Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 53
Send Topic In ra
TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI (Read 58372 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
20. Jan 2012 , 16:38
 
TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI




...



...



...   
...   
...   
...
...

Bút tích của Cô Ngọc Mai - dạy Việt văn


...



NgocDoa wrote on 20. Jan 2012 , 18:43:
...


anh_thu_Tran wrote on 21. Jan 2012 , 02:02:
...


THƯƠNG CHÚC CÔ LUÔN MẠNH KHOẺ ,YÊU ĐỜI ,HÁT NGÀY CÀNG HAY HƠN ĐỂ CHO CHÚNG EM ĐƯỢC THƯỞNG THỨC DÀI DÀI

    Thưa Cô đây là hoa Mai trong vườn của em ,vì là xứ Down Under nên hoa Mai của em không nở vào dịp Tết Nguyên Đán....mà lại nở vào tháng 6 đó Cô. Em phải hái vào để dành tặng sịnh nhật người tên Mai đó Cô ạ


Hoa Hạ wrote on 21. Jan 2012 , 06:18:
Em kinh chuc co mot ngay SINH NHAT that la hanh phuc ben gia dinh con chau - mot ngay tran day niem vui. Em cung kinh chuc co doi dao suc khoe de cho chung em dươc nghe co hat hay dai dai luôn.

maivang_22 maivang_22 maivang_22 maivang_22  HAPPY BIRTHDAY TO YOU................. maivang_22 maivang_22 maivang_22 maivang_22



...



Nguyen Van Ha wrote on 21. Jan 2012 , 19:57:
Nhân ngày sinh nhật cô Ngọc Mai, em xin kính chúc cô một năm an khang vui khoẻ.

Và trước thềm năm mới, em cũng xin gửi tặng cô 4 câu thơ:

      Nhầm Thìn năm mới tết sang,
Hoa MAI dáng NGỌC rộn ràng đón xuân,
      Mặc cho con tạo xoay vần
Hoa MAI dáng NGỌC Hiệp Tân Kim Thành ***

Happy Birthday & Cung Chúc Tân Xuân,
Em, NV Hà


** Nếu cô thắc mắc "Hiệp Tân Kim Thành" có nghĩa là gì, em xin thú thiệt với cô là kỹ thuật làm thơ của em dạo này cao siêu lắm cô ơi: em cần chữ gì vần với chữ "vần" trong câu trên, nên bị stress quá, em phải đặt đại 4 chữ mới có vẻ "Hán Tự" cho sang.

Vắn tắt thế này: "Hiệp Tân": 1 lần đổi mới, "Kim Thành":  biến thành vàng.

Cho nên:
"Hoa MAI dáng NGỌC Hiệp Tân Kim Thành"
có nghĩa là hoa Mai từ bấy lâu là Ngọc, nhân mấy ngày tết đổi thành vàng một hiệp cho vui, chỉ vậy thôi cô!
Hy vọng cô thông cảm ý thơ Hán Tự Gò Vấp của em nha cô.

Sẵn em xin nhắc cô là cô còn nợ em 1 bài hát mà mấy tháng trước cô đã ký hợp đồng với em trong QTG rồi! Xin cô vui lòng trả nợ sớm để không thôi em phải tính lãi xuất giá cao đó cô! (hihi!!)


...



...



GiangHa wrote on 21. Jan 2009 , 04:49:
birthday333  maivang_22 cake_UR1 vuonhoa birthday333

...



Chúc Mừng Sinh Nhật Cô Ngọc Mai

''That thap" đi lên van lượt là
Chuyện trò nồng ấm giọng thiết tha
Văn chương giảng dạy ngày xưa nhớ
Cô giáo tâm tình diễn đàn qua
Dáng dấp oai nghiem chưa nghiêng ngã
Tâm hồn tỉnh táo chửa là đà
Xuân về sinh nhật Cô Mai kính
Chúc Mừng Cô vui mãi không...xa!

GH
01/09
 
vuonhoa

Cô Ngọc Mai thương kính!
 
GH chúc mừng sinh nhật Cô với lời thơ hơi vội...Hy vọng Cô vui thật vui trong ngày sinh nhật Cô nhé!



LPHUONG wrote on 22. Jan 2010 , 07:36:
MỪNG SINH NHẬT CÔ NGỌC MAI


KÍNH CHÚC CÔ LUÔN
KHOẺ MẠNH, TƯƠI TRẺ VÀ AN VUI...



...
...
...
...



( Cô ơi, em về trễ nên Chúc Mừng sau cuối, mong Cô thứ lỗi... )


NgocDoa wrote on 24. Jan 2010 , 13:22:
...


...


NgocDoa wrote on 20. Jan 2011 , 07:37:
...


Hoang Nga wrote on 20. Jan 2011 , 09:19:

Toàn thể Ban Chấp Hành cựu nữ sinh
Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt

Chúc Mừng Sinh Nhật Cô Cố Vấn Vũ Ngọc Mai
Kính chúc Cô luôn dồi dào sức khoẻ và sáng suốt
để dẫn dắt chúng em gìn giữ Hội và giúp Hội luôn thăng tiến



Thay mặt Ban Chấp Hành
HT   Hoàng Nga
PHT Vũ Đan


Phuong_Tran wrote on 20. Jan 2011 , 10:06:
...



...


CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÔ NGỌC MAI

21/01/2011







...




thule wrote on 20. Jan 2011 , 14:41:
Hihihi,

Lão niên này bây giờ không thể nhớ được "ngày giời tháng phật" nào, chỉ trông vào 'ách xì" mà biết được sinh nhật hay sinh nguyệt thôi.  EM đem bình hoa thuỷ tiên mà chị Ngọc khéo tay nuôí dưỡng vào đây tặng chị , và nhắc lại lời chúc năm ngoái:  Mâù trắng cuả hoa cho sự thanh khiết cao quí cuả tâm hồn cô giáo NM, mâù vàng cho sự thành công, và mâù xanh cho sự tươi trẻ cuả chị.  Happpy belated B-Day!!!

...

...


Phương Tần wrote on 20. Jan 2011 , 23:24:
   birthday333   CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÔ NGỌC MAI
  birthday333   CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÔ NGỌC MAI
 
birthday333   CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÔ NGỌC MAI



...


Em xin chúc Cô thêm nhiều năm vui vẻ và mạnh khoẻ maivang2

PS: Ngày 21/1 cũng là ngày Sinh Nhật của Mẹ em và con gái út Bảo Quân của Huệ  Cheesy  Cheesy



thubeo wrote on 22. Jan 2011 , 17:26:
Em TB chào Cô Mai. Gia đình nhà B kính chúc Cô Mai sinh nhật hôm qua dzui dzẻ dài tới hôm nay và dài luôn đến cuối tháng vẫn còn dzui. Cô ơi em chúc cô cứ như thế này mãi để em được ăn theo. Smiley

...




...



NgocDoa wrote on 14. Jan 2011 , 15:16:
...


TuyetNgo wrote on 02. Feb 2011 , 04:09:
...


thubeo wrote on 03. Feb 2011 , 07:25:
Em TB và gia đình kính chúc Cô Mai dồi dào sức khoẻ và vui vẻ hoài hoài.



...


Phương Tần wrote on 04. Feb 2011 , 15:50:
...


Em phải chạy vào chúc Tết (dù muộn màng ) không thôi Cô quên em mất... Grin



TIẾNG HÁT CÔ NGỌC MAI


Thưa Thày Cô và cả nhà LVD ,

Cuối tuần Phượng Trần mời Thày Cô và cả nhà nghe giọng hát điêu luyện như ca sĩ nhà nghề của Cô Ngọc Mai hát bài Em Tôi của Lê Trạch Lựu

Đây là link để xem trực tiếp trên Net :

http://www.youtube.com/watch?v=NdQsnLzHCKo&feature=relmfu




Em Tôi


Trình bày : Giáo Sư Ngọc Mai
Nhạc : Lê Trạch Lựu
Slideshow : Ngoc Đoá


...

Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh.
Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ.
Vu vơ đắm đuối, vương ngàn áng mây
Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng.
Buồn vương man mác theo lời gió reo lời thơ
Trầm tư se sắt tơ lòng đắm theo đàn khóc
Bao nhiêu nước mắt chôn sầu đắng cho lời thơ,
Giờ này em hát câu chiều mơ.

ĐK :
Bao giờ tôi về gần em
Cùng đếm này trăng này sao kia nhé em,
Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời,
Thuyền tình lung linh trong khói sương lam,
Ngày về xa quá người ơi.

Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng
Đêm đêm u tối về đây thắp sao ...
Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung,
Tôi xin gió biếc ca ngợi mầu suối tóc...
Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh,
Đàn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng.
Cho anh rót thắm đem về nhớ nhung lời thơ,
Đường đời anh muốn em còn mơ.


Phuong_Tran wrote on 27. Jul 2012 , 05:17:
Lại cuối tuần nữa rồi , cuối tuần này Phượng Trần xin mời Thày Cô và các anh chị nghe nhạc phẩm Không Còn Mùa Thu của nhạc sĩ Việt Anh được trình bày qua tiếng hát của Cô Ngọc Mai và phần làm Youtube do anh Lương ông xã chị An Hảo đảm trách





Link để xem trực tiếp :

http://www.youtube.com/watch?v=7A04p9kNniw&feature=relmfu




KHÔNG CÒN MÙA THU


Nhạc và lời
: VIỆT ANH
Trình bày : GS NGỌC MAI
Slideshow : Anh LƯƠNG ( OX chị AN HẢO )


Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm thâu

Anh làm mùa thu, cho em mơ màng
Anh làm lời ru, quấn quýt bên nàng
Em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang

Còn thương nhớ nhau, về thắp sao trời
Còn thương nhớ nhau, từng đêm bão tố
Tóc ướt trăng thề, lời yêu chưa nói trên môi vụng về

Đường ta đã qua, chìm khuất chân trời
Đường ta sẽ qua, nào ai biết tới
Chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ



maivang_22 maivang_22 maivang_22 HAPPY NGHE NHẠC CUỐI TUẦN maivang_22 maivang_22 maivang_22






Back to top
« Last Edit: 03. Aug 2012 , 06:41 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #1 - 20. Jan 2012 , 16:40
 

TRANG VĂN CỦA CÔ NGỌC MAI


( Phần 1)


Dau Do wrote on 25. Sep 2008 , 12:48:

...


VAI TRÒ NGƯỜI MẸ
     XƯA VÀ NAY


Vũ Ngọc Mai


      Người mẹ luôn đóng một vai trò quan trọng trong lòng chúng ta.  Hằng năm, Hoa Kỳ dành riêng một ngày nhớ ơn Mẹ vào trung tuần tháng 5, và hầu hết các người con nơi đây đều nhớ đến ngày này để chúc tụng, gửi thiệp, tặng quà và nói những lời ơn nghĩa dành riêng cho mẹ.  Nhưng dưới đôi mắt của một số người con khác thì “ngày nào cũng là ngày của mẹ” rồi, không cần phải đặc biệt cử hành trong một ngày nữa.
Nghĩ cho cùng, tôi thấy ai cũng có lý cả.   Dù nhớ đến mẹ trong chỉ một ngày hay suốt cuộc đời thì Mẹ vẫn nỗ lực tối đa để làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình.  Khi nghĩ đến những thế hệ làm mẹ đã qua, thế hệ của chúng tôi và thế hệ của con cháu mình, chúng ta sẽ thấy vai trò làm mẹ đã có những thay đổi theo thời gian.
              Vào thời xa xưa, người mẹ chỉ biết có gia đình, sống vì chồng con, làm công việc đồng áng, thêu thùa, vá may, đóng vai trò nội tướng theo đúng lời  khuyên “nam ngoại, nữ nội” của cổ nhân.  Họ luôn bị ràng buộc bởi thuyết tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
               Cụ bà Phan Bội Châu đã luôn hứa sẽ thay chồng nuôi dạy đàn con để cụ Phan có thể yên tâm dành tất cả thì giờ cho đất nước, cho những sinh viên du học bên Nhật đang cần sự hướng dẫn của người.  Còn bà Tú Xương thì đã được thi sĩ Trần Tế Xương ca tụng sự đảm đang và tần tảo qua 4 câu thơ tuy bình dị song lại rất nổi tiếng:

“Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng,
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”


           Bà Tú Xương cũng chính là hình ảnh của vô số bà mẹ quê đã quên bản thân mình để chỉ nghĩ đến chồng con.
           Vào thời cha ông chúng ta, khi chưa có thuốc ngừa thai và các khám phá khoa học giúp cho sự sinh đẻ được theo ý muốn, phần lớn các gia đình đều đông con, và công việc của người mẹ do đó càng trở nên thậm phần vất vả.   
           Thời bình đã vậy, trong thời chiến khi người chồng phải nhập ngũ, người vợ vừa làm mẹ, vừa làm cha, đã thay chồng nuôi con và đã trở thành nơi nương tựa chính cho những đứa con của mình.
           Vì vận nước mà từ năm 1975, sau khi chồng bi bắt đi cải tạo, người vợ phải gánh vác lo toan trong ngoài, vừa nuôi dạy các con, vừa là nguồn tiếp tế cho ngưuời hôn phối đang bị đầy ải nơi rừng thiêng nước độc có cơ hội được sống còn.
            Không thiếu những bà me từ trước đến giờ chỉ làm công việc nội trợ, nay đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải ra ngoài bươn chải kiếm sống.   Họ đã hy sinh cho con cái, gửi con vào trường, lo cơm ăn áo mặc, thậm chí có bà còn chắt bóp tiền bạc cho các con đi tìm tự do nữa.  Có những bữa cơm thanh đạm mẹ giả vờ no để nhường miếng ăn cho những đứa con đang tuổi lớn.   Có những đêm khuya mẹ ôm con trong lòng mà vỗ về, dỗ dành các con cho tạm quên đi cơn đói đang dày vò thân xác chúng.
              Về mặt tinh thần và tình cảm, người mẹ luôn sống trong phập phồng lo âu, mang nỗi bất an vì không biết gia đình mình sẽ bị đưa đi vùng kinh tế mới lúc nào, lại cũng không biết số phận của các con trai mình sẽ ra sao nếu bị đi lính và bị đưa sang chiến trường Campuchia.  Thân mẹ xác như vờ, nhan sắc đã tàn phai theo năm tháng vất vả mưu sinh, lại mỏi mòn chờ đợi trong vô vọng ngày trở về của người chồng yêu dấu.
            Khi may mắn được định cư tại những nước dân chủ sau một cuôc vượt biển cam go, người mẹ lại thay đổi từ vai trò nội trợ sang vai trò lao động để kiếm sống khi chưa kịp học thêm sinh ngữ, chưa kịp hội nhập vào cái xã hội mới đầy kỹ thuật tân kỳ này.   Những người có cơ hội học được một nghề vững chắc thì cũng vẫn mang nhiều lo lắng cho con trong việc ăn học, nhất là sao cho chúng hưởng được một nền giáo dục tối hảo để trở thành những con người hữu dụng mai sau.  Người mẹ Việt Nam rất coi trọng việc học và cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của con cái.  Ngoài việc nhắc nhở, phụ giúp đóng tiền học phí, nhiều bà còn nấu nướng thức ăn cho con cái khi chúng đi học xa nhà, với hy vọng con của họ sẽ có nhiều thì giờ hơn trong việc đèn sách hơn.

              Nếu trước kia người mẹ chỉ hoặc làm nội trợ, hoặc đảm trách một công việc ngoài xã hội thì nay phải một tay lo toan trong ngoài, vừa vất vả kiếm sống, khi về nhà lại còn nấu nướng, thu dọn cho chồng con.  Công viêc của người mẹ như thế đã tăng gần như gấp đôi, và họ đã âm thầm cam chịu mọi thiệt thòi với hy vọng được thấy đàn con nên người.  Nhiều bà mẹ đã tốn quá nhiều thì giờ cho bếp núc, và không khỏi cảm thấy mệt mỏi hơn cả thời gian sống nơi quê nhà.   Như thế đã xong đâu, mẹ còn đưa đón con đi học thêm, đi sinh hoạt hướng đạo hoặc thể thao, và tham dự những buổi họp cho các con nơi trường học cùng với biết bao nhiêu công việc không tên khác nữa.
 
                Bây giờ chúng ta thử đến với những bà mẹ của thế hệ thứ ba, gồm những người rất trẻ khi sang đây hoặc được sinh ra ở nơi định cư.  Đó là những người đã được hấp thụ một nền giáo dục tốt, được sống trong thời đại của kỹ thuật tân kỳ.  Đó là thế giới của computer, của điện thư, của điện thoại cầm tay, và của khoa học không gian.  Người mẹ trẻ cũng gần gụi với luật pháp và những sinh hoạt chính trị của đất nước này.
Trước khi trở thành mẹ, phụ nữ đã được học hỏi từ bạn bè, từ bác sĩ, từ những lớp học làm mẹ và vô số sách vở về vấn đề này.  Người mẹ tương lai còn có rất nhiều cơ hội mua sắm quần áo, tã lót và đồ đạc, trang hoàng căn phòng của con theo ý thích của mình.  Nếu so sánh với thuở trước, người mẹ tương lai đã được trang bị đầy đủ để không còn bị bỡ ngỡ khi làm mẹ lần đầu.  Đồng thời vai trò của người mẹ ở Mỹ có những đòi hỏi phức tạp hơn vì điều kiện sống nơi đây cao hơn, và công việc của đa số  không còn đơn thuần chỉ có một việc nuôi con như truớc.
              Đối với những người mẹ đi làm, gửi con là cả một vần đề khó nghĩ.  Mướn người về nhà, gửi cho người thân (cha me, anh chi em...), hay nơi nhà trẻ.   Nhưng dù giao con cho ai, người mẹ trẻ vẫn không thể yên tâm bằng đích thân mình chăm sóc cho đứa con khi còn nhỏ.
Khi con đến tuổi đi học, người mẹ lại lo lựa chọn cho con ngôi trường tốt song cũng phải hội đủ những điều kiện về giờ giấc làm việc và địa điểm cư trú nữa của bà nữa.  Để sửa soạn cho tương lai và giữ cho con cái bận rộn để tránh những ảnh hưởng xấu của bạn bè hay những phim ảnh đồi trụy trên TV, người mẹ thường khuyến khích con tham gia những sinh hoạt tại trường và ngoài xã hội, chẳng hạn, tham gia hướng đạo và thể thao, vào ban nhạc của nhà trường, học thêm âm nhạc, toán hay Việt Ngữ.
                  Nếu có điều kiện, họ sẵn sàng lựa chọn chỗ ở nơi khu vực tốt, chỗ làm việc thuận tiện, phân chia cách dùng thì giờ, không se sua đua đòi, ăn uống giản dị, tiêu xài vừa phải ngõ hầu có thể để dành tiền cho con lên đại học.   

Tóm lại, khi được làm mẹ, người bạn trẻ đã trải qua một loạt những biến đổi, đã có những lựa chọn, những ưu tiên, những nỗi âu lo, những hi sinh quên mình có thể chỉ chấm dứt khi từ giã cõi đời.
                Dù nằm trong thế hệ nào, người mẹ cũng đã hơn một lần chứng tỏ tài quán xuyến, sự khéo léo đảm đang, sự hi sinh tần tảo, tất cả cho gia đình và cho chồng con.  Mẹ đã cho con lời khuyên bảo, sự khuyến khích giúp đỡ, những kinh nghiệm sống khôn ngoan, những nụ cười hiền hòa, tình yêu thương, sự chăm sóc, sự che chở và biết bao tặng phẩm quí giá khác cho đời một người con được thêm tròn đầy ý nghĩa.   Người viết muốn tạm dịch bài thơ ca tụng Mẹ của Howard Johnson thay cho lời kết luận:

                       M-O-T-H-E-R

“M” dành cho hàng triệu thứ mẹ đã cho con,
“O” nghĩa là mẹ trở nên già nua,
“T” là những giọt lệ mẹ đổ vì con,
“H” dành cho trái tim mạ vàng tinh khiết;
“E” nằm trong đôi mắt ngời sáng yêu thương,
“R” nghĩa là đúng, và Mẹ sẽ mãi mãi là lẽ phải,
        Để tất cả vào với nhau và đánh vần “MOTHER,”
        Một tiếng bao hàm cả vũ trụ trong tôi.
 


      


...


Dau Do wrote on 26. Oct 2008 , 11:47:

Đón Mừng Thầy Bửu Biền


Vũ Ngọc Mai


...*


Thầy trò Lê Văn Duyêt chúng tôi đã đến Seafood Palace tại Stanton lúc 5giờ chiều Thứ bảy 25 tháng 10 năm 2008 để đón tiếp Thầy Bửu Biền và phu nhân vào dịp thầy cô ghé thăm Nam Cali.  Trước đó một tuần, cũng vào chiều Thứ bảy, Lê Văn Duyệt miền Bắc Cali cũng đã tổ chức đón tiếp vị cựu Giáo Sư khả kính cùng với trường Hưng Đạo.

Hội trưởng Đặng Thị Cần đã cùng phu quân và con trai đi đón hai vị khách quí, còn chúng tôi thì đến đây mỗi lúc một đông, và tiếng nói cười của sự mừng vui dường như không bao giờ dứt trong suốt 3 tiếng đồng hồ tái ngộ.
Người ta thấy sự có mặt của Thầy Đường và phu nhân, các Cô Vân, Tố Nga, Phượng, Hồng Nhung và Ngọc Mai.  Thầy Long vì bận việc nhà nên chỉ ghé qua mừng Thầy Biền trong chốc lát.  Mười bốn cô nữ sinh cũ mỗi người một vẻ của thầy cũng đã đến đây:  Thu Phạm tức Thu Cali và Ngô Thị Thu biệt danh Thu Béo của diễn đàn Lê Văn Duyệt, Minh Triết từ San José, Thuận, Tuyết Nga, Ngọc Hà, Minh Hải, Phương Đặng, Kim Phượng, Kim Huyến, Thanh Long, Thanh Hằng, và Tú Quyên.   
Đặc biệt Kim Định đã hái một dĩa hồng đầu mùa to dẹp mang đến trao người thầy thân thương của mình rồi phải kiếu từ đi dự đám cưới.  HT Cần cũng đã gửi tặng Thầy Biền một số sách và đặc san.

    Thầy Bửu Biền trông vẫn không mấy khác xưa, vẫn khỏe mạnh dù nay đã 79.   Thầy và gia đình đã định cư tại Pháp.  Nơi đây thầy đã cho xuất bản một số sách tiếng Pháp và tiếng Việt của thầy.   Thầy đã tìm đến với văn chương sau một thời gian dài phụ trách môn Toán dệ nhị cấp.  Thời gian sau 1975, với khả năng chuyên môn vững vàng, thầy đã đươc chọn làm Tổ trưởng tổ Toán mà với sự cương trực của kẻ sĩ, đã khiến cho chính quyền giáo dục thủa đó phải e dè và khâm phục.   Còn Cô Hồng Nhung, một đồng nghiệp trong tổ Toán của Thầy, thì luôn dành ưu tiên cho thầy mỗi khi có dịp phân chia thức ăn hay vật dụng trong tổ.  Cô Hồng Nhung đã ngồi một bên GS Bửu Biền để chia sẻ nỗi gian truân quá khứ.

...*


Các nữ sinh vây quanh thầy tay bắt mặt mừng, đa số tự nhận ngày xưa học rất giỏi và được thầy thương.   Kim Huyến còn khoe được thầy cho đi ăn phở, và em đã ăn những 2 tô!  Thầy đứng đó với nụ cười hiền hòa pha chút ngạc nhiên thích thú vì những tiết lộ mới lạ của cái đám nữ sinh tinh ngịch này.
Anh Dũng, phu quân của Thu San Diego và là chàng rể LVD duy nhất tối nay, đã mang theo một chiếc máy ảnh pro để làm phó nhòm cho buổi tiệc.   Và anh cũng đã thật bận rộn bấm dùm bạn bà xã cả chục máy digital đang nằm la liệt trên ghế.

    Nhà hàng đã phải chờ đợi thầy trò chúng tôi trong cả tiếng đồng hồ trước khi có thể dọn tiệc.  Trong khi đó, Thầy Bửu Biền nhanh nhẹn bước sang bàn nữ sinh, cho xem tấm hình trẻ đẹp ngót nửa thế kỷ cũ của mình trước sự trầm trồ của học sinh.  Thanh Hằng cứ ghé vào tai tôi mà xuýt xoa:  “Cô ơi, em thật không ngờ mấy thầy đẹp trai như thế.   Vậy mà ngày xưa chúng em đâu có dám “ngắm” kỹ đâu!”  Trong hình còn có cố Hiệu trưởng Hoàng Mai và thầy Đường nữa.

    Bao nhiêu kỷ niệm dạy và học thời xưa cũ bỗng sống lại trong ánh mắt sáng ngời hạnh phúc của chúng tôi.  Khi chiếc bánh lớn mừng người thầy cũ với những lời “Hội Ái Hữu LVD mừng đón Thầy Cô Bửu Biền thăm Orange County” được cắt ra thì cuộc vui cũng hầu tàn.  Tất cả nữ sinh đã vây quanh bàn chúng tôi để cùng nghe Thanh Hằng đọc hai bài thơ do Thầy Đường sáng tác:

Đón Thầy
Bên Tây Thầy mới sang,
Chúng em đều hân hoan.
Đón mừng người Thầy cũ,
Tiếng nói vẫn rộn ràng.
Sang năm Thầy lại đi
Cali nhớ Paris.
Chúc Thầy nhiều  sức khỏe
Đừng đợi cỏ xanh rì
                        

Đón Bạn
Hôm nay họp mặït nơi đây
Đón người Bạn Cũ bên Tây mới về.
Nhìn nhau cười nói thỏa thuê,
Những ngày xưa ấy chợt về như mơ.
Sang năm bạn nhớ lại sang,
Cali lại đón Bạn Vàng thân yêu.
Đường xa trắc trở trăm điều,
Mong người Bạn Quí trữ nhiều Euro.


Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải tàn, nhưng đêm nay trời rất đẹp, không khí hữu tình và con người đang sống vui với quá khứ, nơi có thầy xưa và bạn cũ.  Thế nên dù tất cả chúng tôi đã đứng lên để ra về song chân chưa muốn bước.  Từng nhóm nhỏ vẫn tiếp tục nói cười, chiếc máy hình vẫn từng cái được đưa lên, có phần chậm rãi hơn như nỗi lưu luyến, như sự níu kéo chút thời gian còn lại.  Vâng mà phải rồi, sang năm Thầy đã thượng thọ 80, và biết bao giờ chúng tôi mới có thể lại có duyên may gặp Thầy, gặp bạn một lần nữa đây.

Thôi thì hãy cùng giữ lại tất cả kỷ niệm êm đềm của đêm tái ngộ hiếm quí này, và rồi thuở đến trường sẽ mãi mãi là của thầy trò chúng ta...


* Hình được trích từ album của anh Dũng và chị Thu Béo


...


Dau Do wrote on 22. Sep 2008 , 11:15:
         

LỰA LỜI MÀ NÓI VỚI CON TRẺ


...

                                                          
Phụ huynh hay bất cứ ai thường nói chuyện với trẻ nhỏ đều có thể thấy được sự khó khăn trong vấn đề này.  Bộ óc của các cháu còn đang trong thời kỳ phát triển cho đến tuổi thiếu niên, và chúng ta không thể đòi hỏi trẻ em phải thấu hiểu những tiếng nói, câu văn hay ẩn dụ giống như người lớn.
Nếu bạn muốn đứa trẻ khi lớn lên sẽ có quan điểm của riêng mình thì ngay từ bây giờ, những ngôn từ bất lợi cần được thay thế bằng những tiếng có thể xây dựng nhân cách của chúng.  Có những điều cha mẹ nói với con xem ra không những vô hại mà còn có tính cách xây dựng, song đối với giới chuyên gia thì những lời nói ấy mang đến tai hại nhiều hơn là giúp ích đứa trẻ.

Sau đây là 7 điều thông thường mà chúng ta có thể mượn một cách nói khác để giúp đứa trẻ hiểu rõ vấn đề hơn.

        1. Khi phụ huynh nói “Con thật là tài giỏi” thì đứa trẻ lại hiểu “Bổn phận của con là làm cho cha mẹ vui lòng.”
Chúng ta có thể thay thế bằng câu “Con nên hãnh diện vì đã hết sức cố gắng trong mọi việc.”
Chúng ta thường đã nghe nói đến việc đề cao lòng tự trọng của đứa trẻ, một điều rất quan trọng cho sự thành công trong đời.  Thế nhưng những chuyên gia về tuổi trẻ lại thấy sự khen ngợi thái quá có thể đem đến những hậu quả trái ngược.   Đứa trẻ được khen quá nhiều, khi lớn lên sẽ đòi hỏi chúng bạn cũng phải khen ngợi mình.   Ngụ ý của câu “Con đẹp nhất trong lớp,” hoặc nói đến điểm số mà không đề cao sựï cố gắng, chứng tỏ bạn chỉ thương con vì nó đẹp nhất, điểm số cao nhất, và học hành tiến bộ nhất mà thôi.
Tiến sĩ tâm lý xã hội Carol Dweck đã trắc nghiệm 400 em lớp 5 về ảnh hưởng của sự ngợi khen quá lố khi bà làm việc tại Đại học Columbia.  Bà nhận thấy những đứa trẻ được khen vì “rất cố gắng” đã làm bài trắc nghiệm khá hơn và ở mức độ khó hơn những em được khen “thông minh.”
    Theo bà Dweck “Khen ngợi khả năng đứa trẻ giống như một lời hứa hẹn hão huyền về sự thành công, nhưng lại phủ nhận giá trị của yếu tố cố gắng, khiến cho đứa trẻ sẽ cảm thấy e ngại khi gặp phải thử thách.”

        2. Khi phụ huynh bảo con “Hãy cẩn thận lời nói” thì đứa trẻ lại hiểu là “Con đã đổi lại những điều thật sự con muốn nói.”
Lẽ ra tốt hơn hết, phụ huynh nên cho con biết “Mẹ rất vui khi con đến tâm tình với mẹ, nhưng mẹ rất muốn từ nay con không dùng những tiếng lóng có thể gây mích lòng đó nữa.”  Khi phụ huynh chú ý đến chính những tiếng đó thì đứa con sẽ tự khép kín và có thể không còn muốn nói chuyện với cha mẹ nữa.  “Đó là một điều mà chắc chắn không một phụ huynh nào muốn xảy ra,” theo Panaccione.  “Phụ huynh thật may mắn khi trẻ em đến nói chuyện với họ.”  Và thời điểm tốt nhất để đề cập đến những điều có thể gây xích mích là vào cuối câu chuyện.

        3. Khi phụ huynh nói “Mẹ không đủ sức mua món đồ chơi con thích” thì đứa trẻ lại hiểu rằng “Tiền bạc là câu trả lời cho tất cả.”
Tốt hơn chúng ta nên diễn tả cách khác, chẳng hạn “Tiệm này có toàn những thứ mẹ con mình muốn mua, nhưng chúng ta đã có rất nhiều ở nhà rồi, và mình không nên mua gì thêm cho chật nhà nữa con ạ.”
Có thật sự con của bạn cần thêm một món đồ chơi điện tử hay một con búp bê hay không?  Dĩ nhiên là không rồi.  Nhưng nếu cứ nhắc đi nhắc lại tiền bạc là lý do duy nhất khiến đứa trẻ bị từ chối thì chính cha mẹ đã cho con ý nghĩ là tiền bạc có thể mua được tất cả.
Bà Marcy Axness, Tiến sĩ chuyên về trẻ em, nói:  “Cho đến khi được 5 tuổi, phụ huynh nên cho con cái thấy ý nghĩa của sự giàu sang không do của cải vật chất, mà chính nhờ những gì hiện bạn đang có đã  đem lại niềm vui đích thực cho chúng.”
Phụ huynh không có bổn phận phải đề cập đến vấn đề tài chánh trước mặt trẻ nhỏ.

        4. Khi phụ huynh bảo con mình “Con đừng lo, mọi việc đều tốt đẹp,” đứa trẻ lại nghe ra là mình hay bi thảm hóa cuộc đời.
Tốt hơn chúng ta nên nói “Mẹ  hoàn toàn thấu hiểu những gì đã xảy ra cho con.  Bây giờ con có thể nói cho mẹ nghe được rồi.”
Khi đứa trẻ về nhà có vẻ buồn bực vì bị bạn học trêu ghẹo hoặc vì một lý do nào đó, phụ huynh hãy bày tỏ sự thông cảm và nên khuyên bảo con.
Panaccione cho rằng “Trẻ em cần học cách diễn tả cảm xúc ngõ hầu  có thể tiếp tục vui sống thay vì cứ để nỗi buồn vui trôi qua mà không bao giờ đề cập đến.”  Nếu các cháu nghĩ rằng những suy nghĩ của mìnhï là sai quấy thì sẽ bắt đầu tự khép kín và không còn tiếp thu được những lời khuyên lành mạnh nữa.   
    Mặt khác, không nên để trẻ nhỏ đắm mình vào những ý tưởng xấu xa.   Những câu hỏi như “Con có nghĩ được tại sao chuyện đó lại xảy ra không?” hoặc “Con nghĩ mẹ có thể làm gì cho con bớt buồn bực không?” có thể giúp đứa trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Theo Mel Levine, giáo sư Đại học North Carolina, “Sự biết lắng nghe của phụ huynh đem đến cho con nhiều an ủi hơn là lời nói.   Chỉ cần thông cảm với nỗi vui buồn của đứa trẻ thôi, cha mẹ sẽ thấy con cái luôn tìm đến với mình để thổ lộ tâm tình.”

        5. Khi phụ huynh khuyên con họ “Đừng nói chuyện với người lạ,” đứa trẻ lại hiểu là “Bất cứ người nào con không quen biết cũng tìm cách làm hại con.”
Phụ huynh có thể diễn tả một cách khác, chẳng hạn như “Con không nên nói chuyện với những người mà con không cảm thấy yên tâm.”
Ngày nay trẻ nhỏ cần và thường nói chuyện với người lạ, ở quầy hàng tính tiền, trên xe buýt, hay tại văn phòng bác sĩ.
Trước tiên, cha mẹ cần kiểm soát một cách thực tế:  bỏ qua những câu chuyện giựt gân, chẳng hạn, trẻ em bị người lạ bắt cóc khi đang đi trên vỉa hè là điều rất ít xảy ra, chỉ độ chừng một phần trăm hay ít hơn.   Trong khi đó, trẻ con thường là nạn nhân của những người chúng đã biết rõ, kể cả những nhân viên trong chính quyền.   Do đó chúng ta nên khuyên con trẻ coi chừng bất cứ ai, dù thân hay sơ, những người mà chúng không cảm thấy thoải mái chút nào khi đến gần.
James Beasley, chuyên viên FBI, khuyên trẻ hay dùng internet chớ cho người ta biết những chi tiết về cá nhân mình, chẳng hạn ho, địa chỉ hoặc tên trường.  Và con cái nên cho cha mẹ biết về người bạn kết thân trên mạng, nhất là những kẻ nào muốn em giữ bí mật về mối quan hệ với họ.

        6. Khi phụ huynh khuyên con “Con nên chia sẻ với người khác” thì trẻ nhỏ lại tưởng là cha mẹ bảo “Hãy cho đi những gì con có.”
Tốt hơn phụ huynh nên nói “Jesse muốn chơi với chiếc xe đua của con một lát, và nó sẽ trả lại cho con sau đó.”
Bạn không bao giờ đưa nhũng chiếc chìa khóa xe thể thao cho người hàng xóm.  Nhưng cũng chính bạn lại đang bắt buộc con của mình phải chia sẻ món đồ chơi mà nó yêu thích.  Tiến sĩ tâm lý học David Elkind, giáo sư Đại học Tufts và tác giả “The Hurried Child” cho rằng “Con bạn không phân biệt được một cách rõ rệt giữa chúng và món đồ chúng yêu thích, chẳng hạn như con gấu bông hay chiếc xe lửa.  Do đó mà bạn đã đòi hỏi các cháu phải cho đi một phần của chính chúng vậy.”
Theo Elkind, khi đứa trẻ cứ mãi bị bắt buộc phải cho đi những gì chúng ưa thích, sự chia cách trở nên đau đớn đến độ chúng có thể không còn muốn gắn bó với con người nữa.
Trẻ em thật sự không có ý niệm gì về chia sẻ cho đến khi lên tám. Trước thời gian đó, cần bắt đầu giúp cho em thấm nhuần ý tưởng vị tha.  Một giải pháp nữa là viết tên em trên món đồ chơi trước khi lấy ra khỏi tay đứa nhỏ để nó biết rằng bạn không bắt buộc cháu phải từ bỏ quyền tư hữu.

        7. Khi bạn nói “Tại sao con (bỏ giờ giới nghiêm, đánh em v.v...). Đứa nhỏ sẽ hiểu là “Con lại làm hỏng nữa rồi.”
Phụ huynh có thể nói một cách khác như “Mẹ đoán con đã bỏ lệnh giới nghiêm vì đang mải vui với các bạn và không muốn về nhà, nhưng điều đó vẫn không thể chấp nhận được.”
    Những nhà tâm lý trẻ em cho biết: phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi quá.  Một vài câu được che dấu dưới hình thức chỉ huy (“Con có nghĩ rằng con nên mặc áo mưa cho khỏi bị ướt lạnh không?”), nghĩa là dường như giúp cho cha mẹ cảm thấy bớt độc tài mà lại có vẻ thương yêu con mình hơn.
Và lại có những phụ huynh đã biết câu trả lời cho câu “Nó đánh em gái vì tức giận khi thấy con bé lấy món đồ chơi của nó.”  Mục đích chính là làm  cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ để nó phải thú nhận những lỗi lầm của nó.
    Phương cách này giải quyết một cơn đau đầu ngắn hạn song lại gây ra một vấn đề nan giải lâu dài.  Phụ huynh cần phải nói chuyện với con mình ngay khi nó làm sai.  Nhưng để cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ từ lúc nhỏ sẽ khiến cho ý thức về lỗi lầm khó được phát triển.  Axness đã nói:  “Trẻ em không có lương tâm không bao giờ phát triển được khả năng cảm nhận những gì mà người khác thấy.  Điều này có thể đưa các em đến chỗ trộm cắp, nói dối, đánh lộn hoặc ngay cả phạm tội bạo hành.” Con trẻ thật yên tâm khi cha mẹ thấy và biết tất cả mọi việïc.  Tốt hơn hết, bạn nên xác nhận đã biết hoặc phỏng đoán được những gì con trẻ đang làm, rồi cắt nghĩa tại sao điều đó là xấu xa.  Nếu bạn sai, bạn sẽ được sửa đổi cấp kỳ.  Và đó có thể là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại vô cùng hữu hiệu.


               
Vũ Ngọc Mai 
(Phỏng dịch “Words to Inspire” by Cynthia Dermody.  Reader’s Digest– February 2008)



...


Dau Do wrote on 22. Sep 2008 , 11:15:
         

LỰA LỜI MÀ NÓI VỚI CON TRẺ


...

                                                          
Phụ huynh hay bất cứ ai thường nói chuyện với trẻ nhỏ đều có thể thấy được sự khó khăn trong vấn đề này.  Bộ óc của các cháu còn đang trong thời kỳ phát triển cho đến tuổi thiếu niên, và chúng ta không thể đòi hỏi trẻ em phải thấu hiểu những tiếng nói, câu văn hay ẩn dụ giống như người lớn.
Nếu bạn muốn đứa trẻ khi lớn lên sẽ có quan điểm của riêng mình thì ngay từ bây giờ, những ngôn từ bất lợi cần được thay thế bằng những tiếng có thể xây dựng nhân cách của chúng.  Có những điều cha mẹ nói với con xem ra không những vô hại mà còn có tính cách xây dựng, song đối với giới chuyên gia thì những lời nói ấy mang đến tai hại nhiều hơn là giúp ích đứa trẻ.

Sau đây là 7 điều thông thường mà chúng ta có thể mượn một cách nói khác để giúp đứa trẻ hiểu rõ vấn đề hơn.

        1. Khi phụ huynh nói “Con thật là tài giỏi” thì đứa trẻ lại hiểu “Bổn phận của con là làm cho cha mẹ vui lòng.”
Chúng ta có thể thay thế bằng câu “Con nên hãnh diện vì đã hết sức cố gắng trong mọi việc.”
Chúng ta thường đã nghe nói đến việc đề cao lòng tự trọng của đứa trẻ, một điều rất quan trọng cho sự thành công trong đời.  Thế nhưng những chuyên gia về tuổi trẻ lại thấy sự khen ngợi thái quá có thể đem đến những hậu quả trái ngược.   Đứa trẻ được khen quá nhiều, khi lớn lên sẽ đòi hỏi chúng bạn cũng phải khen ngợi mình.   Ngụ ý của câu “Con đẹp nhất trong lớp,” hoặc nói đến điểm số mà không đề cao sựï cố gắng, chứng tỏ bạn chỉ thương con vì nó đẹp nhất, điểm số cao nhất, và học hành tiến bộ nhất mà thôi.
Tiến sĩ tâm lý xã hội Carol Dweck đã trắc nghiệm 400 em lớp 5 về ảnh hưởng của sự ngợi khen quá lố khi bà làm việc tại Đại học Columbia.  Bà nhận thấy những đứa trẻ được khen vì “rất cố gắng” đã làm bài trắc nghiệm khá hơn và ở mức độ khó hơn những em được khen “thông minh.”
    Theo bà Dweck “Khen ngợi khả năng đứa trẻ giống như một lời hứa hẹn hão huyền về sự thành công, nhưng lại phủ nhận giá trị của yếu tố cố gắng, khiến cho đứa trẻ sẽ cảm thấy e ngại khi gặp phải thử thách.”

        2. Khi phụ huynh bảo con “Hãy cẩn thận lời nói” thì đứa trẻ lại hiểu là “Con đã đổi lại những điều thật sự con muốn nói.”
Lẽ ra tốt hơn hết, phụ huynh nên cho con biết “Mẹ rất vui khi con đến tâm tình với mẹ, nhưng mẹ rất muốn từ nay con không dùng những tiếng lóng có thể gây mích lòng đó nữa.”  Khi phụ huynh chú ý đến chính những tiếng đó thì đứa con sẽ tự khép kín và có thể không còn muốn nói chuyện với cha mẹ nữa.  “Đó là một điều mà chắc chắn không một phụ huynh nào muốn xảy ra,” theo Panaccione.  “Phụ huynh thật may mắn khi trẻ em đến nói chuyện với họ.”  Và thời điểm tốt nhất để đề cập đến những điều có thể gây xích mích là vào cuối câu chuyện.

        3. Khi phụ huynh nói “Mẹ không đủ sức mua món đồ chơi con thích” thì đứa trẻ lại hiểu rằng “Tiền bạc là câu trả lời cho tất cả.”
Tốt hơn chúng ta nên diễn tả cách khác, chẳng hạn “Tiệm này có toàn những thứ mẹ con mình muốn mua, nhưng chúng ta đã có rất nhiều ở nhà rồi, và mình không nên mua gì thêm cho chật nhà nữa con ạ.”
Có thật sự con của bạn cần thêm một món đồ chơi điện tử hay một con búp bê hay không?  Dĩ nhiên là không rồi.  Nhưng nếu cứ nhắc đi nhắc lại tiền bạc là lý do duy nhất khiến đứa trẻ bị từ chối thì chính cha mẹ đã cho con ý nghĩ là tiền bạc có thể mua được tất cả.
Bà Marcy Axness, Tiến sĩ chuyên về trẻ em, nói:  “Cho đến khi được 5 tuổi, phụ huynh nên cho con cái thấy ý nghĩa của sự giàu sang không do của cải vật chất, mà chính nhờ những gì hiện bạn đang có đã  đem lại niềm vui đích thực cho chúng.”
Phụ huynh không có bổn phận phải đề cập đến vấn đề tài chánh trước mặt trẻ nhỏ.

        4. Khi phụ huynh bảo con mình “Con đừng lo, mọi việc đều tốt đẹp,” đứa trẻ lại nghe ra là mình hay bi thảm hóa cuộc đời.
Tốt hơn chúng ta nên nói “Mẹ  hoàn toàn thấu hiểu những gì đã xảy ra cho con.  Bây giờ con có thể nói cho mẹ nghe được rồi.”
Khi đứa trẻ về nhà có vẻ buồn bực vì bị bạn học trêu ghẹo hoặc vì một lý do nào đó, phụ huynh hãy bày tỏ sự thông cảm và nên khuyên bảo con.
Panaccione cho rằng “Trẻ em cần học cách diễn tả cảm xúc ngõ hầu  có thể tiếp tục vui sống thay vì cứ để nỗi buồn vui trôi qua mà không bao giờ đề cập đến.”  Nếu các cháu nghĩ rằng những suy nghĩ của mìnhï là sai quấy thì sẽ bắt đầu tự khép kín và không còn tiếp thu được những lời khuyên lành mạnh nữa.   
    Mặt khác, không nên để trẻ nhỏ đắm mình vào những ý tưởng xấu xa.   Những câu hỏi như “Con có nghĩ được tại sao chuyện đó lại xảy ra không?” hoặc “Con nghĩ mẹ có thể làm gì cho con bớt buồn bực không?” có thể giúp đứa trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Theo Mel Levine, giáo sư Đại học North Carolina, “Sự biết lắng nghe của phụ huynh đem đến cho con nhiều an ủi hơn là lời nói.   Chỉ cần thông cảm với nỗi vui buồn của đứa trẻ thôi, cha mẹ sẽ thấy con cái luôn tìm đến với mình để thổ lộ tâm tình.”

        5. Khi phụ huynh khuyên con họ “Đừng nói chuyện với người lạ,” đứa trẻ lại hiểu là “Bất cứ người nào con không quen biết cũng tìm cách làm hại con.”
Phụ huynh có thể diễn tả một cách khác, chẳng hạn như “Con không nên nói chuyện với những người mà con không cảm thấy yên tâm.”
Ngày nay trẻ nhỏ cần và thường nói chuyện với người lạ, ở quầy hàng tính tiền, trên xe buýt, hay tại văn phòng bác sĩ.
Trước tiên, cha mẹ cần kiểm soát một cách thực tế:  bỏ qua những câu chuyện giựt gân, chẳng hạn, trẻ em bị người lạ bắt cóc khi đang đi trên vỉa hè là điều rất ít xảy ra, chỉ độ chừng một phần trăm hay ít hơn.   Trong khi đó, trẻ con thường là nạn nhân của những người chúng đã biết rõ, kể cả những nhân viên trong chính quyền.   Do đó chúng ta nên khuyên con trẻ coi chừng bất cứ ai, dù thân hay sơ, những người mà chúng không cảm thấy thoải mái chút nào khi đến gần.
James Beasley, chuyên viên FBI, khuyên trẻ hay dùng internet chớ cho người ta biết những chi tiết về cá nhân mình, chẳng hạn ho, địa chỉ hoặc tên trường.  Và con cái nên cho cha mẹ biết về người bạn kết thân trên mạng, nhất là những kẻ nào muốn em giữ bí mật về mối quan hệ với họ.

        6. Khi phụ huynh khuyên con “Con nên chia sẻ với người khác” thì trẻ nhỏ lại tưởng là cha mẹ bảo “Hãy cho đi những gì con có.”
Tốt hơn phụ huynh nên nói “Jesse muốn chơi với chiếc xe đua của con một lát, và nó sẽ trả lại cho con sau đó.”
Bạn không bao giờ đưa nhũng chiếc chìa khóa xe thể thao cho người hàng xóm.  Nhưng cũng chính bạn lại đang bắt buộc con của mình phải chia sẻ món đồ chơi mà nó yêu thích.  Tiến sĩ tâm lý học David Elkind, giáo sư Đại học Tufts và tác giả “The Hurried Child” cho rằng “Con bạn không phân biệt được một cách rõ rệt giữa chúng và món đồ chúng yêu thích, chẳng hạn như con gấu bông hay chiếc xe lửa.  Do đó mà bạn đã đòi hỏi các cháu phải cho đi một phần của chính chúng vậy.”
Theo Elkind, khi đứa trẻ cứ mãi bị bắt buộc phải cho đi những gì chúng ưa thích, sự chia cách trở nên đau đớn đến độ chúng có thể không còn muốn gắn bó với con người nữa.
Trẻ em thật sự không có ý niệm gì về chia sẻ cho đến khi lên tám. Trước thời gian đó, cần bắt đầu giúp cho em thấm nhuần ý tưởng vị tha.  Một giải pháp nữa là viết tên em trên món đồ chơi trước khi lấy ra khỏi tay đứa nhỏ để nó biết rằng bạn không bắt buộc cháu phải từ bỏ quyền tư hữu.

        7. Khi bạn nói “Tại sao con (bỏ giờ giới nghiêm, đánh em v.v...). Đứa nhỏ sẽ hiểu là “Con lại làm hỏng nữa rồi.”
Phụ huynh có thể nói một cách khác như “Mẹ đoán con đã bỏ lệnh giới nghiêm vì đang mải vui với các bạn và không muốn về nhà, nhưng điều đó vẫn không thể chấp nhận được.”
    Những nhà tâm lý trẻ em cho biết: phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi quá.  Một vài câu được che dấu dưới hình thức chỉ huy (“Con có nghĩ rằng con nên mặc áo mưa cho khỏi bị ướt lạnh không?”), nghĩa là dường như giúp cho cha mẹ cảm thấy bớt độc tài mà lại có vẻ thương yêu con mình hơn.
Và lại có những phụ huynh đã biết câu trả lời cho câu “Nó đánh em gái vì tức giận khi thấy con bé lấy món đồ chơi của nó.”  Mục đích chính là làm  cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ để nó phải thú nhận những lỗi lầm của nó.
    Phương cách này giải quyết một cơn đau đầu ngắn hạn song lại gây ra một vấn đề nan giải lâu dài.  Phụ huynh cần phải nói chuyện với con mình ngay khi nó làm sai.  Nhưng để cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ từ lúc nhỏ sẽ khiến cho ý thức về lỗi lầm khó được phát triển.  Axness đã nói:  “Trẻ em không có lương tâm không bao giờ phát triển được khả năng cảm nhận những gì mà người khác thấy.  Điều này có thể đưa các em đến chỗ trộm cắp, nói dối, đánh lộn hoặc ngay cả phạm tội bạo hành.” Con trẻ thật yên tâm khi cha mẹ thấy và biết tất cả mọi việïc.  Tốt hơn hết, bạn nên xác nhận đã biết hoặc phỏng đoán được những gì con trẻ đang làm, rồi cắt nghĩa tại sao điều đó là xấu xa.  Nếu bạn sai, bạn sẽ được sửa đổi cấp kỳ.  Và đó có thể là điểm khởi đầu cho một cuộc đối thoại vô cùng hữu hiệu.


               
Vũ Ngọc Mai 
(Phỏng dịch “Words to Inspire” by Cynthia Dermody.  Reader’s Digest– February 2008)



...


Dau Do wrote on 13. Oct 2008 , 04:44:

Sarah Palin


Từ Gia Đình đến Chính Trị


...

...




Vũ Ngọc Mai


Trong ngày Đại hội đảng Cộng Hòa, tiếng vỗ tay lâu dài và vang dội khi bà Palin, ứng cử viên Phó Tổng Thống Hoa kỳ, bước ra hội trường đã gây được một khí thế phấn khởi cho một khuôn mặt phụ nữ khá mới mẻ trong chính trường:  Sarah Palin.  Ngay hôm sau và trong suốt những ngày kế tiếp, báo chí đã không ngớt đăng tải những tài liệu và dư luận khen chê về bà.

Năm 1984, Palin đã đoạt chức hoa hậu Wasilla, một thị trấn nhỏ với khoảng 6,000 cư dân.   Năm nay bà 44 tuổi, có chồng và năm con, hai trai ba gái.  Người con trai lớn Track đang ở trong quân đội và sẽ đi Iraq, cô con gái vị thành niên đang mang thai Bristol, kế đó là hai con gái Willow và Piper, và Trig, con trai út 4 tháng rưỡi với chứng down syndrome cần được chăm nom đặc biệt.  Tuy rất bị giao động với tin này, bà Palin, một chiến sĩ trung kiên chống phá thai, vẫn sinh hoạt bình thường cho đến ngày khai hoa nở nhụy.   Bà đã đi dự đai hội xa và chỉ trở về Alaska 8 tiếng đồng hồ trước khi bé Trig ra chào đời, sớm hơn thời hạn 5 tuần lễ và nặng 6lb2oz.
Bà Palin thường tự xưng là một “hockey mom,” một người vừa tìm cách chăm lo đời sống của 5 đứa con lại vừa chu toàn trách nhiệm thường nhật của một thống đốc Alaska.  Dù bận rộn làm vậy nhưng bà vẫn cho người đầu bếp tại tư dinh nghỉ việc vì theo bà, “các con của tôi ăn ma-ca-rô-ni và phó mát được mà.”  Thời gian giữ chức thị trưởng, bà cho ra đời bé gái Piper trong ngày Thứ hai thì Thứ ba bà đã trở lại làm việc.  Palin thường thức khuya để bới thức ăn trưa cho cả nhà, và mỗi buổi sáng thức dậy lúc 4:30 khiến Todd, phu quân của bà, đã nói đùa, theo lời bà: “tôi có thể ngủ khi tôi chết.”  Họ đã yêu, kết hôn và vui sống với nhau trong nhiều năm.   Todd luôn thông cảm với việc làm bận rộn của Palin, và đã phần nào giúp cho sự thành công của bà nơi chính trường.
Bà tâm sự “Ai ai cũng có những phấn đấu riêng tư, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều hoàn hảo.  Sự chu toàn bổn phận và niềm vui là hai điều đáng kể hơn cả.”
Với một gia đình tương đối đông con, lại phải chăm sóc 4 đứa vị thành niên mà một cháu út rất cần được đặc biệt trông nom, Palin vẫn dành đủ thì giờ cho chính trị.
Từ Hội đồng tỉnh Wasilla, một thị trấn nhỏ vào năm 1996, Palin đã trở thành thị trưởng thành phố trong hai nhiệm kỳ sau đó, rồi năm 2006 đã được đảng Cộng Hòa đề cử làm thống đốc tiểu bang Alaska, một nữ thống đốc trẻ nhất của Hoa Kỳ.  Và năm nay 2008, bà đã được ông McCain mời đứng chung liên danh, và trở thành nữ ứng cử viên Phó Tổng Thống thứ nhì và là phụ nữ đầu tiên của đảng cộng hòa ra tranh cử.  Trước bà, vào năm 1984, Nữ Nghị sĩ New York Geraldine Ferraro đã là ứng cử viên phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, chung liên danh với ứng viên tổng thống Walter Mondale.
 
Khi nói chuyện với Sandra của báo People về bà Palin, ông McCain đã phát biểu:  “Điều làm tôi cảm kích nhất là tôi thấy bà Palin rất thông minh, và đắc lực, nhưng tôi nghĩ đến một điều quan trọng hơn nữa, chính vì bà là một nhà cải cách.”  Trong số bốn ứng cử viên của hai liên danh cộng hòa và dân chủ, chỉ một mình Palin đang đảm trách chức vụ Thống đốc, còn ba vị kia đều đang là Thượng nghị sĩ.
Dù chỉ mới 44 tuổi, Palin đã có bản đại lược (resume) của 16 năm nơi chính trường, bắt đầu năm 1992, và bản tóm lược ấy vừa được bà thêm vào một chi tiết quan trọng khi ra ứng cử phó tổng thống của đảng Cộng Hòa.
Trong thời gian làm thị trưởng, bà đã đề cao những giá trị bảo thủ, sự khuyến khích phát triển và sự thay đổi.  Bà còn được coi như một thống đốc hăng hái nhất của 50 tiểu bang.  Chúng ta cũng thấy sự gan dạ, hồn nhiên, duyên dáng, xinh đẹp, tích cực nếu không muốn nói là năng nổ, nơi con người Palin.
Người ta thường nghĩ rằng bà Palin được ít người biết đến, nhưng  ông John McCain đã thấy được những tiềm năng của bà.  Phu nhân của ông McCain cũng đã có nhận xét:  “Chồng tôi làm việc rất hăng say, còn Palin là một nhà chạy đua ma-ra-tông.  Tôi không nghĩ rằng bà có vấn đề khó khăn nào trong khi làm việc với chồng tôi.”

Trong khi đó, Dân biểu Ed Royce của địa hạt 40 thuộc California đã cho nhật báo Viễn Đông biết ông đã đề nghị chọn bà Palin từ tháng 7 vì theo ông, “Cùng với John McCain, cả hai sẽ đem đến nhiều thay đổi cho chính quyền ở Washington vì cả hai đều có bản năng cải tổ.”  Ngoài dân biểu Ed Royce, Palin còn dược sự hỗ trợ của thống đốc nhiều tiểu bang khác nữa, của tuổi trẻ và dĩ nhiên, giới phụ nữ.

Vào ngày 10 tháng 9 vừa qua, dân chúng Alaska đã tập họp đông đảo để nồng nhiệt  đón tiếp Palin khi bà trở lại nơi đây.  Bà đã vui vẻ cám ơn đồng bào và đã tuyên bố bà “rất nôn nóng chờ đợi ngày các bạn có thể gặp McCain.”  Từ khi xuất hiện chung liên danh đến giờ, họ luôn tỏ ra rất đắc ý với sự lựa chọn, và hết sức hăng hái bắt tay vào cuộc vận động bầu cử để có thể mang lại thắng lợi vào tháng 11 sắp tới.

Theo thống kê của tuần báo Newsweek, một trong ba phu nữ da trắng muốn bỏ phiếu cho McCain vì ông đã chọn Palin cùng ứng cử.  Và tỷ lệ phụ nữ đầu phiếu cho họ do đó cũng gia tăng.  Đối với phụ nữ dù thuộc đảng phái nào, vẫn muốn thấy một tình trạng kinh tế khá hơn, con cái đi chiến đấu được trở về an toàn, sức khỏe được bảo đảm, và hệ thống giáo dục tốt đẹp hơn.  Họ cũng mong báo chí có cái nhìn đúng đắn, không thiên vị đối với phụ nữ nói chung và Palin nói riêng.

Bên cạnh những ưu điểm và lợi thế của Palin, nhiều khía cạnh tiêu cực cũng được đề cập tới.  Bà đang là trung tâm điểm của truyền thông, bị chú ý nhiều về vụ cô con gái vị thành niên chưa chồng đang mang bầu, vụ một cuộc điều tra về việc bà sa thải một viên chức an toàn công cộng tại Alaska, và những câu hỏi về thành tích chính trị của bà.  Giới phụ nữ mà bà hy vọng sẽ chiếm được một số phiếu đáng kể cũng có người đang lo lắng về giá sữa, giá xăng hay vấn đề bảo hiểm sức khỏe và tuyên bố họï còn đang do dự trong việc dồn phiếu cho Palin.

Người ta cũng đặt câu hỏi làm sao bà Palin có thể tranh chức phó tổng thống khi có một con trai 4 tháng rưỡi bị suy nhược bẩm sinh, và có thể bà sẽ gặp khó khăn trong cuộc chạy đua để chu toàn cả hai vai trò chính trị và gia đình.
Nhưng với Cindy McCain, phu nhân của ứng cử viên tổng thống John McCain, thì khác.  Ba đã tìm thấy nơi Palin “Bà là một phó tổng thống tuyệt vời, và bà đã là một người mẹ tuyệt vời... và tôi nghĩ rằng phần lớn những người đặt câu hỏi về Palin sẽ không làm điều đó nếu cho  phái nam.”

Dù sao thì Sarah Palin cũng chỉ đóng vai phó tổng thống nếu đắc cử.  Nhưng bà từng làm việc và hiểu được tâm tư của giới phụ nữ lao động trung bình. Họ cũng có gia đình và con cái, và họ đã phân chia thời gian hợp lý giữa công việc và gia đình. Họ thấy Palin còn nhận thêm thử thách của vai trò ứng cử viên phó tổng thống.  Thay vì cảm thấy kém cỏi thì đối với một số không nhỏ phụ nữ, Palin đang là nguồn cảm hứng của họ.   
Cùng với hàng ngũ phụ nữ lao động và người lớn tuổi, những người còn do dự đang và từng ủng hộ bà Clinton đang được nhóm cổ động bầu cử của McCain nhắm tới. 
Dù sao Chúng ta cũng thật khó phán đoán về cuộc chạy đua giữa McCain và Obama sẽ ngã ngũ ra sao.
Bên cạnh những khó khăn về gia đình mà phụ nữ chúng ta ít nhiều đ
ều đang vướng mắc, những bước nhảy vọt của Sarah Palin trong chính trường, những khắc phục thời gian cho gia đình và quốc gia, và mới đây trong cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo quốc tế, người phụ nữ trẻ Palin còn có dịp chứng tỏ khả năng hơn người của mình cho thế giới.


Vũ Ngọc Mai 


...

Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2012 , 16:43 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #2 - 20. Jan 2012 , 16:45
 

TRANG VĂN CỦA CÔ NGỌC MAI


( Phần 2 )



Dau Do wrote on 15. Apr 2009 , 03:51:

HỘI HOA ANH ĐÀO 2009


Vũ Ngọc Mai



...


Tôi đã được các em miền Đông do Bích Dịnh đại diện mời đi dự Hội Hoa Anh Đào vào cuối tháng 1.   Hội Hoa Đào được tổ chức vào tuấn lễ đầu tháng tư, và một cuộc hội ngộ cho tất cả Lê Văn Duyệt miền Đông sẽ diễn ra đêm Thứ Bảy 4/4 tại tư gia của LVD Bích Định, sau khi đi xem diễn hành và hoa đào cũng vào ngày đó.
Cô Thu và tôi đã mau mắn mua vé từ Los Angeles đi Washington DC từ ngày 2 tháng 2.  Thế nhưng phó Ban Tổ Chức Tuyết Ngô muốn ghé New York trước cùng với vợ chồng Thu-Dũng nên đã uốn ba tấc lưỡi thuyết phục cô Thu và tôi đi thẳng qua New York thay vì ghé Washington DC trước, và giúp đổi vé cho chúng tôi.  Do đó, chương trình đã có thay đổi vào phút chót.

Hai chúng tôi đã được hai LVD tại Nữu Ước Phương Huệ và Kim Tuyết đón tại phi trường tối Thứ Tư 1 tháng 4.   Mặc dầu đang bị đau chân và đôi khi phải ngồi một chỗ, Kim Tuyết đã ở nhà Phương Huệ và Bích Định để chung vui với tất cả.
Căn phòng ngăn nắp dành cho chúng tôi tại nhà Phương Huệ đã có sẵn một chậu hoa tươi, bên cạnh là tấm thiệp có in 2 cánh hồng sắc thắm.  Bên trong người ta thấy mấy hàng chữ  lớn màu cam do gia chủ ghi: “Welcome to New York,” và phía dưới là câu “Kính chúc hai Cô Thu Lê và Ngọc Mai những ngày vui để nhớ khi đến thăm Nữu Ước.” Khi ra vào ngắm những đóa hoa tươi mát, tôi không khỏi liên tưởng đến tình thầy trò gắn bó Lê Văn Duyệt và sự chu đáo mà các em đã dành cho hai cô giáo cũ.

Bữa ăn tối hôm đó được ông xã Đằng của Phương Huệ và con gái út Bảo Quân của hai người dọn sẵn, gồm rau muống xào, chả giò, cá hấp...Tuyết Ngô từ Arizona hết gọi Big Boss Phương Huệ lại kêu trưởng ban tổ chức Bích Định để kiểm soát xem họ có làm tròn nhiệm vụ được giao phó không.

...


Suốt ngày Thứ Năm 2/4, chúng tôi được Phương Huệ lái xe chạy qua những phố phường và địa điểm chính của New York như khu Harlem, Time Square, Empire State, Little Italy, Rockefeller Center, World Trade Center, Battery Park, Central Park, St Patrick Church...  Thư thoảng Huệ lại ghé vào lề cho tour guide Kim Tuyết hướng dẫn chúng tôi đi xem phó phường và hàng quán.   Đôi khi chúng tôi đòi “lái” gấp thì Huệ phải tắp vội vào tiệm fast food Mc Donald’s.
China Town là địa điểm chúng tôi ghé lâu nhất, vừa cho bác tài được nghỉ ngơi, vừa là dịp chúng tôi tìm kiếm quà lưu niệm của New York.   Nhiều kiểu áo T-shirt có những chữ “I Love (hình trái tim) NY” trông đẹp mắt quá nên cô Thu và tôi đều mua cho các cháu nội-ngoại của mình.  Phương Huệ không quên tặng mỗi cô một chiếc áo để làm kỷ niệm.  Còn Kim Tuyết thì đã tặng tôi chiếc khăn quàng màu sữa thanh nhã ngay sau gặp lại cô giáo cũ.

...


Khi chúng tôi về đến nhà thì đã nhá nhem tối.  Cô Thu trổ tài nấu món canh riêu và mau mắn luộc rau.  Kim Tuyết đã ướp sẵn đùi gà, cốt lét, chúng tôi chỉ cần bỏ lò mươi phút thì món ăn đã sẵn sàng.  Tuyết cũng còn một nồi cháo gà lớn nữa đang chờ đợi được chiếu cố tại nhà của em.   Còn Đằng đang nấu một nồi bò kho lớn cho cả nhóm dùng vào ngày hôm sau.   Vợ chồng gia chủ phải ăn vội đểø còn đưa Kim Tuyết về nhà rồi mới trở lại phi trường đón Bích Định.   Khi đến phi trường họ mới được biết chuyến bay đã bị trễ 3 giờ, và cả hai  đã về nhà nghỉ ngơi  rồi sẽ trở lại đón bạn sau đó.  Thế cũng chưa hết, Huệ-Đằng còn lo đón một nhóm nữa lúc 6 giờ sáng và Kim Tuyết thì vì ở gần phi trường hơn nên được giao cho nhóm bạn đến lúc 5 giờ sáng Thứ Sáu.   New York chỉ có 2 LVD nên đã phải vất vả rất nhiều trong việc đưa đón.
Bích Định đã cùng Phương Tần từ Washington DC bay qua New York vào nửa khuya Thứ Năm để cùng tất cả họp mặt tại nhà Phương Huệ và thăm thành phố ngày hôm sau.  Vì muốn dành cho mọi người một ngạc nhiên thích thú, sự có mặt của Phương Tần đã được dấu kín vào phút chót.  Được biết Phương Tần từ Dallas đã bay qua nhà Bích Định để cùng đi New York.

Vào sáng Thứ Sáu, sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi đi thăm vùng phía tây của New York trong 2 chiếc xe.  Xe thứ nhất được các em gọi là “xe con trai” hay “xe ngũ hổ” gồm có Đằng, Nam. và phó nhòm Dũng cùng hai hổ con: Khoai, con của cặp Nam-Tuyết Ngố và Bột, con của đôi uyên ương Dũng-Thu Béo; xe thứ nhì  là “xe con gái” hay “xe Bát Tiên” gồm hai tiên “cô”  Thu Lê-Ngọc Mai, và sáu tiên “sinh” Kim Tuyết, Phương Huệ, Thu (không) Béo, Tuyết Ngố (nhưng rất khôn) Phương Tần và Bích Định.
Trời hôm nay mưa gió sụt sùi, thầy trò chúng tôi di chuyển thật vất vả mỗi khi được Phương Huệ ghé vào lề cho dạo phố.
Chúng tôi đi qua cầu Washington, Đại học Columbia, Lincoln Center, nơi trình diễn những concerts lớn của thành phố, Columbia Circle với những chiếc xe kéo lôi cuốn du khách khi mùa hè đến.  Ground Zero gợi nhớ cảnh tang thương hãi hùng, nơi chôn vùi mấy ngàn nạn nhân của khủng bố 9/11, chỉ mới bắt đầu được đặt móng.   Thu B. và Tuyết N. bồn chồn không yên vì muốn chụp hình kỷ niệm với chồng con còn đang ngồi bên “xe con trai.”   Sau cả tiếng đồng hồ tìm kiếm, khi 2 xe xích lại gần nhau thì cũng là lúc trời lại đổ mưa và thế là chúng tôi mất hết hứng thú đi dạo phố.  Thêm vào đó, hai công tử nhỏ của Thu và Tuyết thì phần đói bụng, phần đã chán cảnh chạy vòng vòng, còn chúng tôi cũng ngại đi trong mưa gió, cho nên đã quyết định về nhà sớm hơn dự liệu.

...


Rất may vào buổi chiều khi cơn mưa vừa dứt thì chúng tôi lại được Đằng và Dũng xung phong đưa đi thăm thành phố một lần nữa.  Nếu ban ngày người ta mới chỉ thấy san sát những ngôi nhà chọc trời, sự hối hả và vội vã của dân Nữu Ước thì khi đêm về chúng ta lại bị lôi cuốn bởi vô vàn ánh sáng của một thành phố rất tấp nập đầy sức sống.
Chúng tôi đã đến Broadway để xem đèn đêm và chụp hình.  Trước mắt chúng tôi là những bảng quảng cáo phim ảnh rất lớn, những tiệm buôn và quán ăn đông đúc người ra kẻ vào.  Hai chú nhỏ Bột và Khoai của phái đoàn dự Hội Hoa Đào bị lôi cuốn vào dòng người du khách, cũng đang bận quay phim và chụp ảnh.  Rồi thầy trò chúng tôi leo lên những bậc thang cao và rộng, hết chụp hình riêng lại tíu tít chụp chung, khi thì bá vai nhau, lúc lại cùng đếm “một, hai, ba, chúng ta cùng đá” và tất cả đưa chân ra phía trước để chụp hình.   Bây giờ xem lại những tấm hình ấy, tôi thấy mình quả đã rất vui, đã thật sự trẻ lại bên đám nữ sinh thân thương của mấy chục năm trước mà nay có người đã lên chức bà.

...

...


Trên đường về, chúng tôi đã đi qua chiếc cầu “Queen’s Boro Bridge” để xem cả thành phố nằm phía dưới với những ngọn đèn đêm rực sáng.  Tất cả chúng tôi đã được một đêm vui và ai cũng hể hả vì chuyến đi  New York tuy ngắn ngủi song ít nhất chúng tôi cũng đã được xem thành phố về đêm.

...


...


Đêm nay chúng tôi cố gắng đi ngủ sớm để sáng mai Thứ Bảy còn lên đường trực chỉ Washington DC.  Chúng tôi sẽ xem parade, hoa anh đào và dự đêm hội ngộ miền Đông Lê Văn Duyệt.  Các em đã thức dậy từ sớm để bới theo thức ăn cho cả ngày, gồm bánh mì thịt, xôi, bánh dày chả lụa...

Đúng 6:45 sáng, chúng tôi lên đường.   Cũng như hai ngày trước, chúng tôi đua nhau đùa giỡn cho quên đường dài.  Phương Tần vì cười nhiều quá nên hôm trước than đau bụng.  Rất may sau khi nghỉ một đêm, Tần đã khá hơn nên chúng tôi lại tiếp tục vui cười thỏa thích, hết chỉ định người kể chuyện tình năm xưa lại nói chuyện khôi hài và chọc ghẹo nhau.  Phải có mặt trong xe mới có thể tận hưởng niềm vui không biên giới và tuổi tác của thầy trò chúng tôi.
Nhìn sang bên cạnh, tôi thấy bác tài Đằng lúc nào cũng tươi tắn và tích cực trong “nhiệm vụ”, thư thoảng lại được bà xã Huệ tiếp tế đồ ăn thức uống để chống lại cơn buồn ngủ của việc lái xe đường trường.
Hôm nay có lẽ mọi người đều đổ về Washington DC dự Hội Hoa Đào và xem Festival Parade nên rất kẹt xe.  Trên đường đi, chúng tôi đã ghé lại điểm hẹn để cùng vầy đoàn với Tuyết Lan từ Pennsylvania lái tới.  Và rồi Bích Định cùng Phương Tần đã qua xe của Tuyết Lan để về Maryland trước mà lo sắp xếp cho buổi hội ngộ tối nay.   
Khi chúng tôi đến Washington DC thi hội diễn hành đã tan, đành đi loanh quanh rồi ghé lại bờ sông Potomac mà ngắm hoa anh đào.  Cái vé mà Bích Dịnh đã mua cho hai cô để ngồi xem diễn hành cho được thoải mái nay chúng tôi còn giữ lại làm kỷ niệm.   Có lẽ vì trời mưa cả ngày hôm trước nên hoa đã ngả sang màu trắng ngà, nhưng dù sao số người thưởng hoa vẫn rất đông, có thể ước tính lên đến trên dưới một triệu.  Chúng tôi đã chụp được rất nhiều hình nhưng vẫn rủ nhau tiếp tục đi lùng hoa đào sắc thắm trong mấy ngày còn lại mà ngắm nhìn cho thỏa thích.  Nơi đây còn có một tiệm nhỏ bán souvenirs cho du khách.  Người ta phải chen chúc xếp hàng nối đuôi nhau mới mua được một vài vật kỷ niệm của thủ đô Washington DC.
Vì đưa hai cô và các bạn đi xem hoa mà mấy chàng rể LVD Đằng, Dũng và Nam bị kẹt phải ngồi trong xe trong suốt trên 12 tiếng đồng hồ.  “Nghĩa cử” cao đẹp này chúng tôi xin ghi nhớ mãi mãi.

...

...

...


Cuối cùng thì chúng tôi đã về nhà Bích Định vào lúc 7:20 tối, trong khi hai bác Nhân, anh chị của GS quá cố Châu Thị Ngôn, Cô Hiếu Tâm và phu quân, và GS Lệ bạn cô Thu đã được mời đến từ 6 giờ chiều.  Chúng tôi đã mệt mỏi cả ngày, áo quần lếch thếch, tóc tai xơ xác, mặt mày ngơ ngáo và ngại ngùng, chỉ sợ bị khách quen bắt gặp.  Chúng tôi ra dấu cho học sinh,  chỉ muốn đi cổng hậu để khách khứa không nhìn thấy, song cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác, tôi vừa bước vào cửa bếp thì được  ngay cô Hiếu Tâm ôm chầm lấy mà tươi cười hỏi han,  như thể mừng người bạn cũ đã mấy chục năm sau mới gặp lại.  Nhưng hồn vía tôi đâu có ở đây, và tôi đã vội vàng tìm cách thoái thác để chạy vội vào phòng.   Chao ôi cái vali đây rồi, mừng quá đi mất thôi!  Tôi bới tìm và vứt đại quần áo khắp nơi, trên giường, dưới thảm.  Thật cũng may vì là phòng dành riêng cho chúng tôi nên không bị phó nhòm Dũng ngó tới, nếu không thì cái cảnh bừa bãi này chắc hẳn đã được thu vào ống kính, cô Thu và tôi chỉ còn nước độn thổ.  Cô Thu vì nhanh tay hơn tôi nên đã mau mắn bước ra phòng khách.  Còn tôi cũng cố gắng trang điểm lại thật nhanh, đồng thời cầu cứu mấy em đang có mặt tìm dùm bàn ủi và kem bôi tóc, và Phương Huệ đã mau mắn giúp ủi áo dài cho cô giáo ”trong cơn binh lửa,” còn Tuyết Ngố thì sửa lại phía sau mái tóc của tôi.  Và rồi khi tôi đã khoác được chiếc áo dài tím và chiếc khăn quàng có những cánh hoa cùng màu thì Tuyết Ngố tuyên bố:  “Để em đưa “cô dâu” ra chào hai họ.” Thế là tôi bước ra mà có mấy em nữ sinh theo sau, miệng cười chúm chím ra cái điều đắc ý và thú vị lắm.  Riêng Phương Huệ thì hơi ấm ức vì bị Tuyết Ngố dành dẫn mất cô giáo, sau khi chính Huệ đã có công đầu trong việc giúp cho tôi được sẵn sàng ra chung vui cùng mọi người.

...


Ngoài những LVD có mặt từ ngày Thứ Sáu, hôm nay chúng tôi còn được gặp Tí Mò của diễn đàn, nguyên trưởng khối xã hội Kiều và LVD Nhan.
Chủ nhà Bích Định đã duyên dáng giới thiệu các món ăn mà theo em, các bạn kẻ phải thức lúc nửa khuya, người lại dậy vào 1, 2 hoặc 3 giờ sáng, đúng là “công trình kể biết mấy mươi.” Tiếp theo Bích Định, tôi cũng có đôi lời chào mừng quan khách và bạn cũ, cùng hai cựu đồng nghiệp chấm điểm đồng hạng cho những món ăn rất đặc biệt của các em, khen ngợi và cám ơn tất cả về những tình cảm thân thương và sự lo lắng chu đáo mà các em đã dành cho hai cô trong Hội Hoa Đào này.  Và tất cả quan khách và chúng tôi đã nhập tiệc trong bầu không khí thân mật và đầm ấm.  Thức ăn nhiều quá, lại thêm 2 ổ bánh lớn nữa, thầy trò chúng tôi chắc chắn không lo đói cho dù có thức suốt đêm để hát hò chăng nữa.

Để mở đầu phần văn nghệ, Bích Định đã ca bài “Riêng Một Góc Trời” theo lời yêu cầu của cô Ngô Vân.  Tiếp theo là giọng hát điêu luyện của cô Hiếu Tâm.   Thu B. hát “Thu Quyến Rũ,” một bài ca mà theo Dũng, đã dìu cặp này đến bến bờ hạnh phúc.   Tôi ca bài “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay,” và hợp ca với cô Thu bài “Chiều Tím.”  Các chàng rể Lê Văn Duyệt Đằng, Dũng, Nam và Trụ đều có giọng ca thiên phú, còn các LVD Phương Huệ, Kim Tuyết, Kiều...cũng tỏ ra rất yêu âm nhạc, cùng hòa nhập vào bầu không khí văn nghệ như đang ru hồn người trở về với tháng ngày xưa cũ.  Vào lúc 2 giờ sáng trở đi, trong khi tôi đã bị khan tiếng và sắp ngã bịnh vì trúng mưa thì cô Thu bị “nhạc nhập,” đã hát nhiều bài rất hay, và đã kết thúc chương trình qua bài nhạc được yêu cầu “Dư Âm.”  Mà quả như thế, dư âm tiếng hát của thầy trò LVD vẫn còn đâu đây, mặc dù nay chúng ta đã xa cách nhau ngàn vạn dậm đường.
Mặc dầu đã thức quá khuya đêm hôm trước và dù Bích Định đã lo dọn dẹp mà chỉ ngủ có một đôi giờ, chúng tôi đều dậy sớm sáng Chủ Nhật để đi thăm anh Đỗ Hữu Tài, một cây viết rất đặc biệt đã đóng góp nhiều bài thơ hay cho trang thơ văn của chúng ta, mặc dầu anh chỉ có thể viết trên computer bằng cách dùng miệng để ngậm cây bút mà gõ vào chữ, thay vì dùng tay như những người khỏe mạnh khác.  Thu B. đã mang theo quà tặng cho anh, chúng tôi đã cùng chụp hình lưu niệm.  Tôi như thấy được tình thương xuất phát tự đáy lòng của mỗi người, một thứ tình nhân ái, đồng điệu và cảm thông.

Sau đó chúng tôi đi thăm mộ cô Ngôn do đích thân người anh ruột, “bác Nhân” theo cách gọi của Bích Định, xây cất và chăm nom.  Lặn lội đường xa đến đây cúi lạy người đã khuất, tôi không khỏi nhớ đến một bậc đàn chị  đồng nghiệp rất hiền lành và đạo đức thủa nào.   Lời nói của Anh Nhân còn văng vẳng bên tai tôi “em tôi vẫn thường hay nhắc đến cô Ngọc Mai...”  Trên dường về, Bích Định cũng đã kể lại buổi tiễn đưa cuối cùng mà một nhóm nữ sinh Lê Văn Duyệt đã dành cho cô giáo cũ thương qúy của mình.

...

Trước khi Dũng-Thu-Bột và Nam-Tuyết-Khoai lên máy bay trở về San Diego và Arizona, Đằng- Phương Huệ và Kim Tuyết trở về Nữu Ước, và Tuyết Lan một mình lái xe trở lại Pennsylvania, tất cả chúng tôi đã dùng bữa ăn trưa tạm biệt tại Hải Ký Mì Gia.

...

Căn nhà Bích Định đã trở nên vắng lặng vô cùng sau những ngày vui ngắn ngủi.  Chỉ còn lại có Phương Tần, Bích Định, cô Thu và tôi trong căn nhà rộng lớn này.  Chúng tôi quyết định đi thăm Đền Thờ Đức Mẹ Lourdes (National Shrine Grotto of Lourdes) tại Maryland vào sáng Thứ Hai.  Cảnh vật ở nơi đây rất thanh bình và tĩnh mịch.  Mỗi người đã cung kính và thành khẩn cầu nguyện.  Được biết Đức Mẹ rất linh thiêng nên thường thì những điều khấn cầu đều được ứng nghiệm.

...

Khi chúng tôi trở về nhà lúc 12 giờ trưa thì GS Lệ đã có mặt để đón cô Thu và tôi đi dùng cơm trưa tại một tiêm ăn Ý.  Sau đó chúng tôi đã đi dạo trong khu thương xá rộng rãi khang trang trước khi anh Lệ đưa chúng tôi về nhà chị Lan, bạn học thời con gái của cô Thu.
Trọn ngày Thứ Ba cô Thu và tôi dành cho bạn cũ của riêng mình.   Cô Thu ở nhà cô Lan trong khi tôi đến nhà cô Oanh để gặp cả ba chị em Hiền, Oanh, Bích và mẹ nuôi con trai lớn của tôi, Bác Yến.

Ngày cuối của Hội Hoa Đào, chúng tôi dành cho chuyến đi Spirit cruise cùng với Kiều và Bích Định, do Định đích thân mua và đổi vé.  Chuyến đi tàu trên sông Potomac và ăn trưa này cho chúng tôi một cái nhìn bao quát nữa về Washington DC, một tầm nhìn giã biệt cùng với tấm hình 4 thầy trò tôi được họ chụp khi vừa đặt chân lên tàu.

...


Nơi chốn cuối cùng chúng tôi đặt chân đến là “Botanic Garden.”  Bao nhiêu nhánh hoa đẹp là bấy nhiêu tấm hình lưu niệm cho chúng tôi.  Chúng tôi đã thật sự choáng ngợp về vẻ đẹp thiên nhiên muôn màu của vô số loại hoa từ thông thường  đên hiếm quý.  Chúng tôi còn được Kiều đãi ăn tối tại một tiệm ăn Đại Hàn với món bò nướng rất đặc sắc.

...

...

Mờ sương sáng Thứ Năm, chúng tôi được con của cô Lan và cũng là con nuôi của cô Thu chở ra phi trường để trở về Los Angeles.

Tám ngày phó hội đã cho chúng tôi tận hưởng những giây phút thật thoải mái bên nhóm học sinh cũ, rất hết lòng với cô giáo, rất chu đáo và ân cần, rất yêu thương và gần gụi.  Thời gian tuy ngắn ngủi song phẩm chất của những ngày hội ngộ lại vô cùng cao dày và hiếm quý.  Chúng tôi đã gieo trồng được bao nhiêu mầm hạt tốt để có thể gặt hái được những hoa trái đậm đà và ngọt ngào tình nghĩa thầy trò thâm sâu làm vậy?  Chỉ biết rằng một tuần nơi miền Đông đã để lại trong chúng tôi thật nhiều kỷ niệm có giá trị tinh thần và tình cảm không bao giờ nhạt phai theo thời gian.
Và nếu trong tương lai được trở lại nơi này trong một thời điểm bình thường không đông đảo và vội vã, chắc chắn chúng tôi sẽ còn được biết thêm nhiều nơi chốn rất đáng xem của miền thủ đô nổi tiếng này.
New York, Washington DC, và Maryland ơi, xin hẹn gặp lại vào một mùa thu không xa...

Vũ Ngọc Mai



Photo trích từ bài đăng của Phương Tần, Phương Huệ và Bích Định


...



Dau Do wrote on 28. Mar 2009 , 04:48:
...

NIỀM VUI HỌC HÁT

                                  
Vũ Ngọc Mai


   
Với tôi, âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống thường nhật.  Buổi sáng khi thức dậy, những ca khúc vui tươi như khởi đầu cho một ngày mới tốt đẹp và đầy ý nghĩa.  Khi đêm về, nhạc không lời hiện đại và cổ điển dìu ta vào giấc ngủ một cách êm đềm.  Tùy theo khi trạng thái tâm hồn mà người thưởng thức tìm đến với những khúc hát u sầu lãng mạn hay ngút ngàn hạnh phúc.  Nhưng tôi vẫn mê nhất nhạc tiền chiến với âm điệu trầm buồn và lời ca mượt mà diễm tuyệt.

Từ thuở nhỏ, lời hát ru của mẹ đã đi sâu vào lòng đứa trẻ để rồi khi lớn lên, tôi có thói quen nghêu ngao hát theo những bài nhạc mà mình ưa thích.   Những khi quên lời, tôi thường tự chêm vào những tiếng mới và cứ thế mà hát một cách vô tội vạ, nhất là vào những lúc đi tắm, khi chỉ có một mình “ta với ta.”

Trong lòng tôi luôn mang niềm hối tiếc đã không được học nhạc từ thời còn trẻ, và thường nghĩ rằng đó là một thiếu sót lớn trong đời.  Rồi vào những thập niên 80, Karaoke ra đời đã giúp cho việc ca hát trở nên dễ dàng hơn nhờ những CD ca nhạc được bày bán khắp nơi.  Người ta chỉ cần “thỉnh” về rồi cứ thế mà hát và làm điệu bộ theo ca sĩ.  Và rồi một số không nhỏ đã trở nên bạo dạn hơn khi trình diễn trước đám đông.

Những khi rảnh rỗi, tôi rủ bạn đi nghe nhạc thính phòng.   Tôi “mê” tiếng hát của rất nhiều ca sĩ, và một trong những ca sĩ trẻ mà tôi ưa thích là Lê Hồng Quang.  Tôi muốn theo học Lớp Thanh Nhạc của ông đã lâu song vì mặc cảm tuổi tác mà cứ chần chờ mãi. Cuối cùng tôi quyết định “liều mình” gọi cho Y Sa, giám đốc VAALA, để ghi danh.   Bây giờ thì tôi đang học lớp thứ ba cùng với những học viên thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi.   Không khí lớp học rất vui vẻ và thân thiện, người Thầy trẻ rất ân cần, tận tụy tuy một vài học viên cho rằng Thầy hơi khó.   Thật ra ca nhạc sĩ Lê Hồng Quang đã hết sức nỗ lực trong việc đào tạo và hướng dẫn những giọng hát có thể chuyên chở ý tình của người sáng tác đến khán thính giả.

Tôi đã tự thấy sai lầm khi  nghĩ rằng mình sẽ bị lạc lõng giữa một thế giới toàn người trẻ, vì  có những học viên “cụ” dù tuổi ngoài 70 hoặc 80 mà vẫn hát hò với những điệu bộ hồn nhiên và không kém lôi cuốn.  Xem như thế thì nếu cần lấp đầy khoảng thời gian còn lại trên cõi thế này-   thời gian mà một số bạn tôi cho là được hưởng bonus- tại sao phái già chúng ta lại không tìm đến những thú tiêu khiển theo sở thích của chính mình như học vẽ, tỉa hoa, chơi lan, nấu ăn, đọc sách, du lịch, nghe nhạc và ...học hát.

Bây giờ nhờ đi học tôi mới hiểu được rằng “Nghề “hát” cũng lắm công phu.”  Người ta phải dùng nhiều thì giờ cho việc luyện tập để chuẩn bị cho việc trình bày một bài hát.  Trước hết là lựa bài ca mình yêu thích, sao cho ta có thể để cả tâm hồn vào trong khi hát và mang đến cho thính giả những rung cảm như người nhạc sĩ muốn gửi gấm qua sáng tác của mình.   Phát âm có thể tùy theo miền Bắc, Nam hay Trung song phải cho thật rõ ràng.  Rồi cách bước lên sân khấu, nét duyên dáng, cách diễn tả qua ánh mắt, nét mặt và đôi tay thuộc về nghệ thuật trình diễn của riêng mỗi người.

Bài hát diễm tình cần cho thấy tình yêu trên nét mặt.   Thật khó chấp nhận nếu hát “anh yêu em” mà nét mặt lạnh lùng không cảm xúc.  Về cách diễn cảm này, Thầy Lê Hồng Quang khuyên học viên nên để cả trái tim vào trong bài hát, giống như “người đẹp từ trong tranh bước ra” chớ không chỉ đơn thuần đứng ngắm bức tranh.  Do đó, cường độ truyền cảm còn tùy thuộc vào giọng ca của mỗi người, và cho dù hai người hát một bài giống nhau, thính giả vẫn thấy được sự dị biệt qua phong cách trình diễn đặc biệt của mỗi ca sĩ.   Giọng ca có thể cao hay thấp, tiếng ngân có thể dài hay ngắn, và lời hát có thể trầm ấm hay sắc lạnh.   Nhưng tuyệt nhiên ta không thể bắt chước tiếng hát của bất cứ ca sĩ nào, cho dù đã ghi âm và cố gắng hát theo bao nhiêu lần chăng nữa.  Thật là thần diệu, nếu mỗi con người là một thế giới riêng thì giọng hát được ví như dấu tay, không thể có hai giọng giống nhau trên thế giới này.

Giọng hát cũng phải được luyện tập một cách công phu.   Không biết tôi đã đọc được ở đâu cái tin về những ca sĩ thượng thặng đã từng luyện giọng tại bờ biển, nơi có thể hét gào thi gan với sóng vỗ.  Có rất nhiều điều ảnh hưởng đến giọng hát như vấn đề ăn uống, thời tiết, tình cảm, sức khỏe...Giáo sư Quang thường nhắc nhở học viên nên nghỉ ngơi đầy đủ, chớ thức quá khuya, nhớ uống nước cho đỡ khô cổ trước khi hát... Riêng tôi vì phải lái xe từ xa đến lớp học, và hôm nào thiếu nghỉ ngơi lại làm đủ thứ trước khi vào học là y như rằng không quên lời thì cũng bị khan tiếng, rồi vì mệt mỏi nên đã không thể hát được như mình hằng mong muốn.  Và thể nào thầy cũng dặn dò “lần sau cô nên ráng giữ sức khỏe để hát cho đúng với giọng của mình.”  Thường thì những nhận xét của Giáo sư  Quang về mỗi cá nhân sau khi hát đều rất chính xác.  Điều này đã giúp học viên sửa đổi ngõ hầu ngày một thêm tiến bộ.

Ngoài ra, kỹ thuật thở cũng cần được chú ý.  Khi hát những câu dài, tôi đã ráng thở thật sâu.  Nhưng cái khó là thở đúng lúc, nhịp nhàng và thoải mái, không hề bị căng thẳng, trái lại hát một cách tự nhiên và đầy tình cảm thiên phú.  Có những lúc vì quá say sưa với tiếng nhạc lời ca, chúng tôi đã quên cả hít thở đến độ muốn đứt hơi luôn.  Song tiếng đàn đệm dương cầm của thầy Quang vẫn giúp chúng tôi lướt đi cho đến hết bài.
Thêm vào đó chúng tôi được nhắc nhở những điều cấm kỵ của người trình diễn.  Trước nhất, không được quên lời của bài hát, nghĩa là phải thuộc lòng bài ca và không được nhìn vào giấy như những tuần đầu tiên khi mới bắt đầu lớp học. Cần tránh ho hoặc đằng hắng trong khi hát, không tự do lên xuống giọng tùy hứng mỗi khi thấy mình hát thấp quá hoặc cao quá.   Không để micro quá xa vì tiếng hát sẽ không to đủ cho người nghe, cũng không nên nhìn vào bài ca khi đã thuộc lời rồi chỉ vì bị bối rối trước đám đông đang chăm chú theo dõi mình.
Vậy khán thính giả chờ đợi gì nơi chúng ta?  Có thể là nghe xem giọng hát có âm giai ra sao, phát âm có đúng không, có lôi cuốn, truyền cảm, đi vào lòng người và gửi gấm được tâm sự của nhạc sĩ sáng tác hay chăng? Thính giả còn để ý đến hình dáng bên ngoài, lối trang diểm, cách ăn mặc, và tuổi tác.

Bỏ qua tất cả những khó khăn trong khi học hát, còn lại trong tôi là nỗi đam mê hát ca thuở thiếu thời như được sống lại.  Hằng tuần tôi vẫn đến lớp để gặp nhiều bạn thuộc nhiều lứa tuổi nhưng rất thân mật và đoàn kết.  Mỗi khi học một bài mới, Thanh Thủy, một học viên kỳ cựu, tỉ mỉ ghi cho tôi từng nhịp một trên bài hát và thể nào sau đó tôi cũng được khen “hát đúng nhịp” mà tôi phải chia “credit” này cho cô bạn trẻ có lòng của tôi.  Ngọc Anh, một giọng ca miền Nam rất đặc biệt của lớp, luôn khuyến khích tôi lên hát trước, có lẽ thương tôi đôi khi vì mệt và chờ đợi lâu mà quên mất một vài lời ca chăng?   Phải nhìn Ngọc Anh diễn ca thì ta mới thấy cô đã để hết tâm hồn, đã quên tất cả không gian và thời gian cho âm nhạc.  Chẳng thế mà vào cuối khóa học thứ nhì, cô đã tâm sự với tôi rằng: “Em bị đường mỡ lên cao, có bữa đang bịnh mà nhờ hát hết bịnh liền.  Em cảm thấy sung sướng vì  âm nhạc làm tinh thần thoải mái và sảng khoái, và em sẽ tiếp tục học khóa tới...” Yêu nhạc đến khỏi cả bịnh, đó có phải là một phép thần hiếm quí hay không?

Kim Hạnh, cô bạn mới gặp trong khóa này, ít nói cười nhiều và có lời hát êm như ru.   Đặc biệt “niên trưởng” Trung thì lúc nào cũng vui và thuộc lời ca cho dù bài hát luôn được thay đổi mỗi tuần.  Bác hát rất tự nhiên, bài nào nhún nhảy theo nhịp điệu của bài nấy, nét mặt thì luôn tươi cười rạng rỡ. Thầy Quang thường nói đùa là bác hát như ngâm thơ và có sức thu hút người nghe vô cùng.  Mà bác Trung thuộc nhiều thơ thật nên trước buổi học nào cũng rủ tôi đọc thơ cả.

Niềm vui của tôi còn òa vỡ trong những buổi Recital của Lớp Thanh Nhạc Lê Hồng Quang, khi những học viên lên sân khấu hát những bài ca đã đươc tuyển chọn và tập luyện công phu.  Họ xuất sắc không kém gì những ca sĩ thực thụ.

Trong chương trình nhạc đêm 21 tháng 2 năm 2009 vừa qua, Hàng Ái Như đã trình diễn xuất thần bài “Cung Đàn Xưa” của Văn Cao với những cung bậc diễm tuyệt, cho sân khấu im lặng như tờ và tiếng vỗ tay không muốn dứt như niềm mơ ước được nghe lại một lần nữa đồng thời nói lên một thành công đáng kể của người nữ nghệ sĩ tài tử này.

Và hầu như mỗi tiếng hát đều mang theo những âm hưởng và nỗi niềm riêng tư, khi lãng mạn tha thiết, lúc lại trầm buồn sâu lắng như tâm sự ai hoài của người nhạc sĩ đa cảm.
Bây giờ thì nỗi ấm ức thuở trẻ đã tan theo lớp thanh nhạc.  Tôi đang và sẽ miệt mài tập lấy hơi, luyện giọng, học thuộc lời ca, và ghi nhớ lời người thầy trẻ mà “hát bằng cả trái tim” và sự rung động của tâm hồn, sao cho người nghe có thể cộng cảm được với lời ca tiếng nhạc mà tôi muốn gửi đến. 
Rồi tôi thấy Uyển Nghi rất có lý khi gửi qua email cho tôi để cám ơn đã đi nghe chương trình nhạc “Cung Đàn Xưa” lời nhận xét:  “Cô ơi, cô yêu âm nhạc, cô là một người hạnh phúc.”  Cái hạnh phúc đó quả thật rất lớn lao trong tất cả những giai đoạn thăng trầm và vui buồn của một kiếp người.
      

Vũ Ngọc Mai


...


Dau Do wrote on 15. Sep 2008 , 13:02:


...

GỌI NGƯỜI TRỞ LẠI

                              
VŨ NGỌC MAI



           Anh thương nhớ,
Vậy là đôi ta đã xa nhau được tám tháng mười chín ngày kể từ khi anh dọn ra khỏi cái tổ ấm của chúng mình.   Cho đến hôm nay em vẫn chưa muốn tin nhưng đó vẫn là sự thật:  anh đã đi theo một người đàn bà khác, bỏ lại sau lưng ba đứa con ngoan mà anh hằng săn sóc, từng ôm ấp từ tấm bé.  Dưới mắt em và các con, anh là người cha rất tốt, đã một tay lo cho cuộc sống gia đình, lại đích thân chăm sóc các con, từ tắm rửa, pha sữa đến cho con ăn đêm.  Khi chúng đau ốm, anh bỏ qua mọi công việc để đưa đi bác sĩ, túc trực đêm ngày lo thuốc thang cho chúng.  Những lúc ấy, anh không chỉ làm cha mà còn có sự ân cần của người mẹ hiền nữa.  Tình cha con rất gần gũi gắn bó, em tưởng chừng như không thể vì bất cứ một lý do nào có thể phân cách được.  Anh cũng thấy đó, mỗi khi anh về đến nhà thì các con bỏ hết những thú vui riêng của chúng để chạy ùa đến mà tìm vòng tay che chở của anh.  Rồi những tiếng cười chan hòa hạnh phúc, rồi tiếng nói tíu tít trẻ thơ cứ như thể cha con anh lâu lắm mới được gặp lại nhau.

Sự từ bỏ gia đình sau 12 năm chung sống của anh đã gây ngạc nhiên cho gia đình và bạn bè của đôi ta.   Cuộc sống hôn nhân của chúng ta đã được sư ưng thuận của hai bên cha mẹ.  Anh đã chấp nhận xa mẹ hiền và anh chị em để cùng em chung sống nơi đây.  Chúng ta đã có một thuở hàn vi tuy khó khăn nhưng đầm ấm.  Rồi đứa con đầu tiên ra đời đã đem chúng ta lại gần nhau hơn nữa.  Đôi ta đã mua được căn nhà nhỏ sau khi em sanh đứa con thứ nhì.

Sau một thời gian suy đi tính lại, anh đã quyết định bỏ công việc đang làm để lao mình vào thương trường với hy vọng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Để đi đến thành công, anh đã có cơ hội giao tiếp với nhiều hạng người.  Họ có những trình độ và nếp sống khác nhau.  Anh bắt đầu dời tổ ấm để đi đến những tiệm ăn sang trọng nơi có rươu nồng, có âm nhạc thánh thót, có những nét trang trí thanh nhã và nhân viên tiếp đãi lịch sự.  Trong khi em yêu chuộng cuộc sống giản dị bên các con thì anh tìm đếùn với những buổi hòa nhạc đắt tiền.   Em từ chối không đi với anh thì đã có một phụ nữ khác biết chiều theo những nhu cầu về giai cấp mới của anh.   Em bỗng cảm thấy thấm thía khi nghĩ đến câu “Giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ” của cổ nhân.   Nhưng mà anh ạ, em vẫn thường nghe cha mẹ nói, đại khái là: “Người vợ lấy lúc nghèo khó thì không thể bỏ, bạn bè thuở hàn vi không thể quên nhau.” (Tao khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao bất khả vong).  Câu này nếu áp dụng cho vợ chồng mình thì thật quá đúng.
Bây giờ thì giấy tờ ly dị đã sẵn sàng nhưng cả hai chúng ta đều không muốn đặt bút ký tên vào đấy.  Trên danh nghĩa, chúng ta vẫn là vợ chồng, nhưng trên thực tế, chúng ta đã đổi thành tình bạn từ cả năm nay.

Hằng ngày em vẫn cơm nước sẵn sàng cho anh có thể thoải mái ghé thăm các con, ăn uống, vui đùa và ngay cả ở lại với chúng nếu anh muốn.  Những ngày đầu bé Giao khóc gào thảm thiết, cứ luôn miệng hỏi “Sao bố không ở nhà với con như đã hứa?”  Rồi nó chưng hình anh ở đầu giường, lại giữ thật kỹ mấy món đồ chơi mà anh đã mua cho.  Con bé sau đó trở nên trầm lặng, ít nói ít cười, hay ngồi một mình trong phòng, trông nó thật cô đơn đến tội nghiệp.  Bây giờ bạn thân của nó là chiếc TV và cái điện thoại cầm tay.  Em biết từ trong thâm tâm, bé Giao luôn mong đợi tiếng chuông reo của người bố mà nó rất mực yêu quí.  Và vì ngồi nhiều, ít hoạt động nên nó đã lên ký trông thấy, khiến em đang lo con nó có thể bị bịnh mập phì , mất đi nét đẹp của một người con gái đang tuổi lớn.

Vì là con trai, Tuân không đến nỗi đau khổ như chị mình, song tỏ ra bất mãn mỗi khi thấy bạn mình có cha đến đón khi tan học.  Bé Tuân rất mong muốn được anh đưa ra park, đi coi movie, đi bơi lội hoặc xem bóng rổ...
Bé Tina vì còn nhỏ nên chỉ khóc lóc trong thời gian đầu, và nay thì cố gắng giữ “độc quyền” em cho riêng nó bằng cách nhất định không cho anh đụng đến dù chỉ bàn tay em, như anh cũng đã thấy đó.   Con bé này đang là một “đe dọa” cho sự trở về của anh đó.

      Riêng đối với em, em không thể trong phút chốc quên được biết bao kỷ niệm vui buồn của đôi ta.  Những hình ảnh của ngày cưới, của những chuyến du lịch xa, và của những dịp sinh nhật các con còn treo khắp nơi trong căn nhà mới mà chúng ta vừa tậu được sau nhiều năm chắt chiu dành dụm.  Những tưởng cái tổ ấm này có thể giữ được bước chân thích bay nhảy của anh, nào ngờ căn nhà mộng ước của đôi ta lại cũng là nơi anh đã đành lòng dứt áo ra đi, bỏ lại cho các con và riêng em một nỗi trống vắng không gì có thể lấp đầy hay thay thế được!

      Bây giờ em thích tìm hiểu về những yếu tố cần thiết cho sự xây dựng một gia đình dầm ấm, về những va chạm khó tránh đã đưa đến đổ vỡ và  thật nhiều thiệt thòi về tinh thần cũng như tình cảm cho những đứa trẻ vốn vô tội.  Chúng đã trở thành nạn nhân của những mối bất hòa của chính cha mẹ mình.

Không ai có thể phủ nhận rằng việc giáo dục tốt đẹp nhất cho các con phải là công việc đòi hỏi sự cộng tác của cả cha lẫn mẹ.  Sự yêu thương gắn bó, và sự lo lắng chia sẻ sẽ giúp cho cha mẹ hoàn thành trách nhiệm với con cái một cách hoàn hảo.   Vậy mà mấy lúc sau này chúng ta đã để lộ những bất hòa, những tranh cãi làm vẩn đục tâm hồn các con.  Tại Anh quốc, người ta đã nghiên cứu thấy rằng sự tranh chấp của cha mẹ trong gia đình đưa đến kết quả việc học sút kém, cũng như ảnh hưởng đến những giá trị đời sống tổng quát của đứa trẻ.

Khi sống chung, chúng ta có thể nương tựa vào nhau, người nọ bận việc hay đau yếu còn có người kia cho các con khi cần.   Đã có lúc em so sánh hai ta như cặp lực sĩ đô vật đánh đôi, khi người nọ mệt hoặc có đe dọa bị thua thì liền có người kia thay thế để giúp lấy lại thế thượng phong.   Bây giờ bị du vào hoàn cảnh phải “chiến đấu”một mình, như một chiếc đũa lẻ loi và dễ gãy, em nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn khó khăn và cạm bẫy.  Em không biết tự mình sẽ có thể xoay sở cách nào khi từ trước đến giờ anh đã lo toan hầu như tất cả mọi điều lớn nhỏ cho mẹ con em.

Anh ơi, nếu ở đời không có ai hoàn toàn thì xin anh hãy rộng lượng bỏ qua những thiếu sót khó tránh của em trong cuộc sống chung hằng ngày của chúng ta.   Thật ra, nếu trong nhà chẳng bao giờ có những bất hòa thì ta làm sao hiểu được ý nghĩa của sự êm ấm.   Chúng ta dù có đôi khi to tiếng với nhau song tình thương các con đã bao lần thắng lướt tất cả.  Rồi sóng gió cũng dịu lại, rồi sau những “cơn mưa hạ” là những ngày nắng đẹp rực rỡ hơn.

Nhưng quan trọng hơn cả, chúng ta hãy tự hỏi mình đang muốn những gì cho tương lai các con, và có thể làm những gì cho chúng để mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm sau mình không bị ân hận?   Em đã từng nghe có người tuyên bố khi cao hứng rằng có thể hy sinh tất cả cho con cái mình, thậm chí có thể chết vì con cũng cam lòng.   Thật ra, con chúng ta đâu đã đủ hiểu biết để mà đòi hỏi!  Chúng chỉ  mới cần sự có mặt của cả bố lẫn mẹ để cùng nuôi dạy chúng, cho chúng một cuộc sống an lành, tự tin, bảo đảm và hạnh phúc.  Và hơn hết, đôâi ta đều mong muốn được con cái thương yêu, chấp nhận, kính trọng và thán phục mình trong hiện tại và trong tương lai.

Nghĩ đến các con, nhớ lại kỷ niệm một thời êm đềm của đôi ta suốt từ lúc mới quen cho đến mấy lúc sau này, em vẫn hằng cầu nguyện  ngày trở về của anh cho gia đình được sum vầy như cũ.   Đối với em, gia đình hiện nay còn có phần quan trọng hơn những thế hệ đã qua, vì thật khó mà giữ được nền tảng gia đình trong thời buổi vệ tinh nhiều cám dỗ này.  Cho nên, nếu chúng ta thắng được chính mình thì đó mới là một thắng cuộc lớn lao phải không anh?

Mong anh có những quyết định đẹp nhất cho tương lai hạnh phúc của chúng mình.
Em chúc anh nhiều sức khỏe, an vui, may mắn và thành công.


NNS



...


BUỔI RA MẮT SÁCH CỦA CÔ NGỌC MAI


thubeo wrote on 31. Aug 2009 , 17:38:
...

TB mời cả nhà xem nhũng hình ảnh ra mắt của cô Ngọc Mai và thầy Phạm văn Quảng
http://picasaweb.google.com/lamtiendung0/CoNgocMaiVaThayPhamVanQuangGioiThieuCuo...


BichDinh wrote on 25. Sep 2009 , 08:36:
Thưa Cô Mai ạ, maivang_22

Em ghé lớp thăm Cô, thấy hình Cô chụp chung với em bé nào xinh quá.

...

Em thấy Cô dạo này chụp hình tươi đẹp quá, chắc là sách in ra rồi, Cô nhẹ nhõm trong người ạ?
Chúc Cô cuối tuần thật vui.
Thương kính,
Bích Định


...

Dau Do wrote on 04. Jun 2010 , 06:39:


...


“SAYING GOODBYE”
   

Grandpa, I always loved you with all my heart -
It hurts me knowing that we are going to be apart.
You taught me to pray and instilled faith in me.
I hope I will become the person that you wanted me to be.

You were always so loving and generous,
And I’m grateful for all the sacrifices you made for us.
It’s because of you that we are all here,
Surrounded by those we hold most dear.

I spent most of my childhood with you,
And you always took such good care of me too!
So as I grew older,
I tried my best to return the favor.

I remember all the times you spent in the back yard,
Taking care of your lovely flowers
That you held to such high regard.
You would just sit outside for hours,
Embracing this earth that’s fully ours

I would practice piano each and every day.
And even when I got tired of playing,
I continued on because you gave me such praise.

As I grew older, and time went on,
We did not have as much time to bond,
But my love for you always remained unfading.

When you left this world,
I came to see you and all my tears began to unfurl.
My whole world came crashing down,
When I realized that you would no longer be around.
It was then when I began to reminisce.
All our times spent together I’ll truly miss.
I know that you’re free from pain and in a better place,
But you being gone is just a hard truth for me to face.
Oh, how fast time flies.
I never imagined how hard it would be to say goodbye.

When I went to sleep that night,
I prayed and hoped that everything would be alright.
I thought of all we’ve been through these past three years
And I wiped away my ocean of tears.

The memories we made together
Will live on no matter what the weather.
Your warmth and kindness will live on
Through me my whole life long.

Don’t forget the family you’ve left behind,
Don’t forget all our wonderful times.
I will miss you and love you always, Ông Ngoai.

You’ll always remain in my heart,
Even though you must depart.
Now it’s time for me to say goodbye.
But I know that one day we will reunite.
My dearest Grandpa, Rest in Paradise. 


Love Always,

Karen Ngoc Trâm Bui




...

ĐÔI LỜI VĨNH BIỆT


   
VŨ NGỌC MAI
  Phỏng dịch


Ông ngoại hỡi, con thương ông nhiều lắm,
Trái tim con tan nát  phút chia ly,
Lời nguyện cầu, niềm tin vẫn khắc ghi
Khi khôn lớn nên người ông kỳ vọng.

Mãi mãi ông dễ thương và rộng lượng,
Con biết ơn, trân quí những hi sinh
Ông dốc tâm xây dựng mái gia đình,
Luôn tha thiết mặn nồng tình thân tộc

Sống bên ông trong yêu thương chăm sóc,
Tuổi ấu thơ người bảo bọc ân cần
Cố gắng mai này khi đã lớn khôn
Xin báo đáp công ơn trong muôn một.

Bao tháng ngày ông dành cho vườn tược,
Những đóa hoa yêu chăm chút nâng niu
Trải thời gian ngồi đó chắt chiu
Ôm mảnh đất sáng chiều tình trọn vẹn

Chiếc dương cầm hằng ngày con tập luyện,
Dù chán chường, mệt mỏi vẫn không quên
Tiếng đàn kia ông chẳng tiếc lời khen.

Ngày tháng thoi đưa, con đã lớn lên,
Không còn nữa những ngày giờ gần gụi
Nhưng tình chưa tàn lụi, chẳng phôi phai. 

Khi ông từ bỏ cuộc đời,
Thăm ông lần cuối lệ rơi tuôn tràn.
Thế gian sụp đổ dưới chân,
Gặp ông thôi chỉ một lần rồi thôi.

Nhớ thương biết thuở nào nguôi,
Nhớ khi gần gụi sinh thời có nhau.
Giờ ông chẳng biết đớn đau
Ra đi thanh thoát, âu sầu tiêu tan.
Thời gian thấm thoắùt vội vàng
Đêm nay khó ngủ ngỡ ngàng biệt ly.
Nguyện cho yên ấm trăm bề,
Ba năm trăn trở hôn mê qua rồi
Thương ông suối lệ tuôn rơi.

Nhớ bao kỷ niệm êm vui sum vầy
Tiết trời dù có đổi thay
Ân cần lương hảo gương này nêu cao
Trong con ông đẹp làm sao!

Xin chớ quên gia đình ông để lại
Xin chớ quên ngày cũ rất tuyệt vời
Thương nhớ người mãi mãi, Ông Ngoại ơi.

Dù nay ông đã đi rồi,
Trong tim còn mãi bóng người hôm xưa
Giờ thôi đành đoạn chia xa
Mai sau gặp lại biết là nơi nao
Yêu thương Ông Ngoại xiết bao,
Mong Ông Yên Nghỉ  trăng sao Thiên Đường.

Thương Mãi Mãi,


Karen Ngọc Trâm Bùi




...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #3 - 20. Jan 2012 , 16:49
 

TRANG VĂN CỦA CÔ NGỌC MAI


( Phần 3)



Dau Do wrote on 17. Nov 2010 , 19:46:


CẢM TƯỞNG VỀ ĐẠI HỘI GÂY QUỸ
“TIẾP NỐI VÒNG TAY”


Vũ Ngọc Mai


Ngày Đại Hội càng đến gần thì không khí càng vui nhộn và vội vã.  Cuộc phỏng vấn Trưởng Ban Tổ Chức Vũ Đan và hai cựu Hội trưởng Trần Thúy Lan và Đặng Thị Cần trên truyền hình, rồi bài báo về ngôi trường cũ của tôi và những lời quảng cáo cho ngày gây quỹ càng khiến cho nhiều người biết đến  ngày họp mặt Lê Văn Duyệt.   Và đêm 13/11/10, diễn đàn tràn ngập những bông hoa sắc thắm kèm theo những lời chúc thành công và hạnh phúc của Trần Anh Thư, Đậu Đỏ, Phương Tần, Chích Chòe, Ho, Nàng Tôn Nữ, Túy Vân và Phương Trần.  Thanh Trúc từ Việt Nam cũng cho biết 14/11 trùng hợp với ngày họp mặt cựu giáo viên và học sinh tại Saigon.
MC North Carolina Kim Kiểm đã bay về CA từ mấy ngày trước để cùng làm việc với MC Kim Loan, Ban Chấp Hành và Ban Văn Nghệ.  Tất cả đã cùng kiểm lại những việc cần làm đến tận 3 giờ sáng của ngày gây quỹ.

Chuẩn bị

...


...


Thu Yến ơi, cài hộ Thu cái hoa nhé

...


Đón tiếp quan khách

...




Dù rất mỏi mệt từ nhiều ngày trước, từ 4:30 chiều 14/11, một số không nhỏ Lê Văn Duyệt đã đến nhà hàng để vừa lo trang trí, vừa sửa soạn đón quan khách, các phái đoàn, thân hữu, thầy cô và bạn cũ từ nhiều nơi đổ về.  Tất Mỹ 73, Bích Liên 74, Họa Mi Nâu 75 đến từ Seatle, Tuyết Lan 73 và Tiểu Yến từ Virginia, Đặng Mỹ 73 từ Vancouver.  Còn có thêm Chim Lạc Đàn, một thân hữu của Diễn Đàn đến từ Texas.  Tất cả đã sốt sắng mua vé và “đặt bàn” từ sớm.  Họ đều là thành viên của diễn đàn.

...



Riêng Tất Mỹ đã không quên mang theo quà tặng cho ba giáo sư cố vấn, Cô Ngô Vân, Cô Lê Thu và tôi.   Đó là ba chiếc hộp âm nhạc “Angels Blessing Box” mà với tôi, khi nhạc trổi lên cũng là lúc tâm hồn cảm nhận được sự bình an và tình thương chan chứa.   Cô Vân và Cô Thu cũng tặng quà cho tôi.  Có cả quà của nhóm LVD gửi Cô mang dùm về cho tôi nữanữa. Mặc dầu Cô Thu không được khỏe, vẫn cố gắng mang giúp mấy chục chiếc áo dài xanh đồng phục cho ngày đai hội trong sự vui mừng của Ban Tổ Chức. 
Ngoài bộ ba MTV, còn có sự tham dự của Gs Lê Tiến Đạt, phu quân của Gs Lê thị Thu, Gs Nguyễn Ngọc Đường và phu nhân, Gs Phó Đức Long, Gs Nguyễn Thị Thục,  Gs Nguyễn Hồng Nhung, Gs Nguyễn Thanh Hương và Cô Giám Thị Huỳnh Thị Huê.  Đôi uyên ương Đường-Ngọc đã đến từ rất sớm vì đi quá giang con trai.   Còn Cô Thục thì vào phút chót đã cho biết sẽ đến dự khiến tôi thật vui mừng vì được gặp thêm bạn cũ.   Cô Thanh Hương đã đến từ San Jose dù mấy ngày trước đó không được khỏe.
Một số giáo sư khác vì lý do sức khỏe hoặc vì đường xá xa xôi nên rất tiếc đã không về tham dự được.  Riêng Cô Hoàng Thị Thanh Hải đã nhờ tôi chuyển ngân phiếu $30.00 đến yểm trợ cho đại hội.


...

...

...

...

...


Một nữ sinh khác, em Kha Thi Nho từ Freemont, cũng nhờ tôi chuyển giao chi phiếu $30.00 với lời hứa sẽ thu xếp đi dự Đại Hội toàn cầu năm 2011.  Tôi rất cảm động về tình thương của nữ sinh dành cho ngôi trường cũ và cho chính tôi sau bao năm ra trường.
   Thật vậy, cũng trong dịp gặp gỡ này, Thu B. đã trao cho tôi 5 món quà của 5 “công nương” Phương Tần- Phương Huệ- NgaLN-Tuyết Ngố- Bích Định- nhờ chuyển giao đã từ lâu.

Họa Mi Nâu vừa thấy tôi đã chạy mau lại ôm chặt lấy mà kể lể kỷ niệm thời học trò. Em nói ôm tôi mà “nhớ Má quá chừng.”  Em còn nhắc lại nỗi vui sướng khi được tôi chọn đọc một bài luận văn của em. Nghe em cười nói tíu tít mà lòng bỗng nhớ xót xa quãng đời dạy học đã qua.
Tiểu Yến thì giở album đưa tặng mấy tấm hình em chụp chung từ ngày ba cô giáo chúng tôi đãi các em ăn bánh khoái cách nay đã trên một năm trời. Còn Tuyết Lan thì cố níu kéo cô giáo ra sàn nhảy để “nhảy với em một bài.” Chao ôi từ thủơ ông xã đi bán muối đến giờ, tôi có biết bước thêm bước nào nữa đâu nhỉ?

Và tôi đã chụp hình với Thanh Long, Nguyễn Minh Châu, Tâm Loan, Thu Béo, Kim Phượng và nhiều nhiều em nữa.  Hoàng Nga thì thư thoảng lại đến đứng sau lưng cô Vân và tôi trong giây lát với nụ cười tươi như một săn sóc ân cần  cho hai cô giáo cũ.  Học sinh của tôi thế đó, vẫn hồn nhiên và nhỏ bé dù nay có người đã lên chức bà.
Vậy thì người ta có sai không khi kết luận dạy học là một nghề bạc bẽo?

Cho đến khi khai mạc lúc 7 giờ tối thì 28 bàn đã được ngồi chật kín.  Hai MC của buổi họp mặt, Kim Kiểm và Kim Loan, với lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy đủ và duyên dáng, đã hướng dẫn chúng tôi vào chương trình một cách trang trọng.

Ban Chấp Hành 2010-2012 và hai cô MC duyên dáng:

...



Trong thành phần quan khách, người ta thấy có Chủ Tịch Cộng Đồng Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Hội Trưởng Hội Lê Văn Duyệt Foundation, và một số rất đông đại diện giới báo chí và truyền hình.   
Giáo sư Ngô Thị Vân, đại diện Ban Cố Vấn, đã ca ngợi tinh thần trách nhiệm và sự làm việc hăng say của Ban Chấp Hành.  Chính các em đã đem thành công đến cho ngày đại hội, và giúp cho ngân quỹ thêm dồi dào để hội có tiền gửi về biếu thầy cô nhân dịp Tết sắp tới.


...



Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm thì cho rằng trường Lê Văn Duyệt và Hội Lê Văn Duyệt Foundation có một mẫu số chung:  đó là Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt.  Rồi Giáo sư ca ngợi công đức của Ngài, nghĩ rằng nữ sinh Lê Văn Duyệt phải rất hãnh diện được mang tên ngài.  Giáo sư Liêm cũng chúc mừng tân ban chấp hành và hi vọng hai hội sẽ có những dây liên lạc mật thiết trong việc bảo vệ văn hoá tốt đẹp của Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa sau đó đã ngỏ lời chúc mừng đại hội và mong còn nhiều dịp làm việc chung trong tương lai.

Sau phần nghi thức khai mạc, văn nghệ Lê Văn Duyệt được cử tọa thích thú chú ý lắng nghe.   Khi đội hình đồng phục Lê Văn Duyệt vừa bước ra sân khấu thì đã được đài truyền hình SBTN đến phỏng vấn Hội Trưởng Hoàng Nga, Phó Hội Trưởng kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Vũ Đan, và Trưởng Ban Tiếp Tân Kim Phượng.  Những người đến từ xa như:   Hoàng Nga, Kim Kiểm, Phạm Nga, Đặng Mỹ, Tất Mỹ, và Thu Béo cũng đã được một đài truyền hình khác phỏng vấn trước đó.  Chưa bao giờ tôi thấy học sinh cũ của mình được phỏng vấn đông đến thế.


...

...


...

...

...


...



Sau đó, mười tiết mục của Lê Văn Duyệt và các trường bạn đã được lần lượt trình diễn, khi thì tha thiết tình đồng môn trong bản hợp ca“Lê Văn Duyệt Hội Ngộ,” với đồng phục xanh tươi mát, khi thì nhớ về mối tình xưa thơ mộng thủa học trò qua hoạt cảnh “Ngày Xưa Hoàng Thị,” với tiếng hát điêu luyện của Bình Hòa.   Tiếp theo là “Cô Bé Dỗi Hờn” với đôi song ca Thu Yến và Tuyết Nga.  Hoạt cảnh sống động “Vui Đời Nội Trợ”của Trưởng Ban Văn Nghệ Ngọc Đoá đã được tập dượt công phu trong một thời gian dài bởi 10 diễn viên với những dụng cụ nhà bếp đa dạng và trang phục đầy màu sắc.

...

...

...

...

...

...

...

...

...



Xen kẻ vào chương trình văn nghệ là phần trình diễn của Liên Trường với hợp ca “Đoàn Lữ Nhạc,” ca vũ nhạc “Tình Bắc Duyên Nam” của Gia Long và màn vũ  “Cô Tám Ngày Nay” do Nông Lâm Súc Bảo Lộc trình diễn.


...

...


...


 
Thi nhạc giao duyên “Saigon Vĩnh Biệt” do Vũ Đan và Đặng Mỹ thủ diễn đã được thính giả tán thưởng nồng nhiệt.

...


Phần tiếp theo gồm “Bà Rằng Bà Rí” với Tân Hương và Đặng Mỹ.

...


Hợp cảnh kết thúc chương trình văn nghệ “Nếu Có Yêu Tôi” đã một lần nữa khiến cho không khí vui nhộn hẳn lên, giúp cho sự chuyển tiếp qua phần dạ vũ được thêm tự nhiên. 

...


Và rồi nhiều giọng hát điêu luyện diễn tả đủ loại vũ điệu đã dìu khản giả ra sàn nhảy cho đến tận gần nửa khuya. 

Tôi vẫn ngồi đây với học sinh của mình cho đến khi  tàn cuộc.   Chỉ khi một số đông quan khách và thân hữu đã ra về, chỉ khi thấy được sự thành công của ngày đại hội, Ban Tổ Chức mới cùng nhau lần lượt ngồi vào bàn ăn cơm tối.  Cả nhóm trông mệt mỏi rã rời, nhưng dôi mắt vẫn sáng, nụ cười vẫn tươi.  Cả một khối LVD đã đồng tâm nhất trí bao người như một tạm quên đi những khó khăn, bỏ qua những dị biệt để cùng tiến bước.

Sau nhiều ngày tháng sửa soạn:  nào in và bán vé, nào tìm bài nhạc, diễn viên, nơi và giờ tập… với biết bao lo lắng, thành công lại đến với trường nhà trong nỗi vui mừng khôn tả của Ban Tổ Chức và tất cả thầy trò Lê Văn Duyệt.
Tôi thường nghĩ rằng phép mầu nếu có, thì đó chính là những nỗ lực phi thường, những ý nghĩ lạc quan, những thời gian và tình thương cho đi để truyền thống Lê Văn Duyệt sống mãi. 
Lần ra quân này tôi rất vui mừng vì đã xuất hiện những khuôn mặt mới thuộc nhiều lứa tuổi.  Có Kim Loan vừa làm MC, vừa múa lại vừa hát, có Bích Lộc, An Hảo và Hoa Dương vừa là dân Lê Văn Duyệt vừa thuộc Nông lâm Súc Bảo Lộc trong nhiều màn văn nghệ đặc sắc, có chị lớn không-bao-giờ-từ-nan Tân Hương, có Đặng Mỹ từ Vancouver trở về, năng nổ và vui tươi, có Ngọc Liệu luôn hăng hái giúp chị là Ngọc Đóa trên sân khấu và trong một vài màn văn nghệ.…Lại có LVD Cao Minh Châu, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Khuyến Học kỳ XXIV, vừa giúp bán vé, vừa hăng hái tham gia văn nghệ, còn mau mắn hứa hẹn sang năm sẽ đi dự Đại Hội Toàn Cầu kỳ 2.   Đặc biệt em này luôn xưng là “học trò nhỏ” của cô trong tất cả email gửi cho tôi khi làm việc chung cho Giải Khuyến Học.
Cái mới còn tiềm tàng trong chủ đề “Tiếp Nối Vòng Tay,” trong thiệp in thay lời cám ơn được đặt sẵn trên bàn ăn mà mặt trước có tên Hội và Ban Tổ Chức, chủ đề và lời cám ơn, mặt sau là chương trình chi tiết của buổi họp mặt.  Đó chính là sáng kiến và nỗ lực in ấn miễn phí của TBTC Vũ Đan và Trưởng Ban Khánh Tiết Huỳnh Kim Phượng.

Bây giờ tưởng cũng nên nói tới tay hòm chìa khóa Thu Yến, một thủ quỹ rất mát tay của hội.  Theo tổng kết sơ khởi thì Đại Hội gây quỹ đã thu được $3,800.00 sau khi trừ chi phí. 
Còn Hội trưởng Hoàng Nga thì rất tươi cười, bình tĩnh và thân thiện, luôn gần gũi với Ban Chấp Hành và Ban Tổ chức, nhưng vẫn có cái ân uy của người đứng mũi chịu sào một Hội lớn.  Do đó, Hoàng Nga đã đốc thúc mọi người dốc tâm trong phần việc của mình.  Hoàng Nga còn có khả năng văn nghệ và không ngại chỉ dẫn các bạn múa hát cũng như đích thân tham gia khi cần.

Cũng trong lần gây quỹ này, chúng ta có sự tiếp tay của hai chị lớn, hai cựu Hội trưởng nay đã trở thành cố vấn rất đắc lực của hội:  Trần Thúy Lan với tài nói năng lưu loát, và Đặng Thị Cần nhờ rất quảng giao nên bao giờ cũng bán giúp hội một số vé đáng kể.  Một số bạn cũ vẫn liên lạc hỏi han Cần về những sinh hoạt của hội.

Nhưng trên hết phải kể đến sự ủng hộ của các trường bạn, các đoàn thể, những thân hữu, những nhà báo và truyền hình…đã đến chung vui và yểm trợ cho một việc làm có tính cách tương trợ của chúng ta. 

Giờ đây khi chúng ta vừa kết toán lần hội họp “Tiếp Nối Vòng Tay” thì mùa Đại Hội Thế Giới Kỳ II cũng vừa được tuyên bố sẽ thực hiện vào tháng 8 năm 2011 tại San Jose.  Ước mong sao nhờ có đủ thời gian sửa soạn, mỗi chúng ta sẽ tìm cách liên lạc với một vài bạn để kêu gọi LVD trở về bên nhau ngõ hầu có dịp hàn huyên tâm sự sau nhiều năm xa cách và giúp cho đại hội được thêm đông vui.  Chúng ta sẽ đến với hội không phân biệt cấp lớp, năm vào và ra trường mà đến với nhau vì tất cả đều đã có một thời theo học tại ngôi truờng xưa cũ:  mái ấm Lê Văn Duyệt một đời dấu ái của tất cả.


...



...

thule wrote on 03. Sep 2010 , 10:51:

"Nhớ Thời Áo Trắng"

Những Kỷ Niệm Khó Quên


Vũ Ngọc Mai


   
Nhóm thầy trò chúng tôi gồm cô Lê thị Thu, các em Tân Hương, Hội trưởng LVD Hoàng Nga, Thảo Monterey và tôi đến Vancouver từ trưa ngày Thứ Năm 26/8/10 trên 2 chuyến máy bay để cùng các nhóm Lê văn Duyệt khác và trưởng ban tổ chức Đặng Mỹ sửa soạn cho đêm Dạ Hội Dạ Vũ “Nhớ Thời Áo Trắng” sẽ được tổ chức vào tối 28/8/10 tức 2 ngày sau đó.  Cô Thu và Tân Hương đã mang theo bánh mì và xôi.  Riêng T/Hương còn pha cà phê đặc biệt thơm ngon cho hai cô giáo.  Thế là trong khi đợi lên máy bay, cả ba đều ăn uống no nê mà không phải “đóng thuế” đồng nào cho phi trường cả.
  Và rôì cả 5 người được bạn của Đặng Mỹ rước về căn nhà mà tôi thường gọi đùa là “cái dinh ông Nghè” vì nó rất rộng rãi khang trang và đầy đủ tiện nghi.

     Vào ngày Thứ Sáu, mấy nhóm khác lần lượt đến, gồm Phó HT Vũ Đan, Kim Định, Kim Phượng, Thanh Liên, Thanh Vân, Kim Kiểm, Bích Liên, Phạm Tuyết Nga, Tất Mỹ, Kim Cúc, Lê thị Thu, và Mỹ Chi... Sau tiệc mừng hội ngộ do chủ nhà khoản đãi, những màn văn nghệ được tập dượt hỏa tốc đến tận nửa khuya.  Khi ngưng tập dượt thì Hoàng Nga, Vũ Đan, Đặng Mỹ, và Kim Kiểm lại cùng lo sắp xếp chương trình.  Kim Kiểm vẫn còn ngồi trước cái computer đến quá nửa đêm để đánh máy chương trình.

     Buổi trưa và chiều Thứ Bảy, các em còn tập dượt lại lần cuối trước khi sửa soạn đi đến nhà hàng.  Dù thời gian vội vã gấp gáp như thế, song tiếng cười đùa không bao giờ dứt.  Hoàng Nga cũng mang theo cả chục chiếc áo dài xanh đồng phục để các bạn mặc lúc lên trình diễn.  Những chiếc áo dài đi mượn thật là khó vừa cho những khổ người khác nhau:  có em mặc áo rộng thùng thình, em thì lại chật ních, chật đến nỗi nếu chỉ thở mạnh cũng có thể làm khuy áo bật tung.
     Thật tức cười, có em mặc chiếc quần rộng và dài hơn mình cả tấc, nên trước khi bước đi phải lấy hai tay kéo lên cho khỏi bị vấp té.  Ấy vậy mà tất cả đã vui vẻ tìm đủ cách mặc cho được khi nghĩ đến nhu cầu cần có đồng phục để làm nổi bật nét đặc thù của mái trường yêu dấu.  Và những LVD đến sau dù có muốn mặc đồng phục thì cũng không còn bộ nào vừa cho các em nữa khiến họ cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ.  Mai này thì đồng phục sẽ đắt như tôm tươi khi chúng ta sửa soạn cho nhưng buổi hội ngộ sắp tới ở cả miền Bắc và miền Nam Cali trong tương lai.

     Rôì tiếng điện thoại reo liên hồi khiến Đặng Mỹ khó có một phút giây nghi ngơi.  Thấy em rất mệt mỏi, tất tả chạy tới chạy lui, nhớ chuyện này, thêm việc kia mà ai cũng xót xa thương cảm.  Nhưng phải chăng trong tấm thân mảnh mai ấy là cả một nghị lực phi thường đang thực hiện một “One Woman Show”(như cô Thu thường gọi đùa) cho một cử tọa trên dưới 300 người.  Bao nhiêu việc lớn nhỏ đều phải qua tay Mỹ với nhiều thay đổi bất ngờ vào phút chót, chẳng hạn, đài truyền hình từ Toronto dời chuyến bay đi quay tin cộng đồng ở Vancouver sang tuần sau.  Ban tổ chức đã tìm ngay được không phải một mà tới 2 “thợ” rất nghề và hăng say trong nhiệm vụ phó nhòm và quay phim là phu quân Dave cuả Tất Mỹ và anh Hùng của Vũ Đan.  Phải nói rằng đại hội đã tuyển chọn cấp tốc đựợc 2 chàng rất dễ thương và đa tài. Anh Hùng, phu quân của Phó HT Vũ Đan, đã mau chóng đảm trách xuất sắc vai trò MC cùng với Kim Kiểm khiến cho buổi lễ vô cùng sôi động và đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của đêm đó.

     Còn bạn bè bốn phương xa gần thì sao?  LVD Thu Béo cuả Cali đã ân cần gửi tôi mang quà cho đại hội một phong bao lì xì 100 đô la, LVD Thu Ngọc tức Họa Mi nâu cũng gửi tặng chi phiếu 100$ đến nhà Đặng Mỹ.  Bạch Tuyết Lê thì gửi hoa và gọi phone từ Việt nam để chúc mừng đại hội và hỏi thăm hai cô giáo cũ.  Phú De, một thân hữu đã giúp rất nhiều cho Diễn Đàn trong lãnh vực kỹ thuật, cũng đã gọi điện thoại chúc mừng đại hội, và chuyện trò với hai chúng tôi trước đại hội, không kể những người bạn thân như ĐĐỏ, Anh Thư, Chích Choè, Tuyết Lan, Họa Mi Nâu,  và một số khác nữa.... gọi không được vì kẹt đường dây.  Chích Choè, Tuyết Lan và Hoạ Mi Nâu đã để lại lời kính thăm Cô và chúc mừng đại hội. Đó là những phần thưởng, những hỗ trợ thân thương cuả thầy cô và bạn bè dành cho Đặng Mỹ.

Đêm Đại Hội “Nhớ Thời Áo Trắng” để kỷ niệm 6 năm Sinh Nhật Diễn Đàn và giúp đỡ Thương Phế Binh tại Việt nam đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của Cộng Đồng người Việt tại Vancouver, trong đó có rất nhiều đoàn thể, rất đông cựu nữ sinh Gia Long, Trưng Vương và thân hữu của Đặng Mỹ.  Họ đã đến đây vì mục đích xã hội của buổi tiệc, nghĩa đồng hương và tình bằng hữu thâm giao.  Một bàn vừa được kê thêm trên sàn nhảy cho tròn 26 bàn, khiến cho căn phòng thêm đông vui, rộn ràng tiếng nói cười, nhất là nhóm LVD lâu ngày mới có dịp gặp lại nhau.  Trên bàn tiếp tân đã có mặt Mai Hoa, Mai Huỳnh và Kim Hương đảm trách việc soát và bán vé, vô sổ sách cho việc chi thu được phân minh.

     Không khí trở nên trang nghiêm hẳn lên trong Lễ Chào Cờ Canada-Việt Nam Cộng Hoà và Phút Mặc Niệm.  Quốc ca Việt nam đã được chúng tôi cùng hát.  Khi bài hợp ca “Lê Văn Duyệt Hành Khúc”, một sáng tác của anh Kim Ân_phu quân cuả Thanh Liên_ được ban hợp ca LVD trình bầy thì cả hội trường lắng chìm trong lời và tiếng nhạc đầy ý nghĩa thân thương về ngôi trường cũ. Hai LVD ngôì cạnh tôi, Huỳnh thị Sang và Lê thị Thu đã nước mắt chạy quanh khiến tôi cũng ngậm ngùi không kém.

     Sau phần giới thiệu quan khách là diễn văn khai mạc của Trưởng Ban Tổ Chức Đặng Mỹ.  Mỹ đã nhắc đến những kỷ niệm êm đềm Thời Áo Trắng, đến mục đích của Diễn Đàn LVD là để ôn lại và gìn giữ những kỷ niệm ấy trong tình tương yêu gắn bó với nhau.  Mỹ cũng nhắc đến thân phận, nhân phẩm cuả phụ nữ Việt Nam để thâý được sự may mắn của chúng ta nơi đây và cũng muốn nhân dịp này để tri ân những Thương Phế Binh VN Cộng Hoà đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Sau cùng, Đặng Mỹ đã bầy tỏ lòng biết ơn đến các hội đoàn, các thân hữu, các giáo sư và các bạn từ xa tới.

     Tôi được giới thiệu phát biểu cảm tưởng trong niềm xúc động ngập lòng khi nhìn xuống một cử tọa đông đúc, những ánh mắt đầy thiện cảm, những nụ cười thân thiện như đã quen biết từ lâu.  Tôi đã hồi hộp theo dõi từng diễn biến của ngày Đại Hội.  Từ con số khiêm nhường bán vé được 10 bàn, rồi 15, 20 và đến đêm nay là 26 bàn đầy ắp những quan khách, những người bạn,những cựu học sinh từ khắp nơi đổ về.  Tôi cảm ơn những tấm lòng vàng đã đến đây vì mục đích xã hội, vì thầy trò chúng tôi, vì Lê văn Duyệt.  Tôi không quên hướng về ban tổ chức, về Đặng Mỹ, về học sinh cũ với tất cả sự thân thương để cảm ơn những nỗ lực vượt bực của các em.  Tôi cũng không quên nói sơ qua về lịch sử D/Đ với Phạm Thu khởi đầu, rôì Đặng Mỹ, Đậu Đỏ tiếp tay duy trì, phát triển cùng sự phụ giúp kỹ thuật của Phú De. Rồi tôi nhắc đến kỷ niệm thời phấn trắng bảng đen của quãng đời dậy học và gửi tình thương của người thầy cũ cho tất cả các cựu nữ sinh có mặt cũng như vắng mặt đêm nay.
Tôi cũng không quên đại diện cho GS Ngô thị Vân, gửi lời chào và tri ân đến quan khách và cộng đồng, lòng thương mến đến tất cả cựu học sinh của cô.

     Tiếp theo là lời phát biểu của cô Lê thị Thu, tuy ngắn nhưng cô đọng tình nghĩa thâỳ trò, nhấn mạnh sự tìm lại những kỷ niệm thân quí, những hình ảnh của thời áo trắng mà “khu vườn” D/Đ LVD  đã đem đến, bằng 4 câu thơ cảm tác nhân Sinh Nhật thứ 6 của Diễn Đàn:

Tới góc vườn xinh gặp lại mình
Nhớ thời áo trắng, tuổi bình minh.
Thầy trò bạn cũ giờ đâu nhỉ
Thấp thoáng ai còn dáng nữ sinh?


     Sau phần phát biểu là nhập tiệc và văn nghệ được bắt đầu với bản hợp ca thứ hai “Trường Làng Tôi”với sự góp mặt của 2 cô giáo.
Phần kế tiếp là Đơn Ca “Con Đường Tôi Về” do LVD 73 Vũ Đan trình bầy.  Tôi nghe tiếng phê bình của em ngồi kế bên: “ Hay quá, sao chị Đan không làm ca sĩ cô nhỉ?”  Còn tôi thì la lớn “bis”mà chẳng được em đáp lại cho nghe thêm một bài nữa.  Rôì không khí vui nhộn hẳn lên với tứ ca “Nếu Có Yêu Tôi” do các LVD 64, 69 và 73 trình diễn.
Để thay đôỉ không khí, Kim Kiểm LVD73 đã ngâm thơ bài “Trở lại Trường Cũ”, và hoạt cảnh “Bà Rằng Bà Rí” do Hoàng Nga và Tân Hương thủ diễn đã mang lại nhiều trận cười thích thú cho khán giả.
Sau đó, Kim Kiểm lên Đơn Ca “Giáng Ngọc” với giọng ca điêu luyện, truyền cảm và mượt mà.
Văn nghệ LVD đã kết thúc với  Tứ Ca “Tình Khúc Chiều Mưa” do Hoàng Nga, Vũ Đan, Tuyết Nga và Kim Kiểm trình bầy. Cả hội trường đã im lặng lắng nghe từ đầu chí cuối một chương trình văn nghệ khá đặc sắc.

     Thay mặt ban tổ chức, HT Hoàng Nga đã ngỏ lời cảm tạ hai cô đã về dự Đại Hội, cảm ơn quan khách và các hội đoàn đã bỏ thì giờ quí báu đến đây chung vui.  Hoàng Nga cũng nêu lên những khó khăn lúc ban đầu, do thời gian tổ chức vào đúng lúc có tới 3 đám cưới và hai chuyến cruises lớn mà một số đông cư dân Vancouver đã lựa chọn tham dự.  Mặc dù vậy, đại hội đã thành công nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng và thân hữu.
Vũ Đan đã mang tấm plaque lên để cùng Hoàng Nga, thay mặt Hội Lê văn Duyệt, trao tặng Đặng Mỹ, người có công đầu trong việc tổ chức dạ hội dạ vũ cho LVD.  Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta “ra quân” tại Vancouver.

     Phần dạ vũ được bắt đầu khi tiếng nhạc trổi lên và tiếng hát của các ca sĩ trong ban nhạc the Connections - một ban nhạc có tầm vóc của địa phương - và khi bóng đèn mờ đi nhường cho từng cặp, từng cặp bước ra sàn nhảy. Cuộc vui đã kéo dài đến gần 1 giờ sáng.  Sau những ngày giờ căng thẳng vì tập dượt, nữ sinh LVD được dịp tập thể dục thẩm mỹ thật thoải mái.  Vũ điệu Cha Cha Cha và Twist được chiếu cố tận tình, đôi khi còn có sự tham gia của 2 cô giáo tuy tuổi đã hơi cao nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ trung...

     Sáng Chủ Nhật khi thức dậy đã thấy một Đặng Mỹ tươi rói, nói cười đùa giỡn, khác hẳn với ĐMỹ của mấy ngày qua.  Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Đại Hội Nhớ Thời Áo trắng đã cho em sức sống vui trở lại thay vào nỗi lo buồn của mấy ngày trước.  Em tâm sự với chúng tôi:  “ Em không lo sao được khi truờng mình tổ chức lần đầu tiên tại Vancouver, mà ngay các trường lớn như TV và GL cũng chưa nghĩ đến. Vì danh dự của trường mình, em không thể để đại hội thất bại.” và em thêm:” Các chị Trưng Vương rất ngạc nhiên khi thấy em và 2 cô giáo đều nói giọng Bắc.  Các chị cứ ngỡ là tổ chức hội ngộ của Trưng Vương, cô ạ.”
     Tâm sự của ĐMỹ cũng chính là của những LVD đã từ khắp nơi bay về đây, để dốc tâm bắt tay vào việc, để hoả tốc tập tành văn nghệ trong thời gian chưa tới một ngày, để chia sẻ và nâng đỡ nhau vào thời điểm khó khăn nhất với những quyết định chớp nhoáng nhất. và chúng ta đã có sự thương yêu gắn bó với nhau hơn bao giờ hết.

     Sáng Chủ Nhật hậu đại hội thật là vui.Những tiếng chuông điện thoại chúc mừng lại reo vang từ Phú De, Đậu Đỏ và nhiều nhiều nữa...  Rôì email chúc mừng của các đồng môn, thư cô Ngô Vân nôn nóng muốn biết chi tiết, Đậu Đỏ, Ngọc Đoá, Anh Thư, Macco, Eva, PTần, Hoa Mi Nâu, Kiều Nguyễn , Phượng Trần v.v.và còn nhiều nhiều nữa... Nơi chân trời xa thẳm bên kia đại dương còn biết bao LVD đang mong tin tức hình ảnh bài vở về ĐH.  Tấm lòng LVD gắn bó keo sơn thế đấy.

     Chúng tôi, 2 cô giáo và tất cả các cựu nữ sinh đã ăn mừng sự thành công và sửa soạn chia tay nơi tiệm Sun Sui Wah Seafood Restaurant.  Những số điện thoại và email được trao tay và những dặn dò chớ quên ngày vui hội ngộ sao mà thắm thiết và dễ thương đến thế.  Rồi bàn nọ bưng thức ăn tiếp tế cho bàn kia dù cà 2 bàn đều có số thực phẩm như nhau.  Tất cả những cử chỉ, lời nói và việc làm lúc này dường như đều vội vã, dường như mang ít nhiều tiếc nuối.  Đó là nghĩa, là tình, là tất cả những kết hợp hài hoà cho LVD mãi mãi có nhau.

     Ngày Thứ Hai, với Tân Hương và Thảo đi tour Victoria, còn lại 3 chúng tôi Hoàng Nga, cô Thu và tôi cùng ĐMỹ đã được anh Thanh (phu quân của Thu ở Vancouver), cùng vợ chồng Mỹ Chi & anh Phương đưa đi thăm khu phố cổ Gastown mua sắm vài đồ kỷ niệm.  Buổi trưa 2 chúng tôi khản đãi cả nhóm tại “Joyeux Café &Restaurant”.  Chủ tiệm là người quen ĐMỹ tiếp đãi ân cần , còn thức ăn thì ngon tuyệt nên không ai bỏ lại một chút xíu nào.
     Cặp Thanh &Thu dành buổi tôí cuối cùng  cho 2 cô và 4 bạn cùng trường. Ngôì ăn cùng nhau một bữa cơm gia đình kiểu Việt tại tiệm Cửu Long mà lòng chúng tôi thấy nao nao khi nghĩ đến thời gian hạn hẹp còn lại.
     Khi trở về nhà bao giờ cũng được mẹ của Mỹ, thi sĩ tâm Huyền, ân cần trò chuyện, thường mở CD ngâm thơ cho nghe. Có lúc nghe tiếng kêu lách cách từ trên lầu vọng xuống, thì ra người đang đánh máy tựa của mấy bài thơ tặng 2 cô giáo. Cụ đã 91 tuổi mà còn rất khoẻ mạnh, có cái phong cách của người miền bắc ngày xưa, còn rất minh mẫn và đặc biệt không muốn ai nói đến tuôỉ già vì nếu có, cụ sẽ tuyên bố: “ Cứ làm như thể tôi đã 90 rôì ấy!”
      Còn Khuê Tú, con gái út của Mỹ, thì đang nghỉ hè bên mẹ và bà, chờ ngày nhập học.  Tú ăn nói nhỏ nhẹ, ra dáng con nhà nền nếp quí phái, thật rất khó tìm nơi xứ lạ quê người.
     Năm ngày ở Vancouver dự Sinh Nhật Thứ 6 cuả D/Đ đã qua mau.  Chúng tôi thấy mình đã chạy theo thời gian. Dù rất vội vã nhưng đó là cái vội tình nguyện, rất hồn nhiên và thích thú.  Cả đến giờ lên máy bay, hai chúng tôi cũng còn ..chạy mau kẻo trễ tầu.  Nhưng cũng còn may, cô Thu còn kịp giờ mua hai miếng săn uých để lai rai trên đường về Cali.

     Bây giờ là lúc phái đoàn Cali phải trở về thực tế sau mấy ngày hạnh phúc qua mau.  Chúng ta lại lo tổ chức gây quỹ vào tháng 11 sắp tới ngõ hầu kịp gửi quà cho giáo sư và nhân viên LVD ăn tết nơi quê nhà.
      Tôi vừa được sống những ngày hôị ngộ đáng nhớ bên một nhóm nữ sinh thân thương.  Cái không khí tưng bừng của ngày hội lớn đã mang các em lại gần nhau để cùng tập dượt, hát hò và sửa soạn cho đêm văn nghệ mừng D/Đ vừa tròn 6 tuổi.  Điều làm tôi cảm động nhất là các em đã hết sức nhường nhịn, chia sẻ và thương yêu nhau trong suốt thời gian này.  Tôi bỗng thấy hạnh phúc thật đơn giản nhưng rất hiếm quý.  Phải chăng đó là sự kết hợp của tình đồng môn gắn bó và nghĩa thầy trò bất diệt.


NgocDoa wrote on 17. Aug 2011 , 09:47:
THIÊN THU VĨNH BIỆT

Sáng tinh mơ ngày 5-8, tin Chị lìa đời đã được báo cho em trong tiếng nấc nghẹn của người con gái út yêu quí của chị, Cháu Kim Ngân.  Vậy là thiên thu vĩnh biệt, là đời đời cách chia.  Vẫn biết trong đời sống không ai có thể tránh được sinh lão bệnh tử, và cuộc nhân sinh chỉ là sống gửi thác về, song sự ra đi của chị đã là một mất mát lớn lao cho gia đình, Anh chị em, các con và các cháu.

Nhớ chị xưa, sinh truởng trong một gia đình 10 anh chị em 5 trai 5 gái, chị còn thường được gọi là cô Chín.  Cuộc sống êm ả trôi qua, tất cả anh chị em đều thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau.   Đóng vai áp út, lúc nào chị cũng hiền hòa nếu không muốn nói là trầm tính và it lời.  Có lẽ vì vậy mà Trời đã run rủi cho Chị gặp và kết hôn với một người cũng hiền lương không kém, đã hết lòng thương yêu mình, lại hiếu với dân, trung với nước là anh rể mà em đây rât kính trọng.  Và anh chị đã sống với nhau trên nửa thế kỷ đầm ấm hạnh phúc. 
Sống đời sĩ quan bôn ba với cuộc chiến nay đây mai đó, cộng thêm 13 năm trong trại cải tạo, chính chị là người thay chồng nuôi dạy hai con.  Chị thường nhắc nhở các con:  “Cha mẹ có để lại cho con tiền bạc rồi cũng hết, chỉ có kiến thức là sẽ tồn tại mãi mãi mà thôi.”  Chính vì vậy mà chị cam chịu cô đơn, sống xa chồng để có thể ở tại một chỗ cho các con có điều kiện học hành nhờ không phải thay đổi môi trường sống theo bước chân của người cha chiến binh.
Sau năm 1975, Chị càng thêm vất vả trăm chiều vì một mình nuôi dạy con cái, lại phải tiếp tế cho chồng trong trại cải tạo.
Tuy nhiên, chị vẫn can đảm chịu đựng, không một lời than trách số phận.  Hai chaú gái của em, Kim Nga và Kim Ngân, đã lớn lên trong tình thương và sự hi sinh ấy.  Cả hai nay đã thành danh, lập gia đình và noi gương cha mẹ trong cách đối xử hoà nhã, lấy tình thương làm căn bàn cho cuộc sống lứa đôi.  Và Chị đã được diễm phúc làm Bà của 3 cháu ngoại rất thông minh và hiếu hạnh Duy Thái, Minh Thư và Tường Vi.

Ngày gia đình anh chị và cháu Ngân định cư tại CA theo diện HO được coi như là một bước ngoặt đánh dấu một cuộc đời mới trong tự do và cuộc sống ngày thêm ổn định.
Sau khi anh em ruột thịt chúng mình mất 4 còn 6 thì đại gia đình họ Vũ đã có quyết đinh gặp gỡ đòan tụ với nhau tại Houston Texas vào năm ngóai 2010.   Thời gian này chị cũng đã yếu, nên những ngày hội ngộ không trọn vui vì các anh chị và em đều có cảm tưởng như đây là cuộc hội ngộ lần cuối với chị.

Quả đúng như thế.  Chị có thấu chăng gần 4 tháng trời trong bịnh viện và Trung tâm Phục Hồi đã là một thời gian dài đầy lo buồn cho cả nhà anh cùng các cháu, cho riêng em và các con em.  Anh vẫn hằng ngày ngồi bên chị từ sáng sớm đến tối mịt, săn sóc chăm lo, thủ thỉ chuyện trò, và đặc biệt đã ít nhiều muốn tranh luôn cả những việc lẽ ra là của nhân viên y tế.  Mối tình già thật đã làm xúc động lòng người, nhất là khi thấy xác thân Anh ngày một gầy yếu, thật rất đáng quan ngại.  Còn hai con gái Nga và Ngân thì tạm xin nghỉ việc để được ở bên mẹ trong lúc thập tử nhất sinh ấy.  Các cháu nước mắt đoanh tròng, giọt dài giọt ngắn, đã buồn cho mẹ lại lo lắng cho sức khỏe của cha.  Các con em và em cũng luôn vào ân cần thăm nom chị.  Nơi phương trời xa, các anh chị Hiếu, Đễ, Ân, Đức hằng tuần đều gọi sang hỏi thăm.  Chị thật đã được sống trong sự thương yêu rất mực của toàn thể đại gia đình.
Hôm nay tiễn biệt chị có thân bằng quyến thuộc, có thông gia, có bằng hữu của anh và các cháu, có bạn đồng nghiệp và cựu học sinh Lê Văn Duyệt của em.
Chị đã sống trọn vẹn một cuộc đời tận tuỵ vì chồng con, vì gia đình.  Chị đã có một người chồng của trên nửa thế kỷ hết dạ thuỷ chung, trọn tình vẹn nghĩa.  Chị đã có những đưá con hiếu thảo và những đứa cháu ngoan.  Thôi thế cũng đủ cho những ước mơ đẹp của một người đàn bà lương hảo, một người vợ, người mẹ, người bà, một cô em, người chị, người cô và bác thật đáng trân quý và ngưỡng mộ.
Xin Chị hãy mỉm cười yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, nơi có hoa thơm cỏ lạ, thiên nhiên ngàn năm tươi đẹp, nơi không còn đau đớn mà chỉ có hạnh phúc và bình an.
Chị yêu quí ơi, mãi mãi chỉ còn là hình ảnh và kỷ niệm sâu kín ấp yêu trong lòng người ở lại.

Vĩnh biệt hiền tỷ của em.

Em Mười
Vũ Ngọc Mai

...


...

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #4 - 20. Jan 2012 , 16:52
 

TRANG VĂN CỦA CÔ NGỌC MAI


( Phần 4)



Dau Do wrote on 03. Sep 2011 , 23:34:


...


TÔI ĐI DỰ ĐẠI HỘI THẾ GIỚI KỲ II




           San Jose, tại nhà Hoàng Nga

        Vào sáng sớm Thứ Sáu 19-8-2011, con trai trưởng của tôi đã đi rước Thầy Đường và cô Ngọc qua nhà tôi để cùng vầy đoàn đi San Jose phó hội.  Còn tôi thì lái xe đi mua bánh mì Pháp vì cô Học Trò Nhỏ (tên MC tự nhận) ngoài 60 Cao Minh Châu không hảo thức ăn Mỹ.   Sau bữa ăn sáng với bánh mì thịt, cà phê và xôi vò (do Cô Ngọc nấu) chả lụa, chúng tôi lên đường.
        Trời cũng chiều lòng người nên hôm nay khí hậu mát mẻ, đường cũng không đông xe lắm nên Minh Châu cứ theo đúng tốc độ được cho phép mà lái một cách hết sức cẩn thận.  Chắc hẳn MC cũng thương cho thầy cô người tám chục kẻ trên bảy mươi nên đã cố tình nương nhẹ tay lái chăng?
        Vừa đến San Jose, chúng tôi đã ghé nhà Thu Bằng, nơi tôi sẽ trú ngụ trong thời gian đại hội, để trang điểm tí ti trước khi đến nhà Hoàng Nga ăn tối theo lời mời của Nga dành cho tất cả thầy trò về dự Đại Hội Lê Văn Duyệt Thế Giới Kỳ II.  Anh Đoàn, ông xã của Thu Bằng, rất sẵn lòng giúp tôi di chuyển khi cần, nên tôi cảm thấy rất thoải mái trong chuyến đi xa này.
        Khi chúng tôi đến tư gia Hoàng Nga thì thức ăn đã được dọn đầy một bàn dài:  bánh cuốn, bún riêu, bún bò Huế, bánh tôm, bánh bột lọc, đủ thứ trái cây và chè…Vì Cô Ngô Vân và Cô Thu Lê bận đến thăm bà con, nên tôi đã được các em mau mắn mời vào bàn cùng với Cô Hường từ Texas và cô Thanh Hương tại San Jose để cùng các em khai tiệc.  Rồi thì kẻ trước người sau đã đến đây để đáp lại tấm lòng hiếu khách và sự chu đáo của vợ chồng chủ nhà Nga-Lộc.  Chúng tôi đã được đãi những món ăn lành mạnh và hợp khẩu vị, nhất là món bún bò Huế do một cô em của Hoàng Nga đích thân nấu.
         Nhiều đợt Lê Văn Duyệt đã đến nhà Hoàng Nga, trong số có Thúy Lan-Đàm từ Orange County, Anh Thư-Mỹ từ Úc, Thúy Nga, Bạch Yến, Lê Thị Miên từ Việt Nam và nhiều em khác nữa.... Trước Đại hội, Phạm Thị Mai có lúc đã cảm thấy cô đơn, nhưng chiều nay có các thầy cô, các bạn từ khắp nơi đổ về, chắc hẳn Mai không khỏi thấy thật ấm lòng khi được bao quanh bởi tình thương của các bạn đồng môn thuở xa xưa.  Chẳng thế mà mỗi khi tìm được bạn cùng lớp thì các em giang rộng vòng tay ôm, rồi bắt đầu líu lo mày tao mi tớ, quên hẳn số tuổi đời có khi cũng đã năm hay ngoài sáu chục rồi.
          Nhưng trong khi các em ríu rít bên nhau thì BTC vẫn đang tất tả với những thu xếp phút chót cho đại hội.  Hoàng Nga và Mai Phạm vội vã chạy ra nhà in, còn Anh Thư, Kiều và tôi cùng thầm thì lo lắng khi nghe tin Đặng Mỹ bị té cầu thang, hiện rất yếu và có thể không dự được Đại Hội.  Không thể chần chờ được nữa, chị Cả Diễn Đàn Anh Thư dẫn vài LVD đi thăm cô Admin, và tôi chỉ hơi yên lòng khi họ trở về cho biết em cũng đã đỡ đau chút đỉnh.
        Sau phần ẩm thực, trưởng ban văn Nghệ Thanh Nhung điều động các ca sĩ LVD tập dượt cho chương trình Tiền Đại Hội trưa Thứ Bảy.  Thầy Đường đang nghỉ ngơi nơi phòng ngoài vì mệt mỏi đường xa, thế mà vừa nghe hai tiếng văn nghệ đã hăng hái xung phong hát thử, không phải chỉ một bài mà tới 4 bài vừa đơn ca vừa hợp ca.  Và sau đó thì thầy trò chúng tôi cũng lần lượt lên tập hát bài của mình.  Phần văn nghệ văn gừng này cũng khá xôm tụ nhờ được một số khán thính giả vỗ tay cổ võ.

