Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Một Thoáng Hương Xưa: TẬP LÀM LUẬN "SỐNG" TRÊN D/Đ: TIẾNG VIỆT ĐA DẠNG !!!  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra
Một Thoáng Hương Xưa: TẬP LÀM LUẬN "SỐNG" TRÊN D/Đ: TIẾNG VIỆT ĐA DẠNG !!! (Read 13999 times)
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Một Thoáng Hương Xưa: TẬP LÀM LUẬN "SỐNG" TRÊN D/Đ: TIẾNG VIỆT ĐA DẠNG !!!
30. Aug 2010 , 06:46
 
Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn


Trong tập truyện này tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe những mẫu chuyện có thật mà tôi đã có dịp chứng kiến trong đời, những mẫu chuyện đã làm cho tôi phải bâng khuâng suy nghĩ không ít. Tôi đặt tên các bài tùy bút này là "Những Thoáng Hương Xưa" vì nó chỉ là những mẫu chuyện ngắn, có khi chỉ vớ va vớ vẫn về những gì xảy ra chung quanh tôi lúc còn ở Việt Nam! Tuy ngắn nhưng nó chất chứa nhiều suy tư và tình cảm của tôi! Viết lại để bạn bè đọc chơi cho vui!

Bài mới nhất đăng ở dưới cùng.

Thân mến,
Nguyễn Văn Hà


Chuyến Phà Đêm



Khoảng gần 10 năm trước, trong một chuyến đi từ Úc về Việt Nam thăm nhà, tôi có dịp đi Hà Tiên để dự đám cưới của đứa cháu gái, con trưởng của anh tôi ở Gò Vấp, lấy chồng ở Châu Đốc. Sau đám cưới, chúng tôi đón xe đò từ Hà Tiên khởi hành lúc 6 giờ chiều đi suốt đêm về Sài Gòn. Vì bắt đầu trể ở Hà Tiên nên khi đến Bắc Vàm Cống thì cũng quá nửa khuya. Xe đò chúng tôi lên kịp chuyến phà chót đêm nay, nếu không phải chờ tới sáng mới có chuyến khác.
Phà chạy được một quãng thì tôi xuống xe đi bộ loanh quanh trên phà cho thư giãn tay chân.

Chợt có một đứa bé gái chừng 10 tuổi cầm một xấp vé số đi đến trước mặt tôi và rao:

"Ông ơi, Bà ơi, Chú ơi, Cô ơi...mua dùm con vài tờ vé số! Ông ơi, bà ơi...."


Tôi đang phân vân chưa biết phải làm sao thì con nhỏ mỡ lời: 

"Dạ ông mua dùm con vài tờ đi, từ sáng tới giờ con chưa bán được tấm nào nên con hổng có tiền ăn cơm bửa nay!"

Tôi nhìn con bé, mặt mày nó lem nhem, quần áo rách rưới, tóc tai rối bời. Con bé cũng nhìn tôi lại, cặp mắt long lanh nhưng nửa như than van, nửa như cầu khẩn! Tôi không quen giá cả, tiền bạc ở Việt Nam nên anh tôi bảo cứ mua cho nó 10 tấm vé số đi. Lúc tính tiền thấy 10 tấm cũng không có bao nhiêu nên tôi mua thêm 10 tấm nửa để giúp con bé. Con bé mừng lắm, cám ơn rối rít rồi chạy đi sang các xe khác trên phà. Biết ông anh có máu ghiền vé số, tôi trao hết cho ổng xấp vé số rồi lửng thửng đi theo sau con bé trên phà coi nó buôn bán ra sao! Tôi thấy con bé đi tới đâu nó cũng rao cùng một câu như nó đã than với tôi:
"Ông ơi bà ơi mua dùm con vài tờ vé số, từ sáng tới giờ con chưa bán được tấm nào nên con hổng có tiền ăn cơm bửa nay!" 

Tôi thấy hơi khó chịu trong lòng vì tôi mới vừa mua 20 tờ vé số cho nó, mà bây giờ nó lại than chưa bán được tấm nào với người khác!  Nhưng suốt gần cả tiếng đồng hồ trên phà, tôi quan sát thấy nó có vẽ nói đúng. Đa số hành khách trên phà không ai chú tâm gì đến con bé, huống hồ chi là mua vé số của nó. Lại còn phải gặp "đối thủ" là những thằng bé trạc tuổi nó hoặc những ông già tật nguyền cũng cầm tập vé số đi bán khắp phà!

Đến hơn 1 giờ sáng thì phà đổ bộ đến bờ bên kia. Tôi thấy con bé chạy òa đến một người thiếu phụ đang đứng trên bến phà, bên cạnh một gánh hàng rong. Có lẽ chị cũng đã vừa bán xong chợ khuya ngoài bến và đang chờ con bé để về chung. Thấy chị, con bé kể lễ, giọng buồn thiu:

"Má ơi, bửa nay bán ế quá. Cũng may có người mua 20 tấm, hổng thôi chắc hổng có tiền ăn cơm!"


Tôi nghe người thiếu phụ bảo con bé:

"Thôi khuya rồi, má còn chút cháo lòng, về nhà má cho con ăn rồi đi ngủ, sáng mai còn đi bán tiếp..."

Khi xe đò chúng tôi ra khỏi phà, tôi thấy hai mẹ con đứa bé gái dìu nhau thiu thỉu bước về nhà. Bóng hai mẹ con thất thểu trong đêm khuya ở bến phà vắng trông thấy buồn cô quạnh quá!

Suốt đoạn đường về Sài Gòn, tôi không cách nào ngủ được. Tôi nhớ ngày xưa lúc tôi bằng tuổi con bé bán vé số, nhà cũng nghèo nhưng vẫn được đi học, đâu đến nổi như con bé phải đi bán vé số mỗi ngày trên phà Vàm Cống từ sáng cho tới khuya! Rồi tôi chợt nhớ lại lời con bé than với mọi người: "...từ sáng đến tối con không bán được vé nào, chắc bửa nay không có tiền ăn cơm..."

Tôi nhủ thầm chắc nó nói thiệt chứ không phải dối như tôi nghĩ. Bửa nay nó như vậy, không biết ngày mai, rồi ngày mốt, ngày kia...nó sẽ ra sao?

Hôm sau, tôi bay về Úc, bỏ lại Sài Gòn với những xô bồ của nó, bỏ lại Việt Nam với những biến đổi khôn lường và nhất là bỏ lại Bắc Vàm Cống đứa bé 10 tuổi  bán vé số với thân phận lênh đênh như con phà bến Hậu Giang đêm nào...

Nguyễn Văn Hà (trích trong tuyển tập "Một Thoáng Hương Xưa" của NVH)



Back to top
« Last Edit: 29. Oct 2010 , 08:29 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Một Thoáng Hương Xưa (2): Chuyến Phà Đêm
Reply #1 - 30. Aug 2010 , 09:37
 
Thân chào anh Nguyễn văn Hà

Cám ơn anh  đã cho cả nhà LVD đọc những mẫu chuyện gợi nhớ 1 thời xa xưa , 1 thời thơ ấu thật hồn nhiên nhưng cũng không ít nhiều những nghịch ngợm của lũ học trò ( ông bà vẫn thường nói ---Nhất quỷ nhì ma ...mà thứ ba là chúng ta hỉ ) và mẫu chuyện em bé bán vé số.  TL chưa có dịp về VN , nhưng đã được nhiều bạn về VN qua lại, kể cho TL nghe nhiều câu chuyện thật đau lòng.  Anh Hà à, biết thế , để  thấy trân quý thật nhiều cái thời xa xưa , để trân quý  những gì mình đang có , để thương thật nhiều cho   tất cã những ai chịu 1 thân phận ngặt nghèo.   
Xin cám ơn anh thật nhiều  và mong được đọc thêm những đoản văn ... của anh .   Chúc anh thân tâm hằng an lạc
TL- LVD 73   
Back to top
« Last Edit: 30. Aug 2010 , 09:49 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa (2): Chuyến Phà Đêm
Reply #2 - 30. Aug 2010 , 12:01
 
Cám ơn Tuyết Lan và các bạn LVD đón nhận tôi vào nhà LVD. Thật sự thì ngày xưa LVD và HNC đã là láng giềng rồi chứ đâu phải xa lạ gì!

Còn về đề tài viết về quê hương Việt Nam, có lẽ vì ngày xưa lúc còn nhỏ, nhà tôi không khá giả cho lắm nên các vấn đề xã hội, nhất là đời sống dân quê, người nghèo đã ngấm sâu vào tâm tủy tôi từ lâu, nên tôi hay viết vớ vẫn về đề tài này lắm!

Để nay mai tôi sẽ viết thêm về chuyến đi Hà Tiên cho các bạn đọc thêm!
Thân,
NV Hà

Smiley Smiley Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Một Thoáng Hương Xưa (2): Chuyến Phà Đêm
Reply #3 - 30. Aug 2010 , 21:44
 
Nguyen Van Ha wrote on 30. Aug 2010 , 12:01:
Cám ơn Tuyết Lan và các bạn LVD đón nhận tôi vào nhà LVD. Thật sự thì ngày xưa LVD và HNC đã là láng giềng rồi chứ đâu phải xa lạ gì!

Còn về đề tài viết về quê hương Việt Nam, có lẽ vì ngày xưa lúc còn nhỏ, nhà tôi không khá giả cho lắm nên các vấn đề xã hội, nhất là đời sống dân quê, người nghèo đã ngấm sâu vào tâm tủy tôi từ lâu, nên tôi hay viết vớ vẫn về đề tài này lắm!

Để nay mai tôi sẽ viết thêm về chuyến đi Hà Tiên cho các bạn đọc thêm!
Thân,
NV Hà

Smiley Smiley Smiley

Rất mong đợi để được đọc tuỳ bút về chuyến đi Hà Tiên của anh đấy .  TL cũng muốn được viết về những kỹ niệm buồn vui - nhưng hỡi ơi ...tôi nghiệp cho cái trí nhớ ...cằn cỗi ...của TL đấy anh Hà ui . Nên .... thôi xin đành làm độc giả nhé ...
Cám ơn anh đã cho cả nhà được đọc những mẫu chuyện buồn vui về  quê hương . VN dấu yêu ...
TL.
Back to top
« Last Edit: 30. Aug 2010 , 22:05 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH
Reply #4 - 04. Sep 2010 , 23:27
 
Mờ E Me Nặng Mẹ


Đời người ai cũng có nhiều kỹ niệm. Phần tôi chắc cũng như mọi người khác. Nhưng đối với riêng tôi, kỹ niệm đẹp nhất, quí nhất và có thể nói là thiêng liêng nhất trong đời lại cũng chính là kỹ niệm đầu tiên trong đời tôi.

Chỉ tiếc là tôi không nhận ra điều đó cho đến mãi về sau này, khi đã trể...

Khi tôi mới lên 5, mẹ tôi dạy tôi đánh vần abc ở nhà, trước khi gởi tôi vào trường tiểu học trong làng Gò Vấp. Tôi còn nhớ trưa trưa hoặc tối tối mẹ tôi cầm cuốn sách "Em Tập Đánh Vần" kiên nhẫn dạy cho tôi từng mẫu tự, rồi cầm tay tôi tập đồ từng chữ một. Cuốn sách cũ lắm rồi vì mẹ tôi đã dùng nó qua bao nhiêu năm trước để dạy cho các anh tôi khi mấy ảnh mới lên 5 như tôi!

Sau mấy tháng quen với mẫu tự đơn, mẹ tôi bắt đầu dạy tôi ghép mẫu tự thành chữ.  Giờ đây, mỗi lần nhắm mắt lại tôi vẫn còn nghe văng vẵng câu mẹ dạy:

"Bờ a ba huyền bà....Mờ e me nặng mẹ..."

Rồi thời gian trôi qua nhanh. Khi lên 9 lên 10, lúc học lớp nhì lớp nhất, trong khi tôi bắt đầu biết làm luận văn, đọc tạp chí nhi đồng thì mẹ tôi vẫn tiếp tục dạy cho các em kế tôi đánh vần abc khi tụi nó lên 5. Nhưng tôi khám phá ra một điều quan trọng là trình độ học vấn của mẹ tôi có lẽ chỉ lên đến lớp ba, lớp tư thôi, vì mẹ tôi không đủ sức đọc báo hay đọc một bài vở gì quá nửa trang!

Khi tôi lên đệ tứ đệ tam trung học, trong lúc tôi tranh đua với bạn bè coi đứa nào đọc mấy trăm trang các truyện kiếm hiệp Kim Dung một ngày, hay nghiền ngẫm các quyển sách dầy cộm của các triết gia Jean Paul Sartre hoặc Albert Camus, thì mẹ tôi vẫn chưa đọc báo được. Vậy mà mẹ tôi vẫn còn tiếp tục dạy các em út tôi học đánh vần abc!

Sau này tôi nghe mấy đứa em kể lại, lúc tôi du học ở Úc gởi thơ về thăm gia đình, mẹ tôi dù trông tin tôi cách mấy cũng không tự đọc được một mình những bức thơ tôi viết gởi về!  Mẹ tôi phải nhờ mấy đứa em đọc giúp cho bà nhiều chỗ!

Rồi tất cả 10 anh em chúng tôi đều đổ đạt thành tài, nhưng bà mẹ già cũng chỉ biết được vài ba chữ abc.

Mẹ tôi giờ đã mất lâu rồi. Nhưng chỉ gần đây, khi có dịp về thăm mồ mã và quê hương của mẹ, tôi mới biết được là dưới quê, mẹ tôi không có cơ hội để học hết tiểu học! Chắc tại ngày xưa, ông ngoại tôi mất sớm và bà ngoại phải gồng gánh đi bán hàng rong suốt ngày ở các phiên chợ quê để nuôi mẹ và các cậu tôi! Gia cảnh nghèo dưới quê đâu thể nào trông mong gì nhiều!


...


Công ơn cha mẹ như trời biển. Cả đời học vấn của tôi có được là nhờ mấy chữ vỡ lòng abc do bà mẹ quê tôi chỉ dạy thuở ban đầu. Cho nên ngày nay nếu có ai hỏi tôi, quyển sách giá trị nhất trên thế gian là quyển gì, và bản nhạc hay nhất trên đời là bản gì, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng:

-      Quyển sách giá trị nhất trên thế gian là quyển "Em Tập Đánh Vần" do mẹ tôi dạy tôi lúc tôi còn 5 tuổi, và

-      Bản nhạc hay nhất trên đời là một bản nhạc chỉ có 2 câu giản dị,

                  
"Bờ A Ba Huyền Bà,
                     Mờ E Me Nặng Mẹ!"


Nguyễn Văn Hà
(Trích trong tuyển tập "Một Thoáng Hương Xưa" của NVH)

   
Nhìn lên đỉnh núi nhớ cha,
Trông về biển rộng nhớ bà mẹ xưa…
                         NV Hà

Back to top
« Last Edit: 05. Sep 2010 , 01:08 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH
Reply #5 - 06. Sep 2010 , 10:05
 
TOI HỘC CHÁNH TÃ

Hòi toi còn hộc Đệ Thấc Hồ Ngộc Cẩng, trông tấc cả cát môn hộc, có thể nối toi giổi nhấc là môn chánh tã! Toi còn nhớ thày dại Việc Văng lút nàu củng căng dặng chúng toi:

"Cát em là những mằm non trong xả họi, cát em phảy chú tăm vàu ngôn ngử nướt mình, viếc chử nàu phãi ra chử đó, dấu
HỖI
ra dấu
HỖI
, dấu
NGẢ
ra dấu
NGẢ
. Chĩ vày chử tiến Việc mà viếc khong xông thì nửa lớn làm ăng gì đượt!"

Toi nge thày dại bảu nên cố gắn hộc chánh tã cho thật giổi. Toi nhớ mỏi lầng nọp bày, lút nàu toi củng đượt thày cho đỉm cau nhức lóp, thườn thườn là mừi trên mừi, hay ích nhức củng là chính trên mừi! Thày Việc Văng của toi lút nàu củng khen toi giổi: "Thày dại một mà em biếc mừi!" Thày còn nối: "Niếu tấc cã hộc sinh Việc Nam cã tray lẩn gáy từ Nam ra Bắt vô Trun mà điều giổi về Việc Ngử như em thì nướt mình sẻ tiếng bộ rấc nhanh chống!"

Cúi nâm đệ thấc, tôi đượt vin giự lảnh phầng thưởn hạn nhấc môn chánh tã. Trông bủi lể phác thưởn đó, trườn tôi có mời vày chỵ nử xin Lê Văng Duyệc qua tham giự và củn đễ dúp một tai trông phầng trìn giểng văng ngệ. Trông giờ giảy lau, một chỵ đếnh làm queng ròi hổi tôi hộc cách nàu mà viếc chánh tã giỗi quá! Toi chĩ qua thày Việc Văng cũa toi và trã lời là mội xự điều nhờ vàu phươn pháp dại rấc đặt biệt cũa thày.

Đầu nâm sao, thày Việc Văng đượt bà hịu trưởn Lê Văng Duyệc mời qua dại cho cát cô nử xinh LVD. Nhưn chưa bắc đầu niêng khóa thì thày bị thanh tra bộ dáo giục bắc bỏ từu vì tọi dại chánh tã khát tiu chuẫn cũa bộ!

Ròi thời giang troi qua, toi củng đậu tứu tài và đượt qua Út du hộc. Toi nhớ trông đạy hộc, khi toi nộp bày cho giáu xư chắm đỉm, họ thườn phê bìn là tiến Anh cũa toi viếc gióng tiến Đứt! (Toi chĩ cừi trông bụn, chắt cách viếc tiến Việc cũa toi có ãnh hưởn phầng nàu trông cách viếc tiến Anh chăn?)

Theo tày lịu cũa một hộc giã, tiến Việc lút còn phoi thay mấy ngàng nâm về trướt, giộng phác ăm tiến Việc rấc đơn giãng: khong phâng biệc hỗi ngả và ngai cã dấu quyền, dấu xắt củn khong có! Ròi thời dan troi qua, chắt có lẻ chiệu ãnh hưỡng cũa người Tào, mình mới thiêm nhìu dấu trông dọng nối như ở miềng Bắt bây giờ! Nhìu khi ngòi suy nghỉ, niếu ong Alexander de Rhodes thai vì chế chử viếc tiến Việc dựa trên giộng Bắt, niếu õng dựa trên giộng Nam hay giộng Trung, thì toàng thễ cuột diện ngôn ngử tiếng Việc chún ta sẻ thai đỗi hoàng toàng. Chử tiến Việc chắt sẻ gióng như chử toi đan viếc và niếu có nhửng dáo xư dại Việc Ngử như thày toi, có lẻ nướt Việc chún ta xẻ có nhìu đạy văng hàu lảnh dảy Nobel văng chươn trên thế dới!

by Nguyểng Văng Hà,
viếc tạy Melbourne, Ostralia
ngài sáo, thán chính, nâm 2010

Táy Búc: lút ỡ từu máy nâm trông khám, thày Việc Văng toi chế ra đượt một phươn pháp viếc chánh tã mới nge nối còn hịu ngiệm hơn cách cửu nhìu. Em mông thày đượt thã ra xớm đễ thày truyềng bá nghệ thuậc viếc chánh tã đọc đáu cũa thày cho tấc cã hộc xinh Việc Nam trông nướt củng như ngoài nướt khấp nâm châu bốn biễng, đễ dâng ta có cơ họi tiếng bộ nhanh chống như thày từn au ướt!!!
Back to top
« Last Edit: 06. Sep 2010 , 10:44 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Bản Hùng Ca Quê Hương
Reply #6 - 11. Sep 2010 , 10:23
 
Lời Mỡ Đầu

Khi nói đến tình cảm con người, các văn thi sĩ thường ca ngợi nhiều đến tình yêu. Nhưng đối với những ai đã từng miệt mài  đến sân trường, đâu có tình cảm nào quí giá hơn tình thầy trò, tình bằng hữu...
Riêng đối với những người lưu vong như chúng ta, có lẽ mối tình cao thượng nhất phải là tình quê hương, dân tộc...
Trong bài tùy bút này, tôi muốn mượn lời một bản nhạc để nói lên niềm xúc cảm thiêng liêng đó, niềm xúc cảm đã đeo đuổi suốt đời tôi...

Một Thoáng Hương Xưa : Bản Hùng Ca Quê Hương
 
Đúng 39 năm về trước, nhóm sinh viên du học Colombo Plan 1971 chúng tôi từ Sài Gòn bay đến Sydney vào giửa mùa đông ở Úc, mùa đông năm 1971.
 
Vài tuần trước khi lên đường, tòa đại xứ Úc ở Sài Gòn có tổ chức một buổi họp mặt cho tất cả sinh viên du học năm nay ở sứ quán, có mời các anh chị cựu sinh viên đã từng du học ở Úc và Tân Tây Lan đến để nói chuyện với nhóm đàn em chúng tôi. Tất cả sinh viên chúng tôi từ các trường trung học, từ các thành phố khắp miền Nam Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau ở tòa đại xứ Úc.
Tuy nhiên, chúng tôi thật sự bắt đầu thân với nhau hơn khi đặt chân đến Úc.
Chúng tôi được chuyển vào một trường "technical college" ở Sydney để bắt đầu học chương trình "Chuẩn Bị Đại Học" gấp rút dành cho sinh viên Việt Nam trước khi bắt đầu vào các đại học Úc.
Ngoài các giáo sư dạy cho chúng tôi làm quen với các môn học đại học, còn có các supervisors của bộ giáo dục Úc thường đến để lo liệu về các vấn đề "welfare" của chúng tôi. Trong đó có một bà supervisor rất dễ thương tên là bà Smith.

Một hôm bà Smith đến để nói chuyện với chúng tôi trong lớp như thường lệ.
Trong lúc nghỉ giải lao, bất chợt bà bảo với chúng tôi :
"Common boys and girls, why don't you sing the national anthem!"

Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau không biết tại sao trong giờ học mà bả lại kêu chúng tôi ca bài quốc ca!
Có đứa hỏi cho rõ :
"You mean the Vietnamese National Anthem?" 

Bà Smith trả lời 
"Of course, the Vietnamese National Anthem!"

 
Mặc dù thắc mắc về lời yêu cầu của bà Smith, chúng tôi thấy ca bản quốc ca cũng là chuyện hay nên chúng tôi đếm 1,2,3 rồi cùng cất tiếng ca:   
"Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy..."

 
Nhưng chưa kịp dứt câu thứ nhì thì bà Smith khoát tay kêu lên: 
"No, not that song! I want your National Anthem!"

 
Có đứa trong nhóm la lên tỏ vẻ bất mãn: 
"But it IS our National Anthem!"

 
Bà Smith mỉm cười trả lời: 
"This is how you sing the Vietnamese National Anthem..."
rồi bà quơ tay điều khiển như nhạc trưởng và bắt đầu hát, giọng dĩ nhiên là Úc đặc: 
 
"Việt Nam ! Việt Nam nghe từ vào đời...."

 
Chúng tôi nhìn nhau cười òa lên khi hiểu ra bà Smith muốn nói bài gì, rồi cùng tiếp tục ca chung với bà Smith:
 
"Việt Nam ,Việt Nam , nghe từ vào đời
Việt Nam , hai câu nói
Bên vành nôi: Việt Nam , nước tôi
 
Việt Nam , Việt Nam , tên gọi là người
Việt Nam , hai câu nói
Sau cùng khi lià đời ...
 
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
 
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình Yêu đây là khí giới
Tình Thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
 
Việt Nam ! Việt Nam !
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam ! Việt Nam !
Việt Nam muôn đời ...."

 
Sau này, bà Smith tâm sự với chúng tôi là dĩ nhiên bà biết bài "Việt Nam, Việt Nam" đó không phải là bài quốc ca Việt Nam, nhưng bà nói từ ngày bà có job supervise sinh viên Colombo Plan bao nhiêu năm nay rồi, sinh viên Việt Nam năm nào cũng hát bài này, riết rồi bà thuộc lòng luôn. Bà còn nói là mặc dù bà không hiểu nghĩa từng chữ, nhưng bà rất thích giai điệu hùng tráng của bản nhạc và thích "ngắm" nét mặt phấn khởi của sinh viên Việt Nam khi họ ca bài này! Bà Smith còn "bật mí" là trong tất cả sinh viên Colombo Plan từ các quốc gia khác nhau đến học ở Úc mà bà supervise (trong đó có Tích Lan, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Phi Châu...) sinh viên Việt Nam là nhóm sinh viên duy nhất hay hợp ca bản nhạc yêu nước này khi họ có dịp hợp mặt với nhau. Bà nói chưa từng nghe sinh viên các nước khác ca hát gì cả!
 
Sau buổi đó, đúng như nhận xét của bà Smith, lúc còn ở Sydney, nhóm sinh viên chúng tôi mỗi lần đi trên xe bus do bộ giáo dục Úc tổ chức đi chơi chung đâu đó hoặc lúc hợp mặt cấm trại, bản đầu tiên chúng tôi hay hát chung là bản “Việt Nam Việt Nam” bất hửu đó. Tôi nhớ có lần cả nhóm Colombo Plan đi du ngoạn ở vùng núi Blue Mountains, khi chúng tôi bắt đầu ca bản VN VN đó lên, có một số sinh viên Thái Lan và Mã Lai ngồi chung xe bus cũng vổ tay theo nhịp ca, mặc dù không biết âm điệu bài ca nhưng đến chữ Việt Nam Việt Nam, họ cũng hát lên theo "Việt Nam, Việt Nam..."
 
Sau vài tháng kết thúc khóa học ở Sydney , chúng tôi chia tay nhau đi khắp các tiểu bang để chuẩn bị vào đại học. Ở dưới Melbourne, một thành phố lớn thuộc miền Nam nước Úc, sinh viên VN chúng tôi từ nhiều nhóm khác nhau lập ra đoàn hướng đạo "Du Mục", thường tổ chức đi cắm trại vào những dịp nghỉ "term breaks". Buổi tối, bên cạnh lửa trại, bài ca đầu tiên và chắc chắn cũng là bài cuối cùng trước khi vào lều ngủ, bao giờ cũng là bài "Việt Nam , Việt Nam " muôn đời đó!
 
Sau này, học xong, ra trường đi làm, tôi không có dịp ca lại bản nhạc này cho đến khoảng 1978 đến 1982, lúc đồng bào tỵ nạn VN qua Úc rất đông (Có lẽ sau Hoa Kỳ, cộng đồng người VN đông nhất trên thế giới là ở Úc. Nhưng nếu nói về tỉ số người VN được chính phủ chấp nhận định cư, so với dân số bản xứ, thì Úc đứng hàng đầu trên thế giới, hơn cả Hoa Kỳ!)

Người VN mình ở đâu cũng thích văn nghệ, nhất là ở Úc. Trong những năm 78 - 82, chúng tôi tham dự những buổi trình diễn gây dựng quỹ cứu trợ người tỵ nạn Đông Dương (mà người Việt mình hầu như chiếm đa số!) Các buổi trình diễn thường diễn ra ở các hí viện trong các thành phố lớn nhỏ khắp nơi.  Khán giả trong hí viện không những có người Úc mà còn có nhiều kiều bào đồng hương Việt Nam đến dự.  Gần như lần nào cũng vậy, người Úc hoặc người VN đồng hương bao giờ cũng yêu cầu chúng tôi bắt đầu với bản nhạc "Việt Nam, Việt Nam" này!

Tôi nhớ có một lần, khi chúng tôi vừa khởi ca câu đầu, cả rạp không ai bảo ai đồng loạt cùng cất tiếng ca chung vang ngời khắp rạp.
 
Việt Nam ,Việt Nam , nghe từ vào đời
Việt Nam , hai câu nói
Bên vành nôi: Việt Nam , nước tôi...
 

Từ sân khấu vừa ca vừa nhìn chung quanh, tôi thấy các bạn đứng cạnh tôi cất tiếng hát thật hùng hồn. Chúng tôi ca như đem hết tấm lòng của người dân Việt Nam nhược tiểu ra thi thố với trường đời thế giới!

Việt Nam , Việt Nam , tên gọi là người
Việt Nam , hai câu nói
Sau cùng khi lià đời ...

Tôi nhìn xuống sân khấu, bất chợt nhìn thấy một bác trai vừa lau nước mắt vừa cất tiếng ca chung với chúng tôi. Tiếng ca của bác như nức nỡ, như nghẹn ngào, như kể lễ thân phận của một người thuyền nhân tị nạn, giờ đã mất quê hương, xứ sỡ.
 
 
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu...

 
 
Rồi tôi đảo mắt nhìn xuống các hàng ghế phía sau, tôi thấy những người thanh niên, thiếu nữ Việt Nam cùng tuổi tôi đang cất tiếng ca thật lớn. Tôi cảm thấy họ ca như ca cho một tuổi trẻ mất quê hương. Họ ca như chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất cho tương lai mịt mùng sắp đến!

Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời...


Về phía khán giả Úc, mặc dù không hiểu lời, nhưng đến câu nào có chữ Việt Nam Việt Nam thì thấy họ cũng họa theo hai tiếng Việt Nam Việt Nam thật lớn! Tôi không biết họ ca vì thích hai tiếng Việt Nam Việt Nam hùng tráng đó, hay họ ca vì thông cảm cho nổi lòng người dân Việt Nam tị nạn, liều mình bỏ xứ ra đi!
 

Tình Yêu đây là khí giới
Tình Thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam ! Việt Nam !
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam ! Việt Nam !
Việt Nam muôn đời ...."

 
Bài hát chỉ vỏn vẹn 5, 6 phút. Nhưng trong 5,6 phút ngắn ngủi đó, khắp cả rạp từ người trình diễn trên sân khấu đến tất cả khán giả dưới hàng ghế ai cũng xúc động, nhiều bác lớn tuổi không cầm được nước mắt!

.........
..........

Rồi thời gian chầm chậm trôi qua. Tính đến nay đã hơn 30 năm rồi.
Mỗi lần nhớ lại bài hát "Việt Nam Việt Nam" chúng tôi đã đồng ca trong những ngày còn chân ướt chân ráo vào ngày mùa đông lạnh cóng đầu tiên ở Úc đó, tâm hồn tôi cảm thấy như ấm lại!
 
Bây giờ tôi đã là người ly hương. Nhưng bài hát và những kỷ niệm êm đềm của những ngày đầu tiên ở Úc đó bao giờ cũng lưu lại trong tôi hình ảnh nước Việt Nam quê hương yêu dấu. Dù ở chân trời góc biển nào tôi cũng không bao giờ quên được!
 
 
Mỗi mùa Thu đến ngoài hiên,
Nhìn hàng lá đỏ bỗng nhiên nhớ nhà,
Quê tôi vào độ tháng ba,
Có hàng me tím xa xa cỗng trường,
Vắt ngang qua Thái Bình Dương,
Đất hiền trái ngọt có hàng dừa xanh,
............ ....

Thuở còn ở với mẹ cha,
Bửa rau bửa cháo xót xa quê nhà,
Nhưng quê tình nghĩa đậm đà,
Cơm canh rau muống dưa cà nào quên!
NVH
Mùa đông 2010, Melbourne

Back to top
« Last Edit: 11. Sep 2010 , 10:25 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #7 - 14. Sep 2010 , 08:28
 
Chè Bắp Nước Dừa



Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh thảm khốc. Nó gây ra nhiều thảm cảnh thương tâm khắp nẻo đường đất nước. Nhưng động lòng nhất vẫn là những biến cố xảy đến cho những người bình dân nghèo khó...

Chuyện xảy ra ở xóm Gò Vấp bình dân chỗ gia đình tôi cư ngụ từ trước đến nay.

Từ lúc học tiểu học cho đến khi lên trung học, tôi vẫn có cái thú đi ăn hàng rong ngoài đường: nó vừa rẽ lại vừa ngon! Trong xóm tôi ở, ngày nào cũng như ngày nấy, có đủ hàng chè, cơm, cháu, mì, trái cây... do các bà các cô khệ nệ gánh tới rồi bày bán dưới tàng cây trứng cá đường Lê Quang Định...

...

Tôi thích nhất 2 món là món chè bắp của chị Tám Liên và món cháu lòng của bà Sáu Lý. Mỗi khi đạp xe đi học về, nếu trong túi còn rủng rỉnh vài đồng, tôi hay táp xe vô, ngồi xuống chiếc ghế "đẩu" trước gánh chè chị Tám để thưởng thức món chè tuyệt hảo này. Chị Tám đi bán thường dẫn theo đứa con gái khoảng bảy tám tuổi, chắc vì không biết gởi cho ai. Tội nghiệp con bé đáng lẽ phải đước đến trường học nhưng phải đi theo bán hàng với mẹ, rồi phải rửa chén, chế nước dừa giúp mẹ!

Thỉnh thoảng tôi cũng không quên tìm đến món cháo huyết của bà Sáu ở ngay cạnh đó!

......

Một hôm đi học về, tôi ngạc nhiên không thấy hai mẹ con chị Tám bán chè đâu cả. Rồi nhiều ngày sau cũng không thấy họ. Bẳng đi 2 tuần mới thấy hai mẹ con họ trở lại. Nhưng kỳ này thấy trên áo bà ba của chị và áo của con chị có kết một miếng vải đen. Chị ngồi bán mà mắt thẩn thờ ráo hoảnh. Còn con bé ngồi xớ rớ bên cạnh thỉnh thoảng cứ khóc kêu
"Ba ơi, ba ơi..."
. Sau mới nghe người ta nói chồng chị vừa tử trận ở Khe Xanh.


Một hai tháng sau, tới phiên bà Sáu Lý nghỉ bán vài ngày. Lúc trở lại bán, tôi lại thấy bà cũng kết miếng vải đen trên áo. Vừa bán, bà vừa cầm khăn lau nước mắt. Hỏi ra thì mới biết thằng con Út của bà mới vừa hy sinh trong trận đánh khốc liệt ở Đồng Xoài, khoảng một tuần trước ngày cưới với cô bạn cùng xóm!


Khi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, người ta đo cường độ chiến tranh bằng tin tức TV, báo chí. Ở xóm Gò Vấp tôi, thống kê chiến tranh thể hiện qua các miếng vải đen trên áo người bán hàng rong, càng ngày càng nhiều, nhất là sau biến cố Mậu Thân.



Trở lại chuyện chị Tám bán chè, một thời gian sau không lâu thì hoàn toàn không thấy bóng dáng hai mẹ con họ nửa vì nghe nói tiền tử của chồng chị không đủ để họ trả tiền mướn nhà nên họ đã bỏ về quê sinh sống!



Sau này, mỗi lần ăn chè bắp chế nước dừa, tôi vẫn thường hay nhớ lại hình ảnh thương tâm của hai mẹ con góa phụ bán chè ở xóm nhỏ Gò Vấp. Đôi khi không cầm được nước mắt khi nghe câu nhạc



"Nghe tin anh gục ngã,

Dừng chân quán năm xưa,

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương..."




(“Những Ngày Xưa Thân Ái” của Phạm Thế Mỹ)

Tuỳ bút Nguyễn Văn Hà,
Melbourne tháng 9, 2010
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #8 - 14. Sep 2010 , 15:49
 
Nguyen Van Ha wrote on 14. Sep 2010 , 08:28:
Chè Bắp Nước Dừa



"Nghe tin anh gục ngã,

Dừng chân quán năm xưa,

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương..."[/size][/font]



(“Những Ngày Xưa Thân Ái” của Phạm Thế Mỹ)

Tuỳ bút Nguyễn Văn Hà,
Melbourne tháng 9, 2010






Hello anh Hà,

Đã từ lâu Dzịt đọc cọp các bài sáng tác hay và cảm động của anh. votay

Nay Dzịt xin chào anh và thanks.gif anh .
Chúc anh cùng gia đình an vui, hạnh phúc và nhiều sức khoẻ và  năng lực để sáng tác thêm nhiều truyện , thơ hay  hoahong.gif

...

Thân mến,

DG tulipvang

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Dương Xi
Junior Member
**
Offline



Posts: 66
Washington
Gender: female
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #9 - 14. Sep 2010 , 18:37
 
Chào anh Hà, Dương Xi la LVD74. Cám ơn anh dã dang len nhung tuy but cho tui em doc. Rat cam dong. Anh Ha oi, em thay bai viet nao anh cung nhac lai que nha anh o Go Vap. Nha cua em cung o Go Vap. Nhu vay la 2 anh em minh hoc chung trương Tieu Hoc Go Vap roi.
Dương Xi xin chuc anh that vui khoe de sang tac them nhieu bai cho tui em doc.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #10 - 15. Sep 2010 , 07:17
 
Hello anh Hà,

Đã từ lâu Dzịt đọc cọp các bài sáng tác hay và cảm động của anh. votay

Nay Dzịt xin chào anh và thanks.gif anh .
Chúc anh cùng gia đình an vui, hạnh phúc và nhiều sức khoẻ và  năng lực để sáng tác thêm nhiều truyện , thơ hay  hoahong.gif


Dương Xi wrote on 14. Sep 2010 , 18:37:
Chào anh Hà, Dương Xi la LVD74. Cám ơn anh dã dang len nhung tuy but cho tui em doc. Rat cam dong. Anh Ha oi, em thay bai viet nao anh cung nhac lai que nha anh o Go Vap. Nha cua em cung o Go Vap. Nhu vay la 2 anh em minh hoc chung trương Tieu Hoc Go Vap roi.
Dương Xi xin chuc anh that vui khoe de sang tac them nhieu bai cho tui em doc.


Chào các cô Dzịt Gỗ và Dương Xi,

Cho tôi trả lời 2 cô một lúc cho tiện nha!  (Như tiếng Anh họ thường nói "one stone, two ducks, sorry two birds!). Nhưng vì trả lời chung, tôi sẽ viết nhiều nhiều hơn thường lệ!

Tôi rất chân thành cám ơn các bạn đọc bài tôi viết và lại còn viết khuyến khích nữa. Là dân HNC, dĩ nhiên tôi cũng có tham dự trong d/đ HNC, nhưng d/đ này "sìu" quá, nên khi vào d/đ LVD, thấy mọi người sinh hoạt náo nhiệt, bài vỡ qua lại rầm rầm, tôi thấy phấn khởi hơn nhiều!

Chắc các bạn để ý là tôi viết nhiều về đời sống người nghèo, bình dân, lao động ở VN. Điều đó cũng không có gì ngạc nhiên vì ngày xưa lúc còn nhỏ tôi thuộc thành phần như vậy! Cho nên từ nhỏ đến lớn, mối quan tâm đến đời sống của tầng lớp thấp trong xã hội VN mình là mối quan tâm lớn cứ đeo đuổi tôi hoài!

Một phần ngày xưa chính bà ngoại tôi cũng đi gánh hàng rong buôn bán vất vả ở các chợ quê nuôi má tôi và các ông cậu lúc ngoại tôi còn trẻ! Tôi cứ nhủ thầm khi nào có dịp tôi phải viết vài dòng để nhớ ơn ngoại tôi!

Ngoài ra tôi còn thấy một bất công rất lớn cho người phụ nữ VN trong xã hội từ bao nhiêu đời nay:

Tôi có nhận xét là trong các nghề lao động ở Việt Nam chúng ta, cũng cùng làm một công chuyện mà người phụ nữ phải chịu cực hơn người đàn ông nhiều.

Thí dụ như nghề buôn bán hàng rong ngoài đường, nghề làm ruộng hoặc chèo ghe:

- Các bà các cô phải gồng gánh nồi chè, nồi cháo...nặng nề trên vai để đi bán khắp đường phố. Trong khi đó không thấy người đàn ông nào gồng gánh như vậy. Họ đi xe đạp để bán cà rem, kẹo kéo, bong bóng...

- Người đàn bà đội thúng gạo, trái cây, hoặc đá nặng trên đầu. Trong khi đó, người đàn ông thường dùng xe "kút kích" để di chuyển đồ nặng...

- Người đàn bà gánh nước mướn trên vai, người đàn ông chở nước mướn trên xe ba bánh...

- Người đàn bà gòng lưng gieo mạ trên đồng nước. Người đàn ông thường đứng trên chiếc cày cho trâu kéo...

- Người đàn bà chèo xuồng. Người đàn ông thường lái ghe bằng máy đuôi tôm...

- Ngày xưa các bà các cô thường dùng xe velo solex hoặc mobillette. Những loại xe này cần đạp hì hục lúc đầu rất mệt để bắt máy. Trong khi đó đàn ông con trai ngồi yên trên xe Gobel hoặc xe Puýt, chỉ cần đạp máy một cái nhẹ nhàng là máy nổ!

Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, nhưng hầu hết khắp xã hội VN mình là như vậy!

Cho nên tôi không biết tại sao người mình nói về "phái mạnh" để chỉ người đàn ông và "phái yếu" để chỉ người đàn bà. Tôi nghĩ, ngược lại mới đúng! Undecided Undecided

Hay câu trả lời giản dị là
PHÁI NAM VỪA MẠNH VỪA KHÔN ??!! 
Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes

Còn lý do mà tôi hay viết về đề tài "Gò Vấp" thì cũng dễ hiểu thôi: tôi sinh ra và lớn lên ở Gò Vấp nên mỗi lần viết tuỳ bút thì chỉ biết có Gò Vấp thôi!  (Thật sự nếu có ai hỏi tôi là tôi thích địa điểm nào nhất ở Việt Nam, tôi sẽ không ngần ngại trả lời là "Phước Long / Đồng Xoài". Tôi ở những khu trứ danh trong chiến tranh VN này nhiều năm. Để lần tới tôi sẽ kể thêm về Phước Long cho các bạn nghe chơi. Phước Long ít có người biết nhưng hay lắm!!)

Dương Xi ở Gò Vấp mà ở khoảng nào vậy? Gần "Cầu Hang" hay chợ? Hôm trước có cô Tôn Nữ cũng viết cho biết ở Gò Vấp luôn! Như vậy anh hùng hào kiệt xuất thân ở Gò Vấp khá nhiều há !

Sau chót Dương Xi nói có thể học chung trường tiểu học ở GV. Tôi có hình chụp lúc học lớp năm (hay tư?) trong sân trường, post lên cho các cựu học sinh tiểu học GV coi chơi cho đỡ nhớ trường!

Trong sân trường có cây chuối kiểng rất lớn như trong hình chụp. Ngoài ra tôi còn nhớ là mấy năm đầu trong trường còn dùng trống để đánh lên báo giờ vô lớp, ra chơi, tan lớp...Nhiều năm sau mới bắt đầu dùng chuông điện!  (Trong hình, ba tôi chú thích là trường "Tấn Phát", nhưng tôi nghĩ chắc ông già tôi lộn qua trường tiểu học Tấn Phát gần đó mà một người anh học. Chứ trường tiểu học GV hình như đâu phải tên Tấn Phát? Hay là chính tôi lộn đây ta ?!)

...

Cô giáo trong hình chụp là cô "Bích Liên". Cổ cũng hay lắm, nhưng chắc tôi sẽ không dám viết gì nhiều về cỗ đâu (nếu không thiên hạ sẽ mệnh danh cho tôi là "con nít quỉ" thì phiền lắm!)

Thôi sẽ viết thêm sau nha!

Cheeeeeeers, và cám ơn các bạn viết "feedbacks" nhiều lắm!!!

NV Hà  Smiley Smiley Smiley
Back to top
« Last Edit: 15. Sep 2010 , 08:02 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #11 - 15. Sep 2010 , 18:37
 
Anh Hà thân mến,
Đọc hồi ký của anh, Đá thấy gần gũi,  giản dị, chân chất, và dạt dào tình cảm.
Cám ơn anh đã đưa độc giả trở về với tuổi thơ, tuy vật chất thiếu thốn, nhưng rấr giàu tình người.
Những nhận xét của anh về thân phận của người đàn bà, nhất là đàn bà nông thôn rất chính xác; nhưng anh Hà ơi, trong chiến tranh, người đàn ông là người trực tiếp cầm súng, chiến đấu với VC để bảo vệ miền nam. Hành quân liên miên, ngày đêm cận kề với cái chết.  Sự vất vả nơi hậu phương tuy lớn nhưng làm sao sánh với sự gian khổ và hy sinh của người lính?
Có điều này Đá cảm thấy bất nhẫn vô cùng: trong xã hội VN hiện nay, có rất nhiều đàn ông nướng gần hết số tiền kiếm được vào các quán nhậu, cà phê ôm, karaoke trá hình...Chiều tan sở họ không chịu về nhà với vợ con mà lại đi tìm thú vui cho riêng mình. Tệ nhất là họ tự cho họ có quyền đó!
Đá rất mừng khi được sống ở Mỹ, nơi người đàn bà được tôn trọng thực sư. Trong gia đình, vợ chồng cùng nhau kiếm tiền, nuôi dạy con cái và chia xẻ việc nhà Smiley
Anh là dân HNC hả? Đá có anh trai trạc tuổi anh, cũng học HNC, ra trường năm 1971.
Mới lần đầu...mà Đá loạn bàn...hơi nhiều. Mong anh xí xóa cho cô em gái này Roll Eyes
Back to top
« Last Edit: 15. Sep 2010 , 18:42 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Dương Xi
Junior Member
**
Offline



Posts: 66
Washington
Gender: female
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #12 - 15. Sep 2010 , 23:50
 
Anh Hà ơi,
Nhà của Dương Xỉ ở khu cư xá Trần Quốc Tuấn, gần Cầu Hang. Em không nhớ trường Tiểu Học Gò Vấp có cây chuối to như trong hình, nhưng em nhớ rất rõ trường sát cạnh đường rầy xe lửa, vì mổi ngày đi học em đi đường tắt, đi từ Lò Bún băng qua đường rầy. Còn trường Tấn Phát thì em không biết ở đâu. Nếu đi đường chính thì em phải đi ra đường Lê Quang Định, qua khỏi cầu hang thì quẹo vào đường gì đó (em quên tên) đi 1 đoạn dài, đến cuối đường là trường tiểu học Gò Vấp. Sau này (khoảng năm 1970) có thêm trường tiểu học Gò Vấp II  ở ngay đầu Cầu Hang.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #13 - 16. Sep 2010 , 06:39
 
[
size=8]NgocDoa wrote on 15. Sep 2010 , 18:37:
Anh Hà thân mến,
Đọc hồi ký của anh, Đá thấy gần gũi,  giản dị, chân chất, và dạt dào tình cảm.
Cám ơn anh đã đưa độc giả trở về với tuổi thơ, tuy vật chất thiếu thốn, nhưng rấr giàu tình người.
Những nhận xét của anh về thân phận của người đàn bà, nhất là đàn bà nông thôn rất chính xác; nhưng anh Hà ơi, trong chiến tranh, người đàn ông là người trực tiếp cầm súng, chiến đấu với VC để bảo vệ miền nam. Hành quân liên miên, ngày đêm cận kề với cái chết.  Sự vất vả nơi hậu phương tuy lớn nhưng làm sao sánh với sự gian khổ và hy sinh của người lính?
Có điều này Đá cảm thấy bất nhẫn vô cùng: trong xã hội VN hiện nay, có rất nhiều đàn ông nướng gần hết số tiền kiếm được vào các quán nhậu, cà phê ôm, karaoke trá hình...Chiều tan sở họ không chịu về nhà với vợ con mà lại đi tìm thú vui cho riêng mình. Tệ nhất là họ tự cho họ có quyền đó!
Đá rất mừng khi được sống ở Mỹ, nơi người đàn bà được tôn trọng thực sư. Trong gia đình, vợ chồng cùng nhau kiếm tiền, nuôi dạy con cái và chia xẻ việc nhà Smiley
Anh là dân HNC hả? Đá có anh trai trạc tuổi anh, cũng học HNC, ra trường năm 1971.
Mới lần đầu...mà Đá loạn bàn...hơi nhiều. Mong anh xí xóa cho cô em gái này Roll Eyes


  Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #12 - Ngày hôm qua , 23:50    Anh Hà ơi,
Nhà của Dương Xỉ ở khu cư xá Trần Quốc Tuấn, gần Cầu Hang. Em không nhớ trường Tiểu Học Gò Vấp có cây chuối to như trong hình, nhưng em nhớ rất rõ trường sát cạnh đường rầy xe lửa, vì mổi ngày đi học em đi đường tắt, đi từ Lò Bún băng qua đường rầy. Còn trường Tấn Phát thì em không biết ở đâu. Nếu đi đường chính thì em phải đi ra đường Lê Quang Định, qua khỏi cầu hang thì quẹo vào đường gì đó (em quên tên) đi 1 đoạn dài, đến cuối đường là trường tiểu học Gò Vấp. Sau này (khoảng năm 1970) có thêm trường tiểu học Gò Vấp II  ở ngay đầu Cầu Hang. 


_______________________


Chào Dương Si và NgocDoa,

Cám ơn các bạn lại cho thêm feedbacks.
Lần nữa cho tôi trả lời 2 bạn một lúc!

Dương Si:

Phải công nhận là Gò Vấp tuy nhỏ nhưng coi bộ nhiều trường học thiệt! Không trách gì người Gò Vấp tuy bình dân nhưng trình độ dân trí cao!!!  Shocked Shocked Shocked

(Nhắc đến Gò Vấp, cho tui xin lạc đề một chút! Nói về địa danh ở miền Nam có chữ "V", nhiều khi tui nghĩ người Nam Kỳ (như tui!) kỳ thiệt: đã không phát âm chữ V mà trong các địa danh lại cứ đặt tên bắt đầu bằng "V" rầm rầm, tỉ như Gò Vấp, Vĩnh Long, Phú Vinh, Bắc Vàm Cống...Chắc dân Nam Kỳ có óc khôi hài quái đãn hay sao đó!!! Grin Grin Grin )

NgocDoa:

Cảm ơn ND dùng những chữ rất thân tình để phê bình mấy đoản văn của tôi!

Vì thấy có nhiều bạn đọc nhận xét như vậy, cho tôi vài phút để bàn về chuyện này.

Đúng như ND nói, cách hành văn của tôi rất giản dị, là tại vì tôi không phải là văn sĩ! Tôi kiểu như có gì hiện ra trong đầu là cho nó chạy xuống tay viết, không qua một lăng kính màu sắc nào cả. Cho nên văn viết mà cũng không khác gì văn nói! Nghĩa là không bay bướm văn hoa gì cả!

Đó là văn viết. Còn khi làm thơ thì tôi phải thú thiệt là hơi lâu một chút:  khi chữ nghĩa hiện ra trong đầu, tôi bắt nó phải qua vài lăng kính, có cái màu xanh, có cái màu đỏ, cũng có cái không có màu nhưng lại thay đổi hình dạng!!! Sau đó tôi mới kéo nó xuống giấy!

Vì là gốc engineering, tôi rất thích chế biến nhiều thứ! Có lần tôi thấy làm thơ khó quá, tôi có thử "chế" ra một "Máy Làm Thơ" chơi cho vui! Bạn nào thích biết về chi tiết này, tôi sẵn lòng bật mí hết, không dấu diếm gì cả! Tôi dùng "máy" này một thời gian thấy hiệu nghiệm lắm. Nó giúp tôi chế ngự được khó khăn rất lớn ban đầu là "phải viết cái gì đây!!!"  Cool

Nói chung tôi muốn chia sẽ đam mê về thơ văn Việt Nam với tất cả thân hữu, bạn bè gần xa...Các bạn khuyến khích tôi viết thêm nhiều, tôi cũng muốn khuyến khích các bạn viết như vậy. Văn thơ là một thú vui lành mạnh. Đối với tôi, nó như "tập thể dục cho trí óc" vậy!



     Tôi mơ có máy làm thơ,
Đánh vô một chữ máy phơ cả bài!
     Tôi mơ những lúc thở dài,
"Máy thơ" rung động một hai kiếm vần,
     Rồi khi tôi bí phân vân,
"Máy thơ" sẽ viết dần dần cho tôi!  Smiley Smiley Smiley

Sau hết NgocDoa có bàn về vai trò của thanh niên thiếu nữ VN trong thời gian chiến tranh ở nước mình. Tôi hoàn toàn đồng ý với NgocDoa về quan điểm đó! (Tôi sẽ viết nhiều về đề tài người lính VN trong thời gian chiến tranh trong vài bài tới)

Quan điểm thứ nhì tôi cũng đồng ý là ở Âu Mỹ  (và Úc nữa), nam nữ tương đối bình quyền hơn (tương đối so với VN thôi, chứ vẫn chưa hẵn tuyệt đối đâu!).

Còn vấn đề những tệ đoan của người đàn ông VN ở nước mình bây giờ thì tôi chắc không dám phê bình ai cả, vì cũng đúng như ND nói, tôi cũng chỉ tuổi anh của ND thôi, không đủ thẩm quyền để phán đoán ai cả!

Nhưng có một điều tôi nhận xét là những tệ đoan của người đàn ông VN mà ND đưa ra, theo tôi nghĩ thời nào và ở đâu cũng xảy ra cả, chứ không hẵn chỉ ở VN sau 75 thôi. Nghĩa là (về phương diện thời gian) trước 75 là đã như vậy rồi. (Về phương diện nơi chốn), ở đâu cũng có thể có những tệ đoan đó được, không nhất thiết gì ở VN sau này mà thôi!

Theo tôi biết người VN mình ở Mỹ chắc cũng không phải là gương mẫu cho người VN khắp thế giới đâu! Ở VN, họ có vấn đề của họ. Ở ngoại quốc Mỹ Úc, mình cũng có vấn đề của mình! Thôi thì đèn nhà ai nấy sáng!  Tôi xin có lời chúc mừng cho gia đình của ND đã cố gắng xây dựng hạnh phúc như ND thuật lại. À, đây mới là làm gương thứ thiệt đó!

Tính bổ đồng, tôi rất phục những người có quan điểm mạnh như ND, dầu có đồng ý hay không lại là một chuyện khác! Tôi nhớ có lần đọc một quyẻn sách, tác giả nói rất cương quyết: "YOU MUST HAVE AN OPINION OF EVERYTHING, REGARDLESS!!" Tôi rất đồng ý với lập trường này, ngay cả trong trường hợp lập trường của mình không cùng quan điểm của người khác! Nhưng, yes, nhưng, đồng thời mình cũng phải tôn trọng lập trường của người khác! Có vậy thế giới mới có cơ hội quay vòng vòng hết ngay này sang ngày khác!!! Cool Cool Cool

Thân mến chào các bạn,
Cheeeers,
NV Hà
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #14 - 16. Sep 2010 , 12:23
 
Nguyen Van Ha wrote on 16. Sep 2010 , 06:39:
[
size=8]


  Re: Một Thoáng Hương Xưa: Tập Tuỳ Bút Ngắn NVH, Chè Bắp Nước Dừa
Reply #12 - Ngày hôm qua , 23:50    Anh Hà ơi,
Nhà của Dương Xỉ ở khu cư xá Trần Quốc Tuấn, gần Cầu Hang. Em không nhớ trường Tiểu Học Gò Vấp có cây chuối to như trong hình, nhưng em nhớ rất rõ trường sát cạnh đường rầy xe lửa, vì mổi ngày đi học em đi đường tắt, đi từ Lò Bún băng qua đường rầy. Còn trường Tấn Phát thì em không biết ở đâu. Nếu đi đường chính thì em phải đi ra đường Lê Quang Định, qua khỏi cầu hang thì quẹo vào đường gì đó (em quên tên) đi 1 đoạn dài, đến cuối đường là trường tiểu học Gò Vấp. Sau này (khoảng năm 1970) có thêm trường tiểu học Gò Vấp II  ở ngay đầu Cầu Hang. 


_______________________


Chào Dương Si và NgocDoa,

Cám ơn các bạn lại cho thêm feedbacks.
Lần nữa cho tôi trả lời 2 bạn một lúc!

Dương Si:

Phải công nhận là Gò Vấp tuy nhỏ nhưng coi bộ nhiều trường học thiệt! Không trách gì người Gò Vấp tuy bình dân nhưng trình độ dân trí cao!!!  Shocked Shocked Shocked

(Nhắc đến Gò Vấp, cho tui xin lạc đề một chút! Nói về địa danh ở miền Nam có chữ "V", nhiều khi tui nghĩ người Nam Kỳ (như tui!) kỳ thiệt: đã không phát âm chữ V mà trong các địa danh lại cứ đặt tên bắt đầu bằng "V" rầm rầm, tỉ như Gò Vấp, Vĩnh Long, Phú Vinh, Bắc Vàm Cống...Chắc dân Nam Kỳ có óc khôi hài quái đãn hay sao đó!!! Grin Grin Grin )

....................



Tính bổ đồng, tôi rất phục những người có quan điểm mạnh như ND, dầu có đồng ý hay không lại là một chuyện khác! Tôi nhớ có lần đọc một quyẻn sách, tác giả nói rất cương quyết: "YOU MUST HAVE AN OPINION OF EVERYTHING, REGARDLESS!!" Tôi rất đồng ý với lập trường này, ngay cả trong trường hợp lập trường của mình không cùng quan điểm của người khác! Nhưng, yes, nhưng, đồng thời mình cũng phải tôn trọng lập trường của người khác! Có vậy thế giới mới có cơ hội quay vòng vòng hết ngay này sang ngày khác!!! Cool Cool Cool

Thân mến chào các bạn,
Cheeeers,
NV Hà



viết nữa đi anh.....votay  , Dzịt đang mê đọc cọp nè...Dzịt thích đọc sách , nghe nhạc hơn là tụm 5 tụ 7 party đó hoahong.gif

...

Thân mến,

DG tulipvang

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 7
Send Topic In ra