Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Sự Nguy Hiểm Của Việc Ăn Tối Trễ, Về Đêm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Sự Nguy Hiểm Của Việc Ăn Tối Trễ, Về Đêm (Read 336 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11589
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Sự Nguy Hiểm Của Việc Ăn Tối Trễ, Về Đêm
11. Nov 2015 , 18:37
 


Sự Nguy Hiểm Của Việc Ăn Tối Trễ, Về Đêm

Bài tường trình của bác sĩ Jamie A. Koufman trên báo The New York Times


...


Tôi có một bệnh nhân làm nghề nhà hàng, ông đến gặp tôi và than phiền hay bị đầy hơi làm tức ngực (heartburn)- và một số triệu chứng khác như chảy nước mũi, viêm khoang mũi, ngứa, khan cổ họng, và ho dai dẳng. Ông cho tôi biết hàng ngày, ông về nhà vào khoảng 11 giờ đêm. Về đến nhà, ông ăn tối, rồi đi ngủ.

Căn bệnh ông vướng phải là chất acid trong ruột dội ngược lên, còn gọi là acid reflux. Đây là một bệnh dịch xảy ra cho khoảng 40% dân Mỹ, và trong vài thập niên gần đây, tỉ lệ người mắc phải chứng bệnh này gia tăng.

Tôi là một y sĩ chuyên định bệnh, và chữa trị cho chứng acid reflux, nhất là trường hợp gọi là acid dội ngược “âm thầm” lên đường hô hấp. Hiện tượng này gây ảnh hưởng xấu cho cổ họng, khoang mũi, và phổi. Người bệnh lại không cảm thấy có triệu chứng bị bệnh về tiêu hoá như đầy hơi. Chứng bệnh acid dội ngược, hay “reflux” làm cho số người bị ung thư thực quản gia tăng rất nhanh, khoảng 500% trong thập niên 1970. Theo một cuộc nghiên cứu của Đan Mạnh, loại thuốc chúng ta dùng để chữa bệnh acid dội ngược, “reflux” không ngăn chặn được chứng bệnh này. Nhiều khi còn làm tăng thêm nguy cơ vướng bệnh ung thư thực quản.

Đâu là nguyên do đưa đến chứng bệnh nguy hiểm này? Nguyên do thứ nhất là do ăn uống không lành mạnh. Người mắc bệnh “reflux” thường ăn một khối lượng thức ăn khổng lồ có nhiều đường, chất béo, uống nước ngọt, và các loại thức ăn chế biến. Nhưng còn một nguyên do khác, nhiều người không đế ý đến đó là thời điểm của ăn bữa tối. Trong hơn hai thập niên vừa qua, tôi để ý thấy giờ ăn tối của các bệnh nhân có xu hướng càng ngày càng trễ thêm. Ngày nay, bữa ăn tối cứ bị trì hoãn vì giờ làm việc kéo dài, hay sau giờ làm việc nhiều người thích đi mua sắm, tập thể thao, hoặc làm sinh hoạt khác.

Theo kinh nghiệm của tôi, cách hay nhất để ngăn chặn hiện tượng acid reflux là từ bỏ thói quen ăn tối trễ.

Đối với nhiều bệnh nhân của tôi, ăn bữa tối trễ thường đi đôi với hiện tượng ăn nhiều quá độ vào bữa tối, bởi vì những người này thường bỏ bữa ăn sáng, và chỉ ăn một miếng bánh mì nhỏ vào bữa trưa. Do đó, bữa tối trở thành bữa ăn lớn nhất trong ngày. Sau khi ăn no bụng trong bữa tối, họ thường nằm ở ghế sofa để xem TV. Đây là điều cần phải tránh, sau khi ăn, chớ nên nằm, chỉ nên ngồi, hay đứng thẳng người để giữ thức ăn nằm yên ở dưới dạ dầy. Khi bụng no mà nằm xuống sẽ dễ khiến cho hiện tượng dội ngược (reflux) xảy ra. Đối với người mạnh khỏe, cần phải mất vài giờ đồng hồ để dạ dày tiêu hoá một bữa ăn vừa phải, không nhiều lắm. Đối với người lớn tuổi, hay người bị vướng bệnh reflux, việc tiêu hoá thức ăn thường bị hoãn lại.

Nếu sau bữa ăn tối trễ, bạn ăn thêm món tráng miệng, hay ăn vặt (snack) trước khi đi ngủ, tình trạng sẽ nguy hiểm hơn. Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại “reflux” là hiện tượng tự nhiên. Calorie do thức ăn tráng miệng phần lớn rất cao vì lấy từ chất đạm, chất béo. Chúng gây ra hiện tượng reflux, và khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Nếu hiện tưông reflux thuộc loại âm thầm, nó sẽ khiến người ta có cảm tưởng như bị nghẹt mũi, dị ứng, hay suyễn.

Một số bệnh nhân của tôi ăn uống rất cẩn thận, tránh thức ăn không lành mạnh. Đối với những người này, việc ăn bữa tối trễ là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn tối trễ đối với nhiều người không phải là việc dễ làm.

Một bệnh nhân kể cho tôi nghe rằng cha, và chú của bà đã chết vì bị ung thư thực quản, và bà sợ sẽ vướng phải căn bệnh này. Thói quen hàng ngày của bà là ăn tối vào khoảng 9 giờ tôí, với hai chai rượu đỏ để trên bàn. Bà bị chứng acid dội ngược khá nặng, bà cần phải thay đổi thói quen ăn tối trễ.

Bà nghe lời, và có ý giận tôi, không thèm quanh lại gặp tôi suốt một năm trời. Về sau, bà nói với tôi: “Trong hai tháng đầu, tôi ghét bác sĩ lắm, sau đó hai tháng, tôi gặp khó khăn mỗi khi nuốt thức ăn – tôi nghĩ mình sẽ bị ung thư thực quản.”. Sau đó, bà gật gù nói với tôi: “Bác sĩ biết không, việc đổi thói quen ăn tối trễ, ăn vào lúc 6 giờ, không dễ làm đâu.”.

Muốn ngăn chặn chứng bệnh acid dội ngược, chúng ta cần phải ăn bữa tối ít nhất là 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ. Đối với nhiều người, thay đổi thói quen ăn tối sớm cũng khó khăn như khi thay đổi “ca” làm việc, hay thay đổi phong cách sống cũ. Muốn làm được, chúng ta phải thay đổi luôn cả các bữa ăn khác. Chúng ta cần phải có một kế hoạch ăn uống lành mạnh, gồm bữa sáng, bữa trưa, và quà vặt (snack).

Đối với người bệnh nhân làm nghề nhà hàng của tôi, tôi khuyên ông ta nên đổi giờ ăn tối vào lúc 7 giờ. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chứng bệnh acid dội ngược của ông không còn nữa.


Back to top
« Last Edit: 11. Nov 2015 , 18:41 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra