Trường Trung Học Lê Văn Duyệt
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl
Tin Tức >> Tin Tức >> Tin Ngoài Việt Nam
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1139798825

Message started by dacung vào ngày 12. Feb 2006 , 15:47

Title: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 12. Feb 2006 , 15:47
Khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Geneve, Thuỵ Sĩ
2006.02.10
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Hôm thứ Năm 9 tây vừa qua, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam chết trên đường vượt biển sau tháng Tư năm 1975 được khánh thành tại thành phố Geneve của Thuỵ Sĩ. Đây là nổ lực của Uỷ Ban Việt Nam Thụy Sĩ tại Geneve sau khi hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân xấu số dựng tại Indonesia và Malaysia bị chính phủ bản địa ra lịnh đục bỏ theo yêu cầu của Việt Nam hồi năm ngoái.


Tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam mới được khánh thành tại Geneve. Photo by Thanh Van

Tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên biển cả khi vượt thoát khỏi nước sau tháng Tư năm 1975 được dựng lên trong một công viên ở khu phố Campagne Du Chateau, quận Grand-Saconnex của Geneve, thành phố lớn thứ nhì sau thủ đô Berne của Thụy Sĩ.

Lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân do cộng đồng Việt Nam ở Geneve tổ chức hôm thứ Năm với sự bảo trợ của cơ quan hành chính thành phố.


Biểu tượng kỳ diệu

Bia được tạc bằng đá hoa cương màu đen, toạ lạc trong một công viên tĩnh mịch, có khắc những giòng chữ màu trắng nguyên văn là “Để tưởng nhớ sự ra đi của hàng loạt thuyền nhân đến những bến bờ trên thế giới. Người tị nạn Việt Nam cảm ơn đất nước Thuỵ Sĩ và những quốc gia đã tiếp nhận thuyền nhân. Chúng tôi hạnh phúc khi được sống trong môi trường hoà bình, tự do và dân chủ này. Việt Nam, cội nguồn của tổ tiên, vĩnh viễn trong trái tim chúng tôi.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau khi dự buổi lễ khánh thành bia đá tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam, bà Elizabeth Boehler, thị trưởng thành phố Geneve, phát biểu rằng đây là một biểu tượng kỳ diệu về người tị nạn Việt Nam ở Thuỵ Sĩ.

Bà nói rằng đối với chúng tôi, những người Châu Âu chưa bao giờ đến Việt Nam, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân này là cách giúp chúng tôi hiểu được lịch sử đau thương của những người vượt thoát khỏi Việt Nam 30 năm về trước.

Và như đã phát biểu trong lễ khánh thành lúc nãy, tấm bia tưởng niệm dựng cạnh một cây xanh chính là gốc rể của một dân tộc đã hội nhập vào xã hội này nhưng vẫn duy trì mối tương quan mật thiết với nền văn hoá truyền thống của mình.


Xúc động

Chia sẻ cảm nghĩ sau khi lễ khánh thành hoàn tất, ông Nguyễn Tăng Luỹ, tổng thứ ký Uỷ Ban Việt Nam Thuỵ Sĩ, còn gọi là Cosunam, cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Về quá trình vận động để thành lập bia tưởng niệm, ông Nguyễn Tăng Luỹ trình bày: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Được hỏi động lực nào thúc đẩy cộng đồng Việt Nam ở Geneve đứng ra xin chính quyền sở tại cho xây bia tưởng niệm, ông Nguyễn Tăng Lũy kể: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Từ Paris, Pháp quốc, qua Thuỵ Sĩ hai hôm trước để kịp tham dự lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam chết trên biển, chị Thanh Vân bày tỏ cảm tưởng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đến từ California, Hoa Kỳ, một cư dân Mỹ gốc Việt là ông Định, cho biết ông thấy xúc động trước nghĩa cử của chính phủ Thụy Sĩ. Một bạn trẻ ở Hà Nội có nghe biết chuyện cộng đồng Việt Nam ở Thuỵ Sĩ dựng bia tưởng niệm thuyền nhân, anh Bình, nói với đài Á Châu Tự Do rằng đây là việc rất đáng làm:

Sau lễ khánh thành bia tưởng niệm là một buổi tiếp tân tại phòng khánh tiết của toà hành chính quận Grand Sacconnex. Đây là buổi tiệc trong vòng thân hữu do hội đồng quận Grand Saconnex khoản đãi, có sự hiện diện của bà thị trưởng Elizabeth Boehler, các viên chức trong hội đồng thành phố và những người Thuỵ Sĩ gốc Việt trong Uỷ Ban Việt Nam Thuỵ Sĩ ở Geneve.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by nguyen_toan vào ngày 12. Feb 2006 , 16:11

Đây  là  cú    đấm  thoi sơn vào  Đảng  Cộng sản VN

hoan hô  chính phủ  Thuỵ sĩ.  Xin cảm  ơn  chính phủ

Thuỵ sĩ  nói  chung và Uỷ ban Ngưởi Việt  tại Thuỵ sĩ

nói riêng.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang My vào ngày 20. Feb 2006 , 17:26
LINH MỤC LÊ XUÂN LONG YỂM TRỢ QUỐC HỘI ÂU CHÂU LÊN ÁN CỘNG SẢN.  
------------------------------

HÃY KHÓC CHO CÁC NGƯƠI VÀ CHO CON CHÁU CỦA CÁC NGƯƠI”

LM. Đinh Xuân Long
       
LỜI DẪN NHẬP:

Vào ngày 26-01-2006, Nghị Viện Âu Châu đã ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nước cộng sản trên toàn thế giới.  Với Nghị Quyết này, Hộï Đồng Châu Âu đã khẳng định rằng việc kết án những tội ác, những vi phạm nhân quyền tại các nước cs toàn trị xưa và nay là điều cần thiết.  Bản Nghị Quyết cũng khuyến cáo các nước không CS, đừng vì những quyền lợi riêng tư mà không lên tiếng.  Bản Nghị Quyết nhấn mạnh rằng việc lên án này là bổn phận luân lý và lương tâm của mọi người bởi vì cộng đồng nhân loại cần phải chấm dứt ngay lập tức những vi phạm trầm trọïng đang còn xảy ra tại các nước cs còn xót lại, để có thể bảo vệ giá trị nhân quyền, tự do và nhân phẩm của con người.  Với Nghị Quyết này, không còn hồ nghi gì nữa là Hội Đồng Châu Âu đã đặt chế độ của các nước CS hiện nay, trong đó có CSVN, ra ngoài vòng pháp luật và chờ ngày đem ra tòa xét xử.
           Vấn đề xét xử và công luận các tội phạm xin dành cho lịch sử và cộïng đồng nhân loại.  Ở đây chúng ta cần nói đến ý nghĩa của việc lên án.  Đức Giáo Hoàng Piô XI vào năm 1937 trong Thông Điệp Divini Redemptoris đã kết án chủ nghĩa cs là tàn ác, vô thần và phản luân lý.  Hậu quả khôn lường của chủ nghĩa cs là cản bước tiến của cộng đồng nhân loại hướng về tự do, nhân phẩm và thăng tiến đời sống.  
Trong tinh thần đó, ngày 09-02-2006, bốn linh mục tại VN, Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi, đại diện cho một số linh mục, đã lên tiếng ủng hộ lập trường chính đáng của Nghị Quyết 1481 này.  Vấn đề đặt ra là tại sao Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đại diện cho hàng linh mục, những vị ngôn sứ của sự thật, những chiến sĩ cho công lý và công bằng, lại tiếp tục giữ im lặng.  Sự im lặng ở đây không còn là khó hiểu nữa, đây là một sự im lặng “đáng sợ.”  Đáng sợ  bởi vì các vị ngôn sứ của sự thật đã vì sợ hãi và khiếp nhược mà cam tâm từ chối chức vị ngôn sứ đã được trao phó. Đáng sợ bởi vì bạo lực và hăm dọa đã đè bẹp “thần khí” sức mạnh và sự thật. Phải chăng sự im lăïng này cần phải bị lên án và cảnh báo như Đức Kitô đã cảnh báo dân Do Thái và thành thánh Giêrusalem trên con đường thập tự.  Mời bạn hãy cùng tôi nhập cuộc.


 --------------------------------          

Trên đường thương khó Chúa Giêsu đã gặp các phụ nữ thành Giêrusalem khóc thương cho Ngài, Chúa phán: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, chớ khóc thương Ta làm chi. Hãy khóc thương cho các ngươi và cho con cháu các ngươi.  Vì này đây sẽ tới ngày người ta sẽ nói: ‘Phúc thay những đàn bà hiếm muộn, những lòng dạ không sinh con, những kẻ không cho bú mớm!’  Bấy giờ người ta sẽ nói với núi non: ‘Đổ xuống trên đầu chúng tôi đi!’ và với gò nổng: ‘Phủ lấp chúng tôi đi!’  Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?” (Luca 23:28-31). Đức Kitô đã cảnh báo một đại họa sẽ đổ xuống trên đầu dân Do Thái bởi vì họ đã từ chối Con Thiên Chúa.  Nếu họ không biết ăn năn hối cải, đại họa đó sẽ xảy đến không lường được.  Và đại họa đó đã đến vào năm 70 khi quân La Mã tàn phá thành thánh Giêrusalem và bắt đi lưu đày biệt xứ toàn dân Do Thái.

           “Chớ khóc thương Ta làm chi!” (Luca 23:28 ).  Đừng khóc thương Thiên Chúa trong nhà thờ. Đừng mủi lòng trước sự khổ nạn của Chúa Kitô.  Hãy ra ngoài đối diện với thực trạng xã hội VN và “Hãy khóc thương cho ngươi và cho con cháu các ngươi.”  Phải chăng Đức Kitô đang cảnh báo mỗi người chúng ta về một đai họa đã và đang xảy ra cho dân tộc VN.  Đại họa đó chính là đảng CSVN đã và đang đưa đất nước và dân tộc đến chỗ diệt vong hoàn toàn.  Lịch sử VN đã được viết bằng xương, bằng máu và nước mắt.  Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử, chỉ trong một giai đoạn ngắn, csVN với bản chất tàn ác phi nhân vô độ đã chất xương của người dân vô tội thành núi, biến máu chảy thành sông và nước mắt thành biển sâu.
           Nếu bạn còn nước mắt, hãy khóc thêm nữa đi, khóc cho chính mình, cho gia đình và cho con cháu.  Hãy khóc cho vơi đi những tủi hờn câm nín bấy lâu nay!
           Trước hết hãy khóc thương cho cha mẹ, ông bà, họ hàng của chúng ta đã chết thảm trong cuộc đấu tố cải cách ruộng đất từ 1952-1956.  Hãy khóc cho nửa triệu người có chút ruộng đất, tài sản đã bị chụp mũ “phú nông địa chủ bóc lột nhân dân” và bị kết án tử hình bởi bọn người cs một cách bất công và phi lý.  Hãy xót xa cho chính mình khi bị cưỡng bức dưới họng súng phải gọi chính ông bà, cha mẹ, các bậc trưởng thượng bằng “chúng mày” để thõa mãn thú tính của đám người tự xưng “cách mạng.” Phải chăng đây là một đại họa cho dân tộc VN?  Cuộc cải cách ruộng đất không những cướp đi tính mạng, tài sản của người dân, nó còn chính thức cáo chung tinh thần gia đình và nền luân thường đạo lý sáng ngời của dân tộc Việt.
           Hãy khóc cho anh chị em của chúng ta, hàng triệu người đã bỏ mình cách oan khiên trong cuộc nội chiến tương tàn.  Hãy khóc cho những mái đầu xanh, 15, 16 tuổi sinh Bắc nhưng bị cưỡng bức cầm súng vào Nam để rồi chết tức tưởi trên đường vượt Trường Sơn khi mộng ước chưa thành, để thỏa mãn nguyện vọng điên cuồng nhuộm đỏ miền Nam của bắc bộ phủ, những tên nô lệ chính hiệu cho CS Nga và Tàu.  Hãy xót xa cho hàng ngàn bạn bè láng giềng đã bị chôn sống và bức tử trong biến cố Mậu Thân.  Ngày Tết, ngày thiêng liêng nhất của dân tộc đã bị một lũ người mang danh “giải phóng” biến thành ngày đại họa cho dân tộc.  Phải chăng đây là một đại họa cho dân tộc khi tình người, tình dân tộc, ý chí độc lập tự cường và truyền thống đã bị cáo chung?
           Hãy khóc cho chính chúng ta, những nạn nhân sau 1975.  Hãy khóc cho chúng ta là những kẻ bị cưỡng bức đi vùng kinh tế mới, vật lộn với rừng thiêng nước độc, trong khi những kẻ mang danh giải phóng từ rừng rú, lại về thành phố cưỡng chiếm tài sản của đồng bào.  Hãy khóc cho chính chúng ta, nhưng kẻ bị liệt vào hàng ngũ “Mỹ ngụy” bị bắt đi tù cải tạo tập trung. Nếu không chết rũ tù thì khi được trả về chỉ còn lại mắm xương khô, ý chí hầu như bại liệt vì tra tấn, hành hạ và trù dập trong tù.  Phải chăng đây là một hình thức lưu đày trong thời đại văn minh mà CSVN đem áp dụng để triệt tiêu hoàn toàn những kẻ nghi ngờ chống đối bạo quyền CS.
Hãy khóc cho chính chúng ta, những công nhân lao động tại các hãng đầu tư ngoại quốc và xí nghiêp quốc doanh.  Chúng ta bị ép buộc làm quần quật như con thú, bị đối xử tàn nhẫn, bị sách nhiễu tình dục thường xuyên.  Nhưng dù lao động vất vả, chúng ta cũng chỉ có được một đồng lương chết đói đến nỗi chúng ta phải đình công phản đối.  Trớ trêu thay,”đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân” lại hùa theo ngoại quốc để bóc lột chính đồng bào của mình.  Phải chăng đây là một đại họa cho dân tộc khi CSVN, vì nhu nhược hèn kém, đã cắt đất dâng biển cho Tàu, là những kẻ đại diện cho dân lại cúi đầu ngoan ngoãn trước ngoại bang?
           Sau nữa hãy khóc thương cho chính con cháu chúng ta, những bé gái còn măng sữa đã bị bán vào các động nô lệ tình dục bên Miên, Lào, Thái Lan.  Hãy khóc cho những cô thiếu nữ mộng còn xanh nhưng lại bị lường gạt bán qua Tàu, Macao, Đại hàn làm điếm. Hãy ngậm ngùi cho những cô gái Việt, vì nghèo đói, phải lấy chồng Đài Loan, ban ngày làm quần quật như đầy tớ, ban đêm phục vụ tình dục cho tất cả mọi người trong nhà.  Hãy phẩn nộ vì những cô gái Việt bị đăng rao bán trên internet như một món hàng cho những tên đàn ông ngoại quốc háo sắc xem xét và trả giá như một món đồ.  
Phải chăng VN đang trở về thời kỳ nô lệ cổ xưa buôn người bán vật đã từng bị kết án bởi thế giới là man khai và phi nhân.  Trong khi cả thế giới lên án tất cả các hình thức nô lệ tình dục, chính quyền CSVN lại cố tình lờ đi. Tại sao vậy?  Phải chăng đây là chính sách của đảng, hòa nhịp với việc thả lỏng các tệ nạn xã hội, các động thuốc lắc, xì ke ma túy, hầu đầu độc và tiêu diệt ý chí quật khởi của thế hệ trẻ?  Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu? Phải chăng đây là một đại họa cho nước Việt?
           Đảng CSVN, một đại họa cho dân tộc Việt đã và đang dày xéo tấm thân Mẹ VN.  Qua Quyết Nghị 1481, Hội Đồng Châu Âu đã khóc cho dân tộc Việt.  Đây là những giọt nước mắt đồng cảm đáng trân trọng trước những thảm trạng dân Việt phải chịu.  Gạt bỏ ra ngoài csVN là những kẻ đã mất tính người, tại sao lại còn có người tiếp tục vô cảm và chai cứng trước thảm họa này?  Hay còn chờ ngày đại họa thật sự sẽ đến?

           “Ngày ấy người ta sẽ nói với núi cao: Đổ xuống trên đầu chúng tôi đi! Và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi” (Luca 23:30).  Chúa Giêsu lập lại lời cảnh báo của tiên tri Hosêa, vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, về một đại họa sẽ xảy đến cho dân Do Thái nếu họ tiếp tục từ bỏ Đức Yavê, tôn thờ bụt thần, tôn vinh vua chúa, sức mạnh vũ lực và chính trị lên trên Thiên Chúa.  Và tai họa đó đã đến.  Quân Assyria đã đến, tàn sát và bình địa đất nước Do Thái.  Khi tai họa xảy ra, người ta muốn núi đồi hãy xụp xuống trên chính họ, bởi vì không ai muốn sống còn trước đại họa đó (Hosêa 10:1-8 ).
           Đại họa và thảm trạng đang xảy ra trên đất Việt, bạn còn chần chờ gì nữa mà không lên tiếng để chặn đứng?  Hay bạn chờ ngày cùng tận của đại họa khi lừa dối và bạo lực đã ăn sâu vào xương tủy, khi luân lý, tư cách và liêm sĩ bị ném vào xọt rác, khi sợ hãi và khiếp nhược được thừa nhận như một lối sống, hay khi con cái bạn, thấm nhuần chủ nghĩa CS, làm một cuộc cách mạng gia đình đạp đổ tôn ti trật tự và đem bạn đi truy tố?  Hay bạn chờ ngày CSVN, vì nhu nhược, khiếp sợ và tôi đòi, sẽ dâng VN cho Tàu như một sính lễ, rồi mặc cho giặc Tàu tự tung tự tác, thao túng và tung hoàng trên giải đất giang sơn. Lúc đó bạn còn khóc được nữa không?

           “Cây xanh tươi người ta còn đối xử như thế, cây khô héo sẽ ra sao?” (Luca 23:31).  
Đức Kitô, Con Thiên Chúa, là cây xanh tươi ban sự sống còn bị đối xử như thế, còn những ai đã chai lòng không biết hối cải, những ai đã ra khô héo vì đã từ chối ơn gọi ngôn sứ thiêng liêng của mình, những ai đã phủ nhận giá trị của sự thật, những ai cúi đầu khuất phục trước bạo lực và bất công sẽ bị xét xử như thế nào?
           Bản Nghị Quyết 1481 của Nghị Viện Âu Châu không nguyên chỉ là một bản cáo trạng lên án tội ác của các chế độ cs, đây là một lời nhắc nhở, một thông điệp của sự sống gởi toàn thế giới.  Thông điệp này mời gọi mọi người tham gia vào việc bảo vệ quyền sống và quyền làm người.  Lên án không có nghĩa là thù hận hay tiêu diệt.  Lên án ở đây là để giúp nhân loại biết nhận thức và sửa sai các tội ác, để ngăn chận và chấm dứt tất cả các vi phạm đang xảy ra tại các nước cs còn lại, để giúp cho thế hệ tương lai biết mà không còn vấp phạm nữa.
Không lẽ Hội Đồng Châu Âu đã trở nên những ngôn sứ nói thay cho chúng ta hay sao?  Việc lên án sự dữ, bất công là bổn phận và ý thức luân lý và lương tâm của mỗi người trong chúng ta.  Vậy bạn hãy cùng tôi lên tiếng chống lại những tội ác vi phạm nhân quyền, tự do và phẩm giá con người tại VN.  Hãy cùng tôi mời gọi các vị lãnh đạo tinh thần, các linh mục, Hội Đồng Giám Mục VN, những ngôn sứ của sự thật, những chiến sĩ tiên phong cho công lý và tình thương, hãy gióng lên tiếng nói của sự thật, lên án sự dữ của chế độ csVN hầu ngăn chận các thảm trạng và đại họa đang xảy ra trên quê hương chúng ta.
           
THAY LỜI KẾT:

Chúng ta vừa nhìn lại một giai đoạn lịch sử, một giai đoạn tăm tối nhất trong lịch sử dân tộc.  Điều đáng nói là các thảm trạng và vi phạm trầm trọng vẫn còn đang tiếp diễn trên mãnh đất da vàng này.  Vì tương lai của dân tộc, vì quyền sống và quyền làm người của đồng bào ruột thịt tại VN, xin mời mọi người hãy cùng tôi nói lên tiếng nói giao cảm, tiếng nói tình tự thiêng liêng của giống nòi, tiếng nói kêu gọi chế độ phi nhân bạo quyền Hà nội biết quay về với công lý và nguồn sống của dân tộc, tiếng nói thể hiện quyết tâm ngăn chận các thảm trạng và oan nghiệt đang xảy ra trên đất mẹ.  Hãy thắp lên ngọn lửa hy vọng và quyết tâm thay vì tiếp tục than khóc cho phận mình.  Trong tinh thần đó, chúng ta cùng hướng về một VN tự do, nhân quyền, dân chủ và tươi sáng hơn.

LM. Đinh Xuân Long

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 01. Mar 2006 , 08:42
Chủ nghĩa Cộng Sản lại bị lên án
(BBC)

Cuối tuần vừa qua đánh dấu kỷ niệm 50 năm của một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của Liên Xô cũ - đó là ngày nhà lãnh đạo Nga Nikita Khruschev có diễn văn lên án Stalin là một bạo chúa.
Trong bài diễn văn gây sốc tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô, ông Khruschev đã nói về một chế độ đầy rẫy "nghi kỵ, lo sợ và khủng bố'' dưới thời nhà cựu độc tài Stalin người qua đời trước đó ba năm.

Bài diễn văn đó đã làm lung lay lòng tin của hàng triệu người vào chủ nghĩa cộng sản và thay đổi dòng chảy của lịch sử. Năm mươi năm đã trôi qua và một nghị sĩ Thụy Điển đã thuyết phục được Hội đồng Châu Âu cho Chủ nghĩa Cộng sản vào danh sách các chế độ toàn trị mà họ lên án.

Dân biểu Goran Lindblad của Thụy Điển coi Chủ nghĩa Cộng sản là "ý thức hệ đen tối" và ông muốn sửa đổi sách giáo khoa cũng như lập ra những ngày kỷ niệm để nhắc nhở Châu Âu về sự xấu xa của chủ nghĩa này.

Do sự vận động của ông Lindblad, Hội đồng Châu Âu, một cơ quan theo dõi nhân quyền đã đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào danh sách các chế độ toàn trị cần lên án.

Ông Lindblad giải thích lý do tại sao ông quyết định vận động Hội đồng Châu Âu:

"Tại vì nhiều triệu người đã bị giết hại và nhiều triệu người vẫn đang bị giết hại ví dụ như ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba và các nơi khác. Ý thức hệ này đã dẫn tới khủng bố và các cuộc thảm sát ở bất cứ nơi đâu mà nó xuất hiện."

Ông Lindblad nói rằng mục tiêu chính của chiến dịch vận động của ông là để có sự hòa giải tại Châu Âu.

Ông nói rằng hiện vẫn còn nhiều nạn nhân và họ hàng của các nạn nhân sống ở các nước Châu Âu và họ cần được phục hồi nhân phẩm.

Ông cũng nói ông muốn công chúng tiếp tục thảo luận và ý thức được sự xấu xa của Chủ nghĩa Cộng sản và để điều này không xảy ra trong tương lai.

Không viết lại lịch sử

Mặc dù bị cáo buộc toan tính viết lại lịch sử, ông Lindblad nói ông chỉ muốn những gì xấu xa cần bị lên án:

"Đây không phải là viết lại lịch sử gì cả mà chỉ là lên án tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản.

"Đây không chỉ nói về Stalin mà còn cả Lenin và những người sau Stalin nữa.

"Chúng tôi không nói gì về Chủ nghĩa Cộng sản về lý thuyết cả mà chúng tôi chỉ lên án các tội ác của họ thôi."

Ông Lindblad nói mặc dù Liên Xô đã tan rã hơn 10 năm nhưng nhiều nước chịu ảnh hưởng của Liên Xô trước đây vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo phần nhiều cũng vì ý thức hệ cộng sản.

Ông nói rằng bất kể chế độ toàn trị nào cũng cần bị lên án và đây là lần đầu tiên Chủ nghĩa Cộng sản bị nêu đích danh bởi Hội đồng Châu Âu.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 17. Mar 2006 , 05:19
Trả Lại Danh Dự Cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Sunday, March 12, 2006  
(Ngày Nay- Houston, TX)  

BÙI DIỄM


Trước đây ở Việt Nam, dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ngày 19 tháng 6 được gọi là Ngày Quân Lực. Được tổ chức nhằm mục đích ghi nhận và nhắc nhở mọi người về vai trò và nhiệm vụ cao quý của quân đội hồi đó là bảo vệ miền Nam chống lại sự xâm lăng do miền Bắc chủ trương.

Ngày Quân Lực lâu dần đã trở thành một truyền thống đối với những quân nhân miền Nam, hãnh diện với những khẩu hiệu mà họ mang theo với đơn vị của họ: Danh Dự, Tổ Quốc và Trách Nhiệm. Nhưng rồi chiến tranh chấm dứt, miền Nam bị chế độ Cộng Sản miền Bắc thôn tính và từ đó đến nay hơn 30 năm, truyền thống đó chỉ còn được nhắc lại một đôi khi ở nước ngoài, ở những miền đất tự do. Nếu có chăng nữa thì tất cả cũng chỉ là những kỷ niệm cũ được khơi lại, trong khi đó thì ngay cả trong chính giới, Mỹ và đặc biệt trong giới truyền thông của họ, dư luận chung vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những nhận định sai lầm và thiên lệch về vai trò và trách nhiệm của quân đội miền Nam trong cuộc chiến. Đây là một sự bất công trong lịch sử cận đại cần phải được sớm điều chỉnh lại . Vì vậy mà nhân dịp Trung Tâm Việt Nam (Vietnam Center) tại trường Đại Học Texas Tech University ở Lubbock, Texas, đang sửa soạn tổ chức một buổi hội thảo về quân lực Việt Nam, người viết có một vài ý kiến đóng góp.

Với tư cách là người đã được cái may cùng làm việc với một số người bạn Mỹ của Việt Nam từ ngày Trung Tâm Việt Nam được thành lập cách đây 15 năm, đặc biệt với giáo sư James R. Reckner, Giám Đốc Trung Tâm và đồng thời cũng là người đã có công lớn kiếm nguồn tài trợ để dựng lên cơ sở có quy mô hiện nay, người viết được biết là một trong những chương trình được trù liệu ngay từ lúc đầu là sưu tầm tài liệu về chiến tranh Việt Nam và đặc biệt hơn cả, về miền Nam Việt Nam.

Theo ông Reckner thì “việc cần thiết phải làm là gìn giữ được càng nhiều càng tốt những tài liệu về nền Cộng Hòa Việt Nam để cho những thế hệ về sau này của những người Mỹ gốc Việt và rộng lớn hơn của tất cả những người Việt Nam khác có thể hiểu rõ được một cách trung thực về miền Nam Việt Nam, vai trò của những người đi trước và tại sao họ lại phải đi tìm tự do và lập nghiệp ở Hoa Kỳ. Cần thiết vì những thế hệ về sau này không thể trông cậy được vào những nguồn tin hay tài liệu của chế độ Hà Nội”.

Về mục đích chính đáng này thì tất nhiên chúng ta, những nạn nhân của chế độ Cộng Sản miền Bắc, ai cũng hoan nghênh, còn về phương pháp làm việc thì đây cũng lại là điều chúng ta nên cổ võ. Là một tổ chức gắn liền với một trường Đại Học (Texas Tech University) Trung Tâm Việt Nam, qua tất cả những cuộc hội thảo được tổ chức cho đến nay, theo lề lối làm việc của một tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu, nhằm mục đích cố gắng đưa ra những sự kiện lịch sử, những lập luận chính xác, chứ không phải để bênh vực một quan điểm chính trị nào. Với những bảo đảm ấy, cuộc hội thảo sắp tới về Quân Lực Việt Nam có thể được coi như một cơ hội để chúng ta nói lên tiếng nói của những người biết rõ hơn ai hết về một tập thể mà chính chúng ta, anh em, họ hàng hay bạn bè đã từng tham gia trong cuộc chiến.

Nói lên để trả lại sự thực và danh dự cho quân đội miền Nam. Dĩ nhiên, tiếng nói là cần, nhưng cần hơn nữa là tính cách thuyết phục của tiếng nói. Cuộc hội thảp sắp tới đây không phải là một diễn đàn chính trị, vì vậy mà chúng ta không cần phải quá hăng say, lập luận một chiều, không chịu nhìn nhận những lầm lỗi hay thiếu sót của chính mình để rồi đổ lỗi hết cho Mỹ. Hãy thẳng thắn phân tích cho rõ những lầm lẫn thiếu sót này, nếu có về phía Việt Nam, để làm bài học cho tương lai. Còn về phía Mỹ thì cũng chỉ cần nhắc lại là sau 30 năm nhìn lại cuộc chiến, sự thật lịch sử càng ngày càng sáng tỏ hơn trước và ngay cả những sử gia của Mỹ cũng không thể không nhìn nhận những lỗi lầm hay trách nhiệm của Mỹ trong suốt thời gian họ can thiệp vào Việt Nam.

Trình bầy một cách công bằng như vậy không có nghĩa là chấp nhận những lời tuyên bố không xứng đáng của một số nhân vật trong chính giới Mỹ hay trong giới truyền thông Mỹ (như Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumsfeld hay nhà báo Krauthammer qua một vài chương trình truyền hình gần đây), mỗi lần phải so sánh chiến tranh Irak với chiến tranh Việt Nam đều cho rằng Việt Nam không chiến đấu nên mới thua trận. Nếu không chiến đấu thì tại sao lại có những trận đấu oanh liệt như Quảng Trị, An Lộc hay Xuân Lộc? Ngoài ra trên thế giới, trong số những quân đội thua trận có được bao nhiêu tướng tá hay binh nhì đã tuẫn tiết để khỏi bị rơi vào tay địch như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng với biết bao nhiêu quân nhân không tên khác nữa?

Trong khuôn khổ một cuộc hội thảo tại một trường Đại Học để “suy ngẫm và tái thẩm định, sau 30 năm” về quân đội Cộng Hòa Việt Nam (theo như chủ đề do Vietnam Center đề nghị), người viết nghĩ rằng chỉ trình bầy một cách trung thực và vô tư những khuyết điểm cũng như ưu điểm của những quân nhân miền Nam trong cuộc chiến cũng đủ đóng góp để trả lại danh dự cho tất cả tập thể quân đội miền Nam qua những thập niên của lịch sử cận đại..

Ngày 22 tháng 2, 2006

LTS – Cựu Đại sứ Bùi Diễm là một thành viên trong Hội Đồng Cố Vấn Toàn Quốc (National Advisory Council) đầu tiên của Trung Tâm Việt Nam cùng với một số nhân vật nay đã qua đời như Đại Tướng Westmoreland, Đô Đốc Zumwalt, các ông William Bundy, William Colby và học giả Douglas Pike.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang My vào ngày 17. Mar 2006 , 09:55
QUÀ XUÂN  CỦA LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC VN GỬI CHO THƯƠNG PHẾ BINH QLVNCH

Trong dip Tet Binh Tuất vừa qua, Liên Truờng THVN đã gửi  Quà Xuân về cho 151 gia đình TPB/Quả Phụ Tử Sĩ VNCH , mỗi gia đình nhận đuợc $50 USD. ( Xin xem danh sách đính kèm )
Tất cả đều đã nhận xong và đã có giấy hồi báo và LT cũng đã nhận đuợc 1 số thư cám ơn. Tổng số tiền cho quà xuân  là $7,886 USD.

Trong số 151 gia đình có 97 gia đình tại  miền Trung (48 gia đình tại Huế, 44 gia đình tại Quảng Ngãi/Quảng Nam, 3 gia đình tai Quảng Tri, 2 gia đình tai Đa` Nẵng), 32 gia đình tai Saigon. Một số các gia đình TPB tại Huế đã bị thiệt hai vì trận bão lụt miền Trung trong năm vừa qua.
Đặc biệt trong đợt cứu trợ lần này  có 1 TPB là  nữ quân nhân (Quang Ngai), 1 tu Si, 1 tu viện, 1 phu nữ bị giải phẫu ung thư ngực,...

Tổng số tiền Liên Truờng THVN đã gửi về giúp đỡ cho 426 TPB/ QLVNCH trong năm 2005 là $25,184, trong đó có 8 chiec xe lăn cho 5 TPB tai Quảng Trị và 2 TPB tai Huế.

Thay mặt cho các TPB/QLVNCH đã nhận đuợc sự giúp đỡ quý báu của quý vị, xin chân thành cám ơn tất cả các ân nhân, các thân hữu và thành viên  Liên Trường đã đóng góp, yểm trợ và giúp đỡ cho các đồng huơng kém may mắn tại quê nhà.

Trân trọng

CVA Nguyễn Mai
Tổng Thư Ký  LT/THVN

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by KHuong vào ngày 09. Apr 2006 , 15:16
Nhà Tranh Đấu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Sẽ Được Trả Tự Do Ngày 21 Tháng 04 -2006

MỘT PHỤ NỮ VIỆT NAM TRƯỚC TÒA ÁN MỸ
Nguyễn Thị Quảng Bình

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, người phụ nữ Việt nam với vóc dáng nhỏ bé nhưng ý chí thật lớn lao và lòng can đảm khó ai sánh bằng, đã nổi tiếng trong cộng đồng Việt nam Hải ngoại vì những hành động quyết liệt tranh đấu chống bọn Việt Cộng từ Pháp sang Anh đến Mỹ Quốc.

Chị đã từng xuất hiện trước tòa tại các quốc gia trên để nói lên lý do phản kháng, để tố cáo tội ác của bạo quyền Hà Nội cho mọi người được rõ, để vạch mặt các tên chóp bu trong đảng Cộng Sản Việt Nam đang ra sức đóng kịch để ăn mày sự giúp đỡ và viện trợ của các nước Tây phương.

Dĩ nhiên những hành động tự thiêu hoặc ném bom xăng vào tòa đại sứ Việt Cộng đã làm chị mắc vòng lao lý, phải mang thân tù tội xứ người.

Nhưng cũng như Anh hùng Lý Tống, Anh thư Ngọc Hạnh sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân để hy sinh tranh đấu cho quê hương, đất nước, với những chiến sĩ này tù tội không làm nhụt chí, xiềng xích không cản được quyết tâm, bị giam vài tháng hay vài năm đâu có nghĩa gì so với toàn dân nước Việt đang quằn quại, lầm than trên quê hương ba vòng tù ngục đã hơn 1/4¼ thế kỷ và chưa biết đến bao giờ mới được giải thoát.

Khi biết tin tên phó thủ tướng CSViệt Nam là Nguyễn Tấn Dũng, tên Việt Cộng có công đầu trong việc sát hại anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Bá, cầm đầu một phái đoàn bị gậy xin ăn sang Mỹ kêu gọi thương gia Mỹ làm ăn buôn bán với bạo quyền, thì chị Ngọc Hạnh đã vội sang Hoa Kỳ, đến tận phòng họp ở khách sạn Marriott e để tự thiêu nhằm chống đối Nguyễn Tấn Dũng cũng như nhà nước mà hắn ta đại diện, và chị cũng muốn dùng cơ hội đó đánh thức lương tâm nước Mỹ, kêu gọi chính phủ Mỹ phải liên kết việc trao đổi mậu dịch với điều kiện tôn trọng nhân quyền của CSViệt Nam.

Tiếc thay và cũng may thay, dự tính bất thành, chị Nguyễn thị Ngọc Hạnh hiện đang bị giam giữ trong tù, dù chị có thể nhận một tội danh nhẹ hơn để được tha về, nhưng Ngọc Hạnh cương quyết muốn được ra trước một phiên xử có bồi thẩm đoàn để dùng nơi đó như một diễn đàn tố cáo tội ác CSViệt Nam.

Chị Ngọc Hạnh đã được toại nguyện, phiên xử kéo dài 2 tuần từ thứ hai 30 tháng 9 năm 2002 đến thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2002, dưới sự chủ tọa bà chánh án Halmiton tại tòa án US District Court San Francisco thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Tôi không xin nghỉ việc được để có thể theo dõi vũ xử mỗi ngày nhưng cũng cố gắng đi được hai lần rất xứng đáng, đó là ngày tên VC Nguyễn Mạnh Hùng bị luật sư biện hộ Guy Smith quay như quay dế và ngày đích thân chị Ngọc Hạnh lên tiếng trước tòa để tố cáo tội ác bọn CSViệt Nam.

Hôm thứ năm 3 tháng 10 là ngày phía công tố đưa ra những nhân chứng quan trọng của họ gồm cô Mongomery là nhân viên bộ Ngoại Giao, người đã nhào tới giữ tay chị Hạnh ngay lúc chị chị sửa soạn lấy ra 2 cây mồi lửa. Công tố viên đã hỏi cô này rất cặn kẽ về sự việc đã xảy ra tại phòng hội thảo tức ballroom của khách sạn Marriotte hôm đó, họ đưa ra đầy đủ tang chứng như xách tay, áo choàng của chị Hạnh cũng như các cây mồi lửa, hộp quẹt, bình xăng ... v.v ...

Đến phiên Luật sư Guy Smith lên chất vấn nhân chứng (cross – examination), bằng một thái độ ung dung, tự tin và đầy kinh nghiệm, ông đã cố gắng dàn dựng lại cảnh trí lúc đó để yêu cầu nhân chứng diễn lại từ lúc chị Hạnh đi vào, để áo và ví nơi đâu đến khi cô ta giựt lấy bình xăng làm đổ trên thảm, lên quần cô ta và áo choàng của chị Hạnh như thế nào ? Vị luật sư đã chuẩn bị như một kịch sĩ chuyên nghiệp, ông mang theo một bình ga lông bằng nhựa đầy nước, tương tự như bình xăng của Ngọc Hạnh, một tấm nhựa màu xanh lớn để trải cho khỏi ướt thảm tòa án và một mớ khăn lông để thấm nước. Ông nói nhân chứng diễn lại làm thế nào mà cô ta làm đổ gần hết một bình xăng mà cô bảo là đầy đến nắp vì khi đem tang chứng vào phòng security, bình xăng chỉ còn 1/3 xăng mà thôi. Cô Mongomery làm lại và LS chỉ cho bồi thẩm đoàn xem số nước đổ ra bao nhiêu, còn trong bình thế nào? Ông cũng đưa cho cô xem bản tường trình của văn phòng trực thuộc bộ ngoại giao về sự việc đã xảy ra, có nhiều điều không ăn khớp với lời khai của cô, ông Guy Smith đã cật vấn nhiều câu khiến cô ta lúng túng trả lời là không biết, chưa xem lại, hơạc không chắc chắn 100%, có lúc cô bảo là sự việc đã xảy ra đã 10 tháng nên cô không chắc lắm. Luật sư đã làm nổi bật sự không chính xác trong lời khai của nhân chứng do phe công tố đưa ra tức nêu câu hỏi với bồi thẩm đoàn về sự khả tín- credibility của cô ta.


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by KHuong vào ngày 09. Apr 2006 , 15:18
tiep theo

Tiếp đến là nhân chứng Nguyễn Mạnh Hùng, tức lãnh sự “sờ mông” của CSViệt Nam ở hang ổ trên đường California, San Frăng, hắn da ngăm ngăm đen “ mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao “ nhưng không dấu nổi vẻ gian xảo của một tên Việt Cộng chính cống. Dù có một thông dịch viên kế bên nhưng hắn muốn chứng tỏ tài ba nên không cần ông ta vì thế nên mới có màn ú ớ, hỏi đi hỏi lại hoặc trả lời không đúng vào câu hỏi nên bị bà chánh án “ sửa lưng” mấy lần. Khi được bà luật sư của bên công tố hỏi về nhiệm vụ của Nguyễn Tấn Dũng sang đây làm gì? Nguyễn Mạnh Hùng bèn kể lể công trạng của Dũng trước khi lên chức phó thủ tướng nên bị bà ngăn lại rằng –“ Tôi không muốn nghe điều đó ( I’m not interested. ) Có lúc Hùng không hiểu bà công tố hỏi gì nên phải hỏi lại : có phải bà muốn nói là ...

Khi Luật sư Guy Smith lên chất vấn thì y mới lúng túng làm sao ! Ông văn hỏi về công việc giúp đỡ đồng bào người Việt ở Tiểu bang Cali của hắn như thế nào? Có liên lạc với các hội đoàn như hội Cựu Tù Nhân Chính Trị không? Có lên hệ với các tổ chức tôn giáo không ? Tại sao người Việt biểu tình đòi tự do và nhân quyền trước cửa Lãnh sự quán của hắn ta ? Ông Smith bắt bí Nguyễn Mạnh Hùng:” Chương trình HO là gì? Tại sao các lãnh tụ CSViệt Nam đi đến đâu cũng bị chống đối ? Nguyễn Tấn Dũng có phải là viên chức được dân bầu lên hay không? Luật sư cũng nhắc đến trường hợp cha Lý và cuối cùng là bức thư mà Hùng đã gửi đến tòa án để áp lực Tòa xử chị tội khủng bố. Lúc đầu hắn chối rồi sau nhận là quên. Suốt cuộc chất vấn có lúc NMH lúng túng ấp a ấp úng trả lời ngoài câu hỏi nên bà chánh án cứ phải xen vào để giải thích hoặc nhắc nhở. Khi thấy hắn bị quay quá đáng có thể bất lợi thì công tố viên lên tiếng phản đối “ Objection “ nhưng hắn vẫn lải nhải trả lời nên bà Halmiton phải giảng giải cho hắnrằng : -‘ khi một câu hỏi bị “Objection “ thì ông không phải trả lời nữa, ông có hiểu không ? Khi luật sư biện hộ chấm dứt chất vấn nhân chứng hăn còn cố vớt vát: “ Tôi muốn giải thích về lá thư đó, bà chánh án lại một lần nữa nhắc nhở rằng : “ Ông chỉ trả lời những câu hỏi của Luật Sư mà thôi “ thế là hắn ra về trong tẽn tò xấu hổ. Tôi thường tủi thân về vốn liếng Anh ngữ rất hạn chế của mình, nhưng hôm nay thấy Nguyễn Mạnh Hùng. tên tổng Lãnh sự của Cộng Hòa Xuống Hố Cả Nước ( CHXHCN ) Việt Nam lắp ba lắp bắp như vậy cũng cảm thấy an ủi phần nào.

Phiên xử hôm nay quả thật thích thú, mọi người ra về cười đùa bàn tán về lãnh sự “ Sờ Mông “ nhất là khi hắn hô “ Đả đảo CS Việt Nam “ bằng 2 thứ tiếng Mỹ Việt, cũng may cho hắn là phiên tòa không được thu âm hoặc quay Video, nếu có bọn tay sai năm vùng ở San Jose phải tức tối đến đứng tim mà chếtkhông kịp ngáp và : “ Sự nghiệp cách mạng “ của hắn sẽ “xuống dốc không phanh“

Có một điều lý thú trong ngày naỳ là sự hiện diện của 15 học sinh do một thày giáo Mỹ hướng dẫn cũng dự khán phiên toà.Tôi có hỏi và được ông giáo cho biết các em là học sinh lớp constitutional law tức luật Hiến pháp của một trường trung học ngay tại San Francisco, các em có bổn phận phải đi dự các phiên toà để học hỏi và làm bài cho lớp của mình, Ông Dan Murphy là thầy giáo cho biết rằng khi lớp của ông tới toà án thì được bà thư ký cho biết :-“trên lầu 17 phòng 3 có xử một vụ án đặc biệt lắm, tôi nghĩ ông và các học sinh sẽ thích thú theo dõi ho”ï

Thế là thầy trò kéo nhau vào lúc ông luật sư Guy Smith đang chất vấn nhân chứng. Tiếc thay họ không thể ở lâu hơn một tiếng đồng hồ, ông giáo có hỏi tôi kể sơ cho họ sự việc xảy ra như thế nào, cả nhóm chăm chú lắng nghe và ghi chép. Khi biết rằng tờ San Francisco Chronicle có bài về vụ này, ông cho biết sẽ liên lạc với họ. Sau cùng anh Ngô Kỷ có đưa cho ông Murphy bản thông cáo báo chí và ông cũng trao đổi danh thiếp cũng như địa chỉ email để gửi thêm tài liệu về chị Hạnh cho ông và các học sinh được biết. Thế là ngoài bồi thẩm đoàn, nhân viên toà án, nhân viên an ninh, thông dịch viên, và báo chí cũng như các sinh viên luật, chúng ta còn có thêm các em học sinh trung học Mỹ được biết về CSVN, về hành động anh hùng của chị Ngọc Hạnh và tình trạng không có Tự Do và Nhân quyền ở Việt Nam.

Lần thứ 2 mà tôi tham dự vụ xử chị Ngọc Hạnh là thứ ba ngày 8 tháng 10, hôm nay đích thân Ngọc Hạnh là nhân chứng trước toà. Đây là một phiên toà đầy xúc động có lúc mọi người không cầm được nước mắt.

Chị Ngọc Hạnh trong tà áo dài gấm vàng duyên dáng dù có vẻ mỏi mệt nhưng mãn nguyện vì được cơ hội tố cáo tội ác CSVN trước toà như lòng chị hằng mong muốn. Qua gần 5 giờ đồng hồ, xen kẽ với những lúc tạm nghỉ, chị Hạnh dưới sự hướng dẫn chuyên nghiệp của Luậ Sư Guy Smith bằng cách đặt ra những câu hỏi khéo léo, nhấn mạnh đến những điểm lôi kéo sự chú ý của bồi thẩm đoàn, đã từ từ đưa người nghequa các giai đọan lịch sử thăng trầm của cuộc chiến VN, đã làm mọi người hiện diện xúc động đến rợn người khi nghe kể về sự tàn ác dã man của VC dịp tết Mậu Thân, sự rùng rợn của những hình phạt mà bọn chúng dành cho người vượt biên bị bắt lại, như bị cởi quần áo bỏ xuống hố đầy đỉa đói ở vùng U Minh Thượng, Tôi đã từng sống dưới chế độ CS mà còn ghê sợ huống chi người Mỹ, họ nhăn mặt tỏ vẻ kinh khiếp. Ngọc Hạnh nhấn mạnh đến sự gian trá lật lọng của CS qua 2 lần vi phạm thỏa ước ngưng bắn tết Mậu Thân cũng như Hiệp Định Ba Lê năm 1972. Đây đó giữa những đồng hương dự khán nổi lên những tiếng sụt sùi, một vị cao niên ngồi ở hàng đầu đã bật khóc to lên làm bồi thẩm đoàn chú ý, nhiều người Việt lau vội dòng nước mắt khi chị Hạnh nhắc đến thảm cảnh vượt biên trong tiếng nức nở. Thật là một cơ hội hiếm có để lên án chế độ bạo tàn phi nhân đang thống trị dân ta trước mặt người Mỹ địa phương, chắc hẳn rất nhiều người được nghe biết về CSVN lần đầu tiên, rồi đây thế nào họ chẳng kể lại với gia đình, bạn bè và người quen biết về phiên toa øđộc nhất vô nhị hôm nay, Tiếc rằng không biết có phải vì thời gian eo hẹp hay không mà khi Ngọc Hạnh nhắc đến Thượng Nghị sĩ John Kerry trong lời kêu gọi của chị, một lời kêu gọi được chị sang sảng cất lên giữa sự im lặng của toà án để đòi hỏi CSVN phải thả tự do cho các thượng Toạ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và các người tranh đấu khác, thì luật sư Guy Smith không hỏi những câu gợi ý để Ngọc Hạnh có thể nói về việc ông John Kerry cố ý ngăn chặn dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và những thế lực nào đàng sau ông ta đã hỗ trợ việc đó. Dù sao chị Ngọc Hạnh với 2 luật sư biện hộ đã thành công trong việc dùng phiên toà như một diễn đàn chính trị tố cáo tội ác bạo quyền Hà Nội và làm sáng ngời chính nghĩa của công cuộc đấu tranh mà người Việt Tỵ Nạn Cộng sản chúng ta vẫn theo đuổi bấy lâu nay.

Diễn biến của phiên toà này sẽ lưu lại trong hồ sơ của ngành tư pháp Hoa Kỳ và bết đâu sẽ trở thành tiền lệ cho những vụ án tương tự trong tương lai.

Xin gởi đến chị Nguyễn thị Ngọc Hạnh, một phụ nữ Việt Nam không hổ thẹn là con cháu Triệu Trưng, lòng cảm phục và biết ơn của chúng tôi vì sự kiên trì tranh đấu của chị cho Tự Do, Nhân Quyền của dân tộc Việt Nam.

Cầu chúc chị sớm thoát vòng lao lý để tiếp tục con đường chống cộng.

Trich từ Vietland

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu_de vào ngày 09. Apr 2006 , 16:27
BA MƯƠI MỐT NĂM QUỐC HẬN
Mùa Phục Sinh và Trái Tim Phật tử



“ Tạ Ơn Thầy , Tạ Ơn Người Mẹ , Người Cha , Người Chị , Người Anh Em Phật tử .“


Tôi sinh ra trong một gia đình đạo Cao Ðài “ Tây Ninh “ . Ðến năm 12 tuổi ( 1968 ) tôi được Ơn gọi trở lại đạo Công Giáo , sau một cơn bệnh nặng coma nhiều tháng . Nhưng tôi lại được dưỡng nuôi đùm bọc bởi trái tim Phật tử .


Tuổi ấu thơ tôi từng ngủ giữ Chùa , ăn cơm chay và lớn lên bên cạnh gốc Bồ Ðề che bóng mát . Ðạo Phật từ bi đã gằn liền với thân mệnh trầm thống của Dân Tộc , là người Việt Nam dầu có niềm tin ở bất kỳ tôn giáo nào , đều có khái niệm gần gũi với đạo Phật .


Bởi trong tim người Phật tử có tâm thức Việt , tinh anh hào khí Việt Nam , như lời thông truyền của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ : “ Hộ Quốc , Hộ Dân và Hộ Pháp “ .


Không biết cơ duyên hay sự vô tình mà cuộc đời họan nạn của tôi , người sát cánh đồng cam cộng khổ , có thể nói 90 o/o là Phật tử . Hơn sáu năm tù dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam , gần một năm tù Pháp , Anh và năm năm dài đếm thời gian bên song cửa sắt , nơi lao tù xứ Mỹ .


Chén cơm tôi ăn , bát nước tôi uống , áo tôi mặc ấm , phương tiện chia xẻ cho tôi đời sống lao tù đa số đến từ tấm lòng Phật tử .


Thầy Thích Chánh Lạc thân quằn , vai Pháp nạn , Ngọa quỷ trần gian banh xẻ đời Thầy . Dẫu biết tôi không phải là Phật tử , Thầy vẫn dành cho tôi sự giúp đỡ âm thầm , với tất cả lòng từ bi , hỷ xả .


Nơi Anh Quốc có Thầy Thông , một Hoa Ðà tái thế , Thầy hốt từng thang thuốc Bắc cho đệ tử chân truyền . Vượt nhiều nguy hiểm bao vòng rào kiểm soát mang vào chữa trị cho tôi thoát cảnh tàn phế đôi chân nơi nhà thương “điên “ Anh Quốc .


Và còn nhiều lắm những ngôi Chùa ngát hương Ðại Ðức , những tấm lòng Phật tử thắp sáng đuốc từ bi . Tiếng chuông Chùa , lời thuyết pháp , như nguồn suối mát cuồn cuộn trong máu tim tôi .


Năm năm ngồi diện bích , năm mùa Phục Sinh và năm mùa Quốc Hận . Tôi muốn nói lời trào tuôn máu lệ . Tôi yêu kính , tôn vinh ngàn đời trái tim Phật tử , trái tim của sự phục sinh , trái tim khổ nạn cùng Thiên Chúa .


Người Phật tử thường có lời chúc nhau “ Thân tâm an lạc “ . Nhưng ba mươi mốt năm Quốc nạn , trái tim Phật tử chưa một ngày yên .


Ba mươi mốt năm , cuộc tàn sát tâm linh khốc liệt , nhưng trong áp bức nhọc nhằn đàn con Lạc Việt , tìm đến nhau xóa đi dị biệt bất đồng làn ranh Tôn giáo để có tiếng kêu


“ Tự Do Tôn Giáo hay là Chết ! “


Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý , một Mục tử nhân lành đã sống trong tim của vạn triệu Phật tử , đồng bào .


Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ , Tăng Thống Thích Huyền Quang là bậc đại trí , đại nhân , là ánh đuốc soi đường cho Dân Tộc , cho Anh , cho Tôi , cho ý nghĩa của cuộc đời . Ðức tin quyết tâm và lòng đoàn kết sẽ tê liệt nòng súng bạo tàn .


Ba mươi mốt năm Quốc Hận , ba mươi mốt Tháng Tư Ðen , ngày tang thương của Ðất Nước , xin hãy cùng nhau đốt nén hương lòng :


Lạy Chúa Chí Thánh , lạy Phật Từ Bi .


Xin thương xót Dân Tộc Việt Nam . Xin hãy dùng quyền năng của các Ðấng lau khô dòng máu lệ đang ràn rụa chảy trên dãy Sơn Hà , con cháu Hùng Vương .


Và xin trừng trị bọn tham tàn , vô thần Cộng Sản để nhân loại không còn bị áp bức , khổ đau . Ðể Phục Sinh được đến với muôn loài .


Mùa Phục Sinh và Quốc Hận 2006
Nam Mô A Di Ðà Phật
Nguyễn thị Ngọc Hạnh
Người nữ tù mang số 96817 - 011



(Cánh Thép)

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu_de vào ngày 02. May 2006 , 19:02
Nam Dương tái lập bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Galang



Dân Việt: Trong chuyến “Về bến Tự do Bidong - Galang” lần thứ ba do Văn khố Thuyền nhân Việt Nam tổ chức, 20 thành viên trong đoàn (18 từ Úc, 1 từ Hòa Lan và 1 từ Đức) đã chứng kiến sự “khánh thành lại” tấm bia tưởng niệm và tri ân trên đảo Galang hôm thứ Hai 18.4 vừa qua.

Sự kiện bia tưởng niệm thuyền nhân ở hai hòn đảo Bidong (Mã Lai) và Galang (Nam Dương) bị phá hủy dưới áp lực của nhà cầm quyền CSVN hồi năm ngoái đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Sau nhiều cuộc vận động bằng hình thức ngoại giao và thỉnh nguyện thư, chính phủ Nam Dương (qua cơ quan BIDA, nơi trách nhiệm quản trị và phát triển quần đảo Batam trong đó có Galang) đã tái tạo bia tưởng niệm cũ.
Tuy nhiên, vì những tế nhị ngoại giao trong mối quan hệ với Hà Nội, tấm bia mới chỉ mang hình ảnh và dòng chữ ghi nhận sự hiện diện của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trên hòn đảo này trong những thập niên 1970-80. Dù không giữ nguyên văn nội dung cũ (về sự tưởng niệm các thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do và tri ân các quốc gia tạm cư) nhưng tấm bia mới là một cử chỉ thiện chí và có ý nghĩa của chính quyền Nam Dương. Hình ảnh trên tấm bia mới (một chiếc thuyền đang lướt sóng được dẫn đầu bởi một ngọn đuốc biểu tượng cho sự quyết tâm tìm tự do) là huy hiệu từng được sử dụng bởi các Ban đại diện trại tỵ nạn Galang trong suốt hai thập niên.

Ông Trần Đông, Giám đốc VKTNVN và là trưởng đoàn của chuyến đi, cho biết các đại diện trong phái đoàn đã tiếp xúc với các giới chức thẩm quyền địa phương và đã được sự cam kết hợp tác của họ trong những dự án sắp tới, điển hình là công trình trùng tu và bảo trì nghĩa trang Galang, nơi 503 thuyền nhân VN vĩnh viễn nằm lại trên hòn đảo được công nhận là di sản quốc gia của Nam Dương này. Phái đoàn sẽ tiếp tục viếng thăm các trại tỵ nạn Bidong ở Mã Lai và Palawan ở Phi Luật Tân trong vài ngày tới. Ở Mã Lai, đoàn sẽ dự lễ khánh thành nghĩa trang Khu A, Terengganu, nơi cộng đồng người Việt ở Tây Úc bảo trợ xây dựng. Ở Phi Luật Tân, đoàn sẽ thăm viếng một số di tích và các gia đình còn kẹt lại trong trại Palawan.

nguồn Dân Việt

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu_de vào ngày 03. May 2006 , 06:21
Canada nhận thêm người tỵ nạn


Vào ngày 7-5, một nhóm gồm hai gia đình có bảy người Việt tỵ nạn vốn lâm vào tình trạng không quốc tịch ở Philippines 17 năm nay sẽ được sang định cư tại Canada theo diện đoàn tụ gia đình.
Những người nằm trong số gần 200 người tỵ nạn Việt Nam ở Philippines mà trong một thời gian dài đã không được nước nào chấp nhận.

Ông Nguyễn Tấn Lâm, 39 tuổi và là một trong bảy người đi Canada đợt này, cho biết ông đã sống ở Philippines 17 năm và có vợ là người bản xứ ở đây.

"Tôi có người anh ruột sống ở Canada. Chính sách trước đây họ không nhận những người có vợ Phi, nhưng nay rất may mắn là chính phủ Canada đồng ý nhận cả những người trong hoàn cảnh này."

"Nếu được sang Canada, việc gì tôi cũng sẽ làm được vì sống ở Philippines 17 năm rồi, rất khổ, không có giấy tờ hợp pháp, phải tự kiếm sống mỗi ngày. Nên bây giờ sang Canada, miễn là có việc làm, chứ việc gì tôi cũng sẽ làm được."

Hy vọng

Tổ chức SOS Việt Phi ở Canada là một trong những tổ chức đã nỗ lực vận động để chính phủ Canada chấp nhận cho hàng trăm người tỵ nạn từ Philippines được sang đoàn tụ gia đình tại Canada.

Bên cạnh tổ chức này cũng có sự tham gia của văn phòng luật sư Trịnh Hội cùng các tình nguyện viên từ Cộng đồng người Việt tự do Úc châu tại Philippines, như chị Nguyễn Thùy Dương.

"Vẫn còn 19 người nữa đang chờ đại sứ quán Canada chuyển hồ sơ của họ," chị Nguyễn Thùy Dương thổ lộ. "Ngoài ra còn khoảng 180 người còn đang ở lại Philippines."

Những người Việt ở Philippines được gọi là những người không quốc gia vì họ không được nhận quyền lợi gì ở đây - không được bỏ phiếu, đi làm chính thức hay đến trường.

Theo chị Thùy Dương, trong mấy năm qua, Hoa Kỳ đã nhận 1561 người Việt từ Philippines theo chương trình tái định cư.

Ngoài ra, Na Uy cũng nhận khoảng hơn 100 người và từ năm 2000, Úc đã nhận 230 người theo diện nhân đạo.

Đài BBC

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang My vào ngày 04. May 2006 , 18:39
Lễ Dựng Bia Đá Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ VNCH và  Đồng Minh Tại Hawaii  

http://www.saigonusanews.net/index.htm

http://www.saigonusanews.net/tincongdong/30Thang4_Hawaii/BiaDaHawaii_30Thang4_PhongSuHinhAnh.htm

http://www.saigonusanews.net/tincongdong/30Thang4_Hawaii/BiaDaHawaii_30Thang4.htm



Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by nguyen_toan vào ngày 04. May 2006 , 18:54
cám ơn  Đặng Mỹ  đã  cho  xem phóng sự bằng hình buổi lễ  khánh thành  Bia  tưởng niệm ở  Hawaii.,nhanh tay
hơn  Sư Phụ....... ::) ::) ::)

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu_de vào ngày 04. May 2006 , 19:39


http://www.soft-vision.com/bnl/index2.html

Xin tất cả quý bạn nhín chút thì giờ đọc bài viết ở link trên và click trên tab : Contact Congressman Moran ở đầu trang , để gởi đến Dân Biểu Moran lời thỉnh cầu cho Hạ Sĩ Lê Bình , một người VN đã hy sinh trên chiến trường Iraq được hoàn thành tâm nguyện .

Cám ơn

Xin đọc thêm về Hạ Sĩ Bình trong trang nầy:

báo Washington Post:
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/02/08/AR2006020802469.html







Tóm lược .
Bình Lê có cha mẹ ruột ở VN , cha lấy vợ kế .Cha mẹ trao quyền cho cha mẹ nuôi của Bình để được qua Mỹ .
Bình mới thường trú, đi TQLC tử trận được chấp nhận cho Quốc tịch Mỹ .
Người quốc tịch Mỹ được xin di dân cho cha mẹ nhưng bị bác vì cha mẹ ruốt đã trao quyền cho cha mẹ nuôi có giấy tờ hợp pháp .
Dân Biểu Moran đã đệ dự thảo luật cho Bình Lê xin cho mẹ ruột Bình Lê được di dân sang Mỹ nhờ con có công trạng nhưng mà dự luật dành cho một cá nhân thì gặp trở ngại .

Hiện nay Dân Biểu Moran vinh vào lý do tờ đơn cha mẹ ruột của Lê Bình ủy quyền cho cha mẹ nuôi anh ta chỉ là 1 tờ giấy viết tay nên không có tư cách pháp nhân .

Với số thỉnh nguyện thư càng nhiều thì hy vọng Quốc Hội sẽ Grant cho cha mẹ bình được hưởng quy chế đặc biệt . Chỉ còn có cách này thôi , vì INS đã denied đơn của cha mẹ anh ta rồi .

Thư mẫu:

------------------------------------
Dear Congressman Moran:

I am here to provide you with a letter of support for your bill thats pending on behalf of Corporal Binh N. Le's parents who are asking to be allowed to remain in The United States of America. If they were illegal alliens I asume there would be no problem, in fact you probably wouldn't need to sponsor a bill. Where they are asking to enter legally the INS has decided, despite a rule in place that should allow they remain, to deny their application on an unjust and what appears to be manufactured technicality. Wherefore, we voice our opinion and desire that Congress intercede on their behalf forthwith and not withstanding make Corporal Le's dream a reality. This is not a lot to ask on behalf of a man who laid down his Life for our nation.

Thank you for your willingness to sponsor a bill,

Respectfully yours,
-----------------------------------
Copy thư mẫu vào trang nầy:
http://www.soft-vision.com/bnl/contact_moran.html

.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu_de vào ngày 09. May 2006 , 02:01
Tin Tức : Vượt Thoát Chế Độ Cộng Sản , 17 năm sau 8 đồng bào Tị Nạn đã được đến bờ Tự Do.


 
Photograph by : Mark Van Manen, Vancouver Sun
(Hình anh Nguyễn Hải được gia đình đón tại Phi Trường Vancouver International Airport)


8 đồng bào VN từ Phi vừa được đoàn tụ với gia đình tại Vancouver vào ngày hôm nay , trong nhiều năm qua những người tị nạn sông ở Phi trong hoàn cảnh tuyệt vọng vì không có nước đệ tam nào nhận họ. 17 năm về trước, 200 người đã cùng nhau vượt thoát chế độ bạo tàn CSVN. Lúc đến Phi , những đồng bào nầy đã bị kẹt tại trại tị nạn Phi trong tình cảnh tuyệt vọng.

Nhưng dầu sao cũng đở hơn là sống với CSVN. Gia Đình & thân quyến và Cộng đồng NVHN từ Canada và trên thế giới cũng đã gửi nhiều tình thương tới trại tị nạn Phi để giúp đở các đồng bào ruột thịt trong nhiều năm nay.

Với ánh mắt rưng rưng anh Nguyễn Lâm đã ôm chầm lấy người anh của mình là Nguyễn Diên và giới thiệu cho anh mình người em dâu người Phi tên là Teresa đang đẩy chiếc xe hành lý cùng với Kim Trang, cô con gái nhỏ mới vừa mới lên 3 . Anh Nguyễn Diên cho báo chí biết là gia đình của người em trai Nguyễn Lân đã sống chật vật ở trại tị nạn Phi và sự Tự Do cũng bị hạn chế.

Anh Nguyễn Hồng trong nụ cười sung sướng đang đứng chờ người em trai của mình là Nguyễn Lang , "không biết lâu như vậy hy vọng là em trai còn nhận ra mình !" . Năm 1992 anh Nguyễn Hồng đã đến được Canada và người em thì kẹt lại Phi vì lấy vợ người Phi. Anh Hồng đã liên lạc với Cộng Đồng NVHN tại Canada nhờ giúp đở cho em mình được đoàn tụ. Anh Hồng rất lo cho sự an toàn của em mình vì ở trại tị nạn Phi , họ không được đi làm việc hợp pháp , nên buộc phải sống bằng cách làm những công việc chui rẽ tiền.

Trường hợp ở Phi lâu nhất là anh Nguyễn Hải , lúc tới Phi anh là một thiếu niên 15 tuổi , hơn 30 năm trôi qua bây giờ đã là 46 tuổi mới được bước chân lên bờ Tự Do. Anh Hải cho biết là mỗi tháng làm việc cực nhọc chỉ lãnh được 50 đồng.

Đi một mình trên chuyến bay dài gân 15 tiếng , anh Nguyễn Hải hồi hộp nghĩ ngợi đến những thân nhân của mình đang chờ ở Phi Trường, lúc vừa ra khỏi khu vực Hải Quan thì gia đình anh đã ùa tới ôm chặc lấy anh. Người mẹ mừng mừng tủi tủi ôm lấy con mình, người anh ôm lấy đứa em sau bao năm xa cách , hai người em gái, chị gái bây giờ đã có chồng , tay bồng tay bế.

Hạnh nói trong sự xúc động "tôi mừng quá, chờ đợi anh tôi mà không thể ngủ được yên giấc" Hạnh đã đến trại Phi để thăm anh mình 2 năm về trước , nhưng lúc chia tay , nước mắt cứ tuôn rào ra mãi. Bây giờ anh Nguyễn Hải cũng như 7 người khác đã được đến bến bờ tự do với sự chào đón của gia đình và Cộng Đồng người Việt tại Canada trong rừng cờ Vàng ba sọc đỏ của tổ quốc yêu thương Việt Nam.

Đặng Vũ Chấn
Vietland Staff









Đón 3 Gia Đình Việt Tỵ Nạn Tới Canada Sau 17 Năm Ở Phi

VANCOUVER, Canada , 08/05/06 - Sáng hôm chủ nhật 7-5-2006, đông đảo người Việt vùng Greater Vancouver đã đến sân bay quốc tế Vancouver lúc 11 giờ sáng để tiếp đón 8 thành viên người Việt tại Philippines đoàn tụ với gia đình sau 17 năm bị kẹt tại Phi. Theo thông báo của sân bay Vancouver, máy bay CX888 chở 8 người Việt tỵ nạn từ HongKong sẽ đến Vancouver lúc 11:00 AM, tức gần 1 giờ sớm hơn so với trước là 11:50.

Trong buổi tiếp đón này, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của các đại diện chính phủ Canada:

- Dân biểu Nina Greewal, đại diện cho bộ trưởng bộ công dân và di trú liên bang Canada, Ngài Monte Solberg.

- Dân biểu Sukh Dhaliwal, đại diện cho cựu bộ trưởng bộ công dân và di trú liên bang Canada, ngài Joe Volpe.

- Hai dân biểu khác của British Columbia là ông Peter Julian và ông Bill Siksay.

Các đại biểu này đã nhẫn nại chờ đợi trên 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, vì thủ tục di trú cho 8 người tỵ nạn quá lâu, (hơn 5 giờ đồng hồ) và vì công vụ cho nên các vị này chỉ gởi lại một số quà lưu niệm cho đồng bào tỵ nạn và những lời chào đầy tình nhân ái.

Các hãng thông tấn lớn tại địa phương, gồm có CTV, CBC, CBC Radio, CBC Radio French-Montreal, M Channel TV, Vancouver Sun Newspaper, Vancouver 24 Hours, Viet Weekly… đã có mặt và chờ đợi trên 5 giờ đồng hồ để lấy tin tức và phỏng vấn các gia đình tỵ nạn.

Tin người tỵ nạn không quốc gia từ Phi Luât Tân đến Canada sau 17 năm chờ đợi đã được loan báo từ CBC National, CBC Worldnew Report (từ 6 giờ sáng hôm Thứ Hai):

http://www.cbc.ca/story/canada/national/2006/05/08/family-reunion.html,


http://www.canada.com/globaltv/bc/news/story.html?id=5d30a7e0-a3f2-4b8a-bb04-31d71b7c84c5&k=57327&page=1
http://www.canada.com/edmontonjournal/news/story.html?id=0d137ab8-c5fb-4500-87ff-4dffb9b14053

Ban tiếp đón người Việt tỵ nạn tại vùng Greater Vancouver đã tổ chức cuộc họp báo tại chỗ dưới sự điều khiển của anh Max Võ, một trong những sáng lập viên của hội thiện nguyện SOSViệt Phi, đã từ Toronto bay về Vancouver ngày hôm qua.

Mở đầu cuộc họp báo, Max Võ trình bày một cách tóm lượt công cuộc vận động với các chính phủ Mỹ, Na Uy, Anh, Úc và Canada để nhận người Việt tỵ nạn tại Phi. Kết quả là hôm nay 3 gia đình người Việt tỵ nạn đầu tiên được đoàn tụ với gia đình tại Canada. Theo anh, đây là sự kết thúc của một hành trình 17 năm dài gian khổ của 3 gia đình này, tuy nhiên đó mới chỉ là bước khởi đầu cho những công cuộc vận động mới cho 148 người còn đang bị kẹt tại Phi.

Tiếp theo, anh Phiên Nguyễn, phát ngôn nhân của Ban Tổ Chức đã mời các vị lãnh đạo của cộng đồng tại vùng Greater Vancouver phát biểu cảm tưởng.

Đại diện hội Từ Thiện chùa Hoa Nghiêm, Đại Đức Thích Nguyên Thảo đã gởi lời chào mừng đến 3 gia đình. Thầy không quên gởi lời đến chính phủ Canada qua các cơ quan thông tấn rằng hiện 148 người Việt “vô quốc gia” đang còn kẹt tại Phi từ hơn 17 năm nay, và mong ước chính phủ Canada mở rộng thêm vòng tay để cho phép số người còn lại được nhập cư vào Canada theo diện nhân đạo.

Tiếp lời Đại Đức Thích Nguyên Thảo, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, chủ tịch cộng đồng Việt Nam vùng Greater Vancouver ngỏ lời chào mừng 3 gia đình người Việt tỵ nạn mới đến. Chị chân thành cảm ơn chính phủ và dân Canada đã nới rộng chính sách cho 3 gia đình hôm nay được đoàn tụ. Và cũng thông qua các hảng thông tấn, chị đã tha thiết kêu gọi chính phủ Canada mở rộng hơn nữa chính sách nhận thêm bà con còn kẹt tại Phi.

Sau cùng anh Steven Lê Phước, đại diện Cộng Đồng Thống Nhất Việt Nam cũng đã gởi lời chào mừng đến 3 gia đình nói trên và cám ơn đất nước Canada.

Các hàng thông tấn đã phỏng vấn từng gia đình và thân nhân của họ tại Vancouver.

Mặc dù phải chờ đợi hơn 5 giờ đồng hồ tại phi trường nhưng khi thấy sự xuất hiện của 3 gia đình, tất cả bà con đã quên đi những nổi mệt nhọc và mọi người đã hân hoan chào mừng những người tỵ nạn.

Chấm dứt buổi họp báo, Đại Đức Thích Nguyên Thảo đã mời tất cả bà con về tại chùa Hoa Nghiêm tại số 8708 Royal Oak, Burnaby để họp mặt và dùng cơm chay thân mật với chùa.

(Can Vo/Phien Nguyen)





Nghe bản tin ở đây
Heather Travis
Vancouver Sun

http://www.voiceprintcanada.com/audio/56845.mp3

.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by da huong vào ngày 09. May 2006 , 03:45


Cám ơn Dê cóc chủ đã đăng tin này. Hôm đó OX của nhỏ này cùng OX của Dzàng và một số chiến hữu của Gia đình Cựu Quân Nhân cũng có ra phi trường đón. ( tiếc là bài tường thuật không ai nhắc đến ). Thời gian chờ đợi rất lâu. OX lại we^n không mang theo máy chụp hình nên đang tức muốn chết nè , không có hình để phe phan. >:( >:( >:(




Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang My vào ngày 09. May 2006 , 11:21

da huong wrote on 09. May 2006 , 03:45:
Cám ơn Dê cóc chủ đã đăng tin này. Hôm đó OX của nhỏ này cùng OX của Dzàng và một số chiến hữu của Gia đình Cựu Quân Nhân cũng có ra phi trường đón. ( tiếc là bài tường thuật không ai nhắc đến ). Thời gian chờ đợi rất lâu. OX lại we^n không mang theo máy chụp hình nên đang tức muốn chết nè , không có hình để phe phan. >:( >:( >:(


Tím à,  vô coi trong album này nè
http://www.webaphoto.com/pictures_view.exe?albumid=106030&pin=77641593134862097148761991538276700920214057820459






Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by khieulong vào ngày 10. May 2006 , 09:17
Trận Chiến Cờ Vàng Tại UTA Hoàn Toàn Thắng Lợi



Tra^n tro.ng ba'o tin mu+`ng dde^'n qu'i co^.ng ddo^`ng ngu+o+`i Vie^.t ti. na.n tre^n the^' gio+'i .

Tru+o+`ng dda.i ho.c UTA dda~ tho^ng ba'o co^.ng ddo^`ng Dallas va` Fort Worth cho bie^'t co+` VC ta.i UTA dda~ bi, ha. xuo^'ng sa'ng ho^m nay 10-5-2006 lu'c 10:00 AM. Tra^.n chie^'n ha. co+` VC ta.i UTA hoa`n toa`n dda~ tha('ng lo+.i.

Cao Cha'nh Cu+o+ng





Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang My vào ngày 10. May 2006 , 10:27

khieulong wrote on 10. May 2006 , 09:17:
Trận Chiến Cờ Vàng Tại UTA Hoàn Toàn Thắng Lợi



Tra^n tro.ng ba'o tin mu+`ng dde^'n qu'i co^.ng ddo^`ng ngu+o+`i Vie^.t ti. na.n tre^n the^' gio+'i .

Tru+o+`ng dda.i ho.c UTA dda~ tho^ng ba'o co^.ng ddo^`ng Dallas va` Fort Worth cho bie^'t co+` VC ta.i UTA dda~ bi, ha. xuo^'ng sa'ng ho^m nay 10-5-2006 lu'c 10:00 AM. Tra^.n chie^'n ha. co+` VC ta.i UTA hoa`n toa`n dda~ tha('ng lo+.i.

Cao Cha'nh Cu+o+ng





Cám ơn anh Long báo tin vui  ;)
Phải thế chứ !!!  ;)

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 27. Jul 2006 , 08:00
Tòa án Nam Hàn trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Chánh
2006.07.27
Nghe bản tin 9 giờ tối 27-7


Ông Nguyễn Hữu Chánh, 57 tuổi, và vợ, bà Nancy Bui, tại văn phòng luật sư của ông tại Seoul hôm 27-7-2006. AFP PHOTO

Hôm nay toà án Nam Hàn đã ra phán quyết trả tự do lập tức cho ông Nguyễn Hữu Chánh, ngược lại với yêu cầu của Hà Nội xin dẫn độ ông về Việt Nam xét xử.

Toà Thượng Thẩm Seoul bác bỏ đề nghị của chính phủ Việt Nam về việc trao ông Chánh cho nhà cầm quyền Hà Nội, viện lý do ông này là người tị nạn chính trị.

Nhân vật chống đối chế độ chính trị tại Việt Nam này đã được trả tự do và gặp gỡ người thân ngay sau phán quyết của toà án Nam Hàn.

Là người đứng đầu tổ chức chống chính quyền Việt Nam mang tên Chính phủ Việt Nam Tự do, ông Nguyễn Hữu Chánh bị cảnh sát Nam Hàn bắt giữ hồi tháng 4 vừa qua, theo yêu cầu của Hà Nội.

Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông Chánh là chủ mưu vụ nổ bom Toà đại sứ Việt Nam ở Bangkok vào năm 2001, cùng với một số hành vi phá hoại ở Việt Nam trong các năm 1999 và 2000.

Ông Nguyễn Hữu Chánh nói rằng ông chỉ đến Nam Hàn để thực hiện các vận động về nhân quyền nhằm chống việc buôn người qua biên giới.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 06. Sep 2006 , 11:03
VN tụt hạng về môi trường kinh doanh
 

Việt Nam thu hút đầu tư, nhưng còn có thể làm tốt hơn

Việt Nam tụt sáu bậc so với năm ngoái trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh tại 175 quốc gia.
Năm nay Việt Nam xếp thứ 104, so với 98 của năm ngoái.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực như
Philippines (126),
Indonesia (135),
Campuchia (143) và
Lào (159).

Singapore đứng đầu

Singapore, trung tâm toàn cầu về sản xuất, trung tâm tài chính trong vùng, và đi đầu trong việc ký kết các hiệp định tự do mậu dịch, năm nay đã vượt qua New Zealand.


Xếp hạng 23 nước châu Á

Việt Nam, hạng 17

Singapore, 1
Hồng Kông, 2
Thái Lan, 3
Malaysia, 4
Fiji, 5
Samoa, 6
Mông Cổ, 7
Đài Loan, 8


Hồng Kông nằm trong 10 vị trí đầu bảng, sau Hoa Kỳ ở hạng ba và Canada hạng tư.

Australia xếp hạng tám, lên một hạng so với năm ngoái. Nhật bản xếp hạng 11 trong khi Nam hàn đứng thứ 23.

World Bank đánh giá luật lệ kinh doanh các nhà đầu tư gặp phải khi vào đầu tư tại một nước theo 10 tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp cho đến những đảm bảo có thể có được.

Ngân hàng cũng xem xét tín dụng, thuế, trao đổi mậu dịch xuyên quốc gia cũng như việc thực thi các hợp đồng và đóng cửa một doanh nghiệp.

Tại Singapore chỉ cần qua 6 thủ tục và 6 ngày để thành lập một doanh nghiệp, trong khi tại Indonesia phải mất 97 ngày và qua 12 bước.

Trong vùng Đông Nam Á, Thái Lan xếp hạng 18, Malaysia hạng 25. Việt Nam đứng thứ 104/175, tụt sáu hạng so với năm ngoái.

Nhưng World Bank đánh giá Việt Nam hơn Philippines (126), Indonesia (135), Campuchia (143) và Lào (159).

Trung Quốc xếp hạng 93 nhưng đó là một sự tiến bộ đáng kể từ vị trí 108 trong năm ngoái, và ược đánh giá là một trong 10 nước có nhiều cải tổ nhất để giản đơn hóa thủ tục kinh doanh.

Nền kinh tế đang lớn mạnh khác ở Á châu là Ấn Độ xếp hạng 134, lên bốn bậc, nhưng sau Pakistan (74), Bangladesh (88) và Sri Lanka (89).

Trung Quốc hơn Ấn độ về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thuê mượn người, đăng ký địa ốc, thực thi hợp đồng, mua bán qua lại và đóng cửa doanh nghiệp.

Nhưng thủ tục mở doanh nghiệp ở Ấn Độ đơn giản hơn, xin tín dụng, thuế khóa, và biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn so với ở Trung Quốc.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by MaiDao vào ngày 06. Sep 2006 , 20:14
Thai court rules to extradite Vietnamese anti-communist dissident.

BANGKOK, Thailand, Sept. 6 — A Thai court decided Thursday to extradite a high-profile Vietnamese dissident to face charges of violating airspace for a stunt that involved hijacking a plane and dropping 50,000 anti-communist leaflets over Ho Chi Minh City.  

Continue:

http://famulus.msnbc.com/famulusintl/ap09-06-220024.asp?reg=pacrim&vts=9620062248

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 09. Oct 2006 , 11:52
Một Số Ðũa Gỗ Nhập Từ Trung Quốc Mang Mầm Bệnh Ung Thư

OTTAWA, Canada (KL) – Các bạn hãy thử những đôi đũa có sẵn như sau:
Ðôi đũa có sẵn ngâm vào nước đang sôi khoảng từ 3 tới 5 phút.
Một chất mầu trắng sẽ hiện ra trước mắt và tan ngay vào trong nước đang sôi.
Chính đôi đũa này đã tiết ra một hóa chất thuộc loại thuốc tẩy trắng.
Trong cuộc vận động giữ gìn sức khoẻ được lành mạnh mới đây tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung quốc.
Giáo sư này đã giải thích, qui trình sản xuất tại Trung quốc ngay trước khi những đôi đũa được sản xuất, tất cả các nguyên liệu làm đũa đã mang sẵn mầm bịnh trong trạng thái đang phát triển.
Nguyên vật liệu như gỗ của Trung quốc bao phủ nhiều mầu của các loại nấm độc sau khi cây được đốn và chờ để mang ra khỏi rừng.
Chính vì thế các hãng sản xuất tại Trung quốc đã làm chuyện kinh khủng như ngâm gỗ vào các thùng rất lớn chứa hoá chất rất độc hại với mục đích để làm cho gỗ đỡ bị mục.
Sau khi ngâm gỗ làm đũa trong vài ngày, các hãng này còn rửa nguyên liệu gỗ bằng các hoá chất độc hại như thuốc tẩy.
Hoá chất độc hại này đã để lại một lượng lớn gấp hơn cả ngàn lần theo như tiêu chuẩn quốc tế cho phép.
Bạn hãy đoán thử cái gì sẽ xẩy ra?
Chính những hoá chất này vốn đã không tốt cho cơ thể lành mạnh của bạn, chúng là những chất dễ sinh ra bịnh ung thư.
Cách đây 5 năm giáo sư Jackson Mathis đã có dịp tham quan các hãng sản xuất đũa tại Trung quốc.
Giáo sư đã khủng khiếp và từ ngày đó, giáo sư không còn dùng các đôi đũa do Trung quốc sản xuất trong các bữa ăn.
Mỗi lần đi các nhà hàng Trung quốc tại Singapore . giáo sư đều không quên mang theo đôi đũa riêng của giáo sư.


Giáo sư cho biết: "Nếu bạn đã từng dùng những đội đũa này và vẫn tiếp tục dùng chúng. Bạn hãy tạm dừng lại để suy nghĩ. Tại sao bệnh ung thư phát tán nhanh như ngày nay trên khắp thế giới cho bất cứ tầng lớp nào?
Sau một phút suy ngẫm về những đôi đũa được sản xuất tại Trung quốc. Câu trả lời: Chính những đôi đũa này đang phát tán bịnh ung thư, có thể bạn đang mang mầm bịnh này mà bạn không biết."

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dau Do vào ngày 13. Oct 2006 , 04:27
Vấn Đề Xã Hội hôm nay: Nạn tàn sát trong trường học ở Hoa Kỳ và nỗi lo của phụ huynh



Hồng Quang theo MSNBC, Oct 08, 2006


Cali Today News- Một loạt tàn sát học sinh vô tội trên nhiều tiểu bang Hoa Kỳ làm rúng động nhiều người, đặc biệt là phụ huynh học sinh.

Nhưng thành phần lên tiếng bày tỏ lo lắng trước tiên chính là các em học sinh, còn một thày giáo thì nói: “Tôi không thấy an toàn ở trường học. Tôi là thày giáo, vậy mà bây giờ thật tình mỗi ngày bước vào lớp dạy học đã trở nên khó khăn hơn. Mọi chuyện đã không còn bình thường như trước.”

Jasper Lynn, học sinh cư dân Arcadia của Cali, viết: “Các vụ bắn như thế này thực là ký quái, 3 vụ trong một tuần, chuyện gì đang xảy ra cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vậy? Tôi đã từng sợ quá trời khi trường báo động là có ai đó vào trường có súng và cho đóng cửa.”

Đúng là mối hăm dọa là “rất lớn lao, vì bây giờ đến lượt những tên lạ mặt người lớn cũng có thể vào trường gây chết chóc”. Một sinh viên tên là Amanda Wllingham ở Michigan, viết: “Có khi một tên ngọt ngào nhất, bề ngoài hiền hậu nhất, ít nói nhất lại là thủ phạm. Tôi thấy mình hết an toàn rồi. Nếu chuyện bắn giết xảy ra ở trường tiểu học hay trung học thì tại sao nó không xảy ra ở đại học?”

Có một số cha mẹ lo lắng đến độ họ muốn để con ở nhà và tự họ dạy con học (home school): “Chính phủ có thể làm cho các phi trường an toàn hơn thì họ phải biết làm sao cho trường học an toàn hơn chứ, cứ đà này chắc là tôi phải để con cái ở nhà hết quá!”Amy Kapcsos ở Pennsylvania viết như thế.

Một bậc cha mẹ, có lẽ là di dân người Đức, viết: “Chúng tôi đã sẵn sàng trở lại Châu Âu. Nước nào cũng không an toàn, nhưng ít ra ở Châu Âu, người ta đâu được mua súng dễ dàng như ở Hoa Kỳ. Bao giờ các tiểu bang mới ra lệnh giới hạn súng ống đây?”

Để giúp nhiều bậc phụ huynh đang phải đối phó với những câu hỏi chắc chắn sẽ có (ai làm chuyện kỳ khôi vậy mẹ, tại sao vậy mẹ? ở trường con có chuyện này hông mẹ?), hiệp hội National Mental Health Association có đề nghị những giải pháp sau đây:

1/ Khuyến khích con cái nói ra các lo lắng và gìảii bày cảm nghĩ: có nhiều trẻ ngại ngùng khi bàn về các chuyện này, bạn có thể hỏi con để mở đâu như : “Con có thấy an toàn khi ở trường không?”. Cẩn thận nếu con bạn còn nhỏ, có thể nó sẽ không hiểu từ ngữ “bạo động” là cái gì, bạn cần “nói chuyện theo tần số của con”

2/ Cần nói thật những gì bạn cảm thấy về bạo động trong trường: điều quan trọng là con cái sẽ thấy chúng còn có bố mẹ bên cạnh, chứ không phải cảm thấy sợï hãi một mình.

3/ Đừng tìm cách lẫn tránh, làm thậm xưng hay hạ bớt nỗi lo của con cái: bạn cần cho con biết bạo dộng trong trường là chuyện rất hiếm hoi trong trường học. Cần nhấn mạnh là học đường là nơi an toàn.

4/ Khuyến khích con báo lại những chuyện bất bình thường: bất cứ khi nào nó thấy có ăn hiếp, hăm dọa hay có nói chuyện về tự sát là phải đi báo lại cho thầy cô hay giám thị. Cần cho con biết sự quan trọng của quan sát và suy gẫm trong các trường hợp đó để tự rút ra các bài học kinh nghiệm.

5/ Giải thích cho con hiểu thấu đáo các luật lệ và biện pháp an toàn trong nhà trường; như một số cửa phải dóng trong lúc các lớp dang học, dấu hiệu tiếp khách hay không của văn phòng hiệu trưởng vv… Cần dạy con phải tuyệt đối vâng theo luật an ninh của trường.

6/ Dạy con cảnh giác: thí dụ như loại người lớn nào nó có thể nói chuyện (thư ký, giám thị, thầy giáo, nhân viên..) nếu nó đang bị ai hăm dọa. Nếu có chuyện gì thì làm sao con cái liên lạc với cha mẹ. Nếu nó thấy bị hăm dọa thì nó có quyền dùng cell phone gọi cho bạn bất cứ lúc nào.

7/ Nếu cần nên liên lạc với trường: nếu bạn thấy con mình có thái độ hay phản ứng kỳ lạ mà bạn không hiểu lý do, bạn nên tiếp xúc với chuyên viên tâm lý của trường hay dẫn con đến một bác sĩ tâm lý chuyên ngành.

Hồng Quang theo MSNBC


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 29. Oct 2006 , 16:01
Hình ảnh của cuộc biểu tình chống văn hóa vận CS "Mơ Về Châu Á" tại Sydney 28.10.06

(xin mời bấm vào http://diendantudodanchu.cjb.net/ )



Anh Lê Minh đang chuyển âm thanh & hình ảnh về Paltalk


Năm nay, để tiếp tục công việc tuyên truyền thực hiện nghị quyết 36, CSVN đã bỏ ra một ngân khoản lớn để đưa một đoàn văn công sang Úc Châu biểu diễn một chương trình văn hóa vận, đội lốt dưới một cái tên mỹ miều gọi là "Mơ Về Châu Á", hầu xâm nhập vào để lũng đoạn các sinh hoạt của Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu.

Chuyến lưu diễn kỳ này gồm có 2 buổi biểu diễn ở Sydney và Melbourne, thủ phủ của 2 tiểu bang nơi có đông đảo đồng bào tị nạn sinh sống. Riêng buổi biểu diễn tại Sydney, CSVN đã rút kinh nghiệm của chuyến lưu diễn "Duyên Dáng Việt Nam" năm 2005, nên chúng đã tổ chức tại Seymour Theatre, một nhà hát nằm trong khuôn viên Trường Ðại Học Sydney, nằm ở góc đường City Rd & Cleveland St, thuộc khu phố Chippendale, nơi có địa thế rất khó khăn để tổ chức biểu tình, nhưng không vì thế mà làm nhụt chí của đồng hương ta ở Sydney.

Chiều Thứ Bảy 28/10/06, trước 6 giờ chiều đã có hàng trăm bà con đồng hương tụ tập ở địa điểm trong công viên đối diện Seymour Theatre. Ðến giờ trình diễn của đoàn văn công VC thì số đồng hương tham gia biểu tình đã lên đến khoảng 2 ngàn người, và số người vào Seymour Theatre để xem thì chỉ khoảng có 60 khán giả.

Trong buổi biểu tình này, có một chuyện rất "vẹm" đã xảy ra, là có vài cá nhân thuộc thành phần đi coi văn công VC trình diễn, được bà con ta nhận diện là thành phần du học sinh con ông cháu cha từ VN, đã có hành động rất vô văn hóa là xịt nước mắm vào đoàn người biểu tình (!)

Riêng Diễn Ðàn Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam cũng đã có mặt tại buổi biểu tình để đưa âm thanh về mạng Paltalk và Yahoo.

Lê Minh ghi nhanh.

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by phu an vào ngày 07. Nov 2006 , 21:38
Tin mới về Lý Tống




TiỂu Bang Florida

VĂN PHÒNG THỐNG ĐỐC

THE CAPITOL
TALLAHASSEE, FLORIDA 32399-0001

------------------------------------
www.flgov.com
850-488-7146
850-487-0801 fax


               

Ngày 25 tháng 10 năm 2006

Kính gửi bà Condoleezza Rice
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street NW
Washington, DC 20520  

Thưa bà Ngoại Trưởng Rice:

Tôi viết thư này vì quyền lợi của ông Lý Tống, một công dân Hoa Kỳ.  Ông Tống hiện đang chờ đợi trong một vụ kháng cáo quyết định của Thái Lan dẫn độ ông ấy qua Việt Nam vì xâm phạm không phận Việt Nam và rải truyền đơn chống Cộng xuống Sài Gòn.

Mặc dù can thiệp vào các quan hệ dẫn độ của các nước khác không phải là chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi vẫn xin Quý Bộ tích cực chủ động bảo đảm cho cả hai chính phủ Thái Lan và Việt Nam đối xử với ông Tống một cách công bình và nhân đạo.  Tôi quan ngại về việc một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố rằng ông Tống phạm tội “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia và an ninh quốc gia” và sẽ bị “nghiêm trị”.  Tôi hy vọng rằng chính phủ Hoa Kỳ thi hành những gì có thể được để bảo vệ một công dân Hoa Kỳ, rằng vụ án này có thể là một gương mẫu về công lý, rằng tính mạng của ông này được quý trọng, chứ không phải bị hy sinh cho lợi lộc chính trị hay ngoại giao.

Xin cám ơn bà trong việc cứu xét thỉnh cầu này cũng như trong sự tận tâm tiếp tục lo cho các công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Trân trọng kính chào bà,

Ký tên: Jeb Bush

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 09. Nov 2006 , 12:06
Tường trình lễ trao giải RAFTO cho Hòa thượng Thích Quảng Độ
2006.11.06
Ỷ Lan, đặc phái viên đài RFA

Sau phần văn nghệ dẫn nhập chuyển sang phần trao giải. Ông Arne Lynngard, Chủ tịch Sáng hội Rafto lên sân khấu đọc bài diễn văn tán thán Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đặt biệt năm 2006, là năm kỷ niệm lần thứ 20 Giải Rafto.


Photo courtesy The Rafto Foundation

Ông nói: "Nhân danh Sáng hội Rafto tôi ngỏ lời cảm tạ sự có mặt của chư liệt vị hôm nay để cùng tham dự tôn vinh Nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam lỗi lạc, Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng là người đoạt giải lần thứ 20 Giải Tưởng niệm Giáo sư Thorolf Rafto.

Thật đáng buồn là vào giờ này, Hòa thượng bị quản chế trong ngôi chùa của ngài ở Saigon. Nhà cầm quyền Việt Nam tố cáo Hòa thượng Thích Quảng Độ có những hoạt động thúc đẩy sự chia rẽ. Nhưng Hội đồng Sáng hội Rafto mạnh mẽ phản bác luận điệu này của Hà Nội".

Về hiện trạng Việt Nam, ông Arne Lynngard trình bày như sau: "Trên phương diện chính trị, nước Việt Nam ngày nay là Ba Lan và Tiệp Khắc vào những năm 1970, thời mà Công đoàn Đoàn Kết và phong trào Hiến chương 77 xuất hiện. Đó cũng là thời kỳ Giáo sư Thorolf Rafto vận động cho các nhà ly khai sau bức tường sắt.

Giống như nước Tiệp Khắc 30 năm trước, đa số người dân Việt sợ hãi khi phải nói lên ý kiến họ. Bộ máy công an đàn áp có mặt khắp nơi. Chỉ những ai thực sự dũng cảm mới dám cất lên tiếng nói. Đặc biệt khắt nghiệt cho giới người trẻ và những ai đang có gánh nặng gia đình.

Dân tộc Việt Nam sống trong sợ hãi từ 50 năm qua. Riêng cái chữ "Công an" đã làm cho nhân dân khiếp sợ. Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích rằng sợ hãi đã thành thiên tính thứ hai của người Việt. Đây là một trong những lý do chính khiến phong trào dân chủ tại Việt Nam phát triển chậm."

Vinh danh Hòa thượng Thích Quảng Độ

Ông đánh giá Hòa thượng Thích Quảng Độ là: "Một trong những người Việt Nam bảo vệ dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền lỗi lạc nhất (...) suốt ba mươi năm qua Hòa thượng dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam, và trở thành biểu tượng cho phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc (...)".

Ông Chủ tịch Sáng hội Rafto giải thích ý nghĩa việc trao giải cho Việt Nam hôm nay là: "Bằng cách tôn vinh Giải Rafto lần thứ 20 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, chúng tôi đánh giá cao những khó khăn cực kỳ rộng lớn mà các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang đối diện, với quyết tâm đấu tranh ôn hòa nhằm thay thế chế độ độc đảng Cộng sản bằng một thể chế dân chủ, một nhà nước đa đảng xây dựng trên pháp quyền và tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế."

Ông Arne Lynngard kết luận: "Ngày hôm nay đây tại thành phố Bergen, nhân dân Na Uy cùng với chư liệt vị quan khách nắm lấy tay những bằng hữu Việt Nam để cùng chia sẻ toàn thể viễn kiến dân chủ của Hòa thượng Thích Quảng Độ".

Sau đó ông mời ông Võ Văn Ái lên lãnh giải thay cho Hòa thượng Thích Quảng Độ qua lời giới thiệu: "Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đặc biệt ủy quyền cho ông Võ Văn Ái thay ngài lãnh Giải Rafto. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, là nhà hành động chính trị ưu tú, nhà báo, sử gia và thi sĩ sống lưu đày tại Paris. (...)".

Và đây là lời đáp từ cảm tạ của ông Võ Văn Ái: "Tôi cực kỳ xúc động đứng trước quý vị hôm nay để thay mặt Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh giải. Xin trân trọng tạ ơn Sáng hội Rafto đã vinh danh một Người Việt Nam Bảo vệ Nhân quyền với tặng thưởng sáng giá. "

Ông Ái đánh giá cao sự đóng góp của Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Việt Nam ngày nay: "Quý vị vừa vinh danh Hòa thượng Thích Quảng Độ như một "thế lực kết hợp", và là một biểu tượng cho phong trào dân chủ đang bùng lên tại Việt Nam. Nhưng đã từ lâu trước, suốt cuộc đời dài, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đem lại cho đồng bào Việt Nam sự tự do cao quý nhất: đó là Tự do thoát ly khỏi Sợ hãi."


Bức tường câm lặng tại Việt Nam

Phê bình thái độ tiêu cực của các quốc gia Tây phương trước vấn đề nhân quyền và dân chủ, ông Võ Văn Ái kêu gọi Tây phương áp dụng "Quyền Can thiệp":


Hòa thượng Thích Quảng Độ. Photo IBIB.

" Nhưng hôm nay đây, Sáng hội Rafto phá đổ bức tường lặng câm tại Việt Nam. Khẳng định và xác định Quyền, nếu không là Nghĩa vụ, của các quốc gia dân chủ hậu thuẫn những dân tộc bị tướt đoạt tự do và nhân quyền. Trong tinh thần nhân đạo, nghĩa vụ ấy gọi là "Quyền Can thiệp".

Với hy vọng "Thượng đỉnh APEC sắp tới sẽ lắng nghe bức Thông điệp do Sáng hội Rafto gửi tới, để hậu thuẫn cho tiến trình dân chủ hóa ôn hòa tại Việt Nam", ông Ái kết luận:

"Kịch tác gia Henrik Ibsen, mà năm nay nhân dân Na Uy kỷ niệm một trăm năm ngày mất, từng viết rằng: "Dễ biết bao cho ta ẩn náu trong lâu đài trên mây. Và cũng dễ biết bao để xây dựng những lâu đài như thế !".

Ngày 4 tháng 11 năm 2006 tại thành phố Bergen này, nhân dân Na Uy đã đưa lâu đài trên chín từng mây kia xuống xây trên mặt đất. Cho phép tôi làm mấy câu thơ tặng Henrik Ibsen và Sáng hội Rafto:

Hòa bình là một nụ hoa
nở giữa tình yêu và tiếng hát
Ôi cho tôi xin thêm muôn nghìn Đôi Mắt
để tôi khóc lớn Niềm Vui
và nhìn quanh
mong manh bông hoa nhỏ
chưa một lần ngưng nở đã thiên thu. "


Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dau Do vào ngày 16. Dec 2006 , 07:58
Tiểu bang Michigan công nhận cờ vàng



Dec 15, 2006

Tiểu bang Michigan vừa trở thành tiểu bang thứ 12 trên toàn nước Mỹ công nhận cờ vàng ba sọc đỏ, là biểu tượng cho chính nghĩa tự do, dân chủ và là biểu tượng của người Việt tỵ nạn định cư tại tiểu bang này.

Cộng đồng người Việt tại Michigan đã hân hoan loan báo tin trên sau khi Thống đốc tiểu bang đã thông qua nghị quyết cờ vàng, và một buổi lễ trao nghị quyết sẽ được tổ chức tại thủ phủ Lansing trong những ngày tới. Như vậy là Michigan theo sau Iowa là tiểu bang thứ 11, trong việc công nhận cờ vàng ba sọc đỏ, và tiếp tục tạo thêm thắng lợi cho cộng đồng người Việt cho dù tòa đại sứ CSVN đã tìm mọi cách để phản đối và cản trở những vận động này.

Vào tháng trước thành phố San Francisco là nơi được coi là thủ phủ của những kẻ phản chiến, và cũng là nơi đặt tòa tổng lãnh sự của Cộng sản Hà Nội cũng đã thông qua nghị quyết cờ vàng trong niềm vui mừng của người Việt tỵ nạn tại thành phố này.

Tiểu bang Michigan nằm ở vùng miền bắc Hoa Kỳ sát biên giới với Canada, nơi đây có khoảng hơn 30,000 người Việt cư ngụ rải rác tại các thành phố lớn, nhưng có sinh hoạt rất hữu hiệu về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Theo Calitoday

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 17. Jan 2007 , 16:41
Ông Võ Văn Ái phản bác Phúc trình của Hà Nội trước khóa họp LHQ lần thứ 37 của Ủy ban Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ

2007-01-16 | | UBBVQLNVN


NEW YORK, ngày 16.1.2007 - Khóa họp lần thứ 37 của Ủy ban Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) đang diễn ra tại trụ sở LHQ ở Nữu Ước. Hôm qua, thứ hai 15.1.2007, ông Võ Văn Ái nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, lên tiếng phản bác Phúc trình của Phái đoàn Hà Nội về tình trạng người phụ nữ tại Việt Nam. Hà Nội thú nhận do chênh lệch giàu nghèo cao và một số phụ nữ lâm nạn nghèo khó ở nông thôn nên còn tồn đọng một số vấn đề. Nhưng theo bản phúc trình của Hà Nội thì người phụ nữ Việt Nam thụ hưởng mọi thứ quyền trong xã hội kể cả quyền bình đẳng nam nữ.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết Công ước LHQ về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ năm 1982. Theo quy chế LHQ, mọi quốc gia thành vỉên phải phúc trình tình trạng phụ nữ tại nước mình mỗi 2 năm một lần kể từ khi gia nhập Công ước. Nhưng suốt 25 năm qua, lần này là lần phúc trình thứ 5 và 6 gọp chung trước Ủy ban. Sự kiện phúc trình không thường kỳ và trễ nãi, lại gọp chung hai kỳ một lần, cho thấy mối quan tâm của Hà Nội đối với thân phận người phụ nữ Việt Nam chẳng mấy nồng nàn nếu không nói buông trôi.

Kỳ họp này, ông Võ Văn Ái đệ trình Ủy ban bản Báo cáo phản bác dày 32 trang nói lên mối quan tâm trầm trọng về sự phân biệt đối xử người phụ nữ Việt cùng những xúc phạm Quyền phụ nữ. Trong lời phát biểu, ông Ái cho biết Hà Nội đã cố gắng ban hành nhiều chỉ thị và điều luật bảo vệ phụ nữ, nhưng trong thực tế, người phụ nữ không được hưởng các quyền ấy trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị : "Bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ gái, mại dâm, virus HIV gia tăng trong giới nữ, cùng các vi phạm quyền sinh nở là những vấn nạn trầm trọng. Nhưng nhà cầm quyền hoặc làm ngơ hoặc không trừng phạt thích đáng những kẻ xâm phạm. Khiến cho người phụ nữ không dám tố cáo, và tưởng rằng các tệ nạn ấy được nhà nước và xã hội chấp nhận, bao che".

Ông Ái cho rằng chính sách "Đổi mới" của Việt Nam chỉ nhắm gia tăng kinh tế, nhưng không cải tổ chính trị, mang lại hậu quả tiêu cực cho quyền phụ nữ. Người phụ nữ ngày nay phải đối đầu với đủ thứ bạo hành, bạo lực, bất công xã hội. Nhất là từ khi Nhà nước bãi bỏ trợ cấp y tế và học đường, người phụ nữ càng lâm cảnh khốn khó, bất lợi, đặc biệt ở nông thôn nơi 80% quần chúng sinh sống.

Dưới chính sách Đổi mới, nạn bán dâm được khai thác phổ biến, trầm trọng theo với sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng kỷ lục cùng nạn tham nhũng. Đồng lõa với đường dây bán dâm là các cán bộ đảng cao cấp, công an và quân đội, nên ít khi bị truy tố trước pháp luật. Theo thống kê của Nhà nước thì 70% đàn ông mua dâm thuộc giới đảng viên và viên chức nhà nước, và tiêu xài bằng qũy đen. Vì vậy mà Quốc hội phải ra Chỉ thị mang số 10/2003/PL-UBTVQH11 trừng phạt những viên chức nhà nước mua dâm phụ nữ hoặc lợi dụng chức vụ bao che nạn mại dâm. Thế nhưng, Chỉ thị này trao cho đảng và nhà nước xử phạt hành chính nội bộ, không mang tính hình sự, nên không thông qua tòa án. Ngay gia đình tội phạm cũng không được thông báo. Ông Ái tố cáo rằng thứ luật pháp như thế "hoàn toàn vô hiệu quả" và "chỉ nhắm bao che cho cán bộ đảng viên thay vì trừng phạt giới hủ hóa này".

Giới bán dâm, ma túy và phụ nữ bị nhiễm virus HIV được nhà nước xem như một "tệ nạn xã hội" bị chế độ bêu xấu, nên không có sách lược y tế quy mô, hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, chữa trị. Trước khi có những hội nghị quốc tế (như SEA Games năm 2003, Thượng đỉnh ASEM năm 2004 hay Thượng đỉnh APEC tháng 11.2006) Nhà cầm quyền tung chiến dịch làm sạch đường phố nên bắt giam gái mại dâm, trẻ em bụi đời vào các "Trung tâm Bảo trợ xã hội", là nơi không được luật pháp bảo vệ và điều kiện giam giữ tồi tệ.

Hàng trăm nghìn phụ nữ, được gọi là các "Cô dâu Việt", bị rao bán sang các nước Cam Bốt, Trung quốc, Đại Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Liên bang Nga, Tiệp, v.v... bị xem như cưỡng bức lao động trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Nhiều phụ nữ bị bán sang Trung quốc ở những vùng quê hẻo lánh, có khi nông dân nghèo ở đấy mua một phụ nữ "làm vợ" cho cả làng ! Ông Võ Văn Ái nói :[n] "Người phụ nữ Việt bị đối đãi như súc vật"[/b]. Ông cũng trích dẫn nhiều phóng sự trên báo nhà nước cho biết : "Những phụ nữ nào tìm cách bỏ trốn sẽ bị cắt gân tay, chân. Những người này sau đó bị chấn động về mặt tâm lý hay bị loạn trí".

Qua phát biểu cũng như trong bản Báo cáo phản chống Phúc trình của Phái đoàn Hà Nội, ông Ái đề cập nạn Dân Oan ngày càng phổ biến, bùng nổ, với sự kiện mỗi ngày hàng trăm phụ nữ đến khiếu kiện tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội. Họ là những phụ nữ bị cán bộ đảng, công viên chức cướp đoạt tài sản, đất đai, chịu đựng đủ thứ bất công và bất bình đẳng xã hội. Đối diện vườn hoa là cơ quan Tiếp dân, mà cũng là khu vực các quan chức đảng và nhà nước cư ngụ, nên giới phụ nữ mong được gặp cầu cứu giới quan to mặt lớn. Nhưng họ thường bị công an ngăn cản, đánh đập, có khi bắt bớ giam cầm. Thay vì giải quyết các nỗi oan trầm thống của dân đen, Nhà nước lại ban hành Nghị định số 38 vào tháng 3 năm 2005 cấm biểu tình trước các cơ sở công cộng. Ông Ái cho Ủy ban LHQ Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ biết là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nhận được hàng trăm đơn khiếu kiện của người phụ nữ cùng nhiều ảnh chụp thương tâm thuộc giới Dân Oan này để xin can thiệp đến LHQ.

Ông Võ Văn Ái nhận định : "Nhà cầm quyền Việt Nam đưa lý do nghèo khổ và chênh lệch giàu nghèo làm chướng ngại cho bình quyền nam nữ. Nhưng trong thực tế, chướng ngại duy nhất đến từ thể chế độc đảng và độc quyền của Việt Nam, với sự thiếu minh bạch và thiếu các tự do chính trị, cộng thêm sự kiểm soát toàn triệt của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nguyên nhân chính nẩy sinh tình trạng bất bình quyền nam nữ, bất bình đẳng xã hội cũng như những khủng hoảng khác trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, môi sinh, v.v...".

Kết luận, ông Ái kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam "cải tổ chính trị" và "tạo dựng một hoàn cảnh xã hội đa nguyên và đa đảng trong chính trị để cho người phụ nữ được quyền tham gia vào tiến trình phát triển trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, tri thức và chính trị"[i].
Ông cũng kêu gọi [i]"Nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm quyền tự do cho phụ nữ để họ được thiết lập các tổ chức phi chính phủ, các xã hội dân sự, phát hành báo tư nhân và công đoàn tự do. Những thiết chế ấy sẽ giúp cho việc bảo vệ và ngăn ngừa những hành xử phân biệt đối xử đồng thời cung ứng cơ cấu mới nhằm bảo vệ hữu hiện Quyền phụ nữ. Hiện nay giới Phụ nữ chỉ được quyền tham gia Liên hiệp Phụ nữ là hội phụ nữ duy nhất do Đảng Cộng sản điều hành và kiểm soát.

"Đặc biệt đề nghị Việt Nam chấp thuận ký kết trong khóa họp kỳ này Nghị định thư không bắt buộc kèm theo Công ước Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (Optional Protocol to the Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination againsnt Women) mà Ủy ban LHQ Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) không ngừng thúc đẩy Việt Nam tham gia để mọi người phụ nữ tại Việt Nam được toàn quyền tiếp cận các cơ cấu khiếu nại như LHQ".


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 18. Jan 2007 , 11:23
Triển Lãm Smithsonian: 30 Năm Định Cư Của Dân Việt  

TÂM VIỆT


Việt Báo Thứ Năm, 1/18/2007, 12:02:00 AM

Triển Lãm Smithsonian: 30 Năm Định Cư Của Dân Việt tại Washington, DC, ngày 17-I-2007.-  

Tuần này, đứng về mặt lịch-sử, triển lãm của hệ-thống bảo tàng Smithsonian mang tên “Exit Saigon, Enter Little Saigon” có thể xem là một biến-cố lớn trong lịch-sử của cộng-đồng người Mỹ gốc Việt.  

Đây là lần đầu tiên sự hiện diện của khoảng 1 triệu rưởi người Mỹ gốc Việt được hệ-thống bảo tàng lớn nhất của Hoa-kỳ (tức cũng của thế-giới) chính-thức công-nhận bằng một cuộc triển lãm mà có người đã dịch một cách lãng mạn thành “Lìa Xa Sài Gòn Yêu Dấu, Nhập Tiểu Sài Gòn Thân Thương.”

Tuy đây mới chỉ là bước đầu ghi lại lịch-sử định cư của người Việt trên đất Mỹ trong hơn 30 năm qua, qua một cuộc triển lãm chủ-yếu dựa trên hình ảnh, hình chụp cũng như video, truyền hình, song nó lại đặc-biệt ý nghĩa bởi bên cạnh các hình ảnh trưng dẫn cho bà con vào xem (từ nay cho đến hết mồng 1 tháng Tư 2007), từ những bước đầu bỡ ngỡ ở các trại tỵ nạn như Pendleton, California, đến sự thành-lập của các cộng-đồng vững mạnh trên toàn-quốc, cuộc triển lãm còn có một địa-chỉ trên mạng mang tên www.apa.si.edu/VietAm mà tất cả mọi người, nhất là các em, Mỹ cũng như Việt, đều có thể vào xem để nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành và những thành-tích vẻ vang của người Việt trên đất Mỹ trong hơn 30 năm qua.  Cuộc triển lãm được đặt dưới sự bảo trợ của Văn-phòng Người Mỹ gốc Á-châu Thái-bình-dương (APA Office) do Tiến-sĩ Franklin Odo làm giám-đốc, một sử-gia gốc Nhật, và người chịu trọng-trách chính cho việc thực-hiện cuộc triển lãm là Tiến-sĩ Phạm Hồng Vũ, tốt nghiệp VĐH Cornell và hiện dạy ở UCLA.

“Preview” dành cho báo-giới và quan-khách đặc-biệt
Tuy cuộc triển lãm đến thứ Bảy, 20/1, mới chính-thức cắt băng khánh thành (lúc 11 giờ ở S. Dillon Ripley Center) để mời công-chúng vào song ngày thứ Năm, 18/1, lúc 1g30 chiều sẽ có một chuyến “preview” (nghĩa là được coi trước) dành cho báo chí, truyền thanh và truyền hình, cũng như một số quan-khách chọn lọc.  Sở dĩ vậy là vì để kịp cho các báo lớn và truyền thanh, truyền hình chính-mạch có tài-liệu để trình chiếu cho công-chúng biết trước để đến xem.

Các báo chí, truyền thanh và truyền hình của người Việt cũng được đặc-biệt chiếu cố như trong bản tin báo chí do Smithsonian đưa ra cách đây chừng hai tuần.  Bản tin đó viết chính-xác như sau: “Sẽ có một buổi giới-thiệu dành riêng cho báo chí, truyền thông do TS. Phạm Hồng Vũ trình bầy vào ngày thứ Năm, 18 tháng 1, 2007, từ 1g30 đến 2g15 chiều.  Quý vị báo chí truyền thông muốn tham-gia cần gọi một trong hai số diện-thoại (202) 633-2827 nói chuyện với cô Gina Inocencio hoặc (202) 421-9488 nói chuyện với cô Nguyễn Thanh Thuý.”

Ngày khai trương dành cho cộng-đồng
Đến hôm 20 tháng 1, từ 11 giờ sáng đến 12 giờ trưa, cũng sẽ có một buổi thuyết-trình để mở đầu giới-thiệu triển lãm nơi phòng Discovery Theater của Trung-tâm S. Dillon Ripley (nằm giữa Freer Gallery và Sackler Gallery, trên đường Jefferson).  Buổi thuyết-trình này được mở cho công-chúng vào dự và hoàn-toàn miễn phí.
Trong phần khai mạc chúng ta sẽ được nghe Tiến-sĩ Franklin Odo chào mừng và trình bầy vì sao đã có triển lãm này.  Sau đó, Tiến-sĩ Phạm Hồng Vũ, người chủ-quản (“curator”) của triển lãm sẽ trình bầy về sự bố trí các hợp-phần nằm trong cuộc triển lãm, từ các trại tỵ nạn đến sự hình thành của các trung-tâm văn-hoá, giáo-dục, thương mại, tôn-giáo của người Việt rải rác trên một số tiểu-bang của nước Mỹ, xong đến những gương thành công trong cộng-đồng người Việt trên xứ mà nhiều người trong chúng ta giờ đây gọi là “quê hương thứ hai.”  

Tất cả nói lên một sự lạc-quan và yêu đời, chứng minh là sự định cư và tiếp cư người Việt ở Hoa-kỳ đã tỏ ra là một sự thành công vượt bực, một mẫu mực trong lịch-sử di-dân của xứ này.  Đại diện cho nhóm làm việc trực-tiếp với Smithsonian trong thời-gian gần hai năm qua là Tiến-sĩ Nguyễn Văn Thanh, hiện có chân trong Ban Quản-trị National Portrait Gallery, người Việt độc-nhất giữ một vai trò tương-tự trong hệ-thống bảo tàng Smithsonian.  Phần văn nghệ do G.S. Kim Oanh đảm trách với sự tham-gia của các em thuộc nhóm Hương Xưa Thiếu Nhi.  Và cuối cùng, tham-gia cắt băng khánh-thành sẽ có nhà thơ Hà Bỉnh Trung, đại diện cho Hội Cao Niên, và ông Lý Văn Phước, tân-chủ-tịch CĐVN vùng DC-MD-VA.

Sẽ đi vòng quanh nước Mỹ
Được biết, ngoài phần tranh ảnh, video clips và truyền hình, triển lãm sẽ còn có những buổi nói chuyện hay trình diễn dành cho công-chúng vào (“public programs”) nghe như nói chuyện về những khía cạnh khác nhau của cuộc sống người Mỹ gốc Việt: sự ra đi tỵ nạn từ Việt-nam sang đến Hoa-kỳ; thích nghi và thích ứng vào đời sống Mỹ; và sự hình thành các căn-cước cá-nhân cũng như cộng-đồng ở các địa-phương khác nhau.  Hiện đang có kế-hoạch để hoàn tất việc tạo ra một bản giáo-án hướng-dẫn trên Web cho trung-học đệ nhất cấp nhằm mở rộng sự hiểu biết của các học-sinh Mỹ về vị-trí của người Mỹ gốc Việt trong lịch-sử Hoa-kỳ cũng như nhằm nâng giá-trị của cuộc triển lãm khi nó đi vòng quanh nước Mỹ sau khi trưng xong ở Smithsonian, DC.
Triển lãm về người Mỹ gốc Việt này sở dĩ đã thành hình được là nhờ có sự tiếp tay giúp đỡ rộng rãi của Hội Truyền-thống Việt-nam, cộng thêm sự yểm-trợ tài-chính của Sáng-hội Citigroup và nhiều cá-nhân từ khắp các tiểu-bang trên toàn-quốc./.



Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 19. Jan 2007 , 12:55
THỈNH NGUYỆN GIÁO DÂN KÍNH GỞI TOÀ THÁNH

Kính nhờ Đức Hồng Y
Tarcisio Bertone,
Chủ Tịch Văn Phòng Quốc Vụ Khanh
chuyển giao cho
ĐỨC THÁNH CHA
BENEDICTUS XVI

 
 
V/v: Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng  yết kiến Đức Thánh Cha.

 
Kính lạy Đức Thánh Cha Beneditus XVI,

Con ký tên dưới đây là Nguyễn Học Tập, nhân danh Hiệp Hội Pax Romana Việt Nam.
 
Hiệp Hội Pax Romana Việt Nam  có thành viên ở nhiều Quốc Gia trên thế giới và ở nội địa Việt Nam, kính xin gởi đến Đức Thánh Cha bức thư sau đây, nhân dịp chúng con được biết tin Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam sắp đến Toà Thánh Vatican để được yết kiến Đức Thánh Cha.

Tin tức các nỗ lực của Toà Thánh tiếp xúc với các Chính Quyền trên thế giới, không riêng gì Cộng Sản Việt Nam, nhằm mục đích đem lại  tôn trọng Dân Chủ, dụng cụ và phương thức để bảo vệ và thăng tiến con người, làm cho ai cũng phải nức lòng.

Nhưng trước những gì đã và đang xãy ra ở Việt Nam, quê hương chúng con, lương tâm của người tín hữu Chúa Ki Tô và nhứt là lương tâm của người tín hữu giáo dân, dấn thân trong các lãnh vực xã hội - chính trị giữa trần thế, trong Hiệp Hội Pax Romana Việt Nam, đòi buộc chúng con lên tiếng để thông báo cho Toà Thánh biết về thực trạng Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền ở Việt Nam.
 
A - Như Đức Thánh Cha biết những lần trước đây, chúng con đã có dịp trình bày với Toà Thánh về tình trạng tệ hại  tôn giáo ở Việt Nam, nhân dịp một linh mục can cường của chúng con, Cha Tađeo Nguyễn Văn Lý, Cha sở ở An Truyền- Nguyệt Biều (giáo phận Huế), liều chết đứng ra bênh vực Tự Do Tôn Giáo với khẩu hiệu " Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết ".

Trong dịp đó Cha đã không sợ chết, đứng lên tố cáo Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp Tôn Giáo rất thâm độc:

- một mặt, Cộng Sản Việt Nam cho phép xây cất, sửa chữa các thành đường khang trang, rước kiệu rầm rộ, lộng lẫy,
 
- nhưng mặt khác, cả đất nước không có được một tờ báo để liên lạc, thông tin và làm phương tiện truyền bá Phúc Âm, ngoài ra tờ Công Giáo và Dân Tộc của một nhóm tu sĩ và linh mục quốc doanh, làm tay sai cho Cộng Sản và có Chính Quyền Cộng Sản giựt dây, đứng đằng sau.

- chủng sinh và tu sĩ muốn được thu nhận vào chủng viện hay tu viện phải được Chính Quyền Cộng Sản duyệt xét lý lịch; chương trình huấn luyện trong các chủng viện, không những phải được Chính Quyền Cộng Sản cho phép, mà Cộng Sản còn áp đặt chủ thuyết Marx - Lenin phải là môn học  bắt buộc phải được huấn dạy trong chủng viện,

- các chủng sinh hay tu sĩ học hết chương trình thần học muốn được thu phong linh mục, các linh mục muốn Toà Thánh phong chức Giám Mục và bổ nhiệm vào các giáo phận, phải được Chính Quyền Cộng Sản đồng thuận cho phép.

Nói tóm lại, từ thời gian được thu nhận, qua thời gian được huấn luyện trong chủng viện và tu viện, đến khi được truyền chức và bổ nhiệm các chủng sinh và tu sĩ, kể cả việc cấp chiếu kháng cho phép xuất ngoại du học ở Roma hay ở bất cứ đâu, đều phải bị đặt dưới quyền  kiểm soát của Chính Quyền Cộng Sản vô thần.

Nói cách khác, Cộng Sản muốn tạo hàng Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ thành những cán bộ trung thành và phục vụ  Đảng Cộng Sản vô thần của họ, chớ không phải là những vị có khả năng hiểu biết về thần học và có đời sống đạo đức, như là những tiêu chuẩn để Giáo Hội tuyển chọn những vị chủ chăn.

Những gì vừa kể, được vị chủ chăn can cường của chúng con cho biết, Cha Tađeo Nguyễn Văn Lý,  và chúng con đã báo cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II biết trong thư gởi cho Ngài ngày 17.11.2000.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã trả lời những băn khoăn đó của chúng con trong bức thư Huấn Dụ gởi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, vào cuối thánh giêng năm 2001, khi các Vị đến viếng Tông Toà ( Ad Limina) ở Roma. Và sau đây là một vài đoạn văn Đức Gioan Phaolồ II đã đề cập đến những gì chúng con nêu trên:  

- "các cộng đồng tôn giáo phải được tự do dạy giáo lý bằng lời nói và cả bằng chữ viết " ( Huấn Dụ gởi HDGMVN, đoạn 1),

- " các cộng đồng tôn giáo phải được quyền tuyển chọn, giáo dục, bổ nhiệm và phân phối giáo sĩ của mình" ( id., đoạn 2 ),

- " các cộng đồng tôn giáo phải được tổ chức và điều hành một cách tự quyết " ( id., đoạn 2).  

Từ đó đến nay, những chỉ thị cũng như ao ước của Đức Gioan Phaolồ II đã được cải tiến những gì?

- các chủng viện, tu viện có được tự do tuyển chọn, huấn luyện, truyền chức và bổ nhiệm giáo sĩ của mình chưa?

- Toà Thánh có quyền quyết định phong chức Giám Mục và bổ nhiệm đối với những ai mà mình cho là xứng đáng chưa?
 
B - Ngoài tờ báo Công Giáo và Dân Tộc do Đảng Cộng Sản kiểm soát, chỉ mới có một tờ Bán Nguyệt San " Tự Do Ngôn Luận " do Cha Chân Tín, Cha Phan Văn Lợi, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Phạm Hữu Giải [b]liều mạng đứng ra xuất bản, bất chấp mọi hạn chế và doạ nạt bắt bớ, đàn áp hiện đang diển ra đối với những người cộng tác.

Các vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, đối với nhà văn [b]Nguyễn Vũ Bình, Kỷ sư Đổ Nam Hải, Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân
và những người khác nữa trong nhóm " Tự Do ngôn Luận" ai là người Việt Nam cũng nghe nói tới.

-còn nữa, Cộng Sản cho người của họ len lỏi vào hàng linh mục và giáo sĩ để giảng dạy và cố ý dịch Phúc Âm và Sách Lễ Roma  sai tín lý:
 
  * Ở Lời Tựa Phúc Âm Thánh Gioan, thay vì bản dịch Việt Ngữ chính xác của năm 1972:  

     " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời,
        Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa, (Verbum erat apud Deum)
        và Ngôi Lời là Thiên Chúa" ( Jn 1, 1).


   bản dịch Việt Ngữ của XBNTPHCM dịch như sau:  

  " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời,
     Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
     và Ngôi Lời Là Thiên Chúa"
( Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM, 1998, trg. 1999)

ở một đoạn khác:
  " ...và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.
     Điều được tạo thành ở nơi Người là sự sống"
( Jn 1, 3b-4) ( id., NXBTPHCM)

thay vì  
  " ...và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.
    Người là sự sống của mọi tạo vật "
( bản dịch 1972).

Ở một đoạn khác của Phúc Âm Thánh Luca:
  " ...Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilea, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi David"[i] ( Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM, 1998, trg. 1936)...

Thay vì  phải dịch,

  [i]" ...Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilea, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi David "
( bản dịch 1972).

- Ở Việt Nam không có Giáo Hội Yêu Nước, tự lập với Toà Thánh, như  ở Trung Quốc, nhưng có nhiều linh mục và tu sĩ có mặt trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo là công cụ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, như trường hợp vị Tổng Giám Mục Stanislaw Wielgius mới đây của Ba Lan.  

Nhiều linh mục và tu sĩ trở nên thành phần nồng cốt của tổ chức ngoại vi quyền lực của Đảng Cộng Sản, một vài vị đã đạt đến chức vụ dân biểu Quốc Hội ( vi phạm Giáo Luật, can. 265).

Chúng con có thể cung cấp cho Toà Thánh danh sách những linh mục và tu sĩ quốc doanh vừa kể, nếu Toà Thánh thấy cần.

Một trong những người quan trọng trong tổ chức đó của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hiện vừa là Tổng Giám Quản Giáo Phận Sàigòn, vừa là Giám Đốc Đại Chủng Viện Sàigòn, với quyền tuyển chọn các đại chủng sinh để được truyền chức linh mục, như Cộng Sản muốn. Đó là linh mục Huỳnh Công Minh, mà theo tin tức chúng con được biết sẽ được Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng dẫn theo để trình diện với Đức Thánh Cha, dĩ nhiên với dụng ý xin Đức Thánh Cha tuyển chọn thành vị Tổng Giám Mục của Giáo Phận Saigòn.  

Linh mục Huỳnh Công Minh là một trong những linh mục đã xách áo Đức Khâm Sứ Toà Thánh, đuổi ra khỏi Sàigòn năm 1975, khi Cộng Sản chiếm Thủ Đô Miền Nam và ra lệnh trục xuất Toà Khâm Sứ Toà Thánh: " Các ông không phải là những người được ngưỡng mộ ở đây!".  

Linh mục Huỳnh Công Minh hiện là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Từ năm 1975 đến nay bao nhiêu cơ sở tôn giáo, giáo dục, từ thiện, tu viện, chủng viện của Giáo Hội Công Giáo được Chính Quyền Cộng Sản " mượn xài tạm" rồi tịch thu luôn hay đang lấn dần để chiếm luôn, mặc cho bao nhiêu đơn từ khiếu nại vẫn có giá trị như nước đổ đầu vi.t.

  * Điển hình là Đan Viện Thiên An ở Huế, đã và đang bị " Chính Phủ " dần dần cho phép xây cất các khu giải trí bên trong khuôn viên đất đai của tu viện, kể cả những nơi trai gái hẹn hò, phòng nhảy, " Night Clubs" trên phần đất yên tỉnh để tỉnh tâm của các tu sĩ.

  * Trung tâm Đức Mẹ La Vang với diện tích 23, 5588 mẫu vuông, từ ngày 01.05.1980 đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nâng lên hàng Thánh Địa La Vang, là Trung Tâm Hành Hương của 250.000 tín hữu năm 1998 và 500.000 tín hữu năm 2005, đến đề cầu nguyện, sùng kính Đức Mẹ. Tuy vậy  Chính Quyền Cộng Sản vẫn đang tìm cách gây khó khăn, ngăn chận người hành hương, nhằm chiếm đoạt cho mục đích khác của họ, mặc dầu từ cả trăm năm nay, giấy tờ vẫn chứng minh là của Giáo Hô.i.

  * Còn bao nhiêu tu viện, chủng viện kể cả Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio X của các Cha dòng Tên ở Đà lạt, dòng Đồng Công ở Thủ Đức,  nhà thương, trường học, đã được " Nhà Nước mượn xài tạm " từ năm 1975 đến nay vẫn chưa trả lại, bao  nhiêu đất đai của các họ đạo bị " truất hữu" hay " mượn xài tạm" hiện nay vẫn còn nằm trong tay " Đảng và Nhà Nước ", nhứt là được các lực lượng công an địa phương làm chủ, mà ai dám hó hé thưa kiện, có thể bị công an " trấn nước " như bà " Nguyễn thị Úa" ở tỉnh Kiên Giang vừa qua.
 
C - Đối với  Giáo Hội Công Giáo đã vậy, các tôn giáo khác cũng không có gì được đối đải khá hơn.

1) Đối với anh em Tin Lành.

Nhà thờ của anh em ở Sàigòn không những bị ủi sập, để lấy đất xây nhà cửa có lợi tức hay cơ sở thương mại, mà Chính Quyền Cộng Sản còn cấm anh em họp nhau ở nhà riêng để đọc kinh thờ phượng Chúa, đọc và nghe giải thích Phúc Âm.  

Công an đã ập vào nhà riêng đang khi anh em đọc kinh để chữi bới, đánh đập, đả thương, bắn giết, bắt bỏ tù và hành hạ các vị mục sư, chỉ vì " đạo" của anh em Tin Lành không phải là " đạo được  Nhà Nước chính thức công nhận, và cho phép hành đạo !".

- Ai là người Việt chúng con cũng nghe nói đến cuộc đời cơ cực bị hành hạ liên tục của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, chỉ vì ông là Mục Sư đọc Thánh Kinh và giảng giải Lời Chúa cho các anh em Tin Lành.

- Mới đây thôi, ngày 09. 01. 2007, Mục Sư Nguyễn Công Chính ở Pleiku cũng bị công an đánh đập. Cho đến ngày hôm đó, nhà thờ của anh em Tin Lành dưới quyền lãnh đạo của Mục Sư đã bị ủi sập hai lần; bản thân Mục Sư bị cô lập 17 lần, bị đánh đòn 19 lần, 3 năm ở tù, chỉ vì dám rao giảng Thánh Kinh và xưng mình là người tin vào Chúa Ki Tô.

Hàng ngàn đồng bào Thượng của chúng con ở các miền Thượng Du Pleiku, Đạt Lắc, Komtum, Ban Mê Thuộc hay Miền Trung đã trốn chạy sang Ai Lao, Cao Miên để bảo toàn đức tin của mình, vì Chính Quyền Cộng Sản ép buộc họ phải bỏ đạo, nếu muốn được sống yên thân. Bởi vì " đạo Tin Lành không phải là đạo chính thức được Nhà Nước công nhận và cho phép hành đạo".

2) Anh em Phật Giáo Hoà Hảo cũng không khá gì hơn.

Không những "Phật Giáo Hoà Hảo" là " đạo không được chính thức Nhà Nước công nhận và cho phép hành đạo", nên không được "giữ đạo" ,  "sống đạo" và "truyền đạo", mà ngay cả họp nhau kỷ niệm lễ giáp năm Đức Huỳnh Phú Sổ, vị sáng lập "Phật Giáo Hoà Hảo" cũng không được. Chính Quyền sẵn sàng đánh đập, chữi bới, bắn giết, bao vậy cấm ra khỏi nhà, đi mua đồ ăn cũng không được đ0ối với anh em Phật Giáo Hoà Hảo.  

Không còn cách gì hơn để tỏ ra niềm tin và nỗi bất bình của mình trước các cuộc đàn áp vô lý và vô nhân đạo của một Chính Quyền vô thần và bạo ngược,  

- bà Nguyễn Thị Thu tự thiêu ngày 19. 03. 2001,
- tu sĩ Trần Văn Út tự thiêu ngày 05.08.2005,  
- và cư sĩ Hà Hải nhứt định bất khuất, nên bị tù đày cho đến chết rũ tù.
[color]

Tính từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2006, có đến 25 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Hy sinh vì đạo pháp, bị giết chết, tù đày, hành hạ cô lập, bị tước hết mọi quyền tự do căn bản của con người.

3 ) Đối với anh em Phật Giáo cũng vậy.

Phật Giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, nên Cộng Sản không dám thẳng tay trừng trị như Tin Lành hay Phật Giáo Hoà Hảo (mặc dầu PGHH có trên 3 triệu tín đồ).

Cộng Sản đã khôn khéo, kéo được một phần tín đồ Phật Giáo, tạo ra Nhóm Phật Giáo Quốc Doanh (hay yêu nước), với mọi ân huệ dễ dãi, tổ chức lễ lạc, hội hè, kể cả chiếu khán xuất ngoại.  

Phần các Phật tử còn lại, [color=blue]Giáo Hội Phật Giáo thuần túy, số phận của anh em cũng không khác gì số phận anh em Tin Lành và Phật Giáo Hoà Hảo, bị đàn áp, kềm kẹp, cấm đoán kể cả bằng vũ lư.c.

Một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng tự do tôn giáo của anh em không thuộc nhóm Phật Giáo Quốc Doanh là trường hợp của Hoà Thượng Thích Huyền Quang, già cả, bệnh tật, chỉ xin được phép đi từ Bình Định vào Sàigòn để chữa bệnh, Chính Quyền Cộng Sản cũng không cho.

Thấy vậy, Hoà Thượng Thích Quảng Độ từ Sàigòn, tổ chức chính Ngài và anh em Phật  tử ra đón Hoà Thượng vào để chữa bệnh, Chính Quyền Dân Chủ Nhân Dân cũng hành xử đê tiện đến nỗi cấm đoán người già cả bệnh tật cũng không cho ai được thăm lom, chăn sóc.

Một Quốc Gia văn minh, Dân Chủ và tôn trọng Nhân Quyền, mà hành xử quyền bính, đến nỗi cấm người bệnh hoạn không được quyền chữa trị, một quyền căn bản tối thiểu bất khả xâm phạm của con người:
 
"Mọi người có quyền được bảo vệ mạng sống và toàn vẹn thân thể " ( Điều 2, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức) !

Kính lạy Đức Thánh Cha,  

Con cũng như anh em chúng con trong Phong Trào Pax Romana  Việt Nam [/b]không có khả năng, cũng như không có tham vọng liệt kê ra đây hết những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam.

Chúng con chỉ nêu ra những gì biết được, để thử đặt câu hỏi:  

- Trong năm năm nay, kể từ ngày Đức Thánh Cha Gioan Pholồ II viết Huấn Dụ của cho HDGMVN đến nay, tình trạng Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền ở Việt Nam có gì tiến triển khả quan hơn không, mặc cho những lời nhắc nhở của Ngài đối với những ai có trách nhiệm phải thi hành cho dân tộc Việt Nam chúng con?

Chúng con chỉ muốn lưu ý Đức Thánh Cha những thực trạng vừa kể trên đất nước chúng con, khi Đức Thánh Cha có dịp nói cho Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng biết.

Tại sao Công Giáo được sửa sang và xây cất nhà thờ lộng lẩy, sang trọng, rước kiệu với hàng chục ngàn người tham dự với kèn trống rình rang, trong khi đó anh em Phật Giáo Hoà Hảo chỉ xin được tổ chức lễ ở một địa điểm để mừng giáp năm ngày viên tịch của Đức Giáo Chủ cũng bị đánh đập, anh em Tin Lành họp nhau đọc kinh và nghe đọc Phúc Âm ở tư gia cũng bị chữi bới, bắn giết, bắt bỏ tù, bắt bỏ đạo?

Phải chăng Cộng Sản cố ý cho phép và cổ võ những gì bên ngoài để mọi người thấy được, vổ tay khen ngợi và vô tình tuyên truyền là Cộng Sản Việt Nam chủ trương Dân Chủ, Tự Do, Nhân Bản.  

Còn những gì ẩn  giấu bên trong, tuyển chọn tu sĩ và chủng sinh, chương trình huần luyện đào tạo trong chủng viện và tu viện, phong chức Linh Mục và Giám Mục là những gì phải được họ kiểm soát chặt chẽ và cho phép.  

Nói cách khác, dụng ý của họ là tạo được hàng ngủ lãnh đạo tôn giáo, Linh Mục và Giám Mục phải là những cán bộ của họ.  

Họ đang phá đạo và tiêu diệt đạo từ trong lòng Giáo Hô.i.

Còn nữa, với chính sách " chia để trị " của họ, dành mọi dễ dàng  và ưu đải cho Công Giáo và ngược đải các tôn giáo bạn, họ có ý làm cho Công Giáo trở thành đối tượng để các tôn giáo bạn chống phá ganh tỵ, người Công Giáo trở thành kẻ thù , là " bạn của Cộng Sản ", và là kẻ thù của dân tô.c.

Vì lý do gì một nhà sư già nua, đau yếu như Hoà Thượng Thích Huyền Quang chỉ xin được phép đi từ Bình Định đến Sàigòn để chữa bệnh nguy ngâp, trong nội địa Việt Nam cũng không được, trong khi đó thì trong mấy tháng cuối năm qua, 2006, có đến bảy vị Giám Mục Việt Nam được Cộng Sản cấp chiếu khán xuất ngoại đi " thăm con chiên " và người thân ở Hoa Kỳ? Có phải đó là chính sách " chia để trị " chăng?

Và phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Cộng Sản Việt Nam muốn lợi dụng được Đức Thánh Cha tiếp kiến để loá mắt những ai không đồng ý với họ, muốn giải thể ý thức hệ và chế độ Cộng Sản để đem lại Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ cho Việt Nam, cũng như loá mắt thế giới,  rằng họ không còn  có lý do để chống Cộng Sản, để nghi ngờ rằng Cộng Sản không tôn trọng Dân Chủ và Nhân Quyền?

Kính lạy Đức Thánh Cha,  

Chúng con biết rằng Giáo Hội có đủ sáng suốt để có những quyết định chính đáng cho Giáo Hội Việt Nam và cho dân tộc chúng con, nhằm phát triển dân chủ và thăng tiến con người.
 
Nhưng chúng con là con cái của Giáo Hội, nhứt là những tín hữu giáo dân trong Hiệp Hội Pax Romana là những người dấn thân vào các lãnh vực xã hội - chính trị, chúng con cảm thấy có bổn phận phải báo cho Cha Mẹ những dữ kiện biết được, để giúp cho Cha Mẹ có những hiểu biết và cái nhìn đúng đắn hơn, từ đó có những quyết định thích hợp hơn,  như những gì Công Đồng Vatican II và Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội dạy chúng con, là những tín hữu giáo dân.
 

T.M. Phong Trào Pax Romana Việt Nam,

Con,

Dr. Nguyễn Học Tập

Ý Quốc, ngày 15.01.2007.


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 15. Feb 2007 , 21:06

Quốc hội Virginia tuyên dương tướng Ngô Quang Trưởng


Feb 14, 2007

Cali Today News – Theo tin từ Dân Sinh, Dự luật HJ846 của quốc hội tiểu bang Virginia đang nằm chờ để được đưa ra biểu quyết tại quốc hội tiểu bang Virginia tại miền Đông Hoa Kỳ. Nội dung như sau:

HJ846 tuyên dương cuộc đời tướng Ngô Quang Trưởng.

-Xét rằng, Ông Ngô Quang Trưởng là vị tướng của miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh vừa qua đời ngày 22 tháng 1-2007, và

-Xét rằng, Ông Ngô Quang Trưởng sinh ngày 19 tháng 12 năm 1929 tại Kiến Hòa, Việt Nam sau khi học trung học Mỹ Tho đã vào trường võ bị, gia nhập quân đội... và

-Xét rằng, Sau khi phục vụ trên 10 năm trong binh chủng Nhảy dù ưu tú, năm 1966 ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh tại Huế, năm 1971 ông là Tư lệnh vùng châu thổ Cửu Long... và

-Xét rằng, Các cố vấn Hoa Kỳ đối nhiệm nhận xét rằng ông là một tướng lãnh xuất sắc về chiến thuật, ông đã giữ vững tinh thần của đất Huế chống lại Bắc quân vào dịp tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968... và

-Xét rằng, Tướng Trưởng và gia đình phải rời bỏ Việt Nam năm 1975 khi Bắc quân chiến thắng, và sau khi đi đến nhiều nơi tại Hoa Kỳ, gia đình ông đoàn tụ và định cư tại Falls Church, và

-Xét rằng, Tướng Trưởng đã soạn thảo các tài liệu quân sử và làm phân tích gia điện toán cho Association of American Railroads trên 10 năm trước khi hồi hưu 1994, và

-Xét rằng, Ông Ngô Quang Trưởng mất đi để lại tiếc thương cho vợ và 5 người con, cùng với nhiều thân quyến, bè bạn, vì các lý do kể trên

Quyết định bởi đại biểu Hạ viện, Thượng viện trong khoáng đại hội nghị đồng thanh ghi nhận sự ra đi của ông Ngô Quang Trưởng là một mất mát to lớn và vì vậy
Quyết nghị rằng, Tổng Thư Ký của Hạ viện soạn thảo bản nghị quyết này để gửi đến gia đình ông, ngõ hầu bày tỏ sự kính phục của Đại Hội Đồng Quốc Hội Tiểu Bang Virginia đối với cuộc đời tướng Ngô Quang Trưởng.
***
Bản đề nghị dự luật tuyên dương Trung tướng Ngô Quang Trưởng do Bob Hull soạn thảo ngày 2 tháng 2-2007 hiện nằm trên bàn của Tổng thư ký Hạ viện để chờ ra đại hội đồng biểu quyết.

Gia đình ông Ngô Quang Trưởng cư ngụ tại tiểu bang Virginia trên 20 năm qua. Hạ viện sẽ biểu quyết thuận trong nay mai để tuyên dương một cựu tướng lãnh miền Nam và đồng thời là một cư dân rất kiểu mẫu của tiểu bang Virginia từ nhiều năm qua.

Bản lược dịch của Dân Sinh News, San Jose




Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 04. Mar 2007 , 13:26
Thượng Tọa Thích Vân Đàm gởi lời vấn an &
Cầu Nguyện Hiệp Thông cùng quý Linh mục Huế
và khối nạn nhân của cộng sản Viêt Nam


         (quý vị bấm vô đây nghe âm thanh)
http://www.freevn.org/audio /20070225ttvdam. ram

 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật,
Kính thưa Quý vị  lãnh đạo tinh thần,
quý Tôn Giáo bạn, Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Tăng Ni,
đồng bào Phật tử và tất cả quý vị đang gặp Pháp nạn
và Quốc nạn

Kính thưa quý vị, nhân dịp Xuân Đinh Hợi đang trở về với dân tộc và tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo và chính kiến, dù ở trong nước hay hải ngoại, chúng ta đều mong mỏi có được một mùa Xuân của độc lập và tự do, thịnh vượng và ấm no.

Tuy nhiên trong những ngày đầu Xuân vừa qua, không may chế độ CS độc tài độc đảng tại Việt Nam đã làm những việc hết sức đau lòng, gây tổn thương tinh thần đoàn kết của mọi người dân. Bằng chứng là họ đã băt giam, đe dọa, khám xét, lục soát và tịch thu những tư liệu tài liệu máy móc của những vị đang lãnh đạo tôn giáo, những phong trào những đoàn thể cất lên tiếng nói của Tự Do của Nhân quyền, mà trong tay không có một tấc sắt.

Trong tinh thần Bồ Tát Đạo, và nhất là tinh thần Cứu Khổ Từ Bi của ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, chúng tôi xin được phép thay mặt Chư tôn giáo phẩm các cấp, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, đồng thời xin được đại diện chư Tăng Ni và Phật tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, kính chia xẻ nổi khổ đau đày ải
của dân tộc trên tinh thần "đồng lao cộng khổ".

Chúng tôi xin hợp nhất để cầu nguyện cho những nạn nhân đang bị băt bớ giam cầm, và xin cầu nguyện cho tất cả nạn nhân mà đã, đang và sẽ bị chế độ độc tài cộng sản Việt Nam toan tính hành hạ, đàn áp trên tinh thần và thể xác.  Với tinh thần Thống Lý Đại Chúng như chúng ta đã được học trong giáo lý của Phật, bất cứ ai đang khổ đau, đang hoạn nạn thì chúng ta bày tỏ sự đau đớn của họ, không những gánh vác chia xẻ cầu nguyện mà chúng ta phải giang tay để cứu nguy giải nạn. Đó là tinh thần Cứu Khổ của Phật Giáo, chứ không phải chúng ta thờ ơ bàng quang khi mà chỉ có một thiểu số cầm quyền làm đau khổ cho mọi người dân.

Thưa quý vị,

Đạo Pháp, Quốc gia, và Dân tộc là việc chung cho mọi người. Ngay cả những người đảng viên thời này đã giác ngộ và thức tỉnh đứng về phía đa số quần chúng, đứng về phía các tổ chức nhân quyền dân chủ để cất lên tiếng nói của Tự Do, chúng ta vô cùng khâm phục. Chúng ta mong mỏi những người đang cầm quyền hãy ý thức quyền lợi dân tộc là trên hết, và đặt phúc lợi của toàn dân, để mở một cánh cửa rộng lớn bao dung, cho những ngày tháng sắp đến, đúng như tinh thần của dân tộc Việt Nam hiếu hòa, thống hợp. Không thể độc đoán và cai trị bằng bạo lực và hận thù.

Xin một lần nữa, kính lời chia xẻ, hợp nhất cầu nguyện với quý Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lm Phan Văn Lợi và các Linh mục đang ngày đêm đồng lòng với Chư tôn Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các tổ chức, các đoàn thể, và các phong trào cất tiếng dân chủ ở trong nước được thành công toại nguyện, để đưa mọi người dân đi đến chỗ quang vinh hạnh phúc.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Từ Thị Di Lặc
Tôn Phật tác đại chứng minh

Trân trọng,
Thượng Tọa Thích Vân Đàm
Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II, Viện Hóa Đạo
Viện Trưởng Tu Viện Pháp Vương, Hoa Thịnh Đốn
25-2-2007
------------ --------- -----

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 04. Mar 2007 , 13:31


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 10. Mar 2007 , 12:19
Ủy Ban Yểm Trợ
Victims of Communism Memorial Foundation

P.O. Box 1593, Herndon VA 20172-1593 - Tel.  (703) 450-7081 – E-mail: ubphhd@ureach.com

________________________________________________________________________________

THƯ MỜI


Ngày 28 tháng 2 năm 2007


Kính gửi: ________________________
        ________________________
        ________________________


The Victims of Communism Memorial Foundation, một tổ chức quốc tế có sự tham dự của người Việt tị nạn đang xây dựng một tượng đài tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn được dự trù làm lễ khánh thành vào tháng 6/2007.

Đây là Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản quốc tế đầu tiên trên thế giới mà người Việt Nam đã có vinh dự góp mặt, và Ngày Công Lý Cho Nạn Nhân Cộng Sản sẽ là cơ hội để chúng ta xác nhận lòng yêu chuộng tự do, tinh thần đấu tranh, tình đoàn kết và nghĩa vụ đạo đức với hơn một triệu đồng bào đã bị sát hại vì sự tàn bạo của cộng sản.

Để tưởng nhớ, vinh danh và gây quỹ xây dựng Đài Tưởng Niệm 100 triệu nạn nhân cộng sản, một Đại Nhạc Hội với chương trình ca nhạc đặc sắc kéo dài từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều sẽ được tổ chức tại Bolsa Grande Stadium, Westminster, CA, vào ngày Chủ Nhật 15/4/2007.  Trên 40 danh ca, nghệ sĩ hàng đầu hải ngoại sẽ có mặt cùng các giọng ca của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam Hải Ngoại.

Lần đầu tiên có sự  phối hợp quy mô của hầu hết các nghệ sĩ và ca sĩ được ái mộ nhất hiện nay, về phương diện nghệ thuật trình diễn cũng như thành tích đấu tranh trên mặt trận văn hóa.  Nhiều diễn giả tên tuổi Việt Nam và quốc tế sẽ lên tiếng tố giác tội ác của thủ phạm đích thực, Chủ nghĩa Mác – Lênin, đã gieo rắc thảm họa cho nhiều dân tộc suốt chiều dài của Thế kỷ 20 và còn tiếp tục sót lại tại vài nước, trong đó có Việt Nam.

Dự trù thực hiện là một cuộc tập họp quốc tế đầu tiên sau Chiến Tranh Lạnh dự trù thu hút từ 7 ngàn đến 12 ngàn người tham dự với những sinh hoạt văn hóa, chính trị, đấu tranh nằm trong khuôn khổ của Ngày Công Lý Cho Nạn Nhân Cộng Sản (Justice Day For The Victims Of Communism) này.

Ủy Ban Yểm Trợ Tượng Đài thành lập một ban tổ chức Ngày Công Lý Cho Nạn Nhân Cộng Sản nói trên và thiết tha mời gọi sự hưởng ứng nồng nhiệt của quý vi đến tham dự và giúp đỡ.

Kính xin quý vị cổ võ gia đình, bạn bè, thân hữu, các hội đoàn người Việt Quốc Gia hổ trợ trong việc tổ chức Ngày Công lý cho người Việt nạn nhân Cộng Sản và chương trình Đại Nhạc Hội Ngày 15/4/2007.

Trận trọng kính mời,

Đoàn Hữu Định
Điều Hợp Tổng Quát
Ngày Công Lý cho Nạn Nhân Cộng Sản



Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 23. Mar 2007 , 11:55

Xin mời bấm vào nghe

 Đài RFA phỏng vấn GS. Nguyễn Mạnh Hùng về việc phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN Phạm Gia Kiêm  sang Mỹ



( Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đang giảng dạy bộ môn Chính Trị Học và Bang Giao Quốc Tế tại đại học George Mason , VA )








Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 31. Mar 2007 , 20:06

Xin quý vị và các bạn vui lòng bấm vào linhk duới đây :

http://news.yahoo.com/s/ap/us_vietnam;_ylt=AtyB7tCQ1h.zkxQ6iRLV9c1hr7sF

để đọc bản tin rất quan trọng và hứng thú, DB Wolf đòi cách chức đại sứ Mỹ tai VN vì đã không lên tiếng bênh vực Cha Lý.  
Rồi xin Quý Vị và Các Bạn vote vào ngôi sao chót của hàng sao phía trái duới bản tin để cho dư luận Mỹ biét chúng ta hết sức quan tâm tới nguồn tin này. Đây là một việc nhỏ nhưng có tầm mức ảnh huởng lớn trong dư luận, xin quý vị bớt chút thì giờ làm ngay.

Kính thư,
Bác si Vũ Linh Huy
Caritas Carney Hospital
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ




Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 01. Apr 2007 , 07:47
Phản ứng hậu phiên xử linh mục Lý
 
 
Tòa án Huế tuyên án Cha Nguyễn Văn Lý 8 năm tù và 5 năm quản chế

Các phóng viên nói rằng việc Việt Nam cho phép phóng viên tới tòa đưa tin về vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế (về tội 'Tuyên truyền chống lại Nhà nước') vừa qua là chỉ dấu khá ngạc nhiên bởi từ trước tới nay các vụ xử như thế này đều được xử kín.

Được biết các nhà báo được phép vào theo dõi phiên xử tại một phòng kế với phòng xét xử.

Tờ Time viết: “Hiếm khi Việt Nam cho phép vào đưa tin về phiên xử các nhà bất đồng chính kiến có tiếng nhưng nhà chức trách có lẽ không dự trù được tình huống mà các quan chức tại tòa đã lấy tay bịt miệng một linh mục 60 tuổi và dùng vũ lực ép ông ra khỏi phòng xét xử”.

Time bình luận: “Thế mà đó chính là điều đã xảy ra trước mắt phóng viên nước ngoài và giới ngoại giao nước ngoài trong phiên xử linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn nhà hoạt động khác”.

Ông Brad Adams, từ Human Rights Watch được tờ Time trích lời nói rằng “cũng có khả năng nhà chức trách muốn nói với mọi người rằng họ mạnh và tự tin tới mức nào và rằng ừ các vị cứ vào tòa mà xem, tòa có dởm nhưng làm gì được nào.”

Ông Adams nói: “Có thể có ai đó trong hệ thống xem đây là sự cải cách trong việc minh bạch hóa phiên xử, thậm chí việc xảy ra trong tòa có không được đẹp mắt đi chăng nữa”.

Bài báo kết bằng câu không biết “liệu các phiên xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có được mở cho phóng viên như vậy hay không”.

Trong khi đó tờ Nhân Dân viết: “Từ cáo trạng đến tang vật, các bút lục lời khai của những đồng phạm bị Nguyễn Văn Lý lôi kéo và cả những người bị ông ta mạo danh... tại phiên tòa này đều phơi bày rất rõ ràng chân tướng của một kẻ cố tình quay lưng lại với đất nước, cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc”.

“Những kẻ cố tình quay lưng lại với dân tộc, cấu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài chống phá đất nước như Nguyễn Văn Lý và đồng bọn đã bị pháp luật trừng trị đích đáng".

Tờ Nhân Dân kết luận: "Chúng sẽ mãi bị nhân dân ta lên án như những kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" từng bị phỉ nhổ trong lịch sử dân tộc”.

Wall Street Journal chạy bài với hàng tít “Một Việt Nam đâu mới mẻ gì”, trong đó nói rằng việc Việt Nam mở cửa về kinh tế có thể sẽ tiếp tục nhưng khi nói đến chính trị thì vẫn là chuyện thường thấy của lãnh đạo Đảng Cộng Sản”.

Bài báo kết bằng câu: “Những nhà bất đồng chính kiến và tất cả những người Việt Nam đói tự do đáng phải được sự ủng hộ của thế giới tự do”.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay: "Phiên tòa được đông đảo nhân dân thành phố Huế và phóng viên trong và ngoài nước tham dự".

Bài này kết với câu: “Dư luận cho rằng, phiên tòa đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, được những người dự và theo dõi qua hệ thống loa truyền thanh đồng tình ủng hộ”.

Tờ The Economist có bài viết: “Mặc dù có những thành công về kinh tế thì Đảng Cộng Sản đương quyền ở Việt Nam vẫn hoảng sợ vì bất kỳ sự thách thức nào đối với sự độc quyền về chính trị”.

Bài báo trích lời nhà quan sát chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, cho rằng sức ép mạnh hơn đang xuất hiện từ những người trong đảng mà đòi hỏi của những người này giống hệt đòi hỏi của những nhà bất đồng chính kiến”.

Bài báo cũng viết thêm: "Có ít chỉ dấu cho thấy rằng đảng cầm quyền thấy đủ tự tin rằng mình được mến chuộng tới mức họ cho phép cạnh tranh chính trị thực sự".

Bài này kết với câu: “Sự sợ hãi có thể là thói quen của kẻ thống trị cũng như đối với người bị trị”.



Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 03. Apr 2007 , 03:15
Thái Lan không dẫn độ Lý Tống về VN

BBC- 03 Tháng 4 2007 - Cập nhật 04h52 GMT
 
Ông Lý Tống nói ông sẽ về nước (Hoa Kỳ) để "tiếp tục phụng sự tổ quốc"
Tòa phúc thẩm tại Bangkok, Thái Lan đã đảo ngược lại phán quyết của tòa sơ thẩm hồi năm ngoái từng quyết định cho nhà trức trách dẫn độ ông Lý Tống về Việt Nam để xét xử các tội trạng xâm phạm lãnh thổ và tuyên truyền chống nhà nước.

Phán quyết vào hôm 03/04/2007 có nghĩa là ông Lý Tống sẽ được tự do và được đưa về Hoa Kỳ trong vài ngày tới.

Tòa sơ thẩm hồi tháng Chín 2006 tại Bangkok xem hành động xâm phạm không phận Việt Nam và thả hàng chục ngàn truyền đơn xuống TP. HCM tháng 11 năm 2001 của ông Lý Tống là có cơ sở để dẫn độ ông về Việt Nam xét xử.

Chính phủ Việt Nam vào lúc đó đã hoan nghênh quyết định này của tòa Thái Lan và nói "hành động của Lý Tống cần phải bị nghiêm trị".

Thông cáo trên trang web Bộ Ngoại Giao Việt Nam cuối tháng 12 (trong dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Thái Lan) nói rằng "Phía Việt Nam hoan nghênh phán quyết của tòa án hình sự Băng Cốc quyết định trao Lý Tống cho Việt Nam xét xử".

Tuy nhiên trong phiên phúc thẩm sáng ngày 03/04/2007, tòa án nói hành động của ông Lý Tống mang tính chất chính trị, chứ không phải là đe dọa an ninh, và rằng Thái Lan không cho dẫn độ những người đối diện cáo buộc chính trị.

Chánh án Wisarut Sirisingh được trích lời nói rằng "Việt Nam muốn đưa bị cáo về Việt Nam để xét xử”.

"Những gì ông Tống làm không gây ảnh hưởng về an ninh lãnh thổ Việt Nam và Thái Lan không dẫn độ những người đối diện các cáo buộc về chính trị và ông Tống được tự do".

Trả lời câu hỏi các phóng viên về cảm giác sau khi nghe phán quyết, ông Lý Tống nói "nói chung tôi thấy cũng bình thường thôi bởi tôi đã ngồi tù 21 năm rồi".

Ông Lý Tống nói thêm rằng "quí vị có thể tin tưởng được vào chính phủ hiện thời và công lý của chính phủ này".

Ông tỏ ra phẫn nộ với phán quyết từ tòa sơ thẩm và gọi chính phủ của ông Thaksin là "hệ thống quỷ quyệt", thậm chí sau khi rời tòa phúc thẩm.

Luật sư Worasit Piriyawiboon nói ông Lý Tống sẽ không được ở lại Thái Lan quá 10 ngày và phải rời Thái Lan về Hoa Kỳ và việc về sớm hay muộn phụ thuộc vào thủ tục của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bangkok.

Ông Worasit cũng đã từng bào chữa cho ông Lý Tống trong phiên sơ thẩm và ông từng nộp cho tòa tất cả chứng cứ cốt để chứng minh rằng hành động của ông Lý Tống mang tính chính trị chứ không phải hình sự.

Sau phán quyết của tòa hôm 03/04/2007, luật sư Worasit nói rằng "Một đạo luật của Thái ra năm 1929 có điều khoản nói là nếu hành vi của bị cáo là có tính chính trị thì người đó sẽ không bị dẫn độ".

Ông Lý Tống đã cướp một máy bay từ Thái Lan tháng 11 năm 2000 và thả truyền đơn xuống TP. HCM kêu gọi người dân nổi dậy chống chính phủ cộng sản ở Việt Nam.

Việc thả truyền đơn diễn ra nhằm đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam.

Sau khi hạ cánh ở Thái Lan, ông Lý Tống bị bắt và bị tống giam. Trong bảy năm qua, ông đã ở trong một trại tù của Thái.

Tháng 12/2004, chính phủ Việt Nam yêu cầu Thái Lan cho dẫn độ Lý Tống về Việt Nam và Tòa sơ thẩm ra phán quyết cho dẫn độ Lý Tống.

Cần nói thêm rằng vào năm 1992 ông Lý Tống uy hiếp phi công một chiếc máy bay của Vietnam Airlines buộc phải lượn trên bầu trời TP. HCM để rải truyền đơn chống cộng.

Sau đó ông nhảy dù xuống, bị bắt và bỏ tù. Ông được thả và trở về Mỹ năm 1998 và lại thuê một máy bay để rải truyền đơn xuống Havana, Cuba.


Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 16. Apr 2007 , 06:45


Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì và có vai trò như thế nào đối với đất nước?


2007.04.13
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Trong suốt hai tuần lễ vừa qua và ngay sau ngày Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị tòa Thừa Thiên-Huế kêu án 8 năm tù và 5 năm quản chế chỉ vì lên tiếng kêu gọi nhà nước phải thực thi dân chủ, tôn trọng quyền làm người, dư luận trong và ngoài nước đều có chung một dấu hỏi khá lớn, là trước những gì đã xảy ra, người Công Giáo Việt Nam phải làm gì, phải có vai trò như thế nào đối với đất nước? Những thắc mắc vừa nêu được Ban Việt Ngữ chúng tôi gửi đến vị khách mời tuần này. Khách mời là Linh Mục Phan An Bình ở Roma. Linh Mục Bình vừa hoàn tất khóa học kéo dài 3 năm và vào cuối tuần này sẽ về lại Việt Nam.


Tải xuống để nghe


Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ câu Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Cũng xin được nhắc lại quan điểm của Linh Mục Phan An Bình không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ðài chúng tôi.

Phải tranh đấu chống lại bất công

Nguyễn Khanh: Thay mặt quý thính giả, Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do xin cám ơn Linh Mục đã đồng ý dành cho chúng tôi buổi nói chuyện hôm nay. Thưa Linh Mục, câu hỏi đầu tiên là câu rất nhiều đang đặt ra là người Công Giáo Việt Nam đang đóng vai trò gì và phải làm gì trước hiện tình của đất nước?

Linh Mục Phan An Bình: Thưa anh và quý đài, tôi thấy người Công Giáo ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, là phải nhớ tới ơn gọi và sứ mệnh của mình mà Ðức Kitô trao cho khi lãnh nhận phép Thánh Tẩy.

Cho nên khi người Công Giáo thấy rằng Nước Chúa Kitô, tức là sự công bình chưa ngự trị trong xã hội, thì phải đem giá trị Tin Mừng, phải làm cho xã hội đó trở nên công bình hơn và bác ái hơn. Hiện tại ở trong nước, chúng ta thấy từ Bắc chí Nam, sự sợ hãi đang bao trùm và sự dối trá trở thành một hiện tượng, và đang làm cho xã hội bị tha hóa.

Cho nên, người Công Giáo cần phải có một chính sách, một thái độ, để làm sao vượt lên trên sự sợ hãi, tìm được sự bình an và phải cương quyết chống lại sự dối trá.

Khi Ðức Kito sống lại, Ðức Kitô luôn luôn chúc cho các môn đệ của Ngài “bình an cho chúng con” và để đảm bảo cho sự bình an đó, Ngài đã ban Thánh Thần và Ngài luôn luôn nói “đừng sợ, chúng con đừng sợ hãi”. Ðiều này được lập đi lập lại 366 lần trong toàn bộ Kinh Thánh.
Ðể vượt lên trên sự sợ hãi, người Công Giáo phải làm sao cho Chúa Kito hiện diện đích thực trong cuộc đời của mình, và phải cầu xin Chúa Thánh Thần đến hoạt động trong tâm hồn của mình, trong gia đình cũng như xã hội của mình. Người Công Giáo cũng phải nhớ rằng “chúng ta là chứng nhân của Ðức Kitô”, là “những người thợ xây dựng Nước Trời”, và phải làm sao làm chứng cho Ngài bằng sự tranh đấu chống lại bất công, tranh đấu trong thái độ bất bạo động, trong khuôn khổ của hiến pháp.

Người Công Giáo trong nước cũng nên nhận rõ tình hình của thế giới, để cố gắng dấn thân hơn theo tiếng gọi của Ðức Kitô. Quả thực ngày xưa Giáo Hội thường dựa theo lời của Thánh Phao-Lô để hoạt động, tức là đức tin cần phải sống bằng đức bác ái, đức tin cần phải sinh động hóa bằng đức bác ái.

Nhưng ngày nay, Giáo Hội thường xuyên nhắc nhở cho chúng ta biết rằng lòng tin phải đi đôi với sự công bình, không có sự công bình thì cũng không có đức bác ái. Do đó, những người Công Giáo Việt Nam đang hiện diện giữa lòng dân tộc nên nghe tiếng của Thày Chí Thánh, cung dấn thân với Ngài để cùng hoạt động, để cùng bắt tay thực thi những điều Công Ðồng Vatican II đã khuyến khích chúng ta.

Phải dấn thân hơn nữa

Nguyễn Khanh: Linh Mục vừa nói người Công Giáo Việt Nam phải tranh đấu chống lại bất công, phải dấn thân hơn nữa. Thưa Linh Mục, làm sao họ có thể thể hiện điều này trong một tình trạng đầy khó khăn như hiện giờ?

Linh Mục Phan An Bình: Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống hàng ngày của mình, mình cần phải sống công bình hơn, vì chính người đã phớt lờ trước tiếng gọi của lương tâm để sống cũng bất công như những người khác. Trong tình thế hiện tại, tôi cho rằng người Công Giáo Việt Nam không nên thụ động.

Từ xưa đến nay, người Công Giáo Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam giữ một thái độ thụ động, cộng thêm với áp lực của chế độ, chúng ta lại thấy thái độ thụ động đó lại càng tăng trưởng thêm, bởi vì chế độ này đã làm cho người dân sợ hãi. Do đó, người Công Giáo hiện tại cần phải bắt tay để thực thi Nước Chúa, tức là làm cho sự công bình được thực hiện trong lòng dân tộc.

Thực ra, hiện tại cũng có một số người Công Giáo đã cùng với Cha Nguyễn Văn Lý vào tù để tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do, cho dân chủ, đó là những người giáo dân thật sự nêu gương cho chúng ta, và bằng cách này cách khác, người Công Giáo Việt Nam chúng ta cũng có thể đi theo đường lối đó, có thể bằng cách âm thầm hay công khai, chúng ta hướng đến việc xây dựng một nền công lý cần thiết cho tự do, giải phóng dân tộc của chúng ta.

Nguyễn Khanh: Trong những điều Linh Mục mới trình bày với chúng tôi, chúng tôi để ý thấy điều Linh Mục nói rằng là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bây giờ là một Giáo Hội thụ động, trong khi đó thì lại có người nói Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội hoạt động một cách thầm lặng.

Dẫu là thầm lặng hay thụ động như Linh Mục nói, chúng tôi vẫn có cảm tưởng dường như Linh Mục không hài lòng với việc làm hay là thái độ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Không biết nhận xét của chúng tôi có đúng không?

Linh Mục Phan An Bình: dạ thưa thật sự từ trong nội bộ cho đến những việc đối với ngoài xã hội, tôi thấy Giáo Hội Việt Nam có rất nhiều thái độ thụ động, tức là chưa đạt tới mức mà Chúa Kitô cũng như dân Chúa đang mong ước. Thí dụ trong vấn đề phụng vụ, cả nửa thế kỷ nay trải qua bao nhiêu Hội Ðồng Giám Mục, chúng ta thấy vẫn chưa hoàn chỉnh được.

Ở mặt ngoài xã hội, chúng ta thấy nếu đem so với Giáo Hội Hàn Quốc là một Giáo Hội tranh đấu tích cực cho công bình xã hội, cho công lý thì Giáo Hội Việt Nam thua xa lắm. Chính vì vậy mà mức độ phát triển của Giáo Hội Việt Nam không thể nào so sánh được với Giáo Hội Ðại Hàn.

Chúng ta có thể lấy ánh sáng từ những Giáo Hội bạn của chúng ta, ngay bên cạnh chúng ta, để học lấy bài học dấn thân, bởi vì Giáo Hội được sinh ra để làm cho Nước Chúa Kito rộng mở. Nước Chúa Kito rộng mở làm sao được, nếu Giáo Hội không tích cực chống lại những bất công trong xã hội?

Vấn đề công bình là vấn đề liên quan tới tất cả mọi người, khi chúng ta hoạt động cho công lý, cho công bình, thì mọi người sẽ biết đến Chúa Kitô, còn bác ái thì chỉ nằm trong một phạm vi nào thôi.

Nguyễn Khanh: Có khi nào Linh Mục đặt những điểm Linh Mục mới trình bày với chúng tôi cho các vị Giám Mục hay những vị Linh Mục khác trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay không, và nếu có, câu trả lời hay phản ứng Linh Mục ghi nhận được như thế nào?
 
Linh Mục Phan An Bình: Thưa anh, thực sự chúng tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm về những đệ đạt đưa lên cho các vị có thẩm quyền. Chúng tôi thấy các Ngài không hề cứu xét đến những nguyện vòng từ dưới đưa lên, dù đó là những nguyện vọng rất chính đáng và rất thức thời, các Ngài cũng không cứu xét. Có những người rất đâu khổ, đến khi chết vẫn không có được câu trả lời từ phía hàng Giám Mục.

Ảnh hưởng của người Việt ở hải ngoại

Nguyễn Khanh: Lúc đầu, Linh Mục có nói đến vai trò của người Công Giáo Việt Nam ở trong nước, nói đến vai trò của những vị Giám Mục đang điều khiển Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, tức là những vị đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Có khi nào Linh Mục nghĩ đến vai trò của những người Công Giáo đang sống ở hải ngoại không? Chúng tôi đặt câu hỏi này vì được biết, 30% người Việt ở hải ngoại là người Công Giáo…

Linh Mục Phan An Bình: Dạ thưa đúng như vậy.Tôi nghĩ rằng trong cuộc tranh đấu cho dân chủ và tự do của dân tộc chúng ta hiện tại, vai trò của người Việt Nam tại hải ngoại rất quan trọng. Quan trọng vì có thể tiếp cận dễ dàng với những cơ quan quốc tế hay những cơ quan ảnh hưởng lớn, vì dụ như ở nước Mỹ.
Chúng ta cũng thấy là đồng tiền gửi về trong nước, như hôm qua tôi mới nghe tin là số tiền của đồng báo hải ngoại gửi về lớn gấp 20 lần số tiền những tổ chức thương mại đầu tư vào trong nước. Ðó là một sức mạnh đáng kể.

Từ xưa đến nay đồng tiền được gửi về, thường thường, để giúp thân nhân và giúp cho những công cuộc bác ái, xây nhà thờ v.v… Từ nay, tôi xin đề nghị nên hướng về cuộc tranh đấu cho công bình hơn là bác ái. Nên dùng đồng tiền của mình để vận động cho những công cuộc tranh đấu cho tự do, công bình, bởi vì những việc bác ai đã được làm rất nhiều rồi, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng được bao nhiêu, trong khi bất công vẫn lộng hành trong xã hội Việt Nam.

Người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại có thể làm được rất nhiều việc, như truyền thông, đưa tin tức về cho gia đình, cho Giáo Xứ ở Việt Nam, những khái niệm về tự do, về nhân quyền, về dân chủ.

Tôi thiết nghĩ rằng giới trí thức Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại cũng như giới công nhân nên có những tổ chức để quy tụ lại, và dùng ảnh hưởng của mình để tác động hai chiều: ở hải ngoại và ở trong nước, thì tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy được không những sức mạnh của đồng tiền, mà còn có cả sức mạnh của khả năng quy tụ nữa.

Cộng vào đó và trên hết, tôi thấy Ðức Tin của người Công Giáo luôn luôn thúc đẩy chúng ta phải dấn thân, tích cực dấn thân trong mọi lãnh vực, bởi vì chúng ta được kêu gọi để Thánh Hiến trần gian. Làm sao Thánh Hiến trần gian được nếu chúng ta không hoạt động tích cực để xã hội Việt Nam mỗi ngày một công bình hơn?

Nói đến đây, tôi xin trích lại lời của Hội Ðồng Giám Mục Á Châu khi họp ở Tokyo hồi 1986 có nói như thế này:
“trước hết chính trị phải trở thành một hoạt động chung, toàn thể dân Chúa được mời gọi dấn thân vào hoạt động chính trị ấy, vì Phúc Âm đòi hỏi Kitô hữu đưa Phúc Âm và những giá trị Nước Trời- là tình thương và công bình- xâm nhập vào những lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, và xã hội của Châu Á. Ai tuyệt đối khước từ đòi hỏi thay đổi chính trị ở Châu Á, ắt là một cách nào đó, cũng phủ nhận căn tính Kitô của mình

Nguyễn Khanh: Thay mặt quý thính giả, một lần nữa xin cám ơn Linh Mục Phan An Bình và chúc Linh Mục bằng an trên đường về lại Việt Nam.




Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dang_My vào ngày 20. Apr 2007 , 06:12
LỜI TRỐI
CỦA CỐ GIÁM MỤC NGUYỄN QUANG TUYẾN:

“Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị Thuần Hóa”



Linh mục Andrew Nguyễn Hữu Lễ


LỜI TRẦN TÌNH: Vì Giám mục Nguyễn Quang Tuyến không còn sống và làm chứng cho những gì tôi sắp viết ra, nên tôi đặt những dòng chữ sau đây dưới sự chứng kiến của linh hồn cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Tôi sẽ mắc tội nếu tôi viết sai sự thật hoặc là đặt vào miệng vị Giám mục quá cố những gì Ngài không có nói.  Về phần tôi, với lương tâm của con người mang chức vụ Linh mục, tôi sẽ viết lại một cách trung thực những gì Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã nhắn gởi cho tôi như một LỜI TRỐI. Những lời nào từ miệng Đức Cha Tuyến nói ra sẽ được tôi viết bằng chữ nghiêng, bên trong dấu ngoặc kép.


Bối cảnh tình bạn

Số phận an bài đưa đẩy tôi gặp gỡ và kết thân với một người bạn Linh mục ở miền Bắc vào năm 1988 là cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, về sau này Ngài trở thành Giám Mục của Giáo phận Bắc Ninh. Rồi cũng do số phận an bài tôi đã có dịp nói chuyện qua điện thoại với Giám mục Nguyễn Quang Tuyến, lúc đó đang trị bệnh tại Hoa Kỳ chỉ vài tháng trước khi Ngài qua đời.

Trong cuộc điện đàm đó, Ngài đã nói với tôi như là một LỜI TRỐI về tâm trạng của một Giám mục đang bị giày xéo tâm can trước tình cảnh vô cùng bi đát của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) trên ba thập niên qua. Trong hoàn cảnh như thế, Ngài đã không thể nói lên được và cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai! Qua cách nói và lối diễn tả về thực trạng của GHCGVN tôi khó mà hình dung ra được người đang nói với tôi bên kia đầu dây là một Giám mục.  Sau khi thổ lộ tâm can bằng giọng nói hùng hồn nhưng đầy sự đau đớn, có lúc bị uất nghẹn, Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã nhiều lần thúc giục tôi: “Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi, viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng cho các lời bác viết”.

Từ đó về sau, lúc nào câu nói:“Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi, Tuyến này sẽ làm chứng cho các lời bác viết” cũng văng vẵng bên tai tôi.

Để đọc giả có thể hiểu được mối thâm tình giữa cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến và tôi, từ đó dẫn đến việc Ngài trao gởi niềm ước mơ như là một LỜI TRỐI trước khi lìa đời, tôi xin trình bày mấy hàng dưới đây.

Tháng 7 năm 1988, sau 13 năm tù, tôi được tha ra khỏi trại giam Nam Hà và tôi đã lưu lại miền Bắc 2 tuần trước khi về Nam, như tôi có viết trong phần nhập đề của Bút Ký “TÔI PHẢI SỐNG”. Tôi cố ý nán lại, với mục đích đi thăm một số giáo phận để tìm hiểu tại chỗ tình trạng giáo hội miền Bắc trải qua mấy chục năm dưới chế độ cộng sản, sau này khi nào có điều kiện tôi sẽ viết lại kinh nghiệm đó. Khi đến Bắc Ninh, tôi còn có ý định thăm gia đình người bạn tù Linh mục đang còn ở lại trong trại giam là cha Nguyễn Đức Hiểu tại làng Ngô Khê.

Giáo phận Bắc Ninh lúc đó rất tiêu sơ buồn thảm, với Giám mục Phaolô Phạm Đình Tụng già yếu và khoảng chừng 12 Linh mục, hầu hết đã lớn tuổi, cùng với vài ba Linh mục “chui”, tức là những Linh mục được âm thầm phong chức mà không được chế độ cộng sản công nhận. Để tránh rắc rối, mọi người bên ngoài gọi các Linh mục “chui” này là “Anh”, chỉ khi nào trong nhà với nhau chúng tôi mới gọi các ngài là “Cha”.

Chính trong lần tới Bắc Ninh đó, tôi được gặp và kết thân với cha Nguyễn Quang Tuyến, đang là cha sở nhà thờ Chánh Toà. Cha Nguyễn Quang Tuyến rất hoạt bát, vui tươi, Ngài cùng độ tuổi với tôi và chúng tôi thân nhau dễ dàng. Chúng tôi gọi nhau là “bác”, theo cách xưng hô thân mật của người Bắc, và vẫn giữ nguyên lối xưng hô đó mãi về sau này.

Có 3 việc tôi nhớ mãi về cha Tuyến. Vào những buổi tối mùa hè oi bức, cha Tuyến cùng mấy anh em Linh mục “chui” và tôi nằm bò trên sàn ván khu nhà khách, ăn bánh đa cùi dừa và chuyện trò với nhau rất thân mật. Việc thứ hai là cha Tuyến xin tôi nếu chưa vội về Nam thì ở lại giúp cho Ngài một ít kiến thức căn bản về tiếng Anh, tiếng Pháp mà Ngài không có dịp học. Điều thứ ba đặc biệt hơn là sau khi về Sài Gòn một thời gian ngắn, tôi nhận được thư cha Tuyến gởi vào, báo tin Ngài được Tòa Thánh chọn làm Giám Mục và “mời bác Lễ về Bắc Ninh dự lễ phong chức Giám mục của Tuyến sẽ tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng 1989, lễ kính Thánh Phaolô Trở Lại, Quan Thầy của Đức Cha Già ( Phaolô Phạm Đình Tụng)” . Hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ không có thể đi ra Bắc được, nên chỉ chúc mừng bằng một thư khá dài. Sau đó tôi vượt biên qua Thái Lan không bao lâu trước ngày Cha Tuyến được phong chức Giám mục.

Từ khi tôi trốn ra khỏi Việt Nam , Đức Cha Nguyễn Quang Tuyến và tôi ít có dịp liên lạc, chỉ thỉnh thoảng thư từ hỏi thăm nhau hoặc qua tin tức của những người có dịp về thăm Bắc Ninh.  Mặc dù không liên lạc thường xuyên nhưng không vì thế mà tình bạn của chúng tôi suy giảm.

Lần đầu cũng là lần cuối

Mãi cho tới đầu năm 2006, tôi qua Mỹ để chuẩn bị cho Lễ Ra Mắt PHONG TRÀO QUỐC DÂN ĐÒI TRẢ TÊN SÀI GÒN, tôi được chị Kiều Mỹ Duyên cho hay có Đức Cha Nguyễn Quang Tuyến, Giám mục Bắc Ninh hiện đang trị bệnh tại Mỹ. Tôi nhờ chị liên lạc tìm giùm số điện thoại. Hôm sau chị trao cho tôi số phone của Đức Cha Tuyến đang ở Portland , tiểu bang Oregon , tôi gọi và đã gặp Ngài. Tôi rất vui mừng. Lần đó chúng tôi nói chuyện trên một tiếng rưỡi đồng hồ.

Mặc dù nội dung câu chuyện hơi khác thường, mang tính cách một sự trối trăn nhưng tôi không ngờ lần đầu nói chuyện với người bạn sau 18 năm xa cách cũng là lần cuối! Tôi coi đây là sự an bài huyền nhiệm để Giám mục Nguyễn Quang Tuyến có dịp gởi lại LỜI TRỐI cho tôi.  Trong cuộc nói chuyện đó, Ngài luôn miệng thúc giục tôi:“Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng những lời bác viết.” Tôi hứa là sẽ viết ra những gì Ngài muốn nhờ tôi nói lên. Tuy nhiên, tôi chưa kịp thực hiện thì Chúa đã gọi Giám mục  Nguyễn Quang Tuyến về Nhà Cha vào ngày 24 tháng 9 năm 2006. Khi được báo tin buồn, tôi không cầm được nước mắt.

Sự thôi thúc không nguôi

Sau khi Đức Cha Tuyến qua đời, dường như trong tôi có sự thúc giục mãnh liệt phải lo thực hiện điều tôi đã hứa với Ngài. Tôi cảm tưởng như Đức Cha Tuyến đã “chết không nhắm mắt”, như cách nói thông thường của người bình dân khi nói về người chết mà còn có gì ẩn uất trong lòng. Thực ra, không phải là tôi không muốn thực hiện LỜI TRỐI đó, nhưng tôi chờ một thời điểm thích hợp nhất để viết ra những lời tâm tư nhắn gởi của Ngài. Tôi có chia sẻ và bàn ý định này với vài người bạn thân.

Qua những sự việc xảy ra một cách đau buồn làm rối loạn nội tình của GHCGVN trong nước cũng như ở hải ngoại một vài tuần lễ vừa qua, nhất là từ sau phiên tòa “Bịt Miệng” xử tù Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế vào ngày 30-3-2007. Tôi nghĩ đã đúng lúc tôi công bố LỜI TRỐI của Cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến để rộng đường dư luận.

Lúc này, trên diễn đàn điện tử luôn thấy có những tin tức của một số người lên tiếng đặt vấn đề hoặc trách móc, phê bình, lên án Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và một vài chức sắc cao cấp trong GHCGVN về thái độ, lời nói hay cách hành xử sai trái của họ trước hoàn cảnh hiện nay của đất nước, trong đó có những lời phê phán gắt gao, nặng nề.

Tôi có cảm tưởng hiện nay một cuốn phim hài nhiều tập về GHCGVN đang được trình chiếu. Mỗi ngày một tình tiết mới xuất hiện và các khán giả mến mộ đang nóng lòng đón xem những hồi tiếp theo. Trong lúc tôi đang viết mấy dòng chữ này, có email cho biết bên Mỹ một số giáo dân đang lo “đánh vật” với sự kiện Giám mục Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và vài Giám mục khác đang có mặt tại California, sẽ có tiệc mừng và... quyên tiền tại các nhà hàng khác nhau trong dịp Tháng Tư Đen, thời điểm mà các Cộng Đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới ngậm ngùi tưởng niệm ngày Quốc Hận. Thật ra, việc những chức sắc trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, điển hình là Giám mục Nguyễn Văn Sang, ra hải ngoại xin tiền về để “xây dựng Giáo Hội quê nhà” đã trở nên quá thông thường và không còn là đề tài thời sự nữa. Tuy nhiên trong lần này, vị Giám mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một vài Giám mục nữa đồng loạt qua Mỹ và tổ chức “Tiệc Mừng” trong thời điểm Quốc Hận 30 tháng Tư, đã khiến cho nhiều người nhìn nhau lắc đầu và hỏi: “Thế này là thế nào?”

Nội dung Lời Trối

Trở lại cuộc điện đàm hôm đó, khi bắt đầu câu chuyện tôi hỏi thăm Đức cha Tuyến về bệnh tình, và Ngài cho biết bị chứng ung thư khó lòng cứu chữa, tôi nói sẽ cầu nguyện cách riêng cho Ngài.

Tiếp theo tôi hỏi về tình trạng Giáo Hội tại quê nhà. Tới đây, tôi cảm thấy Đức Cha Tuyến linh hoạt hẳn lên và đã gần như độc thoại bằng giọng nói hùng hồn nhưng chứa đầy đau thương uẩn khúc, để cố diễn tả những gì đã chất chứa trong lòng từ lâu.  Ngài dùng cách nói “bọn ma quỷ” khi đề cập đến chế độ cộng sản.  Ngài nói“bọn ma quỷ” đã làm hết mọi cách để cấy người của đảng vào các cấp của Giáo Hội, không phải chỉ trong hàng ngũ Giám mục và Linh mục, mà ngay cả trong các Hội Đồng Giáo Xứ. Vì thế, trong cương vị Giám mục, Ngài chú tâm rất nhiều trong việc xây dựng cơ cấu Hội Đồng Giáo Xứ tại các xứ, các họ, không để cho “ bọn ma quỷ” cài người của chúng vào.

Sau đây là 5 câu nói mà tôi còn nhớ nguyên văn từ miệng Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến hôm đó, theo thứ tự thời gian của cuộc điện đàm.

1.     “Đau đớn và nhục nhã lắm bác Lễ ơi! Những người nào được bọn ma qủy cho chịu chức Linh mục đều phải ký một tờ giấy cam đoan làm việc cho họ”

2.      “Việc bọn ma quỷ cho phép phong chức hơn 50 linh mục tại Hà Nội  vừa qua là một trò hề. Chúng nó lợi dụng đạo Công giáo để đánh bóng cho chế độ. Càng có nhiều Linh mục trẻ thì Giáo hội càng chết bác Lễ ơi. Tôi rất cẩn thận và hạn chế phong chức Linh mục trong Giáo phận của tôi. ”

3.      “Tôi làm gì có tiếng nói trong Hội Đồng Giám Mục. Họp hành chỉ là hình thức thôi. Mà thực ra Hội Đồng Giám Mục cũng chả có tiếng nói gì. Bọn Huỳnh Công Minh điều khiển tất cả”

4.      “Giáo hội Công Giáo Việt Nam hiện nay đã bị THUẦN HÓA cả rồi bác Lễ ơi. Từ Hồng Y, Giám mục, Linh mục Tu sĩ đến giáo dân đều đã bị THUẦN HÓA cả rồi. Bác có hiểu nghĩa của THUẦN HÓA không?  THUẦN HÓA cũng giống như người ta huấn luyện những con sư tử dạy chúng làm trò nhào lộn nhảy múa cho chủ lấy tiền ấy mà! Đau đớn và nhục nhã lắm bác Lễ ơi.”

5.      Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng cho những lời bác viết.” [i]

Tôi cảm thấy nhẹ người sau khi đã thực hiện xong lời hứa với cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến. Người đời thường nói, LỜI TRỐI là những lời nói chân thành nhất của con người khi biết mình sắp phải từ giã cuộc đời. Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã để lại LỜI TRỐI mà tôi vừa làm nhiệm vụ chuyển đạt đến tất cả mọi người. Mặc dù những gì Ngài nhắn gởi lại có thể gây kinh ngạc  cho một số người, nhưng tôi biết đó là những lời trung thực nhất khi nói về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong suốt 17 năm Ngài làm Giám mục.

Lời Cầu Nguyện

Bác Tuyến quý mến, giờ đây Bác có thể nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu, vì LỜI TRỐI của Bác gởi gấm lại cho tôi đã được thực hiện. Tôi tin chắc là Bác đang ở Thiên Đàng với Đấng đã sanh dựng ra Bác và ban cho Bác Thánh Chức Giám Mục để phục vụ Dân Chúa. Khi còn sống Bác đã ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã không có thể chu toàn ước nguyện của một Giám Mục chân chính, muốn được thấy một Giáo Hội Công Giáo tinh tuyền, thánh thiện, xứng với vai trò Chứng Nhân Cho Sự Thật. Ngược lại, Bác đã phải uất hận gởi lại LỜI TRỐI trước khi từ giã cõi đời qua câu nói [i]“Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị THUẦN HÓA”.
Trên Thiên Đàng, xin Bác hãy cầu bầu cho Dân Tộc và Giáo hội Công giáo Việt Nam sớm thoát khỏi nanh vuốt của “bọn ma quỷ” là những kẻ đã thành công trong việc “THUẦN HÓA” Giáo Hội.

Kết luận

Hai chữ “THUẦN HÓA” của cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã diễn tả một cách quá đau thương về hoàn cảnh GHCGVN dưới chế độ vô thần cộng sản. Khi nói GHCGVN đã bị “THUẦN HÓA” tôi hiểu ý của Ngài và xin nói rõ ý đó ra đây và dùng làm phần kết luận của bài viết này:

Xin đồng bào Công giáo nên ý thức về hiệu quả trong việc viết bài phê bình, chỉ trích, kết án các Hồng Y, Giám mục, Linh mục Việt Nam, gọi họ là những kẻ hèn nhát, câm nín và trốn trách nhiệm. Đó là việc làm uổng công vô ích. Hãy hiểu rằng, “bọn ma quỷ” đã “THUẦN HÓA” họ cả rồi, họ cũng chỉ là những nạn nhân mà thôi.

Ngược lại, xin hãy dành thời giờ và công sức cùng nhau quyết tâm triệt hạ “bọn ma quỷ” Việt gian cộng sản, là những kẻ đã dùng thủ đoạn đầy tinh vi quỷ quyệt để “THUẦN HÓA” Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và chúng đã thành công. Chỉ có tội đồ Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo của chế độ Việt gian cộng sản do Hồ Chí Minh dựng lên mới là những kẻ phải bị kết án.

Thật vậy, mọi người phải hiểu rằng, không có gì làm cho “bọn ma qủy” Việt gian cộng sản vui mừng và sung sướng hơn là được thấy càng lúc càng có nhiều giáo dân tỏ ra nhiệt tâm hăng hái trong việc phê bình, chỉ trích, kết án các Hồng Y, Giám mục, Linh mục... mà quên đi thủ đoạn tinh vi quỷ quyệt của “bọn ma quỷ”. Thật ra chính “bọn ma quỷ” Việt gian cộng sản là những chủ nhân rành nghề của gánh xiếc. Những chủ nhân này đã khéo léo“THUẦN HÓA” đàn sư tử, dạy chúng làm trò nhào lộn nhảy múa trên sân khấu để thu tiền, như cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã dùng hình ảnh đó để diễn tả về hiện tình GHCGVN, trong nỗi uất nghẹn, trước khi từ giã cõi đời.


Tại Thành Phố Auckland , New Zealand
Tháng Tư Đen 2007

Linh mục Andrew NGUYỄN HỮU LỄ





Title: Tin Ngoài Việt Nam
Post by Dau Do vào ngày 03. May 2007 , 16:03


CIRF: Cần đưa Việt Nam trở lại vào lại danh sách CPC



Đăng Khoa-Source:AFP, May 03, 2007
Cali Today News – Trong báo cáo thường niên công bố hôm thứ tư, CIRF tức uỷ ban lưỡng đảng tham vấn cho TT Bush về chính sách đối ngoại liên quan đến các vi phạm quyền tự do tôn giáo trên thế giới, đã kêu gọi Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC tức danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm trong năm nay sau khi nêu lên những vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng cuả Việt Nam trong thời gian gần đây. Báo cáo viết rằng “Chúng tôi khuyến nghị rằng Việt Nam cần phải được tái xét là quốc gia nằm trong danh sách CPC”

Bản baó cáo nói rõ rằng từ sau khi Hà Nội được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vào tháng 11 năm 2006 và được gia nhập WTO, những chính sách tích cực về tự do tôn giáo đã bị ngưng lại trong bối cảnh Hà Nội trấn áp mạnh mẽ những người đấu tranh nhân quyền trong nước.

Cần nhắc lại rằng Hà Nội đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách CPC ngay trước ngày công du cuả TT Bush đến Việt Nam.

Cùng với Việt Nam, CIRF còn khuyến nghị tiếp tục giữ tên 10 quốc gia khác trong danh sách CPC là Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Myanmar, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan và Uzbekistan.

CIRF bày tỏ sự thất vọng đối với “những vụ bắt bớ và giam cầm liên tục xảy ra… cùng lúc với những hạn chế nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo hiện đang được tiến hành” đặc biệt nhắm vào các giáo hội Tin Lành và Phật Giáo. Mặc dù vậy, ủy ban cũng ghi nhận những diễn biến tích cực cuả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong đó có việc thả tù một số các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Đăng Khoa-Source:AFP

Title: Re: Tin Ngoài Việt Nam
Post by dacung vào ngày 05. May 2007 , 05:02
Thả Đài Hay Bắt Kiệt?  

LÊ MINH NGUYÊN . Việt Báo Thứ Bảy, 5/5/2007, 12:30:00 AM
(LTS: Ông Lê Minh Nguyên hiện là Trưởng Ban Phối Hợp, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.)

Ngày 11/5/2007 tới đây chính quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ đem hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ra xử, hiện họ còn giam giữ chưa xét xử bốn luật sư khác nữa, đó là LS Bùi Kim Thành, LS Lê Quốc Quân, LS Nguyễn Bắc Truyển và LS Nguyễn Thị Thùy Trang. Riêng LS Bùi Kim Thành, họ cho vào nhà thương điên Biên Hòa, chích liên tục 20 mùi thuốc lạ trong 4 ngày đầu, mặc dù các bác sĩ ở bệnh viện tâm thần Chợ Quán chứng nhận bà bình thường.

Hai LS Đài và Công Nhân bị truy tố vi phạm Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong hai khỏan “(1a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;” và “(1c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngày 6/3/2207 Công An CSVN bắt hai LS Đài và Công Nhân và ngay sau đó là một chiến dịch đấu tố rầm rộ 2 luật sư này trên hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí của họ, báo giấy cũng như báo điện tử, như báo Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thế Giới, VNExpress v.v.. tố cáo hai LS này “tổ chức tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống đối (dưới hình thức mở lớp đào tạo về dân chủ, nhân quyền, hỗ trợ tiền cho những người dân khiếu kiện)”. Họ tố cáo Đài “là con bài để thực hiện dân chủ ở Việt Nam” và “làm ngọn cờ tập hợp lực lượng cái gọi là dân chủ.” Họ tố cáo Công Nhân “tham gia ký tên ủng hộ Tuyên ngôn tự do, dân chủ cho Việt Nam 2006 và tham gia khối 8406”, “trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài, tuyên truyền xuyên tạc sự thật trên mạng, kích động tư tưởng đa nguyên theo kiểu phương Tây”, “soạn thảo nhiều bài giảng về dân chủ, nhân quyền với ý đồ tạo ra một lớp người có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước đòi đa nguyên đa đảng.” Nói chung, những bài đấu tố liên tục và rầm rộ này của hệ thống loa tuyên truyền cho chế độ nhằm mục đích kết tội hai LS này, trước khi tòa án xét xử, cho những họat động ôn hòa nhằm xiển dương tự do dân chủ và đa nguyên đa đảng. Việc làm này của các cơ quan truyền thông báo chí CS đã vi phạm trầm trọng Điều 72 Hiến Pháp và Điều 9 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của họ nói rằng “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Nó cũng vi phạm Điều 7 Bộ Luật TTHS quy định việc bảo hộ danh dự, nhân phẩm của người bị truy tố.

Bây giờ, ta thử so sánh những lời nói và hành động của hai vị LS này với những gì mà các đảng viên cao cấp của đảng CSVN đã viết và nói trên các cơ quan truyền thông báo chí của họ và của Tây Phương.

Ông giáo sư Trần Đình Bút, phó chủ tịch Hội khoa học Kinh tế và quản lý TP.HCM, cố vấn cho cựu thủ tướng Phan Văn Khải, trong một ba`i báo đăng trên tơ` Pháp Luật ngày 17/3/2006, nói câ`n thay đổi điê`u Bốn Hiến pha´p Viê?t Nam quy định Đảng CSVN "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

Ông Trần Quốc Thuận, phó chủ tịch văn phòng Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội, trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do ngày 24 và 25/5/2006 cho rằng cán bộ nói dối thành thói quen hàng ngày, tham nhũng là vấn đề cơ chế, "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ!”, "Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức.” Trả lời báo Thanh Niên, ông cho rằng Quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân, nhưng trong thực tế các đại biểu QH đều biết rằng số phận của họ không gắn với sự tín nhiệm của cử tri, nó gắn với tín nhiệm của Đảng. Ông kêu gọi "Phải mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền.”

Các đại biểu khác trong Quốc hội CSVN như các ông Đổ Trọng Ngoan, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Hiếu và những chuyên viên của chế độ như TS Lê Đăng Doanh, TS Phan Đình Diệu, cụ Trần Văn Hà v.v.. cũng đều có những tiếng nói xiển dương dân chủ tương tự.

Gần đây nhất là ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng của họ. Chính ông Kiệt là người yêu cầu đài BBC để xin được phỏng vấn và phóng viên Xuân Hồng đã thực hiện ngày 17/4/2007. Trong cuộc phỏng vấn này ông cho biết ông ủng hộ mạnh chuyện để các ứng cử viên tự ứng cử và  muốn người dân được tự do lữa chọn.’ Ông chỉ trích cái khẩu hiệu “Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” của đảng CSVN “cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình.”. Ông nói ‘Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc VN không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.”

Ngòai ra, trước Đại Hội 10 của đảng CSVN ông đã viết nhiều lá thư đến Hội Nghi Trung Ương vào tháng 1/2006, tháng 4/2006, tháng 7/2006 kêu gọi dân chủ trong nội bộ đảng. Nói chung, những gì ông Kiệt và các đồng chí nêu trên của ông viết và nói, tính đến tháng 4/2007 thì không có gì khác LS Đài và Công Nhân, có nội dung xiển dương dân chủ và đa nguyên đa đảng.

Như vậy thì công lý của chế độ đang nằm ở đâu ? Chế độ này có chính đáng tính để cai trị đất nước hay không ? Hiến Pháp của chế độ bắt nguồn từ HP 1946 và qua các kỳ tu chính cho đến HP 1992 có tính chính đáng hay không ? Hay là nó đã bị hà tì vì thiếu vắng ý chí của tòan dân ? Cũng như nó đã từng bị hà tì vì không tuân thủ các thủ tục tu chính hiến pháp ?

Ngòai sự thiếu chính đáng tính của chế độ và hiến pháp, một điều rõ ràng nữa là luật pháp của chế độ có quá nhiều điều khỏan vi hiến. Điển hình là Điều 53 HP nói rằng “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” Điều 69, 70 HP đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội, tự do tín ngưỡng, và Điều 146 HP nói rằng “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.” Như vậy Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự cấm đóan sự tham gia thảo luận rõ ràng là vi hiến.

Dưới Hiến Pháp là Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (TTHS) và Bộ Luật Hình Sự (LHS). Xét theo Luật TTHS Điều 5 “Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.” thì hai LS Đài và Công Nhân không được hưởng quyền này vì chế độ không cho họ có quyền bình đẳng với công dân Võ Văn Kiệt và các công dân có đảng tịch của đảng CSVN. Điều 58 TTHS quy định là luật sư được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, trong thực tế thì chính quyền CSVN đã vi phạm điều này, không cho luật sư của bị can tham gia ngay từ đầu. Điều 107 TTHS quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi “(1) không có sự việc phạm tội;” “(2) hành vi không cấu thành tội phạm;” và Điều 108(1) qui định rằng chỉ cần hội đủ một điều vừa nói thôi thì cũng phải hủy bỏ quyết định khởi tố. Các hành vi của LS Đài và Công Nhân không khác gì các hành vi của ông Kiệt và các đảng viên CS đã nói ở trên, cho nên nếu nó cấu thành tội phạm thì Công An cần phải bắt ông Kiệt và những đảng viên có cùng quan điểm như ông.

Điều 182(1) Luật TTHS qui định về “việc giao các quyết định của Tòa án”cần “phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.” Trong khi đó, theo RFA, ngày 2/5/2007 chị Vũ Minh Khánh, vợ của LS Đài, đến Tòa án Nhân dân Hà Nội gặp ông Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, người phụ trách hồ sơ thụ lý vụ án, thì ông Chính cho biết là chị sẽ không được nhận giấy mời để đến tham dự phiên tòa và chỉ khi nào phiên tòa diễn ra, chị đến Tòa nói là vợ anh Đài thì nhân viên bảo vệ sẽ cho vào, chứ họ không có giấy mời nào cho chị cả. Lại một lần nữa thủ tục tố tụng đã bị vi phạm, mà theo nguyên tắc của luật pháp, khi thủ tục bị vi phạm thì vụ án phải bị hủy bỏ hay phiên xử phải được đình hõan, vì Điều 2 Luật TTHS nói rằng mọi họat động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Bây giờ ta thử xét về nội dung của vụ án qua Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự với “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” khỏan “(1a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;” và “(1c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Tội danh này cũng như tội phá họai chính sách đòan kết (Điều 87), tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ (Điều 258) là các tội danh mơ hồ và bịa đặt nhằm bảo vệ sự độc tài đảng trị của đảng CSVN chứ không có trong luật hình sự của các nước dân chủ văn minh. Hơn nữa việc CSVN cố tình trộn lẫn đảng CSVN (của một nhóm người và không trường kỳ) với chính quyền hay Nhà Nước (của một đất nước và trường kỳ) và cho việc LS Đài và Công Nhân xiển dương dân chủ, mà đặc tính của dân chủ là không chấp nhận độc tài độc đảng, là chống Nhà Nước thì họ đã vi phạm trầm trọng Điều 5 Hiến Pháp ghi rằng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.” LS Đài và Công Nhân không có chống “Nhà nước thống nhất của các dân tộc” thì Điều 88 không thể áp dụng được. Vã lại, nếu việc trả lời phỏng vấn trên các đài RFA, BBC để nói về dân chủ được coi là tuyên truyền xuyên tạc thì việc ông Võ Văn Kiệt yêu cầu được BBC phỏng vấn để ông trình bày về “tự do chọn lựa”,  ‘Tổ quốc VN không của riêng một đảng” v.v.. có phải là tuyên truyền xuyên tạc hay không? Nếu có thì tại sao Công An không bắt ông ta?

Bài viết này còn giới hạn vào những khía cạnh của Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam, chứ chưa đem vào các luật của Công Pháp Quốc Tế như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 18, 19, 20), Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Điều 18, 19, 21, 22), Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (Điều 5) mà chính quyền CSVN đã ký tham gia năm 1982 và cam kết tôn trọng. Chính quyền CSVN cũng đừng quên rằng chiếu theo Điều 2 khoản 3 của Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị quy định rằng những nước đã tham gia, như Việt Nam, phải bảo đảm cho những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền được khiếu tố trước tòa án và được đền bù thỏa đáng dù rằng người vi phạm là viên chức chính quyền.

Trong Đại Hội của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế của Hoa Kỳ được tổ chức ở Milwaukee, Wicsonsin ngày 25/3/2007 đã thông qua Nghị Quyết Số 8 về “Sự Miễn Tố Vì Chủ Quyền Quốc Gia và Những Vi Phạm Nhân Quyền” mà lâu nay những quốc gia vi phạm luật quốc tế nhân quyền được hưởng sự bảo vệ không bị truy tố vì là chủ quyền quốc gia, khi bị kiện ở các tòa án quốc nội của những quốc gia khác. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế xiển dương lập trường là các quốc gia thành viên của các công ước và hiệp định quốc tế sẽ không cung cấp sự bảo vệ miễn tố cho các quốc gia vi phạm những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Xét tòan bộ vụ án này trong bối cảnh của một chế độ chính trị thiếu tính cách chính thống, một nền pháp lý thiếu chính đáng tính, một cơ sở luật pháp chứa đầy sự vi hiến, một thủ tục tố tụng có quá nhiều hà tì và những điều luật với tội danh mơ hồ bịa đặt, thì liệu vụ xử án này có làm cho Việt Nam trở thành một công dân tốt trong cộng đồng thế giới của thời đại mới, Thời Đại Thông Tin (Information age) đang trãi ra phía trước cho dân tộc Việt Nam hay không ?

Trước tiến trình dân chủ không thể đảo hồi ở Việt Nam, người viết muốn kết luận rằng thay vì bắt Kiệt thì chính quyền CSVN nên thả Đài và tất cả các tù nhân lương tâm, để thực sự phát huy nội lực của đất nước trước sự xâm lấn mới dưới nhiều hình thức của những dân tộc mạnh trên thế giới trước khi quá trễ. Cửa đã mỡ, gió đã vào, đón nhận và biến cải những cuồng phong này để làm mát Việt Nam, lịch sử các quốc gia văn minh cho thấy không ai làm hay hơn những nhà dân chủ.

(4/5/2007)

LÊ MINH NGUYÊN

Trường Trung Học Lê Văn Duyệt » Powered by YaBB 2.4!
YaBB © 2000-2009. All Rights Reserved.