Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Sưu tầm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Sưu tầm (Read 3030 times)
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Sưu tầm
19. Jul 2011 , 17:10
 



Thói ngụy biện.

Nguyễn Văn Tuấn


...
Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.
Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.


Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.
Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.


Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.


Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.
Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.


Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:


• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác


Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề


1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”


2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.


3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”


4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.


5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”


6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!


Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông


7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”
8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”
9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)
10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.
11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”


Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề


12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”
13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.
14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”
15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”


Nhóm 4. Qui nạp sai


17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”
18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”
19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”
20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.
21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”
22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”
23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”
24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”
25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo


26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”
27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)
28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.
29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.
31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”


Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận


32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”
33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.
34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”
35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.
36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.


Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác


37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”
39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”
40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.
41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”
42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.
43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”
Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”
44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”
45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.


Nhận xét
Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.
Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.


Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.
Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.
Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.
Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.
Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.


Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.



thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2011 , 16:22 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Dự Đoán Đáng Kinh Ngạc Về Nước Mỹ
Reply #1 - 04. Aug 2011 , 12:02
 
 


Aren't you happy to be an Ờ-me-ri-kan???


Doctor Medicine  Nostradamus


...

Nước nào DÂN CHỦ thì còn,
Cho mà không tiếc, mót bòn quả công,
    Tự Do, tự chủ cộng đồng,
Nhiệm kỳ đúng hạn, không mong ngồi hoài,

Nước nào tôn trọng nhân tài,
Lương cao, cấp Patent, copyrighs đủ đầy,
     Thần đồng thế giới về đây,
Chung lo xây dựng nước nầy vinh quang!

Bá Chủ Thế Giới tiền vàng,
Cứ in! cứ xuất muôn ngàn tỉ ra,
     Thế giới quen gọi dollar,
Nước gọi Dân Tệ,dollar Canada, Úc, Singa-bò....

Âu Châu EURO đang lo,
Hy, Bồ, Ý... nợ so đo lắm điều,
    Sterling Anh, Franc Thụy tuy nhiều,
Finance Crisis tiêu điều trần gian!

Obama, Thượng Viện tính toan,
Qua cơn khủng hoảng đứng hàng number ONE.
  Kinh Thánh tiên đoán: NGA+ANH+MỸ đi đon!
Nhân quyền + Nhân Ái thì còn luôn luôn.

Nước nào chở dân bán buôn,
Bán nước từng khúc tiền luồn ngõ sau.
  Độc đảng, độc tài, nô Tàu,
Đạp mặt, bịt miệng người nào dám thưa.

Chống xâm lăng, cán làm dưa,
Kiện Thủ tướng thì đưa vào tù.
   Luật do miệng ông vua ngu,
Tòa xử rào kín, cấm bu bên ngoài,

Tiên tri Nostradamus cho hay:
Việt Nam Cộng Sản có ngày thành ma.
Chống ngoại xâm: Việt-Nam Cộng Hòa!
CSVN  bán nước: Ấy là sắp tiêu !

                            






Dự Đoán Đáng Kinh Ngạc Về Nước Mỹ -

Cao Tín



HOA KỲ sẽ là siêu cường quốc độc nhất suốt thế kỷ 21. Dự Đoán Đáng Kinh Ngạc nhưng có cơ sở đáng tin cậy của GS G. FRIEDMAN


Theo Vitinfo
George Friedman, người sáng lập và là Chủ Tịch Công Ty Dự Báo Chiến Lược STRATFOR, một “think-tank” phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.

Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới.

Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như “fastfood” và CocaCola… được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói.

Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới "Quý Tộc", là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là "tự lo", và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về "tự do" kiểu Mỹ sau này. Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị tri thức – một hệ thống khái niệm về “quản lý lao động” tách rời nhân sự.

Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa “trình tự ra quyết sách”, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.

Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ nhận ra và bầu những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác "tự nguyện cho vay." Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách kinh tế mới của Tổng Thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng Thống Obama vừa trình Quốc Hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu đậm). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia.

Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các tiểu bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên.

Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và phát triển xa lộ cao tốc truyền thông (gồm hệ thống “truyền thông số” và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên truyền thông, nhờ đó nguồn tri thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão.

Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.

Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trong không gian sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng.

Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.

Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung  tâm
.


thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Cho Đi rồi Lấy Lại_ Give and Take
Reply #2 - 05. Aug 2011 , 10:28
 


Cho Đi rồi Lấy Lại_ Give and Take


...
 

                                        
Chính sách "cho đi rồi lấy lại" (Give and Take policy) của Mỹ đã được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Và hầu như khi nào Mỹ cũng áp dụng chính sách "Give and Take" (Cho Đi rồi Lấy Lại) chứ không dùng lối "take and give" (lấy đi rồi cho lại) vì "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" (cho trước được tiếng và có lợi hơn là lấy trước cho sau) !


Riêng trong lãnh vực đối ngoại, khi lấy lại (take) thì Mỹ luôn luôn lấy lại nhiều hơn là những gì đã cho đi (give). Điển hình là Mỹ đã để cho và "ngấm ngầm" (implicitly) khuyến khích VN cứ tự do làm bất cứ điều gì họ muốn (trên đất Mỹ) trong khuôn khổ luật pháp của một thể chế dân chủ cho phép - như việc thành lập đài VTV4, đầu tư kinh doanh, mua bán (xuất nhập cảng), thực hiện các chương trình văn nghệ , v.v... Tất cả những sự tự do "tung hoành" này của VN xét ra hoàn toàn không có một tí gì có hại cho Mỹ, ngược lại điều này đã mang lại cho Mỹ những mối lợi to lớn gấp 100, gấp 1000 lần so với những gì Mỹ đã cho đi !


Hãy thử xét là một khi VN muốn đặt đài VTV4 đế tuyên truyền, đầu tư (mua lại hoặc xây dựng) các khu thương xá, cơ sở kinh doanh, chung cư, đất đai, nhà cửa, ... để làm kinh tài và tạo ảnh hưởng thì VN đã phải chịu dốc ra bao nhiêu vốn liếng trong khi "phần vốn" của Mỹ chỉ có là một thể chế Tự Do, Dân Chủ - Mỹ hoàn toàn không mất lấy một xu mà lại hưởng được những mối lợi to lớn !
Đó là những cái mà Mỹ đã cho VN ngay trên sân nhà My, còn những cái cho ra khỏi biên giới nước Mỹ như những số vốn đầu tư vào Việt Nam từ các tư nhân, những số tiền viện trợ cho Việt Nam qua các chương trình từ thiện, ý tế, quân sự, ... cộng chung lại chỉ là tiền lẻ của Mỹ.
Trong khi đó VN đã đổ vào nước Mỹ cả trăm triệu đôla hàng năm qua các việc đầu tư, chi tiêu cho việc tuyên truyền kể trên, qua việc trả học phí cho hàng ngàn du học sinh, qua các vụ rửa tiền, gởi vào trương mục của các tư bản đỏ, ... cộng chung lại là những số tiền kếch xù.
Nhưng những số tiền kếch xù này từ đâu mà  "tư bản đỏ" có ?  Ai ai cũng đã quá biết là từ tiền tham nhũng Để rồi VN lại   "chở củi về rừng" cho nước Mỹ mà số "củi" chở về lại nhiều hơn số "củi" Mỹ đã cho đi. Quá nhiều ! Vì số "củi" này đã được VN gom góp, chắt bóp từ khắp mọi nơi, đến từ mọi nguồn, để rồi cuối cùng VN lại tự động "hiến dâng" cho nước Mỹ !
Cái hay và cũng là cái "khôn ngoan" của Mỹ là khi cho đi (give) Mỹ là người chủ động, nhưng khi lấy lại (take) thì chính VN đã tự nguyện, tự động đem "tiền cho không, biếu không" chú Sam chứ hoàn toàn không có một sự đòi hỏi nào từ phía Mỹ !


(Thỉnh thoảng có những mẩu tin về việc chận bắt các vụ chuyển tiền RA khỏi nước Mỹ, Úc, ... nhưng có bao giờ chúng ta nghe thấy việc chận bắt những vụ chuyển tiền VÀO đất Mỹ, Úc, ...?! Nói một cách khác, các nước Mỹ, Úc ... chỉ bắt và trừng phạt những ai có những hành vi có hại cho đất nước của họ mà thôi - quyền lợi quốc gia là trên hết ! Ngược lại, đối với VN quyền lợi cá nhân là "chủ yếu", là "đồng ý, nhất trí", là "đạo đức cách mạng", là "đỉnh cao", … còn đất nước, dân tộc là thứ yếu .  Đó là những cái lợi của việc cho đi (give) của Mỹ đối với VN nhưng lại hoàn toàn không đáng kể khi đem ra so sánh với những mối lợi và ảnh hưởng của Mỹ tạo được trên các quốc gia Đông Nam Á mà trong đó Việt Nam và Trung Cộng là các "nhân vật" chính - VN bị làm mồi nhử và Trung quoc là con vật bị nhử. Hảy tự hỏi tại sao cho mãi đến giờ này Mỹ mới lại nhảy vào biển Đông (?)
Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta hãy đi ngược giòng thời gian... trở lại thời kỳ chiến tranh Việt Nam để thấy rằng lúc đó Trung Cộng chưa phải là "đối thủ đáng gờm" của Mỹ. Và vì biết rõ rằng mối tình gượng ép giữa   VN  và TC, tuy ngoài mặt vẫn ôm nhau thắm thiết và lúc nào cũng tung hô 16 chữ vàng , nhưng bên trong là "cơm không lành canh không ngọt" (điển hình là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979).
Do đó từ chỗ chưa phải là một đối thủ đáng gờm, Mỹ đã để cho Trung Cộng có thời gian lớn mạnh trở thành một "đối thủ đáng gờm" - nhưng là đáng gờm và đáng sợ đối với VN, và đối với các nước Đông Nam Á. Theo tâm lý học, một khi sợ ai thì mình phải làm gì đế tự vệ ?  Hoặc tìm cách tự trang bị cho mình các thứ vũ khí như gậy gộc, dao búa, ... và/hoặc đi tìm thầy học võ như trong các phim "Karate kid".

Trong trường hợp Việt Nam thì vì sợ TQ  nên bây giờ VN đành phải gạt cái khẩu hiệu "đánh Mỹ cứu nước" sang một bên để  "nhờ Mỹ cứu nuoc".
VN đã đi tìm thầy Mỹ xin học võ qua việc "hiện đại hoá" quân đội nhân dân, và các chương trình huấn luyện quân sự do Mỹ đài thọ. Và tự trang bị cho mình qua việc mua một số lượng lớn các vũ khí tối tân của Nga, của Mỹ (đây cũng là lý do mà Mỹ đã âm thầm bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam [1]).
Cái sợ hãi của VN đã lan rộng đến các nước Đông Nam Á, và đã làm cho các nước này càng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ, kết quả là Mỹ đã bán được và sẽ còn tiếp tục bán được những khối lượng vũ khí khổng lồ với các đơn đặt hàng lên đến hàng chục, hàng trăm tỉ Mỹ kim. Nhưng những thứ mà Mỹ lấy lại không chỉ là những mối lợi thu được qua việc buôn bán vũ khí hay các sản phẩm khác mà còn có cả vấn đề quyền lực như sự chi phối và ảnh hưởng của Mỹ trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, ... của các nước trong vùng.


Vậy trong bao năm qua Mỹ đã im lặng (dùng TC làm con ngáo ộp) để cho Trung Cộng tự tung, tự tác, , "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" Việt Nam, hà hiếp các nước trong vùng Đông Nam Á thì bây giờ ai là người được hưởng lợi ?!
Ngoài ra Mỹ còn sẳn sàng chia chác một phần nhỏ lợi lộc đế thủ đắc những lợi lộc to lớn hơn. Mỹ đã cho (give) Nga hưởng được một phần lợi lộc trong việc buôn bán vũ khí với một số các quốc gia trên thế giới, gần đây nhất là với Việt Nam, để làm gì ?  Mục đích là lấy (take) cái vị thế đồng minh hay "trung lập" của Nga để Mỹ rảnh tay "hỏi thăm sức khỏe" Trung Cộng. Nếu Nga không muốn làm đồng minh giúp Mỹ bao vây, triệt hạ TC thì ít ra Nga cũng sẽ giử vị thế "trung lập" lúc Mỹ ra tay dạy cho Trung Cộng biết thế nào là lễ độ, mà không còn lo sợ phải đương đầu cùng một lúc với cả 2 đối thủ.
Và xin nhớ rằng hiện nay Trung Cộng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, có nghĩa là một phần lớn vốn liếng quốc gia của TC nằm trong tay Mỹ. Trong khi đó việc bán vũ khí cho các nước trong vùng Đông Nam Á, việc lâu lâu cố tình xì ra một vài món vũ khí tối tân lợi hại, và gần đây nhất là việc tái xuất hiện trên biển Đông (khi thời gian đã chín mùi) là những hành động "khiêu khích" của Mỹ để dụ TC móc hết hầu bao ra chạy đua vũ trang với Mỹ. Để làm gì ? Để TC dốc hết tài sản quốc gia đầu tư vào quốc phòng, để vượt lên làm một đàn anh, một cường quốc, để thị oai với thế giới, ... rồi có thể một ngày nào đó (nếu không biết dừng lại) TC sẽ  hết vốn liếng, phá sản (fiasco), sụp đỗ tan tành. Việc chạy đua vũ trang với Mỹ chẳng khác nào một canh xì phé giữa một tay chơi nhiều tiền (GDP of USA 2010: ~ $15 trillion with a population of 300+ million), điềm tĩnh và mưu lược với một "tay mơ" nóng máu, tham lam bành trướng, háo thắng mà vốn liếng chẳng có bao nhiêu (GDP of China 2010: ~ $1.5 trillion with a population of 1.4+ billion) để rồi trước sau gì cũng bị cháy túi, thua đậm, thua đau, !  Đây cũng bài học nhớ đời cho Nga và các nước trong khối Đông Âu [2]!


Vậy nếu Trung Cộng sụp đổ thì ai sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất ?  Việc đầu tiên là Mỹ sẽ xù hết nợ (trên dưới 800 tỉ Mỹ kim)! Còn nếu chế độ VN tiêu vong thì Mỹ làm gì ?  Mỹ sẽ ra lệnh tịch thu (trên đất Mỹ) và yêu cầu phong toả (trên thế giới) tất cả tài sản, của cải chìm nổi kể cả các trương mục kín của các  tư bản đỏ, như Mỹ đã từng làm đối với các tên tội phạm, tham nhũng, độc tài ở cấp quốc gia trên thế giới.


Xin được nói thêm là tất cả những gì Mỹ cho đi không chỉ giới hạn trong các thứ vật chất (material/tangible) như tiền bạc, súng đạn, máy móc, thức ăn, thuốc men, ... và cũng không phải những thứ cho đó khi nào cũng có lợi (benefit) cho người nhận !  Trong trường hợp các nước Đông Nam Á thì Mỹ đã "cho" (give) họ sự "Sợ Hãi" ("Sợ hãi" không phải là vật chất và cũng không có lợi gì cho người nhận), và Mỹ đã lấy lại (take) được những mối lợi rất lớn mà không cần phải bỏ vốn.


Đó là chính sách và chiến lược "cho đi rồi lấy lại" (Give and Take) của Mỹ !


  Chân Nhi






thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 05. Aug 2011 , 10:37 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Kỹ Nghệ nuôi cá Hồi (Salmon)
Reply #3 - 09. Aug 2011 , 16:56
 


Kỹ Nghệ nuôi cá Hồi (Salmon)



...
 

                                        

Tác Giả: Đức H Vũ    
Thứ Sáu, 05 Tháng 8 Năm 2011 20:29 



Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.

Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi.

Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá chốt, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống – bất kể là bống kèo hay bống đá – hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
.
Cá hồi sinh ở sông nhưng phần lớn thời gian sống ở biển. Ðặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở.

Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.

Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ.

Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần phải được lưu tâm và học hỏi. Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời… tha phương cầu thực.

Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” được từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ.

Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà – tức sông xưa bến cũ – và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở. Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới. Mạng lưới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào… hộp!

.Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp và mang bán.
.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chước. Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.

Từ năm 1978 cho đến năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã “thả” ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác.

Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả – tối thiểu – cũng phải một phần ba đã vong mạng!
.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.

Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.
.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 – đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Ðông Nam Á – cũng mang số phận y như vậy.

Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông – khi phần đất này còn thuộc Anh – Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi!

Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Ðại Tây Dương – giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi “Việt kiều” về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ kim mà có thể là đến sáu ngàn Ðô la, hay nhiều hơn nữa.
.
Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng 1 năm 2010, cho biết: “Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt 6.283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt 3.2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.”

Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này – thành quả kinh tế duy nhất (thực sự) vượt chỉ tiêu – về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nước những con nguời cùng quẫn và sôi sục bất mãn, rồi “thu về” những “Việt kiều” yêu nuớc và giàu sang !!!

Thiệt khoẻ!







thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Sức nặng tương đối - nhìn từ giác độ khác...
Reply #4 - 17. Aug 2011 , 11:47
 


Sức nặng tương đối - nhìn từ giác độ khác....



Nguyễn Xuân Nghĩa

...



Có những ngày mà chúng ta bần thần tự hỏi là “chuyện gì đang xảy ra vậy?” Có lẽ thời sự tuần qua là trường hợp ấy. Khi bần thần như vậy, cách hay nhất là... lùi lại để khỏi bị cuốn vào cơn lốc. Lùi lại rồi mới hiểu vì sao lại bị hoa mắt! Ðương thấy tối thì hãy nói chuyện tương đối, và tỉnh táo đặt mọi sự lên bàn cân...

Biết đâu sẽ chẳng sáng ra khi thấy Thiên triều Trung Quốc ra mặt hù họa!



Chính trường hóa dại làm thị trường hoảng loạn



Số là kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm từ tháng 12, 2007 đến tháng 7, 2009.

Vài đề nghị về cách dùng chữ: “Suy trầm” (recession) là khi đà tăng trưởng sản xuất sút giảm liền trong hai tam cá nguyệt (quý). Nặng hơn thì gọi là “suy thoái” (depression); nặng hơn nữa và kéo dài lan rộng thì gọi là “khủng hoảng” (crisis). Nhớ lại thì đà tăng trưởng quy ra toàn năm của Quý II-2007 là 3.6%, Quý III là 3.0%, đến Quý IV chỉ còn 1.7%. Vì vậy mới gọi là suy trầm, theo định nghĩa của cơ quan nghiên cứu tư nhân có thẩm quyền đo đếm về suy trầm (NBER).

Thời ấy, mọi người đều nói theo các chính khách, rằng Mỹ bị khủng hoảng chưa từng thấy, kể từ vụ Tổng Khủng Hoảng 1929-1933. Chỉ vì năm 2008 đó có bầu cử nên các chính trị gia được mùa dọa nạt để kiếm phiếu.

Lùi lại mà nhìn thì qua bốn năm bảy tháng của trận Tổng Khủng Hoảng 29-33, sản lượng Mỹ bị sụt 26.7% với thất nghiệp 24.9% vào năm 1933. Trong vụ “Tổng Suy Trầm 2008-2009”, sản lượng bị sụt 5.1%, với thất nghiệp cao nhất là 10.1% vào tháng 10 2009.

Nói về tương đối thì vụ suy trầm này chưa bằng hai tai họa kinh tế năm 1937, năm 1945. Và chỉ mấp mé các đợt suy trầm năm 1972-1975, năm 1980, hoặc 1981-1982, khi lạm phát vượt 10%, lãi suất gia cư (mortgage) lên quá 20% và thất nghiệp có lúc lên tới 10.8%. Thành ra, dù có là nạn nhân của suy trầm ta cũng không quên rằng các thế hệ đi trước còn khốn đốn gấp bội.

Nhưng, nhồi trong một chu kỳ suy trầm nhẹ là vụ khủng hoảng tài chánh tháng 9 năm 2008. Và nhồi trong vụ khủng hoảng tài chánh đó là cuộc bầu cử năm 2008.

Từ đó, chính trường Mỹ hóa dại và gây nhiều tai họa kinh tế khác cho đến cao điểm là sự hoảng loạn tuần qua.

Cái “nhân” có thể là nỗi lo kinh tế lại bị suy trầm sau hai năm phục hồi uể oải, trong khi khủng hoảng Âu Châu chưa tan mà còn lan rộng. Cái “duyên” có thể là vụ công trái Mỹ bị Standard & Poor's hạ từ hạng “thượng đẳng” AAA xuống hạng “có giá trị” là AA+ vào mùng 5 tháng 8. Lý do bị hạ điểm chính là tình trạng hóa dại của chính trường với trận đánh về ngân sách kéo dài sáu tháng, bất chấp lời cảnh báo mà S&P nêu ra hôm 18 tháng 4, khi hạ điểm trái phiếu của Mỹ xuống hạng AAA “tiêu cực.”

Từ Thứ Hai mùng 8, thị trường qua một tuần hoảng loạn đến Thứ Sáu 11 mới nguôi. Trong ba ngày đầu tuần, chỉ số Kỹ nghệ Dow Jones (DJIA) tăng hay giảm 400 điểm nội trong ngày, là điều chưa từng thấy. Cả thế giới đã chứng kiến và bị ảnh hưởng bởi tình trạng hoảng loạn đó, khiến Bắc Kinh thừa cơ lên lớp thiên hạ. Và tắt đèn dẹp loạn ở nhà.

Ðấy là lúc chúng ta nhìn sang chuyện thứ hai, nếu đừng bị cuốn trong cơn bão tâm lý.



Trái táo và thùng dầu



Từ sau Thế Chiến II, Hoa Kỳ bị nhiều trận suy trầm nghiêm trọng mà rồi vẫn đứng dậy. Dân Mỹ vốn ưa hốt hoảng nhưng vẫn lạc quan và tự tin vùng lên. Vụ thị trường phát cuồng khiến ta có thể không chú ý một biến cố có ý nghĩa về khả năng vùng dậy.

Tuần qua, lần đầu tiên, tài sản của công ty Apple Inc. vượt qua tổ hợp Exxon Mobile thành doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới. Hiện nay, hai doanh nghiệp đang ngang ngửa trong cuộc đua với khoảng 350 tỷ Mỹ kim tài sản: ta nhân trị giá cổ phiếu trong ngày với số cổ phiếu thì ra trị giá tài sản theo mệnh giá của thị trường (xin tạm gọi là “kết giá thị trường” để dịch chữ market capitalization).

Nhìn lại thì Thứ Năm 11 vừa qua, chẳng có biến cố gì làm tài sản của Apple bỗng lên giá 36 tỷ và đoạt ngôi vô địch của Exxon Mobile! Nhưng nếu lùi lại một chút thì ta có thể nhìn ra một chuyển động lớn của Hoa Kỳ, và thế giới sau này.

Sau khi xóa chữ “Computer” trong thương hiệu Apple Computer Inc. Apple đã mở rộng lãnh vực kinh doanh và chuyên trị về một loạt những sản phẩm xin gọi là “trí tuệ trong mảnh nhựa.” Exxon hay các tổ hợp dầu khí hoạt động với rất nhiều thiết bị tốn kém trải rộng khắp nơi, mà sản phẩm chủ yếu là dầu thô và khí đốt. Ðây là loại sản phẩm bị hủy diệt sau khi được tiêu thụ. Sản phẩm của Apple chủ yếu là trí tuệ, là sáng kiến. Với đặc tính là sau khi được sử dụng và tiêu thụ thì vẫn tồn tại - mà lại còn có giá trị hơn!

Từ hai chục năm trước, ta nghe nói đến nền “kinh tế tri thức.” Apple và hàng loạt công ty mới xuất hiện sau này như Yahoo, Google, Facebook, v.v... đã minh chứng hình thái kinh tế ấy. Và làm thay đổi lề lối sinh hoạt, từ học hỏi, suy nghĩ, giải trí đến sản xuất của nhân loại...

Nói đến chuyện đứng dậy, nếu theo dõi thì ta biết những hoạn nạn của Apple sau khi xuất hiện tại Cupertino ở miền Bắc California vào năm 1976, khi nước Mỹ... vừa bại trận tại Việt Nam.

Mà khu vực này không chỉ có “phép lạ” Apple. Nhìn lại thì nhiều thành tựu kinh doanh từ Thung lũng Silicon này còn là đóng góp của di dân, đến từ Âu Châu, Á Châu hoặc Trung Ðông. Nhân vật kỳ tài của Apple, Steve Jobs, là người gốc Syria được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi... Lập ra công ty rồi bị đuổi rồi quay về cứu lấy trái táo. Ðược đối thủ là Microsoft cho vay 150 triệu, Apple thoát xác và mở ra chân trời khác.

Mà cái gì khiến những di dân ấy thành nhân tài của Hoa Kỳ? Ðiều kiện gì giúp họ phát huy trí tuệ và cống hiến những sản phẩm hay dịch vụ mà trước đó thị trường và giới tiêu thụ chưa nghĩ ra? Nếu còn ở lại cố quốc, họ có cơ hội như vậy không?

Những câu hỏi ấy mới đáng nêu ra trong cơn hốt hoảng.

Thành thử, giữa những bất cập của chính trường làm thị trường hoảng loạn, xã hội Mỹ vẫn tiếp tục vận hành và tạo ra phép lạ. Sau này, nếu có nhớ lại trận khủng hoảng vừa qua thì ta thấy... hào hứng như khi Tổng Thống Richard Nixon bị đàn hặc và từ chức vì vụ Watergate!

Nhìn cho gần trong từng gia đình, phép lạ ấy là khi trẻ em Mỹ đang sống trong một thế giới khác, hoàn toàn thoải mái với đồ chơi và học cụ điện tử. Chúng vận dụng tri thức theo những quy luật mà nhiều khi ta chỉ mường tượng ra đã chóng mặt. Từ đó, các thế hệ tiếp nối còn làm ra nhiều điều kỳ diệu hơn. Một hình thái sinh hoạt khác đã xuất hiện.

Mà trong thế giới đó của Mỹ, không có chuyện... kiểm soát Internet, đầu cơ kiến thức! Hoặc đàn áp đối lập. Ta trở lại với chủ nợ số một của Hoa Kỳ. Trung Quốc!



Chuôi dao nằm đâu?


Chỉ vì trong khi nước Mỹ hoảng loạn chuyện nợ nần thì Bắc Kinh - và cả thế giới - cứ nói đến việc Hoa Kỳ bị nhập siêu khi buôn bán với Trung Quốc. Nhờ vậy mà các đấng con trời tích lũy được khối dự trữ ngoại tệ trị giá tương đương với 3,200 tỷ đô la và là chủ nợ số một của Mỹ.

Với kho bạc ấy, tính đến tháng 7, Bắc Kinh cho Hoa Kỳ vay 1,160 tỷ bằng cách mua Công khố phiếu Mỹ. Nếu kể thêm các công ty bình phong khác, số tiền cho vay có thể lên tới 1,200 tỷ. Ngoài ra còn nhiều ngả đầu tư khác. Vì thế Bắc Kinh có thể làm chủ một lượng tài sản Mỹ trị giá tổng cộng là 2,000 tỷ. Một số nguồn tin khác nói đến tỷ lệ 70% của số dự trữ 3,200 tỷ này (2,240 tỷ). Trong khi ấy, người dân Trung Quốc vẫn nghèo mạt.

Nhìn từ bên ngoài, ta nên xoay ngược bài toán tích/tiêu hay tá/thải của trương mục kế toán này.

Dân Mỹ nổi tiếng là ưa tiêu thụ và mang tiếng là ưa mua sản phẩm “chế tạo tại Trung Quốc” thật ra lại chuộng hàng... nội hóa! Năm 2010, nhập cảng chỉ chiếm 16% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa GDP: 84% còn lại là sản phẩm “Made in USA.”

Trong năm qua, số tiêu thụ của tư nhân Mỹ dành cho hàng nội hóa lên tới 88.5%. Chỉ có 11.5% là hàng nhập. Mà hàng hóa hay dịch vụ “Made in China” chỉ bằng 1/4 tổng số nhập cảng đó - là 2.7% mà thôi.

Về kế toán mà nói, khi bút ghi là mua 11.5% hàng ngoại, người ta kể luôn mọi loại chi phí như vận chuyển, quảng cáo, phân phối và bán lẻ, tính chung lên tới 4.2%, thật ra do doanh nghiệp Mỹ thực hiện. Phí tổn nhập cảng thật chỉ lên tới 7.3%: khi mua hàng ngoại, giới tiêu thụ Mỹ chi cho doanh nghiệp Mỹ 36% của ngạch số 11.5% nói trên.

Với hàng “Made in China” thì còn ly kỳ hơn, vì Thiên triều ngửi hoa giả.

Trong số 2.7% gọi là “mua của Trung Quốc,” có 55% là trả cho doanh nghiệp và công nhân Mỹ đã chở hàng về và quảng cáo rồi phân khối khắp nơi: khi mua một đô la hàng Trung Quốc, có 55 xu là vào túi doanh nghiệp Mỹ nhận hàng bên Mỹ. Thiên triều chỉ xuất cảng được 1.2% số hàng tiêu dùng của dân Mỹ. Mà việc sản xuất ra lượng hàng ấy ở tại gốc thì còn có sự tham gia của... nhà đầu tư Mỹ tại Hoa lục. Con số là bao nhiêu thì ta chưa rõ, có nhiều nơi nói đến tỷ lệ 60%...

Dù có kể thêm các loại bán chế phẩm mà Hoa Kỳ phải nhập từ Trung Quốc để sản xuất ra hàng “Made in USA” thì sức bán tổng cộng của Thiên triều chỉ lên tới 1.9% (1.2% + 0.7%). Nôm na là Bắc Kinh khó làm mưa làm gió trên một thị trường mà thị phần của mình chỉ có chưa đầy 2%.... Vậy mà nước Mỹ cứ rên như sắp bán hết gia sản cho Trung Quốc vì bị nhập siêu nặng!



Hay là “đại bá” gặp “đại điếm”?



Sang chuyện nợ nần...

Bộ Ngân Khố Mỹ cho biết là tính đến hôm 11 vừa qua, Hoa Kỳ mắc nợ 14,588 tỷ đô la, trong đó 4,667 tỷ là công quyền nợ nhau. Phần nợ công chúng trong và ngoài nước là 9,921 tỷ. Nếu Thiên triều có nắm 1,200 tỷ trong số nợ ấy thì cũng chỉ là 12.1%. Chủ nợ lớn nhất thật đấy, nhưng chỉ cỡ một phần tư số nợ của công chúng Mỹ (46%)!

Mà khách nợ càng luống cuống thì Mỹ kim càng mất giá làm chủ nợ càng lỗ.

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ thông báo hôm Thứ Ba mùng 9 là sẽ giữ lãi suất gần số không hiện nay cho tới năm 2013 (sau bầu cử!) và thị trường nói đến một đợt gia tăng mức lưu hoạt có định lượng (quantitative easing) thứ ba. Cổ phiếu Mỹ bèn tăng vọt, Mỹ kim mất giá và Thiên triều mất ngủ! Vậy mà hôm sau Bắc Kinh còn thả cái phà Thi Lang để uy hiếp lân bang! Rõ khỉ.

Nếu lùi lại nhìn trên toàn cảnh, có lẽ, ta đang chứng kiến một vụ lịch sử sang trang - trong tiếng thở dài ồn ào về sự suy tàn của nước Mỹ! Ðúng là chuyện Hoa-Mỹ làm ta hoa mắt...


thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 17. Aug 2011 , 12:03 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Trái phiếu Mỹ : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh
Reply #5 - 18. Aug 2011 , 17:09
 


Trái phiếu Mỹ : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh
  ...



REUTERS/Tyrone Siu
Trọng Nghĩa

...




Ngay sau khi Hoa Kỳ bị cơ quan thẩm định tài chánh hạ điểm uy tín về nợ công, Bắc Kinh đã lên tiếng cực lực chỉ trích Washington. Trung Quốc đồng thời đe dọa là sẽ đa dạng hóa việc đầu tư bằng ngoại tệ của họ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đó chỉ là những phản ứng tức tối, còn trong thực tế, trước mắt, Bắc Kinh không thể giảm sự phụ thuộc của họ vào trái phiếu Hoa Kỳ.

Lời lẽ phê phán của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ trong những ngày qua rất dữ dội, nào là : Bắc Kinh « kể từ nay đã có tất cả các quyền để đòi hỏi Hoa Kỳ giải quyết vấn đề nợ mang tính chất cấu trúc của họ », nào là « Dường như đã qua rồi ngày mà Chú Sam, bị công nợ đầm đìa, nhưng vẫn có thể dễ dàng lãng phí một khối lượng vô tận tiền vay từ nước ngoài », như trong bài viết của Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức Trung Quốc hôm thứ Bảy tuần trước.

Có thể nói là, phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ mà họ đang nắm trong tay. Tính đến tháng Năm vừa qua, Trung Quốc, quốc gia chủ nợ số một của Hoa Kỳ, đã cầm giữ khoảng 1.160 tỷ đô la công khố phiếu Mỹ.

Khối lượng khổng lồ này đang trở thành một mối lo rất lớn cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới vì lẽ, nếu giá trị đồng đô la Mỹ sụp đổ, điều đó tất yếu dẫn đến việc dự trữ ngoại hối bằng đô la của Trung Quốc bị sụp theo với tỷ lệ tương ứng. Và đối với Bắc Kinh, điều đó có thể làm cho nền kinh tế của họ bị mất ổn định.

Chính vì lý do đó mà Trung Quốc đã muốn ‘’lên lớp’’ Hoa Kỳ để tình hình diễn biến thuận lợi hơn. Giáo sư Triệu Quan Tích, thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh giải thích : « Trung Quốc, với tư cách là chủ đầu tư, có quyền bảo vệ lợi ích của mình ». Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, quyền hành động của Trung Quốc rất hạn hẹp.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc - 3.197 tỷ đô la vào cuối tháng 6 - vốn đã lớn nhất thế giới, sẽ còn tiếp tục gia tăng. Khối dự trữ này lớn đến mức mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong thực tế, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa đầu tư vào ngoại tệ


thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Nước Mỹ Đi Về Đâu?
Reply #6 - 22. Aug 2011 , 13:43
 


Nước Mỹ Đi Về Đâu?
Vũ Linh



...



...TT Obama là tổng thống tạo phân hóa lớn nhất lịch sử Mỹ...
Giờ này đây, cả nước đang bị hớp hồn bởi cuộc tranh cãi công nợ và nhất là việc điểm tín dụng bị hạ.
Cuộc tranh cãi công nợ, đúng như TT Obama nói, chung quy chỉ là một cuộc khủng hoảng tiền chế (manufactured crisis) do nhu cầu chính trị chứ chẳng có thực. Cho dù mức công nợ không được tăng đầu tháng Tám thì vẫn chẳng có chuyện nước Mỹ vỡ nợ, và chắc chắn mấy người già cũng vẫn nhận được tiền già như thường.
Dù vậy, cuộc tranh cãi đã gây hậu quả có thể nói là đại họa cho kinh tế Mỹ và thế giới. Và nó đưa ra ánh sáng thật không thể rõ ràng hơn hai vấn đề lớn nhất của nước Mỹ hiện nay. Cũng là hai lý do mà điểm tín dụng của Mỹ bị hạ thấp.
Theo công ty Standard & Poors (S&P), điểm tín dụng của Mỹ đã bị hạ vì hai lý do:
- Thứ nhất, nước Mỹ cần cắt giảm tối thiểu 4.000 tỷ chi tiêu trong 10 năm tới và cải cách toàn diện tổ chức an sinh xã hội, kể cả cắt bớt các trợ cấp (entitlements) quá lớn. Trong khi đó, luật mới ban hành chỉ cắt chi tiêu có một nửa số cần thiết, mà không dám đụng đến an sinh xã hội. Nôm na ra, S&P nhận định nước Mỹ đang sống trong nhung lụa ảo tưởng, quá túi tiền của mình. Ở nhà lớn quá, đi xe sang quá, ăn nhậu nhiều quá, mua sắm nhiều quá, … Nhà Nước thì tung tiền bất kể ngày mai, trợ cấp phân phát tứ tung. Toàn bằng tiền nợ. Trong khi mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn Phi Châu, thất nghiệp cao hơn Âu Châu.
-           Thứ nhì, bế tắc chính trị đã làm tê liệt chính quyền. Đại họa lớn như vậy mà các chính khách vẫn như còn trên mây, cãi nhau chí chóe, không người nào nghĩ đến quyền lợi chung của cả nước mà chỉ nghĩ đến quyền lợi phe đảng và cuộc bầu cử năm tới. S&P cho rằng việc thành lập một “siêu” ủy ban lưỡng đảng để đề nghị biện pháp cắt giảm cụ thể chỉ là chuyện bán cái câu giờ, và trên thực tế ủy ban này sẽ là đấu trường để hai bên tiếp tục đấm đá. Và đa số dân chúng cũng hùa theo bên này bên kia, càng ngày càng phân hoá xã hội Mỹ.
Phe Cộng Hòa vỗ tay hoan hô lý do đầu tiên vì đúng ý. Phe Dân Chủ vỗ tay hoan hô lý do thứ nhì vì có thể đổ lỗi cho Cộng Hòa ngoan cố, bất hợp tác. S&P thỏa mãn vì có vẻ như công bằng.
Thông điệp của S&P rất rõ ràng: nước Mỹ đang trực diện đại họa với cách vung tay xài tiền và nợ nần chồng chất hiện nay, trong khi các chính khách vẫn không nhìn thấy gì. Đã đến lúc phải gióng tiếng chuông cảnh tỉnh.
Công bằng mà nói, S&P đã ngủ gật mấy thập niên qua nên không nhìn thấy bong bóng gia cư và đại họa nợ dưới tiêu chuẩn, cho đến vài ngày trước khi các ngân hàng phá sản hàng loạt cuối năm 2008. Bây giờ dường như hơi hấp tấp hạ điểm để gỡ tội.
Dù sao thì tiếng chuông S&P đã rúng động thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm thẩm định tín dụng, đại cường Cờ Hoa bị hạ điểm. Trung Cộng lập tức lên tiếng đả kích Mỹ là bắt cả thế giới làm con tin cho những tranh chấp chính trị nội bộ, trong khi thế giới đang giữ hàng ngàn tỷ công khố phiếu Mỹ. Thủ Tướng Nga Putin nhận định Mỹ là ký sinh trùng (parasite) cho kinh tế cả thế giới. Các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Đức gián đoạn nghỉ hè để họp khẩn cấp cứu xét hậu quả. Thị trường chứng khoán rớt như diều đứt giây toàn diện khắp thế giới.
Điểm tín dụng bị hạ nghĩa là rủi ro cao hơn, phải tăng lãi suất trên mọi loại nợ để bù đắp. Tiền lãi trên gần 17.000 tỷ nợ của Nhà Nước sẽ tăng, cũng như tiền lãi mọi loại nợ của dân chúng như nợ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng, nợ tiền học, tiền nhà thương, nợ kinh doanh,… Lãi suất của các chính quyền tiểu bang, thành phố cũng sẽ tăng trong khi đang vật lộn với thâm thủng ngân sách địa phương. Sẽ không ngạc nhiên nếu hàng loạt giáo viên, công chức, cảnh sát, … sẽ mất việc trong những ngày tháng tới.
Chúng ta đang chứng kiến một đại họa dài hạn.
Nhưng lạ lùng thay, người mang trách nhiệm lớn nhất lại bình chân như vại. Sau khi có được một thỏa hiệp có hiệu lực đến sau ngày bầu cử năm tới, thì TT Obama ung dung lo đi kiếm một tỷ tranh cử. Rồi đi tắm biển với vợ con 10 ngày tại Martha’s Vineyard, bãi biển ở Massachussetts. 
Thị trường chứng khoán rớt cả ngàn điểm, S&P hạ điểm tín dụng, tất cả chẳng có gì làm TT Obama thay đổi được chương trình gây quỹ và nghỉ hè. Ông chỉ gián đoạn chương trình vận động có nửa tiếng để lên truyền hình đọc diễn văn trấn an dư luận. Ngày thứ hai 8/8, Dow Jones mở chợ rớt khoảng 300 điểm, khựng tại đó nguyên buổi sáng chờ diễn văn của tổng thống. Đến trưa, TT Obama lên truyền hình. Sau bài diễn văn, đến cuối ngày rớt gần 650 điểm. Nói như nhà báo cấp tiến Dana Milbank viết trên báo phe ta Washington Post, có lẽ TT Obama không nói gì thì tốt hơn.
Bài diễn văn kéo Dow Jones xuống thêm chỉ vì các nhà đầu tư đã thấy tổng thống chỉ có một lời giải thích “thị trường có lên có xuống”, rồi hứa hẹn sẽ có giải pháp, tức là bây giờ chưa có giải pháp. Thị trường lên xuống năm chục điểm một ngày là chuyện bình thường, năm trăm điểm một ngày là khủng hoảng. Mà khủng hoảng thì phải có biện pháp đối phó ngay chứ không thể hứa hẹn, rồi đi nghỉ hè.
Nhiệt độ trong con người “có lên có xuống” 36-37 độ là chuyện bình thường, lên tới 42-43 độ là phải đi bác sĩ. Không may gặp bác sĩ mắc đi tắm biển với vợ con, hẹn tuần sau đến gặp, thì tốt nhất là… kiếm bác sĩ khác.
Quân sư David Axelrod cũng lên tiếng. Dĩ nhiên, ông khẳng định việc hạ điểm là lỗi của Phong Trào Tea Party và phe Cộng Hoà vì họ chống lại việc tăng thuế nhà giàu. Lời phán của quân sư mau mắn được phe ta lập lại như kinh nhật tụng.
Trước hết, S&P hạ điểm vì muốn Nhà Nước cắt chi tiêu nhiều hơn nữa, đúng với quan điểm của Phong Trào Tea Party. Về chuyện thuế, S&P nhận định nếu không thể cắt chi tiêu, thì phải cứu xét việc tăng thuế như là một trong những giải pháp để cân bằng ngân sách lại. Nói S&P hạ điểm vì “Tea Party và Cộng Hòa chống tăng thuế nhà giàu” là thiếu thành thật.
Sau đó là chuyện đổ thừa. Trước đây là lỗi của Bush, của máy rút tiền ATM, của đối lập Cộng Hòa, rồi đến sóng thần bên Nhật và đảo chánh bên Ai Cập (hai lý do được phát ngôn viên Jay Carney viện dẫn khi Dow Jones rớt hơn 500 điểm ngày 4 tháng 8 vừa qua!). Bây giờ là tại vì S&P cộng trừ sai, rồi đến Tea Party không cho tăng thuế. Mai mốt kinh tế vẫn chưa khá là tại vì động đất ở Kenya, núi lửa tại Nam Mỹ, nguyệt thực, sao chổi, v.v… Thành công chuyện gì, ví dụ như giết được Bin Laden, thì là nhờ sự lãnh đạo cực kỳ sáng suốt của tổng thống, nhưng mỗi lần có chuyện không ổn thì lại là lỗi của… bốn phương tám hướng, không bao giờ tổng thống nhận trách nhiệm.
Đó có phải cung cách của người lãnh đạo hay không, mỗi người đều có quyền có ý kiến riêng.
Nói cho cùng, cuộc khủng hoảng hiện nay là một thứ con đẻ muộn của những sai lầm kinh tế chồng chất từ gần bốn thập niên qua, từ Mỹ đến Âu Châu. Nói TT Obama là thủ phạm tạo ra khủng hoảng 2011 này cũng chỉ là nói chuyện vớ vẩn giống như nói TT Bush tạo ra khủng hoảng 2008. Cũng không ai tin TT Obama là Hoa Đà có phép lạ chữa ung thư trong ba ngày. Nhưng dựa vào lời hứa long trọng của ông, người ta hy vọng là tình hình sẽ ngày một khả quan. Ngày nay, tình trạng chẳng những không khả quan mà còn y hệt hồi cuối năm 2008 khi Dow Jones tăng sụt mấy trăm điểm một ngày. Chưa nói đến chuyện điểm tín dụng bị hạ trong khi tỷ lệ thất nghiệp thì không. Ba năm sau mà tình hình tồi tệ hơn thì chỉ có một lý do: tổng thống không có khả năng, bất kể đổ thừa cách nào cũng vậy.
Đúng như S&P nhận xét, nước Mỹ đang trực diện đại họa kinh tế khi số công nợ và thâm thủng ngân sách leo lên những mức vô tiền khoáng hậu, trong khi chính trị thì đang ở trong tình trạng phân hoá như chưa bao giờ thấy trong lịch sử hơn hai trăm năm của nước Mỹ. Cộng Hòa và Dân Chủ, bảo thủ và cấp tiến, v.v… chưa bao giờ các khối này đánh nhau hăng và chửi rủa nhau mạnh như bây giờ.
Nhiều người bất bình vì những chống đối từ phía Cộng Hòa và bảo thủ họ cho là quá đáng đối với TT Obama. Những người này quên những đả kích trước đây chống TT Bush từ phiá Dân Chủ, cấp tiến và truyền thông còn mạnh gấp trăm, cho đến giờ vẫn chưa hết. Ngay cả một số độc giả Việt Báo đến giờ này vẫn còn bị Bush ám ảnh. Chống đối là một thứ thể thao trong chính trị Mỹ. Không chấp nhận được thì đừng dính dáng vào chính trị.
Nhiều tờ báo loan thành tin tức việc một nhân vật Dân Chủ đả kích một nhân vật  bên Cộng Hoà dám nói là những người ăn "welfare" giống như con "racoon". Nhưng hoàn toàn không nhắc đến việc các nhân vật Dân Chủ, từ Phó Tổng thống Joe Biden trở xuống, đã chửi phong trào Tea Party là "khủng bố", là "Hezbollah" - lực lượng quá khích bị bộ Ngoại giao Mỹ xếp vào loại khủng bố! Bình luận mà làm như tin tức là thế!
Trong những năm 2007-2008, ứng viên Barack Obama tranh cử tổng thống. Chiêu bài chính của ông là đại đoàn kết dân tộc. Ông tuyên bố “Không có một nước Mỹ đỏ, không có một nước Mỹ xanh, chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Ông mạnh mẽ đả kích TT Bush đã không có khả năng lãnh đạo, vì không tìm ra được đồng thuận để đoàn kết dân Mỹ, mà chỉ phân hoá nước Mỹ thôi. Ông hứa sẽ thay đổi không khí chính trị ô nhiễm của Hoa Thịnh Đốn với khẩu hiệu “Thay Đổi Mà Chúng Ta Có Thể Tin Được”.
Gần ba năm sau, tất cả các chuyên gia chính trị Mỹ đều nhìn nhận TT Obama là tổng thống tạo phân hóa lớn nhất lịch sử Mỹ (the most polarizing President), hơn xa cả ông tổng thống cao bồi Bush. Người ta có thể chỉ trích tính cực đoan của Phong Trào Tea Party, cũng như đả kích thái độ cứng rắn của khối Cộng Hòa trong quốc hội, nhưng muốn có thái độ nghiêm chỉnh hơn thì có lẽ phải tìm hiểu tại sao lại có sự chống đối mạnh mẽ như vậy.
Tại sao Tea Party không thành hình thời TT Clinton hay ngay cả dưới thời TT Carter? Câu trả lời là thái độ của chính TT Obama ngay từ đầu đối với đối lập.
Vài ngày sau khi ông nhậm chức, lãnh tụ khối thiểu số Cộng Hòa Eric Cantor đến Tòa Bạch Ốc kêu gọi TT Obama cứu xét ý kiến của Cộng Hoà thì TT Obama trả lời “Bầu cử phải có hậu quả. Eric, chúng tôi thắng rồi!” (Elections have consequences. Eric, we won!)
Nói trắng ra, được làm vua.
Và ông quả đã làm vua thật: cho thông qua ba bộ luật vĩ đại về y tế, kích cầu kinh tế, và tài chánh mà không cần chút hậu thuẫn nào của đối lập Cộng Hòa. Hiển nhiên thái độ phớt lờ đối lập như vậy không thể nào là một nhịp cầu đại đoàn kết dân tộc như ông hô hào. Chỉ có thể gây sợ hãi lớn và bất mãn mạnh trong khối đối lập. Và đó chính là lý do giải thích sự ra đời của Phong Trào Tea Party và thái độ cứng rắn của Cộng Hòa. Vì đúng như TT Obama đã nói, bầu cử có hậu quả. Thêm 86 dân biểu Cộng Hoà bước vào Hạ Viện qua kỳ bầu cử vừa rồi. Họ muốn có tiếng nói vì họ có trách nhiệm với cử tri của họ.
Qua việc liên tục đả kích “triệu phú và tỷ phú”, ‘tư bản dầu hỏa”, “tài phiệt Wall Street”, TT Obama muốn kích động lại cuộc đấu tranh giai cấp, cho dù dân Mỹ đã trưởng thành qua khỏi mức này từ lâu rồi. Đấu tranh giai cấp chống nhà giàu, chống tư bản bóc lột, may ra chỉ còn tiếng vang trong một thiểu số rất nhỏ những người vẫn còn sống trong chiến tranh lạnh của thế hệ trước, vẫn còn nghe văng vẳng bên tai những khẩu hiệu tuyên truyền rẻ tiền của cộng sản rồi lập lại và gọi đó là yêu cầu công bằng xã hội.

Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế cũng như khủng hoảng niềm tin hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần một người biết hàn gắn và lãnh đạo. Tiếc thay, TT Obama không hành xử như một vị lãnh đạo tối cao của cả nước như ông đã hứa hẹn. Thay vì đứng trên cuộc tranh chấp giữa hai đảng, ông đã đứng hẳn về một phía.
Trong gia đình, khi mấy đứa con đánh nhau, thì ông bố (cứ tạm coi TT là ông bố đi) phải hành xử như bố, giải quyết một cách không thiên vị. Không giải quyết để tạo hoà bình lại được, thì chính ông bố là người chịu trách nhiệm vì đã không tề gia được, chứ không phải tại thằng con này hay thằng con kia, hay tại ông hàng xóm, tại gió, tại mưa…
“TT Obama hoàn toàn không đủ khả năng đảm nhận trách nhiệm của ông. Có lẽ tại trước khi tranh cử tổng thống, ông đã không có kinh nghiệm gì đáng kể, chưa bao giờ quản lý một doanh nghiệp hay một tiểu bang. Chỉ có một quá trình dạy luật không có gì xuất sắc, chẳng viết một cuốn sách nào ngoại trừ tiểu sử của chính mình [sau khi nhận tiền nghiên cứu về một đề tài liên quan đến sắc tộc! lời người viết bài này]
"Khi làm nghị sĩ tiểu bang Illinois thì ông đã biểu quyết “hiện diện” 130 lần, cốt tránh lấy quyết định khó khăn. Nước Mỹ đang là con tin chẳng những của một đảng Cộng Hòa cực đoan, mà cũng của một tổng thống hoặc là không có lập trường gì, hoặc sẵn sàng ôm lấy bất cứ lập trường nào giúp ông tái đắc cử.”
Nhận định trong ngoặc kép trên không phải là của kẻ viết này đâu. Không phải là của một tài phiệt tư bản bóc lột Cộng Hoà nào. Cũng không phải là của đài Fox News luôn. Đó là của giáo sư cấp tiến Drew Westen, viết về cựu thần tượng của mình trên báo cấp tiến New York Times, ngày 8/8 vừa qua. Ai nói trí thức là tri thức? Phải mất hơn hai năm rưỡi ông giáo sư tâm lý học mới nhìn ra được một chút sự thật về con người TT Obama. Tuy rằng vẫn còn hơn rất nhiều người đến giờ này vẫn chưa… qua cơn mê.
Với TT Obama, một khái niệm mới vừa thành hình và trở thành mô thức thời thượng: lãnh đạo từ phía sau (“leading from behind”, nguyên văn danh từ của một cố vấn Tòa Bạch Ốc). Nước Mỹ đang đi vào vùng biển động mạnh, mà thuyền trưởng chọn vị thế “lãnh đạo từ phía sau”. Con tàu sẽ đi về đâu? (14-8-11)


...



...

...

thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 22. Aug 2011 , 13:48 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
ADB trấn an : Đầu tư sẽ trở lại châu Á
Reply #7 - 23. Aug 2011 , 16:12
 


ADB trấn an : Đầu tư sẽ trở lại châu Á



...

Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB (Reuters)
Thanh Phương



Hôm nay, các thị trường chứng khoán ở châu Á tiếp tục sụt điểm mạnh, do tác động của việc Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử bị hạ điểm về nợ công. Thế nhưng, một giới chức Ngân hàng Phát triển châu Á ADB vừa trấn an là một khi khủng hoảng chấm dứt, các nhà đầu tư sẽ quay trở lại châu Á vào cuối năm nay.

Ông Iwan Azis, đặc trách hội nhập kinh tế khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á, đã tuyên bố như trên trong cuộc họp báo hôm nay tại Bangkok giới thiệu báo cáo thường niên về các thị trường vốn ở châu Á. Lý do là, khác với nhiều nền kinh tế của châu Âu và Mỹ, nhiều nước đang trỗi dậy ở châu Á có mức nợ công có thể chấp nhận được và có được thặng dư mậu dịch.

Tuy các luồng vốn được dự đoán là sẽ đổ về phía châu Á, nhưng ông Iwan Azis cảnh báo là tình trạng tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ chậm lại sẽ tác động đến xuất khẩu của châu Á. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng kêu gọi các lãnh đạo ở châu lục này có biện pháp đối phó với tính chất không đều đặn của các luồng vốn, có thể dẫn đến những chu kỳ tăng trưởng và suy thoái xen kẽ nhau.

Bản báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á khuyên là, nếu cần, các nước châu Á nên có một số biện pháp tạm thời để kiểm soát vốn. Theo ADB, trong dài hạn, các đơn vị tiền tệ của châu Á có thể sẽ tăng giá trị từ việc các luồng vốn đầu tư ồ ạt đổ vào khu vực này. Chỉ có điều, đồng tiền mạnh hơn thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó.

Ngân hàng Phát triển châu Á còn dự báo là tỷ lệ tăng trưởng của các nước đang trỗi dậy ở châu Á sẽ chậm lại do các nước đều thi hành những biện pháp thắt chặt tiền tệ để kềm chế lạm phát. Để ngăn chận đà leo thang của vật giá, các ngân hàng trung ương ở châu Á từ đầu năm 2010 đến nay đã liên tục tăng lãi suất cho vay.

Trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã tăng thêm lãi suất, còn các nước như Malaysia, Philippines và Indonesia thì đã giữ nguyên lãi suất cao. Chính vì vậy mà tổng sản phẩm nội địa GDP của các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ chỉ tăng 7,9% trong năm 2011 và 7,8% vào năm tới, so với mức 9,2% của năm 2010.

Tuy nhiên, cần ghi nhận là báo cáo nói trên của Ngân hàng Phát triển châu Á được viết trước khi thị trường chứng khoán toàn thế giới bị chao đảo trong hai ngày qua. Trước mắt, theo dự báo của công ty xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s đưa ra ngày hôm qua, một cuộc khủng hoảng tài chính mới sẽ tác động đến châu Á nặng nề hơn là khủng hoảng lần trước.

Bị nặng nhất sẽ là những nước chưa cân bằng được ngân sách kể từ sau khủng hoảng những năm 2008-2009. Trong trường hợp đó, một số nước sẽ bị hạ điểm về nợ công. Hiện giờ, theo Standard & Poor’s, việc Hoa Kỳ bị hạ điểm chưa tác động đến những nước chủ nợ ở châu Á.



thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Lạm phát
Reply #8 - 19. Sep 2011 , 12:05
 


Lạm phát






...


Một bạn gửi câu hỏi thắc mắc về kiến thức kinh tế học : “Lạm phát là do đầu cơ liên quan gì đến chính phủ? Mong chỉ giáo!”

Xin dùng toán học kinh tế để tư duy.

Xuất phát từ hàm cung tiền của Fisher M.t=Y

trong đó M là lượng cung tiền, t là tốc độ xoay vòng của tiền và Y=Q.P, tức số lượng sản phẩm và giá cả trong một quốc gia.

Tốc độ xoay của tiền là gì ? đó là 1 định nghĩa về khả năng luân chuyển của đồng tiền. Khái niệm kinh tế là khả năng 1 đồng tiền xoay vòng trong một chu trình kinh tế. Khái niệm này cũng còn rất nhiều tranh cãi , nhưng quan điểm các nhà kinh tế học hiện tiền tệ thì cho rằng tốc độ xoay của tiền là đo được. Trong khi một số nhà chính sách thì cho rằng ko thể.

Tốc độ xoay của tiền quyết định điều gì, vai trò của nó ? Tốc độ xoay tăng hay giảm tùy thuộc vào kĩ thuật thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tốc độ xoay này, giúp các Ngân hàng Trung Ương giảm hoặc tăng lượng cung tiền để điều tiết kinh tế vĩ mô

Tốc độ xoay của tiền là 1 số nhân để giúp cân đối M và Y.

Ví dụ: Tốc độ xoay của tiền đang là 1 , M.1=P.q, lúc này chẳng hạn kinh tế đang cân bằng , sau 1 thời gian, P tăng là lạm phát, thì Ngân hàng Trung Ương sẽ có thể giám lượng cung tiền bằng cách giảm t đi.

Giả sử rằng lúc ban đầu lượng cung tiền tương ứng là M như mô hình trên.

Bây giờ chính phủ tăng chi tiêu. Trong khái niệm kinh tế học về hệ thống tài khoản ngân hàng, Ngân sách của chính phủ nằm ngay tại Ngân hàng Trung ương. Ngân sách đó hình thành từ thuế của nhân dân, doanh nghiệp gọi chung là các tác nhân kinh tế. Khi chính phủ tăng chi tiêu tức hoạt động giải ngân được tiến hành tức là M sẽ tăng lên một lượng. Để kinh tế trở lại cân bằng thì buộc phân biên kia của phương trình phải tăng lên.

t ít biến động, tùy thuộc vào công nghệ thanh toán của ngân hàng tác động đế vòng xoay của đồng tiền. Nếu Q không đổi trong giai đoạn kinh tế suy thoái thì buộc P , tức áp lực giá cả tăng lên đó chính là lạm phát.

Mở rộng vấn đề: Chính phủ tăng chi tiêu bằng cách nào ?

Chính phủ tăng chi tiêu bằng cách tăng thu bổ sung Ngân sách thông qua 3 nguồn lực : Tăng thuế . Vay mượn quốc tế, và Phát hành trái phiếu.

Xác định phương thức vận hành : dù là sử dụng bất kể nguồn lực nào. Khi tăng chi tiêu chính phủ để lạm phát không xảy ra, buộc số tiền chi tiêu phản sản xuất ra được đúng lượng Q tương ứng thì không làm tăng P. Còn nếu chi tiêu tăng không làm tăng Q do tham nhũng biển thủ hoặc đầu tư kém hiệu quả thì để cân bằng thì buộc P phải tăng lên để thích ứng với lượng M đã tăng lên do phát hành thêm tiền.

Trong bất cứ trường hợp nào, chi tiêu chính phủ cũng xảy ra lạm phát vì khi giải ngân chưa thể sản xuất ra Q ngay lập tức được nhưng nếu quản lí tốt, hiệu quả, không thất thoát thì sẽ có hiệu ứng thay thế theo hàm số thời gian mà P giảm dần khi Q tăng dần lên thích ứng với đúng lượng cung tiền tăng thêm trước đó.

Theo phương pháp của Public Choice, tất cả các chính trị gia đều là con người kinh tế nắm quyền lực nhằm tư lợi cá nhân cho họ. Dẫn đến việc các chính trị gia bị áp lực bởi nhóm lợi ích và tác động lên chính sách của Ngân Hàng Trung Ương để tăng lượng cung tiền cho chi tiêu chính phủ TRONG KHI không có khoản cân đối trên tài khoản chữ T của ngân sách nằm tại Ngân Hàng Trung Ương.

Nhằm đạt mục đích có lợi trong cuộc tái tranh cử cho vị trí chính trị hiện có, hiện tượng này xảy ra đối với các chính trị gia, dẫn đến là trước khi tranh cử, chi tiêu chính phủ tăng trước kì tranh cử và lạm phát tăng sau khi tranh cử là hệ quả của chính sách tiền tệ trước đó.

Khắc phục điều này các quốc gia đa nguyên và dân chủ thiết lập một hệ thống Ngân Hàng Trung Ương độc lập, có ngân sách độc lập, nhân sự độc lập và và chỉ được quốc hội giao 1 mục tiêu duy nhất : Chống lạm phát. Nghiêm cấm các chính trị gia cơ hội xen vào công việc nội bộ của Ngân Hàng Trung Ương.

...

thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Sưu tầm
Reply #9 - 09. Feb 2012 , 12:18
 



Sách cũ



...




SGTT Xuân 2012 - Với Cao Huy Thuần thì không phải đến lúc dơ mới đặt vấn đề sạch, tự xưa, vấn đề sạch luôn được đặt ra. Tác giả này trích lục Quốc văn giáo khoa thư như một dẫn chứng qua câu chuyện nhà văn Sơn Nam đến nói chuyện với một lớp học...

Cô giáo bước vào lớp với một người khách lạ. Cô giới thiệu: “Đây là nhà văn Sơn Nam. Em nào biết nhà văn Sơn Nam?”
Một em giơ tay: “Dạ em biết. Nhà văn Sơn Nam có viết một truyện ngắn nhan đề là Tình nghĩa giáo khoa thư, ông nội ông ngoại em đều thích”.

Cô giáo cắt nghĩa: “Vậy có em nào biết “giáo khoa thư” là gì không? Là sách giáo khoa viết cho thế hệ ngày trước, hồi ông nội ông ngoại các em cũng chỉ mới là… bé ngoan như các em bây giờ”.


Cả lớp cười rộ. Ông khách cũng cười. Cô giáo nói tiếp: “Quyển sách giáo khoa đó hay lắm, nói chuyện tầm thường, chữ nghĩa bình dân, nhưng nó thấm sâu vào lòng học trò để dựng lên một thứ văn hoá vững chắc, đến nay chưa mất. Bởi vậy, hôm nay cô mời nhà văn Sơn Nam đến đây để nói chuyện với các em về quyển sách ấy, các em thích nghe không?”
“Thích! Thích!”, cả lớp cùng reo lên. Nhà văn Sơn Nam cũng thích không thua gì học trò mỗi khi động đến Quốc văn giáo khoa thư. Ông hỏi: “Các em thích nghe chuyện gì nào? Giáo khoa thư ấy kể đủ thứ chuyện mà chuyện nào cũng hay. Tối hôm qua trời mưa, cây bàng giữa sân sạch lá, mình kể chuyện cây bàng sạch lá nghen”.


Có em nào đó giong tay lên: “Thưa nhà văn Sơn Nam, ông nội em nghe nói báo Sài Gòn Tiếp Thị định ra số tết với nhan đề “phát triển sạch”. Em nghe bác nói mưa, liền nghĩ đến sạch. Nhưng “phát triển sạch” là sao, thưa bác? Giáo khoa thư ấy có bàn đến không?”
“Có chớ, có chớ, cái gì cũng có trong đó. Các em đừng tưởng phát triển là chuyện mới mẻ. Nó xưa như từ lúc con người sinh ra, bởi vì phát triển là hiện tượng tự nhiên, bao giờ cũng sờ sờ trước mắt. Ông nội các em, từ bé ngoan phát triển lên thành… già giỏi, ấy là phát triển đấy! Có điều là phải phát triển thế nào để mỗi người đều tốt, bởi vì nếu ai cũng tốt thì xã hội mới tốt. Con người tốt, xã hội tốt, ấy là phát triển sạch. Quyển sách giáo khoa đó dạy cho thế hệ ông nội các em thế nào là sạch. Mình tắm rửa cho thân thể mình sạch thì mình cũng phải tắm rửa cho ý nghĩ của mình sạch. “Đói cho sạch rách cho thơm” là câu cách ngôn nằm trong lòng trong ruột của cha ông các em hồi trước. Câu cách ngôn đó hướng dẫn ý tứ cho mọi câu chuyện sạch trong giáo khoa thư”.

“Chẳng hạn chuyện gì, thưa bác?”, một em hỏi. Nhà văn Sơn Nam không trả lời thẳng mà đọc câu ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm…” Ông hỏi: “Em nào đọc tiếp được không?” Cả lớp nhao nhao tranh nhau đọc, từ “Đậu phải cành mềm…” cho đến “Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

“Các em thấy chưa, nhà văn nói, con cò đến chết vẫn sợ dơ bẩn. Các em có để ý đến lông con cò không? Nó trắng toát, như tuyết, như bông. Nó hãnh diện với màu trắng của nó, và nó không cần ai biết trong lòng của nó cũng trắng tinh như thế. Cho đến khi chết, nó mới thổ lộ một ước mong, và nhờ ước mong đó, người ta mới biết con cò trắng toát từ trong đến ngoài. Các em nghĩ đó là lý tưởng của con cò hay của con người? Có ai biết phải sống như thế nào để khi chết xã hội đừng đem cái tên của mình ra mà xáo với thứ nước vàng khè chảy ào ào từ mỏ này đến quặng nọ?”

“Thưa bác Sơn Nam – một em giong tay hỏi – chuyện con cò thì em hiểu, nhưng khi nãy bác nói phải tắm rửa cho ý nghĩ, em không biết tắm thế nào? Em đưa cho bác cái gáo nước, bác xối lên ý nghĩ của em được không? Giáo khoa thư có bày cách tắm nào không?”

“Có chớ, có chớ, cái gì cũng có trong đó hết thảy. Đây nè, em nào biết chuyện đậu đen đậu đỏ không? Nhà kia, có người để ra hai bình, mỗi lần có ý nghĩ gì xấu thì thả một hột đậu đen vào bình thứ nhất, mỗi khi có ý nghĩ gì tốt…”

“… Thì thả một hột đậu đỏ vào bình thứ hai – một học sinh nhanh nhẩu cướp lời nhà văn. Lúc đầu, bình đậu đen đầy ắp, dần dần bình đậu đỏ đầy hơn, và cuối cùng chẳng còn hột đậu đen nào nữa”.


Nhà văn Sơn Nam vui vẻ đồng tình với thành tích lạc quan tuyệt đối của em bé: “Vậy là tắm rửa! Người kia rửa sạch sành sanh ý nghĩ xấu của mình”. Cả lớp đang phấn khởi với đại thắng của đậu đỏ thì, ở cuối lớp, có em giơ tay. “Thưa nhà văn Sơn Nam, có trường hợp nào cái bình đậu đen cứ đầy hoài, trong khi bình đậu đỏ cứ trống rỗng mãi? Có trường hợp nào người kia bực quá, vứt luôn cả hai bình, chẳng đen đỏ gì nữa? Giáo khoa thư có biết trường hợp đó không ạ?”

“Biết chớ – nhà văn khẳng định – chuyện này hay lắm. Một bác công chức kia vừa mua một đôi giày mới, bóng loáng, soi mặt cũng được. Ông mang ra đường, khổ thay, đường lầy lội quá vì mới mưa xong. Ông đi từng bước, cẩn thận, rón rén, nhưng xui quá, vấp cái ổ gà nham hiểm, sa chân xuống đấy, giày dính đầy bùn. Thế là chẳng cảnh giác, chú tâm gì nữa, ông đi bừa, bao nhiêu bùn cũng chẳng thèm đếm xỉa. Giáo khoa thư nhắn nhủ gì với chúng ta? Rằng: bước đầu là quan trọng lắm, lầm lỡ bước đầu thì có khi hỏng cả cuộc đời. Rằng: trẻ thơ là quan trọng lắm, làm hỏng trẻ thơ là làm hỏng cả thế hệ. Rằng: thế hệ này là quan trọng lắm, làm hỏng nó là hỏng luôn cả gia tài ngàn năm”.

Cô giáo xin phép thêm một câu. Cô nói: “Giáo khoa thư đặc biệt tắm rửa cho các ông quan. Cái gáo múc nước trong để tắm cho các ông được đặt tên là “thanh liêm”. Văn hoá xưa nhắm sản xuất ra những cái gáo ấy và sử sách tặng nhiều trang thơm cho các ông quan thanh liêm. Chẳng hạn ông quan này trong giáo khoa thư. Ngày tết, theo tục lệ, có người đem đến biếu ông hai hộp trà. Thấy người ấy thực lòng, biếu chút quà để tỏ lòng cảm phục thôi, ông nhận bất đắc dĩ. Người ấy đi rồi, ông quan mở hai hộp trà ra: quái, dưới lớp trà là cả một thỏi vàng ròng. Ông đóng hộp, gọi người kia đến, trả quà. “Anh làm thế này là không được. Đáng lẽ tôi cho anh vào tù”.

Có tiếng cười khúc khích ở cuối lớp. Nhà văn hỏi: “Tại sao em cười?” Em học sinh trả lời: “Dạ, tại vì ông quan này ăn nói không giống ai. Em tưởng ổng nói: Sao chỉ có hai hộp? Lần sau phải bốn hộp nghen”. Nhà văn Sơn Nam cười xoà: “Ông quan nào trong giáo khoa thư đều ăn nói như vậy cả, không giống ai, chỉ giống lương tâm của mình thôi, mà lương tâm thì khi nào cũng sạch. Như ông Tô Hiến Thành. Ông Tô Hiến Thành đau nặng, hoàng hậu đến hỏi ông tiến cử ai để thay ông làm thủ tướng. Bà tưởng ông sẽ tiến cử người hầu hạ, thuốc men ngày đêm cho ông, nhưng không, ông tiến cử người giỏi”.

Suốt cả buổi, nhà văn Sơn Nam đều cười vui vẻ, bây giờ giọng ông bỗng trở nên rắn rỏi, nghiêm trang. Ông nói: “Các em nên ghi câu này của ông Tô Hiến Thành vào tim óc: “Nếu ngài hỏi tôi tiến cử ai giỏi nghề hầu hạ thì tôi tiến cử người này, còn nếu ngài hỏi tôi tiến cử ai giỏi nghề trị nước giúp dân thì tôi tiến cử người kia”. Các em cứ suy ngẫm câu đó thì biết nước thịnh hay nước suy. Rồi suy ngẫm thêm việc này nữa: câu nói của ông Tô Hiến Thành được dạy cho các em học sinh ngày trước ngay ở tuổi từ 10 – 12. Vậy mà em nào cũng hiểu, em nào cũng nhớ mãi trong tâm khảm cho đến già, đến chết. Công dân giáo dục là vậy đó, các em. Học làm người tốt trước, người tốt thì công dân tốt. Mà tính tốt, tính thiện, thì có sẵn trong tim các em, cho nên các em học mà thích. Thích tốt ghét xấu. Thích tự nhiên như thế, không ai bắt buộc. Và thích thì nhớ. Nhớ cả đời. Tự do là vậy đó, các em. Là không ai ép buộc cả, tự các em thích cái tốt. Cho nên văn hoá là tự do đó, các em ạ”.




thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: Sưu tầm
Reply #10 - 23. May 2013 , 22:53
 
*
Sưu tầm bài này vào đầu năm 1990, nay Nhân Mùa Phật Đản, mạn phép viết ra đây để chia sẻ với mọi người. Smiley

***
Mười Điều Tâm Niệm


1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.

2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.

3. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

5. Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.

6. Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì cầu lợi mình là mất đạo nghĩa.

7. Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

8. Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.

9. Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

10. Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.


***
Back to top
 
 
IP Logged
 
hoangkybactien
Junior Member
**
Offline


Mưa qua biển Bắc!

Posts: 53
Re: Sưu tầm
Reply #11 - 23. Jul 2013 , 18:56
 


Hồn Thiêng Sông Núi



VIẾT BỞI DƯƠNG HIẾU NGHĨA.


Lời nhận định: Tôi có người bạn được một cựu Đại Tá Thiết Giáp VNCH gửi cho anh ta một bài viết ”Hồn Thiêng Sông Núi”.

Tôi xin gửi cho các bạn đọc cho biết. Có điều tôi cầu mong các bạn dù có tin hay không tin thì cũng đừng chế riễu vì ít nhiều gì thì bài viết nầy của Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa cũng giúp cho những con người đã mất niềm tin về sức mạnh của vô hình .

Cá nhân tôi thì tôi vẫn thường nói ” Lưới Trời Thưa Lồng Lộng ….. ”  hay nói cách khác là ” không ai thoát được luật Nhân Quả ”.

Thân ái,

Giang

Lời người lính VNCH tại tỉnh Vĩnh Long: Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Vĩnh Long Dương Hiếu Nghĩa là vị lãnh đạo chỉ huy đáng kính , Ông được lòng thuộc cấp và dân Vĩnh Long thương yêu ,  qúy mến . Baõ Tháp Xá Lợi (Gần Bắc Mỹ Thuân ) được ông xây dựng cho dân chúng nơi đây , là thể hiện lòng thương yêu và đạo đức của người lãnh tụ quốc gia sĩ quan quân lực VNCH .

Tôi có niềm tin về tinh thần yêu dân tộc và tổ quốc VN của ông Dương Hiếu Nghĩa !

Một Người lính VNCH phục vụ tại tỉnh Vĩnh Long,

HBN .

***
...

Ngài Tả Quân Lê văn Duyệt.


Lời tác giả: Nhân đọc được sự tích của hai Ngài Lê văn Duyệt và Lê văn Khôi trong quyển “Nhà Bè Nước Chảy Chia Hai” của anh bạn Nguyễn Lý Tưởng vừa gởi tặng (1/2004), tôi bổng sực nhớ lại một “duyên  kỳ ngộ” giữa cá nhân tôi và Ngài Tả Quân Lê văn Duyệt vào năm 1967 tại Châu Đốc. Đúng là một duyên kỳ ngộ, một chuyện không thể nào tin được mà là một chuyện hoàn toàn có thật, một cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai người bằng xương bằng thịt, giữa ông Tổng Trấn Gia Định Thành hồi thế kỹ thứ 19 (năm 1820 đời vua Gia Long) và ông Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ của Sư Đoàn 9 Bộ Binh vào thế kỹ thứ 20 (năm 1967 thời đệ nhị Cộng Hòa của ông Nguyễn văn Thiệu).

Tôi xin viết lại một đoạn hồi ký sau đây, trích dẫn từ một số những dữ kiện mà tôi đã ghi lại được từ thời điểm năm 1967 cho đến những năm tháng kế tiếp, gọi là có liên quan trực tiếp tới cuộc đời binh nghiệp của tôi, cho đến ngày mất nước 30/4/1975 và những ngày tháng sau đó….. cả ở hải ngoại.

………………….

Một ngày cuối tháng 6 năm 1967, với tư cách là Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ của sư đoàn 9 bộ binh / khu 41 Chiến Thuật, tôi  đến Châu Đốc để thanh tra, một cuộc thanh tra định kỳ các đơn vị Địa phương quân trong Khu 41 và luôn tiện thanh tra luôn pháo đội 105 thuộc sư đoàn 9 đang được biệt phái cho tiểu khu Châu Đốc và đang đóng quân tại đó để yễm trợ cho tiểu khu …

Sau khi thanh tra xong các đơn vị của tiểu khu trong suốt 3 ngày liền, tôi đến vị trí dã chiến của pháo đội ở Núi Sam vào một buỗi chiều, sau khi dùng xong cơm trưa tại tỉnh. Vào lúc 3 giờ chiều, lúc đang xem kho đạn của pháo đội thì tự nhiên tôi thấy quá sốt ruột, không biết có việc gì xảy ra và cũng không hiểu tại sao tôi lại nóng ruột muốn ra về ngay. Tôi nói với trung úy pháo đội trưởng là ngày mai tôi sẽ trở lại, và tôi lên xe trở về tỉnh ngay sau đó.

Thay bộ quân phục ra, tôi mặc một áo sơ mi trắng và mượn ông tĩnh trưỡng chiếc “ho bo” và một chú tài xế, rồi ung dung bước xuống tàu bảo chú chạy dọc theo bờ sông phía Tân Châu đi ngược về hướng Bắc, mà không có một chủ đích nào đặc biệt hết.

Chạy được chừng 200 thước, tự nhiên chiếc “ho bo” chết máy. Chú tài xế cố giật máy năm bảy lần nhưng máy vẫn không nổ, chiếc “ho bo” lúc nầy chì cách bờ bên kia (đối diện với tỉnh) chừng 6, 7 thước…….

Bỗng có một giọng nói từ trên bờ nói vọng xuống:

- Thôi trung tá ơi, máy không nổ được đâu. trung tá ghé vào đây chơi giây lát, uống tách trà với chúng tôi đi, xong rôì hảy về, không sao đâu, còn sớm mà, chừng đó tôi bảo đảm với trung tá là máy khỏi cần sửa, giật là nỗ ngay, không có sao hết.

Tôi giật mình tự nghĩ : mình không mặc quân phục, tại sao người ta lại gọi mình là trung tá ? Quen chăng ? Không . Nhất định là không rồi! Nhưng tại sao ?……

Dòm lên bờ tôi thấy môt người đàn ông còn trẻ, tuổi không ngoài 30, mặc bộ dồ bà ba trắng, tóc để dài xỏa xuống tận vai, mới trông qua hình dung và tướng tá hao hao mường tượng như Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo vậy, gương mặt hiền hậu mà đôi mắt sáng quắt, lời nói nghe nhẹ nhàng nhưng sao mà như một cái lệnh cho mình vậy ?
Đang suy nghị miên man thì chiếc “ho bo” đã tấp vô cây cầu chùi lúc nào không hay. Tôi “riu ríu” bước lên cầu theo lời của người lạ mặt trên bờ :

- Lên đây lên đây, vô nhà uống trà đi trung tá.

- Đừng thắc mắc tại sao Ta biết ông là trung tá, rồi sau nầy ông cũng sẽ biết tại sao. Với lại Ta không phải là Ông Huỳnh phú Sổ đâu nghe ! Vô nhà đi…..vô đây, vô đây.

Lạ quá, hình như ông nầy đọc được tư tưởng của mình vậy ! Mình vừa suy nghỉ chưa kịp nói ra, là ông ta lên tiếng liền gần như trả lời thẳng cho mình vậy.

Tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi ông ngồi xuống ghế và chỉ chiếc ghế đối diện bên nầy chiếc bàn dài cho tôi ngồi và gọi người mang trà ra:

- Tư ơi Tư, đem trà ra đây con !

Người mang bình trà ra là một ông già râu tóc bạc phơ, mà nhìn kỷ lại thì quá quen thuộc với tôi cách đây 13 năm. Đó là trung tá Trọng, một nhân sĩ Phật Giáo Hòa Hão, đã từng là  tiểu khu trưởng tiểu khu thuộc Phân Khu Vĩnh Long năm 1954, lúc tôi còn là trung úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 Thám Thính (thiết giáp) đóng tại Ngả Tư Long Hồ (lúc đó còn người Pháp tiểu khu  được gọi là sous secteur, và Phân Khu là subdivision). Giờ nầy ông đã quá lớn tuổi, (tôi nghĩ cũng phải trên 80) râu bạc trắng dài xuống tới ngực, nhưng tại sao người kia lại gọi ông Trọng là “con” ? vì so tuổi tác với nhau thì phải ngược lại mới đúng, và trông ông có vẽ khúm núm, khép nép, đặt bình trà lên bàn rồi cúi đầu xuống lùi ra, yên lặng đi xuống nhà dưới, làm tôi quá đổi kinh ngạc và bở ngở đến nổi không kịp chào cấp chỉ huy lảnh thổ cũ của mình.

- Nó là một trong hai người giúp việc ở đây cho tôi đó.

- Dạ.

Tôi lúc nầy chỉ biết có một tiếng “dạ” mà thôi ! Sau đó Người quay sang tôi nói :

- Ta cho gọi “con” từ Núi Sam đi về đây đó, rồi cho tàu của “con” tấp vô đây đó. Ta với con có chút duyên phận “Thầy Trò”.

Tôi vừa nghĩ không biết ông nầy là ai thì Người nói tiếp:

- Rồi đây cũng sẽ có một ngày nào đó thằng trung tá con sẽ biết Ta là ai, con đừng suy nghĩ mắc công.Ta cũng ở Gia Định, gần nhà con đó. Đây, con uống với Ta tách trà nầy, coi như đánh dấu ngày hai Thầy trò ta hạnh ngộ !.

Tôi lật đật đứng dậy, xô ghế định bước ra ngoài để làm lễ “bái sư” cho đúng thủ tục, nhưng Người khoác tay ra dấu cho tôi ngồi xuống và nói ngay :

- Đừng có chi tiết ! Ta không chú trọng ở lễ nghi bề ngoài đâu, miễn là trong Tâm con lúc nào cũng có hình ảnh của Ta là được rồi, là quí rồi.

Thật đúng là ông nầy “đi guốc trong bụng” mình rồi, nhưng chắc chắn là ông đọc được dòng suy nghĩ của mình. Đang suy nghĩ miên man thì bỗng Ngưòi bảo :

- Con đưa cho Ta xem ông Phật con đang đeo đó coi.

Tôi rất ngạc nhiên vì tượng Phật mà tôi đeo, đang nằm kín dưới hai lớp áo T shirt và chiếc sơ mi của tôi khó ai mà có thể nhìn thấy được lắm. Tôi lật đật cởi dây đeo ra đưa hết ông Phật và cả dây đeo cho Người. Vị Phật nầy đã được một vị Sư già ở Cheng Mài (Thái Lan) cho tôi từ năm 1964, mà theo lời của vị Sư nầy thì đây là vị Thần hộ mạng của tôi, nên lúc nào tôi cũng đeo trong người, nhất là khi tôi đi hành quân… .

Người cầm ông Phật độ chừng môt phút, xong ông nói ngay:

- Vị nầy cũng khá đó, hình như con thỉnh vị nầy ở Thái Lan phải không ? Cũng khá  lắm nhưng chưa đi đến đâu, để ta thử cho con coi nghen.

Đoạn ông lên tiếng gọi :

- Thằng Tư đâu? Con ra đây, ông nhờ chút coi con.

Ông Trung tá Trọng lại xuất hiện. Tôi cũng chưa kịp có thì giờ chào ông, vì ông đang đứng chờ lịnh, thì Người nói :

- Con đeo ông Phật nầy vô….., Thằng Năm đâu con ? Lấy cây dao dâu ra đây coi con.

Sau một tiếng “Dạ” lớn từ trong nhà, một ông già khác cũng râu tóc bạc phơ nữa, lại xuất hiện, tay cầm một cây dao dâu, một loại dao cán dài khoảng trên 7 tấc với lưỡi mỏng, dài chừng 5 tấc ngang chừng một tấc mà người dân quê thường dùng để xắc chuối cho heo ăn,

- Bây giờ thằng Năm, con chém thằng Tư năm dao cho Ta coi, chém ngang lưng và chém thẳng tay cho thật mạnh nghen, Ta muốn thử ông Phật của thằng trung tá nầy coi có khá hay không vậy mà.

Ông già tên Năm làm đúng theo lệnh được truyền, chém ông Trọng năm phát thật mạnh vào lưng, khoảng ngang lưng quần. Tôi cảm thấy rợn người, trong lúc tất cả 3 người kia đều bình thản, người bị chém vẫn bình thản đứng yên cho người kia bình thản chém, và người ra lệnh chém vẫn bình thản ngồi yên nhìn cảnh người chém người, mặt không một chút dao động. Chỉ có một mình tôi là vừa kinh sợ vừa lo âu (nhở có việc gì thì sao ?) mà không nói được một lời nào !

- Được rồi, thằng Tư con đem cái lưng lại cho Ta xem.

Ông Trọng lại bên bàn, xoay lưng lại cho Người vén áo lên xem. Người nói ngay:

- Cũng khá lắm, nhưng chưa hoàn toàn đúng như Ta đã thấy. Tuy lưỡi dao không cắt đút được da thịt nhưng vẫn để lại dấu vết trên lưng, vẫn còn mấy lằn đỏ ửng nằm vắt trên lưng rất rõ ràng. Thằng Tư con xây lưng lại cho thằng trung tá coi xem có đúng như vậy không ?
Thật đúng như Người nói. Vẫn còn rõ mấy lằn dao đỏ ững nằm vắt ngang trên lưng người bị chém.

- Thằng Tư con cởi ông Phật đưa lại cho Ta.

Người đưa tay trái ra cầm ông Phật và dùng ba ngón tay chà chà xát xát chừng một phút, xong lên tiếng gọi:

- Thằng Năm con lên đây coi, con đeo ông Phật nầy vô, rồi hãy để cho thằng Tư nó chém con lại  năm dao, để con khỏi mang nợ nó sau nầy.

Thằng Tư đâu, đem con dao dâu ra đây và con chém thằng Năm lại đủ năm dao, cũng phải chém mạnh như nó đã chém con lúc nãy vậy nghen ! Vậy là huề nghen, không đứa nào thiếu nợ đứa nào hết nghen !

Ông Trung tá Trọng từ trong nhà trong đi ra tay cầm con dao dâu dài, sắc bén lúc nãy. Và cảnh cũ lại tái diễn trước mặt tôi, chỉ cách có một thước ! Cũng vẫn không khí bình thản, người ra lệnh chém, người chém cũng  như người bị chém, cả ba người đều không thay đổi nét mặt, thật khó mà có thể tin được. Lần nầy tôi được bớt sợ, bớt lo, và bình tĩnh quan sát kỹ hai ông già, nhất là người cầm dao chém. Có lẻ tôi bị lây cái trạng thái bình thản, nên tôi nhận thấy rất rỏ cái “lực” của cây dao khi nó chạm vào người của ông Trọng. “bực, bực… bực…nghe rất rõ và rất mạnh, không có gì gọi là “diễn xuất” hết ! Và không có gì có thể gọi là “mà con mắt” của tôi được hết. Đúng vào lúc tôi có ý nghĩ như vậy thì Người lại ngó qua tôi và nói :

- Nó chém thiệt chớ đâu có chém giả ? Thôi, đủ năm dao rồi, đưa lưng đây cho ta coi.

- Được quá, thằng trung tá con xem nè, chém mạnh như vậy mà không có một vết tích nào của lằn dao trên lưng của thằng Năm. Như vậy đó mới được chớ !

Vừa nói ông vừa bảo ông Năm tháo ông Phật ra và trao lại cho tôi đeo. Bây giờ tôi mới khắp khởi mừng thầm, vì thấy cái “bùa hộ mạng” của mình đã hiệu nghiệm nhiều nhờ có sự giúp đở của Người. Tôi vừa đưa hai tay ra nhận lại ông Phật của mình vừa nói:

- Dạ cám ơn Ông.

- Thầy giúp cho trò mà cám ơn gì ! Sẵn đây, Ta cũng nói cho con biết luôn để quên :sắp tới đây là con phải về nhận cái tỉnh Vĩnh Long đó nghen.

Ngừng chừng 2 phút, Người lại nói tiếp:

- Cũng gặp nhiều khó khăn lắm đó…. giặc giả mà, nhưng không sao, để Ta bảo thằng Giãn nó lo cho con.

Nghe tới đây tôi đâm hoảng thật sự. Không lẽ mình bị thương nên phải nhờ ông bác sĩ Giãn? (tôi biết ông Bác sĩ Giãn là bác sĩ trưởng của bệnh viện của tỉnh Vĩnh Long). Nhưng, vừa nghĩ quẩn như vậy thì Người nói ngay :

- Không, không ! không phải bác sĩ Giãn của bệnh viện Vĩnh Long đâu, mà là thằng Phan thanh Giãn, đền thờ của nó là Văn Thánh Miếu ờ quận Châu Thành Vĩnh Long đó”.

- Dạ

...

Ngài Phan thanh Giãn


À, thì ra là Ngài Phan thanh Giãn. Mà, tại sao Người lại gọi là thằng ? Chắc Người phải lớn hơn ngài Phan thanh Giãn nhiều nên Người mới gọi  bằng thằng một cách rất tự nhiên như vậy. Đang suy nghĩ như vậy thì Người nói:

- Ta sẽ bảo nó giúp cho con, dĩ nhiên nó cũng phải lo cho dân chúng Vĩnh Long ! Thôi Thầy trò ta gặp nhau như vậy là quá đủ rồi đừng nghĩ vẫn vơ gì nữa hết, rồi một ngày nào đó con cũng së biết Ta là ai thôi. Bây giờ con về đi, cũng tối rồi. máy “ho bo” đề là chạy rồi không cần sửa gì hết. Thỉnh  thoảng có rảnh thì con  lên đây chơi với Ta, ăn cơm với Ta nghen, ăn mặn chớ không có ăn chay đâu mà lo. Ta ăn mặn chớ không có ăn chay.

- Dạ, Thưa Ông con về.

Người đi với tôi ra đến bến nước, tôi bước xuống tàu rồi mà Mgười vẫn còn đứng đó, tàu nổ máy chạy rồi, tôi nhìn lại mới thấy là trên bờ không còn có ai ….. Tôi định bụng lên tiếng chào ông Năm và ông Tư (cựu Trung tá Trọng) trước khi về nhưng rồi hai ông cứ ở nhà sau nên rồi tôi cũng không gặp được .

Ngày 8 Tháng 10 năm 1967, tôi lại có dịp lên Châu Đốc, tôi lại đến căn nhà hôm trước. Lần nầy Người đi vắng nhà 2 ngày rồi. Tôi vào nhà chỉ gặp ông Trọng và ông Năm. May quá, hôm nay tôi mới chào được người chỉ huy lãnh thổ cũ của tôi là Trung tá Trọng. Mừng rở với nhau một hồi. Ông còn nhớ tôi rất rõ và ông nói là trưa nay Người về và ông Trọng được lệnh giữ tôi lại ăn cơm

- Trưa nay Ngài về, và trước khi đi Ngài có dặn tôi là phải giữ anh lại ăn cơm với chúng tôi trưa nay.

- Nhưng, Trung tá làm ơn cho tôi biết Người là ai vậy ?

- Có hai ông ở thường trực với xác của Ngài : ông “Đại Bạch Hổ” và ông “Tiểu Bạch Hổ” . Hễ ông “Đại”đi vân du thì ông “Tiểu”giữ xác, và hể ông “Tiểu” đi thì ông “Đại” giữ xác. Hai ông không có ở trong xác Ngài cùng một lúc. Chúng tôi nghe tiếng nói thì biết là ông nào ngay. Người nói chuyện với anh hôm trước là “ông Đại Bạch Hổ”.

- Nhưng  ông “Đại” là ai và ông “Tiểu” là ai vậy Trung Tá ?

- Ngài đã căn dặn chúng tôi là chỉ cho anh biết bấy nhiêu thôi, đến một thời điểm nào đó thì tự nhiên anh nhận ra ngay. Chúng tôi không dám trái ý Ngài đâu anh Nghĩa.

Vừa nói đến đây thì nghe có tiếng của Người ngoài cổng. Hai ông già im bặt ngay. Tôi thấy rõ là Người cố ý về hơi trưa để cho tôi được tiếp xúc với Trung tá Trọng, cốt cho tôi một ít thời gian đủ để biết được bấy nhiêu thôi. Và thật tình tôi chỉ được cho biết có bấy nhiêu thôi. Có tính toán hết !

Người bước vào, tôi đứng dậy chấp tay lại vái chào Người. Người cười lớn và nói ngay:

- Hay lắm ! Hôm nay thằng trung tá con ở lại đây ăn cơm với Ta nghen, có canh chua cá bông lau, có cá bông lau chiên tươi,….. đúng không thằng Tư ?

- Dạ thưa đúng vậy, thưa Ông. Ông Trọng đáp nhanh.

- Dạ (tội nghiệp, tôi lúc nào cũng chỉ biết có chữ Dạ mà thôi )

- Con sắp phải đi xuống Vĩnh Long rồi đó nghen, con có vẽ lo lắng ? Đừng có lo, tuy có nguy hiểm đôi chút đó, nhưng con thì không sao cả, và rồi sang năm mới thì hạnh thông hết. Tất cả đều do định mệnh an bài hết, con “phải nằm lòng câu nầy luôn”  thì Tâm con mới an được. Nhớ nghen. Con đừng có lo chi cho mệt nghen.

Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện Người nói mấy tháng trước.

Ông Năm và ông Tư Trọng đã dọn cơm lên và theo lệnh Người hai ông cùng lên ngồi ăn cơm với chúng tôi. Bữa cơm có canh chua cá bông lao và cá chiên tươi. Cũng như hai ông già, tôi ngồi ăn yên lặng không nói một lời nào. Vã lại, có muốn nói cũng không biết nói gì !

- Sao, ăn được không con ? Người lên tiếng     .

- Dạ cá bông lao tươi ngon lắm

- Thỉnh thoảng con lên đây chơi, ăn cơm với Ta, thì có cá bông lao ăn hoài  !

- Dạ …

Ăn cơm xong, tôi xin phép ra về, Người còn dặn vói theo :

- Đừng có quá lo lắng nghen !

- Dạ..

Ngày 27 Tháng 12 / 1967, vào khoảng 6 giờ chiều, lực lượng hành quân của tiểu khu Vĩnh Long trên đường về bị rơi vào ổ phục kích của Việt Cộng, cả tiểu khu trưởng và tiểu khu phó đều bị thương, cố vấn trưởng Mỹ thì tử thương ngay từ đầu. Từ Ngả Tư Long Hồ trung đoàn 16 / thuộc sư đoàn 9 được lệnh tiếp viện ngay. Tôi và anh Trần bá Di Tham mưu trưởng sư đoàn đều phải thay phiên nhau bay lên tại chỗ để điều khiển cuộc hành quân giải tõa và tản thương.

Đến 12 giờ khuya trong lúc tôi đang bay thì được lệnh của Thiếu tướng sư đoàn trưởng/kiêm khu 41 Chiến Thuật : “Đáp xuống sân bay và vào Vĩnh Long tạm thời thay thế đại tá Huỳnh ngọc Diệp trong nhiệm vụ tiểu khu trưởng, tiểu khu Vĩnh Long”. Và khi tôi vào đến tiểu khu là đúng 2 giờ 30 sáng.

Như vậy là đúng như lời Người đã nói với tôi từ tháng 6  và lần chót nhất vào ngày 8 tháng 10 vừa qua! Đúng là “định mệnh đã an bài” một câu mà Người bảo tôi phải luôn nằm lòng !

Tôi tạm thay thế bạn Diệp (trong tình trạng dưỡng thương) trong chức vụ “quyền tiểu khu trưởng Vĩnh Long”. Ngay từ lúc đó cho đến ngày 28 tháng chạp năm Đinh Mùi, tình hình trong tỉnh gần như đã được ổn định nên tôi xin sư đoàn cho tôi mấy ngày phép về ăn Tết với gia đình ở Gia Định.

Ngày mồng 1 Tết, hai vợ chồng chúng tôi đi chùa Xá Lợi và Lăng Ông (Bà Chiểu) xong về đến nhà là vào khoảng 10 giờ đêm. Đại tá Tuấn ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp gọi điện thoại nhắc tôi đêm nay nhớ lên nhà anh đánh mạt chược như đã hứa hôm qua .. Nhưng hôm nay không biết tại sao tôi lại từ chối hết sức tự nhiên, làm hai ông bà Tuấn cự nự quá .

Vào khoảng 2 giờ đêm đang ngủ mê mang thì lại nghe điện thoại reo. Tôi lại tưởng đại tá Tuấn gọi nên không muốn nghe. Nhưng rồi điện thoại cứ reo mãi, vợ tôi nhấc lên nghe, xong gọi tôi :

- Chú Tám gọi (Chú Tám là Dương bá Nhẫn, em ruột tôi, thượng sĩ truyền tin ở Bộ chỉ huy Thiết Giáp).

- Anh Sáu hả ? Việt Cộng chiếm hết Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp rồi, tôi đang ở trên lô cốt sát đường, giáp với kho đạn gọi anh đây .

- Mầy nói chơi hay nói thiệt đó mậy ? Tết nhất đừng có đùa dai nghe !

- Trời ơi, tôi chạy trối chết mới thoát lên đây được và gọi cho anh đây, chắc tụi nó đang lục soát trong đó nên không thằng nào để ý tới lô cốt nầy đâu. Anh báo động cho các nơi giùm đi.

Tôi tỉnh ngũ hẳn, ngồi nghĩ xem coi phải làm sao đây, và lúc đó tôi mới nghe được tiếng súng nỗ ròn tan ở một vài nơi xa xa. Tôi gọi quận Gò Vấp. Sĩ quan trực cho biết là có nhiều tiếng súng và lựu đạn nỗ dữ dội ở Hạnh Thông Tây, ở hướng các Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Pháo Binh và Quân Cụ và ở hướng bệnh viện Cộng Hòa hay Tổng Tham Mưu gì đó.

Sáng mồng 2 Tết, vừa 6 giờ sáng, tôi lái xe lên Hạnh Thông Tây ….từ đó tôi bị kẹt luôn với chiến sự Tết Mậu Thân ở vùng nầy mãi đến ngày mồng 5, chiếm lại xong khu Hạnh Thông Tây tôi mới về nhà ngũ lấy sức lại. Vào được Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp ngay sáng mồng 3 tôi mới biết cả nhà đại tá Tuấn (2 vợ chồng và 3 đứa con) đều chết ngay tại hầm trú ẩn trong căn nhà ông đang ở tại Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp và cả vợ chồng đại tá Huỳnh ngọc Diệp (Thiết Giáp ), bà mẹ và 2 đứa con ông cũng đều bị bắn chết ngay tại căn nhà trong trại gia binh Thiết Giáp. Chừng đó tôi mới hú hồn vì nếu đêm đó tôi lên chơi mạc chược với đại tá Tuấn thì coi như cuộc đời binh nghiệp của tôi được chấm dứt sớm ở đây !

Sáng ngày mồng 8 Tết, một chiếc M. 113 đến nhà đón tôi lên Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp. Ở đây tôi nhận được lệnh của thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ “phải về gấp Vĩnh Long” vì ở Thủ Đô đã tâm yên rồi. Tôi phải qua trại Phi Long để đợi phương tiện bay về dưới. Trong khi chờ đợi tôi đến “Nhà Vĩnh Biệt” của Không Quân đốt nhang và lạy một hàng 5 chiếc quan tài của gia đình đại tá Tuấn (do người em của anh Tuấn mang về tẩn liệm và së chôn cất sau), trước khi lên một chiếc phi cơ vận tải vừa dứt nhiệm vụ “thả trái sáng” trong đêm.

Tôi là hành khách duy nhất và bất đắc dĩ của chiếc vận tải cơ C.47 nầy, trên đường về Miền Tây. Quan sát tình hình quốc lộ 4 tôi thấy từ Trung Lương xuống bến phà Mỹ Thuận có một số cầu bị sập, nhất là cầu An Hữu bị sập cả 2 nhịp, lưu thông bị bế tắt. Đến phi trường Vĩnh Long, phi cơ không đáp xuống được vì phi đạo và một số lô cốt và cơ sở đã bị địch chiếm. Phi cơ phải bay qua Cần Thơ. Ngay tại phi trường tôi gặp Thiếu tướng Trần văn Minh tại Bộ chỉ huy hành quân, và ông cho trực thăng chỉ huy của ông đưa tôi về Vĩnh Long. Đến địa phận Vĩnh Long, trực thăng liên lạc được với tiểu khu và trực thăng được lệnh đáp ngay bờ sông trước tiểu khu, và phải bay lên ngay thật nhanh, vừa đủ thời gian cho tôi nhảy xuống khỏi trực thăng, vì khắp nơi đều có địch. Tôi vừa nhảy ra khỏi trực thăng là cúi xuống chạy thẳng một mạch vào ngay tiểu khu, dưới lằn đạn AK và súng máy từ trên lầu chuông của nhà thờ Nguyễn trường Tộ bắn xuống, may mà không sao cả (cách tiểu khu chỉ có một con đường và một bức tường). Tôi gặp anh Trần bá Di, Tham mưu trưởng sư đoàn đang lo hành quân giải tõa cho tỉnh Vĩnh Long . Anh đã xuống tiểu khu cả tuần lễ nay, khan cả tiếng, nói thều thào không ra tiếng nữa, xem chừng như anh đã quá mệt mỏi trong những ngày qua. Tôi së thay thế anh để anh về nghĩ ngơi kể từ giờ nầy.

Tôi bắt đầu hành quân giải tõa từ thành phố ra phi trường và suốt gần 3 tháng, chiếm lại quận Chợ Lách và toàn bộ các xã đã mất trong Tết Mậu Thân, trừ xã Hựu Thành và Khu trù mật Cái Sơn đã mấy năm nay không vào được .

Bình tỉnh rồi, tôi mới nhận thấy những lời mà Người đã nói với tôi trước đây về Ngài Phan thanh Giãn đã ứng hiện quá rõ qua 2 sự việc sau đây :

1.-  Ngay trước tòa hành chánh tỉnh trên con đường chính dẫn xuống chợ, có một tượng bán thân của Ngài Phan thanh Giãn bằng đồng (bộng ruột). Tôi đến tận nơi quan sát thì thấy bức tượng lảnh một viên đạn suốt từ ngực ra đến sau lưng, và anh em Địa Phương Quân cho biết từ ngày mồng 2 Tết đến nay Việt Cộng chỉ tiến đến ngang bệnh viện rồi ngừng tại đó chớ không đột nhập bệnh viện mà cũng không tiến đến tòa hành chánh hay đến chợ được. Sau đó tôi đã đưa tượng bán thân của Ngài vào thờ ở Miểu Quốc Công ngay tại tỉnh lỵ.

2.- Suốt gần một tháng từ khi tôi về đến tiểu khu, gần như đêm nào Việt Cộng cũng có pháo kích vào chợ và vào dinh tỉnh trưởng. Nhưng tất cả đều rơi và nỗ trên sông, tuyệt đối không gây được một thiệt hại vật chất nào trên bờ hay trên phố chợ..

Lúc vui miệng tôi có nói cho đại úy Quí thuộc Phòng 2 sư đoàn 9 nghe về hai sự kiện nầy kể cả những lời mà Người đã nói với tôi tại Châu Đốc. Ngờ đâu đại úy Quí cũng cũng là một tín đồ  Phật Giáo Hòa Hảo và cũng đã gặp và biết Người (qua Trung  tá Trọng), nên nhờ đó lần hồi tôi mới được đại úy Quí cho biết “Đại Bạch Hổ” chính là Ngài Tả Quân Lê văn Duyệt và “Tiểu Bạch Hổ” là Ngài Lê văn Khôi. Thật đúng như lời Người đã nói với tôi : “đến một thời điểm nào đó thì tôi së nhận ra ngay” là “Ta cũng ở gần nhà con đó ”

Tháng 6 năm 1968, tôi đang bay trên vùng Trà Ôn trong một cuộc hành quân, thì được Trung Tâm Hành Quân báo cáo :

- Có hai ông già đi trên một chiếc ghe “cà dom”, ghé ngay cầu tàu của tỉnh, nói đến thăm Đông Phương.

Tôi biết ngay là Người rồi, nên trả lời ngay :

- Đông Phương đây, cho người dẫn quý vị đó lên nằm nghĩ ở phòng Phật của tôi trên lầu, tôi së về ngay.”

Tôi bay về và lên gặp Người ngay. Thấy Người có vẻ vui, tôi vái chào Người và nói:

- Dạ, có gì mà Ông đến ngay đây vậy ?

- Không có gì đâu, tại hai thằng Tư và thằng Năm nầy ,Ta đã nói ở đây yên rồi mà tụi nó không tin Ta, nhất là thằng Tư nó muốn xem lại bộ mặt tỉnh Vĩnh Long của nó sau biến cố Mậu Thân, nên sẵn ta đi chơi quanh đây nên mới ghé lại cho tụi nó gặp con, và cho thằng Tư thăm Vĩnh Long luôn.

- Con đã đưa tượng bán thân của Ngài Phan thanh Giãn vào thờ ở Miểu Quốc Công rồi…

- Nó lãnh thế cho dân ở đây một viên đạn đó .

- Dạ thưa, con biết .

Ngồi chơi một lúc, dùng cơm xong, Người từ giả tôi và xuống ghe ra đi vào khoảng xế chiều…..

Rồi từ đó hằng năm lúc nào rảnh rỗi là tôi lên Châu Đốc thăm Người.

Tháng 5 năm 1972, lần nầy, tôi muốn lên thăm Người trước khi tôi rời khỏi Tỉnh, về lại binh chủng Thiết Giáp.

- Thưa Ông (tôi bắt chước hai ông già gọi Người là Ông), tôi sắp rời khỏi tỉnh rồi, chắc tháng sau, sau khi Vĩnh Long làm lễ khánh thành “Tháp Xá Lợi Miền Tây”. Tôi thấy dân chúng ở đây cũng có tâm đạo lắm nên dù đi khỏi đây con cũng thấy mến họ lắm.

Người hiểu ý của tôi ngay, Người nói:

- Không sao đâu, đã có thằng Giãng nó lo !

Ăn cơm xong với Người, lúc tôi sửa soạn ra về Người nói :

- Ta muốn con đem vợ con của con lên đây ở với Ta, có mắm ăn mắm có muối ăn muối, không đói đâu. Còn con thì cứ phải ở lại Sài Gòn …

- Mấy đứa con của con còn đi học, lên đây ở với Ông rối làm sao tụi nó đi học được đây ?

- Sao lại không được ? mấy đứa nó së học hành tới nơi tới chốn hết, thành tài hết đó nghen !

- Dạ để về con tính lại…

Trên đường về tôi suy nghĩ hoài về những lời dạy của Người sau bữa cơm trưa. Tôi nghĩ quá gần : làm sao cho vợ con mình xuống Châu Đốc được, trong lúc mình đang về lại Sài Gòn?  Nhà đâu mà ở, trường đâu mà học ? Thôi thì ta nghe vậy hay vậy, làm sao được ?

Đến năm 1974 tôi lại bay xuống Châu đốc và sang thăm Người. Lần nầy Người tỏ vẽ không bằng lòng:

- Ta đã bảo con đưa hết vợ con xuống đây, còn con thì phải ở lại Sài Gòn. Mà cho tới giờ nầy con còn chưa chịu nghe lời Ta.

Tôi chỉ còn nước “Dạ, Dạ” mà thôi, không nói gì được hết. Cơm nước xong tôi xin phép Người ra về, Người vẫn còn dặn vói thêm y như vậy một lần nữa. Rồi từ đó tôi không còn có dịp lên Châu Đốc nữa… và không còn được gặp Người nữa…

Cho đến tháng 5 năm 1975, có lần lang thang đi ngang Lăng Ông Bà Chiểu, tôi bỗng giựt mình, sực nhớ tới lời của Người đã mấy lần căn dặn tôi : “con phải ở lại Sài Gòn , đưa vợ con về Châu Đốc ở ….” Như thế là Người dạy tôi quá rõ ràng mà tôi ngu quá không chịu hiểu, tức là: “vợ con tôi phải rời khỏi Sài Gòn, còn tôi thì phải chịu ở lại Sài Gòn”. Đúng quá rồi ! vợ con mình đã được đi qua Mỹ rồi, còn mình thì “bị Người bắt mình phải lái xe vào ngũ ngon lành ở Bộ Chỉ Huy Pháo Binh ngày 29 tháng 4″ nên phải bị kẹt ở lại đây thôi. Đúng là “định mệnh đã được an bài” một câu mà Người vẫn bảo “mình phải nhớ nằm lòng”. Từ hôm đó dù tôi có ý trách Người sao quá úp mở kín đáo, nhưng tôi đã có phần nào “an Tâm” vì đã “an phận” rồi, không còn lo lắng gì về tương lai của mình nữa ! Số mạng đã được an bài !

Khi được ra khỏi tù (8/1987), tôi lật đật lên ngay Châu Đốc để tìm lại Người. Nhưng vô ích, vì không còn một chút dấu vết nào của căn nhà bên kia sông nữa ! Tôi lên núi Thất Sơn, được một người đang ở ngay nền chùa Cao Đài cũ trên núi, cho người đưa tôi lên lễ “Vồ Chư Thần” ở trên Núi ông Cấm … Dịp nầy tôi có làm lễ tạ ơn chư Thần, và âm thầm tạ ơn Người nữa .


...

Về đến Sài Gòn tôi đến Lăng Ông Bà Chiểu đảnh lễ Người, trong đền thờ xong tôi ra lễ ở Mộ Người. Chừng đó tôi mới vỡ lẻ ra, vì thấy được hai con cọp bằng xi măng sơn trắng nằm hai bên mộ. Có lẻ vì thế mà Người dùng danh hiệu “Đại Bạch Hổ” và “Tiểu Bạch Hổ” là danh xưng của Ngài Lê văn Khôi .

Tôi xin kết thúc câu chuyện có vẽ “hoang đường” nầy bằng một đoạn còn “rất hoang đường” hơn nữa để xin cầu nguyện cho Hồn Thiêng Sông Núi sớm giúp cho dân tộc Việt Nam vĩnh viễn dứt hết nghiệp đọa đày và chóng thoát khỏi ách độc tài cộng sản …

Cho đến ngày tôi rời khỏi Việt Nam (5/1992) tôi không còn đến viếng lăng của Người được nữa, nhưng Người cũng vẫn còn gián tiếp cho tôi biết là Người vẫn còn giúp đệ tử của Người.

Số là qua đến Hoa Kỳ từ năm 1994 tôi vẫn cho người về Việt Nam để giúp tôi vài công việc. Người nầy đến năm 1998 mới cho tôi biết là anh ta được sai đi làm những công tác liên quan đến Tâm Linh và Đạo Giáo bằng những mệnh lệnh được truyền âm trực tiếp vào tai anh, những mệnh lệnh tuy ngắn gọn nhưng rất rõ ràng. Lệnh được truyền vào tai anh, ấn định từ ngày rời khỏi Hoa Kỳ đến từng chặn lộ trình từ Sài Gòn phải đi khắp các nẽo đường của đất nước, ngày nào phải đi đâu, ngừng xe ở đâu và làm gì .. v.v.. cho tới ngày rời Việt Nam về lại Hoa Kỳ .

...

Tượng đồng Tả Quân Lê Văn Duyêt.

Công tác hoàn tất vào cuối năm 1998 và câu anh ta được nghe lần cuối cùng trước khi về Mỹ là :

- Về báo cho thằng S là bàn cờ đã gài xong, sắp đến hồi kết thúc, chỉ chờ nước chiếu bí nữa mà thôi.

Anh bạn tôi cũng lắc léo hỏi lại

- Thằng S là ai ?

Thì được một câu trả lời nhẹ nhàng nhưng âm thanh nghe muốn bể cả lổ tai :

- Là cái thằng đã sai mầy đi về Việt Nam đó !

Con xin cúi đầu đảnh lể Thầy và xin kính cẩn tạ ơn Thầy.

Anh bạn nói trên của tôi hiện đang ở một thành phố lớn ở Hoa Kỳ và hai vợ chồng anh ta đã ăn chay trường từ mấy năm nay, và trong nhà anh, ngoài bàn thờ Phật Thích Ca ra, anh còn dành một phòng riêng rất tôn nghiêm thờ các vị “cựu thần” như Đức Thánh Trần hưng Đạo, các Ngài Tả quân Lê văn Duyệt, Phan thanh Giãn , Nguyễn trung Trực …, hương đăng trà quả, cúng lạy mỗi đêm…, đề cầu nguyện cho Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam sớm được hưởng cảnh thanh bình trong Tự Do và Dân Chủ thật sự…

Washington, ngày rằm tháng giêng năm Giáp Thân.

Dương Hiếu Nghĩa

*
Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2013 , 19:03 by hoangkybactien »  
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra