Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đoản Văn - Tùy Bút  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
Đoản Văn - Tùy Bút (Read 6620 times)
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #30 - 12. Jun 2011 , 18:51
 


Thằng Sản cô đơn

-Sông Kôn -


...



Kể từ lúc ra đời đến nay, chưa bao giờ thằng Sản con bà Việt nó cô đơn như lúc này. Ngày xưa nó vui lắm, bạn bè nó ở khắp nới, xa có, gần có. Hễ nhà nó có chuyện gì là bạn bè của nó ùa vô mà giúp. Từ cái ngày mấy thằng bạn to con tốt tính của nó ở tận bên châu Âu xa xôi qua đời nó cảm thấy buồn buồn.

Một hôm mẹ nó thấy con buồn mà an ủi: thôi quên mấy bạn ở xa đó đi con, rồi mẹ sinh cho con mấy đứa em nữa, nhà có anh có em cuộc sống của con sẽ vui hơn. Vì có tính tham lam nên Sản không nghe lời mẹ, Sản sợ có em rồi Sản phải chia phần ăn của mẹ cho em, Sản đâu còn là đứa con một mà độc hưởng cái gia tài của mẹ này. Nên Sản nhất quyết không chịu, Sản luôn miệng nói kiên định như để cảnh báo mẹ không được sinh ra em.

Sản còn lại thằng bạn nhà bên to xác và xấu tính vẫn chơi với Sản thường ngày. Mặc cho mẹ Sản nhắc nhở về cái tính xấu xa của người bạn ấy Sản cũng vẫn cứ chơi. Sản không dám bỏ bạn vì sợ bạn đánh. Sản nghĩ rằng cứ theo nịnh anh bạn to xác đó thì chẳng có việc gì. Nói rồi Sản làm thật, Sản lấy của quí của mẹ Sản là Bu xịt đem làm quà cho bạn. Không ngờ thằng bạn láng giềng của Sản được voi lại đòi tiên, ăn bu xịt rồi mà chưa thấy đủ còn muốn đòi xin thêm cái ao trong vườn nhà của Sản. Riêng Sản thì Sản cũng muốn cho luôn bạn cái ao cho rồi, Sản chỉ cần sống vui vẻ trong cái nhà đầy tiện nghi của mẹ là đủ, Sản ra vườn và xuống ao làm gì cho lấm cái chân. Mà không cho bạn cái ao thì cũng khó đấy vì thằng bạn to xác nhà bên chắc gì nó để cho Sản được yên thân, vậy là Sản đồng ý cho bạn cái ao. Về nhà Sản sợ mẹ mắng nên Sản làm thinh mà không nói ra chuyện cho bạn cái ao cho mẹ biết.

Rồi một hôm mẹ Sản chèo thuyền ra ao bắt cá về nấu món canh chua cho đứa con một yêu dấu của mẹ ăn. Bỗng anh bạn láng giềng của Sản chèo thuyền ra mà ngăn cản mẹ bắt cá. Mẹ ấm ức lắm nhưng Sản lại nói là mẹ đừng lo, chuyện này để Sản lo, Sản sẽ nói với bạn Sản đừng làm thế với mẹ Sản nữa. Mẹ Sản nghe Sản nói tức muốn ói máu mà chẳng làm gì được, hàng ngày mẹ chứng kiến cảnh thằng Sản con mẹ hư hỏng ăn chơi mà mẹ không làm gì được Sản, chỉ vì Sản là đứa con một của mẹ nên mẹ không làm gì được mà thôi.

Uất mãi cũng đến hồi không chịu được nữa, mẹ Sản đành phải lên tiếng, mẹ không chửi thằng con hèn mạt của mẹ mà đến chửi cái thằng bạn hàng xóm của con mẹ kia. Mẹ bước đến bên hiên nhà nó mà chửi, mẹ chửi rất to cho hàng xóm nghe, mẹ chửi thằng bạn của Sản to con nhưng xấu tính, dám cả gan sang xâm lấn cái ao của mẹ, mẹ nói là thằng Sản nhà mẹ nó hèn nhát chứ mẹ thì mẹ chẳng hèn đâu, tài sản của mẹ mẹ quyết tâm gìn giữ. Thấy chuyện khó xử Sản chạy ra mà kéo mẹ vào, bảo mẹ đừng chửi bạn Sản nữa.

Sau hôm nổi giận của mẹ, thằng bạn láng giềng của Sản đâm ra trách móc Sản, mẹ Sản cũng ngấm ngầm mà giận đứa con mình.

Bạn xa đã mất, bạn gần thì lại ăn hiếp, giờ đây Sản còn bị mẹ mắng nữa nên Sản chẳng còn ai chơi với Sản. Suốt ngày Sản đóng cửa ở trong nhà mà ca hát vui chơi, thỉnh thoảng Sản lục lấy nhật ký những năm tháng của mình ra đọc, xem lại những tấm hình đã cũ. Sản tự sướng đến ngất ngây cho đến khi mẹ Sản dọn lên mâm cỗ cho Sản ăn, cái mâm cỗ mà ngày nào mẹ cũng khổ công làm việc.

Thằng Sản sướng thật nhưng có ai biết nó đang cô đơn !

...Sông Kôn (danlambao)
                      danlambaovn.blogspot.co
Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #31 - 15. Jun 2011 , 03:27
 

...



Cây trái tuổi thơ


1. Chiều hôm qua, lúc chạy xe ngang một ngôi chợ nhỏ ven đường, tôi bỗng bắt gặp một cảm giác là lạ. Dường như ánh mắt tôi vừa trông thấy một cái gì đó. Cái gì đó là cái gì, ngay lúc đó tôi không nhận thức được, cũng không thể gọi tên ra, nhưng rõ ràng cái mà cái gì đó vừa gieo vào lòng tôi là một cảm giác rất đỗi thân thuộc, ấm áp và gần gũi.

Dù đang có công việc gấp, nhưng tôi biết tôi không thể chạy luôn: cái cảm giác đó đã níu chân tôi. Tôi quay xe lại, giảm ga và chạy chầm chậm dọc ngôi chợ nhỏ. Những thúng mủng ven đường đựng những món chúng ta vẫn bắt gặp ở một ngôi chợ nửa tỉnh nửa quê: dưa leo, những bó rau muống, các loại cà, những rổ trứng, những rổ cá hấp, cần tây, hành ngò, cà rốt và bắp cải... Tôi lướt mắt một vòng, vẫn chưa nhận ra cái cảm giác kia bắt nguồn từ đâu. Những thứ vừa kể, tôi vẫn trông thấy hằng ngày, chắc chắn không làm tôi xao xuyến đến vậy.

Chạy tiếp một quãng nữa, ngắn thôi, tôi chợt hiểu ra. Cái gì đó kia rồi! Nó đang nằm giữa một thúng thanh long và một thúng măng cụt.

2. Đó là một rổ thị chín. Lâu lắm, cơ hồ đã gần hai chục năm, tôi mới lại nhìn thấy một rổ thị chín giữa một ngôi chợ ở Sài Gòn. Thanh long màu đỏ, măng cụt màu tím, những quả thị màu vàng - chúng nằm cạnh nhau trông thật đẹp mắt. Chỉ đẹp mắt thôi, vì dù sao những quả thị vàng - thứ trái cây miền Trung quen thuộc với tuổi thơ tôi - nằm kế hai loại trái cây nổi tiếng của miền Nam trông giống như người đi lạc.

Ở các ngôi chợ làng Quảng Nam vào mùa thị chín vẫn có thị bày bán ngoài chợ. Nhưng những quả thị vàng ươm, tròn tròn, xinh xinh và thơm nức mũi chỉ hấp dẫn trẻ con và các cô gái trẻ. Bọn trẻ mua thị bỏ vào cặp sách, ngăn bàn hoặc túi áo cho thơm, hít hà chán (có khi đến ba, bốn ngày) đến khi quả thị mềm đi mới bóc ra ăn, rồi tách vỏ thị thành nhiều cánh xếp lên tường dán thành những bông hoa. Trong truyện Mắt biếc, tôi từng bồi hồi nhớ lại “Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng. Người lớn lẫn trẻ con làng tôi đều thích trò này. Mỗi năm, đến mùa thị chín, trên những bức vách và những cánh cửa của các ngôi nhà trong làng lại bỗng nhiên xuất hiện vô số những bông hoa vàng. Những bông hoa này hẳn nhiên do những tay nghịch ngợm nào đó lén dán lên vào tối hôm trước nhưng rồi người ta cứ để mãi, chẳng ai buồn gỡ xuống, kể cả chủ nhà, chỉ có thời gian và mưa gió mới làm chúng tróc đi. Trong thời gian đó, khách đến làng tôi có cảm giác như đi giữa một rừng hoa mênh mông và vàng rực. Ngay cả lũ bướm cũng bị lầm. Chúng cứ lượn quanh trước các ngôi nhà từ sáng đến chiều, mãi đến khi trời sụp tối, chợ Đo Đo đã lên đèn, bấy giờ đói meo và thất vọng, chúng mới buồn rầu đập cánh bay đi”. Chị Kato Sakae, người dịch tác phẩm Mắt biếc sang Nhật ngữ, rất thích hình ảnh này. Lần nào qua Việt Nam, chị cũng hỏi tôi về quả thị. Rốt cuộc tôi phải nhờ bạn bè tìm cho chị vài quả, hướng dẫn chị cách bóc vỏ thị làm hoa trên tường, lúc đó chị mới thôi nằn nì.

3. Thị không phải là loại trái cây để ăn no bụng như mít, xoài, mãng cầu hay đu đủ, trừ khi quá đói. Bởi thực ra, nó không phải là loại trái cây ngon. So với hương thơm ngào ngạt thỏa mãn khứu giác, những cánh hoa vàng làm từ vỏ thị thỏa mãn thị giác thì cái vị ngòn ngọt, chan chát của quả thị rõ ràng không đáp ứng đòi hỏi nghiêm túc của vị giác. Đó là loại trái cây để ngửi, để ngắm, để chơi, chứ không phải để ăn. Ngay cả cách “thu hoạch” thị cũng khác: Hồi bé, cạnh ngôi trường làng tôi học có một cây thị già, nhưng tôi nhớ hầu như không đứa học trò nào trèo cây hái quả. Trẻ con hái ổi, hái mận, hái xoài, nhưng không hái thị. Chúng tôi chờ thị rụng để thi nhau nhặt, có khi đánh nhau đến bươu đầu sứt trán để giành giật những quả thị đôi khi dập nát. Nhặt thị rụng là một trong những trò chơi thú vị của chúng tôi hồi đó. Và vật nhau đến rách áo, chỉ để nhặt thị về chơi, để xuýt xoa mùi thơm chứ không phải để ăn. Tất nhiên, cuối cùng rồi cũng ăn, nhưng ăn không phải là mục đích đầu tiên, càng không phải là mục đích duy nhất. So với cách ứng xử với các loại trái cây khác, thái độ của trẻ thơ (và có lẽ cả người lớn nữa) đối với quả thị rõ ràng rất khác.

Bà hàng nước trong truyện Tấm Cám khi nhìn thấy quả thị do cô Tấm hóa thân, đã cất giọng ngọt ngào :“Thị ơi thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Bà già đôn hậu đó cẩn thận quá, chứ nếu bà không nói thế tôi tin cô Tấm vẫn biết thừa bà sẽ không ăn quả thị đó. Trẻ con không xem chuyện ăn thị là tiên quyết - với người già, chuyện “bà để bà ngửi chứ bà không ăn” lại càng đáng tin.

4. Rõ ràng, quả thị được lưu giữ trong ký ức con người không phải với tư cách một món ăn mà với tư cách một món chơi. Chính điều đó khiến quả thị trở thành một phần kỷ niệm của những ai từng lớn lên ở làng quê miền Trung. Những trưa đứng bóng, vừa tới lớp, quẳng vội cặp sách lên bàn rồi ba chân bốn cẳng chạy lại xúm xít quanh gốc thị để giành quả rụng là một trong những ngọn nến lung linh trong ký ức tuổi thơ tôi. Lớn lên chút nữa, hình ảnh những nữ sinh áo trắng thướt tha bỏ thị trong cặp sách để hương đượm quanh tà áo là một câu chuyện thơ mộng khó quên khác.

Sau này tôi đi lập nghiệp phương Nam, mùa thị chín chỉ theo về trong những giấc mơ sầu xứ. Cho nên chiều hôm qua, rổ thị bày bất chợt bên chợ ven đường đã buộc tôi dừng chân, “ngoái đầu thương dĩ vãng”. Dĩ nhiên tôi đã mua hết rổ thị đó, không ngập ngừng, không trả giá. Bởi tôi không mua một món hàng. Tôi mua kỷ niệm. Từ một bà già đến từ ngoại ô và hẳn trong khu vườn của chủ nhân có một cây thị hiếm hoi ở đất Sài Gòn.

Tôi đã đem những quả thị về nhà, đặt trên bàn viết để bồi hồi nghe hương thơm tuổi thơ quấn quít và nghe quá khứ thao thức vọng về. Tôi đã không ăn, cũng không bóc ra để xếp thành những bông hoa tuổi nhỏ. Ừ, xếp làm gì khi những cánh hoa vàng vẫn không nguôi lấp lánh trên bức tường kỷ niệm của tuổi thơ tôi...

26-1-2011

NGUYỄN NHẬT ÁNH
Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #32 - 15. Jun 2011 , 03:38
 

CHUYỆN CÂY THỊ



Nhìn lại cây thị trước văn phòng mà chợt nhớ chuyện những trái thị. Cây thị ngày ấy xum xuê lắm, tàng cây bao rộng cả một sân trường, không nhỏ như hình chụp trên. Trái không nhiều, to, nhưng cũng có màu vàng và mùi thơm thật đặc biệt

Ngày ấy các cô thích thị lắm, không biết tại mùi thơm hay tại vì trái thị cũng cùng bà con họ….thị. Đến mùa thị rơi thì thôi, sân trường trước cửa văn phòng nhộn nhịp hẳn lên. Thị rơi rụng trên sân trường, trái vàng tươi, trái vàng héo, trái to trái nhỏ, trái nguyên vẹn trái vở nứt. Dầu thế nào đi nửa mỗi khi vào đến sân trường hay bước ra khỏi lớp là hình như thể nào cũng có vài cô chạy ra xôn xao luợm nhặt. Nhiều khi tranh dành với nhau vui vẻ lắm. Chẳng biết để làm gì, nhưng cứ mỗi lần các cô đem thị vào giảng đuờng thì cả lớp biết ngay, mùi thị ngạt ngào nồng nặc.

Đám đực rựa nhìn các cô chạy ra chạy vô lượm thị rộn rả mà thích lắm. Nhất là đứng trên hành lang nhìn xuống, như thể đang xem các nghệ sĩ diễn tuồng, thấy cũng hay hay. Có một lần một vị (xin dấu tên) nảy ra một ý định, mình kể ra đây. Ai có bị mắc lừa ngày xưa thì cười trừ nhéSmiley

Khi lớp còn đang học trong giảng đuờng, anh chàng lẻn ra ngoài lượm một trái thị vàng nhất, to nhất. Lúc này dễ lựa thị lắm vì chẳng có ai dành giựt. Côt một sợi cước nhỏ vào trái thị để sẳn. Đến giờ giải lao, khi anh em đang đứng tán dóc loanh quanh thì anh chàng đem trái thị này để dưới sân. Anh ta đứng trên hành lang ngó xuống, tay cầm đầu sợi cước chờ đợi. Chẳng phải đợi lâu, các cô thấy trái thị vàng tươi nguyên vẹn là vội vàng xớn xác chạy tới ngay, như hổ thấy mồi vậy. Khi vừa cuối xuống thì anh chàng kéo trái thị đi. Cô sinh viên vẫn còn ngây thơ chưa hiểu chuyện gì, bước theo trái thị, vừa cuối xuống tính lượm thì trái thị lại lê "chân" đi lần nửa... Cô nàng chợt hiểu, nhìn lên bọn con trai đang đứng bật cười rú, khóai trá vô cùng …Cô nàng bẻn lẻn đỏ mặt bỏ đi

Vậy đó, đám đực rựa ngày ấy thật trơ trẻn độc ác, lấy thị lừa thị. Còn bây giờ? Có thêm chân hay mọc cánh gì thì trước sau cũng bị cọp vồ. Đẹp, xấu, nguyên vẹn hay nứt nẻ gì thì chàng nào cũng phải ôm một…thị.

Cũng đáng đời lắm thay!
(LớpY79D Trường Dại học Y Dược)
Back to top
« Last Edit: 15. Jun 2011 , 03:38 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #33 - 25. Jun 2011 , 21:48
 

VIẾT CHO THÁNG SÁU



...


Chủ nhật cuối cùng của tháng Sáu sắp tới, đồng nghĩa với tháng Sáu sắp qua đi.

Một tháng Sáu ấn tượng với những ngày Chủ Nhật đặc biệt.

Và dĩ nhiên, với những tấm lòng yêu nước không cần định hướng đã gặp nhau thì tháng Sáu như một nét son trong quãng đời của họ. Đặc biệt là giới trẻ, đây không phải dịp họ được thể hiện một tinh thần yêu nước một lần duy nhất, mà là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu. Một khởi đầu cho quá trình hình thành thái độ, cách nhìn và nhận thức thật sự đối với quê hương, đất nước đồng bào. Một lẽ tất nhiên, không chỉ khi lòng yêu nước bị xúc phạm bởi bất cứ lý do gì thì những con người như thế mới có dịp thể hiện. Họ đã thể hiện trong cuộc sống thường nhật.

Cách đây đúng bốn năm, khi chứng kiến cuộc biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc của số đông đồng bào với nhiều giới tham gia. Và cũng từ đây “phận nữ nhi” như tôi bắt đầu có một cái nhìn nghiêm túc về chủ quyền đất nước.


Từ đây, tôi suy nghĩ chín chắn khi lựa chọn thái độ khi đón nhận bất cứ một thông tin nào về vấn đề này. Nhất là khi biết tin blogger Điếu Cày bị bắt, Câu lạc bộ nhà báo Tự do bị hạch sách đủ điều từ phía nhà cầm quyền, tôi lại càng khẳng định, mình cần phải có thái độ như thế nào.

Cũng bắt đầu (chắc chắn, tôi khẳng định như vậy) từ lòng yêu nước, tháng Sáu năm 2009. Tôi đã hăm hở viết lên áo dòng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" khi biết được những chuyện như ngư dân bị đuổi đánh, bị cướp bóc, bị giết hại ngay trên biển đảo quê mình. Tôi đã tổ chức in áo, viết blog phản đối những hành vi của Trung Quốc, tỏ thái độ với quyết sách của nhà cầm quyền như những người yêu nước khác không đồng tình với việc khai thác quặng ở Tây Nguyên… Nhưng, những ý nghĩ, thái độ và hành động của tôi lại được đáp trả bằng những buổi “trà đàm”, những cuộc “thăm hỏi ân cần”, và hơn thế nữa, tôi đã buộc phải nhìn ánh sang qua khe cửa, với góc nhìn của người mất tự do.

Phải chăng lý do khiến tôi “được” như thế là bởi “nữ nhi” lo việc triều chính?

Bốn năm trôi qua, chủ quyền lãnh thổ quốc gia vẫn bị xâm hại nghiêm trọng núp dưới những từ ngữ rất mỹ miều của nhà cầm quyền hai phía. Những cư xử mang tính quốc tế của nhà nước không làm yên tâm những người yêu nước chân chính, và cũng vì sự ‘không vừa lòng” đó. Họ - những người yêu nước vẫn bị hạch sách, câu lưu hay bị bắt giữ, bị giam cầm.

Cũng đã trôi qua bốn năm, người dân Việt Nam càng khẳng định, những hành vi và cư xử của láng giềng lân bang như thế nào với bản chất làm sao, dưới những câu chữ trong “thời đại mới”. Phải chăng, bốn năm không khẳng định được cả mấy ngàn năm hay sao?

Nhận thức hay nói đúng hơn là dân trí đã thay đổi từng ngày, bốn năm có thể ngắn để hình thành hay phát triển một nền văn minh nhưng không ngắn, đủ để nhận thức và thái độ, tư tưởng của một giai tầng xã hội. Nhận ra một vấn đề nào đó, mà chủ thể hành vi cứ cố tình che đậy, bưng bít hay bôi trát khéo cỡ nào. Chưa nói đến những điều sờ sờ ra và thậm chí là trắng trợn.

Không lẽ, dân tình “đủ dốt” để thấy anh Điếu Cày trốn thuế?

Không lẽ, cũng chỉ vì “nam nữ thụ thụ bất thân” mà xảy ra vụ án “hai bao cao su”?

Bốn năm không phải ngắn để mọi người nhìn ra, họ đang lưu vong trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Hơn thế nữa, ba sáu ba bảy năm qua đi… niềm đau quá khứ có thể không dội về, nhưng với bốn năm vừa qua..người ta lại nhìn thấy nỗi đau trong tương lai.

Tháng Sáu còn đúng 1 tuần và còn một ngày Chủ Nhật.

Một Chủ Nhật hay nhiều ngày nữa, ai có thể đoán ra …sẽ như thế nào?

Một tháng Sáu có thể nói, đáng tự hào.

Một tháng Sáu không ít niềm đau…


Nguồn : Blog Mẹ Nấm

     

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #34 - 01. Aug 2011 , 06:08
 



hỡi con người vô danh ấy...

tác giả : đỗ trung quân


...


1

Có người nói thời gian sẽ sắp xếp ngăn nắp cho ký ức mọi người .

Mẹ mất đã hơn 20 năm . Nỗi quạnh quẽ , cái nức nở những năm vắng mẹ đầu tiên đã thay dần bằng mùi nhang khói . Mẹ đã thành "ông bà" từ lâu rồi . Hoa trắng đã hai mươi lần mỗi mùa Vu lan trên áo khi vào chùa rằm tháng bảy , cũng đã bớt dần trong tôi sự thổn thức , bông hoa trắng trở thành ký hiệu của một người lẫn trong mọi người . Bây giơ nếu vào chùa , tôi tìm sự thanh tịnh trong lòng hơn là nỗi buồn mồ côi , điều gì rồi cũng phải quen khi ta hết trẻ . Vào chùa dâng một nén nhang thơm và im lặng quan sát đám đông thấp thoáng hai màu trắng - đỏ trên áo người qua lại trước mắt . Có khi lẩn thẩn tính xem năm nay màu hoa nào trên áo những người trẻ kia nhiều hơn . Đỏ bao giờ cũng nhiều hơn trắng . Còn trẻ thì hoa đỏ nhiều hơn là lẽ thường tình .

Chỉ gương mặt người đàn ông năm nọ , kẻ không bao giờ tôi còn gặp lại nữa vẫn ấm ảnh trong trí nhớ mỗi khi trở lại ngôi chùa cũ . Gương mặt u tối , đen đúa , dữ tợn , gương mặt của một kẻ khó ai tin lương thiện . Gương mặt nếu có một nụ cười đấy cũng sẽ chỉ là nụ cười gằn tàn nhẫn . Người đàn ông lừ lừ tiến đến , trong đám đông mà tôi rợn cả người :"Ông có lửa xin cho mồi điếu thuốc !" . Mồi thuốc , không một lời cảm ơn , hắn lẫn vào đám đông . Thôi thế cũng là hú vía , ta chỉ tốn một cú bật quẹt , chả mất cái bóp hay một lời xin đểu . Thế là may rồi !

Chùa đông , người vào chưa có hoa trên áo . Người trở ra mới có hoặc hoa đỏ hoặc hoa trắng . Hai màu hoa để trên chiếc mâm nhỏ trước bàn Phật người vào viếng chùa tự cài lấy cho mình . Khi trở về bãi giữ xe , bỗng gặp lại bóng dáng con người ghê gớm mấy giờ trước . Cái bóng gân guốc , cộc cằn trong bộ quần áo sờn , bạc bụi bặm , lầm lũi , lẻ loi ra khỏi cổng chùa . Thấp thoáng một bông hoa trắng trên ngực áo . Trong khoảnh khắc tôi thấy mình như kẻ vừa phạm một lỗi lầm khó thể tha thứ . Nỗi hoài nghi , sự ích kỷ của lòng không chia sẻ đã khiến mình thành kẻ đáng xấu hổ nhất thế giới . Người đàn ông vô danh ấy tôi có biết làm nghề gì , ở đâu mà lại ngần ngại , mà nghi ngờ nhân cách họ ? Mà nghĩ cho cùng , cho dù đấy là một kẻ giang hồ phiêu dạt thì hôm nay cũng cố quay về mái chùa nào đó , có thể không phải nơi cố hương , chỉ để thắp cho mẹ mình một nén nhang tưởng nhớ . Trời ! Sao ta lại có thể tệ đến thế này ? Khi ta lưu lạc thì mẹ còn , khi ta có một mái nhà thì mẹ đã mất . Nhưng ta vẫn còn may mắn hơn con người nghèo nàn đang lầm lũi kia cơ mà . Bóng người đàn ông xa lạ khuất trong đám đông . Tôi biết mình suốt đời nợ anh ta một lời xin lỗi .

2

Cứ ngỡ tưởng bài học ngày trước chưa lâu cho mình ít nhiều trải nghiệm sống , nhưng sự đời nghĩ dễ - làm khó . Tôi cũng theo thời mà làm blog , mở một Facebook cho mình . Chỉ là cái nhu cầu giao tiếp , tương tác với cuộc đời vẫn còn nguyên đó . Có lui về , có từ giã nhiều chốn phù phiếm thì cũng còn thế giới của riêng mình . Quen thêm một người , đọc thêm một người cuộc sống cũng còn vui . Ta đã lánh đời đâu , đã lập am tu hành đâu . ta còn bụi trần gian chưa rũ bỏ kia mà . Nhưng đôi khi lại thấy quán tính cũ , cứ ai mời ta "add nick" mà mặt mũi trên avatar hầm hố ... cô hồn như mặt mũi ta thì lại vờ đi . Lảng tránh . Có người trách vô tình , có người nói kiêu ngạo . Có người im lặng chẳng cần ...

Rồi khi nhớ lại bài học cũ , nhớ lại bóng dáng cô đơn với bông hoa trắng trên áo ngày xưa của một người xa lạ từng gặp thì nửa đêm lồm cồm ngồi dậy , bật laptop và lặng lẽ bấm nhận vào danh sách bạn bè của mình những gương mặt râu ria dữ dằn hay cái đầu trọc lóc hầm hố của những người xa lạ đang muốn trở thành bạn . Bấm và tự nghe tiếng thì thầm trong ta "Xin lỗi nhé anh bạn trẻ!" .

Nhưng tôi vẫn mãi còn là kẻ nợ một con người .

Hỡi người đàn ông nghèo khó vô danh , anh giờ chân trời góc biển nào ?
                                                               
                                      (Tháng bảy - mùa Vu lan 2010)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #35 - 03. Sep 2011 , 05:34
 



Trăng bao nhiêu tuổi
thì già?

Tác giả : Phan Cẩm Thượng


...


      Có lẽ ngày xưa có một quy ước chung trên mặt đất về tuổi già , nghĩa là ở tất cả mọi nơi , 40 tuổi trở lên được coi là già , ở phương Đông người ta sẽ làm lễ tứ tuần khánh thọ . Ở một thời xa xưa nữa , 30 tuổi người ta đã có thể chết như một ông già , nên 25 tuổi được coi là lão , và chữ "thế" là cuộc đời cũng có nghĩa là 30 năm . Nàng Kiều có 15 năm lưu lạc , nên có thơ rằng :"Bán thế yên hoa thế vị thường" (Nửa đời - mười lăm năm lưu lạc cũng không phải là thường). Dần dần tuổi thọ tăng lên , 50 tuổi người ta mới được ra đình khao lão , đến nay thì nhiều làng lấy mốc là 53 tuổi .

      Lớp cha mẹ của tôi và bè bạn , thời bao cấp ngoài 50 tuổi ai nấy con cái đã lớn , họ trông rất chững chạc và gọi nhau bằng ông bà . Lớp chúng tôi hiện nay cũng ngoài 50 tuổi , con cái thì từ vài tuổi đến hai mươi , ra đường , đến cơ quan người ta vẫn coi như trẻ con , lớp trẻ . Điều này một phần do người ta sống lâu hơn ngày trước , phần khác nhiều người già vẫn còn làm việc . Trước đây tuổi về hưu nam là 60 , nữ là 55 , nhưng bây giờ người ta đang tính đến chuyện tăng tuổi hưu lên , có nước 66 tuổi mới được nghỉ và trả lương hưu . Có những ông già 80 vẫn đi nhảy và có bạn gái , còn 70 thì khỏi phải nói . Nhiều cụ 70 rất phàn nàn vì vợ không cho nằm chung nữa . Các nhà khoa học tính rằng nếu sống đúng khoa học , con người có thể thọ đến 120 , 150 tuổi .

      Thực tế tuổi thọ có tăng lên nhưng sự trẻ hình như không hẳn thuận chiều theo tuổi thọ . Người ta vẫn yếu đi , già đi rất nhanh sau tuổi trung niên chừng 49-53 tuổi ta và thọ chỉ là kéo dài thời gian già yếu ra thôi . Tương tự , con người ngày nay ốm đau bệnh tật nhiều , còn ít người chết do sống hết tuổi trời không bệnh tật như xưa .

      Người phương Tây đại để vốn không phải là dân Nho - Lão - Phật như người phương Đông . Họ có nghiên cứu , thậm chí rất yêu thích đạo Phật , nhưng trong lòng chẳng có chút rào cản nào của các tư tưởng Tam giáo. Tuy nhiên không phải vì thế mà họ không biết nên rút lui sớm ra khỏi cuộc sống bận rộn và nên lười biếng cách khôn ngoan . Tôi có thời gian ở New York , ông chủ nhà thường rủ đi chơi đêm . Tôi từ chối nói 12 giờ khuya quá và mình già rồi . Ông ấy cười bảo : New York không có đêm và ở đây 50 tuổi mới bắt đầu được coi là thanh niên . Thứ bảy , chủ nhật ông dẫn tôi ra công viên thì quả thật là như vậy . rất nhiều người lứa tuổi 50-60 chơi đùa như trẻ con , trượt patin , nhảy , hát một mình ... Đây là một quan niệm , một cách sống hiện đại . Từ bé cho đến 22 tuổi , họ chìm ngập trong học hành , sau đó một mạch cho đến 50 tuổi là đi làm cật lực để trở thành một chuyên gia giỏi trong một lĩnh vực và chỉ 30% kết hôn . 50 tuổi họ trao lại cương vị , công việc , tiền bạc cho thế hệ trẻ và chỉ đóng vai tư vấn , rồi đi hưởng vui thú của cuộc đời với số tiền vừa phải . Hóa ra họ Nho - Lão - Phật hơn chúng ta .

      Tôi ở giới văn nghệ , có theo dõi một loạt đại hội văn nghệ gần đây . Các vị tuổi đã lên ông bà còn chút ít thời gian lại không để dành cho sáng tác và chơi với trẻ con . May quá , nghệ thuật chẳng phụ thuộc vào ai . Chả nhẽ sau này về cát bụi chỉ để lại toàn điếu văn thì khác nào ông nặn tiểu sành .

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #36 - 20. Sep 2011 , 05:40
 


Tình Yêu của Ông Tôi

Tác giả : NGUYỄN THỊ HẠNH WEIGL


...


Không có mối tình nào đẹp hơn mối tình của ông bà nội tôi . Hay phải nói đúng hơn , không có tình yêu nào đẹp và trọn vẹn hơn tình yêu ông nội dành cho bà nội tôi .

1 Ông tôi năm nay 83 tuổi . Dáng ông cao như chiều cao của bố tôi - nhà thơ Bruce Weigl . Dù đã bạc mấy năm nay , tóc ông vẫn khoẻ , quăn như những làn sóng khi gió chiều hôn lên mặt nước sông Erie của bang Ohio .

Sau bao nhiêu lần tai nạn khi làm vườn và làm thợ mộc trong gara - nơi ông đã chế tạo các loại tủ , cửa , chuồng chim và cả một lâu đài búp bê tặng tôi hồi mới sang Mỹ , ông phải chống gậy và tập tễnh đi với rất nhiều khó khăn . Lâu đài búp bê bằng gỗ ông đóng tặng tôi hồi đó cao hơn cả người tôi với đầy đủ tiện nghi như thảm , nệm , bát , chén và bồn tắm do bà nội tôi tự tay làm . Đó là kỷ niệm đẹp nhất tôi nhớ về ông bà nội. Ngày tôi mới sang Mỹ làm con nuôi , ông bà Al và Zora Weigl đã đón chào tôi bằng lâu đài búp bê gỗ mà tôi cảm tưởng rộng lớn hơn cả túp lều đất nơi tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam .

Gia đình cả hai bên nội ngoại ở Mỹ của tôi chỉ có mỗi tôi là út và là con gái . Tôi dám khẳng định bố mẹ tôi nhận tôi làm con nuôi không chỉ với lý do bố tôi có mối quan hệ và dĩ vãng đặc biệt với Việt Nam , mà cũng một phần do từ bấy lâu nay ông bà nội tôi hằng ao ước có một đứa cháu gái . Vì vậy hồi mới sang Mỹ , ông bà tôi cứ không thôi tặng quà bánh , búp bê đủ loại và quần áo hồng , đỏ sặc sỡ . Đến khi tôi 17 hay 18 tuổi , các món quà đó vẫn không ngừng và không thay đổi theo thời gian hay độ tuổi , vẫn cứ búp bê hồng , đỏ ; những vòng nhẫn nhựa lấp lánh của trẻ con . Tôi không bao giờ dám chê những món quà đó của ông bà . Trong ánh mắt ông và bà , tôi vẫn mãi là đứa cháu gái 8 tuổi , ngơ ngác trong vòng tay của họ khi vừa sang Mỹ .

Tôi không biết nhiều về cuộc sống thời trai trẻ của ông hay về thời thiếu nữ của bà . Nhưng qua những tập ảnh gia đình , tôi được biết ông tôi hồi đó hết sức đẹp trai và bà tôi cũng không ít người theo đuổi . Dù đã 83 tuổi , cứ ai nhìn vào guơng mặt ông vẫn có thể đoán được thưở ấy ông tôi thu hút đến mức độ nào . Sau khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ 2 , ông tôi trở lại thành phố Lorain để làm việc ở xưởng thép và sau này làm nghề bán hàng . Ông kể với tôi rằng cuộc sống vất vả của ông trở nên tuyệt đẹp kể từ ngày ông gặp bà .

2 Thưở ấy bà hơn ông một tuổi và đã có người yêu . Trong một buổi tiệc nhảy , ông đã nhìn thấy bà ở bên kia căn phòng . Lập tức ông quay sang nói với bạn :"Cậu thấy cô gái đó không ? Cô ấy sẽ là vợ tương lai của mình" .

Và bắt đầu từ đó ông tôi thường xuyên đến thăm bà dù ban đầu bà tôi khăng khăng từ chối . Sau một thời gian dài , ông mới chinh phục được bà và cứ cuối tuần họ lại ngồi ở hành lang nhà bà trò chuyện với một ly đá chanh trên tay . Lúc đó , bố mẹ bà thường ngồi đằng sau quan sát .

Những tưởng tình yêu có vẻ đẹp vĩnh cửu , nhưng bà tôi đã phải vào sống trong viện an dưỡng hơn hai năm nay . Bà bị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) quá nặng và ông không đủ sức chăm sóc bà . Giờ đã ra trường , tôi thi thoảng vẫn đến thăm đồng thời để sửa máy vi tính cho ông . Lần nào cũng như lần nào , tôi không quên hỏi ông về mọi chuyện . Ông rất thích kể chuyện cho tôi nghe , nhất là về tình yêu của ông bà . Và câu chuyện đó bao giờ cũng bắt đầu với buổi gặp gỡ đầu tiên của ông và bà , rằng bà tôi đã ghét ông tôi đến mức nào , rằng bà đã có người yêu , rằng ông còn quá trẻ con , hết sức khoe khoang và kiêu hãnh . Ông tôi luôn lắc đầu mỉm cười mỗi khi nhắc lại những chi tiết đó .

"Ông à , sao ông biết người đó là một nửa của mình mà không phải mối tình trong giây lát ?" .

"Cháu sẽ biết ngay từ giây phút ban đầu" .

Theo ông , tình yêu của ông dành cho bà thật sự đã bắt đâu từ ánh mắt đầu tiên . Với tôi , vào thời đại này tôi đã không tin vào những tình yêu cổ tích như thế . Với tôi , tình yêu phải có tiêu chuẩn , cần thời gian , phải bù đắp , phải xây đắp , phải hy sinh . Làm sao có thể biết được đó là một nửa của mình chỉ qua một ánh nhìn ?

Nhưng thời gian và hành động của ông đã minh chứng rằng trên thế giới tồn tại một thứ tình yêu thanh khiết , như của Ngạn dành cho Hà Lan trong truyện dài Mắt Biếc của Nguyễn Nhật Ánh , hay của Florentino Ariza dành cho Fermina Daza trong tiểu thuyết Tình Yêu Thời Thổ Tả (Love in the time of cholera) của nhà văn người Columbia Gabriel Garcia Marquez . Phải thú nhận rằng lần đầu đọc hai quyển sách đó , tôi thấy bực bội , cảm thấy nó dài lê thê , không thật với tình yêu ngoài đời . Tôi cũng cảm thấy tình yêu đó có chút ít ích kỷ và lãng mạn từ phía người đàn ông . Giờ đây nhìn vào ông tôi , tôi đã thay đổi quan niệm , có cánh nhìn khác hơn , tin tưởng hơn về những tình yêu cổ tích đó .

3 Vài năm trước , khi tôi đang học trên lớp , mẹ tôi gọi điện báo tin ông sẽ phải rời xa bà nội vì bệnh mất trí nhớ của bà trở nên quá nặng . Lúc đó , gia đình tôi mới hay rằng căn bệnh đã phát sinh từ hồi bà tôi 50 tuổi và ông tôi đã giấu suốt 30 năm , đến lúc bản thân ông không còn khả năng tự chăm sóc bà nữa . Nếu hôm đó không xảy ra , nếu hôm ấy bà không tỉnh giấc cạnh ông và hoảng hốt chạy sang nhà hàng xóm bảo rằng có một gã đàn ông lạ đang nằm cạnh bà và gia đình tôi đã không biết để can thiệp , đưa bà vào viện an dưỡng thì có lẽ ông sẽ không bao giờ chịu để bà đi . Sau này đến thăm ông , những lúc hai ông cháu tâm sự , tôi đều chứng kiến những giọt nước mắt dằn vặt của ông . Ông luôn bảo rằng ông có lỗi vì đã không giữ được lời hứa với bà khi bà vẫn còn minh mẫn . Vì chị ruột bà cũng bị bệnh Alzheimer , bà sẵn biết khi căn bệnh bắt đầu phát sinh . Alzheimer sẽ như con sâu ăn dần vào trí óc và tâm hồn bà . Nhưng dù vậy , bà vẫn bắt ông hứa không được bỏ rơi và tuyệt đối không được đưa bà vào viện an dưỡng - nơi ông đã hàng tuần đưa bà đi thăm chị ruột , người không còn nhận ra em gái mình là ai . Ông tôi đã hứa và không giữ được lời hứa đó . Ở tuổi 83 , lẽ ra ông tôi phải được thanh thản hưởng lộc cuộc đời , nhưng tôi thấy ông thường xuyên rơi lệ , thấy ông phải tìm đến bác sỹ tâm lý , phải chứng kiến ông tìm đến thuốc an thần .

4  Kể từ ngày bà vào viện , cứ sáu ngày một tuần , ông với chiếc gậy chống tập tễnh bước lên xe từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều để đi thăm người yêu , để được ngó nhìn bà , để được nắm tay bà suốt chín tiếng dài đó , để vuốt ve má và vuốt tóc bà , để được hôn lên má và đút cơm cho bà ăn hàng ngày . Tới giờ , bà tôi không còn biết người đàn ông cạnh bà hàng ngày là ai , không còn nhận ra con cháu mình là ai , hoặc mình đang ở viện an dưỡng hay ở nhà .

Thi thoảng tôi đến thăm và thấy bà tôi ngơ ngác quay sang nhìn ông hỏi :"Ông là ai ? Ông là bạn tốt nhưng ông hãy đi đi , chồng tôi sắp về !" . Lúc đó lòng tôi quặn đau nhưng cố mỉm cười để ông không cảm thấy đau lòng hơn nữa .

Đó là tình yêu ông nội tôi dành cho bà nội tôi hôm nay . Tình yêu của hôm qua đã thay đổi và tình yêu của hôm nay lớn hơn cả đại dương : vô điều kiện như tình mẫu tử và hơn cả thể xác hay tâm hồn . Nó chỉ đơn giản là tình yêu trọn vẹn nhất và thanh khiết nhất . Dù tóc ông đã bạc và dù bà tôi đã không còn biết người đàn ông chung thủy đang ở bên cạnh mình là ai , ông vẫn yêu bà bằng trái tim của một thời thanh xuân . Ông khiến tôi vẫn có thể tin vào tình yêu và sức mạnh của nó . Ông khiến tôi tin rằng ở thời đại bây giờ dù khó khăn và hiếm có đến đâu đi nữa , đàn ông như ông tôi vẫn tồn tại trên thế gian này



Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #37 - 01. Oct 2011 , 05:38
 



KHÓI NẮNG

Tác giả : Nguyễn Ngọc Tư


...

      Chị vợ nói nấu nướng đã xong rồi , chừng nào muốn cúng thì kêu người trong bếp dọn ra . Anh ngóng ra con đường vắng ngắt chạy vắt ngang nhà , kêu chờ thêm chút nữa , "còn sớm ..." . Giọng anh lẩy bẩy , vì cái vạt nắng sáng xiên vào hàng ba đã sắp đứng dậy thẳng lưng đi ra khỏi đó rồi . Nghĩa là đã sắp trưa . Chắc con Ba Hạnh đã chèo xuồng qua khỏi doi Chà Là , thằng Tư Thạnh cố vét thêm cuốc xe ôm nữa , chắc là sắp ghé qua . Năm Vui biết đâu đón xe đò ở đầu lộ thứ Mười , hoặc đã lên xe rồi nhưng xe chết máy dọc đường . Mọi người sẽ về đủ mặt , anh tin vậy .

      Hôm nay là giỗ bà già . Năm nào vợ anh cũng lẳng lặng chuẩn bị nấu sáu mâm . Sáng qua chị bỗng hỏi năm nay mình có tính làm gọn không . Anh nạt , "nấu vậy ai ăn ai nhịn , bà con cười tui thúi đầu ..." , rồi đùng đùng đá xập giàn củi , đi te te ra mé đìa , ạch đụi quăng chài . Lưới chài cứ vướng lại đâu đó , anh nhảy ào xuống , người đầm đìa nước . Vợ tần ngần ngó theo chồng , chụm thêm củi vào nồi bánh tét , nghe cay sè mắt mũi , dù gió đã mang khói ngược phía khác . Chị nhớ giỗ năm ngoái dư đến mấy mâm , dọn dẹp xong cả nhà buồn rũ như con chù ụ .

      Giỗ đó anh không uống giọt rượu nào , lắc võng suốt buổi chiều như đã chìm lút không dậy được nữa . Cả nhà vẫn nhớ lần say cuối của anh là vào mùng ba tháng sáu năm kia . Họ nhớ cả quang cảnh hôm đó : trời rất thấp , gió cồn cào và trong nhà nghẽn đặc không khí bệnh tật . mùi lá xông giải cảm , mùi dầu cù là mùi chiếu gối ẩm ướt ... ám lên gương mặt của những người lượn lờ quanh cái giường tối , nơi tía anh nằm thoi thóp . Cuối chiều anh đi nhậu về , hơi thở anh góp vào cái không khí vốn không mấy dễ chịu thêm cái mùi hèm lộn mửa . Khi loạng choạng ngang qua chỗ ông già , anh lè nhè vỗ vai xương xẩu của tía cười khơ khớ , chiến hữu bữa nay ngồi uống vài ly đi chớ , chân anh đá trúng bô nước tiểu làm nó văng tung tóe . Ông già nhợt nhạt , đấm ngực nói "thằng trời đánh này không phải con tao" . Nói xong ông già cấm khẩu , ba bữa sau ông qua đời .

      Mày không phải con tao . Câu nói hụt hơi chống gậy đi từ miệng của một ông già đau sát chiếu , lại mạnh mẽ đến mức xuyên qua vách , qua tai , va đập vào não của dân Xèo Quao . Người ta nói hèn chi cặp chân mày rậm rịt của anh không giống ông bà già xíu nào . Họ nhận ra anh cao ráo hơn mấy đứa em . Họ nhắc nhau đận đó ông già thằng Sáng đi buôn đường mía mỗi chuyến chừng năm bảy bữa mới đáo qua thăm nhà . Họ nhớ anh là đứa bị ông già đánh đòn nhiều nhất , có lần ông còn trói anh vô gốc ổi bỏ đói cả buổi . Má anh hay bị chồng nặng nhẹ "bà đội con bà lên đầu nên nó sanh hư ..." , cái chữ "con bà" có ẩn ý , biết đâu . Mọi người gật gù kết luận , nguyên cả gánh chỉ có thằng đó là phá của , ham chơi , suốt ngày say xỉn .

      "Tía giận thì ổng nói vậy thôi" , anh nói với khắp láng giềng , với mấy đứa em , lượm mót từng cái gật đầu . Đứa con ngỗ ngược thường bị cha mẹ chửi té tát là nó không giống họ , không phải con họ , con họ thì đâu có tệ hệ nông nổi vậy ... kiểu nói đó thiên hạ thiếu chi .

      Nhưng thiên hạ không nói câu đó như những lời trăng trối cuối cùng , họ chỉ chửi với theo trong lúc cầm roi rượt thằng ngỗ ngược chạy ngời ngời ngoài ruộng , hoặc lúc nó đang nằm sấp chờ đánh đòn trên bộ ngựa hoặc nó đang trốn trên tuốt đọt cây dừa . Tía anh thì nói như thể vét hết bao nhiêu tàn hơi để nhắn một thông điệp tối quan trọng . Và ông già dùng cái chết của mình để làm một cái dấu chấm . Chính xác , là dấu chấm hết .

      Bà Út nói tội nghiệp , thằng Hai bị cắt chảy máu . Bà già mù này dường như là người họ hàng bên nội duy nhất chẳng nghi ngờ thân phận anh . Chắc vì bà không nhìn thấy những dấu hiệu nào đó trên người anh , được cho là lạc loài . Mỗi lần anh ghé chơi , bà lại bâng quơ , có thứ lưỡi gì bén bằng lưỡi người đâu con . Tía con giận thì nói vậy thôi - anh trả lời trong lúc ngó vào cái kiếng soi trên tủ áo , tự hỏi sao vành tai anh hơi méo và cẳng chân mảnh khảnh . Sao tóc mình lại hơi ngả nâu , cả dòng họ có ai vậy đâu ?

      Câu hỏi đó chỉ có hai người có thể trả lời , nhưng đã về đất cả rồi . Mỗi tối anh vẫn thường nhìn những thân nhang cháy , mong nó uốn cong thành một tín hiệu gì đó , có thể chứng minh được thân phận của mình . Nhưng tàn nhang thản nhiên rơi vãi , rời rạc và tẻ nhạt .

      Đám anh em chắc cũng không nhận được cuộc báo mộng nào , tụi nó dần lợt lạt . Nhiều bữa anh thấy Tư Thạnh chở khách ngang nhà và không hề phóng mắt qua khoảng sân mọc đầy lúa rầy . Lần gần nhất là trước giỗ đầu của ông già hai ngày , Tư Thạnh ghé nhà , thắp nhang khấn vái rầm rì rồi che cái nón lá lên lư hương tía đem đi , bảo "Tía tôi thì tôi thờ ..." . Chiếc xe cà tàng vọt đi vẽ nên một đường bay tán loạn của tàn nhang .

      Bữa đó anh đang bận bộ áo túi xám được may theo kiểu tía thường mặc hồi còn sống , và râu anh cũng lởm chởm như râu ông già . Chỉ cần cay gậy nữa thôi , anh sẽ thành bản sao của người cha trong ảnh , nhưng thằng Tư Thạnh không đếm xỉa . Chỉ cần nó kêu "ui là trời anh hai y hệt tía ..." , anh cho nó mấy chỉ vàng luôn cũng đáng . Nhưng rốt cuộc chỉ bọn trẻ nhà anh là hay được tiền mua kẹo , mỗi khi thảng thốt ba giống ông nội quá chừng .

      Giờ coi kiếng cho kỹ , anh thấy mặt mình chỉ thiếu vài nếp nhăn , thứ đó muốn có phải cần có thời gian . Râu tóc thì cũng đã bạc rồi , chỉ sau một lần giỗ má , nhìn nhà trống hoác , thưa vắng họ hàng , mấy đứa em kêu mắc công chuyện không tới ... Chị vợ xót quá , ấm ức xui chồng đâu đi thử cái di truyền gì đó cho người ta sáng mắt ra . Anh đang châm rượu cúng , quay mặt vô vách nạt , thôi đừng có tào lao , tía giận thì nói vậy ... Anh sợ chị vợ bắt gặp cái ý nghĩ lỡ như lời ông già là sự thật ?!

      - Giỗ năm sau cũng nấu đủ sáu mâm cho tui - anh cố gằn giọng , tiếng vang ra ngoài thinh không .

      Ngoài đường toàn khói nắng là khói nắng , họa nên một thứ ảo ảnh gờn gợn . Thế giới sao mà vắng tanh .



Back to top
« Last Edit: 01. Oct 2011 , 05:45 by Pham_Kieu_Lieu »  
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #38 - 06. Jan 2012 , 00:50
 


Bạn đã cõng ai chưa?

TÁC GIẢ : DUY AN


...


      Nhiều người cho rằng cái "sến" của phim Hàn Quốc là môtíp hai người yêu nhau nhất định phải có màn cõng nhau . Cô người yêu uống rượu say , bị trật chân , đi bộ mỏi chân , lên cầu thang ... Thế là cô dứt khoát đòi anh phải cõng . Tất nhiên chỉ là cảnh diễn có thể kéo dài không đến 5 phút , nhưng họ phải thể hiện sao cho đó là tình yêu thật sự , yêu nhau mới cõng nhau , cõng cũng nặng và mệt lừ , thở phì phò ra trò .

Từ phim ảnh bước ra đời thực , có nhiều người đã cõng nhau chưa ?

      Có thể nói cõng là động tác tương đối dễ chịu và gọn gàng nhất khi phải mang vác thứ gì đó . Khi ấy tấm lưng là chỗ chịu , trọng lượng đạt trên lưng sẽ giảm nhiều so với các hình thức mang vác khác . Chính vì thế trong quá trình lao động , con người chọn phương án cõng để tăng năng xuất lao động (cõng bao ximăng , bao gạo ...)

Hành động thương yêu , hành động chia sẻ

      Hai cha con đi bộ buổi sáng , mỏi chân , cô bé sáu tuổi đứng lại nhõng nhẽo :"Bố cõng con đi" . Ông bố vì muốn con đi bộ thêm chút nữa nên động viên con và chỉ về phía trước , tới chỗ kia bố mới cõng . Cô bé giậm chân , không chịu , mỏi chân rồi , bố phải cõng cơ . Nhìn hai bím tóc lắc lắc và gương mặt phụng phịu trông đáng yêu quá , ông bố bèn ngồi xuống cho con lên lưng để cõng . Cô bé vòng tay ôm cổ bố và hai cha con cười vang trên đường , thỉnh thoảng cô bé còn đánh nhịp hai chân và hát thật to . Nhìn cảnh đó chắc chắn mọi người sẽ thấy tình yêu thương của bố dành cho con , trông hai cha con họ thật hạnh phúc ! Và có lẽ tâm tình của bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong ước mình được mạnh khỏe để cõng (dìu dắt) con , từng bước đưa con vào đời .

      Một bạn gái kể chuyện một ngày cô cảm thấy rất hạnh phúc khi lần đầu tiên được người yêu cõng ; khi ấy đôi giày của cô bị rớt gót và hai người đi trên con đường không bằng phẳng lắm . Anh đưa ra một quyết định "táo bạo" là được cõng cô đi . Ban đầu cô ngượng lắm , vì giữa thanh thiên bạch nhật , người qua kẻ lại đông đúc . Thế nhưng cô không còn cách nào khác vì chân của cô bị đau . Cô tâm sự rằng cảm giác được người yêu cõng trên lưng thật khó tả , như đi trên mây vậy . Cô cho rằng không có gì dễ chịu hơn khi được áp má vào lưng người mình yêu và hơn thế đó là cảm giác được che chở . Cô mong con đường cứ dài mãi , và tình yêu của anh và cô cứ mãi bình yên như thế ! Sau này vì nhiều lý do , hai người chia tay , nhưng với cô đó là quãng thời gian ngọt ngào nhất , có những ngày thật hạnh phúc cô được anh cõng đi qua những cánh đồng (về quê) , qua suối (đi dã ngoại) , lên cầu thang (nhà chung cư) ...

      Cuộc đời không chỉ có tình yêu lãng mạn . Có thể thấy nhiều hoàn cảnh bố (hay mẹ) phải cõng con đến trường , bạn bè thay nhau cõng bạn đến lớp . Thật cảm động khi thấy cảnh người chồng đã có tuổi cõng vợ trên lưng vì bà bị đau chân hay bệnh gì đó không đi được .

      Báo TT ngày ... có một phóng sự kèm hình ảnh rất cảm động là cứ đến mùa mưa lũ , phụ huynh ở xóm Ổi , thôn Tăng Hoá (Quảng Bình) phải cõng con qua một dòng nước sâu và chảy xiết để đến trường . Vị trưởng thôn cho biết việc cha mẹ cõng con lội qua khe Dương Câu đi học đã diễn ra từ lâu lắm rồi . Vì xóm không có cầu và đường nên ai muốn qua khe thì phải lội . Khe Dương Câu rộng hơn 15 mét , sâu khoảng 1 mét và nước chảy rất mạnh . Thế nhưng nhiều học sinh không có phụ huynh đưa đón phải liều mình lội nước . Có những ngày nước dâng cao , cha mẹ không thể lội được thì học sinh ở xóm Ổi phải nghỉ học . Co đường đi tìm tri thức cho con quả là gian nan mà chỉ có tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ với con cái mới làm được như vậy !

      Một bà mẹ kể chuyện ngày xưa bà sinh đứa con thứ hai bị chứng tiền sản giật , nguy cơ tử vong rất cao . Bà không thể nào quên được cảnh chồng cõng bà chạy 4 , 5 tầng lầu để tìm bác sĩ hay chuyển phòng bệnh . Chính tình yêu thương của chồng đã tiếp cho bà nghị lực , chống chọi với bệnh tật .

Hãy san sẻ yêu thương ngày nào còn có thể

      Một khía cạnh khác bao quát hơn , có tính cộng đồng , cõng không chỉ mang ý nghĩa yêu thương , tự nguyện , gần gũi mà còn cả trách nhiệm . Hãy nhìn những người lính cứu hỏa có thể thấy được điều này . Trong một trận hỏa hoạn , động đất ... chắc chắn hành động cứu người ra khỏi đám cháy nhanh nhất là cõng nếu người đó vẫn còn tỉnh táo hay vác rên lưng nếu người bị nạn bất tỉnh . Những người làm nhiệm vụ phải có tình thương yêu , sự tự nguyện và trách nhiệm mới liều mình xông vào chốn nguy hiểm như thế để cứu người .

      Một bà mẹ khác kể : bà không bao giờ quên tấm lưng gầy còm của một anh xe ôm từng cõng giúp đứa con trai của bà . Hôm đó , người chồng vắng nhà , đứa con lên cơn sốt giật , bà nhờ anh xe ôm đưa vào bệnh viện . Mấy đêm thức trắng chăm con đã làm bà hao mòn . Lời chẩn đoán của bác sĩ rằng đứa con bị viêm màng não như cú đòn cuối cùng giáng xuống , bà gần như ngã quỵ . Nếu không có anh xe ôm đen đúa với tấm lưng gầy còm cõng giúp đứa con mê sảng của bà chạy băng qua các tầng của bệnh viện , làm đủ các xét nghiệm để nhập khoa điều trị ... thì bà đã không biết làm sao . Sau này , đứa con hoàn toàn hồi phục . Nhìn con lớn mạnh , bà luôn nhớ đến tấm lưng của anh xe ôm với lòng biết ơn không kém những bác sĩ đã giúp con chữa trị .

      Một bà mẹ cũng từng nói suốt đời bà không thể nào quên được hình ảnh người hàng xóm lao vào đám cháy cõng đứa con nhỏ của bà thoát khỏi bàn tay của lửa . Cũng không thiếu các trường hợp người được cứu thì sống mà người xông pha cứu người lại không còn . Đôi khi chỉ hành động cõng ai đó mà cứu được người bị nạn qua cơn thập tử nhất sinh . Trong y khoa có thời gian vàng trong xử lý tình huống ngay tức khắc , hành động cõng người chạy nhanh đến cơ sở y tế cũng là một trong những cách giúp người bị nạn qua cơn nguy kịch .

      Phải có tấm lòng với tha nhân , người ta mới làm được những điều khó nhọc hay quên cả tính mạng của mình .

      Cuộc đời bình thường , cha mẹ nuôi con khôn lớn đến một ngày nào đó con cái chắc chắn sẽ xa rời vòng tay cha mẹ . Và không phải bất cứ ai trong cuộc đời cũng được cha mẹ cõng . Thời còn bé , đứa con nào cung thích được bố hay mẹ cõng trên lưng . Đó là cảm giác được che chở , được bảo vệ , quan tâm và gắn bó . Từ đó mới thấy tại sao phụ nữ thích được người yêu cõng . Điều đó khiến họ nhớ lại ngày còn bé được bố , mẹ hay anh , chị cõng đi chơi , được yêu thương , được vòi vĩnh .

      Ngày xưa con đông , mẹ vì muốn rảnh tay làm công việc hay chăm em , liền bảo anh đưa em ra ngoài ngõ chơi . Anh vì muốn được nhanh chóng hoà nhập vào đám bạn đang có lắm trò vui , chỉ có cách duy nhất là cõng em chạy thật nhanh . Em ngồi trên lưng anh thích thú với trò phi ngựa , thỉnh thoảng còn đánh hai chân vào hông anh theo kiểu thúc cho ngựa chạy nhanh hơn . Cũng không loại trừ cảnh anh chạy hăng quá , vấp phải cục đá , hai anh em cùng ngã u đầu , đôi khi phải dấu mẹ vì sợ bị đòn . Bao nhiêu là kỷ niệm !

      Và còn gì vui hơn khi có ngày nào đó bố rảnh rỗi ở nhà chơi với con , bố làm ngựa cho con phi nước đại , bố cõng con bò quanh nhà tìm thứ này thứ kia cho con . Hạnh phúc đơn giản ấy tưởng dễ mà đôi khi có nhiều trường hợp khó thực hiện vô cùng .

      Vậy khi còn có thể, bố hay mẹ hãy làm ngựa cho con đi bởi thời gian trôi qua nhanh lắm , hãy yêu thương vồ vập con cái đi bởi ngày con rời xa cha mẹ không còn bao lâu nữa .

      "Trẻ cậy cha , già cậy con" , rồi đến một ngày nào đó cha mẹ già , bao nhiêu bệnh tật đổ xuống , con lúc này lại làm chỗ dựa cho cha mẹ . Hạnh phúc thay cho ai có cơ hội cõng cha mẹ trên lưng để nhớ lại rằng , có một thời mình đã được cha mẹ đưa đi trên chiếc lưng vững vàng đó .

      Bài hát Cõng mẹ đi chơi của nhạc sĩ Trần Quế Sơn có những câu rất cảm động :"Cõng mẹ đi chơi ... Mẹ và con đi chơi thênh thang một cõi . Quên những nhọc nhằn , quên những giày vò tâm can ... Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai ngồi khóc bên trời . Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai mẹ bỏ con rồi ..."

      Cho nên hãy chia sẻ những thông điệp thương yêu , ngày nào còn có thể ...



Back to top
 
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #39 - 29. Mar 2012 , 04:57
 


Rau khúc ở chân trời

Tác giả : Lý Lan


...


Xem đi xem lại hàng trăm tấm hình rau khúc tìm được trên Internet, tôi chắc chắn đã từng thấy hoa này, lá này, cây này ở ngay trong vườn nhà mình. Cách đây nhiều năm.

Thuở mơ màng chưa có khái niệm gì về rau cỏ vườn tược. Cũng chẳng bận tâm rằng có một thứ rau khúc trên đời.

Hồi nhỏ ăn xôi khúc của “bà Bắc kỳ” ở xóm bên, tôi đinh ninh xôi khúc nghĩa là xôi lấy ra từng khúc, mỗi khúc có một “cục nhưn”. Tôi không chứng kiến tận mắt cách bà nấu xôi, nhưng đứa con gái bà trạc tuổi tôi thường ngày phải giã một cối hành lá cho mẹ làm bánh. Mùi hành lá quyện với mùi tiêu, đậu xanh, mỡ heo bùi béo chỉ bốc lên khi cắn vào “cục nhưn” bên trong lớp xôi trắng dẻo thơm ngon đặc trưng mà tôi đinh ninh là mùi xôi khúc.

Mãi sau này tôi mới biết “cục nhưn” đậu xanh xào thịt mỡ trộn tiêu hành lẽ ra được bọc bằng một lớp bột nếp trộn rau khúc giã nhuyễn. Chính rau khúc này mới làm nên mùi thơm đặc trưng và cái tên xôi khúc.

Vậy là mấy chục năm trời tôi cứ tưởng mùi lá hành là mùi lá khúc. Tôi phải ít nhất một lần ăn cho được miếng bánh khúc thứ thiệt để cải chính, hay để minh danh cho xôi khúc. Tôi cũng hiểu là khí hậu miền Nam không phù hợp với rau khúc, một thứ rau ôn đới chỉ mọc vào mùa đông đến đầu mùa xuân phương Bắc và rụi tàn khi trời ấm lên.

Cho nên ở Sài Gòn chỉ có thể ăn xôi khúc cải biên với lá hành, lá cải, lá khoai hay lá tần ô. Tôi đợi dịp ra Hà Nội, đặc biệt vào mùa xuân, hi vọng thưởng thức miếng bánh khúc trong cái lạnh se da miền Bắc.

Tôi đã đi lơ ngơ trong cái chợ to gần Cầu Đông (vì chỗ ở trọ trên đường này) hỏi người ta có bán rau khúc không. Người bạn Hà Nội đi cùng bảo: “Chị hỏi cái lá diêu bông có thể người ta còn biết đấy là ông Hoàng Cầm bịa ra, chứ cái lá rau khúc thì người ta không biết đâu mà lần”. Tôi leo lên cả đường đê nhìn ra bờ bãi sông Hồng để tìm. Nhưng làm sao tìm cái mình chưa từng biết hình dạng?

Bạn tôi thú thật là chị cũng chưa từng thấy rau khúc ra làm sao, và chị không chắc cái bánh khúc bán quanh năm trong ngõ nhà chị làm bằng cái thứ lá gì. Rau khúc cũng như những thứ của thời thôn dã xa xưa đã trở thành nỗi niềm hoài cổ trong đô thị ngày nay, có hay không thật ra chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện đại đang phát triển.

Tôi không hoài niệm rau khúc (đâu có ký ức gì về nó!). Tôi đi tìm rau khúc vì lý do thực tế hơn.

Chúng ta đang sống ở thời thông tin Internet. Tôi tra Google “rau khúc” ra cái tên khoa học Gnaphalium affine D. Don. Tôi lần theo cái tên khoa học thì gặp vô số website chữ Hoa, chữ Nhật, chữ Hàn, chữ Anh. Thì ra nó rất phổ biến ở các nước Đông Á. Ở Nhật người ta có tục ăn cháo bảy thứ rau trong đó có rau khúc vào ngày bảy tháng giêng để có sức khỏe trong năm mới.

Ở Đài Loan có món bánh ngon làm bằng rau khúc mọc trên vùng núi Alisan gần gần giống bánh khúc ở Việt Nam: lá khúc giã nhuyễn trộn bột nếp bọc nhưn rồi hấp chín, chỉ khác là không có xôi bọc quanh bánh. Ở các nước Đông Á rau khúc còn hiện diện trong bữa ăn như rau luộc, và dùng trong ngành y dược dân tộc như một cây thuốc phổ thông trị cảm mạo ho trướng mụn nhọt thông thường. Nói chung rau khúc vẫn sống hồn nhiên ở đâu đó chứ không đến nỗi tuyệt chủng để mà thương tiếc nhớ nhung.

Thật ra rau khúc mọc... khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở Mỹ. Mà ở Mỹ thì rau khúc bị coi là cỏ, có tên là cudweed. Hồi mười năm trước, thuở mới theo chồng về ở xứ Bellingham này, mùa xuân nhìn từ cửa sổ nhà bếp ra góc vườn thấy một giề xanh xanh vàng vàng, chồng bảo đó là cudweed, một thứ cỏ dại mọc lan rất nhanh và rất khó diệt. Nên tôi đã tận lực nhổ bỏ. Mấy năm sau chúng mọc lại thưa thớt, tôi cũng nhổ sạch bách. Bây giờ thì trong vườn chẳng còn cọng cudweed nào nữa.

Thấy tôi buồn, ông chồng hứa xuân sang sẽ chở tôi ra đồng, tha hồ hái hoặc bứng về trồng lại trong vườn. A phải rồi! Dù là cỏ dai hay rau tự mọc hoang ngoài đồng mình vẫn có thể trồng được.

Thậm chí trồng còn tốt hơn. Nhớ rau càng cua, rau đắng đất, rau dền dại, rau cải trời... những thứ ngày xưa là rau dại mọc hoang trong vườn nhà ngoại tôi, chẳng ai trồng cũng chẳng ai bán mua gì chúng. Rồi bỗng dưng Sài Gòn thịnh mốt ăn gỏi rau càng cua, cháo cá rau đắng đất... những món được liệt vào hàng đặc sản trong thực đơn nhà hàng cao cấp.

Vậy là các chợ Sài Gòn, cả siêu thị, hè nhau bày bán rau càng cua, rau đắng... Hái hết rau dại thì người ta trồng, có cầu thì có cung. Xuân này tôi sẽ bứng cudweed về trồng, xuân sau tôi sẽ hái một mớ đem về xóm cũ làm quà cho cháu ngoại “bà Bắc kỳ” bán xôi khúc ngày xưa...


Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #40 - 30. Mar 2012 , 16:20
 


Nếp Hoa Vàng Xôi Hoa Cau

Phạm Tự Trọng


...


Trong vô số những thức ăn được chế biến từ nếp, xôi là món rất phổ thông mà được lòng người nhất. Xôi trên bàn thờ cúng giỗ ông bà. Xôi trên mâm cỗ tiệc vui cưới hỏi. Từ sớm tinh mơ tới tối khuya tối khoắt, chả mấy lúc mấy nơi mà thiếu vắng món xôi với hàng chục loại khác nhau tùy theo khẩu vị mỗi miền. Có thể nói bất cứ người Việt Nam nào, cho dù không hảo nếp lắm thì cũng từng nhiều lần nhấm nháp qua các loại xôi. Ấy vậy mà không phải ai cũng biết đến tên một loại nếp và xôi gọi là Nếp Hoa Vàng và Xôi Hoa Cau.

Xin anh trăm thúng Hoa Vàng
Xôi Hoa Cau   nấu cả làng em xơi
Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi
Xin chàng chín chục con dơi góa chồng
(phương dao thách cưới Ninh Bình)

Miền Nam có nếp Trứng Ngỗng là ngon nhất, gọi tắt là nếp Ngỗng. Loại nếp này to hột trông giống như cái trứng ngỗng thu gọn, nếu là nếp rặt thì mười hột như một đều tăm tắp, rất dẻo dai nhưng không thơm và đậm đà ngọt nếp như Hoa Vàng của miền Bắc . Chả thế mà nó lại được tôn vinh là mẹ của các loài nếp với cái tên mỹ miều Nếp Cái Hoa Vàng, chữ cái ở đây có nghĩa là mẹ.

Miền Trung Du và một số nơi miền Bắc có trồng loại nếp này, nhưng duy nhất chiếm được ngôi vị Mẹ chỉ có Hải Hậu thuộc Nam Định. Hải Hậu cũng vô địch về đất và giống cho gạo Tám Thơm. Hai loại đặc sản này của Hải Hậu còn được gọi là Nếp - Gạo Tiến Vua, vì khi xưa nơi đây được chỉ định sản xuất nếp Hoa Vàng và gạo Tám Thơm chỉ để tiến vua hàng năm, vua ta chỉ ăn một phần, phần lớn phải để dành triều cống cho mấy thằng vua Tầu Phù đẻ ra bọn Tầu Đỏ bây giờ.

Được gọi là nếp hoa vàng vì khi trổ đòng đòng những bông nếp non này được bao phủ một lớp phấn vàng sậm, khác với tất cả các loại lúa nếp khác có bông phủ phấn mầu trắng. Cùng với các loại "lúa vụ" khác, nếp hoa vàng cũng trải qua sáu tháng tăng trưởng, bắt đầu vào mùa Tháng Năm đến Tháng Mười thì gặt hái.

Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để cho ta lại vào mùa Tháng Năm....
Bao giờ cho đến Tháng Mười
Ta đem liềm, hái ra ngoài ruộng ta ...

"Tháng Năm chưa nằm đã sáng", tháng Năm là tháng có ngày dài nhất trong năm để thích hợp cho nếp Hoa Vàng bắt đầu thai nghén, vì giai đoạn này nó cần tới ánh sáng và độ ấm nhiều nhất. Những tháng kế tiếp, ngày sẽ ngắn dần cũng vì càng lúc cây lúa càng ít cần đến ánh sáng hơn. Rồi cứ vậy, trời đất cũng phải xoay chiều theo nhu cầu hít thở phát triển của cây lúa, cho tới "Tháng Mười chưa cười đã tối" thi ngày ngắn đêm dài nhất cũng vừa lúc cây lúa đủ trưởng thành cho nhà nông thi nhau "gánh gánh về, gánh thóc về", mà vui nhất là ngày lễ   "cơm mới" khai hội mùa gặt hái.

Hạt nếp Hoa Vàng mình nhỏ, thơm ngọt đậm đà, dẻo dai, ít bột hơn các loại nếp khác, và độc đáo nhất là duy chỉ Hoa Vàng là không có tấm. Trừ Hoa vàng, nếu để ý bất kỳ một hột nếp hay hột gạo nào khác sẽ thấy bị lẹm xéo một đầu, do phần mỏm sát với cuống vẫn còn non nên bị tách rời khỏi hạt trong quá trình say xát sàng xẩy, và người ta gọi đó là tấm. Ai được xơi một dĩa cơm tấm loại tấm gạo thứ thiệt này sẽ nhớ đời, nhất là lúc những mảnh cơm tấm lăn tăn một cách êm ái trôi qua cổ, cơm tấm bán trong các tiệm ăn hoàn toàn là những mảnh từ hột gạo do máy cà   vỡ ra làm giả tấm, làm gì có đủ tấm thật đáp ứng cho nhu cầu khi món cơm tấm đã trở thành "kỹ nghệ".

Nếp Hoa Vàng xưa, làm hay nấu món gì cũng ngon tuyệt. Có tiền mua tiên cỡ nào cũng quá dễ, nhưng có tiền không hẳn là mua được rượu, cốm hay bánh dầy bánh chưng Nếp Cái Hoa Vàng, ... Loại nếp này ngày nay giảm phẩm chất nhiều vì bị lạm dụng phân hóa học, chứ không còn được lớn lên trong điều kiện tự nhiên bằng những chất bổ trời cho. Lấy một hột cốm xanh bỏ vào giữa hai cái răng hàm, cắn chặt rồi từ từ mở răng ra, lại cắn nhả lần nữa, rồi lần nữa, làm năm sáu lần như vậy mà thấy chất cốm vẫn dính chặt hai răng, đồng thời cảm được cái mùi thơm ngọt man mát ứa ra thì đích thị đó mới là cốm “mẹ non” hoa vàng, những hạt cốm loại nếp khác không thể được như vậy nếu không có "chất dính hữu nghị" (hóa chất) của ông anh Tầu Phù chuyền tay cho. Nếp Hoa Vàng Hải Hậu làm bánh dầy kẹp với miếng giò lụa, cả bánh và giò phải làm đúng kiểu truyền thống làng Cát xứ Ninh Bình, bảo đảm ai một lần được ăn và biết ăn đúng cách sẽ hiểu ngay tại sao con trai thứ 18 của Vua Hùng Vương VI dành được ngôi báu. Bánh dầy ngày nay làm bằng bột nếp nhào với sữa tươi rồi hấp, ăn vào thấy tức còn hơn bị bò đá.


Một chút về bánh dầy. Bánh dầy phải được làm từ xôi giã nhuyễn ra, khi cắn phải kêu sựt một cái, lúc nhai thử bịt hai lỗ tai lại sẽ nghe như có tiếng ... cười dòn của "nếp giã" giữa hai hàm răng. Còn mùi vị à ? Thì đây, lấy một cát dĩa nhỏ và dãng, đổ vào dăm giọt nước mắm nguyên chất tráng đều khắp dĩa, để sẵn, một miếng giò đặt giữa hai cái bánh, lấy tay ép cho giò bánh bằng nhau, quyệt vào thành dĩa, cắn, nước mắm chỉ ăn bằng hương, mùi nước mắm làm tăng rất nhiều vị ngọt lẫn hương thơm của nếp và giò, mà trước khi lột lớp lót lá chuối phải vỗ đét kêu một cái thật to mới đúng điệu dân "thực sĩ " Bắc Kỳ (dĩ nhiên trừ đám Bắc Kỳ-nhông, gốc ăn cám). Thèm chưa !

Cái tên xôi Hoa Cau nghe có vẻ xa lạ, nhưng lại là thứ rất quen thuộc qua cái tên xôi đậu xanh vẫn thường gọi, với những nửa hột đậu còn nguyên mảnh. Thực ra, xôi đậu xanh là tên chung cho các loại xôi có đậu xanh như xôi vò hay xôi xéo ... , nên để phân biệt, một số địa phương miền Bắc gọi "xôi đậu xanh" là xôi Hoa Cau vì nó trông giống hoa cau. Có ở quê mới biết, một buổi sớm thức dậy bước ra ngoài, thấy dưới hàng cau sân phủ đầy những cánh hoa nhỏ lấm tấm vàng chen lẫn với những mảnh trắng của đài hoa rụng xuống, mầu sắc trông chẳng khác dĩa xôi ... hoa cau.

Cách nấu xôi hoa cau rất giản dị nhưng cũng không phải là dễ lắm, cái khó là nấu làm sao cho xôi và đậu còn nguyên dạng, khô mà mềm.   Còn cái khoản nếp hoa vàng thì ngay tại Việt Nam còn khó kiếm, huống chi trên đất Mỹ này. Thôi thì ra đại chợ nhặt một bịch nếp hột dài và một bịch đậu xanh không vỏ, thêm một nhúm lá dứa dại nữa, đem về xôi thử xem sao.

Thông thuờng, người ta ngâm đậu và nếp cách đêm, trộn lẫn, bỏ vào xửng nấu. Hạt nếp   ngày nay không được chắc ngâm lâu như vậy sẽ bị mủn , khi thành xôi dễ bị nát, ăn không ngọt ngào. Cứ thử làm đúng theo cách sau đây, thêm chút khéo tay, miếng xôi ăn sẽ khác hẳn với xôi bán ở chợ.

- Vật Liệu : 2 lon "vun" nếp, 2 lon "gạt" đậu, 2 già-nửa muỗng cà phê muối, 2 gang tay lá dứa dại (Bay Thoy Leaf, chợ nào cũng có).

- Cách nấu : Nếp và đậu ngâm riêng khoảng 2 tiếng,   sau đó sóc rửa sạch rồi đổ vào 2 cái rá, để ráo nước. Nồi nấu xôi bán ngoài chợ gồm một nồi đáy và 2 cái xửng (1 cái lỗ to, 1 cái lỗ nhỏ). Dổ nước vào nồi đáy đun sôi không đậy nắp khoảng 5 phút cho bay hơi bớt mùi thuốc sát trùng, cho lá dứa đã cắt khúc vào nồi, công dụng của lá dứa vừa để lấn át mùi thuốc sát trùng trong nước còn xót lại vừa làm xôi thơm mùi nếp mới. Kế tiếp, lau thật khô mặt trong cái "xửng lỗ to", đặt xửng lên tờ báo để nếp không bị lọt lỗ, lấy nửa muỗng muối bỏ vào rá nếp xóc đều, đổ nếp vào xửng lấy tay trải đều, đặt xửng nếp lên nồi đáy, đậy nắp, vặn lửa thật lớn, nấu. Từ lúc xôi bắt đầu lên hơi mạnh, nhìn đồng hồ căn khoảng 10 phút vừa khi thấy hạt nếp đổi màu từ đục ra trong, tức thì phải đổ ra cái chậu, lấy đũa bơi bơi đảo đảo cho những hạt nếp bớt dính vào nhau, bây giờ mới cho nửa muỗng muối vào rá đậu xóc xóc cho đều, đổ vào chậu nếp, lấy tay nhúng vào nước trộn nhẹ, khi cảm thấy tay bị dính thì lại nhúng 2 bàn tay vào nước trộn tiếp, cứ vậy cho đến khi nếp đậu trông đều đều nhau thì đổ chậu nếp đậu vào xửng đặt lên nấu tiếp, nên nhớ phải để lửa lớn, thường khoảng 15-20 phút sau là chín (thời gian chỉ là ước lượng vì còn tùy theo bếp nấu), chắc ăn là phải nếm thấy nếp và đậu vừa chín là đủ, nếu không để ý nấu lâu xôi đậu sẽ bị nhão bệt vào nhau. Khi xôi chín, phải tức thì đổ ngay vào cái rổ càng thưa lỗ càng tốt, rồi lấy đũa bơi nhẹ từ dưới lên trên cho hạt xôi xởi không đóng cục, phía dưới và chung quanh rổ phải được lót vải hay giấy mềm, nếu để trong xửng hoặc bới ra dĩa khi xôi còn nóng sẽ bị hấp hơi và nhão sớt. Khi xôi còn âm ấm là có thể bới ra dĩa được rồi. Muốn cho dĩa xôi trông đẹp, người ta xúc xôi vào cái tô dãng (không sâu, nông) ấn nhẹ rồi đổ úp lên một cái dĩa. Nói thì có vẻ cầu kỳ, nhưng thực ra làm rất giản dị và nhanh.

Nấu xong thì phải ăn chứ, nhưng ăn lúc nào và ăn như thế nào cũng là một vấn đề đây. Cụ Tản Đà, từng tự hào là tay giỏi ăn, hình như có phán " Đồ ăn ngon, chỗ ăn không ngon, không ngon ! Đồ ăn ngon, chỗ ăn ngon, ăn không đúng, không ngon !". Xôi chỉ là món ăn chơi, không đến nỗi cầu kỳ như thế, nhưng ăn xôi vào những buổi trưa hè thì sao nuốt nổi. Ăn xôi bằng bát với thìa lại càng lãng nhách, mất ngon đến chín chín phần trăm, xôi vò mà ăn bằng thìa thì phổi cũng gào ăn, sặc là cái chắc. Phải dùng năm quân, nói theo chữ “nôm” là bốc, thì mới gọi là có ... văn hóa ăn. Cấu một miếng xôi nho nhỏ, bóp bóp, mân mê nhè nhẹ trong tay, lửng thửng bỏ tót vào mồm, nhai nuốt từ tốn, cả một trời quê hương thời ông bà cứ gọi là ùn ùn tranh nhau tuồn vào ... họng kẻ tha hương. Xôi phải ăn vào lúc vừa nguội mới cảm hết được cái mùi vị của nếp, đậu, và hương lá dứa thay mùi nếp mới. Xôi nóng làm rát lưỡi tê họng, không ngon.

Dân Nam Kỳ gốc Bắc gọi xôi là món "Ra một miếng, vào một miếng", nghĩa là món ăn chơi, thích lúc nào ăn lúc đó. Dĩa xôi để trên bàn chỗ tiện tay, đi ra bấu một tí đi vào ngắt một miếng, ăn lai rai nhai nhẩn nha. Thế mới ngon./.


thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Đoản Văn - Tùy Bút
Reply #41 - 23. Mar 2019 , 16:54
 
Mẹ ơi! Xin đừng có lần sau


Tùy bút Văn Lý
13 Tháng Sáu, 20170165

      

   Tôi đã bị bỏ rơi như một chú chó con, không chút tiếc thương. Tôi cố đưa bàn tay nhỏ xíu lên cao nắm lấy tay mẹ  hoặc bấu víu vào một cái gì đó trên mình mẹ để mẹ giật mình tỉnh lại, khơi dậy chút tình thương trong lòng mà giữ lấy tôi và tha cho tôi , cái sinh linh bé bỏng được mẹ cưu mang chín tháng mười ngày. Nhưng tôi không thể.

  Do mẹ sợ sự bấu víu ấy mà đã gói gọn tôi trong chiếc khăn tắm to như tấm thảm. Tôi không thể nào đưa cánh tay ra khỏi. Bỏ tôi nằm đó, mẹ ôm mặt và biến mất vào màn đêm. Tôi bật khóc, tiếng khóc của tôi như xé toạt màn đêm nhưng mẹ nào nghe thấy. Sau này khi lớn lên tôi được biết không phải chỉ mẹ tôi mà các bà mẹ có ý đồ loại bỏ đứa con của mình đều nhồi một cục bông gòn to tướng vào hai cái lỗ tai, để giảm đi cái âm thanh xé lòng đang van xin, kêu cứu.

  Tôi còn nhớ như in sau khi mẹ biết có tôi trong bụng, mẹ đã dùng tấm vãi quấn quanh mình để không ai phát hiện ra trong đó có tôi đang từng ngày lớn dần một cách khổ sở. Không ít lần ngồi một mình mẹ tôi tâm sự cái hoàn cảnh éo le, sự bồng bột, một phút dại khờ… của mẹ. Dẫu biết tôi chẳng hiểu gì nhưng mẹ cứ nói, cứ than thở như cố ý cho tôi nghe.

  -Con ơi! Nếu một ngày nào đó mẹ con mình xa nhau thì mẹ xin con hãy tha lỗi cho mẹ.

  Hôm đó, khoảng tám hoặc chín giờ đêm, mẹ ra ngồi trên đường ray xe lửa giữa cánh đồng mông quạnh, ngọn gió bất  mang theo mấy hạt mưa phùn lạnh buốt lại càng lạnh hơn, lạnh đến thấu xương khi cái cảnh không gian vắng lặng, thoảng đâu đây tiếng côn trùng rên rĩ tấu lên bản nhạc u buồn…Mẹ khóc thật nhiều nhưng khác với những lần trước mẹ không hề tâm sự với tôi dù chỉ một lời thôi. Tôi muốn được mẹ chuyện trò liền co chân đạp vào bụng mẹ một lần, hai lần rồi ba bốn lần nhưng đều vô vọng. Một tiếng thở dài ngao ngán, một ánh nhìn xa xăm trong đêm tối…Dường như mẹ tôi muốn thực hiện một điều gì đó.

  Bỗng từ xa tiếng còi tàu hú vang, ánh đèn pha chiếu sáng trãi dài trên đường sắt xuyên qua màn đêm rọi vào mặt mẹ, một con chim nhỏ ăn đêm bị ánh sáng đèn pha làm loạn mắt rơi ngay trước mặt, mẹ tôi giật mình đứng dậy rồi mỏi mệt rảo bước không định hướng. Nếu không có tiếng gọi bầy của con cú ăn đêm và con chó nhà ai sủa inh ỏi làm mẹ tôi tỉnh giấc, thì không biết mẹ tôi còn say trong cơn mộng du đáng sợ đến khi nào.

Thế rồi thời gian qua mau, cái ngày mà mẹ tôi không hề mong đợi đã đến, trong cái tử cung chật chội ngột ngạt mà mẹ cố thu nhỏ,tôi vùng vẫy muốn lao ra. Mẹ ôm bụng rên lên khe khẻ  nhưng lại cố nén cơn đau khốn khổ. Tôi đã chào đời trong cái đêm đáng sợ ấy. Thường thì những đứa trẻ khác khi chào đời nó oe…oe tiếng khóc, còn tôi cứ nín thinh mặt dầu tôi rất muốn được khóc thật to. Thế rồi mẹ lặng lẽ lấy chiếc khăn tắm cuộn tôi vào trong ấy, không một nụ hôn của mẹ ở đầu đời. Mẹ lạnh lùng đặt tôi vào đám cỏ bên góc vườn nhà ai đó. Tôi cố gắng đưa bàn tay nhỏ xíu lên cao  nắm lấy tay mẹ  hoặc bấu víu vào một cái gì đó trên mình mẹ để mẹ giật mình tỉnh lại, khơi dậy chút tình thương trong lòng mà giữ lấy tôi và tha cho tôi, cái sinh linh bé bỏng được mẹ cưu mang chín tháng mười ngày. Nhưng tôi không thể. Do mẹ sợ sự bấu víu ấy mà mẹ đã gói gọn tôi trong chiếc khăn tắm to như tấm thảm. tôi không thể nào đưa cánh tay ra khỏi, mẹ thả tôi nằm đó, mẹ ôm mặt và biến mất vào màn đêm. Tôi bật khóc, tiếng khóc của tôi như xé toạt màn đêm nhưng mẹ nào nghe thấy.

  Sau một giờ vật vã lo sợ, không phải tôi sợ màn đêm bởi tôi chưa một lần nhìn ra ánh sáng nhưng tôi sợ rằng mình sẽ chết vì đó là bản năng mỗi khát khao được sống của các loài động vật chứ không chỉ riêng tôi. Tiếng khóc của tôi cũng yếu dần. Lủ kiến nghe mùi tanh của máu kéo đến ngày một đông hơn bâu vào tai vào mắt tôi cắn xé, tôi đau đớn và gào lên thảm thiết, hình như tiếng khóc kêu cứu của tôi đã thấu tận trời xanh. Nếu thật sự có kiếp trước thì chắc là kiếp trước của tôi đã làm nên nhiều việc tốt nên kiếp này tôi được cưu mang.

  Ông chủ nhà tỉnh giấc bước ra khỏi nhà đi vệ sinh thì nghe tiếng khóc trẻ thơ đâu đây, cầm chiếc đèn pin ông lần theo âm thanh mỗi ngày một lớn dần và đây rồi! Một đứa bé bị bỏ rơi. Ông vội vã ôm tôi vào lòng, vừa chạy vào nhà ông vừa la lớn:

  -Bà nó ơi! Ai bỏ rơi đứa bé. Bật cái tiếp lên cho tôi thấy đường cái nào.

   Đặt tôi nằm trên nền hiên trước nhà ông mở tung tấm khăn dính đầy nhờn và máu, bà vội lấy tấm vãi mềm lau cho tôi và gỡ vội  mấy con kiến đang cố gặm vào tôi ngấu nghiến.

Bà buộc miệng kêu lên: Trời ơi! Ai mà ác thế này…vừa nói bà vừa kéo cái dây rốn của tôi gấp lại rồi quấn quanh bụng tôi một miếng băng gạt lấy ra trong tủ cứu thương kê ở góc nhà. Sau khi sơ cứu cho tôi ông cầm chiếc đèn pin lao ra khỏi nhà.

  -Ông đi đâu đó? Bà hỏi -Tôi đi nhờ con Thảo hộ sinh, bà ở nhà lo cho đứa bé. Chạy từ nhà sang đến nơi tôi ở không biết mấy lần cô Thảo hộ sinh ấy vấp ngã, phủi vội những mảng đất bám vào quần áo, cô bảo bà:

– Dì mau nấu cho con nồi nước sôi. Nhanh lên chớ hông thì bé bị nhiễm trùng rốn nguy hiểm lắm.

Hơi ấm tỏa ra từ bếp lửa của bà, những giọt nước mắt nóng hổi hết của cô Thảo rồi đến của bà cứ thay nhau nhỏ tràn trên làn da non nớt của tôi, tôi dần dần hồi tỉnh. Ông lại tất bật trở về trên tay cầm ly sữa. Nói là ly sữa nhưng thật ra chỉ là mấy giọt sữa của cô hàng xóm cũng vừa mới sinh em bé hôm kia ông đi xin về. Được cô Thảo mớm cho từng giọt, từng giọt, cái cảm giác ngọt ngào tình yêu thương trong tôi dâng trào. Sau khi được ăn sữa no nê, thì cũng là lúc cô đưa tôi lên chiếc giường tre mà ông hay nằm mát để băng bó. Ông bật cười:

– Trời đất! hoảng quá nãy chừ cho nó nằm đất, nó sống là chắc rồi phải hông Thảo…Một con bé kháu khỉnh bà ơi!

  Thì ra từ lúc nhặt tôi về đên bây giờ ông mới nhìn rỏ thân hình bé tẹo của tôi. Mọi việc đến với tôi một cách êm xuôi chóng vánh, sau nữa tháng được ông bà chăm sóc tôi được dì Tư con ông bà đưa về nuôi dưỡng, dì đặt tên cho tôi là Xuyến Chi tên của một loài hoa dại nhưng có sức chịu đựng mãnh liệt. Sở dĩ tôi không gọi dì bằng mẹ vì: -Dì không thích sự dối trá… Dì bảo thế. Bao nhiêu năm qua từ  khi có chút nhận thức tôi luôn hỏi dì về mẹ, dì bảo mẹ tôi đi xa nên gữi tôi cho dì. Năm  lên 12 tuổi, một lần cùng dì ra đồng hái hoa lài dì đã kể hết cho tôi nghe sự thật, dì nói:

– Dì chờ đợi con lớn hơn nữa để nói với con cái sự thật này, nhưng sự dối trá luôn dày vò trong lòng nên hôm nay dì phải bày tỏ cùng con.

Vừa kể chuyện cuộc đời tôi dì vừa thăm dò phản ứng, nhưng tôi có biết gì đâu, tôi chỉ ngơ ngác lắng nghe nữa tin nữa ngờ. Nhưng từ sau khi biết sự thật ấy nỗi hận mẹ trong tôi cứ lớn dần. Năm vào trung học phổ thông có đứa bạn cùng lớp cùng hoàn cảnh, bạn bè biết nó là con rơi nên có đứa coi thường. Thương cho thân phận mình bao nhiêu thì tôi lại thương cho bạn bấy nhiêu, chúng tôi thân nhau từ đó. Và cũng nhờ có bạn ấy mà tôi đã phần nào quên đi nỗi uất hận trong lòng. Mùa vu lan năm ấy, bạn bè mua hoa hồng tặng mẹ. Tôi cũng mua ba  đóa hồng về tặng ông bà và dì những người đã sinh ra tôi lần thứ hai và không quên tặng cô Thảo mấy đóa hướng dương để tỏ lòng tôn kính. Tôi tự nhủ với lòng sẽ không tìm mẹ và sẽ không thù ghét mẹ. Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đó mà tôi đã tròn 20 tuổi. Sau cái đêm khủng khiếp ấy bây giờ tôi đã là một cô gái đương thì.

Ghi vào trang nhật ký cuộc đời của mình những suy nghĩ hôm nay, tôi viết: “ Mẹ ơi! Con là Xuyến Chi của mẹ, đứa bé vô thừa nhận của năm nào, đứa bé mà lẽ ra nó không có trên cỏi đời này. Tròn 20 năm rồi kể từ cái ngày định mệnh ấy con đã mất mẹ, mất hết những gì mà lẽ ra con phải có. Thế nhưng cuộc đời dường như có sự bù trừ, con lại được có tất cả, có ông, có bà, có người mẹ nuôi vĩ đại, có cuộc sống đủ đầy. Nhiều lúc con thầm cám ơn mẹ đã cố chịu đựng mà sinh ra con dẫu biết mẹ không hề mong muốn…Con không hận mẹ vì con đã lớn khôn, có sự cảm thông và lòng nhân ái được hình thành từ những người đã cưu mang và nuôi con khôn lớn. Con không hận mẹ vì con hiểu được rằng “Mẹ chỉ có một trên đời” cho dù mẹ chưa hề chấp nhận có con. Thế nhưng không hận thôi chứ  không có nghĩa là con không giận mẹ được bởi vì mẹ là mẹ của con, con giận mẹ để chứng tỏ rằng con vẫn có chút tình thương máu thịt, con giận mẹ để mỗi khi con mềm yếu trong tình cảm thì con sẽ tự nhủ lòng và tạo cho mình sự mạnh mẽ để vươn lên không theo vết xe đổ của mẹ mà gây nên tội lỗi. Con mong, ở đâu đó trong lòng mẹ có vài phút giây hối hận mẹ chợt nhớ đến con, dẫu nỗi nhớ chỉ thoáng qua thôi thì con cũng cảm ơn và mãn nguyện. Tuy không biết mẹ đang ở phương trời nào nhưng mẹ cứ an tâm, con của mẹ không làm mẹ khóc và cũng không để nỗi buồn trên mắt mẹ đâu. Và biết đâu đó có lúc mẹ vô tình đọc được những trang viết này. Nếu may mắn được như thế thì: Mẹ ơi! Con xin mẹ đừng có lần sau mẹ nhé! Chúng con chẳng có tội gì đâu mà không được làm người như mẹ, như bao con người khác ở trên đời.

Đếm thời gian, chỉ còn hai tháng nữa là đến lễ Vu Lan, ngày của mẹ. Ngày ấy ngoài những bông hồng tặng người thân con sẽ gắn trên ngực áo mình một bông hồng nhỏ, chỉ  nhỏ thôi, nhỏ hơn những bông hồng con gắn lên ngực những người thân của con, để biết rằng trong lòng con còn có mẹ”.

Viết lại cuộc đời của một người bất hạnh tôi rất đổi xót xa. Nhưng ngoài kia vẫn còn đó những người con gái nhẹ dạ lỗi lầm, những người đàn bà chưa thoát khỏi chữ “si”, những chàng thanh niên không biết kiềm sự ham muốn, những người đàn ông đánh mất lương tri…gây nên quá nhiều tội lỗi, đã ruồng bỏ và giết chết biết bao sinh linh vô tội. Tôi phải viết để biết đâu đấy tôi đã góp vào một phần nhỏ cùng mọi người làm cho cuộc đời này bớt đi cái ác, thêm nhiều tình yêu thương và tươi đẹp.

Văn Lý

( Tháng 5 năm Đinh Dậu – 2017)
Back to top
« Last Edit: 23. Mar 2019 , 16:54 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra