Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - HỌC THUẬT KINH DỊCH  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
HỌC THUẬT KINH DỊCH (Read 1444 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
HỌC THUẬT KINH DỊCH
28. Nov 2017 , 01:09
 
NỬA ĐÊM GIỜ TÝ CANH BA
 
  Muốn xem tử vi cho ai thì trước hết phải lập lá số. Muốn có lá số phải biết giờ tháng năm sanh của thân chủ, thầy lốc cốc tử mới an sao vào các cung được.
 
  Giờ âm lịch mà ông bà ta khi xưa dùng có thời lượng dài gấp đôi giờ đồng hồ. Như vậy âm lịch chỉ có 12 giờ mỗi ngày ứng với thập nhị địa chi gồm 12 con giáp. Theo huyền số, 12 bằng 4 nhân 3 với 4 thuộc địa và 3 thuộc thiên làm cho trời đất giao hòa. Trong 12 con giáp thì 5 con ở chung với người là Tý, Mão, Dậu, Tuất, Hợi. Bốn con sống nơi khoảng khoát ruộng đồng gồm Sửu, Tỵ, Ngọ, Mùi. Hai con ở trong rừng là Dần, Thân. Con giáp chưa ai thấy là Thìn, người xưa bảo nó có khả năng đổi dời từ dưới đáy biển lên đến trời cao.Thiên tai mưa gió bão lụt đều cho là do “long giáng hạ”. Người Việt thân yêu chúng ta có nền văn hóa nông nghiệp nên hầu hết các con vật được chọn có cuộc sống gần gủi, góp phần vào sinh hoạt thường nhựt của nông gia.
 
Ngũ hành (5) tương sinh tương khắc kết hợp với âm dương (2) lập thành 5x2=10 gọi là Thập Thiên Can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Tuổi của người phương Đông là sự kết hợp giữa can và chi. Mười hai địa chi thuộc đất phối hợp với mười thiên can thuộc trời thành 60 năm tính đủ một vòng trở lại gọi là lục thập hoa giáp. Đó cũng là lý do tại sao người sống qua 60 năm được gọi là thọ. Cũng nên nói thêm để rõ vấn đề. Tuổi mỗi người có tên do hai chữ can và chi ghép lại. Thí dụ ông A sanh năm 1942 tuổi Nhâm Ngọ thì Nhâm thuộc can và Ngọ thuộc chi. Nói riêng tuổi Ngọ chỉ có Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ và Nhâm Ngọ ( không bao giờ có Ất Ngọ, Đinh Ngọ…. nghé ngọ ). Trải qua 5 tuổi đó là hết chu kỳ. Mỗi tuổi Ngọ cách nhau 12 năm vị chi 12 nhân 5 là 60 năm.
 
  Giờ Âm Lịch:
 
                Từ 23 giờ đến 1 giờ                         là giờ Tý
                Từ 1 giờ đến 3 giờ                           là giờ Sửu
                Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng                   là giờ Dần
                Từ 5 giờ đến 7                                 là giờ Mão
                Từ 7 giờ đến 9 giờ                           là giờ Thìn
                Từ 9 giờ đến 11 giờ                         là giờ Tỵ
                Từ 11 giờ (đồng hồ)  đến 13 giờ      là giờ Ngọ.    
                Từ 13 giờ đến 15 giờ                       là giờ Mùi.
                Từ 15 giờ đến 17 giờ  (5 giờ chiều)  là giờ Thân.
                Từ 17 giờ đến 19 giờ                       là giờ Dậu.
                Từ 19 giờ đến 21 giờ                       là giờ Tuất.
                Từ 21 giờ đến 23 giờ (11 giờ tối)     là giờ Hợi.
 
  Theo bảng liệt kê trên ta thấy
 
        12 giờ trưa người mình thường gọi là đúng Ngọ.
         0 giờ tức 12 giờ đêm thì gọi là nửa đêm giờ Tý.
 
  Câu hát không giờ rồi sao ngủ không yên. Không giờ đúng là lúc nửa đêm. Anh chàng nầy trằn trọc nhớ người yêu hay trăn trở vì nổi lòng biết tỏ cùng ai.
Hai câu nói của người xưa:
 
  Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần,
Nhứt niên chi kế tại ư Xuân.
 
Mỗi ngày, đến giờ Dần, khoảng trước 5 giờ sáng, người cẩn trọng dự tính chương trình, sẽ làm những điều gì trong ngày mới. Mỗi năm, phát thảo kế hoạch toàn niên vào ngày Xuân.
 
  Đêm 5 Canh
 
  Theo Âm lịch thì đêm có 5 giờ tương đương 10 tiếng đồng hồ.
 
Đêm bắt đầu từ 7 giờ tối và chấm dứt lúc 5 giờ sáng tức là từ giờ Tuất đến hết giờ Dần. Khoảng thời gian đó con chó của người mình theo bẩm tính nằm sát đất thức canh cửa nhà cho chủ.
 
Canh hay canh giờ còn gọi là trống canh, thời lượng bằng 2 tiếng đồng hồ (120 phút). Chỉ ban đêm mới có canh giờ và mỗi canh dài bằng một giờ âm lịch. Vì đêm có 5 giờ nên Đêm có 5 canh
 
Trong bài Hàn Nho Phong Vị Phú, Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ có câu
 
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
 
      Canh Một thuộc giờ   Tuất                        từ 7 giờ đến 9 giờ tối               
      Canh Hai thuộc giờ    Hợi                         từ 9 giờ đến 11 giờ khuya       
      Canh Ba thuộc giờ     Tý                           từ 11 giờ đến 01 giờ đêm            
      Canh Tư thuộc giờ     Sửu                         từ 01 giờ đến 03 giờ sáng            
      Canh Năm thuộc giờ  Dần                         từ 03 giờ đến 05 giờ sáng   
 
Bảng liệt kê trên làm rõ nghĩa câu ông bà ta ưa nói  “Nửa đêm giờ Tý canh Ba”. Câu thành ngữ nầy còn thêm một câu nửa mới đủ đôi xuyên qua câu chuyện tiếu lâm trong dân gian.
Anh chàng kia vợ đẻ con so, cô em vợ được mẹ cho lên ở nuôi chị trong lúc còn non ngày. Bị cấm trại cả tháng, em vợ lại nõn nà phơi phới, nom rất tới. Trằn trọc đến nửa đêm,  anh chàng lồm cồm bò vào định bứng hoa cả cụm.
Cô em vợ tằng hắng, lên tiếng anh rể bị chứng “mộng du”: 
Nửa đêm giờ Tý canh ba,
Hởi người quân tử chớ bò đi đâu.
 
Anh chàng nói trớ:   
 
Canh ba thao thức mơ màng,
Anh ngủ không được anh bò anh chơi.
 
  Ngày 6 khắc:
 
   Đêm tính canh còn ngày thì tính khắc.
 
   Như trên đã nói, một đêm dài 10 tiếng đồng hồ thì một ngày dài 24 -10 = 14 tiếng. Thành ngữ Việt Nam có câu  “Đêm 5 canh, ngày 6 khắc”.
 
   Một ngày có 6 khắc. Như vậy mỗi khắc dài  14 chia cho 6  =  2 giờ 20 phút.
Xét ra như vậy thì một khắc dài hơn một canh giờ. Khi xưa những người trấn thủ lưu đồn, thay phiên nhau ngày theo khắc đêm chia canh tưởng cũng hợp lý vì ban đêm là thời gian để ngủ mà phải thức khổ nhọc hơn. 
 
  Những người nông dân mộc mạc thuộc thế hệ ông bà ta ngày xưa trong nhà làm gì có TV phim bộ, cũng không có điện thoại gọi nhau đấu láo. Khi màn đêm buông xuống, nhà nhà quây quần bên mâm cơm chiều dưới ánh đèn dầu phọng âm u leo lét. Cho nên 7 giờ tối, giờ Tuất, kẻng điểm canh một, gà vô chuồng đâu đó xong xuôi thì người cũng leo lên giường để 5 giờ sáng canh năm tuột xuống chuẩn bị cho một ngày mới. Ngủ sớm thức sớm là nếp sống họp vệ sinh thường thức không như thế hệ cháu con xhcn thâu đêm suốt sáng tiêu hao cho trà đình tửu điếm ca ra ô kê, thuốc lắc.
 
  Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương. Ông bà mình mấy trăm năm trước không có đồng hồ báo thức. Nhưng không sao, trời đã cho ta “gà cồ hay gáy, gà mái hay la”. Ngày nào cũng như ngày nào, canh năm, 5 giờ sáng, khi con chó xong nhiệm vụ gác đêm tìm vào xó bếp để ngủ thì anh gà trống tự động làm tài lanh không cần biểu đã thót lên cao, rướn cổ, nhắm mắt, đập cánh gáy ran như thúc giục, báo tin đã hết giờ trùm chăn. Bà con từ đầu trên đến xóm dưới, có muốn lờ cũng phải nghe. Loại đồng hồ báo thức nầy khỏi lên dây thiều thay pin mà chạy rất tốt bất kể nắng mưa chỉ có cho vô nồi xé phai mới hết chạy thôi. Quái ác một điều gần sáng lại là giờ cao điểm của gối ấm nệm êm giường nồng. Giấc ngủ lúc đó ngon như nữa điếu thuốc phần sau và đậm đà ray rức như gái một con làm mòn con mắt.
 
Trời không tha cho kẻ gian mắc nạn, ngay lúc đó nội tướng thỏ thẻ nhưng quyết liệt nhắc khéo
 
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi.
Nữa mai chúa mở khoa thi,
Bảng vàng bia đá kìa đề tên anh.
 
Sau 3 câu Tùy Bà Hành, nàng ca tiếp điệp khúc:
Lang quân ơi, đã hết giờ nằm mộng, đừng có mà   
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Ngoài những lý lẽ như kể ra công lao tiền của cha mẹ để đánh động lòng hiếu thảo
 
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên sắm bút cho anh học hành.
 
  Còn công nàng thì sao ? 
 
  Hãy nghe thi sỉ Nguyễn Bính thay nàng nhắc khéo qua bài thơ Thời Trước mà nhạc sĩ Văn Phụng phổ thành nhạc phẩm Trăng sáng Vườn Chè
 
  Vì tằm tôi phải chạy dâu,
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay.
.................
Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa,
“Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng”
 
Anh nào nghe câu cuối cũng thấy thốn.
 
Bạn hãy cùng tôi đọc phần đầu bài ca dao sau đây 
 
Canh một dọn cửa dọn nhà,
Canh hai dệt cửi canh ba đi nằm.
Canh tư bước  sang canh năm,
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi.
 
     Qua bài nầy, thời xưa, người con gái có chồng tự nguyện hy sinh cho chồng con, cho nhà chồng, sống đời bận rộn đầu tắt mặt tối không còn thời gian nhìn đến bản thân, thật là tội nghiệp, thật là bất công.
 
Nấu nướng cho cả nhà ăn cơm tối xong, canh một từ 7 giờ đến 9 giờ tối rửa chén, dọn dẹp, giăng mùng quạt muỗi, chuẩn bị chỗ ngủ cho mọi người.
 
Canh hai từ 9 giờ đến 11 giờ gần nửa đêm ngồi dệt vải sinh nhai độ nhựt.
  Canh ba và canh tư từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng mới được đặt lưng xuống giường.
 
Như vậy người vợ nàng dâu chỉ được ngủ vỏn vẹn có 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sức đâu chịu nổi hởi trời.
 
Thảm trạng nầy kéo dài trong bao lâu ? 
 
                                       Hắn không thi đậu thì đời em tiêu
 
    Xin mượn mấy câu thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh, tôi viết lên đây những dòng chữ kính phục, vinh danh những người vợ, những bà mẹ Việt Nam mến yêu, trong đó có mẹ thương kính của chúng tôi đã một đời hy sinh vô bờ bến cho chồng và các con.
 
Cô gái Việt Nam ơi,
Nếu chữ hy sinh có ở đời.
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực,
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
 
  Cali ngày 11 tháng 11 năm 2012
  Nguyên Phương
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #1 - 28. Nov 2017 , 01:12
 
XIN GƯI CÁC BẠN  BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ VỀ CÔNG ÁNG
THIỀN TÔNG :

                      Tánh KHÔNG luận là gì ?

    Tuệ Sỹ

(I)
(martin HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi; kiên trì và dừng lại trong sụ bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa lòng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bĩnh, không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bậu trời.(1) Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn(2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc. (3) 
Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược; vay mượn đã là một điều bất khả, mà nói về lại cũng là điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không tìm thấy một lối trung chính để vào tư tưởng(4). 
Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh Không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn…" 


(II) 
Im Denken Wird jeglich Ding einsam und langsam. (M. HEIDEGGER)
Từ khi Nagàrjuna (Long Thọ) xuất hiện ở miền Nam Aᮍ độ, đến nay đã 18 thế kỷ qua, và suốt một vòng cung ba phần tư của toàn bộ Á châu, Tánh Không luận (Sùnyavàda) đã trở thành một thứ khí giới vô cùng sắc bén được trang bị cho một nền triết lý chuyên môn phá hoại. Với những kẻ chống đối nó, phá hoại là phá hoại. Nhưng những kẻ tán thưởng nó thì nói phá hoại tức là thiết lập. Với cả蠨ai, phá hoại là điều đáng sợ và nên tránh. Chính thực, Nagàrjuna đã cố ý binh vực cho một chân lý nào bằng khí giới Tánh Không luận? Người ta đã từng nghĩ, chính Tánh Không (Sùnyatà) là chân ly đó. Bởi vì鬠người ta có thể tìm thấy, với bằng chứng vô cùng xác thực của văn nghĩa, rằng chính Nagàrjuna đã coi phương tiện và cứu cánh là một. Nói cách khác, chính chân lý của Tánh Không tự bảo vệ lấy nó, tự binh vực cho chính nó, không một cái gì khác.
Những học giả hiện đại chuyên môn về Tánh Không luận với những đại biểu có thẩm quyền như T. R. V. MURTI, Ed. CONZE, J. MAY, và có thể kể thêm những vị ở ngoài lãnh vực chuyên môn này nhưng cũng được coi như là có thẩm quyền như STCHERBATSKY, J.TAKAKUSU, vân vân, đều đồng thanh công nhận Tánh Không luận như là Biện chứng pháp (dialectique). Những người đi sau, bám chặc vào danh từ này – Biện chứng pháp – để hiểu Tánh Không luận. Đó quả là một sự vay mượn vô cùng thận trọng. Người ta đã tìm được cho Tánh Không luận một sự đồng thanh tương ứng. Như vậy là "Nghìn tầm gởi bóng tùng quân,(5) tuyết sương che chở cho thân cát đằng". 
Ed. Conze nói đến sự táo bạo của những hiền triết Đông phương là tư tưởng bằng mâu thuẫn. Bởi vì, chính luật mâu thuẫn cho phép người ta nói: phương tiện là cứu cánh, cứu cánh là phương tiện. Phá hủy trong phương tiện, nhưng lại là thiết lập trong cứu cánh. Phá hủy và thiết lập là mộ. Như thế hình như mâu thuẫn đối chọi với đồng nhất. Đây là lý lẽ mà ngươi ta hay dựa vào đó để phân biệt tính cách dị biệt của tư tưởng Đông phương và tư tưởng Tây phương. Người ta thường lý luận theo một tiêu thức điển hình nhất như sau: với Tây phương, ce qui est est, ce qui n'est pas n'est pas (của Parménid), đó là tư tưởng trên nguyên tắc đồng nhất; với Đông phương thì, Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh (của Lão Tử), đó là tư tưởng trên nguyên tắc mâu thuẫn. Bởi vì, nguyên tắc mâu thuẫn như thế là dung nạp tất cả mọi tương phản, tất cả mọi cái không phải là nó, cho nên người ta nghĩ nếu công nhận rằng Đông phương luôn luôn tư t7ởng trên nguyên tắc này thì tư tưởng Đông phương lúc nào cũng có thể dung nạp được tư tưởng Tây phương với tất cả nhũng dị biệt của chính nó. Và ngược lại; vì nguyên tắc đồng nhất không dung nạp những tương phản. Nguyên tắc đồng nhất đưa đến chỗ đòi hỏi sự nghiêm xác của khái niệm. MerleauPonty: "Có cái gì đó không thể thay thế trong tư tưởng Tây phương: (…) sự nghiêm xác của khái niệm,…"(6) 
Hình như chúng ta vừa đưa ra một tràng, ngắn, những lý luận có vẻ rất mạch lạc. Nếu nói cho chí lý, thì kiểu lý luận này là điều tối kỵ của các nhà Tánh Không luận, kể từ Aryadeva, xuống Buddhapalita, qua Bhavaviveka cho đến Candrakìrti (những truyền nhân của Nagàrjuna). Nhưng nói vậy cũng không được. Vì đó cũng chỉ một cách nói áp dụng luật mâu thuẫn một cách mạch lạc. Như vậy, chính mâu thuẫn đã phối trí thành một trật tự mạch lạc để cho mâu thuẫn là mâu thuẫn. Tức là, mâu thuẫn chỉ được thừa nhận như là mâu thuẫn thực sự khi người ta có thể tìm được mạch lạc của nó trong một trật tự nào đó. Bởi vì, nếu không có sự mạhc lạc giữa hững mâu thuẫn và không mâu thuẫn, làm thế nào ta nhận biết đó là mâu thuẫn? 
Vậy thì, Tánh Không luận là gì? "trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững." 


(III)
Những vay mượn đã không thể tránh và những thành kiến nặng như chì cũng chưa thể từ bỏ được. "Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới nhỏ này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."(7) Người học về Tánh Không cũng như kẻ học bắt rắn bằng hai tay không. 
Nagàrjuna là ai? 
Những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnh nộ. Héraclite trong bình minh của Hy lạp với cơn thịnh nộ như những ngọn lửa tàn bạo; ông đã muốn tống cổ Homère ra khỏi những cuộc chơi chung bởi vì lời cầu nguyện của Homère muốn cho mối bất hòa giữa các thần linh và loài người hãy chấm dứt. Zarathoustra xuống núi,cùng với sự xuất hiện của Siêu nhân, sau khi đã nổi cơn thịnh nộ với mặt trời. Những con sâu con ngủ suốt cả một nùa đông để chờ đợi hững tiếng sấm đầu tiên của tiết kinh trập thánh hai. Nhưng, "Một khi sinh ra, họ muốn sống để rồi chịu đựng sự chết, hay để rồi đi tìm sự yên nghỉ. Và họ để lại những con cháu cùng chia xẻ số phận như vậy." (Héraclite) Những con sâu con chỉ trở mình trong giấc ngủ triền miên, còn phải đợi bao giờ cỏ cây nứt vỏ sau tiếng sấm của kinh trập rồi mới trổi dậy: giải chi thời đại hỉ tai! "Thiên địa giải nhi lôi vũ tác. Lôi vũ tác nhi bách quả thảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hỉ tai!" (quẻ Lôi Thủy Giải, Kinh Dịch). 
Nagàrjuna xuất hiện như một con voi dữ trong truyền thống Phật học và tư tưởng triết học Aᮠđộ. Đương thời, đối với các nhà hiền triết Aᮬ Nagàrjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạc bậc nhất. Nhưng ngay trong hàng ngũ này. Nagàrjuna lại được kính trọng như một tên phá hoại đáng sợ. Người sợ đầu tiên có lẽ chính cao đệ của ông là Aryadeva. Ngay trong tên gọi đã có sự trái ngược. Cái tên Nagàrjuna ám chỉ cho một thứ rắn dữ. Bởi vì Nagà có nghĩa là rắn dữ. Nhưng Aryadeva lại hàm ý là một thiên thần thánh thiện. Hai thầy trò này, một con khủng long và một vị thiên thần, phải chăng là hai nếp gấp tư tưởng: Huyền chi hựu huyền. 
Nhiều huyền thoại đã được dựng lên chứng tỏ rằng đã có nhiều phép lạ hiện ra để hạ bớt thái độ ngông cuồng của Nagàrjuna, khi ông quyết định bỏ cả núi cao, cả rừng rậm và cả đất liền để xuống biển cư ngụ cùng loại rắn dữ(8) . Như vậy người ta mới có đủ lý do để xác nhận rằng ông quả là một tư tưởng gia Phật học khi ông chịu nghe theo lời khuyến cáo của vua rắn mà trở lại đất liền. O⮧ quả thực là một tư tưởng gia Phật học chính thống. – bởi vì chính thống cũng hảm ý là ngoan ngoãn mặc dù lối xử sự của ông đôi khi có vẻ ngược ngạo. 
Từ lúc mà Nagàrjuna trở lại đất liền, nhiều vấn đề trong truyền thống Phật học và nền minh triết AᮠĐộ được đặt lại: Tánh Không luận là gì? 
Dường như có một sự lửng lơ và bất khả nào đó; lửng lơ như chính đời sống và bất khả như chính tư tưởng, Nagàrjuna từ sương mù của bình minh và nắng quái. 
Yathà màyà tathà svapno gandharva-nagaram yathà tathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah. 
Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy.(9) 
(IV)
Trong Đại tạng kinh Trung hoa, được ấn hành dưới sự điều khiển của J. TAKAKUSU, một học giả Phật học người Nhật, có một tác phẩm dứt đoạn mang tựa đề là Lão tử hóa Hồ kinh, được xếp vào loại những tác phẩm ở bên ngoài Phật học (Ngoại giáo bộ, DTK. 2139; tập 54; tr. 1266 và tiếp). Tác phẩm đứt đoạn này nói Lão tử cưỡi trâu bỏ xứ Trung hoa đi về phía Tây bắc và giao hóa cho những giống dân man di ở phương này. Môn đệ lớn nhất của ông là Thích ca. Đó là một sự lửng lơ của huyền sử và cũng là một điều bất khả của tư tưởng. Nhưng, mười thế kỷ sau, một người vì kính trọng Nagàrjuna mà phải từ bỏ quê hương của mình để sang cư ngụ và chết ở Trung hoa. Đó là Kumarajiva. Cái tên này lại ám chỉ cho sự trường thọ của trẻ thơ.(10) Có lẽ Nagàrjuna hóa thân làm Lão Tử tại đất Tàu để nói cho một phân nữa Á châu nghe lại cái diệu chỉ "huyền chi hựu huyền" trong câu hỏi "Tánh Không Luận là gì?" 
Và như thế, trước câu hỏi "Tánh Không luận là gì?", nhưng vay mượn đã không dễ gì tránh khỏi và những thành kiến cũng chưa dễ gì từ bỏ được: 
"Cũng ví như một người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ này với một tấm lưới có mắc lưới sít sao. Người ấy nghĩ: Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây." 
Đó là những lời kết luận của kinhBrahmajàla-sutta. Và kinh chấm dứt như thế này: 
Imasmim ca pana veyyàkaranasmim bhannamane sahasi loka-dhàtu akampitthàti. "Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động," 

Chú thích
1) Thứ tự của sáu hào trong quẻ Phong Sơn Tiệm của Kinh Dịch: sơ lục, hồng tiệm vu can; lục nhị, hồng tiệm vu bàn; cửu tam, hồng tiệm vu lục; lục tứ, hồng tiệm vu mộc; cửu ngũ, hồng tiệm vu lăng; thượng cửu, hồng tiệm vu quì. 
2 ) Hào cửu tam và hào lục tứ của quẻ Phong Sơn Tiệm đảo ngược thành hào lục tam và cửu tứ của Thiên Địa Bĩ. 3 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: lục tam, bao tu; cửu tứ, hữu mệnh. 
4 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: Bĩ chi phỉ nhân (…) Thiên địa bất giao nhi vạn bất thông dã. 
5 ) Và đây cũng là một đồng thanh tương ứng: "Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm, chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng gnày tháng trôi, năm sầu lại: thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ còn nghe rõ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất." (Saint-Exupéry, Cõi Người Ta, Bùi Giáng dịch). 
6 ) "II y a quelque chose irremplacable dans la pensée occidentale: (…), la rigueur du concept,…" (MP. Signes, Gallimard, p. 174) 
7 ) Trường bộ kinh, kinh phạm võng (Brahmajàle. Sutt); T.T. Minh Châu dịch. 
8 ) Viết phỏng theo "Long Thọ Bồ Tát truyện" của Kumarajiva D.T.K. 2047; tập 50, tr. 184 và tiếp. 
9 ) Nagàrjuna, Madhyamika – Kàrikà, VII, 34. 
10 ) Đồng Thọ, cũng mường tựợng như chữ Lão Tử.
Back to top
« Last Edit: 04. Dec 2017 , 14:57 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #2 - 28. Nov 2017 , 20:29
 
TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM
 
Hoàng Thị Tố Nga

Suốt chiều dài lịch sử, triết lý âm dương luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc trong đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ, trường tồn cũng như  những nét tính cách độc đáo của  người Việt.      
Khái niệm “âm dương” đối với một số người trong chúng ta ngày nay là một khái niệm trừu tượng, mơ hồ thậm chí khó tin, nhưng vào thời xa xưa, triết lý âm dương có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực trong nhận thức của người Việt. Ý nghĩa ban đầu của chúng không phải cái gì khác mà chính là: “Mẹ cha - đất trời”. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập gốc “mẹ - cha” và “đất trời” này, người xưa đã dần suy ra vô số những cặp đối lập phổ biến khác và hình thành nên một hệ thống học thuyết gọi là triết lý âm dương. Nội dung cơ bản của triết lý âm dương là mọi sự vật, hiện tượng đều là sự kết hợp và chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập theo quy luật: “Trong âm có dương, trong dương có âm; âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”. Triết lý âm dương, đến lượt nó lại là cơ sở cho sự nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do phát sinh từ nền văn hoá Nam  Á – Bách Việt nên triết lý âm dương đã trở thành cơ sở hình thành tính cách người Việt sau này.
Triết lý âm dương có nguồn gốc từ vùng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ đại. Sau đó, tổ tiên người Hán tiếp thu và phát triển nó lên thành một quan niệm, một tư tưởng học thuật. Người Việt thấm nhuần sâu sắc triết lý âm dương, thể hiện rất rõ trong tính cách và lối sống của người Việt.
Nhờ thấm nhuần sâu sắc tư tưởng triết lý âm dương mà người Việt Nam nắm rất vững hai qui luật của nó: “Trong âm có dương, trong dương có âm; âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”. Cho nên, không phải ngẫu nhiên trong kho tàng văn hoá dân gian người Việt có rất nhiều câu chuyện kể, những câu tục ngữ đúc kết tư tưởng đời sống nhân dân như: “Trong rủi có may, “Trong hoạ có phúc”, “Người có lúc vinh lúc nhục”, “Sông có khúc đục khúc trong”,  “Sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao ngã đau”, “Yêu nhau lắm cắn nhau đau”, “Tham thì thâm”, “Bĩ cực thái lai”... Ngay trong cấu trúc câu tục ngữ, thành ngữ, thường là hình thức đối xứng; trong thơ có đối thanh, đối ý, đối hình; trong ca dao có những cặp hình tượng đối xứng mang tính chất văn hoá truyền thống như: rồng - phượng; loan - phượng; cá – chim; nước - lửa... Trong sinh hoạt hàng ngày, người Việt đặt tên cho những sự vật quen thuộc cũng theo nguyên lý âm dương: ngói âm dương, cõi âm dương, chợ âm dương, tiền âm dương, ghép gỗ theo nguyên tắc âm dương
Trong cơ cấu bữa ăn, người Việt cũng đã lựa chọn những món ăn thích hợp để điều hoà âm dương trong cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ hoặc để chữa bệnh. Nguyên tắc âm dương ở đây được biểu thị hài hoà theo hình thức phân loại thức ăn “Nóng” và “Lạnh”. Về lương thực thực phẩm, những loại mang tính “nóng” như khoai mì, ngô, rượu... những loại thuộc tính “lạnh” như đậu phụ, đậu nành, đậu chao... Đối với các loại rau dưa, rau có tính “nóng” là gừng, ớt, tỏi, cà rốt, rau thơm, loại rau có tính lạnh là rau dền, măng, dưa leo, cà chua... Tương tự, các loại hoa quả như nhãn, vải, nho...thuộc tính “nóng” và chuối, dứa... thuộc tính “lạnh”. Cũng vậy các loại thịt cá như: thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt bò, tôm, lươn... thuộc tính “nóng”, các loại thịt vịt, thịt thỏ, cá trèn, nghêu, ốc... thuộc tính “lạnh”. Trên cơ sở phân loại thực phẩm như vậy, người ta khuyên người có “máu nóng” dùng thức ăn “lạnh” và ngược lại.
Chính nhờ lối tư duy mang đậm tính chất âm dương và nhờ nắm vững hai quy luật của triết lý âm dương mà người dân nông nghiệp Việt Nam có được triết lí sống quân bình.Với người Việt, quân bình âm dương vừa biểu hiện cho sự hoàn thiện, viên mãn, mà “vuông tròn” là một biểu tượng “Vái trời cho đặng vuông tròn”, “Ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu”, vừa được xem như là nguyên tắc ứng xử: “Đừng ăn quá miệng, đừng diện quá sang”,  “Nhọn gãy, cứng nát”…. Trong cuộc sống cố gắng không làm mất lòng ai, trong việc ở, cố gắng tạo nên sự hài hoà với môi trường thiên nhiên xung quanh. Cũng chính từ triết lý quân bình âm dương này mà người Việt có lối sống lạc quan, yêu đời: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, ứng xử linh hoạt và khả năng thích nghi cao: “Ăn theo thuở, ở theo thì”
Từ xưa cho đến nay, triết lý âm dương vẫn luôn ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của nó vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại của người Việt. Sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này là trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu của một nền văn hóa và chính nó đã tạo ra những nét tính cách độc đáo của con người Việt Nam.
Ngày nay, triết lý âm dương vẫn tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng ở nhiều lĩnh vực của đời sống như trong lĩnh vực kiến trúc và y học... Và gần đây, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều tài liệu, sách vở về “quy luật âm dương”, “tìm hiểu nguyên tắc âm dương trong cuộc sống con người” v.v. Song, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều điều trong nhận thức và ứng xử của người Việt – vốn trước đây là ưu điểm, nay cũng đã bộc lộ những hạn chế. Đó là từ trọng sự quân bình, đưa đến tư tưởng bình quân chủ nghĩa và thái độ nước đôi theo kiểu: “hòa cả làng; dĩ hòa vi quý; chín bỏ làm mười”. Đó là bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng phó là sự tùy tiện, đại khái, làm không đến nơi đến chốn, thờ ơ, vô trách nhiệm và hậu quả của nó là nhiều công trình dang dở, thiếu đồng bộ. Tính lạc quan cũng nhiều khi đưa đến sự tự mãn, thiếu thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu để thấy giá trị của triết lý âm dương, thì những hạn chế nêu trên cũng cần được nghiên cứu và có các giải pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình hiện nay. Để những giá trị truyền thống tốt đẹp mãi được tôn vinh nhưng vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nghĩ, nếp nhà của người Việt.
Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2017 , 00:22 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #3 - 01. Dec 2017 , 12:18
 
 Xin có đôi dòng gữi riêng chị Đặng Mỹ ,
Từ khi chị có ý định mở ra mục Biên Khảo , đã trao đổi cùng chị , rằng mình sẽ gửi bài viết về Kinh Dịch vào mục nầy , nhưng việc đời việc nhà đa đoan , thế mà hơn mươi năm dài trôi qua... Nay việc nhà , việc nước và mọi sự mọi việc xem  như                                 
             KẾ HOẠCH ĐÃ LÊN KHUÔN 
vì thế nên hôm nay mới mạnh dạn đưa lên bài viết , vừa nghỉ đến đâu viết đến đó. Không phải là bài viết có sẵn từ trước. Tiện thể xin cảm ơn tấm thịnh tình của Quý Thầy , các  chị cựu học sinh Trung Học Lê Văn Duyệt ( Gia Định ) đã dành cho Lam Sơn nhiều ưu ái đặc biết , cho nên người học trò nghèo ( Hàn Sinh ) năm xưa củng phải đến đáp lại gọi là cho phải phép
Lam Sơn
( cựu học sinh Trung Học Hồ Ngọc Cẫn GĐ )
           
BÀI VIẾT VỀ KINH DỊCH

Bài 1

Lam Sơn họ Lê
Ngày mùa đông 1/12/2017

Lời mở đầu : Đề tài Kinh Dịch vốn là đề tài gây ra tranh cãi suốt mấy ngàn năm qua mà chưa hề có lời giải đáp thỏa đáng .
sở dĩ thế là vì có nhiều lý do , lý do thứ nhất mà do tội lỗi của người Hán mà ra , người Hán là quân giặc cướp , cướp đất , cướp của , giết người diệt khẩu , sau khi cướp chiếm đất ( lãnh thổ ) đương nhiên tiêu hũy văn hóa , sử sách , và tiêu diệt nhân tài vốn là tinh hoa Dân Tộc Việt .
Như bạo quyền cộng sản khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam , sau ngày 30/4/1975 , họ dùng chính sách cãi tạo tập trung đày ãi công nhân viên chức thể chế VNCH vào trại Tẩy Nảo , Lưu Đày kiêm Biệt Xứ , ra lệnh thu gom tất cả văn hoá miền nam VNCH mà họ nói là văn hoá đồi trụy. đây chính là chính sách đốt sách chôn học trò thời nhà Tần .
Lẽ ra người viết không muốn nói đến việc củ , nhưng  nói ra chỉ để mà dẫn chứng sự sai lệch của những sự tranh cãi liên miên về lai lịch của một loại KINH trong LỤC KINH của Tàu . Thật là ác giã ác báo . Kinh dịch là loại kinh cổ điển thứ sáu ( lục kinh ) mà người Tàu thuộc loại trí giã lại không tự chứng minh được là của ai ?? có vui không , vì cái sỡ học của Hán là cái học trộm cướp . Nên chứng minh sau được ???
Nay khi mang bài viết nầy lên diễn đàn , không sợ tiếng khen , củng không mừng khi có lời khen . Rồi đây khi đất nước vượt qua ngàn trùng khổ nạn , thanh bình yên vui không còn lo sợ bị ao tố cáo là phản động , chống phá cách mạng ( trộm cướp thì có ) dân chúng sống yên vui , thì chắc  sẽ có hội nghị quốc tế được triệu tập khắp thế giời quy tụ về dự Hội Nghị lần đầu trong lịch sử , hội nghị ấy sẽ đi đến quyết định trả lại sự thật cho học thuyêt Kinh Dịch cho Dân Tộc Việt nam.
Vào bài
Thưa quý vị , Kinh Dịch vốn là bộ Kinh Cổ Đại mà suốt hơn 6000 năm qua vốn khó hiểu . Nay tạm thời có bài viết không dài không ngắn , chỉ vừa đủ để bà con xem chơi cho biết về Kinh Dịch . Nhưng thực tình mà nói , xem qua dù vài mươi dòng hay vài trăm dòng và hiểu được thì quả là siêu nhân .
Theo  thiễn ý người viết , Kinh Dịch sở dĩ khó hiểu là vì những lý do đơn giản , là vì thời xưa khi đất nước bị ngoại xâm người Việt chạy trốn giặc cướp , đời nay gọi là chạy đi tỵ nạn ( như vụ chạy tỵ nạn cộng sản sau 1954 và 30/4/1975 )
Khi chạy thì mỗi người tự mang theo ít hành trang , ( vì rời nước ra đi ) nen không mang theo nhiều hành trang , nhưng quý nhất là tài liệu mà mình học hỏi được ( qua kinh nghiệm bản thân và từ đó suy ra ) các tài liêu ghi chép sơ sài nhưng tương đối khá đầy đủ , sơ sài mà sao lại đầy đủ , xin thưa dể hiểu , sơ sài là không ghi nhiều .

Mà ghi những yếu quyết ( những điều hệ trọng có tính cách quyết định ) xin dẫn chứng thêm để chúng ta có thể đoán ra ai là sở hửu chủ của học thuyết Kinh Dịch trên đất Tàu ( mà tàu cướp của người Việt )
Như miền nam VNCH bị tai sai tàu cộng vc cướp được . Người Nam VN thấp cổ bé họng bị cướp đất ngậm miệng chạy trốn hết . Ai chạy không được , thì ở lại có kẽ làm quan có người làm dân , y như tình thế miền Nam Việt Nam sau 1954 và 30/4/1975
Sau đây là phần do sử Tàu ghi : Lần đầu sai Sứ sang nhà Đường ( 2357 _ 2258 trước công nguyên ) khi sang dân con rùa thần .

Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường chép rằng : Năm Mật Thân thứ năm đời Đường Nghêu Việt Thường Thị sang chầu , dâng con rùa thần . Lời chú thích : Theo Thông chí của Trịnh Tiều : về đời Đào Đường , phương Nam có Việt Thường Thị qua hai lần sứ dịch sang chầu . Dâng con rùa thần , có lẽ nó sống đến nghìn năm , mình nó hơn 3 thước tàu ( thước cổ : 0m32 X 3 : 0m, 96 ) trên lưng có khắc văn Khoa Đẩu ( chữ Khoa đẫu là chữ Việt cổ )  ghi việc trời đất mới mở mang trở về sau . Vua Nghiêu sai chép lấy , gọi là Quy lịch ; lịch rùa .       Quốc Sử Triều Nguyễn ,
                               Việt Sữ Thông Giám
                                   Cương Mục 
Do Ông Phan Thanh Giản thừa lệnh vua cùng các quan viết .
quyển 1 trang 77 . Trên đây mới chỉ là một đoạn trích dẫn cho bài viết về Kinh Dịch .

Trở lại Kinh dịch là cuốn cổ kinh , vừa khó hiểu , văn tự văn ngôn lại lung tung , khó hiểu khó bàn , thật ra sau một thời gian dài ( chưa đủ dài ) ngắn củng không ngắn , khó hiểu mà củng dể hiểu , ví thật ra kinh dịch chia ra làm hai phần hai có hai phần chính yếu .
Hai phần đây không phải là Thượng và Hạ kinh như bộ dịch của cụ Phan Bội Châu , hay cụ Ngô Tất Tố , hoặc của Ông Nguyễn Mạnh Bão (một vị Bộ Trưởng thời đệ nhứt Cộng Hoà ) dịch thuật , Hai phần chính yếu đó là : phần Lý thuyết và phần kỹ thuật thực hành . Ai đã học qua Kinh dịch tất nhiên sẽ hiểu rõ hơn khi đã tinh thông.
Như nhiều người trong chúng ta đã biết qua Bộ Dịch do cụ Phan Bội Châu dịch thuật . Bộ dịch đó đọc chơi cho vui thôi , ngoài ra cón Thái Ất Thần kinh , Kỳ Môn Độn Giáp , Đại Tiểu Độn , Tử Vi , Huyền Không cổ dịch , Mai Hoa Dịch số …v…v… Phải đi hết một vòng , rồi khi hiểu được trên hai phần ba , ta mới có thể thấy các mối tương quan liên hệ như thế nào . Vì bài viết có thể rất dài ,  nên xin tạm ngưng nơi đây .
( Bài viết còn tiếp ,) 
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2019 , 11:05 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #4 - 02. Dec 2017 , 01:08
 
Kinh Dịch ( tiếp theo ) 

Bài 2

Lam Sơn
Kinh dịch giống như là một hệ thống hết sức phức tạp , và đa chiều . Thoạt nhìn sơ qua , chúng ta  đã cảm thấy như là mình đang đứng trước một thế giới hỗn loạn  phức tạp . Thật ra đó chỉ là những cảm giác qua nhận thức đầu tiên , như ngày còn theo học bậc Tiểu học .
khi học bảng Cứu chương ( 9 chương ) ai mà không bỡ ngỡ , vậy mà mình vẫn phải học cho đến khi thuộc nằm lòng , cho đến khi lớn hơn vào bậc Trung học, chợt hiểu ra (ý thức được ) rằng lý do vì sao mà ngày từ bậc Tiểu học , ta phải học thuộc lòng Bảng cữu chương .
Kinh dịch là một hệ thống đặc biệt , đa chiều . Đã từ lâu  theo chiều dài lịch sử của Dân Tộc Việt , sự truyền đạt về Kinh Dich hầu như  thất truyền , vì sao ? thưa là vì hồi xa xưa đó từ sau khi Dân Việt bị tộc Hán cướp lãnh thổ ngang nhiên , khi người Hán muốn đồng hoá Dân Việt , nên trước hết dùng văn hoá Hán nhồi nhét vào trí óc người Việt bằng thứ  văn hoá lai căng mất hết nguồn  gốc văn hoá truyền thống sẵn có .
Và  khi chiếm đóng trên lãnh thổ Việt , người Hán tịch thu tất cả Thư tịch , sự kiện nầy người Hán đã thực hiện nhiều lần , mỗi khi vào chiếm đóng nước Việt . Và kết quả tất yếu là Bộ Kinh dịch cổ đại lọt vào tay người Hán , mà sử Tàu ghi lại về thời  kỳ vua Văn Vương , bị Trụ Vương giam giữ ở ngục Dữu Lý . Nhân đó Vua Văn Vương mới sắp xếp lại những trang kinh văn được chép trên thẻ tre .
Bài viết nầy là bài viết về kinh dịch , không viết về lịch sử , cho nên tiện đây dẫn chứng từng phần , để cho người xem có thể hiều đầu đuôi góc ngọn tại sao Kinh dịch lại bí hiểm và thất truyền như vậy .
Khi người Hán đã sở hửu  được , nên họ cất giữ kín đáo , và chỉ có triều đình và  vua chúa mới được quyền xử dụng . Một số người  Việt trí thức cao được người Tàu dùng làm việc trong triều đình người Hán , những thành phần người Việt  , nầy đã có nhiều kiến thức về lĩnh vực Học Thuật Kinh Dịch , củng nhờ đó mà họ ghi nhớ những tài liệu thư tịch cổ , và họ kín đáo sao chép , rồi truyền ra trong dòng họ . Như lời mở đầu trong Binh Thư Yếu Lược do Trần Khánh Dư  :
Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương.

Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy.Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy.
Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.

Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép "tỉnh điền" để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng.

Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách.
Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt.
Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết.
Lại có lời dặn rằng: "Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái đều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.
Đủ thấy rằng thời xưa đó khi còn thuộc Tàu , khi ở chung với quân giặc cướp nước mà người Việt vẫn thông minh khi tìm ra cách lưu giữ ‘Quốc Bảo .’ Cũng bỡi lẽ đó mà Kinh dịch trỡ nên bí truyền . Hoặc vã những ai tinh thông Kinh Dịch , thì khi họ thất cơ ( thất là mất ) lỡ vận nên họ thường dùng phần kỹ thuật ứng dụng của Kinh Dịch để sống qua ngày ( khi mưu đồ chuyện Quốc Gia Đại Sự ) như hành nghề Bói toán ở đầu đường , xó chợ . gọi là kiếm chút tiền độ nhật ( qua ngày )
Củng từ đó nhiều người trong chúng ta , thường hiểu lầm rằng dùng Dịch để bói quẻ ( quẻ Dịch ) , để kiếm tiền ; đó là loại nghề nghiệp hạ tiện . Còn có phần là do lời diễn dịch từ ai đó viết : Muốn tinh thông Dịch không có gì hơn BÓI và còn một câu khác Trong Đạo Dịch không gì hơn THỜI. Do cách hiểu chưa thông và cách diễn dịch sai lệch , mà thành ra sự việc đưa đến những hậu quả khôn lường .
Sở dĩ nói muốn giỏi Dịch thì phải qua phương pháp Bói quẻ , như Kinh văn viết , khi lập thành quẻ Dịch ta sẽ có hình thể quẻ , có chi hào kèm theo và có những yếu tố khác , do vậy mà Kinh văn viết Quẻ như thế nào thì ta như thế ấy , nghĩa là , quẻ tức là hoàn cảnh và thời gian mà chúng ta đang ở , hoặc hoàn cảnh mà ta đương đầu . Nhưng chỉ là tạm thời trong năm , tháng , ngày giờ mà thôi . Thành thử khi muốn  biết rỏ hơn về tình thế , chúng ta phải lập ra quẻ Dịch , lập ra quẻ Dịch có nhiều cách , mà cách nào củng được .
Khi lập ra quẻ dịch ta gọi đó là quẻ chánh , từ quẻ chánh có cách tníh ra hào động , từ hào động mà quẻ chánh sinh ra quẻ khác gọi là quẻ bị biến đi . Quẻ chánh là hiện tại và quẻ biến là tương lai . Nói tóm lại khi đã đi sâu vào  kinh dịch nơi phần ứng dụng , và khi mà chúng ta kiểm nghiệm những sự kiện xảy ra đúng như trong hoàn cảnh thực tại

Thì chúng ta những người học hỏi kinh dịch sẽ có sự thú vị , nhưng ác thay , sự thú vị đó , chưa chắc chia sẽ được cho ai , cho nên người tinh thông kinh dịch sẽ trỡ nên đơn độc như người hoạt động cách mạng trong lòng đời .
Đời nay phần nhiều thường thích và ưa chuộng kiểu Mì ăn liền , kiểu ăn hco no của nhà nghèo hay kiểu ăn khi gặp hoàn cảnh khó khăn , giữa đường xá . Họ không cần ( qua thói quen ) khi ăn thì không cần cầu kỳ , rườm rà cho mất công . Ăn cầu no không cầu ngon chi cho mất công nấu nướng . Từ đó hiểu Kinh dịch như là mê tín dị đoan .
Họ không hay biết hay ý thức được  Kinh Dịch hay học thuyết vốn là Báu Vật Bảo Quốc ( hay Trị  Quốc ) . Ngày nay người viết mạo muội khi mang chút ít kiến thức sơ sài lên các trang báo điện tử , chẳng qua là chỉ nhằm thức tỉnh cho Đồng Bào đồng hương kthức tỉnh khi khắp nơi gần xa cùng hay biết , và nên thức tỉnh trước đại họa mất nước lần nữa vào tay giặc Hán với sự tiếp tay của Thái thú hán gian trên đất Việt là bọn cộng sản tại Việt Nam .
Bài viết còn tiếp

Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2017 , 00:24 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #5 - 04. Dec 2017 , 15:58
 
KINH DỊCH
( Tiếp theo) 

Bài 3

HỆ THỐNG THƯỢNG VÀ HẠ KINH

Lam Sơn

Để tiếp nối theo những trang viết đã qua , chúng ta đi vào đề chính . Đó là Hai phần chính (chánh ) của Kinh Dịch , Phần lý thuyết và Kỹ Thuật thực hành . Như Toán học , như Hình học , củng như các môn học khác , như lý hoá , Kinh dịch củng như vậy . Kinh dịch có các quy tắc , các định đề , các định lý . Do thế mà cho dù ta có xem nghìn trang , nhưng ta vẫn không thể nào hiểu được , ngoại trừ sau khi ta đã được truyền . Thầy và trò truyền lẩn cho nhau , và thường thì cha truyền cho con gái . Như trường hợp của ông Nguyễn Trải , là con trai ông Nguyễn Phi Khanh , Mẹ ông Nguyễn  Trải là con gái cùa ông Trần Nguyên Đán , trong Tôn Thất của Triều Trần . Và khi mới lớn , Ông Nguyễn Trãi theo học với ông Ngoại tức  Trần nguyên Đán .
Do đó chúng ta có thể suy đoán ra , thường con cháu học được Kinh Dịch do bên ngoại truyền . Trở lại , việc học hỏi Kinh Dịch là công việc thật gian nan . Trong hệ thống Kinh Dịch phần lý thuyết chung ,  ta thấy Dịch có sáu mươi bốn quẻ dịch .
Như đã biết quẻ thứ nhất là quẻ Càn , kế tiếp là Khảm, Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . như vậy 8 quẻ bao cung quanh khu vực trung tâm . Thật ra nếu chỉ có Tám quẻ đơn , Thì quẻ chưa thành sự việc , phải đem quả nầy chồng lên quẻ kia mới thành ra thế giới sự vật . sự  việc . Như  vậy khi nió quẻ Dịch , ta phải hiểu là nói về quẻ trùng , là nói hai quẻ chồng lên nhau .
Đây là nói về Hệ thống thứ nhất  bắt đầu từ quẻ Thần Càn  , Càn là nguyên tử dương , như là cha , có cha thì phải có mẹ , như có chồng thì phải có vợ , có nam , nữ , đực cái , thì thế giới mới thành hình . bởi thế kinh văn nói : dương không âm không sinh , âm không dương không thành . Có đực có cái , có nam có nữ , có cha thì có mẹ , nên mới có con cái .
Nên sau quẻ Càn là quẻ Khôn , có Càn , có khôn rồi sau có vạn vật , tức là có vật mới sinh ra , khi vật mới sinh gọi là sơ sinh , sơ sinh là sự việc m ới sinh  củng không rỏ ràng là mờ mịt , nên trẻ sơ sinh thường hay khóc chào đời .  Đã là sơ sinh thì gian nan , là gian truân , nên quẻ kế là Truân  , Truân là khó khăn .
Vì thế mới có nhu cầu là Nhu . Có nhu cầu mởi nãy sinh ra tranh chấp , là Tụng là thưa kiện , có tranh chấp phiả có nơi xét xử là Sư , Sư là Thầy , là người có uy tín , đứng ra xét xử ( sau nầy là tòa án ) . Quẻ Sư còn là biểu tượng của quân đội
Sư còn có ý nghĩa là tập hợp  . nên sau đó mới thấy rỏ sư tương quan với nhau như là thân gần , là Tỹ , Tỹ là than gần với nhau như nước và đất . Sư tương quan mới tập hợp được sức mạnh nên là Tiểu súc , là sự chứa nhóm nhỏ , có nhỏ mới có lớn . Khi có chứa nhóm tích tự mới có sức mạnh , muốn làm điều nầy phải sắp xếp ngay nơi nền móng .Là Lý , lý lẽ củng từ đó mà ra . Lý là nguyên thê , nên là thời kỳ thứ 10 .
Khi đã có đầy đủ thực lực là Thái , nhưng đời thường trị sinh loạn , nên sau Thái là Bỉ , là cực khổ . là bế tắc , khi bế tắc thì sinh ra loạn , loạn thì phân hoá , muốn yên trỡ lại thì tụ hội nhiều người , để mưu cầu đại sự cho Quốc Gia . vì thế nên là Đồng Nhân . Là cùng người làm việc đại sự .
Có hợp quần mới gây được sức mạnh , sau đó là Đại Hửu . Khi đã có thực lực thì dung đức Khiêm Nhu để nêu cao gương mẫu , đó là Khiêm . Nhún nhường mà thường vui , nene được nhiều người theo về với mình , là Dự . Vì thường vui nên thuận theo luật tự nhiên là Tuỳ . Vì thế nên mới thường xem xét sự việc , để điều chĩnh , ví thấy được chổ hư hại mơói điều chĩnh , nên là Cổ, cổ là hư hại . Có điều chĩnh nên mới có phục hồi là Lâm . Sau Lâm là Quán , là xem xét toàn diện
Khi xem xét để điều chĩng thì thấy có trở ngại , diệt được ngại là Phệ Hạp . là nhai cắn , cắn cho nát ra mới nuốt được . Diệt được ngăn ngại nene mọi sự sang tỏ ra là Bí . Là chiếu sang , sang mải thì kiệt sức nên phải ngừng nghỉ nên là Phục . Khi Phục mới biết là lầm lẫn đã mất là vô vọng . Khi không còn mê lầm ta mới đi đúng đường là Đại súc . Đầy đủ thực lực đi giúp đời là Di , là nuôi dưởng người trần thế , nhưng vì thái quá nên mất cân bằng là Đại Quá . là Âm lấn dương là tối là khảm . Tối quá , mà hết tối thì sáng ra là Ly là dương minh . đến đây là hết thượng kinh . 
Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2017 , 00:24 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #6 - 05. Dec 2017 , 01:34
 
Mời quý anh chị có thể vào xem bài viết về Học Thuật Kinh Dịch. Để chúng ta cùng tìm hiểu như thế nào là Bói Toán , Bói Toán là gì? tại sao phải dùng Bói Toán , và xử dụng bói Toán ra làm sao , ứng nghiệm có chính xác hay không , hay chỉ là chuyện nhãm nhín , hoặc mua vui , hoặc như câu : sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi.
Càng đi sâu vào bài viết , chúng ta mới thấy rỏ bói toán qua Học Thuật Kinh Dịch không đơn giản như ta thường hiểu.

Lam Sơn
Back to top
« Last Edit: 05. Dec 2017 , 15:31 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #7 - 06. Dec 2017 , 01:33
 
KINH DỊCH

Bài 4

Lam Sơn 

HẠ KINH

Phần Thượng Kinh là phần trình bày về Thiên đạo , tức là thuyết trình về những diễn biến trong trời đất , hay là về bên trên hay bên ngoài . Chúng ta nên tập làm quen với cách dùng chữ nghĩa trong Kinh dịch của nguời đời trước . Như Thượng là trên , hạ là dưới , nội là trong , ngoại là ngoài , tôn là cao , ty là thấp , và đặc điểm nữa trong Kinh dịch là cách đối chiếu , nhỏ lớn , trẻ già, sống chết , được mất .
Phần thiên đạo có ba mươi quẻ Dịch . Phần còn lại thuộc về nhân sự gồm có 34 quẻ dịch . Hạ kinh bắt đầu với quẻ Hàm , hàm là giao cảm ,là sự giao dịch , tiếp xúc giữa loài người trên mặt đất , là chuyện về nhân sự . Lẽ thuờng , có nam sẽ có nữ , nam gặp nữ sẽ có sự qua lại , có sự cảm tình với nhau , do đó sẽ có tình bạn bè , nhân tình , hay là sự nãy sinh ra , để thành lập cộng đồng thu hẹp .
Đây chính là hai yếu tố căn bản , kết hợp lại với nhau , củng từ khởi điểm nầy , mới đưa đến việc xây dựng nên xả hội loài người đã trải qua từ  thượng cổ , cho đến ngày nay .Nên khởi đầu cho phần Hạ kinh người xưa lấy quẻ Hàm là sự giao tiếp trai gái để đứng đầu Hạ kinh .
Sau khi quen biết rồi đưa đến , yêu thương nhau , và kết thúc với việc xây dựng cuộc sống gia đình . Nên tiếp theo sau quẻ Hàm là Hằng , quẻ Hằng là đạo vợ chồng , là một cộng đồng nhỏ . Có cộng đồng nhỏ thì có sự sinh nở ra thành làng xóm , thôn ấp .Rồi phân chia ra thành quận huyện , thành phố .
Ở loài vật sự giao tiếp chỉ có đơn giản ở sự truyền giống , sinh con đẻ cái . Ở loài người củng thế , nhưng nhiệm vụ của loài người còn có thể sắp xếp cho nhân quần trong xả hội cuộc sống tươi đẹp hơn .
Nên sau quẻ Hàm là việc trai gái , sau trai gái là Hằng , vợ chồng , đời sống xả hội phát triển tự nhiên, nhưng sự thành lập gia đình là sự lâu dài , nguyên lý cho thấy sự lâu dài chỉ có xảy ra từng giai đọan hay từng thời kỳ .Không thể nào có sự lâu dài hoài hoài . Tất nhiên lòng đời củng sẽ phải có biến động . Khi có biến động , vì không yên , nên con người phải đi tìm nơi ẩn núp an toàn . là Độn , là đi trốn . Khi biến loạn đã qua , con người nhờ đã tập trung được nhân sự , nên gọi là Đại tráng , Đại tráng là lớn quá .
Đại tráng là ở ngoài động mà ở trong mạnh , hay do cái sức lực ở trong mà phát sinh ra hoạt động ở ngoài .Sức mạnh ở trong là các hào dương hợp lại . Khi đủ sức lực thì đi lên , nhưng không thể đi lên mải mà phải xuống dưới thấp .
Như mặt trời lặn ở Tây , khi ánh sáng khuất lấp thì xuất hiên bóng tối , biểu tượng của thương đau . Thương đau là Minh di . Khi g(ăp đau thương thì con người mới cần đến tập thể . Sự hợp lực xảy ra giữa người nhà, lớn hơn là bạn bè hợp lực . mâu thuẩn , do sự trái ý , Nhưng khi hợp lực phải có nhiều người . có nhiều người thì phát sinh ra mâu thuẩn , ví có trái ý .
Nên là Khuể , khuể là trái ý , là chống đối nhau . là trái lìa nhau , là chia ly . Vì có chia ly nên sinh ra hoạn nạn , là Kiểng nạn . Kiển nạn thì cần sự cứu giúp , cứu giúp làm giảm bớt sự khó khăn khi họan nạn
Nên Sau Kiểng là ích lợi . Muốn nhà cửa và xả hội lành mạnh thị phải diệt trừ tiểu nhân . Nên là Quải , là quyết định . Khi nhnữg trở ngại đã tiêu trừ , thì là thời cấu , là gặp gỡ người lớn . Gặp người lớn , là biuể hiện cho sự hội tụ là Tuỷ .
Có tụ hội thì đi lên , nhưng nếu đi mải mà không biết ngừng , thì sẽ phát sinh ra sự không may . là Khốn , găp khốn là có ngăn ngại , nên phải ngừng lại là Tỉnh , là cái giếng nước . Giếng nước phải lưu thông nên tốt đẹp , nên là Cách , là biến đổi ( thay củ đổi mới ) muốn đổi mới toàn dinệ , thì người ta phải tổ chức nhân sự trỡ lại . Nhân sự điều hành là Đỉnh .
Nhân sự và guồng máy vận hành điều hòa như cái máy , chạy đều . là Chấn . Động đến cùng cực sinh ra yên tỉnh , là Cấn . cấn là trái núi , núi thì vững bền , là gia thất , nen tượng hình là Quy muôi , như gái về nhà chồng . Về nhà chồng lmà cho gia đình thịnh vượng là Phong , nhưng thường thì sức lực đầy đủ thi đi xa hơn , nên là Lử . như noí lử thứ , lử khách .
Đi mải thì phải vào , là Tốn . Tốn là thuận theo là vào , có thuận theo là hòa duyệt là vui , là Đoài , là ăn nói , vui vẻ . Sự đời có vui thì có buồn , nen là ly tán , là Hoán . Đã ly tán , thì nên Tiết giảm , là Tiết .
đầu tiên là tự nội tâm , là Trung Phu. bắt đầu nẫy mầm nhỏ , là Tiểu quá .
Từ giai đọan hay thời kỳ chuyển tiếp đi đến kết thúc là Ký tế , nhưng sự đời không thể chấm dứt , nên quẻ cuối cùng là Vị Tế , là chưa hết . Quẻ Vị Tế là quẻ thứ 64 . Đến đây mới chỉ là tạm ngừng nghỉ để chuyển biến qua cục diện mới .Đến đây chấm dứt Hạ Kinh
Bài viết còn tiếp.
Pháp quốc ngày mùa đông 2017
lamsonparis2016@gmail.com

Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2017 , 00:26 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #8 - 09. Dec 2017 , 03:08
 
KINH DỊCH
Bài 5
Lam Sơn .
Bài viết về Hệ Thống Kinh Dịch , với 64 quẻ Dịch , là hệ thống thứ nhất , vận hành theo quy trình vòng tròn . Kinh dịch còn có hệ thống thứ hai . Hệ thống thứ nhì do Kinh Phòng ,  với Kinh Thị Dịch truyện

Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển

Đặc tính của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.

Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.
Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.

HỆ THỐNG BIẾN ĐỔI THỨ HAI

Quẻ Đời 1 ( quẻ chánh ) lấy hào 6 là hào bất biến.

Quẻ Càn là quẻ Mẹ hay quẻ chánh ( chính ) từ quẻ chính hào sơ động , đó là sự động của giai đoạn một . thành ra quẻ Cấu  , động ở hào 2 thành ra Độn , động ở hào 3 thành ra Bỉ , động ở hào 4 thành ra Quán , động ở hào 5 thành ra Tấn , động ngược trở xuống thành ra Tấn , động xuống hào dưới thành ra Đại Hửu , Từ giai đoạn động lần thứ sáu quẻ ở trạng thái du hồn , đến giai đoạn động cuối cùng thành trạng thái Quy Hồn .   
Quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ ( chánh ) mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.

Quẻ đời 3 là do sự biến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.

Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.

Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.

Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.

Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4

Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.

Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.

Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.
Đây là hệ thống thứ nhì , sau nầy khi đi vào phần ứng dụng , thì ta sẽ gặp rất nhiều . Nếu ngay từ bước đầu , người ta thiếu kiến thức căn bản , thì về sau , chúng ta sẽ lung túng , như khi lạc vào rừng , củng như người lính chiến , trước khi thực sự tham gia chiến đấu , nếu mà người lính không được huấn luyên kỹ , thử hỏi làm sao người lính có thể tự xoay sở khi đối mặt với địch .
Những phần đầu bài là phần quan trọng hơn hết . Ngoài ra khi xem kinh dịch , chúng ta phải tập làm quen với nhữngnhững từ ngữ  từ ngữ lạ lùng . Những từ ngữ đó chính là thuật ngữ ( từ ngữ kỹ thuật ) có tính chất chuyên  môn riêng biệt )
Như là thượng , hạ , tấn ( tiến về trước , thối ( thoái : lui về sau , ) hoặc thuận hành hay nghịch hành (hành là làm ) như thế nào là đi thuận , ( ví dụ như nói âm đi nghịch : ngược chiều , dương đi thuận chiều )
Trong kinh dịch người ta còn gặp nhiều yếu tố . khác thường . Do đó phải học , mà muốn học phải có người truyền cho mình những hiểu biết riêng . Kinh dịch không phai là thứ để giải trí . Kinh dịch là một bộ môn đặc biệt , được mệnh danh là Nguyên Lý Học .

Back to top
« Last Edit: 10. Dec 2017 , 07:37 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #9 - 12. Dec 2017 , 00:43
 
KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH
Tuệ sỹ

( Bài viết nầy được dời đi từ Tài Liệu lịch sử sang phần Học Thuật Kinh Dịch )

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái. Nếu vậy, khi đã qui chiếu được vạn hữu vào căn bản đồng nhất, người ta có thể phân phối cái động thiên sai vạn biệt trong thiên hạ thành trật tự có qui củ. Ý tưởng then chốt ở đây là : tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Tượng, có thể được hiểu như là những nguyên tắc tiên thiên. Khi những nguyên tắc này được ứng dụng vào các lãnh vực cụ thể, chúng sẽ là những sự thực hữu hình trong một trật tự cân xứng. Trong toán học, đó là trật tự tỉ đối. Chúng ta khởi đầu từ khái niệm với một trật tự cân xứng này để đi đến sự ứng dụng về Số của kinh Dịch trong lãnh vực lý luận.
Một trật tự cân xứng là một thế giới trong đó các sự vật được phân phối đồng đều ở các vị trí tương đối. Sau đây là những nguyên tắc chỉ đạo cho sự ứng dụng Dịch vào các lãnh vực lý luận và thực tế: THỜI, VỊ, TRUNG, CHÍNH. Nói về những trường hợp ứng dụng có kết quả, kinh Dịch thường diễn tả: đắc thời, đắc vị, đắc trung"  "lục vị thời thành" "các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa"  vân vân. Đây là do bản tính tồn tại của sự thực hữu hình, không phải là những ứng dụng tùy tiện. Kinh nói: phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân. Sự cân xứng trong thế giới hữu hình được kể theo loại và nhóm. Như vậy, khi đối chiếu với các biểu tượng tiên nhiên, hay bát quái, thì mỗi biểu tượng trong thế giới hữu hình đều trấn giữ tại một phương hướng: khảm, chính Bắc, cấn, Đông Bắc, đoài, chính Tây; vân vân.
Khái niệm về một trật tự cân xứng như vậy có hiệu lực như thế nào khi được ứng dụng vào đường lối suy luận?
Ơû trình độ gần như tổng quát của mọi đường lối suy luận, ta có thể lấy thí dụ từ Thiên Thai Tông (một trong các tông phái của Đại thừa Phật giáo Trung Hoa). Cái đặc sắc là người ta căn cứ trên đường lối theo sự hướng dẫn của Dịch để thấu triệt những khái niệm rất trừu tượng và rất xa lạ đối với truyền thống tư tưởng Trung Hoa. Tông này lấy số Ba làm số trật tự cân xứng của luận lý, hay một tập hợp luận lý nói theo danh từ luận lý học Tây phương (combinaison logique), và họ gọi là TAM VIÊN DUNG. Đại cương, khi vận dụng, tông này sử dụng những cặp tương phản trong một tập hợp luận lý, gọi là cặp song phi và song chiếu. Một tập hợp luận lý của họ gồm có ba thành tố căn bản: KHÔNG, GIẢ, TRUNG. Mỗi thành tố sẽ được thiết lập bằng những biến thiên như hủy diệt và tồn tại, rồi khi vượt qua cả hai tuờng hợp đó, người ta có một sự thực bên trên tất cả khái niệm. Nghĩa là vượt qua tính cách đối đãi hay phản danh của một khái niệm bằng song phi và song chiếu: khái niệm trừu tượng được đưa vào thực tại cụ thể.
Lối suy luận trên đây, có thể coi như một đường lối căn bản mà ta có thể tìm thấy thường xuyên nơi Dịch.
Ngày nay, người Tây phương gọi con số ba của kinh Dịch, là một tập hợp luận lý, là con số thần bí của tính phân phối và tập hợp (permutation et combinaison). Chúng ta đừng nghĩ con số ba ở đây là con số của một quá trình biện chứng. Nơi kinh Dịch, ta biết mỗi một quẻ của Bát quái đều gồm có ba hào. Xưa kia, người ta thường giải thích vì có ba lãnh vực hay ba cấp bậc của trật tự: trật tự của thiên giới, trật tự của nhân giới và trật tự của vạn vật (không phải vạn hữu). Nghĩa là TAM TÀI. Vì vậy, một quẻ có ba hào. Chúng ta cũng có thể hiểu điều này theo một chiều hướng khác. Trước hết, có thể coi số ba như là biểu tượng của sự ổn định và cân xứng, nghĩa là hợp lý. Khi nói đến hợp lý của tương quan nhân quả, một tương quan đồng thời, cái này gá vào cái kia và ngược lại mỗi cái vừa nhân vừa quả; để diễn tả sự hợp lý này, người ta lấy thí dụ về hình ảnh kim tự tháp của những cây gậy tựa vào nhau. Vả lại, torng các nền luận lý học cổ điển, với tam đoạn luận của Aristole, hay với nhân minh học của Digna Aán độ, người ta thấy một lập luận vững chãi được phân phối theo con số ba, với ba mệnh đề. Một tập hợp luận lý, như vậy, tự căn bản là mộ ttập hợp của số ba. Theo đó mà nói, con số ba tượng trưng cho ý niệm về một sự hợp lý vững chắc của các tương quan nhân quả. Đây chỉ là những trường hợp gợi ý. Dù vậy, tất cả, có thể nói là tất cả, mọi trật tự cân xứng của hữu hình được phản chiếu trên con số ba. Hay nói chính xác hơn: con số ba là hình ảnh phản chiếu của trật tự hữu hình và cân xứng. Từ mộ tthành số tượng trưng cho trật tự toàn diện của thế giới là số mười, nếu ta qui chiếu về trên căn bản đồng nhất, tức số một, ta c hiện sự tiết giảm theo tính cách cân xứng và tương đối: năm – ba – một, cuối cùng sẽ có một hình tam giác, nếu mỗi một số được ghi thành một điểm.
Chúng ta đã nói, số ba không phải là một quá trình biện chứng, mà là con số của một tập hợp luận lý. Trong mỗi tập hợp này, người ta phân phối bằng tính cách có lặp lại (permutation avec répétition), hai thế lực tương phản âm và dương. Kết quả đạt được là có tám tập hợp, tức Bát Quái, chúng tương ứng với tâm phương vị của trời đất. Từ khái niệm trừu tượng mà đạt đến trật tự cân xứng của thế giới hữu hình, đó là sự thành tựu cao nhất của lý luận. Câu nói của kinh Dịch: Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình", có thể được hiểu theo chiều hướng vừa kể.
Khuynh hướng của Dịch là từ những phúc tạp mà tiến tới chỗ THUẦN NHẤT: Dịch giả, dị dã. Ba đặc tính của một nguyên tắc tiên thiên khiến cho nó khả dĩ ứng dụng được trong thế giới hữu hình, kinh Dịch gọi là Thuần, Túy, Tinh. Đây là một chiều hướng lý luận không bị giới hạn trong những nguyên tắc phân tích và tổng hợp. Nói cách khác, người ta không khảo sát giá trị của một mệnh đề luận lý qua phân tích hay tổng hợp. Trong chiều hướng của phân tích hay tổng hợp, người ta cần phải lưu ý các trường hợp đơn hay phức. Nhưng ở đây khỏi cần lưu ý như vậy. Thí dụ về luận lý tứ cú (logic of four alternatives hay tetralemma), ta có:
(A)   I. Có………………………..(khẳng định đơn)
II.Không………………..(phủ định đơn)
                    III.V ừ a có vừa không (khẳng định phức)
                    IV.Kh ông phải có không phải Không (phủ định phức)

Xét theo các trường hợp đơn cú, bốn mệnh đề trên rút lại chỉ co hai, vì III và IV là trường hợp phức số của I và II.
Cũng trong luận lý tứ cú, ta thử lấy một lối lập luận của Đỗ Thuận, người khai sáng Hoa Nghiêm Tông:
(B)    I. Phi dị biệt
II.Phi đồng nhất
                    III.P hi đồng nhất tức phi dị biệt
                     IV.P hi dị biệt tức phi đồng nhất.

Ơû đây, mỗi mệnh đề phải có một giá trị biệt lập, trong nhất tính độc hữu của nó; biệt lập nhưng chúng phản chiếu lẫn nhau như các đỉnh của một tứ giác. Yù nghĩa của mou cánh được thành tựu ở tâm điểm của những phản chiếu này.
Chúng ta ghi nhận một điểm khác nhau rất nhỏ giữa III và IV của (A) là "Vừa Có vừa Không"…và III và IV của (B): "Tức". Một đằng diễn tả thể cách của Có và Không, do đó, đáng gọi là khẳng định đơn cú. Trường hợp (B), ý niệm về tức ở đây là tương tức, chỉ cho thể tính vô phân biệt giữa các sự hữu; nó không hàm chứa một ý tưởng về thể cách tổng hợp.
Với lối lý luận bằng tứ cú trên đây, trường hợp (B), người ta rút ra một hình ảnh của thế giới như sau:
I. Một trong tất cả
II.Tất cả trong Một
III.Tất cả torng Tất cả
IV.Một trong Một

Nói tóm lại, hậu quả của một chiều hướng lý luận "TRINH PHÙ NHẤT" sẽ dẫn đến một thế giới quan như vừa kể.
Một trường hợp điển hình khác có thể xảy ra ở đây, để xác định lối luận TIRNH PHÙ NHẤT của kinh Dịch ấy.
Đây là trường hợp của Trí Nghiễm, tác giả của Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn, vị tổ thứ hai của Hoa nghiêm tông. Oâng lý luận về sự tăng và giảm của một và mười, theo hai chiều hưng hạ, để giải thích thế giới quan vô tận; và con số mười được gọi là Thập vô tận.
Trước hết, ông chia hai trường hợp tương quan giữa một và mười: dị thể và đồng thể. Trong mỗi tương quan đều có tăng và giảm. Dĩ nhiên muốn tính sự tăng giảm này, người ta phải lấy số một và số mười làm chuẩn đích. Một chỉ cho sai biệt và mười chỉ cho toàn thể. Rồi ở dị thể và đồng thể, mỗi trường hợp lại được chia thành hai:
I. Một trong Nhiều, Nhiều trong Một
II.Một tức Nhiều, Nhiều tức Một.

Bằng đường lối quanh co và chậm chạp như vậy, ông đi từng bước một: từ một lên mười, rồi từ mười tiết giảm đến một, thực hiện cho đến kỳ cùng – ở đây xin phép không bàn rộng – người ta đạt đến điều này: thế giới như một màn lưới được kết dệt vô số hạt ngọc. Mỗi mắt lưới là một hạt ngọc, ch1ung phản chiếu lẫn nhau – phản chiếu giữa cái Một và Tất cả – thành một thế giới trùng trùng vô tận. Nếu trở lại từ đầu khái niệm về trật tự cân xứng, chúng ta cũng bắt gặp cái thế giới quan vừa kể.
Trật tự cân xứng là trật tự của những đối xứng tương quan và tương giao. Từ điểm này các nhà Hoa Nghiêm tông giải thích tương quan hiện hữu, hay lý Duyên Khởi, là lý thuyết căn bản của Phật giáo, thành tương do. Bằng tính cách tương do này, sự đôí xứng của hai sự thể được quan niệm rằng phải có một hữu lực và một vô lực, một thực thể và một vô thể. Cái vô lực thì tựa vào cái hữu lực; cái vô thể thì lẫn vào cái hữu thể. Như vậy, tương do chính là tương tức. Đó là lý luận căn bản của một thế giới quan vô tận.
Tất cả những thí dụ điển hình đã nêu lên ở trên tạm thời cho chúng ta một nhãn quan bao quát về đường lối vận dụng trong phạm vi luận lý, gợi hứng từ khái niệm về SỐ của kinh Dịch. Vì không thể đi sâu vào chi tiết như một thiên khảo cứu chuyên môn, chúng ta hãy dừng lại trong giới hạn vừa phải này.



KINH DỊCH VÀ PHẬT HỌC TRUNG HOA

Tuệ Sỹ

1. DỊCH

Hình như vạn hữu bắt đầu tự hư vô. Bởi vì hư vô là biên tế cùng cực vừa hữu lý vừa vô lý của lý niệm. Nó là biên tế hữu lý của lý niệm vì ba lý do:
(a)    Tác nhân của hiện hữu chỉ đồng tính mà không đồng cách với hiện hữu ấy. Đồng tính nhưng không đồng cách, vì là tương quan nhân quả.
(b)   Tác nhân của hiện hữu đồng tính nhưng không đồng thời với chính hiện hữu ấy, vì là sự vận chuyển của sinh thành và hủy diệt.
(c)    Hư vô và hiện hữu được truy nhận trong tương quan đối đãi.

Nhưng hư vô còn là biên tế vô lý của lý niệm. Nếu hư vô và hiện hữu được truy nhận bằng tương quan đối đãi thì cả hai chỉ là giả thiết tạm ước của một căn bản đồng nhất. Chúng lại chỉ đồng tính mà không đồng thời và 9dồng cách, như vậy chỉ sai biệt vì tương quan tiếp nối của vận chuyển. Theo lối suy luận nghịch đảo này thì hư vô không còn là biên tế hữu lý của lý niệm nữa. Cuối cùng phải thừa nhận một lập trường triệt để phủ định. Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Hoa, đây là một trong những lập trường luận thuyết đầu tiên về Phật học của xứ này, được mệnh danh là thuyết BẢN VÔ1. Trước khi kumàrajìva2 phiên dịch các tác phẩm Bát nhã và Trung quán, thuyết này là một điển hình về giải thích của tánh Không, vận dụng những khái niệm cố hữu của truyền thống tư tưởng Trung hoa. Nhờ những dịch phẩm của Kumàrajìva, Tăng Triệu3 đã thực hiện bước đầu, cố gắng thoát khỏi sự khống chế của hai thái cực phủ định và khẳng định. Trong ngôn ngữ Trung hoa, tất cả phủ định chỉ là mặt trái của khẳng định. Những phủ định từ như phi, bất hay vô có thể được dùng như những danh từ, tức là chúng vẫn có thể biểu thị các sự thể bất biến hay tư hữu. Như vậy, khi những phủ định từ này được đặt trước một mệnh đề, chúng không phương hại đến hiệu lực khẳng định của mệnh đề ấy. Trong ngôn ngữ Sanskrit, ngược lại, tất cả khẳng định chỉ là mặt trái của phủ định. Những biến thể của các danh từ tùy nhiệm vụ và hoàn cảnh những biến hóa của các động từ tùy tác dụng trong thời gian và thể cách; các qui tắc văn pháp tổng quát này ẩn dấu tính cách vô căn của mọi diễn tả hữu lý. Qua lối viết của văn tự Trung hoa, người ta khám phá ra rằng trật tự của thế giới chính là sự thành tựu toàn vẹn từ nội tại của mỗi cá thể. Nhưng qua lối viết Devanagari của ngôn ngữ Sanskrit thì thế giới hiện hữu quả tình là một thế giới hỗn độn; trật tự của toàn thể chỉ là một đường thẳng vạch đôi giới hạn của hiện hữu và hư vô. Người ta sẽ thấy các nhà Phật học Trung hoa sau này, rõ rệt nhất là từ các triều đại Tùy và Đường trở đi, ở Hoa nghiêm tông, tánh Không đã được lật ngược thành tánh Khởi; ở Thiên thai tông, tánh Không thành tánh Cụ; độc đáo nhất là ở Thiền tông, vô ngôn của tánh Không được diễnt ả bằng tác động rất hiện thực và rất sôi nổi là đánh và hét.
Giữa Hán tự và Sanskrit có một giới hạn nghiêm khốc, giống như giới hạn giữa hữu ngôn và vô ngôn. Lấy hai cái không đồng tính, không đồng cách và cũng không cùng một trật tự mà thay thế lẫn nhau, đấy tức là một sự lật ngược từ vô thành hữu. Trong một tình trạng như vậy, ngươì ta có thể trực nhận được tính cách phiêu đốt bất định của ngôn ngữ; vì ở đây, ngôn ngữ thực sự chỉ là một phương tiện cho mọi nghịch đảo, như sự nghịch đảo của đi và đến. Ý nghĩa của nghịch đảo này cũng là ý nghĩa của chũ dịch trong kinh Dịch. Dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch và giản dị1. Vì biến dịch, cho nên có sự sống; vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống; và vì giản dị, nên loài người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt vào một để tổ chức đời sống: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch hệ từ hạ truyện).
Theo truyền thuyết, Kinh Dịch đầu tiên của người Trung hoa được gọi là Liên Sơn Dịch2 lấy quẻ Thuần Cấn làm đầu3. Trong quẻ này, nội quái là cấn, tượng là núi, ngoại quái cũng là cấn. Như vậy, tượng của nó là hai hòn núi liên tiếp nhau, do đó gọi là Liên Sơn. Thuyết quái truyện của Chu Dịch có nói: Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, trí dịch hồ khôn, duyệt ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn. (Đấng chủ tế ra ở phương chấn (phương đông), muôn vật đều thanh khiết ở phương tốn (đông nam), cùng thấy nhau ở phương ly (nam), làm việc ở phương khôn (tây nam), vui nói ở phương đoài (tây), đánh nhau ở phương kiền (tây bắc), khó nhọc ở phương khảm (bắc), làm xong là nói ở phương cấn (đông bắc). Bản Việt văn của Nguyễn Duy Tinh, Chu Dịch Bản Nghĩa II, tr, 362). Đấy là Liên Sơn Dịch, theo ý kiến của Can Bửu4. Từ ba vạch âm của khôn, -- nếu đặt một vạch dương của càn tiềm phục ở dưới     , tức là chấn. Sự sống bắt đầu từ khi dương khởi sự lẫn vào âm vậy: vạn vật xuất hồ chấn. Nếu một hào dương của càn này đi lần lên, lẫn vào chính giữa không     , tức khảm. Cái mềm (âm), bao trùm cái cứng (dương), tượng trưng cho sự nghỉ ngơi sau những công việc nhọc nhằn. Vạch dương của càn đi lần lên nữa, thành quẻ cấn , tượng trưng cho sự thành tựu. Trong thân thể người ta, cấn tượng trưng cho phần lưng, lấy ý một vạch dương tựa trên hai vạch âm. Ngoài công việc nghỉ ngơi, lưng không có nhiệm vụ nào khác, như các bộ phận tay chân. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các bộ phận trong thân thể người ta phải lấy lưng làm tựa. Như vậy, cấn tượng trưng cho thời gian mà mọi vật trong trời đất đã được phối trí thành trật tự xong rồi. Nhưng, với biểu tượng hai ngọn núi liên tiếp nhau của quẻ thuần cấn, lại là hình ảnh của sự bất động trong biến động. Loài người xuất hiện, đối đầu ngay với sự nghịch đảo giữa biến động và bất động ấy. Mọi biến động diễn ra trong trật tự của lý tính, như những khoảng lên và xuống của các đỉnh núi liên tiếp nhau. Ý thức được biến dịch trong bất dịch như vậy để tổ chức thành một xã hội có qui củ và trật tự, đấy là ý nghĩa của Dịch lý. Lời tượng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong Chu Dịch cũng đã nói: ơn thượng hữu hỏa, quân tử dĩ minh, thận, dụng hình luật nhi bất lưu ngục. (Trên núi có lửa tượng trưng cho sự đi xa quê nhà, người quân tử coi đó lấy điều sáng suốt cẩn thận để áp dụng vào hình luật mà chẳng cấm giữ1 lại việc ngục tụng. Ng. Duy Tinh, SĐD. II, Tr. 191). Lửa bốc cháy trên đỉnh núi là biểu tượng của một cuộc hành trình phiêu lưu, như sự vận chuyển từ sống và chết, từ sinh thành đến hủy diệt. Khi thấy lửa bốc cháy trên đỉnh núi, là trực nhận rằng mọi biến động đều diễn ra trong trật tự bất biến; căn cứ theo đó thiết lập qui củ cho trật tự của xã hội. Cổ nhân Trung Hoa nói: Không học Kinh Dịch thì không thể làm Tể tướng. Bởi vì người thiết lập và duy trì trật tự của xã hội phải thấu triệt những ý nghĩa: biến dịch, bất dịch và giản dị hóa của DỊCH. Thấu triệt được biến dịch và bất dịch, mới thấu triệt được vận hành của trời đất; biết giản dị hóa mới có thể giáo dục nhân quần để thiết lập và duy trì một trật tự phù hợp với vận hành ấy: dịch dữ thiên địa chuẩn; cố năng di luân thiện địa chi đạo. (Đạo dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, cho nên hay sửa sang được cái đạo của trời đất. Nguyễn Duy Tinh, SĐD. II, tr 271).
Nhưng, DỊCH là gì? Kinh Dịch (hệ từ thượng truyện) nói:Dịch giả, tượng dã. DỊCH tức là TƯỢNG. Lại nữa, TƯỢNG là gì? Chu Dịch lược lệ của Vương Bật viết: "Phù tượng giả xuất ý giả dã; ngôn giả dã, minh tượng giả dã. Tận ý mạc nhược tượng, tận tượng mạc nhược ngôn…. Cố ngôn giả sở dĩ minh tượng, đắc tượng nhi vong ngôn. Tượng giả sở dĩ tồn ý, đắc ý nhi vong tượng. Do…….thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên. TƯỢNG là để tỏ bày Ý; LỜI là để tỏ bày TƯỢNG. Mô tả hết Ý không gì bằng TƯƠNG; mô tả hết TƯỢNG không gì bằng LỜI… cho nên, sở dĩ có LỜI là vì để tỏ bày TƯỢNG; đã nắm được TƯỢNG thì hãy quên LỜI. TƯỢNG là để giữ Ý, nắm được Ý thì hãy quên TƯỢNG. Cũng như…..cái rọ là để bắt cá; bắt được cá thì bỏ cái rọ đi.) Giải thích theo cung cách này là điều rất thường thấy trong các tác phẩm Phật học. Thí dụ, kinh Kim Cang: Phật pháp chỉ như một chiếc thuyền để qua sông. Qua được bên kia sông rồi thì hãy bỏ thuyền mà lên bờ.
Nói tổng quát, DỊCH là lý tính
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #10 - 12. Dec 2017 , 00:51
 
NHÂN DỊP XUÂN VỀ NÓI CHUYỆN BÓI KIỀU
Reply #10 - 24. Jan 2011 , 14:22      
Có thể khẳng định rằng, những người trân trọng yêu quý Kiều nhất, ngoài một thiểu số văn nhân trí thức, thì những người phụ nữ, cũng là những người thuộc lòng Truyện Kiều nhiều hơn cả.

Bói Kiều nảy sinh trong hoàn cảnh vừa thân thiết, vừa mắc vào những trầm luân khổ ải của cả xã hội, khi trật tự cũ tan tành và trật tự mới còn đang giằng co chưa được thiết lập, tức là sau khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ, trùng hợp với Thế chiến thứ nhất (1914-1918) và trước khi Việt Nam độc lập sau Thế chiến thứ 2.

Tài liệu sách in về bói Kiều hiện còn giữ được sớm nhất là Sách bói Tập Kiều kiến nghiệm, không thấy đề tên tác giả, in tại nhà in Vũ Thắng, số 50c phố Bảo hộ, tỉnh Nam Định, xuất bản năm 1937, dày 37 trang với giá $15.

Sách này cũng được nhà in Mĩ Thắng xuất bản cùng với những tựa đề như Tử vi chỉ nam, Tử vi văn vần,  Tiền định và Tam thế diễn cầm...

Bói Kiều theo sách

Sách bói trên rõ rệt là của một nhà nho, quen biết với phép bói quẻ dịch như những sách Mai Hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết đời Tống bên Trung Quốc - vì sách cũng dựa vào Bát Quái, Thập Can, Ngũ Hành, Tam Kì,... Các việc muốn cầu hỏi được xếp làm 18 điều (8 quái + 10 can) đánh số từ 1 đến 18 (... )

Người bói chọn 1 trong 18 điều để xem quẻ bói, rồi lấy hai đồng tiền (tiền xưa gọi là trinh, hay tiền nay gọi là đồng xu) gắn vào đĩa hay khay để xem sấp hay ngửa. Đều ngửa cả là Dương, tức Thiên. Nếu sấp cả thì Âm, tức Địa. Nếu một sấp một ngửa, là vừa âm vừa dương, tức Nhâm.

Sau khi đã có những Tam tài, chọn một trong 5 chữ Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Kết hợp chữ đầu về 8 quái và 10 can, rồi hiệp với Tam tài và Ngũ hành sẽ có 4 bảng tra số mục để tìm câu ứng với nghiệm (... ). Toàn sách bói này chỉ có 54 x 5 = 270 câu lục bát (tức là 540 hàng) cho 270 số mục. Tức là chỉ sử dụng 1/7 văn bản.

Đây là một cách bói vừa phiền toái, vừa hạn hẹp nên không được phổ biến và đặc trưng cho lối muốn chuyên nghiệp hoá và đòi hỏi công cụ cũng như trung gian phức tạp nên chúng bị đào thải.

“Bói Kiều” theo cách dân gian

Dân chúng có một cách bói giản tiện, trực tiếp và phong phú hơn nhiều và đây là cách bói phổ thông còn tồn tại đến nay. Giản tiện vì chỉ cần một cuốn Kiều, không cần dụng cụ về bảng tra nào khác, cũng như những danh mục Bát quái, Thập can, Tam tài, Ngũ hành. Trực tiếp vì người đi thẳng vào tác phẩm, không qua một trung gian nào khác. Phong phú vì toàn văn Truyện Kiều được sử dụng với đầy đủ 3254 hàng (tức 1627 cặp lục bát)

Cách bói Kiều bình dân rất đơn giản và thuận tiện như sau:

Thứ nhất, lấy một cuốn sách có in đầy đủ văn bản Truyện Kiều, bằng chữ Nôm, hoặc chữ quốc ngữ đều được.

Thứ hai, quyết định muốn xin một quẻ bói về vấn đề gì đang quan tâm, thắc mắc, hoặc hồ nghi và muốn được tư vấn tất cả mọi việc đều có thể hỏi, càng chi tiết càng cụ thể càng tốt, và chỉ một việc mà thôi.

Thứ ba, ngồi ngay ngắn trước bàn, có thể thắp nhang hoặc trầm cho thêm phần trang nghiêm. Khấn 3 câu: “Lạy vua Từ Hải /Lạy vãi Giác Duyên/Lạy tiên Thuý Kiều”.

Thứ tư, xưng họ tên, tuổi, và ngày tháng năm xin quẻ bói cũng như vấn đề muốn xem. Việc xưng này có thể thành tiếng, hoặc âm thầm trong lòng chỉ mình hay biết.

Thứ năm, chọn trước một tay làm chuẩn, tay mặt hay tay trái đều được, nhưng phải chọn trước một tay.

Thứ sáu, định thần, an tĩnh sau một vài phút cầm sách, và dùng hai ngón tay cái mở cuốn sách ra.

Thứ bảy, ngón tay cái của bàn tay phải hoặc trái (đã chọn được) mở ngay vào trang nào và hàng nào thì lấy từ đó xuống đủ 4 hàng làm quẻ bói. Mỗi quẻ bói phải bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.

Thứ tám, quẻ bói gồm 4 hàng (tức 2 cặp lục bát) đó sẽ là nội dung của lời tư vấn cho vấn đề đang muốn hỏi.

Mỗi người trong hoàn cảnh của mình sẽ thấy giải pháp trong đó. Nếu không rõ lắm thì có thể nhờ người khác giúp phần cắt nghĩa đoạn văn và áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình.

Người càng có trình độ, càng từng trải, vì càng có công phu và đạo đức thì càng đáng tin cậy trong việc giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của quẻ bói, không nhất thiết là người phải có bằng cấp hoặc địa vị cao trong xã hội.

Theo lời dặn của những vị cao tuổi của các thế hệ trước cách giải nghĩa và áp dụng đoạn văn lấy làm quẻ bói hoàn toàn độc lập với nội dung, cốt truyện và tình tiết của Truyện Kiều. Đoạn này nên hiểu theo nghĩa đen và chỉ phân tích văn bản (telextralanalynis) như cách phê bình văn học không nệ vào đời tư của tác giả hoặc những gì ngoài văn bản.

Quẻ bói Kiều chỉ là lời cảnh báo

Ta cũng chỉ nên bói Kiều khi đích thực hoang mang hoặc hồ nghi vì việc bói là để giải quyết sự chưa quyết định. Nếu bằng lí trí, hoặc ý thức mà ta đã rõ vấn đề thì không được bói vì sẽ không có ý nghĩa gì. Nói cách khác, khi ta thấy hai hoặc nhiều con đường mà chưa biết lựa chọn con đường nào, tức là chúng đều mờ mịt hoặc mang xác suất tương đương như nhau thì mới cần bói một quẻ. Bói như thế là thêm vào cái như nhau kia, chúng ta có thêm một lời khuyên, một sự soi sáng của thiên tài văn học Nguyễn Du và áng thơ bất hủ của dân tộc, khiến cho cán cân không còn tương đương nữa, mà có bên nặng bên nhẹ.

Mỗi quẻ bói Kiều có giá trị trong một năm và mỗi việc cũng chỉ được xem một lần. Nếu ta bói hết quẻ này đến quẻ khác để hỏi về một việc, hoặc nếu ta không ưng với quẻ này mà cố tìm quẻ khác thì sẽ có phản tác dụng là chỉ gây cho ta thêm hoang mang chứ không giúp tăng thêm phần quyết định. Tuy nhiên có thể bói vào quẻ cho vài vấn đề thắc mắc riêng biệt, thí dụ: tình duyên, gia đạo, học hành, thi cử, tiền tài, công danh, bằng hữu, kiện tụng, du lịch, hợp đồng, mua bán, xây cất...

Đạo lý của việc bói Kiều là: quẻ bói có thể soi cho ta thấy tương lai có thể xảy ra như thế nào hoặc quẻ bói không phải là một cái gì tiền định bất biến và không thể thay đổi mà chỉ là lời cảnh báo để ta suy nghĩ và xét lại những gì đã làm và sắp sửa làm. Vậy thì qua quẻ bói chúng ta có thể điều chỉnh ngay chính hành xử của mình và chín chắn, trưởng thành hơn.

Bói Kiều - cơ hội để gần gũi với thi hào Nguyễn Du

Trong nhiều tác phẩm văn học, chỉ có Truyện Kiều với sự phong phú của mọi khung cảnh xã hội, và sự đa phức về nội tâm, từ một cô gái ngây thơ, một người sa chân lỡ bước, một Mã Giám Sinh lừa gạt, một Tú Bà con buôn bất kể lương tâm, một Sở Khanh gian trá, một Thúc Sinh si tình dại gái, một Hoạn Thư đanh đá bảo vệ bản thân và sẵn sàng phạm mọi tội ác, cho đến một Từ Hải anh hùng, một Hồ Tôn Hiến quỷ quyệt, một Giác Duyên từ bi và sáng suốt, một Thuý Vân hiền thục, một Kim Trọng chung tình... muôn màu muôn vẻ. Trên hết là Thuý Kiều thân thiết với dân Việt nam như người bạn chia sẻ tâm sự cho nên những áng văn tuyệt diệu nhưng chỉ có một cung điệu như Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, không thể trở thành sách bói. Lục Vân Tiên tuy nhiều tình tiết nhưng quá thiên về hành động mà không đặt nặng phân tích tâm lí nên cũng không được cơ hội làm sách bói cho mọi người.

Ngày xuân, các bạn thử mở cuốn Truyện Kiều và xin một quẻ bói đầu năm cũng là một cơ hội để gần gũi với thi hào Nguyễn Du và cô tiên Thuý Kiều.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #11 - 12. Dec 2017 , 01:16
 
Kinh dịch tiếp theo
Cổ Học Tinh Hoa
Trong cổ học tinh hoa có phần học thuật Kinh Dịch là quan trọng bậc nhất .
Và trong đó có hai phần , đó là Bảng Cửu Cung Lạc Thư và Lục Thập Hoa giáp . Ngày xưa trong kỹ thuật về quân sự , người ta thường dùng đến bảng Cửu Cung Lạc Thư , khi hành quân ( thường thường lập ra Sa bàn ( sa là cát , bàn là bảng , tức là vẻ trên cát , ) về khu vực sắp hành quân,. Bảng Cửu Cung Lạc Thư hay Lạc Thư Đồ là một bảng hình vuông gồm có 9 ô vuông , hcung quanh là 8 ô vuông tương trưng cho Tám cung ( hay vị trí ) cung thứ 9 là cung trung tâm được gọi tắt là trung ương .

Bảng cửu cung Lạc Thư được phân chia ra 4 phương tức là chính là Bắc , Nam , Đông , Tây . 8 hướng là Đông Bắc , Tây Nam , Tây Bắc Đông Nam , Hai trục chính là , Bắc Nam , và Đông Tây . Như khi hành quân ta phải biết qua địch tình ( tình hình của địch ) địch đồn trú tại đâu , ta ở đâu trên địa bàn . Trong Tình Báo Học ,thường dùng câu danh ngôn : tri bỉ tri kỹ bách chiến bách thắng . Gọi là biết người biết ta trăm trận trăm thắng . Khi biết địch quân đồn trú tại đâu , bố trí ra sao ? và tính ra được vị trí của đối phương ( dĩ nhiên qua tình báo , hay trinh sát ) có biết rỏ đối phương thì ta mới có thể tiêu diệt được đối phương..



Back to top
« Last Edit: 23. Nov 2020 , 00:54 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #12 - 21. Nov 2018 , 05:42
 
Lời Trần Tình .

Dưới đây là bài viết theo bài Cơ Trời và Mệnh Nước cùng mang chủ đề trong tập truyện dài : XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC , Lam Sơn chưa biết đến năm tháng nào , ngày giờ nào thì quyển sách mang tựa đề nầy sẽ ra mắt bạn đọc . Sở dĩ nói chưa biết đến năm tháng ngaỳ giờ nào , sách sẽ được in ấn , nhưng có lẽ , người viết nói có lẽ là vì người viết không có mục đích làm giàu , hay làm việc gì đó để kiếm tiền . Mà đây là loại sách dùng để tham khảo học tập hay dùng để huấn luyện để trao dồi tư tưởng cho người cán bộ Quốc Gia . Trong công cuộc CÁCH MẠNG QUỐC GIA . Khi người công dân theo tiếng gọi của Tổ Quốc , thì người dân đó không phải đi lính để chỉ biết lảnh lương tiền hàng tháng . Bỡi lẽ chúng ta nên tự hỏi ta đã làm gì cho đất nước ???

Lam Sơn họ Lê

lamsonparis2016@gmail.com

CƠ TRỜI VÀ MỆNH NƯỚC
Lê Lam Sơn
Tiếp Theo .
Trong bài viết vừa qua cho thấy do sự chuyển động của tinh tú quanh quả đất , nên tạo ta ảnh hưởng và tác động đến sinh linh trên trái đất . Nay tiếp theo bài viết trên , người viết sẽ có đôi dòng , kẽo không người xem sẽ thắc mắc , vì lúc nầy tình thế nước non ngặt nghèo , nguy hiểm , sự mất nước trong ngày giờ . Mà chúng ta lại có những bài viết dông dài , vô tích sự , không đóng góp gì cho công cuộc đấu tranh của toàn dân VN . Ai nghỉ như vậy cũng không sao . Việc người người hay , việc mình mình biết .
Phần trước , người viết trình bày những gì liên quan đến kinh dịch . Sở dĩ phải viết hơi lòng vòng , chẳng qua là vì phải trình bày khúc chiết . Nếu trình bày quá sơ lược , thì e rằng người xem không ưng ý . Nói tóm lại Bài viết tiếp theo đây nhằm viết hay trình bày rỏ ràng hơn cụ thể hơn . Thông thường đa số bà con thường xem xét sự kiện trích ngang , nhưng đó là sự thường tình trong việc bình thường , Còn đối với việc nước non , thì cả một chiều dài lịch sử , chính vì thế nên bài viết mới mang tựa đề CƠ TRỜI VÀ MỆNH NƯỚC . Tất cả loạt bài viết nầy sẽ được nối kết lại thành tác phẩm XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC .
Đôi khi trao đổi với nhiều người , khi thấy bà con nhìn sự kiện xảy ra rồi nông nỗi kết luận , mình cho họ biết rằng suy nghỉ và kết luận như vậy sẽ không đúng . Vì ở đời muôn sự xảy ra đều tuần tự đi từ nguyên nhân cho đến hậu quả mà ta thường quen nói là nhân quả . Bất cứ sự kiện , sự việc gì như thế nào củng phải đi theo đúng theo con đường mà nói phải đi . Nói một cách văn hoa hơn , trong vạn sự , sự việc giống như phi cơ , tàu hỏa , xuất phát từ đâu đi về đâu qua lộ trình nào . Nhưng cũng có khi nó đi lệch hay sai lộ trình , hoặc đường bay , đây là điều có thể xảy ra .
Ví dụ như năm xưa , người Pháp muốn đánh Trung Hoa , phải mượn đường từ Việt Nam đánh lên , nhưng dè đâu chạm vào Việt Nam , nên người Pháp sa lầy luôn . Chính tương tự như vậy khi đạo quân Mông Cổ mượn đường qua lãnh thổ Việt Đánh Tàu , và rồi người Mông Cỗ bị bại vong trước sức kháng cự của người Việt . Chinh vì điểm nầy mà từ thời nhà Lý , Tướng Quân Lý Thường Kiệt đã thảo bài Hịnh Tướng sĩ , sau đó truyền trong ba quân . Tương truyền bài hịch võn vẹn chỉ có 4 câu :
Nam Quốc sơn hà nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ,
Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư .
Theo như chổ suy nghỉ riêng của người viết , thì Tướng Quân Lý Thường Kiệt là người đã lĩnh hội được Thuật Trị Quốc Bí Truyền . Cũng như đời Vua Ngô Quyền và những vị danh tướng như Đức Trần Hưng Đạo , Lê Lợi , Nguyễn Trải đều có học Thuật Trị Quốc . Kể cả tinh thông Kinh Dịch .
Trở lại bài viết trước chủ đề nói chuyện Bói Toán . Người viết muốn nói cho rỏ hơn về ý nghĩa hai chữ BÓI TOÁN . Thông thường từ xưa đến nay khi nghe nói đến bói toán , thương thì có người tìn và người thì chê bài dè bĩu . Cả hai thái độ đều không đúng , bói may thì trúng , không may thì trật . Nguyên nghĩa của chữ Bói Toán , là Bốc phệ : bốc là bói , và phệ là hỏi . Nghĩa là khi muốn biết về điều gì ? thì hỏi nhờ người biết coi bói để họ xem hộ cho mình .
Vì thế dần dần ý nghĩa đích thực của Bốc Phệ không còn nữa , mà ngụ ngầm về mê tín dị đoan . Sau thời gian dài học hỏi tìm hiểu và tham khảo nhiều bài viết , nhiều tài liệu . Người viết tự hiểu theo sự hiểu biết riêng . Như vậy chữ Bói Toán là hai chữ khác nhau , nhưng hợp chung lại nghĩa là : khi đứng trước sự việc khó hiểu , rắc rối trong đời sống hàng ngày , khi bí quá người ta thường nhờ bói toán .
Tức là dùng theo phương pháp riêng ( nhiều cách bói ) để xem xét , sau đó tính toán , chữ toán là tính toán . như tính một bài toán . Như vậy nói như ngày hôm nay , ( theo người viết ) chúng ta găp phải vấn đề ( sự việc gì đó ) , và tính toán theo phương pháp riêng , sau đó cho người có vấn đề lời khuyên , vì người nhờ xem bói giống như người đang bệnh . người được nhờ coi bói giống như thầy thuốc chửa bệnh .
Ý riêng của người viết là mượn chủ đề Bói Toán để đi vào chủ đề chính : Xem Binh Thư Bàn Viêc Nước .Như thế đó , ngày xưa khi mới học hỏi , thì người viết chưa hiểu thấu được nội dung cốt tuỷ của Kinh Dịch . Ban đầu xem chỉ thấy sách nói về bói qua quyển Mai Hoa ( Quan Mai ) Dịch Số . Nhưng dần dần , bản thân chợt giác ngộ được rằng các loại sách nầy tuy nói về bói , nhưng kỳ thực lại
muốn truyền bá điều gì khác hẵn hơn việc bói toán bình thường .
Cũng từ đó sự suy nghỉ của bản thân người viết đã thấy được chút ánh sáng soi rọi vào nội tâm u tối . Sự soi rọi như là sự phù trợ của anh linh ngàn xưa . Xin tạm trích một đoạn văn trong bài viết CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM của nhà văn Tùng Phong .
Lãnh đạo quốc gia gián đoạn
Như thế nào là một sự lãnh đạo quốc gia bị gián đoạn ?
Trong một tình trạng bình thường chủ quyền của quốc gia chuyền tay một cách êm thắm từ lớp người lãnh đạo này sang lớp người lãnh đạo sau. Sự liên tục trong sự lãnh đạo nằm ở chỗ các bí mật lãnh đạo và các bí mật quốc gia được mật truyền cho nhau. Đời sống của người ngắn ngủi sánh với đời sổng của quốc gia, sự liên tục lãnh đạo thực hiện được nhờ ở sự mật truyền nói trên và nhờ ở các văn khố và ở chỗ có người biết sử dụng văn khố. Ngoài ra thuật lãnh đạo được truyền cho nhau nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với thời gian, các bí mật chồng chất, các văn khố lưu trữ, sự trau dồi thuật lãnh đạo càng ngày càng tinh vi, và kinh nghiệm lãnh đạo súc tích là một di sản quý báu không thể lường được cho một Dân Tộc.
Sự lãnh đạo quốc gia liên tục
Như trên đã trình bày, sự lãnh đạo quốc gia được liên tục khi nào các điều kiện dưới đây được thỏa mãn:
1.- Sự chuyển quyền được bình thường từ lớp người trước cho tới lớp người sau.
2.- Các bí mật quốc gia được truyền lại.
3.- Thuật lãnh đạo được truyền lại và được cải thiện càng ngày càng tinh vi.
4.- Các kinh nghiệm của dĩ vãng được xếp vào văn khố, được truyền lại và có người biết sử dụng văn khố.
Cứ theo các điều kiện trên đây, một chế độ độc tài hay quân chủ chuyên chế hoàn toàn bất lực trong việc bảo đảm một sự lãnh đạo quốc gia liên tục. Vì cái mầm bạo động lúc nào cũng được tạo ra và bị đàn áp bởi các chế độ trên.
Nhưng càng đàn áp lại càng nuôi dưỡng đúng theo luật tự nhiên của lịch sử và cuối cùng bạo động sẽ bùng nổ và mang lại sự gián đoạn trong vấn đề lãnh đạo quốc gia. Nhận xét trên đây sẽ ảnh hưởng nặng trên sự lựa chọn đường lối của chúng ta sau này.
Nếu việc lãnh đạo quốc gia được liên tục nhờ ở sự thỏa mãn các điều kiện trên đây, thì dĩ nhiên, sự thiếu một hay nhiều điều kiện trên đây sẽ đem đến sự gián đoạn trong việc lãnh đạo. Và tùy theo điều kiện thiếu nhiều hay ít, sự gián đoạn ấy sẽ dung nạp được hay trầm trọng. Chúng ta có thể phân biệt ba trình độ gián đoạn.
Trình độ gián đoạn nhẹ nhất xảy ra khi sự chuyển quyền từ lớp người trước cho lớp người sau không được bình thường, các bí mật quốc gia trong giai đoạn ngắn trước đó sẽ mất. Tuy nhiên văn khố hãy còn và thuật lãnh đạo không đến nỗi mất hẳn. Các cuộc đảo chánh ở Nam Mỹ rất là điển hình cho trình độ này.
Trình độ gián đoạn trầm trọng xảy ra khi sự chuyển quyền từ lớp người trước cho lớp người sau, chẳng những không được bình thường, mà lại còn diễn ra trong những hoàn cảnh bạo động kinh khủng. Các bí mật quốc gia mất hết, văn khố bị thiêu hủy, người sử dụng văn khố không còn. Thuật lãnh đạo và kinh nghiệm của dĩ vãng được thay thế bằng sự hăng hái của dân chúng và sáng kiến cá nhân. Di sản của dĩ vãng không còn nữa, vì sự điên rồ của người đời làm cho họ tin rằng họ cần san bằng tất cả dĩ vãng đế xây dựng tương lai. Cách mạng năm 1789 của Pháp là một ví dụ cụ thể nhất cho trường hợp này. Biết như vậy rồi chúng ta không lấy làm lạ tại sao cho đến ngày nay người Pháp vẫn chưa giải quyết được một cách ổn thỏa vấn đề lãnh đạo liên tục cho quốc gia của họ.
Cũng trên phương diện này, sự chính quyền Việt Minh, vô tình hay cố ý, không bảo vệ được phần văn khố của Triều Nguyễn mà người Pháp còn để lại, để cho dân chúng Huế đốt phá một phần quan trọng của di sản kinh nghiệm của chúng ta, là một lỗi rất lớn, không có gì tha thứ được đối với quốc gia và Dân Tộc. Tuy nhiên, dù vô tình hay cố ý việc đó đã xảy ra chứng minh cho sự kiện chính vì chúng ta đã mất truyền thống lãnh đạo, cho nên những người có trách nhiệm trong chính phủ Việt Minh lúc bấy giờ ở Huế không ý thức được tính cách quan trọng và quốc gia cần thiết của sự bảo vệ văn khố. Càng mất truyền thống lãnh đạo lại càng phá hủy những di sản khả dĩ bảo vệ sự lãnh đạo quốc gia. Tục ngữ thường nói ‘’nghèo lại càng nghèo’’ là vậy.
Trình độ gián đoạn trầm trọng nhất xảy ra khi sự chuyển quyền không thực hiện được giữa lớp người trước và lớp người sau. Bí mật lãnh đạo và bí mật quốc gia đều mất.
Thuật lãnh đạo không truyền lại được. Di sản dĩ vãng không người thừa nhận, văn khố thất lạc và bị cướp bóc. Đó là trường hợp của các nước bị chinh phục, mất chủ quyền. Và đó là trường hợp của Việt Nam chúng ta trong thời kỳ Pháp thuộc. Lớp người lãnh đạo trước của chúng ta đã mất, lớp người lãnh đạo sau của chúng ta không có. Di sản dĩ vãng tiêu tan. Tình trạng của chúng ta thật là khủng khiếp nếu chúng ta tưởng tượng rằng, trước mặt một nhà lãnh đạo Anh tựa lưng vững chãi trên di sản dày 400 năm, sẵn sàng ứng phó với mọi biến cố, nhà lãnh đạo của chúng ta đứng lên, cô độc, sau lưng không có lấy được một tờ di sản làm hậu thuẫn.
Hoàn cảnh trong đó chúng ta phải chiến đấu để thực hiện cuộc Phát Triển Dân Tộc, nghiêm khắc là vậy đó. Ý nghĩa của chữ ‘’chậm tiến’’ là vậy đó.
Bài viết còn tiếp
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #13 - 21. Nov 2018 , 05:44
 
XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
Lê Lam Sơn
Bài viết tiếp theo Luận giải về bài: Xem Binh Thư Bàn Việc Nước
Đôi khi chúng ta thường gặp những câu như đối diện , nghĩa là ai cũng hiểu đối diện là mặt đối mặt , nhưng kỳ thực từ ngữ nầy xuất phát từ trong binh thư ( binh thư là tài liệu thuyết trình về nghệ thuật điều khiển quân sự ) . theo nguyên tắc tiền nhân người Việt vẻ hình vuông trên giấy ( gọi là bảng ) xin nhắc lại đời xưa , trước khi lâm trận , thì ban tham mưu của vị tướng soái , nếu ở trong phòng làm việc thì vẻ trên giấy ( gọi là Phóng Đồ Hành Binh ) đời nay gọi là Lập Kế Hoạch Hành Quân .
Trên hình vuông đó có 9 cung ( vị trí ) gọi là cửu cung Lạc Thư ( tài liệu Lạc Thư : là tài liệu của dân Lạc Việt ) trong chín cung đó phân chia ra 4 phương và 8 hướng . 4 phương hoăc là hai trục chính . Bắc , Nam , Đông , Tây , mà ta thường quen miệng nói Đông , Tây , Nam Bắc . 8 Hướng gồm 4 phương Bắc , Nam , Đông , Tây . Các bạn nên chú ý viết hay nói như thế nào thì viết hay vẻ như thế ấy .
Đây là một trong những quy tắc , mà chúng ta không cãi được , vì khi nói về nguyên tắc ; quy tắc , thì hầu như đã thành quy luật . Vì ai ai cũng biết khi gia nhập vào quân đội , ít khi có chuyện cãi nhau khi mệnh lệnh đã được ban hành . như khi di chuyển về ban ngày thì lấy hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn để xác định hướng đông và Tây . Điều nầy hiển nhiên đến nỗi muốn cãi mà không thể cãi được .
Theo phương pháp trên , chúng ta thử tập vẻ tren giấy , giống ngày còn đi học , khi học về toán , ta thường nghe thấy , ta vẻ một đường thẳng tưởng tượng . Trước hết ta vẻ đường dọc từ trên xuống dưới trang giấy , trên đầu đường thẳng ta ghi chữ Bắc , ở cuối đường thẳng ta ghi chữ Nam , sau đó ta vẻ tiếp theo một đưởng hàng ngang , rồi ta ghi từ trái Tây và bên phải là Đông , vì vẻ như thế nầy tức là vẻ theo đúng như địa hình thực tế bên ngoài .
Như thế chúng ta có được đường hàng dọc thẳng đứng từ trên chạy xuống dưới đó là trục Bắc Nam . Bắc thuộc Thuỷ và nam thuộc Hỏa hay bắc cung Khảm , Nam cung Ly . Kế tiếp theo , là đường vẻ hàng ngang từ đông qua Tây . Còn được gọi là Trục Đông Tây hay là Chân Đoài ; Đông là Chân , Tây là Đoài .
Như thế chúng ta có Hai trục Bắc Nam và Đông Tây xuyên qua vòng tròn tâm Ô. Theo nguyên lý Bắc đối với Nam và Đông đối với Tây ,
Như vậy khi nói đối tượng , là ý muốn nói đến hai người đối diện nhau tư hai phương hướng đối xứng nhau qua tâm O vòng tròn . Đây cũng chính là thuật ngữ toán học hoặc hình học về không gian . Khi chung ta đi vào hệ thống kinh dịch thì thường thường ta bở ngỡ và đôi khi lúng túng như lạc vào trong rừng cây .
Sở dĩ vậy là vì học thuật kinh dịch vốn dĩ là một hệ thống đa chiều đa nguyên (đa là nhiều , nguyên là nguồn gốc ) không phải là học thuật bình thường , cho nên đi vào bộ môn nầy , người học sẽ vô cùng vất vã , vì thời nay không có ai hướng dnẫ , munố tìm tài liệu thì không biết làm cách nào ? Rồi môn học nầy đòi hỏi chúng ta người muốn học hỏi nhiều đức tính . Nói tóm lại những người đã từng kinh qua , họ đều hiểu rằng Dịch tức là truyền , chớ không chỉ đơn giản là học .
Đúng như vậy kinh dịch chính là truyền , chứ không phải là học , vì khi đi vào kinh dịch thì chúng ta sẽ như đi vào khu rừng . Nuế như không có hướng dẫn , thì chúng ta sẽ lạc lối .
Theo học thuyết kinh dịch được chia ra làm hai phần , phần lý thuyết qua các bộ kinh dich , chỉ nói thoáng qua về lý thuyết ( Théorie ) và phần khác là kỹ thuật thực hành , chính vì thế người xem nếU chỉ xem qua bộ kinh dịch của cụ Phan Bội Châu hoặc Nguyễn Mạnh Bão , hay cụ nghè Ngô Tất Tố , th ìkhông thể iđ xa hơn đi sâu hơn được , vì những người lảo thành đó viết là viết cho những ai đã từng có kiến thức căn bản ( niveau de base hoặc niveau la préparation de mentale ) vì thế cho nên người đi sau chưa từng biết đến kiến thức căn bản , gặp cái trở ngại lớn . Từ từ kinh dịch trở nên bí truyền và rồi sẽ mai một đi .
Trở lại phần trên , khi chúng ta đã có hai trục chính là trục Bắc nam hay Khảm thuỷ ly hoả , và trục Đông Tây hay chấn Đoài, chúng ta còn lại 4 phương phụ , như Đông Bắc Cấn , Tây Nam Khôn , và Tây Bắc Càn , Đông Nam Tốn , chúng ta thấy qua Bắc Thuỷ Khảm , Nam Hoả
Ly . Đó là đối xứng nhau từng cập , nếu không đối xứng nhau thì coi như không có vấn đề .
Trên đây chỉ mới nói sơ qua về Hai Trục và các phương hướng đối xứng nhau từ cặp . còn lại đó là những cái gọi là Tam Hiệp ( hợp ) tứ hình , tam hình . Học thuyết kinh dịch chú trọng đến việc có tính chất lợi hại , còn mất , thắng bại sống chết , điều mà trong kinh văn nói là cách tránh họa tìm phúc , lánh dữ tìm lành .
Học thuyết kinh dịch chú trọng đến họa hay phúc – ( phước ) sống chết, lợi hay hại . Có khi chọn Tối ưu, hoăc có khi chọn dĩ hòa vi quý ( hòa là thượng sách ) sách tức là mưu kế ( có thượng sách là cao nhất , thượng là cao , trung là bình thường và hạ là thấp nhất ) Viết như thế nầy thì hơi đi sâu vô học thuật hoặc vô phẩn kỹ thuật tâm pháp .

Bài viết còn tiếp
Back to top
« Last Edit: 21. Nov 2018 , 05:45 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #14 - 10. Jul 2019 , 11:09
 
CỔ HỌC TINH HOA
Lam Sơn
                 Tật tùng khẩu nhập , hoạ trung khẩu xuất
Giải nghĩa : thoạt nghe qua câu nầy tưởng dể hiểu , câu nầy có mấy ý nghĩa . Thứ nhất là : Tật là bệnh tật thường do ăn uống , bừa bải mà ra , ăn uông như phàm phu tục tử như súc vật ăn chỉ để no , đời xưa ít có những món ăn ruợu ngon thịt béo như đời nay , kế đến là những loại súc vật được nuôi dưởng các thứ thức ăn chế biến dành cho gia súc pha trộn với hoá chất độc hại .Nên mới nói tật ( bệnh ) tùng là theo ai đó , hay là tật bệnh theo thức ăn qua miệng rồi vào bao tử , từ đó sinh ra bệnh . khẩu là miệng , nhập là vào ( khác với xuất là đi ra )
Họa là tai họa họan nạn , trung là ở chính giữa là miệng , xuất là  thốt ra từ cửa miệng . nên người xưa có lời khuyên : thành hay bại hay bại đều do từ lời lời nói mà ra . Người có lời nói hay , cẩn thận dè chừng , lời nói kín đáo , nghe người khác nói sau đó không lập lại với người khác . Thường là người có đức tính nghiêm cẩn thường được sự tín nhiệm tin dùng của bậc đại nhân .
Ngoài ra theo thiển ý của người viết , câu danh ngôn nói trên còn mang ý nghĩa trong Phong Thuỷ Địa Lý cổ truyền .
Nhắc lại : Tật tùng khẩu nhập , họa trung khẩu xuất . Câu đầu thì nghe qua chúng ta có thể hiểu là bệnh tật , nhưng kỳ thực không phải thế , chữ khẩu có nhiều nghĩa khác nhau , Khẩu : lời nói , như chữ ngôn . chữ hán ( nho ) đều là chữ tượng hình .
Mượn hình ảnh để tạo thành ra chữ nghĩa . Khẩu 1 : cái miệng , dùng để ăn , nói , nên chữ khẩu có nghĩa là cái cửa , theo phong thuỷ địa lý khẩu là cửa miệng , theo y học , khi ăn uống bừa bải sinh ra tật bệnh , khẩu là cửa nhà . Nên khi nói tật tùng khẩu nhập : là nói tai họa do từ hướng cửa nhà mà vô nhà . Cho nên khi xây cất nhà cửa , đời xưa thường xem trọng phương mà cửa nhà hướng đến .
Họa trung khẩu xuất , đến đây thì chữ khẩu không còn là cái miệng nói , mà do chữ Trung , trung ở đây là ở giữa ( trung tâm điểm của nhà ở ) và chữ khẩu lại ám chỉ đến bảng Lạc Thư Cửu Cung , tức là khu vực trung tâm của bảng Lạc Thư 9 ( cữu)  cung , theo như cách xem thiên văn , khi quan sát sự di chuyển của những nhóm tinh tú xoay chuyển trên bầu trời của trái đất ( ngày xưa các vị mệnh quan của triều đình có trách nhiệm xem thiên văn mà họach định kế sách cho Quốc Gia .
                                       
     Tây Bắc               Bắc            Đông Bắc
          6                     1                   8
        Càn                   Khảm               Cấn
         
                   
        Tây                                      Đông
          7                    5                   3
        Đoài                Trung cung         Chấn   
                                  
         
       Tây Nam            Ly                Tốn
          2                    9                   4
       Khôn                    Nam          Đông Nam   
          
                   
Khi xây cất nhà ví dụ như hướng hợp là quẻ Chấn hướng Đông , thì quay cửa về Đông . nhưng theo thời vận , tinh tú di chuyển , cho nên hàng năm căn cứ theo Vận , Thái tuế đến cung nào thì đem số cung đó vào Trung Cung , từ đó 8 nhóm sao còn lại sẽ củng chuyển theo . Ví dụ như năm 2014 mang tên Kỹ Hợi , ( trong Lục Thập Hoa giáp ) TRong 60 can Giáp chỉ có một can giáp độc nhất là Kỹ Hợi . Thái tuế ( cách tính vận hạn theo thiên văn cổ truyền  ) Thái tuế tại cung Cấn số 8 ( tức là Tả Phù ) phải đem Tả Phù nhập vào trung cung . Từ đó Tả Phù như Tổng Thống đương quyền , ( có quyền sinh quyền sát ) phát huy ra ảnh hưởng tác động đến bốn phương tám hướng trong lãnh thổ , từ đó mỗi cá nhân sẽ chịu sự tốt hay xấu . Gọi là sông có khúc , đời người có lúc
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2019 , 11:17 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra