Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quán 8 Dzịt  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 40 41 42 43 44 45
Send Topic In ra
Quán 8 Dzịt (Read 39122 times)
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #615 - 22. Jan 2014 , 08:40
 
Ngố wrote on 19. Jan 2014 , 05:24:
Tặng quí chị Tám:


...


hi.hi.cám ơn Ngố nhiều nhang. các 8 bận đi vui Xuân , quên cả đường về D Đ....
Thôi 2 chị em mình ra vào phủi bụi cho đời thêm vui.

...

Hoa của em tặng dể thương quá. Hôm nay chị đang tung tăng bên bờ suối , để vào MXTDTV nè.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #616 - 24. Jan 2014 , 12:51
 


...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #617 - 24. Jan 2014 , 14:10
 
Mytat wrote on 24. Jan 2014 , 12:51:
...


Vui quá , hum ni có mợ Dzịt vào đây chúc cuối tuần.
Hy vọng tuần sau đón Xuân , mọi nhà , mọi người được như ý cả năm nhang.

...


relax , cứ tưởng tượng mình đang ngắm các cô chú  Dzịt xinh xinh  bơi lội trong hồ , chim hòa bình bay lượn trong  những áng mây ,và thấy đời mình hạnh phúc hơn, nha các mợ 8 .
TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #618 - 24. Jan 2014 , 16:41
 

...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #619 - 27. Jan 2014 , 09:20
 


Tuyển Tập Nhạc Tết Hải Ngoại Hay Nhất 2014 Xuân Giáp Ngọ


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #620 - 29. Jan 2014 , 08:56
 
Mời quí chị tám bím tóc để diện Tết nhang.

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #621 - 29. Jan 2014 , 09:54
 
Ngố wrote on 29. Jan 2014 , 08:56:
Mời quí chị tám bím tóc để diện Tết nhang.



...

...

...

Làm đẹp rồi đi chợ TẾt nha Ngố và các 8 dấu yêu
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #622 - 30. Jan 2014 , 20:47
 
...

Em ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #623 - 31. Jan 2014 , 09:58
 


Tết giáp Ngọ, xin mời đọc bài viết về "mã đáo thành công " .


MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG



“Mã đáo thành công” dịch nôm nghĩa là “ngựa về ắt sẽ thành công” hay “có
ngựa ắt sẽ thành công”. Ý nghĩa của câu chúc trên gắn liền với những lý
giải như sau:

...



Xưa kia, ngựa là phương tiện đi lại thuận lợi nhất vì ngựa chạy nhanh, sức
bền, thông minh, trung thành. Cuộc sống con người khi xưa rất gần gũi với
loài ngựa. Ngựa cùng con người đồng cam cộng khổ trong cuộc sống hàng ngày,
trong lao động, đi lại buôn bán và cả khi ra trận.


Mỗi lần đi làm ăn xa, ngựa cùng con người có khi đi cả năm cả tháng. Khi ra
chiến trận, thường “đi mười về một”. Vì vậy, “mã đáo” - “có ngựa quay về” -
chính là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thành công bởi còn người là còn tất cả.



Ngoài ra còn có một cách lý giải khác: Thời xưa, người Trung Quốc ở
phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ thường gia tăng số lượng
gia súc trong đàn bằng cách thuần dưỡng ngựa hoang.


Ðến mùa xuân, người ta thường thả ngựa nuôi trong nhà vào các cánh rừng để
những con ngựa này dụ ngựa hoang trở về trang trại khi mùa đông khắc nghiệt
kéo đến.


Một khi thả ngựa nuôi trong nhà ra thì có hai khả năng xảy đến: hoặc là
ngựa của mình vĩnh viễn đi mất (có thể do bị thú dữ ăn thịt, có thể bị
người ta bắt mất cũng có thể do nhập đàn với ngựa hoang và bỏ đi luôn...)
hoặc là ngựa sẽ quay trở về và còn dẫn theo những con ngựa hoang khác.






Vì vậy, hình ảnh ngựa quay về được coi là tượng trưng cho thắng lợi. Ít
nhất, nếu ngựa về một mình, vậy là người chủ đã không mất nó, lúc này là
“hòa vốn”. Nếu ngựa nhà còn dắt thêm ngựa hoang về cùng là đã bắt đầu “có
lãi”.


Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người
chinh phục con đường quan lộ. Câu chúc này thường được dùng vào dịp năm
mới, trong năm ngựa, lời chúc “mã đáo thành công” càng trở nên phù hợp và ý
nghĩa.

*Lý giải tranh phong thủy “Mã đáo thành công”*




Các bức tranh về ngựa vốn được xếp vào hàng những món hàng phong thủy.
Nhiều người thường chọn hình tượng ngựa để trang trí trong nhà hay tại nơi
làm việc bởi theo quan niệm truyền thống, ngựa là con vật trung thành, kiên
nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn và thường mang lại may mắn, tài lộc.

Một trong những món hàng phong thủy thường thấy về loài ngựa là bức tranh
ngựa phi nước đại tượng trưng cho sự phát đạt về tiền tài hay thăng tiến về
danh vọng. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, rất thích hợp với những
người hay đi công tác, thường xuyên bôn ba đây đó.



Nổi tiếng trong dòng tranh ngựa là bức “Mã đáo thành công” thường có tám
con ngựa bởi tám - “bát” (八) - khá gần âm với từ “phát”, tức là phát đạt.
Tranh phong thủy “Mã đáo thành công” được sử dụng rộng rãi trong đời sống
bởi nó phù hợp với nhiều đối tượng, từ người làm ăn buôn bán, theo đuổi
tiền tài cho tới người đang trên đường quan lộ, tìm kiếm danh vọng.

Ở tranh “Mã đa´o thành công”, ngựa biểu trưng cho tô´c độ. Thời cổ,
khi chưa co´ động cơ tân tiê´n thì ngựa là loài vật chuyên chở co´
tô´c độ cao hàng đầu. Câu no´i “Nhâ´t ngôn ky´ xuâ´t, tư´ mã nan truy”
(Một lời no´i ra, xe bô´n ngựa cũng không đuổi kịp) đã cho thấy tô´c
độ ưu việt của ngựa hoặc xe ngựa chỉ thua tô´c độ lan truyền của
lời no´i.


Tranh vẽ ta´m ngựa còn được cho là bă´t nguồn từ điển tích “Ba´t tuâ´n
đồ” kể về ta´m con ngựa của Mục Vương bên Trung Quốc, là vị vua thư´
năm của nhà Chu.

“Ba´t tuâ´n” (ta´m con ngựa) co´ tên Xi´ch Ky´, Ðạo Ly, Bạch Mã, Du
Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lư và Duyên Nhĩ. Tương truyền, cỗ xe tám
ngựa của Mục Vương đã chở nhà vua rong ruổi khă´p đất nước để xem
xe´t dân tình thế thái.

Chu Mục Vương được hậu thê´ tôn vinh là minh quân bởi ông đã co´ công
giúp cho nhà Chu hưng thịnh trở lại. Hình ảnh tám ngựa có lẽ trở nên
nổi tiếng cũng một phần nhờ điển ti´ch lịch sử â´y.

Dòng tranh về ngựa thường có hai loại:

...


*Ngựa phi ra biển:* Ngựa tượng trưng cho hành hỏa trong ngũ hành, biển là
nước nước tượng trưng cho hành thủy. Hỏa - thủy tương khắc. Ý nghĩa của bức
tranh này là mong có một ý chí vươn lên phi thường.

...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #624 - 03. Feb 2014 , 13:38
 


PHÚC LỘC THỌ – CÁC CỤ LÀ AI ?



...


Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.

Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp các cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to, rõ đẹp. Người bình dân thì bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…

Theo truyền thuyết, cả ba cụ đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở Trung Nguyên. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại.

CỤ PHÚC : Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.


...


Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau.

Người Việt ta có câu : “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ diện phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy.

Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm ! Phúc to, phúc dày lắm lắm ! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói :

- Nhờ Trời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng :

- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…

Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc.


...


CỤ LỘC :
Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.

Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:

- Lộc ta để cho ai đây ? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta ?

CỤ THỌ :
Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua


...


Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.

Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:

- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì. Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo :

- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao ?

Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì ?

Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.

Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi. Nhưng trong dân gian khi nói đến 3 cụ Phúc Lộc Thọ là nghĩ ngay đến điều này : Ông Phúc thường được đặt ở giữa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông, hay là có  hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống “phúc”).

Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với lục”, tay cầm “cái như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống “lộc”).

Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.


Nhạc XUÂN Nhạc TẾT Hay chọn lọc (Nhạc Quê Hương Trữ Tình)







Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2014 , 11:22 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #625 - 04. Feb 2014 , 11:20
 


NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN


Th.S Hoàng Thị Tố Nga

Khoa SP Tiểu học- Mầm non

            Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh...
1. Tết Nguyên Đán   

            Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết NguyênĐán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

            Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

            Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơnTết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

            Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

            Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán,Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

            Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

            Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam

3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh

            Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
            Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
            Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...
            Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một  vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
            Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
            Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
            Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
            Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
            Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
            Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
            Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết  “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
             Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.    

Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.

   Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.

   Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.

   Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

   Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.

   Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.





Tuyển Tập Bài Hát Hay Về Mẹ Và Xuân Của Quang Lê 2014




Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2014 , 11:23 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #626 - 06. Feb 2014 , 17:26
 

Những Chiều Không Có Em

(Trường Hải - Trần Thái Hòa)


Những chiều không có em, ngõ hồn sao hoang vắng.
Ôi! dừng chân đây, đường phố cũ,
Ngồi nhớ tới dáng người em thơ cùng
bước dưới trời mưa lòng trao chuyện lòng.
Những chiều không có em, lá vàng tan tác bay,
Thường lang thang về lối cũ,
tìm dư hương ngày xưa vào hồn,
mà nhớ nuối tiếc nhớ mãị

Những chiều không có em.
Những chiều tôi với em tay trong taỵ
Ôi, thành đô ơi!
Ôi! thời gian như chiếc bóng,
Người di không thấy về bến mong.
Ôi! chiều nay chiều nay sao nhớ quá.
Giấc mơ tình yêu chưa trọn.

Những chiều không có em, phố buồn nằm yên bóng.
Ai chờ ai đây, mà bâng khuâng nhặt lấy chiếc lá úa,
Tiếc thời xuân xanh tựa chiếc lá vàng kia
khi mùa thu gọi hồn.

Những chiều mây trắng bay,
những chiều không có anh,
Người yêu ơi còn thấy nhớ gì hay không?
Từ đây một người đành sống kiếp cô đơn âm thầm,
Âm thầm như những đêm không trăng sao.


Back to top
« Last Edit: 06. Feb 2014 , 17:27 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #627 - 07. Feb 2014 , 17:12
 
...


Cùng hưởng những ca khúc song ca của Hoài Linh còn hơn cả một ca sỹ thực thụ (về giọng hát và diễn xuất). Trong đó, có cả những bài hát đã làm nên tên tuổi của anh như: Hào Hoa, Rượu Cưới Ngày Xuân, Cô Thắm Về Làng,... hơn 10 năm trước.

Hoài Linh - Những Tuyệt Phẩm Song Ca

Tracklist:
1. Duyên Quê - Hồ Quang 8 (0:01)
2. Rượu Cưới Ngày Xuân (5:47)
3. Hào Hoa - Hà Phương (11:13)
4. Hoàng Tử Trong Mơ - Cẩm Ly (15:01)
5. Trai Tài Gái Sắc - Cẩm Ly (19:05)
6. Anh Đâu Có Say (24:31)
7. Phải Duyên Hay Nợ - Phi Nhung (30:37)
8. Cô Thắm Về Làng - Bích Thảo (34:38)
9. Anh Sáu Về Quê - Hương Lan (39:17)
10. Yêu Hết Mình - Kiều Oanh (43:50)
11. Duyên Nợ - Cẩm Ly (48:30)
12. Vợ Chồng Làm Biếng - Phi Nhung (52:56)




Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #628 - 10. Feb 2014 , 11:17
 


Tại Sao Người Ta Treo Chữ Phúc Ngược?





...


Thỉnh thoảng chúng ta lại thấy được trên vài tấm thiệp chúc Tết hay trong tranh treo lại vẽ chữ PHÚC “ngược”
. Không phải là do viết sai hay in sai mà tục treo chữ phúc ngược có nhiều giai thoại kể lại nguồn gốc .
Sau đây là vài câu chuyện sưu tầm về nguồn gốc chữ PHÚC ngược xin gửi đến các bạn nhân ngày đầu năm mới
Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc
. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc: 福 星 高 詔, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: 多 福 多 壽 , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau.
Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự

...

Chữ PHÚC ngược



Ngày Tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa.
Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này.

Truyện thứ nhất là một truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận.
Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương, vi hành tới một thị trấn nhỏ.
Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức họa. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu.
Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu.
Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng ngưòi trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tời bắt.
Trở về hoàng cung, nhà vua kể lại truyện này cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu vốn sẵn từ tâm, bà khẩn sai quân hầu hỏa tốc tới thị trấn này viết chữ phúc trên cửa mọi nhà dân.
Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt.
Từ đó, người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể dùng làm bùa hộ mạng cho mọi người.
Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược.
Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên những cửa chính ra vào đông cung.
Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này.
Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu.
Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu.
Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới.
Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng quan phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

Một giai thoại khác về chữ PHÚC
Tết đến, chữ Phúc thấy ở khắp nơi; trên quả dưa hấu, trên ổ bánh, hộp mứt, trên bao bì đủ loại quà… và trước cửa nhà người ta dán một chữ Phúc hay một câu “Ngũ phúc lâm môn”.
Có mỗi một chữ Phúc thôi… thế mà biểu hiện ra không biết bao nhiêu dạng thức; lại nữa, “thế nhân đa cầu” nên Phúc được cộng thêm nhiều biểu tượng khác để chúc tụng nhau trong những dịp lễ lạt.

1. Chữ Phúc viết theo những lối chân, thảo, triện, lệ đã đành,còn có lối vuông (phương phúc tự), chữ tròn (đoàn phúc tự), rồi lại có nhiều đồ án biểu tượng “Ngũ phúc lâm môn” (Ngũ phúc: Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh) và đến “Bách phúc” (Trăm chữ Phúc) là tối đa, trên đời, ai mà được phúc nhiều.
2. Lại có tục dán hoặc treo chữ Phúc ngược, gọi là “Đảo Phúc”, cốt mong cho điều phúc thay đổi không giống như những gì đã sở đắc của năm cũ. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng:
- Có một ông vua vào đêm cuối năm vi hành để xem xét cảnh dân tình ăn tết ra sao và ông thấy nhà nọ treo cái lồng đèn kéo quân, trên đó có vẽ cảnh tượng chế nhạo ngay chính Hoàng hậu.
Vua giận lắm, bèn với tay treo ngược chữ Phúc trước nhà người ấy, cốt đánh dấu đặng sáng mai sai quân cấm vệ đến bắt để hành tội.
Khi vua trở về cung, vẻ mặt còn giận.
Hoàng hậu thấy vậy bèn gạn hỏi. Vua không giấu được liền kể lại sự việc.
Hoàng hậu là người nhân từ nên sau đó sai đám thái giám ra khỏi hoàng cung, bắt mọi nhà đều treo chữ Phúc ngược lại.
Chính nhờ đó, mà sáng ra, quân cấm vệ không tìm được ai là người chơi đèn kéo quân nhạo báng Hoàng hậu.
Câu chuyện này được coi là khởi đầu của tục treo chữ Phúc ngược.

3. Trong tiếng Hoa, dơi còn được gọi là “Phúc thử”, do vậy dơi cũng được dung làm biểu trưng cho phúc.
Điều này khá phổ biến trong các đồ án trang trí kiến trúc cũng như các loại văn hóa phẩm khác (thiệp, bao lì xì, các loại lễ phẩm…). Dơi trong các đồ án.
Chúc phúc thường là một con, hai con (song phúc) hoặc năm con (ngũ phúc).đến thế thì có lẽ chẳng còn cầu mong gì nữa!
Phổ biến nhất là các đồ án Chúc phúc và thọ (sống lâu – có phúc mà đoản mệnh thì phúc để làm gì?).
Do đó, câu “Phúc thọ song toàn” biểu thị điều mong cầu quan yếu của mỗi con người.
Trong các đồ án này chúng ta thấy có dơi (phúc), hai đồng tiền (song tiền = song tuyền, song toàn) và trái đào tiên (biểu thị cho trường thọ). Cũng có trường hợp khác: dơi (phúc) và chữ Thọ, gọi là Phúc hàm thọ. Nếu đồ án có năm con dơi thì gọi là Ngũ phúc phụng thọ.
Lại có khi, thọ được biểu thị bởi chim hạc – một loài chim sống lâu như rùa.
4. Cũng có những đồ án cấu tạo gồm dơi và đồng tiền, nhưng lại biểu thị lời cầu chúc khác:
Phúc tại nhãn tiền.
- Đây là một mong cầu nhấn mạnh đến “tốc độ” của sự việc sẽ diễn ra: điều tốt lành hãy nhanh đến ngay… kẻo phải ngóng cổ trông chờ.
5. Chữ Phúc (hay có biểu trưng về phúc) tích hợp với các biểu trưng cát tường và tài lộc khác tạo thành nhiều đồ án,hình vẽ chúc tụng phong phú.
Phúc tích hợp với “Tụ bửu bồn” (bình chứa các vật quý: vàng, bạc, sừng tê, lá ngải băng, san hô đỏ, ngọc châu…) để chúc phúc và chúc giàu có, phát tài.
Phúc tích hợp với cá (ngư, có âm là yu, đồng âm với dư) để chúc việc làm ăn, buôn bán có của dư của để.
Đồ hình trái lựu (Lựu khai bách tử: trái lựu nẻ ra nhiều hạt – biểu thị con cái đầy đủ, đông đúc, có nghĩa là “có phúc”), trái phật thủ (biểu thị sự phồn vinh), trái đào (sống lâu), cùng hai em bé thổi sáo là biểu thị câu chúc “Phúc thọ thường lạc”.
Lại có đồ hình gồm con dơi (phúc), trái đào (thọ), với hai em bé (đồng tử) cầm khánh (nhạc cụ gõ)… biểu ý câu chúc “Phúc thọ cát khánh”.
Hòa hợp là một yêu cầu quan trọng trong cuộc sống gia đình cũng như xã hội.
Do đó, khái niệm “hòa hợp”, thường được biểu hiện trong nhiều đồ án cũng như tranh tượng bằng hình ảnh hai cô gái: một cầm hoa sen (Hoa sen biểu âm Hòa) và một cầm cái hộp (biểu âm Hợp)
. Phúc (dơi) tích hợp với biểu tượng hòa hợp biểu thị lời chúc Ngũ phúc hòa hợp.

6. Lời chúc mừng bao quát nhất là chúc “Tam đa” (đa thọ, đa nam, đa phúc). Lời chúc này, theo truyền thuyết là lời chúc của Phong ThủGiả ở đất Hoa chúc tụng… ông vua Nghiêu thần thoại, thường gọi là Hoa phong tam chúc.Ở đây, trái phật thủ chỉ sự giàu có, đào chỉ sự trường thọ và lựu hàm ý con cháu đông đủ. Lời chúc Tam đa, về sau bị thay thế bởi lời chúc Phúc Lộc Thọ.Đến nay thì tranh vẽ, tượng bởi ba ông Phúc – Lộc – Thọ phổ biến hầu như khắp mọi nhà.Truy cứu về xa xưa, bộ ba Phúc – Lộc – Thọ vốn là ba vì sao chủ quản các việc quan yếu của con người ở thế gian:Tử Vĩ Đại Để chuyên quản phúc vận của con người, gọi là Phúc tinh; Văn Xương Đế Quân chủ quản việc ban phát cho người ta công danh, lợi lộc gọi là Lộc tinh, và Đan Lăng Chân Nhân (ở Tiên đảo, Nam cực) chuyên quản việc giúp con người sống lâu nên gọi là Thọ tinh.Như vậy, bộ ba Phúc – Lộc — Thọ vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thiên tượng thời cổ.Tranh vẽ bộ ba này là thứ tranh thờ – có tên gọi là “Tam tinh tại hộ”, biểu thị điều cầu mong có được nhiều phúc, nhiều lộc, sống lâu (tam đa trong một nhà), dựa trên nề tảng của tín lý “thiên nhân tương ứng”, hiểu giản dị là con người sống thiện lương thì trời ban cho những điều tốt lành.Quan niệm ấy biểu hiện ở bức tranh “Bình an ngũ phúc tự thiên lai” (an lành và phúc báo từ trời đến), cũng như trong tập tục cúng lễ cầu Thiên quan tứ phúc vào ngày Thượng nguyên (rằm tháng Giêng) hàng năm.Nội hàm của quan niệm “có một chữ Phúc trời ban” này đã chỉ ra cái nền tảng đạo lý của các hoạt động mưu cầu hạnh phúc của chúng ta.

Theo Huỳnh Ngọc Trảng




Ngày Hạnh Phúc-LamPhuong -NNS (HD)




Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Quán 8 Dzịt
Reply #629 - 10. Feb 2014 , 18:24
 



...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 40 41 42 43 44 45
Send Topic In ra