả năm người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, và đàn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng, hay kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ cai trị độc đảng. Những người cầm bút thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị các “tòa án nhân dân” kết án tù nhiều năm, bị công an tạm giữ và thẩm vấn liên miên, bị nhiều cơ quan chính quyền theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh, bị nhân viên an ninh và côn đồ lạ mặt đánh đập, bị phạt hành chính, và bị cản trở các cơ hội tìm việc làm để sinh sống.

Vào ngày 16 tháng Mười Hai, tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy, đồng thời tịch thu hộ chiếu của anh. Theo công an, họ làm như vậy theo yêu cầu của công an tỉnh Quảng Nam, nơi gia đình họ Huỳnh sinh sống. Hai người được nhận giải Hellman/Hammett 2012 khác là blogger Nguyễn Hữu Vinh và Vũ Quốc Tú cũng từng bị cấm rời khỏi Việt Nam (Nguyễn Hữu Vinh trong tháng Tám năm 2012 và Vũ Quốc Tú vào tháng Năm năm 2010). Blogger Phạm Minh Hoàng đang thi hành án 3 năm quản chế, và không được ra khỏi địa phận phường đang cư trú.

Trong một vụ việc gần đây, ba thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, Nguyễn Văn Hải (viết blog với bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (viết blog với bút danh Anhbasg) bị xử án tù giam vào ngày 24 tháng Chín năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Cũng trong tháng đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang chịu sức ép đấu đá chính trị, đã lệnh cho Bộ Công an tấn công các blog và trang mạng không vừa ý chính phủ, trừng phạt những người sáng lập ra các blog và trang mạng đó, và cấm công chức, viên chức nhà nước đọc và/hoặc phát tán thông tin từ các trang nói trên.

“Trong khi chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các cộng đồng liên mạng đang cất lên tiếng nói trực ngôn ngày càng mạnh bạo, hơn bao giờ hết, thế giới cần hưởng ứng việc làm của năm người Việt Nam được nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay,” ông Adams phát biểu. “Các quốc gia dân chủ trên thế giới không nên lẳng lặng tiếp tục làm ăn với Việt Nam như không có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, họ nên đặt yêu cầu thả hết các tù nhân chính trị và những người cầm bút làm một điều kiện cho quan hệ hữu hảo.”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời tại nơi lưu vong vào ngày mồng 2 tháng Mười năm 2012. Từng được suy tôn là một trong những nhà thơ chính trị lớn nhất của Việt Nam, Nguyễn Chí Thiện là biểu tượng của ý chí và lòng dũng cảm cá nhân, bất chấp mọi nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm dập tắt tiếng nói của ông trong suốt mấy thập kỷ. Lần đầu Nguyễn Chí Thiện bị bắt là năm 1960 vì ông dám bắt bẻ phiên bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử. Vào năm 1979, trong khoảng thời gian được tự do ngắn ngủi giữa các đợt tù đày, ông tới sứ quán Anh ở Hà Nội để tìm cách công bố với thế giới hàng trăm bài thơ do ông thầm lặng sáng tác và thuộc lòng trong những lần ở tù trước đó, dù biết mình sẽ bị bắt lại. Các bài thơ đó được xuất bản trong tập thơ có tựa đề “Hoa Địa ngục,” trở thành hiện tượng văn học trên khắp thế giới trong khi chính tác giả đang mòn mỏi sau song sắt của hàng loạt nhà tù ở Việt Nam.

Về Giải thưởng Hellman/Hammett

Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín sẽ trao giải thưởng bằng tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà công việc sáng tác và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.

Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.

Trong 23 năm qua, hơn 750 cây bút từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với phần thưởng lên tới 10.000 đô la Mỹ một người, tổng giá trị lên tới hơn 3 triệu đô la Mỹ. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những người cầm bút đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.

“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”

Để xem tiểu sử của tất cả các nhà văn được công khai trao giải thưởng Hellman-Hammett năm 2012, xin truy cập: http://www.hrw.org/node/112138

Hạn nộp hồ sơ đề cử giải thưởng Hellman/Hammett 2013 là ngày 15 tháng Hai năm 2013.

Thông tin thêm về chương trình Hellman/Hammett và mẫu đề cử giải 2013 có tại trang http://www.hrw.org/hhgrants/nominations

Muốn xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập: https://www.hrw.org/languages?lang=vi

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc siftonj@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @johnsifton

Ở New York, Lawrence Moss (tiếng Anh), +1-212-216-1810; +1-212-228-4272 (di động); hoặc mossl@hrw.org

Ở Boston, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): + 1-917-378-4097 (di động); hoặc robertp@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @Reaproy

Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hoặc adamsb@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @BradAdamsHRW

Lý lịch và trích dẫn bài viết của những người ở Việt Nam được trao giải Hellman -Hammett 2012
...

Huỳnh Ngọc Tuấn


Huỳnh Ngọc Tuấn là một cây bút có nhiều ảnh hưởng với hàng chục bài báo, xã luận và một tập truyện phơi bày những bất công xã hội và bạo quyền của chính phủ. Các bài viết của ông đề cao nhân quyền, dân chủ và niềm tin cá nhân về tính ưu việt của một hệ thống đa đảng. Ông bị bắt vào tháng Mười năm 1992 vì muốn chuyển ra nước ngoài tập truyện phê phán chính sách nhà nước, khiến ông bị khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Vào tháng Tư năm 1993, ông bị xử 10 năm tù kèm theo 4 năm quản chế. Mặc dù vậy, sau đó ông vẫn tiếp tục duy trì thái độ bất đồng chính kiến, và viết một cuốn hồi ký ghi lại quãng thời gian mười năm trải qua các nhà tù khác nhau. Năm 2007, ông gia nhập Khối 8406, một nhóm cổ vũ cho dân chủ.

Năm 2011, công an khám nhà Huỳnh Ngọc Tuấn và tịch thu một máy tính, các phụ kiện máy tính và nhiều sổ tay, vở viết. Ông bị phạt 100 triệu đồng Việt Nam (khoảng 5.000 đô la Mỹ) về tội dùng công nghệ thông tin hoạt động tuyên truyền chống nhà nước. Công an gây sức ép khiến Huỳnh Ngọc Tuấn không thể tìm được việc làm. Hai người con ông Huỳnh Ngọc Tuấn là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu cũng là những người viết blog nổi tiếng. Họ cũng phải chịu sự theo dõi, đe dọa, thẩm vấn và các hình thức sách nhiễu khác của công an, như bị thu máy chụp hình và điện thoại di động.

“Ở VN chi phối mọi mối quan hệ xã hội không phải là Luật pháp mà là ý chí của Đảng CS. Đảng CS có toàn quyền tuyệt đối trong mọi quyết định, từ những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc cho đến kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân. Đảng CS vừa có trong tay sức mạnh “cứng” như nhà tù, công an hùng hậu, quân đội đông đảo và cả hệ thống “Pháp luật” để phục vụ cho quyền uy đó. Và họ có cả “quyền lực mềm” như: nguồn tài nguyên quốc gia, hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình, giáo hội quốc doanh… cho nên họ có thể kiểm soát và chi phối xã hội bằng sức mạnh của quyền lực “cứng” hoặc sử dụng quyền lực “mềm” như chiếc đũa thần chỉ đạo từ trên cao, và dân chúng bị biến thành một bầy cừu, một thứ con rối mà không hề hay biết hoặc hay biết nhưng bất lực hoặc đồng lõa.” – Huỳnh Ngọc Tuấn, 2012
...
Huỳnh Thục Vy


Con gái ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy là một người viết blog chính trị trẻ tuổi có nhiều bài viết được phổ biến rộng rãi trên mạng. Vì có cha là tù nhân chính trị, Huỳnh Thục Vy sớm phải chịu sự kỳ thị từ thời thơ ấu. Đến cuối năm 2008, cô bắt đầu đăng một số bài viết trên trang web Đàn Chim Việt ở nước ngoài. Các bài viết của Huỳnh Thục Vy đề cập đến nhiều vấn đề chính trị, xã hội và đề cao một hệ thống chính trị đa đảng, tự do và dân chủ, và kêu gọi những người trẻ tuổi quan tâm hơn đến chính trị và xã hội. Dù chỉ tự học về luật, nhưng Huỳnh Thục Vy nổi lên như một nhân vật vận động cho một xã hội pháp quyền, và viết nhiều bài ủng hộ những nhà hoạt động pháp lý bị bỏ tù vì các tham gia các hoạt động ôn hòa.

Sau khi tư gia của gia đình họ Huỳnh bị khám xét, sách vở và máy tính bị tịch thu (như đã kể ở phần trên), Huỳnh Thục Vy bị phạt hành chính 85 triệu đồng Việt Nam (khoảng 4,250 đô la Mỹ). Cũng giống như cha mình, sức ép của công an khiến Huỳnh Thục Vy gặp nhiều trở ngại khi đi tìm việc làm để sinh sống.

“Ở Việt Nam, đi bầu cử là một chuyện không thể không làm – dù có muốn hay không. Đơn giản vì chuyện bầu bán ở đây không có gì quan trọng bởi nó hoàn toàn không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào liên quan đến quốc gia ở tầm vĩ mô, nó cũng chẳng liên quan gì đến đời sống của từng cộng đồng dân cư cụ thể nào…

“Im lặng trước nghịch lý chính là đồng ý với sự nghịch lý đang diễn ra và điều ấy là thiếu trách nhiệm với bản thân mình, cũng như thiếu tinh thần xã hội với đất nước. Chúng ta phải lựa chọn cho chính mình một xã hội tiến bộ, trong đó quyền bầu cử, ứng cử phải được diễn ra trong công bằng, dân chủ và tự do đúng nghĩa.” – Huỳnh Thục Vy, 2011

...
Nguyễn Hữu Vinh

Nguyễn Hữu Vinh (Jean Baptiste Nguyễn Hữu Vinh hoặc J.B Nguyễn Hữu Vinh) là một blogger Công giáo nổi tiếng, vận động cho tự do tôn giáo và các quyền cơ bản của con người. Ông viết về các vấn đề được công luận quan tâm nhiều, ví dụ như nạn cưỡng chế đất đai, nạn bạo hành của công an, chính sách hà khắc của chính quyền, và các hành động đàn áp tôn giáo và tự do tôn giáo. Ông cũng nổi tiếng với loạt phóng sự năm phần tả chi tiết phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng, Ts. Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Vinh còn sáng tác thơ và truyện ngắn bình về các vấn đề chính trị và xã hội. Trong số các bài viết năm 2012 trên blog của ông có truyện trào phúng bốn kỳ nhan đề “Gặp Tổng thống Obama” với nhân vật chính là tác giả, gặp được Obama trong mơ và hai người trao đổi về các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Nguyễn Hữu Vinh bị theo dõi gắt gao, đe dọa, thẩm vấn và tạm giữ. Ông từng hai lần bị côn đồ lạ mặt tấn công: lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 2010, khi đưa tin công an ngược đãi giáo dân trong vụ tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Đồng Chiêm và chính quyền địa phương; lần sau, vào tháng Bảy năm 2012, sau khi đưa tin trên blog về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hồ Hoàn kiếm, Hà Nội. Hồi tháng Tám năm 2012, chính quyền cấm Nguyễn Hữu Vinh rời Việt Nam để đưa mẹ đi chữa bệnh tại Singapore.

Con đường hàng tỉnh tôi đi
Sáu mươi năm ấy có gì đổi thay?
Bên đường, biệt thự đang xây
Ống tiêm, kim chích vứt đầy lối xưa
Mấy đứa nghiện hút vật vờ
Cháu con các cụ ngày xưa đi cày
Mấy đứa nghiện hút vật vờ.
Là con các cụ ngày xưa đi cày
Hỏi sao ra nông nỗi này
Thưa rằng, dự án đổi thay từng giờ
Bờ xôi ruộng mật khi xưa
Đã thành dự án cho vừa lòng quan
Nửa mơ, nửa tỉnh bàng hoàng
Nông thôn đổi mới, tan hoang từng nhà
Nông dân, người chủ khi xưa
Thành dân lưu lạc, vật vờ hôm nay
Dân oan tăng trưởng từng ngày
Trước làm nông nghiệp, ngày nay… thị thành – Nguyễn Hữu Vinh, 2012

...
Phạm Minh Hoàng


Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc) từng giảng dạy khoa học ứng dụng tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Trên blog, ông viết về các vấn đề chính trị và xã hội, như quyền của người lao động, nạn hủy hoại các di tích văn hóa trên khắp đất nước và nạn ô nhiễm môi trường. Ông mở các khóa dạy kỹ năng “mềm” cho thanh niên, dạy họ cách xây dựng lòng tự tin và hình thành thế giới quan khoa học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Theo báo chí nhà nước, Phạm Minh Hoàng bị quy là đã dạy thanh niên về bất phục tùng dân sự trong các khóa học này.

Phạm Minh Hoàng bị bắt ngày 13 tháng Tám năm 2010 vì bị quy cho là có quan hệ với một đảng bị chính quyền Việt Nam cấm đoán là Việt Tân, tổ chức từng âm mưu nổi dậy chống cộng sản nhưng sau này đã chuyển hướng sang đấu tranh ôn hòa. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không thấy chứng cứ nào cho thấy Phạm Minh Hoàng đã ủng hộ hay tham gia bạo động chống chính phủ. Ngược lại, theo chính báo chí nhà nước, “tội” của Phạm Minh Hoàng là đã viết “33 bài xuyên tạc chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước.” Ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử ngày mồng 10 tháng Tám năm 2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị kết án theo điều 79 của bộ luật hình sự Việt Nam với mức án ba năm tù giam, kèm theo ba năm quản chế. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 29 tháng Mười Một năm 2011, Tòa án Nhân dân Tối cao giảm mức án dành cho ông xuống còn 17 tháng, nhờ đó Phạm Minh Hoàng được thả ngày 13 tháng Giêng năm 2012. Tuy nhiên, ông hiện đang trong thời gian quản chế ba năm, và không được rời khỏi địa bàn phường đang cư trú.

“Trong một thời gian dài, VN là nơi có giá nhân công thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động. Đến nay, VN đã trở thành nơi gia công lớn trong khu vực. Hệ quả của giá nhân công rẻ là đời sống công nhân ngày càng tồi tệ. Từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp, ngừng việc tập thể…

“Nếu nhà nước không có những cơ chế bảo vệ người lao động mà mãi chạy theo con số tăng trưởng thì những xung đột này sẽ chẳng bao giờ chấm dứt và VN sẽ mãi mãi chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp gia công với những rủi ro, những bất trắc, những lệ thuộc mà chúng ta vẫn thường thấy.

“Để trả giá cho việc ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế, nông dân và công nhân là nạn nhân đã đành, nhưng còn một tác hại vô cùng quan trọng là vấn đề ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ hủy hoại sức khỏe của hàng triệu người trong những năm tháng tới.” – Phạm Minh Hoàng, 2009

...
Vũ Quốc Tú


Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ) là một nhà báo tự do và blogger. Ông viết cho báo chí của nhà nước trong thập niên 1990 và bắt đầu viết blog từ giữa những năm 2000. Vũ Quốc Tú là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, được thành lập vào tháng Chín năm 2007 với mục đích vận động cho tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Sau khi ra đời, trong mấy tháng đầu tiên, các thành viên của câu lạc bộ liên tiếp đưa tin về những chuyện hoặc sự kiện bị chính quyền và báo chí nhà nước ỉm đi hoặc lờ đi. Ví dụ như, họ đưa tin về những cuộc đình công tự phát của công nhân khu công nghiệp Bình Dương, về vụ xử các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, các vụ biểu tình ngoài đường phố phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, các vụ tranh chấp đất đai giữa nhà thờ Công giáo và chính quyền địa phương, và các vụ biểu tình của sư sãi Miến Điện năm 2007. Ba thành viên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cũng đã từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, là các blogger: Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anh Ba Sài Gòn hay Anhbasg) và Tạ Phong Tần, cả ba người đều đang phải ngồi tù vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận.

Vũ Quốc Tú viết về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Ông là người điểm sách cuốn “Trại Súc vật” của Orwell, và các tập thơ bất đồng chính kiến của Trần Vàng Sao và Bùi Chát. Ông cũng lên tiếng bênh vực cho cây bút đồng nghiệp Nguyễn Văn Hải đang bị tù đày.

Vũ Quốc Tú sống cùng vợ là Lê Ngọc Hồ Điệp, người viết blog với bút danh Trăng Đêm. Hai vợ chồng họ đã bị công an sách nhiễu trắng trợn, từ theo dõi gắt gao đến thẩm vấn và đánh đập. Vào ngày mồng 1 tháng Năm năm 2010, công an tạm giữ Vũ Quốc Tú và Lê Ngọc Hồ Điệp ở sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi họ chuẩn bị lên máy bay đi Băng Cốc nghỉ tuần trăng mật. Công an câu lưu và thẩm vấn họ trong suốt mấy tiếng đồng hồ và cấm họ xuất cảnh, viện dẫn lý do cần bảo vệ an ninh quốc gia. Công an cũng gây sức ép ngăn không cho Vũ Quốc Tú tìm được việc làm.

“…chúng tôi tham gia biểu tình cũng là một cách bày tỏ thái độ một cách ôn hòa. Nhưng nhiệt tình của thanh niên Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã bị từ chối, các cuộc biểu tình ôn hòa tắt ngấm. Tôi mất việc đến hôm nay, nhiều người khác mất chỗ ở, mất việc làm kiếm sống. Những người hăng say nhất lại bị gặp khó khăn nhiều nhất. Có người bỏ nước ra đi… Những tấm lòng yêu nước nhìn nhau e dè. Nhưng tôi vẫn tin, dù chỉ là những cánh én nhỏ nhoi, những người thanh niên đầy sức sống ấy đã báo hiệu là Mùa Xuân của tổ quốc Việt Nam đang về.” – Vũ Quốc Tú, 2009.

HRW gửi Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #59 - 20. Dec 2012 , 00:42
 


*

For Immediate Release
Vietnamese Bloggers Recognized for Commitment to Rights



5 Win Prestigious Hellman/Hammett Awards

(New York, December 20, 2012) – Five Vietnamese bloggers are among an extraordinary group of 41 people from 19 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award recognizing writers who demonstrate courage and conviction in the face of political persecution, Human Rights Watch said today. They are Huynh Ngoc Tuan, Huynh Thuc Vy, Nguyen Huu Vinh, Pham Minh Hoang, and Vu Quoc Tu (short biographies below).

“Like other Vietnamese exercising their right to free expression, many of the country’s growing corps of bloggers are increasingly threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By recognizing these five brave men and women, who have already suffered much and face on-going threats to their basic rights, we are honored to amplify the voices the ruling Vietnamese Communist Party wants to prevent from participating in public discussions of Vietnam’s many social and political problems.”

This year’s Vietnamese award-winners reflect the diversity of sectors in Vietnamese society whose critical and concerned voices the government wishes to silence: advocate of religious freedom Nguyen Huu Vinh (who blogs as J.B Nguyen Huu Vinh); rights defender Pham Minh Hoang (who blogs as Phan Kien Quoc); freelance journalist Vu Quoc Tu (known as Uyen Vu); novelist Huynh Ngoc Tuan; and the youthful political, social commentator Huynh Thuc Vy. All five have been persecuted for their writings.

Human Rights Watch said that the Vietnamese government systematically suppresses freedom of expression, association, and peaceful assembly, and persecutes those who question government policies, expose official corruption, or call for democratic alternatives to one-party rule. Writers and bloggers often face lengthy prison terms imposed by “people’s courts,” temporary police detention and onerous interrogation, intrusive surveillance by various authorities, restrictions on domestic travel and prohibitions on leaving the country, beatings by security officials and anonymous thugs, fines, and denial of opportunities for livelihood.

On December 16, 2012, the police at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh city prohibited blogger Huynh Trong Hieu from leaving Vietnam for the United States to receive the 2012 Hellman/Hammett awards on behalf of his father, Huynh Ngoc Tuan, and his sister Huynh Thuc Vy, and confiscated his passport. According to the police, they acted upon a request from the police of Quang Nam province where the Huynh family resides. Two other 2012 Hellman/Hammett recipients, bloggers Nguyen Huu Vinh and Vu Quoc Tu, have been also prohibited from leaving the country (Nguyen Huu Vinh in August 2012 and Vu Quoc Tu in May 2010). Blogger Pham Minh Hoang is serving a three-year probation term, which restricts his movement within his residential ward.

In a recent case, the three founders of Vietnam’s Club of Free Journalists and former Hellman/Hammett awardees, Nguyen Van Hai (who blogs as Dieu Cay), Ta Phong Tan, and Phan Thanh Hai (who blogs as Anhbasg), were sentenced to imprisonment on September 24, 2012, for “propaganda against the state.” That same month, politically beleaguered Prime Minister Nguyen Tan Dung ordered the Ministry of Public Security to target blogs and websites not approved by the authorities, punish those who create them, and prohibit state employees to read and/or disseminate information published on these websites.

“As Vietnam’s government escalates its repression of an increasingly outspoken online community, it is more important than ever for the world to celebrate the work of the five Vietnamese recipients of this year’s Hellman/Hammett awards,” Adams said. “The world’s democracies should not just continue with business as usual in Vietnam. Instead, they should make the release of all writers and political prisoners a condition of good relations.”

Human Rights Watch also commemorated the life and work of the 1994 Hellman/Hammett award winning poet Nguyen Chi Thien, who died in exile on October 2, 2012.  Revered as one of Vietnam’s greatest political poets, Nguyen Chi Thien symbolized personal courage and determination despite every effort by Vietnamese authorities to silence him over many decades. Nguyen Chi Thien was first detained in 1960 for questioning the Communist Party’s version of history. In 1979, during one of his brief periods of freedom, he barged his way into the British embassy in Hanoi to make available to the world hundreds of poems he had composed in his head and memorized while previously in detention, knowing that he would be arrested again. The poems were published under the title “Flowers from Hell,” becoming a worldwide literary sensation as he indeed languished in another series of Vietnamese jails.

About the Hellman/Hammett Awards
The Hellman/Hammett awards are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. A distinguished selection committee awards the cash grants to honor and assist writers whose work and activities have been suppressed by repressive government policies.

The grants are named for the American playwright Lillian Hellman and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett. Both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations during the aggressive anti-communist investigations inspired by Sen. Joseph McCarthy in the 1950s. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.

In 1989, the trustees appointed in Hellman’s will asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about subjects that their governments did not want reported.

Over the past 23 years, more than 750 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants of up to US$10,000 each, totaling more than $3 million. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who have suffered because they published information or expressed ideas that criticize policy or offend people in power,” said Lawrence Moss, coordinator of the Hellman/Hammett grant program. “Many of the writers honored by these grants share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building pressure for change.”

For the biographies of all writers publically awarded 2012 Hellman/Hammett grants, please visit: http://www.hrw.org/node/112138

Nominations for 2013 Hellman/Hammett grants are due by February 15, 2013.

More information on the Hellman/Hammett program, and the 2013 nomination form, are available at: http://www.hrw.org/hhgrants/nominations

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
http://www.hrw.org/asia/vietnam

For more information, please contact:
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Follow on twitter @johnsifton
In New York, Lawrence Moss (English), +1-212-216-1810; or +1-212-228-4272 (mobile); or mossl@hrw.org
In Boston, Phil Robertson (English, Thai): +1-917-378-4097 (mobile); or robertp@hrw.org. Follow on twitter @Reaproy
In San Francisco, Brad Adams (English): +1-510-926-8443 (mobile); or adamsb@hrw.org. Follow on twitter @BradAdamsHRW

Biographies and Writings of Vietnamese 2012 Hellman/Hammett Winners

Huynh Ngoc Tuan
Huynh Ngoc Tuan has written dozens of influential articles, commentaries, and a novella exposing social injustice and government repression. His writings promote human rights, democracy, and what he believes are the virtues of a multi-party political system. He was arrested in October 1992 for attempting to send abroad a novella and several short stories critical of government policies, for which he was charged with conducting propaganda against the Socialist state. In April 1993 he was sentenced to 10 years in prison, followed by another four years of probation that restricted his movement and activities. He nevertheless resumed his dissident actions, writing a memoir detailing his 10 years in various prisons. In 2007, he joined the pro-democracy grouping Bloc 8406.

In 2011, the police searched Huynh Ngoc Tuan’s house and confiscated a computer, computer accessories, and paper notebooks. He was fined 100,000,000.00Vietnamese Dong (about US$5,000) for using information technology to conduct propaganda against the state. Police pressure has made it impossible for Huynh Ngoc Tuan to obtain a secure job. Two of Huynh Ngoc Tuan’s children, Huynh Thuc Vy and Huynh Trong Hieu, are prominent young bloggers in their own right. They also suffer from police surveillance, intimidation, interrogation, and other forms of police harassment, such as confiscation of cameras and cell phones.

“In Vietnam, what dominates all social relations is not the law, but the will of the Communist Party. The Party has absolute power to make all decisions, ranging from the destiny of the nation to economic, culture and daily life of the people. The Party has ‘hard’ power including a prison system, a powerful police force, a big army and a system of ‘Law’ designed to serve this power. The Party also possesses ‘soft’ power including national resources, the press and media and the state-owned religious churches. It controls and dominates society using both ‘hard’ and ‘soft’ power in an attempt to turn the people into a herd of sheep, or a kind of puppet that is ignorant, powerless or complicit”.
– Huynh Ngoc Tuan, 2012

Huynh Thuc Vy
Huynh Ngoc Tuan’s daughter Huynh Thuc Vy is a young political blogger whose writing has spread extensively on the internet. Due to her father’s status as a political prisoner, Huynh Thuc Vy suffered discrimination during her childhood. She began publishing articles on the foreign-based website Dan Chim Viet in late 2008. Touching upon various social and political issues, Huynh Thuc Vy’s writing promotes a multi-party political system, freedom, and democracy, and urges young people to become socially and politically engaged. While teaching herself law, Huynh Thuc Vy has emerged as a proponent of a society run by rule of law and written in support of legal activists who have been imprisoned for their peaceful activism.

After the Huynh family home was searched and computer equipment and notebooks seized, Huynh Thuc Vy was fined 85,000,000.000 Vietnamese Dong (about US$4,250). Like her father, she has difficulty finding gainful employment because of police pressure.

“In Vietnam, one has to vote whether one wants to or not. Who you vote for is not important. It does not affect or change any national matter, whether big or small. It also has nothing to do with the life of any particular community of normal people.…

“To remain silent before such absurdity is to agree with such absurdity. It means a lack of responsibility to oneself and to society and the country. We must choose for ourselves a progressive society in which the right to vote and the right to run for an election must be carried out in a meaningful, democratic and just manner.” – Huynh Thuc Vy, 2011

Nguyen Huu Vinh
Nguyen Huu Vinh (also known as Jean Baptiste Nguyen Huu Vinh or J.B Nguyen Huu Vinh) is a prominent Catholic blogger advocating freedom of religion and fundamental human rights. He writes about such topics of great public concern as land confiscation, police brutality, abusive government policies, and repression of church and religious freedom. He is also well known for having written a five-part series of reports narrating in detail the appeal trial of prominent legal activist Dr. Cu Huy Ha Vu. In addition, Nguyen Huu Vinh composes poetry and short fiction commenting on social and political issues. His 2012 blogs have included the four-part satire “Meeting President Obama,” with himself as protagonist, in which he encounters Obama in a dream and the two of them discuss issues like freedom of speech and freedom of press.

Nguyen Huu Vinh has been subjected to intrusive surveillance, intimidation, interrogation, and detention. He has been assaulted twice by unknown thugs: first, in January 2010, for reporting police ill-treatment of parishioners during a land dispute between Dong Chiem parish and the local government; then, in July 2012, for blogging reports about anti-China protests at Hoan Kiem Lake in Hanoi. In August 2012, the authorities prohibited Nguyen Huu Vinh from leaving Vietnam to accompany his mother on a medical trip to Singapore.

I am walking along the road
What changes in the last sixty years do I see?
On the side, new villas are being constructed
Syringes and needles are thrown on the path
Drug addicts hang out nearby
They are the children and grandchildren of peasants
I asked what happened
They responded that there are many development projects
Fertile rice fields in the old days
Have become parts of these projects to please the leader
I am not sure if I was awake or in a nightmare
The countryside is “reformed,” yet individual family is destroyed
The old master of the land before, the peasants
Now become landless wanderers
A class of land petitioners grows every day
They used to toil the field,
Today they are drifting on urban streets… – Nguyen Huu Vinh, 2012

Pham Minh Hoang
Pham Minh Hoang (who blogs as Phan Kien Quoc) previously taught applied science at the Ho Chi Minh City Polytechnic University. In his blog, he has written about social and political issues, including workers’ rights, national destruction of Vietnamese cultural heritage sites, and environmental pollution. He has conducted free “soft” skills courses for young people, teaching them how to build self-confidence and how to form scientific views so they can be prepared for future careers. According to state media, in these courses, Pham Minh Hoang allegedly taught young people about civil disobedience.

Pham Minh Hoang was arrested on August 13, 2010, for his alleged affiliation with the officially-proscribed Viet Tan party, a group that once espoused rebellion against the communist government but later changed its approach to peaceful resistance. Human Rights Watch has found no evidence that Pham Minh Hoang has advocated or participated in violent action against the government. Instead, according to state media itself, Pham Minh Hoang’s “crime” is having written “33 articles that distort the policies and guidelines of the Party and the State.” He was convicted on August 10, 2011, by the People’s Court of Ho Chi Minh City for “conducting activities to subvert the administration.” He was sentenced under article 79 of the Vietnamese penal code to three years in prison, to be followed by three years on probation. During his appeal trial on November 29, 2011, the People’s Supreme Court reduced his sentence to 17 months, as a result of which Pham Minh Hoang was released on January 13, 2012. However, he is currently serving his three years of probation, which confines his movement to the residential ward where he lives.

“For a long time, Vietnam’s human labor has been among the cheapest in the world. This has attracted many investors, primarily for labor-intensive industries. Now, Vietnam has become a big processing [country] in the region. The consequence of cheap labor is that the life of the worker becomes worse and worse. This leads to disputes, conflicts and collective work stoppages.

“If the state does not have a mechanism to protect laborers and keeps running after growth statistics, these conflicts will never end. Vietnam will never get rid of the processing status with its usual risk, uncertainty and dependency.

“Workers and peasants are not the only victims of the cost of political stability and economic growth. Another serious harm is environmental pollution, which has been and will continue to destroy the health of millions of people in the months and years to come.”
– Pham Minh Hoang, 2009

Vu Quoc Tu
Vu Quoc Tu (who writes as Uyen Vu) is a freelance journalist and a blogger. He worked for state-controlled magazines in the 1990s and started to blog in the mid-2000s. Vu Quoc Tu was a founding member of the Club for Free Journalists established in September 2007 to promote freedom of expression and independent journalism. During the first few months of its existence, club members covered newsworthy stories and events that were either suppressed or ignored by Vietnamese officialdom and the government-controlled media. For example, they covered wild-cat strikes by industrial workers in Binh Duong province, the trials of prominent dissidents such as Le Thi Cong Nhan and Nguyen Van Dai, 2008 street protests against the Beijing Olympics, land disputes between Catholic churches and local administrations, and the 2007 protests by Buddhist monks in Burma. Three other members of Club for Free Journalists have received Hellman /Hammett awards in the past: bloggers Nguyen Van Hai (known as Dieu Cay), Phan Thanh Hai (known as Anh Ba Sai Gon or Anhbasg) and Ta Phong Tan, all of whom are currently serving prison sentences for exercising their right to freedom of expression.

Vu Quoc Tu writes about social, economic, and political issues. He has also reviewed the Vietnamese translation of Orwell’s Animal Farm and the dissident poetry of Tran Vang Sao and Bui Chat. He has voiced support for imprisoned fellow writer Nguyen Van Hai.
Vu Quoc Tu lives with his wife, Le Ngoc Ho Diep, who blogs as Trang Dem. The couple has been subjected to intensive police harassment, including intrusive surveillance, interrogation, and beating. On May 1, 2010, police detained Vu Quoc Tu and Le Ngoc Ho Diep at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City as they were boarding a plane to Bangkok to go on honeymoon. The police held and interrogated them for several hours and forbade them from traveling abroad, contending this was necessary to protect Vietnam’s national security. Police pressures have also prevented Vu Quoc Tu from securing employment in Vietnam.

“… our participation in protests was a way to peacefully express our views. But the enthusiasm of Vietnamese youth from Hanoi to Saigon was rejected. Peaceful protests were crushed. I lost my job. Many others lost a place to live or a job to earn their living. The most enthusiastic protesters face the most difficulties. Some left our country… Patriotic people look at one another in reservation. But I still believe that these spirited young people, no matter how few of them, are like swallow that signal a Spring is coming for the country of Vietnam.” – Vu Quoc Tu, 2009
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #60 - 10. Mar 2013 , 15:45
 
TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ ĐẾN THĂM VIỆT NAM




...
Ông Frank Jannuzi gặp gỡ LS Nguyễn Văn Đài và BS Phạm Hồng Sơn nhân chuyến thăm Việt Nam.
Courtesy VNHRC



Một đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến Việt Nam để mở đầu quan hệ mà tổ chức này hy vọng sẽ tốt đẹp hơn với chính phủ Hà Nội, trong nỗ lực quan sát tình trạng nhân quyền.

Trong bản thông cáo báo chí phổ biến ngày hôm nay từ London, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ông Frank Jannuzi, Phụ Tá Giám Đốc Điều Hành đã sang Việt Nam và ở lại 6 ngày.

Thông cáo cũng cho biết ông Jannuzi đã trình bày những quan tâm của tổ chức về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả việc chính phủ Hà Nội vẫn rất khắt khe với quyền được bày tỏ tư tưởng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nói ông Jannuzi ghé Hà Nội và Sài Gòn, gặp gỡ với nhiều thành phần, trong đó có một số nhà lãnh đạo tôn giáo và 2 cựu tù nhân lương tâm là ông Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn.

Bà Isabelle Arradon, người đặc trách về Việt Nam của tổ chức nói rằng mong mỏi Hà Nội sẽ tiếp tục cuộc đối thoại, tiếp tục cho đại diện của tổ chức vào Việt Nam trong những ngày tháng tới.
Back to top
« Last Edit: 10. Mar 2013 , 16:07 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #61 - 18. May 2013 , 08:56
 

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên



...


(17-5-2013) - Chúng tôi quan ngại về việc một toà án Việt Nam đã kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền.

Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.

Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.


http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr170513.html
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #62 - 11. Jun 2013 , 12:48
 

Chủ Tịch UBĐN Quốc Hội Hoa kỳ chất vấn Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hai bạn trẻ yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị đảng và nhà nước Việt Nam kết án tù nhiều năm
Ông yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam trả tự do cho hai bạn trẻ yêu nước.



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #63 - 03. Jul 2013 , 20:46
 

CPJ lên tiếng về Đinh Nhật Uy


...

BBC -
Tổ chức Bảo vệ Phóng viên thế giới - Committee to Protect Journalists
(CPJ) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại 'sâu sắc' trước việc Hà Nội bắt giữ và điều tra blogger Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha, sinh viên từng bị tuyên án hồi tháng Năm về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ'.

Thông cáo được đăng tải ngày 2/7 trên trang web của CPJ nói tổ chức này "quan ngại sâu sắc trước việc điều tra một blogger đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính phủ tại Việt Nam".

Thông cáo này dẫn lời ông Bob Dietz, người giám sát chương trình ở Châu Á của CPJ nói "ba vụ bắt bớ trong thời gian một tháng là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang tăng cường đàn áp các nhà báo mạng dám bày tỏ bất đồng chính kiến."Đinh Nhật uy là blogger thứ ba bị bắt trong vòng một tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy các cuộc đàn áp đang lên cao ở nước này," thông cáo viết.

"Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục ở tình trạng tồi tệ, bất chấp những thành công về kinh tế," ông Dietz nói.

CPJ nhận xét rằng trong một năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường kiểm soát các phương tiện thông tin mới cũng như cũ bằng "một loạt các chiến dịch kiểm duyệt, theo dõi, bắt bớ và buộc tội."

"Nghiên cứu của CPJ cho thấy mỗi năm trong vòng vài năm trở lại đây, nhà cầm quyền lại tăng cường đàn áp những nhà báo lên tiếng chỉ trích, tập trung chủ yếu vào những người hoạt động trên mạng," thông cáo viết.

Điều 258

Đinh Nhật Uy, anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, bị bắt tạm giam 3 tháng kể từ ngày 15/6, chỉ một tháng sau khi em trai mình bị tuyên án hồi tháng Năm để điều tra về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, Điều 258 Bộ Luật hình sự.'

Gia đình của Uy nói với BBC blogger này đang bị giam ở cùng nơi với em trai mình, Đinh Nguyên Kha tại trại tạm giam tỉnh Long An.

Trước lúc bị bắt, Đinh Nhật Uy được cho là đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho em trai mình, Đinh Nguyên Kha.

Sinh viên Đinh Nguyên Kha, em trai của Uy bị án tám năm cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử một ngày ở Long An.

Hai người này bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), đã chỉ trích phiên tòa này là "một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam."

Đây là trường hợp thứ ba bị bắt trong một tháng trở lại đây với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.

Blogger Phạm Viết Đào, cựu Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch bị bắt ngày 13/6.

Trước đó hai tuần, blogger, cựu nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội.

BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130703_cpj_on_dinhnhatuy.shtml
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #64 - 12. Jul 2013 , 08:07
 

RSF kêu gọi trả tự do cho các 35 blogger Việt Nam




PHÁP - Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa mở một cuộc vận động mọi người ký tên vào một Thỉnh nguyện thư
đòi trả tự do cho 35 blogger ở Việt Nam.

Trong lời kêu gọi vừa được phổ biến, RSF nhận định, Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với blogger
và những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến trên Internet. Nhà tù lớn nhất hiện nay là Trung Quốc.

...

Blogger Đinh Nhật Uy, người mới bị bắt trong danh sách 35 blogger mà RSF kêu gọi trả tự do ngay lập tức. (Hình: Internet)


Theo RSF, các blogger Việt Nam là một nguồn thông tin độc lập và là giải pháp thay thế cho truyền thông của chính quyền. Họ viết về diễn tiến chính trường Việt Nam, tệ tham nhũng, các vấn nạn môi trường.

Trong những năm gần đây, chính quyền Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt tập kích giới viết blog, người dùng Internet và các nhà báo. Bị ám ảnh về các cuộc nổi dậy của dân chúng Arab, chính quyền Việt Nam đã truy bắt những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến dữ dội hơn nhằm đè bẹp mọi ý kiến đối lập và ngăn chặn mọi bất ổn.

RSF cũng đề cập đến cách thức thiếu tử tế mà chính quyền Việt Nam sử dụng để bắt, giam cầm dài hạn những người có ý kiến đối lập. Chẳng hạn cáo buộc những người bày tỏ sự bất đồng về chính kiến phạm tội trốn thuế, phá hoại, tuyên truyền chống nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền.

Chẳng riêng blogger mà thân nhân của họ cũng bị quấy nhiễu và bôi nhọ. Trong đó, sự kiện mẹ blogger Tạ Phong Tần phải tự thiêu là một ví dụ điển hình.

Phóng viên không biên giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các blogger và những người sử dụng Internet đang bị cầm giữ, bãi bỏ kiểm duyệt và hủy những điều khoản chuyên được dung để chống lại giới truyền thông tự do. Đặc biệt là Điều 88 và Khoản 1 của Điều 79 trong Bộ Luật Hình sự.

RSP đã tập hợp và giới thiệu một danh sách với 35 blogger đang bị cầm tù. Thứ tự trong danh sách này được xếp theo thời điểm bị bắt, từ gần nhất đến xa nhất:


Đinh Nhật Uy (15/06/2013), Phạm Viết Đào (13/06/2013), Trương Duy Nhất (26/05/2013), Lê Quốc Quân (27/12/2012), Nguyễn Phương Uyên (14/10/2012), Đinh Nguyên Kha (11/10/2012), Đinh Đăng Định (08/08/2012), Lê Thị Kim Thu (06/07/2012), Lê Thanh Tùng (01/12/2011), Trần Vũ Anh Bình (19/09/2011), Tạ Phong Tần (05/09/2011), Trần Minh Nhật (27/08/2011), Thái Văn Dung (18/08/2011), Nguyễn Văn Duyệt (07/08/2011), Nông Hùng Anh (05/08/2011), Paulus Lê Sơn (03/08/2011), Đậu Văn Dương (02/08/2011), Trần Hữu Đức (02/08/2011), Chu Mạnh Sơn (01/08/2011), Đặng Xuân Diệu (30/07/2011), Hồ Đức Hòa (30/07/2011), Nguyễn Văn Oai (30/07/2011), Nguyễn Văn Lý (25/07/2011), Nguyễn Công Chính (28/04/2011), Nguyễn Ngọc Cường (02/04/2011), Lữ Văn Bảy (26/03/2011), Cù Huy Hà Vũ (04/11/2010), Vi Đức Hồi (27/10/2010), Phan Thanh Hải (18/10/2010), Trần Huỳnh Duy Thức (07/07/2010), Nguyễn Xuân Nghĩa (09/10/2009), Nguyễn Kim Nhàn (09/10/2009), Nguyễn Tiến Trung (07/07/2009), Trần Anh Kim (07/07/2009), Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày (19/04/2008)


RSF kêu gọi: Hãy cùng chúng tôi chiến đấu với kiểm duyệt Internet tại Việt Nam” và “Hãy phổ biến bản thỉnh nguyện thư này trong mọi khả năng có thể”. Nơi có thể xem toàn bộ Thỉnh nguyên thư và góp chữ ký qua Internet là
: http://rsf.org/petitions/vietnam/petition.php?lang=vi (G.Đ)
     

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #65 - 24. Nov 2013 , 22:29
 

CPJ vận động đòi trả tự do cho Điếu Cày



NEW YORK 24-11 (NV) - Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa mở một cuộc vận động,
mời gọi mọi người ký tên vào thư yêu cầu CSVN trả tự do cho blogger Điếu Cày và tôn trọng quyền tự do thông tin.

...

Ông Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày. Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CJP) ở Hoa Kỳ vận động trả tự do cho ông. (Hình: Internet)



Blogger Điếu Cày tên thật là Nguyễn Văn Hải, 61 tuổi, bị bắt năm 2008, bị hệ thống tòa án Việt Nam kết án ba năm tù về tội “trốn thuế”. Bản án này bị cả dư luận Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế chỉ trích vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đó là sự ngụy tạo. Trước khi bị bắt, ông Hải là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ Nhà báo tự do” và là một trong những người tích cực vận động cho các hoạt động chống ảnh hưởng của Trung Quốc trên vận mệnh Việt Nam.

Năm 2011, tuy đã thi hành xong bản án ba năm tù về tội “trốn thuế” nhưng ông Hải không được trả tự do. Công an Việt Nam tiếp tục cầm giữ ông để điều tra về các hành vi liên quan đến cái gọi là hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước”.

Năm 2012, hệ thống tòa án CSVN đưa ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần (blogger Công lý và sự thật), ông Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài Gòn) ra xử. Ông Nguyễn Văn Hải bị phạt thêm 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần bị phạt 10 năm tù, ông Phan Thanh Hải bị phạt 4 năm tù.

Kể từ khi bị bắt, tên của ông Nguyễn Văn Hải luôn xuất hiện trong các văn bản của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, gửi chế độ Hà Nội, yêu cầu phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm. Ông Hải được xem như một bằng chứng rõ ràng, cụ thể về việc CSVN thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập, bóp nghẹt dân chủ.

Thỉnh nguyện thư do CPJ soạn thảo để gửi Chủ tịch Nhà nước và Thủ tướng CSVN kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho ông Nguyễn Văn Hải, đồng thời bày tỏ "lo ngại sâu sắc trước thực trạng đàn áp báo chí và tự do Internet tại Việt Nam".

Ngoài ông Hải, CPJ kêu gọi chế độ Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho tất cả những blogger cũng như những nhà báo đang bị giam giữ, và tôn trọng quyền tự do thông tin.

Trong một bài viết đăng trên Huffington Post, giới thiệu về thỉnh nguyện thư vừa kể, CPJ cho biết, tuần tới, họ sẽ vinh danh bốn nhà báo tại buổi trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế. Ông Nguyễn Văn Hải là một trong bốn nhà báo này. Ba nhà báo còn lại là Janet Hitrostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập) và Nedim Sener (Thổ Nhĩ Kỳ) – cũng là những nhà báo đang bị truy bức ở quốc gia họ cư trú.

Bài viết nhấn mạnh chi tiết: Buổi trao giải sẽ diễn ra khi blogger người Việt - ông Nguyễn Văn Hải - người nổi tiếng với bút danh Điếu Cày, vẫn còn ngồi sau song sắt.

CPJ trích dẫn một lá thư của Nguyễn Thị Thu Hương – con gái blogger Điếu Cày – gửi cho cha mình. Trong thư, cô viết rằng, thật là phi lý và bất công khi Điếu Cày phải trả giá cho tình yêu của ông đối với quê hương và dân chủ.

CPJ kêu gọi độc giả Huffington Post hãy ký tên vào thỉnh nguyện thư để giúp Hương sớm đoàn tụ với cha của cô. CPJ nhận định, tính đến cuối 2012, tại Việt Nam đã có ít nhất 14 nhà báo bị cầm giữ. Điều này khiến Việt Nam trở thành quốc gia cầm giữ nhà báo nhiều thứ hai ở châu Á. Dẫn đầu châu Á trong việc đàn áp báo chí là Trung Quốc. (G.Đ.)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #66 - 27. Nov 2013 , 08:08
 

Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày -

Nguyễn Văn Hải


...

Danlambao - Ngày 26/11/2013, theo giờ New York, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã tổ chức buổi lễ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Cùng với blogger Điếu Cày của Việt Nam, giải thưởng năm nay còn được trao cho ba nhà báo khác, gồm có: Janet Hinostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập), Nedim Şener (Thổ Nhĩ Kỳ).

Trả lời phỏng vấn trên BBC, chị Dương Thị Tân cho biết trong buổi thăm nuôi hôm 24/11, Điếu Cày đã được thông báo về giải thưởng.

Cũng theo lời chị Tân, blogger Điếu Cày nói rằng anh "rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của tất cả mọi người"

Trước đó, CPJ đã mở chiến dịch kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 21/11/2013, đến nay 27/11/2013 - tức chưa đầy một tuần đã vận động được 6,868 chữ ký từ khắp nơi.

Bạn đọc có thể tham gia ký tên tại địa chỉ https://www.causes.com/posts/855458-freedieucay

Chiến dịch kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày cũng được phổ biến mạnh trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên Twitter với từ khóa #FreeDieuCay.

Hình ảnh buổi lễ trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cũng được cập nhật trên trang Twitter của CPJ cùng một số đoạn chia sẻ ngắn: 

"Chúng tôi sẽ giữ lại giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải cho đến khi nào ông ta có thể đến nhận."

...


Ban tổ chức đặt những bưu thiếp ủng hộ chiến dịch kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày trên mỗi bàn:

...


Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là một giải thưởng uy tín và có lịch sử đến nay đã 23 năm. Người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt vào năm 1993.

Đúng 20 năm sau, giải thưởng này tiếp tục được trao cho một blogger Việt Nam. Như vậy, Điếu Cày là người Việt Nam thứ hai được trao tặng giải thưởng danh giá này.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, 60 tuổi, là một tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam bị kết án 12 năm tù, hiện anh đang bị giam giữ và đày đọa tại giam số 6 - Thanh Chương - Nghệ An.


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #67 - 16. Jan 2014 , 20:34
 

Thân nhân các Tù nhân Lương tâm Việt Nam lên tiếng trước Quốc hội Hoa Kỳ





Danlambao - Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

Xuất hiện tại phiên điều trần có thân nhân của các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam như: Bà Trần Thị Ngọc Minh - mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức... Trong các phiên điều trần từng diễn ra, đây là lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân chứng trực tiếp đến từ Việt Nam như vậy.

Khán phòng buổi điều trần treo hình ảnh của nhiều tù nhân lương tâm trên thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh trong hai hoàn cảnh tương phản: một bên là bức chân dung Hạnh chụp khi còn là sinh viên trong bộ áo dài, bên phải là bức ảnh lớn hơn được chụp lúc Hạnh mặc áo tù.

Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông Robert P. George đã giơ cao bức ảnh về Đỗ Thị Minh Hạnh và linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 29 tuổi, chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù vào ngày 13/3 sắp tới. Hạnh bị kết án 7 năm tù vì tham gia hỗ trợ công nhân đấu tranh đình công đòi quyền lợi và nhân phẩm vào năm 2010.

Phát biểu tại phiên điều trần, mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đối với các tù nhân lương tâm và đối với người lao động.

Khi nhắc đến tình cảnh Hạnh đang bị khối u một bên ngực, bà Minh không kìm được nước mắt đã bật khóc kêu gọi quốc tế hỗ trợ, lên tiếng giúp con gái bà mau chóng được chữa trị kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng xuất hiện tại buổi điều trần.

Trong đoạn video được trình chiếu sau đó, ông Võ Văn Bửu - chồng bà Mai Thị Dung cũng lên tiếng kêu cứu về tình trạng hiện nay của vợ.

Tại đoạn video tiếp theo, thay mặt cho bà Nguyễn Thị Trâm và bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ Đinh Nguyên Kha, ông Trần Văn Huỳnh với bài phát biểu tiếng Anh trôi chảy lên tiếng kêu gọi quốc tế can thiệp, gây áp lực đòi trả tự cho tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos được thành lập nhằm tôn vinh sự nghiệp tranh đấu nhân quyền của cố dân biểu Thomas Peter Lantos. Đây là một ủy ban thuộc Quốc hội Hoa Kỳ, gồm 200 dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai chính đảng lớn, mục đích để cùng hợp tác nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền trên thế giới


Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #68 - 17. Jan 2014 , 20:13
 
Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ



...


Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
Trần Thị Ngọc Minh

Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị,

Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.
...

Điều trần của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos (Tom Lantos Human Rights Commission)
tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16-1-2014 - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Có lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết tình cảnh của công nhân tại Việt Nam, những người trực tiếp làm ra của cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, họ cư trú trong những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có hàng trăm vụcông nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương bình quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương, không đóng bảo hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn riêng để bảo vệ cho mình.

Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.

Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.
...

Bà Trần Thị Ngọc Minh điều trần về tình trạng con gái của bà
là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị CSVN giam cầm - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.

Phiên tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. Cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.

Giữa tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam.

Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù.

Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động trong nhà tù.

Cuối tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai. Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa.

Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn giáoMai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.

Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay, công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận.

Thưa quý vị,

Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.
...

DB Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos tại bàn chủ tọa.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt bỏ tù những người tổ chức đình công.

Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos danh sách gần 600 tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các cựu tù nhân chính trị và thân nhân, bạn bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi vậy.

Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ít ai biết rằng, đằng sau bức tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.
...

DB Alan Lowenthal, thành viên của Ủy Hội Tom Lantos
đã tiếp kiến Bà Trần Thị Ngọc Minh sau buổi điều trần.
Một tin mừng là DB Lowenthal đã chính thức đỡ đầu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động.

Kính thưa quý vị,

Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.

Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.

Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị!


Nguyễn Quốc Khải
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #69 - 17. Jan 2014 , 22:44
 


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #70 - 23. Jan 2014 , 22:58
 

Những hoạt động của Phái đoàn Vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ



...



Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Theo lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ chức quốc tế khác, đại diện của các tổ chức VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính trị đã có những buổi tiếp xúc, làm việc với nhiều tổ chức khác nhau tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Vào ngày 24 tháng 01, 2014 phái đoàn đã tiếp xúc với ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Chương trình Chính sách và Đông Á, đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Đại diện của phái đoàn Việt Nam gồm có anh Trịnh Hội và bạn Ann Phạm đại diện cho VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại), nhà báo Đoan Trang, bạn Nguyễn Anh Tuấn đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam; ông Trần Văn Huỳnh là cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức; và bà Nguyễn Thị Trâm là mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam tù vì những hoạt động Nhân quyền.
...

...



Phái đoàn Việt Nam đã trao đổi, thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đặc biệt là tình hình đàn áp tôn giáo, chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do internet qua các điều luật, nghị định như 72, 258... Các đại diện cũng đã trình bày việc nhà câm quyền thay đổi chiến thuật đàn áp - chuyển từ xử phạt tù sang phạt tiền và dùng côn đồ gây thương tích với những bằng chứng cụ thể.

Trả lời ông Scott Flipse về các cách thức hiệu quả mà chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhắm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, các đại diện Việt Nam đã đề nghị phương hướng gia tăng sự quan tâm, lên tiếng và biến những quan tâm và lên tiếng thành hành động cụ thể trong những thương thảo chính trị và thương mại với nhà nước Việt Nam. Các đại diện của phái đoàn cũng đã nhấn mạnh đây là những nỗ lực cần thiết, có thể đạt được những kết quả tích cực trong bối cảnh thương thảo, đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

(Xin được nhắc lại là sau phiên điều trần sáng ngày 16 tháng 1 tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào buổi chiều cùng ngày, phái đoàn đã có buổi làm việc với văn phòng của ba vị Dân biểu nằm trong Ủy ban TPP của Hạ viện Hoa Kỳ gồm có ông David G. Reichert, Chủ tịch Ủy ban TPP Hạ viện, ông Rep. Charles W. Boustany, Jr., MD và ông Ron Kind.. Phái đoàn đã trình bày sơ lược về tình hình nhân quyền Việt Nam và thảo luận về những cách thức hiệu quả để liên kết việc đảm bảo các quyền dân sự - chính trị ở Việt Nam (đặc biệt là quyền lập hội, quyền cho người lao động, công đoàn...) với việc chấp thuận Việt Nam trở thành thành viên của TPP.

...


Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế cần gia tăng áp lực buộc LHQ phải quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của quốc gia thành viên. Đối với Hoa Kỳ, phái đoàn đã đưa ra những đề nghị thực tế mà phía Hoa Kỳ, trong tư cách một nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, có thể giúp đỡ để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.)

Ngoài những trình bày và thảo luận về tình hình nhân quyền Việt Nam, các đại diện phái đoàn Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền VN thả các tù nhân lương tâm; đồng thời thông qua hoạt động của sứ quán Mỹ và Trung tâm Hoa Kỳ gia tăng các chương trình đào tạo về nhân quyền và xã hội dân sự cho giới trẻ Việt Nam.

Với sự kiện một số thành viên vừa bị nhà nước không cho xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu vào cuối năm 2013 khi trên đường đi ra nước ngoài để gặp gỡ một số tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng đã trình bày và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ quan tâm cũng như tạo điều thuận lợi về thủ tục Visa cho các nhà hoạt động Việt Nam thực hiện các chuyến đi vận động nhân quyền ở Hoa Kỳ trong tương lai.



Ông Scott Flipse trong vai trò đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã có nhiều nỗ lực để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu nhà nước Việt Nam có những cải thiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông từng có nhiều bài viết phân tích về tình hình nhân quyền VN, chẳng hạn như bài phân tích Đã đến lúc phải áp lực lên nhà nước Việt Nam về vấn đề Tự Do được đăng tải trên CNN.

Ông Scott Flipse cũng là người hỗ trợ nhiệt tình phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam, ông đã là người giới thiệu Phái đoàn tham gia Buổi điều trần Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ, trong đó một thành viên Phái đoàn là ông Trần Văn Huỳnh đã có phần trình bày qua video.



Ông Scott Flipse đánh giá cao các đề xuất của phái đoàn và mong muốn làm hết khả năng để biến các đề xuất này thành hiện thực.

Lời cuối khi chia tay phái đoàn, ông Scott đã nói với bà Nguyễn Thị Trâm: "Tôi từng bế trên tay cháu nội của bà" - tức con của Luật sư Lê Quốc Quân.

*

Trước đó 1 ngày, cũng trong nỗ lực vận động chính giới Hoa Kỳ, Phái đoàn đã có cuộc gặp với ông Scott Busby, Phó Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
...

Trong dịp này, ông Scott Busby đã chia sẻ thông tin về những khuyến nghị mà Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ dự định đưa ra đối với Chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR sắp tới tại Geneva. Những khuyến nghị này liên quan đến các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận và hội họp, cũng như bao gồm cả một danh sách các tù nhân lương tâm cần được phóng thích.

Theo chương trình dự trù - vào ngày 27 tháng 01, 2014, các đại diện của VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị sẽ có mặt tại thủ đô Brussel, Bỉ để gặp Nghị viện Châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế tại đây. Đoàn sẽ đến Thủ đô Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 29 tháng 01, 2014 để tiếp xúc và làm việc với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc điều trần về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Việt Nam sẽ được diễn ra vào ngày 5/2/2014.



Mạng Lưới Blogger Việt Nam

mangluoiblogger.blogspot.com/2014/01/nhung-hoat-ong-cua-phai-oan-van-ong.html
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #71 - 31. Jan 2014 , 23:14
 


Ngày Việt Nam tại Geneva



...

Vietnam UPR - Trong lúc mọi người ở Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Sự kiện này được các nhóm hội dân sự độc lập trong nước (VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.

Đến dự sự kiện có Phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại diện các tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn bút Quốc tế (PEN International), HRW, ISHR...

Ngay sau sự kiện Ngày Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với Phái bộ Hoa Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong phiên UPR của Việt Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và văn phòng các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của tổ chức này.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...









https://www.facebook.com/vietnamUPR
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #72 - 03. Feb 2014 , 23:38
 

Buổi thuyết trình và những câu hỏi đáp về tình hình nhân quyền giữa các bạn Việt Nam và EU

...



Đoan Trang (Danlambao) - Dưới đây là tường thuật (tóm tắt) nội dung buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với Nhóm Làm việc về Nhân quyền (COHOM) và Nhóm Làm việc về châu Á và châu Úc, thuộc Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất của EU).

Buổi thuyết trình và trao đổi diễn ra vào 9h sáng giờ địa phương (tức 15h chiều, giờ Hà Nội) ngày 29/1/2014, tại trụ sở chính của Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels của Bỉ. Nội dung gồm hai phần: Thứ nhất là phần trình bày của ba đại diện cho phái đoàn dân sự Việt Nam gồm các nhóm VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Con Đường Việt Nam, Hội Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thứ hai là phần hỏi và đáp, với khoảng 30 câu hỏi (mà dưới đây chỉ là một số câu hỏi tiêu biểu) từ đại diện các nước tham dự.

Chủ tọa là ông Engelbert Theuermann, Chủ tịch COHOM. Do buổi làm việc mang tính chất một cuộc điều trần, nên hình ảnh được yêu cầu giữ kín và báo chí không được vào dự.

Thuyết trình về nhân quyền Việt Nam


Luật sư Trịnh Hội giới thiệu thành phần của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin được nhấn mạnh một lần nữa, rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi - những blogger đến từ Việt Nam, đại diện cho khối xã hội dân sự độc lập, không bị nhà nước kiểm soát - đến đây, sau rất nhiều trở ngại. Chúng tôi có mặt ở đây để nói lên sự lo ngại của chúng tôi trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua, thậm chí kể từ tháng 5/2009 khi Việt Nam tham dự phiên điều trần UPR trong vòng thứ nhất.

Tôi là một nhà báo và là một blogger. Với tư cách này, tôi nhìn nhận vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt, đã gia tăng trong 5 năm qua. Nhà nước có xu hướng sử dụng hai cách tiếp cận (approach) để hạn chế tự do ngôn luận của người dân, thứ nhất là lam dụng luật pháp, thứ hai là các biện pháp ngoài luật.

Trên phương diện luật pháp, Nhà nước sử dụng các điều luật mang tính trấn áp, như Luật Báo chí, đặc biêt là Bộ luật Hình sự với cả một chương về các tội liên quan đến an ninh quốc gia, trong đó nổi bật và thường xuyên được sử dụng là Điều 79, 88 và 258.

Năm 2013 đã có ít nhất 9 trường hợp bị bắt vì Điều 258, tội ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước''. Các bạn có thể thấy đây là một điều luật mơ hồ và rất rộng, bao trùm, bởi vì như vậy thì bất kỳ cái gì bạn viết hoặc nói ra, phê phán Nhà nước, chỉ trích các chính sách, đều là xâm hại lợi ích nhà nước cả. Trong vòng một tháng từ 26/5 đến 13/6 ở Việt Nam đã có hai nhà báo kiêm blogger nổi tiếng bị bắt: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Hai ngày sau, đến Đinh Nhật Uy bị bắt. Đây là Facebooker đầu tiên trên thế giới bị bắt vì đã viết status chỉ trích VNPT là một doanh nghiệp nhà nước, và chê tác giả của một bài báo đăng trên báo quốc doanh Quân Đội Nhân Dân.

Năm 2013, Nhà nước có thêm Nghị định 72 và 174 mà bản chất là hạn chế quyền tự do Internet của người dân. Nghị định 72, có hiệu lực từ 1/9/2013, cấm việc chia sẻ link vào các bài báo có chủ đề chính trị, xã hội. Các bạn có thể hình dung một môi trường Facebook không có chia sẻ link không?

Bên cạnh việc sử dụng luật pháp, Nhà nước dùng các ''chiêu'' ngoài luật pháp, như theo dõi (nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư, canh cổng nhà), sách nhiễu, thậm chí mượn tay lực lượng xã hội dân sự giả mạo, tức là thành viên các GONGO (tổ chức phi chính phủ của chính phủ) để hành hung những người có tiếng nói đối lập.

Năm 2013, Nhà nước tiến hành một đợt cải cách Hiến pháp, theo hướng củng cố thêm quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Luật sư Trịnh Hội: Đoan Trang đã nói về những vi phạm trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt. Tôi xin trình bày về tình hình thực thi quyền tự do lập hội, quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam. Bất chấp việc bị đàn áp, những năm qua, đặc biệt kể từ những cuộc biểu tình năm 2011, nhiều tổ chức, nhóm dân sự độc lập đã hình thành, như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, phong trào Con đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Câu lạc bộ Bóng đá No-U, Truyền thông Chúa Cứu thế, v.v.

Không khuyến khích xã hội dân sự, chính quyền Việt Nam tiếp tục không thông qua Luật Lập Hội và thường xuyên sử dụng ''quần chúng tự phát'' để sách nhiễu, đàn áp thành viên của các tổ chức, nhóm dân sự độc lập.

Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục bắt bớ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền: Thành viên nhóm Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị tù từ 12 năm tới chung thân, Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, blogger Điếu Cày 12 năm tù, TS. Luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù, luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và 100.000 USD tiền phạt. Hiện nay, chính quyền có xu hướng chuyển từ phạt tù sang phạt tiền rất nặng.

Chính quyền cũng tiếp tục tấn công các website độc lập, sử dụng cả biện pháp kỹ thuật lẫn đội ngũ dư luận viên.

Năm 2013, có ít nhất 5 người dân thường bị đánh chết trong đồn công an.

Quyền được xét xử công bằng bị vi phạm. Người dân không có quyền được có đại diện pháp lý (tức là được tiếp cận với luật sư).

Cũng xin nói thêm về một vấn đề có thể là quan trọng đối với quý vị và chúng tôi, những người ngồi đây, nhưng không thật là chuyện lớn ở Việt Nam, đó là Việt Nam vẫn duy trì án tử hình. Mới đây, đã có tòa án kết án tử hình đối với 30 bị cáo chỉ trong một ngày, liên quan đến tội buôn bán ma túy.

Rất nhiều blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu. Trong lúc chúng ta ngồi đây, một thành viên của phái đoàn là Paulo Thành Nguyễn, mặc dù được cấp visa vào Mỹ, đã bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị thu giữ hộ chiếu. Mẹ của cô ấy (chỉ vào Đoan Trang) cũng thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, đe dọa.

Sau đây tôi xin nhường lời cho blogger Nguyễn Anh Tuấn, một blogger trẻ, nhà hoạt động nhân quyền, đến từ Việt Nam, trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi, các blogger đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U, Dân Làm Báo, phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, VOICE, có các khuyến nghị sau đây gửi tới chính quyền Việt Nam:

- Để cho các báo cáo viên đặc biệt của EU, Mỹ và Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam và đến thăm tất cả các tù nhân chính trị;

- Đảm bảo quyền được đại diện về mặt pháp lý cho tất cả mọi người, kể cả trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng như trong quá trình phúc thẩm;

- Đảm bảo thực thi Công ước Chống Tra tấn;

- Sửa Luật Báo chí và các luật hình sự cho phù hợp với ICCPR, tức Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị;

- Tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền và xã hội dân sự, với tư cách một nước thành viên Hội đồng;

- Để cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hình thành và vận hành;

- Thực thi các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã chấp nhận trong phiên điều trần UPR năm 2009, như:

+ Kiến nghị của Argentina: Việt Nam tiến hành các bước cần thiết để tuân thủ dần ICCPR và đảm bảo quyền được xét xử công bằng theo đúng luật pháp; tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo;

+ Kiến nghị của Áo: Việt Nam có các hành động cụ thể để đảm bảo một cách thiết thực rằng tất cả những người bị mất quyền tự do đều có thể được xét xử không chậm trễ;

+ Kiến nghị của Nhật Bản: Việt Nam củng cố hệ thống pháp lý, đảm bảo việc thực thi pháp luật theo hướng thực hiện đầy đủ các cơ chế nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hỏi và đáp

Chủ tọa Engelbert Theuermann
: Xin cảm ơn các vị khách vì bài thuyết trình quá tuyệt vời. Sau đây sẽ là diễn đàn cho phần hỏi và đáp. Đề nghị các quý vị có ai muốn nêu câu hỏi thì dựng bảng tên của quý vị lên phía trước để tôi có thể chỉ định. Mời quý vị.

(Hội trường rào rào dựng bảng tên).

Chủ tọa Engelbert Theuermann
: Ồ, quá nhiều (cười). Do có quá nhiều quý vị ở đây muốn đặt câu hỏi, nên tôi sẽ thu thập một lượt 5 câu hỏi trước, để các bạn trả lời, sau đó tiếp tục vòng 2, vòng 3.

Một quan chức trên hàng ghế chủ tọa đặt câu hỏi về vai trò của ASEAN và các cơ chế nhân quyền của ASEAN trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Đại diện Vương quốc Anh
hỏi về những việc làm cụ thể cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; đồng thời hỏi thêm về việc Việt Nam vẫn duy trì án tử hình, ''liệu chúng ta nên đấu tranh như thế nào để thay đổi tình trạng này''?

Đại diện Ba Lan
: Tôi không có câu hỏi cụ thể nào, chỉ muốn có thể đảm bảo là đại sứ của chúng tôi tại Việt Nam cũng có tham gia vào những nỗ lực cải thiện nhân quyền. Tôi cũng quan tâm đến tình hình trẻ em ở Việt Nam, quyền trẻ em, tình trạng trẻ em trong các trại giáo dưỡng và tế bần... Ba Lan từng trải qua quá khứ giống như Việt Nam bây giờ, và chúng tôi biết Chính phủ của các bạn không thích từ ''cải cách'', ''cải tổ'', họ hay nói tránh thành ''hiện đại hóa'' hơn (cười). Tôi mong muốn là Việt Nam có thể cho lưu hành những cuốn sách, những tác phẩm của Ba Lan viết về tiến trình thay đổi ôn hòa.

Đại diện Ireland đặt câu hỏi, trong bối cảnh tự do biểu đạt, ngôn luận ở Việt Nam bị thắt chặt như vậy thì truyền thông Việt Nam vận hành ra sao?

Đại diện Đức hỏi về Nghị định 72 và những tác động cụ thể, nếu có, của nó đến tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam, đã có trường hợp nào bị xử lý vì vi phạm Nghị định này chưa.

Luật sư Trịnh Hội
: Về vấn đề án tử hình, thật sự tôi nghĩ rằng trong bối cảnh Việt Nam, với môi trường tâm lý xã hội và văn hóa chính trị Việt Nam, án tử hình thậm chí chưa bao giờ là một chủ đề gây tranh cãi. Ngay với bản án dành cho 30 người liên quan đến tội buôn bán ma túy kia, ở phần comment phía dưới bài báo, cũng có tới hàng chục comment hoan nghênh bản án, hoan nghênh phiên tòa. Tôi cho rằng đây là vấn đề mà các quý vị - với xuất phát điểm là xã hội phương Tây - quan tâm nhiều hơn là người Việt Nam.

Với câu hỏi về vai trò của cơ chế nhân quyền trong ASEAN, tôi nghĩ những năm qua, trên bình diện chính phủ, các nước ASEAN đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải thiện một cơ chế khu vực về bảo vệ nhân quyền. Nhưng những nỗ lực thật sự lại nằm trong khối dân sự độc lập nhiều hơn. Ví dụ như năm 2013 là lần đầu tiên một số nhóm dân sự ở Việt Nam và Philippines đã có sự hợp tác. Tổ chức Asian Bridge Philippines đưa thanh niên Việt Nam sang học về xã hội dân sự, và No-U Việt Nam thì tham gia cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.

Nhân đây, nói về xã hội dân sự và có mặt phái đoàn Đức, tôi muốn cảm ơn Đại sứ quán Đức ở Việt Nam, vì đã cởi mở, giúp đỡ và bảo vệ các blogger Việt Nam rất nhiều, suốt từ thời gian các blogger thực hiện việc đến các sứ quán phương Tây ở Hà Nội để trao Tuyên bố 258 phản đối Điều luật 258.

Nhà báo Đoan Trang: Xin cảm ơn tất cả các câu hỏi, và tôi muốn nói là tôi rất cảm động vì sự quan tâm của đại diện Ba Lan đối với Việt Nam, với trẻ em Việt Nam cũng như với nhân quyền ở nước chúng tôi nói chung.

Với câu hỏi về truyền thông Việt Nam trước tình hình quyền tự do biểu đạt bị vi phạm, tôi muốn phân biệt rõ là ở đây có hai mảng truyền thông. Truyền thông chính thống của Nhà nước thì, cho phép tôi nói dài dòng một chút, vào năm 2008, tại Việt Nam xảy ra một vụ tham nhũng lớn khi Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bị kết tội đánh bạc và bị bỏ tù. Báo chí Việt Nam đã đưa tin rất hăng hái, họ gần như được bật đèn xanh, cho đến khi phe công an đập lại. Hơn 40 nhà báo trên toàn quốc bị triệu tập. Hai trong số họ bị bắt, và một trong hai người này, do không chịu ''nhận tội'' nên đã bị kết án hai năm tù. Kể từ đó tới nay, mức độ đưa tin chống tham nhũng của báo chí Việt Nam đã suy giảm, và đây là dựa theo một nghiên cứu của chính Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.

Nhưng đó là truyền thông Nhà nước, còn truyền thông xã hội thì lại bùng nổ. Khi báo chí chính thống buộc phải quay lưng, im lặng, trước những bất công xã hội, trước các cuộc biểu tình của nông dân mất đất, các cuộc đình công của công nhân bị bóc lột, thì chính là các blogger, và mạng xã hội, chứ không phải nhà báo và truyền thông quốc doanh, đã đến với các nạn nhân để đưa tin, viết bài. Nói cách khác, truyền thông Nhà nước đã lắng xuống, còn truyền thông xã hội thì lại nổi lên.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Xin trả lời câu hỏi về Nghị định 72. Mạng xã hội ở Việt Nam rất phát triển trong những năm qua. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet và người dùng Facebook cao nhất khu vực. Cho nên, tôi không nghĩ có luật nào có thể kìm hãm được đà tiến của Internet. Nghị định 72, tôi thấy nó giống như một trò cười cho các blogger hơn. Theo tôi được biết thì người ta chưa ghi nhận được trường hợp cụ thể nào bị xử phạt vì vi phạm Nghị định 72.

Nhà báo Đoan Trang: Theo tôi được biết thì có một trường hợp. Admin của một diễn đàn mạng bị công an hỏi thăm, nhưng admin này đang không ở Việt Nam, nên khoản tiền phạt cứ treo lơ lửng đó chờ ngày anh ta về. Có thể có những trường hợp khác mà tôi không biết.

Chủ tọa Engelbert Theuermann: Cảm ơn các câu trả lời. Chúng ta tiếp tục, vòng thứ hai.

Đại diện Pháp
hỏi về công cuộc sửa đổi Hiến pháp vừa qua ở Việt Nam, liệu Hiến pháp mới có tạo ra không gian nào cho sự phát triển của nhân quyền?

Đại diện Hà Lan: Tôi nghe nói Việt Nam đã thông qua luật cho phép người đồng tính kết hôn. Có phải trong lĩnh vực quyền của người đồng tính (LGBT) thì Việt Nam đã có nhiều tiến bộ?

Tôi cũng thừa nhận và xin bình luận là Việt Nam còn rất chậm chạp trong việc sửa đổi, hoàn thiện những đạo luật quan trọng, như toàn bộ Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự.

Tôi xin hỏi thêm: Chúng ta đều thấy là hiện nay, trên toàn cầu, có một sự suy giảm về không gian tự do của khối xã hội dân sự, với sự thắt chặt các quyền của những tổ chức xã hội dân sự, như quyền được nhận tài trợ. Tôi muốn hỏi là việc nhận tiền tài trợ ở Việt Nam có khó khăn gì hơn không?

Đại diện Thụy Điển: Thụy Điển, như các bạn biết, là một quốc gia luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt, ngôn luận, cả trên mạng lẫn trong đời thực. Chúng tôi đều theo sát tình hình ở Việt Nam, chúng tôi khá lo ngại về sự vi phạm quyền tự do biểu đạt, ngôn luận nơi đây. (...) Có nhiều thắc mắc, nhưng điều tôi đang quan tâm là liệu Chính phủ Việt Nam có sẵn sàng tham gia thực thi các khuyến nghị đặt ra cho họ tại phiên điều trần UPR không?

Đại diện Phần Lan: Trở lại với câu hỏi về án tử hình. Tôi muốn biết cuộc tranh luận về án tử hình ở Việt Nam đã bắt đầu chưa? Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc liệu có giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này?

Đại diện Italy: Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan đến quyền của người đồng tính. Nhiều người cũng đã hỏi tôi về vấn đề này, rằng có thực là ở Việt Nam, quyền của cộng đồng LGBT đang được cải thiện. Không. Không hề. Tôi phải nói rõ rằng cho đến nay, chính quyền chưa thông qua một luật nào cho phép người đồng tính kết hôn. Việc đưa tin gây hiểu nhầm như vậy có một phần là do lỗi của báo chí Việt Nam.

Trên thực tế, người đồng tính không được tôn trọng ở Việt Nam. Thậm chí chính quyền còn có xu hướng dán cái nhãn ''gay'', ''lesbian'' lên các nhà hoạt động nhân quyền để sỉ nhục họ, làm mất uy tín họ với cộng đồng. Tôi nghĩ đây là vấn đề tâm lý xã hội. Môi trường xã hội ở Việt Nam chưa thật tôn trọng quyền của người đồng tính.

Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao lại có sự tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang bảo vệ và bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT. Theo tôi hiểu, thực sự điều đó chỉ là vì cộng đồng LGBT ở Việt Nam chưa bao giờ đủ vai trò, đủ tiếng nói để Chính phủ phải xem đó như một mối đe dọa cho sự chính danh, quyền lực của họ. Nói cách khác, vấn đề quyền của người đồng tính ở Việt Nam không phải là một vấn đề nhạy cảm về chính trị. Bản thân tôi không nhìn thấy được vai trò và tiếng nói của người đồng tính cũng như các hoạt động vận động chính sách, tác động tới chính sách, của cộng đồng này.

Luật sư Trịnh Hội: Tôi xin nói rõ thêm, các nhóm, các cộng đồng ở Việt Nam chỉ thực sự bị chính quyền coi là nguy hiểm khi họ có tổ chức. Tôi nhấn mạnh, ''khi họ có tổ chức''. Những người Công giáo, Tin Lành ở Việt Nam thường bị sách nhiễu, đàn áp, vì họ có tổ chức, thậm chí có cơ quan truyền thông độc lập như là Truyền thông Chúa Cứu thế.

Nhà báo Đoan Trang:
Còn câu hỏi thứ hai của Hà Lan, ''nhận tiền tài trợ có khó hơn không'', thì tôi xin nói là ở Việt Nam, không tồn tại xã hội dân sự độc lập. Đến quyền được lập hội còn không được đảm bảo, thì làm sao người ta có thể nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Thậm chí, việc đó còn bị coi là nhận tiền của các thế lực thù địch để chống phá Nhà nước. Nhận tiền nước ngoài là cái mũ để lực lượng an ninh trấn áp, bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Nhận tiền nước ngoài ở Việt Nam không chỉ khó, mà còn có nghĩa là nguy hiểm, là sách nhiễu, là bắt giam, bỏ tù.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Với câu hỏi liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình, tôi xin trả lời như sau: Ở Việt Nam, chưa có không gian nào để người dân có thể cất lên tiếng nói của họ, phát biểu chính kiến, trao đổi hoặc đi xa hơn nữa là tham gia vào tiến trình lập pháp. Việc tranh luận về các vấn đề chính trị-xã hội không bao giờ được khuyến khích. Riêng về án tử hình, thì trong suốt quá trình học tập của tôi, 3 năm cấp ba và 4 năm đại học, tôi chưa từng thấy một cuộc tranh luận xã hội nào về vấn đề này; và lý luận duy nhất có liên quan mà tôi nhận được trong quá trình học tập tại Việt Nam, là ''mắt trả mắt, răng trả răng, mạng đền mạng''.

Bản Hiến pháp mới của Việt Nam đã được thông qua sau một quá trình ''thảo luận xã hội'' rất tốn kém do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, và kết quả cuối cùng là Đảng vẫn giữ nguyên bản dự thảo sửa đổi do chính Đảng đưa ra. Theo tôi, Hiến pháp mới không tạo ra thêm không gian tự do nào cho người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về Hiến pháp dù sao cũng đã là một cơ hội để những người có quan tâm tìm hiểu về Hiến pháp, về chính trị, các quyền dân sự. Đấy cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, 72 trí thức hàng đầu đã đưa ra một bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, có nhắc đến việc bỏ Điều 4, là điều quy định vai trò lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhận được câu hỏi, liệu chiếc ghế của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có giúp gì cho nhân quyền Việt Nam. Tôi xin trả lời: Có và không. Có sự thuận lợi và khó khăn. Xin nói về khó khăn trước. Với việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ có thể lấy đó như một chiêu để ngụy biện rằng như vậy là Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền, điều ấy đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, và mọi nỗ lực đấu tranh đều là sai trái, thù địch, phản động. Thực tế là lý luận ấy đã được sử dụng nhiều. Nhưng chiếc ghế đó cũng mang lại thuận lợi cho công cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam. Từ nay, các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền sẽ có thể sử dụng chính các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy công việc của mình. Họ có thể tăng cường truyền thông về nhân quyền, có thể vận động thay đổi luật pháp, yêu cầu chính quyền sửa đổi luật cho phù hợp với pháp luật quốc tế về nhân quyền, v.v.

Còn câu hỏi cuối cùng, liên quan đến các cộng đồng người thiểu số, người yếu thế và dễ bị tổn thương ở Việt Nam, thì tôi xin trả lời rằng đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước. Tôi xin lấy ba ví dụ điển hình gần đây: Thứ nhất là những người H'Mong theo giáo phái Dương Văn Mình ở phía bắc Việt Nam. 6 người đã bị bắt với tội danh ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước'' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Thứ hai là những người H'Mong theo đạo Tin Lành. Họ cũng bị khủng bố, sách nhiễu, mất nhà mất ruộng và trở thành dân oan, vì niềm tin tôn giáo của họ, vì họ đã muốn thay ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cây thánh giá. Và thứ ba là những người thiểu số ở Tây Nguyên.

Ở Việt Nam có tới hàng nghìn nông dân mất đất, hàng nghìn công nhân bị bóc lột trong các nhà máy công nghiệp, và hàng nghìn dân oan. Nhưng họ không hiểu nguồn gốc những khổ đau của họ. Họ thường nghĩ tất cả đều do số phận, chứ họ không nghĩ được rằng những khổ đau, bất hạnh ấy là xuất phát từ sự mất dân chủ, tự do trong một thể chế độc đảng lãnh đạo. Và nhiệm vụ của những nhà hoạt động vì nhân quyền, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sẽ là giúp đỡ cho những con người ấy, để họ hiểu được quyền của họ, để họ cất lên tiếng nói đấu tranh, giành lại tự do và nhân quyền cho mình.



Đoan Trang
danlambaovn.blogspot.com


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #73 - 05. Feb 2014 , 19:51
 
Trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam




...


Phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm)

Danlambao - Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang diễn ra, bắt đầu vào lúc 20h30 giờ Việt Nam, ngày 5/2/2014, tại Geneva, Thụy Sĩ.

Toàn bộ diễn biến phiên điều trần UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh UN Web TV, video phiên họp cũng sẽ được dẫn lại trên Danlambao với phần tường thuật những thông tin, diễn biến chính.

Phiên họp sẽ diễn ra trong khoảng 3 tiếng rưỡi, bắt đầu vào lúc 14h30 giờ Thụy Sỹ, tức 20h30 tối theo giờ Việt Nam. Một nhóm ba quốc gia, được gọi là “troika” gồm có  Kazakhstan, Kenya và Costa Rica sẽ chủ trì điều phối phiên họp.

Trước thềm UPR, các tổ chức dân sự độc lập đã có nhiều nỗ lực nhằm vận động quốc tế lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình trạng nhân quyền Việt Nam. Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và VOICE đã thực hiện buổi gặp gỡ phái đoàn của Costa Rica (quốc gia trong nhóm Troika).

...

Hội thảo 'Ngày Việt Nam' tại Geneva


Được biết, trưởng phái đoàn Costa Rica đã cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.

Trước đó, phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam cũng đã tổ chức rất thành công sự kiện mang tên 'Ngày Việt Nam' tại trụ sở Liên Hợp Quốc, với sự tham dự của nhiều phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế.

Theo BBC Tiếng Việt, phái đoàn các nước đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107 nước.

Lúc 20h38 phút, buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chính thức diễn ra. Sau phát biểu khai mạc ngắn gọn của người chủ trì buổi họp, phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm khoảng 16 người đang thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.
...
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn.

Lúc 21 giờ: Đại diện Danlambao hiện đang có mặt tại hội trường cho biết, phiên điều trần diễn ra tại phòng hội nghị số 20, hội trường được bố trí theo kiểu bàn tròn (nhiều vòng tròn đồng tâm), với báo chí ngồi ngoài cùng.

Phiên kiểm điểm định kỳ bắt đầu với bài báo cáo thành tích nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc.

Bài diễn văn nhấn mạnh những thành tựu Nhà nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''. Diễn văn cho rằng sự kiện thông qua hiến pháp năm 2013 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước và là ''bước tiến mới đến nhà nước pháp quyền''.

Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.

...
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm - Facebook Peter Lâm Bùi


Lúc 21:08': Sau 30 phút, phái đoàn chính phủ Việt Nam đã kết thúc phần đọc báo cáo dài 20 trang của thứ trưởng Hà Kim Ngọc. Hiện nay, phái đoàn ngoại giao các nước bắt đầu là Na Uy đang bình luận và nêu khuyến nghị cải thiện nhân quyền sau báo cáo của chính phủ Việt Nam.

Đại diện Danlambao
cho biết thêm: Đáng chú ý là trong lúc phiên điều trần diễn ra, một cuộc biểu tình của đông đảo người Việt Nam ở châu Âu cũng đang diễn ra ngay trước cổng tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Bên trong hội trường cũng có mặt rất nhiều người Việt. Trước đó, một số người xuất hiện dường như chỉ để chụp ảnh phái đoàn dân sự của Việt Nam.
...
Toàn cảnh hội trường. (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, tức Facebooker Peter Lâm Bùi)


Đại diện Thái Lan phát biểu tỏ ý hoan nghênh các nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam. ''Chúng tôi ghi nhận việc thông qua hiến pháp mới theo hướng thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao chương trình hành động vì trẻ em, tạo ra một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em. Chúng tôi kiến nghị Việt Nam thiết lập một định chế bảo vệ nhân quyền quốc gia''.

Đại diện Ba Lan đề nghị Việt Nam điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cơ chế nhân quyền quốc tế, phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, xây dựng luật pháp theo hướng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hội họp, và tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực nhằm vào trẻ em.

Đại diện Sri Lanka: Chúng tôi kiến nghị Việt Nam tiếp tục xúc tiến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của người thiểu số, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đại diện Thụy Điển: Facebook đang thu hút hàng triệu người  sử dụng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận sự tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook. Chúng tôi nhận thấy cả việc công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp. Chúng tôi kiến nghị:

- Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời;
- Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền;
- Việt Nam tiến tới giảm án tử hình.

Đại diện Philippines
: Chúng tôi đề nghị Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các cơ chế nhân quyền của khu vực, nhất là cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và chống buôn người.

Đại diện Vương Quốc Anh
: Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận. Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, và lo ngại về số án tử hình.

Đại diện Mỹ: Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.

...
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, facebook Peter Lâm Bùi


Bình luận của đại diện Danlambao đang có mặt tại hội trường: Xu hướng chung là các nước, đặc biệt các nước đang phát triển trong khu vực hoặc châu Mỹ, thể hiện quan điểm một cách ngoại giao, chung chung, chẳng hạn đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Thụy Điển, Anh, Mỹ... có quan điểm thẳng thắn và kiến nghị cụ thể hơn.

*

Lúc 09h55: Phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đang phát biểu để phản hồi khuyến nghị của các nước. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc mời thành viên các bộ ngành trả lời các nội dung các đoàn vừa nêu. Bắt đầu là một viên chức bộ tư pháp đang giải trình bằng tiếng Việt, sau đó đến bộ kế hoạch đầu tư, bộ thông tin truyền thông và bộ công an.

Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.

Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.

Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp... Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội. Tuy nhiên luật pháp VN quy định hạn chế tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với ICCPR. Cụ thể, luật pháp Việt Nam cấm các hành vi sau đây: Tuyên truyền kích động bạo lực, kích động hằn thù dân tộc tôn giáo, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực chống nhà nước

Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường  kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng...

Sau đó, đến lượt Đại diện Bộ Công an tiếp lời: Về cơ sở pháp lý của việc bắt giữ xử lý các cá nhân xâm phạm an ninh quốc gia: Đó là các điều luật được quy định tại Chương XI của BLHS, quy định các hành vi như khủng bố, bạo loạn, phá hoại chính sách kinh tế-xã hội, gây kỳ thị và chia rẽ, xâm phạm lợi ích nhà nước và cá nhân. Việc này phù hợp với Điều 18, 19, 21, 21 ICCPR.

Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo... nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền. Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân...
...

Anh Bùi Tuấn Lâm (facebook Peter Lâm Bùi) đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đến tham dự hội nghị. Trong ảnh, phía sau lưng của Lâm là phái đoàn đại diện chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có đại diện bộ công an.

Bùi Tuấn Lâm chia sẻ trên facebook: "Đến chụp hình và được đón nhận với rất nhiều mắt như viện đạn" từ phái đoàn nhà nước VN.

*

Đại diện Danlambao có mặt tại hội trường cho biết: Nhìn chung, đại diện phái đoàn Việt Nam phát biểu với nội dung tương tự như các cuộc họp chi bộ của đảng, chỉ khác là địa điểm diễn ra hội nghị là tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Nhiều người Việt có mặt tại hội trường, nghe cách hỏi một đằng trả lời một nẻo của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, và những câu trả lời ''lưỡi gỗ'' của Bộ 4T, Bộ Công an, đều phải chép miệng, lắc đầu ngắn ngẩm.

Khi Bộ 4T khẳng định ở Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí-xuất bản, nhà báo Đoan Trang buột miệng: "Thế à?''

*

Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của các nước, đại diện Canada phát biểu: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?

Đề nghị chính phủ VN thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.

Trong khi đó, đại diện phái đoàn Trung Quốc cộng sản thì ngỏ lời chúc mừng các kết quả mà VN 'đạt được trong lĩnh vực nhân quyền'. Trung Quốc ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong các vấn đề nhân quyền.

Phái đoàn Cuba cộng sản 'khủng bố' hội nghị bằng phát biểu: Mong Việt Nam tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân. Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.

Đại diện Phần Lan: Xin chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và các nỗ lực cải thiện nhân quyền… Nhưng chúng tôi sẽ cảm ơn nếu các bạn nói rõ hơn tự do ngôn luận trên mạng được bảo đảm như thế nào. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam đảm bảo Nghị định 72 được thực hiện sao cho không hạn chế tự do cá nhân được bày tỏ chính kiến trên Internet.

Đại diện Cộng hòa Séc: Kiến nghị Việt Nam gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.

*

Bạn đọc Dâu Bể Tang Thương bình luận trên phần phản hồi Danlambao: "Tôi chỉ bắt đầu nghe từ khi đại diện Algeria và Angola phát biểu và tắt ngay không nghe nữa. Nản toàn tập vì rõ ràng chẳng ai quan tâm đến tình hình thật sự của Việt Nam cả. Chỉ là những phát biểu chiếu lệ, hời hợt mang tính ngoại giao. Không thể nào mong chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới được.

Quang cảnh hôm nay chẳng khác gì lúc thế giới bị phân hóa trước thềm đệ nhị thế chiến. Xem bộ thế giới sau hơn 60 năm ngủ mơ đã quên đi bài học đắt giá, nhân nhượng với những quốc gia độc tài, hiếu chiến chỉ khuyến khích họ lấn tới mà thôi. Thôi thì toàn dân ta hãy cùng ôn lại Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vậy: Tự ta, ta phải cứu mình, vội vã hơn cứu người chết đuối..."
...

Đại diện Ủy ban Dân tộc của đảng cộng sản VN đang phát biểu.

Sau phần khuyến nghị, phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục báo cáo, khoe khoang thành tích nhằm lừa đảo cộng đồng quốc tế.

Đại diện Ủy ban Dân tộc báo cáo thành tích: 100% xã đạt giáo dục tiểu học, 34 tỉnh tổ chức lớp chữ tiếng dân tộc, hơn 99% xã có trạm y tế...

Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ: Nhà nước luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không còn là với 'công dân' như trước đây, là là với 'mọi người'.

Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách...

Nhìn chung, tất cả phần trả lời của đại diện phái đoàn chính phủ Việt đều được soạn sẵn theo định hướng của đảng cộng sản. Các đại biểu trong đoàn chỉ cần thao thao bất tuyệt đọc những bản báo cáo láo dài lê thê.

Các quan chức đều cắm cúi trích dẫn hiến pháp và luật pháp Việt Nam để phản bác các ý kiến, ví dụ khẳng định "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, xét xử, quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án". Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao hùng hồn tuyên bố: 'Khi xét xử, tòa án và thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật'.

'Theo điều 19 BLTTHS, luật sư có quyền bình đẳng với kiểm soát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận... (nuốt nước bọt). Việc tham gia của luật sư giúp cho HĐXX có những bản án công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật'.

Nhìn chung, các thành viên phái đoàn Việt Nam đọc không sai một chữ so với diễn văn viết sẵn, chỉ thỉnh thoảng hơi ngắc ngứ.

Có mặt tại hội trường, giám đốc tổ chức VOICE là luật sư Trịnh Hội bình luận: "Thiệt là lạ. Đại diện các bộ từ Việt Nam chắc toàn là superman và superwoman. Họ đã biết trước các nước sẽ hỏi gì vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vòng vài phút để trả lời. Tiếc là câu trả lời tràng giang đại hải chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi!"

*

Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của quốc tế, đại diện phái đoàn Đức phát biểu: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Đức khuyến nghị chính phủ Việt Nam giảm án tử hình. Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện. Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.

#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18 hashtag for updates.
- Pamela McElwee (@PamMcElwee) February 5, 2014

Giáo sư Pamela McElwee từ Đại học State University of New Jersey nói trên Twitter "Chính quyền VN đang bị các nước sỉ vả trước LHQ trong phiên UPR tổ chức 4 năm 1 lần". (Theo Nhật Ký Yêu Nước)

Facebook Viet Nam UPR - trang facebook chính thức của đại diện các nhóm dân sự độc lập Việt Nam có mặt tại hội nghị ghi nhận:

Phái đoàn Lào nêu kiến nghị VN tiếp tục hợp tác với các cơ chế LHQ để 'đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền'.

Đại diện phái đoàn Lithuania bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ các blogger, nhà báo vì thể hiện quan điểm một cách ôn hòa ôn hòa. Lithuania đề nghị chính phủ VN đảm bảo quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận của người dân.

Phái đoàn Luxembourg khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền. Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.

Phát đoàn Ireland bày tỏ quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng. Ireland khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo các quyền tự do biểu đạt. Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Phái đoàn Nhật Bản: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Nhật khuyến nghị Việt Nam nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ, đồng thời Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.

Đặc biệt, đại diện phái đoàn Miến Điện nêu khuyến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Có những biện pháp giúp đỡ các nhóm dễ tổn thường. Tăng cường giáo dục về nhân quyền cho người dân và các cơ quan nhà nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách.
...

Lúc 24 giờ Việt Nam (18 giờ Thụy Sỹ), thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn kết luận sau bình luận và khuyến nghị của đại diện các nước:

Đáp lại 36 quốc gia, chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền. Do đó, các câu hỏi được đặt ra đều dược ghi nhận và phản hồi trong không khí cởi mở, hữu nghị, nhằm cải thiện nhân quyền.

Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, VN cam kết đối thoại

Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v.v. vào thời điểm cần thiết.

Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền.

Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ.

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên, đáng tiếc một số bình luận lại dựa trên những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình Việt Nam.


Sau kết luận của thứ trước ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc
cáo buộc "những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình", 
phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) vể tình trạng
nhân quyền Việt Nam chính thức bế mạc.
*
...

Sau phát biểu của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.

Có thể nói, tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) kỳ này, nhà cầm quyền Việt Nam phải hứng chịu một trận 'tổng sỉ vả' vì tình trạng nhân quyền tồi tệ từ phái đoàn các nước. Bộ mặt của tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trở nên trơ trẽn và lố bịch trước quốc tế.

Blogger Phạm Lê Vương Các
nhận định: "Thay vì thẳng thắn và thành tâm thừa nhận những hạn chế của mình trong việc tôn trọng nhân quyền để từ đó có thể đưa ra những cam kết mà quyết tâm khắc phục theo chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, thì phái đoàn Việt Nam lại sử dụng các lập luận quen thuộc để chống chế lại những cáo buộc và kiến nghị từ các nước trong phiên UPR. Nghe phái đoàn Việt Nam trả lời giống như buổi họp để "báo cáo thành tích"  hơn là dành cho phiên Kiểm điểm về nhân quyền. Điều này là dấu hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng sẽ không có gì sáng sủa trong thời gian tới."

Đại diện Danlambao
có mặt tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) nhận xét: Nhìn chung, các nước đang phát triển, các nước yếu kém về nhân quyền, thì thường 'đánh giá cao' VN, nhưng cũng chỉ là về các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, đạt vài mục tiêu thiên niên kỷ. Các nước phương Tây thẳng thắn và cụ thể hơn. Qua đây có thể thấy rằng, thực sự vấn đề nhân quyền của VN phải do chính người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước chủ động thúc đẩy. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhóm các nước phát triển sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

Danlambao sẽ tiếp tục có bài phân tích về UPR và việc vận dụng các cơ chế quốc tế dể dấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam (hiệu quả hay không hiệu quả, nên vận dụng như thế nào, v.v...)




Danlambao

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #74 - 07. Feb 2014 , 19:59
 


Thành quả của Chúng Ta trong UPR



...

Vũ Đông Hà (Danlambao) -
Con đường còn rất dài. Gian nan chờ trước mặt. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau bước với một nụ cười trên môi. Hạnh phúc không chỉ tìm gặp ở điểm đến cuối đường mà hiện hữu ở từng bước chân đi. Viết ra những thành quả này của các bạn như là một đóa hoa nhiều sắc màu để gửi tặng các bạn, những người đã nhọc nhằn nhiều ngày, thao thức nhiều đêm để thực hiện những công việc mà cách đây vài năm đã chỉ là một giấc mơ trong mỗi chúng ta.


*

Thành quả của chúng ta là những tiếng nói đến từ Việt Nam, những chứng nhân, những nạn nhân cụ thể nhất của vi phạm nhân quyền, có mặt tại Brussels, tại Geneva.

Thành quả của chúng ta là mở ra một mặt trận Nhân Quyền song song với những mặt trận khác của nhiều người. Một trận chiến có kế hoạch, đơm mầm từ những kết hợp và tuyên bố của các Công Dân Tự Do, sang cuộc vận động 0258, đến sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, kéo đến kế hoạch UPR mà mỗi chiến thuật trong toàn bộ một chiến lược tổng thể đã gầy dựng nên tư thế, uy tín và hình ảnh những thanh niên thiếu nữ đang cầm cờ làm
cuộc-cách-mạng-bước-ra-khỏi-sự-sợ-hãi
bằng phương hướng công khai, minh bạch, trên con đường thằng tắp, đường đường chính chính.

Thành quả của chúng ta là lần đầu tiên những nhân viên Đại sứ quán, đại diện Liên Hiệp Quốc, các thành viên quốc gia của Cộng đồng chung Âu Châu, các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế đã trang trọng ngồi xuống lắng nghe những công dân Việt Nam trình bày hiện trạng nhân quyền của Việt Nam. Những khuyến nghị của các nước Tây phương đặt ra với nhà nước Việt Nam tại Geneva là kết quả của nhiều người, nhiều tổ chức, từ trong ra ngoài, Việt Nam lẫn những người bạn ngoại quốc, trong đó một phần là kết quả của gần 20 cuộc tiếp xúc quốc tế của blogger Việt Nam tại Hà Nội, Sài Gòn, Bangkok, Washington DC, Brussels và Geneva, bắt đầu từ tháng 7 năm 2013 cho đến những ngày đầu tháng 2, 2014.

Thành quả của chúng ta là đẩy mạnh một phương thức tranh đấu mới - tấn công mà không phải tấn công, lên án mà không phải lên án - và những nhà ngoại giao, những thành viên của các tổ chức nhân quyền đã và đang nhìn những người trẻ Việt Nam bằng con mắt đầy thích thú: những con người đang tập trung tranh đấu cho những điều tốt đẹp bằng hành động thay vì chỉ tập trung vào những cái xấu bằng lời oán than.

Thành quả của chúng ta là những công văn cấm xuất cảnh đối với các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, Châu Văn Thi, là những lá thư của Ân Xá Quốc Tế mời các bạn đến Geneva, là hình ảnh và tin tức nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nằm trên bàn làm việc của những người sẽ vào ngồi lắng nghe đại diện nhà nước Việt Nam "bảo vệ hồ sơ nhân quyền" ở xứ sở mà đảng của họ độc quyền cai trị.

Thành quả của chúng ta là trong những kế hoạch có tính toán, mọi sự "thành" hay "sẽ không thành" đều mang đến những kết quả tích cực đã được dự phóng.

Thành quả của chúng ta là từng bước làm dày lớp áo giáp "không thể đụng được" - untouchable - mà chúng ta từng mong muốn và nhắm đến cho mỗi người.

Thành quả của chúng ta là mỗi người đều là hình ảnh của nhau, mỗi người đều là đại diện cho nhau. Sài Gòn, Nha Trang, Hà Nội, Bangkok, Manila, D.C., Brussels, Geneva... tất cả đều là chúng ta với cùng một khuôn mặt mang tên: Yêu Nước.

Thành quả của chúng ta là sự đồng lòng và gắn bó - kết quả của một tiến trình bắt tay nhau làm việc lâu dài của các nhóm trẻ mà trong những ngày đầu xuân năm nay, VOICE là đầu máy của toa xe tốc hành tiến về Geneva.

Con đường còn rất dài. Chông gai đang phục, đợi. Nhưng thành quả của chúng ta ngày hôm nay chắc chắn là một nấc thang đi lên cho những kết quả ngày mai. Như bản báo cáo UPR bắt đầu viết từ tháng 5, 2013. Như Lời Tuyên Bố 258 soạn thảo vào tháng 7 năm ngoái. Như những trao đổi sắp xếp cho gần 20 buổi sinh hoạt quốc tế ròng rã 6 tháng dài. Tất cả đã là những viên gạch lót đường cho hành trình Sài Gòn - Hà Nội - Washington DC - Brussels - Geveva vào mùa xuân 2014.

Con đường còn rất dài. Gian nan chờ trước mặt. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau bước với một nụ cười trên môi. Hạnh phúc không chỉ tìm gặp ở điểm đến cuối đường mà hiện hữu ở từng bước chân đi. Viết ra những thành quả này của các bạn như là một đóa hoa nhiều sắc màu để gửi tặng các bạn, những người đã nhọc nhằn nhiều ngày, thao thức nhiều đêm để thực hiện những công việc mà cách đây vài năm đã chỉ là một giấc mơ trong mỗi chúng ta.



Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #75 - 16. Mar 2014 , 21:32
 

Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam




...

VOA - Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm 14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam, số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.

Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.

Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”

Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.

Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

VOA


http://www.voatiengviet.com/content/dan-bieu-ed-royce-de-trinh-du-luat-che-tai-n...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #76 - 21. Mar 2014 , 23:27
 

'Ngoại giao dự café nhân quyền ở Hà Nội'


...

Một số nhà ngoại giao từ sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển, EU tham dự sự kiện.

BBC
- Một số nhà ngoại giao từ các sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển và Liên minh châu Âu đã tham dự một cuộc thảo luận không chính thức, được gọi là 'cà phê nhân quyền' do tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức ở Hà Nội với chủ đề 'Quyền tự do đi lại của công dân', hôm thứ Năm, theo Ban tổ chức sự kiện.

Những người tổ chức cho hay đây là lần thứ hai Mạng lưới Blogger tiến hành công khai một cuộc thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân, sau khi cuộc thảo luận lần thứ nhất được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014.

Khoảng ba mươi người đã tham dự sự kiện ở một quán cà-phê tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong đó, ngoài các nhà ngoại giao, có một số nhân sỹ, trí thức như GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ, TS Nguyễn Quang A, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy Ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình...

Khách mời là các nhà ngoại giao từ các sứ quán phương Tây và phái đoàn EU tại Việt Nam và họ đã bày tỏ 'quan ngại' về việc nhiều nhà hoạt động, bloggers của Việt Nam bị hạn chế quyền đi lại, theo đại diện Ban tổ chức.

"Người ta nói thực ra lý do an ninh ở bất cứ quốc gia nào cũng có, nhưng lý do ở (nước) họ, nếu một người bị cấm xuất cảnh, trừ khi đó là một tội phạm thực sự, có hình thành bản án, thông qua tòa án và những người bị cấm xuất cảnh ở quốc gia như Đức, Mỹ, Úc này kia, là vấn đề vi phạm nghiêm trọng và có phán quyết của tòa án thì mới bị cấm,"
blogger Paulo Thành Nguyễn, thành viên Ban tổ chức buổi thảo luận nói với BBC.

"Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam,"
vẫn theo ông Paulo Thành Nguyễn.

'Luật pháp mơ hồ'


Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất Bản Tri thức, được Ban tổ chức tường thuật lại quan điểm cho rằng có thể xem lại luật pháp, khi có vấn đề, đồng thời, ông đã đánh giá cao chất lượng của cuộc thảo luận dù không có tính chất chính thức này.

"Một đất nước luôn có một cái Hiến pháp, luật pháp điều chỉnh và luật pháp sinh ra nhằm thực thi hiến pháp đó, và khi luật pháp có vấn đề, thì phải soi chiếu lại,"
đại diện Ban tổ chức thuật lại lời của ông,

"Và Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại."


Theo đại diện Ban tổ chức, có một số diễn biến bất thường đã xảy ra trước, trong quá trình và sau khi cuộc thảo luận diễn ra, theo đó, có nhiều người được cho là 'mật vụ', 'an ninh', thậm chí đại diện của cơ quan xuất nhập cảnh đã có mặt 'lảng vảng' ở trong quán cà phê.

Tuy nhiên, không gian chính kinh doanh và tiếp đón khách của quán Joma Bakery Coffee tại 22 Lý Quốc Sư, nơi diễn ra cuộc thảo luận, đã bị đóng cửa vì lý do 'bảo dưỡng định kỳ' khiến các thành viên và khách mời phải tiến hành cuộc thảo luận ở các không gian bất tiện và hạn chế.

'Cáo buộc hành hung'


Trong quá trình diễn ra thảo luận, một số 'nhân viên an ninh' đã tiếp cận ghi hình, chụp ảnh, trong khi nhiều lần nhà quản lý quán cà-phê đề nghị cuộc thảo luận giải tán vì chủ quán 'bị áp lực'.

Đặc biệt, vẫn theo ban tổ chức, một thành viên tham dự sự kiện, blogger Trịnh Anh Tuấn, một thương nhân trẻ tuổi theo công giáo đã bị những người được cho là 'an ninh' theo đuổi, bám sát sau khi rời cuộc thảo luận và 'hành hung, gây thương tích (đánh sưng mặt, chảy máu), đập vỡ điện thoại' ở gần nhà ga Giáp Bát, Hà Nội.

Hôm thứ Năm, Blogger Trịnh Anh Tuấn đã xác nhận với BBC rằng mình đã bị ba nhân viên an ninh có mặt trước đó ở Quán cà-phê đi theo khi anh rời quán và anh cáo buộc những người này đã đánh đập anh.

Hôm 21/3, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) nói với BBC mặc dù có những khó khăn, cản trở, cuộc thảo luận cà-phê nhân quyền đã vẫn diễn ra như dự kiến.

Cũng hôm thứ Năm, ban tổ chức buổi cà-phê nói với BBC đại diện của chính quyền, trong đó có cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã không tham dự cuộc thảo luận, mặc dù đã được mời.

Trước đó, trong cuộc thảo luận lần thứ nhất, được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014, đại diện các cơ quan an ninh chính trị và cục xuất nhập cảnh cũng đã không nhận lời mời của Mạng lưới Blogger Việt Nam dự sự kiện cà-phê nhân quyền.


BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140320_vn_human_right_cafe_hanoi...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #77 - 02. May 2014 , 08:40
 

 
  HUỲNH THỤC VY ĐIỀU TRẦN TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ


   
Kính thưa cử toạ,

    Trước nay, tôi khá ngạc nhiên thấy nhiều NGO quốc tế bảo vệ phụ nữ vẫn đến Việt Nam hằng năm để thảo luận và hợp tác với Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Nhà nước Việt Nam về các vấn đề như bao lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, nô lệ tình dục... Thế nhưng, sự xâm phạm quyền phụ nữ vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn.

    Chính quyền Việt Nam để mặc cho những kẻ môi giới lừa nạn nhân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; khi có tình trạng bóc lột sức lao động xảy ra, chính quyền làm ngơ. Những trường hợp buôn người làm nô lệ tình dục cũng tương tự; dù nạn nhận có chạy đến kêu cứu các đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại cũng không được giúp đỡ, thậm chí bị đại sứ quán chỉ điểm để nạn nhận bị bắt trở lại.

    Thật mỉa mai, chính quyền vẫn rêu rao bảo vệ phụ nữ nhưng họ vẫn tiếp tục bị chà đạp. Đơn giản là hầu hết các NGO quốc tế không hiểu biết sâu sắc về bản chất và cơ cấu vận hành hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại đây, luật pháp và hệ thống công an là công cụ đàn áp đối lập chứ không phải để bảo vệ nạn nhân của sự chà đạp. Ngay cả khi tội phạm xảy ra ngay trên đất nước này thì tiền bạc và mối quan hệ với những người có thế lực mới là thứ quyết định phán quyết của Toà án chứ không phải là bằng chứng hiện trường và các nguyên tắc Công lý.

    Hội Liên Hiệp Phụ nữ chỉ là một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, mà Mặt trận này lại là công cụ của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm kiểm soát xã hội, tập hợp các hoạt động dân sự vào tầm ngắm của quyền lực chính trị độc tài. Đó cũng là cách triệt tiêu xã hôi dân sự một cách tinh vi. Vì thế, bên ngoài, dưới mắt các NGO quốc tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức xã hội đại diện cho quyền phụ nữ nhưng thực chất, nó là một tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản, có cơ cấu hoàn toàn giống một cơ quan Nhà nước với chi bộ Đảng được đặt ngay trong Hội LHPN từ cấp toàn quốc đến địa phương, và đường lối của Đảng cộng sản được các thành viên Hội này thông suốt hơn bất cứ giá trị nữ quyền nào.

    Mặc dù Việt Nam vừa trúng cứ vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cuối năm 2013, nhưng đối với những nhà quan sát nhiều kinh nghiệm, tình huống này không khác tấn hài kịch năm 2003 khi Lybia dưới chế độ độc tài Gaddafi trúng cử chức Chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền LHQ. Cuộc bắt bớ bà Bùi Hằng cùng hai người khác và những đàn áp liên tiếp nhắm vào ông Nguyễn Bắc Truyển và gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn là những chứng minh cho bức tranh tối tăm của tình hình Nhân quyền Việt Nam.

    Việt Nam hiện tại có một lỗ hổng lớn về xã hội dân sự và các nhóm hoạt động nhân quyền và đối kháng với Nhà nước đang dần hình thành ở Việt Nam với triển vọng lấp đầy chỗ trống đó và với mục tiêu đặt nền móng vững chắc cho chế độ Dân chủ. Trong bối cảnh Nhân quyền vẫn bị chà đạp, các nhà hoạt động Nhân quyền vẫn là mục tiêu trả đũa của các hành vi bao lực xuất phát từ chính quyền độc tài và nữ giới Việt Nam vẫn là thành phần dễ tổn thương nhất, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2013.

    Với tư cách là một trong những người khởi xướng sáng kiến thành lập Hội và là một blogger đã quan sát hệ thống cầm quyền và tình hình nhân quyền Việt Nam, tôi nhận thức rõ nhu cầu tồn tại của một Hội như thế. Và nếu chúng tôi thành công bất chấp sự đàn áp ngày càng thô bạo của chính quyền, trong tương lai, chúng tôi sẽ đảm nhận vai trò đối trọng với Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam của chính quyền độc tài.

    Chúng tôi cho rằng việc thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam thực sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền. Tất cả các hoạt động của chúng tôi đều nhằm:
    - Gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền.
    - Lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm phẩm giá và các Nhân quyền cơ bản.
    - Chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về Nhân quyền và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng phụ nữ và Nhân quyền.

    Đối với chúng tôi, không gì quan trọng hơn là:
    _Nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về Nhân phẩm và Nhân quyền vì chsung tôi nghĩ rằng khi người ta biết, họ mới nỗ lực bảo vệ được các giá trị này;
    _Đảm bảo các trường hợp vi phạm Nhân quyền không bị bưng bít thông tin, vì sự thiếu thông tin và bỏ mặc sẽ khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn;
    _Và tạo một không gian dân sự đáng tin cậy cho phụ nữ Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội Dân chủ Pháp trị và tôn trọng Nhân quyền.
    Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam cam kết ngay từ đầu là một tổ chức xã hội dân sự, phi chính trị, góp vai trò của mình vào mục tiêu kiến tạo một xã hội Việt Nam tôn trọng Nhân quyền, và là một bộ phận không tách rời trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới.

    Chúng tôi có những thuận lợi nhờ xu hướng của thế giới ngày nay là dành sự quan tâm và những ưu tiên đặc biệt dành cho nữ giới. Do đó, ngay từ khi thành lập chúng tôi đã nhận được sự cổ vũ rất lớn từ nhiều người Việt ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, nhất là từ những nhà hoạt động Nhân quyền. Thứ hai, các nhà hoạt động nhân quyền là nữ giới phải gánh chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới rất nhiều do hoàn cảnh xã hội và văn hóa Việt Nam; nên khi một tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ xuất hiện đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của tình hình, chúng tôi dành được uy tín nhất định trong giới hoạt động bảo vệ Nhân quyền, có triển vọng hoạt động lâu dài cùng lịch sử đất nước và kết nạp thành viên tương đối dễ dàng.

    Thế nhưng, không phải là không có những khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã gặp phải sự bôi nhọ từ phía đội ngũ dư luận viên của chính quyền, cho rằng chúng tôi là một tổ chức ngoại vi của một đảng phái chính trị đang bị chính quyền Việt Nam xếp vào hàng “khủng bố”; dù sự thực, những người trong Ban điều hành đều phi đảng phái và nhóm chúng tôi đã tuyên bố mình là một tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa. Với danh sách thành viên công khai của Hội, chính quyền cũng tung đội ngũ an ninh đến từng gia đình thành viên để gây áp lực họ rút khỏi Hội. Thứ nữa, chính quyền Việt Nam luôn sợ việc liên kết các nhà hoạt động Nhân quyền trong một tổ chức, càng sợ họ càng chĩa mũi dùi đàn áp mạnh về phía chúng tôi, đặc biệt các thành viên trong Ban điều hành là những người bị theo dõi thường xuyên và tất nhiên chúng tôi phải sẵn sàng cho những hành vi đàn áp nghiêm trọng trong tương lai. Chính sự đàn áp của chính quyền tạo nên một thách thức khác cho chúng tôi, đó là nhiều thành viên của chúng tôi ngại tụ họp và tham gia các hoạt động thực tế ngoại tuyến; do đó, chúng tôi vẫn thiếu nhân sự thực sự làm việc.

    Dù chỉ mới vài tháng đi vào hoạt động, chúng tôi đã có vài kinh nghiệm đáng kể có thể chia sẻ với những nhà hoạt động đang nỗ lực liên kết lại trong một nhóm dân sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất mà các nhóm hoạt động cần có, đó là một hạt Nhân tốt. Nghĩa là các thành viên cốt cán của Nhóm phải kết hợp lại chặt chẽ tạo thành Hạt nhân của Nhóm, và Hạt nhân này phải có chất lượng: có tri thức tổ chức, có mối quan hệ với truyền thông và các nhóm hoạt động khác và có thiện chí làm việc chung trong tinh thần trách nhiệm.

    Hôm nay tôi vô cùng vinh hạnh được chia sẻ tâm tư với quý vị. Thay mặt Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, tôi xin cám ơn quý bẵng hữu đã cho tôi cơ hội tuyệt vời này. Sự ủng hộ của quý vị từ những ngày đầu thành lập và trong lương lai chắc chắn sẽ giúp chúng tôi hoàn thành các cam kết của mình một cách tốt đẹp nhất. Xin đa tạ tất cả quý vị.


    HUỲNH THỤC VY


...

https://www.youtube.com/watch?v=5l2ZG4cB2tY
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #78 - 25. Aug 2014 , 20:46
 

CÁC NƯỚC ĐANG QUAN TÂM PHIÊN TÒA CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG.



...

Thưa các bạn, hiện nay, trong giờ phút nầy, nhiều quốc gia đang theo dõi sát phiên tòa tại Đồng Tháp. Qua kênh ngoại giao liên lạc được thì nhiều quốc gia đang chú tâm tới vụ án Bùi Thị Minh Hằng và các tín đồ PGHH.

Những nước đang quan tâm và theo dõi gồm có Liên Minh Châu Âu , Mỹ, Thụy Điển ,Úc , Bỉ , Tây Ban Nha , Nauy ,Canada , Đức và Thụy sĩ.

Nhiều anh chị đã và đang liên lạc thêm nhiều quốc gia khác để hỗ trợ cho chị Bùi Thị Minh Hằng tại tòa án Đồng Tháp.
— with Hồng Mỹ Phạm and 3 others.

f Thuỳ Trang Nguyễn
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Tế Ủng Hộ Cuộc Tranh Đấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Reply #79 - 21. Oct 2014 , 23:52
 

Các tổ chức nhân quyền và quốc tế vui mừng chào đón tin mừng anh Điếu Cày được tự do


...

Danlambao - Sau khi nhận được tin anh Điếu Cày được trao trả tự do nhưng bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, Danlambao đã thông báo đến các cơ quan, tổ chức nhân quyền quốc tế vốn đã lên tiếng, vận động cho tự do của anh trong suốt những năm anh bị lao tù.

Mặc dù không hài lòng trước việc anh bị áp dẫn từ trại tù đến thẳng sân bay Nội Bài và gia đình anh không được thông báo để gặp anh, mặc dù xem việc anh bị trục xuất ra khỏi nước là một hành động không thể chấp nhận được từ phía nhà nước CSVN, các tổ chức đã bày tỏ sự vui mừng về việc anh được tự do.

Trung Tâm Văn Bút Canada xem đây là một thông tin đáng mừng và ngỏ lời sẽ hỗ trợ tất cả những gì blogger Điếu Cày cần đến trong tương lai vì anh là thành viên danh dự của Văn Bút Toronto, và cũng là người được vinh danh nhận giải thưởng One Humanity Award của Trung Tâm Văn Bút Toronto trao tặng khiếm diện tháng 11/ 2013 vừa qua, và đã được một người bạn của anh Điếu Cày nhận thay anh. Số tiền $5,000 của giải thưởng sau đó cũng đã được chuyển đến thân nhân gia đình anh Điếu Cày.

International Freedom of Expression Exchange (IFEX) tại Canada là tổ chức đã phát động chiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày trên toàn thế giới cũng đã email chúc mừng anh Điếu Cày.

Từ London, Anh Quốc cơ quan Legal Media Defence Initiative, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của các nhà báo, bloggers cũng đã xem đây là một thành quả đáng mừng. Đại diện của tổ chức này cũng muốn gửi lời thăm hỏi và chúc mừng đến anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Văn phòng Ân Xá Quốc Tế tại Canada cũng lấy làm vui mừng và phấn khởi khi nhận được tin anh Điếu Cày thoát cảnh ngục tù. Tưởng cũng nên biết chỉ mới vài ngày qua, tổng thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế, ông Alex Neve, đã gửi thư khẩn kêu gọi tất cả các thành viên của Hội trên toàn thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư để gửi cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Canada và nhà cầm quyền VN để yêu cầu trả tự do cho anh ĐC ngay tức khắc và vô điều kiện. Do đó, khi nhận được tin vui bất ngờ này, ông đã gửi thư chúc mừng đến Danlambao, nhờ chuyển đến gia đình anh Điếu Cày, và cho biết ông muốn được tiếp tục nhận tin cập nhật về anh Điếu Cày và sẵn sàng giúp đỡ anh trong tiến trình hội nhập ở xứ người khi anh cần đến.

Ngoài ra, từ Luân Đôn, văn phòng Ân Xá Quốc Tế cũng chia xẻ sự lo lắng và quan ngại khi biết anh Điếu Cày bị trục xuất một cách bất ngờ, chính gia đình cũng không nhận được thông báo từ nhà cầm quyền VN, và anh đã không thể tiếp tục sống trên đất nước của anh cùng với gia đình tại Việt Nam. Bà đã bày tỏ sự bất bình khi nhà nước VN đã không cho phép anh được tự do gặp gỡ thân nhân, dù là lần cuối trước khi bắt buộc anh phải rời khỏi quê hương.

Tổ chức Civil Rights Defenders cũng đã gửi lời chúc mừng khi nhận được tin anh Điếu Cày vừa được tự do. Thời gian qua, đã có ít nhất là 3 lần các luật sư nhân quyền quốc tế đã gửi đơn đến các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu nêu vấn đề với phía nhà nước Việt Nam, và đòi hỏi đại diện chính phủ VN tại Liên Hiệp Quốc phải trả lời chính thức và cập nhật tin tức về tình trạng anh Điếu Cày trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Nhiều bạn hữu trong làng báo ngoại quốc tại Anh quốc, Canada, Hoa Kỳ, Á Châu... cũng đã gửi thư đến Danlambao nhờ chuyển lời thăm hỏi và chúc mừng anh Điếu Cày, "một blogger hy hữu của Việt Nam", vừa đến được bến bờ tự do. Một trong các cây viết kỳ cựu của BBC, Luân Đôn đã nhận định rằng đây quả là một thành quả đáng khích lệ của tất cả những bạn hữu đồng hương của Điếu Cày đã không ngừng nghỉ vận động cho anh trong suốt các năm qua để các cơ quan nhân quyền quốc tế không thể quên anh, và chính phủ các nước tự do phải biết đến trường hợp của anh để đồng lên tiếng vận động cho anh với nhà cầm quyền Việt Nam, đưa đến kết quả của ngày 20/10/2014: Ngày Tự Do Của Điếu Cày!!!


http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/cac-to-chuc-nhan-quyen-va-quoc-te-vui.ht...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra