Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Phiếm Luận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 
Send Topic In ra
Phiếm Luận (Read 20414 times)
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #120 - 05. May 2017 , 22:37
 
Thu Ca wrote on 05. May 2017 , 22:08:
Chúc mừng thày được gia han bằng lái xe mà khỏi phải thi. Em cũng mới được gia han them 4 năm ,mừng quá !
tp

Mừng cho em, mừng cho tôi và buồn cho... người đẹp!😂
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #121 - 17. Nov 2017 , 08:51
 
”Chiều"
       Nhân dịp mùa Xuân sắp tới, mời quý thân hữu thưởng thức nhạc phẩm "Chiều", thơ Hồ Dzếnh, phổ nhạc Dương thiệu Tước, để cùng thổn thức, nhớ về quê hương yêu dấu mãi tận bên kia bờ đại dương.
   Hồ Dzếnh là một nhà Thơ, nhà Văn nổi tiếng của Việt Nam với những tác phẩm tiêu biểu như "Quê ngoại", "Chân trời cũ".... Đặc biệt Thơ Lục Bát của thi sỹ đã được nhà thơ kiêm triết gia Bùi Giáng đánh giá là tuyệt vời trên cả Nguyễn Du đấy! Ông đã dám khẳng định: Là người Việt Nam, không đọc Nguyễn Du còn được chứ không đọc bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Dzếnh thì là...hổng được ! Tiện đây mời quý vị thưởng thức nguyên con bài "Rằm tháng giêng" của thi sỹ người Minh Hương và cũng để  thoả lòng mong ước của đại thi sỹ Bùi Giáng nơi bên kia thế giới.
     "Rằm tháng giêng"
Ngày xưa còn nhỏ...ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc, lên chùa dâng nhang,
Lòng vui quần áo xênh xang
Tay cầm hương nến, đinh vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
Lòng thành lễ vật đầu niên:
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng
Chị tôi phụng phịu má hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan ngoài mái chị ngồi
Chị nghe đoán thẻ chị cười luôn luôn
Quẻ thần, thánh mách mà khôn
Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều!
Chị tôi nay đã xế chiều,
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ.
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
Chỉ hơi thấy vắng trong hồn 
It nhiều hương phấn khi còn ngây thơ.
Chân đi, đếm tiếng chuông chùa                        
Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về.
* Trời ơi, chỉ nguyên đọc câu cuối cùng của bài thơ cũng đã làm tôi xúc động muốn khóc rồi. Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp, dù vui hay buồn, nhưng tất cả đã thuộc về quá khứ! Và người cao tuổi thường trân quý những gì đã qua đi... vì hiện tại thì sức tàn, còn tương lai thì... đâu có mà mơ ước. https://www.mediafire.com/download/5ca60h2vc5d2idw
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
« Last Edit: 17. Nov 2017 , 08:56 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #122 - 25. Jan 2018 , 11:25
 
Người Thầy cũ  
Thái Nguyên là một tỉnh nhỏ, thuộc miền Trung du Bắc Việt, cái nôi của Cách mạng tháng tám, nay đã trở thành hoang tàn, đổ nát vì tiêu thổ kháng chiến.
    Vào giữa năm 1947, tôi gặp lại người Thầy cũ ở đây và trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Thầy tôi đang thành lập một đoàn Văn nghệ lưu động để phục vụ cho kháng chiến. Còn tôi, sau một thời gian dài chạy loạn, thất lạc gia đình, tứ cố vô thân đã trở thành người vô sản chân chính. Vì ngoài bộ quần áo đang mặc, tôi chỉ còn sở hữu những gì Thượng đế đã ban cho từ lúc mới sinh.😆
    Thái Nguyên năm 1939 có hai trường Tiểu học, một Nam và một Nữ. Thầy vốn là dân Hà nội, không hiểu sao lại lưu lạc lên đây để dạy lớp Nhất trường Nam tỉnh lỵ. Vì là tỉnh nhỏ nên đa số các thanh niên sống ở thị xã đều là học trò cũ của Thầy. Giữa lúc kháng chiến đang tới hồi ác liệt, nghe tin Thầy tuyển mộ tài tử để thành lập đoàn Văn nghệ, họ ùn ùn kéo đến và chỉ một thời gian ngắn đã tụ họp được khoảng 20 người vừa nam vừa nữ. Lúc đó các trường học đều đóng cửa, bỏ hoang tàn đổ nát . Đám thanh niên, thiếu nữ choai choai ở nhà chỉ ăn hại tốn cơm, đi bộ đội thì sợ chết, nên được tuyển vào đoàn là mừng húm, vừa được vui chơi, đàn hát lại ấm cái dạ dầy. Nhưng vấn đề ở đây là Nhà nước nghèo, chỉ trợ cấp được 1/2 lương thực, nghĩa là chỉ phục vụ một bữa ăn, phần còn lại mọi người phải tự túc.
    Thế là ban ngày, Thầy trò kéo nhau vào những trường học, nhà Thờ bỏ hoang để tập dượt, đàn hát. Chiều tối, ai nấy về nhà mình ăn ngủ cho khoẻ. Riêng Thầy trò tôi được ưu ái ăn 2 bữa và có chỗ ngủ vì ...nhà đâu mà về. Thầy tôi rất đa tài: viết kịch, soạn nhạc, vẽ tranh và kiêm luôn cả đạo diễn. Tôi có vài kỷ niệm vui vui khi theo đoàn đi lưu diễn.
    Trong đoàn, tôi thuộc loại cắc ké mới 16 tuổi, các anh chị khác đều sấp sỉ 20, còn Thầy đã 28 tuổi. Thầy biết tôi không có khiếu về Kịch nên ưu ái dành cho tôi vai Tây chết là dễ đóng nhất. Khi cần, tôi chạy ra giữa sân khấu, râu ria, mặt mũi đen thùi lùi, hét lên: Ô la la, chercher les congais. Ngay lúc đó, du kích nấp trong cánh gà bắn ra một phát, Tây lăn đùng ra chết, rồi chờ lúc thuận tiện, khán giả không để ý, bò từ từ vào bên trong là...thoát nạn. Cũng có hôm bị tổ chát, mấy cậu bé đứng gần sân khấu bất ngờ la lên: Ê Tây chết đang bò kìa làm cả rạp phá lên cười. Chao ôi, giây phút hạnh phúc đó làm sao tôi tìm lại được trên cõi đời này nữa.
    Về đàn hát, tương đối tôi khá hơn nhưng cũng kẹt chút chút. Trời cho tôi có giọng hát lẩm cẩm ở khoảng giữa, lên cao quá thì khé, phải gân cổ lên trông mất mỹ thuật, còn xuống thấp thì hơi rè có khi mất tiếng luôn. Khổ nỗi Thầy chỉ dạy tôi mấy thế bấm căn bản trên cây đàn guitar thôi, nếu xuống ton thì phải thay đổi các thế bấm, vất vả lắm. Tôi bèn có sáng kiến là xuống luôn cả 6 giây đàn cho tiện việc sổ sách.
    Đoàn Văn nghệ đi đến địa phương nào cũng được ủng hộ và hoan nghênh nồng nhiệt. Trong thời kháng chiến, nhân dân lao động cực khổ nhưng lại thiếu phương tiện để giải trí. Mới chập tối đã rủ nhau mắc mùng đi ngủ sớm vừa để trốn muỗi lại đỡ tốn dầu thắp đèn.Tôi nghĩ Thượng Đế thật công bằng, đâu đâu cũng thấy Luật bù trừ cả. Chiến tranh thì phải chết nhiều, đồng bào tôi nhờ đi ngủ sớm, đỡ tốn tiền mà lại sản xuất được nhiều tí nhau, có khi vượt...chỉ tiêu luôn.🤣
    Văn nghệ chỉ trình diễn vào ban đêm để tránh máy bay địch. Thường thường khi diễn đến nửa chừng thì ông Trưởng đoàn, Thầy tôi, bước ra chào đồng bào rồi ca bài con cá: Anh em nghệ sỹ chúng tôi tham gia vào đoàn vì tinh thần yêu nước và... không có lương lậu gì cả. Nhà nước còn nghèo, mong đồng bào ủng hộ để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động cho đến khi kháng chiến thành công. Thầy vừa dứt lời thì hai bên sân khấu xuất hiện hai nhóm nam nữ, nón mũ cầm tay, chia nhau đi từng hàng ghế để khán giả bỏ tiền vào ủng hộ.
    Sau khi khán giả đã về hết thì mùi cháo gà thơm lừng, điếc mũi bay ra từ trong bếp...Nhưng than ôi, tôi có bao giờ được xơi thịt gà đâu vì chỉ có tài tử chính mới được ngồi chung bàn với Thầy. Một con gà dù bự cách nào cũng không thể phục vụ cho gần...20 miệng ăn được. Vả lại, đóng vai Tây chết thì được húp cháo gà không người lái (không thịt) cũng là hạnh phúc lắm dzồi.
   Thế rồi ngày vui cũng qua mau và ngày buồn lù lù dẫn xác tới. Kháng chiến ngày càng trở nên khốc liệt, Tây nhẩy dù khắp nơi, đồng bào vừa chạy vừa sản xuất nên thiếu lương thực đâu còn dư để ủng hộ cho nghệ sỹ nữa. Không còn sự lựa chọn nào hơn, đoàn Văn nghệ bèn từ từ...dẹp tiệm. Các tài tử, một phần trở về với gia đình, phần khác gia nhập bộ đội, tất cả đều vì cái dạ dầy cả. Còn lại mấy Thầy trò tứ cố vô thân, đành bám víu lấy nhau để cầm hơi cho đến phút chót.
   Nhưng rồi có một ngày, một ngày chinh chiến... chưa tàn nhưng Thầy trò tôi...hết gạo. Buổi sáng hôm ấy, ngoài trời mưa bay lất phất, tiết trời... ảm đạm, Thầy từ bên trong bước ra buồn bã nói với chúng tôi: Thầy mới sáng tác một bản nhạc có tựa đề “Say Thuốc Lào” hát cho các anh nghe để giải sầu và cho...đỡ đói. Nội dung ca khúc  đại khái như sau:
  “Người đẹp tôi yêu có đôi bàn tay diễm kiều và một làn môi tươi thắm. Người đẹp tôi yêu, lấy chồng để tuyệt tình tôi, đời tôi tan nát rồi...Yêu em như ngàn chiếc ngai vàng. Yêu em như ngàn tiếng tơ đàn. Yêu em như ngàn bài thơ duyên. Yêu em như một viên... thuốc lào”🙄
   Thầy có tật nghiện thuốc lào, một loại thuốc hút đặc biệt của miền Bắc. Đó là một thứ lá đem phơi khô rồi dùng dao cầu cắt thành sợi nhỏ, ép lại thành những bánh thuốc. Khi hút thì dùng tay vê lại tạo ra những viên bi, cho vào nõ điếu cày hay điếu bát rồi châm lửa hút. Thường khi hút xong, rất dễ bị say thuốc, đôi khi té lăn đùng  ra, nhất là vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên, lúc nhả khói ra, Thầy lim dim con mắt và cảm thấy lâng lâng như bay bổng, như được lạc vào cõi...Thiên thai...
Ngoài Bắc có câu thơ diễn tả nỗi nhớ nhung của dân nghiện thuốc lào :
      Nhớ ai như nhớ thuốc lào
      Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
   Thầy than thở đã mất người yêu sau khi sáng tác bài này. Lý do lãng xẹt là lúc chấm dứt ca khúc, Thầy đã nổi máu tếu, âu yếm phang cho một câu: "Yêu em như một viên…thuốc lào" thì Nàng bỏ chạy là phải dzồi! Nhưng theo tôi có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là kinh tế suy thoái, hết gạo, nhìn nhau làm sao mà no được. Sau đó, Thầy trò đành ngậm ngùi chia tay mà không hẹn ngày trở lại.   
    Mãi đến thập niên 50, do một cơ duyên tôi được tái ngộ với Thầy ở Sài gòn và cũng là lần cuối cùng vì bệnh phổi của Thầy đã vào giai đoạn chót. Than ôi, Thầy yêu quí của tôi đã mất người yêu lại mất luôn cả mạng sống cũng chỉ vì có tí máu tếu (giống hệt tôi) và dĩ nhiên vì cả món...thuốc Lào. Năm Thầy qua đời mới có 48 tuổi, còn quá trẻ so với đệ tử Sugar.
   Thầy chính là nhạc sỹ Phạm Duy Nhượng, em của Thạc sỹ Phạm duy Khiêm và là anh của nhạc sỹ Phạm Duy. Suốt cuộc đời, Thầy chỉ sáng tác có 4 bản nhạc : 3 bản đầu tiên đã tuyệt tích giang hồ là Nhạc Đường Xa, Chiều Đô Thị, Say Thuốc Lào. Cả ba bài này tôi đã có dịp trình làng rồi. Riêng bản cuối cùng Tà Áo Văn Quân thì tôi chạy vì khó hát, tuy một số ca sỹ vẫn còn trình diễn lai rai.
    Hôm nay, người học trò năm xưa, thành kính thắp nén hương lòng để tưởng nhớ và tạ lỗi cùng Thầy vì đã không thể đến dự đám tang để đưa Thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đây xin mời cùng thưởng thức ca khúc "Say thuốc lào " do đệ tử  Sugar vừa đàn vừa hát, hy vọng không đến nỗi quá tệ.

https://www.mediafire.com/download/5garsl640i0rly0

Nguyễn ngọc Đường
      
Back to top
« Last Edit: 25. Jan 2018 , 19:27 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #123 - 30. Jan 2018 , 21:44
 
"Chiều đô thị"
      Nhạc sĩ Phạm duy Nhượng, con người tài hoa nhưng mệnh bạc, chỉ sáng tác được 4 nhạc khúc trong suốt cuộc đời của ông. Ba bản đầu tiên là "Nhạc đường xa, Say thuốc lào, Chiều đô thị" đều đã thất truyền từ lâu, không còn ai hát nữa. Trên cõi đời này chỉ có danh ca Thái Thanh hát duy nhất một lần bài "Chiều đô thị" cách đây cỡ hơn một chục năm? Và bây giờ, chỉ có Thầy Sugar, đệ tử chân truyền của nhạc sĩ còn hát được và cũng sẽ là lần cuối cùng. Riêng nhạc phẩm thứ tư "Tà áo Văn Quân " thì có một số ca sĩ còn hát lai rai.
      Đặc biệt những bản nhạc thất truyền đều không có bản nhạc (sheet) để lại, nên không ai có thể hát được nữa. Riêng bài "Chiều đô thị" thì có lời ca trên mạng.
      Ca khúc CĐT ra đời trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc đó, theo lời kêu gọi của Việt Minh, tất cả tỉnh thành, đô thị đều phải thực hiện cái chiêu ác liệt là : Tiêu thổ kháng chiến. Nghĩa là nhân dân tự động đứng lên đập phá tan tành nhà cửa, phố xá, tạo nên cảnh vườn không nhà trống, rồi kéo nhau về thôn quê để cầy cuốc sinh sống. Mục đích chính là để Tây phải dựng lều để ở, chung quanh trống trải, dễ bị bộ đội tấn công tiêu diệt. Dĩ nhiên cũng còn những mục đích phụ nữa nhưng khá nhậy cảm, không tiện kể ra để các bạn có dịp động não.
       Cũng chính đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát này mà Thầy tôi đã thai nghén ra nhạc phẩm "Chiều đô thị", có cái tựa đề nguyên thủy là "Cười đổ kinh thành".
        Tôi may mắn là thuộc và hát được cả ba bài vì đã theo sát Thầy từ lúc có đoàn Văn nghệ cho đến khi nó giải tán. Sau đó, Thầy trò đã cùng nhau dinh tê vào Hà nội để xây cuộc đời mới. Bài này tôi cũng sẽ tự biên tự diễn và được một học trò chuyển thành slideshow, mời mọi người cùng thưởng thức. Tuy nhiên, bài hát mở ra hơi khó, chúc các bạn thành công.
https://www.mediafire.com/download/7m9hmxtf54ba75p
Nguyễn ngọc Đường
      

Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #124 - 30. Jan 2018 , 22:11
 
“Anh đến thăm em đêm 30"
Hôm nay, trên toàn thế giới, mùa Lễ Hội đang tưng bừng lũ lượt kéo đến, nào là Giáng sinh, Tết Tây và...Tết Giáp Ngọ, dành riêng cho một số dân tộc Á Đông trong đó có Mít của chúng ta. Tôi thân ái mời quý vị chịu khó ăn Tết sớm, qua mặt Tết Tây, với nhạc sỹ Vũ thành An trong bài " Anh đến thăm..." Bài này do đại ca sỹ Khánh Ly hát trong dvd karaoke/3 đô nên nhạc nền hơi ẹ một tí. Thôi thì tiền nào của nấy, mời quý thân hữu thưởng thức đỡ vậy. Thật ra, các ca sỹ hạng vừa hay mhà vườn như tôi thường không dám hát những bài do các đại ca sỹ đả trình diễn vì ngượng lắm, lý do là để... doạ thính giả hay sao ? Nhưng riêng đối với Thầy Sugar thì lại không có vấn đề vì Thầy vốn điếc đâu có sợ súng !  Hơn nữa quý vị nghe Thầy hát mục đích không phải để thưởng thức nghệ thuật mà để khích lệ mầm già và tiện thể cũng tò mò muốn biết xem nó dở đến mức nào để cười mà thôi, phải không quý vị?  Kết luận là ca sỹ thì mua vui còn thính giả thì được cười thoải mái là đạt rồi, còn đòi hỏi gì nữa, thưa quý vị hôi viên thân mến của tôi. https://www.mediafire.com/download/2yigo9geyidq1t9
Nguyễn ngọc Đường





Back to top
« Last Edit: 30. Jan 2018 , 22:19 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #125 - 01. Feb 2018 , 22:08
 
"MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN"
      Viết về cuộc đời của nhạc sỹ Văn Cao tôi rất hào hứng và thích thú vì ông là một nghệ sĩ hiếm quý trong vườn hoa thơm cỏ lạ của nước ta. Tuy nhiên cuộc đời của đương sự quả là một bi kịch, viết ra đầy đủ sợ không đủ thời gian, tôi chỉ xin sơ lược trong bài này mong quý vị chấp nhận và thông cảm.
     Văn Cao không những là một thiên tài mà còn đa tài nữa: thi sỹ, họa sỹ, nhạc sỹ và còn là một chiến sỹ đích thực. Bố già PD đã phải thừa nhận Văn Cao tuy vóc người thấp bé, tính tình khép kín nhưng tài hoa hơn ông nhiều. Gia tài âm nhạc của VC khá khiêm tốn, chỉ khoảng hơn hai mươi bài, trong khi PD có cả ngàn bài. Tuy nhiên, đa số các sáng tác phẩm về mọi ngành của Văn Cao đều xuất sắc và xứng đáng để đời.
     Tên thật của ông là Nguyễn Văn Cao, sinh năm 1923 tại Hải Phòng và qua đời năm 1995 tại Hà nội. Bản nhạc đầu tay "Buồn Tàn Thu", sáng tác năm 16 tuổi, đã được PD đem trình diễn trong gánh hát lưu động Đức Huy, trải dài suốt từ miền Bắc tới miền Nam nước VN. Ông tham gia vào mặt trận Việt Minh ngay từ lúc bắt đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhạc phẩm của ông gồm hai loại Hùng ca và Tình ca như: Chiến sỹ VN, Trường ca Sông Lô...Tình Ca, Thuyền viễn xứ....và nổi tiếng nhất là những ca khúc Bến Xuân, Suối mơ, Thiên Thai...
    Sau khi chiến tranh chấm dứt, về Hà Nội năm 54, ông tham gia vào nhóm Nhân văn Giai phẩm nên đã bị thất sủng và nhà Nước cấm không cho sáng tác trong một thời gian khá dài. Tương đối ông đỡ bị hành hạ so với các đồng nghiệp cùng thời, nhờ là tác giả bài "Tiến quân ca", quốc ca của nước VNDCCH.
   Một ngày giáp Tết Binh Thìn năm 76, họa sỹ Văn Thao, con của Văn Cao, từ phương xa về thăm Bố. Vào đến cửa, ông chợt nghe tiếng dương cầm êm ái dặt dìu vọng ra từ phòng hòa nhạc của Bố. Ông hết sức ngạc nhiên vì biết rõ người nghệ sỹ cao tuổi quá mệt mỏi, đã ngừng sáng tác từ lâu rồi. Hôm nay có lẽ nhân dịp Xuân về trên quê hương thanh bình, nên nghệ sỹ có hứng sáng tác thêm một bài để mừng Xuân chăng? Ca khúc có tựa đề "Mùa Xuân Đầu Tiên" theo nhịp điệu Boston, thật giản dị, dịu dàng và ngọt ngào. Nội dung ca tụng cảnh nhân dân cả nước được sống trong không khí hòa bình, an lạc, yêu thương lẫn nhau để cùng xây dựng lại quê hương đổ nát sau chiến tranh.

   Bài này lúc đầu được đăng trên báo Giải phóng Sài Gòn nhưng sau đó lại bị cấm ngay vì âm điệu uỷ mị, nhuộm mùi tiểu tư sản không đúng với lập trường giai cấp của Nhà nước. Thế thì cụ thể nó sai ở chỗ nào mà CS lại cấm phổ biến? Thật ra, bài hát quả có chứa những nhóm từ chan chứa tình người như: "từ đây người biết yêu người,  từ đây người biết thương người...v...v..." nhưng thực tế phũ phàng nó diễn tiến ra sao thì sau năm 75 cả nước đều biết, đặc biệt là đám dân tị nạn của chúng ta.

Tôi còn nhớ, năm đó còn bị giam trong trại tù Long Khánh hay thành Ông Năm? và đang giữ chức Quản ca, trưởng ban văn nghệ của trại. Vớ được ca khúc tình cảm mới sáng tác của VC, được chuyển lậu từ ngoài vào, mừng húm tôi bèn xin phép "Trên" để hướng dẫn các bạn tù trình diễn thi đua trong dịp Tết. Ban quản giáo trại bèn gạt phăng và không hề giải thích lý do. Có một điều lạ , lúc đó bản nhạc tuy bị cấm ở trong nước nhưng lại được nước Nga trân trọng dịch ra tiếng Nga, tặng ông một giải thưởng và được con gái ông lãnh hộ.

   Bây giờ mời quý vị thưởng thức lại bài "Mùa Xuân Đầu Tiên" của nhạc sỹ Văn Cao, nội dung có ẩn dấu một tấm lòng nhân hậu, được sáng tác vào lúc cuối đời, có thể cũng là bài cuối cùng của một nghệ sĩ thiên tài nhưng bất hạnh.
https://www.mediafire.com/download/7ds0yt4k1gytdmq
Nguyễn ngọc Đường
         
Back to top
« Last Edit: 12. Feb 2018 , 18:39 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #126 - 10. Feb 2018 , 18:14
 
Nhạc Đường Xa
      Đây là bản nhạc thứ ba của Thầy tôi, Nhạc sỹ Phạm Duy Nhượng, đã sáng tác trong thời kháng chiến chống Pháp. Hai bản nhạc đầu tiên Chiều Đô Thị (Cười đổ kinh thành) và Say Thuốc Lào, quý vị đã nghe tôi hát rồi. ”Nhạc Đường Xa” là bản cuối cùng tôi hân hạnh được mời quý thân hữu cùng  thưởng thức.
Thật ra còn bản nhạc thứ tư nữa có tựa đề là “Tà Áo Văn Quân”. Tuy nhiên bản này có nhiều danh ca đã trình diễn trên sân khẩu nên tôi chạy, sợ hát tệ quá làm sư phụ buồn.
Nhạc phẩm NĐX là một hành khúc có tác dụng kích thích lòng yêu nước của đám thanh niên, thanh nữ, thúc dục họ rủ nhau lên đường đi kháng chiến chống ngoại xâm.
     Hồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào tháng 12/46, cả nước khí thế bừng bừng, toàn dân già trẻ lớn bé, ai cũng muốn xông ra đường để đi đánh Tây cả. Phải công nhận bộ máy tuyên truyền của Việt Minh rất lợi hại và hiệu quả. Lúc đó tuy mới 15 nhưng máu tôi cũng đã sôi sục, muốn gia nhập bộ đội lắm. Nhưng sau đó vì thiếu tuổi và gia đình ngăn cản nên đành phải…nuốt giận, khăn gói theo dân Hà Nội đi tản cư, sống đời du mục cho đến khi tái ngộ với Thầy ở tỉnh Thái Nguyên.
    Thời gian này, ở khắp miền đất nước, các văn nghệ sỹ thi đua sáng tác những bản nhạc hùng, khuyến khích các thanh niên, thiếu nữ lên đường đi tòng quân hoặc về nông thôn tăng gia sản xuất. Riêng tôi, vừa nhát lại lười nên xin gia nhập đoàn văn nghệ do Thầy tôi làm trưởng đoàn, để hát hò, kịch cọt cho ấm cái thân và an toàn trên xa lộ.
    Các bài hát phổ biến dạo đó như Chiến sỹ VN, Bắc Sơn, Về đồng hoang, Đoàn lữ nhạc, Khởi hành, Ra đi khi trời vừa sáng…của các nhac sỹ Văn Cao, Phạm Duy, Đỗ Nhuận, Phạm đình Chương…đều được nồng nhiệt đón nhận. Thầy tôi cũng hăng hái tham gia bằng bài “Nhạc Đường Xa”, thai nghén trong lúc hướng dẫn đoàn đi lưu diễn.
    Gánh hát của chúng tôi khoảng chừng 17, 18 tài tử, bao gồm các thanh niên, thiếu nữ, cộng thêm một số bà già, con nít đủ loại hầm bà làng. Ngoài các đoàn viên, còn một lũ nồi niêu soong chảo, được mấy cụ bà lếch thếch gánh theo sau, để nấu nướng phục vụ cái dạ dầy cho cả đoàn. Tất cả, chủ yếu là di chuyển bằng lô ca chân, mạnh ai nấy đi như một toán quân bại trận, mất trật tự không có hàng lối gì cả.
     Qua một thời gian dài bụi đời, đoàn mua được một cỗ xe ngựa cũ rích của một nông dân, để Thầy tôi có chỗ ngả lưng, đỡ vất vả trong lúc di chuyển đường trường.
   Khu vực hoạt động của chúng tôi thuộc Liên khu Việt Bắc, gồm các tỉnh như Bắc kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang…Cư dân ở các nơi này thường là các dân tộc ít người như Thổ, Mán, Mèo, Nùng, Mường…Lúc đó, đường xá khắp nơi đều bị bom đạn phá hoại liên miên đầy những ổ gà hầm hố. Về miền quê thì lối đi khấp khểnh, phải trèo đèo lội suối băng rừng, phong cảnh chung quanh lúc nào trông cũng hữu tình nên thơ…Tuy nhiên, lúc bụng đói thì mọi vật hình như lại được bao phủ bởi một mầu sám sịt, u buồn ảm đạm.
   Ở miền Việt Bắc, khi di chuyển trong rừng, ta hay gặp những cây cầu bằng gỗ hay bằng tre cong cong, bắc ngang qua các con suối nhỏ xinh xinh. Hai bên cầu thường được thiên nhiên trang trí bằng những bụi hoa dại, đủ mầu sắc rực rỡ trông thật thơ mộng đáng yêu. Vó ngựa nện xuống sàn gỗ trên các nhịp cầu kêu lóc cóc, vang lên khi xa khi gần tạo nên một âm thanh gợi nhớ về một mái ấm, về những kỷ niệm nơi làng cũ quê xưa... Người trẻ tuổi bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn, vì không biết ngày nào kháng chiến mới thành công để được trở về gặp lại những người thân yêu trong gia đình êm ấm.
   Nhờ ngoại cảnh lúc nào cũng sương khói, mờ ảo  giống như những bức tranh thuỷ mạc nên bài Nhạc Đường Xa đã có những ca từ trong sáng, tượng hình và đẹp như mơ:
   “Kìa lóc cóc vó ngựa rung rinh trên nhịp cầu cong bên suối. Hoà tiếng hát với nhịp xe đưa ta cười đón gió phiêu lưu…”
   Thầy Trưởng đoàn ngự trên xe, có học trò ngồi cạnh cầm cương, vừa di chuyển vừa sáng tác những bản nhạc hùng và các vở kịch, nội dung ca ngợi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng.
     Nhạc phẩm Nhạc Đường Xa đã ra đời trong bối cảnh lịch sử hào hùng và nên thơ đó.
    Ca khúc được trình diễn bởi Thầy Đường và Trò Nguyễn kim Phương trên sân khấu Đại Hội Lê văn Duyệt, được tổ chức năm 2012 tại quận Cam.
Xin mời cùng thưởng thức bài hát lịch sử dưới đây.
https://www.mediafire.com/download/dfk1j67jfu148rt
Nguyễn ngọc Đường









Back to top
« Last Edit: 10. Feb 2018 , 18:16 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #127 - 10. Feb 2018 , 19:55
 
Người Thầy Cũ                                                                                                                                                                                                                                  Thái Nguyên là một tỉnh nhỏ, thuộc miền Trung du Bắc Việt, cái nôi của Cách mạng tháng tám, nay đã trở thành hoang tàn, đổ nát vì tiêu thổ kháng chiến.
    Vào giữa năm 1947, tôi gặp lại người Thầy cũ ở đây và trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Thầy tôi đang thành lập một đoàn Văn nghệ lưu động để phục vụ cho kháng chiến. Còn tôi, sau một thời gian dài chạy loạn, thất lạc gia đình, tứ cố vô thân đã trở thành người vô sản chân chính. Vì ngoài bộ quần áo đang mặc, tôi chỉ còn sở hữu những gì Thượng đế đã ban cho từ lúc mới sinh.😆
    Thái Nguyên năm 1939 có hai trường Tiểu học, một Nam và một Nữ. Thầy vốn là dân Hà nội, không hiểu sao lại lưu lạc lên đây để dạy lớp Nhất trường Nam tỉnh lỵ. Vì là tỉnh nhỏ nên đa số các thanh niên sống ở thị xã đều là học trò cũ của Thầy. Giữa lúc kháng chiến đang tới hồi ác liệt, nghe tin Thầy tuyển mộ tài tử để thành lập đoàn Văn nghệ, họ ùn ùn kéo đến và chỉ một thời gian ngắn đã tụ họp được khoảng 20 người vừa nam vừa nữ. Lúc đó các trường học đều đóng cửa, bỏ hoang tàn đổ nát . Đám thanh niên, thiếu nữ choai choai ở nhà chỉ ăn hại tốn cơm, đi bộ đội thì sợ chết, nên được tuyển vào đoàn là mừng húm, vừa được vui chơi, đàn hát lại ấm cái dạ dầy. Nhưng vấn đề ở đây là Nhà nước nghèo, chỉ trợ cấp được 1/2 lương thực, nghĩa là chỉ phục vụ một bữa ăn, phần còn lại mọi người phải tự túc.
    Thế là ban ngày, Thầy trò kéo nhau vào những trường học, nhà Thờ bỏ hoang để tập dượt, đàn hát. Chiều tối, ai nấy về nhà mình ăn ngủ cho khoẻ. Riêng Thầy trò tôi được ưu ái ăn 2 bữa và có chỗ ngủ vì ...nhà đâu mà về. Thầy tôi rất đa tài: viết kịch, soạn nhạc, vẽ tranh và kiêm luôn cả đạo diễn. Tôi có vài kỷ niệm vui vui khi theo đoàn đi lưu diễn.
    Trong đoàn, tôi thuộc loại cắc ké mới 16 tuổi, các anh chị khác đều sấp sỉ 20, còn Thầy đã 28 tuổi. Thầy biết tôi không có khiếu về Kịch nên ưu ái dành cho tôi vai Tây chết là dễ đóng nhất. Khi cần, tôi chạy ra giữa sân khấu, râu ria, mặt mũi đen thùi lùi, hét lên: Ô la la, chercher les congais. Ngay lúc đó, du kích nấp trong cánh gà bắn ra một phát, Tây lăn đùng ra chết, rồi chờ lúc thuận tiện, khán giả không để ý, bò từ từ vào bên trong là...thoát nạn. Cũng có hôm bị tổ chát, mấy cậu bé đứng gần sân khấu bất ngờ la lên: Ê Tây chết đang bò kìa làm cả rạp phá lên cười. Chao ôi, giây phút hạnh phúc đó làm sao tôi tìm lại được trên cõi đời này nữa.
    Về đàn hát, tương đối tôi khá hơn nhưng cũng kẹt chút chút. Trời cho tôi có giọng hát lẩm cẩm ở khoảng giữa, lên cao quá thì khé, phải gân cổ lên trông mất mỹ thuật, còn xuống thấp thì hơi rè có khi mất tiếng luôn. Khổ nỗi Thầy chỉ dạy tôi mấy thế bấm căn bản trên cây đàn guitar thôi, nếu xuống ton thì phải thay đổi các thế bấm, vất vả lắm. Tôi bèn có sáng kiến là xuống luôn cả 6 giây đàn cho tiện việc sổ sách.
    Đoàn Văn nghệ đi đến địa phương nào cũng được ủng hộ và hoan nghênh nồng nhiệt. Trong thời kháng chiến, nhân dân lao động cực khổ nhưng lại thiếu phương tiện để giải trí. Mới chập tối đã rủ nhau mắc mùng đi ngủ sớm vừa để trốn muỗi lại đỡ tốn dầu thắp đèn.Tôi nghĩ Thượng Đế thật công bằng, đâu đâu cũng thấy Luật bù trừ cả. Chiến tranh thì phải chết nhiều, đồng bào tôi nhờ đi ngủ sớm, đỡ tốn tiền mà lại sản xuất được nhiều tí nhau, có khi vượt...chỉ tiêu luôn.🤣
    Văn nghệ chỉ trình diễn vào ban đêm để tránh máy bay địch. Thường thường khi diễn đến nửa chừng thì ông Trưởng đoàn, Thầy tôi, bước ra chào đồng bào rồi ca bài con cá: Anh em nghệ sỹ chúng tôi tham gia vào đoàn vì tinh thần yêu nước và... không có lương lậu gì cả. Nhà nước còn nghèo, mong đồng bào ủng hộ để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động cho đến khi kháng chiến thành công. Thầy vừa dứt lời thì hai bên sân khấu xuất hiện hai nhóm nam nữ, nón mũ cầm tay, chia nhau đi từng hàng ghế để khán giả bỏ tiền vào ủng hộ.
    Sau khi khán giả đã về hết thì mùi cháo gà thơm lừng, điếc mũi bay ra từ trong bếp...Nhưng than ôi, tôi có bao giờ được xơi thịt gà đâu vì chỉ có tài tử chính mới được ngồi chung bàn với Thầy. Một con gà dù bự cách nào cũng không thể phục vụ cho gần...20 miệng ăn được. Vả lại, đóng vai Tây chết thì được húp cháo gà không người lái (không thịt) cũng là hạnh phúc lắm dzồi.
   Thế rồi ngày vui cũng qua mau và ngày buồn lù lù dẫn xác tới. Kháng chiến ngày càng trở nên khốc liệt, Tây nhẩy dù khắp nơi, đồng bào vừa chạy vừa sản xuất nên thiếu lương thực đâu còn dư để ủng hộ cho nghệ sỹ nữa. Không còn sự lựa chọn nào hơn, đoàn Văn nghệ bèn từ từ...dẹp tiệm. Các tài tử, một phần trở về với gia đình, phần khác gia nhập bộ đội, tất cả đều vì cái dạ dầy cả. Còn lại mấy Thầy trò tứ cố vô thân, đành bám víu lấy nhau để cầm hơi cho đến phút chót.
   Nhưng rồi có một ngày, một ngày chinh chiến... chưa tàn nhưng Thầy trò tôi...hết gạo. Buổi sáng hôm ấy, ngoài trời mưa bay lất phất, tiết trời... ảm đạm, Thầy từ bên trong bước ra buồn bã nói với chúng tôi: Thầy mới sáng tác một bản nhạc có tựa đề “Say Thuốc Lào” hát cho các anh nghe để giải sầu và cho...đỡ đói. Nội dung ca khúc  đại khái như sau:
  “Người đẹp tôi yêu có đôi bàn tay diễm kiều và một làn môi tươi thắm. Người đẹp tôi yêu, lấy chồng để tuyệt tình tôi, đời tôi tan nát rồi...Yêu em như ngàn chiếc ngai vàng. Yêu em như ngàn tiếng tơ đàn. Yêu em như ngàn bài thơ duyên. Yêu em như một viên... thuốc lào”🙄
   Thầy có tật nghiện thuốc lào, một loại thuốc hút đặc biệt của miền Bắc. Đó là một thứ lá đem phơi khô rồi dùng dao cầu cắt thành sợi nhỏ, ép lại thành những bánh thuốc. Khi hút thì dùng tay vê lại tạo ra những viên bi, cho vào nõ điếu cày hay điếu bát rồi châm lửa hút. Thường khi hút xong, rất dễ bị say thuốc, đôi khi té lăn đùng  ra, nhất là vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên, lúc nhả khói ra, Thầy lim dim con mắt và cảm thấy lâng lâng như bay bổng, như được lạc vào cõi...Thiên thai...
Ngoài Bắc có câu thơ diễn tả nỗi nhớ nhung của dân nghiện thuốc lào :
      Nhớ ai như nhớ thuốc lào
      Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
   Thầy than thở đã mất người yêu sau khi sáng tác bài này. Lý do lãng xẹt là lúc chấm dứt ca khúc, Thầy đã nổi máu tếu, âu yếm phang cho một câu: "Yêu em như một viên…thuốc lào" thì Nàng bỏ chạy là phải dzồi! Nhưng theo tôi có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là kinh tế suy thoái, hết gạo, nhìn nhau làm sao mà no được. Sau đó, Thầy trò đành ngậm ngùi chia tay mà không hẹn ngày trở lại.   
    Mãi đến thập niên 50, do một cơ duyên tôi được tái ngộ với Thầy ở Sài gòn và cũng là lần cuối cùng vì bệnh phổi của Thầy đã vào giai đoạn chót. Than ôi, Thầy yêu quí của tôi đã mất người yêu lại mất luôn cả mạng sống cũng chỉ vì có tí máu tếu (giống hệt tôi) và dĩ nhiên vì cả món...thuốc Lào. Năm Thầy qua đời mới có 48 tuổi, còn quá trẻ so với đệ tử Sugar.
   Thầy chính là nhạc sỹ Phạm Duy Nhượng, em của Thạc sỹ Phạm duy Khiêm và là anh của nhạc sỹ Phạm Duy. Suốt cuộc đời, Thầy chỉ sáng tác có 4 bản nhạc : 3 bản đầu tiên đã tuyệt tích giang hồ là Nhạc Đường Xa, Chiều Đô Thị, Say Thuốc Lào. Cả ba bài này tôi đã có dịp trình làng rồi. Riêng bản cuối cùng Tà Áo Văn Quân thì tôi chạy vì khó hát, tuy một số ca sỹ vẫn còn trình diễn lai rai.
    Hôm nay, người học trò năm xưa, thành kính thắp nén hương lòng để tưởng nhớ và tạ lỗi cùng Thầy vì đã không thể đến dự đám tang để đưa Thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đây xin mời cùng thưởng thức ca khúc "Say thuốc lào " do đệ tử  Sugar vừa đàn vừa hát, hy vọng không đến nỗi quá tệ.

https://www.mediafire.com/download/5garsl640i0rly0

Nguyễn ngọc Đường
      
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Phiếm Luận
Reply #128 - 12. Feb 2018 , 08:37
 
Trong mùa Lể Valentine và Tết năm nay , 3 chị em bà con , cựu nữ sinh LVD , em TvMs , Hữu Hanh , Bích Thu , chân thành cám ơn quý Thầy cô , tất cả  luôn hạnh phúc , bình yên và nhất là sức khoẻ 365 ngày nhé.
Hen hội ngộ trong FB.

happy-new-year line250 roses45 thanks.gif

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #129 - 12. Feb 2018 , 12:23
 
tuy-van wrote on 12. Feb 2018 , 08:37:
Trong mùa Lể Valentine và Tết năm nay , 3 chị em bà con , cựu nữ sinh LVD , em TvMs , Hữu Hanh , Bích Thu , chân thành cám ơn quý Thầy cô , tất cả  luôn hạnh phúc , bình yên và nhất là sức khoẻ 365 ngày nhé.
Hen hội ngộ trong FB.

happy-new-year line250 roses45 thanks.gif

Em TvMs

Cám ơn các em.Hẹn gặp nhau trong fb nhé.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #130 - 12. Feb 2018 , 21:47
 
"Thiên Thai"
       Hôm nay, xin mọi người tạm lánh cõi trần để cùng hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu du ngoạn cõi Thiên Thai, vui chơi với bầy tiên nữ xinh đẹp, quên đi những ưu phiền vô duyên trong đời sống. Văn Cao đã sáng tác ca khúc tuyệt vời "Thiên Thai" năm mới 18 tuổi, ở thành phố cảng Hải Phòng. Theo bố già PD, Văn Cao vốn nhút nhát, không bao giờ dám nói từ "Yêu" với người đẹp nên thường ôm hận trong tình trường, vì ở đời hiếm có chuyện cột đi tìm trâu lắm! Nội dung ca khúc có một câu khá lãng mạn, gợi cảm: "Thiên Thai, chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm..." Thì ra nghệ sĩ không có duyên được xơi đào thứ thiệt nơi trần thế, bèn vẽ cảnh thiên thai để hy vọng được thưởng thức đào tiên, thơm như múi mít chăng! Quả thật, thời nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thật giả hỗn độn rất khó phân biệt, kể cả những thực phẩm bầy bán lồ lộ ngay trước mắt mọi người. Nào là gạo nylon, khô mực cao su...biết đâu lại chẳng có đào plastic hay đào...silicon không biết chừng! Tuy nhiên, nhạc sỹ cuối cùng đã khôn ngoan lựa đào "ảo" trên mạng để thưởng thức, chắc ăn hơn lại khỏi tốn tiền mua.
  Theo như đánh giá của người trong nước thì Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn là ba cây đại thụ trong làng tân nhạc VN. Bàn về số lượng thì PD đứng đầu khoảng 1000 bài, TCS xếp hạng nhì 600 bài và hạng chót VC khoảng vài chục bài. Thế nhưng về phương diện tài hoa thì Văn Cao lại được xếp hạng cao trên cả hai đồng nghiệp.
  Thiên tài Văn Cao, tên thật là Nguyễn Văn Cao, sanh năm 1923 tại Hải Phòng, qua đời năm 1995 tại Hà nội. Đám tang của ông tại Thủ đô Thăng Long được nhà Nước và thân hữu tổ chức rất long trọng, vòng hoa phúng điếu chất cao như núi.
Nghệ sỹ quả là đa tài, vừa là văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, chiến sĩ và dĩ nhiên cả nhạc sỹ. Đặc biệt là nghề nào chàng cũng xuất sắc và để lại khá nhiều tác phẩm có giá trị cho đời.
  *Về Văn, ông đã viết nhiều truyện đăng trong Tiểu thuyết Thứ Bẩy lúc thiếu thời.
   *Về Thơ thì phong phú và đa dạng tiêu biểu như "Ai về kinh Bắc, Đêm Hà Nội, Năm buổi sáng không có trong sự thật..." Năm 45, ông được chứng kiến tận mắt cảnh dân chúng bị chết đói đầy đường, đã sáng tác một bài thơ lịch sử rất xúc động có tựa đề "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Sau này, năm 54 trong "Giai phẩm mùa Xuân" (Nhân văn Giai phẩm) ông đã làm bài thơ có tựa đề "Anh có nghe không ", ngụ ý chống lại sự kìm kẹp của Đảng, đòi văn nghệ sỹ phải được cởi trói để tự do sáng tác. Hậu quả là ông bị thất sủng, phải đi công tác lao động vất vả ở những miền khỉ ho cò gáy trong một thời gian khá dài. Cũng từ đấy, những sáng tác phẩm của ông bị cấm không được in ấn hoặc biểu diễn nơi công cộng, mãi cho đến năm 80 mới được tha Tào. Lúc đó, độc nhất chỉ còn bản "Tiến quân ca " vì là quốc ca nên mới thoát nạn mà thôi. Bài thơ đầu tay của ông, theo tài liệu có tựa đề "Một đêm lạnh trên sông Huế " sáng tác năm 40 nhân một chuyến đi chơi vào Nam.
  *Về hội họa, năm 42 nghe theo lời PD, ông lên Hà Nội theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, diện bàng thính viên và đã có nhiều họa phẩm nổi tiếng như "Cô gái dậy thì", "Sám hối", "Nửa đêm..." Vào hai năm 43,44, tranh sơn dầu của ông được triển lãm tại nhà Khai trí Tiến Đức Hà nội, đặc biệt họa phẩm có tựa đề "Cuộc khiêu vũ những người tự tử" đã làm chấn động dư luận, rất được mọi người tán thưởng. Nhưng than ôi, về phương diện tài chánh thì chỉ là con số không to tướng. Tranh không bán được, lúc túng thiếu, gia đình phải đem bầy ra trên các vỉa hè, thật thê thảm và đáng ngậm ngùi cho một thiên tài đã trao duyên nhằm tướng cướp.
  "Xếp bút nghiên làm... chiến sỹ" _ Cuối năm 44, ông được cán bộ Vũ Quý móc nối, đề cử ông làm trưởng "Đội Danh dự Việt Minh", có nhiệm vụ bảo vệ và giữ an toàn cho các đội viên tuyên truyền, đồng thời trừng trị những tên việt gian theo Nhật làm hại cho cách mạng. Văn Cao học võ từ năm 9 tuổi, đã nhiều lần thượng đài thi đấu và biểu diễn võ thuật. Các đội viên do chính ông tuyển lựa và huấn luyện. Lúc đó ông có nhiệm vụ phải thanh toán hai tên phản động là Võ văn Cầm ở Hà nội và Đỗ đức Phin ở Hải Phòng. Họ Võ cầm đầu đám thanh niên Đại Việt, thường hợp tác với hiến binh Nhật lùng bắt các thanh niên tham gia cách mạng. Đã bị cảnh cáo nhiều lần nhưng không hối cải nên bị đàn em ông hạ sát. Riêng Đỗ đức Phin, vốn là giáo viên mở lớp dạy tiếng Nhật và làm mật thám cho Nhật ở Hải Phòng thì do chính ông bắn bằng súng lục lúc đương sự đang hút thuốc phiện tại một tiệm ở đường Phan bội Châu.
Sau ngày quốc khánh 2/9, đội được giải thể và ông giao nộp lại vũ khí để trở về với nghề làm báo, làm thơ và sáng tác nhạc.
  "Văn Cao - Nhạc sỹ " _ Văn Cao là một trong những nhạc sĩ tiền phong, mở đầu cho nền tân nhạc Việt Nam. Ông đã tham gia trong nhóm Đồng Vọng gồm các nhạc sĩ Hoàng Quý, Canh Thân, Tô Vũ, Đỗ Nhuận...mà địa bàn hoạt động là thành phố Hải Phòng. Bản nhạc tình đầu tay sáng tác năm 16 tuổi là "Buồn Tàn Thu" rất nổi tiếng đã được bố già PD, trong gánh hát Đức Huy, phổ biển rộng rãi suốt từ Bắc vào Nam. Và bản nhạc cuối cùng của ông, "Mùa Xuân đầu tiên" được ra đời tại Sài gòn năm 76, có vấn đề nên không được phổ biến, nhưng sau đó lại được in tại Nga và được trả tác quyền là 100 rúp.
  *Về Tình ca, Văn Cao đã có hai nhạc phẩm xuất sắc để đời là "Thiên Thai" và "Trương Chi". Ngoài ra, hai ca khúc soạn chung với PD là Bến Xuân và Suối mơ cũng được nồng nhiệt đón nhận vì có âm điệu du dương ngọt ngào và ca từ thì  vô cùng lãng mạn.Riêng bài "Tiến quân ca" sáng tác cuối năm 44 tại Hà nội và được dùng ngay làm quốc ca của nước VNDCCH. Thật đáng tiếc, nội dung bài có một câu nghe rất sắt máu, kém văn minh: "Thề phanh thây uống máu quân thù..." hình như sau này đã được loại bỏ?
  *Về nhạc Hùng_ Trong kháng chiến, nổi bật nhất là bản "Trường ca Sông Lô", sáng tác năm 47 mà bố già PD đã phải nức nở khen là không thua những bản nhạc giao hưởng của phương Tây. Cũng trong thời gian này còn có thêm những bài hát đầy hùng khí thúc dục thanh niên ra mặt trận để chống xâm lăng như Chiến sỹ VN, Bắc Sơn, Không quân VN...v...v...
   Sau đây là một số nhận xét của các nhân vật đương thời:
Thi nô Tố Hữu: Văn Cao là một trong những nghệ sĩ hiếm quý, đã sáng tác những bản tình ca và nhạc hùng, đa số được nhân dân yêu thích trong thời kỳ kháng chiến.
*Trịnh Công Sơn: Nhạc của ông sang trọng như một ông Hoàng bay trên mây, còn nhạc của tôi thì bay la đà nơi giữa cõi con người.
*Phạm Duy: Văn Cao đã đưa nhạc tình thời 43,44
thoát khỏi những khuôn sáo cũ mèm.
*Đặng thái Mai: Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
   Năm 1996, sau khi ông giã từ cõi đời ô trọc được một năm, có lẽ nhà Nước hối hận nên đã ban thưởng hồi tố cho ông một số huy chương và bội tinh để ông thưởng thức trễ nơi tuyền đài lạnh lẽo. Ngoài ra tên của ông cũng được vinh danh bằng cách đặt tên cho những con đường tại các tỉnh lỵ suốt từ Bắc vào Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Sài Gòn, Huế...
   Năm 1947, Văn Cao kết hôn với bà Nghiêm Thúy Băng, có được năm người con gồm ba công tử và hai tiểu thư. Rất tiếc là cho đến nay, không thấy cậu ấm hay cô chiêu nào trong gia đình được thừa hưởng cái di truyền "nổi tiếng" của ông Bố cả!
  Để kết thúc bài viết, xin  mời tất cả cùng thưởng thức ca khúc "Thiên Thai ", sáng tác năm 1941 tại Hải Phòng, một tuyệt phẩm để đời của nhạc sỹ Văn Cao. https://www.mediafire.com/download/87b9cn6y0ygdmpy
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #131 - 13. Feb 2018 , 11:50
 
"Nương Chiều"
       Vào thập niên 40, lúc còn trẻ 15,16 tuổi, tôi thích hát những bài tiền chiến giầu tình cảm quê hương, đôi lứa của các nhạc sỹ Văn Cao, Đặng thế Phong, Đỗ Nhuận, Văn chung, Việt Lang…v…v… Tuy nhiên, nhạc phẩm của bố già Phạm Duy vẫn được tôi ưu ái hơn cả vì lời ca có văn, có chất lại có cả thơ tiềm ẩn bên trong.
"Nương Chiều", một ca khúc dễ thương của PD sáng tác năm 47, mời ta thưởng thức một hoạt cảnh nên thơ nơi biên khu Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp. Chiều về, hoàng hôn dần xuống, từ mái nhà sàn toả lên vài cụm khói xanh lam. Đây đó trên triền núi chơi vơi, thấp thoáng vài con trâu gõ mõ, lững thững theo sau mấy sơn nữ đang kĩu kịt gánh lúa về bản. Xa xa, những nàng Thổ thơ ngây, mấy em Thái trắng nõn nường, vui đùa hồn nhiên trong dòng suối tinh khiết, uốn khúc dưới chân đồi. Mọi người đều xiêm y thoải mái phảng phất giống như bà Eva, khung cảnh thật tình tứ lãng mạn y chang một bức tranh thuỷ mạc.
   Ca khúc "Nương Chiều" do Đức Tuấn trình diễn trong dvd "Ngày Trở Về", đã được nhạc sỹ Phạm Duy trân trọng thực hiện lần đầu tiên tại thủ đô Hà nội. Chính Bố già, mình ên làm MC từ đầu đến phút chót trong đêm đại nhạc hội, với sự phụ hoạ tuyệt vời của dàn nhạc giao hưởng hùng hậu mà nhạc trưởng do một người nước ngoài điều khiển.
   Đêm hôm đó trong hậu trường, mấy cháu nhi đồng nhõng nhẽo hỏi Bố già: Ông ơi, "mái nhà sàn thở khói âm u"  thì chúng cháu tưởng tượng ra được, chứ còn "cô nàng về để suối tương tư" thì quả là khó hiểu, ngoài khả năng của chúng cháu, xin Ông giải thích hộ. Ông bèn chậm rãi vuốt mái tóc bạc phơ, mỉm cười, mắt mơ màng xa vắng: Ối dào, các cháu còn nhỏ nên mới thét mét vớ vẩn như thế, cứ về hỏi Cha Chú là biết liền hà! Thôi thì Ông cũng chiều, bật mí một tí để thoả mãn sự tò mò của các cháu yêu nhá. Ở miền Việt Bắc, các dân tộc ít người như Thổ, Mán, Thái, Mường...có thói quen khi tắm suối thường để nguyên tấm thân mộc mạc tự nhiên với y phục mà Thượng đế ban cho từ lúc mới sanh để khỏi vướng víu và đỡ...hao vải! Thế rồi, sau khi đã uốn éo nô đùa thoả thích với suối nước thiên nhiên, lúc trở về các bông hoa rừng sẽ được nàng Suối nhớ hoài đến cái toà thiên nhiên mê hồn của mình và điều này cũng là logic thôi, có gì mà khó hiểu, hả cháu cưng? Theo Ông, không những nàng Suối tương tư mà cả núi đồi rừng lá chung quanh cũng phải bâng khuâng lưu luyến nữa đấy. Để cho bức tranh được đầy đủ và hoàn mỹ, Ông mạn phép nhạc sỹ họ Phạm, thêm vào một câu nữa cho đủ hai câu thơ lục bát : " Nàng về để suối tương tư. Núi đồi ngơ ngẩn, lá rừng bơ vơ."
  * Nhạc cảnh "Nương Chiều" _  Nhạc sỹ Phạm Duy qua đời đã mấy năm mà không nghe thấy hội đoàn hay cộng đồng nào có lòng tưởng nhớ đến đương sự, làm đám giỗ hay tổ chức một chút gì để kỷ niệm cả, thật đáng buồn cho cố nhạc sỹ và gia đình. Cả một đời tận tuỵ hy sinh, đem tim óc ra cung cúc phục vụ nhân dân mà khi nằm xuống đã không kèn không trống tiễn đưa, lại còn bị bỏ quên một cách tàn nhẫn phũ phàng. Thế gian quả là vô tình và người đời đúng là bạc như vôi!
   Ngẫm lại, trong những buổi văn nghệ do hội ta tổ chức từ trước đến nay, quý em thường hay trình bày bầy những ca khúc của Phạm Duy và ngay cả tôi cũng thích hát những sáng tác của đương sự để post trên diễn đàn. Thật ra ngoài giá trị đích thực của tác phẩm mà mọi người đều công nhận, riêng với tôi, mỗi bản nhạc còn phảng phất chứa nhiều kỷ niệm vui buồn trong suốt thời gian tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ năm xưa. Thôi thì để phần nào an ủi và nhớ ơn thiên tài PD, tôi để nghị Thầy Trò mình sẽ đem một tác phẩm nào đó của đương sự trình diễn trên sân khấu qua hình thức một nhạc cảnh vào dịp thuận tiện, để cố nhạc sỹ được mỉm cười nơi suối vàng an lạc, quý em trong ban văn nghệ nghĩ sao?
   Tôi gợi ý là nhạc cảnh "Nương Chiều", có thể được dàn dựng để trình diễn với sự đóng góp tài năng và nhiệt tình của toàn thể quý em trong ban Văn nghệ. Đại khái nội dung và đồ nghề chỉ giản dị như sau: một nhà sàn nho nhỏ tượng trưng sẽ được dựng trên sân khấu hoặc được vẽ bằng vài nét chấm phá trong một bức tranh dùng làm nền cho hoạt cảnh. Đôi em gái duyên dáng hoá trang thành những cô Thổ gánh lúa diễu qua diễu lại, một em gái nhưng... đẹp trai, cao ráo hiên ngang bận đồ dân quân, đứng ôm súng chờ giết giặc, vài ba em mảnh mai thon thả hoá trang thành các nàng Thái trắng với xiêm y miền núi kiểu...con nhà giầu, vùng vẫy tắm cạn trong một phao cao su được bơm sẵn, à mà quý nàng nhớ thoa phấn nhiều nhiều cho khán giả lác mắt. Còn Thầy Sugar hoá trang thành cụ Mán, quấn khăn đeo vòng bạc, đứng ngây ngô ở một góc, tay cầm mic, lả lướt với bài Nương Chiều của Bố già. Chao ôi, cảnh tượng thật là sinh động tuyệt cú mèo, không còn chỗ chê. Tuy nhiên nếu được ban Tam ca MTV chiếu cố phụ hoạ thêm nữa mới là hết xẩy. Số là bài Nương Chiều, khúc đầu thì dịu dàng êm ái dễ hát, nhưng Điệp khúc thì nhịp điệu lại nhanh như ăn cướp làm ca sỹ theo hụt hơi hổng kịp, vất vả quá. Nếu được ban MTV phụ giúp phần này thì tôi khoẻ re và cám ơn quý Cô rất nhiều. Sau đây ở cuối bài viết, mời quý vị nghe thử bài Nương Chiều xem có đặng không, phần tôi thì đã cố hết sức rồi, nếu cố quá sợ Hội lại tốn... vòng hoa trong lúc kinh tế đang khó khăn!
  Trước khi chấm dứt bài phiếm, cũng xin nhắc nhở quý vị một lần nữa cho vui vẻ và...an toàn: chỉ có 10 bài hồi ký đầu tiên là tôi thành thật viết về cuộc đời đúng 100% thôi. Còn những bài phiếm, viết chơi sau này mục đích chỉ để mua vui, mua sức khoẻ, thỉnh thoảng chọc ghẹo tha nhân, tặng nhau những nụ cười vô tư, nghĩa là khi giả khi thật chập chờn... tuỳ hứng. Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, mong quý vị thông cảm, khi đọc hãy chịu khó phân biệt chỗ nào giả, chỗ nào thật và xin bỏ qua những phóng tác tếu nếu thấy vô duyên. Thú thật ngay cả nhạc cảnh mà tôi đề nghị ở bên trên cũng chỉ là...nói đùa trong một phút bốc đồng, tuyệt đối không nên đem thực hiện. Nếu quý em cứ... liều mạng đem ra để bêu xấu thì tôi sẽ khăn gói trốn qua tiểu bang khác cho khoẻ đấy. https://www.mediafire.com/download/dbohmh8a5sdbi2g
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #132 - 13. Feb 2018 , 20:59
 
"BÀI THÁNH CA BUỒN" 🌲
      Hàng năm, cứ vào mùa Giáng sinh, tuy là người ngoại đạo nhưng tôi rất thích nghe nhạc phẩm "Bài Thánh Ca Buồn" qua giọng hát của Elvis Phương. Nhạc sỹ Nguyên Vũ đã sáng tác bài này năm 72 để kỷ niệm mối tình đầu lúc ông mới 14 tuổi, khi còn cư trú nơi thành phố hoa đào Đà Lạt. Lời ca của bài hát thật ngọt ngào, lãng mạn làm thổn thức bao con tim của những người đang yêu nhau vào ngày Chúa giáng trần.
    Những nhóm từ như "...Áo trắng em bay như cánh thiên thần. Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân...", nghe sao mà tượng hình, tượng thanh và tình tứ thế! Giời ơi, được hôn  nhau say đắm dưới tượng Chúa cao sang, môi ngọt lịm như mía lùi và thơm phức như kẹo chocolat của vương quốc Bỉ thì sau đó có rớt xuống ngay hoả ngục cũng là... được rồi, đâu còn gì để luyến tiếc nơi cõi trần nhiễu nhương này nữa!
    Nhạc sỹ Nguyên Vũ, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sanh năm 44 tại Hà nội. Ông chơi được nhiều loại nhạc cụ như guitar, harmonica, piano. Suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt, năm 58 chuyển về Sài Gòn và bản nhạc đầu tay ra đời năm 65, có tựa đề "Loài chim biển".
    Sáng tác của ông không nhiều nhưng rất nổi tiếng về những bài ca có chữ "cuối" ở tựa đề như "Lời cuối cho em", "Bài cuối cho người tình", "Nhìn nhau lần cuối".
Hiện nay ông sống tại Sài gòn, mở lớp dạy nhạc ở Quan Thánh quận Tân bình, và thỉnh thoảng đem bán các nghệ phẩm của mình cho các trung tâm ban nhạc.
Mời quý bạn cùng thưởng thức ca khúc "Bài Thánh Ca Buồn" để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới. Đồng thời cũng để nhớ mãi những nụ hôn say đắm, ngọt ngào dưới tượng Chúa cao sang ngày nào. https://www.mediafire.com/download/6os6vzezretdjmj
Nguyễn ngọc Đường




Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #133 - 13. Feb 2018 , 21:30
 
"Giáng Sinh đầu tiên" 🎄
   Sau 5 tháng trong trại tị nạn, vui chơi tắm biển thoải mái bên bờ biển Songkhla-Thái Lan, hai bố con được di chuyển đến Bangkok, chờ ngày lên chuyến máy bay lịch sử để vào Mỹ quốc, quê hương thứ hai của chúng tôi sau này. Cháu Ngọc  Minh lúc đó mới 14 tuổi. ✈
   Tháng 10 năm 1980, chúng tôi bước chân vào nước Mỹ trên chiếc máy bay DC 10, chuyển máy bay tại thành phố San Francisco và đã tới tiểu bang Virginia cùng ngày. Chúng tôi đã sống ở đây một thời gian khoảng 4 tháng với gia đình cô em gái, người bảo lãnh Bố con tôi vào xứ Cờ Hoa. 🇱🇷
    Chao ôi, những ngày đầu tiên nơi xứ lạ, nhớ gia đình thật khủng khiếp. Thằng con thì được Chú nó sắp xếp cho đi học ngay. Còn tôi thì suốt ngày đi ra đi zdô thở dài thở ngắn, không biết giờ này vợ và hai con gái ra sao và ngày nào gia đình mới được xum họp đầy đủ, thật là thương nhớ "cực kỳ"...
    Tháng 12 năm đó, hai bố con đã may mắn được hưởng Lễ Giáng Sinh đầu tiên, có tuyết rơi lạnh lẽo nơi quê người ở bên này bờ đại dương, cách xa nước VN yêu dấu cả 30 ngàn cây số. Hôm đó, tại cảng Newport News VA, dàn nhạc giao hưởng của Hải quân đã trình diễn trong một cái mall, những bản nhạc Giáng sinh tuyệt vời, làm Bố con tôi ngơ ngẩn như Mán về thành. 🎻
    Cũng tại thành phố này, thùng quà đầu tiên đã được gửi từ Mỹ về Sài Gòn cho vợ và hai con gái yêu, đang sống vất vả nơi quê hương, mong mỏi từng ngày để chờ phút giây đoàn tụ.
    Mùa Giáng sinh năm nay (2017) nghĩa là 37 năm sau, mời quý vị thưởng thức bài "Đêm Thánh Vô Cùng" do thuyền nhân Thầy giáo trình bầy với dàn nhạc karaoke, nhân dịp Lễ GS thứ 37 của gia đình tôi tại nước Mỹ, quê hương thứ hai của  những người đã bỏ nước ra đi.
    Vinh danh Thiên Chúa trên Trời
    Bình an dưới Thế cho người thiện tâm.

  Mời click vào link dưới đây để download và thưởng thức bài hát Giáng sinh bất hủ.
https://www.mediafire.com/download/s1lvl63fn11onta
Nguyễn ngọc Đường



Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #134 - 13. Feb 2018 , 22:09
 
”Chiều"
       Nhân dịp mùa Xuân sắp tới, mời quý thân hữu thưởng thức nhạc phẩm "Chiều", thơ Hồ Dzếnh, phổ nhạc Dương thiệu Tước, để cùng thổn thức, nhớ về quê hương yêu dấu mãi tận bên kia bờ đại dương.
   Hồ Dzếnh là một nhà Thơ, nhà Văn nổi tiếng của Việt Nam với những tác phẩm tiêu biểu như "Quê ngoại", "Chân trời cũ".... Đặc biệt Thơ Lục Bát của thi sỹ đã được nhà thơ kiêm triết gia Bùi Giáng đánh giá là tuyệt vời trên cả Nguyễn Du đấy! Ông đã dám khẳng định: Là người Việt Nam, không đọc Nguyễn Du còn được chứ không đọc bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Dzếnh thì là...hổng được ! Tiện đây mời quý vị thưởng thức nguyên con bài "Rằm tháng giêng" của thi sỹ người Minh Hương và cũng để  thoả lòng mong ước của đại thi sỹ Bùi Giáng nơi bên kia thế giới.
     "Rằm tháng giêng"
Ngày xưa còn nhỏ...ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc, lên chùa dâng nhang,
Lòng vui quần áo xênh xang
Tay cầm hương nến, đinh vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
Lòng thành lễ vật đầu niên:
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng
Chị tôi phụng phịu má hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan ngoài mái chị ngồi
Chị nghe đoán thẻ chị cười luôn luôn
Quẻ thần, thánh mách mà khôn
Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều!
Chị tôi nay đã xế chiều,
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ.
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
Chỉ hơi thấy vắng trong hồn 
It nhiều hương phấn khi còn ngây thơ.
Chân đi, đếm tiếng chuông chùa                        
Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về.
* Trời ơi, chỉ nguyên đọc câu cuối cùng của bài thơ cũng đã làm tôi xúc động muốn khóc rồi. Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp, dù vui hay buồn, nhưng tất cả đã thuộc về quá khứ! Và người cao tuổi thường trân quý những gì đã qua đi... vì hiện tại thì sức tàn, còn tương lai thì... đâu có mà mơ ước. https://www.mediafire.com/download/5ca60h2vc5d2idw
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 
Send Topic In ra