Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Truyện Cổ Việt Nam  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Truyện Cổ Việt Nam (Read 2306 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Truyện Cổ Việt Nam
17. Mar 2012 , 18:31
 
TL xin mời cả nhà  thỉnh thoãng ghé vào đây thường thức , những truyện xưa tích cũ.....

Nguồn : http://xuanha.net/TTN-Truyencotich

Tình bạn Lưu Bình-Dương Lễ


(Nhờ vợ đi trá hình giúp bạn nghèo cho tới khi thành công là  việc làm có một không hai trên đời. Tình bạn Lưu Bình - Dương Lễ đáng quí lắm vậy!)



Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau.  Cả hai cùng đi học và chơi chung với nhau thân thiết lắm.

Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếng không chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi.  Thi kỳ nào hỏng kỳ đó.  Trái lại Dương Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày.  Lưu Bình lại rất tử tế với bạn:  Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần, cơm gạo để ăn học.

Đến kỳ, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầu canh gác.  Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo đói.  Không tiền, không việc, Lưu Bình tìm đến Dương Lễ.  Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạn tiền để ăn học nên Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn đâu.  Hơn nữa anh ta là một người nạn rất tốt.

Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà quan Dương Lễ.  Anh ta không được phép vào gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu.  Sau cùng một lính hầu đưa anh ta đến một căn phòng đặc biệt.  Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễ trông rất thờ ơ lạnh nhạt như người xa lạ.  Dương Lễ không cho tiền bạc gì cả.  Đến khi Lưu Bình than đói bụng thì Dương Lụi mới sai lính hầu cho người bạn một bát cơm nguội đựng trong cái bát mẻ, mấy quả cà thiu, và bắt bạn ngồi ăn dưới đất.

Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột.  Khi trở về căn nhà nghèo nàn của anh, anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được đêm hôm đó.  Rồi anh ta quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ.  Nhưng than ôi lấy tiền đâu mà mua giấy mực để học bây giờ.  Còn áo quần và thức ăn nữa chứ.  Anh ta buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao.

Một vài ngày sau có một thiếu phụ trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh.  Nàng buôn bán tơ lụa.  Lưu Bình làm quen với nàng và hai người trở nên bạn thân thiết.  Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học.  Lưu Bình học hành ngày đêm.  Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình xin cưới nàng.

Khi ở trường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả.  Anh ta buồn lắm.  Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờ anh ta không kém ai.

Lần gặp gỡ này Dương Lễ lại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát để mừng bạn.  Chi Lưu Bình còn đang trở lại chuyện cũ để mỉa mai, bấy giờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu bạn.  Lưu Bình sửng sốt khi trông thấy châu Long, người wn nhân nuôi mình.  Thì ra chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡ Lưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay.  Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hành động của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng một cách lạnh nhạt để cho Lưu Bình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà sống mãi được.  Cho nên Dương Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học.  Lưu Bình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết nên mãn nguyện lắm. Từ đó hai gia đình lại càng thân thiết hơn.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #1 - 17. Mar 2012 , 18:33
 
Sự tích trầu cau

( Anh em, vợ chồng thương nhau, sống chết không bỏ nhau. )

Đời Hùng Vương thứ tư, tại làng kia, một cặp vợ chồng sinh 2  con trai giống nhau như đúc một khuôn.  Rất khó phân biệt ai là anh ai là em.

Hai anh em thương mến nhau lắm, không mấy khi lìa xa nhau.  Đến khi người anh có vợ rồi, anh em cũng vẫn ở chung một nhà.

Một hôm hai anh em cùng nhau ra đồng làm việc.  Người em đau bụng về trước.  Chị dâu tưởng là chồng mình, vui vẻ ra đón, có chiều thân ái.

Người em rất lo ngại vì sợ anh mình biết chuyện rồi sinh nghi ngờ, bèn bỏ nhà ra đi. Khi đi tới bờ sông, hắn ngồi khóc thảm thiết, phần vì đói, phần vì nhớ anh, khóc quá rồi chết,  hóa ra hòn đá.

Người anh đi làm về không thấy em, hỏi han vợ rồi vội đi tìm. Khi anh đến bờ sông, chỗ em ngồi trước, anh ngồi nghỉ mệt, ôm hòn đá khóc em,  rồi người anh cũng chết, hóa ra cây cau.

Người vợ một mình ở nhà, chờ lâu quá không thấy chồng về, nàng liền đi tìm. Nàng cũng đi đến bờ sông. Ngồi ôm cây cau khóc thảm thiết. Rồi ngất đi mà chết. Nàng hóa ra cây trầu leo bám vào thân cây cau.

Người trong vùng biết chuyện thương tâm, lập miếu thờ 3 linh hồn chết vì thương nhau tại nơi ấy.

Khi Vua Hùng đi ngang qua vùng này, ngài nghe người dân thuật lại sự tích rất cảm thương.  Vua nói:

- "Nếu ba người này thật tình là anh em gắn bó và vợ chồng chung thủy, hãy thử trộn ba thứ này là trầu,  cau và vôi lại với nhau để xem kết quả ra sao."

Vua liền sai lính hầu đốt tảng đá vôi thì thấy mềm và trắng, rồi cho trộn chung với lá trầu và trái cau thì thấy màu đỏ sậm như máu.  Vua cho đấy là tượng trưng của tình anh em, nghĩa vợ chồng, bèn truyền cho dân chúng dùng trầu cau trong việc cưới hỏi.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #2 - 17. Mar 2012 , 18:37
 
Cây Tre Trăm Đốt

Người giầu hay quên lời thề vì danh lợi làm mờ mắt, nhưng Trời phù hộ kẻ lòng ngay)

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng:

- "Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho". Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng. Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng:

- "Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre một trăm mắt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay".

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm mắt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó:

- "Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho".

Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng:

- "Con đi chặt đếm đủ trăm cái mắt tre rồi đem lại đây ta bảo".

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm mắt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm mắt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" cho liền lại thành một cây tre trăm mắt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.
Về sau có câu ca rằng:

   
Chê ta rồi lại lấy ta
   Tuy là đứa ở nhưng mà có công.


Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #3 - 17. Mar 2012 , 18:42
 
Tuyet Lan wrote on 17. Mar 2012 , 18:33:
Sự tích trầu cau

( Anh em, vợ chồng thương nhau, sống chết không bỏ nhau. )

Đời Hùng Vương thứ tư, tại làng kia, một cặp vợ chồng sinh 2  con trai giống nhau như đúc một khuôn.  Rất khó phân biệt ai là anh ai là em.

Hai anh em thương mến nhau lắm, không mấy khi lìa xa nhau.  Đến khi người anh có vợ rồi, anh em cũng vẫn ở chung một nhà.

Một hôm hai anh em cùng nhau ra đồng làm việc.  Người em đau bụng về trước.  Chị dâu tưởng là chồng mình, vui vẻ ra đón, có chiều thân ái.

Người em rất lo ngại vì sợ anh mình biết chuyện rồi sinh nghi ngờ, bèn bỏ nhà ra đi. Khi đi tới bờ sông, hắn ngồi khóc thảm thiết, phần vì đói, phần vì nhớ anh, khóc quá rồi chết,  hóa ra hòn đá.

Người anh đi làm về không thấy em, hỏi han vợ rồi vội đi tìm. Khi anh đến bờ sông, chỗ em ngồi trước, anh ngồi nghỉ mệt, ôm hòn đá khóc em,  rồi người anh cũng chết, hóa ra cây cau.

Người vợ một mình ở nhà, chờ lâu quá không thấy chồng về, nàng liền đi tìm. Nàng cũng đi đến bờ sông. Ngồi ôm cây cau khóc thảm thiết. Rồi ngất đi mà chết. Nàng hóa ra cây trầu leo bám vào thân cây cau.

Người trong vùng biết chuyện thương tâm, lập miếu thờ 3 linh hồn chết vì thương nhau tại nơi ấy.

Khi Vua Hùng đi ngang qua vùng này, ngài nghe người dân thuật lại sự tích rất cảm thương.  Vua nói:

- "Nếu ba người này thật tình là anh em gắn bó và vợ chồng chung thủy, hãy thử trộn ba thứ này là trầu,  cau và vôi lại với nhau để xem kết quả ra sao."

Vua liền sai lính hầu đốt tảng đá vôi thì thấy mềm và trắng, rồi cho trộn chung với lá trầu và trái cau thì thấy màu đỏ sậm như máu.  Vua cho đấy là tượng trưng của tình anh em, nghĩa vợ chồng, bèn truyền cho dân chúng dùng trầu cau trong việc cưới hỏi.



Bạn hiền thân ơi ,
Bấy lâu nay , Tv chỉ lấp ló bên ngoài , xem chuyện hay , ý đẹp của bạn. Hôm nay mới vào đây , cám ơn bạn đã chia xẽ , và hy vọng còn xem dài dài nhạ
Ông xả và các con an vui luôn phải không? dạo nầy thấy " bóng hồng của bạn " vào thường hơn , mừng quá.
TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #4 - 18. Mar 2012 , 06:52
 
Cảm ơn em Tuyết Lan đã đem chuyện cổ vào đây.  Chuyện giản dị dễ nhớ, cô sẽ in ra cho nhớn Quyên đọc to lên từng bài là vui. Hồi này em có vẻ thư thả hởn trước há, công việc tốt phải không ?


Túy Vân ơi, bây gì BN đã đọc cho Alex nghe được rồi đấy
Alex có sang nhà BN ở chơi cả ngày không?  Trẻ con bây giờ chóng lớn quá, cô không kiểm soát được thời gian, quay đi quay lại đã thấy lớn vồng lên .  Bây giờ Alex học lớp mấy rồi ? đã vào 1st grade chưa ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #5 - 19. Mar 2012 , 16:38
 
thule wrote on 18. Mar 2012 , 06:52:
Cảm ơn em Tuyết Lan đã đem chuyện cổ vào đây.  Chuyện giản dị dễ nhớ, cô sẽ in ra cho nhớn Quyên đọc to lên từng bài là vui. Hồi này em có vẻ thư thả hởn trước há, công việc tốt phải không ?


Túy Vân ơi, bây gì BN đã đọc cho Alex nghe được rồi đấy
Alex có sang nhà BN ở chơi cả ngày không?  Trẻ con bây giờ chóng lớn quá, cô không kiểm soát được thời gian, quay đi quay lại đã thấy lớn vồng lên .  Bây giờ Alex học lớp mấy rồi ? đã vào 1st grade chưa ?

Da , lâu lâu em lòng chùng xuống ..1 nỗi nhớ về 1 thời nào đó ...cố học cho thuộc những Câu Kiều , Lục Vân Tiên ...v v v ..nên em dao  net mang về nhà đó thưa Cô ...Những áng văn hay , tích cũ ... ..mà em mang về . chỉ là những mẫu chuyện  xưa nho nhỏ  ..nhưng hàm chứa phần nào  ...1 nền văn hoá  ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #6 - 19. Mar 2012 , 16:40
 
Cái Cân Thủy Ngân

(Trời thương những người biết ăn năn hối cải, bỏ dữ làm lành, dù gặp tai họa cũng nên tin tưởng)

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả. Như vậy một cái cân vừa nặng vừa nhẹ được, và bao giờ phần lợi cũng về mình.

Không bao lâu nhà ấy trở nên giàu có, vì buôn bán lọc lừa. Nhà này sinh ra được hai đứa con mặt mũi khôi ngô, học hành thông thạo. Thiên hạ ai nấy đều khen là nhà có đại hồng phúc. Một hôm hai vợ chồng ngồi bàn với nhau: "Nhà ta bây giờ đã giàu có nhiều, lại được hai đứa con khôn ngoan học giỏi. Bây giờ ta đem phá bỏ cái cân điên đảo kia đi, để dành đức lại cho con về sau".

Bàn xong hai vợ chồng thuận tình làm lễ sám hối, trên thì cúng Phật, dưới cáo cùng tổ tiên, rồi đem cái cân ra chẻ. Khi chẻ ra, thì thấy trong cái cân có đọng một cục máu đỏ.

Từ đó hai vợ chồng bảo nhau ăn ở tu nhân tích đức, tránh điều dữ, làm điều lành. Nhưng cách đó hai tháng, bỗng một hôm một đứa con lăn ra chết, rồi không bao lâu, đứa con còn lại cũng lăn ra chết nốt. Hai vợ chồng kêu gào khóc lóc thảm thiết, nghĩ rằng mình đã có bụng cải thiện mà Trời Phật không chứng quả. Rồi hai vợ chồng rầu rĩ khổ sở, cứ ngồi than dài thở vắn, không buồn động đến việc gì nữa.

Một đêm, hai vợ chồng cùng nằm mơ có ông Bụt đến bảo rằng: "Vợ chồng hãy nên lo toan làm ăn tu tỉnh lại, chớ vội ngồi vậy mà trách Trời không có mắt. Trước Trời thấy chúng mày buôn bán lọc lừa, Trời đã sai hai con quỷ xuống đầu thai phá tan cho hết những của phi nghĩa chúng mày chắt bóp nhặt nhạnh bao nhiêu năm nay. May mà chúng mày sớm biết hối hận, cải tà quy chánh, tránh dữ làm lành, Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Chúng mày cứ ăn ở ngay lành rồi Trời lại đền cho hai đứa con khác để ngày sau mà nhờ".

Hai vợ chồng biết thế, không thương khóc con nữa, lại làm ăn như cũ, và lúc nào cũng tâm niệm, cố gắng làm bao nhiêu điều từ thiện, phúc đức. Quả nhiên sau lại sinh được hai đứa con trai khác. Hai đứa con hiền lành tử tế, văn hay chữ tốt, rồi sau lớn lên,  làm cho cha mẹ được vẻ vang sung sướng trong cảnh già.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #7 - 19. Mar 2012 , 16:43
 
Ăn quả trả vàng (cây khế)


(Anh cậy quyền cùng với chị dâu ức hiếp em, nhưng Trời phù hộ người ngay thật).



Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng người em.

Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước, nên đến mùa, được bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.

Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê.

Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa.

Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả.

Một hôm, đứng đợi  cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: "Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!". Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: "?n một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng". Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi.

Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân.

Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang.

Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ... Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu.

Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về.

Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế.

Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay.

Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế.

Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: "Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!". Chim liền đáp: "Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng"hoado rồi chim bay vụt đi.

Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn.

Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước.

Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Ðến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang.

Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình.

Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của.

Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.

Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi, về rừng.


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #8 - 19. Mar 2012 , 16:51
 
Sự Tích Hạt Thóc- bông lúa


(Nhiều bà mẹ quá cưng con trai, con một, làm con hư, đôi khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn)

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu, và không nghe lời mẹ. Bởi vì nhà nghèo, không đủ miếng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào lớn đủ, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn thừa lại . Khi nào làm con gà nào, bà để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó, cậu không thương yêu mẹ, lại còn hỗn xược, ham chơi nữa .
Một ngày kia, người đàn bà lâm bịnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng, kêu đứa con trai lại, khuyên nhủ rằng :
- Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nhỏ Con hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về hoàng cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc.
Ngày mẹ chết, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay . Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, tưới nước vào, rồi bỏ lên lưng gánh về phía hoàng cung.
Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả sáu, bảy tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu phải xin từng bữa ăn, và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu . Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ.
Về tới hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, mầu vàng xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi . Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung vua nữa, trái lại cậu mang giống hạt ấy về trồng, rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa ... Đó là hạt lúa, chính là hạt gạo mà mỗi ngày chúng ta ăn đó.
Tại sao người mẹ biến thành hạt lúa, và tại sao bà nói câu con trai quẩy hạt lúa về hoàng cung? Hãy hết lòng yêu kính mẹ của mình, các em nhé. Vì không có ai yêu thương các em bằng cha mẹ của các em đâu .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #9 - 20. Mar 2012 , 17:27
 
thule wrote on 18. Mar 2012 , 06:52:
Cảm ơn em Tuyết Lan đã đem chuyện cổ vào đây.  Chuyện giản dị dễ nhớ, cô sẽ in ra cho nhớn Quyên đọc to lên từng bài là vui. Hồi này em có vẻ thư thả hởn trước há, công việc tốt phải không ?


Túy Vân ơi, bây gì BN đã đọc cho Alex nghe được rồi đấy
Alex có sang nhà BN ở chơi cả ngày không?  Trẻ con bây giờ chóng lớn quá, cô không kiểm soát được thời gian, quay đi quay lại đã thấy lớn vồng lên .  Bây giờ Alex học lớp mấy rồi ? đã vào 1st grade chưa ?


Vâng , Các bé bây giờ mau lớn quá ,em sang nhà Alex thì nhiều hơn , vì BRandon còn nhỏ , di chuyển phải " dọn cả nhà "...đủ thứ dụng cụ.... và về bên nội cuối tuần.
Tháng 12 nầy , Alex mới lên 5 , bây giờ đang học trường Pre school , gần nhà.
Mùa Xuân đã đến , đúng là " Xuân đi Xuân đến...hãy còn Xuân ". Sắp đến ngày Lể Easter , em lại nhớ chuyện ngày xưa thân ái , đi lượm trứng với các con , thật vui , và  hào hứng.
Thương kính chúc thầy cô thân tâm luôn an lạc.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #10 - 27. Mar 2012 , 18:52
 
Thạch Sanh- Lý Thông

(Ở hiền thì lại gặp lành, ở ác gặp dữ tan tành như tro) 

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.

   Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

   Một hôm có anh hàng rượu tên là Lý Thông, đi bán rượu ghé vào gốc đa nghỉ chân, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lanh lợi, ở một mình, bèn kết làm anh em và đưa Thạch Sanh về nhà.

   Bấy giờ ở trong vùng có một con Trăn Tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân nhiều lần vây đánh không được. Vì nó có phép thần thông biến hóa; nhà vua phải cho lập miếu thờ và mỗi năm nộp mạng một người cho nó. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình. Mẹ con Lý Thông nghe tin hoảng hốt, bàn mưu tính kế đưa Thạch Sanh đi thế mạng. Khi Thạch Sanh đi lấy củi về, Lý Thông đon đả mời chàng uống rượu và nói: "Ðêm nay anh phải đi canh miếu thờ trong rừng, nhưng trót cất mẻ rượu, anh đi sợ hỏng, nhờ em thay anh canh miếu một đêm". Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đi ngay.

   Nửa đêm Trăn Tinh hiện về, giơ vuốt, nhe răng hà hơi, nhả lửa, định xông vào miếu ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh trổ tài đánh nhau với Trăn Tinh, cuối cùng chàng chém được đầu nó, đốt xác nó thành than, và thấy hiện lên trong miếu một bộ cung tên bằng vàng ngời sáng. Thạch Sanh mừng rỡ giắt búa, đeo cung và xách đầu Trăn Tinh chạy thẳng một mạch về nhà. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi, mẹ con Lý Thông hoảng sợ, cho là oan hồn của Thạch Sanh sau khi bị Trăn Tinh ăn thịt, trở về nhà oán trách, bèn cất lời cầu khấn, van xin: "Sống khôn, thác thiêng em hãy tạm đi, ngày mai mẹ cùng anh sẽ mua sắm vàng hương, cơm canh, cỗ bàn cúng em chu tất!". Bấy giờ, Thạch Sanh mới biết rõ tâm địa và mưu kế của mẹ con Lý Thông nhưng chàng không giận, vẫn vui vẻ kể chuyện giết Trăn Tinh cho mẹ con họ Lý nghe. Lý Thông liền nảy ra một mưu thâm độc mới. Nó nói Trăn Tinh là báu vật nhà vua nuôi, ai giết sẽ bị tội lớn. Thạch Sanh lo sợ, Lý Thông bảo Thạch Sanh trốn đi cho an toàn, một mình y sẽ tự lo liệu thu xếp giúp cho.

   Sau khi Thạch Sanh từ giã mẹ con Lý Thông trở về gốc đa xưa, Lý Thông đi ngay về Kinh, tâu vua là đã trừ được Trăn Tinh. Nhà vua vui mừng trọng thưởng và phong cho Lý Thông làm Ðô đốc quận công. Tiếp đó, nhà vua mở hội kén chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Nga. Hội kén chồng kéo dài hàng tháng nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý đẹp lòng. Một hôm công chúa đang dạo chơi vườn đào thì một con chim đại bàng khổng lồ khác sà xuống cắp đi. Thấy chim cắp người bay qua, Thạch Sanh giương cung bắn, đại bàng bị trúng tên vào cánh trái, nó dùng mỏ ngậm tên rút ra rồi bay tiếp về hang ổ. Thạch Sanh lần theo vết máu tìm đến cửa hang đại bàng, chàng đánh dấu cửa hang ác điểu rồi trở lại gốc đa.

   Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, tìm được thì sẽ được lấy công chúa, làm phò mã, nối ngôi vua, không tìm được phải chịu tội. Lý Thông vừa mừng, vừa lo, y lập kế mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng dò la tin tức. Ðến ngày thứ mười, biết tin Lý Thông mở hội, Thạch Sanh đến thăm và kể cho Lý Thông nghe việc bắn chim đại bàng, Lý Thông mừng vui khôn xiết, hậu đãi Thạch Sanh và nhờ chàng dẫn đường đến hang Ðại bàng cứu công chúa.

   Thạch Sanh dùng thang dây xuống hang gặp công chúa và đưa thuốc mê cho đại bàng uống. Công chúa hẹn ước kết duyên cùng Thạch Sanh rồi Thạch Sanh buộc dây đưa nàng lên mặt đất. Lý Thông sai quân lính đưa công chúa lên kiệu rước về cung, còn y nói dối là ở lại đánh nhau với quái vật. Sau đó, Lý Thông dùng đá lấp kín cửa hang và trở về triều đình mạo nhận công trạng. Không thấy Thạch Sanh trở về, công chúa buồn thương rầu rĩ và bặt câm, không hé môi nói nửa lời. Nhà vua buồn bã, Lý Thông cầu đảo thuốc thang khắp nơi đều vô hiệu, việc tổ chức cưới xin phải đình hoãn.

   Hết liều thuốc mê, đại bàng tỉnh dậy hóa phép thần thông hãm hại Thạch Sanh, chàng dũng sĩ "mặt đỏ mày xanh", đã dám cả gan "phá nhà, cướp vợ" của nó. Thạch Sanh dùng tài võ nghệ và phép thần thông của mình tiêu diệt được đại bàng. Nhìn lên cửa hang kín bưng không còn một khe hở nhỏ, Thạch Sanh dạo khắp hang động của đại bàng và gặp Thái tử con vua Thủy Tề đang bị yêu quái nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt giải thoát cho Thái tử. Thái tử mời Thạch Sanh về Thủy Tề gặp vua cha. Vua Thủy Tề cảm ơn và hậu đãi chàng. Trong thời gian lưu lại thủy cung, một hôm Thạch Sanh đang cùng Thái tử dạo chơi thì một con Hồ Tinh xuất hiện, biến thành một cô gái xinh đẹp để cám dỗ, mê hoặc hại chàng. Thạch Sanh bắt nó phải hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi và hóa phép giam nó lại. Vua Thủy Tề mời Thạch Sanh ở lại thủy cung và sẽ phong chức tước cho chàng, nhưng Thạch Sanh từ chối. Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần và sai sứ giả rẽ nước đưa chàng trở lại trần gian. Thạch Sanh lại về với gốc đa xưa. Vắng bóng Thạch Sanh cây đa buồn ủ ê, khi Thạch Sanh trở về cây đa lại xanh tươi như cũ. Hồn hai con quái vật bị Thạch Sanh giết (Trăn Tinh và Ðại Bàng) gặp nhau tìm cách hãm hại Thạch Sanh. Chúng vào kho châu báu của nhà vua lấy cắp vàng bạc ném vào gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Quân lính nhà vua bắt Thạch Sanh tống ngục, nhà vua giao cho Lý Thông xử tội. Lý Thông khép Thạch Sanh vào tội tử hình để bịt đầu mối. Trong lúc bị giam trong ngục, chờ hành hình, Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Cây đàn thần vang lên tiếng tơ, tiếng trúc, cung thảm, cung sầu; cung thì kể tội Lý Thông vong ân, bạc nghĩa, cướp công Thạch Sanh; cung thì trách nàng công chúa sai lời hẹn ước dưới hang (tích tịch tình tang, ai đem công Chúa dưới hang mà về?)...

Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục. Tiếp đó, vua làm lễ thành hôn cho Thạch Sanh cùng công chúa và truyền ngôi cho Thạch Sanh. Vua giao toàn quyền cho Thạch Sanh xử tội Lý Thông. Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, cho mẹ con họ Lý về quê quán làm ăn. Nhưng về giữa đường, trời nổi giông gió, mẹ con Lý Thông bạc ác bị sét đánh chết, Lý Thông hóa thành con bọ hung suốt đời chui rúc nơi bẩn thỉu.

   Biết tin Thạch Sanh kết duyên với công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi trị vì thiên hạ, các hoàng tử, công hầu của mười tám nước chư hầu, những người đã từng kéo đến cầu hôn công chúa không được, vô cùng ghen tức, họ kéo quân đến gây sự với Thạch Sanh và công chúa. Thạch Sanh cùng công chúa ra tiếp đãi họ một cách tử tế. Tiếng đàn thần của Thạch Sanh phân rõ lẽ thiệt hơn, phải trái, làm cho quân sĩ các nước chư hầu mềm lòng, nản chí. Kẻ nhớ mẹ nhớ cha, người thương con nhớ vợ, ai cũng muốn về và ngại việc binh đao, cuối cùng các nước chư hầu đều thuận lui binh. Thạch Sanh mời họ ăn cơm. Chàng có niêu cơm thần nhỏ bé nhưng xới bao nhiêu bát, cơm vẫn đầy lên như cũ, khiến cho các nước chư hầu càng thêm kính phục.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #11 - 27. Mar 2012 , 19:03
 
Tấm Cám


(Ở hiền thì lại gặp lành, những người ở ác tan tành như tro. Cô Tấm mồ cô cha mẹ, hiền lành, bị dì ghẻ độc ác hành hạ đủ điều, nhưng cô lại được Trời thương )


1. Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em gần bằng tuổi nhau. Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Ngày qua ngày, Tấm phải làm lụng luôn chân tay, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo, đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn ngon mặc đẹp, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

Một hôm dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ, bảo ra đồng bắt tôm bắt tép. Mụ ta hứa hẹn: "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tôm, còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không bắt được con gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

- Chị Tấm, chị Tấm ơi!
Đầu chị lấm, chị rửa cho sạch,
chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi ba chạy lẹ về trước. Lúc Tấm bước lên bờ, nhìn lại chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

Bấy giờ Bụt đang ngồi trên toà, bỗng nghe tiếng khóc của Tấm, liền hiện xuống hỏi :

- Tại sao con khóc ?

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

- Thôi hãy nín đi ! con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :

- Chỉ còn một con cá bống.

- Bụt bảo: Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một bát đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này :
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người


Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy. Nói xong Bụt biến mất.         

Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe tiếng gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấỵ
Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.

Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:
- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt nấu cháo ăn.

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện ra, hỏi:
- Làm sao con lại khóc ?

Tấm kể sự tình cho bụt nghe, Bụt bảo:
- Cá bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
- Cục te cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
          
Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngàỵ Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi chẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:
- Hãy nhặt xong chỗ gạo này, rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gạo thổi cơm, mà nhừ đòn.

Nói xong, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm ngồi nhặt một lúc, thấy suốt ruột, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, bèn ngồi khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt hiện ra, hỏi:
- Con làm sao lại khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
- Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem.

Bụt bảo:
- Con đừng khóc nữa. Đem thúng ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Nhưng nếu chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
- Con cứ bảo chúng nó thế này:

"Rặt rặt (chim sẻ) xuống nhặt cho tao
ăn mất hột nào thì tao đánh chết".


Nói thế, chúng nó sẽ không ăn của con đâu.

Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đàng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không mất một hạt. Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo:
- Con làm sao lại khóc?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống, con đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con chẩy hội.
          
2. Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một cái áo mới tứ thân, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa đỏ và một cái khăn đội đầu bằng nhung. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi giầy thêu. Đào lọ thứ ba thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi mặc áo quần mới, cỡi ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giầy xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giầy còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấy thì đoàn voi nhà vua vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi đầu đoàn đến đấy tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ nhặt ngay được một chiếc giầy thêu của Tấm lúc nãy rơi xuống đó. Vua ngắm nghía chiếc giầy không chán mắt. Bụng bảo dạ: "Chà, một chiếc giầy thật xinh! Người đi giầy này hẳn phải là thiếu nữ đẹp tuyệt trần".

Lập tức Vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Cô nào cô nấy lần lượt kéo vào lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng ở trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ:
- Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giầy đấy!

Mụ dì ghẻ bĩu môi:
- Con nỡm, "chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!"

Nhưng khi Tấm đặt chân vào giầy thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giầy giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

3. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung. Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bùng lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:
- Trước đây con quen trèo cao, con hãy trèo lên bẻ một buồng cau để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau, lúc lên đến ngọn cây, thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:
- Dì làm gì dưới gốc thế ?
- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Nhưng Tấm chưa kịp chặt cau thì cây cau đã đổ. Tấm ngã lộn cổ xuống ao mà chết.            

Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho Cám mặc, và vào cung nói dối vua rằng: "Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị". Vua nghe nói trong bụng không vui, nhưng vẫn không nói gì cả.
          
4. Sau khi chết, Tấm hoá thành chim oanh vàng, chim bay một mạch về đến vườn nhà vua trong kinh đô. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, oanh vàng dừng lại trên cành cây, bảo nó:

  - Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào,
chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.


Rồi chim oanh vàng bay thẳng vào cung, đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:
- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh , chui vào tay áo.
Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên ăn quên ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mải mê với chim, không tưởng đến Cám.
Cám vội về mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm cớ nói dối vua.  Lúc vua đi vắng, Cám bắt chim làm thịt nấu ăn rồi vứt lông chim ở ngoài vườn.

Thấy mất vàng anh, vua hỏi, Cám đáp:
- Thiếp có thai, thèm ăn thịt chim, nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi.
Vua không nói gì cả. Lông chim vàng anh chôn ở vườn hoá ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào Vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

Cám biết chuyện ấy lại về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm cớ nói dối vua. Một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:
- Cây bị đổ vì gió lớn quá, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Nhưng khi khung cửi đóng xong. Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình :

Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.


Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó đem tro đã đốt đem đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát toả ra khắp nơi. Một bà lão hàng nước gần đó một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:

            - Thị ơi thị, rụng vào bị bà,
            bà để bà ngửi chứ bà không ăn.

Bà lão nói vừa dứt lời, thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.
Ngày nào bà lão cũng đi chợ làng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà. Làm xong, Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ.

Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy cô gái xinh đẹp, bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng.

Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung, Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu Tấm vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền hỏi :

- Trầu này ai têm?
- Trầu này con gái lão têm.
- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.

Bà lão gọi Tấm ra. Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.

5. Tấm trở về cung, xinh đẹp hơn xưa, và được vua yêu thương hơn trước. Cám theo dõi, thấy ngày nào Tấm cũng tắm bằng nước sôi, Cám bắt chước. Vừa khi dội nước sôi lên người, Cám bị bỏng chết tại chỗ.

Mẹ Cám nghe tin con chết, buồn bã khóc lóc đêm ngày, sau hoá ra mụ điên, đi lang thang khắp nơi, rồi chết đói.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2073
Gender: female
Re: Truyện Cổ Việt Nam
Reply #12 - 24. Sep 2012 , 19:04
 
CHỊ HẰNG NGA


...

( Tâm lý con người ai cũng thích đẹp, thích hiền ngoan)

Ngày xưa, nơi ven rừng kia, có một bác tiều phu chuyên đốn những cây tre, bó lại đem ra chợ bán kiếm tiền sinh sống.
Một hôm, bác ngạc nhiên thấy một vòng sáng quanh gốc tre bác vừa đốn. Ghé mắt nhìn, bác thấy một em bé nhỏ xíu bằng ngón tay đang khóc. Mặt em sáng như mặt trăng. Bác tiều phu liền bế đem về nuôi, vì bác không có con cái. Bác đặt tên cho bé là Hằng Nga.
Từ khi nuôi bé Hằng Nga, ngày nào vào rừng kiếm củi, bác cũng nhặt được những đồng tiền vàng văng vãi.
Hằng Nga lớn lên xinh đẹp tuyệt trần. Người nàng sáng láng êm dịu, da trắng như tuyết, mắt đen láy và môi đỏ như trái chín mọng.
Khi Hằng Nga lên 16, không ngày nào không có những chàng trai đem những lễ vật ngọc ngà châu báu đến xin cưới  nàng. Nhưng nàng nhất mực từ chối.
Đêm đêm, Hằng Nga xõa tóc nhìn lên trăng, nước mắt trào ra trên đôi má xinh đẹp. Khi bố mẹ hỏi. Hằng Nga trả lời:
- Ngày xưa con là nàng tiên trên trời, có bổn phận trông coi mặt trăng, vì một lỗi lầm, con bị đày xuống trần gian, nhờ bố mẹ nuôi con khôn lớn, ơn chưa kịp trả thì ngày rằm tháng Tám này một đội lính đến rước con trở lại mặt trăng, nghĩ đến bố mẹ ở lại, con không cầm được nước mắt.
Ông bà nhà quê loan tin ra cho dân làng, người ta tìm cách chống lại lính nhà trời để giữ Hằng Nga ở lại trần gian.
Đúng đêm rằm, khi mọi người đang nhìn lên mặt trăng thì một đám mây kéo đến bao phủ nhà Hằng Nga. Đám lính nhà trời chính là những cô tiên nữ uyển chuyển đi đón Hằng Nga lên kiệu về trời. Mọi người bỡ ngỡ và thương tiếc. Hằng Nga nói với bố mẹ nuôi:
- Bố mẹ đừng buồn, từ nay mỗi khi vào ngày rằm tháng Tám, con sẽ trở lại thăm bố mẹ.
Thế là mọi người sống trong hi vọng chờ ngày Hằng Nga trở lại thăm trần gian.


CHÚ CUỘI


...

(Trong trời đất, có những điều người ta không giải thích được bằng khoa học. Vợ chồng nên nói cho rõ, nên nghe lời nhau)

Những đêm trăng sáng, nhìn lên mặt trăng, người Việt như thấy hình ảnh một anh  chàng ngồi dưới bóng một cây đa tươi tốt. Người ta gọi đó là "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa".
Truyện kể rằng: Một hôm Cuội vào đốn củi trong rừng, gặp ngay bốn con hổ con. Cuội đang cầm rìu, vội đập chết cả 4, nhưng từ xa có tiếng hổ lớn đang rống từ đàng xa. Biết hổ mẹ đang về, sợ quá, Cuội leo ngay lên cây cao nhìn xuống. Hổ mẹ gầm gừ đau đớn trước cái chết của các con. Sau đó hổ mẹ đi về phía bờ suối nhảy lên đớp một ít lá rừng. Hổ mẹ đưa lá về mớm cho con. Mấy phút sau hổ con sống lại, và mẹ con kéo nhau đi.
Cuội tụt xuống đi tìm ngay lá cây quí hóa này. Cuội đào cây đưa về nhà trồng ở vườn sau, để cứu người đang hấp hối chết.
Khi Cuội đi làm, Cuội thường dặn vợ đừng tiểu gần gốc cây. Vợ thấy Cuội cứ nhắc đi nhắc lại hoài đâm bực mình, cô nàng liền tiểu vào gốc cây cho bõ tức, thế là cây đa bỗng bay lên trời. Cuội ở ngoài đồng về thấy cây đa đang từ từ bay lên, chàng liền  cắm rìu giữ lại, nhưng cây đa cứ bay thẳng lên cung trăng. Thế là từ đó tới nay chàng phải ở trên đó không còn lối về.
(Hoàng Trọng Miên, VN Văn học toàn thư, quyển I, trang 67)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra