Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI (Read 18236 times)
Hoang Nga
Senior Member
****
Offline


Penguin

Posts: 493
Gender: female
Re: Talk show về LVD trên TV
Reply #75 - 01. Nov 2010 , 21:23
 
thubeo wrote on 01. Nov 2010 , 20:36:
Em TB chào ba chị , ba chị ăn nói duyên dáng và lịch lãm thấy đã quá chừng ,em khoái chí cười ha hả Grin nhưng chưa hết cơn đã, thì bị khựng lại,  Lips Sealed chị Lan ui .Sao chị lại bảo trường mình là "lười và dốt".Cái này do thiên hạ ganh tị họ mới nói ,em nghĩ trường mình phải là "Lành và duyên " mới đúng chị ui ! Các chị có ưng ý dzí em TB? Cừ dzí em 3 miếng lớn nhen. Chúc các chị lúc nào cũng tươi đẹp hoài. Smiley




Chị cũng đồng ý với  TB.
Từ nay chị Lan "đốt"  ba chữ lười và dốt đi.
Chị em mình lúc nào chả Le Và Diện

Em thấy ba chữ này hợp với chị nhiều hơn là ba chữ kia , chị Lan có đồng ý với em như vậy không?

Vừa làm dáng mà lại vừa học giỏi mờ.

Thương HN.
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #76 - 01. Nov 2010 , 21:40
 
TB ơi ới,
OK chi đồng ý với em.NNhưng vì mình khiêm nhường nên phải dùng chữ đó đấy em ạ...Thật sự chị không thích " lười & dốt" chút nào đâu....hi.hi.
Chả lẽ mình tự nhận 'LE & DIỆN" thì hơi kỳ đấy ,phải không TB & HN.
Chị Lan.
PS : mỚI NÓI CHUYÊN VỚI CÔ vÂN ,SHE'S VERY SICK ,Các em hỏi thăm cô đi nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #77 - 01. Nov 2010 , 22:20
 
tran_thuy_lan wrote on 01. Nov 2010 , 21:40:
TB ơi ới,
OK chi đồng ý với em.NNhưng vì mình khiêm nhường nên phải dùng chữ đó đấy em ạ...Thật sự chị không thích " lười & dốt" chút nào đâu....hi.hi.
Chả lẽ mình tự nhận 'LE & DIỆN" thì hơi kỳ đấy ,phải không TB & HN.
Chị Lan.
PS : mỚI NÓI CHUYÊN VỚI CÔ vÂN ,SHE'S VERY SICK ,Các em hỏi thăm cô đi nhé.


Chị Lan ơi,

Bây giờ em mới đọc, khuya rồi, em khg dám phôn, nhưng lo quá. Cô bị ốm sao vậy  chị?
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2010 , 22:22 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #78 - 01. Nov 2010 , 22:28
 
My ơi,
Chưa biết rõ cô bênh gì.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Talk show về LVD trên TV
Reply #79 - 01. Nov 2010 , 22:34
 
Vu Ngoc Mai wrote on 01. Nov 2010 , 19:52:
Đặng Mỹ và ba em ơi,
Nếu Mỹ thấy hay thì cứ khen đại đi, đâu có ai kiểm duyệt mà ngại kìa.  Cô thấy cả ba em đều mỗi người một vẻ đó, ăn nói rõ ràng và lưu loát lắm. Điều cần nhất là cho thính giả hiểu rõ hơn về trường mình, và nhất là quảng cáo để bán thêm vé cho "Tiếp Nối Vòng Tay" thì các em đã làm được rồi.
Cám ơn Thuý Lan, Đặng Cần và Vũ Đan đã hi sinh một ngày làm việc trong tuần vì hội nhà. 
Thương nhiều,
Cô Ngọc Mai


Kính thưa Cô Ngọc Mai,

Cô thật là chu đáo, làm em sực nhớ đã quên cảm ơn chị Lan, chi Cần, và PHT Đan hoahong.gif
Nhân đây, dù các chị đã cảm ơn và đài truyền hình khg vào d/d nhưng d/d LVD cũng trân trọng cảm ơn đài truyền hình VNATV tại Little Saigòn và anh chị Du Miên đã hết lòng hỗ trợ cho Hội Ái Hữu LVD. hoahong.gif
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2010 , 23:10 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #80 - 03. Nov 2010 , 11:20
 
Cac em Can , Dan , Thuy Lan oi ,
Nho co Thuy Lan chi dương ma Co moi dươc vao day de nhin ngam cac em len TV. Cac em an noi qua lưu loat va tu nhien lam. Co rat hanh dien vi cac em.
Dung nhu Co Ngoc Mai noi , moi ngươi moi ve !
Nho xem cai nay xong Co thay tinh than minh dươc thoai mai nen cung khoe ra nhieu.
Cam on cac em.
Bay gio Co dao mot vong roi se ve nghi ngoi.
Co Van
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #81 - 04. Nov 2010 , 10:58
 
ngo_thi_van wrote on 03. Nov 2010 , 11:20:
Cac em Can , Dan , Thuy Lan oi ,
Nho co Thuy Lan chi dương ma Co moi dươc vao day de nhin ngam cac em len TV. Cac em an noi qua lưu loat va tu nhien lam. Co rat hanh dien vi cac em.
Dung nhu Co Ngoc Mai noi , moi ngươi moi ve !
Nho xem cai nay xong Co thay tinh than minh dươc thoai mai nen cung khoe ra nhieu.
Cam on cac em.
Bay gio Co dao mot vong roi se ve nghi ngoi.
Co Van
Co Van
   


Cô Vân thân mến ,
Cô đã bớt bịnh chưa? Nghe nói hôm qua LA nóng lắm. Thời tiết bất thường , hy vọng quý thầy cô và cả nhà luôn an lành mọi ngày.
Cô Mai và cô Vân nói đúng. 3 chị mỗi người 1 vẽ , 10 phân vẹn 10. Hy vọng trong ngày 11-14 tới đây , tất cả sẽ có những giây phút bên nhau thật vui và thành công mỹ mãn nhé.
Trân kính ,
Em TV1
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3619
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #82 - 05. Nov 2010 , 19:37
 
Hội Ái Hữu Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Sẽ Họp Mặt
:

Gây Qũy, Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 2010-12  
Việt Báo Thứ Sáu, 11/5/2010, 12:00:00 AM

Hội Ái Hữu Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Sẽ Họp Mặt: Gây Qũy, Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 2010-12; Chủ Nhật, Ngày 14 Tháng 11 Năm 2010, Tại Emerald Bay Restaurant

...
Từ trái sang Bà Trần Thúy Lan, cựu hội trưởng, Bà Đặng Thị Cần, cựu hội trưởng, và Bà Vũ Đan, Trưởng BTC.


Westminster ( Bình Sa ) - - Hội Ái Hữu trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tổ chức buổi họp mặt thường niên gây qũy để ra mắt tân ban chấp hành nghiệm kỳ 2010-2012.
Buổi họp mặt sẽ được tổ chức vào lúc 5 giờ chiều  Chủ Nhật ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại nhà hàng Emerald Bay Restaurant 5010 W. Edinger Ave, Santa Ana CA, 92704.
Tại câu lạc bộ Văn Hóa (Nhà Hàng ZEN ) phóng viên Việt Báo có tiếp xúc với chị Đan Vũ Phó Hội Trưởng và cũng là trưởng ban tổ chức buổi họp mặt nhờ chúng tôi chuyển lời mời đến các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí đến tham dự đêm họp mặt nói trên.
Vài nét về Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt qua bài viết của Giáo Sư Vũ Ngọc Mai.
Trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa tỉnh Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê văn Duyệt.
Theo Nguyễn Ngọc Oanh, một trong những học sinh kỳ cựu nhất của Lê Văn Duyệt, vào năm 1957 trường chỉ có hai lớp Đệ Thất, một nam và một nữ, được học nhờ tại trường Nam Tỉnh Lỵ. Trường này còn có tên là Trương Tấn Bửu, theo Cô Trần Thị Ngọan, Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Lê Ngọc Toản. Lớp nam sinh sau đó đã được chuyển về Hồ Ngọc Cẩn.
Theo Bà Bùi Thị Lắm, Tòa Tỉnh trưởng Gia Định đã cấp cho một khu đất để xây trường Lê Văn Duyệt mà chúng ta hiện có. Miếng đất này được biết trước đó là nơi trồng rau muống.
Bà Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu Trưởng thứ nhì bắt đầu từ niên khóa 1959-60, và Bà cho biết đã đích thân khánh thành ngôi trường mới này.
Sau Bà Lắm, Giáo sư Phạm Thị Diệu Linh đã lãnh chức Quyền Hiệu Trưởng trong một thời gian ngắn, từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964, rồi được điều về Trưng Vương làm Giám Học.
Vị Hiệu trưởng kế tiếp là Bà Nguyễn Ngọc Hương, một người tài đức vẹn toàn, rất được Giáo sư và học sinh kính mến. Hiện nay tuổi Bà đã cao, đang cư ngụ tại San Jose và thỉnh thoảng vẫn được cựu đồng nghiệp và nữ sinh ghé thăm.
Bà Trần Hoàng Mai đã trở thành vị Hiệu trưởng cuối cùng của Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tính đến năm 1977 khi bà bị chính quyền cộng sản cho nghỉ việc. Từ một ngôi trường bé nhỏ với mươi lớp, trường đã được xây thêm nhiều lớp học và lên một tầng lầu, và đã là nơi cư ngụ cho gia đình Bà Trần Hoàng Mai trong suốt thời gian Bà làm Hiệu trưởng nơi đây.
Bà đã lâm bịnh trong một thời gian khá dài và từ trần vào cuối năm 2007 trong sự thương tiếc của cựu đồng nghiệp và nữ sinh.
Một số gíao sư và nhân viên khác cũng lần lượt ra đi, trong số có Cô Trần Ngọc Lan, Giáo sư Pháp Văn, mất năm 1975 khi còn rất trẻ.
Các Cố giáo sư khác gồm Cô Đoàn Thị Lài dạy môn Việt Văn, Cô Nguyễn Thị Thanh Lan phụ trách môn Lý Hóa , Cô Đinh Thị Bạch Nga dạy Pháp Văn. Cách nay gần 3 năm, Cô Dương Thị Diệp, Giám thị, đã mất ngày 12 tháng 8 năm 2006. Hai nhân viên văn phòng nữa là Bà Sáu và Bà Lương Ngọc Tương cũng đã ra người thiên cổ.
Bây giờ kẻ mất người còn, chúng tôi đang hưởng thời kỳ "bonus" của hoàng hôn cuộc đời. Có lẽ vì thế mà cho dù chúng tôi có gặp gỡ bao nhiêu dường như cũng vẫn chưa đủ, và bao giờ cũng vui như Tết.
Nhưng nhóm thầy cô giáo rất ít khi gặp nhau riêng rẽ, mà thường cùng học trò hội họp trong một không khí rất gần guĩ và thân thương. Thường thì tôi thấy sự có mặt của Thầy Cô Nguyễn Ngọc Đường, các Cô Ngô Vân, Nguyễn Thị Tố Nga, Trần Thị Thưởng, Nguyễn Thị Thục, Hòang Thanh Hải, Nguyễn Hồng Nhung, Lê Thị Thu, và đôi khi, Thầy cô Phó Đức Long ... Chúng tôi có khi gặp nhau tại nhà Cô Lê Thu, khi tại nhà Triệu Thi Thuận, Nguyễn Tuyết Nga, Đặng Thị Phương, Đặng Thị Cần, Nguyễn Thị Xuyến…  Vào cuối tháng Tư năm 2009, Xuyến đã trổ tài "độc diễn" nấu nướng đãi "cả nhà" Lê Văn Duyệt. Vì thức ăn ê hề, rất lành và hợp khẩu vị nên không những đã được "chiếu cố" tận tình mà còn được các cô giáo và bạn cũ "gói mang về".
Cũng có khi chúng tôi cùng đến nhà hàng, vừa rộng rãi, vừa đỡ dọn dẹp, nhất là vào những dịp dón tiếp Thầy Cô hoặc bạn bè từ phương xa. Chúng tôi đã gặp được Thầy Bửu Biền, và mới đây, Cô Kim Anh rồi Cô Song Thu.
Trở lại ngôi trường cũ, chúng tôi đã có từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhị, rồi Đệ Nhất, đào tạo được rất nhiều thế hệ học sinh đa tài và hữu dụng cho đất nước. Vào năm 1963, sau lớp Đệ Nhị, Ngọc Oanh và các bạn phải chuyển qua Trưng Vương học Đệ Nhất vì năm đó trường ta chưa có cấp lớp này. Lớp Anh Văn sinh ngữ chính của Trần Thúy Lan, cựu hội trưởng Lê Văn Duyệt, cũng đã đựơc chuyển qua Trương Vương, trong khi lớp Đệ Nhất Pháp Văn sinh ngữ chính của Trưng Vương thì lại được qua học tại Lê Văn Duyệt. Nhưng chỉ vài năm sau thì trường nhà có lớp Đệ Nhất và học sinh không còn phải từ gĩa trường của mình sớm một năm nữa.
… Tôi đã đến với các bạn và các em để tìm thấy kỷ niệm thân thương của những ngày tháng cũ, để nâng đỡ nhau về mọi mặt trong những ngày còn lại của cuộc sống này. Và dường như tôi đã giữ được chút "mầu trẻ trung" trong khi cái gìa của luật đào thải thời gian thì nào có mấy ai ngăn cản được.
Vào tháng Giêng năm 2008, trong ngày" Nhớ Ơn Thầy Cô" , ba chúng tôi: Cô Ngô Vân, Cô Lê Thu và tôi đã hát bài "Cô Giáo Việt " lời được đặt lại cho phù hợp với nghề giáo, phỏng theo bản nhạc " Cô Gái Việt," và các cựu nữ sinh đã gán cho chúng tôi một cái tên rất dễ nhớ: Ban Tam Ca "MTV". Rồi sau đó chúng tôi lại "sáng tác " bài "Ly Rượu Mừng Hội Ngộ 2009" trong đó chúng tôi đắc ý nhất là câu " Dạy dỗ một thời (là) Thầy Cô một đời. Có bao giờ quên tình thầy trò?".
Qủa đúng như thế, tình thầy trò thuở trước rất sâu đậm và cao qúy. Cái khác của thầy cô giáo trước 75 và của thầy cô tại Hoa Kỳ là ở chỗ đó , một đàng là " Thầy Cô một đời " dù chỉ " Dạy dỗ một thời" trong khi đó thì nơi đây, khi học sinh gĩa từ thầy giáo thì cũng là lúc có thể sẽ vĩnh biệt mãi mãi .Tuổi trẻ sẽ bị thực tế đời sống cuốn hút vào một guồng máy qúa bận rộn đến độ không còn thì giờ để nhìn lại qúa khứ hoặc thăm hỏi người thầy đã đi qua đời mình.
May mắn thay xã hội chúng ta vẫn còn nghĩ đến công ơn người thầy, vẫn nhắc nhở " không thầy đố mày làm nên" và vẫn còn "tôn sư trọng đạo" nên nghề này không đến nỗi bạc bẽo như người ta thường nghĩ.
… Bây giờ khi nhẩm tính lại, trường Lê văn Duyệt đã được thành lập trên nửa thế kỷ nhưng so với hai trường nữ Gia Long và Trưng Vương, Lê văn Duyệt đựơc coi như một ngôi trường trẻ trung và rất gần gủi với học sinh. Chẳng thế mà khi thày trò gặp nhau, tiếng cười nói không bao giờ dứt. Cái không khí thân mật và đầm ấm đã được tìm thấy trong tất cả các buổi họp mặt khởi đi từ năm 1991, khi Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trung Học Lê Văn Duyệt tức LVD Alumni được thành lập. Trần Thị Thanh Tâm, biệt danh TTTT, đã trở thành Hội Trưởng sáng lập đầu tiên mà tất cả chúng ta đều thương tiếc sau khi đã vĩnh viễn ra đi.
Với chủ trương không làm chính trị, chúng tôi chỉ hướng về tôn chỉ xã hội mà chủ yếu là tương trợ. Số tiền niêm liễm và gây qũy được dùng biếu tất cả Thầy Cô và Nhân Viên Lê Văn Duyệt còn đang sống tại nơi quê nhà. Ngòai ra, việc hiếu hỉ và những hoàn cảnh khó khăn khẩn trương thường được sự hưởng ứng đóng góp thật mau chóng của một số cựu nữ sinh và thầy cô. Những lúc đó chúng ta lại càng thấm thía tình thầy trò và nghĩa kim bằng rất sâu đậm của mái trường xưa.
Trường tôi đó, nơi rất nhiều lần tôi đã được nghe câu hỏi: " Sao trường nữ mà lại có tên một vị nam tướng quân ?"
Tôi không biết ai đã đặt tên trường, song thường nghĩ rằng cái tên này đã gắn liền với cuộc đời của một vị Khai quốc Công thần suốt đời lo cho dân cho nước.
Thiết tưởng đã đến lúc thầy trò chúng ta tìm hiểu thêm về sự nghiệp hiển hách và những đức tính của Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt để cảm thấy hãnh diện khi trường ta được mang tên Ngài .
Ngài sinh năm 1763, gốc người làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là danh tướng thời Nguyễn Sơ, rất có công trong việc giúp Chúa Nguyễn chống lại nhà Tây Sơn.
Ngài rất thông minh, có sức khoẻ và chuộng võ nghệ. Từng hai lần hộ gía Chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy sang Xiêm, đánh chiếm thành Qui Nhơn, dùng hỏa công đốt phá tòan đội chiến thuyền và các thủy trại của Tây Sơn tại cửa biển Thị Nại.
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Vua Gia Long phong cho Ngài Lê Văn Duyệt chức Khâm-sai Chưởng Tả-quân-Dinh Bình-Tây Tướng Quân, tước Quận Công, rồi cùng với Trung Quân Nguyễn Văn Trương và Hậu Quân Lê Chất tiến đánh Bắc Hà. Sau khi đất Bắc được dẹp yên, Ngài được cử làm Kinh Lược xứ Thanh Nghệ.
Ngài đã 2 lần được bổ làm Tổng Trấn Gia Định, theo giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, lần thứ nhất từ 1812 đến 1815, thời Vua Gia Long. và lần thứ nhì từ năm 1820 đến năm 1832 là năm Ngài mất, thời Vua Minh Mạng.
Không những là một vị tướng tài, Đức Tả quân còn là một nhà chính trị lỗi lạc, hết lòng chăm lo cho đất nước và dân chúng. Ngài cũng là nhà ngoại giao giỏi, thức thời trong cách đối xử vơí người Tây phương đến buôn bán tại Sàigon.
Năm 2004, Hội Lê văn Duyệt Foundation đã được thành lập. Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo Dục trước 1975, là Hội trưởng từ bấy đến nay. Theo Giáo Sư Liêm, Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã làm được hai điều rất khôn khéo: "Đó là không theo chính sách bế quan tỏa cảng mà đón nhận thương gia vào buôn bán, và làm ngơ cho việc truyền đạo".
Hằng năm Lễ Vía của Ngài được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch với sự tham dự đông đảo của người đồng hương. Đây là dịp cho chúng ta tưởng nhớ ân đức của Ngài Tả Quân trong việc khai phá và phát triển miền Nam.
Hiện nay tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định có Lăng Đức Tả Quân, còn được gọi là Lăng Ông, nơi dân chúng rất sùng bái vì tin rằng Ngài rất linh thiêng. Người ta đến đây để cầu phúc, cầu tài, xin xâm nhất là vào dịp Lễ Vía và đầu năm âm lịch.
Xem như thế, trường chúng ta đã được vinh hạnh mang tên một vị Khai quốc Công thần với nhiều chiến công hiển hách và đức tính đáng cho hậu thế ngưỡng mộ.
Trường Lê Văn Duyệt, Đường Lê Văn Duyệt , Lăng Ông Bà Chiểu và Hội Lê Văn Duyệt Foundation đã mang những âm hưởng hết sức đặc biệt cho chúng ta. Thầy cô thưở trước tuy phải đóng vai trò nghiêm khắc song lại rất khoan dung và thương qúi những nữ sinh ngoan hiền và chuyên cần của mình. Mái trường xưa với những khóm trúc xanh và tà áo trắng, với những buổi chào cờ và câu chuyện dưới cờ, những trưa chiều tan trường các em ra về có người đón rước, những vui buồn tuổi đang lớn, những âu lo việc đèn sách, bao nhiêu kỷ niệm ngút ngàn thời đi học như đang được sống lại vào mỗi dịp Họp Mặt Thường Niên và Đại Hội.
Cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, ngôi trường mang tên Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt vẫn để lại trong lòng chúng ta những hình ảnh thân thương và những kỷ niệm khó nhạt phai nhất.
(Tài liệu tham khảo về Đức Tả Quân: Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh. Nhà xuất bản Hội Văn Hóa Bình Dân Sàigon, 1960)
Back to top
« Last Edit: 05. Nov 2010 , 19:58 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #83 - 05. Nov 2010 , 20:15
 
Lethikinhhoang wrote on 05. Nov 2010 , 19:37:
Hội Ái Hữu Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Sẽ Họp Mặt
:

Gây Qũy, Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 2010-12  
Việt Báo Thứ Sáu, 11/5/2010, 12:00:00 AM

Hội Ái Hữu Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Sẽ Họp Mặt: Gây Qũy, Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 2010-12; Chủ Nhật, Ngày 14 Tháng 11 Năm 2010, Tại Emerald Bay Restaurant

...
Từ trái sang Bà Trần Thúy Lan, cựu hội trưởng, Bà Đặng Thị Cần, cựu hội trưởng, và Bà Vũ Đan, Trưởng BTC.


Westminster ( Bình Sa ) - - Hội Ái Hữu trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tổ chức buổi họp mặt thường niên gây qũy để ra mắt tân ban chấp hành nghiệm kỳ 2010-2012.
Buổi họp mặt sẽ được tổ chức vào lúc 5 giờ chiều  Chủ Nhật ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại nhà hàng Emerald Bay Restaurant 5010 W. Edinger Ave, Santa Ana CA, 92704.
Tại câu lạc bộ Văn Hóa (Nhà Hàng ZEN ) phóng viên Việt Báo có tiếp xúc với chị Đan Vũ Phó Hội Trưởng và cũng là trưởng ban tổ chức buổi họp mặt nhờ chúng tôi chuyển lời mời đến các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí đến tham dự đêm họp mặt nói trên.
Vài nét về Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt qua bài viết của Giáo Sư Vũ Ngọc Mai.
Trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa tỉnh Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê văn Duyệt.
Theo Nguyễn Ngọc Oanh, một trong những học sinh kỳ cựu nhất của Lê Văn Duyệt, vào năm 1957 trường chỉ có hai lớp Đệ Thất, một nam và một nữ, được học nhờ tại trường Nam Tỉnh Lỵ. Trường này còn có tên là Trương Tấn Bửu, theo Cô Trần Thị Ngọan, Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Lê Ngọc Toản. Lớp nam sinh sau đó đã được chuyển về Hồ Ngọc Cẩn.
Theo Bà Bùi Thị Lắm, Tòa Tỉnh trưởng Gia Định đã cấp cho một khu đất để xây trường Lê Văn Duyệt mà chúng ta hiện có. Miếng đất này được biết trước đó là nơi trồng rau muống.
Bà Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu Trưởng thứ nhì bắt đầu từ niên khóa 1959-60, và Bà cho biết đã đích thân khánh thành ngôi trường mới này.
Sau Bà Lắm, Giáo sư Phạm Thị Diệu Linh đã lãnh chức Quyền Hiệu Trưởng trong một thời gian ngắn, từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964, rồi được điều về Trưng Vương làm Giám Học.
Vị Hiệu trưởng kế tiếp là Bà Nguyễn Ngọc Hương, một người tài đức vẹn toàn, rất được Giáo sư và học sinh kính mến. Hiện nay tuổi Bà đã cao, đang cư ngụ tại San Jose và thỉnh thoảng vẫn được cựu đồng nghiệp và nữ sinh ghé thăm.
Bà Trần Hoàng Mai đã trở thành vị Hiệu trưởng cuối cùng của Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tính đến năm 1977 khi bà bị chính quyền cộng sản cho nghỉ việc. Từ một ngôi trường bé nhỏ với mươi lớp, trường đã được xây thêm nhiều lớp học và lên một tầng lầu, và đã là nơi cư ngụ cho gia đình Bà Trần Hoàng Mai trong suốt thời gian Bà làm Hiệu trưởng nơi đây.
Bà đã lâm bịnh trong một thời gian khá dài và từ trần vào cuối năm 2007 trong sự thương tiếc của cựu đồng nghiệp và nữ sinh.
Một số gíao sư và nhân viên khác cũng lần lượt ra đi, trong số có Cô Trần Ngọc Lan, Giáo sư Pháp Văn, mất năm 1975 khi còn rất trẻ.
Các Cố giáo sư khác gồm Cô Đoàn Thị Lài dạy môn Việt Văn, Cô Nguyễn Thị Thanh Lan phụ trách môn Lý Hóa , Cô Đinh Thị Bạch Nga dạy Pháp Văn. Cách nay gần 3 năm, Cô Dương Thị Diệp, Giám thị, đã mất ngày 12 tháng 8 năm 2006. Hai nhân viên văn phòng nữa là Bà Sáu và Bà Lương Ngọc Tương cũng đã ra người thiên cổ.
Bây giờ kẻ mất người còn, chúng tôi đang hưởng thời kỳ "bonus" của hoàng hôn cuộc đời. Có lẽ vì thế mà cho dù chúng tôi có gặp gỡ bao nhiêu dường như cũng vẫn chưa đủ, và bao giờ cũng vui như Tết.
Nhưng nhóm thầy cô giáo rất ít khi gặp nhau riêng rẽ, mà thường cùng học trò hội họp trong một không khí rất gần guĩ và thân thương. Thường thì tôi thấy sự có mặt của Thầy Cô Nguyễn Ngọc Đường, các Cô Ngô Vân, Nguyễn Thị Tố Nga, Trần Thị Thưởng, Nguyễn Thị Thục, Hòang Thanh Hải, Nguyễn Hồng Nhung, Lê Thị Thu, và đôi khi, Thầy cô Phó Đức Long ... Chúng tôi có khi gặp nhau tại nhà Cô Lê Thu, khi tại nhà Triệu Thi Thuận, Nguyễn Tuyết Nga, Đặng Thị Phương, Đặng Thị Cần, Nguyễn Thị Xuyến…  Vào cuối tháng Tư năm 2009, Xuyến đã trổ tài "độc diễn" nấu nướng đãi "cả nhà" Lê Văn Duyệt. Vì thức ăn ê hề, rất lành và hợp khẩu vị nên không những đã được "chiếu cố" tận tình mà còn được các cô giáo và bạn cũ "gói mang về".
Cũng có khi chúng tôi cùng đến nhà hàng, vừa rộng rãi, vừa đỡ dọn dẹp, nhất là vào những dịp dón tiếp Thầy Cô hoặc bạn bè từ phương xa. Chúng tôi đã gặp được Thầy Bửu Biền, và mới đây, Cô Kim Anh rồi Cô Song Thu.
Trở lại ngôi trường cũ, chúng tôi đã có từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhị, rồi Đệ Nhất, đào tạo được rất nhiều thế hệ học sinh đa tài và hữu dụng cho đất nước. Vào năm 1963, sau lớp Đệ Nhị, Ngọc Oanh và các bạn phải chuyển qua Trưng Vương học Đệ Nhất vì năm đó trường ta chưa có cấp lớp này. Lớp Anh Văn sinh ngữ chính của Trần Thúy Lan, cựu hội trưởng Lê Văn Duyệt, cũng đã đựơc chuyển qua Trương Vương, trong khi lớp Đệ Nhất Pháp Văn sinh ngữ chính của Trưng Vương thì lại được qua học tại Lê Văn Duyệt. Nhưng chỉ vài năm sau thì trường nhà có lớp Đệ Nhất và học sinh không còn phải từ gĩa trường của mình sớm một năm nữa.
… Tôi đã đến với các bạn và các em để tìm thấy kỷ niệm thân thương của những ngày tháng cũ, để nâng đỡ nhau về mọi mặt trong những ngày còn lại của cuộc sống này. Và dường như tôi đã giữ được chút "mầu trẻ trung" trong khi cái gìa của luật đào thải thời gian thì nào có mấy ai ngăn cản được.
Vào tháng Giêng năm 2008, trong ngày" Nhớ Ơn Thầy Cô" , ba chúng tôi: Cô Ngô Vân, Cô Lê Thu và tôi đã hát bài "Cô Giáo Việt " lời được đặt lại cho phù hợp với nghề giáo, phỏng theo bản nhạc " Cô Gái Việt," và các cựu nữ sinh đã gán cho chúng tôi một cái tên rất dễ nhớ: Ban Tam Ca "MTV". Rồi sau đó chúng tôi lại "sáng tác " bài "Ly Rượu Mừng Hội Ngộ 2009" trong đó chúng tôi đắc ý nhất là câu " Dạy dỗ một thời (là) Thầy Cô một đời. Có bao giờ quên tình thầy trò?".
Qủa đúng như thế, tình thầy trò thuở trước rất sâu đậm và cao qúy. Cái khác của thầy cô giáo trước 75 và của thầy cô tại Hoa Kỳ là ở chỗ đó , một đàng là " Thầy Cô một đời " dù chỉ " Dạy dỗ một thời" trong khi đó thì nơi đây, khi học sinh gĩa từ thầy giáo thì cũng là lúc có thể sẽ vĩnh biệt mãi mãi .Tuổi trẻ sẽ bị thực tế đời sống cuốn hút vào một guồng máy qúa bận rộn đến độ không còn thì giờ để nhìn lại qúa khứ hoặc thăm hỏi người thầy đã đi qua đời mình.
May mắn thay xã hội chúng ta vẫn còn nghĩ đến công ơn người thầy, vẫn nhắc nhở " không thầy đố mày làm nên" và vẫn còn "tôn sư trọng đạo" nên nghề này không đến nỗi bạc bẽo như người ta thường nghĩ.
… Bây giờ khi nhẩm tính lại, trường Lê văn Duyệt đã được thành lập trên nửa thế kỷ nhưng so với hai trường nữ Gia Long và Trưng Vương, Lê văn Duyệt đựơc coi như một ngôi trường trẻ trung và rất gần gủi với học sinh. Chẳng thế mà khi thày trò gặp nhau, tiếng cười nói không bao giờ dứt. Cái không khí thân mật và đầm ấm đã được tìm thấy trong tất cả các buổi họp mặt khởi đi từ năm 1991, khi Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trung Học Lê Văn Duyệt tức LVD Alumni được thành lập. Trần Thị Thanh Tâm, biệt danh TTTT, đã trở thành Hội Trưởng sáng lập đầu tiên mà tất cả chúng ta đều thương tiếc sau khi đã vĩnh viễn ra đi.
Với chủ trương không làm chính trị, chúng tôi chỉ hướng về tôn chỉ xã hội mà chủ yếu là tương trợ. Số tiền niêm liễm và gây qũy được dùng biếu tất cả Thầy Cô và Nhân Viên Lê Văn Duyệt còn đang sống tại nơi quê nhà. Ngòai ra, việc hiếu hỉ và những hoàn cảnh khó khăn khẩn trương thường được sự hưởng ứng đóng góp thật mau chóng của một số cựu nữ sinh và thầy cô. Những lúc đó chúng ta lại càng thấm thía tình thầy trò và nghĩa kim bằng rất sâu đậm của mái trường xưa.
Trường tôi đó, nơi rất nhiều lần tôi đã được nghe câu hỏi: " Sao trường nữ mà lại có tên một vị nam tướng quân ?"
Tôi không biết ai đã đặt tên trường, song thường nghĩ rằng cái tên này đã gắn liền với cuộc đời của một vị Khai quốc Công thần suốt đời lo cho dân cho nước.
Thiết tưởng đã đến lúc thầy trò chúng ta tìm hiểu thêm về sự nghiệp hiển hách và những đức tính của Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt để cảm thấy hãnh diện khi trường ta được mang tên Ngài .
Ngài sinh năm 1763, gốc người làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là danh tướng thời Nguyễn Sơ, rất có công trong việc giúp Chúa Nguyễn chống lại nhà Tây Sơn.
Ngài rất thông minh, có sức khoẻ và chuộng võ nghệ. Từng hai lần hộ gía Chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy sang Xiêm, đánh chiếm thành Qui Nhơn, dùng hỏa công đốt phá tòan đội chiến thuyền và các thủy trại của Tây Sơn tại cửa biển Thị Nại.
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Vua Gia Long phong cho Ngài Lê Văn Duyệt chức Khâm-sai Chưởng Tả-quân-Dinh Bình-Tây Tướng Quân, tước Quận Công, rồi cùng với Trung Quân Nguyễn Văn Trương và Hậu Quân Lê Chất tiến đánh Bắc Hà. Sau khi đất Bắc được dẹp yên, Ngài được cử làm Kinh Lược xứ Thanh Nghệ.
Ngài đã 2 lần được bổ làm Tổng Trấn Gia Định, theo giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, lần thứ nhất từ 1812 đến 1815, thời Vua Gia Long. và lần thứ nhì từ năm 1820 đến năm 1832 là năm Ngài mất, thời Vua Minh Mạng.
Không những là một vị tướng tài, Đức Tả quân còn là một nhà chính trị lỗi lạc, hết lòng chăm lo cho đất nước và dân chúng. Ngài cũng là nhà ngoại giao giỏi, thức thời trong cách đối xử vơí người Tây phương đến buôn bán tại Sàigon.
Năm 2004, Hội Lê văn Duyệt Foundation đã được thành lập. Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo Dục trước 1975, là Hội trưởng từ bấy đến nay. Theo Giáo Sư Liêm, Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã làm được hai điều rất khôn khéo: "Đó là không theo chính sách bế quan tỏa cảng mà đón nhận thương gia vào buôn bán, và làm ngơ cho việc truyền đạo".
Hằng năm Lễ Vía của Ngài được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch với sự tham dự đông đảo của người đồng hương. Đây là dịp cho chúng ta tưởng nhớ ân đức của Ngài Tả Quân trong việc khai phá và phát triển miền Nam.
Hiện nay tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định có Lăng Đức Tả Quân, còn được gọi là Lăng Ông, nơi dân chúng rất sùng bái vì tin rằng Ngài rất linh thiêng. Người ta đến đây để cầu phúc, cầu tài, xin xâm nhất là vào dịp Lễ Vía và đầu năm âm lịch.
Xem như thế, trường chúng ta đã được vinh hạnh mang tên một vị Khai quốc Công thần với nhiều chiến công hiển hách và đức tính đáng cho hậu thế ngưỡng mộ.
Trường Lê Văn Duyệt, Đường Lê Văn Duyệt , Lăng Ông Bà Chiểu và Hội Lê Văn Duyệt Foundation đã mang những âm hưởng hết sức đặc biệt cho chúng ta. Thầy cô thưở trước tuy phải đóng vai trò nghiêm khắc song lại rất khoan dung và thương qúi những nữ sinh ngoan hiền và chuyên cần của mình. Mái trường xưa với những khóm trúc xanh và tà áo trắng, với những buổi chào cờ và câu chuyện dưới cờ, những trưa chiều tan trường các em ra về có người đón rước, những vui buồn tuổi đang lớn, những âu lo việc đèn sách, bao nhiêu kỷ niệm ngút ngàn thời đi học như đang được sống lại vào mỗi dịp Họp Mặt Thường Niên và Đại Hội.
Cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, ngôi trường mang tên Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt vẫn để lại trong lòng chúng ta những hình ảnh thân thương và những kỷ niệm khó nhạt phai nhất.
(Tài liệu tham khảo về Đức Tả Quân: Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh. Nhà xuất bản Hội Văn Hóa Bình Dân Sàigon, 1960)



Choè rất cảm ơn chị Kahat đã đem bài báo này vào cho em và cả nhà cùng đọc và cùng hướng về ngày " Tiếp Nối Vòng Tay 14/11/2010. "

Chị Thuý Lan đã làm em rất cảm động khi đọc lại những lời chị đã trả lời báo chí khi được hỏi về Ngôi Trường Của Chúng Ta : Lê Văn Duyệt thân yêu.
Chị đã nói lên những cảm xúc của Thầy Cô và học trò trong những ngày Đại hội , nói lên những câu chuyện kể nhau nghe về ngày xưa còn đi học khi gặp lại nhau....em cũng thoáng thấy đâu đó có hình ảnh của mấy chị và của em khi gặp lại Thầy Cô.

Kính chúc Ngày Đại Hội Tiếp Nối Vòng Tay lần này sẽ thành công rực rỡ để không phụ lòng lo lắng tổ chức của tất cả các chị.

Một lần nữa em xin cảm ơn chị Kahat

Thân kính,

Em Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
thanhtruc
Senior Member
****
Offline



Posts: 280
Houston-TX
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #84 - 06. Nov 2010 , 02:48
 
Không biết mấy chị có liên lạc với nhau không hay là trùng hợp mà ngày 14 -11 này cũng có buổi họp mặt cựu giáo viên và học sinh Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn đó. Em sẽ tham gia và sẽ chụp nhiều hình đẹp các Thầy Cô cho mấy chị xem nha. Năm rồi không gặp được Cô Ngoạn , nhớ Cô quá chừng à !!!  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #85 - 06. Nov 2010 , 06:35
 
Em Dan oi ,
Co phai bai cua Co Ngoc Mai viet la bai ma em noi da dang tren Vietbao de moi ba Co xem khong?
Co khong xem dươc o ben kia , nhung Co da doc dươc o day. Cac em phai hanh dien da co dươc mot Giao Su Viet Van nhu Co Ngoc Mai nhi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #86 - 06. Nov 2010 , 08:11
 
thưa cô Vân,
Bài này chính là bài của cô NM đấy cô ạ. Em cũng nhờ cả báo Thời Luân đăng cho mình nữa.
Phóng viên ViêT Báo găp tuị em ngay tối thứ năm sau buổi phỏng vấn với Dài TV ,ông này nhất định xin chup hình 3 chị em tui em & có bài trên báo để quảng cáo cho trường mình.Sau đó 6 người tui em đi ăn dinner tại Brodard Chateau ( có 6 người vì có thêm 3 ông xã của tui em )...Là 1 kỷ niêm vui vì chị em có dip ngồi lại với nhau & làm viêc cho hội. Rất lâu em không có dip găp lại Cần & Đan ( có lẻ hơn 1 năm cô ạ ,sau ĐH thế giòi)'
Cô ơi ,em đi làm đây.Talk to u later.

Choè ơi, tiếc là em không sang đươc vào dip ĐH để găp các cô & các bạn.Hen em 1 ngày gần đay nhé.
Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12988
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #87 - 08. Nov 2010 , 10:58
 
Em Thuy Lan ,
Em cu nhu " con lật đật " vao roi nhay ra ngay.
Co mung la nho vu nay se co nhieu ngươi biet den ngoi trương cua minh.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #88 - 08. Nov 2010 , 20:00
 
     Cả nhà ơi !!!! còn có mấy ngày nữa là Đại hội của trường chúng ta sẽ khai mạc rồi đấy.Rất tiếc là lần này AT không lặn lội đường xa để được họp mặt cùng Quý Giáo sư và các cựu nữ sinh cùng thân hữu của LVD năm nay rồi.Bây giơ chỉ còn cách là ngồi nhà và trông ngóng tin tức cũng như hình ảnh của mọi người gửi cho xem mà thôi.
   Cách em có đi dự Đại hội thì nhớ ăn hộ chị cũng như nói nhiều nhiều hộ chị với nha.

THÂN CHÚC ĐẠI HỘI THÀNH CÔNG MỸ MÃN VỀ MỌI PHƯƠNG DIỆN

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: LÊ VĂN DUYỆT HỌP MẶT 14/11/2010 TẠI NAM CALI
Reply #89 - 09. Nov 2010 , 10:19
 
anh_thu_Tran wrote on 08. Nov 2010 , 20:00:
     Cả nhà ơi !!!! còn có mấy ngày nữa là Đại hội của trường chúng ta sẽ khai mạc rồi đấy.Rất tiếc là lần này AT không lặn lội đường xa để được họp mặt cùng Quý Giáo sư và các cựu nữ sinh cùng thân hữu của LVD năm nay rồi.Bây giơ chỉ còn cách là ngồi nhà và trông ngóng tin tức cũng như hình ảnh của mọi người gửi cho xem mà thôi.
   Cách em có đi dự Đại hội thì nhớ ăn hộ chị cũng như nói nhiều nhiều hộ chị với nha.

THÂN CHÚC ĐẠI HỘI THÀNH CÔNG MỸ MÃN VỀ MỌI PHƯƠNG DIỆN

...

Anh Thư thương,
Hai em vẫn mạnh giỏi chử?  Đã 2 lần ĐH rồi không được gặp em.  Tháng 8 sang năm em ráng thu xếp đi phó hội một phen để gặp cả nhà nhé.  Nghe nói cô Phượng Oanh cũng sẽ đi đó em ạ.
Cám ơn em lúc nào cũng chu đáo với hội nhà.  Màu hoa hồng cô rất thích đó.
Thương,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 
Send Topic In ra