Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đoản Văn - Tùy Bút  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
Đoản Văn - Tùy Bút (Read 6619 times)
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #15 - 25. Mar 2011 , 22:24
 
Pham_Kieu_Lieu wrote on 25. Mar 2011 , 01:06:
Chào nangtonnu ,

Cám ơn chị/em đã đóng góp bài cho mục này thumbup.  KL độc diễn hoài , thấy ngượng quá !

thanks.gif


Chị Kiều Liễu ơi! Em cũng độc diễn hoài mà em...tỉnh bơ  Grin....
Hàng độc (diễn) là hàng hiếm, mà hiếm thì quí  Wink sợ gì chứ...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #16 - 26. Mar 2011 , 06:25
 
Quote:
???


hong1222     hong1222  ???
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #17 - 26. Mar 2011 , 19:25
 
Pham_Kieu_Lieu wrote on 25. Mar 2011 , 01:06:
Chào nangtonnu ,

Cám ơn chị/em đã đóng góp bài cho mục này thumbup.  KL độc diễn hoài , thấy ngượng quá !

thanks.gif


Em TN xin chào chị KL, em là em út của D/D (LVD78) cũng là "độc giả thầm lặng" trong mục của chị, em rất thích thể loại tuỳ bút, truyện ngắn vì đọc... đỡ mõi mắt nên có bài nào hay chị cho em "phụ" chị nhen

Bài về động đất ở Japan hay, cảm động lại hợp với thời sự
Back to top
« Last Edit: 26. Mar 2011 , 19:30 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #18 - 26. Mar 2011 , 23:58
 
Phương Tần wrote on 26. Mar 2011 , 06:25:
hong1222     hong1222  ???


Hí hí ! Chị nói hai chị em mình là "hoa độc trong vườn" ! Nghĩ lại , thấy "hố" vì có thể bị hiểu lầm ... nên delete !
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #19 - 27. Mar 2011 , 00:09
 
tuy-van wrote on 25. Mar 2011 , 10:31:
Như vậy hôm nay chị KL không ngượng nữa ,  vì có 2 chị em mình cùng " bịnh ngượng " vì đọc âm thầm...mà hông hồi âm.....hi.hi.


Í ! Ngượng suông vậy đâu được ! TV và ĐĐ mỗi người nên đóng góp vô đây một đoản văn đi chứ !
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #20 - 27. Mar 2011 , 00:20
 
nang ton nu wrote on 26. Mar 2011 , 19:25:
Em TN xin chào chị KL, em là em út của D/D (LVD78) cũng là "độc giả thầm lặng" trong mục của chị, em rất thích thể loại tuỳ bút, truyện ngắn vì đọc... đỡ mõi mắt nên có bài nào hay chị cho em "phụ" chị nhen

Bài về động đất ở Japan hay, cảm động lại hợp với thời sự


Welcome em ! Được như vậy thì còn gì bằng ! Cheesy Lâu rồi chị không còn hứng thú với những pho truyện dài ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #21 - 27. Mar 2011 , 00:52
 
Pham_Kieu_Lieu wrote on 27. Mar 2011 , 00:20:
Welcome em ! Được như vậy thì còn gì bằng ! Cheesy Lâu rồi chị không còn hứng thú với những pho truyện dài ...


hí hí, có em nữa  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #22 - 27. Mar 2011 , 01:06
 
Truyện này của Kiều gửi, cũng duyên dáng lắm, Grin nhưng dịcg giả này cchẳng ghi tên tác giả  Angry

Xin Đừng Nói Dối Mẹ 
   
 
Cung Nhật Thành lược dịch

Là sinh viên năm thứ ba trong ngành kỹ sư cơ khí, Bryan rất hãnh diện khi vừa đi làm vừa đi học, và tự thuê được  căn phòng nhỏ xinh xắn trong khu chung cư gần trường. Hai năm trước, khi mới bắt đầu cuộc sống sinh viên, Bryan ở trong ký túc xá của trường, giống như khung cảnh trại lính, 4 chàng sinh viên  trong một phòng lớn,  bàn học và giường ngủ riêng ở mỗi góc nhưng chung nhau phòng tắm giặt, vệ sinh.  Mẹ của Bryan hàng tháng phải gửi tiền để Bryan trả tiền ký túc xá và chi tiêu ăn uống.

Lên năm thứ ba, được trường giới thiệu vừa đi làm vừa học việc trong một công ty lớn chuyên đóng tầu chiến cho Bộ Quốc Phòng, Bryan báo tin vui này cho mẹ và khẳng định từ nay Bryan tự lo liệu được tiền ăn ở, không xin mẹ nữa. Bryan còn khoe với mẹ đã thuê được căn chung cư hai phòng ngủ vì có người ở chung chia tiền thuê rẻ hơn là  thuê căn chung cư  một phòng ngủ để ở một mình. Điều khiến cho mẹ Bryan lưu tâm nhất là người chung tiền nhà với Bryan lại là một cô sinh viên học cùng trường !

Để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn, Bryan mời mẹ đến căn chung cư của mình ăn bữa cơm tối cũng xem như là mừng tân gia. Không chần chờ hơn được nữa, mẹ Bryan đến ngay, mà còn đến sớm gần hai tiếng đồng hồ, để phụ giúp cho Bryan và cô bạn thuê chung nhà một tay sửa soạn cho bữa cơm tối được thịnh soạn và đầy đủ. Dĩ nhiên là mẹ Bryan đến thăm con và bạn của con với rất nhiều quà cáp, thức ăn đã nấu sẵn và nhất là bó hoa lớn thật đẹp cho Jennifer, người bạn thuê chung nhà của Bryan. Mẹ Bryan không thể tin được ở chính đôi mắt của mình nữa, Jennifer quá đẹp, quá duyên dáng và thật là dễ thương, lời ăn tiếng nói, cách cư xử nhẹ nhàng và lịch thiệp lắm, hết lòng chiều chuộng Bryan và mẹ Bryan. Bữa cơm tối giữa ba người thật là thân mật, ấm cúng với các thức ăn ngon và Jennifer đã đem bộ dao muỗng nĩa gia bảo bằng bạc thật đẹp ra để dùng trong bữa ăn, đặc biệt là trong bộ đồ ăn này có một chiếc muỗng lớn dùng để múc nước sauce trạm trổ rất công phu. Jennifer hài lòng lắm khi mẹ Bryan trầm trồ và hết lời khen ngợi chiếc muỗng bạc hiếm có này.

Nhân lúc Jennifer vào phòng thay quần áo, mẹ Bryan ngỏ lời thắc mắc về sự liên hệ “trong sáng” giữa hai người… Bryan trấn an và trả lời ngay là mẹ đừng lo, hai người chì là bạn chung tiền thuê nhà thôi, phòng ai người ấy ở, giường ai người ấy ngủ!

Hai ngày sau bữa cơm tối, Jennifer nói với Bryan :
-Anh ơi, em không nói là mẹ anh không lấy cái muỗng bạc, em cũng không dám nói là mẹ anh lấy…nhưng thực tế là sau bữa cơm tối ấy, em không thấy chiếc muỗng bạc đâu nữa, em không biết phải làm sao…anh giúp em nhé…
Nghe Jennifer tâm sự “chết người” như thế, Bryan bần thần cả người và suy nghĩ mông lung lắm. Sau cùng, Bryan viết email đến mẹ như sau:
“ Mẹ yêu quí,
Cám ơn mẹ đã đến ăn tối với con và Jennifer.
Con cũng cám ơn mẹ đã xử sự lịch thiệp và thân tình với Jennifer. Con có chuyện khó nghĩ nên xin ý kiến của mẹ: có thể là mẹ mượn cái muổng bạc của Jennifer để làm kiểu mẫu đặt làm một cái giống như vậy nhưng mẹ quên nói với con, cũng có thể là mẹ bỏ quên cái muỗng ở đâu đó….nhưng thực tế là sau bữa cơm tối ấy, Jennifer và con không thấy cái muỗng nữa, dù chúng con đã tìm khắp nhà…”
Gửi thư xong, cả Bryan lẫn Jennifer đều thắc thỏm chờ thư trả lời. Ngay Bryan và cả Jennifer cũng không thể đoán được là mẹ Bryan sẽ trả lời như thế nào….Không ai dám nghĩ là mẹ Bryan lấy, nhưng cái muỗng đâu thể tự nhiên biến mất được. Ngày qua rồi lại ngày qua, vẫn không có thư của mẹ, Bryan sốt ruôt quá nhưng không muốn và cũng không thể làm gì hơn….

Chờ đúng một tuần không có thư mẹ, Bryan đành viết thư cho mẹ lần nữa và thật vắn tắt: “Mẹ ơi, sao mẹ không trả lời thư con…?.”
Ngay tối đó, Bryan nhận được email trả lời của mẹ, và cùng mở ra xem với Jennifer.
Thư mẹ Bryan viết như sau:
“ Bryan yêu quí của mẹ,
Mẹ vẫn muốn tin rằng con và Jennifer ai ngủ giường nấy, mẹ vẫn không nghĩ là  con …đôi lúc …ngủ trên giường của Jennifer…Nhưng thực tế là trong suốt tuần qua nếu con ngủ trên giường của con thì con yêu quí của mẹ ơi, con đã thấy cái muỗng tuyệt đẹp đó rồi. Mẹ để cái muỗng ấy trên giường con, ngay dưới cái chăn…. Con không cần phải viết thư hỏi mẹ….đến hai lần !
Mẹ của con…..”
Tháng 3, 2011
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2011 , 01:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Chim lạc đàn
Ex Member


Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #23 - 27. Mar 2011 , 06:51
 
Đặng-Mỹ wrote on 27. Mar 2011 , 01:06:
Truyện này của Kiều gửi, cũng duyên dáng lắm, Grin nhưng dịcg giả này cchẳng ghi tên tác giả  Angry

Xin Đừng Nói Dối Mẹ 
   
 



Truyện hay quá , cám ơn My đã đem vào đây.Bài học kinh nghiệm cho các bà mẹ có con trai....hihihi.....trong đó có Lạc.Tặng My và Kiều hoa hồng mới nở sáng nay nhé..... hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #24 - 27. Mar 2011 , 10:00
 
Quote:
Truyện hay quá , cám ơn My đã đem vào đây.Bài học kinh nghiệm cho các bà mẹ có con trai....hihihi.....trong đó có Lạc.Tặng My và Kiều hoa hồng mới nở sáng nay nhé..... hoahong.gif hoahong.gif



hí hí, Đọc để cười haha chứ bộ định bắt chước thiệt sao Lạc  Grin

Kể cả nhà nghe  nhé. Hôm đọc truyện này, My bật cười haha làm con bé Tú hỏi. My trêu nó, bảo "Không kể đâu, bí ật,  mai mốt rồi con biết". Nó chạy lại đòi xem. Mới đọc có mấy dòng đã cười há há, bĩu môi: "hứ, Mẹ định để thìa ở giường con hả". My hỏi: Ủa, đọc rồi hồi nào, sao khg cho Mẹ đọc?" Nó cười: "kể để Mẹ bắt chước hả"  Grin. Rồi đi về chỗ ngồi làm bộ buồn bã, lẩm bẩm: "shame on you, mom !  I'm so sad. How dare my mommy  treat me like I'm a liar"  Grin My nói: "trust, but verify"  Grin
Back to top
« Last Edit: 28. Mar 2011 , 01:28 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4028
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #25 - 31. Mar 2011 , 21:22
 
Nước mắt Trưng Vương


Trường tôi nằm ở cuối đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy cây cao bóng mát. Bước chân về chốn cũ,  lòng tôi bồi hồi rộn rã, cả niềm vui lẫn nỗi buồn, và tiếc nuối thời ấu thơ! Nơi đây đã từng ghi dấu chân tôi và bạn hữu bao tháng năm dưới mái trường thân yêu, cùng thày cô rèn luyện trí, đức. Ngôi trường đối với tôi sao mà thân thương đến thế, nơi đã dạy cho chúng tôi nên người, nhưng nhất là đã hun đức cho chúng tôi tinh thần yêu quê hương tổ quốc!

Nhớ mãi ngày xưa ấy, mỗi lần Lễ Hai Bà Trưng là trường tôi lại rộn ràng chuẩn bị tổ chức lễ hội, chọn các kiều nữ trong trường để đóng vai Hai Bà Trưng và các nữ tướng, để ngồi xe hoa diễn hành khắp đường phố Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, trước mắt bao người dân hân hoan đón chào. Không hiểu vì sao, nhưng từ lâu người dân thủ đô đã dành cho trường chúng tôi một cảm tình đặc biệt. Đó cũng là niềm vinh hạnh cho chúng tôi, một trường nữ trung học được mang tên hai vị Nữ Anh Hùng của dân tộc. Hai vị nữ anh thư của đất Mê Linh xưa, Trưng Trắc và Trưng Nhị, là con của Lạc tướng thuộc dòng dõi vua Hùng. Sinh ra trong thời loạn, nước nhà bị quân Đông Hán xâm lăng, thân phụ mất sớm, hai chị em được thân mẫu là bà Man Thiên, đã thay chồng nuôi dạy hai con nên người, lại còn rèn luyện cho con tài cung kiếm, và nhất là lòng yêu nước cao vời. Khi tướng quân Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc bị giết bởi Tô Định, một tên quan Tàu hung bạo, hai chị em với chí khí hào hùng của kẻ nam nhi, đã vì nước mất, nhà tan mà quyết trả thù nhà, đền nợ nước, với lời thề còn lưu lại: “Một, xin rửa sạch nước thù. Hai, xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba, kẻo oan ức lòng chồng. Bốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này!” (trích“Thiên Nam Ngữ Lục”).

Tang chồng vừa thọ, lại thêm nợ nước trên vai, hai vị anh thư đã chiêu mộ quân sĩ, cùng với hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có các nữ tướng như Thánh Thiên ở Bắc Giang, Lê Chân ở Hải Phòng, Thục Nương ở Thái Bình, Nàng Nội ở Phú Thọ, Lê Thị Hoa ở Thanh Hóa…, oai hùng cỡi voi xông trận, giẹp tan giặc và giải phóng giang sơn khỏi ách thống trị của quân xâm lăng phương Bắc. Sau khi tan giặc và thu hồi được 65 thành trì, Hai Bà lên ngôi vua lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh, trị vì dân trong 3 năm (năm 40-43 sau Công Nguyên), khiến kẻ thù phải kiêng nể gái nước Nam! Tinh thần ấy đã gieo vào lòng những nữ sinh Trưng Vương chúng tôi niềm tự hào dân tộc, xây dựng trong chúng tôi một tình yêu quê hương tổ quốc nồng nàn, và khiến mỗi người chúng tôi luôn có gắng sống sao cho xứng danh con cháu của Hai Bà.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là ngọn cờ chống xâm lăng đầu tiên, viết lên trang sử hào hùng của  dân tộc Việt, và khiến cho danh Trưng Vương được liệt vào hàng ngũ những nữ tướng anh hùng của thế giới!

Vì được thừa hưởng hào khí ấy, mà trước năm 1975 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, thời mà miền Nam phải đối phó với Cộng Sản xâm lăng miền Bắc, dù không được chung vai sát cánh cùng nam nhi ngoài chiến trường, nhưng nhiều nữ sinh TV đã gia nhập phong trào Phụ Nữ Bán Quân Sự, hoặc hăng hái tham gia những chương trình ủy lạo chiến sĩ tiền đồn, động  viên <Đọc đến đây bị mất hứng vì 2 chữ **động viên***> tinh thần các anh hăng say chiến đấu bảo vệ nền tự do độc lập cho quê hương. Cũng còn phải nói đến không ít các nữ sinh TV là vợ, con của chiến sĩ, hay vinh dự trở thành cá quả phụ tử sĩ, để một mình nuôi dạy con cái nên người, thay cho chồng đã hy sinh đền nợ nước!

Tôi miên man hồi tưởng về dĩ vãng mà hầu như quên hiện tại. Bỗng có ai đặt tay trên vai mình kèm với giọng nói êm dịu: “ Chúc mừng bạn trở về họp mặt Trưng Vương!”. Người bạn học không…nhớ mặt nhớ tên, đã thân mật kéo tôi vào hội trường, vì đã đến giờ khai mạc lễ. Những tiếng cười nói rộn ràng, những cử chỉ tay bắt mặt mừng, và những cái ôm thân thiết. Tôi quan sát khắp hội trường, nhìn lên hàng ghế đầu, các thày cô của tôi còn lại nay đã già, vì học sinh chúng tôi đã vào cái tuổi ngoài năm mươi đến “thất thập cổ lai hy”, huống chi là thày cô! Tôi đang bồi hôì suy nghĩ thì một giọng nói Bắc kỳ ngọt ngào của chị xướng ngôn là cựu nữ sinh TV vang lên từ micro, mời mọi người hướng về sân khấu để chào hiệu kỳ Trưng Vương. Bài “Trưng Nữ Vương” được chọn là hiệu ca, hùng tráng vang lên:

“Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà, mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca. Thu về giang san cho lừng uy gái Nam, bầu trời Á sáng ngời ánh quang! Nợ nước phó tay người nhi nữ, tình riêng cứu nguy cho toàn dân. Một lòng trung trinh son sắt bền, Hát Giang sóng rền!...”.

Một dòng máu nóng ran chảy trong khắp cơ thể tôi. Mọi người chúng tôi cùng đứng trang nghiêm hướng về ảnh của hai vị Nữ Anh Hùng được trưng bày trên sân khấu, cùng hát lên một cách thành tâm và trang nghiêm. Nhiều dòng nước mắt tuôn trên những đôi má đã qua thời xuân trẻ của cả thày và trò! Tôi biết có người khóc vì nhớ thời xa xưa dưới mái trường thân yêu, riêng tôi vừa xúc động khi nhớ về quá khứ, nhưng còn khóc vì hiện tại! Gương hy sinh cứu quốc của Trưng Vương khiến tôi liên tưởng đế hiện tình đất nước và người dân Việt. Khi xưa đất nước bị quân Tàu xâm lược, Tô Định hà khắc với dân lành, thì nay người dân tôi cũng đang chịu cảnh mất cửa nhà, đồng ruộng; nhiều gia đình phải tan nát, và đang rên siết dưới ách thống trị  của bọn người Cộng Sản mất lương tri, tham lam tàn bạo! Không những thế, họ còn manh tâm dâng tổ quốc cho lũ sài lang! Nhưng ngày xưa thì đã có hai vị nữ anh hùng quyết “đem phấn son tô điểm sơn hà”, còn ngày nay ai sẽ cứu nguy cho tổ quốc, đồng bào tôi?

“Trưng Nữ Vương, dày đức cao ân! Xin ứng linh, ban phước cho giang sơn hòa bình.Trưng Nữ Vương! Nước Nam còn đó, giống Lạc Hồng quyết kiên lòng bồi đền non sông! Hồn quốc gia mờ phai má đào, Nhà Việt lặng buồn rầu rĩ sầu đau! Xui lòng nhi nữ mưu phục thù: Mê Linh rợp trời cờ Việt sắc phô. Mang phấn son tô màu sơn hà, lòng vì nước vì nhà. Cho Việt Nam muôn đời hùng cường, nhờ ân đức Trưng Vương!”.

Bài hiệu ca “Trưng Nữ Vương” vừa  kết thúc, tôi bỗng ngồi sụp xuống ghế và khóc! Ngày xưa tôi nghe bài hát này với cảm nhận hân hoan nao nức bao nhiêu, thì ngày nay tôi lại cảm thấy xuyến xao và tủi buồn bấy nhiêu. Đất nước tôi ngày nay cũng đang bị đe dọa bởi kẻ thù xâm lăng phương Bắc: cả một dải giang sơn hoa gấm mà tiền nhân đã dày công vung đắp, và đem máu xương để giữ gìn, nay đã lọt vào tay quân thù! Những điạ danh ghi dấu các chiến công hiển hách oai hùng của tiền nhân như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, nay đã nằm bên kia ranh giới của Tàu, do những kẻ vì tham lam đã manh tâm dâng bán cho ngoại bang! Nhiều người Việt ngày nay muốn đi thăm lại quê hương hình chữ S, lần theo sử sách để tìm: “Nam Quan cho đến cà Mâu, một nhà Việt Nam non nước tươi một màu…”, thì hỡi ôi! Ải Nam Quan nay còn đâu nữa? Xưa Nguyễn Trãi theo cha là Phi Khanh bị quân Tàu bắt đi, đến ải Nam Quan là biên giới, thì Phi Khanh quay lại từ biệt con và dặn dò: “Con hãy quay về lo mưu việc cứu nước và báo thù cho cha!”. Nguyễn Trãi vâng lời gạt nước mắt từ biệt cha già, rồi quay về, theo Lê Lợi diệt giặc cho đến khi thành công, bình định được giang sơn, ông đã làm bài Bình Ngô Đại Cáo lưu danh đến muôn đời, thì nay địa danh đó đã nằm sâu trong đất địch! Những quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đầy tài nguyên thiên nhiên như hải sản và dầu mỏ của ta, nay quân xâm lăng phương Bắc cũng đã lấn chiếm. Chúng bắt tàu bè, ngư dân của ta, hành hạ người và cướp lấy của, nhưng kẻ cầm quyền thì vẫn làm ngơ, lại còn khúm núm cúi đầu trước quân giặc! Những công trình xây dựng đất nước như đường xá, cầu cống…tiền tỷ của dân nước, được dâng vào tay những nhà thầu Trung quốc vô đạo đức , vô trách nhiệm và còn manh tâm phá hoại cả tài nguyên lẫn môi trường của ta, khiến “tiền mất tật mang”, con cháu sau này không còn gì để sống, ngoài những món nợ ngập đầu và mảnh dư đồ tan nát! Chưa kể họ đã tạo cơ hội cho hàng chục vạn công nhân Tàu tràn vào đất nước! Giải giang sơn hoa gấm của dòng giống Tiên Rồng, nay đã tan hoang xơ xác do lũ người vong bản “cõng rắn cắn gà nhà”, đem một thứ chủ thuyết CS ngoại lai hoang tưởng về ngự trị và phá nát giang sơn, phá tan những giá trị nhân bản, đạo đức truyền thống của cha ông, khiến người dân Việt đang lâm vào cảnh khốn cùng chưa từng có trong lịch sử!

Lễ hội mừng 1000 năm Thăng Long càng lộ rõ sự thấp kém, ươn hèn của nhà cầm quyền CS lệ thuộc vào Tàu, vì “chất Tàu” nhiều hơn “chất Việt”, và mang tính phá hoại hơn là xây dựng, ly tán hơn là đoàn kết dân tộc! Trong khi đất nước quá nghèo nàn, đa số dân chúng còn lầm than đói khổ, nhiều nơi học sinh phải đu dây qua sông, suối để đến trường chứ không có cầu để đi, thì nhà cầm quyền dám tự tung tự tác dùng tới 94 ngàn tỷ đồng, tương đương 1/10 ngân sách quốc gia để chi cho lễ hội, với những sự việc vừa kỳ quái, vừa ngu si, và mang tính phỉ báng lịch sử, khiến nhiều báo chí, nhiều thành phần dân chúng phải lên tiếng phản bác: tượng vua Lý Công Uẩn thì tạc giống Tần Thủy Hoàng, bộ phim “Đường về Thăng Long” tốn trên một trăm tỷ đồng, thì từ cảnh quan, trang phục cho đến diễn viên, quần chúng, rất đông là người Tàu, cảnh Tàu! Những trận đánh lịch sử chống quân Tàu xâm lược như trận Chi Lăng, Bạch Đằng, có trong lịch sử và trong kịch bản, thì bị đạo diễn Tàu cho cắt bỏ, khiến bộ phim lịch sử dời đô bị coi như một bộ phim Tàu, và không dám chiếu dịp lễ vì sợ sự “tức nước vỡ bờ” của dân chúng! Chưa kể biết bao sự phí phạm nhưng kệch cỡm, càng góp phần đào sâu hố chia rẽ giữa kẻ cầm quyền với người dân, nhất là đồng một lúc xuất hiện trên báo chí, truyền hình hai hình ảnh chống chọi nhau: một lễ hội được dư luận báo chí cho là phung phí tiền tỷ, hào nhoáng nhưng thiếu tính văn hóa, trong khi miền Trung bị lũ lụt chưa từng có, nhiều ngàn ngôi nhà ngập chìm trong nước, hàng triệu dân đói rét trong mưa, thiếu từng sợi mì, giọt nước để uống, nhiều ngôi làng bị xóa sổ, dân chúng kéo nhau ẩn mình trong những hang núi đá như thời tiền sử, trong khi chính quyền và nhiều người dân Hà Nội vô cảm, ngày đêm hoan lạc với những đèn hoa rực rỡ, bằng tiền đóng thuế của dân!

Nước sắp mất, nhà sắp tan, nhưng nào ai sẽ ra tay cứu quốc? Đâu những vị anh hùng hào kiệt? Đâu những đấng anh thư mang dòng máu oai hùng bất khuất của Trưng Triệu ngày xưa? Nào ai dám ra tay trừ gian giệt bạo để cứu lấy non sông, cứu nguy cho dân tộc? Không! Dân Việt giờ đây vẫn không thiếu anh hùng hào kiệt, giàu lòng quảng đại với quê hương, muốn kê vai gánh vác sơn hà. Chỉ khốn nỗi, thay vì được xông pha nơi chiến trường xả thân vì nước, hay ít nhất được lên tiếng bảo vệ Tổ Quốc, thì họ đang bị những người anh em cùng con Hồng cháu Lạc, nhưng đã mất nhân tâm, mất linh hồn, ra tay sát hại, cầm tù! Kẻ “nội xâm” đã “khóa chân ngựa, cắt yên cương”, khiến cho những người yêu nước không được đem tài năng và dũng khí cứu quê hương! Ôi! Cái nhục nào bằng, cái khổ nào bằng anh em giết hại anh em,con cháu trong nhà phản tổ tiên giòng giống?! Đau lòng lắm tiền nhân hỡi! Nước mắt Trưng Vương chắc là đang tuôn đổ cho quê hương tổ quốc, xót thương cho những cháu con dòng dõi Trưng Triệu như Công Nhân,Thanh Thủy, Như Quỳnh, Thanh Nghiên…, bên cạnh những kẻ nam nhi mang khí phách hào hùng của Quang Trung, Lê Lợi, như LM Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày, Công Định,Tiến Trung, Duy Thức,Thăng Long, Hà Vũ v.v…, và còn biết bao người con yêu của mẹ Việt Nam trên khắp thế giới cũng như trong nước, đang âm thầm hy sinh mưu cầu độc lập, tự do, công lý cho toàn dân.

Thượng Đế hỡi! Hồn thiêng sông núi hỡi! Xin hãy cưú dân lành, và trả lại cho chúng con cuộc sống an bình, non sông hoa gấm như ngày nào, để Dân Việt còn viết tiếp thiên Anh Hùng Ca: Việt Nam, Việt Nam muôn đời hùng cường!

Tôi làm được gì? Bạn Làm được gì? Xin mỗi người hãy tạm quên bớt cuộc sống riêng, hãy hy sinh một phần hạnh phúc riêng để nghĩ đến đất nước, dân tộc. Dứt khoát phải bảo vệ non sông hoa gấm này không để rơi vào tay quân thù bạo tàn, bằng không, chúng ta sẽ có lỗi lớn với tổ tiên và với những thế hệ mai sau, nếu như thế hệ chúng ta làm mất nước! Còn đất nước mới còn dân tộc Việt, chúng ta không thể mãi mãi là kẻ sống nô lệ ngoại bang, hay sống lưu vong, sống nhờ vào một dân tộc khác, một đất nước khác suốt đời này qua đời nọ. Nếu chúng ta không chiến đấu chống quân thù để bảo vệ đất nước bây giờ, thì con cháu chúng ta sau này cũng sẽ phải chiến đấu dành lại quê hương tổ quốc, lúc đó sẽ muôn vàn khổ đau và khó khăn hơn bây giờ. Đừng để các thế hệ cháu con sau này đọc tên nước Việt Nam, mà không còn biết tìm Việt Nam ở nơi đâu! 

Mải miên man với những ý nghĩ riêng, tôi đã quên theo dõi những tiết mục trình diễn rất hùng tráng và dễ thương của ngày lễ hội Trưng Vương lần này! Cho đến khi một nhóm bạn cùng lớp “phát hiện” ra tôi ở một góc dưới cuối hội trường, họ ùa tới kéo tôi ra sân trường hàn huyên tâm sự, về chuyện riêng của mỗi người,và chuyện chung của đất nước, cho mãi đến qua trưa.

Chia tay nhau chúng tôi ra về, lòng trĩu nặng một mối ưu tư chung, nhưng cũng an ủi nhau hãy nuôi hy vọng sẽ có một ngày mai quê hương bừng sáng, ngày đó chúng tôi sẽ gặp lại nhau để điểm danh xem ai còn ai mất, và chắc chắn là chúng tôi sẽ quy tụ thày trò cùng tổ chức một Lễ Hội Trưng Vương thật hoành tráng, để tạ ơn Trời, cảm ơn Tổ Tiên và anh linh của hai vị Trưng Vương đã phù hộ cho đất nước, đồng thời thắp lên một nén hương lòng để tưởng niệm những người con của tổ quốc đã vị quốc vong thân, hay những đồng bào đã chết oan trong thời tao loạn này với đủ mọi hình thức. Lúc đó, nếu còn được một chút gì để cống hiến cho quê hương tổ quốc, chắc chắn chúng tôi sẽ hết lòng không quả ngại
Back to top
« Last Edit: 31. Mar 2011 , 21:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #26 - 07. Apr 2011 , 01:08
 



NGÕ  QUÊ

Tác giả : Trọng Huấn


...

      Ngày bé, cứ dịp tết hay hè tôi náo nức về quê. Ngõ xóm quanh co trước nhà bà nội là nơi tôi cùng lũ trẻ ẩn tìm, trèo rào, víu cây và bao trò chơi khác. Ngõ hẹp và sâu hút. Đường gạch, vỉa nghiêng nghiêng. Hai bên chỗ tường đất, chỗ bờ rào duối rậm rịt, hay dải cúc tần hăng hắc.

      Có nhà lại trồng râm bụt, thấp thoáng những bông hoa phớt đỏ. Về làng, từ xa tôi đã thấy cây gạo bóng cao vút, đỏ ối hoa. Làng tôi có câu:

Đầu làng cây gạo
Cuối làng cây đa.
Con gái làng Đà,
Như hoa thiên lý.


      Từ đường cái vào làng có hai trụ gạch sừng sững, người ta gọi ấy là cổng làng. Bà tôi bảo, trước cổng làng to lắm, có mái, phía trên đắp nổi mấy chữ Nho, nay cổng làng sót lại là hai cái trụ gạch đấy. Cổng làng có cánh cửa lim to dày, đêm đêm đóng lại phòng cướp. Tôi ngây thơ hỏi: Đóng cổng lại kẻ cướp vòng qua bên cạnh vào thì sao - đấy là cánh đồng và những bờ rào lúp xúp sát ngay bên trụ gạch. Bà cười bảo: Ngày trước, làng không trống tuềnh, trống toàng như bây giờ, mà có luỹ tre dày trồng trên bờ đất bao quanh, đến đạn Tây bắn còn không xuyên nổi. Tôi không hình dung được luỹ tre và bờ đất dày đến cỡ nào mà đạn cối tây bắn không qua, nên cứ ngạc nhiên mãi cái cổng làng phòng cướp...

      Cổng làng như vậy, nhưng cổng của ngõ xóm nhà bà nội tôi lại còn khá nguyên vẹn. Thành cổng tường xây dày đến ba, bốn mươi phân, trên là vòm xây khum cong cong. Từ đường làng rẽ vào, phía trên nhìn thấy mấy chữ Nho đắp nổi, to bằng cái bát ô tô. Chỉ còn mấy cụ cao niên trong làng là đọc được. Đấy là chữ ghi lại năm xây dựng cổng. Nghe nói xây từ đời vua Tự Đức. Đôi cánh cổng lim dày, vẫn còn đóng ra khép vào được. Lớp gạch hai bên bị xe cải tiến va quệt và trâu, bò qua lại gõ sừng, làm vẹt lõm, trơ ra mạch vữa và những hàng gạch mỏng quẹt. Người ta bảo ngày trước vữa xây bằng mật mía, muối và vôi cát đánh nhuyễn; còn gạch dùng rơm rạ đốt. Tôi cứ phân vân, cổng ngõ to lớn thế, phải tốn nhiều mật mía để xây và rơm rạ đốt gạch lắm. Thảo nào bao năm, vữa xây còn bền, gạch thì không phồng mà mỏng đều và một màu gan gà, trơ trơ trước thời gian cùng mưa nắng.

      Làng tôi đường đất, duy nhất con đường ngõ nhà bà nội tôi là vỉa gạch nghiêng nghiêng. Quãng giữa ngõ, có cái bệ thờ. Không hiểu sao tôi lại nhớ như in cái bệ thờ đó. Nó bé nhỏ, khiêm nhường, không mái, nằm hơi lùi trên một khúc tường đất. Bát hương trong bệ thờ bao giờ cũng có cụm chân hương. Chân hương cái thì màu phẩm còn đỏ tươi, cái lâu ngày xỉn thẫm. Bà tôi gọi là thờ hậu và bà kể: Trước ở làng có những người mua hậu - tức là nộp tiền, hiến ruộng cho làng, cho chùa để làm một công trình nào đó. Thường là những nhà ấy không có con giai, mua hậu, sau này họ mất đị, được làng xã, hương khói, cúng giỗ. Trước tiên họ phải bỏ một số tiền nộp lệ cho làng, cho chùa, cho bản tộc làm công trình, sau đó hiến một số ruộng để làng xã lấy hoa lợi cúng giỗ. Hậu có ký hậu làng, ký hậu xóm, ký hậu chùa, ký hậu họ. Ngõ nhà bà nội tôi trước có gia đình không con cái, ông bà mua hậu ở chùa, ở đình và còn mua hậu ngõ bằng con đường gạch. Chuyện mua hậu con đường gạch của gia đình ấy mất nhiều công sức và cũng cầu kỳ lắm, phải bao lần lên xuống, làng và dân xóm mới đồng ý. Chỉ riêng khâu cuối cùng là việc xây dựng đã rất nhiêu khê, kỹ càng. Gạch đặt trước, rồi chọn lựa từng viên. Xem xét, chọn lựa mãi qua mấy ông thầy, mới được ngày giờ tốt khởi công. Công trình xây dựng rất kỹ càng. Trước hết người ta san phẳng nền đường ngõ, rồi dải một lớp ba ta vữa, sau lát một lớp gạch nằm, tiếp đó lại một lớp ba ta vữa và trên cũng vỉa gạch nghiêng. Công trình cẩn thận như vậy, trước đây lại chỉ độc người đi bộ, cùng trâu bò gia súc, chứ không công nông, xe máy như bây giờ, nên trải qua mấy chục năm, nó vẫn tốt như nguyên. Thế nên sau khi ông bà già mua hậu mất, đã thành lệ, hàng năm vào lúc trước giao thừa cúng thổ công, cúng gia tiên, dân ngõ ra bệ thờ dâng đĩa hoa, thắp nén hương, khấn người mua hậu ngõ con đường.

      Ngày bé mỗi dịp về quê, đi qua bệ thờ, tôi thấy sờ sợ, nhưng vẫn lấm lét nhìn vào, rồi rảo cẳng bước nhanh. Tôi cứ tưởng tượng ấy là nơi ma quỷ trú ngụ. Sau này lớn về quê, nhớ chuyện xưa, qua bệ thờ tôi lại bâng khuâng nghĩ về tuổi thơ, dừng lại thành kính thắp nén hương, cúi đầu lẩm rầm khấn tiền nhân. Nhìn làn hương mong manh mà nghĩ về thời gian trôi, nghĩ về một tập tục, nét văn hoá chốn quê.

      Giờ quê tôi đường làng mở rộng, đổ bê tông. Con đường ngõ nhà bà nội tôi cũng bê tông phẳng phiu. Nền đường tôn cao, làm cổng ngõ thấp xuống, vướng chắn tầm cao người qua lại, nên nó bị dỡ bỏ. Còn gạch vỉa đường, trước nhà nào, nhà ấy khuân về, mỗi nhà được dăm chục, một trăm viên. Khuân về nhưng ít ai biết gạch ấy nguồn gốc do đâu. Bà nội tôi sai xếp thành đống ngay ngắn trong sân và bà lại kể câu chuyện mua hậu con đường xưa...

      Trước hai bên ngõ là bờ duối, hay rặng cúc tần, râm bụt, người ta còn để đất rộng, nay tường gạch nên nhà nào nhà ấy đều xây sát đất, tường cao vượt cả tầm nhìn. Nhà nào cũng một cổng xây, tường gạch bao quanh, cánh cửa sắt ra vào tiếng đẩy kót két.

      Đâu rồi dậu râm bụt điểm hoa phớt đỏ, bờ duối lấm tấm quả vàng. Bâng khuâng tôi dõi tìm bệ thờ mua hậu xưa mà không rõ là đâu ...





   

 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #27 - 11. May 2011 , 05:33
 



MÊ  ...  THẦY

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư


...


      Nhưng tại sao lại mê thầy ? Chắc do tâm sinh lý tự nhiên, hễ con gái thì thích thầy , con trai đương nhiên khoái cô ? Hay vì ông thầy đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm quá ?

      Giả thuyết đầu tiên khả năng sai cao , bởi nhiều đứa con gái bạn tôi mê cô giáo đến mức… xin hình cô đem về nhà treo . Giả thuyết thứ hai cũng không chắc , sâu đậm kiểu gì mà tên của người thầy đầu tiên tôi đã quên mất tiêu rồi . Quên gương mặt, dáng đi, giọng nói . Không biết thầy có đẹp trai không, giọng nói có ấm áp không ? Thầy có thường cười đùa hay nghiêm nghị mực thước ? Thầy từ đâu tới , người tự nguyện đến cái xóm heo hút đó để khai sáng cho đám trẻ quê nghèo, hay bị ép buộc về nông thôn cho đủ thời gian thử thách trước khi quay lại thành phố . Và , năm mười sáu tuổi , "thì" có "dậy" chút đỉnh , tôi đặt câu hỏi sau cùng về ông thầy thơ ấu đó ,
là "không biết thầy có… vợ chưa ?".

      Những câu hỏi không một tiếng vọng . Trong miền nhớ mịt mờ , chỉ là những cảm giác lên tiếng, chúng nói , thầy bị "đày" . Vì một ngôi trường (nói vậy cho oai) chỉ có một lớp học ngó ra sông nhỏ , mấy cây cột trâm bầu sần sượng , mái lợp lá chằm đóp , bàn ghế ghép lại bằng những thân cau chẻ , gỗ tạp . Người trong xóm có gì quyên góp nấy , nên lớp học trông lởm chởm như… chổi lông gà . Những bữa mưa nhiều tụi học trò phải ngồi chổm hổm trên ghế , co rúc người cho đỡ lạnh .

      Trường lớp ọp ẹp , được nhúm học trò , mà tụi nó cũng ọp ẹp . Ọp ẹp theo kiểu tôi thì ốm tong teo, đen rọi đèn pin còn không thấy , theo kiểu đám bạn tôi cũng đa dạng , đứa thì ghẻ chóc đầy đầu , đứa học nửa năm chỉ nhớ được chữ O , may nhờ nhà nó chuyên ấp gà con bán , có đứa đang học bỗng chạy đi mất tiêu , lúc quay lại nó gãi đầu thưa , con đi thăm lờ , cá nhóc . Có đứa một ngày học , bốn ngày nghỉ vì bận mót lúa ngoài đồng , có đứa ghé qua học chừng hai buổi thì đi , ghe nhà nó nhổ sào rồi .

      Sau này , nhớ về lớp học đầu tiên , tôi luôn hình dung ông thầy đứng gần tấm bảng gỗ bào vội , sần sùi , gió sông thổi thốc vào , lá mục bay chấp chới , chim non tao tác kêu trong những lùm cây dại bên hè . Hình ảnh thật buồn , cô đơn , hoang hoải .       Nhưng là tôi tưởng tượng vậy , bởi đâu còn nhớ thầy đã từng buồn hay vui . Chỉ biết , thầy hay đến trường bằng nhiều hướng khác nhau , lúc đi ngang nhà ngoại tôi , lúc lại từ đằng kia tới , như thể thầy từ trên trời , rơi ngẫu hứng đâu cũng được . Nên có bữa tôi nán lại chờ ngoại luộc trứng chim canh chừng hễ thầy đi qua thì xách tập chạy theo , chờ hoài , ăn hết mớ trứng thì đằng trường thầy cũng dạy hết một bài . Giữa giờ chơi , thầy thả bộ tà tà lại nhà ngoại tôi uống trà , mà sao không uống trà nhà khác , tôi không hiểu . Mười sáu tuổi (lại mười sáu tuổi) , tôi có một giả thuyết, ông thầy thương dì tôi , nên giả bộ lại uống trà với ngoại , để được ngó dì .

      Nhưng có giả thuyết khác ít ngang trái lãng mạn hơn , là thầy cần phải gặp ngoại để tìm ra phương cách "chiến đấu" với cái tật … xé tập của tôi . Hồi đó , mỗi cuốn tập của tôi khi viết tới trang cuối thì nó còn chừng … mười sáu trang , cả thảy . Ngoài vụ đó , tôi còn nhiều vấn đề khiến "nhà trường phải phối hợp với phụ huynh" . Có lần quậy tưng trong lớp , thầy dọa, chút nữa lại méc ngoại . Báo hại lúc ra chơi phải chạy về nhà để rình , nếu thầy méc thiệt thì thủ tiêu mấy cây roi ngoại hay giắt trên vách . Bi kịch , đứng ngoài hè trò bị kiến vàng cắn tả tơi , trong nhà thầy thủng thỉnh ngồi uống với ngoại , hỏi những câu kiểu như, lúa vụ này khá hôn , chú Hai . Vào học , thầy bảo, méc rồi , về nhà bị đòn nứt đít . Tôi gãi chân , cười thầm , ông thầy nói dóc dễ sợ .

      Hồi đó , chắc chắn tôi không sợ thầy , từ đó suy ra là thầy dễ chịu lắm . Thương lắm . Đến nỗi khi trở ra thị xã học tiếp , tôi nhớ mình đã viết một lá thơ gởi thầy (tất nhiên , giấy xé ra từ tập học) . Rồi mấy cây cột cặm trong lớp một ngày kia được bà con trong xóm nhổ về làm củi chụm , thầy biến mất, lặng lẽ như hồi thầy tới.

      Tôi lại có ông thầy khác , ông này có họ hàng bên má , vai cậu tôi . Vô lớp tôi gọi thầy , trống trường đánh cái thùng , tôi kêu cậu ơi cậu à , mà kêu lớn lắm . Cho tụi bạn nó … nể , thấy tui xấu vậy mà cũng có cậu làm thầy giáo à nghen . Hồi đó sao mà thầy cô giáo có giá dữ vậy không biết , bị tôi đem ra lòe thiên hạ , cũng thu được chút lợi , cái lợi đáng kể nhất khi có ông cậu họ làm thầy giáo là không bị bạn ăn hiếp . Hai mươi sáu tuổi , nghĩ lại thấy mình khờ , giờ thì gặp ai đáng chú, đáng bác cũng muốn gọi bằng thầy , để được xưng… em .

      Hơn mươi năm ngồi chai đít khỉ ở trường , học qua nhiều thầy cô giáo, nhưng năm nào có thầy thì năm đó học được , nói chung sáng ngủ dậy có muốn … tới trường . Thầy đẹp trai thì , chậc , còn gì bằng . Có dạo , đi học vi tính , hai ông thầy đều đẹp , độc thân , trẻ trung , khóa ấy , tôi đậu … thủ khoa (ha ha ha) .

      Thật tình , tôi không biết những ông thầy mà tôi mê có phải là giáo viên giỏi (cấp huyện , cấp tỉnh) không , có phương pháp sư phạm không , hiệu quả tới đâu , giảng bài có cuốn hút không , dạy có dễ hiểu không , và tôi đã nhận được những kiến thức gì , tôi nhớ chỉ vì ông thầy đó dễ thương .

      Những ông thầy không làm tôi sợ bằng cách buộc tôi cúi đầu vâng dạ , những ông thầy không bắt tôi phải lễ phép khép nép trước mặt mình , gò học trò vào một sự kính trọng gượng gạo . Có thể có thầy nghiêm khắc , lúc nào đó , quãng nào đó , nhưng tôi không nhớ , chỉ nhớ thầy đó y chang bạn tôi . Trong không gian trường học chật chội , tẻ nhạt với những thứ kỷ luật bó buộc , những bài học khô rốc , cứng ngắc, những ông thầy để lại trong ký ức tôi sự khoáng đạt , mạnh mẽ , dắt tôi lướt đi trên khuôn khổ , tiểu tiết . Tôi quên mình đã học được gì nhưng nhớ mình đã được đối xử như thế nào , từ những người thầy .

      Đó là những người đàn ông dịu dàng và bao dung , giống như ông ngoại tôi , ba tôi , đến nỗi , khi tìm kiếm tình yêu , hay bắt đầu quan hệ bạn bè , tôi luôn nghĩ tới những ông thầy của mình . Giữa thầy và trò , giữa bề trên và kẻ dưới , giữa người cho và kẻ nhận, tôi đã nhận được sự thân ái , yêu thương , đồng đẳng giữa người và người . 

      Nên nhớ thầy , trước nhất , tôi nhớ người .

                                                (Nguồn: Mẹ Yêu Bé)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #28 - 16. May 2011 , 05:58
 



NƯỚC MẮM CỦA RIÊNG TÔI

Tác giả : Bruce Weigl


      Giáo sư Bruce Weigl được biết đến như một hiện tượng của thi ca Mỹ . Sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain , Ohio , ông từng tham chiến ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1967 đến 1968 và đã chứng kiến những sự thật kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam . Trở về sau cuộc chiến , ông tìm đến văn chương như một sự cứu rỗi linh hồn . Sau tập thơ đầu tay Một mối tình (1979) , ông là tác giả của 13 tập thơ riêng và quyển hồi ký nổi tiếng mang tên Vòng tròn của Hạnh . Giáo sư Bruce Weigi nguyên là chủ tịch Chương trình viết văn quốc gia , chủ tịch hội đồng thẩm định thơ của giải thưởng Văn học quốc gia Mỹ . Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học . Tập thơ Bài hát bom na-pan viết về chiến tranh Việt Nam của ông đã được đề cử cho giải thưởng Pulitzer .

      Nước mắm của riêng tôi là một trong những câu chuyện có thật mà ông viết riêng cho tập sách Khi mưa thôi nã đạn .



...


      Tôi ngửi thấy mùi nước mắm lần đầu tiên trong lúc tên lửa và đạn cối pháo kích dữ dội tại một nơi chúng tôi đặt tên là Trại Evans , một căn cứ của lữ đoàn kỵ binh bay số 1 , trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam , cách Huế 35 km về phía bắc theo quốc lộ số 1 .

      Đối diện với hầm trú ẩn của chúng tôi - cái hầm đã cứu mạng chúng tôi rất nhiều lần -là một chiếc lều và hầm trú ẩn của những người lính Việt Nam Cộng Hoà . Lúc đó chúng tôi đã bị hai quả tên lửa 122 li nổ rất gần , một mảnh tên lửa đã xé toang chiếc lều ngủ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà dù lúc đó họ thoát chết vì đã kịp ẩn náu dưới hầm sau đợt pháo kích , tôi và một số đồng đội bước khoảng năm mươi mét để quan sát mảnh tên lửa đã xé rách chiếc lều . Khi cách lều chừng mười lăm mét , chúng tôi bị choáng váng bởi một mùi nồng nặc hơn tất cả các loại mùi mà tôi đã từng tiếp xúc . Lúc đó tôi nghĩ phải có một người hoặc con thú to lớn nào đó đã chết và thối rữa gần đó . Tôi không kìm nén dược cơn ho dữ dội , cơn ho đã khiến tôi phải hít thở rất sâu và điều đó làm tôi mắc nghẹn , tiếp tục ho không thể kiềm chế . Tôi di chuyển càng nhanh càng tốt xa khỏi cái lều đã bị tên lửa đánh trúng , nơi những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã trữ một lu nước mắm trên dưới 80 lít , một thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt . Sau đó tôi mới biết điều này và biết rằng lu nước mắm đậm đặc đó bị mảnh tên lửa bắn vỡ . Nước mắm tràn vào lều , chảy xuống chiếc mương nhỏ gần đó .

      Nhưng có điều gì trong cái mùi nồng nặc đó làm tôi thích thú và nó lưu lại trong tôi . Một đôi lần ở trại căn cứ trên quốc lộ số 1 , nơi chiến trường đầy bom và lửa đạn , hoặc ở bãi đậu máy bay gần đó , tôi đã ăn cùng những người lính Việt Nam Cộng Hoà - những người đã vui vẻ cho tôi nhập cuộc . Tôi rất biết ơn họ vì tôi ghét cay ghét đắng lương khô được cung cấp cho lính Mỹ . Có một lần trong những bữa ăn chung đó , tôi hỏi họ về nước mắm . Họ rất vui khi tôi đề cập đến nó - lúc này tôi đã biết đôi chút về tính cách của người Việt - và họ nhanh nhảu rót ra một ít , chan lên một chén cơm trắng nhỏ và đưa cho tôi . Thật là ngon : một sự phối hợp tuyệt vời giữa sự đậm đà và ngọt ngào , và sự trù phú của một dòng sông chảy về bóng tối nơi thời gian chiếm hữu .

      Kể từ lúc đó tôi ăn với nước mắm bất cứ khi nào có thể ở chiến trường Việt Nam , nhưng cơ hội đó không nhiều .Dĩ nhiên nước mắm không nằm trong khẩu phần lương khô hoặc trong những bữa ăn được chuẩn bị cho lính Mỹ nơi căn cứ trại . Nhưng tôi luôn giữ hương vị của nó trong tâm trí tôi và chỉ cần nghĩ về nước mắm là tôi đã ứa nước bọt . Tôi tìm hiểu nhiều hơn về nước mắm : nước mắm dùng làm nước chấm , dùng nấu ăn để thêm hương vị và thay cho muối . Trong chiến tranh , một số người Việt thậm chí còn uống nước mắm để giữ cho thân thể họ ấm áp , đặc biệt là khi họ phải ngâm mình xuống nước trong thời gian dài . Với cái mùi đặc biệt của nước mắm , nó cũng giúp mồi hoặc bẫy thú lợi hại hơn . Và nước mắm làm cho tất cả những thứ bạn ăn ngon hơn .

      Khi rời chiến trường Việt Nam , tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại . Tôi mang theo rất ít văn hoá Việt về cùng , lý do chính là bởi nền văn hoá đó đã bị ngăn cách với chúng tôi . Tôi biết rằng nó đã bị biệt lập với chúng tôi vì nó là một nền văn hoá lâu đời , giàu có . Nó bị ngăn cách với chúng tôi để chúng tôi không thể nhìn thấy con người Việt Nam như những con người thật , nhất là những con người đang chiến đấu cho miền Bắc , chống lại chúng tôi ở chiến tuyến bên kia , để chúng tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi giết họ . Tôi không mang nhiều văn hoá Việt theo về cùng tôi sau chiến tranh , nhưng tôi mang theo tình yêu về một đất nước xanh như thiên đàng , nơi mà những con người tôi gặp luôn luôn tỏ ra tốt bụng và rộng lượng . Tôi cũng đem theo về một balô đầy những nỗi buồn sâu thẳm , một sự trống vắng niềm tin đối với chính phủ của mình . Và tôi đem theo một sự nghiện ngập đối với nước mắm .

      Ở Lorain , bang Ohio , một thị xã có nhiều xưởng chế biến sắt nơi tôi sinh ra và lớn lên , không thể nào tìm thấy nước mắm vào tháng 12 năm 1968 . Tôi cũng không thể tìm thấy nước mắm ở Cleveland , không có một nhà hàng , cửa hiệu hoặc chợ bán đồ ăn Việt Nam nào . Lúc đó chưa có một người Việt nào sống ở khu vực xung quanh . Sau khi rời chiến trường , trở về quê hương , tôi thường nhìn đăm đắm qua cửa sổ căn nhà cha tôi , quan sát tuyết phủ đầy những khoảng sân để biết rằng không có ai đang trốn sau  bụi cây để tìm cách giết tôi . Tôi cảm thấy an toàn nhưng tôi cũng thấy rất nhớ Việt Nam . Nhưng tôi không thể bày tỏ nỗi nhớ đó với những cựu binh khác và với cả gia đình của mình . Nếu biết , họ sẽ nghĩ rằng có điều gì không ổn với tôi và chiến tranh đã làm tôi mất trí . Vì thế tôi giữ nỗi nhớ đó cho riêng mình . Sau đó thời gian trôi đi như những mảnh vụn trên sông , tôi bị lạc vào cơn mộng tưởng không thể gọi tên . Tôi không là con người của một năm về trước , tôi đã bỏ lại một phần hồn vía của mình ở Việt Nam .

      Khi mùa xuân tới , tôi làm một việc mà tôi luôn làm trong mỗi mùa xuân : câu những con cá hồi to đã nảy nở sinh sôi nơi những con sông , dòng suối gần nhà . Sau một ngày may mắn , tôi đem về ba con cá to , mỗi con nặng khoảng hai đến ba cân . Khi làm vảy chúng sau gara ôtô của cha tôi , tôi ngửi thấy mùi cá . Lúc đó tôi nhớ về cuộc trò chuyện với một người lính Việt Nam Cộng Hoà . Chúng tôi đã nói về nước mắm , về việc nó là gia vị quan trọng và đặc biệt nhất trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam , rằng nó có sức mạnh huyền bí để biến đổi hương vị của những loại thức ăn khác nhau , theo những cách khác nhau và về cách làm nước mắm . Cuối câu chuyện , anh ta cho tôi biết cách làm nước mắm tại nhà . Tôi đã quên câu chuyện này cho đến khi tôi làm vảy cá vào mùa xuân mà tôi trở về nhà và bỏ lại rất nhiều trí nhớ của tôi nơi chiến trường xưa . Tôi nhớ anh ấy đã bảo tôi rằng chỉ cần mổ bụng , mổ ruột , xẻ đôi con cá , ướp muối và trải chúng trên những chiếc que xếp sẵn , sau đó cứ chờ chúng rã xuống chiếc nồi bên dưới . Anh ấy nói rằng khi mà chúng đã rã hết ra , tôi sẽ nấu chúng với lửa nhỏ cho đến khi chúng thật nhừ và quánh đặc thành một chất lỏng tuyệt đẹp . Ý nghĩ về nước mắm nơi căn lều của những người lính Việt Nam Cộng Hoà tại trại Evans đưa tôi trở về Việt Nam , và mùi nước mắm rất nặng thật sự đã trở thành mùi của một đất nước .

      Vì thế tôi quyết định mà không cần suy nghĩ nhiều là mình sẽ tự làm nước mắm . Tôi ra cửa hàng vật liệu tìm mua dây thép và đinh . Dùng những thanh gỗ thừa trong gara ôtô của cha tôi , tôi dựng một giàn phơi nhỏ . Tôi lấy một chiếc chảo từ bếp của mẹ tôi , dùng gạch kê nó dưới giàn phơi để đón lấy chất lỏng từ những con cá đang rữa ra .

      Tôi biết rằng tôi phải chờ chúng rữa , vì thế tôi vào nhà và quên mất nước mắm của riêng tôi đang lên men đằng sau gara ôtô của cha tôi tại thị xã Lorain , bang Ohio , cách cuộc chiến vẫn đang ác liệt mười hai nghìn dặm . Tôi quên như tôi đã để quên phần lớn trí nhớ của mình tại cuộc chiến ấy . Tôi quên cho đến một buổi tối , tôi đang ngồi trong nhà của cha tôi nhìn ra cửa sổ . Tôi không nhớ tôi đã nghĩ gì , nhưng tôi nhớ rằng lúc đó tôi đã loay hoay tìm lối đi cho mình . Tôi biết rằng chiến tranh đã ăn vào tôi và bám riết , không buông tha tôi . Ngồi trong ngôi nhà của cha , tôi nghe có sự náo động bên ngoài và bước sát đến cửa sổ , nhìn ra ngoài và thấy nửa tá xe cảnh sát đang đỗ bên đường và những khoảng sân ngập xanh màu áo cảnh sát . Tôi đi ra ngoài và nhập vào đám đông nơi hàng xóm của tôi đang tụ tập . Tôi hỏi người cảnh sát thường tuần tra quanh khu vực tôi sống rằng điều gì đang xảy ra vậy .

      "Có người báo với chúng tôi có một xác chết ở một trong những căn nhà này" - anh ta nói .

      "Tại sao họ nghĩ thế ?" - tôi hỏi .

      "Chúa ơi - anh ta thốt lên - Vì cái mùi nồng nặc này . Anh không ngửi thấy nó sao ?"

      Đứng giữa con phố , ban đêm , xung quanh tôi hàng xóm đang tụ tập như thể một nghi lễ, những khoảng sân nhà đầy cảnh sát , tôi hít hơi thở sâu đầu tiên từ khi tôi ra ngoài . Tôi biết ngay vấn đề và bảo cảnh sát tôi biết mùi nồng nặc phát sinh từ đâu . Ba người cảnh sát và một số hàng xóm đi theo tôi đến giàn phơi , đằng sau gara ôtô của cha tôi . Trước khi họ thấy cảnh tượng phơi cá của tôi , họ choáng váng bởi mùi nồng nặc và buộc phải quay chân .

      "Đây là xác chết của anh" - người cảnh sát thường tuần tra khu vực của tôi đứng đằng xa và nói , chỉ tay vào những con cá đang thối rữa .

      Sau khi mọi việc đã được giải quyết với cảnh sát và với những người hàng xóm tốt bụng của tôi , tôi hứa với họ rằng tôi sẽ tiêu huỷ những con cá càng sớm càng tốt . Tôi nhặt nhạnh những thứ còn lại của ba con cá hồi và bỏ chúng vào nồi . Bên ngoài nhà , tôi nhóm lửa và nấu những con cá này với lửa thật nhỏ , thật lâu cho đến khi chúng thật nát và hầu như biến thành chất lỏng . Tôi lược bỏ phần xác qua một chiếc rây và lại nấu tiếp . Cuối cùng , màu của chất lỏng trở nên giống màu mặt trời trước khi lặn xuống chân trời .Tôi đổ đầy chất lỏng vào một cái lọ , đậy nắp thật chặt và giấu nó trong phòng ngủ của mình .

      Năm 1968 , ở cao nguyên Trung phần Việt Nam , một số người lính Việt Nam Cộng Hoà đã chia cho tôi ăn nhu yếu phẩm của họ , đã dạy tôi cách làm một loại nước từ cá lên men , loại nước giống như thuốc trường sinh bất lão diệu kỳ , như một phương thuốc chữa cho tất cả các loại bệnh thể xác và linh hồn . Đối với riêng tôi , mùi nước mắm đã trở thành mùi của đất nước Việt Nam khi tôi ở Mỹ và thương nhớ về đất nước thứ hai của tôi . Mùa xuân năm ấy , tôi làm nước mắm của riêng mình nơi sân sau của ngôi nhà cha tôi - một người công nhân làm ở xưởng chế biến sắt . Nước mắm ấy tôi đã đậy nắp thật chặt như một loại tinh hoa mà tôi cần phải mãi mãi giữ gìn . Tôi dùng nước mắm một cách bí mật cùng thức ăn , nhưng luôn luôn phải rất cẩn trọng vì mùi của nó rất nặng và vì cảnh sát đã đến thăm hỏi tôi chính vì cái mùi đó .

      Sau rất nhiều năm , chiến tranh đã di trú vào tôi , mặc dù làm đủ cách để quên nó , có những điều cứ khắc sâu vào tâm khảm . Khi tôi ăn ở những cửa hiệu , nhà hàng Việt Nam trên đất Mỹ , tôi luôn nói với họ rằng hãy đừng cho tôi nước mắm kiểu Mỹ mà phải là kiểu chính hiệu Việt Nam . Tôi đã học được rằng thức ăn Việt Nam ngon hơn khi nấu với nước mắm ngon , hoặc chấm với nước mắm được pha khéo léo với đủ lượng tỏi , ớt , chanh , nước và đường . Từ một người hâm mộ nước mắm , tôi trở thành một người sành sõi khó tính , lùng sục những cửa hiệu châu Á ở Mỹ để tìm nước mắm ngon . Ở quê hương tôi , trong thập niên 1980 và 1990 , mặc dù người Việt bắt đầu di cư sang , rất khó tìm được nước mắm ngon .

      Một số loại nước mắm hình như chỉ được pha bằng nước , muối và màu thực phẩm nhưng đã đánh lừa được những cái mũi to . Chỉ qua một quá trình tìm kiếm công phu , tôi mới tìm được những cửa hiệu tin cậy có thể cung cấp nước mắm tốt cho tôi . Thỉnh thoảng , khi nấu ăn mời bạn bè , tôi dùng một ít nước mắm để nấu những món ăn châu Âu mà họ yêu thích . Và thường sau bữa ăn , bạn tôi sẽ nói rằng thức ăn thật ngon và mùi vị rất đặc biệt , rồi hỏi "Anh đã dùng gia vị gì trong công thức chế biến đấy ...? Cái vị này rất đặc biệt" ... Tôi không bao giờ kể cho họ nghe . Cho đến hôm nay , tôi muốn giữ bí mật đó cho mình .


Nguyễn Phan Quế Mai dịch
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #29 - 20. May 2011 , 06:37
 


Ba


...


Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- "Có dư đồng nào không con?".
Tôi đáp:
- "Còn dư bốn ngàn ba ạ".
Ba nói tiếp:
- "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng....


Đoạn văn rất ngắn, Đ Đ trích từ email chuyền tới nên không biết tên tác giả
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra