Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Một Thoáng Hương Xưa: Truyện Ngụ Ngôn, Cái Bẫy Chuột  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Một Thoáng Hương Xưa: Truyện Ngụ Ngôn, Cái Bẫy Chuột (Read 1121 times)
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Một Thoáng Hương Xưa: Truyện Ngụ Ngôn, Cái Bẫy Chuột
02. Sep 2010 , 08:22
 
Một Thoáng Hương Xưa: Bài Tình Ca Quên Lãng + MY FATHER'S TWO COUNTRIES


Bài này tôi viết để tặng cho những người yêu nhạc Việt Nam (và yêu luôn cả ca sĩ nữa!).

Trong đoản văn này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một bản nhạc Việt Nam xa xưa, một bài hát đã từng làm tôi điêu đứng mấy chục năm trời. Kỹ niệm về bản nhạc và về một giọng ca của bài hát này cũng tạo cho tôi một niềm vui nhỏ về ý niệm thời gian. Đọc xong, các bạn sẽ hiểu!
 
Vào khoảng năm 1965 ở căn nhà ngoại ô Gò Vấp, khi tôi 13 tuổi, có một buổi tối hè oi bức, tôi đem cái radio nhỏ và ghế bố ra trước sân nhà vừa nghe nhạc vừa nằm ngủ ngoài sân cho đở nóng.

Tối nay cũng như bao nhiêu buổi tối khác, ngoại ô Sài Gòn hỏa châu chiếu sáng lập lòe trên không. Thỉnh thoảng lại nghe vài tiếng súng nổ từng chập đâu đó. Nhưng người ta ai cũng quen, coi như một buổi tối bình thường trong thời buổi chiến tranh loạn lạc!

Trong tiếng rè rè của máy thu thanh bên cạnh, tôi chợt nghe một giọng ca thật trong trẻo của một nữ ca sĩ cất lên với một bản nhạc tình mới lạ:
 
"Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn,
Đôi khi nhầm lỡ, đánh mất ân tình cũ,
Có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế,
Khi hai mơ ước không chung cùng vui lối về...
 
Mình vào đời nhau lúc môi còn non tuổi mộng vừa tròn,
Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc,
Đến nay thì đã, đắng cay nhiều quá,
Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay...."

 
Bản nhạc chậm và buồn. Tiếng hát của người nữ ca sĩ này nghe sao vô cùng tha thiết, ẩn ẩn hiện hiện như ánh sáng hỏa châu lập lòe trên không, ray rứt như những tiếng súng nổ xa xa ở một ấp chiến lược gần đó!
Bản nhạc và giọng ca liêu trai của cô ca sĩ này gieo một ấn tượng lớn trong tâm hồn nghệ sĩ của tôi từ đó.  Về sau, tôi khám phá ra người nữ ca sĩ đó là Thanh Thúy. Nhưng tôi vẫn không biết được tên bản nhạc và tác giả là ai! Sự kiện đó chính là chìa khóa của câu chuyện sắp tới!

...........

Qua  Úc du học khoảng 71-75, có những buổi tối oi bức trong phòng cư xá sinh viên nội trú, nhìn lên trời cao thấy sao trời lấp lánh, tôi cũng thường nhớ đến những ngày thơ ấu ở ngoại ô Sài Gòn, nhớ đến gia đình và quê hương lúc đó vẫn còn mịt mù trong khói lửa chiến tranh.  Rồi chợt nhớ đến buổi tối hè đêm nào, nằm trên ghế bố trước sân nhà nghe tiếng hát gợi sầu của Thanh Thúy! Lúc đó tôi ước gì được nghe lại tiếng ca của Thanh Thúy trong bản nhạc buồn năm củ!

.............

Mười mấy năm sau (khoảng cuối thập niên 70), người Việt nam bắt đầu mỡ mang tiệm tùng buôn bán sầm uất ở các khu Việt Nam khắp các thành phố lớn bên Úc. Các tiệm nhạc Việt Nam cũng mọc lẽ tẽ khắp mọi nơi.

Vì mê bản nhạc này quá ,tôi quyết định phải tìm lại cho được bài ca bất hửu này của Thanh Thúy.

Nhưng lập tức tôi có một trở ngại rất lớn là vẫn chưa biết được tên bản nhạc là gì! (Lúc đó chưa có internet, chưa có Google. Nếu có như ngày nay, chỉ cần khỏ vài chữ trong bản nhạc trên Google là hàng trăm kết quả hiện ra trong tít tắc!).

Tôi nhớ có lần vào hỏi thăm tìm mua bản nhạc này, tôi phải khổ sỡ diển tả về bản nhạc. Có cô bán hàng, (mặc dù chắc chỉ lớn hơn tôi vài tuổi) trả lời:

"Thôi để khi nào ít khách, chị sẽ ráng tìm cho. Em chịu khó chờ, thỉnh thoảng trở lại coi ra sao!"


Nhiều năm trôi qua mà tìm kiếm vẫn hoài công. Một hôm, khi vào hỏi thăm về bản nhạc này ở một tiệm nhạc lớn, cô bán hàng đề nghị:

"Anh ơi, hay là anh ca thử vài câu để em nghe rồi em sẽ ráng kiếm cho, chứ anh đứng đó mà diển tả làm sao em biết được bản gì!"


Tôi nghe đề nghị thấy cũng có lý, bạo dạn ca vài câu giửa tiệm:

"Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn..."


Khách hàng trong tiệm nghe tôi ca, cùng loạt vổ tay làm tôi cũng thấy ngường ngượng!
Cô bán hàng nghe xong, ngẩm nghĩ một lát rồi lắc đầu:

"Sorry anh ơi, nhưng em cũng không nhớ tựa thành ra cũng không kiếm được cho anh đâu!"


Những năm sau đó, tôi phải đi làm việc ở nhiều tiểu bang ở Úc. Mỗi lần đến Sydney, Brisbane, Adelaide hay Perth, buổi chiều sau khi ăn phở trong khu phố Việt Nam, bao giờ tôi cũng đi tìm đến các tiệm nhạc. Và điều buồn cười nửa là lần nào trong tiệm tôi cũng đều ca vài câu của bản tình ca bất hửu này để hy vọng chủ quán giúp tôi tìm được bản nhạc đó. Cho nên, có thể nói là tôi đã không kèn không trống, cất tiếng ca của mình trên khắp các nẻo đường nước Úc!

Có một lần trong một tiệm nhạc ở Richmond, khu phố lớn của người Việt Nam ở Melbourne, sau khi nghe tôi ca bản nhạc đó, nhiều khách hàng xúm lại bàn bạc với nhau, rồi bổng nhiên có một vị khách lớn tuổi la lên thích thú:

"Thôi tui biết rồi! Bài đó tên là "Buồn Trong Kỷ Niệm" của Trúc Phương! Bài này Thanh Thúy ca là số dzách!"


Tôi mừng rỡ cám ơn người ân nhân này rối rích và dục cô bán hàng ráng lục giùm bản nhạc.
Sau khi kiếm tới kiếm lui, cô bán hàng lại lắc đầu nói:

"Sorry chú ơi, con không có bản này!"


Tiếng ca của tôi như dã tràng xe cát biển đông. Hơn hai mươi năm đi tìm bản nhạc, không những đã không có kết quả mà lại thấy cách xưng hô của mấy cô bán hàng từ từ đổi dần. Hồi thập niên 60 lúc còn ở Việt Nam, vô tiệm người ta  gọi tôi bằng con, bằng cháu. Lúc qua Úc, trong thập niên 70, họ kêu tôi bằng em, xưng chị xưng anh. Đến những năm 80, mấy cô bán hàng gọi tôi bằng anh, xưng em.  Khoảng thập niên 90, 2000, họ kêu tôi bằng chú, xưng con.

Cuộc hành trình tìm kiếm bản nhạc này cuối cùng kết thúc vào một buổi tối oi bức mùa hè năm 2000 ở nhà sách Khai Trí, Footscray. Người đứng ở quầy hàng, một bác gái lớn tuổi cho tôi biết tin mừng:

"Kỳ này chị có hàng mới về, nhiều CD mới lắm. CD Thanh Thúy có tới khoảng cả chục dĩa, để chị kiếm cho!"


Và bà ấy lôi ra một CD có hình nữ ca sĩ Thanh Thúy với bản nhạc thứ 6 tựa đề "Buồn Trong Kỷ Niệm" của Trúc Phương! Tôi nâng niu cái CD trong tay, không biết nên cười hay nên khóc! Tôi đã bỏ gần 30 năm trời để đi lùng bản nhạc này khắp nước Úc, đã la cà cất tiếng ca ở các tiệm nhạc khắp các khu phố Việt Nam, bây giờ bản nhạc yêu quí này cuối cùng cũng lọt vào tay tôi! 

Sau khi trả tiền và ngỏ lời cám ơn thật chân thành đến bà chủ tiệm, tôi hí hửng đi vội ra xe trong bải đậu xe gần đó, rồi lập tức bỏ CD vào trong đầu máy trong xe để nghe liền bản nhạc lòng này cho thỏa dạ. Bản nhạc thâu ở Cali bên Mỹ, tiếng nhạc mỡ đầu thật hấp dẫn, đủ các loại nhạc cụ hòa âm chứ không đơn giản có một tiếng đàn guitar như ngày xưa! Nhưng đến khi nghe Thanh Thúy bắt đầu ca, những câu quen thuộc mà chính tôi đã tự ca nhiều lần, tôi thấy như thiên thần gẩy cánh: tiếng ca của Thanh Thúy trong bài này hoàn toàn khác hẳn với tiếng ca Thanh Thúy tôi đã nghe lần đầu tiên lúc tôi còn 13 tuổi! Tiếng ca Thanh Thúy bây giờ điêu luyện quá, chứ không phải tiếng ca ngây thơ của một cô ca sĩ trẻ mới lên ngày xưa! Tiếng ca Thanh Thúy thâu ở một thính phòng với máy móc tối tân và một dàn nhạc vĩ đại nhưng sao không diễn tả được tâm sự buồn của người nhạc sĩ nghèo Trúc Phương, so với tiếng ca Thanh Thúy phát từ chiếc máy thu thanh rè rè trong một buổi tối hè oi bức đầy hỏa châu và tiếng súng ở một xóm nhỏ ngoại ô Sài Gòn loạn lạc hồi đó!

Nói chung, tôi cảm thấy hoàn toàn thất vọng vì sau mấy chục năm tìm kiếm bản nhạc "lòng" mà tôi hằng mơ ước, giờ đây khi lọt vào tay lại không thể hiện được sự mơ ước của tôi! Tôi tiếc nghĩ chẳng thà cứ sống trong mộng mơ mà chắc cuộc đời hứng thú hơn thực tại! Chẳng thà không nghe được Thanh Thúy hát kiểu mới bây giờ mà kỹ niệm tuổi 13 nghe giọng ca liêu trai của Thanh Thúy ngày xưa vẫn lưu mãi trong cuộc đời, trong tiềm thức!

Rồi tôi tắt nhạc, nhìn đồng hồ thấy còn kịp giờ trở lại mấy tiệm nhạc.
Tôi bước vào tiệm Làng Văn đối diện, hỏi thăm xem có nhạc Việt Nam nào mới lạ không?

Cô bán hàng tươi cười nói:

"Dạ có cô ca sĩ mới ở Việt Nam tên là Lệ Quyên, hát hay lắm đó chú!"


Tôi không biết tin được hay không vì ca sĩ Việt Nam sau này ra nhiều quá, không biết ai là ai, nhưng tôi cứ mua bừa.

Vô xe, tôi bỏ CD Lệ Quyên vào đầu máy rồi thẩn thờ lái xe về nhà.

Trời mùa hè tối nay ở Melbourne oi bức quá. Bật máy lạnh trong xe lên, tôi cảm thấy thoải mái dễ chịu, không cần phải "đem ghế bố ra trước sân nhà hóng gió" như buổi tối hè ngày nào ở Gò Vấp! Khi xe qua khu Dockland, tôi nhìn chung quanh không thấy hỏa châu lập lòe trên không mà chỉ thấy ánh đèn rực rỡ của các tòa nhà chọc trời đô thị. Thỉnh thoảng nghe tiếng khán giả xem đá banh reo hò xa xa từ Sports Dome vọng lại, cũng ầm ì như tiếng súng nỗ từng hồi trong đêm hè loạn lạc quê hương ngày nào.

Tôi chợt chép miệng một mình:  "Ờ, cũng 35 năm rồi còn gì!"

Bất chợt tiếng hát liêu trai của cô ca sĩ trẻ Lệ Quyên văng vẳng trong xe lôi cuốn tôi trở lại với bản nhạc mới:

"Người đi, ra đi mãi mãi, chốn xưa tôi còn mong chờ...
Người đi, ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân..."


Bài hát chậm và buồn. Tiếng hát trong trẻo ngọt ngào của cô ca sĩ mới này nghe tha thiết, ẩn ẩn hiện hiện như một giọng hát liêu trai. Bất chợt tôi nhớ ra, 35 năm về trước, tôi cũng đã từng có cùng một cảm giác tương tự khi lần đầu tiên nghe Thanh Thúy ca bản "Buồn Trong Kỷ Niệm" của nhạc sĩ Trúc Phương!

Lập tức, tôi lật bìa CD ra xem tựa của bản nhạc. "Giấc Mơ Mùa Thu" của Võ Thiện Thanh! Tôi chợt nhủ thầm trong bụng, đây đúng là Thanh Thúy 1965 của tôi! Lần này tôi sẽ khôn hơn trước, tôi sẽ "burn, copy, backup, bookmark" bản nhạc này hay bằng bất cứ cách gì để tôi không phải bỏ ra mấy chục năm đi tìm nó nửa!  Và cho chắc ăn, có lẽ tôi cũng sẽ tập hát bài này, để phòng khi cần đến!

Xe bắt đầu ra ngoại ô thành phố. Bầu trời hơi tối dần. Bất chợt tôi ngẩn đầu nhìn lên màn trời đêm. Ở phía đông, sao trời lung linh lấp lánh. Nhìn về vòm trời phía Tây, tôi thấy vài ngôi sao hơi lập lòe, mờ ảo!

Tiếng ca của Lệ Quyên vẫn thiết tha văng vẵng theo nhịp xe. Trên cao, sao trời vẫn lung linh lấp lánh. Chắc có lẽ chúng đang khiêu vũ với bài hát buồn của Võ Thiện Thanh!

Tạm Hết!
NV Hà   

Sáng nay soi kiếng làm chi!
Giật mình tự hỏi "Ai kỳ vậy ta?"
Hóa ra cũng chỉ là ta,
Nhưng sao không giống thuở xa xưa nào! 
Nguyễn Văn Hà

Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Back to top
« Last Edit: 23. Oct 2010 , 06:53 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Một Thoáng Hương Xưa: MY FATHER'S TWO COUNTRIES
Reply #1 - 02. Oct 2010 , 02:00
 
Lời Mỡ Đầu:

Chào cả làng thân mến,

Úc Đại Lợi thường có biệt danh là  "Xứ Đa Văn Hóa (Multi-Cultural) vì có rất nhiều sắc dân từ khắp thế giới đến cư ngụ. Sau 1975, kiều bào Việt Nam di dân sang Úc chiếm một tỉ số không nhỏ ở các thành phố lớn bên Úc.

4 năm trước, Minh, thằng con trai tôi, phải làm một project nhỏ trong chương trình English lớp 10 ở trường trung học của nó ở Melbourne, Australia! Trong project này, nó phải phỏng vấn một người di dân với chủ đề nói về những kinh nghiệm sống và cảm nghĩ của họ về quốc gia mẹ đẻ và Úc Đại Lợi, quốc gia thứ nhì của họ.  Khi nó nhờ tôi giúp kiếm giùm bạn bè tôi có ai sẵn lòng cho nó đến nói chuyện, phỏng vấn giúp nó không, tôi nói với nó "Tại sao con không phỏng vấn ba, ba cũng là người di dân vậy!"

Thế là tôi ngồi xuống để nó "phỏng vấn" tôi cho bài làm của nó. Sau đó, nó phải viết một bài luận văn nhỏ để tóm tắt lại cuộc phỏng vấn đó.

4 năm rồi tôi không biết nó viết ất giáp gì trong bài phỏng vấn của nó. Tình cờ hôm qua nói chuyện, nó mới lấy ra bài viết đó cho tôi xem. Trong lớp 10 của nó, mặc dù cũng có vài em học sinh khác Việt Nam, nhưng bài của nó là bài duy nhất trong lớp viết về người di dân Việt Nam. Cô giáo English của nó cho biết là "không dè người di dân Việt Nam lúc còn ở xứ mẹ đẻ của họ, khổ quá so với những gốc di dân khác!" Bài của Minh cũng là bài duy nhất trong lớp được cô giáo đọc cho cả lớp nghe!

Với mục đích chia sẻ (và trao đổi) với các bạn, những cảm nghĩ của thế hệ con cháu của chúng ta, tôi xin hân hạnh đăng lại nguyên văn bài viết này của thằng con tôi cho các bạn đọc chơi! (Và cũng để cho các bạn ở các xứ khác có vài ý niệm về học sinh gốc Việt sống ở Úc!).

Cheers,
NV Hà

**********************************************

 

 

“My Father’s Two Countries”


by Mark Nguyen (Minh)

 

For the majority of young people around the world, leaving home is a daunting experience.  However for my father, this decision had much greater life consequences as it meant leaving Vietnam and its civil war behind and moving halfway across the world to start a new life in Australia.

 

My father was born in 1952 in the city of Saigon, in South Vietnam.  Life was hard and his family had few material luxuries that we would take for granted today.  My grandfather, a retired public servant, and my grandmother, a housewife, found it extremely difficult to make ends meet and relied heavily on income support from dad’s older brothers.  This type of family situation was extremely common however, and the whole neighbourhood went through similar experiences.  As far as dad can remember, all the people around him lived in very crowded houses where the children shared beds. My father himself, had to sleep on the floor.  This was all normal life though and as they were growing up, the children “...didn’t even know they were poor”.

 

The somewhat simple life did have its upsides.  The bond between family members was extremely strong since for many years, they shared everything through hardship and sacrifice.  Just as strong were the friendships formed at school, which were truly life-long as my father still has close contact with these people today.

 

By 1971, Vietnam had already suffered from 20 years of civil war.  Saigon neighbourhoods were relentlessly bombed and burned by attacking Communist soldiers throughout my father’s childhood and teenage years.  He can still distinctly remember the horrors he witnessed as a boy when his family had to flee communist forces in the ‘Tet Offensive’ of 1968.

 

Buildings were reduced to rubble and people lay dying in the street – an image no child should ever witness.  The memory of helicopters firing rockets and missiles will be forever burned into my father’s mind causing him to remember these horrific images even when seeing helicopters today.  However, as he says, “this is a common memory for all Vietnamese people”.

 

In 1971, my father was fortunate enough to be awarded a scholarship to study engineering at Monash in Melbourne, Australia.  Although he was saddened by the thought of leaving behind family and friends, he was happy to build a future for himself in a peaceful western country.  This opportunity was literally a life and death decision because the alternative to migrating was compulsory military service.  My father  had already had a lot of friends his age (or younger) die after being drafted into the army and so did not want to add himself to the death count. 

 

Coming to Australia was like entering an alien world since the differences between East and West are so great.  Immediately there were obstacles such as the language barrier (since my father spoke little to no English at the time) and the bleak Melbourne weather (because there is really no such thing as winter in Vietnam).  There may have been hardships when integrating into a new culture and society but these were greatly outweighed by the positives of living in a peaceful, western nation. 

 

Only when arriving in Australia did he realise that his life in Vietnam was a poor one.  All the basic human rights are taken care of and material life is much greater.  This is an enormous contrast to Vietnam where there is absolutely no help for those with no money or job and life becomes a daily fight for survival.  Seeing the possibilities for his (now) bright future, my father became even more thankful that he had been given the opportunity to migrate.  As a result, he came to love the Australian lifestyle where “everybody has a chance”.

 

The next few decades of my father’s life were spent enjoying all the great opportunities that Australia has to offer.  He finished his engineering degree, got a decent job and later got married, settled down and had two children.  However in 2001, my grandmother fell ill (in Vietnam) and it was finally time to return to the place of his birth for the first time in 30 years. 

 

Upon returning to Vietnam, my father was overwhelmed by the changes to the country as he had known it.  The country was no longer in war and the people were picking up the pieces and rebuilding the nation.  The simple life my father had lived all those many years ago was now gone with the chaotic urban sprawl taking over.  Expansion of buildings was huge with the city growing outwards and upwards and taking up large expanses of land that was once beautiful rice paddies and country side.  Although the growth of the country has got a little out of control, my father is happy for his homeland since the whole country is moving forward economically.  People no longer have to worry about surviving, most people have jobs and most children can go to school and live a happy life.  My father was quite pleased when he found the best experiences of his childhood remained exactly how he remembered.  Customs and culture were the same and family life was still highly valued.  However, there was also the odd realisation of how much Australia had become a part of him since there were feelings for “home-sickness” for Australia. 

 

Coming back to Australia, my father felt even happier that he had been given the chance to migrate and escape being a casualty of war.  There is renewed appreciation of what Australia has to offer in terms of basic human services.  Although Vietnam may be improving, Australia will always be the best, in his opinion.  Even better is the fact that the Vietnamese culture and values are being brought here with the migrants, expanding Melbourne’s Vietnamese community.  This way, the Vietnamese have the opportunity to relive the best things from their past and feel more “at home”.  As my father puts it, “Vietnamese in Australia now have the best of both worlds”.

 

Coming to Australia at age 19 was a life changing decision for my father but he has never regretted it.  Although his roots and culture are still in Vietnam, my father has had the opportunity to live a rich and fulfilling life that he “couldn’t even dream of living” had he not migrated.  Although his experiences may have been dangerous, the lessons learnt about life in both countries have been very valuable and passing on these lessons to us has become a very important task for my father.  He looks forward to many more happy years in Australia and although he is Vietnamese born, my father now “truly calls Australia home”. 

 

Mark Nguyen (Minh), 2006
Back to top
« Last Edit: 02. Oct 2010 , 02:19 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Một Thoáng Hương Xưa: Truyện Ngụ Ngôn: Cái Bẫy Chuột by NV Hà
Reply #2 - 23. Oct 2010 , 06:45
 
Truyện Ngụ Ngôn: Cái Bẫy Chuột

(Sáng Tác NV Hà)

Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống trong nhà của một bác nông phu ở một làng quê nọ. Ở ngoài nhà bác nông phu có một con gà, một con heo và một con bò. Ba con thú này sống trong cánh đồng chung quanh đó.

Con chuột ở một mình trong một lỗ nhỏ trong góc tường nhà, gần vựa lúa.

Một hôm, từ trong lỗ nhìn ra, chuột nhắt thấy bác nông phu đem một chiếc bẫy chuột bằng sắt trông thật khủng khiếp để trước lỗ chuột ra vào.

Chuột nhắt sợ quá, chờ lúc vắng người, chạy tông ra ngoài đồng để tìm bạn cầu cứu.

Thời may gặp con gà mái đang ung dung mỗ lúa ngoài đồng.
Chuột nhắt gọi lên khẩn khoảng:
"Chị Dậu ơi, chị Dậu ơi! Bác nông phu đang gài bẫy chuột trong nhà trông khiếp đảm quá. Làm sao bây giờ chị, cứu em với, cứu em với!"

Con gà vẫn ung dung mỗ lúa, bỏ đi và còn quay lại nói:
"Chuột nhắt ơi, tội nghiệp mày rồi ai tội nghiệp tao? Thôi, mày lo chuyện mày, tao lo chuyện tao, đừng quấy rầy tao nữa, để tao yên!" 

Nói rồi, gà mái bỏ đi mất. Chuột nhắt buồn quá đi lững thững tìm dáo dác xem có ai khác giúp, bỗng gặp con heo đang nằm tắm trong vũng bùn gần đó. Chuột nhắt mừng quá, chạy ồ tới và lập lại lời cầu cứu với con heo.

"Chú Hợi ơi, chú Hợi ơi, bác nông phu đang lập bẫy chuột, làm sao bây giờ chú Hợi. Cứu em với, cứu em với!"

Con heo vẫn dửng dưng vừa tắm bùn vừa trả lời:
"Thôi đi chuột nhắt ơi, mày có chuyện lo của mày, tao có nỗi ưu tư riêng của tao, cút đi chỗ khác để tao tắm!"

Chuột nhắt buồn quá, không biết phải làm sao thì thời may gặp con bò đang thong thả ăn cỏ dưới tàng cây. Chuột nhắt ba chân bốn cẳng chạy tới cầu khẩn:

"Bác bò ơi, bác bò ơi! bác nông phu đang lập bẫy chuột trong nhà ghê rợn quá. Bác có cách gì để cứu con với, cứu con với!"

Con bò vẫn thong thả nhai cỏ, chỉ nói vài câu an ủi cho qua chuyện:
"Chuột nhắt à, bác lo cho phần bác còn không xong, còn hơi sức đâu mà lo cho cháu được! Thôi để bác yên, chúc cháu may mắn!"

Nói rồi con bò quay lưng lại, tiếp tục ăn cỏ, để chuột nhắt buồn khóc đứng xo ro một mình rồi tủi thân trở vào hang chuột trong nhà để trốn.

Tối hôm đó, một con rắn từ ngoài đồng trườn vào trong nhà bác nông phu để kiếm ăn. Nó lướt đi nhanh quá nên khi đi gần đến vựa lúa, đuôi rắn chạm vào bẫy chuột làm bẫy chuột bung ra kẹp cứng vào đuôi rắn..

Con rắn đau quá dẫy dụa ầm ĩ làm vang động cả nhà. Vợ bác nông phu đang ngủ nghe tiếng động ầm ầm phía sau nhà bèn ngồi dậy, mắt nhắm mắt mở đi về phía vựa lúa để kiểm soát xem chuyện gì xảy ra. Chẳng may, trời tối không thấy đường, vợ bác nông phu dẫm lên người rắn làm rắn nổi giận cắn vào chân bà thật đau. Nọc độc từ vết cắn truyền vào trong người vợ bác nông phu làm bà bị trọng thương. Bác nông phu nghe tiếng hét thê thảm của vợ bác, vội vã chạy ra sau nhà, đập rắn chết rồi vứt xác rắn cùng với bẩy chuột ra ngoài đồng.

Sáng hôm sau, hàng xóm hay tin chạy đến thăm. Có người bàn:
"Bác trai à, bác nên nấu một nổi cháo gà để bác gái ăn cho giải cảm mau hết bệnh!"

Bác nông phu nghe lời, chạy ra đồng, thấy con gà mái đang mỗ lúa bèn bắt gà chặt đầu xé phai để nấu cháo cho vợ bác ăn!

Sau vài ngày bệnh tình của vợ bác càng lúc càng trầm trọng thêm! Hàng xóm đến thăm, có người bàn nên mời thầy lang y đến để trị giúp.

Thầy lang y ở xa đến, chẩn mạch xong cho thuốc để vợ bác nông phu uống. Thầy lang ý còn dặn:

"Phải pha thuốc này với huyết heo mới có hiệu quả!"

Bác nông phu nghe lời, chạy ra đồng thấy con heo đang tắm trong vũng bùn, bèn bắt heo thọc huyết, pha thuốc cho vợ mình uống..

Nhưng nọc độc rắn mạnh quá nên không thuốc men nào trị nổi. Một tuần sau, vợ bác nông phu qua đời.

Hàng xóm từ đầu xóm đến cuối xóm đổ vào nhà bác nông phu để chia buồn. Rồi lại có người bàn:

"Bác trai à! Bà con hàng xóm đến phúng điếu nhiệt tình quá, nhiều người ở xa đến. Bác nên làm một món gì đó đãi cho họ một bữa để tỏ lòng cảm ơn bà con đến thăm!"

Bác nông phu nghe lời, quay qua quay lại thấy hàng xóm đông quá không biết phải làm món gì để có thể đãi được hết cho cả xóm. Chợt bác nhìn thấy con bò đang đứng ăn cỏ dưới tàng cây. Bác lập tức nghĩ ra một món vừa ngon vừa nhiều, chắc chắn sẽ thỏa mãn cho tất cả mọi người trong xóm!

Nghĩ xong, bác chạy ra ngòai đồng, kéo con bò ra sau bếp, dùng con dao thật lớn để cắt cổ nó rồi nấu một món bò bảy món thật ngon, mời tất cả hàng xóm dùng bữa để tỏ lòng biết ơn của bác!

Từ hôm đó trở đi, chuột nhắt sống thảnh thơi trong vựa lúa, không còn phải bận tâm gì về bẫy chuột, rắn đọc, chị gà, chú heo và bác bò vô tâm bạc nghĩa kia nữa!

                                             HẾT!!!

Ngụ ngôn theo ý riêng của tác giả:

Gặp người khốn khổ bôn ba,
Ta không nhắm mắt bỏ qua cho đành!
 
             
Nguyễn Văn Hà

Back to top
« Last Edit: 23. Oct 2010 , 07:00 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra