Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - NIỀM TIN TÔN GIÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
NIỀM TIN TÔN GIÁO (Read 352 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
NIỀM TIN TÔN GIÁO
01. Dec 2017 , 11:26
 
THÓI TỤC MÊ TÍN

không biết tácgiả

Mê Tín là tin vào những gì không có ích cho sự phát triển cho khối óc. Mê tín sẽ làm ta yếu hèn, nhờ đỡ, thần kinh yếu dần rồi gây ra đủ loại bịnh tật. Hiện nay đã và đang lan tràn những hiện tượng đồng bóng, lên cốt, ngoại cảm, bói toán, bùa chú, tử vi tướng số, cầu cơ, gọi hồn, đốt vàng mã, coi phong thuỷ... Những việc này là mê tín và chúng ta nên tránh xa.
Trời đã ban cho mỗi người một báu vật đó là thể xác và tâm linh. Khi sanh ra làm người, là đã có đầy đủ hết không cần gì thêm nữa. Với Tâm linh sẵn có, mình có thể tự phát triển đến ngang hàng hoặc cao hơn bất kỳ ai cõi nào. Họ còn thua chúng ta mà, họ đâu có cái xác, đâu có ngũ hành như chúng ta. Vì không có chỗ nên nhiều phần bất chánh trong vũ trụ mới chiếm xác và điều khiển mình. Chúng ta có khối óc huyền vi siêu diệu sao không biết xử dụng mà lại chấp nhận sự lệ thuộc, làm nô lệ cho các giới đó? Cái gì thanh sạch là đưa các bạn đi lên là đúng, cái gì ác trược xâm chiếm và làm suy yếu thể xác hay thần kinh của mình là tà đạo.
Thời đại này sẽ không chấp nhận bất cứ sự mê tín nào trong xã hội. Phần đó thuộc về tà ma và ai tin theo nó sẽ bị loại bỏ không nương tay. Tiện đây, xin đóng góp chút ý kíến về tất cả những hiện tượng trên để giúp xã hội chúng ta sống văn minh hơn.
1) Cúng khai trương:
Hầu như người Việt nào khi khai trương gian hàng hay cửa tiệm đều bày ra cúng heo quay hay thổ địa. Có 4 điều chúng ta phải suy nghĩ: thứ nhất, bạn căn cứ vào đâu và hiểu gì khi làm việc này? Thứ nhì, tôi thấy 100% các công ty nước ngoài và người ngoại quốc đâu có làm chuyện này nhưng tại sao họ luôn luôn thành công? Thứ ba, nếu như có thật là cúng kiểu đó có linh thiệt, thì té ra mình nương nhờ thần thánh đễ làm ăn? Bạn định lợi dụng thần thánh? Thứ tư, ai nói với bạn là có thổ địa và sao bạn biết ông ta thích ăn... heo quay?
2) Đốt vàng mã:
Mỗi lần khai trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt ta lại bày ra đốt tiền giả hay vật giả. Bạn nghĩ sao mà làm vậy? Tôi không nghĩ ra. Té ra khi tôi dùng lửa đễ tiêu huỷ giấy tờ thì ai đó dưới âm phủ sẽ nhận được toàn hồ sơ.... mật của tôi? Tội ai làm nấy chịu, ví dụ ông bà mình đang bị hành hình dưới địa ngục, bạn có nghĩ là mấy thứ bạn đốt đó sẽ đến tay họ không? Bạn có thể dùng kim ngân để phá luật đời nhưng sẽ không thể dùng mớ giấy lộn và hình nộm để phá luật Trời.
3) Bói toán:
Không ai có thể biết tương lai của bạn! Tôi biết khoa Tử Vi là một môn khoa thiên văn cổ, nó dựa trên thiên văn, sự vận chuyển của các hành tinh mà đúc kết nên đời người. Vấn đề là mình biết để làm gì? Tại sao chính mình có khả năng thay đổi đời mình qua cách sống hàng ngày mà không làm, lại đem đời mình phó thác cho số phận. Mà bạn muốn biết để làm gì chứ? Tôi hỏi thật đó. Biết rồi mình sẽ làm gì? Mình né được không? Người đi coi bói bị tội, mà người bói cũng bị tội. Nếu bạn để ý sẽ thấy, mấy thầy bói cuối đời đều thê thảm. Nói bất cứ gì về tương lai người ta sẽ khiến ảnh hưởng dây chuyền tới người khác, đó là một đại tội.
Chính bạn còn chưa biết mình là ai, từ đâu đến, và chết sẽ đi về đâu thì tài năng nào của thầy bói có thể biết tương lai mình. Nhìn cuộc sống hiện tại của mình là biết quá khứ ra sao, và hiện tại mình đã làm những gì sẽ biết tương lai. Hãy làm chủ cuộc đời mình! Chớ tin vào mấy sự lừa dối. Không có gì kỳ cục cho bằng ngồi đực mặt ra đó chờ người ta nói về đời mình.
4) Phong Thủy:
Phong Thủy không phải là bộ môn xấu nhưng chính vì chúng ta làm nó xấu. Nó là nghệ thuật thiết kế chứ chẳng có gì bí mật hết. Ví dụ: phòng khách mình sắp đặt nhìn "chướng mắt" như giữa phòng khách kê cái giường ngủ, tranh treo ngay cửa sổ, đồng hồ treo sau cửa ra vào, bàn ăn kê trong phòng ngủ.... khi bạn mời xếp đến nhà chơi, bước vô là người ta thấy khó chịu rồi. Cái khó chịu này sẽ làm bạn thất bại sau này. Tôi chỉ lấy 1 ví dụ rất nhỏ để các bạn thấy, con người mình ra sao, mình sẽ an bài nội thất y như vậy. Bạn đạo đức, sống tốt, sức khoẻ dồi dào... bạn sẽ thiết kế khác người bên trên. Đó chính là phong thủy đã an bài rồi. Nó an bài ngay trong tâm tánh mình. Người Pháp, người Nhật, nhà cửa trang trí họ khác nhau là vì cái tánh họ khác nhau. Cho nên không thể dùng Phong Thuỷ để thay đổi cuộc sống, mà phải thay đổi tánh tình trước. Dùng phong thuỷ táng huyệt chỗ này chỗ kia, đó là đại tội vì cướp đi phần âm đức đã an bài cho người khác. Thiếu gì người dành mua cho được căn nhà "hạp" với tuổi mình nhưng rồi cũng tán gia bại sản.
5) Nhà "Ngoại Cảm":
Hiện nay tai VN, rất nhiều người tin theo cái này. Mình là người, có trí óc, có cái tâm vô cùng siêu diệu mà sao lại chạy theo mấy cái này? Tôi hỏi nè, bạn có biết bên trong cái xác nhà “ngoại cảm” đó là gì không? Nếu bạn biết ai đam mê cái này, nên khuyên họ rời xa ngay lập tức. Toàn là làm những chuyện nghịch thiên phá luật.
6) Lên Đồng, Nhập Xác:
Việc này có chứ không thể phủ nhận. Khoa học cũng nghiên cứu, phân tích đủ thứ mà vẫn không giải thích được. Cái đó chứng minh là có linh hồn. Bạn là chủ của 1 tiểu vũ trụ, là vua một cõi trong bản thể, bạn phải sử dụng chủ quyền của mình. Trong bản thể nó lớn lắm, như là ngoài vũ trụ. Chúng ta không nên giao tiếp hoặc trực tiếp tham gia những việc này. Ngoài đời nhiều giới bất chánh lắm, thì bên kia cũng vậy! Bạn thử ra đường mời giang hồ vô gia cư vô nhà mình ở một thời gian rồi sẽ biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tất cả là duyên nghiệp ân oán với nhau thôi.
7) Bùa Chú:
Người bạn tôi đi xe đường xa, trên xe đò có 1 nhóm người ngồi chơi bài, thấy anh ta có vẻ thích thú, họ mời anh ta chơi. Lúc say mê chơi, họ bảo anh đặt tiền bao nhiêu là anh ta cứ lấy mà đặt. Khi xe tới nơi, anh bước xuống và như chợt tỉnh lại thì số tiền lớn trong túi mất sạch. Ai ai đều nói là anh bị bỏ bùa. Vậy Bùa Ngãi là gì?
Tất cả chỉ là hoá chất (chemical) thôi, không gì khác. Họ lấy tinh dầu của một số cây, lấy tinh chất rồi phóng ý vô đó. Tâm con người là sức mạnh vạn năng, có nghe Tâm Điển bao giờ chưa? Tâm bạn là điển quang, có ánh sáng, có sức rung động có thể tạo ra sự sống. Vì chính nó là nguồn sống. Cứ bơm sự sống với tà tâm vô mấy cái hũ đó lâu ngày nó thành thuốc. Nó có thể hại người ít đức chứ không động được người đức cao, vì sao? Vì người đức cao họ có điển tâm mạnh hơn, khó hại lắm. Quỷ Thần còn phải trọng, mấy cái cây đó làm được gì, cùng lắm là hoá chất làm làm họ tê chút thôi.
Tin và dùng bùa ngãi là thứ tà đạo tồi nhất mà làm người phải tránh. Xử dụng mấy thứ này hại hoặc dù giúp ai, trước sau gì cũng bị quả báo lúc lâm chung. Tại sao không dùng điển tâm của mình khai phá huyền bí mầu nhiệm chơn tâm để đi đường lớn mà cứ chui đầu vào làm chuyện lắc nhắc?
8) Đánh Đề:
Tệ nạn này ngày càng nhiều. Người ta tối nằm ngủ, thấy con này, vật nọ, liền ngày hôm sau là dựa vào đó mà mua số đề để mong được có số tiền. Thậm chí còn quá lố hơn nữa là canh nơi nào có người vừa bị tại nạn xe cộ chết là xúm ra cúng kiến cầu người mới chết phù hộ cho may mắn.
Tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Điều gì khiến con người trở nên thấp trí đến nỗi đi cầu người chết để giúp ta làm giàu? Người chết do tai nạn đều là bất đắc kỳ tử. Thần hồn họ hốt hoảng, hồn phách tán loạn, đau khổ, bối rối,.... họ còn lo cho họ chưa xong thì làm gì giúp cho mình! Mà họ lấy tư cách gì mà biết tương lai chưa xảy ra? Họ còn chưa tin là mình đã chết và không biết trước mình sẽ chết thì làm gì họ biết được gì khác mà giúp chúng ta.
9) Xin Ấn:
"... Lễ hội đền Trần diễn ra vào rằm tháng giêng và mở đầu bằng lễ khai ấn đêm 14 tháng giêng. Gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng tiến trong nghề nghiệp..."
Đây là một hiện tượng vô cùng phản khoa học, phản tôn giáo, nghịch lại mọi đạo đức căn bản của dân tộc. Chen đua nhau, giẫm lên nhau, đạp nhau để xin thần thánh ban cho thăng quan tiến chức qua vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng.
Tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Tài lộc và phước đức do một cá nhân phải do công năng tu tập đạo đức bao kiếp có thể mua với giá vài chục ngàn đồng? Chúng ta hãy mở to con mắt ra mà nhìn tấm gương phát triển đất nước ở các quốc gia văn minh tiến bộ xem họ có “mua ấn” để được giàu có thăng quan không, hay họ đã vận dụng trí tuệ chính họ đưa họ lên tột đỉnh giàu sang? Bill Gate, Steve Jobs, Warren Buffet có ông nào cần mua ấn không?
Nếu có thần thánh thì “thần” và “thánh” nào dám cả gan ban cho phước lộc giàu sang kiểu này hả? Dùng tiền mà mua chuộc cả thần thánh thì mình mang tội trước rồi mấy ông thần thánh đó mang tội sau.
10) Xông Đất & Giải Hạn Sao:
Đây cũng là một hình thức mê tín rất sai lầm của người Việt ta. Không ai trên thế gian có tư cách giải dùm ai bất cứ nạn nào trừ ra chính mình. Tội và nghiệp lực của ta phải do chính ta giải bằng cách sống đạo đức hơn chứ không phải bằng cúng kiếng. Mà... người đi giải hạn sao xấu biết gì về... tinh tú trên trời? Và người giải hạn hiểu gì không huyền bí trong vũ trụ? Giải cho cố vào rồi có gì thay đổi đâu: nghèo vẫn nghèo, ngu vẫn ngu, xui vẫn xui. Tôi biết có cách giải đó! Đó là... tu tâm dưỡng tánh. Thay đổi khối óc, làm sạch ngũ tạng. Ngũ tạng mình chính là “Sao”, là Tinh tú đó. Bạn có nghe từ “Hành tinh cơ tạng” bao giờ chưa? Nó đó, nhắm vào đó mà giải thì cuộc đời thay đổi toàn diện. Sửa tâm sửa tánh chính là giải hạn giải sao tận gốc đó bạn, vì nạn là do chính tánh tình của mình mà nên. Giải đi bạn, giải nó hằng ngày hằng giờ, khỏi cần đầu năm, khỏi tốn tiền!
Còn tục Xông Đất đầu năm nữa, thật không hiểu nổi. Bao tỷ người Việt và Tàu cứ xông đất đi rồi đời mình cũng không khá nổi. À... tôi đề nghị nếu đầu năm có người ăn xin đến nhà bạn xin tiền, bạn hãy ban tặng cho họ tiền bạc, hãy mời họ vào nhà dùng buổi cơm đầu năm đi. Bạn sẽ động lòng Trời đó. Bạn đuổi họ đi vì sợ xui thì bạn sẽ xui mạt kiếp đến chết thôi. Tâm xấu xí thế kia thần thánh nào mà chứng.
11) Sừng Tê Và Rượu Thuốc:
À, tại sao tôi lại liệt thứ này vào mê tín? Mê tín là tin những gì vô căn cứ đúng không? Nếu 10 mục mê tín trên có hại cho tâm linh và làm bại hoại xã hội thì vụ này thuộc loại mê tín làm thiệt hại vật chất. Chúng đã góp phần rất lớn làm hư hại môi sinh trái đất, phá trật tự thiên nhiên.
Người không hiểu biết bày ra biết bao điều bại hoại ngu si làm tổn thương con người từ việc ăn óc khỉ, cúng bái, đốt vàng mã, phong thuỷ, ăn ngầu pín, vi cá, vân vân... Nó tai hại đến nổi người Việt ta bây giờ bị tiêm nhiễm hết thuốc chữa. Nó đã lan tràn khắp đất nước đến mức từ trên xuống dưới cứ làm theo, tin theo mà bất chấp hậu quả. Một con Tê Giác vài ba năm mới đẻ 1 con, rồi nhiều năm mới lớn và mọc sừng, rồi cũng vì mê tín dốt nát mà giết nó đi chỉ vì cái sừng! Nếu như muốn tăng cường sinh lực thì thiếu gì cách, như tập thể dục, ăn uống điều độ, tập yoga, tiết dục,... nếu sống đúng như vậy thì chúng ta sẽ khoẻ mạnh, cần gì phải giết đi một con vật hiền lành để thỏa mãn thú tính của mình. Đến bây giờ Y học cũng chưa chứng minh được sừng Tê, rượu Rắn có thể giúp con người chuyện đó. Nếu biết suy nghĩ thì phải hiểu là dùng bất cứ thứ gì để “hỗ trợ” điều phản thiên nhiên, trước sau gì cũng bị bịnh. Có thấy lịch sử phong kiến Trung Hoa và Việt nam là cái gương không? Có ông Vua nào sống thọ hơn 40 tuổi đâu! Ông nào cũng tẩm bổ bằng sừng Tê, sâm Nhung, canh Yến, Hổ cốt, rượu Kỳ Đà, Rắn,.... nhưng đều chết trẻ. Tuổi thọ bị giảm cũng vì sống trái tự nhiên. Làm biếng, lười vận động mà dùng mấy thứ này là chết sớm thôi. Xe cũ thì chấp nhận chạy ỳ ạch đi, chứ còn muốn làm xe đua đổ xăng máy bay vào để vọt qua mặt nguời ta là banh máy. Luật Trời đã ấn định rõ mà, bạn tham dục quá độ thì chết sớm hoặc bại liệt lúc về già. Suy yếu vì đã lạm dụng nó quá mức thì hãy lo tập luyện sức khoẻ chứ dùng mấy thứ này là càng chết sớm. Chết rồi là mất hết, 100 sừng Tê cũng vô dụng.
12) Đi Chùa Khấn Vái:
Tâm chúng ta làm ra ngôi chùa, người ta không đến đó là nó thành hoang phế đâu có linh nữa. Vì vậy tâm chúng ta mới thật là linh ứng, không phải ngôi chùa hay những hình tượng bằng gỗ hay đất sét nắn thành. Người ta tu hành rất gian nan mới thành công rồi mình đến van xin họ là lợi dụng buôn thần bán thánh. Tại sao ta không hành như họ để giải khổ mà lại cầu xin để giải khổ? Chùa Miễu không phải là chỗ để cầu xin vì chư vị đã thành đạo thoát tục, chư Phật đã đi trong sự khổ hạnh bần hèn, buông xả hết của cải danh lợi mới thành đạo, vì vậy họ không thể ban sự giàu sang phúc đức cho bất cứ ai vì đó là đi ngược lại con đường giải thoát. Bước vào đó, chúng ta không nên cầu khấn mà hãy nghĩ đến... Bill Gate. Anh ta không hề đến chùa cầu xin điều gì nhưng là tỷ phú. Cho nên chúng ta đến đó là để suy gẫm đạo lý và luật nhân quả, chứ cầu xin không bao giờ được đâu. Bước vào Chùa hay Nhà Thờ là hãy nhớ đến... Bill, để tu tỉnh sống đúng hơn trong kiếp này và dọn con đường thiện lành cho mai sau.
Bây giờ tạm dừng ở đây, khi nào tôi nhớ ra cái gì thì sẽ viết tiếp.
(Sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NIỀM TIN TÔN GIÁO
Reply #1 - 02. Dec 2017 , 04:53
 
Đức Phật đã dạy những gì ?
-2-


Như đã trình bày trong kỳ trước, duyên khởi đạo Phật xuất hiện bắt nguồn từ sự bừng tỉnh, Chứng Ngộ Thực Tại của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do sự Chứng Ngộ này, Ngài đã trực nhận ra được rằng “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể tu hành để thành Phật như Ngài”. Từ sự thấu triệt đó, Ngài khởi tâm Đại Bi, dạy lại những kinh nghiệm hành trì và tu chứng của Ngài, để mọi chúng sinh đều có thể noi theo mà tu hành, tiến tới giác ngộ giải thoát.

Những lời dạy đó tích lũy thành tạng Kinh, là phần Giáo Pháp. Và như thế, đạo Phật xuất hiện trên đời.

Vậy đức Phật đã dạy những gì?

Xin thưa rằng, suốt thời gian trên bốn chục năm ròng rã thân hành đi khắp gần xa để truyền dạy, những lời vàng ngọc của Ngài đã được chư đệ tử nhập tâm, các vị này lại truyền xuống cho đệ tử, rồi được tuyên đọc trong các kỳ kết tập kinh điển, tổng hợp thành tạng Kinh, là một trong Tam Tạng, thì nhiều vô số kể. Tuy nhiên, cốt tủy tất cả những lời dạy đó được đức Phật tóm tắt bằng tuyên ngôn:

– “Này chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về “Khổ” và về “Con Đường Diệt Khổ”.

Tuyên ngôn này rút ra từ Bốn Chân Lý Thâm Diệu mà ngài đã Chứng Ngộ, đó là :

– Thứ nhất là Chân Lý về Khổ (Khổ Đế)

– Thứ hai là Chân Lý về nguồn gốc của Khổ (Tập Đế)

– Thứ ba là Chân Lý về sự Diệt Khổ (Diệt Đế)

– Thứ tư là Chân Lý về Con Đường đưa đến sự Tận Diệt Khổ (Đạo Đế)

Bốn Chân Lý này tức là Tứ Diệu Đế ( Đế nghĩa là Chân Lý).

Có người mới nghe nửa câu nói của đức Phật “chỉ dạy về Khổ” thì cho là quan điểm của nhà Phật về cuộc đời rất bi quan, tiêu cực. Nhưng nếu nghe thêm phần sau Ngài nói “và dạy Con Đường Diệt Khổ”, thì sẽ thấy ngay rằng đức Phật rất tích cực muốn cải thiện đời sống để mọi người được hết khổ.

Có ngưòi lại cho rằng “Cuộc đời không hẳn là khổ, nó chỉ khổ với những người nghèo nàn, bất hạnh, còn như vua chúa, quan quyền, những người giầu có, muốn gì được nấy thì không khổ”.

Nhà Phật cho rằng có tám vấn đề trong cuộc đời là nguyên nhân tạo nên “bể khổ”. Tất cả mọi người đều bị tám vấn đề này chi phối, bất kể giầu nghèo sang hèn, không chừa một ai, vượt qua ý muốn của người quyền uy nhất, đó là:

Sinh,

Lão,

Bệnh,

Tử,

Mong cầu mà không được,

Thương yêu nhau mà phải chia ly,

Thù ghét nhau mà phải gặp gỡ,

Thân và tâm khi khỏe khi yếu, lúc vui lúc buồn.

Trên đây là những nỗi khổ đến với con người một cách rất bình đẳng. Những nỗi khổ này chính là chuyện xảy ra hằng ngày trong đời sống.

Về Bốn Chân Lý Thâm Diệu mà Đức Phật dạy chúng ta, thì ba bài đầu là phần lý thuyết, để chúng ta thâm nhập ý nghĩa sâu xa, hiểu thấu sự thật về kiếp người, về những lý do khiến chúng ta bị ràng buộc, trôi lăn trong dòng sông sinh tử. Sau khi đã thâm nhập phần lý thuyết, hiểu rõ ý nghĩa, chúng ta sẽ tiến vào Chân Lý thứ tư là Đạo Đế, Con Đường Diệt Khổ, ứng dụng bài học vào cuộc đời.

Để ứng dụng bài học Đạo Đế, người muốn bước trên con đường phải thực hiện ba nguyên tắc sống sau đây:

– Tuyệt đối không làm những điều xấu ác để chấm dứt dòng nghiệp ác.

– Siêng năng làm những điều lành thiện, chuyển hóa dòng nghiệp trở thành nghiệp lành, để tạo duyên tốt cho con đường tu hành.

– Hành trì theo một pháp môn tu của Phật giáo để thanh tịnh tâm ý, tiến tới giác ngộ giải thoát.

Ba nguyên tắc sống này được rút ra từ bài kệ:

Không làm những điều ác

Siêng làm những việc lành

Tự thanh tịnh tâm ý

Lời chư Phật dạy rành.

Có thể hình dung đạo Phật như con chim đại bàng có hai cánh, là Từ Bi và Trí Tuệ. Hai câu đầu, “không làm những điều ác” và “siêng làm những việc lành” thuộc về lãnh vực phát triển lòng Từ Bi.

“Tự thanh tịnh tâm ý” thuộc về lãnh vực tu hành để thức tỉnh ra khỏi cơn mê vọng từ vô thủy, Chứng Ngộ Thực Tại như đức Phật, là phần Trí Tuệ.

Như thế, cả ba điều đều quan trọng, nhưng hai điều trên thì nhiều tôn giáo và trường học cũng đã dạy, duy “Tự thanh tịnh tâm ý” là điều cốt tủy của đạo Phật, là điều quan trọng nhất.

Tại sao vậy ?

Tại vì, nội dung của “tự thanh tịnh tâm ý” thâu gồm sự xả bỏ hết tất cả mọi vướng mắc của ba lãnh vực độc hại là Tham lam, Sân hận và Si mê, tiêu trừ ba sự độc hại này để chuyển tâm thành Giới hạnh, Định lực và Trí tuệ, rồi tới xả bỏ luôn tất cả mọi khái niệm, luôn cả khái niệm về sự xả bỏ, đi tới chỗ tâm hoàn toàn tịch tĩnh, chấm dứt mọi nguyên nhân cấu tạo thành kiếp sống mới. Đó là con đường Niết Bàn.

Nói về từ ngữ Niết Bàn, vì từ ngữ này thường được dùng khi có tin buồn, khiến có thể làm cho người nghe cảm thấy ngần ngại.

Đó là điều hiểu lầm rất đáng tiếc. Niết Bàn không phải là sự chết, mà là một trạng thái tâm thức tạm nói là an lạc và giải thoát. Trạng thái này chỉ người đã Chứng Ngộ mới biết thực tế là thế nào, có thể dùng câu “như người uống nước, nóng hay lạnh tới đâu chỉ chính người đó tự biết” để nói lên tính cách không thể trình bày ra được. Các vị đã chứng đạo thường dùng câu “như người câm muốn nói chuyện mộng” để mô tả tâm trạng của mình, muốn nói ra mà không có cách nào, vì tất cả những trạng thái tâm thức ở thế gian đều không phải là Niết Bàn.

Xin lược trích ý kiến của hòa thượng Narada Maha Thera viết về vấn đề này trong cuốn The Buddha and His Teachings, do cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch, như sau:

…”…Dầu người ta có thể viết đầy đủ và rõ ràng như thế nào, dầu người ta có dùng danh từ bóng bẩy đến đâu để cố gắng mô tả trạng thái vắng lặng của Niết Bàn, văn tự không thể giúp nhận thức thế nào là Niết Bàn. Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí. Niết Bàn là pháp siêu thế, chỉ có thể chứng ngộ bằng tuệ giác.

Không thể có sự hiểu biết Niết Bàn bằng lý trí thuần túy, vì Niết Bàn không phải là một vấn đề có thể dùng luận lý để thấu đạt. Lời dạy của Đức Phật hoàn toàn hợp lý. Tri thức có thể lĩnh hội đầy đủ các Phật ngôn. Nhưng Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo, vượt ra khỏi phạm vi luận lý…..

Ðạo quả Niết Bàn có thể thành tựu trong kiếp sống. Phật Giáo không hề chủ trương rằng mục tiêu cứu cánh của người Phật Tử chỉ thành tựu được sau khi chết.

Khi đạo quả Niết Bàn được thành tựu trong kiếp sống hiện tiền, nghĩa là trong lúc còn mang thân ngũ uẩn thì gọi là “Hữu Dư Niết Bàn”. Lúc bỏ xác thân mới gọi là “Vô Dư Niết Bàn”.

Một vị A La Hán hay một vị Phật lúc còn tại tiền gọi là đắc Hữu Dư Niết Bàn. Từ đó không còn tạo nghiệp mới nữa, nhưng những nhân lành hay dữ đã tạo trong dĩ vãng vẫn còn trổ quả cho tới lúc tâm thức và thân sắc tan rã.

Khi một vị A La Hán nhập Vô Dư Niết Bàn, nếu còn nghiệp cũ thì nghiệp ấy hết hiệu lực vì không còn biểu hiện nơi đâu được nữa”....

Như thế, đạo Phật không phải là một mớ lý thuyết suông, mà là một pháp thực hành để đem thân và tâm trở về với sự tỉnh thức, an lạc. Đó là phần Đạo Đế, Con Đường Diệt Khổ. Con đường này có tên gọi là Bát Chánh Đạo, có tám chi bao gồm ba nhóm học và hành trì là :

– Giới Học gồm:

- Chánh Ngữ là nói lời chân thật, hoà nhã, không dối trá, không nói lời thô tục nhảm nhí, vu cáo, vân vân…

- Chánh Nghiệp là hành động chân chính, giữ giới, không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, để tạo nghiệp thiện

- Chánh Mạng là hành nghề lương thiện, chân chính, không làm những việc xấu ác để kiếm tiền, thí dụ buôn bán cần sa ma túy, buôn bán thân xác phụ nữ, buôn lậu súng đạn để người ta giết nhau, vân vân…

– Định Học gồm :

- Chánh Tinh Tấn là sự cố gắng tu tập để :

* tiêu trừ những ý niệm xấu ác đang hiện hành trong tâm,

* không buông thả tâm ý khiến cho các điều xấu ác có thể nẩy nở

* hướng tâm về các điều lành thiện để tạo điều kiện cho chúng nẩy nở

* trong tâm đang nghĩ về điều thiện thì khai triển ra để điều thiện nẩy nở thêm.

Tóm lại, Chánh Tinh Tấn là luôn luôn tỉnh giác để tăng cường tính tốt và loại bỏ tính xấu.

- Chánh Niệm là suy niệm chân chánh, đem tâm về con đường tu tập, thí dụ tu theo pháp môn Thiền thì liên tục chú tâm quán tưởng, hoặc theo dõi hơi thở, hoặc niệm Phật.. vân vân… để chuyển hóa tâm từ trạng thái hỗn loạn trở nên bình tĩnh.

- Chánh Định là trụ vào một đề mục để giữ cho tâm được an định, là điều cần thiết để tâm được trong sáng mà quan sát sự vật, ngõ hầu thấu suốt thực tướng của vạn hữu.

– Tuệ Học gồm :

- Chánh Kiến là hiểu biết rõ ràng, tường tận về Phật pháp để ứng dụng vào đời sống một cách sáng suốt. Thí dụ người có Chánh Kiến thì ứng xử theo chánh pháp, không bày trò lễ bái đốt vàng mã, sát sinh hại vật để hối lộ thần thánh, vân vân…

- Chánh Tư Duy là sự suy tư đúng đắn đưa đến những quyết định cao thượng về giải thoát, về lòng trắc ẩn, tình thương yêu muôn loài, vân vân…

Tất cả các con đường tu học của Phật giáo đều nhấn mạnh vào sự thanh tịnh hóa và luyện cho tâm được an định. Tâm có an định thì mới có thể nhìn rõ sự việc trên thế gian, cũng như thùng nước có đứng lặng thì mới nhìn thấy cây kim dưới đáy.

Để đạt được điều này, nhà Phật đã có những pháp môn tu, thí dụ Ngũ Đình Tâm Quán, Thiền Chỉ Quán, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Tông, Thiền Minh Sát, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, vân vân… Hành trì theo đường lối tu của các pháp môn tu này sẽ giúp hành giả gỡ bỏ những vướng mắc Tham Sân Si vốn đã xuất hiện từ vô thủy.

Như thế, đạo Phật không bi quan, không lạc quan, chỉ phân tích rõ ràng thực tế vận chuyển của cuộc đời và dạy những pháp môn tu tập để mọi người được tỉnh thức thật sự, tiếp cận với đời sống ngay trong hiện tại một cách vững vàng, sáng suốt bằng tâm thức an định.

Câu chuyện Thiền sau đây nói lên tầm quan trọng của sự định tâm, của định lực, trích dịch từ cuốn “The Zen Way to the Martial Arts”, tác giả là thiền sư Taisen Deshimaru.

Thiền sư Taisen Deshimaru sinh năm 1914, tại Nhật Bản. Năm 16 tuổi, ông vào chùa xin làm đệ tử của thiền sư Kodo Sawaki, một trong số các thiền sư danh tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng trên khắp nước Nhật đương thời, đặc biệt nhấn mạnh vào sự quan trọng của phương pháp tọa thiền. Không giống phần lớn thiền sư khác, thiền sư Taisen Deshimaru sống đời cư sĩ cho mãi đến năm 51 tuổi mới thọ giới tu sĩ, chỉ một thời gian ngắn trước khi vị thày qua đời. Hai năm sau, 1967, ông qua Âu Châu, định cư tại Pháp để dạy Thiền. Ba năm sau, năm 1970, ông được giao phó những nhiệm vụ quan trọng, được Sư Trưởng chùa Vĩnh Bình Tự bên Nhật truyền tâm ấn và bổ nhiệm ông làm Trưởng môn phái Thiền Tào Động tại hải ngoại.

Ông đào tạo rất đông đệ tử và xây đắp nền móng vững chắc cho sự truyền bá Thiền Tào Động tại Âu Châu trước khi qua đời vào năm 1982, hưởng thọ 68 tuổi.

Câu chuyện Thiền của thiền sư Taisen Deshimaru có tên là “Con đường chân chính của Võ Đạo” như sau:

“Một ông vua thời xưa muốn có con gà chọi vô địch, nên sai viên quan cận thần huấn luyện cho ông ta một con. Người này khởi sự bằng cách dạy con gà tất cả mọi kỹ thuật để xung trận.

Sau mười ngày, ông vua hỏi:

– Trẫm đã có thể tổ chức cuộc đấu cho con gà này chưa?

Huấn luyện viên thưa:

– Tâu bệ hạ, chắc chắn là chưa được. Con gà khỏe thì có khỏe, nhưng là cái khỏe vô dụng, rỗng tuếch, nóng nẩy, lúc nào nó cũng chỉ muốn đánh nhau, cuồng nhiệt quá mức, không có sức chịu đựng.

Mười ngày sau ông vua lại hỏi:

– Thế bây giờ trẫm cho tổ chức cuộc đấu được chưa?

– Tâu bệ hạ, chưa, chưa! Chưa được ạ. Nó vẫn còn hung hãn quá, cả ngày nó chỉ tìm cơ hội để đánh nhau. Mỗi khi nghe thấy tiếng con gà trống khác gáy, dù là tiếng gáy từ làng bên, là nó điên tiết lên, muốn xông ra đánh nhau liền.

Lại mười ngày huấn luyện nữa trôi qua, ông vua hỏi tới lần thứ ba:

– Bây giờ thì có thể được chứ?

Nhà huấn luyện trả lời:

– Dạ, bây giờ thì nó không còn nộ khí xung thiên lên như trước nữa, nó giữ sự lặng lẽ khi nghe tiếng con gà khác gáy. Dáng điệu của nó vững vàng và nó có nhiều nội lực dự trữ. Nó không còn luôn luôn mất bình tĩnh. Nhìn nó, bệ hạ không nhận ra được sinh lực và sức mạnh của nó đâu.

Ông vua hỏi:

– Vậy thì chúng ta có thể tiến hành cuộc thi đấu được chưa?

Huấn luyện viên trả lời:

– Tâu bệ hạ, có thể.

Thế là nhà vua truyền lệnh cho qui tụ đám gà chọi lại và cuộc đấu bắt đầu. Nhưng không một con gà nào dám xáp lại gần con gà kia. Tất cả đàn gà đều sợ mất hồn, chạy tán loạn, thành ra con gà của vua chẳng cần phải đấu.

Con gà chọi này đã trở thành như là con gà bằng gỗ. Nó đã vượt qua giai đoạn huấn luyện kỹ thuật. Bây giờ nó sở hữu một nguồn nội lực thâm hậu tiềm ẩn, không bao giờ phô ra. Với cách đó, sức mạnh tụ lại trong cơ thể, và đối phương không còn cách nào khác hơn là vái chào trước sự im lặng sấm sét và nội lực tiềm tàng nơi nó.''

Nếu bạn thường xuyên hành trì tọa thiền thì bạn có thể am hiểu được điều bí mật của võ đạo một cách thẩm thấu vào vô thức, tự nhiên và tự động. Từ đó, sẽ có thể không cần dùng tới kỹ thuật, không cần luyện nhu đạo, hiệp khí đạo, không thủ đạo hoặc kiếm đạo. Người khác sẽ tránh kiếm chuyện với bạn và thế là không còn cần tới đánh nhau.

Con đường chân chính của Võ đạo không xuyên qua sự tranh tài hoặc xung đột mà nó vượt qua chuyện sinh và tử, chuyện thắng và thua.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NIỀM TIN TÔN GIÁO
Reply #2 - 02. Dec 2017 , 08:44
 
SỐNG VÀ CHẾT THẾ NÀO CHO CÓ Ý NGHĨA

Thích Đồng Bổn

Loài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tự giải thoát mình ra khỏi sự ràng buộc của phiền não khổ đau trong kiếp người từ giới hạn cuộc sống ?

Bởi thế, sự giải thoát phải được tìm kiếm trong chính hữu hạn, nói cách khác là ngay trong hành động thực tế của xã hội, mà biết đem giáo lý Phật đà ra áp dụng để hoán cải cuộc đời trở thành nhân sinh quan tươi đẹp; đó mới là ý nghĩa cứu khổ ban vui, lòng bi nguyện của Bồ tát hạnh, cũng là hoài bảo lớn lao của đức Phật Thích Ca khi đứng trước hoàn cảnh bất công ở xã hội thời ấy. Cho nên biết rằng, không có gì vô hạn tách biệt khỏi những sự vật hữu hạn. Nếu chúng ta tìm kiếm cái gì siêu nghiệm bằng lý thuyết suông, việc ấy sẽ cắt lìa chúng ta ra khỏi thế giới vật chất tương đối này; chẳng khác nào sự "hư vô hóa" chính chúng ta, thì luật đào thải tự nhiên của xã hội sẽ ném ta vào quá khứ.

Không một sinh vật nào trên vũ trụ có thể thoát khỏi định luật thiên nhiên là vô thường sinh diệt. Biết như thế thì có gì phải bi quan yếm thế cầu giải thoát bằng cách khoanh tay ngồi chờ sung rụng ? mà hãy nhớ rằng : "NIẾT BÀN phải được tìm kiếm ngay giữa lòng cõi TA BÀ hay trong giòng SINH TỬ".

Nếu chỉ biết có "Tinh thần", chỉ sống với "Vĩnh cửu". "Trừu tượng", "Vô biên" v.v. . . ưu tư muốn tìm một tổng hợp trong ấy, đối kháng quyết liệt với lao động chân tay, hoặc chẳng thể hòa mình vào dòng đời phụng sự xã hội, nhân loại; muốn đạt được cùng một lúc thân còn ở tại nhân gian mà tâm trí sống ở thiên đàng. Việc ấy sẽ không thể nào có được.

Mỗi người phải sống cho trọn đời mình cho đến giây phút cuối cùng, bằng tất cả bầu nhiệt huyết để đắp bồi cho cuộc đời bằng những bông hoa tươi thắm, cho hậu thế được hạnh phúc an vui, phải dám sống cho đến khi kết thúc đời mình, và cái bước kế tiếp là cái bước ngang qua lằn ranh đi vào cõi chết, trả thân nầy về cát bụi một cách mãn nguyện an vui vì đã làm tròn sứ mạng của con người. Chúng ta không có đủ can đảm để vào cuộc hành trình mà phải kêu lên là "không dám" hay sao ?

Cái chết là một chung cuộc lớn lao, một kinh nghiệm toàn mỹ, một triển khai có từ đời sống theo việc làm xấu hay tốt, ta cần gì phải nghĩ ngợi xa hơn ? con người chẳng bao giờ thấy xa hơn cái chung cuộc ấy. Sự chết đủ là một kinh nghiệm lớn lao, tại sao ta cứ phải tư duy, tra vấn về cái gì ở đằng sau một kinh nghiệm; hơn nữa, lại là một kinh nghiệm mà ta hãy còn mù tịt ?

Trong kinh Nhân Quả báo ứng có nói :

"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị;
Yếu tu lai thế quả, kim sanh tác giả thị"

Thế thì chúng ta hãy gắng công gieo hạt giống lành Đạo đức, vun phân tưới nước gốc Từ bi; lo gì cây Đạo pháp không lớn, hoa Bát nhã không nở, quả Niết bàn không kết trái ?

Đại thừa Mật giáo Tây Tạng có nói : "Nếu chúng ta muốn vươn lên khỏi trần gian này, chúng ta cũng phải đứng lên từ mặt đất; vì người ta rơi trên mặt đất, người ta phải cất mình lên với sự trợ giúp của mặt đất".

Văn hào D.H. Lawrence cũng đã khẳng định :"Tương lai sẽ chỉ thuộc về những người dám đối mặt và chấp nhận định mệnh". Tương lai, là tặng phẩm dành cho người đi đến mục đích giải thoát; đối mặt ở đây có nghĩa nhìn thẳng vào thực tại và hành động; còn chấp nhận định mệnh tức nhận rõ sự sinh tử là lẽ tất nhiên của con người, mà chỉ người có trí tuệ mới giác ngộ được chân lý ấy, khi nhận thức thấu đáo triết lý cốt tủy của đạo Phật là pháp Tứ Diệu Đế.

Muốn có được những thực chất ấy, thì trước tiên chúng phải vun trồng nơi tự mình, bằng cách rèn luyện đạo đức qua hành trì giới luật, tu tập thiền quán. Song song đó, chúng ta cần trau dồi kiến thức, phát triển trí tuệ qua nghiên cứu tam tạng giáo điển để nhận ra tự tánh; việc còn lại là sống đời sống an lạc tự thân để giúp mọi người chung quanh sửa chữa những sai lầm bản thân, những tư tưởng lệch lạc, những tập quán, nề nếp không còn phù hợp.

Làm được như thế, mới là cùng nhau đạt đến chân hạnh phúc ở thực tại, cho phạm trù sống phải thực có ý nghĩa, thì đến khi phạm trù chết xảy ra, đó sẽ là ý nghĩa lớn lao nhất mà con người muôn thuở đều muốn vươn tới : sự vĩnh hằng của Niết bàn tịch tĩnh
CHẾT - MỘT TIẾN TRÌNH PHỔ QUÁT TRONG DÒNG BIẾN DỊCH VÔ THỦY VÔ CHUNG

Vĩnh Hằng

Tính chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan sát ba giai đoạn chính của cái chết:

- Ở cao điểm của tiến trình chết, khi mà tứ đại, cảm giác và tư tưởng đã chấm dứt hoạt động, thì bản chất thuần tính tối hậu của tâm - ánh sáng căn bản - được hiển lộ trong giây lát. Đây là sự chấm dứt hoàn toàn hoạt động tâm-vật lý đưa đến sự phô bày năng lực của tâm.

- Sau đó, chỉ một thoáng, tia sáng tự chiếu của bản tâm sẽ hiển lộ dưới dạng âm thanh, màu sắc và ánh sáng (tính chất phổ chiếu hay chiếu diệu của thường tịch quang).

- Kế đến, người chết tỉnh thức và đi vào trạng thái gọi là Trung ấm tái sinh, quay trở lại tâm phàm tình, khoát một hình dạng gọi là "thân ý sanh", chịu sự sai khiến của nghiệp và thói quen quá khứ - sự kết tinh và thể hiện của thân ý sanh.

* Sự tương ứng của giáo lý 3 thân với 3 giai đoạn của tiến trình chết

Ba giai đoạn của tiến trình chết tương ứng với 3 mức độ hiện hữu của tâm giác ngộ hay 3 thân trong giáo lý 3 thân của Phật giáo:

- Bản chất tuyệt đối, hiển bày dưới dạng ánh sáng căn bản hay điểm linh quang vào lúc chết được gọi là Pháp thân (Dharmakaya). Đó là chiều hướng "chân không" hay "chân lý nhất nguyên"  trong đó, mọi ảo tưởng, vô minh hay bất kỳ khái niệm nào đều chưa từng xâm nhập.

- Tia năng lực và ánh sáng nội tại được trưng bày một cách tự nhiên trong bardo pháp tánh gọi là Báo thân (Sambhogakaya). Đó là chiều của phúc lạc toàn vẹn, phạm vi của "pháp hỷ sung mãn" vượt ngoài mọi giới hạn nhị nguyên, ngoài thời-không.

- Phạm vi ngưng đọng thành hình dáng được hiển thị trong bardo tái sinh, gọi là Ứng thân (Nirmanakaya). Đó là chiều của biến hóa không ngừng.
Sự tương ứng của 3 giai đoạn tiến trình chết với những tri kiến về đấng tuyệt đối theo các truyền thống tâm linh khác

- Ki-tô giáo: nếu xét về mặt bản chất và hoạt động của Thượng đế như sự hoạt động của Thiên Chúa 3 ngôi: Cha, con và thánh thần; trong đó, Ki-tô hiện thân từ nền tảng của Đức Chúa Cha qua trung gian vi mật của thánh thần, điều này có lẽ cũng giúp ta liên hệ soi sáng được bản chất thực sự của vấn đề Thiên Chúa 3 ngôi: đấng Ki-tô có thể được xem là tương tự như sự hóa hiện của bardo tái sanh, ngôi Thánh thần có thể được ví như là bardo pháp tánh, và nền tảng của cả hai ngôi 2 và 3 được xem như ánh sáng căn bản, bản chất tuyệt đối của tâm.

- Ấn giáo: Theo truyền thuyết Ấn Độ giáo (Hinduism), Thượng đế là sự biểu thị cùng một lúc 3 năng lực: hiện thể, tâm và phúc lạc. Rõ ràng là ta có thể thấy những tương đồng kỳ lạ với ba thân: Pháp thân như "tâm" của Thượng đế. Báo thân như năng lực phúc lạc của Thượng đế (Ananda) và Ứng hóa thân như các hình thái biểu hiện của Thượng đế. Ba đặc tính và năng lực của Thượng đế được biểu tượng hóa qua các hình tượng vĩ đại 3 mặt của "Trời Đế Thích" đền Angkor hay tượng thần Shiva 3 mặt trong động Voi ở Ấn Độ. Các hình tượng 3 mặt hay 3 đầu là biểu trưng 3 mặt của tuyệt đối giống như giáo lý 3 thân trong Phật giáo và cũng bao gồm các ý niệm về sự toàn năng, toàn tri, toàn thông, toàn giác, vô sở bất tại, sự vĩ đại và tính thiêng liêng bất khả tư nghì.

* Ánh sáng của chân lý Trung ấm trong tiến trình sáng tạo và diễn đạt nghệ thuật

Mỗi hành vi nghệ thuật cá nhân, mỗi biểu hiện của óc sáng tạo từ các lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, thi ca... đến các lĩnh vực phát huy khoa học... đều xuất phát từ nền tảng huyền bí của một nguồn cảm hứng nhờ vào một năng lực trung gian để phiên dịch, truyền thông và cuối cùng biểu hiện thành các loại hình nghệ thuật sáng tạo hay các phát minh khoa học. Trong vấn đề này, hình như ta đang gặp lại một tiến trình hỗ tương 3 giai đoạn của tiến trình chết. Điều gì khiến cho một số công trình thi ca, âm nhạc, kiến trúc hay phát minh khoa học trở nên vĩ đại, bất hủ hay có một ý nghĩa vô tận? Điều gì giải thích được vấn đề năng lực mà chúng tỏa ra có thể dẫn dắt tâm hồn chúng ta đi vào một trạng thái quán tưởng về phúc lạc hay về một chiều hướng mà bản chất của ta và bản chất thực tại được hiển lộ? Có thể nói những người xuất chúng làm công tác văn học nghệ thuật, những khoa học gia lỗi lạc... là các ứng hóa thân hay hiện tướng ứng hóa của bardo tái sanh của những linh hồn giác ngộ ở một mức độ nào đó mà sự diệu dụng của tâm giác ngộ đó được áp dụng để làm lợi lạc và cảm hứng cho nhân loại qua những loại hình văn học nghệ thuật hay các lĩnh vực khoa học. Tuy các khoa học gia lỗi lạc hay những nghệ sĩ vĩ đại không phải thực sự là những bậc giác ngộ rốt ráo - điều này được chứng minh qua cuộc sống thực của học - nhưng có thể nói, năng lực và bản chất của thiên tài nghệ thuật cũng có cùng một nguồn cảm hứng tối hậu phát xuất từ "trọng tâm của một chân lý tuyệt đối" - Pháp thân hay ánh sáng căn bản. Khi nghe những bản hòa tấu tuyệt vời của Beethoven hay Mozart, hình như hồn ta như bay vào một cõi giới nào khác. Có ai ngắm những ngôi giáo đường của Âu châu thời trung cổ như giáo đường Chartres, thánh đường Isfahan của hồi giáo, Đế Thiên Đế Thích, hang Ellora của Ấn giáo... mà không khỏi thắc mắc về năng lực vĩ đại của các nhà xây dựng thiên tài có nguốn gốc xuất phát từ "tâm lực uyên nguyên" - nền tảng suối nguồn của mọi tạo tác? Một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại cũng như vầng trăng chiếu sáng trong bầu trời đêm; nó chiếu sáng thế gian, nhưng ánh sáng ấy không là của riêng nó, mà mượn từ mặt trời, cái "tuyệt đối" đang bị ẩn khuất. Mục đích cao cả và chân thực của nghệ thuật là đem lại cho người thưởng thức một tri kiến về bản chất thực của họ, về địa vị của họ trong vũ trụ, làm cho họ thấy được giá trị, ý nghĩa và những khả tính vô biên của đời sống. Cho nên, ý nghĩa đích thực của kiệt tác nghệ thuật là năng lực bất tận đầy phúc lạc như Báo thân hay bardo pháp tánh. Đó là năng lực bất tận đầy phúc lạc mà Rilke gọi là "năng lực chắp cánh của niềm vui", tia sáng truyền đạt tính thuần tịnh và ý nghĩa vô biên của "sự tuyệt đối - Phật tánh" sang thế giới nhị nguyên hữu hạn tương đối của Ứng hóa thân trong chính mỗi đối tượng chiêm ngưỡng.

Khi quan sát mọi khía cạnh của đời sống trong dòng biến dịch vô thủy vô chung, ta nhận thấy ta đã, đang và sẽ trải qua một cách liên tục và xoay vần 3 giai đoạn của tiến trình chết trong các trạng thái khi ngủ, khi mộng, khi thức với sự vận hành của các ý tưởng và cảm xúc. Vậy thì cứu cánh rốt ráo của sự nhận chân tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn trong dòng biến dịch sanh-tử là gì? Sự nhận chân cho ta thấy chính tính chất, hình dạng và sự độc đáo của tiến trình này có thể đem lại cho ta vô vàn cơ hội để giải thoát - trong lúc đang sống cũng như khi chết - hoặc là vô vàn khả năng để ta tiếp tục mê lầm, trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử; vì mỗi khía cạnh của toàn thể tiến trình đều đồng thời trao cho ta cơ hội giải thoát hoặc cơ hội trầm luân.

Tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn giúp mở ra cho chúng ta một cánh cửa để thoát khỏi chu kỳ chết và tái sinh bất tận của con người. Điều cốt lõi là trong suốt quá trình các Trung ấm (3 hình thái bardo) của cuộc đời ta đang sống và của sự chết, mỗi khi ta có thể nhận ra và duy trì một ý thức bền bỉ về tính giác hay tự tâm, hoặc khi ta có thể kiểm soát tâm ý được phần nào, thì ta có thể đi qua cái cửa đó để tiến đến giải thoát. Tóm lại, điều mà tính chất phổ quát của tiến trình chết 3 giai đoạn dạy ta là: những gì xảy ra trong tâm ta bây giờ trong cuộc sống hiện hữu cũng giống hệt như cái gì sẽ xãy đến trong các Trung ấm sau khi chết, vì bản chất cốt tủy của sống và chết vốn không có khác nhau. Sống và chết là một, là một nguyên lý bất nhị ở trong cái "toàn thể không gián đoạn" của dòng biến dịch vô thủy, vô chung

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NIỀM TIN TÔN GIÁO
Reply #3 - 02. Dec 2017 , 08:54
 
Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
Nguyên Phong
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:
“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”
Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử.
Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: “Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?”
Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con.”
Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.
Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: “Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi.”
Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cầu cơ này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội nói lại cho các con biết.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với “tần số rung động” (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.
Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú, v.v...
Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là khuôn vàng thước ngọc thì đời sau lại bị coi là cổ hủ, lỗi thời; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi những giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự trải nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sự của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
Nguyên Phong dịch
HOME - Tam Giáo Đồng Nguyên
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NIỀM TIN TÔN GIÁO
Reply #4 - 10. Dec 2017 , 00:20
 
Mời Anh chị em , xem bài viết : Ba Hồn Bảy Vía.

"Ba hồn bảy vía" nghĩa là gì?
Quang Dang Thai' via DiendanTuoiHac
Hẳn người Việt Nam ai cũng từng nghe thấy câu "3 hồn 7 vía". Bạn đã biết gì về câu dân gian này? Người xưa thường quan niệm con người có 3 hồn 7 phách (bảy vía). Vậy 3 hồn 7 vía rốt cuộc là gì?
Nhiều người cho rằng chết là hết, thế nhưng hoàn toàn không phải. Khi bạn mất đi, linh hồn của bạn vẫn tồn tại ở một tầng không gian khác.
Theo các chuyên gia về tâm linh, cơ thể con người được chia ra làm thể hồn, thể vía và thể xác. Còn trong dân gian, ta thường hay nói “ba hồn bảy vía”.
1 - Hồn vía là gì?
Hồn và Phách (Vía) là hai dạng thần thể cư ngụ trong thân xác con người ta. Khi còn sống Hồn Phách còn, khi chết đi Hồn bay lên( thăng) phiêu du đâu đó. Còn Xác thân và Phách thì tiêu tan.
Vì vậy trong dân gian mới có hiện tượng lên đồng gọi hồn, cầu hồn người chết chứ không có gọi phách, cầu phách người chết bao giờ.
Từ khái niệm Hồn có ba (Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh) và Phách có bảy (Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, và Xú Phế) mới nói người ta có ba hồn bảy vía là như vậy.

2 - Vậy "Ba hồn bảy vía" nghĩa là gì?
Theo quan niệm dân gian, khi sự sống không còn nữa, hồn vía của con người sẽ thoát ra ngoài cơ thể tạo thành thể hồn và thể vía. Hai thể này tiếp tục tập hợp lại thành một khối hình tròn có năng lượng và phát sáng.
Khối tròn này đi theo suy nghĩ, đi theo ánh sáng, tốc độ chỉ trong chớp mắt. Khối tròn đó tồn tại trong thế giới siêu hình và người ta gọi là vong linh.
Khi thể hồn và thể vía đã xuất hết ra khỏi cơ thể (con người thực sự chết) thì không bao giờ nhập lại cơ thể đó nữa.
Thực ra, quan niệm “3 hồn 7 vía” có nguồn gốc từ Đạo giáo. Họ cho rằng con người sống được là nhờ “tam hồn thất phách” này điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy.
3 - Có câu chuyện kể rằng
"Một thầy thuốc Trung y khám bệnh cho vị giám đốc nọ. Sau khi bắt mạch và thăm khám liền nói: “Ông hãy về nhà chuẩn bị hậu sự đi thôi“. Vị giám đốc nọ nghe thấy hầm hầm tức giận nói: “Ông bị điên à. Nếu y thuật của ông cao siêu đến vậy hãy nói thử xem tôi chết vào ngày nào?“.
Sau khi thầy thuốc phán ngày tháng cụ thể, vị giám đốc liền nói: “Tới ngày đó tôi sẽ làm mấy bàn tiệc tại tiệm cơm Vương Phủ Tỉnh mời ông ăn“.
Hai cô con dâu của vị thầy thuốc cũng tốt nghiệp trường Trung y thấy cha nói vậy thì ngại ngần vội vàng giải thích: “Cha tôi già rồi nên phán đoán lẩm cẩm, ông đừng để ý lời ông ấy làm gì”.
Cho tới khi vị giám đốc nọ đứng dậy trả tiền đi về, thầy thuốc Trung y vẫn khẳng định: “Tôi không lấy tiền của người sắp chết”. Và quả nhiên, vị giám đốc thực sự đã không sống qua khỏi ngày mà thầy thuốc đoán trước."
Các thầy thuốc Trung y cổ đại thường có kiến thức uyên thâm về cả nhân tướng học. Họ chỉ cần xem phần “Thần”, chính là Thai Quang, của người ta có còn hay không là biết được sinh tử.
Thực sự, thai quang là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người. Nếu một sinh mệnh không còn thai quang thì người đó quả thật đã chết.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra