Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 10
Send Topic In ra
Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền (Read 24689 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
15. May 2010 , 00:57
 
Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa thượng Thích Quảng Độ


Việt Long RFA chuyển ngữ
2010-05-13

Tại lễ Kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam hôm 11/05/2010, ở trụ sở Quốc hội Mỹ, một đoạn phim về cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ do Kristopher Anderson thực hiện đã được trình chiếu.

...
Photo courtesy of Oslo Freedom Forum
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson.
     

Nhân dịp này Quỳnh Như của Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn ông Kristopher Anderson, một trong hai người của Diễn đàn Tự do Oslo đã thăm Hòa Thượng Tăng Thống GHPGVNTN.

Ông Anderson là người  thu hình cuộc phỏng vấn với Hòa thượng Thích Quảng Độ, biên tập và trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 11 tháng 5 vừa qua.

Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Thịch Quảng Độ do Việt Long chuyển ngữ. 

Cần tiếp tục tranh đấu


Kristopher Anderson: Tại sao ngài bị quản chế tại chùa?

HT Thích Quảng Độ: Bởi vì chính quyền Cộng sản  nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ. Cho nên tôi bị quản chế để không có cơ hội nào được gặp gỡ nhiều người. Ở đây, tôi có muốn nói cũng không có ai để nói, hay có ai đến gặp tôi thì đôi khi công an ở quanh đây, bên kia đường, sẽ vào chùa. Cho nên tôi bị cô lập. Họ không muốn tôi gặp một ai, vì thế họ phải buộc tôi bị quản chế lâu dài.

Kristopher Anderson: Vì lý do gì mà Ngài hiến cả cuộc đời cho sự đòi hỏi công lý và nhân quyền?

HT Thích Quảng Độ: Đó là điều dễ hiểu, nếu ông biết rằng sư phụ của tôi bị giết một cách tàn bạo và khủng khiếp. Rồi đến mẹ tôi và người sư huynh, sư đệ của sư phụ tôi, ngay cả thái sư phụ của tôi, cũng bị Cộng sản  giết chết. Cho nên tôi thấy Cộng sản  hềt sức tàn bạo. Thêm vào đó họ còn đi theo và áp dụng một chế độ toàn trị. Người dân không có quyền bày tỏ ý kiến của chính mình. Chúng tôi không có nhân quyền, cả dân chủ cũng không. Cộng sản  cai trị dân theo ý họ muốn. Vì thế tôi cho rằng không thể để Cộng sản  được tự tiện làm điều đó mãi mãi. Chúng ta phải làm một việc nào đó.


Kristopher Anderson: Từ năm 1975 trở đi cuộc sống của Ngài bị ngược đãi. Ngài bị lưu đày ngay trên xứ sở của Ngài trong 10 năm. Họ đưa vị mẫu thân 85 tuổi của Ngài tới ở chung; cụ bà đã mất vì đói và lạnh. Vậy điều gì đã khiến Ngài không muốn bỏ cuộc?

HT Thích Quảng Độ: Bởi vì, các vị thấy đó, Phật giáo không sống cho cuộc sống của môt mình Phật giáo, mà người Phật tử chi nghĩ đến cuộc sống của con người, nói chung. Và con người Việt Nam còn chịu đựng khổ đau thì chúng tôi cùng chịu đưng khổ đau với họ. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tranh đấu đến khi Việt Nam có tự do, dân chủ và hòa bình.


...
Ông Kristopher Anderson tại lễ kỷ niệm ngày Nhân Quyền VN tại Washington hôm 11/5/2010 . RFA PHOTO.

Kristopher Anderson: Mặc cho mọi thảm kịch đối với Ngài trong quá khứ, làm sao Ngài vẫn giữ được sự an nhiên thanh thản như vậy? Làm sao Ngài vẫn có thể tươi vui, đầy an lạc?

HT Thích Quảng Độ: Vì trong tâm tư tôi không có lòng thù hận. Tôi gắng yêu thương tất cả mọi người. Điểu đó có nghĩa là: yêu thưong là hạnh phúc. Nếu anh thực sự có tình thương yêu đối với tha nhân, anh sẽ cảm thấy hạnh phúc. Vì thế nên tôi thường được an lạc; tôi biết tôi không lúc nào cảm thấy khổ đau. Tôi luôn luôn có nụ cười.

Kristopher Anderson: Ngài có tha thứ cho chính quyền Cộng sản  Việt Nam chăng?

HT Thích Quảng Độ: Có, tôi tha thứ, vì họ cũng là con người. Điều duy nhất mà tôi muốn nơi những người Cộng sản  là họ thay đổi tư tưởng, bỏ chủ nghĩa Cộng sản  đi, bỏ cái lý tưởng Cộng sản  đi. Tư tưởng Cộng sản  chẳng là gì cả, chỉ là vô ích. Điều họ phải làm ngay là buông rơi chủ nghĩa Cộng sản , và nhìn nhận dân chủ, tự do nhân quyền cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Thì họ sẽ được vui sướng. Nhưng bây giờ thì không...

Kristopher Anderson: Họ có được vui sướng không?

HT Thích Quảng Độ: Tôi cho là không, họ không được sung sướng đâu. Lúc nào họ cũng phải nghĩ đến cách thức để giết người, để cướp bóc... Làm sao họ vui sướng cho được?

Kiểm soát Giáo hội Phật giáo


Kristopher Anderson: Tại sao Giáo Hội Phật giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Việt Nam?

HT Thích Quảng Độ: Vì anh thấy đó, sau khi Cộng sản  chiếm miền Nam Việt Nam trong mấy năm, từ 1975 đến 1978, họ thấy GHPGVNTN khó trị lắm, họ cố tạo ra một giáo hội khác dưới quyền kiểm soát của họ. Sau khi tạo dựng giáo hội đó, họ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thì GHPGVNTN bị gạt sang một bên, bị coi là Giáo hội bất hợp pháp. Họ ngăn cấm mọi hoạt động của giáo hội chúng tôi.

Kristopher Anderson: Vì sao Giáo hội của Ngài quan tâm nhiều đến thế cho vấn đề nhân quyền và dân chủ?

HT Thích Quảng Độ: Vì chúng tôi thấy người Việt Nam, nhìn chung, rất khốn khổ, do phải sống dưới một chế độ độc tài. Mọi thứ quyền của họ đều bị tước đoạt. Họ chẳng còn gì. Chỉ được mỗi ngày hai bữa, vậy thôi. Con người mà không có quyền gì thì cụôc sống không còn ý nghĩa. Chúng tôi cùng nhau quyết định phải có hành động để thay đổi tình hình. Vì thế tôi tiếp tục hành động cho đến ngày hôm nay.


Kristopher Anderson: Ngài có thể cho chúng tôi biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao?

HT Thích Quảng Độ: Theo ý riêng của tôi, tôi cho rằng theo Nemah của đạo Phật thì mọi sự đều biến đổi, biến đổi. Không có cái gì giữ nguyên trạng trong vòng một sát na. Mọi sự việc đều thay đổi. Tôi cho rằng rốt cuộc Cộng sản  cũng có ngày kết thúc. Cộng sản  không kéo dài được lâu, theo luật vô thường của nhà Phật. Sự vật không thay đổi thì không hiện hữu. Mọi thứ hiện hữu thì đều thay đổi. Chủ nghĩa Cộng sản  cũng vậy. Một ngày nào đó Cộng sản  sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Vì vậy tôi cho là sau này Việt Nam sẽ được tự do, dân chủ, lúc đó người dân Việt sẽ được an lạc.

Kristopher Anderson: Ngài muốn nhắn nhủ với thế giới điều gì về Việt Nam?

HT Thích Quảng Độ: Tôi hy vọng rằng với những ai xem cuộc phỏng vấn này, tôi trân trọng thỉnh cầu họ hãy tiếp tục giúp cho người dân Việt Nam có cách nào được dân chủ, tự do và nhân quyền. Đặc biệt với nước Na Uy, tôi bảy tỏ lời cảm tạ chân thành tới Sáng hội nhân quyền Rafto, theo tên giáo sư Thorolf Rafto, về giải thưởng họ trao cho tôi năm 2006. Về những sự kiện ở Triều Tiên, Cuba , tôi hy vọng ... tôi đã sống dưới chế độ Cộng sản  tới nay là 35 năm, tôi hiểu rằng người dân trong những quốc gia Cộng sản  đó chẳng có chút an vui hạnh phúc nào. Họ chịu đựng rất nhiều nổi khổ đau, nên tôi hy vọng những quốc gia đó sẽ buông rơi lý tưởng Cộng sản đi, đổi sang dân chủ, tự do và nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì mọi người mọi dân tộc mọi quốc gia trên thế giới sẽ được an vui hạnh phúc. Tôi mong sao cả thế giới sẽ được an vui hạnh phúc.



Back to top
« Last Edit: 15. May 2010 , 01:09 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #1 - 20. May 2010 , 20:45
 
NHÀ DÂN CHỦ NGUYỄN BẮC TRUYỂN MÃN HẠN TÙ, TUYÊN BỐ ĐÃ BỊ KẾT TỘI VÔ CĂN CỨ



Tin Saigon -

Trong khi hèn nhát với Trung cộng, thì ngược lại nhà nước Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục đàn áp những người dân trong nước.

Hôm qua có tin nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển, thành viên khối 8406 và đảng Dân Chủ Nhân Dân, bị bắt vào tháng 8 năm 2006 vừa được trở về với gia đình.

Cựu luật sư Nguyễn Bắc Truyển
từng bị cáo buộc về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và bị cho là có dính líu đến kế hoạch toan đặt bom phá hoại lãnh sự quán Mỹ tại Saigon. Ông bị tòa sơ thẩm Saigon kết án 3 năm 6 tháng tù, và sau khi kết thúc còn bị quản chế thêm 2 năm nữa.

Sau khi được thả về, ông vẫn hiên ngang tuyên bố ông vô tội, những lời buộc tội ông là vô căn cứ. Ông nói đối với ông, bản án 3 năm 6 tháng giống như lớp đi học huấn nhục của người sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trước đây vậy.

Cùng bị kêu án với ông có các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền khác, gồm các nhà hoạt động dân chủ khác như
bác sĩ Lê Nguyên Sang
bị kết án sơ thẩm là 5 năm, và án phúc thẩm thì xuống còn 4 năm,
ông Huỳnh Nguyên Đạo
bị kết án sơ thẩm 3 năm, sau đó không chống án nhưng phiên xử phúc thẩm còn lại 2 năm 6 tháng tù.

Ông cho biết ông bị giam ở trại K2, có khoảng 40 anh em tù chính trị chia thành 2 đội, họ cũng phải lao động để trồng thêm rau cỏ để ăn uống thêm vì khẩu phần trong tù rất tệ. Ông cũng bị bắt buộc phải viết cam kết trước khi ra khỏi trại giam như những người tù khác.(SBTN)
Back to top
« Last Edit: 20. May 2010 , 20:45 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #2 - 22. May 2010 , 12:00
 

THƯ TỐ CÁO CSVN ĐÀN ÁP KHỦNG BỐ 


Sài Gòn ngày 19/5/2010.

Về việc:

Nhận lệnh chỉ đạo từ Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam, công an an ninh nỗ lực đàn áp, khủng bố tinh thần trẻ con; dùng bạo quyền cưỡng đoạt tài sản + giấy tờ tùy thân của dân oan Lư Thị Thu Trang.


Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam ở trong và ngòai nước.
- Các chính khách của những quốc gia yêu chuộng Tự do và Công lý.
- Các Cơ quan truyền thông đại chúng.
- Ông Lê Hồng Anh - Bộ trưởng Bộ công an nước CHXHCN Việt Nam.
               
       Tôi tên Lư Thị Thu Trang, hiện đang cư ngụ tại 77/13B đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.Gò Vấp, Tp. Sài Gòn. Nay viết đơn này tố cáo tội ác mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) đã gây ra cho tôi và gia đình. Cụ thể là: Lãnh đạo công an Việt Nam đã chỉ đạo cho lực lượng công an an ninh tại Tp. Sài Gòn bủa vây đàn áp, chặn bắt người trái phép, đánh đập, cướp đoạt tài sản.
Hiểm độc hơn, họ cố tình khủng bố tinh thần những trẻ nhỏ vô tội của gia đình họ Lư chúng tôi.


      Vào ngày 28/4/2010 khi tôi chở đứa con trai nhỏ hơn 5 tuổi đến nhà chị Dương Thị Tân ở đường Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Tp. Sài Gòn, dự định cùng đi Chùa với chị, vì hôm đó là ngày Rằm. Đến nơi mới biết chị Tân không có mặt tại nhà. Tôi gọi điện thoại cho chị, chị nói sẽ về nhà ngay nên vẫn ở nhà chị để chờ. Độ ít phút sau, tôi nghe cháu Dũng nói: “Mẹ con mới bị chặn bắt ngoài bãi giữ xe của siêu thị, cô cứ ở đây đợi mẹ để con đi đón em con về”. Cháu còn dặn thêm: “Con đi rồi, ai gọi cửa thì cô cũng đừng mở, hãy chờ con về”.

Dũng đi độ mươi phút sau, tôi nghe có người đập cửa nhưng không mở. Chờ đến lúc cháu Dũng về lên tiếng gọi, tôi mở cửa thì lập tức một đám người ùa vào, dẫn đầu là tên Khanh thuộc lực lượng công an an ninh của Q. Gò Vấp. Khanh hùng hổ nhảy xổ vào, một tay túm tóc tôi, một tay đấm vào mắt, vào mặt tôi túi bụi, miệng chửi: “Tao đã nói mày ra là tao giết, mà mày vẫn cứ đi!”. Hỗ trợ tên Khanh là lực lượng an ninh và dân phòng xúm lại vừa lôi, vừa đẩy tôi từ lầu 3 chung cư xuống dưới sân. Trong lúc quẳng tôi lên xe ôtô của công an P.1, Q.Gò Vấp và đánh đập tôi như con vật, chúng tranh thủ “bắt” luôn chiếc xe tay ga, biển số 52-T5- 6162 của tôi đang gửi tại bãi để xe của chung cư, rồi đưa cả tôi và xe về đồn công an Q. Gò Vấp, tại địa chỉ số: 16/1 đường Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp. Chúng bỏ lại đứa con trai nhỏ của tôi đang khóc đến ngất đi, gây ra nỗi sợ hãi cho cả các cháu bé là con và cháu của chị Tân.

        Khi về đến đồn công an Q. Gò Vấp, lực lượng công an an ninh xúm lại và buộc tôi phải mở cốp xe cho họ xét, mà không cần có bất cứ văn bản hay chứng từ nào cho phép họ cái quyền làm việc đó. Điều này chứng tỏ bản thân họ cũng đang khinh rẻ Luật pháp của chính cái chế độ độc tài, thối nát mà họ đang phục vụ. Họ ngang nhiên chà đạp, phun nhổ vào cái thể chế chính trị “ưu việt” của Đảng cộng sản mà họ đang gân cổ tuyên truyền, hòng gạt gẫm thêm những ai còn nhẹ dạ, cả tin vào cái bộ mặt sẵn sàng giết cha, chém chú để thủ lợi của họ. Trong khi xét xe, họ có vẻ thất vọng, chắc họ mong tìm được thứ gì đó để có thể “cho” tôi được tội như họ muốn. Nhưng trong cốp xe của tôi, họ chẳng tìm thấy thứ gì để gọi là phạm pháp. Thế rồi ông lớn Võ Minh Hà, viên sỹ quan công an cấp tá, thuộc Phòng PA.38 – Sở công an Tp. Hồ Chí Minh đã có mặt và họ xúm nhau lại bàn bạc để thực hiện những thủ đoạn khác. Tôi vẫn thản nhiên ngồi chứng kiến lũ mặt người dạ thú đang tính tóan thực hiện những hành động đê hèn tiếp theo của họ

       Vào đầu giờ chiều cùng ngày, họ đưa 1 cảnh sát giao thông đi xe công vụ đến. Tên Khanh lại tiếp tục đánh đập và lôi đầu tôi vào 1 phòng khác để diễn tuồng cướp xe của tôi. Anh cảnh sát giao thông tên Võ Văn Yên, tự xưng là trung úy (tôi có ghi số hiệu cụ thể nhưng tên Võ Minh Hà đã cướp lại) nói được lệnh làm việc theo thủ tục hành chánh với tôi, rồi yêu cầu tôi phải xuất trình giấy tờ tùy thân cùng bằng lái + giấy tờ xe. Tôi đề nghị anh ta cho xem văn bản hoặc lệnh nào chứng minh sự làm việc của anh là đúng luật pháp. Nhưng anh ta lúng túng nói: “Tôi được yêu cầu”. Tôi nói: “Anh chỉ được quyền yêu cầu tôi làm việc khi xe tôi đang lưu hành trên đường và đang vi phạm luật giao thông. Còn hiện tại, tôi không điều khiển xe thì anh không có cái quyền đó”. Anh ta vẫn chống chế: “Nhưng người ta bắt chị và yêu cầu tôi làm việc này, yêu cầu chị hợp tác”. Tôi nói: “Về nhân thân tôi, nếu anh muốn biết thì hãy hỏi những kẻ đã vi phạm pháp luật này. Họ bắt người trái phép rồi chở luôn chiếc xe tôi đang để ở nhà người quen về đây. Tôi có đầy đủ giấy tờ hợp pháp nhưng không xuất trình, vì anh đang làm việc không đúng với luật pháp qui định. Vậy thôi!”

        Vây quanh, chứng kiến viên công an giao thông đuối lý trước lý lẽ của tôi, lực lượng công an an ninh, nhất là tên Võ Minh Hà thộn mặt ra. Rồi tên Hà hất mặt ra lệnh và tên Khanh bất ngờ đánh mạnh vào sau gáy tôi, làm tôi ngã xuống. Vừa gượng dậy được, tên Khanh lại nhảy vào đánh tiếp. Lúc này, tôi không còn cảm thấy đau nữa và tôi đã hiểu được vì sao mà anh thanh niên tên Bảo ở Hà Nội, chỉ sau vài giờ vào đồn công an đã phải hồn lìa khỏi xác, với thân mình bầm dập như vậy. Và tôi cũng hiểu rằng: để đạt được mục đích thống trị nhân dân Việt Nam, NCQ CSVN sẵn sàng đưa vào hàng ngũ của cái gọi là “Lực lượng công an nhân dân” của họ những tên đồ tể khát máu. Chúng là những tên có thủ đoạn hèn hạ, vô liêm sỉ như tên Khanh, tên Võ Minh Hà này và còn rất, rất nhiều những tên ác ôn, khát máu khác nữa,...

Sau khi đánh tôi để thỏa mãn thú tính, chúng bu lại hội ý với viên công an giao thông tên Yên. Rồi chúng lập biên bản, tự ký với nhau và tuyên bố: “Thu giữ xe máy của tôi” và màn phô diễn để cướp xe đã hoàn tất! Khi viên công an giao thông đi rồi, chúng đẩy tôi lên lầu để thực hiện thủ đoạn tiếp theo: vừa ngồi xuống ghế, tên Võ Minh Hà nói: “Đưa cái túi đây”. Tôi hỏi: “Lệnh xét người đâu?”. Tên Hà gầm lên như một con thú điên: “ Lệnh cái con mẹ gì, lệnh là tao nè, quyền là tao!”. Nói đọan, hắn hất mặt và lập tức 7 tên công an nhảy vào (có 2 nữ). Tên Khanh bẻ quặt 2 tay tôi ra sau ghế và nói: “Đưa còng đây!”. Nhưng bọn chúng đâu có rảnh để đi lấy còng, vì còn đang bận: đứa thì giật túi, đứa thì giữ chặt để 2 nữ công an xét người tôi.

Sau khi giật được túi đang đeo trong người tôi rồi, chúng hả hê kiểm tra “chiến lợi phẩm”, gồm có:
1) 4 ĐTDĐ + 2 thẻ sim mới chưa xài + 2 thẻ sim đang sử dụng.
2) 2 thẻ nạp tiền điện thọai, trị giá 250.000 vnđ.
3) Chứng minh nhân dân + Bằng lái xe + Giấy tờ xe + 2 giấy mua Bảo hiểm xe máy (2 năm).
4) 2 tấm hình Chúa Giêsu mà tôi luôn mang theo, mỗi khi ra đường.
5) 2 Giấy viết tay số điện thọai của Linh mục Chân Tín, do chính tay Cha trao cho tôi trong lần tôi đến thăm Cha gần nhất.
6) Danh thiếp của bác Trần Khuê đã tặng tôi hồi đầu năm, khi cùng các anh chị đến chúc Tết bác cùng gia đình.
7) Những giấy tờ ghi lại việc chi tiêu của gia đình + 1 thẻ khách hàng + 2 thẻ được giảm giá khi mua thức ăn nhanh của siêu thị.

        Sau khi kiểm tra những vật dụng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân tôi, chúng ngồi ghi lại hết các số điện thọai trong danh bạ 4 chiếc điện thọai của tôi. Đến độ 7 giờ tối thì có 1 sếp công an đến hỏi tôi những chuyện đâu đâu, và tuyên truyền những điều sáo rỗng, mà ngay cả ông ta cũng tự thấy là mâu thuẫn.

Trong lúc mới gợi chuyện và nói xấu anh Đỗ Nam Hải cũng như một vài thành viên khác của Khối 8406 với tôi. Viên công an này nói với tôi rằng: “Sự việc xảy ra với chị ngày hôm nay là do chị có gửi đơn thưa công an. Chúng tôi có nhận được và đã gửi chị 3 Giấy mời nhưng vì chị không nhận, nên mới có sự việc như ngày hôm nay và nó sẽ còn dài dài nữa, chứ chưa hết đâu!”.

         Lúc đó tôi có trả lời ông ta rằng: “Rõ ràng lời nói của ông đang thể hiện rõ sự độc tài và xảo trá của chế độ bạo quyền này:

Thứ nhất: Giấy mời được đưa đến vào các ngày: 29 + 30 + 31/3/2010, mà Đơn Tố Cáo công an của tôi viết vào ngày 7/4/2010, rồi mới gửi đi qua đường Bưu điện, tức là sau đó cả tuần lễ. Vậy thì lý do ông vừa nêu ra là xảo ngôn, là ngụy biện.
Thứ hai: Giấy mời của người hay của cơ quan có người bị tố cáo là không đúng thẩm quyền. Chẳng phải các người đang giở trò lập lờ đánh lận con đen hay sao?”.

Vậy mà viên công an này vẫn tuyên bố: “Chị phải nhận Giấy mời của chúng tôi vào ngày mai (29/4/2010), phải đến đồn công an để làm việc và nếu không đến thì chúng tôi vẫn cứ bắt tiếp, giống như ngày hôm nay vậy”.

Tôi cũng thẳng thừng trả lời rằng: “Tôi dứt khóat không nhận Giấy mời của các ông và chắc chắn sẽ không đến. Việc lạm dụng bạo quyền và vi phạm pháp luật của các người tôi sẽ viết đơn, thư tố cáo tiếp.”.

Tên Võ Minh Hà nói: “Tao sẽ tru di tam tộc họ Lư mày, bắt mày bỏ tù mọt gông, rồi giết chết hết cả nhà mày không sót mạng nào. Chúng tao được lệnh chỉ đạo nên sẽ làm. Cứ tố cáo đi coi làm gì được tao? Tao cắt Internet đó, tao cắt điện thọai đó, bao vây kinh tế đó, coi cả nhà họ Lư mày sống được bao lâu nữa? Nhà nước này thừa lực lượng, thừa thời gian, tụi tao được ăn lương để làm việc này,…”.

Thấy nói chuyện với loại người vô liêm sỉ này chẳng khác nào đàn khảy tai trâu nên tôi tuyên bố sẽ không trả lời bất cứ câu nào nữa. Thế rồi chúng đem máy quay phim vào quay, tôi phản đối nhưng chúng vẫn cứ làm. Đến 9 giờ kém 15 tối thì chúng kêu xe của công an P.1, Q.Gò Vấp đến chở, rồi thả tôi xuống đi bộ về nhà trong tình cảnh tả tơi, chân không giày dép.

       Về đến nhà, khi báo tin cho các anh chị trong phong trào đấu tranh, tôi nhận được rất nhiều sự chia sẻ quan tâm thân tình của các anh chị. Tôi cảm giác như được sự bảo bọc của một gia đình lớn. Đúng như lời bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã giáo huấn tôi: “Chúng ta như những người thân trong một gia đình.”, và lúc này đây tôi cảm nhận điều ấy rõ nhất. Từ các anh chị trong giới truyền thông, bất cứ lúc nào mà chúng tôi gặp khó khăn hay bị đàn áp thì các anh chị đều kịp thời giúp đỡ, đưa tin kịp thời. Nếu không có sự quan tâm và nhiệt tình ấy, chắc gì chúng tôi còn tồn tại được như ngày hôm nay. Tôi đã nợ rất nhiều những ân tình, những tấm lòng của những cá nhân cũng như Cộng đồng người Việt mình ở khắp nơi, từ trong nước đến Hải ngoại đã đồng cam cộng khổ cùng chúng tôi. Chính vì tinh thần ấy mà NCQ CSVN đang sợ hãi! Họ sợ những tấm lòng yêu nước ấy, chớ họ đâu lo ngại những con người nhỏ bé như tôi. Xin tri ân toàn thể Quý vị!

        Rồi sự khủng bố tinh thần đối với những người thân của tôi vẫn tiếp diễn:
+ Vào ngày 1/5/2010 bà chị chồng của tôi ở Tân Bình sang thăm các cháu, đến 6 giờ 30 tối thì ra về. Khi bà vừa ra khỏi cửa nhà tôi thì lập tức bị đưa về đồn công an để điều tra, xách nhiễu đến 9 giờ tối mới được thả ra.
+ Sáng ngày 4/5/2010 tôi dắt đứa con gái đang học lớp 2 đi bộ đến trường, tên Võ Minh Hà lại chặn bắt tôi ngay trước cổng trường. Cũng chẳng có việc gì để làm, giữ đến 3 giờ chiều lại thả ra nhưng việc này đã gây hoang mang, sợ hãi cho cháu bé đến độ ngày hôm sau cháu nhất định không chịu đi học nữa. Tôi dỗ dành mấy cháu cũng chỉ khóc chứ nhất định không đi. Cháu vừa khóc, vừa nói: “Công an lại bắt mẹ nữa rồi con sống với ai?”. Mặc dầu chỉ còn vài buổi học nữa là thi hết năm học. Việc này tôi nghĩ phía NCQ CSVN đã tính toán kỹ: mục đích của họ là khủng bố tinh thần những đứa bé để gây khó khăn cho gia đình tôi.

Vì ngày hôm đó, lúc mới bắt tôi về đồn, tên Võ Minh Hà có nói: “Biết là phải đưa con đi học và nó sắp thi, nhưng có lệnh chỉ đạo nên cứ bắt.”. Vậy mục đích của họ là gì, nếu không phải để hù dọa mấy đứa trẻ con? Từ suy nghĩ này, tôi quyết tâm phải đưa bằng được con đến trường để học và thi xong học kỳ II. Nếu không, cháu sẽ không được lên lớp trong năm học tới. Ngay lúc đó, tôi viết đơn xin phép cho cháu nghỉ học 1 ngày, rồi đích thân cầm đến trường gửi cho cô giáo Chủ nhiệm. Khi thấy tôi đi rồi về mà không bị công an bắt nữa thì qua ngày hôm sau cháu đã chịu đến trường và đi học cho đến xong kỳ thi. Tôi rất mừng, tưởng cháu đã vượt qua được, nhưng không ngờ sau khi thi xong cháu nhất định không chịu đi học nữa, vẫn với lý do: “Thấy công an cứ đi theo để bắt mẹ, con sợ lắm, không đi học nữa đâu!”

        Sự việc dù sao cũng đã xảy ra, tôi chưa biết phải lo liệu cho cháu thế nào trong năm học tới. Hy vọng trải qua mùa hè cháu sẽ nguôi đi nỗi sợ hãi. Đây cũng là thực trạng đau lòng, là một trong những thủ đoạn hèn hạ mà Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam đã và đang sử dụng: chúng nhắm vào những đứa bé để khống chế tinh thần của những người tham gia đấu tranh. Nhưng chúng quên rằng: chính những hành động phi nhân, bất nghĩa đó là chúng đang tự tố cáo tội ác của chúng với nhân dân. Phong trào đấu tranh dân chủ vì vậy sẽ ngày càng lan sâu rộng hơn. Sẽ có những con người trung thực, khách quan chứng kiến sự bất công đó và họ sẽ không còn sợ hãi nữa mà ngược lại, họ mạnh dạn yểm trợ rồi sau đó cùng tham gia vào phong trào đấu tranh.

Xin cảm ơn mọi người đã bước vào con đường đấu tranh cùng chúng tôi!
Back to top
« Last Edit: 22. May 2010 , 12:03 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #3 - 28. May 2010 , 05:47
 
Ông Hà Sĩ Phu bị công an cắt điện thoại và internet


Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-05-25

Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu tại Đà Lạt đã bị cơ quan chức năng tại tỉnh Lâm Đồng cắt điện thoại và Internet gần cả tháng nay với lý do “truyền tải những thông tin có nội dung chống Nhà nước”.

...
Photo courtesy of hasiphu.com
Bà Phó Đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer đến Đà Lạt thăm Ông Hà Sĩ Phu (trái) tại nhà riêng 4E Bùi Thị Xuân Đà Lạt hôm 22-5-2009.


Vào ngày 22 tháng 5 vừa qua, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã có bức thư ngỏ đưa lên mạng thông tin về việc này và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có hành xử phù hợp. Gia Minh hỏi chuyện nhà thơ Bùi Minh Quốc về vấn đề vừa nêu.

Xâm phạm quyền công dân

Gia Minh: Chúng tôi đọc được thư ngỏ ông viết về trường hợp nhà khoa học Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại và Internet hôm ngày 8 tháng 5 vừa qua, xin ông cho biết động lực nào khiến ông viết thư đó?

Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Trước hết tôi thấy đây là việc làm phi lý, xâm phạm quyền công dân của ông Hà Sĩ Phu. Đó là quyền tư do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề. Việc này đã xảy ra với ông Hà Sĩ Phu lâu lắm và nhiều lần rồi. Một lần ông bị cắt điện thoại lâu nhất là 11 năm 7 tháng. Những lần cắt trước không có văn bản gì, lần này thì có mời làm việc và có văn bản nói rõ cắt do theo ý kiến Công an tỉnh Lâm Đồng. Lý do là ông Hà Sĩ Phu đã sử dụng điện thoại và Internet để truyền tải những thông tin chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo tôi ở đây có một vấn đề rất quan trọng đặt ra về mặt pháp lý: cần phải làm rõ thế nào là ‘chống’, thế nào “chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu không làm rõ công an có thể sử dụng cụm từ mơ hồ đó để chụp cho bất cứ ai không làm vừa ý họ-những người phát biểu bằng những suy nghĩ độc lập.
Hằng ngày người ta truy cập vào mạng có biết bao thông tin không vừa ý Nhà nước, nếu sử dụng một cụm từ trong một qui định nào đó một cách mơ hồ như thế sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện của cơ quan công an.
Trước sự thực vô lý như thế tôi phải lên tiếng, nói rõ sự thật cho mọi người biết.

Gia Minh: Tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, ông có đưa ra ý kiến vừa nêu không. Nếu có, chính quyền địa phương trả lời thế nào?

Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tôi chất vấn chánh thanh tra và phó thanh tra Sở Thông tin-Truyền thông : sở có suy nghĩ gì đối với ý kiến của bên công an. Bà Nguyễn Thúy Hằng, phó thanh tra của Sở Thông tin-Truyền thông nói rằng họ làm việc có tin cậy lẫn nhau và đã nghiên cứu kỹ công văn bên Sở Công an, chúng tôi tin vào kết luận đó.
Như vậy ý kiến là từ Sở Công an, rồi Sở Thông tin-Truyền thông chuyển ý kiến xuống cho công ty cung ứng dịch vụ cho ông Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, cắt điện thoại và Internet. 

Chống lại Nhà nước?

Gia Minh: Có thể gửi thư để trình bày sự việc cho Sở Công an không?

Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Công an cũng có cơ chế tiếp dân; tuy nhiên bản thân ông Hà Sĩ Phu từng bị công an mời làm việc rất nhiều lần. Hầu hết tại những cuộc làm việc đó đều về vấn đề bài vở của ông Hà Sĩ Phu.
Theo tôi vấn đề bài viết không làm việc với công an mà những bài viết của trí thức phải được đăng lên và tranh luận công khai. Không thể để cơ quan công an làm việc với trí thức về những bài viết của họ.
Đó cũng là lý do tôi viết thư ngỏ để đưa vấn đề lên công luận, gửi đến các đồng nghiệp và nhất là giới luật sư để làm rõ cụm từ của công an ‘thế nào là chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’: viết thế nào là chống, viết thế nào không chống, cần phải làm rõ. Chứ theo tôi giờ có làm việc với công an cũng không có kết quả gì.
Ông Hà Sĩ Phu từng bị công an mời làm việc rất nhiều lần. Hầu hết tại những cuộc làm việc đó đều về vấn đề bài vở của ông Hà Sĩ Phu

Gia Minh: Theo nhận định của ông, sau nhiều lần cắt điện thoại- Internet đối với ông Hà Sĩ Phu, sao nay họ lại áp dụng biện pháp đó?

Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tôi không hiểu được. Nói chung họ muốn bịt mồm, bịt miệng ông Hà Sĩ Phu, không muốn tiếng nói của ông này cất lên nữa. Tuy nhiên với tất cả mọi biện pháp của họ kể cả biện pháp cắt điện thoại cũng không thể dập tắt tiếng nói của ông Hà Sĩ Phu.
Tôi không hiểu khi cắt điện thoại lần này của ông Hà Sĩ Phu họ muốn đạt đến điều gì, ngoài việc gây thêm tai tiếng, vi phạm quyền công dân, vi phạm nhân quyền.
Việc làm đó chống lại chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra từ Đại hội 6: đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng, nói rõ sự thật. Muốn chủ trương này được thực hiện dứt khoát phải để cho mọi người lên tiếng. Mọi người đều có quyền suy nghĩ bằng đầu óc của họ, muốn được thế mọi người cần có quyền trao và nhận thông tin với nhau. Nếu cắt điện thoại làm sao người ta có thể trao và nhận thông tin, nhất là của các nhà khoa học.

Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến và thông tin chia xẻ vừa rồi.


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #4 - 30. May 2010 , 15:11
 
Thư Ngỏ gửi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam của công dân – nữ nhà báo tự do Dương Thị Xuân từ thủ đô Hà Nội


...

Kính thưa Quốc hội!

Tôi là một người viết báo tự do, là một công dân Việt Nam hiện đang sống ở Hà Nôi. Theo luật pháp của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam XHCN cương quyết không cho phép nhân dân được quyền có báo chí tư nhân, chính vì thế nên để đề đạt được ý kiến của mình với Quốc hội (viết tắt là QH) tôi buộc phải viết Thư ngỏ này gửi tới các quý vị lãnh đạo cùng toàn thể các quý đại biểu một nội dung dưới đây.


Thời gian vừa qua tôi thấy đảng cộng sản Việt Nam (tôi viết rõ đảng cộng sản vì hiện nay có nhiều đảng đang hoạt động bí mật và công khai tranh đấu cùng đảng cộng sản như đảng Dân chủ nhân dân, đảng Dân chủ Việt Nam-tiền thân là đảng DCVN thế kỷ 21, đảng Thăng tiến VN…Thế nhưng tất cả các chính đảng này đã bị đảng CSVN thẳng tay đàn áp, trù dập, khủng bố, tù đầy, hãm hại khốc liệt) và những người cầm quyền của nhà nước CSVN hiện nay đang phát động rầm rộ việc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh (viết tắt là HCM). Tôi cũng có đọc một số bài viết về HCM, như bài của ông Tống Văn Công đảng viên CSVN, cựu tổng biên tập báo Lao Động viết : “Nhân ngày sinh lần thứ 120 chủ tịch HCM…” có khơi lại “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc đứng tên. (Tôi thiết nghĩ có lẽ do tác giả Tống Văn Công có nguồn thông tin và tư liệu lịch sử chưa đầy đủ nên vẫn nghĩ ông HCM là Nguyễn Ái Quốc.  Nhưng đúng ra Nguyễn Ái Quốc là danh xưng của một nhóm người Việt Nam đấu tranh có tinh thần quốc gia, dân tộc  lúc đó đang hoạt động tại thủ đô Paris, nước Pháp. Cụ thể Nhóm này gồm 5 người đứng đầu là Cụ Phan Chu Trinh, các Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Chí sĩ Nguyễn An Ninh và thanh niên Nguyễn Tất Thành). Bản yêu sách nổi tiếng đã được Nhóm Nguyễn Ái Quốc này bàn thảo để chung tay viết ra, sau đó họ đã thống nhất cử người trẻ tuổi nhất là thanh niên Nguyễn Tất Thành trực tiếp đem đến gửi tới Hội nghị Versailles tại Pháp tháng 01 năm 1919, gồm 8 điều như sau :

1. Tổng ân xá tất cả người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực trong người An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập. Thành lập các trường kỹ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có các đại biểu thường trực của người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp, để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Cũng trong năm 1919,  lúc ấy người thanh niên Nguyễn Tất Thành ở Paris, kinh đô ánh sáng của nước Pháp trong nhóm Nguyễn Ái Quốc, tức sau này cũng chính là ông Hồ Chí Minh (HCM) viết nhiều bài đòi Tự do, Dân chủ cho nhân dân Việt Nam, như bài viết trên báo Nhân đạo của đảng Xã hội Pháp, ngày 02 tháng 8 năm 1919, có đoạn :

“Rất ôn hòa cả về nội dung và hình thức, các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi và nhằm vào những quyền TỰ DO mà nếu không có chúng thì con người ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyền TỰ DO ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hóa nghiêm chỉnh nào cả”.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đọc tại quảng trường vườn hoa Ba Đình lịch sử ở Hà Nội, ông HCM trên cương vị chủ tịch thay mặt chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa có trích dẫn các Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 với lời khẳng định lại về các quyền của con người thật mạnh mẽ :  “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”… Ông Tống Văn Công còn trích trong cuốn sách mang tên “Why Vietnam ?” ( Tại sao Việt Nam ? ) của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1995, trang 230 có đoạn viết : “[i][i]Ông Hồ nắm ngay lấy và nói : [i]“Đúng, không thể có tự do mà không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà không có tự do”…  (Trích trong bài báo Nhân ngày sinh lần thứ 120 chủ tịch HCM…  tác giả Tống Văn Công)

Thưa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đang họp tại thủ đô Hà Nội !

Báo Thanh niên số 133 (5255), thứ năm ngày 13.5.2010, nhà báo Quang Duẩn đăng tin : “Ngày 12-5-2010, Học viện chính trị-hành chính quốc gia HCM đã tổ chức hội thảo quốc tế “Di sản HCM trong thời đại ngày nay”. Ông chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cũng nói :”Chủ tịch HCM đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là : Tư tưởng HCM, Thời đại HCM và tấm gương đạo đức, phong cách HCM…”. Hội thảo diễn ra 2 ngày 12-13/5 với sự tham gia của 55 nhà khoa học quốc tế và trên 400 nhà lãnh đạo khoa học VN. Gần 200 tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như di sản HCM về độc lập dân tộc và CNXH; di sản HCM về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; các vấn đề văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản HCM”.

Những điều tôi trích nêu ở trên nếu đúng, tôi kiến nghị QH ngay trong phiên họp đang diễn ra hiện nay hãy thảo luận sôi nổi rồi đưa vào Nghị quyết về các vấn đề rất cấp thiết, như  “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong nhóm Nguyễn Ái Quốc mà sau này cũng chính riêng ông ta lấy bút hiệu Nguyễn Ái Quấc và sau là Nguyễn Ái Quốc… Cuối cùng cũng chính là chủ tịch Hồ Chí Minh mà sau này là lãnh tụ tối cao của đảng lao động VN, tức ĐCSVN hiện nay đã thay mặt Nhóm Ái Quốc để đứng tên gửi tới Hội nghị Versailles tháng 01 năm 1919 gồm 8 điều mà tôi đã trích dẫn đầy đủ ở trên :

Tổng ân xá tất cả người bản xứ bị án tù chính trị.
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương…
………………………………………………………………
Khi liên hệ với đời sống thực tế trong xã hội ngày hôm nay dù bối cảnh đã cách khá xa sự kiện lịch sử nêu trên diễn ra giữa thủ đô của chế độ thực dân Pháp hơn 90 năm về trước, thì dư luận cả trong và ngoài nước thấy hết sức đau lòng, bất bình và phẫn nộ không sao nói hết… Bởi tình trạng các tù nhân chính trị, tù nhân vì lương tâm và tôn giáo tại nước CHXHCN Việt Nam của ông Hồ Chí Minh vẫn còn nhan nhản và đầy rẫy, tất cả họ đã và đang phải chen chúc tồn tại trong các trại giam trên cả nước. Các quyền Con người tối thiểu và cũng là các quyền tự do dân chủ căn bản của toàn thể nhân dân Việt Nam vẫn bị tước đoạt không hề được tôn trọng thực thi cho dù đảng và nhà nước cộng sản này là quốc gia thành viên đã tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Nhà nước XHCN toàn trị của ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN cũng đã long trọng ký tên mình vào Tuyên bố chung toàn thế giới về Nhân quyền của tổ chức Liên hợp quốc cùng rất nhiều văn kiện quan trọng khác về quyền Con người để cam kết trước cộng đồng quốc tế đảm bảo cho nhân dân Việt Nam được hưởng dụng những quyền làm người như các quốc gia văn minh, tiến bộ và dân chủ khác trên toàn thế giới. Thế nhưng trên thực tế trong xã hội Việt Nam thì tình hình Nhân quyền của người dân quả thật là tồi tệ và bi thảm, về việc này tôi xin nêu dẫn chứng một số các trường hợp cụ thể để giúp QH biết rõ thêm như sau :

Nữ ký giả tự do Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi quê ở TP- Hải Phòng chỉ vì nặng lòng yêu thương những người ngư dân miền biển thuộc huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa bị hải quân Trung Quốc bắn giết, và đau đớn uất ức vì các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực quân sự chiếm đóng… Cô còn tham gia làm đơn xin biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đòi lại các phần biển đảo đã bị cướp mất. Đơn đề nghị của cô viết trình bày rõ lòng yêu nước nhưng đã bị chính quyền thành phố Hà Nội bác khước, cô đành chấp nhận và ngồi tọa kháng tại nhà riêng của mình với khẩu hiệu được căng lên trang trọng : “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam…”. Ấy vậy mà đã bị đảng CSVN và nhà nước chỉ đạo công an bắt giam bỏ tù vào trại giam Trần Phú giữa lòng thành phố Cảng, rồi sau đó cô bị tòa kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Hiện nay nữ nhà báo tự do Phạm Thanh Nghiên đang phải thụ bản án tàn khốc và hết sức bất công đó tại trại giam số 5 thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Cựu trung tá Trần Anh Kim 61 tuổi, quê gốc tỉnh Thái Bình, cựu đảng viên CSVN, thương binh, người đã tham gia 2 cuộc chiến tranh ở miền Nam VN trước kia và cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía bắc hơn 12 năm về sau…Nhưng trước các vấn nạn của đất nước như kinh tế tụt hậu, vay nợ tràn lan, vô trách nhiệm, tệ nạn tham nhũng lan tràn ngày càng nhiều, tệ cướp ruộng đất của nông dân vô tội vạ mà đền bù với giá quá rẻ mạt bất công…  mà tất cả tựu trung do người dân thực sự không được làm chủ cuộc sống, và càng không hề có dân chủ tự do cho toàn thể nhân nhân dân Việt Nam trong đời sống xã hội. Ông đã thấy Đất nước đã bị đảng CSVN thống trị chứ không phải như là được đảng cầm quyền lãnh đạo, trong minh bạch và được bầu lên bằng lá phiếu tự do của người dân, cũng vì vậy nhân dân không được hưởng nhân quyền, dân chủ, tự do thật sự. Ngay như trong các phiên họp QH trước đây có nhiều đại biểu rất bức xúc trước vấn nạn nội xâm này, có đại biểu đã phải than rằng : “trẻ em hôm nay con nợ ngày mai…”. Nhìn thấy thực trạng đau lòng như vậy nên ông đã dũng cảm tham gia khối đấu tranh 8406 và đảng Dân chủ Việt Nam để tranh đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, thế mà ông bị nhà nước của đảng CSVN bắt giam bỏ tù kết án 5 năm 6 tháng tù giam và 5 năm quản chế. Hiện nay ông đang bị giam tại trại tù tỉnh Thái Bình và sắp tới sẽ bị đưa đi thi hành án ở nơi xa quê hương mình mà gia đình chưa biết rõ cụ thể ở đâu…

Các trường hợp khác với số phận tương tự cũng đang bị đảng CSVN giam nhốt trong chốn lao tù, đầy đọa, như nhà thơ Trần Đức Thạch vốn là cựu chiến binh đã từng tham gia cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trước kia; cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Tính 2 lần bị tù đầy khốc liệt; cựu giám đốc, cựu đảng viên CSVN Nguyễn Mạnh Sơn; cựu chiến binh – nông dân Nguyễn Văn Túc; cựu nhà giáo Vũ Hùng; nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa; anh Phạm Văn Trội; sinh viên trẻ Ngô Quỳnh;…vv…Tôi biết rất rõ, là tất cả những người này cũng chỉ vì mong muốn đất nước được phát triển, người dân được hưởng đầy đủ tự do, dân chủ, được ấm no hạnh phúc mà thôi. Đặc biệt là tất cả họ đấu tranh cũng rất ôn hòa như ông Nguyễn Tất Thành – tức Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cách đây gần 100 năm dưới chế độ thực dân Pháp. Ngày nay, thế kỷ 21 là thế kỷ của tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, nền văn minh nhân loại đã phát triển rất cao, những việc họ làm chỉ là viết báo tự do, phát biểu bày tỏ chính kiến cá nhân một cách ngay thẳng theo lương tâm của mình, họ còn treo khẩu hiệu, băng rôn có nội dung yêu nước, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước trước họa xâm lăng, đòi đa nguyên đa đảng và tự do dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, phê phán chính phủ bất tài, bất lực vô trách nhiệm để lạm phát tăng cao làm đồng tiền mất giá đẩy đời sống đại đa số người dân lao động vào cảnh khốn cùng…vv…và vv…

Vậy mà tại sao đảng CSVN và nhà nước XHCN đã nỡ ra tay bắt giam, bỏ tù kết án họ với tổng số trên mấy chục năm cả tù giam lẫn quản chế sau khi đã thụ xong án tù đầy. Như vậy là, việc làm của đảng CSVN và nhà nước nhân danh chế độ XHCN “tốt đẹp, đầy ưu việt” hôm nay hóa ra lại không hề có dân chủ, tự do như dưới sự cai trị của bọn thực dân, phong kiến hủ bại, phản cách mạng trước đây hay sao ???

Mới đây dư luận còn được chứng kiến tòa án tại Sài Gòn nơi thành phố được ĐCSVN đổi tên là “thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” đã kết án tổng cộng vài chục năm tù giam và quản chế cho các trí thức tha thiết với sự nghiệp dân chủ, tự do và tiến bộ toàn diện của đất nước, như thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, luật sư Lê Công Định, kỹ sư Lê Thăng Long, trong đó nặng nề nhất là kỹ sư tin học, cựu tổng giám đốc Trần Huỳnh Duy Thức cũng chỉ vì những người này đấu tranh cũng rất ôn hòa như Nguyễn Tất Thành, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh ngay trong lòng nước Pháp thực dân cách đây gần 1 thế kỷ… Và còn rất nhiều vô số tù nhân chính trị, tù nhân vì lương tâm khác nữa mà do chưa được có thông tin đầy đủ, nên tôi chưa nêu được cụ thể danh tính của tất cả họ bởi vì không có điều kiện thống kê được một cách chính xác mà thôi…

Thưa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam !

Những hình ảnh các nhà tranh đấu dân chủ bất khuất, hiên ngang trước các phiên tòa đầy bất công, giả trá đã thôi thúc tôi viết nhiều bài vinh danh họ vì sự hy sinh thầm lặng của họ, của gia đình họ giữa một đời sống xã hội hiện nay chỉ chạy theo đồng tiền và đồng tiền mà thôi. Cái “chân lý và tiêu chí giản dị” đến đau lòng: “ có tiền là giải quyết được hết mọi việc” đã trở thành mục tiêu và lẽ sống trong xã hội và trong mọi tầng lớp dân chúng VN hiện nay… Nhất là hình ảnh rất đáng cảm phục của sinh viên trẻ năm thứ 4 trường đại học Công nghệ thông tin – Ngô Quỳnh, 22 tuổi để tất cả chúng ta đều phải học tập khi em đứng trước vành móng ngựa của tòa án chế độ, em đã khảng khái trả lời thẳng hội đồng xét xử như một tuyên bố của thế hệ trẻ tuổi không đơn thuần chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, sống hiện sinh và thực dụng. Em đã nói lời cuối cùng trước khi tòa vào nghị án : “Những việc tôi tham gia đấu tranh, xuống đường biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa cho đất nước Việt Nam và vì sự nghiệp dân chủ hóa, tự do thì tôi thấy không có gì phải hối hận cả. Chúng tôi đã làm những việc yêu nước đó để lịch sử, để các lớp con cháu, các thế hệ bạn bè và đàn em mai sau mãi mãi không bao giờ quên được phiên tòa ngày hôm nay, cũng là để tất cả họ không bao giờ phải đứng trước vành móng ngựa của toà án nhà nước như chúng tôi hôm nay nữa …”…

Vậy với việc chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã nêu “Di sản HCM là một di sản quý báu” nếu nó “có thật” như trong cuộc hội thảo “đông người” bànvề tư tưởng HCM, các vấn đề văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản HCM” mà tôi trích dẫn trên đây có hay không ? Tôi trân trọng kính đề nghị Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đang họp hãy chất vấn thẳng thắn đối với chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đối với ông bộ trưởng bộ công an Lê Hồng Anh về những việc tôi nêu trên. Sau khi đã làm rõ rồi thì tôi cũng kêu gọi QH, cùng tất cả các quý vị có thẩm quyền tối cao của ĐCSVN hãy khẩn thiết trả tự do ngay lập tức cho tất cả những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tại nước CHXHCN Việt Nam đang bị giam cầm mà không có một điều kiện gì với họ. Nếu làm được như vậy cũng chính là QH đã noi theo và giúp làm sống lại được tinh thần đấu tranh của ông Nguyễn Ái Quốc trước kia khi đưa bản yêu sách 8 điểm để đòi các quyền Con người căn bản cho người dân xứ An Nam thuộc địa ở Đông Dương với nhà nước thực dân đế quốc Pháp mà tôi đã đề cập ở phần trên bức thư này. Điều này nếu QH, bộ chính trị đảng CSVN làm được cũng chính là hành động thiết thực nhất, có ý nghĩa và giản dị nhất vì đã biết “sống và làm việc theo tấm gương, đạo đức HCM”, chứ không phải như những việc đã phải quá tốn công của, bạc tiền của dân nghèo, của công quỹ quốc gia vốn đang cạn kiệt để tổ chức linh đình, liên miên hết hội thảo này đến lễ kỷ niệm nọ về ông HCM. Kể cả những việc mà chỉ nặng về phô trương hình thức, đề cao tệ tuyên truyền thần thánh hóa lãnh tụ, nạn sùng bái cá nhân quá đáng khi thiết lập cầu truyền hình toàn quốc, hay cho căng đỏ chói khắp phố phường, thôn xã đủ loại băng rôn, khẩu hiệu ồn ào ngợi ca công đức của HCM như bấy lâu nay vẫn làm đâu, thưa các quý vị !!!

Còn phải kể đến 1 sự kiện có liên quan mới đây nhất nữa, đó là việc chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong buổi họp báo quốc tế ngày 10-4-2010 khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-16 vừa qua tại Hà Nội đã trịnh trọng nói : “Thưa các bạn, trong chuyến thăm vừa qua của tôi tới Myanmar, ngoài việc trao đổi về hợp tác song phương, tôi với cương vị là chủ tịch ASEAN đã chuyển tới chính phủ và nhân dân Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn Myanmar triển khai có hiệu quả cái lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc. Tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái. Qua đó để ổn định và tập trung phát triển đất nước Myanmar. Tại hội nghị này, các nước ASEAN khẳng định tiếp tục ủng hộ Myanmar tích cực hội nhập với khu vực và quốc tế…”.

Vì thế qua đây càng thấy, những hoạt động tranh đấu dân chủ, nhân quyền bất bạo động, rất ôn hòa của các nhà hoạt động dân chủ trong nước không thể và vĩnh viễn không bao giờ bị đảng CSVN và nhà nước của đảng độc tài toàn trị này coi là có tội được, họ phải trả được tự do ngay lập tức !!!

Xin kính chào và cám ơn Quốc hội đã quan tâm.

Thủ đô Hà Nội, viết nhân kỷ niệm ngày 19-5-2010 là sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh

và ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội.

Nhà báo Dương Thị Xuân

Thư ký báo tập san Tự do dân chủ

Email: hanoihoabinhxanh@yahoo.com

Điện thoại liên lạc : 0125-849-4598

Ghi chú đặc biệt : Hoàn cảnh hiện nay của cả gia đình tôi rất bi thảm vì đã bị chính quyền TP Hà Nội ra tay chỉ đạo công an, dân phòng, thanh tra xây dựng…đến đập phá tan hoang ngôi nhà cấp 4 trong làng Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội ngày 20/11/2008. Từ đó đến nay cả nhà chúng tôi phải đi ở nhờ và không biết đến bao giờ mới chấm dứt cảnh ngộ đau thương khốn khổ này. Vì thế nên không có ghi địa chỉ nhà ở cụ thể trong bức Thư ngỏ này được, rất mong quý bạn đọc và quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông cảm cho.

Đề nghị quý vị tham khảo một số bài viết của tôi gần đây về các nhà hoạt động tranh đấu dân chủ của các tù nhân chính trị Việt Nam, như:

-“Vinh danh các nhà dân chủ không chỉ là ước mơ !”

-“Tổ quốc Việt Nam luôn luôn trường tồn nhờ sự tranh đấu của các bà mẹ dân chủ kiên cường !”

- “Vinh danh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhà dân chủ Trần Anh Kim trước tòa án của nhà nước cộng sản Việt Nam !”

@thongtinberlin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #5 - 11. Jun 2010 , 00:47
 
Linh Mục Nguyễn Văn Lý kiện nhà nước Việt Nam




(11.06.2010) – Huế -

Từ thành phố Huế, ngày 08.06.2010, cha Tađêô Nguyễn Văn  Lý đã gởi lá đơn kiện của mình đến Tòa an nhân quyền Liên hiệp quốc, tại Thụy Sỹ. Lá đơn này cũng đồng kính gởi các ông Chủ tịch và Thủ tướng nước CHXHCNVN.


Dù cha Lý gởi đơn này đến rất nhiều cơ quan truyền thông, nhưng không một cơ quan truyền thông nào trong nước đăng tải. Với sứ mạng là tiếng nói của người nghèo, bị bắt bớ và bị bỏ rơi hơn cả, www.chuacuuthe.com trân trọng giới thiệu lá đơn này để quý độc giả gần xa được tường, cầu nguyện và hiệp thông với những người tù oan, và nếu có dịp thì chất vấn những cơ quan hành pháp đã gây ra nhiều oan khiên và đau khổ cho dân Việt.
—————————
ĐƠN KIỆN SỐ 01
của Linh mục tù nhân lương tâm Tađêô  Nguyễn Văn Lý
KIỆN  NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM

về  việc Nhà cầm quyền CSVN đã bắt giam giữ trái công luật quốc tế lần thứ 4
từ  ngày 18-2-2007 đến thời hạn không rõ  ràng


Huế, Việt Nam, ngày 08 tháng 6 năm 2010
Kính gửi : - Tòa án Nhân quyền của Liên hiệp quốc, Thụy Sĩ.
- Các Tổ chức Nhân quyền quốc tế.
Đồng kính gửi :Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ  tướng Nước CHXHCN Việt Nam.

Kính thưa quí Vị,
Tôi là tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý, Linh mục thuộc Tổng giáo phận Huế, Giáo hội Công giáo Rôma, đang bị quản chế và điều trị bệnh tại Nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam, muốn trình bày với quí vị các khiếu kiện sau đây :

I. Tiến trình chịu bất công : 4 lần, 17 năm tù giam và 7 lần, 14 năm quản chế :
1/- Ngày 18.8.1977 tôi bị NCQ CSVN bắt giam tại trại tạm giam Thừa Phủ, Huế (18.8.1977 – 24.12.1977). Lý do là tôi phổ biến 2 bài phát biểu của Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền rằng Việt Nam chưa có Tự do Tôn giáo thực sự, trong 2 Hội nghị do chính NCQ CSVN tổ chức năm 1977. Sau đó tôi bị quản chế ở Nhà chung Tổng giáo phận Huế gần 01 năm (1977-1978) và tại giáo xứ Đốc Sơ, Hương Sơ, Huế 2 năm (1981-1983).

2/- Cuối năm 1983 tôi bị NCQ CSVN kết án 10 năm tù, 3 năm quản chế và bắt giam tại trại tạm giam Thừa Phủ, Huế; 2 trại cải tạo K1, Thanh Cẩm, Thanh Hóa, và K1 Nam Hà, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam (18.5.1983 – 29.7.1992); cướp đoạt của tôi 4 thùng sách quí, một số máy ghi âm và phát thanh mà không có một biên bản nào. Lý do là ngày 13.8.1981, tôi đã hướng dẫn giáo hữu đứng bên lề đường nguyện kinh 4 lần, khi chúng tôi đi hành hương kính Đức Mẹ La Vang, nhưng bị Công an CSVN ngăn chặn, để khai thông tuyến giao thông cho các giáo hữu hành hương dịp Lễ Đức Mẹ Về Trời 15.8.1981.

Sau đó, tôi bị quản chế ở Nhà chung Tổng giáo phận Huế 3 năm (1992-1995) và bị quản chế ở Nhà thờ Nguyệt Biều, Huế hơn 5 năm (1995-2001) vì đã viết bản Tuyên ngôn về thực trạng Giáo hội Công giáo Giáo phận Huế ngày 24.11.1994.

3/- Cuối năm 2001, tôi bị NCQ CSVN kết án 15 năm tù, 5 năm quản chế và bắt giam trại tạm giam Thừa Phủ, Huế; trại giam K1 Nam Hà, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam (18.5.2001 -07.2.2005); cướp đoạt của tôi một số sách quí cũng không để lại một biên bản nào. Lý do là từ ngày 12-2-2001 đến ngày 17.5.2001, tôi đã hướng dẫn giáo hữu An Truyền, Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế hiểu biết đôi chút về Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Ứng cử – Bầu cử, về Chính trị Công dân (bênh vực công lý, nhân quyền, nhân phẩm) khác với Chính trị Đảng phái (giành quyền quản lý và lãnh đạo Đất nước) như thế nào. Sau đó, tôi bị quản chế ở Nhà chung Tổng giáo phận Huế 2 năm (2005-2007) và bị quản chế ở Nhà thờ Bến Củi, Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế hơn 1 tháng (25.2.2007 – 29.3.2007).

4/- Ngày 30.3.2007, tôi bị NCQ CSVN kết án 8 năm tù, 5 năm quản chế và bắt giam trại tạm giam Thừa Phủ, Huế; trại giam K1 Nam Hà, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. (29.3.2007 – 15.3.2010); cướp đoạt của tôi rất nhiều sách báo, tài liệu và máy móc (mà lần này tôi đang đòi lại như sẽ trình bày ở mục III.A.1.a, 1.b, 1.c, 2.a, 2.b, 2.c, 2.d. dưới đây). Lý do là từ ngày 07.02.2005 đến ngày 18.2.2007, tôi đã phổ biến các tài liệu phơi bày sự thật về Ông Hồ Chí Minh và các tài liệu về công lý, dân chủ, nhân quyền; biên soạn và phát hành bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận; đồng thành lập Khối 8406 với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam ngày 8.4.2006; ủng hộ và giới thiệu đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Vì  tôi bị rối loạn huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não 3 lần (25.5.2009; 12.7.2009; 13.11.2009), lần thứ 3, NCQ CSVN đưa tôi lên Hà Nội cấp cứu và ngày 15.3.2010 tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng, đưa tôi về điều trị bệnh liệt nửa người bên phải do tai biến rối loạn huyết áp, tại Nhà hưu dưỡng Nhà Chung Tổng giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam.

Dưới chế độ CSVN, từ năm 1977 đến nay, tôi đã ở tù 4 lần, 17 năm; bị quản chế 7 lần, 14 năm. Theo pháp luật của NCQ CSVN, tôi vẫn còn phải ở tù 5 năm và bị quản chế thêm 5 năm nữa.

Sau 3 lần ở tù và 6 lần bị quản chế  trước đây, tôi đã phớt lờ các bất công tôi phải gánh chịu, để dành thời giờ cho Sự nghiệp  đấu tranh cho công lý, nhân quyền, tự do dân chủ  cho Đồng bào Việt Nam. Nhưng lần này, tôi kính nhờ  quí vị làm sáng tỏ các bất công tôi phải gánh chịu, để góp phần ngăn chặn NCQ CSVN tiếp tục đàn áp các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình đang trực diện đấu tranh cho Công lý, Sự thật, Tự do, Dân chủ cho toàn Dân tộc Việt Nam.

II. Các cơ sở pháp luật để khởi kiện :
A. Căn cứ vào công pháp quốc tế :

1. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24.9.1982 qui định :

- Điều 19,2 : Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

- Điều 22,1 : Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Tuyên ngôn Quốc tế bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền ngày 09.12.1998 :

- Điều 5 : Nhằm thăng tiến và bảo vệ quyền con người và các tự do căn bản, mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền trên bình diện quốc gia hay quốc tế :
a)  Hội họp và tụ họp một cách thuần hòa;
b) Thành lập những tổ chức, những hội  đoàn hay những nhóm phi chính phủ, gia nhập và  tham dự vào những tổ  chức, những hội đoàn, những nhóm phi chính phủ ấy.

- Điều 7 : Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền dự kiến những nguyên tắc mới và những ý kiến trong lĩnh vực nhân quyền, thảo luận về nhân quyền và làm thăng tiến sự hiểu biết về nhân quyền.

- Điều 8,1 : Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác và trên căn bản không phân biệt đối xử, đều có quyền tham gia hữu hiệu vào chính quyền nước họ và vào việc quản lý việc công.

- Điều 8,2 : Nhất là quyền này bao hàm quyền, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đệ trình các cơ quan và các thiết chế quốc gia, cũng như các cơ cấu đảm lãnh việc công, những phê phán và những đề nghị nhằm cải thiện sự tiến hành các cơ quan này và báo hiệu về mọi mặt công tác của họ có nguy cơ gây trở ngại hay ngăn cản sự thăng tiến, bảo vệ và thực hiện nhân quyền cùng các tự do căn bản.

- Điều 12,1 : Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác đều có quyền tham gia các hoạt động hòa bình để đấu tranh chống mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản.

3. Luật Ký kết, Tham gia và Thực hiện Điều ước Quốc tế, do nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24.6.2005, hiệu lực ngày 01.01.2006, qui định tại “Điều 6 điều ước quốc tế và qui định pháp luật trong nước” :

- 6,1 : Trong trường hợp văn bản qui phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế.

- 6,2 : Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thi hành điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề.

Nghĩa là mọi người lương thiện đều hiểu rất rõ về 2 điều luật trên đây rằng : Khi có điều nào trong Luật pháp của một Nước thành viên Liên hiệp quốc khác với hoặc mâu thuẫn với Công ước Quốc tế, thì phải áp dụng Công ước Quốc tế là Văn bản pháp lý có gí trị ràng buộc cao hơn.

B. Căn cứ vào nhân chứng lịch sử :

1. Karl Marx : Cách đây # 170 năm, Ông Karl Marx viết Bộ Tư Bản Luận, Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản tại thủ đô London, đế quốc Anh, không hề bị bắt.

2. Nhóm Nguyễn Ái Quốc : Cách đây # 100 năm, nhóm Nguyễn Ái Quốc gồm nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Hoàng Quang Giụ, Hoàng Quang Bích, Văn Thu, Nguyễn Như Phong, Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Tất Thành viết sách, báo chống lại chế độ thực dân Pháp ngay tại thủ đô Paris, không hề bị bắt.

3. Người Việt làm báo chống Thực dân Pháp ngay tại Việt Nam : Cách đây # 90 năm, cụ Huỳnh Thúc Kháng xuất bản báo “Tiếng Dân” ngay tại Huế năm 1927; Ông Nguyễn An Ninh xuất bản báo La cloche fêlée (Tiếng chuông rè, Tiếng chuông rạn) ở Sài Gòn năm 1923. Cả 2 Ông đều không bị Thực dân Pháp bắt vì dám làm báo chống lại Pháp. Thời đó, riêng tại Nam Kỳ, Việt Nam, các đảng viên cộng sản, nếu đấu tranh bất bạo động, dù công khai, vẫn không bị bắt.

Cho đến hôm nay, trong cả 4 lần tôi bị bắt, bị  kết án, bị nhốt tù 17 năm và trong 7 lần bị quản chế 14 năm, 5 năm tù giam và 5 năm quản chế còn tạm đình chỉ thi hành, tôi đều hoàn toàn vô tội, vì tôi luôn chỉ làm những gì Công luật quốc tế cho phép mà Pháp luật NCQ CSVN phải áp dụng, nếu NCQ CSVN muốn còn là thành viên của Liên hiệp quốc. Trái lại, khi bắt giam, kết tội, quản chế tôi và chiếm đoạt các vật dụng của tôi, chính NCQ CSVN đã ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng các Công ước quốc tế mà NCQ CSVN đã xin tham gia, ký kết và hứa sẽ thực hiện, nhưng không hề tuân giữ trong suốt 65 năm qua.

Vì  thế, tôi kính nhờ quí vị giúp tôi sao cho thật hiệu quả trong việc đòi buộc NCQ CSVN phải nghiêm túc chấp hành thực hiện :

III. Mục tiêu khởi kiện Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam :

A. Yêu cầu Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trả lại tôi :

1. Tu phục, Chuỗi kinh và kính mắt tôi đang mang trên người :

1.a. Một chiếc áo linh mục đen dài tôi đang mặc : Chiều 29.3.2007, một sĩ quan công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đến Phòng Thánh Nhà thờ Bến Củi mời tôi ra trụ sở thôn Bến Củi làm việc, tôi vừa mở cửa phòng tức khắc một lực lượng công an vũ trang hơn 30 người tràn vào phòng tôi, lấy một tấm vải lớn màu xanh da trời trùm tôi lại và ôm tôi nhét vào xe công an như một bao tải, chở ngay về trại tạm giam Thừa Phủ, Huế. Tại đây, họ lột áo linh mục, tước đoạt một tràng chuỗi Mân Côi và một cái kính viễn thị đeo mắt.

1.b. Một tràng chuỗi Mân Côi nói trên tôi dùng để nguyện kinh.
1.c. Một cái kính viễn thị đeo mắt nói trên tôi dùng để đọc sách báo.

2. Các vật dụng tôi đang sử dụng để phục vụ cho Công lý, Nhân quyền :

2.a. 6 máy Personal Computers (Laptops) hiệu HP, TOSHIBA, ACER mà # 20 Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cướp đoạt của tôi tại phòng số 5, khu nhà Hưu dưỡng thuộc Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế tối 18-2-2007, có Linh mục An-tôn Nguyễn Văn Thăng, Thư ký Tòa TGM Huế chứng kiến và cùng ký tên vào biên bản.

2.b. 6 máy in Laser hiệu CANON trong trường hợp như trên.

2.c. 6 điện thoại di động hiệu NOKIA, SAMSUNG, MOTOROLA và # 120 Simcards trong trường hợp như trên.

2.d. Gần 200 sách, báo, bài viết (mỗi loại hàng chục bản) về Công lý, Nhân quyền, Dân chủ, Tự do, Bầu cử, sự thật về Ông Hồ Chí Minh và về đảng CSVN trong trường hợp nói trên. Khi cướp đoạt và mang đi, các Công an đã đựng số tài liệu này trong 6 thùng giấy lớn.

B. Yêu cầu Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải bồi thường :

1. Các thiệt hại vật chất :

1.a. Tất cả các vật dụng cá nhân của tôi đã nêu ở các tiểu mục 2.a, 2.b, 2.c, 2.d của mục III.A.2. trên đây.

1.b. Nếu các thiết bị và máy móc đó đã bị hư hỏng thì NCQ CSVN phải bồi hoàn cho tôi 200 triệu VNĐ theo thời giá hiện nay (2010).

1.c. Riêng các vật dụng ở các tiểu mục 1.a, 1.b, 1.c, 2d. của mục III.A.1.và 2. thì NCQ CSVN phải hoàn trả tôi đúng các vật dụng mà NCQ CSVN đã chiếm đoạt trái phép của tôi.

1.d. Về 3 năm ở tù biệt giam một mình, kèm theo bệnh rối loạn huyết áp phát sinh 4 lần (gần đây có thêm 1 lần vào tháng 5.2010) tai biến mạch máo não, làm tôi bị liệt nửa người bên phải, NCQ CSVN phải bồi thường cho tôi ít nhất là 10 tỉ VNĐ hiện hành.

2. Các thiệt hại tinh thần :

Chỉ  cần một lời xin lỗi của  Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, 01 (một) VNĐ danh dự; chấm dứt mọi hành động đàn áp, bắt bớ, tù đày tất cả các Chiến sĩ Hòa bình đang đấu tranh cho Công lý, Tự do, Dân chủ cho Việt Nam và trả tự do ngay, vô điều kiện, tất cả các Chiến sĩ Hòa bình đang bị giam cầm trong các trại giam của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành trên thiện tâm phục vụ công lý hòa bình cho Nhân loại của tất cả quí vị.
Xin trân trọng kính chào và chân thành cảm ơn tất cả quí vị.


Khởi kiện từ  Nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế
69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam
ngày 08 tháng 6 năm 2010
(đã ký  tên và đóng dấu)
Tù  nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý
Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, Việt Nam
*
Back to top
« Last Edit: 11. Jun 2010 , 00:49 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #6 - 16. Jun 2010 , 00:03
 
LM Lý tin tưởng sẽ thắng ở Tòa án Quốc tế


...

Linh Mục Nguyễn Văn Lý (LM NVL) vừa đưa đơn kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án quốc tế.  Việc một công dân khởi kiện nhà nước đã xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, đó là lần đầu tiên.

Nhiều bạn đọc thắc mắc, liệu LM Lý có thực sự muốn khởi kiện không, hay ông chỉ muốn công bố những tư liệu này trên Internet nhằm gây một sự chú ý nào đó. Và tại sao bây giờ LM lại khởi kiện. Chúng tôi đã hỏi chuyện ông về những vấn đề liên quan, cuộc phỏng vấn do Mạc Việt Hồng (MVH) thực hiện:

MVH: Thưa LM, câu đầu tiên xin được hỏi thăm sức khỏe của LM ra sao sau vài tháng hít thở bầu không khí tự do?

LM NVL: Sức khỏe của tôi tiến triển tốt hơn. Tay phải của tôi phục hồi được khoảng 40%, còn chân phải giờ được chừng 60%. Về tinh thần thì đương nhiên là thoải mái hơn rồi.

MVH: Mục đích cuộc phỏng vấn của Đàn Chim Việt hôm nay liên quan tới lá đơn mà chúng tôi mới nhận được trong đó ông viết gửi cho Toà án Quốc tế Nhân quyền Liên hiệp Quốc cùng chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Việt Nam (VN) Nguyễn Tấn Dũng. Xin ông cho biết, ngoài việc phổ biến trên Internet ông đã gửi tới các đối tượng trên bằng cách nào, thưa ông?

LM NVL: Trong nước thì tôi gửi bằng đường bưu điện. Sáng hôm qua (1), tôi gửi tại bưu điện Huế tới địa chỉ của ông  Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Trong đơn kiện tôi có ký tên và đóng dấu Linh mục của tôi rõ ràng.

Còn đơn gửi tới Tóa án nhân quyền của LHQ thì tôi nhờ bạn bè tôi ở các nước họ dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức rồi họ giúp tới chuyển tới các cơ quan trên.

MVH: Xin được hỏi, ông có tìm luật sư nào đại diện quyền lợi cho ông trong việc kiện tụng này không, thưa LM?

LM NVL: Tôi cũng không biết luật sư nào có khả năng có thể giúp đỡ tôi ở Tòa án Quốc tế. Nhưng tôi nghĩ, sự việc của tôi rõ ràng lắm rồi, có luật sư hay không thì chỉ cần căn cứ vào những gì tôi đã trình bày trong đơn và những công ước quốc tế mà VN đã ký kết, cũng có thể kết án nhà nước CSVN về việc đã xét xử tôi, đã giam giữ tôi là trái luật. Tôi nghĩ có luật sư đại diện hay không, thì tôi cũng sẽ thắng.

MVH: Trong đơn, ông có dẫn các công ước Quốc tế mà nhà nước VN đã tham gia ký kết nhưng có một thực tế là, nhiều năm nay, họ đâu có thực hiện, không riêng gì với trường hợp của ông mà với rất nhiều người khác. Thế giới người ta cũng biết chuyện này, nhưng sự can thiệp của họ thường chỉ dừng ở một độ nào đó, vậy việc ông khởi kiện liệu có ích gì không, thưa LM?

LM NVL: Tôi nghĩ là có kết quả về mặt này hoặc mặt khác, làm cho nhà nước VN phải chùn tay vì bao năm nay họ bưng bít và vi phạm những điều khoản mà họ đã ký kết nhưng không có ai kiện họ tới nơi tới chốn.

Tôi muốn gióng lên tiếng chuông để họ ngưng tay trong việc giam cầm các chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình, tự do, cho công lý hiện nay và trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ. Đồng thời, tôi cũng muốn nhân sự kiện này, gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế với phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam.

Tôi muốn thế giới chú ý hơn nữa tới tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam như so sánh của tôi trong lá đơn, tình hình còn kém hơn thế kỉ trước dưới thời thực dân Pháp. Tôi muốn nói to lên với quốc tế về tình hình nhân quyền, về tự do ngôn luận ở VN.

MVH: Nhìn vào những bản án mà CS đã kết tội ông trong mấy chục năm nay, bản án sau nhẹ hơn bản án trước, có thể nói họ cũng có những tiến bộ nhất định nào đó?

LM NVL: Tôi nghĩ rằng nhận xét đó có phần nào xác đáng. Họ buộc phải nhẹ tay hơn, dịu hơn trước do sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, họ cũng hiểu rằng, càng đàn áp thì người ta càng chống đối. Đó là quy luật.

MVH: Trong đơn kiện của mình, ông có đòi bồi thường 10 tỉ đồng VN, số tiền này không mang tính thực tế lắm, vì theo tôi biết, chưa có tiền lệ nào về chuyện bồi thường như vậy dưới chế độ CSVN, nhất là với các tù nhân lương tâm?

LM VNL: Đúng vậy, nhà nước VN họ không có dám bồi thường cho tôi đâu, như vậy khác nào họ tự bôi tro trát trấu vào mặt. Nhưng đề cập tới số tiền đó, tôi muốn nói rằng, đó là lẽ công bằng giữa cộng đồng nhân loại hôm nay. Mà thực ra số tiền 10 tỉ đồng cũng không là gì cả so với mạng sống con người và những tổn thất về thể xác cũng như tinh thần mà người ta phải chịu đựng.

Cái tôi cần không phải là 10 tỉ đồng mà là danh dự của một con người.

MVH: Chúng tôi thấy rằng, khi ông mới được nhà nước cho tạm hoãn thi hành án để về chữa bệnh, ông phát biểu có vẻ ôn hòa hơn, dè đặt hơn, chẳng hạn khi ông nói, “nếu cách mạng dân chủ mà gây đổ máu, bạo loạn thì cứ để ĐCS lãnh đạo còn hơn”, nay bỗng nhiên ông tỏ ra gay gắt hơn, quyết liệt hơn, vì sao vậy, thưa ông?

LM NVL: Sự thực thì tôi vẫn kiên quyết như vậy ngay từ khi tôi còn trong trại giam hay khi tôi được ra khỏi trại giam. Nhưng khi vừa từ “hang” chui ra, chưa có biết hoàn cảnh thực tế ở bên ngoài thế nào, nên tôi phải có thái độ thận trọng, dè dặt.

Những lời tôi tuyên bố sau khi ra khỏi trại giam với BBC thì có thể hiểu thế này, chúng tôi muốn làm cách mạng  một cách nghiêm túc để sao cho VN tốt hơn Thái Lan, Indonesia… chứ nếu làm để máu người dân lại đổ, thì chúng tôi không muốn làm. Ý tôi rõ ràng như vậy, để nhà cầm quyền CSVN đừng có chụp mũ chúng tôi gây rối loạn. Chúng tôi đang tranh đấu cho hòa bình, tự do, dân chủ, một cách nghiêm túc, văn minh và đạo đức.

Thực sự, tôi có tuyên bố với cơ quan an ninh rằng, quý vị muốn cho tôi ra khỏi trại giam chữa bệnh hay không thì tùy quý vị, nhưng khi tôi ra ngoài, tôi sẽ tiếp tục điều hành khối 8406 ngay. Nên tôi nghĩ rằng, tôi đã rất sòng phẳng với họ.

MVH: Sau mấy năm không có thông tin, hiện nay ông đã cập nhật được tình hình xã hội, cũng như phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của VN, ông có nhận xét gì, thưa ông?

LM NVL: Hiện nay tôi đã có thể nhận thức được tương đối chuẩn hơn tình hình của xã hội VN. Tôi cho rằng, ĐCS VN hiện đang bị suy yếu, nội tình bị chia rẽ nặng nề với nhiều khuynh hướng ngày càng xa cách nhau khó có thể hàn gắn. Nhiều đảng viên ĐCSVN cảm thấy xấu hổ, sám hối và cũng muốn tìm một con đường nào đó để đất nước phát triển hơn, ổn định hơn, bản thân họ cũng bớt áy náy với lương tâm mình.

Bên cạnh đó, phong trào dân chủ trong nước chưa có một lực lượng tương xứng để có thể trực diện đấu tranh giành quyền lãnh đạo và quản lý đất nước. Cho nên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay không phải là việc ĐCS VN suy yếu mà là lực lượng dân chủ đã có nhân sự và đường lối hay chưa và làm gì để chạy đua kịp với thời gian. Vấn đề là chúng tôi làm sao để có thể xây dựng được lực lượng.

MVH: Thưa ông, đó là một bài toán rất khó. Xây dựng lực lượng thế nào, nếu cứ “thò” ai ra là ĐCS lại bắt giam ngay người đó? Như vụ án mới nhất gần đây, nhóm của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, họ cũng có những sự chuẩn bị nhất định như xây dựng lực lượng, liên kết trong- ngoài, hay soạn thảo Hiến pháp mới.v.v. giờ họ vào tù cả rồi?

LM NVL: Đúng vậy. Chính vì vậy, chúng ta cần dần từng bước một làm cho ĐCS hiểu và họ phải dừng tay lại.

Ví dụ, như tình hình tự do ngôn luận hiện nay cũng có những tiến bộ nhất định so với trước kia. Việc phát tán hay chuyển giao tài liệu hiện nay được thực hiện thoải mái hơn, công an họ cũng có kiêng dè hơn, ngần ngại hơn. Hay, tự do internet và điện thoại có tiến bộ hơn, anh em ít bị kiểm soát hay cắt điện thoại hơn so với trước kia.

Đó là những bước tiến mà chúng tôi phải tận dụng để truyền bá tư tưởng dân chủ và xây dựng lực lượng. Phải tiến từng bước một, như vậy thôi.

MVH: Đã làm phiền ông khá lâu, xin hỏi ông một câu cuối cùng, ông có nhắn gửi gì cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là những người cũng đang khao khát dân chủ cho Việt Nam?

LM NVL: Nhắn gửi thì tôi không dám đâu. Nhưng tôi mong muốn cộng đồng người Việt hải ngoại bỏ qua những khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức kia, để đoàn kết lại vì một tương lai chung.

Tôi cũng mong rằng, thay vì những lời lẽ gay gắt, các tổ chức đưa ra những lý lẽ ôn hòa và dễ thuyết phục đối phương hơn, có như vậy, người trong nước, nhất là các đảng viên CS, người ta dễ “nghe ra” hơn.

MVH: Vâng, Cám ơn ông. Tôi tin rằng, nhiều bạn đọc, nhiều tổ chức sẽ nghe được lời nhắn nhủ của ông. Xin chúc ông sức khỏe.

LM NVL: Xin cám ơn.

————————————————

Ghi chú: (1): Cuộc phỏng vấn thực hiện lúc 10h sáng (giờ VN) ngày thứ Bẩy, 12/6/2010.

© Đàn Chim Việt


Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #7 - 20. Jun 2010 , 11:25
 
Mời Cả Nhà   xem đoạn Youtube  phóng viên CNN  phỏng vấn   Nguyễn ngọc như Quỳnh tức   Blogger Mẹ Nấm



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #8 - 26. Jun 2010 , 22:32
 
Nhân phẩm phụ nữ trong tù Việt Nam


...

Bốn lần bị khám với không mảnh quần áo che thân. Hơn hai năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" - Nữ luật sự bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân kể lại các hình thức tra khảo và hạ thấp nhân phẩm tù nhân trong trại tù Việt Nam.



'Tra tấn nhục hình kín'

Bản thân Lê Thị Công Nhân, sinh năm 1979, nói cô chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù.

Bị xử tù trong phiên tòa thu hút dư luận quốc tế tháng 5/2007, Công Nhân chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với cô.

Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa.

Nhưng qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, cô đúc rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.

Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt.

"Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn 'thô sơ, man rợ'. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn..."

"Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm."

Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an.

"Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi."

Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập.

Lúc mới vào tù, Lê Thị Công Nhân cho hay cô ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết thì được trả lời:

"Điên à? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm".

Theo Lê Thị Công Nhân, nỗi khiếp sợ bao trùm lên những người tù và họ "im lặng để được yên thân."

Và nguyên nhân cuối cùng, theo cô Lê Thị Công Nhân, là 'lỗi hệ thống':

"Việc tra tấn nhục hình và hạ thấp nhân phẩm con người trong nhà tù Việt Nam là phổ biến có hệ thống và vẫn đang được tiếp tục và nhận được sự bao che cực kỳ lớn và chặt chẽ, đoàn kết trong nội bộ chính quyền Việt Nam."

Các đoàn thanh tra của Quốc hội và của Viện Kiểm sát thường xuyên đến nhà tù, trung bình cứ khoảng nửa tháng/một đoàn.

Nhưng trong suốt thời gian bị giam thì cô không thấy có vụ nào được phanh phui.

Trong thời gian ở tù, Lê Thị Công Nhân đã có lần tuyên bố tuyệt thực để phản đối.

Tham nhũng trong tù

Hiện đã được thả ra nhưng bị quản chế ở Hà Nội, Lê Thị Công Nhân, nhà bất đồng chính kiến theo Thiên Chúa giáo kể lại:
...

Cảnh tù nhân trong một trại giam ở Việt Nam-hình từ trang của nhóm 8406

"Điều kiện sống trong nhà tù Việt Nam vô cùng tồi tệ".

"Thức ăn hàng ngày chỉ toàn rau. Nhiều người tù xuất thân từ nông thôn nhận xét, thức ăn của họ còn bẩn hơn cả thức ăn cho lợn. Đôi khi họ còn tìm thấy đất và phân còn lại trong khẩu phần ăn,"

"Nó kinh khủng đến như thế. Nhưng mà sống lâu quá, không ăn thì bị táo bón nên cuối cùng phải nhặt lại cái rau đã được hấp đấy để đem đi rửa lại để ăn."

Chỗ nằm ngủ, theo cô, cũng phải mua bằng tiền thì mới có chỗ tốt.

"Nếu không thì phải nằm cạnh hố xí. Tất cả đều phải mua bằng tiền hết."

Theo lời kể của gia đình được các trang mạng đối lập ở nước ngoài trích lại, thì phòng giam của nữ luật sư Lê Thị Công nhân có 60 phạm nhân. Chỗ nằm của mỗi người chỉ có 80cm bề ngang và bề dài là 2.2m, trên bục xi măng.

Nay, nhìn lại giai đoạn bị giam, Lê Thị Công Nhân nói nạn tham nhũng vào trong mọi ngõ ngách của nhà tù và thực tế là 'rất khó' cải thiện những điều kiện này.

Nhìn rộng ra cách đối xử của cán bộ và nhân viên hệ thống trại giam với người bị giam tại Việt Nam, Lê Thị Công Nhân nhận xét:

"Những người bị họ coi là ngoài vòng pháp luật và bị qui cho là những tên tội phạm thì họ càng khinh rẻ, càng chà đạp rất là nhiều. Và dù làm thì làm thì tôi nghĩ rằng cái điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi những điều đó là phải phanh phui sự thật này ra.

Lê Thị Công Nhân phát biểu với BBC sau khi đã đồng ý làm chứng cho cáo buộc mà một nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng khác là linh mục Nguyễn Văn Lý cũng gửi thư kiện chính phủ Việt Nam.

Cùng lá thư gửi lên Liên hiệp quốc, ông gửi bản chứng thực của một số tù nhân về việc chính quyền dùng nhục hình và tra tấn trong các nhà tù và trại giam với nhiều cáo buộc nặng nề.

Đài BBC đã gửi thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để có phản ứng chính thức.

T
"Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm đối với mọi hình thức tra tấn, ngược đãi phạm nhân".

"Những phát biểu của Lê Thị Công Nhân là không đúng sự thật."

Trong một diễn biến khác, hôm 07/06, thân nhân của ba nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gửi đơn kiến nghị về điều kiện giam cầm.
Back to top
« Last Edit: 26. Jun 2010 , 22:35 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #9 - 09. Jul 2010 , 16:55
 
Thái độ chính trị.

Jul 6, '10 2:10 AM for everyone

Hai ngày sau khi CNN phát sóng phóng sự Vietnam Internet Crackdown, một người quen sơ gặp tôi tại siêu thị và nói với tôi một cách rất bí mật:
- Anh vừa thấy em trả lời phỏng vấn trên CNN. Sao em gan quá vậy? Em nói như vậy mà không sợ an ninh sẽ làm khó dễ sao?
Tôi hỏi lại : - Em nói cái gì sai mà phải sợ khó dễ hả anh?
- Ờ thì em không nói sai, nhưng mà em phải biết là Việt Nam có hẳn nguyên một bộ phận ngồi chắt lọc thông tin trên thế giới đưa ra, em nói vậy là em chết rồi.
Tôi không biết nói gì ngoài câu : Dạ, cám ơn anh, em biết rồi.
- Mà em nói như vậy để làm gì, có được lợi ích gì đâu?
Đến câu này thì tôi nghẹn, thật sự nghẹn vì không biết phải chọn câu trả lời nào cho thích hợp, bởi theo những gì tôi biết thì người nói chuyện với tôi có bằng MBA ở Mỹ, có gia sản, có sự nghiệp. Có lẽ khi có những thứ đó thì người ta không cần tự do?

Nếu tôi được lựa chọn... liệu tôi sẽ như thế nào? Câu hỏi này lẩn quẩn trong đầu tôi nhiều ngày nay.
Bạn bè xung quanh tôi ai cũng nói, "mày quan tâm đến những thứ đó làm gì? tập trung vào chuyên môn đi".
Ừ thì cũng đã từng rồi đó, cũng có việc làm ổn định, cũng kiếm được tiền như mọi người, cũng ăn chơi sa đà, đàn đúm, cũng la cà và la đà không thua kém ai, và rồi thấy ngứa mắt, ngứa miệng thì lên tiếng, dù chuyện đó xét cho cùng không ảnh hưởng gì đến mình, nhưng cứ thấy ức ức không chịu được, và rồi thấy mình bất lực khi không thể hoà mình vào dòng chảy của cơ chế.
Bạn nói, mình có quá nhiều tham vọng khi tham gia viết bài trên blog (ý của bạn chắc là tham vọng chính trị nhưng bạn không nói ra)
Tôi lại nghĩ, đó là trách nhiệm, với chính bản thân mình, và với tương lai của con mình.
Không thể nào tách rời mối liên kết của chính trị và xã hội, bởi tất cả mọi chính sách tác động ảnh hưởng đến đời sống xã hội đều do đường lối chính trị mà ra.
Bạn thử nghĩ đi, những ngày vừa qua, cả nước điêu đứng vì cúp điện liên tục, người người khổ sở, nhà nhà mệt mỏi, doanh nghiệp than trời vì không thể sản xuất... xã hội rối loạn.  Quyền lợi của mình không được bảo đảm, tụi mình biết kêu ai?
Bạn chắc hẳn sẽ nói, "sao cái gì mày cũng lôi chính trị vô hết vậy?" khi tôi đưa ví dụ này ra. Nhưng bạn thử nghĩ đi, cơ chế độc quyền, phân phát theo kiểu mậu dịch quốc doanh có phải bắt nguồn từ thể chế chính trị mà nước ta đang theo đuổi không?
Bạn và tôi có sự lựa chọn nào khác ngoài những thứ người ta trao cho mình không?
Hãy thử nghĩ đi, nếu bạn có sự lựa chọn khác liệu bạn có chấp nhận như chúng ta đang bị ép buộc phải chấp nhận không?
Thể chế chính trị nơi mà ta đang sống, buộc cả xã hội phát triển theo định hướng của nó, vậy làm sao có thể tách rời hai khái niệm xã hội và chính trị ra riêng biệt?

Một đất nước chỉ thực sự tiến bộ khi mà mọi công dân luôn vận động cùng xã hội,  quan tâm đến xã hội, quan tâm đến sự phát triển của quốc gia. Vậy quan tâm và có thái độ chính trị đúng đắn đối với đất nước mình đang sống thì có gì là sai?

Chính trị - hai từ này thường khiến người ta liên tưởng đến sự khô khan, cứng nhắc, cùng những âm mưu và tham vọng hơn là trách nhiệm và lương tâm.
Ở Việt Nam, nhiều người né tránh khi bàn đến chủ để này vì muốn yên thân, và để khỏi phải bị "vạ lây".
Những người tham gia đòi quyền tự do, bình đẳng, những người đấu tranh vì công bằng và lẽ phải trong xã hội ở đất nước mình đang sống không ít thì nhiều đều bị gán ghép vì "động cơ chính trị", và kết quả là nhiều người đón nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa của họ với ánh nhìn ngờ vực và thương hại.
Không nói đến những điều cao siêu, chỉ bày tỏ lòng tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền đất nước, kêu gọi giữ lấy màu xanh cho môi trường và an ninh cho quốc gia, bày tỏ sự phẫn nộ trước sự bành trướng xâm lược của Bắc Kinh, cũng bị xem là dại dột và ngông cuồng, là lợi dụng quyền tự do (vốn dĩ không có)..

Buồn không? Đau không?

Hạnh phúc - không đơn giản chỉ là cơm no và áo mặc, nó còn là sự tự do trong suy nghĩ, tự do được bày tỏ cảm xúc yêu - ghét, nóng - lạnh của mỗi con người. Sự nồng nhiệt hay ơ hờ trong lòng mỗi người dân đều phải được chính phủ xem xét, bởi khi người dân quay lưng với chính đất nước mình thì thực sự quốc gia đó đã bị diệt vong.

Bạn tôi nói: "tao không hy vọng gì ở đất nước mình".
Một bạn khác lại hẹn: "Tao sẽ về khi Việt Nam thay đổi".
Hãy thử nghĩ đi, khi chúng ta không hy vọng gì nữa, không muốn quay về nữa, thì hai tiếng Việt Nam có phải đã bị nhạt nhoà ngay từ trong tâm thức rồi không?

Sẽ chẳng có gì thay đổi, khi chính bản thân chúng ta không có thái độ và trách nhiệm thật rõ ràng với xã hội mà mình đang sống, với nơi mình đã sinh ra.
Một hòn đá to cản đường không thể tự biến mất khi chúng ta ngồi không niệm thần chú, cũng như sự thay đổi, nó không xuất hiện từ những lời cầu nguyện, bạn hiểu không?

Bởi vậy, đừng bao giờ đặt ra câu hỏi "nói để làm gì?", mà hãy tự vấn lương tâm mình "nếu chúng ta không nói, thì mọi chuyện rồi vẫn y như cũ sao?". Những người đi trước, nếu họ cũng cân nhắc thiệt hơn, cũng đặt câu hỏi "được gì?" "để làm gì?", thì có lẽ, họ đã chọn sự im lặng và thoả hiệp.

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, và chắc chắn là chúng ta không hề cô đơn khi chọn cho mình một thái độ rõ ràng.

Tôi tin vào điều đó, bạn ơi!

Mẹ Nấm
Back to top
« Last Edit: 09. Jul 2010 , 16:57 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #10 - 10. Jul 2010 , 20:04
 
BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG “CÔN ĐỒ HÓA” NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
_

Tạ Phong Tần 

     
Chuyện “người thi hành công vụ” sử dụng bạo lực trái pháp luật với dân chúng ở Việt Nam không phải là chuyện lạ, thỉnh thoảng vẫn thấy báo chí trong nước loan tải thông tin. Tuy nhiên, điểm lại một số vụ xảy ra thời gian gần đây nhất cho thấy hiện tượng này xảy ra dồn đập và gây hậu quả nghiêm trọng (dẫn đến chết người) gia tăng đến mức đáng báo động.
...

Dấu vết trên cổ chân tử thi Nguyễn Quốc Bảo.
Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp

Khái niệm “người thi hành công vụ” được đề cập đến trong bài viết này là lực lượng có mặc sắc phục, có quân hàn, quân hiệu, bảng tên đầy đủ, làm việc bên trong trụ sở cơ quan công quyền hoặc bên ngoài đường phố thành từng nhóm có người chỉ huy; chớ không phải đám đông ô hợp ăn mặc lôi thôi tự xưng “người nhà nước” rồi hành động như ăn cướp, sau khi “tan hàng” thì không ai biết nó là ai.

Báo điện tử VnExpress cho hay, ngày 22/12/2009 Công an xã Bom Bo (huyên Bù Đăng, Bình Phước) bắt anh Nguyễn Văn Long (40 tuổi) về trụ sở Công an xã để “điều tra việc bị tố cáo có hành vi hiếp dâm trẻ em”. Sau một đêm bị đưa về trụ sở công an xã, anh Nguyễn Văn Long đã chết.

Kế tiếp, ngày 15/3/2010, cũng tờ VnExpress đưa tin: anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, tử vong tại trụ sở Công an huyện Hà Đông (Hà Nội) trong tình trạng “trở thành cái xác khô, 10 đầu ngón tay bị sưng, tím đen; hai chân thâm tím...” sau 11 ngày bị giam giữ. 5 tháng qua, ông Nguyễn Xuân Bình- người cha đau khổ của nạn nhân đã gởi đơn kêu oan nhiều nơi nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về cái chết đau đớn của anh Hùng.

Liền theo đó, ngày 17/3/2010 báo Lao Động đưa tin anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, đã chết trong đồn Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ sau 1 ngày bị bắt giữ. Sau khi báo Người Việt đăng bài viết phân tích rõ các dấu vết bị nhục hình dẫn đến tử vong, hơn một tháng sau báo Lao Động mới thông tin “Cơ quan Điều tra hình sự (Viện KSND Tối cao) cho rằng, vụ việc có dấu hiệu của tội dùng nhục hình và yêu cầu PC 14 (CA TP.Hà Nội) chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Viện KSND để thụ lý giải quyết”.

Anh Nguyễn Quốc Bảo chết mồ chưa kịp xanh cỏ thì ngày 11/5/2010 báo Thanh Niên tiếp tục có bài tường thuật về việc anh Võ Văn Khánh sinh năm 1981, trú xã Ðại An, huyện Ðại Lộc, thành phố Ðà Nẵng đã chết tại Công an huyện Điện Bàn khi anh Khánh đến “làm việc” tại đây.

Trước đó vài ngày, anh Khánh đi mô tô từ Ðại Lộc xuống Ðiện Bàn thì bị CSGT giữ xe do không mang theo giấy tờ. Sau đó, Khánh mang giấy tờ xe xuống Công an huyện thì mới biết chiếc xe này là xe trộm cắp và có người khai báo bị mất trộm. Trong quá trình Công an huyện Điện Bàn tạm giữ người, gia đình nạn nhân cho biết có xin thăm, nhưng Công an huyện từ chối. Sau khi anh Khánh chết, gia đình được thông báo nguyên nhân chết là do Khánh… treo cổ tự tử bằng dây buộc giày.

Ông Võ Văn Thành (cha ruột nạn nhân) đặt câu hỏi: “Tại sao trên cơ thể con trai tôi lại có những dấu vết bầm tím bị trầy xước, xương sườn bị gãy nhiều, trên người có in đậm dấu giày, giống như người ta dùng giày đá vào người con tôi vậy? Tại sao công an lại trực tiếp đến nhà mời tôi xuống giải quyết xe, vừa đến nơi lại bảo con trai tôi chết rồi? Họ còn kết luận con trai tôi dùng dây giày để treo cổ tự tử có phi lý quá không? Dây giày rất nhỏ, rất ngắn lại rất dễ đứt sao lại treo một thân hình nặng trên 50 kg như con tôi được? Kết luận như vậy là phản khoa học.”

Ông Ðại Tá Phan Như Thạch- Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam không giải thích được vì sao có những dấu giày trên cơ thể nạn nhân.

Tuy nhiên, căn cứ vào các quy luật xã hội khách quan, người khác chỉ cần đặt mình vào vị trí của Võ Văn Khánh (khi bị tạm giữ vì sử dụng xe máy bị cho là xe gian) cũng dễ dàng nhận thấy hành vi treo cổ của Khánh là bất thường và đàng sau cái chết bất ngờ của Khánh còn ẩn giấu nhiều khuất tất.

Báo Lao Động ngày 12/5/2010 tiếp tục thông tin: “anh Phạm Tuấn Hưng (SN 1973, ngụ thôn 3, xã Bình Trung, Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đi làm công cho gia đình ông Hoàng Văn Thông (ngụ thôn 5, xã Bình Trung). Ngày hôm đó, ông Thông mất trộm điện thoại, có nghi cho anh Hưng. Chiều cùng ngày, hai công an xã tới nhà chở anh Hưng lên UBND xã để điều tra làm rõ về việc ông Thông bị mất điện thoại. 24h giờ đêm, anh Hưng được thả về nhà trong tình trạng hoảng loạn, mê sảng, trên người bầm dập, hai cổ tay tứa máu. 5 ngày sau, máu từ mũi và miệng anh Hưng vẫn chảy nên gia đình phải đưa đi chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa”.

Gia đình anh Hưng đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng vụ việc anh Hưng bị đánh. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc trên.

Cũng theo số báo Lao Động cùng ngày nêu trên, “Sáng 11.5, nhiều người dân hẻm Xí nghiệp Liên Châu đã chứng kiến cảnh chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1965, ngụ xã Bình Hòa, huyện Thuận An) đã bị một nhóm dân phòng xã Bình Hòa đánh bất tỉnh”. “Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế đập một bức tường rào nhà chị Nguyễn Thị Vân (chị ruột nạn nhân) đang tranh chấp với nhà bên cạnh. Tuy nhiên do chị Vân vắng nhà nên có nhờ chị Thúy ở gần đó qua xem sự việc. Chị Thúy đề nghị lực lượng cưỡng chế cần đợi chị Vân về thì xảy ra sự việc nêu trên”.

Độc ác hơn, “sau khi nạn nhân bất tỉnh, nhóm dân phòng này đem chị Thúy về tại gốc cây bàng cạnh trụ sở CA xã Bình Hòa” bỏ mặc chị Thúy nằm đó mà không hề có động thái cấp cứu cho nạn nhân của họ. “Hơn 30 phút sau khi bị đánh, nạn nhân vẫn nằm bất động, một số bà con đã đưa chị Thúy lên BV Đa khoa Thuận An cấp cứu. Lúc 11 giờ cùng ngày, bác sĩ tại khoa Cấp cứu cho biết, thấy chị Thúy vẫn hôn mê sâu nên BV đã chuyển nạn nhân lên BV Đa khoa tỉnh”.

Từ những trường hợp vừa liệt kê, có thể thấy thời gian gần đây rộ lên tình trạng “người thi hành công vụ” lạm dụng quyền lực nhà nước để dùng vũ lực trái pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe công dân và không hề có dấu hiệu dừng lại.

Trong vụ án cháu Nguyễn Hào Anh bị vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức tra tấn dã man như thời trung cổ mà kẻ thủ ác còn ép buộc được chị Thoa (mẹ Hào Anh) phải ký giấy bãi nại cho chúng, khiến dư luận phải đặt câu hỏi: “Trước lực lượng Công an các cấp hùng hậu dàn ra từ trên xuống dưới, trước tình trạng đau đớn thê thảm, thân thể biến dạng vì thương tích cháu Hào Anh phải gánh chịu (người mẹ nào không khỏi đứt ruột đau lòng) mà chị Thoa vẫn phải bấm bụng ký đơn bãi nại cho kẻ thủ ác. Phải chăng người dân không tin vào khả năng chính quyền có thể bảo vệ sự an toàn cho người lương thiện trước bóng tối của các thế lực xấu xa phủ trùm lên đời sống người nghèo?”

Tin mới nhất được trang VnMedia (Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam) ngày 08/7/2010 là “Qua tài liệu thu thập thì sự việc xảy ra vào hồi 21h ngày 7/6/2010, anh Nguyễn Phú Trung vào nhà Nguyễn Viết Thư (ở xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ). Nghi là kẻ trộm, Thư đã túm cổ áo, đánh Trung và báo Công an xã. Vũ Đình Nghĩa (30 tuổi), là Phó Công an xã Thuỷ Xuân Tiên và Lê Văn Hoan (33 tuổi), là công an viên cùng Nguyễn Quang Sinh (36 tuổi) đã dùng dùi cui điện, khoá số 8, gậy gỗ đánh anh Trung, làm anh Trung gãy 5 xương sườn. Sau khi hành hung, các đối tượng trên đã đưa anh Trung lên xe 3 bánh tự chế chở ra vứt ven đường quốc lộ 6A thuộc thôn Tiến An, xã Thuỷ Xuân Tiên rồi bỏ đi.”.

Đây chỉ là hai cán bộ cấp xã thuộc loại “tép riu” không lãnh lương từ Bộ Công an. Được biết, dù nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Quốc Bảo tại Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã được Viện Pháp Y Quân Đội kết luận là bị nhục hình, cho đến nay những kẻ đã bắt giữ người trái pháp luật và những kẻ thủ ác gây ra cái chết của nạn nhân Nguyễn Quốc Bảo vẫn “bình chân như vại”. Ông Nguyễn Quang Phục (bố nạn nhân) cho hay ông vẫn tiếp tục khiếu nại yêu cầu xử lý theo pháp luật.

Đối với cái chết của anh Nguyễn Thanh Năm - một giáo dân ở Cồn Dầu (Đà Nẵng), dư luận nghi ngờ anh Năm chết vì bị Công an Đà Nẵng tra tấn, đánh đập.

Có ý kiến cho rằng, cơ quan Công an không phải là nơi thực thi pháp luật, gìn giữ công bằng, mà là nơi để thể hiện bạo lực theo kiểu côn đồ với người dân thấp cổ bé miệng. Nguyên nhân dẫn đến sự việc như trên là trong thời gian qua, những vụ việc tương tự không được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, mà có sự bao che, khỏa lấp tội ác từ trên xuống dưới, tạo tiền đề cho những người làm việc trong bộ máy nhà nước tự cho họ có quyền sinh sát vượt cả lên trên luật pháp?
Tạ Phong Tần
Bài đã đăng Thời Báo (Canada), vừa bổ sung thông tin


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #11 - 13. Jul 2010 , 08:56
 
Các Linh mục Huế hiệp thông với giáo dân Cồn Dầu


Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-07-12

Hôm 8/7, nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tại Huế vừa phổ biến một thư hiệp thông với giáo xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng sau khi những bi cảnh tang thương gần như dồn dập xảy đến cho giáo dân Cồn Dầu.


...
RFA File Photo
Công an và cảnh sát cơ động chặn xe tang cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.


Giáo dân tại Cồn Dầu phải chịu đựng từ việc những người đưa đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân bị giới cầm quyền, công an địa phương đàn áp đẫm máu – và cả người chết cũng không được an giấc ngàn thu, cho tới cái chết tức tưởi mới đây của một giáo hữu Cồn Dầu.
Qua thư hiệp thông này, Thanh Quang trình bày vấn đề Cồn Dầu như sau:

Đàn chiên đang đứng trước miệng sói”


Thư hiệp thông của Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, nguyên Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế bị cho là do Hà Nội ám hại hồi năm 1988 vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đã bày tỏ nỗi niềm sâu đậm không những về “cái chết tức tưởi đau thương” của ông Nguyễn Năm – một giáo hữu Cồn Dầu, mà còn ‘cảnh sống đau thương bất hạnh của rất nhiều người tại Giáo xứ Còn Dầu”. Nhất là lá thư mạnh mẽ lên án việc giới cầm quyền địa phương “đã và đang đày đọa cuộc sống, chà đạp hạnh phúc của đồng bào mình tại thôn Cồn Dầu”, cũng như “tha thiết kêu gọi những ai có trách nhiệm trực tiếp về đạo lẫn đời đối với giáo dân Cồn Dầu”, cùng tất cả mọi người yêu chuộng sự thật, tình thương, công lý, nhân quyền hãy bày tỏ hiệp thông sâu đậm đối với tình trạng mà thư hiệp thông gọi là “đàn chiên đang đứng trước miệng sói”.

Với chủ trương di dân, lập ra khu sinh thái Hòa Xuân, nhà cầm quyền Đà Nẵng đã dùng tất cả phương tiện họ có trong tay để đàn áp dân chúng, để buộc dân chúng phải di dời theo ý của họ.

LM Nguyễn Hữu Giải

Một trong 5 đại diện của Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền là Linh Mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo Phận Huế, nhận xét:

LM Nguyễn Hữu Giải: “Trong đất nước VN chúng ta, đảng CS độc tài, toàn trị và vô thần này luôn gây đau khổ cho dân chúng trong biết bao nhiêu năm qua, khi thì trong Nam, khi ngoài Bắc, khi ở Trung. Và nổi bật nhất ở tại Miền Trung chúng ta, đó là thôn Cồn Dầu ở TP Đà Nẵng. Với chủ trương di dân, lập ra khu sinh thái Hòa Xuân, nhà cầm quyền Đà Nẵng đã dùng tất cả phương tiện họ có trong tay để đàn áp dân chúng, để buộc dân chúng phải di dời theo ý của họ.”

Thanh Quang: Mặc dù giới cầm quyền luôn chối bỏ trách nhiệm đối với biến cố Cồn Dầu, như Trưởng Ban tôn giáo TP Đà Nẵng, ông Ngô Khôi, lên tiếng khi chúng tôi tìm hiểu sự thật:

Ngô Khôi: “Làm gì có chuyện đó. Cái gì nó đã qua lâu rồi. Xin lỗi với ông tôi không có bàn gì thêm nữa nhé.”

Thanh Quang: Nhưng LM Nguyễn Hữu Giải khẳng định:

LM Nguyễn Hữu Giải: “Dù cán bộ nhà nước nói rằng họ không gây ra cái chết của ông Nguyễn Năm, thực chất ông Năm chết là do công an đánh đập. Trước tình hình đó, có biết bao người đã phản ứng. Chúng tôi đã có văn thư lần thứ nhất, và hôm nay là lần thứ hai, hiệp thông với người dân, giáo dân ở Cồn Dầu, hô hào tất cả mọi người hãy can đảm bênh vực, đem lại công bình cho người dân và lên án hành vi bạo động của CS vô thần, độc tài, toàn trị”.

Thanh Quang: Một đại diện khác của Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, là LM Phêrô Phan Văn Lợi từ Huế cho biết:

LM Phan Văn Lợi: “Chúng tôi hết sức đau buồn, thậm chí phẫn nộ khi thấy những cuộc đàn áp liên tục của nhà cầm quyền CS tại giáo xứ Cồn Dầu. Từ hơn 2 năm nay, họ đã cố ý lấy 100 ha của người dân đất ở và 10 ha đất của người chết. Họ đã dùng mọi biện pháp, nào là hăm dọa, nào là sách nhiễu, thậm chí lường gạt, hứa hẹn hảo để làm cho người dân đó phải đi. Nhưng người dân biết rằng ra khỏi khu đất đó họ không thể sống nỗi, bởi vì họ là dân nhà nông, đi tới nơi không có ruộng để làm cũng như không có cơ hội tìm kế sinh nhai. Mặt khác, đấy là quê hương, nơi họ đã gắn bó từ hơn một thế kỷ nay. Cho nên họ không thể đành đoạn ra đi. 
Trong khi đó nhà nước muốn lấy khu này để làm khu du lịch sinh thái, vì đó là khu vực rất đẹp. Vì vậy trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền tìm cách áp bức ngày càng mạnh. Cách nay hơn một tháng, họ đã quyết tâm lấy nghĩa địa, nên đã ngăn chận vụ chôn bà Đặng Thị Tân, qua đó có nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn, bị bắt, trong số này có một nạn nhân vừa mới mất cách đây vài hôm. Đó là anh Nguyễn Năm – hay Nguyễn Thành Năm. Sau khi anh bị đánh trong đám tang cụ bà vừa nói, anh bị bắt lên đồn công an nhiều lần, và lần nào cũng bị hành hạ. Lần cuối cùng là vào ngày mùng 3 tháng này, anh bị công an hành hạ nặng hơn khi anh cố gắng chạy thoát. Chính trong trưa mùng 3 ấy, anh đã chết”.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #12 - 21. Jul 2010 , 23:53
 



THÊM MỘT CHIẾN SỸ ĐẤU TRANH CHO NỀN TỰ DO DÂN CHỦ

VỪA THOÁT KHỎI NHÀ TÙ NHỎ CỦA CSVN




Kính thưa quý độc giả, quý vi hữu, quý chiến hữu và quý niên trưởng,

Anh Nguyễn Anh Hảo, sinh năm 1938 tại Bảo Lộc. Năm 1968, anh là Thiếu úy - Đại đội trưởng Địa phương quân 657 (Tiểu khu Phong Dinh), đơn vị anh Hảo là đơn vị duy nhất đụng độ với quân đội Bắc Việt tại Cần Thơ vào Tết Mậu Thân (1968), theo lời anh kể thì quân đội Bắc Việt đã tấn công vào trường Đại học Cần Thơ vào đêm mùng 3 tết với lực lượng khoảng 1 tiểu đoàn, khi đó đơn vị anh đang đóng quân trong trường Đại học vừa xây dựng xong. Sau 5 tiếng cầm cự, Đại đội anh với 3 Trung đội phải rút lui ra khỏi trường Đại học Cần Thơ. Khoảng 10 giờ sáng hôm sau, với sự hỗ trợ của thiết vận xa M113, Không quân, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến,  lực lượng Địa phương quân của QL VNCH đã tái chiếm dễ dàng Đại học Cần Thơ.  Tại hiện trường, có hơn 100 xác Cộng quân  Bắc Việt xâm lược đã đền tội.

Trong một lần phát sóng của đài VTV của Cộng Sản Hà Nội vào dịp Tết năm 2010, đưa tin là quân đội Mặt Trận Giải Phóng Miền  Nam đã chiếm Cần Thơ trong 60 ngày (?) trong chiến dịch Tết Mậu Thân, với nụ cười của người trong cuộc, anh  Sáu Hảo đã kể cho tôi nghe sự thật về trận chiến trên. Anh cũng kể rằng, trong các chiến dịch về Phong Điền, Phụng Hiệp anh đã nhiều lần đụng  độ với tiểu đoàn Tây Đô của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền  Nam, tuy có trận thắng, có trận thua, nhưng  nhìn chung  xác cộng quân đền tội tại  những trận đụng độ này bao giờ cũng nhiều hơn các chiến binh của QLVNCH đền nợ nước. Anh đã nhiều lần tha cho các cán binh Việt Cộng  thay vì phải bắt chúng làm tù binh hay đền tội, khi đơn vị anh phát hiện họ cùng với vợ con lẫn trốn dưới hầm. Sau này, có một số những cán binh đó  đã đền ơn cho anh bằng cách  báo tin cho anh về các vụ mưu sát nhắm vào anh. Năm 1970, anh chuyển về Bảo Lộc, đóng quân tai Tam Bố (Bảo Lộc) cho đến tháng 4/1975, lúc đó anh là Đai úy - Phó Tiểu đòan Trưởng Địa Phương Quân.

...


Sau khi cộng sản bắc Việt cưỡng chiếm  Miền năm tháng Tư năm 1975,  anh Hảo bị tập trung "học tập cải taọ" khoảng 2 năm, rồi anh , trốn trại, đào thoát sang nước láng giềng Cambodge, tham gia vào các lực lượng võ trang đấu tranh cho nền tự do nước nhà, anh bị bắt đi tù tu 1978 - 1980. Năm 1985, anh bi bắt tại Cambodge và đi tù đến năm 1990 vì tội danh vượt ngục năm 1977. Ngày 17/7/1997, anh bị bắt tại biên giới Việt Nam và Cambodge khi nhập cảnh vào Việt Nam, lúc đó anh là Chủ tịch Hội những người phát hiện và chống tham nhũng Việt Nam, một tổ chức được thành lập tại Cambodge Anh bị kết án 13 năm và thi hành  án lệnh tại Nhà tù Xuân Lộc. Như vậy, tổng cộng thời gian tù đày dưới Nhà tù cộng sản, là gần 23 năm  và đã lưu đày biệt xứ gần 35 năm.

Ngày 17/7/2010, anh Nguyễn Anh Hào đã rời nhà tù Xuân Lộc (Z30A) để trở về mái nhà xưa sau 13 năm thụ án, Mẹ anh đang chờ anh từng ngày, theo chị Thu Hươ'ng, vợ anh nói, mẹ anh đã già yếu, bà đã 98 tuổi nhưng suốt ngày chỉ mõi mắt trông con. Chị Hương sẽ đón vị anh hùng của mình tại nhà tù Xuân Lộc. Trong thời gian  anh Hảo ở tù tại nhà tù Xuân Lộc,  người lính già của QLVNCH này đã giúp đở rất nhiều anh em tù khó khăn, anh sống chan hòa với anh em mọi lứa tuổi và thương yêu mọi người theo tinh thần Kitô hữu và tinh thân huynh đẹ chi binh. Tình thần đấu tranh của anh rất vững vàng và kiên định, anh là tấm gương cho lớp người được gọi là trẻ như tôi. Chúc mừng cho Bác gái - Mẹ anh Hảo được gặp mặt lại người con trai duy nhất của mình, khi anh đi mái đầu xanh của anh giờ đây tóc đã bạc phơ như Mẹ. Chị nhà sẽ rất vui khi được nắm lấy tay anh và sẽ hạnh phúc trong thời gian tới, vì anh có tài nấu ăn rất ngon. Xin chúc mừng anh Nguyễn Anh Hảo trở về nhà, cùng với người tù bất khuất Trương văn Sương cả dân tộc Việt nam yêu chuộng tự do dân chủ, đặc biệt là cộng đồng người Việt Quốc Gia từ Quốc Nội cho đến Hải Ngoại đang hết sức hân hoan đón chào người con yêu của tổ quốc Việt nam tự do được trở lại quê nhà sau ngót 35 năm lưu đày xa xứ à bị đày đọa trong chốn ngục tù của cộng sản.

Trước đó, ngày 1/7/2010 anh Đinh Quang Hải, một chiến sỹ đấu tranh cho tự do cũng vừa ra tù từ  Nhà tù nhỏ Xuân Lộc  và đã trở lại với gia đình tại nhà tù lớn Việt nam  tại Daklak sau 11 năm bị giam cầm và đày đọa trong chín tầng địa ngục của CSVN.

Là một cựu tù chính trị, cũng đã được nếm trãi nhiều năm trong cảnh đọa đày tù ngục và cũng đã hiểu được sâu hơn thế nào là cộng sản và thế nào là nhà tù  cộng sản, xin cùng được cả cộng đồng người Việt Quốc Gia xin hân hoan chào đón người hùng Nguyễn Anh Hảo, một sỹ quan của QLVNCH, một chiến sỹ kiên cường bất khuất trong các nhà tù nhỏ của CS trở lại với nhà tù lớn Việt nam, với cộng đồng những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho quê hương.



Sài gòn, ngày 20 tháng 7 năm 2010.

Nguyễn Bắc Truyển

(Cựu tù chính trị của nhà tù CS)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #13 - 31. Jul 2010 , 00:18
 


Một vài nhận định tổng quan về thực trạng nhân quyền ở Việt nam.

Lê Trần Luật

...

Nhân quyền hay còn gọi là quyền con người, nói một cách vắn tắt là quyền được sống đúng như một con người. Đó là quyền căn bản của mọi con người trong mọi dân tộc, mọi quốc gia.

Để đạt được chân lý tưởng chừng đơn giản đó, lòai người đã phải trả giá bằng cả máu và sinh mạng của hàng triệu người. Biết bao triều đại, bao chế độ chính trị đã sụp đổ vì đi ngược lại mong muốn đó của lòai người.

Ngày 2- 9- 1945 Hồ Chí Minh, trong tuyên ngôn độc lập đã nhắc lại chân lý này: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do….”. Tư tưởng đó đã phản ánh rằng quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của con người là chân lý, là ước mơ của tòan bộ nhân lọai. Chân lý này hòan tòan không phụ thuộc vào quan điểm hay thể chế chính trị. Quyền con người là tự nhiên, là ắt có và hằng có, là bất khả xâm phạm, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào việc có hay không thể chế nhà nước.

Kể từ sau tuyên ngôn này của Hồ Chủ Tịch, những nhà lãnh đạo Việt nam đã “ thay đổi” quan điểm, phủ nhận tính tự nhiên và tồn tại độc lập của quyền con người với thể chế chính trị. Họ cho rằng quyền con người phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế và chính trị. Quyền con người không những mang tính phổ quát được nhân lọai thừa nhận mà có tính riêng biệt, phụ thuộc vào đặt tính văn hóa của từng dân tộc. Quan điểm này nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của một chế độ chính trị độc tài. Họ đặt sự tồn tại của đảng cộng sản trên các giá trị nhân quyền đã được cả nhân lọai thừa nhận. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ thống pháp luật lũng cũng và mập mờ, mang tính hình thức và thiếu khả năng thực thi trong thực tiễn. Hầu hết các các giá trị quyền con người nhà nước Việt nam đều thừa nhận bằng cách tham gia họăc ký kết các điều ước quốc tế . Nhà cầm quyền Việt nam cũng cố gắng thể hiện sự thừa nhận các quyền con người của mình trong các hiến pháp. Tuy nhiên, bản thân các hiến pháp, đặt biệt là Hiến pháp hiện tại chứa đựng quá nhiều xung đột giữa quyền con người và chế độ chính trị. Các văn bản luật dưới Hiến pháp luôn có khuynh hướng ưu tiên cho sự tồn tại của chế độ, làm mất khả năng thực thi các quyền con người trong thực tiển.  Sự cản trở này là nguyên nhân chủ yếu gây ra các xung đột giữa chính quyền với người dân. Tạo ra các hiện tượng phản kháng xã hội.

Bảo đảm và phát triển các quyền con người là bảo đảm cho người dân của mình có quyền mưu cầu hạnh phúc và tự do.

Thực trạng về nhân quyền ở Việt nam có thể nhìn thấy qua các nhận định sau:

1- Đối với nhóm quyền về kinh tế xã hội, bao gồm các quyền: quyền lao động ; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu hơp pháp về tài sản; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền bảo vệ về hôn nhân gia đình; quyền mang tính ưu tiên như quyền trẻ em; quyền phụ nữ.                                                                                                

Quyền lao động, đó là sự tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hơp với mình. Không thể nói nhà nước đã bảo đảm quyền này khi mà gần 70% dân số việt nam sống bằng nông nghiệp, mà tư liệu sản xuất là đất đai bị nhà nước nắm giữ. Hệ thống các cơ sở công đòan mang nặng tính hình thức, không dám đấu tranh cho quyền lợi của người lao động.

Quyền tự do kinh doanh là quyền tự do lựa chọn các nghành nghể kinh doanh không bị nhà nuớc cấm. Trước năm 1999, nhà đầu tư muốn kinh doanh phải xin phép nhà nuớc. Năm 2000, khi cho ra đời luật doanh nghiệp, nhà nước không buộc nhà đầu tư phải có đơn xin phép nữa mà chuyển sang  đơn đăng ký kinh doanh. Mặc dù thay đổi ngôn từ từ “ xin phép” sang “ đăng ký” nhưng bản chất xin – cho vẫn tồn tại thông qua hồ sơ và trình tự đăng ký kinh doanh. Đó là bước đầu thành lập, khi vào kinh doanh nhà đầu tư phải vựơt qua

hàng lọat giấy phép con khác, do các bộ, các nghành quản lý tự đặt ra. Năm 2000, thống kê chính thức của nhà nuớc cho thấy Việt nam có trên 300 lọai giấy phép kinh doanh khác nhau. Khi đó chính Thủ tướng phải ra lệnh bãi bỏ trên 100 lọai giấy phép, nhưng đến nay thì lại hình thành gần 400 lọai giấy phép khác nữa. Với một “ rừng” giấy phép như  “ thiên la điạ võng” như vậy làm sao nói Việt nam có quyền tự do kinh doanh. Mặc khác khi nói đến tự do kinh doanh không thể không nói đến sự cạnh tranh lành mạnh, điều này không thể có với nền kinh tế thị trường theo định hướnh XHCN.

Quyền sở hữu tài sản hợp pháp là quyền sơ đẳng nhất bảo đảm cho điều kiện sinh tồn của con người. Đất đai, nhà cửa là một trong những điều kiện đó, ngòai ra nó còn lài tài sản có giá trị lớn, là hành hóa luân chuyển, và đặt biệt là tư liệu sản xuất chủ yếu của đa số người dân Việt nam. Nhà nước cho đến nay vẫn chưa cho người dân có quyền sở hữu về đất đai. Giao quyền sử dụng đất đai như một sự ban phát, nhà nước có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Đây là nguyên nhân chủ yếu của hàng lọat vụ xung đột giữa nhà nước và người dân. Ngòai ra còn rất nhiều lọai tài sản khác, nhà nước bắt người dân phải đăng ký để quản lý. Các định chế về quản lý hành chính vô hình chung tước đọat và hạn chế quyền tự định đọat tài sản hợp pháp của người dân.

Quyền đươc bảo vệ sức khỏe, ứng với quyền này là nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng của nhà nước. Trước tiên phải thấy rằng hệ thống bệnh viện từ trung ương đến địa phương đã xuống cấp trầm trọng. Các bệnh xá ở vùng cao, vùng xa hết sức sơ sài và lạc hậu, cá biệt có nhiều nơi không có bệnh xá. Hệ thống pháp luật về bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, hay thay đổi gây nhiều bất lợi cho người dân, đặt biệt người dân nghèo gần như không thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế công.

Quyền bảo vệ hôn nhân và gia đình. Nói đến quyền này không thể không nói đến trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn. Đặt biệt là kết hôn với người nuớc ngòai. Với 19 lọai giấy tờ khác nhau, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngòai trở thành ‘ác mộng” với những cặp trai gái  yêu nhau và muốn thành vợ chồng. Cá biệt có cặp phải chia tay nhau vì không thể nào hòan thành đủ 19 lọai giấy tờ đó. Chưa hết, sau khi hòan tất hồ sơ, phải trãi qua một cuộc thẩm vấn. Nhiều câu hỏi thẩm vấn hết sức vô duyên của cán bộ cộng chức làm đôi trai gái ngượng đỏ cả mặt, không dám trả lời. Mà không trả lời xem như không thể thành vợ thành chồng.

Đối với nhóm quyền tự do cá nhân, bao gồm: qưyền tự do đi lại và cư trú; quyền ra nước ngoài; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chổ ở; quyền được an toàn và bí mật về thư tín;quyền khiếu nại tố cáo.

Quyền tự do đi lại và cư trú. Chế độ “hộ khẩu” vẫn còn ám ảnh từng người dân cho tới bây giờ. Nó mặc nhiên tước bỏ quyền tự do đi lại và cư trú của 86 triệu dân Việt nam. Có thời kỳ chế độ “ hộ khẩu” là đề tài tranh luận sôi nổi của công luận. Rồi Quốc hội cũng tham gia để bàn xem có nên bỏ chế độ hộ khẩu hay không. Người dân thì muốn bỏ để bớt phiền toái và tự do hơn, Nhà nước thì sợ mất “ hộ khẩu” thì sẻ không “quản” người dân được. Cuối cùng, Luật cư trú cũng ra đời, và công cụ quản lý bằng hộ khẩu vẫn được giữ nguyên. Mỗi khu phố đều có “ nơi đăng ký tạm trú, tạm vắng”, “điểm đăng ký tạm trú tạm vắng”. Nói là “đăng ký” nhưng bản chất của sự xin cho vẫn còn đó. Hằng đêm, lực lương công an, dân phòng vẫn lùng sục từ khách sạn sang trọng cho đến hang cùng, ngõ cụt để kiểm tra sự cư trú của người dân.

Quyền ra nước ngoài. Nói là quyền nhưng nếu không được sự cho phép của Nhà nước thì sẽ bị khởi tố hình sự. Thời gian gần đây dư luận phát hiện ra rất nhiều trường hợp bị cấm ra nước ngoài. Có nhiều người khi đến sân bay mới biết mình nằm trong danh sách “cấm xuất cảnh” của Bộ Công an. Danh sách này được giữ bí mật. Lý do bị cấm rất đơn giản nhưng cũng rất trừu tượng : liên quan vấn đề an ninh quốc gia. Đó là người có hộ chiếu, còn người chưa có hay hết hạn thì sẽ không được cấp nếu bị liệt vào danh sách có liên quan đến an ninh quốc gia. Với lý do an ninh quốc gia, rõ ràng danh sách bí mật này của Bộ công an sẻ càng lúc càng dài hơn, có thể một lúc nào đó, toàn bộ dân Việt Nam đều bị cấm vì tất cả đều có thể liên quan đến an ninh quốc gia.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Bộ luật hình sự đã dành hẳn một chương để bảo đảm các quyền này. Tuy nhiên, vấn đề làm cho dư luận rất bức xúc hiện nay đó là sự xâm phạm đến từ những người làm nhiệm vụ bảo vệ các quyền này. Đặt biệt là lực lượng công an. Nhiều cái chết oan ức, từ người già đến trẻ em, đã ngã xuống dưới họng súng của những người này. Chưa kể nhiều thanh niên đang khỏe mạnh, bị áp giải đến đồn công an, chỉ sau vài tiếng, đã lăn đùng ra chết một cách hết sức bí mật. Tra tấn, bức cung, nhục hình cũng là một hiện tượng phổ biến. Rất nhiều phiên tòa, bị can, bị cáo phản cung công khai tố cáo sự tra tấn của công an, nhưng tòa vẫn không xem xét vì cho rằng thiếu chứng cứ.

Danh dự, nhân phẩm là cái gì đó rẻ rúm, nếu như người đó có “ liên quan đến an ninh quốc gia” hoặc “bất đồng” với Nhà nuớc. Từ trí thức giáo sư tiến sĩ cho đến các bậc tu hành khả kính, nếu liên quan an ninh quốc gia đều bị truyền thông Nhà nước “đập” cho tã tơi. Sự nhục mạ và bôi bác tràn lan trên các mặt báo, có khiếu nại hay tố cáo cũng vô ích vì không ai giải quyết.

Quyền được an toàn và bí mật về thư tín. Các Bưu điện, các công ty truyền số và dữ liệu vẫn do Nhà nước quản lý và kiểm soát. Hiện tượng bị nghi ngờ và bị nghe lén các thiết bị điện thoại không phải là cá biệt. Các công ty truyền số và dữ liệu sẵn sàng cung cấp bí mật của khách hàng cho cơ quan công an. Nhiều thông tin bí mật mà công ty cung cấp đã trở thành chứng cứ tại tòa để buộc tội “ khách hàng” của mình, nhất là các vụ án về an ninh quốc gia.

Quyền khiếu nại và tố cáo. Đây là quyền rất đặc biệt, nó cho phép người dân tự hành động để bảo vệ các quyền khác. Chưa có con đường tố tụng nào đau khổ bằng con đường khiếu nại của người dân Việt nam. Sự thờ ơ vô trách nhiệm của cán bộ công chức là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đau khổ này. Lẽ ra, ứng với quyền khiếu nại của người dân là nghĩa vụ phải giải quyết của Nhà nước nhưng đa số cán bộ công chức đều tự cho mình cái quyền giải quyết khiếu nại hay không. Hiện tượng khiếu nại kéo dài từ năm này sang năm khác vẫn không đươc giải quyết là rất phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Có nhiều gia đình khiếu nại từ đời cha cho đến đời con với hàng ngàn lá đơn gửi từ trung ương đến địa phương. Tất cả đều rơi vào im lặng! Không thể không nhắc đến hiện tượng khiếu nại đông người hiện nay, có nơi trở thành các cuộc biểu tình phản đối cách làm việc của cơ quan nhà nước. Nhiều người chẳng những không được giải quyết khiếu nại mà còn bị kết tội gây rối trật tự công cộng, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.v.v.v.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Quốc Nội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền
Reply #14 - 03. Aug 2010 , 12:24
 
Bản tin từ Huế ngày 02-08-2010 của khối 8406


Gia đình Linh Mục Phan Văn Lợi phản kháng lại công an vu khống buôn lâu.. 


     Sau một tháng ra thăm gia đình ở Huế (mà nay chỉ còn anh ruột là Linh mục Phan Văn Lợi và em gái là cô Phan Thị Hòa), bà Phan Thị Hiếu đã cùng hai con nhỏ hôm nay lên đường vào lại Nha Trang.

     Khi bà vừa ra khỏi nhà lúc 12g30 để đến bến xe (hãng xe giường nằm Cúc Tùng) tại khu vực An Cựu, đường Tố Hữu, thì có hai công an mặc thường phục (chuyên đóng chốt gần nhà Linh mục Lợi) bám theo xuống tận bến xe. Lúc ấy xe đã đầy người và chuẩn bị chạy, công an liền nhờ tài xế gọi bà Hiếu xuống.
     Sau khi đòi bà lôi đồ đạc ra khỏi thùng hành lý chung, công an lên tiếng:

     - Chúng tôi nghi chị buôn hàng lậu. Yêu cầu chị mở các túi xắc và thùng đồ để kiểm tra.
     - Nếu tôi không có hàng buôn lậu thì các anh nghĩ răng? Chịu cái chi?
     - Chị cứ mở ra cho chúng tôi soát đã.

     Vừa nói, hai công an liền điện thoại cho đồng nghiệp mặc sắc phục gần đó tới hỗ trợ. Tổng cộng cả thảy 5 người, vây lấy bà Hiếu cùng đồ đạc với dáng điệu thị uy. Một công an quay camera toàn cảnh cách liên tục. Thấy thế, hành khách trong xe liền xuống xem. Một số người trong quán ăn gần đó cũng đổ ra nhìn.

     Sau một lúc soát túi xắc, công an tìm thấy một dĩa CD. Họ liền nhờ một người có laptop trong khu vực kiểm tra giùm. Toàn là hình ảnh gia đình. Bèn tẽn tò trả lui. Kiểm soát tiếp thùng đồ, công an khám phá thấy 5 bộ tài liệu (mỗi bộ 3 cuốn, mỗi cuốn dày hơn 100 trang) nhan đề 
“Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh dân tộc”
(mà Khối 8406 vừa tung lên mạng cách đây hai tuần).

     - Đây rồi! Đây rồi! Công an hí hửng nói.

     Bà Hiếu, không chút thất sắc, bình tĩnh trả lời:

     - Các anh bảo tôi buôn hàng lậu. Đây là hàng lậu sao? Các anh đừng có vu khống ! Bà con thấy đây có phải là hàng lậu không ?

     Đúng lúc đó, cô em gái là Phan Thị Hòa, nhờ nghe điện thoại của đứa cháu trai lớp 6, con bà Hiếu, vừa đến tận nơi. Cô chạy vào để hỗ trợ chị và nói ngay :

     - Đây là sách tôi tự làm. Có gì thì cứ bắt tôi. Còn hãy để chị tôi vào cho các cháu kịp đi học
     Công an liền hỏi : - Ai in ấn mấy sách này ?
     Cô Hòa dõng dạc đáp: - Chính tôi in ấn. Tài liệu này tôi lấy từ trên mạng.
     - Đây là tài liệu cấm in ra !
     - Cấm in, tại răng các anh không chận từ trên mạng ?
     - Tài liệu này các chị in ra, rõ ràng để phát tán !
     - Anh đã thấy chúng tôi phát tán cho ai chưa ?
     Bà Hiếu nói :
     - Những cuốn sách này, ai có máy vi tính thì đọc trên mạng, tôi không có máy nên phải lấy về mà đọc. Phần các anh, có ưa thì cứ lấy về mà xem cho biết !
     Công an liền đuổi cô Hòa đi:
     - Chuyện này không liên quan gì đến chị. Chúng tôi chỉ làm việc với người mang tài liệu thôi.
     - Sao mà không liên quan? Đây là chị của tôi. Tôi phải bảo vệ chị.
     - Bảo vệ cái gì ?
     - Vì răng nói chị tôi buôn lậu ? Buôn lậu cái chi đây ? Kiểm tra có không?
     - Kiểm tra không có thì thôi!
     Cô Hòa:
     - Mấy anh nói đơn giản quá! Buôn lậu không có thì thôi à? Vu khống kết tội ẩu cho người ta rồi chữa mình sao? Sao các anh không đi ra biên giới bắt bọn buôn lậu đi? Tràn lan đó kìa? Sao không bắt xe chuyên chở hàng lậu của anh Bảy chị Tư kìa.
     Bà Hiếu giải thích cho mọi người:
     - Tức hãng xe Phương Trang đó! Phương Trang là Phan Trương, của Phan Văn Khải và Trương Mỹ Hoa đó! Đoàn xe đó chuyên buôn lậu, sao các anh không đi bắt đi? Hay là nghe nhắc điện thoại: “Xe của anh Bảy chị Tư đây” là  im re liền!

     Mà quả thế, công an sắc phục và thường phục vây quanh (lúc này đã tăng thêm số) khi nghe câu ấy tất cả đều im re, chẳng anh nào lên tiếng cả. Để dọa cô Hòa, tay công an quay camera liền chĩa ống kính vào cô, cô vẫn chường mặt cho anh ta quay không chút sợ hãi, lại còn nói:
     - Tối ni tivi chắc là có phát rồi. Phải coi mới được. Tui thì tui nói cho các người hay : sẽ tung lên mạng chuyện này ngay cho các người biết mặt.
     Công an lại xua đuổi dân chúng vốn tụ tập càng lúc càng đông. Cô Hòa liền nói :
     - Bà con đừng đi! Mọi người phải đứng đây để xem các viên chức làm việc như thế nào, có tôn trọng dân, có đúng luật pháp không? Không phải là có quyền có thế thì muốn làm gì cũng được, uy hiếp ai cũng được!      
     Các hành khách và dân lân cận tiếp tục đứng lại, mỉm cười hỗ trợ tinh thần cho hai chị em.
     Thấy không dọa được hai người, công an yêu cầu bà Hiếu về đồn phường An Cựu.      
     - Tui không đi mô hết. «Làm việc» tại đây thôi!
     - Chúng tôi sẽ chở chị về đồn.
     - Nếu thế thì phải chở cả hai đứa con của tui nữa. Mẹ đâu con đó ! Có bắt ở tù thì ở tù cả ba ! Không có sợ !
     Sau khi chụm đầu lại bàn tán với nhau, công an đem một cái bàn nhỏ tới, lập biên bản tịch thu 5 bộ tài liệu «phản động»      rồi bắt bà Hiếu ký.
     - Tui không ký chi hết. Tội lỗi chi, vi phạm chi mà ký ! Các anh làm biên bản thì các anh tự ký đi.
     Cuối cùng công an bèn yêu cầu tài xế xe Cúc Tùng ký vào như chứng nhân rồi cho xe chuyển bánh, mang theo cả 3 mẹ con bà Hiếu.
     Nhưng trước lúc xe chạy, công an còn vớt vát :
     - Chúng tôi sẽ tiếp tục «làm việc» với chị.
     - Thì vào Nha Trang mà làm ! Vô đó mà «làm việc»!
     
Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 21g45
Back to top
« Last Edit: 03. Aug 2010 , 12:26 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 10
Send Topic In ra