Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC (Read 503 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
12. Feb 2017 , 16:16
 
Nhân dịp đầu năm mới , Lam Sơn xin gửi đến Quý Thầy Cô , và Quý Diễn Đàn , một trong những bài viết năm xưa. Bài viết có tính chất như tư tưởng chiến lược có liên quan ít nhiều đến Kinh Dịch , Binh Thư và chiến pháp , bài viết cốt dành cho những ai đang giữ trọng trách Tham Mưu trong các hiệp hội Đoàn Thể người Việt Quốc Gia khắp nơi.
Mở đầu với bài viết : Xem Binh Thư Bàn Việc Nước

                     XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC

                                 Lê Lam Sơn
Thiên Binh Thư đời xưa có viết : phàm ai có đủ cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi , nhân hòa , thì người đó sẽ chiến thắng . Như câu : Tri bỉ tri Kỷ , Bách Chiến Bách Thắng . Chúng ta nên hiểu các câu danh ngôn nói trên như thế nào cho đúng . Tuy hai câu danh ngôn nói trên được biết qua Binh Thư , nhưng ít ai hiểu được lai lịch của Binh Thư lại xuất xứ từ Kinh Dịch . Quả thực , sau nhiều năm dài xem sách , người viết chợt liên kết được các ý tưởng bàng bạc trong sách thành một chuỗi liên kết với nhau , như các khoa khác nhau hoàn toàn , nhưng lại có liên quan với nhau , theo lý thuyết kinh dịch . Từ khoa Thái Ất , đến khoa Tữ vi , Kỳ Môn Độn Giáp , v...v...
Thành thử ra , câu Thiên Thời , Địa Lợi , Nhân Hòa , lại xuất phát từ phần ứng dụng của kinh dịch . Trước hết , ta thấy thiên thời , địa lợi, nhân hòa , theo nho giáo , gọi là Tam Tài , thiên ( trời ) , địa ( đất) , nhân ( người ). Trên là trời , chữ trời ngụ ngầm là vũ trụ , địa là trái đất và người ở giữa trời và đất . Nhưng nếu hiểu về lý thuyết kinh dịch , thì ta hiểu khác hơn , đây chính là phần ứng dụng của kinh dịch . nếu ta lập ra phương trình ( ví dụ như ) Kỳ Môn Độn Giáp , Thiên được hiểu như là thiên tinh hay tinh tú trên bầu trời , Địa tức là Địa Bàn 9 cung ( cửu cung Lạc Thư ) :

         Tây bắc                   Bắc                 Đông Bắc
            
           Tây               Trung cung           Đông
         
        Tây  Nam                  Nam                 Đông Nam

Khi lập nên địa bàn , vào giờ xem ( khi đang hành quân ) ta được thiên tinh nào , và bát môn nào , nhập cung nào , vậy thiên tinh là thiên , địa tức là địa bàn 9 cung , và bát môn chính là phần nhân sự . Danh ngôn viết , biết được thời gian nào được thiên tinh nào , nhập địa bàn nào , Tức là ta đã có thể chủ động phần nào , để quyết định khi nào nên bắt đầu tấn công và lúc nào nên ẩn tránh .
Người viết có chút kiến thức nông cạn , mong gặp cao nhân để có dịp học hỏi , Tuy chưa vào trận chiến , nhưng ta đã quyết đoán được thắng bại . Danh ngôn cũng có viết : " Cơ Mưu Thao Lược Sau Màn Trướng , Quyết Định thắng bại chiến trường Xa " Bởi thế nên đời nay , khi xem những đoạn văn nói trên , người ta chỉ có thể hiểu một cách chung chung mà thôi , còn ý nghĩa đích thực thì không thể hiểu được .
Ngoài ra khi nói đến câu : tri Kỷ Tri Bỉ Bách Chiến, Bách Thắng , ta cũng chỉ có thể hiểu một cách chung chung, mơ hồ . Ngày xưa khi được tham dự khóa học "Chính Trị Đặc Biệt " ngắn hạn về quân báo và tình báo , ngay nơi câu hỏi đầu tiên của Cán Bộ Giảng huấn : Trong các bạn khóa sinh ai biết được câu danh ngôn về ngành Tình Báo : thì người viết đưa tay xin trả lời ngay không chút do dự : Xin thưa : đó là câu Tri Bỉ Tri Kỷ Bách Chiến Bách Thắng . Quả nhiên đúng như ý người cán bộ giảng huấn . Có lẽ bài viết trên đây là một loạt bài có tính cách huấn luyện và đào tạo cán bộ quốc gia , hơn là bài viết để cho bà con giải trí tiêu khiển , cũng chính vì thế , bài viết có vẻ hơi khô khan một chút .
Người Viêt Nam ta có thói quen sống hời hợt trong nếp suy nghĩ , và trong cách hành xử. Ít có ai chịu khó dày công suy tư , tìm hiểu , nghiên cứu , vì thế VN ta thiếu Chiến Lược Gia một cách trầm trọng , kể cả cán bộ quốc gia trong sự tiếp cận với bà con đồng hương , đồng bào. Vấn đề thiếu hụt cán bộ quốc gia có thể do nhiều lý do , nói rộng hơn , đó là do tình trạng chung mà ra , phần vì thiếu thành phần nhân sự đã từng công tác chuyên môn , thứ đến là do tính hời hợt , khi thành lập ra các đoàn thể hiệp hội mang danh nghĩa " Quốc Gia " , Người Việt không thiếu thiện chí , họ có cả tấm lòng , có thiện chí .
Nhưng ... với tấm lòng và với thiện chí , điều đó chưa đủ , khi thành lập đoàn thể , hay nói khác hơn , đó là các tiền đồn chống cộng sản ở ngoại quốc . Tuy anh em làm những công tác đó , nhưng ... họ lại tránh né không muốn nhìn nhận rằng mình và các anh em khác đang chiến đấu bởi thế nên, ý tưởng chỉ dừng lại nơi đó .
Nếu hầu hết anh em người Việt Quốc Gia ý thức và hiểu được rằng đoàn thể của mình , hay Hội ái hữu là tiền đồn chống cộng , thì sự việc đã phải khác hơn tình trạng dậm chân tại chỗ , phòng thủ thụ động suốt hơn ba mươi mấy năm qua . Không có ý thức , không có chủ trương đào tạo cán bộ quốc gia . Đây không phải là sự phê bình hay chỉ trích , hay bài bác . Không có ai dám cã gan chê cười người Quốc Gia từng tham gia biểu tình chống cộng sản dưới trời mưa tuyết giá rét .
Trỡ lại câu Tri Bỉ Tri Kỷ Bách Chiến Bách Thắng , Người viết xin thưa, bài viết nầy và các bài viết khác , không phải là chuyện văn chương chữ nghĩa , nên mục đích không nhằm gây ra sự tranh luận vô ích ( tất nhiên có người sẽ biện luận rằng sự tranh luận sẽ hữu ích ) Người viết xin khẳng định rằng , câu danh ngôn nói trên , xuất phát từ Binh Thư ( vì ngành tình báo hay quân báo ) , đều xuất phát từ binh thư , mà binh thư xuất phát từ kinh dịch ở Khoa Kỳ Môn Độn Giáp .
Tri Bỉ Tri kỷ Bách Chiến Bách Thắng . Dịch nghĩa câu danh ngôn trên như sau : Tri là biết rõ ràng , Bỉ là người khác (không phải là mình ) Kỷ là chính mình , bách chiến bách thắng : là trăm trận trăm thắng . Tri bỉ là hiểu biết về người khác rõ ràng , chính xác , như hiểu về tên , tuổi, mệnh , hạn , khả năng , thời vận của người đó , hiện tại người đó đứng trên vị trí nào , Nếu người đó là bạn , thì ta tin được người đó chừng mấy mươi phần trăm , người đó thuộc thành phần mà ta có thể hợp tác , đồng tâm , cộng lực hay không ? Nếu thành lập một lực lượng quân sự , mà ta chọn toàn là lính sợ chết ???
thử hỏi kết quả ra sao ta đã biết được không cần phải cao siêu , kể cả trong sự giao du cũng thế . Sở dĩ chúng ta chưa thực sự thu phục được nhân tâm là do nhiều lý do , thu phục được nhân tâm , nghĩa là có nhiều người theo về , nhân tài thực sự chưa về với chúng ta , vì họ cảm thấy chưa tín nhiệm nơi ta , lời xưa nói chọn bạn mà chơi , chọn mặt gởi vàng . Muốn người ta về với mình , mà bản thân ta lại ngạo mạn khinh người ( vì mặc cảm tự tôn từ điểm đó , ta không tôn trọng , và không biết cách tiếp đãi người theo về với ta .
Trọng và đãi nhân tài là một nghệ thuật . Đời xưa khi các triều đình ở chế độ quân chủ , tổ chức thi cử , đó là cách tuyển chọn người có tài năng ra giúp dân giúp nước , đời xưa sao nghiêm khắc thế , vậy mà chúng ta tự hào ta có 4000 năm văn hiến , mà sao ngày hôm nay ta lại khinh xuất và hời hợt đến như thế , phải chăng tiền nhân đã thấy xa ,khi viết câu : cha làm thầy , con dốt sách . Ngày xưa , từ hồi còn theo hoc bậc trung học , người viết thường nghe thầy giáo giảng bài ; thĩnh thoãng có giảng sơ qua về kinh dịch , Lúc ấy còn quá trẻ để có những nhận xét sâu xa , mà ngày hôm nay , không còn trí nhớ về những lời dạy dỗ năm xưa . Mình chỉ nhớ man mán về lời thầy giáo giảng về quẻ Bỉ và quẻ Thái trong kinh dịch .
Về sau khi có cơ duyên , học được đôi điều nơi sách vở của thánh hiền, bản thân người viết hiểu biết nhiều hơn về kinh dịch . sau đó vào thời kỳ đất nước có nhiều biến chuyển về chính trị , cho nên " Người tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt , xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung" . Củng do cơ duyên , cho nên được gần gủi thân cận với những cấp chỉ huy và được cơ hội học hỏi thêm về kiến thức trong lĩnh vực quân sự .
Từ đó qua thời gian lặn lội theo đơn vị hành quân , bản thân người viết có thêm ý thức nảy khi liên kết được về binh thư , tuy bản thân chưa từng bước qua ngưỡng cửa đại học , và cũng chưa từng trải qua các khóa huấn luyện nơi các quân trường võ bị . Người viết hiểu được mối liên quan giữa binh thư và kinh dịch . Binh thư của đời xưa , từ lâu lắm , và người lính thời đệ nhất và đệ nhị nền Cộng Hòa , chỉ được huấn luyện theo chiến thuật của Âu Mỹ .
Vì thế tuy giống nhau và mục đích như nhau , nhưng cũng khác nhau về nguyên lý , đó là điều mà kinh dịch mệnh danh là lý lẽ Đồng và Dị ( sự giống nhau và sự khác nhau ) giữa điều nầy với điều kia . Bằng chứng cho thấy chiến thuật vận động chiến , sự thất bại giửa chiến tranh quy ước theo kiểu Âu Mỹ , khi đối diện Chiến thuật Du Kích Chiến của phương đông . Người cộng sản VN dùng thuật âm dương trong chính trị và trong lĩnh vực quân sự .
Lý lẽ âm tĩnh , dương động , dương mở ra , âm khép lại , cộng sản VN dùng chiến thuật dương ở trong âm , bên ngoài thì bí mật , bên trong ngầm điều động binh lính tấn công nhiều nơi ,gọi là giương đông đông kích tây . Thành thử lực lượng quân sự nam VN bị lâm vào thế phòng thủ thụ động nhiều hơn . Một bên dùng phương tiện khoa học kỷ thuật , bên kia dùng mưu trí . gọi là : mạnh dùng sức , yếu dùng mưu chước .
Bằng chứng cho thấy qua giai đoạn đen tối nhất của miên nam VN trong tháng 3/1975 , xin tạm nhắc qua chuyện cũ một chút . Khi cộng sản Hà Nội dồn những binh đoàn thiện chiến vào khu vực Ban Mê Thuộc , và hai tỉnh Komtum, Pleiku của quân khu II . dưới sự trực tiếp chĩ huy và lãnh đạo của nhân vật cao cấp thứ nhì trong trung ương đảng cộng sản là Lê Đức Thọ , bề ngoài ta thấy Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy lực lượng quân sự , nhưng kỳ thật mọi sự đều do Lê Đức Thọ là Tổng chỉ huy chiến trường lúc đó ,
Vậy thì tại sao ?? mặt trận Tây nguyên có gì quan trọng đến như thế ? Ngày xưa người Pháp khi còn chiếm đóng Đông Dương, Việt Miên Lào , đã từng có nhận định , ai chiếm được cao nguyên thì người đó sẻ làm chủ chiến trường . Thử nghĩ xem tại sao ? Nếu ta suy nghỉ theo lối bình thường , ta chỉ thấy ý định chiếm cao nguyên , rồi từ đó tiến quân cắt miền nam Việt Nam ra thành hai phần , vì hình thể nước Việt Nam như con rắn , muốn làm cho con rắn tê liệt , ta cắt đứt thân mình con rắn ( theo chiều dài ) ra làm hai khúc , thế là toàn thân con rắn sẽ bị tê liệt . nhưng sự thật không hẳn thế .
Trước đây , người viết có viết loạt bài Sấm Ký Trạng Trình và Vận mệnh Dân Tộc Việt Nam . Trong đó có đề cập đến giai đoạn 30/4/1975 qua chiến dịch của cộng sản khỡi động từ Ban Mê Thuộc và Tây nguyên . Chúng ta thử xem vị trí của thành phố Sài Gòn " Thủ phủ " miền nam Việt Nam , vào thời điễm 30/4/1975 , đễ nghiền ngẫm xem vì sao miền nam VN lại có thể thất thủ , rơi vào tay quân cộng sản bắc Việt nam . Trước hết , chúng ta thử xem qua vị trí phong thuỷ của Thủ Đô nam Việt Nam để thấy rõ tình thế tuyệt vọng của miền nam , trước áp luật quân sự của 16 sư đoàn quân cộng sản bắc Việt . Mời quý vị xem qua sơ đồ Sài Gòn trên bảng Cửu cung Lạc Thư .
Tình Thế Nam Việt Nam cục diện 30/ 04 Năm 1975
      
      Tây Bắc 8                    Bắc           Đông Bắc
   Pleiku + Kontum
l      Bắc  quân                             
             Tây
      Ban Mê Thuộc           Thủ Đô              Đông
       cộng quân              Sài Gòn VNCH
      
      Tây  Nam                     Nam                Đông Nam
                                                        Hướng thoái
                                                     Lực Lượng VNCH
                                                      Đảo Phú Quốc

Chúng ta thấy , đến năm Ất Mão 1975 ; Thái tuế lưu niên ( theo Huyề n Không Thiên Văn ) tại cung đoài , ở phía tây của Sài Gòn , ứng với địa bàn Ban Mê Thuộc , Thể chế VNCH thuộc âm mộc , bị dòng khí kim tấn công thẳng vào trung ương ,
Điều nầy cho thấy cộng sản VN đã sử dụng Bảng Kỳ môn theo binh thư xưa , Không phải họ vô cớ khi dồn quân vào phía Tây ở Ban Mê Thuộc , họ đã lợi dụng câu thiên Thời , lợi dụng địa thế , để mở mặt trận ở Tây nguyên vào tháng ba năm 1975 . Khi màu cờ đỏ khởi động theo thiên cơ , từ Ban Mê Thuộc và Kon tum , Pleiku . Thì tại Sài Gòn màu cờ vàng ( biễu tượng VNCH ) sẽ phải thối lùi ra đảo Phú Quốc , thuộc đông nam tức cung tốn , vì lợi thế xuất phát ớ cung Càn tây và tây Bắc , thì cung thoái sẽ là cung Tốn đảo Phú Quốc đông nam .

Đủ thấy cuộc chiến giữa âm dương , ( cộng sản Bắc Việt theo âm , Việt Nam Cộng Hòa theo dương ) âm thịnh thì dương suy , âm tấn thì dương thoái . Đây là lẽ thường của biến chuyển tự nhiên trong trời đất , nên lời xưa nói : Thua keo nầy , ta bày keo khác . Tình thế Nam Việt Nam nguy nan , nên chuyện thất thủ là sự đương nhiên . Dịch đã khẳng định theo quy luật vận động và biến chuyển tự nhiên , hể có sinh tất sẻ có diệt , đó là lẽ thường hằng trong trời đất . Hễ điều gì không sinh ra thì không diệt vong .
Đứng trước chuyển biến của lịch sử , chúng ta nên có thái độ bình thản ( cho dù trong cảnh dầu xôi lửa bỏng) . Đứng trước tình thế nhìn thế sự thăng trầm theo dòng lịch sử , biết bao nhiêu lần thể chế chính trị thay đỗi , nhưng dân tộc mãi mãi trường tồn , sự luân chuyển , nối tiếp theo nhau như hết đêm rồi sẽ đến ngày . chúng ta quân dân miền nam đã thấy rõ thế bất lợi khi ký kết văn bản Hiệp Định Thư Paris 1972 .
Phải can đảm chấp nhận sự thật dù cho sự thật ấy làm đau lòng bao nhiêu người . Bây giờ ta nên có thái độ sáng suốt hơn trước tình thế nước nhà , khi mà đảng cộng sản và bạo quyền đang lúng túng trước sự khó gian nan như thời VNCH sắp thất thủ . ngay từ năm Giáp Thân 2004 , qua Vận 8 , thế chính quyền ( không phải thế mất nước VN ) cộng sản sẽ sụp đổ một sớm một chiều . Biết được sự chuyển động của tinh tú , tất biết thế thịnh suy của đất nước . ( người xưa gọi là am tường cơ trời hay thiên vận ) am tường cơ trời để ngỏ hầu có hành động và thái độ thích nghi được với hoàn cảnh . Chúng ta cần nên nhớ , trí óc con người tạo ra máy móc và phương tiện , chớ không phải phương tiện máy móc sinh đẻ ra con người . Bài viết nầy nhằm mục đích phân tích và giải thích về từ ngữ binh thư được dùng trong bài viết về Sách Lược .
Và đây là loại bài : Xem Chuyện ĐờiXưa Bàn Chuyện Ngày Nay . Nhân đây cũng xin bàn thêm về hoàn cảnh lịch sử của dân tộc VN , Khi lãnh thổ bị xâm chiếm , khi kẻ thù tiêu diệt văn hóa truyền thống , và lần hồi tư tưởng người Việt bị Hán hóa , rồi sau đó bị Tây hóa , và Mỹ hóa , hiện thời bị Tàu hóa ( qua sự tiếp tay của cộng sản VN ) . các sự kiện đã qua cho thấy , dần dần sự vong bản, và ảnh hưỡng ngoại lai lan tràn , đã như thế thì ta không còn ý thức và hiểu biết về nền văn minh xưa của dân tộc VN .
Điều đó cho thấy , trong chiến tranh , khi thiếu hiểu biết về đối phương ( gọi là Tri Bỉ ) không biết chính xác về mình ( Tri Kỷ ) , thì chuyện chiến thắng không thể có , khi cuộc chiến kéo dài , quân lực mệt mỏi ; tài nguyên hao hụt , nhất là miền nam sống còn nhờ vào ngoại viện , nên khi người Mỹ ngưng viện trợ ,thì miền nam đương nhiên bị bức tử . Đề tài về miền nam VN bị bức tử đã được nói đến nhiều rồi , người viết không lập lại nữa . Ý chính của bài viết ( hay bảng phân tích ) nầy chĩ có ý muốn đề cập đến các từ ngữ như Binh Thư . Đó là bàn sơ qua về câu Tri Bỉ Tri Kỷ Bách Chiến Bách Thắng .
Bài viết nầy còn rất dài , nên được chia ra làm nhiều phần . Bảng sơ đồ Cửu cung Lạc Thư ở bên trên nằm trong phần then chốt của các Thiên Binh Thư . Vì đây là phần bí mật , nên ít được phổ biến . Thế nên nếu chỉ kể những bộ nổi tiếng nhất thì đời Trần trong BINH THƯ BÍ TRUYỀN ĐẠO TƯỚNG SÚY các triều-đình Việt Nam cũng có san-định võ-kinh riêng để cho các tướng sĩ học tập. có bộ Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn, đời Nguyễn có bộ Hổ-Trướng Xu-cơ của Lộc-Khê Hầu Đào-Duy-Từ. Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là một binh-thư rất quí, thuộc loại âm-dương học, không thể phổ- thông ra ngoài dân chúng, vậy ta không thể bàn-luận điều gì.
Nhân-Huệ-Vương Trần-khánhDư đề tựa sách ấy, viết như sau: “Phàm dùng binh giỏi thì không cần bày trận, bày trận giỏi thì không cần đánh, đánh giỏi thì không thua, khéo thua thì không mất.“…Ngài Quốc công của chúng ta (tức là Vương Hưng- Đạo) xem hoạ đồ của các nhà mà soạn thành một bộ sách, tuy chỉ chọn lấy các chỗ tinh-vi nhưng sao lục đầy-đủ các chỗ cốt-yếu, loại bỏ các chỗ vụn vặt, rút lấy các chỗ thực-dụng, đều lấy năm hành tương ứng chín cung thay nhau, phối-họp cứng mềm, xoay-chuyển tuần-hoàn, lạ-lùng bất ngờ, về thần-sát thất-diêu {trời, trăng và 5 sao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), hung thần ác-tưóng, tam cát ngũ-hung đều chỉ bày rõ ràng…”
“Sách ấy dùng đã ba đời trăm đánh trăm thắng, cho nên đương thời có thể làm rúng-động quân Hung-nô (Mông-cổ) ở phía bắc, làm cho nước Lâm-Ấp ở phía tây phải khiếp uy, nên sách này được biên-chép làm của gia~truyền không được phép tiết lộ ra ngoài. “Có lời di-chúc (của Vương Hưng-Đạo) dặn rằng : Về sau con cháu, bồi-thần học được bí thuật này phải thi hành cho sáng suốt không được bày trận ám-muội hồ đồ. “Lại có di-văn (của Vương) dạy rằng : nếu không tuân lời dạy..thì sẽ chiêu vời tai-ương hoạn-nạn cho tới con cháu, đó là bởi tiết lộ thiên-cơ vậy”
Xem lời dặn của Vương, ta đủ hiểu rằng Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là sách thuộc loại âmdương-học chỉ dành riêng cho các bậc quân-su để cha truyền con nối mả giữ nước. Thêm nữa, danh-từ Vạn-Kiếp Tông tỏ rõ ý-chí của Vương muốn lập một tông-phái võ học tại Vạn-kiếp và Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền chính là binh-phả biệt-truyền của môn-phái. Xem đoạn văn viết ở trên , ta mới hiểu được" Thuật Trị Quốc " của Tiền nhân . Cũng đừng có ai khinh thường , khi xem bài viết nầy , rồi mở miệng phê phán , tại sao đến bây giờ lại đi nói chuyện cũ mèm như kinh dịch .
Nếu không có ngày xưa thì làm sao có ngày hôm nay . Nếu tiền nhân không mất nhiều máu xương , mồ hôi và nước mắt để dựng nước và giữ nước , thì ngày nay làm sao ta có dãy giang sơn gấm vóc . Vì cớ làm sao lời xưa nói " ca dao " Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây , Uống Nước Nhớ Người Đào Giếng ?? Không biết từ lúc nào , thuỡ nào mà người ta học được thói sống và trong nếp suy nghỉ những điều bội bạc .
Hay là do quen sống và làm theo lời đảng cộng sản dạy : Vô Tổ Quốc , Vô Gia Đình ,Vô tôn Giáo , từ đó sinh ra có thái độ vơ ơn . Do hoàn cảnh lịch sử nào , mà tâm tính người dân chịu tác động và bị ảnh hưỡng bởi tưởng của kẽ thống trị . Thời đại Các vua Hùng , người dân văn ôn võ luyện nên mới có câu : một cơ thể tráng kiện trong một tinh thần minh mẫn . Từ sau thời kỳ bị hán thôn tính , Nhâm Diên và Sỹ Tích dạy dân VN ," tiên học lễ , hậu học văn " Thành thử người học trò thuở nhỏ quen vâng lời , ( không cần suy nghĩ ) lớn lên thuần phục người Tàu , họ có thái độ gọi dạ bảo vâng .
Từ đó sáng kiến không có , người dân quen sống thụ động , công chức điều hành guồng máy nhà nước chỉ là người thừa hành , vô tình làm công cụ phụng sự tập đoàn cai trị từ chóp bu ( cấp Trung Ương ) thể chế quân chủ đứng đầu là nhà vua , lại lợi dụng quyền lực , biến quân đội ( lực lượng quân sự ) thay vì bảo vệ đất nước , lại biến thành thế lực bảo vệ mình và gia đình mình . Chúng ta không phải là thành phần theo chủ nghĩa vô chính phủ , chúng ta nhìn nhận chính phủ , và chấp thuận cho chính phủ ( do chúng ta bầu và cữ ra )
Nhưng khi chính phủ đó xứng đáng thì họ có thể tiếp tục điều hành guồng máy công quyền . Nếu như bằng không , thì người dân củng có quyền tỏ thái độc bất tín nhiệm , và có thể nổi dậy lật đổ chỉnh phủ . Đủ thấy làm việc dân ủy nhiệm , và điều hành cơ quan công quyền không giản dị , như ta tưởng . Phàm bất cứ điều gì , việc gì , cũng đều chuyển biến theo quy trình tự nhiên, ( như lý dịch đã khẳng định ) .
Sự việc bắt đầu thì chậm , sau mới dần dần nhanh hơn . Trước hay sau dở , là vì trước làm đúng cách , sau thì do chểnh mảng mà sinh ra , đó là chuyển biến tự nhiên ví dụ như người lính gác giặc ( mà người viết đã từng trải qua trong thời kỳ còn phục vụ trong quân đội ) ví như trong mỗi phiên gác chỉ có hai giờ đồng hồ mà thôi , nhưng vì thiếu quân số ( do đơn vị thiếu quân số hay vì nhiều lính ma lính kiễng ) theo lý lẽ tự nhiên ,hai giờ đồng hồ gác giặc , vừa mệt về thể xác , đôi mắt người lính sẽ nhìn cảnh vật không được rõ ràng , huống hồ chi phiên gác kéo dài đến 4 giờ Sự bình thường ,
Sau một thời gian dài , các luật lệ sẻ đi chệch hướng , do nhiều lý do , mà lý do thứ nhất là đạo luật đó không thích hợp nữa . Như trong thời chiến , ta dùng luật nghiêm khắc , cốt cho dân chúng sống trong vòng kỷ luật , sau đó nước non thanh bình , trật tự vãn hồi , đời sống người dân ổn định , thì người làm luật nên tu chỉnh bổ khuyết thêm luật mới , để thích hợp với thời gian . Bởi thế nên Kinh dịch đã viết : Trong dịch , không gì hơn được chữ Thời . Hợp thời hay không hợp thời , Dịch còn viết không làm gì khi bất cập , hay thái quá , Bất cập là chưa đến , Thái quá là đã qua khỏi . cái nguyên lý ngàn năm vẫn còn có thể áp dụng mãi đến hôm nay . Bằng chứng là hiện thời tam cường ( ba cường quốc ) Mỹ , Âu châu , Trung hoa , họp nhau tại Á châu để phân chia ảnh hưỡng trên khắp thế giới . Sự kiện đó là cũ hay mới vậy . Bởi thế nên bài viết nầy mới mang tựa đề " Xem Binh Thư bàn Việc Nước " Khi người dân không chấp nhận lề lối cai trị , thì họ được quyền bày tỏ bằng mọi hình thức .
Thế nhưng , tại đất nước VN lại không thế , người dân không được phép bày tỏ những ước nguyện chính đáng , như biểu tình phản đối việc người Tàu lấn đất lấn biển . Thay vì qua mấy mươi năm cai trị , sau ngày đất nước thống nhất , thì việc áp dụng luật lệ nên thay thế bằng luật lệ khoan hòa hơn , đàng nầy , đảng cộng sản VN lai khư khư áp dụng hình luật khắc khe vào những sự việc không đáng .
Chuyện nầy đang xảy ra trên khắp ba miền đất nước .ai ai cũng biết , nên người viết không cần đưa ra bằng chứng đã hiển nhiên . Nhưng hể nói đi thì vẫn phải nói lại , Thực ra sự hiểu biết về Binh Thư , cũng như hiểu và lĩnh hội được tinh hoa trong kinh dịch , họa chăng trong triệu triệu người mới có được một hai người hiểu , Vì thế mới rõ được rằng các thiên binh thư được các nhà soạn ra thuộc dòng danh gia thế phiệt , lời di ngôn của tiền nhân không phải là sự đùa chơi .
Cái mà người xưa gọi là Thiên Cơ Bất Khã Khinh Xuất Tiết Lộ chính là tính cách nghiêm trọng của sự việc . Cho nên khi học hỏi được , không được nói chuyện bừa bãi . chính những bài sọan ra có liên quan đến kinh dịch và binh thư , được xem như "Bảo Vật Trị Quốc" . Thế tất thắng sẽ nằm trong tay người biết rõđược thiên cơ . Am tường được sự biến đổi trong trời đất , thì biết được ta và người ( tri bỉ tri kỹ ) Biết được mệnh , biết được Thế , thời . Thì có thể biến yếu thành ra mạnh , biến ít thành ra nhiều . biến nhỏ thành ra lớn ; nếu không thức thời thì biến an thành nguy , biến trị ( yên ỗn ) thành loạn .
Đạo làm tướng ( cấp lãnh đạo ) Trên không biết thiên cơ, dưới không am tường thế trận , không rành quân tình , thì làm sao giữ được đất nước .
Paris Phương Đoài Tiết đông 2011
Lam Sơn họ Lê


Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2019 , 12:09 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
Reply #1 - 16. Nov 2017 , 00:43
 
Đôi lời biện bạch trước khi đi vào những bài viết tiếp theo , Trong chiều hướng đấu tranh chính trị chống lại tà quyền cộng sản tại Việt Nam , càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Nên Lam Sơn gửi đến các diễn đàn một số bài viết ấy do sự suy nghỉ riêng , qua thời gian dài học hỏi , và nhất là qua đoạn đường chiến binh , qua sự học hỏi , nghiên cứu , và ngõ hầu giúp ích cho các bạn trẻ có chí hướng và nguyện vọng tái tạo lại quê hương Việt Nam tươi đẹp hơn , thanh bình và thịnh vượng cùng yên vui hơn.

Lam Sơn

Đảng Phái Chính Trị

Trong Đời Sống Chính Trị Của Một Quốc Gia

Chính đảng là một đoàn thể chính trị cao nhất trong một nước, và chính đảng là tổ chức nắm quyền lãnh đạo của đại đa số quốc gia trên toàn thế giới, từ chế độ quân phiệt, cộng sản, xã hội cho đến tự do. Nhưng tùy theo chủ trương mà các đảng áp dụng những đường lối cai trị - hoặc lãnh đạo - khác nhau, đôi lúc phải uyển chuyển theo nhu cầu và hoàn cảnh cũng như không gian cũng như thời gian để thích hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia một.
Đối với các xứ văn minh Âu-Mỹ, chính đảng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị của quốc gia. Chính người dân, qua lá phiếu, đã đưa các chính đảng luân phiên lãnh đạo đất nước và điều hành guồn máy quốc gia.Nhưng xét về phẩm và lượng thì có thể nói rằng các đảng Tây Phương thường đặt vấn đề quyền lợi của đảng lên trên tất cả.
Như chúng ta đã thấy, họ cần số lượng đảng viên thật đông đảo, để vừa làm hậu thuẩn chính trị vừa mục đích kiếm phiếu cho việc tham chính hoặc nắm chính quyền. Do đó vấn đề gia nhập đảng gần như không bị ràng buộc khắt khe và một khi bất đồng ý kiến thì đảng viên ra đi thật dễ dàng.
Thường thường các đảng tại Âu-Mỹ hay bạch hóa con số đảng viên để làm nền tảng cho tổ chức cũng như phô trương sức mạnh hầu thu hút người khác, đồng thời tạo uy tín cho các chương trình ứng cử. Ngoài ra, đảng cần tiếng nói đa số trong quốc hội lưỡng viện để ủng hộ đường lối chủ trương của đảng cũng như chương trình kế hoạch chính phủ.
Một đảng nào lên nắm chính quyền, dĩ nhiên, họ đặt để cán bộ vào các chức vụ then chốt trong chính phủ và áp dụng chính sách cũng như đường lối của đảng trong thời gian ấn định theo luật bầu cử của từng quốc gia một.
Hệ thống tổ chức đảng các quốc gia Tây Phương cũng phức tạp, tuy nhiên các tổ chức nhỏ, tùy theo đường lối hoạt động, họ thường hoạt động nương tựa vào các đảng lớn để tồn tại và phát triển. Điều nầy chúng ta thấy rõ nhất tại các quốc gia lớn Âu-Châu và các đảng thường chia thành hai hoặc ba khối rõ rệt.
Một điều đặc biệt của Tây Phương là tuy đối lập nhau, nhưng cùng chung một hướng là đứng về phía tư bản hoặc trung lập để luân phiên nhau lãnh đạo do lá phiếu của người dân. Đối với Tây Phương các quốc gia văn minh với những nền chính trị căn bản của tự do, trung lập hay xã hội (đúng nghĩa) thì dù những đảng có khuynh hướng khác biệt nào (trừ cộng sản) họ cũng đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên và đi theo con đường tư bản đã định sẵn.
Do đó vai trò của đảng cầm quyền cũng như đối lập không phức tạp và thù nghịch nặng nề như trong các xứ quân phiệt hoặc cộng sản. Đến giờ nầy, tại Âu-Mỹ vẫn còn tồn tại một ít đảng cộng sản và các thành phần cực tả bất mãn đang hoạt động trong vài quốc lớn như Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha…
Nhưng thật ra đây là những đảng cộng sản salon, lấy xôi thịt làm mục đích tranh đấu, sống bám vào trợ cấp ân huệ của đám tàn dư cộng sản Liên sô cũ chứ chẳng còn tha thiết gì đến ‘lý tưởng vô sản’ bịp bợm của chúng nữa!

Nhưng đối với Việt Nam thì ngược lại, ở đây tôi xin đề cập đến một số ít các đảng lớn, đã có mặt từ lâu đời, họ đặt nặng vấn đề cương lĩnh, tổ chức chính trị và mục tiêu hành động hơn là hình thức mị dân để mưu đồ chính trị, đồng thời lấy lý tưởng làm phương châm phục vụ quốc gia dân tộc.
Muốn gia nhập để trở thành đảng viên, việc trước tiên phải là người có khả năng và được giới thiệu…nhất là phải qua một thời gian huấn luyện lâu dài cũng như vượt qua nhiều thử thách trước khi trở thành một đảng viên. Và, một khi được thu nạp thì đảng viên tự nguyện phát triển đảng tính và đường lối của đảng để phục vụ quốc gia dân tộc, đồng thời thi hành chỉ thị do tổ chức giao phó trong các địa bàn hoạt động. So sánh các điểm nầy, chúng ta thấy số đảng viên của các đảng lớn tại Âu-Mỹ, theo thống kê, có khi lên đến hàng triệu và hoạt động công khai với danh xưng cùng chức vụ của đảng.
Ngược lại các đảng lớn của người Việt Nam (tôi có thể gọi là chính đảng) thì số lượng đảng viên không bao giờ tiết lộ. Ngoài ra, đảng viên phải là cán bộ đủ khả năng về mọi phương diện, nhưng tất cả đều ẩn danh, hoạt động trong bóng tối theo đường lối của đảng và nhất là địa bàn hoạt động của cá nhân cũng như cơ sở địa phương bao giờ cũng được bảo mật tối đa.

Kính thưa quý vị, dấn thân vào con đường chính trị, dù tích cực với chủ trương nắm lấy quyền lực hay chỉ đơn giản làm nhiệm vụ của một người công dân tốt đối với quốc gia dân tộc, thì cá nhân không thể đơn phương hoạt động một mình mà phải dựa vào sức mạnh của tập thể để phát triển tư tưởng và tài năng.
Tập thể ở đây có thể là hội đoàn, đảng phái, quân đội hoặc tôn giáo…nhưng môi trường thích hợp và lý tưởng nhất chính là các tổ chức chính đảng. Vậy tôi xin phép được trình bày vai trò đảng phái đối với hiện tình Việt Nam, nhất là trong giai đoạn tranh đấu cứu nước hiện tại và dựng nước ngay sau ngày chế độ cộng sản sụp đổ.

Phải công nhận rằng người Việt có tinh thần yêu nước cao độ, ai cũng đau lòng trước đường lối cai trị đẫm máu, trước tình trạng bất công xã hội, trước cảnh nước mất nhà tan do tập đoàn Hà Nội bán đất nhượng biển cũng như trải thảm mời kẻ thù là Tàu cộng trở lại đô hộ đất nước thêm một lần nữa.

Người Việt với hàng trăm tổ chức tranh đấu từ trong nước ra đến hải ngoại, nhưng từ trên 35 năm qua kể từ ngày cộng sản xua quân xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta chưa làm được gì thiết thực khả dĩ đủ sức quật ngã chế độ cộng sản. Đó là vì chúng ta chưa có lãnh đạo cũng như sách lược dẫn đường.

Đây là một vấn đề cần phải suy nghĩ. Có thể lấy một vài ví dụ cụ thể cho dễ hiểu, như trường hợp cả trăm binh đoàn đang tiến vào bộ tư lệnh cộng sản mà thiếu bản đồ và cấp chỉ huy, hoặc, hàng ngàn chiến thuyền chở chiến sĩ tranh đấu đang ào ạt nhắm hướng Hà Nội nhưng lại thiếu la bàn và thuyền trưởng!

Vậy Việt Nam muốn ổn định chính trị thì bất cứ đảng phái nào xuất hiện cũng cần phải có ba điều kiện:
- Chủ trương và đường lối rõ ràng để làm nền tảng cho việc dấn thân đồng thời có thể thu phục được nhân tâm.
- Chỉ đạo và huấn luyện để khỏi sơ hở trước thủ đoạn hỏa mù của địch.
- Lấy tinh thần dân tộc và điểm tựa quần chúng để khỏi lầm đường và lạc lõng trước sức mạnh của tập đoàn cộng sản.

Tại sao tôi đặt nặng vai trò chính đảng trong công cuộc cứu nước và dựng nước? Trước tiên xin thưa rằng, các đảng lớn và có thành tích lâu đời tại Việt Nam thì đều đi theo con đường tiền nhân để tiếp tục việc cứu nước và dựng nước.
Các đảng viên thì hấp thụ đầy đủ kinh nghiệm tranh đấu cũng như tinh thần bất khuất mà ông cha đã anh dũng đứng lên bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm từ Trung Hoa, Nhật Bản đến Pháp cũng như đã anh dũng chống nội thù là đảng cộng sản trên nửa thế kỷ. Hơn nữa, chính đảng Việt Nam đều mang một truyền thống đượm màu dân tộc, một tinh thần bất khuất đồng thời là những tổ chức thực tiển có tính cách khoa học mà không một sắc dân nào bắt kịp qua hai điểm trọng yếu sau :
1. Chính đảng Việt Nam là những đoàn thể chính trị lớn có tinh thần quốc gia, có đường lối và chương trình hoạt động minh bạch - ngoại trừ đảng cộng sản - với một hệ thống tổ chức quy mô theo hàng dọc, hàng ngang để chỉ huy và bảo mật.

Các đảng lớn đều do những đảng viên tiên khởi phát xuất từ lòng dân tộc, sáng lập đảng đã trên nửa thế kỷ với một chủ thuyết căn bản phát xuất từ tinh thần quốc gia, có tính cách khoa học, thực tiển và trong sáng nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của người để thích nghi với hoàn cảnh đất nước ở thời điểm đã qua, với hiện tại và ngay cả trong tương lai.

2. Việc gia nhập vào một đảng chính trị có danh tiếng lớn của Việt Nam không đơn giản như ghi danh vào các đảng phái tại các xứ Âu-Mỹ cũng như một số tổ chức tại hải ngoại và nội địa vừa thành hình trong thời gian qua.
Người muốn được kết nạp để trở thành một cán bộ nòng cốt của một đảng lớn của Việt Nam, trước tiên phải được giới thiệu và trải qua một thời gian dài thử thách mới có thể trở một thành đảng viên chính thức.
Người tân đảng viên sau đó phải được huấn luyện về mọi mặt, từ chính trị đến văn hóa cũng như thể chất và tinh thần.
Đây là điều kiện căn bản để đào tạo tân đảng viên trở thành một cán bộ với đầy đủ nghị lực, kiến thức và khả năng trước khi dấn thân vào môi trường hoạt động. Do đó, một khi trở thành cán bộ, người đảng viên có đủ hành trang để tự mình hoạt động đắc lực và hiệu nghiệm qua nhiều vai trò do đảng chỉ định trong một môi trường nào đó…
Như vậy, giá trị bản thân của người đảng viên cho phép họ thành công trong việc thu phục, hướng dẫn và vận động quần chúng.
B. Vai trò chính đảng (đảng chính trị : hay La Partie Politique )  trước hiện tình đất nước :
Trở về với hiện tình đất nước, chính đảng được sinh ra và lớn lên từ trong lòng dân tộc thì phải nhận trách nhiệm đối với đồng bào cũng như quê hương và tổ quốc. Tại quốc nội đã có nhiều tổ chức tranh đấu đòi tự do dân chủ nhân quyền, đòi tự do tôn giáo, đòi tài sản đất đai, đòi no cơm ấm áo, đòi thoát khỏi cảnh nô lệ Tàu cộng…nhưng các tổ chức nầy còn hoạt động riêng rẽ, thiếu phối hợp và nhất là thiếu cán bộ lãnh đạo can trường, đủ đạo đức và khả năng.
Vậy các đảng lớn, qua thành tích đã có cộng với thành phần cán bộ nòng cốt đang âm thầm hoạt động trên địa bàn miền Nam Việt Nam…thì nên tích cực dấn thân hơn nữa để hành xử vai trò và trách nhiệm của mình.
Các chính đảng cần hợp lực với các tổ chức dân chủ, dân oan, các tín đồ tôn giáo, sinh viên, công nhân và ngay cả những người đang phục vụ trong ngụy quyền Hà Nội để cùng kề vai sát cánh, chung sức nhau để sớm kết thúc chế độ cộng sản.
Chính đảng cũng còn trách nhiệm phối hợp với các cộng đồng người Quốc Gia hải ngoại trong chương trình hợp tác đoàn kết, cùng ngồi chung với nhau thành một khối để yểm trợ quốc nội và thảo những kế hoạch nhằm giải thể chế độ, ổn định xã hội và chính trị ngay sau ngày cộng sản sụp đổ cũng như những chương trình dài hạn nhằm kiến thiết lại đất nước.
Như vậy việc giải thể chế độ cộng sản và xây đựng lại quê hương không thể thiếu bàn tay của các chính đảng của Việt Nam.

Thưa quý vị, ngày nay chủ nghĩa cộng sản đã thái hóa vì tính cách phi nhân bản, bịp bợm và lừa đảo. Chế độ vô sản biến con người thành loài thú chỉ biết hưởng thụ và làm nô lệ phục vụ cho độc đảng của chúng mà nhân loại đã đồng loạt ghê tởm và vứt vào sọt rác. Chủ nghĩa tư bản thì cũng đi vào thời kỳ quá độ, đưa con người đến một hình thức nô lệ mới.
Những quốc gia đại tư bản nhân danh tự do nhân quyền để dùng sức mạnh vật chất khống chế và điều khiển các quốc gia yếu kém hơn. Điều nầy cũng sẽ dẫn đến những cuộc nổi dậy của thành phần bất mãn, tạo chiến tranh gây bất ổn cho nền hòa bình thế giới. Vậy chỉ còn một chủ nghĩa duy nhất, khả dĩ có thể đưa các dân tộc nghèo yếu, bị trị, mất tự do nhân quyền đi đến độc lập, hòa bình và thịnh vượng…thì may ra nhân loại có thể sống chung với nhau: Đó là chủ nghĩa Dân Tộc.
Đối với Việt Nam, một đất nước bị cả ngàn năm đô hộ của Tàu, trăm năm bởi Tây, ba mươi năm ảnh hưởng của Mỹ và trên 60 năm dưới chế độ cộng sản, dân chúng lầm than, gia tài của Mẹ rách nát tang thương…nhưng tinh thần dân tộc của người Việt Nam bao giờ vẫn còn đó. Vậy phải phát triển tinh thần Dân Tộc sẵn có để chúng ta tìm một hướng đi cho sự Sinh Tồn của Việt Nam ./.


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
Reply #2 - 01. Dec 2017 , 10:38
 
Tổ Chức Là Sức Mạnh

Nguyễn Xuân Nghĩa

Lòng dân chỉ như nước lũ khi chảy thuận dòng. Và tràn vào nơi hiểm yếu nhất. Tổ chức biểu tình là điều kiện cần thiết.
Một tháng trước, ít ai nghe nói đến xứ Kyrgystan tại Trung Á.
Xứ này nổi tiếng văn học sử với rặng núi Thiên Sơn trong Chinh Phụ Ngâm hay tài xạ thủ của Tiết Đinh San trong Thuyết Đường. Người ta lờ mờ biết là xứ Cộng hòa Trung Á này nằm tại Tân Cương, giáp giới với Trung Quốc, và đang chuyển mình ra khỏi tàn dư cộng sản thời Liên Xô.
Mọi chuyện bỗng thành thời sự khi dân chúng biểu tình, khởi đầu từ hai tỉnh hẻo lánh miền Tây Nam gần Uzbekistan là Jalal Abad và Osh. Hai tỉnh này rơi vào tay đám biểu tình. Ngày 24 tháng Ba, biểu tình lên tới thủ đô Bishkek tại miền cực Bắc, Tổng thống Askar Akayev bỏ chạy. Trốn trong một căn cứ của Nga hay đã lưu vong ra ngoài, ta chưa biết. Chỉ biết là đoàn biểu tình vỏn vẹn mấy ngàn người đeo băng hồng và vàng trên cánh tay đã tràn qua vòng đai cảnh sát và mời một số giới chức chính quyền, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng, ra khỏi dinh Tổng thống, trong khi lính bảo vệ đưa một số quan chức khác qua cửa ngách chạy ra ngoài. Trước sau, binh lính phòng vệ không bắn vào đám biểu tình, và cảnh sát đứng nhìn ở ngoài, không can thiệp.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Kyrgystan sẽ có bầu cử tổng thống hẳn hoi. Mọi toan tính gian lận coi như vô vọng.
Ta đang thấy tái diễn những gì vừa xảy ra tại Ukraine, lần này không ở phía Tây của Liên bang Nga - mà ở phía Tây của Trung Quốc.
Trước khi nói đến trào lưu dân chủ, như một con nước lũ đang quét sạch các chế độ độc tài, có lẽ phải nói đến… kỹ thuật tổ chức biểu tình, là nội dung của loạt bài đặc biệt trên cột báo này trong suốt một tuần, từ ngày Thứ Hai 21 Tháng Ba.
Sau khi phân tách kinh nghiệm thành bại của nhiều cuộc biểu tình, ta đã tìm hiểu các khía cạnh chiến lược, kế hoạch và chương trình cùng các chiến dịch, bây giờ, ta nói về cách tổ chức. Những thí dụ nêu ra ở đây chỉ có giá trị gợi ý vì hoàn cảnh mỗi nơi mỗi thời lại một khác.
Trước hết, hãy cùng kiểm lại một số đặc điểm chúng từ phong trào biểu tình này.
Đầu tiên tính chất bất bạo động - xung đột lẻ tẻ có xảy ra tại Kyrgystan nhưng chủ trương căn bản của đám biểu tình vẫn là tránh bạo động. Đặc điểm thứ hai là đám biểu tình đã trung hòa được phản ứng can thiệp hay đàn áp của quân đội, công an và cảnh sát. Tức là thuyết phục được các thành phần bảo vệ chế độ nên đứng ra ngoài, một khía cạnh của chiến lược tranh thủ nền tảng quyền lực của chế độ. Lấy chính nghĩa thắng hung tàn là một ước nguyện, nó chỉ là sự thật khi phong trào có khả năng thông tin và thuyết phục, nhất là không coi quân đội hay công an là kẻ thù.
Đặc điểm thứ ba là đoàn biểu tình luôn luôn có hình ảnh vui tươi, với phụ nữ xuất hiện ở vòng ngoài, chứ không có vẻ đe dọa của một đám đông cuồng tín chỉ muốn đập phá cho hả giận. Sự sợ hãi của người làm ta sợ hãi, và có khi bóp cò súng. Đám đông không gây sợ hãi vì chính họ cũng không sợ hãi.
Sau cùng, đám đông có khả năng kỷ luật rất cao, để không gây ra điều đáng tiếc và khi xuất hiện thì có phối hợp đông đảo. Vẫn biết rằng thế giới có thiện cảm với lý tưởng dân chủ của đám biểu tình và thiện cảm ấy là áp lực giải giới các chế độ độc tài, nhưng thuật biểu tình cũng là một yếu tố thành công đáng kể.
Bây giờ, ta nói đến thuật ấy.
Biểu tình là gì?
Không nhất thiết là những cuộc tuần hành của đám đông ngoài đường phố. Biểu tình là khi một đám đông công khai biểu tỏ thái độ để đạt một mục tiêu nào đó mà dư luận biết và hiểu được. Năm xưa, chín nhà sư đã tự thiêu tại một xã ấp hẻo lánh của Việt Nam, hành động can trường cao quý ấy vẫn không là một cuộc "biểu tình", vì dư luận không biết, nên không gây được tác động dây chuyền.
Hiểu như vậy, biểu tình có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức:
1. Diễn hành ngoài đường phố;
2. Hội họp trong hội trường, sân vận động, bãi đậu xe;
3. Đám ma, đám rước, đoàn xe, nghi lễ tôn giáo… di chuyển ngoài đường;
4. Đông người đồng loạt bước khỏi nhà trường, nhà máy hay công sở;
5. Đông người tuyệt thực giữa nơi công cộng;
6. Nhiều người cùng ngồi im giữa đường, giữa chợ;
7. Đang di chuyển ngoài đường, bỗng nhiên ngưng mọi sinh hoạt vào cùng lúc;
8. Lập tòa án công cộng xét xử một chính phạm của chế độ;
9. Lập tòa án châm biếm công lý và tòa án của chế độ;
10. Mọi người cùng làm một hành động: rút tiền ký thác khỏi ngân hàng;
11. Mọi người cùng tẩy chay một món hàng, bất hợp tác với một chiến dịch, v.v…
Suy như vậy, biểu tình có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức. Quy luật ở đây là phải sáng tạo tìm ra phương thức hữu hiệu mà chế độ khó lường và khó chống.
Minh danh tuyên bố mục tiêu
Muốn việc biểu tỏ lập trường kết quả phong trào biểu tình phải minh nhiên công bố mục tiêu. Việc tổ chức biểu tình vì vậy phải khởi sự bằng soạn thảo hay thu thập các văn kiện sẽ phổ biến hay vận động. Các văn kiện này cần minh bạch trình bày mục tiêu lẫn nơi liên lạc. Truyền đơn nặc danh không đạt mục tiêu công khai minh bạch và còn tạo cơ hội cho đối phương tung đòn khiêu khích. Trong môi trường có sự hiện diện của nước ngoài, các văn kiện trên phải có bản bằng ngoại ngữ.
Các văn kiện ấy có thể là:
1. Tuyên ngôn kết án chế độ, lời lẽ ôn hòa lịch sự nhưng cương quyết;
2. Các bài diễn văn;
3. Thư ngỏ phản đối một quyết định này hay ủng hộ một việc khác;
4. Kiến nghị do nhiều người cùng ký;
5. Tuyên bố của các tổ chức hay nhân vật ủng hộ biểu tình, phản đối chế độ.
Biểu tình và biểu tượng
Các cuộc biểu tình vừa qua đều khéo chọn biểu tượng, như màu cam tại Ukraine, màu hồng và vàng tại Kyrgystan, ngón tay có mực tím của cử tri đi bầu tại Iraq, v.v… Vấn đề vốn là sáng tạo, nên biểu tượng ấy cũng có thể là một cử chỉ, thủ hiệu, hình ảnh, đoạn nhạc. Quy tắc ở đây là phải có ý nghĩa đoàn kết mà dễ nhớ, dễ làm, dễ theo. Khi tổ chức biểu tình, các phong trào phải chọn, chuẩn bị, thậm chí sản xuất sẵn những vật liệu trưng bày hay quảng bá biểu tượng:
1. Cờ hay màu sắc biểu tượng;
2. Khăn, băng đeo tay, huy hiệu có in biểu tượng;
3. Son, phấn màu, mực;
4. Băng dán trên cảng xe, cột đèn;
5. Chân dung, hình ảnh về nạn nhân;
6. Loại hình ảnh châm biếm chế độ, làm cho dân hết sợ bạo quyền;
7. Loại dấu hiệu dễ thực hiện cho thấy sự hiện hữu của phong trào ở mọi nơi;
8. Băng nhạc, băng hình, băng ghi âm.
Biểu tình và vận động
Biểu tình chỉ đạt kết quả nếu mục tiêu được loan báo rộng rãi cho những người bên ngoài đám biểu tình, để họ tham dự, loan truyền hoặc loan tin trung thực như ý định của phong trào. Vì vậy, thuật biểu tình đòi hỏi nghệ thuật thông tin và tuyên truyền. Tuyên truyền tự thân không có nghĩa xấu, tất cả tùy thuộc vào mục tiêu và sự trung thực của người trình bày. Cuộc biểu tình nào vì vậy cũng cần những tài liệu vận động có thể tiếp nhận được từ xa:
1. Bích chương, truyền đơn, khẩu hiệu;
2. Tài liệu sách báo, hình ảnh;
3. Thông tin trên trời (khói máy bay), vẽ dưới đất;
4. Tài liệu (báo chí, hình ảnh) giới thiệu tổ chức hay phong trào;
5. Tài liệu kêu gọi sự yểm trợ của người ngoài;
6. Tài liệu giới thiệu và liên lạc với truyền thông, báo chí.
Trong mọi cuộc biểu tình, ngoài nhân sự phụ trách về kỷ luật và yểm trợ những người già yếu, ngã bệnh để bảo đảm trật tự và an toàn, người ta đều chú trọng đến mục tiêu vận động nên phải có đông đảo tài liệu và nhân sự phục vụ truyền thông và báo chí. Thành quả biểu tình lớn hay nhỏ là do sức truyền đạt sau đó của truyền thông. Tổ chức nào có quy củ thì phải giúp cho truyền thông làm tròn nhiệm vụ tường thuật - theo nhận thức khách quan của họ. Tuyên truyền dở là khi mình độc quyền thông tin hoặc chỉ muốn giành lẽ phải về mình, bất kể tới nhận thức hay ấn tượng của người khác. Một thí dụ thường được nói đến là cách ước lượng con số những người tham dự.
Các chế độ độc tài đều giữ độc quyền thông tin mà vẫn chẳng thuyết phục được ai nên mới dùng tới bộ máy đàn áp. Phong trào dân chủ không nên dẫm vào vết xe đổ ấy. Chế độ biết là dân không tin nên cần dân biết sợ. Phong trào dân chủ không dọa cho ai sợ mà cần được nhiều người tin. Biểu tình vì vậy là một cuộc vận động nhằm tranh thủ hậu thuẫn của dư luận và truyền thông có thể đóng góp cho việc ấy nếu được phục vụ hẳn hoi, và không bị dẫn dắt, lường gạt.
Trong một kỳ sau, ta sẽ tìm hiểu về những phương thức vận động khác.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Trước khi các chế độ độc tài bị lật đổ, người ta chỉ nói đến sức đàn áp của bạo quyền. Thực ra, ách hung tàn nào cũng có nhược điểm mà người ta cần nhìn cho ra.
Mở đầu loạt bài về kỹ thuật biểu tình ("Biểu tình: Lòng dân là ý trời" - ngày 21 tháng Ba), ta tìm hiểu về huyền thoại ổn định và nhược điểm chung của các chế độ độc tài.
Các chế độ này thường có vẻ vững chãi, được truyên truyền ra bên ngoài thành ưu điểm "ổn định", dựa trên bộ máy tình báo, công an, quân đội, nhà tù, trại tập trung hay cả… tòa án. Tài nguyên của xứ sở do thiểu số thống trị trưng thu, vơ vét và phân phối cho nhau để nuôi dưỡng bộ máy đàn áp ấy.
Người dân trong nước chỉ có một sự chọn lựa: hoặc là bọc theo chế độ, hành xử như con tin dễ bảo, để kiếm ăn trong vùng tiếp giáp giữa bộ máy thống trị với xã hội dân sinh ở vòng ngoài; hoặc là tỏ ý chống đối và bị trù giập, đàn áp, làm gia đình đói khổ, bản thân bị tù đầy.
Nhược điểm tinh thần - nhiều người gọi là sự khôn ngoan - là ít ai dám bước qua lằn ranh đề kháng. Nhược điểm lý luận - mà nhiều người còn cho là khôn ngoan hơn nữa - là nếu so sánh ách độc tài với xu hướng dân chủ, thì họ thấy dân chủ yếu thế, thiếu thống nhất và là một giải pháp thay thế đầy mơ hồ rủi ro. Vì hai nhược điểm ấy, việc chống đối mới gặp khó khăn và chế độ càng tin rằng giải pháp độc tài là hữu hiệu, nên khỏi cần thay đổi.
Sự thật có khi lại khác, nếu ta chịu khó tìm ra nhược điểm, thậm chí tử điểm - cái nhược điểm sinh tử của chế độ. Mọi cuộc vận động đối kháng để dẫn tới phong trào biểu tình đều phải khởi sự từ việc xác định tử điểm của ách độc tài. Lòng dân mong muốn tự do - chính nghĩa của đấu tranh - là một việc; tìm ra nhược điểm của độc tài là một việc khác. Nó thuộc về kỹ thuật, là bước đầu của việc huy động lòng người thành phong trào đối kháng.
Sau đây là một số nhược điểm chung của các chế độ độc tài, trong đó có nhiều nhược điểm đã thấy tại Việt Nam hoặc được chính những người trong chế độ nói ra:
1. Vì vai trò khống chế của ý thức hệ (xây dựng xã hội chủ nghĩa chẳng hạn), một số biểu tượng thực ra đã lỗi thời, hết tác dụng và phơi bày tính khôi hài không tưởng của lãnh đạo. Hết viện dẫn Mác, Lê, Hà Nội lui về hình tượng và "tư tưởng Hồ Chí Minh" mà mất dần khả năng mê hoặc quần chúng.
2. Nhưng, vì bản chất độc tài, chế độ vẫn để ý thức hệ mê hoặc chính mình và thu hẹp tầm quyết định, lấy những quyết định u tối, hoặc không kịp nhìn ra vấn đề mới. Tình hình bên ngoài càng xoay chuyển, chế độ càng lúng túng và phạm sai lầm lớn hơn.
3. Vì bản chất chủ quan duy ý chí, chế độ độc tài luôn phải xoay chuyển chánh sách cho phù hợp với tình thế mới. Điều đó dẫn tới hai nhược điểm: 1) khả năng ứng phó chậm và giới hạn, 2) với nhiều mâu thuẫn mà bộ máy tuyên truyền không ém nhẹm được. Chế độ càng "ổn định", loại mâu thuẫn ấy càng phát tác, nhất là khi khung cảnh sinh hoạt có thay đổi - thí dụ như gia nhập WTO - cho tới khi chế độ thành bất lực và sụp đổ trên sức nặng của chính nó. Nhược điểm ấy giải thích vì sao các chế độ độc tài có thể sụp đổ bất ngờ, và nhanh hơn dự đoán của người ngoại cuộc.
4. Dù là hệ thống toàn trị hay một chế độ đang chuyển hướng theo lối "phi cầm phi thú" (tự do kinh tế bên dưới ách độc tài chính trị của một thiểu số ở trên), các chế độ độc tài đều cần đến sự hợp tác của nhiều thành phần xã hội, tổ chức, đoàn thể hay cơ chế. Thí dụ: bộ máy ngụy danh tư pháp cần đến sự phục tòng hay hợp tác của thẩm phán, luật sư; bộ máy tuyên truyền cần đến sự đớn hèn của báo chí. Trong các thành phần nghề nghiệp này, không thiếu gì người nhìn ra điều ấy và không vui, có khi còn thấy nhục. Chế độ càng mua chuộc hay răn đe, họ càng bất mãn. Họ có thể vô tình hay cố ý làm suy yếu bộ máy thống trị mà chế độ không biết, hoặc không kịp biết.
5. Loại chế độ chuyển hướng theo lối "phi cầm phi thú" đều bị quy luật "lấy thúng úp voi", thúng là hệ thống kiểm soát và voi là đời sống và thị trường. Chế độ gặp mâu thuẫn trong cách kiểm soát, thí dụ dễ thấy là kiểm soát thông tin và mạng lưới internet. Hệ thống này không chặt, thường xuyên bị "tràn ngập" chẳng phải vì các hoạt động đấu tranh dân chủ mà vì phản ứng kinh doanh, kiếm tiền của những người thiết lập ra website. Làm sao phân biệt loại "phi pháp mà vô hại" (văn nghệ, thể thao, giải trí, bài bạc) và loại "[i]phi pháp có hại" (diễn đàn dân chủ)? Khi hai loại này lại kết hợp, bộ máy kiểm soát phải bó tay.
6. Loại chế độ độc tài "phi cầm phi thú" phải mở ra cho các sinh hoạt dân sự, có khi để ru ngủ quần chúng, như thể thao, tân nhạc, trình diễn thời trang. Nhưng, thành phần tham gia các sinh hoạt này đa số là giới trẻ, có những khát khao mà lãnh đạo không thể hiểu được và nơi quy tụ của đám đông trong những sinh hoạt ấy có thể là cơ hội chống đối, xoay chuyển thành đối kháng có ý thức và tổ chức.
7. Vì những ưu tiên lệch lạc - thí dụ như bảo vệ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước - mà tài nguyên quốc dân dùng vào mục tiêu này sẽ không thể dùng cho mục tiêu khác và chế độ luôn luôn bị thiếu thốn khi có mục tiêu bất ngờ. Thiên tai thường tạo ra mục tiêu bất ngờ làm chế độ lúng túng và gây thêm bất mãn. Không phải ngẫu nhiên mà các chế độ độc tài thường sụp đổ sau một thiên tai lớn.
8. Vì ách độc tài ở trên, thuộc cấp ở dưới thường che giấu sự thật bằng báo cáo sai, thiếu chính xác hay chậm lụt. Chế độ độc tài có hệ thống lấy quyết định lệch lạc, phiến diện và kém chuẩn xác nhất. Khi hữu sự, chế độ phản ứng bằng kỷ luật gay gắt có khi oan uổng và gây bất mãn ngay trong nội bộ mà bên ngoài ít biết nên ít biết khai thác.
9. Bộ máy công quyền là công cụ cho chế độ nên hoạt động kém hiệu năng, là ổ tham nhũng và bè phái. Bộ máy này thường xuyên mâu thuẫn với nhau - về chánh sách thì ít mà về quyền lợi thì nhiều - và không phục vụ lãnh đạo được như ý. Từ đó, lãnh đạo hay các phe nhóm trong lãnh đạo phải lập riêng bộ máy phục vụ song hành để kiểm soát và khống chế lẫn nhau. Mâu thuẫn nội bộ vì vậy thường xảy ra và trầm trọng hơn là mọi dự đoán ở bên ngoài. Vụ Tổng cục 2 tại Hà Nội là một thí dụ.
10. Trong khi quần chúng an phận bên dưới thì thấy chán chường và trở thành ù lì thì tầng lớp sinh viên, chuyên viên, trí thức, văn nghệ sĩ lại thấy bất ổn, hoang mang và bất mãn vì hai hiện tượng: 1) sự mù lòa của lãnh đạo trước những vấn đề mới và 2) phản ứng đàn áp hay kiểm soát của lãnh đạo khi bị các vấn đề mới này đe dọa. Vì lý do ấy mà thành phần chuyên viên trí thức, sinh viên và học sinh hay đi bước đầu trong phong trào phản đối.
11. Vì chánh sách phát triển lệch lạc và thực chất là bất công, dị biệt về giàu nghèo, về quyền lợi, văn hóa, hay chủng tộc thường bị đào sâu và gây mầm mống bất ổn mà chế độ không biết, hoặc không được báo cáo trung thực. Khi biết thì đã quá trễ vì khủng hoảng đã bất ngờ bùng nổ.
12. Vì lề lối cai trị độc đoán và bí mật, việc thăng thưởng hay kỷ luật thường không được công khai hóa và xảy ra với nhịp độ cao, làm xáo trộn cuộc sống người dân. Mà đa số những thay đổi thường xảy ra sau những vụ tai tiếng không che giấu nổi. Chế độ chứng tỏ sự bất lực của mình qua hệ thống đề bạt hay kỷ luật mờ ám đó.
13. Bên dưới hệ thống cai trị tưởng như tinh vi và thuần nhất, nhiều phe nhóm lợi dụng đặc quyền để truy tìm đặc lợi, nhất là trong bộ máy công an và quân đội. Rốt cuộc thì đi ngược với mục tiêu nguyên thủy của lãnh đạo, thậm chí còn tiến hành đảo chánh - hoặc kín đáo bên trong, hoặc công khai ở bên ngoài. Các vụ đảo chính này thường tiên báo sự sụp đổ. Các lãnh tụ mới lên thường mất thời gian củng cố quyền lực và vây cánh, trong những lúc đó, chẳng còn ai lo việc nước, hoặc dám có những quyết định cấp bách do tình thế đòi hỏi.
14. Khi quyền lực bị tập trung, chế độ hay lấy quyết định sai. Để ứng phó, chế độ phải tản quyền, phân quyền; đấy là lúc mà đấu tranh quyền lực gia tăng và khả năng kiểm soát của lãnh đạo bị thu hẹp. Mà nhiều khi lãnh đạo lại không kịp biết!
15. Để bảo vệ quyền lực, chế độ độc tài có thể thần phục một ngoại bang, hy sinh quyền lợi đất nước và thành công cụ cho ngoại bang. Cái "chính nghĩa" hay ý thức hệ biện minh cho quyền lãnh đạo bị sụp đổ và chế độ dễ dẫn quốc gia vào giao tranh oan uổng, bị lật đổ ngay trong chiến tranh. Những gì đang xảy ra tại Lebanon vì vai trò của Syria hay sự mờ ám trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thể phơi bày tử điểm ấy.
Nếu có kiểm điểm lại tình hình hình thực tế của các chế độ độc tài, ta phải thấy rằng sự ổn định chỉ là một huyền thoại và bạo quyền có thể bị lật đổ dễ hơn là người ta nghĩ, hoặc chính cấp lãnh đạo độc tài có thể nghĩ. Hãy nhớ đến Ceaucescu, Honnecker hay Milosevic tại Đông Âu thì rõ….
Tuy nhiên, nhìn ra và khai thác nhược điểm sinh tử của chế độ là một chuyện. Huy động và tổ chức sự chống đối thành một phong trào lan rộng lại là một chuyện khác và nhiều khi người ta thất bại, các lãnh tụ bị hy sinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu kinh nghiệm thành bại này trong một kỳ sau.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
Reply #3 - 02. Dec 2018 , 11:57
 
HỌC THUẬT KINH DỊCH

BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNG

Lê Lam Sơn

Đôi khi chúng ta thường gặp những câu như đối diện , nghĩa là ai cũng hiểu đối diện là mặt đối mặt , nhưng kỳ thực từ ngữ nầy xuất phát từ trong binh thư ( binh thư là tài liệu thuyết trình về nghệ thuật điều khiển quân sự ) . theo nguyên tắc tiền nhân người Việt vẻ hình vuông trên giấy ( gọi là bảng ) xin nhắc lại đời xưa , trước khi lâm trận , thì ban tham mưu của vị tướng soái , nếu ở trong phòng làm việc thì vẻ trên giấy ( gọi là Phóng Đồ Hành Binh ) đời nay gọi là Lập Kế Hoạch Hành Quân .
Trên hình vuông đó có 9 cung ( vị trí ) gọi là cửu cung Lạc Thư ( tài liệu Lạc Thư : là tài liệu của dân Lạc Việt ) trong chín cung đó phân chia ra 4 phương và 8 hướng . 4 phương hoăc là hai trục chính . Bắc , Nam , Đông , Tây , mà ta thường quen miệng nói Đông , Tây , Nam Bắc . 8 Hướng gồm 4 phương Bắc , Nam , Đông , Tây . Các bạn nên chú ý viết hay nói như thế nào thì viết hay vẻ như thế ấy .
Đây là một trong những quy tắc , mà chúng ta không cãi được , vì khi nói về nguyên tắc ; quy tắc , thì hầu như đã thành quy luật . Vì ai ai cũng biết khi gia nhập vào quân đội , ít khi có chuyện cãi nhau khi mệnh lệnh đã được ban hành . như khi di chuyển về ban ngày thì lấy hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn để xác định hướng đông và Tây . Điều nầy hiển nhiên đến nỗi muốn cãi mà không thể cãi được .
Theo phương pháp trên , chúng ta thử tập vẻ tren giấy , giống ngày còn đi học , khi học về toán , ta thường nghe thấy , ta vẻ một đường thẳng tưởng tượng . Trước hết ta vẻ đường dọc từ trên xuống dưới trang giấy , trên đầu đường thẳng ta ghi chữ Bắc , ở cuối đường thẳng ta ghi chữ Nam , sau đó ta vẻ tiếp theo một đưởng hàng ngang , rồi ta ghi từ trái Tây và bên phải là Đông , vì vẻ như thế nầy tức là vẻ theo đúng như địa hình thực tế bên ngoài .
Như thế chúng ta có được đường hàng dọc thẳng đứng từ trên chạy xuống dưới đó là trục Bắc Nam . Bắc thuộc Thuỷ và nam thuộc Hỏa hay bắc cung Khảm , Nam cung Ly . Kế tiếp theo , là đường vẻ hàng ngang từ đông qua Tây . Còn được gọi là Trục Đông Tây hay là Chân Đoài ; Đông là Chân , Tây là Đoài .

          Tây Bắc                Bắc               Đông Bắc
            Càn                  Khảm                    Cấn   
            


            Tây                                           Đông
           Đoài               Trung Cung          Chấn
                                                            
                                                          
         Tây Nam               Nam              Đông Nam
             Khôn                  Ly                     Tốn               
                                        
  Như thế chúng ta có Hai trục Bắc Nam và Đông Tây xuyên qua vòng tròn tâm O. Theo nguyên lý Bắc đối với Nam và Đông đối với Tây ,
Như vậy khi nói đối tượng , là ý muốn nói đến hai người đối diện nhau tư hai phương hướng đối xứng nhau qua tâm O vòng tròn . Đây cũng chính là thuật ngữ toán học hoặc hình học về không gian . Khi chung ta đi vào hệ thống kinh dịch thì thường thường ta bở ngỡ và đôi khi lúng túng như lạc vào trong rừng cây .
Sở dĩ vậy là vì học thuật kinh dịch vốn dĩ là một hệ thống đa chiều đa nguyên (đa là nhiều , nguyên là nguồn gốc ) không phải là học thuật bình thường , cho nên đi vào bộ môn nầy , người học sẽ vô cùng vất vã , vì thời nay không có ai hướng dnẫ , munố tìm tài liệu thì không biết làm cách nào ? Rồi môn học nầy đòi hỏi chúng ta người muốn học hỏi nhiều đức tính . Nói tóm lại những người đã từng kinh qua , họ đều hiểu rằng Dịch tức là truyền , chớ không chỉ đơn giản là học .
Đúng như vậy kinh dịch chính là truyền , chứ không phải là học , vì khi đi vào kinh dịch thì chúng ta sẽ như đi vào khu rừng . Nuế như không có hướng dẫn , thì chúng ta sẽ lạc lối .
Theo học thuyết kinh dịch được chia ra làm hai phần , phần lý thuyết qua các bộ kinh dich , chỉ nói thoáng qua về lý thuyết ( Théorie ) và phần khác là kỹ thuật thực hành , chính vì thế người xem nếU chỉ xem qua bộ kinh dịch của cụ Phan Bội Châu hoặc Nguyễn Mạnh Bão , hay cụ nghè Ngô Tất Tố , thì không thể đi xa hơn đi sâu hơn được , vì những người lảo thành đó viết là viết cho những ai đã từng có kiến thức căn bản ( niveau de base hoặc niveau la préparation de mentale ) vì thế cho nên người đi sau chưa từng biết đến kiến thức căn bản , gặp cái trở ngại lớn . Từ từ kinh dịch trở nên bí truyền và rồi sẽ mai một đi

Trở lại phần trên , khi chúng ta đã có hai trục chính là trục Bắc nam hay Khảm thuỷ ly hoả , và trục Đông Tây hay chấn Đoài, chúng ta còn lại 4 phương phụ , như Đông Bắc Cấn , Tây Nam Khôn , và Tây Bắc Càn , Đông Nam Tốn , chúng ta thấy qua Bắc Thuỷ Khảm , Nam Hoả
Ly . Đó là đối xứng nhau từng cập , nếu không đối xứng nhau thì coi như không có vấn đề .
Trên đây chỉ mới nói sơ qua về Hai Trục và các phương hướng đối xứng nhau từ cặp . còn lại đó là những cái gọi là Tam Hiệp ( hợp ) tứ hình , tam hình . Học thuyết kinh dịch chú trọng đến việc có tính chất lợi hại , còn mất , thắng bại sống chết , điều mà trong kinh văn nói là cách tránh họa tìm phúc , lánh dữ tìm lành .
Học thuyết kinh dịch chú trọng đến họa hay phúc – ( phước ) sống chết, lợi hay hại . Có khi chọn Tối ưu, hoăc có khi chọn dĩ hòa vi quý ( hòa là thượng sách ) sách tức là mưu kế ( có thượng sách là cao nhất , thượng là cao , trung là bình thường và hạ là thấp nhất ) Vitế như thế nầy thì hơi đi sâu vô học thuật hoặc vô phẩn kỹ thuật tâm pháp .
Sau đây là bài giải nghĩa về bảng Lạc Thư Cửu Cung . Giải nghĩa chữ Lạc Thư , Lạc là Lạc Việt danh tính nước Việt thời cổ .Thư là tài liệu ( sách vỡ )
Bảng Lạc Thư Cửu Cung là một hình vuông gồm có 9 cung ( hay chín vị trí trên không gian ). Trên bảng có ghi những con số từ 1 cho đến 9 . Bắt đầu 1, 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 . Chín con số nầy là biểu số của những nhóm sao ( tinh tú ) định vị ở chung quanh trái đất của chúng ta
Trên bảng Lạc Thư được phân chia ra Kinh Tuyến và vĩ tuyến , Kinh tuyến là đường hàng dọc , từ cực bắc xuống cực nam .và có đường vĩ tuyến hàng ngang , từ đông qua tây . Và thêm hai đường chéo nhau , giao nhau tại trung tâm điểm. Mỗi một ô vuông là một cung ,được gọi theo thuật ngữ , từ ngữ kỹ thuật
Mỗi ô vuông nhỏ hay mỗi cung , được ghi tên riêng và đánh số riêng .các cung sẽ chạy dài và thuận chiều theo kim đòng hồ , từ Tây Bắc , qua Bắc , Đông Bắc , Đông , Đông Nam , Nam , Tây Nam , Tây . theo cách truyền dạy của tiền nhân ta quen nghe các tên quẻ : Càn , Khảm , Cấn , Cấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài .
Bảng Lạc Thư có hai trục chính và hai trục phụ . Trục chính gồm có Bắc Nam . gọi theo tên quẻ Khảm Ly ( khảm bắc ly nam ) Trục Đông Tây hay Chấn Đoài . Ngoài ra hai trục phụ đó là Đông Bắc ( Cấn ) Tây Nam ( Khôn ) Sau ta sẽ thấy quỹ đạo đặc biệt gọi là quỹ đạo Lạc Thư . Các cung đối xứng nhau qua trung tâm là Khảm bắc Ly nam , Chấn đông , Đoài tây . Đông bắc Cấn đối với tây nam Khôn . Những cung đối ứng với nhau thì mới có tương quan với nhau theo lý dịch .như thế mới gọi là ứng nhau . Sau thời gian dài nghiên cứu , học hỏi , tìm hiểu , người viết mới nhận ra được tính chất hệ trọng của bảng Lạc Thư .
Đời nay , chúngta thường thấy những vị thầy bói mù , dùng cái mu rùa , để lắc những đồng tiền xưa ( tiền điếu hay tiền xu ) để lấy quẻ , quẻ ấy chính là quẻ Dịch mà ta thường nghe . Cách ấy là cách bấm Độn trên các lóng của bàn tay trái ,dùng để tính toán sự việc sẽ diễn ra .
Đời xưa , tiền nhân đã biết dùng trong Kỹ Thuật Quân Sự , ở đây chỉ nói tóm tắt sơ qua mà thôi , vì mục đích khi uđua ra loạt bài nầy để cho anh chị em có thể liên kết được với việc đời , nhất là trong đấu tranh , vì lời xưa có dạy , mạnh dùng sức yếu dùng chước .( chước là mưu kế )
Khi chúng ta càng đi sâu vào hệ thống đa nguyên đa chiều của kinh dịch , chúng ta càng cảm thấy một chân trời mới . Một không gian mới lạ . Đời xưa tiền nhân chỉ ngồi một nơi , mà quyết đoán sự việc . câu danh ngôn : Cơ mưu thao lược sau màn trướng , quyết định thắng bại chiến trường xưa . Những lời lẽ như thế nầy không phải để lại để mua vui cho chúng ta đâu .
Cũng nên nhắc lại một chút , các anh chị em khi xem những dòng nầy , phần nhiều hơi thiếu kiên nhẩn , vì nghỉ rằng hiện tình đất nước đang và Dân Tộc đang đứng trên bờ vực , mà tay Lam Sơn nầy viết chuyên loòng thoòng , đối với những ai nghỉ như vậy là quyền tự do cá nhân , phần còn lại thì do ý riêng của người viết , thông thường khi muốn bất cứ điều gì , thì chúng ta cũng phải học hỏi và tuỳ cơ hội mà áp dụng .
Vì người viết trộm nghỉ , đất nước trải qua suốt chiều dài lịch sử bao nhiêu giai đọan , bấy nhiêu thời kỳ thăng trầm .Do một phần mất lãnh thổ mà tiền nhân đã rời bỏ nước ra đi , một phần thì khi đất nước bị chiếm đóng , bị lệ thuộc , bị kẻ xâm lược phương bắc xóa lịch sữ triệt tiêu văn hoá .
Nên phải bắt buộc học theo văn hoá lai căng mất gốc kiểu cha nội tiến sĩ Hồ Ngọc Đại , và cha điên Bùi Hiển theo lệnh đảng cs , thao túng bày ra cái mà ta gọi là văn hoá man thư , từ đó nỗi sợ hải kẻ thù , nên ý chí tự cường quật khởi biến mất . Dân chúng người Việt quen sống như đàn cừu . Không cần gì phải suy nghỉ lôi thôi , từ đó lâu dần chỉ quen theo chủ nghĩa mỉ ăn liền .
Cho nên hàng ngũ dân chúng trên thì thiếu chiến lược gia , dưới thiếu cán bộ lãnh đạo dân chúng . Người mình hiên nay chỉ ưa thích cách làm ăn mì ăn liền , ăn xỗi ở thì ,nếu có khôn lanh tìm hay nghỉ ra cách kiếm tiền cho mau nhất khoẻ nhất , nam giới thì trộm cướp , hoặc mánh mung chôm chỉa ( trộm cướp ) hoặc làm việc công thì ăn hối lộ , hoặc quyền cao thì tham nhũng .
Cũng vì nghỉ như thế nên người viết mới đưa ra những bài viết như thế nầy . Kinh dịch mới xem qua thì thấy dể quá , nói chuyên trời trăng , thời tiết mùa màng đâu có gì là rắc rối , nhưng càng đi sâu vào thì mới biết rỏ ràng kinh dịch không có dể xơi , như Tàu cộng nghì VN là con cừu non , muốn nuốt lúc nào cũng được .
Đi sâu vào hệ thống thuận nghịch của kinh dịch đã thấy hết sức rắc rối phức tạp . Nếu như người viết chỉ viết thoáng sơ qua cho lấy có , thì e rằng sẽ để lại nhiều khó khăn cho người hậu học .Phần vừa qua chỉ mới đề cập đến 8 quẻ ( bát quái ) chính ( chánh ) nằm theo bốn phương tám hướng . Ngoài ra Kinh Dịch phân chia ra hai phần , lý thuyết và thực hành . kế đó là hệ thống tuần hòa của 64 quẻ dịch , ta thấy Dịch có tám quẻ chính , Càn , Khảm, cấn, Chân, Tốn, Ly, Khôn, Đoài .
Sau đó là hệ thống thứ hai , cũng có 64 quẻ không khác , chỉ có khác nhau một chút là 64 quẻ Dịch ở hệ thống đầu tiên là tuần tự đi từ thuần Càn , Khôn , Truân , Mông , Nhu , Tụng , Sư , Tỷ, Tiểu súc , Lý , Thái , Bỉ , Đồng nhân , Đại hửu …..v…v…. đi đến quẻ cuối cùng là Vị Tế là quẻ thứ 64 . Đó là hệ thống thứ nhất , tuần tự luân phiên , sự vận hành theo tự nhiên trong trời đất .
Nhưng đó là nói chung , ngoài ra còn có sự va chạm , như thế nầy thế kia nên sình ra biến động ( lẽ ra phải nên nói là động biến , nhưng vì nói biến động để tai nghe cho dể.Hệ thống thứ hai là ngày từ tám quẻ Dịch đầu tiên , như Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . từ mỗi quẻ xem như gia đình , như Càn , từ Càn nảy sinh ra thêm 7 quẻ , hay là 7 thời kỳ . Rồi cũng từ đó tuần tự luân phiên , đây là lý lẽ tự nhiên , mà kẽ hậu học phiả biết qua .
Sự vận hành giống nhau ở chổ là vận hành trọng hay theo trật tự , nhưng khác nhau về vận hành , như theo chiều thuận hay theo chiều nghịch ( ngược ) . Cái rắc rối đầy mâu thuẩn củng từ những điểm nhỏ nầy mà ra . Những điều tương tự đó thường thấy trong học thuật kinh dịch .
Một vấn đề hay một điều mà chúng ta thương nghe nói , đó là hai chữ đoàn kết , mà chúng ta không biết rằng , có những sự đoàn kết hay liên kết tự nhiên xảy ra , và cũng có sự đoàn kết hay liên kết phải do quá trình vận động mới có thể thực hiện được . Muốn biết điều nầy chúng ta cần phải biết qua cái gọi là Thời .
Như thường nghe thời kỳ , thời gian , thời hạn , cũng như câu nói dưởng quân ba năm dụng quân nhất thời . Theo sự hiểu biết bình thường , nhưng trong lĩnh vực quân sự , chữ thời nghĩa là giờ . Tại sao giờ ??? là vì người đời xưa chọn ngày giờ khởi công , gọi là để lấy ngày giờ thuận lợi nhất .
Ví dụ như khi ta đi Métro , xe lửa , chọn giờ khởi hành để mua vé trước . Tất nhiên khi lên xe chạy theo lộ trình , nhưng xe phải đổi ở chặng đưởng nào , để chuyển đổi qua hướng đi khác . Lý lẽ trong học thuật kinh dịch cũng giống như vậy .
Và nên nhớ sau khi mua vé xong , chúng ta phải đến đúng giờ xe khởi hành , khi chiếc xe đến trạm , đến ga , ta còn phải chờ khi cánh cửa ra vào mở ra ( cửa mở đóng tự động ) vì thế học thuyết kinh dịch đã trình bày cho ta thấy , mọi việc đều vận hành theo tính cách luân phiên theo một cách máy móc . Ví dụ như việc nước việc dân củng diễn ra y như thế . Bởi vậy cho nên người đời trước mới gọi ( mệnh danh ) kinh dịch là Nguyên Lý học . Ta thường nghe nói khôn cũng chết , daị cũng chết , chỉ có biết thì sống . Thế nên khi học về nguyên lý học tức là chúng ta học về cái Biết . Nói đến biết là nói đến cội nguồn , nguyên nhân cội rể của sự vật , sự kiện .
Đi vào học thuật kinh dịch cụ thể hơn là nói những điều quá xa xôi . Ví dụ như khi kinh dich nơi phần kỹ thuật ứng dụng , về những diễn biến , những sự vật , sự kiện . Diễn biến được phân chia ra thời kỳ giai đoạn . Ví dụ như nói đến tình thế của đảng cộng sản VN , đứng trước tình thế nguy nan , bế tắc không còn phương thuốc chửa trị nữa, thì kết quả sẽ là sự sụp đổ một cách đương nhiên , y như miền nam VN ( Việt Nam Cộng Hòa ) đó là cái chết không thể tránh hoặc có thể từ chối , trừ khi do phép lạ , nhưng phép lạ không thể có nên sự kiện lịch sử đã xảy ra như chúng ta đều biết .
Nói rỏ hơn một chút về sự phân chia ra thành chu kỳ , thời kỳ , giai đoạn vốn là những thuật ngữ , ( hơi xa lạ đối với những ai chưa từng xem qua ) ví dụ như : sự kiện sụp đổ của một thể chế chính trị , không phải chỉ bắt đầu từ một buổi sáng , và đến buổi chiều thì sụp đổ . Sự thật không phải như thế .
Diễn biến vận hành theo trình tự ( tiến trình tuần tự ) chúng ta thấy một sự vật hay sự kiện hoăc thể chế chính trị có 4 giai đoạn : từ lúc thành hình ( khởi điểm ) điều mà trong khoa Bốc Phệ gọi là Sinh ( như sinh ra , ) sau khi sinh ra thì dần dần lớn lên , khi lớn lên thì sức lực đầy đủ , nên là thời kỳ lớn mạnh lên , nên gọi là Vượng , sau khi lớn mạnh thì thời kỳ nầy sẽ dài hoặc ngắn là tùy theo , như khi có tiền , ta tiêu nhiều hay tiết kiệm , thì số tiền sẽ gia tăng hoặc ít đi .
Nên là giai đoạn Suy thoái dần dần , lớn lên cũng do dần dần , suy thoái cũng diễn ra tư từ . Sao đó là thời kỳ Mộ , giống như mồ mả , là nơi chôn cất mai táng hính hài một cá nhân . Sau Mộ là giai đoạn là hết gọi là Tuyệt , là chấm dứt hoàn toàn , nhưng vẫn còn nối tiếp theo là giai đoạn Thai , tức là sự sống nối tiếp theo sau sự chết , sự sống và sự chết là trạng thái , hai trạng thái sống và chết nối tiếp theo nhau bất tận .
Không ngừng nghỉ , đó chính là bản chất trường tồn của chân lý .
Thông thường đa số người thường xem xét sự kiện chỉ ở một mặt lợi hoặc hại , tốt hoặc xấu , mà không hề xem xét hai mặt cùng lúc .
Nhiều người nghỉ chết tức là hết , nhưng chết chỉ có nghĩa là sự ngừng nghỉ của một trạng thái . Trở lại phần trên , sau giai đoạn Thai như là sự thành hình của mầm mống mới nằm trong cơ thể người mẹ , nên sau Thai là Dưởng ( là nuôi nấng ) .
Trên đây là thuyết trình về 12 giai đoạn trong học thuật kinh dịch . Thuật ngữ kinh dịch gọi là vòng Tràng Sinh ( hay Trường Sinh ). Đây chỉ là nói sơ qua mà thôi , vì vòng Tràng Sinh có 12 giai đoạn ;
1 / Trường Sinh là khi mới sinh ra , 2 / Mộc Dục : tắm gội , 3 / Quan Đới : dính dáng , có liên quan , 4 / Lâm Quan : rỏ ràng sáng tỏ ,5 / Đế Vượng , là thực sự lớn lên mạnh lên , 6 / Suy : yếu đi ,7 / Bệnh : nhiều vấn đề xảy đến ,7 / Tử : chết đi ,9 / Mộ , chôn vùi đi ,10 / Tuyệt : thân xác tan biến hết , 11 / Thai là giai đoạn tái hồi ( tái sinh dưới hình thức mới)12 / Dưởng : giai đoạn được nuôi dưởng hun đúc để trở thành . Chính vì nói dài dòng như thế nầy không tiện đưa lên tren bài viết nầy .
Qua những bài viết trên , người viết muốn nói rỏ hơn , để cho các bạn đọc có thể hiẻu được nội dung những gì được trình bày , cùng lien kết được với sự kiện trong đời .
Theo nguyên lý kinh dịch , việc nhỏ lien quan đến cá nhân từng người việc lớn hơn liên can đền gia đình bè bạn , và xả hội chung quanh , nếu nói đến những việc trọng đại hơn, đó là việc nước non .
Phần bài viết về vòng Tràng Sinh , chính phần Tràng Sinh cũng là những yếu tố hệ trọng , để chúng ta có thể biết một cá nhân đang ở vào tình trạng nào , sức khoẻ ra sao , làm ăn lẽ nào cuộc sống đang ra sao ??
Bình thường vòng Tràng Sinh có 12 giai đoạn , nhưng khoa bốc phệ chỉ dùng có 4 , đó là 4 yếu tố then chốt . Bốn yếu tố đó là : Sinh , Vượng , Mộ , Tuyệt .
Muốn dùng đến 4 yếu tố đó , trước hết chúng ta cnầ phải biết Mệnh của mình , Khi sinh ra đời tự nhiên ta sẽ mang mệnh nào đó , tùy theo năm sinh . Ví dụ như một người nam giới tuổi Đinh Hợi 1947 , tức năm sinh là 1947 , tính theo tuổi âm Đinh Hợi .
Năm Đinh Hợi thuộc tuần Giáp thân . Theo cách tính đặc biệt thì phải tính trên bảng Cửu Cung Lạc Thư , tuần Giáp Thân có 10 Thiên Can : Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Đinh Hợi , Mậu Tý , Kỹ Sửu , Canh Dần , Tân Mảo , Nhâm Thìn , Quý Tị .
Bảng Lạc Thư là bảng vẻ sơ đồ Toán Học không gian .
Các con số trên bảng , là biểu của các nhóm sao , số 1 là sao Tham Lang , 2 Cự Môn , 3 Lộc Tồn , 4 Văn Khúc , 5 Liêm Trinh , 6 Vủ khúc , 7 Phá Quân , 8 Tả Phù , 9 Hửu Bật . Như vậy ta thấy Năm inh Hợi thuộc vào tuần Giáp than , khởi từ cung 2 có sao Cự Môn , khi cung Khôn 2 có Giáp Thân , thì Ất Dậu 1 , Bính Tuất tại 9 , Đinh Hợi tại cung Cấn số 8 , là biểu số của sao Tả Phù .
Khi tính theo cách nầy là cách tính mệnh cung sinh ra , khi tính vận hạn thì tính theo cách khác . cung Cấn thuộc mậu , dương thổ . ( như là đất núi ) . áp dụng vào vòng Tràng Sinh ta thấy : Thuỷ Thổ Sinh tại cung Thân ,vượng tại cung Tý , suy tại cung Sưủ , mộ tại cung Thìn , Tuyệt tại cung Tỵ , Thai tại cung Ngọ , Dưởng tại cung Mùi .
Như vậy người ta chỉ tính ở 4 cung , Sinh tại cung Thân , Vượng tại cung Tý , mộ tại cung Thìn , Tuyệt tại cung Tị , ví dụ như tuổi Đinh Hợi Trường Sinh tại năm , tháng Thân , vượng tại năm tháng Tý , v….v… Đó là cách tính trước vận hạn , mà người ta biết đến lúc nào nên thực hiện các dự định mong muốn , gọi là chờ đợi thời cơ .
Nếu không biết phương pháp nầy thì không bitế thời gian chờ đời là bao lâu nên dể chán nản . Khi đi vào học thuật kinh dịch ban đầu bao giờ củng dể chán , nhưng dần dần , ta mới cảm nhận đươc sự kỳ diệu của học thuật, khi trải qua những sự kiện mà khi học , ta đã biết rỏ cách vận hành của sự việc ra sao .
Đây là kinh nghiệm của bản thân người viết .
BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNG
Lê Lam Sơn .
Sự quan trọng hiển nhiên của kinh dịch có rất nhiều , nhưng hơn hết , đó là Tám quẻ dịch ( bát quái ) và bảng Lạc Thư Cửu Cung . Đời xưa , khi hành binh ( hành quân : các hoạt động quân sự )người xưa thường sử dụng bảng Cửu cung Lạc Thư , như một phóng đồ , và người xưa thường đặt nơi mình đóng quân vào trung tâm điểm , sau đó phân ra bốn phương tám hướng , để tính toán , nhất là sử dụng quân thám mả , binh sĩ cỡi ngựa để do thám .
Đời nay người ta thường sử dụng sự tính toán ( theo phương pháp nhất định của kinh dịch ( qua thuật Độn Toán ) trong  thương trường . Người ta khi muốn làm ăn với nhau thường hay hỏi dò tên tuổi , năm sinh , để cân nhắc sự hợp tuổi hay không , nếu giữa hai bên tác hợp không hợp tuổi , thì phải dùng qua nhân vật trung gian , trong thương lượng khi hợp tác .
Càng đi sâu vào học thuật kinh dịch , ta càng thấy mức độ chính xác của những phương pháp tính toán đặc biệt . Hơn nữa là các quẻ dịch , Lấy được quẻ dịch có nhiều cách , chúng ta có thể dùng đồng xu ( tiền xưa ) , Trong học thuật kinh dịch có nhiều điềm mang tính chất hết sức quan trọng , thứ nhất là Tám quẻ dịch ( ta thường nghe nói là bát quái ( Bát là tám quái là quẻ : đây là tiếng Hán Viêt hay hán nôm : nam ) theo thứ tự và trật tự trong bảng Lạc Thư 9 cung , chúng ta thấy phương tây bắc có quẻ Càn , phương bắc có quẻ Khảm , phương ông Bắc có quẻ Cấn , phương Đông có quẻ Chấn , phương đông nam có quẻ Tốn , phưong nam có quẻ Ly , phươngtây nam có quẻ Khôn , phương Tây có quẻ Đoài .
Quẻ Càn thuộc dương kim , quẻ Đoài thuộc âm kim , quẻ Chấn dương mộc , quẻ Tốn âm mộc , quẻ Ly hỏa , quẻ Cấn dương thổ , quẻ Khôn âm thổ , sở dĩ phân chia âm dương như vậy , để về sau khi đi vào phần kỹ thuật ứng dụng , chúng ta mới thấy rỏ ràng hơn . Đây chỉ mới nói về tám quẻ ( bát quái ) ngoài ra có bảng Lạc Thư cửu cung , là hình vuông có 9 cung ( cửu cung ) trên bnảg Lạc Thư chia ra Hai trục chính và hai trục phụ , đó là Bắc Nam hay Khảm Ly ( Thuỷ Hỏa ), và Chấn Đoài (đông tây , mộc kim ) Hai trục phụ là Đông Bắc Cấn , Tây Nam Khôn , như vậy hợp lại ta thường quen nói Đông Tậy Nam Bắc , và đông bắc tây nam .
                                 BẢNG LỤC THẬP HOA GIÁP
Trên đây là phần lý thuyết , còn khi đi vào kỷ thuật ứng dụng thì ta sẽ thấy rỏ hơn . Sau đó là Bảng Lục Thập Hoa Giáp , tức 60 can giáp , 60 can giáp tức là 6 tuần giáp . Mỗi tuần là tuần Giáp không phải tuần lễ theo dương lịch ) Giáp có 10 Can giáp . Can là Thiên Can, và Chi là địa Chi .Ví dụ như năm 2018 , được mang tên là Mậu Tuất , cách tính nầy theo âm lịch hoặc là theo tuần trăng . Mậu là thiên Can và Tuất là Địa Chi .
Năm cũng thế , tháng ngày và giờ cũng đều tương tự như vậy . Càng đi sâu vào học thuật kinh dịch nhất là về phần kỷ thuật ứng dụng , chúng ta mới thấy rỏ sự ích lợi của Lục Thập Hoa Giáp . Mỗi tuần giáp có 10 Thiên Can và 12 địa chi . Lục thập ( từ ngữ Hán Việt ) vấn để từ ngữ Hán Việt hết sức rắc rối , vì sự liên quan dính líu đến quá trình lịch sử Dân Tộc Hoa Việt Lục Thập là sáu mươi can giáp , hay sáu tuần giáp . Mỗi tuần giáp có mười .
Giáp tý , Giáp Tuất, Giáp thân ,Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Tuần Giáp tý có mười Thiên Can gọi tăt là Can , có mười hai Địa Chi .
Giáp Tý , Ất Sửu, Bính Dần , Đinh Mảo ( hay mẹo )Mậu Thìn, Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Nhâm Thân Quý Dậu .
Tuần Giáp Tuất , Ất Hợi , Bính Tý , Đinh Sửu , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi .
Tuần Giáp Thân , Ất Dậu , Bình Tuất , Đinh Hợi , Mậu Tý , Kỷ Sửu , Canh dần , Tân Mẹo , Nhâm Thìn , Quý Tị .
Tuần Giáp Ngọ , Ất Mùi , Bính Thân , Đinh Dậu , Mậu Tuất , Kỷ Hợi , Canh Tý , Tân Sửu , Nhâm Dần , Quý Mẹo .
Tuần Giáp Thìn , Ất Tị , Bính Ngọ , Đinh Mùi , Mậu Thân , Kỷ Dậu , Canh Tuất , Tân Hợi , Nhâm Tý , Quý Sửu .
Giáp Dần , Ất Mẹo ,Bính Thìn , Đinh Tị , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi , Canh Thân , Tân Dậu, Nhâm Tuất , Quý Hợi .
Như vậy chúng ta thấy rằng người xưa thật là tài tình , vì đây là sự sắp xếp theo trật tự , điều nầy cho thấy  học thuật kinh dịch có lien quan đến khoa học , hình học và toán học. Như phần trình bày bên trên chúng ta thấy  rỏ ràng đây là sự sắp xếp thật tinh vi , bởi vì nơi phần kỷ thuật ứng dụng qua khoa Bốc Phệ sẽ  càng thấy nhiều hơn .
Tính theo can chi , Thiên Can đi trước và Địa chi theo sau ,
Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh,Mậu, Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quý .
Chi  : Tý , Sửu , Dần , Mảo , Thìn , Tị , Ngọ, Mùi , Thân , Dậu, Tuất, Hợi , Thông Thường Chi thuộc âm đi theo Can thuộc âm . và chi thuộc dương đi theo Can thuộc dương . Đây chính là quy luật bắt buộc . Giống tương tự như binh sĩ khi học về vủ khí , cách thức tháo ráp súng ống , hoăc học về mìn bẩy. Nhất nhất đều phải tuần thủ theo những thao tác đã được quy định Thuộc tính âm dương của Can ,
Giáp dương . Ất âm , Bính dương , Đinh âm , Mậu dương , kỹ âm , Canh dương , Tân âm , Nhâm dương , Quý âm ,
Thuộc tính âm dương của địa chi :
Tý dương , Sửu âm , Dần dương , Mảo âm , Thìn dương , Tị âm , Ngọ dương , Mùi âm , Thân dương , dậu âm , Tuất dương , Hợi âm , đến đây xem như đã hết  phần Lục Thập Hoa Giáp , Tuy vậy nhưng còn phải biết qua cách sử dụng phân nầy trong kỷ thuật ứng dụng . Những điều nầy sẽ được trình bày trong những phần bài viết kế tiếp theo về sau .



Back to top
« Last Edit: 02. Dec 2018 , 12:06 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra