Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Phiếm Luận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 8 9 10 
Send Topic In ra
Phiếm Luận (Read 20416 times)
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #135 - 14. Feb 2018 , 04:32
 
"Nắng Thủy Tinh"
         Tôi vốn là con người chân chất, hiền lành nên không muốn vướng vào những vấn đề có thể gây tranh cãi linh tinh, sợ hao tổn mình vàng. Mục đích hát hò viết lách chỉ để mua sức khỏe, mua vui mà lại "vô tư " nhận được cái búa của tha nhân thì nghĩ cũng tội nghiệp. Cuộc đời ngắn ngủi, riêng tôi đâu còn bao lâu. Chỉ đặc biệt Bố già PD, vì là em của "Thầy" nên mới dám đem ra bóng đèn để soi và mao tôn cương một tí cho vui. Còn Văn Cao thì vô thưởng  vô phạt, kẻ thương thì nhiều, người ghét chỉ lưa thưa nên tương đối an toàn. Nhưng với cố nghệ sỹ Trịnh Công Sơn thì lại khác vì nhậy cảm lắm. Vào rồi không dễ tìm được lối ra, như bát quái trận đồ, bút sa gà chết như chơi. Tôi phải nói vòng vo như vậy mục đích chỉ để khỏi dính đến món chính chị chính em và bây giờ xin mạn phép được bàn sương sương về cái mục văn nghệ văn gừng của họ "Trịnh". Cũng xin thưa, tài liệu viết về nhạc "Trịnh" cũng giống như của Bố già, như rừng ở trên mạng, tha hồ mà tham khảo. Riêng tôi, vì thất nghiệp nên chịu khó đọc, thu góp một số nhận xét chung chung, thêm chút mắm muối cho đậm đà để viết chơi. Quý thân hữu nếu thấy dễ thương thì mời cùng thưởng thức. Tuy nhiên nếu có điều chi không vừa ý cũng xin bỏ qua, kẻ hèn thành thật cám ơn.
   Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sanh năm 1939 tại Ban mê Thuột- Đắk Lắk, từ giã cõi đời năm 2001 tại Sài Gòn. Ông học trường Trung học Jean-Jacques Rousseau và tốt nghiệp Tú Tài Tây ở đây. Năm 18 tuổi, trong lúc luyện judo, ông bị té và phải nằm liệt giường đến 2 năm. Khoảng thời gian này nhờ đọc sách nghiên cứu về Triết, Văn và tìm hiểu về Dân ca nên ông phát hiện được là đã có một đam mê tiềm ẩn trong mình từ lâu, đó là âm nhạc.
   Bản nhạc đầu tay là tình khúc "Ướt mi", do nhà xuất bản An Phú trình làng năm 58 và ca sỹ Thanh Thúy hát lần đầu tiên. Tuy nhiên, sau này ông được nổi tiếng là nhờ sinh hoạt văn nghệ cặp đôi cùng với ca sỹ Khánh Ly tại "Quán Văn", một địa điểm khiêm tốn trong khuôn viên trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Theo bố già PD, chính ca sỹ KL, đã như một hỏa tiễn, đưa ca khúc của ông đi phổ biến khắp phương trời.
   Năm 61, theo tài liệu, ông trốn nhập ngũ bằng cách vào trường Sư phạm Quy nhơn, học môn Tâm lý giáo dục, sau đó dạy ở trường tiểu học Bảo lộc Lâm Đồng. Gia tài âm nhạc của ông khoảng chừng 600 ca khúc, đại khái chia làm nhiều thể loại: Tình ca, Thân phận con người, Quê hương, Phim ảnh, Trẻ con, Cách mạng và Phản chiến.
   Như đã tâm sự ở trên, để tránh nhức đầu, tôi chỉ nặng về "Tình ca" của nhạc sỹ, còn thể loại khác chỉ xin thoáng một chút cho có lệ. Ông quả là một nghệ sĩ đa tài vì ngoài nhạc phẩm, ông còn làm Thơ và để lại cho đời một số bức tranh có giá trị.
"Tình ca" _ Đây có thể nói là đất dụng võ, sở trường nhất của ông. Ca từ trong tác phẩm rất mới lạ, xài một số ngôn từ riêng, không giống các nhạc sĩ đàn anh tiền chiến. Những nhóm từ quyến rũ như: thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...đã làm say mê đám sinh viên học sinh. Rồi cũng không kém phần lôi cuốn với những câu: tình yêu trái phá, con tim mù lòa, vết thương mở rộng...Nói chung, nhạc tình của ông nghiêng về cõi buồn, chán chường, tuyệt vọng, cô đơn...vì Chúa, Phật đều rủ nhau đi chơi chỗ khác, bỏ rơi loài người nơi trần thế ô trọc. Có người nhận xét: nhạc của ông nghe như tiếng thở dài của thời đại.
Một số tác phẩm của ông được dân Nhật biết đến qua sự trình diễn của Khánh Ly bằng cả hai thứ tiếng Nhật và Việt như "Diễm xưa", "Ca dao mẹ ", "Ngủ đi con". Riêng bài sau cùng đã được phát hành đến 2 triệu đĩa nhựa.
    Những bản nhạc chan chứa tình cảm yếm thế, cô đơn, ngậm ngùi như: Sương đêm, Ướt mi, Tình nhớ, Hoa đào mấy độ...đôi khi còn pha một chút Triết lý như Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa... tất cả đều được đa số giới trẻ nồng nhiệt đón nhận.
   Nói chung, ca từ của ông giản dị, nhạc điệu nhẹ nhàng dễ hát, dễ nhớ nhưng lại có chiều sâu thường thấm vào lòng người. Ca sỹ Thanh Tùng đã tặng một câu chắc làm ông nở mũi nơi suối vàng: TCS là người viết tình ca hay nhất thế kỷ!
   Sau đây là một số nhận xét của các đồng nghiệp lúc đương thời.
Phạm Duy: Âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực. Nhạc, Lời và hồn Thơ trộn lẫn, nghe lãng đãng mơ hồ...
Văn Cao: Trịnh Công Sơn là người của thơ ca vì nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân biệt cái nào là chính cái nào là phụ...
Nguyễn đình Toàn: Tình ca của ông không có hạnh phúc, còn quê hương thì đổ vỡ tan hoang...
Nguyễn Xuân Khóat: TCS viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra...
Trần đăng Khoa: TCS là nhạc sỹ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đâu cũng thấy người ta hát ca khúc của anh, ở mọi ngõ ngách xó xỉnh và cả ở hải ngoại!
Frank Jerke : Nhạc Sơn rất đặc biệt, bài nào cũng chỉ vài nét phất phơ như nhạc trẻ con, nghe là nhớ ngay. Tuy nhiên ông đã đạt được đỉnh cao của nghệ thuật là sự giản dị.
"Một thoáng về các thể loại khác"_
* Thân phận con người _ TCS thú nhận đã bị ám ảnh bởi cái chết từ lúc còn trẻ nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát về số phận con người. Ông cũng bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và chủ nghĩa siêu thực của Tây phương..
Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ"...Riêng bài "Một cõi đi về " còn có hơi hướng của Thiền.
* Quê hương _ Ông để lại một số tác phẩm viết về quê hương như "Chiều trên quê hương tôi", "Chưa mất niềm tin"...
* Phim ảnh_ Ông là diễn viên trong phim "Đất khổ", đạo diễn Hà thúc Cần (74). Viết nhạc phim "Cánh đồng hoang "
*Nhạc trẻ _ Một số bài viết cho trẻ em trong tập "Nhạc cho con" như "Em là hoa hồng nhỏ", "Mẹ đi vắng"...
*Cách mạng _ Sau một thời gian bị cấm, đầu thập niên 80, ông viết "Em ở nông trường, anh ra biên giới", "Ánh sáng Mạc Tư khoa"...
*Nhạc phản chiến - Khoảng thời gian 65-66, ông cho ra đời "Ca khúc da vàng", tiếp theo là những ca khúc như: "Gia tài của mẹ", "Cho một người vừa nằm xuống", "Đi tìm quê hương"...Có người nói nhờ dòng nhạc phản chiến mà ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt lúc chiến tranh ở vào giai đoạn chót!
*Phần Tếu _Bây giờ, để thư giãn, mời quý thân hữu thưởng thức phần "mao tôn cương" của Thầy Sugar. Cũng xin nhắc nhở, đây chỉ là viết chơi, rất chủ quan, bàn khơi khơi, không chọc ghẹo ai, xin đừng nổi hứng cho kẻ hèn xơi búa hay guốc thì rất cám ơn.
   Về đời sống tình cảm, Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo trong giới nghệ sĩ sáng tác. Trên giấy trắng mực đen, người tình của đương sự có tới tám chín người đẹp, vừa ở trong nước vừa sống ở nước ngoài. Cái đặc biệt của ông là yêu thì nhiều nhưng hổng chịu cưới vợ. Về con vương con vãi, nếu có, cũng không thể kể ra vì thiếu thông tin. Vả lại, chẳng nên thét mét làm gì, các cụ có phán là: đàn ông chưa vợ như cái gậy thằng ăn mày, bạ đâu cũng... biết đâu mà mò, mà đếm.
  Mối tình đầu, được kể như tình bạn chính là ca sỹ Khánh Ly. Đó là mối tình đẹp, thanh cao, kết hợp với nhau vì nghệ thuật. KL tâm sự: đi hát với anh cả 10 năm trời không có đồng xu cắc bạc nào nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được hát những ca khúc của anh. Người tình kế là một thiếu nữ xinh đẹp người Nhật, đã làm luận án tiến sĩ về âm nhạc TCS, sắp tiến tới hôn nhân thì tan vỡ vì phong tục tập quán của người Nhật, nghệ sỹ không kham nổi nên bỏ cuộc. Người tình thứ ba là Dao Ánh, người trong mộng của ông. Đây chính là bóng hồng trong ca khúc "Diễm xưa ". Thật ra, ban đầu ông yêu chị cô là bà Ngô Vũ Bích Diễm, nhưng sau đó lại vớ vẩn với cô em gái, cuối cùng thì xôi hỏng bỏng không. Người tình thứ tư chính là ca sỹ Hồng Nhung, trẻ đẹp lại hát hay nhưng cũng chỉ yêu đương vòng ngoài mà không tiến thêm một bước nữa. Người tình thứ năm là V.A, cô đã có mặt bên cạnh ông trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
   Sau năm 75, ông đã dự tính lập gia đình với hai người nữa, không hiểu sao cũng không thành công. Một cô khác ở Hà Nội cho biết rất yêu ông. Cô kể lại lần đầu tiên hẹn hò gặp nhau, cả hai đều run rẩy ngượng ngùng vì cùng nhận ra là cô còn quá trẻ mà ông lại hơi... cao tuổi. Cũng chưa hết, Hoàng Anh, người được ông yêu, đã thổ lộ là tình cảm dành cho ông rất trân trọng: Cô tưởng nhớ bằng cách để ảnh ông luôn trong phòng ngủ mà chồng cô không hề thắc mắc. Thì ra phu quân đã hết sức tôn trọng đời sống riêng tư của vợ, kẻ hèn rất khâm phục.
   Một cách tổng quát, Trịnh Công Sơn được rất nhiều người đẹp ưu ái, ông quả là con người may mắn. Ngoài những người tình lộ diện, ông còn khá nhiều người thương nhưng âm thầm trong bóng tối. Lúc tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều phụ nữ còn đòi được để tang cho trọn tình trọn nghĩa.
*Phần chót _ Theo thiển ý, tuy Trịnh Công Sơn được nhiều người hâm mộ, thương mến nhưng ông không có duyên được thụ hưởng một hạnh phúc đích thực. Lý do là nghệ sỹ không có một mái ấm gia đình, nói nôm na là không có vợ. Tôi đã lục tìm trong trí nhớ cả mấy trăm nghệ sỹ mà không phát hiện được người nào trong suốt cuộc đời mà đã... không lấy vợ. Dĩ nhiên có nhiều nghệ sỹ đã trải qua những tình huống như mồ côi vợ, góa vợ, vợ bỏ hay bỏ vợ...nhưng tối thiểu cũng phải qua một đời vợ đã. À mà ngay cả những vị tu hành thiếu gì người khoác áo Thầy tu mà vưỡn có vợ. Nổi tiếng không thua gì đức Đạt Lai Lạt Ma là sư ông Thích Nhất  Hạnh, vẫn có vợ phây phây và nghe đâu như có cả con nữa thì phải.
    Trong những năm cuối đời, ca sỹ Hồng Nhung là người gần gũi và được ông ưu ái nhất. Chính ông thổ lộ là thân nhau quá mức đến nỗi không còn biết gọi bằng...gì nữa. Lẽ ra, đây chính là cơ hội bằng vàng để ông êm ái gọi cô là "Vợ " cho tiện việc sổ sách! Ông đã không thông cảm vì người đẹp Hồng Nhung phải nghĩ đến tương lai chứ, đâu có phí tuổi xuân để chờ ông mãi được. Thế là cô bèn đi lấy chồng để ông trơ mắt ếch ra, vô duyên thì đành chịu vậy.
Đã có lần, cô em gái tiết lộ, ông sửa soạn kết hôn với một phụ nữ ở bên Pháp, nhưng với điều kiện hơi bất thường nên cô nàng bèn rút lui. Lý do kỳ cục thế này: ông đề nghị lễ cưới xong, hai người sẽ ở riêng phòng nhưng bên cạnh nhau, và lúc cần...mới gặp nhau. Ối dào, biết ai cần ai không cần, cần cái gì và ở thời điểm nào, có... mật khẩu hay không? ngộ nhỡ ông Yes tôi No hay trái lại thì sao? Người đẹp ngỡ ngàng với cái sáng kiến lẩm cẩm này bèn tan hàng kiếm chồng khác cho khỏe.
    Bây giờ tôi mạn phép đưa ra một nghi vấn: TCS có phải là một người bình thường không? Về ngoại hình, tuy ông hơi ốm nhưng đi ta bà khỏe, hát khỏe, đâu có thiếu hơi. Ông chỉ uống rượu hơi nhiều và theo tài liệu thì mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, gan, thận...Tuy nhiên, tôi lại nghĩ, có thể ông có vấn đề về hormone chăng?
   Gần đây khoa học đã chứng minh, qua mấy ông quảng cáo bán thuốc trên đài là mọi hậu quả do "Hỷ Nộ Ái Ố" của ta, đa số đều bị ảnh hưởng của hormone cả. Đại khái như yêu, ghét, giận hờn, ganh tị ...cho đến bất lực...v...v...đều có chung một thủ phạm gây ra là hormon đấy! Tuy nhiên hậu quả tốt xấu đều tuỳ theo loại hormone. Thí dụ khi "yêu" thì hormone lạc quan sẽ nẩy sinh khiến ta nhìn đời qua lăng kính mầu hồng. Còn "giận hờn", nếu là phụ nữ thì hormone xấu tiết ra làm hại đến nhan sắc, còn đàn ông thì sẽ bị giảm thọ...v...v...Giời ơi, nếu tôi phải giải thích từng chi tiết chắc phải cả quyển sách mới đủ chỗ, xin hẹn quý thân hữu vào một dịp khác thuận tiện hơn.
Sau đây để thư giãn, vì bài viết hơi dài, mời cùng thưởng thức ca khúc "Nắng Thủy Tinh " do lão ca sỹ Sugar trình diễn. https://www.mediafire.com/download/8b6kdy758qkb9ao
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Phiếm Luận
Reply #136 - 14. Feb 2018 , 05:16
 
“Em còn nhớ mùa Xuân"
    Một nghệ sỹ lão thành nổi tiếng về nhạc Dân tộc, đã nhận xét về lời ca của các nhạc khúc như sau: Trong địa hạt tân nhạc, có ba nhạc sỹ đặt lời ca hay nhất cho các tác phẩm là Phạm Duy, Ngô thuỵ Miên và Lê Thương. Dĩ nhiên đây chỉ là sự đánh giá rất riêng tư của đương sự. Theo thiển ý, để được  công bằng, nên thêm nhạc sĩ Trịnh công Sơn vào cho vui vẻ cả làng. Nói đúng ra, cũng còn một số nhạc sĩ nữa, chưa chắc đã thua kém những nghệ sĩ đã nêu trên nhưng nhân tâm tùy... mạng mỡ, mỗi người mỗi ý, làm sao mà đánh giá thật chính xác để vừa lòng tất cả được!
   Hôm nay lại sắp đến Tết nguyên đán Mậu Tuất thứ 43 của những người xa quê hương. Tôi ngậm ngùi mời quý vị thưởng thức bài " Em còn nhớ mùa Xuân" của Ngô thuỵ Miên, chắc là hợp tình hợp cảnh!  Lời ca của bản nhạc thật dễ thương, tình cảm chan hoà, gợi nhớ bao kỷ niệm của một Sài gòn thời vàng son, linh động như những khúc phim, giúp ta trở về quá khứ với nhiều đau thương và cũng tràn đầy luyến tiếc.
https://www.mediafire.com/download/31u2idcou8fbp22
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 8 9 10 
Send Topic In ra