         
Buổi Trưa Tiền Đại Hội 20-8-11


         Vào lúc chưa tới 10 giờ sáng Thứ Bảy thì chúng tôi đã đến Nhà Hàng Thành Được để chụp hình kỷ niệm từng nhóm.  Khi sắp đến giờ khai mạc thì cả chục chiếc bàn đã được thầy trò Lê Văn Duyệt ngồi không còn dư một chỗ.
          Có lẽ vì “kính lão đắc thọ,” chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn đã được mở màn với đôi song ca thầy Đường và em Kiều, hai giọng ca mạnh mẽ, trẻ trung và truyền cảm, thật không phí công tập luyện rất kiên trì cả mấy tháng trước Đại Hội của Thầy.  Nhóm 74, trong đồng phục T-shirt trắng với hình logo Lê Văn Duyệt, và Thầy Đường còn hợp ca “Hội Nghị Diên Hồng,” một bài ca mang nặng lòng yêu nước của dân tộc ta.  Sau đó, Ban Tam Ca MTV - ba Cô Ngọc Mai, Cô Thu và Cô Vân - lên sân khấu với bài tuổi Vàng được viết theo nhac bài Thu Vàng của Cung Tiến.  Bài này nói lên tâm tình của thầy trò chúng tôi, nên sau khi hát, đã được một số học sinh chạy lên cùng ca đợt hai phần điệp khúc.  Không khí trở nên vui nhộn hẳn lên.
          Cả nhà được nghe thêm 2 cặp song ca với giọng hát truyền cảm:  Bạch Yến-Kim Hương và Anh Thiên-Kim Hương với “Cho Nhau Lần Cuối” và “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời.”
           Đặc biệt Ngũ Bà Bà:  Mai Phạm, Hoàng Nga, Bích Hơp, Thu Yến và Thanh Nhung đã trình bày hết sức sinh động và vui nhộn bài “Hết Đêm Nay Rồi Mai Ta Sẽ Hay.”
         Về đơn ca thì tôi “mê” nhất tiếng hát điêu luyện của Vũ Đan với “Dạ Khúc Cho Tình Nhân,” và giọng hát vững vàng của Thanh Nhung trong “Thiên Đàng Tình Ái.” Cô nữ sinh áo trắng Kiều, trưởng khối Xã Hội năm xưa, thì hát thật hồn nhiên và dễ thương bài “Làng Tôi” quen thuộc thuở nào.  Phái già chúng tôi cũng ghi danh đơn ca để góp mặt với học sinh của mình, Thầy Đường với “Chiều Đô Thị” và Cô Ngọc Mai với “Mùa Thu Cho Em.” Thật là khôi hài nếu tôi tự ca ngợi mình, song cũng rất vui khi nhận được sự tán thưởng của một vài đồng nghiệp và cựu nữ sinh.
         Một rể LVD, Anh Thiện, đã cho thính giả nghe bài vọng cổ rất mùi “Gánh Nước Đêm Trăng.” Đại khái là chương trình văn nghệ còn một số bài mà tôi không nhớ hết, nhưng đều được cả nhà thưởng thức với một nụ cười thông cảm vì tất cả chúng ta đều đến với nhau để chung vui hội ngộ chớ không phải để phô trương tài nghệ như những ca sĩ chuyên nghiệp sẵn có biệt tài trình diễn.
         Trước khi ra về, tất cả thầy trò cùng nhau ra cửa nhà hàng chụp hình lưu niệm.  Hàng trăm người chen chúc nhau, kẻ ngồi người đứng theo thế “cá hộp” mới giúp cho phó nhòm chụp đủ mặt mọi người.  Tôi thấy nét mặt ai cũng rạng rỡ và nụ cười nào cũng tròn đầy hạnh phúc.

            Đại Hội “Tìm Về Kỷ Niệm”

         Sau cùng Đại Hội kỷ niệm 20 Năm hội được thành lập rồi cũng đến, thầy trò Lê Văn Duyệt cùng nhau tìm đến nhà hàng Dynasty.  Quan khách và thân hữu cũng tề tựu khá đúng giờ.
         Những chiếc máy hình được thi nhau bấm, những tiếng cười nói vui vẻ và ồn ào vang vọng khắp nơi.  Áo xanh lá cây tới lui đầy phòng, ai cũng tranh nhau chụp cho kỳ được một vài tấm hình đứng trước cổng trường Lê Văn Duyệt, một tác phẩm nghệ thuật đã được BTC mướn làm với sự tình nguyện đóng góp của Bích Hợp, Hoàng Nga và Đặng Mỹ vì các em không muốn tốn tiền của hội.  Hai chàng rể LVD, phu quân của Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng, khệ nệ bưng 2 cây trúc xanh đặt 2 bên cổng trường cho chúng ta nhớ lại cái khung cảnh của ngôi trường nữ một thời vang bóng.
Nhiều thùng Đặc San đã được trưng bày ngay cửa vào để giới thiệu sinh hoạt hội trong thời gian qua.   Đó là sản phẩm tim óc của thầy trò Lê Văn Duyệt và thân hữu mà người đảm trách công đầu là Trưởng Ban Báo Chí Đặng Mỹ, mặc dù sức khoẻ của em đã nhiều phen tưởng chừng như không sao gánh vác nổi. 
         Khi quan khách và thân hữu vào đông hơn, tôi nghe tiếng gọi tên Ban Tiếp Tân để trao công việc.  Toàn thể quan khách đã được những Lê Văn Duyệt tươi như hoa ân cần đưa vào tận chỗ ngồi theo số thứ tự một cách dễ dàng khiến cho họ rất hài lòng và không tiếc lời khen ngợi Ban Tổ Chức
         Đêm hội ngộ đã được long trọng khai mạc với Lễ chào Quốc kỳ Việt-Mỹ và Phút mặc niệm.  Bài quốc ca được thầy trò Lê Văn Duyệt cùng một số thân hữu hát vang.
         Một nhóm 30 nữ sinh trong những chiếc áo xanh lá cây, đồng phục tượng trưng cho khóm trúc trường nhà, vừa bước lên sân khấu.  Những chiếc quạt ghi tên đại hội kỷ niệm 20 năm và 22 địa danh trên thế giới đã được đưa lên cao trong niềm vui hội ngộ và sự hãnh diện của những LVD đã vượt trăm ngàn vạn dặm về đây để gặp lại thầy cô cũ và bạn bè xưa.
         Cả một trời kỷ niệm ngào ngạt hương xưa vừa ùa đến như vũ bão khi tiếng hát ca ngợi mái trường Lê Văn Duyệt với tình thầy trò thắm thiết của mấy thập niên qua được cất lên.  Tiếng hát đã đưa bạn bè lại gần nhau hơn, tiếng hát cho những bàn tay nắm lấy bàn tay bền chặt hơn, cho ta sống lại một thời áo trắng, thời đẹp nhất của một đời người.
         Trong bài diễn văn khai mạc, Hội trưởng Hoàng Nga đã chào mừng và cám ơn quan khách, trình bày những khó khăn trong việc tổ chức nhưng đã khắc phục được nhờ sự yểm trợ vật chất và nhất là tinh thần của thầy bạn từ khắp nơi trên thế giới.  Hội trưởng LVD xin ghi nhận tấm thịnh tình ấy và không quên cám ơn những LVD đã sát cánh làm việc cho sự thành công của Đai Hội.
         Tôi được mời lên phát biểu sau đó.  Nhìn xuống một cử toạ chọn lọc đã đến với Lê Văn Duyệt đêm nay, tôi không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến 20 năm trước lúc hội vừa được thành lập.  Hội đã lớn lên với thời gian khi những mái tóc xanh nay đã ngả bạc và học sinh của tôi nhiều người đã lên chức bà nội, bà ngoại.  Nhưng dù thời gian có qua đi, thì tình thương yêu, sự gắn bó LVD vẫn mãi là truyền thống lâu dài xuất phát từ trái tim đầy ắp tình người.  Đó chính là sức mạnh đã kết hợp nhiêù thế hệ lớn nhỏ với nhau như tình chị em trong một đại gia đình.  Hôm nay tôi đã đến đây trong niềm hạnh phúc sum vầy ấy, và sẽ còn đi bên Hội, bên các em khi mà sức khỏe còn cho phép.  Xin cám ơn Hội Lê Văn Duyệt, xin cám ơn tất cả…
Sau bài diễn văn của tôi, Phạm Mai đã xúc động kêu gọi tất cả Lê Văn Duyệt hãy đứng dậy để cùng ca tụng tình thầy trò bất diệt.  Trong cái không khí tình cảm trang trọng ấy, những bó hoa đã được trao tặng những vị giáo sư năm cũ thay cho một lời cám ơn chân thành nhất của những cựu học sinh nay đã thành nhân.
         Ban Cố Vấn chúng tôi được vinh dự mở đầu chương trình văn nghệ với bài “Mơ Khúc Tương Phùng.”  Chúng tôi đã được gia đình Lê Văn Duyệt biết đến qua danh xưng “Ban Tam Ca MTV,” một cái tên đã trở thành rất quen thuộc và khó thay thế do các em học sinh của chúng tôi thương mến đặt cho ngay từ khi ba chúng tôi hát bài cải biên dầu tiên dựa theo nhạc “Cô Gái Việt.”  Bài này đã được diễn thành vở kịch thơ ngắn “Cô Giáo Việt, Học Trò Việt” do ban MTV và em Ngọc Đóa đặt lời, và đã được yêu cầu trình diễn nhiều lần cho các hội đoàn có liên quan đến giáo dục.
         Bài thứ ba mà chúng tôi trình bày cho Đại hội Thế Giới Kỳ II đêm nay mang cái tên đầy ý nghĩa “Mơ Khúc Tương Phùng,” một giấc mơ mà chúng tôi, thầy cũng như trò, có mặt cũng như vắng mặt, đều thiết tha mong mỏi sẽ được gặp nhau cho thỏa lòng ước mơ sau một thời gian dài xa cách, có khi đến trên một phần tư thế kỷ.  Bài này đã được thính giả lắng nghe và tán thưởng.
         Đêm nay cũng là kỷ niệm Sinh Nhật 7 năm của Diễn Đàn Lê Văn Duyệt.  Đặng Mỹ, Admin. của diễn đàn, đã có đôi lời với cử tọa về những sinh hoạt chính của diễn đàn trong suốt 7 năm qua.  Ba Gs Cố vấn:  Cô Vũ Ngọc Mai, Ngô Thị Vân, và Lê Thị Thu, Gs Nguyễn Ngọc Đường, và em Trần Anh Thư đã được mời lên cắt bánh.
         Sau đó chúng tôi được tiếp tục thưởng thức tài nghệ của thế hệ thứ hai thuộc hàng con cháu của học sinh.  Bài Bướm Hoa đã được Giáo sư Âm Nhạc của nửa thế kỷ trước hát cho các diễn viên múa.  Sáu cánh hoa đẹp nhịp nhàng phô hương sắc, rồi chàng bướm Khuê Tú xuất hiện trước sự trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp quí phái cao sang. Tú có những bước chân uyển chuyển, đôi vòng tay như đang trìu mến vờn từng cánh hoa yêu.
         Liên khúc tiếp theo chương trình gồm những bài “Con Đường Đến Trường,”  “Hè Về,” “TooYoung,” “Que Sera Sera” và “Nếu Chỉ Còn Một Ngày Để Sống” do những tiếng hát học trò rất điêu luyện và ngọt ngào.  Liên khúc này lại một lần nữa đưa chúng ta sống lại thời phấn trắng bảng đen.
         Khán giả cũng được thưởng ngoạn một màn Trình Diễn Thời Trang “Nón Lá Trên Sắc Phục Tây Phương” rất lạ và đẹp mắt.  Đặc biệt màn thời trang này cũng do con cháu các Lê Văn Duyệt Bích Hợp, Ánh Thủy, Thanh Nhung, Xuân Phương, Triết, Phương Loan và Hoàng Nga đảm trách.
         Nội dung văn nghệ kỳ này đã được Ngũ Bà Bà qui về chủ đề “tìm về kỷ niệm” của một thời xa xưa khi các nữ sinh vừa tròn đôi tám.  Các màn văn nghệ đã được khán giả ưa thích mà kết quả là LVD Xuân Phương đã được mời thực hiện một màn fashion show tương tự cho chương trình văn nghệ vào tháng 10 sắp tới tại Utah.   Công đầu cho văn nghệ phải kể đến hai khuôn mặt nổi bật Bích Hợp và Thanh Nhung.
         Phần văn nghệ được tiếp nối với giọng đơn ca của Diễm Liêm, một giọng hát rất mạnh, điêu luyện và truyền cảm. Trưởng Ban Văn nghệ miền Bắc Thanh Nhung đã cảm thấy rất hân hạnh khi được song ca với Diễm Liên bài “Lệ Đá.”  Thính giả ái mộ cũng thi nhau chạy lên phía sân khấu để có dịp chụp những tấm hình kỷ niệm với cô ca sĩ khả ái này.
         Phần dạ vũ đã được Diễm Liên, một số ca sĩ cây nhà lá vườn và thân hữu góp mặt.

          Hai mươi năm đã qua đi từ khi Hội Trưởng quá cố Trần Thị Thanh Tâm sáng lập Hội.  Đại diện cho em đêm nay có người chồng yêu quí một đời của em, Gary, và cô con gái nuôi trọn tình nghĩa Bội Anh.  Gary đã niềm nở đến chào hỏi ba chúng tôi, và được trân trọng mời vào bàn dành riêng cho Giáo sư.  Bội Anh đã thực sự xông xáo, sẵn sàng cùng tiếp tay với BTC mặc dầu đang bận đi làm.
         Tôi cũng thấy bạn thân Lê Kim Cúc của Thanh Tâm.  Tâm Loan và Đặng Mỹ đã về SJ từ 2 tuần trước ĐH.  Thanh Long mặc dầu không được khoẻ, cũng đã bay về đây.  Kha Thị Nho cũng đã giúp nhiều cho BTC.  Kim Kiểm đã lấy chuyến bay 4 giờ sáng Chủ Nhật cho kịp về với đại hội.  Vũ Đan và Kim Phượng thì thường xuyên liên lạc với Hoàng Nga và sẵn sàng góp sức khi cần.  Đặc biệt Thu Béo đã in áo T-shirt cho toàn nhóm 74 gồm 15 em, một nhóm đông nhất của đại hội.  Ông xã Dũng của em thì vẫn đóng vai phó nhòm chuyên nghiệp cho LVD từ nhiều năm nay. 
          Ngồi bên cạnh chúng tôi, Cô GS Anh Văn Phạm Thị Hường luôn nở nụ cười tươi, liên tục tiếp thức ăn cho Ban Cố Vấn như một lời cám ơn vì theo Cô, “tôi rất cám ơn ba bạn đã cùng các em và BCH lo cho hội từ 20 năm nay.”  Cô đã được em Hoàng Nga mời về cư ngụ trong thời gian đại hội cùng với những LVD đồng khoá 69 của em, nên đã thấy tận mắt những nỗ lực của BTC và đã tỏ ra rất thông cảm với các em đang phải vác những chiếc ngà voi quá nặng.  Chúng tôi cũng nhận được những món quà do các em ở xa mang về, nói lên tấm lòng thương quí của các em cho những bậc thầy cũ.   
          Trước đại hội là những lá thư chúc mừng, những lời cáo lỗi, những lý do bất khả kháng không thể thu xếp về với đại hội được.  Hoạ Mi Nâu thì nhờ cô chị đại diện cho mình, hai cựu Hội trưởng Đặng Cần và Phạm Thu đã 2 lần chúc mừng cho sự thành công của Hội, và còn bao nhiêu lời chúc mừng thành công nồng nhiệt khác nữa.
          Báo chí truyền thông cũng ngợi khen Hội Lê Văn Duyệt như một tổ chức vững vàng với những sáng kiến văn nghệ đầy sắc thái sáng tạo và trẻ trung.
Và Đại hội đã thực sự thành công rực rỡ, đã đem nhiều thế hệ LVD về bên nhau:  những năm tốt nghiệp 1966, 67, 68, 69, 73, 74, 77…tất cả đã về đây  sum vầy.  Với tôi, thành công lớn nhất là những phần thưởng tinh thần xuất phát từ trái tim của thầy trò chúng ta.  Trái tim ấy thật to lớn và khoan dung mà tiền bạc không thể nào mua được.  Nó chính là cái độ lượng, cái tác phong đạo đức, cái nhìn tích cực của người thầy cho học trò mình để có được sự tin yêu và kính trọng của các em. 
          Còn hình ảnh nào cảm động hơn khi thấy vị GS Toán khả kính Phạm Thị Diệu Linh đến với đại hội trong tất cả 3 ngày dù cô rất yếu, đi đứng phải có người dìu hai bên.   Nhưng sức mạnh của tình thầy trò đã đưa Cô đến đây để cùng chia sẻ hạnh phúc của 20 kỷ nỉệm.  Cái hạnh phúc ấy ta đã thấy trong ánh mắt, trong nụ cười mang theo những lời bông đùa cố hữu của cô.   
          Hạnh phúc sum vầy còn kéo dài sau đại hội.  Tại miền Bắc, Cô Thanh Hương đã hướng dẫn một nhóm 10 người đi tour trong 4 ngày đêm, ghé thăm Yosemite, Grand Canyon, Las Vegas…Cô trò đã có dịp vui vẻ bên nhau, thư giãn sau đại hội để rồi tất cả sẽ trở thành những kỷ niệm không thể phai nhạt trong tương lai.
          Cũng tại Thung Lũng Hoa Vàng, Phạm Mai đã tổ chức tiệc chia tay ngày Thứ Bảy 27-8-11 tại tư gia của Mai cho những bạn ở xa và tại chỗ.  Tôi nghe nói lần này cũng có sự hiện diện của Cô Diệu Linh và Cô Thanh Hương nữa.  Phạm Mai đã có nhã ý cho dựng lại cổng trường để tất cả LVD có dịp chụp hình một lần nữa.
          Tại  Nam Cali, Kim Tuyết có hai phòng time share nên đã mời Cô Thu và tôi đi “nghỉ nóng” 4 ngày tại Palm Springs.  Có đầu bếp nhà hàng bên Pháp Kim Cúc nấu món ăn mặn, và đầu bếp bên Mỹ của nhà hàng Âu Lạc Xuân Mai nấu chay nên nhóm thầy trò chúng tôi lúc nào cũng no nê thoải mái cả.  Nhóm chúng tôi ngoài 5 nhân vật trên còn có Kim Oanh, Bích Liên, Vân An, Thanh Long, Kiều, Mỹ Đà và con trai tên Khang của Đà.  11 người trong nhóm đã mua vé để đi Palm Springs Aerial Tramway, được kéo lên miền núi cao với không khí trong lành và mát mẻ,và chúng tôi đã chụp hình kỷ niệm bên nhau.
        Thật là sung sướng và nhàn nhã khi được bao quanh bởi những học sinh cũ rất dễ thương và chí tình.  Này nhé, buổi sáng khi thức giấc thì ly cà phê nóng đã được Kim Oanh pha sẵn.  Rồi thì ba bốn em xúm xít lo bữa điểm tâm.  Buổi chiều ăn chay do Xuân Mai phụ trách, những món ăn thanh đạm mà tuyệt vời và rất dễ tiêu.  Cạnh nhà bếp nấu chay còn có món mặn do Thu Cúc trổ tài, và vài cô trò chúng tôi đã âm thầm "tham gia" cả đôi nơi một cách thích thú.  Khi đêm đến thì chúng tôi sinh hoạt tự do.
          Chúng tôi hết bơi lại tắm nước nóng, rồi đi shopping tại outlet để mua sắm, chủ yếu là áo quần vừa đẹp vừa rẻ.  Đêm Chủ Nhật trước khi chia tay, Cô Thu đã mua được 3 bộ suit đắc ý, và duyên dáng làm một màn fashion show cùng với Kim Cúc, trong khi Kim Tuyết đóng vai phó nhòm.
Chúng tôi phải công nhận đây là chuỗi ngày hậu đại hội rất thần tiên.
          Sau khi hầu hết đã trở về chốn cũ thì vì tình đồng môn thắm thiết, Kiều và Kim Tuyết còn ở lại ăn cưới con gái của LVD 74 An Hảo cho đến tận sau Lễ Lao Động 4-9.
Cũng nhân dịp có cô con gái nuôi LVD Tuyết Ngô của tôi đến Cali, Thứ bảy 3-9-11, Kiều và Thanh Long lại đưa Tuyết Ngố đến thăm Mommy Ngọc Mai, rồi thẳng đường lên thăm Mạ Vân Gia Trang.
          Tình cô trò thắm thiết dường ấy, bảo sao tôi không cảm động cho được?  Trong suốt nửa đời người chọn nghề cô giáo, tôi vẫn luôn có duyên may gặp gỡ những tấm chân tình, những ánh mắt thân thương chứa chan ân nghĩa, những an ủi vô cùng cần thiết khi chẳng may gặp chuyện buồn.
          Đại hội Thế Giới Kỳ II này quả đã mang đến những niềm vui hội ngộ thật lớn lao cho rất nhiều Lê Văn Duyệt từ khắp nơi bay về San Jose.  Và đối với riêng tôi, hai tuần bên bạn đồng nghiệp và cựu học sinh đã mang theo nhiều kỷ niệm thân thương một đời còn tưởng nhớ.

                                                          Vũ Ngọc Mai




Dau Do wrote on 12. Nov 2008 , 17:27:
                               
...                           


  Ơn Sâu Nghĩa Nặng

                                 
Vũ Ngọc Mai

          
      
   Mùa Lễ Tạ Ơn luôn nhắc nhở chúng ta đến những lễ hội lớn hằng năm như Giáng sinh và Tết Tây. Bây giờ không khí đã nhộn nhịp hẳn lên, nhất là lễ Tạ Ơn lại rơi đúng vào tháng bầu cử tân tổng thống Hoa Kỳ. Dường như sau mỗi năm, danh mục cám ơn lại dài hơn một chút, trong khi cuộc đời còn lại thì đang bị rút ngắn đi theo luật đào thải của thời gian.

          Cám ơn Trời Phật, Thiên Chúa, các Đấng Tối Cao về tất cả những phúc lành và vô số quà tặng lớn nhỏ cho con người trần thế. Cám ơn các bậc tiền nhân, những nhà ái quốc, những chiến sĩ vô danh, những người trầm lặng... đã dày công xây dựng đất nước, đã chiến đấu và hy sinh cho sự trường tồn của nhân loại.

           Khởi đi từ chiếc tàu buồm Mayflower và những thuyền nhân đã từ bỏ châu Âu đi tìm tự do nơi miền đất mới Mỹ châu năm 1620, rồi đến biết bao con tàu nhỏ bé và thiếu tiện nghi từ 1975 cũng đã mang theo nỗi khát khao tự do của hàng mấy trăm ngàn người Việt Nam.  Họ đã ra đi với hai bàn tay trắng, dù biết rằng chính thân xác mình có thể bị vùi sâu nơi biển cả.

        Xin cám ơn những đất nước tự do, nhất là Hoa Kỳ, đã cưu mang chúng tôi, giúp cho niềm hy vọng lại vươn lên, cho ước mơ được thành tựu, và những thế hệ ngày mai được sống trong công bình và dân chủ.  Nhằm mục đích nhắc nhở lòng biết ơn ấy, hội “Tri Ân Nước Mỹ” đã được thành lập vào năm 1985, quy tụ một số nhân sĩ và được sự hỗõ trợ của cộng đồng.

          Trong khi đó, Hội Lê Văn Duyệt Foundation cũng đã tổ chức ngày “Tôn Sư Trọng Đạo” để đề cao vai trò và tư cách của nhà giáo, giúp cho các cựu học sinh có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các bậc thầy cũ.

           Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng hàng năm đã chọn Tháng 11 của mùa Lễ Tạ Ơn để tổ chức ngày Nhớ Ơn Thầy Cô cho toàn trường.

            Cũng trong chiều hướng đó, Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt (Levanduyet Alumni) cũng đã tổ chức một Ngày Nhớ Ơn Thầy Cô thật đông vui và cảm động nhằm nói lên lòng biết ơn của rất nhiều thế hệ học sinh đối với các nhà giáo đã hết lòng dạy dỗ các em cách đây gần nửa thế kỷ trước.  Tháng giêng năm 2007 mới là bước khởi đầu cho những ngày họp mặt thầy trò kế tiếp sẽ được dự tính tổ chức hàng năm.

             Người con tạ ơn cha mẹ đã cực khổ nuôi dạy từ tấm bé đến khi đã trưởng thành, rồi dựng vợ gả chồng, và lại tiếp tục giúp trông nom cho đàn cháu nội ngoại.  Cám ơn song thân đã thông cảm với đời sống tất bật nơi đây và bỏ qua những thiếu sót trong việc chăm sóc lúc tuổi già nếu có. “Nước mắt chảy xuôi,” người con nay mang nặng trách nhiệm nuôi dạy con cái của họ và chẳng ít thì nhiều, càng thấu hiểu tấm lòng hải hà của cha mẹ.

             Ngoài tình thầy trò và gia đình, nghĩa bạn bè là điều không thể thiếu trong đời.   Chúng ta thường nghe nói “Tình yêu thì qua đi, nhưng tình bạn thì ở lại.”  Cám ơn những người bạn đích thực đã luôn ở bên tôi trong những cơn thử thách, nâng đỡ và khích lệ khi gặp khó khăn. Cám ơn những bạn cũ đã không chỉ đến với tôi mà với cả gia đình tôi.  Cám ơn số bạn mới rất hiếm hoi và rất đáng quí vì tôi đã có duyên may gặp gỡ.  Cuộc sống sẽ rất nghèo, rất tẻ nhạt nếu thiếu những buổi họp mặt với bạn bè từ nhiều nơi bay đến, những cuộc du ngoạn xa, hay chỉ nghe tiếng nói giọng cười qua đường dây viễn liên.  Cám ơn người dù xa cách trong không gian mà vẫn luôn cho tôi cảm tưởng gần gũi trong tấc gang.

            Cám ơn cuộc đời với bao thăng trầm lên xuống. vì nếu không có thất bại thì làm sao hiểu được ý nghĩa của thành công?  Nếu không bao giờ khóc thầm vì cô đơn thì chưa hẳn đã tận hưởng được hạnh phúc của sự sum vầy.  Nghĩ cho cùng, phải cám ơn cái tâm hồn giản dị của những ai biết dễ dàng chấp nhận cuộc đời như nó có.

             Mỗi sáng khi thức dậy, tôi cám ơn một ngày mới, một ngày “bonus” cho những ai đã qua được con dốc 70 năm cuộc đời, một quãng đường dài mà người xưa đã cho là rất hiếm vì “thất thập cổ lai hy.”  Cám ơn ly cà phê thơm nóng đã bắt đầu cho một ngày bận rộn.  Cám ơn cái computer đã giúp cho sự hiểu biết của loài người thêm phong phú và nhanh chóng qua những tin tức nóng hổi và thật nhiều bài vở nghiên cứu khác nữa.  Cám ơn chiếc điện thoại cầm tay cho sự liên lạc thêm phần tiện lợi, cho những kẻ yêu nhau đỡ khắc khoải nhớ thương.  Cám ơn nhạc thính phòng, nhạc tiền chiến và ca sĩ đã cho tôi những âm thanh tuyệt vời của một thời quá khứ.

            Cám ơn những khám phá khoa học mới nhằm giúp cho đời sống thêm tiện nghi, lại chữa trị được một số bịnh ngày xưa vốn nan y, cho sức khỏe thêm kiện toàn và tuổi thọ được gia tăng.

             Cám ơn những phương pháp dưỡng sinh, những bài tập công phu, những trung tâm thể dục, những mảnh vườn, những công viên...đã cho con người cuộc sống lành mạnh ít đau ốm để có thể làm việc và vui sống.

              Cám ơn các Trung Tâm Việt Ngữ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới đã mở cửa ngày cuối tuần cho con cháu chúng ta có dịp tìm đến với ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa nước nhà. Cám ơn những nhà giáo đã hi sinh thì giờ và công sức cho tuổi trẻ. Và nhất là cám ơn các cháu đủ lứa tuổi đã chịu khó đi tìm nguồn gốc oai hùng của dân tộc mình.

               Cám ơn Giải Khuyến Học trong 24 năm qua đã trường kỳ tổ chức những kỳ thi về Lịch Sử và Văn Học Việt Nam và nhiều giải khác nữa để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần hiếu học của tuổi trẻ.  Xin cám ơn tất cả các vị Mạnh Thường Quân đã bền bỉ giúp đỡ Giải Khuyến Học trong suốt một phần tư thế kỷ qua, từ năm 1984 đến nay.

                Cám ơn những khu thương mại Việt Nam, lúc nào cũng đông đúc, dập dìu và sống động. Đồng bào đã đến đây cho các thương xá thêm sầm uất.  Chúng ta đã yểm trợ lẫn nhau trong các dịch vụ y khoa, nha khoa, luật pháp, giải trí, thực phẩm, và các cộng đồng bạn đã không tiếc lời ca ngợi về những sinh hoạt mang tính cách kết đoàn này.

                Lòng cám ơn không dừng lại ở những gì lớn lao mà bàng bạc ngay cả trong những thứ nhỏ bé mà chúng ta đã may mắn được nghe, được thấy và cảm nhận.  Như tiếng cười của trẻ thơ, như tiếng thỏ thẻ của đàn cháu nội ngoại, tiếng chim hót ban mai...Cám ơn đóa hoa tươi thắm, những sắc màu thiên nhiên, mặt trời mọc và tiếng sóng vỗ nơi bờ biển cát trắng...

               Trong khi sự giận dữ, sự thù hận có thể đe dọa sức khỏe của chúng ta thì lòng tha thứ và sự biết ơn lại nhắc nhở ta đến những gì tích cực và tốt đẹp hơn trong cuộc đời.

               Xin cám ơn tất cả những chân tình, những ơn phúc, những may mắn, và những điều tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng. Riêng đối với những ân tình và những người ơn, mong luôn có dịp báo đáp bằng những lời chúc lành, những quà tặng mang theo tấm lòng quí trọng sâu đậm của kẻ hàm ân.


Vũ Ngọc Mai



Dau Do wrote on 13. Nov 2008 , 05:18:

Xin mời cả nhà bấm vào hình để xem.


...


Dau Do wrote on 19. Feb 2009 , 04:22:

...

CHO MỘT NGÀY TRỞ LẠI

               
Vũ Ngọc Mai


Em thương quí,
Anh đã đọc thư em và suy nghĩ thật nhiều về những đề nghị xây dựng của em mặc dầu anh đã quyết định xa em sau 12 năm chung sống.
Cho đến nay anh vẫn nghĩ rằng đó là một cuộc chia xa chẳng đặng đừng vì duyên nợ đôi ta đã hết, vì chúng ta không còn thương yêu nhau mà chỉ còn lại những ngày dài chịu đựng, những lần cãi vả vô bổ với những lời lẽ nặng nề mà mỗi khi nghĩ đến, anh còn cảm thấy bị tổn thương.  Anh biết em cũng mang cùng tâm trạng như anh, song sức chịu đựng của em có phần dẻo dai hơn, có thể vì lòng thương con, mà cũng có thể vì việc làm của em ít nhức đầu và ít bị căng thẳng hơn anh.

Căn bản của tình vợ chồng là sự tôn trọng lẫn nhau nhưng nay đôi ta đã không còn giữ gìn được sự tôn trọng tối thiểu ấy, thì đổ vỡ là điều khó tránh.  Anh cũng e ngại rằng khi ba đứa con của chúng ta mỗi ngày một lớn khôn, những bất hòa thường xuyên mà chúng nghe và thấy sẽ có ảnh hưởng không mấy tốt đến cái nhìn của chúng về hôn nhân sau này.  Cho nên điều đáng tiếc là chúng ta đã quá nóng nảy nên đã không tự kiềm chế trước mặt đám trẻ và vô tình đã bắt chúng phải chứng kiến những xung đột của người lớn.
Chúng ta đã tìm cách hàn gắn nhiều lần, song chỉ được một vài ngày rồi mọi sự lại như cũ.  Cái nhà mà em gọi là “tổ ấm” nay không còn êm ấm nữa khi mà sóng gió lúc nào cũng chỉ rình rập thổi đến, chực chờ phá tan những thiện chí xây dựng của chúng mình.

Trong hoàn cảnh ấy, anh chỉ còn một mong ước duy nhất là đươc yên thân mà làm việc để nuôi sống các con.  Và anh đã lựa chọn ra ở riêng mà bỏ ngoài tai những lời can ngăn của một số người thân trong gia đình.  Nhưng em thấy đó, cuộc sống nhiều hệ lụy này không giản dị như ta nghĩ, và hành động “hay ở, dở đi” cũng không dễ thực hiện như anh hằng tưởng.  Cuộc chia ly nào cũng đầy nước mắt, sự dứt khoát nào cũng vương mang vô vàn nỗi xót xa.  Anh đã trải qua nhiều đêm không ngủ vì nhớ mấy đứa nhỏ cho dù ban ngày đã vừa ghé thăm chúng.  Làm sao anh quên được nỗi vui mừng rối rít của các con khi anh vừa bước chân vào nhà.  Nhưng khi từ giã chúng thì ánh mắt buồn rười rượi của bé Giao, nỗi thất vọng của thằng Tuân và sự níu kéo khóc đòi bố của bé Tina đã thường xuyên ám ảnh anh, khiến anh không thể để hết tâm trí vào công việc như trước.
Do đó, đã nhiều lần anh toan trở về với gia đình, song cứ nghĩ đến tình cảm của đôi ta ví như bát nước đầy đã đổ đi, khó có thể vớt lại nguyên vẹn như xưa.  Anh còn được bạn kể lại lời một vị Luật sư chuyên lo về ly dị  nói rằng, người đàn ông một khi đã có người khác thì cũng ví như đã được mặc chiếc áo mới, họ không còn muốn dùng lại chiếc áo cũ kỹ năm xưa.  Cho nên, ra đi đã khó mà trở về còn khó hơn gấp bội.
Anh đang ở thế tiến thối lưỡng nan thì nhận được thư em.  Anh thật sự cảm động khi thấy tấm chân tình của em: vẫn thủy chung đợi chờ, vẫn mở rộng vòng tay cho ngày trở về với gia đình của anh. Trong khi anh ra đi tìm niềm vui mới thì em chưa hề để mắt đến một người đàn ông nào mà chỉ tìm sự nương tựa nơi tôn giáo và nguồn vui bên các con.  Chính tấm lòng đôn hậu ấy đã dần hướng dẫn anh trở về với những kỷ niệm xưa cũ đã dường như bị phai nhạt theo thời gian.  Anh còn nhớ hai ta đã có một thời gian tìm hiểu nhau đầy thơ mộng, và sau khi kết hôn, mặc dầu cuộc sống lúc đầu nhiều vất vả, song đôi ta vẫn thương yêu gắn bó với nhau.  Sự ra đời của mấy đứa con kháu khỉnh mang thêm nhiều tiếng cười, rồi những buổi picnic, những đêm dạ vũ, những cuộc du lịch xa vẫn còn trong tâm khảm này.  Hèn nào mà ngày xưa ông bà chúng ta dù có năm thê bảy thiếp nhưng lúc nào cũng trở về với vợ cái con cột.  Rất may đời sống bây giờ văn minh hơn, người đàn bà không hẳn phải bị lệ thuộc như xưa và đã có những sự lựa chọn cho chính mình em nhỉ.
Và anh cũng đã tìm được câu trả lời cho riêng anh:  đó là về lại với vợ con.   Anh đã thật sự mỏi mệt và chán chường với cuộc sống hiện tại vì càng ngày anh càng thấy sự bỏ đi của mình là một mất mát rất lớn.  Rõ ràng cuộc vui  nào rồi cũng có lúc tàn, và khi tỉnh giấc thì chỉ còn nỗi trống vắng mênh mông.  Anh đã thả mồi bắt bóng, và cái hạnh phúc mà anh tưởng là lâu dài thật ra không dựa trên tình nghĩa sâu xa mà chỉ phù du như bọt nước bóng mây, có đó rồi tan biến đó. Bây giờ suy đi nghĩ lại, anh càng không muốn sau này các con lớn lên sẽ buồn trách anh về việc dời xa chúng vào đúng thời gian chúng cần sư chăm sóc, yêu chiều của anh nhất.  Riêng với em, anh rất mong được đền bù những hi sinh và thiệt thòi mà em phải âm thầm gánh chịu trong cả năm nay, như một lời tạ lỗi chân thành.
Rất may đôi ta đã do dự chưa ký giấy tờ ly dị.  Chúng ta lại vẫn đối xử với nhau như đôi bạn thân thiết, và anh vẫn chu cấp đầy đủ cho mẹ con em.  Gia đình hai bên luôn chờ mong ngày vợ chồng mình về lại với nhau để lo cho các con.  Em ơi, làm sao anh quên được phản ứng khi thì quyết liệt của mẹ, khi lại xót xa buồn khổ chỉ vì bà luôn luôn binh dâu và thương cháu.

   Sau kinh nghiệm đắt giá này, anh hi vọng chúng ta sẽ chấp nhận những khuyết điểm của nhau dễ dàng hơn trước. Vì nếu không có ai hoàn toàn cả thì cuộc sống chung nào chẳng có những va chạm khó tránh.  Chúng ta nên hứa hẹn sẽ nhường nhịn lẫn nhau em nhé, chẳng hạn khi một đứa nổi nóng thì người kia phải nguội, ví như “Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười chúm chím thưa anh giận gi?” Nhưng câu đó phải được áp dụng cho cả hai thì mới “fair” cho em, nên chỉ cần đảo ngược chủ từ để biết ta đang nói đến ai mà thôi.
Rồi chúng ta cũng phải tạo hoàn cảnh để nuôi sống tình yêu đôi lứa.   Mỗi tuần hãy dành cho nhau một buổi, khi thì đi ăn, đi coi movie, lúc lại nghe nhạc hoặc khiêu vũ.  Hai ta sẽ chìm đắm trong cái thế giới âm nhạc tuyệt vời mà sống trọn vẹn cho nhau.  Hằng năm ta sẽ đi du lịch hay nghỉ mát xa, vừa được thư giãn vừa có dịp gác qua một bên cái nếp sống đều đều tẻ nhạt của “một ngày như mọi ngày.”  Nếu đôi ta không tạo được hoàn cảnh cho nhau thì cuộc sống sẽ chỉ bao gồm phần lớn bổn phận và trách nhiệm mà thôi.

Em yêu quí, những ngày xa cách vừa qua đã cho anh mơ về một mái ấm gia đình thật nhiều.  Nếu thật sự có hạnh phúc trong đời, anh xin được cùng em hưởng trọn vẹn cái hạnh phúc đó.  Anh sẽ giữ gìn nó như một báu vật bằng tất cả thành tâm thiện ý, bằng những lời dịu ngọt, bằng những cử chỉ điềm tĩnh, bằng những săn sóc nho nhỏ nhưng tỉ mỉ mà anh chỉ dành riêng cho em.  Anh sẽ bằng lòng những gì hiện có, sẽ thăng hoa mọi thứ cho đời thêm hương sắc.  Anh sẽ chấp nhận con người em mà không đòi hỏi em phải sửa đổi như trước, vì anh phải khách quan mà công nhận rằng mỗi người có một tâm tính khác nhau, hay dở còn tùy thuộc vào cái nhìn rộng lượng hay khắt khe của kẻ khác nữa.
Nhưng nếu tình cảm lứa đôi được đặt trên căn bản một tình yêu vững chắc thì lo gì chúng ta lại không xây dựng được một gia đình đúng nghĩa?  Không biết anh đã đọc được ở đâu một câu mà anh rất thích và tạm dịch như sau: “Điều tốt nhất chúng ta có thể cho nhau là tình yêu, không phải lời khuyên mà chắc chắn cũng không phải là sự phê phán của chúng ta.”  Xem như thế thì chỉ trích nhau, tranh cãi dành phần hơn không thể nào sánh bằng tiếng nói mật ngọt của tình yêu đâu em nhỉ.    
Và rồi các con sẽ là những gạch nối chắc chắn nhất, sẽ mang cho ta sức mạnh hàn gắn, sẽ giúp ta thấy rõ hạnh phúc đích thực đang ở trong tầm tay của mình.  Chúng ta sẽ cùng góp sức nuôi dạy ba đứa con nên người.  Đôi ta sẽ gìn giữ nhau hôm nay và mãi mãi.  Còn cha mẹ chúng ta nữa, hẳn là nỗi vui mừng của họ khi nghe tin “gương vỡ lại lành” này phải rất lớn lao.   Anh còn biết nói gì hơn là cám ơn tất cả về tấm lòng yêu thương và sự rộng lượng mà gia đình hai họ đã dành cho anh trong suốt thời gian qua.
Anh chúc em và các con luôn bình an và hạnh phúc.


Vũ Ngọc Mai






...

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #5 - 20. Jan 2012 , 16:54
 


CÔ NGỌC MAI VÀ CÁC CHÁU CƯNG


...


...



Dau Do wrote on 08. May 2010 , 21:12:


...


ĐÓN BÉ VÀO ĐỜI


Vũ Ngọc Mai


Thế là sau bao ngày tháng mong đợi, cháu nội bé của tôi đã ra đời vào đêm 22 tháng 2 năm Canh Dần 2010, tức năm con Cọp.  Bé nặng trên 4 kí, vượt “chỉ tiêu” của cả 7 cô công chúa lớn nhỏ của tôi.  Đôi má bé phính và đỏ thẫm, chắc mai mốt làn da sẽ trắng hồng, trông rất dễ yêu.

Bây giờ bé đã về nhà, là trung tâm sự chú ý của ông bà, cha mẹ, các anh chị, và bà con lối xóm...Người ta đến đây để ngăm nghía, nói nựng, bế bồng, và chụp hình. Nhưng mà rình để chụp được một tấm hình lúc bé đang thức là cả một sự khó khăn. Vì bé rất háu ăn, và thường thì ăn xong lại ngủ. Những khi bà mụ dạy, bé nhoẻn miệng cười hoặc cũng có khi nhăn mặt như muốn khóc.

Tóc bé dày, màu đen giống như màu mắt. Bé hay nhìn tôi như muốn hóng chuyện. Đôi bàn tay bé xinh thật xinh với mười ngón thon nhỏ và dài, được bọc kín bằng một cái túi vải để tránh không cho bé cào xước mặt mình.  Bé khoa chân múa tay như võ sĩ lên đài.  Khi bé vô tình quơ trúng miệng thì mẹ bé khoe ầm lên là “bé biết chùi miệng,” trí tưởng tượng thật là dồi dào khi đứa nhỏ mới được chưa đầy một tháng.   Mà thôi, mình cứ thăng hoa lên cho bé trở thành thần đồng, chẳng thế mà ngày xưa khi tôi mới có đứa con đầu lòng, mẹ chồng tôi cứ nhìn tôi mà tủm tỉm cười phán câu “bà khen con bà tốt” mỗi khi thấy tôi cưng nựng ca cẩm con mình bằng những lời khen ngợi chắc phải là rất nặng kí!
Hết ngắm bàn tay tôi lại hôn vào chân bé vì nghe nói khi lớn lên em sẽ theo mình. Theo mình hay theo ai thì hậu xét, chỉ biết rằng hôn hít bé là được tận hưởng cái mùi thơm của sữa quyện với phấn, lotion và mùi da thịt tinh khiết của bé thôi. Nhưng nói cho cùng tộäi nhất là đôi má của bé, chỉ sợ bị xệ vì ai gặp cũng muốn đặt dăm bảy chiếc hôn lên đó.

Thường thì bé rất quạu khi đói . Bé sẽ nhè cái tí bằng cao su ra khỏi miệng, rồi bắt đầu ọ oẹ cho đến khi có bầu sữa thật mới thôi. Khi ấy bé sẽ sảng khoái bú bầu, chưa đầy mươi phút thì bình sữa đã cạn không còn sót lại một giọt nào. Tôi mê nhất là được con dâu trao cái job cho bé ăn này. Này nhé: vừa được ôm bé trong tay, vừa được nhìn bé ăn như con cọp đói, vừa được độc quyền ngắm bé...thả ga, và rồi bao nhiêu dĩ vãng của một thời hạnh phúc được làm mẹ chợt quay về... So với thời trước nuôi con với những tiện nghi tối thiểu, thì ngày nay một đứa trẻ được cung cấp không thiếu một thứ gì: nhiều loại sữa bột đầy bổ dưỡng, quần áo đủ kiểu, chăn mền êm ấm, giường nệm xinh xắn, xe đẩy tiện nghi, ghế ngồi trong xe hơi an toàn. Ngay đến tã lót cũng đủ cỡ, đủ màu, đủ giá, thứ dầy, thứ mỏng, loại tốt, loại xấu, chẳng bù với thời của tôi, tã lót bằng vải trắng, chỉ những giặt với phơi cũng đủ hết ngày!

Người ta thường cho rằng tuổi Dần cao số, khó lấy chồng. Có người hỏi mẹ bé sao lại chọn năm Dần mà sanh?  Nhưng trên thực tế thì tuổi nào cũng có cái tốt và cái xấu của nó, và khổ hay sướng còn do hoàn cảnh và quan niệm sống của mỗi người nữa. Thiếu gì người tuổi Dần mà gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn đó thôi.

Thật ra, khi một đứa trẻ ra đời sau nhiều năm tháng mong đợi, dự tính, cầu nguyện và ước ao thì đó là một ơn phước to lớn cho gia đình. Nó vượt lên trên giới tính gái hay trai, trên năm tháng Dần hay Sửu, Thân hay Dậu. Sự có mặt của bé đã nói lên tất cả tình thương ruột thịt, sự bảo bọc chăm sóc chi ly, nỗi chunglo nuôi dạy cho bé nên người. Cả một con đường dài trước mặt cho cha mẹ của bé với biết bao hi sinh cá nhân, biết bao công sức khi luân phiên thức đêm với bé, rồi thay tã, pha sữa, rồi rửa bình, giặt giũ ...Đó là chưa kể đến nỗi lo lắng những lúc bé đau ốm.  So với ngày xưa “trời sinh voi sinh cỏ,” gia đình đông con là chuyện thường tình, thì ngày nay thế hệ trẻ thường tránh không dám sanh nhiều, vì việc nuôi nấng một đứa trẻ cho dến khi khôn lớn là cả một trách nhiệm to lớn cho người làm cha mẹ.
 
Với tôi thì con bé tuổi Dần mà tôi gọi yêu là “Con Cọp Con” này có nhiều điểm thật rất dễ yêu. Nó đã được sinh ra vào đầu năm con cọp, khi chị của nó đã vào Mẫu giáo. Nó tròn trịa, bụ bẫm và háu ăn. Thường thì trong nhà chỉ có tiếng khóc khi bình sữa chưa kịp mang đến cho bé. Bé còn có triển vọng trở thành đứa cháu út ít của tôi, vì các con tôi đều than là mình “đã già” hoặc vợ đã “hết trứng” rồi. Ngay chính bản thân tôi thì dường như cũng đã già, mặc dầu tâm hồn và cách suy nghĩ thì vẫn trẻ, chưa hẳn đã chịu công nhận cái sự thật phũ phàng ấy.

Cô con dâu út của tôi thì cứ theo hỏi hoài, rằng “con sanh đứa nữa thì mẹ còn bồng cháu nổi không. ” Lần nào tôi cũng hí hửng và mau mắn trả lời một cách tích cực để khuyến khích con bé cho mình thêm cháu.   Nhưng mà đó là chuyện tương lai. Nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác, không ai có thể đoan chắc một điều gì. Nó cũng rất có thể chỉ là chiếc bánh vẽ để an ủi người mẹ chồng thích có nhiều cháu như tôi.  Sao bằng ngay lúc này đây, tôi hãy cứ hạnh phúc với con Cọp con và 6 cô chị ruột và họ lớn nhỏ của nó...

 



Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #6 - 20. Jan 2012 , 16:55
 
TRANG THƠ CỦA CÔ NGỌC MAI


Dau Do wrote on 27. Jun 2010 , 09:03:


...


THE LONELY SEAGULL AND THE INDIFFERENT SEA

                               ********
                 You are an unfathomed ocean 
                       I am a lonely seagull
              Flying over high and silvery waves,
                 Waiting desperately for the call
                       Of the mysterious sea.
The universe is so immense !

               Why can't I have any place to rest ?
                 The water flowing over the sand
                      Erases all the memories !
                  You are cruel and emotionless ,
              Why have'nt you ever answered me?
         You've refused to take the burden of sadness
                       Away from my little body .
                    Alas ! I am only a lonely bird
                           Is it my destiny ?

                            Ngô Thị Vân
                     CA ngay 10 thang 10 nam 1982



CHIM HẢI ÂU CÔ ĐƠN VÀ ĐẠI DƯƠNG LẠNH LÙNG



********
Người là biển sâu khó dò,
Tôi như cánh hải âu lẻ loi
Bay trên sóng bạc cao vời
Đợi chờ tuyệt vọng một lời gọi kêu
Của đại dương nhiều bí mật.
Bát ngát bao la kià vũ trụ!


Biết nơi nao trú ngụ nghỉ ngơi?
Sóng trôi xô đợt cát vùi
Xoá bao kỷ niệm một đời cưu mang!
Biển khơi tàn nhẫn vô tâm,
Sao chưa đáp lại một lần cho nhau?
Chối từ quẳng gánh u sầu
Khỏi thân nhỏ bé có đâu đổi dời.
Than ôi!  Chim mãi lẻ loi
Phải chăng định mệnh an bài đời tôi?

Thơ  Dịch

Vũ Ngọc Mai




Theo lời yêu cầu của cô Ngọc Mai, Đ Đ mang các bài Thơ phỏng dịch của cô về đây để lưu giữ cho dễ tìm.



Mytat wrote on 27. Jun 2010 , 20:36:

...
Hình ảnh của những phụ nữ lãnh đạo trên thế giới



What will matter

Author :Michael Josephson
                      
Ready or not,some day it will all come to an end.
There will be no more sunrises,no minutes, hours or days.
All the things you collected, whether treasured or forgotten,
will pass to someone else.
Your wealth, fame and temporal power will shrivel to irrelevance.
It will not matter what you owned or what you were owed.
Your grudges, resentments,
frustrations and jealousies will finally disappear.
So too, your hopes, ambitions,
plans and to-do lists will expire.

The wins and losses that
once seemed so important will fade away.
It won't matter where you came from
or what side of the tracks you lived on at the end.
It won't matter whether you were beautiful or brilliant.
Even your gender and skin color will be irrelevant.
So what will matter?
How will the value of your days be measured?

What will matter is not what you bought,
but what you built;
not what you got, but what you gave.
What will matter is not your success,
but your significance.
What will matter is not what you learned,
but what you taught.
What will matter is every act of integrity, compassion,
courage or sacrifice that enriched,empowered
or encouraged others to emulate your example.

What will matter is not your competence, but your character.
What will matter is not how many people you knew,
but how many will feel a lasting loss when you're gone.
What will matter is not your memories,
but the memories that live in those who loved you.
What will matter is how long you will be remembered,
by whom and for what.

Living a life that matters doesn't happen by accident.
It's not a matter of circumstance but of choice.
Choose to live a life that matters.

This is Michael Josephson reminding you
that character counts.               
Điều Gì Đáng Kể
VŨ NGỌC MAI phỏng dịch

Sẽ có ngày ta đi hết cuộc đời
Sẵn sàng hay chẳng cũng thế thôi
Mặt trời mọc bỗng không còn nữa
Bạc tiền châu báu lãng quên rồi.
Những phút giây, giờ, ngày nay đâu tá?
Góp nhặt rất nhiều giờ đã sang tên
Giàu sang, danh vọng, thế tục chức quyền,
Thoáng chốc đã tiêu mòn theo năm tháng

Bao phẫn hận, ghen tuông và thù oán,
Để sau cùng bỗng biến dạng tiêu tan
Bao hy vọng, dự tính rất tham lam
Hết hạn rồi bảng-phải-làm hôm trước.

Còn và mất khi xưa quan trọng thật
Không còn gì khi tan biến rất mau
Đáng kể chi chuyện bạn đến từ đâu
Dù nghèo đói hay sang giàu giờ sau cuối
Kể chi đẹp xinh hay sáng chói
Giới tính, màu da chớ vội quan tâm.

Vậy thì trong đời có điều gì đáng kể?
Làm cách nào đo giá trị chuỗi ngày qua?
Điều đáng kể không nằm trong cái bạn mua
Mà dựa trên những gì ta xây dựng;
Đáng kể chi những gì bạn có
Mà quí thay những thứ bạn cho đi
Sự thanh liêm, đức từ bi, dũng cảm
Những hy sinh phong phú hóa cuộc đời
Khuyến khích cho người khác học đòi
Bắt chước gương sáng ngời nơi bạn.

Điều đáng kể bất cần nhiều người ta quen biết
Mà mãi xót thương ta khi mất mát lìa xa.
Đáng kể chi những ký ức hôm xưa
Mà kỷ niệm sống trong lòng người yêu dấu

Đáng kể là bao lâu được tưởng nhớ
Bởi những ai và lý lẽ tại sao
Tình cờ không cho cuộc sống đáng kể đâu
Nhưng hãy lựa chọn sống cuộc đời đáng kệ

Đó là lời Michael Josephson nhắc nhở
Rằng đặc tính con người mới đáng kể ai ơi.



Vu Ngoc Mai wrote on 26. Jun 2010 , 15:47:
Vân ơi,
Thằng con trai của Vân nó nhờ mình gửi cho Vân mấy câu thơ tếu này để cho má nó cười chơi:

          "Người ấy thường hay móc bóp tôi
            Khảo tiền những lúc bóp tôi vơi
            Bảo rằng em móc còn hơn để
            "Ghệ" móc tiền anh mới khổ đời"

            "Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
              Xắp tiền lương mỏng hỏi lung tung 
              Rằng lương sao chỉ bao nhiêu vậy?
              Chắc là diếm bớt phải hay không?"


Gần 50 tuổi đầu rồi mà lúc nào cũng giỡn được, khiếp quá.
Ngọc Mai

Back to top
« Last Edit: 22. Jan 2012 , 07:43 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #7 - 20. Jan 2012 , 16:57
 
TRANG SỚ TÁO QUÂN CỦA CÔ NGỌC MAI


admin wrote on 11. Jan 2009 , 13:03:

...

SỚ TÁO QUÂN
                                    

                              
Năm cũ sắp qua
Tháng chạp hai ba
Táo thần vội vã
Cưỡi cá về trời,
Tình hình khắp nơi
Tâu trình bẩm báo...
                                        
Thưa thần là táo
Phụ Nữ Gia Đình
Trải hơn sáu niên,
Vui cùng độc giả

Bài hay kể chi
Độc đáo, mới lạ,
Hình thức nội dung
Năm mươi tiểu bang
Bạn gái đón đợi.
Trong nước đã vậy
Ngoài nước một lòng.

Thế giới khắp nơi
Phụ nữ chen vai
Sánh cùng nam giới
Lắm bậc kỳ tài
Đua nhau tíến tới,
Những mong đổi mới,
Xã hội, gia đình,
Chính trị, kinh doanh,
Học đường, văn hóa.
Tài hoa quá xá:
Trước hết là bà
Ann Dunwoody,
Đại tướng Hoa Kỳ
Đầu tiên xứ Mỹ.
Bà thượng nghị sĩ
Hillary Clinton
Nay đã đường đường
Là tân ngoại trưởng
Mai mốt đem chuông
Xứ người đi đánh
Những mong hàn gắn
Ngoại giao trong ngoài.
Nội An về tay
Napo(litano) đảm trách.
Tại Liên Hiệp Quốc
Đaiï Sứ Hoa Kỳ
Có Susan Rice
Sức chẳng kém ai
Quyết tâm đem tài
Giúp Tân Tổng Thống
Barack Obama...

Thống Đốc Sarah
Bang Alaska,
Mới rồi thất cử
Trở lại hạt nhà
Đợi thời cơ khác.
Chủ tịch Hạ Viện
Nancy Pelosi
Tài đức kém gì
Mày râu nam giới?
Thành công quá đỗi
Có bà Oprah
Thiếu thời cam go
Nay là tỷ phú
Nữ hoàng Talk Show.
Năm nay Leyna
Xướng ngôn truyền hình
Người gốc Việt ta
Thắng liền hai giải
Emmy Awards .

Tháng hai vừa qua,
Thống Đốc New York
Eliot Spitzer
Lén trốn vợ nhà
Tới xóm yên hoa
Du dương mấy độ.
Đang khi ham hố,
Thì xì-căng-đan
Nổ ra tràn lan
Hại chàng mất chức,
Sự nghiệp tiêu tan.
Chuyện này đích thực
Thiên bất dung gian
Tự do quá xá
Đâm ra làm càn
Ai tai! Ai tai!

Trận bão Ike,
Ghé lại Houston
Ghé luôn Galveston
Làm dân khốn đốn
Nhà cửa tan hoang,
Đổ nát điêu tàn,
Đau lòng biết mấy.

Mùa khô rừng cháy
Lửa bùng khơi khơi
Thiêu rụi mấy nơi,
Thương nhất các cụ
Mobil home Sylmar
Chỉ trong nháy mắt
Bỗng nhiên không nhà

Tình hình kinh tế
Nghe chừng ẩm ương,
Bởi anh địa ốc
Ăn thịt nhè xương.
Người khai phá sản,
Kẻ bị ốp nhà
Tiền kiếm chẳng ra
Bảo nhau tiết kiệm.
Ăn xài dè xẻn
Nên mùa Phục sinh,
Rồi Thanksgiving
Khắp các shopping
Ít người mua sắm.
Khách toàn đi ngắm
Mỏi chân thì về.
Hàng họ ê hề
Người mua đâu tá?
Công nhân thải ra
Thất nghiệp cao ngất,
Cho dù tất bật
Vẫn chẳng đủ ăn,
Sống nhờ phút tem
Số trên ba triệu.
Nói về nhiên liệu
Giá xăng vọt cao,
Dân tình xôn xao
Một hồi xuống thấp
Xe chạy tấp nập,
Cũng chẳng bằng xưa.

Táo thần xin thưa,
Thêm dăm ba chuyện:
Cali thắp nến
Tham dự vạn người
Khí thế ngời ngời
Tiếp trợ trong nước
Chống nạn cướp đất
Khủng bố giáo dân
Thái Hà đứng lên
Đòi lại tự do,
Nhân quyền, công lý.

Miền Nam Cali
Tháng mười một qua
Mở đại nhạc hội
Mừng người tài ba
Nhạc sĩ Lê (văn) Khoa
Kiêm luôn nhiếp ảnh,
Sự nghiệp một đời
Đẹp nhiều thế hệ.

Tại Peek Family
Truyền thông báo chí,
Thân hào nhân sĩ,
Cùng với chủ nhân
Park Memorial
Hân hoan thông báo
Việc xây tượng đài
Thuyền Nhân nước Việt
Thành công tốt đẹp
Nay mai khánh thành
Nhân dịp mừng Tết.

Tin tức đặc biệt
Bầu cử năm nay,
Thật lắm chuyện hay
Người dân gốc Việt
Đua sức tranh tài,
Ở khắp mọi nơi.
Ông Joseph  Cao,
Là người Việt đầu
Bang Louisiana
Đắc cử Quốc Hội.
Tinh thần đổi mới,
Chính trị mở đường,
Người sau tiếp nối.
Tại nam Cali
Tranh cử ồn ĩ
Thêm hai nghị viên
Họ Đỗ, họ Diệp
Hứa hẹn canh tân
Hàn gắn rạn nứt
Xây dựng hợp quần.
Dân biểu họ Trần
Ở nhiệm kỳ cuối
Hoạn lộ thênh thang
Mừng ông rong ruổi
Kim Oanh Nguyễn Lâm
Lần này tái cử
Giáo Dục Học Khu
Dân Garden Grove
Chúc bà năm mới
Gia cảnh thêm người.

Cộng Hòa-Dân chủ
Trong mùa tranh cử,
Tranh cãi tận tình,
Đến khi ngã ngũ
Bắt tay làm thân
Xóa bỏ chuyện cũ
Làm việc vì dân
Xây dựng cao trào
Tự do dân chủ
Nhà nhà no đủ
Hạnh phúc muôn nơi
Chỉ còn tiếng cười
Thay cho dòng lệ.
Phục hồi kinh tế,
Hâm nóng toàn cầu
Cùng nhau chữa chạy.

Việt Nam xính vính
Lụt giữa thủ đô,
Thiên tai tác hại.
Dạ buồn tê tái
Bốn triệu thiếu ăn,
Trẻ già khóc dở!
Quan trên hối lộ
Vơ vét tận tình
Buôn lậu lộng hành
Casino xây cất,
Lầu cao chất ngất
Khách sạn xa hoa
Giàu nghèo cách xa
Hết còn khoe mẽ
“Bình đẳng giai cấp!”

Tin báo khẩn cấp
Lãnh tụ đấu tranh
Phong trào Dân Chủ,
Ông Hoàng Minh Chính
Đã bỏ hàng ngũ,
Nhắm mắt xuôi tay
Mộng đời dang dở
Màø lũ độc tài
Vẫn chưa hết sợ
Cấm ngặt viếng thăm
Người dự đám tang
Đều qua kiểm soát
Hết sức nghiêm nhặt!
Thấy mà tức cười
Kiểm soát lòng người
Bao giờ làm được?

Công nhân hàng loạt
Làm mướn gia công
Thất nghiệp không lương,
Giám đốc Nam Hàn
Quịt tiền bỏ trốn!
Tình hình khốn đốn
Chẳng biết kêu ai
Trời cao có thấu?

Tháng Tám vừa rồi,
Thế Vận Bắc Kinh,
Khai trương rầm rộ
                                         Nữ thể tháo gia
Đông kể sao xiết,
Tổng cộng át lét
Cỡ ngoài bốn ngàn.
Bắc Kinh o bế,
Lực sĩ tranh tài
Luyện tập miệt mài
Con nít tăng tuổi
Mong chiếm ngôi vị
Thế giới quán quân
Nhưng số huy chương
Bạc nhiều vàng ít
Vẫn không đủ che
Bao lầm lỗi cũ
Tây Tạng nhỏ bé,
Vẫn bị kềm chế
Không cho văn hóa
Phát triển tự do.
Đạt Lai Lạt Ma
Cuộc sống bôn ba
Rày đây mai đó
Bao giờ mới mong
Châu về hiệp phố?
Hoàng Sa Trường sa
Biến thành Tam sa
Bè lũ ăn cướp
Ngang nhiên thăm dò,
Khai thác dầu mỏ
Lãnh hải Việt Nam
Lớn mật to gan
Mấy ông chóp bu
Sao không phản đối,
Ngậm miệng ăn tiền
Dối trên lừa dưới
Hóa ra xưa nay
Họ hàng với Cuội!

Tội nghiệp trẻ con
Sữa độc tràn lan.
Con buôn quá tệä
Giết hại hài nhi
Bất kể làm gì
Miễn tiền vô túi
Đất nước sá chi
Mạng người cũng rẻ
Làm cho năm trẻ
Oan uổng qui tiên
Cha mẹ ưu phiền
Mười ba ngàn khác,
May mà chưa thác,
Cũng bệnh liên miên
Những đứa gây nên
Không ai sửa phạt
Hay là điều ác
Nay cũng bình thường?
Những kẻ bất lương
Đặt lưng là ngáy?
Trung quốc đang gáy,
Con rồng Á Châu
Rồng chưa thấy đâu
Chỉ thấy quê xệ
Mọi người tẩy chay
Thực phẩm Trung Quốc
Không mua, không ăn
Có mà đem vứt!

Kinh tế Hoa Kỳ
Lâm vào suy thoái
Thất nghiệp gia tăng
Làm không đủ ăn
Mất xe mất nhà
Là tình trạng chung
Thần những trông mong
Tương lai đổi mới
Như bao lời nói
Vừa mới đây thôi
Trong mùa bầu cử
“Thay Đổi! Thay đổi!”
Liệu có khá lên
Hay là vẫn tối?

Khải bẩm Ngọc Hoàng,
Chuyện dưới trần gian
Táo đà thưa hết
Nhân dịp ngày Tết
Kỷ Sửu Tân Xuân
Gia đình Táo thần,
Kính chúc mình vàng
Suốt trong năm mới
Phúc như đông hải.
Vạn tuế, Vạn tuế!
                                 
Táo Phụ Nữ Gia Đình.

Vũ Ngọc Mai





Dau Do wrote on 23. Jan 2010 , 07:57:

...

SỚ TÁO QUÂN NĂM KỶ SỬU


Vũ Ngọc Mai


  Khải tấu Ngọc Hoàng
Táo ở trần gian
Hai ba tháng chạp
Cưỡi chép về trời,
Bẩm báo khắp nơi,
Tình hình thế giới
Quốc nội, Hoa Kỳ
Lắm chuyện ly kỳ
Kể sao cho xiết?

Tin tức mới nhất
Trong giới xì-po
Có chàng Tiger
Đánh golf vô địch,
Trăng hoa bằng thích,
Cả tá đào tơ
Trắng đẹp như mơ
Tạo xì-căng-đan
Vào hàng “top ten”
Dễ thường qua mặt
Luôn cả Bryant!

Tổng thống Obama
Của nước Cờ Hoa
Đã gửi thêm quân
Đến Afghanistan.
Thất nghiệp dù giảm
Vẫn mười phần trăm
Tạo thêm việc làm,
Nằm trong kế hoạch
Họp hành thượng đỉnh.
Obama được lãnh
Giải Nobel hòa bình
Vào lúc dân tình
Cuộc sống điêu linh
Khiến mọi sắc dân
Vô cùng lo lắng...
Y Tế cải tổ
Còn trong dự luật,
Kẻ ưa, người chống.
Dinh ông tổng thống
Tên gọi White House
Có cặp vợ chồng
Không mời cũng đến
Dự tiệc quốc gia,
Suốt một tuần qua
Khắp nước xôn xao
Vì thấy chuyện lạ
Chưa hề xảy ra!

Michael Jackson
Vua nền nhạc pop
Nức tiếng xa gần
Hát hay nhảy giỏi
Tương lai sáng chói
Bỗng bỏ cuộc đời
Về nơi chín suối!
Khắp trên thế giới,
Ái mộ nhớ thương
Đau xót đoạn trường
Thiên thu vĩnh biệt.
Bao nhiêu thương tiếc
Góp nhặt âm thanh
Sách vở, truyền hình
Năm mươi năm cũ...
Dựng phim nhắc nhở
Cuộc đời tài hoa
Ngàn năm một thuở.

Edward Kennedy
Nghị sĩ Dân chủ
Cũng đã ra đi
Linh cửu phủ quốc kỳ
Đặt ngay đại sảnh
Thư viện Kennedy
Chục ngàn lượt người
Lặng lẽ bước quanh
Tỏ lòng tôn kính,
Tiếc thương một đời
Yêu dân mến nước.
Noi gương người trước
Gìn giữ gia phong
Anh ruột đã từng
Làm đến tổng thống!

Dân tình náo động
Với dịch cúm heo
Thuốc chích bao nhiêu
Vẫn còn chưa đủ.
Nên phải gìn giữ
Không để lây lan,
Kẻo dân chết oan
Trời ơi có thấu?

Tiếp tục trình tấu
Chuyện ở thế gian
Phụ nữ nước thần
Giỏi thôi quá xá!
Thống kê mới đó
Cho biết tương lai
Đảm trách đa số
Công ăn việc làm.
Năm bảy phần trăm
Bằng cấp đai học.

Khủng hoảng kinh tế,
Lòng những lo toan
Cùng với nam nhân
Sát cánh làm ăn,
Khó khăn chẳng quản!

Trên trường quốc tế
Hillary Clinton
Tài giỏi bội phần
Ngoại giao sứ thần
Đi khắp năm châu
Mang theo tiếng nói
Tự do nhiệm màu.

Đại hội (phim) Toronto
Tháng Chín vừa qua
Bộ phim “Precious”
Đọat giải cao nhất
Do Winfrey Oprah,
Nữ hoàng truyền hình
Tham gia sản xuất.

Tân Tổng giám đốc
Y Tế Hoa Kỳ,
Regina Benjamin
Nhắc nhở sinh viên
Gốc người thiểu số
Theo ngành Bác sĩ
Đáp lại thống kê
Nhu cầu y tế.

Palin, Sarah
Từ chức Thống Đốc
Về nhà viết sách
Dịp Thanksgiving
Ra mắt linh đình
Quyển “Going Rogue:
An American Life”
Đắt như tôm tươi,
Bán trên triệu cuốn
Thật dễ như chơi
Ký tên mệt nghỉ,
Nên bị vọp bẻ
Đau quá là đau!

Táo thần xin kể
Tiếp chuyện dân gian
Trung tá Hải Quân
Tên Lê Bá hùng
Khu Trục Hạm Trưởng
USS Lassen
Người gốc Việt Nam
Vẻ vang nòi giống.

Philipp Roesler,
Cũng người gốc Việt
Tuổi vừa ba sáu
Bộ trưởng Y Tế
Nước Đức xa xôi
Mang họ cha nuôi
Thành danh xứ người,
Khắp bốn phương trời
Nức tiếng khen ngợi...

Mỹ-Nga đồng ý
Tài giảm võ khí
Trung Cộng tiến nhanh
Về mặt kinh tế
Có thể trở thành
Một khối đồng minh
Hay mối đe dọa
Đối với Hoa Kỳ.
Dòm ngó Việt Nam
Xây làng trung cộng,
Hoàng sa, Nam quan
Cho thấy dã tâm
Giành dân chiếm đất.
Hải cảng Hữu Nhật,
Mười bảy ghe cá
Hai trăm ngư dân
Dừng chân trú bão,
Thậm phần áo não:
Bị bọn hải quân
Trung quốc dữ dằn
Đánh dân, cướp của,
Chính quyền run sợ
Chẳng dám ho he!


Kính bẩm Ngọc Hòang,
Thần xin nói sang
Thực phẩm thức ăn
Do bởi lòng tham
Con buôn trung quốc
Bào chế tuốt luốt
Da thối thành thơm,
Gà chết vẫn làm
Tẩm bao chất độc,
Nấu cho thơm phức
Khuất mắt ăn vào
Sức khỏe tiêu hao,
Riêng cái hầu bao
Gian thương đầy ắp!

Công phu tu tập
Chỉ tội tăng sinh
Tại chùa Bát Nhã
Thuộc tỉnh Lâm đồng
Số đến mấy trăm
Tu tập thong dong
Rồi bỗng chính quyền
Đánh đập đuổi xua
Tăng sinh lo sợ
Không nơi nương tựa
Tu tập bấy lâu
Nay đành dang dở!

Dân chưa hết khổ,
Bão lụt triền miên
Cứu trợ bao miền
Tiền đà khô cạn.
Nơi thì hạn hán
Vất vả bội phần
Chạy đáo chạy đôn
Vẫn chẳng đủ ăn.

Về phần giáo dân
Tới năm trăm ngàn
“Nối vòng tay lớn”
Khoảng đầu tháng tám
Trong ngoài hiệp thông
Cầu cho giáo dân
Thái Hà, Tam Tòa
Không bị hành hung
Bởi đám du côn
Coi thường công lý.

Giàu sang bạc tỷ
Là đám chóp bu
Ăn nhậu lu bù
Hối lộ vét vơ
Tậu xế, cất nhà
Ôi thôi tráng lệ!

Gửi con học xa
Tận bên ngoại quốc
Xài vô tội vạ
Tiền tiêu như nước.

Đấu tranh bất khuất
Nhà giáo, luật sư
Thượng tọa, ni cô
Giáo dân, đức cha
Không hề run sợ
Trước cảnh tù đầy,
Khiến cho Táo đây
Thậm phần bái phục!

Ngọc Hoàng ban phúc
Cho chúng thần dân
Qua năm Canh Dần
Làm ăn phát đạt
Thân tâm an lạc
Dứt cảnh lầm than
Không còn lạm phát
Chiến tranh điêu tàn
Vũ khí hạt nhân
Thôi ngừng sản xuất.

Bao nhiêu công sức
Dốc vào giáo dục
Cho người có học
Xây đắp tương lai
Thái bình thịnh trị
Mong thay! Mong thay!

Thần đà tâu hết
Chuyện một năm qua
Với bao tin lạ
Lắm nỗi can qua.

Nay thần bái tạ
Ngọc Hoàng thượng đế
Trở lại trần thế
Chăm việc quanh năm
“Phụ Nữ Gia Đình.”

Kính chúc Ngọc Hoàng
Long thể an khang
Phước như đông hải
Sống lâu ngàn tuổi
Vạn tuế! Vạn Tuế!

Vũ Ngọc Mai


...


Dau Do wrote on 29. Jan 2010 , 09:41:

...

SỚ TÁO QUÂN
DIỄN ĐÀN LÊ VĂN DUYỆT


 
Vũ Ngọc Mai


Thần Táo Diễn Đàn
Trường Lê Văn Duyệt
Từ dưới trần gian
Hai ba tháng Chạp
Máy bay vội đáp
Lên tới thiên đình
Bẩm báo tâu trình
Tình hình dưới thế
Trong năm vừa qua...

Nhờ trời khấm khá
Khách dạo sân trường
Mỗi ngày một đông
Tổng số bài đăng
Năm (mươi) bốn ngàn lẻ
Thành viên già trẻ
Thi sĩ, văn nhân
Tiếp tục gia tăng...

Người thơ Lan Đàm
Phu quân Thúy Lan
Múa bút vịnh tranh
Thi tài trác tuyệt.

Nhóm Lê Văn Duyệt
Bảy bảy (77) tìm về
Có Chim Chích Chòe
Cất vang giọng hót

“Tiếng Chim Vườn Trúc”
Véo von gọi đàn
Ngọt ngào chứa chan
Tình dồng môn cũ.

Ba Cô Giáo xưa
Ngọc Mai, Vân, Thu
Ban “MTV”
Hằng ngày ghé qua
Vun xới “Lều Văn”
“Tâm Tình Buổi Sáng”
“Mạ Vân Gia Trang”
Đóng góp thơ văn
Khắng khít êm đềm
Thầy trò nghĩa nặng

Dốc tâm lo lắng
Đặng Mỹ admin
Dáng dấp mảnh mai
Cảm bịnh dài dài
Tay đau, thân mỏi.
Khi vừa tạm khỏi
Diễn đàn xông tới
Làm việc quên thôi
Đôn đốc mọi người
Ngồi viết một hơi
Thư vài chục cái
Trả lời miên man
Bịnh bỗng tiêu tan...

Cùng chung gian nan
Quân sư gánh vác
Đậu Đỏ danh xưng
Cùng với Đắc Ứng
Chăm sóc vườn nhà
Post thêm bài vở
Chào mừng thành viên
mới của diễn đàn,
Kỹ thuật, tổ chức
Đôi ta chung sức.

Đàn chị mẫu mực
Đã có Anh Thư
Từ phương trời xa
Đến với Cả Nhà
Cùng nhau hội họp
Thân tình đóng góp
Cho niềm vui chung

Phương Huệ, Túy Vân
Bích Định, Tuyết Lan,
Tí Mò, Khánh Vân
Emwhy, Phương Tần,
Phượng Trần, Bạch Vân
Mỹ Lam, Tha Nhân
Ngọc Đóa, Tuyết Ngố
Jasmine và Lương,
Hoài Nguyễn, HTNX,
Lê Thị Kinh Hòang,
Kim Hoa, Thu Vân,
Kiều Liễu , Mỹ Dung,
NgaLN và Xuân...
Đều vẫn ra quân
Mỗi người một vẻ.

Táo thần xin kể:
Nguyễn Tòan, Thu Béo
Lựa bài rất khéo
Cho trang Tin Tức
Đọc xong...tức ngực
Về nỗi bất công
Xã hội vô thần
Gian thương vơ vét
Không chút xót thương
Hàng giả khôn lường
Miễn sao đầy túi!

Nguyễn Kiều đã tới
Gia nhập Diễn Đàn
Khắng khít “Gia Trang”
Nặng tình bằng hữu

Thẩm Mỹ Viện 88
Đã có Lang Phương
Làm đẹp chủ trương
Phụ nữ bốn phương
Mau mau ghé đến...

Tống cựu nghinh tân
Là hai Hội Trưởng
Hòang Nga, Đặng Cần
Nhiệm kỳ hai năm
Thân mang trọng trách

Không phân chủ khách
Thân hữu đón mừng:
Miên Du Đà Lạt
Miên Thụy, Hữu Tài
Trần Văn Lương, Tha Nhân
Phú De, Lam Sơn,
Cối Chày, Việt Dương Nhân
Đắp xây diễn đàn
Cùng nhau vun xới

Tổ chức Đại Hội
Nhớ Ơn Thầy Cô
Thế giới tòan cầu
Người có công đầu
Đặng Cần Hội Trưởng.

Diễn đàn chủ xướng
Thu Phạm chung vai
Được 5 năm dài
Tưng bừng Sinh Nhật.

Trong ngày Đại Hội
Khệ nệ bưng tới
Chiếc bánh vĩ đại
Chủ khách cắt mời
Cất chén chia vui.

Hoa đẹp một khay
Trao tặng cho người
Có công với Hội:
Đặng Mỹ, Đậu Đỏ
Thu Phạm, Thu Yến...

Bao nhiêu lưu luyến
Trước đó một ngày
Picnic trò thầy
Khắp nơi tìm lại
Đường xa chẳng ngại
Quyết chí về đây
Gặp nhau nơi này
Ôn tình cố cựu
Keo sơn gắn bó
Bất chấp không gian
Quên cả thời gian!

Khải tấu Ngọc Hòang
Cả nhóm diễn đàn
Mượn nhà Thúy Lan
Kim Kiểm, Vũ Đan
Và Cô Phượng Oanh,
Hội họp, hát hò
Kể truyện, ngâm thơ
Tâm sự nhỏ to
Kỷ vật trao tay
Ngày này ghi nhớ...

Ba cô giáo cũ
Ngọc Mai, Vân, Thu
Cảm kích tình thân
Ân cần chu đáo:
Vancouver đại náo
Hai ngàn lẻ sáu
Rồi Washington
Bích Định, Phương Tần,
Phương Huệ và Đằng,
Tuyết Kiều, Tuyết Lan,
Tuyết Ngố, Thu Béo
Nguyễn Kiều khôn khéo
Kể biết bao nhiêu,
Công trình tiếp đón.

“Bánh khóai” một món
Mời cả diễn đàn
Đến tiệm cùng ăn,
Chuyện như pháo ran
Rất chi thoải mái,
Chụp hình dăm máy
Ai nấy cười toe
Các món đều... free
Ba cô cùng chi
Khoái ơi là khoái!

Đường xa rong ruổi
Đắc Ứng - Đậu Đỏ
Đón bạn phương xa
Anh Thư và Mỹ
Cùng với Phú De
Về Arizona
Tư gia trực chỉ.
Tưng bừng một chuyến
Du lịch quanh miền
Lenwood Barstow
Hồ Havasu
Grand Canyon thẳng tiến...

Ngọc Hoàng kính mến,
Thần xin trình tiếp
Nhân tiết Xuân sang
Có người họ Hoàng
Chức tân Hội trưởng
Gia nhập diễn đàn
Thành viên chúc mừng
Tưng bừng quá cỡ!

Bao nhiêu bài vở
Trong năm Canh Dần:
Sáng tác thơ văn
Nhạc hay vô ngần
Tin tức nóng hổi
Tâm tình đổi mới,
Thành viên gấp bội
Kết thành một khối
Quyết không dời đổi...
Đó là chương trình
Diễn đàn năm tới.

Khải tấu Ngọc Hoàng
Trước khi trở lại
Nơi cõi trần gian
Phục vụ Diễn Đàn
Táo thần kính chúc
Ngọc Hoàng vạn phúc
Mạnh giỏi khang an
Sống lâu ngàn tuổi
Vạn Tuế! Vạn Tuế!


Táo Bà Diễn Đàn Lê Văn Duyệt





Đặng-Mỹ wrote on 16. Jan 2011 , 10:05:
...


SỚ TÁO QUÂN



Vũ Ngọc Mai



Khải bâm Ngọc Hoàng
Thông lệ hàng năm
Chuyện dưới trần gian
Trong năm Canh Dần
Ba vợ chồng thần
Cưỡi chép thong dong
Lên chốn thiên đình
Thành tâm bẩm báo,

Khắp trên nước Mỹ
Kinh tế khó khăn
Thất nghiệp gia tăng:
Hãng nhỏ phá sản
Cao nhất Quận Cam.
Công ty cắt giảm
Bớt bao việc làm.
Bảy mươi tám triệu dân
Bỏ thẻ tín dụng
Thắt lưng buộc bụng,
Vẫn chưa thấy khá!

Dân Việt chúng ta
Có phố Bolsa
Khu Phước Lộc Thọ
Vẫn rất đông vui
Dân chúng khắp nơi
Đổ về như hội
Chen chúc mua bán
Chợ búa, nhà hàng
Tiệm sách, quán ăn
Báo chí bày bán
Người đọc gia tăng
Radio, truyền hình,
Văn phòng Luật sư,
Bác sĩ gia đình,
Giải phẫu thẩm mỹ…

Chợ Tết Sinh Viên
Tổ chức qui mô
Mừng cho Năm Mới
Trẻ già mong đợi
Dạo xuân vui chơi
Nô nức khắp nơi
Đổ về ủng hộ.
Múa lân, thả thơ,
Trẻ em thi hát
Áo quần tươm tất
Màu sắc đẹp tươi.
Quảng cáo vang trời
Mại dzô hàng mới!
Thức ăn mời gọi
Vẫn còn nóng hổi.
Bao nhiêu tiền lời
Phân phát các nơi
Trường học, hội đoàn
Tìm đến cội nguồn
Văn hóa Việt Nam
Sinh viên góp phần
Cùng nhau lo toan.

Tình đẹp như mơ
Đệ nhất tiểu thư
Ái nữ Tổng Thống
Clinton và Bà
Ngoại Trưởng Hillary,
Mỹ danh Chelsea
Bước lên kiệu hoa
Cùng Marc Mezvinsky
Chồng vợ nên duyên
Chứng kiến thành hôn
Quan khách bốn trăm
Cùng hai gia đình
Yến tiệc linh đình
Nổi tiếng Cô Dâu
Năm 2010.

« Host » Larry King
Đài CNN
Sau 25 năm
Phỏng vấn không ngừng
Tuổi đà bảy sáu
Quyết định về hưu
Vui thú sáng chiều
Với vợ thứ bảy
Và hai trai yêu
Tuổi còn niên thiếu.

Chủ trương kiếm phiếu
Cho đảng Cộng Hòa
Sarah Palin
Phát động phong trào
Tea Party khắp chốn
Tham gia đông đảo
Náo nức lòng dân
Những chỉ ước mong
Cộng hòa trở lại
Chiếm thế thượng phong.
Dân Chủ lúng túng:
Hạ viện không còn
Chiếm phần đa số
Trong lần bầu cử
Giữa kỳ vừa qua.
Sarah Palin
Nhờ có “Đảng Trà”
Nay thành sáng giá.


Trong năm vừa qua
Mark Zuckerberg
Tuổi hai mươi sáu
Có công sáng lập
Điều hành Facebook
Phong trào tiếp tục
Mở rộng toàn cầu
Tuổi trẻ tài cao
Sớm thành tỷ phú.
Vai chính được mời,
Phim “Mạng Xã hội”
Ra mắt năm nay,
Mark được báo Time
Bầu là nhân vật
Năm 2010.

Chuyện buồn châu rơi
Cho một kiếp người
Tuổi vừa mười tám
Tyler Clementi
Sinh viên năm đầu
Đại học Rudgers
Bang New Jersey
Tự tử nhảy cầu
George Washington
Xuống sông Hudson
Cũng vì bí mật
Cuộc tình đồng tính
Đã bị phổ biến
Trên mạng Twitter!
Bởi bạn chung phòng
Vốn không chấp nhận
Tình yêu cùng phái.
Thương chàng tuổi trẻ
Tương lai tươi sáng
Vĩ cầm có hạng
Bỏ mạng thảm thương,
Giữa đường đứt gánh!

Quân đội đồng tính
“Đừng hỏi, đừng nói”
Mười bảy năm trời
Dấu bặt tăm hơi
Khuynh hướng tình ái
Làm thinh chẳng nói!
Mới rồi quốc hội
Hạ Viện OK
Đồng tính quân đội
Trong khi chờ đợi
Thượng Viện phán quyết
Kết quả ra sao
Sang năm mới biết.

Vụ WikiLeaks
Tiết lộ điện thư
Ngoại giao Hoa Kỳ
Gây bao chấn động
Trên khắp thế giới.
Julian Assange
Lập ra trang mạng
Cùng với chúng bạn
Bêu xấu Hoa Kỳ
Bằng những điện thư
Họ tưởng chừng như
Phơi bày sự thật
Chính là sức mạnh
Không cần che dấu.
Nhưng ta vẫn thấy
Một số điện thư
Nội dung văn từ
Ý lời hoa mỹ
Nỗ lực Hoa Kỳ
Trong việc duy trì
Trật tự xã hội
Của một thế giới
Ngày thêm bất ổn!

Đứng đầu Trung Cộng
Nuôi mộng bá quyền
Chiếm lấy biển đông
Hoa Kỳ hỏa tốc
Cùng với đồng minh
Nam Hàn, Nhật Bổn
Sửa soạn biểu dương
Tầu ngầm, võ trang,
Khiến cho Trung cộng
Nay đà dịu giọng
Giải quyết ôn hoà,
Chưa cần võ lực.

Nhưng phương trời Bắc
Nhòm ngó Việt Nam
Lấn đất dành dân
Tranh phần buôn bán
Mang hàng phế thải
Miễn thuế rẻ tiền
Bán cho dân đen
Cạnh tranh bất chính
Mạnh được yếu thua
Đồ ăn bú sua
Những chất độc hại
Bụng đau tê tái
Biết tỏ cùng ai?

Tin tặc Trung Quốc
Thù ghét Google.com
Nơi đã cho đăng
Tin tức gia đình
Của Ban thường vụ
Thuộc Bộ chính trị.
Đối phó Hoa Kỳ
Ăn cắp tài liệu
Dùng internet
Vơ vét càn quét
Tin tức trong ngoài
Không hề nương tay.

Trung cộng mới đây
Giở giọng độc tài
Cấm Lưu Hiểu Ba
Lãnh Giải Nobel
Hòa Bình Thụy Điển
Ghế ngồi bỏ trống,
Chỉ nghe lời nhắn
Người vợ dấu yêu:
Giải thưởng năm nay
Dành cho linh hồn
Những ai tranh đấu
Vì dân chủ tự do
Tại Thiên An Môn.

Bắc Hàn gây hấn
Bắn chìm chiến hạm
Cheonan của Nam Hàn
Rồi lại điều nghiên
Võ khí nguyên tử
Hoa Kỳ loan báo
Tập trận hỗn hợp
Cùng với Nam Hàn
Hai nước lo toan
Cùng nhau ứng phó
Mọi sự dòm ngó
Của bọn Bắc Hàn


Cả nước Ba lan
Đau đớn chịu tang
Tổng Thống Kaczynski
Phu nhân Maria
Cùng cả phái đoàn
96 nhân viên
Đi gặp lãnh đạo
Đất nước Russia
Phi cơ đụng vào
Sương mù dày đặc
Không ai sống sót.

Nay thần tâu tiếp:
Hoàng gia nước Anh
Đón một tin lành
Hoàng tử William
Tuyên bố đính hôn
Cùng giai nhân Kate.
Nhẫn cưới Diana
Năm xưa đeo vào
Tay Công Chúa Kate
Hoàng tử chưa quên
Bóng dáng Mẹ hiền.
Tháng Tư sang năm
Làm lễ thành hôn
Tại ngôi thánh đường
Ba mươi năm trước
Charles với Diana
Đôi lứa sánh duyên…

Trở lại quê nhà
Việt Nam nước ta
Giàu nghèo cách biệt
Mỗi ngày một xa!
Báo Vietnamnet
Mới vừa cho biết
Đứng đầu tham nhũng
Là đám công an
Thứ hai giáo dục,
Thứ ba nhân viên
Cán bộ nhà nước.
Tiền mà đi trước
Việc sẽ hanh thông
Cảnh sát “bạn dân”
Vơ vét thẳng thừng.
Còn về học vấn
Khỏi cần nhọc công
Có tiền là xong
Đầu óc rỗng không
Bỗng thành Tiến sĩ!
Tiếp viện bạc tỷ
Đã có Việt kiều,
Tiền bạc chuyển về
Năm nay tăng khá:
14 phần trăm
Tức 7 tỷ 3
Đồng tiền đô la.

Ngàn Năm Thăng Long
Lễ hội “hoành tráng”
Xài sang bạc tỷ
Phô trương hoa mỹ
Bắt chước hơi kỹ
Quan thầy Bắc phương
Ăn mặc lố lăng
Lai căng thấy rõ.
Văn võ bá quan
Mải mê liên hoan
Nhẫn tâm hưởng thụ
Quên nỗi cơ khổ
Của bao dân nghèo
Đồng bào ruột thịt
Còn đang rên xiết
Màn trời chiếu đất
Lũ lụt miền Trung!

Khải bẩm Ngọc hoàng,
Ba vợ chồng thần
Suốt năm Canh Dần
Đã làm good job
Chúng thần những mong
Hai Ngàn Mười Một
Trở lại trần gian
Làm thêm một năm
Táo quân Tân Mão
Phụ Nữ Gia Đình
Phục vụ hết mình
Chúng thần xin hứa
Trước khi bái tạ
Kính chúc Ngọc Hoàng
Long thể an khang
Cai quản thế gian
Ngày thêm trù phú.
“Vạn tuế! Vạn tuế !


...


Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2012 , 16:59 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #8 - 20. Jan 2012 , 17:11
 

...


Thưa Cô Ngọc Mai yêu quí ,

Tí chúc luôn có nhiều niềm vui & sức khoẻ và hạnh phúc   thumbup thumbup thumbup

Tí chúc Cô hay hát & năng đi chơi  xe-dua2 xe-dua2 bikebike  band4 band4 band4 band4 band4 fiddle45 fiddle45 fiddle45 singer singer singer

Tí chúc Cô ăn Tết vui vẻ  maivang_22 maivang_22 maivang_22 maivang_22 flower40 flower40 flower40

Tí cưng của Cô



Back to top
« Last Edit: 20. Jan 2012 , 17:15 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #9 - 20. Jan 2012 , 18:33
 
Phuong_Tran wrote on 20. Jan 2012 , 17:11:
...


Thưa Cô Ngọc Mai yêu quí ,

Tí chúc luôn có nhiều niềm vui & sức khoẻ và hạnh phúc   thumbup thumbup thumbup

Tí chúc Cô hay hát & năng đi chơi  xe-dua2 xe-dua2 bikebike  band4 band4 band4 band4 band4 fiddle45 fiddle45 fiddle45 singer singer singer

Tí chúc Cô ăn Tết vui vẻ  maivang_22 maivang_22 maivang_22 maivang_22 flower40 flower40 flower40

Tí cưng của Cô




Tí cưng của cô ơi,
Mấy lời chúc của Tí cô chịu quá, hay hát lại năng đi chơi thì nhất rồi.
Còn cái trang Kỷ Niệm Vàng em làm cho cô thì tuyệt vời quá, chẳng hổ danh là Tí Cưng của cô.  Cô vốn thích chụp hình, để hôm nào rảnh cô sưu tầm thêm rồi tìm cách gửi qua nhờ Tý tiếp tục post lên nhé.  Bài thì cũng còn phải có thêm thời gian, vì lúc này cô cũng hơi lu bu cưng à.
Một lần nữa, cô cám ơn em về tất cả.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #10 - 20. Jan 2012 , 20:12
 
Chị Mai ơi,

Happy Early B-Day chi.  Ngày mai mới đúng ngày mà em lại...nhớ ra được sớm (nhờ Tý cưng của chị báo cho biết là có Kỷ niệm vàng rồi vì Tý phải..về quê ăn tết, không chờ đúng ngày mới post lên được ).  Tội nghiệp cô bé mà may cho em nên lần nay không bị trễ như mọi lần!  Em tệ lắm chị ạ, không bao giờ nhớ đến SN, kể cả của mình (chắc tại không muốn nhớ mình bao nhiều cái xuân già).

Kỷ niệm vàng này đáng giá ngàn vàng, nhờ em Tý gom lại một chỗ thế này, những lúc buồn thì đã có cái giải khuây chị nhi?

Thương chúc chị một sinh ngật và một năm mới Nhâm Thìn tươi vui , hạnh phúc.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #11 - 20. Jan 2012 , 22:50
 
thule wrote on 20. Jan 2012 , 20:12:
Chị Mai ơi,

Happy Early B-Day chi.  Ngày mai mới đúng ngày mà em lại...nhớ ra được sớm (nhờ Tý cưng của chị báo cho biết là có Kỷ niệm vàng rồi vì Tý phải..về quê ăn tết, không chờ đúng ngày mới post lên được ).  Tội nghiệp cô bé mà may cho em nên lần nay không bị trễ như mọi lần!  Em tệ lắm chị ạ, không bao giờ nhớ đến SN, kể cả của mình (chắc tại không muốn nhớ mình bao nhiều cái xuân già).

Kỷ niệm vàng này đáng giá ngàn vàng, nhờ em Tý gom lại một chỗ thế này, những lúc buồn thì đã có cái giải khuây chị nhi?

Thương chúc chị một sinh ngật và một năm mới Nhâm Thìn tươi vui , hạnh phúc.

Thu thân,
Cô nó mừng SN sớm sủa, chắc là NM hên rồi.  Lại thấy cả mấy chậu thuỷ tiên và thơ của Lan Đàm nữa, tươi đẹp quá đi thôi. 
Lâu lắm SN mình mới rơi vào ngày Tết, nên các con gom lại làm một thể, lại có bạn mời đi ăn nữa, cứ thế mà thừa thắng xông lên, chắc năm nay được...no ấm , hì hì...
Giờ thì cám ơn cô nó nhé.
Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #12 - 21. Jan 2012 , 00:19
 
HÌNH ẢNH CỦA CÔ NGỌC MAI VÀ LÊ VĂN DUYỆT


thule wrote on 11. Sep 2011 , 16:33:
...

Áo dài cuả cô Thu ẹ quá, dài quá !


...

Kính cũng ẹ luôn, nhưng tâm sự đã được gửi ra, ghi nhớ những ỷ niệm vàng.




( còn tiếp )



Back to top
« Last Edit: 21. Jan 2012 , 00:28 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #13 - 21. Jan 2012 , 00:27
 

HÌNH ẢNH CỦA CÔ NGỌC MAI VÀ GIA ĐÌNH & CÁC CHÁU CƯNG


...


...


...


( còn tiếp )
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12981
Gender: female
Re: TRANG KỶ NIỆM VÀNG CỦA CÔ NGỌC MAI
Reply #14 - 21. Jan 2012 , 08:33
 
Ban Dzang cua tui oi ,
Di vao Ma Van Gia Trang roi moi nho ra ngay hom nay la ban tui da chao doi may chuc nam ve trươc va sinh nham cai sao gi ma viet van hay the !
Khong hieu tai sao minh cu nho ngay sinh nhat cua Ngoc Mai la 25 thang 1 moi la loa ! nen cu thung thinh mac dau Phương Tran da nhan la qua day ma xem. Ngay hom qua di ca ngay nen dau co biet cai gi da xay ra dau !
Ban muon chuc cai gi thi minh se chuc nhu vay nhe.
Van la ngươi luon luon nhiet tinh voi tat ca moi ngươi va văn vẫn hay chu van tot.
Tat ca nhung bai viet cua Ngoc Mai minh da doc , nhung hen mot ngay nao do se doc lai mot lan nua cho thấm. Bay gio chi nhin hinh ma thoi.
Thu Ky Khong Lương cua minh qua gioi va qua nhiet tinh doi voi cac Co moi chiu kho mat cong tim toi cho du moi thu.
Day moi dung la nhung ky niem vang nhi !
Happy birthday nhe  birthday333 birthday333 birthday333
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 53
Send Topic In ra