Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Audio "Nguyệt Hạ" - Diễn đọc : Thy Lan - Hoàng Đạo - Tiến Mỹ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Audio "Nguyệt Hạ" - Diễn đọc : Thy Lan - Hoàng Đạo - Tiến Mỹ (Read 941 times)
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Audio "Nguyệt Hạ" - Diễn đọc : Thy Lan - Hoàng Đạo - Tiến Mỹ
25. Jan 2011 , 04:48
 
"Nguyệt Hạ"

Diễn đọc : Thy Lan - Hoàng Đạo - Tiến Mỹ

2 link audio chết queo rồi  Cry  Roll Eyes


Gắn Media không được  Cry - Nhờ Mode gắn dùm.
Thank hoahong.gif
Back to top
« Last Edit: 06. Feb 2011 , 10:11 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Audio "Nguyệt Hạ" - Diễn đọc : Thy Lan - Hoàng Đạo - Tiến Mỹ
Reply #1 - 25. Jan 2011 , 04:54
 
...

(Trình bày LeThy44 TVTC)

T
hanh  Vinh, kỹ sư điện tử, khoảng ba mươi  tuổi, hơn hai năm nay được chi  nhánh hãng ''IBM'' mướn và giao cho chức vụ Giám  Đốc tại Quận Cam,  California (Hoa Kỳ). Trong dịp nghỉ hè về Paris thăm cha mẹ,  Thanh Vinh  để ý và làm quen nữ chiêu đãi viên hàng không trên chuyến bay hãng Air France từ Los Angeles về Paris.

Nguyệt Thủy, cô gái mang hai dòng máu  Việt Mỹ, ba mươi hai tuổi, theo mẹ là Nguyệt Hạ hồi hương về Pháp cuối năm  1975. Nguyệt Thủy được mẹ lo  cho ăn học và trở thành nữ chiêu đãi viên hàng  không xinh đẹp và khả  ái. Tuy đã trên ba mươi tuổi mà vẫn còn độc thân vì phải  lo cho bà mẹ  bị nghiện rượu mấy năm nay, tối ngày mẹ cô cứ say sưa, không ăn mà  chỉ  có uống rượu thôi. Thân xác suy mòn, tiều tụy, sắc hương chẳng còn chút gì tồn tại. Tuy Nguyệt Thủy rất khổ tâm, nhưng bổn phận làm con phải  tròn chữ hiếu. 

Từ khi lên ngồi trên máy bay, Thanh Vinh cứ ngắm nhìn và để ý Nguyệt Thủy, khi thấy cách cô đối đãi và chăm sóc hành khách. Cậu nghĩ, "Cô đầm này dáng điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ, chắc có máu Á-Châu? Vậy đợi cổ đi đến gần, mình hỏi tiếng Việt thử coi !" Nguyệt Thủy nãy giờ cũng để ý Thanh Vinh, cô đẩy chầm chậm xe nước đến gần Thanh Vinh. Không bỏ lỡ cơ hội, cậu đưa mắt nhìn lên hỏi:
- Xin lỗi cô nói tiếng Việt được không ?
Nguyệt Thủy mỉm cười trả  lời:
- Dạ được một chút !
- Cô cho tôi xin ly nước cam !
- ... Dạ  mời ông !
- Cám ơn cô !...Tôi tên Thanh Vinh ! Xin cô cho biết quý danh ? 
- Janine... !
- ... Có tên Việt không ?
- Nguyệt Thủy !
- Nguyệt  Thủy ! Ô ! Tên cô đẹp quá !... Mẹ tôi cũng tên Nguyệt...

Nguyệt Thủy tròn xoe đôi mắt, và nghĩ, ''Ông trẻ này lại nịnh  đầm !'' Thanh Vinh cảm thấy  Nguyệt Thủy không mấy gì hài lòng khi cậu nói mẹ cậu trùng tên với cô, cậu liền đính chánh :
- Mẹ tôi tên Nguyệt Thu !
Nguyệt Thủy mỉm cười :
- Vậy  à ! Xin lỗi ! Thủy đi làm... Chút nữa, tới lúc chiếu phim Thủy rảnh, anh qua quày bar bên kia uống nước !
- Vâng !

Thanh Vinh được nói chuyện cùng  Nguyệt Thủy vài lời xong. Cậu nghĩ, ‘’Nếu mình không bạo dạn hỏi tiếng Việt,  thì chắc cô cũng không nói đâu ! Lạ thật ! Lai mà giống y như đầm thiệt.’ Thanh  Vinh mỉm cười sung  sướng. Sau đó, cô cậu gặp nhau cùng chuyện trò và thăm hỏi  gia cảnh...

*


Máy bay đáp xuống phi trường Charles De Gaulle rất đúng giờ.  Tất cả  hành khách ra khỏi máy bay. Họ nối đuôi trình giấy thông hành và đi lấy hành lý. Thanh Vinh nán đứng đợi Nguyệt Thủy ra cùng phi hành đoàn. Vừa  thấy  Nguyệt Thủy, cậu vội vàng đưa tấm danh thiếp và nói :
- Tôi về đây chỉ được có ba tuần, nếu hôm nào cô rảnh nhớ gọi đến số này, và mời cô đi dùng cơm với tôi một lần nhé !
Nguyệt Thủy tươi cười đưa tay lấy tấm danh thiếp và nói nhanh :
- Dạ, cám ơn anh ! Thủy được nghỉ ba ngày. Sau đó sẽ bay lại đường  bay này !
- Vậy tối mai...Thủy gọi... nha !
- Thủy không dám hứa !
-  Thôi... Chào Thủy nhé !

Thanh Vinh nghe trong lòng vui vui, và Nguyệt Thủy cũng không khác gì !  Cô nghĩ, ‘’Anh Vinh ăn nói dịu dàng, lại còn đẹp trai nữa.‘’ Cô nhìn tấm danh thiếp đề  ''Giám Đốc Kỹ Sư Điện Tử,'' tự thốt lên, ‘’Ghê quá ! Mấy ông trai trẻ này ! ‘’

Nguyệt Thủy theo đồng nghiệp đi thẳng ra  ngoài, leo lên chiếc xe buýt  Air France để đưa họ tới Porte-de-Maillot thả xuống đó, rồi mạnh ai tùy tiện về nhà nấy. Nguyệt Thủy về đến nhà gần bảy giờ  tối,  lấy chìa khóa mở cửa vô nhà.  Cô gọi mẹ. Nhưng bà Nguyệt Hạ đi đâu mất,  trên bàn hai ba chai rượu vin  Bordeaux cạn đáy nằm đó, Nguyệt Thủy gom bỏ vào thùng rác. Cô đi tắm. Tắm xong ra salon mở truyền hình ngồi nghe tin tức. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau,  cô đứng lên nhìn ra cửa sổ, nghe khắc khoải tâm hồn, tự hỏi,  ‘’Không  biết mẹ mình đi đâu rồi cà ? Cô nghe lòng buồn buồn, trở vô, đến mở cái  xách tay lấy tấm danh thiếp đọc số điện thoại Thanh Vinh ghi cạnh mấy  số bên Mỹ.  Cô ưởn ngực hít thật mạnh và thở ra một hơi dài để lấy tinh  thần gọi cho Thanh  Vinh .

Tiếng điện thoại reo vang trong căn "appartmen" năm phòng, rộng cả trăm thước vuông nằm trong một khu vườn lớn (Résidence de Vaugirard) có nhiều cây cổ thụ che đầy bóng mát và đủ loại hoa kiểng trông thật là sang trọng. Bà  Nguyệt Thu đang đặt bàn ăn, bà thò tay nhấc điện thoại : 
- A lô ! Tôi nghe  đây !
- A lô ! Dạ thưa bà có ông Thanh Vinh ở nhà không ?
- Vâng có ! Xin lỗi cô cho tôi được biết quý danh !
- Dạ thưa bà, cháu tên Nguyệt Thủy ! 
- Nguyệt thủy ?

Bà Nguyệt Thu hơi ngạc nhiên bởi cái tên quen quen, bà  tiếp :
- Vâng, xin cô chờ một tí nhé ! Vinh ơi ! Có điện thoại của con. Cha  chả, mới về là có nàng gọi rồi !
Thanh Vinh tươi cười nhận điện thoại qua  tay mẹ :
- Dạ, con cám ơn mẹ !... A lô tôi nghe !
- Nguyệt Thủy đây !  Xin lỗi, Thủy có phiền gì anh Vinh không ?
- Không. Rất hân hạnh nữa là khác.
- Anh về với ba mẹ chắc vui lắm...hén ?
- Vâng, cám ơn Thủy. Tôi  vui lắm ! Còn cô ?
Nguyệt Thủy nín thinh vài giây... :
- Dạ... Thủy cũng  thường thôi !
- Sau nghe giọng nói của Thủy hơi gợn buồn vậy ?
- Dạ, đâu  có !
- Bác gái khỏe chứ ?
- Dạ, cám ơn anh. Má Thủy khỏe... à ... tối  nay anh làm gì ?
- Mẹ tôi bảo, ăn cơm xong đi ngủ sớm !
Nguyệt Thủy bỗng cười khúc khích, nói đùa:
- Anh Vinh được mẹ cưng như em bé bê-bê hén ! 
Thanh Vinh đổi điện thoại không dây đi vào phòng, lên giường nằm nói chuyện cho thoải mái:
- Cả năm mới về gặp mẹ vài ba tuần, nên mẹ muốn ở nhà.  Nhưng... còn Thủy có đi chơi đâu tối nay không ?
- Chưa biết ! Tại Thủy thấy số điện thoại của anh cùng đường dây với nhà Thủy. Chắc anh Vinh ở gần đây quá  ?
- Nhà ba mẹ tôi ở Paris mười lăm. Còn Thủy ?
- Quận mười bốn, gần  Porte-d’Orléans !
- Thế thì mình ở gần nhau rồi.
- Nhà anh ở porte nào  mà gần ?
- Porte-de-Versailles.
Bà Nguyệt Thu gõ cửa phòng và gọi : 
- Vinh à ! Đói bụng chưa ? Ra ăn cơm con ơi !
- Dạ, con ra liền mẹ à ! 
- Thủy phiền anh Vinh quá !
- Không. Không có phiền đâu Thủy à ! Thủy cho xin số điện thoại liền được không ? Hồi chiều lo nói chuyện mà quên xin. 
- Anh ghi nha !
- Rồi, chút nữa tôi gọi lại nhé !
- Dạ.

Cơm đã dọn sẵn, ba má Thanh Vinh ngồi chờ. Cậu bước ra phòng ăn đến bàn, ông Thanh Phong  hỏi :
- Mới về, mà con nói chuyện với ai lâu thế ?
Bà Nguyệt Thu đỡ lời dùm con trai cưng của bà :
- Thì bạn của nó chớ ai !
Ông Thanh Phong hỏi  tiếp :
- Bạn gái hả con ?
- Dạ.
- Quen ở đâu vậy ?
- Dạ, con vừa  quen trên đường bay về đây.
Bà Nguyệt Thu tiếp :
- Ông sao hay để ý tới  bạn bè của nó chi vậy. Thôi ăn cơm đi con. Rồi còn nghỉ ngơi nữa.

Dùng cơm xong, Thanh Vinh phụ mẹ dọn chén bát xuống bếp. Trong đầu nghĩ  đến Nguyệt Thủy  thật nhiều. Loay hoay với mẹ một hồi, cậu vô phòng điện thoại lại nhà Nguyệt  Thủy, Nguyệt Thủy nghe điện thoại reo thấy mừng mừng trong lòng liền chạy nhanh đến bắt lên :
- A lô ! ...
- Thủy hả ! Vinh đây, Thủy ăn cơm chưa ? 
- Chưa !
- Trời ơi ! Giờ này mà chưa ăn cơm !
Nguyệt Thủy nín thinh,  bên đầu giây tiếp :
- A lô ! A lô !
- Thủy nghe mà, anh Vinh nói tiếp đi.
- Thủy muốn đi ra ngoài ăn gì không ? Cho địa chỉ, Vinh sẽ đến đưa Thủy đi ăn.
- Anh Vinh ăn rồi mà !
- Ăn nữa đâu có sao ! Bác gái có nhà không  ?
Nguyệt Thủy ấm ớ... :
- ...Ơ...ơ không !
- Cho địa chỉ nhé !
-  Anh có viết chưa ? Thủy đọc nè ! Số...đường Général Leclerc quận mười bốn, số  mật mã...lầu năm, tay mặt.
- Rồi, nửa tiếng nữa Vinh đến rước Thủy nhé ! 

Thanh Vinh vào phòng thay quần áo, cậu mặc quần Jean, áo T.sirt trắng,  phía  trước ngực in chữ California màu đen. Thanh Vinh vừa bước ra khỏi  phòng gặp ba mẹ cậu đang ngồi xem truyền hình, hai ông bà cùng hỏi :
- Giờ này con đi đâu  vậy ?
- Dạ, con thả một vòng để ngắm cảnh Paris về đêm ba má à !
Bà  Nguyệt Thu căn dặn con :
- Đừng đi khuya quá nghe con !
- Dạ, thưa ba cho con mượn xe !
- Chia khóa ba treo đàng kia, và giấy xe trong cặp táp của  ba kìa.
- ... Con cám ơn ba ! Thưa ba mẹ con đi !

Đàng này, Nguyệt Thủy  cảm thấy trong lòng xôn xao, rộn ràng. Cô trang  điểm chút son phấn đơn sơ, chải mái tóc cắt úp chấm vai và kẹp vén qua bên mép tai trái, cô mặc chiếc rốp lửng màu tím tay ngắn sát nách, dài khỏi đầu gối, gương mặt hơi trái xoan, đôi mắt to đượm nét buồn, nước  da trắng hồng mịn màng, vóc dáng cao ráo, mảnh mai...  Thanh Vinh tướng diện đạo mạo, trẻ trung, cao gần một thước tám, gương mặt chữ điền, ánh mắt trong sáng và thông minh, cộng thêm nụ cười rất tế nhị. Hai cô  cậu trông thật xứng đôi vừa lứa !

Thanh Vinh lái xe đến rước Nguyệt Thủy.  Hai người đưa nhau ra miệt Champs-Élysées. Tìm chỗ đậu xe xong, vào nhà  hàng... Vì đã gần mười một giờ khuya rồi nên họ chỉ vào nhà hàng ăn đêm thôi.  Nguyệt Thủy và Thanh Vinh, hai người đều lựa món sà lách Niçoise, trộn đủ thứ,  như cà tô mát, cá thu  hộp, ô liu đen, phó mát, jambon... và cùng gọi hai ly bia express. Đầu tháng tám, mùa hè ban đêm vẫn nóng cỡ hai mươi bảy, hai mươi tám độ. Hai bên lề đường người ta vẫn còn đi dạo đông đảo. Ăn uống xong,  Thanh  Vinh đưa Nguyệt Thủy về, và họ cùng hẹn nhau hôm sau.

Nguyệt Thủy vừa vô  nhà, thấy mẹ đang nằm ngả nghiêng trên salon, miệng thì ngâm thơ lảm nhảm... 


Hoa tươi ong bướm lượn quanh
Hoa tàn ong bướm bay nhanh cái...vèo.
Bây giờ hết cảnh đói nghèo
Mà sao tình bạn chán phèo quá đi...


Ngâm mấy câu thơ xong, là bà cười khặc khặc như người mất trí. Nguyệt  Thủy biết mẹ mình đang say khướt. Cô nhè nhẹ đến gần hỏi:
- Má à! Má ăn gì chưa?
Bà Nguyệt Hạ giựt mình, ngồi dậy, đôi mắt nặng oằn, nhướng nhướng, nhìn nhìn con và nói một giọng nhè nhè, nhừa nhựa: 
- ...Ăn gì, ăn ...cái gì bây giờ? ... Ư...ư... con về hồi nào đó?
-  Dạ, con về hồi chiều này! Má ăn gì chưa? Con đi nấu chút súp cho má ăn nghe! 
- Thôi. Ăn cái gì? Nè... nè con khui dùm má chai rượu, má mới mua đó.
-  Má say quá rồi, uống chi nữa!
- Say đâu mà say chứ! Hổng khui thì... thì  tao khui.

Bà Nguyệt Hạ vừa đứng lên là ngả xuống liền, từ trong miệng bay ra mùi rượu nực nồng làm Nguyệt Thủy muốn nghẹt thở. Nhưng cô cũng ráng chiều ý mẹ  đi khui rượu. Cô xách chai rượu xuống bếp khui xong đem lên, trên này bà Nguyệt Hạ đã ngáy khò khò tại "salon." Nguyệt Thủy lấy mền đắp lên cho mẹ, cô vào phòng thay đồ ngủ, nằm trằn trọc suy nghĩ đến Thanh  Vinh, người con trai mà cô vừa quen nhưng sao trong lòng lại nghe vấn  vương tình cảm đậm. Biết rằng, việc làm,  ngành của cô, cô giao thiệp rất nhiều đàn ông, con trai, mà chưa dám để ý đến một ai, chỉ xem họ như bạn đồng nghiệp. Mặc dầu có vài ba cậu muốn thân thiện nhưng cô vẫn từ chối. Bởi cô thường mang cái mặc cảm là có bà mẹ bệnh hoạn như thế, cô khổ tâm lắm. Hơn nữa, cô chỉ giao thiệp với người Âu Mỹ ít khi được quen với Việt Nam, bởi bận đi làm rồi về lo cho mẹ. Có đôi khi cô muốn tự nguyện  không lấy chồng. Nhưng bây giờ cô gặp được Thanh Vinh,  làm tâm hồn cô đang thay đổi...
Căn "apartment" ba phòng do tiền của Nguyệt Thủy dành dụm và gom góp một số nữ trang của mẹ bán nhập vô để đủ mua góp. Đã có chỗ cho hai mẹ con, mỗi người một phòng ngủ mà dường như "salon" là giường ngủ thường niên của bà Nguyệt Hạ. Nguyệt Thủy đoán mẹ mình có một nỗi buồn đau, u uất gì đó. Dù vậy, mẹ cô cũng ráng lo cho cô ăn học đến nơi, đến chốn.  Từ ngày Nguyệt Thủy học ra trường và đi làm đến nay đã gần mười năm.  Rồi bỗng nhiên vài năm nay mẹ cô lại uống rượu say sưa. Những năm Nguyệt Thủy còn đi học, bà đi làm từ hai giờ chiều đến ba bốn giờ sáng.  Nhưng gần mười năm nay bà không còn đi làm như thế nữa. Chẳng biết bà buồn chuyện chi mà sanh ra như vậy. Phải chăng bà quá cô đơn, hay lý do gì đó? Nhưng tại sao bà không nghĩ đến đứa con gái mà bà hết mực thương yêu lo lắng khi bà còn trẻ? Thật cũng lạ!


*


Cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt Thủy và Thanh Vinh, đem đến cả hai một tình cảm càng ngày càng thiết tha và sâu đậm. Sau khi Thanh Vinh hết ba tuần lễ nghỉ hè, cậu trở lại California làm việc. Nguyệt Thủy vẫn tiếp tục nghề của cô. Mỗi lần bay đi và về, cô nghỉ ở nhà được ba ngày. Từ dạo đó Thanh  Vinh và Nguyệt Thủy thường xuyên viết thư cho nhau. Và thỉnh thoảng họ hẹn gặp nhau ở  Los Angeles. Kết cuộc mối tình giữa hai người rất thắm thiết. Một năm sau, cũng vào mùa hè, Thanh Vinh trở về Paris và xin cha mẹ cưới Nguyệt Thủy cho cậu.  Một hôm Thanh Vinh mời mẹ cha đi ăn cơm chung với hai mẹ con Nguyệt Thủy, sẵn dịp giới thiệu cho cha mẹ đôi bên biết mặt. Họ hẹn nhau đến một nhà hàng Tàu ở  quận mười ba. Trước mấy ngày, Nguyệt Thủy năn nỉ mẹ bớt uống rượu. Bà Nguyệt Hạ nghe lời con, nhưng bà phải uống thuốc an thần cho tỉnh táo tâm thần.

Đến ngày hẹn đi ăn. Ông bà Thanh Phong và con trai đến nhà hàng trước.  Mười phút sau, Nguyệt Thủy dẫn mẹ vào. Bà Nguyệt Thu vừa thấy Nguyệt Hạ,  bà sửng sốt, làm mặt nghiêm xem như chưa từng quen biết nhau, bà nghĩ, "Trời ơi ! Sao mà ông trời sắp đặt chi quái ác như vầy ?" Nguyệt Hạ cũng ngạc nhiên không ít. Thanh Vinh  đứng lên giới thiệu:
- Dạ, thưa ba má, đây là bác Nguyệt Hạ mẹ của Nguyệt Thủy đấy ba má!

Hai ông bà Thanh Phong đều đứng lên chào. Nét mặt Nguyệt Thu thay đổi không tự nhiên chút nào. Mọi người ngồi bàn. Cậu bồi bàn đem mấy tờ thực đơn đưa mỗi người. Bà Nguyệt Thu lựa lựa. Sau đó, mọi người đều chọn menu năm phần. Người ta vừa bưng đồ ăn ra. Bàn phía bên  trong, thật ngẫu nhiên, bà Lệ Huyền cũng đi ăn với bạn bè!

Vào thập niên sáu mươi, khi xưa Lệ Huyền là bạn của Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu. Vừa thấy Lệ Huyền, cả hai bà đều hết hồn. Lệ Huyền nhìn ra thấy  hai người bạn cũ, bà đứng lên õng a, õng  ẹo đi  qua bàn chào hỏi, cười  nói sang sảng :
- Nguyệt Thu! Nguyệt Hạ!...Thiệt là trái đất tròn! Sao mà tụi bây gặp lại nhau được vậy?

Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu muốn đứng tim, bốn mắt nhìn nhau. Còn ông Thanh Phong, Thanh Vinh và Nguyệt Thủy không hiểu gì hết, nên chỉ gật đầu chào. Bà Nguyệt Thu lúng túng chẳng biết  phải làm sao, bà liền nói:
- À, ờ cũng ngẫu nhiên thôi! Mai mốt mình gặp sau nhé Lệ Huyền! Vì bữa nay con trai tao mời... ăn cơm.
Nguyệt Thu bối rối, lật đật bảo con cho số điện thoại mà không cần suy nghĩ:
- Vinh, con  ghi số điện thoại nhà mình cho dì Huyền đi con!
Thanh Vinh cũng làm theo  lời mẹ. Lệ Huyền lấy số điện thoại và chúc cả bàn ăn ngon, bà õng ẹo đi trở về  bàn. Bữa cơm Tàu thịnh soạn, ông Thanh Phong, Thanh Vinh cùng Nguyệt Thủy ăn rất tự nhiên. Chỉ có bà Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu là nuốt hết nổi.  Ăn xong tính tiền, mọi người ra về. Hai bà, Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu muốn nghẹt thở... 


*


Vào khoảng năm 1964, Nguyệt Hạ là cô vũ nữ hai mươi tuổi làm tại phòng  trà giữa Thủ Đô Sài Gòn. Lúc đó, cô mướn một căn phòng nhỏ. Chung quanh có các cô, cậu sinh viên học đủ ngành. Phòng của Nguyệt Hạ và  Nguyệt Thu cạnh bên nhau. Dạo ấy, Nguyệt Thu là nữ sinh viên Trường Luật, năm  thứ hai. Cô sanh trưởng trong một gia đình người Bắc di cư vào Nam năm 1954, cư ngụ trên Hố Nai (Biên Hòa), gia cảnh không mấy gì khá giả cho lắm, hôm nào rảnh là Nguyệt Thu  qua phòng Nguyệt Hạ để tâm sự, than thở, nói là gia đình cô nghèo mà cô tiếp tục học hành thì không giúp  được gì cho mẹ cha ở nhà. Nguyệt Hạ nghe động lòng. Mặc  dù cô mang thân làm vũ nữ, nhưng tấm lòng của cô hay thương người, nhứt là các sinh  viên nghèo mà chăm học nên cô hay tặng chút ít tiền bạc để mua sách  vở. Nguyệt Hạ nghe những lời than thở của Nguyệt Thu, thấy vậy, cô  mới rủ Nguyệt Thu nên đi làm vũ nữ với cô, chớ đi dạy kèm tiền đâu có bao nhiêu. Vì nào là tiền  phòng, tiền học, tiền sách... còn không đủ,  thì làm sao có tiền mà giúp gia đình. Nguyệt Thu nghe những gì Nguyệt Hạ cắt nghĩa trong việc làm ấy nên cô không ngần ngại đi làm ngay vài ngày sau đó. Bởi nơi vũ trường có nhiều khách ngoại quốc, vìì Nguyệt Thu  nói rất khá sinh ngữ Anh và Pháp. Cách nói chuyện của cô thật hoạt bát và duyên dáng.

Sau đó, ngày ngày Nguyệt Thu đi vào trường  đại học. Đêm đêm xách giỏ đi  làm vũ nữ. Từ nhà ra đi, cô vẫn mặc áo dài trắng,  quần đen, xách  cặp táp theo giống như đi dạy kèm cho học sinh. Nhưng khi đến nơi  vũ  trường, cô thay đổi xiêm y theo phòng trà. Cô trang điểm phấn son rất  đơn sơ, và luôn giữ tư cách lịch sự, đàng hoàng, trên gương mặt có vẻ ngây thơ, vì cô  mới va chạm đời, cô rất ăn khách là nhờ những điểm ấy, không bao giờ cô đi chơi khách. Nếu kẹt quá thì đẩy qua cho Nguyệt Hạ giải quyết vấn đề ấy thay thế! Cô  chỉ tiếp khách, khách mời uống nước  ‘’trà Sài Gòn,’’ cô được chia đôi với chủ và có một chút tiền lương cố định hàng tháng. Chủ biết cô có trình độ học vấn khá cao nên rất quý cô và chủ thường nhờ cô coi sổ sách. Tuy Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu đồng tuổi, nhưng Nguyệt Hạ ra đời sớm nên sành sỏi và rất vững nghề, cô rất thích làm anh hùng che chở, bênh vực Nguyệt Thu khi bị những tay anh  chị đụng  đến, Nguyệt Hạ xem Nguyệt Thu như cánh hoa yếu đuối. Hai  người bạn gái thân  thương nhau lắm. Trong khi đó lại có thêm một cô bạn đồng nghiệp là Lệ Huyền. Thỉnh thoảng cả ba đi ăn sáng trong chợ  Sài Gòn hoặc thả bộ vào các Thương-Xá  Đại Lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do để mua sắm son phấn, áo quần v.v... Nhưng Nguyệt Thu không mấy gì hạp với Lệ Huyền. Bởi Lệ Huyền hay móc lò, kê tủ đứng, nói Nguyệt Thu là "nữ sinh viên còn trinh, biết đâu ...’’ Lệ Huyền nói xong, cô cười khặc khặc, khà khà. Bởi cô thiếu tư cách và thô lỗ nên khi nào có cô đi chung thì Nguyệt Thu nét mặt không mấy gì được vui.

Suốt mấy năm liền, Nguyệt Thu vừa đi làm vừa đi học đại học. Sau đó, cô thi đậu bằng Cử Nhân Luật, cô bắt đầu đi làm tập sự có được chút tiền thù lao. Từ đó cô dứt khoát bỏ nghề  vũ nữ bất đắc dĩ! Nhưng cô vẫn còn ở chỗ cũ. Cũng vừa lúc đó, Nguyệt Hạ có chửa  hoang với người khách Mỹ,  bụng càng ngày càng bự, cô phải nghỉ làm để chờ ngày sinh nở. Cái nghề  tiền rừng bạc biển. Nhưng khi hết đi làm chỉ một thời gian ngắn là tiền cạn khô. Nguyệt Hạ ngày đêm suy nghĩ, cô qua phòng Nguyệt Thu than thở:
- Nguyệt Thu à! Chắc tao phải đi tìm nơi khác, chứ ở đây tao thấy mắc cỡ với mấy anh chị sinh viên quá hà Nguyệt Thu ơi! Kiếm chỗ nào phòng rộng hơn một chút. Tao với mầy mướn chung nha!
- Tìm đâu ra bây giờ?
- Thiếu gì !
- Mầy biết hả Nguyệt Hạ?
- Ừa, tao nghe bên hẻm đường Trần Quý Cáp có chỗ cho mướn, phòng sạch sẽ hơn ở đây và giá cũng phải chăng.
- Đừng có đắt  tiền lắm là được rồi.
- Tùy theo mình muốn lấy phòng nhỏ hay lớn thôi. 
Nguyệt Thu và Nguyệt Hạ dắt nhau đi xem phòng. Cuối cùng hai cô đồng ý mướn và hì hục dọn đến hẻm Trần Quý Cáp.

Gần đến ngày sanh nở, Nguyệt Hạ túng thiếu nên muốn vào nhà thương Từ Dũ sanh cho đỡ tốn tiền. Nhưng Nguyệt Thu không bằng lòng, vì cô đã đi làm luật sư có khá tiền, cô sẵn sàng lo giúp Nguyệt Hạ hết mình. Cô đưa Nguyệt Hạ đi sanh trong một nhà bảo sanh tư. Tình nghĩa chi giao cao như núi, rộng như biển trời. Hai cô thề thốt, kết tình bạn keo sơn chẳng bao giờ nhạt phai.  Nguyệt Hạ sanh con gái, cô và Nguyệt Thu, đều bằng lòng đặt tên cho bé  à Nguyệt Thủy. Khi bé Nguyệt Thủy được vài tháng, Nguyệt Hạ mướn vú nuôi, cô trở lại nghề cũ, còn Nguyệt Thu thì gia đình gọi về lấy chồng.  Từ đó Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu phải chia tay. Nguyệt Thu lấy ông dược sĩ vừa ra trường, tên Nguyễn Thanh Phong ba mươi tuổi. Cưới xong vài  tháng sau thì ông dẫn vợ sang Pháp cùng tu nghiệp và sống luôn bên ấy. Vài năm sau hai ông bà có đứa con trai đặt tên là Thanh Vinh.


*


Một cuộc đổi đời, vào tháng 4 năm 1975, Nguyệt Hạ và con hồi  hương về Pháp. Nhờ gia đình của Nguyệt Hạ khi xưa có quốc tịch Pháp nên được hồi tịch. Sang Pháp, bé Nguyệt Thủy được tám tuổi, Nguyệt Hạ và con lúc đầu được chánh phủ trợ cấp, và cho ở trong trại tạm cư ngoại ô Paris. Sáu tháng sau họ muốn đưa hai mẹ con cô đến những tỉnh xa xôi. Nguyệt Hạ không  thích sống xa Paris. Người ta nói nếu cô không chịu đi, thì phải tự túc lo liệu, họ chỉ trợ  cấp tám trăm quan mỗi tháng thôi. Lúc đầu hai mẹ con sống rất là vất vả với số  tiền ấy. Nguyệt Hạ phải bán vài món nữ  trang và nhờ người đứng ra bảo đảm mướn một phòng nhỏ (chambre de  bonne). Sau đó Nguyệt Hạ định đi tim việc làm. Nhưng nàng suy nghĩ, rồi  tự hỏi, ‘’Làm gì bây giờ? Trong khi mình chẳng có bằng cấp  gì cả! Tiếng Pháp nói dở, tiếng Anh cũng chẳng khá hơn! Ai mướn mình bây giờ?’’ Cuối cùng nàng soi gương ngắm lại vóc dáng, rồi tự nhủ, ''Với chút hương sắc của tuổi ba mươi này, mình hy vọng trong mấy hộp đêm người ta sẽ không từ chối.''

Bao nhiêu ngày Nguyệt Hạ hy vọng và nghĩ ngợi lung tung.  Sau đó, nàng mướn người giữ bé Nguyệt Thủy, và đi tìm việc trong các vũ trường. Nguyệt Hạ xem nghề cũ ấy là nghề của nàng trên cõi đời này rồi. Mấy đêm liền lẩn  quần, loanh quanh trong ba bốn hộp đêm. Nàng được việc làm. Trở lại cảnh cũ mà xứ người, mỗi nơi luật lệ khác nhau. Lúc đầu còn bỡ ngỡ, nhưng chỉ vài ngày là hiểu ngay. Nguyệt Hạ đi làm, trước để lo thân và nuôi cho con ăn học, cùng phụ giúp chút ít cho gia đình bên nhà.

Suốt mười mấy năm dài Nguyệt Hạ làm nghề vũ nữ kiêm chiêu đãi viên một trong những hộp đêm sang trọng tại thủ đô ánh  sáng Paris. Nhờ có quốc tịch Pháp, nên người ta khai báo đàng hoàng. Nguyệt Hạ  được may mắn gặp thời cũng là tiền rừng bạc biển. Nàng đổi phòng rộng rãi hơn.  Cuộc  sống hai mẹ con được khá gấp bội phần khi xưa. Nàng luôn khuyên dạy con, ''Con ráng ăn học, chớ đừng để thân phận dốt nát như mẹ, phải rửa chén, lau  bàn...'' vì nàng nói dối với con là đi chạy bàn cho nhà hàng  về đêm. Nguyệt Thủy tâm tánh hiền ngoan và rất nghe lời mẹ dạy. Cô cố gắng chăm học. Sau khi cô đậu tú tài đôi xong, liền đi ghi danh thi tuyển ngành chiêu đãi viên hàng không. Cô được trúng tuyển và tiếp tục đi học thêm. Mấy năm sau Nguyệt Thủy ra trường và được đi làm, tiền  lương khá cao. Cô năn nỉ mẹ nghỉ làm đêm vì cô đủ  sức nuôi mẹ. Nguyệt Hạ cũng cảm thấy quá mệt mỏi với cái nghề ấy. Hơn nữa, hương sắc cũng đã tàn phai theo những năm tháng phong trần, sương gió nên bà nghe lời con mà giải nghệ liền sau đó.

Bấy giờ Nguyệt Hạ đã trên bốn mươi tuổi,  bà nghĩ, ''Ở không cũng buồn !'' Bởi bà quen với phấn son, chưng diện và muốn tiếp xúc với người đồng hương nên bà đi tìm việc lòng vòng trong khu có nhiều  tiệm Việt  Nam. Cuối cùng, bà xin được một chân bán băng tại trung tâm băng nhạc Vânthanks.gifhương trong những ngày cuối tuần.

Rồi một buổi chiều thu... Vào  ngày thứ bảy, ngoài trời gió thổi hiu hiu, man mác lạnh, ngàn chiếc lá vàng lác đác rơi rơi. Trong tiệm khách  ra vào mua băng đông nghẹt. Nguyệt Hạ đang tươi cười, vui vẻ đứng bán băng, bất chợt nhìn thấy Nguyệt Thu vào tiệm. Vừa gặp lại  người bạn năm  xưa chưa kịp chào hỏi vui mừng gì cả. thì Nguyệt Thu đưa ngón tay lên miệng suỵt và lắc đầu, từ từ tiến lại gần nói nhỏ với Nguyệt Hạ:
- Có  chồng tao đứng ngoài kia!
Nguyệt Hạ sửng sốt, nước mắt muốn trào ra. cố nén lòng, nuốt thương đau, đôi môi run run gượng cười, tiếp Nguyệt Thu như người khách lạ chưa từng quen biết. Qua tuần sau, Nguyệt Thu gọi điện thoại đến  tiệm muốn hẹn riêng với Nguyệt Hạ để hai chị em cùng tâm sự. Nhưng Nguyệt Hạ nói :
- Nguyệt Thu à ! Theo tao thấy mầy muốn dấu bặt cái dĩ vãng xa xưa thì nên dấu đi ! Kể từ bây giờ tụi mình xem nhau như đã chết hết rồi. Hoặc như chưa bao giờ có quen biết với nhau.
Nguyệt Thu khóc nức nở trong điện thoại, và nói:
- Nguyệt Hạ ơi! Xin mầy thông cảm cho hoàn cảnh của tao.  Không phải  tao làm phách, hay khinh rẻ mầy, hoặc tao quên thuở cơ hàn của chúng mình khi xưa đâu!
Nguyệt Hạ cũng nghẹn ngào:
- Cái dĩ vãng xấu xa ấy,  mầy dấu là phải! Vì đối với người đời họ không bao giờ thông cảm. Nhứt là đối  với chồng mầy. Hạnh phúc của mầy,  cũng chính là hạnh phúc của tao đó Nguyệt Thu à ! Mầy đừng lo và cũng đừng tìm gặp tao nữa, hãy xóa đi nhe! Tao chúc mầy mãi mãi hạnh phúc bên cạnh chồng con.
Nguyệt Thu chúc lại:
- Tao cũng cầu chúc mầy và đứa con gái được an lành!

Từ dạo ấy, Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu không hề gặp lại nhau. Rồi bây giờ,  trong cảnh tình của các con, hai bà đang đứng trước ngã ba đường thật khó xử. Đã hơn ba mươi năm qua dĩ vãng không bay mất, bây giờ nó lại  quay về. Có lẽ người khổ nhứt là Nguyệt Thu! Ông Thanh Phong đã thấy mặt Nguyệt Thủy, một cô gái lai, ông hơi phân  vân, sợ con ông sẽ khổ vì mấy cô đầm lai. Nhưng ông chẳng biết phải làm sao. Còn bà Nguyệt Thu thì cứ ôm ấp cái dĩ vãng xa xưa mà trong lòng lo âu, hồi hộp, sợ chồng sẽ biết được. Hai ông bà mỗi người ôm mỗi nỗi  khổ.

Trong khi họ lo lắng chẳng yên lòng, Lệ  Huyền điện thoại lại thường xuyên, bởi bà Nguyệt Thu trong lúc lính quýnh bảo con bà cho số điện thoại nhà. Bà không ngờ Lệ Huyền vẫn còn cái tâm xấu như xưa. Lệ Huyền cố ý muốn gặp riêng ông Thanh Phong thôi. Bữa nay Nguyệt Thu cùng con trai đi phố. Lệ Huyền gọi lại :
- A lô!
- A lô! Lệ Huyền đây! Có con Nguyệt Thu nhà không vậy anh?
Ông Thanh Phong thấy khó chịu cách Lệ Huyền gọi vợ ông bằng con này, con nọ, ông trả lời:
- Không! Nhà tôi đi vắng  rồi! Có chuyện gì thì chị nhắn lại tôi đi.
- May quá! Không có Nguyệt Thu  ở nhà... thì tốt.
- Chuyện gì vậy chị Lệ Huyền?
- Tôi nghe loáng  thoáng con anh sắp lấy con gái của con Nguyệt Hạ phải không?
- ... Gia đình  chúng tôi mới bàn tính thôi, chớ chưa có gì rõ ràng.
- Anh có biết rõ về con Nguyệt Hạ không?
- Dạ không. Mà chuyện của sắp nhỏ có dính líu gì người lớn đâu! Chúng nó cũng lớn quá rồi!
- Con Nguyệt Thu nó có nói với anh là con Nguyệt Hạ bạn của nó khi xưa ở Sài Gòn không?
- Xin lỗi, chị nói gì mà tôi không hiểu? Nguyệt Hạ nào bạn của vợ tôi  đâu ? À, có phải chị Nguyệt  Hạ...tôi nhớ rồi, mà bà ấy đâu phải bạn của vợ tôi!

Ông Thanh Phong bóp đầu suy nghĩ. Lệ Huyền sẵn đã không ưa Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu từ xưa, nay bà ta muốn có dịp trả thù đời. Bà dở vọng như  à tội nghiệp ông Thanh Phong:
-  Trời ơi! Anh sống với vợ anh mấy mươi năm mà anh không biết khi xưa nó làm cái nghề gì à?
- Vợ tôi là luật sư mà chị? Thôi, chị muốn nói gì thì đợi vợ  tôi về rồi chị gọi lại nói.
- Tôi muốn nói thiệt chuyện bí mật của vợ anh đã dấu anh mấy mươi năm kìa!
Ông Thanh Phong nghe. Ông bắt đầu thấy bực, nhưng làm sao ông không muốn nghe được? Ông bèn hỏi Lệ Huyền:
- Chuyện gì mà bí mật dữ vậy chị?
Lệ Huyền ỡm ờ rồi nói:
- Chẳng có gì quan trọng lắm! Ở đời dĩ vãng ai mà không có!  Nhưng... đối với tình nghĩa vợ chồng phải nói thật, tại sao mà con Nguyệt Thu nó dấu anh kìa ?
Ông Thanh Phong càng nghe như lửa đốt ruột, ông mạnh giọng nói hơi lớn tiếng:
- Chuyện gì chị cứ nói ra đi, chị cứ lòng vòng hoài làm tôi nóng ruột quá!
- Anh muốn biết thiệt  hô ?
- Thì chị nói đi!
- Được rồi! Tôi nói cho anh biết, là bởi vì tôi quý anh lắm đấy!
- Tôi không cần chị quý hay khinh, mà tôi muốn nghe chị nói thật hết về vợ tôi thôi!
Trong bụng của Lệ Huyền đã nư, bà nói thầm, "Kỳ này tao cho chúng bây biết tay của bà. Cho chúng bây đứt tình, đoạn nghĩa luôn...ha ha.."  Rồi Lệ Huyền làm bộ thở ra và từ từ nói:
- Ngày xưa... tôi với con Nguyệt Hạ là vũ nữ làm chung với nhau, mà...  mà có cả con Nguyệt Thu vợ  của anh nữa! Ba đứa tụi tôi thân nhau lắm! 
Ông Thanh Phong vừa nghe như bị trời đánh. Ông đứng dậy đi lấy nước mát hớp mấy ngụm nuốt vào, ông nói nhanh: 
- Thôi bấy nhiêu đó đủ rồi. Tôi rất cám ơn chị! Chào chị!

Ông Thanh  Phong cúp liền điện thoại, ông dựa lưng, ngửa đầu, dang hai cánh tay thẳng ra  trên "salon," mắt nhìn lên trần nhà thấy mình như trong  cơn ác mộng, ông nhủ thầm, "Trời ơi! Mình lầm Nguyệt Thu mấy chục năm nay rồi?'' Ông đứng dậy, ra  trước cửa sổ ngó lên trời, ông hồi  tưởng lại ba mươi hai năm qua, ngày cưới Nguyệt Thu. Bất chợt ông tự  hỏi, "Nguyệt Thu khi xưa làm vũ nữ, mà sao nàng  vẫn còn trinh trắng khi về làm vợ mình kìa? Dạo đó, mình đâu phải là thằng con nít mới lớn  ên đâu! À, có thể là bạn của Nguyệt Hạ thôi! Ông Thanh Phong tự hỏi, rồi tự trả lời, cuối cùng, ông nghe trong lòng nhẹ bớt phần nào.  Nhưng ông  lại nghĩ việc khác, ''Mình không thể bằng lòng cho Thanh  Vinh cưới cô đầm lai ấy được. Tuy có học và đẹp, nhưng cái ngành của cô ta làm rất là phức tạp. Không khéo, thì con trai mình sẽ khổ vì cô ấy ! Từng tuổi này, mình mới nếm mùi rắc rối ! Thật là khổ ! Vợ ơi ! Con ơi  !''

Chiều hôm ấy, bà Nguyệt Thu và  con về nhà. thấy chồng ngồi yên một chỗ,  ông không hỏi, không nói gì đến vợ con.  Bà xuống bếp lo cơm tối xong,  dọn lên cả ba đều vào bàn ăn. Bà Nguyệt Thu thấy chồng hôm nay có thái độ lạ, bà hỏi:
- Anh có chuyện gì buồn phải không? 
- Ăn cơm đi, đừng hỏi gì nữa cả!
Ông quay sang nhìn Thanh Vinh và tiếp:
- Còn việc con muốn cưới cô Nguyệt Thủy kể như không được rồi.
Thanh  Vinh nghe cha vừa nói, cậu buông liền chén đủa xuống bàn. Cổ họng nghèn nghẹn  nhìn cha mẹ, cậu hỏi :
- Chuyện gì vậy ba mẹ?
- Hỏi mẹ con đi!
Bà  Nguyệt Thu lại sửng sốt:
- Trời ơi ! Có chuyện gì sao anh không nói ra, mà ấp úng hoài vậy? Nói đi, nói đại đi!
- Em với bà Nguyệt Hạ má cô Nguyệt  Thủy là bạn. Tại sao em không nói cho tôi biết?
Bà Nguyệt Thu muốn ngất xỉu  vì lời nói vừa rồi của chồng. Mặt bà tái nhợt, tay run run, nước mắt tuôn rơi. Thanh Vinh không hiểu, lại càng không hiểu thêm. Cậu nhìn mẹ, nhìn cha, buông ra lời nức nở:
- Nếu ba không thương Nguyệt Thủy thì tụi con đành cam chịu, chớ ba má  đừng có gây gỗ. Vì từ hồi nào đến gìờ ba má sống hạnh phúc, êm đềm. Nay, tại vì việc hôn nhơn của con mà ba má mất vui, thì làm sao con vui  được ? 
Bà Nguyệt Thu nghẹn ngào nói:
- Không có hề gì đâu con, con hãy bình tĩnh, việc gì rồi để từ từ má giải quyết với ba con. Má sẽ nói ra hết cho con và  ba con nghe câu  chuyện.

Vài ngày sau Nguyệt Thu trân mình kể lể hết sự tình cho chồng và con bà nghe. Sự thật đã phơi bày, bà thấy nhẹ người. Nói xong, lại lo lo trong lòng, bà nhủ thầm, "Nếu chồng mình không thông cảm, hoặc không tin mình, thì mình phó mặc chuyện gì đến rồi sẽ đến!" Thanh Vinh nghe câu chuyện ấy xong, lòng cậu lại càng thấy thương hai mẹ con Nguyệt Hạ hơn nữa. Còn ông Thanh Phong đứng lên nhìn trời qua cửa sổ mà thở ra, rồi ông chấp tay sau đít đi tới đi lui, bỗng quay lại  ông nói với vợ:
- Chuyện em dấu anh hơn ba mươi năm nay, anh thông cảm, anh sẽ không nghĩ gì đến nữa. Nhưng... anh quyết định không bằng lòng hỏi cưới cô Nguyệt Thủy cho thằng Vinh.
Thanh Vinh kêu lên: 
- B ! Ba ơi! Nguyệt Thủy đâu có tội tình gì, mà ba không thương chứ? Trời ơi trời!
Bà Nguyệt Thu thấy con mình đau đớn, bà đến ngồi gần ôm hai vai con vuốt, và an ủi:
- Con đừng buồn nữa, để má năn nỉ ba con!
Thanh Vinh đứng dậy đi vô phòng của cậu. Ngoài "salon" còn lại hai ông bà Thanh Phong. Cả hai không ai nói gì nữa cả. Mỗi người mỗi ý nghĩ. Bà Nguyệt Thu đi xuống bếp  o cơm.

Hôm sau, ông Thanh Phong chờ vợ con đi vắng, ở nhà ông liền điện thoại gặp ngay bà Nguyệt Hạ, bằng một giọng cứng rắn và nghiêm nghị, ông nói:   
- Chuyện sắp nhỏ không thành đâu nhé chị!
Bà Nguyệt Hạ bị cứng họng. Ông Thanh Phong nói tiếp với cái giọng như là một lệnh truyền:
- Hôm nay đây, tôi yêu cầu chị nên khuyên con gái của chị, phải xa lánh con trai tôi tức  khắc! Tôi có mấy lời, mong chị hiểu nhiều hơn nữa.  Chào chị!
Bà Nguyệt Hạ nghe những lời của ông Thanh Phong nói, bà im lặng, nín thinh, mà không nói nổi một câu nào.

Thanh Vinh hẹn được Nguyệt Thủy ở một quán cà phê gần nhà cô, để hỏi lại thử xem hư thực thế nào! Cả hai gặp nhau, Thanh Vinh nắm tay Nguyệt Thủy và hỏi:
- Nguyệt Thủy à! Em có biết, mẹ em hồi thuở sanh tiền làm nghề gì không?
Nguyệt Thủy đã hiểu rõ câu chuyện. Cô cố nén lòng, nuốt nước  mắt trở  vào tim. Nhưng không làm sao xoa dịu được cơn đau, cô khóc và nấc lên thành tiếng, nghẹn ngào nói:
- Anh hãy nhìn kỹ hình dạng của em là gì đây?  Em là đứa con gái lai  Mỹ. Còn mẹ em, dù mẹ em có làm gì xấu xa đi nữa, thì cũng mãi mãi là mẹ  của em. Mẹ em, người đã hy sinh cho em, cho gia đình, và đôi khi hy  sinh luôn cả người dưng nước lã nữa anh à!
Nói đến đây, Nguyệt Thủy nuốt nỗi đau, tủi buồn, nàng tiếp:
- Từ cái ngày mình gặp dì Lệ Huyền, mẹ em  biết sẽ không dấu được ai, nên người kể hết cho em nghe rồi. Vì mẹ em nghi, là dì Lệ Huyền sẽ không để yên cho mẹ anh sống đời hạnh phúc đâu. Bà ấy có mối thù riêng gì đó với mẹ anh khi xưa. Theo mẹ em đoán, là dì Lệ Huyền ganh ghét với mẹ anh. Bởi vì, dì Nguyệt Thu có học, có giáo dục, đẹp và hiền, lại được mẹ em thương và có chồng, có con và được sống hạnh phúc đàng  hoàng. Còn dì Lệ Huyền, thì lang bang, không con, không chồng, học hành  thì... chắc cỡ như mẹ em là cùng. Nhưng hai người, hai tánh tình thật là khác nhau!
Thanh Vinh ngồi lắng nghe Nguyệt Thủy, chàng đưa hai bàn tay lên ôm đầu. Lòng chàng thấy thương hai mẹ con Nguyệt Thủy thêm, vì họ chân  thật.
Nguyệt Thủy nói tiếp:
-  Anh biết tại vì sao, trên ba mươi tuổi mà em chưa lấy chồng không?  Biết bao  nhiêu lần em muốn đánh bật cái mặc cảm lai Mỹ ra khỏi lòng mình. Nhưng sao nó cứ  ảng vảng bao quanh em hoài. Rồi năm rồi, bỗng gặp anh và quen với anh đến ngày nay. Thú thật với anh, lúc nào em cũng cảm thấy lo sợ. Sợ người ta sẽ chê trách và khinh rẻ, vì em là con gái của một người đàn bà là loại gái giang hồ, dốt nát, thất học ...là...là... Thôi. Bây giờ thì mọi việc rõ ràng quá rồi, em có nói nhiều cũng vô ích! Phận làm con mà! Sự việc như vậy rồi! Thôi thì  phần anh, anh lo. Còn phần em, để mặc em lo. Sự đời nó là vậy đó! Mình hãy chia tay,  hoặc xem nhau như bạn qua đường đi anh Vinh à!
Thanh Vinh nắm tay Nguyệt  Thủy, chàng lắc đầu và nói:
- Má anh đã kể cho anh nghe y như em vừa kể.  Thật tội nghiệp cho dì Nguyệt Hạ và em quá!
- Thôi, anh đừng tội nghiệp hay thương hại làm gì! Vì đời là thế!
- Mà anh yêu em chân thành!... Không  thể được. Anh phải tranh đấu với ba anh mới được. Anh phải nói chuyện với ba  anh. Dù sao ba anh cũng là người có ăn học, thì phải có kiến thức rộng mới được  chứ! Theo anh  biết, tánh ba anh từ thuở giờ rất bình dân. Ông đối xử với nhân  viên trong nhà thuốc Tây như người thân gia đình. Và ông cũng thường hay đi ủy lạo chung với những phái đoàn từ thiện để thăm nom các gia đình nghèo. Anh hy  vọng là ba anh sẽ thông cảm!
- Tùy anh quyết định, chớ em và má em thì như  vậy rồi! Thân phận hẩm hiu của mẹ con em thế đó. Có lẽ vì thế mà má em cứ uống rượu cho quên  đời.
- Thôi anh về! Anh sẽ gọi cho em sau nha!
Thanh  Vinh và Nguyệt Thủy tạm biệt, chia tay. Lòng của hai cô cậu đau buồn vô tận.  Nguyệt Thủy lẵng lặng đi lên nhà.

*


Sau khi Nguyệt Hạ nhận được cú điện của ông Thanh Phong. Bà biết con mình bị từ hôn. Bà buồn đến đỗi quẩn trí, bà chịu hết nổi, cứ cho là lỗi ở tại nơi bà. Vì cuộc đời của bà có một dĩ vãng mà người đời cho là xấu xa nên làm con gái của bà phải chịu khổ lây. Mấy tuần Nguyệt Hạ suy nghĩ và khổ tâm vô cùng. Bà nằm, ngồi không yên chút nào. Bà cứ uống rượu, mà không còn thấy say nữa. Bà lại nghĩ đến cái chết để cho khuất mắt mọi người. Bà viện cớ đi khám bác sĩ xin thuốc an thần và thuốc ngủ để cai rượu. Bà đi khám một loạt bốn năm  ông bác sĩ, được có nhiều toa mà mua thuốc. Mua được một số thuốc, bà đem về lén hòa vô rượu, chờ Nguyệt Thủy đi vắng, ở nhà bà uống hết vô bụng.  May thay ! Vừa uống thuốc xong, Nguyệt Thủy cũng vừa về tới. Vô nhà,  cô thấy mẹ nằm dài trên  "salon" cô nghĩ,  ‘’Mẹ lại say rượu nữa rồi !’’ Nguyệt Thủy đi xuống sau bếp  định rót nước uống, bỗng chợt thấy một  hộp thuốc trống không rớt bên cạnh thùng rác, cô cầm lên đọc, thấy là  thuốc ngủ, cô bươi vạch thùng rác, lại có thêm ba hộp trống không nữa. Cô thất thần, lật đật gọi sở cứu cấp chở mẹ vào nhà  thương rửa ruột. Bà Nguyệt Hạ xem như thoát chết. Nhưng bà bị hôn mê bất  tỉnh.
Sự việc đáng tiếc xẩy ra, Nguyệt Thủy khóc nức nở và gọi cho Thanh Vinh hay. Thanh Vinh cùng mẹ chạy liền vào bệnh viện thăm Nguyệt Hạ. Hai  mẹ con bất kể chồng, cha. Bởi ông Thanh Phong quá cố chấp mà nghe lời Lệ Huyền. Bà Nguyệt Thu tức mình, nghĩ trong bụng , ‘’Con Lệ Huyền này, sao mà nó ác chi mà ác dữ vậy. Ông trời cho nó trôi qua đây làm chi để  nó làm khổ người ta chứ?  Nguyệt Hạ ơi, tao không có bỏ mầy đâu!’’
Hai mẹ con Nguyệt Thu vào phòng,  chỉ nhìn cái xác vướng đầy dây ống để chuyền nước biển và máy hô hấp. Hơi thở của Nguyệt Hạ thoi thóp vì bà vẫn còn trong tình trạng hôn mê. Nguyệt Thu cầm tay bạn nước mắt đôi dòng.

Sau hơn một tuần lễ, Nguyệt Hạ mới hồi phục.  Bà vừa thấy Nguyệt Thu trở  lại thăm. Hai người bạn thân ôm nhau khóc nức nở. Bà Nguyệt Thu hứa:
- Từ đây cho tới chết tao với mầy mãi mãi là bạn, Và tụi miinh sẽ không bao giờ xa cách nhau nữa.
Nguyệt Hạ đôi mắt lệ còn đọng đầy, giọng nói yếu ớt:
- Không được đâu Nguyệt Thu à! Còn chồng mầy nữa chớ!  Xin đừng vì mẹ con tao mà gia đình mầy mất hạnh phúc. Người Việt mình, thời buổi nào  cũng còn giữ mãi cái thành kiến, nhứt là dân Việt Nam mình. Thôi, số phận của mẹ con tao trời đã dành sẵn vậy rồi!
Nguyệt Thu vẫn ôm bạn, và vỗ lưng nói:
-Mầy đừng lo buồn nữa, và cũng đừng lo cho thân tao. Tao tranh đấu cho  các con, chớ tao không cần bản thân tao nữa đâu. Nhưng tao có chút hy  vọng, là ba thằng Vinh không hẹp lượng gì đâu. Bởi vì từ ngày ổng cưới tao tới bây giờ, tánh ổng tao biết quá. Ổng cũng rất từ tâm, thương người.  Tại bất chợt con Lệ Huyền... Tại nó hết! Nó vẫn còn tâm tánh xấu xa,  ích kỷ, cố tình hại tao với mầy nên nó có cơ hội trả thù, chờ có dịp mà kể chuyện xưa của tụi mình cho chồng tao nghe. Chồng tao, ổng bị cú sốc mới như vậy đó thôi.
Nguyệt Thủy và Thanh  Vinh đứng nghe hai bà mẹ than thở, nước mắt cô cậu cũng không cầm được. Bà Nguyệt Hạ hỏi con:
- Bác sĩ có nói chừng nào cho má ra bệnh viện không con ?
- Dạ có. Bác sĩ nói, má ở đây cỡ ba bốn ngày nữa thôi má à.
- Thôi,  tối rồi con về với dì Thu và Vinh đi! Bữa nay má thấy khỏe nhiều lắm!
Nhìn Nguyệt Thu, bà tiếp:
- Nguyệt Thu à, mầy cũng về với tụi nhỏ đi. Tao rất cám ơn mầy!
- Ơn nghĩa gì giữa tao với mầy? Tụi mình đã xem nhau như ruột thịt dính liền thân rồi mà!
Bà Nguyệt Thu ôm hôn bạn, và nói:
- Mầy  ráng nằm đây thêm vài ngày nữa thôi. Có gì mai tao vô nữa. Các con lại hôn mẹ bây rồi về với mẹ. Thôi, tao về nghe Nguyệt Hạ!

Cả ba ra về, bà Nguyệt Hạ còn lại trong phòng một mình, bà thấy nhẹ lòng đôi chút dùm cho con gái của bà. Nhưng còn Nguyệt Thu với Thanh Phong sẽ ra sao đây? Bà nghe lâng lâng buồn!  Còn Nguyệt Thu nghĩ, ''Nếu chồng mình không chịu. Thì mình cũng phó mặc  cho  ông ấy. Mình nhứt định giữ gìn tình nghĩa là quan trọng hơn hết,  và, mình chấp nhận cho Thanh Vinh và Nguyệt Thủy kết duyên với nhau."

Sau bao ngày ông Thanh Phong suy nghĩ thiệt, hơn, nghe lòng hối hận,  ông nghĩ, ''Mình được người  đời cho mình là hiền đức. Không lẽ ngày nay vì nghe lời của bà Lệ Huyền, mà mình lại trở thành kẻ ác đức sao đây ? Mình thiệt là nông nổi, nóng nảy, hấp tấp.  Điện thoại làm chi để cho chị Nguyệt Hạ như thế ! Cũng may là không sao. Nếu chỉ chết, thì  chắc mình sẽ ân hận suốt cả đời quá!'' Ông Thanh Phong tự trách mình  xong. Ông chờ vợ con về, nhờ đưa ông đi thăm bà Nguyệt Hạ để nói vài lời xin lỗi và bằng lòng hỏi cưới Nguyệt Thủy cho Thanh Vinh.


*


Đám cưới của Thanh Vinh và Nguyệt Thủy thật linh đình, do vợ chồng ông Thanh Phong đứng ra làm chủ hôn và mời bạn bè thân thuộc đôi bên trên dưới khoảng ba trăm người. Từ đó hai gia đình kết nghĩa sui gia rất thân tình.  Họ sống một cuộc đời thật là hạnh phúc.

Sau khi đám cưới xong, Nguyệt Thủy phải theo chồng qua California. Cô xin hãng Air France chuyển từ chiêu đãi viên hàng không qua làm tiếp đãi viên văn phòng cùng hãng tại Los Angeles. Còn vài  ngày trước khi đi,  Nguyệt Thủy thấy mẹ vui vẻ và bớt uống rượu. Cô đề nghị với mẹ:
- Má à! Má qua Mỹ sống với tụi con nghe má? Nhà mình để đó, lâu lâu  về Paris thăm nhà.
- Chưa được đâu con.
- Sao vậy má?
Bà Nguyệt Hạ gật gật đầu và mỉm cười:
- Má phải vô nhà thương cai rượu trước đã. Sau đó  sẽ tính sau!
Nguyệt Thủy vừa nghe mẹ mình tự nguyện muốn đi cai rượu cô vui mừng quá, vội chạy lại ôm mẹ hôn hít hai ba cái vì từ lâu cô cũng muốn đem mẹ  đi  nhưng sợ mẹ cô bị chạm tự ái giận lên là khổ hơn nữa. Bởi cô biết quá tánh của  mẹ rất cứng rắn, ít chịu ai khuyên bảo hoặc sai khiến.
Bà Nguyệt Hạ đã bằng lòng cho con đưa vào dưỡng đường đặc biệt, bà ở  trong đó một tháng cai rượu. Và  sau khi cai rượu xong, bà chỉ muốn đi đi, về về Paris và Los Angeles thôi, chớ bà không thích bỏ hẳn nhà của hai mẹ con bà và cả Paris thơ mộng! Từ đó bà sống vui và yêu đời hơn  bao giờ hết.

Giữa mùa hè đầy nắng ấm, Nguyệt Thu đến nhà Nguyệt Hạ rủ nhau đi ăn bánh, uống cà phê và thả bộ dạo mát, ngắm cảnh, ngắm hoa trong vườn  Lục Xâm Bảo. Hai bà tươi cười, sung sướng và tha hồ nhắc về dĩ vãng xa  xưa. Vì cả hai bà bây giờ không còn mang cái mặc cảm, lo âu hay sợ sệt   ai nữa cả...


Chân tình giữ vẹn sắt son
Chi giao nghĩa trọng như non biển trời
Bây giờ sự thật trải phơi
Nguyệt Thu, Nguyệt Hạ trọn lời thề  xưa.





...


(Ngoại ô Paris, bên bờ Sông Seine, Bạch Am đêm hè  8/2000)

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Audio: "Ai Khổ Hơn Ai", diễn đọc Nam Phong & PHượng Dung
Reply #2 - 25. Jan 2011 , 05:01
 
...
Kính mời nghe >>
   http://www.4shared.com/embed/470249428/7d68f228
 

Hai gia đình, Lý Trọng Nhân và Trương Độ Lượng, trước kia là tình bạn thâm giao. Nay thì kết tình sui gia thắm thiết hơn. Họ thuộc thành phần tư chức bậc trung trung, làm việc cho ngân hàng SàiGòn, tại góc hai Đại Lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Lý Trọng Nghĩa và Trương Hải Hà là con của hai gia đình trên. Đôi vợ  chồng trẻ yêu nhau tha thiết, đã cưới nhau được ba năm mà vẫn chưa có  đứa con nào thì biến cố 30-4-1975 xẩy ra. Cha mẹ hai bên điều thúc dục con chạy xuống tàu vượt biển. Một thời gian ngắn ở trên đảo... Rồi  được nước Pháp cho tị nạn cộng sản, tạm cư ở vùng Normandie (Le Havre) vào đầu năm 1976. Trình độ học vấn của Trọng Nghĩa tới Tú Tài đôi chương trình Pháp.

Sau mấy tháng ở trong trại tị nạn, hai vợ chồng Trọng Nghĩa được một gia đình bà con bảo lãnh lên Paris. Vì họ đã từng đi du học trong  thập niên 1960, rồi lập nghiệp luôn trong khu La Tinh Quận 5. Sau khi lo giấy tờ hợp lệ xong, Trọng Nghĩa ghi tên vào trường học ngành chuyên viên điện tử (informatique), do chánh phủ Pháp đài thọ và trợ cấp chút ít tiền. Ban ngày Trọng Nghĩa đi học, ban đêm cậu đi làm nhân viên soát vé cho những rạp xi nê ở khu Montparnasse. Còn Hải Hà thì đi học  Pháp Văn.

Bốn năm sau, Trọng Nghĩa lấy được bằng cấp tương đương kỹ sư và đi làm cho hãng ‘’IBM’’ ngoại ô Paris, gần Porte de Maillot, lương bổng  khá cao. Bấy giờ hai vợ chồng mướn nhà ra ở riêng trong Quận 17 Paris cho gần sở làm.

Bao năm tháng, hai vợ chồng Trọng Nghĩa - Hải Hà sống trong hạnh phúc tuyệt vời... Nhưng vẫn không có con!


*
Đầu mùa xuân Paris, năm 19... mà khí hậu có hôm vẫn còn lạnh buốt. Tuy vậy, hai bên lề đường đã có những cây ngô đồng lú nhú đâm chồi nẩy đọt... Hải Hà nhìn đồng hồ đã hơn hai mươi giờ đêm mà chưa thấy chồng về, trong  lòng hơi lo lo. Bất chợt tiếng chìa khóa mở cửa... Hải Hà vui lên, biết  ý chồng mình thường thích uống si rô bạc hà pha với nước suối  ‘’Vittel’’ khi về đến nhà. Nàng bưng ly nước màu xanh xanh để trên "salon," miệng tươi cười, hỏi chồng:
- Chắc trong hãng có nhiều việc lắm, nên anh về trễ hơn mọi hôm phải không anh?
Trọng Nghĩa nhìn vợ và cười cười, đưa tay kéo Hải Hà ngồi bên cạnh, vuốt tóc nàng và nói nhỏ nhẹ:
- Có chút vấn đề thôi. Anh xin lỗi em. Anh để cho em đợi. Vì anh không điện thoại về cho em hay.
Hải Hà đưa tay bụm miệng Trọng Nghĩa và ngả đầu vào ngực chàng:
- Em nào có bắt lỗi anh đâu. Nhưng lần sau, anh nhớ nhín chút thì giờ gọi điện thoại về nhà cho em hay là đủ rồi. Thấy anh về trễ, em hơi lo thôi.
Trọng Nghĩa ôm vợ và xiết chặt vào lòng, nói:
- Rồi, anh hứa sẽ không để em chờ đợi và lo âu nữa.
Chàng hôn vợ thật mạnh:
- Nè, đền một cái, đền thêm cái nữa chịu hôn?

Hải Hà cười sung sướng, rồi đứng lên đi ra sau bếp dọn cơm. Trong khi  ăn cơm, Trọng Nghĩa nhìn vợ, lòng cảm thấy ray rứt và tự hối, ‘’Giây  phút ’cơn...lòng’ nổi lên, mình không kềm chế được. Mình đã lỡ có con với Thùy Duyên rồi. Mình đâu có yêu nàng bằng yêu Hải Hà. Nhưng mình  phải ráng cố gắng giữ kín không cho Hải Hà biết. Và mình cũng phải dàn  xếp với Thùy Duyên, cho nàng tự biết nàng là kẻ đến sau. Bé Trọng Hậu mới chào đời mà đã gặp cảnh trái ngang rồi. Thật tội nghiệp cho cả ba người. Trời ơi ! Tội lỗi này là do chính tôi gây ra...’’ Hải Hà thấy chồng đang suy tư, nàng đưa ánh mắt hồn nhiên, hỏi chồng:
- Bộ trong hãng có chuyện gì quan trọng phải không anh?
Trọng Nghĩa làm tỉnh :
- Thì em cũng biết mà. Việc làm trong sở đôi khi cũng phức tạp, rắc rối  với các nhân viên dưới quyền anh. Anh... anh phải ở lại họp.
- Vậy, thì anh đổi hãng khác đi!
- Anh nghĩ, đi đâu cũng vậy thôi. Bộ em thấy anh lo hả?
- Dạ.


*
Năm, tháng trôi qua, nay bé Trọng Hậu được năm tuổi. Một hôm Thùy Duyên chịu hết nổi cảnh không chồng mà có con.  Nàng điện thoại hẹn với Trọng Nghĩa đến hãng ăn cơm trưa. Vừa ăn xong, Thùy Duyên đưa ra điều kiện:
- Anh mà không ly dị với vợ anh thì em sẽ bồng con đi biệt tích.

Trọng Nghĩa nghe Thùy Duyên nói thế, chàng nghe lòng đau như dao cắt  ruột. Với bản chất đầy nhân hậu, cứng rắn và cương trực, nhưng vì một  phút yếu lòng nên bị Thùy Duyên gài bẫy cho dính có con. Bây giờ đứng  trước một hoàn cảnh khó xử. Trọng Nghĩa nhìn thẳng vào mắt Thùy Duyên,  nghiêm trang hỏi:
- Tại sao hôm nay em lại đổi ý vậy? Anh đã nói với em nhiều lần rồi, là  anh không bao giờ bỏ vợ anh được. Hải Hà là kẻ vô tội. Anh yêu nàng cũng như anh yêu em. Chính anh là kẻ có tội đây. Tội nghiệp nhứt là bé Trọng Hậu. Anh lo cho em và con đầy đủ mà.
Trọng Nghĩa ôm ngực và thở ra, nói tiếp:
- Cũng may là Hải Hà hiền lành và ngây thơ. Nàng không hề để ý hay kiểm soát tiền bạc trong "công băng." Anh mong em giữ lời hứa như buổi ban đầu đi.

Thùy Duyên không quên lời mình đã hứa. Nhưng vì quá cô đơn và đôi khi lửa ghen (ngược) không dập tắt được. Thùy Duyên ngồi khóc cho qua cơn đau khổ. Nàng chậm nước mắt, rồi gật đầu:
- Vâng ! Em xin lỗi anh. Em cố gắng giữ lời hứa.
Trọng Nghĩa nắm tay Thùy Duyên:
- Anh mang ơn em nhiều thứ; em đã giữ gìn sự bình yên cho Hải Hà bao năm nay, và lo cho con chu đáo... Thôi, đến giờ anh vô sở, em về đi nha! 

Thùy Duyên gạt lệ ra về, trong lòng mang bao nỗi niềm chua xót...


*
Đầu thập niên 1990, Trọng Nghĩa lo giấy tờ cho cha mẹ đoàn tụ sang Paris sống chung với vợ chồng chàng. Vài năm sau, buổi trưa đang làm việc trong hãng, bỗng nhiên Trọng Nghĩa lên cơn  đau tim, chàng ngất xỉu, xe cứu cấp chở vô nhà thương. Sau đó được chữa khỏi. Trong những ngày nằm bệnh viện, chàng cảm thấy mình bị nỗi sầu u uẩn, chẳng biết cùng ai để mà tâm sự? Chàng ra khỏi bệnh viện nằm nhà dưỡng sức. Rồi một ngày thứ bảy đẹp trời, Hải Hà, vợ chàng được chị bạn tên Thương rủ đi dạo phố. Nhân dịp ấy, Trọng Nghĩa mời cha mẹ đi  dùng cơm trưa ở một nhà hàng Tây ngoài khu phố Opéra để chàng tâm sự.  Bữa cơm Tây soàn soàn vừa xong. Họ đi ra cà phê ‘’La Paix’’ ngồi ngắm những người bộ hành qua lại. Trọng Nghĩa thấy cha mẹ đang vui vẻ, chàng  lưỡng lự, rồi mở lời :
- Ba má à! Con có tâm sự riêng, muốn nói cho ba má biết.
Ông bà Lý Trọng Nhân rất ngạc nhiên nhìn con, ông Nhân hỏi nhanh:
- Cái gì? Con có tâm sự riêng tư hả?
Bà Nhân cũng tiếp:
- Tâm sự gì? Hãy nói cho ba má nghe đi. Chứ đừng để trong lòng mà sanh bệnh đó!
Bà Trọng Nhân nghi ngờ, nghĩ, ‘’Chết rồi! Chắc vợ nó có mèo chuột gì đây?’’ Bà nóng ruột quay sang khều vai con:
- Con nói đi. Nói cho ba má nghe coi!
Trọng Nghĩa cố trấn an tinh thần và nói:
- Con... con có một đứa con rơi!
Hai ông bà Trọng Nhân giựt mình. Ông Nhân hỏi:
- Trời ơi! Con có con rơi? Mà trai hay gái, mấy tuổi, tên gì? Hiện giờ ở đâu?
- Dạ, con trai, tên Trọng Hậu. Nay, cũng được hơn mười tuổi rồi ba má à! Mẹ con của bé Hậu ở ngoài Nanterre.
Bà Nhân hỏi nhanh:
- Rồi, vợ con có hay biết chuyện này không?
- Dạ, không.
Ông Trọng Nhân trách con:
- Trời ơi! Con tạo ra cảnh khổ tùm lum rồi! Vợ con là con nhà tử tế, đẹp và hiền lành mà con còn đèo bồng chi cho rối rắm vậy Nghĩa?
Trọng Nghĩa ngồi im lặng. Bà Nhân thấy con bị cha rầy, bà liền đỡ lời cho con trai cưng:
- Thôi ông à! Ông nhẹ lời với con một chút đi. Cái gì cũng do số trời và định mệnh khiến xui mà ông.
- Con biết con có lỗi má à!
Ông Trọng Nhân lắc đầu, than thở:
- Mấy đời trong giòng họ Lý Trọng chưa có ai lầm lỗi mấy chuyện này!  Mặc dù, ngày xưa ông nội con (Lý Trọng Từ) làm tới Quan Huyện mà chẳng  hề có vợ bé, vợ mọn gì hết. Nay tại sao con phạm lỗi chứ?
Bà Nhân lấy tay vuốt vai chồng:
- Ông! Sao ông cứ trách con mình hoài vậy?
Ông Trọng Nhân có vẻ giận dữ:
- Hứ! Phải còn ở bên nhà là tui bảo nó lên ván cúi xuống cho tui đánh mười roi rồi. Thiệt, tui thật xấu hổ với vong hồn vợ chồng anh Trương Độ  Lượng quá đi. Nếu ông bà ấy mà còn sống chắc tui phải quỳ lạy xin lỗi họ rồi đó.
Trọng Nghĩa chẳng dám nói gì thêm. Bà Trọng Nhân an ủi con:
- Chuyện đã dĩ lỡ rồi, con đừng suy nghĩ nhiều mà bệnh tim của con tái phát là khổ hết cả đám nghe con!
Ông Trọng Nhân nghe vợ nhắc đến bệnh tình của con, ông liền nhẹ giọng:
- Ba nghe chuyện của con bất ngờ quá, nên ba bị sốc chút thôi. Ba nói  vậy, chứ ba không có trách hờn gì con đâu. Con đừng lo nghĩ nhiều mà hại  sức khỏe. Mọi sự, ba má để cho con dàn xếp. Ba mong sao giữa con và Hải Hà được hạnh phúc êm đềm. Nhứt là đừng để cho vợ con hay biết chuyện  này... Ý cha! Thật, tội nghiệp cho Hải Hà, con dâu thảo của ba má, và  vợ ngoan hiền của con! Rồi thằng cháu nội của ba má phải chịu lênh đênh trên đời này! Thiệt là khổ!
Trọng Nghĩa thở ra:
- Con rất cảm ơn ba má đã thông cảm và cho phép con nói ra hết. Con thấy lòng con được nhẹ bớt phần nào rồi.
Bà Nhân nghe lòng nôn nao, muốn gặp cháu nội đích tôn, bà hỏi dò:
- Nè, hôm nào có dịp, dẫn cho ba má thấy mặt cháu nội coi nha con?
Trọng Nghĩa lắc đầu:
- Chưa được đâu ba má à!
Ông Trọng Nhân thấy con trai mình buồn vì đang gặp tình cảnh trái ngang, ông an ủi con:
- Không sao. Chừng nào con cảm thấy được thì cho ba má gặp. Nhưng nhứt định là phải dấu kín với vợ con nha.
- Dạ, con cảm ơn ba. Thôi, mình về đi ba má!


*
Thắm thoát thời gian bay vèo qua bao năm tháng. Hầu hết tất cả người Việt tỵ nạn được an cư lạc nghiệp trên đất Pháp. Cha mẹ Trọng Nghĩa đã khá già và lần lượt qua đời. Trọng Nghĩa và Hải Hà vẫn sống trong hạnh phúc êm đềm.

Vừa bước qua thiên niên kỷ thứ ba. Vào đầu xuân..., Trọng Nghĩa bị bệnh đau tim trở lại. Lần này thì các bác sĩ đành bó tay. Chàng trút hơi thở cuối cùng vào một chiều xuân u ám và đầy mưa gió. Sau khi đám tang, hỏa thiêu hài cốt Trọng Nghĩa xong, Hải Hà ôm bình tro về nhà thờ phụng cho  ấm lòng. Nàng thương tiếc người chồng bao năm mặn nồng thắm thiết. Đôi mắt nàng hay ướm lệ, và hằng ngày thường nhìn ảnh chồng trên bàn thờ,  miệng thì thầm, ‘’Suốt ba mươi năm, anh là người chồng chung thủy và  thương yêu chỉ có một mình em. Nay anh nỡ bỏ em mà ra đi sớm. Nhưng  trong tim em luôn luôn có hình bóng anh, như ngày anh còn sống. Em yêu  anh mãi mãi. Và cảm ơn anh đã cho em những năm tháng hạnh phúc tuyệt  vời...’’ Nhưng than ôi! Nghiệt ngã, oái oăm đưa đến với người đàn bà  hiền lành vô tội này...

Một buổi sáng đầu mùa hè, nắng vàng lóng lánh trên cỏ cây hoa lá. Hải Hà dẫn con chó nhỏ tên Vicky xuống nhà cho tiểu tiện. Nàng đi tà tà đến mở  hộp thư, thấy có phong thư hơi dầy. Nàng gọi Vicky và dắt trở lên nhà nhanh để mở thư ra đọc. Vừa mở thư thì có vài tấm ảnh rớt ra. Nàng nhìn  sơ và để qua một bên mà lo đọc lá thư :

Nanterre, ngày... tháng... năm ...

Thưa bà Lý Trọng Nghĩa,

Tôi tên là Lê Thị Thùy Duyên, mẹ của Lê Trọng Hậu. Trọng Hậu là con trai của Lý Trọng Nghĩa và tôi. Nay, Trọng Hậu được mười tám tuổi. Hậu được biết cha nó đã qua đời mấy tháng nay (...). Trọng Hậu nhờ tôi xin bà trao lại bình tro của cha nó để nó thờ phụng sau này (...). Kèm theo đây  mấy tấm ảnh để chứng minh là sự thật. Mong bà không nỡ từ chối...
Kính chào bà
Lê Thị Thùy Duyên

Hải Hà vừa đọc xong thư và lấy mấy tấm ảnh nhìn xem, chợt thấy Trọng  Nghĩa chụp chung với một cậu thanh niên giống y hệt chàng. Và một tấm chụp chung có người đàn bà xa lạ. Tay chân Hải Hà bủn rủn run lên,  nước mắt tuôn trào nghẹn ngào muốn ngất xỉu. Nàng như kẻ chết ngồi. Mấy phút sau, nàng chợt nghĩ đến chị bạn tên Thương là người bạn thân nhứt  đời. Hải Hà liền gọi điện thoại. Bà Thương, nay đã trên sáu mươi tuổi,  không còn đi làm việc gì nữa mà chỉ ở nhà lo việc tu tâm, đọc sách  thôi. Bà xin được một phòng nho nhỏ trong chung cư bình dân ‘’HLM’’ ở  gần Porte d’Italie Quận 13 Paris. Buổi sáng bà hay nghe kinh kệ. Tiếng mõ chuông cóc cóc, beng beng thì tiếng chuông điện thoại reo vang, bà liền với tay tắt máy casette, rồi đi từ từ đến nhấc điện thoại, nói một  giọng trầm tĩnh :
- A lô! Tôi nghe đây!
Tiếng nấc nghẹn ngào của Hải Hà bên đầu giây:
- Em đây, chị Thương ơi! Cứu em, chị Thương ơi!
- Hải Hà đó hả? Từ từ, chuyện đâu còn có đó. Hãy nói cho chị nghe đi.
Hải Hà cứ khóc, chớ không nói được gì. Bà Thương vẫn giữ giọng cũ:
- Em bị gì vậy Hà? Hay là để chị chạy tới nhà em?
- Dạ, chị tới nhà em liền đi. Em khổ quá chị ơi! Chắc em chết mất chị ơi!
- Bình tĩnh, bình tĩnh. Nè, nghe lời chị, em rót một ly nước mát uống liền đi. Chị thay đồ xong là xuống Mê trô đến nhà em liền. Chắc cỡ chừng bốn mươi lăm phút chị sẽ tới đó. Chờ chị, chớ đừng có đi đâu nghe hôn! 
- Dạ, em đợi chị.

Trong khi nóng ruột chờ đợi bà Thương đến với mình, Hải Hà nhìn lên bàn thờ thấy ảnh của Trọng Nghĩa nhìn nàng như đang van xin, cầu khẩn vợ tha  thứ. Hải Hà đứng dậy với tay lật úp tấm hình chồng cho khỏi thấy mặt, vì trong lòng nàng đang ghen tức và đau khổ tột cùng. Thật, giữa đời ai  học được chữ ngờ đây? Người đời, khi có xẩy ra chuyện như trên thì thường hay nói để tự an ủi cho đỡ cơn tức giận, ‘’Ối, ở đời muôn sự của chung mà hơi đâu dành giựt!’’ Hoặc, ‘’Tiếc chi một nải chuối xanh,  năm bảy người dành cho mủ dính tay.’’ Nói thì dễ lắm, nhưng thực hành có nổi không đây? Bởi chúng ta, ai ai cũng là Người Ta, Tham Sân Si  dày đặc trong tâm, chớ có phải Thánh Thần gì đâu! Nhưng đôi khi cũng có  người được thoát ra ngã tăm tối ấy nhờ có tâm hồn rộng lượng, bao  dung, tha thứ.

Tiếng nhận chuông làm con Vicky sủa rân lên, Hải Hà ra mở cửa. Vừa thấy bà Thương là nàng xỉu trong tay bà. Bà Thương dìu Hải Hà vào "salon," giựt tóc và rải nước lên mặt nàng. Vài phút sau, Hải Hà tỉnh dậy, ôm bà Thương mà khóc nức nở. Bà Thương vuốt tóc Hải Hà và bằng một giọng trìu  mến thương yêu:
- Em của chị, hãy bình tĩnh nói cho chị nghe chuyện gì làm em như thế này?
Hải Hà nhìn bà Thương với ánh mắt long lanh đầy lệ rồi lấy tay chỉ:
- Kia kìa, chị hãy đọc thư và xem mấy tấm hình đi.
Bà Thương làm theo lời của Hải Hà. Bà với tay lấy thư đọc từ từ và xem mấy tấm hình. Bà thở ra, nói chậm rãi:
- Đời là thế đó em à! Thôi, để từ từ mình sẽ giải quyết. Bây giờ hai chị em mình đi ra ngoài ăn cơm nha!
- Làm sao em ăn nổi, chị?
- Phải đi ra ngoài để nhìn thấy trời đất bao la, rồi mới tìm được những ý nghĩ hay ho để giải quyết chuyện này.
- Giải quyết làm sao đây chị?
- Thì đi với chị đi.
Hải Hà lưỡng lự, rồi gật đầu:
- Em nghe lời chị. Em chỉ còn có chị thương em thôi. Chớ người đời, sao em sợ quá rồi chị ơi!
- Em tin và thương chị mà nói vậy. Chớ ngoài đời cũng còn lắm kẻ hiền.  Em đừng có quá bi quan. Thôi, mình đi. Chị nghe đói bụng rồi!
(... ...)
Bà Thương ở lại với Hải Hà mấy ngày liền để an ủi và giảng giải nhiều  điều của kiếp con người cho nàng nghe. Bà thấy Hải Hà bớt khóc, bà giảng tiếp:
- Em cứ xem là chồng em chung thủy và luôn luôn yêu chỉ một mình em  đi. ‘’Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi.’’ Mía sâu khúc nào là mình chặt  bỏ, giữ lại khúc mía tốt. Còn nhà dột nơi nào thì tránh né hoặc che đậy lại. Không lẽ nhà dột một chỗ rồi mình xô cho sập cả cái nhà sao? Còn chuyện này, nay cậu Trọng Nghĩa đã mất rồi, xem hủ tro kia như là cát bụi. Đưa cho họ quách cho rồi. Em chỉ giữ lại kỷ niệm trong ba mươi năm hạnh phúc đến ngày cậu Trọng Nghĩa chết. Còn bây giờ...

Hải Hà cướp lời bà Thương, nàng nói trong tiếng nấc nghẹn ngào:
- Còn bây giờ, em thù ghét ảnh lắm. Em thù ghét ảnh lắm chị ơi!
Bà Thương vẫn một giọng dịu dàng:
- Chị biết mà. Hễ thương yêu nhiều là thù ghét nhiều hà! Nhưng chị hiểu  tâm tánh của em. Em rất từ tâm rộng lượng. Em thường nói là, em thương hết thế gian, ai ai cũng thấy dễ thương mà! Nay, vì chuyện riêng tư gia đình mà làm tâm hồn em trở nên thù hận. Theo chị thấy, em chỉ giận nhứt thời thôi. Chớ tánh em đâu phải như vậy!
Bà Thương chích được vào tâm của Hải Hà, làm lòng nàng vơi đi phần nào tức giận. Ánh mắt Hải Hà hơi sáng lên và nói:
- Em cảm ơn chị đã nhắc nhỡ em. Em thấy đỡ nhiều rồi chị Thương ơi!
- Vậy là em bớt thù chồng rồi hén? Bây giờ chị đề nghị với em chuyện này. Nhưng cũng tùy ý em quyết định nha!
Hải Hà tươi tắn hơn chút và mìm cười:
- Đi ra ngoài đường nữa phải không?
Bà Thương nói giễu giễu:
- Hết ra ngoài đường rồi. Mà là ở trong nhà... hà hà...
Hải Hà nhướng mắt lên:
- Trong nhà! Làm gì trong nhà bây giờ đây chị?
- Em hết nghe nặng ngực, hết thù chồng rồi chưa? Nếu hết thì chị mới nói.
- Cái gì mà sao chị úp mở hoài vậy?
- Muốn biết ý kiến của chị thiệt hén? Chuẩn bị tinh thần nghe đây.
- Rồi, em chuẩn bị!
- Hôm nào em vui vẻ thật sự, em viết thư mời hai mẹ con của cháu Trọng Hậu đến đây để giao hũ tro cát bụi đó đi. Em nghĩ sao?
Nước mắt Hải Hà lại ướm đọng bờ mi, nàng nói:
- Hiện bây giờ thì em chưa muốn.
- Chớ em đợi chừng nào? Kìa, hình chồng của em, em úp xuống rồi. Chị ở đây mấy ngày mà có thấy em đốt nén nhang nào đâu!
Hải Hà nhìn lên bàn thờ quả thật như vậy. Nàng im lặng vài giây rồi nói:
- Tự nhiên em thấy hêt thương ảnh rồi chị ơi!
- Em đừng nói vậy mà tội nghiệp cho vong hồn cậu. Chị biết, hoàn cảnh khó xử của cậu Trọng Nghĩa. Chắc cậu bị lương tâm cắn rức dữ lắm. Cho nên mới bị đứt tim chết để trốn tránh nợ trần.
Ánh mắt bà Thương trở nên buồn. Bà nhìn ra cửa sổ, lắc đầu thở ra và nói tiếp:
- Thật ra, chị chưa biết Ai Khổ Hơn Ai?

Hải Hà nghe bà Thương nói, nàng liền đứng dậy với tay dựng hình chồng lên và đốt nhang khấn vái: ‘’Em không còn giận hờn anh nữa. Em cầu cho anh sớm siêu thoát. Và em sẽ trao bình tro cho Trọng Hậu một ngày gần đây để anh được gần con. Vì trước sau gì em cũng theo anh. Hẹn anh trong cõi Hư vô.’’

Bà Thương thấy Hải Hà xả bỏ những hờn ghen, tức giận. Bà nhìn trên gương mặt và ánh mắt của Hải Hà không còn chút phiền muộn. Bà nghe lòng nhẹ nhàng. Xem như bà đã làm được việc lành cho tha nhân. Từ đó, bà thường lui tới nhà Hải Hà và rủ nàng đi viếng những thắng cảnh lòng vòng gần Thủ Đô Paris, để biết thêm lịch sử của nước Pháp.

Hải Hà hứa với bà Thương là, nàng sẽ chờ đúng một năm, ngày Trọng Nghĩa lìa đời, nàng sẽ mời Thùy Duyên và Trọng Hậu đến nhà để làm giỗ giáp năm cho Trọng Nghĩa. Và, nàng xả tang chồng đồng thời trao cho Trọng Hậu hũ tro để thờ phụng cha cậu sau này.

(Ngoại ô Paris - Bên bờ Sông Seine, Bạch Am, ngày 13-08-2002)


[/CENTER]
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra