Trường Trung Học Lê Văn Duyệt
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl
Tin Tức >> Tin Tức >> Những điều trông thấy
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1147386406

Message started by dacung vào ngày 11. May 2006 , 12:26

Title: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. May 2006 , 12:26
Chuyện Thường Ngày
Chủ Nhật, 16/04/2006, 00:39 (GMT+7)
(Tuổi Trẻ Online)

Lời giải thích của quan

TT - - Ông này, vị quan to để quên cái vali lủ khủ tiền ở máy bay giải thích rằng tiền đó có phần của anh em trong nhà góp lại mua gì cho mẹ đấy.

- Ừ, thì phải nhờ vả anh em hay bà con, họ hàng gì đó để giải thích chứ.

- Một quan lớn nọ lý giải việc con trai mình - một giảng viên đại học - mua ôtô 40.000 đô là nhờ mượn của anh em bà con trong Nam ngoài Bắc.

- Tất nhiên rồi, phải lấy anh em, chú bác gì đấy... chứ lương giảng viên đại học của “công tử” ấy cả đời cũng không đủ mua nửa chiếc xe.

- Vị quan lớn láng giềng nhà tôi mới xây một cái biệt thự to "vật vã" ông ạ, cũng nói là tiền mượn của gia đình, anh em, họ hàng.

- Lại gia đình, anh em, họ hàng… Thế nhưng lúc kê khai tài sản cán bộ công chức, thì chắc chắn là các vị ấy cho rằng mình rất nghèo với đồng lương công chức.

- Thế tiền đâu mà các vị ấy có nhiều thế?

- Họ sẽ nói là nhờ nuôi heo... đất đấy bác ạ! Chắc con heo này bự bằng khủng long quá.

BÚT BI ghi lóm ở quán cà phê sáng


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 22. May 2006 , 18:47
Cơ chế khiến người Việt nói dối mỗi ngày?
 
 
Ông Trần Quốc Thuận cảnh báo cái lớn nhất bị mất ở Việt Nam là đạo đức

Những khuyết tật trong hệ thống nhà nước ở Việt Nam đang khiến người Việt phải 'tự nói dối với nhau để sống', Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thừa nhận.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn trên báo Thanh Niên, ông Trần Quốc Thuận nói tham nhũng ở Việt Nam không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn khiến đạo đức của cả xã hội suy thoái.

"Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ."

"Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống."

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét nói dối đã trở thành thói quen hàng ngày trong xã hội Việt Nam.


 Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.


Ông Trần Quốc Thuận

"Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành "đạo đức", mà cái "đạo đức" đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia."

Ông cho rằng bộ máy hiện tại quá cồng kềnh, chồng chéo và cần phải có một cuộc đại phẫu.

"Phải làm triệt để giống như chúng ta chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường."

"Quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Thực tế là đại biểu QH đều biết rằng số phận của họ không gắn với sự tín nhiệm của cử tri, nó gắn với tín nhiệm của một nơi khác. Vậy thì làm sao họ làm theo ý kiến của cử tri được?"

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kêu gọi mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử.

"Phải mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền. Thực quyền mới quyết được các vấn đề. QH phải có cơ quan chuyên trách, tổ chức điều tra tới nơi tới chốn. QH đâu phải là diễn đàn để nói cho xả hơi. Anh ra đây báo cáo rồi xin lỗi là xong, đâu có được!"

Gần đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người được dự kiến sẽ sớm chuyển giao chức vụ của mình, cũng lên tiếng rằng 'cần sửa lỗi hệ thống.'

Quý vị nghĩ gì về những nhận xét này? Có phải xã hội Việt Nam đang đối diện nguy cơ băng hoại nền tảng đạo đức, và nói dối đang trở thành thói quen, thành điều bình thường?

---------------------------------------------------------------
Tony Nguyễn, Hoa Kỳ
Nói dối thì ở đâu cũng có, thời nào cũng có nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở VN. Là một người dân VN sống ở nước ngoài nhưng luôn luôn quan tâm tới tình hình chính trị và mong mỏi ngưòi dân mình sẽ sớm thoát khỏi nạn độc tài, tiến đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tôi xin mạn phép hỏi hai ông Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Chủ tịch Nước một câu: Hai ông đề cập tới tệ nạn nói dối và những hệ lụy của nó với xã hội VN vậy chứ hai ông có thành thực với lương tâm mình khi phát biểu điều đó chăng, khi chính mình lại ở trong cái guồng máy "nói dối dân?" Làm sao các ông thành thật mà lại leo lên được những chức vụ quan trọng trong guồng máy này?

Thứ nhất đối với ông Trần Quốc Thuận. Ông bảo quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Ai cũng thấy quốc hội do ông làm phó chủ nhiệm chỉ là quốc hội "bù nhìn" không hề có sự bầu bán dân chủ, ông có thành thực khi nói ra điều này không? Thứ hai đối với ông Trần Đức Lương. Ông bảo cần "sửa lỗi hệ thống" Đã bao nhiêu lần các ông hứa hẹn sửa lỗi hệ thống XHCN của các ông, người dân chờ dài cả cổ rồi đâu vẫn hoàn đó, ông có thành thực không khi nới ra điều này không? Hay là vì người dân quá bức xúc với tệ nạn nói dối của Đảng nên Đảng sai các ông ra xoa dịu?

Ai mà tin được các ông nữa, hãy im lặng và làm đi thì tốt hơn. Các ông chưa chắc đã thành thực thì không nên chê bai người khác hay lên giọng đạo đức dạy đời, dạy người khác chân thực. Các ông không biết là người dân đã một phần lây mhiễm cái tính nói dối của các ông đó hay sao! Khi mà nói dối trở nên phổ thông và đại trà thì con đường dẫn tới sự tha hóa của xã hội là điều hiển nhiên. Hãy để cho những người đạo đức thực sự nói về tính chân thực.

Thu Phong, Silver Spring, USA
Xin kính cẩn cảm ơn và kính phục những lời nói vô cùng xác thực của bác Thuận trong hoàn cảnh hiện tại. Hơn mười năm trước, lúc còn là một du học sinh, tôi vô cùng bàng hoàng khi nhận được thư của mẹ tôi; trong thư có những câu: “Con phải tìm cách ở lại, không nên trở về VN. Mẹ khuyên con như vậy không phải là mẹ muốn cho con có một cuộc sống vật chất sung túc mà là vì nơi quê hương mình, mọi hình thức sống đều khởi nguồn bằng sự dối trá. Những gì mẹ đã dạy cho con, tạo con nên một con người không còn thích hợp trong xã hội này nữa. Con không thể nào đương đầu nổi với sự dối gạt từ trên xuống dưới. Dù mất đi tiền bạc, của cải, và ngay cả đất đai, mẹ có buồn; nhưng nỗi buồn lớn lao, đau xót nhất, không bao giờ nguôi ngoai là mất đi nền văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã tạo dựng.

Nếu mẹ đã không dạy con có cuộc sống thật thà và thẳng thắn thì chắc con cũng đã bị đầu độc để trở thành những người chỉ biết nhắm mắt suy luận một chiều để bảo vệ cho một hệ thống chủ trương thù hận và dối gạt. Mẹ vẫn luôn luôn biết rằng, trong môi trường gia đình, không một nới nào trên thế giới làm cho con có một cuộc sống tốt hơn là nơi mà con gần với mẹ. Nhưng môi trường xã hôi này sẽ nghiền nát con ra nếu con quá chân thật. Dù xa mẹ, con hãy ở một nơi nào để con có đủ tri thức và hành động theo chiều hướng của một con người thật sự”.

Sau sáu năm, khi vừa học xong, tôi không thể nào xa được miền đất đã thấm máu cha ông trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Tôi đã trở về và những lời mẹ dạy năm xưa đã hiển hiện ra trước mắt. Tôi bị ăn một cái bánh vẽ to tướng. Nhờ vào đìều kiện hôn phối, tôi trờ lại miền đất có guống máy nhà nước mang dư âm cựu thù với dân tộc Việt. Tôi không ngừng nghỉ tìm hiểu để biết rằng người Việt, dù sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng không bao giờ quên được đất tổ thân yêu. Khi đã tạo được một cuộc sống vật chất và tinh thần được ổn định, chắc chắn một điều là chẳng những họ không hận thù gì mà còn rất đau xót cho cuộc sống tụt hậu của dân ta cả hai miền Nam Bắc.

Trong thâm tâm, từ những người đã liều chết vượt biển đến những người thuộc thế hệ thứ hai, đều rất mong muốn được trở về phục vụ quê hương. Nhưng tại sao họ không chịu về? Câu trả lới chính là những điều mà bác Thuận đã nêu ra. Sự dối gạt đã làm mất niềm tin nên họ không thể chấp nhận bất cứ một điều gì từ những người nói một đàng làm một nẻo. Trong chức vụ và vai trò của bác Thuận, những lời của bác sẽ làm thức tỉnh nhiều người đang dối gạt người khác và dối gạt chính mình để sống.

Nguyễn Kim, Hoa Kỳ
Rất lâu rồi tôi mới đọc được điều trăn trở của một người có thẩm quyền trong chính phủ nói lên điều bức xúc của lương tâm với công chúng. Tôi hy vọng rằng từ ông Thuận sẽ có nhiều những lương tâm bức xúc khác cũng lên tiếng để biến điều bức xúc này thành phong trào mà người dân chúng ta cùng chỉnh sửa lại xã hội mà mọi người Việt có lương tâm dù ở đâu trên thế giới này đang đau lòng.

Nguyễn Hùng, Westminster
Phải cảm phục ông Trần Quốc Thuận đã vô cùng can đảm nói lên sự thật phũ phàng này. Theo tôi, việc nói dối đã khởi sự từ năm 1946 khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời. Lúc đó, vì Đông Dương chưa phải là mục tiêu bành trướng của Liên Xô, còn Tầu chưa đủ mạnh để “xuất cảng cách mạng”, nên đảng CSVN yếu thế, phải viết bản hiến pháp đó, cùng với các “bả” như “bình đẳng xã hội”, “chia đất cho nông dân”, “độc lập, tự do”, v.v... -- thậm chí còn đổi tên Đảng -- để dụ nhiều tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng.

Nhưng kết quả những chiêu bài trên chỉ là bánh vẽ. Bản hiến pháp này chưa hề được áp dụng, vì nếu theo đúng hiến pháp, thì đâu có vụ Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra, đâu có vấn đề “Đảng cử, dân bầu”, và đâu có một Quốc Hội toàn “nghị gật” cho Đảng. Do đó, nói dối có thể xem là “bản chất” của chế độ, chứ chưa hẳn cơ chế hiện nay tạo ra “đạo đức” nói dối. Thật là nguy hiểm nếu lời ai đó nói, “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, là đúng, vì nếu vậy, nếu ngay bây giờ “đại phẫu” cái cơ chế đó thì cả trăm năm sau VN mới vực dậy được đạo đức nói thật hay sao? Liệu trái đất này có còn tồn tại đến ngày đó hay không?!!!

TYVN
Tại sao đất nước ta không phát triển mặc dù chiến tranh đã lùi xa? Do đâu, vì đâu?! Theo tôi, đó là do đường lối lãnh đạo. Ếch ngồi đáy giếng thì chỉ ca ngợi nhau, biết gì ở ngoài đâu. Từ đó hình thành thói "đạo đức giả", cứ phỉnh nịnh nhau rồi sau lưng lại chê bai đủ điều, đấy là người VN!!! Tôi không phải là loại người ngu dốt (ít ra thì cũng đã tốt nghiệp trên ĐH), nhưng tôi kô hiểu đất nước ta nhiều người giỏi, GS, TS như vậy mà vẫn nghèo-hèn??? Không nên cứ đổ tại chiến tranh, đó là lời ngụy biện cho sự ngu dốt !!!! "Không làm được thì xin nghỉ" là đường lối thích hợp nhất để đất nước phát triển.

Dang Quang, HCM, VN
Đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đang suy thoái và tương lai không xa nó sẽ càng suy thoái trầm trọng hơn. Tất cả là do con người, mà nơi đào tạo con người chính là nền Giáo dục. Nền Giáo dục Việt Nam hiện nay đang suy thoái trầm trọng. Lương giáo viên khá thấp so với mặt bằng cuộc sống nên buộc lòng họ phải kiếm thêm bằng cách đi dạy thêm. Họ dùng mọi thủ đoạn để bắt các học sinh của mình phải đi học thêm nếu không muốn bị điểm kém, và phụ huynh vào những ngày lễ tết đều phải biết điều phong bì cho thầy cô.

Đây giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội Việt Nam hiện nay: Đó là tình trạng tham nhũng, đưa và nhận hối lộ tràn lan. Nhà trường chạy đua lấy thành tích dẫn đến thầy cô cũng dạy theo kiểu đua thành tích.. cuối cùn toàn là thành tích ảo. Điều này dễ dàng nhận thấy ở xã hội, đó là các cơ quan ban ngành cũng chạy theo thành tích, đạt danh hiệu này danh hiệu nọ, nhưng thực chất bên trong tham nhũng tùm lum như vụ PMU18. Các quan chức luôn mồm kêu chống tham nhũng nhưng thực chất đa số ông nào ít nhiều cũng từng nhúng chàm rồi nên khó nói được cấp dưới, vả lại lương công chức hiện nay quá thấp nên buộc lòng họ phải làm người xấu.

Không tên
Xã hội ta là một xã hội toàn đồ giả : bằng giả, hàng giả, cơ quan chống tham nhũng giả (vì thanh tra nhà nước lại tham nhũng như rươi), cơ quan chống buôn lậu giả ( vì chính cơ quan chống buôn lậu lại là nơi chứa chấp buôn lậu )... Vì sao lại giả ? Vì kim chỉ nam Mác Lê nin của nước ta là giả dối. Một khi nền tảng đã giả dối thì làm sao những liên hệ của nó lại thật cho được hả các bạn ?

Nono
Xâ hội VN hiện tại đang thịnh hành thói đạo đức giả. Toàn là "các bác chưa bị lộ" đang lên tiếng mạnh mẽ trên các sân khấu, diễn đàn, người nào cũng hô hào chống tham nhũng. Việt Nam cũng là một xã hội thích sử dung thuốc an thần, tất nhiên dành cho cấp lãnh đạo. Thua người ta thì nói "ta khác", còn lại có gì đường được thì "đó là tính ưu việt của chế độ ta".

Một độc giả
Tôi là người VN, đọc cái tựa này xong là muốn khóc vì với bản tính trung thực tôi luôn luôn muốn và thích ngay thẳng trong cuộc sống. Thế mà quan hệ với chánh quyền này phải biết đóng kịch, che đậy như kẻ phạm tội và tôi xác định rằng bám chắc vào hệ thống chế độ này đa số đều là những kẻ như thế cả.

Thật là đau lòng cho những người VN còn chút lương tri tự trọng, chỉ tội cho con cháu chúng ta sẽ bị lây nhiễm và hư cả bao thế hệ người VN mai sau.

Xin cám ơn ông Trần Quốc Thuận đã có một tiếng nói hoàn toàn xác đáng. Nhưng xin hỏi ông Thuận một câu : Chúng ta là người vn nếu có tự trọng trước điều đau lòng như thế phải làm gì? Nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ đâu, từ ai? từ hệ thống nào?

Trân Hoa, Hà Nội
Xin thưa rằng điều này đã kéo dài hàng chục năm nay, cụ thể là từ sau năm 1954 khi "công cuộc xây dựng CNXH" bắt đầu ở miền Bắc. Chúng tôi đã được giáo dục như những cái máy chỉ biết nhai đi nhai lại một cách giáo điều mớ lý luận chính trị của nhà nước. Đó là thời chiến, thế thì làm sao trách được chúng tôi khi trong cuộc sống hòa bình hiện tại, chúng tôi phải nói dối để phục vụ cuộc sống gia đình của chúng tôi.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 26. May 2006 , 03:39
Trung Quốc: Thách thức lịch sử chính thống
 
 
Cuộc Vạn lý Trường chinh do Mao Trạch Đông chỉ huy đang bị đặt câu hỏi
Cuộc hành quân mang tên 'Vạn lý Trường chinh' từ lâu được xem là một trong những huyền thoại anh dũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1934, Hồng quân Trung Quốc, với khoảng 200.000 người mở đường máu rút khỏi căn cứ ở phía nam, và bị quân đội của Tưởng Giới Thạch rượt đuổi.

Từ đây, quân đội của Mao Trạch Đông bắt đầu cuộc Trường chinh được gọi là vô tiền khoáng hậu: một cuộc thoái lui dài hàng ngàn dặm, từ Giang Tây và Phúc Kiến, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây.

Chỉ còn 40.000 quân sống sót để từ đó mở lại cuộc cách mạng và đánh bại Tưởng Giới Thạch năm 1949.

Lật lại huyền thoại

Sau 70 năm, một cô gái Trung Quốc, Sun Shuyun, nghĩ ra ý tưởng đi lại cuộc Vạn lý Trường chinh năm xưa. Có lẽ cô là phụ nữ Trung Quốc đầu tiên làm như vậy, với một năm hành trình và nói chuyện với 40 cựu chiến binh còn sống sót.

Những tâm sự của những người này rất khác với phiên bản chính thức lâu nay - "sốc là một từ còn quá yếu ớt để mô tả phản ứng của tôi" - Sun Shuyun viết như thế khi nhận ra những lời nói dối cô từng chấp nhận khi là sinh viên ở Bắc Kinh.

Cô được dạy rằng nhân dân hăng hái đi theo Hồng quân. Nhưng nay cô được kể về việc bắt lính, bắt cóc, bắt con tin và đòi tiền chuộc. Số lượng quân giảm sút nặng nề không phải vì thương vong, mà vì đào ngũ.

Khi Sun Shuyun hỏi một cựu binh của cuộc Trường chinh, nay là một viên tướng, rằng Chủ nghĩa Cộng sản có ý nghĩa gì với ông, ông ta trả lời: "Cô nói cho tôi nghe với. Trước đây và bây giờ tôi cũng không biết. Tôi e cả Mao khi ấy cũng không biết câu trả lời."

Những trang lịch sử do Sun Shuyun viết ra, đã được NXB HarperCollins phát hành ấn bản tiếng Anh năm nay với tựa đề "The Long March", nhưng không được in ở Trung Quốc.

Giống như nhiều tác phẩm gần đây, Sun Shuyun dựa vào nhiều tài liệu không có ở trong nước - một nhật ký của một nhà truyền giáo Tin Lành, Rudolph Bosshardt, là ví dụ. Ông Bosshardt đã hành quân cùng Hồng quân trong 560 ngày trước khi bị bắt cóc và bị đòi khoản tiền chuộc 10.000 đôla.

 
Một số người nói giới trẻ Trung Quốc còn thiếu hiểu biết về lịch sử đất nước

Nhiều vụ bắt cóc là do chính Hồng quân tạo ra, một điều khiến Shuyun bị sốc. Cuốn sách của cô cho thấy nông dân không muốn gia nhập Hồng quân, phụ nữ bị buộc sinh con và bỏ con lại.

Tác giả nói người Trung Quốc không bao giờ biết nguyên nhân thật của cuộc Trường chinh, một phần vì ba cuộc thanh trừng của Mao đối với 10.000 người khiến người dân địa phương không tin tưởng và ghét Hồng quân. Những người cộng sản đã buộc phải rời căn cứ ở Giang Tây.

Khi buộc phải tháo chạy, Hồng quân liên tục bị quân của Tưởng Giới Thạch truy đuổi, và rồi lại thả ra.

Gao Wangling, sử gia ở Đại học Nhân dân, nói thẳng: "Đa số các sử gia nghiêm túc ngày nay hiểu rằng Tưởng Giới Thạch khi ấy có thể nghiền nát người cộng sản, nhưng đã để cho họ sống như món hàng mặc cả với Moscow."

Những nghiên cứu mới

Bản thân Gao Wangling có một nghiên cứu, "Về Phản hành vi của nông dân Trung Hoa." Nghiên cứu đi ngược lịch sử chính thống khi nói nông dân đã giết các địa chủ dưới lệnh của đảng.

Hồi đầu thập niên 1970, lịch sử ở Trung Quốc được viết theo quan điểm "đấu tranh giai cấp", và rằng 4000 năm lịch sử đã tiến hóa để đi đến giai đoạn thắng lợi của Đảng Cộng sản.

Nhưng hôm nay, "lịch sử xã hội" trong đời sống nông dân lại được chú tâm. Nhiều học giả ở ngay Trung Quốc xem lại diễn trình cải cách ruộng đất một cách độc lập so với kết luận của đảng.

Tại một đất nước nơi lịch sử và tuyên truyền gắn bó với nhau, nhiều vấn đề nhạy cảm lâu nay ít được nhắc đến.

Năm nay đánh dấu 40 năm bắt đầu Cách mạng Văn hóa, sự kiện thảm khốc trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 20. Nhưng truyền thông lờ đi sự kiện này, và nhà nước hy vọng bi kịch rồi sẽ mờ đi trong ký ức dân tộc.

Li Datong, người bị cách chức chủ bút tạp chí Băng Điểm vì đăng một tiểu luận phê phán xu hướng đề cao tinh thần chống ngoại xâm, nói: "Chúng tôi vẫn chưa chấp nhận sự thật. Khi bắt đầu đặt câu hỏi, thì ai biết được nó sẽ dẫn tới đâu? Anh đặt câu hỏi về nhà Thanh, Trung Hoa hiện đại, lịch sử đảng, Cách mạng Văn hóa, 1989...rất nhiều câu hỏi còn đó."

Một số chuyên gia nói việc có hiểu biết không đầy đủ về quá khứ sẽ không tốt cho Trung Quốc.

Đa số các nghiên cứu lịch sử mang tính phê phán đều được thực hiện ở bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, một số người bên trong Trung Quốc bắt đầu đưa ra các cái nhìn khác.

Một số người hỏi chuyện các nhân chứng về những sự kiện như Đại Nhảy Vọt, nạn đói thập niên 1950 mà một số bảo rằng có thể 30 triệu người đã chết.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Jun 2006 , 04:37
Khi Harvard dạy kinh tế tư bản ở VN
(BBC)
 
 
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM giảnh dạy nhiều quan niệm mới

Tiếp tục loạt bài nói về giáo dục ở Việt Nam, phóng viên của tờ báo Mỹ Chronicle of Higher Education đã tìm hiểu về một chương trình giảng dạy kinh tế do Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard hợp tác thực hiện với Đại học Kinh tế TP. HCM.
Khi mới khởi đầu từ giữa thập niên 1990, chương trình này của Đại học Harvard vất vả tìm kiếm học viên.


Như phóng viên Martha Ann Overland viết trên báo Chronicle of Higher Education, số ra ngày 9-6-2006, lúc mới bắt đầu, chương trình một năm này hứa hẹn miễn học phí, nơi ở, thậm chí có tiền tiêu vặt hàng tháng, nhưng “vết thương từ cuộc chiến còn mới, và nghi ngờ còn hằn sâu.”

“Chương trình không thể đăng quảng cáo, nên nó phải nhờ giới chức ở các tỉnh và công ty nhà nước đề cử người đi học. Không ai biết việc được cử đến một chương trình của Harvard để học về thị trường tự do là phần thưởng hay trừng phạt.”

Khi Harvard mới tiếp cận Việt Nam, ý tưởng giảng cho những người cộng sản cách trở thành nhà tư bản là một quan niệm bất thường.

Nhiều người, trong đó có Thượng nghị sĩ John F. Kerry và John McCain, tin rằng đây có thể là cách cải thiện quan hệ song phương. Ngay cả bây giờ, chương trình với chi phí hai triệu đôla này cũng chủ yếu nhận tài chính từ Bộ Ngoại giao Mỹ và vẫn được xem là một sứ mạng ngoại giao.

Nội dung khác

10 năm đi qua, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam.

 
Nhiều người tiếp thu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Việt Nam có thể 'choáng khi học chương trình

Chương trình bộc lộ các vấn đề của một nền kinh tế kế hoạch và xem xét những vấn nạn thường gặp ở các công ty quốc doanh.

Ông Châu Văn Thành, giám đốc đào tạo chương trình, nói cách dạy ở đây cũng khác.

Sinh viên được khuyến khích tranh luận và thách thức. Ngay cả đến hôm nay, quá trình này vẫn có thể gây khó cho học viên, những người được nuôi lớn với ý niệm rằng đặt nghi vấn với giáo viên không chỉ là bất kính, mà còn đáng xấu hổ.

Một chi tiết làm các học viên tốt nghiệp hàng năm không vui là họ không được nhận bằng cao học. Một lý do là vì Harvard không đồng ý tuân theo các quy định của chính phủ Việt Nam, ví dụ như giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dù sao thì khi kết thúc khóa học thành công, các học viên nhận được một chứng chỉ chứng nhận họ đã hoàn thành chương trình.

Sau 20 năm làm quen với kinh tế thị trường, nhiều quan niệm mà chương trình giảng dạy không còn mới mẻ ở Việt Nam.

Ông David O. Dapice, một giáo sư nhiều năm giảng dạy ở chương trình, nói đa số sinh viên nay lớn lên cùng cải cách. Họ hiểu độc quyền làm tăng giá cả. Cứ thử quan sát sự bùng nổ các công ty viễn thông gần đây đã khiến giá các cuộc gọi giảm so với trước như thế nào.

Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn đến với chương trình mang theo những tư tưởng cũ. Ông Vũ Thành Tự Anh, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của chương trình, nói lý do chủ yếu là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục mà họ đã trải qua.

“Đa số thấy rất khó phê phán chính phủ,” ông ghi nhận. “Họ quen nghĩ theo một cách nhất định, và chúng tôi thì yêu cầu họ nghĩ khác.”

Một ví dụ nổi bật là cuộc thảo luận gần đây về kế hoạch xây một phi trường mới cho TP. HCM., đặt tại một tỉnh lân cận. Phi trường này sẽ chẳng tiện lợi cho ai – có lẽ đối tượng hưởng lợi duy nhất là những người ký được hợp đồng xây dựng.

Giáo sư từ Harvard gọi kế hoạch xây dựng là một chính sách tự sát.

Nhưng nhiều học viên phản đối cách gọi này, nói rằng một phi trường lớn sẽ giúp thể hiện một hình ảnh Việt Nam hùng cường trước thế giới.

Nhiều người khác trong lớp chê cười những người ủng hộ chính quyền, nhưng không ai thay đổi ý kiến.

Tuy vậy, vị giáo sư sau đó hỏi lớp học: “Các bạn có định mua công trái để có tiền thực hiện dự án này không?”

Ông Vũ Thành Tự Anh mỉm cười và nói: “Không ai giơ tay cả.”

......................................................

Thái Vân Anh, Glasgow
Tôi có một số ý kiến với bài viết này từ những hiểu biết của tôi (một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học) và các bạn bè tôi những người đã tham gia khoá học này trong những năm gần đây: 1)

Khoá học của Harvard không thể đăng quảng cáo, nhưng thực ra đây là do chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ - phục vụ cho việc phát triển viên chức cho các tỉnh và nhà nước. Do vậy, chỉ các nhân viên của các công ty nhà nước mới có thể nộp đơn.

Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam, khi các học viên mong muốn được giảng dạy bằng tiếng Anh để có thể trau dồi ngôn ngữ nhiều hơn. Khoá học này cũng không được các học viên lựa chọn bằng việc tìm kiếm học bổng đi học ở nước ngoài như học bổng Fulbright (Mỹ), AusAID (Úc), JICA (Nhật) và hàng loạt các học bổng khác đi học ở Châu Âu.

Hiểu biết của tác giả về các chương trình đào tạo MBA, Master chưa thực sự phản ánh về các khoá đào tạo hợp tác ở Việt Nam hiện nay. Ở VN hiện nay không có tư duy về giới hạn đào tạo kinh tế tư bản hay ở VN gọi là Kinh tế thị trường.

Tất cả các chương trình đào tạo khác về Kinh tế(có thể tham khảo các khoá ở website (www.neu.edu.vn and www.ueh.edu.vn) của Đại học Kinh tế quốc dân thành phố HCM hay KTQD Hà Nội - các chương trình phối hợp với Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ...) đều phân tích kinh tế thị trường và so sánh với thực tiễn kinh tế Việt Nam.

Học viên cũng tham gia các khoá học nhóm, và tham gia làm đề tài, trao đổi thông tin. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo về tất cả các ngành, điều này chứng tỏ việc tăng hiểu biết nền kinh tế thị trường là điều cần thiết. Và tôi nghĩ Chính phủ VN đã nhận ra điều đó từ hơn 10 năm nay, khi hàng loạt cán bộ được cử ra nước ngoài đào tạo và về VN giữ các vị trí chủ chốt ở các ban ngành.




Title: Re: Những điều trông thấy
Post by MaiDao vào ngày 12. Jun 2006 , 08:11

dacung wrote on 12. Jun 2006 , 04:37:
Khi Harvard dạy kinh tế tư bản ở VN
(BBC)
 
 
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM giảnh dạy nhiều quan niệm mới

Tiếp tục loạt bài nói về giáo dục ở Việt Nam, phóng viên của tờ báo Mỹ Chronicle of Higher Education đã tìm hiểu về một chương trình giảng dạy kinh tế do Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard hợp tác thực hiện với Đại học Kinh tế TP. HCM.
Khi mới khởi đầu từ giữa thập niên 1990, chương trình này của Đại học Harvard vất vả tìm kiếm học viên.


Như phóng viên Martha Ann Overland viết trên báo Chronicle of Higher Education, số ra ngày 9-6-2006, lúc mới bắt đầu, chương trình một năm này hứa hẹn miễn học phí, nơi ở, thậm chí có tiền tiêu vặt hàng tháng, nhưng “vết thương từ cuộc chiến còn mới, và nghi ngờ còn hằn sâu.”

“Chương trình không thể đăng quảng cáo, nên nó phải nhờ giới chức ở các tỉnh và công ty nhà nước đề cử người đi học. Không ai biết việc được cử đến một chương trình của Harvard để học về thị trường tự do là phần thưởng hay trừng phạt.”

Khi Harvard mới tiếp cận Việt Nam, ý tưởng giảng cho những người cộng sản cách trở thành nhà tư bản là một quan niệm bất thường.

Nhiều người, trong đó có Thượng nghị sĩ John F. Kerry và John McCain, tin rằng đây có thể là cách cải thiện quan hệ song phương. Ngay cả bây giờ, chương trình với chi phí hai triệu đôla này cũng chủ yếu nhận tài chính từ Bộ Ngoại giao Mỹ và vẫn được xem là một sứ mạng ngoại giao.

Nội dung khác

10 năm đi qua, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam.

 
Nhiều người tiếp thu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Việt Nam có thể 'choáng khi học chương trình

Chương trình bộc lộ các vấn đề của một nền kinh tế kế hoạch và xem xét những vấn nạn thường gặp ở các công ty quốc doanh.

Ông Châu Văn Thành, giám đốc đào tạo chương trình, nói cách dạy ở đây cũng khác.

Sinh viên được khuyến khích tranh luận và thách thức. Ngay cả đến hôm nay, quá trình này vẫn có thể gây khó cho học viên, những người được nuôi lớn với ý niệm rằng đặt nghi vấn với giáo viên không chỉ là bất kính, mà còn đáng xấu hổ.

Một chi tiết làm các học viên tốt nghiệp hàng năm không vui là họ không được nhận bằng cao học. Một lý do là vì Harvard không đồng ý tuân theo các quy định của chính phủ Việt Nam, ví dụ như giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dù sao thì khi kết thúc khóa học thành công, các học viên nhận được một chứng chỉ chứng nhận họ đã hoàn thành chương trình.

Sau 20 năm làm quen với kinh tế thị trường, nhiều quan niệm mà chương trình giảng dạy không còn mới mẻ ở Việt Nam.

Ông David O. Dapice, một giáo sư nhiều năm giảng dạy ở chương trình, nói đa số sinh viên nay lớn lên cùng cải cách. Họ hiểu độc quyền làm tăng giá cả. Cứ thử quan sát sự bùng nổ các công ty viễn thông gần đây đã khiến giá các cuộc gọi giảm so với trước như thế nào.

Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn đến với chương trình mang theo những tư tưởng cũ. Ông Vũ Thành Tự Anh, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của chương trình, nói lý do chủ yếu là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục mà họ đã trải qua.

“Đa số thấy rất khó phê phán chính phủ,” ông ghi nhận. “Họ quen nghĩ theo một cách nhất định, và chúng tôi thì yêu cầu họ nghĩ khác.”

Một ví dụ nổi bật là cuộc thảo luận gần đây về kế hoạch xây một phi trường mới cho TP. HCM., đặt tại một tỉnh lân cận. Phi trường này sẽ chẳng tiện lợi cho ai – có lẽ đối tượng hưởng lợi duy nhất là những người ký được hợp đồng xây dựng.

Giáo sư từ Harvard gọi kế hoạch xây dựng là một chính sách tự sát.

Nhưng nhiều học viên phản đối cách gọi này, nói rằng một phi trường lớn sẽ giúp thể hiện một hình ảnh Việt Nam hùng cường trước thế giới.

Nhiều người khác trong lớp chê cười những người ủng hộ chính quyền, nhưng không ai thay đổi ý kiến.

Tuy vậy, vị giáo sư sau đó hỏi lớp học: “Các bạn có định mua công trái để có tiền thực hiện dự án này không?”

Ông Vũ Thành Tự Anh mỉm cười và nói: “Không ai giơ tay cả.”

......................................................

Thái Vân Anh, Glasgow
Tôi có một số ý kiến với bài viết này từ những hiểu biết của tôi (một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học) và các bạn bè tôi những người đã tham gia khoá học này trong những năm gần đây: 1)

Khoá học của Harvard không thể đăng quảng cáo, nhưng thực ra đây là do chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ - phục vụ cho việc phát triển viên chức cho các tỉnh và nhà nước. Do vậy, chỉ các nhân viên của các công ty nhà nước mới có thể nộp đơn.

Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam, khi các học viên mong muốn được giảng dạy bằng tiếng Anh để có thể trau dồi ngôn ngữ nhiều hơn. Khoá học này cũng không được các học viên lựa chọn bằng việc tìm kiếm học bổng đi học ở nước ngoài như học bổng Fulbright (Mỹ), AusAID (Úc), JICA (Nhật) và hàng loạt các học bổng khác đi học ở Châu Âu.

Hiểu biết của tác giả về các chương trình đào tạo MBA, Master chưa thực sự phản ánh về các khoá đào tạo hợp tác ở Việt Nam hiện nay. Ở VN hiện nay không có tư duy về giới hạn đào tạo kinh tế tư bản hay ở VN gọi là Kinh tế thị trường.

Tất cả các chương trình đào tạo khác về Kinh tế(có thể tham khảo các khoá ở website (www.neu.edu.vn and www.ueh.edu.vn) của Đại học Kinh tế quốc dân thành phố HCM hay KTQD Hà Nội - các chương trình phối hợp với Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ...) đều phân tích kinh tế thị trường và so sánh với thực tiễn kinh tế Việt Nam.

Học viên cũng tham gia các khoá học nhóm, và tham gia làm đề tài, trao đổi thông tin. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo về tất cả các ngành, điều này chứng tỏ việc tăng hiểu biết nền kinh tế thị trường là điều cần thiết. Và tôi nghĩ Chính phủ VN đã nhận ra điều đó từ hơn 10 năm nay, khi hàng loạt cán bộ được cử ra nước ngoài đào tạo và về VN giữ các vị trí chủ chốt ở các ban ngành.




Rầu cái nhà bác "Thái Vân Anh, Glasgow" này quá. Khoe là "một người đã tham gia giảng dạy ở Đại học" mà đọc cái bài viết ngắn củn bằng tiếng Việt cũng không hiểu.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. BBC thì bảo rằng "chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở TP. HCM đã trở thành một trong những khóa ăn khách nhất ở Việt Nam", còn TVA thì cứ còn ở 10 năm tình cũ "Chương trình này dạy bằng tiếng Việt và vì vậy không thực sự được đón nhận ở Việt Nam".

Tiếng Việt học còn chưa hiểu, mà cứ lăm le đòi học bằng tiếng Mỹ.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Jun 2006 , 11:52
Chuyện Kể Năm 2006
Tưởng Năng Tiến

- Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
Mày lang thang xứ lạ đến bao giờ?

(Cao Tần)

Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù, được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Đô, Giang, Dự, Min, Dần... Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này, không bao lâu sau, đều lần lượt bị bắt trở lại hay chết giấm chết dúi ở một nơi nào đó - như trường hợp Già Đô:

“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa... Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu... Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên... Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng... Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay” - ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ, 2000, 226-229).

Già Đô, rõ ràng, ra tù hơi (bị) sớm. Giá cứ ở lại trại giam thêm độ mươi hai mươi năm nữa, đến “thời mở cửa,” chắc chắc, ông đã không đến nỗi nằm chết cong queo vì đói lạnh - ở một nơi hoang phế như thế. Cuối thập niên 80, tình hình kinh tế ở Việt Nam thay đổi khả quan thấy rõ. Những đĩa thức ăn thừa, những bát phở cặn, những mẩu bánh mì dư rơi rớt ... (hẳn) đều chất lượng hơn - có thể nuôi sống được những kẻ đi ăn mày, ăn nhặt.

Tương tự, Giang, Dự, Min, Dần... nếu được phóng thích chậm hơn – có lẽ- đã không đến nỗi đều lâm vào cảnh đường cùng. Vào thời buổi kinh tế thị trường, ở Hà Nội, bất cứ ai còn sức vóc cũng có thể làm phu cửu vạn – bất kể lý lịch của họ ra sao.

Tôi thực lấy làm tiếc vì những chuyện (không may) đã xẩy ra cho đám bạn tù của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Tôi cũng vô cùng tiếc cho những bạn tù của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, người vừa được phóng thích vào đầu năm 2006.

Xã hội thời mở cửa “dễ sống” như thế mà ngoài Nguyễn Khắc Toàn, tiếc thay, không còn ai khác được thả khỏi những trại giam. Và vì không có cơ hội để viết về đời sống của những kẻ cũng được phóng thích cùng lượt – như Bùi Ngọc Tấn, trong Chuyện Kể Năm 2000 – Nguyễn Khắc Toàn đã kể chuyện về đời sống trong tù và những người còn ở lại. Xin đọc chơi vài đoạn ngắn, trong một bài báo mới nhất của ông, có tựa là Viết Về Tù Nhân Trương Văn Sương Và Những Người Tù Khác, được phổ biến vào giữa năm 2006:

“… trong số những người tù chính trị trên, tôi cảm phục và có quí mến nhất là người tù mang tên Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng những năm 1977-1978. Và tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót 28 đến 30 năm ròng rã… Anh đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Nhưng đối với cán bộ quản giáo, công an và ban giám thị trại thì anh rất cứng rắn. Anh là một người tù chính trị không thể khuất phục được, một con người gang thép. Anh luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong lao tù. Chẳng hạn như đòi phải được phát báo Nhân dân hàng ngày đủ và đúng theo quy định của nhà nước, đòi phải được cấp phát đầy đủ khẩu phần thức ăn rau cơm theo đúng nội quy trại giam. Nhiều lúc cơm bị sống, rau chưa chín anh đã lên tiếng tranh đấu, đòi cán bộ phải cho người tù được đem đổi cơm, rau khác đã nấu chín lúc đó mới nhận cho anh em cả buồng.

Có những lần, những chậu đựng thức ăn bằng nhôm bị dúm dó trông rất mất mỹ quan, anh cũng yêu cầu phải thay đổi cái khác mới hơn, đẹp mắt hơn và hợp vệ sinh làm cho cán bộ quản giáo và ban giám thị rất khó chịu, nhưng cuối cùng họ vẫn phải ra lệnh cho những tù hình sự là “tù tự giác” chuyên đưa cơm, rau cho tù nhân ở các buồng mang đi đổi cái khác…”

“Ban giám thị trại giam Nam Hà họ rất ngại và rất ít xuống thăm buồng số 6. Bởi vì đã nhiều lần họ xuống đây đã bị anh em tù chính trị miền Nam thẳng thừng la ó phản đối, quyết liệt chẳng e dè hay giữ mồm giữ miệng gì làm cho các cán bộ lãnh đạo rất bối rối và thật khó phản ứng, khó mà tranh luận với lý lẽ đáng thuyết lại được …”

“Họ kể rõ anh Sương bị gán tội "gián điệp" cứ mỗi lần kiểm điểm hàng tháng, quý, năm theo quy định của trại giam và ‘4 Tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù số 1269’ mang tính bắt buộc mọi tù nhân phải chấp hành của Bộ công an và cục V26 ngày 25/12/2002, thì anh và một số người khác đều phản kháng lại chế độ CS và ban giám thị trại bằng cách không viết nội dung nhận tội mà tố cáo luôn chế độ lao tù, tố cáo bản án bất công, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ, tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt nam…Không bao giờ anh và những người tù án nặng ở buồng 6 viết bản nhận tội…”

“Cứ mỗi lần như vậy thì anh Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khoá tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật. Các tù nhân Trần Văn Tuấn, Vũ Văn Khiêm, Ngô Văn Phung, Hoàng Đồng, Phạm Văn Viết, Vũ Hữu Huynh đều kể rằng: không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần…”

“Những người tù chính trị miền Nam ở buồng 6 phần lớn chống đối không lao động, anh Trương Văn Sương cũng ở trong số này. Và như vậy anh Sương ở trong buồng giam số 6 suốt hơn chục năm cứ thế trôi đi, cuộc đời của những người tù mòn mỏi, chết dần, chết mòn theo năm tháng. Những người tù trong cảnh ngộ như vậy chẳng khác nào như một con thú bị nhốt trong lồng cũi quanh năm với chút cơm, nước, rau để tồn tại ngắc ngoải…”

“Tôi đã từng ở những buồng biệt giam như thế này gần 2 năm, đó là thời kỳ ở trại B14 Thanh Liệt Hà nội 16 tháng và ở khu biệt giam kỷ luật, cùm chân phân trại III trại giam Nam Hà gần 4 tháng. Nên tôi biết rất rõ sự khắc nghiệt và khổ sở đến cùng cực của sự đày đoạ trong ngục tù như thế. Trong hoàn cảnh bị giam cầm khốc liệt như vậy, nếu người tù không chịu vận động, tự tập thể dục, tự đi lại thì chỉ sau một thời gian ở khu biệt giam này hầu hết sẽ bị liệt hai chân.

Sau khi được ra khỏi khu biệt giam, muốn đi lại phải bám vịn vào tường, hoặc có người khác dìu, mất gần nửa năm trời mới đi lại bình thường được…”

“Buồng giam số 6 và khu giam đặc biệt buồng 17 nói trên có lắp camera quan sát, theo dõi mọi động tĩnh 24/24 giờ của tù nhân trong buồng”

“Chuyện kể năm 2006” của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chắc chắn, khiến nhiều người... chưng hửng. Ủa, té ra, cuộc chiến vẫn chưa tàn sao? Những sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - như Trương Văn Sương và đồng đội của ông ở phòng 6, trại giam Nam Hà - vẫn chưa bao giờ chịu giải ngũ và chấp nhận ngưng chiến sao? Làm cách nào để họ có thể tiếp tục chiến đấu - liên lỉ , ròng rã hơn ba mươi năm qua - trong một hoàn cảnh sống khắc nghiệt, dã man và tàn bạo đến như vậy?

Xót xa và cảm khái vì sự bất khuất của những người bạn đồng cảnh, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, một cựu sĩ quan của quân đội CSVN - qua bài viết vừa dẫn - đã khẩn thiết kêu gọi:

“ … mong Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam và Bộ công an thôi đi hãy đừng cố chấp, hãy đừng mong mỏi gì được mấy dòng chữ ‘tôi nhận rõ tội lỗi, thật thà ăn năn hối cải’ ở nơi anh Trương Văn Sương và nhiều người tù khác nữa theo "4 tiêu chuẩn 1269" vô hồn, vô nghĩa kia nữa. Mà hãy cao hơn thế là tình người, là lòng nhân đạo, là sự bao dung, là sự khoan dung và sự đại lượng…hãy thả vô điều kiện những người tù như anh Trương Văn Sương ra khỏi trại giam vì anh đã ở tù gần 30 năm là quá đủ rồi. Dù những người án tù nặng như anh Sương, anh Bàn, anh Thuỵ, anh Huy…Và rất nhiều người khác nữa, cho dù tất cả họ có được thả ra ngay thì tôi tin chắc rằng họ cũng không đe doạ nghiêm trọng đến sự sống còn của đảng và nhà nước CSVN hiện nay. Bởi vì, đa số họ đã quá già yếu và cùng lắm họ chỉ là những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Dương Thu Hương, LM Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, chủ hội Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, LM Chân Tín, nhà văn Trần Mạnh Hảo, TS Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, học giả Trần Khuê, GS Nguyễn Chính Kết, cựu trung tá Trần Anh Kim, một số trí thức trẻ như KS Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Phan Thế Hải, hoạ sỹ Nguyễn Minh Thành, kể cả chính tôi nữa…"

Đúng như nhận xét của Nguyễn Khắc Toàn: ông Trương Văn Sương (và những bạn đồng đội ở phòng 6) đều là “những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay...”, y như tất cả những nhân vật đấu tranh cho tự do dân chủ (nổi tiếng) vừa được nêu tên.

Chỉ có sự dị biệt đáng nói là họ chưa bao giờ được thế giới bên ngoài biết đến. Và đó là lý do họ đã và đang bị vùi dập thẳng tay bởi bạo quyền Hà Nội.

Khó mà biết được hiện còn bao nhiêu vị sĩ quan của QLVNCH - như trường hợp ông Trương Văn Sương - và bao nhiêu những phòng 6 (rực lửa) tương tự trong những trại giam, rải rác khắp Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng có vô số bạn đồng đội của họ hiện đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu có đông người Việt tị nạn cộng sản quần tụ, cũng đều có (ít nhất) năm bẩy Hội Cựu Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau “Chuyện Kể Năm 2006” - của Nguyễn Khắc Toàn - hy vọng các hội đoàn này sẽ có những hoạt động tích cực hơn, và những bài diễn văn mà quí vị hội trưởng sẽ đọc hàng năm (nhân Ngày Quân Lực 19/6) cũng đỡ sáo rỗng hơn.

Tưởng Năng Tiến

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Jul 2006 , 05:07
Thầy Đỗ Việt Khoa: Tôi hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
2006.07.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Gần đây tại Việt Nam có hai nhân vật trong ngành giáo dục được báo chí nhắc đến khá nhiều. Thứ nhất là giám thị Đỗ Việt Khoa, người lên tiếng tố cáo gian lận tại hội đồng thi TNPT Phú Xuyên A tại Hà Tây vừa qua.


Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Photo courtesy HaNoi Moi Online

Nhân vật thứ hai là tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân của Bộ Giáo dục- Đào Tạo. Người được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp chỉnh đốn tình hình giáo dục nước nhà đầy dẫy những điều tiếng lâu nay.

Vào chiều ngày 12 tháng 7 vừa qua, đích thân ông Nguyễn Thiện Nhân và phái đoàn Bộ đã đến nhà riêng của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để thăm hỏi. Đây là một sự kiện hy hữu ở Việt Nam.

Gia Minh đã hỏi chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa về chuyến thăm đó cũng như ý kiến của thầy về khả năng giúp chấn hưng nền giáo dục Việt Nam của ông tân Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo. Trước hết thầy giáo Đỗ Việt Khoa thuật lại:

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Lần đầu tiên có cảnh một bộ trưởng giáo dục đến gặp một giám thị tố cáo tiêu cực. Bộ trưởng đến bất ngờ, khá sớm. Ông có hỏi tôi về cuộc sống.

Gia Minh: Ngoài chuyện cuộc sống hẳn nhiên vấn đề giảng dạy và chống tiêu cực mà thầy có tham gia là nội dung chính. Vậy hai bên trao đổi thế nào?

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những người làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thường pháp luật. Cá biệt có thể sau này có người sẽ quay lại trù dập tôi.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Chúng tôi chỉ có 40 phút, mà phóng viên đông nên không thể nói lên quan điểm riêng. Nhưng tôi có nêu ra là tình trạng tiêu cực diễn ra khắp nơi trên cả nuớc, đâu đâu ai cũng kêu.

Thực ra chính quyền thì không xúi ai làm thế; chẳng qua lỗi là nơi trường học, nơi các thầy cô, phụ huynh học sinh. Và lỗi rất lớn là sự gian dối trong xã hội phát triển quá; gian dối trong mọi lĩnh vực nên dẫn đến gian dối trong thi cử. Tôi có kể một chút là cấp trên ép chúng tôi thực hiện điểm các môn phải đúng.

Gia Minh: Bộ trưởng có hỏi về nguồn gốc gây ra tình trạng đó không?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Không, qua hai tuần làm việc ông nhận được cả 200 bức thư và qua báo chí thì ông cũng nắm được nguyên nhân. Ông chỉ muốn nghe trực tiếp thôi. Tôi nói với ông là tôi không đấu tranh cho nguyện vọng của một cá nhân nào.

Gia Minh: Bộ trưởng có nói điều gì mà ông cho là đặc biệt, khác với những điều ông đã tuyên bố trên báo chí?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Nói chung ông cũng không đưa ra điều gì đặc biệt ghê gớm lắm; mà qua chuyến thăm này có điều là muốn khẳng định với đồng bào cả nứoc và các bạn ở nước ngoài là ông muốn chống tiêu cực.

Tôi có nói với ông về biện pháp xử lý những cán bộ vi phạm tại Hà Tây vừa qua là nhẹ. Ông nói với tôi thì 15 ngày nữa, Bộ sẽ có thông báo chính thức về trường hợp đó. Vấn đề này cũng được đưa sang cho ông Bành Tiến Long, và ông này nói là đã làm theo pháp luật rồi.

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những nguời làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thuờng pháp luật. Cá biệt có thể sau này có nguời sẽ quay lại trù dập tôi.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Gia Minh: Thầy có trình cho ông bộ trưởng 10 kiến nghị, vậy ông ta tiếp nhận ra sao?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa:Tôi trình kiến nghị bằng văn bản viết tay, và ông nói là nhận qua tinh thần tiếp nhận ý kiến của một nhà giáo mà không phải là một nguời tố cáo.

Gia Minh: Thầy có tin rằng một ông bộ trưởng có thể giúp cho tình hình giáo dục thay đổi như lời hứa của ông khi nhậm chức?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Tôi không kỳ vọng lắm vào cá nhân một mình bộ trưởng. Ông sốt sắng muốn thế, ông công tâm nhưng không mạnh mẽ không dám cách chức hiệu trưởng các trường thì 10 năm nữa không làm được.

Hơn nữa quanh ông bộ trưởng là một bộ máy cũ mà bộ máy ấy gian lắm rồi, mà nếu không cách chức những nguời ấy đi thì hơn 10 năm nữa cũng chưa chắc có thể chấn hưng nền giáo dục.

Gia Minh: Cám ơn thầy.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Title: BÀ MẸ VIỆT NAM BÁN VÉ SỐ
Post by LAM SON vào ngày 16. Jul 2006 , 20:24
Bà mẹ bán vé số
Ngô Nhân Dụng
Hôm qua Nhật báo Người Việt đăng câu chuyện cụ Nguyễn Thị Khâu, một bà mẹ già ở Long Xuyên. Cụ năm nay 80 tuổi mà vẫn đi bán vé số, mỗi ngày kiếm được chừng 20,000 đồng, trừ tiền đi xe ôm, còn 14,000 đồng tiền Việt Nam. Cụ Nguyễn Thị Khâu đang nuôi một người con gái bị bệnh, các con cháu khác đều ở xa. Phóng viên Thu Hiền chụp cả bức hình cụ đang ngồi bên cột đèn đường vào lúc trời đã tối, trên vỉa hè bày cả hành trang của cụ, ngoài giỏ vé số và đôi dép cao su còn có chai nước lạnh nằm lăn, nước đã vơi một nửa.
Ngày hôm Người Việt Online nhận được nhiều e-mail, hơn một nửa các bức thư chỉ hỏi thăm cụ bà Nguyễn Thị Khâu, ngỏ ý muốn liên lạc để giúp cụ. Một độc giả ở tiểu bang Iowa (cũng đọc Người Việt Online vì báo in không thể gửi nhanh thế), cũng gọi điện thoại xin địa chỉ cụ Nguyên Thị Khâu. Người gọi giới thiệu gia đình bà có mấy chục cây xăng, “nhưng mai mốt tôi chết đi cũng chẳng mang theo được đồng nào,” bà muốn giúp cụ Nguyễn Thị Khâu ngay một ngàn mỹ kim - bằng lợi tức ba năm làm việc của cụ, nếu không bị đau ốm phải nghỉ ngày nào. Trước đây, Nhật báo Người Việt đã đăng hình mấy em bé leo bám theo phà qua sông để bán vé số kiếm sống. Độc giả khắp nơi cũng xúc động tỏ ý muốn giúp đỡ như vậy.
Chúng ta đều yêu thương mẹ, yêu thương các bà mẹ. Cũng như thương sót các em bé vất vả kiếm sống hàng ngày. Bài viết và bức hình cụ Nguyễn Thị Khâu đã khiến chúng ta đều nghĩ đến mẹ mình, tưởng nhớ những bà mẹ sống trên đất nước Việt Nam. Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp mật như đường mía lau. Nhìn một bà mẹ 80 tuổi còn giãi nắng dầm sương, ai chẳng xúc động? Trong đó, cũng có lòng thương cảm đối với những đồng bào ruột thịt kém may mắn hơn mình. Ví thử chúng ta thấy một cụ bà già như vậy, cũng làm việc vất vả như vậy để nuôi con, nhưng là người Mỹ hoặc người nước Ethiopia, thì chắc không có những phản ứng đầy từ tâm nhanh chóng như thế.
Những tấm lòng thương cảm vì nghĩa đồng bào đã được biểu lộ trong nhiều dịp khác. Người Việt Nam ở nước ngoài, và nói riêng ở nước Mỹ, luôn luôn sẵn sàng đóng góp cho nhiều mục tiêu thiện nguyện, nhất là để giúp đồng bào trong nước. Năm ngoái, cuộc lạc quyên để giúp đỡ người bị bệnh cùi ở Việt Nam đã thu được khoảng 150,000 đô la. Mười năm trước đây, cuộc đi bộ lạc quyên giúp thuyền nhân đã thu được 85,000 đô la ngay trong một ngày. Tấm lòng người tị nạn dễ xúc động nhất khi nhắc tới những người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Năm ngoái, hai chiến dịch lạc quyên lấy quỹ xây dựng Tượng đài Chiến sĩ ở thành phố Westminster đã thu được hơn trăm ngàn mỹ kim. Mấy tuần nay, chiến dịch của “Hội HO cứu trợ Thương Phế binh, Quả phụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa” đã thu được số tiền lớn hơn tất cả các cuộc lạc quyên thiện nguyện từ trước đến nay.
Hội HO đã nhận được khoảng 50,000 đô la trước ngày đại nhạc hội gây quỹ, trong ngày đó nhận được hơn 150,000 đô la, và đài truyền hình SBTN cũng nhận được từ khán giả trên toàn quốc 136,000 đô la để chuyển tới giúp đại nhạc hội. Những người gửi tiền nhờ đài SBTN chuyển đã góp những món tiền nho nhỏ, từ 20 đô la, 50 đô la cho tới 200, 400 đô la, họ ở rải rác nhiều tiểu bang ở Mỹ, cho thấy một mối đồng tâm rộng lớn. Sự thành công của Hội HO cứu trợ Thương Phế binh, Quả phụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa cho thấy tấm lòng biết ơn của chúng ta đối với những người chiến binh một thời đã bảo vệ chế độ tự do của miền Nam Việt Nam. Mối tình tri ân đó không hề phai nhạt với thời gian mà có thể con sâu đậm, chặt chẽ và bền bỉ hơn, dù chiến cuộc đã chấm dứt hơn 30 năm, những nấm mồ đã xanh cỏ bao nhiêu mùa mưa nắng, những cô nhi đã trưởng thành, nhiều góa phụ có thể đã qua đời rồi.
Thực ra những cuộc lạc quyên cứu giúp những đồng bào xấu số ở trong nước đã có từ lâu và có rất nhiều. Các gia đình, tông tộc vẫn tương trợ lẫn nhau, người bên ngoài giúp người bên trong. Những người đồng hương góp tiền gửi về xây trường học, đào giếng nước cho làng cũ. Cựu học sinh các trường sống ở nước ngoài cùng nhau giúp các thầy cô giáo và các đồng môn trong nước. Các tín đồ quyên góp để xây chùa, làm nhà thờ ở trong nước. Đó là chưa kể việc giúp đỡ các hội thiện ở Việt Nam và tổ chức những nhóm về Việt Nam đi khám bệnh, phát thuốc, khuyến khích đồng bào phòng bệnh.
Tương trợ đồng bào trong nước là một việc ai cũng sẵn sàng làm. Không cần phải giầu có như vị độc giả có mấy chục cây xăng ở Iowa mới sẵn sàng mở tấm lòng từ thiện. Nhiều cụ già ở khu Tiểu Sài Gòn mỗi ngày cũng làm việc cực nhọc không thua cụ bà Nguyên Thị Khâu. Có cụ đi bán dạo những tờ báo Người Việt ngoài phố thu từng 25 xen một, có cụ bầy bán rau trên lề đường mỗi ngày kiếm thêm mấy chục đô la, các cụ cho biết chỉ muốn dành dụm thêm tiền ngoài những món trợ cấp xã hội của chính phủ, để giúp bà con thân thuộc hay bạn bè ở trong nước. Những cụ bà đó cũng là những bà mẹ Việt Nam tiêu biểu không khác gì cụ Nguyên Thị Khâu đang vất vả nuôi con. Họ may mắn hơn cụ Khâu, không những mắt họ không bị mù lòa, mà nếu có bị lòa thì cũng được trợ cấp y tế chữa trị khỏi tốn tiền. Họ còn may mắn hơn vì được sống ở một nước tự do, nơi đó người ta tự do được làm việc thiện.
Tự do thì có ích lợi gì cho những người cùng khổ trong xã hội? Câu hỏi đó thường được nêu lên khi những người cầm quyền muốn chống lại phong trào đòi tự do dân chủ ở những nước người dân còn sống trong chế độ độc tài. Họ thường bảo rằng Tự do là một món hàng xa xỉ, cho những người có tiền có của. Họ nói rằng đối với những người nghèo khổ suốt ngày chỉ lo kiếm miếng ăn thì tự do hay không tự do cũng vậy thôi. Không ai ăn được Tự Do cho đỡ đói! Không ai khoác quyền Tự Do lên mình mà đỡ rét. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không?
Ví thử ở nước mình có tự do, thì bà con ta không phải chờ Nhật báo Người Việt liên lạc tìm địa chỉ của cụ bà Nguyên Thị Khâu cho các độc giả muốn giúp đỡ cụ già 80 tuổi này. (Tòa soạn đang tìm địa chỉ, sẽ thông báo tới những vị muốn hỏi). Tờ báo không mất bao nhiêu ngày giờ mới nhờ được một cá nhân đi tìm địa chỉ, rồi độc giả cũng phải nhờ những cá nhân khác mà họ quen ở trong nước để tìm đến cụ đưa tiền giúp đỡ. Nếu có tự do, đồng bào chúng ta có thể lập những hội thiện nguyện ở trong nước để làm những việc đó. Hoặc người Việt ở nước ngoài có thể về trong nước lập các hội thiện nguyện làm những việc phước đức như vậy mà không ai cấm cản.
Hiện nay những nhóm người Việt ở nước ngoài muốn giúp đồng bào trong nước đều phải nhờ các cá nhân làm việc lẻ loi, hoặc phải đi qua các tổ chức mà họ không biết có lương chính, đường hoàng hay không. Nếu muốn đi khám bệnh miễn phí cũng phải nhờ đến cơ quan chính quyền. Có khi một đoàn bác sĩ ở Mỹ về đã xin phép tới khám bệnh miễn phí ở một tỉnh, được phép rồi, mà phút chót lại bị đình hoãn, chỉ vì đã hỏi xin một quan chức này mà chưa được phép của quan chức khác có quyền cao hơn. Việc cứu trợ nạn nhân bão lụt, thiên tai đều phải đi qua các cơ quan nhà nước. Muốn tổ chức làm việc từ thiện cũng phải tìm một đảng viên cộng sản tử tế nhờ đứng tên giúp, không khác gì việc mở cơ sở kinh doanh.
Nếu tất cả những rào cản đó được phá bỏ một phần nào để cho người dân Việt Nam có quyền tự do lập hội từ thiện giúp lẫn nhau, thì chắc chắn công việc tương trợ giữa người ở ngoài và người trong nước sẽ tăng lên gấp trăm, gấp ngàn lần hiện nay.
Nghĩa là cần phải có quyền tự do lập hội. Trong hiến pháp Việt Nam có ghi thứ quyền đó. Nhưng cũng như các thứ quyền khác ghi trong hiến pháp, người dân nước ta có quyền nhưng còn phải “có phép” nữa. Nếu người dân Việt Nam có quyền lập hội, thì việc giúp đỡ những người nghèo khổ sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Đó chỉ là một ích lợi rất nhỏ đối với những người cùng khổ, vì thật ra nếu đất nước có tự do thì dân ta không đến nỗi nhiều người cùng khổ như hiện nay.
Người Việt Nam không ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh cùng khổ của người chung quanh mình. Sẽ có các đại biểu quốc hội đòi làm những đạo luật an sinh xã hội, để bảo đảm những người già 80 tuổi phải được quốc gia cấp dưỡng, bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người tật nguyền hay bị bệnh không thể làm việc. Cụ Nguyễn Thị Khâu đáng được hưởng những thứ trợ cấp xã hội như thế, người con gái mà cụ đang nuôi cũng có thể được hưởng. Một nước tư bản như ở Mỹ người ta còn làm được những luật như thế, mang tiếng theo chủ nghĩa Xã hội lại không có được là tại sao?
Tại sao các đại biểu quốc hội ở Việt Nam lại không làm những đạo luật như vậy? Có phải vì không ai trong đám đại biểu này biết động mối từ tâm hay chăng? Không phải như vậy. Rất nhiều đại biểu quốc hội muốn xã hội xuống bằng hơn. Nhưng họ không có quyền tự do quyết định. Mà chính họ cũng do đảng Cộng Sản chỉ định chứ không hề được dân bầu lên một cách tự do. Tháng trước nhà báo Lê Văn Nuôi ở Sài Gòn mới nhắc đến vụ dân biểu Trần Thái Văn ở California đã đưa ra dự luật gọi là “Luật bánh chưng” để yêu cầu sửa lại luật lệ về thực phẩm của tiểu bang, cho phép bánh chưng được lưu trữ lâu ngày hơn con số ngày vẫn thường áp dụng cho hamburger hay pizza.
Trên báo Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Nuôi đặt câu hỏi tại sao một người Việt Nam làm dân biểu bên Mỹ lo tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào mình như vậy, mà các đại biểu quốc hội ở Việt Nam thì không ai làm? Tại sao các đại biểu quốc hội chỉ chờ nhà nước soạn sẵn luật cho họ thông qua? Ông Lê Văn Nuôi đã từng làm đại biểu quốc hội mấy khóa, ông còn lạ gì. Ở California, ông Trần Thái Văn phải lo bảo vệ quyền lợi của những người gốc Việt Nam, vì ông hy vọng sẽ được họ ủng hộ bỏ phiếu cho trong các mùa tranh cử. Ở Việt Nam, ông Lê Văn Nuôi khi ra ứng cử cũng là do đảng chỉ định, được đắc cử cũng vì đảng ngăn không cho ai đối lập tranh chiếc ghế đại biểu với ông. Nếu như các đại biểu quốc hội đều phải lo “kiếm phiếu” thì họ sẽ lo bảo vệ quyền lợi của cừ tri. Chuyện đó chỉ xẩy ra khi đất nước có tự do.
Cụ bà Nguyễn Thị Khâu năm nay đã 80 tuổi. Chúng cháu chúc cụ may mắn sống lâu thêm mươi năm nữa, hy vọng lúc đó dân Việt Nam được tự do, các đại biểu quốc hội sẽ lo làm luật bảo đảm những cụ già 90 không phải đi bán vé số mà vẫn đủ ăn. Hoặc ít nhất, họ cho dân được tự do lập hội để làm việc thiện. Những đứa bé được đi học không phải leo phà bán vé số nữa. Cuối cùng, nước ta cần có tự do, chắc cụ Nguyễn Thị Khâu cùng đồng ý như vậy.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Jul 2006 , 03:57
Human Rights Watch kêu gọi tân chính phủ Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền
2006.07.16
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch vừa gửi thư cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ngày 12 tháng 7 vào dịp chính phủ Việt Nam đổi mới về nhân sự. Lá thư dài 6 trang kêu gọi tân Thủ Tướng và chính phủ Việt Nam ban hành các điều luật, chính sách mới đồng thời thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.


Ông Brad Adams, giám đốc chuyên trách bộ phận Châu Á. AFP PHOTO

Nhã Trân phỏng vấn ông Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch (HRW) về sự kiện này.

Nhã Trân: Thưa ông, theo chúng tôi biết trong thư gửi tân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền nhắc lại rằng từ nhiều năm nay nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam không được tôn trọng.

Ông Adams: Việt Nam vừa có vị lãnh đạo mới nên chúng tôi gửi kiến nghị cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, hy vọng chính phủ mới sẽ có đường lối khác hơn chính phủ trước đây. Chúng tôi sẽ thử làm việc với nhà cầm quyền, trình bày và góp ý cho họ thấy những điều cần làm để tôn trọng nhân quyền.

Tuy nhiên, sự thay đổi phải được bắt đầu từ cơ quan chỉ đạo, và có thể điều này sẽ được thực hiện bởi giới lãnh đạo mới của Việt Nam, như tổng thống Nga Gorbachev đã làm ở Liên Bang Sô Viết lúc trước, hay một số quan chức chính phủ Trung Quốc đã làm đối với một số vấn đề ở Hoa lục.

Dĩ nhiên Trung Quốc cũng có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng nói chung nước này có tự do hơn Việt Nam, và họ sắp tiến hành những cải tổ sâu xa về chính trị. Chúng tôi hy vọng giới cầm quyền mới của Việt Nam sẽ nhận thức được rằng không cần phải theo các đường lối cũ, và từ đó đi đến quyết định hủy bỏ các lề thói xưa.

Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.

Ông Brad Adams
Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.

Nhã Trân: Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền cho rằng nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam bị vi phạm. Xin ông cho hay nhận định của HRW dựa trên cơ sở nào?

Ông Adams: Chính quyền Việt Nam không cho phép người dân được tự do phát biểu hoặc thành lập đảng chính trị nào khác đảng Cộng Sản, không cho dân được hội họp riêng về các vấn đề có tính cách chính trị hoặc bày tỏ hay biểu tình phản kháng những sai trái của nhà cầm quyền, không cho những người bất đồng chính kiến được xét xử công bằng và đúng đắn theo luật. Nói tóm lại, các quyền căn bản của con người không hề có tại Việt Nam, và điều này xảy ra là vì chính phủ cương quyết duy trì tình trạng độc đảng.

Nhã Trân: Tuy nhiên, trái với các báo cáo của HRW lâu nay, nhà cầm quyền Hà Nội luôn tuyên bố rằng nhà nước tôn trọng nhân quyền của dân, cũng như không hề có chuyện đàn áp những nhà bất đồng chính kiến hơặc dân chúng trong nước. Ông có ý kiến gì về các tuyên bố của chính phủ Việt Nam?

Ông Adams: Những lời này thật buồn cười và lố bịch. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng lại nói ngược lại. Chúng tôi đã theo dõi và thu thập được nhiều bằng chứng các vi phạm xảy ra ở Việt Nam, những điều này đã được tường trình trong các báo cáo của HRW.

Nhã Trân: Chính quyền Việt Nam cũng thường nói rằng mỗi quốc gia có thể chế và chính sách cá biệt, mà các nước khác không nên, hoặc không có thẩm quyền phê phán. Ngoài ra nhà nước cũng lên án sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, điển hình là HRW, là xâm phạm vào nội bộ của Việt Nam. Ông nghĩ sao về những lập luận này?

Ông Adams: Quan điểm này thật kỳ lạ. Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế, trong đó nói công dân của mọi quốc gia đều phải được đối xử như nhau. Chính quyền Việt Nam cũng đã mâu thuẫn với chính mình khi tuyên bố như vậy, vì ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có nêu rõ rằng những quyền tự do căn bản của công dân phải được tôn trọng.

Lập trường của nhà cầm quyền cũng vô lý khi cho rằng có những điều người dân nước này làm được trong khi người dân nước khác thì không, vì con người ở bất cứ quốc gia nào cũng giống nhau, là không muốn bị bắt giữ, đánh đập, tra tấn chỉ vì có ý kiến với chính quyền hoặc vì nói ra những suy nghĩ của mình. Thay vào đó họ mong có tự do và bình an cho bản thân, cũng như cho gia đình họ.

Nhã Trân: Nhà nước Việt Nam còn cho rằng các tổ chức nhân quyền tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn về nhân quyền. Xin hỏi ông điều này hư thực thế nào?

Ông Brad Adams
Ông Adams: Tổ chức HRW phê bình mọi chính thể vi phạm nhân quyền và các chuẩn mực về nhân quyền được áp dụng chung cho mọi quốc gia, không có trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi không hề thay đổi các tiêu chuẩn này bao giờ. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi chỉ nhắc nhở để chính quyền Hà Nội nhớ những điều đã cam kết, chứ không đặt ra các điều luật này.

Ngoài vấn đề nhân quyền, chúng tôi có ý kiến riêng rằng trong tương lai chức vụ Thủ Tướng của Việt Nam nên được do toàn dân bầu lên. Người dân phải được quyền chọn lựa người lãnh đạo. Luật pháp Việt Nam có nói rõ điều này. Đã đến thời điểm mà nhà cầm quyền Việt Nam nên tin tưởng vào người dân và để họ được trình bày chính kiến, nói ra những suy nghĩ của họ.

Nhã Trân: Có phải ông muốn nói là đã đến lúc Việt Nam nên chấp nhận chế độ đa đảng, khác với tình trạng chính trị hiện nay?

Ông Adams: Nhất định là như vậy. Thể chế đa đảng xưa nay vẫn được nêu rõ trong luật pháp quốc gia. Nếu đảng cầm quyền đương thời đã đạt được những thành quả trong việc phát triển đất nước trong thời gian qua, đưa nước nhà đến thành công và hạnh phúc như vẫn nói, thì họ không có lý do gì để lo sợ một cuộc tuyển cử dân chủ. Đảng đương nhiệm sẽ có quyền như các đảng khác, được người dân lựa chọn theo thể thức công bằng trong một cuộc tuyển cử dân chủ thực sự.

Nhã Trân: Chân thành cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. Jul 2006 , 10:50
Những từ mới VN :  đồ Đểu là đồ gì ?
Lượm lặt của thiên hạ

   Khi hắn vừa tốt nghiệp cử nhân văn khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Sài Gòn, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

   Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

   - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

   - Lịch sự ?
   - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to.
   - Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự".  Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong ; không biết lịch sự thì không sống được.

   Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

   - Tiền lùi ?
   - Đó cũng là một từ mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đòi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây.

   Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

   Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười  :
   - Mày lỗi thời quá rồi. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

   Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn :
   - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
   Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói  :

   - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

   Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".

   Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói ; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp...

   Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp  :
   - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu.

   Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 01. Aug 2006 , 09:21
Nói Với Dân Oan

Nhóm phóng viên Hà Nội: Nguyễn Thái Bình, Võ Quế Dương, Phạm Xuân Mai, Nguyễn Thị Hiền

(Tin  Vietland.net)

Không biết tự bao giờ nhóm phóng viên Hà Nội chúng tôi đã quen với việc mỗi lần đi qua khu vực Tây Hồ đều phải nhìn sang khuôn viên của vườn hoa Lý Tự Trọng để quan sát quang cảnh chung của bà con dân oan khiếu kiện, xem hôm nay số lượng người có đông hơn không, bà con có bị đàn áp gì không? Hai nhà sư Thích đàm Thoa và Thích đàm Niêm còn ở cùng bà con không? Bà Phạm thị Dấn - người đã được tên kỹ sư địa chất Trần Đức Lương tổ chức ăn hỏi dẫn lễ đàng hoàng, mà chỉ sau ngày hắn sang Liên xô học đã bị bỏ rơi...nay còn "ngồi bệt ăn vạ" ở đấy không? Hay bị lãnh đạo Đảng ngứa mắt sai tay chân "thịt" rồi?...Tất nhiên nếu nhìn thấy bà con xuất hiện mỗi ngày một nhiều thì cả bốn chúng tôi rất buồn vì cái gọi là luật pháp Việt Nam chỉ là trò lừa bịp, sinh ra không phải để bênh vực cho người dân thấp cổ bé họng, thừa lẽ phải, mà chỉ để bênh cho bọn người ỉ quyền, cậy thế, vơ vét, cướp bóc đẩy người dân đến bước đường cùng, thậm chí ra khỏi ngôi nhà - nơi nương náu trú ẩn duy nhất trên mặt đất để kiếm thêm ít đồng tiền vụn trong cả khối tài sản khổng lồ của chúng, khiến đội ngũ dân oan cứ mỗi ngày một nhiều...

Ngược lại nếu thấy bà con yên ổn tụ tập nói cười thì cả nhóm chúng tôi lại thấy ấm lòng: Thế là đêm qua (khác với rất nhiều đêm bất ổn khác) bà con đã được ngủ một giấc say sưa, không bị quấy đảo vì trời mưa, gió mùa đông bắc, càng không bị bọn "đầu trộm, đuôi cướp" đeo biển hiệu công an ra càn quét quấy phá vào lúc 11 giờ đêm nữa. Cả giặc người và giặc trời đều buông tha, bà con cứ việc rúc đầu trong bao dứa mà ngủ. Tuy có khó chịu vì dáng nằm gó bó, co quắp, chật chội để cả thân hình có thể chui tọt trong lòng 2 cái bao thay chăn (để không bị muỗi đốt, chuột chạy, rắn cắn) còn hơn chán vạn lần ngồi thu lu bó gối nhìn trời mưa hoặc trân trối nhìn vào khoảng không vô định trước mắt mà thương cho những đồ đạc đã bị công an cướp trắng, chịu cảnh rách ruột, xé gan, bão từ trong sâu thẳm cõi lòng bão ra vì thương thân, oán nước, trách trời... Tình cảnh đã ra cơ sự này mà mắt trời để đâu? Lòng người hiểm sâu độc ác đến thế sao? Đã không phân biệt phải trái, trước sau, còn vào hùa với lũ lãnh đạo độc ác, gian tham, dốt nát, chuyên quyền để hành dân thêm. Như thân cây bị bật rễ rồi, còn chút nhựa sống yếu ớt, lê lết đi tìm chân lý mong quan trên "đèn giời soi xét" để thân cây có thể hồi sinh trở lại ở một miền đất mới, không ngờ bị lũ khốn quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ, vì mải mê chăm chút cho bộ lông của mình đã đành- còn sai những con thú lớn trong đàn ra vặt lông, rỉa thịt bất kể nắng, mưa, khuya sớm...

Cùng là "đồng bọc" máu đỏ, da vàng, từ một trăm quả trứng của mẹ Âu Cơ sinh ra, từng trong cảnh li tán, loạn lạc, đói lả, rét run trong thời bao cấp nơi địa ngục xã hội chủ nghĩa, nay nhờ nằm ngoài khu vực khủng bố, cướp bóc của Đảng mà chúng tôi may mắn hơn bà con, được hưởng cảnh "cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày", nên chúng tôi rất thấu hiểu cảnh đoạn trường gian khó của bà con hôm nay. Cứ mỗi lần trời đổ mưa, nhìn bà con xao xác như bầy chim không tổ, nhiều người trong số chúng tôi lại chạnh lòng thương cảm, buốt nhói tận tâm can, vì vậy tuy chưa làm được thơ, cũng chưa viết nổi một cuốn sách nào ra hồn về bà con, nhưng trước cảnh bà con bị đầy đoạ ở "khu vực tiếp dân trung ương" này, chúng tôi cũng phải rầu lòng, tức cảnh nhại lời các bài thơ, bài hát quen thuộc, thay cho nỗi lòng gửi bà con:

Dân tình tan tác chạy
Dưới trời mưa ken dày
Tìm đâu chỗ bây giờ?
Đêm nay trời trở lạnh!

Chúng thương gì dân oan
Đêm nay ngủ ngoài vườn
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo mỏng làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Toàn thân dầm mưa lạnh
Bao người ốm ai hay?

Đời chúng trong ấm êm
Đời chúng trong hưởng thụ
Dân rét thì phải chết
Chúng ngủ yên trong nhà

Bao người dân qua lại
Xót thương cho cảnh này
Mà quan chức vẫn ngồi
Bao năm chúng no đủ

Chúng cứ việc ngủ ngon
Ngày mai còn đại tiệc
Dân rét thì mặc xác
Miễn dân đừng than van

Đêm nay chúng no đủ
Bởi một lẽ thường tình
Chúng là lũ chúng sinh
Dìm dân trong khổ ải (*)

Mời xem tiếp: http://www.hoamai.org/TDK/_KHIEUKIEN/KHK_20060110_PVHN.htm

* Nhại bài: "Đêm nay bác không ngủ" của Minh Huệ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 04. Aug 2006 , 08:17
Chút tâm linh gửi người đang sống
 
Nguyễn Minh Đoài
Viết cho BBC nhân ngày 27/7
 
 
Cổng vào Đền Tử Sĩ tại Thủ Đức-ảnh của người viết bài

Cuộc chiến hơn mười ngàn ngày đã đi qua, để lại biết bao nỗi đau trong lòng dân tộc. Dù là người ở bên nào của chiến tuyến thì nỗi đau đều như nhau, nỗi đau của con người và rất con người.
Tốn bao nhiêu giấy mực để tôn vinh, bù đắp bao nhiêu cho người thân của những người đã ngã xuống cũng không thể nào gọi là sự tưởng thưởng xứng đáng, bởi vì sự mất mát đó không gì có thể bù đắp.

Cách đây không lâu, đài truyền hình Bình Thuận của Việt Nam có một phóng sự về việc thất lạc hài cốt liệt sĩ cách mạng. Nhìn người thân của họ khóc ngất mà đau lòng, nhìn sự phẫn nộ của họ mà xót xa. Các liệt sĩ xem như là chết đi lần nữa. Sự bất cẩn và vô tâm của người còn sống đã gây xốn xang cho bạn xem đài, cũng không hiểu nó đã được giải quyết đến đâu, nhưng ít ra đó là những phát biểu đòi hỏi chính thức, bởi vì dẫu họ đã nằm xuống nhưng họ vẫn ở vị thế của bên thắng trận.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Thế thì còn những tử sĩ bên kia chiến tuyến, số phận họ bây giờ đi về đâu ?

Đến nghĩa trang Thủ Đức

Trời còn tối mịt mùng lắm, dừng lại đến mấy lần ở Thủ Đức để hỏi thăm đường đi nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của người dân dù nơi này từng nổi danh một thời trước 1975 - Đền Tử Sĩ. Phải mất khá lâu chúng tôi mới may mắn gặp được người còn nhớ ra đường đến nơi này. Đền Tử Sĩ nằm trên một quả đồi nghe nói trước kia vốn rất đẹp, nhưng nay đã bị cắt xén các khuôn đất xung quanh để xây nhà và xí nghiệp, nên bây giờ lọt thỏm trơ trọi giữa nhà dân và nhà máy.

Các bậc thang dẫn lên đền hoang tàn xơ xác lại càng vẻ não nùng hơn với cây cỏ mọc um tùm lâu ngày do không người đếm xỉa, không một ngọn đèn.

Cổng chào bằng khung xi măng nay đã trơ trụi tiêu điều nhưng vẫn còn ghi vết hai câu đối đã nhoè ở hai bên cột: "Vì nước hy sinh, Vì dân chiến đấu". Có lẽ đây là di tích cuối cùng của những người nằm xuống còn giữ lại được cho họ. Không biết vì lý do gì mà nó vẫn còn tồn tại, do nó thiêng quá đến đỗi không thể di dời hay vì để minh chứng cho hình ảnh thất trận vì trên đỉnh đồi là chốt quân sự của các anh bộ đội với tấm bảng đặt ngay trước cổng đền: "Khu quân sự CẤM quay phim - chụp ảnh". Hình ảnh đó làm ta liên tưởng như tất cả chỉ mới là ngày hôm qua thôi chứ không phải đã hơn ba mươi năm đã trôi qua, không phải cuộc chiến đã kết thúc.


Vài nén hương gửi người đã khuất

Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này chúng tôi đã chuẩn bị sẵn hoa, quả, đèn, đồ mã, muối gạo, bát hương.... chỉ mong rằng chút quà mọn làm ấm lòng những người nơi chín suối, những người mà dù mục đích của cuộc chiến là gì đi nữa thì họ cũng đã vì nước hy sinh thân mình, hy sinh cái quý giá nhất mà trời ban cho con người - đó là sự sống.

Khi nhang đèn được thắp lên ngay chân đồi, lạ lùng là ánh sáng lẽ ra chỉ là leo lét từ nến và nhang thì lại sáng vang cả một không gian tĩnh mịch, một cảm giác rờn rợn như có ai đấy xung quanh…

Ánh lửa được nhóm lên từ những bộ đồ mã, tiền mã bất chợt loé lên những tia mãnh liệt như vừa cảm ơn, vừa bày tỏ sự phẫn nộ của họ mà bấy lâu nay không ai nghe thấy. Những đốm trắng của giấy vàng bạc bay xòe trong gió, trắng xoá một góc đồi như những đàn bướm trắng chao lượn trên không trung mang đến món quà nhỏ nhoi ít ỏi cho những người nằm xuống nơi đây, ít ỏi thế nhưng phải dễ đến mấy chục năm rồi họ không được nhận.

Chia tay các tử sĩ, chia tay những linh hồn bị bỏ quên khi trời vừa hừng sáng, ánh trăng chiếu những tia sáng yếu ớt cuối cùng để nhường cho mặt trời đỏ rực từ phương Đông đang dần lên. Chúng tôi tin vào một ngày mai tươi sáng, đó là quy luật xoay vần của tạo hoá, nhưng dù thế nào ta hãy đừng quên trân trọng những người ngã xuống, họ xứng đáng được tri ân dù họ là ai và ở chiến tuyến nào, vì đó chính là ĐẠO. Đạo ở đời, Đạo Nhân nghĩa.

Trời sắp sáng, nhưng những u uất đâu đó như vẫn đè nặng lên không gian tĩnh mịch, chúng tôi ngậm ngùi nghĩ đến câu nói rất phổ biến trong các triều đại phong kiến ngày xưa: "Thắng làm vua, thua làm giặc".

NGUYỄN MINH ĐOÀI
(Ghi chú: Hình ảnh gửi kèm được chụp tại Đài Tử Sĩ - Thủ Đức -Sài Gòn)

______________________________________________

VHD
Tháng 4, năm 1975 tôi vừa tròn 13 tuổi. Nhưng tôi vẫn còn nhớ những ngày đó gần ngã tư Thủ Đức xa lộ Biên Hòa có một trận đánh dữ vội, mấy hôm sau tôi có dịp đi ngang qua chỗ này và thấy có những ngôi mộ đơn sơ với nấm mồ bằng đất mới, trên những ngôi mộ không ghi gì ngoài chiếc nón sắt cô đơn lạnh lẽo của người lính VNCH. Tôi nhìn những nấm mộ lòng không khỏi bùi ngùi và tự nhủ ..

Những người lính trẻ này đã chiến đấu và nằm xuống đễ những lứa tuổi như chúng tôi có cơ hội cắp sách đến trường, và những cảnh bom lửa sẽ không ngăn trở cuộc đời tuổi thơ của chúng tôi. Mãi đến sau này tôi học lich sử chiến tranh Nam Bắc của Mỹ thì mới hiểu được phần nào ý nghĩa của cuộc chiến ở VN.

Những người lính trẻ VNCH đã chiến đấu cho một "good cause", đó là chân lý của tự do và dân chủ, họ cũng giống như những người lính Confederate của Mỹ thời xưa, họ đã nằm xuống và Miền Nam của họ đã thất thủ ... và nước nhà đã được thống nhất. Đối với tổng thống Abraham Lincoln, tuy ông không đồng chính kiến với những người Confederate, nhưng ông hiểu được sự mất mát của một người Mỹ cũng là sự mất mát của toàn dân Mỹ, từ đó những người lính thua trận được chào đón bằng những cánh tay yêu thương của một chính phủ Mỹ từ phương bắc.

Cho đến ngày nay, hơn 140 năm sau cuốc chiến tranh Nam Bắc, các nghĩa trang của những lính Confederate vẫn còn được bảo tồn trong kinh phí National Park hàng năm.

Quay lại nước Việt Nam của chúng ta, những người chiến thắng sau cuộc Nam tiến đã mang nặc mùi máu của CS Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc. Đối với họ, sự chiến thắng vẫn chưa đủ, họ đã dìm chết bao nhiêu triệu linh hồn người lính trẻ trong các trại cải tạo, các chương trình kinh tế mới, ngoài biển cả ... những người còn sót lại thì con cái của họ phải sống trong bần cùng bởi tội lỗi của cha ông họ đã chiến đấu cho một lý tưởng tự do dân chủ và họ đã thất thủ trong cuộc chiến tranh tàn khốc đó.

Thiết nghĩ nếu tập đoàn của ĐCS có được một chút gì lương tâm như tổng thống Abraham Lincoln, thay vì họ chỉ biết ăn cắp mấy chữ "của dân, vì dân và do dân..", thì những linh hồn của hơn 2 triệu người lính trẻ VN đã hy sinh for a good cause sẽ được an ủi hơn nhiều

Không tên
Tôi sinh ra và lớn lên ở cái tuổi để đủ hiểu biết thế nào là mất mát. Năm 1975 tôi vừa tròn 18 tuổi. Tôi có người anh họ đã chết và đưa về nghĩa trang Quân Đội. Má tôi khóc ngất, lòng tôi đau nhói. Người bạn thân của anh đến tìm, hay tin anh mất, anh ấy lặng đi và ra về khi tôi chưa kịp cám ơn Người yêu anh dỗi hờn ngày nào đem trả lại những món quà của anh, hay tin anh mất chị ấy đã chết đứng vội ôm chặr những món qùa của anh lại.

Tôi và người thân anh đã đau khổ ngậm ngùi. Thì những chiến binh Cộng Sản nằm xuống, người thân họ cũng đau như thế. 30 năm nay tôi không là một ngụy quân, không là ngụy quyền nhưng tôi vẫn "ĐƯỢC" coi là kẻ chiến bại Tôi lại bị đau khổ triền miên hơn cả lần anh họ tôi mất. Bởi vì tôi là kẻ chiến bại hay sao?

Tôi chỉ cầu mong có ngày, có ngừơi yêu nước thương dân thật sự để người Việt Nam có một cuôc sống công bằng - bình yên - hạnh phúc.

Lâm, Sài Gòn
Tôi đọc bài của ban Minh Đòai mà rơi nước mắt, nó gợi lại cảnh sống vô cùng thương tâm của các gia đình thương binh, tham gia trong chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Họ bị chế độ cộng sản trù dập, ngược đãi, hệ thống tuyên truyền của cộng sản cho họ tất cả những tội lỗi xấu xa nhất. Trong thời bao cấp họ phải đi làm những nghề bần cùng nhất của xã hội : chạy xích lô, làm điếm, lượm rác.

Van Thanh Hòa, Pasadena, Hoa Kỳ
Tôi rất đau lòng khi phải nói lên những tiếng nói uất hận nghẹn ngào, mặc dù chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm, nhưng vết thương rướm máu và rỉ máu vẫn còn chảy, và sẽ tiếp tục chảy đến khi nào người cộng sản thực sự thực tình và nhìn nhận nhiều cái chết thảm thương cho cả một dân tộc là do chính họ chủ mưu gây nên tang tóc ! chính họ là những người gây nên trên ba triệu oan hồn của cả hai phía QUỐC CỘNG phải chết tức tưởi oan nghiệt phũ phàng vì tham vọng bành trướng bá quyền cộng sản trên toàn lãnh thổ ViệtNam.

CSVN vẫn luôn trung thành với học thuyết Marx và chủ nghĩa cộng sản thì vết thương rướm máu không bao giờ lành mà ngược lại còn có cơ hội ung thối và sinh ra dị dạng biến chứng. Tại sao các lãnh tụ CSVN muốn tìm những cái bắt tay thân thiện với người Mỹ? Muốn có cơ hội để cười cầu tài với kẻ cựu thù? Nhưng lại trốn tránh làm lành với những người anh em VNCH trong gia đình Việt Nam? Phải chăng những cái bắt tay và cười cầu tài đều có giá trị đóng góp vào kho tàng kinh tế tham lam bất tận của CSVN ? Ngược lại không thể làm lành với những người anh em VIỆT NAM CỘNG HOÀ vì sợ mắc quai hàm, nghẹn cổ, ói không ra mà nuốt cũng không vào, sợ họ đòi công lý ? công bằng xã hội ?

Minh Nam, Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa phe tư bản và phe cộng sản vừa qua, nước VN nhược tiểu của chúng ta là nạn nhân. Miền Bắc được coi là "tiền đồn" của phe CS (vinh dự quá); còn miền Nam được phong là con đê ngăn làn sóng CS tràn xuống (tự hào thật). Thế là hai miền của một nước buộc phải đánh nhau cho đến khi một mất một còn. Ít nhất ba triệu thanh niên chết và hàng chục triệu thương tật vì cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, vô nghĩa. Lẽ ra họ phải là anh em một nhà, chung sức xây dựng đất nước. Chưa bao giờ người VN giết nhau với quy mô và mức độ tàn khốc đến như vậy. đảng ta chiến thắng tại VN nhưng cả phe CS lại thua to trên phạm vi toàn thế giới. Các nước CS cũ nay đang lậy van xin vào EU sẽ phải tuân theo hiến pháp của EU do vậy sẽ không bao giờ phục hồi nổi chủ nghĩa CS nữa.

Cuộc chiến ở VN đã để lại hậu quả quá nặng và quá lâu dài. Nước Mỹ lại trở thành "bạn". Vậy mà đảng ta không thể coi các binh sĩ tử trận của VNCH như những con em đất Việt chết do sai lầm của cuộc chiến do chính đảng ta phát động? Gia đình tôi có anh em, họ hàng ở cả hai phía, có người chết và bị thương ở cả hai phía.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by LAM SON vào ngày 04. Aug 2006 , 11:18

dacung wrote on 31. Jul 2006 , 10:50:
Những từ mới VN :  đồ Đểu là đồ gì ?
Lượm lặt của thiên hạ

   Khi hắn vừa tốt nghiệp cử nhân văn khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Sài Gòn, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

   Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

   - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

   - Lịch sự ?
   - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to.
   - Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự".  Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong ; không biết lịch sự thì không sống được.

   Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

   - Tiền lùi ?
   - Đó cũng là một từ mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đòi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây.

   Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

   Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười  :
   - Mày lỗi thời quá rồi. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

   Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn :
   - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
   Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói  :

   - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

   Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".

   Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói ; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp...

   Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp  :
   - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu.

   Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.



 Anh Bạn da cứng ơi,
   Xem bài anh vưa gởi đăng trên diển đàn thật là thú vị ; nghỉ đi nghỉ lại đất nước VN , quá nhiên là Địa linh Nhân Kiệt, Nhân tài thì vứt loạn , mà lại không có đất dụng vỏ,
đến nổi phải chạy đi khắp năm châu bốn biển,Chính vì những quân đểu cáng cộng sản; mà nhân tài người VN phải bỏ nước ra đi , nghỉ lại chợt thấy buồn ; phải không anh bạn hiền










Title: Re: Những điều trông thấy
Post by CNN vào ngày 07. Sep 2006 , 19:37
Hãy Thận Trọng,


Tránh Dùng Nước Tương Ðược Chế Biến Bằng Tóc Của Con Người

Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào. Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng. Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Ðể rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.    

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết.  Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh  Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân. Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.

Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế.  

Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.

Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Ðài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.

Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.

Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.

Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Ðể chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.

Mặc dầu chánh quyền Trung Cộng cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.

Bài của Tse-Yan Lee, B.H.Sci; Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA
Trần Anh Kiệt lược dịch

Source: e-mail từ 1 người bạn

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 09. Nov 2006 , 05:45
Bao giờ lá phiếu người Việt có sức mạnh?
(BBC, 9 Sept 06)
 
 
Phe Dân chủ đang ăn mừng chiến thắng  

Chính quyền tổng thống Bush vừa bị một cú sốc bởi cuộc bầu cử giữa kỳ.
Đảng Cộng hòa của ông Bush đã mất quyền kiểm soát tại Hạ viện lần đầu tiên sau 12 năm.

Tin mới nhất của AP nói đảng Dân chủ có vẻ cũng đã giành đủ phiếu cần thiết để kiểm soát Thượng viện. Kết quả cuối cùng có thể biết trong hôm nay.

Chuyện Mỹ

Đảng Dân chủ tiến đến thắng lợi trong bối cảnh người dân Mỹ bất mãn vì cuộc chiến Iraq và một số bê bối trong thời gian cầm quyền của ông Bush.

Thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ có nghĩa là trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, tổng thống Bush sẽ phải tìm cách lấy lòng đảng Dân chủ, vì đảng này sẽ nắm tài chính, và có thể phủ quyết những bổ nhiệm của tổng thống.

Đảng Dân chủ cũng sẽ giành quyền mở các cuộc điều tra về hành vi của chính phủ.

Người phát ngôn cho tổng thống, Tony Snow, nói đảng Cộng hòa "mong chờ được hợp tác với các lãnh đạo Dân chủ quanh các vấn đề trọng tâm trong nghị trình, gồm chiến thắng tại Iraq và cuộc chiến chống khủng bố, và giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng."

Chuyện Việt Nam

 
Tỉ lệ đi bầu ở Việt Nam thường rất cao

Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Nhà Trắng loan báo bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từ chức.

Giới quan sát xem đây là biện pháp 'hạn chế thiệt hại' của Nhà Trắng vì sự nhùng nhằng tại Iraq đang khiến người dân Mỹ thất vọng, và họ đã thể hiện tình cảm qua lá phiếu.

Nhìn ở góc độ nào đó, kết quả bầu cử giữa kỳ đã là sự trừng phạt của cử tri Mỹ, là sự bày tỏ bất mãn của người dân.

Liên hệ sang chuyện Việt Nam, người dân có cảm thấy lá phiếu bầu của mình mang ý nghĩa gì hay không?

Và đến bao giờ mỗi cử tri Việt Nam sẽ sống trong cảm giác rằng khi họ đến phòng bỏ phiếu, quyết định của họ có thể góp phần tác động đến hướng đi của Việt Nam?

Việt Nam vừa được kết nạp vào WTO, và sẽ tổ chức hội nghị APEC trong tháng 11.

Quá trình hội nhập của Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới sẽ càng lúc càng diễn ra sâu sắc hơn.

Càng hội nhập quốc tế Việt Nam sẽ ngày càng giống bên ngoài, và sự hiểu biết của người dân về những quyền của mình sẽ nâng cao hơn.

Và sẽ đến lúc càng có nhiều người tự hỏi lá phiếu của họ có ý nghĩa gì trong các kỳ bầu cử ở Việt Nam.

Quý vị có thích đi bầu cử ở Việt Nam? Hãy gửi ý kiến về cho trang Diễn đàn của BBC.

.................................................

Độc Hành
Không biết 149 quốc gia trước đây được kết nạp WTO có "hoan hỉ" như Việt Nam hay không chứ riêng giai cấp lãnh đạo của Việt Nam đã tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Điều này cũng tốt bởi vì sự hoan hỉ đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận: toàn cầu hoá là xu thế tất yếu; chấp nhận phải cho đất nước này sống theo luật pháp chứ không phải luật rừng, luật của ta, luật của kẻ cai trị.

Phải chấp nhận những giá trị của nền chính trị, kinh tế văn minh hiện tại của thế giới; chấp nhận cho người Việt Nam có thêm một chút điều kiện để nhìn ra thế giới để tìm hiểu, học hỏi, nhận định, so sánh...để cho những con "gà công nghiệp VN" được ra vườn, được tự thân vận động, được cọ xát. Bối cảnh mới buộc sẽ phải có một bầu không khí dân chủ hơn, sự đối xử giữa người và người với nhau văn minh hơn.

Bùi Văn Hải
Việc này đương nhiên phải xảy ra trong tình huống chế độ chính trị của Mỹ, trừ khi trước đây đảng Cộng Hoà và chính phủ Bush ý thức học hỏi và có đủ quyền lực để áp dụng theo mô hình cai trị của các nước CS.

Trong kỳ bầu cử này không hẳn là đảng nào thắng, đảng nào thua mà là dân Mỹ thắng, chính quyền Bush thua vì một trong những lỗi lầm là sa lầy trong chiến tranh Iraq. Dân Mỹ không chấp nhận kéo dài những sửa sai dù ổn định, dân Mỹ muốn đổi mới để phục hưng.

Phạm Mai Hoa, Hưng Yên
Ở các nước dân chủ, nếu các nhà lãnh đạo không hoàn thành trách nhiệm của mình, không thực hiện các cam kết như khi ra ứng cử… còn có thể bị phế truất khỏi vị trí lãnh đạo, có khi phải đối mặt với pháp luật chứ không có cái kiểu khi gặp “sự cố” thì hạ cánh an toàn như ở VN.

Ấy là chưa nói đến tính chính danh của các vị, bởi ở VN các vị lên nắm quyền là do tự bầu bán lẫn nhau của một bộ phận được gọi là ĐVCS mà thôi.

Cho nên ở VN hiện nay, mọi cải cách trong chính trị mới chỉ là bắt đầu, vào WTO tức là trong lĩnh vực kinh tế, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp… phải chấp nhận cuộc chơi thông qua cạnh tranh theo luật toàn cầu.

Nhưng về mặt chính trị thì ĐCSVN hiện nay đang tự mình ngộ nhận mình là “đứng đầu thiên hạ”. Cho nên người ta vẫn phải đặt câu hỏi: Có phải ở VN chỉ có duy nhất ĐCSVN và các cá nhân trong đảng đó tự bầu bán nhau để lãnh đạo nhân dân VN mãi mãi? Nếu có các đảng phái khác tự cảm thấy mình đã lớn mạnh và sẵn sàng ra tranh cử tự do thì họ không có quyền đó?

Người dân VN phải được hiểu là cái điều luật vô lý trên chỉ nhằm mục đích thâu tóm mọi quyền lực, tài sản của quốc gia vào tay ĐCS. Dẫn đến họ lộng hành, sử dụng tiền đóng thuế của dân bừa bãi vô trách nhiệm, các ĐVCS thi nhau đục khoét dẫn đến người dân sau bao năm vẫn nghèo khổ còn các quan chức là ĐVCS thì giàu có một cách hết sức vô lý.

VN ngày nay đang có điều kiện thuận lợi để nâng cao ý thức chính trị của người dân và các lực lượng đấu tranh cho dân chủ thực sự có điều kiện phát triển và nâng cao ảnh hưởng của mình trong xã hội. Điều kiện một mặt là nằm ngay trong chính môi trường hoà nhập quốc tế và mặt khác là nằm trong chính sự bảo thủ tha hoá của các quan chức Cộng sản. Nhưng nếu người dân không được chuẩn bị tốt về ý thức chính trị thì rất có thể họ lại bị lợi dụng bởi các tổ chức, cá nhân cực đoan dẫn đến có thể làm rối loạn xã hội.

Vì vậy việc nâng cao nhận thức và ý thức chính trị cho người dân, kể cả tầng lớp trí thức, giới trẻ… phải là nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng đối lập. ĐCSVN sẽ không bao giờ làm chuyện đó vì bản chất của họ là muốn giữ độc quyền mãi mãi về chính trị.

Đồng thời các lực lượng đối lập phải làm thế nào để người dân hiểu được là xây dựng xã hội VN dân chủ, đa nguyên thì có nghĩa là chính trị cũng phải được cạnh tranh bình đẳng trong hoà bình.
Để làm được điều đó thì người dân phải được tiếp cận nhiều luồng thông tin, mỗi người phải tự biết xử lý thông tin, tránh bị thông tin một chiều dẫn đến nhẹ dạ cả tin hoặc bị mù quáng về “mặt trời chân lý”. Kế đó họ biết tự liên kết nhau lại để bảo vệ quyền lợi của mình và cộng đồng.

Cần khẳng định để nhân dân thấy được: Một xã hội văn minh thì không chấp nhận chế độ độc tài. Nghĩa là không chấp nhận một bộ phận nhỏ nào đó áp đặt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ… cũng như áp đặt về chính sách, luật pháp… không công bằng lên đầu đại đa số người dân.

Người dân cần được hiểu rõ một xã hội thực sự dân chủ, văn minh thì nó được vận hành như thế nào. Rằng ở các nước đó, việc các nhà lãnh đạo, các đảng phải trải qua các kỳ bầu cử, nhiều khi là rất căng thẳng do các bên cạnh tranh quyết liệt nhưng không sử dụng vũ lực, bạo loạn, khủng bố. Họ có thể bày tỏ thái độ ủng hộ đảng phái này hay đảng phái nọ thông qua mít tinh biểu tình…

Qua mỗi kỳ bầu cử thì các vị trí lãnh đạo (Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch hạ viện, thượng viện…) và số lượng nghế trong Hạ viện, Thượng viện của các đảng phái có thể thay đổi tuỳ thuộc vào uy tín của cá nhân đó hay đảng đó quyết định. Họ phải lo đối mặt với lòng tin của dân chúng ở nhiệm kỳ tiếp theo nếu như trong nhiệm kỳ hiện tại họ không làm tốt hay không giữ lời hứa trước cử tri.

Người dân VN cần được hiểu là, xã hội phải có cạnh tranh thì mới có phát triển lành mạnh, chính quyền sẽ phải lo sao cho phát huy mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển và những người “thấp cổ bé họng” (thường là số đông trong xã hội) luôn được hưởng lợi vì các nhà lãnh đạo tương lai bắt buộc phải quan tâm đến số đông này.

Người dân cần được hiểu là thông qua bầu cử tự do hay trưng cầu dân ý thì chắc chắn rằng sẽ không có cửa cho các đối tượng cơ hội không thực tài lên làm lãnh đạo. Rất tiếc là điều này lại đang là nỗi nhức nhối của xã hội của VN vì các quan VN chủ yếu “lên” qua bè cánh, mua bán, tự bầu nhau, hay do sự mặc cả thoả hiệp giữa các “nhóm” trong nội bộ ĐCS. Người dân chiếm đại đa số trong xã hội thì phải đứng ngoài cuộc, bị thụ động hoàn toàn.

Nhưng cũng cần khách quan mà thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của Việt nam cũng không quá bảo thủ, cứng nhắc. Chúng ta phải cám ơn họ bởi chính họ đã chủ động hội nhập và liên tục điều chỉnh luật pháp, và trong các nước gọi là XHCN còn sót lại thì chính họ là lực lượng đổi mới nhiều nhất, cách tân nhiều nhất. Các nhà lãnh đạo CS của VN đa số đều chiếm được tình cảm của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới, họ là CS mà lại như không là CS. Họ đã làm tốt vai trò của mình trong quá khứ và ngay cả trong hiện tại mặc dù nhiều vấn đề đã làm nhân dân bất bình. Cho nên có thể nói rằng chính họ cũng đã chủ động tham gia cải cách dân chủ ở VN và hình như họ đã và đang chủ động làm việc đó. Nếu như xã hội VN tiến tới dân chủ đa nguyên thì họ vẫn là lực lượng chiếm vị trí thượng phong trong nhiều năm nữa.

Điều này cũng có nghĩa là nếu các lực lượng đối lập dùng mọi cách bôi nhọ hình ảnh của họ thì sẽ phản tác dụng. Lực lượng đối lập cần bám sát mục tiêu là con đường họ đang theo đuổi là đấu tranh thực sự cho dân chủ ở VN, để xã hội VN được vận hành có sự giám sát của lực lượng thứ hai, thứ ba… nhằm tránh độc quyền sẽ dẫn đến quan liêu, tham nhũng, trì trệ. Điều này cho tôi tôi tin rằng hiện nay đang là cơ hội tốt để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam.

Ichbin
Trong một xã hội đa đảng thì các đảng đều muốn lấy lòng các tầng lớp dân chúng để kiếm phiều bầu. Và muốn kiếm được phiếu bầu thì phải có chính sách đem lại quyền lợi cho cử tri.

Tôi hiện đang sống lại một nước châu Âu và mỗi kỳ bầu cử là thấy dân bản xứ thảo luận tranh cãi cực kỳ rôm rã. Mấy cậu bạn cùng phòng của tôi tuy ngày thường không mấy quan tâm tới chính trị nhưng tới kỳ bầu cử thì cũng quan tâm rất hăng hái. Bởi vì bầu cho ai là liên quan tới quyền lợi cá nhân của họ, ví dụ như về trợ cấp xã hội, học phí, học bổng. Xa hơn nữa là liên quan tới gia đình, các chính sách về thuế, về tiền ga, điện nước, chính sách tạo công ăn việc làm... cùng những thứ khác.

Tóm lại chính trị được quy về những giá! trị liên quan tới cuộc sống và tương lai của người ta chứ không phải là chuyện cao xa.

Nghĩ về VN lại thấy buồn vì chẳng biết đến bao giờ dân mình mới có được quyền bầu cử. Ở ta có một đảng, ở các cấp dưới thì dân cử đảng bầu, lên các cấp cao hơn thì đảng cử đảng bầu. Tức là tự đưa nhau lên cả chứ có bầu bán gì đâu

Linh, Moscow
Xin gửi cho bạn Y Sat cái địa chỉ web http://www.cpusa.org/. Mong bạn bước ra khỏi cái đáy giếng tư tưởng!

Y Sat
Cộng hòa hay Dân chủ? Con voi hay con lừa? Cũng thế cả thôi. Hoan hô dân chủ kiểu Mỹ. Đa nguyên hay nhị nguyên hay chỉ là độc nguyên. Hô hào các nước đa đảng, nhưng thử hỏi có đảng nào chen vào được không?

Đại diện cho tầng lớp nghèo khổ ở Mỹ là ai? Đại diện cho dân da đỏ là ai? Cho giai cấp công nhân, nông dân là ai? Chắc chắn không phải là Con Voi hay con Lừa rồi.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 22. Nov 2006 , 05:27
Hoa hồng nước Mỹ
 
Nguyễn Bính Châu
Luật sư, TP. HCM

 
Tác giả kể chuyện đi Mỹ, với một số bài học rút ra

Từ Việt Nam xa xôi cách nhau hơn nửa vòng trái đất, tôi đặt chân lên nước Mỹ và được bước chân vào đại học Mỹ như là một giấc mơ.
Tôi xúc động đi bên cạnh ông George Alexander, vị giáo sư cao niên khả kính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Quốc tế Santa Clara University, người đã tận tình giúp đỡ cho tôi được vào học trường này. Và hôm nay, theo lời mời của ông, tôi đến văn phòng giáo sư thật đúng hẹn để theo ông đến phòng tiệc tổ chức buổi Party Thanksgiving (Lễ Tạ ơn) của nhà trường.

Santa Clara, ngôi trường tôi đang học là một đại học tư rất lâu đời và nổi tiếng thuộc dòng Thiên Chúa giáo được sáng lập từ 200 năm nay và đào tạo rất nhiều vị thẩm phán thanh liêm sáng suốt, những nhà luật học thật nổi tiếng, nên có nhiều sinh viên từ các tiểu bang khác cũng theo về học tại đây.

Tại buổi Thanksgiving này, tôi có dịp quen biết thêm với những người bạn Mỹ, cũng có những luật sư, viên chức chính phủ, đại diện các công ty và hảng luật quốc tế châu A8: Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ.. đang theo học về Luật Quốc tế tại đây. Có một phát hiện thật bất ngờ xúc động ngoài dự kiến của tôi, đó là các bạn rất quan tâm sâu sắc đền Việt Nam, biết rõ Việt Nam đã vượt qua một giai đoạn cực kỳ gian truân, khó khăn trì trệ sau Chiến tranh 1975. Hiện nay, bánh xe lịch sử đã ngưng không còn quay ngược, và đang bắt đầu tiến lên phía trước trên con đường hội nhập và phát triển!

Là các nhà Luật học, tất cả các bạn đều tỏ ý quan tâm, mong muốn rằng Chính phủ sẽ có những cải cách về pháp luật và thực hiện mở rộng việc hoà hợp dân tộc, mở rộng dân chủ hơn nữa, để Việt Nam có thể tiến nhanh hơn trong việc xây dựng mục tiêu: dân chủ, dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc.Thì ra, giới trí thức ở đâu cũng có những suy nghĩ trăn trở và đồng cảm, cũng có khả năng hết sức nhạy bén, phát hiện ra được những khuyết điểm của chúng ta một cách thật chuẩn xác và chân tình.

Sau bữa tiệc trên đường từ trường về nhà người bạn gần đó, để xin tạm ngủ trọ một đêm “bụi đời” nơi “đất khách quê người”, tôi bỗng cảm thấy nực cười, vì rằng do mãi mê nói chuyện với các bạn quốc tế (đôi khi gặp phải khó khăn vướng mắc khi diễn đạt bởi ngôn ngữ bất đồng), tôi đã quên khuấy đi mất, việc thưởng thức món gà Tây Thanksgiving của Mỹ để xem hương vị đặc sản Mỹ như thế nào?

Đôi bài học

Tôi qua Mỹ học chỉ có 6 tháng, và rất tiếc là mình đã không thể tiếp tục theo đuổi việc học đến thành tài như dự kiến lúc ban đầu. Nhưng tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm tâm đắc của đời mình, và đã sống những chuổi ngày tươi đẹp trong cuộc đời đáng nhớ. Điều trớ trêu, những gì tôi học được chỉ vỏn vẹn là hai câu tục ngữ rất thông thường của ông cha ta, mà do quá quen thuộc nên ta không để ý đến:

Đi một ngày đàng học một sàng khôn:

Mặc dù nhiều người khách hàng quen biết với tôi đang sống ở Anh Úc Pháp và Thuỵ Điển, đều cho tôi biết là bản thân họ lại thích sống ở các nước này hơn là ở Mỹ do hệ thống an sinh xã hội rất nhân bản, họ không bị căng thẳng như cuộc sống quá sòng phẳng thực dụng ở Mỹ. Thế nhưng, tôi vẫn thấy các nước phương Tây và đặc biệt ở Mỹ, vẫn có một đời sống dân chủ khá cao, chính quyền có bổn phận phải phục vụ nhân dân với một tinh thần trách nhiệm cao độ, còn lâu thì các nước châu Á mới bắt kịp được họ về trình độ và quan điểm.

Tôi đề nghị Nhà nước thay vì phải tốn kém tiêu tiền vào các chương trình nghiên cứu cải cách hành chánh nặng về từ chương lý thuyết, thì nên lập quỹ “Học tập vì Tổ quốc” trích một phần kinh phí cho các ông bà chủ tịch tỉnh thành phố, quận huyện đi “tham quan học tập“ở các nước như Singapore, Trung quốc, Mỹ Pháp.. để các ông bà có điều kiện mắt thấy tai nghe, cảm nhận được cách thức người ta điều hành đất nước và phục vụ Nhân dân. Để tránh việc các ông bà chỉ lo bù khú mua sắm, mỗi vị quan chức đi học phải làm bản thu hoạch, ghi nhận những gì mình học tập, đề xuất cách cải tổ guồng máy hành chính do mình phụ trách cho có hiệu quả hơn xưa!

Con ếch không bao giờ to bằng được con bò:

Chúng ta đừng hô hào đặt để những việc xa vời, quơ quào ôm đồm ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng, cũng đừng tính chuyện đón đầu thế giới, xuất khẩu xăng dầu tinh chế.. đừng có kiêng cưỡng duy ý chí, lấy cái sở đoản (cái mình yếu kém) thành sở trường (cái mình ưu việt).

Chỉ cần làm cho tốt, phát huy và tận dụng thế mạnh của mình, như phát triển du lịch, giáo dục ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ TƯ CÁCH cho công chức và nhân dân, tổ chức các điểm dừng dọc đường là khu liên hoàn sạch sẽ khang trang: có trạm xăng, có cửa hàng bách hoá, có nhà vệ sinh sạch sẽ nghiêm chỉnh.

Suốt thời gian ở Mỹ, tôi chỉ muốn tìm hiểu là Hoa Kỳ đã có những “bí quyết” gì để họ có thể phát triển đất nước một cách nhanh chóng và tài tình đến như thế. Và tựu trung, tôi có được một cảm nhận thật sâu sắc cái cơ chế và động lực đã khiến nước Mỹ vượt lên các nước khác bằng “Đôi hia bảy dặm”. Đó là việc tôn trọng quyền MƯU CẦU HẠNH PHÚC của nhân dân, quyền con người và các quyền tự do dân chủ khác như: quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Phát biểu Chính kiến, quyền Tự do Báo chí, quyền Tự do Kinh doanh, quyền Tự do Bầu cử và Ứng cử.

 
Tự do bầu cử là một trong những quyền căn bản của con người

Chính Quyền Tự do Bầu cử và ứng cử đã cống hiến bổ sung cho chính quyền một lực lượng đại diện Nhân dân xuất sắc, có đủ trình độ về tri thức và tư cách đáng khâm phục, họ giữ vai trò cùng lãnh đạo, tham mưu tư vấn cho các viên chức việc điều hành guồng máy hành chính địa phương được kịp thời hữu hiệu, hợp lòng dân.

Chính Quyền Tự do Báo chí đã là một vũ khí sắc bén của Nhân quyền, họ có thể kịp thời điều chỉnh những lệch lạc của xã hội, kịp thời phát hiện những khuyết điểm bê bối của chính quyền, những sai phạm về ăn chơi tham nhũng của các quan chức nhà nước, khiến bọn tham nhũng phải chùng tay, bọn bất tài thối nát phải rút lui. Tất cả những chế định này quả là những biện pháp tuyệt vời, những cơ chế chủ yếu đưa nước Mỹ trở thành một cường quốc về kinh tế và chính trị, giàu đẹp và văn minh nhất hành tinh.

Một đặc điểm chính trị đặc biệt nổi bật của Mỹ mà ai cũng dễ nhận thấy là những người giàu có thành đạt rồi thì họ mới bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình bằng cách “tham chính”, chứ không theo “quy trình ngược” của phần nhiều các nước châu Á là: “tham chính” trước, nhờ có chức có quyền rồi thì mới trở nên giàu! Tuy nhiên lịch sử nước Mỹ cũng ghi nhận những trường hợp các Tổng thống Mỹ xuất thân từ cơ hàn như Abraham Lincoln, Richard Nixon, Bill Clinton, đó là những tấm gương lập thân xuất sắc, vượt lên số phận để đạt được vinh quang, là những câu chuyện cổ tích hiện đại, thường chỉ có nhiều ở Mỹ, nơi có truyền thống tìm kiếm và trân trọng nhân tài.

Thật bất ngờ là chỉ vài ngày sau khi đặt chân vào nước Mỹ, khi khởi động cái laptop của một người bạn cho mang theo từ VN, click vào email của tôi thì màn hình máy tính bỗng xuất hiện hình ảnh một con chim đại bàng uy nghiêm đang tung cánh, nếu tôi nhớ không lầm thì chân đại bàng đầy vuốt nhọn cầm một bó tên và bó lúa mì. Đó quốc huy của nước Mỹ và giòng chữ The President of the United States. Thì ra, Văn phòng Tổng thống Mỹ đã lịch sự gửi email chúc mừng tôi đặt chân trên đất Mỹ và giới thiệu cho tôi một website để tìm hiểu về nước Mỹ.

Phục vụ người dân

Trong thời gian ở Mỹ, tôi đã từng được bạn bè kể nhau nghe về việc cả nước Mỹ hồi họp và vui mừng rơi nước mắt khi đội cứu hộ đã giải thoát an toàn một chú mèo con mắc nạn trong một cao ốc, chính trang web Yahoo cũng đã bình chọn con mèo trên là biều tượng cho sự đồng tâm của toàn nước Mỹ. Bản thân tôi đã mục kích việc cả nước Mỹ sục sôi phản ứng khi trên màn hình TV chiếu cảnh một bà mẹ di dân người Mexico đã dúi đứa con nhỏ của bà vào khoang sau chiếc xe hơi, và đoạn phim chỉ thấy cảnh quay những bàn tay của bà cử động như thể phát vào mông của cháu bé. Kết cuộc người phụ nữ đó phải lên TV khóc lóc xin lỗi mọi người và bị kết án tù vì ngược đãi trẻ con.

 
Việt Nam đang giàu hơn, nhưng số người nghèo bị bỏ lại đằng sau vẫn nhiều

Khi có dịp du lịch Nhật Bản vào năm 2000, bản thân tôi cũng đã từng thấy cảnh TV ở Nhật, chiếu đi chiếu lại hình ảnh một tên hành khách bệnh tâm thần đã leo lên xe buýt dùng dao đâm trọng thương các hành khách khác. Rồi chừng vài giờ sau, một quan chức Nhật bản trông thật nhỏ thó ốm yếu và hiền lành với mái đầu bạc trắng xuất hiện. Ông hồn nhiên như một trẻ thơ và thật trân trọng xúc động, ông vừa khóc vừa xin lỗi bà con bằng tiếng Nhật. Các em tôi dịch lại đây là ông Thị trưởng đã xin lỗi và xin từ chức do không kịp thời ngăn chặn hành vi của tên tâm thần. Những tấm gương về phục vụ Nhân dân ngày nay không hề biến mất như truyện cổ tích, mà nó vẫn còn hiện diện khắp nơi giữa thời đại văn minh này, quả là một bài học sâu sắc và to lớn mà chúng ta cần học hỏi cung cách phục vụ Nhân dân của các Chính quyền hiện đại.

Gần một năm qua kể từ ngày tôi khăn gói ra Hà Nội cùng bà con đi nộp Đơn xin xem xét lại cho người dân theo thủ tục giám đốc thẩm do có sự oan sai và vi phạm pháp luật của bản án, với tư cách là luật sư, và luật sư thành viên Chương trình Trợ giúp Pháp lý Miễn phí của Báo Pháp luật TP.HCM.

Thú thật đến hôm nay, tôi vẫn không hề nhận được một dòng chữ nào thông báo hồi âm. Tại sao chúng ta lại VÔ CẢM VÔ TÂM đến vậy, đối với những bức xúc đau khổ của Nhân dân, và không hề tôn trọng những Luật sư được quyền hành nghề Hiến định, những đơn thỉnh cầu xem xét lại bản án oan sai, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và Công lý?

Báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao tại Quốc hội vừa qua, cho biết trong năm qua có 7.000 đơn xin xem xét lại bản án, và Toà án Nhân dân Tối cao chấp nhận kháng nghị 300 đơn. Tức có nghĩa là bình quân, một ngày hành chính xử sai hơn một vụ. Một con số quá lạnh lùng bê bối, và không thể chấp nhận cho một nền Tư pháp minh bạch.

Hoa hồng nước Mỹ thật là đẹp, vậy thì tôi vẫn cứ giữ niềm mong ước đất nước thân yêu của mình sẽ có được những bông hồng tươi đẹp bằng con đường phát huy quyền Dân chủ của Nhân dân, tôn trọng quyền hành nghề của Luật sư, biết trân trọng lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của “Nhân dân”, đối tượng phục vụ của mọi Chính quyền trên toàn thế giới.

...............................................................

Hồ Minh, Hoa Kỳ
Đọc bài viết Hoa hồng nước Mỹ của luật sư Châu, tôi rất hoan nghênh thực sự xúc động. Tôi là một nhân viên làm việc trong nghành y tế tại Mỹ, cũng thấy có nhiều điều đồng cảm với luật sư Châu, nhất là sau chuyến về thăm quê hương đất nước trong mùa hè vừa qua, hầu như đại đa số nhân viên cảnh lực, hải quan...và các viên chức hành chính, chính quyền tại Việt nam hiện nay không hề biết cười, lúc nào cũng với ánh mắt lạnh lùng, dò xét, thù hằn,và vẫn còn những đòi hỏi phi lý.

Sau khi trở về lại Mỹ, tôi có gọi điên thoại về cho người quen, nói lên cảm tưởng cuả tôi thật sự thấy thoải mái, sung sướng giống như vừa được ra tù để về lại thế giới, xã hội tự do dân chủ thật sự.

Phạm Mai Hoa, Hưng Yên
Rất mong VN ngày càng nhiều những luật sư như ông Nguyễn Bính Châu. Chúng tôi biết là các ông các bà muốn làm đúng chức năng nhiệm vụ của một Luật sư cho đúng nghĩa trong chế độ độc đảng ở VN là vô cùng khó khăn.

Tiếc rằng ở VN vẫn còn nhan nhản những tên bồi bút suốt ngày ra rả định hướng XHCN nhưng thực chất là chống lại sự tiến bộ của xã hội, đi ngược lại với văn minh của nhân loại. Ngoài ra cũng còn không ít kẻ là trí thức nhưng không giám cất lên tiếng nói của mình, thông đồng và vào hùa với những kẻ cơ hội để kéo lùi tiến trình dân chủ hoá đất nước.

Tuy nhên một thực tế ngày càng hiện rõ ra trước mắt mọi người là lực lượng trí thức như chúng ta ngày càng nhiều. Phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do báo chí, tự do tôn giáo ngày càng lan rộng để lôi kéo các tầng lớp nhân dân và những trí thức vẫn còn mê muội, thoả hiệp với chế độ CS ra khỏi vũng ao tù.

Mỗi người Trí thức VN chúng ta hãy đứng hẳn lên cao để nhìn khắp thế giới, để quan sát cho rõ đất nước chúng ta đang nằm ở đâu trong thế giới rộng lớn này? Để rồi nhận thấy VN chỉ là một đất nước nhỏ nhưng hiện vẫn còn những vấn để nhức nhối, để đòi những quyền căn bản nhất của một con người.

Đó là nhân quyền và quyền lợi của mỗi người dân phải được tôn trọng. Muốn thế phải có dân chủ, tự do báo chí.

Mai Ninh
Nói thật nhé, Hiến Pháp nước Mỹ có quyền tự do gì thì hiến pháp nước ta cũng ghi đủ các quyền tự do đó. Nếu cần nói bổ sung thì chỉ thêm một đoạn "ta gấp triệu lần nó". Bữa tiệc dân chủ của Mỹ có cao lương mỹ vị gì ta cũng có đủ như vậy, nhưng "ngon hơn triệu lần".

Tuy nhiên, cần lưu ý hai điều, tuy đảng chưa nói rõ nhưng chỉ cần đầu óc bình thường cũng hiểu được dễ dàng. Một là, đảng ta bận trăm công ngàn việc nên chưa thực thi các quyền mà hiến pháp đã ghi từ 60 năm nay.

Trong 60 năm nắm quyền cai trị, đảng đã ra được 2 luật trong số 6 quyền tự do cơ bản. Các cúa sinh năm 2006 hãy kiên nhẫn đợi, hoặc cố sống 240 năm để có dịp hượng mọi quyền ghi trong hiến pháp. Hai là, khái niệm về các quyền ghi trong hiếp pháp của ta và của Mỹ là những vòng tròn tuy có cùng đường kín nhưng tâm của chúng lại không trùng nhau.

Nghã là nội hàm của chúng có nhiều cái khác nhau. Nếu "tóm lại" thì một bên vì dân, còn bên kia vì đảng. Giống như thức ăn trong hai bàn tiệc, một bên là bánh thật, cá thật, bên kia là bánh vẽ, cá gỗ. Bàn tiệc nào của ta, bàn nào của Mỹ, xin các bạn nghiên cứu lại các văn bản của đảng: đảng đã nói nhiều lần "dân chủ tư sản là giả hiệu".

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dang_My vào ngày 26. Nov 2006 , 13:38
HỘI NHẬP VĂN MINH, HÀNH XỬ MAN RỢ


Nhà văn Hoàng Tiến


           Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ. Là người Việt Nam ai cũng vui mừng, vì đất nước đã hòa nhập với thế giới, tham gia WTO và sau đó đăng cai hội nghị kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC 14 thành công hoành tráng, chứng tỏ lòng nhiệt thành hội nhập thế giới văn minh, trong đó có sự tôn trọng những giá trị con người.

         Mọi người Việt Nam đều ủng hộ sự kiện này. Những người đấu tranh dân chủ cũng ủng hộ WTO và APEC. Vì nó làm lợi cho đất nước, làm lợi cho dân tộc.

         Bên ngoài, lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra lịch sự, tốt bụng, cởi mở, hết lòng với bạn bè năm châu bốn biển và giới truyền thông quốc tế sang ta, nhưng bên trong, lấy lý do đảm bảo an ninh APEC, đã hành xử một cách man rợ với đồng bào của mình, cụ thể là những người dân oan khiếu kiện và những người đấu tranh dân chủ.

         Hơn một tháng trước khi hội nghị khai mạc, những người dân oan đi khiếu kiện từ các tỉnh khắp đất nước thường tụ tập hàng trăm người ở vườn hoa phố Mai Xuân Thưởng có trụ sở tiếp dân của lãnh đạo Việt Nam, những người này thường nằm đất vườn hoa, vỉa hè đường phố, hoặc khu nhà vệ sinh công cộng sau tượng Lý Tự Trọng bên Hồ Tây, những người này bị xe công an đến hót đi (với đúng nghĩa như hót rác) đưa sang nhà giam Đông Anh bên kia sông Hồng, nhốt ở đấy trong thời gian hội nghị.

         Những người đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến, mặc dù đã tỏ rõ thái độ ủng hộ WTO và APEC, khi các phái đoàn và phóng viên nước ngoài đặt chân đến Hà Nội, đều bị công an đến đóng chốt gác ở trước cửa nhà mình suốt thời gian họp hội nghị. Công an đặt một cái bàn, kê một số ghế ngồi canh suốt ngày đêm. Có đến hàng chục người. Công an trên bộ, phối hợp với công an các quận, và công an hộ khẩu của phường, cùng một số dân phòng đeo băng đỏ. Họ ngăn cản không cho người nước ngoài hoặc các phóng viên nước ngoài đến gặp các nhà dân chủ. Có những biển cấm đặt từ đầu phố, đầu ngõ, cùng những rào sắt sơn trắng đỏ. Một biển đề: " Khu vực nguy hiểm. Cấm vào."(bằng tiếng Anh). Biển khác đề: "Khu vực cấm quay phim chup ảnh ." với hình cái máy ảnh bị gạch chéo.

         Người nước ngoài đến thấy các biển đó, đang còn đắn đo, thì bị công an mặc sắc phục và dân phòng ra xua đi.

         Như thế các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vi phạm quyền dân sự và chính trị của Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đó là: ngăn cản thông tin ngôn luận. (Điều 19. Công ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị)

         Nghĩa là lãnh đạo Việt Nam sợ sự thật. Sợ những tiếng nói bất đồng chính kiến đến được với người nước ngoài trong giao tiếp trực diện. Không phải phóng viên nước ngoài không biết những mánh khóe này, nhưng họ vốn tôn trọng pháp luật, thấy những chốt gác có biển cấm theo thông luật quốc tế, đành quay lui.

         Viên sĩ quan an ninh phụ trách chốt gác dưới chân cầu thang nhà tôi ở đầu hồi dãy nhà A 11 Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, tên là Nguyễn Việt Trung, cấp bậc trung tá. Anh ta được giao toàn quyền xử lý các việc ở đây. Anh ta cấm tôi không được xuống dưới nhà. Không được đi đâu. Anh ta nói là làm theo lệnh của cấp trên. Chỉ có lệnh miệng không có giấy tờ gì cả. Một lối làm việc kỳ quặc của công an Việt Nam, không để lại các chứng cứ, lo ngại đương sự tố cáo.
         Nghĩa là anh ta đã nhốt giam tôi ngay ở tại nhà tôi, bất chấp phản đối.
         Con dâu tôi lên thăm, để đưa chồng nó đi châm cứu chữa bệnh, không cho lên.
Con trai tôi đi tập thể dục và ăn sáng, không cho đi.
         Bạn bè của tôi đến thăm bị ngăn chặn đã đành, bạn bè của các con tôi cũng bị ngăn chặn.
         Như thế, công an đã vi phạm ngang nhiên về dân quyền và nhân quyền, bất chấp Hiến pháp và luật pháp, trước thanh thiên bạch nhật, không kiêng nể gì ai.

         Thưa ông Nguyễn Minh Triết (chủ tịch nước) và ông Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), nếu các ông ở trường hợp bị cư xử như tôi, thì các ông nghĩ sao? Khổng Tử dạy: "Kỷ sở bất dục. vật thi ư nhân." (Cái mình không muốn, chớ làm cho người). Tôi là công dân không vi phạm pháp luât, không có bản án của tòa án nào tuyên phạt, cớ sao tôi bị cầm tù? Chẳng những thế cả nhà tôi bị tù lây, bị giám sát suốt thời gian hội nghị APEC?

         Ở một đất nước không có tự do, con người không được tôn trọng, nhà nước coi dân như chó lợn muốn làm thế nào thì làm, thường gây ra trong tâm lý con người một phản cảm, chỉ muốn bỏ đất nước ấy mà đi cho rồi. Con người ta sống đâu phải chỉ bằng bánh mì, nói như phương Tây. Còn nói như người Việt Nam, đâu chỉ có cái ăn nhét vào miệng. Có phải đúng thế không, thưa các ông?

         Tôi mới thấy cái lý do tại sao nhiều người Việt Nam đã bỏ nước ra đi. Hai cuộc kháng chiến kéo dài chết chóc thiếu thốn như vậy, có ai bỏ nước đi đâu!

         Hòa bình lập lại rồi, thống nhất đất nước rồi, mà sao người ta lũ lượt rủ nhau trốn tránh ra đi. Lênh đênh trên biển cả mịt mù bằng những chiếc thuyền thô sơ một phần sống chín phần chết, mà người ta cứ đi, không muốn ở lại cái đất nước có mồ mả tổ tiên, nơi chôn nhau cắt rốn khi mới lọt lòng, tức quê hương thân yêu máu thịt của mình. Tại sao phải bỏ mà đi ???

         Có hai cuộc di tản lớn của người Việt Nam trong lịch sử hiện đại. Đó là năm 1954, đất nước phân chia thành hai nửa, hai chế độ. Đồng bào miền Bắc đã bỏ cửa bỏ nhà di cư hàng triệu người vào miền Nam. Lần thứ hai sau 1975, đất nước thống nhất một dải, thì gần hai triệu người Việt Nam đã di tản ra nước ngoài, góp phần tạo một từ ngữ mới trong ngôn ngữ nhân loại: nạn thuyền nhân (boat people) rất đáng hổ thẹn cho Việt Nam.

         Các ông lãnh đạo nghĩ sao về những chuyện này?

         Bây giờ nước ta đã hội nhập kinh tế toàn cầu (WTO), mở hội nghị APEC, những tưởng đã có tiến bộ, hóa ra vẫn cư xử với đồng bào mình – những người khác chính kiến, lên tiếng về dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa, bất bạo động – tàn bạo như xưa. Có thể nói các ông đã làm cái việc bên ngoài thì hội nhập với thế giới văn minh, nhưng bên trong thì hành xử man rợ với đồng bào mình.
         Nếu các ông chủ trương như thế, thì các ông là những tên đại bịp siêu đẳng.
         Còn nếu các ông không chủ trương như thế, chỉ vì muốn đảm bảo an ninh APEC, mà cấp dưới đã làm quá đi vi phạm dân quyền và nhân quyền, tự bôi một mảng đen ngòm lên khuôn mặt sáng láng của thành công APEC, thì phải trừng phạt những ai đã lạm dụng quyền hành cầm tù những người dân vô tội trong thời gian hội nghị.

         Ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, được giới thạo tin bình luận là những người cấp tiến trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhiều người hy vọng ở hai ông. Nhưng thật không xuôi chèo mát mái khi chính trong hàng ngũ cao cấp còn những thế lực bảo thủ, giáo điều, làm trì hoãn công cuộc đổi mới. Nạn tham nhũng kết thành bè mảng lộng hành khắp bộ máy công quyền. Sự lo sợ mất quyền lợi cá nhân khi có những thay đổi lớn. Còn không ít khó khăn .... và khó khăn...

         Nhưng việc đi lên của đất nước, hội nhập với thế giới văn minh, là điều khẳng định, không thể đảo ngược.

         Cuộc sống dân chủ sẽ được thực hiện ở đất nước Việt Nam. Người Việt Nam sẽ được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do lập hội đoàn, đa nguyên đa đảng như các nước văn minh tiến bộ trên thế giới.

         Không một thế lực bảo thủ bạo tàn nào có thể ngăn chặn được các quyền của Thượng đế đã ban cho loài người.

         Anh em đấu tranh dân chủ ở Việt Nam có niềm tin xác tín rằng công cuộc dân chủ hóa đất nước nhất định thành công.

         Xin được nhắc với các vị lãnh đạo một câu châm ngôn của dân tộc Việt Nam đã được ghi lại bằng ca dao nhằm nhắc nhở các   nhà cầm quyền:

                             Yêu dân dân lập đền thờ
                       Hại dân dân đái ngập mồ thối xương.

         Và câu thành ngữ: "Quan nhất thời, dân vạn đại ", các vị ạ.


Đất thiêng Thăng Long, ngày 22 tháng 11 năm 2006

Nhà văn Hoàng Tiến  
Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420
            Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.
Điện thoại: Bị cắt theo lệnh của công an.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 29. Nov 2006 , 07:47
29 Tháng 11 2006 - Cập nhật 11h47 GMT
(BBC)

Hà Nội có còn là Hà Nội?
Phan Huy Vũ
Hà Nội
 
Tôi có đọc cuộc tranh luận trên blog, xoay quanh chuyện cô bé với nickname Bé Crys chê Hà Nội và thế là mở màn cho một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng.


Nhiều người hỏi Hà Nội bây giờ có còn là Hà Nội không?

Đây là một câu hỏi thú vị. Với tôi, một người Hà Nội thế hệ thứ 5 (đời cụ đã sinh sống ở Hà Nội) và chuẩn bị không còn là thanh niên nữa, tôi có biết bao điều trăn trở với Hà Nội ngày hôm nay.

Giọng Hà Nội

Giọng Hà Nội không chuẩn, và chưa bao giờ chuẩn cả. Nói “con châu” thay vì nói “con trâu” (hồi bé khi đi học, các cháu được học phát âm “chờ nặng” khác “chờ nhẹ”, nhưng về nhà trong cuộc sống thì lại nói sai cũng không sao – có lẽ vì thế cũng sinh tính giả dối của người Hà Nội chăng?).

Người HN nói “cây che” chứ uốn lưỡi “cây t’re” là không phải người Hà Nội rồi (Vụ này nhiều lắm: “xung xướng” chứ không “sung sướng” chẳng hạn).

Nhưng rõ ràng, giọng Hà Nội dễ nghe với tất cả các vùng miền trong cả nước, đó là điều khó phản đối.

Món ăn

Thôi thì tự tạm coi mình là người Hà Nội “gốc”, mà tôi vẫn thấy khó khi lục lọi tìm xem có món ăn nào thực là của Hà Nội.

Phở - là của người Hà Nam mang lên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. À, hình như có món bánh cuốn Thanh Trì, bún thang nữa thì phải… nói chung là cũng khó.

Có thể nói, việc di dân hay “tăng dân số cơ học” thì thời nào cũng có. Người Hà Nội gốc Hàng Bạc vài trăm năm có nguồn gốc từ Hưng Yên lên chốn kinh kỳ làm nghề bạc.

Các nghề nhuộm lụa đào (phố Hàng Đào), nhuộm vải thâm (Hàng Bông) cũng thế, đâu có phải là người Hà Nội sinh ra và lớn lên ở đó bao thế hệ hàng nghìn năm được.

Tất cả những cái đó tổng hợp lại với nhau thành nét văn hoá Hà Nội mà nếu nghiên cứu hẳn có nhiều thú vị.

Hà Nội bị xâm lược bởi nhiều làn sóng “nhập cư”, mà cơn sóng thần mạnh nhất là năm 1954.

Ông tôi, một người Hà Nội không kịp “đi Nam” năm đó đã nhiều lần “than” lên vì thái độ - không biết có nên gọi là “vô văn hoá” hay không - của những người “Hà Nội mới” tứ xứ về “tiếp quản” Thủ Đô năm đó.

Một ông cán bộ công an Tiểu khu (thời đó người ta gọi Phường như thế) đã bị ông cụ cho một cái tát vì tội vào nhà, dám mở lồng bàn ra kiểm tra xem gia đình ăn gì, có ăn món sơn hào hải vị của bọn tư sản không. Chính vì cái tát đó mà ông tôi đến khổ trong gần chục năm bị hành hạ.

Những năm bao cấp, ở Hà Nội còn khổ hơn ở nông thôn. Ở nông thôn còn có gạo mà ăn, ở Hà Nội thì trông chờ vào kỹ năng xếp hàng ở cửa hàng gạo.

Nhà nào có người làm trong ngành lương thực thực phẩm thì trở thành “đẳng cấp” cao trong xã hội.

Nhập cư

Hầu hết những người Hà Nội gốc từ thời trước không được tham gia vào những ngành nghề quan trọng như thế, và những người “Hà Nội mới” nói còn chưa phân biệt được “l” và “n” làm mưa làm gió. Nhưng đây cũng là thời kỳ làn sóng “nhập cư” vào Hà Nội không mạnh, vì về Hà Nội cũng không sung sướng gì.

Thời mở cửa là thời kỳ làn sóng “nhập cư” từ các tỉnh về Hà Nội mạnh nhất. Nhà ở hệ thống phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào đắt xắt ra miếng - ấy thế mà dân Lạng Sơn về mua gần hết rồi đấy.

Nếu như bạn nhìn thấy một nhóm các cô, mặc bộ đồ thể thao Trung Quốc, đi đôi giày “hàm ếch” thể thao (từ dân dã gọi là “xục thể thao”) cũng của Trung Quốc ngồi túm năm tụm ba, lê la đôi mách ở hè phố gần chợ Đồng Xuân thì đích thị là người Hà Nội mới gốc Lạng Sơn rồi.

Vậy thì những người “Hà Nội gốc” như tôi nghĩ gì đây? Buồn chăng? Buồn thì buồn lâu rồi.

Tôi chán thành phố của tôi. Đi ra đường, tôi mệt mỏi vì nam phụ lão ấu đi xe máy sai luật giao thông, nhất là thanh niên. Đèn đỏ, bạn đỗ đúng làn đường thì có những “người Hà Nội” chen bằng được lên phía trước, cố gắng đứng hàng đầu để rồi, rẽ phải khi mình đứng bên trái và cố ép bằng được cả hàng xe cộ về phía kia.

Thật kỳ lạ, người Hà Nội đâu có bon chen như thế? Nhưng cũng chính vấn đề giao thông này, mà tôi bị “chửi” khi đỗ xe chờ đèn đỏ chuyển xanh ở Sài Gòn, khi mà người Sài Gòn vượt đèn đỏ “vô tư” (gây cản trở giao thông bình thường của họ).

 
Những sự lộn xộn, bất tuân luật lệ thì đâu phải chỉ có ở Hà Nội

Thành phố Sài Gòn ngột ngạt, bụi bặm, món ăn không hợp khẩu vị, đắt đỏ… không làm tôi khó chịu hay ghét nó. Thậm chí tôi nghe “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…” tôi thấy yêu thành phố trẻ trung và sôi động đó. Không phải là người Sài Gòn rất dễ gần sao? Không phải là thành phố đang đi đầu trong làm ăn kinh tế sao?

Nếu bạn đến Hải Phòng – xin lỗi các bạn Hải Phòng, hẳn sẽ thấy rất khó chịu khi đi ô tô nhấn còi mỏi tay mà người Hải Phòng chẳng chịu nhường đường – đi chậm không ra chậm, nhanh chẳng ra nhanh ở giữa đường, như một câu hát vui nhại bài “Thành phố hoa phượng đỏ”: “Hải Phòng đó, hiên ngang chẳng biết nhường đường…”.

Nhưng mặt khác, dân Hải Phòng ăn to nói nhớn, đi sóng về gió, hiên ngang lắm, tôi biết thế. Chính vì lẽ đó, nếu như bạn có được một cái “tâm”, ắt không thấy khó chịu mà thấy cần có một tư tưởng “gạn đục khơi trong” để tự sửa mình, làm cho mình thanh lịch lên.

Do đó, tôi vẫn yêu thành phố của tôi, từ những ký ức thời bao cấp khốn khó nhưng thanh bình, đi ra đường không có gì phải sợ.

Đâu cứ gì Hà Nội

Nay nếu bạn có con đi học thì có biết bao cạm bẫy đang rình nó, nghiện ngập, bạo lực, dâm ô truỵ lạc… đủ cả ngoài xã hội; mà đâu cứ gì Hà Nội, toàn đất nước ta hiện nay đâu chả nhan nhản những cạm bẫy đó.

Nếu bạn sang Trung Quốc bạn không thể tìm thấy “bọn nghiện”, vì Nhà nước họ nghiêm túc hơn chúng ta nhiều.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy cần phải hô hào mình là “người Hà Nội” đây. Người Hà Nội không bon chen. Nếu như có “nịnh trên đạp dưới”, có bè phái, địa phương cục bộ thì hẳn có nguồn gốc từ những người “Hà Nội mới” từ sau năm 1954. Nếu nói như vậy, thì những người “Sài Gòn mới” sau năm 1975 cũng thế.

Nếu phân biệt, thì với những “người Hà Nội”, những người đó không còn là người Bắc nữa rồi.

Câu trả lời cho vấn đề của chúng ta hiện nay là gì? Đó là cái chưa đẹp – “người Việt Nam xấu xí” đang là phổ biến, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này.

Phải chăng đó là kết quả của mấy chục năm xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa”?

Không phải là Hà Nội đẹp hay không đẹp, Sài Gòn dễ chịu hay khó chịu, mà chúng ta hãy gạn đục khơi trong, cùng nhau xây dựng một hình ảnh “người Việt Nam lịch lãm” thì hơn.

...................................................

Minh, Boston
Theo tổ chức William Mercer chuyên định giá chất lượng cuộc sống tại các thành phố khắp thế giới thì nhìn chung chất lượng sống (quality of life) tại Sài gòn sắp trên nhiều nơi như thành phố St. Pertersburg và Moscow của Nga, Damascus của Syria, Tehran của Iran, và trên Hà nội 16 hạng!

Tranh cãi vô ích, người Hà nội có muốn chạy theo dân Sài gòn thì phải cố gắng để được "lên điểm" trong mắt người nước ngoài, chứ dùng cách "cả vú lấp miệng em" như trong bao nhiêu năm qua sẽ không có kết quả tốt, ngược lại càng gây phản cảm cho dân trong, ngoài nước.

Đi nhiều quốc gia, tôi tiếc là do quản lý kém, Sàigòn đã không là một siêu thành phố, là Trung tâm Tài chính Thương mại vùng Đông Nam Á. Tưởng tượng sân bay TSN dời đi Long thành, rồi gọi Nhật qua xây cả khu này thành một thành phố siêu hiện đại, với những cây cầu hàng trăm mét cách mặt đất nối các buildings lại với nhau, rồi gom các thị trường chứng khoán trong vùng như Hồng kông, Trung quốc, Singapore, Úc, Nhật bản lại làm một, tạo thành phố này như một Eastern Wall Street (Phố Đông Wall Street) thì sẽ vinh quang, tốt đẹp biết bao!

Phan Minh, Đức
Về giọng nói người Việt, giọng ba miền là của ông cha tổ tiên truyền lại. Chữ quốc ngữ bây giờ là của Tây phương để lại, chưa có được 200 năm. Là người VN cần phải hiểu rõ ai nói đúng ai sai.

Mai Trang, Hà Nội
Theo tôi nếu nói về chủ đề này thì mãi cũng không bao giờ hết. Chúng ta phải chấp nhận di dân di cư. Ví như các quan tham, những người làm ăn phát đạt, sau các phi vụ “làm ăn” thì tiền của như nước, thế nào họ cũng tìm cách “ngoi” lên Hà Nội.

Chỉ riêng tôi đã chứng kiến bao nhiêu người lên HN bằng con đường như thế (bạn bè và những người xung quanh). Đầu tiên là mua đất mua nhà, sau chuyển vợ con lên HN để học, rồi cuối cùng là quan. Một số quan có vị trí cao thì lợi dụng chức vụ của mình để chuyển một bộ phận những người trong họ lên tạo thành tập đoàn. Như vậy những người này nghiễm nhiên trở thành người HN (các địa phương khác cũng tương tự như vậy mà thôi).

Bây giờ nếu xã hội VN có tính minh bạch cao, người ta thực sự chống tham nhũng thì chỉ cần thống kê bao nhiêu quan huyện, quan tỉnh các cỡ đều có nhà và đất ở HN là biết mức độ tham nhũng nó khủng khiếp như thế nào. Nhưng điều này lại ảnh hưởng đến độ “trong sáng” của đảng nên chắc chẳng bao giờ đảng ta cho làm thế.

Trên VTV và HTV, người xem truyền hình thường xuyên phải nghe người sống ở “Hà Nội” nói ngọng không thể chấp nhận được trong một số cuộc phỏng vấn người dân: “hôm Lay”, “ngày Lày”, “đất lước”… Điều đáng trách ở đây là tại sao họ không phát động các chiến dịch chống nói ngọng cho người “Hà Nội”?

Tuy nhiên, theo quy ước phát âm của người bắc nói chung thì các âm ‘tr’, ‘s’, ‘r’ không phải phát nặng như người miền trung và miền nam, miễn viết đúng là được. Tôi đã nghe rất nhiều chương trình trên Radio nói về chủ đề này (tuy khi dạy thì vẫn nhấn mạnh đúng). Đây âu cũng là quy ước đặc thù của người Bắc mà thôi, bất cứ nước nào cũng có tình trạng khác nhau giữa các vùng miền như vậy.

Một sự thật nữa của người “Hà Nội” là phong cách phục vụ khách hàng rất kém và không tôn trọng khách.

Khi mua bán thuận lợi thì không sao, nều việc mua bán không thành thì rất dễ bị trì triết, dè bửu… biểu hiện ra cả nét mặt và lời nói.

Có thời người ta rất ngại mua hàng vào buổi sáng vì rất dễ gặp rắc rối. Khách quan mà nói thì người “Hà Nội” hơi ích kỷ, khó nhờ cậy. Đây là kết quả của sự bon chen, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống của cả xã hội Việt Nam. Nó chứng minh rằng xã hội VN không được lành mạnh như người ta vẫn rêu rao, bởi con người bất chấp đạo lý, “mạnh thằng nào thằng ấy chạy”.

Xã hội không có môi trường cạnh tranh bình đẳng. Các quan chức đi lên bằng con đường ngầm, bằng cửa sau như một tổ chức Mafia khổng lồ, thực tế này nó kéo cả xã hội xuống cấp theo.

Người ta vẫn cố tạo ra các “vùng cấm’ để không ai dám chạm đến những đặc quyền đặc lợi đó, mọi cái cứ giả dối, giả tạo một cách trơ trẽn.

Như vậy thì các mâu thuẫn, sự kìm nén cứ tích tụ dần và hình như chỉ chờ một dịp nào đó sẽ bùng phát thành vấn đề lớn.

Chúng ta đòi hỏi xã hội phải có tính minh bạch, tự do báo chí hay dân chủ đa nguyên cũng là vì trách nhiệm với đất nước. Mọi mâu thuẫn, mọi sự thật phải được báo chí, người dân đưa ra mổ xẻ.

Chỉ như vậy mới đảm bảo rằng sẽ không xảy ra những xung đột lớn dẫn đến làm rối loạn đất nước, để rồi những kẻ xấu lợi dụng “đục nước béo cò”.

Từ Huy
Tất cả lời bình phẩm về giọng Hà Nội , không thể nói bao gồm trong vài dòng được, nó phải tùy theo từng thời gian, từng thế hệ tuổi tác, từng tâm trạng của người viết ở trong hòan cảnh đau thương nào đã xảy ra cho mình trên quê hương đầy tang tích ấy.

Tôi người gốc Hà Nội, lớn lên và sống ở Hà Nội 20 năm, sống tại Saigon 20 năm và nay hơn 30 năm tại hải ngọai, tôi đả có dịp về thăm Hà Nội ba lần, xin đưa ra nhận xét.

Về giọng nói Hà Nội : Giọng nói và danh từ dùng của người Hà Nội ngày nay nhất định có biến đổi khác xưa. Chúng ta có thể chia ra như sau :

Giọng Hà nội thanh nhã cổ kính nguyên thủy thì người ta chỉ còn tìm thấy ở những bậc 80 tuổi còn sống ở Hà Nội, hay ở Paris (vì đi ra khỏi Hà Nội trước năm 1954) , cách phát âm nhẹ nhàng , từ tốn, đượm vẻ dịu dàng thanh tao, người ta hãy còn dùng những danh từ cũ “cái xe bình bịch” hay “đội xếp” v..v..

Giọng nói của người Hà Nội rời khỏi Hà Nội năm 1954, đã di cư vào Nam , một số còn sống ở miền Nam , một số sống ở hải ngọai, phát âm hãy còn nhẹ nhàng nhưng đã pha trộn những danh từ tiếng Nam , như “ đi vào” thì là “vô” , đôi khi nói uốn lưỡi...

-Giọng nói của người Hà Nội sinh sau năm 1954 và lớn lên trong XHCN, và cũng có thể là giọng Hà Nội ngày nay. Cách phát âm đã khác đi, tiếng nói lanh lảnh, lối phát âm hay giọng nói có vẻ pha trộn lối phát âm cũa người Thanh Nghệ Tĩnh.Việc này tôi đã hỏi nguyên do với bà chị (75 tuổi) giáo học về hưu thì Chị đồng ý là khó kiếm người nói giọng Hà Nội xưa. Chị cho biết là sau ngày tiếp thu 1955, các lớp tiểu trung học Hà Nội đã có (bị cài) một số giáo viên từ miền Thanh Nghệ Tĩnh ra. Do đó qua thời gian nên các em (sinh sau năm 1954) lớn lên có một lối phát âm (lai Thanh Nghệ Tịnh) như bây giờ, mà ta vẫn nghe thấy từ các cô xướng ngôn viên phát thanh, truyển hình.

Về lời nói khi đối thọai : Người Bắc vẫn có tinh thần phân chia đẳng cấp, nên trong nhà Cha Mẹ vẩn gọi con cái bằng “thằng “ hay “con” (lối gọi này hiếm thấy trong miền Nam). Do đó, mà người Bắc khi vào Nam cho là trẻ em trong Nam lễ phép hơn ngòai Bắc.

Vì chịu nhiều ảnh hưởng Pháp thời xưa, nên bạn bè quen thân nhau thường hay “Tutoyer”, nghĩa là dùng những danh tử bờm xơm, xưng hô thì gọi là “đằng ấy” hay “ tớ”, hay “Mày, Tao”. Lối xưng hô trong những buổi mạn đàm tâm giao thì đuợc, nhưng vào trường hợp giao tế thì không nên. Nhưng lối xưng hô kể trên đôi khi có tính cách khoe khoang và trình diễn, người ta dùng để chứng tỏ với người thứ ba hay thứ tư đang hiện diện là hai chúng tôi đang đối thọai đây là bạn thân (đến cái cỡ máy tao chi tớ đựợc) hay là tôi quen biết người này đây.

Qua một thời gian dài trong XHCN, người ta phải đi họp hàng ngày, nên lối đối thọai cũng khác đi. Lối thưa gửi kính trọng cha mẹ, bậc già cả bề trên của Hà Nội ngày xưa đã mất đi và thay bằng lối nói phát biểu đầy lý luận (cãi lại).

Trên đây là nhận xét qua thời gian mà cá nhân tôi ghi nhận. Còn lối phát âm hay lối đối thọai đã thay đổi theo hòan cảnh và thời gian, ta nhận xét “hay dở” là thì tùy theo người ghi nhận.

Kết luận: Năm nay, tôi có người anh ruột mới về thăm VN, anh cho biết: “trong nước cũng thay đổi nhiểu rồi. Năm 1997, chúng ta đi chơi mua sắm tại phố Tràng Tiền, các cô bán hàng mặt lạnh như tiền, tác phong giống như dân bán hàng mậu dịch quốc doanh, ngày nay theo quy chế thị trường các cô bán hàng đã được huấn luyện , nói chào bán khéo léo vô cùng”. Mong rằng những giọng nói lích thiệp khéo léo đó sẽ đi vào lối xưng hô trong gia đình Hà Nội ngày nay.

Vivian
Đề tài mà BBC nêu ra khá thú vị. Nó đi vào ngay vấn đề bản sắc, có thể là mất đi rồi, và những cuồng nộ và hậm hực để bảo vệ cái mà một số người cho là bản sắc đó.

Nhắc lại vụ blog của Bé Crys, ta thấy có 2 vấn đề: Một là việc "thực tập" nêu quan điểm cá nhân và chịu trách nhiệm với những quan điểm mình có. Cô bé Crys làm điểu này rất đáng khuyến khích. Trong một thế hệ mà sự giáo dục "đẻ ra" những khuôn mẫu sẵn có, những bài văn mẫu, những đề toán mẫu, thì đây có thể gọi là một hiện tượng mới. Ta không nên xét cái gọi là "động cơ cá nhân" của cô bé khi viết ra những dòng nhận xét Hà Nội như thế, nhưng trái lại, tôi nghĩ, ta nên nhìn khía cạnh cô ta dám nói những gì mình nghĩ.

Có bao nhiêu người lớn, dù đang ở Sài gòn hay Hà Nội, dám nói những gì mình nghĩ và chịu trách nhiệm với nó khi mọi điều trái tai gai mắt diễn ra hằng ngày.

Hai là việc cô bé "miêu tả" những gì cô ta cảm giác trong thời gian ở Hà Nội. Nó vẫn diễn ra đấy thôi. Còn nó có phải là bản sắc của "Người Hà Nội xấu xí" hay không thì số lượng ủng hộ và phản đối ý tưởng của cô bé đã nói lên rồi. Nhưng nếu ta nhìn kỹ hơn qua các thông tin phản hồi từ người đọc, một điều đáng giật mình hơn, mỗi cá nhân cũng không hình dung được một hệ thống các giá trị hay bản sắc của những "người Hà Nội" ngày nay.

Khi đang lúng túng tìm kiếm những điều ấy, ta có thể thấy được 2 câu trả lời: Hoặc là ta (tức những người có quan tâm đến các định nghĩa "Người Hà Nội" không đủ khả năng thống nhất được các bản sắc đó; hoặc là Hà Nội và những bản sắc ấy cũng không có (có thể đối với một số người là không còn).

Hải Phòng
Thưa ông Phan Huy Vũ, có phải theo ông, một người dân Hà Nội gốc, thì tất cả những thói hư tật xấu là do dân nhập cư mang đến, chứ dân Tràng An là nổi tiếng lịch sự xưa nay.

Còn theo tôi thì "Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên". Không có cái lý do gì mà toàn bộ người sống tại một vị trí địa lý nào đó mà trở nên thánh thiện hơn được. Thế ông có bao giờ nghe người Sài Gòn phàn nàn rằng những cái xấu xa đang diễn ra là do dân nhập cư mang đến Sài Gòn chưa. Sao dân Hà Nội gốc hay đổ thừa quá vậy?

LH, TP. HCM
Ấy, các bác tranh luận nhau làm gì. Em ra Hà Nội nghe thơ lục bát thế này: "Ở nhà nà Lụ, nà La/ Đến ga Hàng Cỏ em nà Nan Hương". Hà Nội bây giờ có bao nhiêu Nan Hương? Biết chết liền.

Nhưng dù gì đi nữa, Hà Nội vẫn là thủ đô. Người sống ở Hà Nội, vì những lý do này khác, đành bỏ Hà Nội ra đi là coi như "bị đi, phải đi". Người ở địa phương nào đó, nếu tài giỏi mới được về Hà Nội sống và làm việc chứ. Con cháu họ lớn lên, nếu đủ tài bám được Hà Nội thì tốt. Nếu không, lại phải cuốn gói ra đi thôi.

Năm bảy đời sau, trời thương, cho thành đạt, có người làm lãnh tụ thì lại về làm dân Hà Nội. Vật đổi sao dời mà.

Giấu tên
Này, Phan Huy Vũ, anh có cái gì đẹp hơn người dân ở nước này anh kể ra đi xem nào, để xem anh hơn người Việt Nam xấu xí ở chỗ nào? Anh viết thì nghe "gạn đục khơi trong", nghe hay đấy, nhưng anh đã gạn được cái gì, khơi được cái gì, mà cũng lên tiếng, thế nào là Hà Nội gốc, thế nào là Hà Nội nhập cư, gạn Hà Nội nhập cư, khơi Hà Nội gốc.

Lưu, Biên Hòa
Thế theo ông Trần Phong-Hà Nội- thì không cần phân biệt phát âm giữa tr và ch; s và x hay sao?không sợ trẻ con nó nghe sao viết vậy à? Giọng Hà Nội thì cũng đủ kiểu, cũng có người Hà Nội phát âm sai bét be, cho nên phải lấy giọng HN chuẩn làm phát âm chuẩn, như vậy địa phương khác có giọng chuẩn cũng có thể lấy làm chuẩn được, cứ gì là Hà Nội?

Vậy nên bàn xem thế nào là giọng chuẩn thì tốt hơn, Hà Nội phát âm cứ theo cái kiểu không có sự phân biệt tr và ch thì có gì mà tự hào?

Trần Phong, Hà Nội
Ông Phan Huy Vũ này nói sai rồi. Việc phân biệt trong cách viết "ch" và "tr" hay "s" và "x" ... là do người phương Tây đặt ra, căn cứ theo cách phát âm của cả ba miền. Việt Nam ta đã lấy cách phát âm ở Hà Nội làm chuẩn nghĩa là giọng ở các địa phương khác không chuẩn.

Mà thực tế cái nôi của người Việt là ở Bắc bộ, trung tâm là Hà Nội. Cách phát âm của miền Trung và miền Nam có lẽ bị lai cách phát âm của người Chăm và người Khơ me nên không được chuẩn.

Trung, Canada
Nói thực là đang cần có một cuộc cách mạng làm trong sạch con người Việt Nam. Kể từ tháng 4 năm 1975 công cuộc giáo dục ở trên toàn thể đất nước ta nhằm đào tạo những con người mới XHCN dựa trên nền tảng lý thuyết Mác-Lê-Mao.

Sau hơn 30 năm rèn luyện đã hình thành được mẫu người XHCN như thế: bon chen, dối trá, chụp giựt, hám lợi, và quen sống trong sự giả dối.

Vô Danh
Bây giờ làm gì còn "người Hà Nội", chỉ có "người sống ở Hà Nội" thôi. Cái từng làm nên thương hiệu " người Hà Nội" chính là truyền thống trong từng gia đình, nhưng qua nhiều biến động của xã hội VN, truyền thống này đã bị phá nát gần hết rồi, khiến cho người HN ngày nay không khác bao nhiêu so với người Hà Nam hay Hà Tây hoặc Hà Giang.

Nếu nhìn lại lịch sử thì có thể thấy thời kỳ bao cấp là thời kỳ tàn phá văn hoá Hà Nội nhiều nhất. Đừng nói đến những tinh tuý, tinh tế, thiệp nhã khi con người ta phải giành giật nhau từng bơ gạo lạng thịt.

Hà Nội xưa không chỉ có những gia đình bình dân thanh nhã, mà nó còn có một tầng lớp thượng lưu buôn bán hoặc giới trí thức mà truyền thống gia đình họ gắn bó với những gì tinh hoa nhất của d! ân tộc.

Song những tầng lớp như thế đã tan hoang sau cải cách ruộng đất, sau Nhân văn giai phẩm. Từ khi các cán bộ bần cố nông từ "thủ đô gió ngàn" Việt Bắc thì " thủ đô ngàn năm văn hiến" đã bị "hoà tan". Than ôi

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 07. Dec 2006 , 06:25
07 Tháng 12 2006 - Cập nhật 14h50 GMT
(BBC)  

Việt Nam và khát vọng nhân quyền
 
Nguyễn Tiến Trung
Sinh viên du học tại Pháp

 
Nguyễn Tiến Trung đã sang Canada và gặp Thủ tướng Stephen Harper để vận động cho nhân quyền ở Việt Nam trước khi ông Harper đi Hà Nội dự APEC

"…Việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người. Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức..."

Những lời trên nằm trong lời mở đầu bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, được thông qua ngày 10/12/1948.

Gần 60 năm trôi qua, bản Tuyên ngôn vẫn không ngừng vang vọng, nhắc nhở mọi người và lãnh đạo các quốc gia "phấn đấu thúc đẩy mọi người tôn trọng và thực hiện các quyền cũng như những tự do cơ bản của con người".

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, bản Tuyên ngôn độc lập có ghi rõ "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" của nhân dân, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn so sánh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc và thời điểm bây giờ tại Việt Nam.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, trí thức Việt Nam muốn tìm hiểu và đọc những tác phẩm trình bày những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của Montesquieu và Rousseau, bị chính quyền thực dân xem là "phiến loạn". Trong suốt thời Pháp thuộc, người Việt Nam không được tự do xuất bản báo tiếng Việt. Muốn xuất bản thì phải xin phép và chỉ được đăng tải những điều mà chính quyền thực dân cho phép.

Ngày nay, khi người dân Việt Nam tìm hiểu và nói về dân chủ, nhân quyền lại bị chính quyền Việt Nam cho là "phản động". Điều 69 Hiến pháp đã ghi rõ "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...", nhưng trên thực tế chưa hề có một tờ báo, đài phát thanh hoặc truyền hình tư nhân nào ở Việt Nam.

Ngay cả báo chí trong nước hiện nay, nếu đưa tin về tham nhũng "thật" quá cũng bị đình bản như trường hợp các báo đưa tin về Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy vừa rồi.

Vậy là "quyền được nói" của nhân dân Việt Nam chưa hề có sự tiến bộ đáng kể nào so với thời Pháp thuộc.

Quyền tự do học tập

Tháng 3/1907, cụ Phan Châu Trinh cùng một số trí thức đã sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là trường đầu tiên người Việt Nam tự quyết định chương trình học. Học sinh không phải học như vẹt "tổ tiên chúng ta là người Gô-loa" nữa. Đến tháng 11/1907, chính quyền thực dân ra lệnh đóng cửa trường vì cho rằng đây là " hành động chính trị chống lại chế độ thuộc địa".

Ngày nay, trường đại học nào của Việt Nam cũng bị bắt buộc phải dạy những môn như Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học… theo chương trình định sẵn của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Đối với cấp phổ thông thì chỉ có một chương trình duy nhất cho tất cả các trường. Sinh viên, học sinh Việt Nam chỉ được phép học và nói lại như trong giáo trình, không có quyền phản biện. Đối với những môn học xã hội khác như lịch sử, văn học cũng vậy.

Khách quan mà nói, quyền tự do học tập đã có những tiến bộ so với thời Pháp thuộc nhưng chúng ta vẫn còn một khoảng cách rất xa so với các quốc gia dân chủ, tiến bộ. Cũng vì lý do đó mà ngay cả con cháu các vị lãnh đạo đều tìm đường ra nước ngoài học, và đa số các bạn học sinh – sinh viên đều mong muốn đi du học.

Quyền tự do cư trú, tự do đi lại

Vào thờ kỳ Pháp thuộc, khi đi lại từ "kỳ" này sang "kỳ" khác, dân ta phải xin phép và trình thẻ căn cước. Còn bây giờ, đi đâu ở đâu cũng phải khai báo tạm trú, tạm vắng, rồi phải có sổ hộ khẩu. Điều này vi phạm nghiêm trọng điều 68 Hiến pháp: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước…". Có thể nói quyền tự do cư trú và tự do đi lại là một bước lùi, vì ngay cả thời phong kiến, người dân có quyền tự do đi lại mà không phải khai báo gì.

Quyền tự do chính trị

Những người công nhân thời Pháp thuộc không được phép thành lập nghiệp đoàn để bảo về quyền lợi chính đáng của họ.

Hội đồng dân cử thời kỳ Pháp thuộc chỉ là cơ quan tư vấn, hoàn toàn không được thảo luận về các vấn đề chính trị và không được phép quyết định. Nhân dân Việt Nam cũng không được hưởng quyền phổ thông đầu phiếu tự do và công bằng.

Việc thành lập chính đảng thời kỳ Pháp thuộc bị cấm tuyệt đối. Ngay cả đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải lén lút thành lập tại Hồng Kông vào ngày 3/2/1930. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, đảng viên các đảng như đảng Cộng sản Việt Nam (do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo), Việt Nam Quốc Dân Đảng (lãnh đạo là cụ Nguyễn Thái Học), Đại Việt Quốc Dân Đảng (lãnh đạo là cụ Trương Tử Anh),… đã hi sinh để bảo vệ quyền độc lập của dân tộc và quyền tự do của nhân dân Việt Nam.

Thế nhưng ngày nay, khi đã giành lại được độc lập dân tộc, đảng Cộng sản lại thi hành chính sách giống như thực dân Pháp ngày xưa.

Công nhân hiện nay không hề được quyền tham gia hoặc thành lập nghiệp đoàn độc lập. Công đoàn hiện nay là một tổ chức của đảng Cộng sản. Những người lãnh đạo công đoàn không hề do công nhân lựa chọn. Các cuộc đình công vừa qua của công nhân bị chính quyền cho là bất hợp pháp, không hề khác thời thực dân.

Đại biểu Quốc hội hiện nay hoàn toàn do đảng Cộng sản lựa chọn thông qua Mặt trận Tổ Quốc, một bộ phận của đảng Cộng sản. Nhân dân Việt Nam chỉ được quyền đi bỏ phiếu chứ không hề được quyền ứng cử. Trên lý thuyết thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng thực tế thì đến giờ này, Quốc hội chỉ là một công cụ của đảng Cộng sản mà thôi.

Các chính đảng mới ra đời tại Việt Nam hiện nay như đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính làm tổng thư ký, giáo sư Trần Khuê làm phó tổng thư ký, đảng Thăng Tiến với luật sư Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên bị chính quyền Việt Nam bao vây, đàn áp, khủng bố tinh thần đảng viên. Không biết khi hành động như vậy, đảng Cộng sản Việt Nam có nhớ lại những ngày đảng viên cộng sản bị chính quyền thực dân đàn áp ?

Dân chủ, nhân quyền, pháp trị tất thắng

Ngày xưa, thực dân Pháp vi phạm nhân quyền với dân Việt Nam, "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào" (trích Tuyên ngôn độc lập). Ngày nay, những người lãnh đạo đảng cộng sản là người Việt Nam, lại vi phạm quyền làm người, quyền làm công dân của nhân dân Việt Nam.

Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982.

Vậy mà khi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhắc nhở Việt Nam về vấn đề vi phạm nhân quyền, những người lãnh đạo đảng Cộng sản lại cho rằng quốc tế đang can thiệp nội bộ, trong khi không hề có hành động thiết thực tuân thủ Công ước quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền của nhân dân Việt Nam.

Ngày xưa, thực dân Pháp là giặc ngoại xâm. Ngày nay, những đảng viên cộng sản độc quyền, lạm quyền, tham nhũng là giặc nội xâm.

Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam hễ "có giặc đến nhà là đàn bà phải đánh". Với truyền thống bất khuất như vậy, liệu "giặc nội xâm" có thể tồn tại bao lâu nữa?

Chính nghĩa của thời đại bây giờ là dân chủ, nhân quyền, pháp trị, mà chính nghĩa thì trước sau gì cũng sẽ giành thắng lợi cuối cùng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì về đề tài này xin gửi điện thư về Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk

-------------------------------------------------

Phan Quốc Phụng, San Jose, Hoa Kỳ
Giả sử có thêm một hoặc hai đảng đối lập chúng ta bắt đầu tiến trình bầu cử tự do thì ĐCSVN vẫn chiếm đa số và sẽ nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa thì bạn nghĩ sao?

Sau APEC các lãnh đạo thế giới đã bị CS mua chuộc hết rồi. Vấn đề là tội nghiệp cho các nhà dân chủ trong nước. Để họ chú tâm đấu tranh do dân chủ, không phải lo lắng nhiều về cơm áo bạc tiền thì mới mau thành công. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh của Nguyễn Tiến Trung và luôn ủng hộ bạn. Cảm ơn BBC và bạn Trung rất nhiều.

Một ý kiến, TP HCM
Đã bình yên rồi. VN đang tiến lên, các vị đừng hoang tưởng nữa nhé. Tôi buồn cười nghe nói đảng dân chủ hay tân tiến gì đó!

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Dec 2006 , 08:44
Việt Nam sau hai thập niên Đổi Mới
 

Đổi Mới sản sinh ra một thế hệ thanh thiếu niên khác hẳn trước

Đúng hai mươi năm trước, ngày 15.12.1986, đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội lần thứ VI, chính thức mở đầu công cuộc Đổi Mới.
Đại hội cũng bầu ra ông Nguyễn Văn Linh làm tân Tổng bí thư và thông qua một loạt chính sách mới, nhiều khi là xác nhận những thực tiễn phá rào trong kinh tế.

Lần đầu tiên, 'sai lầm' được chính thức nói đến. Trong các văn kiện của đảng cầm quyền, người ta viết rằng:

-Đại hội VI đã đánh giá khách quan những sai lầm của Đảng trong giai đoạn trước, đặc biệt là sai lầm trong chính sách kinh tế, khẳng định quyết tâm đổi mới, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp...

Trên thực tế, Đổi Mới là một quá trình vừa học vừa sửa và cố gắng cân bằng ổn định với phát triển và né tránh các câu hỏi lớn về chính trị, đặc biệt là sau khi Liên Xô và khối Đông Âu theo nhau sụp đổ.

Thậm chí, có lúc Đổi Mới còn lùi lại. Chẳng hạn như thái độ 'Nói và Làm' và cởi trói văn nghệ sĩ của chính TBT Nguyễn Văn Linh đã được thay bằng sự siết lại về quản lý báo chí và văn nghệ sĩ một thời gian sau.

Tăng trưởng kinh tế

Thành công lớn nhất của Đổi Mới, mà có ý kiến cho là Đổi Mới I, thể hiện rõ trong sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu xã hội.

Quan trọng hơn có lẽ là không khí thoáng hơn về xã hội và cả chính trị, tạo đà cho người dân Việt Nam tự làm chủ cuộc sống của mình, không bị trói buộc vào cơ chế bao cấp.

Cùng lúc, Đổi Mới cũng làm bộc lộ những sai lầm về quản trị xã hội và những yếu kém của hệ thống chính trị chồng chéo, lãng phí, nặng về kiểm soát và nỗi sợ 'những điều chưa biết'.

Mặt trái của quá trình 'Đi Một Chân' này là nạn tham nhũng, sinh ra từ do thói quen độc quyền cố hữu gắn với cơ chế ít trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý trước một thực tiễn kinh tế ngày càng thị trường hóa, với trao đổi hàng hóa, tiền bạc ngày càng lớn.

Về mặt đối ngoại, Đổi Mới cũng tạo đà cho những nhân vật quyết tâm thúc đẩy đường lối hội nhập quốc tế có vị thế hơn trước để giúp chế độ và sau đó là cả đất nước thoát khỏi cảnh bị cô lập.

Đối ngoại, dù là ngành bị kiểm soát nặng nề từ cả khối văn hóa tư tưởng trước đây và khối an ninh từ trước tới nay lại là hướng đi thành công ngoạn mục nhất của Đổi Mới.

Bỏ dần 'Giải pháp đỏ' gắn vận mệnh của Đảng và dân tộc vào với Trung Quốc trong cơn sốc do Đông Âu sụp đổ, nay Việt Nam đã tự chủ hơn hẳn trong chính sách ngoại giao và trở thành đối tác của Hoa Kỳ và Phương Tây trong nhiều mặt.

Dù có một số cố gắng trong giới nghiên cứi tại Việt Nam tìm cách tạo một nền tảng lý luận cho Đổi Mới, đối với nhiều người Việt ở nước ngoài, Đổi Mới chẳng qua là quá trình giảm bớt tính cộng sản của chế độ vì nhu cầu tồn tại của Đảng nhưng nhờ đó mà đất nước có cơ hội hồi sinh.

Về mặt con người, Đổi Mới đã làm sản sinh một thế hệ trẻ Việt Nam khác hẳn trước, năng động trong cuộc sống kinh tế, văn hóa và xã hội dù vẫn bị hệ thống giáo dục trói chân.

Vẫn về con người, hệ thống quan chức Việt nam đã nhanh chóng tiếp thu một lối sống mới nhưng chưa đủ dũng khí để tự cải tổ.

Họ chính là những người đang phải tự trả giá cho cuộc sống của chính họ và con cái họ trong một môi trường bề bộn các giá trị trái ngược nhau.

Nhưng có thể con cháu họ đã nhìn ra một thực tế mới và sẽ muốn đẩy những thay đổi đi xa hơn.

Trên thực tế, ý thức hệ cộng sản vào Việt Nam theo một trào lưu quốc tế và vì lý do địa chính trị gắn liền với bối cảnh Trung Quốc sau Thế Chiến II, đã hiện diện ở Việt Nam cùng hai cuộc chiến tranh và vai trò lịch sử của nó cũng đã hết.

Nhiều người nói cần có Đổi Mới II hoặc thậm chí Đại Cải Tổ, hoặc một cuộc Cách mạng Dân tộc.

Dù tên gọi là gì đi nữa, không ai có thể tránh được suy nghĩ rằng hệ thống chính trị kiểu cũ sẽ phải thay đổi hoặc bị đào thải vì đang cản trở sức sống của Việt Nam mà chính Đổi Mới đã mở đường.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 18. Dec 2006 , 02:55
17 Tháng 12 2006 - Cập nhật 10h46 GMT
(BBC)

Chúng tôi biết gì thêm về nhân quyền?
 
Khánh Linh
Hà Nội

 
Thanh niên ở Việt Nam được dạy về chính trị theo định hướng của Đảng Cộng sản

Là sinh viên, được học suốt mấy năm các môn chính trị Mác-Lênin, chúng tôi được nghe như rót vào tai: Các thế lực thù địch thường dùng chiêu bài “nhân quyền” để chống phá đảng ta và nhà nước ta.
Cách đây ít năm VN công bố Sách Trắng giải thích đầy đủ về nhân quyền ở VN, khi thầy chính trị yêu cầu tìm hiểu, chúng tôi khoái nhất một ý: ĐCSVN lãnh đạo chiến tranh giành độc lập để toàn thể dân tộc thoát ách nô dịch của ngoại bang là mang lại nhân quyền to lớn nhất cho dân. Thử hỏi, còn gì ý nghĩa hơn, vĩ đại hơn khi cả một dân tộc từ thân phận nô lệ trở thành dân một nước độc lập?

Nhưng rồi cũng tình cờ, chúng tôi biết đây chỉ là sự nguỵ biện, bằng cách “đánh tráo khái niệm”.

Mò mẫm tự tìm hiểu

“Nhân quyền” gồm những gì, té ra chúng tôi chỉ được nghe giảng khá lơ mơ, chung chung, so với những gì chúng tôi vừa phát hiện. Nhưng chúng tôi lại được dặn dò rất kỹ rằng nước nào cũng ít nhiều có vấn đề về nhân quyền, do vậy một nước không thể lấy tư cách gì mà phê phán nước khác (như nhiều nước đã phê phán VN). Và... “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”... ở các nước tư bản chỉ là giả hiệu. Mỹ vi phạm nhân quyền rất nặng, nhưng lại là nước dùng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của VN, TQ, Bắc Triều tiên, Cu ba và vài nước khác... với ý đồ xấu xa.

Trên trang web của đảng ta còn có bài dài phân tích quan niệm về nhân quyền từ xưa tới nay đã trải qua quá trình bổ sung, hoàn thiện và đến nay vẫn chưa thống nhất. Nay mới biết, chính đây mới là ý đồ che dấu tim đen.

Còn về ngày Nhân Quyền Thế Giới (10 tháng 12 hằng năm) thì, như trên đã nói, chúng tôi mù tịt cho đến bây giờ.

Ngày chủ nhật 3-12 chúng tôi họp nhóm ở nhà riêng bàn về chủ trương của đảng “cấm báo chí tư nhân”, ông bà chúng tôi gợi ý: chủ nhật tới đã là ngày Nhân Quyền Thế Giới. Ơ hay, chúng tôi chỉ biết tháng 12 có các ngày kỷ niệm 19 và 22 thôi chớ (mà không muốn biết cũng không được: vì loa, đài, báo, TV, băng, cờ, khẩu hiệu... cứ ầm ỹ cả lên).

 
Internet là công cụ tìm kiếm kiến thức

Thế là tìm hiểu. Chỉ cần vào mạng, gõ hai đoạn chữ (trong ngoặc kép): “ngày nhân quyền thế giới” và thêm cái đuôi “lịch sử”, hoặc “ý nghĩa” thì được khá nhiều trang thích hợp.

Chỉ còn một tuần nữa, toàn thế giới lại kỷ niệm ngày này mà sao ở VN chẳng thấy báo chí động tĩnh gì hết? Và vì sao phải bưng bít thông tin khi đảng ta khẳng định công dân VN có quyền tìm kiếm thông tin?

Vượt tường lửa do bọn phản động này dựng lên, chúng tôi có được Bản Tuyên Ngôn toàn cầu về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc, công bố từ 10-12- 1948.

Chúng tôi đã đọc, đã bàn. Vâng, tuy đảng ta cứ nhấn mạnh rằng quan niệm chưa thống nhất giữa các trường phái về nhân quyền, nhưng khi Việt Nam đã chính thức tham gia công ước về nhân quyền thì VN phải tuân theo tinh thần và lời văn của bản tuyên ngôn mà Đại hội đồng LHQ đã thông qua này.

Trích một đoạn trong Phần mở đầu:

"...Nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố:

Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế."

Lại câu hỏi nẩy ra: Sao đảng ta đã ký kết công nhận tuyên ngôn này và đương nhiên phải thực hiện nó, phải “truyền bá, giáo dục” về nó, thì tại sao lại không công bố cho toàn dân biết để cùng thực hiện?

Nếu chúng tôi gửi bản này cho báo và đòi hỏi báo phải đăng thì chúng tôi sẽ được đảng khen ngợi hay sẽ bị đảng gô cổ? Tuỳ cách trả lời mà đi đến kết luận: đảng ta minh bạch hay dối trá.

Vài điều sáng tỏ

Số trang của bài viết này có hạn, vậy chỉ xin nói “vài điều” nhận thức được.

Tuyên ngôn gồm 30 điều, trong đó 26 điều nói về “quyền”, điều nào cũng quan trọng để mỗi cá nhân trong cộng đồng được sống “như một con người”. Nhân quyền là quyền của mỗi con người - với tư cách mỗi cá nhân - chứ không phải quyền của cả một dân tộc như đảng ta cố ý đánh tráo. Với một dân tộc, thì quyền cao nhất là độc lập. Nhưng có nhiều dân tộc tuy đã độc lập mà mỗi con người ở đó vẫn có thể mất tự do (mất quyền làm người) vì họ bị bọn độc tài trong nước tước đoạt mất. Xưa, cụ Hồ đã nói (ý): độc lập ph%E

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. Jan 2007 , 05:50
Những biến chuyển của đảng CSVN trong năm 2006 (phần 2)
2007.01.05
Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Bàn về viễn cảnh chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam năm 2007, ông Lê Hồng Hà, nhà quan sát chính trị ở trong nước cho rằng, đảng Cộng sản Việt Nam phải đối đầu với một "chiến trường chống tham nhũng".


Ông Lê Hồng Hà.

Nội dung 5 vấn đề: "Trả quyền quyết định về Quốc Hội - Luật hóa điều 4 quyền lãnh đạo của đảng - Tư pháp độc lập - Quân đội và Công an phải trung thành với Tổ quốc thay vì với đảng - Điểm cuối cùng ban hành Luật báo chí và luật lập hội mới".

Những vấn đề này hiện đang được hàng ngũ những "đảng viên tiến bộ" và dư luận xã hội bàn luận ra sao? Tiếp tục trong câu chuyện với Việt Hùng, từ Hà Nội ông Lê Hồng Hà đưa ra cái nhìn:

Ông Lê Hồng Hà: Theo tôi suy nghĩ, những thông tin về hoạt động của các đại biểu Quốc Hội, các nhà trí thức có nhiệt huyết người ta đã nêu vấn đề ra rồi. Đọc bài của ông Nguyễn Thiện Nhân (Bộ trưởng Giáo dục), rồi bài của ông Trần Lâm (Luật sư) về cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2007, người ta đã phát biểu rồi đấy. Tôi chẳng qua chỉ là tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề mà hiện nay đang sôi nổi trong xã hội mà thôi.

Hiện nay với những sự trao đổi của mấy tháng gần đây thì không có ai có một ý kiến khác được, nhưng mà những vấn đề ấy sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng bảo thủ trong đảng nhất là ở cấp cao.

Cái đó ai cũng thấy rằng nhất định lực lượng bảo thủ ở cấp cao nó sẽ phản pháo một cách rất quyết liệt. Khó rồi, cực khó, nhưng "họ" đồng ý là phải làm... và mấy tháng vừa qua là "họ" cũng đang làm một cách rất tích cực đó, chứ không phải là ít đâu, cho nên anh cứ theo dõi báo chí ở trong nước...

Và những vấn đề này đây tự bản thân những đại biểu Quốc Hội họ cũng nhận thấy. Một số bài tham luận của các đại biểu ở Đại hội X người ta đã nói rồi, rồi ở Mặt trận Tổ quốc, rồi ở những kiến nghị của những trí thức hiện nay người ta đã nói khá nhiều đó.

Nếu đi hỏi người dân, các cán bộ đảng viên bình thường, các cán bộ lão thành thì ai cũng đồng ý cả. Phải khôi phục lại cơ quan quyền lực tối cao của Quốc Hội, phải làm sao Luật hóa điều 4 đi, phải làm sao tiến tới nền Tư pháp độc lập, phải làm sao đưa Quân đội và Công an phải trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và phải ban hành Luật báo chí và Luật lập hội.

Nội dung 5 vấn đề nói trên chủ yếu thuộc về "Nội dung Ðổi mới Chính trị". Cho đến nay, một số cán bộ lão thành và kể cả một số cán bộ lãnh đạo đương chức đều thừa nhận trong thời gian vừa qua Việt Nam mới đẩy được vấn đề "Ðổi mới kinh tế", còn trong lãnh vực chính trị chưa được thảo luận nhiều, lĩnh vực bảo thủ nhất.

Hiện nay ở Việt Nam và ngay ở trong đảng người ta cũng thấy có sự không ăn khớp giữa đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế. Và như thế nảy sinh ra một vấn đề khách quan của xã hội tức là phải đổi mới về chính trị để đáp ứng với những thành quả của đổi mới kinh tế.

Việt Hùng: Liên quan đến vấn đề đổi mới chính trị có ý kiến nói rằng, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO rồi thì dù muốn hay không những tháo gỡ về chính trị cũng theo đà phát triển của kinh tế mà chuyển mình, ông có đồng ý với quan điểm đó hay không?

Ông Lê Hồng Hà: Cuộc đấu tranh giành thắng lợi trong đổi mới chính trị như tôi đã nêu lên trên, khả năng giành thắng lợi là hiện thực. Tôi dựa vào căn cứ cuộc đấu tranh để đổi mới về chính trị này là sự kế tục sự đấu tranh trong 30 năm qua trên cơ sở những thắng lợi đã giành được trong 30 năm qua trên lĩnh vực kinh tế và tư tưởng, đấy là hai lĩnh vực quan trong nhất. Thế nhưng trong vòng 30 năm qua nhân dân qua khoán hộ thì đã phá tan cái "Hợp tác xã" rồi. Trong 30 năm qua dân đã thắng về mặt kinh tế là rất lớn.

Về mặt cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam muốn xây dựng lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội trong nhân dân thì theo như chúng tôi đánh giá dù là Trường đảng vẫn phải dậy Mác-Lênin, dù là các trường Ðại học vẫn phải học Mác-Lênin là chính trong sinh viên, dù là các nhà xuất bản vẫn phải xuất bản những tác phẩm của các nhà kinh điển nhưng trong các tầng lớp nhân dân thì không còn lý tưởng gì cho Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Mác-Lênin nữa.

Cho nên có thể nói kết luận rằng, trong 30 năm qua về mặt đường lối kinh tế và tư tưởng thì đảng đã thua rồi. Ðảng vẫn chưa thua về chính trị bởi vì đảng vẫn nắm được Công an và Quân đội.

Từ năm 2006 trở đi hình thành một chiến trường mới, chiến trường ấy là chiến trường chống tham nhũng, xoay sở, nhũng nhiễu của chính quyền....Như chúng ta đã biết, ai có thể tham nhũng, ai là nội xâm, chẳng ai hết ngoài những ông đảng viên cốt cán nắm giữ đương chức đương quyền thì mới tham nhũng nổi, thì mới là nội xâm.

Vấn đề bây giờ đây chống tham nhũng và chống nội xâm là nhu cầu khao khát, thiết tha của các tầng lớp nhân dân cho nên phong trào chống tham nhũng hiện nay đây dựa trên cơ sở các phong trào của quần chúng dân lên cao.

Nếu để đảng cộng sản ra nghị quyết hiệu triệu chống tham nhũng thì nó lại như 10 năm trước đây, nó lại nhắc lại vở kịch chống tham nhũng giả vờ thôi, bởi vì trong mười mấy năm qua không thiếu gì nghị quyết, không thiếu gì những bài diễn văn nảy lửa..., nhưng mà thực ra không thể làm được. Nhưng mà dựa trên những phong trào của quần chúng hiện nay đang bắt đầu thì mấy ông lãnh đạo của đảng không thể già vờ được đâu.

Việt Hùng: Theo sự trình bày của ông vấn đề trọng tâm mà đảng Cộng sản sẽ phải giải quyết trong năm 2007, ông dùng cụm từ "chiến trường" của quần chúng nhân dân chống tham nhũng?

Ông Lê Hồng Hà: Vâng, cái đó đảng họ sẽ nêu khẩu hiệu là phải chống, nhưng họ không cho là chiến trường chính đâu, nhưng các "lực lượng tiến bộ" ở trong nước thấy rằng đấy là chiến trường chính. Phải năm vững cái chiến trường chính này thì anh mới có thể tranh thủ được trên 90% những cán bộ đảng viên của đảng tham gia.

Anh có thể tranh thủ được số đông trong quân đội, số đông trong công an cùng đứng về phương diện chống tham nhũng.

Vấn đề mặt trận chống tham nhũng sẽ là mặt trận thu hút đông đảo. Hiện nay người ta đang thắc mắc, ông Nguyễn Tấn Dũng " nói to" là xử những vụ ấy nhưng thực sự là chưa xử vụ nào cả. Theo dõi người ta thấy ông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong cuộc họp liên 4 ngành vừa rồi, mới họp hôm kia (26-12) ông ấy nhắc lại là phải thúc đẩy...

Ý kiến của tôi phong trào chống tham nhũng hiện nay là sự bực tức, là nhu cầu bức thiết của tất cả các tầng lớp nhân dân không cho phép ai có thể "lừng khừng" được đâu.

Với tình hình khách quan như thế, xã hội như thế nó như là một nhu cầu khách quan của xã hội, vấn đề theo như tôi suy nghĩ cuộc đấu tranh đó không phải là không có khả năng thắng lợi.

Việt Hùng: Vâng, thay mặt quí thính giả của Ðài xin được cám ơn ông Lê Hồng Hà.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 08. Jan 2007 , 08:04
Thứ Hai, 08/01/2007 - 5:00 PM


Một đêm làm “đào”



Vũ trường K. Club nhộn nhạo “đào” và khách Tây.

(Dân trí) - Tốt nghiệp đại học loại trung bình khá, chẳng có tiền để chạy chọt, cũng không quen biết ông nọ, bà kia nên chật vật mãi tôi vẫn chỉ xin được chân bán hàng. Sốt ruột trước tốc độ kiếm tiền chóng mặt của mấy em sinh viên thuê nhà cùng xóm, cộng thêm lời chì chiết của ông bà già, túng thì làm liều, tôi thử gia nhập đội ngũ “đào” cao cấp...

Kỳ I: “Đào” cũng phải kiểm tra “tư cách”

Qua vòng “gửi xe”

“Tuyển nhân viên nữ phục vụ phòng karaoke cho khách sạn liên doanh, làm 19 giờ 30 - 24 giờ, có chế độ, nghỉ, lương cao, nhận hồ sơ sau khi phỏng vấn. Liên hệ: chị H., ĐT: 091201xxxx”.

Theo thông tin đăng trên báo “Mua & bán”, tôi được chị H. hẹn gặp tại sạp bán quần áo của chị ta trong chợ Láng Hạ, Hà Nội. Chị H. trạc khoảng 24 - 25 tuổi, thấp lùn, da ngăm đen, mặt nhiều trứng cá, ăn mặc khá giản dị nhưng mồm mép liến thoắng.

Sau một hồi ngắm nghía từ đỉnh đầu xuống gót chân, chị ta bảo tôi: “Chưa làm bao giờ phải không? Cứ làm rồi khắc sẽ quen thôi. 20 giờ tối thứ tư này đến khách sạn B.H tuyển. Bây giờ đưa chứng minh thư cho chị và nộp 100.000đ lệ phí. Nhớ phải trả lời rằng đã làm ở khách sạn B.S hoặc F. hay H.N nhé. Đừng quên trang điểm kỹ một chút!”.

Rồi chị ta chỉ tay vào mấy cái váy thiếu vải nói liến thoắng: “Muốn trúng tuyển thì phải biết cách ăn mặc và trang điểm. Các em làm ở đây đều đặt may hoặc mua váy của chị đấy. Da em trắng, ngực lại đầy thế nên chọn cái váy màu đen này”. Khó từ chối, tôi đành bỏ tiền mua chiếc váy. Thế là mới qua “vòng gửi xe” đã mất đứt 400 ngàn đồng.

Đúng hẹn, tối thứ 4 chị H. đón tôi tại cổng bên khách sạn B.H và dẫn vào cửa sau của K. club trông ra hồ N.K. Đã có khoảng hơn 30 cô gái trẻ măng đứng ngồi lố nhố chờ đến lượt “phỏng vấn”. Cô nào cũng hỏi nhau “kinh nghiệm trả lời phỏng vấn”, hôm nay má mì nào sẽ chấm, rồi quay ra nói chuyện “nghề nghiệp”.

Các cô đều xuýt xoa khi nghe chị H. kể về đào L. nào đó (do chị ta giới thiệu vào làm) chỉ sau một tuần đã “chăn” được một ông Tổng Giám đốc người Hàn Quốc, vừa đẹp trai lại chịu chi, mua nhà, mua ô tô cho người đẹp, hàng tháng còn chu cấp vài nghìn đô cho L. chơi bời, mua sắm.

Đợi mãi cũng tới lượt tôi vào tuyển. Ngồi trước bàn phỏng vấn là hai “má” khá đẹp, ngoài ba mươi tuổi, một nói tiếng Trung, một nói tiếng Việt, đều mặc đầm đen hai dây, cổ trễ sâu, lộ nửa bầu ngực. Má mì nói tiếng Việt hỏi độp luôn: “Đã làm ở đâu rồi? Tại sao lại chuyển sang đây? Biết nói ngoại ngữ gì?”. Đã được dặn dò trước, tôi mau mắn: “Em làm mấy tháng ở bên F. Nhưng đào đông mà khách ít nên đói quá, muốn chuyển sang đây. Em nói được một ít tiếng Anh”.

Một vài câu hỏi bằng thứ ngoại ngữ thông dụng được tung ra: “Có biết nhảy không? Uống được nhiều rượu không? Ở bên kia có “bùm bùm” không?”. Tôi trả lời trôi chảy: “Em uống được nhưng chỉ ngồi với khách chứ không bùm bùm”. Má mì nói tiếng Việt phiên dịch sang tiếng Trung cho má mì kia nghe. Nhìn lại tôi lần nữa rồi cả hai má mì gật gù cùng đánh dấu trên danh sách dự tuyển. Thế là tôi được nhận vào làm trong K. club.

Thẻ tròn - thẻ vuông

Sáng hôm sau, theo hướng dẫn, tôi đến phòng nhân sự của khách sạn nộp hồ sơ tiếp viên và nghe phổ biến “công việc”. Không hề hỏi giấy khám sức khỏe, không hỏi xét nghiệm bệnh tình dục, sau khi nhận đủ 200 nghìn tiền đặt cọc và hồ sơ của tôi, một nữ nhân viên phòng nhân sự thông báo cho tôi lịch làm việc và giá tiền công:

“Hàng ngày tập trung vào 19 giờ 30. Trang điểm thay đồ xong thì 20 giờ bắt đầu ra sảnh. Đến 24 giờ, nếu không được khách mời hoặc đi “bùm bùm” thì được về. Không có lương cứng. Mỗi giờ ngồi với khách được 5 đô. Đi “bùm bùm” một lần được 80 đô. “Bùm bùm” qua đêm được trả 150 đô. Tiền bo được giữ lại hết”.

Tiếp đó, cô ta lấy ra hai hộp thẻ có đánh số, một đựng thẻ tròn, một đựng thẻ vuông, bảo tôi thích đeo thẻ loại nào? Thấy tôi ngơ ngác, cô ta giải thích: “Mới đi làm lần đầu à? Nếu còn trinh và muốn giữ thì lấy thẻ vuông”. Suy nghĩ một lúc, tôi bảo sẽ nhận thẻ vuông. Quẳng chiếc thẻ số 73 cho tôi, cô ta bĩu môi, nói với người ngồi cạnh: “Gớm, bọn sinh viên chỉ vờ vịt làm giá mấy hôm đầu thôi, sau thì chẳng tranh nhau mà đăng ký thẻ tròn để tha hồ đi bùm bùm”.  


"Đào" xếp hàng để khách chọn.

Trong phòng thay đồ

Có bước chân vào thế giới “ca-ve cao cấp” mới thấy nhiều nguyên tắc và quy định quái chiêu. Mọi thứ không chỉ đơn giản là trang điểm hiện đại, ăn mặc sexy, ngồi cho khách ôm và đi “bùm bùm” với khách.  

19 giờ 30 tôi có mặt tại cửa hông khách sạn, trình thẻ cho bảo vệ đánh dấu ngày công (tiếp viên phải đi làm đủ số ngày quy định nhưng không được chấm công) rồi vào phòng tiếp viên thay đồ. Gọi là phòng tiếp viên cho oai nhưng thực ra đấy là một hành lang dài và hẹp thông ra phía hồ, được ngăn bằng hai cánh cửa gỗ. Cuối hành lang là hai cái toilet. Dọc bên tay trái hành lang là dãy tủ tường, chia làm nhiều ngăn nhỏ, trên mỗi ngăn đánh số theo mã thẻ của mỗi tiếp viên. Dọc bên tay phải là hai tấm gương lớn treo sát tường, phía dưới là bệ gỗ để đồ cho tiếp viên trang điểm.

Trong phòng thay đồ lúc đó có khoảng 50 cô, người thì nhồng nhỗng thay váy, người thì đang tô son trát phấn, vừa tán chuyện rôm rả. Nhìn quanh và nghe ngóng ít phút, tôi phát hiện ra hai điều: Thứ nhất, có lẽ tôi là người già nhất ở đây (thời điểm đó tôi 23 tuổi); Thứ hai, đến 80% các cô gái là sinh viên đại học hoặc cao đẳng, thậm chí có cô mặc áo đồng phục trường cấp hai B.Đ tới chỗ làm.

Không muốn cởi quần áo ở chỗ đông người, tôi cầm váy vào toilet thay đồ, liền gặp ngay phản ứng của một cô gái đang hút thuốc trong đó: “Đ.mẹ, toàn đàn bà thì ngượng, lúc dạng chân cho nó khám lại đ. thấy xấu hổ”. Gượng cười, tôi phân bua: “Mới đi làm buổi đầu nên ngại”. Chẳng nói chẳng rằng, cô ta vất điếu thuốc hút dở xuống bồn cầu, xả nước, nhổ một bãi nước bọt rồi đi thẳng ra ngoài.

Khi tôi đang loay hoay co co kéo kéo cái váy cho nó che bớt bộ ngực thì người quản lý câu lạc bộ đã thò đầu vào phòng giục các tiếp viên khẩn trương vì sắp đến giờ chào khách. Các cô gái vội vàng ngắm vuốt lại lần nữa, giúp nhau sửa lại lông mày, tô đậm thêm son, đánh thêm phấn vào hai cánh tay và “đôi gò” cho trắng, xịt nước hoa… rồi lũ lượt kéo nhau ra sảnh câu lạc bộ.

Tất cả các tiếp viên phải để lại tư trang trong tủ đựng đồ của mình và không được mang theo bất kỳ thứ gì trừ chiếc váy mặc trên người. Sau khi tiếp viên cuối cùng vào sảnh, người quản lý khóa chặt cánh cửa thông giữa phòng thay đồ và sảnh. Không một tiếp viên nào được ra khỏi sảnh trước khi có lệnh má mì cho nghỉ.  

Những quy định riêng cho “đào”

Sảnh là một ballroom rộng khoảng 70 - 80m2, hai bên kê một số ghế sofa cho tiếp viên ngồi trong lúc chờ khách, cuối sảnh phía tay phải có một quầy nhỏ - là chỗ ngồi của hai má mì. Đi sâu vào bên trong là khu sàn nhảy và quầy bar. Qua sàn nhảy và quầy bar là khu vực phòng karaoke.

Tổng cộng khoảng 80 “đào” lần lượt tới quầy cho hai má mì (trong đó có một người nói tiếng Việt đã phỏng vấn tôi hôm trước) kiểm tra “tư cách” trước khi được phép ra chào khách.

Về trang phục, các “đào” phải tuân thủ những quy định: Tóc để dài, xõa ngang vai trở xuống; chỉ được mặc đầm một tông màu, bó sát, hở vai; cấm mặc quần áo hoặc mặc váy có hoa văn; móng chân, móng tay phải sơn sửa gọn gàng; luôn tắm rửa sạch sẽ trước khi đi làm; mùa đông được phép đi bốt cao cổ; mùa hè đi xăng đan cao gót, để hở ngón chân; cấm đi các loại sục, dép bít mũi; phải xức nước hoa khắp cơ thể…

Về thái độ công việc: khi có khách vào sảnh, tất cả tiếp viên có mặt phải đứng lên cúi chào; khi khách chấm “đào” phải đứng thẳng lưng, ngực ưỡn ra phía trước, cười thật tươi; không tranh giành khách; không nói chuyện trong khi chờ khách; để khách phàn nàn: phạt 5 đô; đi làm muộn: phạt 5 đô; đến giờ không ra nhảy: phạt (tiền phạt sẽ trừ vào tiền ngồi với khách); đi cùng khách ra ngoài khi chưa đăng ký với má mì: đuổi việc… Và điều cuối cùng là không được ra về trước 2 giờ sáng (theo hợp đồng ký với phòng nhân sự của khách sạn thì 24 giờ đã hết ca). Trong hàng loạt yêu cầu kiểm tra “tư cách” đó, tôi không hề thấy quy định về an toàn tình dục.

Sau gần một giờ kiểm tra, có 3 cô bị nhắc nhở vì trang điểm nhạt, hai cô bị phạt vì móng tay gẫy chưa kịp sửa và tôi cũng suýt bị phạt do đi xăng đan bít mũi.  

Hiện nay đường dây mại dâm cao cấp tại K. Club đã bị phanh phui, đưa ra xét xử. Trong thời điểm cách đây gần 3 năm, V.K cũng như các tiếp viên khác trước khi bước chân vào câu lạc bộ đều bị bảo vệ kiểm tra rất gắt. Điện thoại di động của tiếp viên cũng phải để lại tủ đựng đồ bên ngoài câu lạc bộ. Các tiếp viên cũng không dùng tên thật để đi khách.

 
Kỳ II: Chào khách và chấm “đào”

Nam Anh
(Ghi theo lời kể của V.K)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Jan 2007 , 05:27
Nền tảng quyền lực - ý Dân hay ý Đảng?
(BBC)

 
Hoàng Lan
Sinh viên cao học Luật, Pháp quốc
 

Chính quyền “do dân”, có nghĩa rằng Ý dân là nền tảng của quyền lực. Chính quyền hợp pháp chỉ có thể là chính quyền được bầu ra bởi nhân dân qua bầu cử tự do và công bằng. Chính quyền là tập hợp những người đại diện cho nhân dân để giải quyết các công việc quốc gia, cũng là để phục vụ cho nhân dân.
Bầu cử tự do công bằng là điều kiện tiên quyết để tạo ra chính quyền và đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền. Tính hợp pháp và tính đại diện của chính quyền chỉ được công nhận khi bầu cử hội tụ đủ 3 yếu tố:

1. Mọi thành phần xã hội đều có quyền tham gia ứng cử.

2. Nhân dân có quyền đi bỏ phiếu hoặc không đi bỏ phiếu.

3. Hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử bao gồm đại diện của nhiều thành phần, đảng phái khác nhau để bảo đảm tính độc lập, công minh.

Chính quyền phải “vì dân”, bởi nhân dân bầu ra những người đại diện là để họ phục vụ cho lợi ích chung và đảm bảo những điều kiện cơ bản như an ninh, an sinh xã hội… chứ không phải để nhũng nhiễu dân.

Tính vi hiến về bầu cử

Nói đến bầu cử tự do và công bằng là phải nói đến một nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Ở Việt Nam, nơi có chế độ độc đảng, người dân không hề có sự lựa chọn các vị lãnh đạo. Như vậy, nhân dân mất đi quyền quyết định vận mệnh quốc gia và vận mệnh của chính mình. Điều này thể hiện ở cả giai đoạn ứng cử và giai đoạn bầu cử.

Ở giai đoạn ứng cử, các ứng cử viên cho kỳ bầu cử Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân Dân các cấp đều do Mặt trận tổ quốc độc quyền tổ chức và giới thiệu. Thế nhưng, Mặt trận Tổ quốc trên thực tế chỉ là một bộ phận của Đảng Cộng sản cầm quyền. Thế nên các đảng phái khác không được tham gia ứng cử. Như vậy, ứng cử ở Việt Nam không hề công bằng.

Ở giai đoạn bầu cử, trong chế độ độc đảng, mọi người bị bắt buộc đi bầu, nếu không sẽ bị chính quyền gõ cửa răn đe và bị để ý như một “phần tử chống đối”. Bầu cử không phải là một quyền của người dân nữa, mà là một nhiệm vụ bắt buộc, bắt buộc ngay cả khi nhiều người dân Việt Nam chẳng hiểu bầu cử để làm gì. Bởi chỉ có một đảng chiếm giữ độc quyền chính trị thì hiển nhiên chính quyền được chọn ra chỉ là bình mới với rượu cũ mà thôi.

Bầu cử ở Việt Nam như vậy là không hề tự do.

Bầu cử “độc diễn” của Đảng cộng sản chỉ phản ánh ý Đảng chứ không phải ý Dân. Thể thức bầu cử như vậy là vi phạm Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 7 Hiến pháp Việt Nam quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

Điều 21 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc cũng ghi rõ: “Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.”

Như vậy, trên tinh thần Hiến pháp quốc gia và luật pháp quốc tế, ý dân là nền tảng của quyền lực.

Liệu ý dân và ý đảng có trùng hợp với nhau không? Đảng đưa ra khẩu hiệu “lòng dân, ý đảng”, nhưng ý dân là pháp trị, ý đảng là toàn trị thì làm sao mà gặp nhau được. Sự lãnh đạo của Đảng là “tuyệt đối và toàn diện”. Mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, nhất là pháp luật đều có sự can thiệp của Đảng. Đó là minh chứng của sự lãnh đạo toàn trị. Đã toàn trị thì làm sao mà xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện bầu cử tự do, công bằng?

Với những cuộc bầu cử ở nước ta hiện nay, dân đang phải làm theo ý đảng chứ đảng không hề theo ý dân.

Mà nền tảng quyền lực không phản ảnh ý dân thì quyền lực đó là quyền lực của một thiểu số độc đoán.

Do đó, kết quả bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ bấy lâu nay tại Việt Nam là bất hợp pháp.

Làm sao để hợp pháp hóa các cuộc bầu cử?

Sự vi phạm hiến pháp này cần phải chấm dứt. Ba yếu tố cơ bản cần phải được thực thi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua bầu cử:

- Cụ thể hóa “xã hội công bằng, dân chủ”, như quy định tại điều 3 Hiến pháp, bằng nền chính trị đa đảng.

- Tôn trọng quyền tự do ứng cử của công dân và các đảng phái.

- Tổ chức một hội đồng giám sát bầu cử độc lập, nhiều thành phần, đảng phái để đảm bảo tính công minh. Trong tình hình Việt Nam hiện nay cần thêm sự giám sát của quốc tế.

Bầu cử trong thể chế độc đảng là hình thức. Cơ chế “đảng cử dân bầu” chỉ có ý nghĩa khi có ít nhất hai đảng. Nếu chỉ có một đảng cử ra ứng cử viên thì dù dân bầu cho ai cũng chẳng thay đổi là bao. Trái lại nếu như chúng ta có ít nhất hai đảng, thì khi người dân mất niềm tin vào đảng cầm quyền, họ có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng đối lập với hi vọng đảng đó sẽ thực hiện những chính sách thiết thực hơn cho đời sống của họ. Trong nền chính trị có nhiều đảng cạnh tranh, nhân dân là người hưởng lợi, bởi đảng đối lập biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và đề nghị những chương trình phục vụ tốt hơn nếu muốn thắng cử. Làm được như vậy, chính quyền mới có trách nhiệm trước cử tri của mình, và nhân dân nắm trong tay quyền làm chủ thông qua lá phiếu.

 
Bao giờ người dân Việt Nam được bỏ phiếu bầu chính phủ như nhiều nước trong vùng?

Có một vài bạn thanh niên phản đối thể chế đa đảng, với cùng một lập luận của Đảng Cộng sản rằng “sẽ gây ra loạn lạc”. Thực tế hiển nhiên không phải như vậy. Bản chất của mọi xã hội là đa nguyên, là có nhiều ý kiến khác nhau cùng tồn tại trong xã hội. Sự tôn trọng mọi luồng tư tưởng khác biệt và sự tự do hoạt động của các tôn giáo, đảng phái, tổ chức xã hội khác nhau là những yếu tố quyết định của việc chung sống hòa bình. Chủ trương dùng bạo lực trong chính trị của Đảng Cộng sản không còn phù hợp với xã hội pháp quyền ngày nay. Việc dùng lá phiếu để giải quyết các vấn đề chính trị không chỉ ôn hòa, đúng pháp luật mà còn là sự tiến bộ của nhân loại. Đó là sự khác biệt cơ bản so với chế độ phong kiến, nơi lá phiếu không hề tồn tại.

Nếu chúng ta tôn trọng đa nguyên như bản chất của xã hội loài người thì việc đa đảng, hệ quả của đa nguyên, là lẽ tất nhiên. Đa đảng là sự thể chế hóa của đa nguyên, để những người có cùng nguyện vọng tập hợp lại, tạo nên sức mạnh cho tiếng nói của họ và có cơ hội biến nguyện vọng đó thành hiện thực qua việc tham gia ứng cử vào chính quyền.

Việc đảm bảo một “xã hội công bằng, dân chủ” tùy thuộc vào sự tôn trọng và nghiêm túc thực hiện một cuộc bầu cử đa đảng dưới sự giám sát của một hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử độc lập. Đó là điều hiển nhiên không cần phải tranh cãi nữa mà hãy cùng nhau thực hiện. Kỳ bầu cử Quốc hội 2007 sắp tới là một cơ hội lớn để nhân dân thực thi quyền làm chủ thực sự của mình. Việc vi phạm Hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế cần phải chấm dứt, không nên tiếp tục.

----------------------------------------

Billy, Singapore
Tôi hòan toàn ủng hộ ý kiến của bạn Hoàng Lan. Quyền bầu cử tự do, tính chất dân chủ của một đất nước không phải là vật ban ơn. Nó là quyền không thể tách rời của bất kì người dân nào. Nó là quyền mà không ai có thể phủ đinh, không ai có thể đàn áp. Con người phải được dạy để bảo đảm toàn bộ những quyền cơ bản nhất của mình. Chỉ có bầu cử tự do, chỉ có dân chủ thì đất nước mới có những con người tài như Lí Quang Diệu hay Clinton, mới phát triển hết tiềm năng của mình được. Chính cựu thủ tướng Lí Quang Diệu cũng phải thừa nhận VN phải là nước đứng đầu Đông Nam Á với tiềm năng và tiềm lực của mình. Trong một thời gian quá dài chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. Và chúng ta sẽ không bỏ lỡ thêm bất kì cơ hội nào nữa. Đã đến lúc những người trẻ tuổi đứng lên nói lên tiếng nói của mình. Xin bỏ một phiếu cho Hoàng Lan và Tiến Trung.

LQV
Cảm ơn tác giả đã có bài viết này, nói lên cái điều cần đến sẽ phải đến. Từ xưa đến giờ, với những ai hiểu biết có chút suy luận đều hiểu rằng cái ý đảng "phải" là lòng dân. Quyền làm chủ của dân là phải đi bầu sau khi đảng đã cử. Đào đâu ra cái"Hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử bao gồm đại diện của nhiều thành phần, đảng phái khác nhau để bảo đảm tính độc lập, công minh" bây giờ khi ĐCS vẫn cứ mái khư khư ôm trọn quyền hành. Có lẽ cái quyền làm chủ còn sót lại cuối cùng của người dân là: không đi bỏ phiếu, hoặc bỏ phiếu trắng mà thôi!

Tư Duy
Ngẫm nghĩ và suy cho cùng những tiêu cực, quan liêu và chính sách sai lầm trong quản lý đất nước hiện nay của ta cũng từ sự lạm quyền và độc tài của đảng Cộng Sản.

Tôi từng nghĩ rằng tại sao vị bộ trưởng này bộ trưởng kia trả lời quốc hội hay thông tin báo chí như kẻ vô học thay vì đáng lẽ đó phải là người tài giỏi, gây nên bít bao bức xúc trong nhân dân, mà vẫn đương quyền và tại chức. Và cuối cùng tôi hiểu rằng đó là vì chúng ta chỉ có độc đảng là đảng Cộng Sản, chúng ta ko có quyền thay thế người tài giỏi hơn lên thay thế theo đúng trí nguyện của nhân dân. Có thay hay ko còn phải xem vị đó có quyền lực thế nào trong đảng và ý nguyện của đảng có muốn thay hay ko? Chứ nhân dân hoàn toàn ko có quyền lợi đó.

Một xã hội phát triển và tiến bộ theo bước tiến của nhân loại thì ko cho phép có sự độc tài, độc đoán. Một người yếu kém cần được thay thế bởi người tài giỏi hơn theo chí nguyện chung của nhân dân. Đó chỉ là điều căn bản và là luân lý thông thường. Ko phải chúng ta nghèo, ko phải chúng ta đi sau người ta mà cũng chẳng phải dân trí chúng ta thấp. Cái chúng ta thiếu là một đất nước dân chủ, bình đẳng và bác ái.

Dang Dan, Hải Phòng
Bài viết rất hay. Lời lẽ đơn giản, dễ hiểu. Làm thế nào để nhiều người dân biết được điều này đây?

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thanhan vào ngày 17. Jan 2007 , 08:43



Ở các xứ nhiệt đới như VN trong những ngành kinh doanh như nhà hàng, nước đá là 1 lọai hàng hóa không thể thiếu, bất kể nắng, mưa, nóng, lạnh .
Nước đá có mặt khắp nơi và càng ngày càng đa dạng. Ngòai những cây đá dài, vài năm gần đây thị trường có thêm đá viên ( hình vuông, hình ống) được đóng sẵn trong bao trong bịch.

Tuy dùng hàng ngày, nhưng người ta vẫn sợ nước đá.
Để thu lãi lớn, nhiều cơ sở sãn xuất nước đá không xử dụng nước do Thủy cục cung cấp mà khoan giếng lấy nước ngầm để dùng. Đất đai mắc mỏ, nên phần lớn các xưởng nước đá mua hoặc thuê đất dựng xưởng ở những khu vực vốn là nghĩa trang cũ nhằm tiết giảm vốn đầu tư. Cũng vì vậy, phần lớn nguồn nước dùng làm đá không trong sạch mà chứa đủ thứ vi khuẩn độc hại.

Dù người ta đã đẻ ra cụm từ “đá tinh khiết” để trấn an người tiêu dùng, nhưng chỉ có Trời mới biết nước dùng làm đá "tinh khiết" đến mức nào.


cốp pi trên net.

Title: • Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa sẽ ra s
Post by LAM SON vào ngày 20. Jan 2007 , 00:01
•      Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa sẽ ra sao ?
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Mấy ngày qua tôi đã đọc nhiều ý kiến khác nhau về việc Thủ tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng quyết định « DÂN SỰ HÓA » nghĩa trang Biên Hòa. Tôi nhận thấy, đa số đã « hoan nghênh quyết định của Thủ tướng » Có nguời nói rằng rồi đây thân nhân của các chiến sĩ ấy sẽ được tự do vào nghĩa trang Quân Đội thăm viếng xây dựng, trùng tu…

Riêng tôi, khi đọc ba chữ « dân sự hóa » Tôi cho rằng không đơn giản như vậy. Theo tôi thì ý đồ của CSVN là muốn xóa sạch dấu vết của Quan Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Nghĩa là, CSVN dựa theo ý kiến của Tuớng Nguyễn Cao Kỳ đã đề nghị « trùng tu » nghĩa trang quân đội Biên Hòa để làm những điều mà chính Tuớng Nguyễn Cao Kỳ cũng không luờng truớc đuợc, bởi khi đề nghị phía nhà cầm quyền Hà Nội Tuớng Nguyễn Cao Kỳ đã không nói một cách cụ thể là trùng tu như thế nào, bằng cách nào mà chỉ nói có nói hai chữ trùng tu

Chính vì vậy, tôi nghĩ sắp tới CSVN sẽ cho « trùng tu-dân sự hóa » bằng cách đưa một đội ngũ chuyên môn vào nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để đập, phá, bỏ tất cả những bia mộ của các chiến sĩ ấy, sau đó họ sẽ dựng lên những bia mộ hoàn toàn mới. ví dụ như trên những tấm bia mộ cũ hiện nay tại nghĩa trang đã khắc : Thiếu tá, Đại úy, Binh sĩ Nguyễn Văn A Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1941, Thủy Quân Lục Chiến, Tử trận ngày 01 tháng 01 năm 1971. Thì trên tấm bia mới này sẽ chỉ ghi là Nguyễn Văn A Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1971, Chết ngày 01 tháng 01 năm 1971. Còn hàng chữ Nghĩa Trang Quân Đân Đội Biên Hòa sẽ bị xóa mất và thay vào đó là Nghĩa Trang Biên Hòa.

Tôi chỉ là một nguời phụ nữ bình thuờng, tôi không biết gì về chính trị, không có chữ nghĩa, văn chuơng, chỉ biết đọc, biết viết mà thôi, nên từ muời mấy năm qua tôi chỉ dùng ngòi bút của mình để ghi lại những biến cố tang thuơng  đầy máu và nuớc mắt đã xãy ra trên quê hương mà tôi đã chứng kiến mà như tôi đã từng viết là thấy sao nói vậy, nhớ đâu  viết đó viết môt cách trung thực nhưng chưa đầy đủ.
Giờ đây, tôi cảm thấy cô cùng đau xót khi nghĩ đến cái ngày mà CSVN sẽ cho nguời vào nghĩa trang đập, phá, xóa đi tất cả những bia mộ của các chiến sĩ VNCH. Bởi theo tôi, Nghĩa trang Quân Đội là một di sản vô giá để đời đời cho hậu thế còn biết đến cuộc chiến đấu rạng ngời chính nghĩa để bảo vệ tự do của Quân-Dân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng tôi không hiểu nhà cầm quyền Hà Nội có tiên liệu đuợc những gì sẽ xãy ra nếu quả thật điều tôi dự đoán là đúng ?

Theo Tuớng Nguyễn Cao Kỳ, thì hiện nay có mười bốn nghìn ngôi mộ tại nghĩa trang. Thì thân nhân của các chiến sĩ ấy dù có chết cũng không thể chết tất cả, mà ít ra tính trung bình mỗi vị cũng còn được hai nguời thân. Thì trong muời bốn ngôi mộ ấy tối thiểu cũng có hai muơi tám nghìn nguời, mà biết đâu cũng có thể lên tới năm muơi nghìn, hay hàng trăm nghìn nguời… Họ là thân nhân, là chiến hữu, là đồng bào miền Nam họ làm sao quên đuợc rằng ngày xưa họ được sống yên bình ở hậu phuơng là bởi có các chiến sĩ ấy đã từng gối đất, nằm suơng, ở tận rừng sâu, núi thẳm, họ đã từng xông pha giữa làn mưa đạn và đã bỏ mình nơi chiến trận !!!

Thì giờ đây, nếu điều ấy xãy ra có lẽ nào tất cả chịu ngồi yên khoanh tay mà nhìn, mà làm ngơ truớc hành động bất nhân của CSVN. Và nếu điều đó xãy ra thì lời kêu gọi « hòa hợp hòa giải » của nhà cầm quyền Hà Nội có phải là lừa dối hay không ? Bởi chính họ đã kỳ thị, khinh, trọng một cách rõ ràng, vì như ai cũng biết các nghĩa trang của bộ đội Bắc Việt đều khắc trên bia mộ là Hy sinh và được sơn son thếp vàng bốn chữ «  Nghĩa Trang Liệt Sĩ  »

Trên đây chỉ là những điều dự đoán non nớt của tôi mà thôi. Và tôi vẫn uớc mong điều tôi dự đoán sẽ không thành sự thật, để tất cả những kẻ sống và những nguời đã nằm xuống khỏi phải oán than. Để bốn chữ «  hòa hợp hòa giải » mới  nghe đuợc một chút gì có ý nghĩa.

Trần Lệ Tuyền

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Feb 2007 , 04:45
28 Tháng 2 2007 - Cập nhật 02h32 GMT

Một trí thức yêu nước lý tưởng qua đời  

Lê Quỳnh
BBC Việt ngữ, Bangkok

 
Từ một trí thức dấn thân chính trị, ông Nguyễn Ngọc Lan mang nhiều tâm sự lúc cuối đời

Nguyễn Ngọc Lan, người được xem là trí thức đối lập ở cả hai chế độ trước và sau 1975, vừa qua đời tại TP. HCM, ở tuổi 77.
Là một linh mục đã đỗ tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, ông Nguyễn Ngọc Lan nổi tiếng qua những bài báo phản chiến sắc sảo ở Sài Gòn ở thập niên 1960 và 70.

Với quan điểm chống sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam, ông nhận được cảm tình của những người cộng sản.

Tuy vậy, sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, ông bày tỏ thất vọng trước tình hình nhân quyền, tự do ngôn luận, và kết quả bị nhà nước quản thúc tại gia.

Trí thức phản chiến

Lực lượng trí thức Thiên Chúa giáo, với những người như linh mục Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Trung..., đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tại miền Nam trước 1975, góp công giới thiệu các luồng tư tưởng mới từ phương Tây.

Theo tiểu sử, ông Nguyễn Ngọc Lan thuộc tu hội dòng Chúa Cứu thế cùng vị linh mục đàn anh là Chân Tín.

Lập trường chính trị của hai người ngả về "lực lượng thứ ba", một điều đem lại cho họ sự kính trọng cũng như tranh cãi.

Ông Lan viết nhiều cho báo Tin Sáng của dân biểu Ngô Công Đức, và từ 1969, làm chủ bút của tờ Đối Diện.

Thái độ chống Mỹ, kêu gọi hòa bình của những trí thức thiên tả ở Sài Gòn khiến những người cộng sản muốn lôi kéo họ về phía mình. Viết bài tiễn biệt trên báo Thanh Niên hôm 26-2, ông Trần Bạch Đằng nói trong phong trào chống Mỹ ở đô thị Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Lan được biết đến "như một người xung trận quả cảm, đồng hành với trí thức, học sinh, sinh viên, phật tử và đồng bào."

Còn với một số người nặng tình cảm với chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, các tờ báo khuynh tả như tờ Đối Diện bị coi là đã "giúp cộng sản thôn tính miền Nam."

Không chỉ viết báo, ông Lan còn tham gia các hoạt động phản chiến như đi biểu tình cùng sinh viên, cung cấp thuốc men, quần áo cho các chính trị phạm.

Đối lập

Ngày 30-4-1975, xe tăng quân đội miền Bắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc đầu hàng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Như nhiều trí thức miền Nam mang cảm tình với cách mạng khi ấy, ông Nguyễn Ngọc Lan hy vọng vào một thời kỳ hòa bình, thống nhất và hòa hợp dân tộc.

Một đồng nghiệp có quá trình làm báo tương tự, Lý Quí Chung (Chánh Trinh), viết trong hồi ký về cảm giác năm 1975 của các trí thức sắp sửa sống qua hai chế độ chính trị khác nhau:

Nói về Hội nghị Hiệp thương Thống nhất Tổ quốc sau tháng Tư 1975, ông Lý Quí Chung cảm thấy "sau bao nhiêu năm đấu tranh cho độc lập và mơ ước sự hợp nhất của hai miền Nam-Bắc thì giờ đây tôi là người được đưa tay lên biểu quyết sự thống nhất của Tổ quốc. Còn gì vinh hạnh và hạnh phúc hơn!"

Tuy vậy, những biến cố sau đó như bắt lính "ngụy" đi học tập cải tạo, cải tạo tư sản mại bản...khoét sâu thêm những vết thương chưa kịp lành.

Cha của ông Lý Quí Chung từ một người "hồ hởi đón chào Cách mạng, nô nức chờ bạn bè đi kháng chiến trở về, biến thành một người ác cảm với cộng sản và từ luôn con trai của mình."

Tờ báo Đối Diện do Nguyễn Ngọc Lan phụ trách tiếp tục được phát hành với tên mới "Đứng Dậy", trước khi bị nhà nước bắt "ngồi xuống" vào khoảng năm 1978.

Theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Công giáo hiện sống ở Pháp, thì thời gian đầu sau 1975, Nguyễn Ngọc Lan và cha Chân Tín sẵn sàng cộng tác với chính quyền mới để đưa đất nước tiến lên.

“Nhưng chính quyền chỉ muốn dùng họ như công cụ cho ý đồ toàn trị. Hai người này thì cứ ung dung ta nói điều ta nghĩ. Và họ đã phải trả giá rất đắt, » ông Đỗ Mạnh Tri nói.

Ba tập nhật ký của ông Lan được in ở hải ngoại trong thập niên 1990, thời điểm khi ông và người bạn thân, linh mục Chân Tín, bị chính quyền quản thúc vì những tuyên ngôn đòi hỏi tự do của họ.

Trước 1975, Nguyễn Ngọc Lan bị một số người gọi là ""ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".

Sau 1975, ông cũng không được lòng những người cộng sản, bị xem là "có vấn đề" để rồi bị nhà nước cô lập, quản thúc một thời gian.

Ngay cả những người không đồng tình với quan điểm của Nguyễn Ngọc Lan cũng thừa nhận ông là một trí thức yêu nước chân chính, trung thành với niềm tin mà ông đã chọn.

Nói như giáo sư Đỗ Mạnh Tri, Nguyễn Ngọc Lan, “cũng như Chân Tín và nhiều người khác, có chống cũng vì nhân danh một lý tưởng. Chống để bênh vực nhân phẩm và tự do con người.”

-----------------------------------------------------

Nguyen, Dresden, Đức
Tờ báo Đối Diện do Nguyễn Ngọc Lan phụ trách tiếp tục được phát hành với tên mới "Đứng Dậy", trước khi bị nhà nước bắt "ngồi xuống" vào khoảng năm 1978.

Tue Mai, Vũng Tàu
Đọc bài viết của Trần Bạch Đằng,nếu còn tại thế hẳn ông Lan sẽ không đồng ý về quan điểm mà ông Đằng cố áp đặt nhằm biến ông Lan trở thành một người "một người như người CS". Ông Lan cũng như bao trí thức khác của miền Nam đã bị lọc lừa và phản bội thế nào? Lòng yêu nước của họ bị"nguời anh em phía bên" lợi dụng ra sao? Điều này sau năm 1975 đã rõ, và ai cũng hiểu thân phận "dấn thân" của ông khác biệt thế nào dưới hai chế độ "Cộng Hoà Và Cộng Sản".

Hành động và thái độ của ông Lan xảy ra dưới thời đệ nhị Cộng Hoà ai cũng hiểu đó là hành động thân Cộng, ngay cả bản thân tôi lúc ấy còn ngồi trên ghế giảng đường đã coi ông như "Việt Cộng nằm vùng" lợi dụng tự do báo chí của miền Nam để tuyên truyền cho CS.Sau năm 1975, cá nhân tôi nghĩ khác hẳn về ông cũng như một số nhà trí thức khác. Tôi cho rằng ông và các bạn ông đã muốn có một Việt Nam khác, một "Việt Nam không cộng sản Hoà Bình,Thịnh Vượng và Tự Do, Công Bằng, Bác Ái" khi ông tiếp tục dấn thân dưới chế độ mới XHCN. Có thể giờ đây, ở dưới suối vàng ông không hài lòng lắm với kết quả dấn thân của mình, nhưng ông thừa biết rằng con đường đi của ông hiện nay đang là sự lựa chọn của "dân tộc". Cầu mong linh hồn ông sớm yên nghỉ nơi nước Chúa.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Mar 2007 , 05:16
Lên mạng khoe “hàng” kiếm tiền
(Dân Trí)


Dùng webcam để "khoe hàng" trên mạng.

T. kể, cô phải “rửa mắt” cho không biết bao nhiêu gã, riết mới móc túi được một “con nai” Canada. Xong xuôi, T. dễ dàng xin hết thứ này đến thứ khác. Nhiều cô gái trong xóm rủ nhau học tập “gương sáng” của T.

Buổi tối tại một xóm bờ kè kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, quận 3, TPHCM gần đây vắng lặng hẳn. Những nhóm bạn gái hay bày trò chơi với nhau bên bờ kênh này lâu nay không thấy xuất hiện.

Hỏi ra mới biết, các cô thi nhau đi chat cả. Từ ngày tin đồn về chuyện T. được một bạn chat mãi bên Canada mỗi tháng gởi về cho cả trăm USD được truyền tai nhau, cả xóm nhao nhác.

Điều ngạc nhiên là gia đình T. rất nhiệt tình cổ vũ cô chat. Rớt đại học, không việc làm, thời gian rảnh nhiều, T. lên mạng chat, thoạt đầu chỉ chuyện trò với bạn bè cho vui, sau tự nguyện vào “hội thiêu thân”.

T. kể, cô phải nhá “hàng” nhiều lần, “rửa mắt” cho không biết bao nhiêu gã đàn ông bên kia đại dương, riết mới móc túi được một “con nai” Canada. Qua “truông” được rồi, T. dễ dàng xin hết thứ này đến thứ khác. “Không cần màu mè lắm đâu, chỉ nói đại khái là nhà em khó khăn, không có máy vi tính, không có tiền đăng ký internet tại nhà..., là được gởi tiền, quà về liền”, T. mách nước.

Chuyện của T. nhanh chóng được cả xóm biết. Cô cũng chẳng thèm giấu giếm, thậm chí còn tự hào khoe “thành tích” của mình. Bắt chước T., V., em họ của cô, tan học về buông cặp là online để tìm “nhà tài trợ” cho ước mơ du học.

Nhiều cô gái trong xóm kháo nhau chán rồi rủ nhau học tập “gương sáng” của T., đi chat với hy vọng tràn trề sẽ lọt vào tầm mắt của một gã đàn ông nào đó bên kia đại dương

Ở tiệm Internet C.V trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TPHCM, quen H., dân quận 8, mới qua 18 tuổi. Lần đầu đến dịch vụ internet này, không khỏi buồn cười khi chứng kiến cảnh nhiều quý cô lỡ thì, quý bà có tuổi cũng có mặt ở đây, vừa lò dò “mổ cò” trên bàn phím, vừa lúng ta lúng túng bày “hàng”.

H. kể, thi rớt, buồn chán, mỗi ngày cô đến tiệm internet này để giải sầu. Nghe bạn bè rủ nhập hội, H. đăng ký thành viên của diễn đàn và trở thành tay “săn” bạn chat chuyên nghiệp. Nhiều lúc thấy H. chat cùng lúc với 5 người ở khắp nơi trên thế giới.

Có lần thấy H. ỡm ờ với một ông đáng tuổi cha chú, thắc mắc. H. khoe: “Việt kiều Australia đó. Được cái ảnh dễ lắm. Mới gởi về 100 USD, nghe nói em chưa sắm đồ Tết, ảnh lại gởi tiếp 100 USD nữa. Ảnh gần về Việt Nam rồi”.

Những ngày cận Tết, gã đàn ông của H. về thật, mang theo cho cô bé chiếc điện thoại O2 đời mới. Quán C.V. thiếu vắng bóng dáng cô bé vì H. phải làm hướng dẫn viên cho ông ta chu du Nha Trang, Đà Lạt suốt cả tuần.

Mới đây lại gặp H. tíu tít ở tiệm internet C.V.. Hỏi thăm ông Việt kiều Australia, H. cười rất tươi: “Ảnh về nước rồi”. Thắc mắc tại sao ông ta lại dễ dàng cho cô bé nhiều tiền, quà? H. thú thật: “Phải có gì đánh đổi chứ chị. Em cho ảnh cái quý nhất luôn. Em còn mong mình dính bầu để ảnh bảo lãnh qua đó cho rồi”.

Đón Cường, người bạn trai khá thân lúc nhỏ ở VN, gần chục năm nay định cư ở Mỹ, bất ngờ khi thấy cậu ta vừa ra cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã cặp kè thân thiết với một cô bé xinh xắn.

Trước đó, Cường mail bảo về một mình và ở Việt Nam cậu ta cũng không còn ai thân thích, quen biết. Sau khi Cường nhận phòng khách sạn, cô bé hẹn tối sẽ đến đón cậu ta đi chơi, rồi ra về.

Cô bé vừa đi, Cường liền thú nhận: “Tao quen trên mạng đó. Tranh thủ vài tháng trước khi về Việt Nam, tao chọn lọc hàng loạt cô qua chat và chấm được cô này”.

Cường giải thích: “Vậy cho an toàn mày ơi, khỏi phải đi kiếm lung tung rồi dính “ếch”. Mấy đứa bạn tao, đứa nào trước khi về Việt Nam cũng vậy hết”.

Cường cho biết thêm, để đi đến quyết định “đầu tư” cho cô bé, Cường buộc cô phải cho cậu ta “mãn nhãn” mỗi lần chat. Cường khoe: “Giá khá “mềm”. Tao chỉ tốn vài sản phẩm điện tử bán giảm giá, không có bảo hành bên Mỹ, rẻ rề”.

Cường chỉ vài địa chỉ forum có nhiều cô xinh như mộng trên mạng, giọng đểu giả: “Mấy đứa con gái mới lớn bây giờ dễ dụ lắm. Chỉ cần vài trăm USD là có thể “xài” thoải mái suốt những ngày về Việt Nam”.

Bẵng đi gần nửa năm, gần như quên lửng chuyện của họ thì bất ngờ nhận được mail của Cường. Trong mail, nó vẫn đểu giả: “Mày nhớ con bé hôm tao về không? Em có bầu, nằn nì xin tao bão lãnh qua Mỹ. Hi... hi...! Năm tới tao lại về Việt Nam, đang khẩn trương chat chọn hàng đây”.

D., dù một nách hai con nhưng vẫn vào hội chat và online đều đặn. Bất ngờ, bạn chat của D. về Việt Nam. Lén chồng con, D. về nhà mẹ ruột, giả làm gái “son”.

Chuyện của họ rồi cũng tới tai chồng D. Anh bỏ nhà, bỏ vợ con đi biệt. Như con thiêu thân, D. tiếp tục lao vào chat và hẹn hò yêu đương.

V., cũng qua chat mà thành “phòng nhì” cho T., Việt kiều Canada, trong suốt 6 tháng anh ta làm việc tại Việt Nam. T. thuê hẳn một căn hộ chung cư để sống với V. như vợ chồng. Khi T. về Canada, gia đình V. cứ ngỡ anh ta lo chuyện cưới xin nên khấp khởi chờ đợi.

Qua Việt Nam lần gần đây, T. đã nói lời chia tay với V. vì “vợ anh phát hiện, không cho về Việt Nam công tác nữa”. Mới đây gặp V., nghe nó khoe đã chat tìm được “mối” mới, vừa gởi tiền về cho và đang chuẩn bị về Việt Nam.

Theo Người Lao Động



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 13. Mar 2007 , 10:24
Hồ được đặt tên là "Hoàn Kiếm" vì khi xưa Thần Rùa đã có lần hiện ra để đòi lại gươm. Không biết mấy thập niên trước HCM và đảng cộng sản có lợi dụng danh nghĩa dân tộc VN để mượn gươm hay không, nay không nhũng quên trả mà lại còn tiếp tục dùng gươm để hại dân; cho nên Thần phải hiện ra để đòi?

Nếu đúng vậy thì âu đây cũng là điềm lành cho dân ta!



Thứ Ba, 13/03/2007 - 2:47 PM

Cụ Rùa Hồ Gươm lại nổi


Cụ Rùa xuất hiện rất xa bờ nên người dân không nhìn rõ hình ảnh cụ.

(Dân trí) - Khoảng 13h trưa nay (13/3), cụ Rùa một lần nữa xuất hiện trên mặt hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), thu hút sự quan tâm của rất đông người dân, gây ách tắc giao thông trên đường Lê Thái Tổ.

Ghi nhận của phóng viên tại đây, hàng trăm người đã tụ tập xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm để xem cụ Rùa nổi. Nhiều người và phương tiện đang đi đường cũng dừng lại xem, thậm chí có người bỏ cả xe giữa đường, chạy ra tận gần bờ để được “mục sở thị” cụ Rùa.


Rất đông người dân tụ tập bên bờ hồ để chiêm ngưỡng cụ Rùa.

Không như những lần trước, lần này cụ Rùa chỉ xuất hiện đoạn xung quanh tháp Rùa nên đám đông người dân không nhìn được rõ hình ảnh cụ. Theo một số người sống gần hồ thì đây là lần thứ hai trong ngày cụ Rùa ngoi lên mặt nước. Lần đầu tiên, cụ Rùa nổi lúc 9h30 sáng.


Lực lượng an ninh trật tự đã phải có mặt để giãn đám đông.

Lực lượng an ninh trật tự của Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm đã có mặt kịp thời để xử lý đám đông. Đến 14h chiều, hoạt động giao thông nơi đây đã trở lại bình thường.

Mạnh Hùng

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Mar 2007 , 10:44
Phải Chấm Dứt Ngay Trò Tái Diễn Bầu Cử Độc Quyền!  

ÂU DƯƠNG THỆ
Việt Báo
Thứ Tư, 3/7/2007, 12:02:00 AM

NHỮNG ĐÒI HỎI CHÍNH ĐÁNG VÀ CẤP THIẾT NHƯNG VẪN BỊ DẸP ĐI ĐÁNG SỢ!

77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử.  Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!

Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!


Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển đối nghịch nhau: Trong khi những người có quyền lực lớn nhất hiện nay đang mưu đồ tái diễn trò “đảng cử dân bầu“ để đưa thân tín vây cánh ra ứng cử làm “đại biểu gật” trong QH nhằm bảo vệ độc quyền và đặc lợi cho bọn quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực. Để thực hiện ý đồ này họ đang phát động một cuộc đàn áp trên phạm vi toàn quốc nhắm vào nhiều người dân chủ và tu sĩ. Các hành động bắt giam, theo dõi và tịch thu các phương tiện làm việc của những người dân chủ trong các tuần lễ vừa qua đã cho thấy, những người cầm đầu chế độ rất sợ tiếng nói dân chủ và vì thế họ phải bịt miệng những tiếng nói đang đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử tự do và dân chủ thực sự!

Nhưng giữa lúc họ tìm cách đàn áp thì tiếng nói đòi dân chủ đa nguyên ngày càng vang mạnh lên trong nhiều giới! Không chỉ những người dân chủ, trí thức, chuyên viên, nhà báo, doanh nhân và sinh viên. Ngay cả một số cán bộ cao và trung cấp cũng đã lên tiếng đòi hỏi phải chấm dứt sự độc quyền của đảng. Họ đòi phải để cho những nhân sĩ, trí thức có uy tín và tài năng được quyền tự do ứng cử. Họ cũng đòi phải chấm dứt sự độc quyền chỉ để cho các đảng viên được vào làm đại biểu QH mặc dầu hầu hết không đủ khả năng và tư cách!

Hãy chấm dứt độc quyền và trả lại quyền ứng cử cho mọi người!

Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất vào cuối tháng 2 vừa qua để chuẩn bị bầu cử QH, nhiều trí thức và nhân sĩ trong đảng đã vô cùng sửng sốt và bất mãn khi thấy lại đang có sự sắp xếp từ cấp cao nhất của chế độ để chỉ cho những người trong đảng, mà thực chất là những người của các phe nhóm đang có quyền lực trong Bộ chính trị (BCT)  và Trung ương đảng (TUĐ), được nhẩy vào trong QH khóa 12 sắp được bầu vào 20.5  Dự tính trong QH mới này sẽ có 500 đại biểu. Nhưng trong đó họ chuẩn bị dành tới 90% số ghế cho những người trong đảng. Họ chỉ thí 10% cho những người ngoài đảng. Tệ hơn nữa, trong số 10 % này không phải ai cũng được ra ứng cử mà họ đang âm mưu sắp xếp để chỉ những người dễ bảo hay cảm tình viên được ra ứng cửa mà thôi. Mục tiêu và thủ đoạn này không có gì mới mà chỉ lập lại con đường mòn độc tài từ trước tới nay mà thôi.

Trong QH khóa 11 được bầu trước đây 5 năm (19.5.02) đã diễn ra đúng trò này. Tỉ lệ người ngoài Đảng đã giảm từ 14.7% (66 ghế) xuống còn 10.2% (51 ghế). Chỉ có hai trong số 13 ứng cử viên ngoài đảng đã lọt được vào.

Trong khi dân số VN khoảng 84 triệu người thì số đảng viên ĐCSVN chỉ có 3,1 triệu người, nghĩa là chỉ bằng khoảng 4% dân số.   Với âm mưu giữ 90% số ghế cho đảng viên -mà trong thực tế chỉ những người thuộc vây cánh, thân thuộc của một số người có quyền lực ở trung ương và các địa phương- đã cho thấy rất rõ, một số người có quyền lực trong ĐCSVN đã lộng quyền đang tiếp tục tìm cách độc quyền cho một thiểu số rất nhỏ và  loại tiếng nói và quyền lợi của 96% nhân dân!

Không phải chỉ có sự chống đối từ phía nhân dân, mà hiện nay những đòi hỏi vô lí và độc tài này đang bị nhiều đảng viên ĐCSVN còn biết giữ tư cách và can đảm đã lên tiếng phê bình công khai trong Hội nghị Hiệp thương thứ nhất và trên một số tờ báo trong thời gian gần đây. Đặc biệt, trong số những người chỉ trích ý đồ độc tài này có cả nhiều cán bộ cấp cao và trung cấp hiện đang tại chức hay đã về hưu.  Rất thẳng thắn và rõ ràng là những phê phán của cựu Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và cựu Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (khóa 7) Nguyễn Đình Hương. Trong nhiều dịp khác nhau ông Hương đã phản đối đòi hỏi phi lí và ngang ngược của những người cầm đầu đảng là vẫn muốn giữ nguyên 90% số ghế cho phe mình:

“…cần tăng số lượng đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng. Cả nước hiện có gần 85 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên. Khóa XI có 10% đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên là quá ít.” (VNN 25.2)

Hai hôm sau trên trực tuyến của tạp chí điện tử Vietnam Net (VNN) cùng với GS Dương Trung Quốc, ông Hương đã trao đổi ý kiến với nhiều độc giả của VNN. Ông còn cho biết, sự “áp đặt” như vậy  là phản dân chủ. Ông khẳng định “mất dân chủ cũng như mất không khí”:

“Theo tôi, một đảng áp đặt là mất dân chủ, càng áp đặt bao nhiêu càng mất dân chủ bấy nhiêu. Tôi đồng  tình với ý kiến nhiều người đó là, dân chủ là vấn đề hơi thở, là cuộc sống của nhân dân, của toàn Đảng. Áp đặt thế nào được? “ (VNN 27.2)

Từng nhiều năm là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương nên ông Hương biết rõ những thủ đoạn đưa thủ hạ và vây cánh vào những chức vụ then chốt của các người có quyền lực trong đảng:

“Quan điểm về Đảng áp đặt là hết sức sai lầm và lâu nay Đảng đã nói nhiều về vấn đề này. Nhưng quan trọng, cái sai của Đảng lâu nay, tôi nói thực, là vấn đề dân chủ.  Lĩnh vực khác tôi không biết, nhưng trong tổ chức cán bộ thì dân chủ vẫn còn là hình thức.” (VNN 27.2)

Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận cũng đồng quan điểm với Nguyễn Đình Hương và còn cho biết, trong Hội nghị Hiệp thương vừa qua nhiều người cũng đã thấy ý đồ này:

“Tại Hội nghị Hiệp thương cũng đã có ý kiến nói rằng, nhìn vào cơ cấu đưa ra không thấy có chỗ cho những người tự ứng cử mà chỉ thấy có sự sắp xếp cho những người ở Trung ương, địa phương rồi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể...” (Tiền phong –TP- 26.2)

GS Lưu Văn Đạt (nguyên tổng thư ký Hội Luật gia VN) cho rằng, “cơ cấu 90% đại biểu là đảng viên là không hợp lý trong bối cảnh ngoài Đảng có nhiều hiền tài cần phải kêu gọi tham gia Quốc hội.” (Tuổi trẻ -TT- 24.2)

Còn GS Phan Đình Diệu, cũng trong Hội nghị Hiệp thương này, đã chỉ trích nặng nề: “Cơ cấu này không có số lượng cho đại biểu tự do ứng cử. Nói cách khác là quyền tự do ứng cử của tất cả người dân đã bị loại trừ”. (TT 24.2)

Tổng thư kí của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Huỳnh Đảm đã tố cáo sự vi phạm luật pháp của nhóm cầm đầu chế độ trong việc không cho người dân được tự do ứng cử:

“Luật Bầu cử QH đã nêu rõ: tất cả các công dân từ 21 tuổi trở lên thấy có đủ điều kiện thì ra tự ứng cử, không loại trừ ai hết.” ( VNN 27.2)

Giáo sư Dương Trung Quốc cho rằng, việc những người có quyền lực không để nhân dân được quyền tự do tham gia vào QH đã chứng tỏ họ “ngại dân chứ chưa tin dân.”  (VNN 27.2, xem thêm bài phỏng vấn ông Quốc của đài RFI ngày 5.3)

Các ứng cử viên phải kê khai tài sản công khai, minh bạch và những cán bộ tham nhũng không được quyền ứng cử!

Một điều khác rất được dư luận quan tâm là  tư cách và năng lực của các ứng cử viên, tức là vấn đề tài đức của các đại biểu tương lai trong QH phải như thế nào?  Có nên tiếp tục để QH là đất dụng võ cho  các quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực thao túng không? Theo Hiến pháp 1992 thì QH là cơ quan có quyền lực cao nhất. Như thế logic tự nhiên của nó thì QH đúng lí ra phải là nơi tập trung trí tuệ và đạo đức của cả nước, chỉ như vậy thì đất nước mới vươn lên và xã hội mới lành mạnh được. Theo Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực từ 1.6.06 thì các ứng cử viên QH phải khai báo tài sản công khai và minh bạch. Nhưng thực tế ra làm sao?

Cho tới nay chỉ còn trên hai tháng trước cuộc bầu QH nhưng vẫn không có luật hay nghị định qui định rõ ràng việc quan trọng này, mặc dầu những người cầm đầu chế độ đã có cả gần một năm để thực hiện những qui định trong Luật phòng, chống tham nhũng. Lí do đằng sau tại sao họ không muốn làm đã được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thứ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang và Phó Thanh tra Nhà nước Lê Tuấn Hào trong cuộc điều trần về việc thi hành Luật phòng chống tham nhũng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 3 thì tựu trung là từ nguyên nhân “xin ý kiến”: Cơ quan dưới xin chỉ thị của cơ quan trên, các bên đùn đẩy cho nhau theo cách “tập trung dân chủ”, để cuối cùng một số người có quyền lực nhất tha hồ lũng đoạn…(Lao động 3, 4.3.07)

Dư luận quan ngại rất chính đáng là, kì này bọn tham nhũng lại sẽ tiếp tục được nhảy vào QH. Trong tư cách nhiều năm từng là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Trung ương ông Nguyễn Đình Hương đã hiểu rõ việc các phe cánh đưa người của mình vào QH trong các khóa trước như thế nào. Ông đã báo động nguy cơ tái diễn này: “Đại biểu Quốc hội không thể đội  trời chung với kẻ tham nhũng.” (VNN 25.2).

Ông Hương cũng chống lại việc đưa những người không đủ năng lực và đạo đức vào QH như từ trước tới nay:

“Tôi phản đối việc đưa những người không đủ năng lực vào QH, thậm chí cả những người yếu kém ở ngành ngày ngành nọ.”

Ngay cả Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận đã nói rõ tư cách hèn yếu của phần lớn đại biểu QH hiện nay:

“Tôi từng tiếp xúc với một số nghị sĩ nước ngoài, họ nói làm nghị sĩ ở Quốc hội là tốn kém lắm nhưng họ làm là để trả ơn nhân dân. Có nghĩa là họ vào Quốc hội là để cống hiến.

Ở nước ta thì khác, tôi không dám nói tất cả nhưng có người ứng cử đại biểu QH là để thăng quan tiến chức, để đang từ địa phương được về Trung ương, để từ tỉnh lẻ về thành phố lớn. Tuy chưa thống kê hết nhưng ngay ở Quốc hội khóa XI này, nhiều người trúng cử đại biểu QH được đề bạt cũng rất nhiều. Đó là những điều đáng phải suy nghĩ.” (TP 26.2)

Ông Thuận cũng còn cho biết, “có những vị đại biểu QH trong suốt 5 năm không phát biểu lần nào.”  Bà Nguyễn Thị Anh Nhân, một nhà khoa học và doanh nhân, sau 5 năm làm đại biểu QH với tư cách không phải đảng viên của ĐCSVN đã đưa ra nhận xét về khả năng và đạo đức của các đại biểu QH:

“Cơ cấu thường hơi xa thực tế. Người có tài, cần vào, có tiếng nói trọng lượng thì không thể chen chân vào được. Còn những người không cần vào, không hiểu biết gì nhiều về các vấn đề làm luật thì lại được cơ cấu. Đấy là vấn đề mà ai cũng biết. Nhìn cơ cấu tôi thấy đau, thấy xót ruột cho chỉ tiêu các thành phần, mà khi vào QH tôi càng thấy rõ.” (TP, 1.3)

Khi đánh giá tư cách và năng lực của các đại biểu QH nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và cựu Ủy viên TUĐ Nguyễn Đình Hương đã chia xẻ ý kiến với độc giả:

“- Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có một câu hỏi khá nhạy cảm của một độc giả từ Hà Nội. Nhiều năm nay nước ta có phát sinh nhiều thứ giả, như bằng giả, thuốc giả, hàng giả... Trong đó có ý kiến cho rằng đại biểu QH thật nhưng chất lượng giả. Theo các ông, trong bối cảnh đó, cần dạy thế hệ trẻ thế nào để chúng trở thành một công dân có ích?”

- Ông Nguyễn Đình Hương: Đó là phản ánh một sự thực.  (VNN 27.2)

Chỉ còn hơn hai tháng trước ngày bầu, nhưng dư luận của nhân dân và một phần trong đảng không tin có một thay đổi gì trong cuộc bầu QH khóa 12.

Từ “tiên phong” chạy xuống tụt hậu, từ “cách mạng” tự diễn biến thành phản cách mạng! Quyền-tiền đã đốt cháy nhân cách!

Đúng ra trong một xã hội dân chủ đa nguyên thì ai cũng có quyền ứng cử, vì đó là một trong những quyền căn bản của công dân. Người dân không phải xin, vì đây là quyền của họ. Các chính quyền đại diện trung thực của dân thì phải minh thị các quyền này trong các đạo luật căn bản và nhất là phải thi hành triệt để. Trong các nước dân chủ đa nguyên, các chính đảng phải xin sự ủng hộ của dân, nếu dân không tin thì không cử vào QH. Nhưng dưới chế độ XHCN ở VN việc này đã theo qui trình đi ngược: Đảng độc quyền nắm toàn quyền bầu cử và cho phép hay không cho phép người dân được ứng cử!  Đây là một nghịch lí trong tiến trình VN hội nhập quốc tế!

Dưới XHCN hiện nay ở VN đảng độc quyền đã tước quyền căn bản này của người dân. Những người có quyền lực đã đi tới lộng quyền. Họ không chịu trả và cũng không muốn trả. Họ coi việc mở rộng thêm một, hai…phần trăm cho người ngoài đảng vào QH là những ân huệ bố thí của họ cho nhân dân!

77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử.  Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!

Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!

Những người cầm đầu chế độ CSVN chủ trương độc quyền và biết rõ việc này là phản cách mạng và trái đạo đức. Chính vì thế họ phải bày ra một số trò thật-giả, làm như họ dân chủ thực, nhưng thật ra là ngụy dân chủ, phản dân chủ để đánh lừa nhân dân. Một trong các trò thật-giả này là giao cho MTTQ làm cơ quan giới thiệu, hiệp thương cho các ứng cử viên vào QH. Như trong các cuộc bầu QH trước đây và cả trong cuộc bầu QH khóa 12 hiện nay cũng thế. Họ giao cho MTTQ vai trò hiệp thương với đảng cầm quyền (tức ĐCS) việc cử đảng viên cũng như các ứng cử viên độc lập ra ứng cử. Họ giao cho MTTQ đứng ra giới thiệu cũng như tổ chức các cuộc vận động bầu cử cho các ứng cử viên. Đảng không đứng ra trực tiếp. Như vậy để chứng tỏ rằng  “đảng ta rất dân chủ”!

Họ trình bày MTTQ như là một tổ chức độc lập với ĐCS; tuyên truyền rằng MTTQ tập trung những nhân sĩ, trí thức độc lập, đứng đắn và làm việc cũng như quyết định chỉ theo lương tâm của mỗi người. Nhưng thực tế ai cũng biết, mà nhất là những người cầm đầu CSVN lại càng biết rõ nhất, MTTQ là do đảng đẻ ra (cũng như Mặt trận Giải phóng miền Nam -MTGPMN trước đây) để chơi trò ngụy dân chủ cho đảng. Phần lớn những người đứng đầu MTTQ hoặc là đảng viên, cảm tình viên của đảng hay là những ông bà “thùng rỗng”. Trong nhiều cuộc họp của MTTQ một số người đã chỉ trích thái độ ngụy dân chủ của đảng. Dân chủ thực thì hoàn toàn không có, nhưng các cách đảng giao cho MTTQ làm trong các cuộc bầu QH chỉ là một cách  “áp đặt dân chủ” mà thôi.

Chính Nguyễn Hữu Thọ, từng làm Chủ tịch QH,  Chủ tịch MTGPMN, Chủ tịch MTTQ nhưng sau Đại hội 6 của ĐCSVN (1986) trong làn sóng hồ hởi của “đổi mới” khi ấy cũng đã tự bộc bạch rằng, suốt bao nhiêu năm giữ các chức vụ này ông ta chỉ được đảng cho làm vai trò của một cây kiểng để thiên hạ ngắm chơi mà thôi, còn ông ta chẳng có quyền hành gì cả! Thành thử Nguyễn Hữu Thọ đã than rằng, mọi thứ gọi là dân chủ, bình đẳng, đoàn kết… mà ĐCSVN đưa ra và hô hào từ trước tới nay chỉ là những cái bánh vẽ mà thôi. Ông Thọ đã than như thế không lâu trước khi ông qua đời. Nhưng ông cũng tiên liệu rằng, đã đến lúc dân ta chán ngấy thứ dân chủ bánh vẽ này và nhất định đứng lên đòi dân chủ đa nguyên, một dân chủ thực sự và điều này sẽ không còn lâu nữa!

Những tiên liệu này đang diễn ra ở VN ngày càng rõ rệt và sâu rộng trong nhiều thành phần; từ những người dân chủ, các tôn giáo, các giới chuyên viên, nhà báo, doanh nhân, tới cả những người trẻ tuổi. Không những thế, nó đang chuyển động cả vào những cán bộ, đảng viên trong ĐCSVN còn biết giữ tư cách và ý thức trách nhiệm. Họ đã chán ngấy những trò dân chủ bịp bợm từ thượng cấp của họ. Họ không còn tin vào những lời hứa cuội của những người đang có quyền lực và đang lộng quyền để tiếp tục tham nhũng và làm giầu bất chính trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.

Những phê bình về các chủ trương độc tài và các đòi hỏi dân chủ và trong sạch trong cuộc bầu QH khóa 12 đúng là những lời cảnh báo khẩn thiết trước dư luận VN và thế giới về những âm mưu đen tối của một số người độc tài bảo thủ trong nhóm lãnh đạo CSVN đang chống lại trào lưu dân chủ và sự hội nhập của VN vào thế giới tiến bộ! Nhưng những đòi hỏi chính đáng và khẩn thiết này đang bị những thế lực đen tối dùng đủ các thủ đoạn tìm cách dẹp đi một cách đáng sợ!

Cho tới nay đại biểu của thế lực này trong BCT là TBT Nông Đức Mạnh và Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ im lặng trước những đòi hỏi chính đáng và cấp thiết phải có bầu cử dân chủ, minh bạch và trong sạch! Một sự im lặng đáng sợ!

(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org  hay www.dcvapt.net)

ÂU DƯƠNG THỆ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Mar 2007 , 08:42
Hãy Làm Một Cái Gì Để Không Ân Hận  

NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Việt Báo Thứ Tư, 3/14/2007, 12:02:00 AM


Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 sau khi BS Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà tù cộng sản được hơn một tháng. Lần đó tôi còn được gặp tại đây cả kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, rồi còn được kỹ sư Nguyễn Phương Anh chở bằng xe gắn máy đến tư gia thăm cử nhân Nguyễn Khắc Toàn (cũng mới được phóng thích do áp lực của dư luận trong và ngoài nước). Dù ngay chiều tối hôm ấy, khi một mình ra khỏi nhà anh Nguyễn Khắc Toàn bị công an Hà Nội chặn giữ vu cáo tiêu thụ tiền giả và bị câu lưu 4 giờ đồng hồ, tôi vẫn coi đó là cuộc hội ngộ trời ban.

Không dễ gì trong sự bao vây, chia cắt và đe doạ của công an mà trong một buổi chiều tôi được gặp gỡ nhiều gương mặt trí thức tiêu biểu của Hà Nội đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đến vậy. Lần thứ hai tôi được gặp LS Nguyễn Văn Đài vào ngày đi dự tang lễ cụ Nguyễn Như Bá, thân sinh tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những yếu nhân khởi xướng phong trào dân chủ từ những ngày đầu tiên. Những phút gặp gỡ ngắn ngủi ấy tuy chúng tôi không nói với nhau được bao nhiêu, nhưng cũng đủ để quý nhau, kính trọng nhau.

Chúng tôi đâu có nhu cầu biến mỗi cuộc gặp gỡ hiếm hoi kia thành một buổi sa lông chính trị. Đáp số về chủ nghĩa cộng sản độc tài phản động, chủ nghĩa đa nguyên tiến bộ, hợp quy luật đã được giải quyết trong các tác phẩm của những nhà triết học uyên bác từ những thập kỉ của thế kỷ XX ở nước ngoài và cả trong nước; và cũng đã được minh chứng bằng thực tiễn mà nhân dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi trải nghiệm. Vấn đề bây giờ là chúng tôi có cơ hội gặp nhau, được nhìn thấy và được bắt tay những con người dị sàng đồng mộng.

Cũng như vậy, tôi được gặp nữ LS Lê Thị Công Nhân chỉ hai lần. Như các bản tin dân chủ đã đăng tải trên mạng ykien.net, thongluan.org.., ngoài vỉa hè và trong nhà tang lễ cụ Nguyễn Như Bá hôm ấy dày đặc công an. Vượt qua những cặp mắt soi mói thù hận vô cớ của một thứ công cụ vô cảm, chúng tôi mang theo tâm trạng chia sẻ đau buồn với tang chủ, nhưng bên cạnh đó vẫn tay bắt mặt mừng vì được gặp nhau. Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại.

Nhìn Lê Thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeane D'arc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp.

Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:

- Cháu có đọc những bài viết của chú!

Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn, và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker... đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục.

Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.

Ngay tại nhà tôi đây; lần thứ hai tôi được gặp cô. Đó là ngày mồng bốn tết Đinh Hợi, sau sự kiện công an Hà Nội đàn áp các nhà dân chủ trẻ tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. Bà Trần Thị Lệ (thân mẫu) và LS Lê Thị Công Nhân đã mang đến gia đình tôi một hân hạnh to lớn. Không phải chỉ có tôi, vợ tôi và những anh em dân chủ Hải Phòng có mặt hôm ấy, phải ngỡ ngàng, bối rối; mà hai người bạn của vợ tôi, nghe vợ tôi giới thiệu cũng phải sửng sốt. Lúc ấy Ông Nguyễn Mạnh Sơn đã rỉ tai tôi khen rằng tôi đã "tổ chức được một buổi gặp gỡ để đời". Nào tôi có công gì trong ngày hôm ấy. Chúng tôi phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho chúng tôi được hội ngộ một lần nữa với cô và lần đầu tiên với mẹ cô.

Tiết trời hôm ấy nóng ấm khác hẳn tiết trời của những cái tết đã qua cộng với không khí nồng nhiệt của những con người chấp nhận hiểm nguy đấu tranh cho lý tưởng dân chủ gặp nhau tạo ra, khiến vợ tôi phải bật quạt máy. Mẹ con LS Lê Thị Công Nhân ăn rất ít. Với Lê Thị Công Nhân, lúc đó tôi chỉ biết cô đã 28 tuổi, chưa xây dựng gia đình; sau này tôi còn biết thêm khi cô chưa hoạt động dân chủ không ít thanh niên thức giả đã coi cô là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời. Rồi tất cả cụp đuôi quay gót khi người chủ vượt qua được cái ngưỡng sợ hãi để bước vào con đường phấn đấu cho nền dân chủ của đất nước, còn họ thì không.

Một ai đó nhắc lại câu trả lời phỏng vấn của bà Trần Thị Lệ trước đài RFA: "Không có lý do nào để một đảng muốn thành lập lại đi xin phép một đảng khác". Lê Thị Công Nhân nói rất ít để nhường lời cho mẹ. Với giọng Nam bộ, thanh, mỏng dễ nghe, vừa sang trọng vừa khiêm nhường bởi được giáo dục trong nền văn hoá nhân bản của chế độ cũ phi cộng sản, Bà Lệ kể lại cho chúng tôi nghe những lần công an Hà Nội chất vấn bà về hoạt động dân chủ của con gái và cái cách trả lời lại họ, vừa bảo vệ được lý tưởng của con, vừa mềm mỏng và thấu tình đạt lý. "Con gái tôi chính nghĩa! Con gái tôi là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam...

Đó là những câu của bà tôi còn nhớ từ đài RFA. "Ai trong chúng ta không có một người mẹ! Ai trong chúng ta không nhận được sự yêu thương lo lắng của người mẹ trên từng bước đi chập chững cho đến tuổi dựng vợ, gả chồng, tránh xa chông gai, hệ luỵ để yên ổn làm ăn, chăm sóc gia đình? Nhưng chấp nhận đặt đôi chân mỏng mảnh như tơ lụa trên con đường dân chủ đầy chông gai và hiểm hoạ này, mấy ai có một người con như LS Lê Thị Công Nhân và một người mẹ như bà? Đấy phải chăng là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam Anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những "người mẹ Việt Nam anh hùng" made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc-Nam gây bao đau thương di hận.

Cuộc vui nào cũng có hồi kết. Khi chỉ còn lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can tường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ, nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công Nhân nhiều phen phải "trần trụi giữa bầy sói" khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị.

Sau buổi hội ngộ hôm ấy, chúng tôi lần lượt bị công an Hải Phòng "mời làm việc". Sẽ chẳng có bài viết này nếu vào chiều ngày 07-3 tôi không được tin luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt qua bản tin và bình luận của giới đĩ bút, đĩ mực trong nước.

***

Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu Tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đã ký kết. Vì các vụ bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, ký được hiệp định thương mại Việt-Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố "khỏi vòng cong đuôi" của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo.

Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích Chính phủ là "chống lại Nhà nước". Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập.

Tôi tha thiết kêu gọi ĐCSVN và lực lượng CAND Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người (trừ xã hội loài vật). Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hãy thận trọng.

"... nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế... không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi!?". Tôi xin nhắc lại đoạn kêu gọi này của nữ luật sư Lê THị CÔNG NHÂN từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California trước khi cô bị bắt; và xin gửi thêm vào đó tiếng nói của tôi với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng: "Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!"

Hải Phòng, đêm 9 tháng 3 năm 2007

(Hải Phòng)

NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. Mar 2007 , 20:24
Cuộc Bầu Cử QH Khóa 12 Đi Về Đâu: Miễn Là Mình Béo, Mặc Thiên Hạ Gầy!
ÂU DƯƠNG THỆ . Việt Báo Thứ Bảy, 3/17/2007, 12:02:00 AM

* Nông Đức Mạnh đã đưa con trai làm UCV đại biểu QH.
* Nguyễn Tấn Dũng tự tấn phong để 100% nhân viên VPCP cử làm UCV đại biểu QH.
* Nguyễn Phú Trọng cho cơ quan kinh tài của đảng xây cao ốc loại cực sang không xin phép.

Những tiếng nói dũng cảm và thắng thắn của nhiều người dân chủ và cả những đảng viên còn biết giữ tự trọng đang công khai lên tiếng chống bầu cử gian lận, chống bầu cử độc quyền và chống việc chọn những người chỉ biết gật vào QH. Nhiều người dân chủ, trong đó có cả những người trẻ, đã bị bắt giam và bị khóa miệng. Làn sóng phản đối chế độ độc tài toàn trị CSVN của quốc tế, đặc biệt Mĩ, EU, Úc và Gia nã đại đang lên cao.

Giữa lúc ấy báo chí trong nước lại vừa đưa tin, Nông Quốc Tuấn vừa được 100% cử tri trong Hội Liên hiệp Thanh niên đề cử làm ứng cử viên (UCV) đại biểu Quốc hội  (QH) khóa 12 sẽ được bầu vào 20.5.07. (1) Nông Quốc Tuấn là con trai của Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư (TBT) ĐCSVN.  Trước Đại hội 10 (4.06) có tin là ông Mạnh cũng đã tính dùng ảnh hưởng riêng vận động để đưa cậu ấm vào làm Ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) khóa 10, nhưng vì kẹt vụ PMU 18 thành thử ý đồ này phải bỏ sang một bên. Nay QH 12 sắp được bầu. Đây là một cơ hội mới để tiến thân, nên người đứng đầu đảng sau khi củng cố được địa vị đã tự cất nhắc “hoàng tử“ vào làm UCV đại biểu “cơ quan có quyền lực cao nhất“ là QH. Hành động này chứng tỏ rõ ràng là, người đứng đầu chế độ đang  giữ chỗ, chia phần, chia quyền và chia tiền cho con cháu!

Khi vụ tham nhũng động trời PMU 18 được khui ra vào cuối năm 2005, báo chí trong nước đã nêu cả con rể của Nông Đức Mạnh cũng đã được chia chác béo bở trong vụ này. Vào đầu năm 2006 Tướng Võ Nguyên Giáp đã công khai đòi phải bàn vụ PMU 18 ra trước ĐH 10 và trong cuộc gặp riêng đã yêu cầu Nông Đức Mạnh nên tôn trọng qui định của TUĐ là trên 65 tuổi thì không nên ra ứng cử chức TBT nữa. Khi ấy được nhóm Đỗ Mười và Lê Đức Anh đứng đằng sau ủng hộ, nên ông Mạnh không chỉ cấm không cho bàn vụ PMU 18 trong ĐH mà còn quyết giữ cho được chức TBT, bất kể qui định của đảng! (2)

Trong tư cách TBT, người đứng đầu chế độ Nông Đức Mạnh đang giao giảng “đạo đức cách mạng“ cho đảng viên và nhân dân. Trong dịp kỉ niệm 77 năm thành lập ĐCSVN 3.2.07 Nông Đức Mạnh đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM“!  Trong dịp này Nông Đức Mạnh đã lên giọng đạo đức, kết tội những đảng viên thờ cá nhân chủ nghĩa là chỉ lo thu vén làm giầu cho bản thân, gia đình, “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy“. Ông Mạnh còn nhắc lại câu của HCM là “Họ [những người theo chủ nghĩa cá nhân -ghi chú của người viết] tham danh trục lợi lợi, thích địa vị, quyền hành“. Cuối cùng người đứng đầu chế độ đã vỗ ngực lên tiếng dạy bảo thiên hạ: “Thay mặt BCH TUĐ,tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM“.(3)

Trong Hội nghị Trung ương 3 (7.06) Nông Đức Mạnh đòi các Ủy viên TUĐ phải làm gương trong “nói thì phải  làm“:

“Muốn cho các cấp "nói thì phải làm", trước hết từng đồng chí Ủy viên Trung ương chúng ta phải gương mẫu. Mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng và gia đình của mình phải là tấm gương trong xã hội về cuộc sống trong sạch, liêm khiết.“(4)

Đòi hỏi bản thân người lãnh đạo phải gương mẫu cũng đã được Nông Đức Mạnh từng đưa ra trong lễ Quốc khánh 2.9.01 của chế độ:

“Tôi cho rằng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ bản thân người cán bộ, đảng viên. Đối với ngừơi lãnh đạo thì sự gương mẫu và trong sạch của bản thân và gia đình cùng với sự quyết tâm và dũng cảm đấu tranh là những yếu tố quan trọng hàng đầu, bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh này.“ (5)

Nhưng căn cứ vào những việc làm của Nông Đức Mạnh thì ai cũng thấy, ông Mạnh trước sau chỉ lo thu vén cho bản thân, không những thế còn dùng ảnh hưởng để cất nhắc con trai và bảo vệ con rể! Giữa nói và làm của người cầm đầu chế độ trái nghịch với nhau như trắng với đen, đêm với ngày!

Ngày 9.3 tờ báo điện tử “Chính phủ“ đã đưa tin, trong cuộc họp của Văn phòng chính phủ (VPCP) “100% cử tri VPCP tín nhiệm tuyệt đối ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XII là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng“ (6). Việc dùng nhân viên VPCP dưới quyền của mình làm “cử tri“ cử mình làm UCV đại biểu QH quả thật là ông Dũng đang làm trò dân chủ áp đặt, dân chủ hình thức…Một việc mà nhiều cán bộ trung  và cao cấp đang tố cáo và phê bình trên báo chí về các trò múa rối chung quanh việc “cơ cấu“ đưa người của phe phái mình vào QH. Trong đó họ cố tình chọn sẵn, loại những người có tài đức nhưng không phải là đảng viên, đồng thời cũng không cho nhân dân quyết định! (7)

Nhưng mới chỉ cách đó ít ngày, trong dịp nói chuyện trực tuyến (online) vào ngày 8.2 lần đầu tiên trong tư cách Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố hoàn toàn khác. Ông Dũng cho rằng, trong việc chọn người ra giúp nước thì phải  để cho nhân dân “được lựa chọn một cách công khai và dân chủ nhất“, nghĩa là “thực sự dân chủ“ chứ không nên “dân chủ hình thức“ :

“Có rất nhiều việc phải làm, nhưng theo tôi giải pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất vẫn phải là thực sự dân chủ, phải được lựa chọn một cách công khai và dân chủ nhất. Quần chúng nhân dân sẽ rất sáng suốt lựa chọn người lãnh đạo của mình và sẽ lựa chọn đúng người có tâm, có tài nếu như chúng ta thực sự dân chủ, không dân chủ hình thức”. (8)

Thế nhưng ngày 9.3 chính Nguyễn Tấn Dũng lại bắt người dưới quyền cử mình ra làm UCV đại biểu QH. Rõ ràng nói và làm của Nguyễn Tấn Dùng hoàn toàn trái ngược với nhau. Cách nói một đằng làm một nẻo như thế  ông Dũng đã tự tố cáo chính mình đang chỉ nói dối nhân dân. Đã thế, vào cuối buổi trực tuyến nói trên, khi trả lời một người dân đặt câu hỏi, ông ghét nhất và yêu gì nhất, thì Nguyễn Tấn Dũng đã không ngượng miệng hùng hổ tuyên bố: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối.“ (9)

Như vậy, các tuyên bố và hành động đầy mâu thuẫn nhau đã chứng tỏ rằng, Nguyễn Tấn Dũng đang chửi chính Nguyễn Tấn Dũng. Tư cách người cầm đầu chính phủ mà như thế!

Không phải chỉ trong VPCP làm công việc tấn phong Thủ tướng làm UCV đại biểu QH, mà cả bộ Công an cũng làm như vậy.  Ngày 10.3 Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh và 4 Thứ trưởng cũng đã được các “cử tri“ trong bộ này cử 100% làm UCV đại biểu QH ! (10) Trong ít ngày tới chắc chắn sẽ có hàng loạt các cơ quan đảng, nhà nước, quốc hội và Mặt trận Tổ quốc sẽ tổ chức cho “cử tri“ dưới quyền tiến cử “100%“ những người đứng đầu các cơ quan này ra làm UCV đại biểu QH. Dân chủ XHCN “dân chủ“ gấp ngàn lần dân chủ đa nguyên là như thế!

Giữa khi ấy nhiều tờ báo ở trong nước đang đưa tin, một tòa nhà chọc trời “M5 Nguyễn Chí Thanh“ đang xây 31 tầng cao 125 trên đường Nguyễn Chí Thanh ở ngay trung tâm tốt nhất của Hà nội đã xây từ đầu năm 2006 nhưng đã không có giấy phép gì cả. Theo báo chí trong nước cho biết: “đây là tòa chung cư, văn phòng cao cấp tọa lạc trên con đường đẹp nhất Việt Nam. Dù phải đóng trước một khoản tiền lớn và sau 18 -24 tháng nữa mới bàn giao nhà, nhưng hiện các căn hộ tại đây đã bán gần hết. Giá thấp nhất của một căn hộ trên 2 tỷ đồng. “(11)  Tòa cao ốc này chiếm môt khu đất trên 4.000 m2, tổng mức đầu tư lên tới hơn 330 tỷ đồng. Cơ quan chủ quản của cao ốc này là Ban Tài chính quản trị Thành ủy Hà Nội, tức là thuộc đảng ủy ĐCSVN ở thành phố Hà nội.

Chính vào thời gian tòa cao ốc được bắt đầu xây thì Nguyễn Phú Trọng còn làm Bí thư Thành ủy Hà nội, tức là Ban Tài chánh quản trị Thành ủy Hà nội dưới quyền của ông. (Mãi tới cuối tháng 6.06 ông Trọng mới được “bầu“ làm Chủ tịch QH). Việc Ban Tài chánh quản trị Thành ủy Hà nội xây tòa cao ốc 31 tầng, cao 125 mét để làm chung cư loại sang và văn phòng cao cấp cho thuê với giá thuê rất cao không thể cơ quan Bí thư Thành ủy, đứng đầu lúc đó là Nguyễn Phú Trọng, lại không biết! Việc này chỉ có thể giải thích là, Ban Tài chánh quản trị Thành ủy Hà nội là một cơ quan kinh tài cho đảng tại thủ đô, nên ông Trọng đã để cho Ban này tự quyền mà không phải xin phép các cơ quan khác trong thành phố, như sở Xây dựng thành phố. Như vậy thì Nguyễn Phú Trọng đã lộng quyền và ngồi xổm trên luật pháp!

Việc tòa cao ốc loại cực sang này xây không có phép không phải là trường hợp duy nhất. Báo chí trong nước đang đưa tin nhiều tòa nhà cao ốc khác đã xây dựng trái phép, hay tự ý xây cao hơn theo giấy phép! Đấy là chưa kể trong thời gian gần 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà nội, Nguyễn Phú Trọng đã để cho hàng trăm biệt thự công và hàng ngàn nhà công chuyển thành nhà tư biến thành tài sản riêng của các quan tai to mặt lớn với giá bán rẻ như cho. Trong số những người được mua biệt thự và nhà rẻ có cả những người dưới quyền và thân tín của ông Trọng. Chính vì thế trong thời gian gần đây, báo chí trong nước khui ra một số vụ các tham quan đã biến “nhà công thành nhà ông“ và dư luận rất bất bình thì không bao lâu đã có lệnh phải ngưng lại! (12) Tất cả những việc này giải thích là trong thời gian làm Bí thư thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng hoặc đã lộng quyền quyết định qua mặt Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Hà nội, hoặc đã bất lực để cho cấp dưới tự do tung hoành bất chấp luật pháp!

*          *          *

Nói tóm lại, Nông Đức Mạnh, người đứng đầu chế độ, đang giao giảng đạo đức cách mạng là, đòi những người đứng đầu các cơ quan phải tự làm gương, đừng có thu vén cho bản thân và gia đình. Nhưng chính ông ta đã chỉ thu vén cho bản thân cố bám chặt ghế TBT bất chấp qui định chung của TUĐ, nay còn đang dùng uy quyền để đưa con trai ra làm UCV đại biểu QH để chiếm ghế, hôi của và bao che cho con rể trước tội tham nhũng!  Còn Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu chính phủ tuyên bố chống “dân chủ hình thức“, đòi phải để cho dân được quyền tự lựa chọn. Nhưng chính ông Dũng lại bắt các nhân viên VPCP đóng vai cử tri đề cử 100% để mình làm UCV đại biểu QH!  Như vậy ông Dũng từng tự đề cao “ghét nhất, giận nhất là sự giả dối“, nhưng chính ông ta lại là người đối trá công khai và trắng trợn nhất! Thế rồi Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu QH và là Trưởng ban Bầu cử QH khóa 12, nhưng suốt gần 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà nội đã qua mặt pháp luật để cho cơ quan kinh tài của đảng chiếm đất tốt nhất ở Thủ đô xây cao ốc loại thật sang, cho thuê rất đắt nhưng lại không xin phép cơ quan nào cả! Đã thế vẫn nhẩy lên làm Chủ tịch QH và đang chuẩn bị tổ chức bầu cử QH gian lận!

Hiện cả ba người cầm đầu đảng, cầm đầu chính phủ và cầm đầu QH Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng lại đang phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM“ và tổ chức bầu cử QH khóa 12. Họ đang hô hoán giao giảng đạo đức, vỗ ngực chống chủ nghĩa “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy !“. Nhưng thực tế đang cho thấy, những hành động hiện nay của họ đã chứng tỏ, chính ba người đứng đầu đảng, chính phủ và QH lại đang là ba người  tôn thờ và áp dụng triệt đế nhất chủ nghĩa “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy !“

Các âm mưu “cơ cấu“ chỉ dành cho mình, thân nhân và vây cánh nhẩy vào giữ ghế, chia phần trong QH và tìm cách loại những người có tâm trí, rõ ràng là đang thờ chủ nghĩa cá nhân, “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy“!  Nay họ còn nhân danh người sáng lập chế độ để bắt những người khác phải tự cúi mình. Âm mưu này chắc chắn không thể che dấu được ai, kể cả những đảng viên còn có lòng và biệt tự trọng! Những ý đồ đen tối của họ đang chà đạp quyền tự quyết của nhân dân, phản dân chủ và vi phạm nhân quyền, đi ngược với quyền lợi của đất nước và ngăn cản VN hội nhập vào dòng chẩy tiến bộ của nhân loại! ?

-----------------------------
Ghi chú:

1. Tiền phong 10.3.07

2.  Âu Dương Thệ, sự im lặng đáng sợ của Nông Đức Mạnh, www.dcpt.org, trang thời sự 2006

3.  Nhân dân 3.2.07

4. Tạp chí Cộng sản số 16,tr. 6

5. Nông Đức Mạnh, Tìm một mô hình mới, cách làm mới, biến Nghị quyết ĐH 9 của đảng thành hiện thực, Nhân dân 2.9.01. Âu Dương Thệ, Nông Đức Mạnh lãnh đạo hay quản gia? Cách chống tham nhũng của Nông Đức Mạnh, tạp chí Dân chủ & Phát triển, số 22, 1.2002, tr. 4-11

6. Báo điện tử Chính phủ 9.3.07

7.     Điển hình như nguyên UV TUĐ, Phó TB Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương, Phó Văn phòng Thường trực QH Trần Quốc Thuận, TS Lê Đăng Doanh, GS Phan Đình Diệu, GS Dương Trung Quốc…, Xem www.dcpt.org, trang thời sự 2007

8. Tiền phong 9.2

9.Báo điện tử Chính phủ 9.2

10.  Công an Nhân dân 10.3

11. Vietnamexpress 9.3,Lao động 10.3, Tiền phong 10.3

12.  Âu Dương Thệ, Ban Chỉ đạo phòng và chống tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu chỉ là hổ không răng! www.dcpt.org, trang thời sự 2006

(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org     hay    www.dcvapt.net)

ÂU DƯƠNG THỆ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Mar 2007 , 20:30
LS Lê T.C.Nhân Phát Biểu Truớc Khi Bị Bỏ Tù  
TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 3/20/2007, 12:02:00 AM


LS Lê Thị Công Nhân

Tổ chức Nhân Quyền Human Right Watch có nhận xét những vụ bắt bớ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân… gần đây là tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất của CSVN trong hai mươi năm qua.

Sau khi được vào WTO, được hưởng quy chế PNTR và được bỏ ra khỏi danh sách CPC, CSVN đã cho thế giới thấy bộ mặt thật, cai trị nhân dân VN bằng bạo lực. CS đã thành công trong việc dùng tù đày để đe dọa sự nổi dậy dành quyền sống của nhân dân Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công, 28 tuổi, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến, thành viên Khối 8406, đang bị tù đày, bà đã gởi ra ngoại quốc lời kêu gọi,  ước mong báo giới quốc tế cũng như đồng bào ở hải ngoại   trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói nhân quyền một cách mạnh mẽ, để giúp đỡ cho ngưòi dân đang sống trong một đất nước bé nhỏ, nghèo khó, lạc hậu như VN.

Đang sống trong chế độ không luật pháp như CSVN mà Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã can đảm, can trường đấu tranh,  nói lên tiếng nói cho 80 triệu đồng bào VN. Với tinh thần bất khuất này bà quả là một anh thư của thời đại, xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

Trong lúc Bà đang bị giam cầm trong lao tù, chúng ta ở ngoài có bổn phận phải tranh đấu cho họ, cho đồng bào VN. Chúng ta nên lên Quốc Hội HK, đi vào Bộ Ngoại Giao HK, viết cho Toà Bạch Ốc, viết lên mặt báo, vận động với những nhà ngoại giao ở hải ngoại, cho thế giới biết tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay ở VN để làm áp lực tối đa trả tự do  tức khắc cho những nhà đấu tranh  này…

Kính mời đồng bào đọc lời phát biểu của Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội trước khi Bà bị CS bắt bỏ tù:


“Thực sự tôi không thể đoán đuợc việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với  tất cả lương tâm, trách  nhiệm  của mình đối với  đất nước  Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới  cùng  cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. Trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người VN. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN  đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn dìm đất nứơc VN trong tăm tối  về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu  về mặt văn hóa,  kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cũng  như của chính những người CS thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có.

Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bi đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra …

Tôi đã được sinh ra là một con người thì tôi có đầy đủ nhân quyền cơ bản mà đấng tạo hóa đã ban ra cho tôi  và  tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi.

Những gì tôi đã làm được tuy hết sức là nhỏ bé, nhưng nếu như mỗi  cá nhân chúng ta  đừng  thờ  ơ,  nghĩa là chưa ủng hộ hay  ủng hộ rồi mà chưa tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.

CS đã hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc VN sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ hãi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói mình là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài tức là xã hội  sẽ có nhiều những người con VN tiếp tục những công việc mà tôi đang làm. Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho người dân VN.

Kính thưa các vị khách  quốc tế, những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng đã thể hiện  sự quan tâm và ủng hộ của quý vị cho công cuộc đấu tranh của chúng tôi,  thật sự là vô cùng quý báu và xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi có thể nói một cách ngắn gọn là - tôi tri ân quý vị.

Nhà cầm quyền Việt Nam, tôi xin khẳng định với tư cách là một người dân VN bình thường và tôi mong quý vị hiểu được điều đó là CS VN xuất phát từ một nền văn hóa thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phân nhân bản và bạo lực để đàn áp, để trấn áp với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý,vô chính trị và có thể nói là phi pháp. Đó là tịch thu tất cả quyền lãnh đạo đất nước và xã hội vào một nhóm ngưòi nhỏ bé và trường kỳ thực hiện thi hành chế độ độc tài.

Tất cả những điều đó đã tạo nên một tâm lý chủ nhân và họ rất sợ trước những áp lực quốc tế, trước tiếng nói của đất nước văn minh, những tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Tại sao họ sợ, họ sợ là vì nơi đó có một sức mạnh rất là lớn trên trường quốc tế  mà bản thân của những người Việt nam của chúng tôi ở quốc nội thì không nói được, nhưng ở những nước văn minh và phát triển …tôi rất mong muốn không chỉ trong trường hợp khẩn nguy như hiện nay mà báo giới quốc tế, cũng như những người có đời sống tâm linh trên tòan thế giới hãy nói lên tiếng nói của mình một cách mạnh mẽ, một cách kịp thời để sau này không có những giây phút hối hận rằng chúng ta đã không làm hết sức mình, đã không dùng hết sức mình trong khi chúng ta có thể làm được nhiều hơn   để giúp đỡ  cho người dân đang sống ở một cái đất nước bé nhỏ, nghèo khó và lạc hậu như VN.

Những người dân đó đã can đảm chấp nhận tất cả những hy sinh về vật chất về an ninh cá nhân để nói lên tiếng nói lương tri của mình, chỉ mong lấy lại những nhân quyền cơ bản nhất  của một con người, mà những điều đó đã bị chế độ độc tài CSVN không những đã cướp đi mà còn chà đạp và thủ tiêu hằng chục năm đằng đẳng vừa qua và sẽ còn tiếp tục tùy thuộc vào công cuộc đấu tranh của chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả.

Một lần nữa tôi xin khẳng định những sự đàn áp này không làm ảnh hưởng tiêu cực được đến phong trào đấu  tranh của khối 8406 của Đảng Thăng Tiến VN.

(Sau một thời gian bị gọi lên công an thẩm vấn, khám xét văn phòng tư gia thì vào lúc 10 giờ sáng 6 Tháng Ba, 2007, sáu công an mặc thường phục đã đến nhà nữ Luật Sư Lê thị Công Nhân đọc lệnh bắt giam bốn tháng để điều tra và khởi tố về tội gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa VN. Theo luật của CSVN, thời gian giam giữ này có thể kéo dài tới 16 tháng mà không cần xét xử.)

TUYẾT MAI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dang_My vào ngày 23. Mar 2007 , 11:43

dacung wrote on 19. Mar 2007 , 20:30:
LS Lê T.C.Nhân Phát Biểu Truớc Khi Bị Bỏ Tù  
TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 3/20/2007, 12:02:00 AM


LS Lê Thị Công Nhân

Tổ chức Nhân Quyền Human Right Watch có nhận xét những vụ bắt bớ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân… gần đây là tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất của CSVN trong hai mươi năm qua.

Sau khi được vào WTO, được hưởng quy chế PNTR và được bỏ ra khỏi danh sách CPC, CSVN đã cho thế giới thấy bộ mặt thật, cai trị nhân dân VN bằng bạo lực. CS đã thành công trong việc dùng tù đày để đe dọa sự nổi dậy dành quyền sống của nhân dân Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công, 28 tuổi, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến, thành viên Khối 8406, đang bị tù đày, bà đã gởi ra ngoại quốc lời kêu gọi,  ước mong báo giới quốc tế cũng như đồng bào ở hải ngoại   trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói nhân quyền một cách mạnh mẽ, để giúp đỡ cho ngưòi dân đang sống trong một đất nước bé nhỏ, nghèo khó, lạc hậu như VN.

Đang sống trong chế độ không luật pháp như CSVN mà Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã can đảm, can trường đấu tranh,  nói lên tiếng nói cho 80 triệu đồng bào VN. Với tinh thần bất khuất này bà quả là một anh thư của thời đại, xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng, Bà Triệu.


-----




LÊ THỊ CÔNG NHÂN


Tội duy nhất của em là lòng yêu nước
Em cất cao lời kêu gọi:
" Xin mọi người đừng sợ hãi,
xin mọi người cùng chung tay
cho cuộc đấu tranh vì TỰ DO DÂN CHỦ.
Đối với tôi"
"đi tù chưa phải là điều tồi tệ nhất
vì lương tâm vì lòng tự trọng,
tôi không bao giờ đầu hàng, thoả hiệp"
Nhân loại văn minh bừng bừng phẫn nộ
biểu tình phát tờ rơi, xin chữ ký
l ên án CSVN u mê, tàn bạo
Từ Canađa, Hoa kỳ, châu Âu, châu Úc
các chính trị gia uy tín
các tổ chức nhân quyền của 33 quốc gia tiên tiến đòi tự do ngay
cho LÊ THỊ CÔNG NHÂN
cho NGUYỄN VĂN ĐÀI, cho NGUY ỄN VŨ BÌNH
cho tất cả tù nhân chính trị lương tâm
đang bị CS giam cầm đầy đoạ

Cảm ơn LÊ THỊ CÔNG NHÂN
Tiếng nói dũng cảm của em
đã tiếp bước cho chúng tôi sức mạnh.
Chúng tôi tự hào vì em
Đất nước tự hào vì em
Người con gái ngoan cường dũng cảm của mình
đã hiến dâng sức lực cho cuộc đấu tranh
để giành lấy những giá trị thiêng liêng
những khát vọng ngàn đời:
NHÂN QUYỀN - TỰ DO - DÂN CHỦ.

Phải trả tự do
cho LÊ THỊ CÔNG NHÂN!
Cả loài người đang đứng về em.

Ngày 13-3-2007
Xuân Phong



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 25. Mar 2007 , 06:36
Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Nguyễn Hữu Đang,NVLý,N.V.Đ và báo nhân dân

TƯỞNG NĂNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Năm, 3/22/2007, 12:02:00 AM

Trên báo Nhân Dân chỉ có… tin buồn, tin cáo phó là tin cậy được.(Bùi Tín)
Qua tác phẩm Miền Thơ Ấu, tôi có dịp quen biết với nhà văn Vũ Thư Hiên. Từ đó, mỗi khi có dịp, chúng tôi thường nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm về… chim và cá.

Những con chim sáo, chim ri, chim sẻ… nơi quê nội của ông – lạ thay – giống y hệt như những con chim sẻ, chim ri, chim sáo… hay quanh quẩn nơi sân trường tiểu học của tôi. Những chú cá rô, cá trê, cá giếc (xinh sắn) mà ông Vũ Thư Hiên bắt được trong những cái ao con – ở một thôn làng xa xôi, nơi châu thổ sông Hồng – cũng thế. Cũng giống y (trang) như những chú cá rô, cá trê, cá giếc… ở Hồ Xuân Huơng – khi tôi còn trẻ dại. Chúng giống từ cách lên tăm, đến cách ăn mồi, và cách vẫy vùng khi đã bị mắc câu.

Những sinh vật bé bỏng, thân thiết của Miền Thơ Ấu (xa lắc, xa lơ đó) đã giúp cho chúng tôi sống qua được nhiều buổi chiều đông lạnh lẽo, và nhạt nhẽo – nơi xứ lạ – trong tâm cảm bồi hồi.

Cũng có lúc chúng tôi cũng bị… lạc đề, nói (lộn) qua chuyện khác:

Có lần tôi vớ phải khúc sắn ôi trong suất cơm độn, nhựa sắn nhầy nhụa như tinh dịch. Tởm quá, giận quá, tôi quẳng nó xuống hầm trú ẩn. Thế rồi đêm đến, bụng quặn lên vì đói, chịu không nổi, tôi lại phải sờ soạng trong bóng tối tìm khúc sắn vứt đi, lấy miếng giẻ cũng chẳng sạch gì lau cái nhựa gớm ghiếc ấy đi mà nhai trệu trạo chút tinh bột lẫn đất cát. Nhai khúc sắn mà nước mắt ứa ra... (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, 2ed. Văn Nghệ, 1997, 565).

Cái gì chứ ở tù và chịu đói thì tôi cũng… có biết qua nên (sốt sắng) đáp lễ bằng chuyện những củ khoai sùng, vẫn thường được phân phát mỗi sáng, trong những trại cải tạo, ở miền Nam:

– Phải ăn khoai sùng có lẽ đỡ tởm hơn sắn ôi nhưng cũng không dễ dàng gì. Cái khó là mình phải biết ăn đúng lúc. Nhận phần củ khoai cho bữa sáng, vừa để lên mũi đã biết là nó bị sùng thì đừng ăn ngay. Cứ cất đấy. Đợi lúc được giải lao, khi mà mặt trời đã lên độ hai sào, mồ hôi đã rơm rớm ra ở trán, và cơ thể đã sắp run lên vì quá đói thì… khoai nào cũng là khoai cả – kể cả khoai sùng!

Tưởng vậy là kể như… huề nhưng không phải vậy. Sau cái đận đói khoai ấy, có hôm tôi đang say mê tả cảnh những con chim chào mào lông vàng – bận rộn ríu rít, tíu tít, và líu lo trên những cành mai đen thẫm và chín mọng, vào những trưa hè ở Đà Lạt – thì chả hiểu sao ông Vũ Thư Hiên bỗng rũ người ra, rồi băn khoăn nhắc đến một kỷ niệm buồn (thiu) ở Bất Bạt, Sơn Tây:

“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội…

Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới”.

“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt”. (sđd, trang 527).

Cái cảm giác chán ngán – ngán, có lúc, đến muốn buồn nôn – khi phải đọc những tờ báo của nhà nước CHXHCNVN thì tôi cũng đã trải qua, và không phải chỉ một (hoặc đôi) lần. Tôi còn nhớ, báo Nhân Dân, số ra ngày 8 tháng 3 năm 2001, có một bài viết tựa là “Dư Luận Phê Phán Những Việc Làm Sai Trái Của Ông Nguyễn Văn Lý.” Chỉ cần đọc thử vài câu là sẽ ớn (chè đậu) lên tới óc:

“Sau khi báo Nhân Dân đăng bài viết về hành vi tiếp tay cho các thế lực thù địch của linh mục Nguyễn Văn Lý (số ra ngày 6/3), đông đảo bạn đọc cả nước đã gọi điện thoại, gửi thư hoan nghênh báo kịp thời phê phán luận điệu, hành động sai trái của linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghiã của linh mục này”.

“Phóng viên báo Nhân Dân xin ghi lại một số ý kiến của đồng bào giáo dân. Nội dung như sau:

“Gặp chị Bùi Thị Thìn là giáo dân trước cửa nhà thờ giáo xứ Đa Minh 190 Lê Văn Sĩ, phường I, quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) tôi hỏi chị biết chuyện một linh mục tên Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi lời chứng cho quốc hội Mỹ tiếp tay cho các hoạt động của những kẻ thù địch can thiệp vào nội bộ của nước Việt Nam ta? Chị nói:

– Tôi có được nghe qua báo chí và giáo dân xì xào.

– Ý kiến của chị việc này thế nào?

– Tôi chẳng hiểu thế nào mà Quốc hội Mỹ lại cứ ‘xía’ vào việc của người khác. Còn ông linh mục Lý sao lại đi làm cái việc phản dân, phản nước như vậy? Cứ xem ở Sài Gòn này, Nhà thờ Đức Bà ngay trước cửa Hội trường Thống Nhất có phải rào chắn gì đâu, có ai phá phách cấm đoán ai tự do tín ngưỡng gì…”.

Được hỏi về chuyện ông linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi ‘lời chứng’ cho Quốc hội Mỹ, ông Mai Phúc Kiến, một giáo dân xứ Tân Việt, rất phẫn nộ cho rằng việc làm của ông Lý chẳng khác gì kẻ phản bội đất nước. ‘Lời chứng’ của ông Lý hoàn toàn xuyên tạc, xúc phạm đất nước, xúc phạm giáo dân, vì từ khi cách mạng đến giờ ở Việt Nam chưa bao giờ có chuyện nhà nước đàn áp, cấm đoán tôn giáo”.

Cũng báo Nhân Dân, gần đây, số ra ngày 26 tháng 2 năm 2007 có một bài viết khác, cũng về linh mục Nguyễn Văn Lý, và cũng với cái giọng điệu (dối trá và trơ tráo) tương tự:

“Vừa qua, cơ quan công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có đủ chứng cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lý theo tội danh được quy định tại điểm C, khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự, “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”

“Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946 tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được phong Linh mục năm 1974. Từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Văn Lý đã có nhiều hoạt động chống phá đất nước Việt Nam…”.

“Được Nhà nước mở lượng khoan hồng, nhưng Nguyễn Văn Lý không ăn năn hối cải, mà ngược lại, đã liên tiếp vi phạm pháp luật”.

Mười hôm sau, ngày 3 tháng 7 năm 2007, báo Nhân Dân lại xuất hiện một bài báo nữa – tuy đề cập đến hai người khác, nhưng vẫn cứ cùng một giọng (nhâng nháo và hàm hồ) cố hữu:

“Ngày 6/3, Phòng An ninh điều tra (PA24) Công an Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam hai đối tượng Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân, kiêm Giám đốc Công ty TNHH dịch thuật và tư vấn Việt Luật, cùng luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, làm việc tại văn phòng luật sư này, vì đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” “Theo Phòng PA24, Nguyễn Văn Đài là kẻ chủ mưu, Lê Thị Công Nhân là đồng phạm. Bọn chúng đã tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng, cấu kết với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, chống phá Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng...”

Lúc mà Vũ Thư Hiên chuyển từ Hoả Lò lên trại Bất Bạt ở Sơn Tây, và vồ vập đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi “thừ ra thất vọng,” là khoảng đầu năm 68. Vào thời điểm này, ông Trần Trung Việt, một người bạn khác của tôi, vừa mới chào đời. Bốn muơi năm sau, sau khi đọc lệnh bắt giam Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, ông bạn trẻ của tôi đã “phán” một câu – chắc Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: NGUYỄN HỮU ĐANG, NG.V. LÝ NG.V. ĐÀI VÀ BÁO NHÂN DÂN nịch, như sau: “Vẫn là thứ ngôn ngữ của trình độ văn minh đấu tố, văn minh cải cách ruộng đất …”.

Tôi e rằng Trần Trung Việt chỉ nói cho… đã miệng vậy thôi, chứ đương sự e chưa bao giờ có dịp (thực sự) thưởng thức cái thứ ngôn ngữ đấu tố của thời cải cách ruộng đất. Nhân tiện, xin ghi lại đây một đoạn ngăn ngắn, cũng trích dẫn từ báo Nhân Dân – phát hành vào thời điểm đó – ngày 11 tháng 5 năm 1958, để mọi người cùng… thưởng lãm: “… Trần Dần vốn là một tay tự cho mình có nhiều thủ đoạn nhất trong việc xúi giục, lôi kéo đồng loã hoạt động phá hoại, vậy mà có lần phải nói về Nguyễn Hữu Đang: “Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được!”. “Nhưng cũng chính vì vậy mà Nguyễn Hữu Đang rất thích hợp với vai trò chỉ huy của hắn trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm, vì phương pháp hành động của bọn phiến động này chủ yếu là gây chia rẽ nội bộ, lừa bịp dư luận, phỉnh phờ quần chúng để đi đến âm mưa rối loạn bằng cách làm áp lực trong và ngoài tổ chức… Toàn bộ hoạt động phá hoại của bọn đó đều mang dấu tích rõ rệt của bàn tay Nguyễn Hữu Đang”

Từ Nguyễn Hữu Đang, đến Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Đài là ba thế hệ người dân Việt. Cả ba đều bị báo Nhân Dân vu vạ, đe doạ một cách vô cùng trắng trợn và bỉ ổi.

Nhà hoạt đông văn hoá Nguyễn Hữu Đang, có thể, bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “dư luận” của báo Nhân Dân nhưng linh mục Nguyễn Văn Lý thì không, và luật sư Nguyễn Văn Đài cũng không. Lâu lắm rồi, ở Việt Nam không còn ai đọc tờ báo Nhân Dân nữa – kể cả những người tù (biệt giam) thường xuyên đói ăn và thèm đọc, như ông Vũ Thư Hiên.

Thuở còn sinh thời – khi trả lời phỏng vấn của đài Radio France International – Nguyễn Ngọc Lan đã phát biểu rằng ở Việt Nam khi cả nước thiếu giấy, thiên hạ vẫn xếp hàng mua báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc mà để dùng vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.”(Robert Templer, Shadows And Wind, Penguin Books, New York, 1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì ổng (nhứt định) không chịu nói.

Người phương Tây không mấy khi nói năng úp mở hay “bóng và gió” theo kiểu đó. Tác giả cuốn sách vừa dẫn, ông Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho Agence France–Press tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 – đã thản nhiên tuyên bố: ”Dân Việt mua báo Nhân Dân để dùng trong cầu tiêu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.”

(Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).

Những chuyện (thổ tả) đại loại như vậy, ai cũng biết. Kể cả những người đã rời Việt Nam khi còn trẻ thơ, và chỉ vừa trở về thăm lại quê hương độ một hai tuần:

“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài truyền hình. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người vội tắt máy truyền hình đúng giờ có tin tức…để làm những công việc khác trong giờ tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh…” (Hoàng Mai Đạt, Giữa Hai Miền Mưa Nắng, Văn Nghệ, 1999, 200). Vào nhà vệ sinh thiên hạ mới cầm đến tờ báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc, mà để dùng vào chuyện khác!

Tưởng Năng Tiến



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dang_My vào ngày 31. Mar 2007 , 19:45


Thiên Chúa hằng ở bên Linh mục Nguyễn Văn Lý như một trang chiến sĩ oai hùng



Vào đúng ngày 30/03/07 lúc 6 giờ sáng bên VN, tức 1 giờ sáng bên Ðức Quốc, điều tôi có thể làm cho cha Lý và những chiến sĩ đấu tranh Dân Chủ: Anh Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, chị Hoàng Thị Anh Ðào, chị Trần Thị Lê Hằng… trong giờ phút tập quyền tay sai CSVN đưa cha Lý và những nhà đấu tranh dân chủ ra tòa, riêng đối với tôi hữu hiệu nhất, đó là lời cầu nguyện, đó là Thánh Lễ, trong giây phút này.

Tôi lấy bài đọc Thánh Thư trong ngày, tuần thứ năm mùa chay. Bỗng dưng tôi thật xúc động khi đọc những lời trong kinh thánh, thật phù hợp với tình huống hiện nay của Lm Lý, cũng như của những vị chiến sĩ Dân Chủ Hòa Bình bị mang ra tù hiện nay.

Bài thánh thư như sau:

“Con nghe biết bao người vu cáo:
“Tố cáo đi, ta hãy tố cáo nó đi!
Biết đâu nó sẽ mắc hớ và ta sẽ thắng được nó, và ta sẽ báo thù được nó
Nhưng Gia vê hằng ở với con như một trang sĩ oai hùng,
bới thế những kẻ bách hại con, sẽ thất điên bát đảo, và nhục nhã ê chề:
đó là một nỗi nhục muôn đời không thể quên.
Lạy Thiên Chúa các đạo binh,
Ðấng dò xét người công chính, Ðấng thấu xuất tâm can,
con sẽ thấy Ngài trị tội chúng đích đáng,
vì con đã giải bày cơ sự cùng Ngài.
Hãy ca tụng Ðức Chúa, hãy ngợi khen Ðức Chúa,
vì người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo ”

(Gêremia 20, 10-13)

Lm Nguyễn văn Lý có được sự dũng cảm đến ngày hôm nay, tôi tin chắc chắn có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thiên Chúa. Và ngày hôm nay, 30/03, khi bạo quyền CSVN đưa Người ra tòa án Nhân Dân cùng với những chiến sĩ Dân Chủ Hoà bình, thì thật ứng nghiệm với bài kinh thánh được Giáo Hội đọc vào ngày hôm nay, thứ sáu 30/3.

Lm Lý đã nghe và biết bao nhiêu kẻ tiểu nhân CS vu cáo cho người. Bạo quyền CSVN chỉ có luật rừng, và đã xử dụng luật rừng để kết tội Lm Lý. Nhưng Thiên Chúa luôn hằng ở cùng với Lm Lý. Và Người như một trang sĩ oai hùng.

Qua những văn thư của Lm Nguyễn văn Lý gửi ra hải ngoại, trước khi Người sẽ ra tòa, thì chúng ta đều đọc được cái chí khí, cái dũng cảm oai phong mãnh liệt của Lm Nguyễn Văn Lý.

Vi nhờ có Ðức Chúa hằng ở cùng bên Lm Lý, bới thế những kẻ bách hại Lm. Lý “sẽ thất điên bát đảo, và nhục nhã ê chề ”. Không  những Thiên Chúa giải thoát Lm Lý khỏi bè lũ qủy đỏ  “ khỏi tay phường hung bạo”, mà Thiên Chúa còn  “trị tội chúng đích đáng”.

Sau bài thánh Thư là bài đáp ca. Bài đáp ca cũng thật thích hợp với hoàng cảnh hiện nay của cha Lý và của các nhà chiến sĩ hoà bình dân chủ:

Ðáp: Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên
“Muôn dân hỡi, lắng nghe lời chúa
Và loan đi các đảo xa vời,
rằng Ðấng đã phân tán Ít-ra-en,
cũng chính Người sẽ thâu tập lại,
canh giữ họ như mục tử canh giữ đàn chiên.

Vì Chúa đã cứu chuộc nhà gia-Cóp,
giải thoát họ khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.
Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on,
lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Chúa ”


Ðọc những câu thánh vịnh này, Thiên Chúa chứng tỏ quyền năng của Người, giải thoát những người yếu đuối khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.

Vâng, tất cả chúng ta, những người yêu chuộng công lý hoà bình tự do, sẽ vui mừng, lũ lượt kéo nhau về hưởng an lộc Chúa.

Lạy Chúa, xin chấp nhận lời cầu và lễ vật của chúng con, mà ra tay nâng đỡ phù trì các Kytô hữu đang bị bách hại vì Ðức Tin, đang trải qua cơn thử thách ngặt nghèo.

Giữa bao nỗi gian lao thử thách, xin Chúa ban cho cha Lý và các chiến sĩ Hoà Bình Dân Chủ luôn sự can đảm vác thánh gía đi theo Ðức Ky tô, dám hiên ngang làm chứng cho sự thật và công lý mà không hề hổ thẹn.

Dân tộc chúng con đã mất tự do. Xin Chúa ban cho dân tộc chúng con được hưởng tự do tôn giáo, hưởng bầu khí tự do dân chủ thật sự. Xin Chúa giải thoát dân tộc chúng con khỏi ách CS độc tài gian ác.

Chúa nói: “Phúc thay cho anh em khi vì thầy mà bị người ta vu khống và ngược đãi.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời rất lớn lao”.

Mt 5, 11-12.


Lm. Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh







Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Apr 2007 , 16:46
Luật Sư Lê Thị Công Nhân: Anh Thư Nước Việt  

TUYẾT MAI .
Việt Báo Thứ Sáu, 3/30/2007, 12:02:00 AM

Từ sau ngày bị CSVN bỏ tù vì những hành động anh dũng đấu tranh cũng như những lời phát biểu can trường, Luật sư Lê thị Công Nhân được giới trẻ cũng như đồng bào VN trong nước và khắp nơi trên thế giới thán phục, ngưỡng mộ như một anh thư của thời đại.  

Những hành động đấu tranh và những lời phát biểu can trường của cô đã là một ngọn đuốc soi đường, là gáo dầu châm thêm vào ngọn lửa đấu tranh, làm cho khí thế tranh đấu ngày thêm hừng hực lửa đỏ, bùng cháy mãnh liệt trong lòng người dân Việt trong nuớc và khắp nơi trên thế giới hiện nay.

Trong thời gian gần đây, đồng bào VN  đã tổ chức những cuộc biểu tình  trước Quốc Hội Hoa Kỳ, trước Bộ Ngoại Giao HK, trước Tòa Đại Sứ CSVN  ở Hoa Thịnh Đốn và  nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh những cuộc biểu tình này, nhiều nhóm nhân sĩ cũng đã lên Quốc Hội HK, đến Bộ Ngoại Giao HK, gởi thư cho Tổng Thống Bush, liên lạc với các Hội Nhân Quyền và vận động với nhiều Chính phủ các quốc gia tự do trên thế giới như ở Âu Châu, Úc Châu, Hòa Lan để lên tiếng phản đối vấn đề nhân quyền tồi tệ ở VN.

Sự bắt bớ, giam cầm Luật sư Lê thị Công Nhân là một hành động  “xúc tác”  đã  kích thích,  tạo nên  sự đoàn kết cần có  giữa  đồng bào trong và ngoài nuớc thành một lực lượng thống nhất, có sức mạnh như vũ bão  cho công cuộc đấu tranh giành lại quyền sống,  mà CSVN đã dùng  bạo lực, lao tù  để  đàn áp nhân dân ta  từ bao  nhiêu  năm qua.  

Truớc khí thế đấu tranh mãnh liệt của đồng bào và với tinh thần bất khuất một lòng vì nước vì dân của  Luật sư  Lê Thị Công  Nhân, CSVN đã hoãng sợ. Họ đã dùng nhiều thủ đoạn, từ đặt ra “luật pháp rừng” đến những trò nhỏ nhen, đê tiện  để bôi bẩn cá nhân LS Lê thị Công Nhân.

Theo tài liệu từ VN, Lê thị Công Nhân học Đại Học Luật Khoa từ năm 1997 –2001, khóa K22. Trong lớp Cô LT Công Nhân là một sinh viên khá, nhất là Anh Văn . Cô học tiếp hai năm để lấy bằng Luật sư, sau đó thực tập tại Văn Phòng Luật Sư Nguyễn  Văn Chiến.  Ông là Phó Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Hà Nội.  

LS Lê T. Công Nhân có tiếp xúc với một số nhân viên của các cơ quan ngoại giao và thông tấn ngoại quốc, cô có khuynh hướng hoạt động chính trị nên được giới thiệu với Luật Sư Nguyễn Văn Đài.  Trong thời gian làm việc với Luật sư Đài, LS Công Nhân được giao làm tư vấn hôn nhân, thừa kế và thảo đơn khiếu kiện thuế, nhưng cô rất hăng hái trong những hoạt động chính trị. Cô đã liên lạc với Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Trần Ngọc Thành (quốc tịch Ba Lan), Trưởng chi nhánh Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Ba Lan và Cộng Hòa Séc. LS Lê thị công Nhân cũng liên lạc với một số thành phần dân chủ khác.

Từ năm 2004, khi được nhận vào làm việc ở Văn Phòng Luật Sư Thiên Ân, LS Công Nhân nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của Luật Sư NguyễnVăn Đài.  Trong thời gian này LS Công Nhân đã viết nhiều bài gửi đi cho các Đài và báo ngoại quốc, tố cáo Đảng và Nhà Nước CSVN  đàn áp tôn  giáo. Cô cũng là người tích cực nhất trong việc mở các lớp học về dân chủ, nhân quyền tại Văn Phòng Luật Sư Thiên Ân.

LS Công Nhân là phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến, là thành viên của khối 8406 với LM Nguyễn Văn Lý.  Trước khi Hội Nghị APEC họp tại Hà Nội, LS Lê Thị Công Nhân đã được mời tham gia “Hội Nghị Quồc Tế VAT/SAVA 2006 về quyền công nhân VN”  do Trần Ngọc Thành thành lập với  nhiều thành viên từ Mỹ, Canada, Australia, Ba Lan, Pháp…nhưng cô đã bị ngăn chặn lại ở Phi Trường Nội Bài, không đi Ba Lan được.  

LS Lê thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công Đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động VN , CSVN vi phạm nhân quyền  và kêu gọi quốc tế hỗ trợ cả tinh thần lẫn  vật chất để lập ra những Công Đoàn độc lập  cho Công Nhân VN, đối  lập trực diện với Tổng Công Đoàn VN hiện có trong nước,  dưới sự kiểm soát của Nhà Nước CSVN.

LS Công Nhân là phát ngôn viên của Đảng Thăng Tiến,  đã trả lời nhiều  cuộc phỏng vấn của các Đài  và báo chí ngoại  quốc, và Cô cũng viết nhiều bài nói lên thực trạng của đất nuớc. Tháng 12, 2006 LS Công Nhân đã trả lời cuộc phỏng vấn một tờ báo lớn ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị 37/2006/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Trong thời gian  Hội Nghị  APEC 14 họp ở Hà Nội,  LS Công Nhân được coi như là một tiếng nói  đối lập ở VN, được nhiều giới chức ngoại quốc Hoa Kỳ, Australia …tìm cách  đến gặp.

Trong lịch sử VN, trước sức mạnh vũ bão của quân Tàu xâm lăng từ phương Bắc, vì sinh mạng của quốc dân, Vua Trần Nhân Tôn có ý định ban lệnh đầu hàng. Trần Hưng Đạo trình  Vua  “Nếu Bệ Bạ muốn hàng giặc thì xin hãy chém đầu Thần truớc đã” và lần thứ hai,  Trần Hưng Đạo ra quân phản công tại sông Bạch Đằng, Ngài thề rằng: “Trận này  không phá xong giặc Nguyên thì ta sẽ không về sông này nữa”.

Ngày hôm nay truớc sự đàn áp của bạo quyền CSVN, LS Lê thị Công Nhân đã ngang nhiên, khẳng khái  tuyên bố:  "Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả luơng tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. …

Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn dìm VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về văn hóa, kéo dài cho đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS, thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có..

Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phảỉ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra…

…Tôi đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách niệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi…”

Lời phát biểu của LS Lê thị Công Nhân, kiên cường, anh dũng không khác gì lời  của  anh  hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, còn ghi trong sử sách.

Hai ngàn năm trước đây, Hai Bà Trưng (26 tuổi) là hai vị anh thư, nữ kiệt của Việt Nam oai hùng, đã dạy cho quân xâm lăng nhà Hán từ phương Bắc hiểu … thế nào là người phụ nữ Việt Nam, thế nào là dân tộc VN. Ngày nay Luật sư Lê thị Công Nhân cũng đã dạy cho bạo quyền CS Hà Nội   hiểu được… thế nào là người phụ nữ Việt Nam, thế nào là dân tộc VN.

Cái chính sách lao tù của CS đã thành công trong việc đe dọa, đàn áp dân tộc VN  chìm đắm trong nỗi sợ hãi  mấy mươi năm nay, ngày nay CS bừng sáng  con mắt trước một người phụ nữ dáng vóc nhỏ bé, tay  yếu chân  mềm nhưng chí khí sắt đá, hùng anh, cô  chẳng những sẵn sàng hy sinh đời sống vật chất mà sẵn sàng  hy sinh luôn cả tính mạng của mình,  cô nói “tù tội chưa phải  là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

Luật sư Lê thị công Nhân đã khẳng định, nếu bị bắt, trong lao tù: “Tôi  sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho người dân VN”.

Cái khí phách hùng anh của Luật sư Lê Thị Công Nhân quả thật đã làm cho giới cầm quyền Hà Nội chấn động và đã làm cho người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước vô cũng thán phục, ngưỡng mộ -  Luật sư Lê Thị Công Nhân là niềm hãnh diện của phụ nữ VN nói riêng, của dân tộc VN nói chung. Cô là hiện thân của con cháu Hai bà Trưng, Bà Triệu trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân VN hiện nay.

Trước tinh thần bất khuất của bậc nữ lưu trí thức, có một không hai hiện nay, CSVN vô cùng hoảng sợ. Năm 2006 CSVN đã  vội vã ban hành “Luật Luật Sư”, dựa theo Điều 9, khoản G quy định nghiêm cấm “Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây  ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nước, lợi ích công cộng...”

Nhà nuớc CSVN ra đạo luật “rừng” này để ngăn chận và quản lý đội ngũ luật sư, để gán ghép cho LS Lê Thị Công Nhân vi phạm luật pháp, vi phạm những quy định đạo đức nghề nghiệp luật sư, để bắt bớ giam cầm hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân, để dập tắt tiếng nói vô cùng hữu hiệu của LS sư Lê Thị Công Nhân trên trường vận động chính trị quốc tế.

Hành động nào là hành động gây ảnh hưỏng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự an ninh xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nuớc..?, đó có phải là những hành động đấu tranh ôn hòa để đòi hỏi những nhân quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu tư tưởng, tự do tôn giáo..  CSVN không thể viết trên giấy trắng mực đen luật lệ của VN nghiêm cấm tự do ngôn luận, tự do phát biều tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo. CSVN phải núp dưới những ngôn từ mơ hồ trừu tượng… “những hành động gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia”  nhưng những ngôn từ này không thể  lừa bịp được  quốc tế.

CS  có thể dùng bạo lực để giam giữ thân xác bé nhỏ của LS Lê Thị Công Nhân trong ngục tù, nhưng tiếng nói của cô đã bay bổng lên trời cao, đã động lòng  trời xanh, đã tạo một hùng khí đấu tranh vô cùng mãnh liệt trong các công động VN hiện nay  trên khắp thế giới.

Cái trò bắt bớ, giam cầm, đe dọa không có hiệu quả đã không làm sờn lòng nữ kiệt anh thư Lê thị Công Nhân. Cái hình ảnh xinh đẹp của Cô đã sáng ngời như vầng trăng rằm trong tâm tư mọi người dân Việt.

Luật sư Lê thị Công Nhân ở cái tuổi 28, tương lai rộng mở, cô có đủ điều kiện và cơ hội để có một đời sống vất chất giàu sang, một đời sống tinh thần hạnh phúc. Nhưng vì quốc gia dân tộc cô  chấp nhận hy sinh  đời sống vật chất, can đảm  dấn thân vào con đường đấu tranh đầy chông gai, nguy hiểm, để nói lên tiếng nói cho  80 triệu người dân VN. Chúng ta nên dành một phhút ưu tư để suy nghĩ về tấm gương hy sinh cao cả này.

Tiếng nói của người phụ nữ có dáng vóc nhỏ bé đó từ ngục tù  tăm tối CS   đã được gởi ra: “Những gì tôi đã làm được tuy thật nhỏ bé, nhưng nếu mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ thì hãy ủng hộ, ủng hộ rồi mà chưa tham gia thì hãy tham gia, tham gia rồi mà chưa tích cực thì xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.”

Sống trong một đất nước không có luật pháp, mà LS Lê Thị Công  Nhân vì dân tộc,  vì đất nước quê huơng Cô đã  anh dũng hành động, can trường nói lên  cái khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền của cá nhân cô và của 80 triệu đầng bào ở VN. Chúng ta đang sống ở hải ngoại, có luật pháp bảo vệ…chúng ta sẽ làm gì để góp phần đấu tranh cho đồng bào ruột thịt của mình ở quê nhà? Chúng ta sẽ làm gì   để sau này  không ân hận  mình đã không làm  hết sức mình để giúp đỡ người dân VN thấp cổ bé miệng, đang  sống  trong  một đất nuớc bé nhỏ, nghèo khó,  trôi nổi điêu linh theo vận  nước từ hơn ba mươi năm nay và mãi mãi đến bao giờ?

Cuộc cánh mạng đổi mới nào cũng đòi hỏi xương máu và hy sinh.  Tự do, dân chủ, nhân quyền không đến với ước mơ suông, không đến với vần thơ tuyệt vời hay lời cầu nguyện và tuyệt thực. Hãy đóng góp một cách cụ thể, bằng hành động, làm bất cứ việc gì có thể để tranh đấu cho dân tộc mình sớm có được ngày tự do, hạnh phúc.  Anh chị em trong lao tù Cộng Sản, người dân trong nuớc đang bị bó tay, bịt miệng, tất cả đang đặt kỳ vọng…nơi chúng ta ở hải ngoại.

Địa chỉ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.

Dr. Ban-Ki Moon, Secretary General
The United Nations
1 United Nations Plaza
New York, NY 10017  
USA

TUYẾT MAI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. Apr 2007 , 09:31
Những gì sẽ được bàn thảo trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ 2007

2007.04.04
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Cuộc đối thoại Việt-Mỹ kế tiếp về nhân quyền sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, tại thủ đô Washington DC. Những vấn đề nào sẽ được đặt ra trong nghị trình làm việc của đôi bên? Chúng ta có thể mong chờ những thành quả gì từ cuộc gặp lần này?


Ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Photo provided by Mr. Michael Orona.

Để giải đáp các thắc mắc đang được nhiều ngừơi quan tâm, Trà Mi đã liên hệ với ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt:

Trà Mi: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên, xin ông cho biết chi tiết về cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian khi nào, địa điểm tổ chức tại đâu, và sẽ gồm những ai tham gia?

Ông Michael Orona: Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở ngay thủ đô Washington DC. Phái đoàn Mỹ sẽ do ông Barry Lowenkron, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động dẫn đầu.

Trưởng đoàn Việt Nam sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao hay Ngoại trưởng, hiện họ vẫn chưa quyết định. Chúng tôi có danh sách phía Việt Nam đưa ra nhưng chưa muốn nêu rõ ngay bây giờ vì chưa có văn bản cuối cùng. Tuy nhiên, hôm nay họ đã gửi cho chúng tôi thông báo chính thức nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này.

Đây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, chúng tôi đã có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đình chỉ từ năm 2002 do chính phủ Việt Nam trì trệ trong việc cải thiện nhân quyền.

Đến khi Hà Nội thể hiện vài sự tiến bộ về mặt này, thì năm ngoái, chúng tôi quyết định tái tục các cuộc đối thoại. Và kỳ này, một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể hơn trong năm nay.


Những vấn đề sẽ được thảo luận

Trà Mi: Chúng ta có thể chờ đợi gì từ cuộc gặp lần này? Những vấn đề trọng tâm nào sẽ được thảo luận trong nghị trình làm việc của đôi bên?

Ông Michael Orona: Có rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Hiện chúng tôi vẫn đang thương lượng về nghị trình chung cuộc.

Các cuộc đàn áp nhân quyền mới đây, các vụ bắt bớ, giam cầm những ngừơi hoạt động nhân quyền, bản án mới đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lý, trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, cùng rất nhiều trường hợp khác trong những tuần gần đây là những vụ việc đang gây xôn xao dư luận, và tôi chắc chắn rằng những việc này sẽ được chính phủ Mỹ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp tới. Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh rõ ràng mối quan tâm của chúng tôi.

Trà Mi: Như ông vừa trình bày đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Việt Nam có những cuộc đối thoại về nhân quyền như thế. Ông có thể cho biết những kết quả đạt được cho tới nay là gì và những điểm nào cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa?

Ông Michael Orona: Năm ngoái có 3 hoặc 4 tù nhân chính trị nổi bật được Hà Nội phóng thích trong đó có Phạm Hồng Sơn. Gần đây, chính phủ Việt Nam công bố hủy bỏ Nghị định 31/CP, điều này chúng tôi đã đưa ra yêu cầu với họ trong cuộc đối thoại năm ngoái.

Chúng tôi cũng đề nghị các cuộc viếng thăm nhà tù, cùng với nhiều điều khác nữa liên quan đến tự do tôn giáo, và nhà nước Việt Nam tỏ ra hợp tác bằng những lời cam kết cụ thể. Đó là những kết quả trông thấy.

Về những điểm cần phải đạt được, chúng tôi hết sức quan tâm đến những vụ đàn áp mới đây, và điều đó sẽ được nêu lên trong cuộc gặp lần này. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực tự do internet tại Việt Nam vốn lâu nay chưa có nhiều cải thiện.

Ngoài ra, quyền công dân được tự do tụ tập, thành lập hội đoàn, bày tỏ quan điểm một cách tự do và ôn hoà cũng là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội.

Tình hình nhân quyền của Việt Nam

Trà Mi: Chúng tôi được biết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã có nêu quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam với Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm nhân chuyến Mỹ du của ông ta vừa rồi.

Thế nhưng, ngay sau chuyến đi này, đã có một số nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên án, và trước đó không lâu, nhiều nhà dân chủ khác cũng bị bắt giam. Ý kiến của ông ra sao?

Ông Michael Orona: Chúng tôi rất quan ngại về những vụ bắt bớ gần đây, đặc biệt là bản án đối với linh mục Lý. Những việc này thật sự làm chúng tôi hết sức quan tâm. Lẽ ra những việc như vậy không nên xảy ra vào thời điểm này, khi mà Hoa Kỳ vừa mở ra một chương mới trong mối quan hệ bang giao với Việt Nam và mọi chuyện đang diễn ra êm đẹp, lại càng không hay khi những việc ấy lại xảy ra chỉ vài tuần trước khi cuộc đối thoại nhân quyền giữa đôi bên diễn ra.

Cho nên, chắc chắn chúng sẽ được nêu lên trong khuôn khổ lần gặp gỡ này. Như cô cũng biết, các nhân vật hàng đầu trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã đề cập đến những vấn đề ấy, và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế cho tới khi nào thấy được sự cải tổ thiện chí và cụ thể.

Trà Mi: Theo quan điểm của Hà Nội, đảm bảo nhân quyền là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia, và điều này phải phù hợp với đặc điểm lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước.

Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt quan điểm về tiêu chuẩn nhân quyền và lợi dụng việc này để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, như Việt Nam vẫn thường lên án hay không?

Ông Michael Orona: Không hề, bởi vì trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác, cũng như trong các báo cáo nhân quyền do chúng tôi thực hiện, các tiêu chuẩn đề ra không phải là tiêu chuẩn nhân quyền của Mỹ mà là tiêu chuẩn của quốc tế, được quy định bởi Liên Hiệp Quốc, các tổ chức trên thế giới, cũng như bởi các Hiệp ước quốc tế.

Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia ký tên vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị. Việc này chứng tỏ họ đồng ý sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quy định trong Công ước về nhân quyền của mỗi công dân.

Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đã được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đã đồng ý ký tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.

Ông Michael Orona
Cơ sở mà chúng tôi thú

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Phu_De vào ngày 10. Apr 2007 , 18:08

CẢM NGHĨ SAU KHI XEM TẤM HÌNH BỊT MIỆNG
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ





                                     





Trong mấy ngày qua có khá nhiều hình ảnh chụp cảnh tòa án nhân dân của chế độ cộng sản Việt Nam xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, các cô Lê thị Lệ Hằng, Hoàng thị Anh Đào vào ngày 30-3-2007 tại Huế được phổ biến trên diển đàn điện tử. Trong   đó có tấm hình Linh mục Nguyễn Văn Lý đang ngồi trước vành móng ngựa, tay bị còng  có hai người công an mặc sắc phục đứng kè hai bên, một người mặc thường phục đứng ngay sau đang quàng hai tay bịt miệng cha Lý . Một số đông người ngồi chật phòng ở phía sau đang chăm chú nhìn cảnh tượng này, có người đang vươn cao cổ hạc cố nhìn cho rõ.



Tôi xin gọi đó là tấm hình "Bịt Miệng"



Tôi cũng nhận một email khác gởi riêng tấm hình "Bịt Miệng" với hàng chữ bên dưới: Tên công an bịt miệng cha Lý tên là Nguyễn Minh Tân, PA 24, Sở công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Xin bà con hãy nhớ mặt mũi kẻ khốn nạn này", qua đó tôi biết người công an mặc thường phục đang Bịt Miệng cha Lý tên là Nguyễn Minh Tân. Chắc là có nhiều người đã được coi tấm hình "Bịt Miệng" và cũng đã coi đi coi lại nhiều lần như tôi. Phản ứng của tôi sau khi coi tấm hình "Bịt Miệng" là thương cảm và phẩn nộ.



Tôi thương cảm khi nhìn cảnh cha Lý là người anh em trong chức vụ Linh mục của tôi, là người bạn tù và là bạn trong lý tưởng tranh đấu cho sự công bằng cho Dân Tộc, đang bị còng tay ngồi giữa những tên công an đại diện cho bộ máy kềm kẹp của chế độ cộng sản. Nhìn vào ánh mắt của những người công an tôi hình dung ra những con mắt đỏ ngầu của loài lang sói đang muốn xé xác con mồi chúng đang kềm giử trong móng vuốt.



Nhìn cái cảnh cha Lý bị còng tay lôi ra toà chỉ vì đã can đảm lên tiếng nói của lương tri người Việt Nam chân chính, và bị một người công an bịt miệng một các thô bạo khi đang ngồi trước vành móng ngựa làm tôi phẩn nộ. Phẩn nộ vì sự thô bạo dã man một cách trắng trợn của những tên công an trong chế độ cộng sản Việt Nam.



Dù vậy, sau khi coi đi coi lại nhiều lần, tấm hình "Bịt Miệng" như mờ dần trước mắt tôi và cuối cùng trở thành một âm bản, thay vào đó một tấm hình khác to lớn hơn, đậm nét hơn và ghê tởm hơn đã hiện ra trong tâm trí tôi. Đó là tấm hình chụp cảnh Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo của chế độ Việt gian cộng sản đang Bịt Miệng cả dân tộc Việt Nam bằng những cánh tay sắt dính đầy máu me.



Người dân trong nước bị Bịt Miệng.



Đối với tôi, hình ảnh tên công an Nguyễn Minh Tân dùng đôi tay gân guốc để Bịt Miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước vành móng ngựa của Toà Án Nhân Dân Huế ngày 30-3-07,   hai công an mặc sắc phục có đeo súng đứng kè hai bên là biểu tượng hoàn hảo nhất cảnh chế độ Việt gian cộng sản đang Bịt Miệng người dân trong nước. Đôi tay vạm vỡ của Nguyễn Minh Tân là hình ảnh thu nhỏ của những cánh tay sắt khổng lồ trong bộ máy kềm kẹp của chế độ cộng sản mà Hồ Chí Minh đã học được từ Liên Xô và mang về chụp lên đầu lên cổ Dân Tộc Việt Nam.



Nguyễn Minh Tân đã Bịt Miệng cha Lý bằng đôi tay nhưng chế độ cộng sản sản do Hồ Chí Minh đựng lên đã Bịt Miệng cả dân tộc bằng hình thức răn đe   ghê gớm qua việc xử tử, chặt đầu, mổ bụng, chôn sống...nhẹ hơn một chút là các nhà tù, các trại tập trung giam giữ người vô thời hạn.  



Để tiêu diệt đối lập hầu giữ vững thế độc quyền lãnh đạo, chế độ Việt gian cộng sản không cần những "Nguyễn Minh Tân" đưa tay Bịt Miệng từng người dân, nhưng chính những hình thức khủng bố giết chóc tù đày đã làm người dân khiếp sợ và tự đưa tay Bịt Miệng của mình. Vì nhu cầu bảo vệ mạng sống, an toàn cho cá nhân và gia đình, người dân dưới chế độ cộng sản bắt buộc phải cúi đầu vâng phục mệnh lệnh của đảng, suy nghĩ theo đảng, nói theo đảng, hành động theo đảng. Cái gì đảng nói đúng là đúng, cái gì đảng nói sai là sai, cái gì đảng nói trắng là trắng, cái gì đảng nói đen là đen. Nói tóm lại, người dân dưới chế độ Việt gian cộng sản nếu muốn sống và sống yên thân phải tự đưa tay Bịt Miệng của mình.


Đồng bào hải ngoại bị Bịt Miệng



Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, một số đồng bào tìm đường trốn ra nước ngoài và định cư tại nhiều nơi trên thế giới. Đa số đồng bào hải ngoại là nạn nhân của chế độ cộng sản. Họ luôn bày tỏ thái độ "Đả Đảo Cộng sản", điển hình qua vụ Trần Trường tại California trong những năm trước đây. Dù vậy vì tâm tình gắn bó với quê hương với gia đình, thân nhân và với mồ mã của tổ tiên, nên đồng bào hải ngoại có khuynh hướng về thăm quê hương. Càng ngày làn sóng Việt kiều về thăm nhà càng dâng cao, nhất là trong dịp Tết và dịp cuối năm.



Lợi dụng tình thế đồng bào hải ngoại có nhu cầu tình cảm về thăm quê, chế độ Việt gian cộng sản đã ra tay. Ngoài "dịch vụ" thu gom tiền mãi lộ hoạt động rầm rộ gần như công khai tại phi trường Tân Sơn Nhất, họ còn tạo ra hình thức " khủng bố tình cảm" bằng cách hạch sách, gây khó dể, gọi lên làm việc, có khi bắt bớ, giam giữ những người có thành tích "phản động" ở nước ngoài. Cuối cùng vì nhu cầu về thăm quê hương thúc đẩy mà chế độ cộng sản đã dùng như sợi dây thòng lọng siết cổ đồng bào hải ngoại buộc họ phải đưa tay Bịt Miệng chính mình, để không dám có một lời nói nào đụng chạm tới những tội ác tầy trời của chế độ. Việt kiều rất lo sợ bị làm khó dể khi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, mặc dù họ đã cẩn thận nhập cảnh bằng loại passport "có nhưng"(có nhét đô-la bên trong) là loại thông hành đặc biệt dành riêng cho đồng bào hải ngoại về thăm quê hương.


Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bị Bịt Miệng



Chế độ Việt gian cộng sản biết rỏ kẻ thù của chế độ chính là thành phần dân chúng đang bị họ đè đầu cưỡi cổ. Điều họ luôn cảnh giác là tìm cách tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá   những tổ chức nào có khả năng làm lung lay quyền lực hoặc có thể làm sụp đổ chế độ. Một trong những tổ chức mà họ nhắm tới đầu tiên là Giáo hội Công Giáo.



Chế độ cộng sản đã không thành công trong quyết tâm tiêu diệt Công giáo qua các hình thức bắt bớ, tù đày, quản chế các chức sắc tôn giáo, triệt hạ các nhà thờ, tịch thu cơ sở tôn giáo, chiếm đoạt tài sản đất đai của giáo hội...trong thời kỳ chế độ còn tự giam mình trong cảnh hoang sơ rừng rú, chưa tiếp cận với thế giới văn minh bên ngoài. Hình thức này làm cho nhiều người hoảng sợ nhưng chưa có thể Bịt Miệng hết những người chống đối trong Giáo hội công giáo. Chế độ phải quay phải quay sang một thủ thuật tinh vi hơn.



Có một điều ít người biết, ngay cả một số người công giáo cũng chỉ biết lờ mờ, đó là chế độ Việt gian cộng sản đã cướp đi quyền phong chức và bổ nhiệm các Giám Mục và Linh mục của Giáo hội công giáo. Nói cho rỏ hơn, Toà Thánh chỉ có quyền tuyển lựa và lập danh sách các ứng viên gởi lên. Đảng cộng sản toàn quyền lựa chọn và quyết định ai được cho phép chịu chức. Ứng viên nào không "tốt"dưới cái nhìn của đảng sẽ bị loại.  



Hiện nay trong số các Giám mục còn làm việc tại Việt Nam, đa số là những vị chịu chức Giám mục sau năm 1975, nghĩa là những người được đảng cộng sản chọn và cho phép được làm Giám Mục. Xin nhắc lại, tôi không gọi các Giám mục đó người của cộng sản, tôi chỉ nói các vị đó được đảng cộng sản chọn và cho phép làm Giám mục. Vì là những người được đảng cộng sản chọn và cho phép làm Giám mục nên các ngài có tự đưa tay Bịt Miệng của mình trước những tội ác tày trời của đảng xúc phạm đến Dân Tộc là điều không có gì khó hiểu. Một Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) gồm đa số là những Giám mục được đảng chọn và cho phép làm Giám mục sẽ trở thành một Hội Đồng Giám Mục bị Bịt Miệng là lẽ đương nhiên.



Vì không hiểu hoàn cảnh các Giám mục Việt Nam dưới chế độ cộng sản đã bị bắt buộc phải dưa tay Bịt Miệng của mình nên thỉnh thoảng có người thắc mắc và đặt vấn đề taị sao HĐGMVN lại im lặng một cách khó hiểu trước những sự kiện mà đáng lẽ trong chức năng là "Chứng Nhân Cho Sự Thật" HĐGMVN   phải có tiếng nói!



Tôi cảm thấy xót xa cho hoàn cảnh của HĐGMVN đã bị chế độ vô thần Việt gian cộng sản dùng Chức Giám Mục do Thiên Chúa lập ra như chiếc dây thòng lọng quàng vào cổ để các ngài phải tự đưa tay Bịt Miệng chính mình và cam chịu cảnh có miệng không lời. Mặc dù trong lòng các ngài cũng cảm thấy xốn xang đau xót cho cảnh đồng bào Việt Nam đang chịu bao nhiêu thứ bất công dưới chế độ độc tài cộng sản!



Để làm nhiệm vụ Chủ Chăn, hàng năm HĐGMVN nhóm họp và ra một Thư Chung cho cộng đồng Dân Chúa.   Tôi đã đọc khá nhiều Thư Chung này và thấy trong đó lời nhiều hơn ý. Có người đã làm thơ gởi lên diển đàn điện tử gọi đó là "Thư Chung...chung!"



Viết tới đây tôi bùi ngùi nhớ lại một vị Tổng Giám mục đã can đảm không Bịt Miệng của mình nên đã bị cộng sản giết chết vào năm 1988, đó là Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền của Tổng Giáo phận Huế. Đối với tôi, Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là một vị Thánh Tử Đạo, là một mẩu Giám Mục điển hình của Giáo hội và của Dân Tộc Việt Nam. Tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Dân Tộc và Giáo hội Việt Nam một người con như Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền. ( Gần đây có một số anh em Linh mục ký tên là " Nhóm Linh mục Philipphê Nguyễn Kim Điền", tôi thích lắm! Tôi cũng muốn được vinh dự mang tên của Ngài nhưng chưa biết làm sao. Nhân đây con xin hỏi các cha trong Nhóm, nếu con muốn xin gia nhập vào Nhóm Linh mục Philipphê nguyễn Kim Điền thì con phải làm sao?)



Trong khi đó về mặt chìm, chế độ cộng sản dựng ra cái gọi là Ủy Ban đoàn kết  công giáo yêu nước và ban bổng lộc và quyền hành cho những giáo sĩ, giáo dân tham gia vào tổ chức đó để làm thành một thứ siêu giáo hội đấy quyền lực. Mặc dù họ không mang một chức tước gì cao trọng của giáo hội, nhưng chính nhóm này mới thực sự là những kẻ điều hướng con đường đi của Giáo hội Công Giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Đứng đầu nhóm này là Linh mục Huỳnh Công Minh, một con người có dáng vẽ từ tốn, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ khiêm nhu.   Linh mục Huỳnh Công Minh ngoài vai trò là đại biểu quốc hội của chế độ Việt gian cộng sản còn kiêm nhiệm thêm chức vụ cha sở Nhà Thờ Chánh Toà Sài Gòn, Tổng Đại diện của cái gọi là Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh và là Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Sài Gòn, cơ sở đào tạo các Linh mục cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.


Bàn tay vô hình Bịt Miệng Giáo Hội Công Giáo



Để biết được bàn tay vô hình của chế độ Việt gian cộng sản thò vào lũng đoạn Giáo hội Công giáo Việt Nam ra sao, tôi đọc đoạn văn trích ra trong Niên Giám 2004 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, phần nói về "Tổng Giáo phận   Thành phố Hồ Chí Minh, trang 696: " Tháng 8-1993, Đức Tổng ( Phaolô Nguyễn Văn Bình) ngã bệnh nặng, Toà Thánh cử Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi làm Giám quản giáo phận. Sau khi hồi phục một phần sức khoẻ Đức Tổng Phaolô bàn giao mọi việc điều hành giáo phận cho Đức cha Nicôla, nhưng vẫn giữ quyền Tổng Giám mục. Ngày 1-7-1995 Đức Tổng Phaolô từ trần, Đức cha Nilcola vẫn tiếp tục giữ chức giám quản Tổng giáo phận, tuy nhiên ngài đã không được chánh quyền chấp thuân. Vì thế ngày 10-3-1998, Toà Thánh đặt Đức cha Giaon Baotixita Phạm Minh Mẫn, giám mục phó giáo phận Mỹ Tho làm Tổng Giám mục Giáo phận TP Hồ Chí Minh và Ngài về   nhận toà ngày 2-4-1998. Ngày 28-9-2003, ĐTC Giaon Phaolô II đã đặt ngài làm Hồng Y và ngày 21 –10 ngài nhận mũ đỏ Hồng y tại Rôma."



Như vậy, sau khi Đức Cha Bình qua đời 1-7-1995, Linh mục Huỳnh Công Minh vẫn đang nắm chức Tổng Đại Diện của Tổng Giáo phận Sài Gòn và sau đó Đức Cha Huỳnh Văn Nghi không được chính quyền chấp nhận phải cuốn gói ra đi. Từ đó Toà Tổng Giám mục Sài Gòn trống ngôi gần 3 năm trời cho tới ngày 10-3-1998, Toà Thánh đặt Đức Cha Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, lúc đó đang là Giám mục phó giáo Phận Mỹ Tho vào chức vụ Tổng Giám mục Sài Gòn. Việc Toà Thánh phải chọn một Giám mục phó của một giáo phận nhỏ nhất miền Nam đặt lên làm Tổng Giám Mục Sài Gòn sau khi Tổng Giáo phận này trống ngôi trong gần 3 năm phải hiểu là một quyết định không bình thường.   Qua diển biến nói trên tôi hiểu là Giám mục Huỳnh Văn Nghi vì không được lòng đảng nên phải ra đi và Giám Mục Phạm Minh Mẫn phải có sự đồng ý của Linh mục Huỳnh Công Minh mới có thể về ngồi vào ghế Tổng Giám Mục Sài Gòn!



Không hiểu tại sao khi đọc đoạn văn trên tôi cảm thấy ghê ghê nhờn nhợn và có cảm giác như đang nhìn thấy một thứ gì giống như chiếc vòi của con bạch tuột nhầy nhụa , màu đỏ thẩm như máu, đang thò ra rụt vào, khi ẩn khi hiện chung quanh một chiếc ghế lớn không có người ngồi bên trong Toà Tổng Giám mục Sài Gòn, lúc đó đã bị đổi ra cái tên dài ngoằn ngoèo khó gọi và nghe rất chói tai: " Tổng- Giáo- phận- Thành- Phố- Hồ- Chí- Minh!"



Ngày nay chế độ Việt gian cộng sản vẫn đang phải bận tâm chống đỡ phong trào tranh đấu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của các tổ chức khác nhau, trong đó có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa hảo, Hội Thánh Tin Lành..., nhưng về phía Giáo hội Công giáo, họ có thể ăn no ngũ yên không còn gì phải bận tâm. Chỉ còn một vài việc "linh tinh" mà họ phải làm là thỉnh thoảng trong các dịp lễ, dịp Tết các "cụ" trong Mặt Trận Tổ Quốc và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua lại thăm viếng hữu nghị, chúc tụng nhau và trao đổi quà cáp cho nhau. Ngoài ra để tỏ lòng ưu ái và thưởng công lao cho những chức sắc CôngGiáo đã có công cỗ võ và xây đắp tình hữu nghị thắm thiết giữa đạo Công giáo và chế độ Việt gian cộng sản, Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết đã ban Huân Chương Đại Đoàn Kết Dân Tộc cho hai Giám mục Nguyễn Văn Sang và Bùi Tuần vào ngày 18-11-2006, Giám mục Nguyễn Văn Sang đã hãnh diện thông báo trong một lá thư Mục Vụ.  



Trong thời gian qua có những biến cố đáng chú ý xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó là việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Rôma thăm viếng Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và phái đoàn Toà Thánh qua thăm Việt Nam sau đó. Có dư luận cho rằng đó là những bước dọn đường đưa tới việc Toà Thánh thiết lập bang giao với chế độ Việt Gian cộng sản trong một ngày gần đây.   Tôi không biết dư luận đó có đúng hay không, và nếu Toà Thánh Vatican chính thức bang giao với Việt Nam thì Dân Tộc và Giáo Hội Công giáo Việt Nam sẽ được những điểm lợi gì. Có một điều tôi có thể khẳng định ngay từ bây giờ là nếu việc bang giao xảy ra thì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ phải tự Bịt Miệng của mình kỷ hơn.



Người ta hay dùng hình ảnh và cách nói " chủ chăn và đoàn chiên" để diển tả hình thức tổ chức và sinh hoạt của Giáo hội Công Giáo, chủ chăn đi đâu, đoàn chiên theo đó. Tại Việt Nam nơi mà lòng sùng kính và vâng phục các Đấng Chủ Chăn rất cao độ, có lúc gần như mù quáng thì hình ảnh chủ chăn và đoàn chiên càng đậm nét. Không cần phải nói tới sự vâng phục các Giám mục là những chức vị quá lớn lao, chỉ cần nói tới các Linh mục, các cha xứ.   Trong giáo xứ, hể cái gì cha nói đúng là đúng, cái gì cha nói sai là sai, cái gì cha cho phép làm là được làm cái gì cha bảo không được là không ai dám cải. Dựa vào tâm lý đó, chế độ cộng sản chỉ cần làm sao nắm được các chủ chăn là họ sẽ có cả một đàn chiên ngoan ngoãn lững thửng bước theo sau.



Trong phạm vi này chứng tỏ chế độ Việt gian cộng sản xứng đáng làm thầy dạy chế độ cộng sản Trung Quốc. Cộng sản Trung Quốc đã dại dột lập ra Giáo Hội Công Giáo ly khai nên đã bị người công giáo xa lánh và tẩy chay. Trong khi đó chế độ cộng sản Việt Nam vẫn giữ nguyên cơ cấu Hội Đồng Giám Mục hiệp thông với Toà Thánh La Mã, nhưng họ đã biến thành ra một Hội Đồng Giám Mục bị Bịt Miệng. Họ áp dụng thật nhuần nhuyển công thức chủ chăn và đoàn chiên " Chúng tôi không cần nắm các anh, chúng tôi chỉ cần nắm các Giám Mục của các anh."



 Các Linh mục Việt Nam hải ngoại bị Bịt Miệng



Sự đè nén lâu ngày của chế độ Việt gian cộng sản khiến người dân không còn chịu nỗi, càng ngày càng có nhiều tiếng nói phản kháng và phong trào chống đối nổi lên. Những tiếng nói rời rạc đó dần dần kết tụ lại thành Phong Trào Dân Chủ. Phong Trào Dân Chủ càng lúc càng dâng cao và dĩ nhiên là chế độ cộng sản thẳng tay đàn áp.



Mặc dù phong trào là tiếng nói chung của nhiều người, nhiều nhóm khác nhau   nhưng ai cũng hy vọng các tổ chức tôn giáo sẽ có tiếng hỗ trợ mạnh mẽ. Trong nước thì người dân đã bị Bịt Miệng vì thế niềm hy vọng của những người đang tranh đấu đòi hỏi sự công bằng cho dân tộc hướng về đồng bào đang sống trong các nước tự do tìm chỗ dựa tinh thần. Nói rõ hơn là người dân trong nước trông cậy nơi các Linh mục đang coi các cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại, vì các ngài có giáo dân và tiếng nói của các ngài được giáo dân nghe theo.



Qua kinh nghiệm bản thân trong hơn 15 năm đi lại khá nhiều nơi trên thế giới, tôi thấy một số đông Linh mục Việt nam hải ngoại cũng biết xót xa cho hoàn cảnh đồng bào quê nhà bị chế độ bất nhân đè đầu cưỡi cổ và thương cho những người vì lý tưởng Dân Tộc lên tiếng đòi tự đo mà bị bắt bớ tù đày. Bằng chứng là các ngài có nhắc đến các việc đó trong phần Lời Nguyện Giáo Dân trong các lễ ngày Chúa Nhật.



Một số Linh mục khác rất hăng hái viết bài hỗ trợ cho các phong trào tranh đấu Dân Chủ và tự do tôn giáo, tự mình và kêu gọi giáo dân biểu tình phản đối sự bạo ngược của chề độ   cộng sản, bày tỏ sự hỗ trợ những người tranh đấu trong nước đang bị cộng sản cầm tù. Tôi xin nghiêng mình kính cẩn trước những vị Linh mục có tinh thần cao cả đó. Nhưng rất tiếc là tên tuổi của những vị linh mục nặng tình với Dân Tộc đếm chưa hết trên đầu các ngón tay.



Trong khi đó đa số Linh mục Việt Nam hải ngoại thường xử dụng câu nói "Linh mục không làm chính trị" để biện minh cho thái độ phủi tay trước hoàn cảnh đồng bào bị chế độ Việt gian cộng sản khai thác đến tân xương tủy ở quê nhà. Sau một thời gian quan sát và tìm hiểu, tôi đã thấy đa số anh em Linh mục nói câu đó là những người trẻ, sinh sau đẻ muộn, lớn lên học hành và chịu chức Linh mục ở nước ngoài. Họ không đủ ý thức và sự cảm thông về hoàn cảnh của đồng bào sống dưới chế độ cộng sản tại quê nhà. Một số khác cũng từng là nạn nhân của chế độ cộng sản, đã vượt biên trốn ra nước ngoài, nhưng nay có nhu cầu về thăm quê hương và đã bị chế độ cộng sản dùng nhu cầu này làm thành chiếc dây thòng lọng quàng vào cổ và các ngài cũng đả tự đưa tay Bịt Miệng của mình để khỏi bị làm khó dể khi về Viêt Nam! Trong thực tế, có nhiều Linh mục đi đi về về Việt Nam như đi...chợ!


Hãy thắp lên một ngọn đèn



Tôi vô cùng đau xót cho số phận của dân Tộc Việt Nam đang  sống dưới chế độ Bịt Miệng người dân trong giai đoạn lịch sử này. Dĩ nhiên chế độ bất nhân này rồi cũng sẽ bị sụp đổ theo quy luật của lịch sử và rỏ ràng nhất là bài học về sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô, là quan thầy của chế độ cộng sản Việt Nam, nơi mà Hồ Chí Minh đã đến học đòi và mang cái ách cộng sản về quàng vào cổ Dân Tộc. Chế độ cộng sản Việt Nam đã Bịt Miệng người dân bằng sự kinh sợ, nhưng thử hỏi chế độ đó còn tiếp tục Bịt Miệng người dân cho đến bao giờ?

-         Nếu Dân tộc Việt Nam chịu bó tay và không làm gì cả. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại.

-         Nếu Dân tộc Việt Nam chỉ than thở và bày tỏ sự xót xa cho số phận những người tranh đấu đang bị xử án và cầm tù và chỉ cầu nguyên cho họ. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại.

-         Nếu Dân Tộc Việt Nam ngồi đó mà quy trách nhiệm cho người này người khác, lên án và chửi bới những người không đồng quan điểm và đường lối tranh đấu của mình. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại

-         Nếu dân tộc Việt Nam chỉ phản kháng bằng các cuộc biểu tình, các Thỉnh Nguyện Thư, các Tuyên cáo, các Lời Tuyên Bố, các bản Lên Tiếng...mà không có một hành động cụ thể nào kèm theo. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại.

-         Nếu các tôn giáo trong nước chỉ biết lo cho quyền lợi tôn giáo của mình mà quên đi số phận chung của Dân Tộc. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn taị.

-          Nếu Dân Tộc Việt Nam viết thư gởi các chính khách ngoại quốc, các dân biểu nghị sĩ các nước tự do, các cơ quan nhân quyền quốc tế ...xin can thiệp giúp cho số phận những người bị đàn áp trong nước mà không có một hành động cụ thể nào kèm theo. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại.

-         Nếu Dân tộc Việt Nam chỉ biết trông cậy vào sức mạnh ngoại bang để cứu những người tranh đấu bị cộng sản giam giữ và "nhờ" các thế lực ngoại bang lật đổ giùm chế độ Việt gian cộng sản. Chế độ Bịt Miệng người dân vẫn tồn tại.

Chỉ khi nào Dân Tộc Việt Nam biết tập họp sức mạnh của ý chí của mình trong quyết tâm tẩy trừ chế độ Bịt Miệng người dân trong một cuộc chiến giữa THIỆN và ÁC, giữa CHÍNH và TÀ, giữa DÂN TỘC VIỆT NAM và CHẾ ĐỘ VIỆT GIAN CỘNG SẢN. Chừng đó chế độ Bịt Miệng người dân sẽ bị tiêu diệt.



Tự Do không phải là quà tặng trên trời rơi xuống, phải tranh đấu mới có Tự Do   Một chế độ độc tài bám rể trên quê hương đã lâu như chế độ Bịt Miệng người dân tại Việt Nam hiện nay không thể bị đánh bật một cách dể dàng nếu không nghiên cứu để dò ra được đầu mối phải tháo gở.



Lời kết



Những điều suy nghĩ đó đã làm phản ứng phẩn nộ theo cảm tính lúc vừa coi tấm hình "Bịt Miệng" đã tan biến trong tôi. Hình ảnh người công an có tên Nguyễn Minh Tân, kẻ đang Bịt Miệng cha Lý đã khiến tôi phẩn nộ lúc đầu nhưng xét cho cùng, anh ta đáng thương hơn là đáng trách. Anh ta chỉ là một tay sai cũng như bao nhiêu tay sai khác của tập đoàn thống trị chủ trương Bịt Miệng cả dân tộc. Vấn đề là qua tấm hình "Bịt Miệng" đó những người Việt Nam còn có lương tri phải làm gi? Chắc chắn là mỗi người đã có một câu trả lời riêng.



Về phần tôi, tôi không nguyền rủa hay kết án những kẻ ngồi xét xử cha Lý cũng như mấy người công an có mặt trong hình, họ chỉ những kẻ thừa hành của một cơ cấu chính trị ác độc đang đè đầu cưỡi cổ dân tộc.



Tôi cũng không than phiền, không chỉ trích, không lên án các Giám Mục Việt Nam đã im hơi lặng tiếng trước tội ác của chế độ Việt gian cộng sản xúc phạm tới Dân Tộc, vì tôi biết rằng các ngài bị ở vào cái thế bị bắt buộc phải đưa tay Bịt Miệng của mình.



Ngược lại tôi sẽ làm hết khả năng, tận dụng hết mọi điều kiện và hoàn cảnh cho phép để làm cháy bùng lên ngọn lửa mà Linh mục Nguyễn Văn Lý đã cam đảm đốt lên trong lòng dân tộc. Chính ngọn lửa đó khi được bốc lên cao sẽ có sức thiêu rụi và phá hủy các bức tường đang bao che sự bất công, tàn ác của chế độ Bịt Miệng người dân.  



Tôi lên tiếng kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam hãy cùng nhau tìm cách tháo gở cơ cấu của chế độ Bịt Miệng người dân. Trước mắt xin hãy tham gia và tích cực hỗ trợ cho cuộc vận động tẩy trừ huyền thoại giả trá Hồ Chí Minh, một cuộc vận động rộng lớn và quyết liệt do PhongTrào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn phát động trên toàn thế giới trong năm 2007. Tôi quan niệm rằng huyền thoại giả trá Hồ Chí Minh là chỗ dựa cuối cùng để chế độ Bịt Miệng người dân hiện nay nấp phía sau đó mà tồn tại.



Nhân đây, tôi kêu gọi đồng bào công giáo Việt Nam hãy lãnh nhận trách nhiệm của mình trước hiện tình đất nước, mỗi người có một lương tri và khả năng phán đoán riêng về những vấn đề của Dân Tộc. Không   thể nào bị lệ thuộc hoặc giao phó quyết định về  chính trị và xã hội của mình cho bất cứ ai khác. Giáo hội không phải chỉ có các Giám Mục, Linh mục và Tu sĩ nhưng Giáo hội là toàn thể Dân Chúa, là những người đã được chịu phép Rửa Tội và mỗi người đều có trách nhiệm riêng của mình trước vận mệnh của dân tộc.



Một điều chắc chắc dựa trên quy luật của lịch sử là chế độ Bịt Miệng người dân hiện nay tại Việt Nam rồi cũng sẽ bị sụp đổ như bao nhiêu chế độ đã qua đi trong quá khứ. Chừng đó Giáo Hội Công Giáo Viêt Nam sẽ phải trả lời với Dân Tộc về vai trò và thái độ của mình trong thời kỳ chế độ Bịt Miệng Dân Tộc đang cầm quyền. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã trả lời rồi.





Tại Thành Phố Auckland, New Zealand.
Tuần thánh năm 2007
Linh mục Andrew Nguyễn Hữu Lễ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Apr 2007 , 08:47
Tấm Hình Lung Lay Chế Độ  

VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 4/11/2007, 12:02:00 AM

Tấm hình làm lung lay chế độ là hình một công an CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý trong phiên tòa CS. Thế lực dân chủ đang lên đó là Khối 8406 mà LM Lý là một thành viên. Nhờ tấm hình giới quan sát và truyền thông quốc tế mới tìm hiểu, đưa công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN vào tiêu điểm trên công luận thế giới.

Trước tiên là cái hình làm lung lay chế độ. Một cái hình bằng một nghìn chữ là nói theo kiểu làm báo. Một cái hình làm lung lay hay suy sụp một chế độ là nói theo kiểu làm chánh trị. Việt Nam Cộng Hòa, thời đệ nhứt với tấm hình HT Thích Quảng Đức tự thiêu, thời đệ nhị Cộng Hòa với tấm hình Tướng Loan bắn tù binh trong Tết Mậu Thân ở Saigon là thí dụ. Và thời CS Hà nội, tháng Tư Đen năm thứ 32, tấm hình mật vụ CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý tại tòa là một loại hình như thế. Đó là tấm hình lên án chế độ CS Hà Nội mà người thi hành án là truyền thông quốc tế, nhân dân và chánh quyền tự do, dân chủ các nước và người Việt bị CS Hà nội đàn áp lâu nay.  

Từ sau Chiến tranh VN, vấn đề VN không còn nằm trong tiêu điểm của truyền thông quốc tế nữa. Nếu có đề cập, họ chú ý nhiều đến vấn đề kinh tế VN tăng gia có lợi cho CS Hà nội.  Cuộc đấu tranh  chống Cộng gần đây thành cuộc đấu tranh cho cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dù cam go, dai dẳng những chỉ được phổ thông trong hàng ngũ người Việt hải ngoại qua truyền thông tiếng Việt; truyền thông quốc tế ít khi khai thác. Do vậy bao nhiêu cuộc đánh đập, tù đày, tra tấn mà CS đã làm đối với người Việt, chúng ta người Việt chịu hết nổi nhưng công luận thế giới nói chung ít biết.

Tấm hình công an CS bịt miệng LM Lý trong phiên tòa tạo một chấn động lớn trong truyền thông quốc tế. WebsiteZoomin.tv đi đoạn phim, liền sau đó l'Express đưa tấm hình lên báo, Thông tấn xã AFP của Pháp đi bức hình, báo động [tựa bài] "phong trào dân chủ VN bị tấn công, bước lùi của CS". Báo Asia Times của Mỹ đi hình, báo động "Hà nội khóa sổ dân chủ" và kêu gọi Mỹ phải có phản ứng thích hợp. Truyền hình CNN Asia, báo Asia Time Asia đi hình nhắc tới nhắc lui khối 8406.  Báo Anh Financial Time, báo Mỹ tại Anh International Herald, thông tấn xã dpa của Đức đi hình và nhiều lần nhắc đến hối 8406. Chỉ ba ngày sau tấm hình được đưa lên,  sơ kết có trên 400 bài báo ở Mỹ  và gần 150 bài báo Âu châu đăng, và truyền hình Tây Âu Bắc Mỹ dành mộ t thời lượng lớn đi tin này, tất cả đều lên án chế độ CS.

Hậu quả tức khắc, nhãn tiền và tiêu biểu từ Mỹ là nước CS Hà nội đang dồn nỗ lực để giao hảo và giao thương. Tin đài Á châu Tự do RFA của Mỹ "phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Sean McCormack tuyên bố là chính phủ Mỹ quan tâm sâu sắc về việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 8 năm tù.” Ông cho biết "Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã nêu vấn đề bắt bớ, giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm". Dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Hạ viện Mỹ, nói việc Hà Nội kết án tù linh mục Nguyễn Văn Lý là "tàn bạo, vô nhân đạo" và ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp ngay lập tức để linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do. Hai ngày sau, Đài RFA của Mỹ, RFI của Pháp loan tin Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đồng ý với lời đề cử ông Michael Michalak làm đại sứ Mỹ ở Hà Nội, thay thế cho ông Michael Marine. Đại sứ Michael Marine là người bị DB Frank Wolf trước đây tố trước diễn đàn Hạ Viện Mỹ là người đại sứ "không để hết tâm trí vào các nỗ lực để buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền..  nên cần bãi chức.” Vài ngày sau Thứ Trưởng Ngoại giao Mỹ, đặc trách Á châu sự vụ, Eric John, bay đi VN, chánh thức đến  đến thăm HT Quảng Độ, là vị lãnh đạo một tôn giáo lớn đã từng công khai bày tỏ không hài lòng việc TT Bush gặp Ô Nguyễn minh Triết ở Hà nội mà không có một lời về nhân quyền dù trong diễn văn về tình trạng liên bang năm ấy, TT Bush long trọng hứa dân tộc nào đứng lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh. Điều này HT cũng nhắc lại trong cuộc gặp gỡ với Thứ Trưởng Eric John khi đến viếng. Đứng trên phương diện ngoại giao việc thay một đại sứ không làm điều cần làm về nhân quyền, và gởi một Thứ Trưởng ngoại giao chánh thức viếng thăm một lãnh  đạo tinh thần một tôn giáo bị CS triệt phá, đã từng phê bình xây đựng tổng thống là dấu hiệu chánh quyền Mỹ sẽ có nhiều áp lực mạnh về nhân quyền đối với Hà nội. Những tháng ngày sắp tới là những tháng ngày gay cấn chánh trị giữa Hà nội với Washington.

Tiếp theo là Khối 8406. Nhờ tấm hình, truyền thông quốc tế và những nhà quan sát tình hình VN  tập trung tiêu điểm vào cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà khối 8406 là điển hình, qua việc tìm hiểu tại sao CS Hà nội có những hành động qua bạo đối với LM Lý như vậy. Đàn áp khối 8406 từ khi mới thành lập nhưng cũng nương tay vì CS Hà nội không muốn có hình ảnh xấu khi lo chạy vào WTO và tổ chức APEC. Nhưng khi được việc rồi, từ tháng Hai 2007, họ tấn công mạnh, cao điểm là dùng cha già và bịnh của Ô Đỗ nam Hải làm con tin để bất động hóa Ô Hải. Cao điểm là bắt LM Lý, LS Nguyễn văn Đài và Lê thị công Nhân. CS chĩa mũi dùi vào khối 8406 vì lần đầu tiên một tổ chức đấu tranh phát triển nhanh, đủ mọi thành phần, hoạt động đa dạng và đa diện, lập đảng, liên minh với đảng ngoại quốc, lập công đoàn, lập liên minh dân tộc, ra báo, phát hành báo, dùng kỹ thuật tin học liên lạc, liên kết một cách hữu hiệu. Đây là một bước ngoặt đấu tranh từ lượng thành chất, từ điểm sang diện theo nhận định của những nhà đấu tranh trong nước. Đây là bước ngoặt của việc quần chúng hóa, quốc tế hóa của cuộc đấu tranh theo nhận định của những nhà quan sát và truyền thông quốc tế. Và nhận định của những giới quốc tế này việc bắt bớ trấn áp này CS muốn diệt tận gốc khối 8406, nhưng không bao giờ thành. Nhận định này giống với nhân định một người trong cuộc là LM Phan văn Lợi. Khối 8406 có thành phần nổi và chìm. LM Lý cũng là một thành viên thôi. Còn nhiều người cốt lõi trong đủ giai tầng xã hội không ra mặt, vẫn đang hoạt động bình thường. Việc càn quét này như cơn bão quét qua, tàn lá có thể gãy rụng, nhưng gốc rễ vẫn còn.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Apr 2007 , 08:48
Tấm Hình Lung Lay Chế Độ  

VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 4/11/2007, 12:02:00 AM

Tấm hình làm lung lay chế độ là hình một công an CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý trong phiên tòa CS. Thế lực dân chủ đang lên đó là Khối 8406 mà LM Lý là một thành viên. Nhờ tấm hình giới quan sát và truyền thông quốc tế mới tìm hiểu, đưa công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN vào tiêu điểm trên công luận thế giới.

Trước tiên là cái hình làm lung lay chế độ. Một cái hình bằng một nghìn chữ là nói theo kiểu làm báo. Một cái hình làm lung lay hay suy sụp một chế độ là nói theo kiểu làm chánh trị. Việt Nam Cộng Hòa, thời đệ nhứt với tấm hình HT Thích Quảng Đức tự thiêu, thời đệ nhị Cộng Hòa với tấm hình Tướng Loan bắn tù binh trong Tết Mậu Thân ở Saigon là thí dụ. Và thời CS Hà nội, tháng Tư Đen năm thứ 32, tấm hình mật vụ CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý tại tòa là một loại hình như thế. Đó là tấm hình lên án chế độ CS Hà Nội mà người thi hành án là truyền thông quốc tế, nhân dân và chánh quyền tự do, dân chủ các nước và người Việt bị CS Hà nội đàn áp lâu nay.  

Từ sau Chiến tranh VN, vấn đề VN không còn nằm trong tiêu điểm của truyền thông quốc tế nữa. Nếu có đề cập, họ chú ý nhiều đến vấn đề kinh tế VN tăng gia có lợi cho CS Hà nội.  Cuộc đấu tranh  chống Cộng gần đây thành cuộc đấu tranh cho cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dù cam go, dai dẳng những chỉ được phổ thông trong hàng ngũ người Việt hải ngoại qua truyền thông tiếng Việt; truyền thông quốc tế ít khi khai thác. Do vậy bao nhiêu cuộc đánh đập, tù đày, tra tấn mà CS đã làm đối với người Việt, chúng ta người Việt chịu hết nổi nhưng công luận thế giới nói chung ít biết.

Tấm hình công an CS bịt miệng LM Lý trong phiên tòa tạo một chấn động lớn trong truyền thông quốc tế. WebsiteZoomin.tv đi đoạn phim, liền sau đó l'Express đưa tấm hình lên báo, Thông tấn xã AFP của Pháp đi bức hình, báo động [tựa bài] "phong trào dân chủ VN bị tấn công, bước lùi của CS". Báo Asia Times của Mỹ đi hình, báo động "Hà nội khóa sổ dân chủ" và kêu gọi Mỹ phải có phản ứng thích hợp. Truyền hình CNN Asia, báo Asia Time Asia đi hình nhắc tới nhắc lui khối 8406.  Báo Anh Financial Time, báo Mỹ tại Anh International Herald, thông tấn xã dpa của Đức đi hình và nhiều lần nhắc đến hối 8406. Chỉ ba ngày sau tấm hình được đưa lên,  sơ kết có trên 400 bài báo ở Mỹ  và gần 150 bài báo Âu châu đăng, và truyền hình Tây Âu Bắc Mỹ dành mộ t thời lượng lớn đi tin này, tất cả đều lên án chế độ CS.

Hậu quả tức khắc, nhãn tiền và tiêu biểu từ Mỹ là nước CS Hà nội đang dồn nỗ lực để giao hảo và giao thương. Tin đài Á châu Tự do RFA của Mỹ "phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Sean McCormack tuyên bố là chính phủ Mỹ quan tâm sâu sắc về việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 8 năm tù.” Ông cho biết "Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã nêu vấn đề bắt bớ, giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm". Dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Hạ viện Mỹ, nói việc Hà Nội kết án tù linh mục Nguyễn Văn Lý là "tàn bạo, vô nhân đạo" và ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp ngay lập tức để linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do. Hai ngày sau, Đài RFA của Mỹ, RFI của Pháp loan tin Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đồng ý với lời đề cử ông Michael Michalak làm đại sứ Mỹ ở Hà Nội, thay thế cho ông Michael Marine. Đại sứ Michael Marine là người bị DB Frank Wolf trước đây tố trước diễn đàn Hạ Viện Mỹ là người đại sứ "không để hết tâm trí vào các nỗ lực để buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền..  nên cần bãi chức.” Vài ngày sau Thứ Trưởng Ngoại giao Mỹ, đặc trách Á châu sự vụ, Eric John, bay đi VN, chánh thức đến  đến thăm HT Quảng Độ, là vị lãnh đạo một tôn giáo lớn đã từng công khai bày tỏ không hài lòng việc TT Bush gặp Ô Nguyễn minh Triết ở Hà nội mà không có một lời về nhân quyền dù trong diễn văn về tình trạng liên bang năm ấy, TT Bush long trọng hứa dân tộc nào đứng lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh. Điều này HT cũng nhắc lại trong cuộc gặp gỡ với Thứ Trưởng Eric John khi đến viếng. Đứng trên phương diện ngoại giao việc thay một đại sứ không làm điều cần làm về nhân quyền, và gởi một Thứ Trưởng ngoại giao chánh thức viếng thăm một lãnh  đạo tinh thần một tôn giáo bị CS triệt phá, đã từng phê bình xây đựng tổng thống là dấu hiệu chánh quyền Mỹ sẽ có nhiều áp lực mạnh về nhân quyền đối với Hà nội. Những tháng ngày sắp tới là những tháng ngày gay cấn chánh trị giữa Hà nội với Washington.

Tiếp theo là Khối 8406. Nhờ tấm hình, truyền thông quốc tế và những nhà quan sát tình hình VN  tập trung tiêu điểm vào cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà khối 8406 là điển hình, qua việc tìm hiểu tại sao CS Hà nội có những hành động qua bạo đối với LM Lý như vậy. Đàn áp khối 8406 từ khi mới thành lập nhưng cũng nương tay vì CS Hà nội không muốn có hình ảnh xấu khi lo chạy vào WTO và tổ chức APEC. Nhưng khi được việc rồi, từ tháng Hai 2007, họ tấn công mạnh, cao điểm là dùng cha già và bịnh của Ô Đỗ nam Hải làm con tin để bất động hóa Ô Hải. Cao điểm là bắt LM Lý, LS Nguyễn văn Đài và Lê thị công Nhân. CS chĩa mũi dùi vào khối 8406 vì lần đầu tiên một tổ chức đấu tranh phát triển nhanh, đủ mọi thành phần, hoạt động đa dạng và đa diện, lập đảng, liên minh với đảng ngoại quốc, lập công đoàn, lập liên minh dân tộc, ra báo, phát hành báo, dùng kỹ thuật tin học liên lạc, liên kết một cách hữu hiệu. Đây là một bước ngoặt đấu tranh từ lượng thành chất, từ điểm sang diện theo nhận định của những nhà đấu tranh trong nước. Đây là bước ngoặt của việc quần chúng hóa, quốc tế hóa của cuộc đấu tranh theo nhận định của những nhà quan sát và truyền thông quốc tế. Và nhận định của những giới quốc tế này việc bắt bớ trấn áp này CS muốn diệt tận gốc khối 8406, nhưng không bao giờ thành. Nhận định này giống với nhân định một người trong cuộc là LM Phan văn Lợi. Khối 8406 có thành phần nổi và chìm. LM Lý cũng là một thành viên thôi. Còn nhiều người cốt lõi trong đủ giai tầng xã hội không ra mặt, vẫn đang hoạt động bình thường. Việc càn quét này như cơn bão quét qua, tàn lá có thể gãy rụng, nhưng gốc rễ vẫn còn.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Apr 2007 , 10:53
Nỗi Đau Của Nhân Dân VN Chẳng Khác Gì Nỗi Đau Của Một Người Mẹ Bất Lực Trước Đàn Con Hư Hỏng Và 1 Ong Chồng Nát Rượu

HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG .
Việt Báo Thứ Bảy, 4/14/2007, 12:02:00 AM

 Ngày 15-3-2007 khi trời vừa tảng sáng tôi đã có mặt tại cổng UBND tỉnh Nghệ An. Đây là ngày chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cũng như ngày hội đồng tiếp dân của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, mở cửa tiếp công dân hàng tháng. Tôi đến UBND tỉnh mong rằng biết được thông tin về các vụ kiện của mình đang thuộc phạm vi giải quyết của tỉnh. Đặc biệt là 2 vụ phá cửa hàng buôn bán của tôi có công văn của ủy ban kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chuyển về cho chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An để giải quyết theo công văn số 40-GB/KTTW đề ngày 11-1-2007.

Những tưởng rằng có sự chỉ đạo của kiểm tra trung ương đảng trên thủ đô Hà Nội nhắc nhở, chắc lần này tôi sẽ được giải quyết, ít nhất cũng dứt điểm một vụ kiện. Nào ngờ tôi và bước đến cổng thì đã bị công an hạch sách yêu cầu kiểm tra nào là đơn thư, nào là giấy tùy thân đủ thứ, mặc dù tôi là người mà công an và cán bộ đã quá quen mặt bởi thời gian tôi đi khiếu kiện đã kéo dài. Khi kiểm tra thấy chẳng còn thiếu một thứ giấy tờ thủ tục nào và không thể cản trở được tôi, họ mới miễn cưỡng cho tôi được bước vào phòng đợi ghi tên rồi ngồi chờ.

Ngồi chờ đến cán bộ đưa ra bản danh sách những người không được tiếp, đọc cho mọi người nghe, trong đó có tên tôi. Thực sự tôi không thể tin vào tai mình được nên cứ nghĩ rằng đó là danh sách những người được tiếp. Tôi im lặng ngồi chờ đọc xong để hỏi lại đó là danh sách được tiếp hay là danh sách những người không được tiếp, thì người cán bộ đã đọc danh sách đó chuồn thẳng vào bên trong mà không hề nói năng gì. Sau đó một bầy công an vây quanh tôi, bắt tôi ra ngoài không được, sau đó ấn vai tôi ngồi xuống ghế bắt ngồi im ở đó.

Thực sự là hết cách với chính quyền cộng sản, cũng trong lúc đó những người có số phận như tôi cũng quá nhiều, nên khung cảnh của trụ sở tiếp dân quá hỗn độn. Những người dân oan kẻ thì mất nhà mất đất, người bị ăn hớt tiền lương, kẻ bị ức hiếp bỏ tù quả là không ít... Có người than rằng chỉ biết rằng ở đây dân nghèo đường sá xa xôi không ra trung ương đuợc để mà kêu oan cho thấu trời xanh mọi nỗi oan khuất của mình đang phải chịu đựng...

Những người đã ra được đến trung ương có biết hơn một chút như các chị, các bà Hồ Thị Tình, Ngô thị Hòa, Đào Thị Hiên... họ rất hiểu chính quyền cộng sản như thế nào. Bởi vì họ đã nhiều lần ra trung ương ăn ngủ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà nội, ai ai cũng phải lắc đầu buồn cho chính quyền cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ rằng chỉ tất cả sẽ phải vạch trần tội ác của họ ra công luận quốc tế, phải nhờ công luân quốc tế sử dụng áp lực giúp đỡ nhân dân Việt Nam buộc đảng CS và nhà nước Việt Nam của họ phải thực hiện đúng pháp luật của chính họ đã đề ra, để nhân dân khắp nơi trên đất nước khốn khổ này sớm thoát khỏi sự cướp bóc của chính quyền cộng sản. Sau đây tôi xin trích dẫn một số người bị UBND tỉnh Nghệ An từ chối không tiếp giải quyết trong ngày 15-3-2007. Mà phần lớn họ đều có phiếu hướng dẫn và công văn chuyển đơn do trung ương giới thiệu về tỉnh nhà :

- Bà Hồ Thị Tình: trú tại khối 14 phường Lê Lọi,thành phố Vinh, Nghệ An. bị chính quyền phường Lê Lợi cướp 5000m2 đất thổ cư từ năm 1989 đến nay có sự chỉ đạo của trung ương đảng giao cho tỉnh Nghệ An giải quyết.

- Bà Ngô Thị Hòa: Trú tại khố 14, phường Lê Lợi,thành phố Vinh, Nghệ An. Đòi lại 4161,5m2 đất bị cướp và kêu oan cho mẹ, em trai, em dâu bị bỏ tù để chính quyềnếC địa phương cướp phá đất được dễ dàng.

Cả bà Ngô thị Hòa và Nguyền Thị Tình đều trong một thời gian và hoàn cảnh như nhau, đều là đất thổ cư, đều đi kiện đến trung ương có sự chỉ đạo của trung ương đảng CSVN. Mặc dù ngày 07-8-2006 chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có quyết định lập tổ công tác liên ngành để giải quyết, nhưng trên thực tế chưa có biện phái giải quyết nào.

- Bà Đào Thị Hiên là một cán bộ công nhân viên luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hề hám danh lợi tiền tài, nhà nước phong anh hùng không nhận nhưng vì bị chính quyền phường Lê Lợi trắng trợn cướp đất bán cho nhà giàu từ năm 1983. Bà đã kiện đến nay tới hàng trăm lần, ra trung ương kiếu kiện cũng không được giải quyết.

- Ông Nguyễn Xuân Tứ ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một người từ bỏ đảng cộng sản VN xin tham gia vào Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính ở Hà Nội. Ông đã bị cắt chế độ chính sách, tiền xương máu hơn 16 năm nay liên tục, nội từ tiền lương phục vụ chiến trường bị chính quyền cướp, đất đai bị chiếm đoạt để cho người khác. Ông nhiều lần bị chính quyền CS địa phương trói đánh đập và cướp tiền tại trụ sở UBND xã... khiếu kiện đã hơn 20 năm cũng chưa được giải quyết.

- Bà Nguyễn Thị Dung ở xã Quang sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An có 4000m2 đất rừng được đã được ban địa chính giao để trồng rừng. Và bà trồng thành rừng xanh tốt, thì nay bị chính quyền cướp bán cho người khác mất trắng cả rừng cây và đất....

- Bà Nguyễn Thị Kỳ khiếu kiện bị bớt xén tiền lương và bị cướp đất đã nhiều năm... vv và vv....

Còn bao nhiêu người, tôi không thể kể và ghi tên hết, phần lớn những sự việc đã lâu dài đều bị chủ tịch, hội đồng tiếp dân tỉnh cho công an xua đuổi không thèm tiếp giải quyết. Họ chỉ tiếp những người mới khiếu kiện để tìm cách moi móc tiền bạc qua việc hối lộ của những kẻ phạm pháp đút lót. Còn lại là đa phần họ vứt dân ra lề đường chứ đâu có pháp luật để bảo vệ lẽ phải cho nhân dân. Những người dân nghèo này có người phải dậy từ nửa đêm, đạp xe từ nhà đến tỉnh trên 50 km, như bà Nguyễn Thị Kỳ. Phần lớn những người này đều đã ra tận trung ương khiếu kiện và có giấy tờ từ trung ương gửi về tỉnh đã nhiều năm nay, tình cảnh chung của dân oan quê tôi là vậy đó.

Tôi viết bài viết này gửi kèm văn bản số 40-GB/KTTW ngày 11-1-2007 của ủy ban trung ương đảng cộng sản VN, cùng cách hành xử của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ an. Thì chứng tỏ rằng: chủ tịch UBND tỉnh nghệ an đã phế bỏ quốc huy và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ có UBND, chủ tich UBND tỉnh Nghệ An thôi, mà hiện tượng như vậy là phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Các ông chủ tịch và UBND tỉnh đều có cách hành xử như vậy, cho nên dân chúng bị oan sai, áp bức, trù dập mới kéo về trụ sở tiếp dân trung ương đảng CSVN ở tận thủ đô Hà Nội đông đảo, tấp nập đến như vậy. Người dân oan Việt Nam trong cả nước từ các tỉnh thành mới tập trung đến khiếu kiện kéo dài từ năm này qua năm khác, từ thập niên này sang thập niên khác, từ đời này đến đời khác chứ sao?

Như vậy đảng cộng sản Việt Nam còn ngoan cố đến cùng củng cố kéo dài vai trò lãnh đạo để làm gì cho khổ người dân chúng tôi? Tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo đảng hãy nhìn thẳng sự thật, hãy làm việc thật sự, đừng tham quyền cố vị mà gây đau khổ cho nhân dân mình nữa.

Nếu thực sự các vị không thể làm được những điều hay lẽ phải cho nhân dân nữa thì hãy phát loa khắp nơi để kêu gọi những người con tài giỏi của dân tộc, có đạo đức hiện đang cư trú trong và ngoài nước trở cùng với nhân dân chúng tôi, để đồng cam cộng khổ trừ hết gian tặc. Sao cho chúng tôi được yên ổn làm ăn, thì dân mới có vui vẻ cố gắng làm việc, để đất nước giàu mạnh và văn minh, để tiến đến sánh vai với các cường quốc năm châu chứ? Còn tiếp tục duy trì cái thể chế phản dân chủ, phản nhân dân như hiện nay, thì có khác nào các ông chủ tịch UBND, hội đồng nhân dân đã phế bỏ cái quốc huy và phế bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đến trắng trợn và tinh vi hơn ai hết, hơn bất cứ lúc nào hết.

Nam Đàn, Nghệ An ngày 5/4/2007

Hiện trú tại: Xóm 4-Xuân Hòa-Nam Đàn-Nghệ An.

HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Apr 2007 , 17:30
Ông Đại sứ

Tiến Hồng
(Lettre d’Information  des Réfugiés Viêtnamiens
Mars&Avril 2007 - France)

“… Đảng cộng sản đã đi quá xa trong việc không thực thi dân chủ chỉ vì đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đất nước …”

Trong không khí sôi động cuối tháng 3/2007 chung quanh vụ xử L.M. Nguyễn văn Lý, một nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ, thì tại thành phố Rennes, thủ phủ của miền Tây nước Pháp đã diễn ra một cuộc hội thảo về hiện tình Việt Nam và mối quan hệ kinh tế Việt-Âu do Maison de l’Europe và nhật báo hàng đầu của Pháp Ouest-France bảo trợ. Đại sứ Việt Nam Nguyễn Đình Bin được mời phát biểu. Tôi muốn nêu một số cảm nghĩ chung quanh buổi hội thảo này.

Để nhắc nhở ông Bin và quan khách về hiện trạng chính quyền cộng sản Việt Nam gia tăng bóp nghẹt nhân quyền sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, một nhóm người Việt tại Rennes đã trưng biểu ngữ và phân phát truyền đơn ngay cạnh phòng họp. Báo Ouest-France đã tường thuật lời phát biểu của người đại diện nhóm: người Việt tị nạn chúng tôi đòi hỏi chính quyền tôn trọng tự do phát biểu và đối lập trong hệ thống chính trị. Được hỏi về yêu cầu chính đáng này, ông Bin đành thừa nhận và coi đó là đương nhiên và dễ hiểu (naturelle et compréhensible).

Cái tai hại trơ trẽn trong lời phát biểu này là hiện nay chính quyền đã không tôn trọng nó, mà tờ truyền đơn đã nêu lên những trường hợp điển hình trong báo cáo của tổ chức nhân quyền. Để gỡ gạc thể diện, ông thêm vào: Nhiều người Việt đã xa xứ lâu năm nên thiếu thông tin đúng đắn (informations correctes) về đất nước. Đây lại là một lỗi lầm tai hại nữa của ông Bin. Trong buổi hội thảo kế tiếp «Pouquoi aller au Vietnam maintenant» (tại sao lại đến Việt Nam lúc này), một đại diện khác của nhóm người Việt tị nạn đã đặt câu hỏi: quý vị có biết số tiền mà người Việt ở nước ngoài chuyển về nước hàng năm là bao nhiêu không ? Đáng xấu hổ biết bao khi nhiều người trong ban tổ chức đưa ra những con số trên trời dưới biền, chỉ mãi cuối cùng mới có người nêu lên con số gần đúng (3 tỉ mỹ kim).

Với phương tiện truyền thông internet mà nhiều sites người trong nước bị bức tường lửa ngăn chận, người Việt ở nước ngoài có thể biết rõ hơn người trong nước về phiên toà ô nhục xử cha Lý đấy ông Bin ! Tôi còn nhớ một câu chuyện xảy ra cách đây vài năm khi một phái đoàn người Việt dự cuộc thi Đố vui tại Pháp. Một thành viên trong phái đoàn khi được cho xem photocopy bức thư viết tay của anh Nguyễn Tất Thành xin theo học tại trường thuộc địa (1) để về phục vụ mẫu quốc, đã sửng sốt và thốt lên: nếu giới trẻ trong nước mà biết được tin này thì họ sẽ không còn niềm tin về những gì đã được dạy về ông Hồ... Đó là những thông tin đúng đắn không thể chối cãi!

Trong bài diễn văn soạn sẵn mà ông rất vất vả để đọc với một giọng Pháp văn không giống ai khiến cử toạ phải ngao ngán, ngoài một số chi tiết nêu ra không đúng (như cho Việt Nam là nước xuất khấu gạo đứng đầu thế giới (2) ..), ông Bin chỉ nêu những thành quả đạt được như xoá đói giảm nghèo, tỉ lệ phát triển cao, mà không hề nhắc đến những vấn đề nan giải của phát triển bền vững như giáo dục tồi tệ, tham nhũng hết thuốc chữa vì thuộc bệnh cơ chế, ô nhiễm môi sinh trầm trọng, tệ nạn và bất công xã hội gia tăng (HIV, buôn người và trẻ em, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, tình trạng dân oan khiếu kiện đất đai vô vọng, đình công hàng loạt của công nhân ...).

Nhưng sang đến phần chất vấn, ông đã tỏ ra lúng túng khi phải trả lời những câu hỏi nhạy cảm. Ông tìm cách nói dông dài câu giờ để cho anh thông dịch câu giờ luôn, nại cớ là mình dở tiếng Pháp ! Tình trạng muốn độc diễn này đã bị một sinh viên Pháp của trường kỹ sư ở Rennes đã từng làm việc ba tháng ở Việt Nam lột trần trong mục diễn đàn của tờ Ouest-France ! Đáp câu hỏi tại sao Việt Nam lại rơi vào tình trạng kinh tế tụt hậu mấy chục năm so với các nước lân bang như Thái Lan, Mã Lai, ông cho rằng Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện bình thường để phát triển kể từ 12 năm nay (1995) sau khi nối lại bang giao bình thường với Mỹ , Asean, châu Âu. Ông không nói tới những sai lầm của Đảng cộng sản trong chính sách kinh tế bao cấp, tập trung, đánh phá tư sản (1975-86) đã chủ yếu gây nên thảm cảnh thuyền nhân và chính sách đối ngoại hoàn toàn thiếu sáng suốt đã gây nên cuộc chiến kéo dài ở Căm-phu-chia và xung đột biên giới 2 lần với Trung quốc. Việt Nam đã tự mình cô lập với thế giới chứ không phải bị thế giới cô lập như ông nói đâu.

Sang câu hỏi thứ hai: tại sao Việt Nam còn giữ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị nghị viện châu Âu lên án qua nghị quyết 1481 ? Chính ở câu hỏi này tôi thấy tội nghiệp cho ông đại sứ. Ông loay hoay mấy phút, hết giở trang này, lật trang kia trong bài diễn văn như để câu thời gian tìm lời giải đáp. Ông không chờ đợi một câu hỏi khó khăn như thế trong hoàn cảnh cử toạ là những nhà thức giả nước ngoài. Cuối cùng, bằng nụ cười cầu tài giả tạo, ông đành ấp úng trả lời: Thôi, về mặt lý luận thì tôi xin dành cho các nhà nghiên cứu, người nói thế này, người nói thế kia. Giai đoạn tư bản chủ nghĩa sẽ phát triển và kéo dài không biết đến bao giờ. Đối với người cộng sản Việt Nam chúng tôi thì xã hội chủ nghĩa chỉ có nghĩa là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ! À, thì ra đơn giản chỉ như vậy (!) (nhưng phải thực hiện mới được chứ) và gần như y chang câu trả lời của ông thủ tướng Dũng trong buổi truyền hình trực tuyến tháng 2/2007. Tất nhiên câu trả lời đó đã lờ đi những tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam gây ra trong quá khứ (cải cách ruộng đất là chủ yếu) nhân danh hai nguyên tắc: đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản.

Chúng ta chỉ xét đến ý nghĩa và hệ luỵ của quan niệm không giống ai về xã hội chủ nghĩa này. Tại sao đảng cộng sản Việt Nam phải đi đến một định nghĩa thô thiển như vậy về xã hội chủ nghĩa ? Bởi vì đã từ lâu, các nhà lý luận và lãnh đạo của đảng đã không tìm ra câu giải đáp- trừ câu giải đáp tào lao của Đỗ Mười mà sau đó đảng phải cho chìm luôn ! Mọi người trong và ngoài đảng đều đã biết điều đó. Phải nói đây là là một thú nhận rõ ràng sự bất lực và thất bại trong việc đi tìm các bước đi đáng ra phải có về mặt lý luận trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng cộng sản Trung Quốc lại vừa mới ban hành đạo luật trả lại quyền tư hữu cho người dân mà chắc rằng đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải noi theo để có thể giải quyết phần nào những vụ khiếu kiện đất đai chồng chất hiện nay. Về nội dung duy vật, người ta đang chứng kiến sự nở rộ phong trào những nhà ngoại cảm tìm mộ tử sĩ vì đã liên lạc được với tâm linh người chết. Giáo sư Trần Văn Hà đã nêu kiến nghị trong một buổi họp chuyên đề của Mặt trận Tổ quốc dịp gần Tết: Nhà nước chính thức thừa nhận có thế giới tâm linh (3) !

Nếu nội dung xã hội chủ nghĩa chỉ còn là câu khẩu hiệu ngắn như vừa kể thì tại sao lại bắt các em học sinh, sinh viên phải học tập chủ nghĩa Mác-Lênin trên ghế nhà trường và bắt công quỹ phải trả cho mấy chục học viện trên toàn quốc ! Về mặt chính danh, đảng cộng sản phải đổi tên cho phù hợp với thực trạng ! Nhưng đảng cộng sản Việt Nam cũng phải trả lời trước nhân dân về việc có thực hiện hay không nội dung khẩu hiệu đã nêu. Đặc biệt là việc thực hiện xã hội dân chủ. Chúng ta đã biết ngay cả báo chí trong nước như VietNamNet đã «có ý kiển» về tính cách phản dân chủ trong tiến trình bầu đại biểu Quốc hội khoá 12. Rồi vết nhơ vụ án dân chủ Nguyễn Văn Lý đã đi vào lịch sử. Chưa kể việc chính thức coi đảng Việt Tân thuộc thành phần khủng bố. Đảng cộng sản đã đi quá xa trong việc không thực thi dân chủ chỉ vì đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đất nước. Hãy nghe ông Đai sứ Mỹ M.Marine nêu ý kiến xác đáng trên website toà đại sứ:

«Tôi cho rằng Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi tiềm năng của mình, cũng như không thể thực sự đạt được các khát vọng toàn cầu của mình, nếu không tăng cường nền pháp quyền, giải quyết tham nhũng, bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân và mở cửa hệ thống chính trị. ».

Đây là bài học mà giới lãnh đạo đảng nên suy gẫm trước khi quá muộn.

Tiến Hồng
-----------------------------
(1) Nguồn: Service de Contrôle et d'Assistance en France des Indigènes des Colonies francaises, “Notice sur Nguyen Ai Quoc (26/6/1932)” ; CAOM (Aix), INF, carton 326, d. 2637.

(2) Số ngoại tệ mang về do xuất khẩu gạo cũng chỉ bù trừ số phải nhập để mua hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật ...

(3) Ông nêu lên có nhiều uỷ viên trung ương và cả Bộ Chính trị đã đi tìm những nhà ngoại cảm. Ông còn đề nghị Chủ tịch Nước chính thức xin lỗi nhân dân thay cho các bậc tiền nhiệm vì đã để xảy ra những vụ phá đền chùa hàng loạt trong quá khứ. Ngoài ra, nên lập đàn cầu siêu cho tử sĩ hai miền trong cuộc chiến như thiền sư Nhất Hạnh đã làm

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 18. Apr 2007 , 21:03
Ôi, Việt Nam Xứ Sở Mù Lòa

TRẦN KHẢI THANH THỦY .
Việt Báo Thứ Tư, 4/18/2007, 12:02:00 AM

Thời gian này, tôi luôn phải sống trong hai trạng thái tình cảm: yêu thương, căm giận, sung sướng và khổ đau, hai làn ranh giới rõ nét. Bước chân ra cửa là gặp công an canh ngõ. Vì vậy cứ mõm chó đi đến đâu là bóng quạ mổ, diều hâu bâu vào đến đấy, người tử tế thì chép miệng: "Cái con bé sao mà dại, viết bài chống đối chế độ để cho công an nó xúi đầu gấú vào nhà phá đám hết làn này lần khác mà còn không tỉnh ra à? Khổ, nói thẳng, nói thật làm gì. Dù lãnh đạo ăn tiệc, bà con Quảng Bình ăn giun ăn dế, ăn nòng nọc đi chăng nữa thì cũng mặc cha chúng nó, bản thân mình ăn rau dưa đạm bạc qua ngày, không ăn thịt dân như lãnh đạo đảng, cũng không phải ăn đủ thứ mọi rợ như người dân ở những nơi đói kém là được rồi...Hơi đâu mà thương vay khóc mướn, mà ôm dân cho... dặm đảng.

Rồi:

- Động đến chính trị, chính em làm gì, chúng nó có chính quyền, có bạo lực trong tay, mình chỉ là đàn bà, con gái, l. vừa bằng cái bát úp, có phải Nữ Oa - bằng ba mẫu ruộng đâu mà đòi đội đá vá trời?

Những kẻ rách chuyện, sáng tai... đảng, điếc tai dân lành thì bảo:

- Tội gì chứ tội nói xấu cụ Hồ là cấm kỵ. Cụ Hồ là người có công với dân, với nước này, đặc biệt có công đào tạo ra lớp người kế cận là đảng viên đảng cộng sản hiện tại, tí tuổi đầu nó đâu có biết ngày xưa khổ như thế nào? Đến cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc, trong nhà không có bóng dáng ti vi, nhưng ngoài đường, ngoài ngõ, "ti vi" chạy đầy đường, phấp phới như những cánh buồm đỏ thắm, nâu sồng, đen, trắng, tím than trên lưng mọi người(!) từ lớn, bé già trẻ đủ loại. Toàn "màn hình" 21 inh, can dài từ vai đến gấu cả lượt. Đói cơm, rét cật, dậm rật giữa giường còn không xong. Bây giờ cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày, no cơm ấm cật, dậm dật mọi đường, nào nhà hàng khách sạn, nào giường đệm sa lông, rồi ti vi màu, xe máy xịn, nó còn muốn gì, đòi hỏi gì nữa? v.v

Mấy lão cựu... chén binh thì bảo:

- Tôi không cần biết đảng này xấu xa tồi tệ đến mức nào, chỉ cần mỗi tháng nó trả cho tôi 3 triệu 8, bằng mức thu nhập của người nông dân trong một năm, là tôi phải biết ơn đảng rồi, giờ nó viết bài đòi lật đổ đảng, liệu đảng khác lên thay thế có trả nổi tôi từng ấy không? Mặc xác mấy thằng cựu... chán binh, nó ít công lao thành tích, kém may mắn, không biết luồn lọt, đội đơn, trình báo, khai láo thành tích thì phải chịu... thân ai người ấy lo, bồ ai người ấy cưỡi, kêu gào gì, lật đổ ai?

Những ả đàn bà thích họp chợ cùng... vịt hơn thì lên giọng quác quác quác, quạc quạc quạc

- Sinh năm 1960 nó cũng được ăn kẹo của bác Hồ rồi đấy, thế kẹo ấy không phải bằng đường, bằng sữa thì bằng đất à? Cái con bố láo... nó được như thế này là nhờ ai, có phải nhờ đảng, nhờ bác, nhờ chồng con chúng tao hy sinh ngoài chiến trường không?

Và như động chạm đến nỗi đau muôn thưở, họ kéo đến tận cửa, ùa và tận nhà tôi gầm lên:

- Hở cái con phản động kia? Mày có phải ra trận ngày nào không? Phải cầm súng ngày nào không, trong nhà mày có ai là liệt sĩ không. Mà mày phủ nhận công lao của chồng, cha, con, anh em chúng tao thế hả. Mày còn dám vu cáo Bác Hồ nào là có vợ, nào là có con, nào là giết dân, phá nước, không yêu tổ quốc, đồng bào...Bác Hồ mà thế à? Cả thế giới người ta yêu quý bác Hồ, cả Việt Nam thờ phụng bác... Thờ cả cái của quý của bác. Chỉ có mày... mày... Ôi giời ơi, cái con phản động kia... cái con giời đánh, thánh vật kia... Mày chui từ đâu ra hả, mày không phải con cháu bác Hồ như chúng tao thì mày là con cháu ai hả? Hay mày được mấy thằng lưu vong phản động nó thí cho tí tiền bẩn của đế quốc Mỹ nên mày tối mắt lại? Mày cố tình viết bài nói xấu đảng, nói xấu bác, rước chúng nó về để chúng nó đội bom lên đầu chúng tao, bắt chúng tao phải chịu cảnh giặc giã đói kém, vì thắt lưng, buộc bụng, dồn sức lực tiền của để đánh lại chúng nó? Đánh đánh! Bà con ơi, đánh chết mẹ nó đi. Công an, chính quyền người ta cho phép đấy đánh chết mẹ nó đi, tội vạ đâu đã có nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu... đánh...

Quả là một trận cuồng phong bão tố, một cơn chấn thương trong... tiểu sử cuộc đời 46 năm làm người của tôi. Cơn bão đen giết hàng vạn dân oan tưởng đã thực sự chấm dứt sau những giọt nước mắt cá sấu của ông Hồ rồi, sao 50 năm sau vẫn còn bão rớt, hở trời?

Đảng cộng sản Việt Nam xem ra vẫn chứng nào, tật ấy, vẫn lưu manh côn đồ, vẫn thích bơm máu đen vào cơ thể dân tộc, và những người dân thấp cổ bé họng, những người cả đời không ra khỏi vòng vây của những ô tem phiếu trong thời đảng trị, hay vòng vây của cuốn sổ chi tiêu trong gia đình chật hẹp, của dung tích dạ dày: 1200 cm3. Cả đời cắm đầu xuống đất, úp mặt vào niêu cơm, ăn trông nồi, ngồi trông bác.... hễ nhác nghe ai nói đến đảng, lãnh tụ là sợ xanh xám mặt mày, không mảy may nghĩ xem trên thế giới người ta sống như thế nào... Có ao tù nước đọng như ở Việt Nam không?... Chính sự khiếp sợ cố hữu, bản năng của họ... đã vô tình tiếp nhận dòng máu đen của đảng một cách vô tư lự nhất nên không biết gì về thời cuộc, không biết đến xung quanh, không những ngu si hưởng... bất bình mà còn tỏ ra tức tối khi có người không chịu ngu si trước những cảnh ngang trái bất công do lãnh đạo đảng và nhà nước gây ra như mình. Trước kia, nghe lời đảng gọi, bắt đấu tố địa chủ, vì địa chủ "bóc lột" nên không đủ cơm ăn, áo mặc, nay nghe lời công an xúi, bắt đấu tố "phản động" vì phản động nhận tiền của nước ngoài, rải thảm đỏ rước Bush vào, gây ra cuộc chiến tranh chống Mỹ lần thứ 2 (!)

Thật là miệng công an có vu có khống, còn đầu dân đen thì vừa tối, vừa ngu. Oan này còn một, kêu cụ Hồ lên xem, nếu cụ có linh, không bị đảng chôn nổi trong cái mả to nhất nước, không bị đảng lôi cả phổi phèo ruột gan ra ngoài ổ bụng để đem chôn nơi khác, chắc chắn cụ sẽ hiện lên, với hai hàng nước mắt đầm đìa lệ tuôn, vì tội đã đưa cả dân tộc Việt Nam tới ngõ cụt, đường cùng, không lối ra của chủ nghĩa xã hội, đến bến bờ của sự diệt vong của thế giới cộng sản, khiến trăm dân điêu đứng, nhà nhà lầm than, đứng đầu thế giới về đủ các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, đỉnh cao trì trệ, đỉnh cao đói nghèo.

Nếu cụ là người có tâm, có thế, có lý, có lẽ, cụ sẽ phải mắng vào mặt lũ cháu gian ngoan mà rằng:

- Các người thật là ngu hết chỗ nói, tại sao lại phải tôn sùng, thần thánh hoá ta cơ chứ, ta khi sống cũng đủ bảy đặc tính như mọi người, nghĩa là ái ố, hỉ nộ, tốt xấu đan cài, sai lầm chồng chất. Thời trẻ ta từng mơ được như Trần Thủ Độ, lật đổ nhà Lý, đưa đất nước vào trang sử hiển hách của đời Trần, nhưng cái tâm ta tối, cái tài ta vơi, nên đã để quan thầy lợi dụng, coi ta như con rối để giật dây, hết đưa đất nước theo Mác xít, Lê nin lại Mao ít xấu xa tồi tệ, biến hàng vạn dân oan thành dê tế thần trên bàn thờ đảng cộng sản Trung Hoa, chưa đủ còn đẩy dân tộc vào vòng thù hận, anh em sát phạt lẫn nhau, gây cảnh nồi da xáo thịt, rễ đậu đun hạt đậu...Đời ta là một chuỗi sai lầm, ta lừa thầy, phản bạn, giết hại cả vợ con, các người không mở mắt ra nhìn lại còn tôn thờ thần thánh hoá một kẻ sai lầm như ta ư? Sao các người không biết rằng: Thần thánh hóa lãnh tụ là căn bệnh của những kẻ ngu đần.

Sở dĩ nước Nhật hơn nước ta vì họ không mắc căn bệnh này, vì khi Nhật Hoàng nhận chức đã đi xuống tận các vùng xa xôi hẻo lánh gặp dân, để cho dân biết Hoàng đế cũng là người trần, mắt thịt, cũng ăn, ngủ, bài tiết, sinh con đẻ cái như người thường chứ không phải con trời, không phải thần phật. Hơn nữa, đà bay của thế hệ sau bao giờ cũng cao và xa hơn đà bay của thế hệ trước, nên khi lãnh đạo của thế hệ trước đã chết đi, thì điều tối kỵ là không được làm theo di chúc của người đã chết, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, cũng như văn hoá, xã hội. Bọn lãnh đạo hiện tại nó tôn thờ ta vì nó cũng cơ hội, lưu manh như ta, chỉ bọn lưu manh mới tôn thờ lãnh tụ lưu manh... các người không biết mà còn cắm đầu cắm cổ nghe theo chúng nó, biến cả triệu triệu dân ngoan Việt Nam khắp 64 tỉnh thành cả nước thành dân oan Việt Nam, đội ngũ điệp điệp trùng trùng. Đời cha khiếu nại, đời con tố cáo, coi lá đơn hơn cả mạng sống?

Oan khuất như thế mà các người còn ra tay đàn áp, một bà Nguyễn thị Năm, một ông Trịnh văn Bô do ta gây ra chưa đủ hay sao mà lũ lãnh đạo các người còn gieo rắc thêm mầm mống đại hoạ lên đầu ta nữa, vào đám con dân nghèo khổ cơ cực trong đám con dân của ta nữa? Các người hãy đổi mới đi, hãy giải phóng cho họ đi, để họ được quyền vùng thoát ra khỏi thời đại Hồ Chí Minh chết người của ta, tiến vào thời đại trí thức, thời đại thông tin, văn minh a còng của chính bản thân họ, đưa đất nước ra khỏi vũng lày tăm tối, đêm giữa ban ngày. Nên nhớ cả thế giới này chỉ có một đất nước mặt trời mọc là Nhật và cũng chỉ có một đất nước mặt trời lặn là Việt Nam thôi đấy. Sao các người không tự hỏi xem cùng là nền văn minh cầm đũa mà thu nhập bình quân trên mỗi người Nhật Bản hơn Việt Nam cả trăm lần? Sao họ là đất nước mặt trời mọc, còn Việt Nam là đất nước mặt trời lặn? Sao họ tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, còn Việt Nam thì tù đày, bắt bớ, xiết họng báo chí, bịt miệng thầy tu (trong phiên toà xử 30-3-2007). Tôn giáo cho con người niềm tin và hy vọng, đồng thời xây dựng cho con người có đạo đức, có tình thương yêu, sao các ngươi đàn áp tôn giáo, phá bỏ tượng thờ, bỏ tù các nhà tu hành? Các ngươi ngu đần, khốn nạn, bảo thủ và cố chấp như vậy lại dương dương tự đắc sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của ta ư? Ôi chao! Các người quả là những kẻ thích đùa, ông tổ của Ezit nê xin...

Tiếc rằng ông chết không toàn thây, chết ngoài mọi dự tính định liệu, di chúc dặn dò của ông, nên chẳng được địa táng hay hoả táng mà là nhân táng... nghĩa là bị lũ ác nhân chôn nổi, nên đến bây giờ ông không những không sửa nổi sai lầm khi sống mà còn oán oán chất chồng, hàng triệu gia đình không xóa đói giảm nghèo nổi vì thân xác ông, tư tưởng ông, mỗi ngày ngốn cả tỉ đồng việt nam để nuôi cả một bộ tư lệnh bảo vệ Lăng, đề phòng bọn nghèo đói quá khích xông vào cướp xác vứt vào vườn bách thú, nơi nuôi đủ các loại hổ, beo, cá sấu, vì tội Đảng coi rẻ mạng sống hơn mạng chết, coi ông hơn cả vua chúa quan lại thời xưa, đến mức người dân phải tự tìm câu trả lời sau cả vài chục năm chiêm nghiệm:

Vạn niên là vạn niên này
Đảng đem dốt nát đoạ đầy muôn dân
Triều đình độc ác muôn phần
Toàn dân gẫy cổ, mát thân cụ Hồ.

Ấy thế mà một người cầm bút như tôi lại bị đảng cấm đặt bút vào những vấn đề bị coi là "tế nhị", "vùng cấm", "điểm nóng" này, dù xung quanh những vấn đề này đảng treo đủ cá loại băng zôn, khẩu hiệu, nào là: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ, nào một chính quyền cho dân và vì dân, nào tham nhũng là quốc nạn, các chiến sĩ trên fatrânạ báo chí phải kiên quyết bài trừ tệ nạn tham nhũng v.v và v.v, ấy thế mà hễ tôi hướng ngòi bút của mình vào đó, đảng xúi bầy đảng mafia, đầu gấu cùng đám quần chúng ít học vì bị đảng nhồi sọ theo cả hai hướng: ngu đần và lưu manh hoá để xúm vào la lối, như thể ngòi bút của tôi là dao mổ, tôi chuẩn bị giơ dao kề cổ đảng, chọc tiết, moi gan, xẻ thịt đảng đến nơi... để lũ tiểu yêu hết lần này lần khác khám nhà tịch thu phương tiện làm việc, vo ve quanh nhà tôi cả 6 tháng trời chưa đủ còn xui đầu gấu vào để giở luật đảng, luật rừng trừng phạt tôi hết lần này lần khác, bắt tôi phải khăn áo gió đưa ra khỏi nhà, xa chồng, lìa con, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

Một xứ sở mà người dân coi internet như kẻ thù, coi những người cùng bọc (bào thai) với mình ở hải ngoại như phản động, coi đảng gian manh là bạn, bác Hồ xảo quyệt dâm ô là cha, coi mác xít lê nin là kim chỉ Nam, coi kẻ lấn chiếm đất đai tổ tiên của mình là hoàng đế, sẵn sàng cúi đầu phục vụ, trù dập những người nói thẳng nói thật như cá nhân tôi - một phụ nữ không tấc sắt trong tay, nặng vẻn vẹn 45 ký, cao 1,52 vì suy dinh dưỡng nặng trong thời đảng trị: "Bắt ăn mì phải ăn mì. Đảng xa hoa cấm tị bì, kêu ca"... Một đất nước như thế có xứng đáng với tên gọi của bài viết: "Ôi Việt Nam xứ xở mù loà?

Xin sửa lại lời thơ Chế Lan Viên để phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa Việt Nam lúc này (chỉ thay chữ đẹp bằng chữ tệ hoặc chữ đểu):

Những ngày tôi sống đây là những ngày đểu nhất
Vì mai sau đời không thể tệ hơn

Quán Nét Đức Giang, sau ngày bị Đảng cướp.
Đêm 8-4-2007

(Tù nhân dự khuyết số 1 của đảng cộng sản Việt Nam)
TRẦN KHẢI THANH THỦY

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. May 2007 , 04:46
Thấm Thía Niềm Đau Quốc Hận  

- Bán nguyệt san Tự do ngôn luận (số 26 ngày 01-05-2007)
(Phát hành trong nước)

(Việt Báo Thứ Sáu, 5/4/2007, 12:30:00 AM )


Ngày Quốc hận 30 tháng 4 lần thứ 32 lại về với toàn thể dân tộc trong bối cảnh tại Việt Nam, bạo quyền Cộng sản đang ra sức đàn áp qui mô các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà đấu tranh dân chủ, các công nhân đình công và các dân oan khiếu kiện... Trước hết, chúng ta kính cẩn dâng nén hương lòng tưởng niệm các con dân đất Việt, nhất là tại miền Nam, đã hy sinh vì lý tưởng tự do trước và sau ngày 30-4-1975, đã bỏ mình tại chiến trường, trong tù ngục, giữa rừng sâu và trên biển cả, để hét lên cho thế giới thấy dân tộc Việt Nam chúng ta là dân tộc anh dũng bất khuất, không chịu sống quỳ.

Ngày Quốc hận 30 tháng 4 gọi là trở về với toàn thể dân tộc, bởi lẽ đây là nỗi đau chung, nỗi đau rộng lớn bao trùm từ quốc nội ra tới hải ngoại, phủ lên hầu hết mọi đứa con của Mẹ Việt. Nó chẳng đơn giản là nỗi thương nhớ Quê nhà đã phải rời bỏ hay nhung nhớ Thân thuộc đã ra xứ người, cách nhau nửa vòng trái đất, trùng khơi vạn dặm, nhưng là một nỗi đoạn trường thấm thía đã kéo dài gần một phần ba thế kỷ.

Đúng thế, cách đây 32 năm, cuộc chiến Việt Nam chấm dứt với sự toàn thắng của lực lượng miền Bắc. Sách lược xích hóa thế giới của cộng sản quốc tế đã đạt được một "thành công lừng lẫy". Chủ trương nhuộm đỏ toàn cầu được Liên Xô phát động công khai từ Lênin qua các cuộc xâm nhập và thôn tính các nước Đông Âu, rồi dùng các chi bộ CS, các đảng CS dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Quốc Tế để xâm chiếm nhiều quốc gia khác, đã tiến một bước lớn tại châu Á, trên toàn bộ đất Việt.

Nhưng đó chỉ là chiến thắng của những lãnh đạo cộng sản ứ tràn bản năng quyền lực, ám ảnh cuồng vọng thống trị, muốn bắt tất cả nhân loại phải quỳ dưới chân, làm nô lệ cho mình. Từ nhà ngục miền Bắc, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cùng các bạn tù nghe tin "giải phóng", đã buông tay thất vọng, rồi chưởi đổng miền Nam hèn nhát. Bên vệ đường thành phố Sài Gòn còn ngổn ngang, một Dương Thu Hương ngồi khóc tức tưởi, một Nguyễn Khắc Toàn đứng trân bàng hoàng vì thấy mình đã bị lừa gạt một cách trắng trợn. Và chắc chắn vô số người miền Bắc từng được "bác đảng" kêu gọi "cắn đôi hạt muối, sẻ nửa bát cơm" để cứu giúp đồng bào ruột thịt miền Nam bị Mỹ Ngụy áp bức bóc lột, nay mới thấy chân tướng các lãnh đạo CS và thực chất cuộc "chống Mỹ cứu nước!" Thế nhưng đó chỉ mới là khởi điểm cho niềm đau Quốc hận. Vì chỉ một thời gian ngắn, toàn thể dân tộc đã phải quằn quại trong cái gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa, được khởi sự xây dựng với ba thành tố: một chủ nghĩa phi nhân sai lạc, một chế độ gian dối bạo tàn và một chính đảng độc tài sắt máu.

1- Thành tố thứ nhất, tức cái chủ nghĩa phi nhân sai lạc mang tên học thuyết Mác-xít, bắt đầu hoành hành trên cả nước. Nó được nhồi nhét vào đầu óc từ ông già bà cả đến thiếu niên nhi đồng, qua các phương tiện truyền thông, các buổi học tập chính trị, các giáo khoa nhà trường, kể cả trường đạo, và đến nay vẫn vậy. Bao nhiêu giá trị văn hóa, đạo đức cao đẹp ngàn đời vốn đã được tổ tiên xây dựng và bồi đắp nhờ sự trợ lực của các tôn giáo, nay bị thứ chủ nghĩa duy vật vô thần, lai căng tồi tệ đó coi khinh, xóa bỏ. Gia đình, tôn giáo, tổ quốc chỉ còn là những khái niệm vô nghĩa và bị thay thế bởi đảng, lãnh tụ, giai cấp, quốc tế vô sản, thế giới đại đồng... Lãnh đạo Cộng sản sẵn sàng dâng đất dâng biển qua hiệp định lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc năm 1999 và 2000. Đầu tháng 3-2007 mới đây, dù bị những người yêu nước phản đối, bộ chính trị đảng lại ra một quyết định tày trời: xây dựng trụ sở Quốc hội mới ngay trong khu vực di tích lịch sử Hoàng thành Đại La - Thăng Long thời Lý - Trần - Lê được phát hiện từ mùa xuân năm 2003. Mục đích là hạ thấp việc kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long (1010-2010), tâng công với Bắc triều vốn không ưa nghe nói đến Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo...

Luân lý truyền thống phải nhường chỗ cho cái gọi là "đạo đức cách mạng" vốn chỉ gồm những "sát đức" (không phải nhân đức) là dò xét, tố cáo, hận thù, vâng phục đảng.... Lòng nhân ái, sự tha thứ, đức bao dung bị phê phán là hèn yếu, ủy mị. Yêu nước được đồng hóa với yêu đảng, yêu xã hội chủ nghĩa. Hậu quả là trí óc và tâm hồn dân Việt tại quốc nội đã dần dần bị đầu độc. Tình người trở thành thiếu vắng, tương trợ trở nên hiếm hoi, lý luận dễ dàng ngụy biện và lương tâm dối trá cách bình thản. Biểu hiện rõ nhất là một nền y tế với cảnh "chém tiền thuốc" kẻ nghèo, xe cứu thương chở bác sĩ đi ăn nhậu, bệnh nhân bị vất xuống bên đường..; và một nền giáo dục ngày càng suy đồi với cảnh thầy cưỡng dâm trò, học dốt vẫn lên lớp, bằng giả mọi cấp, kể cả tiến sĩ, tràn lan... Đó là sự tàn phá tâm linh cách ghê gớm của chủ nghĩa Mác-xít phi nhân sai lạc.

2- Thành tố thứ hai là cái chế độ gian dối bạo tàn mang tên chế độ xã hội chủ nghĩa. Khẩu hiệu "mỗi người vì mọi người", "chính quyền của dân, do dân, vì dân" luôn được cán bộ CS ngoác mồm nói to nhưng rồi chẳng thấy đâu cả, một chỉ thấy óc cá nhân, nạn bè phái, thói phe đảng mặc sức hoành hành. Xã hội Việt Nam biến thành một chợ đời cạnh tranh khốc liệt, ai nấy hầu như đạp lên nhau mà sống; biến thành một trường dạy nói dối khổng lồ, mọi người hầu hết phải tìm đủ kiểu luồn lách, thỏa hiệp để cho được việc. Cơ chế "xin-cho" được nhà nước quyết tâm duy trì bằng đủ mánh lới. Giấy phép mẹ, giấy phép con, giấy phép cháu lúc nhúc sinh sản. Lệnh trung ương, lệnh địa phương, lệnh văn bản, lệnh truyền miệng tha hồ ban ra. Tham nhũng, hối lộ trở thành chuyện bình thường. Đàn áp, bóc lột xảy ra như cơm bữa. Cán bộ viên chức hầu hết trở thành những ông trời con tham lam và gian dối. Ai chẳng biết các ông bà trong bộ chính trị và trung ương đảng là những người giàu nhất Việt Nam. Một đảng viên tên Phan Văn Trung vừa gởi một lá thư tố cáo thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng "đã hình thành một nhóm tư bản dưới trướng và tạo mọi điều kiện để nhóm này thâu tóm nền kinh tế VN hầu thực hiện mưu đồ dơ bẩn. Tài sản ông ta có hiện nay đã đưa ông ta trở thành người giàu nhất châu Á" (VNN 27-04-2007).

Công an cảnh sát đa số trở nên những hung thần mù quáng và tàn bạo. Việc đàn áp dân oan cách nhẫn tâm và trắng trợn tại văn phòng tiếp dân Trung ương 1 ở Hà Nội và văn phòng tiến dân Trung ương 2 tại Sài Gòn là thành tích của nhiều kẻ mang danh bạn dân nhưng thực chất là côn đồ, chỉ biết làm theo mệnh lệnh chứ không làm theo luật pháp, lại càng không theo lương tâm. Chính quyền chủ yếu bóc lột nhân dân, lừa gạt quốc tế và khai thác đồng bào hải ngoại. Luật pháp chủ yếu nghiêm trị những người ngoài đảng. Vụ ăn đất ở Đồ Sơn, ở Gò Vấp là những bằng chứng. Dân thường yếu thế, không tiền bạc trở thành bơ vơ, bị gạt ra bên lề cuộc sống: hoặc vất vưởng đầu đường xó chợ, vật vạ trước cửa quan im lìm, do đã bị cán bộ tước đoạt đất đai, ruộng vườn, nhà cửa qua trò quỷ thuật "quy hoạch phát triển", hoặc bị bóc lột bởi công ty ngoại quốc đến đầu tư, bị khai thác tình dục và sức khỏe bởi bao chủ nhân ở nước ngoài. Đó là sự tàn phá xã hội cách ghê gớm của chế độ bạo tàn gian dối.

3- Thành tố thứ ba là cái chính đảng độc tài sắt máu mang tên đảng Cộng sản. Từ ngày được thành lập bởi tên tội đồ dân tộc số một là Hồ Chí Minh, đảng chính trị đó đã coi cả tổ quốc như tài sản riêng, biến cả đất nước thành một nhà tù và đối xử với toàn dân như lũ tôi mọi. Quốc hội, tòa án, chính quyền cũng có như ai, nhưng đó không phải là chế độ tam quyền phân lập mà là tam quyền phân công theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Đảng ngang nhiên chuẩn bị cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới với đủ mánh lới gian dối và cưỡng bức không cần che đậy. Các quyền lực khác như cảnh sát quân đội, báo chí truyền thông nói chung đều bị buộc trở thành công cụ sắt máu và vô lương tâm. Báo chí tư nhân không được quyền hiện hữu. Thậm chí các tôn giáo, các chức sắc cũng bị thuần hóa, quốc doanh hóa một phần để trở thành nô bộc im lặng và ngoan ngoãn. Vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý bất công như thế, với cảnh bịt miệng tàn bạo như thế, gây phẫn nộ cho toàn thể năm châu, thế mà vẫn có những đồng đạo của cha một mực câm miệng không bênh vực, ngược lại vu cáo cha làm chính trị, coi thường giáo luật, chống lệnh bề trên... khiến đảng vô cùng đắc ý vì công lao thuần hóa của đảng đã đạt kết quả!

Mọi người dân trong nước bị đảng xem như con cái để xoa đầu dạy dỗ, xem như con ở để sai bảo bóc lột, xem như con vật để bịt miệng giam nhốt, xem như con nợ để bán cho nước ngoài và xem như con tin để thương lượng với quốc tế. Đó là trường hợp các nhà dân chủ đang bị cầm tù. Họ là những lá bài CS luôn có trong tay để xòe ra khi cần trên bàn mặc cả. Nhân dân và nhất là giới trẻ bị nhồi sọ để chỉ còn xem đảng cộng sản như đấng tuyên phán chân lý, chỉ dạy đạo đức, thông ban ân huệ. Có gì mà không phải xin đảng và nhà nước rồi được nhà nước và đảng ban cho nhiều ít tùy mức độ tùng phục hay biết điều. Nòi giống Việt ngàn năm kiêu hùng, muôn đời đứng thẳng, chiến thắng hết mọi kẻ thù, nay như phải cúi đầu quỵ lụy đảng cộng sản độc tôn và độc ác, bị đảng làm cho ra hèn nhát và khiếp nhược. Đó là sự tàn phá dân tộc cách ghê gớm của cái chính đảng sắt máu và độc tài.

Nỗi đau sâu thẳm của mỗi người chúng ta, nỗi nhục lớn lao cho dân tộc chúng ta trong mùa Quốc hận này nằm ở chỗ đó, chứ không nằm ở thân phận nhược tiểu, tình trạng đói nghèo như bao nhiêu nước thuộc thế giới thứ ba. Nỗi đau và nỗi nhục thấm thía này càng gia tăng vì trong những năm tháng gần đây, bạo quyền Cộng sản đang tìm cách ngăn cản, trấn áp, trả thù những con dân can đảm tại quốc nội lẫn hải ngoại, cách cá nhân hoặc tập thể, quyết liều mình để rửa sạch nỗi nhục, xoa dịu nỗi đau, khử trừ mối họa mà Mẹ Âu Cơ, Quốc Tổ Hùng vương và bao Anh hùng dân tộc đội mồ sống lại cũng không thể hiểu nổi và ngờ nổi. Vậy còn chờ đợi gì mà không biến niềm đau chung thành sức mạnh tổng hợp, nỗi hận chung thành mối dây liên kết, để cùng chung tay thực hiện đại cuộc xây dựng một nước Việt Nam đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền?

BAN BIÊN TẬP

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by khieulong vào ngày 06. May 2007 , 14:00
Cứu nước là trách nhiệm của người Việt đang sống trong tự do



Các bạn của tôi ơi!

32 năm chúng ta sống với những giấc mộng không bình thường, trong đó có những ước mơ tưởng như tầm tay nầy vói được, nhưng chánh quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn cỡi voi của cộng sản về giầy mả tổ của quê hương chúng ta. . Một điều tôi biết tiếng bom đạn không còn xé màng đêm ở quê hương của mình nữa, người dân không chết bằng súng, bằng đạn, bằng mìn nổ chậm nhưng tiếng thì thầm đòi quyền làm người của một dân tộc không có tự do làm điên đảo lòng người từ bắc chí nam trong 32 năm dài vô tận. Dân tộc của chúng ta chết trong tù, chết dưới những bàn tay của cộng sản, chết vì đi tìm tự do, chết vì muốn sống trong âm thầm.

32 năm nay những người con của Việt Nam phải lần lượt bỏ nước ra đi tìm tự do nhưng chúng ta không ai bỏ quên người ở lại. Mỗi lần bên nhà có thiên tai các cộng đồng ở hải ngoại tổ chức cưứ trợ đồng bào. Tết đến ai không về thăm nhà cũng đóng góp cho bà con, làng mạc ăn được một cái Tết vui. Thanh Minh con chaú không về tảo mộ, thì con cháu ở hải ngoại gởi tiển cho con cháu ở Việt Nam nhận trách nhiệm nầy dùm. Con người tự do của chúng ta là thế đó. Nhưng cộng sản đã lợi dụng người những tấm lòng nầy để cho chúng ta nuôi dân cho họ nhờ trong suốt 32 năm nay. Người tỵ nạn cộng sản đã nâng cao đời sống của người dân Việt Nam trong 32 năm nay. Ai về Việt Nam rồi trở qua Mỹ với nhận xét như: "Ở Việt Nam bây giờ thay đổi nhiều lắm, nhà nào cũng có đèn điện, nhà nào cũng có ít nhút một cái điện thoại, chiếc xe Honda, đường xá đi từ quê lên tỉnh tốt hơn hồi trước gắp trăm ngàn lần."

Hãy nhớ lại : chính bàn tay của ông già tỵ nạn cộng sản quét trường học nâng cao đời sống đó của gia đình ở Việt Nam. Bàn tay cô thợ làm móng tay, móng chân cho người Mỹ đã lót những con lộ cho xe đi thẳng một thừng từ quê lên tỉnh. Nhà trong làng có điện sáng trưng cũng là do người đàn bà đứng trong hảng rau lạnh cóng làm từ 4 giờ sáng tới 3 giờ chiều có tiền gởi về cho dâu con đó bà con ơi. Ông gìa có điện thoại để lâu lâu con cháu gọi về thăm ông nội, điện thoại đó không phải của chánh phủ cách mạng cấp cho ông để nghe được tiếng nói của thế giới bên ngoài ông ơi!  Anh thất nghiệp nên em gởi tiền cho anh mua xe Honda chạy xe ôm kiếm gạo nuôi con, nuôi vợ. Em có mặc áo lụa , áo là đẹp như vợ con cán bộ cũng đừng quên áo đó không phải là di sản của Bác Hồ chết để lại mà là mồ hôi nước mắt của người anh tỵ nạn còn nhiều quá tình thương gởi về cho em có áo mặc đó thôi.

32 năm chúng ta đã xây dựng cho Việt Nam được đến ngày nay, trong khi đó cộng sản vơ vét, tham nhũng, bốc lột, chà đạp lên người dân của chúng ta, cộng sản hại dân, phản quốc. Người dân trong nước chịu cảnh tù tội để đòi tự do, chịu cảnh bắt bớ tra khảo để gởi qua đây cho chúng ta một mật mã là đừng giúp cho cộng sản làm giàu, nước giàu cộng sản mạnh, người dân Việt Nam mất tự do, mất quyền làm người.

32 năm, có người không sống được tới 32 tuổi, nhưng chúng ta còn sống đây, còn trí tuệ, còn tình yêu thương cho giống nòi, cho đất nước, cho nhau. Tôi biết bạn bè, thân hữu của tôi toàn là người yêu nước, có tài, có trí, có tất cả để đánh đổ cộng sản ở Việt Nam, xin tất cả đòng lòng với nhau quyết liệt hy sinh một lần nữa. Kêu gọi bà con bên nhà buộc bụng, tiết kiệm, từ hải ngoại đến trong nước tất cả vùng lên diệt bỏ bạo tàn. Bằng nhiều cách, nhiều chiến lược, mỗi người một tay, một sự hy sinh to lớn. Mong các lực lượng đấu tranh tự do đứng lên ngay bây giờ, đây là thời điểm mà bạo quyền Hà Nội đang thục lùi vì dân chúng trong nước đã gởi mật mả ra cho các lực lượng tiến vào Việt Nam rồi đó.

Xin nhớ đến những anh hùng đã hy sinh dưới ngọn cờ vàng để bảo vệ núi sông và hàng triệu người đã bỏ thây ngoài biển khơi khi họ không thể nào sống được với cộng sản.

Cứu nước là trách nhiệm của người Việt đang sống trong tự do.

Kính

Đặng Mỹ Dung

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by khieulong vào ngày 12. May 2007 , 16:02
Bản án xử Nguyễn Minh Triết

Nguyễn Ðạt Thịnh


Ngày 10 tháng 5, 2007 tòa án Việt Cộng xử tù ba chiến sĩ dân chủ, bác sỹ Lê Nguyên Sang 5 năm , luật sư Nguyễn Bắc Truyển và nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo 4 và 3 năm.
Chúng buộc quý vị này vào tội viết hay nói những điều chống lại chúng. Rút kinh nghiệm thái độ bất khuất trước bạo lực của linh mục Nguyễn Văn Lý, lần này chúng không cho giới quan sát ngoại quốc vào theo dõi phiên tòa dài khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Tổ chức Ân Xá Quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại đặc biê?t trước việc Việt Cộng thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiê´n kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Apec tháng 11 năm 2006, v?i sự hiện diện của tổng thống Bush.
Ngày hôm sau, chúng xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam, 4 năm quản chế và Lê Thị Công Nhân 4 năm tù giam, 3 năm quản chế


Hãng thông tấn AFP trích lời toà án Việt Cộng nói những tài liệu tìm đuợc trong văn phòng 2 luật sư "xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng và chính sách cũng như luật pháp của đảng và nhà nước, chỉ trích Hồ Chí Minh và giới lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước".

Phiên xử cũng kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ, toà Việt Cộng cáo buộc họ đã hợp tác với những người cổ vũ cho dân chủ hiện sống ở hải ngoại và dùng Internet để bày tỏ quan điểm.
Chúng cũng cáo buộc hai luật sư hợp tác với Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Hãng AP tường thuật khi tòa Việt Cộng hỏi "các hành vi này có cấu thành tội hay không?", luật sư Lê Thị Công Nhân đáp "chắc chắn là không". Cô Công Nhân cũng khẳng định việc cô tham gia vào Khối 8406 và làm người phát ngôn cho đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Tại phiên xử, luật sư Đài cũng nói là ông không vi phạm bất kỳ luật nào mà chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội.

Tòa Việt Cộng buộc hai luật sư này vào tội "kêu gọi cử tri Việt Nam tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII”, một cuộc đảng cử dân bầu nữa, thêm vào những cuộc bầu cử quái thai của Việt Cộng như từ trước đến nay.
Luật sư Nguyễn Văn Đa`i và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt cùng ngày 06 tháng Ba với cáo buộc là họ đã từng sử dụng văn phòng luật Thiên Ân của luật sư Đài để “đào tạo về nhân quyền cho sinh viên ở Hà Nội".

Trong lúc chúng thẳng tay đàn áp dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam thì Nguyễn Minh Triết một trong những tên tội đồ chính phạm của chúng chuẩn bị sang thăm Hoa Kỳ, quê hương của dân chủ và nhân quyền. Chúng ra mặt thách thức thế giới, coi thường thái độ phản đối của mọi người.
Chúng ta không thể điềm nhiên ngồi nhìn Việt Cộng đàn áp các chiến sĩ dân chủ quốc nội.

Chúng ta phải có thái độ nào?

Tôi đề nghị chúng ta bắt Triết phải khai khẩu lên tiếng, để trừng trị trọng tội của hắn và của đồng bọn hắn bịt miệng dư luận bằng hành động bịt miệng cha Lý và thẳng tay đàn áp, giam giữ những chiến sĩ dân chủ khác.

Bắt hắn nói để làm gì?

Ðể hắn phải tự cung khai tội trạng trước tòa án dư luận quốc tế; bắt hắn trả lời những câu hỏi của phóng viên thế giới như "Xin ông vui lòng cho biết linh mục Nguyễn Văn Lý phạm tội gì mà bị xử 8 năm tù?"

Ðương nhiên Triết sẽ nói đến đạo luật "còng đôi 88" cấm tuyên truyền chống chính phủ, việc làm bất bạo động mà thế giới dân chủ cho là đệ tứ quyền, và Hoa Kỳ coi như hiến quyền của mọi người dân đuợc phép tự do phát biểu."Còng 88" và quan điểm quyền tự do phát biểu sẽ đụng chạm, và sẽ làm Triết lòi ra cái ngụy thuyết đánh lận nhân dân Việt Nam với đảng cộng sản, tổ quốc thiêng liêng với nhà nước tư hữu của Việt Cộng.

Ðụng chạm này sẽ khiến chế độ cộng sản thoái hóa đuợc trình bày dưới góc nhìn của truyền thông thế giới.

Làm cách nào vận động truyền thông thế giới phỏng vấn Nguyễn Minh Triết?

Viết thư, viết điện thư yêu cầu họ. Thử hình dung những tờ nhật báo như Los Angeles Times, NYTimes, Washington Post, tuần báo Time, Newsweek, những talkshow hosts tên tuổi như Larry King, Gordon Liddy, Jim Bohannon, hay Sean Hannity … mỗi nơi nhận đuợc vài trăm, hay chỉ vài chục thư yêu cầu họ phỏng vấn Triết.
Và thử hình dung chỉ 2 trong những cơ quan truyền thông hay những talkshow hosts này tò mò muốn tìm hiểu Triết và đảng cộng sản của hắn! Kết quả sẽ lớn hơn mọi tưởng tượng lạc quan nhất của chúng ta.
Xin bạn đọc hãy nhìn vào ánh mắt đầy quả cảm của cô Công Nhân đứng trước tòa Việt Cộng để đọc bức thông điệp cô gởi cho chúng ta.
Ðừng chần chừ nữa, ngồi ngay xuống bàn viết thư, đua Triết ra trước tòa án dư luận quốc tế để bắt hắn tự khai ra những bỉ ổi của Việt Cộng.
Dù Triết có thoái thác, tránh né truyền thông thì thái độ tránh né của hắn cũng vẫn là một lời thú tội trước công luận.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. May 2007 , 15:37
Hãy Nhìn, Hãy Nghe

TRẦN KHẢI .
Việt Báo Chủ Nhật, 5/13/2007, 12:02:00 AM

Chúng ta đang chứng kiến lịch sử. Nhiều nhà dân chủ đã bị đẩy ra trước các tòa án Hà Nội, Sài Gòn, bị tuyên các bản án tù vì những hoạt động cho lý tưởng  dân chủ. Và chúng ta đang nhìn thấy lịch sử bằng cả mắt, và nghe bằng tai. Không chỉ là đọc qua chữ nghĩa, nhưng còn nhìn thấy một phần các hình ảnh, một số đoạn phim. Xuyên suốt hết tất cả các hình ảnh nhìn thấy đó, không chỉ là các hình khối và tảng màu, nhưng là một phần lịch sử của nền dân chủ tương lai cho VN đang hình thành để rồi sẽ rõ nét hơn.

Qua tất cả các phiên tòa trên, chúng ta thấy nổi bật lên một điều rằng các nhà dân chủ là những người thực sự lý tưởng: họ đã tin rằng đồng bào cần được tự do và rằng đất nước cần có, họ đã tận lực làm việc trong cách riêng mỗi người để thực hiện lý tưởng dân chủ, và họ đã bị đưa ra tòa nghe kêu án tù mà không thấy lòng tin của mình suy xuyển. Và cũng qua đó, chúng ta thấy rằng chế độ CSVN này sẽ chuyển biến rất là chậm, và các nhà lãnh đạo Đảng CSVN không hề muốn trao quyền cho toàn dân.

Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn hôm 7-5-2007 đã viết bài "Xứng danh dòng máu nữ kiệt" trong đó ghi lại cảm xúc khi nhìn các hình ảnh trên truyền hình Hà Nội:

"…Các biên tập viên của chương trình " Vì an ninh Tổ quốc" của đài truyền hình Việt nam vừa qua đã hé lộ cho công chúng biết những hình ảnh và một vài phát biểu đầu tiên của Luật sư Lê Thị Công Nhân và Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể từ khi hai người bị bắt…

Bỏ qua tất cả những lời bình có tính chất lăng mạ, xuyên tạc, bôi nhọ thường thấy, cái đọng lại lớn nhất sau khi xem những hình ảnh và nghe những lời nói của hai nhân vật chính trên đây là sự điềm tĩnh, tự tại, hoàn toàn thoải mái của Luật sư Lê Thị Công Nhân trong bộ quần áo sọc (quần áo của người đã có án!) và tinh thần quyết liệt, đôi mắt bức xúc căm hờn, sự phản kháng mạnh mẽ của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lúc bị bắt giữ. Hai phụ nữ trí thức, hai gia cảnh khác nhau và hai thế hệ khác nhau, nhưng đang cùng trên một con đường Yêu nước một cách phi cộng sản…"

Phạm Hồng Sơn, nhà dân chủ cũng vừa mới ra tù vài tháng vì đã dịch và phổ biến một bài viết về dân chủ, đã nhìn thấy hình ảnh lịch sử trên diễn ra trước màn hình TV như thế, và nhiều triệu dân trong nước cũng đã nhìn thấy trên truyền hình như thế. Đồng bào hải ngoại có thể nhìn thấy một phần đoạn phim truyền hình Hà Nội, trong đó hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đang mặc áo tù lên tiếng rằng họ làm việc vì lý tưởng dân chủ và hoàn toàn không phạm tội gì cả, đang lưu ở trang web: www.vietland.net. Lịch sử như thế đó, trước mắt chúng ta đang diễn ra.

Cũng nên nhắc rằng khi chưa bị bắt, LS Lê thị Công Nhân đã từng nói trên mạng PalTalk: "…Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả luơng tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh....Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn dìm VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về văn hóa, kéo dài cho đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS, thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có…"

Lịch sử đẹp như thế đó, đang diễn ra với hình ảnh và âm thanh như thế đó. Không phải là những gì của các trang giấy cổ, nhưng là hình ảnh và âm thanh đang được lưu giữ trên mạng. Nơi đó, bạn có thể thấy bằng mắt, và nghe bằng tai. Hãy nhìn, và hãy nghe. Đó là lịch sử, tuy đi với các bứơc thật chậm nhưng vững chắc từng bứơc đang lay chuyển khối 83 triệu dân mình.

Một hình ảnh xúc động khác là do phóng viên thông tấn AFP/Getty Images chụp được: mẹ của bác sĩ Lê Nguyên Sang khi tới gần con trai đang bị 2 công an áp giải ngoài sân tòa án Sài Gòn hôm 10-5-2007. Tóc của mẹ già đã bạc, mắt lòa phải đeo kính, đưa tay hướng về phía nhà dân chủ Lê Nguyên Sang thì đột nhiên một bàn tay từ phía sau vươn dài ra kéo lại. Tấm hình xúc động này lưu ở đây: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=107473

Đài RFA đã kể lại cuộc phỏng vấn bà cụ
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/10/Mother_of_Dr.LeNguyenSang_spoke_after_her_son_trial/), trích:

"…Ngay sau phiên toà, bà Nguyễn Thị Giàu, thân mẫu của Bác sĩ Lê Nguyên Sang đã nói với Việt Hùng của đài chúng tôi nguyên do nào mà con trai bà chọn con đường dấn thân.

Bà Nguyễn Thị Giàu: Tôi cũng bức xúc từ quá lâu, con trai tô cũng bức xúc từ năm 1994-1997 con tôi không có chỗ ở, đi lang thang, không có hộ khẩu vì gia đình tôi bị cưỡng chế nhà, con tôi bị cắt hộ khẩu, họ cưỡng chế đuổi con tôi đi nên nó rất bức xúc, tôi cũng rất bức xúc…

Tôi cũng làm đơn đưa đi khắp nơi nhưng cũng chẳng nơi nào giải quyết cho gia đình tôi, tôi cũng chẳng biết trông mong vào đâu, đưa đơn đi hết phường, quận… nhiều năm rồi mà chẳng nơi nào giải quyết cho gia đình tôi, chúng tôi rất bức xúc.

Tôi năm nay tuổi già sức yếu, tôi đã ngoài 70 tuổi, tai một bên điếc, mắt thì mờ không thấy đường, chân thì đau… nhà thì không có. Mỗi tháng đi tiếp tế cho con tôi hai lần, cũng chẳng biết nương nhờ vào ai.

Việt Hùng: Chúng tôi xin được chia sẻ nghịch cảnh mà gia đình bà đang phải gánh chịu. Thưa bà Nguyễn Thị Giàu, sáng nay khi Toà tuyên đọc bản án phản ứng của con trai bà như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Giàu: Nó có nói chi đâu, tôi muốn gặp để ôm con tôi nhưng họ đâu có cho tiếp xúc. Tôi chỉ được nhìn thấy cháu thôi, tôi cũng buồn lắm…" (hết trích)

Trong khi đó, những hình ảnh trong phiên tòa ở Huế xử linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn lưu trữ trên mạng http://youtube.com/. Khi vào mạng này, độc giả nên gõ nhóm chữ "vietnam nguyen van ly" vào ô SEARCH ở bên phải, góc trên, và bấm SEARCH. Nơi đó, hình ảnh linh mục bị công an bịt miệng còn lưu giữ.

Nhiều trang web khác vẫn đang lưu giữ các hồ sơ hình ảnh, âm thanh, bài phỏng vấn, bài viết của các nhà dân chủ - như www.ykien.net, www.doi-thoai.com, www.danchimviet.com, www.thongluan.org/vn/. Và nhiều mạng khác nữa, cả Việt ngữ và ngôn ngữ khác.

Haỹ nhìn, hãy nghe.

Lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta. Các hình ảnh và âm thanh này đang được lưu giữ cho cả các thế hệ sau. Không bài viết hay lời nói nào bóp méo, vặn vẹo được các hình ảnh và âm thanh sinh động như thế.

Và rồi sẽ tới một ngày, nhà nước công an trị này sẽ không bịt nổi miệng của toàn dân.  Hãy làm việc để có ngày đất nước trở thành dân chủ tự do. Nơi đó, hạnh phúc là khi toàn dân VN được sống với quyền được nói, được viết, được xuất bản, được ra báo, được lập hội, được tự do bầu cử và ứng cử. Và hãy để cho muôn đời sau biết rằng, chưa có chế độ nào bạo ngược như chế độ CSVN như thế tại quê nhà.

Hãy nhìn, hãy nghe, và hãy nói. Đồng bào mình đang chờ đợi...

TRẦN KHẢI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. May 2007 , 20:37
Quốc Hội Và ‘Quốc Hại’  

VI ANH .
Việt Báo Thứ Hai, 5/14/2007, 12:02:00 AM

 Quốc Hội là cơ quan dân cử thể hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Quốc hội trở thành "Quốc hại" khi Quốc Hội làm chậu kiểng cho nhà cầm quyền, dân biểu làm gia nô cho nhà cầm quyến thống trị người dân. Dưới cái nhìn đó Ô Nguyễn văn Yểu Phó Chủ tịch cái CS Hà nội gọi là Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, đúng là Phó Chủ "tịt" Quốc "hại” với một câu ngu dốt để đời. Một  câu mà học trò tiểu học cũng biết trật, "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử..."

Một tình cờ đầy ngạc nhiên và thích thú. Nếu tên một người là nhận định hay kỳ vọng thân phụ đối với người con. Thì Ong Yểu, ông Yều, ông Yếu quả thiệt là yếu thiệt, yếu về lịch sử, yếu về thể thức và qui vận hành bầu cử. Bầu cử mà không có tranh cử thì làm sao bầu, bầu cho ai trừ chuyện độc diễn hay chuyện "Đảng cử dân bầu" là quái thai của bầu cử. Ong Yếu lại là Phó Chủ tịch của cơ quan quyền lực nhứt nước mà yếu như vậy thì thật tai hại và vô phúc cho người dân VN.

Vì vậy người dân VN mới tiếu lâm gọi cuộc "đối thoại trực tuyến" trên mạng lưới của Đảng CS, nơi là Ô. Yếu tuyên bố mạnh câu nói trên là "đối thụi trật tuyến". Ô Yếu trả lời cho người đảng viên cao cấp dẫn đường với bản chỉ đường lộn ngược, rằng, bằng một câu xanh dờn: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử..." .

Yếu ơi là yếu. Dốt ơi là dốt. Tai hại ơi là tai hại cho đảng CS. Yếu, dốt  về chánh trị lại  trúng ngay con người của Đảng lẽ ra phải biết lịch sử ít nhứt là lịch sử cận kim, lịch sử chánh tri, biết thủ tục, biết qui luật  vận hành của bầu cử- tranh cử.  Thời vương quyền xa xưa ở VN, thời Bắc  thuộc VN là thuộc địa, thái thú thay vua Tàu trị dân Việt, chưa có chế độ dân chủ thì không nói chi.Thời Pháp thuộc VN, đã có bầu cử Hội Đồng Quản Hạt rồi. Còn thời VN Cộng Hòa, đệ nhứt cũng như đệ nhị việc bầu cử, tranh cử là vấn đề hiến định, luật định, bầu rất nhiều lần. Từ vị xã trưởng đến tổng thống, dân biểu, nghị sĩ, kể giám sát viên, thẩm phán tối cao pháp viện đều có bầu cử và tranh cử . Tranh cử tơi bời hoa lá, nhà cầm quyền có nơi, có khi cũng lén thọc tay vào, nhưng nhân dân  vẫn toàn quyền chọn lựa bằng lá phiếu. Thế mà Ong Yếu lại nói "ở Việt Nam không có tranh cử", nếu không yếu, không dốt thì nói láo, nói ngang, nói ẩu, nói liều, hiếp dâm lịch sử.

Một nhân vật số 2 của Quốc Hội mà còn "cù lần", một đảng viên CS cao cấp mà còn mù tịt về lịch sử và sự vận hành bầu cử, tranh cử như vậy. Nên không có gì quá đáng để người dân tiếu lâm gọi Chủ tịch thành Chủ "tịt" và Quốc Hội thành Quốc "hại". Vì " tịt" và " hại" như vậy nên thay vì đóng vai trò đại diện dân cử ở Quốc hội,  "đại biểu đảng cử  dân bầu" biến Quốc hội thành bộ máy hợp pháp hóa lịnh của Đảng, biến mình thành gia nô cho Đảng Nhà nước CS Hà nội.

Nhưng nghĩ cho cùng thì cũng tội nghiệp cho những người CS yếu và những "đại biểu đảng cử dân bầu" yếu như Ong Nguyễn văn Yếu. Ô Yếu nói thiệt, "thực thà khai báo"-đúng  Quốc Hội CS Hà nội suốt 12 khóa là do "Đảng cử dân bầu" nên không cần tranh cử làm chi cho mệt cũng thành dân biểu. Suốt đời chánh trị của những đảng viên CS, từ khi "phấn đấu" đến khi được "tuyên thệ kết nạp vào Đảng CS", những người này bị CS điều kiện hóa biến việc trung với Đảng, theo Đảng thành phản xạ như thí nghiệm của nhà sinh vật học Nga Palov. Đánh tiếng chuông, chìa miếng thịt bò, nước cương toan bao tử chó thí nghiệm tiết ra. Làm nhiều lần, rồi sau đó đánh chuông mà không chìa miếng thịt, bao tử vẫn tiết ra nước cường toan. CS Hà nội đã "thuần hóa" cán bộ đảng viên như Ô Yếu mấy chục năm rồi, suy nghĩ hành động đảng viên CS trở thành một thứ phản xạ rồi, làm sao Ô Yếu nói khác được.

Con đường CS Hà nội phản xạ hóa và thuần hóa cán bộ đảng viên là con đường rất khó đảo ngược. Thử nghĩ coi, đảng viên bắt đầu con đường chánh trị qua "phấn đấu" từ tuổi trẻ, qua "đào bồi", qua buổi tuyên thệ trong rừng, trong bụi, trong hầm bí mật, hay sau cửa phòng đóng kín cửa, từ một nông phu, lao công i tờ, đào hầm lẹ, "chém vè" nhanh mà lên, thì những người du kích giỏi làm sao trở thành một người người có suy nghĩ độc lập, tự chủ, tiên liệu, lo chuyện quốc gia đại sự giỏi được. Hỏi họ làm sao không trung thành với Đảng là tổ chức có thể đưa họ lên, đem lại quyền lợi, danh giá hay chôn sống họ trở lại với cuộc đời bần cố nông, lao động chân tay. Dân là "con khỉ khô gì", lúc đảng tuyên thệ đâu có dân, chỉ có đảng thôi làm sao họ vì dân, vì nước được.

Nên bắt đại biểu nhân dân trong chế độ CS trở thành đại diện dân cử của dân, vì dân, do dân,  do dân chọn lựa bầu ra, thắng cử qua tranh cử để nhân dân chọn lựa là bắt đảng viên CS đi lộn đầu xuống đất, trở cẳng lên trời. Bắt đảng viên CS làm dân biểu đúng nghĩa là đại diện nhân dân, biến Quốc Hội thành cơ quan  hành xử quyền lực dân chủ thực sự là buộc họ làm điều ngược với phản xạ, bản năng, bản chất thứ hai của con người bị CS điều kiện hóa và thuần hóa họ là  điều không tưởng .

Với những con người bị thuần hóa trung thành với Đảng như phản xạ như vậy, thế mà cái CS Hà nội  vẫn chưa chắc ăn với Quốc Hội. CS Hà nội còn dùng biện pháp kỹ thuật nghị trường nữa. Bộ Chánh trị của Đảng CSVN "cơ cấu" Quốc Hội, 90% là người của Đảng CS và 10% là người ngoài Đảng. Đứng trên phương diện thuần túy kỹ thuật mà xét, giả sử 10% ngoài Đảng  còn lại không bị Đảng mua chuộc, không bị Đảng cài gia nô vào, thì 10% đó cũng vô tích sự. Giả sử 10% đó đồng hè, nhất tề chống một điều gì của Đảng cũng không ăn thua gì, không bao giờ đủ túc số để ngăn trở, bác bỏ, điều gì Đảng CS muốn Quốc Hội thông qua. Làm sao đạt được các túc số  quá bán, 2 phần 3.

Thế cho nên trong cuộc bầu cử Quốc hội CS này, người dân thà ở nhà ngâm Kiều, đọc thơ Lục vân Tiên, hát ru con chơi, còn có lợi hơn. Chớ  đi bầu cái Quốc Hội là vô tình biến nó thành Quốc "hại", hại dân, hại nước. Đưa ý kiến với những ứng cử viên hay kêu gào những " đại biểu" đảng cử dân bầu thà nói chuyện với đầu gối còn sướng hơn. Chớ nói với Đại biểu đảng cử dân bầu, coi chừng mấy đảng viên đó "bá cáo" với Đảng thì mang họa lớn, như  Mao Trach Đông thanh trừng thên hạ sau khi tung ra phong trào trăm hoa đua nở, bách gia khai phóng.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. May 2007 , 04:37
Nên chăng có một bộ sử  ...
Vài lời của người đọc và nghe
 
Trần Xuân An
Gửi ý kiến đến BBC từ Sài Gòn

Sau khi nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn của BBC với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi có các ý kiến sau:

Nên chăng có một bộ sử giai đoạn 1930–1945–1954–1975–1989 và các tác phẩm văn học, nghệ thuật phản ánh giai đoạn lịch sử ấy, theo tinh thần cuộc trả lời phỏng vấn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt?

Như đã tôi đã viết, các nhà văn (nói chung, đúng hơn là các nhà văn học) có bản lĩnh, từ xưa đến nay, tự biết mình phải viết gì, không nhất thiết làm hèn mình đi, như phải dựa dẫm vào ý kiến các nhà lãnh đạo chính trị đương quyền hay đã hưu trí.

Tuy nhiên, ở nước ta, chúng ta cần tham khảo để có thể xuất bản chính thức với dạng sách in giấy và khỏi bị gây phiền nhiễu bằng những cách thức công khai và thủ đoạn không quang minh chính đại của công an.

Thiết tưởng cũng cần nói rõ hơn: Cần phải có văn bản có giá trị pháp lí; chứ lời phát biểu có tính chất “dân vận”, “trí vận”, “đối ngoại”, “xã giao”, “nói vậy nhưng không phải làm vậy”, “hoà giải không phải vì dân tộc, đất nước mà chỉ vì mục đích củng cố chính quyền vững mạnh hơn, tranh thủ cảm tình của thế giới, vô hiệu hoá các phần tử chống đối trong và ngoài nước”, cũng chỉ dành cho quần chúng ngây thơ mà thôi!

Mặt khác, một khi viên chức các cấp chính quyền, toà án có văn bản chủ trương, nghị quyết với nội dung như thế, họ sẽ “yên tâm công tác”.

Nếu có những thế lực đen tối nào (không phải công an chìm, cán bộ có bản chất chuyên chính) gây phiền nhiễu, khủng bố, thì các viên chức thuộc các cấp chính quyền, toà án mới dám bảo vệ công dân – tác giả, mà bản thân họ không sợ bị “mất ghế”.

Nói tóm lại: Phải thấy tận mắt những bộ sử, nhũng tác phẩm văn chương, học thuật, các giáo trình, giáo án, sách giáo khoa theo tinh thần như vậy, và sách phải đi vào đời sống thực sự, chứ lời phát biểu, trả lời phỏng vấn cũng chưa thuyết phục được ai.

Tôi chợt nhớ một câu của Nguyễn Trãi tâu lên hoàng đế nhà Hậu Lê: “Làm sao cho tận thôn cùng xóm vắng, không còn tiếng hờn giận, oán sầu, ấy là gốc của nhạc”. Không có gì chí lí và sâu sắc hơn.

Phản ánh đúng sự thật lịch sử (gồm cả tâm tư các bộ phận nhân dân trong quá trình lịch sử), công bằng trong phân tích, nhận định hiện thực – lịch sử (ai có tội phải ghi tội, ai có công phai ghi công), đó là căn bản của văn học nghệ thuật và sử học cũng như các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác.

Nhân dân chỉ hờn giận, oán sầu khi văn chương, khoa học xã hội bị viết lệch, bị cắt xén, bị xuyên tạc phía này, tô hồng phía kia…

Hi vọng những Nguyễn Trãi thời nay có lẽ không bị tru di tam tộc.

Trần Xuân An
15-5 HB7 (2007)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 21. May 2007 , 11:21
Về Việc Bầu Cử Quốc Hội Khóa XII  

NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Hai, 5/21/2007, 12:02:00 AM


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng trưởng ban bầu cử

Tôi đã nhận được thẻ cử tri đi bầu quốc hội khóa XII. Tôi buộc lòng phải làm cái việc đáng ra không nên làm: trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử.

Vì sao?

Vì nhiều người đã góp ý kiến nhiều chục năm nay: Không nên dùng phương thức “Đảng cử dân bầu” qua cái sàng lọc Mặt trận Tổ quốc nữa. Làm thế là biến một cơ quan dân chủ của dân thành một cơ quan ngoại vi của Đảng (với hơn 90% là đảng viên), quốc hội thành một nơi giơ tay luật hóa những chủ trương, chính sách, thông tư, chỉ thị của Đảng. Có phải như thế không, thưa quý vị?

Dám nhìn thẳng vào sự thật thì phải nói đúng là như thế.

Và như thế lâu nay chúng ta cứ đóng kịch dân chủ.

Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước”, nhưng thực tế không phải vậy, Đảng mới là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, thực tế cũng không phải vậy. Nhân dân có 80 triệu người chỉ chiếm 10% trong quốc hội; còn Đảng có 3 triệu đảng viên, mà chiếm 90% ghế quốc hội. Thế thì quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của Dân.

Vì thế mà quốc hội đã không làm tròn trách nhiêm của mình. Nhiều việc lớn của đất nước, quốc hội không được bàn bạc. Ví dụ như: Hiệp định biên giới Việt Trung, hiệp định lãnh hải Việt Trung…; trước đây như: việc đưa quân sang Campuchia, hay việc chính phủ Phạm Văn Đồng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ của họ trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (gây ra rất rắc rối cho chúng ta bây giờ) …v.v…

Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn về mô hình “Đảng cử dân bầu qua sàng lọc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu” giả vờ dân chủ ấy, và đòi thực hiện quyền người dân được tự do ứng cử và bầu cử thực sự, như các ông: Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ. Hoàng Hữu Nhân, Trần Độ, Hoàng Minh Chính …vv…Toàn là các vị lão thành cách mạng cả. Họ không thể là phản động.

Hiện nay chúng ta đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Đây là cơ hội để chúng ta mở rộng dân chủ cho đất nước, cơ hội để người Việt Nam được hưởng quyền làm dân, quyền làm người, như mọi nơi trên thế giới. Ai mang lại tự do dân chủ lúc này người ấy sẽ được ghi tên vào lịch sử. Cờ đang trong tay quý vị, mong quý vị hãy phất nó lên.

Tôi là người đọc sách, nhìn thấy những việc sai trái, không nói, thì lương tâm cắn dứt. Noi theo người xưa dạy: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”; cụ Chu Văn An dạy: “Kẻ sĩ phải nói những điều ích nước lợi dân”; tôi đề nghị nếu cứ bầu cử theo lối đã chỉ định sẵn, thì không nên bầu nữa. Đằng nào cũng sắp xếp cả rồi. Hãy dùng số tiền trăm ngàn tỉ đồng tốn kém cho bầu cử, để xây bệnh viện, trường học ở vùng sâu vùng xa đang thiếu thốn khó khăn, và giúp đỡ các trẻ em tàn tật hay lang thang cơ nhỡ, như thế ích lợi hơn. Dân cũng đỡ mất thời giờ đi bầu. Ban tổ chức khỏi phải vất vả kiểm phiếu.

Cho nên tôi quyết định trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử, và công bố để mọi người biết. Qua động thái này, tôi muốn các vị lãnh đạo hãy nhận ra sự bất ưng của lòng người để mà thay đổi  cách thức làm việc. Nhiều người bất ưng lắm, không phải mình tôi. Nếu không tin, xin làm cuộc trưng cầu dân ý, là rõ ngay thôi. Những quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp phải được tôn trọng, và tôn trọng thực sự, không nên giả vờ hoặc làm nó biến tướng đi.

Nếu quý vị biết nghe lời nói phải, sửa chữa những sai sót, thì có lợi cho đất nước, có lợi cho quý vị. Nhược bằng khó chịu, bực tức, muốn dùng biện pháp trừng trị, thì chúng tôi sẵn sàng đón nhận với tấm lòng thanh thản vì đã nói thật được suy nghĩ của mình.

Người đọc sách chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi câu ngạn ngữ phương Tây: “Im lặng là đồng lõa với tội ác” (Le silence, c’est la complicité du crime); và câu của một danh sĩ phương Đông: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (tạm dịch thoáng: Người ta rồi ai cũng chết. Để lại một chút lòng với đất nước quê hương.)

Chúng tôi không muốn đồng lõa với cái ác, và cũng muốn có chút lòng với đất nước quê hương.

Đất thiêng Thăng Long, ngày 19 tháng 5 năm 2007

Hoàng Tiến, nhà văn.

Địa chỉ: Nhà A11  Phòng 420, Thanh Xuân Bắc—Hà Nội.

Nơi gửi: .Ban tổ chức bầu cử quốc hội XII . Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bạn bè văn nghệ sĩ.

NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. May 2007 , 04:39
Bịt Miệng Toàn Dân Mãi Được Sao?  

BAN BIÊN TẬP . Việt Báo Thứ Tư, 5/30/2007, 12:02:00 AM

- Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 28, ngày 01-06-2007

1- Thế là xong! Qua các phiên tòa liên tục ngày 30-03-2007 tại Huế, ngày 03-05-2007 tại Đồng Tháp, ngày 10-05-2007 tại Sài Gòn, ngày 11-05-2007 tại Hà Nội, ngày 15-05-2007 tại Sài Gòn, đảng ta đã dùng “chuyên chế vô sản”, “bạo lực cách mạng” bịt mồm được (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) những tên phản động sừng sỏ đã dám “tuyên truyền chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam ưu việt”, nói xấu “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩ đại”, bôi nhọ “Đảng Cộng sản quang vinh”, hạ thấp “Đỉnh cao trí tuệ loài người”! Mấy “tên” còn lại đang trong vòng giam giữ như Trương Quốc Huy, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Hồ Thị Bích Khương… hay đang trong vòng truy nã như Nguyễn Chính Kết, Lê Trí Tuệ, Bạch Ngọc Dương… rồi cũng sẽ bị đảng ta trừng trị đích đáng!

Thế là xong! Qua cuộc bầu cử “đầy hồ hởi, phấn khởi” hôm 20-5, với toàn dân tham gia từ 99 đến 100 phần trăm (ngang bằng với cuộc bầu cử Saddam Hussein tại Iraq năm nào), trong “không khí nao nức tưng bừng của một ngày hội”, đảng ta đã nặn ra được một Quốc hội hoàn toàn trung với đảng, hiếu với Bộ chính trị. Mấy tên dám gọi đó là trò hề, là màn đóng kịch cả nước, là cuộc “đảng cử, dân bó buộc đi bầu”, dám trả lại thẻ cử tri, xua đuổi tổ bầu cử đến mời, ngang nhiên gạch bỏ mọi ứng viên trước đôi mắt công an trong phòng kín, nhất định không ký vào biên bản lập ra đối với chúng như tội phạm, thì “thái độ chống đối đảng và nhà nước của bọn chúng như thế sẽ bị xử lý nay mai” (nguyên văn lời một cán bộ tại phòng phiếu ở Gò Vấp, Sài Gòn). Với những trò khôn khéo từ lúc chuẩn bị đến lúc hoàn thành, đảng ta đã biến và sẽ biến tân Quốc hội khóa XII này như là phát ngôn nhân cho đảng và là công cụ bịt miệng đám thảo dân.

Đúng thế, tân Quốc hội cũng sẽ là bàn tay của đảng bịt miệng nhân dân vì bản thân các đảng biểu, í quên, đại biểu, đã là những kẻ bị bịt miệng rồi. Chủ trương bịt miệng này, đảng CSVN đã thực hiện từ hơn 60 năm qua, đối với mọi giới và bằng nhiều phương cách.

Trước hết, đối với quảng đại quần chúng, đảng bịt miệng bằng cách nắm trong tay mọi phương tiện truyền thông, từ báo chí đến phát thanh truyền hình, tự mình xác định mọi đường lối từ giáo dục đến thông tin, văn hóa….“Nghe theo đảng, nói theo đài” là châm ngôn sống mà mọi người dân đều bị bó buộc thực hiện. Toàn thể nhân dân chỉ được hiểu biết một chiều, suy nghĩ một chiều, nói năng một chiều và viết lách một chiều. Chiều này do đảng ấn định, không phải là chiều của sự thật, của lẽ phải khách quan, của ý dân, của lòng người phổ cập, nhưng là chiều của chủ thuyết Mác-Lê, của ý muốn bộ chính trị Nhà báo, nhà văn, tác gia, nghệ sĩ thay vì phản ảnh hiện thực xã hội khách quan (nói lên lòng người), thì phải phản ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa (trình bày ý đảng). Công an, bộ đội, viên chức thay vì tuân theo tiếng lương tâm và pháp luật chính đáng, sẽ chỉ còn biết nhắm mắt câm miệng, im lặng mù quáng tuân theo mệnh lệnh của đảng!

Đối với các thế hệ trẻ, đảng bịt miệng bằng cách trình bày và áp đặt một “mẫu gương tuyệt vời”, “một hình ảnh lý tưởng”, “một nhân cách vĩ đại”, “một anh hùng kiệt xuất”, tức con người Hồ Chí Minh vốn hoàn toàn ngược lại trong thực tế. Đảng bịt miệng giới trẻ bằng cách đề cao một thứ chủ nghĩa đã bị vứt vào sọt rác, tô hồng một kiểu xã hội hoang tưởng và tệ hại, đánh bóng cho một lịch sử đầy giết chóc và lường gạt, trát phấn cho một chế độ chỉ toàn là máu và nước mắt, thất bại và suy đồi. Nơi tâm hồn giới trẻ, lòng yêu đảng được đồng hóa với lòng ái quốc, niềm hiếu trung với nước bị đồng hóa với niềm vâng phục ý đảng. Thành thử bất chấp sự sa đọa đạo đức của học đường, sự sa sút trình độ của học sinh, đảng chỉ cần và chỉ biết tạo ra những tâm hồn nô lệ, những ý chí bạc nhược, những đầu óc mù quáng.  

Đối với giới lãnh đạo tinh thần (giới trí thức và giới tu sĩ), Đảng bịt miệng bằng cách bắt thấm nhuần chủ nghĩa song song với việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bằng cách trao ban chức tước và học vị với điều kiện đi kèm, bằng cách bắt mua giấy phép xuất dương, du học, tổ chức, xây dựng… với cái giá là sự im lặng, im lặng trước tội ác của đảng, sai lầm của chủ nghĩa, thất bại của chế độ, im lặng trước cảnh khổ của toàn dân, trước băng hoại của xã hội, trước cuộc đấu tranh của những nhà dân chủ. Đảng bịt miệng giới lãnh đạo tinh thần bằng cách khiến họ giải thích sự im lặng đồng lõa đó như là nhân đức nhẫn nhục, hiền lành, khiêm tốn, bác ái, hay ngược lại buộc họ lên tiếng kết án những đầu óc bất phục, những quả tim can trường, những ý chí bất khuất, bằng cách buộc họ dung hòa chủ nghĩa với giáo lý, đồng hóa nội quy với luật đảng, tham gia những màn kịch đồng diễn (như bầu quốc hội), đóng góp vào trò đánh hội đồng (như vụ án ngày 30-3).

Và xem ra đảng đã thành công với trò bịt miệng này. Bởi lẽ trước vụ đày dọa quân cán chính VNCH vào trại cải tạo, vụ “đánh tư sản” cướp của nhân dân miền Nam, vụ bán đất biển tổ tiên qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải, vụ nông dân Thái Bình nổi dậy bị đàn áp, vụ ngư dân Thanh Hóa và Quảng Nam bị Trung cộng sát hại, vụ người sắc tộc Tây Nguyên vùng lên bị nghiến nát, vụ buôn nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, vụ nông dân và thị dân bị cướp bóc đất đai nhà cửa và vô vọng khiếu kiện, vụ các chức sắc và tín đồ nhiều giáo hội bị bách hại, vụ các nhà đấu tranh dân sự và tôn giáo bị hành hạ, sự băng hoại của nền giáo dục và y tế, sự lộng hành của quan chức và công an, sự nhiễm độc của môi trường và thực phẩm, sự suy đồi của luân lý và văn hóa… người ta đã chờ đợi sự lên tiếng ở nơi có bổn phận lên tiếng nhất, có khả năng lên tiếng nhất, có sức mạnh lên tiếng nhất, nhưng hầu như chỉ thấy sự dửng dưng, im lặng, ngậm miệng ăn tiền, thậm chí phụ họa cho đảng, đổ tội cho dân, hay nhẹ hơn là cho cơ chế, cho thời cuộc!

2- Nhưng có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà trước hết là những tiếng nói dân chủ đối kháng chăng? Hoàn toàn không! Các nhà dân chủ hiên ngang khí phách không bao giờ bị bịt miệng, dù có cả ngàn bàn tay hộ pháp kiểu Nguyễn Minh Tân. Tiếng nói của họ vẫn sang sảng, bài viết của họ vẫn vang rền, sự bó tay của họ vẫn gây ảnh hưởng trên toàn cầu và sự im lặng của họ trong nhà tù vẫn đánh động lương tri thế giới.

Ai mà chẳng thấy ngày 30-03-2007 đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, lịch sử nhân quyền như “Ngày Bịt Miệng” với “Bức Ảnh Bịt Mồm” đã in ra hằng triệu triệu bản, phổ biến khắp chân trời góc bể! Tấm hình đó đã trở nên nguồn hứng khởi vô tận cho phong trào đấu tranh tại VN và khắp thế giới, trở nên cú bạt tai nẩy lửa tát vào bộ mặt bạo tàn man rợ của chế độ CSVN, trở nên lá bùa linh nghiệm trù yểm mọi hoạt động ngậm miệng xách bị xin tiền hay ngoác miệng khoe khoang “chế độ ta” dân chủ. Ai mà không nhớ những lời của một nữ anh thư thời đại đang bị tống ngục: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi để đấu tranh, trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù, nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra...” Ai mà quên được thái độ khinh miệt, nụ cười bất khuất trước tòa án CS của một Lê Nguyên Sang, của một Nguyễn Bắc Truyển, của một Huỳnh Nguyên Đạo?

Có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà đặc biệt là những tâm hồn non trẻ chăng? Xin hãy đọc lá thư chấn động của một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Sài Gòn vừa phổ biến rộng rãi trên mạng (trích): “Những thanh niên từ 21 đến 23 tuổi như chúng tôi hôm nay, lớn lên trong sự giáo dục xã hội chủ nghĩa, lâu nay vẫn tin rằng mình đang sống trong một điều kiện tốt nhất và luôn bị kẻ thù là "bọn phản động", "các thế lực thù địch", đặc biệt là "bọn người Việt hải ngoại" chống phá, ngăn cản sự tiến bộ của đất nước. Thế rồi cuộc đàn áp, thanh trừng của đảng CSVN liên tiếp đối với hàng chục người tay không tấc sắt trong thời gian ngắn vừa qua, những người mà chúng tôi hết sức bàng hoàng vì biết đó là luật sư, thanh niên, linh mục, nhà báo... họ là những trí thức bị kết tội chung là tuyên truyền phá hoại chủ nghĩa xã hội với điều luật mơ hồ mang số 88. Báo chí một chiều theo đuôi trong nước chỉ nói là họ có tội, nhưng không nói gì thêm ngoài việc bôi nhọ, lăng mạ, kết tội và thông qua đó đe doạ những ai mang ý thức chống đối. Chúng tôi nghe và hoang mang. Tại sao nhiều trí thức bị kết tội như vậy. Và họ tại sao lại bị án tù nặng nề vì những ý kiến bất bạo động của mình? Những thông suốt dần dần đến. Từ bộ phim Vượt Sóng của Hàm Trần, cho đến chương trình Asia Bước chân VN, chúng tôi được nghe, được thấy và như sực tỉnh, chấm dứt sự u mê của mình. Hoá ra, những gì mà chúng tôi vẫn nghe người dân Saigon kể lại về ngày "giải phóng" đất nước của CS tại Miền Nam là có thật chứ không phải là ngôn ngữ phản động.

Những dòng người ra đi tìm tự do là có thật chứ không phải chạy theo "bọn quan thầy đế quốc Mỹ Ngụy" mà chúng tôi được học. Đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh chứ không phải là những kẻ "đáng chết" như chúng tôi được dạy dỗ. Những giải thưởng quốc tế vinh danh cho bộ phim này xác nhận với chúng tôi rằng đó là những điều có thật chứ không phải là giả tưởng. Thế giới bên ngoài không mù lòa, chỉ có chúng tôi được nhồi sọ thành câm điếc và phủi bỏ quá khứ của dân tộc mình... Và rồi khi nhìn thấy cái phiên toà bỉ ổi nhất mà chúng tôi được chứng kiến trong đời mình là một linh mục bị bóp miệng, bị kèm chặt ở hai bên bởi công an "nhân dân" trong cuốn Asia-54 Bước chân VN, chúng tôi chợt hiểu tất cả. Mọi thứ chỉ là giả dối, đảng CSVN đang làm tất cả để bảo vệ quyền lợi và hơi tàn của mình, bất chấp điều đó là hành động đầy chất vô luân và dã thú…”.  

(http://www.tdngonluan.com/)

BAN BIÊN TẬP

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Jun 2007 , 18:19
Như Người Đi Đêm  

VI ANH .
Việt Báo Thứ Hai, 6/11/2007, 12:02:00 AM

Mô tả thân phận con người trước một định mệnh xấu, On như Hầu Nguyễn gia Thiều viết trong Cung Oán Ngâm Khúc, "Cái quay búng sẵn trên trời, Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm." Chuyến đi Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết, người cầm đầu nhà nước sát thủ tự do, dân chủ, nhân quyền, coi mòi tiền hung và hậu họa.

Một, cái quay tự do, dân chủ, nhân quyền thế giới đang tứ văng bủa vây Ong Triết như cái vòng kim cô của Phật Bà đang tung ra tròng vào đầu con khỉ muốn làm Tề Thiên Đại Thánh. Hiệu quả lời yêu cầu của các đoàn thể đấu tranh quốc tế và đặc biệt của người Việt hải ngoại đòi hỏi Hà nội phải trả tự do cho những người Việt  đấu tranh VN đã bắt đầu có hiệu lực. Theo tin của hãng thông tấn AP, phát ngôn viên của Dân biểu Mỹ Earl Blumenauer, bà Erin Allweiss, cho biết trong cuộc hội kiến hôm thứ ba 5- 6 tại Washington, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Văn Bàng đã hứa với Dân biểu Blumenauer  Hà nội sẽ trả tự do cho ba người bất đồng chính kiến trước ngày 22 tháng này, là khoảng thời gian Chủ tịch Nguyễn Minh Triết của Việt Nam thăm Washington.

TT Bush  trong hội nghị về dân chủ được tổ chức ở thủ đô Pra-ha, Cộng hoà Tiệp Khắc, ngày  5-6-2007, đã công khai nhắn gởi riêng cho CS Hà nội ba điều. Phải trả tự do tức khắc, vô điều kiện, đích danh cho LM Nguyễn văn Lý và các nhà tranh đấu đã bị CS bắt bớ, giam cầm. Ong cho biết đã yêu cầu đích thân Ngoại Trưởng Mỹ phải chỉ thị cho các đại sứ Mỹ đang công tác ở các nước kém dân chủ phải tìm gặp những nhân vật hoạt động dân chủ và tiếp xúc với những ai đòi hỏi, tranh đấu cho nhân quyền và tạo điều kiện giúp đỡ nếu cần. TT Bush còn lập lại lời hứa của Ong nhân danh chánh quyền và nhân dân Mỹ, rằng Hoa Kỳ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp và sẽ đứng bên cạnh người dân đứng lên tranh đấu cho tự do, bất cứ ở đâu trên thế giới. TT Bush còn nhấn mạnh tự do là yếu tố cần thiết, khơi nguồn cho những tiềm năng kinh tế của một đất nước. Lời nhắn nhủ đó quá thực tế, có đòi hỏi cụ thể, có hành động thiết thực, đã quá rõ ràng, quá công khai tại diễn đàn quốc tế. Vấn đề nhân quyền VN đã trở thành vấn đề quốc tế. Ô Triết không thể nào không hiểu, không cảm nhận áp lực của Mỹ về nhân quyền đối với kinh tế trong cuộc hội kiến cuối tháng này.

Hai, trong khi đó, ở Hà nội, như người đi đêm loạn chiêu, lạc miếng, Thủ Tướng VC là Ô Nguyễn tấn Dũng lại đổ  thêm dầu vào lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền đã bùng cháy trên thế giới. Người thủ tướng gốc công an nòi này ra quyết định cấm đoán công nhân viên, viên chức nhà nước không được tự động tiếp xúc, cung cấp tin tức cho nhà báo. Một cố gắng tuyệt vọng lấy thúng úp miệng voi.

Tức khắc tạo phản ứng dây chuyền, lửa cháy tứ văng. Sơ khởi ghi nhận được và chắc chắn sẽ còn dài dài nữa. Các nhà báo trong nước cho thông tư này của Ô Dũng đi ngược lại chủ trương mà chánh phủ thường quảng bá và cổ võ trong sách lược cải tổ hành chánh, chấn chỉnh lề lối làm việc và trong sạch hóa guồng máy công quyền. Dân thì nói, khắp đường phố giăng đầy khẩu hiệu cổ võ cho dân chủ, tận diệt tham nhũng, nhưng nhà nước lại tìm cách khóa miệng dân tình thì đây là chuỵên vô lý, vì sợ người ta phanh phui, vạch trần những gì xấu xa trong lòng chế độ. Người Việt hải ngoại làm cho CS "bể mánh", nói "Việt Nam cũng như các nước khác theo chế độ cộng sản đều ngại người dân biết rõ sự thật, cho nên họ luôn tìm cách che dấu, bưng bít, nói dối. Và so sánh quyết định của  Ô Dũng tương tự như hành động linh mục Nguyễn văn Lý bị công an bịt miệng tại phiên tòa ở Huế.

Quốc tế bồi thêm. Reporters Sans Frontiteres tức tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở ở Paris nhấn mạnh, quyết định mới đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một chủ trương độc đoán, một sự vi phạm rõ rệt của Hà Nội đối với những gì họ đã cam kết khi gia nhập WTO. Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội nói, "chỉ thị ngăn cấm công chức tại Việt Nam, không cho họ tiếp xúc với báo chí đã đi ngược lại chương trình tập huấn chuyên môn dành cho các nhà báo và phóng viên trong nước mà Thụy Điễn đã tận tâm xúc tiến và dồn mọi nỗ lực từ trên 7 năm qua. Quyền được thông tin của người dân đã biến báo chí trở thành đệ tứ quyền trong nền dân với chánh quyền tam lập. Đó là qui trình không thể đảo ngược. CS Hà nội không thể bẻ nạng chống Trời vì ý dân là ý trời.

Ba,  thái độ và hành động của người dân Việt trong cuộc vừa là đối tượng vừa là chủ thể của tư do, dân chủ, nhân quyền. Ba triệu người Việt hải ngoại, đại đa số là tỵ nạn CS, định cư ở các quốc gia tư do, dân chủ, kinh tế tiền tiến. Phân nửa số đó ở Mỹ đang chuẩn bị hàng ngũ chống Ô Triết như hiện thân của điều ác, độc, và xấu, sát thủ của tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Trên truyền thông đại chúng, đặc biệt ở Mỹ hơn 30 cộng đồng điạ phương, như: New York, New Jersey, Oregon, Fort Worth (TX), Dallas (TX), New Orleans, Boston, Houston (TX), Pittsburgh (PA), Chicago, Nam Bắc Cali, Michigan, Tampa (Florida), Orlando (Florida), Liên Cộng Đồng Lancaster-Reading-Allentown (PA), Atlanta, North Carolina, Đồng bào Sắc Tộc North Carolina, Cộng Đồng Người Việt South Carolina, Wichita & Vùng PC, và nhiều đảng phaí, đoàn thể, và các địa phương hứa giúp và gởi người về về dự biểu tình. Biểu tình đứng, biểu tình ngồi, biểu tình bỏ túi liên tục từng nhóm, biểu tình  đại quy mô tràn ngập lề đường trước Tòa Bạch Ốc ngày Thứ Sáu 22 tháng 6; Liên Tôn Cầu Nguyện trước Quốc Hội Hoa Kỳ đêm 21 tháng 6..Miền Tây nước Mỹ, Nam Cali chuẩn bị chống Ô Triết đột kích Los Angeles. Ở  Little Saigon, các cơ chế cộng đồng, các hội đoàn dân quân cán chính phối hợp công tác, tập trung nỗ lực sẵn sàng cho mặt trân phía Tây.

Ô Triết là người đi đêm đang đi vào trận đồ bát quái nhân quyền. Ô. Triết sẽ là người bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chống đối quyết liệt. Ô Triết sẽ là một  nhà cầm quyền công du bị đông bào  hải ngoại chống đối  mạnh nhứt thế giới. Nhiều dấu chỉ cho thấy chuyến Mỹ du của Ô Triết sẽ tiền hung hậu họa.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Jun 2007 , 10:46
Nỗi Nhục Quốc Thể?  

Việt Báo Thứ Ba, 6/19/2007, 12:02:00 AM

Kể từ ngày 18/6/2007, ông Nguyễn Minh Triết sẽ công du Hoa Kỳ với tư cách đại diện cho nước CHXHCNVN. Là vị nguyên thủ quốc gia, đúng ra chuyến công du của ông phải được đón tiếp nồng hậu với chuỗi chương trình đầy vui tươi, lợi ích và ý nghĩa. Thực tế hoàn toàn ngược lại! Nỗi Nhục Quốc Thể đã tràn lan trước ngày ông lên đường. Tại sao?

Đầu tiên, chỉ vì ông không phải là người được nhân dân tín nhiệm bầu lên. Chức vụ hiện nay của ông Triết là nhiệm vụ do đảng độc tài cầm quyền chỉ định. Trong hơn 32 năm qua, đảng cầm quyền (mà ông trực thuộc) đã cai trị và sống trên nỗi nhục nhằn, đau thương của nhân dân. Gần đây nhất, đảng độc tài đó đã đàn áp những người ôn hoà bất đồng chính kiến một cách thô bạo. Hình ảnh phiên toà lịch sử ngày 30/3/2007 đã cô đọng và thể hiện bản chất của toàn chế độ.

Cùng lúc đó, cảnh cán bộ quan chức nhan nhản sống giàu sang cực độ và ăn chơi phè phỡn, trong lúc hàng chục triệu đồng bào không đủ cơm ăn áo mặc, đến nỗi có hàng chục ngàn thiếu nữ phải đem thân đổi lấy miếng cơm một cách nhục nhã.

Bởi thế, quan chức các cấp của một nhà nước có hàng triệu đảng viên, bộ đội vẫn không thể tìm được cảnh bà con người Việt ở nước ngoài có thái độ long trọng đón tiếp, dù là ở một thành phố nhỏ, trong suốt hơn ba mươi năm qua. Những người lãnh đạo các cấp của nhà nước đồng thời cũng không thể được ung dung gặp gỡ đại diện chính quyền các nước, dù là xứ nào. Thực tế chứng minh là từ trước đến nay, mỗi lần lãnh đạo nước CHXHCNVN công du, là mỗi lần ôm nhục quốc thể trước mắt ngoại nhân: phải lòn đi cửa sau, phải tìm đường né tránh Việt kiều, v.v…

Thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài không do lực lượng thù địch nào khích động. Thực tế, chính đảng CSVN đã gây nên thái độ chống đối quyết liệt đó. Nó phát xuất từ cảnh thống khổ của hàng trăm ngàn người bị lừa đi tù cải tạo. Nó tiếp nối bởi sự đau thương của hàng trăm ngàn người bị bỏ thây, làm nhục trên đường vượt biên tìm tự do. Nó kéo dài bởi sự đàn áp thô bạo, nhắm vào những nhà đối lập ôn hoà chỉ muốn đất nước thật sự có dân chủ tự do. Nó lan rộng hơn khi đảng cầm quyền ra lệnh cho bộ máy nhà nước thẳng tay trù dập những người dân oan, chỉ vì muốn đòi lại mảnh đất nhỏ bé do cha ông họ để lại. Và nó lớn mạnh hơn, khi những người cầm quyền đã ngang nhiên ăn cắp của công và ăn cướp của dân. Nói tóm lại, chính sự tàn ác và bất công của chế độ đã khiến những con dân Việt Nam sống cách xa quê hương nửa vòng trái đất phải chống đối, phải nguyền rũa những người đang mang tư cách đại diện cho nơi chôn nhao cắt rốn của mình.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không quá khích chống lại tổ quốc như báo chí nhà nước CSVN xuyên tạc. Ngược lại, những người Việt xa xứ rất yêu quê hương và có nhiều tình cảm với cố quốc. Số lượng Việt kiều về thăm quê hằng năm chứng tỏ được điều này. Số tiền 4-5 tỉ đô hàng năm gửi về quê nhà đã minh chứng thêm. Cùng lúc đó, sự nhiệt tình yểm trợ cho những người đấu tranh cô thế ở bên nhà, càng chứng tỏ được tấm lòng thiết tha đến vận mệnh nước nhà của những người xa xứ.

Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ phản ứng quyết liệt với người đại diện nước CHXHCNVN, chỉ vì nhà nước này đã không đối xử một cách tử tế với nhân dân, và rõ ràng là thiếu thái độ văn minh với những người bất đồng chính kiến. Hậu quả của phản ứng đó là sự nhục nhã và thất bại mà ông Nguyễn Minh Triết phải gánh chịu.

Hậu quả thứ nhất là, ông Nguyễn Minh Triết chưa lên đường mà đã nhìn thấy đầy dẫy dấu hiệu nhục nhã.

Nhục nhã đầu tiên cho chế độ, là việc Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đón tiếp bốn nhà tranh đấu nhân quyền một cách trang trọng vào ngày 31/5/2007, hơn cả lần tiếp đón ông Phan Văn Khải vào hai năm trước, và phần lớn là cũng sẽ trang trọng hơn lần đón ông Triết.

Nhục nhã thứ hai cho chế độ, là lời phát biểu “Trong con mắt của Hoa Kỳ, những nhà đối kháng dân chủ hôm nay, là những lãnh đạo dân chủ của ngày mai. Vì vậy chúng tôi đang tiến hành nhiều bước mới để củng cố sự hỗ trợ của chúng tôi.” của Tổng thống Bush tại Hội nghị Prague về dân chủ toàn cầu được tổ chức tại Tiệp Khắc vào ngày 5/6/2007.

Nhục nhã thứ ba cho chế độ, là những lời lẽ lên án tội ác Cộng sản một cách nặng nề của Tổng thống Bush, khi ông tham dự lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington, D.C. vào sáng ngày 12/6/2007.

Nhục nhã thứ tư cho chế độ, là chưa có một quốc khách nào mà Toà Bạch Ốc lại công bố trước cung cách tiếp đón thật đơn giản như chương trình được dự trù dành cho ông Nguyễn Minh Triết, vị nguyên thủ của nước CHXHCNVN.

Hậu quả thứ hai cho chế độ là, ông Nguyễn Minh Triết chưa lên đường mà đã nhìn thấy đầy dẫy dấu hiệu thất bại.

Những người Việt xa xứ sẵn sàng bỏ công ăn việc làm, lái xe hàng ngàn cây số để đến thủ đô Hoa Kỳ, góp một tiếng nói phản đối sự đàn áp thô bạo mà nhà cầm quyền đối với các chiến sĩ dân chủ ôn hoà ở Việt Nam.

Ở những nơi ông dự trù đặt chân đến, chưa biết chương trình sinh hoạt cụ thể của ông Triết ra sao, nhưng cộng đồng người Việt ở những nơi đó đã sẵn sàng nghênh đón với rừng biểu ngữ phản đối, lên án chế độ.

Mặt khác, kể từ ngày có tin ông công du Hoa Kỳ đến nay, báo chí quốc tế đã có nhiều bài bình luận đầy ác cảm với nhà cầm quyền Việt Nam, khi có dịp nói đến chuyến đi của ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Tóm lại, đáng tiếc là cá nhân ông Triết phải gánh chịu hết những nỗi phẩn uất mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài trút đổ vào ông, chỉ vì ông đại diện cho chế độ bạo ngược đó.

Dù vậy, ông Nguyễn Minh Triết cũng vẫn có thể có một cơ hội để được đối xử tử tế. Đó là, khi ông sẽ mạnh dạn đối thoại với cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong chuyến công du này, để lắng nghe lời trình bày và nguyện vọng của những người xa xứ bất đồng chính kiến. Nhưng trước hết, ông cần thuyết phục Bộ Chính Trị trả tự do ngay cho hàng trăm người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, và hai thành viên của Đảng Vì Dân vừa mới bị bắt giữ vào tháng 5/2007 là ký giả Trương Minh Đức và sinh viên Đặng Hùng.

Những người Việt ở nước ngoài ước mong là đất nước sẽ sớm được có dân chủ tự do, để những con dân xa xứ có thể mừng vui đón tiếp những người lãnh đạo các cấp của đất nước trong mỗi chuyến công du. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt ở khắp nơi, thay vì tổ chức phản đối, hạch tội, v.v… sẽ nhộn nhịp cảnh đưa rước phái đoàn nước nhà đi gặp các cơ quan bản xứ, để cùng vận động trợ giúp cho quê hương. Ở những giờ phút đó, những biểu ngữ chào mừng và ly rượu champagne sẽ thay thế cho những lời phản đối và nguyền rũa vang động cả thế giới.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không chống lại Tổ Quốc, chỉ có đảng CSVN vẫn còn muốn phân biệt đối xử với những người bất đồng chính kiến mà thôi.

Ngày nào nhà nước Việt Nam hết đàn áp và bất công, ngày đó sẽ hết cảnh những người lãnh đạo Việt Nam bị biểu tình chống đối và cô lập nặng nề ở nước ngoài.

Nếu cảnh người đại diện Việt Nam bị xua đuổi kịch liệt ở nước ngoài là một mối nhục quốc thể, thì đó là hậu quả trách nhiệm do chính đảng CSVN gây ra vậy!

(ĐVD -- www.dvdvn.org)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 21. Jun 2007 , 04:52
Chính Trị Là Gì? - “Tôi Không Làm Chính Trị!”  

TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Năm, 6/21/2007, 12:02:00 AM

Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều  tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc. Đơn vị phục vụ ở tiền  tuyến hay ở hậu phương , tất cả đều cùng chung một nhiệm vụ, một lý tưởng  là gìn  giữ đất nước, quê hương, chống CS xâm lăng từ Miền Bắc.

Vì hoàn cảnh nghiệt ngã,  hằng triệu người phải rời bỏ quê hương ra đi, đến  định cư trên những vùng đất tự do nhiều nơi trên thế giới. Chiến tranh Việt Nam thực sự chấm dứt sau năm 1975,  nhưng cuộc chiến chưa tàn. Người dân trong nước vẫn còn bị đàn áp, không có dân chủ,  tự do, người Việt ở hải ngoại  vẫn còn phải tiếp tục  đấu tranh, không bằng quân sự mà  bằng chính trị. Những cuộc biểu tình phản đối, những cuộc vận động với Quốc Hội và Chính Phủ HK đã giúp người dân trong nuớc phần  nào.  

Cùng lúc đó nhiều hội đoàn cựu quân nhân được thành lập ở hải ngoại, nhưng chỉ với mục  tiêu “Ái Hữu”, chứ không hoạt động chính trị.   Ai muốn sinh hoạt chính trị thì  hoạt động với tư cách cá nhân.  Tại sao trước năm 1975 cựu quân nhân sẳn sàng hy sinh xương máu bảo vệ đồng bào,  đất nước, quê hương, mà sau 1975 ở hải ngoại cựu quân nhân không tiếp tục sứ mạng còn dang dỡ?  

Với Nội Quy  không sinh hoạt chính trị,  nhiều  hội đoàn cựu quân nhân đã  không nhân danh hội, cùng sát cánh đấu tranh, hỗ trợ cho đồng bào ở quê nhà. Thật là điều  khó hiểu.

Cũng có  nhiều người tuyên bố “Tôi không  thích làm chính trị”, tôi chỉ làm văn hóa, xã hội , từ thiện… nhiều người thuộc thế hệ trẻ, có tài năng , có thiện chí đã bày tỏ thái độ  dứt khoát là  không thích chính trị.  Có phải những nhà chính trị “xôi thịt”  đã làm hoen ố môi trường chính trị , đã làm cho người đời gán ghép vào hai  chữ “Chính trị”  những cảm nghĩ  lừa lọc, mưu sĩ, xão huyệt , xấu xa?

Thử tìm hiểu  “Chính Trị” là gì?  Theo tự điển, “Chính Trị” là tất cả những hoạt động , những vấn đề liên quan tới  giai cấp, xã hội, dân tộc, quốc gia  xoay  quanh một  trung tâm, đó là vấn đề GIÀNH , GIỮ VÀ SỬ DỤNG  QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC.

Trong tác phẩm  “Chính Trị” Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị.

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người luôn tìm đến  chân lý và lẽ phải. Nhưng trên đường đi tìm đến chân lý và  lẽ phải đó con người hay áp đặt lý lẽ mình cho là đúng lên lý lẽ của người khác. Cuối cùng bên  nào cũng cho lý lẽ, đường lối của mình là chính nghĩa, là đúng; đường lối của ngừơi khác là sai , là phi nghĩa.  Bao giờ cũng vì cái nguyên nhân cho mình, phe mình là đúng, là chính đáng mà  tạo nên  những tranh  chấp, và thường thì những tranh chấp  không giải quyết ôn hòa, mà bằng bạo lực đưa tới  chiến tranh.

Dựa theo định nghĩa trên chúng ta thấy chính trị xoay quanh trung tâm vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, cho nên nó bao trùm nhiều  lãnh vực khác  như văn hóa, xã hội, từ thiện…

Với một nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng,  thối nát lãnh đạo  thì quốc gia đó sẽ có nhiều tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, dân chúng nghèo đói…cho nên chỉ lo văn hóa, xã hội, từ thiện … là chăm sóc cái cành, cái ngọn.. . còn cái  gốc ốm yếu, èo uột   thì có bỏ  bao nhiêu công sức chăm sóc cành và ngọn, nó vẫn còi cộc, xác xơ.

Hãy mạnh dạng bứng tận gốc rể bỏ đi để trồng lại cây khác khỏe mạnh tươi tốt hơn, thì mới mong cây đơm hoa, kết quả thơm lành... Hãy tham gia chính trị,  lật đổ guồng mày nắm giữ quyền lực  nhà nước thối nát, thay thế vào đó một thể chế chính trị tốt đẹp thì đương nhiên văn hóa, xã hội, đời sống dân chúng  được cải tiến phồn thịnh, phú cường.   Chính trị thật sự chi phối tất cả mọi lãnh vực, ngay cả lãnh vực tôn giáo.

Nhận định về tình hình chính trị hiện nay , vai trò của đồng  bào ở hải ngoại và chính quyền CS quốc nội, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh phát biểu trong Ngày Quân Lực 19/6/2007 ở Hoa Thịnh Đốn như sau:

- Đa số dân chúng vẫn quá nghèo, chứng cớ là gái quê VN vẫn sẳn sàng thoát y cho khách Đại Hàn, Đài Loan tuyển lựa. Tin bán rao phụ nữ VN ở Đài Loan, Mã Lai Á, Singapore không thiếu. Dân khiếu kiện đất đai, thợ thuyền đình công khắp nơi vì bị chủ chèn ép , học trò bỏ trường, dân thiểu số đói rách ở cao nguyên...

- Nạn tham nhũng khắp nơi, ở mọi cấp, Đảng CS tập trung quyền lực trong tay, gây bất công xã hội,  làm thối nát đất nước, chậm tiến dân tộc.

- Đất nước bị tụt hậu. Dân nghèo, nhiều teẻ em bỏ học. nhà trường chính trị hóa, giáo dục lỗi thời,  thi cử gian lận, bán bài thi, bằng cấp giả.

- Xã hội đã biến đổi và suy vi, không có tự do tôn giáo.

- Người CS tham quyền cố vị “Bám Tàu cứu Đảng”…

Theo nhận xét của Cựu Thiếu Tướng Hinh, Tây phương nghĩ rằng trợ giúp kinh tế sẽ đưa tới thay đổi chính trị , đựơc gọi là “Diễn Tiến Hòa Bình”. Sự thực thì kẻ thủ lợi về cởi mở kinh tế là tập đoàn CS nắm quyền trị nước, là những bọn “Tư Bản Đỏ”  bà con và những kẻ luồn lọt CS.

Phía sau các cao ốc mới cất, các khách sạn nguy nga, các khu chơi bời sang trọng của ở  Hà Nội,  Saigon và các bãi  biển giải trí  là một đất nước nghèo khổ, chênh lệch sang hèn quá lớn, một quốc gia giòi bọ tham nhũng, thầy giáo móc túi học trò, bác sĩ, y công bòn nặn bệnh nhân, cảnh sát, công an làm tiền trắng trợn, dân nghèo và thợ thuyến bị bốc lột, thanh thiếu niên trai gái ngụp lặn trong sa đọa, mọi giai tầng xã hội chìm đắm trong tư lợi, kiếm tiền dù buôn dân bán nước. Tất cả trong  tay của một chính quyền độc tài, tham tàn, và độc ác tột độ.

Cựu Thiếu Tướng Hinh nhấn mạnh, cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho quê nhà chưa kết thúc. Những nhà đấu tranh dân chủ tự do như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy… đang bị giam cầm trong ngục tù tăm tối CS,  Nguyễn Minh Triết sắp qua đây nay mai như một thách  thức ngạo ngược.

Cựu Tướng Hinh muốn đưa ra một vài câu hỏi để đồng bào suy ngẫm:

1. Trong  32 năm qua những gì chúng ta đã làm đã đủ chưa, đúng chưa? Có cách gì hay  hơn, hữu hiệu hơn nữa đáng làm, cần làm ?”

2. Ta có nên tiếp tục để nguồn kiều hối ba bốn tỉ đô la hằng năm chảy về VN cho người CS,  như trong quá khứ  không?

Bàn về vấn đề  “Kiều  hối” này cũng nên đề cặp đến vài vấn đề tế nhị như chuyện du lịch hay ăn Tết ở quê nhà, chuyện tiêu thụ các sản phẩm , hàng hóa VN.

Bàn về vấn đề “Chính trị” Cựu Tướng Hinh cho biết ông thường gặp nhiều người dõng dạc tuyên bố :”Tôi  không làm chính trị!”, và coi điều đó như một cung cách  hành xử rất thanh cao.

Niên Trưởng Hinh bình luận vấn đề “Tôi  không làm chính trị“ .

Hãy ví cuộc đấu tranh giữa Dân Chủ,Tự Do và Độc Tài CS này là một keo vật lộn giữa Trắng và Đen, giữa Thiện và Ác.

Trong trận chiến này, mỗi người chúng ta đứng ở đâu?

Đời sống của chúng ta trên thế gian này, ở đâu cũng có chính trị đang xen vào. Chính trị chính là đời sống vậy. Sự hiện diện của chúng ta ở đất nứơc này đã là một hành động chính trị rồi.

Mua một thùng mì có nhãn hiệu VN là một chọn lựa chính trị. Rong chơi một chuyến ở VN là một tham dự chính trị, là mang cỡ năm ngàn đô la về tiêu tại VN. Số tiền này sẽ tập trung trong ngân hàng CS. Tất cả các đô la tươi này, chi tiêu tại chỗ và các tiền kiều hối gởi về là ngoại tệ mạnh, là phương tiện vực đối phương dậy  khi chúng sa cơ và là võ khí để trấn áp các hoạt động của phe ta. Rõ ràng là giữa Thiện và Ác, không có sự đứng giữa.

Đứng giữa chỉ là ngoảnh mặt làm ngơ, chạy  trốn nhiệm vụ , là làm lợi cho kẻ ác, là CS reo mừng vì thêm thế mạnh cho chúng.

Đó là phần lớn tại sao 32 năm qua, chúng ta vẫn ì ạch chẳng tiến được bao xa!

Cựu Thiếu  Tướng Hinh ước ao đồng bào cộng tác tìm lý giải cho vấn nạn này.

TUYẾT MAI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 25. Jun 2007 , 07:31
‘kiều Vận’ Thất Bại  

VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 6/23/2007, 12:02:00 AM

CS Hà nội lúc nào cũng muốn đồng hóa người Việt hải ngoại là người dân của mình. Từ những chữ "khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc, Việt kiều yêu nước" đến Nghị quyết kiều vận của Bộ Chánh tri, đều không ngoài mục tiêu chiến lược đồng hóa đó và dân vận đó. Kể cả chuyến công du Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết, mục tiêu vẫn là kiều vận. Nhưng thất bại thấy rõ.

Một về phía Washington, it có chuyến công du Mỹ của một nguyên thủ quốc gia nào mà yếu tố dân tộc được hai bên chú ý như  chuyến đi Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết người cầm đầu nhà nước CSVN dù dân tộc VN là một cộng đồng thiểu số mới 32 tuổi ở Mỹ. Trước mấy tuần tiếp kiến Ô Nguyễn minh Triết, TT Bush mời đại diện 4 tổ chức tiêu biểu đấu tranh cho tư do dân chủ, nhân quyền VN đến Tòa Bạch Oc  để  toàn bô tham mưu cận lắng nghe và tham khảo 45 phút. Còn 3 ngày nữa TT Bush lại mời phái đoàn dân cử Mỹ gốc Việt lên để gặp những viên chức cao cấp nhứt trong thực hiện chánh sách của Mỹ. Chắc chắn văn phòng các phụ tá liên lạc báo chí và chánh trị nội địa của Phủ Tổng Thống theo sát tình hình những cuộc  chuẩn bị biểu tình của người Mỹ gốc Việt, một khối cử tri tuy  thiểu số nhưng rất năng động chánh trị và siêng năng đi bầu.  Nhứt định vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền VN sẽ là một vấn đề TT Bush, với tư cách tổng thống Mỹ phải "nói phải quấy" với Ô Triết. Và với tư cách người một lãnh tụ đảng Cộng Hóa Ong lại càng phải nói hơn vì đảng Đối Lập Dân Chủ đẵ bắt đầu xem vấn đề tư do, dân chủ, nhân quyến VN là một vấn đề có thể dùng để tấn công TT Bush qua lá thơ ký chung của hai thượng nghị sĩ lão làng của đàng Dân Chủ là Kerry và Kennedy.

Hai về phía Hà nội, Ô Nguyễn minh Triết ngay trong trạm dừng chân đầu  tiên ở New York, là tuyên bố  tháng Chín này sẽ miển thị thực nhập cảnh cho Việt Kiều về nước. Và trạm dừng chân chót Ong chọn Quận Cam, nơi có một cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ, chỉ sau công đồng quố cgia trong nước thôi.  Ong không thể  đặt chân vào hai thành phố Garden Grove đông người Việt nhứt và Westminster  vì hai nghị quyết rào cảng như hàng rào điện tử Mac Namara không thấy bế -tông cốt sắt nhưng bằng một thủ tục an ninh rất tinh vi do các nghị viên  gốc Việt phát minh. Quận Cam có Little Saigon, nơi  tọa lạc nhiều cơ quan đầu não kinh tế chánh, văn hóa xã hội của người Mỹ gốc Việt. Ô Triết đành phải đến thành phố Dana Point, chỉ cách Little Saigon 40 phút lái xe. Tại Dana Point, theo thơ mời nhiều người đã nhận được nhưng không đi  và phân chứng với thân hữu, Ong Triết khoản đãi một tiệc tối ở khách sạn nơi Ong ngụ là Saint Regis Beach Resort, One Monarch Beach Resort. Tiệc long trọng, có cocktails lúc 7 giờ, chánh tiệc lúc 8 giờ ngày Thứ Sáu 22 tháng Sáu. Người được mời trong buổi tiệc này là người gốc Việt, đại đa  số là những doanh gia gốc Việt. Và ngày hôm sau cũng tại khách sạn này, Ong mời các doanh gia gốc Mỹ trong một bữa ăn sáng lúc 9 giờ 30 sáng đến 12 giờ 30. Điều đó cho thấy Ô Triết chú ý người Mỹ gốc Việt nhiều hơn người Mỹ khi đến thủ đô kinh tế của Mỹ và thủ đô tinh thần của người Mỹ gốc Việt là Little Saigon. Điều đó cho thấy công tác dân vận, địch vận  của phái đoàn Ô Triết đối với người Mỹ gốc  Việt quan trọng không thua gì công tác vận động tương quan Hà nội- Washington lên hàng chiến lược như hai bên từng tuyên bố.

Ba, nhưng công tác kiều vận của Ô Triết tự nó đã mang mầm thất bại  từ bên trong và do sự chống đối  từ bên ngoài của đối tượng mà Ô muốn vận động. Cái mà Ô Triết bỏ công "động não" để tuyên bố ở trạm dừng chân đầu tiên New York là miễn chiếu khán nhập cảnh cho người Việt hải ngoại không tự Ông biến thành su thật được trong công quyền. Ô Triết chỉ là nhân vật thứ tư trong Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN, sau Ô Tổng Bí Thư, Ô Bộ Trưởng Công An, và Ô Nguyễn tấn Dũng. Theo biên chế, Ô Triết không thể làm một cái gì khác hơn những gì con đường Bộ Chánh trị qui định. Những gì Ô Triết bàn bạc với TT Bush, về chiến lược không thể vượt qua cái khung mà Ô Bộ Trưởng Quốc Phòng CS Hà nội đã gởi qua bàn bạc với Mỹ trước đây. Về kinh tế dù TT Bush muốn dùng kinh tế, can thiệp  vơi các đại công ty Mỹ để siết chặt mối bang giao, các công ty Mỹ là người quyết định theo luật lời lổ , chớ không phải TT Bush. Về chất độc Da Cam mà Hà nội kỳ vọng được bồi thường, chuyện đó là chuyện của tòa án  Mỹ độc lập, TT Bush không bao giờ dám xen vào nhứt là sau xì căn đan Bộ Trường Tư Pháp của Ong đã giải nhiệm nhiều biện lý liên bang đang bị Quốc hội điều tra gay gắt.

Đối với  người Mỹ gốc Việt, công tác "kiều vận" của  Ô Triết như "dã tràng xe cát biển đông; Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì". Không thể lũng đoạn hàng ngũ người Mỹ gốc Việt. Việc bắt con tép nhữ con tôm, khai thác tình tự quê hương để câu móc, lấy chuyện đi về VN dễ dàng để chiêu dụ còn phải xét lại. Ô Triết hứa điều đó tới tháng 9 mới bắt đầu. Còn phải  có ý kiến Ô Bộ Trưởng Công an đảng quyền lớn hơn Ô Triết. Còn phải xem Bộ Chánh tri định nghĩa thế nào là Việt Kiều. Cái gì không biết chớ những người ăn ngay nói thẳng về cái khổ của đồng bào trong nước, muốn đồng bào mình được tư do, dân chủ khó mà hy vọng được dễ dàng đi về. Nhà cầm quyền CS Hà nội có nhiều lý do từ chồi nhập cảnh ở phi trường vì việc về VN "chưa thuận tiện". Hải quan, công an cảng chỉ cần nói "trên bảo" như thế là đủ, thân cô thế cô ở phi trường con kiến làm sao kiện củ khoai. Quá sớm để tin lời Ô Triết, chờ xem Đảng Nhà Nước CS Hà nội hành động xem sao.

Còn việc Ô Triết làm công tác chánh trị ở trạm dừng chân chót ở Mỹ, tuy tốn công tốn của nhiều nhưng kết quả sẽ chẳng bao nhiêu. Doanh gia  Mỹ gốc Việt hay gốc Hoa Chợ lớn chỉ mới cấp vừa và nhỏ ở Mỹ, rất ít đại gia có tiền đầu tư ở ngoại quốc so với đại công ty Mỹ. Người Mỹ gốc Việt làm ăn với CS Hà nội không được lòng của đại đa số tập thể người Mỹ gốc Việt nên thường tránh né, giữ kín không muốn làm " bực mình" đồng hương.Cơ sở  của những doanh gia này  đa số là dịch vụ chợ búa, thức ăn, cho mướn nhà phố ở Mỹ có thể bị tẫy chay. Hàng hóa từ VN đến dần dần mất uy tín vì "chất lượng" ô nhiễm nhứt là thực phẩm, nông phẩm  là thứ có  thể hấp  dẫn người Mỹ gốc Việt vì mùi vị quê hương. Việc làm ăn ở VN phải phe cánh nhiều với nhà cầm quyền, lo lót nặng, bị tham nhũng thườn và nhiều phức tạp. Người trường hợp Việt về làm ăn lớn một chút là nhà cầm quyền kiếm chuyện vuốt trắng tay. Những bảo vệ kinh doanh của Mỹ và của WTO nhà kinh doanh Mỹ gốc Việt dù là công dân Mỹ sẽ có thể không được hưởng khi CS Hà nội muốn triệt  thì viện dẫn người Mỹ gốc Việt vẫn còn là công dân VN vì khi vào công dân Mỹ chưa được Chủ tịch Nước cho phép từ bỏ quốc tịch Việt.

Tập thể người Mỹ gốc Việt kinh nghiệm CS rất nhiều rất bén nhậy với ý đồ của CS. Nên chống đối rất mạnh làm át tiếng nói những người muốn làm ăn với Hà nội, chỉ sinh hoạt kín đáo mà thôi.  Ô Triết là một quốc trưởng của một nước công du Mỹ bị đồng bào mình  biểu tình chống đối mạnh nhứt, hơn Ô  Khải thủ tướng đa bị chống bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Người Mỹ gốc Việt có cái mà CS Hà nội dù có ngân sách quốc gia trong túi và giao thương, ngoại giao cũng không thể có được. Đó là lá phiếu, đó là thế lực ngoại giao nhân dân, vận động hai đảng Cộng hòa, Dân Chủ, vận động hành lang quyền lực của chánh quyền Mỹ. Chánh quyền của hơn phân nửa dân số Mỹ đã công nhận quốc kỳ VN dù chế độ CS Hà nội có bang giao với Mỹ. Vấn đề tư do, dân chủ, nhân quyền VN đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ. Chánh quyền Mỹ do dân làm ra, các viên chức dân cử không dại gì giúp Ô Triết để mất phiếu của người Mỹ gốc Việt.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 27. Jun 2007 , 07:45
Một Chuyến Bay Nhiều Suy Nghiệm  

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 6/27/2007, 12:02:00 AM

Mười mấy giờ liền ngồi trên máy bay xuyên Thái bình Dương về nước, Ô Triết ắt có lúc phải ngả lưng, nhắm mắt, nghỉ ngơi. Qui luật tư tưởng của chũng loại Con Người Homo Sapiens có thể làm cho Ông xuất thế, hồi hướng nội tâm, suy nghiệm về nhiều chuyện nhập thế về chuyến công du Mỹ đầu tiên. Qui luật luận lý có thể làm Ông suy nghĩ tương quan tam giác này: (1) "bản thân" Ông và Bộ Chánh trị, (2) Đồng bào ở Mỹ, và (3) nhân dân và chánh quyền Mỹ trong bối cảnh chuyến công du Mỹ của Ông do "tổ chức phân công", Đảng Nhà Nước "giao nhiệm vụ".

Thứ nhứt, đối với "bản thân" Ông và Đảng CSVN, cô đọng lại là Ô Triết và Bộ Chánh Trị. Muốn hay không muốn dưới mắt của phe đảng bảo thủ, thân Trung Cộng, đa số gốc Miền Bắc, Ông bị xem là một trong những người cầm đầu phe Đổi Mới, cấp tiến, đa số gốc Nam trên danh nghĩa đang nắm nhà nước. Đối với CS nhiệm vụ chánh trị là nhiệm vụ hàng đầu - "chánh trị là chủ đạo" - nhưng Ông chỉ là nhân vất số bốn trong biên chế Bộ Chánh trị. Gài độ vào một "mission impossible" là đưa đối thủ vào chỗ "từ chết tới bị thương." Nhiệm vụ giải độc chánh trị ở Mỹ mà Bộ Chánh trị giao cho Ông là ý đồ của đối thủ muốn cho Ông "cháy". Như đối thủ đã từng "hợp đồng tác chiến" đốt TT Phan văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, Phạm gia Khiêm trước và trong các chuyến công Mỹ khi tung ra cả một chiến dịch đại qui mộ, trấn áp tư do, dân chủ, nhân quyền VN mà Tổ chức Phóng viên Không biên Giới mô tả là một chiến dịch mạnh bạo nhứt sau khi được vào WTO. Họ đã "gài độ" biến trước nhứt là Ông và phe đảng Miền Nam thành những kẻ phản bội lời hứa, cam kết khi xin gỡ CPC và cấp quy chế PNTR.

Thứ hai, công tác dân vận và địch vận đối với đồng bào Việt ở Mỹ do "tổ chức phân công" cho Ông là một "mission impossible", nhiệm vụ không thể hoàn thành, chỉ có thất bại chớ không thể thành công. Ông đã cố gắng vận dụng kỹ thuật lấy lòng người Việt, ăn mặc giản dị nhưng nghiêm chỉnh, nói năng chẫm rãi nhẹ nhàng của một người được đào tạo ở trường sư phạm. Ông đã tỏ vẻ thân dân , khen một người Việt xa quê hương mà còn nói tiếng Việt trôi chảy, tuyên bố miển chiếu khán nhập cảnh khi về thăm quê hươn từ 1 tháng 9 và kiều bào hải ngoại là "bộ phận không thể tách rời của dân tộc". Nhưng đa số không tin những gì CS nói, mà tin đó là tuyên truyền dân vận, bắt con tép nhử con tôm.

Người Viêt ở Mỹ nói riêng và hải ngoại nói chung hơn ai hết tự biết mình không sống được ở đất nước VN vì không chấp nhận CS, nhưng VN vẫn sống trong lòng người Việt hải ngoại. Nên tiếng Việt vẫn là tiếng mẹ đẻ, tiếng lòng cuả mình. Người Việt không chấp nhận chế độ cai trị của CS, chống CS, chớ không chống quê hương xứ sở, quốc gia dân tộc vì phân biệt rạch ròi đất nước nhân dân và nhà cầm quyền thống trị. Người Việt không bị lừa bịp bởi lối tuyên truyền đồng hóa, hốt ổ, quơ đũa cả nắm của CS, tiếm danh Tổ Quốc VN là Tổ Quốc Xã hội Chủ Nghĩa đỏ lòm, tuyên xưng Đảng CS là đảng duy nhứt tự chuyên lãnh đạo VN như Điều 4 Hiến Pháp. Thế cho nên dù cố gắng tối đa để dân vận Ông vẫn bị người Việt hải ngoại xem là nguyên thủ của một chế độ cai trị bị đồng bào chống đối mạnh, đông nhứt ở Mỹ so với các lãnh đạo quốc gia không được lòng dân khác trên thế giới công du chánh thức Mỹ.

Hẳn ít hay nhiều Ô Triết đã chính mắt thấy những đồng bào của Ông ở Mỹ trong các cuộc biểu tình lớn có, nhỏ có bất cứ nơi nào Ông xuất hiện. Những người biểu tình chống Ông không phải chỉ có những dân quân cán chính của VNCH. Mà nhiều những người trẻ tuổi sanh sau chiến tranh VN hay đến Mỹ tuổi học trò không chấp nhận CS vì đã tước đoạt những quyền bất khả tương nhượng của người dân Việt.

Về địch vận, ý đồ làm lũng đoạn hàng ngũ người Quốc gia ở hải ngoại thêm thất bại ê chề. Nhưng cán bộ nằm vùng, lập công làm thì láo báo cáo thì hay. Họ giàu tiền bạc nhưng không uy tín trong cộng đồng hải ngoại, dốt chánh trị Việt Nam, dùng kỹ thuật chánh trị hạ cấp, mời tiệc tùng rượu thịt để chiêu dụ. Khách mời, mười người hết bảy còn ba thôi trong giờ cocktail và nhập tiệc, Như một cựu tướng VNCH, hay một vài thương gia Mỹ gốc Việt, Hoa bị đa số người Mỹ gốc Việt gọi là trọc phú, gian thương mất gốc đã từng sống trên xương máu của quân dân cán chính VNCH và lợi dụng tình đồng hương ủng hộ đồng hương của người Việt tỵ nạn CS. Họ không đại diện cho tập thể người Mỹ gốc Việt. Kể cả hai gia đình Việt Kiều được dàn dựng để Ông viếng cũng ngại ngùng, tránh né, giấu tên, không muốn làm đồng bào khác bực bội, mang tiếng đi đêm..

Đau và nhục nhứt, Ô Triết một nguyên thủ quốc gia phải đi xe không cắm quốc kỳ VNCS  khi đến Nam Cali, tại thành phố Dana Point. Có thể Ông không dám hay không muốn thách thức cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ biểu tình vì khi đến Phủ Tổng Thống Mỹ thì xe Ông có quốc kỳ. Có thể do ngành an ninh Mỹ buộc như thế vì lý do an ninh đưa Ông đi trên xe mật vụ Mỹ. Nhiều "khả năng" Bộ Chánh trị sẽ "đề nghị" Ông kiểm điểm tội làm nhục quốc thể. Khuyết điểm này nặng vì trái với và phản bội lại "tư tướng Bác Hồ" hay "bon chen" khi ngoại giao, cố gắng bước nhanh để "nhựt trình" chụp Ông Hồ trên hay ngang người đại diện Pháp ở hội nghị.

Ba, đối với nhân dân và chánh quyền Mỹ. Nhiệm vụ kinh tế mà Đảng giao cho, Ô đã cố gắng hoàn thành "tốt" nhưng không thể cứu vãn thất bại chánh trị ở Mỹ. Số 7 tỷ 5 Đô la mà các công ty đã hứa đầu tư hơn "dự kiến" là 4 tỷ 5 Đô theo báo chí Mỹ nói và 11 tỷ Đô do Ô Triết nói, việc làm đó không cần phải dùng tới một Chủ tịch Nước, không cần phải vác búa đập ruồi. Ngay như  hiệp ước khung TIFA hậu WTO đối với Mỹ là chuyện của cấp bộ trưởng, thứ trưởng, chuyên viên có thể làm được.

Chánh trị đối với CS là chủ đạo, Ông lại "thua". Không hiệu quả những kỹ thuật lôi kéo quần chúng "chạy nhựt trình", việc Ô. mướn đăng quảng cáo chánh trị. Đăng thơ gởi nhân dân Mỹ trên Washington Post mong lấy lòng dân Mỹ, nhắc chuyện nhà lập hiến Thomas Jefferson mua lúa giống VN về cho trang trại và chuyện hiếp pháp Cộng Hòa XHCN VN cóp ý và lời câu thượng từ của Hiến Pháp Mỹ tự do, dân chủ của chánh quyền của dân, vỉ dân, do dân của Mỹ. Tấm hình bịt miệng LM Nguyển văn Lý tại tòa, lá thơ của những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN cũng đăng trên báo ấy đã triệt tiêu tác dụng quảng cáo chánh trị của Ông. Công luận chánh trực của dân chúng và chánh quyền Mỹ coi đó là thứ quảng cáo chánh trị, một thứ vận động chánh trị tốn nhiều tiền má ít tác dụng. Những gì Ông "xác minh, giải trình" biện luận về những cáo buộc chế độ CS Hà nội trấn áp nhân quyền bằng sự khác biệt về " nhận thức", căn bản, hệ thống pháp luật của Mỹ và VNCS không thuyết phục. Giá trị tự do, dân chủ là giá trị hoàn vũ, CS Hà nội đã là thanh viên Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ phải tuân theo hiến chương. CS Hà nội cam kết cải thiện tư do, dân chủ với Mỹ mà không làm là phản bội. Ông Triết trở thành một nguyên thủ quốc gia công du Mỹ bị "đặt vấn đề" nhiều nhứt. Từ người lãnh đạo của Hành Pháp là TT Bush thuộc Đảng Cộng hòa đến người lãnh đạo của Quốc Hội Mỹ là Bà Pelosi thuộc Đảng Dân Chủ đều "quậy Ông tới bến". Có một dân biểu Cộng Hòa còn lên tiếng thắc mắc tại sao TT Bush lại đi tiếp người đại diện cao nhứt của nhà cầm quyền băng đảng (gangster). Vấn đề nhân quyền VN trở thành chuyện của lưỡng đảng Mỹ, chuyện của hai ngành Hành pháp và Lập Pháp Mỹ.

Sau cùng Ô Triết không đến nổi nằm chiêm bao ban ngày (day dreaming). Ông Triết là người từng sống trong chế độ kinh tế chánh trị tư do, dân chủ của VNCH dù lúc bấy giờ chưa phát triển lắm. Ông Triết đã biết sử dụng quyền đối lập khi chống chánh quyền Saigon. Ông có đủ trình độ căn bản, cơ hội, dữ kiện, kinh nghiệm để so sánh và nhận định. Chính vì vậy thời CS Ông mới tham gia nhóm CS Miền Nam, tạo thế lực cho đảng bộ Miền Nam "tranh thủ Đảng" trở về cái cũ của Miền Nam về kinh tế nhưng khéo léo nói là "Đổi mới" để người CS Hà nội đỡ bẽ mặt. Chuyến bay nhiều giờ này là cơ hội Ông suy nghiệm về chuyến công du Mỹ đầu tiên của Ông. Ông thấy Mỹ mấy trăm năm qua và đồng bào Việt của Ông mới 32 năm ở Mỹ mà đã tiến bộ như thế nào - đó là nhờ tư do, dân chủ. Ông hiểu tại sao Ô Boris Yeltsin người nhiều kinh nghiệm CS hơn Ông lại nói, CS không thay đổi được mà phải vứt bỏ nó đi. Ông không làm được thì người khác sẽ làm. Bây giờ làm chưa được thì cơ hội khác sẽ làm. Làm như ở Liên xô và các nước ở Đông Âu vậy. Đó là "tất yếu lịch sử", qui luật tiến hóa của văn minh Con Người, chủng loại Homo sapiens.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Jun 2007 , 08:08
Ðộc tài là chất độc

Tuesday, June 26, 2007  
Ngô Nhân Dụng

Mạng lưới Express ở Việt Nam đăng lại một bản tin hàng ngày theo báo Dân Trí. Một người lái xe “đi công tác” từ thành phố Vinh, Nghệ An, đi tới thị trấn Hưng Nguyên. Xe đang chạy thì gặp cảnh sát công lộ ngăn lại. Tài xế Tăng Hồng Hà đạp thắng, xe chưa kịp ngừng thì anh bị một viên đại úy “tổ tuần tra giao thông” dùng gậy đập vào đầu. Trán chảy máu, người chao đảo, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trưởng chi công an huyện Hưng Nguyên nhận là thuộc cấp đã làm sai, phải bị kiểm điểm. Nhưng viên đại úy thì không nhận tội, nói rằng anh chỉ đưa cây gậy lên làm dấu hiệu cho xe ngừng, vô tình gây thương tích. Ý nói: Người lái xe tự đập đầu vào cây gậy của cảnh sát! Có tin được không? Nếu ai tin lời ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì mới tin anh đại úy cảnh sát này.

Tại sao một anh cảnh sát lưu thông lại hung dữ, đánh bể đầu người ta như vậy? Nếu hỏi ông Nguyễn Minh Triết, ông sẽ trả lời rằng, anh đại úy cảnh sát này “hành động theo ý riêng,” và một hành động như vậy chắc chắn “không phải là điều tốt.” Và ông Triết sẽ hứa chính phủ Việt Nam “sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý.” Ông có thể còn nói thêm, “Ðây là một lỗi lầm của nhân viên thừa hành chứ chính sách của chính phủ không chủ trương làm như thế.”

Chúng ta có thể đoán ông Nguyễn Minh Triết sẽ nói vậy, vì đó là những lời ông nói khi giải thích về hành động một công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa ở Huế. Nhưng chúng tôi đề nghị ông Nguyễn Minh Triết đừng dùng biện pháp nào “xử lý” ông công an bịt miệng. Vì ông ta chỉ hành động một cách máy móc, theo phản ứng tự nhiên, không kịp suy nghĩ gì cả. Cả đời ông ta đã được huấn luyện để làm công việc đó. Bắt tội ông ta là oan! Còn viên đại úy cảnh sát tuần tra giao thông thì đáng phạt thật. Ðánh bể đầu người ta, không lẽ bỏ qua? Nhưng nếu định truy tố anh ta thì nên điều tra thật kỹ lưỡng. Hãy hỏi tại sao anh ta lại có hành động hung dữ đối với người dân như thế? Có phải cha mẹ anh dạy con như thế hay không? Hay là khi đến trường bị thầy, cô giáo đầu độc, sinh ra tính ác? Có phải anh bị bà xã cằn nhằn, sinh ra nóng nảy hay chăng? Hay là chính cái chế độ sử dụng những người như anh đã tạo nên thói quen coi thường sinh mạng người dân, tự coi họ có quyền hành hạ người dân một cách thản nhiên như vậy?

Những hành động của viên đại úy cảnh sát lưu thông hay viên công an bịt miệng người giữa tòa tuy xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau rất nhiều nhưng đều cùng diễn tả một tình trạng xã hội Việt Nam. Ðó là tình trạng một xã hội sống dưới chế độ độc tài quá lâu năm. Chế độ đó dựa trên guồng máy công an cảnh sát cho nên trao cho những giới chức này rất nhiều quyền hành. Tất cả các chế độ độc tài đều phải dựa trên guồng máy công an, mật vụ. Phải chia quyền lợi cho quý vị này, vì họ là những giường cột nâng đỡ chế độ, là lá chắn bảo vệ chế độ, là những người lính xung phong tấn công vũ bão khi có ai dám đứng lên chỉ trích, phê bình chế độ.

Những người cảnh sát, công an có hành động hung bạo chỉ là một triệu chứng dễ thấy nhất về tính chất cực độc của một nhà nước độc tài. Ðộc tài là một thứ chất độc. Nó độc hại vô cùng. Nó phải dùng bạo lực để bắt dân vâng lời, nếu không thì không người dân nào chịu sống làm nô lệ mãi. Khi vua quan chuyên dùng bạo lực để khép dân chúng trong vòng “ổn định” của nhà nước, thì cả xã hội cũng bắt chước theo. Cả xã hội sống trong bạo lực, sống bằng bạo lực. Quý vị có đọc những truyện ngắn và những vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì hiểu. Tại sao trong đó có nhiều người hành động một cách tàn ác, bất nhân với những thái độ thản nhiên, hờ hững như vậy? Ở đâu mà có những bác sĩ chuyên phá thai ở bệnh viện để lấy xác phôi thai đem về nuôi lợn bán? Ở đâu có cảnh cô con chờ bố nằm ngủ thì cầm búa bổ lên đầu bố? Vì xã hội đã sống thản nhiên với tội ác như vậy từ lâu. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò giết thầy. Tất cả các quy tắc “đạo đức cũ” xóa bỏ hết. Chỉ cần hết lòng trung thành với đảng, tuyệt đối theo đúng chính sách, thằng nọ tố cáo thằng kia làm sai lời lãnh tụ, đó là “đạo đức cách mạng” mà ông Hồ Chí Minh vẫn dạy đảng viên của ông.

Nhưng bạo lực riêng thôi chưa đủ độc hại. Những ông Bokassa, Idi Amin chuyên dùng bạo lực, ách độc tài không trụ được bao lâu. Những chế độ của Hitler, Pol Pot không phải chỉ dùng bạo lực. Họ còn một guồng máy tuyên truyền để kéo dài chế độ nữa. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn viết trong bài diễn văn gửi cho Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khi ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1970, nhưng không được đi lãnh: “Chúng ta đừng quên rằng bạo lực không bao giờ đứng một mình, nó không bao giờ tồn tại được nếu đứng một mình. Nó phải liên kết với dối trá.”

Hai guồng máy đó dựa vào nhau mà sống. Solzhenitsyn giải thích thêm: “Bạo lực tìm thấy chỗ trú ẩn duy nhất của nó là gian dối. Sự dối trá tìm được bạo lực là chỗ nâng đỡ duy nhất. Bất cứ kẻ nào coi bạo lực là phương tiện thì cũng đều lấy gian dối làm quy tắc sống.”

Một người đã sống trong “trại học tập cải tạo” của Stalin nhiều năm, rồi phải sống trong một xã hội Liên Xô hơn nửa đời người, nghẹt thở dưới ách kiểm soát tinh vi của công an mật vụ và của guồng máy tuyên truyền ngụy tạo dối trá trâng tráo, cho nên Solzhenitsyn đã nhìn thấu mối tương quan giữa gian trá và bạo lực như thế. Ông Hồ Chí Minh đã học tập, giác ngộ và nhập cảng toàn thể hai bộ máy bạo lực và dối trá đó vào nước ta. Và đảng Cộng Sản Việt Nam bảo rằng họ đời đời biết ơn ông ấy.

Solzhenitsyn giải thích rằng, chế độ độc tài “không cần phải luôn luôn bóp cổ, xiết họng người ta.” Họ chỉ cần bắt người dân vâng theo những lời giả trá, chỉ cần đồng lõa với dối trá, như vậy là đủ “ổn định” xã hội rồi.

Nhưng khi người dân tập sống chung với sự giả trá cả một đời, người ta sẽ mất thói quen sống lương thiện. Trẻ em lớn lên trong xã hội như vậy, sẽ không phân biệt được thiện và ác. Hãy đọc năm lời dạy của Hồ Chí Minh dành cho nhi đồng. Có câu nào khuyên các em phải sống thật thà, phải kính yêu cha mẹ hay không? Ðó là những thứ “đạo đức cũ,” mà ông Hồ coi là “đứng ngược đầu” khi so sánh với đạo đức cách mạng của ông.

Cho nên một chế độ độc tài sẽ đầu độc cả xã hội. Một nhà văn châu Mỹ La tinh, Mario Vargas Llosa, cũng diễn tả ý đó. Ông nói, “Chế độ độc tài làm nhiễm độc tất cả những thứ mà nó nắm trong tay; từ các định chế chính trị cho tới mối tương quan giữa cha và con.” Những cuốn tiểu thuyết của Llosa mô tả xã hội nơi ông sống, trong những giai đoạn họ phải chịu đựng chế độ độc tài. Trước đây 20 năm, Llaso là một tiếng nói lẻ loi ở Peru, khi ông kêu gọi phải bảo vệ quyền tư hữu và tự do kinh doanh. Vị tổng thống thời đó, Alan Garcia nhất định theo Chủ Nghĩa Xã Hội, quyết định phải quốc hữu hóa các ngân hàng. Năm 1990 ông Llaso ra ứng cử tổng thống, nhưng may mắn thua ông Alberto Fujimori. Nhờ không trúng cử, Llaso tiếp tục viết, bây giờ ông nhất định chỉ làm một nhà văn để được nói sự thật. Bộ tiểu thuyết bốn cuốn “Trò Truyện Trong Giáo Ðường” của ông kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày của những người dân bình thường. Ông muốn mô tả “cái chế độ độc tài nó không phải chỉ tự giới hạn trong việc kiểm soát sách báo hay cấm người dân không được sinh hoạt chính trị. Không! Chế độ độc tài nó tạo ra cả một hệ thống để thấm nhập vào tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người.”

Ngày nay, ông tổng thống cũ Alan Garcia trở lại chấp chánh sau khi ông Fujimori bị tố cáo quá độc tài, bị lật đổ, phải sống lưu vong. Llaso nhận xét: “Bây giờ, ông Garcia đang cai trị lần nữa, nhưng chính ông Garcia ngày xưa đó lại đang là một người cổ vũ mạnh nhất cho một nền kinh tế tư bản ở Peru! Buồn cười không?”

Llosa đã sống lưu vong trong nhiều năm, và ông có dịp so sánh cuộc sống tự do khác với đời sống dưới chế độ độc tài. Trong một cuốn tiểu thuyết khác, “Bữa Tiệc Của Con Dê,” có đoạn ông viết về cái thú vui khi một người sống tự do. “Nó sướng lắm. Cái tách cà phê đó, hay cái ly rượu rum đó đều có vị ngon hơn, hít một hơi khói thuốc hay bơi trong đại dương giữa một ngày nóng bức, cái cuốn phim mình coi chiều Thứ Bảy hay điệu nhạc nghe trên radio, tất cả mọi thứ đem lại cho mình một thú vui êm ái trong thân thể và trong tinh thần, khi mình được hưởng cái thứ mà nhà độc tài Trujillo đã lấy mất của người dân Dominican trước đây 31 năm: tự do!”

Không cần nói nhiều, chúng ta hiểu được những điều mà Solzhenitsyn hay Llaso diễn tả. Một chế độ độc tài là một thứ chất độc. Nó xâm nhập cơ thể và đầu óc mọi người dân sống trong đó. Thử hít thở không khí tự do đi, người ta có thể cảm thấy sống dưới chế độ độc tài nó độc hại thế nào.

Anh đại úy cảnh sát giao thông đập vỡ đầu anh tài xế Tăng Hồng Hà, anh ấy hành động đúng theo thói quen của một người xưa nay vẫn được trao toàn quyền sinh sát trong phạm vi hoạt động của mình. Thằng nào ông bảo không vâng lời ngay thì ông đánh bỏ mẹ nó đi! Nền văn minh xã hội chủ nghĩa đã tạo nên thái độ và cung cách hành sử đó. Anh công an bóp miệng ông thầy tu cũng vậy. Anh phản ứng rất tự nhiên khi thấy người nằm trong bàn tay quản lý của mình bỗng dưng to tiếng. Ở một tòa án bình thường, một quốc gia bình thường, người cảnh sát sẽ chờ quan tòa đập chày và lên tiếng cảnh cáo, rồi ra lệnh đưa “bị cáo” ra khỏi tòa khi gây ồn ào. Nhưng Việt Nam không phải là một xã hội bình thường. Người dân đã sống trong chế độ độc tài hơn nửa thế kỷ, anh công an tự nhiên thấy công việc của mình là phải thò tay bị miệng! Anh ta không có ý định xấu. Cái chế độ bao trùm lên xã hội đã tạo cho anh lối phản ứng vũ phu và thiếu văn minh như vậy! Ông Nguyễn Minh Triết đừng có phạt anh ta. Hành động của anh là tiêu biểu cho cả chế độ Stalin nít mà ông Hồ Chí Minh đã đem từ Nga về nước ta. Có buộc tội ai, phải trở về từ ông Hồ.

Chất độc do một chế độ độc tài đem tiêm nhiễm vào trong xã hội chỉ được giải đi khi nào không còn chế độ độc tài đó nữa. Khi nào người dân được phép nói sự thật, nói thẳng, không lo tự kiểm duyệt; khi đó xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Người công an sẽ khác. Người cảnh sát giao thông cũng sẽ khác. Rồi trẻ em sẽ được học những nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những giá trị tạo nên các xã hội an lành, lương thiện hơn. Chính vì biết như vậy cho nên những ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trịnh Vũ Bình, Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân v.v... cứ mỏi miệng yêu dầu đảng cộng sản cho người dân Việt được sống tự do hơn.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Jun 2007 , 08:08
Ðộc tài là chất độc

Tuesday, June 26, 2007  
Ngô Nhân Dụng

Mạng lưới Express ở Việt Nam đăng lại một bản tin hàng ngày theo báo Dân Trí. Một người lái xe “đi công tác” từ thành phố Vinh, Nghệ An, đi tới thị trấn Hưng Nguyên. Xe đang chạy thì gặp cảnh sát công lộ ngăn lại. Tài xế Tăng Hồng Hà đạp thắng, xe chưa kịp ngừng thì anh bị một viên đại úy “tổ tuần tra giao thông” dùng gậy đập vào đầu. Trán chảy máu, người chao đảo, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trưởng chi công an huyện Hưng Nguyên nhận là thuộc cấp đã làm sai, phải bị kiểm điểm. Nhưng viên đại úy thì không nhận tội, nói rằng anh chỉ đưa cây gậy lên làm dấu hiệu cho xe ngừng, vô tình gây thương tích. Ý nói: Người lái xe tự đập đầu vào cây gậy của cảnh sát! Có tin được không? Nếu ai tin lời ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì mới tin anh đại úy cảnh sát này.

Tại sao một anh cảnh sát lưu thông lại hung dữ, đánh bể đầu người ta như vậy? Nếu hỏi ông Nguyễn Minh Triết, ông sẽ trả lời rằng, anh đại úy cảnh sát này “hành động theo ý riêng,” và một hành động như vậy chắc chắn “không phải là điều tốt.” Và ông Triết sẽ hứa chính phủ Việt Nam “sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý.” Ông có thể còn nói thêm, “Ðây là một lỗi lầm của nhân viên thừa hành chứ chính sách của chính phủ không chủ trương làm như thế.”

Chúng ta có thể đoán ông Nguyễn Minh Triết sẽ nói vậy, vì đó là những lời ông nói khi giải thích về hành động một công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa ở Huế. Nhưng chúng tôi đề nghị ông Nguyễn Minh Triết đừng dùng biện pháp nào “xử lý” ông công an bịt miệng. Vì ông ta chỉ hành động một cách máy móc, theo phản ứng tự nhiên, không kịp suy nghĩ gì cả. Cả đời ông ta đã được huấn luyện để làm công việc đó. Bắt tội ông ta là oan! Còn viên đại úy cảnh sát tuần tra giao thông thì đáng phạt thật. Ðánh bể đầu người ta, không lẽ bỏ qua? Nhưng nếu định truy tố anh ta thì nên điều tra thật kỹ lưỡng. Hãy hỏi tại sao anh ta lại có hành động hung dữ đối với người dân như thế? Có phải cha mẹ anh dạy con như thế hay không? Hay là khi đến trường bị thầy, cô giáo đầu độc, sinh ra tính ác? Có phải anh bị bà xã cằn nhằn, sinh ra nóng nảy hay chăng? Hay là chính cái chế độ sử dụng những người như anh đã tạo nên thói quen coi thường sinh mạng người dân, tự coi họ có quyền hành hạ người dân một cách thản nhiên như vậy?

Những hành động của viên đại úy cảnh sát lưu thông hay viên công an bịt miệng người giữa tòa tuy xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau rất nhiều nhưng đều cùng diễn tả một tình trạng xã hội Việt Nam. Ðó là tình trạng một xã hội sống dưới chế độ độc tài quá lâu năm. Chế độ đó dựa trên guồng máy công an cảnh sát cho nên trao cho những giới chức này rất nhiều quyền hành. Tất cả các chế độ độc tài đều phải dựa trên guồng máy công an, mật vụ. Phải chia quyền lợi cho quý vị này, vì họ là những giường cột nâng đỡ chế độ, là lá chắn bảo vệ chế độ, là những người lính xung phong tấn công vũ bão khi có ai dám đứng lên chỉ trích, phê bình chế độ.

Những người cảnh sát, công an có hành động hung bạo chỉ là một triệu chứng dễ thấy nhất về tính chất cực độc của một nhà nước độc tài. Ðộc tài là một thứ chất độc. Nó độc hại vô cùng. Nó phải dùng bạo lực để bắt dân vâng lời, nếu không thì không người dân nào chịu sống làm nô lệ mãi. Khi vua quan chuyên dùng bạo lực để khép dân chúng trong vòng “ổn định” của nhà nước, thì cả xã hội cũng bắt chước theo. Cả xã hội sống trong bạo lực, sống bằng bạo lực. Quý vị có đọc những truyện ngắn và những vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì hiểu. Tại sao trong đó có nhiều người hành động một cách tàn ác, bất nhân với những thái độ thản nhiên, hờ hững như vậy? Ở đâu mà có những bác sĩ chuyên phá thai ở bệnh viện để lấy xác phôi thai đem về nuôi lợn bán? Ở đâu có cảnh cô con chờ bố nằm ngủ thì cầm búa bổ lên đầu bố? Vì xã hội đã sống thản nhiên với tội ác như vậy từ lâu. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò giết thầy. Tất cả các quy tắc “đạo đức cũ” xóa bỏ hết. Chỉ cần hết lòng trung thành với đảng, tuyệt đối theo đúng chính sách, thằng nọ tố cáo thằng kia làm sai lời lãnh tụ, đó là “đạo đức cách mạng” mà ông Hồ Chí Minh vẫn dạy đảng viên của ông.

Nhưng bạo lực riêng thôi chưa đủ độc hại. Những ông Bokassa, Idi Amin chuyên dùng bạo lực, ách độc tài không trụ được bao lâu. Những chế độ của Hitler, Pol Pot không phải chỉ dùng bạo lực. Họ còn một guồng máy tuyên truyền để kéo dài chế độ nữa. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn viết trong bài diễn văn gửi cho Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khi ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1970, nhưng không được đi lãnh: “Chúng ta đừng quên rằng bạo lực không bao giờ đứng một mình, nó không bao giờ tồn tại được nếu đứng một mình. Nó phải liên kết với dối trá.”

Hai guồng máy đó dựa vào nhau mà sống. Solzhenitsyn giải thích thêm: “Bạo lực tìm thấy chỗ trú ẩn duy nhất của nó là gian dối. Sự dối trá tìm được bạo lực là chỗ nâng đỡ duy nhất. Bất cứ kẻ nào coi bạo lực là phương tiện thì cũng đều lấy gian dối làm quy tắc sống.”

Một người đã sống trong “trại học tập cải tạo” của Stalin nhiều năm, rồi phải sống trong một xã hội Liên Xô hơn nửa đời người, nghẹt thở dưới ách kiểm soát tinh vi của công an mật vụ và của guồng máy tuyên truyền ngụy tạo dối trá trâng tráo, cho nên Solzhenitsyn đã nhìn thấu mối tương quan giữa gian trá và bạo lực như thế. Ông Hồ Chí Minh đã học tập, giác ngộ và nhập cảng toàn thể hai bộ máy bạo lực và dối trá đó vào nước ta. Và đảng Cộng Sản Việt Nam bảo rằng họ đời đời biết ơn ông ấy.

Solzhenitsyn giải thích rằng, chế độ độc tài “không cần phải luôn luôn bóp cổ, xiết họng người ta.” Họ chỉ cần bắt người dân vâng theo những lời giả trá, chỉ cần đồng lõa với dối trá, như vậy là đủ “ổn định” xã hội rồi.

Nhưng khi người dân tập sống chung với sự giả trá cả một đời, người ta sẽ mất thói quen sống lương thiện. Trẻ em lớn lên trong xã hội như vậy, sẽ không phân biệt được thiện và ác. Hãy đọc năm lời dạy của Hồ Chí Minh dành cho nhi đồng. Có câu nào khuyên các em phải sống thật thà, phải kính yêu cha mẹ hay không? Ðó là những thứ “đạo đức cũ,” mà ông Hồ coi là “đứng ngược đầu” khi so sánh với đạo đức cách mạng của ông.

Cho nên một chế độ độc tài sẽ đầu độc cả xã hội. Một nhà văn châu Mỹ La tinh, Mario Vargas Llosa, cũng diễn tả ý đó. Ông nói, “Chế độ độc tài làm nhiễm độc tất cả những thứ mà nó nắm trong tay; từ các định chế chính trị cho tới mối tương quan giữa cha và con.” Những cuốn tiểu thuyết của Llosa mô tả xã hội nơi ông sống, trong những giai đoạn họ phải chịu đựng chế độ độc tài. Trước đây 20 năm, Llaso là một tiếng nói lẻ loi ở Peru, khi ông kêu gọi phải bảo vệ quyền tư hữu và tự do kinh doanh. Vị tổng thống thời đó, Alan Garcia nhất định theo Chủ Nghĩa Xã Hội, quyết định phải quốc hữu hóa các ngân hàng. Năm 1990 ông Llaso ra ứng cử tổng thống, nhưng may mắn thua ông Alberto Fujimori. Nhờ không trúng cử, Llaso tiếp tục viết, bây giờ ông nhất định chỉ làm một nhà văn để được nói sự thật. Bộ tiểu thuyết bốn cuốn “Trò Truyện Trong Giáo Ðường” của ông kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày của những người dân bình thường. Ông muốn mô tả “cái chế độ độc tài nó không phải chỉ tự giới hạn trong việc kiểm soát sách báo hay cấm người dân không được sinh hoạt chính trị. Không! Chế độ độc tài nó tạo ra cả một hệ thống để thấm nhập vào tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người.”

Ngày nay, ông tổng thống cũ Alan Garcia trở lại chấp chánh sau khi ông Fujimori bị tố cáo quá độc tài, bị lật đổ, phải sống lưu vong. Llaso nhận xét: “Bây giờ, ông Garcia đang cai trị lần nữa, nhưng chính ông Garcia ngày xưa đó lại đang là một người cổ vũ mạnh nhất cho một nền kinh tế tư bản ở Peru! Buồn cười không?”

Llosa đã sống lưu vong trong nhiều năm, và ông có dịp so sánh cuộc sống tự do khác với đời sống dưới chế độ độc tài. Trong một cuốn tiểu thuyết khác, “Bữa Tiệc Của Con Dê,” có đoạn ông viết về cái thú vui khi một người sống tự do. “Nó sướng lắm. Cái tách cà phê đó, hay cái ly rượu rum đó đều có vị ngon hơn, hít một hơi khói thuốc hay bơi trong đại dương giữa một ngày nóng bức, cái cuốn phim mình coi chiều Thứ Bảy hay điệu nhạc nghe trên radio, tất cả mọi thứ đem lại cho mình một thú vui êm ái trong thân thể và trong tinh thần, khi mình được hưởng cái thứ mà nhà độc tài Trujillo đã lấy mất của người dân Dominican trước đây 31 năm: tự do!”

Không cần nói nhiều, chúng ta hiểu được những điều mà Solzhenitsyn hay Llaso diễn tả. Một chế độ độc tài là một thứ chất độc. Nó xâm nhập cơ thể và đầu óc mọi người dân sống trong đó. Thử hít thở không khí tự do đi, người ta có thể cảm thấy sống dưới chế độ độc tài nó độc hại thế nào.

Anh đại úy cảnh sát giao thông đập vỡ đầu anh tài xế Tăng Hồng Hà, anh ấy hành động đúng theo thói quen của một người xưa nay vẫn được trao toàn quyền sinh sát trong phạm vi hoạt động của mình. Thằng nào ông bảo không vâng lời ngay thì ông đánh bỏ mẹ nó đi! Nền văn minh xã hội chủ nghĩa đã tạo nên thái độ và cung cách hành sử đó. Anh công an bóp miệng ông thầy tu cũng vậy. Anh phản ứng rất tự nhiên khi thấy người nằm trong bàn tay quản lý của mình bỗng dưng to tiếng. Ở một tòa án bình thường, một quốc gia bình thường, người cảnh sát sẽ chờ quan tòa đập chày và lên tiếng cảnh cáo, rồi ra lệnh đưa “bị cáo” ra khỏi tòa khi gây ồn ào. Nhưng Việt Nam không phải là một xã hội bình thường. Người dân đã sống trong chế độ độc tài hơn nửa thế kỷ, anh công an tự nhiên thấy công việc của mình là phải thò tay bị miệng! Anh ta không có ý định xấu. Cái chế độ bao trùm lên xã hội đã tạo cho anh lối phản ứng vũ phu và thiếu văn minh như vậy! Ông Nguyễn Minh Triết đừng có phạt anh ta. Hành động của anh là tiêu biểu cho cả chế độ Stalin nít mà ông Hồ Chí Minh đã đem từ Nga về nước ta. Có buộc tội ai, phải trở về từ ông Hồ.

Chất độc do một chế độ độc tài đem tiêm nhiễm vào trong xã hội chỉ được giải đi khi nào không còn chế độ độc tài đó nữa. Khi nào người dân được phép nói sự thật, nói thẳng, không lo tự kiểm duyệt; khi đó xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Người công an sẽ khác. Người cảnh sát giao thông cũng sẽ khác. Rồi trẻ em sẽ được học những nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những giá trị tạo nên các xã hội an lành, lương thiện hơn. Chính vì biết như vậy cho nên những ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trịnh Vũ Bình, Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân v.v... cứ mỏi miệng yêu dầu đảng cộng sản cho người dân Việt được sống tự do hơn.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 06. Jul 2007 , 10:15
Nhìn lại những bước tụt hậu của đảng CSVN từ 1968

Tuesday, July 03, 2007  

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.


HOUSTON (NN) – “Tôi mơ ước làm cánh chim trời, bay về quê cũ, trên quê hương tôi, nơi đó...”

Giấc mơ trở về Việt Nam sống trong một đất nước tự do của tôi chắc còn xa, nhất là từ sau khi theo dõi chuyến đi Mỹ của chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết. Ông Triết, một người không có quyền hành thật sự, qua Mỹ theo đúng thủ tục “hợp thức hóa” làm ăn buôn án với các công ty Hoa Kỳ, đã thiếu quan điểm uyển chuyển, xác nhận lập trường cứng rắn của đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng một chế độ độc tài độc đảng với quyền lợi của tư bản. Con đường theo đúng nghĩa ý thức hệ của đảng Cộng sản Trung Hoa. Con đường ấy khác với những lời kêu gọi của ông cựu thủ tướng Cộng sản Việt Nam khác, Võ Văn Kiệt kêu gọi đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một đất nước mới không theo đuổi một mô hình nào đã sẵn có trên thế giới và kêu gọi sự tham dự của các thành phần khác ngoài đảng Cộng sản.

Bản tin về chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết của Việtnam.net phản ảnh tinh thần một chữ hai nghĩa, một quan điểm mập mờ “double speak” của cuốn sách George Orwell 1984 “chủ tịch nhà nước khẳng định không có chuyện bắt bớ, xét xử vì bất đồng chánh kiến”, “bất đồng chánh kiến là chuyệân bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau”. Chủ tịch Triết lưu ý: nước nào cũng có pháp luật. “Dân chủ nhân quyền cũng vậy... ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn án tử hình... Đó là do đặc điểm của mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt”. Ông Triết nhấn mạnh “trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người VN đã bị bắt bớ, tra tấn tù đầy. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù”.


Chuyện cũ năm 1968

Ông Nguyễn Minh Triết có máu khôi hài của những người Cộng sản, điển hình là Stalin và Mao Trạch Đông, đấu tranh dựa trên “bạo lực cách mạng” nhưng luôn luôn nói chuyện hòa bình. Vì ông Triết không thực hiện nghị quyếât 36 với cộng đồng người Việt hải ngoại như đảng đề xướng, chỉ làm hòa với Mỹ, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông, tôi không thể quên một câu nói của TT Hoa Kỳ Franklin Roosevelt “không một ai, không một quyền lực nào có thể xóa bỏ những kỷ niệm trong trí nhớ” và đành viết lại những câu chuyện trong quá khứ.

Năm 1968 là năm nóng bỏng, mưa bão sấm sét của cả thế giới, một năm hiếm hoi của lịch sử trên toàn thế giới với những cuộc nổi loạn và cách mạng bùng lên khắp nơi thách đố quyền lực của các chế độ độc tài, công sản hay không cộng sản. Ở Tiệp Khắc, sinh viên nổi dậy chống lại chế độ bù nhìn Cộng sản, bị đàn áp khi đối đầu bất bạo động với đoàn xe tăng Liên Xô cùng 165,000 quân trong khối Đông Âu. Sinh viên Tiệp của “mùa Xuân Tiệp Khắc” đòi tự do dân chủû đánh dấu bước đầu của sự cáo chung chế độ Cộng sản Âu Châu 21 năm sau với sự giải phóng Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức và các nước trong khối Liên Xô, một bước tiến quan trọng trong lịch sử thế giới. Tháng 5, 1968, phong trào sinh viên Paris làm rúng độâng chánh quyền Charles de Gaulle, chiếm cứ đại học Sorbonne. Tháng 10, đảng PRI ở Mexico dùng bạo lực tàn sát phong trào sinh viên phản kháng. Ở Tây Ban Nha, nhà độc tài Francisco Franco nắm quyền 29 năm bị sinh viên biểu tình ném đá đòi “tự do” và “đả đảo Franco”, sinh viên đóng cửa các trường học, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài quân phiệt.

Phong trào sinh viên đấu tranh bùng nổ khắp nơi, giới trẻ chống lại độc tài ở Paris, ở Prague, ở Berkeley ở Colombia, ở Chicago và đồng thời nổi dậy ở Warsaw, ở Berlin, ở Rome, ở Basque và ngay cả ở Trung Hoa cũng xẩy ra một cuộc cách mạng văn hóa. Năm 1968, là năm mở đường cho cách suy nghĩ mới cũng là năm Liên Hiệp Quốc tuyên bố “Năm Quốc tế Nhân quyền”. Trong khi đó năm 1968 ở Việt Nam là năm mở đầu chiến thắng của Cộng sản với Tết Mậu Thân. Nước Việt Nam tự hào 4000 năm văn hiến đã đi lùi với lịch sử. Nhóm sinh viên đấu tranh ở Saigon bị Mặt Trận Giải Phóng miền Nam giật dây và gia nhập đảng Cộng sản dẫn dắt đất nứơc đi ngược chiều lịch sử thêá giới. Năm 1968, các phong trào sinh viên đấu tranh thế giới có tính cách bất bạo động thật sự còn phong trào sinh viên đấu tranh Saigon có tính cách bấât bạo động giả tạo với Cộng Sản đứng sau lưng.

Các sinh viên, học sinh nổi tiếng thời ấy, Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Thanh Công, Bùi Quốc Châu, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi v.v... vào đảng Cộng Sản năm 1968. Đằng sau họ là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam với đảng viên trẻ Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết (vào đảng năm 1963). Bạo lực cách mạng đã thủ tiêu mờ ám các thành phần lãnh tụ sinh viên trong Tổng hội Sinh viên Saigon khi Huỳnh Tấn Mẫm hay các lãnh tụ sinh viên Cộng sản thất cử. Thêm vào đó năm 1968 là năm bạo lực với quân đội Bắc Việt xuất hiện trên chiến trường cùng với những loạt pháo kích giết người không phân biệt thường dân hay địch trên các thành phố lớn và ở Saigon. Ông Mai Chí Thọ (qua đời hai tuần trước), thủ trưởng của các ông Triêt và ông Sang đã phải bắt buộc nghe lời ông Phạm Xuân Ẩn, ra lệnh ngưng pháo kích vào Saigòn vì đó là chánh sách mất nhân tâm (theo lời ông Ẩn).

Nhờ chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết mà tôi lại được hiểu rõ được hai chữ Việt kiều và Người Việt Hải Ngoại.

Việt kiều là những người được ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết tiếp đón, những người có công với Cộng sản trước và sau 1975. Người Việt Hải Ngoại là người Việt ở nước ngoài đa số đi sau 1975, có lòng yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩa, những người đã gởi hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm về Việt Nam trong những năm đau khổ “chưa tan ngàn giọt lệ”, tiếp tục gửi về cho đến năm 2007 để những người ở lại có một cuộc sống khả dĩ không bị thua kém lắm với cán bộ nhũng lạm tiêu xài hàng ngàn Mỹ kim trong một đêm.

Việt kiều là những người sẽ được về VN không cần thị thực vì phải ký giấy “là người VN” chịu pháp luật Việt Nam, không chốùng chánh phủ không tranh đấu đòi dân chủ. Việt kiều là những người sẽ được đầu tư mua nhà cửa. Việt kiều là những người đã rời Việt Nam 50 năm như chị Hương nói chuyện với ông Triết, 50 năm tức là rời VN trước 1975, những người phản chiến hoặc ở New York hoặc ở Berkeley. Việt kiều là những người chạy theo quyêàn lực như Bs Phạm Đăng Long Cơ ngồi cùng bàn tiệc với ông Triết và ông Nguyễn Cao Kỳ ở Dana Point California, trong khi người Việt Hải Ngoại bên ngoài biểu tình đòi nhân quyền. Việt kiều như Bs Cơ viết một bài dài đăng báo tự kiểm “gia đình đã làm ác nhiều thế hệ tri phủ tri huyện, trừ tôi bác sĩ cứu nhân độ thế” để lập công trước khi về Việt Nam mười năm trước, bài viết như bài tự khai tự kiểm của tù cải tạo.

Việt kiều như cựu phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã có công với Việt cộng, không phải trong mấy năm nay từ ngày ông ồn ào về nước. Năm 1968 Phong trào Sinh viên Học sinh tranh đấu cộng sản ở Saigon sống sót nhờ ông Kỳ. Tết năm 2006, học sinh Lê Văn Nuôi, tổng thư ký Ban đại diện học sinh trường Cao Thắng, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (đảng viên Cộng sản nhưng sau khi đi Mỹ về năm 1995 đã cùng với cô Hạnh làm thống kê cho biết giới trẻ Saigon yêu thích bác Bill Gates Microsoft hơn bác Hồ và đăng chuyện bác Hồ có vợ trên báo Tuổi Trẻ nên bị đảng khiển trách kỷ luật) đã viết lại rằng năm 1971, ông Nguyẽn Cao Kỳ đã cho phép ông Nuôi và nhóm sinh viên tranh đấu ở nhà sau của phủ Phó Tổng Thống in truyền đơn, hội họp. Cảnh sát Saigon đã bị ông Kỳ ngăn chặn không cho lục soát và bắùt nhóm sinh viên Cộng Sản. Ông Nguyễn Văn Thiệu không bắt lầm và trao đổi tù binh năm 1973 ở Lộc Ninh như báo chí thiên tả ngày đó tố cáo. Ông Nuôi viết rằng, họ đã thoát được vì ông Kỳ ghét ông Thiệu nên che chở cho họ, điển hình cá tính “hữu dõng vô mưu” của ông tướng Không quân, người thích làm anh hùng nhưng mắc mưu Cộng sản từ ngày ấy.


1975 –2007

Viết đến đây, nhớ chuyện cũ, tôi lại nhớ đến một câu nói của nhà thơ Ezra Pond: “Một trong những thú vị của tuổi trung niên là nhìn thấy ai phải ai trái, ai đúng hơn ai vào lứa tuổi 17 và 23!”

Năm 1968, ông Triết và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi ngược với lịch sử. Năm 1975, miền Nam thua trận nhưng đã giải phóng cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Những người trong MTGPMN từ ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ trở xuống đều thấy ánh sáng miền Nam với nền kinh tế tư bản như thú nhận của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nhưng họ một lần nữa thụi lùi về kinh tế, không thoát ra được sự kềm kẹp của đảng Cộng Sản Việt Nam và những thành phần thủ cựu ở ngoài Bắc.

Trong 20 năm từ 1975 đến 1995 (khi Hoa Kỳ tái lập bang giao) kinh tế miền Nam lâm nguy nhất là từ khi Nga và khối Đông Âu xụp đổ. Những người trong Mặt Trận như ông Triết ít có ai “bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, ngay trong đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau”.

Trong đoàn thăm viếng Hoa Kỳ với ông Triết có con ông Phạm Xuân Ẩn, Luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân tốt nghiệp đại học Duke làm thông dịch viên, cho nên nhờ ông Ân mà tôi nhớ đến bài phỏng vấn của ký giả Thomas Baas với ông Ẩn trên báo New Yorker. Ông Baas hỏi ông Ẩn (một đảng viên đảng Cộng Sản được thu vào đúng năm 1957 bởi Mai Chí Thọ chứ không phải Lê Đức Thọ và biết CS sau 75 như sách Larry Bergman) tại sao không viết hồi ký. Ông Ẩn trả lời “họ sẽ giết tôi, ở đây không ai được nói sự thật”. Ở trong đảng bất đồng ý kiến như ông Ẩn được đi học tập ngoài Bắc sau 1975, và khi hấp hối vẫn còn bị lo sợ ám ảnh nói với vợ “chúng sắp tra tấn bỏ đá vào miệng anh rồi em ơi”.

Phái đoàn đi thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết lại thiếu thân thiện với chủ nhà. Một sai lầm lớn khi họ đem theo hai nạn nhân chất độc Da Cam. Nạn nhân của chất đôc da cam không được bồi thường từ khi Mỹ Việt ký hiệp định bình thường hóa bang giao năm 1995, trong đó Việt Nam đã đồng ý bỏ tất cả các vụ kiện đòi bồi thường vì thuốc khai quang.

Năm 1979, khoảng 8000 cựu chiến binh đã thưa các hãng hóa chất Dow, Monsanto, Diamond Shamrock, Hercules, Uniroyal, T-H Agricultural and Nutrition và hãng Thompson. Năm 1987, các vụ kiện ấy được bồi thường 180 triệu Mỹ kim. Chánh quyền Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định chánh trị và thương mại vì các khoa học gia Hoa Kỳ chưa chứng minh và công nhận tai hại của Dioxin. Các nghiên cứu y khoa ở VN với sự giúp đỡ của đại học Y khoa Texas Dallas chỉ dựa vào yếu tố môi sinh và dịch học (các tật dị dạng bẩm sinh được tìm thấy ở các vùng bị rải thuốc khai quang). Các nghiên cứu không thiết lập được nguyên nhân và hậïu quả cuả chất da cam trên cơ thể con người. Các cuộc khảo cứu không dùng phương pháp đối chiếu và kiểm chứng trung lập (double blind) nền tảng của nghiên cứu khoa học. Nồng độ Dioxin trên cơ thể cũng phức tạp và nghiên cứu tốn kém. Các bệnh mà Hà Nội đã đưa ra kết tội Mỹ: ung thư gan và đường mật, ung thư sinh dục phụ nữ, ung thư máu, ung thư vú, xẩy thai, tật nguyền bẩm sinh, sanh non, ung thư trẻ em v.v... không được Uỷ ban Học viện Y khoa Hoa Kỳ công nhận vì thiếu bằng chứng. Năm 1992, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã từ chối xử án vụ thưa kiện của các cựu chiến binh với công ty Diamond Shamrock, đối với Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ vụ Dioxin đã chấm dứt (Res Judiceter)

Vì vậy người ta không ngạc nhiên khi Hoa Kỳ chỉ đồng ý giúp đỡ Việt Nam dọn sạch các khu vực có nồng độ Dioxin cao như ở Đà Nẵng và Biên Hòa.

Tụt hậu về chính trị, ông Triết muốn dùng nạn nhân chất độc da cam để đánh thức lương tâm thế giới điều mà cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân đã cố thực hiện và thất bại vào năm ngoái. Ông Triết quên rằng lương tâm của Hoa Kỳ và thế giới hiện nay hướng vào vấn đề nhân quyền nhất là sau khi đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản đã được khánh thành ở Hoa Thịnh Đốn trong đó có những thuyền nhân bỏ nước ra đi sau 1975 và những người cả hai miền Nam Bắc đã chết vì ý thức hệ Cộng Sản trong 21 năm chiến tranh và trong thời kỳ đen tối của đất nước từ 1975 đến 1995. Và lần này vấn đề nhân quyền được cả lưỡng Đảng ủng hộ.

Mỗi nước có luật lệ như ông Triết nhận định, nhưng khác với nhận định của ông Triết, tất cả các nước đều tôn trọng những quyền căn bản làm người trong hiến chương Liên Hiệp Quốc, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo ngoại trừ bốn nước Cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Lương tâm của thế giới ngày nay còn chú ý đến vấn đề tham nhũng, “Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới”, có lẽ chỉ có những ngườøi không thực quyền như ông Triết mới nghĩ vậy.

Báo điện tử Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhân Dân, Saigon Tiếp Thị, hàng ngày viết về tham nhũng. Quốc hội bàn về tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn không được giải quyết. Tham những lan tràn đến ngành y tế. Bệnh nhân phải hối lộ bằng phong bì từ “khâu” nhập viện đến xuất viện. Những cán bộ cao cấp như ông Triết khi bịnh đi Singapore chữa trị, không tin tưởng nền y tế VN, ông qua quận Cam để tiếp tục “check up” với bác sĩ người Việt Nước Ngoài cho nên ông không tin Việt Nam có nạn tham nhũng trầm trọng.

Thập niên 1930, chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, kết cục đưa đất nước vào con đường cộng sản không lối thoát trên 60 năm. Năm 2007, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đi Hoa Kỳ tìm đường cứu đảng, ông gặp chống đối của những người yêu tự do, dân chủ nhưng hiểm họa đảng Cộng sản VN sẽ phải đương đầu không phải là những người Việt Hải ngoại hay Hoa Kỳ. Đảng viên Cộng sản Việt Nam sẽ phải đối đầu với chính con cháu họ.

Nhà văn Vargas Llosa người Peru có kinh nghiệm với chế độ độc tài đã viết đúng như tình trạng của những người CSVN cấp tiến hiện nay: “Cho dù người cha tiến bộ, làm kinh tế cộng tác với chế độ độc tài, họ sẽ phải đối diện với những đưá con của họ, trẻ tuổi, năng động, lý tưởng, tin tưởng và công lý và tự do. Những đứa con này sẽ thấy cha của họ phục vụ cho chế độ độc tài, kiểm duyệt, bắt bớ đối lập, tham nhũng tận xương tủy. Các chế độ độc tài nhiễm độc tất cả mọi thứ trong tay họ từ các cơ sở chánh trị cho đến tình cha con.”

Việt Nguyên
(24-6-2007)


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Jul 2007 , 12:02
Dân oan, làm sao kêu?

Thursday, July 12, 2007  
Ngô Nhân Dụng

Mấy bữa nay chắc ông Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đang bệnh, không ra khỏi nhà được. Nếu ra khỏi nhà rồi dạo qua các con đường ở Sài Gòn chắc ông phải nghĩ lại về những lời ông mới nói với một đài phát thanh ngoại quốc. Khi nhà báo hỏi ý kiến về vấn đề nên cho nhiều đảng chính trị hoạt động hay không, ông Võ Văn Kiệt nói rằng nếu chỉ có một đảng mà dân chúng hài lòng thì không cần lập thêm đảng khác làm gì. Ý ông nói dân chúng Việt Nam đang hài lòng về độc quyền cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, thôi, cứ để yên cho họ được đảng ông lãnh đạo mút mùa!

Ông Võ Văn Kiệt đã phạm một sai lầm khi nêu lên tiêu chuẩn “dân hài lòng” để bào chữa cho một chính thể và thẩm lượng một đảng chính trị. Một người bạn tôi khi đi tù cải tạo bị cùm hai chân trong ngục tối suốt một tháng trời, ăn, uống, bài tiết ngay tại chỗ. Tới một hôm quản giáo cho gỡ chân anh ra khỏi cùm, anh phải xoa bóp cả giờ mới cử động được cái chân để chuẩn bị đứng dậy. Khi anh đứng được vững hai chân rồi, cậu quản giáo trẻ tuổi tò mò hỏi: “Sao, sướng không?” “Dạ, báo cáo cán bộ, sướng lắm!”

Cứ theo tiêu chuẩn chính trị học của ông Võ Văn Kiệt thì cái anh tù nhân không có án này rất hài lòng về tình trạng tù mút mùa Lệ Thủy của mình! Nếu ông Võ Văn Kiệt là quản giáo thì chắc ông sẽ quyết định cứ để anh ta ở trong tù, cho anh sướng.

Việc trị nước cũng như vậy. Làm sao biết là dân có hài lòng với một đảng chính trị hay không? Cách duy nhất là so sánh đảng này với đảng khác, cho người dân quyền thay đổi những người cai trị mình. Hài lòng là một trạng thái tâm lý tương đối. Không so sánh thì không ai biết được thế nào là dân thấy hài lòng.

Nếu ông Võ Văn Kiệt biết dân chúng hàng chục tỉnh miền Nam đang đi biểu tình chống các quan chức Cộng Sản từ mấy tuần nay, thì chắc ông cũng thấy dân không hài lòng! Họ không hài lòng, mà những nỗi oan ức của họ kéo dài hàng chục năm không ai chịu giải quyết, cho nên họ mới phải liều mạng kéo nhau lên thành phố biểu tình. Ngay tại Hà Nội cũng hàng trăm người đi biểu tình kêu oan, ngày này sang ngày khác. Còn bao nhiêu ngàn người, trăm ngàn người chịu đau đớn, oan khuất nhưng không đủ liều mạng đi biểu tình, hoặc không có đủ tiền gạo để đi đường, để sống trong những ngày đi biểu tình! Ðồng bào ở Sài Gòn đã ngấm ngầm rủ nhau đi giúp đỡ những người đang kêu oan, trong khi công an thì ngăn cản không cho đồng bào đến tiếp tế thức ăn và nước uống cho người biểu tình. Chắc ông Kiệt phải biết những cảnh đó. Những cuộc biểu tình kéo dài cả tháng mà báo, đài không thèm loan tin! Làm sao biết được đến nỗi lòng những người dân uất ức mà phải nhịn nhục, không dám kêu oan? Làm sao những tiếng kêu đó lan truyền được đi khắp thế giới? Báo chí trong nước có được tự do đâu? Có ai dám công khai đứng ra lập một cái đảng để tranh đấu cho những người dân oan khuất đó đâu? Hó hé một chút là phú lót sen đầm tóm cổ rồi!

Như vậy thì chắc ông Võ Văn Kiệt cũng đồng ý là nước Việt Nam nên có nhiều đảng chính trị khác nữa, để cạnh tranh với đảng Cộng Sản của ông. Cần phải cho dân được phép lựa chọn, mới biết đảng nào hay đảng nào dở. Ðể cho một đảng độc quyền cai trị cũng giống như cả nước chỉ có một xí nghiệp sản xuất nước mắm. Họ cung cấp nước mắm hư, mắm thối, bán giá nào người tiêu thụ cũng phải mua. Nếu có nhiều nhà sản xuất nước mắm thì họ sẽ cạnh tranh với nhau, dân tha hồ lựa chọn.

Nhưng dù không đi ra khỏi nhà, ông Võ Văn Kiệt chắc cũng có thể vào Internet mà coi các hình ảnh của dân chúng kêu oan. Bây giờ quý vị ngồi ở bất cứ nước nào trong thế giới cũng có thể coi hình đồng bào chúng ta đang biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn. Vào một địa chỉ mạng như blog.360.yahoo.com là được coi cảnh bà con mình ngồi dưới những tấm vải căng lên làm mái che mưa nắng bên lề đường, dọc theo bờ tường dinh thự của nhà nước. Có thể đọc những biểu ngữ rất rõ ràng. Có biểu ngữ viết: “Nhân dân An Giang đi tìm công lý - Quan tham mất nước - Quan ngu hại dân!” Một tấm khác viết: “Nhân dân An Giang đi tìm công lý - trên 10 năm quý vị nào biết chỉ giùm!” Ðồng bào Bình Thuận ra tận Hà Nội khiếu oan. Những hàng chữ viết màu đỏ như màu máu, “Van xin Ðảng và Nhà nước - Quốc Hội - Chính Phủ -cứu giúp dân tỉnh Bình Thuận...” Bà con ta lễ phép đến mức chỉ dám van xin chứ không dám khiếu nại, chắc chắn không dám chống đối! Nếu ông Võ Văn Kiệt mà giúp họ một tiếng van xin đèn trời cúi xuống soi xét thì dân sẽ nhớ ơn ông! Nếu can đảm hơn thì ông nên lập một cái đảng chính trị để tranh đấu cho dân mới phải!

Trong blog.360.yahoo.com kể trên, chúng ta thấy cả bản chụp những lá đơn kêu oan ký tên rõ ràng. Ðọc mà rớt nước mắt. Bà Lê Thị Thương sinh năm 1946 ở Huế, đang cư ngụ ở Ðà Lạt, Lâm Ðồng, ký tên dưới lá thư đánh máy kêu oan về nạn cường hào cướp đất, bà gửi thư này cho cả “Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.” Chúng tôi ở xa nước Việt Nam nửa vòng trái đất mà còn được đọc, không lẽ ông Võ Văn Kiệt không đọc được? Một lá thư khác dài tới 11 trang, ký tên ông Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa, kêu oan về một chuyện không liên can đến đất đai. Ông tố cáo ba ông Hoàng Ngọc Nhất, nguyên giám đốc công an Thanh Hóa; Nguyễn Văn Tính, thứ trưởng Bộ Công An; và Nguyễn Tài Quán, thuộc Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng. Ông Võ Văn Nghệ nói ông đã từng làm công an, tố cáo ba người trên là đã vu oan cho ông thuộc một “Ðảng Chân Lý” trong khi ông Nghệ đã góp công phá tổ chức chính trị này! Ông bị bắt, bị đánh đập. Nhưng sau 16 tháng giam cầm, ra tòa ông lại được tha bổng! Ông viết thư khiếu oan lên nhiều lần, đều bị ếm. Tất cả guồng máy đảng nhất trí với ba ông Nhất, Nguyễn Văn Tính và Nguyễn Tài Quán. Không những thế ông Nghệ còn bị người ta đến tận nhà đánh đập tàn nhẫn. Trong thư ông mô tả cả những hình cụ đã đem dùng hành hạ dã man ở trong nhà giam.

Nhưng điều khiến người đọc muốn rớt nước mắt không phải là những cảnh cực hình đó. Buồn nhất là khi thấy lá đơn 11 trang của ông Võ Văn Nghệ không những gửi cho giới lãnh đạo Ðảng và nhà nước Cộng Sản, mà còn gửi cho cả ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và “Các tổ chức yêu chuộng dân chủ- công lý trên thế giới.”

Tại sao một người dân Việt Nam lại phải viết đơn gửi cho cả thế giới như vậy? Bởi vì người ta không tin vào hệ thống công lý của những người nắm quyền hành trong nước, không tin cả hệ thống chính quyền, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Liệu thế giới bên ngoài họ có chú ý đến những tiếng kêu oan khuất đó hay không?

Ðến nhật báo Los Angeles Times ở California cũng loan tin dân Việt Nam đang đi biểu tình chống tham nhũng ở Sài Gòn, họ ghi rõ những cuộc biểu tình quy tụ mấy trăm người, kéo dài từ ngày 22 Tháng Sáu, đã gần ba tuần lễ. Bản tin của hãng thông tấn quốc tế AP viết từ Hà Nội cho thêm các con số và nói rõ hơn: Những người biểu tình từ 9 tỉnh ở miền Nam kéo về và họ đã căng lều lên ở ngay lề đường để tạm trú, họ trương những biểu ngữ chống cường quyền tham nhũng. Những tờ báo ở nước Mỹ mà cũng chú ý đến những cuộc biểu tình ở tận nước Việt Nam xa xôi, chứng tỏ đây là những biến cố đáng quan tâm. Ðấy là họ chưa biết câu tục ngữ Việt Nam: Hôn nhân, điền thổ, vạn cổ chi thù!

Không biết ở Úc, ở Âu Châu có bao nhiêu tờ báo đăng những tin này. Nhưng đồng bào ta đang biểu tình ở Việt Nam có thể được an ủi. Hành động phản đối của họ đã có tiếng vang quốc tế. Ít nhất có những người sống bình yên ở các nước khác cũng phải nhìn thấy đây là những biến cố đáng loan tin! Vì loài người, dù sống ở nơi nào cũng thấy phải quan tâm đến nỗi cơ cực và cảnh bất công mà những con người sống ở nơi khác phải chịu đựng. Cũng vì cả nhân loại cùng có lương tâm như nhau cho nên nhờ một đài phát thanh ngoại quốc mà chúng ta biết được ở Hà Nội có một cụ già chuyên nhận những lá thư chống tham nhũng để chuyển lên chính quyền. Nước Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố thì cụ đã nhận được thư khiếu oan từ hơn 50 nơi. Có người từ miền Nam cũng đi ra Hà Nội nhờ cụ chuyển thư!

Cụ bà Lê Hiền Ðức, 77 tuổi, đã làm nghề giáo, về hưu 20 năm rồi. Có nhiều người chỉ gọi điện thoại nhờ, cụ Hiền Ðức lại gọi điện thoại đến các cơ quan công quyền giúp họ. Nhiều cơ quan đáp ứng, nhiều nơi lảng tránh không trả lời cụ, có lúc đến bữa cơm, cụ nghe người ta từ chối mà nghẹn không ăn nổi.

Bao nhiêu người dân Bình Thuận đang chầu chực trước văn phòng ông Nguyễn Tấn Dũng, họ có biết địa chỉ cụ Lê Hiền Ðức hay không? Làm sao ở một nước trên 80 triệu dân mà lại có một cụ bà làm công việc chuyển thư, làm trung gian giữa người dân và chính quyền như vậy? Chắc trên thế giới chỉ có một nước Việt Nam mới có cảnh đó mà thôi. Bởi vì, trong một quốc gia bình thường thì công việc của cụ Lê Hiền Ðức đã có rất nhiều người chia nhau cùng lo. Ðó là báo chí, là Quốc Hội, là các nhà trí thức, các người làm chính trị. Bất cứ chính quyền nào cũng cần có các lực lượng đứng bên ngoài để làm công việc nhận xét, phê phán, chỉ trích và công kích nếu cần. Và người dân phải có quyền tự do bỏ phiếu thay đổi người cầm quyền. Có như thế thì quốc gia mới tiến được. Ở Việt Nam không có như vậy. Vì một nhóm người cầm đầu đảng Cộng Sản nắm trọn quyền chi phối cả ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp! Họ nắm trọn cả báo, đài trong tay! Và họ cấm không cho ai lập đảng!

Trong bài phỏng vấn của đài BBC, cụ Lê Hiền Ðức tuy mệt mỏi nhưng vẫn tin vào công việc mình làm: “Tôi vẫn tin tưởng, đặc biệt là giới trẻ, người ta hiểu và tiếp tục cuộc đấu tranh (chống tham nhũng) của tôi! Người ta có thể làm được như tôi và hơn tôi nữa!” Chúng tôi cũng chia sẻ niềm tin tưởng đó. Giới trẻ ở nước ta chắc chắn không nhắm mắt quay mặt đi trước những khổ đau, oan khuất đồng bào đang phải chịu. Họ cần tập họp lại, cần lên tiếng để giúp đồng bào. Ông Võ Văn Kiệt nghĩ thế nào? Có nên trả cho dân chúng Việt Nam quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội, lập đảng hay chưa? Hay là ông cứ chấp nhận chỉ có một đảng ông độc quyền cai trị, để cho một cụ bà 77 tuổi đóng vai phe đối lập cũng đủ rồi?


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dang_My vào ngày 25. Jul 2007 , 17:34

My vừa nhận được email  từ hoạ sĩ Vi Vi  hình chụp 1 tranh sơn dầu vừa vẽ xong với lời gửi :
Để chia xẻ nỗi "bức xúc " chung  

My cũng muốn chia xẻ với cả nhà  ;)




TB : Tần ơi, My phải xin lỗi Tần rồi :-[. Hôm nọ My nói với tần sẽ phôn cho hoạ sĩ Vi Vi vào xem bìa tờ báo Tần còn giữ, nhưng anh Bình nói anh Vi Vi đi Thái Lan làm tượng thuyền nhân gì đó, rồi My quên bẵng luôn tới bây giờ nhận được email với hình này.  :P :-[  

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 26. Jul 2007 , 08:32
Gõ Phím Nhấp Chuột: Một sự thật cùng quẫn

Thiện Tiến/Người Việt - Wednesday, July 25, 2007  


Trong nhiều ngày liên tiếp, các tờ nhật báo trong nước có lượng phát hành lớn đã tường thuật chi tiết về các buộc biểu tình của... “dân láng giềng” Thái Lan tại thủ đô Bangkok. Phóng viên thường trú của họ có mặt tại chỗ xa xôi này để tường thuật đến từng cục đá, chai lọ của dân Thái đi biểu tình và từng cú đánh bằng dùi cui, từng quả lưu đạn cay của cảnh sát Xiêm chống biểu tình. Khi báo trong nước được Ðảng cho phép chiêu đãi dư luận bữa tiệc chữ nghĩa: “Ðêm dữ dội ở Bangkok, Thái Lan: người biểu tình chống cảnh sát...” Sau lúc no nê ấy dư luận tự phát hiện và bảo nhau rằng, hóa ra mình giống như một sinh vật “toàn cầu” được cho ăn thông tin “toàn cầu.” Chuyện bà con mình đi biểu tình đòi công lý và đã bị chính quyền giải tán hôm tối 19 Tháng Bảy, chỉ là dạng thông tin bèo bọt của những số phận không đáng đề cập tới trong thời phát triển và hội nhập.

Sáng ngày 22 Tháng Bảy, Sài Gòn lại đồn ùm lên rằng: Dân biểu tình đã quay lại trước trụ sở văn phòng 2, Quốc Hội. Nhiều người đang ngồi quán cà phê hối hả phóng xe chạy đi ủng hộ. Người ta đoán nếu đoàn biểu tình quay lại thì tình hình sẽ rất căng, chuyện gì cũng có thể xảy ra! Rốt cuộc cái mà nhiều người chờ coi chỉ là những xe công an đậu thường trực “cảnh giới” ngay trên góc đường Hồ Văn Huê và Hoàng Văn Thụ.

Những ai có khuynh hướng ủng hộ ổn định xã hội để làm giàu và hưởng thụ thì nói: “Ðố dám giỡn mặt với cộng sản!” Nhiều người khác thì lại nói: “Làm cho dân sợ thì giống như làm nhục sĩ khí quốc gia.”

Chuyện đoàn biểu tình bị giải tán là sự thật. Cách thức giải tán như thế nào! Ðó không phải là điều đáng để tranh cãi. Chuyện bịa đặt đáng nói nhất là chuyện báo chí trong nước đồng loạt thông tin: Bà con tự nguyện trở về địa phương và chính quyền địa phương chỉ cần vài hôm là đã “giải quyết thỏa đáng” những vụ việc khiếu kiện “không cách gì giải quyết” đã kéo dài hàng chục năm.

Anh T, một người từng phất lên nhờ nghề mua bán đất, khi chạy ngang lén nhìn bà con biểu tình đã nói: “Tôi bảo đảm không ai đi đòi đất là sai cả. Tôi biết mười năm trước đây đất ở khu Phú Mỹ Hưng, nhà nước chỉ đền có 1 đô la mét vuông, bây giờ là 2,000 đô la. Ðất do tổ tiên ông bà người ta để lại, không làm giàu được thì cày cấy cũng có cái ăn. Bây giờ đền người ta như cái giá ấy cũng bằng đẩy họ vào đường cùng.”

Có một sự thật khác không thể bịa đặt là hiện nay có rất nhiều nông dân nghèo không còn đất sống, số tiền ít ỏi mà họ được đền bù không đủ thành tiền vốn để làm ăn bất cứ nghề gì ngoại trừ việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt, còn sau đó là gia nhập “đội quân” làm thuê làm mướn. Tất nhiên việc họ lên thành phố biểu tình là cơ may cuối cùng. Và cái mà các quan chức cùng báo chí trong nước gọi là khiếu kiện không chính đáng... lại là lẽ sống của những người vô vọng. Dư luận từ dân biểu tình khiếu kiện về đất đai cho biết: “Lấy đất của ông bà chúng tôi để lại để làm ăn với nước ngoài, để cất nhà bán, để cho cán bộ mà đền bù theo giá đất ruộng thì ai mà sống cho nỗi. Bọn bất nhơn!”

Có một sự thật khác không thể bịa đặt là các quan, kể cả các quan trong ngành báo chí trong thời đại “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” ai ai cũng nhà cửa bề thế, đất đai thì miếng để kinh doanh, miếng để dành cho con trai, có miếng còn để tặng cho bồ nhí hoặc sếp của mình, trong khi có vô số những người dân quê hiện nay đang sống một đời mà đến một cục đất chọi chim cũng không có.

Một cán bộ trong ngành báo chí kể rằng, có lần cách đây mười năm, anh đi tiệc nhậu mua đất với các chức sắc liên ngành, giống như kiểu các đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu kiện của dân biểu tình hiện nay. Trong bữa tiệc nhậu mua đất liên ngành ở Củ Chi ấy, giá một mét vuông đất được tính bằng thời giá một chai bia Sài Gòn xanh hoặc Sài Gòn đỏ.

Chuyện núp bóng danh nghĩa, dùng quỹ đất để liên doanh làm ăn với nước ngoài, phát triển hạ tầng cơ sở... để thu hồi đất đai truyền đời của nông dân, sự bất minh trong chính sách coi đất đai là công hữu đang tạo điều kiện béo bở cho quan tham lợi dụng. Ðất đai ở Việt Nam hôm nay đã và đang dần tuột khỏi tay người nông dân chân chất. Ðó là một sự thật không thể bịa đặt. Và có một sự thật rõ ràng khác là tầng lớp địa chủ đỏ và những người cùng phe nhóm đang đẩy xã hội Việt Nam với đại bộ phận là nông dân nghèo đến ranh giới của sự cùng quẫn.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 27. Jul 2007 , 08:40
Đi Kiện Người Biểu Tình: Con Kiến Đi Kiện Củ Khoai  

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 7/27/2007, 12:02:00 AM

Biểu tình chống một ai đó dù quyền hạn lớn đến đâu; biểu tình chống một cơ quan công quyền làm công vụ quan trọng thế nào đi nữa; biểu tình chống một cơ sở  kinh doanh tư nhân đóng thuế bao nhiêu cho nhà nước; biểu tình chống một cơ quan ngôn luận, báo chí, phát thanh, phát hình dù bao lớn đi nữa; người dân biểu tình ở Mỹ có bị  kiện vì hành động biểu tình hay không? --  Khẳng định là không. Đi kiện người biểu tình là con kiến đi kiện củ khoai vì biểu tình là quyền hiến đinh của công dân Mỹ.

Thế mà từ ngày được Mỹ gỡ  biện pháp cần quan tâm đặc biệt ( CPC) và cấp qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn ( PNTR), CS Hà nội hiu hiu tự đắc và tự đại nên hành động chẳng biết mình là con giáp nào. Chẳng những  CS Hà nội mạnh dạn đàn áp,  bắt bớ thêm  những nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước, mà còn áp đảo, khủng bố tinh thần người Mỹ gốc Việt bằng tuyên truyền đen.

Một mặt CS  mua chuộc cho tay sai  "hề hóa", bôi tro trét trấu  những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, suy tôn Hô chí Minh, mạt sát quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, và tán trợ khủng bố đã tấn công Mỹ.  Mặt khác CS tung tin tuyên truyền rỉ tai trong hàng ngũ người Mỹ gốc Việt, Mỹ đã bắt tay với  Đảng Nhà Nước CS Hà nội rồi. Người Mỹ gốc Việt chống Cộng chỉ thiệt thân. Biểu tình chống Cộng, CS chẳng rụng sợi lông chơn nào. Lơ mơ bị chụp hình thì không về VN  ăn chơi được. Không khéo bị Cảnh sát Mỹ bắt sẽ khổ, bị cúp  tiền SSI, bị trả về VN tù mọt gông.

Đường lối tuyên truyền của CS Hà nội là khủng bố tinh thần người Việt ở hải ngoại, đạc biệt là ở Mỹ, nơi người Việt định cư đông nhứt, đấu tranh mạnh nhứt. Mục đích tối hậu của công tác địch vận này của CS Hà nội là làm cho người Việt hải ngoại đặc biệt là Mỹ gốc Việt lo ngại không tham gia các cuộc biểu tình chống Cộng do các đoàn thể đấu tranh tổ chức  hầu  triệt tiêu  công tác quốc tế vận và làm yếu sự ủng hộ của người Việt đối với công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đang xảy ra trong nước; CS Hà nội trong ngoài nước " hợp dồng tác chiến", hai mặt " giáp công" chống CS Hà nội..

Đã là tuyên truyền nên CS lập lờ đánh lận con đen, bất chấp những chân lý pháp lý qui định sinh hoạt ở các nước tư do, dân chủ tiên tiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc Châu nơi người Việt định cư  và đa số đã thành công dân những nước ấy. Tiêu biểu như ở Mỹ, Mỹ là một nước dân chủ pháp trị. Mà Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến pháp và Luật pháp Mỹ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh và tài sản của mọi người dân sinh sống tại Mỹ dù có quốc tịch Mỹ hay thường trú nhân hợp pháp. Người Mỹ gốc Việt là lớp người được nhập cư vào đất Mỹ bằng một đạo luật của Quốc Hội, có một căn cước tỵ nạn chánh rị  hết sức rõ ràng; vì thế nhiều anh chị em HO vào Mỹ chưa đóng một đồng xu thuế mà vẫn được hưởng trợ cấp an sinh xã hội SSI, hưởng bảo hiểm y tế công Medicare như người Mỹ làm việc đóng thuế cả đời mà tiền hưu thấp hơn mức sinh sống.

Trái lại  người của chế độ CS Hà nội, nhân viên ngoại giao, hay cán bộ đi công cán, du khách hay du học ở Mỹ chỉ là những ngoại nhân đối với luật pháp Mỹ. Hiệp ước bang giao Hà Nội-Washington  chi phối tầm hoạt động, trú sở và qui chế ngoại nhân của họ. Nếu họ làm  gián điệp, tình báo, tổ chức khủng bố vật chất và tinh thần, sách động tuyên truyền,  luật pháp Mỹ sẽ bắt, truy tố và trừng trị đích đáng nếu  hành vi của họ làm xáo động đến đời sống của cộng đồng tị nạn hay đe dọa tinh thần người dân Mỹ.

Do đó những người Việt từ CS Hà nội đến hay những người gốc Việt định cư ở Mỹ mà làm tình báo, gián điệp, hay làm cán bộ cho Đảng Nhà Nước CS  chìm , mà không khai báo cho chánh quyền Mỹ, là trái luật, hành động bị truy tố. Muốn nhập tịch Hoa kỳ bây giờ vẫn phải khai hữu thệ không  dính líu đến Đảng CS, đảng chuyên chế toàn diện và khủng bố. Nếu người Mỹ gốc Việt làm việc cho CS mà không khai báo là bội thệ.

Tất cả mọi người Mỹ gốc Việt chúng ta, nếu cảm thấy mình bị  CS hay tay sai đe dọa, dù chỉ là đe dọa tinh thần, hoặc bằng lời nói, hãy cấp báo đến sở cảnh sát hay cơ quan FBI tại địa phương để được pháp luật bảo vệ.

Người Mỹ gốc Việt đại đa số đã là công dân  Mỹ và một số nhỏ đang là thường trú nhân ( thẻ xanh) được hưởng nhiều quyền tự do chánh trị rất lớn như người Mỹ. Theo Tu Chính Án Thứ nhất (First Admendment) của Bill of Rights của Mỹ qui định, mọi người dân đều có những quyền căn bản như quyền: Tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do báo chí (freedom of press), tự do tụ họp ôn hòa (freedom of peaceful assembly).Hiến pháp, luật pháp Mỹ tôn trọng và bảo vệ quyền tư do phát biểu, tự do phản đối, tư do tổ chức và tự do tham dự  các cuộc biểu tình, để nói lên nguyện vọng chung của một tập thể, cũng như cất cao tiếng nói ủng hộ cho một lý tưởng chung. Như trường hợp ông Martin Luther King đứng lên chống kỳ thị chủng tộc. Nói khác biểu tình hay tham dự biểu tình là thể hiện những quyền tư do căn bản bất khả tương nhượng đó.

Sau cùng , CS hay ttuyên truyền rỉ tai, hăm biểu tình bị chụp hình khó về nước chơi chỉ là hù dọa lấy có mà thôi. CS cần tiền Đô la của Việt Kiều, cần  sự yên thân với Mỹ hơn là cần tấm hình của người biểu tình. Báo đăng hàng ngàn tấm hình, hàng vạn người đứng cầm cờ VN, trương cao biểu ngữ chống Cộng rồi, mà  CS có lọc ra được người nào đâu. Mà nói cho cùng đi  thăm bà con  đau yếu ở VN không được thì gởi tiền cho cũng được. Đi chơi  VN không được thì đi Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Nhựt chơi  khỏi cần visa -- có sao đâu. Mỹ có hàng ngàn danh lam thắng cảnh mà rất nhiều người Mỹ gốc Việt chưa thưởng thức hết. Khi Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam chúng ta biểu tình, trình kiến nghị để yêu cầu Bộ Ngoại Giao hoặc Quốc Hội Hoa Kỳ áp lực nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, hoặc can thiệp yêu cầu thả những nhà đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo tại VN, là chúng ta thể hiện những quyền lợi hợp lý, hợp hiến của mình. Và biểu tình để chống cá nhân hay cơ quan nào tuyên truyền cho CS là quyền hiến định bất khả xâm phạm, chẳng ai có thể thưa kiện gì được cả về việc biểu tình. Chánh quyền dân cử, cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tư cho người biểu tình, cơ quan nhà nước lắng nghe  những nguyện vọng của chúng ta miễn là chúng ta biểu tình trong ôn hòa và tôn trọng luật pháp về an ninh trật tự.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 29. Jul 2007 , 04:14
Vô Kế Khả Thi  

VI ANH. Việt Báo Thứ Bảy, 7/28/2007, 12:02:00 AM

CS Hà nội đã dùng bạo lực và võ lực giải tán cuộc biểu tình lớn của nông dân Miền Nam ở Saigòn. Nhưng không ai tin là những nông dân mất đất, mất nhà, chỉ còn cái quần xà lỏn chấm dứt khiếu kiện, chấm dứt biểu tình. Trái lại nhiều vấn đề mới phát sinh trong nội tình VN, ảnh hưởng bất lợi cho chế độ CS nhưng CS Hà nội sẽ vô kế khả thi. Vô kế khả thi vì:  

Một, lương tâm và số phận nông dân thức tỉnh. Cuộc đàn áo dã man đó làm nhiều công an, cảnh sát bộ đội suy nghĩ lại tư cách phục vụ Đảng Nhà Nước của mình vì nông dân là nguồn gốc, là thân phận của những người trong lực lượng cưỡng hành của Đảng Nhà Nước.Việc CS dùng lựu đạn cay, roi điện và cho du đãng xâm mình  bắt quăng những nông dân nước mắt nước mũi ràn rụa vì lựu đạn cay hay liệt bại vì điện giựt chắc chắn đánh động lương tâm  không ít của những công an, bộ đội  đại đa số gốc nông dân. Nhưng "cô chú bà con cô bác" đó , trong đó có thể có thân nhân gia đình, họ hàng những người đồng chung số phận nông dân kia, có làm gì nên tội, chỉ là những người mất đất mất nhà vì  tham quan ô lại, cường hào ác bá phối hợp với ngoại quốc cướp  nhà cướp đất của bà com ,à thôi. Thưa gởi cả chục năm, không ai giải quyết, trên đùn dưới, dưới chờ trên, đánh bùn sang ao. Bí quá phải biểu tình để quan trên trông xuống người ta xem vào  hy vọng được giúp đỡ thôi. Có ai gây bạo động, rối loạn trật tự gì đâu mà nỡ dùng roi điện, lựu đạn cay, du đảng đánh đập, giải tán đồng bào. Đảng Nhà nước  trong chiến tranh dựa vào liên minh công nông mà lên, bây giờ coi nông dân như kẻ thù vậy. Tư nhủ và tự hỏi đó làm không ít người bộ đội, công an có lương tâm xa rời đảng, " bằng mặt nhưng không bằng lòng" Đảng Nhà Nước. Cái kiểu bất bình ngầm đó của người Nam chất phác, ít nói đó dễ " nổ" lớn lắm, mà khó hóa giải bằng " học tập nghị quyết, chỉ thị, và kiểm điểm thu hoạch" lắm.

Hai, tinh thần cách mạng được gieo rắc ở nông thôn. Khi bắt đưa những người biểu tình về quê quán đại đa số ở nông thôn, CS Hà nội đã vô tình xuất cảng cách mạng nhân dân về nông thôn.  Tin tức trong nước cho biết. mười người như một nói trên đài Á châu Tư do, là sẽ tiếp tục con đường đã đi, tức là khiếu kiện, biểu tình. Những người mất tất cả rồi thường là những người liều mạng, thành phần " thoát ly", lực lượng xung kích của cách mạng.  Nếu ai ở nông thôn thì biết chỉ lấn ranh một hàng lúa  là người nông dân có thể sanh tử với nhau rồi.

Theo ước lượng, nông thôn VN hiện có khoảng trên 40 triệu người thất nghiệp, thất nghiệp mùa màng và thất nghiệp toàn thì. Số người này là thành phần dễ bất mãn, dễ liên kết với những người mất tất cả biểu tình bị bắt chở về nông thôn.  Trong chiến tranh nông dân là thành phần đóng góp nhiều xương máu cho CS. Trong hòa bình họ là những người bị thiệt thòi nhứt, nhứt là khi CS mở cửa đầu tư nước ngoài, giành đất đai với họ. Trên Internet người ta đã thấy nhiều diễn đàn của những người trẻ đứng lên ủng hộ bà con dân oan để xa luân chiến. Qui hoạch xây nhà thương, trường học, đường sá, công trình công công công dụng người dân ít dị ứng hơn xây nhà xưởng cho ngoại quốc. Nông thôn trở thành lò lửa ngún, số người biểu tình tư thành bị bát đưa về có thể làm bổi cho ngọn lửa cách mạng nông dân.  

Ba, thượng bất chánh hạ tắc loạn. Việc trung ương ra lịnh đia phương  phải cử người và phương tiên lên đem dân biểu tình về đia phương giải quyết, nhà cầm quyền và cấp ủy đia phương  không triệt để tuân hành lịnh của trung ương, chỉ thi hành chiếu lệ. Đến đổi Ô Phó Thủ Trướng vào họp ở Miền Nam phải hăm he, tỉnh nào không giải tán đưa dân khiếu kiện về sẽ không được đề bạc vào trung ương ủy viên. Tại sao? Địa phương nhẹ tay với những người khiếu kiện vì  một mặt địa phương sống gần dân không muốn bị  bà con chửi rủa. Địa phương thấy trung ương, bộ, cục, vu, viện, ăn  trên đầu trên cổ địa phương khi thương thảo, chấp thuận  dự án đầu tư của ngoại quốc, đia phương chỉ còn có cách ăn trong việc san lấp mặt bằng, xây nhà xưởng, công trình, đường sá qua qui hoạch đền bổi rẻ mạt. Mặt khác nhà đất tước đoạt của dân đã bán, sang nhượng cả rồi làm sao mà trả. Trả cho dân hóa ra tự thú nhận tội lỗi của đia phương trong đó có mình à. Quan trong nhứt về nhận thức, hơn ai hết những người CS từ trung ương tới địa phương  biết chủ nghĩa và chính sách độc quyền của CS  sẽ không bền vững, kinh tế mở rộng cho tư nhân và ngoại quốc làm thì khó mà khóa chặt chánh trị, giành cho Đảng CS độc quyền toàn trị.  Tâm lý thu vén cuối đời để thủ thân và gia đình là động lực tâm lý chánh trị của  một dây chuyền  tham nhũng, mà việc khiếu kiện đất đai của dân là một mắc xích.

Sau cùng vấn đề đất đai tước đoạt của người dân Việt là một bài toán không có đáp số. Đất đai là một tài sản quí giá nhứt của nông dân VN, nhứt hậu hôn nhì điền thổ. Dân số càng tăng mà đất đai cố định, càng quí hơn. Càng quí hơn khi đầu tư ngoại quốc vào cần  đất đai để mặt bằng cho nhà xưởng, công trình. Chế độ CS Hà nội  ở trung ương trái lại phải bám cho được hai ưu thế giá rẻ của mặt bằng và giá rẻ của lao công để thu hút đầu tư. Ở đia phương nhà đất của dân bị tước đoạt đã lưu tán qua nhiều người, không thể trả được, mà trả hay đền bồi la tư nhận tội của cán bộ đia phương.  Xung đột này CS không có giải pháp khả thi mà hai bên dân và nhà nước có thể chấp nhận được. Ngay khi đền bù tương ứng vật chất thì miếng đất, cái nha, mồ mả tổ tiên, kỷ niệm sống cả đời là vô giá trên phương diện tình tự quê hương. Do vậy dù đã có hàng trăm văn kiện  từ Quốc Hội đến các bộ đã ra đời nhưng đâu cũng vào đấy, khiếu kiện có tăng chờ không có giảm, lan tràn từ bắc chí nam.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 30. Jul 2007 , 10:41
Nông Thôn Vùng Dậy  

BÁC SĨ NGUYỄN ĐAN QUẾ . Việt Báo Thứ Bảy, 7/28/2007, 12:02:00 AM

Diễn tiến:

Tình trạng một số người dân tập trung về Sài Gòn và Hà Nội khiếu kiện vượt cấp diễn ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Mới đây ngày 22 tháng 6, 2007, bà con ở các tỉnh miền Nam từ Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Bình Long, Bình Phước đến Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng gồm khỏang 19 tỉnh cùng nhiều quận ngoại thành Sài Gòn lại kéo nhau đến Văn Phòng 2 Quốc Hội ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn căng lều bạt nhất quyết ngồi lì khiếu kiện dài ngày, đòi chính quyền trung ương phải giải quyết những khiếu nại bức xúc của dân oan. Cuộc biểu tình kéo dài gần một tháng, không một ngày ngừng nghỉ, ít là 300- 400 người, có lúc cả ngàn người, trương nhiều bích chương, biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền địa phương cướp đất và tố đích danh các tham quan. Lực lượng công an chìm nổi khá đông, vây quanh vòng đai. Người dân Sài Gòn mang mì ăn liền tiếp tế cho đồng bào bị công an chặn lại không cho. Ngày 17-7-2007 Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã hướng dẫn một phái đoàn chư tăng đến thăm hỏi và ủy lạo dân oan một số tiền lớn.

Để đối phó với tình hình, Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng họp lãnh đạo các tỉnh miền Nam để tìm biện pháp đối phó. Trong buổi họp, Tổng Thanh Tra nhà nước Trần Văn Truyền cho rằng dân bị oan vì chính sách nhà đất của trung ương sai cần phải sửa, địa phương bất lực, thíếu phối hợp giữa các cơ quan liên hệ đến việc giải quyết khiếu nại. Nhưng thay vì sửa sai, ông Trọng lại đòi phải mạnh tay với những người cầm đầu cuộc biểu tình, và công an đưa ra con số 13 đối tượng được cho là cầm đầu, nhưng không nói rõ thêm chi tiết.

Đêm ngày 18-7-2007 lực lượng công an có số đông áp đảo đã ra tay, dùng bạo lực, hơi cay, roi điện, có xe cứu hỏa, cứu thương hỗ trợ, để cưỡng bức dân oan phải lên xe áp tải về nguyên quán, nói là để địa phương giải quyết. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhiều người biểu tình bị bắt về giam ở Quận Phú Nhuận, một số bị đánh đập, trong đó có dân oan bị đánh bể đầu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Dù bị giải tán, nhưng mạng lưới liên lạc giữa rất nhiều tỉnh thành đã nhanh chóng hình thành. Một tầng lớp lãnh tụ nông dân còn rất trẻ đã ra đời, và tuyên bố sẽ tiếp tục khiếu kiện bằng cách "đánh du kích" và "xa luân chiến" trên khắp ba miền đất nước, lấy nông thôn làm cơ sở để đương đầu với bạo quyền Cộng Sản. Một sĩ quan quân đội đã hết sức tức tối trước cảnh công an đàn áp dân oan biểu tình khiếu kiện, anh nói: Không thể hiểu nổi sao lũ lâu la này lại dụng tâm đàn áp bố mẹ, anh chị chúng, và rằng không có đất thì đói cả lũ. Anh tin tưởng rằng đã đến lúc quân đội không thể nhắm mắt làm ngơ cho công an tiếp tục đàn áp đồng bào được.

Nguyên nhân:

Chín mươi phần trăm các vụ khiếu kiện là do chính sách sai lầm về đất đai của nhà cầm quyền, chính sách đền bù khi đất đai bị thu hồi không công bằng, không hợp lý và nhất là nhiều cán bộ địa phương tham lam, tham nhũng và dùng cường quyền bắt nạt, cướp đất của người dân thấp cổ, bé miệng. Dân oan đã khiếu nại hàng chục năm nay, chính quyền địa phương không giải quyết, buộc họ phải vượt cấp đến khiếu nại với trung ương. Nhưng trung ương lại cương quyết trả họ về cho địa phương giải quyết, và còn đe dọa tỉnh nào để dân về Sài Gòn hay Hà Nội biểu tình, thì những cán bộ cầm đầu sẽ không được bầu vào trung ương kỳ tới.

Nguyên nhân chính của vấn đề là do quyền tư hữu của người dân bị nhà nước tước đoạt. Tất cả đất đai được quy định là thuộc quyền sở hữu của nhà nước, còn người dân chỉ có quyền thuê xử dụng mảnh đất đó mà thôi. Nhà nước Cộng Sản có thể thu hồi bất cứ lúc nào, đền bù với gía rẻ mạt, thấp hơn gía thị trừng rất nhiều, cả vài chục lần cũng có, và trong nhiều trường cướp trắng không đền bù, lấy cớ giải tỏa để xây dựng chương trình có lợi ích công cộng, nhưng sau khi phù phép các đất đai trưng dụng lại lọt vào trong tay cán bộ hoặc gia đình cán bộ. Nỗi bức xúc đã chồng chất từ nhiều năm đến nay bộc phát mạnh.

Ảnh hưởng

Những vụ tranh chấp khiếu kiện về đất đai và tài sản ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Thật thế, nông dân chiếm khoảng 85% dân số và chiếm 75% lực lượng lao động (43 triệu) của cả nước. Hiện có 10 triệu lao động nông thôn thất nghiệp, đa số là nam nữ thanh niên. Trong chiến tranh, lợi dụng những chiêu bài.như chính quyền của giai cấp vô sản, nông dân, công nhân là lực lượng tiên phong của đảng...đảng đã bắt nông dân, công nhân chịu đựng gian khổ, hy sinh xương máu nhiều nhất. Trong hòa bình, họ lại một lần nữa bị hy sinh và chịu thiệt thòi hơn cả. Sau khi gia nhập Tổ Chức Giao Thương Quốc Tế (WTO), đầu tư và buôn bán với các nước trên thế giới gia tăng mạnh, nhu cầu lấy đất nông nghiệp cho các công ty ngoại quốc xây nhà máy là rất lớn.

Bằng vào quyết định cho đảng viên được phép làm kinh tế, và Quốc Hội dưới quyền kiểm soát của Đảng đã biểu quyết thông qua hàng loạt các bộ luật và nhiều văn bản liên quan đến việc xử dụng đất đai rất mập mờ, phức tạp, có nhiều kẽ hở để cho các cán bộ có chức, có quyền lạm dụng, làm giầu bất chánh, bóc lột dân lành, làm thiệt hại đến quyền lợi canh tác của người dân. Hậu WTO, nông dân bị thiệt hại nhiều nhất và bị bỏ lại đằng sau, không được hưởng ích lợi gì trong tiến trình hội nhập. Bất mãn sôi sục trên khắp các vùng nông thôn cả nước, tiềm năng bùng nổ một cuộc cách mạng về quyền sở hữu đất đai là rất lớn. Những cuộc biểu tình khiếu kiện của dân oan chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Kinh tế Việt Nam đang trên lò lửa, hoàn toàn không có chuyện ổn định như nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn tuyên truyền mời gọi giới đầu tư.

Giải quyết

Chỉ có thể giải quyết tận gốc rễ các vụ khiếu kiện của dân oan khi Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận trả lại quyền tư hữu cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã quy định ở điều 17, là "Ai cũng có quyền sở hữu hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp chung với người khác. Không ai có quyền tước đoạt quyền này một cách độc đoán". Nên nhớ rằng, Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có bổn phận và trách vụ phải tôn trọng và thi hành bản tuyên ngôn này.

Chỉ có trên căn bản công nhận quyền tư hữu mới khắc phục được những thiệt hại do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra cho người dân, từ cải cách ruộng đất, đến đánh tư sản, đến tịch thu đất đai của các tôn giáo, chiếm đất canh tác của đồng bào Thượng...Dùng bạo lực đưa dân oan về lại địa phương để đe dọa hay kiềm chế sẽ không giải quyết được gì cả.

Chúng tôi cực lực lên án và mạnh mẽ phản đối nhà cầm quyền xử dụng công an, dùng hơi cay đàn áp, bắt bớ, giam cầm, đánh đập để giải tán dân oan biểu tình trước Văn Phòng 2 Quốc Hội ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn đêm 18 tháng 7 vừa qua. Chúng tôi tha thiết kêu gọi đồng bào trong cũng như ngoài nước, các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ và các chính quyền dân chủ trên thế giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ cho phong trào dân oan tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của họ và làm áp lực mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền Cộng Sản phải trả lại quyền tư hữu cho người dân Việt Nam, phải đem những cán bộ lợi dụng chức quyền hại dân hại nước ra xử phạt công minh, và phải có chính sách bồi thường thỏa đáng cho dân oan, giúp họ gây dựng lại sự nghiệp đã bị thiệt hại vì ruộng đất bị truất hữu trái phép.

Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam mà trách nhiệm lớn thuộc về các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang... cần sớm ý thức rằng: cướp đoạt quyền tư hữu của người khác là sai trái, các ông phải thành khẩn xin lỗi dân tộc Việt Nam, bỏ ngay đường lối độc tài đảng trị, thực thi dân chủ pháp trị. Đây chính là thời cơ tốt nhất để dứt khoát với những sai lầm qúa khứ, quay trở về với chính nghĩa trong sự bao dung của dân tộc trước khi qúa muộn.

Cao Trào Nhân Bản Việt Nam
7-2007

BÁC SĨ NGUYỄN ĐAN QUẾ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Aug 2007 , 08:16
Vai trò của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đối với những ưu tư của đồng bào

2007.07.27
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

2 tuần trước đây, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phổ biến thư gửi cho Ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết. Lá thư mang chữ ký của Ðức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Hòa viết rằng việc ông Triết nói Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ủng hộ việc bắt giữ Linh Mục Nguyễn Văn Lý là điều “hoàn toàn không đúng với sự thật”.

Sự kiện các vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam công khai lên tiếng đã khiến nhiều người nghĩ sau một thời gian dài im lặng, cuối cùng Giáo Hội đã nhập cuộc.

Ban Việt Ngữ chúng tôi đã đưa vấn đề này ra thảo luận với Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, người có nhiều bài viết được phổ biến ở hải ngoại nói về vai trò của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đối với đất nước và hiện đang phục vụ Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam ở New Zealand.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi gửi đến trong chương trình phát thanh hôm nay qua khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Nguyễn Khanh: Cám ơn Linh Mục đã nhận lời nói chuyện với Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi. Liệu có thể nói là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã nhập cuộc hay không?

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Đứng trước vấn đề của dân tộc, tôi thấy thái độ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có vẻ xích lại gần hơn với những ưu tư của đồng bào.

Ðứng trước hoàn cảnh trong nước mà chúng ta đã biết, có hai vấn đề cần phải phân biệt. Một là những vấn đề tạm gọi là có tính cách chính trị, tôi thấy thái độ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có vẻ hơi e dè trước những chuyện như vậy.

Ðó có thể là chính sách của Tòa Thánh hay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nên tôi không dám phê phán ở đây, nhưng đứng trước những sự việc mà người dân Việt Nam lên tiếng đòi hỏi những cái quyền lợi căn bản thuộc về dân sinh, nhân quyền, thì tôi thấy Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói chung, và các vị Giám Mục, Linh Mục Việt Nam đã có một thái độ dấn thân, và như thể là bắt đầu nhập cuộc trong hành trình của dân tộc.

Hành trình đây không phải là hành trình theo cái nghĩa “chính trị”, mà là hành trình của ước mơ, của thổn thức, của nguyện vọng thiết tha là đòi lại công bằng cho đời sống dân sinh, nhân quyền.

Thí dụ như qua các cuộc biểu tình không phải chỉ xảy ra mới đây, mà làn tràn từ miền Bắc vào miền Nam, và mới đây có phong trào người dân nói lên nguyện vọng, bày tỏ sự uất ức về những chuyện đụng chạm đến đời sống cá nhân của họ, thí dụ như cướp nhà, cướp đất, mất quyền lợi một cách bất công, tôi thấy thái độ Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã có một vài bước tiến rất đáng mừng.


Mức độ dấn thân

Nguyễn Khanh: Nhưng theo nhận xét của Linh Mục thì mức độ dấn thân của Hội Ðồng Giám mục Việt Nam như vậy đã đủ chưa, hay vẫn còn quá yếu, cần phải làm thêm, và nếu phải làm thêm thì thêm những gì?

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Theo tôi nhận xét, mình phải đặt lập trường căn bản giữa đường hướng của Giáo Hội Việt Nam tức là Giáo Hội Việt Nam sống giữa lòng dân tộc hay là đồng hành với dân tộc. Nếu theo nghĩa đồng hành với dân tộc thì tôi thấy, hay là ước mơ, thấy Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đồng hành với dân tộc nhiều hơn nữa, ở trong một vài phạm vi khác nữa.

Nhưng dù sao chăng nữa tôi không ở trong tư thế phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, mà tôi ở trong tư thế phê phán, phê bình chế độ cộng sản Việt Nam. Tôi xin nói rõ như vậy để tránh ngộ nhận vì có nhiều người nghĩ rằng tôi là người thường hay có những bài bình luận, bài viết, bài báo để phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Không, tôi không bao giờ phê phán Hội Ðồng Giám Mục mà tôi phê phán cái chế độ, một chế độ đã dùng thủ thuật để làm Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam trở thành cái hoàn cảnh không thể thực hiện hết chức năng của mình.

Tôi muốn nói là ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã mất đi một cái quyền vô cùng quan trọng, đó là quyền phong chức và bổ nhiệm. Hai cái quyền này trước đây nằm trong tay Tòa Thánh, nhưng bây giờ nằm trong tay của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.

Ðó là mấu chốt vấn đề, và đó là cái chìa khóa, và nếu không hiểu được cái chìa khóa đó thì rất khó giải thích được các hiện tượng phía sau. Cho nên tôi mới nói Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam là nạn nhân của một thủ thuật mà người Cộng Sản muốn biến tất cả những gì dưới quyền họ, trong phạm vi của họ, trở thành một công cụ để đánh bóng cho bô mặt của chế độ.

Và trong tư thế đó, nhiều khi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam khó có thể thực hành hết chức năng của mình, cũng như chức năng mà dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào công giáo Việt Nam nói riêng mong muốn nơi Hội Ðồng Giám Mục.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ cái sự thương, sự cảm thông và sự hỗ trợ cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Tôi không bao giờ phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, mà tôi thương, tôi kính trọng các Ngài và tôi nghĩ rằng các Ngài cũng gặp những sự khó khăn như tất cả những người dân khác.

Cho nên, việc hành trình cùng với dân tộc, nếu mình đi xa hơn được bước nào thì đó là điều mừng cho dân tộc, còn nếu trong hoàn cảnh khó khăn quá khi tôi nghĩ trong tương lai, dần dần các vị Giám Mục Việt Nam cũng sẽ có một thái độ với dân tộc, chứ không phải như nhiều người trách là đang đứng ngoài lòng dân tộc.

Nhưng tại sao có những sự kiện đang lẽ ra Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phải lên tiếng như người ta mong đợi, phải có thái độ dứt khoát như người ta mong đợi mà lại không làm được, không lên tiếng được? Là vì chế độ cộng sản Việt Nam đã dùng mọi thủ thuật để bịt miệng tất cả mọi người, trong đó có cả bịt miệng Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.

Tôi đã viết và xin nói lại một cách công khai như vậy. Chế độ mà Cố Ðức Cha Nguyễn Quang Tuyến gọi là chế độ “ma quỷ” đã dùng bàn tay vô hình của họ để bịt miệng tất cả mọi thành phần dân tộc Việt Nam, trong đó có cả Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Như vậy, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cũng là một nạn nhân của chế độ quỷ quyệt đó, như bao nhiêu người dân Việt Nam khác.

Những khó khăn

Nguyễn Khanh: Trong hoàn cảnh mà chính Linh Mục cũng nhìn nhận là có những khó khăn, các vị trong Hội Ðồng Giám Mục thường hay nói một cách bán chính thức là dẫu không lên tiếng công khai, nhưng vẫn âm thầm hoạt động. Linh Mục có chấp nhận lời giải thích đó hay không?

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Thưa anh, vấn đề này được đặt trong hai phạm vi. Nếu nói về phạm chính trị, dân tộc, thì lời giải thích này chúng ta có thể hiểu được một cách rõ ràng như các Ngài đã giải thích. Nhưng đứng về phương diện đạo đức, tôn giáo, thì tôi thấy thế này.

Trong Kinh Thánh đã có những chỗ nói rõ ràng, Chúa Giêsu nói Ta là sự thật, tức là Giáo Hội Công Giáo của Ngài phải là Giáo Hội làm chứng cho sự thật. Mà sự thật phải được nói lên, sự thật phải được bảo vệ. Nhưng có một vài sự việc mà một vài người giải thích rằng vì hoàn cảnh khó khăn, vì muốn bảo vệ cái vị trí của Giáo Hội mà không công khai nói lên sự thật thì tôi cho đó là một thiếu sót đối với vai trò được gọi là làm chứng nhân cho sự thật.

Rồi cũng có người nói là trong hoàn cảnh mù mù ảo ảo như bây giờ, mình giả vờ, giống như mình dùng cái bề thế, mình khôn ngoan luồn lách chút xíu để sau này mình giữ được cái cơ sở của mình, giữ được hoạt động tôn giáo của mình. Tôi không nghĩ đó là thái độ đúng đắn trong vấn đề tôn giáo.

Trong Kinh Thánh, Cựu Ước có kể rằng là nhà vua ra lệnh phải ăn thịt heo, thịt heo theo luật Do Thái là cấm, thì có nhiều người khuyên các cụ già là bây giờ các cụ giả vờ đi, cầm miếng thịt heo giả vờ mình ăn đi, để mình thoát chết.

Các cụ già trong Kinh Thánh trả lời rằng chúng tôi không thể làm như vậy được, không thể làm điều lừa dối Thiên Chúa, lừa dối lòng mình, không thể làm điều để lường gạt, làm gương mù gương xấu cho những thế hệ sau. Tôi không thể giả vờ ăn miếng thịt heo để bảo tồn mạng sống, khiến những người khác nghĩ rằng những người già cả lớn tuổi này lại làm điều như vậy.

Ðó là một câu chuyện trong Cựu Ước. Tôi xin trở lại hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam. Ðứng trước vài trò của những người làm Thày, làm bảo vệ sự thật, tôi nghĩ hoàn cảnh có thể xảy ra điều gì đi nữa thì những người đã can đảm, đã hy sinh chấp nhận vai trò là thày, là sự thật thì phải làm đúng vai trò là thày, là sự thật.

Ðiều cho chúng ta thấy là nếu có giờ để đọc lại lịch sử của Giáo Hội, thì tôi xin thưa trong lịch sử, thời Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất, bị ruồng bỏ, bị bắt bớ, cầm tù, chém giết, đày đọa… đó là lúc Giáo Hội Công Giáo mạnh nhất, thánh thiện nhất.

Và ngược lại, thời Giáo Hội được các vua chúa coi trọng, đến tặng quà cáp, nào là bảo vệ, nào là vua chúa quỳ dưới chân Giáo Hoàng xin đặt vương miện, nào là các vua chúa sợ hãi quyền lực của Ðức Giáo Hoàng… thì đó là lúc Giáo Hội sa đọa nhất. Bởi vì Giáo Hội Công Giáo không phải là Giáo Hội của người đời, mà là Giáo Hội của Thiên Chúa, cho nên chính Chúa Giesu nói rằng “chúng con là chứng nhân cho Thày tại đây, tại Jerusalem, tại khắp mọi nơi”, tức là sự thật.

Và ông Tartuliano nói rằng “máu của những người Công Giáo đổ ra chính là hạt giống sinh ra những người con cái Chúa”, chứ không phải quyền uy, dễ dàng, không phải hào quang mà chính quyền ban cho.

Cho nên trong cương vị một Linh Mục, tôi khẳng định rằng bất cứ một người náo sống mà không làm tròn vai trò làm chứng nhân cho sự thật thì không xứng đáng là những người đại diện cho sự thật. Ðó là nhận xét của tôi.


Hành động đối với dân tộc

Nguyễn Khanh: Lúc nãy Linh Mục nói rằng Linh Mục rất yêu thương Hội Ðồng Giám Mục, Linh Mục quý trọng các Ðấng trong Hội Ðồng Giám Mục, nhưng qua lời vừa mới trình bày với chúng tôi khiến chúng có cảm tưởng là Linh Mục vẫn chưa nghĩ Hội Ðồng Giám Mục đã đồng hành đúng mức với dân tộc…

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Đúng. Tôi khẳng định điều anh mới nói. Chưa đồng hành đúng mức với dân tộc trong nhiều phạm vi. Vâng.

Nguyễn Khanh: Và có khi nào Linh Mục nói chuyện với các vị chủ chăn của Việt Nam về chuyện này hay chưa?

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Tôi đã nói chuyện này công khai trên các bản văn, giấy tờ, và hành động công khai. Tôi đã gởi cho các Ngài những gì tôi làm đối với Việt Nam, với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, và tôi nghĩ rằng những tin tức đó các Ngài đều nhận được, nhận được chính thức bằng thư bảo đảm của tôi gửi, và bán chính thức bằng những bài viết được phổ biến trên net, qua e-mail và sách vở, báo chí. Tôi nghĩ rằng các Ngài đã đọc được và hiểu được lập trường, nguyện vọng của tôi.

Nguyễn Khanh: Và cho đến giờ phút này, Linh Mục có nhận được câu trả lời chính thức hoặc bán chính thức từ phía Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam hay không?

Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Có một lần tôi nhận được câu trả lời chính thức từ Ðức Hồng Y Mẫn về một vấn đề không ở tầm mức lớn như thế này, chỉ ở phạm vi nhỏ thôi. Ðó là khi tôi đọc một bài báo của một người ký tên là Sơn Minh Nguyên nào đó, đã đặt vào miệng Ðức Hồng Y Mẫn câu nói rằng khi Ðức Hồng Y sang Nhật Bản thăm, về Ngài có nói đến chữ “tha phương cầu thực”.

Ðọc bản văn đó tôi thấy nó kỳ, không thể nào có chuyện như thế được, nên tôi mới e-mail thẳng đến Ðức Hồng Y Mẫn hỏi rằng Ðức Hồng Y có nói câu nói đó hay không và nếu không nói thì xin Ngài lên tiếng, để tranh sự ngộ nhận có thể xảy ra. Thật sự thì lúc đó ngộ nhận đã xảy ra rồi. Ðức Hồng Y Mẫn có trả lời cho tôi.

Nhưng đó nằm trong phạm vi nhỏ thôi. Ðó là một câu chuyện nhỏ thôi. Còn việc như anh hỏi trong phạm vi lớn, tức là về thái độ nói chung của Hội Ðồng Giám Mục, thái độ nói chung của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có đồng hành với dân tộc hay không thì tôi chưa nhận được một bản văn chính thức hoặc một ý kiến gì về bất cứ một hướng nào của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.

Nhưng như tôi đã nói, những gì tôi nói, tôi suy nghĩ và tôi hành động, là tôi hành động với một lương tri của một người Việt Nam. Tất cả những gì tôi nói, tôi hành động, tôi làm, đang làm và sẽ làm là tôi làm với tâm thức, với lương tri, với niềm tin và với sự thổn thức của một người Việt Nam. Cho nên có thể đôi lúc va chạm với quyền lợi của một vài tôn giáo, chứ không phải riêng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà thôi.

Trước khi tôi là Linh Mục, tôi là một người Việt Nam, tất cả những gì tôi tranh đấu không phải chỉ riêng cho phạm vị Công Giáo mà thôi, mà tôi tranh đấu, tôi nói lên, tôi bày tỏ nguyện vọng với tâm thức của một người Việt Nam sống trong hoàn cảnh ở đất nước quê người, và chế độ cộng sản Việt Nam đang ngự trị, đang đè nén dân tộc Việt Nam của tôi.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 07. Aug 2007 , 11:56
Nồm Nam Đà Dậy  

CHIÊU DƯƠNG
Việt Báo Thứ Hai, 8/6/2007, 12:02:00 AM

Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội CSVN, số 194 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú nhuận, Saigon, để đòi lại nhà cửa, đất đai, tài sản bị cường hào ác bá đỏ địa phương cướp đoạt cuối cùng rồi cũng bị dẹp tan bằng "bạo lực cách mạng". Tuy nhiên, dư chấn của nó tới nay vẫn còn vang dội, và chắc chắn sẽ còn gây ảnh hưởng lâu dài.

Điều có thể trông thấy ngay lúc nầy là càng lúc càng có thêm nhiều người, nhất là giới trẻ, đã nhận ra bộ mặt thật của dảng CSVN.
Càng lúc càng có thêm nhiều người cảm thấy nhu cầu phải xét lại vị trí đứng của chính mình, của đoàn thể, tổ chức mình.

Anh bạn trẻ Trần Văn Hải, người chứng kiến từ đầu chí cuối cuộc diện xảy ra trong đêm 18 rạng 19-7-2007, tại trước VP 2 Quốc hội CSVN, đã phải thét lên những lời đanh thép và dứt khoát, trong một "tâm thư" phóng lên không gian internet:

"19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGÀY DÂN HẬN. Và cũng xin thưa với tất cả các Đảng viên Cộng sản, những người "thề trung thành với lý tưởng Cộng sản" rằng kể từ hôm nay, giờ phút nầy, tôi, Trần Văn Hải, chính thức tuyên thệ không đội trời chung với các người. Chính hôm nay mắt tôi đã thấy, tai tôi đã nghe cái mà các người gọi là "của dân, do dân, vì dân". Chính hôm nay tôi đã biết thế nào là CỘNG SẢN."
(http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_236.html).

Anh Trần Văn Hải, và những người bạn trẻ như anh, kể từ cái thời điểm thương tâm đêm 18/7/2007 đó, đã công khai, mạnh mẽ và dứt khoát, XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỨNG của mình. Vị trí đứng đó là "không đội trời chung" với người Công sản.Vậy vị trí đứng của anh ngày hôm trước là ở đâu? Xin đọc nốt phần cuối bức "tâm thư" của anh sẽ rõ:

"Nhưng với những gì đã chứng kiến, tôi không thể chỉ lấy mắt nhìn. Từ hôm nay, tôi sẽ chính thức rút khỏi vị trí "quan sát và ghi nhận" đã được anh chị em trí thức chủ trương Blog Chứng nhân Lịch sử tin tưởng giao phó để bước vào hành trình đòi quyền sống và quyền làm người của dân chúng Việt Nam..."

Xin lưu ý, ở đây anh Hải dùng chữ DÂN CHÚNG chớ không dùng chữ NHÂN DÂN, bởi vì cái từ Nhân Dân lâu nay đã bị ngưới CS cưỡng từ đoạt nghĩa, chỉ dùng để chỉ Đảng Cộng sản, Ví dụ như khi họ nói "đất đai thuộc quyền sở hữu của nhân dân", người ta phải hiểu rằng nó thuộc quyền sở hữu của Đảng. Quân đội nhân dân hay Công an nhân dân cũng vậy.

Mới đây, trong kỳ họp Quốc hội thứ 12, Đại biểu tỉnh Tuyên Quang, ông Sáng Vang, còn giải thích rõ ràng hơn. Bàn về "mối quan hệ gắn bó máu thịt" giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân, ông nói:"...Nó được biểu hiện ở việc, nhân dân giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và cử tri bầu cử đại biểu quốc hội." Rất rõ ràng là NHÂN DÂN với CỬ TRI không phải là MỘT. Nhân dân tức là ĐẢNG CS, còn cử tri chính là DÂN CHÚNG VN.Vì vậy, DÂN CHÚNG mới gọi cái QH đó là QH "Đảng cử, Dân bầu". Cũng vậy, khi CS nói "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", người ta bắt buộc phải hiểu là "của đảng, do đảng, vì đảng." Chữ nghĩa của người CS, quả thật, cũng không giống chữ nghĩa của người...phàm.

Vậy là, từ vị trí đứng bên lề, vị trí của người quan sát, bạn trẻ Trần Văn Hải đã chọn xong một vị trí đứng mới, vị trí ĐỐI KHÁNG. Từ vị trí nầy, chắc chắn anh, và các bạn anh, sẽ sớm tìm ra con đường hành động thích hợp.

Trong một diễn biến khác, ngày 22-7-2007, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã gửi một bức thư cho Linh Mục Nguyễn Thái Hợp, thuộc Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình (CLB.NVB). Nội dung bức thư gồm 7 điểm:

Trong điểm 1-2, Đức Hồng Y phân tích lập trường của Giáo Hội Công giáo (GH.CG) đối với nhà nước VN trong 50 năm qua. Tóm tắc như sau:

Năm 1954, GH.CG phía Bắc có thái độ cứng rắn, bất hợp tác với Nhà Nước Cộng sản, gia đình công giáo không gửi con em đến trường Nhà Nước.
Năm 1975, GH.CG phía Nam có thái độ hợp tác, nhường quyền sử dụng trường, cô nhi viện, dưỡng lão viện và bệnh viện công giáo cho Nhà Nước đó, gia đình công giáo gửi con em đến trường Nhà Nước, mọi người đến bệnh viện Nhà Nước chữa bệnh...

Từ điểm 3 đến 5, Ngài điểm qua kết quả 30 năm GH hợp tác với Nhà Nước trong các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội dựa theo một cuộc điều tra xã hội công bố trên các hệ thống thông tin báo chí trong nước. Kết quả đó cho thấy:

Về giáo dục, 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học mhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%.Ngài đặt câu hỏi:"Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?"

Bức tranh y tế còn thảm hại hơn nữa. Đức Hồng Y viết:"Báo chí cũng thông tin những ngành liên hệ với y tế thì toa rập nhau trấn lột bệnh nhân...Hình như các ngành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đầy tớ phục vụ nhân dân, thì thực tế cho thấy là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản, và tự biến mình thành một giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người gọi là tư sản đỏ (...) Lâu lâu rồi, tôi thấy báo chí tường thuật lời ông Tổng Bí Thư tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Có lẽ là quốc nạn cho người dân , chớ còn đối với nhiều đày tớ của nhân dân, đó là cơ hội tốt để trở thành đại gia đỏ."

Rồi, sang điểm 6,  Ngài đặt ra một loạt những câu hỏi:"Hợp tác với cách quản lý giáo dục và y tế xem là bệnh hoạn như thế thì được gì, mất gì? Sự hợp tác đó có góp phần lành mạnh hóa nền giáo dục và y tế? Hay tạo điều kiện cho cơn bệnh thêm trầm trọng?"

Trong điểm 7, cũng là phần kết luận, Đức Hồng Y yêu cầu "CLB.NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác, thái độ hợp tác của Giáo Hội trong lịch sử 50 năm qua, mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ, và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xã hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước vừa lành mạnh hóa đời sống dân tộc..." (http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=3309)

Đọc các câu hỏi của Đức Hồng Y, ai cũng dễ dàng nhận thấy những câu trả lời nằm sẵn trong đó rồi. Vấn đề còn lại của GH chỉ là tìm ra một sách lược thích hợp nhất.

Nhớ năm xưa, cụ Tam Nguyên Yên Đỗ đã từng ao ước:

Sao được nồm nam cơn gió thổi,
Đàn ta, ta gẫy khúc Nam nghe.(NK, Đêm Hè)

Nay thì đã rõ rồi, cơn "gió chướng" sắp tàn, nồm nam đã dậy. Một lần nữa, mong những ai còn mơ hồ, còn mộng mị, còn...lơ lững trên mây, còn toan đón gió trở cờ, hãy mau mau thức dậy, trước khi quá muộn.

CHIÊU DƯƠNG

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 08. Aug 2007 , 05:20
Chết Mà Vẫn Sống  

CHIÊU DƯƠNG . Việt Báo Thứ Tư, 8/8/2007, 12:02:00 AM

Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả. Rồi cái gọi là Lực lượng thứ 3 "thờ ma cộng sản" cũng thành phế thải. Lịch sử đã sang trang chăng? Không, lịch sử vẫn còn tiếp tục, và cuộc chiến của chúng ta vẫn chưa tàn. Bởi vì, ba mươi năm sau đó, VNCH vẫn " tồn tại " như một phép lạ, tồn tại mạnh mẽ trong lòng mỗi người lính, người dân, cả trong và ngoài nước. Chúng ta có ảo tưởng chăng? Không đâu. Đó là thực tế, một thực tế mà ngay chính những người cộng sản cũng không thể nào phủ nhận. Chẳng những không thể phủ nhận mà còn sợ hãi là đàng khác.

Bạn thử nhìn cho kỷ xem. Những người dân oan đã và đang ngày nầy qua ngày khác đội đơn đi khiếu kiện khắp nơi, từ Saigon ra Hà nội, chịu đói, chịu khổ, dầm mưa dãi nắng, đó là những ai? Tôi cam đoan là chẳng có một "phó thường dân Nam bộ" nào trong số đó cả. Họ, nếu không là cựu "bộ đội cụ hồ", cán bộ hưu trí, thì ít ra cũng là những bà mẹ chiến sĩ, bà mẹ anh hùng, thương binh, gia đình tử sĩ. Đi khiếu kiện, họ mang theo cờ đỏ, cờ búa liềm, và cả ảnh "Bác" nữa.Nhiều người trong số họ ngực mang đầy huân chương kháng chiến, huân chương "chống Mỹ cứu nước". Họ đều là ân nhân của Đảng cả đó. Vây mà khi bị Đảng đàn áp dã man thì họ kêu cứu với chúng ta, những người Việt hải ngoại, những người tị nạn CS, những người lính, người dân trung thành của chế độ VNCH, những người không chấp nhận chế độ CS. Xin hãy nghe một lời phát biểu của một bà mẹ, một dân oan: "Chúng nó (công an CS) còn tàn ác, dã man hơn cả cảnh sát của TT Nguyễn Văn Thiệu thời VNCH nữa".

Câu hỏi đặt ra là:" Nếu những người dân oan đó vẫn coi chúng ta là "Mỹ-Ngụy", như họ đã từng gọi trước đây, liệu họ có cần tới chúng ta không? Xin đừng nói rằng họ nghĩ đến chúng ta chỉ vì chúng ta có hơi đồng...đô. Nói như vậy e rằng hơi có chỗ chưa biết bụng dạ dân miền Nam. Tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng người dân trong nước đã so sánh, và đã nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa hai chế độ. Cho nên họ đã kêu cứu với chúng ta, những người mà họ dư biết là đang đối đầu với cái đảng Mafia CS đang cai trị họ. Thêm một điểm nữa, họ biết chúng ta có cái miệng không bị bịt (như họ), có thể thay họ kêu to lên cho cả năm châu bốn biển đều nghe.

Đó mới là nguyên nhân chính. Và chúng ta đã dang rộng vòng tay cứu giúp họ trong khả năng có thể của mình. Tại sao chúng ta làm vậy? Đơn giản là vì chúng ta không phải CS.Chúng ta biết quý trọng tình dân tộc, nghĩa đồng bào.Chúng ta không cần biết trước kia họ theo ai, giúp ai. Máu chảy ruột mềm là vậy. Sự thực chúng ta đâu có xúi họ đi biểu tình. Mà làm sao xúi nỗi nếu như họ không bị cướp đất, cướp nhà, cướp của, oan khuất thấu trời xanh. Chúng ta cũng chưa bao giờ dám nói chế độ VNCH là "ưu việt", như CS vẫn huênh hoang về chế độ ác ôn của chúng.

Nếu như họ thấy chế độ của chúng ta năm xưa còn tệ hại hơn cái chế độ "dân chủ gấp ngàn lần chế độ tư bản" thì họ dại gì cầu cứu chúng ta. Còn người CS, chúng thừa biết chúng ta không bao giờ, và cũng không thể xúi dục được ai, vậy tại sao chúng vẫn vu khống chúng ta? Lý do là vì chúng muốn trốn tránh trách nhiệm, tưởng như cứ đổ vấy cho "thế lực thù địch" bên ngoài là mọi chuyện đều xong, vừa phủi tay, vừa hù dọa cho người ta sợ, không dám chống đối nữa. Nhưng dân chúng bây giờ chẳng những không tin mà cũng không sợ nữa. Ngược lại, càng vu khống bao nhiêu, càng bộc lộ nỗi sợ hãi của chính chúng bấy nhiêu.

Người CS sợ cái gì? Sợ VNCH sống lại trong lòng dân. Nhưng sợ cũng vô ích. Bởi vì gió đã đổi chiều. Một bạn đồng nghiệp cũ của tôi, nhờ có "lý lịch trong sạch", được cho tiếp tục dạy học sau năm 1975. Sau nhiều năm tận tụy, anh lên được chức Hiệu Phó chuyên môn. Làm Hiệu Phó hơn 10 năm trời không lên nổi Hiệu Trưởng. Bạn bè gọi đùa anh là Hiệu phó...muôn năm. Năm ngoái tôi có dịp  tới thăm anh. Trong một lúc trà dư tửu hậu, anh ghé tai tôi nói nhỏ: "VNCH tuy đã chết mà vẫn sống. Còn cái quái thai CHXHCN nầy tuy đang sống mà thực sự đã chêt mất tiêu rồi". Hỏi tại sao nói vậy? Anh cười cười :"Bây giờ đi đâu cũng nghe người ta nói: "đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm." Không phải ông Thiệu chết rồi mà vẫn sống đó sao. Với người dân thì ông Thiệu với VNCH đâu có khác gì," Tôi không có dịp lê la các quán cà phê, quán nhậu...để kiểm chứng những lời anh nói. Nhưng có điều tôi biết chắc cái câu nói bất hủ trên đây có đầy dẫy trên các báo điện tử, các diễn đàn internet. Bạn cứ để ý mà xem.

Khi nói VNCH vẫn sống, cả bạn tôi và tôi không ai mơ mộng viễn vong rằng một ngày nào đó chế độ VNCH sẽ lập lại trên đất nước VN. Không. Không ai có ảo tưởng như vậy. Nhưng, nói theo cụ Nguyễn Du, " thác là thể phách, còn là tinh anh". Vâng, cái "tinh anh" của VNCH cho tới nay vần còn nguyên vẹn. Cái tinh anh ấy chưa bao giờ chết trong lòng dân tộc chúng ta. Tôi chắc người CS cũng tin như vậy. Cho nên chúng đã cố gắng triền miên, không ngừng nghỉ từ hơn 30 năm nay để mong dìm cho chết cái tinh anh ấy. Chúng ra tay quét sạch tất cả mọi dấu vết liên quan đến chế độ VNCH: kéo sập tượng đài "Thương Tiếc", cào bằng nghĩa trang Mạc Dĩnh Chi (nơi có mồ mả các nhân vật danh tiếng chế độ cũ), xóa sạch các nghĩa trang Quân đội VNCH...Chúng còn thò tay qua tới tận Indonesia, Malaysia đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân.Ngay cả cái di sản cuối cùng của VNCH là nghĩa trang QĐ Biên Hòa vừa qua cũng bị Nguyễn Tấn Dũng giao cho tỉnh Bình Dương, trong một mưu toan rất ma quái gọi là "dân sự hóa".

Chúng muốn viết lại lịch sử theo ý chúng để cho nhân dân trong nước bây giờ và "muôn đời con cháu mai sau" không ai còn biết rằng đã từng có một Quốc gia Tự do mang tên VNCH tồn tại hơn 20 năm trên lãnh thổ VN từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau.Chúng muốn người dân nhìn nhận rằng ngoài cái chế độ XHCN "ưu việt" của chúng ra, không còn cái gì khác cả. Không VNCH, không cờ vàng ba sọc đỏ, không chiến tranh ý thức hệ, không Tết "Mậu Thân" Huế, không mùa hè đỏ lửa Quảng Trị, không thuyền nhân, không tị nạn...,không gì hết. Tất cả chỉ có duy nhất Đảng CS quang vinh, chỉ có chống Mỹ cứu nước, chỉ có CNXH bách chiến bách thắng muôn năm...

Chúng muốn nhiều quá, tham lam quá, nên Trời không dung, Đất không tha, Người không thuận. Và chúng đã thất bại.

Năm 1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bị hạ xuống, bị lăng nhục. Ở trại tù Trảng Lớn, Tây ninh, chính mắt tôi đã từng đau lòng trông thấy bọn cán binh VC dùng lá cờ của chúng ta để may quần lót. Chúng muốn hạ nhục chúng ta đến tận cùng. Ngày nay, cờ vàng đã đứng dậy, ngạo nghễ tung bay khắp năm châu. Ở đâu có người Việt tị nạn, ở đó có cờ vàng. Bia thuyền nhân bị đục ở Mã lai, Nam Dương, lập tức lại mọc lên ở Úc châu, Âu châu, Bắc Mỹ. Còn phải kể thêm các Viện Bảo Tàng thuyền nhân ở Melbourne, Bảo Tàng Văn Hóa VN ở San Jose, California...Những người lính VNCH năm xưa thua trận bị tù đày, bị hành hạ, bị sỉ nhục, nay đã đứng lên, đã lại là người trên ngựa, tiếp tục cuộc chiến dỡ dang, trên mặt trận mới: mặt trân Dân chủ, Nhân quyền.

NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN, đó là vị trí đứng hiện tại của chúng ta. CỜ VÀNG là căn cước của chúng ta. Nhờ đứng vững ở vị trí nầy mà người CS không còn dám xem thường chúng ta. Chúng ta đã từ vị trí những người dưới ngựa, những công dân hạng hai, hạng ba, hạng bét; từ chổ bị coi như " ma cô dĩ điếm"...nay trở thành "khúc ruột xa ngàn dặm", trở thành "máu của máu VN", "thịt của thịt VN", và những người CS rồi đây sẽ còn phải tốn hao nhiều  công sức,sáng tạo thêm bao nhiêu lời hay ý đẹp nữa để chiêu dụ chúng ta. Họ sẽ còn phải đẻ ra bao nhiêu nghị quyết 36, 360, hay 3600 nữa, bao nhiêu "Duyên Dáng Việt nam" nữa để hòng...ỏng ẹo với chúng ta. Rời bỏ VỊ TRÍ ĐỨNG nầy để "bó thân về với triều đình", chúng ta sẽ không còn gì cả, sẽ mất trắng.

Hơn ba mươi năm từ ngày VNCH bị bức tử, cái tinh thần Tự do, Nhân bản của VNCH vẫn sáng chói  trong lòng người Việt Nam, cả trong và ngoài nước. Nó đã, đang và sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho công cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ, Nhân quyền của hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt của chúng ta...cho đến ngày Thắng lợi cuối cùng. Không còn xa nữa!

CHIÊU DƯƠNG

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 30. Aug 2007 , 04:56
Bẫy Miễn Visa Đã Quá Rõ  

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 8/29/2007, 12:02:00 PM

Trong một cuộc phỏng vấn có âm chứng của phóng viên Thanh Trúc, phát thanh  trên đài RFA (Á châu Tự do) phát đi từ Washington DC, cái bẫy miễn thị thực nhập cảnh cho người Việt hải ngoại đi VNCS để biến người Việt hải ngoại thành thần dân của chế độ CS Hà nội - đã quá rõ.

Cái bẫy nằm ở giấy "chứng minh là người Việt Nam" do Ô. Lê Hưng Quốc, Phó Giám Đốc Thường Trực Sở Ngoại vụ Saigon cũ khẳng định phải có trong cuộc phỏng vấn này.  Saigon là thủ đô xưa của VN Cộng Hòa. Người Việt hải ngoại đại đa số là người tỵ nạn CS sau khi VNCH bị Hà nội cưỡng chiếm. Sân bay Tân sơn nhứt là phi cảng quốc tế lớn nhứt của VN, là sân bay người Việt hải ngoại và ngoại quốc đáp xuống khi đến VN. Sở Ngoại vụ của TP Saigon nay CS đổi tên là TPHCM, là cơ quan đảm trách vấn đề xuất nhập cảnh nhiều nhứt nước. Ô. Lê Hưng Quốc, một cán bộ gốc miền Bắc CS được "điều" làm Phó Giám Đốc Thường Trực là chức vụ then chốt thực hiện đường lối, chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho người Việt hải ngoại, bắt đầu thi hành ngày 1 tháng 9 năm 2007.  

Điều kiện cần và đủ có tính tiên quyết để người Việt hải ngoại được nhà nước CS Hà nội miễn thị thực nhập cảnh là giấy chứng minh là người Việt, theo  lời Ô. Lê Hưng Quốc. Từ câu hỏi dẫn nhập của phóng viên Thanh Trúc,  "Thưa ông tháng Chín này chắc chắn là miễn visa cho người Việt nước ngoài về thăm quê?" Đưa đến câu trả lời khẳng khái của Ông Lê Hưng Quốc là "Đương nhiên!" Câu hỏi mấu chốt của phóng viên Thanh Trúc ngay sau đó, là, "Kèm theo đó thì giấy chứng minh mình là người gốc Việt Nam là vẫn phải có?" Câu trả lời  nhấn mạnh, khẳng định  ngay sau đó của Phó Giám Đốc Thường Trực Sở Ngoại vụ của TP Saigon, rõ rệt là,  "Không có cái đó thì làm sao biết người này là người Mỹ hay người Việt Nam, thì phải có một cái giấy gì để chứng minh mình là người Việt Nam chứ."

Như nhiều nhà quan sát tình hình VNCS, đã thấy trước, điều kiện cần và đủ có tính tiên quyết này Đảng Nhà Nước CS Hà nội mở rất rộng để người Việt hải ngoại dễ dàng chứng minh và hội đủ. Đúng vậy, Ô. Quốc tóm kết, "Nói chung là tạo mọi điều kiện để hỗ trợ bà con Việt kiều nhận giấy đó". Chỉ cần như là khai sinh, hộ khẩu, hộ chiếu cũ, cùng lắm thì giấy bảo lãnh và xác nhận của hội đoàn mà cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của CS thừa nhận. Bí quá không có giấy tờ gì thì đại diện ngoại giao và lãnh sự có thể sẽ xét cấp theo lời khai danh dự mà thôi.

Nhưng điều quan yếu không phải có những văn kiện chứng minh đó là đương nhiên được miễn thị thực nhập cảnh. Trái lại phải dùng văn kiện chứng minh nguồn gốc VN đó để trưng dẫn và xin lãnh sự quán cấp cho giấy miễn chiếu khán nhập cảnh.  Ở Mỹ, nơi người Việt định cư đông nhứt, giàu nhứt, Ô. Lê Hưng Quốc còn chỉ rõ,  "đến lãnh sự quán ở San Francisco hoặc đại sứ quán Việt Nam tại Washington để xin và  trong một tuần thì hai cơ quan này sẽ  xét cấp giấy miễn thị thực", có giá trị sử dụng đi VN trong vòng 5 năm, mỗi lần ở được 90 ngày. Sổ thông hành có thể là của nước ngoài nơi định cư, nhưng giấy miễn thị thực nhập cảnh VN phải là của nước Cộng Hòa Xã hội VN cấp. "Khi có giấy đó rồi về Việt Nam thì sử dụng hộ chiếu của nước ngoài nhưng mà đưa giấy đó ra thì người ta sẽ cho nhập cảnh."

Khá đủ cho việc mô tả cái bẫy đang giăng. Và khi nó sập, tức khi xin và được cấp giấy miễn visa nhập cảnh VN, thì người Việt hải ngoại có thể bị những hậu quả gì? Hậu quả nơi nước định cư ở hải ngoại. Đại đa số người Việt hải ngoại là người tỵ nạn CS. Theo qui chế quốc tế người tỵ nạn CS có một thời gian là người vô Tổ quốc, vô quốc tịch nên các nước định cư chấp nhận những ngươi này vào định cư nước mình với tư cách thường trú nhân hợp pháp và sau một thời gian và khi hội đủ một số điều kiện luật quốc tịch nước định cư đỏi hỏi thì được vào quốc tịch của nước định cư.  Bây giờ người có quốc tịch nước định cư tự xác nhận nguồn gốc VN, tự xin với nhà nước VNCS.  Theo luật VNCS, người có huyết thống VN là công dân VN, chỉ được nhập tịch khác khi Chủ tịch Nước Cộng Hòa XHCN Việt cho phép từ bỏ quốc tịch Việt. Chứng minh nguồn gốc VN để xin miễn visa là tự xác nhận nguồn gốc VN, tự xác nhận là công dân Việt Cộng.

Nếu CS Hà nội muốn chơi xỏ  tranh nại với Mỹ về tư cách công dân của một người Mỹ gốc Việt đã được CS Hà nội miễn chiếu khán nhập cảnh, thì người đó hết đường chối cãi với quốc gia định cư. Nếu người già ở Mỹ thì có thể bị ngưng cấp các phúc lợi tiền mặt SSI, phúc lợi y tế Medicare, MediCaid vì ngân sách do dân Mỹ đóng góp không có lý do gì trợ cấp cho công dân VN.  

Hậu quả ở VN trong những chuyến du lịch hay làm ăn. Dù mang thông hành nước nào đi nữa, người Việt được miễn thị thực vì đã chứng minh nguồn gốc, huyết thống VN, là công dân VNCS về thực tế cũng như pháp lý. Luật lệ của CSVN hoàn toàn chi phối. Trường hợp Kỹ sư Đỗ thành Công và bà Foshe Cúc được Mỹ can thiệp vì hai vị này là công dân Mỹ, đi VN với chiếu khán nhập cảnh do cơ quan lãnh sự CS cấp ở Mỹ. Vì là công dân Mỹ ở nước ngoài là VN gặp khó khăn, nên được quyền yêu cầu đại diện ngoại giao Mỹ ở nước ngoài đó can thiệp và cơ quan ngoại giao Mỹ có lý do để làm.  Nếu người được CS Hà nội làm ăn ở VN giàu có rồi, VC muốn tịch thu tài sản thì chỉ cần cấm xuất cảnh thì người đó phải ở lại VN suốt đời hay phải làm một chuyến vượt biên khác. Tòa đại sứ nước định cư không có lý do gì để can thiệp vào chuyện nội bô của người dân của nước ấy được.

Sau cùng, truyền thông độc lập có chương trình tiếng Việt của Mỹ như Đài Á châu tự do, của Pháp như Đài Pháp quốc Hải ngoại RFI, và báo chí phát thanh, phát hình, các trang mạng bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp đã mổ xẻ lợi hại của cái bẫy miễn visa này rồi vì đây là một cái bẫy tinh vi, một vấn đề phức tạp liên quan đến luật pháp, hiệp ước bang giao nhiêu khê. Vấn đề còn lại là người Việt hải ngoại nhận thức và hành động khi có chuyện đi VN. Mấy chục Đô la đóng lệ phí cho CS Hà nội, khỏi cần mất công đóng làm chi vì dịch vụ bán vé máy bay đã làm thay để xin chiếu khán nhập cảnh có quí hơn việc từ  bỏ qui chế tỵ nạn,  quốc tịch, công dân của nước định cư để không được tòa đại sứ nước mình ở bảo vệ ở VN, và có thể bị rắc rối vì chối bỏ nguồn gốc tỵ nạn của mình.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 04. Sep 2007 , 12:10
Con vẹt ngày 2 tháng 9 năm 1945
 
(LÊN MẠNG Thứ ba 4, Tháng Chín 2007)

Trần Đức Tường
(VNN)

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại vườn hoa Ba Đình, nay được đổi tên thành "quảng trường Ba Đình", Hồ Chí Minh với tư cách Chủ Tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đọc bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" do chính ông ta soạn thảo. Mở đầu, ông Hồ đã sao chép nguyên văn phần dẫn nhập của bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ông còn viện dẫn cả bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền năm 1791 của Cách Mạng Pháp với câu "Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được bình đẳng về quyền lợi". Kể từ ngày đó, 62 năm trường đã trôi qua với bao nhiêu thăng trầm, chiến loạn trên đất nước chúng ta với hàng triệu người Việt Nam đã bị sát hại vì bom đạn, vì chính sách của đảng cộng sản.

Vào năm 1945, dân số nước ta, từ Nam Chí Bắc vỏn vẹn vào khoảng 20 triệu người. Không phải mọi người Việt Nam trong thời điểm đó đã nghe được những lời ông Hồ nói trong bản "Tuyên Ngôn Độc Lập". Ngày nay, với dân số trên 83 triệu người, với tỷ số người trên 60 tuổi dưới 10%, thử hỏi còn bao nhiêu người nhớ được những gì ông Hồ đã nói ngày 2/9/1945? Có thể vào lúc cả nước đang hừng lên lòng yêu nước trong niềm vui thoát ách nô lệ ngoại bang, người ta đã nghe và đồng ý với những lời ông Hồ đọc trên máy vi âm.

Nhưng với thời gian và chứng kiến những gì đã xảy ra trên đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản của ông Hồ thì người ta không thể không đi đến nhận xét, nếu không muốn nói là kết luận rằng "Ông Hồ đã nói như con vẹt". Ông đã lập lại những lời bất hủ trong bản Tuyên Ngôn Động Lập của Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp như một con vẹt vì con vẹt chỉ biết lập lại tiếng người mà không thực hiện được những lời của nó. Nói rằng ông Hồ cũng như con vẹt đọc những điều ghi trong Bản tuyên ngôn độc lập 2/9/1945" mà không hiểu ý nghĩa thì cũng oan cho ông Hồ. Ông ta biết rõ những điều đó muốn nói gì. Có điều chủ nghĩa cộng sản của ông, từ bản chất đã mâu thuẫn với những điều ông nói.

Ông kể tội thực dân Pháp "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút dân chủ tự do nào", trong lúc ông biết chắc chế độ cộng sản của ông cũng sẽ không cho nhân dân được hưởng tự do, dân chủ. Ông tố giác thực dân Pháp "lập ra nhà tù nhiều hơn trường học" trong lúc ông biết chắc chính sách chuyên chính vô sản của đảng ông sẽ bỏ tù hàng triệu người. Ông cáo buộc thực dân Pháp "ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân" trong lúc ông biết chắc chủ thuyết cộng sản của ông không chấp nhận đa nguyên, không chấp nhận tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do thông tin... Ông buộc tội thực dân Pháp "cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu" trong lúc ông thừa biết chế độ cộng sản của ông độc quyền quản lý tất cả những thứ đó, và hiện nay, đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của dân đang bị bọn đồ đệ của ông cướp không của dân, gây ra nạn dân oan trên cả nước. Ông kết án thực dân Pháp "đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cầy, dân buôn trở nên bần cùng" trong lúc dưới chế độ cộng sản của ông người dân ngoài thuế ra còn phải đóng góp hàng trăm thứ tiền khác khiến dân nghèo không có lối thoát. Ông chửi thực dân Pháp "không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên" trong lúc ông biết rõ là chủ nghĩa cộng sản của ông sẽ tiêu diệt tư sản, tư doanh... Ông còn khẳng định "lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp" trong lúc ông cũng biết rõ, ngày 9/3/1945, Nhật đã trao trả độc lập cho Việt Nam với Bảo Đại là Vua và chính phủ hợp pháp lúc bấy giờ là chính phủ do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Việt Minh đã cướp chính quyền không phải từ tay Nhật như ông nói mà là từ tay người Việt Nam.

Ngày hôm nay, tuy chủ nghĩa cộng sản đã bị phá sản, hầu hết các nước theo cộng sản đã vứt bỏ chủ nghĩa khốn nạn này, nhưng Việt Nam vẫn bị các đồ đệ của ông Hồ bắt buộc đi theo con đường phá sản của ông. Nhìn lại 62 năm dưới chế độ cộng sản, người dân đã thấy rằng chế độ này còn tệ hại đối với nhân dân, đối với đất nước, hơn cả thời thực dân, phong kiến. Đảng và Nhà Nước XHCN là một bộ máy thối nát vì tham nhũng. Nhân dân bị cướp đoạt mọi quyền căn bản, nhân phẩm con người bị bọn cộng sản chà đạp. Không có gì là tự do, dân chủ dưới chế độ bắt đầu từ cái ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nếu có một ngày nào chính quyền thực sự về tay nhân dân thì ngày đó có thể mượn nội dung bản "tuyên ngôn độc lập" của ông Hồ để hài tội đảng CSVN.

Trở lại câu chuyện con vẹt. So sánh ông Hồ với con vẹt thì hơi bất công đối với ông Hồ và cũng tội nghiệp con vẹt. Ông quả là một kẻ đại bịp, đã lừa dân ta trên nửa thế kỷ kể từ cái ngày 2 tháng 9 năm 1945./.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 20. Sep 2007 , 08:16
'Hàng ngày dân phải bỏ tiền lót tay'
 
BBC - 18/9/07

Báo Singapore, tờ The Strait Times lại có bài về Việt Nam, nhưng lần này là về tệ nạn hối lộ.

Mở đầu bài “Here's a tip: Things in Vietnam work if the price is right”, tạm dịch là “Chỉ dẫn: mọi thứ ở Việt Nam đều chạy, nếu trả đúng giá”, hôm 16.09.2007, tác giả Roger Mitton mô tả một chuyến đi xe khách.

Trong dòng đầu tiên là cảnh công an “vẫy xe dừng lại”, và sau đó, một cuộc “tiền trao cháo múc” diễn ra giữa người tài xế và người công an giao thông.

Không tranh cãi gì, vì biết “Họ sẽ tìm ra một thứ gì” để bắt lỗi, lái xe đưa cho người công an 50 nghìn đồng.

Chuyện xảy ra trên tuyến đường gần Quy Nhơn, miền Trung Việt Nam.

Theo tác giả, chính thói ăn tiền vặt và hàng ngày (petty, daily corruption) của quan chức và nhân viên công lực, làm cho người dân Việt Nam bực bội.

Dù các vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông đã khiến có quan chức phải đi tù, và cựu Bộ trưởng Đào Đình Bình phải từ nhiệm, nhưng theo nhà báo Roger Mitton, chuyện xét xử các vụ đó “tác động rất ít đến cách thức hàng ngày người dân bị hành hạ thường xuyên bởi công an, bác sĩ, giáo viên, chủ thuê nhà, nhân viên giao thông và tất cả các thói quan liệu nhỏ nhen”.

Khai thác trẻ nhỏ

“Hệ thống giáo dục khiến người Việt Nam bực bội hơn cả, vì họ mong con cái được học trường tốt trong khi lũ trẻ bị bóc lột (exploited) bởi các giáo viên hưởng lương chính thức không đủ sống từ nhà nước”.

"Hệ thống giáo dục ở Việt Nam, nước chính thức là cộng sản, được coi là miễn phí, nhưng nó lại tốn rất nhiều tiền".

Một phụ nữ ở Hà Nội được trích dẫn trong bài cho báo chí nước ngoài biết cô phải trả 1000 đôla để con gái vào được một trường tốt.
 
Giáo dục ở Việt Nam chính thức thì miễn phí, nhưng thực tế lại tốn rất nhiều tiền

Sau đó, bà mẹ này “còn phải tiếp tục nộp tiền cho thầy hiệu trưởng vào các ngày lễ”.

Một người lái xe ôm ở HN thì tỏ ra khó chịu khi được hỏi “ông có phải trả tiền hối lộ không?”:

“Ông từ trên trời rơi xuống à? Sao lại hỏi câu ngớ ngẩn như thế. Người Việt Nam ai không biết là Có”.

Một phụ nữ khác thì kể bà phải trả tiền cho bác sĩ nếu không muốn phải đợi hàng tiếng trong bệnh viện. Chuyện sinh con cũng vậy. Muốn được bác sĩ chăm sóc nhanh hơn và tốt hơn thì giá ít nhất là 500 nghìn đồng lót tay.

Ngoài chuyện các nhà giáo làm tiền, tác giả còn mô tả chuyện bác sĩ viết đơn thuốc chỉ để mua ở những nhà thuốc có quan hệ. Và thế là dược sĩ và bác sĩ chia tiền lời với nhau.

Nhà báo Roger Mitton cũng trích Cơ quan Đánh giá Rủi ro Chính trị và Kinh tế, (Political and Economic Risk Consultancy), đóng ở Hong Kong, rằng Việt Nam là nước tham nhũng thứ tư ở châu Á, sau có Indonesia, Thailand và Philippines.

Điều làm tình hình tệ hơn là ở Việt Nam, vẫn theo bài báo, người ta không được thảo luận công khai về tham nhũng vì lý do kiểm duyệt chặt chẽ.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Oct 2007 , 05:04
Thấy bài thơ nầy bên mục "Thơ" của chị VDN quá xuất sắc nên lượm bỏ qua đây cho ai chưa có dịp xem thì đọc cho biết:

Thư gởi ông NGUYỄN TẤN DŨNG, Thủ Tướng CHXHCH VIỆT NAM

Chu Tất Tiến  
 
Lời đầu tiên là một điều minh xác
Thư này được viết với tư cách một công dân
Sinh đẻ tại Việt Nam, lớn lên và lập thân
Rồi đi xa, nhưng vẫn nhớ quê hương ngào nghẹn

Tôi không gửi thư đến ông như một người kiếm chuyện
Làm quen ông, một chức vụ lẫy lừng
Để sau này, có cơ hội tưng bừng
Về đất nước, bon chen, kiếm cháo

Tôi cũng không phải là người táo bạo
Tìm cách gần ông, một triệu phú giầu nhất vùng

Nhất Việt Nam, nhất Đông Á, tài sản nhiều vô cùng
Nếu được ông cho một chút lẻ, cũng tiêu hoài không hết
Những biệt thự Hồ Tây, những công ty hàng may, hàng dệt
Những cổ phần con cháu đứng tên giùm

Vợ lớn, bồ nhí, người yêu, người phục vụ, từng chùm
Một cái chỉ tay, người người cúc cung, tận tụy
Những trương mục rải khắp nơi, Mỹ, Tây, Thụy Sĩ
Tiền cứ vô nhà như thác chẩy vào hồ

Từ hồi 75, khi hành chính còn xô bồ
Đảng đổi tiền, đánh tư sản, cướp tiền dân, bỏ túi
Cả miền Nam, vài chục tỷ đô la, bỗng nhiên, chia dấm dúi
Cho vài chục lãnh đạo, thử hỏi ai chẳng giầu to

Rồi độc quyền thương gia, xí nghiệp, buôn bán vô bờ
Ký một tờ giấy, là tiền vô như nước
Chị Ba nắm vùng này, anh Sáu vùng kia hưởng phước
Có Công An, còng số 8 , súng Aka
Đứa nào ho he, cứ “nhốt chúng cho ta!”

Còn “đồng chí”  thích biệt thự nào, cứ lấy
Trước là làm Trụ sở, sau thì ký giấy
Hóa giá nhà, cho làm chủ khơi khơi
Và thế là, tài sản đất nước mất toi
Một chốc bốc hơi, nước thì nghèo, Đảng thì giầu bự

Thôi, nhưng mà, nói làm chi chuyện cũ
Ba mươi mấy năm rồi, gợi lại, nước mắt nhòa
Tôi chỉ muốn hỏi ông chuyện hiện tại, không xa
Vài câu hỏi, trước khi ông đến Mỹ...

                       ****
Có bao giờ ông nhớ lại thời chống Mỹ
Những mẹ già nhịn đói, nuôi ông
Những người thôn quê, giúp ông vót hầm chông
Củ sắn, củ khoai chia cho ông một nửa

Ông nịnh họ là Mẹ Cách Mạng, Mẹ Chiến Sĩ, Mẹ... gì nữa?
Giờ đây, ông huy hoàng, họ vẫn cứ long đong
Vách lều năm xưa, vẫn rách nát, từ Xuân đến Đông
Mưa vẫn dột, gió vẫn lùa, lạnh giá

Họ chỉ có chút đất ruộng, chút vườn xưa hương hỏa
Mà Đảng ông lại nỡ trưng thâu
Không một chút gì ơn trả cho nhau
Lại táng tận tịch thu, đuổi cổ

Mẹ Chiến Sĩ năm xưa, giờ này, đang khóc khổ
Đứng ngoài đường, làm một lũ “DÂN OAN”
Ông ngồi xe láng đi qua, còi hú vang vang
Không nhìn thấy nước mắt mẹ già ướt phố!

Những chiếc áo rách kia, ở nhà ông, chó không thèm rớ!
Đầy tớ ông, toàn vải ngoại, hàng sang
Những chiếc nón lá kia của lũ “DÂN OAN”
Mong gì thấy trong cầu tiêu ông Tỷ Phú

Ông Thủ Tướng ơi! Đảng ông quá giầu, còn tham chi nữa?
Ông chỉ có hai tay, một cái miệng, một bụng to
Ăn đồ ngon bao nhiêu, cũng chỉ đến lúc no
Sao lại để NHÂN DÂN, “NGƯỜI CHỦ ĐẤT NƯỚC” chết đói?

Có lẽ  các ông chỉ thích xài danh từ le lói
Ủy Ban Nhân Dân, Thư Viện Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân
Trung với Đảng, Hiếu với Dân, Đầy Tớ Nhân Dân...
Mà thực chất, chỉ những Nhân Dân ấy khiếu kiện

Vậy xin ông “Đầy Tớ Nhân Dân” ấy, làm ơn mở lòng từ thiện
Trả lại cho Nhân Dân ruộng đất cắm cái dùi
Một tấc đất thôi, để mưa nắng khỏi dập vùi
Già sắp chết rồi, mong có chỗ trú mưa cho con cháu...

                       ****
Thưa Ông Thủ Tướng, ông đông bồ nhí, lắm con, nhiều cháu
Có khi nào ông nghĩ chúng đứng đường
Mặc quần lòe, áo hở ngực, kệ phong sương
Chụp giật khách qua đường, bán xác

Những đứa bé mới lớn lên, mặt còn ngơ ngác:
“Chú chơi con đi! Con hãy còn trinh!
Miễn sao cho mẹ con, khỏi phải bán máu mình
Có mấy lít máu, bán hoài cũng chết

Em con, đang rửa bao ny lông đựng chuột chết
Đựng bao cao su, máu mủ, băng vệ sinh
Đôi khi đựng cả chân tay người thúi sình
Ruột gan, cơ phận người, bệnh viện vất ra đống rác

Chú ơi! Cả đời con chả biết gì, ngoài rác
Đẻ trên đống rác, và lớn cũng ở đây
Mười mấy năm rồi, con mới bỏ que sắt cầm tay
Đi bán “của trời cho”, mong bữa cơm thay cháo...”

Những em gái khác, con cán bộ, lại là dân chơi bạo
Dư bạc tiền, nên hút, chích, lắc như điên
Thích ngủ lang mà không phải vì tiền
Bố mẹ chúng, Giám Đốc, Bộ Trưởng, quyền uy kinh khiếp

Chúng tha hồ chơi, đứa nào dám ăn hiếp?
Cả họ phải rũ tù, mang chục án làm gương.
Cho nên, cả thành phố, về đêm, đầy gái đứng đường
Ông có thấy nhục không, ông Nguyễn Tấn Dũng?

                       ****
Nếu ông rời đô thành, đến cao nguyên, thung lũng
Đâu đâu cũng có nghề làm gái không biên cương
Phủ Lý, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hải Dương...
Những địa danh thơ mộng giờ thành ổ đĩ

Một khi con người đói quá, thì không cần suy nghĩ
Có chi bán nấy, giật dọc qua ngày.
Chân Cửu Vạn, tay xe thồ, lưng không bao giờ thẳng ngay
Vì khiêng vác, gái trai, ông già, bà lão

Có những làng, cả ba đời vác gạo
Vượt đồn canh, biên giới, suối khe  
Những thân người gầy yếu như cây tre
Chỉ xương cốt, gân xanh, gân đỏ

Có những làng chỉ nghe đàn bà thở
Vì đàn ông chết ráo đâu rồi
Đào vàng, đi ăn mày, tìm trầm, chết dưới vực khơi
Nên đêm tối, tiếng thở dài như bão nổi

Những cô gái chỉ mong một đời có lần trao đổi
Tấm băng trinh lấy chút vị yêu đương
Trong thế giới chửi thề, lên chiếu, xuống giường
Sống như trâu chó, lấy chi mà mơ mộng!

                       *****
Ông Thủ Tướng ơi! Có bao giờ ông thấy lòng bỗng động?
Khi nhìn hình lũ con gái thơ ngây
Đứng trần truồng hàng lũ, dạn dầy
Để lũ vượn ngoại bang sờ sớ, nắn nắn

Thè lưỡi, chu môi, cho chúng mua mua, bán bán
Gái cần đi ngoại quốc, mong có tấm chồng Hàn
Hay Đài Loan , Singapore , các nước lân bang
Một chồng, hay chục chồng, vợ lớn hay vợ lẽ

Nô lệ tình dục ư? Miễn sao no lòng thì mặc kệ
Đứng trong lồng gương, lên Yahoo rao bán, ôi.. mặc thây!
Chính ông Chủ Tịch nước cũng mới vừa đây
Dụ Việt kiều về nước, nói “gái quê nhà đẹp lắm!”

Không biết ông nghĩ sao, chứ chúng tôi nhục lắm!
Nhục cả ba bốn đời, nhục Quốc Tổ, nhục tông môn
Khi con người chỉ còn nghĩ đến bán trôn
Nuôi cái miệng, còn chi là danh dự?

Bốn ngàn năm văn hiến, ngời ngời lịch sử
Chống Bắc Phương, Thanh, Tống, Nguyên, Mông
Dũng sĩ trời Nam hiển lộng thần thông
Đánh cho chúng tơi bời cây cỏ

Đánh cho "Sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi hữu chủ” (1)
Lời Nguyễn Huệ xưa còn lồng lộng không gian
Vậy mà, giờ đây, ông đã dâng Ải Nam Quan
Nộp Thác Bản Giốc cho đàn anh hưởng dụng

Chỉ để cho các ông tung hoành, dung túng
Lũ công an bắt bớ, dầy vò
Các cựu đảng viên, nhà phản kháng, bác sĩ, nhà văn, nhà thơ
Linh mục, luật sư, Thượng Tọa, Đại Đức

Chỉ vì họ dám hy sinh sức lực
Để nói lên tiếng nói tự lương tâm
Chống đối bất công, chống tham nhũng, bọn vô tâm
Cướp đất, cướp nhà, hành dân hơn trộm cắp...

                       ****
Ông Dũng ơi! Có bao giờ ông trả lời những câu hỏi đầy ắp:
Tại sao đất nước ta, Người bóc lột Người?  
Karl Marx ngày xưa chống nô lệ người
Ăng Gen viết: “Người công nhân phải làm chủ!” (2)

Giờ đây, người lao động sống như trong cũi chó
Không thuốc men, không bảo hiểm, sống liều
Trong “Phố Liều”, “Phường Liều”, hay “Xóm Liều” (3)
Những chỗ đất hoang, nặc nồng hôi thối

Có khác nào phu mỏ than sống đời tăm tối
Bên nước Anh, nước Pháp thời xa xưa
Nơi Karl Marx tiên đoán cách mạng sẽ nổ ra (4)
Để thực tế, nước ta, hiện nay là vậy đó!

Mấy mươi năm trước :”Nhà văn An Nam khổ như chó!” (5)
Mấy mươi năm sau, mấy chục triệu dân cực hơn trâu
Trừ đi chục triệu dựa vào Đảng, sống trên cổ trên đầu
Dân Việt còn lại, kiếp ngựa trâu, khốn nạn

Các ông đánh bạc, chơi ngông hàng trăm vạn
Tiền đô như tiền lèo, khi lao động chỉ vài xu.  
Một em bé cao nguyên, gánh củi có vài chục xu (6)
Em bé thành phố, đánh giầy, một ổ bánh mì chưa đủ
Trinh trắng em tôi, có chục “đô” một lần ngủ
Thầy cô giáo một tháng được hơn trăm.

Giám Đốc kia , chơi bạc bằng cả làng ăn nhiều năm
Ông nọ cá độ, bằng vài ngàn người sống “mút chỉ”.
Đốt một phong pháo chơi, bằng tiền mua bao trinh nữ
Nuôi một chú “bẹc giê”, phải nuôi thêm vệ sĩ cả bầy
Các sân chơi Gôn của ông, thẳng cánh cò bay
Bằng ruộng lúa cả làng tôi, hay cả họ!

                       ****
Ông Thủ Tướng ơi! có bao giờ thấy người rúm ró
Lạy lục van xin trước cửa bệnh viện Nhân Dân
Xin được chữa bệnh, được nạo thai, được một chỗ đặt chân
Một chiếc chiếu đặt thằng con sắp chết

Ông có nghe tiếng quát nạt giữa tiếng rên xiết
Tiếng khóc than ấm ức, tiếng kêu Trời
Tiếng “cò bán máu”, “cò thuốc Tây” hay “cò chạy quan tài”
Muốn được chết cũng không yên thân nằm chỗ
Ông Công An chưa cho phép “chết”, gia đình còn khổ
Còn nhờ “cò” đút lót, trao tay

Ở đâu cũng có “cò”: “cò xin việc”, “cò chạy án”, hay “đường dây”
“Đường dây bán máu”, “đường dây phá thai”, “đường dây bệnh viện”  
Muốn chữa bệnh: Tiền! Muốn chết: Tiền! Muốn chôn: Tiền!
Chôn rồi, muốn không bị phá, lại cần thêm tiền nữa!

Ôi! Từ sinh ra đến chết, lúc nào cũng có người đứng giữa
Đó là anh Công An Nhân Dân có quyền hạn tầy đình
“Luật ở miệng tao!” Anh hãnh diện chỉ vào mình (7)
Kẻ cai trị những con người Việt Nam Mù, Lòa, Câm, Điếc
Không còn thấy chút nào nhiệt huyết
Chỉ thấy Mù lương tâm, Điếc tai, Lòa mắt, Câm mồm!

Trước hiện tượng cả nước đang phát triển nghề “Ôm”!
Bia ôm, ngủ trưa ôm, võng ôm, hớt tóc ôm
Karaokê ôm, chè đậu xanh ôm, mía ôm...
Học sinh ra trường, không có nghề, thì ôm đại

Cả nước, chỉ 30% học sinh được “Tổ” đãi (8)
Vào đại học rồi nam sinh cờ bạc, nữ sinh vợ thuê
Còn 70% kia, thì nhào vô nghề giật dọc
Tuy vậy, cũng còn hơn Bí Thư-“Cử Nhân” mà không biết đọc

Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân không có bằng
HIệu trưởng Trường Đại học cũng lãnh đạo không bằng
Giám Đốc Bệnh Viện mới học lớp ba bổ túc
Bộ Trưởng Kinh Tế, Tài Chánh có học hay không, tùy lúc

Chỉ một điểm chung là tham nhũng, kênh kiệu, khoe khoang
Mua xe hơi trăm ngàn đô la mới sang
Trong khi người nghèo thì bán mạng, làm liều mong sống sót...

                       ****
(còn tiếp .... )

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Oct 2007 , 05:10
Thư gởi ông Nguyễn Tấn Dũng
(tiếp theo)

Ông Thủ Tướng ơi! Đảng ông thích lời nói ngọt:
“Lương tâm của Thời Đại, Đất nước Anh Hùng”
Nhiều đến nỗi “ra ngõ cũng gặp anh hùng” (9)
Giờ thì chỉ thấy một văn chương “Đéo!” (9)
Từ nữ sinh đến ông già, mở miệng là “đéo”
“Đéo sợ thằng nào! Đéo thông cảm! Đéo cần lịch sử!”
“Đéo cần tử tế! Đéo cần giúp ai! Đéo vào thiên hạ sự!”

Ở đời, cứ có tiền là nhào dô, đánh du kích, rồi rút lui.  
Cây gỗ quý cứ chặt bừa, thú rừng cứ đốt thui
Chất hóa học đổ tràn, kệ cha chúng mày chết dấp!
Kệ rừng biến thành sa mạc, kệ sông đục rồi vùi lấp
Kệ bờ sông lở bồi, cứ lấy cát bán buôn
Kệ nhà dân tụt xuống sông, kệ rạch biến thành truông
Kệ khói bụi, ho lao, thủng phổi
Kệ thức ăn pha trộn chất diêm muối
Kệ nước tương là chất độc kinh hoàng
Kệ thế hệ này, thế hệ nữa, tan hoang
Miễn tiền đô Mỹ cứ chui vào quỹ

                       *****
Ông Thủ Tướng ơi! Biết nói chi nữa nhỉ?
Nói nhiều thì lệ tràn, mà cũng vô ích mà thôi
Đảng của ông vẫn chễm trệ ngồi
Trên mấy chục triệu dân ngu, dân khổ

Hàng trăm bài báo, hàng ngàn tờ công tố
Vài vạn buổi truyền thanh, truyền hình quốc tế
Trăm cuộc biểu tình của DÂN OAN như thế
Ông vẫn bình tâm rung đùi, máy lạnh, gái chung quanh

Ông như Lê Ngọa Triều, Lê Chiêu Thống HÔN QUÂN
Đóng cửa, bịt tai tàng tàng hưởng thụ
Những khẩu hiệu khiếu kiện tràn đầy đường phố
“Thủ Tướng ơi! Cứu Dân!”, “Đảng ơi! Cứu dân!”  

Ông lệnh cho xé bỏ, tống giam mấy thằng kích động nhân dân
Mặc dù chúng chỉ khóc than những lời đau đớn
Báo chí ông chụp mũ, bắt những ai có lòng hảo hớn
Đến chia gói mì, chia ly nước cho DÂN OAN

Chưa có ai dám gọi ông là HÔN QUÂN
Chưa có ai dám gọi ông: “Lũ cướp ngày của lịch sử!” (10)
Họ chưa sánh ông với Tần Thủy Hoàng, Staline, hoặc ai trong lịch sử
Đã dùng cường quyền trấn áp dân đen

Họ chỉ quỳ xuống, van xin ông, đừng “Đến hẹn lại lên” (11)
Cứ đến hẹn là nhà bay, đất mất
Bí thư Xã, Chủ Tịch Phường hễ ra hẹn nộp đất
Mà không tuân, thì Xử Lý nghiêm minh

Còn bồi thường? Thì tuy đất một nghìn
Ông “Lý Trưởng”: “Một trăm? Không chịu? Kệ mẹ!!” (12)
Ông “Trương Tuần”: “Chống phá Cách Mạng! Đánh bỏ mẹ!?”
Bà “Tổng Cai” thì: “Nhốt chúng cho biết tay!”
Những tay “phú lít Tây ” lập tức ra tay
Có khác gì đâu, những ngày mà các ông bị Tây nhốt
Xà lim sẵn sàng cho “cặp rằng” đi hốt

Hơn nửa thế kỷ sau, những “chị Dậu” của “Tắt đèn”
Những Bà Địa Chủ ngỏn ngoẻn ép buộc dân đen
Bán chó, bán con, cho mấy thằng già bú sữa
Những “anh Dậu” bị gông ra đình, đánh cho ụa mửa
Vẫn dẫy đầy trong xã hội ông trị cai

Chỉ khác là ngày xưa, thông tin ít, nên thế giới không đoái hoài
Giờ thì cả quốc tế đồng thanh lên án
Các ông vẫn mặt trơ, bóng trán
Ngậm miệng ăn tiền, đàn áp lũ “dân ngu, khu đen”

                       ****
Thủ Tướng ơi! Còn nhớ ngày các ông giương lá cờ lên
Có “búa - liềm” tượng trưng cho nông dân, lao động?
Các ông hô hào đánh tư sản mại bản, tiếng loa lồng lộng
Vài trăm ngàn người ông cho là Tư sản, địa chủ , giờ nơi đâu?
Họ đã chết trong đấu tố, Lý bá Sơ, hay núi thẳm, rừng sâu

Sau 75, tư sản vào tù hoặc kinh tế mới hết ráo
Chủ trương của các ông được thi hành rốt ráo
Sao bây giờ cả Đảng thành Tư Sản Mại Bản, bán nước cho Tầu?
Hoàng Sa, Nam Quan, Bản Giốc giờ còn đâu?

Đảng nhượng từng phần Vũng Tầu, Đồ Sơn, Nha Trang... mở sòng bạc
Chỗ nào có tiền ngoại ngon lành là các ông kiếm chác
Ký giấy nhượng luôn cho Tư bản vài chục năm
Không còn nhớ từ Triệu, Trưng.. luôn chống giặc ngoại xâm
Các ông chỉ đặt bút ký là đất thiêng biến mất!

Ôi! Có khi nào mà ông nghĩ đến đau thương chất ngất
Hàng triệu triệu người chiến sĩ hy sinh
Đã đổ máu xương ra bảo vệ từng tấm sinh linh
Bảo vệ danh dự dân Việt, bốn ngàn năm lịch sử

Có bao giờ mà mắt các ông nhòa lệ?
Nâng ly ruợu ngoại lên là thấy máu trong tay?
Ăn miếng cơm ngon mà tưởng như ăn thịt dân đây?
Mỗi ngụm ruợu là cả triệu trẻ em đói khát
Một lần các ông vung tay chơi bời, ngàn gia đình tan nát...

                       ****
Ông có nghe thấy không?
Ông có nhìn thấy không?
Hồn oan dân đen đang đứng cạnh chiếc bàn dài
Hồn của họ ngắm bọn ông, ngủ say, dãi nhớt chẩy dài
Sau trận truy hoan với bao nhiêu gái đẹp

Những hồn tử sĩ, vài chục năm mê thiếp
Sẽ có lần viếng từng người, từng “THỦ TRƯỞNG” năm xưa
Họ sẽ hỏi ông: “Thủ Trưởng muốn chết mấy cho vừa?
Lòng Tham, Sân, Si của những người lãnh đạo

Một chế độ độc tôn, độc quyền, tàn bạo
Không kể hạnh phúc dân đen, vận nước long đong
Mới vừa đây, báo cáo “vài ngàn tỷ xuống sông
Vì tiêu phí cho mấy ông Thủ Trưởng?”

Ôi! Trời ơi! Nước ơi! Không thể tưởng tượng!
Giữa thế kỷ văn minh này mà đất nước tồi tàn
Vẫn long đong giữa thế lực ngoại bang
Một Tầu, hai Mỹ, miễn sao cho các ông hưởng thụ!

                       ****
Thưa Ông Thủ Tướng!
Chúng tôi, không kể là người chế độ cũ
Người miền Bắc, Nghệ An, Quảng Trị, hay Quảng Bình
Cùng viết thư này mong các ông nghĩ tình

Là dân Việt mà lắng nghe lời chân thực
Hãy quỳ xuống, sám hối, khi còn kịp lúc!
Sám hối với nhân dân, sám hối với Tổ Tiên!
Tội nghiệt các ông mang, lẽ ra phải trừng phạt triền miên
Nhiều đời, nhiều kiếp, vạc dầu, tùng xẻo

Nhưng vì tương lai của dân ta, thôi đành hòa dịu
Không muốn chiến tranh, chỉ đòi các ông trả lại dân quyền
Trả Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền
Cho mọi người dân cùng dựng xây trên tan nát

Bỏ điều 4 đi, đừng nghĩ là tự sát!
(Đúng ra, nếu các ông Tự Sát, cũng đúng thôi!)
Hãy từ bỏ đặc quyền, trả lại quyền cho tất cả chúng tôi
Tám mươi triệu người Việt máu đỏ, da vàng yêu dấu

Hãy nhìn thẳng vào những khuôn mặt đau đáu
Hãy lắng nghe tiếng nói của lương tâm
Hãy bàn giao quyền lợi cho giới trẻ, thanh xuân
Những người chủ tương lai của đất nước

Hãy mở cửa nhà tù, tìm những người từ trước
Vẫn kiên gan đòi sống theo trái tim
Như vậy, mới mong đất nước không đắm chìm
Trong nô lệ, cùm gông, không lối thoát

Mau mau lên, rừng vàng biển bạc
Sắp tan thành sa mạc, bể dâu
Thế hệ này không kịp nữa đâu
Chỉ còn thế hệ sau, mới mong vững chãi

Thôi, vài lời dông dài, viết hoài nói mãi
Cũng chỉ là những giọt lệ thương đau
Những giọt máu trong tim đã vỡ vụn, nát nhàu
Của những tâm hồn Việt Nam

Chân Thành, Trung Thực.
 
Chu Tất Tiến
Tháng 9 năm 2007.
 
Tha thiết ước mong lá thư này được in ra và đến tay Nguyễn Tấn Dũng và những người cùng trong chuyến Mỹ du.
-------------------------------------------
 
(1)       Hịch của Đại Đế Quang Trung.

(2)       Ăng-gel: Những công nhân phải làm chủ tư liệu sản xuất. Thực tế, nhà nước Việt Nam là chủ toàn bộ tư liệu sản xuất.

(3)       Xóm Liều, Phường Liều...: Những khu vực của dân không hộ khẩu, anh chị, sống liều mạng

(4)       Karl Marx: Tiên đoán cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở những nước Tư Bản. Thực tế, Cách mạng vô sản xẩy ra ở Nga là nước có chế độ Nga Hoàng.

(5)       Thơ Nguyễn Vỹ.

(6)       Một em bé bán củi vụn, măng tre ở Cao Nguyên suốt ngày được 30 xu.

(7)       Một anh công an đi bắt những nhà phản kháng, khi được hỏi về Luật nào cho phép bắt người, đã quát lên: “Luật ở miệng tao!”

(8)       Mỗi năm, chỉ có 30% học sinh Trung Học được vào Đại Học vì không có trường.

(9)       Các câu nói, tiếng nói phổ thông ở ngoài Bắc.  

(10) Ca dao: Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

(11) Tên một cuốn phim cách mạng

(12) Hệ thống cai trị làng xã bây giờ không khác gì thời Tây Thực Dân đô hộ.
Bí thư = Tiên Chỉ, Chủ tịch =Chánh Tổng hay Lý Trưởng,
Công An = Trương Tuần hay Phú Lít Tây.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Oct 2007 , 15:58
Hí Họa  /  VAL . Việt Báo Thứ Bảy, 10/13/2007, 12:02:00 AM
 


Tác phẩm: Hí Họa: Can_tho_bridge Ngày đăng: 10/13/2007 12:02:00 AM

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 30. Oct 2007 , 04:08
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
SAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?


Lời người viết : Ðây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy
tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực.
PHÓ THƯỜNG DÂN


Tôi thấy bộ mặt Sài gòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Ðổi mới với những nhà hàng "vĩ đại" trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm "thư giãn" sang trọng, quý phái cỡ câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 600US$ đến 1000US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )

Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử "đỏ", các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để "thư giãn", uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ MPU.18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là một thí dụ cụ thể.Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi... "lắc" suốt đêm. Vài hôm sau - đâu cũng vào đó...

Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt.. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi xỉ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường...

Tôi thấy Sài gòn bị ô nhiễm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi. Và hệ thống cống rãnh lạc hậu, mỗi khi trời mưa lớn nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loãng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoảng chừng 1000 đô la Mỹ... chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt... Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ... Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sài Gòn. Ðảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu... Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói... Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá.. Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng.. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc.. cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên tỉnh.

Tôi còn thấy Sài gòn với hiện tượng "tiếm công vi tư" lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ... bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trãi và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ. (còn tiếp)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 30. Oct 2007 , 04:16
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAMSAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?
(tiếp theo)


Còn nhiều... rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Sài Gòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn Tao Đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên giám đốc công viên Tao Đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỹ kim - ngon ơ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hòa cũ, trước sân nhà của ông Hiệu trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương Minh Ký, đường Trần Hưng Ðạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là Câu lạc bộ Lao Động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao... buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày.

Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Ðộ phản ảnh còn rõ rệt hơn: "... Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Ðảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Ðảng chống tham nhũng thì Ðảng chống lại Ðảng sao?" ("Nhật ký Rồng rắn" của Trần Ðộ).

Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng "khẩu trang", găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi nylon, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống... những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường... những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ... đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)... những em bé mặt mũi lem luốc đang bươi những đống rác để lượm các bao nylon, lon coca, chai bia đem về bán... hay những em bé rách rưới lang thang trước những tiệm ăn... chờ khách ăn xong nhào vô bưng tô súp cặn húp vội đỡ lòng... còn những trẻ khác - mắt láo liên trông chừng công an, tay chìa chiếc hộp, làm dấu mời khách đánh giày - những em bé gái đang hì hục đẩy khách lên đồi cát bằng miếng ván có gắn bánh xe ở "Ðồi cát bay" Phan Thiết. Hỏi "sao em không đi học"? - Trả lời : "Nhà không đủ cơm ăn, con làm cái nầy để kiếm thêm cơm ăn".

Nhiều bà mẹ nhăn nhó ôm thằng bé mặt mày xanh lét, không còn chút máu, chờ suốt buổi sáng... trước tiếng quát tháo ầm ĩ... vẫn chưa tới phiên mình vào bệnh viện chữa trị cho con. Nghe nói mấy năm trước đây có nhiều bà mẹ đứng trước bệnh viện Chợ Rẫy chờ bán máu mình để qua cơn đói khổ ngặt nghèo như nhà văn Trần Trung Ðạo đã mô tả. Lại nghe một bệnh nhân dứng cạnh đó, cũng chờ đến lượt mình, than thở: "Ở đây là vậy đó ông ơi! Chữa bệnh phải có tiền - trước nhứt phải qua cửa - lọt qua cửa thì còn nhiều khâu - khâu nào cũng phải chìa tiền. Muốn sống - phải có tiền.Chết cũng phải có tiền".

Bộ mặt Sài gòn "đổi mới" bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền... trang trí cây cảnh như một mảng vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa... những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt, choáng váng, cho là "Việt Nam bây giờ tiến bộ quá". Riêng phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng... Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng : 555 US $ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $) chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan : 2550 US $ - Phi luật Tân : 1040 US$ - Nam Dương : 1160 US$.Tân gia Ba 24840 US$. (The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238)

Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi : Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn, vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngũ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai? giai cấp địa chủ là ai? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ?  (còn tiếp)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 30. Oct 2007 , 04:29
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM SAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?
(tiếp theo)


HIỆN TƯỢNG NGƯƠI BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG Ở SÀIGÒN - KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.

Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng "đánh Tây, đuổi Mỹ" - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sài gòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn... và các khu phố sầm uất nhứt... vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Ðắc, Phạm thị Trước... hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại... nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ.

Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN. (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những cô gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc... Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc. Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ trung ương đến địa phương - từ tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công ty dịch vụ có tầm cỡ, những công ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại... chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ.

Ðó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại những lượng vàng thu được từ những người vượt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.

Thông thường - những của cải nầy phải được sung vào công quỹ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẽ. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Ðọc Ðất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết... đem cho công ty ngoại quốc thuê. Ðiều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem " bán non" những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là của nhà nước XHCN.

Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá... đều bị "giải phóng" ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Ðuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi... phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hóa người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ..để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào "mua" nhà Sài Gòn với giá gần như cho không... và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Sài Gòn.

Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên "xẻ dọc Trường Sơn" bằng máu, nước mắt và xác chết... vào xâm chiếm miền Nam . Chiêu bài là "giải phóng" nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Sài Gòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi thủ đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.

Ðến thời "mở cửa" - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đường sá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt.. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ điển hình : Một bệnh viện gần chợ "û cua" Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo.. đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.

Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên.. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.

Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời "Bắc thuộc" - "Năm Bắc thuộc thứ 2 : Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh. - Năm Bắc thuộc thứ 6 : Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. - Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười.."

Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi. (còn tiếp)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 30. Oct 2007 , 05:14
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM SAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?
(tiếp theo)  

BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cộng sản. Ðể được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Ðường xá có tu sửa phần nào. Ðường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái nứa, Cái chuối xã Long Mỹ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. "Cầu tre lắt lẻo", cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng ) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất xen kẽ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Ðường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..

Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc.. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất... hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai oằn, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Ðào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.

Dưới sông - từ kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài..Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa.. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời : "Ði lấy Ðại Hàn, Ðài Loan hết rồi ông ơi!" Tôi hỏi thêm : "Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập.. các cô gái nầy không sợ sao ông? - "Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Ðại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may." Câu chuyện gái Việt lấy chồng Ðại Hàn, Ðài Loan hiện không ai là không biết.

Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Ðinh Hợi - trong bài : "Nỗi đau từ những con số"- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Ðài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con.Cũng do tờ báo nầy : "Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang "bày hàng" để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình " Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết : "Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dịch vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà công an đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm".

Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn Tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ :Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần lượt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời : "Ðó là những người con gái đi lấy chồng Ðài Loan và Ðại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa". Tôi nhìn kỹ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoảng chừng 18 đến 20... đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn - có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Ðây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.

Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức "môi giới hôn nhân lậu" - sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục..các cô gái làm điếm.. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ.. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11... Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu... hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Ðài Loan, Ðại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục, rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gỡ vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Ðài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì...bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại. Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập... nầy khi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?

Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để được giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn?

Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau : Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa..vừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẫn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến..khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Ðại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ.Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ... thang giá trị bị đảo lộn... nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước... Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng... họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn... Nhưng động lực chánh là nghèo. (còn tiếp)

     

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 30. Oct 2007 , 05:36
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM SAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?
(tiếp theo & hết)  

NGHÈO...

Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Ðại Hàn và Ðài Loan... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ÐBSH)? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ÐBSCL năm 1998 : ÐBSCL : 37%. ÐBSH : 29%. Năm 2002 : ÐBSCL : 13 %. ÐBSH : 9%.(Nhà x.b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích
dẫn ).

Dù theo tiêu chuẩn nào : tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ÐBSCL vẫn nghèo hơn ÐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hóa.

Ðó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết : Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát... khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc... Cái nghèo của một người đi mượn tiền, mượn gạo.. tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp.. cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.

Tục ngữ bình dân có câu : Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời.- Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chài lưới.. ở sông Long Hồ. Ðời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép.. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2007) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te.Ðời ông nội - nghèo! Ðời cha nghèo! Ðời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu.Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo.

Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền..trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : "Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? "


MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐÔ CS

Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Ðối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt.. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể.. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Ðảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẫn uất, kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn). Như vậy có gọi là phát triển không?

KẾT LUẬN

- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy miền Bắc đã "giải phóng" dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. "Giải phóng" miền ÐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ."Giải phóng"quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển..."Ư Giải phóng" phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm "vợ nô lệ", đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan..

- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)

- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2002: "Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó "

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.

Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một đảng viên kỳ cựu của chế độ Cộng sản lên tiếng cảnh cáo: "Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu". ( Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn )

PHÓ THƯỜNG DÂN


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by phu_de vào ngày 30. Oct 2007 , 14:54

tuyet_ngo wrote on 30. Oct 2007 , 05:36:
TÔI THẤY VÀ NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀIGÒN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM SAU 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐỘ CS?
(tiếp theo & hết)  

KẾT LUẬN

- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy miền Bắc đã "giải phóng" dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. "Giải phóng" miền ÐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ."Giải phóng"quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển..."Ư Giải phóng" phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm "vợ nô lệ", đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan..

- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)

- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2002: "Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó "

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.

Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một đảng viên kỳ cựu của chế độ Cộng sản lên tiếng cảnh cáo: "Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu". ( Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn )

PHÓ THƯỜNG DÂN

Cám ơn TN rinh bài về, quá hay
Đã đến lúc dân Việt Nam đứng lên tiêu diệt bọn Việt Cộng nầy, nhất là bọn Việt Gian 30 tháng 4

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Nov 2007 , 04:17
Chuyện Bật Cười Ở Cung Đình Hà Nội:

Nông Đức Mạnh Mất Đồng Hồ!

BÙI TÍN . Việt Báo Thứ Năm, 11/15/2007, 12:02:00 AM

Mấy tháng trước, thủ tướng Dũng xuống một tỉnh sông Hồng. Sau một cuộc nói chuyện, lên xe, ông bỗng giật mình, chiếc đồng hồ đặc biệt Thụy sỹ mạ vàng đính kim cương, trị giá 60 ngàn đô-la (vừa đúng 1 tỷ đồng) không cánh mà bay khỏi cổ tay. Bộ máy an ninh được huy động. Kẻ đồn là ông quên trên bục nói chuyện, bị ai đó cầm nhầm. Người đoán là kẻ gian lợi dụng đông đảo người chen lấn để được bắt tay ông đã xoáy mất báu vật. Thời đại mới này, người tài, cao thủ loại ấy không hề thiếu.

Cuối cùng phải cho chiếu lại bộ phim thời sự ghi từng bước đi như gấm vóc,  từng câu nói như nhả châu ngọc của Ngài thủ tướng. Thủ phạm được xác định không sai một ly. Đó chính là ngài phó bí thư tỉnh ủy từng đứng sát Ngài thủ tướng, đã nhanh nhẹn nhón lấy chiếc đồng hồ để quên trên bục nói chuyện rồi... bỏ nhầm luôn vào túi áo của chính mình, rồi sau đó quên bẵng đi vì quá lo chuyện chống tham nhũng trong tỉnh nhà nên dạo này hay ''bị'' đãng trí.

Chuyện này được bộ chính trị cho xếp ngay vào thâm cung bí sử, vì theo đúng luật, ông phó bí thư tỉnh ủy cộng sản đãng trí này có thể bị từ vài năm tù đến mất đầu (theo điều luật xử phạt tham nhũng trên 1 tỷ đồng -, bằng 10 năm thu nhập của một người lao động), và chiếc đồng hồ sẽ bị xung công, bởi vì từ Bộ đầu tư tiết lộ, đây có thể là quà biếu của một đại công ty liên quốc gia (hay xuyên quốc gia gì đó) nhằm được độc quyền khai thác khu Dung Quất béo bở. Theo qui định của thủ tướng, cán bộ các cấp không được nhận quà cáp mang tính đút lót mua chuộc, mọi quà biếu trên 200 đô-la đều phải báo cáo với cấp trên và sung công. Chẳng lẽ thủ tướng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng lại đãng trí quên qui định của chính mình thì hơi bị '' quê '' vậy. Xí xóa là thượng sách.

*        *        *

Sáng 7 tháng 11 năm 2007, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, ông tổng Nông Đức Mạnh  đăng đàn đọc một bài diễn văn lòng thòng hơn nửa tiếng để long trọng kỷ niệm lần thứ 90 cuộc Đại Cách Mạng tháng Mười Nga.

Ông tổng ta cao hứng dùng toàn những lời lẽ kiểu công thức cũ rích, của thời trước tháng 8 - 1991, khi Đảng Cộng sản Liên Xô chưa rẫy chết, khi phe xã hội chủ nghĩa chưa tan vỡ từng mảng lớn, khi chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao trạch Đông vẫn còn có chút sức sống tuy đã thoi thóp vì những căn bệnh hiểm nghèo do chính nó nuôi dưỡng.

Ông tổng Mạnh vẫn cứ nói mạnh như thời xưa rằng: ''Chúng ta vẫn ở trong thời kỷ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, được khởi đầu bằng cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch''.

Ông Tổng Mạnh còn dẫn lại lời ông Hồ rằng: ''Cách mạng tháng Mười là mặt trời chói lọi...''; vẫn cứ như 30, 40 năm trước !

Ông tổng trấn an đảng viên cộng sản của ông đang ''nhạt lý tưởng'', ''nhạt đảng'' hàng loạt, - theo nhận định của Ban tuyên huấn của ông, rằng: những khó khăn của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay chỉ là tạm thời, chân lý của chủ nghĩa Mác Lênin  vẫn bảo đảm cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (kiểu Mác-xít) và trụ vững trên một vùng đất trên 1 tỷ dân,  ý nói Trung quốc, Việt nam, Bắc Hàn và Cuba (!)!

Ông tổng Mạnh không mê ngủ. Vì mắt ông vẫn mở to, cả 2 mắt hẳn hoi.

Ông tổng Mạnh không có vẻ đần độn hay mất trí. Xin lỗi về mấy chữ này; ông vẫn có vẻ tỉnh táo. Thế mới đáng sợ. Đông đảo cử tọa ngơ ngác, sững sờ. Không một ai vỗ tay. Vì họ toàn là tinh hoa chính trị, chất bơ của chế độ, dù sao cũng không đến nỗi suy nghĩ và ăn nói hồ đồ, lẩm cẩm và dại dột đến vậy.

Mãi rồi người dân mới vỡ lẽ. Họ bảo nhau: ông Tổng Mạnh bị ''mất đồng hồ''.  Không phải mất chiếc đồng hồ cực quý như của ông ''thủ Dũng'' đâu. Ông thiếu gì tiền để sắm chiếc khác còn xịn hơn.  Đây là cách nói vui vẻ của người dân ưa nói theo kiểu tiếu lâm hiện đại. Có nghĩa là ông Mạnh bảo thủ cực đoan đến độ mất hoàn toàn khái niệm về thời gian. Ông nghĩ và nói như thời còn Staline, còn Khroutchtchev, hay còn Brejnev. Ông nghĩ và nói như khi Liên Xô còn chưa tan vỡ, khi miền Bắc nước ta rồi cả nước còn ''được''  hay ''bị'' là tiền đồn của toàn phe xã hội chủ nghĩa vậy.

Những cú diện thoại từ Hànội gọi sang Paris cho biết các nhà báo Nhật bản, Thái lan, Pháp, Đức ... có mặt tại chỗ nhún vai, nhìn nhau, lắc đầu, cố nhịn cười. Họ còn tếu táo phán đoán rằng chưa chừng trong nhóm trợ lý của ông tổng Mạnh có ai đó chơi xỏ ''xếp'' của mình chăng?  Thì ra Việt nam đổi mới hơn 30 năm để... vẫn cứ như xưa!

Hai ngày sau, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài RFA, giáo sư Tương Lai ở Hànội nhận định về cuộc cách mạng tháng Mười bằng cách dẫn lời tổng thống Nga Putin rằng: ''ai không thấy những đổi thay nó mang lại là những người không có tim, nhưng ai không thấy những sai lầm, thất bại nó mang lại là những người không có cái đầu!''. Một kiểu sửa sai lịch sự cho ông tổng Mạnh, với ngầm ý rằng ông tổng Mạnh không có đầu. Cái đầu là để suy luận, suy nghĩ. Nghĩa là ông Mạnh không biết suy nghĩ.

Lịch sự, nhưng nặng, nặng lắm!

Vì lẽ ra tổng bí thư phải là người có đầu óc lành mạnh, tỉnh táo, sáng tạo nữa.

Phải là nhân vật tài giỏi bậc nhất, là số 1 của gần 3 triệu đảng viên cộng sản kia mà.  Thế mà đầu óc có vấn đề, coi như ''không có đầu'', thì nguy thật, nguy quá chứ! Toàn đảng phải lo giải quyết vấn đề cực kỳ nghiêm trọng này chứ .

Lẽ ra ông tổng Mạnh phải nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ những yếu kém của đất nước mình theo chủ nghĩa xã hội kiểu mác-xít khác với chủ nghĩa xã hội không mác-xít ra sao để sửa mình sao cho bằng người. Cái khác hẳn nhau là một bên là chế độ độc đảng, độc quyền toàn trị theo nguyên lý chuyên chính vô sản, bên kia là chế độ dân chủ đa đảng có bầu cử tự do, có xã hội dân sự phát triển. Một bên người dân không có nhân quyền, không có tự do báo chí, một bên người dân có tự do thật sự về mọi mặt.

Liên xô đổ sập, mặt trời tháng Mười hết chói lọi chỉ vì nó là kiểu chủ nghĩa xã hội mác-xít thừa chuyên chính đàn áp, thiếu tự do dân chủ.

Lẽ ra ông Tổng Mạnh phải có trong đầu mình phương án thực tiễn để Việt nam không còn xếp thứ  162/196 về tự do chính trị và 94/154 về tự do báo chí, trên bảng xếp hạng công khai hàng năm của Liên Hợp Quốc, coi đó là những mục tiêu phấn đấu cơ bản nhất, ưu tiên của đảng Cộng sản, của trung ương, của Bộ chính trị và cá nhân ông. Mọi chỉ tiêu khác là thứ yếu, là phụ thuộc.

Hai mục tiêu cơ bản hùng hồn ấy phải ghi trên bàn làm việc hàng ngày của các ông, để mỗi năm phải hạ cho được 20, 30 bậc, để Việt nam mau trở thành nước dân chủ, rút chân khỏi hàng ngũ ô nhục các nước độc đoán phản dân chủ, và cũng sớm trở nên nước có tự do báo chí đàng hoàng, để 10 ngàn nhà báo Việt nam được viết theo hiểu biết và tâm huyết của chính mình, không còn bị đảng cầm tay tô lại nét chữ của đảng như trẻ em mới vỡ lòng.

Muốn thay đổi nhanh 2 thứ hạng liên quan đến tự do và hạnh phúc của toàn dân, mong rằng ông tổng không bao giờ đánh mất đồng hồ của mình, theo nghĩa rộng, nghĩa là luôn có ý thức về thời và thế.  

Về thời, nghĩa là nhận rõ giá trị lớn nhất, động lực mạnh nhất của thời đại văn minh hiện nay là dân chủ, là để người dân làm chủ xã hội thật sự; về thế, nghĩa là biết tạo nên thế mạnh của hòa đồng dân tộc, không bất công trong thu nhập, không đàn áp người kiến nghị điều hay, can ngăn việc xấu. Thế,  là biết dựa vào luật pháp công minh để điều hành công việc, không đặt đảng  trên luật pháp và nhân dân; cũng còn là hội nhập hẳn với thế giới văn minh, không để cho người ngoài phải lên tiếng bênh dân của nước mình.

Paris 15-11-2007.

BÙI TÍN

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Nov 2007 , 10:12
Các luật sư nhân quyền
Tuesday, November 27, 2007  

Ngô Nhân Dụng


Lịch sử sẽ ghi rằng đến cuối năm 2007, hơn 120 nước trên thế giới đã thi hành chế độ tự do dân chủ thì Việt Nam là một trong mấy nước sau cùng còn xót lại trên trái đất vẫn phải sống dưới ách độc tài đảng trị. Và 16 năm sau khi dân Nga đã lật đổ chế độ cộng sản, thì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn dùng một điều luật của Liên Bang Xô Viết để xử những người không đồng chính kiến. Như Luật Sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas, Texas, nêu ra, điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự ở Việt Nam hiện nay là một bản sao của điều 58-1 trong Bộ Luật Hình Sự có từ thời Stalin ở Liên Xô. Sau khi dân Nga đã xóa bỏ chế độ độc tài, họ đã xóa luôn điều 58-1 trong luật hình, các nước cộng sản cũ ở Trung Á, Ðông Âu cũng đã tẩy rửa vết nhơ đó, nhưng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ lại qua điều luật 88. Các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân mới bị xử lại bằng điều luật ô nhục đó, chỉ vì họ cổ động cho tự do dân chủ và quyền làm người.

Năm 1923 Phan Bội Châu ở Quảng Châu, Trung Quốc, đã dùng bút hiệu Phan Thị Hán viết những bài tố cáo các đạo luật dã man mà thực dân Pháp dùng để trói buộc và đàn áp dân Việt Nam. Gần một trăm năm trôi qua, bây giờ đảng cộng sản cũng sử dụng những điều luật lạc hậu với mục đích bịt miệng những người can đảm lên tiếng đòi cho dân Việt được tự do.

Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự ở Việt Nam ấn định những hành vi bị gán cho tội “chống nhà nước” trong đó có việc “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.” Như Luật Sư Nguyễn Xuân Phước đã phân tích, khái niệm chính quyền nhân dân rất mơ hồ không được định nghĩa trong luật pháp cũng như hiến pháp 1992 mà đảng cộng sản đang sử dụng. Nhưng điều luật này còn trái ngược với các điều 69 và 146 trong chính bản hiến pháp đó. Ðiều 69 trong hiến pháp quy định các công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, vân vân, với một câu hạn chế là “theo quy định của pháp luật.” Ðiều 146 viết rằng “...Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với hiến pháp.”

Căn cứ trên 2 điều trên thì điều 88 hình luật vô giá trị vì trái với hiến pháp. Ðiều 88 đã tước bỏ quyền tự do ngôn luận của người dân, cho nên “không phù hợp” với điều 69 trong hiến pháp, tức là vi phạm điều 146. Dù điều 69 nói các quyền tự do phải “theo quy định của pháp luật” thì những người làm luật pháp sau đó cũng chỉ có quyền quy định cách sử dụng các quyền tự do, chứ không thể làm ra những thứ luật hủy bỏ các quyền tự do của dân mà hiến pháp đã bảo đảm.

Những lý luận trên cho thấy điều 88 trong luật hình sự hoàn toàn phản hiến, vô giá trị và phải bãi bỏ. Nhưng chế độ cộng sản ở nước ta không có một viện bảo hiến như thời Việt Nam Cộng Hòa, cho nên đảng cộng sản tha hồ làm ra những điều luật đi ngược với bản hiến pháp mà họ buộc dân chúng phải theo.

Một nhóm người muốn bảo vệ quyền lực mà đặt ra những điều luận vi phạm cả bản hiến pháp của mình, đó là một dấu hiệu của trình độ thấp kém cả về đạo lý lẫn về trí thức. Một nước đặt dưới sự cai trị của cái băng đảng đó thì toàn dân nước đó cũng chịu nhục lây! Như Phan Bội Châu viết trong bài “Dư Ngu Sám” (Lời sám hối ‘Mình Ngu’) vào năm 1918: “Bị oai quyền chuyên chế áp bức, có đầu mà không được ngẩng lên, bị pháp luật dã man nó bó buộc; có thân mà không được đứng thẳng; miệng lưỡi như nước chảy nhưng co quắp không duỗi ra được...” (Theo bản dịch của Chương Thâu). Phan Bội Châu cho in bài Dư Ngu Sám trên một tờ báo ở Chiết Giang, Trung Quốc, nhưng chắc cụ đã viết bài đó từ cuối thế kỷ 19. Vì trong một đoạn cụ viết, “Ôi, thế kỷ 19, những học thức về sự tiến hóa của nhân đạo không chân mà chạy khắp hoàn cầu!” Ðọc câu đó chúng ta lại nghĩ đến thời nay, thế kỷ 21. Cuối thế kỷ 20 bao nhiêu quốc gia đã tự cởi trói thoát khỏi ách cộng sản rồi, mà tới thế kỷ này người Việt Nam vẫn phải sống dưới một điều luật áp chế của nhà nước Liên Xô! Nếu như Phan Bội Châu sống bây giờ, cụ có thấy vậy là một nỗi nhục hay không!

Các luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Văn Ðài và bà Lê Thị Công Nhân đã nêu lên tính cách vi hiến của điều luật 88, nhưng các người đóng vai quan xử án bỏ ngoài tai.

Nhưng điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự còn vi phạm các công ước quốc tế mà nhà nước cộng sản ở Việt Nam đã ký kết. Theo một luật gia khác cho biết, Việt Nam đã có luật về việc “ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” vào năm 2005. Trong đó điều số 6 nói rằng khi trên cùng một vấn đề mà luật lệ ở trong nước khác với các điều ước quốc tế quy định khác nhau “thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.” Ngoài ra, các văn bản pháp luật ở Việt Nam phải “bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế.”

Một trong những điều ước quốc tế mà chính quyền Hà Nội đã ký là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, điều 19 viết rằng, “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu...” trong đó có quyền tìm kiếm, thu nhận và phổ biến tin tức và ý kiến vân vân. Ðiều 88 luật hình sự trái ngược với lời văn trong bản tuyên ngôn nhân quyền, phải coi là vô giá trị. Trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Tự Do Chính Trị và Dân Sự cũng viết, “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp,” và “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm...” Quyền này chỉ bị giới hạn nếu xúc phạm các quyền tự do và thanh danh của người khác; hoặc nếu cần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc đạo lý của xã hội.

Xét trên văn bản đạo luật về các điều ước quốc tế ở Việt Nam và căn cứ trên các công ước mà Việt Nam đã ký, thì việc xét xử những người bất đồng chính kiến dựa trên một hình luật lạc hậu của thời Xô Viết là hoàn toàn phi pháp.

Các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân đã thi hành quyền tự do phát biểu ý kiến một cách hòa bình, với các hành động và lời lẽ hòa nhã, tôn kính; nhưng họ vẫn bị đảng cộng sản khép vào tội chống nhà nước để bỏ tù. Bà Lê Thị Công Nhân chỉ tới thăm một lớp với mục đích thảo luận và giải thích về nhân quyền, mà cũng bị bắt. Báo chí Việt Nam và thế giới đã gọi đây là một phiên tòa “xử nhân quyền.” Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân sẽ hãnh diện được gọi là những “luật sư nhân quyền!” Chỉ vì nói chuyện nhân quyền mà họ bị coi là tội!

Chúng ta không ngạc nhiên về những bản án mà các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân phải gánh chịu. Vì bản chất độc tài của đảng cộng sản ở nước ta vẫn không thay đổi. Tất cả hệ thống hiến pháp, luật pháp chỉ là những công cụ cho đảng cộng sản thi hành chính sách chuyên chế, chính sách này vẫn được ghi rõ trong cương lĩnh của đảng. Thái độ tham quyền cố vị của họ khiến cả nước ta chịu tai tiếng nhục nhã, họ sẽ bị toàn dân và lịch sử phán xét. Khi nhìn vào hình ảnh hàng trăm người đã kéo đến trước tòa án trong phiên xử hai luật sư nhân quyền, chúng ta hiểu rằng người dân Việt đã có ý thức về các quyền tự do dân chủ của mình. Những hạt giống tự do đã được trồng trong lòng dân Việt Nam, từ thời Phan Bội Châu, đến nay vẫn được các thế hệ sau vun đắp và tưới tẩm không ngừng.

Trong các tin tức vụ án xử các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân, chúng ta thấy phấn khởi khi thấy tuổi tác họ còn rất trẻ, 38 tuổi và 28 tuổi. Ðó là những thanh niên lớn lên dưới chế độ cộng sản. Họ từng bị nhồi sọ trong nền giáo dục chuyên chế theo chủ nghĩa Mác Lênin, nhưng họ đã hiểu con người chỉ sống xứng đáng làm người nếu được sống tự do. Trong lúc những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ ở nước ta thuộc thế hệ Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Lê Hồng Hà, vân vân, đang mỗi ngày một già đi, chúng ta biết có một thế hệ trẻ đã can đảm đứng lên đòi quyền sống như những con người có phẩm giá. Ðó là tin mừng cho tương lai dân tộc.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 29. Nov 2007 , 09:50
Độc tài vẫn cứ dẫm chân tại chỗ

2007.11.29
Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An, RFA

Trái với sự mong đợi của dư luận chung, Tòa án nhân dân phúc thẩm Hà Nội, trong phiên xử ngày 27-11-2007 đã không hủy án sơ thẩm để tha bổng hai nhân vật tranh đấu ôn hòa cho dân chủ ở Việt Nam là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Luật sư Lê Thị Công Nhân mà chỉ giảm thời gian ngồi tù từ 5 xuống 4 năm cho Luật sư Đài và từ 4 xuống 3 năm cho Luật sư Công Nhân.

Được Chương trình Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do yêu cầu cho biết phản ứng, Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, đã đưa ra một loạt nhận định để đi tới kết luận rằng ở Việt Nam “Độc tài vẫn cứ dẫm chân tại chỗ.” Cuộc phỏng vấn do Nguyễn An thực hiện. Cũng xin nhắc lại rằng quan điểm của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An: Với kinh nghiệm hành nghề lâu năm từng cãi trong nhiều vụ án chính trị ở miền Nam trước đây và với công trình theo dõi ở hải ngoại tình hình nhân quyền ở trong nước từ mấy thập niên qua, Luật sư đã cảm nghĩ như thế nào trước bản án ngày 27-11-2007 của tòa án nhân dân phúc thẩm Hà Nội chỉ giảm án chứ không như mọi người chờ đợi là tha bổng hai bị cáo đã kháng án sơ thẩm là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Luật sư Lê Thị Công Nhân?

Trần Thanh Hiệp: Tôi cứ tưởng là với bản án sẽ tuyên của tòa phúc thẩm của Hà Nội, xét xử lại vụ Nguyễn Văn Đằi và Lê Thị Công Nhân, tôi sẽ có dịp trình bày sâu rộng về một chân trời mới luật học đã mở ra tại Việt Nam sau hơn nửa thể kỷ nhân quyền, dân quyền bị chà đạp. Nhưng không ngờ là phán quyết vừa tuyên của cái tòa án cấp cao này của Hà Nội đã làm cho tôi vừa phẫn nộ lại vừa thất vọng trong kinh ngạc.

Bản án ngày 11-05-2007 của tòa sơ thẩm Hà Nội là một phán quyết chỉ có thể làm cho giới luật học phải hổ thẹn. Vậy mà nó lại được tòa phúc thẩm của thủ đô của một nước có trên 80 triệu dân chấp nhận hầu như toàn bộ.

Tôi không nghĩ rằng trình độ luật học của chế độ xã hội chủ nghĩa ở trong nước hãy còn quá chậm tiến. Vậy tất đã phải có những yếu tố ngoại luật học nào đó đã làm cho công lý bị dày xéo một cách ngang nhiên như thế. Có thể nói bản án ngày 27-11-2007 của tòa phúc thẩm Hà Nội đã ngang ngược thách đố công luận quốc nội cũng như quốc tế.

Nguyễn An: Có phải vì vậy mà luật sư đã thấy phẫn nộ không?

Trần Thanh Hiệp: Không phải chỉ có thế. Mà chính là vì chúng ta, những người dân, đã phải nhìn thấy cảnh chướng tai gai mắt, mhân viên công an hung hãn xô đẩy, đánh đập, lăng mạ đồng bào chẳng khác gì bọn sai nha thời xưa hay mã tà thời thực dân, hay mật vụ thời phát xít.

Ai cho quyền công an bây giờ, thời dân chủ, còn lộng hành như trong loạn kiêu binh thời vua Lê chúa Trịnh, nếu không phải là những người cầm quyền tự phong, nghĩa là không được dân bầu mà tự bầu để cho mình quyền làm ra đủ thứ luật chẳng còn gì là pháp luật theo đúng nghĩa của chữ này nữa? Mà chỉ có pháp quyền trần trụi. Thật là đau lòng và không thể không phẫn nộ.

Nguyễn An: Về mặt pháp lý, theo luật sư, Tòa phúc thẩm đã áp dụng pháp luật như thế nào để vẫn duy trì hình phạt tù và quản chế hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân? Như vậy chả hóa ra công trình biện hộ của năm luật sư là vô ích và chỉ đáng để đòi được chút long khoan hồng mà thôi hay sao?

Trần Thanh Hiệp: Tôi tưởng câu hỏi này của qúy đài đã được chính tòa phúc thẩm Hà Nội trả lời rồi. Các luật sư, để bênh vực cho hai đồng nghiệp của họ là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, đã phân công để vạch trần ra rằng dù muốn áp dụng luật quốc tế hay luật quốc nội, dù cân nhắc theo lý hay theo tình, thì hai luật gia này cũng đều vô tội, cần phải được trả lại tự do.

Phía công tố cũng như tòa phúc thẩm đã chẳng đưa ra được một lý lẽ nào có giá trị thuyết phục, chỉ một mực khẳng định xuông rằng các bị cáo đã có tội. Nhưng vì biết tiếp thu pháp luật tốt nên đã giảm bớt hình phạt cho ho. Tức là trước công luận, đã không hề có tranh luận thực sự giữa bên công tố của nhà cầm quyền và bên bào chữa của dân.

Các lý lẽ, luận cứ sắc bén của các luật sư đã chỉ như nước đổ đầu vịt, tòa nghe rồi bỏ đó, và một bản án tiền chế đã được đem ra tuyên đọc trên cơ sở điều 88 của luật hình sự tàn dư thời chuyên chế toàn trị mà công luận cả trong nước lẫn quốc tế đã lên án và đòi huỷ bỏ.

Tòa phúc thẩm Hà Nội, qua phán quyết ngày 27-11-2007 trong vụ Nguyễn Văn Đài-Lê Thị Công Nhân rõ ràng là đã áp đặt một thứ công lý đảng trị chứ không hề thực hiện nền công lý nhân quyền dân chủ mà cả thế giới đòi hỏi cho Việt Nam, cho văn minh tiến bộ của loài ngưới.

Nguyễn An: Bức tranh công lý đen tối của luật sư, nếu đúng là đã phản ánh thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện nay, thì không còn hy vọng gì cải thiện được số phận tù tội cho hai luật gia trẻ tuổi Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân nữa hay sao?

Trần Thanh Hiệp: Tôi thấy có một chút hy vọng, nhưng rất mong manh. Đó là nhà cầm quyền Hà Nội, để che dấu mặc cảm không muốn mang tiếng chịu áp lực quốc tế, hay để làm giá trao đổi quyền lợi, quyền lực cho độc tài, sẽ tự quyền đơn phương áp dụng biện pháp tố tụng “giám đốc thẩm” còn gọi là “phá án” để xét lại phán quyết của tòa phúc thẩm.

Hà Nội hoặc sẽ có thể rút bớt nhiều hơn nữa hình phạt tù và quản chế cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, hoặc, tại sao không, sẽ hủy bỏ hẳn vụ án này nếu Hà Nội thấy được đền bù tương xứng.

Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Hiệp.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 03. Dec 2007 , 10:56
Lê Thị Công Nhân, Dòng Máu Của Triệu Trưng  

TRẦN BÌNH NAM .
Việt Báo Thứ Sáu, 11/30/2007, 12:02:00 AM


LS Lê Thị Công Nhân.

Hơn một năm qua có một người phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi tên là Lê Thị Công Nhân đã làm cho dư luận trong nước và thế giới  sôi sục. Chị không làm gì khác ngoài việc nhận ra rằng đất nước Việt Nam đang ở dưới chế độ của một tập đoàn thống trị độc tài và nhận trách nhiệm của một người yêu nước, chị lên đường đấu tranh giành lại quyền làm người cho bản thân chị và cho 83 triệu đồng bào trong nước. Chị theo gương dòng máu của những phụ nữ bất khuất Triệu Ẩu, Trưng Trắc, Trưng Nhị, hay gần hơn là dòng máu của Nguyễn thị Giang, Nguyễn Thị Bắc. Chị làm vinh danh cho hàng ngũ phụ nữ Việt Nam bên cạnh những nam nhi ưu tú khác đang dấn thân đấu tranh với cùng một mục đích giải phóng quê hương thoát ra khỏi một chế độ đang làm cho đất nước tụt hậu về mặt văn hóa và đạo đức trước sự tiến bộ nhanh chóng của thế giới trên con đường dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Chị Lê Thị Công Nhân sinh ngày 20 tháng 7 năm 1979 tại thị trấn Gò Công Tây thuộc tỉnh Tiền Giang, một tỉnh nằm phía nam cách thành phố Sài gòn chừng 100 km, và từ thuở ấu thơ chị đã theo mẹ, bà Trần Thị Lệ và người cha đỡ đầu là giáo sư Hoàng Phương ra Hà Nội sống. Tỉnh Tiền Giang nép mình bên bờ tả ngạn sông Tiền, một trong hai nhánh sông lớn của sông Cửu Long trước khi đổ ra biển. Tỉnh Tiền Giang cũng như các tỉnh khác ở miền Nam nổi tiếng là vùng đất có những người phụ nữ can trường, tận tụy với gia đình và khi đã dấn thân cho một lý tưởng họ sẵn sàng hy sinh tất cả kể cả bản thân để theo đuổi mục tiêu tới cùng dù đó là tình yêu hay tình dân tộc.

Chị Lê Thị Công Nhân sinh ra trong một gia đình nề nếp, có một bà mẹ biết giáo dục con cái, nên cái truyền thống tốt của người phụ nữ Việt Nam nơi chị có cơ hội nẩy nở và đã chiếm một chỗ vững chắc trong suy tư của chị khi chị lớn lên. Năm 1986 khi đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi mới để sống còn trước cơn lốc báo hiệu những biến chuyển trong khối Xô viết, không khí xã hội bớt bức xúc và dễ thở hơn chị Lê Thị Công Nhân vừa lên 7 tuổi, tuổi bắt đầu biết nhận thức. Nhưng trong cái dễ thở đó chị thấy mầm mống của bất công xã hội vẫn còn, và nhất là sự trống vắng của dân chủ và nhân quyền trong đó quyền tự do ngôn luận, một quyền chị coi là căn bản của mọi thứ quyền, tuyệt đối bị cấm cản. Theo chị không có tự do ngôn luận thì tất cả đều xây trên bãi cát. Chị bắt đầu với ý niệm dân chủ phổ cập trên thế giới là xã hội phải được xây dựng trên một hệ thống pháp chế ràng buộc bởi luật lệ thành văn và mọi người từ người cầm quyền đến người dân đều phải tuân hành luật pháp.

Sau khi tốt nghiệp trung học chị vào trường luật tại Hà Nội. Năm 2001 chị tốt nghiệp cử nhân luật chuyên ngành công pháp quốc tế và kinh tế. Sau hai năm học trường đào tạo luật sư, năm 2003 chị trở thành luật sư thực thụ có chân trong luật sư đoàn Hà Nội và là thành viên của luật sư đoàn quốc tế. Chị chọn Hà Nội làm nơi sống và chiến đấu vì Hà Nội là cái nôi văn hóa của dân tộc, vừa là thủ đô hành chánh của đất nước.

Con đường  chị chọn là con đường bất bạo động, và chị tự đặt mình trong hệ thống luật pháp hiện hành để tranh đấu. Chị hiểu rõ rằng hệ thống luật pháp hiện hành chỉ là một hệ thống văn bản đảng Cộng sản Việt Nam bày biện ra cho có vẻ Việt Nam là một quốc gia có mọi cơ chế của một nước có luật lệ nhưng trên thực tế họ thi hành luật lệ một cách tùy tiện và luật thực sự là ở cửa miệng của các cấp đảng ủy từ Phường, lên Tỉnh cho đến Trung ương. Quốc hội chỉ là dấu cao su đóng vào các quyết định của Bộ Chính trị. Nhưng chị đã dùng các luật lệ đó (mà ngôn từ lúc nào cũng có vẻ nghiêm chỉnh, nhưng mâu thuẫn nhau) để tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động của mình trước nhân dân và trước sự quan sát của thế giới. Chị làm việc tại văn phòng luật sư Thiên Ân của luật sư Nguyễn Văn Đài, một người có cùng chí hướng.

Tháng 8/2006 chị tham gia Khối 8406 (1), gia nhập và làm phát ngôn nhân cho đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị hoạt động công khai. Tháng 10/2006 chị gia nhập Liên minh Dân chủ và Nhân quyền, một liên minh của những người dân chủ trong và ngoài nước. Chị Lê Thị Công Nhân biết trước những trở ngại và đe dọa trước mắt, nhưng chị không ngần ngại vì con đường chị đi là con đường đấu tranh công khai dựa vào công lý và lẽ phải.

Đảng Cộng sản bắt đầu đe dọa chị bằng những cuộc thẩm vấn liên miên. Nhưng chị đã xác định lập trường một cách vững chắc không phải trong phòng thẩm vấn của công an mà là trước thanh thiên bạch nhật qua cuộc phát biểu viễn liên của chị tại Hà Nội đến cho đồng bào hải ngoại rằng (2):

“Tôi là thành viên cuối cùng trong bốn thành viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam được công an triệu tập làm việc chính thức, tính từ sau Tết âm lịch đến nay Và thật sự tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc gì có thể xẩy ra với tội. Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng Cộng sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính trị, ngèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người Cộng sản thì tùy họ và họ có quyền hành xử với những cái gì họ có. Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi có thể bị khởi tố và có thể đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa: đó là chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra”

Tháng 12/2006 chị cùng luật sư Nguyễn Văn Đài mở lớp hội thảo về tình hình chính trị và xã hội tại Việt Nam tại văn phòng luật sư Thiên Ân. Đảng Cộng sản Việt Nam xem cuộc hội thảo công khai này là một hình thức trá hình huấn luyện những thành phần chống đảng, và quyết định truy tố chị và luật sư Nguyễn Văn Đài về tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Ngày 11/5/2007 đảng Cộng sản Việt Nam, trong một vụ xử án khuất lấp lấy lệ tòa sơ thẩm Hà Nội kết án chị 4 năm tù ở và 3 năm quản chế (trong khi luật sư Nguyễn Văn Đài bị xử 5 năm tù và 4 năm quản chế). Ông chánh án tòa sơ thẩm Nguyễn Hữu Chỉnh căn cứ tội trạng vào cuộc hội thảo tháng 12/2006 mà ông nói là tuyên truyền chống nhà nước và nói xấu ông Hồ Chí Minh.

Chị và luật sư Đài chống án và hôm  27/11/2007 lại diễn ra thêm một “màn kịch công lý” tại tòa phúc thẩm Hà Nội. Bất chấp áp lực của công luận thế giới và của các đoàn thể, tố chức đấu tranh cho dân chủ tại hải ngoại, và nhất là những lời biện hộ hùng hồn của các luật sư bào chữa rằng dù áp dụng luật Việt Nam hay luật quốc tế (3) luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài đều không phạm tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” công tố viên nhà nước vẫn giả ngơ giả điếc kết luận là hai luật sư Đài và Công Nhân có tội và nói rằng nếu nhận tội cả hai bản án sẽ được đổi thành tù treo. Nhưng cả hai đều không nhận tội. Chị Lê Thị Công Nhân nói “những việc làm của tôi không vi phạm hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tôi luôn hổ trợ cho một cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa". Trong khi đó luật sư Nguyễn Văn Đài nói "tôi không có tội, tôi chỉ nói lên quan điểm của tôi và quan điểm của tôi khác biệt với đảng Cộng sản Việt Nam" .

Thẩm phán Nguyễn Minh Mẫn, phó chánh tòa án Tối cao Nhân dân ngồi ghế chánh án tuyên án luật sư Nguyễn Văn Đài 4 năm tù ở, 4 năm quản chế, luật sư Lê Thị Công  Nhân 3 năm tù ở, 3 năm quản chế (4)

Sau khi tòa tuyên án chị Lê Thị Công Nhân bình thản nói, tòa sơ thẩm cũng như tòa phúc thẩm đều không có ý nghĩa gì vì đất nước không có dân chủ và nhân  quyền căn bản, cho nên, nếu chị có được trả tự do hôm nay thì cũng chỉ là “chuyển tù một nhà tù nhỏ ra một nhà tù lớn”. Chị chấp nhận ở tù.

Trước cường quyền chị Lê Thị Công Nhân đã mất tự do, nhưng chị hiểu đây là sự chia sẽ của chị với sự mất tự do của nhân dân. Cuộc đấu tranh của chị từ giữa năm 2006 cho đến phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 là một cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa đúng và sai,  giữa dân chủ và độc tài. Với dòng máu Triệu Trưng trong huyết quản chị Lê Thị Công Nhân đã làm ngời sáng tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt Nam và của cả dân tộc. Cuộc đấu tranh kiên cường cho công bình và đầy tình nhân ái của chị không những làm phấn khởi cho những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam mà còn là một nguồn cảm hứng cho bất cứ ai trên thế giới đấu tranh cho công bằng xã hội.

Chị Lê Thị Công Nhân xứng đáng là người con yêu của đất nước. Chị đi vào lịch sử dân tộc bằng ngõ chính, và tuy thân thể bị tù đày, sức mạnh tinh thần của chị đã thắng bộ máy đàn áp của đảng Cộng sản Việt Nam vì chị đã chinh phục được sự thán phục của toàn thế giới.

Trong tương lai, trước áp lực của các lực lượng dân chủ toàn cầu và sự kiên trì đòi hỏi công lý của đại khối người Việt trong và ngoài nước, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải trả tự do cho chị trước hạn kỳ.

Chị sẽ tiếp tục con đường đấu tranh vinh quang cho lẽ phải và sau lưng chị sẽ có cả toàn dân.

Trần Bình Nam

Nov. 29. 2007

binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

(1) Do nhiều người dân chủ trong và ngoài nước, chính yếu là linh mục Nguyễn Văn Lý, thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2006 dựa vào khuôn mẫu của Hiến chương 77 tại Tiệp Khắc.

(2) Trước một cuộc biểu tình của đồng hương tại quận Cam, California ngày 25/2/2007 để phản đối nhà cầm quyền mở cuộc đàn áp dữ dội các nhà hoạt động  dân chủ trong nước sau khi đã gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị thường niên APEC.

(3) Các Công ước quốc tế mà Việt Nam công nhận.

(4) Nghĩa là mỗi người được giảm một năm tù và giữ nguyên số năm quản chế.

TRẦN BÌNH NAM

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 04. Dec 2007 , 17:55
Bức thư ngỏ gửi thầy Thích-Nhất-Hạnh

QueMe.net, 2005-02-20
Cư sĩ Khuê Trí

Sau lá thư ngỏ chúng tôi viết gửi thầy , cũng như đọc nhiều bài viết khác trên internet nói về chuyến trở lại Việt Nam của thầy và tăng thân Làng Mai. Chúng tôi đã không có ý định trở lại vấn đề nữa.

Nhưng đọc bản tin viết ngày 4/2/2005 một đệ tử của thầy đăng trên website : www.langmai.org đưa tin về buổi "thuyết pháp" của thầy tại Học viện Chính trị Quốc gia cho khoảng 600 học giả, viên chức chính quyền và khoảng 500 Phật tử dự thính. Nói rằng, có người hỏi : "khi quy y thì mình có quyền tiếp tục yêu nước và yêu đảng hay không ?" Thầy Nhất Hạnh trả lời : "có chứ, nếu quy y mà không còn được "quyền" yêu nước và yêu đảng thì quy y làm gì ? Quy y xong mình thực tập sẽ có nhiều vững chãi, thảnh thơi, hiểu biết và thương yêu hơn, yêu đảng hay hơn, nước sẽ đẹp hơn, tự do hơn, dân chủ hơn. Ðảng sẽ cởi mở hơn, bao dung hơn, quang vinh hơn"!

Thật là đáng kinh ngạc về "thiền vị" của thầy Nhất Hạnh trong câu trả lời này. Vậy xin được trích nguyên văn ra đây để bạn đọc có dịp cùng thanh lãm.

Không biết thầy Nhất Hạnh khi trả lời như vậy có nhớ đến tổ đường của thầy, cùng các Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, Thích Tuệ Sỹ và còn bao nhiêu người con Phật chân chính khác trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như đồng bào của thầy trong cộng đồng dân tộc này đang được sống "thảnh thơi, vững chãi, tin yêu" như thế nào trong suốt lịch sử cầm quyền của cái đảng mà thầy nói là nó sẽ "cởi mở hơn, bao dung hơn, quang vinh hơn" kia không ?

Hay với "thiền nhãn" của thầy thì ở nơi đây anh em đồng Ðạo, đồng bào của thầy cũng đang được "thảnh thơi, dân chủ, tự do" mà hành Ðạo như ở bên trời Tây ? Hay thầy đang có ý định "nhập thiền" vào đảng cộng sản Việt Nam để mà cải tạo nó ? Thật không còn gì để nói thêm với thầy nữa !

Chỉ thấy xót xa cho một thân phận đã từng quy y Phật pháp hơn 60 năm trời, đọc rộng biết nhiều ; chỉ vì tôn thờ bản ngã, bị ngũ dục cám dỗ mà đầy đoạ Pháp-thân Huệ-mạng của mình đến nông nỗi như vậy.

Và còn làm khổ lây đến anh em đồng Ðạo, đồng bào của mình nữa. Trong kinh Viên Giác đức Thế Tôn từng dậy rằng : tri huyễn tức ly. Rất mong thầy đọc lại và suy ngẫm.

Hà Nội, Việt Nam 20/2/2005
Cư sĩ Khuê Trí

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 10. Dec 2007 , 15:00
Việt Kiều “Oan” Không Quyền Khiếu Kiện?  

THIÊN ĐỨC . Việt Báo Thứ Hai, 12/10/2007, 12:02:00 AM

Người viết cố tình sử dụng tiêu đề trên nhằm mục đích nhấn mạnh tính tương phản của nó với cụm từ “Dân oan khiếu kiện” từ nghĩa đen cho tới nghĩa bóng rất là ấn tượng, đem lại cho chúng ta nhiều suy gẫm.

I. Dân oan khiếu kiện

Ngày nay không còn là chuyện “bí mật nhà nước” cũng không còn bị coi là “bêu xấu chế độ” một khi tự bản thân dân oan được tự do đi tuần hành công khai giữa đường phố Sài Gòn, Hà Nội, như là chuyện thường ngày ở huyện, từ năm này qua năm khác, vì thế mà báo chí quốc doanh không thèm quan tâm khai thác chăng? Để hiểu rõ câu chuyện, chúng tôi tạm phân tích như sau:

1) Chữ “dân” ở đây bao hàm nghĩa là người dân Việt đang sống trong nước, điều trước tiên là họ được: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” (đ.31HP) và họ có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ được quy định bởi hiến pháp CHXHCNViệt Nam 1992 bổ sung vào năm 2002.

- Điều 3: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,

- Điều 11: Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội.

Ngoài quyền làm chủ, người dân còn có đầy đủ các quyền khác như:

- Điều 50: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

- Điều 68: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước

- Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

- Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Điều 74: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước.

Và điều quan trọng nhất ở đây về tài sản của công dân được hiến pháp quy định:

- Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa.

Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.

Với tất cả quy định trên đây nếu được thực thi nghiêm túc thì người dân Việt Nam được hạnh phúc biết bao.

2) Chữ oan: Trên thực tế, tài sản của người dân bị cướp công khai bởi nhà cầm quyền cọng sản. Hành động cướp bóc này diễn ra công khai, qua nhiều chặng đường lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau như sau:

* Cải cách ruộng đất 1954- 1956 ở Miền Bắc.

* Cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau 1975.

* Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn và hợp tác xã ở thành thị.

* Hiện nay là các dự án quy hoạch kinh tế hay phát triển trên toàn quốc.

Tất cả tài sản của người dân hầu như bị cướp trắng không được đền bù, hoặc đền bồi theo kiểu bố thí cơm thừa cho kẻ ăn mày, người dân bị ép buộc đi chỗ khác chơi để cho các quan chia chác “chiến lợi phẩm” chứ không phải là đền bù theo giá thị trường.

Ngoài ra, chữ “dân oan” cũng bao gồm những lớp nạn nhân xuất phát từ:

* Những chính sách sai lầm của đảng cs như là: vụ án nhân văn giai phẩm, vụ án xét lại ở miền Bắc, câu lạc bộ cựu chiến binh. Người học tập cải tạo và gia đình bị cướp đoạt tài sản ở miền Nam.

* Chính sách kỳ thị giai cấp vô sản hay không vô sản, kỳ thị quá khứ đối với người chế độ cũ hay thương phế binh miền Nam, chính sách tiêu diệt và kỳ thị tôn giáo, chính sách kỳ thị Bắc Nam đối với những người miền Nam tập kết, hay với những người trong MTGPMN, thành phần thứ ba...

* Quan lại tham ô nhũng lạm ỷ thế cậy quyền bức hiếp, truy bức, tù đày người dân để cướp tài sản , xét xử bất công...

Dân oan khiếu kiện trên đường phố hiện nay chỉ mới xuất hiện một phần nổi là thành phần đảng viên và gia đình có công với đảng và nhà nước mà thôi, phần chìm vẫn còn là ẩn số. Vậy bao giờ mới bùng nổ?

3) Khiếu kiện: Để bảo vệ quyền lợi chính đáng theo hiến pháp và pháp luật, dân oan đã nổi lên khiếu kiện như sau:

a) Quyền làm chủ của dân oan được thể hiện bằng cách:

* Đi van lạy, ăn nằm la lết từ cơ quan địa phương đến hết cơ quan trung ương. Cơ quan đóng cửa không tiếp hoặc cơ quan tiếp dân được dời ra nơi hẻo lánh không điện nước tiện nghi tối thiểu như cơ sở tiếp dân sai gòn mới đây như là một hành vi tống xuất của nợ, sống chết mặc bây.

* Đi tìm các đầy tớ của nhân dân như là đại biểu quốc hội. Được biết những lớp người này bị hội chứng câm, điếc, đui mù chưa được cứu chữa kịp thời qua kỳ bầu cử quốc hội vừa rồi, nên lớp người này chỉ còn một cách duy nhất là “chun lỗ chó” cơ quan để trốn dân như trốn ma quỷ hay dịch bệnh vậy.

* Đi tìm ông Nông Đức Mạnh tổng bí thư đảng CSVN là người lãnh đạo có quyền ngồi xổm trên hiến pháp. Được biết ông đang toàn tâm toàn ý chỉ đạo cho đàn em phá hội trường Ba đình để xây nhà quốc hội mới theo “phong thủy” “ddể bảo đảm sự trường tồn của chế độ” theo thông tin của bài viết: “DDảng chỉ tay, quốc hội vỗ tay và nhân dân trắng tay của tác giả Hoàng Quân. (sẽ có dịp trở lại đề tài này)

* Đi tìm ông Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước. Được biết ông quá bận rộn huy động quân đội, bảo vệ điều 4 HP để khỏi tự sát, nên chưa có thời giờ để lên tiếng bảo vệ dân oan.

* Tìm đến ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng chính phủ từng tuyên bố: “Tôi thương nhất, quí nhất là sự trung thực. Tôi ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”, dân oan mừng rỡ đến độ chảy nước “ddái” khi được thủ tướng giúp đỡ tận tình bằng chỉ thị “chính quyền địa phương giải quyết nguyện vọng cho người dân, như thế là ông thủ tướng đã hết trách nhiệm. Người dân nào mà còn đi khiếu kiện là hoàn toàn dối trá, bị kẽ xấu cỡ hòa thượng thích Quãng Độ xúi giục, cần phải sử dụng công an đàn áp tới bến.

Ngoài ra, dân oan cũng đã tìm đến sự hỗ trợ những nhân vật uy tín bên ngoài chính quyền như:

* Ông Võ Văn Kiệt từng là cựu thủ tướng, tiếng nói vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến chính quyền. Kết quả khiêm tốn là ông Kiệt đang kẹt bảo vệ sinh mạng mấy con cọp nuôi của tư nhân để có “cao hổ cốt” bồi bổ thân già, chờ khi nào khỏe mạnh gân cốt theo “sự đấm bóp thời cuộc”, ông mới có sức lên tiếng. Xin ai đừng xúi dại dân oan ráng chờ thêm vài chục cái ngày 30-4 nữa, rồi “cóc” mở miệng can thiệp cũng chưa muộn.

* Ông Võ Nguyên Giáp một công thần của chế độ, tiếc thay thời gian trước đây ông bận lo sự thiếu hụt vòng xoắn cho chị em phụ nữ, nay lại lo hội trường ba đình cũ bị đập phá, có giá trị hơn so với những tầng lớp dân oan chỉ là “trên răng dưới dế”, trong đó có người từng là bạn bè, đồng chí đồng đội cũ. Với một công thần tên tuổi vào hàng bậc nhất xã hội (?) mà lo toan được như vậy là đã quá sức rồi, dân oan nào còn tìm đến ông, thật là quá đáng, cần phải kêu công an cấm cửa và trừng phạt. Người nào cho rằng: “Võ Nguyên Giáp từng là “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” (?) bây giờ chính là kẻ hèn nhát! cần phải xét lại chăng?

* Người dân cũng tìm đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để giải quyết nhu cầu trú ngụ qua đêm hay nhu cầu vệ sinh trong lúc tụ họp khiếu kiện, nhưng nơi đây vẫn kín cổng cao tường phải chăng những vị chức sắc đang lo toan bào chữa cho ông Nguyễn Văn Lý “ddúng là có tội” vì hoạt động chính trị nên chưa có thời giờ mở cổng nhà thờ?

b) Quyền tự do ngôn luận và báo chí:

Thật là “bố láo” cho những ai tố cáo tại đất nước Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận và báo chí. Hãy nhìn đây là sự thật dân oan đã hành xử quyền này công khai giữa lòng xã hội như là:

* Sản xuất các loại báo cầm tay, tự biên, tự diễn, không có kiểm duyệt. Đảng và nhà nước bằng lòng, im lặng không hề lên tiếng tranh cãi hay phản ứng, cho dù nội dung đó là chỉ trích những nhân vật lãnh đạo đảng cụ thể là Trần Đức Lương cựu chủ tịch nhà nước từng “chơi chạy” để vợ con đi khiếu kiện bơ vơ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Thanh tra nhà nước, chủ tịch UBND tham nhũng hối lộ, 600 tờ báo quốc doanh có dám thi đua lập công dâng đảng với dân oan về lãnh vực này hay không?

* Dân oan được chửi trực tiếp vào mặt chính quyền, kể cả công an, không những nơi công cộng mà còn tại nơi công sở làm việc nữa, như vậy có phải là tự do ngôn luận hay không? Đến đây cũng cần nhắc lại câu chuyện nhà văn Dương Thu Hương chửi chế độ bằng câu: “Ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”, được báo chí ca tụng, rồi không biết có phải vì sợ hãi hay không (?) đã chạy qua cư ngụ ở Pháp. Cho tới nay, chưa thấy nhà văn này ỉa tiếp hay ỉa dài dài vào mặt nhà nước cho bàng dân thiên hạ ngưỡng mộ. Sự việc này còn thua xa dân oan, dân oan chẳng những không “ ỉa bằng mồm” mà ỉa thật sự, thẳng vào mặt đảng CSVNvà nhà nước, ỉa công khai, giữa ban ngày, trước cửa cơ quan công quyền, ỉa giữa dàn chào công an và bảo vệ canh gác cùng chứng kiến. Tại sao hành động dũng cảm này không được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến có phải là oan cho dân oan hay không?

Vấn đề cần đặt ra tranh luận ở đây là nếu đảng và nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục khóa cửa cầu tiêu tại các cơ quan khiếu kiện, nhằm mục đích “bít lỗ đít” của người dân oan, (tài sản này thực chất là tiền của người dân đóng góp) thì đến chừng nào, tập thể dân oan phải rơi vào cái thế đồng loạt ỉa vào mặt đảng và nhà nước để cho ông Hồ và công an chứng kiến?

c) Về quyền tự do đi lại và cư trú:

Dân oan dưới chế độ XHCN được quyền tự do đi lại để chửi từ cấp trung ương đến địa phương, từ cơ quan đến tư dinh quan lớn, từ vườn hoa công cộng đến lăng Hồ Chí Minh mà không ai bị cấm cản hay bị tù đày một cách chính thức bằng văn bản về tội đi lại và chửi rủa. Chẳng những thế nhà nước còn ưu ái sợ dân oan cảm lạnh nên những đêm khuya đã từng đem xe dọn dẹp và mời dân oan về khách sạn “song sắt” ngủ đỡ qua đêm, sau đó còn đưa lên máy bay miễn phí về trụ sở công an địa phương để chửi tiếp như trường hợp cô Lê Thị Kim Thu ở Đồng Nai. Có xứ nào tự do hơn nước Việt Nam nhỉ? (xem: www.vietnamexodus.org)

d) Quyền thừa kế:

Thông thường quyền này được áp dụng trong giới hạn người đã chết để lại tài sản cho thân nhân. Tại Việt Nam văn minh hơn, dân oan được quyền phát triển quyền thừa kế không phải lúc chết mà là lúc sống, đó là truyền thừa quyền khiếu kiện từ đời ông, đến đời con, đời cháu, chắc, để ba, bốn đời cùng nhau đi kiện theo tinh thần đoàn kết XHCN, đúng như câu “Tam, tứ đại đồng đường” là nhà có phúc. Nhờ thế, những vụ kiện trên hai ba chục năm mới có cơ hội tồn tại cho đến ngày nay để ghi vào kỷ lục tư pháp Việt Nam và thế giới.

Tại các nước “tư bản đang rẩy chết”, thầy cô giáo khuyến khích các em phát triển những ước mơ làm tổng thống, anh hùng không gian... còn tại Việt Nam thầy cô giáo dạy dỗ các em mơ về người chết (một hình thức đưa âm khí vào tâm hồn trẻ thơ về mặt phong thủy) như trong bài hát giảng dạy từ mẫu giáo, và tiểu học: “DDêm qua em mơ gặp bác Hồ”.

Ngày nay phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho tăng học phí, chấp nhận cho các em thất học tham gia đội ngũ bụi đời hay khiếu kiện. Phải chăng đã đến lúc đổi lời bài hát trên thành: “DDêm qua em mơ làm dân oan khiếu kiện”.

Không! Không! Các em không cần phải mơ nữa! các em đã trở thành người khiếu kiện rồi! Tương lai của đất nước đang trông chờ các em vậy!

Qua trình bày trên đã cho thấy việc chờ đợi kết quả khiếu kiện vẫn còn là chuyện dài nhiều tập chưa có hồi kết, rất tiếc đề tài này chưa phải là mục đích chính của bài viết, nên chỉ dừng lại ở phần trình bày sự kiện thực tế tại Việt Nam, còn phần bình luận khen chê dành để cho bạn đọc vậy.

(Còn tiếp)

THIÊN ĐỨC

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Dec 2007 , 05:45
Phao Phản

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 12/7/2007, 12:02:00 AM

Thật là nực cười khi mới nghe tin CS đã bắt  hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt, trong vali có súng lục và đạn. Phi trường Mỹ một cây cắt móng tay còn qua không lọt thì làm gì súng và đạn lọt qua. Súng ở Việt Nam mua lậu rẻ và dễ hơn ở My vì bô đội lấy súng của chế độ cũ, không khai báo, giao nạp  rất nhiều. Nếu muốn khủng bố thì làm gì được với một cây súng lục và mưới mấy viên đạn. Chất nổ ở Việt Nam bán lậu đầy ra đó; nông dân, ngư dân còn mua được để đánh cá, tầm sát hại "đại trà" hơn súng lục, mà lại đem súng lục từ Mỹ sang.

Nhưng nghĩ lại, thật đáng lo cho hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt đáng thương này. Công an CS đang dùng ngón nghề sở trường, là vu cáo, phao phản để mưu hại người ngay. Một cách bình dân và đại tổng, vu cáo là tố cáo một điều không thật bằng lời. Phao phản là vu cáo có dàn dựng "nhân chứng, vật chứng" (chữ của công an CS thường dùng). Cá nhân và dân thường vu cáo hay phao phản còn dễ dẫn chứng vô tội. Chớ nhân viên công lực, người được nhà nước giao nhiệm vụ theo dõi, khám phá những hành động phi pháp, nói chung là nhà cầm quyền mà phao phản, thì người bị vu cáo, phao phản khó mà gỡ lắm, nhứt là bị những viên chức hữu thệ vu cáo và phao phản.

Thời Pháp thuộc nước nhà Việt Nam, nhiều nông dân vô tội ở nông thôn không làm vừa lòng ban hội tề nhứt là hương quản, phải tán gia bại sản vì bị  hương quản phao phản, báo cáo cho tào cáo bắt rượu lậu với vài viên men, một chút hèm, và vài xị đế. Nhiều thương gia lương thiện không biết hay không đút lót cho lính kín, săn đầm, mã tà, điềm chỉ viên bị  họ phao phản nhiều thứ tội từ đóng thuế cho Việt Minh, đến bán thuốc Tây lậu vô bưng, phải vào tù ra khám. Thời Việt Nam Cộng Hòa, nghịch lý nhưng có thật, chính Việt Cộng cũng có phao phản để khủng bố những thương gia tại thành không chịu đóng thuế cho Việt Cộng nhưng Việt Cộng không  thể đốt xe, đốt nhà, ám sát ghim bản án trên ngực được để khủng bố các thương gia khác.

CS Hà nội bây giờ cai trị còn độc hơn  thực dân Pháp rất nhiều. Công an, mật vu, "hải quan", biên phòng, dân phòng CS bây giờ còn ác hơn lính kín, săn đầm, mã tà, tào cáo của thực dân Pháp nữa. Do vậy không thể xem việc CS phao phản hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt đi Việt Nam, trong hành lý  bị lạc một vài giờ sau đó Hải quan tìm ra và khám xét nói có một súng lục và 13 viên đạn là chuyện đùa, việc làm của công an CS là trẻ con nếu nhìn dưới khía cạnh gánh nặng dẫn chứng vô tội của hai người Mỹ gốc Việt đáng thương  mới về Việt Nam lầu đầu tiên này. Và từ đó thấy rõ hơn đối với người Mỹ gốc Việt hay người Việt gốc tỵ nạn CS ở hải ngoại trên khắp thế giới, Việt Nam không phải là một nơi để du lịch, giải trí vui chơi.

Khi bọn ác nắm được chánh quyền trong tay, cái gì họ cũng có thể làm được. Chuyện CS dùng du thủ, du thực để trấn áp, đánh đập những người bất đồng chánh kiến và dân oan biểu tình không phải mới có đây, hay mới có ở Việt Nam. Một Bộ Trưởng Công an thời Ong Hồ chí Minh đã hãm hiếp, giết chết luôn người mà Ong Hồ chí Minh đã thỏa mãn xác thịt và muốn thủ tiêu. Luật của CS không có thời tiêu, tội không có thời hiệu truy tố, chuyện cũ giở lại thành mới. Tòa án không độc lập, xử theo ý muốn của cấp ủy đảng, nhứt là các vụ liên quan đến chánh trị. Hình sự hóa tội chánh trị là chuyện cơm bữa. Không bao giờ CS xác nhận có giam tù chánh trị. Người Việt hải ngoại đa số là dân tỵ nạn CS, dưới con mắt "hình sự" của CS, không "ngụy quân" cũng "ngụy quyền", không "tư sản dân tộc cũng tư sản mại bản", không gốc Hoa bành trướng cũng, gốc Miên Pôn Pot, cũng gốc Việt "phản động" cũng gốc Việt "phản quốc", do cục cơ quan công an chống tình báo Mỹ và Trung Cộng "quản lý và xử lý" ".

Thêm vào đó, CS Hà nội mới có thêm một phương tiện bằng vàng để thực hiện sư phao phản đối với người Mỹ gốc Việt. Đó là hảng máy bay quốc doanh Air Việt Nam từ Mỹ bay thẳng và trở về. Họ có thừa thì giờ khi xuống hành lý ở Việt Nam để nhét 600 gam heroin là tử hình. Trong vụ hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt, theo nguồn tin riêng lấy từ Việt Nam, của truyền hình SBTN, "Ông Lê Phan Văn là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tham chiến trong những trận đánh lớn vào trước năm 1975. Đây là lần đầu tiên ông về thăm quê hương, và hai người mang theo 4 va-li hành lý từ Mỹ về Saigon. Nguồn tin cho biết, khi họ đến phi trường thì họ chỉ nhận được có 3 va-li, còn một va-li còn lại thì không thấy, nên họ đến khai hành lý bị lạc. Họ được yêu cầu ở lại chờ, và một lát sau thì nhân viên hải quan đã cùng với Công an CSVN bắt giữ họ và thẩm vấn, lập "biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi cất giấu vũ khí trái phép đối với hai hành khách là bà Lê Helen sinh năm 1953, và ông Lê Phan Văn, sinh năm 1952. Hiện hành khách và tang vật đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ...." Tang vật trong biên bản là khẩu súng Ruger-P85 và 13 viên đạn.

Thật CS phao phản dễ như chơi, nhưng luật sư muốn chứng minh phải đổ mồ hôi hột và rất mất thì giờ lắm. CS có thể không cho luật sư Mỹ thụ nhiệm vì viện dẫn hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt này chưa được Chủ tịch Nước cho từ bỏ quốc tịch Việt, đương nhiên còn là công dân của nước CHXHCNViệt Nam theo luật quốc tịch của CS, thì luật sư Mỹ đi chỗ khác chơi. Muốn chứng minh ngược lại luật sư cũng phải đổ mồ hôi hột.

Báo Công an của CS viết súng đạn này, bị can này là của Đảng Việt Tân. CS muốn dàn dựng vụ này để phao phản đảng Việt Tân là khủng bố. Tự nhiên Đảng Việt Tân đã phủ nhận thẳng thừng, và chẳng ai tin CS đã từng vu cáo Đảng Việt Tân là khủng bố vì không lẽ TT Bush là người chống khủng bố nhứt hoàn cầu lại mời Ong Chủ tịch Đảng khủng bố vào Tòa Bạch Oc tham khảo.

CS đang nắm quyền hành trong tay, cái gì CS cũng có thể làm được đối với người dân đã bị tước đoạt gần hết quyền công dân. Còn khống chế người Việt hải ngoại khi đi Việt Nam không phải là một chuyện khó. Không cần gì phải dùng súng ống cho mất công, chỉ cần quẹt một chút tinh khí của một phụ nữ mà CS dàn dựng, ở phòng ngủ, ở tiệm ăn, hay trên xe và cho người phụ nữ ấy thưa là bị hiếp dâm. Báo chí trong tay, CS thổi phồng lên thì coi như tiêu ma sinh mạng chánh trị của một người đấu tranh. Báo chí CS nói nhiều người Việt hải ngoại về làm ăn, về đi thăm quê hương nhưng chưa nghe ai ở lại, chưa ai làm giàu đem được tiền về ngoại quốc, phải chăng phần lớn là do sợ CS phao phản./.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Dec 2007 , 10:03
10 Tháng 12 2007 - Cập nhật 12h42 GMT

Chiến tranh!
 
Huy Đức
Viết trên blog Osin ngày 7/12/07
 
Các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn có quan hệ quá căng thẳng với Trung Quốc

Đêm qua, có ít nhất hai tờ báo, trong đó có tờ Tuổi Trẻ, phải lột những bài viết về vụ Trung Quốc hợp thức hóa việc thôn tính Hoàng Sa. Sáng, có nhà báo trẻ ví sự kiện này với vụ bé Bảo Trân bị cô giáo lấy băng keo dán miệng.

Khóc. Vẫn biết là người Trung Quốc sẽ “chơi” như vậy mà không kìm được nhục. Mấy tháng trước, Đại sứ cũng đã bị dựng dậy lúc nửa đêm để nghe Bộ Ngoại giao họ “mắng” khi báo chí ta, nói với nhân dân ta, rằng ở Mỹ, ở Châu Âu, người ta phát hiện ra những chất có hại cho sức khỏe trong thực phẩm và đồ chơi Trung Quốc.

Trong entry “Có Lẽ Cụ Chủ Tịch Không Biết” tôi đã phân tích tính “lợi bất cập hại” khi “nhà nước hóa tiếng nói của nhân dân”. Họ biết là hàng tuần chúng ta có giao ban, có định hướng, có xử lý báo chí.

Mấy ngày nay tôi có trao đổi email với một người bạn Trung Quốc, một nữ nhà báo. Cô ấy học với tôi ở Maryland. Hồi đó, biết tôi đã từng là một sỹ quan quân đội, cô ấy hỏi: “San, anh đã từng giết thằng Mỹ nào chưa?” Tôi nói, không phải đùa: “Sorry Jin, khi tôi đi lính, không còn Mỹ, chỉ còn Trung Quốc”.

Chiến tranh biên giới

Tôi xung phong vào bộ đội sau ngày 17-2- 1979, khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời Biên giới”.

Năm ấy tôi 17 tuổi và đang học lớp 10. Tôi nhớ như in máu đã chảy trong tôi như thế nào và ngay giờ đây máu vẫn chảy như thế mỗi khi nghe “Tiếng súng …”. Tôi biết, tôi sẽ trở lại quân ngũ nếu chiến tranh lại xảy ra như 29 năm trước. Tôi cũng không thể ngăn cản con trai tôi, nếu khi cháu lớn, người Trung Quốc lại xâm chiếm đất nước tôi.

Nhưng, tôi đã biết Chiến Tranh sau những năm tháng ở Biên giới phía Bắc, những năm tháng ở Campuchia.

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kể, có một nhà lãnh đạo ta khi tiếp kiến Thủ tướng Thái nói rằng: “Chúng tôi tự hào vì đã đánh thắng ba đế quốc to”.

Ông Thủ tướng điềm đạm nói: “Chúng tôi thì lại tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Chắc nhiều bạn nghiên cứu lịch sử Thái cận đại và hiện đại sẽ thấy họ đã khôn ngoan như thế nào để tránh chiến tranh trong những tình huống tưởng như không thể nào tránh được. “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”, thơ Nguyễn Duy.

''Tử chiến Hoàng Sa''

Tôi vừa đọc xong cuốn sách mới nhất của Đề đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Hồ Văn Kỳ Thoại.

Ông Thoại là cháu nội của nhà văn Hồ Biểu Chánh, là vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong cuộc “tử chiến” Hoàng Sa hồi năm 1974. “Lịch sử sẽ đánh giá quyết định đó”.

Năm 2005, khi ở Mỹ, tôi đã giúp một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao lập danh sách những liệt sỹ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này.

Tôi không biết Bộ Ngoại giao đã làm gì với danh sách mà tôi đã từng cung cấp, nhưng ngay từ khi ấy, tôi đã đề nghị quan chức này, hãy thuyết phục để Nhà nước khắc bia lưu danh những người anh hùng đó.

Theo những gì mà những người lính Hải quân Sài Gòn kể thì khi đó họ đã phải chiến đấu hết sức đơn độc. Trung Quốc đã lựa chọn một thời điểm mà người Mỹ không thể can thiệp, cho dù Hạm Đội 7 vẫn ở ngoài Biển Đông.

Nuối tiếc

Tôi không bao giờ xét lại quyết định của mình năm tôi 17 tuổi. Năm đó, tại Sài Gòn này, có những người lính đang bị hắt hủi, đang bị coi là “Ngụy” vẫn sẵn sàng, nếu được chính quyền chấp nhận, sẽ tòng quân. Nhưng những gì dẫn đến “cuộc chiến tranh 17-2” thì, cho tới ngày nay, tôi vẫn tiếc.

Sau khi Jimmy Carter trở thành Tổng thống, người Mỹ đã định “bình thường hóa” quan hệ với Việt Nam.

Năm 1977, Việt Nam khó có thể lấy được chiếc ghế mà Sài Gòn đã ngồi ở Liên Hợp Quốc nếu như không có sự ủng hộ của người Mỹ. Khi ấy, ASEAN cũng đã chìa bàn tay ra nhưng chúng ta đã thật kiêu ngạo để không nắm lấy.

Nếu khi đó, chúng ta đã là thành viên ASEAN, đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ, chắc chắn, chúng ta sẽ xử lý xung đột ở Campuchia theo cách khác và người Trung Quốc không thể nào dám để cho cuộc chiến Biên giới xảy ra.

Cũng có những sự lật lọng cay đắng khiến cho các nhà lãnh đạo lúc đó không thể không “cảnh giác cao độ” với Bắc Kinh. Ngay trong ngày 1-5-1975, Khmer Đỏ, kẻ mà 14 ngày trước đó, nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam sẽ không thể nào nắm quyền ở Phnompenh, đã giết những người dân Việt Nam sống ở vùng Tây Nam Biên giới.

Cuộc chiến tranh Tây Nam sau đó do chế độ Pol Pot, với sự cố vấn của người Trung Quốc tiến hành, đã làm cho mối quan hệ Việt –Trung trở nên nghiêm trọng.

Cùng lúc ấy, bên trong, chính sách “cải tạo tư sản” đã đưa hàng trăm nghìn người Hoa ra khỏi thành phố. Tiếp đó là “nạn kiều”. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kể, năm 1978 ông ra Quảng Ninh và thấy nhiều vùng ở đây vắng ngắt. Hàng vạn người Hoa đã sinh sống nhiều đời ở Việt Nam, chỉ biết tiếng Việt Nam, đã phải ngơ ngác, ngậm ngùi “trở về” Trung Quốc.

Năm 1977, người Mỹ chủ động đàm phán với Việt Nam nhưng chỉ vì khoản “bồi thường chiến tranh” mà chính quyền đã bỏ lỡ mất cơ hội. Sang năm 1978, Trung Quốc phát tín hiệu rồi “hù” Mỹ: “Việt Nam là Cuba ở phương Đông”. Người Mỹ bỏ cuộc ở Việt Nam, bắt tay với người Trung Quốc.

''Dạy cho bài học''

Đúng lúc ấy, 3-11-1978, Việt Nam lựa chọn đường lối ngoại giao “nhất biên đảo”, ký Hiệp định, dựa hẳn vào Liên Xô. Ngày 7-1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Cuộc chiến tranh mà giờ đây Thế giới biết là đã cứu được biết bao người dân Campuchia, khi đó bị coi là “xâm lược”.

Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình đến Washington gặp Jimmy Carter, thuyết phục Carter nhìn nhận sự “bất an” của Thế giới khi Việt Nam bắt tay với Liên Xô. Trong chuyến đi đó, người Mỹ đã đọc được thông điệp về một cuộc chiến mà Đặng sẽ gây ra cho người Việt.

Người Mỹ đã để cho Đặng “dạy cho Việt Nam một bài học” và thật đắng cay, khi chiến tranh Biên giới nổ ra, “đồng minh duy nhất” của chúng ta là Liên Xô đã “án binh bất động”, cho dù, ở Biên giới Trung Quốc khi ấy, Liên Xô có tới 54 sư đoàn.

Cay đắng

Tôi sẽ viết về cuộc chiến tranh này trong một entry khác. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, số phận đã bắt tôi phải chứng kiến thêm một điều cay đắng nữa.

Năm 1984, khi đã tốt nghiệp sỹ quan và một chương trình đào tạo chuyên gia quân sự, tôi được điều tới Campuchia.

Nơi mà hàng chục nghìn đồng đội tôi đã chết. Nơi mà bạn tôi, đại úy Long, chỉ trong một năm phải đánh tới 68 trận, và trong những ngày anh mất tích, mẹ anh phải chạy đôn chạy đáo dò hỏi tin con thì được trả lời rằng, ngày ấy, tháng ấy, trên chiến trường ấy, có 3 đại úy tên Long chết!

Thế rồi năm 1991, khi đã là nhà báo, tôi được cử trở lại Phnompenh để đưa tin về cuộc trở về của Quốc vương Sihanouk. Khi còn là một chuyên gia quân sự, tôi biết, ông Hun Sen đã nhiều lần nói với đại sứ Việt Nam Ngô Điền: “Đây là người thầy vĩ đại của tôi”. Trong những ngày của tháng 11 năm 1991, tôi chứng kiến ông Ngô Điền gần như đã bị Hun Sen “trục xuất” khỏi Phnompenh, trước khi Hun Sen lên đường sang Bắc Kinh ruớc Sihanouk.

Sau bao nhiêu năm làm đại sứ, làm người thầy dạy từng chút cho Hun Sen, ông Ngô Điền phải “về” không có một quan chức Campuchia nào đưa tiễn. Nhân viên sứ quán và những người Khmer Krom nấu ăn cho sứ quán, sáng hôm ấy, đã phải vận sà rông ra đưa tiễn ông để tôi chụp mấy tấm hình.

Không nên trách Hun Sen, ông ấy phải vì quyền lợi của người dân ông ấy. Chỉ thấy xót xa, khi chúng ta thì đổ máu còn người Trung Quốc thì luôn có mặt đúng lúc. Họ đã hậu thuẫn cho chế độ Pol Pot, rồi hôm ấy, cả Hun Sen và Sihanouk, nạn nhân của Pol Pot, lại từ nhà họ trở về giữa tiếng reo hò của “nhân dân”.

Cũng năm đó, Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc thì vẫn được coi là kẻ thù. Chúng ta lần đầu tiên có được độc lập thực sự khi không nằm ở trong một “phe” nào cả. Tại thời điểm ấy, nếu lựa chọn thứ tự ưu tiên đúng, “bình thường hóa” quan hệ với Mỹ trước, “tư thế” trong đàm phán giữa chúng ta và Trung Quốc sẽ khác.

Cho dù có bị đô hộ hàng nghìn năm rồi thì chúng ta vẫn phải “quét sạch bóng quân xâm lược”.

Nhưng, tránh khỏi phải bị xâm lăng vẫn là điều tốt nhất. Lịch sử ông cha ta đã làm điều đó. Nhưng cũng phải thấy, ông cha ta ngày xưa đối xử với người Trung Quốc không khó như bây giờ. Tôi vừa đọc một cuốn sách do nhà xuất bản của Đại học Tứ Xuyên xuất bản. Họ chửi rất thậm tệ chúng ta.

Báo chí họ, trừ tờ Nhân Dân, vẫn chửi Việt Nam ngay cả khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang ở “thăm Trung Quốc”. Nhưng khi dân ta, báo chí ta lên tiếng họ lại nhắc nhở dựa trên “tình anh em, đồng chí”. Im!



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 13. Dec 2007 , 05:53
Từ hai vụ biểu tình

Caubay


Mấy hôm nay bên Mỹ có vụ ông Joe Horn (1) bắn chết 2 thằng ăn trộm vào nhà của người hàng xóm ở Pasadena, Texas. Việc sát nhân của ông già này đúng hay sai, có quá đáng hay không, hiện đang là đề tài tranh cãi trên nhiều hệ thống truyền hình cũng như các mạng internet. Từ các dân biểu, nghị sĩ của Tiểu bang cho đến các chuyên viên về hình sự, luật sư, cảnh sát, thân nhân, bạn bè của ông Horn và của 2 tên trộm, và tất nhiên rất nhiều người dân bình thường, cũng đã đưa ra ý kiến về việc này.

Những người lưu tâm đến sự việc chia làm hai phe, phe kết tội và phe binh vực ông Horn.
Cả hai phe cũng đã tụ tập đến trước nhà của ông Horn để biểu tình nói lên quan điểm của mình. Cảnh sát chỉ đến để giữ trât tự mà không phải để giải tán và cũng không thấy cơ quan công quyền nào lên tiếng về việc các nhóm dân biểu tình đã được phép của ai chưa.

Đó chỉ là việc giết chết hai kẻ tình nghi có hành vi phạm tội của một ông già, mà ông ta có biện luận rằng đó là quyền tự vệ. Ông nghĩ rằng 2 tên trộm kia có thể nguy hiểm cho bản thân ông. Ông Horn đúng hay sai rồi đây sẽ có luật pháp xét xử. Dù gì thì kẻ bị giết, dù cũng không phải là người hoàn toàn lương thiện.

Cũng trong thời gian này, bên kia quả địa cầu có một chính quyền tự xưng là của dân, do dân, từ dân mà ra, vì dân mà phục vụ. Vậy mà chính quyền đó trong nhiều năm qua đã cúi mặt làm ngơ khi những người dân, những ngư phủ nghèo khổ vô tội đi tìm miếng ăn trên vùng lãnh hải của quê hương mình đã bị bọn Tàu phù sát hại, bắt bớ. Chúng bắn giết người dân Việt vô tội một cách rất dã man, chúng bắt người đòi tiền chuộc. Và quan trọng hơn hết chúng chiếm lãnh thổ của chúng ta. Chính quyền đó hoàn toàn bất lực trước bọn Tàu cộng anh em!

Là người dân, từ kẻ thất học cho đến người trí thức, từ nhà tu cho đến tội nhân trong nhà tù, từ trẻ em cho tới người già, từ đồng bằng cho đến miền núi, từ đất liền cho đến hải đảo, từ trong nước cho đến hải ngoại, ai là không đau đớn, xót xa? Ai không căm hờn? Ai không mong muốn có dịp đứng lên bày tỏ tấm lòng của mình với đất nước?

Chúng ta không có bom nguyên tử để dội trên đầu chúng nó thì một quả trứng thối ném vào mặt bọn xâm lăng nhởn nhơ trên phần đất của mình cũng là việc đáng làm. Chưa thể tòng quân ra trận thì tập họp trước mặt sứ quán chúng để thét vào mặt chúng nỗi căm hờn cũng là điều nên làm. Những việc đó có gì là sai trái mà người dân phải chờ đến phép nước, lệnh quan? Là kẻ cầm quyền có phương tiện trong tay, đã không cơm bưng nước tiếp, cổ vũ, kêu gọi đồng bào tham gia đông đảo để biểu thị lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền của mình, thì lẽ nào lại dùng công an bạo lực để giải tán cuộc biểu tình?

Vì áp lực nào mà nhà cầm quyền Việt Nam, mà ông Lê Dũng là người phát ngôn chính thức, ra bản thông báo về vấn đề người dân biểu tình phản đối bọn Tàu xâm lược với những dòng như vầy:


“Chúng tôi được biết sáng 09/12/2007, một số người dân đã tụ tập trước cửa Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ bất bình đối với các hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”. (2)


Hèn yếu, khiếp nhược đến trơ trẽn như vậy thì quả là một nỗi ô nhục cho tổ quốc, cho toàn dân. Như vậy thì chính quyền đó rõ ràng là tay sai của ngoại bang chứ đừng nói gì đến chữ độc lập. Vì lý do gì chúng cúi đầu trước ngoại nhân mà lai vô cùng cứng rắn, hung hãn với người dân thế cô? Dù ai cũng biết, xin hãy nói to lên câu trả lời.

Trong bản thông cáo đó, những điều cũ mèm đã được lặp đi lặp lại hàng mấy mươi năm về tình láng giềng hữu nghị, tình đồng chí anh em. Luận điệu đó thật ra chỉ để che đậy thân phận chư hầu và có cớ để đàn áp sự phản kháng của người dân. Thử hỏi thế nào là tình láng giềng hữu nghị? Hữu nghị hay nô lệ? Ai đối xử hữu nghị, ai quỳ gối, ai hành xử lưu manh côn đồ, ai trịch thượng?

Thế nào là tình đồng chí anh em? Anh em nào? Đồng chí gì? Rõ ràng hai bên không có cái chí nào đồng với nhau cả, mà chỉ là sự toa rập của những kẻ khốn nạn. Mà ngay trong cái quan hệ bỉ ổi đó cũng không đựợc là quan hệ trao đổi của con đĩ với khách làng chơi, mà chỉ là quan hệ chủ tớ! Bọn Tàu nó có cái “chí” xâm lăng đất nước chúng ta và bọn cầm quyền tại Hà Nội hiện nay chỉ có mỗi một cái “chí”làm tay sai! Lịch sử gần đây cho thấy bọn chúng là con chốt tiền tiêu đi đánh thuê thay cho chủ. Hãy nhớ lại Hồ chí Minh và Phạm vắn Đồng với các công hàm bán nước, với những lời đê hèn thần phục Mao và Stalin. Hãy nhớ lại Lê Duẩn với thái độ lố bịch của một kẻ đầy tớ đắc dụng được chủ ban khen: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc”.

Ôi! Nỗi nhục nào bằng nỗi nhục này! Bọn cộng sản đã không từ bất kỳ việc làm nào để giữ cho được quyền cai trị. Chúng bất chấp mọi hậu quả tai hại lâu dài cho cả một dân tộc chỉ để ôm cho chắc cái ghế hầu vinh thân phì gia. Như thế thì có nhóm chữ nào đúng hơn là “tội đồ của dân tộc” để diễn tả hạng người này?

Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì lòng tự trọng và tinh thần dân tộc phải được đề cao và phát huy trước hết. Hãy nhớ rằng bất cứ một hành động nào, dù nhỏ nhoi đến mấy, mà khơi dậy tinh thần dân tộc, hâm nóng tình yêu và trân trọng từng tấc đất của quê hương phải luôn luôn được khuyến khích. Dập tắt tinh thần dân tộc chính là một hình thức tiếp tay cho ngoai bang trong ý đồ xâm lăng thống trị của chúng. Triệt tiêu tinh thần dân tộc là con đường ngắn nhất đưa đến cảnh nước mất nhà tan. Mang chủ thuyết Mác xít về nước, ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đi trên con đường đó. Điều đó đã được khẳng đinh hơn nữa qua sự im lặng, bưng bít hoặc đưa tin rất ư sơ sài và dập tắt phản ứng người dân về một sự kiện trong đại của đất nước vừa qua. Đó và sự kiện Tàu cộng chiễm các hải đảo của Việt Nam.

Biểu tình chống ngoại xâm mà phải có phép của nhà cầm quyền ư? Đây quả là đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ đột.


San Diego 11/12/2007


© DCVOnline

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Dec 2007 , 10:47
Một bước đầu xin chuộc tội

Thursday, December 13, 2007  
Ngô Nhân Dụng

Trong Bình Ngô Ðại Cáo do Nguyễn Trãi viết (Lê Thái Tổ ban bố, 1428) có câu “Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa.” Bản dịch quen thuộc trong Việt Nam Sử Lược viết, “Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa” - tiếp, “sợ mà mất mật; Quân Mộc Thạnh tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân!”

Lê Hoa là cửa ải thuộc nước ta vào thế kỷ 15. Ðại Việt Thông Sử của Lê Quý Ðôn chép, khi nhà Minh sai Mộc Thạnh đem quân từ Vân Nam sang tiếp viện cho quân Trung Quốc bị vây ở Ðông Quan (Hà Nội) thì Bình Ðịnh Vương Lê Lợi điều động Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đem quân lên Ải Lê Hoa ngăn chặn. Sau khi Liễu Thăng chết ở Chi Lăng, quân Mộc Thạnh tự rút, bị quân ta đuổi đánh tan tác ở Lê Hoa.

Có ai biết Ải Lê Hoa hiện nay ở đâu? Nếu coi bản đồ Trung Quốc bây giờ, chúng ta sẽ thấy tên Lê Hoa nằm trong tỉnh Vân Nam. Chắc các sử gia sau này có thể tìm hiểu nguyên do vì sao một cửa ải của nước Việt Nam, địa danh ghi trong Bình Ngô Ðại Cáo, lại chạy sang bên Tầu! Người Trung Quốc đã chiếm cửa ải đó từ bao giờ?

Cũng vậy, trong cuốn “Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung” của bác sĩ người Pháp P. Neis có ghi chép và chụp hình các địa điểm ở vùng Ải Nam Quan, khi phái đoàn Pháp, đi thương thuyết với chính quyền nhà Thanh Trung Quốc về biên giới, trong những năm 1885-1887 (lúc đó Pháp đang đô hộ nước ta). Nhiều địa điểm ghi trong cuốn sách trên bây giờ cũng thuộc khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.

Nước mạnh nuốt nước yếu, hàng xóm lớn ép nhỏ, gậm nhấm từng miếng đất một, thế kỷ này qua thế kỷ khác.

Nhưng chưa bao giờ nước Việt Nam lại để mất những vùng hải đảo rộng lớn, bị cướp ngay trước mắt, và do một chính quyền người Việt đang cai trị một nửa nước Việt tình nguyện hiến dâng. Ðó là chủ quyền trên những hòn đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cướp.

Người Việt sẽ không bao giờ công nhận việc Trung Quốc chiếm đóng các hòn đảo mà tổ tiên đã khai phá, sử dụng, gìn giữ từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay chúng ta không thể đưa vụ cướp đất này ra Tòa Án La Haye vì tòa án quốc tế chỉ xét xử các vụ tranh chấp khi nào chính phủ 2 quốc gia liên hệ đồng ý ra tòa. Chính phủ cộng sản ở Việt Nam chưa bao giờ tỏ ý muốn nhờ tòa án quốc tế xử vụ này, mà chính phủ Cộng Sản Trung Quốc thì chắc chắn không muốn. Họ đã chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không muốn ai đụng tới. Việt Nam hiện nay cũng không đủ binh lực để đánh bại Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa, cho nên không ai bàn tới một kế hoạch tái chiếm. Chỉ có một cách là đồng bào ta ở khắp nơi phải biểu tình phản đối và hô hào cả thế giới tẩy chay Trung Quốc về mọi phương diện, bất cứ ở chỗ nào, như người dân Tây Tạng vẫn làm. Người Tây Tạng đã tranh đấu như vậy từ nửa thế kỷ nay không nghỉ, họ chưa đạt được kết quả cụ thể nào, nhưng họ không bao giờ để cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc được yên thân khi còn tiếp tục chiếm đóng đất nước của họ.

Nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc để mất các hòn đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu có can đảm, các người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam phải đứng ra công khai phản đối chính quyền Trung Quốc và dùng các biện pháp cứng rắn hơn trong các mối liên hệ giữa hai nước, từ các việc hợp tác kinh tế đến trao đổi thương mại. Trung Quốc hiện đang cần thị trường và nguyên liệu của Ðông Nam Á, để bành trường ảnh hưởng kinh tế. Việt Nam là nước đông dân nhất trong khối ASEAN, nếu chính quyền Việt Nam dám phản đối Trung Quốc thì các nước Ðông Nam Á sẽ phải ủng hộ. Phải tạo áp lực hết năm này sang năm khác, như người Tây Tạng lưu vong vẫn đang làm!

Nhưng điều đầu tiên mà chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải làm là chính thức phủ nhận lá thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai vào năm 1958, trong đó ông Ðồng nhân danh thủ tướng nước Việt Nam tỏ ý tán thành bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc luôn luôn luôn vin vào lá thư này để biện minh với dư luận thế giới về chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong mạng lưới của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, như vào ngày 17 Tháng Mười Một năm 2000, họ nêu lên những chứng cớ về chủ quyền của họ trên các quần đảo này (www.fmprc.gov.cn/eng/). Ngoài việc viễn dẫn các lời tuyên bố của các chính khách Anh, Nhật Bản, các văn bản sai lầm của Pháp, tài liệu của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc dành một đoạn dài nêu lên các bằng cớ do Cộng Sản Việt Nam tạo ra cho họ.

Chứng cớ đầu tiên là vào Tháng Sáu năm 1956, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam (Hà Nội) Ung Văn Khiêm đã nói với người xử lý thường vụ Tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội, Li Zhimin, rằng, “theo các tài liệu của Việt Nam thì các quần đảo Tây Sa (ta gọi là Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) theo lịch sử là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.” Ông Lê Ðốc, đứng đầu phân vụ Á Châu của Bộ Ngoại Giao Hà Nội có mặt lúc đó còn nói thêm rằng theo lịch sử các đảo trên đã thuộc Trung Quốc “từ đời nhà Tống” (Thế kỷ 10 tới 13)!

Chứng cớ hiển nhiên hơn, theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, là tờ nhật báo Nhân Dân ở Hà Nội, ngày 6 Tháng Chín năm 1956 đã đăng một bài đầy đủ chi tiết cả bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc phát hành 2 ngày trước đó. Khi cơ quan chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam đăng bài này, tức là họ đã công nhận các ý kiến của Trung Quốc. Lúc đó Hà Nội đang lo dập tắt các nhóm trí thức và văn nghệ đòi tự do ngôn luận Nhân Văn Giai Phẩm, đang chịu đựng các hậu quả thảm khốc của vụ Cải Cách Ruộng Ðất, và chuẩn bị việc xâm lăng miền Nam. Bản tuyên bố được báo Nhân Dân đăng lên nói rõ ràng là lãnh hải Trung Quốc bao gồm cả các quần đảo trong biển Nam Hải. Thời gian này cũng là lúc Trung Quốc đang gây căng thẳng ở vùng eo biển Ðài Loan (nhưng không bao giờ họ tiến quân đánh Ðài Loan). Ngày 14 Tháng Chín ông Phạm Văn Ðồng gửi lá thư chính thức “tán thành” quan điểm của Trung Quốc về lãnh hải.

Bằng cớ thứ ba mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu lên là các sách giáo khoa môn Ðịa Lý do nhà nước Cộng Sản Việt Nam in năm 1974, viết rằng các “hòn đảo từ quần đảo Nam Sa, Tây Sa, qua Hải Nam, Ðài Loan, là một bức trường thành bảo vệ Trung Quốc.”

Những điều trên viết trên mạng lưới của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ lập lại những điều đã được đăng trong Bắc Kinh Chu Báo (China Review) ra ngày 18 Tháng Hai năm 1980, trong đó còn nhiều chi tiết khác kể cả hình lá thư ô nhục của Phạm Văn Ðồng.

Trong tuần báo Far Eastern Economic Review xuất bản ở Hồng Kông ngày 16 Tháng Ba năm 1979, ông Lý Tiên Niệm, phó thủ tướng Trung Quốc đã khẳng định rằng các người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã nhường các quần đảo cho Trung Quốc. Lúc đó Trung Quốc mới đem quân san thành bình địa các thành phố Việt Nam ở biên giới. Một điều đáng chú ý là cũng trong thời gian này, chính phủ Trung Quốc tỏ ra thân thiện với Mã Lai Á và Phi Luật Tân. Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng thảo luận với hai quốc gia này về các vụ tranh chấp chủ quyền trong các đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng Bắc Kinh tuyệt đối không nhắc nhở gì tới Việt Nam!

Một ký giả báo Far Eastern Economic Review, ông Frank Ching viết trên báo này, ngày 10 Tháng Hai năm 1994 một bài kiểm điểm lại vụ Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Chinh mỉa mai rằng Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đã “bán” (sell trong nguyên văn) các hòn đảo này cho Cộng Sản Trung Quốc vì họ cần Trung Quốc giúp trong việc xâm chiếm miền Nam. Frank Ching viết, “Vì nóng lòng muốn gây ra một cuộc chiến tranh tàn hại cả hai miền Nam, Bắc; và muốn đóng góp vào sự nghiệp cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã hứa hẹn, một cách mất phẩm giá (did promise, without dignity) cho Trung Quốc chiếm lấy một phần đất trong tương lai, trong lúc chưa biết rằng có nuốt được miền Nam hay không!” Trong bài báo năm 1994, Frank Ching cũng nhắc lại việc hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tử chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974; và mỉa mai rằng trong thời chiến tranh Cộng Sản miền Bắc luôn miệng chỉ trích các chính phủ miền Nam là tay sai Mỹ, bán nước. “Bây giờ, 20 năm sau, chúng ta thấy rõ trong lúc đó chính quyền Sài Gòn đứng lên bảo vệ quyền lợi nước Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn chính quyền ở Hà Nội!”

Về phía Cộng Sản Việt Nam, vào năm 1979 sau khi bị Trung Quốc “dậy một bài học” Phạm Văn Ðồng đã lên tiếng biện hộ cho mình, nói rằng lá thư “tán thành” của ông được ký trong lúc đang chiến tranh, “Hai nước Việt Trung rất thân thiết và tin tưởng nhau. Trung Quốc đang giúp Việt Nam hết sức. Trong hoàn cảnh đó, lãnh đạo Việt Nam ủng hộ lập trường Trung Quốc là điều cần thiết.” Ông Ðồng còn nói rằng việc ông tán thành lập trường Trung Quốc là “để chiến đấu cho độc lập và tự do của tổ quốc(!)”(Far Eastern Economic Review, 16 March 1979). Ông Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng Việt Nam cũng lập lại lý luận của Phạm Văn Ðồng, rằng việc công nhận quan điểm của Trung Quốc là do tình thế bắt buộc! Nói như vậy bịp được dân trong nước, nhưng không thể dùng trong việc bang giao được!

Người Việt chúng ta biết, Cộng Sản ký các hiệp định quốc tế, ở Genève (1954), ở Paris 1972, trong lúc đặt bút ký đã tính mưu sau này sẽ xóa bỏ chữ ký. Nhưng chữ ký của Phạm Văn Ðồng gửi cho Chu Ân Lai còn dính mãi, không xóa được! Frank Ching, trong bài báo nêu trên, viết “một lá thư ngoại giao... không dễ đem tẩy xóa, khi một nước nhỏ như Việt Nam lại tính bầy trò lừa bịp (một nước lớn như) Trung Quốc.”

Cộng Sản Việt Nam đã bán các hòn đảo của tổ tiên để đổi lấy súng đạn đi giết đồng bào miền Nam, lấy cớ đuổi Mỹ nhưng nay lại bám lấy tư bản Mỹ để tự biến mình thành tư bản. Hãy can đảm xóa bỏ lỗi lầm cũ bằng cách phủ nhận lá thư của Phạm Văn Ðồng. Hãy lý luận rằng trong thời gian 1956 các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, vì nằm dưới vĩ tuyến 17, không thuộc thế giới cộng sản. Cho nên lá thư của ông Phạm Văn Ðồng viết đã nhường một phần đất ngoài thẩm quyền của ông ta! Các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng đã bán những thứ không thuộc quyền của mình, hệ quả là những lời nói và chữ ký đó không có giá trị nào cả! Ðây là một bước đầu để xin chuộc tội với dân tộc!

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Dec 2007 , 11:07
Giáo Dục Đạo Đức Cách Mạng Cộng Sản Là Phản Động

Hoàn Nguyên – Bài dự thi viết về Giáo dục Việt Nam

Mục đích của giáo dục là huấn luyện, đào tạo con người và ngay cả loài vật để có khả năng làm một công việc được chỉ định. Bài viết này chỉ bàn đến giáo dục con người và hệ quả của nó.

Giáo dục bao gồm trí dục, đức dục và thể dục. Một hệ thống giáo dục tương đối được chấp nhận cần có cả ba điều trên. Giáo dục ở các nước tiên tiến thì hệ thống trường học phải có phòng học tiện nghi, phòng vệ sinh sạch sẽ và nơi tập thể dục như sân quần vợt, hồ bơi và sân bóng. Quan trọng nhất là kiến thức và đạo đức của thầy cô giáo.

Trí Dục – Chúng ta hãy bàn luận về trí dục và so sánh trí dục ở Việt Nam và các nước tiên tiến.

Trí dục bao gồm các kiến thức khoa học như toán, sinh ngữ, sinh vật học, vật lý học, hoá học và các môn học về khoa học nhân văn như lịch sử, địa lý, triết học, văn chương, hội họa, âm nhạc, chính trị học v.v...

Đa số học sinh Việt Nam rất siêng học và thông minh khi có cơ hội được đi học. Học sinh Việt Nam học khoa học không thua kém học sinh ở các nước tiên tiến nhưng tại sao nền khoa học ở Việt Nam lại phát triển chậm chạp và chỉ mong bắt kịp các nước láng giềng ở Đông Nam Á? Câu trả lời là hệ thống giáo dục Việt Nam thiếu hiệu quả và thiếu người lãnh đạo tài giỏi, chính quyền không chú trọng hay cố tình không hiểu sự quan trọng của giáo dục.

Trường học thì thiếu phương tiện thực nghiệm như phòng thí nghiệm. Chương trình học thì quá chú trọng vào lối học từ chương (thuộc lòng) mà không có cơ hội thực tập các ứng dụng khoa học. Vì không được thực hành nên đưa đến tình trạng thiếu thảo luận giữa các học sinh và đặt câu hỏi với thầy cô. Chính sự thảo luận sẽ giúp cả lớp cùng nhau suy nghĩ. Nhiều người cùng suy nghĩ sẽ giúp giải quyết vấn đề toàn diện và đa phương hơn.

Khi các thầy cô giáo được đào tạo trong môi trường thiếu thực nghiệm thì chính họ cũng không đủ kiến thức để hướng dẫn học sinh. Không có thực nghiệm, các học sinh sẽ mau chóng quên đi những định lý khoa học.

Tại sao trường học ở Việt Nam thiếu phòng thí nghiệm?

Có hai nhân tố căn bản là tài chánh và nhân sự.

Người lãnh đạo thiếu kiến thức khoa học thực dụng sẽ không biết mua những gì và khi mua thì có thể sai. Tài chánh thì tập trung quá nhiều để nuôi công an và không lo cho giáo dục.

Hãy nói về khoa học nhân văn và nhất là môn học chính trị và lịch sử. Chính hai môn học này đã tàn phá sáng tạo trong giới trẻ, gây lòng hận thù và làm kém cỏi đi các môn khoa học như toán, vật lý, hóa học, v.v… Tại sao?

Chúng ta chỉ có 12 giờ để làm việc trong một ngày. Nếu phải đọc sách, bàn cãi và viết luận văn về các đề tài chính trị vô ích như chủ nghĩa Mác-Lê hết hai giờ mỗi ngày chẳng hạn thì các học sinh đã mất hai giờ để học chuyện vô ích thay vì dành số giờ đấy để học chuyện có ích hay được nghỉ ngơi. Đó là cái hại truớc mắt.

Học lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản và tư tuởng Hồ Chí Minh lại có cái hại dài lâu rất đáng sợ. Chủ nghĩa Cộng sản là đấu tranh giai cấp và tố cáo lẫn nhau để được hưởng bổng lộc và được chấp nhận trong guồng máy Cộng sản. Đấu tranh giai cấp làm cho con người sợ hãi và nghi kỵ nhau sẽ đưa đến suy nghĩ và hành động thiếu tính trung thực, gây ra hậu quả là con người không dám phát biểu ý kiến.

Thí dụ trong các buổi họp bàn về đường lối phát triển giáo dục hay phát triển quốc gia, thường có một ủy viên chính trị và anh ta khơi mào là chúng ta bàn chuyện phát triển giáo dục nhưng phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM). Các vị khác tuy biết rằng HCM chẳng có tư tưởng gì nhưng không ai dám nói lên sự thật. Tại sao họ sợ mà không dám nói? Chỉ vì từ lúc còn ở tiểu học và trung học, họ đã từng học chính trị đấu tranh giai cấp và biết hậu quả khi nói lên sự thật là sẽ mất quyền lợi và bị tù tội. Thế là chính trị đã khoá tư tưởng của những người khác trong cái hộp bé tí xíu là tư tưởng HCM.

Học Chủ nghĩa Cộng sản sẽ gây mầm thù hận các quốc gia tư bản trong giới học sinh. Nhưng với các du học sinh từ VN qua các nước tư bản, họ được sống tự do và tiếp nhận nền văn minh khoa học và đời sống đầy nhân bản. Do đó các du sinh có tầm nhìn bao quát hơn về đất nước Việt Nam và so sánh để biết là họ đã bị những bài học chính trị, lịch sử lừa đảo, người lừa đảo họ lại chính là những vị thầy kính yêu của họ. Những vị thầy này lại bị chính cái đảng Cộng sản lừa dối.

Đức Dục – Trí dục như trái tim, chân tay của cơ thể, thể dục là sức mạnh của chân tay của cơ bắp và đức dục chính là khối óc để điều hành cơ thể, nơi ban mệnh lệnh cho chân tay, nơi phân tích tốt, xấu và phân biệt thiện, ác. Đức dục chính là linh hồn của dân tộc, là mạng lưới vô hình kết chặt công dân của một quốc gia và giúp xây dựng tinh thần dân tộc. Đó là tinh thần chống ngoại xâm, bảo tồn văn hóa, gìn giữ thuần phong mỹ tục…

Đức dục bắt đầu từ lúc đứa trẻ lên 2 tuổi khi biết quan sát và bắt chước. Đức dục là di sản văn hoá lâu đời của dân tộc và nó được thấm nhuần chậm chạp nhưng chắc chắn vào trí óc mỗi người.

Đức dục bao gồm giáo dục tại học đường, giáo dục tại nhà, giáo dục từ tôn giáo và từ môi trường xã hội chung quanh.

Nhìn lại lịch sử VN, quân Mông Cổ (quân Nguyên) dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và người cháu là Hốt Tất Liệt sau khi chiếm Đông Âu, Trung Đông, Nga và chiếm trọn Trung Hoa. Quân Mông Cổ đem 500 ngàn quân thiện chiến để xâm lăng một quốc gia nhỏ bé là Đại Việt (Việt Nam). Quân Mông Cổ đã bị Đức Trần Hưng Đạo lãnh đạo binh sĩ đánh cho tan tành. Dân nước Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288 đã 3 lần đánh bại Mông Cổ qua các trận đánh lớn ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp và Bạch Đằng. Tại sao dân tộc Việt nhỏ bé mà có sức mạnh như vậy?

Đó chính là sức mạnh từ đức dục. Nó là một mạng lưới vô hình kết hợp được từ người nông dân quê mùa quanh năm chỉ biết ruộng vườn cho đến tướng lãnh, binh lính và cả nhà vua.

Những người Cộng sản luôn cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) đã dùng đạo đức cách mạng Cộng sản mà kêu gọi được dân chúng chống Pháp. Thực ra đảng Cộng sản chỉ mới thành lập được vài năm trong thời chống Pháp nên nền móng đạo đức Cộng sản chưa được tượng hình trong lòng người dân lúc bấy giờ. Chính cái tinh thần dân tộc trong trí óc, trong tâm hồn của người dân Việt đã giúp toàn dân một lần nữa đứng lên chống ngoại xâm.

Thể Dục – Có bao nhiêu trường trung học ở Việt Nam có các phòng tập thể dục? Khi tôi gọi một đứa cháu ốm yếu và khuyên cháu nên chạy bộ để có chút ít thể thao và giữ gìn sức khoẻ, cháu tôi trả lời đâu có chỗ mà chạy! Thể dục là xa xỉ phẩm đối với đại đa số người dân Việt Nam khi mà làm việc cả ngày chỉ đủ tiền mua một trái banh quần vợt.

Kết Luận – Nền giáo dục Việt Nam nếu muốn khá thì phải ngưng ngay dạy các em nhỏ cái mà người Cộng sản gọi là đạo đức cách mạng. Đảng phải bớt đi ngân sách nuôi công an và gia tăng ngân sách giáo dục để các học sinh có phòng thí nghiệm mà thực tập. Dạy lịch sử thì phải trung thực, chứ đừng ngụy tạo như câu chuyện anh hùng Lê Văn Tám tự tẩm xăng và làm cây đuốc sống để đốt phá kho xăng kẻ địch.

Đừng sùng bái lãnh tụ một cách mù quáng mà biến các lãnh tụ thối nát thành anh hùng dân tộc vì khi đổ bể ra thì bị tác dụng ngược và nhất là phải tốn khá nhiều tiền một cách vô ích để tiếp tục dấu nhẹm điều gian dối và ngăn chận sự thật.

Nhà nước hiện đang tốn tiền xây tường lửa và tiền nuôi một đội ngũ công an mạng để ngăn chận thông tin, nuôi công an địa phương để bịt miệng dân. Những chi phí đó mà dồn vô giáo dục thì trí dục và thể dục phải vượt trội.

Đức dục thì nên phát triển tôn giáo và dạy nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Hãy để các nhà chân tu giúp đỡ giáo huấn người dân sống có đạo đức thì gia đình tốt đẹp và đưa đến xã hội tốt đẹp.

Trí dục và thể dục thì yếu kém, đức dục đầy sai lầm thì đảng chính là bọn phản động đang tàn phá quê hương đất nước và phân hoá dân tộc bằng nền giáo dục Mác-Lê.


© DCVOnline

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 21. Dec 2007 , 03:21
Giải pháp nào cho Việt Nam trong việc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc?

2007.12.20
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Trong khi chính phủ Hà Nội tiếp tục im lặng và chưa có một hành động cụ thể nào trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền Việt Nam trền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì phát ngôn nhân của Trung Quốc lại tiếp tục lên tiếng lần thứ hai yêu cầu Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình do sinh viên Việt Nam tổ chức, càng làm cho dư luận thêm căm phẫn trước thái độ ngạo mạn này.

Nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Quần đảo Trường Sa, ảnh chụp từ trên máy bay. AFP PHOTO
Mặc Lâm phỏng vấn ông Trần Bình Nam , nhà bình luận chính trị có nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc để tìm hiểu thêm những nhận xét của ông.


Ý nghĩa công hàm của TT Phạm Văn Đồng?

Mặc Lâm: Kính chào ông Trần Bình Nam. Xin cám ơn ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Trước tiên xin ông cho biết việc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Việt Nam lần này của Trung Quốc có khác với những lần trước như thế nào ạ?

Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề Trường Sa đúng là một vấn đề rất là quan trọng đối với Việt Nam vào giờ phút này. Căn bản của vấn đề, như cộng đồng trong nước cũng như hải ngoại đều biết rõ, thì đây là một vấn đề liên quan đến thái độ bất nhất của chính phủ Việt Nam qua những thời kỳ khác nhau.

Trở lại vấn đề cũ một chút, thời kỳ từ 1954 cho đến 1960 là thời kỳ Việt Nam thân thiện với Trung Quốc. Bởi vì thân thiện với Trung Quốc cho nên rất dễ dãi với nhau… vấn đề đất đai này nọ. Chính vì trong khung cảnh đó mới có công hàm ngày 14.9.1958 của ông thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một cách như vô tình, coi như nhường Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Qua thập niên 60 cho đến 70 thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không được tốt đẹp, vì vậy cho nên Việt Nam lại muốn đòi lại những gì mà mình như đã vô tình hiến trước kia. Sau khi Nga Xô sụp đổ thì Việt Nam lại trở lại thân thiện với Trung Quốc.

Khi đó vấn đề đất đai trở thành một vấn đề khó nói vì nói trước thì ngược với sau, nói sau thì ngược lại với trước. Đó là cái vấn đề đã làm cho chính quyền CSVN rất kẹt trong vấn đề tranh chấp đất đai với Trung Quốc.

Mặc Lâm: Ông vừa cho rằng vấn đề trở nên khó giải quyết vì tính bất nhất của nhà cầm quyền trong nhiều năm qua, và yếu tố nhượng đất năm 1958 đã trở thành khó xử cho Hà Nội. Như vậy theo ông thì giải pháp nào có thể đem ra áp dụng hiện nay nhằm giải quyết những vướng mắc cơ bản này ạ?

Ông Trần Bình Nam: Vấn đề bây giờ là phải tính một giải pháp lâu dài. Căn bản chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa đó thì tôi thấy lúc này là lúc cần phải đánh vào căn bản đó ngoài những đề nghị chung chung là những vấn đề như là phải đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, có thể kiện ở Tòa Án Quốc Tế La Haye.

Nhưng mà tôi thấy có một vấn đề mà mình có thể đặt ra, đó là vấn đề vị trí của ông cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì mình nhớ là khi ông Phạm Văn Đồng nhân danh thủ tướng ký công hàm 14.9.1958 thì lúc đó ông Giáp là một vị tướng đang nổi danh trên thế giới và ông là 1 trong 5 người cầm đầu Bộ Chính Trị là ông Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Trinh, Phạm Văn Đồng và ông ta.


Vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp?


Một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa. AFP PHOTO.
Mặc Lâm: Xin được phép ngắt lời ông là theo như ông nói thì ông Võ Nguyên Giáp có vai trò nhất định trong việc ký kết công hàm vào năm 1958. Vậy thì ông ấy sẽ làm được gì để làm sáng tỏ hay vạch ra những chèn ép mà Trung Quốc cố tình áp đặt lên Hà Nội trong thời gian đó, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Mấy ông kia thì đều qua đời cả rồi, bây giờ chỉ còn một mình ông Võ Nguyên Giáp còn sống. Ông Võ Nguyên Giáp có thể là người hiểu rõ khung cảnh của công hàm năm 1958. Hơn nữa ông là một vị tướng nổi danh trên thế giới cho nên lời nói của ông tôi nghĩ sẽ có ảnh hưởng trên thế giới.

Theo tôi, tôi nghĩ rằng nhân dân trong nước cũng như hải ngoại cần nên đề nghị với ông, với vị trí của ông lúc đó, ông cần lên tiếng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Và nếu căn cứ theo những lời phát biểu hiện nay của chính phủ Hà Nội thì rõ ràng là chính phủ Việt Nam chưa bao giờ nhường Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.. thì ông nên lên tiếng như vậy và sự lên tiếng của ông tôi nghĩ sẽ được dư luận quốc tế chú ý và nó sẽ có trọng lượng. Ít nhất là nó đặt một căn bản cho việc giành lại đất đai của con cháu chúng ta sau này.

Mặc Lâm: Thưa ông, có một sự thật mà chúng ta không thể không nhìn nhận là vai trò của LHQ quá mờ nhạt trong việc phân xử những tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về lãnh thổ của các nước trên thế giới. Tây Tạng, Mông Cổ và Tân Cương là những ví dụ mà ta có thể thấy trước mắt. Vậy thì ta có nên theo đuổi mục tiêu nhờ LHQ làm trọng tài hay không ạ?

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ nhận định đó rất là đúng, vì dựa vào tiền lệ thì những quyết định của LHQ thường không có sức mạnh bao nhiêu. Nhưng khi tôi đặt vấn đề đưa ra LHQ là để, ví dụ như bây giờ Việt Nam đưa vấn đề ra LHQ và sửa soạn một hồ sơ thật đầy đủ để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, thì tất cả những tài liệu đó sẽ là một căn bản sau này trên mặt quốc tế để cho những thế hệ mai sau tranh đấu để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. Chứ tôi cũng không nghĩ rằng vấn đề mình đưa ra hôm nay và cho dù Hội Đồng Bảo An LHQ mà thông qua với tỷ số 9/15 phiếu ủng hộ Việt Nam thì cũng không phải vì vậy mà mình có thể giành lại Trường Sa và Hoàng Sa bây giờ.

Hơn nữa, bây giờ chúng ta phải để ý đến một điểm này: Trung Quốc hiện giờ đang áp dụng một chính sách mà người ta gọi là “gun-boat policy”. Nghĩa là trên bàn thương thuyết thì họ rất nhỏ nhẹ, nhưng trên hiện trường, trên đất đai, thì họ áp dụng phương pháp rất là tàn bạo. Nghĩa là nếu mà đến giành lại với họ là họ bắn, họ giết. Đó là cái khó khăn cho chúng ta.

Mặc Lâm: Theo một nhận định mới đây của giáo sư Carl Thayler, một chuyên gia về Đông Nam Á đang làm việc cho Bộ Quốc Phòng Úc, nói rằng những cuộc biểu tình của sinh viên trong nước đã được Hà Nội âm thầm cho phép một cách nhỏ giọt để gián tiếp phản đối Trung Quốc. Ông nghĩ sao về những nhận định này?

Ông Trần Bình Nam: Tôi đồng ý với nhận định của giáo sư Carl Thayler ở Úc. Chúng ta biết rằng chính quyền CSVN có lực lượng công an và lực lượng bảo vệ an ninh rất là mạnh, cho nên nếu họ quyết định ngăn cản biểu tình thì họ có thể ngăn cản được chớ không phải là không. Nhưng họ cũng dùng hình thức là cấm và ngoài mặt thì nói là chính phủ không đồng ý, nhưng mà đương nhiên là họ có nhẹ tay để cho những cuộc biểu tình xảy ra. Tôi nghĩ cái này nó nhắm hai mục đích:

Trước hết là một thông điệp cho Trung Quốc biết rằng nhân dân Việt Nam rất bất mãn về hành động của Trung quốc. Và thứ hai nữa là họ cũng chứng tỏ với quốc tế rằng họ cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ đất đai chứ không phải là không.

Nhưng họ muốn, trong giai đoạn này vì quan hệ tế nhị với Trung Quốc thì họ muốn giải quyết vấn đề tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa trên bàn hội nghị hay qua những cuộc thương thuyết chớ họ không muốn đưa đến sự căng thẳng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Trần Bình Nam về những chia sẻ mà ông đã dành cho chúng tôi ngày hôm nay.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Jan 2008 , 03:53
Mô hình Trung Quốc: Cái họa của dân Việt

Friday, January 04, 2008  

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.


HOUSTON (NN) – Vào những ngày cuối năm, tin Trung Quốc áp đặt chế độ hành chánh trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như nhát dao đâm vào tim những người Việt yêu nước. Hết hận Aûi Nam Quan, hận Bản Giốc, người Việt lại chờ một cái hận mới.

Trường Sa, Hoàng Sa những địa danh gắn bó với học sinh Việt Nam qua những bài học địa lý nay sắp mất vào tay Trung Quốc?

Điều mỉa mai là nhà cầm quyền CSTH đã khuấy động vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa vào đúng thời điểm chủ nghĩa Cộng Sản đang tàn dần, thay thế vào đó là tinh thần quốc gia trên các quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Đúng trong tuần lễ chánh quyền Trung Quốc cho tổ chức những cuộc biểu tình tưởng niệm “sự cưỡng hiếp Nam Kinh” tội ác chiến tranh của Nhật trong thời thế chiến thứ hai thì họ lại yêu cầu Hà Nội đàn áp những cuộc biểu tình của giới sinh viên yêu nước ở Hà Nội và Sàigòn và chánh quyền Hà Nội đã cúi đầu nhân nhượng. Mô hình Trung Quốc đã hiện rõ: nó là cái hại cho dân Việt.


Nhìn lại lịch sử: Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam


Nhìn lại những dữ kiện lịch sử, người ta sẽ thấy những dữ kiện nổi bật từ thế kỷ thứ 17: một vị vua anh minh, một ông thủ tướng thời Pháp thuộc sơ xuất, một ông thủ tướng Cộng sản nhượng bộ đất cho đàn anh vĩ đại vì chủ thuyết và một quyết định anh hùng của một tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

Trường Sa ở vùng nguy hiểm của biển đông, gồm năm đảo, đảo lớn nhất là đảo Thái Bình, tổng cộng 0,456 km2, ở cao độ 15 bộ. Đảo dài 500 thước, ngang 300 thước, nhiều đảo chìm dưới mặt nước. Đảo nhỏ trong thế kỷ 20 không có một khu định cư ngoại trừ lính thú như bốn câu thơ của Tô Thùy Yên trong bài Trường Sa hành, một Trường Sa hiu quạnh:

“Trường Sa, Trường Sa đảo chếch choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bên.
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi”

Quần đảo được làm trạm dừng chân cho ngư dân đến cuối thế kỷ 20 bỗng nhiên trở nên quan trọng, có đến sáu quốc gia tranh giành (Việt Nam, Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei) và năm nuớùc lúc nào cũng sẵn sàng đánh nhau.

Người Việt đã xem Trường Sa và Hoàng Sa là “Trái tim của người Việt giống như các phần đất quê cha đất tổ khác” mặc dù trên đảo không có thổ dân Việt Nam. Đa số học giả về Trưòng Sa như Gs Chang (Territorial dispute) đều cho rằng nguòi Hoa khám phá ra Trường Sa, họ gọi Trường Sa là Nam Sa, Hoàng Sa là Tây Sa. Thời xưa, không chỉ người Việt và người Hoa mà còn người Mã Lai, Ba Tư và Á Rập cũng đến đảo rất thường và Việt Nam luôn giữ ý kiến Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam vì vị trí của hòn đảo.

Việt Nam xác nhận chủ quyền đầu tiên vào thế kỷ thứ 17 trên bản đồ giữa năm 1630 và 1653. Các tài liệu lịch sử và ngôn ngữ thế kỷ thứ 17 cho thấy người Việt đã có mặt trên đảo từ 200 năm trước dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Oâng vua chuyên làm thơ khẩu khí đã bắt đầu tổ chức thám hiểm và khai thác cả hai quần đảo Trườøng Sa và Hoàng Sa lên đến cả phía Bắc (tài liệu của VNCH trong khi tranh chấp với Trung Cộng năm 1974). Các cuộc thám hiểm nhằm mục đích khai thác hải sản và vớt tài sản quí từ các tầu chìm ở vùng biển Trường Sa.

Vì những hoạt động có tính cách kinh tế này, nhà Lê đã xem hai quần đảo thuộc về Việt Nam, chủ quyền không bị triều đình Bắc Kinh phản đối và được người Aâu công nhận. Các bản đồ hải trình của người Bồ Đào Nha và Đức hồi thế kỷ thứ 17 đã ghi rằng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về nước Việt Nam và ghi nhận đảo “ở giữa biển Đông, Đông Việt Nam, ngoài bờ biển Việt Nam”, họ không dùng chữ Nam Hải như người Hoa và nhập cả hai Trường Sa và Hoàng Sa làm một gọi là Paracels.

Cho đến thế kỷ 19 cả hai quần đảo được gọi là Bãi Cát Vàng (Sa=cát, Hoàng=vàng) đôi khi được gọi là Hoàng Sa. Trong thế kỷ 17, Trường Sa thuộc về quận Bình Sơn tỉnh Quảng Nghĩa. Bản đồ đầu tiên của người Việt Nam vẽ định hướng từ kinh đô đến đảo là bản đồ đầu tiên của người Việt Nam xác nhận chủ quyền trên đảo Trường Sa lúc đó. Trườøng Sa sau đó được tiếp tục khai thác qua đến đời các chúa Nguyễn và Tây Sơn. Tài liệu của triều đình Việt Nam năm 1776 tả Bãi Cát Vàng với các chi tiết về hải sản và thuyền bè ngoại quốc bị đắm. Việt Nam bắt đầu đưa các đội lính canh gác gồm 70 ngườøi từ làng An Vinh vào mỗi tháng Ba và ở lại đảo từ sáu tháng đến một năm. Năm 1936 vua Minh Mạng nghe lời khuyên gởi ngườøi làm những cuộc khảo sát trên các quần đảo phía Đông kết quả là bản đồ Đại Nam của Phan Huy Chú năm 1838 đặêc biệt ghi nhận Vạn Lý Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Qua suốt các triềâu đại nhà Nguyễn, không nước nào chống lại chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lịch sử chuyển hướng vào thời Pháp thuộc. Ngày 6/6/ 1884, Pháp bắt vua nhà Nguyễn ký hòa ước Patenotre sau 32 năm chiếm Việt Nam. Trong hòa ước này người Pháp “bảo vệ chủ quyền Việt Nam”. Đây có lẽ là hệ quả tốt cho Trườøng Sa và Hoàng Sa. Pháp dùng tầu tuần tiễu và thay mặt Việt Nam khảo cứu khoa học trên đảo năm 1872 bằng chiếc tầu SS De Lanessan. Người Pháp tìm thấy ngư dân Trung Hoa trên đảo nhưng không đuổi họ. Năm 1933, chính phủ Pháp gởi ba chiếc tầu trong đó có chiến hạm SS De Lanessan đến giữ Trường Sa với hồ sơ cất trong một chai rượu chôn trong cement để đánh dấu chủ quyền Việt Nam. Nhật bắt đầu phản đối năm 1933. Trung Hoa phản đối trước Nhật, năm 1932 dựa trên hiệp định Pháp – Hoa năm 1887. Theo thỏa hiệp này đường vẽ đỏ theo 108 độ 3 phút 13 giây Đông kinh tuyến từ lục địa Trung Hoa kéo xuống vịnh Bắc Bộ. Hiệp định nói rằng đảo nào nằm ở hướng Đông thì thuộc về Trung Hoa, đảo nào nằm về hướng Tây thì thuộc về An Nam “nhưng phần cuối đường vẽ đỏ không được định rõ. Pháp nhất định xem Trường Sa của Việt Nam, nhập các quần đảo vào tỉnh Bà Rịa ngày 21/12/1933, tiếp tục các cuộc khảo sát khoa học và xây đài khí tượng trên đảo Thái Bình.

Ngày 4/4/1939, Nhật ra quyết định đặt Trường Sa dưới quyền Nhật, họ kiểm soát quần đảo cho đến năm 1945. Đảo Thái Bình dùng làm căn cứ đổ bộ lên Phi Luật Tân. Sau 1946, người Pháp đòi tất cả quân đội TH rút khỏi Trường Sa nhưng không dùng biện pháp mạnh để trục xuất gây ra những việc lủng củng sau này.

Ngày 7/7/1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu trong Hội nghị Hòa bình với Nhật ở San Francisco xác nhậân chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa không bị đại diện 51 quốc gia chống đối nhưng Sô Viết phá thối, đưa bản bổ túc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên Trường Sa”. Bản bổ túc bị bác. Trong bản hiệp ước cuối cùng, Nhật nhượng quyền trên quần đảo Trường Sa nhưng không xác nhận quốc gia nào có chủ quyền. Thủ tướng Trần Văn Hữu sơ sót nghĩ rằng không cần ký, nghĩ rằng bản tuyên bố của Việt Nam cũng đủ, sau đó ông ký nhưng bản ký không hề xác nhận rõ chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Chin và Chan: territorial dispute); cho đến năm 1956 khi giám đốc Hải viện Phi Luật Tân, Tomas Cloma ra thông cáo cho toàn thế giới ngày 5/5/1956 dành chủ quyền tất cả 33 đảo gồm 64,976 dặm vuông, tự phòng là Chủ tịch Hội đồng Tối cao. Cả thêá giới, trong đó có Việt Nam và Trung Hoa bật ngửa! Saigon, Bắc Kinh và Đài Bắc dành chủ quyền. Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc đưa quân đến hải đảo. Sau khi Hải quân đổ bộ, VNCH không đặêt căn cứ quân sự thường trực nhưng nhập Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy. Hai tuần sau ngày 15/6/1956, Trung Cộng ra thông cáo nói rằng “theo tài liệu của Việt Nam! Tây Sa và Nam Sa thuộc về Tầu”. Đáp lại, thủ tướng Cộng sản Phạm Văn Đồng gởi công văn xác nhận với ông Thủ tướng anh em xã hội chủ nghĩa chuyên lấy thịt đè người Chu Aân Lai: “Chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xác nhận và tôn trọng quyết định này của quý vị.”

Việt Nam Cộng Hòa trong 20 năm sau đó vẫn tiếp tục giữ chủ quyền, đặt mốc VNCH trên các quần đảo lớn kể cả Trường Sa, An Bằng, Song Tử Tây từ 1961 đến 1963 và tiếp tục các cuộc khảo cứu khoa học. Mỗi lần có một quốc gia đòi Trường Sa, VNCH đều phản đối mạnh mẽï và Bạch Thư của VNCH được tiếp tục phổ biến xác nhận chủ quyền ngay cả sau trận đánh với Trung Cộng ở Hoàng Sa trong đó có người anh hùng Ngụy Văn Thà và các chiến hữu tầu Nhật Tảo tử thương sau quyết định nổ súng của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và lời tuyên bố khí khái để đời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “Nhất định không để mất một tấc đất”.

Lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa Việt Nam vào thế yếu từ 1976. Chánh quyền Cộng Sản đã cố gỡ rối bằng những Bạch Thư xác nhận chủ quyền đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sau Bạch Thư 1982, Việt Nam bắt đầu chiếm các đảo nhỏ kể cả xây dựng đườøng bay trên đảo Trường Sa nhưng từ sau 1985, Bắc Kinh để ý đến Trường Sa dẫn đến cuộc chiến ngày 14/3/1988. Trung Cộng chiến thắng vối 70 quân Việt Nam tử thương và ba chiếc tầu bị cháy. Sau đó Việt Nam gởi hơn 30 chiếc tầu đến Trườøng Sa, không một trận đánh nào xẩy ra. Hà Nội đi theo con đường hòa hoãn nhưng không một hiệp ước nào được ký kết sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và gia nhập ASEAN năm 1995.

Dựa trên lịch sử, Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam nhất là từ 1992 theo báo cáo của Reuter có hơn 1000 quân và công nhân Việt Nam trên đảo cùng 24 cơ sở và dựa trên luật biển 1982 quốc gia có thể xem vùng kinhtế ngoài biển đến 350 hải lý, cớ gì chính quyền Hà Nội phải cúi đầu nhân nhượng Bắc Kinh ?


Tranh chấp trên Thái Bình Dương


Những quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đóng một vai trò quan trọng sau khi dầu hỏa được Việt Nam Cộng Hòa tìm thấy năm 1974 nhưng theo quan điểm hiệân tại số lượng dự trữ dâàu chỉ vừa đủ, Trung Quốc ước tính 225 tỷ thùng dầu nhưng Nga uốc tính 6 tỷ. Hơi đốt khoảng từ 250 triệu đến 2.5 tỷ. Ngư nghiệp và hải sản quan trọng nhưng theo ông Mark Valencia chuyên viên vùng biển Đông, Trường Sa và Hoàng Sa là giao điểm thương mại và quân sự quan trọng. Gần như toàn thể sự lưu thông hàng hải và thương mại kể cả 25% số lượng dầu thô giữa Nhật và Ba Tư đều đi ngang qua các hải đảo này. Nếu Việt Nam kiểm soát được Trường Sa thì vùng này trở thành một con đường tắt Việt Nam (Vietnam strait) tương tự như Malacca Strait ở Mã Lai và Singapore. Về mặt quân sự năm 1991, Nga rút khỏi Cam Ranh, Bắc Kinh muốn kiểm soát Trường Sa để ngăn chận trục Nga- Việt. Tham vọng của Bắc Kinh là mộng bá quyền chinh phục Việt Nam, Lào và Cambodia biến biển Đông thành Hồ Trung Hoa dùng bán đảo Đông Dương làm bàn đạp bành trướng vào Đông Á. Trung Cộng đã xây dựng được quân cảng ở Sitwee vịnh Bengal, kiểm soát Miến Điện, Hải cảng Shihanoukville ở Cambodia đã cho phép tầu chiến của Trung Cộng tránh được sự kiểm soát của Hoa Kỳ và kiểm soát vịnh Thái Lan, nay Trường Sa và Hoàng Sa là một trọng điểm cuối.

Từ sau biến cố 11/9/2001, thế giới chứng kiến Trung Quốc bắt đầu bành trướng và Hoa Kỳ trở lại vùng Đông Nam Á. Trước đó Hoa Kỳ đã bỏ quên Thái Bình Dương sau chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau 11/9/2001, Hoa Kỳ quyết định dăt vùng ĐNÁ trở lại dưới chiến lược mới và tuyên bố vùng này là mật trận thứ hai của cuộc chiến chống khủng bố. Nghiên cứu của Trung tâm Nixon cho thấy sự trở lại ĐNÁ của Hoa Kỳ còn nhằm mục đích ngăn Trung Cộng. Ngược lại Trung Cộng xem vùng Nam Hải là vùng chiến lược quan trọng, một “vùng đất với cơ hội bằng vàng” cho sự tăng trưởng và giầu có của TC. Để quân bình cán cân với Hoa Kỳ sau 11/9/2001, TC tăng cường bang giao với các nước ĐNÁ và ASEAN, đầu tư kinh tế tích cực đồng thời tăng sức mạnh quân sự như Bạch Thư Quốc Phòng Trung Quốc năm 2002 đã ghi. TC theo đuổi chính sách xem vùng 684,000 dặm vuông hải lý giữa bờ Á Châu và các đảo Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Indonesia là của họ như thời Trịnh Hòa ở thế kỷ thứ 15 xem vùng hạ lưu Nam Hải thuộc về thiên triều. Sau cuộc đụng độ với Việt Nam năm 1988, TC giới hạn sự xử dụng sức mạnh quân sự nhưng năm 1995 TC thiết lập căn cứ thưòng trực trên vùng đảo đá ngầm thuộc Phi Luật Tân. Cách thức của Trung Cộng là lấn đất dành dân (salami tactics) gây ngạc nhiên bằng cách tấn công nhưng trở lui ngay nếu chạm phải những kháng cự mạnh về quân sự và ngoại giao và muốn các quốc gia phải đối thoại tay đôi với họ. Trong cuộc hội họp tranh chấp năm 1995 của ASEAN, bộ trưởng Ngoại giao TC đồng ý tranh chấp phải được đặt trên căn bản luật Quốc tế và luật biển 1982 UNCLOS. Vấn đề chánh TC muốn là hiệp uóc song phương giữa hai nước chứ không phải nhiều nước, có lợi cho Trung Cộng một nước mạnh.

Sau hội nghị 1995, các nhà chuyên môn, như Richard Hull, không nghĩ TC sẽ chiếm Trường Sa bằng vũ lực vì họ sẽ gạëp phản ứng của ASEAN và nhất là Hoa Kỳ. Khả năng hải quân của TC mặc dù đã được tăng cường bằng tiềm thủy đỉnh SU-27 và quân cụï từ Nga vẫn không đủ để chiếm giữ một vùng biển cách thềm lục địa 800 dặm. Trong tương lai, TC là một đe dọa nhưng hiện nay khả năng Không quân và Hải quân của TC không phải là một thử thách đối với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương như nghiên cứu gần đây của Kaplan trên tờ Atlantic Monthly tháng 10. Giải pháp quân sự của TC lại có lợi là đưa các nước ASEAN gần lại và nhất là có thêm lý do để Việt Nam mời Hoa Kỳ vào vịnh Cam Ranh.

Chánh sách của Hoa Kỳ từ 1996 vẫn không đổi là giữ lưu thông trên vùng biển Nam Hải theo đúng luật Quốc tế và luật biển 1982 UNCLOS là quyền lợi căn bản của Hoa Kỳ.

Việc Trường Sa và Hoàng Sa xẩy ra là một thách đố của TC đối với Hoa Kỳ nhất là sau sự kiện gần đây khi hai chiến hạm USS Guardian và USS Patriot đến Hải Phòng ngày 14-11-2007. TC giản dị không muốn nhìn thâáy sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Nam Hải và giờ đây giới chức Hoa Kỳ có lẽ đã tìm được câu trả lời vào ngày lễ Tạ Ơn, TC đã không cho chiến hạm USS Kitty Hawk ăn mừng lễ Giáng Sinh ở Hồng Kông.

Mô hình Trung Quốc đã được chính quyền CS Việt Nam ca tụng và theo đuổi. Nhưng mô hình ấy là một cái họa. Độc đảng đưa đến độc tài chánh trị và kinh tế. Độc tài phát triển kinh tế để đưa đến độc quyền, tham nhũng và những ung độc xã hội. Độc quyền chính trị đưa đến độc quyền yêu nước, dân không được làm chủ đất nước và không có quyền phát biểu ý kiến đối lập. Vụ Trường Sa và Hoàng Sa với những dữ kiện lịch sử cho thấy quyền lợi của Đảng không phải là quyêàn lợi của dân tộc. Chừng nào các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước VN thức tỉnh trướùc cái họa mô hình Trung Quốc?

Việt Nguyên
(17-12-2007)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 03. Feb 2008 , 14:00
Không khí chuẩn bị đón Tết ở Việt Nam

2008.02.03
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Năm Đinh Hợi sắp bước qua để nhường chỗ cho tân niên Mậu Tý 2008. Người dân tại nhiều địa phương trong nước năm nay đón Tết thế nào? Trà Mi ghi nhận tâm tình chia sẻ của một số cư dân tại nhiều vùng miền khác nhau, từ thành thị đến nông thôn, từ trong Nam cả ngoài Bắc.


Nhiều người hối hả mua sắm chuẩn bị cho 3 ngày Tết. AFP PHOTO.

"Tết đến rồi, Tết đến trong tim mọi người", không khí đón Tết năm nay của bà con ra sao? Mời quý vị cùng Trà Mi ghé thăm một số tỉnh thành Bắc-Trung-Nam để cùng chia sẻ nhé.


Khắp nơi nhộn nhịp

Từ điểm xuất phát là Hà Nội, chúng tôi gặp gỡ anh Bắc, một doanh nhân trẻ năng động và thành công thuộc thế hệ 8X đang hoà mình trong dòng người mua sắm Tết tại thủ đô. Anh cho biết: "Mọi người đổ xô đi các hội chợ. Rồi mọi người rầm rộ đi gửi quà Tết cho nhau."

Trà Mi: Anh thấy không khí Tết năm nay so với các năm có gì đặc biệt hơn không? Vui hơn hay đơn giản hơn?

Doanh nhân Bắc : Năm nay thì mọi người vui vẻ hơn tại vì có rất là nhiều điều thay đổi trong một năm cho tất cả mọi người, giới trẻ và đất nước.

Trà Mi : Anh nói những điều thay đổi đó là những điều gì ạ?

Doanh nhân Bắc : Thứ nhất là khu vực tư hữu hoá, tư hữu hoá nhiều hơn và doanh nhân giờ họ đã tự chủ hơn trong rất là nhiều các hoạt động xã hội và kinh tế của đất nước.

Trà Mi : Thế còn đời sống của người dân thì sao?

Doanh nhân Bắc : Đời sống của người dân hiện tại thì cũng khó khăn lắm, giá thức ăn rồi mọi giá sinh hoạt các thứ đều tăng lên vùn vụt. Trung bình lương tăng từ 10 đến 20% nhưng trên thục tế thì như vậy nhiều người vẫn thấy đói tại vì lương của họ quá thấp. Rồi vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề lo ngại hàng năm và càng ngày càng nhiều dịch bệnh. Ở Việt Nam kiểm soát vệ sinh y tế hoặc vệ sinh sinh hoạt rất là kém. Đây là mối lo lắng nhiều hơn.


Vẫn còn nhiều mối lo


Mai Vàng, một trong những biểu hiệu của không khí Tết tại Việt Nam. AFP PHOTO.

Chia tay anh bạn Hà thành, trên đường xuôi về Nam, mời quý vị cùng chúng tôi dừng chân tại Mũi Né, một địa danh nổi tiếng với những đồi cát vàng và những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Người dân tại các làng chài thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ năm qua đời sống ra sao và họ chuẩn bị, lo toan như thế nào cho ngày Tết? Đáp lời câu hỏi này, một bạn trẻ địa phương chia sẻ:


Rời vùng đất của các làng chài ven biển, chúng ta hãy ghé thăm những tỉnh miền cao với nhiều đồi núi chập chùng thuộc Cao Nguyên Trung Bộ. Một giáo chức tại đây cho biết không khí đón xuân của bà con địa phương:

"Tình hình năm nay thì ở trên Cao Nguyên bà con ăn Tết có vẻ khấm khá tại vì ở vùng Cao Nguyên đây chủ yếu bà con mà trúng cà phê, rồi trúng mì thì cũng đỡ lắm.

Còn những người làm công ăn lương nhà nước với dân nghèo thì cũng hơi vất vã. Cho nên chủ yếu họ trồng cà phê, trồng tiêu, cho nên họ quan tâm nhiều đến chuyện phân bón, xăng dầu giá cả lên cao.

Họ cũng lo lắng cho chuyện nhà nước đang cấm xe công nông, xe độ chế. Bà con ở đây có cái đó là phương tiện chính yếu mà nếu bị cấm thì họ sẽ gặp khó khăn."


Giá cả tăng cao

Tiếp tục hướng về Nam, chặng dừng chân kế tiếp của chúng ta sẽ là Sài Gòn. Tại trung tâm đô hội có đà phát triển nhanh bậc nhất cả nước, không khí đón Tết cũng đã bắt đầu hiện diện tại các quầy thực phẩm hoa quả ngày Tết, tại những khu mua sắm lớn, hoặc những nhà khá giả, chứ tại các ngôi chợ bình dân hay trong những gia đình lao động nghèo, không khí đón Tết dường như không mấy gì nhộn nhịp.

Chị Mùi, chủ gian hàng thịt tại ngôi chợ nhỏ ở Thanh Đa, nhận xét:

"Mọi năm thì còn đông đảo vui vẻ, thấy người ta đi chợ hăng hái, chứ còn năm nay đi chợ thấy cũng vắng, tham gia chủ yếu ngó thì nhiều chứ mua thì ít. Mọi năm trời ơi muời mấy là chợ bán đông, đi chen lấn vậy đó.

Năm nay đi thưa rỉnh à. Năm nay ăn Tết không thấy vui vẻ, hăng hái như mấy năm về trước. Vật giá hiện nay cái gì cũng lên, cái gì cũng lên, vàng cũng lên, đồ ăn thì cái gì cũng mắc, mắc , mắc mà mình làm ra tiền thấy giá trị hổng có được gì hết, thịt cũng lên, cái gì cũng lên. Bởi vậy tham gia bán thì thịt bây giờ bán cũng ế, cái gì cũng ế hết.

Tại vì cái gì cũng lên, giá mắc nè mà người ta lại không dám ăn nữa. Người ta nói "Trời ơi, cứ càng ngày dịch bệnh hoài, hàng hoá lại lên giá hoài". Ông Sáu, một người lao động bình dân chuyên nghề ba gác máy tại quận 11, chia sẻ thêm: "Cũng như mọi năm thôi, tới cận Tết thì cũng rộn rịp. Coi như vậy nhưng mà thực chất thì không biết như thế nào. Một năm chỉ có một ngày Tết thôi thì mọi sự đều để gát qua để mà lo cho cái Tết."

Trà Mi : Dạ. Mọi sự để gát qua như ông nói đó là gát qua những cái lo toan. Xin đựơc hỏi những cái lo toan của bà con hiện nay là gì ạ?

Ông Sáu : Đó là cuộc sống. Những cái mà mình muốn nó được tốt đẹp hơn thì mình chưa thấy được, thành ra mình vẫn cứ mong chờ cho nó được tốt đẹp hơn. Về mặt kinh tế thì thấy là đổi mới, nhưng mà cái bộ mặt hình thức bên ngoài thì nhiều hơn là cái chiều sâu bên trong của đa số giới lao động.

Càng ngày sự cách biệt giữa giàu và nghèo nó càng xa ra. Tôi cũng phải rong ruổi trên đường dài để mà đánh đổi lại bằng cái đồng tiền thì thật sự nó không đáng. Sáng ra bảy giờ rưởi mình đã bước ra khỏi nhà và có bữa gần 11 giờ đêm mình mới quay được về nhà. Bương chãi chở hàng này nọ, ai sai gì làm nấy.


Vẫn còn nhiều người không có Tết

Ra khỏi ngoại thành Sài Gòn, tiếp tục cuộc hành trình hướng về miền Tây Nam Bộ, chúng tôi gặp bà Minh, một dân oan khiếu kiện đất đai ở Long An, tỉnh giáp ranh ngay cửa ngõ phía tây thành phố. Bà bộc bạch:

"Cái này là tôi cũng nói lên sự thật. Tôi cũng thay mặt bà con mà nói là khổ lắm cô ơi. Bởi vì bà con mất đất phải ở tạm. Ra Tết mùng 6 này là giải toả đó. Thành thử bà con cũng khổ sở lắm, bởi vì mần muớn không à. Mà gần Tết lại thất nghiệp nên ăn Tết rát là khổ. Người ta có đất có ruộng thì nói đúng ra người ta đỡ hơn mình.

Hiện bây giờ bà con dân oan chắc năm nay họ không có ăn Tết đâu cô ơi. Bây giờ người ta đang mần kiếm tiền để mà mua gạo ăn trong 3 ngày Têt đó cô. Vật giá thì càng ngày càng lên. Những người nghèo nói đúng ra là mình gói ghém sao cho nó gọn thôi. Bây giờ cầu nguyện sao cho có tiền để tích trữ gạo ăn trong 3 ngày Tết này."

Hỏi thăm thêm về tình hình hiện nay của bà con khiếu kiện sau nhiều lần bị giải tán về địa phương, chúng tôi đựơc biết:

"Tụi tôi đã đi lên tỉnh đó chớ, tự hổm rày không có lên thành phố (Sài Gòn), thì tỉnh cũng cho hay là trong Tết này nó đánh nước trong, ra Tết nó mới đánh nước tư, thành ra nó nói là bà con thông cảm về qua Tết đi rồi sẽ giải quyết. Nhưng mà từ đó tới giờ là nó chưa có bồi thường cho ai mà cũng không hỗ trợ ai, cũng không cứu vãn gì được hộ nghèo hết trơn."


Đào Tết được bày bán trên các đường phố Việt Nam. AFP PHOTO

Những mong mỏi cho Năm Mới

Trước thềm năm mới, người dân mong mỏi những gì? Những người nông dân chân lắm tay bùn khốn đốn vì mất đất đai như bà Minh, có chung một nguyện vọng:

"Đề nghị lên những chỗ có chức năng thẩm quyền hay là quốc tế hay là nhân quyền để can thiệp cho những người dân oan mà mất đất đặng mà ra Tết này giải toả thì dân không biết ở đâu. Mà những người có đất đang ở mà lại bị ănh hưởng thì thấy xã hội này nó quá bất công. Tôi đề nghị lên những người có chức năng để trừng trị những kẻ chính quyền nó làm nhiều hành động đối với dân quá bất công đi."

Anh bạn trẻ ở làng chài Mũi Né thì ước ao:

"Em ước làm sao mà ở tại Mũi Né có được sự công bằng. Chính quyền giúp đỡ cho địa phưong một cách nhiệt tình chớ không có khi mà có một việc gì khó khăn mà phải qua những người có chức có quyền lại gây khó dễ cho người dân thì em không thích những việc đó. Em muốn giành lại sự công bằng cho người dân, nhưng mà em chưa có làm được.

Theo như cái xã hội chủ nghĩa em biết là người ta áp dụng thì áp dụng vậy thôi, nhưng mà người ta tới làm việc làm này làm nọ thì cũng còn nhiều cái người hắt hủi dân lắm. Em cũng có nhiều lần gửi họp thư thoại của Đài Á Châu Tự Do."

Trong khi đó, giới trẻ có học thức và nhiều cơ hội ở Sài Gòn trông đợi:

"Trông chờ vào các hoạt động chứng khoán nè, và tư hữu hoá, cá nhân hoá hết tất cả các doanh nghiệp về cả tài sản thì dần dần người dân sẽ chủ động hơn về tính quyết đoán cá nhân đời sống cá nhân."

Còn giáo chức ở vùng cao, vùng xa, khu vực miền núi Tây Nguyên cầu mong:

"Tôi thì có lẽ cũng như nhiều công chức viên chức khác thì cũng mong bà con mình khá giả lên. Chúng tôi cũng mong ngành giáo dục cũng phải có nhiều cải tiến để nó thực chất hơn một chút. Cũng mong bà con mình được học hành nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn."

Vâng, mong sao những ước nguyện của người dân sẽ sớm thành hiện thực, và cầu xin một năm mới bình an, thịnh vượng sẽ đến với tất cả mọi nhà, mọi người.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 09. Feb 2008 , 17:46
Tết Niềm Tin Và Hy Vọng  

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 2/8/2008, 1:53:00 PM

Tết này nữa là bắt đầu năm thứ  ba mươi ba. Ba mươi ba năm niềm tin và hy vọng. Niềm tin vững mạnh, hy vọng vươn lên cao từ cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng nhiều vinh quang, sau cuộc di tản tỵ nạn CS, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà VN.

Gia đình người Việt Hải ngoại, các cơ quan đoàn thể chánh trị, văn hóa, xã hội, và truyền thông đại chúng của Việt Hải Ngoại ở Âu, Mỹ, Úc ăn Tết Mậu Tý vui tươi và hạnh phúc. Ba mươi ba năm trên ba triệu người Việt đã gạt nước mắt rời bỏ quê nhà đi tỵ nạn CS trên 80 quốc gia, trải rộng khắp năm châu, bốn biển. Tất cả không sống được ở VN nhưng VN sống với cộng đồng, sống trong tâm tư người Việt ở hải ngoại. Nên tất cả đồng loạt, đồng lòng tổ chức ngày Tết cỗ truyền của quốc gia dân tộc Việt. Có pháo, có lân, có hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tết, bao lì xì, thiệp chúc Tết.

Ba mươi ba năm theo xã hội học là hơn một thế hệ 30 năm. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS, đó là cả ba thế hệ - thế hệ thứ nhứt, một rưởi, và thứ hai --  chụm lại, cùng biến đau thương xa quê cha đất tổ thành niềm tin và hy vọng vươn lên nơi quê hương thứ hai và vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, ở quốc gia định cư và ở nước nhà VN.  

Đau thương gian khổ qua 8 giai đoạn của cuộc hành trình: Di tản, Vượt biên, ODP, Đi bán chánh thức HO, Con  cái HO, Hồi Hương. Đó là máu, nước mắt, mồ hôi, vui buồn, vinh nhục, sướng khổ, thành bại của ba thế hệ, là sự nghiệp chung và lớn của quần chúng, là giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc Việt. Thượng Đế cũng không thể đổi thay sự kiện lịch sử này. CS không thể và không bao giờ che dấu  được  cuộc di tản này.  Nên từ  chỗ Việt Công, ban đầu buộc người "vượt biên" là "tội phản quốc, phản động, phản cách mạng"  và chỉ một hai thập niên sau phải tâng bốc là "khúc ruột ngàn dặm của quê hương, Việt Kiều yêu nước."

Đó là cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN và thế giới cho đến bây giờ . Tổng số còn sống trên  ba triệu và chết  không dưới một phần ba. Theo lượng định của Phủ Cao ủy Người Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, có bao nhiêu thuyền nhân (boatpeople) đến được bến bờ tự do thì có bao nhiêu người chết dưới biển. Máu, nước mắt, mồ hôi, gian nguy, khó khổ, số người nhiều, và dăm đường xa, hoàn cảnh khó hơn cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi Cổ Ai Cập, trước Chúa Ky tô giáng sinh. Một cuộc di tản sau này trở  thành linh hồn của văn minh Tây Phương với cổ sử, niềm tin, và hy vọng của người Do Thái được đúc kết trong  Kinh Cựu Ước và được chấp nhận như  một phần quan trọng của Thánh Kinh (Bible) của Ky Tô Giáo.

Cuộc di tản của người Việt đã làm lương tâm Nhân Loại chấn động, Cộng đồng thế giới bàng hoàng.  Liên Hiệp Quốc xem công tác giúp người Việt vượt biên, ra đi trong vòng trật tự là một công tác lớn nhứt thế kỷ của mình. Hầu hết các siêu cương trên thế giới, đặc biệt thuộc văn minh Tây Phương đều có nhận cho người Việt tỵ nạn CS đến định cư. Nước Mỹ là nước dang tay ra đón người Việt tỵ nạn CS nhiều nhứt. Trong thế giới sừ, chưa có một nước đồng minh nào như Mỹ, sau 30  năm chiến tranh chấm dứt mà còn cứu khổn phò nguy, cho định cư những đồng đội, đồng minh và gia đình sa cơ thất thế.

Nhưng ba mươi ba năm cuộc hành trình ấy cũng đầy vinh quang, làm vẻ vang dân Việt, tạo nên niềm vui dân Việt. Một dân tộc VN yêu tự do, dân chủ, xây dựng nhân quyền đã rõ rệt trưởng thành trong lòng văn minh Tây Phương, trải dài từ Tây Âu, sang Bắc Mỹ, từ Nhựt xuống Úc Châu. Một VN Hải Ngoại (Việt Nam D'Outre Mer) đã thành hình, như một nước Pháp Hải Ngoại (France d' Outre- Mer) trong thời thời Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp, đã đấu tranh đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà.

Về chánh trị, thế quốc tế của VN Hải Ngoại mạnh hơn của chế độ CS Hà nội vì CS Hà Nội chiếm được lãnh thổ, cướp được chánh quyền, thống nhứt được non sông mà không thống nhứt được dân tộc. Quốc Hội Liên Âu, Mỹ, Úc, trái tim của nhân dân và chánh quyền tiến bộ các nước tự do, dân chủ trên thế giới đứng về phía chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chu, nhân quyền VN  của người Việt Hải Ngoại, trong thời đại kinh tế toàn cầu và dân chủ hóa hoàn vũ được văn minh Tin Học yểm trợ.

Quốc kỳ VN Cộng Hòa đã được nhiều chánh quyền địa phương, tiểu bang, quận hạt, thành thị Mỹ công nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt. Người Việt tại nhiều nước trên thế giới đã đi vào dòng chánh chánh tri, chánh quyền, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, nghệ thuật thứ bảy, truyền thông của Tây Phương.

Về kinh tế, ba mươi ba năm ở hải ngoại, người Việt đã vượt qua thời kỳ chân ướt chân ráo nơi quê mới, một cách thần kỳ. Tự do, dân chủ rõ rệt là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế. Người Việt hải ngoại luôn nghĩ đến đồng bào còn nằm trong gọng kềm CS. Mỗi năm người Việt Hải Ngoại chỉ gởi cho không để giúp bà con cô bác, bạn bè - chơi chơi thôi -  cả nhiều tỷ Đô la. Năm 2007, theo con số của Nhà Nước CS, số ấy là 6 tỷ. Theo thông lệ số tiền gởi cho của những người định cư ở Mỹ như dân Hispanics, Phi luật Tân, Trung Đông, số tiền cho chỉ chiếm dưới 5%, số tiền kiếm được. Điều đó cho thấy tổng sản lượng gộp của người Việt Hải Ngoại cao hơn của cả nước VN. Lợi tức đồng niên hải ngoại tính trên đầu người nhiều hơn cả trăm lần trong nước. Theo Ngân Hàng Thế giới, trung bình một người Việt trong nước chưa đến chưa đến 450 Đô/ năm

Về văn hóa xã hội, tại Mỹ cũng như tại Tây Âu, Úc Châu, tuy chưa có số thống kê khoa học, con số ước lượng người Việt Hải Ngoại tốt nghiệp đại học 4 năm trên 25% dân số hải ngoại. Hầu hết gia đình người Việt hải ngoại đều có người tốt nghiệp đại học 4 năm hay nhiều hơn. Chất xám của người Việt Hải Ngoại là cái gì CS Hà nội thèm muốn nhứt, nhưng dù khan cổ gọi mời, trí thức VN Hải Ngoại đi VN thăm quê hương, thăm người thân thì có, ở lại với CS thì không.

Tiếng Việt hải ngoại đã tiến triển theo dòng tiến hóa của ngôn ngữ, tiếp nối dòng ngôn ngữ Việt của bao thời kỳ độc lập VN, Ngô,Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Đệ nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa, và vẫn trường tồn và phát triển sau 3 lần Bắc Thuộc, 1 lần Pháp Tây Thuộc, và  CS đọa đày. Tiếng Việt Hải ngoại biến "từ của CS" như hồ hỡi, phấn khởi, sô vanh, ưu việt, đồng tình, thành tử ngữ. Đồng thời phát huy thêm những chữ nghĩa liên quan đến chánh trị tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật là những chữ VN còn thiếu vì hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh của nước nhà trước năm 1975.

Ăn Tết năm thứ 32 qua 33 này, người Việt Hải Ngoại tự xét một cách nghiêm  khắc, khách quan nhưng đầy tin tưởng lạc quan. Niềm vui và hy vọng vươn lên với niềm tin sẽ hoàn thành lời hứa đem lại tự do, dân chủ cho đồng bào còn bị kẹt ở lại, lúc gạt nước mắt rời đất nước ra đi.

Sau cùng "Ra đi không phải là chết một phần nào" (Partir c'est mourir un peu) như một nhà thơ lãng mạn Pháp đã viết. Mà ra đi là để khôi phục niềm tin đã bị tước đoạt, như Charles De Gaulle đã làm. Đó là tự do, dân chủ, nhân quyền VN cho quốc gia, dân tộc Việt. Dù bi quan cũng thấy công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ngày càng mạnh tiến./.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 13. Feb 2008 , 04:15
Ước nguyện giản đơn

Việt Hoàng

Một tin buồn cho tất cả chúng ta trong những ngày đầu năm Mậu Tý đó là sự ra đi của giáo sư Hoàng Minh Chính. Ông là một tấm gương sáng ngời để chúng ta noi theo.

Suốt cả cuộc đời mình, có những lúc ông đứng trên đỉnh cao của con đường quan lộ (ông từng làm Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục, Hiệu Phó Trường Ðảng Nguyễn Ái Quốc và Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Mác-Lênin), thế nhưng lúc nào ông cũng đứng về phía nhân dân, đấu tranh kiên cường và không khoan nhượng với những cái bất công, dối trá, bảo thủ và sai trái của chính quyền.

Nhiều người cùng thời với ông đứng trước sự hung bạo của chính quyền đã phải chọn con đường mai danh ẩn tích, bất lực nhìn cái ác, cái xấu hoành hành. Nhiều người đã phải ôm hận về bên kia thế giới. Thế nhưng với “ông Nghiêm”, “ông Chính” thì với bản chất khẳng khái và dũng cảm ông đã chấp nhận đương đầu với cả một chế độ mà sự tàn bạo đã thành bản chất.

Sự ra đi của ông là một sự mất mát lớn cho phong trào dân chủ, chúng ta khóc thương cho một con người đáng kính và vĩ đại. Chỉ có một tâm hồn trong sáng với một tình yêu nhân dân bao la, một niềm tin mạnh mẽ vào tiền đồ của dân tộc như ông mới có thể chống chọi với căn bệnh ung thư hiểm nghèo trong nhiều năm qua.

Ông minh mẫn đến lúc ra đi và nguyện ước cuối cùng của ông qua lời kể của cô Trần Thị Thanh Hà, trưởng nữ của ông vẫn là mong muốn thiết tha cho Việt Nam có dân chủ và tự do, mọi đảng phái chính trị đều được phép hoạt động và tranh đua với nhau lành mạnh. Di chúc cuối cùng của ông để lại cho con cháu đó là “có Tổ quốc thì mới có gia đình và có gia đình thì mới có chúng ta, vì thế các con và gia đình phải biết hi sinh cá nhân mình cho Tổ quốc”.

Ông là người hạnh phúc, trải qua bao nhiêu chông gai của cuộc đời bên ông lúc nào cũng có bà Hồng Ngọc, người vợ thủy chung son sắt của ông cũng như các người con của ông. Họ lúc nào cũng bên ông, ủng hộ cho những việc làm cao cả của ông.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Thanh Giang, ông Lê Hồng Hà và nhiều người nữa tha thiết đề nghị bà Hồng Ngọc và gia đình nên giữ lại cho ông một phần mộ để các thế hệ sau này có thể đến thăm viếng ông và thắp cho ông những nén hương, tưởng nhớ đến một con người đã tranh đấu đã cuộc đời cho tự do của dân tộc.

Ông đã ra đi, chúng ta nguyện cầu cho linh hồn ông được phiêu diêu nơi miền cực lạc. Ông đã vĩnh biệt chúng ta. Than ôi! con đường ông đi đã gần đến đích! Chỉ còn một chút, một chút nữa thôi là ông có thể cùng với nhân dân Việt Nam hát khúc ca khải hoàn trong lòng nước Việt Nam tự do và dân chủ.

Đầu năm Mậu Tý có hai câu sấm truyền rằng, chỉ còn một năm nữa thôi là lịch sử sẽ sang trang, chế độ độc tài sẽ chấm dứt trên quê hương yêu dấu của chúng ta. Đầu tiên là hai câu thơ trong bài “Hòn Vọng Phu” của tác giả Lê Thương;

Có con chim nhỏ bé, dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý, tướng công đem kiếm về…

Trong bản trường ca “gia đình cụ Trần Bá” của tác giả Bạch Tâm-Phạm Hồng Đức cũng có hai câu thơ rằng:

Đảng tan năm sửu cung đoài
Rõ là tuổi Bác, Đảng thời bằng nhau…

Những bài thơ này đã viết ra từ rất lâu và như là được thần thánh, hồn thiêng sông núi báo ứng cho một khúc quanh mới của lịch sử Việt Nam.

Đó là những lời sấm truyền, là những lời tiên tri còn trong thực tế thì cũng đúng như vậy: Học sinh sinh viên, giới văn nghệ sĩ, luật sư đã nhất tề lên tiếng và phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của họ. Dân oan đã đoàn đoàn lũ lượt kéo nhau đi khiếu kiện và một sự kiện chưa từng có trong lịch sử 60 năm cầm quyền của Đảng cộng sản đã xảy ra là việc Giáo hội Công giáo đã đứng lên đòi lại tài sản của mình… Rồi còn những sự kiện gì sẽ xảy ra trong năm 2008 này nữa? Chúng ta sẽ chờ xem nhưng rõ ràng là bão tố đã nổi lên rồi.

Ước nguyện của ông Ngiêm, ông Chính sẽ thành hiện thực trong nay mai.

Xin vĩnh biệt ông! Xin được gửi những lời chia buồn sâu sắt đến bà Hồng Ngọc và gia quyến.

Ước mong của ông Hoàng Minh Chính là dân tộc Việt Nam sẽ được ngửng cao đầu. Chúng ta tin và sẽ thực hiện được điều đó trong tương lai. Thế nhưng có một điều đã thành sự thực từ rất lâu rồi đó là các con, các cháu của ông Hoàng Minh Chính đã có thể tự hào và ngửng cao đầu vì đã có Cha, có Ông là một người đáng kính và vĩ đại.

Nhân dân Việt Nam đã và sẽ ghi nhớ những gì ông đã làm được cho đất nước này.

Những lực lượng tiến bộ trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng cần cám ơn ông vì cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời ông vẫn mong muốn các thành phần đó ngồi lại với các lực lượng dân chủ để tìm ra một giải pháp cho dân tộc, cho đất nước. Đó cũng chính là tinh thần hòa giải dân tộc rất cần thiết cho giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang dân chủ.

Xin nghiêng mình trước linh cữu ông!

--------------------------------------------------------------------------------

Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ

--------------------------------------------------------------------------------

  Ý kiến Bạn đọc
  (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

--------------------------------------------------------------------------------
 
Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 00:26:49

Ho Hui

Vì từng là Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Mác-Lênin cho nên cụ Chính biết quá rõ về cái chủ nghĩa phản nhân loại này ,và thế là từng bước ,từng bước cụ rời xa đảng và cuối cùng thì cụ bị tù vì mang tội 'Chống Đảng" .
Với cụ Chính thì Tổ Quốc là trên hết ,và chỉ có Tổ Quốc mà thôi ,cho dẫu chỉ còn lời nói cuối cùng thì cụ cũng chỉ nhắc đến Tổ Quốc chứ không như bọn vong bản ,cả đời chỉ biết có mác -lê ,búa-liềm cho đến lúc chết thì cũng chỉ muốn vác búa ,vác liềm về với Mác với Lê ....rõ ra là đồ phản quốc mạo danh Ái Quốc .

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 06:11:07
daubetangthuong


Tặng bác HoHui bài thơ này, đây là bài thơ mà uncle Hồ đã làm để mỉa mai thống chế Pétain, kẻ đã bán đứng nước Pháp cho Đức quốc xã sau này bị chính quyền De Gaulle xử tù chung thân đấy. Mỗ đọc bài này mắc cười hoài vì thấy uncle Hồ làm tặng Pétain mà tưởng như lão đang nói về chính mình đấy chứ. Sis mythanh và các bạn nào thích thì vào hoạ lại thơ tặng Bác nhà ta đi.

Tặng thống chế Pétain

Vận mệnh Lang sa lúc chẳng lành
Pê tanh lão tướng hoá hôi tanh
Cúi đầu, quỳ gối hàng quân Đức
Trợn mắt, nhăn mày chửi nước Anh
Bán nước lại còn khoe cứu nước
Ô danh mà muốn được thơm danh
Già mà như chú già thêm dại
Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh./.

Trần Dân Tiên

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]


Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:35:06
mythanh


Hello daubetangthuong,

Sáng sớm ra đã gặp homework của dbtt rồi. Nhưng Bác nhà ta đã chết phơi thây rồi, chẳng hơi đâu tặng thơ. Thôi thì tặng cho anh bạn VNam nhà ta vậy.

Chủ tịch Hồ xưa giết dân lành,
Theo lời bọn cố vấn hôi tanh.
Đến giờ "bọn trẻ" noi công đức,
Đức trung, tôi giỏi, với đàn anh.

Bán nước, khiếp hèn, ôi non nước!
Còn đâu dòng chiến sử lừng danh,
Đuổi quân xâm lược Tàu ngu dại.
Bao trận còn ghi suốt sử xanh.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

--------------------------------------------------------------------------------
 
Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:07:03

Trần lê Nguyễn

Vài con số đáng nhớ trong cuộc đời của Ông Hoàng minh Chính:
- Sinh năm 1922.
- Tham gia cách mạng năm 1937.
- Năm 1939 vào Đảng Cộng sản Đông Dương
- 1957, ông được cử đi học tại Liên Xô.
- 1961, về nước và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
- 1967, bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN.
-1967-1973, đi tập trung cải tạo.
-1973-1976, bị quản chế tại Sơn Tây.
.....

15 tuổi đã tự nguyện tham gia cách mạng quả là hiếm có, chỉ 2 năm sau đó "được" gia nhập đảng CS, tiếp theo 18 năm lên đỉnh LÊ múa giáo MÁC thì được đi du học LX đặng bồi dưỡng thêm kinh sử, 4 năm sau xuống núi hành đạo...thế nhưng chỉ trong vỏn vẹn 6 năm rao giảng thì ông đã nghiệm ra rằng "mình đã lầm đường lạc lối": ông phá ngang vứt áo mão về vườn đuổi gà cho vợ, nhưng... đảng bất dung CHÍNH ( ≠ trời bất dung gian)!

Một tấm gương sáng về sự bất khuất mà mọi người Việt YÊU NƯỚC (không bị yêu đảng) đều phải noi theo!

Về trên ấy xin nhớ đến và phù hộ cho Đàn con Việt đang còn phải vật lộn từng giờ với bọn vong bản cộng nô!
Xin nhận nơi đây ba nén nhang thành kính trước hài vị của ông.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:42:45
Ly Ly

" 4 năm sau xuống núi hành đạo...thế nhưng chỉ trong vỏn vẹn 6 năm rao giảng thì ông đã nghiệm ra rằng "mình đã lầm đường lạc lối": ông phá ngang vứt áo mão về vườn đuổi gà cho vợ, nhưng... đảng bất dung CHÍNH ( ≠ trời bất dung gian)! "
Nhạc sĩ Văn Cao chỉ cần một chuyến xuất ngoại thăm đất nước được mênh danh là " thiên đường XHCN " , nhạc sĩ đã vở mộng tan tành về CN Mác LêNin . Thời Stalin , rất nhiều nhà báo , trí thức , văn sĩ khuynh tả đã hết lòng ca tụng " thiên đường XHCN " Liên Xô của Stalin nhưng chỉ một lần duy nhất được vinh dự thăm quan họ đã quay 180 độ , kết án nhà nước CS Liên Xô .
Ôi !!! Xưa nay người vẫn bịt người . Ai rồi cũng phải chết , sao nỡ hại người !!!!


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Feb 2008 , 04:26
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, đe dọa xã hội

2008.02.14
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Hiện tượng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng lớn rộng là đề tài được bàn đến nhiều trong thời gian vừa qua. Mới đây công luận trong và ngoài nước một lần nữa lại bức xúc về vấn đề này, như chuyện có người Việt Nam đã tậu xe Rolls Royce là loại xe đắt vào bậc nhất thế giới nhập vào nước ta. Nhã Trân tìm hiểu thêm và trình bày như sau.


Người đánh giày trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO

Vài tuần trước Tết, trong khi giới lao động nghèo đang vất vả xoay sở để có thể mua những thức không thể thiếu của mấy ngày đầu xuân cho đúng phong tục, thì một tin gây chú ý nhiều trong công luận. Đó là, loại xe hơi Rolls Royce Phantom, hiệu xe đắt bậc nhất thế giới, vừa được nhập vào Việt Nam.

Trị giá đến gần 1 triệu rưỡi đô la, chiếc xe hàng hiệu này lâu nay chỉ thuộc về những tỷ phú có tiếng quốc tế, thường ở những nước giàu mạnh, có quá trình phát triển đã lâu, hoặc các tỷ phú dầu mỏ ngồi trên núi vàng.

Lần này, những món hàng xa xỉ ấy trở thành sở hữu của giới doanh nhân trong nước, đại gia về địa ốc và đại gia về kinh doanh vải vóc, nhà hàng.

Trước đó, từ những năm đầu thế kỷ 21 này, hiện tượng đua nhau mua sắm những thứ hàng hoá sang trọng, đắt tiền từng xảy ra trong giới nữ doanh nhân Việt Nam. Những người lắm bạc thừa vàng sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để làm chủ những loại vật dụng, thường không phải là nhu yếu phẩm, mà chỉ là những ví xách tay, trang phục, xe cộ…

Giá những món hàng này làm chóng mặt đại đa số quần chúng, từ giới công, tư chức đến công nhân, vì có khi một vật dụng nhỏ như chiếc ví cầm tay đã trị giá bằng gần một năm lương của họ. Điển hình là một túi xách hiệu Louis Vuitton đắt đến bốn ngàn đô la trong khi một sinh viên mới ra trường lắm lúc chỉ kiếm được khoảng hơn 100 đô la/tháng, khiến báo chí nước ngoài đã đôi lần phải làm phóng sự về hiện tượng này ở Việt Nam.

Thanh Tú, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và đang làm cho một công ty vốn nước ngoài ở Sài Gòn, cho biết suy nghĩ của mình: "Tôi học Trường Kinh Tế - Khoa Quản Trị Kinh Doanh, ra trường thì tôi đi làm trung bình lương hàng tháng của tôi là 200 đô. Người ta mua một cái xe như vậy mục dích để người ta khoe giàu. Quan trọng là người ta kiếm tiền như thế nào chứ không phải quan trọng là người ta kiến được bao nhiêu tiền."

Trường hợp của những sinh viên có việc làm sau khi ra trường là may mắn. Còn nếu kể đến những công nhân cực nhọc làm ngày làm đêm, tranh thủ tăng ca đến kiệt sức; những ông cụ tuổi bát tuần vẫn còng lưng kéo xe, chân đất chạy trên vạn dặm đường thay trâu ngựa; những chị, những bác oằn vai gánh hàng rong, rao đến khản hơi hụt tiếng từ phố lớn qua hẻm nhỏ… thì món tiền ngừơi giàu mua một chiếc ví cầm tay lắm lúc có thể nuôi sống họ một vài năm hoặc cứu vớt họ khỏi cảnh nghèo đói.

Trong khi đến hơn 3 phần 4 dân số ở Việt Nam sống trong cảnh chạy ăn từng bữa, trẻ em nhiều vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa phải lâm vào cảnh thất học vì không có trường lớp, hay đến trường với chân đất và bụng đói, thì nhiều đại gia vung tiền qua cửa sổ, mua vui một trận bằng tiền ăn của cả một gia đình nghèo một tháng. Hoặc mua chiếc xe trị giá bằng xây 3 trường học, 2 y viện cấp huyện, mà lại được báo chí trong nước ca tụng, theo dõi từng diễn tiến của nó như được cấp biển kiểm soát toàn số 7, v.v.

Cách tiêu tốn quá đáng cho những xa xí phẩm của giới tiền rừng bạc bể ở Việt Nam không chỉ khiến người trong nước choáng mà kiều bào cũng phải phản ứng.

Những người được hỏi nói rằng lối tiêu xài này không cần thiết hoặc quá hoang phí. Là một trong những ngừơi có suy nghĩ đó, Tiến sĩ Phùng Thanh Sơn ở Bang Seattle (Hoa Kỳ), một chuyên gia kỹ thuật, vững vàng về mặt tài chính sau hơn 30 năm định cư ở một cường quốc hàng đầu thế giới và đã hàng chục năm làm việc với mức lương cao vào bậc nhất nhì, đưa ra nhận xét:

"Theo tôi thấy thì các đại gia ở Việt Nam đã tiêu tiền một cách quá lãng phí như mua xe đến hơn một triệu đôla. Hơn nữa, mặc dù dó tiền mua xe được nhưng mà tự hỏi họ có hưởng thụ được những cái xe hơi độc này được hông? Ở đất nước Việt Nam mình, như chúng ta đều biết đường sã thì chật hẹp, hay kẹt xe, như vậy dù có xài tiền một triệu rưỡi đôla cho cái xe hơi độc thì làm sao mà hưởng thụ được."

Quả thật, mức ăn xài của giai cấp mới ở Việt Nam hiện nay, mà nhiều người đặt tên là giai cấp tư bản đỏ, khoảng vài năm nay đã gây sốc cho xã hội. Một thống kê mới đây cho hay tính đến năm 2006, chi phí mua sắm của giới giàu có cao hàng chục lần so với người nghèo, và chi phí cho việc vui chơi giải trí của họ cao tới hơn 70 lần.

Cung cách tiêu tiền không tiếc tay của những người giàu xổi là chứng minh rõ rệt nhất cho khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có khuynh hướng gia tăng.

Lý do nảy sinh ra tầng lớp tiêu dùng hàng đẳng cấp "siêu sang" ở Việt Nam lâu nay được chứng minh là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà quan trọng nhất là sự yếu kém trong việc quản lý, từ quá trình tư hữu hoá tài nguyên quốc gia cho đến cơ chế kinh tế thị trường và tính thuế thu nhập.

Khoảng cách giàu nghèo quá chênh lệch không ngừng là một báo động về sự mất quân bằng của một xã hội, góp phần vào tình trạng tụt hậu và đói nghèo của nhiều thành phần dân chúng, chưa kể có khả năng gia tăng mức độ tệ nạn của xã hội ấy.

Có thể nào thay vì để sắm những món xa xỉ ngay đối với cả nhiều kiều bào như chiếc túi xách hàng ngàn đô la, những chiếc xe hơi hàng trăm ngàn đô la, xây mồ mả trị giá cả tỉ đồng… thì những món tiền này được dùng vào việc công ích, từ thiện để cứu vớt hàng trăm, hàng ngàn người như xây viện mồ côi, mở trường học, dựng chùa chiền, xây cầu đường… mà tên tuổi của người nhân ái này còn được nhắc nhở đến ngàn thu?

Vị chuyên gia kỹ thuật kiều bào đưa ý kiến: "Các đại gia có thể dùng đồng tiền này để giúp đỡ dân Việt Nam như có những dự án để dân có công ăn việc làm và những dự án phát triển đất nước.

Dĩ nhiên là đất nước Việt Nam còn nghèo thì có nhiều dự án để làm, như dự án giúp đỡ những người bị bão lụt không có nhà ở, không có cơm ăn; hay là dụ án giúp đỡ những trẻ mồ côi, trẻ không có tiền để đi học, những người nghèo không có công ăn việc làm; có thể xây cầu hay đường sá, hay giúp đỡ đất nước phát triển trong thời gian này. Tôi thấy nhiều Việt kiều cũng đi về hàng năm và giúp đỡ, làm được nhiều dự án từ thiện"

Trong khi chờ đợi hố sâu giàu-nghèo được lấp bớt, chủ yếu là từ hành động của giới thẩm quyền, có lẽ người ta có thể làm những điều vừa nói hoặc tương tự, để có thể giảm bớt phần nào

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 28. Feb 2008 , 21:17
Trẻ em trai Việt Nam hành nghề mãi dâm ở Malaysia
2008.02.28

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA


Tệ nạn thiếu nhi Việt Nam bị đưa sang nứơc khác để hành nghề mại dâm, điển hình như qua Campuchia, bằng cách này cách khác đã được Thanh Trúc trình bày nhiều lần trên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mấy năm qua.

Gần đây nhất, vào tháng 11-2007, Thanh Trúc giới thiệu đến quí vị bộ phim Holly của đạo diễn Guy Jacobsen, thuật lại cuộc đời một bé gái Việt Nam bị buôn đi bán lại từ nhà chứa này qua nhà thổ khác ở Campuchia.

Phim Holly mở cánh cửa vào mặt thật kinh hoàng của kỹ nghệ thu mua và lạm dụng tình dục thiếu nhi mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng gọi là hình thức nô lệ thời hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn một hình thức mua bán tình dục đáng sợ hơn mà không có mấy ngừơi trong và ngoài nước biết đến để đề phòng.

Qua câu chuyện hôm nay, Thanh Trúc mời quí vị nghe người kể, cũng là nhân chứng, Linh mục Martino, một lần nữa cảnh giác và báo động sự kiện một số em trai Việt vị thành niên đang hành nghề mãi dâm tại Malaysia.

Là ngừơi đặt niềm tin vào Thượng Đế, vào lương tâm của mình và của những người tốt lành trên Trái Đất, linh mục Martino tự nguyện dấn thân vào những hang ổ tăm tối của các đường dây mạu dâm từ Campuchia qua đến Malaysia để nói lên sự thật đằng sau thế giới tối tăm đó.

Mời quí vị bước vào câu chuyện với Linh mục Martino:

Linh mục Martino: Mình là một Linh mục Công Giáo thuộc giáo phận Santa Ana của Tiểu Bang Georgia (Hoa Kỳ). Rất vui khi chị cho phép mình đến đây chia sẻ, nói lên cái vấn nạn đang xảy ra đối với những trẻ em Việt Nam. Có rất là nhiều người họ hay đặt câu hỏi là những việc gì cha làm, cha làm như thế nào, thì thực sự ở dây là năm thứ 11, năm chính thức mà mình làm việc với các trẻ bụi đời, mình đã đi trên 21 nước trên tòan thế giới, sống với các trẻ bụi đời từ những năm mình còn học đại học, trừ những năm trước khi mình đi tu.

Rồi bắt đầu từ Mùa Hè năm 2000 là mình chính thức làm thêm một phần nữa, đó là mình làm việc với các trẻ vị thành niên, các bé gái bị bán để làm nô lệ tình dục bên Campuchia. Những em này là những em thực sự, thưa với quý vị, có những em chỉ mới 11-12 tuổi, rất là đau thương. Và cứ hàng năm mình đều làm như vậy và năm nay đã là năm thứ 7 và thực sự bước qua năm thứ 8 rồi.

Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, khi mà dấn thân vào công việc thì Linh Mục có gặp những khó khăn nào không?

Linh mục Martino: Thực sự là mình gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là ai cũng biết đời linh mục Công Giáo của mình là mình sống tinh khiết, có nghĩa là mình không có được ăn ở hay quan hệ tình cảm hay cả thân xác đối với người khác phái, mà khi mình bước vô cuộc sống như vậy thì thật sự mình vô trong đó mình sống với các em đó, tức là mình thuê các em như một người đi ăn chơi, thuê 3-4-5 em như vậy, mình sống cả tuần với các em và mình vẫn phải nói mình là người Singapore, không biết nói tiếng Việt.

Thanh Trúc: Đó là lúc Linh Mục bắt đầu đến với các em gái nhỏ Việt Nam bị bán ở Campuchia?

Linh mục Martino: Thưa đúng. Cái quan trọng là khi mình sống với các em cả tuần, như vậy mình đi chơi với các em và các em mới bắt đầu nói ra các câu chuyện, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Đó là những lúc thực sự mình nghe và mình hiểu hết. Và thật sự với chị, dĩ nhiên nó có những cám dỗ thì mình tin tưởng Chúa giúp mình vượt qua được. Nhưng mà cái khó khăn và cái đau đớn nhất của mình là khi mình nghe những câu chuyện đó bằng tiếng Việt, mình hiểu hết được, nước mắt nó cứ muốn rơi từng dòng. Nhưng mà không thể khóc được chị, bởi vì mình khóc là các em đó biết được mình biết tiếng Việt thì là tất cả mọi chuyện đều đổ vỡ.

Thanh Trúc: Đên đây thì Thanh Trúc cũng xin chân thành cảm ơn Linh Mục đã sẵn sàng chia sẻ với Thanh Trúc trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Linh Mục có thể nào thuật lại các em đã nói gì với nhau?

Linh mục Martino: Chẳng hạn như một cái như vầy. Có rất nhiều người nói tại sao Cha vô trong đó mà Cha cứ đi, mà Cha cứ làm như thằng đi ăn chơi như vậy thì nó nguy hiểm cho Cha, nguy hiểm cho mọi người. Tại sao Cha không vô đó Cha trả tiền cho các em đó để các em đó nói cho Cha biết thôi? Mình cũng đã thử như vậy, nhưng mà các em đó không nói cho mình một sự thật. Lý do là như vầy chị.

Có một lần các em đó kể với nhau như vầy, tức là những người quản lý các em đó họ cũng cho những người vô làm y như vậy. Họ giả đò nói rằng tôi là một người rất tốt lành muốn đưa các em về, vậy các em có muốn về hay không, hay là làm các nào để giúp được các em ra thoát ra khỏi. Nhưng người đó là người của đường dây đó, họ đưa vô để coi các em đó muốn thoát ra khỏi hay đã được thuần hoá, đại khái mình dùng chữ "thuần hoá".

Nhưng mà khi các em nói các em muốn về, thì chẳng hạn có một em kể là bị đến một tuần lễ chỉ được ăn mà không được uống gì cả và sau đó chỉ còn là một cái que bọc xương. Là bởi vì cái người của cái đường dây đó họ đưa vô và họ biết em này muốn thoát ra ngoài. Và khi em kể ra như vậy thì bị đánh đập và bị nhốt, bởi vì người đó là người của họ. Chính vì vậy mà các em đã không hề tin một người nào vô trong đó mặc dù người đó là một người nhân nghĩa thiệt bởi vì các em sợ người đó chính là do người cai quản các em cài vô.

Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, đó là những địa điểm nào ở Campuchia.

Linh mục Martino: Cái chính của mình là mình ở Siem Reap. Mình chỉ mới lên thủ đô Phnom Penh có 3 lần. Bây giờ nếu hỏi có bao nhiêu em thì thật sự mình không dám cho một con số, nhưng mà mình có thể cho quý thính giả nghe đài con số như vầy, những người qua bên đó để bán dâm, mình nghĩ là 70-80% là người Việt Nam. Trong số 70-80% đó thì mình ước lượng theo những cái gì mà mình đã nhìn, đã gặp 8 năm qua, mình nghĩ khoảng 30% là những em vị thành niên.

Thanh Trúc: Thanh Trúc cũng có biết một điều từ những công việc tìm hiểu thực tế ở Cambodia về tình trạng thiếu nhi mại dâm đó. Linh Mục đi tiếp qua Malaysia, và ở Malaysia thì hình như Linh Mục cũng có đỉều nuốn chia sẻ?

Linh mục Martino: Cảm ơn chị Trúc. Thực sự mỗi người chúng ta khi nghe nói các em gái bị bán vô các động là mình đã - xin lỗi, cuộc đời của mình là linh mục, mình cứ nói mọi người sống bình an, mà khi mình nhìn thấy những cái đó là mình muốn nổi điên, nói thật với quý vị là như vậy, huống chi điều mình sắp kể với quý vị đây nó vừa xảy ra vào Tết Việt Nam vừa rồi. Mình đi một chuyến về Việt Nam, rồi Kampuchia, sau đó mình có ghé qua Malaysia. Mình qua Malaysia là để xem có các em Việt Nam bị bán qua bên đó không.

Thanh Trúc: Chính là tìm các em gái Việt Nam?

Linh mục Martino: Đúng rồi. Tại vì mình cũng có nghe tin hành lang như vậy, cho nên mình muốn đi qua để xác minh chuyện đó có hay không. Nhưng khi mình đi qua Malaysia thì thực sự là hai ngày hai đêm mình không thể tìm được em nào tuổi vị thành niên mà là em gái; nhưng mà điều mình săp nói ra nó còn kinh hoàng hơn những gì mà mình đã từng biết. Mình không biết con số đó là bao nhiêu, nhưng mình biết chắc chắn có ít nhất là hai em nam người Việt Nam bán qua bên đó để phục vụ những người đồng tính luyến ái, tức là những người nam.

Thanh Trúc: Ít nhất là 2 em trai?

Linh mục Martino: Ít nhất là 2 em trai. Lý do tại sao mình dám nói với chị ít nhất là 2 là bởi vì chính mình đã quen với 2 em đó và mình đã ở với mỗi em một đêm.

Thanh Trúc: Bằng cách nào, thưa Linh Mục?

Linh mục Martino: Khi mình qua bên đó thì mình phải nhờ những người, mình phải trả tiền cho những người chuyên lái taxi, rồi những người đó đưa mình vô các động. Đại khái mình gọi họ là tú ông tú bà đó. Để tìm người nữ thì không thể tìm ra nữ được, thì họ há miệng ra họ offer, họ nói là có người nam, có muốn thử hay không. Mình hỏi người nam đó là người gì thì họ nói đó là Vietnamese. Thực sự với quý vị và chị, tới bây giờ mình kể lại mình còn rất lạnh, cảm thấy shock.

Thanh Trúc: Thấy choáng vàng?

Linh mục Martino: Đúng rồi, chị. Rất choáng váng. Nói thật là mình giận, mình khó chịu, mình tức nữa là đàng khác. Nhưng mà mình biết đó là sự thật bởi vì các em đó đã nói chuyện với mình bằng tiếng Việt. Mình đã nói chuyện với 2 em này bằng tiếng Việt.

Thanh Trúc: Hai em đó đã nói gì với Linh Mục? Các em bị bán ra sao? Đến Malaysia bằng cách nào? Các em phải làm gì?

Linh mục Martino: Cái vấn đề là như vầy. Chắc chị Trúc và quý vị biết các em qua Kampuchia hầu hết là đưa qua đường biên giới, cửa ngõ của đường bộ và không có giấy tờ gì cả. Nhưng mà các em qua Malaysia, tức 2 em này, đựơc người mai mối đưa qua đó theo ngã du lịch, tức là có passport, có visa nhập cảnh vào Malaysia đàng hoàng. Và khi qua bên đó thì họ giũ hết giấy tờ và bắt các em phải làm như vậy. Và cái đau khổ là như vầy:

Thưa quý vị, các em này một ngày -dựa theo lơì 2 em đó nói và mình chưa thể xác nhận đúng hay sai- nhưng mà một ngày các em tiếp từ 5 đến 10 người đàn ông. Mình nghĩ điều này cũng có thể, vì vấn đề nó như vầy: Nó rất là tốn tiền để thuê các em này. Bình thường mình có thể trả 100 đôla để mình thuê một cô qua một đêm, nhưng mà mình đã tốn 500 đôla để trả cho một em trai này trong một đêm, và họ không cho mình thuê cả ngày lẫn đêm để mình có nhiều thời gian hơn nói chuyện. Họ chỉ cho mình mấy tiếng đồng hồ như vậy và có người tới dẫn các em đi. Nhưng mà nói trở lại vấn đề, tức là các em này qua bên đó bằng con đường chính thức và bây giờ bị họ lấy hết passport và mọi thứ để bắt làm công việc này.

Thanh Trúc: Có nghĩa là các em đi theo một người lớn nào đó qua Malaysia?

Linh mục Martino: Đúng rồi chị. Cái người lớn đó là những người nằm trong đường dây

Thanh Trúc: Bán các em vào các động?

Linh mục Martino: Đúng rồi.

Thanh Trúc: Những điều các em nói, Linh Mục nghĩ là có thể tin được chăng, và vì sao các em tin Linh Mục đến độ có thể thổ lộ, bởi vì cái sợ hãi sự khủng bố đè nặng đầu óc trên các em bị bắt làm nô lệ tình dục?

Linh mục Martino: Giống như hồi nãy mình có xác nhận lại là mình nói về các chuyện bên Kampuchia thì mình biết chắc 100%, cái chuyện bên này (Malaysia) mình không dám chắc 100%. Mình không dám nói với quý vị là các em có những gì kể với mình (các em ở Malaysia) là 100%, nhưng mình tin cái chuyện đó nó có thật, không dám nói chắc 100% nhưng nó có thật.

Chẳng hạn như mình nhớ cái em đầu tiên 13 tuổi được đưa vô phòng khách sạn của mình, ngay lúc đó quý vị sẽ nhìn thấy một thân xác vô cùng mảnh mai, một đứa bé 13 tuổi còn da bọc xương. Nó nhìn tháy mình khuôn mặt nó tái không còn một giọt máu. Và nó đứng nó run giống như là nó đang dứng trứoc tử thần vậy đó. Thật sự mình muốn nói thật với quý vị, mình ứa nước mắt, mình chỉ muốn khóc lóc thôi.

Ngay lúc đó mình đã muốn rơi nước mắt. Nhưng mà mình đuổi người dẫn đường đi ra ngoài. Mình đóng cửa phòng lại. MÌnh không nói gì với em đó và mình ngồi mình khóc. Thực sự là mình ngồi mình khóc. Em đó nói câu tiềng Anh rất bập bẹ. Nó nói là "Why you cry?". Lúc đó mình nói luôn bằng tiếng Việt. Mình chưa bao giờ chuẩn bị để làm công việc nên lúc đo mình không chịu nỗi được và mình phát ra ngay bằng tiếng.

Mình nói anh cũng là người Việt cho nên anh nhìn thấy cảnh này anh không thể chịu được và anh khóc. Và từ đó hai ngwoif bắt đầu nói chuyện với nhau một tí xíu. Nhưng mình xác nhận lại là mình không dám tin 100% là các em nói với mình đều là sự thật, nhưng mà mình tin rằng tuy không 100% thì cũng phải 60-70% là sự thật.

Thanh Trúc: Sự hiện diện của các em trong các nhà chứa đó thật 100%?

Linh mục Martino: Chuyện đó thì chắc chắn. Mình không biết là có bao nhiêu em nam bị bán qua bên Malaysia ngay bây giờ, nhưng mà chuyện có mặt của các em là chắc chắn thật 100%. Chính mình 2 tối mình ở với 2 em.

Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, vì lý do nào mà Linh Mục quyết định lên tiếng với Thanh Trúc về vấn đề, các em gái ở Campuchia thì đã đành vì lâu nay ai cũng biết, mà bây giờ đến lượt các em trai Việt Nam bị bán vào những nhà chưa ở bên Malaysia?

Linh mục Martino: Lý do duy nhất mà mình có thể nói đó cũng là lý do tại sao gần 8 năm nay mình cứ dấn thân vào công việc đó. Xin lỗi chị và xin lỗi quý vị cho mình dùng cái chữ này đôi lúc mình cứ nói mình chỉ xin làm con chó nhà Đức Chúa Trời, có nghĩa là mình phải đỉ sủa lên cái vấn nạn của cuộc sống, và để sủa đựoc cái vấn nạn của cuộc sống thì mình phải lủi vào trong những chỗ đó.

Biết nó là một sự thất và mình rất là vui khi được chị Trúc liên lạc với mình để phỏng vấn, bởi vì đây là một trong những con đường để mình sủa lên vấn đề rất là cần thiết để cho mỗi người Việt, đặc biệt là những người Việt sống ở hải ngoại, chúng ta phải biết đây là những vấn nạn đang xảy ra đối với con cháu chúng ta ở Việt Nam, để rồi mỗi người chúng ta góp một bàn tay để chúng ta có thể làm một cái gì đó tốt hơn.

Thanh Trúc: Riêng bản thân của Linh Mục, Linh Mục dự tính sẽ làm những cái gì đối với vấn đề trẻ em trai Việt Nam bị bán qua Malaysia?

Linh mục Martino: Thực sự thì hiện bây giờ mình có những người bạn, bởi vì trong cái thế linh mục đôi lúc mình có những người bạn là những đại biểu quốc hội ở Hoa Kỳ này thì mình đang muốn thu thập một số chứng cứ, hình ảnh, cũng như này nó, và mình viết để mình nhờ họ đưa những cái đó ra quốc hội, tức là áp lực chính phủ Việt Nam. Mình nói thật với chị nó là như vậy. Mình cũng quen rất là nhiều ở Việt Nam nhưng mà khi báo chí đăng lên thì nó ngưng lại đựoc một tháng, sau khi đó thì đâu lại trở về đó.

Thanh Trúc: Linh Mục có nghĩ rằng ông sẽ trở lại Malaysia một ngày nào đó chăng?

Linh mục Martino: Như vầy, tức là cứ mỗi năm, kỳ nghỉ của linh mục mình đựoc tháng. Một tháng đó mình dùng để đi làm việc với trẻ bụi đời, các em bị bán vô các động, cho nên chắc chắn là mình đang dự tính là nếu bình thưòng thì mình sẽ trở lại làm việc với trẻ bụi đời, trở về Malaysia một lần nữa.

Thanh Trúc: Thưa Linh mục Martino, Thạnh Trúc xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của ông trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.

Vừa rồi là truyện kể của Linh mục Martino. Thanh Trúc xin phép được tạm ngưng câu chuyện của mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi ở đây và hẹn tái ngộ quí thính giả vào tối thứ Năm tuần tới.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 28. Feb 2008 , 22:24
:'( :'( Thương tâm- Đau Xót cho "Mầm Non -Thiếu Nhi Việt Nam"  :'( :'( Căm phẫn bạo quyền CSVN >:( :-X  >:( :-X đã làm cho đất nước băng hoại. "Nghèo thì Bán Dâm để sống còn" - "Giàu tư bản đỏ & con ông cháu cha CSVN thì sống thác loạn Mua Dâm ".CSVN đã biến con người Việt Nam thành nô lệ thời đại. Ngay cả những búp non, mầm non cũng không tha.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 03. Mar 2008 , 03:50
Bảo Vệ Cộng Đồng Việt

VI ANH
Việt Báo Thứ Hai, 3/3/2008, 12:02:00 AM

Đối với người Việt không sống được với độc tài CS, phải bỏ nước ra đi, Hoa kỳ là nơi lý tưởng để làm lại cuộc đời. Muốn hay không muốn Hoa kỳ vẫn là đất địa của những người yêu tự do, cái nhà của những người dũng cảm. Nhưng từ ngày Bộ Chánh Trị của Đảng CS Việt Nam ban hành Nghị Quyết 36, với "ý đồ" thần dân hóa người Mỹ gốc Việt ở Mỹ, đại đa số có nguồn gốc và căn cước tỵ nạn CS, chiếm hơn phân nửa tổng số người Việt ở hải ngoại, thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Mỹ không yên tĩnh nữa.

Người Mỹ gốc Việt chỉ còn một mảnh đất tự do này đây. Người Mỹ gốc Việt không còn một sự chọn lựa nào khác. Chỉ còn có cách đấu tranh sinh tồn, đấu tranh không khoan nhượng, bảo vệ với bất cứ giá nào  để bảo vệ công đồng sắc tộc Việt ở Mỹ và bảo vệ nước Mỹ trước mưu đồ xích hóa của CS Hà nội.

Ngày Ô Nguyễn minh Triết, Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ Nghĩa VN, công du Mỹ là ngày CS Hà nội phát pháo lịnh bắt đầu một chiến dịch tấn công qui mô. Kể cả những ngày Tết thường là ngày người Việt hay kiêng cử để an hưởng ba ngày xuân nhựt, CS Hà nội cũng không tha, không hưu chiến  để yên cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Từ Tết đến giờ, tin Việt Cộng xâm nhập vào vùng trời, vùng đất tự do của người Mỹ gốc Việt coi bộ hơi nhiều.

Thứ nhứt trên trời, Truyền hình "Thuần Việt" của CS Hà nội dùng để "thuần diệt" lối sống của người Việt Quốc gia yêu tự do, dân chủ là lý do người Mỹ gốc Việt phải bỏ xứ ra đi tỵ nạn CS. Như đã biết  truyền hình VTV4 trực thuộc Đài Truyền hình trung ương của CS Hà nội lâu nay phát hình trên nước Mỹ, tuyên truyền quốc ngoại lâu nay không ai coi. Bây giờ đổi chiến thuật, CS  dùng Truyền hình Thuần Việt, trực thuộc  Đài Truyền Hình Thành Phố Saigon CS gọi là Thành Phố Hồ chí Minh.

Đài Thuần Việt đã quảng cáo rồi. Cho biết chương trình 100% sản xuất từ các phim trường trong VNCS, phát hình trên đất Mỹ. Nói thì chỉ nói giải trí, không có tin tức, tức ngụ ý không có chánh trị vì rút kinh nghiệm sự thất bại của đài VTV 4 với, chương trình, tin  tức, nghị luận nực mùi CS, một ngày chào cờ CS ba lần, dùng toàn "từ CS", coi miễn phí mà chẳng ai coi.

Kỳ này CS Hà nội dùng Đài truyền hình TPHCM vì biết rõ đại đa số người Mỹ gốc Việt là dân của VN Cộng Hòa, từ Bến Hải trở vô có lối suy nghĩ, cách hành động, lời nói, lối sống khác với CS Hà nội. Vì lối suy nghĩ, cách hành động,  lời nói và lối sống khác với CS Hà nội, nên người Mỹ gốc Việt cảm thấy, chói tai, gai mắt, dị ứng với VTV4. Do vậy  CS phải dùng Đài Truyền hình của TP Saigon. CS không để Thuần Việt trực tiếp tuyên truyền trắng trợn như Đài VTV4, mà lồng tuyên truyền qua lời ca, tiếng nhạc, kịch nghệ, phong cảnh dàn dựng v.v. Hình thức tuyên truyền xám này nếu không kinh nghiệm CS, không có kháng thể chống vi trùng CS thì sẽ dễ bị nhiễm độc lắm. Thế hệ hậu duệ của người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS sanh sau Chiến tranh VN, sanh ở Mỹ hay đến Mỹ vào tuổi học trò, ăn học ở Mỹ, hưởng tự do, dân chủ tưởng đâu tự do, dân chủ đương nhiên có, là mặt trận dễ thủng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Thứ hai, dưới đất, CS Hà nội xâm nhập, chỉa mũi dùi vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt bằng nhiều hình thức, mà hình thức chánh yếu là công tác gián điệp chánh trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Tại thủ đô nước Mỹ, ngay tòa đại sứ của CS Hà nội, theo tập tục ngoại giao được xem là lãnh thổ của CS Hà nội, Tân Đại sứ CS Hà nội mời một số người Mỹ gốc Việt, trong đó có nhà báo. Ngoài miệng thì Tân Đại sứ nói họp báo. Nhưng bên trong y dùng kỹ thuật chánh trị có mặt của một số người Mỹ gốc Việt để  tuyên truyền cộng đồng người Việt nghênh đón tân đại sứ.

Cũng tại vùng thủ đô Washington DC, Cơ quan Di Trú Liên bang lật mặt nạ và truy tố 33 nhà tu  gốc Á châu đến Mỹ với hồ sơ giả mạo. Không biết chừng nào FBI  làm việc này ở vùng Little Saigon, tiểu bang California với một cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ, thánh đường, thánh thất của các tôn giáo của người Mỹ gốc Việt. Little Saigon cũng rất gần cửa ngỏ Á châu thứ hai của Mỹ là Los Angeles, nơi có tin CS Hà nội đang vận động đưa Toà Tổng Lãnh sự về đây.

Trong khi đó ở vùng cửa ngỏ Á châu thứ nhứt, là vùng San Francisco, nới có nơi có tòa Tổng Lãnh sự Việt Cộng được người Mỹ gốc Việt xem là hang ổ của những gián điệp trá hình đội lốt ngoại giao CS, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Hoa kỳ, Văn phòng FBI vùng ở Oakland đã đích danh kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Việt tiếp tay bảo vệ an ninh, cụ thể là trong công tác phản gián. Thông báo có đoạn viết, trong thời gian qua, cơ quan FBI đã thành công với sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tỵ nạn CVS tại Hoa kỳ. Nay, trước sự gia tăng số người VN đến định cư tại Hoa kỳ, chúng tôi nghĩ rằng những hoạt động của cơ quan tình báo, gián điệp của CSVN cũng len lỏi gài cán bộ hoạt động gây rối và phá hoại an ninh trong cộng đồng người Việt tị nạn CS tại Hoa kỳ. Ai biết rõ những hoạt động của cán bộ CS nằm vùng hoặc những người đã được nhà cầm quyền CSVN yêu cầu khuyến dụ, dọa nạt, cưỡng bách, chỉ thị để thi hành bất cứ công tác nào trong lãnh thổ Hoa kỳ, thì liên lạc với FBI, văn phòng Oakland số điện thoại miễn phí  (510) 451-9782, có người nói tiếng Việt. Nguồn tin được tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ đúng luật bảo vệ nguồn tin.

Sau cùng, CS Hà nội tuy có bang giao, giao thương với Mỹ nhưng phải hoạt động trong phạm vi hiệp ước hai bên đã qui định, giải nghĩa chặt chẻ từng chữ, chớ không phải muốn làm gì thì làm ở Mỹ. Hoạt động mua chuộc, móc nối, kết nạp đảng viên CS hay làm lũng đoạn cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt là trái luật. Hoạt động thu thuế ngầm, như thu thế Hoa kiều ở Chợ lớn khi xưa; ăn cắp tài liệu kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật mà luật pháp Mỹ đánh giá là mật hay kín là phạm pháp. Luật pháp Mỹ vẫn xem gia nhập đảng Quốc xã và đảng CS là trái luật nhập tịch Mỹ; không khai trước khi vào quốc tịch Mỹ, phát giác ra là bội thệ; gia nhập sau khi thành công dân là trái luật.

Muốn hay không muốn Mỹ là quê hương thứ hai của người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS. Quê hương đất nước dân tộc Mỹ này đã cứu khổn phò nguy, dang tay ra đón, giúp định cư, và đem lại cuộc đời mới, tự do, dân chủ, và phồn thịnh cho người Việt tỵ nạn CS, kể cả ân tứ quyền công dân Mỹ. Nhiệm vụ bảo vệ quê hương là một nhiệm vụ thiêng liêng và luật định đối với công dân một đất nước. Ai thích CS thì cứ về VNCS mà ở với CS, Mỹ không cấm cản. Nhưng lạng quạng làm gián điệp ở Mỹ thì  khó mà qua mắt và lưỡi gươm của Thần Công Lý Mỹ.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 15. Mar 2008 , 11:51
Thứ Bảy, ngày 15 tháng 3 năm 2008
Tại sao Việt Tân lại chống Little Saigon?
• Châu Lan Nguyễn Thị Linh

___________________________________________________________________

Tôi xin trân trọng đặt câu hỏi: tại sao Đảng Việt Tân lại chống danh xưng Little Saigon cho khu thương mại của người Việt nằm trên đường Story tại San Jose? Đây là một câu hỏi được đặt ra với tất cả sự nghiêm túc vì tầm quan trọng của vấn đề, chứ không phải là để bài bác một chính đảng của người Việt.

Trong suốt nhiều tháng trời tôi đã theo dõi vấn đề đặt tên cho khu thương mại nói trên, từ lúc vấn đề mới chỉ âm ỉ, xong nó bùng nổ trên báo chí khi Hội đồng Thành phố San Jose (HĐTP) quyết định chọn cái tên Saigon Business District vào tháng 11/07, cho đến cuộc tuyệt thực của Lý Tống, rồi cuộc biểu tình có thể gọi là vĩ đại của người Việt tại San Jose ngày 2/3/08 và cuối cùng là kết cục khá ngoạn mục khi HĐTP lật ngược trở lại mọi quyết định cũ, chấp thuận cho cộng đồng người Việt tại San Jose dựng lên một chiếc cổng phô trương cái tên mà đại đa số người Việt đều mong muốn: Little Saigon! Tôi theo dõi tất cả những biến chuyển lạ lùng đó với một con mắt tương đối khách quan vì trước tiên tôi không phải là một cư dân San Jose, thứ nhì là vì tôi không có thành kiến gì về sự việc này cũng như về những người trong cuộc.

Câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi từ buổi đầu cho tới bây giờ mà vẫn chưa có câu trả lời là: tại sao Việt Tân lại chống cái tên Little Saigon?

Có một điều có lẽ chẳng ai chối cãi là sự kiện đảng Việt Tân (VT) đã thực sự dồn hết nỗ lực vận động của mình trong mấy tháng qua để chôn vùi cái tên Little Saigon. Một người được người ta thấy luôn luôn đi tiên phong trong cuộc vận động chống Little Saigon là ông Hoàng Thế Dân, một cán bộ cao cấp của VT và, cùng với ông Hồ Văn Khởi, là người mà đảng này đã đưa ra để đứng đầu một tổ chức cộng đồng có tên là Hội đồng Đại biểu Cộng đồng người Việt Bắc Cali. Ông Hoàng Thế Dân cũng xuất hiện rất thường xuyên trên làn sóng của đài Tiếng Nước Tôi, một đài phát thanh có nhiều trạm phát trên thế giới do các cấp lãnh đạo của VT nắm giữ cổ phần và phụ trách phần nội dung. Nói thế để chúng ta hiểu rằng ông Dân là một khuôn mặt công khai quan trọng của VT chứ không phải là một đảng viên riêng lẻ. Sự chống đối quyết liệt của ông đối với Little Saigon trong nhiều tháng không thể là quyết định của một mình ông mà chắc chắn phải là chủ trương của VT.

Tôi cũng đã được đọc những bài báo nói về việc ông Hoàng Cơ Định, một ủy viên trung ương của VT, đã bênh vực thế nào cho nghị viên Madison Nguyễn, là người chống Little Saigon một cách kịch liệt. Thêm vào đó lại có sự dây dưa với bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, được xem là một cánh tay dài của VT; rồi gần đây nhất là sự can thiệp của ông Lê Văn Hướng, chủ nhân hệ thống bánh mì Lee’s Sandwich, là người đã hỗ trợ cho một cánh tay dài khác của VT là Đại hội Thanh niên Sinh viên Thế giới khi Đại hội này được tổ chức ở đây cách nay mấy năm.

Để hỏi cho ra lẽ, tôi gọi một anh bạn hiện là đảng viên VT và hỏi anh: “Có phải VT chống Little Saigon không?” Anh ngập ngừng không trả lời, nên tôi hỏi tiếp: “Có thật là ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư VT, chống Little Saigon không?” Anh trả lời: “Phải”. Tôi hỏi: “Thế có phải trong nội bộ VT đã có lệnh cấm các đảng viên không được thảo luận về vấn đề Little Saigon từ khi vụ này bắt đầu tạo bất lợi cho Đảng?” Anh công nhận là điều đó có. Xong tôi hỏi anh câu đã làm tôi bứt rứt: “Tại sao VT lại chống cái tên Little Saigon?” Anh trả lời: “Tụi nó là bọn quá khích, xử sự giống như con nít!”

Đó có lẽ là câu trả lời chuẩn mà chúng ta sẽ gặt hái được từ đại đa số những người chống Little Saigon. Lập luận đó đại khái như thế này:

1. Những người ủng hộ Little Saigon là những người chống cộng cực đoan, gây xào xáo trong cộng đồng.

2. Họ đòi nằng nặc cho bằng được cái tên mà họ muốn y như con nít đòi đồ chơi vậy. Khi không được thì nằm lăn ra đất ăn vạ.

3. Họ làm trò hề cho dư luận bản xứ chê cười người Việt chúng ta.

Thôi được, cho là những điều này đúng đi, nhưng những người chống đối Little Saigon vẫn chưa trả lời câu hỏi then chốt mà tôi đặt ra cho họ: Vì lý do gì mà ông bà, anh chị không muốn tên gọi Little Saigon? (tôi cũng xin nói ngay, những người chống Little Saigon hiếm lắm, tôi phải tìm mãi trong số quen biết khá đông của tôi mới tìm ra hai người, trong đó có anh bạn đảng viên VT nói ở trên).

Hỏi dồn mãi và sau khi theo dõi các diễn đàn trên mạng, tôi nhận được thêm những lập luận giải thích như sau:

4. HĐTP có nhiều việc quan trọng hơn gấp ngàn lần, hơi đâu mà mất thì giờ với bọn lăng xăng to mồm đó?

5. Danh xưng của khu thương mại phải do toàn thể dân chúng thành phố San Jose chọn lựa. Đấy là lập luận cách đây 2 tuần, bây giờ đổi lại lập luận cải biến như sau: danh xưng cho khu thương mại phải do các chủ doanh nghiệp ở đó chọn lựa, không cần phải hỏi ỳ bất cứ ai ngoài khu thương mại.

6. Vụ chọn tên này chia rẽ cộng đồng chúng ta đã quá lâu rồi, cho nên phải chấm dứt tình trạng này ngay lập tức bằng cách... dời lại một khi khác.

7. Nghị viên Madison Nguyễn là nghị viên người Việt duy nhất tại San Jose; chúng ta phải bảo vệ cho bà ta, chứ nếu Madison không ở đó thì ai sẽ bênh vực cho quyền lợi chúng ta?

8. Madison đã giúp đỡ cộng đồng mình rất nhiều và có rất nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Được rồi, cứ cho là những câu trả lời trên đây cũng đều đúng cả đi, nhưng vẫn không ai trả lời rõ ràng cho tôi là tại sao lại chống tên gọi Little Saigon? Tên gọi đó có gì mà lại chống? Hình như người ta tránh né không muốn trả lời tôi về cái điểm cốt lõi này. Tôi hỏi về cái tên Little Saigon nhưng người ta cứ tản mạn về chuyện Madison hay người ta nói xấu về nhóm này nhóm nọ.

Ít ra là nếu nhìn từ phía những thành phần ủng hộ danh xưng Little Saigon, chúng ta biết rõ lý do tại sao họ muốn danh xưng đó. Họ muốn Little Saigon vì đó là cái tên biểu tượng cho tư cách tỵ nạn của cộng đồng người Việt tại San Jose. Little Saigon biểu tượng cho cái gia sản tinh thần mà họ cảm thấy đã bị đánh cướp, cho khát vọng của người Việt Nam vẫn bị chà đạp. Little Saigon gợi nhớ lại trong lòng họ một thành phố là thủ đô của một qưốc gia đã từng đứng lên chống chọi lại một chủ nghĩa vô nhân. Little Saigon là “Sài Gòn nhỏ”, là nước Việt Nam nhỏ mà họ ôm ấp trong lòng đem theo sang đến tận xứ người. Dù không đồng ý với những lý do này, một người khách quan cũng phải công nhận rằng nó có căn bản và rất minh bạch.

Nhưng từ phía những người chống Little Saigon thì chỉ có sự mù mờ, lạc đề, vá viú. Có chuyện gì đằng sau mà không nói ra được? Sau mấy lần tiếp xúc với anh bạn đảng viên VT, một hôm tôi được anh trả lời:

- Chúng ta không nên chính trị hóa vấn đề này.

- Tại sao Little Saigon lại là chính trị hóa?

- Vì đó là một cái tên chống cộng.

Tôi giật mình. Anh bạn tôi chẳng phải là người chống cộng hay sao? Anh đã thay đổi từ hồi nào? Tôi nhớ rõ chỉ cách đây 5, 7 năm thôi, chính anh là người gọi điện thoại cho vợ chồng chúng tôi mỗi khi có một thành phố nào đó trên đất Mỹ này vinh danh cờ vàng; và cũng chính anh chở xe gia đình chúng tôi đi biểu tình chống Trần Trường năm nao. Tôi mới nói với anh: “Tôi biết là đa số anh em đảng viên VT là những người có lý tưởng chống cộng, lại tha thiết với cộng đồng. Lẽ ra thì VT phải hỗ trợ cộng đồng khi cộng đồng bày tỏ quan điểm chống cộng mới đúng chứ. Tôi biết là nếu trở ngược lại vài năm về trước, chắc chắn là VT đã chung vai sát cánh với cộng đồng đòi hỏi cái tên Little Saigon rồi. Nhưng bây giờ thì khác. Thế trong số các đảng viên trung kiên như anh, có người nào bất mãn với cấp lãnh đạo đảng mình hay không, hay là lại ngồi im chịu nhục, bị thiên hạ chửi cho là chệch hướng, đi đêm với Việt cộng?”

Tôi biết lời nói của tôi hơi nặng. Nhưng làm sao khác hơn được đây? Nếu câu “vì đó là một cái tên chống cộng” là câu trả lời hữu ích duy nhất mà anh bạn chống cộng của tôi - một đảng viên được tuyên huấn đều đặn - có thể thốt ra được thì sự việc này không đáng quan tâm lắm hay sao? Anh trả lời như có vẻ phân bua: “Thì cũng có chứ, nhưng không phải ai cũng muốn nói...”

Trong vụ Little Saigon vừa qua, các đảng phái người Việt nói chung (6 đảng!) và đảng Việt Tân nói riêng, đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng. Thứ nhất là họ đã không bắt mạch được nguyện vọng của đại đa số người dân. Theo tôi, một đảng phái chính trị mà không bắt mạch được nguyện vọng của người dân thì... không hiểu họ tồn tại để làm gì nữa. Và thứ nhì, một khi nguyện vọng đã rõ ràng như ban ngày thì lại đi chống đối nguyện vọng đó bằng đủ mọi cách.

Qua sự chối bỏ này, các đảng phái và một số thế lực chính trị đã chứng tỏ tính chất xa rời quần chúng của họ. Nhiều lần nghị viên Madison Nguyễn và các giới chức đảng VT đã tỏ ý coi thường những người ủng hộ Little Saigon là thành phần hỗn tạp, không có hậu thuẫn rộng rãi của quần chúng và không có cơ cấu lãnh đạo. Thế nhưng khi những người này biểu tình thì họ quy tụ được cả chục ngàn người, mỗi lần có những buổi họp quan trọng thì họ huy động cả trăm, cả ngàn người đến dự; chưa kể những cuộc biểu tình đều đặn vào mỗi tuần mà bất cứ một tổ chức nào cũng sẽ gặp khó khăn nếu không phải là một tổ chức được quần chúng hỗ trợ. Do đó nếu gọi cho chính xác thì phải nói là Phong trào Cử tri SJ Đòi Dân chủ cùng với Cộng đồng Việt Nam Bắc Cali là những tập hợp xuất phát từ quần chúng thể hiện một tinh thần dân chủ và một tinh thần trách nhiệm khá tích cực. Ồn ào thì họ có ồn thật, nhưng đó đâu phải là cái tội? Còn bảo rằng họ chia rẽ thì không đúng chút nào: không lẽ quan điểm của đại đa số lại là một quan điểm chia rẽ? Phải gọi đó là quan điểm kết hợp thì mới đúng, và lẽ ra VT đã phải đứng dưới quan điểm này.

Để đối đáp lại, các đảng phái (6 đảng!), nghị viên Madison và Việt Tân mỗi lần chỉ huy động được một vài chục người. Vì xa rời quần chúng cho nên các đảng này hình như chẳng đại diện được cho ai ngoại trừ đảng viên của họ. Sở dĩ họ không ồn ào là vì họ không có khả năng ồn ào mà thôi. Nhóm Chúng Tôi Lên Tiếng tố cáo những ủng hộ viên Little Saigon là nói láo, nhưng khi ông Lê Văn Hướng đưa lên HĐTP một danh sách 92 chủ nhân của ông thì lòi ra là một danh sách... giả mạo! Qua những diễn biến vừa rồi, thiết tưởng một người có suy nghĩ thấy rõ được sự hậu thuẫn của đa số quần chúng nằm ở đâu, và sự lãnh đạo quần chúng nằm ở đâu.
Riêng đối với tôi thì dù sao đi nữa, nỗi thắc mắc của tôi vẫn chưa khuây khỏa. Câu hỏi của tôi: tại sao đảng VT lại chống đối tên gọi Little Saigon kịch liệt như thế, vẫn chưa có đáp số! Tại sao VT lại dồn quá nhiều nỗ lực, nhiều phương tiện vả ngay cả uy tín của mình vào việc đặt tên cho một khu thương mại, vẫn tiếp tục là một điều bí hiểm đối với tôi. Little Saigon hay Saigon Business District hay Vietnamtown có tầm quan trọng chủ yếu thế nào đối với VT mà VT phải đánh lá bài xả láng như thế, tôi vẫn chưa tìm ra...

Nhìn lại ba khâu hoạt động của VT là “Đồi đầu bất bạo động để tháo gỡ độc tài - Xây dựng xã hội dân sự để đặt nền dân chủ - Vận động toàn dân để canh tân đất nước”, người ta không khỏi thắc mắc là chủ trương “đả phá tên gọi Little Saigon” nằm trong khâu nào?


Châu Lan Nguyễn Thị Linh

http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/news/article.php?storyid=760

 

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 18. Mar 2008 , 08:58
Nhục quốc thể
Friday, March 14, 2008  

Ngô Nhân Dụng


Người làm báo có một điều tránh, là không loan báo những điều mà ai cũng biết. Thí dụ, nếu có một nhà báo viết, “lãnh tụ cộng sản nói dối;” chắc ai cũng chán. Nói vậy cũng không khác gì tờ báo loan tin “trái đất vẫn quay mỗi ngày một vòng.” Nói rõ ràng, “Nguyễn Tấn Dũng nói láo” nghe cụ thể hơn. Nhưng độc giả nghe chuyện này mãi rồi, viết thêm chỉ khiến người ta thấy nhàm tai. Người ta coi báo là để đọc những “chuyện mới nghe,” ngày xưa các cụ mình theo lối người Trung Hoa đặt tên báo là “Lục tỉnh tân văn” . Tân văn nghĩa là mới nghe thấy, người Nhật, người Hàn Quốc vẫn dùng hai chữ tân văn để gọi tờ nhật báo.

Hay là viết, “Nguyễn Tấn Dũng lên đài BBC bên Anh Quốc vẫn còn nói láo!” Ðộc giả rất khó tính, nhiều vị sẽ hỏi rằng, “Bộ một thằng nói láo ở trong nhà, nói láo khi ra đường, còn hy vọng khi nó sang nhà lối xóm thì nó hết nói láo hay sao?” Người miền Bắc dùng chữ “nói dối,” miền Nam dùng chữ “nói láo,” vừa có nghĩa nói dối vừa có nghĩa là nói dối một cách trâng tráo, không biết hổ thẹn. Nhưng loan tin Nguyễn Tấn Dũng sang bên Anh vẫn nói láo thì cũng không thể coi là một tin “mới nghe” được. Khi loan tin, nhà báo phải nêu rõ ông thủ tướng cộng sản nói láo những gì, có thể gọi đó là một tin tức mới nghe thấy.

Nhưng những điều ông Nguyễn Tấn Dũng nói với đài BBC tuần trước dối trá một cách lộ liễu và trâng tráo quá, khiến nhiều người nghe xong phải bất bình. Thí dụ, ông ta nói rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam có một đạo luật báo chí tự do nhất thế giới, nhiều nước trông thấy mà thèm vì họ không có thứ luật ngon lành như vậy! Người Việt Nam nghe câu đó, nhất là các nhà báo Việt Nam nghe xong câu đó vừa “lộn ruột” lại vừa bật cười. Cả nước 600 báo đài không ai được loan tin công an Trung Quốc bắn chết các tăng sĩ và nhân dân Tây Tạng biểu tình. Luật báo chí của chế độ Nguyễn Tấn Dũng tự do nhất thế giới, nhưng nhà báo Việt Nam lại phải theo cả luật báo chí Trung Quốc nữa, bên đó nó khắt khe hơn!

Ngày hôm qua trên Nhật Báo Người Việt, ông Lê Việt đã nêu ra một bằng cớ cho thấy không những Nguyễn Tấn Dũng đã nói dối mà còn dấu đầu hở đuôi nữa. Bằng cớ là bản xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về tự do báo chí. Trong số 198 quốc gia được nghiên cứu thì Liên Hiệp Quốc xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào hạng thứ 192! Vẻ vang đứng cao hơn được 6 nước! Ngay một nước đàn em cộng sản cũ là Campuchia cũng được xếp hạng 82, tức là báo chí của họ được tự do hơn! Ai đã đi thăm xứ Chùa Tháp thì biết trong xứ này đảng đối lập vẫn được xuất bản báo. Ông Lê Việt đã bàn rằng khi đài BBC cho phát thanh câu nói của ông, “ông Dũng ơi, họ đã ‘chửi xỏ’ ông đấy!” Bởi vì khi một người nói dối mà ai cũng biết rằng nó nói dối, thì tất cả mọi người phải bật cười. Họ thấy, không những cái anh này nó dối trá, mà nó còn ngu nữa! Người khôn không ai nói dối một cách ngu dại như vậy!

Một chuyện thứ hai Nguyễn Tấn Dũng nói láo trâng tráo khiến người nghe phát chán không thèm nhắc lại nữa, dù nhắc lại để chửi; là chuyện tù nhân chính trị. Nguyễn Tấn Dũng quả quyết nhiều lần rằng chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tức là không có ai bị ra tòa vì lý do chính trị. Ai bị bắt đều vì phạm luật cả, Dũng nói, “Ðiều đó là một điều bình thường, tất cả các nước khác trên thế giới này, hay nhân loại đều như thế!”.

Khi mang cả nhân loại làm chứng, tức là chọc cho cả nhân loại nó nổi sùng! Nhưng nhân loại không ai cần chửi ông Nguyễn Tấn Dũng, vì Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản đã chửi xỏ ông ta rồi!

Gần đây có một tài liệu mật của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho đám công an “xử lý các vụ án chính trị” mới được một tổ chức đối lập công bố cho tất cả mọi người biết. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã đưa tài liệu này lên Internet, nhan đề là “Kết luận của Bộ Chính Trị” do Trương Tấn Sang ký. Nhiều người lúc đầu còn nghi ngờ về tính xác thực của bản văn, mặc dù Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã cho in cả con dấu và chữ ký của Trương Tấn Sang ngày 12 Tháng Chín năm 2007 làm bằng chứng. Nhưng mối nghi ngờ nay đã hết, vì bản điều trần trước Thượng Viện Mỹ về tình hình bang giao với Việt Nam đã nhắc tới bản văn mật này và cho biết người ta đã xác định được đây là một bản văn đích thực, không còn nghi ngờ gì nữa.

Chỉ cần đọc những câu văn trong bài Kết Luận này thì chúng ta biết ở Việt Nam có những vụ án chính trị hay không. Trong phần đầu Trương Tấn Sang viết, “Thời gian gần đây, việc xử lý các vụ án chính trị đã đạt một số kết quả tốt... Ðội ngũ cán bộ... có nhiều cố gắng trong việc xử lý các vụ án chính trị...”. Ðoạn sau lại viết: “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu...”. Trong đoạn giữa, Sang viết, “Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới...” Ðoạn chót có câu, “Trên cơ sở tổng kết... về công tác xử lý các vụ án chính trị vừa qua...”.

Trong ba trang bản chỉ thị của Bộ Chính Trị đã nhắc đến chục lần những chữ “các vụ án chính trị...” Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng chối cãi làm sao được rằng trong chế độ cộng sản của ông không có ai bị xử án vì lý do chính trị?

Nhưng các bằng cớ chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng nói láo còn chứa đầy trong những đạo luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. Trong bộ luật đó, những từ ngữ “an ninh quốc gia” đã được nêu lên một cách mơ hồ để chế độ có thể bắt bỏ tù bất cứ người nào, chỉ cần gán cho tội phá hoại an ninh quốc gia! Ðiều 88 nói đến tội tuyên truyền chống chính quyền xã hội chủ nghĩa. Thế nào là chống lại chính quyền? Một đứa trẻ đứng đái vào cột đèn có hình Hồ Chí Minh cũng có thể bị buộc tội chống lại chính quyền vô sản! Ðiều 258 kê ra một loạt những tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” từ quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng đến tự do hội họp. Người dân chưa thấy được hưởng quyền tự do nào, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị gán tội lợi dụng các quyền tự do tưởng tượng đó! Một thứ tội mà đảng Cộng Sản hay buộc cho những người có chính kiến độc lập là tội làm gián điệp cho nước ngoài (điều 80). Nhiều nhà văn chỉ mang trong mình một bài viết có tư tưởng tự do là có thể bị bắt, ghép vào tội “gián điệp” để bỏ tù.

Tất cả những điều luật mơ hồ để buộc tội người đối lập chính trị đó chưa đủ, đảng Cộng Sản Việt Nam còn ban hành nghị định 31/CP, sau được bỏ đi thay thế bằng chỉ thị 44, cho phép guồng máy công an quản chế, giam lỏng tất cả những người không chịu vâng lời đảng Cộng Sản. Nhiều người đã bị bắt đem vào nhà thương điên, sau nhiều năm tháng trở về có thể mắc bệnh tâm thần vì bị công an cho uống thuốc!

Với tất cả những “vũ khí đàn áp” đó, từ giữa năm 2006 đến nay đã có hơn 40 người bất đồng chính kiến bị bắt và bỏ tù, chỉ vì họ yêu tự do và công lý. Nhắc đến tên ai cũng biết, những Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, vân vân.

Vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng, lên đài BBC, vẫn khẳng định chế độ cộng sản của Ðảng ông không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến!

Nhưng nói láo là nghề của cán bộ cộng sản, việc nói láo lúc ở trong nước hay nói láo khi ra nước ngoài, không làm cho ai phải ngạc nhiên. Chúng ta phải đem chuyện này ra bàn không phải vì đây là một câu chuyện mới mẻ gì. Người nghe có cảm thấy nổi giận hay buồn cười khi nghe Nguyễn Tấn Dũng nói. Nhưng nhiều người nghe qua rồi bỏ chỉ vì thấy đây là một chuyện đã diễn ra nhiều lần quá rồi, không kích thích được ai nữa. Giống như những người đã đi tù cải tạo, nghe nói láo mãi rồi quen tai, bây giờ nghe người ta cũng dửng dưng. Nghe quản giáo Nguyễn Tấn Dũng nói láo, không ai thèm bày tỏ lòng khinh bỉ nữa.

Nhưng khi nghĩ đến người ngoại quốc thì thấy phải đem câu chuyện ra bàn. Vì suy đi nghĩ lại, nhiều người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói trên một đài phát thanh ngoại quốc. Nghe rồi cảm thấy một mối nhục chung, tất cả 84 triệu người Việt Nam đều nhục. Cả thế giới người ta sẽ cười cho, vì một quốc gia có một ông thủ tướng nói láo một cách trơ trẽn, không biết ngượng. Cả thế giới người ta sẽ hỏi không hiểu cái nước Việt Nam là nước thế nào, dân tộc Việt Nam là dân tộc thế nào mà lại chịu đựng được những thứ thủ tướng nói láo không biết ngượng miệng như vậy?

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 26. Mar 2008 , 08:02
Xin dịch lại email của một đồng nghiệp gởi cho tôi:

Thừa nhận của Tướng Giáp về Cuộc Chiến VN:

Tướng Giáp là một lãnh tụ sáng chói và được kính trọng của Quân Đội Bắc Việt. Sau đây là một đoạn trích từ Hồi Ký của ông ta về Chiến Tranh VN:

“Điều mà chúng tôi vẫn không hiểu là tại sao Mỹ lại ngưng dội bom Hà Nội. Họ đã treo chúng tôi. Nếu họ ép thêm một chút nữa, chỉ cần thêm một hay hai ngày nữa thôi, chúng tôi đã đầu hàng! Cũng như  cuộc chiến Tết Mậu Thân. Họ đã đánh bại chúng tôi.  Chúng tôi biết vậy, và tưởng họ cũng biết vậy. Nhưng chúng tôi đã nhận ra được là truyền thông Mỹ đã giúp chúng tôi. Truyền thông Mỹ đã gây xáo trộn trong nước Mỹ còn hơn là chúng tôi đã làm ở các mặt trận. Chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Họ có thể đã thắng!”

Tướng Giáp đã xuất bản tập Hồi Ký của ông ta và xác nhận điều mà hầu hết người Mỹ đã biết. Cuộc chiến VN đã không thất bại ở VN mà đã thất bại ngay tại nước Mỹ. Điều nầy lại đang xảy ra cũng do truyền thông Mỹ, chứng tỏ quyền lực khủng khiếp của một nền truyền thông lệch lạc và thiên vị đang hủy diệt tinh thần và sức mạnh của quần chúng Mỹ .

Điều đáng để suy ngẩm: Đừng sợ kẻ thù, vì chúng chỉ có thể lấy mạng của bạn. Mà hãy sợ truyền thông nhiều hơn, vì chúng sẽ tiêu diệt danh dự của bạn.

***************

General Giap was a brilliant, highly respected leader of the North Vietnam military.  The following quote is from his memoirs currently found in the Vietnam war memorial in Hanoi:

"What we still don't understand is why you Americans stopped the bombing of Hanoi.  You had us on the ropes.  If you had pressed us a little harder, just for another day or two, we were ready to surrender!  It was the same at the battles of TET.  You defeated us!  We knew it, and we thought you knew it.  But we were elated to notice your media was definitely helping us.  They were causing more disruption in America than we could in the battlefields.  We were ready to surrender.  You had won!"

General Giap has published his memoirs and confirmed what most Americans knew.  The Vietnam war was not lost in Vietnam, it was lost at home.  The exact same slippery slope, sponsored by the US media, is currently well underway.  It exposes the enormous power of a biased media to cut out the heart and will of the American public.

A truism worthy of note: Do not fear the enemy, for they can take only your life.  Fear the media far more, for they will destroy your honor.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Apr 2008 , 05:18
Việt Nam Ngày Nay  

NGUYỄN VIỆT NAM  . Việt Báo Thứ Tư, 4/2/2008, 12:02:00 AM

Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ. Khi học trung học tôi được kết nạp vào đoàn, học biết chào cờ và “lịch sử” Việt Nam qua những nhân vật nữ “anh hùng” như chị Sứ của nhà văn Anh Đức, hoặc nhân vật Võ Thị Sáu…Khi có dịp sang Mỹ học, tôi đã cố gắng vượt khó và hoàn tất bằng cao học. Chuyến về Việt Nam vừa qua của tôi không mang tính cách của một Việt Kiều, tôi đã trở về với tính cách một người con sống xa gia đình về thăm nhà. Sau đây là những suy nghĩ và băn khoăn của một đứa con hướng về quê nhà nhân dịp năm mới.

Phi trường Tân Sơn Nhất & Sài Gòn

Phi trường quốc tế tân Sơn Nhất có vừa được xây cất nên rất thoáng mát và sạch sẽ, tạo cảm giác rất thoải mái cho những hành khách sau những chuyến bay khá dài. Tuy nhiên, khi bước qua khâu kiểm hàng hóa thì gia đình chúng tôi bị nhân viên hài quan ở đây kỳ kèo thêm vài chục đô vì cô ta cho rằng gia đình chúng tôi đem về quá nhiều đồ. Mặc dù tôi cố giải thích những đồ này là quà tặng không đáng giá cho người thân của tôi, nhưng cô hải quan này không đồng ý, thế là tôi quyết định đưa cho cô ta 40 đô để đi được an thân.

Bước ra khỏi phi trường, xe cộ đông đúc, cộng thêm cái nóng và ẩm ướt của mùa đông Sài Gòn làm tôi cảm giác rất khó chịu và khiến tôi bị khan tiếng trong suốt ba tuần lễ về thăm nhà.

Đứng trước khu hẻm có bảng hiệu” “Khu phố Văn Hóa” tôi nhìn thấy một thanh niên chạy xe Honda ôm đứng úp mặt vào tường…tiểu, mẹ tôi giục tôi: “Đi bộ vào nhà đi, vì khu hẻm nhà mình lúc này người ta bày bán hàng đông đúc lắm, xe taxi không chạy vào dễ dàng giờ này đâu!” Tôi kinh ngạc: “Ủa khu này là nhà mình hả mẹ, sao bây giờ đổi tên là khu phố văn hóa?” Mẹ tôi giải thích rằng: “Bây giờ khu hẻm nào nhà nước cũng ghi như vậy để khuyến khích người dân sống có văn hóa hơn đấy con ạ!” Sài Gòn hôm nay rất đông người từ khắp nơi kéo về sinh sống. Xe cộ đông đúc hơn, giao thông đường phố không được sắp xếp phù hợp nên bà con mình chạy loạn cả lên. Người mới về thăm nhà sau mười năm như tôi không còn dám lái xe hay băng qua đường một mình như trước đây nữa. Nói tóm lại, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đều có sự thay đổi, nhưng nếp sống văn hóa của người dân vẫn chưa thực sự được nâng cao.

Ngày đầu tiên về thăm nhà tưởng chừng trôi qua rất suông sẻ và tốt đẹp. Từ nhà tôi ra khu chợ Bến Thành khoản 10 phút lái xe Honda, nhưng tôi đã tốn gần một tiếng đi bằng taxi vì tôi không có nón bảo hiểm và sự can đảm để lái xe Honda như lúc xưa. Mà có đội nón bảo hiểm cũng vẫn có người chấn thương sọ não và chết như thường, vì phần đông người dân đội mũ không đúng cách và đủ tiêu chuẩn an toàn. Ở Sài Gòn, nón bảo hiểm được bày bàn khắp nơi. Giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng do Trung Quốc sản xuất, nhưng chất lượng rất kém. Tôi có dịp đi du lịch từ Nam ra Bắc trong vòng hơn mười ngày và đã chứng kiến năm vụ đụng xe và có 10 người chết tại chỗ vì bị thương ở đầu. Khi xe tông vào nhau, người trên xe Honda bị văng xuống đất, nón thì bị bể tan tành. Khi chứng kiến cảnh đụng xe như vậy, xe cấp cứu không đến kịp giờ nên nếu nạn nhân bị thương nặng thì chỉ có nước nằm trên mặt đường để chờ…chết!  

Sài Gòn bây giờ có rất nhiều cơ sở thương mại, khách sạn, và nhà hàng hơn là trường học và thư viện. Điện thoại cầm tay hiên đang là mốt cho tất cả mọi giới va mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Khi tôi đến một tiệm bán điện thoại ở đường Ngô Quyền mua thẻ để gài vào vào điện thọai gọi về Mỹ, một chị nhân viên tên T.  nói rằng: “Ở đây ai cũng thích điện thoại và sử dụng nó như một cách khoe hàng. Người Việt Nam mình nghèo nhưng thích sài sang lắm!”  

Ai giàu? Ai nghèo?

Lời nói một cách tình cờ của cô bán điện thoại khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về đời sống của người dân ở thành phố Sài Gòn nói riêng, và của người dân ở những vùng quê nói chung.

Tại trung tâm Sài Gòn, những con đường lớn bây giờ nhà hàng và khách sạn mọc cao hơn và đèn thắp lộng lẫy hơn. MỗI tối giới có tiền thường tụ tập tại tòa nhà Sunwah để hóng mát và uống “cà phê cao cấp”. Người dân ở đây hay gọi đùa là cà phê cao cấp vì giá của một ly cà phê hoặc kem bình thường nhưng giá của nó lên cao gấp mười lần so với tiệm bình dân. Nếu một người dân với thu nhập trung bình từ hai đến ba triện đồng Việt Nam một tháng thì họ không thể nào đến khu này để ăn một ly kem trị giá vài ba chục ngàn được!

Tôi có một người quen vốn rất nghèo, nhưng nay ông đã trở thành “đại gia” của những khu đất rộng mênh mông và đang có nhiều triển vọng xây dựng như khu Phú Mỹ Hưng (Khu nhà ở cao cấp bậc nhất so với Việt Nam hiện nay ở ngoại thành Sài Gòn), ông H. tâm sự: “ Sau sự cố sụp đổ tại miền nam Việt Nam năm 1975, đời sống người dân ở Sài Gòn nói riêng trở nên hoàn toàn thay đổi, gia đình tôi phảI bán từng cái bàn, cái ghế, và sau cùng là cái… giường ngũ để nuôi bố tôi ở trại cải tạo. Cả nhà phải năm ngũ dưới đất trong một thờI gian dài.” Khi tôi hỏI bí quyết làm gìau của ông, ông nói: “Việt Nam hiện nay có rất nhiều thay đổi: tốt có, xấu có! Nhưng điều đau lòng nhất là tôi nhìn thấy đất đai của Việt Nam mình bị bán đi cho nước ngoài để đầu tư. Lúc ấy gia đình tôi không đủ tiền để mua, nhưng vì không chịu nổi cảnh đất của khu xóm tôi bị bán đi, tôi cố gằng làm việc rất chăm chỉ và vay mượn ba phương tứ hướng để mua cho bằng được những khu đất gần nhà tôi đang ở. Vả lại thời gian đó đất đai cũng không mắc mỏ như bây giờ. Tôi trở nên giàu có như bây giờ và vì nhờ ông trời giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn và nợ nần.”

Đứng trong ngôi nhà cổ của ông tôi vô cùng ngưỡng mộ một con người sống trong thời đại văn minh nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về văn hóa và nghệ thuật của thời xưa. Ông cho biết là trong tương lai ông sẽ dùng một trong những khu đất của ông để xây nên một thư viện thật lớn., và có lẽ đây là việc làm cuối cùng của ông trước khi ông từ bỏ lĩnh vực địa ốc này. Tôi thắc mắc và hỏI ông: “Lý do tại sao ông từ bỏ việc mua bán đất này khi nó đã làm ông trở nên giàu có?” Ông đã cho biết: “Hai yếu tố; “rừng luật” và “luật rừng” đã khiến tôi rất nhức đầu, bởi vì nếu cứ chiếu theo luật mà không “chịu chi” thì việc cũng không xong. Tôi không muốn tập một thói quen xấu là…hay hối lộ!

Lái xe ra khỏi khu trung tâm Sài Gòn, tôi đến Củ Chi để thăm mộ của bà ngoại tôi, bà chết cách đây ba năm khi tôi còn đang học ở Mỹ. Sau khi thắp cho ngoại nén nhang tôi được mẹ dẫn về nhà dì Bay, nhà dì không có gì thay đổi so với mười năm trước đây. Vệ sinh vẫn còn là một vấn đề nan giải cho những ngườI dân Việt Nam hiện nay. Có hai kinh nghiệm  mà những người Việt Kiều thường truyền cho nhau khi ra ngoài đường dạo chơi, đó là: “1. Đừng uống nước nhiều để tránh trường hợp “tiểu đường” (tiểu ngoài đường vì thiếu và kém vệ sinh công cộng”  2. Mang theo giấy lau mặt nếu không muốn dùng giấy đi vệ sinh để chùi miệng sau khi ăn. Vì hầu hết các tiệm ăn bình dân đều dùng giấy vệ sinh để cho khách đến ăn chùi miệng.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung, người giàu thì rất giàu. Họ thuộc hạng có quyền có chức, hay thuộc dạng thương gia, đại gia về các loại hình kinh doanh như nhà cửa đất đai, hay dưới hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu các loạI hàng hóa khác nhau…nhưng phần lớn đều thông qua các hình thức mua chuộc công khai hoặc bán không khai.

Thành phần khá giả thì xuất phát từ lớp trí thức. Họ cố gắng học hỏi và có cơ hội giao dịch với ngoại quốc. Dì M. Nguyễn, một trợ lý giám đốc cho một ngân hàng của Pháp tại Việt Nam. Dì làm việc ở đây khá lâu nên lương của dì tương đương gần ba ngàn đô Mỹ một tháng. Dì M. cho tôi biết là dì đã từng sang Úc, Pháp, Nhật, Singapore, Hồng Kông, và Mỹ để du lịch và giao dịch. Gia đình dì M. sống trong một khu biệt thự to lớn và sang trọng ở Phú Nhuận. Sài Gòn bây giờ có rất nhiều nhà lầu và biệt thự, tuy nhiên người dân xây cất đủ kiểu và tùy tiện, nhà nước đưa ra những điều lệ và qui chế không rõ ràng và hợp lý. Ở Mỹ, việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa phải có bản vẽ và bản vẽ phải do kiến trúc sư và kỹ sư có kinh nghiệm và bằng cấp hẳn hoi để thiết kế và thẩm định trước khi thông qua thành phố (City/ Building & Planning Departments) xét duyệt đúng theo “code” (qui định). Tôi thiết nghĩ, nếu nhà nước Việt Nam đừng “cho phép” xây cất lung tung, thì sẽ tránh bớt việc xây đi rồi phải đập phá để xây lại thì đời sống người dân sẽ khá hơn nhiều!

Phần lớn người nghèo là những người không có bằng cấp cao, vì trước đây họ thuộc tầng lớp nông dân hoặc dân đánh cá. Thời buổi hiện đại ngày nay đã khiến những tầng lớp này bị đào thải. Hầu hết máy móc công nghiệp được nhập sang Việt Nam từ nước ngoài để cải thiện chất lượng và nâng cao số lượng hàng hóa. Ông Đ. Nguyễn, một chủ nhân của một cửa hàng chuyên bán các vật dụng và dụng cụ đánh cá tại Bến Đá-Vũng Tàu cho tâm sự: “Lúc này nghề đánh cá rất chậm, khu vực Bến Đá trong tương lai sẽ biến thành nơi phục vụ cho khách du lịch, nên hàng hóa về đánh cá bán rất chậm. Số lượng người dân sống bằng nghề này ngày càng giảm đi. Phần lớn lớp trẻ phải đi xa để học hành và lập nghiệp.” Tại các khu thương mại hoặc các cửa hàng mua bán sầm uất, hàng hóa và quần áo phần lớn do nhập sang Việt Nam từ Hàn Quốc, tuy nhiên, đồ hiệu ở Mỹ bán rất được giá ở Việt Nam. Vật giá ở Việt Nam rất mắc so với thu nhập trung bình của người dân từ hai đến ba triệu đồng một tháng (khoảng 10-15 đô Mỹ), vì một ký thịt heo vào khoảng 100 ngàn (gần 5 đô Mỹ). Ông H. Nguyễn, một cư dân ở Vũng Tàu không thể một mình nuôi bốn miệng ăn trong gia đình ộng. Ông tâm sự: “Tôi làm nghề chuyên chở khách từ năm giờ sáng đến 5 giờ chiều cho một công ty nhà nước, lương của tôi mỗI tháng được hai triệu rưỡi. Số tiền này chỉ đủ chi trả cho hai đứa con tôi đi học và chi phí quần áo và điện nước, phần tôi và vợ tôi phải nhờ vào sự trợ giúp của gia đình bên nội.”

Đường phố ở những thành phố lớn ở Việt Nam trong mùa lễ rực rỡ những ánh đèn, nhưng đời sống và tương lai của người dân ở đây nói chung vẫn còn đen tối. Liệu đến bao giờ Việt Nam trở thành một nước văn minh & giàu mạnh theo đúng nghĩa của nó?!

NGUYỄN VIỆT NAM

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Apr 2008 , 06:04
Trả Chân Lý Cho Lớp Trẻ

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 4/16/2008, 12:02:00 AM

Sự thật là sự thật. Sự kiện lịch sử là của khoa học, Thượng Đế cũng không đổi được. Chánh trị  có thể phủ bụi mờ một thời gian nhưng không thể đổi trắng thay đen được. Quyền hiểu biết sự kiện lịch sử là quyền hằng cữu của con người. Chánh trị  nếu có dùng quyền thế giáo dục nhồi nhét cho lớp trẻ ở học đường, thì  chỉ một thời gian thôi vì quan nhất thời dân mới vạn đại. Chân lý lịch sử  rồi ra cũng được khoa học và quần chúng trả lại cho lớp trẻ ở học đường.

Dưới cái nhìn đó, người ta thấy  chân lý lịch sử cuộc chiến tranh Quốc Cộng ở Đông Nam Á mà người dân Việt, Miên, Lào đã chiến đấu tự vệ, bảo vệ nước nhà và niềm tin tư do, dân chủ bị khuynh hướng từ Thiên Tả đến Phản chiến chống Chiến tranh VN  ỏ Mỹ đã phủ lớp bụi mờ lần lần được khoa học và dân chúng đưa ra ánh sáng. Trung Tâm nghiên cứu về VN của các đại học Mỹ, như của Đại Học Texas, qua nhiều năm kiểm chứng cho thấy nếu quân đội Mỹ bị Quốc Hội bó tay, bó chân như Quân đội VN Cộng Hòa thì Quân đội Mỹ chỉ có thể chịu đựng được 3 tháng, chớ không phải gần 3 năm như Quân Đội VNCH. Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân do bộ đội CS Bắc Việt gây ra cho hàng năm sáu ngàn người dân ở Huế trong đó có vài người ngoại quốc là một thảm sát bị bỏ quên vì truyển thông Phản Chiến Mỹ cố tình làm nổi bật vụ quân đội Mỹ thảm sát thường dân ở Mã Lai, và Tướng Nguyễn ngọc Loan bắn tù binh, biến trận Tết Mậu Thân ở VN  là một thất bại của CS ở VN thành chiến thắng của CS Hà nội ở Mỹ.

Cũng dưới cái nhìn đó người ta thấy nổ lực  đầy ý nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm của những người lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Hmong  và của những người dân biểu Hạ Viện Cali đối với lớp trẻ trong việc đệ trình Dự Luật Dự luật AB 2064. Nếu được Quốc Hội Cali thông qua và Thống Đốc ban hành thành luật, luật này sẽ giúp  trả chân lý lịch sử lại cho học sinh - những người được quyền biết để khẳng định mình là ai, rút kinh nghiệm cho tương lai. Chẳng những cho học sinh gốc Đống Nam Á ở Cali,  như  Việt, Miên, Lào mà chính học sinh Mỹ nói chung ở Cali nữa vì nhà trường bị luật bó buộc phải đưa vào chương trình giảng huấn một số sư kiện lịch sử. Phải đưa vào sách giáo khoa dạy tại các trường công lập ở tiểu bang Cali, lịch sữ của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, nhất là người Hmong trong "chiến tranh bí mật," cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

Tiến trình lập pháp đã khởi động. Kềm nước mắt, nữ sinh Connie Vang, 14 tuổi, nói với quí vị dân biểu, "Suốt 14 năm đầu trong đời tôi, tối bị tách rời khỏi nên văn hóa của tôi. Tôi chẳng biết gì về nền văn hóa đó." Mãi đến khi lên 14, Cô mới được trường Sanger High School cho xem cuốn phim tài liệu mô tả thân phận của người  Hmong, mà nhiều người  đang ở Mỹ sau khi đã giúp nước Mỹ chống Cộng sản Lào và Việt Nam trong thập niên 1960 và 1970. Đó là lần đầu tôi hiểu lý do tại sao người Hmong đến đây."

Lòng thành và lời cảm động của nữ sinh này đã xúc động tận đáy tâm cang của 20 cựu chiến binh Hmong  và một số nhân sĩ  gốc Việt đang định cư ở Fresno đi lên thủ phủ Sacramento  tham dự  buổi điều trần trước Uy Ban Giáo dục Hạ Viện. Đó là những người ông bà, cha chú, những người  me, cô, dì của học sinh gốc Việt, gốc đồng bào Thượng, gốc lại, gốc Miên  từng vào sanh ra tử để bảo vệ đất nước. Nhưng từ lâu những nhà làm chánh trị đạo đức giả đã khóa miệng bằng lời khuyên để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước để đi đêm với CS. Nên những quân dân cán chánh này không thích nói nhữngnổi niểm trắc ẩn của mình, nhưng  trước lời chân tình và ý muốn tìm lại căn cước, nguồn gốc, lý do tại sao đến Mỹ của thế hệ hậu duệ ở Mỹ,  những cựu chiến sĩ  này vô cùng cảm động

Lòng thành và lời lẽ cảm động của nữ sinh này cũng đã thuyết phục quí vị dân biểu tiểu bang của Quốc Hội thông qua Dự Luật AB 2064, vào ngày 9 tháng 4 năm 2008,với đa số 100% người có mặt, 6-0, toàn thuộc đảng Dân Chủ.  Dự Luật AB 2064 do DB Arambula (Dân Chủ -Fresno) là tác giả. Phát biểu ủng hộ có người nghị viên gốc Hmong đầu tiên ở Cali đang làm Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Fresno, nói lịch sữ chiến đấu của người Hmong đáng được kể lại. Dân Biểu Jose Solorio (Dân Chủ -Anaheim) người đồng bảo trợ  dự luật  và biểu quyết ủng hộ, nói, "Tôi nghĩ sách lịch sử phải phản ảnh chính xác những đóng góp của các chủng tộc tiểu số trong xã hội chúng ta." Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (Dân chủ, Quân Cam) có mặt trong buổi điều trần, ủng hộ, "Những gì con em chúng ta được giảng dạy trong trường học phải đề cập đến lịch sử của chính gia đình của các em. Chúng ta phải dạy tại trường học về lịch sử chiến tranh Việt Nam theo cái nhìn của người dân Việt Nam Cộng Hòa và người Đông Nam Á hiện nay đang là cư dân tỵ nạn tại Hoa Kỳ."

Nếu Dự luật sẽ được đưa ra khoáng đại Hạ Viện thảo luận, biểu quyết và sau đó đưa lên Thượng Viện xét ở tiểu bang và khoáng đại thảo luận biểu quyết. Nếu trót lọt Quốc Hội, Thống Đốc sẽ xem xét để ban hành. Thì chỉ cần 12 năm sau chân lý lịch sử Chiến tranh VN bị Phản Chiến phủ bụi mờ, sẽ được trả lại cho xã hội Mỹ ở Cali, tiểu bang đông dân nhứt Mỹ.

Trở lại cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Cali. Qua tin này, người Mỹ gốc Việt  hy vọng vì chân lý lịch sử, vì quyền lợi cộng đồng, vì căn cước tỵ nạn của mình, có thể giúp một bàn tay. Dân cử gốc Việt, sẽ không phân biệt đảng phái vận động đồng viện ở Quốc Hội ủng hộ. Dân Biểu Jose Solorio không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người Việt còn là đồng tác giả, bỏ phiều thuận. TNS Lou Correa không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người gốc Việt, đã đích thân tham dư cuộc điều  trần và sẽ tham gia đồng tác giả. Chắc dân cử gốc Việt không vì lý do gì mà từ nan.

Cộng đổng, đoàn thể, hội đoàn, và cử tri  gốc Việt vận động dân biểu, nghị sĩ vùng mình bầu cử ủng hộ. Để Dự luật AB 2064 biến thành luật của tiểu bang Cali và có thể tạo cảm hưng cho Texas, Virginia nơi có đông người gốc Việt làm tới. Để sách giáo khoa và nhà trường phải dạy lịch sử của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị CS đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 18. Apr 2008 , 05:17
Âu, Mỹ, Úc, Ở Đâu Cũng Chống Cộng  

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 4/18/2008, 12:02:00 AM

Dù biểu tình là quyền hiến định tại các quốc gia Tây Phương, nhưng người Tây Phương vẫn ngạc nhiên về số lần, số người , và tinh thần mẫn cán và hăng hái biểu tình của Việt hải ngoại.

Người Việt biểu tình chống Thủ Tướng VC Phan văn Khải công du Mỹ và Canada. Người Việt biểu tình chống Chủ tịch Nước VNCS Trần đức Lương, Nguyễn Minh Triết ở Pháp, Hòa Lan, và Bỉ, Mỹ, Uc. Người Việt biểu tình ở Úc chống Truyền hình VC, đã tắt đài VTV4, và chống CS Hà Nội cho văn công sang tuyên truyền quốc ngoại. Âu Mỹ Úc ở đâu, lúc nào xuân hạ thu đông, bốn mùa lúc nào cán bộ lãnh đạo VC nào xuất hiện, việc gì của VC công khai làm ở hải ngoại, người Việt cũng chống, cũng biểu tình chống. Đặc biệt, cuộc biểu tình của người Việt ở Úc chống CS  Hà nội "điều" một đoàn văn công 200 người chưa tính cán bộ và chính trị viên -- hùng hậu nhứt từ đó tới giờ -- sang biểu diễn tại thủ đô hành chánh, kinh tế của Úc, nhơn kỷ niệm 60 năm ngày lập Đảng CS;  một cuộc biểu tình qui tụ gần 20. 000 người Việt ở Úc chẳng những làm người Úc mà người ngoại quốc ít theo dõi thời cuộc cũng ngạc nhiên, và cũng phải đặt câu hỏi.

Người Au, Mỹ, Uc tư hỏi CS Hà Nội là chế độ chánh trị gì mà người cầm đầu đi đâu, lời nói và hành động chỗ nào cũng bị chính đồng bào mình chống đối kiên trì và quyết liệt như vậy.Thủ Tướng Chánh phủ Phan Văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, Chủ tịch Nước Trần đức Lương, Nguyễn minh Triết  đi Mỹ, đi Âu người Việt đều hàng hàng lớp lớp đồng bào hải ngoại biểu tình chống. Có thể nói đó là những người lãnh đạo quốc gia bị kiều bào hải ngoại chống mạnh nhứt so với những quốc trưởng độc tài khác như Hồ Cẩm Đào.

Nhưng người Việt hải ngoại hơn ai hết hiểu mình làm cái gì, vì sao phải làm. Chống CS là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Người Việt hải ngoại có tư do, dân chủ, có quyền công dân, có quyền quốc tế vận cho nhân quyền VN, nếu mình không làm cho đồng bào mình thì ai làm cho đống bào đang bị CS kềm kẹp. Hiểu việc làm và lời nói của CS Hà nội mới nghe qua tuy ngọt mật, nào "Duyên Dáng VN", nào Việt Kiều là "khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận không tách rời của dân tộc", nhưng thực tế là giả dối. Vỉ thế đoàn  văn công VC đi tới đâu bị tẩy chay tới đó, bị biểu tình chống  tới đó . Tiếng nói phát thanh phát hình của VC dù nghi trang đi tới đâu là bị biểu tình "tắt đài" ở đó.

Số người biểu tình  vì thế ở Mỹ, ở Úc - tuy giờ là tiền bạc, tuy đất rộng đường dài , Úc chiếm nguyên một châu, Mỹ chiếm gần nửa tây bán cầu --  mà lúc nào cũng có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ công ăn việc làm, lặn lội đến để chống CS.

Chế độ CS Hà Nội vì thế, đảng kỳ, và quốc kỳ bị đồng bào gọi là cờ máu, chỉ ru rú như gián ngày trong bốn bức tường của sứ quán, ló ra đâu là bị đồng bào biểu tình triệt hạ. Một học sinh tiểu học ở hải ngoại thấy sách có cờ VC cũng về "mét má" để hết cha vào, tới rồi đại diện cộng đồng vào than phiền, phản đối. Trong khi đó quốc kỳ VN dù không còn pháp nhân công pháp nữa, vẫn chẳng những được người Việt Hải Ngoại chào kính mà còn được dân chúng và nhiều chánh quyền địa phương ở ngoại quốc công nhận như biểu tượng, di sản tự do, dân chủ, nhân quyền VN - là chính nghĩa đối đầu với CS Hà Nội.

Tác phong và hành động biểu tình chống Cộng đã xuất phát và khẳng định  từ khi người Việt hải ngoại dùng thuyền nan vượt đại dương, gạt nước mắt tạm rời nước nhà đi tìm tự do cho mình và hy vọng đem lại tư do cho bà con còn bị kẹt ở lại. Và người Việt hải ngoại cũng đã và đang làm cho dân chúng và chánh quyền nhiều nước trên thế giới, nơi có người Việt định cư  ít nhiều đã tỏ rõ.  

Người Việt Hải Ngoại không chống đất nước và nhân dân VN. Người Việt Hải ngoại chống là chống cái chế độ độc tài của CS Hà Nội, cái chủ nghĩa CS độc tài đảng trị, toàn diện vừa theo kiểu Staline vừa theo kiểu Mao Trạch Đông gần đây thì  đã đổi màu,  xanh vỏ nhưng vẫn đỏ lòng để tồn tại. Người Việt Hải ngoại chống nhà cầm quyền lấy quyền lợi Đảng để trên quyền lợi dân tộc, làm cho xã hội VN quằn quại vì nạn tham nhũng, vì nạn sang đoạt đất ruộng của dân, dân tộc kỳ thị vì Bắc Nam, nhà tu không được yên ổn tu hành, đồng bào thiểu số không được nâng đỡ . Chủ nghĩa mà nhà cầm quyền đang lấy làm ý thức hệ là chủ nghĩa mà Nhân Loại trong đó có người Việt trong ngoài nước đều biết, là một chủ nghĩa thử nghiệm thất bại nhưng sát nhân, đã giết hàng triệu triệu người, trong đó ác độc nhứt là giết chính đồng bào mình, như ở Liên xô với Staline, ở  Trung Cộng với Mao Trạch Đông, ở VNCS với Hồ Chí Minh.

Bằng cớ đã tỏ rõ. Mỹ dù có bang giao với Hà Nội nhưng có lần đặt CS Hà nội trong qui chế "cần quan tâm đặc biệt" vì lý do vi phạm tự do tín ngưỡng. Chính CS Hà nội thừa nhận vấn đề nhân quyền VN là "trở ngại trung tâm" trong bang giao với Mỹ, và phong trào quốc kỳ VN được hàng chục chánh quyền dân cử tiểu bang, hàng trăm chánh quyền dân cử thành phố Mỹ thừa nhận, là   "một xúc phạm" đối với CS Hà Nội. Vấn đề nhân quyền là vấn đề Quốc hội Mỹ quan tâm sâu sắc và làm mất thì giờ Ô. Đại sứ Mỹ ở Saigon phải nay nhắc nhở, mai đòi hỏi, mốt yêu cầu cải thiện.

Trên thế giới, ngoài nước VN, lần đầu tiên xuất hiện và đang hình thành một VN hải ngoại như Pháp Quốc Hải ngoại thời Đức Quốc Xã chiếm Pháp, gắn bó với nhau qua mẫu số chung chống CS Hà Nội, tiếp tay đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho 82 triệu đồng bào trong nước. Hàng 300 ngàn Nguyễn Trường Tộ trẻ trung được trang bị khoa học, kỹ thuật  tiền tiến của Tây Phương, ngay trong lòng văn minh Tây Phương. Hàng triệu những nhà ngoại giao dân gian, làm công tác ngoại giao giữa dân với dân, làm công tác dân vận với người địa phương nơi quê hương thứ hai, làm chánh trị  với chánh quyền dân cử để tạo áp lực gián tiếp với CS Hà nội, và đấu tranh trực diện với CS Hà Nội từ ý thức hệ chánh trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội trên bình diện thực tế sinh động.

Thế cho nên dù gồm thâu được giang sơn, "nắm" được người dân trong nước như những con tin, bòn vét tiền rừng bạc biển của đất nước, thuế má mồ hôi nước mắt của 82 triệu người Việt trong nước, có an ninh lộ trình bang giao, có túi bạc ngân sách quốc gia kè kè, mà CS Hà Nôi đi tới đâu đều phải vào cửa hông ra cửa hậu. Ở Âu, ở Mỹ, ở Úc, ở đâu người Việt cũng chống Cộng.  Và nhiều dấu chỉ cho thấy còn chống dài dài, cho đến khi nào không còn CS mới thôi.

Với tinh thần, lập trường, tác phong, hành động chống Cộng đó của hầu hết người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, một trăm cái nghị quyết, chớ đừng nói một nghị quyết 36, Bộ Chánh Trị Đảng CS cũng không thể nhuộm đỏ VN Hải ngoại.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Apr 2008 , 05:10
1975: Những gì thay đổi?
Friday, April 25, 2008  

Ngô Nhân Dụng


Mỗi năm sắp đến ngày 30 Tháng Tư, nhiều người Việt Nam lại tự hỏi ngày lịch sử đó có ý nghĩa thế nào. Năm 1975, các lãnh tụ Cộng Sản vào Nam ăn mừng tuyên bố rằng đó là ngày “chiến thắng” của nhân dân Việt Nam. Sự thật ra sao?

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trẻ em miền Nam có lời nói, cử chỉ kính trọng các thầy cô giáo hơn bây giờ. Chỉ 3 năm sau năm 75 là các em đã thay đổi rồi, theo kịp các trẻ em miền Bắc. Mà các thầy cô hồi đó cũng nhiều người giữ được tư cách đạo đức hơn bây giờ. Trước năm 1975 trẻ em miền Nam dưới 10 tuổi đều được đi học, các trường công lập không thu học phí. Ngay cả trong các trại tị nạn của các đồng bào chạy xa chiến trận, cũng có các lớp học miễn phí. Trẻ em ngoan ngoãn, biết nói năng lễ phép với cha mẹ, với những người lớn tuổi trong lối xóm. Bây giờ đã thay đổi hẳn.

Trước ngày 30 Tháng Tư 75 ở miền Nam trai thiếu gái thừa, nhưng chưa có người mẹ nào bán con đi lấy những người chồng ngoại quốc không hề quen biết, với giá mấy trăm đô la Mỹ. Không có những cô gái xếp hàng trưng bầy cho đàn ông ngoại quốc chọn. Không có người mẹ nào đem con gái bán cho các mụ Tú Bà. Bây giờ phong cảnh đã khác.

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong miền Nam cũng có nạn tham nhũng, mà một nước đang chiến tranh khó tránh khỏi nạn đó. Nhưng những quan lại tham nhũng thường cố tìm cách che đậy, giấu giếm, khi bị lộ thì biết hổ thẹn, vì bị họ hàng, bạn hữu coi khinh. Bây giờ cả nước đầy những tay tham nhũng, nhưng họ không biết hổ thẹn. Nếu bị phe đảng tranh ăn tố cáo, thì bắt rồi lại thả, coi như vô tội!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong Nam cũng có nạn ma túy, nhưng tỷ lệ thanh niên ghiền ma túy thấp hơn, chỉ bằng một phần mười ngày nay. Hồi đó cảnh sát công an ít hơn bây giờ so với dân số, nhưng họ lùng bắt những kẻ buôn ma túy mạnh hơn. Người ta đồn hồi đó có những ông tướng buôn ma túy, nhưng chỉ là đồn đại. Còn bây giờ, số công an cảnh sát đông như thế, nhưng con buôn ma túy vẫn hoành hành, không biết mạng lưới ma túy đã được ai bảo trợ!

Trước ngày 30 Tháng Tư 75, dân miền Nam lâu lâu vẫn tổ chức biểu tình phản đối chính phủ, không thua gì dân Nam Hàn cùng thời gian đó mặc dù đang có chiến tranh. Sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi giáo sư phải dậy bằng tiếng Việt, ký giả biểu tình phản đối bộ thông tin đóng cửa báo, các công nhân đình công, bãi thị, các học sinh lâu lâu bãi khóa vì những nguyên do khác nhau. Ðến những ngày chót của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn những cuộc biểu tình đòi bài trừ tham nhũng, bất công. Tinh thần độc lập, tự chủ của người dân rất cao, chính quyền không dám bắt họ. Ngày nay công an đi lùng bắt những người “có thể” đi biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, hàng tháng trước ngày cuộc biểu tình có thể diễn ra! Và như vậy, người ta gọi là dân miền Nam đã “được giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong miền Nam có đủ thứ báo chí. Có báo ủng hộ nhà nước, có báo chống chính quyền, phần lớn những tờ báo đều độc lập và nếu không chống mạnh thì cũng chống nhà nước nhè nhẹ. Báo Thần Chung, Ðuốc Nhà Nam chống ông Nguyễn Văn Thiệu một cách, báo Chính Luận chống cách khác, báo Ðại Dân Tộc (trong đó ký giả này viết hàng ngày) lại chống cách khác nữa. Những nhà báo kỳ cựu như Trần Tấn Quốc, Nam Ðình, Chu Tử, Nguyễn Vĩ, vân vân, mỗi người một vẻ. Bây giờ tất cả báo chí do một nhóm người lãnh đạo, bảo viết thì được viết, bảo im thì phải im. Và như vậy, người ta gọi là “giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở Sài Gòn có một Quốc Hội, trong đó có những người đối lập dám lên tiếng chỉ trích, có khi còn tuyệt thực để phản đối chính phủ. Họ hoạt động mạnh không thua gì những dân biểu đối lập ở Nam Hàn và Ðài Loan cùng thời. Chưa nói chuyện ai đúng ai sai, nhưng không khí sinh hoạt hào hứng. Những đại biểu Quốc Hội còn nêu tấm gương đạo đức trong sáng, tư cách bất khuất, như Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Tuyên, đến giờ nói tới vẫn khiến nhiều người dân hãnh diện. Bây giờ không ai biết các đại biểu Quốc Hội đang làm gì, ở đâu, trong lúc lạm phát lên tới 20%, trong lúc Trung Cộng đang in bản đồ Hoàng Sa thuộc nước họ đi phô bầy khắp nơi!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở miền Nam báo chí có tự do, chính trị được tự do, rất nhiều con mắt nhắm vào chính quyền để quan sát và chỉ trích, khiến những kẻ cầm quyền có muốn làm bậy cũng phải e ngại. Chính vì thế mà nạn tham nhũng không bột phát mạnh như bây giờ.

Vậy thì ở Sài Gòn bây giờ ai vui mừng kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư, sau cuộc rước quác Thế Vận Bắc Kinh được chế độ Cộng Sản gồng mình bảo vệ?

Hồi sinh thời, ông Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa mươi năm trước đã viết trên báo Người Việt rằng có hai nơi nhiều người ăn mừng ngày 30 Tháng Tư, một là ở Ban Mê Thuột, hai là ở Sài Gòn. Ở Ban Mê Thuột thì có nhiều người đã kéo lên đó chiếm đồn điền, chiếm đất, nếu không nhờ ngày 30 Tháng Tư thì cả đời họ có đổ mồ hôi sôi máu mắt cũng không được hưởng những chiến lợi phẩm lớn như vậy. Còn ở Sài Gòn, số người hưởng lộc nhờ ngày 30 Tháng Tư còn đông hơn. Họ từ rừng kéo ra hay từ Bắc kéo vô, chiếm được những ngôi nhà, những cửa tiệm, có khi chiếm cả vợ con người khác. Từng lớp tư bản đỏ phát triển lên bắt đầu từ những cuộc chiếm đoạt đó, họ thuộc lớp người muốn bảo vệ chế độ để bảo vệ những “chiến lợi phẩm” thu được từ năm 1975 đến nay. Nhờ một chế độ kiểm soát các công đoàn, kiểm soát báo chí, ngăn cấm những người có ý kiến độc lập, thì giới tư bản đỏ mới có cơ hội lợi dụng guồng máy kinh tế hoang dã, đổi mới nửa nạc nửa mỡ, để thủ lợi.

Cứ nghĩ đến những gì đã thay đổi ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1975 thì chỉ buồn. Nếu có niềm vui, thì ở miền Bắc được hưởng nhiều hơn; cho nên bà con miền Nam cũng nên chia sẻ nỗi vui mừng với đồng bào miền Bắc. Sau năm 1975 nhiều người ở miền Bắc đã khá giả hơn nhờ chiến tranh chấm dứt. Nhờ chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Âu Châu và Liên Xô, guồng máy kìm kẹp của đảng Cộng Sản cũng được tháo lỏng hơn. Người dân dễ thở hơn, nên những vụ cãi cọ nhau, đánh lộn nhau, giữa hàng xóm láng giềng, giữa vợ chồng, cha con, cũng giảm bớt. Những cảnh mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mô tả bây giờ cũng bớt đi. Nhiều người ở miền Bắc khi mua hàng đã biết nói cám ơn những người bán hàng, hai bên cùng bầy tỏ lòng tương kính. Nhiều bậc cha mẹ ở miền Bắc lấy lại được quyền dậy dỗ con cái thay vì hoàn toàn để cho đảng Cộng Sản nhồi sọ, cho nên trẻ em cũng học được lễ độ, phép tắc con nhà. Tất nhiên, đời sống kinh tế người dân miền Bắc đã vượt cao lên bằng trăm lần những ngày trước năm 1975.

Nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng trong cả bài này quên chưa nhắc đến khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” mà Hồ Chí Minh đã dùng để cổ động cho hàng triệu thanh niên miền Bắc hy sinh mạng sống. Quên, cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì bây giờ chẳng ai nhắc đến khẩu hiệu đó nữa. Chống Mỹ? Bây giờ ai bỏ cả triệu đô la đăng một trang quảng cáo trên nhật báo Wall Street, chỉ để đem về nói dối với dân khoe rằng tờ báo lớn nhất của tư bản Mỹ cũng phải viết về thành tích làm giầu của đảng Cộng Sản! Chống Mỹ? Vậy ai đưa con cái qua Mỹ lấy cớ du học để mua nhà, mua cơ sở thương mại và dần dần đưa vợ con sang Mỹ sống?

Còn cứu nước thì sao? Có chính phủ miền Nam nào đã viết thư nhượng đất đai, hải đảo cho nước Mỹ hay không? Chỉ có ông Phạm Văn Ðồng ký cho Trung Quốc hưởng! Chính phủ Mỹ có bao giờ tính chiếm lấy một mảnh đất nào của người Việt Nam không? Chính quân đội Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa sau khi giết chết các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa giữ đảo! Tại sao đảng Cộng Sản ngăn cấm không cho dân Việt Nam biểu tình phản đối tội xâm lăng Hoàng Sa của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh?

Từ năm 1954 cho đến năm ông chết, trong 15 năm mỗi năm ông Hồ đều hô hào chống Mỹ cứu nước. Chắc trong đảng Cộng Sản không còn ai muốn nhắc đến khẩu hiệu đó nữa.

Ðể kết thúc bài này, xin kể một câu chuyện gia đình.

Một người cháu ở Hà Nội vào Sài Gòn thăm ông chú đã từng bị giam giữ nhiều năm trong trại cải tạo. Ông cháu là đảng viên Cộng Sản muốn an ủi chú, nói rằng, cuối cùng đất nước ngày nay đã đổi mới, đời sống dân hai miền Nam Bắc đã được cải thiện hơn trước nhiều so với trước đây, chắc chú cũng vui trong cuộc sống mới.

Người chú nói: “Nếu như đảng Cộng Sản của cháu không phát động kế hoạch xâm chiếm miền Nam từ năm 1959 thì dân trong Nam không cần chính sách đổi mới nào cả cũng vẫn tiến được. Chắc chắn người miền Nam đã có mức sống cao như vầy từ nhiều năm trước rồi. Bây giờ nói chung người mình cũng chỉ mới tiến lên bằng dân Ðại Hàn vào khoảng năm 1975 thôi. Giả thử dân mình không giỏi như dân Nam Hàn chăng nữa, dù mình chậm hơn họ 5 đến 10 năm, nếu không bị ‘giải phóng’ thì vào năm 1980, 85 miền Nam cũng tiến lên không kém gì bây giờ rồi.”

“Tại sao người mình lại chịu thua kém, chậm tiến hơn các nước trong vùng Á Ðông, tụt hậu đi sau họ đến 30 năm? Vì đảng Cộng Sản đã gây chiến tranh Nam Bắc. Từ năm 1960 họ đã phá hoại liên tục, cái gì cũng phá, khiến cho miền Nam không xây dựng gì được. Sau năm 1975 họ lại tìm cách Cộng Sản hóa người miền Nam, theo đúng lối Nga Xô, Trung Cộng như ông Hồ Chí Minh vẫn mong muốn. Họ tập thể hóa nông nghiệp, xóa bỏ công thương nghiệp tư nhân. Vì thế mà kinh tế suy sụp, lần đầu tiên dân miền Nam cũng thiếu ăn, trong khi ở miền Bắc thì nhiều người chết đói. Làm dân tộc thụt lùi như thế, họ còn khoe công đổi mới làm gì nhỉ? Tại sao họ không thú nhận đã lầm lẫn, đã gây nên tội với đất nước, với tổ tiên và con cháu? Tại sao không can đảm tuyên bố thẳng là tất cả đảng họ đã sai lầm đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, hãy đổi tên đảng đi, vì đằng nào thì cũng đang đi theo đường lối tư bản rồi? Mà lại đi theo thứ hình thức tư bản lạc hậu nhất trong các chế độ tư bản nữa chứ!”


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. May 2008 , 16:43
Cảm nhận 30-4

Trần Khải Thanh Thuỷ


Sinh năm 1960 nên ngày 30-4-1975 tôi tròn 15 tuổi, đang còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học. Tin miền Nam hoàn toàn giải phóng dội tới từng công sở, xí nghiệp, trường học làm nức lòng toàn dân, nét mặt ai cũng hân hoan khúc khải hoàn ca. Lây tâm tâm trạng chung của mọi người, tôi cũng cảm thấy nhẹ bỗng như người không trọng lượng. Cảm giác của người chiến thắng, nở hoa trong hồn, vui mừng không sao kể xiết. Khắp góc chợ, vỉa hè, đâu đâu người dân cũng đưa tin nước nhà giải phóng, chế độ nguỵ quyền sụp đổ. Các quầy báo đông nghịt người xếp hàng mua báo quân đội, nhân dân, Hà Nội mới, để xem tin chiến thắng. Một cuộc cách mạng long trời, lở đất, một chiến thắng vĩ đại của quân và dân Việt Nam, cũng là một cuộc cách mạng mùa thu tháng 8-1945 lần thứ hai của người Việt Nam, thời kỳ khổ ải trường kỳ kháng chiến, thắt lưng buộc bụng qua rồi, giờ chỉ còn xây dựng đất nước to đẹp đàng hoàng gấp 10 lần xưa thôi....

Mẹ tôi mừng gấp đôi vì đã hơn 20 năm trời xa cách, nay mới gặp được chị cả, di cư vào Nam từ 1954 theo chồng. Người chị mà vì có họ hàng dây mơ, rễ má, máu mủ ruột thịt mà cả nhà phải ngậm đắng, nuốt cay, tám anh chị em trong nhà, kể cả mẹ tôi không ai được kết nạp đảng dù thoát ly, làm đường, thanh niên xung phong từ năm 16 tuổi, phải sống, cống hiến, lao động và chịu đựng hơn gương Bác Hồ vĩ đại cả ngàn vạn lần, vẫn ra rìa, vì trong gia đình có người đầu hàng, theo địch... một vết nhơ trong gia đình, dòng tộc mà ngay cả khi thống nhất đất nước vẫn không thể nào gột rửa được

Loay hay vất vả mãi, tận năm 1976 mẹ tôi mới xin được cán bộ tổ chức cơ quan một tờ giấy phép vào Nam ( thời gian đầu, nhà nước chỉ xét các đối tượng trong diện vợ chồng, con cái, bố mẹ...) khỏi phải nói đến sự mừng tủi của hai chị em sau 21 năm xa cách. Bác ôm lấy mẹ tôi khóc khi hay tin cả bố và mẹ đẻ đã mất ngay sau khi tiến hành cải cách ruộng đất, nhà bị đưa vào diện địa chủ, bóc lột. Ông tôi khi ấy đang làm hiệu trưởng trường cấp I, vì uất ức mà phải giằng kính khỏi mắt đập mạnh xuống nền nhà cho mắt kính vỡ tan để lấy một mảnh nhọn và sắc nhất rạch ruột tự tử ngay trước mặt cán bộ cải cách... Khi cả đoạn ruột lòi ra ngoài ổ bụng, một viên bác sĩ người Pháp vội vàng chạy đến băng bó, cấp cứu, nhưng ông tôi đưa tay ra hiệu không cần thiết, kèm câu nói chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn của mình:

"Một xã hội mà kẻ vô văn hoá lên cầm đầu, trừng trị người lương thiện, cũng là người đã góp phần nuôi cả đại đội chiến sĩ trong nhà ăn no đánh thắng, giết giặc, lập công...thì xã hội ấy chỉ còn là sự đồi bại, tha hoá, cướp bóc, trừng trị, không những không đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo luẩn quẩn của nghìn năm Bắc thuộc, mà còn không bằng xã hội trong thời kỳ phong kiến thối nát"...Một xã hội bất công, vô lý như thế thì tôi còn sống làm gì ? Làm sao cam tâm nhìn cảnh đất nước bị tàn phá, lương dân bị giày xéo ....Đời người chỉ chết có một lần, sống mà phải mang vết nhơ gia đình mình là địa chủ, chuyên áp bức, bóc lột dân lành thì sống sao nổi?

Nói lại những lời hùng hồn trăng trối cho viên bác sĩ người Pháp nghe xong, ông tôi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Bà tôi không chịu đựng nổi cái chết phi lý, đường đột của ông, lại chứng kiến cảnh mất nhà, cướp đất của lũ cán bộ cốt cán, từng ăn mòn bát, ngồi mòn chiếu nhà mình, một điều u, hai điều con, nay giở mặt gọi bà là địa chủ bóc lột, đòi đưa ra đấu tố, trong khi con cái ly tán khắp các phương trời góc bể, Từ Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Nội v.v nên cũng ốm đau, mòn mỏi, đành nhắm mắt, xuôi tay khi tuổi đời chưa tròn một vòng hoa giáp...

Khóc cho bố mẹ chán, bác tôi quay ra khóc cho mình, cho cả đại gia đình 9 đứa con, gần 30 chục cháu nội ngoại cùng 9 cặp dâu rể đang trong cảnh bấn loạn tinh thần. Chỉ vì tin ông bà còn sống mà nấn ná ở lại, cấm con cái không được "lầm đường lạc bước theo giặc, bỏ quê cha đất tổ mà đi"... Giờ cơ hội đã lỡ, tất cả đều trong cảnh sống giở chết giở, 6 anh con trai là sĩ quan cộng hoà đều phải đi học tập cải tạo mút mùa, vợ con không ai nuôi nấng, chăm sóc ...Đang từ xã hội tiêu thụ, gi gỉ gì gi, cái gì cũng có, thành xã hội bao nhiều, cấp ít, gi gỉ gì gi, cái gì cũng thiếu ...ai cũng hoang mang chán nản, bởi cuộc sống đã bị cướp đi những gì quý giá, căn bản nhất, không còn là sống mà chỉ là sự tồn tại, vạ vật cho qua ngày đoạn tháng, đau khổ đến chết và đói nghèo đến chết, thậm chí có người không chịu đựng nổi cảnh địa ngục trần gian do bọn phát xít mới đưa lại đã lặng lẽ tìm đến cái chết, hòng làm đứt tung mọi sự ràng buộc, dan díu với đời

Khi tôi vào, điều cảm nhận đầu tiên của tôi là sự hụt hẫng, suốt dọc đường trên chuyến tàu xuyệt Việt, tầm mắt chỉ được nuôi dưỡng bằng cảnh nghèo, cái đói. Không phải "Đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ" như thơ Tố Hữu miêu tả mà là:

Đất nước mình đâu cũng mái nhà gianh,
Gương mặt người ai cũng xám xanh,

Đơn giản vì đồng đất bạc màu, hoang hoá, hết tím hoa mua lại trắng mùa hoa sở. Thứ hoa dại vốn chỉ mọc ở ven đồi, sườn núi, đẹp thì có đẹp nhưng không nuôi sống nổi con người.

Vào đến Sài gòn, nếu nhà văn Dương Thu Hương đã phải ngồi thụp xuống vỉa hè vì đau xót, hẫng hụt trước một sự thực trần trụi: Nền văn minh mọi rợ chiến tháng nền văn minh hiện đại thì tôi cũng có những nỗi buồn tương tự. Đất nước liền một dải, non sông thu về một mối, nhưng lòng người đầy cách ngăn. Một con sông bến Hải, một vĩ tuyến 17 ngày và đêm, một nhịp cầu Hiền Lương vẫn tồn tại trong lòng mỗi con người. Dù là tình máu mủ, ruột thịt, anh em, họ hàng, bà con, cô bác vẫn không sao xoá nhoà được ranh giới của kẻ thua, người thắng, kẻ bắc, người Nam, kẻ lấn chiếm, người bị động...Khắp thành phố, sự phân biệt kị thì vẫn hằn lên trong từng ánh mắt, giọng nói, điệu cười. Các anh chị tôi tiếp đón một cách vừa phải, qua quýt, không thân cũng chẳng sơ. Nếu không có bác tôi làm cầu nối hẳn cuộc đón tiếp còn gượng gạo, buồn tủi hơn nữa. Đơn giản vì tôi là người miền Bắc, người của phe đối địch, bị đầu độc từ tấm bé, nên mọi lời ăn tiếng nói đều do "cha mẹ sinh con, đảng đoàn xã hội chủ nghĩa sinh tính"... Động mở miệng là nhắc đến bác Hồ, gọi tên thành phố cũng là thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Sài Gòn, càng không dám nói "Sài Gòn hoa lệ" hay "hòn ngọc Viễn Đông". Đã thế còn luôn bảo vệ ý kiến mình theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm của đảng và chính phủ. Ngay cả khi bác hỏi: "Ngoài Bắc, mỗi tháng được phát mấy lon sữa, hả con?" Cũng phải lên gân, lên cốt trả lời theo đúng những lời dạy dỗ khuyên bảo của thầy cô trên lớp học của mình: "Cần gì đâu bác, không một gram sữa, không một ký thịt nào mà vẫn đánh thắng bè lũ đế quốc và tay sai đấy thôi".

Biết bao ông bố bỏ lại vợ con ra căn cứ địa cách mạng rồi tập kết ra Bắc, trở về dắt theo cả vợ lẽ, con thêm . Biết con trai đi học tập cải tạo, con dâu một nách 4,5 con nhỏ, vẫn không một lần lên trại thăm nuôi, còn dài giọng trách: - "Ai biểu nó vô Việt Nam cộng hoà, quay súng bắn lại cách mạng, Giờ tao vô trại cũng có bảo lãnh cho nó ra được đâu"... khiến con dâu vì nghèo, đói, uất ức mà phải tự tử, bỏ lại bốn, năm đứa con côi cút, găm thêm vào lòng người chồng đang ngồi tù cải tạo một vết thương sâu hoắm

Trong khi người miền Bắc thích ăn món "cua bể" (bê của) hàng hoá rùng rùng chuyển động ra phía bắc, thì trong nam cứ dần dần nghèo đi, câu hát của người dân miền Nam như lưỡi dao đâm vào tim người miền Bắc đau nhói: " Đi ta đi giải phóng miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, thì ta còn chiến đấu, quét sạch chúng sinh, lời bác sui dại bên tai, chiến đấu cho đến ngày Nam, Bắc nghèo bằng nhau".

Một dân tộc bị qúa khứ lịch sử chia đôi thành hai vùng địa lý, chính trị, thuộc về hai chiến tuyến. Một vết cắt xuyên thấu mỗi gia đình, số phận, tưởng chừng giải phóng được rồi là tình người, no ấm về theo. Ai ngờ, vì những chính sách cai trị man dợ kéo dài mà kéo theo bao cảnh ba đào loạn ly, trước tiên là cảnh chia đàn xẻ nghé của tất cả các gia đình "nguỵ quân, nguỵ quyền" chồng, con, anh em vào trại cải tạo, vợ con ở lại nheo nhóc đói khổ, phải đương đầu với cuộc sống vô cùng khắc nghiệt cùng bao quyết sách man rợ, sai lầm chết người của đảng cộng sản: Tài sản bị cướp trắng sau cải tạo công thương nghiệp, giết chết cái gọi là mầm mống tư sản mại bản để đề cao lý tưởng xoá bỏ chế độ người áp bức bóc lột người. Đổi tiền "Nguỵ " ra tiền đảng với gía trị gần như không, đến mức người dân phải thốt lên đầy cay đắng khi cầm một nhúm tiền của đảng, bác trên tay:

Bố cạn tiền rồi cán bộ ơi,
Đổi tiền mà sao đến nỗi này
Chưa tiêu đã hoá tiêu đi hết
Chú phỉnh tôi rồi, chính phủ ơi"

Trong khi đại bộ phận người dân thành phố nghèo đi trông thấy, thì những anh bộ đội cụ Hồ, ba lô con cóc lép kẹp trên lưng với chiếc khung xe đạp, con búp bê nhựa xấu xí hôm nào, bỗng giàu lên một cách đáng ngờ. Từ vô sản thành hữu sản, còn người dân chịu cảnh đấu tranh giai cấp, cải tạo công thương nghiệp, nên đi từ hữu sản thành vô sản. Không những khốn khổ vì đời sống thấp kém, còn khốn khổ vì bị cán bộ cách mạng đè đầu cưỡi cổ, sách nhiễu lung tung.

Biết bao cán bộ lãnh đạo với khẩu hiệu - tưởng chừng bất di bất dịch như một chân lý sống: "Một cái kim, sợi chỉ của dân không lấy", bỗng vụt hiện lên thành các quan cách mạng, quan đồng chí. Vừa ngủ quên trên ngai vàng quyền lực, chia nhau quả thực, vừa quay lưng lại nỗi khổ của dân, hà hiếp cai trị dân, dù đó là những người từng nuôi dưỡng bao bọc che chở cho mình trong suốt những ngày cách mạng còn gian khổ cam go nhất. Bao nhiêu tàn dư đế, quốc, phong kiến, tưởng đào tận gốc, trốc tận rễ bỗng rùng rùng trở lại, gấp cả trăm, nghìn lần những tiêu cực yếu kém của thời kỳ tồi tệ, hà khắc, phong kiến trước kia- tàn dư của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Càng giành được chính quyền, giành được quyền tự chủ, tự quyết thì càng lòi sự dốt nát, bất lực trong phương pháp quản lý của đảng cộng sản. Đất nước liền một dải nhưng lại thực hiện chính sách, ngăn sông, cấm chợ, khiến 400 quận, huyện trong cả nước biến thành 400 lô cốt, pháo đài riêng biệt...Từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, đất nước bị băm nát thành trăm nghìn mảnh vụn bởi các trạm gác, chốt canh, nhân viên thuế vụ v.v Chỉ đem cân gaọ, lạng thịt từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác đã bị coi là buôn lậu và bị phạt, bị bắt, bị nhốt vô tội vạ, khiến lòng dân tứ tán ... Làn sóng di tản ồ ạt, di tản bằng mọi giá, gần 90% các sĩ quan ra khỏi trại cải tạo trở về là cùng vợ con bỏ đất nước ra đi, tạo thành một làn sóng lưu vong nhiều không kể xiết, nạn thuyền nhân khủng khiếp nhất thế giới... Chưa kể các trại tù mọc lên như nấm suốt dọc bờ biển Đông để nhốt người vượt biển. Hiếm có người nào đi một lần đã trót lọt. Người bỏ mình trên biển thẳm, người bị bắt hết lần này lần khác, người trở thành nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan v.v Đau thương nhiều không kể xiết... Đất nước không phải của toàn dân tộc Việt Nam như lời cha già dân tộc nói mà chỉ là của một phe nhóm những kẻ lãnh đạo cộng sản, còn những người dân thấp cổ bé học thì thuộc tầng lớp bị trị, bị cai quản, đầy áp đặt thô bạo và phân biệt đối xử không khác gì bài học lịch sử đau xót của cả nghìn năm trước đó: "Được làm vua, thua làm giặc". Hễ là người miền Bắc dù không có chứng chỉ văn bằng, năng lực lãnh đạo, quản lý, nhưng đều được cất nhắc lên thành cán bộ. Con em "Nguỵ quân, nguỵ quyền" bị phân biệt đối xử, bị xem xét về lý lịch, thành phần. Bao nhiêu khẩu hiệu dùng để tập hợp lực lượng, thu hút quần chúng sớm đến ngày chiến thắng, giờ trở thành đầu môi, chót lưỡi , thành sự bội ước với số đông đồng bào, đồng chí, anh em, cô bác. Xã hội bị tha hoá , tuột dốc từng ngày. Thời điểm trước "giải phóng", miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chính thể cộng hoà, 21 triệu người đã ra khỏi sự đói nghèo luẩn quẩn của nghìn năm lịch sử, nay nhờ được đảng cộng sản "giải phóng" mà cả nước húp chung một niêu cháo loãng, cả nước lặn ngụp trong những ô tem phiếu, nhá bo bo, mì hạt sái hàm, ăn khoai và củ mì đớ họng. Từ chỗ vượt xa Nam Hàn và Thái Lan trong thập kỷ 70, thì ngay sau "giải phóng" một năm, đã kém xa Nam Hàn và Thái Lan về mọi mặt. Mượn lý tưởng "xoá bỏ chế độ người bóc lột người" để liên tục đánh vào tầng lớp hữu sản, để dần dần thay thế vai trò, từ vô sản thành hữu sản và ngược lại . Ngọn cờ của giai cấp vô sản càng giương cao thì tầng lớp cán bộ, lãnh đạo đảng càng giàu lên một cách bất ngờ, trong một thời gian vô cùng ngắn ngủi , trong khi bao nhiêu căn cứ cách mạng, bao nhiêu vùng nông thôn rộng lớn phải sống cảnh giật gấu vá vai, ăn bữa nay, lo bữa mai thì cán bộ cộng sản ăn chơi phè phỡn, ăn luôn cả thành tựu cách mạng bao năm gây dựng trong lòng dân . Khắp thành phố khi đó là một bức tranh hiện thực trơ trụi, xám mgoét, hậu quả tất yếu của sự lãnh đạo dốt nát, cộng với chủ nghĩa cơ hội, ăn xổi ở thì, cũng như kiêu ngạo, ảo tưởng của kẻ chiến thắng. Vừa công kênh cái dốt, đề cao cái ác, lại vừa giày xéo lên lương tâm của những người lương thiện, chưa kể còn cố tình bám vào những lý thuyết sách vở lỗi thời là chủ nghĩa Mác, Lê để níu kéo sự phát triển hài hoà của cuộc sống . Càng dương cao ngọn cờ "bách chiến bách thắng" trong mọi lĩnh vực thì càng khủng hoảng, thua lỗ. Càng nêu cao khẩu hiệu "nói thẳng , nói thật , đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật" thì càng dối lừa, gian trá, khiến cho bài toán kinh tế mỗi ngày lại mang thêm nghiệm âm

Hàng nghìn gia đình bị dồn lên khu kinh tế mới, mới chẳng thấy đâu, chỉ thấy mênh mông mịt mùng là rừng, núi, vách đá dựng đứng. Ngày nắng rát da, đêm lạnh thấu xương. Một ngày trải đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, chẳng biết làm gì để ăn, để sống đành ôm nhau mà khóc, ôm nhau mà sợ, rồi không thể ôm nhau mà chết, đành dắt díu lếch thếch kéo nhau về lại nơi ở cũ, vạ vật nơi xó chợ, lề đường, vì nhà cũ đã được quan cách mạng chiếm cứ, trưng dụng vô điều kiện ...

Ba mươi ngày ở lại Miền Nam thâm nhập thực tế, trở ra lòng tôi trĩu nặng. Cũng như tất cả những người dân miền Nam khác trong thời kỳ đó, tôi không nhận được gì từ chế độ mới xã hội chủ nghĩa mà chỉ cảm được nỗi đau, nỗi khổ, nỗi bàng hoàng, hẫng hụt, bất bình của người dân với chính quyền cộng sản

33 năm qua rồi, nỗi đau còn đọng lại, vẹn nguyên, làm tổ, kết kén trong hồn tôi, càng ngày càng mưng mủ, và bây giờ vỡ toác trên trang giấy ...

Bệnh viện Châm Cứu 28-4-2008
Trần Khải Thanh Thuỷ

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 09. May 2008 , 10:00
Việt Nam: Mặt Trái Của 30-4

PHẠM TRẦN
Việt Báo Thứ Sáu, 5/2/2008, 12:02:00 AM

Hoa Thịnh Đốn.-  Mỗi lần  kỷ niệm 30 tháng Tư là thêm một lần phải nghe người Cộng sản Việt Nam nói phét để che đi những cái xấu của chế độ.

Năm nay, 2008, cũng không ngoại lệ mà họ còn huyênh hoang hơn.

Chẳng hạn như Vũ Duy đã hào sảng trong báo Điện tử của Trung ương Đảng : “Chiến thắng 30-4-1975 là thắng lợi tuyệt đối, thắng lợi trọn vẹn của cả dân tộc ta trong kỷ nguyên Hồ Chí Minh.  Sự kiện vĩ đại này không phải là kết thúc một cuộc nội chiến như một số kẻ rêu rao mà là kết thúc thắng lợi một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, kẻ thua trận là lực lượng ngoại xâm và tay sai của chúng và mọi người Việt Nam yêu nước là người chiến thắng.”

Trước hết cả thế giới  biết người Mỹ không xâm lược chiếm lãnh thổ của Việt Nam như người Pháp nên không làm gì có “chiến tranh chống ngoại xâm”. Và cả thế giới cũng biết Quân đội miền Nam không hề xâm lăng miền Bắc mà chỉ thấy lực lượng Bộ đội miền Bắc, được cả khối Cộng sản thế giới do Nga-Tầu lãnh đạo, cung cấp vũ khí đã  đi chiếm đất, dành dân của  người miền Nam.

Với tình huống như thế, một mình 20 triệu dân miền Nam không có sức và lực để chống lại khối Cộng sản nên đã phải cầu viện từ bên ngoài.  Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa trong vùng Á Châu (Phi Luật Tân, Thái Lan, Nam Hàn) và Thái Bình Dương (Úc và Tân Tây Lan) đã đem quân giúp nhân dân miền Nam chống cuộc xâm lăng của miền Bắc.

Cuộc chiến tranh như thế thì do ai chủ động? Miền Bắc hay miền Nam mà bảo không phải là cuộc “nội chiến” ?

Hơn nữa nếu miền  Bắc không để lại trong Nam trên 30 ngàn quân du kích sau Hiệp định Geneve 1954 và Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam không quyết định xâm chiếm miền Nam từ năm 1960 thì làm gì có chiến tranh Nam-Bắc ?

KẺ NÀO TAY SAI ?

Còn “kẻ thua trận là lực lượng ngoại xâm và tay sai của chúng”  là ngôn ngữ của kẻ ngông cuồng vô ý thức.

Chính quyền miền Nam là “tay sai” Mỹ  ư ?  Vũ Duy hãy đọc lại Tập Sách Trắng của Nhà xuất bản Sự Thật ấn hành tháng 3/1979, sau Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tàu, để biết Cộng sản Tầu đã đối xử “chủ-tớ” ra sao với đảng Cộng sản Việt Nam  trong vấn đề  biên giới giữa hai nước.

Hành động  “bầy tôi” của CSVN  còn tiếp tục diễn ra trong hai năm  1999  và năm 2000 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới  và Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ với  Bắc Kinh.

Nhưng bằng chứng dâng đất, dâng biển cho Tầu của Cộng sản Việt Nam đã  có từ thời  Phạm Văn Đồng làm  Thủ tướng  khi  Đồng xác nhận bằng văn thư năm  1958 đồng ý  nhượng chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam cho Bắc Kinh.

Thái độ bạc nhược của cả chế độ trước sức ép của Tầu còn được chứng minh không những trước 83 triệu người dân mà cả thế giới khi nhà nước ngăn chặn, khủng bố và đàn áp thanh niên, sinh viên và người dân yêu nước xuống đường biểu tình  trong hai ngày 9 và 16 tháng 12-2007 đòi Tầu trả lại Hoàng Sa và từ bỏ âm mưu chiếm Trường Sa.

Hành động sợ Tầu trả đũa của chính quyền đã đẩy người dân yêu nước đứng sang hàng ngũ đối lập với đảng CSVN như khi nhân dân miền Nam phải tự vệ chống cuộc xâm lăng của miền Bắc trong 20 năm chiến tranh.  Vì vậy, chiến thắng quân sự của Bộ đội miền Bắc và đảng CSVN ở trong Nam ngày 30-4-1975 không thể  được coi  là  chiến thắng của “mọi người Việt Nam yêu nước.”

Bằng chứng “mở mắt” của người lính Cộng sản và nhân dân miền Bắc khi nhìn thấy cuộc sống và sự phát triển kinh tế của miền Nam  sau cuộc chiến 33 năm trước đây đã khiến nhiều người Cộng sản phải đau lòng, nhưng đã qúa muộn để  hối hận vì  đã nhẹ dạ để cho  đảng đánh lừa đi theo cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”.

Do đó, càng ngược ngạo  khi Vũ Duy  đã sai trái nói  rằng chiến thắng 30-4 của đảng CSVN có thể : “ Sánh ngang tầm với chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, nhà Lý thắng quân Tống, nhà Trần thắng quân Nguyên, nhà Hậu Lê thắng quân Minh, nhà Tây Sơn thắng quân Thanh, Điện Biên phủ thắng quân Pháp… Nó là niềm tự hào chung của mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở ngoài nước, dù đang sống hay sẽ ra đời.”

So sánh như thế là  vô lễ, xúc phạm đến tiền nhân. Các anh hùng dân tộc đã đánh thắng quân xâm lược, bảo tòan bờ cõi vì có nhân dân dốc lòng một dạ đoàn kết đứng sau lưng các Ngài.

Cuộc chiến thắng quân sự của đảng CSVN ngày 30-4-1975 ở miền Nam là kết qủa của một cuộc đánh lừa  nhân dân vĩ đại của thế hệ tự phong thuộc thời đại Hồ Chí Minh.

Những  kẻ chiến thắng đã che dấu không biết bao nhiêu tội ác mà họ đã gây ra cho dân tộc từ sau cuộc chiến. Từ  nhiều chục ngàn người dân vô tội bị chết  chìm  trên biển Đông cho đến những thảm cảnh bị chia lìa, gia đình tan hoang, chết mất xác trong các trại tù lao động từ Nam ra Bắc, và sau này, hàng ngàn phụ nữ phải đem thân xác  ra nước ngoài đổi lấy đồng tiền nuôi thân và phụ giúp gia đình trong nhiều hòan cảnh trái ngang vẫn còn sờ sờ ra đấy.

Ngay trong nước, tuy tình trạng kinh tế và đời sống  người dân được cải thiện nhưng mức chênh lệch giầu-nghèo, bất công xã hội, không có tự do, dân chủ, mất đạo đức, xâm phạm thuần phong mỹ tục đang chất cao như núi  làm băng hoại xã hội.

Nổi nhất trong số tệ nạn này là nạn tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên và những kẻ có chức, có quyền trong guồng máy lãnh đạo.

Bằng chứng đã được Giáo Sư Trần Nhâm viết trong Tạp chí Xây dựng Đảng ngày  3/4/2008 : “Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước ta. Nạn tham nhũng đã có từ lâu, nhưng chỉ đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta mới xác định rõ là một nguy cơ lớn gây tác hại về nhiều mặt. Tuy là một nguy cơ nghiêm trọng, nhưng nó lại được bao che, bọc lót khá vững chắc khiến cho ta khó chống trả và khó tiêu diệt tận gốc. Vì là một tệ nạn tồn tại trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong cán bộ đảng viên và trong cả một số cán bộ cao cấp, nên việc tiến công không có trận tuyến, khó bố trí lực lượng. Bọn tham nhũng như một thế lực vô hình chui lủi khắp nơi, chúng cấu kết với nhau, không dễ công phá.”

Nạn tham nhũng biểu hiện như thế nào?  Trần Nhâm trả lời : “Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cách thức bòn rút, đục khoét tài sản công của bọn tham nhũng đa dạng, tinh vi….Tham nhũng về kinh tế dẫn đến tha hóa về lối sống, tha hóa về lối sống kích thích mạnh mẽ tham nhũng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo tha hóa, xuống cấp về đạo đức, có kẻ thậm chí biển thủ công quỹ để bao nhân tình, ăn chơi trác táng, đánh bạc, hút xách... làm tổn hại thanh danh của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân...”

“…Bọn tham nhũng lợi dụng chức, quyền biến quan hệ công tác thành quan hệ hàng hóa để trao đổi, hai bên cùng có lợi. Hiện tượng dùng người theo cánh hẩu, kết bè kết cánh không ít. Bố trí cán bộ không căn cứ vào tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn là một hiện tượng tham nhũng chính trị có ảnh hưởng xấu và vô cùng nguy hiểm.“

Bùi Công Tường viết trên Tạp chí Xây Dựng Đảng ngày 9-1-2008 cũng đã chua chát : “Ở nước ta, lâu nay thủ trưởng nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương… kiêm luôn trưởng ban chống tham nhũng. Nếu trong cơ quan, đơn vị, địa phương xảy ra tham nhũng thì trước hết thủ trưởng phải chịu trách nhiệm. Vậy là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.  

Đó là những hình ảnh “huy hòang” mà đảng CSVN đã tạo ra cho đất nước sau ngày 30-4-1975. Người Cộng sản không cần phải tranh cãi hay biện bạch vì sự thật đã  rõ như ban ngày. -/-

Phạm Trần
(05/08)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. May 2008 , 06:24
Đại sứ quán Việt Nam hay chợ trời?

Xuân Cang


Chợ Trời Praha (Phòng Lãnh Sự Quán)

Người Việt Nam (VN) sinh sống ở nước ngoài mang hộ chiếu VN có lẽ ai cũng biết tới sự phiền hà sách nhiễu của Lãnh sự quán (LSQ) VN, nhất là lãnh sự tại các nước Đông Âu. Do một duyên nợ không đáng có mà tôi phải có mặt 8 lần để chứng kiến cách làm việc của LSQVN tại Cộng hòa Séc (Czech).

Thực tế đập vào mắt tôi không thể nói gì khác bằng một câu tôi đã được nghe ở đâu đó “Hành là chính”.

Khả năng "hành" của nhân viên LSQ đã đạt tới thượng thừa, phong cách Bá kiến thời XHCN, “hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá!”.

“Dấu nhập cảnh của anh đâu”, “Chứng minh thư nhân dân của chị đâu”, “Chị phải đưa các cháu lên trinh diện”, v.v… Các câu hỏi có tính bắt bí thường được đưa ra có tính phủ đầu làm những người làm giấy tờ (NLGT) lo ngại việc này khó xong.

Như vậy là mũi tên đã trúng đích. Nhân viên lãnh sự (NVLS) hết sức nhã nhặn “lấy ngay buổi chiều nhé, nộp 3500 Kč (Kuron - đơn vĩ tiền Séc, gần 205$)”. Phần đông NLGT dễ dàng chấp nhận cái giá đó như môt sự thoát nạn. Những người không muốn chi 3500Kč sẵn sàng đợi cả tuần thường chuẩn bị tinh thần sẵn từ nhà, trước khả năng vòi tiền lão luyện của NVLS đôi khi vẫn chấp nhân giá 3500Kč coi đó như sự mất tiền khôn ngoan. Người ta lo sợ bị gây khó dễ bắt bí lại tốn thêm vài lần đi lại.

Tôi được chứng kiến một thanh niên trẻ bối rối trả lời: “chị cho em chờ 1 tuần” với giọng của người có lỗi. Tôi không thể hiểu được bạn trẻ đó và bao người khác có lỗi gì để phải bị hành như vậy, phải chăng lỗi là đã làm công dân một nước XHCN dân chủ gấp triệu lần nước Tư bản. Những câu hỏi bắt bí trên không được đặt ra với các anh chị làm dịch vụ (NLDV), những người này thường mang tới cả tập giây tờ và giải quyết công việc tương đối nhanh chóng. Sự trao đổi của họ nghe cũng rất đễ thương hơn, thân ái hơn vì cùng hội cùng thuyền, cả hai đều là người ăn tiền. Tiền thì “có Liên Xô chịu”, mọi sự đã có khổ chủ lo. NLDV là bước đệm an toàn giải tỏa được nhiều nỗi xung khắc cho NVLS, nó cũng giúp đỡ được nhiều người không có thời gian, hoặc không muốn gặp những cái mặt không chơi được của mấy kẻ... đầy tớ cho dân kia.

Những người làm dịch vụ cũng giúp cho một số người thiếu tự tin trước sự bắt bí của NVLS nhưng cũng chính cái cơ chế này đã báo hại nhiều người. Một bạn trẻ đã phải trả 25000Kč để làm lại cuốn hộ chiếu đó là những người thay mặt cho những người sẵn sàng trả tiền cho việc không phải gặp NVLS. Một anh dich vụ chuyên nghiệp thổ lộ, giấy tờ của em, em cũng nhờ người khác làm.

Phòng tiếp dân LSQ có không khí hết sức đặc biệt, mặc dù là cơ quan ngoại giao nhưng không khác gì cái chợ trời: có mặc cả, có chặt chém, có tiếp thị, có luồn lách... "Sao anh khỏe mất hộ chiếu vậy"? "Anh mất lần này lần thứ hai phải không?" "Đáng nhẽ phải thu anh 5.000!" - Chị Hằng NVLS nói với một người tới nhận hộ chiếu với giọng tiếc rẻ vì không sớm phát hiện ra khiếm khuyết kia trước khi thu tiền, 3.500 Kč vẫn chưa thỏa mãn lòng tham.

Một người cần làm hộ chiếu riêng cho con được NVLS mời chào “anh đổi hộ chiếu đi, được luôn 10 năm” mặc dù hộ chiếu của anh mới được cấp năm 2007. Hộ chiếu đã trở thành món hàng béo bở cho NVLS, mỗi quyển hộ chiếu với điều kiện chờ một tuần họ thu 1500Kč (85 đô la Mỹ) lời ít nhất 45 đô la, so với giá được ấn định của bộ ngoại giao và thông thường họ thu 150 đô la. Phương thức thanh toán ở đây theo kiểu tiền trao cháo múc không có chi phiếu rườm rà hay quệt Visa card (thẻ tín dụng) gì cả, cứ tiền tươi thóc thật, chẳng bao giờ thấy họ viết hóa đơn. Khi tôi đề nghị NVLS viết phiếu thu tiền họ đã né tránh khất lần, nhưng đến khi thấy rằng không viết cho tôi không đựợc, họ đã phải viết tới 4 lần xé đi viết lại. Đây là kết quả của việc: 1/ họ không quen viết phiếu; 2/ họ không nhớ là thu của tôi bao nhiêu tiền. 3/ là họ lo lắng vì đây là chứng từ ăn tiền trắng trợn. Vì mối lợi họ đã phí phạm tài sản, hủy bỏ biết bao nhiêu cuốn hộ chiếu hoàn toàn còn giá trị sử dụng.

Một câu chuyện khá ngộ nghĩnh giữa mấy người bạn "Tây bánh mỳ" (Người Séc) và "Tây rau muống" (người VN mang quốc tịch Séc) trong một quán bia. Những người Séc biết tiếng Việt (có thể nói họ là bạn của VN) hỏi người VN “Cậu làm vizum hết bao nhiêu?”. Câu hỏi chứa đựng sự hiểu biết lọc lõi văn hóa chợ trời, họ cùng cười xòa vì cùng 1 vizum mà mỗi người mỗi giá, anh ta nói thêm người xếp hàng trước anh ta trả tiền Vizum với giá khác nữa...

Về chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên tôi có thể nhận xét một cách thành thực là tệ không thể hiểu được. Một người Sloven sau khi xem vizum vào VN không biết vì lý do gì vizum của anh ta có giá trị từ ngày 13 của tháng sau mà anh đã có vé vào ngay hôm sau. Anh đề nghị sửa lại, chị cấp vizum bối rối bâng quơ hỏi “nó bảo cái gì vậy?”. Chị không biết hỏi ai vì chắc chị biết khả năng tiếng Séc của đồng nghiệp ngồi bên. Một người nhận hộ chiếu thắc mắc “chị ơi sao nơi sinh trong hộ chiếu của em lại ghi sai” , “không sao đâu sai một chút không có vấn đề gì đâu” - anh ta được trả lời một cách ráo hoảnh. Một người nói đùa chêm vào 1 câu, “sao không ghi nhầm luôn là sinh ở Pháp may ra còn được nhờ”. Tôi hiểu nỗi lo lắng chính đáng của thân chủ quyển hộ chiếu, sai sót này dễ dang trở thành nguyên nhân để bị hành vào dịp khác và anh chính là người phải trả giá cho sự sai sót này trong lần làm giấy tờ sau. Một cuộc trao đổi giữa chị Hằng nhân viên LS và 1 người làm dịch vụ giấy tờ “cái hộ chiếu này phải nộp 5000Kč" (gần 290$). Anh dịch vụ trả lời vui vẻ “vâng chị cứ thu, cái này là lỗi của người ta họ phải trả thôi”. Không biết khổ chủ cuốn hộ chiếu phạm cái lỗi gì, có phải sai nơi sinh không? Cái này tôi không biết, và rất khó biết.

Tôi chứng kiến nhiều điều rất đặc biệt, có rất nhiều người VN mang hộ chiếu tên người khác đặc biệt hơn là có một người Trung Quốc mang hộ chiếu VN. Chỉ cần chi tiền "đậm" hơn bạn sẽ thay tên đổi họ như bạn muốn.

Có rất nhiều mực thước căn bản được NVLS kê làm ghế ngồi: Không niêm yết minh bạch giá lệ phí theo đúng quy định, không viết phiếu thu tiền, không đeo bảng hiệu ghi rõ danh tính chức vụ, trả lời tùy tiện không dựa trên văn bản của luật pháp, đồng thời việc cấp hộ chiếu 1 cách bừa bãi cho thấy những người có chức quyền sẵn sàng ngồi xổm trên luật pháp. Có hai thứ được họ đặt lên đầu đó là quyền và tiền.

Trong cuộc trao đổi với những người bạn một người nói rất buông xuôi “biết làm sao được chính họ cũng phải bỏ ra cả đống tiền mới được ngồi vào chỗ đó. Giờ phải thu vốn thu lãi chứ”. Câu trả lời của anh bạn tôi biểu hiện 1 não trạng con buôn theo đúng nghĩa của nhà cầm quyền vẽ ra đó là buôn gian bán lận, buôn quan bán chức. Rặt một phường con buôn.

Tôi mơ ước có một ngày phường con buôn không còn thao túng nước Việt, người Việt Nam khước từ văn hóa chợ trời trong những nơi không đáng có, chúng ta có những Thương gia theo đúng nghĩa của nó .

Praha, 28/03/2008


© DCVOnline

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. May 2008 , 08:21
Giáo sư: “Học viên mang luận án đến nhà tôi đều đưa phong bì"

Sunday, May 18, 2008  


Sinh viên đọc một số tài liệu quảng cáo về các trường đại học ở Hoa Kỳ nhân một cuộc triển lãm giới thiệu về giáo dục cao đẳng của Hoa Kỳ ở Hà Nội hồi tháng 10, 2007.


HÀ NỘI 16-5.- “Tất cả những trường hợp đến nhà tôi đưa luận văn, luận án để chấm đều có phong bì. Tôi không biết là bao nhiêu và chắc rằng họ đến nhà các thầy khác cũng thế thôi” - Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quốc hội CSVN nói như vậy và được báo Tiền Phong ngày Thứ Sáu 16 tháng 5, 2008 vừa qua kể lại.

Ðiều này xác nhận cho thấy phẩm chất của nền giáo dục Việt Nam ở cấp bậc cao nhất vì sao nó lại tồi tệ. Nạn mua bằng cấp và kỳ thi tiến sĩ tại Việt Nam chỉ có hình thức từng được mổ xẻ hồi năm ngoái nay lại được ông Thuyết hâm lại.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, hiện là phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Thiếu Niên và Nhi Ðồng của Quốc Hội nói với báo Tiền Phong những điều sau đây cho thấy hệ thống giáo dục tại Việt Nam dột từ nóc dột xuống:

“Thực tiễn đào tạo sau đại học ở nước ta hiện nay không nghiêm, từ khâu chọn đề tài cho đến quá trình hướng dẫn, nghiên cứu, đánh giá. Nhiều đề tài nghiên cứu phù phiếm. Trong quá trình đào tạo, chương trình không được cập nhật, bị cắt xén nhiều. Phương pháp giảng dạy cũ. Ðặc biệt, khâu đánh giá luận án, luận văn phần lớn được thực hiện với sự xuê xoa, dễ dãi. Hiện nay có một hiện tượng rất phổ biến: Nhiều cơ sở đào tạo cho học viên, nghiên cứu sinh trực tiếp cầm luận văn, luận án đến nhà riêng của thành viên hội đồng để chấm. Như thế là sai với quy chế của Bộ GD&ÐT.”

Ông nói tiếp rằng: “Tất cả những trường hợp đến nhà tôi đưa luận văn, luận án để chấm đều có phong bì. Tôi không biết là bao nhiêu. Tôi chắc rằng đến nhà các thầy khác cũng thế thôi. Nhưng nếu các thầy nhận phong bì như thế thì làm gì còn khách quan nữa.”

Ngày 15 tháng 5, 2008, báo điện tử VNExpress nêu nguồn tin từ Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo CSVN nói rằng trên cả nước, trong niên học này đang có khoảng 147,000 học sinh từ tiểu học đến trung học bỏ học vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là gia đình không đủ khả năng đóng tiền học phí.

Tuy nền giáo dục hoàn toàn do nhà nước độc quyền, giáo viên là công chức nhà nước, nhưng học sinh sinh viên đều phải đóng học phí rất nặng mà chỉ những gia đình đủ khả năng chi trả, con cái mới được đi học.

Ngày 6 tháng 3, 2008, báo điện tử VietnamNet cho hay trên cả nước có ít nhất 1.6 triệu học sinh “yếu kém”. Trước đó, nhiều tờ báo tiết lộ cho thấy hàng ngàn học sinh dù đã lên cấp trung học rồi mà vẫn không biết đọc biết viết, hoặc làm các phép tính căn bản, cộng trừ nhân chia.

Mô tả nền giáo dục tại Việt Nam sa đọa đến thế nào, báo Khoa Học và Ðời Sống ngày 13 tháng 3, 2008 cho hay vì đồng lương không đủ sống, giáo viên tại Việt Nam từ cấp thất nhất, dạy mẫu giáo, tiểu học, đến cấp cao nhất, dạy tiến sĩ, cũng đều tìm cách tăng thêm “thu nhập”.

Báo Khoa Học và Ðời Sống nói rằng cách dễ nhất là giáo viên “làm tiền ngay chính học trò của mình”. Tệ nạn mua điểm, bán điểm rất phổ biến ở các trường đại học Việt Nam, theo tờ Khoa Học và Ðời Sống.

Ngày 19 tháng 12, 2006 báo Tuổi Trẻ tiết lộ chi tiết của một cuộc hội thảo về giáo dục tại Việt Nam nói rằng 89% sinh viên đã gian lận cách này hay cách khác trong các kỳ thi.

Ông Nguyễn Văn Yến, trưởng ban thanh tra giáo dục và công tác thi đua của thành phố Ðà Nẵng nói rằng: “Thuê mượn người khác làm luận văn, luận án diễn ra chủ yếu ở khâu cán bộ làm công tác lãnh đạo, vì thường có một đội ngũ giúp đỡ.” Nói khác, quan chức đảng viên ghi tên học “tại chức” cho có hình thức, còn làm bài, học hành thì đều lấy tiền và quyền thế để giải quyết. Sau đó, bằng cấp của những người này được cấp phát để làm vẻ vang cho chế độ, tức là các cấp lãnh đạo CSVN đều không phải là một lũ vô học, thiến heo như Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh nữa.

Việt Nam có khoảng 6,000 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư thì hơn hai năm trước, báo chí trong nước nói rằng ít ra một phần ba thuộc loại bằng cấp dỏm. Nay ông Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận có chuyện đem luận văn đến nhà thầy giáo để chấm cộng với phong bì thì con số 1/3 vừa nói có chính xác hay cao hơn nhiều? Không thấy có một cuộc khảo cứu nghiêm chỉnh nào về thực trạng giáo dục tại Việt Nam ngoài một số bài viết của một số chuyên gia lượng giá nước ngoài.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. May 2008 , 02:46
Một Diễn Tiến Mới  

VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 5/31/2008, 12:02:00 AM

Phong trào đình công của công nhân VN đang trải qua một diễn tiến mới: đụng chạm tự ái dân tộc, lôi cuốn dân chúng bên ngoài nhảy vào binh vực công nhân, và pha trộn bạo động.

Nếu nhìn chung phong trào đình công của người lao động VN, đó là một mũi tên tăng tiến từ trái sang phải, nói theo đại số học là đạo hàm dương.  Phong trào bắt đầu từ công nhân Miền Nam nơi đầu tư của ngoại quốc nhiều, có tăng  lượng người tham dự và số lần xảy ra, nhưng không tăng phẩm, đấu tranh quyết liệt biến thành bất tuân hành dân sự, hay nổi dậy, có đập phá. Có lẽ vì công nhân Miền Nam dù bản tánh rất cộc nhưng còn bị mặc cảm mà CS Hà nội gán cho là "dân Ngụy" và bị trấn áp mạnh sau khi Saigon bị sụp đổ nên tỏ ra dè dặt hơn đồng bào Miền Bắc. Nếu nhìn nội dung phong trào đình công, tức đề tài đấu tranh, thì ngươi ta thấy hai giai đoạn: đình công đòi tăng lương và cải tiến điều kiện lao động và đình công đòi tăng lương cho phù họp tỷ lệ lạm phát, vật giá gia tăng. Nếu nhìn hình thái đình công, thì người ta thấy từ lãng công, đình công, đến biểu tình, và nổi dậy khi công an hay bảo vệ chủa chủ nhơn dùng bạo lực. Hình thái biểu tình nổi dậy, có xô xát, đập phá sau khi bảo vệ của chủ và công an của nhà cầm quyền dùng bạo lực, và bạo lực kêu gọi bạo lực, phiá công nhân phản ứng xô xát đập phá, xảy ra ở miền Bắc nhiều hơn vì đồng bào Miền Bắc ở lâu với CS nên tức nước vở bờ nhiều hơn, hiểu biết CS nhiều hơn nên ít ngàn công an hơn.

Diển tiến mới nhứt của phong trào công nhân là cuộc đình công của công nhân  của Công ty Nam Hoa Hạ chủ là người Hoa, ở tỉnh Bắc Giang (Miền Bắc), 60 km Bắc Hà nội, vào ngày 9  tháng 5 vừa qua, đã biến thành bạo động.Theo phóng viên Roger Mitton, thì vào ngày ấy, khoảng 3000 công nhân đình công đòi tăng lương 20% của mức lương hàng tháng là khỏang 60 đô la, vì không đủ sống trong tình hình vật giá càng ngày càng tăng với mức lạm phát được nhà nước ghi nhận là trên 21% như hiện nay. Chủ nhân là ngưòi Hoa không chấp nhận. Một số công nhân bị chủ nhân người Hoa và dàn bảo vệ của công ty hành hung. Trong đó có một phụ nữ bị giám đốc đánh  sẫy thai và nhiều ngưòi bị bảo vệ dùng thanh sắt thọc vô họng. Công nhân phẫn nộ xảy ra xô xát. Công ty cầu viện  công an, cảnh sát. Cảnh sát CS trấn áp theo kiểu chống bạo loạn, một số người bị thương nặng và 60 người bị cảnh sát bắt giữ. Dĩ nhiên như mọi cuộc đình công, "công đoàn" cánh tay kềm kẹp công nhân của Đảng CS, nhà cầm quyền đia phương hưởng nhiểu lợi lộc ăn chia binh hay bất động đúng về phiá chủ nhân người Hoa.

Phân tích diễn biến qua nhân chứng và sư kiện cuộc đình công này là một bước ngoặc mói. Giám đốc ngưới Tàu đánh công nhân và dàn bảo vệ của y đánh công nhân, có một nữ công nhân có thai ba tháng bị xảy thai. Cảnh một phụ nữ VN có thai ba tháng bị đánh sẩy thay và nhiều người Việt bị người Hoa đáng gãy răng bể họng đã khích động tự ái dân tộc, căm thù dân tộc. Bao nhiêu oan ức khi nhà cầm quyền địa phương truất hữu đất đai trả rẻ mạt như giựt của dân và bán lại cho công ty này xây nhà xưỡng; bao nhiêu căm hờn chất chưá, ẩn ức trong lịch sử 1000 năm  bị Tàu cai trị, bao nhiêu uất hận đất nưóc Ong Bà VN ngàn nam để lại, đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần đây bị Tàu lấy làm quận huyện, bao nhiêu tủi nhục khi nghe thấy hàng ngàn người Ba Tàu qua VN  cầm cờ quạt, xí xô xí xào, như chỗ không người trong vụ rước đuốc Bắc Kinh, người dân ẩn ức bấy lâu nay nhảy vào tiếp công nhân bị Ba Tàu đánh; tất cả bùng lên.  Thinh nộ, trẻ em có đá ném đá, người lớn có gì phá nấy. Bạo loạm dây chuyền, dân chúng còn vây đánh Ba Tàu ở nhà máy khác của công ty này.  Công ty phải đóng cửa dài hạn và có tin có thể đóng cửa vĩnh viễn vì khó mà làm ăn trong lòng "địch".

Vấn đề còn lại là chuyện của những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong ngoài nước. Uy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN ở Ba Lan, Chủ Tịch là một người du học từ  Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa từ lâu đã đứng lên chống CS Hà nội, đòi tư do, dân chủ, nhân quyền, đã lên tiếng. Không cuộc cách mạng nào có thể xảy ra khi không có dân chúng dấn thân, nhập cuộc. Không có chánh nghĩa cao siêu nào thành công nếu không kết họp được với vấn đề com áo gạo tiền của quần chúng. Một trăm Ong Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Montequieu thông kim quán cổ, lý luận cao kỳ về dân quyền, khế ước xã hội, rất lâu trong các salons, mà không có cô bé gái đánh phèn la trước lớp người Pháp gọi là thần dân hạng ba (tiers etats) đang còm lưng vì sưu cao thuế nặng dưới triểu đại vua quan Louis, thì Ngục Bastille, tượng trưng cho vương quyền chuyên chính, thì không có ai phá, để cuộc cánh Mạnh Dân quyển của Pháp năm 1789 thành công.

Đã đến lúc những nhà dân chủ trong nước đến với dân nghèo, nông dân. Không cần phải phát tiền, phát gạo gì cả cho những đồng bào khốn khổ ấy. Những người khốn khổ ấy chỉ cần một cảm hứng đổi thay. Đem làm sinh khí đổi thay đến với đồng bào. CS Hà nội đã thất bại triền miên, đã xơ cứng, đã lỗi thời quá rồi, chỉ biết trị nước trị dân theo thời Trung Cổ, làm dân ngheo, nước mạt, nhục nhã quá rồi. Không có lý do tồn tại. Đổi thay và đổi thay. Để là chết chùm theo CS.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Jun 2008 , 18:23
Đức Hồng Y Mẫn Gửi Bản Văn Về ‘Cờ Vàng’  

Việt Báo Thứ Bảy, 6/7/2008, 12:02:00 AM

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn vừa gửi thư cho biết rằng ngài sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day 2008, viết tắt WYD) dự kiến vào tháng 7-2008, và ngài bày tỏ quan ngạị rằng vấn đề cờ vàng sẽ làm “tắt nghẽn con đừơng hiệp thông của các bạn trẻ VN.” Ngài nhấn mạnh rằng các bạn trẻ VN là “con một Cha , là anh em một nhà...” và “người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục...”

Thay vào đó, Ngài kêu gọi trở về “Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa...” Bản văn quan trọng của Đức Hồng Y toàn văn như sau.

Lạy  Thánh Tâm Chúa Giêsu là trái tim chứa đầy lòng từ bi bao dung của Cha trên trời,  xin uốn lòng chúng con nên giống như Trái Tim Chúa.

Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 4, năm 2008

Kính gởi Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Mục vụ Giới Trẻ,
Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Giáo lý Đức tin,
Đức Cha Giuse, Giám mục Lạng Sơn

Thưa quý Đức Cha,

1. Đức Hồng Y G.Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008.  Thấy không từ chối được, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài.  Sau khi suy nghĩ mình phải làm gì đem lại lợi ích thiêng liêng cho các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ về một chỗ để cùng gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, để làm chứng cho niềm tin của mình, tôi muốn chia sẻ vài ý nghĩ với quý Đức Cha sẽ có mặt trong WYD. Mục đích là cùng nhau giúp cho các bạn trẻ, - là sức sống của Giáo Hội, của đất nước -, khai thông con đường hiệp thông với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông với nhau là con một Cha,  là anh em một nhà. Một sự hiệp thông phong phú hoá, tăng lực cho sức sống trẻ của các bạn.

2.  WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN.  Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.

3.  Một lá cờ biểu tượng cho điều gì?  Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia... Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng.  Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử nầy :  người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá.  Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức.  (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ;  Lá lành đùm lá rách...)

4. Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng;  (2) một chủ nghĩa trần thế , dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.

5.  Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loại.  Và đời sống hiệp thông của Giáo Hội chỉ có thể được xây đắp trên nền tảng một niềm tin, tin rằng Thiên Chúa là Cha trên trời giàu lòng từ bi bao dung, tin rằng mọi người là con một Cha, là anh em một nhà, tin rằng tình huynh đệ giữa đồng bào còn có thể phát huy trên cơ sở một sắc tộc và một nền văn hoá  dân tộc.

6.  Tôi thành tâm khẩn cầu cho quý Đức Cha, cho mọi người trong ban tổ chức WDY, cho các bạn trẻ VN quy tụ trong WDY nầy, cho người người lãnh nhận tràn đầy Thánh Thần là nguồn lực tình yêu, là sức mạnh đổi mới Giáo Hội cũng như xã hội. là ánh sáng soi lòng mở trí cho mọi người biết dùng cơ hội quy tụ nầy như con đường bồi đắp cho tình hiệp thông hiếu thảo với Chúa, cho tình hiệp thông huynh đệ với nhau, cho tinh thần hiệp thông liên đới huynh đệ tương thân tương trợ trong Giáo Hội Công Giáo tại VN cũng như trên thế giới toàn cầu hoá hôm nay.  Ước mong mọi người cũng nhận được sự bình an của Chúa Kitô, và niềm vui của cuộc gặp gỡ giữa anh em một nhà.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Jun 2008 , 18:24
Hồng Y PHẠM MINH MẪN Ngụy Biện

TS NGUYỄN PHÚC LIÊN

Lá thư của Hồng Y PHẠM MINH MẪN kết án Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, rồi mượn lời Chúa để bào chữa cho việc kết án. Tôi thấy tính cách nguỵ biện trong đó. Đồng thời Hồng y còn mượn lời Chúa để bào chữa cho sự ngụy biện của mình. Tôi nhớ cái tội “Kêu Tên Đức Chúa Lời vô cớ”, nhất nữa tội “Thề Dông Dài”.

Biểu tượng của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng cho những giá trị Nhân Bản: Tôn trọng PHẨM GIÁ con người và những QUYỀN (Nhân Quyền) gắn liền với con người.

Dưới lá cờ ấy, người Việt Nam đòi hỏi nội dung mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tượng trưng. Không phải vì chính Lá Cờ mà người Việt Nam đấu tranh, nhưng vì những Giá trị mà Lá Cờ tượng trưng.

Cờ Đỏ Sao Vàng tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị. Những người đấu tranh dưới Cờ Đỏ Sao Vàng là đấu tranh cho một Lý thuyết Chính trị. Trong khi ấy, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị, mà biểu tượng cho những Giá trị Nhân Bản. Dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, người Việt đấu tranh bảo vệ những Giá trị gắn liền với PHẨM GIÁ con người, làm cho những Giá trị ấy được triển nở.

Trong thư, Hồng y nhắc đến những Giá trị truyền thống: ”Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức.  (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ;  Lá lành đùm lá rách...)“.  Chính lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng cho những Giá trị truyền thống này, trong khi ấy cờ Đỏ Sao Vàng tàn phá những Giá trị đó.

Lý do đích thực của ngụy biện

Với biểu tượng của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như vậy, không có lý do gì mà Hy MẪN phải sợ hãi lá cờ. Lý do sợ hãi mà Hồng y không nói ra, đó là Hồng y SỢ CSVN mà thôi, nếu không nói rằng Hồng y theo lệnh CSVN để loại bỏ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi nhớ đến cái BÙA mà Nhà Văn Duyên Lãng HÀ TIẾN NHẤT đề nghị với Giáo Dân Hải ngoại trong việc chận đứng phong trào các Giám Mục ra nước ngoài xin tiền. BÙA đó là cầm Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để các Ngài không dám đến xin tiền. Thấy tiền thì ham, nhưng đứng bên cạnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chụp chung hình, thì sợ CSVN cấm xuất ngoại sau này.

Tựu trung, đây là việc sợ CSVN mà Hồng y Phạm Minh Mẫn ngụy biện đổ tội cho Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đây là việc ngụy biện, đổ tội cáo gian, không trúng với Lương Tâm của Hồng y.

Bà Mẹ Việt Nam

Hồng y đưa ra tỉ dụ:”người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ),...“. Trước khi nói như vậy, Hồng y đã không phân tích xem Mẹ VN có muốn mặc áo đỏ (cờ đỏ) hay không. Chính Hồng y đã chứng kiến sự tàn ác của Cộng sản Bắc Việt, đã mang súng ống của Thế Giới Cộng sản vào xâm chiếm Miền Nam, rồi khoác lên thân người các Bà Mẹ Việt Nam chiếc áo đỏ sặc mùi máu.  CSVN chưa bao giờ hỏi các Bà Mẹ Việt Nam có đồng ý mặc chiếc áo đỏ máu hay không. Đây là việc mặc áo miễn cưỡng. Nói như vậy có nghĩa là Hồng y khẳng định võ đoán rằng dân chúng Miền Nam đồng thuận chấp nhận Cộng sản. Ba triệu người Việt Nam bất chấp nguy hiểm sống chết, đã bỏ nước ra đi, nghĩa là không chấp nhận mặc chiếc áo đỏ máu.

Không thể so sánh hai chiếc áo này được bởi lẽ người mặc mang hai tâm tình khác nhau. Việc Hồng y lấy tỉ dụ này chỉ là ngụy biện với chủ đích không muốn giới trẻ mang Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đây là ngụy biện trái với Lương tâm của Hồng y.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ... “mang tính đối kháng“

Tại sao Hồng y lại nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “mang tính đối kháng“. Đây là cái nhìn giống như CSVN. Thực vậy, CSVN luôn luôn dùng những chữ “thế lực thù địch“ để gán cho những ai nói lên sự thật có ich lợi cho chính mình. Thường đây là thái độ của những ai phạm lỗi, nhìn người khác như thù địch đang muốn phanh phui cái lỗi của mình. Tục ngữ có câu: “Có tật giật mình“. Có tật rồi, thấy ai động rạng gì, thì cắt nghĩa là họ đang moi cái tật của mình ra.

Hồng y đã nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo quan điểm tiêu cực của CSVN vậy. Tại sao Hồng y không nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở góc độ tích cực: tượng trưng cho những Giá trị Nhân Bản.

Lấy lời Chúa để cắt nghĩa ngụy biện của mình
Đây là cái tội “Kêu Tên Đức Chúa Lời vô cớ“,  “Thề dông dài“.

Hồng y viết: “Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng;  (2) một chủ nghĩa trần thế, dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.

Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loai.“

Hồng y nói ra những điều này có ý gán cho lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chính lẽ những tuyên bố này phải áp dụng cho CSVN dưới lá cờ Đỏ Sao Vàng tượng trưng cho:

=> Độc tài độc đảng, làm phân rẽ hàng ngũ Dân tộc
=> Lịch sử Cộng sản là chuỗi dài đấu tranh giai cấp đãm máu
=> CSVN Chính trị hóa Tôn giáo theo Lý thuyết của mình
=> Thiết lập các Giáo Hội quốc doanh để chia rẽ Tôn giáo
=> Ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo VN, CSVN đã gài các ngợm giáo gian vào để kiểm soát hàng Lãnh đạo, để chia rẽ ngay trong hàng Giám mục Việt Nam.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị để vì Lý thuyết Chính trị ấy mà gây chia rẽ, tang tóc. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tượng trưng cho những Giá trị Nhân Bản mà chính Tôn giáo cổ võ kêu gọi. Gọi Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “mang tính đối kháng“, rồi đổ vạ cho lá cờ này là gây chia rẽ, đi ngược với Lời Chúa khuyên phải hợp nhất, đó là việc mượn tinh thần của Chúa để buộc tội người ngay. Hồng y MẪN đã phạm thượng vậy.

Phải nêu cao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị mà là biểu tượng cho những Giá trị Nhân Bản, là tôn trọng PHẨM GIÁ con người.

Chính lẽ Hồng y MẪN phải cổ võ lá cờ này mới phải, dù phải đe dọa bởi CSVN. Người chân chính và can đảm, dù trước những đe dọa, cũng phải nói lên sự thật. Thánh Gioan Tẩy Giả, trước đe dọa bị chém đầu, vẫn nói lên sự thật. Trước đe dọa mà phải nói theo chiều, đó là hèn.

Phải nêu cao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên như ánh sáng soi rọi vào bóng tối u ám, tàn nhẫn của lá cờ Đỏ Sao Vàng. Đó là nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ của những Lãnh đạo Tôn Giáo mà chính Phúc Aâm đã nhấn mạnh.

Tôi xin trích ra đây những câu Phúc Aâm cho Hồng y MẪN:

* “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.“ (Mt 4:16)

* “Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian“. (Mc 9:50; Lc 14:34-35)

* Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.“ (Jn 3:19)

* Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.“(Jn 3:20)

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là tượng trưng cho ánh sáng: ánh sáng của những Giá trị Nhân Bản. Tại sao Hồng y MẪN lại cố tình cắt nghĩa tiêu cực để cấm cản, chống đối. Phải nêu cao ánh sáng ấy để rọi vào những tối tăm, tử thần tượng trưng bởi Cờ Đỏ Sao Vàng.

Hay chính Hồng y MẪN “chuộng bóng tối“, “làm điều ác“, nên sợ ánh sáng, sợ sự thật vậy.


NGUYỄN PHÚC LIÊN

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Jun 2008 , 10:25
Người dân nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2008-06-24

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hiện đang có mặt ở Washington trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ chính thức. Người Việt trong nước có suy nghĩ, ý kiến gì nhân cuộc thăm viếng, Nhã Trân trao đổi với một số người dân ở Việt Nam để tìm hiểu.


Chuyến công du Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam hiện đang diễn ra ở Washington DC như dự liệu. Đây là chuyến viếng thăm nước Mỹ thứ hai của một vị thủ tướng chính phủ Hà Nội.

Chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này nhằm nhằm củng cố mối quan hệ và hợp tác song phương về nhiều lãnh vực, đặc biệt trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học - kỹ thuật và môi sinh.

Báo chí trong nước cũng loan tin nhiều về chuyến đi này, vậy còn người dân họ nghĩ gì về chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam?  

Đặt nhiều tin tưởng

Một cư dân Hà Nội, làm việc trong ngành pháp lý, cho biết ông phấn khởi và đặt nhiều tin tưởng nhiều vào chúyến đi của thủ tướng:

"Sự kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ, theo quan điểm của mình, việc làm này là hoàn toàn hợp lý, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì nó phát triển một bước tốt đẹp, nhất là sau chuyến thăm của Thử Tướng Phan văn Khải và hợp với xu hướng quan hệ hợp tác toàn cầu hiện nay. Còn đối với lợi ích của người dân thì chuyến thăm này như thế nào thì người dân hai nước chắc chắn sẽ là rất hài lòng."

Theo chương trình của cuộc hội đàm Việt-Mỹ qua chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ để hội ý về các vấn đề kinh tế và tài chính.                    

Ghi nhận rằng phái đoàn Việt Nam, gồm thủ tướng và nhiều bộ trưởng, viên chức các sở bộ sẽ hội đàm với một số nhân vật cao cấp của Mỹ để xin ý kiến về các vấn đề kinh tế, bất động sản và tài chính, một nông gia ở tỉnh Tây Ninh, từng được biểu dương vì một số công trình về khoa học, có ý kiến rằng bên cạnh vấn đề kinh tế thì dân chủ và tự do tôn giáo xem ra có thể cũng nhân dịp này được đề cập đến:

"Theo tôi biết thì Thủ Tướng Việt Nam đi đến Mỹ để nói lại những gì mà Việt Nam đã ký kết với Hoa Kỳ trong cái tình hình kinh tế Việt Nam đương bối rối thì nhờ người Mỹ giúp đỡ để chống lạm phát. Thứ nhì là giữa Việt Nam với Hoa Kỳ có một số bất đồng thì dụ như về dân chủ - nhân quyền mà Việt Nam đã ký nhưng chưa thực hiện, thì lúc này khi đến Mỹ, thì theo quan điểm của tui thì cũng có cái lợi cho Việt Nam, nhưng mà nó cũng có cái khó khăn cho Việt Nam.

Lợi là cái gì? Là thúc đẩy kinh tế như là Việt Nam với Mỹ đã ký kinh tế hiệp ước nhưng mà chưa thực hiện thì nối lại nó nhanh hơn là thoả thuận từ ban đầu. Còn về vấn đề chính trị là Việt Nam chỉ thực hiện trong điều kiện bị bắt buộc thôi.

Còn người Mỹ cũng có lợi cái gì? Là những cái đã ký với Việt Nam về nhân quyền, về tự do tôn giáo và một số cái khác mà Mỹ muốn thực hiện thì người Mỹ chỉ cần gút lại để bàn cãi thêm nhưng mà Việt Nam phải đồng ý bởi vì trong độ này Việt Nam bị suy thoái kinh tế, đang khó khăn về mọi mặt.

Và nhiều tổ chức trong nước về tôn giáo họ đòi tự do thì đây có thể là nó mở ra một chương mới để Việt Nam có được dân chủ hơn, người dân được rộng rãi những quyền tự do hơn nếu chính phủ Mỹ có một kế hoạch và làm tới nơi tới chốn."

Vấn đề kinh tế, nhân quyền và dân chủ

Một nhân viên bảo vệ, cư dân Quận 10 Sài Gòn, cho rằng ngoài vấn đề kinh tế, nhân quyền và dân chủ cũng cần được thế giới quan tâm nhân chuyến thăm viếng Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này:

"Thủ Tướng đi qua bên đó mà gặp Tổng Thống Bush để mà gặp gỡ nói về tiến trình tiến hoá của Việt Nam thì cái đó em thấy có tốt nhưng mà có thành công hay không là cũng phải do bên ông tổng thống Mỹ ổng có chấp nhận hay không.

Dân ở đây rất là mong muốn Thủ Tướng mà ký kết được với Mỹ bên đó thì em thấy vấn đề quan trọng nhứt là kinh tế để nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng lên chớ còn như hiện giờ công nhân, cán bộ, những người dân thường khó sống vì vật giá rất là cao, nên nhờ có chuyến đi nếu mà ổng ngoại giao thành công thì đỡ cho Việt Nam, đỡ cho người dân.

Dân ở đây rất là mong muốn Thủ Tướng mà ký kết được với Mỹ bên đó thì em thấy vấn đề quan trọng nhứt là kinh tế để nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng lên chớ còn như hiện giờ công nhân, cán bộ, những người dân thường khó sống vì vật giá rất là cao, nên nhờ có chuyến đi nếu mà ổng ngoại giao thành công thì đỡ cho Việt Nam, đỡ cho người dân.
Em cũng thấy về dân chủ - nhân quyền thế giới người ta cũng phải có yêu cầu Việt Nam phải có dân chủ - nhân quyền cho người dân, đòi hỏi cho quyền lợi của người ta chớ ở đây không có nhân quyền gì hết trơn.

Trong nước em thấy đất đai bị chèn ép, nhân dân người ta cũng biểu tình giăng biểu ngữ đi khắp Sài Gòn đó, đi ngang ngân hàng tụi em với biểu ngữ của dân Bến Tre, rồi ở dưới Hậu Giang người ta lên trên này, Kiên Giang người ta cũng lên trên này. Người dân người ta bị những tình trạng bức xúc, người ta đòi hỏi nhân quyền, người ta đả đảo hoài, mà ở đây nó không xử lý."

Dư luận người Việt nước ngoài đã sôi động từ nhiều ngày qua, và nhiều người có cùng suy nghĩ, rằng đây là dịp để nêu lên với chính phủ Mỹ vấn đề nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.

Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của ngừơi Việt tại Mỹ hiện đang có kế họach mở nhiều cuộc biểu tình để bày tỏ phản đối về những đường lối chính sách của chính phủ Hà Nội, hiện do ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Jul 2008 , 05:14
Trần Khải Thanh Thủy mạn đàm với GS Kết về chuyến đi Mỹ của ông Dũng

Trần Khải Thanh Thủy (ghi)
Monday, June 30, 2008  


Chuông điện thoại reo vang, tôi nhấc ống nghe, giọng dè dặt:

- A lô!

Từ đầu dây vang lên tiếng người nói:

- Xin gặp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ạ!

Thành thực, tôi thật sự ái ngại, kể từ ngày bị đảng vô cớ bắt giam, tôi không còn là nhà văn dưới con mắt của bạn bè, người dân trong quốc nội nữa.

Ðơn giản vì sống lâu trong sự lừa dối, ác độc của đảng cộng sản, người ta chỉ có hai cách để lựa chọn, hoặc phải làm quen với nó, sống cảnh “mũ ni che tai”, “không biết, không nghe, không thấy”, hoặc tự bộc lộ quan điểm của mình. “Biết rõ, vẫn nghe, luôn thấy”. Tôi thuộc loại người thứ hai, không thể làm như lời người xưa dặn, dù thâm thúy đến đâu, qua đúc kết cả nghìn năm kinh nghiệm đi chăng nữa: “Tâm hệ nhất xứ, thủ khẩu như bình” (Buộc trái tim lại, miệng kín bưng như hũ nút...).

Tiếc thay, số người dám lựa chọn con đường thứ hai như tôi: “Bung trái tim ra, miệng nói theo những lời mách bảo của con tim” không nhiều, vì thế mà bị kết tội phản đảng (phản lại các hoạt động làm kìm hãm sự phát triển của đất nước của đảng độc tài tiếm quyền). Bởi vậy, 463 hội viên hội văn học nghệ thuật Hà Nội, cùng 700 hội viên hội nhà văn Việt Nam, và bao nhiêu mối quan hệ khác, không ai dám gọi điện thoại, giao tiếp với tôi vì sợ bị liên lụy, sợ lý lịch có vấn đề, sợ bản thân cũng như gia đình, chồng con bị nhòm ngó, có tên trong sổ đen của lũ chó săn nội hóa (do cài đặt thiết bị nghe trộm)...

Chính vì thế chiếc điện thoại bàn gần như bị bỏ không, hầu như chỉ để dùng vào một việc duy nhất: Tôi gọi sang bà ngoại hoặc bà gọi sang thăm con cháu, nay nó bỗng reo lên một cách đầy bất ngờ và thật vô cớ như vậy...

- Chị Thủy à, đầu dây giọng anh Nguyễn Chính Kết vang lên:- Tôi Kết đây.

- À! Vâng! Vâng ạ. Cái tên lập tức làm sáng lên gương mặt bình dị quen thuộc, dù chưa gặp ngoài đời lần nào nhưng đã trở nên thân thiết ngay khi tôi trở thành thành viên của khối 8406.

- Vừa rồi có đọc thư ngỏ của chị gửi Nguyễn Tấn Dũng, bà con bên này nhiều người ủng hộ chị lắm đấy. Lý do gì thúc đẩy chị viết thư gửi Nguyễn Tấn Dũng vậy?

- Có gì đâu anh, tôi mạnh dạn bày tỏ, vì câu trả lời đã nằm sẵn trong đầu: - Lý do đầu tiên là sự thất vọng tột cùng của cá nhân em với ngài đương kim thủ tướng này, anh ạ. Chính em và gần như toàn thể người dân trong nước đã bị mắc lừa bởi những lời kêu gọi hào sảng của ông ta trong việc chống tham nhũng: Nào tham nhũng và quan liêu là một trong 4 nguy cơ của xã hội hiện tại, làm cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân với đảng và nhà nước. Nào: Phải đề ra các biện pháp, pháp lệnh chống tham nhũng. Cụ thể ra cả một bộ luật hình sự, với quy định 11 tội danh trong nhóm tội phạm tham nhũng. Nào không chống được tham nhũng tôi sẽ xin từ chức. Nào đưa ra 8 vụ án điển hình phải giải quyết dứt điểm trong năm 2007 như PMU 18, đất đai ở Ðồ Sơn (Hải Phòng), phân đạm ở Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đất đai ở quận Gò Vấp (Sài Gòn) v.v... Nhưng tất cả chỉ là sự nói láo, nói lấy được, nghĩa là nói như dân gian nhận định về Bộ Chính Trị của triều đình cộng sản:

Một bầy thay trắng đổi đen
Phía dưới hủ hóa, phía trên dạy đời.

Cùng là tham nhũng cả, có khác nhau ở mức độ nhiều ít, vì vậy làm sao chống nổi tham nhũng? Cùng là quạ chứ có phải là bồ câu đâu, cho nên việc gì phải xấu hổ vì màu đen của quạ?

- Ôi chị Thủy à? Không biết bà con ngoài Bắc hoặc trong quốc nội thế nào chứ, cá nhân tôi và nhiều người bên này luôn tin vào nhận định xác thực của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: -“Ðừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Vì thế khi nghe tin Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng, chúng tôi biết ngay là ông ta nói xạo.

- Tất nhiên điều làm em lầm tưởng là Việt Nam chống được tham nhũng. Còn có một lý do khách quan nữa, đó là theo tiền lệ, Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, gần như rập khuôn theo mô hình Trung Quốc (tiếc là những mặt tích cực của Trung Quốc thì không rập khuôn được, để đến nỗi bế tắc về chính trị, khủng hoảng về đường lối, tồi tệ về đủ mọi thứ từ đối sách, quyết sách, chính sách như hiện tại).

Các thành tựu của Việt Nam thường đi sau Trung Quốc 10 năm, ví dụ Trung Quốc đổi mới 10 năm thì Việt Nam cũng quyết định đổi mới theo. Năm 1996, sau một năm hô hào chống tham nhũng, Trung Quốc tổ chức hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh có 89 nước tham dự với 900 đại biểu trong đó có Việt Nam, nội dung của hội nghị này là nhận định về thực trạng tham nhũng trên thế giới và đưa ra những biện pháp chống lại tệ nạn này. Trong đó bắt buộc tất cả các quan chức trong nội các chính phủ phải kê khai và công khai tài sản trước khi nhận chức và sau khi rời khỏi chức vụ, để ủy ban quốc gia chống tham nhũng kiểm tra.

Suốt 13 năm qua (1995-2008) Trung Quốc đã phát hiện 227,000 vụ tham nhũng, truy tố 13,000 quan chức cấp huyện trở lên và 57,000 quan chức cấp phường xã, thu hồi cho nhà nước 22.9 tỷ nhân dân tệ ($2.8 tỷ USD) theo đúng quan điểm của Chủ Tịch Giang Trạch Dân: “Trị nước phải trị đảng trước, cán bộ cấp càng cao, càng phải xử lý nghiêm.”

Kể từ năm 1995 một loạt tên tuổi đã bị bắt như Trần Hy Ðồng (nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Bắc Kinh 16 năm), Thành Khắc Kiệt (nguyên phó chủ tịch quốc hội bị kết án tử hình). Tử Bỉnh Tùng (nguyên phó chủ tịch Khu Tự Trị Choang, Quảng Tây bị tù chung thân). Du Phương Lan, nguyên bí thư thành ủy thành phố Khâm Châu, Hồ Trường Thành, phó chủ tịch tỉnh Giang Tây (tử hình ) v.v... Ðặc biệt nghiêm trọng là vụ án thế kỷ của tập đoàn buôn lậu công ty Viễn Hoa thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, với 600 bị cáo, trong đó 16 án tử hình, 12 án chung thân, và 56 án khổ sai. Cả 3 phó chủ tịch tỉnh bị cách chức, gây chấn động dư luận cả nước, được nhân dân Trung Quốc nức lòng phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Chính vì thế hồi tháng 6-2006, khi nghe ông Dũng lên nhận chức và đưa ra những lời kêu gọi hào sảng như những lời “sát thát” trong lĩnh vực diệt tham nhũng thì em tin cơn bão chống tham nhũng ở Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Và dưới những lời kêu gọi của ông Dũng thì Việt Nam cũng sẽ chống được, sẽ có những vụ án hi hữu nhất trong lịch sử chống tham nhũng của đảng cộng sản xảy ra. Hàng trăm cán bộ sĩ quan an ninh, quân dội dính lứu đến ăn hối lộ, bao che cho những đường dây ma túy, rồi vụ PMU sẽ được đưa ra ánh sáng làm thay đổi bộ mặt xã hội, giúp Việt Nam đẩy lùi các tệ nạn v.v... Nhưng sau hai năm theo dõi, thì thấy đất nước càng ngày càng khốn khó, tham nhũng không những không bị đẩy lùi mà còn phát triển với mức độ chưa từng thấy, những người chống tham nhũng từ dân oan đến nhà báo lần lượt vào ngồi tù hoặc trại tâm thần...

Quá thất vọng, thêm bản thân bị tù tội vì nói thẳng, nói thật... nên biết tin Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ em quyết định phải viết thư ngỏ.

- Chị nhận xét gì về tình trạng lạm phát hiện nay?

- Lạm phát với tốc độ phi mã anh ạ, không chỉ: 22 hoặc, 25 % như báo chí cộng sản nói đâu, mà có nhiều mặt hàng tới 60%. Lạm phát tăng chóng mặt, thời cuộc chưa bao giờ phải run trong từng cọng rau, từng hạt mắm, muối như thời điểm 2008 này. Không chỉ đơn thuần là giá chạy, lương nằm mà lương còn phải đắp chăn rên hừ hừ trong nhà hàng tuần như người lên cơn sốt rét vậy. Chính vì lương ốm, nên những người sống bằng đồng lương tội nghiệp lắm, từ cán bộ công nhân viên theo ca, theo kíp, hoặc ôm bàn đủ 8 tiếng mà lương chỉ 50-60 USD, trăm khoản phải chi dùng. Từ tiền học của con, chi tiêu hàng ngày, điện nước sinh hoạt, phụng dưỡng cha mẹ già, chưa kể khóc cười cùng thiên hạ (đám cưới, đám tang) không sao mà bôi đủ. Cho nên đi làm cả tháng cho nhà nước chỉ để lĩnh số lương tiêu đủ một tuần, ba tuần còn lại, nhà giàu, có của ăn của để thì mắc bệnh “chảy máu vàng” (bán vàng đã tích lũy từ trước để phụ thêm vào tiền sinh hoạt, nhà nghèo chỉ còn nước cháo rau qua ngày.

Nói chung ở Việt Nam bây giờ nhiều cảnh tội lắm, số bàn tay lật ngửa (ăn xin, ăn mày) tăng gấp 10-15 lần so với thời điểm trước năm 2,000. Hơn nữa đã đói, nghèo thì sự dung tục sẽ tăng cao hơn và nhận chìm bao giá trị làm người, giá trị tự thân của người dân trong xã hội. Câu thơ day dứt nhất trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại của nông thôn Việt Nam là:

Hoa nở chẳng vì đâu
Khi vàng con mắt đói
Bởi xóm làng thương nhau
Bếp mỗi chiều vẫn khói

Không có bánh mì, thì hoa hồng cũng chẳng giúp ích trong cuộc sống... Ngọn khói lam mỗi chiều bốc lên trong mỗi mái nhà chỉ là tượng trưng, theo thói quen, để tự an ủi mình và an ủi xóm làng xung quanh, dù dạ dày vẫn co thắt trong đầu mỗi người, mỗi khi chiều về. Bố mẹ vẫn phải nhường nhau và nhường con trong bữa ăn hàng ngày. Cơm ba bát, áo ba manh, thuốc ba thang (3 lần sắc) xem ra vẫn là điều khó, và việc thỏa mãn bần cố nông trong thời cộng sản vẫn chẳng thay đổi bao nhiêu so với thời phong kiến, đế quốc mục ruỗng thối nát hàng nghìn năm trước đó.

- Vâng, chị là nhà văn, nên có những nhận định sống động xác thực lắm. Câu hỏi cuối cùng: - Chị nhận xét về tình trạng đấu tranh dân chủ trong nước như thế nào?

- Tất nhiên là có triển vọng hơn anh ạ. Lớp gạo cội thì vững tin là phong trào dân chủ đang đi tới đích cần thiết, tự do dân chủ cho nước nhà. Từ giờ cho đến cuối năm 2008 và đầu 2009 sẽ có những biến chuyển lớn. Thời cuộc như người buộc xích lôi đi, tạo ra những cú nhảy vọt về nhân quyền, tự do, chứ không còn nằm trong vũng lầy của lịch sử nữa, nên rất tin tưởng, phấn khởi. Lớp trẻ cũng ý thức được trọng trách trên vai mình, lại biết được cộng đồng Hải ngoại hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần nên đối đầu trực diện hơn, không e dè nhút nhát, không vướng bận sợ hãi như trước nữa. Thời gian vừa rồi tại Hà Nội xảy ra 2 biến cố, tuy chưa được trọn vẹn, song cũng đủ như một tiếng gà gáy sáng, xua đi bóng đêm ma quỷ, làm nức lòng người dân thủ đô. Ðó là cuộc chống đuốc cộng Tàu và thả bóng bay nhân quyền. Sắp tới 16-7 sẽ là ngày biểu tình vòng quanh bờ hồ với số lượng hàng trăm người... Tất cả những mầm xanh tự do tuy còn nhỏ nhoi này song đến một ngày gần nhất sẽ trở thành kẻ thù của sa mạc, nguy cơ của độc tài, giúp chế độ cộng sản sớm chấm dứt, và bà con mình ở hải ngoại sẽ lần lượt trở về tổ quốc, tay trong tay và mắt cười trong mắt với tất cả các nhà dân chủ tại quốc nội rồi cùng xắn tay xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, dân chủ và giàu mạnh, như tất cả các nước anh em bên ngoài.

- Vâng, thành thực cám ơn chị, thời gian hạn hẹp quá, đành dừng cuộc mạn đàm tại đây, hẹn gặp lại chị sau.

- Dạ. Chào anh, hy vọng sẽ sớm gặp lại.

Hang đá, 30-6-2008

Trần Khải Thanh Thủy

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 04. Jul 2008 , 12:56
Cô Dâu VN ở Đài Loan




Hình trên  là  quảng cáo  cho những ai muốn mua  Cô Dâu VN

với giá  Rẻ Mạt  ở Đài  Loan .  Hiện giờ vẫn có  một  số Cô

Dâu VN  sau khi  lấy chồng Đài  Loan  bị chồng  bắt  vào

các  Quán  bia  lột  trần  để lấy tiền  Nuôi  chồng  . Vì  chồng

già hay  bệnh tật  không  đi làm ăn  được .

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 08. Jul 2008 , 05:16
Cuồng Ngôn


"Bà con hãy hướng về quê hương, bằng mọi đường, mọi nẻo... Quê hương là vĩnh hằng, trong khi quá khứ đã là lịch sử, cần gác lại ...Chúng ta hãy cùng gác lại quá khứ, nhìn vào mục tiêu chung này để chung sức xây dựng đất nước . Làm được cái gì, dù nhỏ nhoi thì làm, một tiếng nói ủng hộ cũng là đóng góp... Đừng mặc cảm mãi với quá khứ, nhất là khi đất nước còn không ít khó khăn. Khi vào Nhà Trắng hội đàm với Tổng thống Bush, tôi nghe một nhóm, dù nhỏ, kiều bào hô đả đảo Thủ tướng mà thấy buồn. Tôi nghĩ chưa hẳn họ thù ghét gì cá nhân Thủ tướng, mà chỉ là sự mặc cảm với quá khứ và sự thiếu thông tin về tình hình Việt Nam ..."

Lời phát biểu trên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) tại Ballroom của khách sạn Hilton Houston trong một cuộc họp mặt nhỏ với một thiểu số kẻ thời cơ như Nguyễn Cao kỳ , vào lúc 7 giờ chiều ngày 25/6/2008, một lần nữa lại chứng minh cho người dân Việt thấy Nguyễn Tấn Dũng là một kẻ cuồng ngôn đại diện cho những tội đồ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam (CSVN) là những tên cuồng sát không hề biết bốn chữ ăn năn xin lỗi là gì.

Trước hết, với một quá khứ đẫm máu và nước mắt dân tộc đưa đến cái chết của hơn ba triệu người dân vô tội  và ngay cả đảng viên của họ ở các cuộc cải cách ruộng đất, Tết Mậu Thân 1968, trại cải tạo, vùng kinh tế mới, thủ tiêu thương binh của họ, v.v... CSVN  mới chính là những kẻ phải mang mặc cảm về quá khứ diệt chủng đồng bào Việt Nam, chứ  người dân là nạn nhân vô tội của chế độ phi nhân đâu có làm hại ai  để mà phải mặc cảm với quá khứ. Khi nói người dân đừng mặc cảm với quá khứ, ông Nguyễn Tấn Dũng đúng là kẻ cuồng ngôn!

Thứ hai, khi nói rằng “Quê hương là vĩnh hằng”, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cảm thấy thẹn với lương tâm ông hay không?  Làm sao quê hương Việt Nam có thể vĩnh hằng cho được khi mà chính các ông là người đã dâng đất biển cho Trung Quốc.

Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng “quá khứ là lịch sử cần gác lại”,
vậy thì tại sao các ông lại hả hê ăn mừng 40 năm chiến thắng Tết Mậu Thân và cười trên nỗi khổ đau mất mát của người dân xứ Huế đã bị các ông chôn sống thuở nào? Nghiã trang quân đội và bia tưởng niệm thuyền nhân đã thuộc về lịch sử thế nhưng tại sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không gác quá khứ sang một bên mà lại đi hèn hạ trả thù vong linh những người đã khuất? Ông Nguyễn Tấn Dũng có cuồng ngôn và quỷ biện hay không, khi  kêu gọi người khác gác quá khứ trong khi chính ông lại cố tình làm sống dậy quá khứ đau buồn của người dân ?

Ông NTD nghĩ "chưa hẳn họ (đồng bào hải ngoại) thù ghét gì cá nhân Thủ tướng, mà chỉ là sự mặc cảm với quá khứ và sự thiếu thông tin về tình hình Việt Nam".

Ông Nguyễn Tấn Dũng lại suy bụng ta ra bụng người. Chỉ có những tên cộng sản khát máu như ông được dậy dỗ bằng hận thù nên mới thích thù hận người dân. Những người quốc gia quen sống với trái tim nhân bản đâu có nhu cầu thù ghét ông làm chi cho bẩn óc mình. Sẽ có ngày luật pháp và lưới trời  xử tội ông. Còn nếu ông bảo là đồng bào hải ngoại thiếu thông tin thì quả là ông lộng ngôn. Ở hải ngoại ai mà chả biết những việc làm sái quấy cuả lãnh đạo CSVN.  Không những thế tiền ông dấu ở ngoại quốc kín như bưng, ấy thế mà cả thế giới đều biết thủ tướng NTD có tới một tỉ 480 triệu Mỹ Kim (tài liệu Poliburos network)! Đúng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng nên dành câu nói đó cho đồng bào quốc nội bị bưng bít thông tin là hợp tình hợp lý nhất.

Ông NTD bảo" đất nước còn khó khăn, chúng ta hãy cùng gác lại quá khứ, nhìn vào mục tiêu chung này để chung sức xây dựng đất nước".
Ông Dũng thừa biết kẻ gây ra tình trạng khó khăn ngày hôm nay chính là thành phần lãnh đạo tham nhũng trong đó có ông. Muốn giải quyết khó khăn thì ông và các đồng chí của ông từ chức là mọi chuyện sẽ êm thắm ngay.

Nếu muốn kêu gọi đồng bào hải ngoại về xây dựng đất nước thì việc trước tiên ông NTD và các đồng chí tham nhũng của ông phải làm gương trả lại dân tộc VN  20 tỉ mỹ kim tiền ăn cắp của dân và dùng số tiền đó xây dựng  quê hương. Nếu ông Dũng không làm được điều trên thì những lời ông nói ra vẫn chỉ là lộng ngôn mà thôi.  

Qua chuyến du Mỹ lần này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, món hàng nghị quyết 36  được rao bán bởi anh lái buôn Nguyễn Tấn Dũng thật là ế ẩm! Suốt những chặng đường đi buôn Nghị Quyết 36  này ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ gặt hái được sự nhục nhã và thất bại ê chề mà thôi. Người Việt tỵ nạn CSVN không phải là những con bò sữa ngây thơ để cho Nguyễn Tấn Dũng vắt sữa bằng những lời đường mật dụ khị thực hiện nghị quyết 36.

Phạm Thăng Long

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 10. Jul 2008 , 11:56
BBC-10 Tháng 7 2008 - Cập nhật 14h06 GMT

Trung Quốc hướng dẫn dư luận mạng
 
 
Một nghiên cứu ở Hong Kong cho hay Trung Quốc tuyển tới 280 nghìn người để xâm nhập mạng Internet nhằm canh chừng bất đồng chính kiến và tải các bình luận về Đảng.

Bài của nhà nghiên cứu David Bandurski trên tờ Far Eastern Economic Review tháng 7 và 8/2008 nói rằng Trung Quốc chuyển từ kiểm soát Internet sang chủ động phản công.

Bài “Cuộc chiến tranh du kích để chiếm web của Trung Quốc” cho rằng các sinh viên được tuyển làm việc bán phần nhằm theo dõi các diễn đàn và chatroom ở Trung Quốc.

Từ một sáng kiến của chi bộ đảng ở Đại học Nam Kinh, nay chiến dịch này, được các cấp lãnh đạo cao nhất chuẩn thuận năm 2005, đã lan ra cả nước.

Chừng 280 nghìn người được nhà nước trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.

Người ta gọi họ là “Đảng 50 xu” (wumaodang) vì họ được trả 50 mao (đơn vị xu của đồng Nhân dân tệ) cho một lần đăng bài trên các diễn đàn.

Những người này, theo tác giả Bandurski còn theo dõi các ý tưởng dễ gây ra vấn đề trong giới sinh viên, học sinh và dân vào mạng.

Hoạt động của họ hỗ trợ cho công việc vẫn có của công an mạng.

Theo bài báo, nay đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng không thể nào ngăn chặn bằng tường lửa toàn bộ các trang Internet ở Trung Quốc.

Nay, họ chủ động giao nhiệm vụ cho ngành thông tin phải cho người vào tác động, hướng dẫn dư luận.

Vai trò của truyền thông

Quan trọng hơn, đảng cầm quyền nhận định rằng “truyền thông hiện đại đã chiếm vị trí của các đảng phái chính trị” trong các cuộc Cách mạng Màu ở vùng Đông Âu và Liên Xô cũ.

Như thế, hướng dẫn và phản công trên mạng là hết sức quan trọng.

Chính sách của ông Hồ Cẩm Đào nay là kiểm soát và dùng mạng Internet.

Bản thân ông Hồ Cẩm Đào ngày 20/06 vừa qua đã tham gia thảo luận mạng trực tuyến với người dùng Internet.

Khi được một người với nickname tiếng Trung là “Danh lam thắng cảnh của tổ quốc” hỏi ông có hay vào các diễn đàn không, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói ông thường đọc Diễn đàn của tờ Nhân dân Nhật báo.

Điều này cho thấy sự chuyển hướng trong cách nhìn nhận vai trò của Internet ở chính cấp cao nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc.

Hơn nữa, các “bình luận viên trên mạng” của Trung Quốc còn lấn ra cả nước ngoài.

Bài báo nêu vụ việc họ vận động dư luận chống lại đài CNN của Mỹ vì nhà bình luận Jack Cafferty gọi người Trung Quốc là “côn đồ” nhân chuyện Tây Tạng hồi tháng 3/2008.

Mặt khác, theo bình luận của Issac Mao, một chuyên gia về Internet được trích lời, “Mục tiêu của chính quyền là tạo sự ồn ào và lấn át những tiếng nói tiến bộ hay khác biệt trên mạng ở Trung Quốc.”

Thậm chí, họ còn tìm cách thiết kế nghị trình cho các đề tài thảo luận trên Internet.

Tuy thế, theo David Bandurski, việc dùng các tiếng nói ủng hộ mình để tràn ngập Internet có thể chỉ làm cho người dùng web có cảm tưởng là các lãnh đạo đảng lại nói chuyện với chính mình.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Jul 2008 , 05:03
Phong Thủy Hà Nội:

Rồng Cuộn Hổ Ngồi Là Thế Tán Gia Bại Sản


THIÊN ĐỨC . Việt Báo Thứ Năm, 7/10/2008, 12:02:00 AM

Để bảo vệ kế hoạch mở rộng Hà Nội, ngày 29/5/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra giải trình trước kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII bằng một thủ pháp đặc biệt gây ngạc nhiên và tranh cãi của nhiều giới bạn đọc trong và ngoài nước.
Bản báo cáo giải trình mở rộng địa giới hành chánh thủ đô Hà Nội hoàn toàn không dựa trên luận chứng kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, lại càng bỏ qua ý kiến của giới chuyên môn về kiến trúc và phát triển đô thị.


Bản giải trình chỉ căn cứ trên luận chứng phong thủy duy nhất như sau:

Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

http://www.hanoimoi.com.vn/store/files/Hong%20Hai/2008/bao%20cao.htm

Điều ngạc nhiên đầu tiên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa là ủy viên thứ 3 trong bộ chính trị đã công khai ca tụng lợi ích về phong thủy như là một động lực chính trong xây dựng đề án mở rộng thủ đô Hà Nội. Phong thủy là một loại khoa học xã hội đông phương dựa trên tâm linh, dịch lý mang ít nhiều màu sắc huyền bí khó lý giải và chưa hề được công nhận chính thức tại Việt Nam. Khoa phong thủy hoàn toàn tương phản lại học thuyết Mac Lenin mang tính vô thần. Luận chứng phong thủy của Nguyễn Tấn Dũng không hề mang ”tính đảng, tính chiến đấu và tính giai cấp” đi ngược lại tinh thần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một con người suốt cuộc đời theo chủ thuyết vô thần và đấu tranh giai cấp.

Điều ngạc nhiên thứ hai là trong phiên họp quốc hội hầu hết đại biểu đảng csvn bao gồm ủy viên trung ương bộ chính trị đều là những đỉnh cao trí tuệ trang bị đầy mình chủ thuyết Mac Lenin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thế mà tất cả họ đều không hề có một lời phản bác luận chứng phong thủy nói trên. Kết quả là 92% đại biểu quốc hội trên tổng số 493 đại biểu đảng csvn bỏ phiếu thuận. Phải chăng đây là hồi chuông báo tử của lý thuyết Xã Hội Chủ Nghĩa? Câu trả lời nên dành cho những người có thẩm quyền trong đảng csvn vậy.

Điều quan tâm của bài viết này là sự tranh cãi giữa những nhà phong thủy trong và ngoài nước về luận chứng nói trên của Nguyễn Tấn Dũng, có hai khuynh hướng:

1)- Khuynh hướng chống đối: cho rằng luận chứng phong thủy do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra sai bét hoàn toàn trên cơ bản. Thật vậy, phân tích thuật phong thủy là căn cứ vào thực địa thiên nhiên, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi địa giới hành chánh hay chính trị, xã hội do con người đặt để nên. Thực tế, dãy núi Ba Vì, hướng ra dòng sông Hồng, đã hiện diện mấy ngàn năm nay, như vậy thế rồng cuộn hổ ngồi về mặt phong thủy (nếu có?) cũng đã hiện diện từ lâu, thế thì tại sao từ 1945 cho đến nay, đất nước đặt dưới sự cai trị của đảng csvn lại không được phát triển?

2)- Khuynh hướng ủng hộ, phản bác lập luận trên cho rằng Việt Nam sở dĩ chưa phát triển được là vì từ lâu nay thế rồng cuộn hổ ngồi bị nằm ngoài ranh giới thủ đô Hà Nội, giờ đây nhờ có sáng kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở rộng ranh giới để đưa thế rồng cuộn hổ ngồi nhập chung với Hà Nội mới có thể phát triển đất nước.

Quý hóa thay một sáng kiến vĩ đại (?),thiết tưởng cũng nên tìm hiểu rõ ràng về luận chứng phong thủy này vậy.

Đến đây người viết nhớ lại một giai thoại làng y như sau: có một anh học trò dốt, muốn làm thầy thuốc, thế nhưng học hoài cũng không thuộc được các đặc tính của dược liệu, vì thế để bảo đảm cho sự hành nghề của mình, anh học trò này luôn luôn cặp bên mình cuốn sách chỉ nam chữa bịnh, trước là để khoe với thiên hạ, ta đây là người có học đàng hoàng, sau nữa là để đảm bảo khi chữa bịnh sẽ áp dụng đúng sách vở.

Một hôm có một bà già bị tiêu chảy cấp tính, đến gặp anh học trò để xin chữa bịnh. Đúng bài bản, anh ta cũng bắt mạch và giở sách ra có câu cuối trang ghi rằng “Trị bịnh tiêu chảy cấp tính dùng hạt bã đậu” (hết trang). Dựa vào đó, anh học trò hốt cho bà già một nắm hạt bã đậu và dặn dò đem về nấu trong 3 chén nước còn lại 10 phân để uống sẽ khỏi bịnh.

Ngày hôm sau, thân nhân của bà già đến kêu cứu khiếu nại là uống thuốc của thầy chẳng những không cầm, mà còn ỉa chảy hơn nữa, kiệt sức đến chết. Anh học trò ngạc nhiên bào chữa là tôi cho thuốc đúng sách vở mà. Anh đưa cuốn sách y học cho mọi người xem để chứng minh sự học thông thái của mình. Không ngờ lật thêm trang kế tiếp chỉ thấy để vỏn vẹn hai chữ “chắc chết” (1).

Theo sách vở khoa phong thủy, hiếm khi nói tới thế rồng cuộn, hổ ngồi mà chỉ có đề cập đến thế rồng chầu hổ phục.

Nếu đúng như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về phong thủy thế rồng cuộn hổ ngồi thì đây là thế tán gia bại sản đưa đến hậu quả phải đi ăn mày. Thật vậy, rồng cuộn là rồng ngủ hay rồng bệnh. Hổ ngồi là hổ bị què hay bị liệt. Thử hỏi cai quản một đất nước mà dựa vào thế rồng bịnh hổ liệt thì chắc chắn phải đi ăn mày. Phải chăng ý nghĩa phong thủy này đã được thể hiện qua hình ảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay do lạm phát và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ trong cuối tháng 6 vừa qua với cái mũ trong tay. “Hat-in-hand trip to the United States” - Chuyến đi ăn xin http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JF28Ae02.html

Trái lại thế rồng chầu hổ phục là thế hùng bá thiên hạ, với con rồng bay lượn trên không luôn luôn chầu chực tuân lệnh, biểu thị cho chữ thiên (thời). Con hổ với uy phong của mình ở dáng đứng hay nằm dưới đất trong trạng thái phục tùng biểu thị chữ địa (lợi). Ông vua ở giữa cai trị biểu thị chữ Nhân (hòa). Chính vì ý nghĩa này mà các cung điện ngai vàng nhà vua thường xây dựng, thiết kết theo thế long chầu hổ phục để nói lên quyền uy tối thượng của nhà vua. Nhưng cái thế này lại rất hung hiểm, bởi vì ông vua muốn đạt được uy quyền của thế rồng chầu hổ phục, điều kiện đòi hỏi phải là minh quân, vương đạo mới có thể nhất hô bá ứng (một lời nói ra, trăm họ đều hưởng ứng). Lịch sử thời Lý, Trần đã từng có những minh quân nhất hô bá ứng qua “hịch tướng sĩ cần vương” hay “hội nghị Diên Hồng” đại phá quân Nguyên Mông. Trái lại nếu ông vua là một phường phản dân hại nước như là Lê Chiêu Thống, ngồi ở thế rồng chầu hổ phục ắt không chịu nổi tai kiếp một đời.

Trở về với tình hình chính trị Việt Nam hiện nay, lãnh đạo đảng, nhà nước, thường rơi vào tình trạng trên bảo dưới không nghe, luôn luôn trốn chạy trước dân oan, người dân bị bịt miệng không cho nói, khi ra hải ngoại đều chui lòn cửa sau không hề dám giáp mặt khúc ruột ngàn dặm. Đối với ngoại bang thì âm thầm bán đất dâng biển, thì lấy đâu ra oai phong để nhất hô bá ứng theo thế rồng chầu hổ phục? chắc chắn số phận chẳng khác gì Lê Chiêu Thống.

Trước đây núi Ba Vì và sông Hồng ở thế rồng cuộn hổ ngồi bị ngăn ranh giới Hà Nội nên không phát huy được tác dụng. Lăng Hồ Chí Minh là điểm đặc trưng phong thủy tại Hà Nội. Giờ đây nhờ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhốt rồng cuộn hổ ngồi chung với đống thịt khô tại lăng Ba Đình trong cái gọi là kế hoạch mở rộng Hà Nội. Điều tất yếu phải xảy ra Hồ Chí Minh là linh hồn của đảng csvn phải bị cọp nhai, rồng xực. Phải chăng đây là điềm báo hiệu khí số đảng csvn đã hết.

Một chính trị gia sử dụng phong thủy thì kết quả cũng chẳng khác gì hơn một thằng học trò dốt làm thầy thuốc chữa bịnh ỉa chảy bằng hạt bã đậu vậy.

-----------------------
Ghi chú:

(1)- Cây ba đậu còn gọi là mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, cây để, cây đết, phổn (Hòa Bình).

Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).

Thuốc dùng cả trong Đông y và Tây y nhưng cách dùng có khác nhau.

Theo tài liệu cổ, ba đậu vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh vị và đại tràng. Có tác dụng tả hàn tích, trục đờm, hành thủy.

Tây y chỉ ... làm thuốc tẩy, dùng trong những trường hợp táo khó chữa, sau khi dùng những loại thuốc khác không có tác dụng. Nhưng thuốc rất độc (xếp vào loại độc bảng A).

GS. ĐỖ TẤT LỢI

http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_308.htm

THIÊN ĐỨC

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 19. Jul 2008 , 21:34
Dòng Sông Chia Cắt



Nhân kỷ niệm ngày quốc hận 20/7/1954 - 20/7/2008

Đỗ Văn Phúc

Trong đời người, ít ra ai cũng có một dòng sông kỷ niệm. Thời ấu thơ thì đó là dòng sông nơi ta thường bơi lội nhởn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn. Đối với tuổi đôi mươi thì đó là dòng sông nơi hò hẹn lần đầu với người yêu trong những chiều tà yên ắng hay những đêm trăng vằng vặc. Sông ngòi Việt Nam nhiều đến nỗi có đủ để ban phát cho mỗi người ít nhiều kỷ niệm êm đềm, nên thơ hay đắng cay hờn tủi. Có khi cả kỷ niệm chia ly, đau buồn mang theo đến tận tuyền đài. Ðối với cả dân tộc thì hai con sông Gianh và Bến Hải là chứa chan bao kỷ niệm chia lìa, nhục nhã của sự phân tranh Nam Bắc.

Hai trăm năm trước đây, hai họ Trịnh, Nguyễn cắt đôi núi sông vì tranh giành quyền bính trước một cơ đồ nhà Lê đã đến thời suy mạt. Hai trăm năm sau, thực dân và cộng sản lại nỡ đang tâm phân rẽ đại gia đình Việt Nam vì những giấc mộng ngông cuồng của chủ nghĩa đại đồng cộng sản. Chinh chiến điêu linh kéo dài hơn hai mươi năm đã hủy diệt mầm sống của dân tộc: hàng triệu thanh niên ưu tú của hai miền gục ngã trên con đường Trường Sơn, trong rừng già Tây nguyên, sình lầy Ðồng Tháp, ngay cả trên đất khách Lào và Kampuchea... Tài nguyên thiên nhiên bị hủy diệt, thành phố, nông thôn tiêu điều; gia đình ly tán, niềm tin mai một. Cũng chỉ vì một dòng sông, cũng chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản, cũng chỉ vì một loại người vô lương...

Tôi sinh ra và sống hết thời thơ ấu bên người mẹ hiền ở một huyện lỵ nhỏ bé nơi vùng giới tuyến phân chia Nam Bắc. Mở mắt chào đời chưa bao lâu, tôi đã mất người cha vào tay bọn Việt Minh trong ngày gọi là tổng khởi nghĩa. Chúng đưa người ra Bắc biệt tăm từ đó. Mẹ tôi không thể tiếp tục cuộc đời làm dâu tôi đòi, dù rằng hai bên nội ngoại tôi đều làm quan rất lớn trong triều. Bà đã bồng bế tôi ra miền Gio Linh lập nghiệp. Ban đầu buôn bán theo những chuyến xe hàng, sau mở cửa hàng bán vải vóc ngay góc phố chính của Gio Linh. Phiá sau nhà tôi là cơ quan huyện đường, nơi người cậu của mẹ tôi làm huyện trưởng. Tuổi thơ của tôi hồn nhiên và hạnh phúc, vì mẹ tôi thương con rất mực. Chiến tranh lúc đó cũng cận kề. Quân đội Pháp thì có đồn Ba Dốc trấn giữ ngay đỉnh đèo cũng tên Ba Dốc. Nơi này nhìn thẳng ra cầu Hiền Lương chỉ cách đó chừng năm cây số. Việt Minh thỉnh thoảng bắn súng cối vào huyện. Có lần hai trái đạn nổ ngay nhà tôi, làm chết mấy người khách xin ngủ trọ. Mẹ tôi may mắn trong đêm đi ra ngoài vườn làm vệ sinh nên thoát chết; còn tôi đang ở cùng người chị ruột tại tỉnh lỵ Quảng Trị. Sau này, nhà vẫn còn giữ những bàn ghế và tầm ván ngựa gỗ trắc bị miểng đạn băm nhiều vết.

Tôi sớm thấy Việt Minh. Một đêm, chúng tấn công huyện đánh cho đến sáng thì rút lui. Bọn trẻ con kháo nhau đi xem Việt Minh chết. Tôi cũng tháp tùng trong đám trẻ, mon men lại gần xác chết. Ðó một người mặc quần áo ka ki vàng, chân đất, nằm sòng soại xéo bên cổng huyện, mặt phủ một tấm khăn trắng. Có đứa dạn tay lật chiếc khăn ra xem thử Việt Minh có mấy mắt mấy miệng. Tuy còn bé, tôi đã ý thức được đây chính là kẻ thù đã bắt cha mình đi biệt. Tôi thù ghét Việt Minh từ đó.

Ai có về vùng Gio Linh mới thấy hết cảnh nghèo của thôn quê địa đầu giới tuyến. Ðất không nghèo, vì đất đỏ có thể trồng tiêu, chè, cho lợi tức cao. Dân không thiếu và thường là dân chăm chỉ, cần cù. Gio Linh nói riêng, hay Quảng Trị nói chung nghèo là vì chiến tranh. Mùa hè, người nông dân làm ruộng dưới cơn nóng hừng hực do ngọn gió Lào thổi về; mùa đông cái rét căm căm cộng với những cơn mưa triền miên kéo dài hàng vài ba tháng làm cho cảnh sắc tiêu điều thêm. Gio Linh với bài hát của Phạm Duy gợi lên hình ảnh bà mẹ già nhẫn nhục: “Mẹ già cuốc đất trồng khai, nuôi con đánh giặc đêm ngày....” Rồi đêm nghe tin con mình bị giặc chém đầu, “Mẹ già không nói một câu, đem khăn gói đi lấy đầu.” Thê lương thay, hình ảnh “lá vàng khóc lá xanh rơi” mà mãi hàng chục năm sau vẫn còn tiếp diễn.

Ngày đất nước chia đôi, hai bên bờ sông Bến Hải trở thành khu Phi Quân sự. Cái đồn canh của Pháp trên đỉnh đèo Ba Dốc trở thành đồn của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Ngưng bắn gọi tắt là ICCS. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải được chia hai, phần trong Nam sơn màu xanh, phần ngoài bắc sơn đỏ; giữa là vạch sơn trắng, biên giới của hai miền, của tự do và nô lệ, của dân chủ và độc tài, của cái mỹ danh Tiền đồn chống Cộng của Thế giới Tự do và Tiền đồn phe Xã hội chủ nghĩa. Từ đó bắt đầu cuộc chạy đua, một bên tiến lên phía trước của văn minh phát triển, một bên tụt lại hàng chục năm sau vì vừa theo đường lối Chủ Nghĩa Xã Hội, vừa dốc toàn lực vào cuộc chiến xâm lược miền Nam.
Ðứng trên đèo Ba Dốc nhìn ra phương Bắc, con đường quốc lộ 1 thẳng tắp vượt qua cầu Bến Hải chạy sâu vào lãnh thổ huyện Ðồng Hới. Hai bên bờ là hai cột cờ mà mỗi năm mỗi được xây cao thêm, vì bên nào cũng muốn tỏ ra hơn hẳn đối phương. Lá cờ rộng có lẽ bằng cả sân làng. Bên kia, nhiều cán bộ đã chết oan ức vì leo lên đỉnh gỡ rối lá cờ.
Tôi có nhiều dịp đến tận sát đầu cầu nhìn qua bên kia. Cũng có vài lần ra đến chợ Cao Xá, nơi khoảng cách hai bờ hẹp nhất. Con sông Hiền Lương bắt nguồn từ núi Trường Sơn đổ ra biển Ðông ở cửa Tùng, nước chảy lặng lờ, sóng gợn nhẹ buồn mênh mang. Trên sông, vài con thuyền trôi êm, không tiếng hò, câu hát. Chợ Cao Xá nằm sát bờ sông. Những ngày phiên họp đông đúc, bày bán đủ thứ hàng phong phú của miền Nam kinh tế tự do. Người qua lại lũ lượt áo quần màu sắc rực rỡ. Dãy loa công suất lớn gồm hàng chục cái chỉa sang bờ Bắc, phát ra những bài ca tình tứ, ca ngợi cuộc sống êm đềm, ấm no của miền tự do. Phiá bên kia bờ, cảnh vật đìu hiu. Một ngôi nhà ngói đỏ lạc lỏng giữa vài căn lều xơ xác. Vài người nông dân đứng âm thầm giữa cánh đồng buồn hiu; trên đường có chiếc xe ba càng nặng nề kêu cút kít. Hàng loa tròn ngoài đó không mạnh đủ để đưa những luận điệu tuyên truyền vượt qua con sông hẹp. Phải những ngày nghịch gió, ta còn nghe văng vẳng vài câu hát the thé toàn chuyện chăn nuôi, sản xuất.
Nơi đây, vùng phi chiến. Không có bóng dáng người chiến binh. Chỉ thấy anh cảnh sát mặc đồng phục trắng qua lại. Sau này, chính quyền ta lập ra quận Trung Lương nhỏ bé để đảm trách phần hành chánh của vài ba xã nằm trong vùng. Tôi có dịp ra chơi nhiều lần trong những dịp hè, vì Lễ Môn là quê hương của người anh rể tôi. Những ngày nắng đẹp, chúng tôi chạy đuổi bắt nhau qua những rừng đầy trái sim chín và trái chu mòi chua chua, ngọt ngọt. Sáng sớm thì đi đâm chuột ở các thửa ruộng vừa gặt xong; những con chuột đồng béo mập, lông vàng hoe, đem về cho vào hông với lá sả là tuyệt.

Thế rồi...
Cảnh thanh bình đột ngột biến mất. Uỷ hội Quốc tế rút đi, thay vào đó là toán Hiến binh đội nón cát két đỏ. Tiếng sáo chiều nhẹ nhàng đã bị thay bằng tiếng đạn cối đêm đêm vọng về. Chiến cuộc bắt đầu từ các vùng Cam Lộ, Hướng Hoá lan dần xuống. Ðông Hà trở thành căn cứ quân sự lớn với các chàng trai trẻ Sư đoàn 1 Bộ binh kiêu hùng. Cộng sản phản bội Hiệp định Geneve, thành lập cái gọi là Mặt trận Giải phóng Miền Nam trong kỳ Ðại hội đảng 20-12-1960 nhằm thôn tính miền Nam. Du kích nằm vùng bắt đầu quậy trở lại. Chiến tranh lớn dần, lan dần ra tận khu phi quân sự. Ðạn đại pháo từ bên kia bờ ngang nhiên bắn phá vào làng mạc miền Nam. Các căn cứ A-1, Côn Thiên trở thành pháo lũy kiên cường, nơi những người chiến sĩ Trung đoàn 2 của Ðại tá Vũ Văn Giai ngày đêm gian nguy chống giữ. Sông Bến Hải lại lần nữa chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn.

Năm 1965, tôi đang làm cho một cơ quan chống khủng bố của Toà Ðại sứ Hoa Kỳ tại Quảng Trị. Ngày đưa ba tên Tôn Thất Dương Kỵ, Trịnh Ðình Thảo và Nguyễn Văn Huyến (tôi không nhớ chính xác lắm về tên sau này) tống cổ ra Bắc vì tội ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản; tôi lại lần nữa ra tận chân cầu Hiền Lương. Con sông vẫn chảy lặng lờ, như vô tình trước cơn binh lửa. Sóng gợn nhẹ lăn tăn, lấp lánh ánh mặt trời như một điệu ru buồn não ruột.
Hai mươi lăm năm sau, đất nước lại thanh bình, tôi qua Hiền Lương trong một chuyến xe đò đi Hà Nội lo giấy tờ và thăm cho biết quê hương trước khi ra đi xuất cảnh. Cảnh trù phú rộn rịp của những năm “cởi mở” đã thực sự chấm dứt ở Ðông Hà, cách đó 15 cây số về phía nam. Từ Bến Hải ra đến tận Hà Nội là cảnh tiêu điều hoang sơ, nghèo ơi là nghèo. Nghèo ngoài sự tưởng tượng. Chiếc cầu Hiền Lương còn trơ khung sắt đã tróc rỉ. Mặt cầu không còn lớp ván mà thay bằng những cây rừng gác tạm bợ, buộc với nhau bằng đủ loại dây nhợ. Hai móng cầu đã nứt nẻ, người ta dùng dây kẽm gai chằng néo chống đỡ. Ðã mười lăm năm sau chiến tranh mà cộng sản vẫn chưa vãn hồi được cảnh thanh bình an lạc nơi miền quê đau khổ này. Bên bờ Bắc, vẫn những tấm áo nâu sồng rách bạc, lầm lủi đi trong mưa. Ðường lộ không còn nền nhựa mà chỉ đá đất lởm chởm đầy ổ gà. Hai bên, thỉnh thoảng thấy những cụ già, những bé thơ gầy còm đứng xin ăn. Các thiếu nữ thì che tấm chiếu chờ những chuyến xe từ miền Nam ra gạ gẫm bán thân, đổi lấy lon gạo trắng cho bữa cháo ngày mai của gia đình.

Con sông Gianh, nơi phân chia thời Trịnh Nguyễn, nước đục ngầu, chiếc cầu bắc qua đã bị phá hủy trong chiến tranh vẫn chưa được xây lại. Xe cộ phải qua cầu phà ghép bằng đủ loại ca nô và tấm gi sắt cũ. Người dân xứ Nghệ Tĩnh, cục cưng của chế độ Cộng sản thật khó thương. Họ vừa cục cằn, thô lỗ, vừa bẩn tính. Xe tôi dừng ngủ đêm chờ sáng. Trước khi qua phà, tôi cầm ca và bàn chải đánh răng bước vào một căn nhà xin nước sạch để rửa mặt, súc miệng. Chưa đặt chân qua cổng, đã nghe cái giọng trọ trẹ dễ ghét: “Khoông cho mô, đừng vô.” Thử tưởng tượng, cái giếng nước thì đầy nhóc, mà lòng người thì quá khô cạn. Thì ra, thống nhất từ lâu, nhưng Nam Bắc vẫn không thể chan hoà được. Ranh giới địa lý đã xoá mờ, nhưng ranh giới ý thức hệ, ranh giới của văn hoá, ranh giới của tình người, ranh giới của sự phát triển vẫn còn kéo dài cho đến cả nhiều thập niên về sau.

Còn một con sông Bến hải mới giữa những người không phương kế, phải ở lại và những người ra đi đến bến bờ tự do trên hàng chục nước khác nhau khắp hoàn cầu. Hàng chục năm với hai lối sống hoàn toàn khác biệt đã tạo ra một khoảng cách rất xa giữa hai nếp suy nghĩ mà dễ gì rút ngắn nếu ngày mai đây, khi tự do, dân chủ vãn hồi trên quê hương.

Đỗ Văn Phúc


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Tuyet Lan vào ngày 20. Jul 2008 , 16:02
Tuyết oi
Đọc bài này vào khoảng thơì gian nay thật là buồn. Chi TL đã khóc khi đọc bài này.  Đã từ lâu , Chị thỉnh thoảng vẫn buồn cho thân phận của đất nước mình.  Chinh chiến , cách biệt,....  hình như luôn theo những người dân VN.
Cam ơn Tuyết đã cho đọc bài này , T nhé.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 23. Jul 2008 , 02:35

Tuyet Lan wrote on 20. Jul 2008 , 16:02:
Tuyết oi
Đọc bài này vào khoảng thơì gian nay thật là buồn. Chi TL đã khóc khi đọc bài này.  Đã từ lâu , Chị thỉnh thoảng vẫn buồn cho thân phận của đất nước mình.  Chinh chiến , cách biệt,....  hình như luôn theo những người dân VN.
Cam ơn Tuyết đã cho đọc bài này , T nhé.


Chị TL à,

Thôi 2 đứa mình nín đi nghe !!  :'( :'(, đừng khóc than vì chúng ta đã sanh lầm thế kỷ nữa nghe chị. :'( :D :'( :D ;D  
Để giúp chị vui vẻ hơn, mỗi khi chị TL mang  thức ăn đến  cho mọi người bên QHR ,  chị TL chỉ cần nghĩ đến rồi  cầu nguyện cho những em bé bụi đời,sống lang thang không "hộ khẩu" trên những vỉa hè của thành phố Sài gòn trong một ngày thật gần sẽ được  thoát  khỏi cảnh đời cơ cực dưới chế độ đương thời CSVN: độc quyền đảng trị, đầy rẫy tham nhũng &  bất công. Và những em bé này cũng sẽ được nhìn ngắm & hít hà  những món ngon vật lạ do chị "nấu nướng" bên QHR như tất cả chúng ta đang hưởng.
Như vậy thôi cũng mang lại niềm tin và hy vọng cho "thân phận của đất nước mình"

Em TN .  

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by chieu vào ngày 19. Aug 2008 , 22:31

SỐ PHẬN CỦA NHỮNG KẺ TRÍ-THỨC-MÊ-SẢNG


Chu tất Tiến  


Từ ngàn xưa, những kẻ mê sảng chạy theo quyền lợi, đều quên mất vị trí, thực lực của mình cũng như những nguy hiểm mà quyền lợi đem lại, nên thường nhận kết quả tang thương. Phàm là người có tri thức đều hiểu rằng vạn vật và xã hội có những quy luật tự nhiên, không một con người, một thế lực nào, một trí thông minh nào có thể cưỡng lại được. Thiên nhiên có sáng thì phải có tối, có ban ngày phải có ban đêm, có giống đực phải có giống cái, có tiêu hủy mới có sinh tồn.

Trong sinh hoạt xã hội, không có chuyện gì ngẫu nhiên mà tới, ngẫu nhiên mà đi. Có khởi đầu phải có kết thúc, có cố gắng sẽ có thành công, cứ lười biếng thì tan xác. Muốn quyền lợi, phải chiến đấu; muốn thắng cuộc, phải tập luyện; muốn tiền bạc, giầu sang, phải làm việc cực khổ, học hành và suy nghĩ vượt bực. Nhưng nếu chỉ thích sang giầu mà không thích làm việc chính đáng thì phải chấp nhận sống chết.

Những kẻ theo đóm ăn tàn, mê công danh, mà không cần chính nghĩa thì kết cục nhất định phải xấu xa. Những kẻ đón gió, trở cờ mong một bước nhẩy lên nấc thang quyền lực, phải chấp nhận bị cuộc đời nhổ bọt, và rồi chính những kẻ lợi dụng mình sẽ sa thải mình một khi mà mục đích của họ thành tựu.

Khi cuộc cách mạng đỏ xẩy ra tại Liên Xô, trong số có 10 triệu người bị giết, nhất định có cả triệu trí thức vội vã tung hô chủ mới, mong được một chút gia ân, nhưng rồi cũng bị thủ tiêu, hoặc chết tàn trong các trại trừng giới ở Sibêri. Lý do: bản chất của người Cộng sản là nghi hoặc, cực đoan. Thà bắn lầm hơn bỏ sót. Do đó, mà khi Ba chục ngàn (30,000) Sĩ Quan và quân lính Ba Lan đầu hàng, người Cộng Sản đã bao vây lại và dùng súng đại liên tiêu diệt sạch trơn, bất kể trong đó có hàng ngàn người trung thành thực sự với lý tưởng cộng sản.

Sau khi cuộc cách mạng Trung Hoa đỏ thành công, cũng có tới vài triệu người trí thức, hủ nho, đầu hàng cộng sản, tâng công nịnh thần hầu sống sót qua ngày, nhưng rồi cũng bị thanh trừng lần lượt trong các cuộc xuống đường của Hồng Vệ Binh. Vì bản chất ngu muội, nên những người cộng sản Trung Hoa hồi đó, đã coi những kẻ trí thức không đáng "một cục phân" (lời Mao Tse Tung).

Trở lại Việt Nam chúng ta, nhìn lại lịch sử từ những năm 1930, sau khi đảng Cộng Sản lừa gạt được các người quốc gia, trí thức và không trí thức, thì họ đã ra tay thủ tiêu, cho đi mò tôm không biết bao nhiêu người, nhất là những người trí thức thành thị. Cũng với bản chất nghi ngờ và đối lập giai cấp trong xương tủy, nên tất cả những người có chút học vị, tiếng tăm mà đầu hàng và đi theo Việt Minh đều bị triệt tiêu nếu không nhanh chân chạy về thành. Trong số này có cả Phạm Duy, người nhạc sĩ sau này đã đổi lời một số bài đã viết cho Việt Minh trước đó thành các bài hát Quốc Gia. (Bây giờ chắc cũng đang tìm cách viết ngược lại cho hợp với khẩu vị của người Cộng Sản. Ông ta đang sống theo lời của Nguyễn Du viết cả trăm năm trước: "Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu").

Một trong những tấm gương đau khổ của trí thức hợp tác với Xã Hội Chủ Nghĩa là Thạc sĩ Trần Đức Thảo, đang là một nhân vật sáng chói trong thế giới trí thức Paris, đã trở thành một nhân vật lu mờ, từ lâu đã hát bài "Tiến thoái luỡng nan" mà mãi sau này Trịnh Công Sơn mới cầm micrô hát trong nồng độ của những chai ruợu-quên-sầu. Thạc sĩ Trần đức Thảo, người chiếm giải khôi nguyên Pháp Quốc, đã hăm hở về với Việt Minh để trở thành một ông thầy già, buồn hiu. Còn họ Trịnh, ngay từ những ngày đầu tháng 5/1975, họ Trịnh ở trong tình trạng mà giới bình dân gọi là "cứ tưởng bở" hay "nghèo mà ham", vội vã xách đàn đi từ Nam ra Bắc để hát bài "Nối vòng tay lớn".

Không biết hát được mấy lần thì đàn bị giật đứt giây, công an mời anh đi tham gia lao động sản xuất, họ muốn anh làm việc thực tế hơn là hát mấy bài ngớ ngẩn, chẳng ra đâu vào đâu. Mãi đến khoảng 8 năm sau, nhờ sự can thiệp tích cực của mấy người bạn nhậu, nghe nói là Nguyễn Quang Sáng, nên nhạc Trịnh công Sơn mới được hát lại và phải ở trong một giới hạn. Những bài "chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người..." hay "Tôi có người yêu, chết trận Pleime.." và những bài chiến tranh, cho dù có ý ca tụng cách mạng, vẫn hoàn toàn bị cấm chỉ.

Từ đó, họ Trịnh chỉ còn viết thêm mấy bài đại loại như "em có ba làm công nhân, mẹ em làm thợ cấy.." để ca tụng thế hệ nhi đồng "khăn quàng đỏ". Có một lần, để lập công với cách mạng, anh đã viết bài mỉa mai những kẻ vượt biên "đi lanh quanh đâu cho lòng mỏi mệt..." và một bài xã luận ngắn, trong đó, anh tố cáo "có một người ca sĩ, nhờ những bài hát của tôi, mà tiếng hát cô được chắp cánh bay cao, giờ đã quay lưng lại Tổ Quốc" lúc ca sĩ Khánh Ly đang hát những bài hát "đi chôn dầu, vượt biển" tại Hoa Kỳ.

Nhưng dù cho anh có cố lập công đến mấy, số phận của anh cũng không khá như lòng mong ước, nên anh đành mượn ruợu giải khuây. Thực tế, "sầu đong càng lắc, càng đầy", nên cuối cùng, anh run rẩy hát lời cuối "tôi ơi! đừng tuyệt vọng" và đi luôn.

Trong số những chính trị gia bỏ sáng vào tối, bỏ thành vô bưng, thành dân chuyên nghiệp "bưng", có Nguyễn Hữu Thọ, người học luật như húp cháo. Ông ta đã hy sinh cả cuộc sống tiện nghi thành phố để đi làm "tà lọt" cho cộng sản, được phong danh hiệu Chủ Tịch "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam, những tưởng công trạng cao hơn núi của mình sẽ được phần thưởng tối cao một khi cách mạng thành công.

Ai dè đến khi công thành thiệt rồi, thì cái "chính phủ" đó trở thành "chú phỉnh", bị cho đi tầu suốt. Ông Chủ Tịch cái chính phủ ấy chỉ được giao cho một chức vụ vô thưởng vô phạt, ngồi đóng dấu, đóng triện, khai mạc, khai trương, đọc vài bài diễn văn vớ vẩn cho các người "đồng hướng" nhưng không "đồng chí" vỗ tay. Cứ hết một câu lại vỗ tay. Một bài ca tụng công ơn Đảng có vài trăm chữ soạn trước cả tháng, sẽ được vỗ tay vài chục lần, nghe rôm rả, nhưng lòng đau như dao cắt.

Vì tuy chức vụ là Chủ Tịch Nước, oai lắm, mà trong danh sách các lần mít tinh, họp mặt toàn Đảng, toàn Dân, thì tên ông đứng mãi cuối hàng. Các "đồng chí" thứ thiệt đứng cả trên đầu ông cho đến khi ông "ra đi không mang va li".

Người kế tiếp ông là Phó Thủ Tướng Kỹ Sư Huỳnh Tấn Phát. Cũng trí thức, cũng nghe oai lắm, nhưng thực chất, hệ thống Đảng có tới mấy Phó Thủ Tướng cơ, mà có cả Phó Thủ Tướng chuyên "đặt vòng xoắn, cai đẻ" nữa, thì ông cũng không quậy cọ được gì. Khi ông "theo về với Bác, với "chú Lê Nin", thi nghi lễ tiễn đưa ông cũng tàn tàn, buồn hiu.

Người Việt nổi tiếng nhất lại là một bà, người đã thay mặt cho Đảng và Nhà Nước ký văn kiện lịch sử chấm dứt chiến tranh với siêu cường Mỹ, bà Nguyễn thị Bình. Để trả công cho bà, người ta đặt bà làm Bộ Trưởng một cái bộ coi về Văn Hóa, Giáo dục. Mục đích là để cho bà thoải mái, khỏi nhức đầu, mọi chuyện đã có Bí Thư Đảng chỉ đạo, bà chỉ việc ngồi ngủ gật trong văn phòng một ngày vài tiếng rồi chuồn. Chẳng ai mời bà phát biểu trong các Đại Hội Đảng cả.

Đã có các đồng chí cấp trên lo rồi. Cho nên Bà hay đi sang thăm hỏi Phó Tổng Tư Lệnh lực lượng giải phóng Miền Nam, Nguyễn Thị Định, nguời nổi tiếng thế giới với câu: "đánh cho đến khi chỉ còn cái lai quần, cũng đánh." Sau khi bà Định thắng trận mà không mất cái lai quần, bà được mời làm Chủ Tịch một cái hội gồm toàn người biết giữ của: Hội Phụ Nữ. Lính tráng của bà đã được điều đi làm công tác bảo vệ anh em nước ngoài cả rồi. Rồi bà cũng ra đi và không mang theo cái va li huy chương nào cả.

Những chiến tướng của bà cũng từ từ ra đi, cách này cách khác. Vị Tư Lệnh của bà, Tướng Trần văn Trà, Tổng chỉ huy lực lượng nổi dậy, chiếm đóng Sàigon, chẳng biết vì sao mà lại chết trong thang máy. Vài ngày sau mới được thông tin. Có lẽ vì đụng chạm tới mấy cuốn sách tranh công, cuốn thì cho là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mới chiếm công đầu, cuốn thì cho là do Lãnh Đạo miền Bắc. Cãi qua cãi lại, thôi thì cho người vô tù, người đi tầu suốt, người bị quản chế, người tước huân chương, thế là hết tranh công, cãi cọ.

Ngoài mấy nhân vật kiệt hiệt này, còn hai vị dân biểu đa tài là Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận. Sau khi vô "bưng", học nghề, chờ ngày giải phóng, Ngô Công Đức làm báo một cách thoải mái. Tờ Tin Sáng của ông phát triển một mình một chợ, không có đối thủ tư nhân cạnh tranh, tha hồ viết ca tụng Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại. Những tưởng con đường báo chí cứ thế mà lên, ai dè, lên đâu được chừng một hai năm gì đó thì ông Chủ Nhiệm nhận được lá thư của thành ủy, viết rằng: "nhiệm vụ chính trị của tờ Tin Sáng tới đây đã hoàn thành, nay đóng cửa, chấm dứt hoạt động."

Ông họ Ngô Công này tá hỏa tam tinh, nhưng cũng đành rưng rưng lệ mà giao chìa khóa, để đổi lại, ông được một tấm bằng khen về treo ngay trong phòng khách, mai mốt có ai lại xét hộ khẩu thì đưa ra. Buồn quá, ông không muốn sống thọ nữa. Còn ông Hồ Ngọc Nhuận, thì lại được Mặt Trận Tổ Quốc đề cử ông ra ứng cử hội đồng nhân dân thành phố, sau khi ông đã phải tập xử dụng cánh tay phải, để mỗi lần chủ tọa đoàn hô hoán cái gì đó, thì giơ tay lên không bị mỏi. Nhưng nói thế không phải là không dân chủ đâu.

Trước ngày bầu phiếu, ông được về các đơn vị, tập họp các đồng chí lại, cho phỏng vấn lấy hên. Xui xẻo cho ông là trong nhóm đồng chí tập họp hôm đó ở quận Phú Nhuận, có lẫn vài người dân tiên tiến cũng được mời đi dự họp phỏng vấn ứng cử viên. Một ông tửng tửng hỏi ứng cử viên Hồ Ngọc Nhuận là: "Lâu nay mua gạo khó quá.

Muốn mua gạo, phải được Ủy Ban Phường chứng nhận, và cũng chỉ được mua mỗi người năm kí lô, không đủ ăn, nên phải mua gạo chui, mắc quá xá là mắc. Đồng chí ứng cử viên có kế hoạch gì cho dân mua đủ gạo ăn không?" Đồng chí ứng cử viên bí, ú ớ mãi mới ngập ngừng trả lời: "Việc này, để tôi về báo cáo lại cấp trên rồi trả lời sau."

Cuộc đời về sau của ông Hồ Ngọc Nhuận (cũng cùng họ với Chủ Tịch) rồi cũng như những người trí thức mê sảng khác, chỉ toàn báo cáo và chờ kết quả cho đến khi ra đi mà thôi. Những Dương Quỳnh Hoa, Tạ Bá Tòng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lý quý Chung rồi mãi núp sau lưng của các đồng chí và tàn dần. Huỳnh Tấn Mẫm, nghe nói còn bị rắc rối vì vợ đi buôn thuốc phiện, mất chức. Còn nhân vật Ngô Bá Thành, thủ lãnh xuống đường, một thời tung hoành trên đường phố Sàigòn, giật mũ Cảnh sát, chọc lính gác đường, hô hoán như con nặc nô bán cá chợ Trần quốc Toản, ngay sau 30 tháng 4, lật đật mang đồ nghề lên chiếm một văn phòng của Nguyễn Ngọc Linh, tại công ty Mekong Ford, ngay cạnh Tòa Đô Chánh.

Mừng vui hớn hở chưa được mấy ngày, thì có hai ba anh công an thường phục đi lên, gõ cửa: "Nhà chị này, ai cho chị dán bảng hiệu lên vậy?" Thủ lãnh xuống đường, luật sư Ngô bá Thành ú ớ: "Tôi... tôi... các đồng chí..." Một anh công an cao giọng: "Không đồng chí gì với nhà chị. Yêu cầu chị gỡ bảng xuống, nếu không tôi xử lý ngay." Thế là cuộc đời của "nhà chị" cũng cứ thế mà đi xuống, cho dù thời gian sau, đảng cho "nhà chị này" được ứng cử và giữ ghế làm luật cho dzui cửa dzui nhà, chứ còn luật thiệt thì đảng đã chế xong từ khuya rồi.

Đời, "c'est la vie!" Số phận của các vị trí thức mê sảng này đi đâu cũng giống nhau, cũng hăm hở mạt sát, chống đối chế độ Tự Do, Dân Chủ, để theo Xã Hội Chủ Nghĩa, Cộng Sản Chủ Nghĩa, mong có ngày "mọi người làm cho mọi người ăn", hay "một người làm cho mọi người ăn", hoặc "mọi người làm cho một người ăn", và rồi thân tàn, ma dại, chết không nhắm mắt vì lòng còn bực bội, chưa thấy ngày đó, đã toi mạng. Vậy mà hiện nay, thế kỷ 21 rồi, mà vẫn còn những trí thức mê sảng, tiếp tục theo phò một chế độ đã lỗi thời, lạc hậu này. Không ai nhìn gương người trước, nhìn bánh xe đổ mà tránh đi. Kỳ quá!

Một vị bác sĩ, phó chủ tịch một đảng chính trị lại đem thân về nước, nhận lời dậy học gì đó, chỉ trong ba ngày, đã bị lôi lên kiểm điểm rồi bị tống về Mỹ cho quê xệ. May mà không bị gài đụng xe, hay bị gài ăn cướp, chúng nó lụi cho một dao là đời hai năm mươi trong nháy mắt. Một ông bác sĩ khác cũng hô hoán là về nước dựng xây, nhưng hình như chỉ được lời hứa là cho làm công nhân xây dựng, nên chán quá, chuồn lại về Mỹ, im re.

Một số khác, sau khi đã đưa hết tiền hối lộ, thì bị bắt vì tội hối lộ. Vài vị lẳng lặng chuồn về Mỹ, ngậm hột thị không dám nói ra, vì sợ ném trứng thối. Do đó mà mấy anh trí thức mê sảng, không biết tin này, vẫn còn bon chen muốn về hợp tác, xây dựng đất nước (?). Tội nghiệp cho bao năm mài đũng quần trên ghế đại học mà khờ vẫn hoàn khờ. Ông Vua của nhóm người mê sảng, khờ khạo này lại là một ông Phó Tông Tông. Ông được nhóm "dân ngu khu đen" này bầu ông làm lãnh tụ vì mặt ông dầy như da trâu, không còn cảm xúc.

Ông đang hí hởn với nguời vợ mới mà ông lượm được của đàn em, với số tiền còmmítxông nhờ tài bán nước, bán đất, nhưng rồi xem, ông sắp bị đá đít ra ngoài rồi, vì tên tuổi ông đã bị cháy tiêu, mà người chủ của ông chỉ thích xài những ai đang danh tiếng, chứ không ai xài cái kẻ thối tha. Đứng gần kẻ thối, thì thối lây, nên ai cũng tránh.

Nói thế, thì lại có người cho rằng, tập thể những chuyên viên, chuyên gia, những người đã từng là tâm huyết của chế độ cũ không bao giờ muốn đất nước phát triển, không bao giờ về nước dựng xây sao? Có chứ! Về chứ! Đất quê mình mà! Ai mà chả muốn đất nước giầu đẹp, nơi nơi thanh bình!

Nhưng mà về mà không được nói, không được làm theo ý mình mà phải theo chỉ thị Đảng thì về làm nô lệ à? Cắm đầu cắm cổ ăn nhậu, chia chác, trên nỗi đau của dân chúng? Những nhân tài nhất định sẽ về, sau khi điều 4 hiến pháp của đảng bị dẹp đi, ai muốn phát biểu, ai muốn lập đảng thì cứ lập, ai có tài, có đức muốn cho dân giầu nước mạnh thì cứ tự nhiên, lúc đó, nhân tài sẽ về, về ào ạt. Còn như bây giờ, không người nào có trí thông minh mà về, dù cho Chủ Tịch Nước có tuyên bố: "Anh em một nhà, về đi mà dựng xây đất nước, về đi, quên hết hận thù xưa cũ..."

Bởi vì họ biết, sau khi Chủ tịch tuyên bố trên phóng thanh như thế, thì Chủ Tịch lại nói nhỏ với bộ trưởng công an: "Đồng chí nhớ đề cao cảnh giác nhé! Lần này tụi nó về, thể nào cũng có diễn tiến hòa bình, đồng chí cứ theo dõi, đứa nào léng phéng nói chuyện dân chủ, tự do, thì nhốt luôn cho khỏi bực bội!"

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 06. Sep 2008 , 04:57
Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 4-9-2008)

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-09-05

. . . .

Thư của ông Hoàng Trung Kha

Tuần rồi ban Việt ngữ nhận được thư góp ý của ông Hoàng Trung Kha từ trong nước. (Xin lỗi trước nếu chúng tôi đọc tên ông không đúng vì tên trên thư không có dấu.) Thư có ba phần, và chúng tôi sẽ trả lời từng điểm một. Nhưng trước hết, xin cám ơn ông vì ông là một người thường xuyên đọc tin tức của RFA, lại gửi thư góp ý với chúng tôi về những điểm mà ông chưa hài lòng.


Về điểm thứ nhất, ông nhận xét nguyên văn rằng, “RFA quá nghiêng về chính trị và phủ nhận, điều này làm “mệt lòng” những người đọc tin do RFA đăng. Hầu như các bài viết của RFA không đứng trên góc độ công bằng những nhận định, mà chỉ thấy chê bai chính phủ Việt Nam.” Ông cho rằng những tin tức ấy chỉ làm “hài lòng những sĩ quan của chế độ ông Thiệu,” trong khi RFA “cung cấp thông tin cho cả những học giả, trí thức đang làm việc trên đất nước Việt Nam này.” Cuối thư ông viết rằng những thính giả như ông cần “những thông tin trung thực và ngôn từ “sạch sẽ,” trí tuệ hơn. Thay vì dùng từ “Nhà nước Cộng sản,” sao không dùng từ “Chính quyền Việt Nam?””


Xin thưa với ông rằng chương trình của RFA bao gồm tất cả mọi mặt của đời sống chứ không phải chỉ nói về chính trị. Cụ thể là trong 14 chuyên mục hàng tuần của chúng tôi, có kinh tế, phụ nữ, thanh niên, âm nhạc, cổ nhạc, văn học nghệ thuật, môi trường, phát minh, sức khỏe, chứ không có mục nào là chính trị cả. Về tin tức và các bài khác, thì tất là phải là theo dòng thời sự, trong đó cũng có tất cả các mặt của đời sống mà chính trị chỉ là một thôi. Nguyên tắc căn bản của chúng tôi trong việc đưa tin là trung thực, khách quan và đầy đủ.

Hiện ở trong nước có hơn 800 tờ báo, nhưng theo chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 31 tháng Bảy của ban bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, thì vai trò của báo chí là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, …đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đảng, sự quản lý của nhà nước…” và chỉ thị số 37 của thủ tướng Nguyên Tấn Dũng ký sau đó xác nhận “kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức.” Những khẳng định đó xác nhận rằng báo chí chỉ nói khi được nhà nước bảo nói đi, và chỉ nói những gì mà nhà nước cho nói theo cách mà nhà nước xác định thôi. Trong khi đó, chúng tôi mong được đưa đến cho thính giả những tin tức đầy đủ, theo nghĩa là cả những gì nhà nước cho phép báo chí trong nước được nói lẫn những gì báo chí trong nước không được phép nói nữa. Những điều ấy chắc là ông nghe không quen, nên ông mới cảm thấy “mệt lòng,” và chính là khi ông thấy là những tin tức của RFA đưa có vẻ “không công bằng,” thì thật ra nó lại “rất công bằng” theo nghĩa nó phản ánh trung thực thực tế xẩy ra, và nó tạo điều kiện phát biểu cho “những người không được phép phát biểu”

Cũng trong đọan đầu, ông có nói về những sĩ quan trong quân đội ở miền Nam Việt Nam, mà ông gọi là chế độ thời ông Thiệu. Chúng tôi không bàn đến điều này, thứ nhất vì nó nằm ngoài vấn đề thông tin của RFA, và thứ hai là vì những kiến thức của ông về vấn đề này e là vẫn còn quá đơn sơ và cảm tính.

Khi ông khuyên RFA “nên dùng ngôn từ “sạch sẽ,” trí tuệ hơn. Thay vì dùng từ “Nhà nước Cộng sản,” sao không dùng từ “Chính quyền Việt Nam?”” thì chúng tôi thật sự ngạc nhiên vì từ “Nhà nước” rất quen thuộc đối với thính giả trong nước, và được sử dụng rất nhiều trong các văn bản chính thức, còn Cộng sản là từ được cả hiến pháp nói đến, và cũng được rất nhiều hãng thông tấn sử dụng, nên khi ông cho thí dụ như thế để minh họa thế nào là “sạch sẽ” và trí tuệ, thì rốt cuộc chúng tôi thú thật là không hiểu ông muốn nói gì, và xin được phép khuyên lại ông là nên cẩn thận hơn.

Trong phần thứ hai của lá thư, ông đưa thí dụ về vụ Giáo xứ Thái Hà. Ông giảng giải về lý do tại sao lại có vụ đòi đất, rồi phân biệt dân chủ và đập phá và khuyên đừng nên “cay cú” mà phải hiểu rằng từ từ sẽ có những thay đổi. Cũng theo tinh thần ấy, trong phần ba, ông nói về Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất mà ông cho là không phải là một tổ chức vì không được chính phủ thừa nhận.

Ông cũng khẳng định rằng điều đầu tiên của một phật tử là không được chống lại quốc gia. Nói chung thì những điều ông khuyên bảo đều không có gì mới vì nó chỉ là sự trình bày lại những gì đã đăng tải trên các báo chí trong nước, phản ánh điều mà nhà nước muốn người dân phải tuân theo, quan trọng nhất là sống trong một quốc gia, thì nhà nước đưa ra lụât lệ thế nào thì cứ theo thế, tuyệt đối không được vi phạm luật của nhà nước, dù lụât ấy ra sao.

Xin nói ngay về vấn đề luật. Đúng là quốc gia nào cũng có luật lệ và người dân phải sống theo luật lệ nếu không muốn xã hội bị hỗn lọan. Tuy nhiên, luật lệ có khi chứa những điểm bất hợp lý và người dân phải được quyền nói lên những điểm bất hợp lý ấy để đòi được sửa đổi. Nhưng nếu tuyệt đối không được phép phát biểu, hay cứ nói điều gì không hợp ý nhà nước là bị kết tội phản động, tội chống lại nhà nước và bị bỏ tù thì vấn đề lại khác hẳn, và từ lâu, người ta đã có một từ để chỉ những nhà nước ấy, đó là những nhà nước toàn trị, cho dù họ tự xưng là gì đi nữa.

Cũng xin thưa thêm với ông rằng trên luật lệ mà mỗi nhà nước thiết lập để trị dân, có một hệ thống luật khác nữa quy định những quyền mà con người được hưởng vì là con người, và bất cứ hệ thống luật lệ do nhà nước nào thiết lập mà vi phạm những quyền ấy đều phải bị phế bỏ. Hệ thống luật thiêng liêng ấy đã được nhắc đến trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập được tuyên đọc tại quảng trường Ba Đình ngày mùng 2 tháng chín năm 1945, nguyên văn như sau:

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

Chúng tôi cũng xin nói với ông rằng nhiệm vụ của RFA không phải là đưa ra lời khuyên, không phải là trình bày điều này nên làm điều kia nên tránh, mà chỉ là thông tin thôi. Chúng tôi không hề nói “điều gì nên xẩy ra,” mà chỉ trình bày “điều gì đang xẩy ra và xẩy ra thế nào.” Trong vụ Thái Hà, khi báo chí nhà nước nói và chỉ nói những gì nhà nước muốn nói thôi, thì chúng tôi hỏi những người trong cuộc, từ linh mục chánh xứ đến các giáo dân và những bà con không phải là giáo dân để họ được nói lên tiếng nói của họ, nhưng tiếng nói uất nghẹn vì không được nói lên, không hề được bàn đến trên hơn 800 tờ báo và đài phát thanh của nhà nước. Chúng tôi tự hào đã trình bày được đầy đủ các khía cạnh của vấn đề mà không phê phán ai hết, đúng theo yêu cầu và nhiệm vụ của một đài phát thanh quốc tế. Chúng tôi tin rằng ông có nghe và đọc chúng tôi cũng vì thế, bởi trong đáy lòng, chắc ông cũng chán cái chuyện “chưa nói đã biết nói gì” của các dàn đồng ca quen thụôc rồi. Trước khi dứt lời, cũng xin được nhắc ông rằng quốc gia không phải là chế độ hay chủ nghĩa, vì quốc gia thì vĩnh cửu trong khi chủ nghĩa hay chế độ nào thì cũng chỉ nhất thời thôi!

Sau cùng, một lần nữa, ban Việt ngữ RFA xin cảm ơn ông đã quan tâm đến chương trình của chúng tôi và viết thư góp ý. Mong ông hiểu quan điểm hành sử của chúng tôi và tiếp tục viết cho chúng tôi.

Đó là phần trao đổi thư tín tối nay, Nếu quí vị không chấp nhận quan điểm của những lá thư những lời thoại trong mục Trả Lời Thư Tín thì cũng chẳng hề chi, bởi lời nói của quí vị vẫn phải được chúng tôi lắng nghe với tất cả sự trân trọng.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Sáu tuần tới.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 18. Sep 2008 , 06:01
Scandal Hoa hậu Thùy Dung

Phương Anh, phóng viên RFA
2008-09-09

Việt Nam tổ chức các cuộc thi nhan sắc ngày càng nhiều khiến báo chí đã phải lên tiếng cảnh báo rằng liệu chất lượng các cuộc thi có bảo đảm hay không?


Hoa hậu Trần Thuỳ Dung

Chỉ trong vòng 6, 7 tháng, nào là hoa hậu trang sức, hoa hậu các dân tộc, hoa hậu tài năng, hoa hậu Anh Đào, và mới đây, là cuộc thi hoa hậu Việt Nam do báo Tiền Phong tổ chức.

Trình độ học vấn Tân Hoa hậu?

nay, một sự việc đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong dư luận, nhất là ở thành phố Đà Nẵng, quê hương của người đẹp Trần Thị Thuỳ Dung, người vừa đoạt giải hoa hậu Việt Nam 2008 vào đêm 31 tháng 8 vừa qua.

Đó là chuyện tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của tân hoa hậu là thật hay giả? Và thực chất, hạnh kiểm và học lực của cô có xứng đáng với danh hiệu Hoa Hậu Việt Nam hay không? Kỳ này, Phương Anh mời quý vị nghe ý kiến của một số người dân thành phố Đà Nẵng, thuộc các thành phần khác nhau về việc này.            

Sau khi đăng quang và được báo Thanh Niên Online phỏng vấn, thì có nhiều dư luận đã phản ảnh rằng cô tân hoa hậu Việt Nam Trần Thị Thuỳ Dung đã thiếu trung thực trong chuyện học hành, đồng thời, họ cũng lên tiếng về hạnh kiểm của cô.  

Và thật bất ngờ, vào ngày 3 tháng 9, hiệu trưởng trường PTTH Quang Trung, ông Phạm Sỹ Liêm đã khẳng định với truyền thông rằng: Hoa hậu Trần Thuỳ Dung chưa tốt nghiệp phổ thông, vì khoảng cuối học kỳ I lớp 12, gia đình đã rút hồ sơ khỏi trường.

Thế nhưng, một học bạ khác chứng thực cô đã hoàn thành lớp 12 được trưng ra với 12 chữ ký của thầy cô giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp 12/4, cùng chữ ký của hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm, và có cả con dấu của nhà trường.  

Điều đáng nói là khi được khảo sát lại, thì nhiều thầy cô đã sững sờ khi thấy 2/3 trong số đó là tên giả, hoàn toàn không có tên trong danh sách giáo viên của trường Quang Trung, lại càng không phải danh sách giáo viên dậy lớp 12/4 năm học 2007-2008 vừa qua

Cho đến nay, dư luận vẫn đang chờ kết quả điều tra của các cơ quan chức năng. Trong thời gian này, hoa hậu Thuỳ Dung vẫn được giữ nguyên vương miện, theo lời tuyên bố của ông Dương Xuân Nam, trưởng ban tổ chức cuộc thi, trong cuộc họp báo vào ngày 5 tháng 9 vừa qua.  

Phản ứng của dư luận

Thùy Dương, giám đốc công ty Trang Phục và Biểu Diễn Phương Trần tại Đà Nẵng, nơi chuyên cung cấp người mẫu phát biểu:

"Tôi chỉ thấy tội cho cô ta thôi, một cô bé 18 tuổi, thì cô ta không đủ trình độ để dàn xếp một cái chuyện như thế, cô ta bị người lớn dàn xếp thôi, nhất là trình độ thực sự, theo tôi biết thì trình độ văn hoá của cô ta chỉ vừa đủ để mà cập nhật những kiến thức phổ thong. Rõ ràng là cô ta không đủ sức để đối phó với cuộc đời đang xảy ra cho cô bây giờ.

Công ty tôi thường cũng hay tiếp xúc với các cô người đẹp vì cung cấp người mẫu và lo sự kiện, ở nhà cũng đang tranh luận về chuyện đó, cô ta mới 18 tuổi, được một kết quả tốt, nhưng nếu xảy ra chuyện đó thì đó là một cú sốc quá lớn với cô. Nếu mình tước hiệu danh cô ta thì chưa biết là cô sẽ đi về đâu, vì thành phố Đà Nẵng nhỏ, cô ta sẽ không thể nào sống ở Đà Nẵng được.

Người Quảng Nam – Đà Nẵng “ăn cục nói hòn”, nghĩ gì nói nấy, người ta sẵn sang dè biủ người khác khi người khác có lỗi, chứ không tha thứ và không nhìn hai phiá.  Rất nhiều người quan tâm, và phải nói là tất cả nhân dân thành phố Đà Nẵng đang quan tâm đến vấn đề này và đi đâu cũng nghe người ta bàn luận về chuyện này.

Dư luận không bênh vực và chính tôi cũng không bênh vực nhưng đứng về góc cạnh phụ nữ, thì tôi thấy tội nghiệp cho cô ta. Thậm chí, gia đình cô cũng chỉ là một “con tốt”, người ta cũng không đủ trình độ để sắp xếp một việc lớn như thế."

Cũng theo lời bà Thùy Dương cho biết, bà vô cùng bất ngờ và thất vọng khi thấy ban giám khảo đã chọn cô là Hoa Hậu Việt Nam vì trước kia, khi cô Trần Thị Thuỳ Dung đang là học sinh lớp 10, lớp 11 thì bà đã từng biết đến cô, bà cho hay:        

"Người ta đăng quang rồi thì mới biết là cô ấy từng tiếp xúc với tôi, tôi không nhận cô ta làm cho tôi vì nói thực, ở Đà Nẵng, học sinh trường Quang Trung vừa văn hoá kém, và đạo đức kém…Những thành phần văn hóa kém và đạo đức kém mới vào học ở đó. Năm học lớp 10, lớp 11 thì cô ta có đến với tôi vì tôi vẫn tuyển chọn người mẫu cho các chương trình của Đà Nẵng, nhưng học sinh trường Quang Trung thì mình không làm việc với họ, mình sợ lắm!"

Được hỏi rằng, có thể thời gian sau này, người đẹp Đà Nẵng Thùy Dung đã tự rèn luyện mình và khi dự thi cuộc thi, cô đã hội đủ điều kiện trở thành Hoa Hậu Việt Nam,  để tranh tài với thế giới, thì bà phát biểu:          

"Không, rõ ràng là không rồi, tôi là dân Đà Nẵng, đáng lẽ mình phải hãnh diện, vì điạ phương của mình có một người đăng quang hoa hậu, nhưng lần này, thì mình cảm thấy khó chịu, sau đó thì tội nghiệp cho cô ta. Bởi vì ở Việt Nam bây giờ thì sắc đẹp phải đi đôi với trí tuệ, chiều cao thể hình phải đi đôi với trí tuệ… Còn bây giờ rõ ràng, chiều cao thể hình đâu có đi đôi với trí tuệ và đây là điều sỉ nhục chứ."

Một bạn trẻ khác, tên Phương, cũng hoạt động trong ngành trang điểm, trang phục và cung cấp người mẫu cho các hoạt động văn hoá ở Đà Nẵng, biết khá rõ về tân hoa hậu Thùy Dung cũng cho cho biết:    


Hoa hậu Trần Thuỳ Dung

"Hầu hết, các học sinh phổ thông, coi như không còn chỗ nào đi nữa thì mới đến trường Quang Trung, là trường mà từ trước đến giờ giống như trường Bổ Túc Văn Hoá. Nói tóm lại, trường đó có thể có người đẹp rất nhiều, nhưng tất cả học sinh thì hầu hết vừa dốt vừa hỗn.

Cô đó mới chỉ 18 tuổi, vừa trưởng thành, em nghĩ rằng khả năng của cô không đủ để làm điều đó, tất cả hoàn toàn là do người lớn. Cô đó chẳng có tội gì để trách cả. Chuyện giữ được vương miện thì còn hy vọng rằng cô ta có thể tự hoàn thiện bản thân mình hơn, không thể giỏi hơn, vì cái đầu nó ngang tầm nào thì phải ngang ở vị trí đó thôi. Việc chấm điểm của Ban Tổ Chức em không hiểu như thế nào nhưng rất bất ngờ khi thấy cô đoạt giải hoa hậu."

Đáng trách hay đáng thương?

Liên quan đến chuyện học bạ giả hay thật, một giáo viên xin không nêu tên, đang dậy ở trường Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng bức xúc:

"Em không quan tâm đến chuyện thi hoa hậu, nhưng nghe nói vậy thì em cũng thấy rất bất bình. Đến khi báo chí phỏng vấn Giám Đốc Sở Giáo Dục thì Giám Đốc cũng nói là ông cũng chẳng biết vì ông ở trên, em lại càng bất bình hơn. Một vấn đề nghiêm trọng như vậy mà không ai biết chuyện đó và cuối cùng khi thành hoa hậu thì mới lòi cái chuyện này ra…

Khi cô được hoa hậu thì em đã không đồng ý vì bản thân cô này không xứng đáng.  Trả lời thì không xuất sắc, chỉ được cái cao nhất trong các cô thôi. Em nghĩ là ban giám khảo dưạ vào tiêu chí này để chấm hoa hậu để đi thi quốc tế vì cần người cao thôi, thực sự, cô ta không xứng đáng."

Với cô giáo này, chuyện học bạ giả, nếu thực sự tân hoa hậu đang dùng để đi thi hoa hậu là một điều hết sức đáng trách, vì nó gian dối ngay từ ban đầu và trách nhiệm này thuộc về rất nhiều người, cô nói tiếp:    

"Nói về bằng giả thì đó là trách nhiệm của nhiều người, không phải chỉ riêng phía gia đình hay phía nhà trường, mình không thể qui trách nhiệm cho riêng ai được!"

Nhà giáo Lê thị Ái Liên, đang làm việc tại Phòng Giáo Dục thì cho biết thêm rằng:

"Ông Huỳnh Văn Hoa, giám đốc Sở Giáo Dục đã trả lời công luận rồi. Ông ta nói rằng cái này nó nằm ở bên giáo dục thường xuyên, có nghĩa là bằng của cô này, hệ thống cấp bằng cho cô này, cũng rất là tầm thường, nó chỉ là bổ túc thôi, cho những người không đủ sức để thi nổi chính quy.

Nếu như là bằng đúng của cô ta thì nó cũng không có giá trị…Có nhiều vấn đề nghi vấn ở bằng này, những người có trách nhiệm thì người ta lại đổ lỗi cho những người làm ra cái bằng này."

Để rộng đường dư luận, Phương Anh cũng đã cố gắng liên lạc với gia đình hoa hậu Trần thị Thùy Dung, Ban Tổ Chức cuộc thi và Hiệu Trưởng trường Quang Trung, nhưng rất tiếc, không được sự hồi đáp.  

Điều đáng khó hiểu ở đây là vì sao tân hoa hậu lại có được học bạ của cả hai kỳ học với đầy đủ điểm, lời phê, sau khi đã rút hồ sơ ra khỏi trường.  

Và khi câu chuyện vỡ lỡ, thì ban tổ chức lại giải thích điều lệ cuộc thi theo chiều hướng khác, nhưng cái học bạ thì vẫn còn ở đó! Đó là chưa kể đến trình độ và hạnh kiểm, liệu có xứng đáng với danh hiệu hoa hậu Việt Nam hay không, hay như lời nhận xét của bà Lê Ái Liên:  

"Làm sao cô ta có thể đủ sức để đại diện cho Việt Nam đi thi quốc tế, không hiểu sao những người trong ban tổ chức nghĩ đơn giản quá, không hiểu tổ chức này như thế nào nữa. Hôm coi chương trình này, coi trực tiếp, thì cô này được chiều cao, cao nhất trong các cô, chiều cao thì đi thi quốc tế được, nhưng cái đầu thì không thi được…chắc là nhà nước nghĩ rằng sẽ rèn luyện được cái đầu cho cô, còn chiều cao thì không tìm ra được!"

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 22. Sep 2008 , 06:29
Phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với chính quyền thành phố Hà Nội

RFA
2008-09-22

Diễn biến cuộc tranh chấp giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam đòi chính quyền hoàn trả đất đai, tài sản ngày càng sôi động, nhất là sau phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp gỡ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vào thứ Bảy 20-9.


Photo courtesy of Vietcatholic
Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.


Với những lời lẽ mạnh mẽ, Đức Tổng Giám mục đã thẳng thắn đặt vấn đề với Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hà Nội. Trong bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục, có câu mà ban Việt ngữ xin đọc nguyên văn như sau:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên” và câu sau đó “Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”

Nhưng đài truyền hình trung ương tại Hà Nội, một cơ quan ngôn luận của Nhà nước, đã cắt câu trên thành “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, đến đó thôi; với mục đích lên án Đức Tổng Giám Mục.


Do đó, để rộng đường dư luận, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin phát sau đây nguyên văn bản Lời Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp gỡ đó.

Phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt

Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình.
Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất.

Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng, những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

Trước hết ông chủ tịch có nói rằng : Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó.

Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.

Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.

Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp.

Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó.

Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có.


Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài. Photo courtesy of DCCT

Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?!

Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hài lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói ra ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư xử theo tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và hội đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi nó gần gũi với chúng tôi.

Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.

Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước.

Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.

Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung.

Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước.

Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trên nền tảng pháp lý.

Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.

Tôi xin cám ơn.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Sep 2008 , 09:32
Tôi Thấy Nhục Nhã Vì Hộ Chiếu Việt Nam Bị Soi Xét

VŨ HẢI ĐĂNG .
Việt Báo Thứ Tư, 9/24/2008, 12:02:00 AM

Gần đây, vụ việc tranh chấp nhà đất ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là điểm nóng thời sự trong nước.
Thiết tưởng đây là những đòi hỏi hợp lý từ phía Giáo Dân mà Chính quyền Cộng sản cần giải quyết sớm trước khi sự việc bùng nổ, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hai bên. Tuy nhiên, khi báo chí đăng lại phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội - Ngô Quang Kiệt, đã khiến nhiều người dân bức xúc, vì họ chỉ được nghe đoạn trích không đầy đủ:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam.”

Nếu chỉ có phát ngôn trên, thì dư luận hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN.

Nhưng khi nghe toàn văn lời phát biểu của ông trước các quan chức TP Hà Nội, thì chúng ta có thể hiểu theo nghĩa khác:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái Hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Có phải TGM Ngô Quang Kiệt muốn nói “Tôi thấy nhục nhã vì mang Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, không như công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, đi đâu cũng không bị xem xét gì cả?”

Nếu đây chỉ là lỗi về diễn đạt, cũng như nhiều trường hợp các Chính khách nước ngoài “nói nhịu”, và đã bị báo chí, dư luận chỉ trích, thì sự việc này mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là “Truyền thông nhà nước đã cắt xén câu nói, nhằm mục đích hạ uy tín của TGM Ngô Quang Kiệt”.

Truyền thông nhà nước đang tìm cách quy kết TGM Ngô Quang Kiệt là đã xúi giục, kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm mục đích chống chính quyền. Đặc biệt, qua đoạn phát biểu bị cắt xén trên, chính quyền cộng sản muốn quy TGM Ngô Quang Kiệt thêm một tội danh “Phản Bội Tổ Quốc”.

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu, thì chúng ta phải cảm thấy nhục nhã, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn!

Có một câu nói đã thành chân lý: “Thời thế, Thế thời, thời phải thế”. Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Lịch sử Việt Nam, trừ những giai đoạn ngắn ngủi người dân có được một chính quyền Dân chủ, còn lại, lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là sự đổi thay, tiếp nối của các nhà nước độc tài: Độc tài Quân chủ Phong kiến, Độc Tài Quân phiệt Thực dân (thời Pháp thuộc), Độc tài Chuyên chế Phát xít (thời Nhật chiếm đóng), và Độc tài Toàn trị thời nay.

Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát.

Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.

Để có được địa vị cao sang, bổng lộc lợi quyền như ngày nay, các quan chức Cộng sản không được quên sự hi sinh của hàng triệu người con Việt Nam, họ đã ngã xuống vì mục đích cao cả: Hi sinh vì Tổ quốc, cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, cho non sông Việt Nam đời đời bền vững.

Không được đánh đồng, lẫn lộn giữa Chính quyền Cộng sản với Dân tộc Việt Nam, giữa Đảng Cộng sản với Tổ Quốc Việt Nam .

Một chính quyền mà không lo được cho dân, không mưu cầu hạnh phúc cho dân, thì theo quy luật của tạo hóa, chính quyền đó phải bị đánh đổ, không phải nhân dân, mà chính họ đã tự đánh đổ mình.

Vụ việc Nhà thờ đòi đất, chỉ là một trong những biểu hiện bùng phát của những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng chế độ: Mâu thuẫn giữa Khát vọng Tự do – Dân chủ của nhân dân và Chế độ Độc tài – Toàn trị, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi cải cách chính trị và sự bảo thủ giáo điều của nhóm lãnh đạo chóp bu, mâu thuẫn giữa quá trình xã hội hóa thông tin và nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền báo chí, mâu thuẫn giữa cực giàu và cực nghèo, mâu thuẫn giữa kinh tế hội nhập và văn hóa truyền thống v.v…

Mang tấm Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, nguyên nhân chính là vì dòng chữ ghi trên đó: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – HỘ CHIẾU (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM - PASSPORT). Tên nước ta được thêm chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) mới có 32 năm (1976-2008), nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới, còn vài nước vẫn đi theo.

Nhìn lại lịch sử, cha ông ta đã lấy những tên nước (Quốc Hiệu) thể hiện tinh thần Độc Lập Tự Tôn, như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, rồi Việt Nam.

Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi!

Hà Nội, ngày 22-9-2008

Vũ Hải Đăng – Đảng DCND, www.ddcnd.org


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 25. Sep 2008 , 05:13
Tranh luận trên internet về lời phát biểu của Tổng giám mục Hà Nội

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-09-25

Chắc chắn là chúng ta đang có một cuộn tranh luận gay gắt. Và tính chất cuộc tranh luận xoay quanh ý nghĩa của một câu nói, được trích từ một bài phát biểu.

Chúng tôi mời các bạn, tất cả chúng ta cùng làm một cuộc khảo sát: cuộc khảo sát với chính mình, xem mỗi cá nhân suy nghĩ ra sao, sau mỗi lần nghe những lời phát biểu sau đây.

Câu đầu tiên:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”

Bạn nghĩ gì về câu nói này?

Hãy để cảm xúc của bạn tự phát triển!

Tôi muốn mời các bạn nghe câu thứ nhì:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ.”

Một lần nữa, bạn nghĩ gì về lời phát biểu này? Hãy để cảm xúc của bạn tự phát triển. Nhưng tôi muốn mời các bạn nghe câu thứ ba.

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Tôi không muốn làm mất thì giờ của các bạn. Bây giờ, hãy cùng nhau nghe lại toàn bộ lời phát biểu sau đây.

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Đến đây, chúng ta có thể đoán được những lời phát biểu vừa rồi là của ai, nói vào lúc nào, và tại đâu.

Lời phát biểu vừa rồi được Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, đọc tại buổi gặp gỡ với đại diện Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20 tháng Chín, năm 2008.

Cùng ngày, và liên tiếp nhiều ngày sau đó, câu phát biểu trên được trích đăng, tôi nhấn mạnh, là “trích đăng” trên một số cơ quan truyền thông trong nước.

Câu trích đăng như thế này: “Tôi thấy rất là nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam.” Chấm hết!

Từ thời điểm ấy, và với lời trích đăng ấy, một cuộc tranh luận, đôi khi bị đẩy tới, đến mức cực đoan, bắt đầu bùng nổ.

Dư luận cho rằng sự mãnh liệt của cuộc tranh luận bắt nguồn từ tính nhạy cảm và tế nhị của lời phát biểu.

“Trích câu” hay “trích ý”?

Trong chương trình đọc và tìm hiểu thời sự trên Internet hôm nay, chúng ta sẽ dành toàn thời gian cho một diễn đàn trên Internet, có tên là “X – Cà Phê,” để biết dư luận nghĩ gì về lời phát biểu của người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.

“X – Cà Phê,” một diễn đàn điện tử của thanh niên, sinh viên Việt Nam trên Internet, cho phổ biến file âm thanh, ghi âm toàn bộ phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, và đưa ra một số câu hỏi thăm dò.

Câu hỏi thứ nhất: Sau khi đọc hoặc nghe đoạn audio gốc, bạn cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt là Đúng hay Sai?

Câu hỏi thứ nhì: Nếu từng ra nước ngoài, có bao giờ bạn thấy nhục khi trình hộ chiếu VN hoặc thấy hổ thẹn khi nhận mình là người VN?, Có hay Không Có?

Kết quả tính đến buổi chiều ngày 24 tháng Chín, có 272 người trả lời câu hỏi thứ nhất. Trong đó, 251 người nói Tổng Giám Mục “đúng,” 21 người trả lời là Tổng Giám Mục “sai.”

Đối với câu hỏi thứ nhì, thì 157 người trả lời, trong đó 129 nói họ thấy “nhục,” 28 người nói “không nhục.”

Các con số, cho dầu không được khoa học như phương pháp thống kê đòi hỏi, cũng có thể tiết lộ phần nào quan điểm của các thành viên tham gia diễn đàn X-càphê.

Nhưng thú vị hơn, có lẽ là các lời nhận định được để lại trên diễn đàn.

Trước khi cùng nhau đọc lại một số ý kiến trên diễn đàn này, hãy cùng nhau nghe lời phát biểu của một cựu biên tập viên ban tin tức Đài Truyền Hình Việt Nam, nhà báo Trần Quang Thành.

“Nói thật với anh, lúc đầu tôi rất không hài lòng về câu nói này của ông Ngô Quang Kiệt, thế nhưng tôi lại băn khoăn là ông Kiệt nói trong hoàn cảnh nào? Và có gì kèm theo không hay chỉ trần trụi có câu nói đó không? thế thì may thay tôi mở trang nhà của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì tôi được đọc toàn văn bài phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt thì thấy hoàn toàn khác với nội dung mà các báo Việt Nam trích đăng.

Ông Ngô Quang Kiệt nói ý đó là câu mở đầu và sau đó là cả một đoạn dài nói về cầu muốn nước Việt Nam cũng giầu mạnh như Hàn Quốc,  như Nhật Bản để ra nước ngoài không bị họ soi mói, dòm ngó coi khinh mình…

Cái ý đó lại khác rồi, cho nên tôi thấy cách này là cách anh em ở Việt Nam đưa tin không xác thực. Điểm thứ hai tôi muốn nói nếu chúng ta trong tinh thần “hòa giải dân tộc” thì chúng ta nên trao đổi với ông Tổng Giám Mục về ý mà ông nói, nhưng các báo điện tử ở trong nước lại lên án ông ấy là phản động, là thế này thế khác…

Tiếc rằng những người lên án nói thế này thế khác trong tay lại không có văn bản của ông Ngô Quang Kiệt cả.”

Tranh luận trên X-càphê

Những ý kiến trên diễn đàn X-Càphê không đồng nhất khi nhận định về lời phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Có người ủng hộ:

“Nói như cha Kiệt là rất hay vì vừa thâm thúy vừa nhẹ nhàng. Chỉ cần dùng hình ảnh “tấm hộ chiếu Việt Nam” là đủ thay cho việc nói huỵch toẹt “chế độ cộng sản Việt Nam.””

Cũng có ý kiến phản bác:

“…Cương vị Tổng Giám Mục, chức vị cao nhất của Giáo Phận, đòi hỏi con người phải nói năng trước công chúng một cách đàng hoàng và thận trọng…”

Có ý kiến không thể hiện đồng tình, cũng không thể hiện sự tán đồng, nhưng xoay quanh hoàn cảnh và cách thức mà lời phát biểu được đưa ra công chúng.

“Khi trích lại một ý tưởng của người nào, điều căn bản là phải trích ít nhất một câu văn từ chữ đầu cho tới chấm hết câu. Những câu khác không liên quan có thể bỏ đi với dấu chấm chấm... Khi một câu văn không nói hết ý người viết về một vấn đề thì phải trích cả đoạn văn. Khi nói lại câu nói của người khác, cũng phải nói hết câu chứ không phải chỉ vài chữ rồi quy chụp này nọ…”

Cũng xin trình bày cùng độc giả và thính giả, là các lời nhận định vừa rồi được chúng tôi trích đăng, xin nhấn mạnh là trích đăng, từ diễn đàn X-Càphê. Hiển nhiên, chúng tôi theo sát các ý kiến, là trích đăng trong sự tôn trọng ý nghĩa của phát biểu. Tức là, chúng tôi trích câu, chữ, trong sự cố gắng bảo toàn ý nghĩa, không làm hỏng, hoặc đảo ngược, hoặc gây hiểu lầm ý nghĩa mà các tác giả muốn trình bày.

Một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trình bày bài ý kiến của mình tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho,” thì thành phố Hà Nội ra công văn “cảnh cáo” đối với người đứng đầu giáo phận.

“…Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.”

Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”

“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam, là một sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.

“Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.” Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”

Luật sư này nói rằng, một công văn vừa trái với các qui định của pháp luật hiện hành, lại vừa có tính “hăm doạ, đe nẹt” như vậy, thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

Trở lại với diễn đàn X-Cà Phê. Có đến gần 500 ý kiến được để lại trên diễn đàn này, tính cho đến buổi chiều ngày 24 tháng Chín. Không phải tất cả các ý kiến đều mang tinh thần xây dựng, nhưng không thể phủ nhận là các ý kiến rất đa chiều, đa dạng.

Nhưng trên hết, các ý kiến trên diễn đàn được đưa ra từ một nền tảng chung, bảo đảm sự công bằng bắt buộc. Đó là: tất cả mọi thành viên diễn đàn đều được cơ hội đọc nguyên văn bài phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Trên căn bản này, chúng ta có thể tự tin, rằng các ý kiến thuần tuý bày tỏ quan điểm riêng. Và người bày tỏ ý kiến, cho dầu là đồng ý hay không đồng ý với phát biểu của Tổng Giám Mục, đều được quyền tự do phát biểu sau khi được nhận một khối lượng thông tin giống hệt nhau.

(Vừa rồi là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ diễn đàn X-càphê trên Internet liên quan đến bài phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 28. Sep 2008 , 19:39
Tôi - "Đại ngu" (!)

Trần Anh Kim


Nghe những lời tuyên truyền đường mật của Cộng Sản, say sưa mục tiêu của một chế độ tốt đẹp, ưu việt hơn chế độ Phong Kiến, Thực Dân mà Cộng Sản thường lên án. Tin theo lời tuyên truyền đó, ông nội và bố tôi hết lòng vì cách mạng. Mặc dù gia đình rất nghèo, nhà tường đất, vách tre trát bùn, lợp rạ, nhưng có nghề phụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khốn khó, song ông nội tôi vẫn chắt chiu, dành dụm từng mảnh vải cho Nhà nước vay 1075 vuông để may áo mùa đông binh sỹ, bố tôi 9 áo sợi, 1000 đồng công phiếu kháng chiến. Ông nội và bố tôi coi công việc của cách mạng hơn cả công việc gia đình. Bởi vậy: năm 1949, bố tôi được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam, năm 1954 là phó bí thư chi bộ. Thế mà Cải cách ruộng đất bọn chúng vu cho bố tôi là phó bí thư Quốc dân đảng. Nếu bố tôi nhận là phó bí thư Quốc dân đảng chắc chấn bị bắn (thực tế, bố tôi không biết gì về quốc dân đảng). Vì bố tôi kiên quyết không nhận nên bọn chúng tra tấn rất dã man. Chúng dùng dây thừng buộc vào hai ngón chân cái nhiều lần kéo lên xà nhà bắt phải nhận. Trước sau như một, bố tôi chỉ nhận là đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam. Đau quá không chịu nổi bố tôi kêu khóc, chúng dùng rơm nhét vào mồm. (Trước khi qua đời, bổ tôi kể lại toàn bộ tội ác của loài lang sói, tôi ghi âm đầy đủ những lời trăng trối của bố tôi). Không quy được cho bố tôi là phó bí thư quốc dân đảng, chúng đem số ruộng đất của ông nội và bố tôi cộng lại được 1 mẫu 7 sào 15 thước để lấy cớ nhiều ruộng đất quy thành địa chủ và chúng trưng mua toàn bộ ruộng đất, cầy, bừa, trâu các nông cụ khác . Những dụng cụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, "ông - bà" nông dân không biết xử dụng, họ cho đó là phương tiện để bóc lột nông dân nên đốt, phá cho bằng hết. Trên thế giới này chắc không có một chế độ nào thu tư liệu sản xuất để triệt đường sinh sống của những người nông dân chất phác như chế độ Cộng Sản Việt Nam  bạo tàn !. Tóm lại: Chúng thu từ chổi cùn, dễ rách trở lên quy ra thóc bằng 2040 kg. Hẹn 10 năm sau trả, mỗi năm hưởng 15 phân lãi song,  đảng cộng sản Việt Nam  ăn quịt tất cả. Ông nội và bố tôi bị chúng bắt cùm tại bếp nhà lão Rụng (lão Rụng người cùng xóm, là cốt cán của đảng) gần hai năm trời. Khi tha về người nào, người ấy như thân tàn ma dại !.

Chưa đầy 8 tuổi, cái tuổi lẽ ra phải được đi học, đi múa hát cùng các bạn thiếu niên. Vì là con địa chủ, bọn chúng coi thường, khinh miệt không cho tham gia. Gần hai năm trời, ngày hai lần tôi phải lọ mọ mang khoai lang luộc cho ông nội và bố. Tôi nhớ như in, mỗi lần mang khoai đến,  hôm thì chúng dùng đồ xúc phân gà, hôm thì chúng nhặt que cạnh chuồng lợn chọc vào khoai để kiểm tra. Nước, chúng đổ bớt đi,  đái vào cho ông nội và bố uống. Chúng còn giải thích: "uống loại nước này để sáng mắt ra cho chúng mày khỏi bóc lột". Mỗi khi ra đường, tôi đều phải quỳ xuống chắp tay lậy, van xin mấy ông "cốt cán" mới được đi. Điều kỳ lạ này, nay được lập lại bởi: thời cải cách ruộng đất cổng nhà ông nội và bố tôi hàng ngày cũng có "cốt cán" canh gác. Nay, cách nhà tôi khoảng 40m, chúng cho xây một bốt canh, hàng ngày cử Công An canh gác nhưng khác ông nội và bố tôi ngày trước ở chỗ: tôi đi đâu, làm gì, chúng cho Công An bám theo từng bước. Chúng còn trang bị máy cắt sóng trị giá hàng tỷ VNĐ gắn trên xe máy đi theo cắt sóng điện thoại di động, không cho tôi liên lạc với bạn bè (cả trong và ngoài nước) nhằm bưng bít thông tin. Cảnh này, bọn chúng không thể chối cãi nổi bởi  toàn dân ai cũng biết !.

Cộng sản Việt Nam đầy đoạ gia đình tôi bần cùng đến như vậy, bị oan khiên, ông nội và bố tôi có làm đơn khiếu nại. Song, qúa đói nghèo vì của cải đã bị đảng cướp trắng tay. Đông qua, thu lại gia đình chỉ biết cặm cụi mò cua, bắt ốc... kiếm sống cho qua ngày. Muốn quay lại nghề truyền thống nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa cũng bó tay do phương tiện không còn. Quá trình lam lũ, làm ăn khi có bát ăn bát để, gia đình mở nghề làm bánh đa kiếm sống. Được một thời gian bị cấm, họ cho rằng làm bánh đa là huỷ hoại lương thực, gia đình phải chuyển nghề làm miến dong và sau đó xoay nghề làm chiếu cói. Thấy gia đình làm chiếu phát đạt, Hợp tác xã đứng ra hứng lấy, tệ nạn ăn cắp, làm ẩu nẩy sinh thế là nghề làm chiếu do bố tôi dóng dựng lụi tàn. Sống dưới chế độ Cộng Sản những người có trí tuệ, có sáng kiến, mày mò bằng sức lao động của chính mình để kiếm miếng ăn cũng khó, thậm chí bị kìm hãm không thể làm ăn nổi.

Sửa sai, anh em chúng tôi mới được bố mẹ cho đi học. Sinh ra từ một gia đình có truyền thống chỉ biết hết lòng vì cách mạng và cần cù lao động hưởng thụ bằng chính sức lao động của mình không bóc lột và cũng chẳng biết ăn cắp, ăn cướp của ai !. Tuy nghèo khó, song bố mẹ rất quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Được sự chăm lo của bố mẹ, chúng tôi quyết tâm học ra đầu, ra đũa để khỏi phụ lòng các cụ. So với thời nay, tuổi học của anh em chúng tôi đều quá. Cũng vì lớn tuổi mới đi học nên ở lớp nào tôi cũng học giỏi và được các bạn bầu làm lớp trưởng. Những năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi được trau dồi thêm nhiều lời đường mật của Cộng Sản. Tôi đặt rất nhiều niềm tin vào chế độ, ngỡ tưởng những điều Cộng Sản tuyên truyền trước sau sẽ thành hiện thực. Vào đội thiếu niên tôi làm đội trưởng. Vào đoàn, tôi làm bí thư chi đoàn. Vào đảng, tôi làm công tác đảng. Bởi vậy, ở bất kỳ cương vị nào, tôi cũng luôn luôn phải gương mẫu đi đầu. Trong quân đội, khi thực hiện cơ chế một người chỉ huy, xoá cấp trưởng chính trị, tôi chuyển sang chuyên làm công tác đảng. Vốn là người rất tin vào chủ trương, chính sách của đảng và đã từng được phân công đi chỉ đạo công tác đảng - công tác chính trị từ cấp quân đoàn trở xuống nên càng phải nắm thật chắc đường lối, chủ trương mới vận dụng và chỉ đạo được. Mặc dù lúc còn ở chủ lực cũng có nhiều điều chướng tai, gai mắt. Song, mỗi khi được học tập, chỉnh huấn những thói hư tật xấu đều được tiếp thu, sửa chữa. Và sau mỗi lần học tập, chỉnh huấn sức mạnh nhân lên gấp bội, vì vậy "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" !.

Xa quê hương, tôi cũng như nhiều đồng đội của tôi mỗi khi nghe tới danh Quân Khu 3 ai cũng mến mộ !. Những lần đi tập huấn hoặc đi học bổ túc, thấy cảnh sinh hoạt của các sỹ quan Quân Khu 3 hơn hẳn sỹ quan các Quân Khu  khác trên mọi lĩnh vực, nghĩ mà thèm. Họ còn kính biếu chúng tôi nhiều tài liệu tuyên truyền về những thành tựu của Quân Khu 3, trong đó có tác phẩm "kết hợp kinh tế với quốc phòng - Quốc phòng với kinh tế trên địa bàn Quân Khu 3". Nghiên cứu tác phẩm, tôi thấy chủ đề nổi bật là: tập trung ca ngợi phong trào "làm giầu đánh thắng", làm chúng tôi càng thêm mến mộ. Suốt cuộc đời quân ngũ, tôi ở ba quân khu. Thời chiến tranh chống Mỹ, tôi ở địa bàn Quân Khu 5 mười năm. Chống quân Bành Trướng Bắc Kinh xâm lược, tôi ở địa bàn Quân Khu 1 mười hai năm. Thời kỳ ở Quân Khu 1, tôi khẳng định: nếu không có trận đánh lúc 08 giờ ngày 17-02-1979 tại cánh đồng Song Áng, Mỹ Cao, Văn lãng, Lạng Sơn thì quân Bành Trướng Bắc Kinh sẽ thực hiện được ý đồ chiến lược của chúng là "ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội", nếu để chúng tiến đến Hà Nội thì, hậu quả khôn lường !. Bị trận đòn đau, chúng căm thù đánh sập cả hang Con Khoang, hiện trường còn đó !. Ngày 28-02-1979, trận đánh thứ 2 xẩy ra tại Kéo Càng, chặn đứng lực lượng chính của quân Bành Trướng Bắc Kinh tấn công vào Thị xã Lạng Sơn, đỡ tốn thất biết bao nhiêu cho nhân dân thị xã Lạng Sơn.

Nghĩ về vận mệnh quốc gia, mặc dù lực lượng không cân sức, tôi vẫn bình tĩnh, chủ động, mưu trí... chỉ huy bộ đội chiến đấu giành thắng lợi hai trận đánh trên, phá tan ý đồ chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc mà không được một bức điện chỉ đạo của thượng cấp. Trong khi câp trên của tôi chỉ biết hô quân tháo chạy chui hang viết báo cáo thành tích, lĩnh huân chương các loại (!). Tôi cũng như các chiến hữu dưới sự chỉ huy của tôi, thì tay trắng. Thử hỏi: nếu tôi cũng như các sỹ quan khác trong sư đoàn, chỉ biết hô quân tháo chạy ngay từ sáng 17-02-1979 thì hậu quả sẽ ra sao ?!.

Cuối đời quân ngũ, tôi có diễm phúc hơn đồng đội của tôi được điều về quân  khu 3. Vốn là người chuyên làm "Công tác đảng - công tác chính trị" tôi tìm hiểu sâu bản chất của sự việc. Sau một thời gian thực thi nhiệm vụ và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng: phong trào "làm giầu đánh thắng" của quân  khu 3 chỉ là khẩu hiệu, là lý thuyết suông !. Bản chất của phong trào "làm giầu đánh thắng" là "buôn lậu trốn thuế" (!). Còn những sỹ quan quân  khu 3 khi đi học hoặc đi tập huấn đều phải góp thêm tiền ăn, tiền đút lót giáo viên từng bộ môn. Bởi vậy thành tích nuôi dưỡng cũng như học tập của các sỹ quan quân  khu 3 đều vượt trội. Những cán bộ có chức, có quyền họ dùng trợ lý có chuyên môn, có trình độ biết khom lưng, quỳ gối đi theo làm bài cho lãnh đạo. Bọn họ còn dùng tiền cử trợ lý mua đáp án và đáp án chính là bài kiểm tra của họ. Nếu không biết các mẹo vặt , ai cũng tưởng các sỹ quan quân  khu 3 đều là những người "tài-giỏi"(!). Mua đáp án, cử người thi hộ, thuê sinh viên bảo vệ luận án lấy hàm "tiến sỹ" của những kẻ có chức, có quyền, háo danh, chắc chắn các quân khu bạn không thể có kinh nghiệm bằng (!). Tiếp xúc với địa phương, sau một thời gian tôi phát hiện tập đoàn giặc nội xâm phá hoại thành quả cách mạng một cách ghê gớm. Tôi vào cuộc điểm mặt, vạch tên... lũ quan tham, thế là gặp hoạ (!).

Mặc dù sống ở một xã hội đầy rẫy thối tha, mục ruỗng, đầy rẫy bất công.... Song lối sống, lẽ sống của tôi như xưa, vẫn trong sáng, thanh bạch... luôn kiên định với mục tiêu: vì nhân dân, vì dân tộc, vì Tổ Quốc mà quên mình phục vụ. Nay thêm quan điểm "Gạn đục khơi trong", tôi rất quý trọng, khâm phục, noi gương những cán bộ, đảng viên chân chính, những người thực sự yêu nước, thương nòi, hết lòng vì dân (bất kể họ là ai). Tôi thường lấy những câu danh ngôn của các vị tiền bối để tự răn mình như: "quan liêu tham nhũng là giặc nội xâm, coi kẻ tham nhũng là Việt gian, Mật thám". Giặc nội xâm chính là những tên việt gian, phản động, phản bội, mật thám, ăn cắp, ăn cướp, bán nước, hại dân.... tôi kiên quyết không tha thứ loại giặc này, phải vạch mặt, chỉ tên lũ giặc nội xâm bất kể kẻ đó là ai, trừ hoạ cho dân !. Vì luôn giữ vững quan điểm đó, nhiều bạn bè trách tôi là loại người không thức thời, "đại ngu". Tôi đành ngậm đắng, nuốt cay chịu đựng và không bao giờ thoả hiệp, hoà nhập với lối sống sa đoạ, suy đồi... do chế độ CS Việt Nam  hiện thời đang thao túng !. Suốt cuộc đời tôi phấn đấu chỉ mong được sống ở một xã hội tốt đẹp, ưu việt hơn hẳn các chế độ xã hội cũ. Ai dè, nay lại phải sống ở một xã hội suy đồi đến tột độ, còn thối tha, mục ruỗng, bẩn thỉu... hơn cái chế độ mà chính tôi đã bị đảng lừa phải đổi bằng máu, bằng xương chiến đấu quên mình xoá bỏ nó đi. Chính vì tôi không vào ê kíp của loại đảng ăn cướp nên bị gạt ra khỏi tổ chức của "đảng" !

Nay tự kiểm điểm lại mới thấy tôi "đại ngu". Những điều "đại ngu" được thể hiện như sau:

- Điều "đại ngu" thứ nhất là: Quá tin những lời đường mật của loại "Đảng" siêu lừa nên tôi đã công hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của "đảng". Khi đã bị  đảng cộng  sản Việt Nam vắt kiệt sức, tôi không thức thời, không chịu tuân theo lối sống của tập đoàn giặc nội xâm, lại còn điểm mặt, vạch tên bọn chúng. Phát hiện thấy tôi không ăn cánh, không chịu vào ê kíp... nên "đảng" gạt ra lề. Mọi chế độ, quyền lợi của tôi tận tụy phấn đấu suốt đời mới có, nay bị "đảng" cướp trắng tay tất cả !.

- Điều "đại ngu" thứ hai: Khi được phân công làm kinh tế, tiền vay về đáng lẽ phải học tập lũ giặc nội xâm, dành ra một phần đút miệng "quan" trên, còn lại bỏ túi. Tôi tin rằng không những tôi không việc gì mà còn được thăng quan, tiến chức và chắc chắn không đến nỗi bần hàn như ngày hôm nay. Quyền lợi của quần chúng được hay không, không cần biết. Như kiểu Bùi Minh Vượng - Chỉ huy trưởng (loại B quay) cứ việc ăn cắp, ăn cướp, buôn lậu... mặc cho đồng đội tố cáo, Vượng vẫn là chiến sỹ thi đua, vẫn được thăng quân hàm, quần chúng làm gì được hắn (!). Chỉ vì tôi "đại ngu", vay tiền Nhà nước ít, trả tiền Nhà nước nhiều, không biết luồn cúi, đút lót nên bị những kẻ chuyên "Ngậm máu phun người" ở các cơ quan pháp luật quân  khu 3 và Bộ Quốc Phòng, nay lại được Vụ 3 thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao phù hoạ, nên tôi mới phải hứng chịu nông nỗi này !. Vụ việc của tôi, "đảng" thừa thấu hiểu. Ngày 24-5-2008, tôi có  ĐƠN ĐỀ NGHỊ gửi các uỷ viên Bộ chính  trị , các cơ quan chức năng nói rõ quan điểm của mình: nếu tôi không chứng minh được những điều tôi nêu trong đơn thì, các ông cứ việc chặt đầu, nhưng không nhận được hồi âm. Quá thời gian luật định, tôi tung ĐƠN ĐỀ NGHỊ lên mạng cho cả thế giới biết. Vậy mà "đảng" vẫn cứ câm như hến !. Rõ ràng "đảng" cũng chẳng khác gì lũ đầu trâu, mặt ngựa ở các cơ quan pháp luật  quân khu 3 và Bộ Quốc Phòng, cũng là loại "ngậm máu phun người" không hơn, không kém (!?)

Nay, xin nêu ra để cho mọi người nhất là các bạn trẻ lấy đó làm bài học chớ có dại đem hết sức lực và tuổi thanh xuân quý báu của mình cống hiến cho loại "đảng" siêu lừa này để rồi lại trở thành người "đại ngu" như tôi (!).

Tự do - Dân chủ - Đoàn kết muôn năm !
Dân tộc Việt Nam bất diệt !
Tổ Quốc Việt Nam muôn năm !
                                                       
© 2008 www.danchimviet.com


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 07. Oct 2008 , 04:58
Hỏi mấy chú nai vàng ngơ ngác

Trần Khải Thanh Thủy
Vài cảm nhận sau khi đọc bài "Thu vĩnh cửu" của Hà Sĩ Phu


Có thể nói đặc điểm nổi bật trong thơ Hà Sĩ Phu là kín tứ, chặt lời, mà ít chữ. Cả tập thơ của ông chứa đa phần là thơ đa chiều, nói sông hoá biển, nói cây hoá người, nói một người cũng là hoá muôn người, gợi cho người đọc những ngả đường liên tưởng mênh mông, những cảm nhận sâu sắc thú vị ở tầm sâu xa nhất, cũng là cao siêu nhất của nhận thức, lí trí. Xin lấy một bài mà tác giả cho là tiêu biểu nhất trong tập Sáng Trăng của ông để chứng minh sự kín tứ, chặt lời, đa chiều và vô cùng sâu sắc này:

Thu vĩnh cửu

Lũ bàng lại xênh xang áo đỏ
Ru chồi non yên ngủ giấc giao mùa
Đất mở hội hóa trang thu vĩnh cửu
Chiếc lá già quen thói vẫn đung đưa

Trời cao ngất lại xanh màu ảm đạm
Trận gió vàng lay cuống lá đang khô
Hỏi mấy  chú nai vàng ngơ ngác
Rằng thu này có khác thu xưa?

Đất trời chín nắng mười mưa
Mà nàng giặt lụa hồ thu chẳng già

Đọc một lần tưởng thơ mặt phẳng, mô tả lá bàng trong tiết trời thu. Vậy mà không, càng đọc kĩ, càng thấy giật mình vì sức liên tưởng kỳ vĩ trong thơ ông. Theo cách biểu đạt của nhà văn Nga Prishvine: Mỗi người chỉ là một chiếc lá trong hàng triệu chiếc lá của cây đời, thì cái lũ bàng xênh xang áo đỏ chả phải đám người vô công rồi nghề, khoác áo đảng chuyên chạy theo đón ý chủ, hít bã thừa, hưởng đóm tàn mà lại đắc ý, xu thời, vụ lợi đấy ư?

Ở câu 2:  Ru chồi non yên ngủ giấc giao mùa. Một thế hệ trẻ non tơ, xanh mướt mát đang bị đầu độc ru ngủ trong thời buổi nhộn nhạo, thật giả chen chân, trắng đen lẫn lộn. Chờ cho đến khi sự thật, điều tốt được xác nhận và lũ sâu mọt bị diệt trừ... thì những mầm non cứ tha hồ ăn ngon ngủ kĩ với khẩu hiệu "mũ ni che tai", "thời thế thế thời", "xấu đều hơn tốt lỏi", "khôn độc không bằng ngốc đàn".

Câu 3: Đất mở hội hoá trang thu vĩnh cửu. Ngày hội của Cách mạng tháng 8 thành công, ngày hội giữa mùa thu lịch sử đã là một sự đóng băng vĩnh cửu. Cả nghìn vạn triệu con người vỗ tay hoan hô : Muôn năm muôn năm, bất kể tính chất, mức độ, môi trường và thời điểm. Nhờ sự may mắn tình cờ mà nhặt được chính quyền ở ngoài đường (Nhật Pháp đánh nhau và cơ hội của chúng ta)... Thế mà cứ bay vo ve nhặng xị ngậu lên như câu ví dân gian : Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi... cắn. Không chỉ một lần mà già nửa thế kỉ. Cố tình biến sự thuận lợi may mắn thành cái đích thực, biến cái nhất thời thành một sự vĩnh cửu,  hoàn toàn đi ngược với quy luật tự nhiên, quy luật lịch sử và cũng là quy luật của muôn đời.

Câu 4: Chiếc lá già quen thói vẫn đung đưa. Tả lá, tả cây mà hồn người đậm đặc hơn hồn cây. Thói xấu của sự bất tài vô học, thể hiện rõ nét trong cụm từ “quen thói vẫn đong đưa” này. Già rồi mà không chịu rụng, không về vườn, còn cố ngồi đấy mà hưởng thụ đặc quyền, đặc lợi. Nhưng chưa đủ, lại giở thói hống hách chuyên quyền ra mà đàn áp dân, điều khiển đất nước, khiến đất nước cứ rối tung, rối mù lên. Lớp trẻ thì bị đầu độc ru ngủ, những người thức tỉnh, đòi hỏi quyền lợi cho dân cho nước lập tức bị quy tội gián điệp, phản bội bắt bớ, tù đày không thương tiếc. Một câu thơ chỉ vỏn vẹn 7 từ mà khái quát đủ chân dung của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản, đặc biệt là 15 vị trong bộ chính trị (cả đương chức lẫn cố vấn). Ông chột mắt, ông hói đầu, ông thất học, ông đĩ điếm...

Chính vì thói xấu của những chiếc lá già tham lam, tàn bạo này mà bầu trời tổ quốc mới ảm đạm như thế: Trời cao ngất lại xanh màu ảm đạm... Bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu người đã nằm xuống để đổi lại bầu trời xanh cho xứ sở… Để rồi lại bị lũ nhân danh cách mạng này làm cho ảm đạm, mất màu.

Khổ 2: Như một quy luật, ở đâu có thối nát, ở đó có sự rụng rơi. Câu thơ dù làm ở thời điểm 1990, khi Đảng Cộng sản đang tiến hành “đổi mới tư duy”, đang ngất nghểu trên ngai vàng quyền lực nhưng đã bị một sự ám ảnh tâm linh, một kết cục nhỡn tiền phải xảy ra: Trận gió vàng lay cuống lá đang khô. Chính trị chỉ là cái nhất thời, con người mới là vĩnh cửu. Khi chính trị bùng nhùng khô xác, khi lũ hôn quân trấn giữ vương triều khiến đời sống dân sinh bị đầu độc, đè nén thì sớm hay muộn người dân cũng biến thành cơn cuồng phong thổi rơi cuống lá.

Hai câu sau: Hỏi mấy chú nai vàng ngơ ngác, Rằng thu này có khác thu xưa ? Có lẽ muốn tiệm lời, lại sợ lộ tứ, nên ông dùng từ “mấy”. Kì thực để hiểu đầy đủ phải là “mấy vạn” hoặc “mấy triệu” chú nai vàng ngơ ngác... Nai và lá vàng là biểu tượng đặc trưng cho mùa thu trong thơ. Tuy nhiên khi biết quan tâm tới tình hình thời cuộc và thế sự thì câu: Rằng thu này có khác thu xưa có lẽ chỉ là một cách nói bóng bẩy về thân phận con người. Hỏi mà thành đáp, đóng mà thành mở vì với một bầu trời ảm đạm chết chóc, với những nỗi oan khiên đầy đoạ thân kiếp con người như thế - đến mức vài triệu dân phải bỏ mái ấm gia đình, bỏ quê hương đất nước ra đi - thì thu này làm sao mà khác thu xưa được ? Vẫn chỉ là cảnh:

Mất mùa là tại thiên tai,
Được mùa là bởi Thiên Tài Đảng ta

Bao nhiêu năm cầm quyền, Đảng đã bộc lộ rõ cái "thiên tài" của mình trong việc hoạch định chính sách nông nghiệp cũng như hàng chục khoản thu - đến mức được mùa cũng như mất mùa, thu này chẳng khác gì thu xưa, khiến dân gian phải truyền tụng:

Còn chưa xuống đất chưa xong
Còn nghe theo Đảng quyết không... còn mình.

Hai câu kết như một tiếng thở dài, một lời tự sự thâm trầm mà sâu sắc:

Đất trời chín nắng, mười mưa
Mà nàng giặt lụa hồ thu chẳng già

Đất trời đổi thay, chính trị bùng nhùng, rối rắm, lúc thịnh khi suy, có cái gì là vĩnh cửu đâu ? Sao nàng ngồi giặt tấm lụa nơi hồ thu mãi chẳng già như thế ? Tính cả tuổi mụ thì cô nàng của mùa thu tháng 8 đến nay (1990) đã 45 tuổi (*) tròn rồi, sao vẫn không già, không lụi đi ? Cứ ngang nhiên tồn tại độc tài, cấm đoán, bắt nhân dân phải dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường như thế ? Bao giờ mới chịu chia tay ý thức hệ đây ?

Bài thơ nói về mùa thu của đất trời nói chung cũng là về mùa thu Cách mạng tháng 8 nói riêng. Hoàn toàn không có sự tụng ca như các nhà "thơ nô", "văn nô" của chế độ cộng sản. Ngược lại hơi thơ, hương thu buồn đến não lòng, đẫm lệ. Dẫu có chín nắng,  mười mưa vẫn không tích gió thành bão hay sao ? Trong khi ở các nước xã hội chủ nghĩa khác bão đã động đầy trời, chuẩn bị xô đổ, kéo sập cả ngôi nhà cùng lũ chủ nhà bất tài vô dụng xuống đất đen rồi. Hãy để các cô nàng giặt lụa hồ thu phải già theo đúng quy luật tự nhiên ; cũng là để ngày ấy lụi tàn. Ngày Đảng cộng sản độc đoán chuyên quyền thoái trào, tan rã, thay vào đó là một lớp người mới - khác hẳn về bản chất - thay thế cho những lũ bàng xấu thói, lúc xênh xang áo đỏ, lúc yên ngủ giấc giao mùa, để tìm lại mầu xanh bất tử cao ngất nơi bầu trời.

Đỉnh giời 3-10-2008

--------------------------------------------------------------------------------
(*) Tính đến thời điểm 1990, khi Hà Sĩ phu làm bài thơ này

© 2008 www.danchimviet.com


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 26. Oct 2008 , 13:32
Dân chủ, nhân quyền - chiêu bài lỗi thời?

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2008-10-26

Tạp chí điện tử Cộng Sản hôm Chủ nhật (26.10) có bài của Giáo Sư, Viện Sĩ Nguyễn Duy Quý thuộc Viện Khoa Học Xã Hội VN, tựa đề “Dân chủ, nhân quyền - chiêu bài đã lỗi thời của các thế lực thù địch với cách mạng VN”.


Nội dung tấm biểu ngữ được treo trên thành cầu vượt Lạch Tra, Hải Phòng sáng ngày 16-8-2008. RFA photo.

Bài báo cũng đề cập tới những điểm nổi bật khác, kể cả việc quan niệm phương Tây và phương Đông không thể áp đặt cho nhau, vấn đề chủ quyền VN, quan niệm sai trái về “nhân quyền cao hơn chủ quyền”…Qua cuộc trao đổi với nhà bất đồng chính kiến hàng đầu VN, GS Trần Khuê, Thanh Quang trước hết nêu lên câu hỏi là vấn đề dân chủ, nhân quyền có thực sự là “chiêu bài đã lỗi thời” hay không ? GS Trần Khuê nhận xét:

Nhận thức sai lầm

GS Trần Khuê: Tôi chưa được đọc bài của anh Nguyễn Duy Quý, nhưng tôi thấy vấn đề dân chủ, nhân quyền mà gọi là vấn đề lỗi thời thì hoàn toàn không phải. Vì đây là vấn đề của con người, của thời đại. Có thể nói nó là khát vọng không phải riêng của VN, mà là của nhân loại. Cho nên nếu ai nhận định đó là vấn đề lỗi thời hay không chính đáng hay thế này, thế khác thì tôi cho là nhận thức đó không đúng.

Thanh Quang: Thưa GS, GS vừa đề cập tới vấn đề của con người, của thời đại, thì, cũng vẫn theo bài báo, “Không ai có thể phủ nhận một thực tế: Quyền con người là một giá trị phổ biến, có tính toàn cầu. Song, quyền con người còn là một giá trị lịch sử, gắn với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc, quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới”. Do đó, theo lập luận của bài báo, “Quan niệm của phương Tây về lợi ích cá nhân và quan niệm của phương Đông về lợi ích của dân tộc, của cộng đồng” là những quan niệm rất khác biệt, và do vậy, không thể áp đặt cho nhau. GS nhận xét như thế nào về lập luận như vừa nói?

GS Trần Khuê: Những lập luận kiểu đó thì tôi phản đối từ lâu rồi. Tức là tại sao cứ mang tính đặc thù của từng dân tộc ra để đối lập với tính phổ quát của nhân loại. Con người sống trên hành tinh, trên mặt đất này có những điểm khác biệt nhưng cũng có những điểm rất chung. Ai cũng phải sống, phải ăn uống, phải được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Rồi có cái quyền mà tôi cho là chế độ phong kiến không cho người ta được hưởng, đó là tự do tuyển cử. Cho nên nhân loại cứ phải dùng khởi nghĩa vũ trang để lật đổ nhau. Và chủ nghĩa tư bản có cái rất tiến bộ, tức là người ta thay đổi bằng lá phiếu. Đây là chuyện mà những người cầm quyền nên lựa chọn, là để cho nhân dân dùng lá phiếu để thay đổi người cầm quyền hơn, hay là phải khởi nghĩa vũ trang để lật đổ thì hơn. Tôi thấy là cứ bảo là đặc thù. Ờ thì đặc thù VN, nhưng tôi đã nói là ở VN có những “chuyên gia khởi nghĩa”, cả một quá trình liên tục khởi nghĩa để lật đổ các triều đại, rồi đánh đuổi ngoại xâm.v.v…

Bây giờ là lúc người VN thích hòa bình, thích yên ổn, thích được an cư lạc nghiệp, và muốn được sử dụng lá phiếu để thay đổi. Và những lá phiếu này, ở VN cũng như ở các nước khác, không có sự phân biệt.

Mâu thuẫn và ngụy  biện

Thanh Quang: Bài báo trong Tạp chí CS cũng khẳng định rằng “Chủ quyền là quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, người VN hiểu rất rõ giá trị đích thực của chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc và quyền tự do dân tộc”. Thưa GS, lời khẳng định trong bài báo này có mâu thuẫn với hành động công an VN đàn áp những cuộc biểu tình phản đối TQ xâm phạm chủ quyền VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi phản ứng của nhà cầm quyền VN đối với Bắc Kinh bị coi là quá yếu không?

GS Trần Khuê: Vấn đề này thì mâu thuẫn rõ quá rồi. Tôi đã phản đối luận điệu của Hội Đồng Lý Lluận, của các Ban Tuyên Huấn Tuyên Giáo, và đặc biệt của những tập chí như CS, Triết Học.v.v…đó là đặt chủ quyền cao hơn nhân quyền. Tại sao lại đặt vấn đề như thế được? Không có cái nào cao hơn cái nào cả, và cái nào cũng cần thiết cả.

Còn trong thực tế, anh bảo đặt chủ quyền cao hơn nhân quyền, thế tại sao anh lại nhường Ải Nam Quan, nhường hải giới, địa giới, rồi Trường Sa, Hoàng Sa cho ngoại bang ? Cái đó là anh tự mâu thuẫn với anh. Thế rồi người ta phản đối, anh lại đi bắt. Cho nên Trần Mạnh Hảo đã làm bài thơ “Tôi đi biểu tình để bảo vệ đất nước tôi mà tôi bị bắt”.

Cho nên vấn đề ở đây là người ta ngụy biện. Anh Nguyễn Duy Quý, tác giả bài báo này, là ngụy biện. Anh Duy Quý không xa lạ gì với tôi cả, vì anh ấy là cựu Viện Trưởng Viện KH XH Hà Nội. Tôi với anh ấy không có gì xa lạ với nhau cả. Nhưng mà anh Nguyễn Duy Quý, cũng như anh Nguyễn Đức Bình và một số lý luận gia đó, hiện nay bảo thủ lắm.

Và chính Lê-Nin nói chứ ai, rằng “thực tiễn là thước đo chân lý”.

Cái thực hiện hiện nay chứng tỏ các anh làm sai, các anh không bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các anh không bảo vệ những gì tốt đẹp của VN. Mà các anh cứ nói là đặc thù, rồi chúng tôi có cái riêng của chúng tôi.

Không! tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, có báo chí tư nhân, cũng như có tự do hội họp, đa nguyên, đa đảng, cũng như tự do tuyển cử có quốc tế giám sát, đó là 3 chương trình mà Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21 của chúng tôi chủ trương đối thoại một cách hòa bình, và thảo luận cho bằng được để thực hiện trước hết là 3 quyền này.

Tôi cho rằng đây là chủ trương rất tốt và hợp thời của Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21 của chúng tôi.

Thanh Quang: Xin cảm ơn GS Trần Khuê rất nhiều.

GS Trần Khuê: Xin cảm ơn quý Đài, và qua quý Đài, tôi xin gởi lời chúc sức khỏe và chúc mừng mọi sự thăng tiến đối với đồng bào trong nước cũng như đồng bào hải ngoại. Xin kính chào quý vị.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 07. Nov 2008 , 02:59
07 Tháng 11 2008 - Cập nhật 09h04 GMT

Giấc mơ Mỹ, giấc mơ Việt Nam
 
Luật sư Lê Quốc Quân
Viết cho BBC từ Hà Nội


Barack Obama đã thắng cử và trở thành tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông thắng làm cho tôi và một người bạn buồn.

Tôi mong John McCain thắng vì một tình cảm cá nhân đặc biệt còn bạn tôi cay cú vì không kịp nói câu: “Chúng tôi từng bỏ tù một tổng thống Mỹ”.

Nhưng cả hai chúng tôi đều khâm phục cho nền dân chủ Mỹ. Qủa thật, người Mỹ thường là không bầu nhầm tổng thống. Đã có lúc đứng trước hai thiệt hại, bao giờ họ cũng biết chọn cái ít thiệt hại hơn.

Giấc mơ Mỹ - American Dream

Lịch sử ngắn ngủi của Hoa Kỳ chứng tỏ sự khôn ngoan một cách già dặn của người Mỹ. Trong suốt 232 năm qua kể từ ngày lập quốc vào năm 1776, “Giấc mơ Mỹ” vẫn sống mạnh mẽ. Nó chứng minh khả năng thay đổi, điều chỉnh để tiếp tục đi lên.

Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt khi cho phép sự phát triển bình đẳng trong đa dạng. Mỗi người đều rất tự do, có thể theo đuổi ước mơ riêng nhưng vẫn đến với nhau trên một nền tảng pháp luật chung.

Họ đã đến với nhau vì sự khát khao tự do, vì sự thịnh vượng vật chất và những giá trị bình đẳng và dân chủ. Hàng trăm ngàn người reo hò theo tỷ lệ phiếu bầu được kiểm cho ta thấy không khí thực sự của một ngày hội. Sự sôi động cuồng nhiệt thể hiện ý nghĩa lớn lao của từng lá phiếu.

“Giấc mơ Mỹ” vẫn tiếp tục thôi thúc nhiều người. Hàng ngàn dân Mexico vẫn hằng ngày mong thoát qua được đường biên giới để vào đất Mỹ. Hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mạng để kiếm tìm một chỗ trú bên kia bờ đại dương, Những người đã định cư tiếp tục đưa con cháu, họ hàng sang Mỹ.

Nhiều nhà khoa học, dù nhớ về cố quốc, nhưng vẫn mong được kéo dài hơn thời gian ở một văn phòng chuyên môn hoặc một giảng đường ở Mỹ.

Nếu ở Việt Nam

Nếu như Barack Obama sinh ra ở Việt Nam, liệu ông ấy có được bầu làm chủ tịch nước hay không ? Câu trả lời chắc chắn là không, vì ông ấy không thuộc diện 'cán bộ được quy hoạch'.

Không ít người vẫn trách tôi dại dột rời bỏ những cơ hội ở Mỹ để về Việt Nam đối mặt với song sắt nhà tù.

Trước hết ông ấy không phải là “cháu ngoan Bác Hồ”, không phải là “đội viên ưu tú”, đoàn viên đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vào đảng dự bị, được chính thức, được quy hoạch và qua bao nhiều nấc bậc nhiêu khê khác trong đảng chứ không phải thông qua lá phiếu của nhân dân.

Hơn nữa ông đã từng liên hệ với “các nhân vật thuộc phong trào phản chiến” tương tự như các nhà bất đồng chính kiến bây giờ. Nhưng trên hết, ông đã trúng cử vì ông kêu gọi sự đổi thay, một điều mà ông có thể bị bắt bỏ tù tại đất nước đã từng gọi là “dân chủ gấp triệu lần tư bản”

Thế nhưng, ông đã đắc cử vì đất nước Mỹ thực sự cho con người ta cơ hội để khẳng định bản thân. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã được trải nghiệm điều này khi họ đã trở thành nghị viên hoặc triệu phú khi chỉ hơn 20 năm trước tả tơi trong bộ quần áo duy nhất bước lên bờ cát sau những cuộc vượt biên hãi hùng.

Việt Nam ta đã từng có lịch sử rất đáng tự hào và người Việt cũng xứng đáng cơ những cơ hội phát triển như người Mỹ. Khi đất nước bị lâm nguy chúng ta đã cùng đứng lên để bảo vệ. Hồ Chí Minh đã từng “suy rộng ra” khái niệm “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” của Tuyên ngôn độc lập Mỹ để khẳng định sự tự do và bình đẳng của các quốc gia.

Ngày nay liệu chúng ta đã được bình đẳng với các dân tộc khác hay chưa?

Đó là câu hỏi mà khi “cầm hộ chiếu Việt Nam” những nhà lãnh đạo nên nhạy cảm quan sát. Nếu như không thấy nhục vì nước mình thua bạn kém bè thì phải biết nhục khi hàng chục cô gái trẻ Việt Nam xếp hàng cho thanh niên Đài Loan lựa chọn như những món hàng; phải biết nhục khi hàng ngàn dân Việt cứ thấy bóng công an Hàn Quốc là cắm đầu cắm cổ chạy; phải biết nhục khi những cụ già liệt sỹ hiện đang vẫn: “gọi con đội mồ lên đi kiện” ngay trước các cơ quan công quyền.

Những việc phải làm

Thế giới đang đối mặt với những khó khăn vô vàn phức tạp. Nước Mỹ đã cố gắng để thay đổi chính mình, khôi phục hình ảnh và chung tay giải quyết nó thông qua “Lời hứa của nước Mỹ”. Đó là lời hứa mà ông phải thực hiện nếu muốn tiếp tục duy trì ở một nhiệm kỳ tiếp theo.

Để học tập từ câu chuyện bầu cử, những người thân Cộng và chống Cộng ở Việt Nam phải hiểu rằng chúng ta có thể bất đồng ý kiến nhưng không tấn công nhân cách và lòng yêu nước của nhau và dĩ nhiên là không bỏ tù nhau.

Vì rằng lòng yêu nước không do đảng phái và cương vị. Một bà già còng lưng đang lội nước và một ông Bí thư thành ủy trên xa lông sang trọng có thể có sự khác nhau ghê gớm ở tính chất phản động nhưng lòng yêu nước có lẽ cũng bằng nhau.


LS Lê Quốc Quân trước cuộc biểu tình hồi tháng 12/2007 ở Hà Nội phản đối vụ Tam Sa

Tôi tin rằng chỉ có sự đoàn kết trong sự đa dạng ý kiến bởi vì bản chất của tự trong thâm tâm con người là đa nguyên. Và dù có nhiều dị biệt nhưng chúng ta cùng có những điều to tát hơn để chung lo.

Đó là đói nghèo. Đất nước ta không có ai chết đói nhưng hàng ngàn người đang đói đến chết.

Đó là bệnh tật. Dân số nước ta rất trẻ nhưng thuộc diện nhỏ con và suy dinh dưỡng cao. Trong một buổi tối, tôi đã lặng nhìn hàng chục chiếc xe cứu thương đã quay đầu ra khỏi cổng viện Bạch Mai vì dân không có tiền viện phí.

Đó là lãnh thổ, lãnh hải bị xâm chiếm. Là thác Bản Giốc đang kêu lên tiếng vọng cố hương, là Trường sa và Hoàng sa giãy dụa trong đơn vị hành chính Tam Sa của Trung Quốc.

Đó là tham nhũng đang hoành hành khi những tiếng nói chống lại bị đem đi xét xử và những người treo biểu ngữ bị bắt bỏ tù.

Trên hết là mỗi một chúng ta thấy đang bức nhíp, thấy không thật với chính mình, không đủ trí tuệ và đạo đức để nói lên sự thật, nói lên niềm khát khao dù cho khi đang họp chi bộ hay đứng trên bục giảng bài.

Người Mỹ đã không kỳ thị về sắc tộc và đảng phái vì nhiều người đảng Cộng hòa đã bầu cho Dân chủ và ngược lại thì không có một cớ gì mà chỉ những người là thành viên đảng cộng sản mới được quyền làm chủ tịch Xã.

Những người lãnh đạo ở Việt Nam không được lẩn trốn lịch sử mà phải làm nên lịch sử. Nếu tiếp tục lẩn trốn, nhân dân sẽ đứng lên làm lịch sử, đưa đất nước bước về phía trước.

Điều đầu tiên phải làm là quyền ra báo tư nhân như thời kỳ pháp thuộc; Được quyền thành lập đảng tự do như đất nước Campuchia đã hưởng hàng chục năm qua; Được quyền treo biểu ngữ chống tham nhũng chống việc mất đất mất đảo mà không phải bị bỏ tù…Đó là những thay đổi chúng ta cần phải làm ngay.

Nước Mỹ đã sang trang, Việt Nam ta không thể còn đọc hoài trang sách cũ. Người Việt chúng ta, mà bắt đầu phải bằng các nhà Lãnh đạo, hãy lần giở từng trang một cuốn sách phải đọc. Đó là cuốn “Từ độc tài đến Dân Chủ” của Gene Sharp.

Vì đã đến lúc chính các “đồng chí” cũng cần được giải phóng khỏi ý thức hệ đã là vòng kim cô ràng buộc chính mình thì mới có một cách tiếp cận mới hơn, tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam yêu quý này!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Nov 2008 , 03:37
Câu chuyện cảm động về con tàu mang số hiệu MT065

Thanh Quang, phóng viên RFA Bangkok
2008-11-07

Vấn đề thuyền nhân một lần nữa lại được khơi dậy, khi vào ngày thứ Tư 12-11, Chương trình Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân Việt Nam, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền hình CNN ở Hoa Kỳ phổ biến.


courtesy UNHCR
Tàu vượt biên mong manh trên biển

Nội dung phim do Đài ABC thực hiện nhân chuyến “Về Bến Tự Do” vào tháng 9 vừa qua, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại Úc tổ chức, nói về chuyến tàu định mệnh MT065 chở hơn 300 thuyền nhân Việt Nam bị chìm ở bờ biển Malaysia hồi đầu tháng 12 năm 1978, khiến hơn 170 người thiệt mạng.

Những cơn ác mộng

Những ai đã trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến Malaysia và Indonesia, dừng chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những người khước từ một thiên đường huyển hoặc, đành gạt lệ rời bỏ quê hương làng mạc, ruộng vườn, người thân… để liều mình vượt trùng dương tìm đường sống trong cái chết.

Trong khi gần một triệu thuyền nhân đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó, ngày 26-11-1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chở trên 300 Hoa Kiều đăng ký bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 thì tàu tới bờ biển Malaysia.

Vì chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên phòng Mã Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng tìm phương cách giải quyết. Nửa đêm bão tới. Khoảng 5 giờ sáng thì tàu chìm khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/boat_people_exodus_the_base_of_oversea_Vietnamese_communities_part2_PAnh-05062008132530.html/080505-BoatPeople_nguoiviethaingoai.org
Chiếc thuyền con đến Hồng Kông, nơi thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương khốc liệt nhất. Hình từ nguoiviethaingoai.org

Tháng 8-2005, lần đầu tiên phái đoàn người Việt hải ngoại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc tổ chức, đã đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này.

Tháng 9-2008 vợ chồng tài công tàu Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đã vĩnh viễn gửi thân nơi xứ lạ quê người ròng rã trên 30 năm qua.

Hồi tháng 4 năm 2000, bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về chuyến vượt biên của mình, được đang tải và phổ biến mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của anh đã thiệt mạng.

Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia đình đã bỏ tàu lên bờ; vì không người điều khiển nên tàu chìm, khiến trên 170 người mạng vong.

Những uẩn khúc trên tàu MT065

Anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam rất băn khoăn về vấn đề này. Gần đây anh tìm gặp anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức tìm hiểu chi tiết biến cố sáng mùng 1-12-1978 này.

Thưa quý thính giả, chúng tôi liên lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cùng tài công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.

Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể tìm ra được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065 ? Và làm sao anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này ?

Anh Trần Đông giải thích:

Trần Đông:  Thưa qúi vị, tháng 8 năm 2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân VN ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia.

Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rõ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn chìm tàu xảy ra như thế nào.

Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Mãi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều hơn.

Thanh Quang: Thưa anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang Ruku vừa nói thì chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể còn lại được mai táng ở đâu ?

Trần Đông: Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 8 vừa nói, tại mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, thì chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.

Và trong những chuyến đi Malaysia sau này, chúng tôi cũng tìm hiểu xem chiếc tàu nào bị chìm ở Balai Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi dò hỏi đều không ai biết 46 thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào.

Chúng tôi chỉ ghi nhận được sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 4 tháng 12-1978, tức 3 ngày sau tai nạn chìm tàu MT065 ở  Cherang Ruku.

Mãi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, thì chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.

Thanh Quang: Vừa rồi là lời anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN. Và bây giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065 ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ phải.

Thanh Quang: Tàu dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.

Thanh Quang: Trang bị máy gì ?


Tình cảnh người tị nạn đang xếp hàng chờ cơm ở Hồng Kông, chụp năm 1989, là một trong những trưng bày ở Vancouver, Canada.

Phạm Văn Hoàng: Máy Rey 6 (Rey 671).

Thanh Quang: Thưa anh, khi vượt biển thì tàu này là tàu đăng ký. Như vậy anh vẫn còn là chủ tàu, hay đã bán tàu cho người khác ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ đi đăng ký thì người Việt mình không đăng ký được, phải người Tàu mới được đăng ký. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán cho hai anh Tàu ở Saigòn xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, còn anh kia người ta kêu là Tư Lùn.

Thanh Quang: Như vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là gì ?

Phạm Văn Hoàng: Tài công.

Thanh Quang: Xin anh tóm lược những gì đã xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 1 tháng 12-1978.

Phạm Văn Hoàng: Chiều đó, khoảng 5 giờ thì tụi tôi tới sát bờ đất Mã Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên phòng bắn, không cho tụi tôi lội vô bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Ủy LHQ tới.

Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya thì bão tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mã Lai pha đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô.

Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, vì càng lúc bão càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ mình cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ thì trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, chìm. Tôi bị chết 2 đứa con.

Thanh Quang: Thưa anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong khi họ lo tìm đường thoát thân, bất kể tình cảnh của bà con đi trên tàu, anh có ý kiến gì về vấn đề này không ?

Phạm Văn Hoàng: Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi có nghe đã kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách, ngồi dưới hầm tàu thì không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng như trong 2 người chủ tàu thì có một người chủ tàu đã chết luôn cả vợ lẫn con.

Còn chủ tàu kia – là Tư Lùn, thì một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết, còn lại một thằng con trai thôi. Tôi thì chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. Vì cố ý chạy trước, thì tụi tôi đâu có chết người nào ?

Thanh Quang:  Cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.

Phạm Văn Hoàng: Dạ, cám ơn anh.

Đâu là sự thật?

Thanh Quang: Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần tìm hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, thì đến hôm nay, anh có nhận xét gì về biến cố tàu Kim Hoàng MT065 ?

Trần Đông: Thưa quý thính giả, sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và tìm hiểu qua tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, thì chúng tôi rút ra được một số kết luận.

Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn, anh Ngạn có ghi là “Khi tôi tĩnh lại trên bờ thì thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh”.

Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu cho đến khi bị trôi dạt lên bờ thì khoảng thời gian đó không quá 5 phút, vì quá 5 phút, tế bào não sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất là từ chỗ tàu bị đắm cho tới bãi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo anh Hoàng là không quá 200 mét, thì điều đó là đúng.


Người tị nạn ở Hồng Kông chờ đi định cư. PHOTO by UNHCR

Điểm thứ hai, trong bài văn của anh Ngạn, anh Ngạn có viết là “Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần.

Nhưng họ không được phép cứu những người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu thì tôi chắc là trong đám người kia, ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy”. Phần này, theo chỗ chúng tôi tìm hiểu thì cũng không được đúng hẳn.

Theo như lời anh Hoàng thì trong số những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người còn sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân được sống lại.

Điểm thứ ba trong bài viết này là “Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo .v.v…”. Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ thì lính Mã Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc thì phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi tìm hiểu được.

Về điểm thứ tư trong bài viết của anh Ngạn, là “Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi”.

Khi liên kết sự kiện này cho đến sự kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, thì nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mã Lai có vào trại và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.

Riêng trong phần viết của anh Ngạn, anh ấy đưa một chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng Thái Lan. Thật ra là đi lên, vì đi xuống là phía Nam, còn đi lên là về hướng Bắc, giáp với Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và tìm kiếm thêm một số xác chết nữa.

Như vậy tức là sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46 thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức cũng hướng về phía trên.

Vậy khuynh hướng lúc xảy ra vụ chìm tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3 ngày hôm sau – tức ngày 4 tháng 12-1978, 46 xác chết của tàu MT065 đã trôi dạt vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nhì gồm 43 người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.

Do đó, khi nối kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.

Điểm thứ 5, qua những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa, thì chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu, còn thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, thì những người trên boong ngã xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể thoát ra được.

Tính theo số tuổi của những người đã chết thì chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.

Thưa quý vị, phần kết luận chung của chúng tôi là trong tình cảnh như vậy, việc quy kết trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào ?

Phần lớn những người còn sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, thì rất nhiều người, vì gia đình, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Ủy và cảnh sát Mã Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đình vào bờ, khiến tàu không người điều khiển nên bị lật và chìm.

Nhưng qua lời anh tài công Hoàng cho biết rõ ràng thì chính phe chủ tàu và tài công cũng đều là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể, thì họ vào bờ là để thương lượng với cảnh sát Mã Lai nhằm tìm cách giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ để bỏ tàu.

Thưa quý vị, đó là thảm cảnh đã xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi. Một phần nữa là ở Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mã lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.

Chúng tôi biết là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng trong khoảng thời gian 1978-1979.

Thanh Quang: Vừa rồi là lời của anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam.

Thưa quý vị, mới đó mà đã 30 năm trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ý khơi lại một nỗi buồn quá khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc lại một tội ác, mà chủ yếu là để tìm hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ mòn mõi trông chờ người thân, nay được người thân biết đến.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 14. Nov 2008 , 17:59
Đoàn Kết Thắng Bạo Tàn Món Quà Đầy Ý Nghĩa
Cho Những Dân Tộc Đang Bị Áp Bức


"Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng trước nỗi đau
của đồng loại mà chăm sóc cho bộ lông của mình"
(Lời của Karl Max)

Dù sao thì Karl Max cũng chỉ nói đúng có một phần. Người ta bảo ngu như trâu, đần như trâu,
dơ như trâu v.v... Vì là cầm thú nên loài trâu vô đạo đức, không biết làm chính trị,
không biết kêu gọi yêu thương bác ái... thế nhưng chúng quyết chết sống,
không quay lưng trước nỗi đau của đồng loại để tìm sự bình yên cho riêng mình.
Mời quý vị vào website sau đây để nghiền ngẫm đoạn phim dài 8 phút
(đã có trên 37 triệu người vào xem):

http://youtube.com/watch?v=LU8DDYz68kM

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Nov 2008 , 03:10
Thời Người Dân Việt Thành Món Hàng Để Bán  

VI ANH . Việt Báo Thứ Hai, 11/17/2008, 5:18:00 PM


Đó là thời Cộng sản Hà nội chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thưc vậy.

Tại Saigon, thủ đô kinh tế nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới chế độ CS Hà nội. Tin của báo Lao Động, Một người môi giới tổ chức cuộc trình diễn cho 7 người Đại Hàn xem 161 cô gái quê trẻ VN từ 18 đến 26 tuổi nhưng nghèo từ Miền Tây lên để làm cô dâu Đại Hàn, bị công an bắt quả tang chiều ngày 3/11 tại Quận 8 TPHCM.

Tại Đài Loan, Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc tổ chức bất vụ lợi có tên Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Việt Tại Đài Loan, trả lời phỏng vấn của Thanh Trúc, phóng viên của Đài Phát Thanh Á Châu Tư do của Mỹ là RFA. Rằng "dù kinh tế xuống dốc và gặp nhiều khó khăn, người ở trong nứơc vẫn tiếp tục được công ty môi giới Việt Nam và Đài Loan đưa sang đây [Đài Loan] làm việc.. Chi phí đóng cho công ty môi giới trứơc khi đi là từ 7.000 cho đến gần 9.000 đôla. Qua đến Đài Loan rồi, nhất là trong thời gian gần đây, thì chỉ trong vòng hai tháng hoặc ba tháng những công ty mà họ đi làm khai phá sản, công nhân hoặc bị công ty môi giới cho về nước hoặc làm thủ tục đổi chủ. Do đó sau hai tháng thì những người này sẽ bị trả về nứơc, mà khi bị trả về nứơc thì họ sẽ mất trắng. Có những người công ty môi giới còn thương tình họ giúp trả lại một nửa hoặc một phần ba tiền môi giới."

Tại Mỹ, Pháp chánh quyền hai nước này gần đã không tái tục hiệp ước xin con nuôi ở VN vì nhận thấy nhiều lạm dụng buôn bán trẻ em Việt Nam dưới hình thức con nuôi, trong chế độ CS Hà nội.

Trên báo chí quốc tế nhan nhãn những tin đau lòng dân Việt. Tại Samoa, Mã Lai, Singapore, Jordan, Đại Hàn, Đài Loan, rất thưòng xảy ra cảnh người Việt xuất khẩu lao động bị chủ nhân ông đánh đập, trả lương không đúng hợp đồng, quịt lương, trừ lương, bắt làm phụ trội mà không trả tiền, cho ăn ở tồi tệ như "lao nô" vậy. Mà các toà đại sứ, lãnh sự Việt Cộng không can thiệp hay có đến can thiệp thì binh chủ nhân hơn là binh dân lao động xuất khẩu. Thế mà mỗi năm nhà cầm quyền Hà nội cứ khoa trương con số xuất khẩu lao động lên cao hàng trăm ngàn như một thành tích xuất sắc của chế độ.

Tại Cambot mà người Việt xưa gọi là Miên, đài truyền hình Mỹ đi cả một phóng sự nô lệ tình dục mà nạn nhân là trẻ em VN, đa số ở Miền Tây, vựa lúa của cả nước. Nhưng thời kinh tế thị trường nông dân Miền Nam càng làm càng chết, bị cường hào ác bá, bị tư bản Đỏ , lái lúa gạo đánh tróc gốc vô ngọn mà ở hay ra thành làm công như chiếc lá vú sữa bị vứt khỏi cành. Giáo sư Võ tòng Xuân một giáo sư đại học chuyên về nông nghiệp sống hai thời kỳ Quốc, Cộng ở Miền Tây thường nói trên Đài Á Châu nhưng nỗi niềm đau sót của nông dân Miền Tây, những người mà gần suốt đời Ong gắn bó.

Phong trào đưa người Việt ở miền Bắc vượt biên kinh tế vòng qua các nước hậu CS như Hung, Lỗ, Tiệp, Ba Lan để sang Anh, Canada bị bắt làm "lao nô" trồng cần sa bị nhốt trong nhà như tù tháng này qua năm nọ, đã làm ngành an ninh Anh, Canada, Mỹ hết sức lo ngại, bắt bớ nhiều lần, tháng nào cũng có tin.

Còn trong nước thì phong trào bán gan, bán thận, như ở Trung Cộng khiến phát sinh ngành du lịch đi VN và đi Trung Quốc để thay gan thận cho rẻ. Còn thảm cảnh người Việt nghèo bán máu để có bữa ăn ngon liền tại chỗ với thịt bò, cà tô mát, và được một số tiền sống được mấy ngày là chuyện cơm bữa, hàng ngày.

Đau đớn phận nghèo người dân Việt, Ong Xanh ơi. Tủi nhục lắm, Đất Nước Ong Bà Việt Nam ơi! Nhưng nguyên do vì dâu? Vì dân nghèo và vì nhà cầm quyền coi dân như món hàng, món đồ để bán. Cán bộ đảng viên -- nói theo người Miền Nam - đã "thị thiềng" cho các dịch vụ tha hồ mua gian bán dối, để người ở giữa là cán bộ, đảng viên CS tham nhũng trục lợi và hưởng lợi. Không cần phải là người biết chánh trị, biết lý do hình thành tổ chức xã hội như gia đình, bộ tộc, bộ lạc, quốc gia đô thị và quốc gia dân tộc. Không cần phải đọc Contrat Social của Jean Jacques Rousseau của Pháp Tây Phương, tìm hiểu chủ thuyết Nhân trị và Pháp Trị của Tàu Đông Phưong. Một phó thường dân cũng biết nhiệm vụ của nhà cầm quyền chánh yếu là bảo quốc an dân, dù đó là chánh quyền quân chủ, dân chủ.

Người dân có quyền hỏi. Nhà Nước ăn lương của dân ở đâu, làm gì mà để bọn môi giới lộng hành bóc lột, lường gạt người dân đem mồ hôi ra đổi chén cơm cũng không được, như vậy. Nếu nói nhà cầm quyền mạnh bạo, Đảng Nhà Nước còn mạnh bạo hơn Tần Thủy Hoàng bên Tàu, hơn Hiler ở Đức quốc xã khi xưa. Trong nước quân đội trang bị tận răng, công an đông như kiến thừa sức diệt chủng. Ngoài nước là thành viên Liên Hiệp Quốc, Hội Viên WTO, toà đại sứ và tổng lãnh sự có mặt tại nhiều nước, có đầy đủ "ban bệ", kể cả tuỳ viên lao động, thương mại. Những cán bộ đảng viên ăn lương do nhân dân đóng thuế làm cái gì mà để ngưòi dân bị môi giới lường gạt như vậy.

Dân nước nghèo đi làm việc ở nước khá hay giàu là chuyện thường. Tạo điều kiện cho dân là việc đó là tốt. Nhưng lợi dụng việc dân đi làm việc để ăn hối lộ, cho dân đi ngoại quốc làm việc như lao nô, nô lệ tình dục, là đem bán dân, đem con bỏ chợ. Trong nước người Việt muốn đi ngoại quốc lao động phải qua ít nhứt ba bốn cửa ải, Uy Ban Tỉnh, Sở Công an, Ngân Hàng (vay tiền), Bộ Nội Vụ, Bộ Lao Động, và Hải quan, những cán bộ đảng viên ăn trên ngồi trước này làm gì mà để môi giới lường gạt trắng trợn người dân như vậy.

Một câu trả lời vững chắc và hợp lý, là, các môi giới móc ngoăc với cán bộ đảng viên có liên quan đến dịch vụ môi giới hôn nhân ngoại kiều để xuất cảng nô lệ tình dục và môi giới xuất khẩu lao động để xuất khẩu lao nô. Một chế độ đã dến thời xem người dân như một một món hàng, một mòn đồ để bán, thì còn coi đạo lý, danh dự dân tộc, tình nghĩa đồng bào, nhân vị Con Người ra gì nữa.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 21. Nov 2008 , 05:49
Tự Chọn, Tự Chịu  

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 11/21/2008, 5:18:00 PM

Tin  AFP,  ngày 13 - 11- 2008, Quốc Hội VNCS đã thông qua tu chính án cho luật quốc tịch VN. Vẫn giữ nguyên tắc một quốc tịch lâu nay của Hà Nội. Nhưng lần đầu tiên chấp nhận một ngoại lệ cho phép một số trường hợp được có song tịch. Có hiệu lực kể từ 1-7- 2009. Thời hạn có thể gởi đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam là 5 năm. Đối tượng cụ thể không ai khác là những người Việt rời khỏi nước đi  tỵ nạn CS sau năm 1975 và đàn hậu duệ. Luật mới không đương nhiên lùa vào, mà đương sự phải làm đơn giữ quốc tịch Việt Nam. Và luật không phủ nhận quốc tịch mới mà đương sự đã nhập nơi quốc gia định cư. Luật tu chỉnh tỏ ra mềm dẻo hơn, dành cho đối tượng đương sự quyền tự do chọn lựa, chớ không khiên cưỡng lùa  "Việt Kiều" vào quốc tịch VN theo nguyên tắc huyết pháp lâu nay của CS Hà nội.  Hệ luận: người nào đã nhập tịch và có quốc tịch mới ở quốc gia định cư như Mỹ, Gia nã đại, Anh, Pháp, Úc, v.v. mà tự chọn  xin giữ quốc tịch VNCS theo luật mới này thì sẽ tự chịu những ràng buộc của cả rừng luật VNCS với kiểu thi hành theo luật rừng của cán bộ đảng viên CS, thì  không than trách ai, vào đâu được.

Tán vào có Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều ở TP. HCM, Ô Nguyễn Ngọc My - cố nhiên - : hồ hởi, phấn khởi", "Bà con ở nước ngoài muốn có hai quốc tịch hay không, đó là quyền tự do mỗi người. Nhưng họ được quyền đó, và đấy là việc đáng mừng."

Theo AFP  trích lời một giới  chức Bộ Tư pháp Việt Nam nói rằng, luật mới không có nghĩa là Nhà nước Việt Nam khuyến khích việc giữ hai quốc tịch, nhưng chỉ là công nhận một thực tế, bởi vì theo ông, ''tình hình hiện nay không còn phù hợp với chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam ''.

Cỗ võ có Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết nguyên tắc một quốc tịch cứng ngắc của Việt Nam lâu nay không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống từ đó dẫn đến nhiều vi phạm.Theo chính phủ, luật mới nhằm đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam dù đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam hoặc những người về đầu tư, sinh sống trong nước muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn không bỏ quốc tịch nước ngoài, để không bị mất những quyền lợi về mặt xã hội, chẳng hạn như tiền hưu bổng."

Bình tâm phân tích, tìm hiểu ý của nhà lập pháp, Hãng tin độc lập AFP của Pháp dẫn lời Ô.  Dương Trung Quốc, một đại biểu nhân dân (dân biểu) của Quốc Hội vừa thông qua tu chánh án ấy nói: ''Trên nguyên tắc, một khi trở lại quốc tịch Việt Nam, những người có hộ chiếu Việt Nam (passport) sẽ có quyền bầu cử, có thể sẽ bị kêu nghĩa vụ quân sự và được phép đứng tên mua nhà như những công dân Việt Nam khác."

Nhưng Luật sư Tạ văn Tài là giáo sư về chính trị học trước 1975 tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học khác ở Miền Nam như Đại Học Cần Thơ, qua Mỹ tiếp tục dạy đại học, trình bày trên đài RFA: đại ý luật mới hại nhiều hơn lợi cho người Việt hải ngoại. Về quyền lợi chánh trị là ứng cử, thì dù có quốc tịch Việt đi nữa, mà Đảng không cử , Mặt Trận Tổ Quốc không giới thiệu, cơ quan hay tổ dân phố không "bình nghị" [danh từ VNCH lâu quá ít nghe ai nói  mà Gs Tạ văn Tài còn nhớ  và sử dụng -- rất đáng khen;  từ CS hiện giờ  là]  không "hiệp thương", thì cũng  bị bác bỏ, không đượïc ứng cử. Điễn hình  như ông Nguyễn Đăng Hưng, Việt Kiều  về nước biết bao nhiêu năm rồi đó chứ nhưng mà rốt cuộc ra cũng bị bác bỏ. Về quân dịch, Gs Tạ văn Tài cho là không thể bắt "thi hành nghĩa vụ quân sự" đối với con cái của người xin quốc tịch VN, đã sanh ngoài VN. Cha mẹ có quốc tịch Mỹ và xin giữ quốc tịch Việt thì luật VN chỉ chi phối cha me;  con đến 18 tuổi có quyền chọn lựa quốc tịch của mình. Về hình và hộ sự, việc có  hai quốc tịch không cần thiết, xin giữ quốc tịch Việt vô bỗ. Quốc tịch Việt hay Mỹ mà vào VN, phạm luật hình, kể cả những lừa đảo về dân sự thì cũng  bị toà án CS kết tội, công an CS "làm việc" như thường.
Trái lại việc xin giữ quốc tịch VN và quốc tịch mới sẽ phát sanh nhiều rắc rối pháp luật do tương tranh giữa hai quốc tịch. Rắc rối tuy nhỏ nhưng rất lôi thôi phiền toái dai dẳng. Về thuế khoá phải chứng minh nếu không có thể phải đóng hai nơi, nếu chưa có hiệp ước giữa Hà nội và nước định nh cư. Về hôn thú, ly di, qui chế tài sản chung, và riêng của hai người hôn phối vô cùng phức tạp. Chẳng hạn "Bây giờ bên Mỹ hai người bất đồng ý kiến nhau là ly dị liền, tha hồ bỏ nhau, nhưng bên Việt Nam thì luật gia đình Việt Nam chặt chẽ hơn, họ tôn trọng cơ chế gia đình hơn nên quá trình ly dị diễn ra không dễ dàng như bên Mỹ."

Nhưng Gs Tạ văn Tài nhận định kỳ này CS Hà nội "khôn hơn nhiều so với ngày xưa!" Không cái kiểu mời Việt Kiều về nước mà coi như đương nhiên còn quốc tịch VN, thì ai đâu có thì giờ dư và tiền phí để làm thủ tục xin vào quốc tịch VN. Bây giờ họ "khôn hơn" nói Việt Kiều vẫn còn giữ quốc tịch mới đã nhập tịch nơi quốc gia định cư  và vẫn có thể xin giữ quốc tịch Việt và có quyền có hai quốc tịch, miển làm đơn xin  trong thời hạn 5 năm. CS Hà nội không khiên cưỡng, áp chế đương nhiên lùa vào để luật VNCS chi phối như khi trước, xúc phạm người Việt hải ngoại.

Sau cùng, vấn đề còn lại là chuyện của người Việt tỵ nạn CS đã nhập quốc tịch của quốc gia định cư. Luật quốc tịch sửa đổi của CS Hà nội dành cho người Việt tỵ nạn quyền tự chọn lựa, xin  giữ quốc tịch VN hay không, chớ không lùa vào rọ như luật cũ hễ sanh ra từ cha mẹ VN là đương nhiên theo quốc tịch VN. Có quyền lợi như mua nhà, kinh doanh ở VN mà vẫn tiếp tục giữ quốc tịch ngoại quốc. Nhưng cũng phải có nghĩa vụ tuân hành mọi luật lệ của CS Hà nội, và có thể gặp nhiều trường hợp tranh chấp pháp lý giữa hai nước. Phàm ở đời có quyền tư do chọn lựa và quyết định thì cũng có trách nhiệm chịu những hậu quả về quyết định của mình.

Đặc biệt đối với Mỹ, chánh quyền Mỹ không quan tâm đối với người Mỹ gốc Việt đi hay ở Mỹ. Cứ cầm passport lên phi trưòng là đi túy ý. Mỹ không cầm cộng. Ở thì hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ công dân Mỹ. Nhứt là người Mỹ gốc Việt lớn tuổi đa số nghèo, không đóng thuế mà được trợ cấp gia cư, phúc lợi y tế, tiền mặt để sống suốt đời. Đi VN ở luôn, xin lại quốc tịch VN thì mất quyền lợi ở Mỹ; thế thôi. Trừ những người dính líu kinh tế chánh trị với CS Hà nội thì không biết thích hay không thích xin giữ quốc tịch VN. Chớ nếu xét số người Việt đang xếp hàng chờ hàng chục năm để được Mỹ xét cho đoàn tụ gia đình ở Mỹ và số người ở Mỹ mong mỏi được vào quốc tịch Mỹ rất đông. Số người này rất đông, chắc chắn đông hơn số người muốân xin giữ Việt tịch vì lý do  dính líu kinh tế và chánh trị với chế độ CS Hà nội.  

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 13. Jan 2009 , 06:00
Đi về đâu, Việt Nam?
 

Tác giả ghi nhận tâm trạng con người đằng sau sự hào nhoáng của hạ tầng cơ sở

Một phóng viên người Mỹ vừa trở lại Việt Nam trong những ngày giáp Tết và ghi nhận "những xúc cảm trái ngược nhau về hướng đi của Việt Nam trong năm mới".
Barbara Crossette, phóng viên của báo The Nation, viết:

"Không chỉ quang cảnh sung túc và chủ nghĩa vật chất, ngay cả giữa thời kinh tế khó khăn, và tình yêu với những gì của Tây phương có vẻ làm khó chịu một thế hệ cách mạng đã dành tất cả cho chính nghĩa, mất người thân, mất bạn giữa những hố chôn vô danh trên chiến trường."

"Ngoài ra, đặc biệt ở miền Nam, còn là sự băn khoăn và thất vọng rằng một Việt Nam thống nhất đã không tận dụng được tiềm năng đáng kể của mình."

"Bất chấp gần hai thập niên giải phóng kinh tế, người Việt thấy đất nước họ đình đốn dưới bàn tay sắt của chế độ kiểm duyệt và thủ tục khắt khe, trong lúc các chính trị gia phung phí thành quả kinh tế qua tham nhũng."

Cựu phóng viên của báo New York Times cảm thấy một làn sóng chỉ trích đang lên dù mới đây đã có cuộc thanh trừng báo chí.

"Trong giới sinh viên, học giả và đặc biệt là nhà báo, những người phê phán đang trở nên mạnh miệng lạ thường. Tại một hội thảo gần đây của các giáo sư và nhà quản lý đại học, hết người này tới người khác bày tỏ uất ức do những hạn chế chính trị được Hà Nội áp đặt."

"Thông điệp nghe đi nghe lại từ những người tham dự là chính phủ nên hiểu ra rằng tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là tối cần thiết cho phát triển con người và kinh tế."

Nhà báo Barbara Crossette cũng ghi nhận giới trí thức trong nước đang rất quan tâm tới tiểu thuyết mới của nhà văn sống lưu vong tại Pháp, Dương Thu Hương.

Cuốn Đỉnh cao chói lọi, mới xuất bản bằng tiếng Pháp trong khi bản tiếng Việt được công bố miễn phí trên mạng, có nhân vật chính được cho là xây dựng từ nguyên mẫu Hồ Chủ tịch.

Đánh giá giới trẻ Việt Nam, tác giả cho rằng trong đa số người trẻ, "có một niềm tin sâu sắc, dù là phi thực tế và mù quáng, vào phương Tây, lại được khuyến khích bởi Việt kiều, những người quay về đem theo tiền của mua nhà, mua hàng mà lớp dân đen không thể có được. Trong mấy năm qua, những cửa hàng thời trang tên tuổi châu Âu đã hất cẳng những cửa tiệm bản địa ở Sài Gòn, nơi mà kiến trúc đương đại vô hồn đang được ưa chuộng."

"Một trung tâm mua sắm khổng lồ cùng các căn hộ cao cấp và một khách sạn đang được xây dựng, bao trùm một dãy phố gồm những bất động sản đắt tiền từ đường Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi, mà xưa có tên là Rue Catinat."

Ám chỉ sự sùng ngoại trong nhiều người Việt, tác giả kết luận bằng ghi nhận rằng cả cụm mua sắm này được gọi là Times Square (tên địa danh được xem là biểu tượng cho thành phố New York).

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Jan 2009 , 09:50
Tản mạn cuối năm

Huỳnh Thục Vy

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết. Chung quanh tôi không khí đón xuân rộn ràng...người ta mua sắm tuy có ít hơn một chút so với thời điểm này năm ngoái nhưng cũng rất sinh động. Ngày Tết đối với Dân tộc VN là ngày trọng đại cho nên dù khó khăn đến mấy mọi người cũng cố gắng chuẩn bị cho ngày đó được vui vẻ nhất, đầy đủ nhất trong khả năng có thể của mình. Tôi lên xe tranh thủ về thăm ba. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài màu nắng vàng hiếm hoi sau những ngày mưa tầm tả dai dẳng...thấy mùa xuân bàng bạc khắp nơi. Xuân của đất trời mang lại một chút xuân cho lòng người suốt một năm vất vả mỏi mệt lo toan việc cơm áo gạo tiền...

Về đến nhà thấy hàng Tết bày ra đầy sân...hai cô tôi đang tiếp mấy người khách và cả những chú nhóc đang đứng chọn hàng...Vào nhà thấy ba đang nói chuyện với một người bạn đến thăm, ông là người thích nghiên cứu về Dịch lý, Phong thuỷ. Tôi vòng tay chào như những ngày còn bé. Chọn một chỗ ngồi gần đó để nghe ba nói chuyện...những câu chuyện ba trao đổi với bạn bè rất hữu ích cho tôi. Tôi học được rất nhiều điều qua những buổi “mạn đàm” này và hôm nay ghi lại mấy dòng tản mạn cuối năm.

Ông bạn của ba nói:

Thời tiết năm nay rất thất thường, theo các nhà khoa học thì đó là kết quả mà con người phải trả giá cho việc huỷ hoại môi sinh..nhưng theo các nhà Dịch lý thì đó là điềm trời...Đời thịnh trị thì mưa thuận gió hoà, trên trời xuất hiện mây ngũ sắc, dưới đất vạn vật sinh sôi nẩy nở, xanh tốt mùa màng bội thu, lòng người nhân hậu giao hoà tương kính. Nếu bão lụt bất thường, đất lở núi sụt, dịch bệnh xuất hiện, lòng người đảo điên là điềm xấu...dấu hiệu của ông trời cảnh báo, trừng phạt hôn quân vô đạo...

Quan niệm của người xưa là thế...còn ngày nay không biết thế nào nhưng tháng Chạp mà xảy ra lũ lụt là hiện tượng rất hiếm, tôi chưa bao giờ thấy. Vừa rồi mấy tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà bị ngập lụt khá nặng, còn Hà Nội phải hứng chịu một cơn mưa khá bất thường và quá lớn đến nỗi người dân Hà Nội phải sống trên biển nước cả tuần...tôi nghe mấy đứa trẻ hát: ”Hà Nội mùa này phố cũng như sông” thì cũng không thể nhịn cười được. Có rất nhiều sự giải thích cho tai hoạ này, nhưng lời giải thích đúng nhất vẫn còn ở phía trước.

Sau đó họ nói sang chuyện kinh tế...

Ba tôi nói:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến mình rồi nhưng tại VN tác động nhẹ hơn tại Trung Quốc tôi hy vọng như vậy.  

Ba tôi dừng lại một chút và hỏi người bạn:

- Vừa rồi ông có nghe RFI nói là những tờ báo lớn của Trung Quốc cảnh báo sẽ có những bất ổn xảy ra trong năm 2009 có thể đe doạ đến sự lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc không?

Ông bạn:

- Có! Tôi nghe, nhưng tại Mỹ -Châu Âu -Nhật Bản. Các nước đó cũng khủng hoảng, còn nặng nề hơn TQ nhưng chính quyền đâu có đưa ra những dự báo bi quan như thế.

Ba tôi cười, ông đặt nhẹ tách trà xuống...

- Theo tôi có sự khác nhau giữa các nước Mỹ-Nhật-Đức-Pháp và Trung Cộng.

Thứ nhất về chính trị Mỹ-Anh-Pháp-Nhật có nền chính trị dân chủ đa nguyên...chính quyền do dân bầu. Ví dụ như Mỹ chẳng hạn: Người dân Mỹ bất mãn với chính phủ Bush, bất mãn với Đảng Cộng hoà đã để cho kinh tế gặp khủng hoảng và sự sa lầy tại IRAQ nên họ đã trừng phạt Đảng CH, khiến Đảng CH mất Nhà Trắng và mất luôn thế đa số tại lưỡng viện quốc hội. Người dân Mỹ chọn Obama..một người da đen lên làm Tổng Thống..cho nên sắp tới nếu kinh tế có khó khăn đến mấy thì người dân Mỹ cũng phải chấp nhận chia xẻ cùng chính phủ do họ bầu lên...chẳng ta thán vào đâu được. Người dân Mỹ luôn luôn thể hiện quyền làm chủ của mình, họ luôn chứng minh họ có lý!

Thứ hai: Mỹ-Anh-Pháp-Đức-Nhật là một xã hội dân chủ với những tổ chức Dân sự vững mạnh, chế độ an sinh xã hội tốt ..xã hội được xây dựng trên phẩm giá con người..nó cân bằng và hài hoà. Chính sự cân bằng và hài hoà này giữ cho các nước Mỹ-Nhật và Phương Tây ổn định trước những khủng hoảng chu kỳ hoặc bất thường của Thế giới. Nó có khả năng tự điều chỉnh trước những biến động.. và điều cực kỳ quan trọng là người dân ủng hộ và hài lòng với thể chế chính trị của họ. Thể chế Chính trị công bằng và dân chủ.

Còn ở Trung Cộng không có được hai điều này:

Thứ nhất, thể chế chính trị độc tài toàn trị..coi người dân như cỏ rác. Một nhóm người chiếm giữ quyền lực và tự đồng hoá mình với đất nước và dân tộc ..nhưng thực ra họ chỉ là một nhóm người dùng quân đội công an và nhà tù để kiểm soát đất nước..người dân không hề lựa chọn họ ..nói đúng ra là người dân không có quyền chọn lựa, người chủ thực sự của đất nước Trung Hoa là Đảng Cộng sản.

Thứ 2: Chính vì thể chế chính trị độc tài..cho nên dẫn đến độc quyền..độc quyền chính trị độc quyền kinh tế, độc quyền văn hoá và cả độc quyền chân lý. Mà độc quyền thì độc đoán, độc đoán thì lộng hành. Những tệ nạn tham nhũng, bất công là những hình thức của sự lộng hành nó đi đôi với chế độ Độc tài như hình với bóng. Việc một nhóm người độc quyền chiếm giữ đất nước dẫn đến sự mất cân đối..phá vỡ sự hài hoà của xã hội, tạo ra mâu thuẫn đối kháng hoặc âm ỉ hoặc công khai. Xã hội Trung Hoa ngày nay như một thùng thuốc súng chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ.

Hãy nhìn vào khoảng cách giàu nghèo ở TQ. Tập đoàn lãnh đạo và thành phần ăn theo thì cực kỳ giàu có, cực kỳ quyền lực, cực kỳ xa hoa. Còn đại đa số người dân - nhất là dân ở nông thôn - thì cực kỳ nghèo khổ và hoàn toàn không có một chút quyền lực gì. Kể cả quyền cư trú và đi lại (đây là những quyền đơn giản nhất), chuyện gì sẽ xảy ra khi hàng trăm triệu người nghèo khổ lòng đầy bất mãn và thù hận bị đẩy vào đường cùng. Chỉ có nghèo khổ thôi không đủ dẫn đến bạo loạn, sự bất mãn và thù hận mới chính là nguyên nhân.

Trước đây 30 năm, đất nước Trung Hoa chưa mở cửa, người dân TH ai cũng nghèo như nhau cho nên chỉ có sự đói khổ chứ ít bất mãn và hận thù. Sự hận thù nảy sinh từ bất công xã hội, từ sự bạo ngược của nhà cầm quyền. Bây giờ sau 30 năm “mở cửa, cải cách”, một tầng lớp tư bản đỏ hình thành, vừa nắm độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế cho nên bọn tư bản đỏ này tha hồ lũng đoạn, bóc lột cướp đoạt tài nguyên quốc gia, tài sản nhân dân, làm xã hội Trung hoa bị nghiêng lệch rất nặng nề, chỉ chờ một biến động của Thế giới là đổ luôn. Đảng CS Trung Hoa dùng vũ lực, dùng Quân đội, Công an, nhà tù và cả những thủ đoạn bỉ ổi hèn mạt của bọn Mafia để giữ gìn ”sự ổn định” của xã hội. Nhưng họ đã lầm: Chính chế độ dân chủ về chính trị, sự công bằng hài hoà của xã hội mới mang lại ổn định đích thực. Nhân nào quả nấy..cái vòng nhân quả có khi quá rộng nên một đời người không trông thấy..nhưng nó là một chân lý khoa học chứ không phải là một quan niệm thuần tuý tôn giáo.

Người bạn của ba hỏi tiếp:

- Ông nhận định như thế nào về VN

Ba ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Tình hình Việt nam theo thiển ý của tôi tuỳ thuộc rất nhiều vào tình hình thế giới, nhất là tình hình tại TQ và cũng tuỳ thuộc vào sự bền vững của chính nó, đây là một thách thức để kiểm nghiệm, chúng ta hãy chờ xem.

Sau đó ba nói qua nhiều chuyện khác từ Tôn giáo đến Văn chương Nghệ thuật.

Khi người bạn của ba đã về, tôi thắp hương lên bàn thờ Phật hai tay chắp trước ngực đọc thì thầm trong miệng: “Cầu xin Trời Phật gia hộ cho gia đình con được bình an, đất nước con được...” Tôi định nói bình an nhưng khựng lại vì thấy có điều gì đó bất ổn...gia đình bình an thì được rồi. Còn đất nước này đâu tuỳ thuộc vào tôi hay gia đình tôi. Đất nước này tuỳ thuộc vào 84 triệu dân VN, nó bình an hay không là ở họ..tôi không thể cầu xin Trời Phật được. Như ba tôi đã nói: ”Nhân nào quả nấy” là một quy luật..Không ai cầu xin được. Nhưng tôi cũng có một ước mơ: là một người còn trẻ thế hệ 8X, tôi ước mơ chúng tôi có được một cuộc sống bình an tốt đẹp, thành đạt và hạnh phúc...một ước mơ mà cũng là một đòi hỏi những người lớn, thế hệ của ba tôi..nhất là những người lãnh đạo, phải biết lắng nghe và quan tâm đến chúng tôi. Không nên vì quyền lợi vị kỷ của mình mà bỏ quên chúng tôi bất chấp tương lai của chúng tôi.

Tôi muốn trình bày nhiều quan điểm và suy tư của mình nhưng tôi sợ...quan điểm của tôi có thể làm cho tôi gặp nguy hiểm. Nếu tôi trình bày thẳng thắn ước mơ và suy nghĩ của mình thì biết đâu..một tai nạn xe cộ hay một vụ ngộ độc thực phẩm đang sắp đặt để chờ tôi và những người trong gia đình tôi.

Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Có lý do của nó.

Năm 2002, tháng 10, Ba tôi từ trại giam Nam Hà trở về sau 10 năm tù với tội danh mơ hồ: ”Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trong những lần làm việc với công an Tỉnh Quảng Nam và công an TP Tam Kỳ, ông Trần vị Sĩ, thiếu tá (bây giờ là trung tá) An ninh tỉnh Quảng Nam hơn một lần cảnh báo ba tôi: ”Chúng tôi sẽ tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ gia đình anh tuỳ thuộc vào thái độ của anh”. Tôi rất kinh ngạc khi một người là đại diện cho chế độ lại đòi tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ gia đình tôi. Tôi biết đây không phải là lời cảnh báo suông hay của cá nhân ông ta.

Mấy hôm nay CA liên tục đến tìm ba tôi gọi là đến “thăm”, trong đó có một người là Thượng uý Đặng Quang Thái. Ba tôi nói: Đặng Quang Thái là người cực đoan, thô lỗ, CA Tỉnh Quảng Nam luôn phái anh ta đến gọi là để “thăm” ba nhưng thực ra là để gởi đến ba và gia đình mình một tín hiệu của vũ lực và hành động.

Cho nên mùa xuân đang đầy ắp ngoài trời phô bày trên những cánh mai vàng, thược dược, hoa hồng và màu nắng vàng rực rỡ nhưng dịu êm có làm lòng tôi phấn chấn rất nhiều cộng với tuổi thanh xuân đang rạo rực, tôi cũng không dám nói nhiều.

Bây giờ là Thế kỷ 21, thời đại thông tin nhưng ở VN tôi phải biết giữ mồm giữ miệng, tôi phải nhớ lời Khổng tử dạy cách đây hơn 2000 năm: ”Thủ khẩu như bình” vậy.

Thật là buồn quá đi vì Mùa Xuân thực sự vẫn còn chưa đến đối với gia đình tôi và nhiều người khác.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by phu_de vào ngày 22. Jan 2009 , 13:13
Nhân dịp Bích Định quảng cáo đi dự hội hoa anh đào sắp tới, mời quí vị xem 1 đoạn video từ youtube cảnh thưởng hoa của người "Hà Lội" nhân dịp Nhật Bản tặng Hà Nội 3 cây hoa anh đào để triển lãm

Nhớ xem phần lời bàn

http://au.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 22. Jan 2009 , 15:29

wrote on 22. Jan 2009 , 13:13:
Nhân dịp Bích Định quảng cáo đi dự hội hoa anh đào sắp tới, mời quí vị xem 1 đoạn video từ youtube cảnh thưởng hoa của người "Hà Lội" nhân dịp Nhật Bản tặng Hà Nội 3 cây hoa anh đào để triển lãm

Nhớ xem phần lời bàn

http://au.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I


Xem  đoạn Youtube  trên  - Thật  Xấu hổ  cho   cái  gọi là   Văn Hóa  Xã  hội chủ nghĩa  của bọn gọi là Đỉnh cao Trí Tuê. godau godau godau godau godau godau
Nước Nhật có công mang Hoa Anh Đào từ Nhật bản sang triển lãm -  mà  bị bọn  Vô Học  Vặt  hết  Cây Đào  chỉ còn trơ  thân cây .


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 23. Jan 2009 , 16:11
Cộng Sản Việt Nam và lý luận về nhân quyền

Tuesday, January 20, 2009
Ðỗ Thái Nhiên

Tin tức từ Ðài Á Châu Tự Do cho biết: Hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2008, phái đoàn quốc hội CSVN đã đến tiếp xúc với quốc hội Âu Châu ở Brussels và Strasbourg. Ðây là cuộc thương thảo lần thứ 7 nhằm tái tục ký kết hiệp ước Song Phương Liên Âu và Việt Nam. Những phát biểu của đại biểu quốc hội CSVN trong trường hợp này là những phát biểu chính thức và có chuẩn bị trước.

Ngày 20/12/2008, cô Ý Lan phóng viên đài Á Châu Tự Do thực hiện một cuộc phỏng vấn dành cho ông Marco Cappato, dân biểu quốc hội Âu Châu. Ông dân biểu Marco Cappato xác nhận: Trưởng phái đoàn quốc hội CSVN là ông Nguyễn Văn Sơn. Người phát biểu quan điểm về nhân quyền của CSVN là ông Nguyễn Viết Thịnh, dân biểu thành phố Hà Nội. Qua cuộc phỏng vấn vừa kể ông Nguyễn Viết Thịnh đã trình bày với quốc hội Âu Châu các quan điểm của CSVN về nhân quyền. Trong những trình bày kia có một quan điểm rất đáng quan tâm. Quan điểm rằng: “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no”.

Bây giờ, bài viết này xin trình bày những phân tích và lượng giá đối với quan điểm cho là: Người dân nghèo không cần tự do ngôn luận, chỉ cần ăn uống. Muốn có tự do ngôn luận, con người cần có đầy đủ những dữ kiện và năng lực cần thiết để có thể ngôn và có thể luận. Những dữ kiện và năng lực kia là quyền tự do hấp thụ giáo dục. Tự do tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tự do tư tưởng và diễn đạt tư tưởng. Tự do báo chí. Tự do tôn giáo. Tự do hội họp và lập hội. Tự do được sống trong môi trường lành mạnh của con người. Lành mạnh cả về thể chất lẩn tinh thần... Tự do ngôn luận cũng như bất kỳ loại tự do nào, không thể đứng tách rời với các quyền tự do khác. Tự do đơn lẻ là tự do rỗng tuếch, vô nghĩa. Nói ngắn và gọn: Nhân quyền là một tập hợp nhiều quyền tự do bất khả phân ly. Từ đó, tự do ngôn luận chính là nhân quyền và nhân quyền chính là tự do ngôn luận. Như vậy, phải chăng: “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến NHÂN QUYỀN mà quan tâm về ăn uống đói no”?

Vấn đề không là sự nhấn mạnh một cách dư thừa: Người dân nghèo khổ cần cơm ăn, nước uống. Vấn đề chính là sự xác định những nguyên nhân đã giam cầm người dân trong nghèo đói. Biết được nguyên nhân tức là biết được các phương pháp giải cứu người dân thoát khỏi vòng cùng khổ. Sau đây là những suy nghĩ căn bản về các nguyên nhân của nghèo đói:

1./ Suy nghĩ một: Muốn có đời sống hạnh phúc và no ấm, trước tiên con người phải được hấp thụ một nền giáo dục tiến bộ. Giáo dục cung ứng cho người dân nghề nghiệp để mưu sinh, đạo đức để làm người lương hảo. CSVN chỉ dành cho công cuộc phát triển giáo dục học đường một số kinh phí tượng trưng. Hầu hết ngân quỹ quốc gia đều chạy vào túi riêng của đảng viên CS. Trường lớp khan hiếm, hư nát, học cụ nghèo nàn... Thầy giáo lương không đủ sống. Ban ngày đi dạy, ban đêm đi bán hàng rong. Mãi cho đến ngày nay sinh viên, học sinh vẫn bị cưỡng bách học Marx, học Hồ, hai môn học hoàn toàn không liên hệ gì đến nhu cầu phát triển xã hội. Về mặt giáo dục xã hội, CSVN ru ngủ tinh thần chống đối độc tài của người dân bằng cách vừa thả nổi các loại tệ đoan xã hội, vừa ngăn cấm tự do báo chí, bưng bít mọi tin tức bất lợi cho đảng CS. Người dân không được thấy, không được nghe, không được nói. Chính sách giáo dục học đường cũng như giáo dục xã hội của chế độ Hà Nội hiển nhiên là chính sách ngu dân. Trên địa bàn giáo dục, CSVN đã triệt để chà đạp điều 26 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày10/12/1948. Ðiều này qui định quyền được hấp thụ giáo dục của con người.

2./ Suy nghĩ hai: Ðiều 23 khoản (1) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) đòi hỏi mọi người phải được đối xử công bằng trong cơ hội làm việc, cơ hội chống thất nghiệp. Xã hội Việt Nam dưới chế độ CS có hai giai cấp rõ rệt: đảng viên thống trị; quần chúng bị trị. Ðảng chỉ lo thu xếp cho đảng viên có việc làm nhiều bổng lộc, nhiều cơ hội để bóc lột người dân. Quần chúng bị đảng CS cố tình lãng quên. Họ phải ngược xuôi đi tìm miếng cơm, manh áo, sống đắp đổi qua ngày.

3./ Suy nghĩ ba: Qui luật vận hành kinh tế thị trường tự do đòi hỏi: Giá cả sức lao động phải do sự thương lượng tự do giữa chủ và thợ. Nhằm giúp công nhân thấp cổ bé miệng đương đầu với mọi âm mưu bóc lột của giới chủ, điều 23 khoản (4) TNQTNQ đòi hỏi nhà cầm quyền các quốc gia phải tôn trọng quyền tự do thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của người thợ. CSVN phục vụ giới chủ quốc doanh và chủ ngoại quốc bằng cách nghiêm cấm công nhân thành lập nghiệp đoàn, gia nhập nghiệp đoàn.

4./ Suy nghĩ bốn: Ðiều 17 TNQTNQ xác định quyền tư hữu của con người phải được triệt để tôn trọng thì người dân mới có thể an cư. An cư là điều kiện tiên quyết của lạc nghiệp. Ngày 09/01/2009, trả lời một câu hỏi về quyền tư hữu tại Việt Nam của ký giả Thiện Giao, đài Á Châu Tự Do, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, nguyên giảng sư luật học tại Ðức quốc cho biết: “Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất là một quyền có thời hạn và giới hạn. đây chính là một vấn nạn. Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam”. Tham nhũng là cửa ngõ đẩy toàn dân vào đại họa nghèo đói.

Bốn suy nghĩ ở trên tuy được trình bày một cách khái quát nhưng đủ để nêu bật chân lý rằng: Chính tệ nạn chà đạp nhân quyền do CSVN chủ động là nguyên nhân cội rễ của nghèo đói chứ không phải “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến nhân quyền, mà quan tâm về ăn uống đói no”. Vì vậy, muốn giải quyết nạn nghèo đói tại Việt Nam quần chúng Việt Nam phải loại bỏ nhà cầm quyền chà đạp nhân quyền thay vì ngoan ngoãn chấp nhận đời - sống - ăn - uống - đủ - để - không - chết.

Vả lại, muốn phân định được các vấn đề cần quan tâm hay không cần quan tâm, người dân phải có trình độ nhận thức nhất định. Ði tìm trình độ nhận thức trong một xã hội ngu dân do CSVN sản sinh ra chẳng khác nào mò kim đáy biển. Mới đây nhất, các ngày đầu năm, từ ngày 1 đến 5 tháng 01/ 2009, lễ Hội Hoa Xuân của Hà Nội bất ngờ bị người Hà Nội biến thành lễ hội tự do trộm hoa, bẻ hoa, chôm hoa, chỉa hoa, phá hủy hoa... Lễ Hội Hoa Xuân của thủ đô Hà Nội 2009 đã làm cho toàn thể người Việt Nam xấu hổ đến ngẩn ngơ. Xấu hổ bởi lẽ Lễ Hội Hoa Xuân là cơ hội mở ra cho thế giới được hiểu: Thế nào là “Văn hóa của bầy ruồi”? Blogger Ðông Ngàn xuất hiện trên TinNhanhBlog.com là tác giả của thuật ngữ “Văn hóa của bầy ruồi”. Ai là người chịu trách nhiệm về hiện tượng văn hóa của bầy ruồi? Câu hỏi này là sự gợi ý để người Việt Nam nghĩ đến quan niệm Xã ước của Jean Jacque Rousseau cuối thế kỷ 18 (1712-1778). Xã ước là ý tưởng rằng: Con người sống hợp quần thành xã hội có nghĩa là giữa con người và xã hội đã hình thành một khế ước gồm hai điều khoản:

Một là: Con người tự nguyên hạn chế tự do cá nhân trên căn bản: tự do của một người có ranh giới là tự do của những người chung quanh.

Hai là: xã hội - Do nhà cầm quyền đại diện - có nghĩa vụ cung ứng cho người dân những nhu cầu của đời sống hợp quần. Trong đó, có hai nhu cầu nền tảng. Nhu cầu thể chất là cơm no, áo ấm. Nhu cầu tinh thần là văn hóa giáo dục thăng hoa.

Từ xã ước của Jean Jacque Rousseau nhìn vào xã hội Việt Nam, chúng ta nhận ra ngay rằng đảng CSVN do mải mê ngụp lặn trong tham ô đã không thi hành điều hai của Xã Ước. Như vậy chế độ Hà Nội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về biến cố “Văn hóa của bầy ruồi”. Biến cố kia đã hiên ngang và ầm ĩ vẫy vùng ngay giữa thủ đô Hà Nội. Trước khi bị CSVN thống trị, Thăng Long Thành được tiếng là Quê Hương của ngàn năm văn hiến. Giữa muôn vàn điên đảo trong quốc bệnh “văn hóa của bầy ruồi” đảng CSVN không thể viện dẫn lý lẽ rằng người dân quan tâm điều này, không quan tâm điều kia để biện minh cho tội ác chà đạp nhân quyền của chế độ Hà Nội. Bác sĩ y khoa chửa bệnh cho bệnh nhân bằng kiến thức y khoa chuyên biệt chứ không bằng cách chạy theo các loại vi trùng và dược liệu mà bác sĩ cho là bệnh nhân quan tâm. Rõ ràng là không có bệnh nhân nào có đủ kiến thức y khoa để đưa ra những quan tâm khiến bác sĩ phải chạy theo. Sau rất nhiều thập niên bị CSVN giam trói trong hầm hố ngu dân, sau rất nhiều biến cố quay cuồng kiểu “Văn hóa của bầy ruồi”, kiến thức của dân chúng Việt Nam, dưới chế độ CS, về quan hệ giữa kinh tế, chính trị và nhân quyền còn tệ hại hơn kiến thức y khoa của bệnh nhân trong câu chuyện vừa kể. CSVN đã thực sự gian dối, và làm nhục quốc thể khi mang nhóm chữ “Người dân quan tâm” đặt trên bàn thương nghị về Quốc Tế Nhân Quyền.

Xin đừng trốn tránh chủ đề Nhân Quyền bằng cách ẩn nấp đàng sau tấm bảng “Người dân quan tâm về ăn uống, đói no”.

Xin hãy tức thời chấm dứt vở tuồng nói suông về nghèo đói. Hãy hành động chống nghèo đói. Hãy giải thoát người dân khỏi cảnh nghèo đói. Các hành đông giải thoát kia bao gồm:

1./ Liên tục giải thích sâu và rộng cho toàn thể quần chúng Việt Nam đặng biết: CSVN chà đạp nhân quyền là nguyên nhân trọng tâm khiến đất nước nghèo đói triền miên. Nghèo đói cơm áo cũng như nghèo đói văn hóa giáo dục. Cao điểm của nghèo đói văn hóa giáo dục là “Văn hóa của bầy ruồi”.

2./ Can đảm và quyết liệt vận dụng các đòn bẩy của lịch sử để tạo điều kiện buộc đảng CSVN phải đối mặt với thế lực của đại khối quần chúng nổi giận. Trong cuộc đối mặt này CSVN chỉ có thể chọn lựa một trong hai con đường: hoặc là triệt để tôn trọng nhân quyền, hoặc là lập tức chấp nhận luật đào thải khắc nghiệt của lịch sử.

ÐỗTháiNhiên
(http://www.vietvusa.com)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 27. Jan 2009 , 04:54
Mùa Xuân Cách Biệt

TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 1/25/2009, 12:00:00 AM

Việt Nam đã thống nhất từ hơn ba thập niên, nhưng các ngăn cách trong văn hóa vẫn rất nhiều cách biệt. Vì sao như thế? Nền giáo dục hai miền đã thống nhất, và tất cả thanh thiếu niên từ bậc tiểu học tới qua đại học đều chung một học trình từ hơn ba thập niên tới giờ, vậy mà sao khoảng cách văn hóa hai miền vẫn cách biệt? Đó là những điều hết sức lạ lùng, và hiện tượng này đã lộ rõ qua một số chuyện khi hai thành phố lớn - Hà Nội và Sài Gòn - chuẩn bị đón xuân.

Hiện tượng này hẳn là phải nằm sâu hơn là tập quán địa phương. Bởi vì chúng ta thấy rằng sau năm 1975, chính phủ Hà Nội đã áp dụng chính sách tàn bạo có thể gọi là thực dân đối với dân Miền Nam. Nhưng sự căm thù giữa người dân hai miền chỉ trong vài năm là không còn nữa, mà chỉ còn ở các cấp cán bộ và dân. Ngăn cách này thể hiện ở cả cách cư xử hiển lộ ở tầm vóc quốc tế: chính phủ Hà Nội vận động  và áp lực hai chính phủ Indonesia và Mã Lai để đập phá hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại nơi trước kia là hai trại tị nạn. Thù dai như thế đối với đồng bào mình, mà lại không giấu giếm gì với thế giới, có phải là đặc chất Việt Nam hay đặc chất cộng sản? Hay là đặc chất tổng hợp hay đã bị biến chất? Có một điều chắc chắn có thể thấy: văn hóa Miền Nam, dù là sau khi đã bị "thực dân hóa từ Hà Nội" hơn ba thập niên, không thể nào thù dai như thế. Không tin, cứ hỏi người dân Sài Gòn hay Cần Thơ thì biết. Bởi thế, nền văn hóa Miền Nam đơn giản và bao dung đã thu hút rất nhiều người Miền Bắc vào lập nghiệp, mà rồi không kỳ thị gì.

Trong những ngày chuẩn bị xuân, hai miền lại thấy cách biệt ngay ở Hà Nội và Sài Gòn. Thí dụ, như chuyện phố hoa. Trong khi các phố hoa tổ chức ở Sài Gòn đã nhiều thập niên, thực tế là từ nhiều năm trước 1975 khi toàn bộ con đường Nguyễn Huệ (quận 1, Sài Gòn)  biến thành con đường hoa mừng xuân, mọi chuyện vẫn êm đẹp, dịu dàng. Nhưng tại Hà Nội, lần đầu năm nay mới làm phố hoa, thì ngăn cách văn hóa thấy rõ một trời cách biệt.

Bản tin thông tấn nhà nước VnExpress đang ngày 1-1-2009 cho thấy hình ảnh rực rỡ ngay ở nhan đề "Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội," và rồi các dòng đầu bản tin ghi lên một câu chuyện hứa hẹn là sẽ vui, êm đềm:

"Chiều 31/12, hàng nghìn du khách đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, dọc phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) để đón xem nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công..."

Vậy mà chỉ vài ngày sau, chưa quá ba ngày, bản tin cùng thông tấn này đăng vào ngày 3-1-2009, có nhan đề cũng "rực rỡ' theo một dạng khác. Bản tin nhan đề "Tan hoang phố hoa Hà Nội," có dòng đầu là:

"Một ngày sau khi khai mạc (31/12), phố hoa bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tan hoang, nhiều bông hoa bị nhổ, cánh héo quắt do không chăm sóc."

Tại sao như thế? Có phải là dân Hà Nội không thích hoa, nên mới vô tình như thế? Không phải. Bởi vì dân quá thích hoa, nên mới tới gần mà chụp hình, và ngắt vội mấy cành về nhà làm tài sản riêng. Trời ạ, đúng là phong thái người cán bộ cộng sản gộc: cứ thấy tài sản chung, là vô tư cầm về làm của riêng. Nhìn lại Sài Gòn, đâu có tác phong này, dù là đã hơn ba thập niên bị đồng hóa bằng mọi cách.  

Thế cho nên, nói chi hai bia đá tượng đài thuyền nhân. Phải chi Nông Đức Mạnh cứ để yên các tượng đài này, đích thân tới trước tượng đài để thắp nhang tưởng niệm các thuyền nhân đã chết ngoài biển, thì sẽ chiêu dụ thêm biết bao nhiêu là những con nhạn về quê tìm chùm khế ngọt.

Một hình ảnh nữa của chuyện mừng xuân là các Phố Ong Đồ. Trong khi các hình ảnh ông đồ ngồi vỉa hè Sài Gòn từ nhiều thập niên là cái gì tự nhiên, và bây giờ gom lại làm các khu phố ông đồ thì vẫn êm thắm, không có gì là lạ lùng. Chuyện thư pháp ầm ĩ trên báo chí Hà Nội nhiều năm nay thực sự là cái gì rất là hồn dân tộc, tuy rằng nét bút trong thế kỷ mới phải là khác, nét tân kỳ của người tân học phải là khác, nhưng mỗi nét mực trên tờ giấy hoa tiên vẫn là một tấm lòng với văn hóa quê nhà. Một cái gì phảng phất hồn nước.

Sài Gòn không chỉ một Phố Ong Đồ, mà là nhiều. Trước đây hai "phố ông đồ" cũ đã thành hình từ năm 2003 tại Nhà văn hóa thanh niên (quận 1) và lề đường Trương Định (quận 3),  bây giờ một "phố ông đồ" nữa đã được một CLB Thư pháp chữ Việt tổ chức sinh hoạt trước mặt tiền Cung văn hóa Lao động TP Sài Gòn ( thời Tây xưa kia là Cercle Sportif Saigonnais, sát bên vườn Tao Đàn, gọi tắt là Hội Xẹc). Tại địa chỉ mới này, có hơn 20 "chiếu" giấy, mực của phần lớn là các ông đồ, cô đồ thật trẻ trung.  Cùng với các nhà thư pháp kỳ cựu, các anh chị em cặm cụi múa bút viết tặng và bán tranh thư  pháp, thư họa, thủy mặc…, cho bà con  - cả khách nước ngoài - yêu  nét đẹp tao nhã, phóng dật của chữ Việt được trình bày trên lụa, đá, giấy hồng điều, giấy dó…

Lặng lẽ ngồi, vẽ hồn nước. Tuyệt vời. Thế mới gọi là tết. Chúng ta không thấy có gì làm công an thắc mắc, hay ngược lại chưa thấy có chuyện công an tới đòi tiền bảo kê tại Sài Gòn. Hay ít nhất, cũng chưa có chuyện để đưa lên mặt báo.

Vậy mà, Phố Ong Đồ Hà Nội lại có chuyện. Công an tới làm ầm ĩ, đưa xe xúc các ông đồ ngồi vỉa hè, bắt phải vào ngồi nơi bàn ghế, có nhà dù che nắng… Nghĩa làm dù là mang theo hồn dân tộc, các ông đồ vẫn bị cấm ngồi ở lề trái, mà phải ngồi theo lề phải. Và sẽ được bảo kê kiểu "cưa đôi." Trời ạ, giá bảo kê này đắt quá. Dù là trùm băng đảng Năm Cam cũng may ra là lấy gái "tứ lục" cho hợp đạo nghĩa giang hồ. Thậm chí tới như chơi bảnh, có thể mời các công ty du lịch chi trả cho khoản tiền bảo kê này thì đẹp biết mấy.

Bởi vậy các ông đồ Hà Nội mới bất mãn. Không phải vì chuyện tiền, nhưng vì cách đối xử thiếu văn hóa với những người đang lưu giữ hồn dân tộc.

Báo Đất Việt trong ngày 20-1-2009 có bản tin nhan đề "Xung đột ở phố Ông đồ," đã cho thấy ngay tình hình có những người đặt bục công an ngay giữa lòng phố các cụ đồ. Bản tin viết:

"Phố Ông đồ khai trương trong không khí khá căng thẳng giữa các thư pháp gia bám trụ lâu năm trên hè đường Văn Miếu (Hà Nội) với Ban tổ chức gồm: Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt và Câu lạc bộ Unesco thư pháp Việt Nam.

Một bên đường Văn Miếu là các dãy lều bạt và bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng với sự tham gia của CLB UNESCO thư pháp Việt Nam, nhóm Nhị Thập Bát Tú, nhóm thư pháp ĐH KHXH&NV; bên kia là nhóm ông đồ quen thuộc tại con phố này, nhưng đứng ngoài "cuộc chơi", bàn tán trong bức xúc…

Khoảng gần 20 ông đồ thường cho chữ ở Văn Miếu từ nhiều năm nay, quyết định treo lên hè tường những câu chữ thư pháp để phản đối: "Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm", "Phản đối viết chữ vì tiền"...

Theo đề án từ Ban tổ chức, phố Ông đồ tại đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoạt động từ 8h30 đến 21h30 hằng ngày, kéo dài từ ngày 19/1 đến 9/2. Phố quy tụ 18 gian hàng viết chữ theo nhiều trường phái thư pháp như: hành, chân, triện, lệ, thảo và thư pháp quốc ngữ, vẽ tranh phong thủy... trên các chất liệu giấy, lụa, trúc, đá…, đồng thời triển lãm tác phẩm của những nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Theo Ban tổ chức, đây là một cách giúp hoạt động truyền thống này đi vào quy củ, văn minh hơn, thể hiện nét văn hóa thanh lịch người Thủ đô trong mắt du khách thập phương.

Tuy nhiên, các ông đồ phố Văn Miếu quyết định "tẩy chay" dự án này, dù đã nhận được lời mời. Thư pháp gia Trần Lụa lên tiếng: "Ban tổ chức đòi chia tỷ lệ 50 - 50, nghĩa là cứ bán được một tờ giấy thì họ thu 50%. Chúng tôi không chấp nhận cách cào bằng". Ông Lụa còn cho rằng, Ban tổ chức đã chiếm hết chỗ của các ông đồ, khiến họ không còn được ngồi tự do như trước đây. Một thư pháp gia khác nhận định, việc làm này của Ban tổ chức là một kiểu "kinh doanh sức lao động của các ông đồ".

Hình thức hoạt động của phố Ông đồ vấp phải nhiều phản đối. Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong "tứ trụ Thư pháp Việt Nam" (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) khẳng định, ông bất đồng với Ban tổ chức không phải về tài chính, bởi ông sẵn sàng tặng chữ miễn phí. Theo ông, cách dựng lều mà Ban tổ chức thực hiện là thiếu hiểu biết. "Tôi là một trong những người đầu tiên ngồi ở nơi này viết chữ. Tôi không tham gia vào các gian hàng vì không quen với các dãy lều đỏ. Văn Miếu ngày xưa rất nhiều ông nghè ngồi, dù không làm nhà, lều mà vẫn làm đẹp cho văn hóa Thăng Long", ông Lược nói gay gắt…" (hết trích)

Trời ạ. Chuyện đơn giản thế, vậy mà nhà nước vẫn không giải quyết được. Đáng lý ra, nhà nước còn phải mời các ông đồ vào, cho ngồi miễn phí, khỏi có chuyện "cưa đôi" hay "tứ lục" làm chi. Mà còn phải trao tặng các ông đồ tiền giấy, mực… Hãy xem Nam Hàn khi mở cuộc vận động du lịch có tên là Korea Sparkling (Triều Tiên Lấp Lánh), quảng cáo cả trên truyền hình Mỹ CNN, mời gọi du khách toàn cầu tới thăm, đã mở nhiều lễ hội múa hát, biểu diễn võ thuật… và không hề lấy "tiền bảo kê" các ca sĩ hay võ sư, mà còn trả tiền cho họ nữa.

Không chỉ vì chuyện du lịch, mà vì còn phải cảm ơn vì họ đã hiển lộ được hồn dân tộc cho cả thế giới xem. Việt Nam cũng cần đối xử với các cụ đồ như thế. Hình ảnh một cụ đồ, một thiếu nữ ngồi bên phố, vẽ các chữ chúc xuân… có sức mạnh hơn cả guồng máy tuyên truyền của Bộ Du Lịch.

Và để nhắc tới ước mơ dân chủ cho cả nước, nơi đây xin chép lại bài thơ của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho Xuân Kỷ Sửu 2009:

Xuân bất tái lai

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

Đất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về…vẫn ách trên vai ?
Than/cười rằng… Xuân bất tái lai!

Sau cùng, xin gửi lời chúc Xuân tới quê nhà, cầu nguyện cho sớm có mùa xuân dân chủ đa nguyên đa đảng.

TRẦN KHẢI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by phu_de vào ngày 27. Jan 2009 , 17:11
Chúc Mừng Năm Mới anh Đắc Ứng.
Anh rinh về bài hay quá, mời anh và các bạn ngâm bài thơ "Ông Đồ vẫn còn đó " của Hà Sĩ Phu.

ps: Năm trâu thì thấy "đầu trâu mặt ngựa" chạy đầy đường (xem hình tên công an )
------------------

ÔNG ĐỒ VẪN CÒN ĐÓ
(tức cảnh chiều 30 Tết)
Hà Sĩ Phu


(Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Vũ Đình Liên)    

Người muôn năm cũ hồn ở đâu
Giao thời mõm Chuột gối đầu Trâu
Thư pháp không “đô”, Đồ cũng giẹp
Văn/Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu

Cuộc chiến dùi cui với bút lông
Bút thành vũ khí, thủ và công.
Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không?

Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?

Thư pháp hay là Nhân pháp đây
Gian thần cũng phượng múa rồng bay
Mực “Tàu”, giấy “Đỏ” làm Chiêu Thống
Chớ để qua đường không ai hay!

Ông Đồ vẫn còn đó
Còn đau nỗi nước này !

Chiều 30 Tết Kỷ Sửu 2009        

Hà Sĩ Phu        





Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không ?






Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. Jan 2009 , 07:30
Cám ơn anh PD,
Xin chúc anh khoẻ mãi để đưa tin sốt dẻo cho mọi người xem!


Ðại sứ Việt Cộng chỉ trích dân biểu Mỹ gốc Việt!

Ðại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, nặng lời chỉ trích dân biểu Cao Quang Ánh, khi ông Phụng trả lời một câu hỏi của đài BBC; ông Phụng nói:

"Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên. Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán. Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya.

Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt.. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

"Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

"Còn hệ thống chính trị, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, và chúng ta chấp nhận sự khác nhau để cùng tồn tại trong cộng đồng người Việt."

Chỉ nói có một câu 151 chữ mà ông Phụng đã phạm vào vô số lỗi lầm.

Lỗi lầm thứ nhất là inconsistency, một lỗi cấu trúc hành văn, nếu phê phán ông trên góc cạnh biên tập. Inconsistency là bất nhất, ông Phụng bất nhất vì câu trước ông nói, "Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán". Rồi ngay câu sau ông lại nói, "Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

Ông bảo ông Ánh "không đứng đắn lắm" thì câu đó có phải là phê phán không? Ông sợ gì, sợ ai mà chối, không dám nhận là mình phê phán ông Ánh?

Nhưng ông Ánh nói gì "chạm nọc" đảng Việt Cộng đến mức ông Phụng chỉ trích ông Ánh là "không đứng đắn lắm"? Ông Ánh chỉ tuyên bố một điều mà mọi người Việt Nam hải ngoại và quốc nội đều đồng ý là cần bắt nhốt Việt Cộng trở vào cũi CPC.

Chỉ phê bình ông Phụng về cái lỗi cấu trúc hành văn, tôi tự cho mình là đã nhân nhượng lắm với ông đại sứ Việt Cộng, đối tượng xét ra không nên nhân nhượng.

Phê bình trên góc cạnh nhân sinh quan, cái lỗi bất nhất của ông Phụng, có thể được ngôn từ dân gian mô tả là "ăn đằng sóng, nói đằng gió", hay ăn nói tráo trở.

Một lỗi nhỏ khác là danh xưng: ông Ánh không là nghị sĩ, mà là dân biểu; lỗi lầm khác nữa, lớn hơn, nằm trong câu "Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên", câu này hàm chứa đôi chút ganh ghét đối với "nhiều người" Việt mừng ông Ánh, và chắc chắn trong số "nhiều người" Việt này không có Lê Công Phụng.

Lý do khiến nhiều người mừng ông Ánh, một người Việt Nam đắc cử vào hạ viện liên bang, vì họ là người Việt Nam; ông Phụng không mừng mà còn chỉ trích những người mừng ông Ánh vì ông Phụng không phải là người Việt Nam, mà là người Việt Cộng, những người cũng có máu mủ Việt Nam nhưng lạc giống.

Ông Phụng còn lấy thí dụ Obama ra để "ngụ ngôn" người Việt Nam trong câu, "Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya" ; nói hươu, nói vượn, nhưng ông Phụng vẫn chỉ nói quanh, ví von, thí dụ lẩm cẩm. Thử đặt giả thuyết một cuộc binh biến tại Kenya đưa một bọn du côn, chuyên cướp của, giết người, phá nhà thờ, phá chùa, hành hạ, giam giữ nhà tu, lên nắm chính quyền Kenya thì liệu ông Obama, gốc người Kenya có ủng hộ bọn du côn này không.

Một câu nói nhảm nữa là, "Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

Chưa bao giờ người Việt hải ngoại chống lại "đồng bào trong nước", 4 chữ bị ông Phụng đánh lộn sòng để tự nhận ông là đồng bào của chúng tôi. Ông muốn chúng tôi coi ông như đại sứ Việt Nam, trong lúc thật sự ông chỉ là đại sứ Việt Cộng, đại diện cho một chính quyền đảng cướp, không do bất cứ một cử tri Việt Nam nào bầu ra cả.

Tôi thách thức ông Phụng làm một cuộc thử nghiệm để tìm xem ông là đại sứ Việt Nam hay là đại sứ Việt Cộng: mời ông xuống Houston đi ăn bún chả Canvas với tôi để xem thái độ của người Việt Nam đối với ông như thế nào. Chỉ cần nhận lời tôi mời cũng đủ chứng tỏ ông bản lãnh hơn ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lắm.

Hơn ở chỗ ông Dũng tuy tên là Dũng mà chẳng dũng tí nào, trái lại rất hèn. Đã đến Houston, nơi có trăm rưởi ngàn người Việt Nam sinh sống mà không dám đến thăm người Việt Nam, cũng không dám lú ra cửa sổ khách sạn vẫy tay chào mừng hàng chục ngàn người kéo đến cổng khách sạn dàn chào ông; trong lúc ông tên Công Phụng múa như công, như phụng, dù không múa khoe mã, khoe lông mà múa lưỡi để khoe tài nói lảm nhảm, không đâu vào đâu cả.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Feb 2009 , 15:52
Ông Đồ và Hoa Đào

Tuesday, January 27, 2009
Ngô Nhân Dụng

Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tầu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Các học sinh ở Sài Gòn trước năm 1975, không ai không biết mấy câu thơ cổ của Vũ Ðình Liên. Hầu như thầy giáo, cô giáo dạy văn nào cũng dạy bài thơ đó, một bài thơ chân phương mộc mạc, với những nét chấm phá đẹp và buồn. Ông Ðồ, hai chữ đó hàm ý kính trọng. Vì chỉ các nhà Nho, có thể làm thầy dạy người ta chữ nghĩa Thánh Hiền mới mang danh hiệu đó. Bài thơ này Vũ Ðình Liên viết năm 1936, thời văn hóa Nho giáo tuy đã mất địa vị xã hội nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong luân lý, đạo đức trên lối sống hàng ngày của dân Việt Nam. Nhưng đời sống, tín ngưỡng, và quan niệm thẩm mỹ đã đổi nhiều; người ta không còn thưởng thức được nét chữ đẹp của các ông Ðồ như xưa nữa. Ít người treo câu đối, ít người muốn treo những bức đại tự trên tường để đón Xuân, người ta cũng không còn chuộng mầu giấy đỏ thẫm và mầu mực đen. Cho nên trước đây hơn 70 năm Vũ Ðình Liên đã nhìn thấy cảnh tiêu điều:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm 1982 thi sĩ Vũ Ðình Liên đã 70 tuổi, ông viết thêm một bài “Bóng Ông Ðồ.” Trong thành phố Hà Nội cũ kỹ, không ngờ ông còn thấy những ông đồ về ngồi ngay chỗ cũ trên hè phố, tuy khăn áo đã bạc mầu:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ

Năm 1982 là năm đói và rét ở miền Bắc Việt Nam dưới chế độ kinh tế bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc bài thơ Xuân này cũng giúp cho tác giả được một số tiền nhuận bút để vui Xuân, 14 năm trước khi cụ qua đời. Việc làm thơ của mình, cũng giống công việc viết chữ của các ông đồ đã trở lại, tác giả nhìn thấy như một món nợ từ kiếp trước:

Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi

Trong thời cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản giáo điều ở Việt Nam, luân lý Nho Giáo đã bị ông Mao Trạch Ðông đả phá, ông Hồ Chí Minh bắt toàn dân học khẩu hiệu “Trung với Ðảng,” lấy Ðảng thay cho Vua, lấy chính trị thay cho đạo đức học. Các ông đồ lúc đó còn được bầy giấy bút viết trên lề đường mà không bị quốc doanh hóa, không bị “đánh tư sản;” phải coi đó là một ân huệ của đảng và nhà nước cộng sản. Cho nên, dưới “sự chỉ đạo văn nghệ” của đảng, thi sĩ kết thúc bài thơ rất đúng lập trường như sau:

Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông đồ

(1982)

Làm bổn phận với các cán bộ chi tiền nhuận bút của đảng bằng lời suy tôn coi “Cách Mạng (viết hoa) chính là nhân nghĩa (viết chữ thường); xong rồi Ông Ðồ Vũ Ðình Liên chỉ khiêm tốn nhận vai trò của mình là “thi thư.” Không biết hai chữ “thi thư” đó nghĩa là gì, đó là danh từ hay động từ, nghe thì thấy nó ngô nghê, rõ ràng ghép vào lấy lệ cho đủ 4 câu 5 chữ.

Những lời ca tụng đảng và nhà nước cố ý viết một cách ngây ngô này là một kiểu “xỏ lá” của giới sĩ phu Bắc Hà khi phải uốn mình viết theo lệnh cán bộ, mà trong tay không còn thứ vũ khí nào ngoài tài trào phúng. Bài thơ năm 1982 này khác hẳn phong thái thong dong với những âm thanh và ý tứ bay bổng, đã chấm dứt bài thơ năm cũ khi để lại một dư vị mang mang nhớ tiếc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(1936)

Vũ Ðình Liên may mắn đã qua đời năm 1996, cho nên cụ không phải trông thấy cảnh các ông đồ dưới chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, 09 này!

Như quý vị đã đọc và coi hình ảnh trên Người Việt hoặc các mạng lưới khác, các ông đồ Hà Nội đã bị đảng và nhà nước cộng sản đè ra, áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi các ông không chịu vào “công xã viết” của nhà nước thì công an sẵn sàng đem dùi cui đánh chữ nghĩa!

Từ khi đảng cộng sản thả cho dân làm ăn để tham nhũng trục lợi, người Việt nào có đồng ra đồng vào cũng bắt đầu tìm lại nếp sống xưa. Người ta dám trưng bầy cảnh sung túc mới của mình. Ngày xưa dân muốn ăn thịt con gà cũng không dám chặt thịt bằng dao, bằng thớt, sợ hàng xóm nghe thấy sẽ bị “kiểm điểm.” (Dân Hà Nội là thủy tổ khai sáng món thịt gà xé bằng tay). Nhưng bây giờ những tay tư bản đỏ sẵn sàng khoe mình có tiền mua xe sang, ở nhà sang; thì người dân nghèo nhất cũng cố đi “thỉnh” mấy chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Hòa, chữ Nhẫn (chữ này cần nhất, nếu không sống không nổi) đem về treo trên vách, trên cửa trong ba ngày Tết.

Nhưng cái cảnh các cụ “bầy mực Tầu giấy đỏ - bên phố đông người qua” giống như các cụ đồ hàng ngàn năm ở đất Thăng Long cũ như vậy, là “làm ăn theo lối cá thể,” không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của thời đại Nông Ðức Mạnh, với những tổng công ty và tập đoàn kinh tế theo kiểu Nguyễn Tấn Dũng.

Cho nên mới có anh cán bộ ma lanh nó nhìn thấy cảnh Phố Ông Ðồ là một cơ hội để đảng viên không phải làm mà vẫn được ăn chia! Cái đó các đồng chí gọi là kinh tế thị trường.

Làm cách nào để mình có thể ăn chia tứ lục trên công phu gò lưng ngồi viết của các ông đồ? Muốn vậy phải trông cậy vào ủy ban nhân dân của thành phố Hà Nội! Lê Nin đã viết “nhà nước và cách mạng” làm kim chỉ nam. Khi nhà nước ghé vào ăn ké mấy miếng, sẽ không ai dám cãi lại nền chuyên chính vô sản. Cái đó các đồng chí gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Thế là những cái lều được dựng lên, các ông đồ được “tập trung cải tạo” dưới sự chỉ đạo của các cô gái thu tiền. Công viết được tính đồng đẳng theo lối cộng sản hóa. Ngày xưa còn làm ăn cá thể, các cụ chẳng thèm ra giá bao giờ. Ai thích chữ đẹp thì biếu nhiều, ai không có mắt tinh đời đưa ít thì cụ cười khà, nháy một cái ra cái điều ở đời “Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh?” (Thơ Vũ Hoàng Chương, sau 1975). Nhưng người sành điệu “thỉnh chữ” mà không đi “mua chữ;” các cụ đồ “cho chữ” chứ không ai “bán chữ.” Bây giờ, nhà nước cộng sản đã tập trung cải tạo các ông đồ, lại còn “siêu thị hóa” việc viết lách. Các cán bộ định giá nhiều chữ nhiều tiền ít chữ ít tiền, giấy lớn chữ lớn thì giá đắt, giấy nhỏ chữ nhỏ giá rẻ, vân vân, văn minh không khác gì Wal-Mart hay Cotsco bên Mỹ! Ðó là kinh tế thị trường! Và nhà nước đứng làm chủ hồ, lấy sâu! Có người nói ngày xưa Năm Cam mở sòng bài còn chia tứ lục cho tay em, bây giờ đảng làm ăn chính thức nên cứa đôi, lấy béng 50%. Ðó gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng các ông đồ đất Thăng Long ngày nay không còn nhút nhát như thời 1982 nữa. Nhiều ông đã từ chối không chịu vào “hợp tác xã” cho đảng lãnh đạo! Cho nên mới có cảnh dùi cui đối phó với chữ nghĩa! Nó cũng chứng tỏ câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” đời nào cũng đúng.

Tết năm nay dân Hà Nội được coi màn kịch Dùi Cui Ðại Náo Phố Ông Ðồ, đủ đem kể với nhau làm chuyện cười vui trong ba ngày Tết.

Ðể bù lại với một cảnh buồn. Ðó là cảnh Hội Phố Hoa Hà Nội, ở phố Ðinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tháng trước một tờ báo trong nước loan tin “Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội”: Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2008 hàng ngàn du khách đã kéo nhau về Hội Phố Hoa để thưởng thức nghệ thuật cắm hoa của thủ đô Hà Nội.

Ba ngày sau, vẫn trên mạng lưới tờ báo này, là bản tin cho biết phố hoa đã tan hoang rồi! Dân đi coi hoa vì yêu hoa quá nên có người bẻ, có người nhổ, “thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hoa!”

Ðọc tin trên, chúng tôi nhớ đã nhận được một đoạn video của bạn bè, nhiều người cùng gửi một đoạn trong youtube hồi cách đây mấy tháng. (http://www.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I&eurl=http://video.rfvn.com/?p=5767).

Mở địa chỉ ra, sẽ thấy cảnh thanh niên, thiếu nữ Hà Nội đi dự lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam, Sukura Festival in Vietnam, tổ chức vào đầu Tháng Tư năm 2008. Họ dự lễ như thế nào?

Thế này: Mạnh ai nấy chôm: hái, ngắt, vặt, bẻ, giật, có dao dùng dao, có kéo dùng kéo, vừa bẻ trộm hoa công khai giữa ban ngày, vừa hò hét, kêu gọi nhau ơi ới (Mày ơi, sao nó bẻ được cành to tướng kia kìa!) Trong chốc lát, những cây hoa anh đào Nhật Bản đã biến thành những cành cây trơ trụi đứng trên một bãi rác. Tác phẩm của nền văn hóa chụp giật của Chủ Nghĩa Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tôi không biết mình có nhớ đúng tên gọi như thế hay không).

Tại sao tư cách con người lại xuống thấp đến như vậy?

Chỉ vì có những trẻ em lớn lên chỉ thấy những tấm gương Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Ðức Mạnh, Huỳnh Ngọc Sỹ, Hồ Chí Minh, Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến. Các em không được học tấm gương những “Ông Ðồ” như Nguyễn Khuyến, như Nguyễn Văn Giai, như Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu; vì những người đó chưa giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Lớp thanh niên được đào tạo với “tư tưởng” đặt lòng trung với đảng lên cao nhất của Hồ Chí Minh, cho nên mới có cảnh hai xe vận tải đụng nhau trên Quốc Lộ 1 ở Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, các tài xế bị thương nhưng người ta xúm tới mà không ai cứu hết. Vì toàn dân còn lo hôi của, lo cướp những trái cây từ chiếc xe đổ lăn ra đường! Trong cảnh hồ hởi thi đua hôi của đó, có anh lơ đễnh để mất 2 chiếc xe gắn máy nữa! Trên đầu những thằng ăn cướp có những thằng ăn cướp, trên đầu nó lại có những thằng ăn cướp khác. Và trên cùng là ai? Hà Sĩ Phu gọi là Phường Ðịa Tặc (khác hải tặc!)

Cả một chế độ đã giết chết ý thức về công ích trong mấy thế hệ thiếu nhi. Khi bọn lãnh đạo đảng chỉ biết dùng tiền để mua chuộc lẫn nhau và dùng dùi cui, còng số tám để đối phó với dân, nhìn đâu cũng thấy cơ hội kiếm tiền bất nghĩa; thử hỏi làm sao các em không bắt chước thói sử dụng bạo lực, gian trá và trò ăn cướp?

Cho nên Hà Sĩ Phu, một ông đồ thời đại mới, đã viết mấy dòng thơ Tết khi nhớ về quê hương Hà Nội như sau:

Ðất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về vẫn ách trên vai?

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. Feb 2009 , 08:53
Tháng Tư Ðen không gởi tiền, không về Việt Nam

Wednesday, February 04, 2009  
Võ Long Triều


Lời đề nghị của nhà văn Huy Phương là không gởi tiền, không về Việt Nam có thể đánh thức được lòng yêu nước của những người tị nạn cộng sản hay không?

Có hâm nóng được lập trường chống độc tài, quân phiệt của đảng cộng sản không?

Sẽ gởi được một thông điệp cho đồng bào trong nước hay không? Rằng đồng hương ở hải ngoại cùng một lòng với họ, trường kỳ đấu tranh bằng mọi phương cách, giành cho bằng được tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam?

Có thể chứng minh được rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một lực đối kháng đáng kể với cộng sản hay không?

Ðể giải đáp những câu hỏi trên đây, mỗi người chúng ta phải tự ý trả lời cho chính mình bởi vì nó lệ thuộc vào quyết định của cá nhân mình. Mặt khác muốn giải đáp những câu hỏi trên còn phải nhờ vào các công ty du lịch xem họ có bằng lòng nhắc nhở hay không những đồng hương của mình nếu những người nầy chưa nghe thấy lời kêu gọi đó? Và còn phải nhờ vào các hội đoàn, tổ chức, nhân sĩ ở hải ngoại có hết lòng vận động với những thành viên và người thân của mình hay không? Quan trọng hơn nữa là phải nhờ vào giới truyền thông báo chí Việt Nam ở hải ngoại có sẵn lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi đề nghị nêu trên hay không?

Thiết nghĩ nếu chỉ chấp nhận không gởi tiền, không về Việt Nam thăm viếng thân nhân “trong Tháng Tư Ðen” mà thôi, điều đó không khó thực hiện. Gởi tiền trước hay sau một tháng, về thăm gia đình trước hay sau một tháng xét cho cùng không phương hại gì cho người bên nầy hay người thân bên kia ở trong xứ. Nhưng nếu thực hiện được điều đó chúng ta chứng tỏ được sự đoàn kết và quyết tâm của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản.

Mẫu số chung mà cộng đồng chúng ta mặc nhiên chấp nhận là đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho quê hương đất nước. Nhưng chúng ta chưa tập hợp được một sự đoàn kết thống nhứt tư tưởng và kế hoạch đấu tranh. Chúng ta chưa thành lập được một tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh có kỷ luật và hiệu quả.

Ðối đầu với một đảng cộng sản gian xảo, mưu mô quỉ quyệt có kỷ luật thép mà chúng ta cứ hời hợt sử dụng sự tự do quá trớn, sự nghi kỵ tranh giành hay đặt tự ái cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước, thử hỏi làm sao và bao giờ chúng ta mới thấy đảng cộng sản tan rã và bọn cầm quyền Hà Nội tản hàng tẩu thoát?

Xưa nay giới người tị nạn cộng sản sống ở nước ngoài thường có thái độ “năm người mười ý” và thường đố kỵ nhau nhiều hơn là hợp tác. Nhưng tôi hy vọng lần nầy đồng hương chúng ta một lòng hiệp sức phát động một phong trào rất dễ thực hiện. Bề ngoài nó có giá trị tượng trưng nhưng thực tế nó rất quan trọng. Bởi vì thực hiện được điều đó, đánh dấu được một tháng tư không có ngoại tệ của kiều bào gởi về, trừ những trường hợp bất khả kháng, nếu sân bay Saigon và Hà Nội vắng bóng Việt Kiều điều đó nói lên sự phản kháng của chúng ta, những người tị nạn cộng sản đang lên án bọn rước voi về dầy mả tổ, bọn người mù quáng tự nguyện làm nghĩa vụ quốc tế để bành trướng một chủ nghĩa vô luân tàn ác, lỗi thời bị cả thế giới lên án.

Chúng ta phản kháng bọn người tôn thờ một cách mù quáng chủ nghĩa sai trái vô luân, nếu Tố Hữu không “thương cha thương một, thương Staline thương mười” và nếu Lê Duẩn và đồng bọn không xua quân nướng hàng trăm ngàn binh sĩ bên nầy và bên kia vĩ tuyến 17, theo lệnh của Liên-Xô và Trung Quốc, thì sẽ không có máu đổ thịt rơi xương chất thành núi, sẽ không có những trại cải tạo tàn nhẫn ác độc kiểu Goulag của Liên Xô. Và sẽ không có hàng trăm ngàn người Việt bỏ xác ở biển sâu rừng rậm vì trốn nạn cộng sản phải liều chết bỏ xứ ra đi .

Nếu cộng sản Hà Nội không có tham vọng điên rồ, không làm tay sai thực hiện nghĩa vụ quốc tế thì bây giờ nước Việt Nam sẽ giống như Ðông-Tây Ðức, lần hồi sẽ xóa bỏ quá khứ và thống nhất sơn hà, hoặc đôi bên sẽ tự do phát triển làm cho dân giàu nước mạnh.

Tóm lại không gởi tiền, không về thăm quê hương trong Tháng Tư Ðen còn chứng minh được sự đồng tâm của Việt kiều hải ngoại. Ðó là một dấu chỉ, một thông điệp cho cộng sản Hà Nội thấy rằng kiều bào là một lực đối kháng đáng kể biết đoàn kết thực hiện những điều cần thiết. Ðồng thời cũng tạo được một phần sự tin tưởng, niềm hy vọng của đồng bào chúng ta trong nước.

Tôi triệt để ủng hô đề nghị của ký giả Huy Phương và hết lòng mong mỏi kiều bào chúng ta nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề và cứ mỗi năm đến tháng tư là chứng tỏ thái độ phản kháng trường kỳ cho tới khi nào chế độ độc tài sụp đổ.

02-03-09

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Mar 2009 , 04:28
Mất Nước, Mất Đảng  

Việt Báo Thứ Năm, 3/19/2009, 12:00:00 AM
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Trung Quốc muốn cải thiện bang giao với Mỹ nên đã phái Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đến Washington để chuẩn bị cho cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và TT Barack Obama vào tháng tới khi họ Hồ đến viếng thăm Mỹ. Nhưng xui xẻo làm sao, vào lúc họ Dương đến Mỹ, giữa chính phủ Mỹ và chính quyền Cộng sản Bắc Kinh lại xảy ra hai chuyện rắc rối lớn. Trước hết là vào dịp kỷ niệm 50 năm nổi dậy của dân chúng Tây Tạng đưa đến vụ đàn áp đẫm máu của Trung Cộng, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy qua Ấn Độ. Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn là 5 chiến hạm Trung Cộng vây chặn và hăm dọa một tàu Hải quân Mỹ trong vùng biển ở phía Nam đảo Hải Nam ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam, phía Tây quần đảo Hoàng Sa, tức bên trong hải phận Việt Nam nơi Bắc Kinh vẫn tự nhận là lãnh thổ và lãnh hải của họ.

Vụ đàn áp Tây Tạng đã khiến Bộ Ngoại giao Mỹ ngay từ tuần trước lên tiếng nhắc nhở Bắc Kinh rằng Mỹ vẫn quan tâm đến những vụ Trung Cộng vi phạm nhân quyền. Nhưng trước mắt vẫn là việc chiến hạm của Trung Cộng bao vây và hăm dọa chiếc tầu của Hải quân Mỹ. Tầu này, có tên là Impeccable vốn là tầu không võ trang. Mỹ nói tầu này chỉ có nhiệm vụ thăm dò các hoạt động của tầu ngầm dưới biển (ngụ ý của Trung Cộng) và quả quyết tầu Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế. Còn Bắc Kinh cãi lại, nói đó là vùng biển của họ. Vậy tại sao tầu Mỹ dù không võ trang lại đến phía nơi gần Hoàng Sa để thăm dò? Các giới chức bộ Quốc phòng Mỹ nói vì vùng đó là nơi có tranh cãi về quyền hải phận nên Mỹ phải quan tâm và sẽ tiếp tục làm nữa, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Đến tuần này vẫn không có việc gì đáng tiếc xẩy ra, nhưng vụ cãi cọ gay go đã tạo ra một một đám mây u ám trước khi họ Hồ đến Mỹ. Xét ra muốn cải thiện bang giao với Mỹ cũng không phải chuyện dễ.

Ở đây chúng tôi muốn nhìn đến khía cạnh của Việt Nam vì đó hiển nhiên là hải phận của nước này. Vậy chế độ Cộng sản Hà nội nói sao? Năm xưa khi chỉ mới chiếm được mảnh đất miền Bắc, chính quyền Cộng sản chưa vững chắc, Phạm Văn Đồng đã ký công văn mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của "người anh em phương Bắc". Nhưng về sau khi đã chiếm đươc cả miền Nam, Cộng sản Hà Nội đã "đổi mới" để mở cửa đón đô-la, bằng cách công khai nói các đảo nhỏ đó là của Việt Nam. Khi sự rắc rối về vụ tầu Impeccable của Mỹ xẩy ra tuần trước, theo tin đài BBC, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hà nội tuyên bố: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động của các bên liên quan đến vụ này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý". Phía Bắc Kinh, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao, trong một cuộc họp báo thường kỳ tuyên bố: "Các đảo Hoàng Nham (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) luôn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo này và và bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của nước khác cũng là bất hợp pháp và vô giá trị". Câu này hiển nhiên ám chỉ lời tuyên bố của Hà Nội, kèm theo một sự hăm dọa trắng trợn.

Thế nhưng chính Bắc Kinh đã có một tham vọng quá lớn đi ngược lại luật lệ quốc tế về vùng biển. Với các nước ở ven biển ngoài lãnh hải thường lệ, các nước đó còn được hưởng một vùng kinh tế đặc biệt khai thác tài nguyên dưới biển, chạy dọc theo bờ biển với chiều rộng là 200 hải lý. Nếu nước nào có thềm lục địa xa hơn nữa, vùng khai thác tài nguyên cũng xa hơn. Tài nguyên ở đây là những mỏ dầu mỏ khí nằm ở dưới đáy biển. Có lẽ vì thế mà tầu Impeccable của Mỹ cần phải thăm dò khá kỹ hơn về khoản này và còn thăm dò nhiều nơi khác ở Nam Hải. Khi có "hơi hám vàng đen" ai mà chẳng mê, chờ đến lúc thấy rồi là tranh dành nhau và đánh nhau chí mạng. Mỹ phải đo lường trước để tránh hậu họa, sợ cũng giống như lò lửa ở như Trung Đông.

Hãy nhìn bản đồ do Bắc Kinh ấn hành, đường lãnh hải Trung Quốc tự nhận ở Nam Hải  bắt đầu từ dưới đảo Hải Nam chạm cả vào đường vạch của vùng kinh tế đặc biệt Việt Nam, từ đó kéo dài xuống phía Nam theo dọc đường hình chữ S của hải phận Việt Nam thu gọn nhóm đảo Hoàng Sa vào hải phận Trung Quốc, rồi chạy xuống đến gần Mã Lai Á, bao trùm cả nhóm đảo Trường Sa, kế đó chạy vòng lên bám sát hải phận Phi Luật Tân đến gần hải phận Đài Loan. Như vậy là tất cả miền Đông của Nam Hải đều thuộc Trung Quốc của mấy anh Tầu Cộng. Và họ còn cao ngạo nói "bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của nước khác cũng là bất hợp pháp và vô giá trị". Nhưng người ta cũng nhìn thấy rõ lời tuyên bố của Bắc Kinh chỉ là lời của một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao, rõ rệt để chọi lại lời của Hà Nội cũng do phát ngôn nhân bộ Ngoại giao nói ra. Tóm lại đây chỉ là lời mấy anh Bắc Kinh dằn mặt mấy anh Hà Nội.

Trong các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đã có câu loan truyền về tình hình rất thực tế mà mấy anh lãnh đạo CSVN đã lâm phải từ lâu. Đó là câu: "Đi với Tầu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng". Cố nhiên nếu đi với Mỹ, mấy anh lãnh đạo Cộng sản Việt Nam làm sao còn giữ được đảng. Một khi đã mở của rước tư bản vào nhà, đảng Cộng sản chỉ còn cái vỏ như cái thùng rỗng, đánh thì kêu lớn nhưng bên trong chẳng còn cái gì. Rồi đến khi dân trí lên cao, tuổi trẻ nhìn ra thế giới bên ngoài và đòi hỏi, cái thùng rỗng chẳng bao lâu sẽ bị liệng bỏ nốt. Nếu đi với Tầu thì mất nước, vậy còn giữ được đảng chăng? Hãy quên đi cái ảo tưởng đó.

Mất nước là vì nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa sẽ không còn, mà biến thành một chư hầu của Nhân dân Trung Quốc, y hệt các chư hầu của Liên Sô trước đây. Dù vậy vẫn còn đảng của mấy anh lãnh đạo Hà Nội chăng? Cái ảo tưởng này còn lớn hơn và nguy hiểm hơn nữa. Lúc đó đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn cái tên, thực tế nó sẽ là một chi bộ của Trung ương đảng Trung Cộng. Còn các anh lãnh đạo đảng Cộng sản VN hiện nay, may lắm là được cho về hưu đuổi gà, nuôi heo, tiền của bị lột sạch băng, bọn bành trướng Bắc Kinh không quên thái độ của mấy đồng chí Việt Nam khi các đồng chí có quyền trong tay. Còn nếu không may, các đồng chí có thể còn mất cả chỗ đội nón. Bởi vậy chớ dại ôm lấy đảng mà bỏ nước.

SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 19. Mar 2009 , 18:39
Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Kẹt Xe Kéo Dài Tai VN

TTO-Hiện nay xe ba gác máy, xích lô chở hàng cồng kềnh, lưu thông trên các con đường tại trung tâm TP Sài Gòn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt xe kéo dài. Với chiều dài, độ cao, bề ngang, khối lượng hàng hóa vượt quá quy định cho phép của các loại xe này thì nguy cơ xảy ra các vụ va chạm, tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân to lớn nhất là sự thiếu tôn trọng Luật Giao Thông cuả dân chúng. Mạnh ai nấy đi, xô đẩy chen lấn, khiến một ký giả ngoại quốc nhận định giao thông VN là giao thông cuả loài súc vật.
Công việc này phải được giáo dục lâu dài và kiên trì tại học đường và xã hội.( Người Đưa Tin)

Dắt xe đi tuyên truyền



Ảnh chụp trên Quốc Lộ 1A, Phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh: Phan Hữu


Xe đa di năng, chụp trên địa bàn Xuân Khánh, Ba Vì, Hà Nội ngày 4/2. Ảnh: Hải Hiệp.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=321361

Xe ba gác chở hai khung sắt quá dài gây ảnh hưởng cho người tham gia giao thông (ảnh chụp trên đường Phan Đăng Lưu)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=321362

Gỗ trên xe ba gác chất đầy sang hai bên, cao trên cổ người điều khiển, và gỗ có nguy cơ rơi xuống đụng phải người đi đường
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=321364

Những tấm bảng hiệu gần như che hết mặt người lái xích lô, bề ngang chiếm gần nửa con đường (ảnh chụp trên đường Hoàng Văn Thụ)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=321366

Ống nước quá dài, có nguy cơ rơi xuống đường gây tai nạn (ảnh chụp trên đường Trương Công Định)



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 20. Mar 2009 , 09:23
Du Lịch Mỹ Hay Việt Nam  

Việt Báo Thứ Sáu, 3/20/2009, 12:00:00 AM
Vi Anh

Du lịch là một nhu cầu của cá nhân và là một kỹ nghệ không khói của một quốc gia. Nhưng du lịch cũng là một chọn lựa. Du lịch khôn ngoan, thích thú không có nghĩa du lịch xa hay du lịch gần.

Cuối tháng Ba và  tháng Tư ở Mỹ là đầu mùa hè, người Mỹ gốc Việt hay đi du lịch. Năm nay là năm thứ 34 của ngày 30 tháng Tư Đen. Nhiều đoàn thể đang kêu gọi không đi VN, không gởi tiền về VN trong tháng Tư Đen năm 2009. Nước Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế tài chánh. Người Mỹ gốc Việt có thể đứng trước một chọn lựa: du lịch Mỹ hay du lịch VN.

Người Mỹ gốc Việt, công dân hay thường trú nhân hợp pháp lớn tuổi, dư thời giờ, lợi tức khiêm tốn, được hưởng tiền trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế công Medicare, Medicaid ở Cali gọi là MediCal, đi du lịch nước Mỹ bao lâu cũng được hưởng. Chớ đi ngoại quốc như đi VN thì không được hưởng Medicare, Medicaid và nếu qua bốn tuần sẽ bị mất tiền trợ cấp xã hội, xin lại rất phiền.

Người Mỹ gốc Việt du lịch VN là chở củi về rừng. Du lịch VN quá tốn kém. Nội tiền máy bay không thôi đã gần cả ngàn Đô rồi. Cả mưới mấy tiếng đồng hồ ngồi bó gối, chỉ thấy mây xanh. Danh lam thắng cảnh VN đã quá quen thuộc lại còn bị biến đổi quá nhiều, trở thành chỗ ăn chơi Tây không ra Tây, Mỹ chẳng ra Mỹ. Không khí và môi sinh quá ô nhiễm. Ở  thành phố ra đường ai cũng mang "khẩu trang" che mũi, che miệng, đi một chút bụi đóng đầy. An ninh khi ra đường không bảo đảm vì nhiều mánh khoé cướp giựt. Kiểu nói đánh đầu của Hải quan ở phi trường, bộ mặt hình sự  của công an  đầy đường đầy chợ gây bực bội, mất hứng đi chơi. An toàn giao thông quá kém, VNCS theo thống kê mới nhứt là nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhứt thế giới. Cũng theo thống kê cứ 10 du khách ngoại quốc đến VN, thì chỉ có 2 người trở lại.

Cảm nghĩ người Mỹ gốc Việt, CS gọi là “Việt Kiều" đi du lịch VN là áo gấm mặc về làng hay đi tìm bò lạc cỏ non là sai. Cán bộ đảng viên CS hầu hết tham nhũng và những người ăn theo bóc lột mồ hôi nước mắt người lao động VN bây giơ là những trọc phú, giàu nứt đố đổ vách. Một dêm nhậu rượu Pháp toàn Cordon Bleu, Cordon Rouge của họ hơn một năm lãnh tiền già của người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhứt ở Mỹ. Bò lạc cỏ non bây giờ đa số là giả dạng; VN là nước nhận tiền trị và phòng bịnh HIV/ Aids của Mỹ nhiều nhứt Á châu. Đụng vào bịnh thế kỷ này kể như đời tàn khi về Mỹ, vợ con sợ bị  lây xa lánh, bè bạn không ai dám đến gần. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN rất kém, một năm không biết bao nhiêu vụ trúng độc. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở VN rất đáng sợ. Nước sạch thiếu trầm trọng ở Saigon.

Nước Mỹ chiếm một phần tư Trái Đất, danh lam thắng cảnh các  hiện tượng và các vùng địa lý nhân văn của thế giới đều có đủ ở Mỹ. Đường sá từ xa lộ tiểu bang liên bang đến nội ô xe chạy như ngồi trên ghế nệm ở nhà. Cảnh sát có khi đi cả ngày không gặp. Du lịch bình dân, ngủ motel một đêm khoảng 45 Đô là tối đa, tiện nghi, sạch sẽ không thua gì ở nhà Mỹ. Trên đường thì có tiệm ăn nhanh quen thuộc. Trong thành phố thì có nhà hàng có món đặc sản của địa phương. Xã hội Mỹ đa văn hoá, đa sắc tộc, đi du lịch để biết những nét đặc thù của nhiều sắc dân như cộng đồng Nhân Loại thu gọn ỡ Mỹ. Nhưng sướng một cái là tiếng Anh là chuyễn ngữ nên giao tế nhân sự dễ dàng như sống trong cộng đồng địa phương mình.

Nhơn khi các đoàn thể kêu gọi Tháng Tư Đen không gởi tiền về VN và không đi VN, người viết bài này thử làm một chuyến du lịch Mỹ xem sao. Vốn thích du lịch từ  nhỏ, thời trai trẻ may mắn được đi công du Mỹ, biết được một số nước và một số tiểu bang Mỹ. "Tôi có lần đi lại đó đây, Du hành Bắc Mỹ, viếng Au Tây. Paris, La mã nhìn say đắm, Nhựt bổn, Hoa kỳ ngấm ngất ngây". 14 năm được tỵ nạn chánh trị ở Mỹ, mãi theo cái nghiệp truyền thông đại chúng, chúi mũi vào Việt Báo, dán mắt vào truyền hình SBTN, mà không đi đâu xa được ở Mỹ. Nhơn đầu hè năm 2009, một người bạn trẻ là một kỹ sư Pháp gốc Việt, chuyên ngành điện tử đến Little Saigon muốn đi một vòng miền Tây Nam Mỹ. Thế là chuyến đi được anh bạn vốn là Chủ Tịch Hội đồng tỉnh Kiến Hòa tuy nay đã thất thập cỗ lai hi mà còn lái xe rất giỏi và rất thích đi du lịch bằng xe hơi. Còn người vợ của Ong là một trưởng bếp của một tiệm phở cùng đi lo thủ quỹ và ăn uống.

Thật là một chuyến đi vô cùng hứng thú mà rẻ tiền, 4 người mỗi người chia ra chỉ tốn có 200 Đô. Đi qua 4 tiểu bang Nevada, Arizona, Utah, Cali suốt từ Bắc chí Nam. Máy dẫn đường bây giờ đóng vai trò tuyệt mỹ, tìm con đường ngắn nhứt để đi, báo thời tiết, báo trạm xăng, nhà hàng thuận tiện, giá mua ở Mỹ chưa tới 100 Đô. Anh bạn kỹ sư mê như điếu đổ, gài nói tiếng Pháp giọng Parisienne chính thống. Trên đường ở TB Utah, đường vắng, tốt, xe lên tốc độ, cảnh sát công lộ bật đèn bảo xe vào lề. Cảnh sát cho biết xe chạy quá tốc độ, máy báo 93 miles. Sau khi trình bày người lái xe ở Pháp qua, quen dùng kilomet và xe xuống dốc, nên không chú ý tốc độ, cảnh sát cười thông cảm, bảo chỉ cảnh cáo thôi.

Còn danh lam thắng cảnh, tuy ít thì giờ không xem đủ như những chuyến du lịch do các cơ sở chuyên nghiệp tổ chức. Nhưng được một cái đi riêng thì xem thư thả, tùy ý thích. Cảnh tuyết rơi khi xe chạy, hai bên là đồng và núi đầy tuyết trắng phau tạo cảm giác vừa thích thú đi dưới tuyết vừa bồn chồn lo xe trợt. Cảnh xe chạy đêm dưới bầu trời lạnh của miền trung nước Mỹ sao sáng rất nên thơ. Còn danh lam thắng cảnh dù được bố trí để ngồi xe mà ngấm vì quá lớn nhưng giữ dược phong cảnh nguyên trinh của thiên nhiên hoang dã. Công viên quốc gia vùng bảo tồn văn minh người Mỹ thổ dân Zion ở TB Utah, qua hang động, đường hầm, với đồi núi trập trùng, đá đỏ đưa du khách vào  hồng hoang, thời Viễn Tây ít người của Mỹ. Cô gái Mỹ có duyên và đẹp, cười chào và cấp cho chiếc xe có thẻ Handicap được vào  và còn nhắc có thẻ này tất cả các công viên quốc gia được miển phí, khỏi trả 25 Đô.

Hồ muối, đồng muối ở Salt Lake City muối nước, muối khô kết tinh như tinh thể rộng bằng Địa Trung Hải của Au Châu làm người bạn trẻ kỷ sư Pháp từng du lịch Kenya, Ai cập đứng ngây người, ánh mắt diệu vợi như  những dãy núi mập mờ bao quanh, khiến địa danh Salt Lake thành thủ phủ Salt Lake City của TB Utah.
Xa lộ 80 nối liền Đông và Tây của Mỹ xe hàng chạy ngày đêm, được Tướng Eisenhower người điều quân khiển tướng chiến thắng Hitler, giải phóng Au châu, khi lên làm Tổng Thống Mỹ gọi là đường chuyển quân của nước Mỹ.

Vùng Napa xứ rượu chát của Cali, vườn nho  thẳng tấp ngút ngàn. Hãng rượu như những lâu đài thời trung cổ ở Au châu mở cửa cho người vào nếm rượu chạy dài đến TP Santa Helena. Chỉ cần một hãng rượu ghé nếm một hớp thôi, cuối đưòng trở lại là quắc cần câu nên TP có đường xe lửa chở người đi nếm rượu. Rượu chát Napa ngon, rẻ đã trở thành rượu các hãng máy bay quốc tế chọn để phục vụ hành khách trên máy bay đường xa.

Sau chuyến đi du lịch Mỹ này, ba ngưòi Mỹ gốc Việt và một người Pháp gốc Việt trên xe đều kết luận.  Mỹ chiếm một phần tư Địa Cầu, tất cả những hiện tượng đia lý, nhân văn đều có đủ, đi chơi rất rẻ mà có nhiều thứ cần xem, tại sao du lịch VN làm gì cho bực mình với CS.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 21. Mar 2009 , 04:59

     
Bớ làng nước ơi!


Bớ…ớ làng nước ơi, cướp, cướp…ướp! Đầu tiên là một tiếng cất lên ở một chái nhà, một bụi tre xa vắng nào đó, liền sau là những tiếng kêu nối nhau, tiếp nhau, đồng thanh, lan ra khắp xóm làng, kèm theo là tiếng người, tiếng chân hối hả, thình thình, tiếng cuốc, thuổng, đòn ghánh xủng xoảng khắp nơi. Những tiếng tri hô như vầy của người dân lành trong các làng xã Việt Nam xưa kia hẳn vẫn hằn trong tiềm thức của nhiều người Việt. Tiếng tri hô đơn giản đó đã ngăn chặn, xua đuổi được bao bọn thảo khấu, lục lâm với gươm, đao, mã tấu. Ngay những kẻ túng thiếu nhất và táo tợn nhất cũng phải rợn khi nhớ đến, nghĩ đến cảnh bị tri hô ráo riết như thế. Vì thế nếu đã bịt được miệng, trói ghì được chân tay gia chủ, gia nhân hoặc đánh được thuốc mê cho toàn gia thì coi như phi vụ cướp bóc đã hoàn tất. Không cần làm mất một giọt máu! Nếu lại được gia nhân phản chủ hay đứa con trác táng bất hiếu làm tay trong thì vụ cướp lại càng có cơ hoàn hảo, nhẹ như lông hồng!

Đối với quyền lợi quốc gia, chủ quyền lãnh thổ cũng thế. Khi bị đe dọa, bị xâm phạm, tiếng tri hô, tiếng kêu càng vô cùng cần thiết và cấp bách vì mỗi tấc đất, ngọn cỏ, mớn nước của Tổ Quốc đều là xương là máu của ông cha bao đời đã đổ xuống để khai phá, gây dựng, vun đắp và chấn giữ. Tiếng tri hô bọn cướp đất nội địa hay lũ xâm lược ngoại bang càng cần được lan truyền cho khắp nhân gian cùng biết.

Nhân loại đã tiến những bước dài trong việc làm to hơn, vang xa hơn, truyền nhanh hơn, và thúc giục hơn tiếng tri hô của người bị hại. Những phương tiện truyền thông hiện đại, các diễn đàn khu vực, quốc tế chính là những phương tiện dành để tiếp sức cho tiếng tri hô thô sơ nguyên thủy của con người. Nhưng vẫn không có phương tiện nào, diễn đàn nào thay thế được tiếng tri hô thật của chính con người. Một Hàn Quốc hiện đại vào bậc nhất về ADSL vẫn phải có những đoàn người tri hô, hò hét trên đường phố, thôn xóm để chặn những âm mưu xâm phạm lãnh thổ hay làm cho lũ cướp ngày phải chùn bước.

Tiếng tri hô của người bị hại bao giờ cũng tự nhiên và cần thiết như thế đó. Lũ kẻ cướp, kẻ xấu bao giờ cũng e ngại, kinh sợ tiếng tri hô như thế đó. Chưa biết sẽ ra sao, nhưng phải hô lên, phải hét lên ngay, phải ra đường ngay khi có thể. Kẻ nào ngăn trở, giễu cợt hay làm nhụt tiếng hét, bước chân xuống đường đích thị chúng là kẻ cướp, là đồng lõa của kẻ cướp.

Hơn 50 năm qua chính quyền Trung cộng đã xâm lấn, chiếm giữ nhiều đất đai, sông núi, hải đảo của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã cùng nhau tri hô từ nhiều năm qua, thanh niên đã xuống đường tri hô quân xâm lược. Nhưng máu thịt biên cương của Tổ Quốc vẫn đang tiếp tục bị ngoại bang cắt xẻ, đất đai nội địa của tổ tiên, ông bà cũng đang ngày đêm bị lũ tham quan cưỡng chế cướp đoạt. Đất nước đang bị cướp đoạt từ bên ngoài và ngay từ bên trong. Đây là vụ cướp bóc "vĩ đại". Vĩ đại là bởi vật bị cướp là giang sơn đất nước, vĩ đại là bởi lũ cướp là hai chính quyền cộng sản bên trong và bên ngoài đất nước và vĩ đại cũng sẽ là toàn dân phải cùng đứng lên chống cướp.

"Bớ…ớ làng nước ơi, Việt Nam đang bị cướp, cướp…ướp, cướp…ướp"!



Đối Thoại

             





 

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Apr 2009 , 04:19
Trung Quốc: lấn biển, lấy tài nguyên, dành thị trường lao động

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-04-01

Giới quan sát cho rằng Việt Nam đã và đang trở thành nơi lý tưởng để Trung Quốc giảm căng tình trạng thất nghiệp và giải cơn khát tài nguyên của nền kinh tế đang vươn lên nhóm hàng đầu thế giới hiện nay.

Cái nhìn thiển cận của chính quyền Việt Nam

Điều đáng để ý, là trong khi Trung Quốc thực hiện điều này, với sự cho phép của chính quyền Việt Nam, thì một số quốc gia khác ở Châu Phi xa xôi lại bắt đầu rút ra bài học khi làm ăn với người Trung Quốc. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Bản tin ngày 26 tháng Ba trên tờ New York Times, với tựa đề “Niềm Hy Vọng Tan Vỡ Khi Đầu Tư Trung Quốc Tại Châu Phi Sụt Giảm,” viết rằng “khi giá hàng hoá toàn cầu sụt giảm, một vài bạn hàng Châu Phi của Trung Quốc dấn sâu vào bất ổn, Trung Quốc bắt đầu rút lui khỏi một vài dự án rủi ro và tham vọng nhất. Người Trung Quốc bây giờ bắt đầu đi tìm một sự bảo chứng mà các công ty Phương Tây đã mưu tìm từ lâu: sự ổn định về chính trị và kinh tế.”

Bản tin viết về trường hợp Guinea rằng, người dân xứ này cho đến nay vẫn chưa nhận được những gì họ thật sự chờ đợi từ người Trung Quốc. Đó là một hợp đồng nhiều tỷ Mỹ kim Trung Quốc giúp xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đổi lại Bắc Kinh được khai thác những mỏ sắt và bô xít khổng lồ của xứ xở này.

Đến nay, người Trung Quốc vẫn còn chần chờ, không đổ tiền vào Guinea. Lý do, theo lời Đại Sứ Trung Quốc tại đây nói với tờ New York Times, là vì “chính trị bất ổn” và “thị trường thế giới không thuận lợi.”

Trong khi chính trị và thị trường không thuận lợi để Trung Quốc khai thác khoáng sản tại Guinea, trong đó có bô xít, thì tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, người ta đã bắt đầu thấy sự xuất hiện của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc đến đây khai thác bô xít trong một dự án bị chống đối dữ dội bởi nhiều giới khoa học, chính trị, văn hoá trong nước. Nhưng người Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục khai thác, và  người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định “khai thác bô xít là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.”

TQ vào Tây Nguyên là nguy cơ lớn cho an ninh quốc phòng

Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng xác định, dự án bô xít tại Tây Nguyên đang “gây rất nhiều dư luận trong xã hội.”

“Dự án bauxite Tây Nguyên đang gây rất nhiều dư luận trong xã hội. Nói chung là lo lắng nhiều mặt, về kinh tế sẽ thua lỗ, về môi trường thì tác hại không thể khắc phục. Còn nhiều mặt khác, như xã hội, an ninh quốc phòng, vân vân…”

Tin tức gần nhất cho biết, tập đoàn nhôm Chalco của Trung Quốc, một trong những nhà đầu tư khai thác bô xít tại Tây Nguyên đang bị lỗ nặng. Cụ thể, tập đoàn này thông báo lãi ròng năm 2008 giảm gần 100% so với năm 2007 và sẽ còn tiếp tục thua lỗ trong quý 1 năm nay.

Bản tin của tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng Ba viết rằng, bản báo cáo của tập đoàn Chalco phân tích lý do lỗ lã là vì “nạn động đất và bão tuyết tại Trung Quốc trong năm qua,” và “khủng hoảng tài chánh thế giới, sự tăng giá của vật liệu thô cùng với sự giảm giá thành phẩm đã tạo ra những khó khăn chưa từng có tiền lệ cho thương vụ và hàng hoá của Tập Đoàn.”

Chalco ký hợp đồng với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam, TKV, hồi năm 2006 để khai thác bô xít tại Đắc Nông trong một dự án bị chính một số nhà khoa học của TKV phản đối.

Gần đây, người ta thấy lan truyền trên Internet một bức thư được xem là của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công ty Năng Lượng Sông Hồng trực thuộc TKV, phản đối các dự án bô xít của TKV với Trung Quốc.

Nguồn tin của chúng tôi tại Việt Nam xác định, bức thư ấy được tiến sĩ Sơn viết gởi riêng cho lãnh đạo Đảng Cộng Sản, trong đó có ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư.

Thư có đoạn, rằng “lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là một sai lầm cố ý của TKV” và rằng tác giả “hoàn toàn đồng tình với đa số các ý kiến tại cuộc tọa đàm cho rằng việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên là một nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc phòng.”

Áp dụng mô hình đầu tư kiểu Trung Quốc

Trở lại bài viết của tờ New York Times. Bài báo viết, rằng Trung Quốc đang tạo ra một mô hình đầu tư mới tại Châu Phi. Đó là, quan tâm đến quyền lợi của 2 phía nhưng không đưa ra những yêu cầu mà các công ty và giới tài trợ Tây Phương thường đòi hỏi, chẳng hạn tiêu chuẩn môi trường, điều kiện lao động, và sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ.

Dự án khai thác bô xít tại Đắc Nông cũng làm nảy sinh nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi về môi trường.

Khai thác khoáng sản chỉ là một vế của câu chuyện người Trung Quốc ở Việt Nam. Gần đây, báo chí Việt Nam lại báo động một hiện tượng khác, là “đã có hàng vạn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.”

Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng Ba dẫn lời Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, rằng “các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được…”

Không chỉ len lỏi mang người, Trung Quốc còn áp dụng bất cứ biện pháp khả dĩ nào để mang cả thiết bị, nguyên vật liệu vào Việt Nam. Tuổi Trẻ viết rằng, “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang …đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc.”

Những gì đang diễn ra tại Việt Nam khiến giới quan sát tin rằng, người Trung Quốc vào Việt Nam để lấy được tài nguyên rẻ, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp của chính Trung Quốc với cách thức “đầu tư đến đâu, mang người theo đến đó.”

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 05. Apr 2009 , 17:44
Ai thắng ai bại?

Friday, April 03, 2009  
Ngô Nhân Dụng

Hôm qua Nhật Báo Người Việt đã đăng một “thư độc giả” phản ứng trước bài “Một chính quyền thối nát” của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Thực ra đây không phải là phản ứng từ một “độc giả bình thường” đọc bài của Trần Khải Thanh Thủy, mà rõ ràng từ một cán bộ văn hóa tư tưởng của chính quyền Cộng Sản được bà nói tới trong bài này. Ông công an văn hóa tư tưởng này viết rằng “...Tụi mày thua trận rồi thì im cái mồm lại đi nghe. Ký tên: TAO.”

Có một nhầm lẫn lớn trong một dòng chữ này. Tác giả bức thư coi tất cả những người chỉ trích chế độ Cộng Sản đang cai trị nước ta đều là những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Cho nên anh ta (hay chị ta) mới gọi là “tụi mày thua trận rồi...” để yêu cầu “im cái mồm lại.”

Nhưng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không sống một ngày nào trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cô không thuộc hàng ngũ những “ngụy quân, ngụy quyền,” hay “ngụy dân” đã từng thất bại trên chiến trường vào năm 1975 và sau đó bị những người thắng trận đầy đọa bằng nhà tù lớn, nhà tù nhỏ khi áp đặt chủ nghĩa xã hội của họ trên miền Nam. Những người kể trên là những người thua trận thật, còn Trần Khải Thanh Thủy thì khác. Cô là một cô gái trưởng thành trong chế độ Cộng Sản, được uốn nắn theo lối giáo dục của Cộng Sản, đã làm việc trong chế độ đó. Chính vì vậy nên bản thân cô có kinh nghiệm về những tai họa mà chế độ Cộng Sản gây ra trên đất nước ta. Chính vì vậy nên cô đã nêu lên những ý kiến phải thay đổi chế độ tai hại đó, hậu quả là bây giờ cô bị cả bộ máy của đảng và nhà nước Cộng Sản khủng bố. Bài “Một chính quyền thối nát” cô viết đăng trên Nhật Báo Người Việt trong mấy ngày qua chỉ tả lại những hành động khủng bố của các tay chân của chế độ Cộng Sản (công an đến dân phòng, bảo vệ...) đối với gia đình cô trong đêm trước ngày các giáo dân Thái Hà ra tòa phúc thẩm. Guồng máy công an chỉ tìm cách ngăn cản không cho cô tới coi phiên tòa được mà thôi. Cô gửi cho cả hình ảnh những uế khí mà các tay khủng bố này đổ ra đầy trước cửa nhà cô vào lúc ba giờ sáng; và thuật lời chồng cô kể “chúng nó... không dám xách xô phân trộn dầu đổ như cũ (như lần trước) mà đứng cách một mét hất thẳng vào rồi bỏ chạy.”

Bài văn của Trần Khải Thanh Thủy rất trào lộng. Ba giờ sáng cô ra cửa, “Trước mắt tôi nhoe nhoét tư tưởng Hồ Chí Minh trải khắp bậc cửa nhà, không còn một chỗ để đặt chân.”

Có lẽ mấy ông công an tư tưởng văn hóa đọc tới đây thấy Trần Khải Thanh Thủy ví những xú uế với tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên giận quá mất khôn. Họ theo đúng bài bản mà ban tư tưởng văn hóa của đảng soạn sẵn, cho nên coi cô cũng là “thành phần phản động nặng” rồi chửi như thường lệ, “tụi mày thua trận rồi... im cái mồm lại.”

Trần Khải Thanh Thủy cũng giống như những nhà trí thức Việt Nam khác, những người trẻ tuổi như Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Ðỗ Nam Hải, vân vân; họ là những người đã sống trong chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa.” Họ đã nhìn rõ những sai lầm tai hại trong cuộc sống mà đảng Cộng Sản ép dân ta phải theo từ hơn nửa thế kỷ nay. Lực lượng đối kháng tiềm tàng nguy hiểm nhất đối với đảng Cộng Sản hiện nay là những người dân đã sống hoàn toàn trong chế độ đó. Những thanh niên trí thức yêu nước đã sống trong chế độ của họ nên biết rõ chế độ đó như thế nào có khả năng kết hợp các nông dân, công nhân bị bạc đãi để gây một phong trào đòi thay đổi. Chính quyền Cộng Sản không biết cách đối phó với phong trào mới này ra sao nên mới khủng bố từng người một, và gán cho những người đó thuộc vào phe những người “thua trận,” giống như mọi người lính, người dân sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

Nhưng tới đây chúng ta thấy một câu hỏi lớn hơn: Thực sự thì ai là những người thua trận?

Câu trả lời tùy thuộc cách chúng ta nhìn mặt trận đó là trận tranh đấu nào.

Quý vị có thể định nghĩa trong giới hạn một trận chiến tranh, bắt đầu từ năm 1958 khi đảng Cộng Sản ở miền Bắc bắt đầu xâm nhập, đánh phá, rồi tiếp tục đem quân tấn công miền Nam cho đến năm 1975 thì kết thúc. Nói về cuộc chiến tranh đó, thì phe Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận.

Nhưng tại sao có cuộc chiến tranh Nam Bắc trong 17 năm đó? Cuộc chiến này cũng chỉ là một giai đoạn trong một cuộc tranh chấp lớn hơn và lâu dài hơn, giữa những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc Gia và những người Cộng Sản theo một chủ nghĩa quốc tế. Trước năm 1930, những người làm cách mạng chống Pháp ở nước ta đã có hai khuynh hướng khác biệt. Nhiều người chủ trương đuổi bọn thực dân đi rồi xây dựng một quốc gia độc lập, thiết lập một chế độ tự do dân chủ. Tiêu biểu cho phong trào này là những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cho tới Nguyễn Thái Học, truyền xuống tới các đảng phái quốc gia sau này như Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, Duy Dân, và đảng Dân Chủ Xã Hội do Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ lập ra ở miền Nam, vân vân.

Ðối nghịch với khuynh hướng đó là những người theo chủ nghĩa Cộng Sản, chủ trương đặt cuộc tranh đấu của người Việt Nam vào trong một cuộc cách mạng lớn khắp thế giới, họ theo một chủ nghĩa quốc tế. Trong phe quốc tế này, nhóm Ðệ Tam đã tìm cách tiêu diệt những người Ðệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, rồi tấn công tới những người theo khuynh hướng quốc gia.

Cuộc chiến giữa hai khuynh hướng quốc gia và quốc tế bắt đầu từ 1930 trước hết là một cuộc tranh chấp về tư tưởng lập quốc. Xóa bỏ chế độ vua quan phong kiến, đánh đuổi thực dân rồi, người Việt Nam sẽ sống với nhau theo mô hình chính trị, kinh tế nào? Ðó là câu hỏi căn bản phân biệt giữa các đảng phái quốc gia và phe Cộng Sản đệ tam. Ðó là nguyên nhân gây ra những vụ đổ máu ngay trong lúc người Việt còn đang lo đánh Pháp giành độc lập. Khi Hồ Chí Minh theo ý kiến các cố vấn Trung Cộng làm cải cách ruộng đất, ông ta vẫn không quên nhân cơ hội đó tiêu diệt tất cả những người không thuộc thành phần mà đảng Cộng Sản có thể tin cậy. Những người góp công lao vào cuộc kháng chiến rất nhiều cũng bị sát hại, nhiều người đã bỏ Cộng Sản để về theo chính quyền quốc gia, tới năm 1954 đã mở ra một giai đoạn mới, Việt Nam bị chia thành hai miền sống trong hai thể chế khác nhau. Ðến năm 1975 phe quốc gia thua trận, điều này không ai chối cãi.

Nhưng cuộc tranh chấp thực sự giữa hai phe không bắt đầu bằng vũ khí và cũng không phải chỉ nằm trong mặt trận quân sự. Khi cụ Phan Bội Châu lên tiếng bài bác chủ trương làm “cách mạng vô sản” ở Việt Nam, cụ đã vạch rõ nước ta lúc đó không hề có giai cấp tư bản cũng không có giai cấp vô sản. Những nhà ái quốc đã bị Cộng Sản ám hại như Trương Tử Anh, Lý Ðông A, Huỳnh Phú Sổ cũng đều lấy dân tộc làm căn bản, chống lại chủ trương đấu tranh giai cấp của đảng Cộng Sản.

Cho nên, cuộc tranh chấp giữa hai phe Quốc Gia và Cộng Sản đầu tiên là một cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị. Nói theo lối Cộng Sản, đó là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Cho nên cuộc tranh chấp đó cũng không được giới hạn trong biên giới một nước, không quyết định qua một cuộc chiến tranh ở một đất nước, dù đó là một cuộc chiến đã làm chết mấy triệu người Việt Nam. Cuộc đấu tranh giữa những người Quốc Gia và những người Cộng Sản ở Việt Nam nằm trong một cuộc chiến toàn cầu giữa trào lưu tư tưởng tự do dân chủ đối nghịch với phong trào Cộng Sản thế giới.

Từ những năm trong thập niên 1940, 50 trên thế giới đã nhiều người nhìn thấy chế độ Cộng Sản không thể tồn tại lâu dài được, vì nó đi ngược lại với bản chất con người và xã hội loài người. Nhiều người đã nhìn thấy chế độ Cộng Sản không hề giải phóng loài người như họ vẫn hứa hẹn, mà ngược lại còn nô lệ hóa con người. Nhưng các phong trào Cộng Sản vẫn bành trướng được vì những nước lớn như Nga và Trung Quốc thấy có thể lợi dụng các phong trào Cộng Sản ở từng nước nhỏ khác mà xây dựng đế quốc của họ, tiếp tục tham vọng của những hoàng đế Nga và Trung Hoa đời trước.

Ðến năm 1975, có thể coi là phong trào Cộng Sản thế giới đã lên tới đỉnh cao nhất. Nhưng trong nội bộ các nước Nga và Trung Quốc, chế độ Cộng Sản đã tàn hại chính các dân tộc này. Vụ sụp đổ của các nước Cộng Sản từ năm 1989 cho thấy từ căn bản chủ nghĩa Cộng Sản đã thất bại. Cộng Sản thất bại khắp trên thế giới, ngay tại những nước vẫn còn mang nhãn hiệu Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam, thì chính các đảng Cộng Sản ở đó cũng đã quay đầu đi ngược về hướng kinh tế tư bản, trở thành những chế độ độc tài dựa trên độc quyền về kinh tế và chính trị, trống rỗng về mặt tư tưởng.

Trong trận chiến đấu quan trọng nhất là tranh chấp tư tưởng và ý thức hệ, khối Cộng Sản đã thua, hoàn toàn phá sản. Bây giờ những người mang tên đảng Cộng Sản ở Việt Nam chỉ là mạo danh một chủ nghĩa lỗi thời, lợi dụng những thần tượng đã tan vỡ, để bảo vệ những quyền lợi thủ đắc của một giai cấp tư bản mới. Khi nhìn lại cuộc tranh chấp giữa hai phe Quốc Gia và Cộng Sản ở nước ta, cho tới giờ thì phải công nhận là cuối cùng là phe Cộng Sản đã “thua trận.” Chính họ đang tự cởi bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, và không biết có gì để thay thế nên chỉ biết chạy theo chủ nghĩa kim tiền!

Cho nên bà Trần Khải Thanh Thủy chắc không lo ngại gì khi bị công an tư tưởng văn hóa của chế độ Cộng Sản quấy rối, phá phách. Vì bà biết mình đang đứng trong hàng ngũ những người thắng trận. Một ngày mai dân Việt Nam sẽ phải được sống trong một chế độ dân chủ tự do lành mạnh, khi đó người Việt sẽ ghi giai đoạn nước ta sống dưới chế độ Cộng Sản như một cơn ác mộng ngắn trong lịch sử dân tộc. Và trong một hai thế hệ nữa, mọi người sẽ quên cả chủ nghĩa Cộng Sản lẫn đảng Cộng Sản. Vì trong mỗi con người cũng như trong lịch sử một dân tộc, không ai muốn nhớ những cơn ác mộng.


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 11. Apr 2009 , 05:48
Xin Về Đây Chứng Giám, An Giấc Ngàn Thu  

VI ANH .
Việt Báo Thứ Sáu, 4/10/2009, 12:00:00 AM

Hỡi nửa triệu nam phụ lão ấu người Việt, người Việt gốc Hoa, gốc Miên và Đồng bào Thượng chịu không nổi CS  Hà nội phải vượt biên tỵ nạn CS, đã bỏ mình ngoài biển, trên sông, trong rừng, trong bụi của VN, Cao miên, Thái Lan. Hỡi oan hồn uổng tử của nửa triệu quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hoà và gia đình đã lấy mạng của mình để đổi tự do, dùng thuyền nan vượt đại dương thiếu may mắn đã chết tức tửi dưới làn đạn AK của Biên Phòng CS, của cướp Thái Lan và của gió to sóng lớn. Xin Đồng bào sống khôn thác thiêng, về đây chứng giám "Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam", lúc giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 04 năm 2009, trong khuon viên Nghĩa Trang Westminster (Peek Family Funeral), điạ chỉ  7801 Bolsa Ave, Westminter, CA 92683.

Đồng bào  đã sống khôn thác thiêng. Đồng bào tuy bất hạnh, vắn số nhưng đã làm nên lịch sử thiên niên vạn niên. Chính cái chết của đồng bào làm nổi bật lịch sử VN với cuộc di tản vô tiền khoáng hậu.Tuy " Kẻ chết đã yên rồi một kiếp; Nhưng người sống còn tái tiếp noi gương". Chính cái chết của đồng bào đã làm cho lương tâm Nhân Loại xót xa. Liên hiệp Quốc mở một chương trình cứu vớt, định cư lớn nhứt trong hậu hậu bán thế kỷ 20. Trên ba triệu người Việt  thoát gông cùm CS, làm lại cuộc đời  trong Thế Giới Tự do. Tiếng Anh thêm một chữ mới "Boatpeople";  tiếng Việt, "Thuyển Nhân". Chính cái chết của đồng bào đã làm cho Việt Nam hải ngoại hình thành, đem văn minh VN vào lòng văn minh Tây Phương, tạo thành một thế lực tiếp nối bảo tồân và phát huy  văn hoá VN ở hải ngoại trong khi bị CS cào bằng trong nước. Một thế lực chánh trị quốc tế vận chống CS chưa bao giờ có và mạnh như bây giờ. Một thế lực kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật làm cho CS Hà nội phải đổi giọng, từ "phản quốc" thành "khúc ruột ngàn dăm của quê hương".

Chính cái chết của đồng bào đã làm cho chánh nghĩa tự do, dân chủ mà quân dân cán chính VNCH đã chiến đấu trong Chiến Tranh VN thêm sáng ngời, trở thành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Số người chết trên con đường tìm tự do nhiều tương đương với số tử vong của quân nhân VNCH đã hy sinh  để bảo vệ tư do, dân chủ cho đồng bào từ Bến Hải dến Cà mau - chớ không phải ít. Chính cái chết của hơn nửa triệu đồng bào đã làm thay đổi cái nhìn của nhân dân và chánh quyền Mỹ đối với CS Hà nội. Trong lịch sử tiền, hậu, và trong Chiến tranh Lạnh, chưa có một cuộc di tản tỵ nạn CS nào lớn lao, chết chóc, lâu dài, đầy máu, nước mắt, mồ hôi và mạng sống như cuộc di tản của người Việt Quốc Gia sau ngày 30 tháng 4, năm 1975  CS Hà nội gồm thâu cả nước mà ngưòi Việt gọi là Ba Mươi Tháng Tư Đen. Lương tâm người Mỹ cắn rứt. Măïc cảm tội lỗi bỏ rơi đồng minh, tình nghĩa chiến hữu cùng chiến đấu chung một chiến hào đã đánh thức lương tri chánh quyền Mỹ. Mỹ đã dang tay ra cứu khổn phò nguy phân nửa số người Việt tỵ nạn CS. Mỹ mở ra chương trình ODP, HO, cho đến bây giờ 34 năm sau khi chiến tranh chấm dứt vẫn còn đón nhận chiến hữu và gia đình định cư ở Mỹ.

Đồng bào sống khôn thác thiêng nên đã phù hộ cho Uûy Ban Thực Hiện Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN vượt qua bao khó khăn tưởng chừng như không vượt nổi.  Trên phương diện tâm linh "Để tưởng niệm đến hàng trăm ngàn Thuyền Nhân, Bộ Nhân VN đã tử nạn trên đường tìm Tự do, Nhân quyền". Trên phương diện văn hoá "Để gợi nhớ về cuộc hành trình đầy máu và nước mắt của hàng triệu người Việt đã rời khỏi quê hương ra đi từ tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ CS". Trên phương chánh trị có thể đây là một chứng tích hùng hồn chỉ rõ tội ác của CS Hà nội đối với người Việt. Trong lịch sử loài người chưa có chế độ cai trị độc tài, hà khắc nào đã khiến hàng triệu người gạt nước mắt, bỏ nước, đào thoát ra đi tỵ nạn, chết nhiều như Phong Trào Thuyền Nhân VN.

Đọc hàng ngàn những tên họ người Việt, những Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, v.v. mà thân nhân gia đình chỉ mới gởi đến một số thôi để Uûy Ban khắc chữ trắng vào bia đá đen, khó mà tránh khỏi cảm nghĩ này. CS Hà nội không giết hại đồng bào bằéng kiểu tắm máu mà Kissinger tự hào đã tránh được khi bán đứng VNCH cho CS Hà nội. CS Hà nội không đập đầu đồng bào  bất đồng chánh kiến bằng búa, chặt cổ bằng phảng, một cách thô thiển như Khmer Đỏ. Nhưng CS Hà nội diệt chủng tinh vi hơn, có tổ chức hơn. Bằng đồi tiền, đánh tư sản, bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, biến xã hội VN thành trại tù lớn, biến người VNCH mất quê hương trên chính quê cha đất tổ của mình, ngăn lớp trẻ  VNCH vào đại học và tiến thân bằng chủ nghĩa lý lịch "ưu tiên 13--  CS Hà nội đã gián tiếp lùa đồng bào ra biển để cho gió to, sóng lớn, cá mập giết và cướp Thái Lan hãm hiếp. Chết không biêt bao nhiêu;  chưa cơ quan quốc tế nào thống kê được. Nhưng theo ước lượng của Liên hiệp Quốc ít nhứt phân nửa tổng số thuyền nhân chết trên biển. Số người may mắn đến được bền bờ tự do hơn một triệu, thì có thể tin nửa triệu người đã chết. Quá ác độc, sốâ người vượt biên chết bằng số tử vong trong hai mươi năm chiến tranh VN!

Đồng bào sống khôn thác thiêng nên đã phù hộ cho Uûy Ban Thực Hiện Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN được Ban Giám đốc của Peek Family Funeral tặng dữ vô thường một diện tích rộng rãi khang trang, giá hàng triệu Đô la để dựng Tượng Đài Thuyển Nhân với hồ nước tượng trưng cho đại dương, với lối đi hai bên có nhiều phiến đá đen khắc tên những thuyền nhân bất hạnh. Cạnh khuôn viên của Tượng Đài Thuyền Nhân là Nghĩa Trang Quân Đội, bên ngoài là  con đường huyết mạch Bolsa của Little Saigon. Không xa bao nhiêu, chỉ 10 phút lái xe là Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở TP Westminster, một danh lam thắng cảnh tưởng niệm Quân Lực Mỹ và Việt đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh ở VN thời VNCH.

Kể từ nay, như vậy những thuyền nhân bất hạnh, vắng số đã có nơi an nghĩ cuối cùng. Một nơi an nghỉ chung, tượng trưng, nhiều ý nghĩa. Một nơi tại thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS. Một nơi mà CS Hà nội không thể dùng áp lực ngoại giao, dùng tiền tài mua chuộc để đào mồ cuốc mả, phá bia thuyền nhân như ở các đảo của Mã Lai hay Nam dương. Một nơi mà chánh quyền thành phố Westminster và Garden Grove đã ra quyết nghị cấm cửa CS Hà nội. Một nơi mà người Việt tỵ nạn CS, không sống đưọc ở VN do CS thống trị, nên đem VN theo  sống với mình, mà hồn thiêng sông núi là quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ. Quốc kỳ VN được chánh quyền thành phố Westminster (California) bắt đầu công nhận ngày 19/2/2003 để từ đây lan tỏa và giương cao gần khắp nước Mỹ. Đến ngày 15/3/2009, đã được 112 đơn vị chánh quyền đia phương (15 tiểu bang California, Colorado, Florida, Georgia, Louisiana, Michigan, Minnesota, New Jersey, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, và Virginia + 7 Quận Hạt (Counties) + 90 Thành Phố) ban hành văn kiện công nhận.

Đến đây xin đồng bào thuyền nhân bên kia thế giới cùng về đây chứng giám lòng tri ơn của người Việt hải ngoại. Xin Aân Trên Trời Phật, hồn thiêng sống núi VN phù hộ cho đồng bào thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển, trên sông, trong rừng, trong bụi trên đường đào thoát tỵ nạn CS về đây an giấc ngàn thu.

 VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. Apr 2009 , 07:00
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Một thiên tài đồng lõa với tội ác

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng. Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị”, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân về một thiên tài từng xem tôi là bạn. Cuộc chiến tranh giữa Tự Do và Cộng Sản bằng súng đạn đã chấm dứt hơn 30 năm, nhưng vết thương vẫn còn rướm máu, mặc dầu bản thân đã có ý muốn chôn vùi quá khứ đau buồn để hướng tới tương lai. Những gì tôi sắp sửa trình bày dưới đây không hề có ý định làm tấy lên vết thương cũ. Vì dù sao, Trịnh Công Sơn đã trở về với Cát Bụi.

Sau khi tình hình chiến sự Tết Mậu Thân 1968 Đợt I đã lắng dịu, Đại tá Lưu Kim Cương phái phi công Nguyễn Qúi Chấn bay ra Huế đón Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn. Tôi gặp lại Sơn tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương trong căn cứ Tân Sơn Nhất sau hơn 5 năm xa cách. Hồi tôi gặp Sơn lần đầu tại trường Sư phạm Quy Nhơn, Sơn chưa nổi tiếng. Thật đáng mừng cho Sơn đã may mắn thoát khỏi sự lùng kiếm của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu lúc bấy giờ Sơn bị sa vào tay của hai nhà cách mạng Xuân, Tường có thành tích “phủ khăn sô lên đầu dân Huế” và bị dẫn lên núi theo chân Lê văn Hảo hoặc bỏ xác nơi Bãi Dâu, thì chắc chắn sự nghiệp sáng tác nhạc của Sơn sẽ không có “bề dày” như vào thời điểm 1975.

Phải chăng Trịnh Công Sơn thoát khỏi bàn tay Việt Cộng là nhờ được hưởng phúc đức từ bà mẹ nổi tiếng thờ Phật kính Tăng mà người dân Huế nào cũng biết?  Từ sau ngày gặp lại Sơn, tôi thường lui tới chơi với Sơn tại ngôi nhà nằm trên đường Công Lý, đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm. Sơn là người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Mặc dầu là người có tài và có tiếng tăm, nhưng Sơn khiêm tốn, chưa bao giờ tôi nghe Sơn bình phẩm hay chê bai nhạc sĩ khác.

Tôi từng lái máy bay chở Sơn ra Phú Quốc uống rượu với bạn Nguyễn văn Mãng Thiếu tá Quân Cảnh, Phạm Thọ Trung tá Hải Quân; lên Đà Lạt thăm chị Sâm vợ anh Tốn; ra Huế nhậu với bạn hữu của anh chị Hồ Đăng Lễ. Qua Sơn, tôi giáp mặt với các nghệ sĩ khác như Trịnh Cung, Đinh Cường, Bùi Giáng, nhà báo Phùng thị Hạnh, Trùng Dương, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, Bửu Tôn … Ngoài ra, còn có Bửu Ý từ Huế vào tá túc ở nhà Sơn để lánh nạn … đi lính!  Bạn bè nào cũng qúy mến Sơn, ngay cả những người lính đang ngày đêm hy sinh mạng sống của mình để cho bọn ngụy hòa như ni sư Huỳnh Liên, thầy chùa Nhất Hạnh, giáo gian Nguyễn Ngọc Lan hoặc bà Ngô Bá Thành được quyền biểu tình, lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.  

Tôi kể cho Sơn nghe câu chuyện của ông anh tôi – Đặng văn Châu, Giám đốc Đoàn hoa tiêu (pilotage) sông Sài Gòn kiêm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ – là người rất ái mộ Sơn, nhân chuyến đi công du Pháp quốc tình cờ gặp cô cháu gái từ Hà Nội sang tu nghiệp tại Âm Nhạc Viện Paris. Hai chú cháu mừng rỡ khôn xiết. Anh Châu tôi bèn lấy ra hai cuộn băng cassette nhạc của Sơn để tặng. Cô cháu gái liền ném ngay hai cuộn băng vào thùng rác và nói: “Thưa chú, cháu rất yêu qúy chú nhưng rất ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Ở Hà Nội chúng cháu không thèm nghe loại nhạc ủy mị than thân trách phận ấy!”. Anh Châu quá bẽ bàng trước phản ứng bất ngờ của cô cháu. Nghe xong, nét mặt Sơn lộ vẻ thất vọng. Tôi nói để như an ủi:

“Sơn ạ! Những ca khúc gọi là "phản chiến" của Sơn không hề làm lay chuyển hay nhụt chí những người lính như bọn moa, vì bọn moa ý thức tại sao phải cầm súng chống lại chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Bọn moa có thể vừa nghêu ngao những câu ca thuộc loại “anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc trong cỗ quan tài cài hoa” mà vẫn thản nhiên lao mình vào lửa đạn vì tự biết mình đang trừ gian diệt bạo, chứ không phải vì lòng hận thù. Chính vì thế mà có nhiều anh em quân nhân đánh giặc rất chì vẫn lui tới chơi với Sơn mà không hề bị cơ quan an ninh của chế độ làm khó dễ. Hà Nội không bao giờ chấp nhận Sơn gọi cuộc chiến này là Nội Chiến, vì họ rất tự hào là đội tiền phong đang thi hành nghĩa vụ quốc tế để hoàn thành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Chỉ có cán binh cộng sản mới bị Hà Nội cấm nghe nhạc của Sơn”.  

Một hôm, ngồi nhậu rượu với Sơn, không hiểu nguyên do nào đưa đẩy câu chuyện liên quan đến Phong trào Nhân dân Cứu quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến lãnh đạo, tôi bực bội nói: “Thú thực với Sơn, moa rất khinh miệt bọn "trí thức rởm" Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân. Ở Phương Tây, bọn trí thức khuynh tả thiên cộng vì chúng chưa từng nếm mùi cộng sản. Còn ở Việt Nam, tự nhận mình là trí thức mà không hiểu nguyên nhân vì sao hàng triệu người Miền Bắc phải lìa bỏ tài sản, mồ mả tổ tiên để vào Miền Nam hưởng một chút không khí tự do, là ngu si, đần độn. Những nhà ái quốc, văn nghệ sĩ danh tiếng đi theo Việt Minh vì chống Thực dân Pháp, nhưng sau chiến thắng Điện Biên phủ, gông cùm cộng sản xuất hiện với chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ thành phần thuộc trí phú địa hào thì dẫu những ai từng lập chiến công với Đảng cũng hết đường cựa quậy. Bộ bọn tranh đấu không hề biết chiến dịch Phóng tay phát động quần chúng, cải cách ruộng đất ở Miền Bắc hết sức tàn bạo dã man hay sao? Một Trần Dần làm bài thơ Nhất Định Thắng có câu "chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ" và yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự vẫn. Một Phùng Quán chỉ làm hai bài thơ Lời Mẹ Dặn và Chống Tham Ô Lãng Phí là bị bầm dập. Một Văn Cao phải ngưng sáng tác âm nhạc mà chỉ còn vẽ vời lăng nhăng để tránh bị quy cho cái tội mất lập trường giai cấp. Một Nguyễn Hữu Đang có công dựng lễ đài ở Quảng trường Ba Đình để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập cũng không thoát khỏi tù tội. Phải chăng bọn trí thức chủ trương tờ báo Đứng Dậy đòi hỏi công bằng là để cho nhân dân Miền Nam này cũng phải chịu chung số phận tôi đòi như nhân dân Miền Bắc lầm than, khốn đốn thì mới hả dạ?”  

“ … Bọn trí thức phương Tây có xu hướng tả khuynh là một kiểu làm dáng thời thượng không nguy hại cho nền an ninh của nước họ, vì những định chế dân chủ của các nước đó đã vững vàng. Còn nước ta đang đối diện một cuộc chiến một mất một còn chống lại kẻ xâm lăng, mà bọn trí thức bắt chước làm dáng tả khuynh là nhắm tố cáo với thế giới rằng công cuộc tự vệ của Miền Nam là phi chính nghĩa nghĩa và nhằm tiếp tay tuyên dương kẻ địch có chính nghĩa giải phóng dân tộc. Hoa Kỳ giúp Việt Nam ngăn chặn làn sóng đỏ, trí thức là “cái đầu” của Đất Nước, mà thiên về phía Cộng Sản thì nhân dân Hoa Kỳ không còn có lý do để giúp chúng ta. Vì vậy, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ mới có cơ phát triển dữ dội. Sơn có ý thức điều đó hay không? Sơn có biết Miền Nam sẽ trở thành trại lính hoặc nhà tù như Miền Bắc không, nếu cộng sản cai trị toàn bộ Đất Nước? Trịnh Công Sơn nghe tôi đặt ra những câu hỏi dồn dập, vẫn thản nhiên hút thuốc lá và chậm rãi nâng ly nhắp từng ngụm rượu đắc tiền của bọn “đế quốc xâm lược”.

Bửu Ý liếc nhìn tôi, rồi liếc nhìn Sơn, miệng tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ tôi không hiểu ý nghĩa cái cười tủm tỉm của Bửu Ý. Và cho đến nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hiểu vì sao Bửu Ý tủm tỉm cười. Thật bí hiểm! Tôi đoán có lẽ Bửu Ý cười tủm vì cho rằng tôi là một anh võ biền, chẳng có kiến thức gì lại cố gắng thuyết phục Trịnh Công Sơn đừng mơ tưởng cộng sản? Không, tôi biết cả hai người, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý, chẳng thể nào trở thành cộng sản được, như chuẩn mực Hồ Chí Minh xác quyết: “Phải là con người xã hội mới yêu chủ nghĩa xã hội”. Mà Sơn và Ý không phải là mẫu người xã hội! Sơn và Bửu Ý là người đọc nhiều sách vở, nhưng không nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra trước mắt, lại sống trong tháp ngà, hưởng thụ rượu nồng, dê béo.

(còn tiếp ...)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. Apr 2009 , 07:10
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Một thiên tài đồng lõa với tội ác (tiếp theo)

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Trịnh Công Sơn mô tả cuộc sống hàng ngày của mình là “Đêm Không Ngủ, Ngày Bất Tỉnh” mà bất cứ ai đã từng gần Sơn đều nghe Sơn nói câu đó. Nghĩa là uống rượu, nhậu nhẹt từ khi đêm chưa xuống cho đến ba bốn giờ sáng; ban ngày thì ngủ vùi bất tỉnh nhân sự. Sơn là một người có biệt tài viết nhạc với những ca từ “phù thủy” làm mê hoặc những tâm hồn mơ mộng và Sơn cũng là người cực kỳ thông minh vì biết khai thác đề tài “chiến tranh – thân phận giống da vàng” phù hợp xu hướng thời đại để làm cho mình nổi tiếng. Sơn biết lợi dụng sự “thông thoáng” của chế độ Miền Nam và biết bám vào những người có quyền như Lưu Kim Cương, Hoàng Đức Nhã để trốn tránh nghĩa vụ quân dịch; đồng thời nghiêng về nhóm “tranh đấu đểu” loại Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường”, nghĩa là bắt cá hai tay, dù ai thắng thì mình cũng hưởng lợi. Nói tóm lại, Sơn là mẫu người có tài, ham thụ hưởng, không hề biết thương xót kẻ khốn cùng và không có lòng lân tuất đối với kẻ sa cơ. Xin chứng minh:  –  Nữ danh ca phản chiến trứ danh của Hoa Kỳ là Joan Baez sau khi chứng kiến những thuyền nhân Việt Nam chết chìm ngoài biển Đông, bà đã tỉnh ngộ, bèn tập hợp được một nhóm người nổi tiếng (celebrities) cùng ký vào bản lên án chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Đó là hành động xứng đáng của người trí thức khi biết mình sai lầm thì phản tỉnh và chống lại sự tàn bạo dã man. Chỉ có riêng Trịnh Công Sơn không một chút mảy may động tâm thương xót người chết đuối ngoài biển cả, nên đã viết thư cho bà Joan Baez để bào chữa cho chế độ bất nhân bằng câu: “Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?..”

Hàng trăm ngàn thuyền nhân chết đuối ngoài biển đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, riêng Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ được chế độ Ngụy đùm bọc – lại đi bênh vực bạo quyền mà dám gọi đấy là cuộc cách mạng! Chỉ có thiên tài với tấm lòng lạnh giá như băng mới mô tả đời sống nhân dân cả nước phải nhai bo bo, dáo dác đi tìm đường vượt biên bằng mấy câu ca mô tả cảnh thanh bình: “Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa …” .

Trong khi những bằng hữu từng cưu mang mình, từng rót không biết bao nhiêu hồ rượu thượng hảo hạng cho mình như Phạm Thọ, như Lê Kim Lợi, như Hồ Đăng Lễ đang rũ tù trong trại khổ sai … thì Trịnh Công Sơn hân hoan “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” để tới lui khề khà với những người bạn “cách mạng” có vây có cánh! Nhờ đâu Sơn đã có nhiều niềm vui đến thế? Từ ông Võ văn Kiệt chăng? – Trịnh công Sơn viết báo cộng sản nhục mạ những anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người từng che chở cho Sơn, khiến cho ông anh tôi – Đặng văn Châu – không là quân nhân cũng phải nổi sùng. Năm 1994 về VN tình cờ gặp Trịnh Xuân Tịnh, em Sơn, ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh tôi đã nhắn: “Anh Tịnh về nói với Sơn rằng Sơn là một con Số Không, là kẻ vong ân bội nghĩa”. –  Anh XYZ (nhân vật yêu cầu tôi dấu tên), một người anh em ăn ở hết lòng với Sơn và bạn bè, đi tù khổ sai về bị tai nạn gãy chân, phải vào nằm bệnh viện. Sơn làm ngơ như không hề hay biết. Mẹ Sơn hỏi con trai: “Tại sao con không vào nhà thương thăm anh XYZ một chút cho có tình?”. Sơn đáp: “Đi ra Givral uống rượu còn thú hơn là đi thăm anh XYZ”. Chính bà mẹ Sơn là người thuật lại cho anh XYZ nghe câu nói phũ phàng của Sơn. Anh XYZ là người đàn anh của nhóm bạn văn nghệ ở Huế, rất được bằng hữu kính trọng và yêu thương, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ.

Theo quan điểm của tôi, một người nghệ sĩ được đánh giá là chân chính thì không bám vào kẻ quyền thế để mưu lợi riêng, thủy chung với bạn bè, biết xót xa với nỗi bất hạnh của kẻ yếu để không bênh vực cho kẻ gieo TỘI ÁC. Lời phản bác của Sơn đối với bức thư của ca sĩ Joan Baez lên án chế độ vô nhân đạo là sự đồng lõa, a tòng với TỘI ÁC, mà một con người bình thường có nhất điểm lương tâm không bao giờ làm. Phải chăng nhờ bức thư phản bác ca sĩ Joan Baez của Sơn mà Võ văn Kiệt cứu Sơn thoát khỏi bàn tay Trần Hoàn và phe nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế? Nhờ sống với “Ngụy Quyền” Miền Nam, Trịnh Công Sơn nổi tiếng cả thế giới và được hàng triệu thính giả ái mộ. Nếu Sơn sống với “Chuyên Chính Vô Sản” Miền Bắc thì Sơn – một thiên tài – có rất nhiều khả năng trở thành Tố Hữu – nhà thơ thổi ống đu đủ – thăng quan tiến chức nhờ xu phụ quyền lực. Nhưng Sơn sẽ khổ sở vô cùng, vì Miền Bắc không có rượu thượng hảo hạng để uống mỗi ngày!  

Tôi không chắc Trịnh Công Sơn có tham vọng chính trị như Trịnh Cung viết. Nhưng năm 1974, có nhóm tranh đấu đòi hòa bình (bịp) mời Sơn tham gia phong trào ca hát để vận động chấm dứt chiến tranh thì anh em bạn hữu khuyên Sơn đừng nhận lời, Sơn đáp thẳng thừng: “Mình phải tham gia để nếu họ thắng lợi thì mình có tiếng nói”. Lời bày tỏ của Sơn biểu hiện bản chất của con người biết tính toán để mưu cầu lợi ích bản thân. Qua bức thư Sơn viết cho Ngô Kha vào năm 1974 có đoạn như sau: “Hôm nay những thành thị miền Nam đang vươn vai đứng dậy. Trời đất được cơ hội thoát ra không khí ô nhiễm để thở bằng sinh lực mới cùng tập thể nhân dân yêu nước, yêu hòa bình và tự do. Phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng.”. Đó là luận điệu dồi trá, bịp bợm của người nghệ sĩ có tên tuổi nhưng thiếu nhân cách, bởi vì trong thực tế nơi nào bị cộng sản tấn công thì nhân dân nơi đó bồng bế nhau chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa, chứ không chạy qua vùng “giải phóng”. Người nào đọc thư Sơn viết cho Ngô Kha mà bảo rằng Sơn không hề có chủ tâm đứng về phía cộng sản là người đó mắc chứng “phương trệ tinh thần” (down syndrome).

Ba mươi Tháng Tư năm 1975, nằm ở đảo Guam tôi nghe đài BBC loan tin Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Sài Gòn ca bài “Nối Vòng Tay Lớn” thì tôi dự đoán cuộc đời của Sơn sắp tiêu ma. Bởi vì cái bản chất đố kỵ của người cộng sản không bao giờ chấp nhận người ngoài đảng được phép nổi đình nổi đám được quần chúng hoan hô! Quả nhiên chẳng bao lâu sau Sơn bị cộng sản đe dọa tính mạng, nên Sơn phải chạy về Huế để mong được bạn bè che chở. Không ngờ những người bạn của Sơn như Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã quay lưng làm ngơ để cho Sơn bị Trần Hoàn đày đi lao động thực tế! Tình nghĩa bạn bè của cộng sản là như thế đấy!  Trịnh Công Sơn, một người nghệ sĩ tài hoa, được bạn hữu Miền Nam qúy mến, bảo bọc lại bí mật rấp tâm thông đồng với bọn sát nhân nhằm giật sập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, để rồi bị khốn đốn vì bọn sát nhân. Con người một dạ hai lòng, dù có tài đến mấy đi nữa, thì vẫn đáng khinh.  

Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn đã khiến cho một số người lên tiếng bênh vực “thiên tài”. Chúng ta không ngạc nhiên chút nào, bởi vì ngay như tội ác của Hitler, Staline, Mạo Trạch Đông vẫn có kẻ bênh vực và tôn thờ. Nhưng những ý kiến phản bác bài viết của Trịnh Cung đều có luận điệu mạt sát và bôi nhọ Trịnh Cung, mà không hề thấy có lời lẽ nào lên án hành vị “một dạ hai lòng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” của Trịnh Công Sơn khiến cho chúng ta thấy được tác giả của những ý kiến phản bác đều thuộc phe … xã hội chủ nghĩa, chứ không phải sự lên tiếng là vì SỰ THẬT. Sự Thật đó là Trịnh Công Sơn có ngả về phía cộng sản.

Trong số những người lên tiếng bênh vực Trịnh Công Sơn trên Thanh Niên Online có hai Việt Cộng khá tên tuổi. Đó là hai “tội phạm chiến tranh” Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân từng chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội vào năm Mậu Thân 1968. Hai tên tội phạm đó đã ra cái điều trí thức, lấy danh nghĩa chống Mỹ cứu nước để đẩy cả nước xuống hầm tai họa. Từ tháng Tư năm 1975 cho đến nay chưa ai nghe thấy hai kẻ đó có một lời nói hay hành động sám hối.  Ngày xưa sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hai ông Việt Cộng này hung hăng chống độc tài quân phiệt tay sai đế quốc ngoại bang. Ngày nay sống với Xã hội Chủ Nghĩa chủ trương đàn áp nhân dân biểu tình tỏ bày lòng yêu nước chống lại Trung Cộng cướp đất, cướp biển; dân oan khiếu kiện nằm la liệt dải gió dầm sương; các nhà tôn giáo bị đàn áp, các nhà dân chủ bị bịt miệng, bị cầm tù thì hai ông Việt Cộng này ngậm miệng giống như câm, như điếc.

Họa sĩ Trịnh Cung tung ra một bài viết tiết lộ một chút xíu bí mật về Trịnh Công Sơn thì hai ông Việt Cộng Tường, Xuân hăm hở nhào ra bảo vệ uy tín thiên tài có quá trình đi đêm với cộng sản! Tình trạng đạo lý suy đồi, quan chức ăn cắp từ trên xuống dưới, nhân quyền bị xếp hạng chót trên thế giới là những thành quả to lớn của Cộng Sản Việt Nam mà hai ông Tường, Xuân đã dày công đóng góp. Cho nên, ngày trước tôi nói với Trịnh Công Sơn rằng tôi rất khinh bỉ bọn trí thức tranh đấu là một lũ bịp bợm, lưu manh quả không sai. Khi chuyên chở tù binh cộng sản từ chiến trường, tôi biếu họ điếu thuốc lá, cái kẹo vì tôi thương và tôi kính trọng người lính khác chiến tuyến bị sa cơ. Nhưng tôi khinh bỉ những kẻ được ăn sung mặc sướng ở phần đất tự do lại ngấm ngầm tư thông với giặc. Thật đáng tiếc cho Trịnh Công Sơn, một thiên tài nhưng đốn mạt. Sơn không xứng đáng là một người nghệ sĩ được đa số khán thính giả ngưỡng mộ, vì Sơn cũng chẳng khác với hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân bao nhiêu.

Mới đây, đọc “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi không hề coi khinh tác giả, trái lại rất kính trọng bởi vì dám nhận mình hèn. Tác giả phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị có kỹ thuật hủy hoại người thẳng thắn, người cương trực một cách dã man khủng khiếp, khiến cho ai nấy đều trở nên hèn. Đọc hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại những “cái hèn” của những văn nghệ sĩ Miền Bắc, tôi vô cùng xót xa cho họ và càng thù ghét chính sách cai trị phi nhân của cộng sản. Lặp lại, nhạc sĩ Tô Hải dám nói lên cái hèn của mình, tôi xin ca ngợi ông là người có khí phách. Ở Miền Nam có chủ trương đề cao nhân tài, dù sản phẩm nhân tài làm ra nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vẫn được tự do phổ biến, mà nhân tài vẫn tư thông với địch mới là đáng khinh.

Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân dùng đạo lý tình bằng hữu để miệt thị họa sĩ Trịnh Cung lừa thầy phản bạn là một hành vi đạo đức giả. Hai ông Việt Cộng từng phản lại khát vọng tự do của nhân dân Miền Nam để dẫn “Bộ Đội Cụ Hồ” về chôn sống người Huế vô tội, thì hai ông không có tư cách gì để nói đến tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa con người. Hơn ba mươi năm qua, Đất Nước đắm chìm trong nghèo đói, áp bức, bất công, hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân không tỏ bày một chút ân hận, lại còn lên mặt đạo đức giả mới là kẻ hèn, đáng khinh bỉ.  Đọc bài “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê” của họa sĩ Đinh Cường viết từ Virginia từ ngày 16 tháng 4 năm 2001, tôi không khỏi đem lòng hoài nghi cung cách ứng xử với nhau giữa các ông nghệ sĩ tên tuổi.

Nhờ sự tiết lộ của Trịnh Cung, tôi mới hiểu vì sao Đinh Cường viết những lời ưu ái với ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã không ngần ngại ca ngợi nhà thơ Tố Hữu bằng câu văn như sau: “nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”.

Nhắc lại: Tố Hữu là nhà thơ dùng quyền lực của Đảng làm khốn đốn, điêu đứng nhiều anh em nghệ sĩ Miền Bắc. Còn ông Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân bây giờ là nhà nghiên cứu! Chắc chắn nhà nghiên cứu này còn bám lấy chủ nghĩa Marxist – Léninist thì sẽ ngụy tạo ra những bài nghiên cứu theo đường lối “duy vật sử quan” cho phù hợp lập trường của Đảng để được Đảng cho đi Mỹ, đi Tây khua môi, múa mép.  Các cụ nhà ta thường nói: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân càng nỗ lực bênh vực Trịnh Công Sơn và miệt thị Trịnh Cung bao nhiêu, thì tội trạng Trịnh Công Sơn tư thông với kẻ thù càng rõ nét bấy nhiêu.  

“Thời Của Những Kẻ Giết Người” biết đến bao giờ mới được lương tri soi sáng để can đảm nói một lời sám hối với những vành khăn tang trắng xóa đất Thần kinh thì chúng ta mới hy vọng Đất Nước có ngày hồi sinh.

© 2009 Đàn Chim Việt Online

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 19. Apr 2009 , 15:06

Đàn Chim Việt

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Apr 2009 , 05:06
Những suy tư của thế hệ Thuyền Nhân 1,5 (phần 1)

Trà Mi, phóng viên RFA
2009-04-23

Những ngày cuối Tháng Tư lại đến, đánh dấu biến cố 30-4-1975. Trà Mi ghi cảm nghĩ của một số người thuộc thành phần gọi là thế hệ thuyền nhân một rưỡi.


Photo: RFA
Hình ảnh những con thuyền vượt biển tìm tự do

34 năm nhìn lại

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là cuối Tháng Tư, thời điểm ghi dấu một sự kiện đáng nhớ trong lòng mọi người dân Việt Nam cách đây 34 năm về trước, ngày 30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

Không phải vô cớ mà cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận rằng ngày 30-4 “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”

Thật vậy, có người hân hoan chào đón ngày này, vì trong mắt họ, đây là ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhưng cũng không ít người coi đây là ngày đau thương-ly tán, khi những người chồng, những người cha bị đẩy vô trại học tập cải tạo, những đứa con không được vào đại học, những gia đình bị tịch biên tài sản rồi bị đưa lên vùng kinh tế mới lao động khổ sai, hay bị phân biệt đối xử đến cùng đường vô kế sinh nhai, khiến cho hàng triệu người đành đánh đổi mạng sống vượt biển tìm tự do, tạo nên một làn sóng thuyền nhân lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Việt Nam mà những nhân chứng sống ấy ngày nay vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong số này phải kể đến những nạn nhân trẻ em, thường được biết đến với tên gọi “thế hệ thuyền nhân 1.5”.

Sau hơn 3 thập niên nhìn lại, những đứa trẻ ngày ấy bây giờ trở thành một thế hệ thành công, thành đạt, và vững mạnh ở những quốc gia tiên tiến. Họ có cảm nghĩ như thế nào về ngày 30/4, về sự kiện thuyền nhân, và về đất nước Việt Nam?

Mời quý vị cùng gặp gỡ 3 gương mặt trẻ trong số đó, là:

-Anh Lê Trung, đang hành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại California,

-Thạc sĩ Nguyễn Trọng Đạt ở bang Virginia, hiện là Phó Giám Đốc cơ quan cấp môn bài-phát minh-sáng kiến của Hoa Kỳ, phân bộ Y Khoa, và

-Tiến sĩ Phan Quang Trọng từ Texas, người sở hữu 4 văn bằng cao học.

Tất cả các anh đều phải rời bỏ gia đình vượt sóng ra đi khi còn là những thiếu niên ở tuổi 14 trong tâm trạng bị mất phương hướng vì gia đình lâm vào hoàn cảnh ly tán.

Các anh tự giới thiệu :

-TS Phan Quang Trọng : Chào các bạn, tôi tên là Phan Quan Trọng.

-Anh Lê Trung : Tôi tên là Lê Trung.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/boat_people_exodus_the_base_of_oversea_Vietnamese_communities_part2_PAnh-05062008132530.html/080505-BoatPeople_nguoiviethaingoai.org
Chiếc thuyền con đến Hồng Kông, nơi thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương khốc liệt nhất. Hình từ nguoiviethaingoai.org

-ThS Nguyễn Trọng Đạt : Tôi là Nguyễn Trọng Đạt.

Trà Mi :  Dưới ánh mắt thế hệ gọi là thế hệ 1.5 của làn sóng thuyền nhân Việt Nam, 34 năm rồi nhìn lại các anh có cảm nghĩ như thế nào về Ngày 30 Tháng Tư, về sự kiện thuyền nhân mà chính các anh là một phần trong đó, và về đất nước Việt Nam? Các anh có tâm tình gì muốn chia sẻ? Xin mời anh Đạt.

ThS Nguyễn Trọng Đạt : Mình nghĩ rằng Ngày 30 Tháng Tư cũng đưa nhiều cơ hội cũng như những sự buồn phiền đối với một đứa bé 14 tuổi ra đi vì nó mất phương hướng. Khi mình qua đây và nhìn lại thì mình rất là cảm kích về môi trường tự do, về điều kiện và phương tiện để mình có thể thành công trên bước đường học vấn tới ngày hôm nay.

Trà Mi :  Vâng. Cảm ơn chia sẻ của anh Đạt. Thế còn anh Trọng, anh có cảm xúc như thế nào khi nghĩ về Ngày 30 Tháng Tư, nghĩ về sự kiện thuyền nhân, và nghĩ về đất nước Việt Nam?

TS Phan Quang Trọng :  Đối với người Việt sống ở Miền Nam, sinh trưởng ở Miền Nam thì Ngày 30 Tháng Tư phải nói là một ngày rất là đáng ghi nhớ trong cuộc đời của tôi. Tôi cảm thấy buồn thương cho số phận của gia đình, của đại đa số người dân Miền Nam.

Ngay từ ngày 30-4 kẻ trước người sau đã có hơn 3 triệu người Việt Nam phải bỏ xứ ra đi để mà có được cơ hội sống trong một quốc gia tự do, có được cơ hội để những người trẻ chúng tôi được học hỏi và phát triển. Và nói về phương diện cộng đồng hải ngoại thì phải nói là hơn 30 năm qua cộng đồng hải ngoại đã phát triển vững mạnh tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia tự do khác trên thế giới.

Trà Mi :  Vâng. Cảm ơn anh. Và bây giờ xin mời ý kiến của anh Lê Trung.

Anh Lê Trung :  Sau ngày 30-4-1975 phải nói rằng làn sóng vượt biên rất là lớn, rất là nhiều người đã bỏ mạng trên đại dương. Và chúng ta là những người may mắn được đến bến bờ tự do.

Để đến được bến bờ tự do, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt, nhưng mà phải nói rằng chúng ta có được mọi quyền của con người và những quyền đó được pháp luật thượng tôn.

Vượt Biên, được và mất?

Trà Mi :  Hầu hết các anh đều cảm thấy sự kiện 30-4 và làn sóng thuyền nhân đó đưa đẩy các anh đến hoàn cảnh ngày hôm nay, nhìn lại chung quy các anh nhìn đó là một sự may mắn đối với mình. Có bao giờ các anh cảm thấy hối hận hay tiếc nuối về quyết định vượt biên hay không?

Anh Lê Trung :  Dạ không, chị ơi. Thà ta đánh đổi như vậy còn hơn là ở Việt Nam từ hồi đó đến bây giờ thì không biết mình ra sao nữa dưới chế độ cộng sản.

Trà Mi :  Nhưng mà ngoài những “cái được” khi mình đến được đất nước tự do, như các anh vừa chia sẻ, anh thuộc thế hệ trẻ thuyền nhân có cảm thấy mình “ bị mất mát” gì không, mình thua thiệt gì không  so với các thế hệ trẻ trong nước?

TS Phan Quang Trọng :  Cái mất mát của thế hệ của Trọng thì Trọng chỉ thấy một mất mát lớn là không được sống với những người thân yêu còn ở lại Việt Nam. Những bậc cha mẹ đã thấy được kinh nghiệm sống với cộng sản mất tự do, mất hết khả năng phát triển thành ra các cụ sẵn sàng hy sinh để cho con cái đi tìm sự sống qua cái chết.


Tình cảnh người tị nạn đang xếp hàng chờ cơm ở Hồng Kông, chụp năm 1989, là một trong những trưng bày ở Vancouver, Canada.

Và chính nhờ sự can đảm và hy sinh của những thế hệ đi trước mà thế hệ của chúng tôi ngày nay trở thành một đội ngũ trí thức người Việt ở hải ngoại đang được đào luyện, đang được tiếp cận với môi trường khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là một thế hệ có nhiều khả năng sáng tạo, có năng lực tổng hợp và đạt được những thành quả về kinh tế, xã hội tại nước ngoài.

ThS Nguyễn Trọng Đạt: Nhưng ngược lại thì mình mất mát cái sự ràng buộc với đất nước. Nhiều lúc trong lúc vươn lên thì mình mình cũng rất muốn trở lại, nhưng mà mình nhìn cơ cấu của chính phủ Việt Nam hiện tại cũng có khác vì mình được học tập bên này.

Trà Mi :  Vâng. Đó là những cái được và những cái mất. Trong trường hợp có một số ý kiến cho rằng người Việt trẻ ở hải ngoại đa phần quên nguồn gốc, quên ngôn ngữ mẹ đẻ và không tha thiết với quê hương, lại thiếu sự hiểu biết xác thực về tình hình trong nước cho nên họ không quan tâm mấy, hoặc là không đóng góp gì mấy cho sự phát triển của đất nước. Ý kiến của các anh ra sao?

Anh Lê Trung :  Người ta nói như vậy cũng hơi qúa, chưa đúng đâu. Bởi vì bây giờ nhờ mạng lưới thông tin toàn cầu nên thậm chí mình biết rất là nhiều nữa. Nhưng mà người ta có thể nói như vậy bởi vì ở Việt Nam thì tin tức chỉ có một chiều thôi.

Trăn trở với Quê hương

Trà Mi :  Nếu mà nói về Việt Nam thì anh sẽ quan tâm điều gì nhất?

Anh Lê Trung :  Thì em quan tâm rất là nhiều chứ. Chẳng hạn như thời gian gần đây về Trướng Sa - Hoàng Sa, nói chung là về chính trị hoặc là kinh tế, hay là tham nhũng, đủ thứ hết. Nhưng mà nói về Việt Nam thì buồn lắm chị ơi!

Trà Mi :  Dạ. Tức là anh quan tâm đến thực tế xã hội và tham nhũng. Thế còn các anh khác ở đây, xin mời các anh chia sẻ thêm.

TS Phan Quan Trọng :  Nhận định cho rằng người trẻ Việt Nam không để ý đến chính trị - xã hội tại Việt Nam, theo cá nhân của Trọng, đó là một suy nghĩ rất sai lầm. Thứ nhất, thế hệ của Trọng được sống trong một xã hội thông tin rất là cởi mở, chẳng hạn như cá nhân Trọng chưa bao giờ về Việt Nam đã hơn 30 năm nay, từ lúc vượt biên năm 1979.

Nhưng khi tiếp xúc với bạn bè còn sống tại Việt Nam thì mình thấy sự hiểu biết của họ về xã hội bên ngoài rất là giới hạn vì tất cả những thông tin mà họ nhận được đều do hơn 600 tờ báo vốn bị nhà  nước cộng sản quản lý rất là chặt chẽ, thành thử các thông tin của họ gần như không có.

Nói về vấn đề người trẻ ở đây quan tâm gần đây nhất, Trọng nghĩ bên cạnh các vấn đề xã hội như anh Đạt trình bày, vấn đề quan tâm nhiều nhất là vấn đề vẽ lại bản đồ ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nhắm mắt để cho Bắc Kinh công khai sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào hệ thống hành chánh Tam Sa của Trung Quốc.

Đặc biệt gần đây chính phủ Việt Nam đã cho người Trung Quốc vào Tây Nguyên để khai thác bauxite. Đó là một sự tai hại lâu dài không những về sinh thái mà còn về chính trị, về sự sống còn của đất nước Việt Nam.

Trà Mi :  Vâng. Cảm ơn ý kiến của anh.

ThS Nguyễn Trọng Đạt :  Đạt xin nói thêm rằng trên phương diện cá nhân của mình, mình làm trong Phân Bộ Y Khoa của Sở Môn Bài-Sáng Kiến thì mình cũng có cơ hội tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam cử đến để học về phương pháp phát minh môn bài bên này, thì mình trong hoàn cảnh éo le là mình biết rằng tài năng của tất cả mọi người rất là nhiều nếu mà có thể gộp lại để đem kiến thức giúp cho đất nước Việt Nam với điều kiện là có đủ điều kiện để cho mình về mình giúp mà mình cảm thấy không trở ngại, nhất là mình được giáo dục bên này từ nhỏ nên mình có cách nhìn khác về vấn đề tự do-dân chủ.

Mà ngược lại thì mình cũng biết rằng mình không thể nào nói ra được những cảm nghĩ của mình trong lúc tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam như là mình đang chia sẻ đây. Đó là một ví dụ để nói lên rằng ở bên này cũng có rất nhiều người rất quan tâm.

Tuy rằng mình cũng như anh Trọng chưa về Việt Nam trong hai mươi mấy năm vừa qua, nhưng trong bạn bè của mình và ngay cả chính mình cũng tổ chức những cái hội để giúp đỡ trong các vấn đề như thiên tai cho dân nghèo ở các làng bên Việt Nam, cho Miền Trung cũng như Miền Bắc.

Cho nên không thể nào nghĩ rằng các anh em trẻ Việt Nam bên này không quan tâm đến cục diện của đất nước bên nhà. Chỉ có điều là mình không có bước cầu để mình tạo ra một động lực để mọi người có thể đem tài năng về giúp đỡ nước Việt Nam mình tiến bộ nhanh so sánh với các nước bên cạnh đó.

Trà Mi :  Vâng. Hồi nãy anh có chia sẻ là anh có điều kiện tiếp xúc với người trẻ trong nước ra ngoài này công tác, lý do vì sao mà anh nói rằng anh không thể chia sẻ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về Việt Nam đối với những người trẻ đó?

ThS Nguyễn Trọng Đạt :  Đều có cái nhìn khác nhau nữa thì làm sao mình có thể?

Trà Mi :  Những gì như các vừa chia sẻ cho thấy là người trẻ ở hải ngoại rất quan tâm tới tình hình đất nước mà cụ thể là các vấn đề mà các anh nêu ra là quan tâm về tham nhũng, về dân chủ - nhân quyền, về chủ quyền đất đai - lãnh thổ, vân vân, chứng tỏ là người trẻ ngoài đây không hề lơ là với tình hình trong nước, và sự phát triển của đất nước.

Người trẻ hải ngoại có điều gì muốn chia sẻ tâm tình với giới trẻ trong nước? Họ mong ước, kỳ vọng gì cho tương lai Việt nam? Và sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triển của quê hương mình?

Mời quý vị trở lại với phần II cuộc hội luận trong chương trình tối Thứ Hai tuần sau, ngày 27-4-2009.

Trà Mi thân ái kính chào.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 30. Jun 2009 , 11:57
Lý do điểm môn Văn năm nay cực thấp?

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2009-06-28

Kết quả điểm thi môn Văn của kỳ thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông 2009 ở một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thấp một cách đáng ngại. Trước tình trạng đó, giáo viên và học sinh có suy nghĩ gì, và nguyên do nào khiến điểm của môn Văn năm nay quá thấp?


AFP Photo/Hoang Đinh Nam
Môn Văn là 1 trong số 6 môn của thi tốt nghiệp phổ thông, và số điểm tối thiểu để đậu là 5, cũng như những môn khác.

Nhã Trân tìm hiểu và tường trình.

80% không đạt điểm tối thiểu

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã kết thúc và điều nổi bật trong kết quả bài thi năm nay là môn Văn có số điểm cực thấp. Nhiều tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp chỉ có khoảng 20% - 22% bài thi đạt trên 5 điểm. Bộ Giáo Dục-Đào Tạo vì vậy đã phải quyết định hoãn công bố điểm thi tốt nghiệp phổ thông khu vực này, đồng thời gửi một đoàn thanh tra đến làm việc ở những tỉnh xảy ra tình trạng đó.

Văn là 1 trong số 6 môn của thi tốt nghiệp phổ thông, và số điểm tối thiểu để đậu là 5, cũng như những môn khác. Đây là lần đầu tiên mà kết quả thi phổ thông môn này, qua thể thức tự luận, lại thấp đến mức gần 80% học sinh không đạt nổi điểm tối thiểu.

Mức điểm eo hẹp của môn Văn năm nay đã gây nhiều thắc mắc cho những người quan tâm. Đề thi, đáp án, cách dạy hay cách học là nguyên do của kết quả này?

Đề thi

Khả năng đề thi quá khó được loại trừ vì giáo viên cũng như học sinh cho rằng đề năm nay rất vừa với trình độ trung bình của thí sinh, đặc biệt đề khá hay và theo sát với chương trình lớp 12. Một học sinh trường Nguyễn Du ở quận 10 Sài Gòn mới đây cũng nhìn nhận với Đài Á Châu Tự Do:

“Đề nào cũng bình thường hết, không đến nỗi nào khó, chỉ có môn Văn là nó làm mọi người bất ngờ thôi, nhưng mà cái đề đó cũng dễ và cũng làm được, không cần phải học bài cũng làm được. Theo suy nghĩ từ trước tới giờ thì tốt nghiệp kỳ thi này gần như là dễ nhất tại vì chủ yếu nhà nước mình - Bộ Giáo Dục ra đề dễ gần như học sinh đều đậu được.”

Đề thi Văn năm nay được cho là hoàn toàn phù hợp với trình độ của thí sinh. Thế còn đáp án năm nay thì ra sao? Phó Cục Trưởng Cục Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục – ông Trần Văn Nghĩa nói với báo chí là Bộ GD-ĐT đã đưa ra một khung điểm rất chi tiết tuy nhiên bài văn có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn các ý được nêu đầy đủ và cách diễn đạt được rõ ràng.

Đáp án quá chi tiết

Thế nhưng cũng theo báo chí trong nước, Thạc sĩ Võ Đức Chỉnh, Quyền Hiệu Trưởng Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng ở tỉnh Cần Thơ, cho rằng đáp án của Bộ quá chi tiết, gây khó cho giám khảo.

Giáo viên Lê Thanh Thông, một cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre, đã chấm bài thi Ngữ Văn của thí sinh tỉnh Đồng Tháp, thì nói đáp án môn Văn liệt kê cả một hệ thống luận điểm là đòi hỏi quá cao đối với thí sinh.

Đáp án môn Văn được nhận thức khác biệt như vừa kể. Trong khi đó thì có dư luận cho là nội dung chương trình có thể là nguyên nhân khiến điểm số môn Ngữ Văn năm nay nói chung cực thấp.

Chính trị khô khan

Từ nhiều năm qua có những người cho rằng Văn đã không còn là một môn học hấp dẫn. Đối với nhiều học sinh, nội dung môn Văn nói chung khô khan. Lý do được em Trần, một học sinh lớp 12 ở Sài Gòn, cho biết:

“Nói chung là em không có thích môn Văn cho nên em cũng không có nhớ, em cũng không tiếp thu được nhiều. Ngược lại học Toán thì em lại thích, còn Văn thì em lại tiếp thu chậm, hình như em không có hiểu bài, không có tập trung nghe cô giảng, không có nắm được nội dung Văn. Nói về mấy nhà thơ hay là nói về Bác Hồ thì thấy cũng khô khan.”

Trong khi nhiều học sinh có cái nhìn về nội dung chương trình môn Văn như vậy, có những giáo viên môn Văn cũng đồng tình, như một giáo viên ở Hà Nội:

“Nói chung, chương trình giáo dục của mình hiện nay nó có vấn đề, mà nó có vấn đề từ cái thời bắt đầu cải cách tới giờ. Đến bây giờ thì cũng thế. Có thể nói xem lại các sách giáo khoa thì "không chịu nổi". Thơ Tố Hữu rất nhiều và thơ Hồ Chí Minh bây giờ thì lại nhiều hơn, bây giờ lại nhiều hơn đấy. Tất nhiên là các nhà chính trị nhồi cái đó vào, đương nhiên số tiết học tăng lên gây khó khăn cho học trò. Học rất là nhiều, học nhiều lắm, thế nhưng mà kết quả thì rất là đau thương, bởi vì không phải là cái cảm nhận tự nhiên thì đương nhiên là học trò không thể thích được, không thể thích cái dạng văn học kiểu đó được. Họ chỉ thích cái dạng văn học thật sự là văn học, nó không có liên quan tới đấu tranh hay là cướp chính quyền này kia. Văn hóa của mình nó khổ cái là học thì học nhiều, vì cải cách đó mà.”

Dù sao đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho kết quả khó chấp nhận của môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009 là gần 80% bài thi không đạt điểm tối thiểu.

Phó Cục Trưởng Cục Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục - ông Trần Văn Nghĩa cho báo chí trong nước hay công tác thẩm tra đã được tiến hành từ hôm 20 tháng Sáu. Đoàn thanh tra sẽ chấm thẩm định một số lượng bài thi nhất định để khảo sát mức độ nghiêm túc, khách quan và chặt chẽ của việc chấm thi.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Jul 2009 , 04:35
Khóc Michael Jackson tại Hà Nội

Dân bị tàu CẤM làm ăn, ĐÁNH, GIẾT như súc vật ... Con gái phải cởi truồng ra cho người ta sờ nắn mua bán thì .... KHÔNG ai khóc , có đứa còn MỈA MAI :"Đáng đời, ai biểu HAM tiền" !! (Tiền ai hổng HAM !!)

Hà Nội khóc người phương xa !!!

Ông khóc Xít-ta-lin….
Bố khóc Bác Hồ….
Giờ Con cháu khóc Mai Cồ Jackson !!!

Tuổi trẻ Hà nội lần đầu
Được phép rơi lệ khóc một người
Không phải là Đao phủ thủ !
Ôi Thủ đô đầy ắp tình người !

Việt Nam không phải con người,
nên không ai khóc Việt Nam !
Dù Việt Nam đang bị lũ chó rừng Trung quốc
Nó vồ, nó xé, nó nhai, nó nuốt trửng,
Từ Bản Giốc, Nam Quan đến Hoàng Sa, Trường Sa,
Từ ngư dân Quảng Ngãi đến nông dân Đắc Nông, Lâm Đồng,

Hỡi ôi con cháu Bác Hồ !!!
Nước mất chẳng khóc,
khóc Mai Cồ phương xa.

Khoc Michael Jackson tai HaNoi 1






Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 06. Aug 2009 , 18:25
Về một nền du lịch lễ độ

14/03/2009

Một chính quyền man  rợ sẽ đưa một đất nước hiền hòa đến chỗ man rợ. Bài học này không chỉ riêng của Khmer đỏ
__________________________________________________________________


Trên những  nẻo  đường  mịt  mù  bụi  đỏ  tôi  đã  lang  thang  trên  đất  nước  Angkor, có
những  ký  ức  không  thể  nào quên được. Cứ một lần quay lại, những ấn tượng này lại tươi
mới và sống động thêm một lần nữa. Vì nó hiện hữu và không hề thay đổi!

Quả thực, đã chán chê với những cảnh chèo kéo, chụp giật, chém chặt trong các điểm du lịch
Việt nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng thú vị khi đặt chân đến Siem Reap, nơi có Angkor, một
trong bảy kỳ quan thế giới mà chắc Kim tự tháp Ai cập, hay Vạn lý trường thành cũng khôn
sánh về sự vĩ đại và trầm mặc.

Mang trong mình một di sản đến tầm cỡ nhân loại là vậy, với số lượng du khách mỗi năm lên
đến hàng triệu, nhưng tuyệt nhiên, thị trấn nhỏ bé này vẫn giữ nguyên vẻ hiền hòa chân chất
của một tỉnh lỵ. Trên đường phố mù bụi đỏ, những tủ đổi tiền, cỡ bằng tủ thuốc lá của ta, vẫn
hoạt động bình thường, thong thả với hàng cọc tiền đủ từ mọi quốc gia chứa bên trong. Tiền
bày ra đường, an nhiên, tự tại như vậy, ắt hẳn nạn trộm cướp ở đây không hề là nỗi ám ảnh
thường xuyên của những ngân hàng đường phố kiểu này! Trộm cướp thì đâu cũng có, nhưng
chắc không nhiều ở đây, khi mà không dưới một lần, dừng chân hỏi đường với một anh xe ôm
đen sạm, phong sương bên đường bằng một thứ tiếng Miên bồi, tôi đã không khỏi ngạc nhiên
và cảm động khi câu trả lời chỉ được thốt ra sau khi giở nón. Rõ ràng, người xe ôm này thuộc
về một nền văn hóa lớn, mà những con người của nó đã học cách sống lễ độ và văn minh một
cách rất tự nhiên.

Khác với những nụ cười được trình diễn, chèo kéo, mua bán ở Sapa, người Siem Reap quả
tình  là những kẻ thích được chụp ảnh nhất thế giới. Mỗi lần giở lại những tấm chân dung
đường  phố đã chụp trong đời, nhìn lại những tấm chụp trẻ em đường phố ở Kampuchia, là
những tấm ảnh thân thuộc và ấm áp nhất. Như thể chúng là em, là con, là cháu tôi vậy!
Những đứa trẻ đen sạm, lấm lem này, ngoài việc là những người mẫu nhiếp ảnh thân thiện,
chúng còn là những người bán hàng rong khá lễ độ. Không nói thách, không chèo kéo, dù
bằng một thứ tiếng Anh lưu loát và chuẩn mực đến kinh ngạc, chúng lập tức tản ra ngay sau
cái lắc đầu đầu tiên của du khách mà không hề biểu lộ một sự dấm dẳng nào. 1 USD cho một
xấp bưu ảnh 14 tấm, gã du khách keo kiệt nào có thể trả giá cho đành?

Khách phương xa đến đây, tuyệt nhiên không hề biết mùi phở chưởi, cháo quát. Những món
“đặc sản” đã được nhiều du khách, trong nước cũng như ngoài nước, trên các diễn đàn du lịch
viện dẫn làm lý do cho sự ra đi không trở lại Việt nam lần thứ hai của mình. Thật vậy, ẩm thực
KPC không hề kém cạnh Việt nam về mức độ tinh tế và vi diệu trong nêm nếm chế biến. Với
một cái giá chừng 3-5 USD, người ta có thể ăn no nê 5 món ăn rất đời thường dân dã nhưng
tuyệt ngon của người dân nơi đây. Kèm theo một niềm vui miễn phí: sự ân cần và cái ánh
sáng lấp lánh sung sướng trong mắt cô bé dọn bàn trước sự ngon miệng và những lời khen
ngợi của thực khách.

Điều kinh ngạc là ngay cả người KPC cũng không hề biết đến sự tồn tại của Angkor vĩ đại, vì
kỳ quan thế giới này đã bị chìm sâu trong rừng già nhiệt đới hơn 6 thế kỷ. Cho đến khi một
viên phi công người Anh bay qua miền đất này, Angkor mới thức giấc và lộ diện từ từ, làm
sửng sốt bao nhiêu nhà sử học và là miếng mồi ngon cho nhiều kẻ cướp bóc di sản. Trong số
đó, có một cái tên nổi tiếng: André Malraux, người sau này là bộ trưởng văn hóa Pháp và đã
bị tòa án Đông Dương thời đó kết án 3 năm tù giam vì tội trộm cắp những cổ vật vô giá ở đây
(?)

Biết vậy, để thấy rằng Siem Reap là một thành phố trẻ, thoát thân từ rừng già cùng với
Angkor của nó. Nhưng thật đáng khâm phục, khi thấy chính quyền đã qui hoạch Siem Reap
thành một tổng thể du lịch đồng nhất. Mặc dù các khách sạn lừng danh trên thế giới đều đã
có mặt tại Siem Reap, kiến trúc của chúng đã được thiết kế kỹ lưỡng, nền nếp để không phá
vỡ cái tổng thể thanh bình của Siem Reap, cũng không lấn át cái vĩ đại của Angkor. Đâu đó,
người ta có thể thấy những cái tên lừng danh như Sofitel, Meridien…sang trọng, nhưng nền
nã, nép mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm. Không một tòa nhà ốc hợm hĩnh nào
được phép vượt quá chiều cao của Angkor. Tuyệt nhiên không có kính, thép.. lạnh lùng theo
kiểu cao ốc Metropolitan tai tiếng ở Sài gòn. Người ta qui định thế, đó là điều mà Tom, cố vấn
du lịch người Thái của chính phủ KPC xác nhận với tôi trong một buổi tối chuyện trò. Thật vậy,
chỉ 10 năm trước thôi, người Kampuchia không hề biết buffet, không hề biết dịch vụ du lịch là
gì, Tom bảo thế!.

Chỉ 5 năm sau khi những du khách đầu tiên đặt chân đến tỉnh lỵ này, người KPC đã nhanh
chóng chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành du lịch của quê hương mình. Với sự
hiếu học và khả năng tiếp thu nhanh chóng, du lịch đã trở thành một nghề thời thượng. Nhiều
thanh niên Siem Reap đã may mắn chiếm lĩnh những vị trí quản lý quan trọng và có thu nhập
cao khá cao trong các tập đoàn du lịch quốc tế.

Tôi biết Tom yêu Siem Reap, yêu khách sạn Tara của mình ghê gớm. Thật tình, chính cái qui
hoạch khá chặt chẽ trong xây dựng của Siem Reap đã một phần nào đó, tạo nên sự đơn điệu
trong kiến trúc và trang trí nội thất. Nghĩa là đi đâu cũng gặp tượng thần Visnu, vũ nữ Apsara
uốn éo, rắn thần Naga phùng mang trợn mắt…Chỉ với Tara, khách sạn duy nhất ở Sieam
Reap, bất chấp bụi đỏ mù mịt, sơn màu trắng cho toàn bộ khối nhà, thay vì màu vàng đất
truyền thống của kiến trúc thuộc địa. Nhìn từ xa, màu trắng tinh của Tara nổi bật giữa bóng
cây xanh và những kiến trúc vàng đất chung quanh. Tara đẹp và tinh tế trong từng nét trang
trí, trong từng chậu hoa sen cắm theo kiểu Khmer thật lạ. Tỷ như ly welcome drink
bằng nước gừng mát lạnh, trong một chiếc ly tuyệt đẹp, cắm thêm một ống hút bằng cọng sả,
thì quả tình tôi chưa hề được thấy và bái phục ở những khách sạn tên tuổi khác. Vì nó là Tara,
là Kampuchia đích thực.

Con mắt tinh tế của Tom cũng biết gạt bỏ những Vishnu, Apsara hay những họa tiết Chăm
đầy dẫy đến nhàm chán trên các vách tường của Tara. Thay vào đó, Tom cho vẽ trên tường
những bài thơ bằng ký tự Sankrit, trên gam màu đất sét. Dưới hiệu ứng chiếu sáng khéo léo,
sự mô phỏng thi ca trên nền đá này thật lạ, độc đáo, và… đẹp. Hẳn thế rồi!

Tom và Tara, đã và đang là một phần của Siem Reap. Chính phủ KPC quả là nhìn xa trông
rộng, khi dám mời, và mời được những người có nghề và tâm huyết như Tom làm cố vấn cho
mình. Có gì đáng ngạc nhiên nếu như Tom, một gã người Thái đã chọn nơi đây làm quê
hương? Vì gã được trọng dụng trong quản lý và qui hoạch, vì gã được thỏa chí sáng tạo cho
cơ nghiệp riêng của mình.

Quả thực, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ, một cách rất nhanh chóng từ những nước
bậc thầy về du lịch, kể cả nơi chuyên nghiệp như Las Vegas hay Disneyland. Kỹ năng thiết kế
và tổ chức du lịch là điều có thể học được, nếu chúng ta thật sự muốn học. Nhưng tự khi nào,
chúng ta đã đánh mất đi phần lớn sự thân thiện, trung thực và hiếu khách như những người
KPC lam lũ mà tôi đã gặp?

Về nhà, lật tờ báo tả cảnh bát nháo chụp giật ở suối Yến chùa Hương, lại thêm một câu hỏi
bật  ra: Làm sao để học lại, để xây dựng lại những giá trị đó, lỡ như chúng đã bị đánh mất
trong  nền du lịch hỗn hào của chúng ta ?

Vậy đó, tôi đã về lại quê nhà với tâm trạng ngổn ngang buồn bực của kẻ đã yên bề gia thất,
nhưng trót dại đem lòng tơ tưởng người vợ lam lũ của gã hàng xóm (?)! Tôi nào có muốn
đem lòng phụ rẫy, xin thề là như vậy!

Dr. Nikonian


-------------------------

Tôi cũng có cảm giác như bác khi đi KPC.
Tôi thích cái cách họ làm du lịch và đối xử với khách du lịch. Tôi đã
ngạc nhiên và thú vị làm sao khi người Việt kiều Mỹ có ghi nơi sinh
là KPC trong passport đã được miễn tiền vé vào xem Angkor – với
một lý do cực kỳ cảm động: “Angkor là của tổ tiên người KPC để
lại cho con cháu thì tại sao lại thu tiền của người KPC?”.
Những khúc ruột ngàn dặm của tổ quốc KPC hẳn đã ấm lòng biết
mấy. Tôi thấy người con KPC, lớn lên ở nước Việt, thành nghiệp ở
Mỹ đã rút tờ 100 $ để đóng góp xây dựng Angkor, gấp 4 lần số
tiền mà đáng lẽ ra ông phải trả cho việc tham quan kinh thành cổ.
Tôi đã đi lang thang vào lúc 4 giờ sáng trong thị trấn mù bụi Siêm
Riep và cảm nhận được sự an lành nơi đây. Không có ăn xin,
không có hàng rong, không có xe ôm níu kéo…Những người chạy
xe tuk tuk đều phải đăng ký, và chiếc áo họ mặc có một số điện
thoại để nếu du khách phàn nàn thì họ sẽ có biện pháp. Những
người ăn xin được tập trung học đàn, học các nhạc cụ và biểu diễn
nhạc, để được du khách cho tiền trong phiên chợ đêm. Những
người bán hàng lưu niệm ở chợ đêm không hề cau có, không đốt
phông lông khi khách ghé qua mà không mua hàng…
Tôi đã lưu giữ trong lòng mình những kỷ niệm tuyệt đẹp về
Angkor, về KPC và rất mong được trở lại một lần nữa…Dĩ nhiên,
lần này phải đi với người tôi thương, để người ấy có cảm giác thật
an lành như tôi chứ không phải là những lo toan, cảnh giác như
khi chúng tôi đi du lịch ở VN hàng năm.

    bởi Người yêu Angkor 03/06/2009

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 10. Sep 2009 , 04:06
Văn Hóa Tham Nhũng  

Trần Khải


Khi tham nhũng trở thành một lý tưởng, làm cách nào có thể gột rửa, thanh tẩy, và bứng đi gốc rễ văn hóa cội nguồn tham nhũng? Câu hỏi này kể như bế tắc, không thể tìm giải pháp được nơi các chế độ độc tài toàn trị, vì bất kỳ tiếng nói dị biệt nào cũng sẽ bị cả guồng máy quyền lực tham nhũng vùi dập thê thảm.

Nhưng khi tham nhũng đã trở thành lý tưởng cho cả một em bé gái 6 tuổi, thì dân tộc đó sẽ hy vọng những gì nơi tương lai?

Bản tin thông tấn AFP ngày 8-9-2009 loan tin rằng một bé gái 6 tuổi được giới truyền thông Trung Quốc chú ý ngay trong ngày đầu em bé tới trường khi em bày tỏ ước mơ sẽ trở nên một “cán bộ tham nhũng” khi lớn lên.

Bé gái này tuyên bố ước mơ trên trong cuộc phỏng vấn truyền hình và đoạn phim được phóng lên một trang web miền Nam Trung Hoa, làm các nhà viết blog mô tả lời của em bé như “một phản chiếu của hiện thực xã hội,” theo tờ nhật báo Southern Metropolis Daily.
Khuôn mặt bé gái được làm mờ đi để che giấu căn cước. Bé nói, “Khi em lớn lên, em muốn làm một cán bộ.”

Người phỏng vấn hỏi, “Cán bộ thế nào em muốn làm?”

Bé trả lời, “Một cán bộ tham nhũng, vì cán bộ tham nhũng có nhiều thứ lắm.”

Nhiều trẻ em khác trong đoạn phim được hỏi cùng câu hỏi, trong đó nhiều em nói là muốn làm cô giáo, trong khi nhiều em nói là không biết nên muốn làm gì.
Bản tin AFP nói là nhiều diễn đàn liên mạng đã ca ngợi bé gái này về viễn kiến “thực tế” về cuộc đời, trong khi nhiều cư dân mạng giễu cợt về nạn tham nhũng ở Hoa Lục.

Một bình luận viết, “Chủ nghĩa xã hội đã trở thành ấn bản mới của ‘Bộ Trang Phục Mới của Hoàng Đế’ rồi.”

Một cư dân mạng khác viết: “Cái xấu xí của đời sống đã làm hỏng trẻ em rồi – làm sao chúng ta có thể giáo dục thế hệ kế tiếp?”

Nếu trường hợp này xảy ra tại Việt Nam? Có em bé Việt Nam nào mơ ước như thế không? Kể cả trong tiềm thức? Và rồi lớn lên, em bé sẽ kiếm chồng Đài Loan, Hàn Quốc, hay chịu làm vợ bé cho các cán bộ tham nhũng?

Không có gì làm mất phẩm giá phụ nữ hơn thế nữa, khi đẩy các thế hệ tương lai vào các chọn lựa bất nhân như thế.

Tuy nhiên, thực tế là nhiều thiếu nữ Việt Nam đang lâm vào cảnh như thế. Thậm chí, phải chịu về Sài Gòn, tụ họp vài chục cô để “thi hoa hậu... khoe hàng” nhằm kiếm chồng Đài Loan, Hàn Quốc.

Bản tin ABC News hôm 7-9-2009 nói lên ngay nhan đề về thực tiễn xã hội Trung Quốc, “The Return of the Chinese Concubine?” (Trở Lại Thời của Hầu Thiếp Trung Hoa?).
Trong bản tin kể về nhiều cán bộ Trung Hoa giàu xụ, trường hợp đổ bể gần nhất là Chen Shaoji, vừa mất chức cấp chỉ huy tỉnh Quảng Đông vì tham nhũng, mà bị lộ chỉ vì cô vợ bé nổi giận kể ra – cô còn là một xướng ngôn viên đaì truyền hình.

Trường hợp khác, hồi tháng 7-2009, tòa TQ kết án tử hình Chen Tonghai, chủ tịch công ty quốc doanh dầu Sinopec về tội nhận hối lộ 29 triệu Mỹ Kim. Cô vợ bé của Chen làm chủ một công ty địa ốc và có thể mua đất liên hệ tới công ty dầu Sinopec dưới giá thị trường, theo bài báo trên tờ tạp chí kinh doanh Caijing.

Làm thế nào cứu được tâm hồn thơ mộng cho các em bé? Sẽ không thể nào cứu nổi, nếu ba mẹ em phải sống trong hoàn cảnh cực khổ, vất vả kiếm sống, trong khi trước mắt là hoạt cảnh lên xe xuống ngựa huy hoàng của các cán bộ tham nhũng.

Và cũng sẽ không thể nào cứu nổi tâm hồn thơ mộng cần thiết, nếu các em bé này là con chaú cán bộ tham nhũng, khi các em sẽ bị lôi kéo vào guồng máy và phải biện hộ, bênh vực cho cơ chế.

Và cũng sẽ không thể nào cứu nổi sự trong trắng độc đáo của các nền văn hóa dân tộc – dù là tại Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn... -- khi đã bị nhuộm bẩn bởi các chế độ độc tài toàn trị mà bất kỳ ai phản biện, nói khác đi đều sẽ bị bắt giam vì lý do an ninh. Khi nền văn hóa tham nhũng đã thay thế cho nền văn hóa dân tộc, thì bậc thang giá trị duy nhất chỉ sẽ là quyền lực và tiền thôi.

TRẦN KHẢI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by tuyet_ngo vào ngày 11. Sep 2009 , 21:08
Văn hóa cạn chén!


• Trần Văn Giang

…Buồn như ly rượu đầy
không có ai cùng cạn;
Buồn như ly rượu cạn
không còn rượu để say…

(“Buồn” – Y vân)



Ngòai cái tên tựa mà tôi tạm thời chọn cho bài này, “Văn hóa cạn chén” (the ‘bottom-up’culture), còn có muôn vàn tên từ phàm tục, bình dân giáo dục cho đến thi vị, bi tráng để gọi một vấn đề (hay một tệ nạn xã hội) - uống rượu: ăn nhậu, nâng ly, cụng ly, cạn ly, nhâm nha, lai rai, tiến tửu, nghinh tửu…

Cạn chén là một “bộ luật bất thành văn” duy nhất của xã hội Việt Nam hôm nay được áp dụng rất “nhất trí.” Từ cấp lãnh đạo nhà nước, cơ quan chính quyền cho đến xí nghiệp tư nhân, tiệc tùng ăn nhậu gần như là một nghi lễ bắt buộc khi tiếp quan khách cấp bậc nhà nước hoặc tiếp các đối tác thương mại… Không có ăn nhậu được hiểu là “không phải phép,” “không biết điều,” “không rượu không phải lễ (vô tửu bất thành lễ’),” “khó chơi,” “chơi không vô…”

Lần đầu về thăm Việt Nam sau gần 30 năm, khi tiếp xúc với thân nhân, bạn bè, người nào cũng than vãn là: “cuộc sống quá khó khăn,” “làm không đủ sống,” “gạo châu củi quế…” nhưng tôi lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy từ thành phố lớn cho đến thôn quê, từ đường phố lớn đông người chen chúc cho đến ngoại ô xa xôi vắng vẻ, từ nhà hàng sang trọng máy lạnh cho đến quán cóc xiêu vẹo lôi thôi nhếch nhác vỉa hè, khi chiều tối vừa lên đèn là đã đầy nghẹt khách nhậu!!! Tôi có đem chuyện vô số các quán nhậu đầy khách ra hỏi một đồng môn cũ hiện đang làm việc cho một ngân hàng ở Sài gòn, thì người bạn trả lời là:


“Ông nói đúng. Mỗi buổi chiều tan sở, có ít nhất 5 hay 6 nơi mời tôi đi nhậu. Tôi phải lựa chọn một chỗ ngon lành và tốt nhất để nhậu mỗi ngày. Mà nè! Ở thời buổi ‘đổi mới’ bây giờ, nói không quá, không nhậu không thể làm việc được; bởi vì các vụ làm ăn, trao đổi, ký kết, quyết định của cơ quan chính quyền cũng như cơ sở dân sự thương mại đều ‘xử lý’ không phải ở trong văn phòng; mà trên bàn nhậu!”

Trời đất! Ở Mỹ này, Các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như xí nghiệp tư họp bàn và quyết định mọi chuyện khi đầu óc họ tỉnh táo, thông thoáng mà còn đôi khi còn bị sai lầm đổ vỡ; vậy mà ở nước ta “mọi quyết định quan trọng” đều xẩy ở trên bàn nhậu khi các người can dự đều say khướt nôn ọe thì đất nước này sẽ đi về đâu? Có lẽ chỉ có một con đường rõ ràng nhất có thể nhìn thấy là sẽ xuống hố cả nút… xã hội mỗi ngày mỗi băng hoại hôi hám như những bãi ói mửa quanh bàn nhậu…

Cạn chén, cạn ly, ăn nhậu, hũ chìm, hũ nổi… đó là chuyện bình thường ở Việt Nam (!) Cán bộ có nhiều tiền, nhàn rỗi không sợ mất việc thì nhậu đã đành; Anh thợ hồ cũng nhậu, anh xe ôm cũng nhậu; Có bằng đại học cũng nhậu, công nhân tép riêu cũng nhậu; Người dở người giỏi đều nhậu; Phụ huynh người lớn nhậu, các em tuổi học sinh bắt chước nhậu, không uống được mười phần (như bố) thì cũng được hai ba phần là tốt rồi; Chuyện nhậu không còn dành riêng cho nam giới “hữu phong” mà phụ nữ con gái cũng theo chồng, theo con, theo bạn nhậu quắc cần câu… Trên bàn nhậu thấy có mặt đủ mọi thành phần, mọi giới, mọi trình độ… và nhậu với mọi “lý do.” Bạn bè gặp nhau (không nhất thiết phải là lâu ngày và tại sao) là phải nhậu… nhậu “giao lưu,” nhậu “kết nghĩa,” nhậu “trước lạ sau quen...” Ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, lễ hội, đại hội, hội nghị, đình đám, khởi hành, khai trương là phải có nhậu… Cứ nhậu trước rồi tính sau. Ông Nguyễn Hiến Lê trong tập “Hồi ký Nguyễn Hiến Lê” đã kể chuyện một ngôi làng ở miền bắc chỉ họp nhau đào một cái giếng nước nho nhỏ thôi; vậy mà từ lúc bắt đầu khởi công đến khi hòan thành giếng nước, dân làng đã tổ chức nhậu liên tiếp từng chặng một, đánh chén hết tổng cộng 42 con heo (?)… Thiệt tình văn hóa ăn nhậu của nước ta đã đến mức siêu đẳng…. Một hai ba cả nuớc chúng ta cùng nhậu, cùng nhau “liên hoan” mệt nghỉ cho tới ngày xuống hố một lượt cho tiện sổ sách…
Chuyện đáng buồn là ở Việt Nam, nhậu còn được xem là một lợi thế thăng tiến trên đường công danh (?) Nhiều sếp lớn của cơ quan nhà nước cũng như xí nghiệp cần tuyển người “nhậu giỏi” để làm phụ tá giúp mình “uống” trong các buổi nhậu giao tiếp… hãi thật!

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam (?) (dân tị nạn “phản động” ở hải ngọai nên biết là cái “Bộ chuyên môn” này đã có một lúc - những năm 1980’s - nhà nước siêu việt của ta gọi là “Bộ Các Thứ Bệnh” cho nó “ăn theo” với “Xưởng Đẻ “ và “Nhà ỉa...” Sau đó vì bị dân chúng cười chế nhạo quá xá, nhà nước phải đổi tên lại cho “hoàn chỉnh” là “Bộ Y Tế”) mỗi năm cái quốc gia “ra ngõ đã thấy anh hùng” tiêu thụ khoảng 350 triệu lít rượu, trong đó 90% sản lượng là rượu nấu thủ công. Nên biết danh từ “rượu nấu thủ công” để chỉ Rượu Trắng (còn được gọi nhiều tên khác nhau như: Rượu Đế - rượu trắng nấu lậu trốn thuế được đem đi dấu ở các bụi cỏ lau, cỏ năng, cỏ đế khi bị “Tây đoan” (một lọai cảnh sát của thực dân Pháp chuyên đi bắt rượu lậu) lùng bắt; Rượu Ngang – rượu lậu phải đi tắt về ngang để đem bán; Rưọu Quốc Lủi – bán lậu như con cuốc trốn lủi trong bụi, trái nghĩa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với “Rượu Quốc Doanh” của nhà nước…) Cứ tạm cho là thống kê của “Bộ Các Thứ Bệnh” (chắc chắn phải kể cả bệnh nhậu! và bệnh teo não!) nhà nước ta đúng thì trung bình dân tộc Việt Nam anh hùng tính đổ đầu từ già cho đến sơ sanh nốc cạn chai trên 3 lít rượu trắng mỗi năm (?) Úi chà chà! Thế có chết người không?

Không phải chỉ nốc rượu vào dạ dày là xong đâu. Uống rượu thì phải có “mồi” chứ ai mà uống rượu xuông? Chả thế mà các tiệm nhậu, ở mọi nơi, mỗi ngày sáng chế ra thêm nhiều món thực đơn nhậu từ phong phú đến kinh hãi: “đặc sản” thịt rừng (nai, heo rừng, cá sấu…), thịt chuột, cóc, nhái, ếch, lươn, rắn, thỏ, đuông, cua đinh, bọ cạp… Rừng Việt Nam càng ngày càng ít đi vì bị tàn phá khai thác không luật lệ, không nương tay thì lấy đâu ra “đặc sản” “hương vị quê hương” cung cấp cho hàng hà quán nhậu mỗi ngày đều đặn như thế… Ai có đủ khả năng phân biệt thật hay giả? Mà đã không có ai kêu ca than phiền gì về chuyện “đặc sản” thật hay giả thì thắc mắc làm gì cho mất thời giờ nhậu quí báu… Cộng thêm các tên gọi mênh mông tình dân và đậm đà thói đảng như: “món ăn ba miền,” “nước mắt quê hương,” “thịt bò tùng xẻo,” “ngọc dương tiềm thuốc bắc,” “cá sấu hoa cà,” “cá kèo nướng mọi,” “sò huyết rang me,” “gà quay lu ketchup, “dựng bò nấu bia,” “ngầu pín xắt lát…”

Rượu bia làm gan, dạ dầy, tim mạch, lục phủ ngũ tạng “banh ta lông” hết trơn hết trọi. Rượu làm thần kinh rối lọan, tâm thần như đang treo ngược trên cành cây - Không biết đầu mình đang đội trời hay đầu đang đội đất??? Đâu có ai buồn để ý đến hậu quả tai hại của việc uống rượu uống bia. Mới 30 tuổi đầu, giữa ban ngày ban mặt đã lăn đùng ra chết vì bệnh gan; hoặc đột ngột “tạ từ trong đêm” vì tim ngừng đập (“cardiac arrest”, hay là bị “thương mã phong?” Chỉ có trời biết). Rồi gia đình bợm nhậu quá cố đưa tin là bợm chết vì xui xẻo, trúng gió? (Gió “lào?”) Chưa tới 50 tuổi đã đột qụy tai biến mạch máu não, tàn phế vĩnh viễn. Đất nước còn trông mong vào sức lực và trí óc ở đâu ra để sản xuất, để thăng tiến giầu mạnh… Men rượu còn làm thay đổi cả cá tính con người, làm mất đi sự đàng hòang sự kính trọng. Rượu vào lời ra làm bạn nhậu gây gỗ thanh toán chém giết lẫn nhau; Rượu gây xâm phạm tình dục, bạo hành gia đình (say rượu đánh vợ đánh con dã man, vợ chém chồng …) tan hoang cửa nhà sau khi say xỉn; Chạy xe gây tai nạn lưu thông chết người cũng vì say xỉn… Những tệ nạn này các thơ phú văn chương lãng mạn; những tập phim bộ, phim kiếm hiệp bi tráng đâu có nhắc đến… Thật vậy. Thơ nhạc lãng mạn đã tạo nên những hình ảnh nam nhi với thần thái hào sảng uống rượu như nước lã; khác hẳn đời sống thực tế của con người phàm tục say rượu, ói mửa, phờ phạc, mệt mỏi, mất hồn…

Đầu tiên hãy thử nghe ông thi sĩ Vương Hàn (xì thẩu này chỉ là quan văn), trói gà không chặt, còn mơ ngủ ngay trong ban ngày trời sáng, của thời thịnh Đường (thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên) ca ngợi sự bi tráng của chiến sĩ uống rượu trước khi ra trận như sau:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
(Lương Châu Từ - Vương Hàn)

Dịch nghĩa nôm là:

Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, bác chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.

Dịch ra thành thơ

Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
(Trần Quang Trân)

Rượu bồ-đào, chén dạ quang
Muốn say, đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu
(Trần Trọng San)


“Xưa nay chinh chiến mấy ai về.” Nhận xét này của ông Hàn gàn bát sách luận gần đúng không cần phải bàn thêm. Bởi vì đi đánh trận khác xa với đi “shopping” hay đi dạo trong công viên. Trận mạc là chỗ tên bay đạn lạc chiến sĩ mất mạng dễ như không. Nhưng cái ông Hàn trói gà không chặt này không những đã xúi bậy mà còn có máu khôi hài: “Sa trường say ngủ ai cười.” Ậy! Uống rượu say khướt rồi vào chui phòng đắp chăn ngủ với vợ còn có thể chết (xin đọc lại tai nạn “âm thầm tạ từ trong đêm!” ở bên trên). Chứ ra trận mà say rượu thì chết là chắc chắn chăm phần chăm. Quờ quang nửa tỉnh nở mê đi ngơ ngơ giữa lằn tên mũi đạn thì không chết vì đạn của quân địch cũng chết vì đạn lạc của quân ta.

Bây giở nghe ông danh sĩ thứ hai – nhà thơ Nguyễn Bá Trác – cũng lại ca nỗi niềm bi tráng của chí sĩ tị nạn lưu vong thất thời qua bài “Hồ Trường:”

Hồ trường, hồ trường
Ta biết rót về đâu?
Nào ai tỉnh…
Nào ai say…
Chí ta biết, lòng ta hay…
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…
(Hồ Trường – Nguyễn Bá Trác dịch thóat từ một ca khúc của Trung Hoa – tên là “Nam Phương Ca Khúc” - vào khỏang năm 1912)


Bài này đã làm những người yêu thơ rượu rất thích thú cái phong vị khảng khái mà bi tráng của kẻ sĩ vì vận nước phải dọc ngang trời đất (nói nôm na là đang sống đời tị nạn lưu vong) cho đền khi già lụ khụ, tóc bạc răng long (hay đầu hói răng gỉa) hết rồi mà vẫn thất chí; mượn chai rượu (cognac) để than thở với người đồng hưong… Riêng cá nhân tôi cũng là dân tị nạn vượt biển, vì không biết uống rượu và cũng không phải thi sĩ cho nên đọc và thấy bài thơ bất hủ này có vài vấn đề:

- Thứ nhất “Rót vào đâu?” Rượu thì phải rót vào chén hay vào ly hay cùng lắm là rót thẳng vào miệng chứ không thể rót lung tung được; hay đổ lầm vào mũi sặc sụa chết bỏ!

- Thứ hai, “Nào ai tỉnh, nào ai say?” Đã tính chuyện đi cứu nước thì luôn luôn phải “alert,” tỉnh táo như con sáo sậu. Chứ cứ say túy lúy thì ngay bản thân mình còn chưa cứu được nói gì đến chuyện trọng đại cứu nước cứu dân…

Bây giờ quay trở lại vấn đề say xỉn ở trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ta…. Cán bộ cao cấp nhậu say xỉn xong ngày mai đi họp đại hội đảng hay hội nghị tổng kết thành quả thì chắc chắn phải được việc rồi; chứ anh thợ bần cố nông thành trì cách mạng say xỉn mà ngày mai phải đi làm công việc lao động sản xuất bằng tay chân ở nhà máy; phải sử dụng máy tiện, máy cắt, máy cưa thì cơ hội được nghỉ hưu non (tất nhiên là không lãnh lương) rất cao! Kể ra, cán bộ giầu có dư ăn dư mặc hay dân đen vô sản khố rách áo ôm đều say rượu khướt đằng nào cũng tiện cho nhà nước cả… Nếu tỉnh táo mạnh giỏi họ lại cắc cớ nghĩ ra việc phản tỉnh, nộp đơn xin bỏ đảng, đòi hỏi thêm quyền này quyền nọ, biểu tình kêu oan ăn vạ rất phiền toái làm mắt mặt mất mũi đảng và nhà nước trước các con mắt của quan sát viên ngoại quốc. Mà làm cái quái gì phải ngăn cấm việc liên hoan, uống rượu cho mệt xác; Chỉ tổ làm phương hại đến ý nghĩa của châm ngôn cao cả mà đảng và nhà nước ta đã hết lòng đề phát: “Độc lập, Tự do Hạnh phúc.”

Không hiểu lãnh đạo nhà nước sáng mắt hơn nghệ sĩ Văn Vỹ không chứ: Cái quang cảnh đời sống của dân càng khó khăn, dân càng nhậu mút mùa lệ thủy không phải là dấu hiệu tốt đánh dấu sự thăng tiến của “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” đâu! Dân phải uống rượu nhiều để giải sầu, để cố quên đi cái thực tế quá cay đắng mà họ không thay đổi được! Nước xã hội chủ nghĩa anh em vĩ đại Liên sô trước đây cũng có tỉ lệ dân đen nghiện rượu (volka) cao nhất thế giới vì cùng một lý do; không phải vì họ sống đầy đủ, ấm no hay “tự do hạnh phúc” đâu!

Lãnh đạo cao cấp nhà nước đang bận tham nhũng vơ vét; đang bận củng cố địa vị ăn trên ngồi trốc, tất tật tận dụng đời bố củng cố đời con, cha truyền con nối; và quá bận tâm đến việc ngăn chặn các cao trào của nhân dân đòi quyền dân chủ (còn có nhiều nhóm phản động đòi xin tí huyết của lãnh đạo đảng…) Cán bộ cấp địa phương một mặt thì thì bận sách nhiễu dân chúng, một mặt chu đáo tiếp đón các phái đoàn từ trên xuống… Ngoài ra, không hề thấy có một biện pháp hay phương án nào để cảnh giác, để làm giảm thiểu hay giáo dục tệ nạn ăn nhậu tới bến mút chỉ này? Mặt khác, các báo in, điện báo (“internet”), phim ảnh còn thi đua nhau giới thiệu, quảng cáo các món ăn chơi và nhậu nhẹt, rủ rê bợm nhậu gia nhập các hội nhóm (clubs) nhậu… Trên toàn quốc, các nhà máy bia, nhà nấu cất rượu “chính qui” cũng như “chui” mọc lên như nấm. “Cầu” nhiều thì tất nhiên phải có “cung.” Sản xuất không đủ thì cứ việc nhập cảng thêm rượu bia từ nước ngoài vào cho đủ. Uống rượu không đủ nồng độ (vì thường có nhiều rượu giả!) thì cứ cho thêm thuốc rầy, cồn sống… vào để uống cho ói ra mật xanh, cho “tím cả chiều hoang biền biệt…” mới đã.

Tóm lại, “Cách mạng vô sản vô địch” và tiếp theo là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” chỉ ban phát cho dân một thứ tự do duy nhất thật quí báu và ý nghĩa. Đó là “tự do ăn nhậu” (không cần biết là tiền lấy ra từ đâu để nhậu?)… Tương lai và hy vọng thì mù mịt, nhưng rượu lúc nào cũng có sẵn và đầy đủ: Rượu đế ngâm sâm nhung, tắc kè, bìm bịp, rắn hổ, rắn ngũ xà, rắn cửu xà, bao tử nhím, hải mã… tha hồ uống cho bổ dương, bổ thận, bổ… nhào!


Tái bút:
“Đừng bao giờ mong uống rượu để nhận chìm nỗi buồn; bởi vì buồn biết bơi” (People who drink to drown their sorrow should be told that sorrow knows how to swim – Ann Landers)


Trần Văn Giang
09/04/2009  



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. Sep 2009 , 06:02
Con muốn làm người bình thường!

Dương Phạm
Viết cho BBCVietnamese.com từ London


Nhân đọc loạt bài viết về ‘Bấm thói háo danh và vĩ cuồng của giới trí thức’ cũng như về một thứ quốc nạn có tên là Bấm ‘loạn chức danh, học vị’, tôi xin mạn phép đưa ra đôi ba dòng về ‘chứng nan y’ đang lan rộng không chỉ trong giới trí thức trưởng thành mà còn cả một thế hệ trí thức mầm non của nước nhà.

Cách đây lâu lâu khi còn làm việc ở Việt Nam, tôi được một chị bạn rủ đi mua sắm đồ cho con trai mới vào lớp một. Nhân chuyện ra chuyện vào, chị vui mồm kể đã phải khó nhọc thế nào mới ‘chạy’ được cho con vào một trường điểm có tiếng ở Hà Nội, mà theo lời chị là ‘một ngôi trường không vừa đâu, toàn con cháu người nổi tiếng và các vị to học ở đây’. Chưa hết, chị còn cho biết phải dùng ‘kế’ và tiền thế nào để vào được lớp chuyên, lớp chọn, mặc dù theo tôi biết thì nhà nước đã bỏ chế độ trường chuyên lớp chọn từ khá lâu rồi.

Vào được trường tốt đã khó, để con lọt vào ‘top 10’ học sinh giỏi của lớp mới là việc đau đầu. Tuy là vào lớp một, nhưng chị khoe cháu đã học xong gần hết chương trình học lớp một để vào cái là bứt được lên ngay so với các bạn. ‘Anh ấy là nhà thơ hẳn hoi, bây giờ mà con nó học không ra gì thì chỉ có nước chui xuống đất’, đấy là lời giải thích cho mọi nỗ lực cố gắng với chuyện học hành của đứa con nhỏ của chị.

Thực ra tôi cũng chẳng ngạc nhiên. Chị chỉ là một trong số hàng triệu triệu bà mẹ trẻ có con và muốn con có được những gì tốt nhất. Nhưng thực ra, đó là lý do hết sức hợp lý để che đậy một nguyên nhân khác sâu xa hơn, thói hám danh không những đã ám vào người lớn chúng ta mà bây giờ còn đang len lỏi vào cả những thế hệ thơ bé.

Trẻ con bây giờ làm gì còn cái quyền được đi đá bóng, đánh khăng, chơi búp bê cho đến lúc mệt nhoài rồi lăn ra ngủ? Như một công dân 18 tuổi, quyền và nghĩa vụ của các cháu là phải ‘học, học nữa, học mãi’ (mà một anh bạn tôi đã dám mạn phép nói lái đi: ‘học, học nữa, hộc máu’). Học chính khóa, học thêm, học đàn, học múa, học hát, học vẽ, v.v… mà mục đích của sự học này là để bất cứ khi nào có dịp, bố mẹ sẽ đem con mình ra khoe ngay lập tức.

Học, học nữa, hộc máu!
Khẩu hiệu 'trong trường và gia đình'

Còn nữa, đã học là phải học giỏi, phải ‘top 10’, không có quyền học kém hoặc chán học. Nhưng sức người có hạn, nên bố mẹ lại phải giúp, gia sư chưa đủ thì đã có tiền để ‘chạy’ mong thầy cô thông cảm. Còn trẻ con thì dưới sức ép phải là ‘nhất’ nên cũng xoay xở mọi cách, từ chép bài cho đến quay bài rồi thi hộ. ‘Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome’, thôi thì kiểu gì cũng xong được cho cái chức danh ‘học sinh giỏi’.

Dần dần, tỷ lệ học sinh khá giỏi càng tăng thì tỷ lệ hạnh kiểm và đạo đức tốt càng giảm (đương nhiên là không có con số thống kê cụ thể). Tôi biết nhiều ông bố bà mẹ, vì không muốn bị mang tiếng là con ‘học kém’ với ‘thi trượt’ còn khuyến khích con mang ‘phao’ vào phòng thi cho ‘yên tâm’, hoặc thậm chí thuê người làm luận văn tốt nghiệp giúp. Thế là lại thêm một loạt các dịch vụ ra đời phục vụ cho ngành giáo dục, tạo thêm biết bao công ăn việc làm.

Rồi cơn lốc du học nước ngoài ào đến. Hình như thời nào cũng giống nhau, cứ ‘ở bển’ về là oai. Thế là từ đại gia, doanh nhân, nghệ sĩ, tri thức đều lo để con mình được hưởng một nền giáo dục ‘được cả thế giới công nhận’, bất cần biết sức học của cháu đến đâu. Không học được trong nước thì là do ‘chương trình chưa chuẩn, ra nước ngoài kiểu gì cũng xong.’

Nhưng du học rồi mới thấy được nhiều chuyện dở khóc dở cười. Tôi từng học cùng trường ở Anh với cậu ấm một vị cục trưởng ở Việt Nam. Hai đứa cùng học Thạc sỹ nhưng khác ngành. Đến khi tốt nghiệp, rành rành là cậu ấm này bị đánh trượt do luận văn không đạt yêu cầu và chỉ được cấp một chứng chỉ là Postgraduate Certificate (chứng nhận đã tham gia khóa học này nhưng chưa được tốt nghiệp, khác với Master Degree – bằng Thạc sỹ) nhưng về đến Việt Nam thì gia đình mở cỗ rất to mừng ‘Thạc sỹ về làng’.

Học sinh ngày nay có còn được hồn nhiên?

Chưa kể trong gần 7 năm đại học ở đây (do trượt hai năm), cậu ấm này luôn là khách hàng quen thuộc của bạn tôi do chuyên đặt hàng viết các bài luận hoặc các bài tập về nhà. Bao nhiêu tiền đổ ra cuối cùng chỉ để mua một thứ danh ‘hão’, nhưng lại rất thực trong đời sống xã hội ở Việt Nam.

Cùng thế hệ 8x, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu tài năng ở lứa tuổi mình vươn lên nhưng cũng không ít những ‘thùng rỗng kêu to’. Tuy nhiên, chính những thế hệ đi trước đã góp phần lớn xây dựng nên tính háo danh của một thế hệ trí thức trẻ. Từ những lời động viên trở thành khen ngợi quá đáng rồi thành tâng bốc mù quáng. Tài năng bé nhưng xé ra danh to.

Xưa, Nguyễn Công Trứ từng nói ‘đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông’; nay, con cháu đều nhất mực học theo ông, nhưng đánh tiếc, chỉ chạy theo ‘danh’ mà không có ‘thực’.

Kết lại bài viết, tôi xin kể lại câu chuyện cười ra nước mắt về đứa con anh bạn tôi. Hôm cháu ngủ gật trên bàn học vì quá mệt, anh bạn tôi ra đánh thức rồi động viên: ‘Con có muốn làm siêu nhân không? Muốn làm siêu nhân thì phải học giỏi nhất, đánh võ giỏi nhất, chơi đàn hay nhất chứ? Không thì làm sao thành siêu nhân?’.

Thằng bé thẫn người ra một lúc rồi bật khóc: ‘Con không muốn làm siêu nhân đâu, con chỉ muốn làm người bình thường thôi’.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sinh viên đang học tại London.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 18. Sep 2009 , 13:08
NGƯỜI KHÁCH TRỌ VÔ TÌNH





Rialto là một thành phố nhỏ khô cằn, thiếu nước, chỉ có 93,000 dân nằm trong quận San Bernadino, giữa hai freeway 15 và 25. Hơn một nửa dân cư ở đây là những người gốc Mễ di dân, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Thu nhập bình quân mỗi người chỉ khoảng $13,375.00 mỗi năm, và 13% dân chúng ở đây sống dưới mức đói nghèo của nước Mỹ, trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn những thành phố khác mà thành phố lại không đủ ngân sách thuê nhân viên cảnh sát. Rialto cũng có nhiều “group home kids” mà chúng ta gọi nôm na là “viện mồ côi”. Tại đây nhiều em học sinh bỏ học vì cha mẹ quá nghèo hay không biết Anh ngữ, phần lớn các em không có một máy computer ở nhà nên việc học rất khó khăn.


Gần đây, một nhóm người Việt gồm có bác sĩ, thầy cô giáo, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thiết lập một trung tâm giáo dục, khởi đầu trong phạm vi nhỏ mang tên là H.O.M.E. tuy mang danh nghĩa là “Mái Ấm” nhưng theo các sáng lập viên đây là mấy chữ viết tắt của “House of Méditation & Education”. Theo người trưởng nhóm, họ muốn chọn Rialto là vì trong vùng, đây là một thành phố nghèo nhất trong vùng, nơi mà trẻ em lêu lổng, nghèo khó cần dân chúng góp tay với chính quyền địa phương để giúp đỡ. Trẻ em có thể đến đây học hay sử dụng computer, được hướng dẫn làm home work hay đọc sách. Sau giờ học ở trường, nếu trẻ em gọi nhau “Go home!” chính là về mái ấm này. Cha mẹ đi theo con cũng được dự phần chỉ dẫn
về computer hay hỏi han việc học của con em. Tất cả đều do những thiện nguyện viên làm việc không công. Chính cô bác sĩ trưởng nhóm sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn đi làm bán thời gian để còn thời gian lo cho... các em, cô đã trải qua mười lăm năm vất vả lo cho con ăn học, nay con đã vào đại học, là lúc cô muốn trả nợ đời. Trên nước Mỹ, bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế?


Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền Trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.


- Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.


Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất
nước này. Ở Nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.


Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã dang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi Giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp thậm chí cũng không muốn đi bầu cử., ..


Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng Thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn vì tội “xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn.” Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma túy, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.


Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn trụy tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.


Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam, xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.


Nguồn: nguoiviet




Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 18. Sep 2009 , 13:35
*Thịt Gà và Lốp Xe*

*Hôm thứ Hai 14, Bắc Kinh khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới việc
Tổng thống Barack Obama cho phép nâng thuế suất 35% trên lốp xe mua từ Trung
Quốc và họ có thể trả đũa bằng cách hạn chế mua thịt gà của Mỹ.*


Vì vậy, dư luận thế giới nói đến trận chiến mậu dịch giữa hai quốc gia này.
Vấn đề có khi phức tạp hơn thế, qua phần phân tích bày cùa nhà tư vấn kinh
tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong tiết mục chuyên đề hàng tuần do Việt Long thực
hiện sau đây...


*Bối cảnh*


*Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Hôm Thứ Sáu 11, Tổng thống
Hoa Kỳ cho nâng biểu thuế nhập khẩu lên 35% trên lốp xe hơi do Trung Quốc
bán vào thị trường Mỹ trong vòng ba năm. Ngay lập tức, phía Trung Quốc đã
phản đối và qua Thứ Hai thì chính thức khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO. Giới quan sát cho là Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách hạn chế một
số mặt hàng Mỹ như xe hơi, phụ tùng xe hơi và nhất là thịt gà Mỹ. Liệu một
trận chiến mậu dịch có thể bùng nổ giữa hai quốc gia này hay không? Mục Diễn
đàn Kinh tế của chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện đó với câu hỏi đầu tiên là xin
ông trình bày về bối cảnh của vấn đề...*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Chúng ta có thể nói về bối cảnh của bối cảnh trước khi
đi sâu vào nguyên nhân và hậu quả của vụ tranh chấp mậu dịch này.
Trước hết, từ cuối tháng Tư, một cơ chế độc lập của Hoa Kỳ là Hội đồng
Thương mại Quốc tế, là ITC, đã đề nghị Chính quyền điều tra và nâng thuế
suất từ 55 đến 35% trên vỏ lốp xe loại du lịch và vận tải nhẹ do Trung Quốc
xuất khẩu qua Mỹ. Cơ chế này biểu quyết theo tỷ lệ 4 thuận 2 chống sau khi
nhận được khiếu nại của một công đoàn Mỹ bao gồm nhiều ngành nghề như thép,
giấy, cao xu, v.v... mà ta gọi tắt là Công đoàn Thép, United Steel Workers.
Họ sở dĩ khiếu nại vì trong có năm năm, từ 2004 đến 2008, trị giá vỏ xe
Trung Quốc bán qua Mỹ tăng gấp ba và lên tới một tỷ $800 triệu đô la, khiến
công nhân Mỹ trong ngành sản xuất vỏ xe bị thiệt hại.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ mới cứu xét vấn đề và trình lên Tổng thống
vào đầu tháng Chín với đề nghị là phải quyết định trước ngày 17 này, là một
tuần trước khi nhóm G-20 họp Thượng đỉnh tại Pittsburgh, khi Tổng thống Mỹ
sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc. Từ đó Tổng thống Obama mới cho đánh thuế nhập
khẩu trên vỏ xe Trung Quốc thêm 35% trong ba năm thay vì có 4% như hiện nay.
Tất nhiên là Bắc Kinh theo dõi diễn tiến này từ lâu nên lập tức phản đối như
vừa thấy vì cho là họ sẽ thiệt mất cả tỷ đô la và 10 vạn công nhân của họ sẽ
mất việc. Do đó, họ đòi khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và dọa
trả đũa để các địa phương hay doanh nghiệp Mỹ e ngại sự trả đũa mà cản trở
quyết định trên. Đó là về bối cảnh.


*Việt Long: **Vì sao mà các hội viên WTO lại có thể kiện nhau nếu xứ này bán
hàng quá nhiều cho xứ khác?Hỏi cách khác, Âu Châu và Hoa Kỳ có thể có tranh
chấp như vậy không hay là chuyện này chỉ có trong quan hệ giao dịch giữa Mỹ
và Trung Quốc?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Ta phải trở ngược lên chuyện xa xưa thì mới hiểu ra vụ
tranh chấp Mỹ - Hoa này.
Năm 2000, trước khi đồng ý cho Trung Quốc gia nhập WTO, Hoa Kỳ đã gài vào
Đạo luật Thương mại 1974 của họ một điều kiện gọi là "Khoản 421" do quy định
của Đạo luật về Quan hệ Mỹ-Hoa, mang mã số H.R. 2000 của Hạ viện. Theo
"Khoản 421" này thì doanh nghiệp Mỹ có quyền khiếu nại với Hội đồng ITC nếu
việc nhẩp khẩu quá mạnh từ Trung Quốc "gây lệch lạc thị trường" làm họ bị
thiệt hại. "Khoản 421" đó là hậu thân hay một biến hoá của "Khoản 406" áp
dụng cho các nền kinh tế cộng sản hay chưa hoàn toàn tự do, vì "Khoản 406"
sẽ thành vô hiệu khi Trung Quốc gia nhập WTO. Khi ấy Bắc Kinh đã chấp nhận
điều kiện pháp lý của Mỹ trong toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO. Cho nên bây giờ
WTO mặc nhiên không có thẩm quyền can thiệp và bênh vực Bắc Kinh trong vụ
này!
Cũng về bối cảnh Mỹ thì vào thời đó, Chính quyền Clinton gài thêm "Khoản
421" để phần nào trấn an công đoàn và xu hướng bảo hộ mậu dịch trong đảng
Dân Chủ trước khi cho Trung Quốc vào WTO, với hàm ý là Hoa Kỳ sẽ không dùng
võ khí này. Quả như vậy, qua tám năm lãnh đạo sau đó, Chính quyền Bush đã
bảy lần bác bỏ đề nghị áp dụng "Khoản 421" để phát triển mậu dịch rất mạnh
với Trung Quốc. Ngày nay tình hình đã đổi khác...


*Bảo hộ mậu dịch?*


*Việt Long: **Có phải tình hình đổi khác vì Hành pháp và cả Quốc hội hiện
đang ở trong tay đảng Dân Chủ và chịu áp lực của xu hướng bảo hộ mậu dịch
không?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Nhiều phần là như vậy, nhưng vẫn còn tùy theo viễn ảnh
xa hay gần.
Trước hết, về chuyện gần thì ta thấy xu hướng bảo hộ mậu dịch quả là đã
thắng thế tại Mỹ với quyền lực tập trung vào đảng Dân Chủ bên Hành pháp lẫn
Lập pháp. Vì vậy, hàng loạt hiệp định thương mại ký kết với Colombia, Panama
hay Nam Hàn dưới thời Bush đều bị Quốc hội chặn lại. Thứ hai, trong hoàn
cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tranh chấp quyền lợi mậu dịch đã thành đề
tài nhạy cảm, nhất là với vụ bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới ở tại Mỹ. Thứ
ba, Tổng thống Obama đang có nhiều kế hoạch cải tạo xã hội, gay go nhất là
dự án cải tổ chế độ y tế mà ông muốn ban hành trước cuối năm, nên ông phải
huy động hậu thuẫn từ đủ mọi thành phần, kể cả các công đoàn vốn đã yểm trợ
ông trong cuộc tranh cử năm ngoái. Ông càng không thể để mất một lá phiếu
nào khi mà dư luận Mỹ bắt đầu hoài nghi các kế hoạch cải tổ và mức tín nhiệm
cho bản thân ông đã sa sút mạnh sau có tám tháng cầm quyền.


*Việt Long: **Ông vừa nói về viễn ảnh gần thì Chính quyền Obama và cả Quốc
hội Hoa Kỳ đều muốn chặn bớt hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo vệ
quyền lợi của dân Mỹ trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Chứ trong lâu dài
thì sao?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Nếu kiểm điểm phản ứng của các Tổng thống Mỹ khi họ mới
nhậm chức, bất kể là Dân Chủ hay Cộng Hoà, thì ta thấy ra thói quen chung:
họ đưa ra loại biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa, sau đấy mới lại vận
động Quốc hội ùng hộ những quyết định phát huy tự do mậu dịch. Năm 1983, ông
Reagan đã đặt ra hạn ngạch và thuế biểu bảo vệ ngành thép, được ông Bush cha
tái tục năm 1989. Ông Clinton cũng chặn xe hơi hay phụ tùng xe hơi Nhật
nhưng rồi lại ký kết Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ do vị tiền nhiệm là ông
Bush cha thương thuyết trước đó. Ông Bush con cũng vậy, đã có biện pháp bảo
vệ kỹ nghệ thép nhưng sau đấy vẫn là người khai thông mậu dịch rất mạnh. Với
Trung Quốc thì việc Hoa Kỳ thương thảo hồ sơ WTO được tiến hành từ thời Tổng
thống Ronald Reagan và được Quốc hội đồng ý vào thời Tổng thống Bill Clinton
rồi hoàn tất vào thời ông Bush con lên làm Tổng thống.
Vì vậy, nhìn trên viễn ảnh dài thì vụ vỏ xe Tầu đụng độ với thịt gà Mỹ là
diễn biến có thể hiểu được nhưng không nhất thiết dẫn tới trận chiến mậu
dịch lan rộng. Huống hồ các tập đoàn sản xuất vỏ xe của Mỹ nay đã hội nhập
và kinh doanh toàn cầu, đã đầu tư ngay trên thị trường Hoa lục, nên họ không
ủng hộ quyết định này. Vả lại, nhìn về dài thì thế lực và ảnh hưởng của các
công đoàn Mỹ thật ra đang giảm sút dần ngay trong xã hội Mỹ. Vì vậy, trong
viễn ảnh trường kỳ, người ta vẫn còn giả thuyết có thể gọi là lạc quan về tự
do mậu dịch.
*
Trung Quốc sẽ làm gì?*


*Việt Long: **Trong khi chờ đợi, ông nghĩ là nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể
làm những gì?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: **Họ sẽ la rất to để biểu dương tư thế với dư luận ở nhà
và vận động mạnh trong dư luận Hoa Kỳ nhưng có lẽ rồi cũng đành chịu! *Nhân
đây, cũng xin nói thêm rằng cách đây đúng một tháng, WTO vừa ra phán quyết
có lợi cho Mỹ trong vụ Mỹ khiếu nại Trung Quốc về chuyện mua bán các sản
phẩm giải trí gốc điện tử.
Nhìn trên đại thể thì "Khoản 421" này là một loại án treo mà bất cứ Chính
quyền nào cũng có thể viện dẫn để chống lại bất cứ ngành nghề giao dịch nào
với Trung Quốc khi xứ này đạt xuất siêu quá mạnh với Mỹ, như năm ngoái đã
bán hơn $250 tỷ đô la hàng vào Hoa Kỳ mà chỉ mua có hơn $80 tỷ hàng hoá và
dịch vụ của Mỹ. Vả lại, ngay lúc này thì càng trực tiếp gây hấn về mậu dịch
với Hoa Kỳ, Bắc Kinh càng đẩy Chính quyền Obama vào cái thế là lại viện dẫn
"Khoản 421" đó cho mặt hàng khác để giải quyết nhu cầu tranh thủ nội bộ của
Tổng thống Mỹ.


*Việt Long: **Tuy nhiên, nhờ đạt xuất siêu rất mạnh, Bắc Kinh tích lũy được
một khối dự trữ ngoại tệ trị giá hơn $2,000 tỷ đô la và còn có thể đầu tư
ngược vào Mỹ như mua Công khố phiếu Hoa Kỳ khi nước Mỹ đang và sẽ bị bội chi
ngân sách rất nặng và phải vay mượn rất nhiều trong mươi năm tới. Liệu Bắc
Kinh có thể trả đũa bằng cách bán tháo Công khố phiếu Mỹ như họ vẫn hăm dọa
hay không?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Bắc Kinh vẫn thường xuyên hăm dọa như vậy vì động lực
ngoại giao hơn là do tính toán về quyền lợi kinh tế của họ. Lý do là nếu
không tồn trữ tài sản của họ dưới diện Mỹ kim thì họ có giải pháp nào an
toàn và có lợi hơn không, ở trên thị trường nào? Họ đã suy tính rồi khi nhìn
vào các thị trường khác và thật ra họ không thể tung ra biện pháp bán tháo
mà thiên hạ gọi là "thả bom nguyên tử về tài chính" vì sẽ bị thiệt hại trước
tiên khi tài sản này sẽ lập tức mất giá. Hồi đầu năm nay, một viên chức cao
cấp của hệ thống ngân hàng trung ương Bắc Kinh đã than rằng "ghét Mỹ lắm
nhưng vẫn phải mua Công khố phiếu Mỹ!"
Ngoài giải pháp trả đũa thật ra rất giới hạn về kinh tế tài chính, Bắc Kinh
chỉ còn cách gây áp lực gián tiếp, như dung túng Bắc Hàn hay Miến Điện, hoặc
phá hoại mục tiêu của Mỹ tại Iran qua lá phiếu phủ quyết tại Hội đồng Bảo an
Liên hiệp quốc hay qua việc tiếp tế xăng dầu cho Iran nếu Chính quyền Obama
đề nghị giải pháp phong tỏa năng lượng hầu Iran từ bỏ kế hoạch chế tạo võ
khí hạch tâm. Nhưng đây lại là chuyện khác nằm ngoài đề mục kinh tế của
chúng ta.


*Kinh nghiệm cho Việt Nam*


*Việt Long: **Câu hỏi cuối thưa ông, Việt Nam có thể rút tỉa được bài học gì
trong vụ tranh chấp này?*


*Nguyễn Xuân Nghĩa: *Thứ nhất, Hoa Kỳ là quốc gia có truyền thống tinh vi -
thậm chí tinh ma - về luật lệ nên có lắm cách bảo vệ quyền lợi dù nhiều khi
họ không thèm chấp thủ thuật của xứ khác. Thứ hai, Hoa Kỳ chủ ý nâng đỡ các
nước đang chuyển theo kinh tế thị trường vì tin rằng tự do kinh tế là có lợi
cho đôi bên và góp phần làm thay đổi khuôn khổ sinh hoạt chính trị cho tự do
thông thoáng hơn. Việc Mỹ nâng đỡ kỹ nghệ dệt sợi và may mặc của Việt Nam
với lượng nhập khẩu rất cao, gia tăng rất mạnh, là một thí dụ. Nhưng, thứ
ba, miễn là việc nâng đỡ ấy đừng gây thiệt hại quá đáng cho một số ngành
nghề hay địa phương Hoa Kỳ. Nếu không, tranh chấp có thể xảy ra và khí cụ
đấu tranh vẫn sẽ là luật lệ. Thứ tư, như ta có dịp trình bày tuần trước về
quan hệ kinh tế Mỹ-Việt, trong mạng lưới phức tạp của các hiệp định hay thỏa
ước mà Hoa Kỳ đã ký kết, có lắm điều khoản mà nhiều thành phần người Mỹ, kể
cả dân Mỹ gốc Việt, có thể vận dụng được qua các đại diện dân cử tại địa
phương và Quốc hội, thí dụ như về Quy chế Ưu đãi Phổ cập GSP hay về chế độ
đầu tư, v.v... Người Việt Nam không nên quên những đòn vận động rất lợi hại
đó.
Nhìn rộng ra ngoài thì khi doanh nghiệp Mỹ nhường thị phần vỏ xe loại bình
dân cho xứ khác sản xuất rồi có thể bán ngược về Mỹ, mà vỏ xe Trung Quốc sẽ
lại đắt hơn gấp bội trong khá lâu, thì đấy là cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận
đầu tư vào nền công nghiệp chế biến vỏ xe với lợi thế sẵn có là cao xu. Muốn
như vậy thì Hà Nội phải cải tổ cơ chế kinh tế và đầu tư và nhất là đừng
tưởng rằng Bắc Kinh có ba đầu sáu tay nên muốn làm gì cũng được!


Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long, RFA 2009-09-17




Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 19. Sep 2009 , 11:05
Ngôn ngữ mạng: Gió lành hay gió độc?
 
Trịnh Thanh Thủy

Gần đây trong một bài báo của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, một tác giả đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh nên lưu ý đến sự nguy hiểm của việc dùng tiếng lóng trên mạng của các em học sinh.

Việc có những kẻ săn đuổi và lợi dụng tình dục lảng vảng trên mạng được “Trung tâm tìm kiếm trẻ em bị lợi dụng và mất tích” (The National Center for Missing & Exploited Children) nhắc nhở đến thường xuyên. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây của toà án Hoa Kỳ thì ở những Chat Room, trong năm em có một em bị gạ gẫm tình dục.

Kẻ gian có thể giả trang thành nam hay nữ, mang những nick khác nhau để lân la làm quen với các em. Sau đó họ có thể dẫn dụ các em vào những cái bẫy đã giương sẵn với mục đích cuối cùng là lợi dụng và tấn công tình dục, tệ hơn nữa là bạo hành và sát nhân.

Vấn đề đáng quan tâm là các phụ huynh vì bận sinh kế và trăm ngàn việc khác, ít lưu ý đến việc các em lên mạng chat với nhau hay chat với người lạ. Có nhiều phụ huynh than phiền rằng dù có kiểm soát thì khi các em chat bằng một thứ tiếng lóng, họ không thể hiểu được hay muốn tìm hiểu cũng mất nhiều thì giờ nghiên cứu, và dĩ nhiên các em sẽ không dại gì “lạy ông tôi ở bụi này” mà chỉ cho cha mẹ cách giải mã. Biết cách đọc tiếng lóng để tìm hiểu và kiểm soát sự an toàn trong việc giao du của con cái mình là một khí giới hữu ích mà các cha mẹ nên có và nên làm.

Từ khi thế giới mở toang cánh cửa “mạng lưới toàn cầu”, khắp nơi con người hân hoan chào đón những lợi ích của Internet mang lại. Ngoài truyền thông và những nối kết cảm thông giữa con người và con người thì Chat Room là nơi gặp gỡ và giao tế xã hội có tính nhân bản nhất.

Phương tiện truyền thông gọi là Chit Chat này phát triển khắp nơi và du nhập vào Việt Nam như một luồng gió. Chúng ta nên đặt câu hỏi là làn gió này là gió lành hay gió độc?

Nếu bạn là người lạ lần đầu bước vào một Chat Room, bạn có thể rất ngạc nhiên như bước vào một thế giới ảo riêng biệt với những ngôn từ rất đặc biệt, rất riêng. Nếu bạn vui chân ghé vào một trang Web hay một blog cá nhân của các Teen thế hệ 9X hay 8X, bạn còn thấy lạc lõng hơn vì không hiểu thứ ngôn ngữ mà các bạn trẻ đang trao đổi với nhau, có khi còn là những mật ngữ, toàn những dấu hiệu.

Với sự tiến triển nhanh chóng của thế giới mạng, sau Chat Room là Instant Messengers (IM), rồi tới Blog và Text Messages, có một thứ ngôn ngữ ra đời, đó là ngôn ngữ Chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @, tiếng lóng online, hay tiếng lóng trên mạng.

Chúng ta có thể tạm gọi chúng là Chat ngữ cho gọn. Chúng bắt nguồn từ những tin nhắn hay các mẩu đối thoại, mục đích để tiết kiệm ký tự như một thể tốc ký. Các bạn trẻ dùng chúng riết rồi quen tay, lâu dần biến thành một thứ ngôn ngữ thường nhật của cư dân mạng.
Chat ngữ ban đầu chỉ là cách biến đổi những chữ cái học theo các web nước ngoài.

Như: like=lyk, don’t know=dunno, love=luv, hate=h8. Hoặc số 4 là cách viết tắt cho chữ for, four từ đó suy ra các chữ khác 4ever tức forever (mãi mãi).

Cũng là từ forever nhưng cũng có thể viết for3v3r bởi 3 viết tắt cho chữ e. Sau những chữ cái được thay thế bằng những chữ cái khác để dạng chữ biến đi như chữ I thay bằng J. Chữ A trông hơi giống số 4. Chữ không thay bằng chữ hok, chữ rồi thay bằng oỳ, giờ thay bằng h` nhìn rất lạ lẫm.

Một em viết: “công nhận nà bây h` ngôn ngữ kiểu naj` nhiu` ác. Nhưng vjk nhìu wen oy` chẳng bjk làm sa0”. (Công nhận là bây giờ ngôn ngữ kiểu này nhiều ác, nhưng viết nhiều quen rồi chẳng biết làm sao.)
Một em khác với câu thơ tình: “4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~… ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c…” (Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc…)

Những người không quen ngôn ngữ của thế hệ @ phải rất vất vả, có khi phải vận dụng toàn bộ khối óc để tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích, mới hiểu và cảm thông được những gì mà thế hệ này đang trao đổi với nhau. Theo thời gian, Chat ngữ trở nên đa dạng và phức tạp hơn.

Đây là một loại biến thể “gần âm, cùng nghĩa”: Biết = bít, viết = vít, c = k (có = kó), b =p (bé = pé), trời ơi = chài oai = cha`j oj, buồn = bùn = pùn, vui = zui…
Chúng ta có thể rất lúng túng với những câu chào hỏi thế này trong blog của một bạn trẻ:
“Lam` wen na…! Chuk’ pan buoi chiu` vui ve?, Pan. ne0` wan tam^ den^’ ch0. n0j^~ Caj’ Rag (Can^` Th0) thj` thu~ d0x. & g0p’ y’ kjen^’ va0` paj` vjet^’ 0f mjh` jum` nha!!!!!!!”. (Làm quen nha! Chúc bạn buổi chiều vui vẻ. Bạn nào quan tâm đến chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) thì thử đọc và góp ý kiến vào bài viết của mình giùm nha.)
“Choc’ nua~ fai? xuong’ nau’ kom…ho`…lau lam’ rui` hok nau’…sao ma` minh` lai luoi` nau’ kom thia’ hok biet’…hay la` hok fai? kon gai’ nhay?” (Chốc nữa phải xuống nấu cơm, lâu lắm rồi không nấu, sao mà mình lại lười nấu cơm thế không biết, hay là không phải là con gái nhỉ.)

Một số nguyên âm bị các Chat thủ làm méo mó dị dạng, khiến các câu chữ đọc lên nghe như tiếng nhõng nhẽo, ngọng nghịu của mấy em bé hay lắc đầu nguầy ngậy kiểu “hổng thèm đâu” (hỏng xèm âu). Tỷ như: a thành e; ê, êu thành iu; ô thành u; ê thành i; ôi thành oai, ui; o thành oa. Bạn có thể tìm ra một đoạn văn như thế này trong một forum:

“Thông béo thông béo, tui xin kiu gọi các thành viên hãy tích cực hưởng ứng việc đội mũ bẻo hỉm khi đi ra đường nghen. Vì seo à? Để bẻo đẻm en tòn dzì cái đầu của mình là quan trọng nhứt mờ. Hơn nữa, bi giờ cũng có nhìu kỉu địp lém đóa. Nhà tui vừa mở tịm bán mũ bẻo hỉm, ai có théc méc gì thì gọi cho tui ở số đt: 090xxxxx. Mong pà kon đìu ủng hộ. Kakaka…”

(“Thông báo thông báo, tui xin kêu gọi các thành viên hãy tích cực hưởng ứng việc đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường nghen. Vì sao à? Để bảo đảm an toàn vì cái đầu của mình là quan trọng nhất mà. Hơn nữa, bây giờ cũng có nhiều kiểu đẹp lắm đó. Nhà tui vừa mở tiệm bán mũ bảo hiểm, ai có thắc mắc gì thì gọi cho tui ở số ĐT: 090xxxx. Mong bà con đều ủng hộ. Kakaka…”)

Thả ngựa, xem hoa, lang thang vào một blog ta có thể tìm ra một hay những chữ, những câu, những đoạn viết lộn xộn pha tiếng Anh nguyên thủy hoặc phiên âm như:
“À, nài nài thì dza là dzo mấy đuối, cùi… khoai lang chứ hổng phải entry của anh làm freeze laptop đúng chưa?… Noob =), em chả bao h dùng IE nhá, tại ko có gì, sặc, bực cái entry này nha, cứ mỗi lần vào, là nó lại active cái mớ java Runtime T.T…

… Báo anh bít sn em, rồi ông anh lại bắt tưng bừng, có gì thứ 7 or CN em sẽ call anh… .Dạo này hư quá nhá, bao lô, đề đóm nữa he he, kon lạy kụ… lâu lâu kụ vào blog con làm 1 câu hoành tráng quá ^^ dạo này cái dự án hard working,… lâu roài hok lên diễn đàn, bà nói boy nèo bà cũng o thích mà, cái này mà enhance màu lên một chút thì màu ngọt lắm đây… ới giá < 3T, có cảm ứng thì chỉ có Windows Mobile. Em có chịu dùng hàng 2nd không…”

Ngôn ngữ mạng còn có hàng loạt những kiểu chơi chữ hay tiếng lóng thời đại, dùng lâu nay đã trở thành quen thuộc như: xịn, chảnh, chán như con dán, xinh như tinh tinh, tinh vi sờ ti con gà ri, già khốt ta bít, hiểu chết liền, biết chết liền, hơi bị đẹp, hơi bị ngon, hơi bị hay, chập cheng, bụp, đi mò tôm, đi sô, tới bến, bể hũ mắm, bán cái, chồn lùi, trùm sò= kẹo kéo, to be keo (cu bị teo), xả láng=tận tình, thầy chạy=tột cùng hay hết ý, banh-ta-lông= nát tan, mát trời ông địa=tuyệt vời,bập=lấy,cực kỳ=rất đẹp, phơ=phê, củ chuối=đểu, nhão=õng ẹo, lác=ba xạo, cưa(tán gái), bú(uống rượu)…

Cao siêu hơn, gần đây thế hệ 9X đã cải tiến và cho ra đời một loại Ngôn ngữ @ version 2 hay còn gọi là… Mật mã @…
***]`])iF_µ`/ vµº][" ][º]“…….!!!
(º” ][†|µ][(¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†” †Pvµº(” ])(. 3º]~ (Cl]” v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º” ])]F_][~ PvCl v/Cl" †|ºCl][` †|Clº? , v/Cl" ]) F_]º ]<†|]F_][" PvF_ ]_Cl]v[` †µº][(¬? §F_~ (º" 1 ]v[º]” †][†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ][Cl]v[ (µ][(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][(¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl" ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][(¬µ¥][ /º]” ])] F_µ` ][Cl¥`.][†|µ][(¬ /vº] ††|µ” (†|Cl][(¬~ 3Clº (¬]º` “3Cl][(¬` ]º†|Cl][(¬?" (Cl~.][†|µ][(¬~ ]<†|º” ]<†|Cl][,(µ][(¬`(µ (,] [†|~ 3] v/Cl][,])Clµ ]<†|º~,/vCl†” ][]F_/v` †][ ,][†|~ ]_º †ºCl][ , /vCl†" /vCl†" ***` (µº]” (µ][(¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº(" /vCl†" ]_Cl` ][†|µ][(¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][" ]_]F_][` vº]” /vº]~ (º][ ][(¬µº]`.(º” Cl] ])º” ][º]” PvCl][(¬` "(†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][" 99% ††|]` ]_µ(” ])º” 3Cl][ §F_~ ])º][" ][†|Cl][ ])( 1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ(” ***” /vº]” †|]F_µ? ])( (¬]Cl” †Pv] ])](†|” ††|µ( ºF (µº( §º][(¬".(† |Cl][(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][(¬†|]F_† ][(¬Cl~ ])F_]["][†|µ vCl¥?

... Vài điều muốn nói.
Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ "bằng phẳng" cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: "Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?

Khi nhìn thấy thứ ngôn ngữ bí hiểm như loại Mật mã @ này thì ai cũng lắc đầu chịu thua luôn, theo ngôn ngữ mạng có thể nói là “hiểu chết liền” hay “botay.com”. Có lẽ khi phát minh ra những ký hiệu này, các em muốn chứng tỏ mình là một cao thủ của thế kỷ tiên tiến với trình độ kỹ thuật điện toán cao. Nhất là các em cần một thế giới riêng và không muốn ai hiểu được nội dung các cuộc nói chuyện qua lại của mình. Nhưng sự bí hiểm hay gợi óc tò mò của người khác và dễ gây nghi ngờ. Người lớn bắt đầu đặt câu hỏi, có gì mờ ám đằng sau những mật mã ấy không?

Cơ quan FBI của Mỹ cũng có tuyển một ít em rành về ngôn ngữ chat text để theo dõi tội phạm nhắn tin nhau. Bởi có những tin nhắn (message) được viết theo ngôn ngữ chat text của lớp trẻ nên người lớn không đọc được.
Trong các thư viện của Hoa Kỳ, những người quản thủ thư viện cũng lưu ý các cha mẹ về vấn đề ngôn ngữ mạng khó hiểu này. Một số các Chat Room có cài phần Tự điển Chat ngữ tiếng Anh, giúp cho những người mới vào không bỡ ngỡ với thế giới mới toàn lối viết tốc ký bí hiểm.

Ngay trên mạng chúng ta có thể tìm ra những phần mềm miễn phí (free software) hoặc được bán để giúp các bậc phụ huynh giải mã các ngôn ngữ mạng hòng theo sát hành động của con em mình. Đây là vài địa chỉ tiêu biểu cho tiếng Anh và tiếng Việt:

Teen Chat and Acronyms Decoder Software: http://www.teenchat decoder.com/; Free Download Teen Chat Decoder http://www.download 3000.com/ download_ 26950.html

Chương trình v2V của tác giả Dương Đăng Trúc Khuyên sẽ giúp bạn giải mã loại tiếng Việt Online này sang tiếng Việt bình thường. Và e-CHIP đã cho tải miễn phí v2V tại địa chỉ: http://echip. com.vn/echiproot /html/softv. html.
Một vài diễn đàn trong nước như VietBao.vn, Zing, Diễn đàn WTT (Web Trẻ Thơ) đã mở ra những cuộc tranh luận chung quanh đề tài Chat ngữ. Số người đưa ý kiến phản hồi đã gây nên những tranh cãi sôi nổi đáng chú ý. Có những ý kiến chống đối, bênh vực, và trung hoà, nhưng tất cả đã nêu ra được những quan tâm chính trong lãnh vực làm đẹp và trong sáng tiếng Việt. Có những bạn chỉ trích gay gắt và tỏ ra khó chịu với lối viết tắt, quái gở, méo mó, dị dạng, lười biếng, lủng củng, khó hiểu này. Họ bảo rằng lối viết này bị lạm dụng thái quá, đã làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Chúng còn bị sai ngữ pháp, gây phản cảm, bị gọi là thùng to rỗng ruột, tha hoá, một căn bệnh của ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ chợ búa hay hội chứng "ac ac, hic hic, he he"... Thậm chí một người còn gọi đây là thứ ngôn ngữ “ngoài hành tinh” mà ông cha ta không tài nào hiểu nổi và việc chúng ta sử dụng thứ "tiếng Việt ngoại lai" này là hành động chúng ta đang hùa nhau đẩy dân tộc chúng ta từng chút một xuống hố sâu thoái trào về đạo đức và sự tiến bộ.

Mỉa mai hơn, có bạn còn gọi đó là “một thứ tiếng Việt mới mẻ, ngắn gọn và vô cùng tiết kiệm nhiên liệu”!
Những bạn trẻ bênh vực thì cho rằng việc dùng từ ngữ khác biệt hoặc việc làm cho méo đi, có chức năng riêng của nó. Việc sử dụng những từ tiếng lóng trong giao tiếp của 8X, 9X thời nay đa phần là để cho vui, để bộc lộ cảm xúc dễ dàng hơn. Có thể lấy ví dụ: Không đâu mà thành hem đâu mừ; bạn có thấy cảm xúc nũng nịu qua câu tiếng lóng này không? Chúng còn thể hiện cá tính và nhấn mạnh sự hiện diện của thế hệ người sử dụng nó nữa. Các bạn ấy còn cảm thấy được hoà nhập vào sự văn minh toàn cầu, sự tự do về sở thích, suy nghĩ cũng như đam mê riêng trong thế giới của mình. Họ nghĩ chưa chắc những thứ dị dạng mà họ đang dùng ấy là một món hàng nhảm nhí, vô bổ vì nếu nó vô dụng và có hại thì ai dùng làm gì.

Một số khác nghĩ, chúng ta mới bắt đầu hội nhập thế giới, thì nó là một cái mốt hiện đại, bạn không dùng, bạn bị lạc hậu hay không phù hợp với cách “Sống bằng hơi thở @, hành động bằng suy nghĩ @”. Bạn sẽ bị bạn bè chê là "Hai Lúa" không hợp thời và trở thành một món hàng "quí hiếm" hoặc thuộc dạng "đồ cổ”. Sự hội nhập với văn hoá toàn cầu đòi hỏi một tốc độ nhanh và nhạy, sự thay đổi của văn hoá truyền thống là điều hẳn nhiên không dừng lại được vì thế chúng ta cần cập nhập và tìm cách thay đổi cho phù hợp, chứ không cứ có mỗi “Dạ cổ hoài lang” mà bắt mọi thế hệ phải nghe hoài.

Một bạn đồng quan điểm nêu trên và cho là ngày xưa đi học, mình và bạn bè đều viết tắt cả, có như vậy mới theo kịp bài vở trên lớp, có khi mượn tập của bạn về nhà dịch mãi mới ra, nhiều lúc trong bài thi và bài kiểm tra cũng có những lỗi viết tắt.

Có bạn tích cực hơn và khen cách viết như thế rất hay và độc đáo, vì sau những bài học quá chuẩn và căng thẳng, các bạn trẻ cần có phút sống thoải mái trò chuyện theo quy luật thế giới riêng của mình, nhưng bạn này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ ấy chỉ dùng trong thế giới mạng nên cũng không ảnh hưởng gì lắm. Phần lớn các bạn trẻ đều hiểu rằng việc lạm dụng là điều không tốt nhưng lại thừa nhận việc sử dụng tiếng lóng đã thành thói quen nên khó bỏ. Ngôn ngữ đi liền với văn hoá. Khi nào văn hoá teen vẫn còn tồn tại, thì ngôn ngữ @ vẫn được duy trì. Nó có thể biển đổi đôi chút cho phù hợp với thời điểm mà thôi. Sự phát triển của ngôn ngữ mạng là một sự kiện hiển nhiên, không thể ngăn cản hay cấm đoán được. Có người tỏ ra rất khó chịu khi phải tiếp xúc với lối viết này và đề nghị các diễn đàn ra điều lệ cấm, nhưng các em trả lời rằng nếu bây giờ "cấm hoàn toàn ngôn ngữ teen, đảm bảo sẽ có rất nhiều em cảm thấy bị ức chế, vì chẳng biết truyền đạt ý kiến thế nào cho hợp ý."

Với một ý kiến ôn hoà hơn, chúng ta có thể thấy một bạn không đặt vấn đề "nên hay không nên sử dụng", mà là "sử dụng lúc nào và như thế nào", tức là “nên sử dụng tùy nơi và tùy lúc”. Vì các em đã bị thói quen dẫn dắt, thiếu ý thức đến độ dùng ngôn ngữ mạng trong các bài luận văn hay bài thi của mình mà không hay. Nếu để ý ta còn tìm thấy rất nhiều tiếng lóng được các em dùng như thứ tiếng Việt hàng ngày ở đời thường, trong nhà, trường học và các nơi công cộng. Các bản tin được các phóng viên ghi lại cũng nghe lổn nhổn những tiếng lóng. Trong những bộ phim truyền hình có đề tài về giới trẻ, chúng ta thấy các diễn viên đối thoại chan chát những tiếng lóng.

Ở Hoa Kỳ và thế giới toàn cầu đã nổ ra các cuộc tranh luận tương tự. Một nữ sinh khi điền đơn tìm việc làm, vì thói quen đã dùng ngôn ngữ mạng mà không biết. Vấn đề ngày càng nan giải, khi các giáo sư ở Mỹ có chính sách khuyến khích các em dùng blog để viết bút ký hay tập viết văn cho Anh ngữ các em được khá hơn. Nhưng các em lại vướng vào lối viết tắt, làm hư văn phạm, từ vựng và cả phép chấm câu nữa.

Thêm nữa, việc các hãng điện thoại vì cạnh tranh thương trường đã cho khách hàng dùng một số lượng text message miễn phí hay chỉ tính một lệ phí rất nhỏ làm khách hàng sử dụng text message thường xuyên hơn. Text message và Chat Room biến thành một phương tiện truyền thông rẻ tiền khiến lối viết tốc ký càng được tận dụng. Hậu quả là các em trở nên lười hơn khi viết theo lối viết truyền thống. Nguy hại hơn nó còn có thể ảnh hưởng đến việc đau cổ và bàn tay trong tương lai, khi nói bằng tay quá nhiều thay vì nói chuyện mặt đối mặt hay dùng điện thoại. Khi vấn đề được nêu ra, các em đều nhìn nhận thói quen dùng ngôn ngữ mạng đã làm hư tính truyền thống của ngôn ngữ, nhưng nếu được các giáo sư hay phụ huynh nhắc nhở hay nghiêm khắc chỉ bảo thì các em sẽ ý thức được sự sai lầm của mình mà sửa đổi.

Như thế chúng ta rút ra được một quan điểm trung hòa là không nên đả phá, chỉ trích hay lên án gay gắt, cấm đoán các em trong việc dùng tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng. Vì tiếng lóng hay Chat ngữ chỉ có tính lâm thời và bất ổn định. Nó chỉ nên dùng trong một phạm vi hạn chế mà thôi. Nếu các em lúc nào cũng ý thức được việc sử dụng đúng lúc, đúng nơi thì việc sử dụng nó không còn là vấn đề với các em nữa. Vai trò của các thầy cô và phụ huynh trong việc này là một vai trò quan trọng. Chúng ta không nên phủ nhận sự có mặt của Chat ngữ như một sự tiến hoá của ngôn ngữ và chúng ta nên đặt lại vấn đề làm sao hội nhập vào đó mà không bị những làn gió độc làm hư, làm tàn hoại văn hoá truyền thống. Có lẽ chúng ta nên trách mình trước khi đổ lỗi cho ngôn ngữ mạng hay đổ lỗi cho các em, vì trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm của chúng ta, trách nhiệm của gia đình và học đường.

Tài liệu tham khảo
Are You Hip to Chat-Room Lingo? By LaurenBarack:
http://findarticles .com/p/articles/ mi_hb5934/ is_200501/ ai_n23916343/ ?tag=content- inner;col1
Internet slang: http://www.alsindep endence.com/ Internet_ Slang.htm
Chat Slang and Acronyms used in chat rooms, IM, and email:
http://www.web- friend.com/ help/lingo/ chatslang. html
Chat Room Slang, Chat Slang Dictionary, Chat Acronyms:
http://www.pulpchat .com/faq/ faq215.php
Teen Chat Decoder 5.0.00:
http://teen- chat-decoder. parental- control-products -llc.qarchive. org/
BONUS: BẢNG "MẬT MÃ @"
A = Cl
B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225)
C = (
D = ])
E = F_
G = (¬ (¬ = Alt + 170)
H = †| († = Alt+0134)
I = ]
K = ]<
L = ]_
M = /v
N = ][
O = º (º = Alt + 248 = Alt+0186)
P = ]º
QU = v/
R = Pv
S = §
T = † († = Alt+0134)
U = µ (µ = Alt+230)
V = v
W = v/
X = ><
Y = ¥ (¥ = Alt+157)
© 2009 Trịnh Thanh Thủy
© 2009 talawas blog

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 20. Sep 2009 , 08:44

Mời các bạn đọc lại một chuyện cũ nhưng có thật chỉ ở nước Mỹ.



Bạn Có Biết Tôi Là Ai ?

Đây là một chuyện rất đáng đọc!
Đài Phát Thanh America FM đang truyền thanh một phần của chương trình “Có Ai Đang Nghe Không?” sáng nay.

Câu hỏi đầu tiên là: Hôm nay qúy vị có truyện nào đáng kể trong tiết mục “Có biết tôi là ai không?” thường lệ không?

Một phụ nữ gọi vào nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trai chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.

Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?” Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”

Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hói khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?

Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ? Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người  trước họ được”

Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiêm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: Ông biết tôi là ai không” Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ (bởi vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi). Mà ông có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh chiến trường Việt Nam. Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Chào ông bà!

Chuyện chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Một quốc gia thật tuyệt vời phải không? Hay là gì? Với quý vị đọc được chuyện này, đây là chuyện có thật và tên của nhà hàng là: Sir Scott’ Oasis Steakhouse, 204 W. Main, Manhattan, MT. 59741.

Nếu Quý Vị đến đây, xin ngả mũ chào, và thưởng thức một đĩa steak, thưởng cô tiếp viên. Hãy chuyển cho nhau tin này! Chúng ta không bao giờ quên kẻ phản bội đất nước chúng ta.

Người sưu tầm và chuyễn ngữ: LÊ MINH KHÔI

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 23. Sep 2009 , 03:58
Lớp già, hãy tỉnh lại và tự vấn!

Vương Văn Quang


Trên Tuổi Trẻ Cuối tuần, 2/11/07 (Vì bài không lên trang tuoitreonline nên tôi không thể đặt link, mà tôi sẽ xin phép nhà văn đưa bài lên như kiểu phụ lục), nhà văn Hồ Anh Thái có một bài viết ngắn: Đi cho biết. Bài viết tuy rất ngắn, nhưng nhà văn đã gợi mở cho ta thấy nhiều điều, và điều gì ngẫm cũng … thấy đúng!

Ngại đi, sợ đi, an phận thủ thường, ít khát vọng, không thích khám phá, kĩ năng giao tiếp với thế giới bên ngoài kém (cụ thể là ngoại ngữ) …v.v. Mở đầu bài viết, nhà văn cho ta thấy, những thuộc tính ấy là của người Việt Nam, là đặc tính Việt Nam, nhưng đối tượng nhà văn muốn nhắm tới và phê phán, đó là giới trẻ. Điều này là đương nhiên (bởi vì nói điều này với lớp già thì chẳng hóa ra… bằng thừa ư?). Nhưng, có thật sự là như vậy không?


Người đọc cảm nhận một sự trách móc (dù là nhè nhẹ) của nhà văn với giới trẻ. Và đó chính là điều đáng bàn.

Xưa nay, ở trường cũng như ở nhà, trong sách vở, trên báo chí, người Việt Nam ta thường dậy bảo lớp trẻ, trách móc lớp trẻ, mổ xẻ chi li tỉ mỉ lớp trẻ, băn khoăn về lớp trẻ …Ở trường, thì ngay từ bậc mẫu giáo nhỏ (lớp mầm chăng?), người ta đã ra sức, thả sức mà nhét vào đầu lũ trẻ, cái gì người lớn làm cũng đúng, cái gì người lớn nói thì… cấm cãi. Khiến cho lũ trẻ nhìn người lớn nào cũng như biểu tượng của chân lý vậy.

Nhưng ngược lại, ít khi thấy người ta có những “thao tác” suy tư tương tự như vậy về lớp già. Điều này cũng có thể khẳng định ngay: đó là truyền thống của người Việt Nam. Tục ngữ thì: Cụ bẩy mươi còn phải hỏi cụ bẩy mốt, ca dao thì: Khôn đâu tới trẻ/ khỏe đâu tới già, Đi xa hỏi già/ về nhà hỏi trẻ. Và cái câu tục ngữ rất đáng ghét vì tính áp đặt, giáo điều, tuy có vẻ xuất phát bên Tầu, có vẻ là lời Khổng Khâu, nhưng người Việt ta lại ảnh hưởng nó một cách vô cùng sâu đậm: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cú”, chính vì ghét cái “tư tưởng” này nên tôi lại thích cái câu tục ngữ đường phố, tuy nó có vẻ “hơi bị” láo: “Đã dại thì tới già vẫn dại”. Quả thật, thực chứng đời sống cho ta thấy, điều đó thường là …đúng. Ồ! Thế mới “đau” chứ lị

Tại sao người ta không suy tư, không một lần thử “mổ” lớp già để tìm nguyên nhân những nhược điểm của lớp trẻ hiện thời?

Giới trẻ Việt Nam thiếu tự tin, an phận thủ thường, là do kiểu cách giáo dục, ứng xử truyền thống của lớp già (lớp già này lại chịu ảnh hưởng điều tương tự từ lớp già trước, cứ như thế mà quay vòng, nó trở thành một “ý thức hệ dân tộc”). Có mấy gia đình Việt cho trẻ con ngủ riêng từ lúc lọt lòng ? Có mấy gia đình Việt điều kiện sống đầy đủ lại khuyến khích con cái “tự thân vận động”, tự lo cho mình một cách triệt để trong khả năng có thể ? Tâm lí luôn coi con cái là những đứa trẻ cần bảo bọc (dù chúng không còn trẻ, thậm chí đã già) là tâm lí của tuyệt đại đa số các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ Việt ! (Bà mẹ tôi, vào Sài Gòn chơi, nhưng tới bữa cơm luôn gọi điện ra Hà Nội cho ông con giai trưởng (bé bỏng 43 tuổi) để hỏi … đã ăn cơm chưa). Trong khi đó, câu chuyện của chàng thanh niên Che Guevara không phải là câu chuyện quá đặc biệt của thanh niên Âu-Mĩ.

Tôi từng biết một thanh niên Mĩ, vừa xong năm nhất đại học, bảo lưu kết quả và nhẩy tót ra đường, đi lang thang. Gã đi một loạt các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với chiếc ví lép kẹp, hay nói cho chính xác là với chiếc ví chỉ là ví. Thậm chí không thèm có cả cái ba-lô (hay có thể gã vứt đâu đó, khi cần thì ra… bãi rác kiếm lại chăng?). Hết tiền thì làm ra tiền. Việc gì cũng làm. Và gã sống tốt. Gã dậy Anh văn, kiếm cả ngàn dollar một tháng, trung tâm Anh ngữ nọ, vì lí do gì đó phải giải tán, gã đi làm… phu hồ (chuyện thật 100%, và chính vì gã làm phu hồ, nên tôi mới quen, và biết gã). Tới nay, gã vẫn lang thang đâu đó bên đất Chùa Tháp và chưa có ý định quay về.

Giới trẻ Âu-Mĩ làm được điều này không phải vì họ là công dân thế giới, hay công dân loại 1 như nhiều người vẫn nói, công nhận là có đúng, nhưng cũng chỉ là một phần vô cùng nhỏ, mà bởi “giới già” Âu-Mĩ biết “quăng quật” con cái một cách hợp lí, dưỡng dục một cách khoa học. Không có chuyện “nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa” con cái một cách thậm tệ vô lí như như các bậc phụ huynh Việt.

Với “bọn Tây”, chúng chơi đùa, ngã, khóc. Và cũng như trẻ con Việt Nam, chúng quay ra nhìn bố mẹ, ông bà. Nếu ông bà, hay bố mẹ “Tây” cũng lại “đánh chừa” cái sân làm em đau, “mắng mỏ” viên sỏi làm em vấp ngã, thì đương nhiên là trẻ “Tây” hay trẻ “Ta” sẽ đều cùng một giuộc cả. Nó càng gào. Gào thật lực. Nhưng khác với các bậc sinh thành Việt với cài trò rất ư vớ vẩn là “đánh chừa” cái sân, hòn đá, ông bà cha mẹ “Tây” sẽ tỉnh bơ như sáo sậu, quên đi, nhá! Khóc to càng khỏe phổi, hết đau hết khóc. Tự ngã thì ráng mà chịu đau.

Và vì vậy, hệ quả của nó sẽ là “ỷ lại hay không ỷ lại. Đó là câu hỏi”. Ai hay qua lại các sân bay châu Âu, lại hay săm soi, để ý, thì sẽ thấy rất rõ. Ở góc khuất nào có tiếng trẻ con khóc to như gào, như thét, rõ là nhằm ăn vạ, thì 100 % là quân (châu Á) ta, trong đó chiếm tới ¾  là quân Việt mình đấy. Còn chỗ nào có tiếng khóc ti tỉ, khóc nho nhỏ, âm ức, thì đích thị là “bọn Tây”, cấm có sai.

Vụ việc Vàng Anh vừa qua cũng là dịp cho các “nhà” mổ xẻ phân tích lớp trẻ. Họ gióng lên các kiểu chuông lớn chuông bé chuông rè chuông vang. Họ băn khoăn về một lớp trẻ mất phương hướng, thiếu lí tưởng sống, buông thả, hoang lạc, thác loạn. Họ nghiêm nghị cảnh báo về một cuộc “xâm lăng văn hoá”, về “mặt trái của toàn cầu hoá”, về một “cái giá phải trả cho phát triển kinh tế” của lớp trẻ. Toàn những hồi chuông rợn người mà ai cũng phải giật mình nhìn lại… lớp trẻ.

Khốn khổ ở chỗ ấy!

Một thao tác tối cần thiết là nhìn lại lớp giả, mổ xẻ lớp già, thì lại chẳng ai làm, hầu như không thấy ai nhìn, ai “mổ”. Quãng thời gian già hai chục năm, non ba chục năm là dài hay ngắn cho một “hành trình tư tưởng”? Cái “hành trình tư tưởng” khiến cho những giá trị đạo đức nền tảng nhất, cơ bản nhất bỗng chốc lộn tùng phèo (có quyền nói lái). Cách đây hai chục năm, “đàn bà chửa hoang” là điều ghê tởm sẽ bị “ném đá”, tình dục trước hôn nhân là điều cấm kị, “ăn cơm trước kẻng” là việc làm đáng xấu hổ và bị cộng đồng phỉ nhổ …v.v; vậy mà hôm nay, trong khi chương trình giáo dục (cả giáo dục nhà trường, gia đình, lẫn “giáo dục xã hội”) chưa hề công khai phê phán giá trị cũ, cổ vũ xiển dương những ưu điểm của giá trị mới, bỗng đùng một cái người ta la làng: “quan hệ tình dục là bình thường” (bất kể tình huống nào), “tự chửa, tự đẻ, tự nuôi là dũng cảm” … v.v.

Tôi không muốn bàn tới chuyện đúng sai, không muốn bênh vực cổ vũ cho “hệ giá trị” nào, bởi bàn về nó chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức; nhưng tôi muốn hỏi, phải chăng sự lấp liếm, nói lấy được, đổ thừa, đổi trắng thay đen là nhằm che dấu một vấn đề gì khác? Sự thiếu lí tưởng, buông thả ở lớp trẻ chắc không phải đến từ “toàn cầu hoá” hay bị “xâm lăng văn hoá”, nếu có cũng không đáng kể, mà nó đến từ chính lớp già, là kẻ trực tiếp nhất tác động đến nó. Xin đừng cãi rằng: “dưng cơ mà tôi dậy nó toàn điều hay lẽ phải”. Nói ngắn gọn, chúng ta đang thiếu một cuộc “tổng tự vấn”, thiếu một thái độ công bằng giữa lớp trẻ và lớp già. Có lẽ, cái chân lí phẳng cũ kĩ “dột từ nóc dột xuống” vẫn còn rất đúng.

Nếu lớp trẻ hôm nay khốn nạn thì chắc chắn là tại lớp già khốn kiếp, chứ không bởi gì khác. Con ông thượng tá công an “ấy nhau” với ngôi sao truyền hình rồi “quay phim ghi lại giây phút thăng hoa” chắc chắn có nguyên nhân từ một lớp già ưu tú như ông thứ trưởng đánh bài póp bướm, ông chủ nhiệm uỷ ban chính phủ xả xui bằng bướm trẻ em, chứ dứt khoát không phải từ “thế giới phẳng” hay “blog đen”, internet …

Hiện thực hôm nay luôn là hệ quả của hôm qua. Có lẽ, hơn lúc nào hết, đây là lúc rất cần một cuộc “tổng mổ xẻ”, “tổng tự vấn”, “tổng tự xỉ”.

Đặc biệt là của… lớp già!


© Đàn Chim Việt Online

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 27. Sep 2009 , 07:48
Thưa các ACE ,

partyfrog đọc bài này qua báo thấy xót xa quá... trời ơi sao nở hại mầm non...Hy vọng bài viết này không phải là thực...



Nhân cách của các thầy, cô giáo


Báo quốc nội VietnamNet mời đại biểu quốc hội Việt Cộng, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, và nhà văn Chu Lai tham dự một cuộc hội thảo về nền giáo dục Việt Nam; nhà báo Nguyễn Quang Thiều, đại diện VietnamNet, trình bầy vấn đề.

“Dù có một giáo trình tuyệt vời, một cách đào tạo khoa học, một cơ sở vật chất đầy đủ hơn tất cả các nước khác,” ông Thiều nói, “nhưng nếu nhân cách thầy cô bị xói lở, thì mục đích cuối cùng của nền giáo dục là tạo ra những sản phẩm con người cũng sẽ thất bại.”

Chữ “dù” mở đầu câu nói của ông Thiều phủ nhận cả 3 điều ông nêu lên: điều thứ nhất là Việt Cộng không hề có một giáo trình tuyệt vời; điều thứ nhì là cách họ đào tạo học sinh, sinh viên không khoa học tí nào; và điều thứ ba, cơ sở trường ốc Việt Nam cũng không đầy đủ hơn tất cả các nước khác.

Ông Thiều còn không đề cập đến một điều khác, quan trọng hơn cả 3 điều này là môi trường Việt Nam, trong đó những thầy giáo, cô giáo phải đào tạo những “con người”, công tác đào tạo mà ông nhận định rất đúng là đã thất bại.
Làm cách nào một giáo sư có kiến thức không thấy ngượng miệng khi giảng dạy về tính ngay thẳng, đạo đức phục vụ của viên chức hành chánh, mà ông ý thức được là sinh viên biết rất rõ tình trạng tham nhũng, quan liêu trong chính quyền.

Giáo sư, giáo viên không thể giảng dạy những điều man trá, trái với sự thật xã hội. Tờ VietnamNet kết tội thầy, cô giáo bằng tục ngữ “con sâu làm rầu nồi canh”, lời kết tội lại càng sai sự thật. Nếu nồi canh là hình ảnh xã hội Việt Nam hiện tại, thì nồi canh đó nấu bằng những miếng thịt thối, những lá rau úa khô. Con sâu thầy, cô không làm nồi canh Việt Nam “rầu” đục hơn được.
Nhà văn Chu Lai phát biểu, “Các thầy, các cô không biết rằng khi mà đưa tay, dù tế nhị hay không tế nhị, cầm một phong bì xin học, xin chuyển tuyến, xin lo điểm của một cậu học sinh, sinh viên thì các thầy có biết rằng, cậu sinh viên đó vừa đưa phong bì, vừa mỉm cười khinh khỉnh không? Tôi cho đó là cái đau vô cùng.”

Việc thầy, cô giáo tham nhũng, nhận hối lộ của học trò chỉ làm nhà văn Chu Lai “đau vô cùng”, thì điều này là chỉ dấu ông không bén nhậy, không chia được cảm giác của cả người đưa lẫn người nhận hối lộ. Ðáng lẽ ông phải viết lên những bài báo, những chuyện ngắn, chuyện dài, mô tả hiện tượng khiếp đảm đó.

Vẽ lên, nêu lên tệ trạng tham nhũng, vô trách nhiệm, là ông Chu Lai, và những người cầm bút khác trong nước đã giải quyết được một nửa tệ trạng này. Nhưng ông không viết gì cả, có lẽ vì ông đã thấy những ký giả đụng chạm đến tham nhũng bị chính thể Việt Cộng trừng phạt bằng vài năm tù giam.

Ðại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết không chỉ là một chính khách thôi, ông còn là một giáo sư nữa. Ông Thuyết trình bầy, “Nếu nói rằng nhà trường chỉ có trách nhiệm dạy chữ mà không dạy dỗ, giáo dục gì thì cũng không đúng. Các môn giáo dục chính trị đạo đức rất nhiều, vấn đề là mình giáo dục như thế nào. Nếu mình chỉ dạy lý thuyết, không có rèn luyện  lối sống cho các cháu hoặc mình dạy một đằng thực tế diễn ra một nẻo thì kết quả sẽ khác.”

Ông Thuyết nói nội dung giảng dạy thì hay, nhưng cách giảng dạy lại quá dở qua câu, “Các môn giáo dục chính trị đạo đức rất nhiều, vấn đề là mình giáo dục như thế nào.” Nếu chính ông, người đội cả hai cái mũ giáo sư và chính khách mà còn tưởng là có thể đem đạo đức Hồ Chí Minh ra giảng dạy tại học đường thì thái độ không thức thời của ông đang giúp giải thích tình trạng tệ mạt của nền giáo dục Việt Nam.

Thế giới nhận xét sở dĩ nền đại học Việt Nam đứng hạng bét tại Á Châu là do sinh viên mất quá nhiều thì giờ học chính trị.

Giáo sư Thuyết còn nói, “Thực ra, xem lại lịch sử, chúng ta thấy, ở nước nào, thời nào cũng có những người rất tệ. Và ngược lại cũng có những người rất trung thực, khỏe mạnh và tôi cũng mừng rằng trong lịch sử nhân loại thì đó luôn là số đông.

Nhớ lại Hoàng Lê nhất Thống chí để có thể thấy mối quan hệ thầy trò như thế nào: Sau khi ông Tuần Trang bắt chúa Trịnh giao cho đối phương thì ông Lý Trần Quán là người thầy gửi gắm ông Tuần Trang cho chúa của mình đã phải uất ức mà mắng học trò thì anh học trò cãi lại rằng: Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân. Có thể nói rằng, đó là sự bại hoại phong tục tốt đẹp của dân tộc. Và ông Lý Trần Quán tự trừng phạt mình bằng cách nằm vào quan tài và yêu cầu người nhà chôn sống ông ấy để tạ tội với cái đạo của mình, tạ tội với chúa.”

Ông Tuấn Trang có thể nói lên tâm trạng của ông Thuyết, “sợ lẽ phải không bằng sợ quyền lực, và yêu dân tộc không bằng yêu thân”.

Ðừng đổ lỗi cho thầy, cô giáo nữa, vì chính ông Thuyết đã ví von nói “quần chúng chỉ là một dẫy số không, giá trị của dẫy số này lớn đến đâu là do những con số từ 1 tới 9 đứng đầu dẫy số không này.

Giáo dục Việt Nam, trên cả 3 bình diện trí, đức, và thể dục, đang là một con số không lớn, vì chính ông bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ là một con số không kịch cỡm, thích ví von cải lương mà không ý thức được gánh nặng giáo dục ông đang gánh.

Ông lang bốc thuốc lầm giết một người, ông hiệu trưởng mua trinh nữ sinh giết một trường, và ông Nhân dốt nát đang giết cả một thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.

Nguyễn Ðạt Thịnh




Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 30. Sep 2009 , 14:02
Điêu Khắc Gia Nguyễn Thu Thanh

Xuân Hương ( Newland TV )


Lời giới thiệu:

Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá. Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH. Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.

Ở Mỹ, Xuân Hương đã nhìn thấy hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.

Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện.

Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy.

  (1)

Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương, may mắn đã gặp được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Với hai lần gặp gỡ và nhiều tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui, buồn, thú vị đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm. Ông cảm thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.

Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.

Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.

(2)

ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.

Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.

ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.

Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.

Vào một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai. Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu .

Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.

Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.

Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.

Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống .”

TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .

(3)

Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở”. TT Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966”

Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.

Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản

Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.

Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đã dặn dò ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghĩ ngơi, thì ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người. Ông còn nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì “miếng ăn” mà thôi.

Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì đâu có gì gọi là không tốt.

Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi: “Khi nảy anh đã nói gì với anh Sáu”. NTT trả lời: “Tôi không có nói gì hết”. Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài Gòn, người miền Nam không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?”. Điêu khắc gia Thu trả lời “Đúng vậy”. Nghe trả lời như thế, tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?. Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này”. Tên cán bộ nói: “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết”. Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói:

“Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi”. Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì không có ”. Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đỗ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét”. Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.

Một tình cảm khó quên

(4)

Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu, rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bổng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mõi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.

Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên”. Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịt muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được vì bên trong ông đã móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng”. Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: “Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế”. Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng: “Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét”. Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi méc.

Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này”. 11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: “Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”. Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói: “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”. Cô gái hỏi: “Điều kiện gì?” Ông đáp: “Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy” . Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi: “Chỉ có vậy thôi à!”. Ông trả lời: “Chỉ có vậy thôi!”. Cô gái bỏ về.

Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau . Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói: “Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: “Vậy mà cũng không biết”. Nghe vậy bà cụ phàn nàn: “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được”. Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ: “ Là yêu đấy!”. Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vả quay lưng bỏ đi.

Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói: “Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!” Rồi cô nói tiếp, giọng run run: “Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ”.

Thiếu tá Thu cảm động hỏi: “Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?” Cô gái khẻ nói: “Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn.. Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi”. Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang”. Cô Lan kể tiếp: “Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.

Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái: “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” Cô Lan kể lể: “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó”.

Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói: “Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình”.

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?

Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy đến với ông. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi. Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh”. Nhưng ông đã khẳng khái trả lời: “Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được”.

Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC.Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ mình để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: “Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi”. Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt ( 2m x 1m) sừng sững ngoài trời , tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt “.

Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.

Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết”.

Sau này, Nguyễn thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì : “ Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.

Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào túi áo ông lấy mãnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đỗ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.

Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.

Hoài bảo không nguôi

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.

Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu, TT. Thiệu vồn vả hỏi liền: ‘Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được”. Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vã từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.

Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là kỹ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu.

Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu, TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng gì đó.

Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “ Trông TT thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông”. Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “ Anh nghĩ xem, xứ mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ mình còn phải làm thêm một cái gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi, người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH”. Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao? Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?

Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là hình ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diễn tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.

Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m. Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đỗ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta hình dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.

Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là “Cửu Long Được Mùa”.

Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó, TT Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
Tuy đã chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường”.

Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971, đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006, dù đã 73 tuổi ĐKG. Thu vẫn khắc thêm tượng Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.

Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã giúp đở rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rở vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được với ông Hoàng nữa.

Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.


Mùa hè Bắc Cali 8/2009



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 05. Oct 2009 , 14:43

Chỉ có những ai có lòng thật sự thì mới hiểu được điều này!
Xin chia sẻ lại...



Nhiều hơn cả một lời… Tri Ân

VietCatholic News (13 Sep 2009 15:15)

CẢNG HAMBURG - Có nhiều cách diễn tả lời cám ơn: Cám ơn bằng ánh mắt, cám ơn bằng lời nói, cám ơn bằng cách bắt tay, cám ơn bằng quà tặng… và lời cám ơn được ghi trên những trang sách.


Quý vị bấm vào đây :  "Xem hình ảnh"



Đúng như thế, hôm thứ bảy, 12/9/2009 tại bến cảng Hamburg, Đức quốc những Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức đã trang trọng viết bằng „những chữ hoa đẹp nhất“ trên cuốn sách to bằng đồng để tri ân dân tộc Đức và con tàu Cap Anamur: „Tri ân nhân dân Đức, chính quyền Đức, chính quyền Tiểu Bang Hamburg, nơi xuất phát của các con Tàu Cap Anamur, đã tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn cộng sản. Tri ân Ủy Ban Cap Anamur do tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập, đã cứu vớt 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam . Tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do.“

Khoảng 3.000 quan khách Việt-Đức tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn để tri ân Nhân Dân, Chính Quyền Đứ c và Ủy Ban CAP ANAMUR với một lễ hội trang trọng đặc biệt ngay bên bến cảng Hamburg với các con tàu qua lại và với trời nắng ấm nồng nàn của đầu thu, chính nơi bến cảng này "Ein Schiff für Vietnam" - „Một Con Tàu cho Việt Nam“ mang danh Cap Anamur khởi hành ra khơi chuyến đầu tiên vào ngày 13/8/1979 trực chỉ hướng Biển Đông. Và cũng tại nơi đây một lần tàu Cap Anamur đã mang hàng trăm người VN vượt biên được vớt từ Biển Đông đến thẳng tới Đức.

Khách Đức cũng đông và khách Việt càng đông hơn, có thể nói đó là những người đã được trao tặng mạng sống lần thứ hai từ sự cứu vớt của tàu Cap Anamur trên Biển Đông đầy sóng gió nguy hiểm và đã vượt thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam. Các yếu nhân chính trị cao cấp của Đức từ Liên Bang tới Tiểu Bang đều có mặt như Ông Dr. Wolfgang Schäuble (Bộ trưởng Bộ Nội Vụ CHLB Đức), Ông Franz Müntefering (Chủ tịch đảng Xã Hội SPD Liên Bang), Ông Arnold Vaatz (Phó chủ tịch Liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức), Ông Dr. Ernst Albrecht (Cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen), Ông Hans-Ulrich Klose (cựu thống đốc tiểu bang Hamburg), Bà Prof. Dr. Karin von Welck (Bộ trưởng bộ Văn Hóa, Thể Thao và Truyền Thông tiểu bang Hamburg), Ông Heinz Georg Bamberger (Bộ trưởng bộ Tư Pháp tiểu bang Rheinland-Pfalz), Ông Dr. Philipp Rösler, gốc Việt Nam (Bộ trưởng bộ Kinh Tế và Giao Thông tiểu bang Niedersachsen), Ông Harry Voss (chủ tàu Cap Anamur, Port de Lumière), Ông Dr. Hans-G. Tafel và Bà Dr. Beate Lemke (bác sĩ thiện nguyện trên tàu Cap Anamur)… và còn rất nhiều quan khách Đức có liên quan đến Ủy Ban Cap Anamur đang có mặt.

Trong ngày hôm nay không thể thiếu ha i nhân vật quan trọng nhất và là linh hồn của chiếc tàu Cap Anamur, đó là ÔB. Dr. Rupert và Christel Neudeck. Ông Neudeck vẫn như thuở nào cách đây 30 năm với dáng người gầy còm được tô điểm bằng hàm râu quai nón muôn thuở tuy đã bạc trắng theo thời gian, với chiếc áo thun trắng mang dòng chữ đỏ Cap Anamur và rất đơn sơ đôn hậu. Nếu không có hai ÔB Neudeck tr ong số 11.300 Thuyền Nhân được cứu vớt thì ai còn ai mất trước sóng gió hiểm nguy của Biển Đông, trước sự cướp bóc, hãm hiếp… của hải tặc Thái Lan?

ÔB Neudeck không lên mặt, không tự phụ, không khoe khoang, không áp đặt… nhưng rất hiền hòa giản dị (nhiều người Việt hôm nay còn mặc đẹp, lịch sự và trang trọng hơn cả hai ông bà nhiều) và giàu lòng nhân ái. Có lẽ hai ông bà đã thấm nhuần tinh th n Phúc Âm Công Giáo: „Ta đến để phục vụ“! Chẳng lạ gì điều này vì ông Neudeck là một vị tiến sĩ Thần Học.

Hàng ngàn người Việt hiện diện hôm nay đến từ đông tây nam bắc của nước Đức với gương mặt rạng rỡ, với tâm tình biết ơn và cũng có một chút tự hào về con tàu Cap Anamur. Con tàu này được ghi mãi tr ong tâm khảm người Việt tỵ nạn, đó là một biểu tượng của tự do, đó là một sự cứu sống lần thứ hai.

Điều ngạc nhiên cho người Việt hôm nay, họ đến bến cảng Hamburg không phải để nói lên lòng tri ân nhân dân Đức, nhưng ngược lại họ đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ các nhà chính trị cao cấp của Đức. Ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Dr. Wolfgang Schäuble nhắc đến danh từ „Bereicherung“ nghiã là mang lại sự giàu có cho xã hội Đức chính là những «Boat People», Thuyền Nhân Tỵ Nạn cộng sản Việt Nam. Họ thành công tr ong cuộc sống, họ hội nhập tốt đẹp: «Wenn es ein Beispiel gibt, dass Integration keine Bedro hung ist, sondern Bereicherung, ist es die Geschichte der Menschen aus Vietnam , die unter uns le ben ». (Nếu cho một thí dụ về sự hội nhập không mang tính chất hăm dọa thì đó chính là lịch sử của những người dân đến từ Việt Nam , họ đang sống giữa chúng ta).

Hôm nay không cần nhắc đến những lời ngợi khen „quá cỡ“ về người Việt Nam từ ông Dr. Neudeck, một điểm chú ý khi ông phê bình về các „thày dùi chính trị“: Lúc khởi xướng con tàu Cap Anamur thì có bao nhiêu chống đối và ngăn cản thối lui. Khi ấy ông chỉ cần một hành động cụ thể phải được ra khơi t hì các thuyền nhân VN mới không bị đắm chìm tr ong lòng biển. 30 năm sau hành động này của ông Dr. Neudeck đã đúng và nước Đức đã tự hào về chương trình nhân đạo cứu người Việt từ Biển Đông.

Việc xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn tại Hamburg đã được kết thúc sau 4 năm chuẩn bị. Bao nhiêu công lao và đóng góp của những người khởi xướng lấy danh Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg . Một thành quả c hung của tập thể người Việt tỵ nạn tại Đức. Tượng đài tỵ nạn tại Hamburg sẽ là một ấn chứng của lòng nhân đạo vô bến bờ từ dân tộc Đức; Tượng đài sẽ là một nhắc nhở cho thuyền nhân VN nhớ đến sự vượt thoát nạn cộng sản để tìm đến nơi có tự do và nhân quyền thực sự.

=0 ABến cảng Hamburg hôm nay đẹp hơn vì hàng ngàn người hiện diện tr ong bầu khí tự do, thân thiện, tr ong tâm tình tri ân. Và có lẽ đẹp hơn vì có thêm một di tích đẹp đáng xem.

Vì thế bến cảng Hamburg đã được mệnh danh là „Das Tor zur Welt“ (Cửa ngõ ra thế giới) và hôm nay còn được thêm danh xưng „Das Tor zur Menschlichkeit“ (Cửa ngõ đến tình người).

Chúng ta hãy trang trọng viết bằng những chữ HOA đẹp nhất: LÒNG TRI ÂN!



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 05. Oct 2009 , 19:16
Chúng ta đang bóp méo bánh trung thu

03/10/2009 06:48 (GMT + 7)


(TuanVietNam) - Ngoài sự vô trách nhiệm về an toàn thực phẩm với bánh trung thu, người lớn còn nhồi vào đó những thứ dị dạng mà chúng chẳng liên quan gì đến đêm rằm trung thu.

Ở đó chỉ tồn tại sự đổi trác, giao kèo gì gì đó… giữa người lớn với nhau. Và bắt đầu xuất hiện một dạng bánh trung thu mà người ta vẫn gán cho cái tên: bánh quý tộc.

Cứ mỗi lần đến rằm trung thu, dư luận lại quan tâm đến những chiếc bánh. Điều làm người ta quan tâm nhất vẫn là những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

Nhiều cơ sở sản xuất đã bị đình chỉ, và người ta công bố những hình ảnh bánh trung thu mốc thếch khiến chúng ta có cảm giác sợ hãi mỗi khi có ý định mua loại bánh này.

Nếu câu chuyện về bánh trung thu chỉ dừng ở đó, có lẽ mọi chuyện cũng không đến nỗi tồi tệ. Chỉ cần xiết chặt khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, phạt nặng, hoặc bỏ tù những kẻ gian lận… sẽ hạn chế được cách làm ăn thiếu trách nhiệm này.

Nhưng sự thật về bánh trung thu bị làm “bẩn” lại là một câu chuyện khác. Ấy là những chiếc bánh trung thu “quý tộc” mà sự ra đời của nó đã làm mất hết ý nghĩa tươi đẹp về cái tết của trẻ em.

Những chiếc bánh trung thu này có cái giá không thể đùa: 100USD, 500USD, 1000USD… Và nếu ai đó muốn mua nó phải đến tận cơ sở để đặt hàng. Nó được sản xuất ra để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: làm quà biếu! Và biếu ai thì chúng ta không cần trả lời nữa.

Với một cái bánh trung thu giá như thế này, có thể mua cả một xe tải hạng nặng bánh trung thu bình dân cho bọn trẻ ở nông thôn.

Nhiều người bắt đầu tò mò rằng, mỗi cánh bánh trung thu mà giá cao đến thế? Nó có gì đặc biệt? Xin thưa nó chẳng có gì đặc biệt ngoài việc người ta “quái vật hoá” nó.

Ấy là người ta thêm vào đó những “phụ kiện” chẳng liên quan gì đến tết trung thu. Ví dụ như: vây cá mập, sâm, nhung và nhiều loại dược phẩm quý hiếm khác. Nó đã biến thành dị dạng và chỉ có chức năng để người ta tẩm bổ.

Chưa hết, người ta còn kèm theo nó những thứ cũng chẳng liên quan gì đến trẻ con như rượu Tây chẳng hạn. Chỉ cần vào mạng các bạn sẽ tìm thấy vô số quảng cáo về bánh trung thu “quái vật”, họ kèm theo những thứ hết sức vớ vẩn chỉ để biến thành bánh trung thu mà dân tình gọi là bánh quý tộc. Đương nhiên những chiếc bánh trung thu thế này, được sản xuất để phục vụ cho lợi ích của người lớn. Họ sẽ dùng nó để biếu xén, nịnh bợ các sếp…

Và thế là cái bánh trung thu giản dị trong sáng đã bị chính chúng ta bôi bẩn vì dục vọng đen tối.

Chưa hết, ngoài việc nhồi những thứ ngớ ngẩn ấy vào bánh trung thu, người ta bắt đầu làm những thứ bao bì hết sức tốn kém và thừa thãi. Một cái bánh kiểu quý tộc sẽ được đựng trong hộp gỗ quế, lót nỉ lót nhung… Về hình thức, trông nó như một cái va ly đựng ngọc bảo.

Việc vẽ rắn thêm chân này cũng chỉ để nâng giá lên thật cao để chứng tỏ đẳng cấp mà thôi. Những tưởng với loại bánh đắt cắt cổ này sẽ không có người mua, nhưng sự thật là bán khá đắt hàng, thường phải đặt trước mới có.
Nếu chúng ta quay ngược lại thời gian chỉ khoảng chục năm trước, tôi tin rằng trung thu hồi ấy vui hơn nhiều.

Tôi nói vui hơn, bởi thời đó cái tết trung thu được sống trong ý nghĩa đích thực của nó. Cứ mỗi dịp thu về là bọn trẻ nô nức chuẩn bị đồ chơi - những món đồ chơi giản dị do chúng tự làm: ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân…

Bọn trẻ tự tay vót nan, dán giấy hào hứng và vui biết nhường nào. Những thứ đồ chơi ấy nó làm bọn trẻ vui vì đó là sản phẩm của chính bọn trẻ. Và cái bánh trung thu thơm dẻo, trắng ngần trở nên ngọt lịm hơn bao giờ hết.

Tôi còn nhớ rất rõ cách làm bánh của mẹ tôi. Đó là những cái bánh trắng tinh, thơm lừng và giản dị vô cùng. Dẫu rằng thời đó thiếu thốn, chẳng nhiều bánh trái, đồ chơi như bây giờ nhưng cái gì do chính tay mình làm cũng vô cùng ý nghĩa. Bởi chỉ chính tay chúng ta tạo ra nó, sống cùng với nó mới thấm được hết cái hương vi sâu xa kia.


Còn bây giờ, tất cả đã có sẵn, chẳng phải làm gì cứ ra chợ mà mua. Người lớn chỉ cần mua về vài cái bánh, vài cái đèn thế là đón tết trung thu. Bọn trẻ thì hình như cũng chẳng mặn mà lắm với mấy thứ đồ chơi sáng lập loè bằng pin Trung Quốc ấy. Và bánh dẻo - những cái bánh kiểu công nghiệp loè loẹt màu sắc cũng không hấp dẫn chúng nữa.

Ở thành phố tôi đố phụ huynh nào nhìn thấy con em mình tự ăn hết một cái bánh trung thu loại vừa đấy! Chất ngọt bây giờ với đám trẻ là một sự tra tấn, chúng sẽ giãy nảy nếu bắt chúng ăn. Chúng chán bởi quá nhiều và thừa thãi.


Trở lại câu chuyện của người lớn. Chính người lớn đã làm mọi việc tồi tệ thêm. Người lớn đã lợi dụng cái tết của trẻ con để biếu nhau những cái bánh “quái vật”, không biết chừng khi đem biếu những chiếc bánh kiểu ấy người ta còn kèm cả USD, nhét vàng ròng vào bên trong.

Cái bánh mà ý nghĩa của nó là sự trong sáng đã bị những gã người lớn đang ngùn ngụt tham vọng nhồi vào các thứ hết sức ngớ ngẩn kia thật sự đã chết lâu rồi. Năm ngoái tôi đến chơi nhà ông chú họ, đây là ông chú cũng có chút vai vế thế nên hay được biếu quà cáp mỗi dịp tết lễ.

Chính mắt tôi đã nhìn thấy một cái bánh trung thu to gần bằng cái thớt nghiến. Trong đó là một mê hồn trận những thứ chẳng liên quan đến bánh dẻo trung thu: nào là sâm, nào là nhung hươu, nào là vây cá mập… chúng bị ép chặt cứ nhầy nhầy toả mùi tanh tanh.

Ông chú tôi cười và bảo: “tao đố mày ăn được đấy!”. Đúng là khó ăn thật, chúng chỉ để nhìn, để cảm thấy sự thừa thãi… Cuối cùng bà cô tôi nhận xét: “Chỉ có cái hộp là dùng được. Cô đem về đựng đồ trang sức…”. Hay thật, hộp bánh lại dùng để đựng đồ trang sức! Người lớn chúng ta luôn làm chuyện ngược đời.

Bọn trẻ không còn hào hứng với tết trung thu phần lớn do người lớn. Đơn giản vì tết của bọn trẻ phải hồn nhiên và đơn giản như chính tâm hồn chúng.

Đằng này chúng ta vắt óc để “bịa” ra những thứ hết sức lăng nhăng. Lại thêm những thứ đồ chơi lập dị nhập khẩu từ nước ngoài, mà những thứ đồ chơi ấy đâu phải trung thu kiểu người Việt. Cứ thế và cứ thế người lớn đã đẩy cái tết trung thu ra khỏi tư duy của bọn trẻ.


Và khi cái tết trung thu đi qua thì ôi thôi! Trên đường phố, người ta bắt đầu vứt bánh ăn thừa, bánh ế ẩm…Chúng nằm chỏng vọng bốc mùi hôi thối. Còn các loại vỏ bánh thì lập loè như ma chơi.

Chỉ khổ những người làm công tác vệ sinh môi trường. Sẽ có người phản biện rằng, đó là lẽ tự nhiên, nhu cầu của xã hội, người ta có tiền thì người ta chơi để chứng tỏ đẳng cấp. Một cái bánh bằng cả gia tài của kẻ khác mới xứng danh “quý tộc”. Mà ngẫm cũng đúng, tiền bạc họ kiếm được, họ có nhu cầu nên người ta mới sản xuất chứ có ai bắt đâu.

Nhưng đó là một dấu hiệu của sự biến thái trong văn hoá của con người thời đại @. Kiếm được nhiều tiền đã khó, việc biết tiêu tiền như thế nào lại càng khó hơn. Đừng nghĩ rằng, vung tiền ra như lá cây là chứng tỏ được đẳng cấp “quý tộc” của mình.

Tôi có một ông bạn gặp rắc rối với chính chiếc bánh trung thu “quý tộc” nọ. Số là anh bạn có việc đang muốn nhờ cậy nên tìm bằng được chiếc bánh kiểu ấy để biếu lãnh đạo. Sau rất nhiều lần đặt mua cũng có được một chiếc như ý: hộp gỗ, lót nỉ lót nhung, có kèm rượu Tây…

Chỉ tội giá quá mắc, nó quá sức với túi tiền vốn không nhiều của anh bạn tôi. Thế là bàn ra tính vào, hai vợ chồng thảo luận mãi. Chồng thì bảo với ngần ấy tiền thì quy ra phong bì cho xong, còn vợ lại cãi: phong bì thô lắm, tết nhất cần có bánh làm cái cớ để làm quà… còn phong bì phải đi kèm mới hợp thời.

Loanh quanh mãi hai vợ chồng đâm ra cãi nhau rồi giận dỗi. Cuối cùng hai người cũng quyết định mua cái bánh nặng ký ấy về để làm quà. Nhưng xui xẻo ở chỗ, đứa con trai bốn tuổi nghịch như quỷ sứ ở nhà, thấy món đồ lạ nên nhân lúc bố mẹ đi vắng đã bóc ra xem và nhón đi mấy miếng. Vợ chồng anh bạn tôi xót của, giận con nên lại càng cãi nhau to hơn…

Thấy vậy tôi góp ý rằng, bánh “quý tộc” đắt quá thì mua bánh bình thường vậy, như thế có phải tiết kiệm hơn không. Anh bạn tôi gắt: ông cứ đến thử nhà lãnh đạo mà xem, bọn nó toàn bánh đẳng cấp, mình đến với cái bánh bán đầy ở chợ quê mùa lắm! Cái câu: “quê mùa lắm”, anh bạn tôi kéo dài chua xót…

Thì ra là vậy, tôi cũng lờ mờ hiểu đôi chút về sự thật buồn bã này. Người ta đua nhau vì sợ người khác biết mình yếm thế! Sự thật là nhiều người khả năng tài chính không phải nhiều nhặn gì cũng cố gồng mình để đua với thiên hạ.

Cái sự đua ấy nó không bắt nguồn từ chính động lực bên trong của họ mà từ bên ngoài. Từ cái sợ người ta bảo mình quê mùa… Một cái sợ hết sức vô lý!

Sẽ còn nhiều cái tội của người lớn nhưng chỉ xin một điều rằng, đừng vì những lý do ngớ ngẩn mà làm hỏng cái tết của trẻ con, cụ thể là cái bánh trung thu tinh khiết ngọt lịm ấy.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 06. Oct 2009 , 21:51

Chinese Flag Raising By The White House - Red China Flag Over Washington - Legacy of President Obama



Nhân tiện có cuốn phim này quá độc đáo về chuyện Trung Cộng muốn làm một đoạn băng tuyên truyền cho ngày "quốc khánh" trước công viên bạch ốc có đại sứ tham dự. Nhưng không ngờ, trời không giúp. Lúc kéo cờ Trung Quốc lên bị tai nạn như điềm xấu.

Trung Cộng đã tìm mọi cách cấm phổ biến đoạn băng này trước ngày 1-10.




[media width=500]http://www.youtube.com/v/9P53UFVm2-k&hl=en&fs[/media]

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 07. Oct 2009 , 08:28
Lên tiếng trước một vụ xử

Công Minh
Gửi cho BBC từ Hà Nội


Ngày 8 và 9 sắp tới đây dự kiến sẽ là ngày xét xử nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh và một số nhà hoạt động dân chủ khác.

Dù chỉ là một luật sư tập sự, chưa có quyền bào chữa nhưng tôi vẫn thấy có trách nhiệm với họ và những thân nhân trong gia đình họ.

Cũng không thể có mặt tại phiên tòa, nhưng lương tâm vẫn thôi thúc tôi nói với mọi người, với dư luận rằng: ”tất cả đều vô tội”.

Nguyên tắc suy đoán vô tội

Thứ nhất, khi sự có tội không được chứng minh thì sự vô tội đã được chứng minh.

Nguyên tắc này là nguyên tắc suy đoán vô tội, là kết quả của nền văn minh tư pháp, không thể phủ nhận được.

Hiến pháp và Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã thừa nhận.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nền tố tụng Tư Pháp Việt Nam đã hoàn toàn đi ngược lại.

Đúng hơn là tư duy theo cách ngược lại, tức là: suy đoán có tội, bắt nhầm hơn bỏ sót.

Tôi có thể dẫn chứng trong vụ án này: ”Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh và một số người khác bị bắt và tạm giam hơn một năm nay”.

Nếu không suy đoán có tội thì ai cho phép họ làm điều đó? Tại sao sự tự do của Công Dân Việt Nam lại dễ dàng bị tước đoạt như vậy?

Viện Kiểm Sát đã chứng minh hành vi của những người này là phạm tội như sau:

“Viết và treo biểu ngữ trên cầu Lạch Tray và cầu Lai Cách.”

“Kết luận giám định: Biểu ngữ có nội dung kích động, chống lại Nhà nước.”

Từ đó đi đến cáo buộc: phạm tội tuyên tryền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyên văn các biểu ngữ được treo ở cầu Lạch Tray và cầu Lai Cách như sau:

Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam. Dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Đa nguyên đa Đảng cho Việt Nam.

Khối 8406, lạm phát, dân nghèo khổ là do chính quyền CS. Mất tự do, dân chủ, nhân quyền là do CS, yêu cầu đa nguyên đa Đảng.

Cơ quan giám định có độc lập không? Kết luận giám định có khách quan không? Tài liệu thu giữ có hợp pháp không?

Bất kỳ câu trả lời “KHÔNG” nào, đều dẫn đến sự vô tội của những người này.

Tôi không tìm thấy nội dung nào “chống Nhà nước” trong hai biểu ngữ này.

Chỉ trích Đảng không đồng nghĩa với chống Nhà nước.

Nếu như việc chỉ trích những đường lối, những chính sách của một đảng phái là phạm tội thì tôi nghĩ hầu hết các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đều phải đi tù.

Tìm sự thật

Thứ hai, phán quyết của Tòa án Việt Nam có phải là điểm dừng của công lý hay không?

Xin thưa là không và chưa bao giờ Tòa án Việt Nam chứng tỏ được vai trò “tìm sự thật” và “phán quyết công lý” trong những vụ án chính trị như thế này.

Công lý có thể tìm thẩy bằng nhiều phương tiện và cách thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là con đường tố tụng tư pháp.

Điểm dừng của con đường này là phán quyết có hiệu lực của Tòa án. Mọi người chấp nhận phán quyết của Tòa án như một giá trị công bằng phổ biến.

Phán quyết của Tòa án dựa trên pháp luật, từ sự trong sạch của lương tâm và sự độc lập là điểm dừng của công lý.

Các vị hãy nhìn vào cấu trúc của hệ thống Tòa án Việt Nam.

Tất cả Thẩm phán và hội thẩm nhân dân - những người phán quyết công lý đều phải là Đảng viên, theo Luật thẩm phán và hội thẩm nhân dân.

Các biểu ngữ treo ở cầu Lạch Tray và Lai Cách là phản đối đường lối của Đảng, nay chính các Đảng viên là những người xét xử, thì ngay từ đầu đã không bảo đảm được sự độc lập và khách quan, vậy làm sao có được công lý?

Đảng phán quyết luôn cho cả nền công lý ở Việt Nam.

Công lý chỉ được bảo đảm khi Tòa án tuân thủ những điều luật đã được quy định, dù thực tế, những điều luật đó không phù hợp với khách quan, đặc biệt là Luật tố tụng hình sự.

Bất kỳ sự vi phạm tố tụng nào, đều dẫn đến sự vô tội của những người này, đều chứng tỏ sự lúng túng của nhà cầm quyền.

Thứ ba, bày tỏ chính kiến đối lập là quyền căn bản của cá nhân và là nhu cầu khách quan của xả hội.

Quyền này đã được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, qua việc ký kết văn kiện quốc tế về quyền con người và được tất cả các Hiến Pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến nay đều nghi nhận.

Không một lý luận nào, một sự giải thích nào, một lý do nào có thể đi đến sự phủ nhận quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

Bày tỏ chính kiến, kể cả chính kiến đối lập không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Và do đó, không thể xem là phạm tội.

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói, bày tỏ chính kiến đối lập là một trong cách thức “phản biện xã hội”, là nhân tố góp phần thúc đẩy sư tiến bộ của xã hội.

Hành vi này hoàn toàn không nguy hiểm cho xã hội, kể cả khi có nội dung chỉ trích Đảng Cộng Sản.

Cuối cùng, vi phạm ở điều 88 Bộ Luật Hình sự phải chăng là niềm tự hào?

Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng chống lại sự ác, sự dữ, sự bất công, sự cường quyền.

Tất cả đều mong muốn một Đất nước Việt Nam tự do, dân chủ và các giá trị của con ngưới được tôn trọng.

Treo biểu ngữ trên cầu Lạch Tray, cầu Lai Cách, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh và một số người khác muốn bày tỏ chính kiến của mình, muốn chỉ ra các nguyên nhân làm cho dân tộc đói nghèo, mất đất liền, mất hải đảo.

Đây là quan điểm cá nhân của họ, quan điểm của họ có thể đúng, có thể sai, nhưng động cơ mục đích của họ là hoàn toàn trong sạch.

Để cho một đất nước nghèo nàn lạc hậu, mất đất liền, mất hải đảo có thể có nhiều nguyên nhân nhưng Nhà nước và Đảng cầm quyền không thể phủ nhận trách nhiệm của mình, và do đó quan điểm của những người này không phải là không có lý.

Nếu tiếp tục cho rằng những người này là “tội phạm” cần phải xét xử và giam cầm thì một ngày nào đó tất cả chúng ta đều thấy rằng vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam là cả một niềm tự hào phải không thưa các vị?

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 09. Oct 2009 , 11:55



Mao Trạch Đông ngàn năm công tội




Hôm nay, trong cái ngày mà Bắc Kinh gọi là quốc khánh, chắc chắn chính quyền Trung Quốc chỉ nói về sự trỗi dậy suốt hơn hai thập niên qua và những đích đến phỉnh nịnh cơn thèm khát của nhiều người dân mộng bá quyền Đại Hán. Mao Chủ Tịch vẫn cười tủm tỉm trước cửa Thiên An Môn. Sáu mươi năm trước Mao đã thắng trong một cuộc chiến “da thịt tàn nhau”, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Người dân Trung Quốc được dạy đấy là công lao. Nhưng, rồi nhiều người trong số họ cay đắng nhận ra đó là ngày Mao bắt đầu biến Đại Lục thành địa ngục. Sau đây là những thông tin lấy từ cuốn Mao Trạch Đông Ngàn Năm Công Tội, được viết bởi một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao Trung Quốc, đại tá Tân Tử Lăng.

Đại tá Tân Tử Lăng viết: “Mọi sai lầm lớn của Mao như giết hại công thần, gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ lãnh đạo suốt đời và gia đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc thuật cầm quyền của vua chúa”. Nhưng, cho dù lịch sử Trung Hoa có không ít hôn quân, có lẽ không một thiết chế nào trước đó cho phép một con người có thể táng tận như Mao tồn tại.

Tháng 8-1958 khi cả nước mới chỉ sản xuất được 4,5 triệu tấn thép, Mao ra lệnh năm ấy phải nâng sản lượng thép lên 11 triệu tấn. Mao nói: “Phải chuyên chế, phải kết hợp giữa Karl Marx và Tần Thuỷ Hoàng”. Có lẽ không có nhà lãnh đạo quốc gia nào như Mao, ra lệnh “gom phế liệu và tháo dỡ cả đường sắt để đúc thép nhằm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng”.

Cho dù các con số sắt thép làm ra chỉ là những báo cáo dối trá, việc huy động những người khoẻ mạnh đi làm “gang thép” đã khiến cho thóc lúa hư hỏng ngoài đồng không có người thu hoạch. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên, năm 1959, vào lúc đói kém nhất, bình quân mỗi ngày một người chỉ được phân phối 100 gam lương thực; cứ 8 người dân, có một người chết đói. Sau gang thép, Mao phát động cao trào “đại tiến vọt” lần hai.

Ngày 3-9-1958, Mao tuyên bố: “Sản lượng lương thực có thể tăng lên 370 triệu tấn, gấp 2 lần năm ngoái. Nếu năm 1959 lại tăng gấp 2 lần thì sản lượng lương thực sẽ là 750 triệu tấn”. Khi các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những tăng mà còn xấu hơn, Mao sợ bẽ mặt bèn cho rằng ‘lương thực bị giấu bớt” rồi hăm: “Phải tiến hành một đợt giáo dục kiên quyết”. Để quán triệt tinh thần kiên quyết của Mao, Khu uỷ Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6.000 người để đấu tố 60 người “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước.

Nhưng, chính những người đi dự hôm ấy cũng đang không có lương ăn, một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Trên tinh thần ấy, tỉnh Hà Nam dù thu hoạch 9,75 triệu tấn vẫn báo cáo lên 22,5 triệu tấn. Năm 1959, trên toàn quốc, theo báo cáo: 270 triệu tấn lương thực, thực tế chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm còn 143 triệu tấn.

Theo đại tá Tân Tử Lăng, mùa xuân 1960 nạn đói tràn lan, có làng 80 ngày người dân không có một hạt gạo vào bụng, vậy mà Bí thư Khu uỷ Tín Dương vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, 90% là vấn đề tư tưởng”. Trước đó, khi Bí thư tỉnh uỷ An Huy Trương Khải Phong cho giải tán 4.000 nhà ăn tập thể vì không còn lương thực, Mao phê vào báo cáo: “Trương Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản”. Khu uỷ Tín Dương sau đó lại càng “chuyên chính” hơn, phong toả,  không cho dân chúng ra khỏi làng. Theo tài liệu do Bộ Chính trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Đại Quân, một cán bộ Ban Công tác nông thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ, chỉ trong một năm, từ tháng 12-1959 đến 11-1960 có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi. Trịnh Đại Quân kể, người ta phát hiện ra vụ ăn thịt trẻ em đầu tiên do toán điều tra nhìn thấy “một làn khói mỏng toả ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa”. Họ bao vây, vu hồi, rồi đồng loạt nhảy vào: “Nhà Nhị Oa 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, nhưng chỉ còn lại 5. Bé gái Thụ Tài đang bị luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài nhai ngấu nghiến”. Nạn ăn thịt trẻ con sau đó còn lan ra: “Kẻ nhẫn tâm thì ăn thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì gạt nước mắt đổi con với hàng xóm”… Nạn đói có thể không tới mức như vậy nếu như tháng 6-1959 mặc dù tình hình lương thực giảm, Mao vẫn quyết định xuất khẩu 4,19 triệu tấn để lấy vàng và đô la. Theo số liệu chính thức do Bộ Chính trị Trung Quốc giải mật tháng 9-2005, sau 4 năm Mao phát động “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” có tới 37,55 triệu người chết đói.

Nhưng, “đói” chưa phải là bi kịch lớn nhất của người Trung Quốc. Ngày 30-4-1957, Mao gặp đại diện trí thức, động viên góp ý cho Đảng, giúp sửa chữa sai lầm. Mục tiêu của Mao là dùng đại hội này để xác lập vị trí lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nhưng tình hình diễn biến không như Mao trông đợi. La Long Cơ, Bộ trưởng Lâm Nghiệp, lãnh tụ của giới trí thức từ Âu- Mỹ trở về phát biểu rằng: “Tiểu trí thức chủ nghĩa Marx- Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản là người mù chỉ đường cho người sáng mắt”. Mao nổi giận. Một mặt vẫn cho thảo luận để “dụ rắn ra khỏi hang”. Một mặt, dựng lên “Vụ án chống đảng”. Theo thống kê của Trung Quốc, có 552.877 trí thức là nạn nhân của “vụ án” do Mao lập ra này.

Nhưng, Cách mạng văn hoá mới là trung tâm của địa ngục. Cuộc Cách mạng do những thanh niên bị kích động được gọi là Hồng vệ binh, chỉ riêng hạ tuần tháng 8-1966, khi mới bắt đầu, “nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn người bị đập chết tươi. Nhiều người khi ấy được chứng kiến những cuộc tắm máu, những kiểu giết người man rợ thời trung cổ”. Cả nước có 10 triệu gia đình bị lục soát. Sinh viên sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng, Ngô Thừa Ân… cũng bị đập phá. Ngay đến một người bạn chiến đấu của Mao, đang là Chủ tịch Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông Lưu Thiếu Kỳ, cũng bị Mao bỏ mặc cho Hồng vệ binh tàn sát. Năm ấy ông Lưu đã 69 tuổi, tay bị thương khi cùng Mao chiến tranh, tận mắt chứng kiến vợ là Vương Quang Mỹ bị bắt giam; ba người con đang tuổi đi học bị đưa vào trường thẩm tra; bé út 6 tuổi phải theo bảo mẫu ra khỏi Trung Nam Hải. Ông Lưu, bị giam ngay trong phòng Chủ tịch Nước, với 7 cái răng còn lại, cơm ăn thì thường là thiu, ông bị tiêu chảy, lại không thể thay quần áo, trong phòng hôi nồng. Đã thế, ngày nào cũng bị đấu tố, hạ nhục rồi bị lưu đày cho đến khi chết đau đớn hơn cả một kẻ ăn mày. Cuộc Cách mạng văn hoá kéo dài 10 năm đã lấy thêm sinh mạng của gần 20 triệu người dân Trung Quốc.

Đại tá Tân Tử Lăng giải thích: Thoạt đầu Mao làm “đại tiến vọt” để đưa Trung Quốc vượt qua các nước phương Tây hòng làm ‘lãnh tụ thế giới”. Khi thất bại, dẫn tới cái chết của hàng chục triệu dân thì Mao lại làm tất cả mọi việc để hòng che đậy những sai lầm ấy. Đại tá cho rằng: “Không có sai lầm của đại tiến vọt thì không có đại cách mạng văn hoá để bức hại Lưu Thiếu Kỳ, gạt bỏ Lâm Bưu, phế truất Đặng Tiểu Bình… nhằm đưa Giang Thanh lên nắm quyền”. Theo Đại tá: “ Mao truyền ngôi cho Giang Thanh là bất đắc dĩ. Nhưng, Mao cần có hai thế hệ: Giang Thanh và Mao Viễn Tân, đủ để viết lại lịch sử, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói”.
Cuốn sách mô tả rất chi tiết những mưu mô của Mao. Nhưng, đại tá Tân Tử Lăng cho rằng nếu như người dân có tiếng nói, các thiết chế đảng và nhà nước có tiếng nói, những người có lương tri nói lên sự thật với Mao không bị quy kết là “chống Đảng” thì Mao không thể gây ra những tội ác đau thương cho nhân dân, cho đồng chí của mình như thế. Thật cay đắng khi theo đại tá Tân tử Lăng, chỉ khi “vị cứu tinh” chết đi nhân dân Trung Quốc mới có đường để sống. Những cải cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đặng Tiểu Bình khởi xướng là thực hiện lại một phần những gì mà người dân Trung Hoa đã có từ trước ngày 1-10-1949. Đại tá Tân Tử Lăng lý giải: “Chỉ cần trả lại quyền lợi và tự do cho nhân dân, tự họ sẽ lựa chọn con đường phát triển và sáng tạo tương lai xán lạn”.

Cuốn sách được xuất bản tháng 7-2007 và tái bản tháng 6-2008 tại Hong Kong, nhưng đã gây chú ý đặc biệt và gây tranh cãi trong người dân Đại lục. Có lẽ vẫn có những người dân Trung Quốc ngưỡng mộ Mao; có lẽ vì hơn 60 năm qua họ đã được dạy Mao là người vĩ đại; có lẽ họ không muốn phủ nhận chính họ vì một thời họ đã tôn sùng Mao, đã trở thành Hồng vệ binh gây nhiều tội ác. Nhưng, có lẽ, cũng có nhiều người Trung Quốc tự hỏi, nếu như không có ngày 1-10-1949, Trung Quốc có phải trải qua 3 thập kỷ địa ngục như vậy không. Lịch sử không có chữ “nếu”, cho dù có ai đó đang nghiên cứu về con đường mà Việt Nam lẽ ra đã đi nếu như Mao không nắm quyền kể từ năm 1949.

Đức Huy


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 11. Oct 2009 , 15:25


Hà Nội vào top ten về nạn móc túi


Theo một danh sách mới được trang web chuyên cung cấp các thông tin về du lịch, TripAdvisor, thì thủ đô Hà Nội của Việt Nam là một trong số 10 thành phố nhiều kẻ móc túi nhất trên thế giới.

Thủ đô Việt Nam cũng là đô thị châu Á duy nhất có tên trong danh sách này.

TripAdvisor vừa đưa ra danh sách gồm 10 thành phố trên thế giới, mà chủ yếu là tại châu Âu, nơi khách du lịch dễ bị móc túi và có lời khuyên với du khách nên cẩn thận giữ túi của họ khi tới đây.

Bản danh sách này cũng được các Bấm báo điện tử ở Anh đăng lại.

Ngoài trừ thành phố Buenos Aires của Argentina đứng thứ 7, và Hà Nội đứng thứ 10 thì các thành phố trong danh sách này đều ở châu Âu.

Đứng đầu danh sách này là thành phố Barcelona của Tây Ban Nha. Một người viết trên TripAdvisor đã so sánh chuyện móc túi tại Barcelona giống như chuyện thường tình và người ta chấp nhận nó chẳng khác gì một môn thể thao vậy. Lời khuyên cho các du khách là phải cẩn thận khi tới khu Las Ramblas, con đường đi bộ ở trung tâm Barcelona, nổi tiếng với những hoạt động mua bán, ca nhạc sống động suốt ngày đêm. Đây chính là nơi tuyệt vời cho những kẻ móc túi hoạt động.

Kế tiếp phải kể tới thủ đô Roma của Ý. Với những tòa nhà cổ kính và các điểm di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới tấp nập đổ về đây. Chính vì thế những điểm như Trevi Fountain hay Pantheon cũng là những nơi không ít kẻ móc túi tụ tập.

Đứng thứ ba trong danh sách này là thành phố Praha cổ kính tại Cộng hòa Czech. Theo TripAdvisor, cây cầu nổi tiếng mang tên vua Charles với những bức tượng kiểu baroque vốn thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm chính là môi trường tuyệt vời cho những kẻ móc túi.

Và lời khuyên của TripAdvisor với các du khách là hãy kéo chặt khóa túi và cất cẩn thận những đồ vật quý giá của quý vị trước khi ngưỡng mộ phong cảnh êm đềm trên sông Vltava và Lâu đài Praha của thành phố này.

Vẫn tại châu Âu, đứng thứ 4 là Madrid của Tây Ban Nha và thứ 5 là thành Paris cổ kính. Thành phố ánh sáng này thu hút một lượng du khách khổng lồ, từ chân Tháp Eiffel tới chân đồi Sacre-Coeur, và tất cả mọi nơi giữa hai điểm này. Nhưng TripAdvisor cũng lưu ý du khách cẩn thận đặc biệt khi sử dụng hệ thống tàu điện ngầm tại Paris.

Các thành phố khác tại châu Âu được nêu danh là Florence của Ý, đứng thứ 6, Amsterdam của Hà Lan, đứng thứ 8, Athens của Hy Lạp đứng thứ 9 .

Thành phố duy nhất ở châu Mỹ Latin nằm trong danh sách này là thủ đô Buenos Aires của Argentina, một thành phố đầy sống động với những nét văn hóa phong phú. TripAdvisor cảnh báo du khách nếu trong khi đi thăm quan, quý vị đột nhiên thấy mình bị dính “cứt chim” (mà có lẽ chỉ là chút mù tạt) và một người dân địa phương thân thiện đã đứng kề bên với một chiếc giấy ăn sẵn sàng chùi “cứt chim” hộ bạn, thì xin hãy cẩn thận!

Cuối cùng trong danh sách và cũng là thành phố duy nhất tại châu Á, là thủ đô Hà Nội của Việt Nam, được mô tả là có "khu phố cổ dễ thương và những tòa nhà từ thời Pháp thuộc".

Thành phố với 600 đền chùa này được TripAdvisor coi là một điểm du lịch độc nhất vô nhị nhưng cũng là nơi họ khuyên du khách phải cảnh giác để tránh bị mất cắp.

Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

ouquetOfFlowersÝ Kiến Độc Giả

[media width=500]http://www.youtube.com/watch?v=frCvqCYEPhc&feature=player_embedded[/media]


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 13. Oct 2009 , 11:03
The History of Vietnam from 1945 to 2008... Priceless




Xin trân trọng chuyễn tiếp đến quý vị một website rất giá tri, phải xem và nên phổ biến cho những thân hữu khác cùng đọc 


ouquetOfFlowersLịch Sữ VN 1945-2008


-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 13. Oct 2009 , 15:25
POST DÙM  DESIREE  PHẠM



Tội nghiệp VN mưa bão ê chề..
Mùa Đông khoe "ghệ"..Hè về khoe ...Xe..

Desiree Pham
( Live likes will die tomorrow...)
 





Một năm có độ 2 cơn bão tại VN (đầu và cuối mùa), Việt cộng (đảng cướp ĐCSVN) khoẽ re..., thu nhập $ cao, và vô tội vạ ???.



Những tổ chức từ thiện muốn giúp đỡ thiên tai tại VN cần đọc

Bây giờ, chỉ cần ngồi vài hôm ở những quán cà phê hộp và lê la một số vũ trường thuộc loại “top” của thành phố, không khó gì để tìm “cậu ấm, cô chiêu”. Dấu hiệu dễ nhận ra họ nhất là những chiếc xe đời mới mắc tiền…

Thấy tôi chạy chiếc Wave “Tàu” mà lại mang biển số tỉnh đến tìm Vũ, người quản gia của một căn biệt thự ở Thảo Điền quận 2 nghi ngờ: “Tìm cậu Vũ làm gì? Mà tôi đâu thấy cậu trong nhóm bạn của cậu Vũ hay đến đây chơi!”. Vừa may, Vũ từ trong nhà bước ra. Dẹp chiếc Wave “Tàu” của tôi vào một góc khuất trong ga ra, Vũ mời tôi lên chiếc Mercedes C180K Classic…



Chiếc xe lướt êm ái qua cầu Sài Gòn, thẳng đến quán cà phê M.T.V ở đường Võ Văn Tần. Phía lề đường đã có một chiếc “bi”, một chiếc “cam” và một dãy Honda @, Dylan…

Bên ly cà phê sóng sánh bọt vàng, Vũ cho biết: “Dân chơi nửa vời là những “cậu” chạy @, Dylan… Còn dân chơi thứ thiệt phải chơi “mẹc” là xe Mercedes, “bi” là xe BMW, “cam” là Camry để… sáng uống cà phê, tối vũ trường hoặc “bay đêm”.



Ngồi ở bàn kế bên là chủ nhân của chiếc BMW, một thanh niên khá trẻ, trang phục cũng khá đơn giản: quần jeans hiệu Levis và chiếc áo thun Polo… , chưa tính đôi giày thể thao Nike không đụng hàng. Chiếc xe đậu ngoài kia là của bà mẹ tặng cho khi bước qua tuổi 22. Vũ và người thanh niên này cũng chẳng mấy xa lạ nhau, hai người đã có vài lần “thử xe” Sài Gòn-Vũng Tàu trong những ngày cuối tuần, ai thua thì chịu tất cả chi phí cho chuyến vui chơi hai ngày một đêm của cả nhóm, gồm tiền khách sạn, ăn hải sản, uống rượu Tây và vào vũ trường “đập phá” cho đúng hiệu dân Sài Gòn ra chơi.



Nhiều lần theo chân Vũ ngồi các quán cà phê, bar… tôi nhận thấy các quý tử chơi ô tô giá bạc tỷ luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ các “cậu ấm, cô chiêu” chuyên “ngồi đồng” ở quán cà phê và mấy cô gái phục vụ.


Em là... của chung

Tiền không thiếu, chi toàn “vé” (tờ 100 USD), xe loại đắt tiền hàng đầu, lại là “tỷ phú thời gian”… thế nhưng với các quý tử, tìm một cô gái để thương yêu thật lòng là việc mệt mỏi nhất… Vì vậy, họ chọn “tình cho không, biếu không” cho khỏe chuyện.



Nhưng trước hết, để “lấy lòng” mấy em, quý tử phải thể hiện đẳng cấp qua cách “mua và uống” rượu. Như tại vũ trường P.Đ vào tối cuối tuần vừa qua, dân chơi cứ ngớ người ra khi có một “cậu ấm” vào chìa ra ba thẻ giữ rượu, nhìn qua thấy tất cả là phiếu giữ rượu loại Johnnie Walker loại Blue label. Ba chai này trong vũ trường ngốn gần chục triệu đồng để mời bạn bè.

Người thanh niên sở hữu những chai rượu này chứng tỏ sự sành điệu: “Chưa đến “chục vé”, có gì đâu mà nghĩ ngợi…!”. Có vé rượu gởi ở vũ trường, quán bar… mới là cách chơi của quý tử, và rượu gởi phải là cỡ Johnnie Walker Blue label, X.O Camus… chứ vào mà gọi ly để uống thì chỉ dành cho những “tay chơi”… thường thường.



Một quý tử nhà ở quận 5, là con trai của một gia đình mấy đời buôn bán vàng trong khu Chợ Lớn, lý luận: “Cua” mấy em nhà lành mệt lắm ông à, các cô lại không thể bay đêm, ngủ ngày như mình; lại phải xin trước, hẹn sau mỗi khi đi đâu đó… đó là chưa kể đến “tác phong” quá nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng. Cho nên muốn vui “tới bến” thì tránh mấy em này ra là khỏe nhất.

Song với các quý tử, cuộc chơi mà không có vài em theo cùng thì đã như mất đi một phần của “hương vị”, cho nên “điểm nhắm” của các quý tử là những cô gái mê xe xịn, “vé xanh”…, là những cô gái làm phục vụ, tiếp tân ở các quán bar, vũ trường. N., một cô gái ở quán bar N.O, cho biết: “Thích thì đi chơi, không thích thì đi với người khác. Không có chuyện ghen tuông, hờn giận… chỉ có “nhiệm vụ” hết mình với cuộc chơi, hồi kết lại có thêm được một hai “vé”. Cho nên, không ít cô gái làm tiếp viên, phục vụ ở các quán bar, vũ trường, cà phê hộp… còn có thêm “nghề” đi chơi với các quý tử.



Trong các cuộc chơi phù phiếm này, chiến thắng thuộc về kẻ mạnh. Mạnh ở đây là quý tử nào có nhiều “vé xanh”, có xe đẹp và hào phóng “boa” khi kết thúc cuộc chơi. Cho nên mới có chuyện tranh nhau đổi xe, khoe tiền của các quý tử khi giới này đụng độ nhau. Trước đây, trong giới quý tử còn có phong trào đổi “bồ” cho nhau, đổi bằng hình thức đánh bạc, ai thắng thì được quyền chọn “bồ” của kẻ thua. Khi kết thúc một cuộc chơi, ai lại về nhà nấy như chưa có chuyện gì xảy ra. Cho nên trong giới “quý tộc” mới có câu “Em là… của chung”.



Sáng Sài Gỏn - Chiều Hà Nội

Trung, quý tử chạy chiếc BMW mà chúng tôi đã gặp trong cà phê M.T.V, tâm sự: “Chơi riết một nơi rồi cũng chán. Sài Gòn không có mùa thu như Hà Nội. Tôi mới vừa làm một chuyến sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội”. Hôm đó, lúc Trung đang ngồi uống cà phê quán Papa Hồ Con Rùa với một cô gái mới quen, nghe cô nàng thì thầm “Hà Nội mùa này đẹp lắm…, hay mình đi chơi đi!”. Thế là Trung mua ngay vé máy bay… dông thẳng ra Hà Nội cùng người đẹp. Chuyến đó, hai ngày một đêm tốn gần chục “vé”.



Chơi kiểu “sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội” phải kể đến Dũng “lùn” ở quận 6. Lần sinh nhật thứ 23 của Dũng lùn được tổ chức khá “xôm” vào lúc 11 giờ trưa ở một quán bar trên đường Trần Hưng Đạo, dự định đến 3 giờ chiều sẽ kéo ra thành phố dầu khí tắm biển, tối vui chơi ở đó. Nhưng trong hội có những cậu ấm “không phục” vì chơi như vậy quá thường. Vài lời qua lại, Dũng lùn liền chạy về nhà… xin hai chục “vé xanh”, nói là để “chạy” vì đụng xe. Nhóm quý tử lập tức vãn tuồng ở quán bar, tất cả cùng ra sân bay… vi vút đến Hà Nội… Chơi kiểu như Trung, Dũng lùn đang trở thành mốt trong giới quý tử.



Đất Hà thành gì cũng có miễn có tiền, nói gì đến chuyện thuê xe hơi. Cho nên với các quý tử sành điệu, ở Sài Gòn ra sao thì ra Hà Nội cũng phải vậy. Chuyện này làm tôi nhớ đến lời của Trung: “Ở đây chạy BMW quen nên ra đó chạy xe khác khó chịu lắm. Trước khi ra tôi phải gọi điện đặt thuê xe trước. Giá cả tùy theo ngày, thời điểm nhưng mất một hai “vé” cho vài ngày thì có “nghĩa địa” gì đâu mà lo”.



Sau những ngày “vi vu” trong thế giới của những quý tử, tôi lại leo lên lưng con Wave “Tàu” hòa vào dòng người chạy xe máy, xe đạp… chen nhau cho cuộc mưu sinh với nhiều điều nghĩ ngợi: Những quý tử “ăn thoải mái, chơi bạt mạng”… nhưng khó nói đó là sự vi phạm pháp luật. Chỉ còn cách mong gia đình có “quý tử” nhìn trước ngó sau với con em họ mà thôi. Còn về phía xã hội, làm gì để nâng cao nhận thức trong lớp trẻ về lối sống, chuẩn mực quả là việc rất cần làm. Các quý tử có biết, chỉ một cuộc ăn chơi của họ thôi cũng đã bằng công sức của người lao động quần quật trong nhiều năm liền…?

Họ là những đại gia chịu chơi.

Khuấy đảo thị trường đồ ảo trong Võ Lâm Truyền Kỳ 1 phải nhắc đến phiên đấu giá đầu tiên của M4G tại Hà Nội. Lúc đó đại gia Excarvator, một nhân viên văn phòng, đã làm cho giới game thủ tá hỏa, xì xào bàn luận khắp nơi vì đã mua chiếc nhẫn cộng 2 skill kỹ năng trong game với giá 251 triệu đồng. Một con số thuộc loại kỷ lục về giá đồ ảo lúc đó. Và cũng chính từ đây một cuộc chạy đua đồ ảo chính thức được khởi động trong các đại gia chơi game.

Người tiếp bước Excarvator, đó chính là đại gia Hắc Điểu, chủ một doanh nghiệp ở miền Nam. Hắc Điểu cũng làm cho Võ Lâm dậy sóng khi là người đầu tiên sở hữu cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ trong võ lâm, mà lúc đó tính ra tiền Việt tương đương 180 triệu đồng. Bên cạnh đó nhân vật của đại gia này còn sở hữu các món đồ “khủng” có giá hàng chục triệu đồng như cập chùy 2 skill kỹ năng, đồ Hoàng Kim Môn Phái (HKMP),… Nhưng chưa hết, Hắc Điểu còn làm cho giới võ lâm phải nể phục mình khi mua lại nhân vật Nga My truyền kỳ moami với giá 1,2 tỷ đồng. Mặc dù nhiều ý kiến đình chính là vụ mua bán này không có thật chỉ là định giá đồ nhân vật. Nhưng trong giới game thủ ai cũng biết đó là sự thật 100% và hiện tại nó vẫn đang được đại gia này sở hữu.

Cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ có giá trên 100 triệu đồng tiền Việt
Đến giải đấu Thiên Hạ Đệ Nhất Bang 2, một nhân vật khác lại làm mưa làm gió trong giới Võ Lâm đó là CuWay, cũng là một doanh nhân nổi tiếng ở miền Nam. Tại phiên đấu giá về giải thưởng của giải đấu này được tổ chức im lìm ở TP.HCM, vị đại gia này đã mua chiếc ngọc bội Lăng Nhạc của Võ Đang với giá 280 triệu đồng và nhiều món đồ khác. Và sau đó chiếc mũ HKMP cái bang cũng thuộc về chủ nhân này ở một cuộc mua bán khác có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Được biết chủ nhân này còn là người đang sở hữu 2 cặp vô danh giới chỉ, 3 cây vũ khí 2 skill kỹ năng và nhiều món đồ giá trị khác. Tính tất cả các nhân vật mà đại gia này đang chơi có giá khoảng vài tỷ đồng, một số tiền khổng lồ trong xã hội thật.
Áo HKMP Ngũ độc có giá 65 triệu đồng.

Bên cạnh các doanh nhân thì có một ca sỹ cũng là một đại gia lớn trong Võ Lâm. Đó chính là ca sỹ Ư.H.P., hiện đang sở hữu nhân vật võ đang với cặp nhẫn vô danh, vũ khí 2 skill, lăng nhạc vip và một nhân vật nga my cũng thuộc vào hạng top. Được biết ca sỹ này cũng đã bỏ hàng trăm triệu để chơi game này trong việc sắm đồ cho nhân vật và đầu tư cho anh em bang hội tham dự giải đấu THĐNB.

Mới đây nhất THĐNB III xong M4G lại tổ chức đấu giá và Excarvator lại gây chú ý khi bỏ ra 124 triệu đồng để mua các món đồ ảo trong game này.

Tiêu tiền có quá phung phí

Nhiều người đã đưa ra dấu hỏi liệu các đại gia này tiêu tiền như trên vào thế giới ảo có quá phung phí. Khi mà những món hàng đó hoàn toàn không được bảo hộ cũng như công nhận từ nhà phát hành game lẫn người bán nó. Người kinh doanh mặt hàng này thì chưa được cấp phép hoạt động vì cơ quan quản lý chưa công nhận nó. Còn nhà phát hành họ chỉ mua bản quyền chứ không mua code của game thì làm sao có thể bảo hộ tài sản “ảo” được. Bên cạnh đó vấn đề nhân văn cũng được đặt ra trong việc vất tiền qua cửa sổ của các đại gia này. Nhiều người đã thắc mắc thay vì bỏ nhiều tiền mua đồ ảo đó sao họ không đem ra để làm từ thiện giúp những người dân nghèo. Trong khi có những người thu nhập hàng ngày chỉ có 2000đ đến 5000đ, họ phải ăn cháo thay vì ăn cơm, thậm chí có người còn không có cháo để ăn. Vậy mà có những người vẫn vô tư vất cả trăm triệu vào một cái ảo ảnh quyền lực trong game.

Tuy nhiên, vẫn có câu “người có tiền thì có quyền” cho nên họ có quyền dùng tiền của họ làm những việc mình thích vì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Một đại gia cũng tự hào tuyên bố: “Đó chỉ là giải trí và mình thích thì mua chơi vậy thôi. Tiền mình làm ra thì mình có quyền làm gì mình muốn, có quyền hưởng thụ chứ”.

Dân chơi trẻ tuổi siêu giàu ở Sài Gòn

Cường đô la tên thật là Nguyễn Quốc Cường , Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Quốc Cường (TPHCM) , nổi lên như một công tử ăn chơi thuộc loại bậc nhất ở Sài Gòn . Cường là chủ sở hữu hàng chục chiếc xe sang trọng bậc nhất mà đại gia Sài Gòn cũng chưa dám mơ như Mercedes Benz S55 AMG hay những chiếc xe thể thao 2 cửa khác hiện “nằm vùng” tại biệt thự Thảo Điền, Q.2.

Bên cạnh những chiếc siêu xe đắt tiền , Cường đô la còn sánh bước với rất nhiều người đẹp , Cường nổi tiếng với tuyên bố "hầu như tất cả người mẫu tại Sài Gòn đều đã thử qua" Sau thời gian mặn nồng với Tăng Thanh Hà , giới dân chơi đồn thổi hiện nay Cường cũng cặp người tên Hà khác , đó là ca sỹ Hồ Ngọc Hà ....(Đã có thông tin xác nhận mối quan hệ này ).








Bạn thân của Cường đô la , Chí Vi , hay còn gọi là Cu Way cũng thuộc hàng dân chơi nổi tiếng Top Ten ở Sài Thành. Cu Way sinh năm 1985, gia đình là chủ công ty nhựa Hiệp Thành ở quận 5, hiện mới chuyển về quận 7. Cu Way là chủ sở hữu 5 chiếc siêu xe như : Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng, BMW X5 4.8, Mercesdes S550. Cu Way là người yêu cũ của Yến Nhi - nhóm Mây Trắng. Hiện giờ cu Way đang quen bé Mèo, 1 hot girl tương đối nổi tiếng ở TPHCM. 


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Nov 2009 , 10:21
Một Thời Để Nhớ 

Vi Anh
Việt Báo Thứ Ba, 11/10/2009, 12:00:00 AM

Nhơn những ngày cuối năm nay và đầu và năm  tới người Việt ở hải ngoại tưởng niệm hai tổng thống dân cử của Việt Nam Cộng Hòa Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu và vị tổng thống thay thế hiến định Trần văn Hương, thử cùng nhìn lại quá khứ  để vững tâm trong tưong lai trên con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam suốt hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị, kể cả thời kỳ chuyển tiếp giữa đệ nhứt và đệ nhị gọi là nội các chiến tranh, tuy có chiến tranh phá hoại của CS nhưng xã hội VN có phát triễn và nhân dân có thăng tiến. Người dân có chạy giặc nhưng không bao giờ chạy về phía CS;  chữ "chạy giặc" được người dân mặc thị hiểu là chạy giặc CS. Đi trong vùng hẻo lánh mà thấy bóng cờ nền vàng ba sọc đỏ ở đồn bót xa xa là yên tâm. Đại đa số dân chúng ở Miền Nam sống khá hơn thời CS về vật chất cũng như  tinh thần.

Theo sưu khảo của phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986. người lao động Việt Nam có lợi tức cao gần 4 lần hơn thời CS bây giờ. Lợi tức thực tế kiếm được trung bình mỗi ngày của người lao động VN năm 1960 thời Đệï nhứt Cộng Hoà bằng 18,1 kg  gạo, trong khi thời Xã Hội Chủ nghĩa năm 2006, theo tài liệu của Nhà Nước và Ngân Hàng Thế giới, tính ra chỉ 5,1 kg gạo

Suốt thời đệ nhứt Cộng Hoà gạo Miền Trung không tăng giá. Anh chạy xích lô ở Saigon, xe lôi ở Cần thơ sáng vẫn có thể ăn điểm tâm tô phở, chiều có khi làm một chai la de, ở Cần thơ lót lòng một dỉa cơm tấm, chiều "giải cảm" một vài ly xây chừng rượu đe hay rượu thuốc.

Học trò tiểu học, học sinh trung học không phải đóng học phí hay lệ phí nào trừ tiền hiệu đoàn một năm học chưa bằng giá tiền ba má cho bỏ túi ăn hàng cho một tuần. Hầu như ấp nào cũng có trường sơ cấp hay tiểu học; quận nào cũng có trung hoạc đệ nhứt hay đệ nhị cấp; còn đại học  các loại công tư thì kỳ cựu ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, và mới hoặc đang lập ở An giang, Tây Ninh, Mỹ tho, Nha Trang, Qui Nhơn. Chương trình giáo dục rất nhân bản, khoa học, khai phóng, dân tộc. Giáo sư Tạ văn Tài khi xưa dạy nhiều trường đại học ở VNCH, qua Mỹ dạy ở ĐH Harvard, nhận định đại học thời Việt Nam Cộng Hoà, từ 1954 đến 1975, từ các đại học Miền Nam Việt Nam, đã có nhiều sinh viên du học sang Pháp, Đức, Anh, Úc , Nhật và Hoa Kỳ v.v.. và thành công, nhiều khi ngay trong năm đầu, ở các đại học ở các nước ấy, rồi đậu bằng đại học Âu Mỹ dễ dàng, và hàng loạt, trong đủ các ngành, kể cả nguyên tử lực,  nhiều người đậu đến bằng tiến sĩ , chứng tỏ nền dại học Miền Nam Việt Nam có phẩm chất và đào tạo người giỏi." Sinh viên đi du học 99% về nước. Sĩ quan công chức học, tu nghiệp không cần thông dịch viên, được các nước trọng vọng vì nắm vững ngoại ngữ, chuyên môn.

Y tế nông thôn, mỗi xã đều có y tá, hộ sinh và trạm xá, săn sóc sức  khoẻ ban đầu hoàn toàn miển phí. Ở tỉnh và một số quận có bệnh viện trang bị đầy đủ, có nhà thuốc tây thừa sức cung ứng dịch vụ y tế cho đồng bào. Người lợi tức thấp cũng được chửa trị do ngân sách nhà nước đài thọ.

Chưa bao giờ các tổ chức từ thiện công hay tư, các tổ chức tôn giáo  của VNCH ra ngoại quốc xin xỏ xây cất, hay quỹ từ thiện. Bão lụt Miền Tây, Miền Trung lớn, các bộ trưởng, các tỉnh trưởng đi thị sát, và đoàn thể khắp nước nhất tề cứu trợ, không ngửa tay xin xỏ ngoại quốc. Khác với CS Hà nội, đụng một chút là la lên để các nước cứu trợ làm giàu cho đảng viên cán bộ, còn mỗi ngưởi dân chỉ được vài gói mì khô.

Không có chuyện phụ nữ VN nghèo túng đi làm nô lệ tinh dục ở ngoại quốc, cho Miên, cho Thái, cho Tàu; và đàn ông VN nghèo túng đi làm lao nô  ở Mã Lai, Đại Hàn, và các nước Cận Đông.

Dù chiến tranh  nhưng những quyền căn bản bất khả tương nhượng của người dân vẫn có. Có đối lập, có bất đồng chánh kiến. Có báo chí của tư nhân, có biểu tình đốt xe, có ký giả giả ăn mày phản đối chánh quyền, có "dàn chào", có tịch thu báo, nhưng không bao giờ có lịnh cấm. Đi từ Bến Hải vô, từ Cà mau lên Saigon không cần xin phép "tạm vắng, tạm trú"ù. Tờ khai gia đình chỉ có giá trị địa chỉ hành chánh hơn là  tờ "hộ khẩu" hay “quản lý hành chánh" "và kiểm soát" nhân dân về kinh tế, chánh trị, di chuyển.

Chánh quyền căn bản do dân bầu. Địa phương, xã hoàn toàn do dân bầu, cơ quan quyết nghị và chấp hành. Tỉnh dân bầu cơ quan quyết nghị. Nếu VNCH kéo dài vài năm nữa thì sẽ bầu tỉnh trưởng. Trung ương, chánh quyền tam lập cũng do dân bầu trực tiếp hay gián tiếp.  Lưỡng viện Quốc Hội hoàn toàn do dân bầu, Tư Pháp, Tối cao Pháp Viện do hai cơ quan dân bầu hiến dịnh  bầu chọn. Ngoài ra còn có một đệ tứ quyền là Giám sát viên có quyền điều tra, truy tố những viên sai phạm ở mọi cấp.

Bầu cử  thời VNCH nói chung là tốt nếu so với thời CS đảng cử dân bầu thành định chế. Chánh quyền VNCH có xen vào chuyện bầu cử như bất cứ nước nào. Địa phương có chỗ có ăn gian bầu cử nhưng cũng làm kín đáo, chớ không dám lộ liểu. Tỷ lệ gian lận bầu cử không ảnh hưởng đến toàn cục cuộc bầu cử. Đối lập vẫn đắc cử. Đối lập có tiếng nói, có chỗ nói, có thế và có quyền nói. Chẳng những thế mà có quyền hành động chống Hành Pháp ngoài đường phố, qua hệ thống tư pháp, trong hàng ngũ đảng phái, tôn giáo một cách công khai. Chưa đầy hai thập niên sinh hoạt dân chủ mà VNCH được tự do, dân chủ như vậy, thì dù đối lập, dù bi quan hay dè dặt với chế độ VNCH, người ta cũng phải công bình mà nói tiến trình dân chủ hoá của VNCH là một tiến trình tích cực, tốt lành - không đến nổi tệ.

Còn những vị tổng thống hiến định do dân bầu của VNCH là Tổng Thống Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu, Trần văn Hương trên phương diện vì dân vì nước thì bội phần hơn Ô.Ô. Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Đỗã Mười, Lê khả Phiêu, Trần đức Lương, Nguyễn minh Triết v.v. Xem lại ba vi tổng thống hiến định của VNCH có ai có tài sản gì đáng giá như Đỗ Mưới, Lê đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết không. Có ai mang tiếng mang tai với đàn bà con gái như Ông Hồ chí Minh  đâu.

Tóm lại Việt Nam Cộng Hoà là một thể chế, một thời đáng nhớ. Trong khi đó chế độ CS Hà nội có 35 năm hoà bình nhưng dân chúng đồ thán, mất đất, mất biển là một chế độ, một thời cần tránh cho Việt Nam tương lai - sẽ phân tích trong một bài sau.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 01. Dec 2009 , 06:30
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn"
Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Tác giả: Shinra

Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.

Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.

Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?

Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !

Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.

Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.

Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.

Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?

Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".

Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.

Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?

Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm

Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.

Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".

Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.

Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.

Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.

Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.

Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?

Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị

Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào

Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.

Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.

Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.

Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.

Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?

Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?

Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?

Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.

Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.

Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.

Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị

Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu

Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.

Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?

Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?

Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".

Quý vị ngu lắm.

Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.

Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.

Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 04. Dec 2009 , 17:08






Không tham nhũng, hối lộ, không làm việc được?!


Một GS Nhật nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam đã nói rằng: “Các bạn tưởng tượng bây giờ toàn bộ cơ cấu làm việc ở Việt Nam trong một ngày mà ngừng tham nhũng hoàn toàn, không tham nhũng, hối lộ gì hết thì không làm việc được. Nó như dầu bôi trơn máy, nếu như tịt dầu đi thì máy cháy.”

PGS – TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN, đã dẫn chứng như vậy khi trao đổi với Pháp luật TP.HCM, liên quan đến Dự án Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng (PCTN) cho các tổ chức xã hội và người dân, do CECODES phối hợp với Ban Dân chủ và pháp luật (Mặt trận Tổ quốc VN) tổ chức thực hiện từ giữa năm 2008 đến tháng 3/2010.
Dự án nhằm phân tích, đánh giá được hiện trạng sau 3 năm thi hành Luật phòng chống tham nhũng, tìm ra bản chất, nguyên nhân, tham nhũng ở VN, đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Đồng thời, tìm ra các giải pháp làm cho người dân, đại diện là các tổ chức xã hội và cộng đồng, tham gia tích cực hơn vào công cuộc phòng chống tham nhũng.
“Tham nhũng là căn bệnh cấu trúc hóa vào hệ thống”
- Xin ông cho biết những phát hiện của dự án sau khi nghiên cứu, khảo sát và lấy ý kiến người dân về thực trạng, tình hình tham nhũng ở Việt Nam?
- Phát hiện lớn thứ nhất, tình hình tham nhũng ở Việt Nam có tính đặc thù, đó là phổ biến trong xã hội. Ngôn ngữ khoa học gọi là tính hệ thống, còn nói dân dã là tràn lan, ngấm sâu vào khắp nơi. Có người dân phàn nàn: Nó hệ thống lắm là vì cứ ai có quyền là có thể tham nhũng được, không nhất thiết chỉ có chức. Ví dụ, người quét rác bụi mù lên ở trước cửa một nhà hàng, anh muốn yên ổn phải mang mấy chục nghìn đưa cho người này.
Tại sao nói lại kết luận tham nhũng mang tính hệ thống? Bởi vì có hiện tượng công chức chưa coi việc phục vụ như là một nghĩa vụ để hưởng lương mà coi đó như một vị trí, điều kiện, thời cơ để kiếm sống. Cho nên họ lo lót vào chức ấy, kết bè phái (cũng do người dân nói). Nó thành hệ thống rất khó chữa chứ không phải chỉ có cá nhân nào ấy tham ô. Tham nhũng trở thành như một cái gì đó để tạo ra thu nhập.
Một giáo sư Nhật nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam đã nói rằng: “Các bạn tưởng tưởng toàn bộ bây giờ cơ cấu làm việc ở Việt Nam trong một ngày mà ngừng tham nhũng hoàn toàn, không tham nhũng, hối lộ gì hết thì không làm việc được. Nó như dầu bôi trơn máy, nếu như tịt dầu đi thì máy cháy. “
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khi gặp gỡ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngoài câu khen Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục…, thì ông ấy nói “tuy nhiên, tham nhũng của các ngài đã trở thành một căn bệnh cấu trúc hóa vào trong hệ thống”. Ý câu này dẫn đến cách phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không thể theo hệ thống đơn giản bình thường, bắt một vài anh tham nhũng, hối lộ, không ăn thua!
- Câu nói của GS người Nhật có vẻ hơi quá, thưa ông?
- Khi nói câu ấy ra ở 9 tỉnh (dự án điều tra, khảo sát ở 9 tỉnh – PV) thì không ai phản đối hết! Và coi đấy như một phát hiện, nhật xét sắc sảo. Thậm chí một đồng chí tỉnh uỷ viên ở Đà Nẵng, chủ tịch mặt trận còn nói: Dùng chữ tham nhũng có tính hệ thống là đúng vì ở đây có liên kết ngang với nhau, liên kết dọc với nhau (tức là dưới với trên) và liên kết chéo với nhau (tức là ngành này chéo ngành kia).
Trong một cỗ máy rất lớn “bôi dầu” để chạy đến khi chỗ nào chảy dầu ra thì mới lo lót, tố cáo…, không thì cứ chạy trong đấy nhưng nguy hiểm. Vì dầu đó cũng là những virus dần làm hỏng bộ máy.
- Thứ hạng những ngành, lĩnh vực xẩy ra tham nhũng nhiều nhất theo “xếp hạng” của người dân mới đây có sự thay đổi gì không, thưa ông?
- Những ngành mang nhiều tiềm năng, hiện trạng tham nhũng lớn là những ngành liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, đứng đầu là quản lý đất đai, đến xây dựng cơ bản, rồi đến các ngành khác.
Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Bộ Công an từng nói trước Quốc hội rằng, cán bộ tham nhũng cấp phát đất đai như mớ rau, con cá… Vì ông tỉnh, huyện có quyền phân đất, lấy đất cho DN này thì họ “lại quả” bao nhiêu… Ông Thu ấy nói rất ngắn nhưng có 2 hiện tượng phù hợp với nghiên cứu của dự án này là tham nhũng đất đai ghê gớm nhất. Đất đai còn ghê gớm hơn cả xây dựng cơ bản vì từ đất đai mới ra xây dựng.
Giáo viên, bác sĩ khổ quá vì tham nhũng chưa thâm nhập?!

Lần này, ngành tổ chức xếp hạng khá cao cũng là một phát hiện đáng lưu ý. Người dân cho là chạy chức, chạy quyền rất lớn vì từ đó mới ra quyền lực, chức tước, lợi lộc… Tham nhũng trong ngành tổ chức xếp thứ 4-5 chứ không phải thứ 7-9 như trước đây. Một khi tổ chức được xếp tham nhũng khá cao là rất nguy hiểm. Vì từ tổ chức, từ con người “cầm cân nảy mực” mới phát sinh ra nhiều chuyện…
Thể chế pháp lý khiếm khuyết
- Phát hiện lớn nhất trong nguyên nhân về tham nhũng mà dự án rút ra được là gì, thưa ông?
- Trước đây người ta hay nói nhiều đến nguyên nhân là sự tha hoá của cán bộ, tức là sâu mọt, rồi lương thấp, không nghiêm trị… Nhưng dự án này dám nêu lên một nguyên nhân quan trọng bậc nhất là do một số thể chế pháp lý còn khiếm khuyết.
Thứ nhất là thể chế pháp lý về quản lý đất đai. Cái yếu tố đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cộng với cơ chế cho phép cán bộ từ huyện đến tỉnh được quyền phân quyền đất đai, doanh nghiệp ấy giải phóng mặt bằng đền bù theo giá rẻ mạt và được lại rất nhiều. Nguyên nhân này là giá đền bù cho người dân thấp hơn rất nhiều so với giá đất cơ hội. Giá đất đang như thế này nhưng khi tôi làm một quy hoạch công nghiệp, cơ hội mảnh đất này lên giá rất cao. Nhưng khi làm nhà nước bảo đất này là đất ruộng trồng lúa nên giá chỉ mấy chục nghìn 1 mét vuông.
Có một người dân dẫn chứng rất cụ thể: Chỉ cần xin 5ha, giải phóng mặt bằng 1 tỷ đồng, 1 tỷ lo lót tất cả từ thành phố cho đến xã, tổng cộng mất 2 tỷ. Xong người ta liên kết với Hàn Quốc làm một xí nghiệp, bảo “tôi có mảng đất 5ha này, ông đưa máy móc vào đây thì giá trị mảnh đất của tôi là 5 triệu đô”. Và 5 triệu đô thì lãi bao nhiêu, được hàng trăm tỷ mà mất có 2 tỷ. Thật kinh khủng!
Phương diện thứ hai của nguyên nhân về thể chế là quản lý doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn thì cũng tạo ra tham nhũng rất lớn. Tập đoàn nhà nước nên Nhà nước cho vốn, cho vay ngân hàng, lúc thua lỗ thì anh xoá nợ… Ông chủ tịch tập đoàn lại là cán bộ nhà nước nhưng lại làm công ty con, “sân sau”… Chẳng hạn như tập đoàn về lương thực bán lúa gạo. Ông có công  ty con ở Singapore, bán gạo giá rẻ, nó lại bán đắt lên trục lợi. Tập đoàn nhà nước làm hại rất nhiều cho công quỹ nhưng ít va chạm với người dân thường như lĩnh vực đất đai.
Cho nên hai mặt của phương diện thể chế tạo cho tham nhũng mang tính hệ thống và rất khó chữa theo kiểu vụ việc được. Anh phải thay đổi cái cách phân phối đất, phải thay đổi cách quản trị vốn của doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước…
Dự án xếp nguyên nhân trên là quan trọng nhất.

Mua giấy phép thành lập trường để “bán bằng”?
Vậy còn nguyên nhân nào khác dự án đưa ra về tình trạng tham nhũng?
- Nguyên nhân thứ hai là cơ chế xin – cho của thời bao cấp đang còn rất thịnh hành. Ví dụ tôi xin lập một trường đại học dân lập thì tự nhiên được mảnh đất mấy ha, được giấy phép tuyển sinh. Tuyển sinh lấy mỗi em 1 triệu/tháng, bao nhiêu triệu 1 năm thì tự nhiên thành bao nhiêu tỷ lập tức.
Ngành giáo dục trong hội thảo mà có người đứng lên nói: Cách đây độ 5 năm muốn được giấy phép để mở một trường ĐH-CĐ dân lập độ tốn 300 triệu lo lót các nơi thì bây giờ năm 2009 là 2 tỷ. Xong giấy phép ấy mà không lập có người khác mua ngay, gấp 2-3 lần. Sau đó lại tham nhũng kiểu khác, lấy tiền cho học sinh, làm cho chất lượng giảm đi. Tóm lại các trường đại học hiện nay có hiện tượng thành lập lên như trung tâm “bán bằng”. Muốn thành lập trung tâm bán bằng phải có giấy phép, muốn có giấy phép phải có hối lộ… Cho nên hệ thống tham nhũng nó giằng rịt như vậy.
Như vậy hệ thống xin – cho rất mạnh, nhất là các dự án. Xin được mở bệnh viện tư, trường đại học… xin được căn hộ chung cư mua theo giá gốc, tưởng là thị trường nhưng chưa đích thực.
- Như hai nguyên nhân ông nói kể trên không đề cập đến việc cán bộ tha hoá, sa sút về đạo đức dẫn đến tham nhũng?
Trước kia trong các văn bản về phòng chống tham nhũng của nhà nước khi nói nguyên nhân hay nói đến ban đầu là đạo đức tha hoá, lương thấp… thì dự án này không nói như thế. Hai nguyên nhân nói trên không có dính đến đạo đức. Đạo đức rất khá nhưng rơi vào vòng xoáy này cũng phải nhận hối lộ, còn nếu khá hơn nữa ông đứng ra ngoài không làm nữa, ông về nghỉ hưu. Còn nếu anh vào cuộc, lại phải xin, phải đưa ra phong bì…
Do đó, dự án đưa ra hai nguyên nhân chính ở trên rồi mới đến nguyên nhân đạo đức kém, lương bổng thấp, nền kinh tế dùng tiền mặt… Chẳng hạn dùng tiền mặt, anh ra phố Hà Trung (Hà Nội) mà đổi được 100 nghìn USD, lo lót hải quan chuyển sang Thuỵ Sĩ thì xong rồi. Chả ai còn biết nữa. Các nước đổi 5.000 USD phải xem ai cần đổi, nguồn gốc từ đâu, tại sao cần đổi…
Mà cái hối lộ của Việt Nam nó lại ghê gớm, thành văn hoá, có bà nói: “Các bác cứ nói hối lộ xấu xa nhưng bây giờ vào bệnh viện, ngày lễ ngày tết cho cô giáo mà không đưa tiền, phong bì… thì mình trở thành người vô văn hoá”. Bà ta dùng chữ nặng lắm là vô học, mà có học, có văn hoá thì phải đưa, thành ra cái lệ đó rồi.
Có hai ý kiến dự án này không đồng ý: Ý kiến thứ nhất bảo là cảnh sát giao thông xấu xa nhưng ta chiểu theo hai nguyên nhân kia thì ông cảnh sát là bình thường, vì nằm trong hệ thống. Ví dụ cảnh sát tỉnh A thế này còn cảnh sát các tỉnh khác rất nghiêm túc thì mới gọi là phạm trù đạo đức của cảnh sát. Như thế không phải tại vấn đề ở bản thân ông ấy mà tại hệ thống.
Cho nên vừa rồi đối thoại về tham nhũng trong y tế, tôi có nói câu: Ngành y tế theo thống kê của người dân có tham nhũng nhưng không ghê gớm (về giá trị bằng tiền, vật chất) bằng đất đai. Nhưng tham nhũng ở đấy mang tính chất đương nhiên và noi gương?
- Vì sao ông nói tham nhũng ở ngành y tế là “đương nhiên và noi gương”?
- Vì anh bác sĩ lý lẽ: Tội gì mà tôi ngồi đây mổ suốt ngày lương 3 triệu mà anh kia chạy loăng quăng, có tiền tỷ. Thì bác sĩ lấy tiền của bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân van bác sĩ nhận tiền.
Tôi có quen một người giải phẫu giỏi ở Việt Đức (tôi đã lắng ghe và hỏi rất cẩn thận). Người bác sĩ giỏi ở Việt Đức 40 tuổi, mổ chính bây giờ lương chính có 3 triệu nhưng thu nhập tất cả tiền hàng tháng 40 triệu. 40 triệu tương đương hơn 2.000 USD, được quá! Nhưng hiện nay thu nhập do hệ thống tham nhũng, hối lộ cung ứng. Thế mà có lần có một bà già 70 tuổi ở Hà Giang đưa phong bì, ông ấy không nhận vì trông bà nghèo khổ, bà ta sợ quá gần như quỳ xuống để cầu van… Lúc ấy thành văn hoá, “nếu bác sĩ không nhận phong bì của tôi thì tức là phản đối tôi, không chăm chút tôi. Nhận cho tôi để chăm chút cho tôi”. Bác sĩ ấy nhận, khi yên ổn rồi bóc ra thấy 30 ngàn đồng mà phát khóc…
Có những ý kiến nói ra nhưng tổng kết lại người dân không đồng ý. “Người dân làm hỏng cán bộ, tham nhũng hối lộ tại người dân”, nói như vậy là sai hoàn toàn. Nói như thế này đúng: Lương thấp nên không giữ được mình, vì không nước nào lương thấp thế này cả. Công chức quá đông và lương quá thấp, đó là vấn đề lớn, là hiện tượng ở Việt Nam. Công chức không thực tài mà theo hệ thống tuyển lựa nó không đúng như một thị trường đích thực.
“Bốc thuốc” cho bệnh tham nhũng
- Vậy sau khi “chẩn đoán”, dự án đã “bốc thuốc” như thế nào để chữa “bệnh” tham nhũng ở Việt Nam?
- Khuyến nghị tập trung nhất, về đường trường (lâu dài) thì phải thay đổi, hoàn thiện một số cơ chế sở hữu. Đó là đề xuất lớn nhất đầu tiên của dự án này, thí dụ về đất đai. Làm thế nào đó để người dân có quyền hơn, được đền bù cao hơn, được đối thoại với nhà đầu tư…? Chứ hiện nay họ có quyền rất ít và quyền ấy đưa về chính quyền. Mà quan chức ưu ái cho doanh nghiệp thì tự nhiên là tham nhũng.
Tập đoàn nhà nước cần nghiên cứu lại, anh chủ tịch tập đoàn phải góp tiền của anh. Đằng này tập đoàn nhà nước tiền của dân, tội gì không làm ra công ty con, làm hại cho tập đoàn, lợi cho công ty con, cuối cùng tập đoàn càng lỗ.
Đề xuất thứ hai về dài hạn muốn chống tham nhũng tốt phải minh bạch và tính giải trình phải cao.Ví dụ người dân có quyền yêu cầu UBND chỗ này giải trình…  Chỉ giải trình anh cũng đã sợ rồi! Cũng như sân golf anh lấy đất thế nào cho ai và nộp bao nhiêu. tại sao sân golf một nửa làm biệt thự?
Thứ ba về đường trường, tiếng nói của tổ chức xã hội và người dân phải tăng nữa. Giống như về ô nhiễm môi trường, phải có sức ép người dân kiện Vedan, hoặc trao giải thưởng không đúng, báo chí, người dân lên tiếng phải mạnh mẽ thì mới được.
Giải pháp trước mắt, người dân đề xuất rất đơn giản và cụ thể là không nên để ông chỉ đạo (trưởng ban) phòng chống tham nhũng là ông chủ tịch chính quyền. Hiện nay là vừa đá bóng vừa thổi còi. Còn nữa, anh thanh tra ở tỉnh sợ ông chính quyền. Thanh tra ở tỉnh phải độc lập với ông chính quyền thì mới ăn thua. Vì vậy người dân đề nghị tăng cường hoạt động, tham gia giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng…
Kiến nghị thứ hai Đảng viên cũng như không Đảng viên, cán bộ cao cấp cũng như thấp cấp đều chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không có xử riêng, cấp uỷ có ý kiến… Tức là thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba, phải làm thế nào cho người dân dám tố cáo tham nhũng, thí dụ đơn thư khiếu nại tố cáo nặc danh cũng phải xét, rồi hòm thư tố giác tham nhũng để nơi thoải mái cho người dân dễ nhận biết.
Kiến nghị thứ tư là vai trò giám sát của người dân, truyền thông, của tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… phải tăng nữa và và thực chất hơn.
- Ông vừa đưa ra đề xuất “vá” những chỗ khiếm khuyết về cơ chế. Nhưng có thể những người làm chính sách cơ hội không dễ thay đổi, từ bỏ quyền lợi của mình. Vậy theo ông phải làm như thế nào?
- Ở VN có một đặc điểm và đặc điểm đó hay tạo nên tham nhũng mà trong dự án đã nêu là anh hành pháp lại lập pháp. Thí dụ cơ chế phát triển ngành điện lực, Luật điện lực hoặc chính sách phát triển điện lực lại do anh EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Bộ Công thương đề xuất. Các nước chữa bằng cách hạn chế anh hành pháp lại, mà khi lập chính sách phải để cho anh lập pháp là Quốc hội. Trong Quốc hội thì anh Bộ trưởng phải rất ít, thậm chí đã Bộ trưởng không đại biểu Quốc hội. Của mình ngược lại hầu hết Bộ trưởng đều là đại biểu QH. Tách lập pháp ra khỏi hành pháp thì lập pháp mới đứng trên quyền lợi chung. Đằng này khi lập pháp có dấu vết hành pháp ở bên trong, thiên vị anh hành pháp nên rất nguy hiểm.

- Tại sao dự án không “hiến kế” những giải pháp cụ thể, thưa ông?
- Anh quản lý phải nghĩ cách làm lợi cho dân, tránh tham nhũng. Anh đồng ý đất đai phân phối như vậy có phải lò sinh ra tham nhũng không? Không thể không đồng ý. Lò sinh ra tham nhũng anh phải chữa đi, anh phải mời chuyên gia chứ không thể người dân nói cách chữa được.
Cũng giống như ông QH bảo ông Bộ trưởng: Tôi phát hiện cho ông việc để chính quyền phát đất thế này dễ tạo tham nhũng, ông phải đi tìm cách chữa mới nói ông quản lý dân chứ! Hoặc người ta nói tập đoàn là ổ tham nhũng. Thế thì phải cổ phần hoá hết đi hoặc làm cách nào đấy…
Nếu làm được cái này lợi nhuận mới tập trung về cho xã hội, anh quay lại trả lương cho công chức. Chứ tổng số tiền ở VN không ít, nhưng rơi vào các đại gia, các doanh ngiệp và quan chức… Như thế công chức nhỏ không có lương phải “chấm mút” kiểu khác, cứ lằng nhằng thế. Là hệ thống cứ xoay vòng theo kiểu mà trong vòng luẩn quẩn như thế này, nó dựa vào tham nhũng phát triển theo kiểu không trong sáng, không đàng hoàng…
Xin cảm ơn ông!
Văn Tiến thực hiện
Nguồn: http://butlong.multiply.com/journal/item/476/476
Những phát hiện của Dự án Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng (PCTN) dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn hàng nghìn người dân, cán bộ tổ chức xã hội, đoàn thể, chính quyền tại 9 tỉnh, TP: Lào Cai, Hà Giang, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An… bằng các hình thức: lập các phiếu điều tra để người dân điền vào, phỏng vấn sâu lãnh đạo các tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ chức một số buổi thảo luận với sự tham gia đông đảo của người dân ở thôn, xã…
Ngày 4/12 tới tại TP.HCM, dự án sẽ tổ chức hội thảo để công bố những phát hiện, nguyên nhân, đề xuất giải pháp về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, lấy ý kiến góp ý các đại biểu để hoàn thiện dự án…
“Lẽ ra cán bộ, công chức lấy lương từ thuế, đằng này lại chia sẻ từ khoản đó (từ tham nhũng, hối lộ)… Tức là quan chức chia sẻ cơ chế không công bằng trong quá trình phát triển để làm ra thu thập chứ không phải là lương bổng. Quan chức lại dùng tiền ấy sử dụng dịch vụ, người làm dịch vụ cũng hưởng tham nhũng theo kiểu hối lộ, ví dụ như bác sĩ, cô mẫu giáo, thành ra đang hưởng vòng quay của hối lộ và tham nhũng. Những nơi hưởng tiền ít, ví dụ vùng núi xa xôi quan chức, người dân không có tiền mấy thì người dạy mẫu giáo ít được phong bì. Nên người dân nói tiếu lâm rất ghê: “Vùng cao, giáo viên, bác sĩ khổ quá vì tham nhũng chưa thâm nhập vào đây!” (cười

Công nghiệp hoá “trên lưng người nông dân”?
“Đất đai quản lý như thế này người dân nói rất ghê. Tôi thấy găng quá nên nói, “tôi ghi vào đây có ảnh hưởng đến bác không?” Họ nói, “không, không, cứ ghi tên tôi ở dưới đi”. Câu thứ nhất họ bảo là: Ngoài tham nhũng ra, nếu quản lý đất đai kiểu này thì quá trình công nghiệp hoá hiện nay đang tiến hành “trên lưng người nông dân”. Không phải lời của dự án mà ghi chú thích hẳn hoi, ông này ở Thái Bình, từng là tỉnh uỷ viên.
Ông ấy cho rằng, ngoài hiện tượng tạo thời cơ cho tham nhũng thì quá trình công nghiệp hoá thế này đang lợi cho doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người nông dân. Cái doanh nghiệp mà được đất ở chỗ Ciputra (Hà Nội) được lãi gấp mấy trăm lần? Hay một sân golf họ lấy 100ha, 60ha làm sân gôn, 40ha làm biệt thự, lãi đấy vào túi ai?”
Tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân
“Dự án này tập trung vào để không xẩy ra tham nhũng, nó chân tình ở chỗ ấy. Dự án không đề nghị tăng hình phạt gấp mấy lần, thậm chí còn đề nghị không tử hình tội tham nhũng. Vì “hồn” của dự án này nói tham nhũng ở Việt Nam mang tính chất nạn nhân nhiều hơn. Tội nhân là một số nào đấy…
Giống như giáo dục, nhiều người là nạn nhân nên dự án này “không thích” ông Nguyễn Việt Khoa ở Hà Tây. Dự án này không đồng ý vì cách tiếp cận ấy đi vào những cái nhỏ lẻ, mà phải tìm nguyên nhân của những thứ đó. Mang camera quay đưa tiền cảnh sát ngoài đường, dự án này hoàn toàn không có dáng dấp như thế. Dự án này “đụng chạm” tại sao cảnh sát tham nhũng, cần phải “chữa” để cảnh sát không cần, không thể và không dám tham nhũng…”

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 11. Jan 2010 , 21:49


CSVN doàn ngũ hóa lực lượng của họ tại hải ngoại


http://www.calitoda y.com/news/ view_article. html?article_ id=8da6317f2900b afb120b2dd9c352d 9cd   

Jan 11, 2010 Cali Today News – Độc gỉa Khoa Nguyễn có gửi đến Cali Today bản tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) của chính quyền Hà Nội với lời nhắn trong thư như sau: “This will present a real challenge and requires a much well-thought strategy for the overseas Vietnamese to fight against.”.

Bản tin của TTXVN có tựa đề là “Thành lập hội lưu học sinh Việt Nam tại Washington DC” và có nội dung như sau:

“Hội Thanh niên-lưu học sinh bao gồm công dân Việt Nam đang nghiên cứu, học tập và công tác tại khu vực thủ đô Washington, Mỹ, được thành lập hôm qua.

"Đây là sự kiện quan trọng trong công tác cộng đồng, cũng như trong công tác vận động bà con, sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Mỹ", TTXVN trích lời Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng nói.

Đại sứ hy vọng rằng hội sẽ là một mô hình để tiếp tục triển khai chủ trương thành lập các hội thanh niên và sinh viên Việt Nam trên các vùng của nước Mỹ, tiến tới có một tổng hội chung cho tất cả thanh niên tham gia.

Nguyễn Tú Chi, hiện đang công tác tại Ngân hàng Thế giới - người được bầu là Chủ tịch lâm thời của Hội cho biết: “Việc thành lập Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam ở Washington DC sẽ gây dựng phong trào sinh viên ở đây có tổ chức hơn. Sắp tới, Hội sẽ tổ chức một buổi liên hoan ẩm thực, giao lưu với Đại sứ quán và thanh niên học sinh tại Washington DC".

Ngay tại buổi lễ ra mắt của hội, đã có hơn 70 thanh niên Việt Nam tại khu vực Washington đăng ký trở thành thành viên của hội., VOV cho biết.

Ban chấp hành lâm thời của hội cho biết trước khi hội được chính thức thành lập, thanh niên tại khu vực Washington, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, đã tham gia tích cực vào một số hoạt động gây quỹ từ thiện… (TTXVN)”

Qua bản tin này, chúng ta thấy rằng CSVN đã bắt đầu đoàn thể hóa lực lượng của họ tại Hoa Kỳ và sẽ mở rộng mô hình như trên trên toàn quốc, không còn hoạt động chui như trước đây nữa.

Nhiều người đặt vấn đề là liệu những tổ chức hoạt động như thế có hợp pháp tại Hoa Kỳ không? Đây là vấn đề mà các luật sư của cộng đồng tỵ nạn cần lên tiếng.
Như độc giả Khoa Nguyễn nhận xét thật chí lý: “Đây là một thách thức thật sự” đối với cộng đồng người Việt quốc gia và cộng đồng tỵ nạn CS cần phải có chiến lược phù hợp để đối phó.

CSVN không cho phép người Việt hải ngoại tổ chức các hoạt động đoàn thể tại Việt Nam, trong lúc đó, họ lại lợi dụng tự do tại Hoa Kỳ để tổ chức đoàn thể của họ. Cộng đồng khắp nơi thiết tưởng nên lưu ý điều này đối với các vị dân cử, vì sức mạnh của cộng đồng là lá phiếu, và đó là sức mạnh duy nhất mà CSVN không bao giờ có được trên đất Mỹ.

Nguyễn Dương





Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 02. Feb 2010 , 18:15
Lá thư London

   

  Lời bàn: Ngẫm lại số phận con dân nước Việt mình sao nó chua chát thế hả giời. Trên thế gian này có lẽ chỉ có dân Việt mình mới có ước mơ được sang Tư Bản đế... đi tù.



Mình nhận được lá thư của một cô gái quen đang ở Anh Quốc gửi về. Ua chầu, có bạn từ bên Anh Quốc cơ đấy. Dạ không. Cô này cùng nhiều người nữa ở quê mình do điều kiện gia đình khó khăn, mỗi người vay 500 triệu, nộp cho ai đó, rồi cái ông ai đó này lập kế hoạch như thế nào đó, thế là tất cả bay sang Pháp, từ Pháp lại có đường dây ai đó mang sang Anh.

Tại đây họ làm đủ nghề, nhưng kiếm tiền khá nhất là trồng cây cần sa. Cô bạn mình sang mấy tháng, gửi tiền về thanh toán xong nợ, lại còn đưa được cậu em trai sang. Như vậy cũng là may mắn. Mình cũng mừng. Ai ngờ vừa rồi nhận được lá thư tay của cô ấy, gửi ai đó tại Hà Nội, rồi ai đó ở Hà Nội gọi điện thoại cho mình, lấy địa chỉ, gửi về lá thư.

Lá thư rất dài. Nhưng có một đoạn cô ấy “ vui mừng” thông báo là đã bị cảnh sát bắt giam vì tội nhập cư trái phép. Giam 6 tháng nay rồi. Và nghe nói, hơn một tháng nữa thì sẽ được thả. Trong thư có đoạn này mình đọc thấy là lạ. Mình trích nguyên văn nhé để bà con đọc, bình luận xem thế nào nhé:


“Em nói chắc anh không tin, bên này, đi tù như đi an dưỡng. Ăn uống thì ngày 3 bữa, đủ dinh dưỡng. Thức ăn thì mình tự chọn, cứ như ăn ở khách sạn 3 sao. Trong ngày lại còn cho thêm một hộp sữa tươi, một hộp sữa chua, một hộp nước cam, một hộp bánh qui, bốn gói sữa bột, 4 gói trà, 4 gói đường, còn trái cây, bơ kẹo thì tha hồ. Anh nghĩ, ăn uống như thế em không mập mới là lạ. Áo quần bọn em hàng ngày có người giặt ủi. Bọn em đi làm mỗi tuần 3 ngày, làm việc chỉ là đi nhặt cỏ thôi và được trả mỗi tuần là 15-20 bảng, nói chung là mua hàng tẹc-ga ở trong tù. Trong tuần còn có 2 ngày học tiếng Anh. Từ chiều thứ 6 đến chủ nhật là ở nhà nghỉ. Họ cho hát Karaoke thoải mái. Hàng ngày, buổi sáng là đi thể dục thẩm mỹ. Cảnh sát và phạm nhận là như bạn bè, không hề phân biệt đối xử gì. Nếu trong ngày mình thấy mệt, hay ăn không ngon, hoặc có ai đó uy hiếp thì viết đơn bỏ vào thùng góp ý là có người giúp đỡ ngay. Nếu thấy bệnh, thì bấm chuông là có bác sĩ tới liền.
Còn em báo cho anh một tin vui. Bên này họ xem con người, đặc biệt là phụ nữ là rất coi trọng. Hồi ở trong nước, các bác sĩ nói em không làm mẹ được, em buồn lắm. Sang đây, trong tù, em có nói với bác sĩ chuyện đó.
Lập tức Hội từ thiện đến, chi phí mọi thứ cho em đi khám hết, xét nghiệm cẩn thận và họ nói sẽ cho em đi phẫu thuật. Phẫu thuật xong chắc chắn em sẽ làm mẹ. Em khóc mấy đêm liền vì hạnh phúc anh ạ. Giờ thì em không cần gì nữa. Chỉ cần được làm mẹ là em vui lắm, em về sẽ lấy chồng, sinh con, thế là thỏa nguyện lắm rồi anh ạ.
Bây giờ mọi thủ tục đã xong, chỉ đợi ngày đi phẫu thuật nữa thôi anh ạ. Nếu tính ra chi phí cho việc phẫu thuật, tính sang tiền mình là khổng lồ, nhưng em được Hội từ thiện và nhà tù giúp đỡ hết anh ạ.
Trong tù, có 300 phụ nữ, người Việt ít lắm. Tù nhân nữ hình như đồng tính hết anh ạ. Họ làm tình ngay trước mặt cảnh sát. Cảnh sát nữ thì tóc nhuộm mấy màu liền, trông như cá cảnh anh ạ.
Người mình vì cuộc sống, vay mượn tìm đường sang đây, nhưng bị bắt nhiều lắm anh ạ. Em trai em cũng qua đây được rồi, nhưng hiện giờ làm ăn cũng rất khó khăn.
Anh chú ý giữ sức khỏe nhé. Em chỉ mong tự do để hàng ngày lại vào Blog đọc bài anh viết, vui lắm….”

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 25. Feb 2010 , 17:03
TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN

    Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên 1 sự thay đổi về quan điểm của người đọc, không hy vọng lớp trẻ VN đang sống tại VN có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội VN, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc 2 quan điểm.
    Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.

    Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.
    Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN.
    Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước.
    Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
    Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm.
    Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào. Tôi đã nghĩ…
    Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh.  Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài.
Tôi chỉ nhìn vào những gì đang diễn ra. Và nói về những gì đang diễn ra.
Tôi đã được học về sự ưu việt và tốt đẹp của chế độ cộng sản, về những lý tưởng cao cả của người cộng sản cùng với chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe giáo viên phân tích về sự rệu rã của chế độ tư bản đang giãy chết bên bờ vực thẳm, bên ngoài giàu có đẹp đẽ nhưng bên trong đang chết dần chết mòn.
Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới  chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ? 
Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ?   Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 34 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?

    Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.
Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra xã hội VN không hề đi theo chủ nghĩa ấy. Theo chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. ****
Xã hội VN hay TQ có thể tiếp tục tồn tại vì họ từ lâu đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội ban đầu - cái xã hội lý tưởng không giai cấp, và đi theo nền kinh tế tư bản. Rất nhiều người đã nói với tôi về công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và đất nước ta đang đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thế nhưng họ đã bênh vực mù quáng mà không nhìn lại 1 chút để nhận ra sự tương phản 180 độ giữa mô hình chủ nghĩa xã hội và những gì nhà nước đang thực hiện. Kêu gọi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khuyến khích mọi người làm giàu, ấy là tư bản. Đó là lý do TQ, VN có thể tồn tại.
Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.

    Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN.  Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ.  Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước.  Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi.  Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.”  Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”
Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi.  Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường.  Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ.  1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.
    Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ.  Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.
    Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1 nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò.
Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu  “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.”  Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực.  Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này.  Ta tin để tiếp tục sống.  Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật.  Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin.  Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.
    Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí.  Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng.  Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.

    Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh.  Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành.  Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại.  Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, nhà nước TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm.  Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước.  Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN).  Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN.
Nhà nước VN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị.  Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.

    Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau.  Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng. 
Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ.  Trong giờ học, khi các học sinh  lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến.  Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.”  Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nước.  Họ không cho phép người dân được quan tâm.

    Tôi đã sống trong lòng chế độ này.  Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu.  Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh.  Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.
    Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ.  Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già… đều được nhà nước cấp tiền nuôi.  Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con.  Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần.  Tôi đã từng cười việc họ thổi phồng, viết báo và phỏng vấn con gái 1 người đàn ông bị tù 3 ngày trong Thế chiến thứ 2, nhưng rút cuộc nó chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: họ tôn trọng dân họ, từng cá nhân trong đất nước họ, và số lượng người chết quá ít.
    Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái.
Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ.
Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học.   v.v…
    Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công công trình. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Vướng vào cột điện và ngắt điện quá trễ… Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.
    Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ?  1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ?  1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ?  1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ?  1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ?  1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ? 
    1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ?  1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước?
    (Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).
    Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 34 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên TG? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về. 
Đó không phải là không yêu nước.
    Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về.  Tôi không về được và cũng không muốn về.  Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ? 
    Ông thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình…
    Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái @.

    Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ?  Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ?  Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?  Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?
Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng.  Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu.  Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ.  Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).

                -   Vì tự do.   -   Vì quyền sống.   -   Vì tương lai.    -

    Họ đã đứng lên. Nổi dậy.  Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ với quan niệm đánh đồng yêu quê hương Tổ quốc và yêu nhà nước và suy nghĩ an ủi xã hội đang dần dần phát triển ?  (Ồ vâng, xã hội đang tiến bộ, đứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có).  Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ?  Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Lama chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược  (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?)  với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ?  (Đài Loan, Singapore… có phải nước nhỏ không ?  Tại sao những nước này không sợ TQ ?)
    Nhà nước này và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ?
Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ?
    Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?

    Tôi buộc phải tin.  Tôi muốn tin.  Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi.
Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau.  Tôi so sánh.  Tôi phân tích.  Tôi đặt câu hỏi.  Tôi nhìn vào thực tế.
Tôi xem xét vấn đề.  Tôi kết luận.

1 tờ brochure giới thiệu về buổi triển lãm tội ác cộng sản tại Tiệp Khắc.
“Museum of communism Dream Reality Nightmare.”

    Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ?  Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn nhà nước không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng ban lãnh đạo đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ? 

Joyce Anne Nguyen
( Nguyễn Đắc Hải Di )








[size=22][/size]

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 12. Mar 2010 , 10:03
Lê Thị Công Nhân và những chú lùn Ba Đình

Babui


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 15. Mar 2010 , 07:08
Việt Nam dưới bờ vực thẳm

Nguyên Thạch


Trong văn chương, thường người ta thường ví những việc gì nguy hiểm bằng câu “Bên bờ vực thẳm”. Ở đây, tôi xin nói huỵch tẹt là “Dưới bờ vực thẳm”. Đây là nội dung bài viết này. Ý tưởng người viết có còn nhiều giới hạn, xin bạn đọc bổ xung ý kiến nếu cần.

Xin cùng lược qua một cách khái quát về lịch sử cận đại của đất nước Việt nam suốt thời kỳ bị chế độ cộng sản cai trị và những hệ quả của nó.

1. Chủ nghĩa ngoại lai

Do hoàn cảnh khách quan của toàn thế giới, Việt nam cũng như một số quốc gia nhược tiểu khác đã bị những thế lực mệnh danh là đế quốc, xâm chiếm và đô hộ.

Trong hoàn cảnh bi đát của gia đình, Hồ Chí Minh (HCM) đã bị khủng hoảng về tinh thần, phải tự liệu để đi tìm một lối thoát cho bản thân. Trên con đường đó, nếu Bộ giáo dục Pháp chấp nhận đơn (của HCM) xin học tại trường bảo hộ thì chắc chắn cuộc đời của Hồ đã khác hẳn.

Qua bao tham vọng, xảo thuật, và mưu mô, Hồ đã du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến hiện trạng thê thảm của đất nước từ những ngày cách mạng mùa thu cho đến hôm nay. Cộng sản là một thứ chủ nghĩa mà nhân loại văn minh đã vứt vào sọt rác từ lâu, nhưng tập đoàn đảng viên CSVN vẫn ngụy biện và mò mẫm trong mê muội.

2. Thống nhất đất nước

Bằng bạo lực, “Cả nước đã quay về một mối/Một mối hận thù, một mối đau thương!” (Nguyễn Chí Thiện, Thơ Vô đề). Thống nhất Nam Bắc để “Xuống hố cả nút” để huynh đệ tương tàn, nghèo nàn lạc hậu, áp bức bất công... Thống nhất, gom về một cụm để dễ bán đứng dân tộc, dâng cả giang sơn cho ngoại bang. Như thế thống nhất đất nước để để làm gì?

3. Độc tài cai trị

Người xưa có câu “Hữu xạ tự nhiên hương”. Nếu đảng cộng sản quả thực tài tình thì há gì phải run sợ trước những đảng phái chính trị khác? Cớ gì phải lo ngại đa đảng, đa nguyên? Nếu thực sự là chính nghĩa thì tại sao phải tránh né trưng cầu dân ý?

Đất nước nghèo nàn lạc hậu, chính quyền làm nô lệ cho ngoại bang là kế quả của Đảng Cộng sản trong suốt ba mươi lăm năm thống trị cả nước, bảy mươi năm trên toàn miền Bắc. Xin tra cứu thống kê của thế giới, Việt nam đưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

4. Đất nước phát triển

Phát cái gì trong suốt thời gian dài? Phá triển đó có xứng đáng không?

Hãy lấy mốc trước 1975 khi miền Nam dưới thế chế tự do dân chủ thì Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông. Tuy phải đối đầu với cộng sản miền Bắc và khối công sản thế giới, xã hội miền Nam đã phát triển hơn Thái lan, Đài loan, Philipine, Mã lai (Malaysia), Nam Hàn (South Korea).

Khoan nói tới các quốc gia tiên tiến, hôm nay, vị thế của Việt Nam ở đâu so với các nức vừa kể? Tại sao Thái lan, Đài loan, Philippines, Mã lai (Malaysia), Nam Hàn (South Korea) phát triển nhanh, vượt xa Việt Nam? Điểm chung của các quốc gia trên là không theo chủ nghĩa cộng sản.

5. Xã hội điêu đứng

Chưa bao giờ cuộc sống của người dân Việt nam có quá nhiều đau khổ và thê thảm như hiện nay. Bao nhiễu nhương, ngang ngược, bạo tàn, hối lộ tham nhũng đè nặng trên đầu trên cổ người dân vô tội. Những tiếng nói, những ước mơ, những thét gào đòi Tự do, Dân chủ, Nhân bản, Dân quyền, đều bị đàn áp thô bạo, bắt bớ tùy tiện.

Một xã hội đầy rẫy những oan khiên, nghèo đói. Tuổu trẻ Việt Nam phải thất học vì bố mẹ túng quẫn; thiếu niên Việt Nam phải lao đầu vào cuộc sống chụp giựt, chỉ biết tiền và tiền. Cộng sản đã thành công trong việc biến hóa đa số công dân của đất nước trở thành lớp người với một khối óc đặc sệt đất sét.

6. Đạo lý suy đồi

Chưa bao giờ xã hội Việt Nam có một nền đạo lý tồi bại xuống cấp như ngày nay. Lọc lừa đàng điếm, cướp bóc giựt dọc, du côn láu cá, thờ ơ vô cảm trước những khổ đau của đồng chủng. Hẹp hòi ích kỷ, chỉ biết chăm sóc cho bộ lông của riêng mình. Giả tạo, gian dối và nguy hiểm hơn là cả nước thi đua nói láo... Đó là kết quả của chủ nghĩa sắt máu, hoang tưởng, mị dân đến những cuộc đấu tố thâm độc. Từ vô thần, cực đoan đã đưa đến sự ung thối dốt nát hôm nay.

7. Khinh thường trí thức và những tài năng của quốc gia.

Một trong những cái sai trầm trọng của chủ nghĩa CS là gây chia rẽ hận thù giữa các tầng lớp trong xã hội. CS đã ưu tiên đề cao giai cấp công nhân, lấy đó làm nền tảng để cai trị các giai cấp khác. Điều đó đã đi ngược lại với chân lý Mọi người sinh ra đều được bình đẳng. Bất bình đẳng nảy sinh bất ổn xã hội.

Trong niềm ưu tư khắc khoải với tiền đồ và tương lai của dân tộc, giới trí thức đã trăn trở gióng lên tiếng chuông cảnh báo cũng như góp phần tri thức của mình hầu đưa đất nước vượt qua tăm tối khó khăn nhưng thay vì đáp lại những tấm lòng đó, đảng cộng sản đã ngờ vực, qui chụp gán ghép cho bao nhiêu thứ tội.

Một thể chế không biết chiêu hiền đãi sĩ thì sự suy vong là điều tất yếu.

8. Hiểm họa vong nô

Điều chắc chắn là tổ quốc sẽ suy tàn dưới sự cai trị của một lũ đốn mạt. Lãnh thổ sẽ hao mòn mất mát dưới sự quản lý của những tên tham lam hèn hạ, mê muội, u tối sẵn sàng bán rẽ tài nguyên của quốc gia để phục vụ cho tư lợi cá nhân và cho phe đảng. Đảng cộng sản là tội đồ của dân tộc, những đảng viên trong bộ chính trị ĐCSVN là những thái thú nối giáo cho giặc. Thật ô nhục! Tiền đồ vận mạng đất Việt đang bị đảng cộng sản Việt Nam chôn vùi dưới hố sâu vực thẳm.

Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đảng cộng sản đang đưa tuổi trẻ và toàn dân tộc vào vòng oan nghiệt.

9. Tương lai mờ mịt

Nhìn vào hoạt cảnh của một xã hội đầy rẫy bất công ngang tàn bạo ngược, tham quan hối lộ nhũng nhiễu đàn áp, dân chúng cơ cực bần hàn bị bưng bít bịt miệng... Đất hẹp người chen chúc, môi trường ô nhiễm, đã và đang bị tàn phá khốc liệt. Nguồn thực phẩm cạn kiệt, chất độc, hơi độc trùm phủ, bệnh tật lây lan, người trẻ kẻ già lăn lóc đầu đường xó chợ, nhân dân đã mất hẳn niềm tin. Giặc ngoại xâm đã hiển hiện trên khắp nẻo quê hương. Đất nước Việt Nam nhỏ bé này sẽ bị bọn Hán phiệt tàn phá hủy diệt không thương tiếc.

Ôi một tương lai mù mịt!

Vì những lý do như trên, trong hiện trạng của Việt nam dưới bờ vực thẳm như hôm nay, những đấu tranh ôn hoà, bất bạo động bằng hình thức những bất hợp tác, bất mãn thụ động hay tích cực lên tiếng đòi dân chủ cho Việt Nam là những chăng đường đã đi nhưng đích thì chưa đến.

Một khi giọt nước đã tràn ly, sự căm hận đã vượt quá mức nhẫn nhục chịu đựng thì việc toàn dân đứng dậy dùng bạo lực hẳn là điều khó có thể tránh được.

Là con dân của con Hồng cháu Lạc, chúng ta phải tự gánh vác, tự cứu lấy chính mình.

© DCVOnline

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 23. Mar 2010 , 15:56
Diễm Xưa

DIỄM XƯA – NGÔ VŨ BÍCH DIỄM

ĐÃ PHẢN BỘI CHÍNH THÂN PHỤ CỦA MÌNH, GS. NGÔ ĐỐC KHÁNH

 

Trần Cao Lãnh

QGHC

 

Kính thưa Bà Con Tỵ Nạn khắp nơi,

Thưa các Bạn QGHC;

 

Lý do chính thúc đẩy tôi viết bài nầy là vì Ngô Vũ Bích Diễm, nguyên là một công chức cao cấp của VNCH, phục vụ với chức vụ Giám Đốc tại Bộ Xã Hội. Chị Bích Diễm đã tốt nghiệp khóa 12 Ban Đốc Sự của Học Viện QGHC, nơi duy nhứt đào tạo công chức cao cấp cung ứng cho guồng máy hành chánh của VNCH từ địa phương, đến các Bộ Phủ Trung Ương.

 

Trên nguyên tắc và danh nghĩa những người tốt nghiệp Học Viện QGHC phải là những người tiêu biểu và đại diện cho chế độ VNCH về lãnh vực Hành Chánh. Cũng như Quân Lực VNCH là lực lượng chính yếu để bảo vệ chính thể Tự Do VNCH của Miền Nam Việt Nam .

 

Do đó, hơn ai hết, hơn mọi ngành nghề chuyên môn khác của VNCH; người công chức tốt nghiệp HV/QGHC phải có trách nhiệm về LẬP TRƯỜNG TỰ DO, chống lại chế độ độc tài Việt Cộng. Bởi vì chính lập trường tự do đó mà người công chức VNCH đã ưng thuận, để được tuyển dụng ăn lương hàng tháng và đương nhiên phải có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ lập trường tự do đó !

 

Theo thiển nghĩ của tôi, tuy VNCH không còn tồn tại nữa ! Nhưng không phải vì thế mà người công chức cũ đã hết trách nhiệm và bổn phận đối với lập trường tự do. Tôi tin chắc rằng nếu người công chức VNCH luôn thức tỉnh và có ý thức thì vẫn nhận ra trách nhiệm của mình. Cụ thể dễ nhìn thấy nhứt là người công chức VNCH cũng bởi không từ bỏ lập trường gắn bó với VNCH nên mới được các nước đồng minh và tự do CHẤP NHẬN cho tái định cư ở những nước của họ với tư cách là người Tỵ Nạn Cộng Sản.

 

Cho nên những ai , đặc biệt là những công chức VNCH đang sống tỵ nạn ở các nước tự do đều phải có trách nhiệm giữ gìn tư cách tỵ nạn để tự mình trung thành với những lý do mà mình được chấp nhận cho sống bình thường với đầy đủ quyền lợi như bất cứ một công dân địa phương nào.

 

Hành động cố tình bỏ quên những điều kiện tỵ nạn, lúc nào, hoàn cảnh nào cũng là MỘT HÀNH VI PHẢN BỘI, không thể nào chấp nhận và tha thứ được về phương diên lương tâm và về ân nghĩa mà các nước tiếp cư đã ưu ái dành cho người tỵ nạn Việt Nam chúng ta.

 

Vì lý đo đó mà tôi xin đề cập đến trường hợp một chị Cựu công chức VNCH là chị Ngô Vũ Bích Diễm, sau nhiều năm sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ, gần đây đã đột ngột trở lại Việt Nam theo phái đoàn gọi là từ thiện của Nhóm Phật Giáo Về Nguồn ở California tổ chức.

 

Tôi không dám đoán chắc là việc chị Bích Diễm đi theo nhóm Phật     Giáo Về Nguồn, tức là Phật Giáo Quốc Doanh của Việt Cộng tổ chức trong nước và kéo dài thành tôn giáo vận ở Hải ngoại đã được nhiều đồng môn QGHC thuộc Hội QGHC ở Nam Cali biết rõ từ lâu ??? Tuy nhiên tôi tin chắc là đã có một số ít QGHC thân cận với chị Bích Diễm đã biết từ khuya, mà vì nể tình , vì sợ mích lòng nên đã nín thinh để cho chị Bích Diễm ngang nhiên tiến dần lên mức độ đã CÔNG KHAI VỀ VN “GIAO LƯU” VỚI VIỆT CỘNG vào chuyến đi hồi đầu tháng 3/2010 nầy! (*Chữ “giao lưu” là chữ mà báo chí VC đã dành cho chị Bích Diễm trong bài tường thuật tại Huế ngày 10-3-2010).

 

Hành động trở về VN theo phái đoàn PG Về Nguồn là một HÀNH ĐỘNG PHẢN BỘI cả Cộng Đồng Tỵ Nạn Hải Ngoại và phản bội cả với đồng bào yêu chuộng, tha thiết mong mỏi tự do ở quê nhà , mà chính những người như Lm. Nguyễn Văn Lý, Ls. Lê Thị Công Nhân, Ls. Trương Công Định … và rất nhiều người khác đang xả thân tranh đấu với bạo quyền Việt Cộng, một Đảng Cướp Chính Hiệu đã hiện nguyên hình.

 

Mọi việc làm VÔ Ý THỨC như chị Bích Diễm đang làm đều KHÔNG ÍT đã LÀM LỢI CHO VIỆT CỘNG, đều đi ngược lại với mọi tranh đấu cho tự do dân chủ của mọi cố gắng bằng xương máu và tù đày.

 

Tôi tin chắc rằng: Sẽ có rất nhiều người đã thức tỉnh và quyết chọn đường lối MỚI như Ls. LÊ DUY SAN đã thể hiện gần đây, đã mạnh dạn đứng lên TỐNG CỔ Nguyễn Hữu Liêm ra khỏi bữa tiệc của Hội Luật Gia Cali. Qua việc làm dứt khóat của Ls.San cho thấy đã đến lúc chúng ta phải hành động, nhứt định loại những tên nằm vùng, những tên thân cộng ra khỏi mọi sinh hoạt của Người Tỵ Nạn chúng ta. Thực tế đã chứng minh cho thấy một cách thức mới NHƯ THẾ rất hữu hiệu để cô lập những tên ăn cơm QG thờ ma Cộng Sản. Từ nay đừng hòng trà trộn để tiếp tục gây chia rẽ, gây xáo trộn trong hàng ngũ QG Tỵ nạn mà chúng đã thực hiện an toàn trong nhiều thập niên qua tại Hải Ngoại.

 

Trường hợp Ngô Vũ Bích Diễm, các anh trong Hội QGHC ở Nam Cali có dám can đảm đứng lên vạch mặt Bích Diễm như Ls. San đã dành cho tên NHLiêm không ???

 

Vì tôi tin rằng câu chuyện Diễm Xưa- Ngô Vũ Bích Diễm sẽ không dễ dàng chấm dứt ở đây, dù cho cả KHỐI QGHC hay nguyên cả Hội QGHC Nam Cali CỐ LỜ LUÔN thì những người có lương tâm khác sẽ không bỏ qua để làm sáng tỏ vấn đề, vạch mặt Bích Diễm, vạch mặt những đứa núp bóng tỵ nạn để thân cò béo nở , để mà về VN ĐÚ ĐỞN “GIAO LƯU” VỚI VIỆT CỘNG.

 

Cho nên, trong phạm vi cố thu ngắn bài viết hôm nay, tôi xin phép đi sâu một chi tiết mà đề tài đã ghi rõ bên trên:

 

NGÔ VŨ BÍCH DIỄM đã phản bội ngay chính thân phụ của mình là giáo sư khả kính NGÔ ĐỐC KHÁNH, một thời ở Huế đã được học sinh Huế rất nể trọng.

 

GIAI THOẠI.

 

Tôi xin thưa ngay đây là một GIAI THOẠI, là vì tôi chỉ nghe nói và đã đọc được ở một tài liệu, một bài viết nào đó mà tôi đã quên tên tác giả và cũng chỉ nghe một chiều. Nên cá nhân tôi không dám quả quyết câu chuyện nhỏ sau đây là thật 100% ! Vì thế nếu bất cứ ai hiểu rõ đâu là sự thật thì xin mạnh dạn lên tiếng giùm !!!

 

NHƯNG, nếu như GIAI THOẠI sau đây là THẬT , thì so với những gì mà chị Bích Diễm đang làm công khai ở VN thì quả là MỘT HÀNH VI PHẢN BỘI CHA MÌNH Gs. NGÔ ĐỐC KHÁNH trước tiên hơn ai hết.

 

“ Từ trước đến nay, đã kéo dài chừng 50 năm qua, mà hầu hết những ai sống dưới thời VNCH đã ít nhiều nghe đến chuyện: Trịnh Công Sơn đã MÊ cô Ngô Vũ Bích Diễm một chiều, say đắm mà không được đáp ứng, vô vọng nên đã sáng tác bài nhạc DIỄM XƯA (Diễm Ngày Xưa) rất hay, nổi tiếng để đời và từ đó nhân vật là nguồn cảm hứng đã đi vào huyền thoại với cái tên Diễm Xưa.

 

Và trong suốt 50 năm qua, chưa ai từng chính thức được nghe đương sự Diễm Xưa - tức là Ngô Vũ Bích Diểm , một tên tuổi có thật bằng da, bằng thịt … đứng ra xác nhận một điều gì !!!

 

Chính thái độ im lặng đó đã mặc nhiên ÁM CHỈ , Ngô Vũ Bích Diễm không phải là người tình của Trịnh Công Sơn và sau năm 1975 khi mà Trịnh Công Sơn đã hiện nguyên hình là một tên VIỆT CỘNG VĂN CÔNG VẬN CHO VIỆT CỘNG , thì những người QG và nhứt là Tỵ Nạn Hải Ngoại đều không ưa, đều thù oán Trịnh Công Sơn và từ đó đa số mọi người hình như đều gia tăng sự kính nể Ngô Vũ Bích Diễm ; là bởi vì người ta tin rằng : Ngô Vũ Bích Diễm ĐÃ KHÔNG THÈM NGÓ TỚI TRỊNH CÔNG SƠN !!!?

 

Bên cạnh đó, Giáo sư Ngô Đóc Khánh , một người Cha khá nghiêm khắc đã để lại một câu chuyện đồn đại về Trịnh Công Sơn và Bích Diễm như vầy đây:

 

Một hôm, Ngô Vũ Bích Diễm đã tiếp Trịnh Công Sơn ở nhà. Sau  khi TCSơn ra về, giáo sư Khánh hỏi Bích Diễm: Con tiếp ai vậy ? Khi được biết người đó là Trịnh Công Sơn thì giáo sư Khánh đã ra lệnh cho Bích Diễm là từ nay phải chấm dứt, không được quen biết với Trịnh Công Sơn nữa.

 

Hình như vì sự ngăn cấm đó mà Bích Diễm không hề quen biết với Trịnh Công Sơn xa hơn ! Câu chuyện nầy được lưu truyền ra ngoài , khiến cho nhiều người rất có cảm tình với Bích Diễm và đa số đều ngầm thán phục tấm lòng nể cha, vì cha, biết ngoan ngoãn nghe lời cha của Bích Diễm.

 

NHƯNG MÀ mới đây tại Huế, Ngô Vũ Bích Diễm phát biểu , được báo chí VC ghi lại như sau:

 

"người xưa" tâm sự: "Trong bài này anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về... tôi.

Tôi nghĩ vậy. Ðó là bóng dáng của Thành nội cổ kính, của dòng sông Hương xanh mát và huyền hoặc, là không khí lãng đãng của thơ, của nhạc". "Nhiều người tò mò vì sao Diễm im lặng trong suốt mấy mươi năm?". "Vì tính tôi như vậy, không muốn ra trước công chúng. Tôi cũng không biết nói gì và không biết có ai cần gì ở mình hay không. Và cũng bởi vì bóng dáng to lớn của anh Trịnh Công Sơn đã đủ rồi!", "Diễm xưa" nói.
Và điều chờ đợi của tất cả mọi người trong đêm, đó là câu chuyện của Diễm: “Tôi là gái Bắc, theo cha vào Huế năm 1952, bố tôi là giáo sư Ngô Đốc Khánh, dạy tiếng Pháp ở Trường Quốc học. Tôi theo học lần lượt ở Trường Đồng Khánh, Quốc học, đến năm 1963 tôi vào học đại học ở Sài Gòn, sau đó sang định cư ở Mỹ. Nhà tôi ở số 46 đường Phan Chu Trinh (cũ), gần cầu Phủ Cam, là nơi gần anh Sơn ở (khu cư xá trên đường Nguyễn Trường Tộ - TP Huế). Lần đầu tôi gặp anh Sơn ngay tại nhà tôi. Anh đi theo anh Đinh Cường đến thăm Nguyễn Việt Hằng, một người bạn thân của tôi lúc đó đang ở lại nhà tôi để học hè. Sau đó thấy anh Sơn một mình quay trở lại. Anh viết nhạc và có tặng tôi mấy bài. Hồi đó còn trẻ lắm nên cũng biết lơ mơ vậy thôi… Sau này tôi mới biết thông qua hai người em của anh Sơn về câu chuyện nhánh dạ lan hương mà tôi tặng anh đã gây một chấn động mạnh nơi anh. Đó là một kỷ niệm thật đẹp, thật liêu trai…!”.

 

Qua những lời phát biều nầy, NẾU ĐÚNG 100% NHƯ VẬY, thì chính Bích Diễm nay đã CỐ XÍCH GẦN LẠI TRỊNH CÔNG SƠN . Điều mà Giáo Sư NGÔ ĐỐC KHÁNH đã CẤM ĐOÁN những năm xưa.”

 

          Do đó, theo tôi ngày nay Ngô Vũ Bích Diễm đã thay đổi, đã công khai PHẢN BỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN và cụ thể nhứt, rõ ràng nhứt là NGÔ VŨ BÍCH DIỄM đã nhẫn tâm PHẢN BỘI người cha thân yêu, đáng kính của mình là Giáo Sư Ngô Đốc Khánh. Bằng cách sau 50 năm dài, tưởng rằng Bích Diễm đã nghe lời cha, tôn trọng cha… nào ngờ đó chỉ là một thái độ giả dối, được che giấu kỹ , để rồi vì hám danh mà trở thành một đứa vô liêm sỉ, sẵn sàng nói những lời bợ đỡ “GIAO LƯU” với kẻ thù.

 

Tôi xin mạn phép dừng lại ở đây và mong rằng quý bà con và quý đồng môn QGHC sẽ có nhiều nhận xét và phán đoán chính xác cần thiết hơn !./-

 

Trần Cao Lãnh

QGHC/USA.

Tháng 3/2010

 

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 25. Mar 2010 , 14:38
Sài Gòn có 30,000 điểm kinh doanh “nhạy cảm”
Wednesday, March 24, 2010   
 
SÀI GÒN 23-3 - “Tại Sài Gòn nhiều khách sạn hạng sao (4-5 sao) tổ chức các dịch vụ vui chơi, giải trí khép kín đang là nơi tập kết ‘gái mại dâm cao cấp’ phục vụ cho nhu cầu của người nước ngoài và người Việt Nam giàu có.”

Báo Tuổi Trẻ nói như vậy và kể rằng ở Sài Gòn có khoảng 30,000 địa điểm kinh doanh “nhạy cảm” mà trong đó “một số gái mại dâm là ca sĩ, người mẫu bán dâm với giá hàng trăm đến cả ngàn USD.”


Các cô thợ gội đầu của một tiệm trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1
“câu khách” bằng trang phục mát mẻ. (Hình: TT)

Nguyễn Ngọc Thạch - chi cục trưởng Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội Sài Gòn nêu ra con số thống kê như trên tại cuộc hội thảo nhằm “tìm kiếm giải pháp phối hợp phòng, chống tệ nạn mại dâm, buôn bán người” ở Sài Gòn và các tỉnh Ðồng Bằng Sông Cửu Long.

Trong cuộc hội thảo này, theo ông Thạch, dù kinh doanh “nhạy cảm” mà có tiệm làm lậu, có tiệm lại đăng ký đàng hoàng. Năm ngoái “lực lượng chức năng đã xử lý trên 20,600 lượt cơ sở vi phạm, bắt giữ gần 1,900 đối tượng”.

Những cửa tiệm đấm bóp, hớt tóc “thư giãn”, cà phê đèn mờ và cả những quán nhậu, tiệm Karaoke cũng là các địa điểm mại dâm trá hình. Con số 30,000 địa điểm kinh doanh “nhậy cảm” như thế, số gái mại dâm có thể phỏng định lên cả trăm ngàn người, nhưng nhà cầm quyền ở Việt Nam thường tránh nói đến những con số lớn và chẳng có gì đẹp mặt.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 25. Mar 2010 , 16:58





"Ðây là một vụ án rất thương tâm"
Wednesday, March 24, 2010



Giáo Sư Phạm Thị Huê nói về vụ Nguyễn Lâm Sơn giết mẹ
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt


Bồi thẩm đoàn trong vụ án xử “Nguyễn Lâm Sơn bóp cổ giết mẹ', đã phán quyết bị cáo Sơn phạm tội giết người trong cơn nóng giận và bản án nhẹ nhất là 3 năm tù và nặng nhất là 11 năm tù. Người Việt đã hỏi chuyện với Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê, Khoa trưởng Phân khoa Cố Vấn Hướng Dẫn Giáo Dục của Ðại Học Cộng Ðồng Orang Coast ở miền Nam California. Giáo Sư Phạm Thị Huê đã được tòa án mời với tính cách cố vấn về văn hóa trong vụ án này và đứng về phía bị cáo Nguyễn Lâm Sơn.


Giáo Sư Phạm Thị Huê tại phòng vi âm của Ðài NVR 1190am.
(Hình: Ðinh Quát/Người Việt)


ÐQAThái: Thưa giáo sư, quan điểm của giáo sư đối với vụ án này ra sao?

GS Phạm Thị Huê: Ðối với tôi đây là một vụ án rất là thương tâm. Thương tâm ở chỗ bây giờ người mẹ đã chết và đứa con bị cáo tội sát nhân. Tôi theo dõi những bài báo cũng như đọc thêm về vụ án và hiểu thêm trường hợp về anh Sơn, tôi nhận thấy đây là một trường hợp có thể xảy ra rất nhiều các em học sinh-sinh viên Việt Nam tại xứ sở này.
Tôi nhủ lòng rằng dù vụ án này thắng hay thua tôi cũng muốn nhân cơ hội này không những chỉ giúp cho bị cáo là em Nguyễn Lâm Sơn mà còn muốn đưa ra một cơ hội để chúng ta có thể học hỏi thêm trong cộng đồng người Việt về vấn đề học hành của con em như thế nào cũng như vấn đề quan trọng trong đời sống của con em trong tuổi thiếu niên dưới một mái ấm gia đình. Ðó là nhận định của tôi cũng như lý do tại sao tôi nhận lời làm một chuyên viên về vấn đề văn hóa trong vụ kiện này.

ÐQAThái: Về phương diện văn hóa Việt Nam, cách hành xử của bà mẹ nhất quyết muốn con mình học thành bác sĩ, trong khi người con đã nhiều lần nói là không muốn chiều ước vọng của mẹ và trong lúc không kềm được cơn tức giận đã bóp cổ gây nên cái chết của bà. Là một chuyên gia về văn hóa Việt Nam, xin được nghe nhận định của giáo sư?

GS Phạm Thị Huê: Theo nhận định của tôi, người mẹ này là một người mẹ quá khắt khe mà có lẽ bà khắt khe vì vấn đề văn hóa, nhưng cũng có thể là vì vấn đề bệnh tật của bà nữa; có thể bà là người chỉ nghĩ tới sự hãnh diện khi có đứa con làm theo ý mình và đứa con đó không phải làm nghề gì khác mà phải là bác sĩ vì bà có những người bạn thân có con làm bác sĩ. Chính trong câu nói của bà trước khi án mạng xảy ra, bà nói con không muốn cho mẹ được nở mày, nở mặt với bạn bè của mẹ hay sao và có lẽ điều đó bà đã nói nhiều lần rồi, tới lúc đó bà đã nói ra một cách cương quyết như vậy và sự cương quyết của bà đã đưa tới sự giận dữ của Sơn.
Tôi nghĩ rằng đối với tất cả những bà mẹ có thể nói là một bà mẹ thương con thôi thì khi cậu con trai đó nói rằng mẹ ơi, mẹ không nghĩ rằng sự hạnh phúc của con quan trọng hơn là điều mẹ phải có danh giá với người bạn của mẹ hay sao, thì đó là tiếng kêu thảm thiết của đứa con, nếu là một người mẹ bình thường thì phải đáp ứng bằng sự lắng nghe và che chở cho đứa con. Thế nhưng người mẹ này đã không nghe được tiếng kêu của đứa con và bà chỉ nghĩ tới sự hãnh diện của bà là con phải làm bác sĩ để mẹ được nở mày nở mặt; và đó là văn hóa truyền thống của người Việt Nam muốn con cái danh giá. Một phần nữa, bà ấy có thể bị một căn bệnh, có thể nói là bệnh tâm thần, chỉ danh giá khi con của mình được danh giá. Hai điều đó cộng lại đưa tới một trường hợp rất thương tâm như vậy.

ÐQAThái: Liệu có thể hiểu rằng bà mẹ này chỉ yêu mình mà không yêu hạnh phúc của con?

GS Phạm Thị Huê: Vâng, có thể nói bà mẹ này, và cũng có thể có một số phụ huynh khác nhiều khi họ chưa có cơ hội họ làm điều họ muốn, họ chỉ muốn điều đó được thể hiện qua đứa con của họ, nhất là họ so sánh với bạn rất thân của họ lúc nào đi đâu cũng nói rằng con của làm bác sĩ, không những một đứa mà hai đứa. Bà mẹ của Sơn muốn được gọi là ngang hàng với người bạn thân của mình có con làm bác sĩ thì mình phải có một đứa con làm bác sĩ.

ÐQAThái: Trong văn hóa Việt Nam có thường xuyên thể hiện tâm lý như bà mẹ này không, thưa giáo sư?

GS Phạm Thị Huê: Trong văn hóa Việt Nam cổ truyền thì thật sự thường thường các bậc cha mẹ vẫn có tư tưởng rằng cha mẹ có quyền trên con cái, trên những quyết định của con cái, những quyết định chọn ngành học, nghề học, chọn trường học, mà có khi cũng có những cha mẹ lại muốn con mình phải chọn người sau này lập gia đình theo ý của mình nữa.
Trong văn hóa Việt Nam nhiều cha mẹ bắt con em của mình phải tôn trọng quyết định của mình mà không cho con được thảo luận. Chúng ta theo văn hóa truyền thống của Khổng Mạnh và quan niệm giáo dục là vấn đề quan trọng nhất. Khi chúng ta sang đây với hai bàn tay trắng và một khối óc thôi, những phụ huynh cũng mong rằng con cái của họ sau này có cơ hội để học giỏi, để làm những nghề giúp cho họ được tiền và nuôi nấng gia đình. Có thể nói người Việt Nam mình rất tôn trọng nghề bác sĩ cho nên có thể xem bác sĩ là trên hết (cười thoải mái...).
Khi chúng tôi làm việc trong đại học, dạy những lớp ngay cả những lớp về chương trình giáo lý trong các nhà thờ, đã có lần chúng tôi hỏi các em 15, 16 tuổi nam cũng như nữ, rằng các em sau này muốn làm nghề gì và tôi cho các em viết ra rồi sau đó thảo luận; có em đã viết như thế này: “cô biết mà, gia đình Việt Nam ít nhất phải có một người làm bác sĩ, trong gia đình em 5 anh chị em thì người đó phải là em, là con trưởng.”

ÐQAThái: Áp lực của các bậc cha mẹ hoặc thể hiện mong muốn của bản thân cha mẹ hoặc do truyền thống văn hóa như giáo sư nói lúc nãy là muốn con em mình trở thành bác sĩ; ước mong và truyền thống văn hóa này thời chúng ta còn ở quê nhà Việt Nam cũng đã được thể hiện nhưng dường như chưa có một trường hợp nào xảy ra với hậu quả bi thảm và thương tâm như vụ này, vậy thì phải giải thích làm sao?

GS Phạm Thị Huê: Khi người sinh viên, người trẻ qua Mỹ sống hoặc sinh ra tại Mỹ, họ giao tiếp nhiều với văn hóa học đường của Mỹ, họ đã học được lối suy nghĩ độc lập, và họ muốn có cơ hội thể hiện suy nghĩ của họ. Vì vậy khi sự suy nghĩ không được thể hiện, nhiều thảm họa có thể xảy ra. Ðiển hình là trường hợp của Sơn.
Theo chỗ tôi biết, Sơn và người em là Hải, hai anh em cùng sống trong một gia đình có thể nói là bị xáo trộn quá nhiều về vấn đề tâm lý, người em đã tìm cách ra khỏi hoàn cảnh như vậy để tự ý suy nghĩ theo lập luận của mình, và người em đó cũng làm ngược lại ý mưốn người mẹ, nghĩa là thay vì chiều ý mẹ học thành bác sĩ, người em đã học ngành tâm lý. Chính người em là người độc lập và có đủ nghị lực và ý thức để làm được điều đó; trong khi Sơn là một người bị bệnh và Sơn lệ thuộc vào người mẹ và cố gắng làm đẹp lòng người mẹ. Nhưng cuối cùng, thảm kịch đã xảy ra cho cả hai mẹ con Sơn. Cho nên vì hoàn cảnh, lối sống và sự suy nghĩ mà các em được tạo nên trong xã hội này thành ra các em hành xử như vậy, các em suy nghĩ và làm theo đường lối đúng theo suy nghĩ của các em.

ÐQAThái: Khi tiếp xúc với những em sinh viên học sinh, có bao giờ giáo sư thấy họ thể hiện một lối văn hóa, lối suy nghĩ, một ước muốn như thế hệ cha ông của họ đối với họ?

GS Phạm Thị Huê: Giới trẻ bây giờ họ thay đổi nhiều lắm. Chính sự suy nghĩ của họ, sự lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng có những thay đổi. Cá nhân tôi cũng như những người đồng nghiệp của tôi từng gặp những em sinh viên Á Châu, chúng tôi hỏi các em muốn chọn ngành nào, các em bảo con muốn đi trường thuốc, con muốn đi trường y khoa. Tôi hỏi tại sao con muốn đi trường y khoa, có em nói tại mẹ con muốn vậy, ba con muốn vậy. Tôi bảo chính em muốn học ngành gì thì có nhiều em nói con thích nhạc, con thích vẽ, văn chương, lịch sử. Tôi hỏi tại sao con không chọn ngành đó, thì các em nói rằng, vì trong nhà cứ nói con phải học thành bác sĩ. Tôi coi phiếu điểm của các em thì tôi thấy nếu thực sự nếu những em đó học bác sĩ thì không bao giờ thành. Có nhiều em học toán của highschool cũng chưa xong nhưng bố mẹ lại cứ muốn con phải học thành bác sĩ. Ðã có nhiều lần tôi phải mời phụ huynh tới nói chuyện chung vì con của họ và sau khi nghe tôi giải thích, có nhiều phụ huynh nói ồ vậy à, khó như vậy à.

ÐQAThái: Cộng đồng người Việt của chúng ta học được gì qua vụ này, thưa giáo sư?

GS Phạm Thị Huê: Tôi muốn nói với quý phụ huynh trong cộng đồng Việt Nam là hãy lắng nghe con cái của mình, hãy đặt hoàn cảnh của mình vô hoàn cảnh của một em bé được sinh ra và lớn lên trên xứ Mỹ này hoặc khi các em sang đây khi còn rất nhỏ, ví dụ như trường hợp của em Sơn. Khi các em lớn lên như vậy, từ cách học, từ những cách được thầy cô hướng dẫn và từ những bài vở các em học trong xã hội Mỹ này thì các em đã có sự lựa chọn ngay từ khi còn nhỏ và các em có sự suy nghĩ rất là độc lập của các em và các trường học ở xứ Mỹ họ khuyến khích cho các em trở thành những con người như vậy, cho nên phụ huynh của chúng ta phải cởi mở, phải mở rộng lòng mình ra để nghe theo tiếng nói của các em, nếu mình chưa mở lòng mình ra được thì ít nhất mình hãy để cho con em của mình có cơ hội được thực hiện điều các em muốn. Nếu phụ huynh bắt đầu bằng những bước rất nhỏ là tới tham dự Back to School Night để giáo sư và phụ huynh có thể gặp nhau, thì đó là bước đầu tiên mà phụ huynh có thể tham gia để có thể hiểu lối giáo dục của Mỹ và để hiểu con cái của mình hơn.

ÐQAThái: Về phương diện pháp luật, Nguyễn Lâm Sơn có thể lãnh án nhẹ nhất là 3 năm tù và nặng nhất là 11 năm tù; với tư cách là một giáo sư hướng dẫn tâm lý và giáo dục, nếu chỉ xét thuần túy về phương diện của một chuyện gia tâm lý và văn hóa thôi, thì theo giáo sư, bản án này nên như thế nào?

GS Phạm Thị Huê: Tôi nghĩ nếu xét về phương diện tâm lý, về sức khỏe tâm thần của em Sơn cũng như những ảnh hưởng từ gia đình của em thì em là một người vô tội. Tôi nghĩ em ở tù như vậy là đủ rồi, bây giờ thực sự em Sơn là người cần sự giúp đỡ, cần sự trị liệu về tâm lý nhiều hơn là kết tội em như vậy. Tôi rất tiếc là Sơn bị kết án như vậy.

ÐQAThái: Cám ơn giáo sư đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.



vuonhoa

Một thanh niên giết mẹ vì bị 'ép' phải trở thành bác sĩ?
Friday, February 05, 2010
 



Sơn Nguyễn chụp hình với mẹ. Tại sao một người con hiếu thảo lại có thể bóp cổ chết mẹ mình được? (Hình: Marie Nguyễn cung cấp)




Hình cảnh sát chụp Sơn Nguyễn khi bắt giam. (Hình: OCDA)


SANTA ANA (OC Register) - Nguyễn Lâm Sơn không bao giờ lớn tiếng với mẹ, mãi đến lúc anh ra tay giết bà.
Sơn, 31 tuổi, vốn là đứa con ngoan, biết vâng lời, ít khi rời xa mẹ. Bà Nguyễn Thu Nương là bậc cha mẹ luôn tận tụy nuôi con, ước mơ được thấy đứa con đầu lòng của mình lớn lên trở thành bác sĩ.
Ðó là lý do tại sao mọi người trong gia đình đều sửng sốt khi hay tin Sơn bóp cổ giết chết người mẹ 71 tuổi của mình tại căn nhà ở Garden Grove, hôm 21 tháng 12, năm 2008.
Sơn khai với cảnh sát mình đã bóp cổ giết chết mẹ. Nghi vấn ám ảnh mọi người là phải chăng Sơn chủ ý giết mẹ, và tại sao anh đặt tay lên cổ bà.
Hiện Sơn đang đối diện với vụ xử án giết mẹ. Anh tuyên bố rằng mình vô tội. Phiên tòa sơ thẩm sẽ được mở vào hôm Thứ Sáu để quyết định khởi đầu vụ xử có bồi thẩm đoàn tham dự. Phiên tòa dự tính diễn ra trong tuần này nhưng phải dời lại vì anh phải nhập viện do có ý định tự tử.
Dì của Sơn là bà Marie Nguyễn nói, “Tôi biết rõ hai mẹ con thương nhau lắm. Sơn là đứa con ngoan.”
Gia đình họ Nguyễn từ Việt Nam sang định cư ở Mỹ năm 1983, ngụ ở San Diego. Bấy giờ Sơn mới lên 5 và Hải, người em trai chỉ được hai tuổi.
Cha Sơn là ông Nguyễn Thịnh cưới mẹ anh lúc còn ở Việt Nam. Bấy giờ bà là một dược sĩ và lớn hơn ông 16 tuổi. Ở Mỹ, ông làm kỹ thuật viên về điện.
Dì Marie sống ở Los Angeles, thường đến thăm gia đình họ vào các dịp lễ. Theo dì, mọi người trông rất hạnh phúc, bà Nương hay nói tốt về Sơn, khoe rằng anh được điểm cao ở trường.
Dì Marie hồi tưởng, “Bà ấy rất hãnh diện về sự thông minh của con mình và nói về chuyện cậu ấy sẽ trở nên bác sĩ như thế nào.”
Hải kể lại, mẹ mình là một người “tuyệt vời,” lo “chăm sóc” cho con cái. Nhưng thêm rằng, cá tính bà có một khiếm khuyết nhỏ. Hải nói, “Mẹ muốn mọi sự diễn ra theo ý mình.” Anh là người sẽ làm chứng để biện hộ cho Sơn. Hải tiếp, “Niềm hạnh phúc của mẹ chuyển thành sự uốn nắn chúng tôi theo ý bà.”
Năm 2000, cha mẹ Sơn ly dị; tuy rằng, họ chưa rời xa nhau. Sự tách lìa này khiến Sơn khủng hoảng, anh khai với cảnh sát trong thời gian ấy anh từng bị đưa đi thẩm định tâm thần hai lần. Sơn kể là anh thấy buồn bực mỗi khi ba anh nói chuyện trên điện thoại với bạn gái của ông.
Sau cùng khi cha mẹ Sơn dọn ra riêng, Hải chọn sống bên cha, trong khi Sơn ở cạnh mẹ.
Hải không thể thực hiện được như ý của mẹ, anh không muốn làm bác sĩ hay dược sĩ. Bà quay sang hy vọng Sơn sẽ là bác sĩ.
Hải, người đã lấy xong bằng cao học về tâm lý nói, “Mẹ đặt niềm tin vào việc đạt được một địa vị cao, và bà áp lực anh Sơn nhiều hơn.”
Sơn học ngành sinh vật ở trường University of California, Irvine. Sau đó, anh theo học hai năm ở trường Dược tại Massachusetts, rồi chuyển sang học Y khoa tại Ross University, ở Caribbean.
Bà Nương dọn sang sống ở đảo quốc Dominican để được gần bên Sơn. Anh mượn nợ để đi học nhưng bà cũng giúp đỡ anh thêm về mặt tài chính. Hai người sống trong một căn chung cư nằm nhìn sang phía trường.
Vào mùa Thu năm 2008, Sơn rời trường Y và cùng mẹ dọn về Garden Grove. Anh khai với cảnh sát rằng, vào thời gian này anh cảm thấy bị nhiều áp lực phải trở thành bác sĩ hơn.
Sơn nói, “Theo văn hóa nước tôi, cha mẹ nào cũng kỳ vọng con cái làm theo lời họ. Nếu con cái tuân theo lời thì mang lại vinh dự cho gia đình; ngược lại, chỉ làm mất mặt và coi như đồ ruồng bỏ.”
Sơn khai rằng, chiều ngày 21 tháng 12, khi anh đang ngồi viết e-mail thì mẹ anh tiến lại gần. Anh cảm nhận được cơn phẫn nộ của bà, và tỏ ra muốn đối chất với Sơn. Bà hỏi anh có còn tiếp tục theo đuổi ngành Y nữa chăng.
Anh đáp là anh muốn trở lại trường Dược vì anh chỉ còn một năm nữa là hoàn tất, thay vì phải trở lại ngành Y khoa.
Bà Nương không bằng lòng, và nói anh cần nghĩ lại việc phải vượt trội hơn con cái của bạn bè bà. Anh kể, “Mẹ tôi nói, ‘Sao con không chịu nắm lấy cơ hội vì hiện nó đang ở trong tầm tay con, để có thể qua mặt chúng nó?’”
Sơn khai với cảnh sát rằng anh bắt đầu to tiếng và mẹ anh từ tốn nói, “Tao là mẹ. Không đứa con ngoan nào lại bất kính đến nỗi lớn tiếng với mẹ như vậy.”
Sơn kể tiếp, “Tôi đáp, ‘Sao mẹ không để cho con đi theo hướng con thích? Cái gì quan trọng với mẹ hơn, bạn bè của mẹ hay hạnh phúc của con mình?’”
Mẹ Sơn bắt đầu nói anh cần phải nêu gương tốt cho Hải như thế nào.
Sơn khai với cảnh sát là sau đó anh bắt đầu chịu buông xuôi và ngồi vò đầu một lúc. “Rồi cơn giận bùng lên, tôi đặt hai tay lên cổ bà và bóp mạnh.”
Anh nói anh buông ra sau khoảng sáu bảy giây gì đó, và anh nghe tiếng mẹ ho.
Sơn khai rằng anh lập tức chạy ra khỏi căn chung cư và ngủ suốt đêm trong xe.
Sáng hôm sau khi trở vào thì mẹ anh đã chết. Anh gọi cảnh sát và bị bắt.
Sơn có thể phải đối diện với bản án chung thân nếu xét thấy có tội sát nhân ở mức độ một hoặc hai. Luật sư biện hộ Rob Harley không nghĩ vụ này chắc sẽ đưa đến bản án giết người.
“Ðây chẳng qua chỉ là một tai nạn tình cờ xảy đến trong cơn nóng giận.”
Ông Harley dự tính sẽ cậy đến một chuyên gia về văn hóa, để làm chứng về tầm quan trọng của văn hóa Việt Nam là phải làm nở mặt cha mẹ, bằng cách gắng học cho giỏi. Ông định dùng điều này để giải thích cho bồi thẩm đoàn hiểu tại sao Sơn cảm thấy bị áp lực phải theo học trường Y.
LS Harley nói, “Làm đẹp lòng mẹ, đối với anh ta còn quan trọng hơn hạnh phúc của chính mình.”
Phó Biện Lý Cameron Talley tin tưởng Sơn sẽ bị buộc tội sát nhân. Ông ta nói, “Không có gì là tai nạn ở đây cả. Khi anh nóng giận anh không đặt tay lên cổ người khác mà chỉ tát tai hoặc nắm vai người ta. Theo tôi, anh ta đã nổi khùng và chỉ muốn giết phức mẹ mình đi thôi.”
Dì Marie Nguyễn sẽ đến dự phiên xử, bà đến thăm cháu hai lần mỗi tuần ở Nhà Lao Quận Cam. Hai người không hề đề cập đến chuyện đã xảy ra. Bà nói, “Thật đau lòng cho nó lẫn cả cho tôi. Tôi cũng thương bà ấy, nhưng bà ấy đã không còn. Nay chỉ biết nghĩ đến cuộc đời của nó.” (TP)

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 30. Mar 2010 , 21:32
Chuyện  buồn não lòng

Nghe mà muốn xía vô

Một lần qua vòng xoay (bùng binh) một chiếc "xe con" xoay nhanh xuýt cán toi mạng của một ông già, vẻ nghèo nàn hiển hiện qua trang phục rách nát, chiếc gậy có cái móc để móc bao ni long , và vai có túi rác,
Xe lách ra kịp, một viên công an trên xe thò đầu ra :
- Địt mẹ, thằng già bộ muốn chết hả ?, ông già nhìn thằng mới chưởi ông tuổi chắc bằng thằng út nhà ông...thản nhiên trả lời
- bộ mày tưởng tao thích sống, và nhất là thích sống với tụi mất dạy như chúng mày lắm à...
rồi thản nhiên đi, sau lưng còn vang thêm mấy tiếng đéo, địt...

Có những người sống như thể đã chết mà... còn thở, nên chuyện sống trong rọ nhỏ cũng như rọ lớn, đã sống trong rọ thì cũng như là chết mà...còn thở.
mà lại thở chung với súc sinh thì càng thấy...đã chết !!! (triết cùn)







PHIÊN TOÀ ĐẠI HÌNH TẠI LẠNG SƠN NĂM 1985


Nhân lần đi thăm miền Bắc, trong một buổi sáng lang thang không có việc gì
làm, tôi đã có dịp tham dự một phiên toà Đại hình tại Thị xã Lạng Sơn

Lạng Sơn lúc đó còn nghèo lắm, dấu vết chiến tranh trong cuộc chiến năm 1979
với Trung cộng vẫn còn y nguyên. Sau mấy năm mất muà, mức sống người dân lại
càng thê thảm hơn.

Thị xã nhỏ "đi dăm buớc, đã về chốn cũ" nhưng lại khó mà kiếm được thứ gì để
ăn sáng ngoài vài củ khoai luộc và ấm nước chè tươi

Trong một bối cảnh như thế mà lại có vụ xử một can phạm với tội danh: " cố
sát và cực kỳ ngoan cố, không thành khẩn khai báo" khiến tôi cảm thấy rờn
rợn nhưng lại hết sức tò mò !

Pháp đình là một ngôi chòi lá và "toà án" vẫn còn dùng trống và chiêng để
kêu gọi dân chúng tụ tập tham gia phiên xử công khai, đúng với "pháp chế"
cuả nhà nước.

Phạm nhân bị truy tố với tội danh "cố tình đầu độc gia đình người em gái
ruột, cũng vưà là hàng xóm", đã bị giam giữ từ hơn một năm trước, nhưng
trông lại là một người có vẻ mặt hiền lành, nhẫn nhục, trên mặt và thân thể
còn nguyên dấu vết cuả nhục hình từ những trận tra tấn, do công an "tức quá"
vì "tội đã rành rành như thế mà đánh mãi ... nó vẫn nhất định không chịu
khai !"

Phiên toà kết thúc khá nhanh chóng, sau khi chủ tịch hội đồng xử án nêu câu
hỏi:

*- Tội giết người cuả anh rõ ràng như ban ngày! tại sao anh không chịu khai
, mà lại còn tìm cách "giả vờ" tự tử để trốn tránh pháp luật ?*

Và đây là đầu tiên sau hơn một năm trời không nói một lời nào, phạm nhân đã
mở miệng tự "biện hộ":

*- Thưa quan toà, tôi sống với một đưá con trai 3 tuổi, mẹ nó đã chết vì ...
đói và bệnh sau khi sanh nó, vì đói khổ quá, không có gì cho con ăn nên tôi
không muốn sống nưã và đã đánh cắp con gà duy nhất cuả em tôi để nấu một nồi
cháo trộn với thuốc độc, dự định sáng dậy hai bố con sẽ ăn để được chết theo
mẹ nó.*

* Nhưng chẳng may tôi lại ngủ quên đi nên em rể tôi đã sang "trộm" lại nồi
cháo để ăn nên mới ra nông nỗi, chết hết cả nhà, chứ tôi giết chúng nó làm
gì !*

*- Đúng ra là họ đã " ăn cắp"  cái chết cuả hai bố con tôi !*

Được bà mẹ và láng giềng đều bênh vực nên toà đã xử tha bổng, và nạn nhân
được nói lời cuối cùng trước khi được phóng thích

*- Xin toà xét cho tôi được ở lại luôn trong tù , vì dù sao cũng còn chút
khoai sắn để ăn, chứ bây giờ ra ngoài, tôi cũng sẽ tự tử nưã thì ai chôn tôi
?*

*Đời này đâu còn cái gì gọi là "đáng buồn" nưã phải không ?*
*Chắc là tôi đang cần ý kiến cuả các bạn*

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 01. Apr 2010 , 09:44





MỘT ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN Tố Cáo Nguyễn Tấn Dũng Tham Nhũng, Giàu Nhất Châu Á



Một đảng viên CSVN mang tên Phan Văn Trung vừa gửi thư cho các quan chức đảng và nhà nước gồm: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Sang để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng một tay tham lam, thủ đoạn đang kéo thân nhân, tay chân bè đảng để kinh tài theo kiểu mafia.
Lá thư có đoạn nói rằng: Giở lại lịch sử Đảng ta có lúc thăng lúc trầm nhưng chúng ta chưa bao giờ sai lầm như bây giờ.
Chưa bao giờ chúng ta đã sai lầm như khi chọn Nguyễn Tấn Dũng đặt hắn vào nghế Thủ Tướng. Chúng ta chưa bao giờ có thủ tướng đầy tham vọng quyền lực và vật chất như hắn. Chưa đầy một năm kể từ khi hắn nắm quyền hắn đã làm gì được cho đất nước? Hay hắn chỉ dở mọi thủ đoạn để củng cố quyền lực nhằm tạo thêm vây cánh để thực hiện quyết tâm theo gót Enxin đưa VN từ Chủ nghĩa Cộng Sản sang Chủ nghĩa Tư bản. Nguyễn Tấn Dũng đã hình thành được một nhóm tư bản dưới trướng và tạo mọi điều kiện để nhóm này thâu tóm nền kinh tế VN từng bước thực hiện âm mưu dơ bẩn của hắn. Tài sản hắn có hiện nay đã đưa hắn trở thành người giầu nhất Châu Á.
Gia đình Nguyễn Tấn Dũng và gia đình vợ hắn đang thọc sâu vào tất cả hoạt động của nền kinh tế,dân gian muốn làm ăn đều phải sợ những tên: Tư Thắng, Liêm, Chính, Chí. Nguyễn Tấn Dũng còn liều lĩnh coi thường dư luận khi hắn cho con gái là Phượng thành lập Quỹ đầu tư Viet Capital, đây là hình thức rửa sạch dấu vết những dồng tiền bất minh của gia đình hắn. Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng cũng có một cách ăn tiền hợp pháp là nhận thiết kế các công trình xây dựng lớn.
Dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là cả một đường dây kinh tài hoạt động theo kiểu mafia mà chỉ nghe thấy tên là không ai dám đụng đến như Hội (Bitexco), Trầm Bê (Ngân hàng Phương Nam), Tiền (Ngân hàng An Bình), Bắc Hà (Ngân hàng Đầu Tư), Kiên (Ngân hàng Á Châu), Mười Rua (Ngân hàng Sài gòn) Hùng (Lilama), Ngọc Minh (Tổng công ty Hàng Không VN), Don Lâm (Vinacapital) , Hùng (Savico), Gia Bình (FPT), chị Lâm (Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, công ty Hoa Lâm), Diệu Hiền (công ty Bình An Cần Thơ), Nga (công ty Vinh Hạnh) (Vincom). Đây chỉ là những công ty bị lộ còn biết bao nhiêu công ty dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng mà chúng ta chưa liệt kê được.
Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang có kế hoạch chi phối cổ phần các công ty lớn như Dầu khí, điện lực, khoáng sản, hàng không, ngân hàng. Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng kêu gọi chống tham nhũng nhưng Tâm hắn có sáng không? Đức hắn có đáng trọng không? Tay hắn có sạch không?”…
Lá thư tố cáo còn kêu gọi các quan chức đảng và nhà nước nói trên “… nếu còn nghỉ đến Đảng, đến Dân. Các Đồng chí phải ngay lập tức đưa Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế thủ tướng trước khi quá muộn. Nguyễn Tấn Dũng với bản chất tham lam, mưu mô thủ đoạn sẻ đưa VN đi chệch hướng của Đảng ta, hắn sẻ đi ngựơc lại lợi ích của Đảng để trở thành một Enxin Việt Nam với khối tài sản khổng lồ. Nếu chần trừ sẽ có một gia đình Nguyễn Tấn Dũng hoặc là Enxin VN chi phối toàn bộ cả chính trị và kinh tế VN. Tài sản và quyền lực hắn có là máu xương của Đồng Chí, Đồng Đội ta, là mồ hôi nước mắt của Dân ta. Đảng còn hay mất? Câu trả lời là mất, nếu Nguyễn Tấn Dũng còn tiếp tục là thủ tướng. Thời gian không còn nhiều, tôi hy vọng các Đồng chí sáng suốt loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng ngay trước khi quá muộn”….
Từ khi CSVN bịa ra chuyện kê khai tài sản cán bộ chưa ai đề cập đến ở đâu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tài sản như nhà hàng, khách sạn, đất đai, đoàn xe taxi vài trăm chiếc, tậu đất, mua nhà, gởi nhà băng nước ngoài.
Nhưng Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng “Quyết Liệt”!??
Vậy AI … chống AI ….khi sự thật là:
Nhà riêng của Nguyễn Tấn Dũng tại Kiên Giang
Khu đất rộng hơn 3.000 m2 này tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa - Rạch Gía , nguồn gốc lấy ruộng của dân với cái cớ là Quy hoạch ….thời anh ba, Dũng, còn làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang , nay anh ba lên chức thủ tướng được thêm nhà mới ở SàiGòn ,còn ngôi nhà này cho công ty bảo hiểm Bảo Minh thuê lại.
Cây xăng này của mẹ ruột Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cách nhà của anh ba Dũng chưa đầy 50m) ngay đầu cầu Quay - An hòa - Rạch Gía. Đây là cây xăng chỉ bán trá hình thôi chứ thực sự là nơi chứa xăng cung cấp cho Đòan xe taxi hàng trăm chiếc của Tư Thắng (em của Ba Dũng) và anh ba Dũng đang ngang dọc khắp các nẻo đường Miền Tây.
Đoàn xe Taxi của tập đoàn anh ba Dũng + Tư Thắng có mặt khắp các tỉnh miền Nam có các tên như Gia Thảo, Phương Trinh, Hoàn Mỹ…. Đậu ngổn ngang chiếm lòng lề đường trong thành phố nhưng chẳng có anh công an giao thông nào dám đến hỏi thăm như những chiếc xe khác… Đây là những lợi thế kinh doanh nhờ “Quyền Lực“.
Ông KHAI đã dùng quyền lực tham nhũng hàng chục tỷ đồng từ các “phi vụ” mua Tàu Hải âu kê khống gía, đục khoét gian lận trong xây dựng công viên An Hòa Kiên Giang. Ông Khai đã cấu kết với nhiều cán bộ trong tỉnh ủy xẽ quãng Trường Lạc Hồng để bán nền nhà, đồng thời dùng thủ đọan chiếm đọat nhiều nền có vị trí “ngon “ như hình trên. Trong các vụ này đều có sự nhúng tay của Tư Thắng (em ruột N.T. DŨNG ). Dư luận rất phẩn nộ và trông chờ đưa vụ án này ra ánh sáng. Nhưng tất cả đã được N.T. Dũng về “dàn xếp” ổn thỏa. Thế là vụ án ông Khai bị chìm xuồng ….. Nay ông Khai đã được định cư ở Mỹ???

Bệnh viện Bình An – Rạch Gía mới được xây thêm khi đảng viên làm kinh tế tư nhân?!! Theo tin được biết từ nội bộ trong hội đồng quản trị thì có đến 80% cổ đông là cán bộ cao cấp của tỉnh Kiên Giang có phần hùn không dưới 5 tỷ đồng, như hai ông : Ba Tân 05 tỷ (Phó Chủ tịch Tỉnh ), Trần Lam 10 tỷ…. ..(Nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh )………

Đây là những cơ hội tốt cho các quan rửa tiền .

Bệnh viện có tên Bình An …nhưng người bệnh khi lọt vào đây thì không “bình an” chút nào, bởi những toa thuốc do bác sĩ của Bệnh viện này kê toa mua ở ngoài không có … chỉ có bán trước cổng bệnh viện Bình An mà thôi !!!…. Nói chung tập đoàn Quan tham lập ra cái bệnh viện này để hút máu người bệnh, từ việc khám chữa bệnh cho đến việc bán thuốc …
Từ khi “đảng” cho phép làm kinh tế tư nhân các quan chức của Kiên Giang đã “Rửa Tiền” bằng cách xây bệnh viện tư nhân , nhà hàng , khách sạn , Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh công ty xe tắcxi , tàu Biển , xăng dầu ..v.v….. Tiền các quan tham như núi …….Mới đây có vài tờ báo Quốc doanh có đưa tin ông bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang là Trương quốc Tuấn tự tay ký xuất ngân quỷ nhà nước cho con mình đi học nước ngòai hơn 700triệu VNĐ ….nhưng đến nay ông ta vẩn bình an , trái lại còn được cán bộ TW giới thiệu là ứng cử viên sáng gía làm đại biểu Quốc hội khóa 12 tới !!!
Thông tin từ nội bộ chóp bu của tỉnh này cũng cho biết “Anh Ba Dũng …mình” sẽ nâng đỡ tất cả đàn em Ra Hà Nội …. để tạo phe cánh cho cái ghế Thủ tướng của Ba Dũng vửng chắc hơn
Các cơ quan truyền thông trong và ngòai nước cần đưa những tin này để người Dân điểm mặt những tên CSVN tham nhũng ..rửa tiền …bóc lột đồng bào không thương xót !..

Bùi Vinh Sơn

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 02. Apr 2010 , 18:25

Những con đập lớn có sức tàn phá môi trường và xã hội ghê gớm. Dù có rất nhiều lựa chọn thay thế, tại sao các quốc gia cứ xây đập?




Một ngày tháng 5 nóng bức, anh nông dân Bounsouk nhìn qua bên kia một vùng nước mênh mông trước mặt, đó là hồ chứa 450km² đằng sau đập Nam Theun 2 ở Lào. Giữa lòng hồ là nơi anh từng sinh sống, cấy lúa, chăn trâu, hái lượm hạt, trái cây rừng, thảo dược. Giờ đây chỉ toàn là nước, nước ở mọi nơi.

Anh nói: "Trước khi người ta dồn nước, tôi có thể trồng đủ lúa để nuôi sống gia đình và tôi có 10 con trâu. Tôi thích những ngôi nhà mới, vui khi có điện ở ngôi làng mới, nhưng chúng tôi không có đủ đất, mà chất đất thì lại quá kém. Giờ đây tôi không thể trồng ra đủ gạo cho gia đình tôi nữa, 3 con trâu đã chết vì thiếu thức ăn".

Bounsouk là một trong 6.200 người địa phương có đất được sử dụng để dồn nước cho dự án Thủy điện Nam Theun 2 ở đất nước nhỏ bé của vùng Đông Nam Á này. Câu chuyện của anh cũng chỉ là chuyện được kể đi kể lại trong khu tái định cư của dự án. Người dân nhìn chung vui vẻ với căn nhà mới, với điện, đường sá thuận lợi, nhưng lại thiếu lựa chọn để có thu nhập ở vùng đất xa xôi đó, khiến tương lai của họ trở nên hết sức u ám.

Đập lớn thường gây ra những tổn hại lớn tới xã hội, môi trường và phải đánh đổi bằng những chi phí kinh tế dài hạn, như mất đi nghề cá, tiềm năng du lịch và nhấn chìm nhiều đất rừng, đất nông nghiệp.





Đập mạn Loan năm 2007. Ảnh: Savuth



Theo Ủy ban đập nước thế giới, hầu hết các dự án đều không thể bù đắp thỏa đáng cho người bị ảnh hưởng cho những mất mát của họ và không làm giảm nhẹ những ảnh hưởng về môi trường. Người dân vùng có đập xây dựng hiếm khi có tiếng nói đáng kể về việc có nên xây đập hay xây đập như thế nào, và cũng gần như không hề nhận được phần xứng đáng từ lợi nhuận của dự án.

Nhưng Electricité de France, công ty xây dựng đập Nam Theun 2, cùng với Chính phủ Lào, Ngân hàng Thế giới, và các ngân hàng khác đã cam kết, Nam Theun 2 sẽ khác. Họ gọi đó là "dự án giảm nghèo". Công ty này cam kết đảm bảo thu nhập của những cộng đồng trong vùng ảnh hưởng. Ngân hàng Thế giới cho rằng, Chính phủ Lào vốn đang thiếu thốn về tài chính sẽ sử dụng doanh thu từ xuất khẩu điện từ Nhà máy Nam Theun cho Thái Lan hoàn toàn để làm lợi cho người nghèo.

Những lời hứa này giúp "ván đóng thuyền", đưa tới các công ty phát triển, ngân hàng và các công ty tín dụng xuất khẩu châu Âu, cùng với hàng trăm triệu đôla trợ cấp, cho vay, bảo hiểm cho dự án 1,45 tỷ đôla này, khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào từ trước tới nay.

Nhưng trong khi điện từ Nhà máy Nam Theun 2 đã bắt đầu được xuất khẩu, thì các chương trình xã hội và môi trường vẫn giậm chân tại chỗ, khiến cho cuộc sống của các dân làng Lào càng thêm lao đao.

Những thỏa thuận pháp lý đã bị vi phạm, còn các cam kết về xã hội, môi trường thì bị phá bỏ. Theo nét "đặc trưng" của các dự án thủy điện trên toàn thế giới, lời hứa để "lấy lòng" dân cho dự án sau đó gần như đều không được những người thực hiện dự án và chính phủ thực hiện.

Xuôi xuống, hơn 120.000 người đang "chờ" để xem cuộc sống của mình sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi dự án đi vào hoạt động đầu năm 2010. Họ có thể sẽ phải gánh chịu những tác động nặng nề nhất từ dự án, trong đó có việc mất đi cá, ngập lụt các khu vườn bên bờ sông, và các vấn đề chất lượng nước. Tuy thế, những chương trình đảm bảo cuộc sống ở khu vực này lại không được đầu tư đúng mức, trong khi hoạch định thì yếu kém.

Thay vì là mô hình mới cho phát triển thủy điện, những gì đang diễn ra ở Nam Theun 2 cho tới nay chỉ càng làm thấm thía hơn bài học rút ra từ những dự án thủy điện lớn trên thế giới. Thay vì tạo ra hy vọng cho tương lai, Nam Theun 2 còn tạo ra mối đe dọa còn hơn thế: lời hứa dở dang, cuộc sống đảo lộn, hệ sinh thái bị tàn phá.

Bùng nổ thủy điện

Ngành xây dựng đập nước đang gán mác "thân thiện với môi trường" cho các thủy điện hòng thuyết phục thế giới rằng thế hệ các đập tiếp theo sẽ tạo thêm nguồn năng lượng sạch và giúp giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ở một vài trong những lưu vực sông có dòng chảy tự do lớn cuối cùng của thế giới như Amazon, Mekong, Congo, và các sông Patagonia, các chính phủ đang dựng lên hàng loạt các đập lớn, tất cả đều được "ngụy trang" bằng năng lượng sạch.

Sau thời gian tạm lắng khoảng một thập kỷ, "phong trào" xây dựng đập trên thế giới giờ đây lại nở rộ, được thúc đẩy bởi những luồng vốn mới từ Trung Quốc, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ, và các nước có thu nhập trung bình khác.

Đặc biệt, các thể chế tài chính Trung Quốc đã thay thế Ngân hàng Thế giới để trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án đập thủy điện trên toàn cầu. Các ngân hàng và công ty Trung Quốc tham gia xây dựng khoảng 216 đập lớn (đập lớn là đập cao ít nhất 15m, hoặc từ 5m-15m với dung tích bể chứa ít nhất 3 triệu m³) ở 49 quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở châu Phi và Đông Nam Á.

Hãy nhìn vào hoạt động xây dựng đập mạnh mẽ tại Trung Quốc trên sông Mekong sẽ thấy những rủi ro tiềm ẩn.

Ngay tại Trung Quốc cũng đã có hơn 25.000 đập lớn, chiếm khoảng một nửa con số thế giới. Những dự án này đã khiến hơn 23 triệu người phải chuyển nhà, chuyển đất. Khoảng 30% sông Trung Quốc bị ô nhiễm nặng với các chất thải, phế phẩm nông nghiệp và khai mỏ, các chất hóa học công nghiệp, và dòng chảy của một số sông (như sông Vàng) đã thay đổi nhiều đến mức chúng không còn đổ ra được tới biển nữa.

Sông có dòng chảy tự do với lượng oxy đủ và cân bằng dinh dưỡng tự nhiên có thể làm biến mất hoặc làm giảm chất độc từ các chất gây ô nhiễm, đập nước làm phức tạp thêm vấn đề ô nhiễm khi làm giảm khả năng xả sạch các chất gây ô nhiễm, và bởi vì các hồ chứa tích tụ chất ô nhiễm ở thượng nguồn và nhấn chìm trước khi làm thối rữa thảm thực vật. Nước sau đó xả ra có thể nhiễm độc rất cao và gây nên những ảnh hưởng rất lớn về mặt sinh thái và sức khỏe con người ở hạ nguồn.

Mặc dù không có nhiều tài liệu về việc xây đập ở Trung Quốc, nhưng chính phủ nước này có những kế hoạch mở rộng sản xuất thủy điện đầy tham vọng, tăng gấp đôi công suất lên 250.000 megawat vào năm 2020. Các thác thủy điện lớn được kiến nghị và đang được xây dựng ở một số lưu vực sông nguyên thủy và đa dạng nhất ở miền tây bắc xa xôi của nước này.

Đập Tam Hiệp, có lẽ là con đập nổi tiếng nhất thế giới, sản xuất ra lượng điện tương đương với khoảng 25 nhà máy nhiệt điệt. Nhưng cái giá phải trả cũng không phải là nhỏ.

Hơn 1,3 triệu người đã phải chuyển đi để nhường đất cho con đập. Hàng trăm nghìn người trong số này chỉ nhận được những lô đất nhỏ khô cằn hoặc bị chuyển tới các khu nhà ổ chuột ở thành phố với khoản tiền đền bù và nhà cửa ít ỏi.

Những người tái định cư tại các thị trấn ở rìa hồ Tam Hiệp đã chứng kiến bờ sạt lở tại không dưới 91 vị trí, làm chết không ít người và khiến cả các ngôi làng lại phải di dời.

Thật không may, đập Tam Hiệp chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Ở tây nam Trung Quốc, ít nhất 114 con đập trên 8 dòng sông của vùng đang được kiến nghị xây xựng hoặc đang trong quá trình phát triển, như sông Lan Thương (thượng lưu Mekong), sông Nu (thượng lưu sông Salwee), và sông Jinsha (thượng nguồn sông Yangtze).

Nhiều trong số các dự án này thuộc loại lớn nhất trên thế giới, với những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái sông, di chuyển hàng trăm nghìn người các dân tộc thiểu số và quan ngại về sự an toàn ở các nước hạ nguồn. Một số dự án thì ở trong hoặc sát ngay khu Di sản văn hóa thế giới sông Tam Giang, đe dọa hủy hoại sinh thái của một trong những khu vực đa dạng sinh học và kỳ thú nhất trên thế giới.

Trong những điều đáng lo ngại là nguy cơ các đập ở tây nam Trung Quốc có thể gây ra động đất. Bằng chứng mới đây cho thấy rằng, trận động đất kinh hoàng 7,9 độ richter ở Tứ Xuyên hồi tháng 5/2008, làm chết khoảng 90.000 người, có thể do đập Zupingpu gây ra.

Theo nhà nghiên cứu biến động địa chất Christian Klose tại Đại học Columbia, "khoảng vài trăm tấn nước lưu trữ sau đập Zipingpu đã đặt quá nhiều áp lực lên đường đứt đoạn ở huyện Bắc Xuyên". Các nhà nghiên cứu địa chất xác định rằng, sức nặng của hồ nước (325 triệu tấn) đã đè lên các đường rãnh nứt nằm sâu trong lòng đất, ép hai bờ của rãnh nứt chồng chéo lên nhau, gây va chạm và sau đó khiến chúng tách rời nhau, tạo ra động đất.

Nhiều dự án đập của Trung Quốc được xây dựng trên các sông quốc tế, mà không có những đánh giá về ảnh hưởng tiềm tàng "xuyên biên giới". 8 con đập đang được xây dựng trên sông Lan Thương sẽ làm thay đổi đáng kể chu kỳ lũ lụt/hạn hán tự nhiên của sông Mekong và ngăn cản sự di chuyển cặn lắng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và nguồn sống của hàng triệu người sống ở hạ nguồn tại Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Những biến động mực nước và suy giảm các loài cá do 3 đập đã hoàn thiện gây ra đã được ghi nhận tại biên giới Thái Lan - Lào. Mặc dù vậy, việc xây dựng vẫn tiếp tục mà các nước láng giềng ở cuối sông không hề được hỏi ý kiến, không có đánh giá về những ảnh hưởng tiềm tàng đối với con sông và người dân sống hai bên bờ sông.

Trong khi đó, dưới hạ nguồn Mekong, Chính phủ Lào, Thái Lan, và Campuchia đều đang lên kế hoạch xây dựng cho mình tới 11 con đập trên sông, và nhiều đập nữa trên các nhánh sông. Những dự án này đang được các nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đề xuất, với khoản tài trợ từ các thể chế tài chính nhà nước hoặc tư nhân ở nước mình. Tăng trưởng vốn ở khu vực càng làm bùng nổ những dự án này, mà trước đó vẫn phải nằm trên bàn dự thảo hàng thế kỷ nay.

Khoảng 60 triệu người sống dựa vào con sông để kiếm con cá, làm thủy lợi, đi lại và lấy nước sinh hoạt. Người dân khu vực vẫn gọi với hai tiếng thân thương là "sông Mẹ", sông Mekong là một trong những con sông đa dạng cá nhất trên thế giới, đứng thứ 2 chỉ sau sông Amazon.

Các loài cá này là nguồn cung cấp protein chính cho người dân sống ở lưu vực Mekong, và thu hoạch cá hằng năm đạt giá trị tới 2 tỷ đôla. Nếu được xây dựng, các đập này sẽ phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái của dòng sông và ngăn cản di cư lớn của các loài cá, vốn đảm bảo an ninh lương thực tại khu vực và tạo thu nhập cho hàng triệu người.

Tham nhũng

Nếu các con đập còn tiếp tục tàn hệ sinh thái và cướp đi sinh mạng con người, thì ngày càng trở nên nguy hiểm hơn trong một thế giới vốn đang ấm lên thì tại sao người ta lại cứ tiếp tục xây? Và tại sao chúng lại được ngợi ca là nguồn năng lượng tái xanh và tái tạo?

Một trong những lý do chính là hai chữ "lợi lộc": Trong ngành thủy điện, có không ít lợi lộc đối với mạng lưới các nhà tư vấn, quan chức nước xây thủy điện, từ việc lên kế hoạch, xây dựng và vận hành các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Những sự hấp dẫn này át đi những ảnh hưởng tới con người, hệ sinh thái và nhu cầu phát triển nền kinh tế bền vững giữa lúc cuộc khủng hoảng nước và lương thực leo thang.

Các nhà tư vấn ngành và các công ty thiết kế, đảm nhận các nghiên cứu khả thi và đánh giá ảnh hưởng môi trường, biết rằng họ cần phải nhận xét dự án theo hướng "tạo điều kiện" nếu họ muốn có được những hợp đồng trong tương lai. Không có đánh giá toàn diện các lựa chọn thay thế, họ khẳng định rằng các ảnh hưởng có thể được giảm nhẹ đi và dự án đó chính là lựa chọn tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của đất nước.

Rõ ràng, tham nhũng đóng một vai trò quan trọng. Ở Trung Quốc, các quan chức địa phương tham nhũng đã đút túi hàng triệu đôla đáng lẽ được dành cho những người phải di cư khi xây đập Tam Hiệp. Ít nhất 349 người đã bị phát hiện biển thủ khoảng 12% ngân sách tái định cư của dự án.

Vậy có lối thoát nào không? Một cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ và chuyển giao công nghệ cùng với hỗ trợ tài chính sẽ là chìa khóa cho phép các nước đang phát triển bước tới một học thuyết năng lượng bền vững của thế kỷ 21.

Các chính phủ cần hành động dứt khoát và phối hợp chặt chẽ với nhau, bởi lẽ sông Mẹ "khỏe", hệ sinh thái mới cân bằng chứa đựng những lợi ích vô giá.

* Aviva Imhof là giám đốc vận động của tổ chức International Rivers, một tổ chức môi trường và nhân quyền có trụ sở tại Berkeley, California.

Đình Ngân dịch
VNN-02/04/10


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Thiên-Nga vào ngày 05. Apr 2010 , 23:18
Nguyễn Huệ Chi, McAfee và Google



Ngô Nhân Dụng

Khi học giả Nguyễn Huệ Chi và một số bạn bè đứng ra lập mạng lưới thông tin cho đồng bào biết về việc Trung Cộng khai thác bô xít ở nước ta, các nhà trí thức này chắc không ngờ có ngày báo chí khắp thế giới nói đến họ.

Những tờ báo lớn nhất ở Âu Châu như Financial Times, Le Monde, ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal trong ngày Thứ Ba, 31 Tháng Ba, 2010, đều nhắc nhở đến phong trào phản đối chính quyền cộng sản cho Trung Cộng khai thác bô xít, và những xung đột khác giữa hai nước Việt Hoa.

Trong một sớm một chiều, cả thế giới biết tin các nhà trí thức Việt Nam đang chống lại việc Trung Cộng khai thác bô xít. Họ còn biết nguyên do chống đối là vì những ảnh hưởng tai hại cho môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, vân vân.
Công ty khai thác nhôm Chinalco được nhắc đến như là nguồn gốc gây ra cuộc đối kháng của người dân Việt. Tiếng xấu về công ty Trung Cộng này sẽ còn lâu mới rửa được.

New York Times viết tựa đề: Googgle nối kết vụ tấn công mạng lưới với cuộc tranh chấp mỏ ở Việt Nam (Google Links Web Attacks to Vietnam Mine Dispute).

Financial Times viết tựa đề: Các nhà phản kháng Việt Nam bị tin tặc tấn công (Vietnam dissidents targeted by cyberattacks). Cả hai đều nhắc đến nhóm các nhà trí thức chống Trung Cộng khai thác bô xít qua mạng lưới được hàng chục ngàn người vào tham dự..

Nhật báo Financial Times đã giới thiệu bản tin về vấn đề này hai lần trên hai mục khác nhau, trên mạng lưới, một là mục tin thế giới, hai là các tin tức về kỹ thuật. Trong bản tin này, tờ báo còn vạch rõ một mối lo ngại của người Việt Nam trong vụ khai thác bô xít này, là cơn sóng những người dân Trung Cộng sang Việt Nam làm việc, ở những địa điểm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia (Chinese workers flooding into the strategically sensitive region).

Nhật báo Wall Street mở rộng mối quan tâm sang các doanh nhân Mỹ. Họ liên kết cuộc tấn công của tin tặc trên các nhà trí thức phản kháng ở Việt Nam với các vụ đột nhập vào mạng lưới các công ty Mỹ, do Bộ Quốc Phòng Trung Quốc chủ trương, với mục đích gián điệp kinh tế. Tác giả bài báo cảnh cáo: An ninh của giới doanh nghiệp Mỹ bị đe dọa!

Cả hai tờ báo quốc tế Financial Times và New York Times, cũng như bản tin AP đều không quên nhắc lại Việt Nam và Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm thù nghịch, cuộc chiến tranh gần đây nhất mới hồi 1979, và tâm lý người Việt Nam lúc nào cũng nghi ngờ tham vọng của các chính quyền phía Bắc. Nhân dịp này, họ cũng nêu lên mối tranh chấp về các quần đảo, đặc biệt là đã ghi nhận Hoàng Sa mới bị Trung Cộng chiếm của Miền Nam Việt Nam năm 1974.

Tất cả các tin tức trên đều lợi cho cuộc tranh đấu của người Việt Nam. Chúng sẽ nhắc nhở dư luận thế giới về những cuộc tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa hiện nay. Quan trong nhất là các bản tin đã giới thiệu cho mọi người biết một phong trào tranh đấu cho môi trường sống, cho chủ quyền quốc gia và đòi công lý của người dân Việt Nam. Phong trào tranh đấu này đã bị bọn “tin tặc” tấn công, hai công ty quốc tế Google và McAfee đã loan báo tin tức đó để các thân chủ của họ đề phòng; chính bản tin đó đã bùng nổ trên mặt báo chí khắp thế giới.

Tất cả các tổ chức đấu tranh chỉ mong “thắng” được một trận như vậy trong cuộc chiến vận động, tuyên truyền của mình. Có khi họ bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để gây nên những tiếng vang như thế này. Nhưng học giả Nguyễn Huệ Chi và Mạng lưới Bô xít Việt Nam không phải trả đồng tiền nào cả. Lý do, chỉ vì họ đang đứng về phía những lực lượng tiến bộ và đứng về phía lẽ phải. Không phải chỉ trong môi trường giữa người Việt Nam với nhau, mà lẽ phải và sự tiến bộ của chung nhân loại. Hai công ty Google và McFee tự nhiên đứng về phía Mạng lưới Bô xít Việt Nam!

Bản tin trên các báo và của hãng thông tấn AP đều nêu tin chính từ những lời tố cáo của công ty Google và vị trưởng kỹ thuật công ty McAfee chuyên về chống tin tặc.

Khi có một đại công ty như Google để mắt tới, câu chuyện trở thành quốc tế! Công ty McAfee cho biết họ tìm thấy “nhu liệu phá hoại, malware” từ Tháng Giêng 2010 khi nó lẻn vào một nhu liệu viết tiếng Việt trong mạng www.vps.org, đó là Web site của Hội Chuyên Gia Việt Nam, Vietnamese Professionals Society (VPS). Công ty McAfee cho biết họ đã khám phá ra “malware Việt Nam” này trong khi đang điều tra những vụ tấn công vào mạng lưới của Google trong lục địa Trung Hoa. Google bị chính quyền Trung Cộng tấn công với mục đích đột nhập và ăn trộm các dữ kiện trong hộp thư của các nhà dân chủ Trung Quốc. Cuộc tấn công thô bạo đã khiến công ty Google chấm dứt không hợp tác với Bắc Kinh trong việc kiểm duyệt mạng lưới; và hai tháng sau, công ty này đã rút khỏi Trung Hoa mặc dù sẽ bị thiệt hại về thương mại.

Sự kiện công ty McAfee tìm ra các con virus Việt Nam trong khi đang điều tra ở Trung Quốc cho thấy hai cuộc “hành quân ăn trộm và phá hoại” các mạng lưới ở Việt Nam và ở Trung Hoa có thể bắt nguồn từ cùng một đầu não, nếu không thì cũng được phối hợp chặt chẽ ít nhất về kỹ thuật.

Ðiều này rất dễ giải thích. Không phải chỉ riêng Cộng Sản Việt Nam lo lắng trước phong trào giới trí thức phản kháng vụ khai thác bô xít. Cộng Sản Trung Hoa cũng quan tâm vì quyền lợi kinh tế của họ. Cả hai đảng cộng sản đều muốn phá hoại không cho người Việt Nam vào mạng Bô Xít của học giả Nguyễn Huệ Chi và các nhà tranh đấu tự do dân chủ khác. Cho nên, nếu đảng Cộng Sản Việt Nam nhờ các cố vấn Trung Quốc giúp trong việc phá hoại này thì cũng dễ hiểu, không khác gì các cố vấn trong vụ cải cách ruộng đất, cố vấn các cuộc chỉnh quân, chỉnh đảng nửa thế kỷ trước đây.

Nhưng khi hai đảng cộng sản thi hành chính sách này là họ đã khai chiến với cả loài người tiến bộ. Tiến bộ đây không phải là trên mặt kỹ thuật, kinh tế, mà tiến bộ về xã hội. Loài người đã tiến đến thế kỷ này, mọi người đều công nhận quyền được trao đổi thông tin, quyền được biết sự thật là một quyền thiêng liêng của mỗi con người. Ðó cũng là một động lực cần thiết giúp xã hội phát triển về kinh tế và văn hóa. Ngăn chặn quyền tự do đó, phá phách không cho người dân được thi hành những quyền đó, là phản tiến bộ, là chống lại cả loài người.

Chuyên viên Neel Mehta thuộc công ty Google giải thích tại sao công ty đã công bố tin tức những vụ tin tặc do các chính phủ Trung Cộng và Việt Nam chủ mưu. Ông viết rằng công ty nêu lên các sự kiện này để đánh thức “cộng đồng quốc tế chú ý đến vấn đề an toàn mạng lưới một cách nghiêm chỉnh. Vì mục đích là bảo vệ việc trao đổi ý kiến và quan điểm một cách tự do (free opinion flowing).”

Các nhà trí thức Việt Nam chủ trương Mạng lưới Bô xít Việt Nam cũng nhắm cùng một mục đích: Trao đổi thông tin và quan điểm một cách tự do. Con người chỉ làm được việc thông tin tự do khi biết kính trọng người khác và tự bảo vệ phẩm giá của mình. Cấm đoán thông tin, cấm các quan điểm khác mình không cho phát biểu, đều là những thái độ và hành động hèn nhát, làm giảm giá trị của chính người cấm lẫn những người bị cấm.

Các chế độ độc tài phát xít và cộng sản, khi họ ngăn cấm thông tin, đều bắt dân chúng sống chìm đắm trong lạc hậu, lùi nhiều bước ngược chiều với lịch sử nhân loại. Ở nước Trung Hoa nhiều người đã than thở là khi vào Google hay Baidu tra tìm một chữ như “cà rốt” cũng gặp khó khăn, mặc dù mục đích chỉ để tìm hiểu về thức ăn hay cách trồng rau. Có lúc mạng lưới tra tìm không cho kết quả nào, vì chữ “cà rốt” mà người Trung Hoa gọi là “hồ la bặc” có chữ Hồ trong đó, các mạng lưới đã kiểm duyệt vì tránh tiết lộ các “bí mật quốc gia” về ông Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào! Cũng giống như vậy, người tra tìm một chữ “ấm áp” (ôn) cũng gặp khó khăn vì chính quyền cộng sản muốn ngăn cản các “gián điệp” không cho dò tin tức về Thủ Tướng Ôn Gia Bảo!

Cái thói quen bưng bít đó còn đọng lại ngay cả sau khi chế độ cộng sản đã sụp đổ. Mấy bữa trước, có hai vụ nổ bom trong hệ thống xe điện ngầm ở MatxCơva từ sáng sớm khiến 39 người chết. Nhưng ba hệ thống truyền hình lớn nhất ở thủ đô nước Nga giữ lại không loan tin này. Sau đó, từ nửa giờ đến hai giờ, họ loan tin vắn tắt. Và mãi đến trưa, mới có một đoàn phóng viên đến quay phim tại hiện trường, sau khi đã dọn dẹp!

Cuộc cách mạng thông tin khiến cho chính sách bưng bít đó không những thất bại mà còn trở thành lố bịch. Trong nước Việt Nam hiện nay cũng rất ít người biết đến Mạng lưới Bô xít Việt Nam. Khiến người dân không những chán ghét mà con khinh bỉ bọn cầm quyền. Nhờ Google, hom nay cả thế giới được biết dân Việt Nam chống Chinalco khai thác bô xít, và các báo đều nêu rõ những lý do chính đáng. Người ta cũng biết nhiều hơn về các cuộc tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Bởi vì chúng ta, những người tranh đấu cho nước Việt Nam tự do dân chủ đang đứng cùng phía với những người tiến bộ trên thế giới. Cộng sản đang đứng về phía những kẻ cản đường không cho dân tiến bộ. Dân Chủ đang lên, độc tài đang xuống, từ nửa thế kỷ nay. Trước đây 40 năm, các chính phủ Ðài Loan, Ðại Hàn, Indonesia, Thái Lan cũng đứng về phía phản tiến bộ như cộng sản bây giờ. Nhưng khi người dân các nước trên ý thức được các quyền lợi vật chất và tinh thần của họ sẽ chỉ được bảo đảm khi mọi người cùng được tự do, quan trọng nhất là tự do thông tin, thì cuối cùng các chế độ độc tài sẽ sụp đổ.

Trong công cuộc tranh đấu này, ở Việt Nam, các nhà trí thức phản kháng đang đi tiên phong. Trước đây không ai ngờ học giả Nguyễn Huệ Chi và các bạn ông lại có khi liên hệ với các công ty McAfee và Google. Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=110796&z=7


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 06. Apr 2010 , 15:25
Hỏi Làm Sao Không Chống 
VI ANH . Việt Báo Thứ Ba, 4/6/2010, 12:00:00 AM


Có người nói 35 năm Chiến Tranh VN chấm dứt rổi, “hoà bình lập lại” rổi, tại sao còn chống Cộng hoài vậy.

Xin hỏi làm sao người dân Việt không chống nhà cầm quyền CS Việt Nam, làm sao người Việt  chánh trực, người Việt còn gắn bó với niềm đau nỗi khổ của đồng bào  trong nước, với giang sơn gấm vóc nước nhà, dù ở Bắc, ở Trung, ở Nam, hay ở hải ngoại, làm sao không chống CS được, khi mà 35 năm hòa bình lập lại rồi, với một đất nước tài nguyên phong phú, với dân số non 100 triệu, với phân nửa dân số là thanh phần lao động trẻ, chịu thương chịu khó, năng khiếu sáng tạo, mô phỏng không thua dân tộc nào, học hành thông minh, mà nhà cầm quyền CS Hà nội đã đưa quốc gia dân tộc đến  một thảm trạng ít ai ngờ như hiện tại.

Vào đầu thiên niên kỷ thứ 3, vào đầu thế kỷ 21, mà người lao động VN lại bị bóc lột tận xương tủy,  phụ nữ và trẻ em thì bị đưa đi làm nô lệ tình dục ở  ngoại quốc, đàn ông đi làm lao nô cho ngoại bang. Chánh trị thì độc tài đảng trị toàn diện. Người dân bị tước đoạt dân quyền còn nghiệt ngã hơn thời Trung Cổ Đen Tối. Kinh tế thì suy đồi vay mượn tùm lum ba đời người dân  Việt đóng thuế trả không hết. Hố sâu ngăn cách nghèo giàu giữa giai cấp thống trị và nhân dân bị trị sâu rộng kinh khủng (0,4% dân số gồm cán bộ, đảng viên và những người ăn theo chiếm 70%  tài sản quốc gia và 99,6% là dân chúng chỉ có 30% tài sản quốc gia).

Lần đầu tiên trong lịch sử  Việt 4000  năm, giang sơn gấm vóc bị kẻ thù truyền kiếp là quân Tàu lấn chiếm, nhà cầm quyền CS Hà nội là nhà cầm quyền duy nhứt trong lịch sử Việt không dám rút một cây gươm, bắn một viên đạn trước cuộc xâm lăng của quân Tàu. Người Việt và sinh viên biều tình, bày tỏ ý kiến chống quân Tàu xâm lăng thì CS Hà nội trấn áp. Một hình thức thực dân mới đàng đè nặng đất nước VN. Một hình thức tự thực dân đang biến thành thái thú chế cho TC đang bành trướng ở VN.

Văn hoá, giáo dục thì suy đồi, hạ thể, hạ cấp. Nữ sinh hiến mình cho cán bộ dưới danh nghĩa con nuôi, con đỡ đầu để thỏa mãn đua đòi vật chất. Nữ sinh lên giường với thầy để xin điểm. Hiệu trưởng dụ dỗ làm tình với nữ sinh  bằng  hứa hẹn nâng đỡ. Hưởng lạc đã rồi thầy  cống hiến cho cán bộ tỉnh uỷ để lập công. Nội vụ  Hiệu Trưởng Sầm dức Xương đổ bể, ngành công an và toà án sợ Đảng mang tiếng, liền chạy án, biến nữõ sinh nạn nhân thành gái bán dâm trước toà của CS.   

Còn những người Việt yêu nước thương dân đau niềm đau đất nước nghèo nàn bị Tàu gậm nhấm, nhân dân lạc hậu bì đàn áp, nhục cái nhục sống không ra con người bị Đảng Nhà Nước tước sạch dân quyền, bị quân Tàu xâm lấn bờ cõi giang sơn gấm vóc, ai hó hé thì Đảng Nhà Nước CS cho công an diệt. Ai lộ dị tâm, thì Đảng Nhà Nước sẽ tổ chức cho công an, dân quân, dân phòng giả dạng thường dân cấu kết vói du côn, du đảng chươi mắn, đánh đập, liệng đá, quăng phân, không từ một hành động dơ bẩn, tồi tệ, tàn ác nào. Ai còn kèn cựa thì bắt giam.

Trong nước đồng bào bị trói tay, trói chân, bịt miệng, bịt mồm như vậy, mà có người còn dám chống Cộng. Tại sao người Việt hải  ngoại có đủ  thứ tự do, có thể làm, do tình liên đới, tình đồng bào, tình yêu nước có bổn phận, có nghĩa vụ  làm đối với đất nước, đồng bào ở nước nhà mà không làm, thì ai làm, ai giúp đồng bào.

Chỉ có người muốn bắt tay với nhà cầm quyền CS Hà nội để “ăn theo”, lợi dụng giá nhơn công rẻ do nhà cầm quyền áp đặt, kiếm lời trên mồ hôi nước mắt của người dân Việt. Họ coi Đô la trên hết nên phải giả đạo đức tỏ ra là người ưu thời mẫn thế, hiểu rành và nhạy bén với đèn xanh đèn đỏ  bang giao, giao thương của Mỹ. Họ nghe lời những tài phiệt và chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ mở miệng dạy đời người Việt hãy để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước. Chưa đủ họ còn chê trách những người chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS Hà nội. Chê trách này được CS Hà nội khai thác tối đa trong tuyên truyền đen, trắng xám đối với người dân Việt. Đụng một cái CS bảo người Việt đi xa, đi lâu không biết sự tình trong nước. Đụng một cái CS tố những nhà đấu tranh là muốn trở về VN làm vương làm tướng.

Sự thật hoàn toàn khác tuyên truyền của tàn dư Phản Chiến và CS. Tất cà hàng ngũ những nhà đấu tranh ở hải ngoại chỉ quốc tế vận, tiềp vận cho phong trào đấu tranh trong nước. Đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Mà VN có tự do, dân chủ, nhân quyền, thì CS không có lý do tồn tại.Và tất cả xác tín chìa khoá bài toàn giải trừ CS là người trong nước. Không có ai người đấu tranh ở hải ngoại hy vọng trở về nước tham chánh khi công cuộc giải trừ CS thành công, một vì tuổi tác, hai vì gia đình hầu hết ở hải ngoại.

Đa số những người chê trách cuộc dấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN là người ngoại quốc  thậm thò thập thụp với CS Hà nội và một số rất ít là người Việt. Ngoại quốc thì còn có thể khoan dung vì họ đâu có máu VN, đâu có hồn VN, đâu có lương tâm VN, đâu có biết cái khổ nhục mà CS Hà nội đã gây ra cho quốc gia dân tộc VN. Tây hay Mỹ là dân Tây Phương thường có cái bịnh tự tôn, tự đại Da Trắng nên có cái tật tưởng mình hơn người, thường hay làm thay nghĩ thế cho người Da Vàng, nên ít đáng trách hơn những người Việt Nam muốn biến mình thành Mỹ Da Vàng, Tây Da Vàng, Nên họ  cũng hùa theo Tây hay Mỹ, dạy dỗ người Việt như Tây và Mỹ. Những người Mỹ Da Vàng, Tây Da Vàng này thật đáng trách. Là người Việt dù không yêu nước, thương đồng bào cứ im đi, để yên cho người Việt khác đấu tranh cho đồng bào và đất nước đang bị CS Hà nội kềm kẹp trong gọng kềm CS.

Quốc gia, dân tộc là của chung, chớ đâu phải của riêng của CS, mà CS muốn làm sằng, làm bậy gì thì làm. Không thể dể cho CS sửa lại sai, sai lại sửa mấy chục năm rồi mà trẫm trà, trậm trật, rơi vào nguy cơ mất nước trong tay quân Tàu như vậy.Đâu phải nhà cầm quyền  CS Hà nội có bang giao, giao thương, có tên trong các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc là trở thành chủ nhơn ông tuyệt đối của quốc gia dân tộc VN. Người chủ thục sự và thực tế của dất nước là nhân dân. Thông thường khi một chế độ bị nhân dân lật đổ, các nước sẽ thừa nhận rồi công nhận chánh quyền mới. Đối với nhà cầm quyền CS Hà nội không phải là chánh quyền vì họ soán đoạt chánh quyền bằng bạo lực, bằng xâm lăng và bằng bầu cử dàn dựng đảng cử ép buộc dân bầu nên họ chỉ là nhầ cấm quyền. Khi họ bị nhân dân hay quân đội lật đổ, chánh quyền mới vì dân, do dân, của dân lại càng dễ được các nước và LHQ thừa nhận và công nhận hơn

Không phải vẫn chống Cộng 35 năm, mà nếu cần “đời ta chưa thành, thì có con cháu chúng ta” tiếp tục như một sĩ phu VN chống Pháp đã nói.

VI ANH

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 06. Apr 2010 , 16:13





CÁ HỒI (SALMON)





          Cá…


“Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng ‘đô la’. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó” – Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism)

Năm Cọp nói chuyện Cá…
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá chốt, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống – bất kể là bống kèo hay bống đá – hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
Cá hồi sinh ở sông nhưng phần lớn thời gian sống ở biển. Ðặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời… tha phương cầu thực.
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” được từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà – tức sông xưa bến cũ –  và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới. Mạng lưới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào… hộp!
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chước. Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ năm 1978 cho đến năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã “thả” ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả  – tối thiểu –  cũng phải một phần ba đã vong mạng.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 – đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Ðông Nam Á – cũng mang số phận y như  vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông – khi phần đất này còn thuộc Anh – Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi!
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Ðại Tây Dương – giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi Việt kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ kim mà có thể là đến sáu ngàn Ðô la, hay nhiều hơn nữa.

 

Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng 1 năm 2010, cho biết: “Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt 3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.”
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này  – thành quả kinh tế duy nhất (thực sự)  vượt chỉ tiêu –  về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nước những con nguời cùng quẫn và sôi sục bất mãn, rồi “thu về” những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.
Thiệt khoẻ!

-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 07. Apr 2010 , 11:40





Cùng cảnh giác đề phòng " chuyện có thể xảy ra ".....





          Xin  các  Bạn  cùng   đọc   và   nhắn   nhủ   đến   với   mọi   người   để   cảnh   giác   trong   mọi   tình   huống   có   thể   xảy   ra -  hãy  làm   chủ   trước   "  sự   không   ngờ  "   để   bảo   toàn   tánh   mạng   và   an   toàn   cho   mọi   người .  Mỗi người cần phải đọc ít nhất một lần !!! 
Bởi vì những cuộc bắt cóc mới đây xảy ra ngay giữa ban ngày,
  bạn nên nhớ những điều sau đây mà làm trong một hoàn cảnh khẩn cấp... 
Bản này là cho bạn, và để bạn chia sẻ cho vợ bạn, con cái bạn, bất cứ ai bạn quen biết.

Sau khi đã đọc 9 mẹo trọng yếu sau đây,
Hãy chuyển chúng đến người mà bạn quan tâm.
Cẩn thận thì không làm phật lòng ai trong thế giới điên rồ chúng ta đang sống.

1. Mẹo lấy từ Tây Quân Đô :
Cùi chỏ là điểm mạnh nhất trên thân thể bạn.
Nếu bạn ở khá gần để có thể dùng, hãy dùng!

2. Điều sau đây học được từ một hướng dẫn viên du lịch tại  New Orleans
Nếu một tên cướp yêu cầu bạn đưa cái bóp và/hoặc cái sắc,
ĐỪNG TRAO CHO HẮN. Hãy quăng cái bóp ra xa....
 
Rất có cơ may là hắn quan tâm đến cái bóp và / hoặc cái sắc của bạn hơn chính bạn
và hắn sẽ đi mà nhặt lấy.
HÃY CHẠY NHƯ ĐIÊN VỀ HƯỚNG KIA!
3. Nếu bạn bị quẳng lên một thùng xe,
hãy đạp văng mấy cái đèn đuôi và thò cánh tay bạn ra khỏi cái lỗ và cứ vẫy như điên.
Tên lái xe không thấy bạn, nhưng mọi người khác sẽ thấy.
Cách này đã cứu được nhiều người.
4. Các bà có khuynh hướng vào xe
sau khi mua sắm, ăn uống, làm việc, v.v., và ngồi xuống
ghi sổ chi thu, hoặc liệt kê các thứ, v.v.)
XIN ĐỪNG LÀM THẾ!
Kẻ gian vẫn đang trông chừng bạn, và đây là thời cơ tốt nhất
để hắn lên ngồi ở chỗ hành khách, kê súng vào đầu bạn,
VỪA LÊN XE ,
HÃY KHÓA CỬA LẠI VÀ ĐI NGAY.
Nếu có người
đang ở trong xevới một khẩu súngchĩa vào đầu bạn
XIN ĐỪNG LÁI XE ĐI,
Xin nhắc lại:
XIN ĐỪNG LÁI XE ĐI!
 
Thay vì thế, hãy nổ máy và lao vào bất cứ thứ gì, nhằm phá hỏng xe.
Cái Bao Hơi sẽ cứu bạn.
Nếu kẻ kia ngồi ở ghế sauhắn sẽ bị nặng .
 
Xe vừa đâm sầm vào hãy lao ra và chạy.
Như thế thì tốt hơn là để người ta tìm thấy thân thể bạn ở một nơi xa vắng.
5. Một vàilưu ý về việc bạn lên xe tại một bãi đậu xehoặc một nhà đậu xe:
A.) Để ý:
nhìn chung quanh bạn, nhìn vào trong xe của bạn,
nhìn vào sàn lối đi của hành khách , và nhìn vào ghế sau.
 
B.) Nếu bạn đậu xe bên cạnh một xe tải lớn,hãy vào xe bằng cửa của khách.
Nhiều tên giết người hàng loạt tấn công nạn nhân
bằng cách kéo họ vào trong xe tải của chúng
trong khi các bà tìm cách vào xe.
C.) Hãy nhìn chiếc xe đậu phía tài xế của xe bạn, và phía khách…
  Nếu một người đàn ông đang ngồi đó một mình
trên ghế gần xe bạn nhất, bạn nên đi ngược lại vào trong chợ, 
hoặc nơi làmviệc, và xin một người bảo vệ/cảnh sát đưa bạn trở ra.
THÀ ĐƯỢC AN TOÀN VẪN HƠN LÀ NGẠI LÀM PHIỀN.
và thà bị coi là hoang tưởng hơn là phải chết.)
Vùng cầu thang là nơi đáng sợ nếu ở một mình và là nơi thuận tiện để gây tội ác.)
Điều này đặc biệt đúng về ĐÊM!
 
7. Nếu kẻ gian có một khẩu súngvà bạn chưa bị hắn khống chế,
CỨ CHẠY ĐI!
Kẻ gian chỉ bắn trúng bạn(một mục tiêu di động: 4 trên 100 lần)
Và cho dù thế,hầu chắc SẼ KHÔNG TRÚNG PHẢI một cơ quan trọng yếu.
CHẠY, Tốt nhất theo hình chữ chi (zig-zag)!
8. Là phụ nữ, chúng ta luôn cố tỏ ra dễ thương:
THÔI NGAY ĐI!
Ted Bundy, tên giết người hàng loạt, là một tên đẹp trai,có giáo dục,
  LUÔN LUÔN khai thác mối thiện cảm của những quý bà không biết nghi ngờ.
Hắn đi bộ tay chống gậy, hoặc bước khập khiễng,
và thườngxin 'giúp đỡ' vào xe hoặc với xe của hắn,
và đó là lúc hắn bắt cóc nạn nhân kế tiếp.
9. Một Điểm An Toàn khác:
Có người mới bảo tôi rằng
bạn của chị đã nghe tiếng con nít khóc ngoài cổng đêm trước,
Và cô ấy đã gọi cảnh sát vì lúc ấy đã khuya
với lại cô ấy nghĩ chuyện này có gì khác thường. Cảnh sát đã bảo cô
'Dù thế nào, NHẤT ĐỊNH KHÔNG mở cửa.'
Rồi người đàn bà nói rằng nghe như đứa bé bò gần cửa sổ,
Viên cảnh sát nói: 'Chúng tôi đã phái một đơn vị lên đường,
nên dù thế nào, NHẤT ĐịNH KHÔNG mở cửa.'
Ông bảo cô ta rằng họ nghĩ rằng
một tên giết người hàng loạt đã thu băng tiếng con nít khóc 
nghĩ rằng có ai đó đã đánh rơi một đứabé.
 
Ông nói rằng ông chưa kiểm chứng được điều này,
nhưng đã nghe nhiều bà gọi đến nói rằng
họ nghe tiếng con nít khóc bên ngoài cửa nhà
khi họ ở nhà một mình ban đêm.

Xin vui lòng gửi thông điệp này đi
và NHẤT ĐỊNH KHÔNG mở cửacho một đứa con nít khóc ----
Rất có thể thư điện tử (e-mail) này cần được coi trọng bởi vì
thuyết về Con Nít Khóc đã được nêu lên tại chương trình
Những Kẻ Bị Truy Nã Nhất nước Mỹ ngày thứ Bảy vừa qua
khi người mô tả sơ lược tên giết người hàng loạt tại Louisiana 
Tôi ước mong bạn chuyển thông điệp này cho tất cả các phụ nữ bạn quen biết.
Nó có thể cứu một mạng sống.
Một ngọn nến không bị lu mờ đi khi thắp sáng một ngọn nến khác.
Tôi đã gửi thông điệp này đến các bà mà thôi,
 
nhưng cánh đàn ông,
nếu các bạn yêu thương mẹ, vợ, chị em, con gái các bạn, v.v.,
các bạn cũng có thể chuyển thông điệp này cho họ. 


    
-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Đặng Mỹ vào ngày 09. Apr 2010 , 12:59

Thế Kỷ Này ,Thế Kỷ Của Chúng Ta

NGUYỄN MỸ LINH
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/671

Có lẽ mình phải nhìn nhận một sự thật, rất phũ phàng, người dân trong nước không hiểu nhiều về tội ác của cộng sản. Đa số người dân trong nước rất mơ màng về những nhà dân chủ như linh mục Nguyễn Văn Lý, chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài, chị Trần Khải Thanh Thủy, chị Phạm Thanh Nghiên... Bởi lẽ, nếu đa số người dân trong nước hiểu rõ, chế độ VC sẽ không sống yên ổn, khi bắt giam vô cớ người.

Chúng ta chưa từng thấy bất kỳ một cuộc biểu tình nào đòi hỏi tự do cho những tù nhân lương tâm này. Trong khi đó, bên Miến Điện, có nhiều cuộc xuống đường biểu tình của người dân Miến đòi Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện phải phóng thích ngay nhà dân chủ Aung San Suu Kyi. Vậy, cần tìm hiểu sự thật này, tìm hiểu lý do gây ra, để chúng ta có thể tập trung sức mạnh đánh đánh gục chế độ cộng sản này.

Nhìn những sự việc xảy ra trong năm vừa qua, chúng ta thấy sự kiện chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rất nỗi bật ở hải ngoại này. Một tên cầm quyền chẳng có kiến thức, ăn nói hàm hồ, phát ngôn bừa bãi (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/377). Ấy thế, hắn vẫn ung dung tự tại, vẫn tiếp tục phát ngôn bừa bãi. Đối với các quốc gia dân chủ, những người như Triết, chắc chắn không thể tại chức. Triết không từ chức, quốc hội cũng kéo xuống. Nói cho ngay, nếu là những quốc gia dân chủ, phải có cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nếu có cuộc bầu cử công bằng, lẽ dĩ nhiên, chẳng ai bầu cho Triết. Một trong những lý do cho việc tồn tại sự cầm quyền của Triết, là việc bưng bít thông tin. Vì trong nước, chẳng có bài viết nào dám đăng lên để chế nhạo việc phát ngôn bừa bãi của Triết. Ở hải ngoại này, ai cũng biết Triết ngu, đần, phát ngôn bừa bãi, nhưng trong nước, rất ít người biết, và vì lý do đó, Triết vẫn tồn tại.

Bưng bít thông tin chính là một trong những lý do. Qúy vị có thể tưởng tượng, đến giờ phút này, còn có người trong nước hỏi những câu ngớ ngẩn như: nhóm 8406 là gì? chị Lê Thị Công Nhân là ai? linh mục Lý là ai? Họ cũng chẳng từng biết gì đến biến cố Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm... Và nếu những ai biết, thì biết một cách sai lệch, không trung thực, vì bị đầu độc bởi truyền thông trong nước. Hiện tại, có tổng cộng trên 700 cơ sở tuyền thông, nhưng thật sự, tất cả đều phải đi theo chiều bên phải, như Lê Doãn Hợp, bộ trưởng bộ Văn Hóa Thông Tin khẳng định. Nghĩa là các cơ quan truyền thông này không được quyền có tư duy độc lập. Không một ký gỉa, nhà báo nào được quyền viết lên theo sự suy nghĩ của mình, mà phải theo đơn đặt hàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN.
Ở hải ngoại này, mỗi ngày có biết bao nhiêu bài viết tố cáo tội ác CS. Ngoài những bài viết đó, có những bài viết từ trong nước, cũng gởi ra hải ngoại, để nhờ hải ngoại, gởi ngược về trong nước. Rốt cuộc, người dân hải ngoại, đa số đã từng là tị nạn cộng sản, chính là những người có dịp đọc nhiều nhất, và hiểu rõ CS hơn hết. Riêng những người dân trong nước, gần như mù tịt về tội ác cộng sản, vì khi gởi về, lại bị ngăn chận bằng tường lửa. Chỉ những ai thật sự đấu tranh, tìm hiểu tình hình đất nước qua internet, qua các đài phát thanh, qua emails, qua Paltalk.com, mới hiểu rõ tội ác cộng sản, con số này rất ít, còn phần đông, không hiểu nhiều về tội ác cộng sản.

Nhiều người suy nghĩ rất đơn giản, khi xưa quá đói khổ, phải ăn độn bo bo, khoai, sắn, sống tạm qua ngày. Ngày hôm nay, tạm có đủ ăn, được chút tự do buôn bán, là cảm thấy sung sướng lắm rồi. Chúng ta có thể lấy thí dụ, nếu ngồi lâu trong một cầu tiêu, chúng ta sẽ thấy bớt đi, hay không còn thấy sự hôi thối của nó. Nhưng khi đi ra khỏi, rồi trở lại, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi hôi thối của nó ngay. Thế giới cộng sản cũng giống y như vậy, sống chung với nó, ít ai hiểu tội ác của nó. Nhưng khi có dịp được đi ra hải ngoại, nhìn thấy thế giới văn minh giàu có, nhìn thấy người dân sở tại hưởng được đầy đủ quyền lợi về tự do, về nhân quyền, lúc ấy họ mới nhìn thấy những bất công, những tội ác của ĐCSVN được phơi bày hoặc đang gây ra đối với dân tộc Việt Nam.

Duy trì nỗi sợ hãi cũng là một trong những lý do. Phải nói chưa có thời đại nào đê hèn giống như chế độ CS, lúc nào cũng chực chờ đe dọa, khủng bố người dân. Vừa rồi bọn chúng đã cho băng đảng 15 người đến thẳng căn nhà số 21 Ngõ 72 B, Thụy Khuê, Hà Nội của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, và anh PHS đủ khôn ngoan và can đảm đưa lên trên mạng bức thư gởi cho báo chí và các cơ quan có trách nhiệm với 5 đề nghị (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/670/670). Có thể thế giới không hiểu, chứ làm người Việt Nam, ai cũng thừa hiểu, đây là việc làm ném-đá-dấu-tay của một Nhà nước lưu manh. Công an có quyền hành rất lớn, chúng cấu kết với xã hội đen, làm những chuyện bất nhân như đụng xe, đánh đập, cướp giật, kể cả ném phân (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/7), đồ dơ bẩn vào những nhà dân chủ, là những chuyện rất thông thường. Qúy vị có thể vào trang blog này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/5) với nhiều bằng chứng tố giác bọn công an và xã hội đen xem nhau như thủ túc. Bất cứ những ai là nhà đấu tranh trong nước đều hiểu rõ việc làm dơ bẩn này của bọn công an. Cụ Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, anh Đỗ Nam Hải, chị Trần Khải Thanh Thủy, chị Nguyễn Thu Trâm... đã từng là những nạn nhân của bọn xã hội đen.
Ngoài ra, chúng còn cho người đến chiêu dụ gia đình của các nhà dân chủ, để gây tâm lý sợ hãi chung, mà khuyên bảo cho nhau. Ngay cả chúng chiêu dụ đến hàng xóm, để đấu tố những nhà dân chủ. Thiệt ra, những hàng xóm này đều không ưa gì bọn công an cộng sản, nhưng vì trước họng súng, trước sự sợ hãi, phải chấp nhận tạm thời làm việc cho chúng, đấu tố các nhà dân chủ.

Phải nói, vài chục năm trước đây, bọn công an VC có thể thủ tiêu bất cứ ai chống đối lại, một cách dễ dàng, nhưng ngày nay, việc đó rất khó được thực hiện. Không phải bọn công an VC hiền lành gì, hay bản chất của chúng thay đổi, nhưng bởi vì họ đã gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), còn làm thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc (United Nations), rồi còn làm chủ tịch Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asia Nations) năm 2010 này. Khi tham gia những tổ chức quốc tế, Nhà nước CHXHCNVN bị ràng buộc ít nhiều bởi những định chế của quốc tế. Trong đó có những nguyên tắc cơ bản về tự do, về nhân quyền mà ít nhiều họ phải tôn trọng.

Chế độ CS còn tồn tại cũng vì 2 lý do đưa ra ở trên, bưng bít và sợ hãi. Ngoài ra, chúng còn dựa vào sức mạnh của Tàu Cộng để có thể tiếp tục cầm quyền. Đã có qúa nhiều bằng chứng cho thấy bọn cầm quyền này đang giao toàn bộ đất nước cho Tàu Cộng để Việt Nam trở thành một tỉnh lẻ của Tàu. Nếu có thời giờ, qúy vị hãy vào đọc những tài liệu, những sự kiện trong nhiều bài viết sau đây như: Lính Tàu Xâm Nhập Sài Gòn (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/401), Nước Đã Mất Vào Tay Tàu Rồi (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/545), Núi Liền Núi, Sông Liền Sông (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/558), Nước Đã Mất Bởi Lạ Rồi (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/671/item/653), rồi sẽ hiểu tình trạng hiện tại của đất nước Việt Nam mình đang trong vòng lệ thuộc Tàu Cộng.

Đây là một con dao 2 lưỡi, Tàu Cộng là chỗ dựa sống còn của chế độ VC, nhưng đồng lúc cũng là cửa tử của chúng. Thử hỏi còn nỗi nhục nhã nào hơn nỗi nhục mất nước? Còn nỗi căm thù nào hơn căm thù mất nước? Có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh về truyền thống chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam? Vì sự nhục nhã, vì lòng căm thù, đã đến lúc chúng ta phải vượt thắng nỗi sợ hãi, vai chung vai, bước cùng bước, tiến lên giật sập chế độ CS bạo tàn này.

Hãy tin tưởng vào truyền thống kiêu hùng của dân tộc Việt Nam, lịch sử đã chứng minh trong suốt ngàn năm Bắc thuộc, đã đến lúc toàn dân trong và ngoài nước cùng đứng lên làm lịch sử. Khi đã bị mất nước, chúng ta bị mất tất cả, không còn gì để mất nữa, tại sao lại phải sợ hãi?
Viết đến đây, những giòng nước mắt đã chải dài trên má của tác gỉa, Linh đã khóc thật sự, và đã bậc khóc thành tiếng. Tiếng nói mình nhỏ bé qúa, không làm gì được trước những thống nạn của quê hương Việt Nam, chỉ biết mang tấm lòng của mình ra, viết lên, viết mãi, viết mãi cho đến khi gục sức, cho đến khi chế độ CS này phải sụp đổ.

Mỗi người Việt Nam, dù trong hay ngoài nước, đều có trách nhiệm đối với tổ quốc của mình.
Ai có đủ điều kiện tham gia đảng phái, tổ chức đấu tranh, hãy tham gia.
Còn không tham gia được, hãy tự đứng lên nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Một người, làm công chuyện của một người, đó là thái độ của một kẻ sĩ trước hiện tình của đất nước. Hàng triệu người kẻ sĩ như thế chúng ta sẽ thấy được sức mạnh.
Thấy thiên hạ xuống đường biểu tình chống chế độ, chống bất công, chúng ta cùng tham gia, tiếp sức. Phổ biến một bài viết hay cho bạn bè, cho người trong nước, thâu lượm những emails trong nước để gởi những tài liệu về.
Tìm cách để phá vỡ tường lửa của VC là những hành động thực tiễn đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung.
Bất cứ việc làm nào có lợi cho việc đấu tranh, hãy thực hiện. Qúy vị đừng bao giờ cho rằng những công việc làm ở trên là những việc nhỏ. Nên nhớ, nhiều lỗ nhỏ sẽ làm đắm tàu. Hãy làm trách nhiệm của cá nhân mình. Linh đã từng ví, mỗi cá nhân đấu tranh là một giọt nước, rất mềm mại và mỏng manh, nhưng sẽ từ từ kết hợp nhau thành những con suối, con sông, chảy ra thành biển cả, lúc đó sóng thần (Tsunami) sẽ làm sụp đổ chế độ CS dễ dàng.
Chị Lê Thị Công Nhân, sau khi ra tù, cũng có một khái niệm tương tự: "Tôi thấy rằng tôi không thành công, tôi chưa thành công. Tôi thấy rằng mọi thứ cũng thật sự là dở dang, nhưng mà là vì tôi chỉ có thể làm (rất xúc động, như có nước mắt) cái phần của tôi, chớ tôi không thể nào làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác." Noi gương theo chị Lê Thị Công Nhân, chúng ta hãy cùng thực hiện phần của chúng ta đi, trách nhiệm của chúng ta đi, rồi sẽ thấy được cái sức mạnh của tập thể. Đó cũng là truyền thống Hội Nghị Diên Hồng của dân tộc Việt Nam xa xưa.

Trong phần kết luận này, tự nhiên Linh nhớ đến nhà văn Võ Hoàng đi kháng chiến, anh sanh năm 1952, mất trên đường kháng chiến vào năm 1987, anh đã viết lên bản nhạc có tựa đề "Thế Kỷ Này Thế Kỷ Của Chúng Ta". Trong đó được ghi lại những câu ca rất hay như sau: "

   
1) Cách mạng đường dài, người đi như con nước miệt mài, đổ mồ hôi thành giòng. Loang theo bước chân vạch những con đường làm nên chiến thắng, ta đi, ta đi, tay giang tay, bên trời hừng say gío nắng, bừng bừng cao, ngọn lửa chói lòa, thế kỷ này thế kỷ của chúng ta.

2) Đất dậy tình người bàn chân ta đi tới vượt trời, dựng lại bao cuộc đời, bao nhiêu tháng năm đau xót tủi hờn giờ đây đã hết, ta đi, ta đi, tay bên tay ngang trời ngày vui sẽ tới, nào cùng xây dựng lại nước nhà, thế kỷ này thế kỷ của chúng ta.

3) Nước tràn lòng người, triệu dân ta vui sống một đời, người người mang nụ cười, trên đê trẻ thơ ca hát vang chào ngày vui đã tới, ta đi, ta đi, tay trong tay ôm trời Việt Nam yêu dấu, hòa mình trong loài người thái hòa, thế kỷ này thế kỷ của chúng ta."


Mỗi người chúng ta hãy đứng lên làm lịch sử vì chúng ta hiện diện trong thế kỷ này, đó là thế kỷ của chúng ta, vì đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, không thể giao phó cho bất cứ ai được. Hãy cùng nhau tháo bỏ rào cản của sự bưng bít thông tin và cùng nhau vượt thắng nỗi sợ hãi. Hãy cùng nhau quyết tâm lật qua trang sử mới, trang sử của tình yêu, của sự đoàn kết, của sự phục hưng, của một nước Việt Nam không cộng sản.

Ngày 3 tháng 4 năm 2010

NGUYỄN MỸ LINH

Email : Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com/
Yêu cầu phổ biến tự do

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 09. Apr 2010 , 14:21





       Bắc Hàn đã thua “cuộc chiến tuyên truyền”

Hoài Mỹ/Viễn Đông
08/04/2010





 

PYONGYANG – Một bản báo cáo mang tên “Political Attitudes under Repression”, dày 46 trang về “thái độ chính trị dưới sự đàn áp” ở Bắc Hàn vừa được East-West Center (EWC) đệ trình vào dịp lễ Phục Sinh vừa qua. Trung tâm này gồm những nhà khảo cứu do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập từ năm 1960.

Theo bản báo cáo này, vẫn xẩy ra liên tục những dấu hiệu cho phép giải đoán lãnh tụ Kim Jung Il (Kim Chánh Nhật) đang thua đậm cuộc chiến tuyên truyền ở bên trong lãnh thổ Bắc Hàn.
Các chế độ cộng sản - xưa cũng như nay - sống còn là nhờ “giỏi” tuyên truyền, tức biết khai thác triệt để các phương pháp lừa bịp.
Bản báo cáo nói trên của EWC cho biết hơn phân nửa nhân dân Bắc Hàn hiện tìm nghe các tin tức ngoại quốc. Thái độ thờ ơ ngày một lớn mạnh trong khối “dân đen”, chôn vùi những huyền thoại của đảng và nhà nước. Trong khi đó nỗi bất mãn lại dâng cao trong những phần tử ưu tú. Một cuộc điều tra trong cộng đồng người Bắc Hàn tị nạn ở hải ngoại cho biết là nhiều hình thức mới “chống đối hàng ngày” đã “bắt rễ” ở Bắc Hàn. Đại đa số dân chúng tin rằng chính là chính quyền ở Bình Nhưỡng (Pyongyang) chứ không phải Hoa Kỳ hay Nam Hàn, là nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ tệ nạn tham nhũng, của tình trạng phân chia giai cấp, tạo hố cách biệt ngày một rộng lớn trong xã hội và gây nên thảm cảnh thiếu thực phẩm trường kỳ.
Bản báo cáo nói trên được phổ biến đồng thời với bản kết toán (chưa được xác quyết) về con số tử vong vì nạn đói sau vụ mùa thất thu vừa rồi.
Một cuộc cải tổ tiền tệ sai lầm lại càng khiến cho hoàn cảnh tệ hại hơn nữa, trong lúc thị trường hàng hóa thực phẩm bị hỗn loạn khiến giá cả “chạy loạn xạ” và nỗi lo lắng sâu rộng đã bộc phát trong quần chúng.

Một cuộc cải tổ sai lầm

Trong xã hội vua chúa một khi mệnh lệnh của hoàng đế sai lầm hay “lỡ” gây nên hỗn loạn thì điều đó có nghĩa là “cái chết” sẽ trở thành “vật tế thần”. Một hai vài người nào đó sẽ phải hy sinh để ngai vàng thoát khỏi cơn phẫn nộ của dân chúng. Đó chính là những gì đã xẩy ra qua bao thế kỷ trong các triều đại ở Đông Nam Á - và ngày nay vẫn tái diễn trong các chế độ cộng sản như ở Việt Nam, Trung Hoa và gần đây nhất là ở Bắc Hàn.
Trung tuần tháng Ba vừa rồi, một trong những nhân vật cao cấp nhất của chế độ cộng sản Bắc Hàn, tổng trưởng Tài Chánh Pak Nam-ki, 77 tuổi đời, đã “hội ngộ” với số phần của mình trước một nhóm “đao phủ” tại một nơi không ai biết trong một quốc gia đóng kín. Thông tấn xã Yonhap chỉ viết vắn tắt: “Bản án tử hình dành cho Pak Nam-ki đã được thi hành hoàn hảo trong tuần lễ trước đây”. Giới truyền thông Nam Hàn cũng đã loan tin này và trích dẫn những phân tích gia vốn thường xuyên theo dõi các diễn biến trong guồng máy quyền lực của Bắc Hàn.
Pak Nam-ki đã bị cất chức từ tháng Giêng sau khi cuộc cải tổ tiền tệ mà ông ta trên nguyên tắc chịu trách nhiệm, đã vuột khỏi tầm kiểm soát đồng thời làm bộc phát cơn giận dữ trong dân chúng.
Được biết vào tháng 11 năm ngoái, cư dân Bắc Hàn với khoảng 23 triệu người đã bị bắt buộc phải thi hành sắc lệnh đổi tiền. Theo thông tấn xã NTB, với những tiền giấy mới này mà các gia đình Bắc Hàn nhận lại, vốn chỉ là hai con số không ít hơn so với những gì họ đã có.
Diễn tả cách khác, trên nguyên tắc mỗi gia đình chỉ được tối đa 100.000 đồng “won” - hoặc nói đơn giản là trị giá đổi tiền là 100 lấy 1. Điều này có nghĩa là các gia đình vốn đã chắt mồm chắt miệng dành dụm được chút đỉnh thì sau vụ đổi tiến này đã mất hết tài sản; tay trắng lại hoàn trắng tay. Hệ quả là tốc độ lạm phát bất khả kiểm soát cộng với sự phát triển vô lường của tình trạng thiếu thực phẩm trong một xã hội vốn đã hàng chục thập niên chịu cảnh khốn cùng thiếu ăn và thiếu trường kỳ những nhu yếu phẩm khác, trừ vũ khí. Dân chúng liền được thông báo là đồng chí Pak Nam-ki “đã có chủ tâm từ lâu nhằm phá hoại nền kinh tế quốc gia”.
Khi ảnh hưởng của vụ đổi tiền sai lầm này đã không thể còn được che đậy nữa thì nhà độc tài của đất nước, Kim Nhật Thành, đã bất đắc dĩ phải xuất hiện với lời thú nhận: “Tim tôi bật máu với những nhân dân vốn chỉ có bắp (ngô) để ăn”. Đây là một “sự cố” hết sức hiếm có trong một chế độ chuyên quyền.
Giáo sư Kim Yong-hyun tại viện đại học Dongguk, Nam Hàn, phát biểu cẩn trọng: “Nếu các tờ trình này chính xác thì sự thể cho thấy chế độ này có một nhu cầu tuyệt vọng nhằm làm dịu lòng người dân”.
Theo một luận lý ở Bắc Hàn, Pak Nam-ki đã chọn một thời điểm tệ hại nhất để thực hiện cuộc thử nghiệm canh tân của đương sự. Bắc Hàn đang ở giữa sự khó khăn trong việc “truyền ngôi” - theo đó, “lãnh tụ dấu yêu” Kim Chánh Nhật nay đã 68 tuổi rồi, muốn dọn đường cho con trai của ông ta, Kim Jung-un, 27 xuân xanh, lên ngôi cai trị. Theo các nhà phân tích thời sự quốc tế, nếu việc chuyển giao quyền lực này thành công, êm thắm thì Bắc Hàn sẽ lại có cùng một triều đại, một chế độ chuyên quyền như kể từ ngày thành lập nước cách nay trên 60 năm.

Chết trong mùa đông

Theo tổ chức thiện nguyện Good Friends ở Seoul, số người chết đói ở tỉnh Nam Pyongan, thuộc miền Trung Bắc Hàn, đã lên tới hàng ngàn người kể từ tháng Giêng năm nay. Tổ chức này xác nhận họ có một mạng lưới thông tin ở bên trong Bắc Hàn. Theo các nguồn tin ấy, người ta tìm thấy những xác chết cũa những người lớn tuổi thiếu dinh dưỡng nằm ngổn ngang trên các đường phố ở thủ đô Bình Nhưỡng. Good Friends đã dẫn chứng từ các đảng viên ẩn danh; những người này nói rằng nạn đói đã gia tăng tới mức độ mà người ta chưa từng chứng kiến kể từ những thập niên 1990 ở một số địa phương trong mùa đông. Lần đó số tử vong đã lên đến trên một triệu người dân Bắc Hàn trong nạn đói.
Sự thể vốn là một sự “hòa hợp” gồm nhiều yếu tố: Tình trạng thiếu thực phẩm gây tử vong - gốc rễ chế độ quan liêu chuyên quyền - và sự lạnh lùng, thờ ơ (hiểu là bất cộng tác) gia tăng khả dĩ tạo nên mối đe dọa cụ thể gây sự bất ổn cho chế độ của lãnh tụ Kim Nhật Thành. Biến cố lại xẩy ra ở một thời điểm nguy kịch khi “lãnh tụ kính yêu” yếu đau này đã khởi sự thực hiện một tiến trình giấu giếm để chuyển giao quyền lực cho người con trai tên Kim Jung-un, một kẻ vừa thiếu kinh nghiệm lại chưa từng được huấn luyện.
Marcus Noland, một trong những tác giả đã viết bản báo cáo “Political Attitudes under Repression” đã phát biểu: “Khi một chính quyền đã gặp sự tín nhiệm suy yếu thì đó sẽ là một sự vô cùng khó khăn nếu ‘nó’ bất khả dựng lại nổi niềm tin tưởng”. Tuy vậy giáo sư Noland vẫn nhấn mạnh: “Mặc dù chính quyền của Kim xem ra đã mất sự ủng hộ trong nhân dân Bắc Hàn, nhưng ít hay không có gì cho phép tiên đoán là một phe đối lập nào đó sẽ nổi dậy trong đất nước này”.
Được biết thêm, ông Marcus Noland còn là một trong những nhân vật điều khiển nhóm khảo cứu Peterson Institute for International Economics ở Washington.
Tuy vậy, theo một bản báo cáo mới khác về hiện tình ở Bắc Hàn, vẫn liên tục diễn ra những dấu hiệu về những áp lực ở trong nội bộ. Tổ chức độc lập International Crisis Group - nhóm vẫn cung cấp những đề nghị cho các chính phủ Tây phương và các cơ quan Liên Hiệp Quốc - đã loan tin vào tuần trước rằng áp lực từ việc cung cấp suy yếu thực phẩm và việc canh tân tiền tệ “thảm họa” vốn “có thể gây nên rất nhiều hệ quả lớn lao bất ngờ cho nền an ninh ở bên trong nội bộ tại các địa phương. Một sự phân tán, chia rẽ đột nhiên trong giới lãnh đạo không phải là sự kiện có thể bị loại bỏ cho dù hiện nay chưa nhận ra”.

Thay đổi nhanh chóng

Kết quả một cuộc nghiên cứu nơi những người Bắc Hàn tị nạn ở hải ngoại cho biết là nền móng của chế độ Kim Nhật Thành đã thay đổi đáng kể trong thập niên qua. Một trong những nguyên nhân là thị trường tư nhân đã phát triển rộng lớn và tạo nên ảnh hưởng đến độ phần đông dân chúng bắc Hàn không còn hoàn toàn lệ thuộc vào các hệ thống trung ương vốn càng ngày càng suy yếu của chính quyền về thực phẩm hay về công ăn việc làm.
Kết quả trong các bản báo cáo ấy dựa trên một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11 năm 2008 với hơn 300 người Bắc Hàn tị nạn hiện sinh sống ở Nam Hàn. Trong số họ, có những người mới đến và cũng có những người đã trốn khỏi nạn đói khủng khiếp nhất vào những thập niên 1990.
Theo bản báo cáo này, những sự đánh giá chế độ xét ra càng ngày càng tiêu cực. Riêng những người đã trốn khỏi nước cộng sản này vào thời điểm sớm sủa thì nghiêng về phái cho rằng những vấn đề của đất nước là do người ngoại quốc tạo ra. Trong khi đó những người mới thoát khỏi “thiên đường cộng sản” thì quả quyết chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Giáo sư Marcus Noland và đồng tác giả Stephan Hagaard của viện đại học ở San Diego, công nhận rằng cuộc nghiên cứu kể trên có thể chứa đựng một sự diễn tả “thái quá” của những người vốn thù ghét chế độ, tuy nhiên hai ông đặt trọng tâm vào việc đa số người tị nạn khỏi Bắc Hàn là bởi những lý do kinh tế - và những kinh nghiệm của họ về hộ khẩu đều phản ảnh xã hội Bắc Hàn.
Cuộc nghiên cứu ấy đã kết luận rằng sự thờ ơ, lãnh đạm đối với chính quyền - và sự chủ tâm diễu cợt về những lỗi lầm của chế độ - thì hết sức cao ở nơi những người tị nạn vốn đã là thành phần ưu tú trong chính quyền hay trong quân đội. Điều này cũng còn cho thấy tình cảm bất mãn mãnh liệt nhất đối với chính quyền nơi những người vốn đã “xâm nhập” sâu đậm vào các thị trường.

Hoạt động tư nhân

Kết quả đáng lưu ý hơn cả của cuộc nghiên cứu này là phạm vi rộng lớn của các thị trường xuyên qua tất cả tầng lớp nhân dân trong xã hội Bắc Hàn. Gần 70 phần trăm người được phỏng vấn đã trả lời rằng phân nửa hay nhiều hơn nữa số lợi tức của họ là do từ các hoạt động buôn bán tư.
Thêm vào đó, trên phân nửa số người tị nạn đã trốn khỏi Bắc Hàn từ năm 2006, kể rằng họ đã nghe hay xem đều đặn những luồng sóng tin tức ngoại quốc. Bắc Hàn đã nghiêm cấm các máy radio và TV bắt được các đài ngoại quốc, nhưng kỹ thuật tiêu dùng tân tiến vẫn tràn vào đất nước cộng sản này qua ngã Trung Cộng.
Bản báo cáo viết: “Không chỉ những phương tiện truyền thông (báo chí) mà người dân Bắc Hàn đã có thể lấy được nhiều hơn - nhưng dĩ nhiên những cản trở cũng có nhiều - mà cả những luồng sóng (phát thanh, truyền hình) từ Nam Hàn, Trung cộng và Hoa Kỳ nay cũng thường “bắt” được, không khó khăn”.
Bản báo cáo kết luận: “Những nguồn tin tức ấy thi nhau mà chôn vùi hình ảnh oai hùng và lý tưởng của một thiên đàng lao động và đe dọa nghiêm trọng sự sụp đổ toàn diện của một chế độ độc tài, chuyên quyền” – (HM)

    
-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 09. Apr 2010 , 14:23





    Phụ nữ Việt có mơ ước lấy chồng Trung Quốc không?

Minh Anh | Washington, D.C. (VOA)
Thứ Sáu, 09 tháng 4 2010




Cư dân mạng Trung Quốc lâu nay vẫn đồn đại với nhau rằng Việt Nam rất nghèo khó, phụ nữ Việt Nam rất hiền lành, ngoan ngoãn và họ rất mong ngóng lấy chồng Trung Quốc. Nhiều người đàn ông Trung Quốc đã lên đường sang Việt Nam tìm vợ và tin rằng lấy vợ Việt Nam dễ dàng hơn lấy vợ Trung Quốc và sẽ chẳng tốn kém là bao. Vậy phụ nữ Việt Nam có thật sự mơ ước lấy chồng Trung Quốc hay không? và còn lý do gì khiến nhiều đàn ông Trung Quốc lại sang Việt Nam tìm vợ như vậy? Mời quí vị cùng tìm hiểu phần nào đó câu trả lời cho những câu hỏi này.

Một bài viết đăng hồi tháng hai trên trang tin điện tử cnngo.com có tựa đề ‘Đàn ông Trung Quốc lên đường sang Việt Nam tìm người vợ “hoàn hảo”’ ghi lại những điều được chia sẻ trên các diễn đàn trên mạng ở Trung Quốc về một điều được gọi là truyền thuyết về một người vợ hoàn hảo.

Bài viết mô tả rằng trong lúc nhiều người đàn ông Trung Quốc đang lo lắng vì vấn đề hôn nhân thì bỗng dưng xuất hiện một ‘truyền thuyết về một người vợ hoàn hảo’, người đang ở một mảnh đất không mấy xa xôi, với cái giá không quá cao. Chỉ cần 35.000 nhân dân tệ bạn có thể trở thành một người đàn ông tự hào đứng bên cạnh một cô gái trẻ, xinh đẹp và nhu mì. Miền đất hứa ấy chính là Việt Nam và truyền thuyết ấy đã trở thành một đề tài nóng bỏng trên rất nhiều trang web phổ biến ở Trung Quốc.
Kèm theo đó là những lời đồn đại trong cộng đồng mạng rằng Việt Nam là một đất nước nghèo khó nơi mà những cô gái xinh đẹp mòn mỏi được sống ở Trung Quốc.

Một bài viết trên trang Xici Hutong mô tả việc các cô gái Việt Nam tìm cách lấy chồng ở nước ngoài để thóat khỏi cảnh nghèo khó. Người đàn ông là tác giả của bài viết này mô tả: “trong một lần tôi tới Việt Nam, một cô gái Việt Nam 26 tuổi, là hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi nói với tôi rằng mơ ước của cô ấy là lấy được một người chồng Trung Quốc.”

Người đàn ông này viết tiếp “ở miền bắc Việt Nam, đàn ông có thể lấy nhiều vợ. Phụ nữ có địa vị thấp kém trong gia đình. Tất cả những cô gái xinh đẹp ấy chỉ biết làm lụng chăm chỉ ngoài đồng ruộng và rồi héo mòn với tuổi tác. Vì vậy mà họ thực sự muốn lấy chồng Trung Quốc”.

Một cư dân mạng khác thì viết: “Tôi là một thủy thủ, tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Đất nước này quá nghèo. Phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Trung Quốc giống như phụ nữ Trung Quốc muốn lấy chồng người Mỹ vậy. Khi tôi tới đó hồi năm 2000, chỉ mất có 500 nhân dân tệ để cưới một cô vợ Việt Nam.”

Còn nói về tính cách của các cô gái Việt Nam, một cư dân mạng ở tỉnh Quảng Châu cho rằng sự ngoan ngoãn và hiền dịu của phụ nữ Việt Nam rõ ràng là tốt hơn những cô gái Trung Quốc, những người chỉ muốn có tiền.

Vậy còn đối với phụ nữ Việt Nam, có phải đa số họ đều mơ ước lấy chồng Trung Quốc hay không?

Chị Thu Thủy, một người có hai bằng cử nhân, luật và kinh tế, hiện đang làm việc cho một tổ chức quốc tế ở Hà Nội, chị cũng đã từng có dịp đi du lịch Trung Quốc, nhận xét về đàn ông Trung Quốc như sau:
“Tôi thấy là đàn ông Trung Quốc họ hơi bảo thủ, hơi gia trưởng. Tôi còn thấy là họ cũng hơi vũ phu, ví dụ như là trường hợp của những người đàn ông Trung Quốc và Đài Loan làm việc tại các khu công nghiệp Việt Nam, đôi khi họ thường dùng vũ lực đối với chị em phụ nữ”.

Chị Thủy nói rằng chị không có thành kiến về việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, và bản thân chị nếu gặp một người nước ngoài mà chị thật lòng yêu thương thì chị cũng có thể kết hôn với người đó, nhưng chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ kết hôn với một người chồng Trung Quốc.

Là một người đã nhiều năm làm việc tại các công ty và tổ chức nước ngoài, chị đã từng giao tiếp với những người đàn ông đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chị cho rằng đàn ông ở các nước phương Tây tôn trọng phụ nữ hơn đàn ông Trung Quốc.

“Tôi thấy là họ khác hẳn nhau. Đàn ông các nước như châu Âu hay châu Mỹ thì tư tưởng của họ thoáng hơn, không phong kiến như Trung Quốc. Vấn đề thứ hai họ tôn trọng phụ nữ hơn đàn ông Trung Quốc. Họ có vẻ biết lắng nghe ý kiến của phụ nữ hơn đàn ông Trung Quốc còn đàn ông Trung Quốc thì hơi độc đoán và không mấy tôn trọng phụ nữ”.

Cùng quan điểm với chị Thủy là chị Mỹ Hà, hiện đang làm việc tại một ngân hàng nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh.
“Theo quan điểm của em thì họ vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến lắm. Ở đây thì cũng có một số bạn gái lấy chồng người Trung Quốc hoặc người Đài Loan. Cũng có một số người thực sự là người tốt, nhưng mà em nhìn thấy đa phần vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, giống như là chồng chúa vợ tôi vậy đó, có tư tưởng trọng nam khinh nữ rất là nhiều. Họ không tôn trọng người phụ nữ nhiều, họ không coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhiều.”

Chị Hà cũng nói rằng việc kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc chưa bao giờ tồn tại trong suy nghĩ của chị.

Một phụ nữ khác, chị Minh Phước, nhân viên một công ty của Đài Loan, nói rằng chị cũng có quen vài người bạn Việt Nam lấy chồng người Trung Quốc. Chị cho rằng một số đàn ông Trung Quốc cũng có một số ưu điểm:
“Ðàn ông Trung Quốc nói chung họ cũng chăm lo cho cuộc sống gia đình, cũng chăm chỉ chịu khó làm ăn. Họ cũng biết nấu ăn và chia sẻ việc nhà với vợ.”

Tuy có nhiều nhận xét tốt về đàn ông Trung Quốc nhưng chị Phước cho rằng nếu nói phụ nữ Việt Nam mơ ước lấy chồng Trung Quốc thì hơi quá mức, bản thân chị dù nghĩ tới những ưu điểm của đàn ông Trung Quốc, chị cũng không nghĩ mình sẽ lấy một người chồng nước này vì cho rằng cuộc sống xa quê hương, xa gia đình và người thân không phải là một cuộc sống dễ dàng và đặc biệt vấn đề hòa nhập vào xã hội nước họ cũng là một vấn đề khó khăn.

Ngoài những lời đồn đại về việc những cô gái Việt ngoan ngoãn mong muốn lấy chồng Trung Quốc, còn có những lời hứa hẹn của các công ty môi giới hôn nhân rằng họ đảm bảo rằng những cô vợ này còn trong trắng, sẵn sàng lấy các ông chồng Trung Quốc trong vòng 3 tháng và nếu như cô vợ bỏ trốn thì họ sẽ được thay thế bằng một cô vợ khác.

Chính những lời đồn đại và quảng cáo như vậy đã đưa tới trào lưu sang Việt Nam tìm vợ của đàn ông Trung Quốc.

Bài viết đăng trên báo China Daily hồi cuối tháng ba cũng đã mô tả về xu hướng ngày càng có nhiều đàn ông Trung Quốc đăng ký các chuyến du lịch với mục đích sang Việt Nam tìm vợ.

Nhân vật trong câu chuyện có tên Dai Wensheng đã quyết định đi Việt Nam để tìm người vợ lý tưởng sau 100 cuộc hẹn hò thất bại với các cô gái Trung Quốc.

Sau thành công của mình, Dai bắt đầu tổ chức các tour hôn nhân cho những người như anh. Đối tác ở Việt Nam của Dai chọn các cô có ít nhất trình độ trung học trở lên. Kết quả là, họ đã kết duyên cho gần 50 cặp mà họ mô tả là "trời sinh".

Ngoài những lời đồn đại và quảng cáo, còn thực tế nào nữa khiến ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc xuống phương Nam tìm vợ như vậy?

Báo China Daily trích lời chuyên gia về hôn nhân xuyên quốc gia ở Đại học Thượng Hải, ông Deng Weizhi, cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên một phần là do vị thế của phụ nữ Trung Quốc trong xã hội đã tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ mất cân bằng nam nữ cũng là một yếu tố đáng kể. Theo ông, Trung Quốc, cũng là một nơi khá hấp dẫn với phụ nữ Việt vì văn hóa hai nước có nhiều điểm tương đồng. Ông Deng nói thêm rằng chính tính cách nhu mì và việc luôn tôn trọng chồng khiến phụ nữ Việt Nam trở thành người vợ mà đàn ông Trung Quốc ao ước.

Trong khi một cô gái Trung Quốc, có tên Yang Lai, đến từ thành phố Ninh Ba, gần Thượng Hải, hiện đang theo học thạc sĩ tại Hoa Kỳ, cho rằng nguyên nhân sâu sa dẫn đến hiện tượng này là chính sách một con của Trung Quốc. Cô nói với đài VOA rằng chính sách một con của Trung Quốc đã khiến cho Trung Quốc thừa nam, thiếu nữ, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Hơn nữa, chính vì có một con nên các gia đình thường dành tất cả những gì tốt đẹp cho đứa con duy nhất của mình.

“Nó dẫn đến kết quả là đứa con đó trở nên ích kỷ nhưng đồng thời cũng trở nên độc lập hơn vì họ không có sự giúp đỡ của anh, chị em, đặc biệt là đối với con gái. Vì vậy, với tính cách độc lập từ nhỏ, một số những cô gái này cảm thấy không cần có đàn ông họ cũng có thể sống tốt và không muốn hy sinh cuộc sống độc lập của mình. Ngoài ra, ngày càng có nhiều cô gái Trung Quốc thành đạt, có học thức cao và họ cũng muốn tìm kiếm những người đàn ông có địa vị xã hội cao hơn mình.”
    
-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 10. Apr 2010 , 22:26
TRỚ TRÊU THAY BỌN BÁN NƯỚC XỬ NGƯỜI YÊU NƯỚC


THỜI THẾ NHIỄU LOẠN KHI BỌN MA QUỶ LÊN CẦM QUYỀN RƯỚC-VOI-DÀY-MÃ-TỔ  CẮT-ĐẤT-CẮT-BIỂN DÂNG CHO NGOẠI BANG. LẦN LƯỢT TẬN DIỆT TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ TRÍ THỨC CỦA QUÊ HƯƠNG. VIỆT NAM TỪ NAY SẼ ĐI VỀ ĐÂU?





Nhà Thơ Trần Đức Thạch bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
Nhà giáo Vũ Hùng bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
Kỹ sư Phạm Văn Trội bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế.
Sinh Viên Ngô Quỳnh bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
Ông Nguyễn Văn Tính bị kết án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.
Ông Nguyễn Văn Túc bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.
Ông Nguyễn Kim Nhàn bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế.
Ông Nguyễn Mạnh Sơn bị kết án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.






NGƯỜI YÊU NƯỚC


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 14. Apr 2010 , 14:35
"Mồm nhà quan có gang có thép,
Đồ nhà khó vừa lọ vừa thâm!"

Đúng quá đi, Trời ạ!



Việt Nam đề nghị Miến Điện tiến hành bầu cử công bằng
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-04-13

Đa nguyên - đa đảng là một vấn đề ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam lâu nay. Nhiều cá nhân và tổ chức công khai lên tiếng đòi hỏi và cổ xúy cho dân chủ - nhân quyền đã bị bắt bớ, kết án tù.

Mâu thuẫn

Tuy vậy, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mới hồi tuần rồi lên tiếng kêu gọi một nước khác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, là Miến Điện sắp tới cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái.

Những thành phần bị cấm đoán lâu nay trong nước đã có phản ứng trước tuyên bố đó của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.

Lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với cương vị nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, được đưa ra trong phiên họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thượng đỉnh thứ 16 Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, tại Hà Nội hôm thứ sáu tuần rồi.

Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói hoàn toàn khác với những phát biểu lâu nay của các nhà lãnh đạo Việt Nam, luôn luôn đề cao vai trò cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản tại Việt Nam.

Chủ tịch quốc hội Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, trong chuyến công du Ấn Độ hồi tháng hai vừa qua, khi trả lời câu hỏi của Thông tấn xã Express Ấn Độ về đa đảng với những tiếng nói khác nhau ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã nói rõ quan điểm Việt Nam chưa cần thiết đa đảng. Một đảng viên được cho là có tư tưởng tiến bộ muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác- Lê- nin, ông Đỗ Xuân Thọ, trong một cuộc trả lời biên tập viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự do hồi đầu tháng này, cũng không ủng hộ việc đa đảng, ông nói: Đa đảng là nội chiến ngay.

Như vậy, phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như có mâu thuẫn với tuyên bố của những vị lãnh đạo khác và của chính ông trước đây.

Một người trong nước lâu nay từng có những bài viết nói lên trăn trở về tình hình chính trị của đất nước, nhà giáo Nguyễn Thượng Long, có ý kiến về phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với bầu cử tại Miến Điện:

“Điều ông Dũng nói về Miến Điện đem so sánh với những gì mà ông Dũng, ông Mạnh, ông Triết và 15 ông trong Bộ Chính trị đối xử với nhân dân Việt Nam, tôi thấy người Việt Nam như bị xúc phạm, bị các ông ấy coi khinh, coi rẻ quá.

Lý do ở trong nước họ luôn giáo huấn chúng tôi: đa nguyên - đa đảng là những gì xấu xa, sẽ dẫn đến thất bại, đưa đến hỗn loạn. Ngoài việc làm vừa lòng người ta, tôi thấy thủ tướng Việt Nam có những biểu hiện phức tạp về nội tâm. Còn trong Đảng thì như ông Trọng khi đi Ấn Độ phát biểu, Việt Nam chưa cần đa nguyên - đa đảng. Những điều đó làm chúng tôi rất suy nghĩ.

Theo tôi đây cũng là cuộc đấu tranh nội tại trong cả đất nước, cả dân tộc chứ không phải riêng trong Bộ Chính Trị; tức tư tưởng hướng đến đa nguyên chính trị - đa đảng cầm quyền là điều mà cả trí thức, lão thành cách mạng, những người quan tâm thời cuộc rất chú ý. Không còn phải thời kỳ người ta nói thế nào thì nghe thế ấy.

Ngay trong nội bộ và trong cả một con người của họ cũng có phức tạp, không được nhất quán nên mới có chuyện ông Dũng nói một đằng, ông Trọng nói một nẻo; cho thấy khủng hoảng nhất định đối với giới lãnh đạo hiện nay.”

Người dân nghĩ gì?

Khối 8406, một tổ chức quần chúng ra đời cách đây bốn năm, với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ kêu gọi cần phải có đa nguyên - đa đảng mới có thể đem lại các quyền tự do căn bản cho người dân. Trong thời gian hoạt động, nhóm từng lên tiếng tẩy chay bầu cử quốc hội theo hình thức ‘Đảng cử, dân bầu’ lâu nay tại Việt Nam.

Một thành viên đại diện lâm thời của Khối 8406, Linh mục Phan Văn Lợi, cho biết: Chúng tôi đã có kêu gọi toàn dân tẩy chay bầu cử năm 2007, và đang có kế hoạch kêu gọi tẩy chay  bầu cử quốc hội năm 2011.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, một thành viên Khối 8406 từng bị đi tù nói lên quan điểm về phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng đối với vấn đề Miến Điện:

“Câu nói của ông Nguyễn Tấn Dũng nhằm xoa dịu một phần bức xúc của dân chúng Việt Nam hiện tại khi nhiều người hiểu được dân chủ là gì, tự do là gì và người ta  hiểu được xã hội đa nguyên văn minh hơn xã hội độc đảng thế nào. Trước đây, ông Lý Quang Diệu đã nói không thể để một vài thành viên ngáng đường mà chúng ta phải chấp nhận, mà phải sẵn sàng loại trừ để Khối ASEAN lớn mạnh lên.

Năm nay Việt Nam đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên ASEAN nên phải xuôi theo tư tưởng tiến bộ trong khối; chứ thực ra họ không như thế đâu. Qua đi họ sẽ trở lại như cũ; điển hình là trước năm 2006 chính quyền Việt Nam nới lỏng tự do - dân chủ để được rút tên khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và vào WTO; nhưng khi đạt được mục đích thì lộ nguyên hình của họ.”

Luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông nói lên hành xử của Đảng Cộng sản đối với những tiếng nói đối lập rằng “Việt Nam có những qui định pháp luật cho phép công dân có quyền tự do: lập hội, tham gia đảng phái, tự do chính trị, tự do tín ngưỡng …; tuy nhiên về mặt thực tế những người bị bắt (có người được thả ra rồi vì chấp hành hành hình phạt trỡ về cộng đồng) không hề được nói vì tham gia hay thành lập tổ chức đó; tuy nhiên chúng ta có thể thấy rõ ràng bản chất nằm ở chỗ họ đã tham gia, hoặc tham gia thành lập tổ chức ngoài đảng phái đang ở Việt Nam là Đảng Cộng sản.”

Phát biểu kêu gọi Miến Điện bầu cử công bằng và đa đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong cương vị thủ tướng của nước đang nắm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, cũng tương tự như kêu gọi lâu nay của những quốc gia có truyền thống dân chủ khác trên thế giới đối với những chế độ chuyên chế. Điều đó chứng minh một xu hướng chung của nhân loại mà khi Việt Nam tham gia hội nhập cũng phải thuận theo.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Đặng Mỹ vào ngày 20. Apr 2010 , 15:51
Đại sứ Trung Quốc họp báo, người trẻ Việt Nam nghĩ gì?

Một sinh viên Việt Nam trẻ tại Hà Nội

Là một người dân trẻ tuổi Việt Nam quan tâm sâu sắc đến tình hình đất nước, tôi thấy mình cần lên tiếng trao đổi thẳng thắn với những phát biểu công khai trước truyền thông Việt Nam của Ngài Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Cường. Dù không đại diện cho ai, nhưng tôi nghĩ, sẽ không có nhiều người trẻ Việt Nam hiện nay suy nghĩ quá khác biệt với tôi trong vấn đề này – vấn đề quan hệ hai nước Việt Trung và những tồn tại của nó…

Đề xuất phương pháp luận trong cách nhìn nhận mối quan hệ hai nước Bên cạnh những trang rất đẹp về tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước, được nhiều thế hệ tiền bối cách mạng và nhân dân hai nước dày công vun đắp, lịch sử giữa hai đất nước Việt Trung có nhiều khúc quanh đáng buồn.

Phần lớn những khúc quanh này chủ yếu mang dấu ấn cá nhân, của những tư tưởng cuồng vọng, bành trướng. Từ đó dẫn đến những hành động bất chấp hậu quả, bất chấp đại cục và những kết quả vô cùng tốt đẹp trước đó.

Khi nhìn nhận về lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân có thể có nhiều góc độ, nhiều cách lý giải và quan niệm. Tuy vậy, các chủ thể trong một mối quan hệ tương hỗ, mong muốn đi đến tương lai tốt đẹp từ lịch sử có nhiều xung đột, nhiều đau thương và thù hận chỉ có thể thực hiện được, khi thống nhất cơ bản được với nhau một nguyên tắc nhìn nhận chung. Theo đó, có thể tạm đưa ra một vài điểm như sau:

• Các bên chỉ có thể cùng đi đến tương lai quan hệ tốt đẹp khi có cách nhìn nhận chung đúng đắn về lịch sử, khi giải quyết được cơ bản những vấn đề của lịch sử để lại.

• Phải thừa nhận lịch sử một cách công khai, đầy đủ, không giấu diếm che đậy.

• Phải rút ra được những bài học chung mà không bao giờ được tái diễn, một cách cụ thể nhất, chi tiết nhất, và các bên cần thực tâm sửa chữa nó.

• Lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các chế độ, dù là song phương, cũng là một phần của lịch sử nhân loại, vì vậy không thể chỉ tìm cách giấu nó trong mối quan hệ tay đôi bất bình đẳng, mà phải xem xét nó trong không gian của những chuẩn mực luật pháp, công pháp và thông lệ quốc tế.

Còn ngược lại, đứng trên lịch sử một cách trịch thượng và dối trá, thì sẽ không bao giờ có được tương lai tốt đẹp của sự tin tưởng, chân thành và hữu nghị.

Đó là vài nét nhất quán của một người dân Việt Nam bình thuờng, trẻ tuổi, trong việc nhìn nhận mối quan hệ giữa hai nước, xin được trình bày ở đây.

Điểm lại quan hệ hai nước

Báo chí và các phương tiện truyền thông đã nói nhiều đến những mốc son chính trị, những con số tốt đẹp về mối quan hệ nhập siêu – xuất siêu đáng kinh ngạc trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Sau đây, không đi lại góc nhìn đó mà xuất phát từ một góc nhìn khác, là bản chất nhưng có nhiều người muốn lẩn tránh nó với những ý đồ khác nhau:

• Giai đoạn các triều đại phong kiến trước năm 1949: Trong suốt chiều dài lịch sử, chính quyền phong kiến Trung Quốc các thời kỳ cực thịnh đã tiến hành xâm lược Việt nam tổng cộng hàng chục lần lớn nhỏ - và những thất bại ê chề của họ đã là những vết nhơ trong lịch sử chiến tranh xâm lược của Trung Quốc – như các triều đại nhà Nam Hán (939), nhà Tống (981, 1076), nhà Nguyên (1258, 1285, 1288), nhà Minh (1428), nhà Thanh (1789)..v..v..

• Giai đoạn 60 năm, từ năm 1949 đến nay: Chỉ trong một gian đoạn lịch sử ngắn ngủi, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, mà đỉnh cao của sự tàn bạo và hiếu chiến là việc bất ngờ phát động cuộc chiến trang tổng lực, xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, gây ra chết chóc cho hàng vạn người dân thường vô tội và chiến sỹ bộ đội Việt Nam, phá hủy hàng ngàn làng, xã, nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời gây ra sự hy sinh không đáng có của hàng chục nghìn bộ đội Trung Quốc.

Và trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt, bắn giết hàng trăm ngư dân VN, cướp đoạt và đòi tiền chuộc hàng trăm ngư cụ, tàu bè với giá trị hàng tỷ đồng Việt nam. Chính phủ Trung Quốc nói “tạm gác tranh chấp” nhưng thực tế lại là tăng cường gây hấn và lấn chiếm.

Tổng kết nhỏ trên đã cho thấy một bản chất khác về cách thức quan hệ Đồng chí – Anh em của Trung Quốc ở một số thời kỳ, mà phía ngoài nó là những khẩu hiệu bóng bẩy luôn được các lãnh đạo rao rảng hết sức tốt đẹp.

"Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại"

Có lẽ “phải sửa lại cách nói của bạn”(1), bởi lẽ, ở một cách hiểu khác, nhiều người nghe có thể đặt câu hỏi: Phải chăng Ngài Đại sứ định nhắc nhở Chính phủ và người dân Việt Nam nên luôn biết nghe lời, còn đấu tranh sẽ chỉ chuốc lấy thất bại?

Từ lịch sử giữa hai dân tộc với đôi nét tổng kết trên cho thấy, nó là bài học mà các Chính phủ có dã tâm hiếu chiến, xâm lược cần học trước tiên: “Thực thà hợp tác sẽ phát triển, gian xảo và có dã tâm xâm lược sẽ thất bại”

Chờ “điều kiện chín muồi” sẽ giải quyết

Trong giai đoạn 60 năm vừa qua của mối quan hệ Việt Trung, có 3 sự kiện đặc biệt quan trọng cần chú ý.

Đó là những “điều kiện chín muồi” được tận dụng một cách hết sức tàn bạo bằng 3 cuộc chiến tranh xâm lược với các quy mô khác nhau.

• Năm 1974, bất ngờ tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa khi quân đội Việt Nam đang dồn sức những ngày cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

• Năm 1979, bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc khi quân đội Việt Nam đang phải dốc toàn lực đánh đuổi bọn diệt chủng Polpot.

• Năm 1988, bất ngờ tàn sát bộ đội biên phòng Hải quân Việt Nam và chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong lúc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam có nhiều khó khăn bất ổn. Vậy, khái niệm “điều kiện chín muồi” của Đại sứ Tôn Quốc Cường nói đến, liệu có phải là khi Trung Quốc có nhiều tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, có lực lượng hải quân hiện đại với hàng trăm tàu ngầm, hàng nghìn máy bay và tàu chiến các loại, có đủ khả năng chiếm đoạt và khai thác Trường Sa, Hoàng Sa cùng toàn bộ biển Đông của Việt Nam? Trong vài năm gần đây, lãnh đạo cấp cao của hai nước hết sức hài lòng về mối quan hệ cực kỳ thân ái, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và luôn ca ngợi nó bằng những mỹ từ hết sức tốt đẹp.

Vậy tại sao không giải quyết tích cực vấn đề biển Đông ngay từ lúc đang hết sức thân thiết và tốt đẹp này, mà phải chờ một “điều kiện chín muồi” khác?

Phải chăng, việc này cần một thời điểm căng thẳng thích hợp nào đó, sẽ giải quyết theo cách mà Trung Quốc cho là, có đủ điều kiện chín muồi về quân sự, kinh tế và chính trị như ba lần đã kể ở trên?

Quan hệ hữu hảo không phải là nói dối trơn tru và phủ nhận sạch bóng mọi vấn đề

Qua cách nói của Ngài Đại sứ về báo chí Việt Nam, về các giao thiệp nghiêm khắc(2) của các cơ quan hữu quan Việt Nam, ta có cảm giác, đối với Ngài Đại sứ và Chính phủ Trung Quốc, các cơ quan của Việt Nam là những kẻ đơm đặt, dối trá, và những giao thiệp nghiêm khắc ấy của phía Việt Nam với họ chỉ như trò con trẻ.

Bởi vậy, Ngài Đại sứ còn lớn tiếng nhắc nhở báo chí Việt Nam rằng, “không nên đưa những tin xấu như vậy….”

Đó là một thái độ giao thiệp trịch thượng, không trung thực và thiếu thiện chí.

Sự thật không thể chối cãi về số ngư dân bị bắn chết, bị cướp trắng phương tiện mưu sinh, và cả những số tiền chuộc bạo ngược cùng với nhiều bằng chứng khác bị phủ nhận sạch trơn khiến cho người ta có cảm giác rằng, khi ở một “điều kiện chín muồi” nào đó, những dấu ấn ô nhục về những cuộc xâm lược tàn bạo trong suốt chiều dài lịch sử, cùng với câu nói “bất hủ” như một vết hoen ố không thể tẩy rửa trong lịch sử quan hệ hai nước của một “đồng chí cấp cao” nước bạn: “Việt Nam là côn đồ, Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”(3) và cuộc xâm lược đẫm máu liền sau đó, đem đến sự chết chóc hy sinh thảm khốc của hàng chục ngàn đồng bào, chiến sỹ Việt Nam, có lẽ rồi cũng chỉ còn là những bịa đặt sai sự thật mà thôi?

Tăng cường hiểu biết chính trị, hay tăng cường ràng buộc chính trị?

Một câu tóm tắt quan hệ hai nước, đó là cần tăng cường sự hiểu biết chính trị để đảm bảo sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương…”

Hiểu biết về Trung Quốc, người dân Việt Nam đã tích lũy từ hàng ngàn đời nay, kể cả những “thành quả vĩ đại ” của nền chính trị Trung Quốc như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt, hay Cải cách ruộng đất... Điều mà nhân dân Việt Nam mong mỏi để đảm bảo sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương, hoàn toàn không phải là tăng cường sự hiểu biết chính trị như ngài Đại sứ đơn phương lớn tiếng.

Từ những bài học nhãn tiền cay đắng trong lịch sử, chúng ta thằng thừng bác bỏ lời lẽ phủ dụ này, và yêu cầu Chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay suy nghĩ tạo ra ràng buộc chính trị để dễ bề lừa gạt bằng những lời lẽ ngon ngọt hoa mỹ, dạng như "hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì không có vấn đề nào không thể giải quyết được"..v.v..

Hiểu biết chính trị, ở một góc độ nào đó chính là cần biết đến một lẽ đơn giản rằng: Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương, trước tiên phải tôn trọng luật pháp quốc tế, phải biết ứng xử nghiêm túc, chân thành và tôn trọng các quốc gia khác nếu muốn làm bạn hữu hảo với họ.

Đừng cố lợi dụng những chiêu bài phong kiến cũ kỹ, kể cả phung phí nhân mạng đồng bào mình, tạo ra chiến tranh xâm lược – răn đe tàn bạo để hòng gặm nhấm lãnh thổ và bòn rút tài nguyên từ những nước nhỏ, còn nghèo và kém phát triển bằng mọi cách…

Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân - cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác

Ngày nay, khi nghĩ về cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã qua, không ít người Trung Quốc vẫn còn cảm thấy đau đớn và căm giận về những tổn thất khủng khiếp của nó.

Chiến tranh và những hậu quả tàn khốc đó, chính Trung Quốc cũng đã nếm trải và không hề muốn tái lặp.

Phải chăng cũng bởi vì, Đức Khổng Tử đã dăn dạy con cháu ngài điều cốt tử ấy.

Vậy thì, thật đáng lên án khi có những thời kỳ chính Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách tạo ra các cuộc chiến tranh xâm lược, chiếm cứ lãnh thổ, đất liền, biển đảo bao đời của Việt Nam, tàn sát dân thường, bộ đội Việt Nam. Điều đó xảy ra liên tục trong nhiều năm gần đây, và vẫn không ngừng tái diễn với các mức độ khác nhau cho đến ngày hôm nay. Thật đáng lên án khi Chính phủ Trung Quốc là lực lượng đứng đằng sau chính quyền Polpot, tạo nên nạn diệt chủng khủng khiếp ở Campuchia, cũng là nguyên nhân gây chết chóc cho hàng chục nghìn người dân ở 6 tỉnh Tây Nam Việt Nam năm 1977 – 1978, nhưng lại luôn lớn tiếng nói đến hòa bình ổn định và hữu nghị…

Những tham vọng bá quyền luôn tiềm ẩn mối họa chiến tranh, mà những khẩu hiệu đại ngôn, những mỹ từ tốt đẹp không bao giờ có thể che giấu được.

Đối với người dân Việt Nam, khi mà những người lính Việt Nam anh dũng hy sinh chống lại sự xâm lược tàn bạo năm nào ở biên giới phía Bắc còn chưa được xướng tên cùng với hoàn cảnh họ ngã xuống, trên bia mộ của họ còn chưa có dòng chữ đơn giản như của cha anh họ: Hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; khi mà hồn thiêng của họ cùng chục ngàn đồng bào khác còn chưa siêu thoát, vì chưa hề có một lời xin lỗi dõng dạc như lời chính tuyên bố xâm lược năm 1978(4), thì chừng ấy, những lễ kỷ niệm hoàng tráng, những lời lẽ đại ngôn về tình hữu nghị, chỉ là những thứ che đậy hết sức giả tạo.

“Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân - cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác”

Mong rằng, Chính phủ Trung Quốc luôn ghi nhớ điều này và sớm nhìn lại chính sách và những tham vọng của mình, thật tâm chứng tỏ thiện chí với các quốc gia bằng việc nghiêm túc tôn trọng Luật pháp - Công pháp quốc tế, trên nhiều phương diện, từ vấn đề biên giới lãnh thổ, đến hợp tác phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên khoáng sản ở các quốc gia khác… trước khi bước ra thế giới với những học viện Khổng tử hoàng tráng và những mỹ từ tốt đẹp của mình.

Chú thích

(1) Cách trả lời của Đại sứ Tôn Quốc Cường với báo tiền Phong trong cuộc họp báo ngày 06/01/2010 tại Hà Nội

(2) Cách diễn đạt của người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ Tần Cương trong phát ngôn về tranh chấp Biển đông khi Chủ tịch QH VN Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc từ 8/4 dến 15/4/2007.

(3),(4) Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" tại cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, tháng 12 năm 1978

Lên trang viet-studies ngày 10-1-2010

http://viet-studies.info/kinhte/Dai...


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 22. Apr 2010 , 17:03






Vacsava chìm trong hoa và nước mắt





"Một ngày đen tối cho dân tộc Ba Lan. Ảnh: AP


Không khí tang lễ bao trùm cả thành phố. Tai nạn hàng không được cho là khủng khiếp nhất trong lịch sử hàng không Ba Lan đã cướp đi 96 người con ưu tú của đất nước. Đây là tổn thất lớn nhất của Ba Lan kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Bay cùng với Tổng thống Kaczynski và phu nhân là các tướng lĩnh đứng đầu một số binh chủng, 18 nghị sĩ Quốc hội và Thượng viện (trong đó có 2 phó chủ tịch Quốc Hội, 1 phó chủ tịch Thượng viện), chủ tịch văn phòng Tổng thống.v.v.

Tất cả đều tử nạn. Cho tới giờ, người ta mới nhận dạng được hơn 30 thi thể trong đó có Tổng thống.

Tai nạn thảm khốc này đã nhân đôi nỗi đau của người dân Ba Lan với Katyn.



Không khí tang lễ bao trùm cả thành phố. Ảnh: AP


Katyn, trang sử đen.

Tổng thống Ba Lan cùng các quan chức chính phủ và quân đội bay tới Katyn để dự lễ kỉ niệm 70 năm vụ thảm sát xẩy ra ở đây. Tại cánh rừng này, vào năm 1940, khoảng 22 ngàn người Ba Lan, chủ yếu là binh lính và sĩ quan quân đội đã bị sát hại theo lệnh của Stalin. Các nạn nhân được chôn trong những hố chôn tập thể.

Việc tàn sát thực hiện trong bí mật. Dù vậy, vài năm sau đó, đã xuất hiện những tin tức đầu tiên về vụ thảm sát này. Suốt trong những năm Ba Lan và Liên Xô là 2 nước “anh em”, cùng  trong khối XHCN, sự việc bị cho là “nhạy cảm” và không được chính quyền của bất kỳ bên nào đả động tới.

Nhiều năm sau khi chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, sau rất nhiều tranh cãi dai dẳng, nhiều lúc căng thẳng giữa Ba Lan và Nga, hồ sơ này mới dần dần được hé mở.

Cuối năm 2004, danh sách những nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát được công bố. Giờ đây, chính quyền Ba Lan cho xây dựng một nghĩa trang quân đội ở Katyn và hàng năm tổ chức lễ kỷ niệm cho các nạn nhân. Nghĩa trang cũng là nơi để nhân dân Ba Lan tới thăm viếng.

Phía Ba Lan vẫn tiếp tục tranh đấu để tập hồ sơ tài liệu về Katyn được đưa ra ánh sáng tới trang cuối cùng.

Với vụ tai nạn này, vết thương Katyn lại một lần nữa rỉ máu và trang sử đau thương này của dân tộc Ba Lan dường như bị nhân lên gấp đôi.

Từng bị chỉ trích, xoi mói

Ông Lech Kaczynski trở thành Tổng thống Ba Lan từ năm 2005, ông thắng cử trước đương kim thủ tướng hiện nay, Donald Tusk với 54% số phiếu bầu. Ông trở thành Tổng thống thứ ba của nước Ba Lan dân chủ.

Ông được đánh giá cao trong các đối sách với các nước thuộc khối Liên Xô cũ như Nga, Ucraina, Gruzia, Litva… Trong những năm ông làm Tổng thống, tình hình Ba Lan ổn định, tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội giảm đáng kể. Kinh tế tăng trưởng khá mấy năm trước và giữ được cân bằng trong năm vừa rồi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Kaczynski từng hứng chịu nhiều chỉ trích, khích bác nhất là từ các đối thủ chính trị, đôi khi của cánh nhà báo, nhắm vào ông ngay từ khi ông vừa mới thắng cử. Thời gian người em song sinh của ông, Jarosław  Kaczynski làm thủ tưởng, người ta nói ông “gia đình trị” dù em ông trở thành thủ tướng với tư cách là chủ tịch đảng PiS, đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội.

Rồi họ nhắm cả vào diện mạo của ông. Có đối thủ nói, “trí thông minh của ông tì lệ thuận với chiều cao”, người khác “chê” ông “cục mịch”, gọi ông là “củ khoai tây”.v.v. Bản thân cựu Tổng thống Wałesa cũng đưa ra những bình luận mà người viết không còn muốn nhắc lại ở đây.

Ngay hôm ông mất, trả lời phỏng vấn trên truyền hình, liên quan tới câu bình luận trước kia của mình, cựu Tổng thống Wałesa nói đại ý rằng: “Ừ, thì chúng tôi có cãi nhau. Tôi thì đã tha thứ rồi nhưng nay không còn ai để tha thứ cho tôi nữa”.

Chắc chắn, không dễ gì làm lãnh đạo ở một nước dân chủ, nơi Tổng thống chỉ dành được dăm bẩy chục phần trăm ủng hộ, nơi người dân có quyền phê phán bất cứ ai mà họ muốn, nơi cánh báo chí nhòm ngó từng cử chỉ, lời nói, xăm soi tài sản cá nhân, lục lọi quá khứ… Việc ông bị chỉ trích này nọ cũng là thường.

Vợ ông, bà Maria cũng bị báo chí đem ra “mổ xẻ”. Có nhà báo đã chỉ trích cách ăn mặc của bà và gọi bà là “con chuột xám” chỉ vì bà không phải là người ưa trưng diện hay biết đánh bóng hình ảnh cá nhân. Bà quen với nếp sống khiêm tốn, giản dị. Một lần, đám săn ảnh chộp được bức ảnh bà đi lên máy bay của chính phủ, tay xách chiếc ni-lông (reklamówka), thế là hàng trăm ý kiến lại chĩa mũi dùi vào bà.

Người anh hùng giản dị

Tin về tai nạn của máy bay Tổng thống được các kênh truyền hình Ba Lan truyền đi lúc hơn 9 giờ sàng ngày thứ Bẩy. Vài chục phút sau đó, người dân bắt đầu đặt hoa và nến trước dinh Tổng thống. Nhiều người òa khóc.

Trong hai ngày đầu tiên, hàng chục ngàn người dân đã tới đặt hoa trước phủ Tống thống, nơi làm việc hàng ngày và cũng là nơi ở của ông trong thời gian nắm quyền. Nhiều người đứng ngây người ở đó, chờ mong một phép lạ nào đó, một ai đó từ trong dinh sẽ bước ra và thông báo rằng, đây không phải sự thật.

Sốc, đau đớn, tiếc thương là cảm giác chung của dân Ba Lan trước sự ra đi đột ngột của ông.

Đấu tranh đòi công lý cho những nạn nhân của Katyn và chết trong một tai nạn thảm khốc ở đó, ông đã trở thành anh hùng.

Đánh giá chung của công chúng Ba Lan, từ dân thường tới các chính trị gia, từ những người ủng hộ ông cho tới những người chưa từng bầu cho ông, trong mấy ngày qua, câu đầu tiên của hầu hết mọi người, ông là người yêu nước, thương dân. Ông là một trí thức lớn. Ông có lối sống giản dị, khiêm nhường.

Có thể ông không phải là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một chính trị gia với phong cách hào hoa phong nhã nhưng ông là tấm gương về đạo đức về sự liêm khiết. Mặc dù xoi mói đủ điều về ông, báo chí cũng như các đối thủ chính trị của ông, trong những năm qua, đã không thể tìm ra một xì-căng-đan nào về ông. Tài sản của ông, không thấy nói có gì ngoài căn hộ trong một chung cư 4 tầng ở trung tâm thành phố Vacsava, nơi vợ chồng ông đã sống cho tới ngày dọn vào dinh Tổng thống.

Phu nhân Tổng thống được ca ngợi là một phụ nữ trí thức, giản dị, khiêm nhường, vị tha. Bà giống với một phụ nữ Vacsava bình thường hơn là một đệ nhất phu nhân. Người ta vẫn bắt gặp bà thỉnh thoảng đi mua sắm ở những cửa hàng bình dân. Ông bà chỉ một cô con gái, hành nghề luật sư sống ở một thành phố khác.

Có thể, cũng vì tiết kiệm cho dân, cho nước mà ông đã thiệt mạng. Ông đi chiếc máy bay cũ kỹ Tu 154 của Liên Xô, sản xuất từ hơn 20 năm trước. Ông có thể ký quyết định thanh lý nó và mua một máy bay Boeing làm chuyên cơ cho Tổng thống. Nhưng ông đã không làm thế.

Người dân Vacsava và Ba Lan nói chung đã bày tỏ lòng thương tiếc ông bằng hoa và nước mắt. Từ thứ Bẩy qua Chủ nhật, các nhà thờ ở Vacsava đều chật cứng người cầu nguyện. “Dường như cả Vacsava đều đổ ra đường”, báo Wyborcza đã bình luận như vậy.

Vào lúc 12 giờ trưa Chủ nhật, 2 phút mặc niệm cho ông và các nạn nhân của vụ tai nạn được bắt đầu sau một hồi còi dài. Tất các phương tiện đang đi trên đường đều dừng lại, các lái xe  đều xuống xe, đứng cúi đầu mặc niệm. Những người dân đi trên đường phố cũng dừng lại mặc niệm.

Tôi, rất không may mắn, đã phải nhập viện từ sáng thứ Sáu và chỉ có thể theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Nhưng nhờ vậy, tôi được chứng kiến một cảnh tượng thật bất ngờ và cảm động. Tất cả các bệnh nhân, không ai bảo ai, sau hồi còi, những người có thể ngồi dậy đều đứng lên mặc niệm cho ông. Thật kỳ quặc khi mặc niệm như thế, trong những bộ pizama và áo ngủ. Tôi cũng mặc niệm trong “trang phục” như vậy, lần đầu tiên trong đời.

Vào giờ cầu nguyện, nhiều người vừa xem truyền hình, vừa quỳ xuống. Cả trăm người đã quỳ trên sàn bệnh viện, trong các phòng cũng như ngoài hành lang. Trong số đó, nhiều bệnh nhân, tay còn chống nạng, đi chưa vững.

Bệnh viện nằm ngay gần đường Zwirki i Wigury, nơi vào khoảng 4 giờ chiều chủ nhật, xe đưa quan tài của Tổng thống sẽ chạy qua. Chúng tôi chia nhau từng chỗ đứng bên cửa sổ nơi hướng ra đường. Chờ đợi. Trước đó nhiều giờ, người dân Vacsava đã kéo tới đứng đầy 2 bên đường từ sân bay về tới dinh Tổng thống. Cờ và hoa trong tay.



Hai bên hè phố chật cứng. Ô tô bị cấm, người dân đi xe đạp, xe máy bám theo xe chở thi hài Tổng thống

Theo đánh giá của báo chí, hàng trăm ngan người dân Vacsava đã ra đường để chờ đón thi hài của Tổng thống và tham gia lễ cầu nguyện. Đây là cuộc “xuống đường” lớn nhất từ trước tới nay, lớn hơn cả số người đã đón Giáo Hoàng. Nhiều người tới từ các thành phố ngoại vi Vacsava. Để có được chỗ tốt, người ta đã phải đến trước từ nhiều giờ.

Dọc 2 bên đường, hoa được tung vào xe của ông, nước mắt đọng trên khuôn mặt nhiều người. Từ cửa sổ nơi tầng 6 bệnh viện, tôi cũng đứng nhìn theo xe của ông. Bên cạnh tôi mấy bệnh nhân sụt sịt, cô y tá với cặp mắt đỏ hoe. Tôi chợt cảm thấy có cái gì đó nóng ấm đang lăn trên mặt. Vâng, tôi muốn nói với ông rằng, ông là Tổng thống của tôi, không chỉ trên giấy tờ mà trong trái tim.

Người dân Ba Lan hôm nay đã “bỏ phiếu” cho ông bằng hàng triệu giọt nước mắt và hoa. Trong số đó, có cả những người đã từng chỉ trích ông hay những người trước đó chưa từng ủng hộ ông.



Dân Vacsava chờ xe của Tống thống dọc hai bên đường, họ rải hoa xuống lòng đường. Ảnh wp.pl


Sự ra đi của ông đã tạo ra sự gắn kết, sự gần gũi, chia sẻ giữa các tầng lớp nhân dân; đã hàn gắn lại những rạn nứt chính trị; đem lại sự gần gũi hay ít nhất là tương kính hơn giữa các đối thủ chinh trị với nhau. Rất có thể, trong đau thương mất mát, trong tình đoàn kết, dân tộc Ba Lan sẽ bước vào khúc quanh mới – khúc quanh lịch sử – của sự phát triển.

Viết từ bệnh viện Banacha, Vacsava, 11/4/2010


-P

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Đặng Mỹ vào ngày 22. Apr 2010 , 21:57
Nguyễn Tấn Dũng lại ba xạo

Trung Điền

Trước khi lên đường sang Hoa Kỳ dự Hội nghị cấp cao về an ninh vũ khí hạt nhân, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 đã có một buổi họp báo tại Hà Nội vào chiều ngày 10 tháng 4 năm 2010. Mục đích của cuộc họp báo là để Nguyễn Tấn Dũng thông báo với báo chí trong và ngoài nước về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 16 xảy ra trong hai ngày 9 và 10 tháng 4.

Trong cuộc họp báo này, ký giả Reuter đã hỏi ông Dũng rằng: “Với tư cách cá nhân và là chủ tịch ASEAN, ông có hài lòng về kế hoạch bầu cử của Miến Điện không? Hội nghị lần này có bàn về tình hình Miến Điện và cuộc bầu cử tại Miến trong năm 2010 không?” Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời như sau: “Cùng là thành viên ASEAN và láng giềng trong khu vực, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn luôn quan tâm theo dõi tình hình xây dựng và phát triển của Miến. Tại hội nghị này, thủ tướng Miến đã có chia xẻ về những diễn tiến gần đây tại Miến, trong đó có công tác chuẩn bị cho tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2010. Trong chuyến thăm Miến vừa qua, tôi (Nguyễn Tấn Dũng) trong cương vị chủ tịch ASEAN đã chuyển tới lãnh đạo Miến mối quan tâm của quốc tế và ASEAN mong muốn Miến triển khai hiệu quả Lộ đồ dân chủ, vì hòa giải và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó, sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước.”

Qua nội dung trả lời về cuộc bầu cử tại Miến Điện nói trên cho thấy là Nguyễn Tấn Dũng rất ba xạo và quỷ quyệt.

Thứ nhất, ông Dũng tránh né, không trả lời trong tư cách cá nhân (tức Thủ tướng Cộng sản Việt Nam), mà trả lời trong cương vị Chủ tịch ASEAN chuyển tới lãnh đạo Miến Điện mối quan tâm của quốc tế và ASEAN rằng: “Miến nên tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ và đa đảng”. Rõ ràng là Dũng chỉ đóng vai người chuyển tín hiệu của thế giới và ASEAN cho Miến Điện chứ không phải là lời khuyên từ Cộng sản Việt Nam. Đây là điều ba xạo thứ nhất.

Thứ hai, phát biểu của Dũng dễ tạo sự hiểu lầm rằng Nguyễn Tấn Dũng đã dám kêu gọi Miến Điện tổ chức bầu cử dân chủ có sự tham gia các đảng phái để khiến một số người “hồ hởi sảng” rằng Cộng sản Việt Nam, nhất là Nguyễn Tấn Dũng, đã có khuynh hướng cởi mở; rằng Phe Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với ASEAN muốn dân chủ hóa tại các xứ độc tài Á Châu mà bước đầu là Miến Điện. Hồ hởi sảng bởi vì dựa trên những hành xử của chế độ Cộng sản Việt Nam, và cả Nguyễn Tấn Dũng, chẳng có một biểu hiện gì là họ cởi mở hơn về mặt chính trị và vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói dân chủ trong nước, lên án và nhốt tù các nhà yêu nước kêu gọi bảo vệ bờ cõi trước họa xâm lăng của Trung Cộng. Nếu trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam có ai lên tiếng chống lại các nội dung phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng thì Dũng sẽ nói là ông ta đưa quan điểm của ASEAN chứ không phải của Cộng sản Việt Nam. Đây là điều ba xạo thứ hai.

Thứ ba, trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Nguyễn Tấn Dũng không thể lấy lập trường khác hơn các quốc gia Tân Gia Ba, Nam Dương, Mã Lai hay Thái Lan vốn đang tạo nhiều áp lực buộc Miến phải để cho bà Aung San Suu Kyi tham gia cuộc bầu cử. Dũng không thể im lặng hay đồng tình với những hành xử của Miến Điện vì Dũng sợ các quốc gia ASEAN bất hợp tác với Cộng sản Việt Nam trong việc tổ chức và tham dự các hội nghị của ASEAN 16 trong suốt năm 2010. Đây là điều ba xạo thứ ba.

Nhiều nhà bình luận đã hiểu sai vấn đề nên cho rằng Nguyễn Tấn Dũng đã tự mâu thuẫn với những phát biểu nói trên. Những người này còn cho rằng Dũng đã mâu thuẫn với Nguyễn Phú Trọng tại Ấn Độ, Nguyễn Minh Triết ở Mỹ, Nông Đức Mạnh tại Úc Đại Lợi khi cả Trọng, Triết lẫn Mạnh đều cho rằng “đa đảng là hỗn loạn” nên Việt Nam không bao giờ chấp nhận đa đảng. Thật ra thì ông Dũng không hề mâu thuẫn với ông Triết hay ông Mạnh. Tất cả những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đều rất sợ dân chủ và không muốn đa đảng. Họ nói đến dân chủ chẳng qua là ở vào thế không nói không được, hoặc dùng nó như là chiêu bài đối với quốc tế và để tấn công lẫn nhau trong nội bộ mà thôi.

Trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng kỳ XI sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2011, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam lập đi lập lại chủ trương tổ chức các sinh hoạt đảng bộ phải dân chủ, thậm chí họ còn cho bầu cử các cấp ủy theo lối phổ thông đầu phiếu. Tức là cho ứng cử bầu cử cấp bí thư, ban thường vụ các đảng ủy một cách công khai, bãi bỏ hình thức bỏ phiếu tín nhiệm theo sự đề nghị của cấp cao hơn. Mới nghe qua người ta tưởng là Cộng sản Việt Nam đã thay đổi luật chơi, bắt đầu dân chủ từ trong đảng rồi sẽ mở ra toàn xã hội trong thời gian tới. Thật ra không phải vậy.

Chiêu bài cho bầu cử công khai tại các cấp ủy là thế trận mới mà Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam phải làm nhằm giải quyết một vấn đề đang xảy ra trong nội bộ đảng. Đó là vấn đề mất niềm tin của đảng viên vào lãnh đạo, vấn đề mất đoàn kết giữa các cấp ủy, vấn đề tranh đoạt quyền lực giữa các phe nhóm ở các cấp... đã đưa đến sự biến chất cùng cực trong nội bộ đảng mà Hà Nội gọi là hiện tượng “tự diễn biến nội bộ” rất nguy hiểm. Muốn chận đứng sự biến chất này ở các cấp ủy, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đánh giá rằng phải cho tổ chức bầu cử công khai thì mới chận đứng được sự chi phối của các phe nhóm và tìm người lãnh đạo từ sự tín nhiệm của số đông đảng viên một cách công khai để vực lại niềm tin đảng viên. Đó là lý do vì sao mà Hà Nội đã đề cập đến việc thử nghiệm vấn đề bầu cử dân chủ công khai tại các cấp ủy.

chúng ta đừng bao giờ mơ hồ chờ đợi đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cho bầu cử dân chủ, công khai với sự tham dự của các đảng phái khác như điều mà Nguyễn Tấn Dũng đã nói với chính quyền Miến Điện.Cộng sản Việt Nam đem vấn đề dân chủ vào trong nội bộ đảng để dùng nó như phương thuốc loại trừ sự xung đột phe nhóm và sự biến chất nguy hiểm của nội bộ đảng. Nếu có thành công, Cộng sản Việt Nam cũng sẽ không dám mở rộng dân chủ ra ngoài xã hội vì hai lý do: Một là lo sợ những lực lượng dân chủ khác thách đố quyền lực của đảng Cộng sản hiện nay. Hai là chính những phe nhóm vốn bất mãn với thành phần lãnh đạo Hà Nội hiện nay sẽ nhảy ra thành lập lực lượng mới quay lại tấn công phe nhóm cũ. Do đó, chúng ta đừng bao giờ mơ hồ chờ đợi đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cho bầu cử dân chủ, công khai với sự tham dự của các đảng phái khác như điều mà Nguyễn Tấn Dũng đã nói với chính quyền Miến Điện. Dân chủ đối với các chế độ độc tài chỉ là những chiêu bài trên cửa miệng để chiêu dụ, ru ngủ thành phần nhẹ dạ, ngây thơ chính trị. Độc tài, nắm chặt quyền lực trong tay một thiểu số là lẽ sống còn của những tên bạo chúa trong các đảng Cộng sản.

Nói tóm lại, những phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Miến Điện tổ chức bầu cử dân chủ, công khai và có sự tham dự của nhiều đảng phái trong cuộc bầu cử diễn ra vào cuối năm 2010, chỉ là ba xạo, gây ấn tượng giả tạo mà thôi.

Trung Điền
Ngày 23/4/2010

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 12. May 2010 , 18:53






Thời sự kinh tế

Ngô Nhân Dụng



Nói đến kinh tế bao cấp, ở Việt Nam ai cũng biết là nó tai hại. Khi các xí nghiệp và ngân hàng nằm trong tay nhà nước, nhà nước do một đảng kiểm soát từ trên xuống dưới, đời sống kinh tế đã suy sụp suốt mấy chục năm trước khi “đổi mới” để trở về với cái cũ. Nhưng sau khi “đổi mới,” đã gỡ bỏ nhiều rào cản để cho một số tư doanh được tự do làm ăn hơn trước, thì mối hại của kinh tế bao cấp đã hết chưa? Bài học của cuộc khủng hoảng nợ nần ở Hy Lạp, tác động tới thị trường tài chánh từ Âu Châu qua Mỹ, sang cả các nước Á Châu, cho thấy hai chữ “bao cấp” có thể được hiểu theo một nghĩa rộng hơn. Từ kinh tế bao cấp chuyển thành xã hội bao cấp, các tai hại vẫn còn đó.

Bao cấp không phải chỉ có nghĩa là có quá nhiều doanh nghiệp nhà nước, hay số xí nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng quá lớn trong nền kinh tế, như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Sở dĩ kinh tế quốc doanh tai hại, không phải chỉ vì các xí nghiệp hoặc ngân hàng quốc doanh kém hiệu năng, mà còn vì nó gây ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội làm giảm hiệu năng chung của cả xã hội. Những người điều khiển và làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước được chế độ ưu đãi; trong khi những người làm việc bên ngoài khu vực đó phải chịu thiệt thòi, đó là một cảnh bất công được nhà nước bảo vệ. Thí dụ, ở Trung Quốc hoặc Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào Tổng Sản lượng Nội Ðịa ít hơn lãnh vực tư; họ không cung cấp nhiều việc làm cho người dân bằng các xí nghiệp trong lãnh vực tư; nhưng họ lại được vay tiền từ các ngân hàng thương mại của nhà nước nhiều hơn, với lãi suất thấp hơn các nhà tư doanh. Ðó là chưa kể những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ dù đã được ưu đãi, lại phải được ngân sách quốc gia trợ cấp. Ðó là một mối bất công do chủ trương của nhà nước.

Nói chung, đặc điểm của nền kinh tế bao cấp là có một số người mà phần đóng góp cho tài sản của quốc gia thì thấp mà họ lại được hưởng thụ nhiều hơn những thành phần đóng góp nhiều. Ðó là một tình trạng bất bình đẳng được “định chế hóa” bằng chính sách, bằng luật lệ, và có khi bằng cả bản hiến pháp; các định chế đó do lối tổ chức kinh tế gọi là xã hội chủ nghĩa tạo ra. Giả thử chúng ta bỏ qua tính chất bất công xã hội của chế độ này, vì có người làm ít hưởng nhiều, còn người thì làm nhiều hưởng ít; thì trên mặt kinh tế thuần túy cách tổ chức xã hội theo lối bao cấp này cũng gây tai hại, làm cho tất cả mọi người bị thiệt, kể cả những người được bao cấp. Bởi khi tình trạng bất công được định chế hóa thành chính sách, luật lệ rồi thì rất nhiều tài nguyên của xã hội sẽ bị đem sử dụng theo cách phí phạm.

Thứ tài nguyên dễ thấy nhất là đồng tiền. Trong xã hội, mọi người gửi tiền vào ngân hàng, tích lũy chung lại để được đem dùng làm vốn đầu tư. Nếu những người được quyền sử dụng tài nguyên đó là những người có tài kinh doanh, tạo ra nhiều của cải nhất cho nhiều người dùng nhất, thì cả xã hội đã sử dụng tối ưu các tài nguyên chung đó. Trong một nền kinh tế tự do, các ngân hàng theo tiêu chuẩn tối ưu mà cho vay, tức là xí nghiệp nào có khả năng sinh lời cao nhất thì vay được nhiều nhất. Ngược lại, trong nền kinh tế bao cấp, tiền gửi ngân hàng được nhà nước đem trao cho các xí nghiệp quốc doanh, không theo tiêu chuẩn tối ưu đó. Vì vậy, một thứ tài nguyên chung của xã hội đã bị cố ý sử dụng sai, tức là phí phạm.

Nhưng tiền vốn không phải là thứ tài nguyên quan trọng duy nhất bị kinh tế bao cấp xài phí. Một thứ tài nguyên quý giá hơn nữa là sức làm việc của con người. Trong một nền kinh tế tự do thì mọi công nhân đi tìm chỗ làm nào trả lương cao nhất; xí nghiệp tuyển người sẽ “đấu giá” thu hút người giỏi nhất bằng lương bổng tương xứng. Khi vào một xí nghiệp, cơ quan rồi thì nhân viên tìm cách tăng năng suất của chính mình để được tăng lương. Trái lại, trong một nền kinh tế bao cấp thì dù một người có khả năng cao cũng không chắc được trả lương bằng một người thua kém mình; vì người kém khả năng làm cho một doanh nghiệp nhà nước có thể vẫn được hưởng lương cao nhờ tiền nhà nước trợ giúp; trong khi đó bạn đồng nghiệp trong lãnh vực tư phải chật vật mới đạt được mức lương ngang bằng. Cả hệ thống đó làm nản lòng người làm việc, kể cả những người có khả năng mà làm trong lãnh vực quốc doanh. Một hệ thống kinh tế làm nản lòng, chứ không khích lệ người làm việc, thì sẽ không tiến bộ mạnh bằng những xã hội có khích lệ phù hợp. Khi đó, cả xã hội cùng chịu thiệt thòi chứ không riêng gì những người làm ở lãnh vực tư.
Bài học rất rõ ràng: Cũng bấy nhiêu tiền vốn do dân chúng để dành tích lũy lại, cũng bấy nhiêu con người làm việc, một nước theo kinh tế bao cấp sẽ tiến chậm hơn một nước theo kinh tế tự do. Vì chế độ bao cấp mà nền kinh tế có hiệu năng thấp.

Mối tai hại của lối tổ chức kinh tế bao cấp đã thấy rõ rồi. Nhưng ngay trong một xứ kinh tế tổ chức theo lối tư bản, xã hội vẫn có thể mang tính chất bao cấp nếu có những người đóng góp ít vào nền kinh tế mà lại được hưởng nhiều hơn tỷ lệ đóng góp của họ.
Ngay trong một nước theo kinh tế thị trường từ lâu, nhưng xã hội vẫn được tổ chức theo tinh thần bao cấp, thì nguồn gốc tác hại vẫn còn đó, dù bệnh nhẹ hơn và phát tác chậm hơn. Tìm hiểu câu chuyện Hy Lạp lâm nguy là một bài học cho các nước khác, đặc biệt là cho Việt Nam.

Khi chúng ta nhìn vào những khó khăn của kinh tế Hy Lạp, hai nguyên do hiển nhiên nhất là ngân sách khiếm hụt trầm trọng và số nợ của quốc gia (chính phủ và tư nhân nợ các nguồn tài trợ ngoại quốc) quá lớn so với tài sản tạo ra mỗi năm gọi là Tổng Sản Lượng Nội Ðịa (GDP). Khiếm hụt ngân sách năm 2009 của chính phủ Hy Lạp lên tới hơn 13% GDP, còn số nợ ngoại quốc là 115% GDP. Sai lầm của cả nước Hy Lạp là họ chi tiêu nhiều hơn là số tiền kiếm được. Số tiền chi tiêu nhiều hơn đó, chính yếu là tiền mà chính phủ trả cho một số người hoặc không còn làm việc hoặc làm việc với hiệu năng thấp, tức là đóng góp ít vào nền kinh tế mà vẫn được hưởng nhiều. Sau khi được các nước Âu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đồng ý cứu giúp, Quốc Hội và chính phủ Hy Lạp đã phải đưa ra chính sách giảm bớt tiền hưu bổng (giảm 11%) và thay đổi hệ thống trợ cấp thất nghiệp (hiện nay người thất nghiệp được lãnh trợ cấp gần như không có giới hạn thời gian); đồng thời sẽ cắt bớt lương của công chức (cắt 14%), và giảm bớt số công chức, tức là tiết giảm cả bộ máy hành chánh làm việc kém hiệu năng. Chính số tiền chi cho những người không còn sản xuất và những người làm việc kém hiệu năng này là nguồn gốc chính gây ra cơn khủng hoảng ở Hy Lạp. Cả thế giới lo ngại Hy Lạp sẽ không còn khả năng đi vay nợ mới để trả các món nợ cũ - nói cách khác, chỉ có thể đi vay thêm nếu chịu trả lãi suất rất cao, mà kinh tế quốc gia suy yếu không còn khả năng trả lãi suất như vậy nữa.

Trong các nước gọi là tư bản, từ thời 1870 đã có luật lệ bảo đảm cho những người về hưu, những người bị tai nạn nên không thể làm việc hoặc thất nghiệp, ai cũng có tạm đủ tiền sống. Chế độ này được gọi là nhà nước an sinh xã hội (welfare state) rất thịnh hành ở Âu Châu và cũng được áp dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ Châu. Nhưng trải qua thời gian, chế độ an sinh xã hội này đã bám rễ với số trợ cấp ngày càng cao hơn. Và nhiều người được hưởng các trợ cấp an sinh đó ngày càng đông hơn, chính họ tạo áp lực chính trị để bảo vệ các quyền lợi thủ đắc của họ, không còn nghĩ tới ảnh hưởng tai hại trên nền kinh tế chung. Ðó là khi nhà nước an sinh xã hội biến thành nhà nước “xã hội bao cấp.” Những người đóng góp ít mà được hưởng thụ nhiều trong nền kinh tế trở thành một gánh nặng cho cả quốc gia. Nếu những người đang hưởng lợi đó lại tự lập thành những thế lực chính trị lớn thì họ có thể “định chế hóa” việc hưởng thụ các lợi lộc của họ, bằng những chính sách, luật lệ, kéo dài tình trạng bất bình đẳng và gây tai hại cho hiệu năng của cả nền kinh tế.

Hy Lạp chỉ là một trường hợp mà cơn khủng hoảng xuất hiện sớm nhất, tiếng chuông báo động lớn nhất. Nhiều nước trong khối tư bản tiên tiến về kinh tế cũng có thể mắc vào nỗi khó khăn tương tự. Tại Âu Châu, các nước Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha đã được báo động kịp thời và đã tiến hành những biện pháp “giảm chi” cần thiết, để khỏi đi theo Hy Lạp. Ngay tại nước Mỹ, những tiểu bang như California đã được báo động là sẽ có ngày lâm vào tình trạng giống như Hy Lạp. Vì California cũng chi tiêu nhiều quá, rộng rãi quá, cho một số người được hưởng nhiều hơn phần đóng góp của họ vào nền kinh tế. Tại tiểu bang này, một số thế lực chính trị đã kéo dài tình trạng “bao cấp” cho một số người như vậy. Những nghiệp đoàn công chức lo bảo vệ quyền lợi của mình. Các chủ nhà mua nhà trước khi giá lên không muốn bãi bỏ đạo luật cấm tăng thuế thổ trạch cũ, vì họ có khi chỉ đóng thuế nhà đất thấp bằng 5% hay 10% tiền thuế mà người hàng xóm mới mua nhà phải trả. Ðó là những quyền lợi được hưởng nhờ một chính sách không công bằng, mặc dù đúng luật lệ. Luật lệ đã định chế hóa tình trạng bất công đó. (Ðể minh bạch với quý vị độc giả, xin nói rõ hiện ký giả này cư ngụ ở California, tiền thuế nhà mỗi năm đóng gấp 6, 7 lần nhà hàng xóm bên trái nhưng lại chỉ bằng một nửa nhà bên phải).

Tình trạng xã hội bao cấp ở Việt Nam hiện nay còn nặng nề và nghiêm trọng hơn Hy Lạp rất nhiều, mặc dù cuộc đổi mới kinh tế được coi là đã xóa bỏ nhiều định chế bao cấp. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang được chính quyền phát triển, che chở và trợ giúp bằng đủ mọi cách, có tính chất bao cấp hiển nhiên. Chính sách của Ðảng Cộng Sản vẫn đề cao khu vực quốc doanh, cho thấy chủ trương này sẽ còn được thực hiện trong hàng chục năm hay nhiều hơn nữa. Nhưng tính chất bất công nặng nề nhất là ngay trong bản Hiến Pháp đã dành quyền lãnh đạo quốc gia cho một đảng là Ðảng Cộng Sản. Ðiều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam hiện nay giành ưu quyền cho các đảng viên cộng sản, trong thực tế là cho một số người lãnh đạo trong đảng. Ðó là một sự bất công hiển nhiên. Sau 5 năm sống dưới chế độ cộng sản, nhà văn Nguyễn Hiến Lê (một người tự nhận đã từng có cảm tình với cộng sản) đã phải nhận xét rằng chính quyền cộng sản đối xử với người dân miền Nam giống như chế độ Apartheid mà người da trắng áp đặt trên người da đen ở Nam Phi (Hồi Ký, tập III, Văn Nghệ xuất bản, 1988, trang 36). Ông viết thẳng về tình trạng bất công đã được định chế hóa này: “Giai cấp được trọng nhất là giai cấp đảng viên; giống như giai cấp quý tộc đời nhà Chu (bên Tầu) ba ngàn năm trước” (trang 85). Tình trạng xã hội bao cấp đã được định chế hóa đến mức cao nhất vì được ghi ngay trong bản Hiến Pháp!

Chế độ xã hội bao cấp dành cho một số người đó sẽ không thể đưa kinh tế quốc dân tiến lên được theo đúng tiềm năng của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Việt Nam, khiếm hụt ngân sách năm ngoái là 9% GDP và nợ ngoại quốc bằng 35%, thấp hơn Hy Lạp vì mức sống của người dân còn thấp hơn rất nhiều (Lợi tức bình quân của Hy Lạp cao gấp hơn 20 lần dân Việt Nam). Cán cân thương mại của Việt Nam cũng khiếm hụt không khác gì Hy Lạp. Với một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ có hơn 3% trong quý thứ nhất năm 2010, ở một nước còn nghèo như nước ta, thì rõ ràng là nền kinh tế đang tiến lên rất chậm. Những quốc gia khác ở Á Ðông như Hàn Quốc, Ðài Loan, trong những thập niên 1970 đang ở tình trạng phát triển ngang với Việt Nam bây giờ, lúc đó tỷ lệ phát triển của họ đã tới 7 hay 9%, nhờ thế họ mới vượt tiến lên được. Nếu cứ tiếp tục duy trì một xã hội bao cấp thì không biết bao giờ nước nhà mới đuổi kịp các nước trong khu vực. Mối lo lớn nhất, là sẽ bị kinh tế Trung Quốc qua mặt rất nhanh, càng ngày càng cách xa, sức nặng đó sẽ đè trên cả nước Việt Nam ta trong suốt thế kỷ 21 này!



-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 16. May 2010 , 18:14






Trung Quốc
Thu nhập tăng đời sống càng thiếu thốn



Mời các bạn đọc bài viết ngắn về tiền bạc và hàng hóa ở Mỹ và TQ.


SGTT - Hơn 30 năm trước, các nước phương Tây ở trong tình trạng tiền lương cao giá cả cao, còn ở Trung Quốc là tiền lương thấp giá cả thấp. Tình trạng này nay đã đổi ngược: ở các nước phương Tây là tiền lương cao giá cả thấp và ở Trung Quốc là tiền lương thấp giá cả cao.
Một nhà đầu tư ăn mì gói chơi chứng khoán ở Sơn Tây. Dân Trung Quốc thu nhập tăng nhưng ngày càng khó sống vì giá cả tăng cao hơn thu nhập. Ảnh: Reuters
Năm 1980, thu nhập bình quân đầu người của Mỹ là 10.200 USD, của Trung Quốc là 190 USD. Do lúc đó ở Trung Quốc có tình trạng tiền lương thấp giá cả thấp nên mặc dù thu nhập chênh lệch tới 54 lần nhưng một công nhân Trung Quốc cũng giống như một công nhân Mỹ, có thể nuôi được một gia đình bốn, năm miệng ăn.
Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ là 37.600 USD, của Trung Quốc là 1.100 USD, chênh lệch 34 lần, nhưng trong đời sống thực tế, một công nhân Mỹ vẫn có thể nuôi được bốn, năm miệng ăn trong khi cả hai vợ chồng một công nhân Trung Quốc làm việc ngày đêm mà rất vất vả mới nuôi nổi một đứa con. Vì sao chênh lệch tiền lương bằng tiền giữa công nhân hai nước Trung – Mỹ đang rút ngắn mà năng lực nuôi sống gia đình của công nhân Trung Quốc lại giảm xuống?
Đó là vì tình trạng giá cả cao vốn có tại các nước phương Tây đã được chuyển sang tới Trung Quốc.
Thứ nhất, đó là kết quả của việc Trung Quốc thu thuế cao. Tỷ trọng thu thuế của Trung Quốc chiếm tới 64% giá cả hàng hoá. Người dân Trung Quốc cứ mua mỗi một 100 NDT hàng hoá là đã phải chịu 64 NDT tiền thuế. Hai là, do Trung Quốc cố tình duy trì tỷ giá đồng NDT thấp nên Trung Quốc cứ xuất 1 USD hàng hoá là trong nuớc phải phát hành nhiều thêm 5 – 6 NDT để cân bằng. Năm 2008, Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại tệ là 2.700 tỉ USD, từ đó suy ra trong nước phải phát hành thêm hơn 16.000 tỉ NDT tiền mặt để cân bằng, tất cả số lượng tiền in thêm đó được chuyển xuống đầu dân chúng qua phương thức lạm phát. Điều này tất nhiên dẫn tới giá cả phải tăng lên với mức độ lớn.
Từ đó có thể thấy: Trung Quốc xuất khẩu hàng hoá càng nhiều, kiếm được ngoại tệ càng nhiều, dân chúng càng khó sống. Còn ở Mỹ lại có tình trạng ngược lại. Trong khi tiền tệ trên thị trường Mỹ chảy vào Trung Quốc, hàng hoá Trung Quốc chảy vào thị trường Mỹ. Do đó, lượng tiền tệ trong nước Mỹ giảm bớt, lượng hàng hoá lại tăng lên nên tất nhiên giá cả phải giảm, dân chúng Mỹ có thể mua được nhiều hàng hoá hơn. Lại thêm đồng đôla Mỹ chạy sang Trung Quốc lại qua phương thức ngưòi Trung Quốc mua quốc trái Mỹ về Mỹ. Ngành tài chính có thể dùng số đôla đó theo ý mình, có tác dụng góp phần nâng cao thêm sức mua của dân chúng Mỹ, làm giảm giá cả.
Giả sử không đứng trên lập trường quốc gia mà đứng trên lập trường dân chúng hai nước Trung – Mỹ thì có thể rút ra kết luận: dân chúng Trung Quốc sản xuất ra hàng hoá, được dân chúng Mỹ mua bằng đồng USD, đồng USD được Chính phủ Trung Quốc nắm giữ; dân chúng Mỹ được hàng hoá, Chính phủ Trung Quốc được đồng USD, còn cái mà dân chúng Trung Quốc được là đồng tiền trong tay mất giá. Nước Mỹ in tiền (USD) cho Trung Quốc, Trung Quốc in tiền (NDT) cho dân chúng mình,, nước Mỹ dùng những đồng tiền in ra đó đổi lấy các hàng hoá cần thiết cho dân chúng mình. Còn dân chúng Trung Quốc lại dùng những đồng tiền ngày càng mất giá đổi lấy những hành hoá do chính mình sản xuất. Hàng hoá sản xuất tăng thêm chạy sang Mỹ, còn lượng tiền tệ tăng thêm lại chạy sang thị trường Trung Quốc.
Sau 30 năm, đời sống nhân dân Trung Quốc có cải thiện nhất định, nhưng lợi ích mà người dân được hưởng không tương xứng với những thành quả thu được từ sự phát triển kinh tế của mình.


-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Emwhy vào ngày 19. Jun 2010 , 18:17






Người già có nên về VN sống không?



Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ ngày 26/6/2007. Và có nhiều người trả lời, nhưng tựu trung không ai muốn về sống luôn ở Việt Nam . Tại sao?
1. Tại sao lại muốn về Việt Nam ? : Đã là người Việt Nam thì ai chẳng muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác, đó là tiếng Anh mà có nhiều người già không hiểu và không biết nói.

Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình. Đời sống ở Việt Nam thì tương đối đơn giản, thoải mái. Chi phí sống ở Việt Nam cũng thấp hơn sống ở Mỹ. Các món ăn hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ. Nói tóm lại, nếu được về sống ở Việt Nam để gần gũi thân nhân, gia đình và quê hương thì còn gì bằng? Thế mà vấn đề không đơn giản như vậy.

2. Một số người muốn về Việt Nam vì những lý do sau:

Có một số ít người về Việt Nam để xây biệt thự để về hưởng thụ. Ở Mỹ, ai cũng phải làm việc quần quật như trâu bò cả ngày, không ai biết mình là ai. Nay về Việt Nam được người ta trọng vọng, nể vì bởi cái “mác” Việt kiều thì thích chí. Họ về Việt Nam để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về.

Một số khác để kiếm bồ bịch và hưởng lạc thú xác thịt. Đó là những sự thật trơ trẽn mà ai ai cũng biết.

Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác. Khi chết, họ sẽ đối diện với những tội ác của họ. Gia đình tôi và một số bạn bè tôi là một trong những nạn nhân của hạng người này.

3. Những trường hợp thực tế có thật:

-Một vị linh mục trên 90 tuổi đã suy xét rất kỹ về việc nên về Việt Nam sống và chết hay nên ở lại Mỹ. Kết cuộc, ngài chọn xin vào sống dưỡng lão trong Dòng Đồng Công ở Mỹ mà không về sống ở Việt Nam.

-Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ. Lúc sống hy vọng có các nữ tu đùm bọc, lúc hấp hối hy vọng có người lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng rốt cuộc, các bà không thể về sống ở Việt Nam được, vì một số nữ tu không nhận nuôi các bà, dù cho các bà có trả tiền đi nữa.

-Khi gia đình tôi về thăm Việt Nam, mẹ chúng tôi có ý định về dưỡng già ở Việt Nam nên chúng tôi đi tìm một dòng tu nữ để xin trả tiền cho mẹ tôi được về Việt Nam sống trong tu viện, nhưng bà bề trên nói rằng họ không thể cho bà ở trong tu viện của họ vì Dòng họ không có dòng Ba (dành cho giáo dân), và vì họ sợ sống chung đụng mất lòng.

-Còn một dòng tu khác thì cho giá cả là 100USD tiền thuê phòng, chưa kể tiền cơm nước và công thuê người giúp việc để săn sóc cho bà. Căn phòng quá nhỏ và thiếu tiện nghi tối thiểu. Đi thăm Việt Nam lần ấy về, mẹ tôi bỏ ngay ý định: ”Ta về ta tắm ao ta” ngay. Thực tế nói nhiều hơn là trí tưởng tượng!

-Một lần khác, chúng tôi lại đưa mẹ tôi ra Huế. Bà lại có ý định ở lại trong một dòng tu nữ ở Huế. Lần ấy, các nữ tu cho gia đình chúng tôi ở trong những phòng chật chội và nóng bức, thiếu những tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ tôi nhìn thấy thực tế mà tỉnh mộng. Gia đình chúng tôi vội vàng thuê khách sạn ở ngay, và không ai đề cập gì thêm đến chuyện về sống ở Việt Nam nữa.

-Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Mặc dù các con của hai cụ ngăn cản chuyện hai cụ về lại Việt Nam , nhưng không giữ hai cụ được. Cuối cùng, họ gửi tiền về Việt Nam cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng người con nuôi ở Việt Nam đã đối xử rất tồi tệ với hai cụ. Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang cho các con ruột của hai cụ để đòi tiền thêm. Các con ruột của hai cụ nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lầm và lựa sai. Đây là một bài học cho những người già không chịu an phận ở với con cháu.

-Có hai cụ cố là cha mẹ của một vị linh mục. Hai cụ cố chỉ muốn về lại Việt Nam . Khi ra phi trường, hai cụ “cay cú” xé hết giấy tờ di trú vì không còn muốn ở Mỹ nữa. Về Việt Nam được khoảng 6 tháng, hai cụ chịu không được, muốn trở lại Mỹ thì không còn giấy tờ di trú nữa. Thành ra tội nghiệp cho người con linh mục phải lặn lội về lại Việt Nam chạy chọt giấy tờ để đưa cha mẹ trở về Mỹ.

4. Các lý do mà Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam :

Có nhiều lý do mà người Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam . Sau đây chỉ là một số lý do tại sao người ta không về sống ở Việt Nam :

- Điều kiện an ninh chưa tốt, còn có những sự khó khăn và không hoàn toàn tự do. Nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét.

- Khi hậu Việt Nam quá khắc nghiệt, nắng và nóng nực hơn 30 năm về trước nhiều. Đã nóng lại còn ẩm ướt, làm cho con người không được thoải mái.

- Ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe… Ở Sàigòn, không có một con đường nào là yên tĩnh và nên thơ để hít thở chút không khí trong lành. Như vậy con người dễ bị theo đường hô hấp, bịnh phổi, bịnh lao.

- Cách nấu ăn và thức uống không hợp vệ sinh. Đã có trường hợp rượu đế có pha thuốc rầy làm cho nhiều người chết. Rồi nạn bánh phở có chất độc cho bánh dai, làm người ăn chết oan. Nguồn nước uống không trong lành. Người ở Mỹ về thường bị đau bụng tiêu chảy, và bị ngứa ngáy khắp cơ thể.

- Cách lái xe của các tài xế quá ẩu, không có sự an toàn. Họ đã nhiều lần lái xe lấn áp những người lái xe gắn máy cho đến khi người ta té ngã hay chết. Trong thân nhân tôi, có trường hợp một phụ nữ có thai bị chết oan cả hai mẹ con vì bị tái xế xe hàng ép té bể đầu. Bản thân chúng tôi thuê xe đi mà tài xế suýt đụng xe mấy lần. Tại sao mình lại dại dột giao mạng sống mình cho những kẻ mình không biết gì về họ?

- Bước chân ra là tốn đủ mọi thứ tiền: Tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác. Trong khi ở Mỹ, ngoài hai bữa cơm, không tốn tiền xe cộ, và không tốn những món tiền không cần thiết khác.

- Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp.

- Điều kiện chữa trị y tế chắc chắn là thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống y tế tiến bộ nhất thế giới. Khi về già thì hay sinh ra nhiều bịnh. Tại sao lại chọn cái xấu mà chê cái tốt, khi càng già càng mang nhiều bịnh? Đó là chưa kể khi mình bị bịnh nặng, lại mang danh là Việt kiều, liệu các nhân viên y tế có hết lòng chăm lo cho Việt kiều hay là để cho mình chết cho mau?

- Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình.

- Điều quan trọng nhất là: những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng gần 900USD. Nếu các ông bà này ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt viện trợ ngay.

Vậy khi về ở luôn ở Việt Nam là xem như quý vị không còn tiền trợ cấp xã hội nữa. Liệu có ai hầu hạ và chăm sóc không công cho một người già không tiền hay không?

-Quý vị thử đến thăm thân nhân hay ngay cả các tu sĩ mà không tặng họ tiền, thì sẽ thấy ngay phản ứng của họ. Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?


5. Giải pháp tốt nhất:

Nếu quý vị không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc cho quý vị, thì xin hãy vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California. Chúng tôi đã từng đi thăm nhiều viện dưỡng lão. Tại đó có Thánh lễ hàng tuần và có các Thừa Tác Viên Thánh Thể kiệu Mình Thánh Chúa đến cho quý vị hàng ngày.

-Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng toạ đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời.

-Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã phỏng vấn một số cụ già, cả nam lẫn nữ. Họ rất vui khi ở trong các viện dưỡng lão này.

6. Kết luận:

Vì thế, nhiều người kết luận rằng: Họ chỉ về thăm quê hương và giúp đỡ người nghèo và tàn tật, chứ không về ở luôn tại Việt Nam . Những ông bà cụ có con cháu còn ở lại Việt Nam thì họ về thăm cho đỡ nhớ, rồi sau đó, họ cũng trở lại Hoa Kỳ vì nhiều lý do tế nhị khác mà không thể nói ra hết được.

Tốt hơn hết, mình nên sống ở Hoa Kỳ. Con cháu mình ở đâu thi gia đình mình ở đấy. Nhà mình ở đâu thì tổ ấm ở nơi đấy. Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ.


-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dzịt Gỗ vào ngày 06. Jul 2010 , 16:17





Tổng Thống Nga nói về Cộng Sản






Ngày 7 tháng 5 năm 2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời câu phỏng vấn của tờ nhật báo Nga Isvestiai rằng: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do cơ bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”.
Lời phát biểu của vị nguyên thủ Nga đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. Vị Tổng Thống 45 tuổi đời, sau 2 năm cầm quyền đã can trường nói lên một sự kiện mà từ trước tới nay không ai dám lên tiếng. Sự can trường và quả quyết của ông còn được thể hiện khi ông quyết định tới Ba Lan để tham dự tang lễ của cố TT Ba Lan, Lech Kaczynski và 94 nhân viên tháp tùng, đã thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại rừng Katyn ngày 4/10/2010. Cuộc hành trình tới Ba Lan thực vô cùng nguy hiểm do khói và bụi núi lửa phun ra mù mịt trên bầu trời. Nhiều nguyên thủ quốc gia đã huỷ bỏ chuyến tham dự tang lễ này vì sợ chuyến bay không an toàn, nhưng ông Medvedev đã tới Ba Lan bằng máy bay, bay tầm thấp dưới 10 ngàn mét. Sự hiện diện của ông trong tang lễ làm người Ba Lan rất xúc động và thế giới cảm phục. Ông Dmitry Medvedev muốn chứng tỏ với nhân dân và chính quyền Ba Lan thiện chí của Nga trong việc hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc giữa 2 nước.
70 năm trước đây, vào năm 1940, 22 ngàn sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn và cơ quan an ninh Liên Xô đã bưng bít và bóp méo sự thật về vụ này. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường..
Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga, ngày hôm nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước.
Tuy nhiên, quan điểm của ông Dmitry Medvedev thì ngược lại. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lập lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm.”.
Ông Medvedev cũng tố cáo: “Stalin đã giết dân mình hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được.”
Giới truyền thông rất ngạc nhiên vì lời tố cáo tội ác của Stalin từ cửa miệng TT Medvedev. Ông nói một cách tự nhiên, không hề bị một áp lực từ bên trong hay bên ngoài. TT Medvedev đã nhìn ra và nói lên cái chế độ tàn bạo của Liên Bang Xô Viết dưới thời Stalin , một bạo chúa. Ông cũng chỉ trích các tổ chức CS vẫn còn tôn thờ Stalin, muốn treo hình Stalin nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức. Ông khẳng định: “Điện Kremlin sẽ không xử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại của chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ. Và ông kết luận: Tôi đã phải chờ đợi quá lâu để nói lên sự thật này.”
Việc công khai tố cáo tội ác của Stalin đã gây tranh cãi trong công chúng Nga. Một số người đề cao công lao của ông ta trong việc chiến thắng phát xít Đức, nhưng các tổ chức nhân quyền đã đưa ra bằng chứng về sự sát hại hang triệu người Nga trong 3 thập niện cầm quyền. của Stalin. Những trại tù Gulag khủng khiếp gây kinh hoàng cho dân chúng. Các cuộc cưỡng ép di dân và nạn đói năm 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triêu người.
Từ lời tố cáo của TT Medvedev, tờ báo Novaya Gazeta và đài phát thanh Echo Moskvy đã trưng ra tài liệu về mật lệnh giết người của Stalin, trong đó, ngay cả các trẻ em từ 12 tuổi cũng phải chịu tử hình.. Lịch sử Nga đang mở lại những trang sử đen tối nhất. Và Stalin chính là tên tội đồ của dân tộc Nga.
Ngày 9/5/2010 nước Nga tổ chức một lễ kỷ niệm ăn mừng 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Tây phương tới tham dự lễ kỷ niệm tại Nga. Đặc biệt, cuộc diễn hành được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moscova, có sự tham gia của các quân đội Anh, Mỹ, Pháp, và Ba Lan . Theo dự kiến, có 10,500 quân nhân tham dự, và cùng một ngày 70 thành phố lớn ở Nga cùng tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng. Đại diện cho VN, Nguyễn Minh Triết sẽ lên đường tham dự lễ kỷ niệm này.
Từ gần một thế kỷ nay, tại VN, Stalin được Hồ Chí Minh coi như là một thần tượng, một vĩ nhân. Trong các bài diễn văn, Hồ đề cập tới Stalin với một giọng tôn kính, gọi Stalin là “cha gìa của thế giới XHCN…” HCM tạc tượng Stalin đặt ngay giữa công viên Hà Nội. Các bài ca ngợi công ơn Stalin được đem vào sách giáo khoa bậc Trung, Tiểu học.
HCM cũng cho Tố Hữu viết những lời thơ khóc lóc thảm thiết khi Stalin chết:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Cái khó của Nguyễn Minh Triết trong kỳ đi họp lần này là không biết đóng góp ý kiến ra sao trước lời phát biểu của TT Medvedev “Stalin là tội đồ của dân tộc”. Thực là “há miệng mắc quai”. Tội đồ của dân tộc Nga lại là thần tượng của CHXHCN VN ?
Lần này đi họp về, Nguyễn Minh Triết hết còn… ba hoa chích choè trước đám Đại Biểu Quốc Hội chỉ thích gật gù và vỗ tay cổ võ.

Giao Tiên


-P



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dzịt Gỗ vào ngày 06. Jul 2010 , 16:29






Than thở trong đảng CS VN

Ngô Nhân Dụng




Một đảng viên Cộng Sản lớn tuổi, đã từng giữ chức quan trọng trong guồng máy chính trị, tháng trước mới cảnh cáo các lãnh tụ đảng, nói rằng: “Chế độ ta do các vị nắm quyền, rồi không sớm thì chày họ cũng lật thuyền các vị thôi...”

Vì sao người ta sẽ lật thuyền? Ông đảng viên già, vẫn chưa quên bài tuyên truyền cũ thời ông còn làm trưởng ban Tuyên Giáo trung ương, đặt câu hỏi: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân ư...?” Và ông nhận xét: “Ðây là sự lừa dối to lớn.”

Nói như người dân ngoài phố: Một quả lừa vĩ đại của đảng ta!

Ông cựu trưởng ban tuyên giáo không chửi đảng ông, mà đổ tội cho nhóm đang ngồi trên đầu cả đảng: “...Tình hình đảng ta do Bộ Chính Trị hiện nay lãnh đạo đã xuống cấp trầm trọng.” Tức là ông chỉ nhắm đánh bọn đang nắm quyền và kiếm rất nhiều tiền, những Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và đồng bọn.

Ðể cho họ lo sợ, để năm tới phải nhường chỗ cho người “phe ta” lên, ông cựu phó bí thư thành ủy báo động: “...Hai giai cấp công nhân, nông dân hiện nay họ rất căm phẫn các anh vì họ bị tước hết mọi quyền lợi chính đáng của mình rồi. Nếu tình hình này kéo dài thì sự căm phẫn của hai giai cấp này và có sự đồng tình cao độ của trí thức có văn hóa và nhân dân lao động khác sẽ đứng lên lật đổ cái đảng, cái chế độ của các anh.”

“Nói đến giai cấp công nhân hiện nay,” ông nói thẳng một điều người Việt Nam ai cũng biết: “Rõ ràng là họ đi làm đầy tớ, họ bị bóc lột, đầy đọa hết sức tàn nhẫn.” Còn các nông dân? Ngày xưa đảng đánh lừa được bần cố nông với khẩu hiệu “trả ruộng đất cho dân cày làm chủ.” Ngày nay, không ai được làm chủ một mảnh đất nào cả; đất đai hoàn toàn do “nhà nước quản lý,” nông dân chỉ được quyền sử dụng có giới hạn, nhà nước cướp lại không bồi thường thỏa đáng. Nói nhà nước quản lý, tức là đám cán bộ nắm toàn quyền. Ðảng Cộng Sản giống như một ông đại địa chủ, cả nước làm tá điền, cấy rẽ và nộp tô tức cho đảng.

Cho nên, các “đảng viên lão thành” 60, 70 tuổi đảng mới họp nhau than thở, buông lời oán trách các lãnh tụ đang nắm đầu đảng của họ. Các ông nói, nhưng chắc không gây được ảnh hưởng, “không có ký lô nào cả.” Bởi vì tất cả các “tội lỗi” mà ông đổ lên đầu các lãnh tụ đương nắm quyền, thực ra họ chỉ thừa hưởng di sản từ đời trước! Các chính sách đã được “thực hiện nghiêm chỉnh” từ khi đảng Cộng Sản cướp được chính quyền từ hơn 60 năm nay! Thí dụ, số phận của giai cấp công nhân: “Họ không làm chủ phương tiện sản xuất... họ không làm chủ các xí nghiệp, công ty, quốc doanh.” Hãy coi lại, thời Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn cầm quyền, có bao giờ giới công nhân ở Việt Nam được làm chủ xí nghiệp quốc doanh nào đâu? Tất cả nằm trong tay đảng, tức là trong tay cán bộ, do mấy lãnh tụ chóp bu “bố trí” cho làm! Tại sao các hồi còn trẻ các “đảng viên lão thành” này không phản đối chính sách đó mà bây giờ mới nói? Ðến nông dân cũng vậy. Sau khi đảng “cải cách ruộng đất” giết hàng trăm ngàn người để cướp ruộng, đảng lập tức tập thể hóa, biến hàng triệu nông dân thành nông nô trong các “hợp tác xã,” do các đảng viên toàn quyền điều khiển mà hưởng lợi. Bây giờ nông dân còn được trồng trọt lấy, hoa màu được mua bán bán ngoài chợ. Tình cảnh nông dân thời trước còn tệ hơn rất nhiều. Tại sao trước đây 50, 60 năm các “đảng viên lão thành” không nhìn thấy, không nói câu nào cả?

Các đảng viên già này cũng than với nhau là trong đảng thiếu dân chủ: “Sự độc đoán, chuyên quyền của lãnh đạo từ trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, thị càng nghiêm trọng hơn nữa. Trong đảng không có dân chủ, không có công bằng làm sao ngoài xã hội có dân chủ, công bằng xã hội được?” Một thí dụ mà họ nêu lên, là Bộ Chính Trị sửa đổi thủ tục bầu cử, cho bầu trực tiếp các chức bí thư, từ cấp xã lên đến đại hội đảng, mà họ không hay biết gì cả!

Nhưng trước đây 60 năm, trong đảng Cộng Sản, ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam có bao giờ dân chủ hay chưa? Ai cũng biết rằng nó còn độc đoán, bưng bít, kìm kẹp đảng viên hơn bây giờ. Ngày nay các ông còn gặp nhau buông lời chỉ trích, phê bình, chứ ngày xưa có ai dám nói một câu nào đụng tới Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ hay không? Vậy thì tại sao không ai kết tội những lãnh tụ đầu tiên đem chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ Cộng Sản vào bắt dân Việt Nam phải theo, mà lại chỉ hạch tội những anh bây giờ đang ngồi trên đầu mình là đám Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết?

Khi đọc những lời lẽ nói năng của các cụ “lão thành,” cũng cảm thấy tội nghiệp. Vào cuối đời, lương tâm cắn rứt, họ muốn tự minh oan với hậu thế, nên kể tội bọn cầm quyền. Nhưng không dám nhìn thẳng vào nguyên nhân đầu tiên gây ra tội lỗi. Chính những người đang chửi bọn lãnh tụ phản dân chủ, họ cũng không hiểu thế nào là cách sống dân chủ, không biết thế nào là lối sống minh bạch công khai của con người tự do dân chủ.

Một điều đáng buồn cười là khi đưa ra những ý kiến chống đối lãnh tụ, những đảng viên già nua này vẫn sử dụng ngón nghề là ném đá giấu tay!

Ông cựu trưởng ban tuyên giáo không dám đứng ra phê bình, không nói thẳng các ý kiến của mình trước công chúng, mà lại mượn tay một đảng viên già 86 tuổi nhờ tung ý kiến ra dưới hình thức tường thuật một cuộc gặp gỡ giữa mấy người tại tư gia. Sau này, nếu cần thì vẫn chối bỏ được! Ðầu óc họ vẫn chưa rửa sạch tác phong mập mờ, giấu giếm, che đậy, lẩn trốn trách nhiệm mà Stalin đã tạo ra cho đám thuộc hạ trong đảng, sau khi ông ta thanh trừng gần hết các đồng chí ngang vai vế với mình.

Ngay ý kiến của ông cựu trưởng ban tuyên giáo trung ương cũng cho thấy ông ta không biết gì về lối sống dân chủ, áp dụng trong một quốc gia cũng như trong các tổ chức tư. Chỉ trích chỉ thị số 37 của Bộ Chính Trị về việc bầu trực tiếp (ông than rằng các đảng viên khác không được thông tin, kể cả tôi cũng không biết) ông hỏi: “Các anh cho bầu trực tiếp bí thư, phó bí thư thì sau này các vị này vi phạm pháp luật, vi phạm hình sự, vi phạm đạo đức cách mạng thì ai, tổ chức nào đứng ra tổ chức kiểm điểm, kỷ luật họ đây?” Căn bản của câu hỏi này là một sự hiểu lầm về thủ tục dân chủ. Ông ta sợ rằng nếu điều lệ đảng cho bầu trực tiếp các chức vụ lãnh đạo thì, khi muốn hạch tội hay muốn cách chức ai lại phải họp đại hội đảng: “Như vậy, các anh phải tổ chức lại đại hội bất thường mới kiểm điểm kỷ luật tổng bí thư, vì trung ương và Bộ Chính Trị không bầu tổng bí thư!” Nói điều này với một cụ già 86 tuổi thì thuyết phục được, nhưng ai khác nghe cũng phải bật cười.

Tại sao cười? Vì thiếu hiểu biết. Ở các nước tự do dân chủ người dân vẫn trực tiếp bầu tổng thống, bầu đại biểu Quốc Hội. Nhưng không ai phải đợi tổ chức cho toàn dân bỏ phiếu mới có thể đàn hặc những người đã được dân bầu trực tiếp. Hiến pháp và luật pháp nước nào cũng đặt ra những cơ chế với quyền đàn hặc các vị dân cử phạm luật. Ở các hội đoàn tư, các công ty thương mại cũng vậy. Dù người ta bỏ phiếu trực tiếp bầu hội trưởng hay chủ tịch công ty, nhưng trong điều lệ lúc nào cũng ấn định những cơ chế có quyền phê bình và truất phế những người đã được bầu. Họ không cần phải họp tất cả các hội viên hoặc cổ đông công ty để hạch tội người chủ tịch hay thủ quỹ. Luôn luôn có những cơ chế được đặt ra để làm công việc đó, trong một nước cũng như trong một công ty thương mại.

Một người từng giữ chức trưởng ban tuyên giáo trung ương nhưng không biết chút gì về các thủ tục dân chủ rất thô sơ, những điều mà ở một nơi sống dân chủ thì các học sinh 10 tuổi cũng biết. Tại sao đến nỗi như thế? Vì suốt đời, ông ta không bao giờ được sống trong tự do dân chủ. Mà cũng không bao giờ chịu học hỏi, vì đã yên trí đảng mình là đỉnh cao trí tuệ rồi, cứ theo nếp cũ mà đi tuyên truyền giáo dục mà thôi!

Trong đảng và trong chế độ Cộng Sản ông đã quen sống, không đâu áp dụng quy tắc phân quyền để tạo ra những định chế cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Cái thảm kịch của đảng Cộng Sản Việt Nam là do những “đảng viên lão thành” được huấn luyện trong lò đào tạo kiểu Stalin đó suốt một thế kỷ. Ngay trong tháng 6 vừa qua, Nông Ðức Mạnh lại mạnh mẽ tuyên bố nước Việt Nam nhất định không theo cơ chế phân quyền, vì tất cả đều được đảng Cộng Sản lãnh đạo! Quyền nào cũng trong tay một đảng nắm, đảng do một nhúm người thao túng; phân quyền để làm gì? Chính cơ chế độc quyền độc đoán đó đã sinh ra những Stalin, Pot Pot, Ceausescu, Kim Chính Nhật, cũng như các lãnh tụ Cộng Sản nước ta.

Vậy thì ai sẽ lật thuyền cái chế độ này? Chắc sẽ không phải là các vị “lão thành cách mạng.” Nhiều ông vẫn còn suy nghĩ như thời 1910! Vẫn còn mơ tưởng giai cấp công nhân, nông dân sẽ theo họ lập một đảng nữa, vùng lên đánh đổ bạo quyền - một cường quyền do chính họ góp công dựng lên! Sau một thế kỷ bị đánh lừa, người Việt Nam không còn tin vào những lời hô cách mạng hão huyền nữa.

Nhưng chắc chắn thế nào rồi người Việt Nam sẽ lật thuyền. Như chúng ta biết, trong 20 năm sau cùng của thế kỷ 20, nhân dân các nước gần nước ta nhất như Ðài Loan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Indonesia đã lật đổ các chế độ độc tài. Thể chế tự do dân chủ được thiết lập dần dần, từng bước một, nước nọ theo nước kia, bây giờ vẫn còn đang tiếp tục. Dân chủ hóa, không cần một giai cấp tiên phong nào “lãnh đạo” cả. Không do một đảng, mà do rất nhiều đảng phái, nhiều phong trào quần chúng, các thành phần trong xã hội công dân, cùng đứng lên đòi được sống dân chủ tự do. Nhóm này bị đàn áp thì có nhóm khác đứng ra thay. Các chế độ độc tài quân phiệt ở Hàn Quốc hay Indonesia, của các nhà tư bản và địa chủ ở Phi Luật Tân, sau cùng đều chịu thua khi người dân đòi quyền sống xứng đáng làm người. Thanh niên, sinh viên, công nhân, trí thức, doanh gia, nhà báo, ở Ðài Loan hay Nam Hàn trước đây 30 năm và ở Việt Nam bây giờ, mọi người đều đang sôi lên với ý thức tự do dân chủ. Dân chưa xuống đường, nhưng đúng như các ông lão thành nhận xét, sớm muộn họ cũng sẵn sàng lật thuyền!

Nếu các vị “lão thành cách mạng” muốn đóng góp vào trào lưu dân chủ này, họ hãy can đảm đứng ra công khai nói thật. Rằng tất cả chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là vô ích. Tất cả công việc dựng lên một chế độ chuyên chế độc quyền là sai lầm, là tai hại. Tư bản hóa mà độc tài cũng tai hại không khác gì Cộng Sản chuyên chế. Nhìn đến tương lai xa của thế giới và của đất nước, phải chọn trào lưu tự do dân chủ, không thể nào đi đường nào khác được. Cho nên các cụ lão thành có thể liều thân già mà đứng lên đòi dân chủ cùng với đám thanh niên, như cựu đảng viên Tô Hải trên 80 tuổi đã làm. Tuổi đã gần đất xa trời, không nên chỉ ngồi nói những chuyện lèm bèm như đánh cho thằng này xuống, cho thằng kia lên, làm gì nữa. Ðằng nào dân Việt Nam cũng sẽ lật thuyền. Ðất nước cần thay đổi lớn, chứ không phải chỉ có mấy chuyện anh được nào ăn cỗ to hơn anh nào!




-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dzịt Gỗ vào ngày 09. Jul 2010 , 15:03






Kinh Tế Việt Nam
Làm ăn với “cựu thù”

Lữ Giang



Nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực biến Việt Nam thành công cụ chiến lược của mình, cả về quân sự lẫn kinh tế. Đường lối của Mỹ ngày càng rõ nét: Mỹ đang tiến sâu vào Việt Nam hơn. Trước những nổ lực này, Việt Nam đang gặp thuận lợi là có thể dùng “chiến thuật đu dây” để tồn tại và hưởng lợi.
Một câu hỏi được đặt ra cho người Việt chống cộng: Theo Mỹ hay chống Mỹ mới có thể “giải phóng quê hương” khỏi kẻ “cựu thù”? Nếu nhìn theo hướng đi của thời đại, câu trả lời có lẽ không có gì khó, nhưng phát biểu nó ra là cả một vấn đề. Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào đi nữa, trước tiên người Việt hải ngoại vẫn phải quan sát để xem Mỹ đang toan tính gì ở Việt Nam.

CON ĐƯỜNG MỸ ĐI

Đầu tháng 6 vừa qua, một cuộc đối thoại lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã diễn ra ở Hà Nội. Thứ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Hà Nội cho biết:

“Chúng tôi trao đổi vấn đề chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy và tội phạm xuyên quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận vấn đề cứu trợ thiên tai, an ninh trên biển, tìm kiếm cứu nạn, các chuyến thăm của tàu hải quân cũng như các kinh nghiệm trong việc gìn giữ hòa bình. Chúng tôi cũng thảo luận về hậu quả chiến tranh như vấn đề chất da cam cũng như vấn đề tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”.

Kết quả sơ khởi, theo bản công bố hôm 16.6.2010, chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ sẽ bỏ ra 300 triệu USD để giải quyết hậu quả của chất độc màu da cam (agent orange) tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

Song song với biến cố nói trên, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh việc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Đã từ lâu, các nhà quan sát (trừ người Việt chống cộng) đều nhận ra rằng rồi đây Mỹ và một số quốc gia sẽ chuyển một số đầu tư từ Trung Quốc qua Việt Nam vì các lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc (chỉ bằng 2/3). Nhờ phát triển kinh tế nhanh, mức sống của người dân Trung Quốc ngày càng tăng nên giá nhân công cũng tăng theo. Điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu ở các công ty ngoại quốc lên 28% trong năm nay. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu năm, nhưng nó cũng chỉ đưa mức lương lên ngang với mức của Campuchia.

Mức lương trung bình ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.

Lý do thứ hai: Nhân công Việt Nam trẻ hơn, nên năng suất cao hơn. Trung Quốc theo chế độ một con, nên nhân công ngày càng già đi và năng suất đang đi xuống.

Jeffrey Joerres, Chủ tịch và Tổng giám đốc của Manpower, một tập đoàn tuyển dụng lao động lớn thứ nhì thế giới, vừa đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong tháng 6 đã nói: "Nếu 5 năm, hay 10 năm sau tôi tới đây, tôi thực sự có thể làm việc với những người ở độ tuổi 20, 30 này”.

Lý do thứ ba: Khi con đường xuyên Á được hoàn tất, từ Việt Nam có thể đưa hàng đi bán ở các vùng Nam Á Châu với giá rẻ. Năm ngoái, các nước Á châu đã thỏa thuận thiết lập một hệ thống đường sắt nối kết 28 nước trong vùng với nhau và Âu châu.

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác chưa đầu tư lớn vào Việt Nam được không phải vì Việt Nam không có dân chủ, độc tài, tham nhũng, v.v. Những thứ đó chẳng ảnh hưởng gì đến giá thành sản phẩm. Sở sĩ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia chưa thể đầu tư lớn vào Việt Nam vì Việt Nam thiếu hạ tầng cơ sở nghiêm trọng, nên không thể đầu tư được.

Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân thay vì 4 như dự trù trong kế hoạch ban đầu. Tổng công suất của 8 nhà máy này là từ 15.000 đến 16.000 megawatt.

Nếu để Việt Nam tự xây dựng hạ tầng cơ sở (như đường sá, bến tàu, sân bay, điện lực, ...) để thu hút đầu tư, phải đợi mất nhiều chục năm nữa. Vì thế, Hoa Kỳ và nhiều nước đang nhảy vào để thực hiện các công tác này ở Việt Nam.

HOA KỲ BẮT ĐẦU NHẢY VÀO

Một phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ thuộc tổ chức Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Asean (USABC) có trụ sở ở Washington DC, gồm 23 đại diện các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hoa Kỳ đã đến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 6. Phái đoàn gồm các tổng giám đốc, giám đốc điều hành, giám đốc tiếp thị... của các tổ hợp kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như General Electric, Carterpillar, Chevron, CocaCola, ConocoPhillips, ExxonMobil, IBM, JP Morgan, Microsoft, Monsanto, NewsCorporation, Oracle, Procter & Gamble, UPS, v.v.

Ngày 11.6.2010 USABC đã có một buổi tọa đàm về chủ đề “Hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng” tại khu nhà mẫu Sunrise City thuộc Quận 7, Sài Gòn. Buổi tọa đàm do Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova - Novaland và CPK Group phối hợp tổ chức. Phái đoàn đã nói chuyện với các đại diện chính quyền của một số tỉnh ở phía Nam như Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Ông Alexander Feldman, Chủ tịch USBAC nói:

“Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam ngồi lại tìm kế hoạch hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng không chỉ là đường xá, cầu cống mà còn là sự đồng bộ của trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, công viên. Hiện các công ty thành viên của USABC là Caterpillar, GE và ConocoPhillips đã thành lập Ủy Ban Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á trong đó Caterpillar làm Chủ tịch để chuẩn bị kế hoạch tham gia đầu tư về hạ tầng tại Việt Nam”.

Hàng năm, USABC đều có gởi phái đoàn đến thăm Việt Nam trong mục đích thúc đẩy kinh doanh và đầu tư giữa các đại công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chuyến viếng thăm lần này mang một ý nghĩa quan trọng hơn vì nhắm vào các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam trong vòng 10 tới.

Ông Alexander Feldman cho rằng Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình 7% trong vòng bảy năm qua, vì thế tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, nghĩa là giúp đất nước này giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng đó.

Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ loan báo họ sẵn sàng dành ngân khoản 500 triệu USD để giúp Việt Nam mua thiết bị của Mỹ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Fred Hochberg, Chủ tịch ngân hàng này, có mặt trong phái đoàn, nói rằng Hoa Kỳ muốn giúp công ty Việt Nam vay tín dụng để dùng vào dự án có giá trị cao, như viễn thông, đường lộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, và năng lượng thông thường.

CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ

Cả đài BBC lẫn đài RFA đều phỏng vấn ông Vũ Tú Thành, đại diện của USABC tại Việt Nam về cách nhìn cũng như những nỗ lực mà USABC đang nhắm tới ở Việt Nam. Nhưng RFA đi vào trọng tâm hơn. Chúng tôi xin tóm lược các điểm chính.

1.- Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

Ông Vũ Tú Thành cho rằng Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới, phát triển rộng và tăng trưởng nóng. Để đáp ứng được sự tăng trưởng mới này, phải có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, chất lượng cao hơn, qui mô lớn hơn và bài bản hơn. Nhưng nếu nhìn lại các nguồn lực nội tại trong nước, về tài chính, về năng lực, về quản lý điều hành... thì quả là không đủ. Trông cậy vào các nguồn vốn truyền thống từ nước ngoài như là viện trợ phát triển chính thức ODA thì cũng không đủ. Ông Thành cho biết:

“Trong cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì chúng tôi cũng nhận được cái thông điệp rằng đúng là Việt Nam không thể làm như cũ như từ trước đến nay được mà phải có một cách tiếp cận mới. Đó là các nguồn lực từ khu vực tư nhân từ quốc tế vào, trong đó bao gồm cả về vốn, về công nghệ, về phương tiện trang thiết bị. Đấy đều là những thế mạnh của các tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ.”

2.- Mỹ đã làm ăn ở Việt Nam từ lâu

Ông Vũ Tú Thành còn cho biết rất nhiều tập đoàn thành viên của USABC đã hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ 10, 15 năm hay thậm chí trên 30 năm: Ví dụ General Electric (GE) đã vào Việt Nam bán động cơ máy bay rồi trang thiết bị y tế từ năm 1993. Họ đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng để sản xuất các linh kiện cho tuốc bin gió và tuốc bin khí của GE để xuất đi các nước khác trên thế giới. Nhà máy đã hoàn thành và đang chuẩn bị xuất đi mẻ hàng đầu tiên.

Những công ty khác như Chevron hay ConocoPhillips chẳng hạn, vừa mới hôm qua thôi, đã khánh thành dự án khai thác dầu từ mỏ Sư Tử Đen. Khi mà có dòng dầu đầu tiên thì Việt Nam sẽ có doanh thu rất lớn. Chevron cũng đang đàm phán để triển khai dự án sản xuất khí ở vùng Tây Nam, vùng biển của Việt Nam, dùng khí đó để chạy các nhà máy điện của Việt Nam mà các nhà máy ấy đang chuẩn bị xây. Ông nói tiếp:

“Các công ty của chúng tôi cũng sẽ tham gia đấu thầu để cung cấp phương tiện trang thiết bị, thậm chí cả xây dựng luôn, các nhà máy điện chạy bằng khí đấy.

“Rồi nhà máy điện chạy than chẳng hạn, chúng tôi vừa rồi cũng chính thức đàm phán và kết thúc xong hợp đồng liên quan để tiến hành xây dựng nhà máy điện chạy than ở Quảng Ninh tức là phía Bắc của Việt Nam. Các công ty này đều có những khoản đầu tư, những cam kết ở Việt Nam rất lớn trong cơ sở hạ tầng.

“Có công ty vừa kết thúc đàm phán và đi vào triển khai xây dựng. Ví dụ mới đây nhất là tập đoàn AIS Power, sau 5 năm đàm phán đã ký hợp đồng liên quan để xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Mông Dương, Quảng Ninh. Còn các công ty khác đang trong giai đoạn đàm phán để xây nhà máy điện khác.

“Giá điện là một trong những vấn đề nổi cộm. Nếu giải quyết được giá điện thì tháo nút cho rất nhiều dự án năng lượng. Tuy nhiên chúng tôi hiểu được khó khăn của những người làm chính sách ở VN, phải cân đối giữa nhu cầu về điện cho nền kinh tế, và phần còn lại là các vấn đề về xã hội”.

3.- Kiểm duyệt thông tin không ảnh hưởng gì mấy.

Trong lãnh vực công nghệ thông tin, ông Thành công nhận rằng vào khi số người sử dụng Internet, Facebook, số blogger trong nước càng ngày càng nhiều, chính phủ cũng đã đưa ra các qui định nhằm kiểm soát Internet và các dịch vụ khác trong công nghệ thông tin. Liệu chính sách kiểm duyệt, dựng tường lửa để ngăn chận những thông tin mà Hà Nội cho là tuyên truyền chống phá nhà nước hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, thì có ảnh hưởng gì đến việc làm sắp tới của các công ty như IBM, Microsoft, NewsCorporation hay không? Theo ông Thành, không ảnh hưởng gì mấy. Ông Thành nói:

“Thực ra công việc kinh doanh của những công ty trong lãnh vực công nghệ thông tin như vừa liệt kê thì tương đối thuận lợi trong thời gian vừa qua. Bởi vì các biện pháp kiểm duyệt như vừa nói thì ảnh hưởng tới phần nội dung Internet, còn các công ty công nghệ thông tin của chúng tôi thì cung cấp hạ tầng cho công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp cho các hoạt động kinh tế, xử lý các vấn đề về quản lý xã hội, v.v. Vì thế không bị ảnh hưởng nhiều.

“Khi mà chính quyền có những qui định siết chặt hơn về việc kiểm soát các luồng thông tin trên Internet thì trước mắt các công ty của chúng tôi không thấy bị ảnh hưởng gì nhiều. Hiện tại các công ty chỉ muốn tập trung vào các thế mạnh của họ là cung cấp giải pháp cho các khách hàng ở Việt Nam trong đó có chính phủ và các doanh nghiệp.

“Còn về lâu dài thì ngay bản thân các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã trao đổi với chúng tôi là khi xã hội phát triển lên thì các qui định sẽ thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp”.

Những câu trả lời của ông Vũ Tú Thành có thể không được nhiều người Việt chống cộng đồng ý hoặc làm họ không vui. Nhưng khi thay đổi chính sách hay làm ăn với “cựu thù” người Mỹ có bao giờ quan tâm đến người Việt chống cộng nghĩ gì hay muốn gì đâu?

CUỘC CHẠY ĐUA CỦA HOA KỲ

Nếu xét về quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Hoa Kỳ, Trung Quốc đang chiếm ưu thế tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2009, Việt Nam đã mua của Trung Quốc 16,44 tỷ USD, trong khi số hàng Việt Nam bán qua Trung Quốc chỉ có 4,91 tỷ USD, tức Việt Nam bị thâm hụt 11,53 tỷ hay 90%. Trong khi đó Việt Nam bán cho Hoa Kỳ đến 12,28 tỷ USD nhưng chỉ mua của Hoa Kỳ có 3,10 tỷ USD, tức Hoa Kỳ bị thâm hụt 9,18 tỷ USD.

Mặc dầu cán cân mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bị thâm hụt nặng, Việt Nam vẫn tiếp tục mua hàng của Trung Quốc vì hàng Trung Quốc thích hợp với Việt Nam hơn và giá rẻ hơn nếu sản xuất tại nội địa. Trong lãnh vực này, Mỹ đành chào thua.

Trong khi Mỹ yểm trợ làm con đường xuyên Á, Trung Quốc cũng đã nhảy vô: Công ty Xuất-Nhập cảng Thiết bị Cơ giới Trung Quốc đã đệ trình dự án  xây dựng tuyến đường dài 128,5 cây số từ ga Dĩ An tới thị trấn Lộc Ninh, thuộc tỉnh Bình Phước, và biên giới Việt Nam-Cam bốt. Tổng số vốn đầu tư dự trù vào khoảng 438 triệu Mỹ kim. Tuyến đường này là một phần trong tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 cây số, bắt đầu từ Côn Minh, Trung Quốc chạy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cam bốt, Mã Lai Á và ga cuối cùng ở Singapore. Tuyến đường này do Mã Lai Á khởi xướng vào năm 1995 và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Không phải chỉ có Trung Quốc, Nhật Bổn, Úc và Nam Hàn cũng đang cạnh tranh với Mỹ về xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam.

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền Giang đã hoàn thành ngày 21.5.2000 tốn phí hơn $90 triệu đôla Úc, trong đó chương trình AusAid của chính phủ Úc góp 66% và phía Việt Nam là 34%.

Năm 2009, chính phủ Nhật đã quyết định mức ODA (viện trợ phát triển) cho Việt Nam là 1,5 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Hiện Nhật đang giúp Việt Nam xây cất xa lộ Đông Tây.

Cầu Cần Thơ khánh thành ngày 24.4.2010, là một chiếc cầu dài nhất Đông Nam Á có chiều dài 15,85km, và chiều rộng 23,1m với bốn làn xe. Tổng số đầu tư là 4,832 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 342 triệu USD theo hối suất năm 2001. Phần lớn ngân khoản do ODA của chính phủ Nhật và một phần nhỏ là vốn đối ứng của Việt Nam.

Cũng trong ngày 24.4,2010, cầu Hàm Luông nối thành phố Bến Tre và huyện Mỏ Cày (Bến Tre) cũng được khai thông. Xe từ Sài Gòn về Trà Vinh nếu đi qua cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và phà Cổ Chiên sẽ rút ngắn 70km so với đi quốc lộ 1A về Trà Vinh.

Sau đây là một số hạ tầng cơ sở khác sắp được xây dựng:

- Cầu Mỹ Lợi trên quốc lộ 50 (Long An - Tiền Giang), cầu Cổ Chiên (Bến Tre - Trà Vinh) dự định khởi công trong năm 2010.

- Cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã được Chính phủ Úc viện trợ hơn 10 triệu USD để thiết kế kỹ thuật. Quy mô xây dựng cầu này sẽ lớn như cầu Mỹ Thuận và hoàn thành vào năm 2015.

- Cầu Vàm Cống (An Giang - Đồng Tháp) đang được lập dự án với nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Á châu và vay vốn ODA Hàn Quốc. Quy mô xây dựng cầu này cũng lớn như cầu Cần Thơ và dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Đường sắt cao tốc có tổng chiều dài toàn tuyến là 1.570 ki lô mét, đi qua 27 ga, dự định khởi công năm 2012 đến năm 2035 sẽ hoàn tất với số vốn được ước tính là 55,8 tỷ USD bằng nguồn ODA Nhật Bản. Trong phiên họp ngày 19.6.2010, Quốc Hội đã không thông qua dự án này, nên cần phải điều chỉnh lại.

Cần biết thêm, năm 2007 một đoàn nghiên cứu gồm KOICA, Cục Đường sắt Việt Nam, Chungsuk Engineering CO. LTD, Korea Railroad Research Institute cũng đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu hợp phần 1 (đoạn Nha Trang – Sài Gòn) của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Kinh phí cho việc xây hợp phần 1 này được ước tính là 7,8 tỷ USD. Phần hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện từ nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc.

Như vậy, không phải chỉ Nhật mà Trung Quốc và Nam Hàn cũng muốn xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam cho Việt Nam.

Qua một số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở đã và đang được thực hiện nói trên, chúng ta thấy Mỹ là người đến sau. Vì thế, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2009, ông Matthew Daley, Chủ tịch USABC lúc đó đã nói với phóng viên AFP tại Hà Nội:

“Tôi sẵn sàng đánh cá rằng trong không quá 3 năm và có thể sớm hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư ngoại quốc trực tiếp tại Việt Nam lớn nhất.”

Ngày 15.4.2010, bổng nhiên tập đoàn ngân hàng Citibank của Hoa Kỳ tuyên bố cho Việt Nam vay 200 triệu đôla để phát triển dự án tổ hợp bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đây là một dự án đang bị người Việt chống cộng tố cáo là Hà Nội bán đất cho Trung Cộng.

Hãy “Để xem Mỹ nó làm gì” (lời Tổng Thống Thiệu) và người Việt chống cộng sẽ làm gì.

Ngày 22.6.2010




-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dau Do vào ngày 13. Jul 2010 , 09:12

Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.
Xin mời cả nhà bấm vào link để xem video clip ngắn và đọc thêm chi tiết.


http://tuoitre. vn/Chinh- tri-Xa-hoi/ Thoi-su-suy- nghi/389305/ Hay-biet- xau-ho.html


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dzịt Gỗ vào ngày 23. Jul 2010 , 13:43




An ninh Biển Đông, ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ
Mai Vân 





Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (DR)


Vào hạ tuần tháng 7 tới đây, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton sẽ đến Hà Nội tham gia Diễn đàn An ninh Asean, ARF, một diễn đàn mà ngoại trưởng tiền nhiệm, bà Condoleeza Rice, thời ông Bush đã từng phớt lờ. Bà Clinton tham dự Diễn đàn ARF trong bối cảnh Hoa Kỳ chính thức công bố bản ''Chiến lược an ninh quốc gia''.

Văn kiện dày khoảng 50 trang, với phần đề tựa của chính Tổng Thống Mỹ Barack Obama, đã chính thức hóa đường lối đối ngoại được Washington áp dụng từ ngày ông Obama lên nắm quyền cách nay gần hai năm. Lẽ dĩ nhiên,trọng tâm chủ yếu trong chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ vẫn là làm sao đánh quỵ kẻ thù số một là ''Al Quaeda và tay sai'', hợp tác chặt chẽ với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở khắp nơi, từ Âu sang Á.
Tuy nhiên, trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama, tính chất đa phương đã được nhấn mạnh nhiều hơn trong đó châu Á đã có thêm trọng lượng so với trước đây.
Những ai quan tâm đến khu vực Đông Nam Á đều thấy rằng Hoa Kỳ đã nhắc đến vùng Southeast Asia như một thực thể, chứ không chỉ nói tới Đông Á (East Asia) một cách chung chung. Hoa Kỳ cũng xem ASEAN là một cơ cấu khu vực có trọng lượng mà Mỹ cần củng cố quan hệ hợp tác, tương tự như Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC, sáng kiến của Mỹ, hay là nhóm Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Trans- Pacific Partnership trong khuôn khổ APEC, hoặc là Khối Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á East Asia Summit mà Washington muốn tham gia.
Chính sách châu Á của Mỹ dĩ nhiên không thể xem nhẹ Trung Quốc, một thế lực đang lên mà Hoa Kỳ xác định là sẽ tiếp tục thúc đẩy một quan hệ ''tích cực, xây dựng và toàn diện''. Tuy nhiên, Washington sẽ ''theo dõi chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và chuẩn bị một cách thích ứng sao cho các quyền lợi của Mỹ và các đồng minh, trong khu vực và trên thế giới, không bị tác hại''.
Gắn với vấn đề trên, dù không minh thị nói đến Biển Đông, nhưng Chiến lược an ninh mới của Mỹ đã nói lên quyết tâm bảo vệ quyền tư do lưu thông ''trên biển, trên không và trong vũ trụ'', chống lại bất kỳ ai muốn ''cản trở thông thương hay sử dụng các lãnh vực này vói ác ý''. Trong số những biện pháp mà Hoa Kỳ quyết tâm áp dụng, có việc duy trì quyền tự do lưu thông cho ''các eo biển chiến lược và các tuyến hàng hải trọng yếu''.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề Biển Đông cũng như chính sách Đông Nam Á mới của Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam có một vai trò quan trọng, RFI đã phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia Châu Á thuộc trường Đại Học Maine Hoa Kỳ.
Với chiến lược an ninh mới của Mỹ, Đông Nam Á được coi trọng hơn trước
Lý do chính là vì Trung Quốc trong hai năm qua bành trướng và có thái độ gây mất an ninh cho khu vực. Chiến lược của Mỹ hiện nay là làm thế nào vận động và phối hợp càng nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á càng tốt.
Trước đây Mỹ chủ yếu chú trọng đến vùng biển đảo Đông Nam Á, tức là vùng có Philippines, Indonesia, Malaysia. Trên đất liền Mỹ chủ yếu coi trọng Thái Lan. Gần đây Thái Lan bị khó khăn rất nhiều. Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Mỹ thấy không thể tiếp tục chính sách cũ, mà phải có chính sách mới, làm sao vận động và phối hợp được tất cả các nước trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương, và trong đó Việt Nam quan trọng nhất vì là nước lớn nhất trong đất liền, lại có lãnh hãi và lãnh thổ dài nhất ở khu vực Biển Đông. Vì thế Mỹ cần nhất sự hợp tác của Việt Nam.
Trên thực tế Mỹ đã áp dụng chiến lược này ngay sau khi ông Obama lên nắm quyền. Bà ngoại trưởng Clinton đã lập tức được ông cử đến các nước Đông Nam Á, và tuyên bố ''Mỹ đã trở lại''. Trong chuyến đi đó, bà cũng đã loan báo một số đề án cụ thể như đề án sông Mêkông v.v. Tất nhiên là Mỹ hiện nay có những chính sách mới cho khu vực.
Biển Đông : vị trí thiết yếu trong chiến lược an ninh mới của Mỹ
Chiến lược của Mỹ là cố gắng giữ an ninh trong khu vực Biển Đông, tìm ra những phương thức để giải quyết các tranh chấp trong vùng một cách hoà bình, trong khuôn khổ luật quốc tế, trong đó có các ''quy tắc ứng xử trên Biển Đông'' năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết. Mỹ luôn luôn muốn giải quyết hoà bình các vấn đề trong khu vực Biển Đông.
Hoa Kỳ không đưa ra quan điểm của họ về các vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng thấy là cần phải duy trì tình hình tự do hàng hải, tự do thông thương ở Biển Đông.
Điều mà Mỹ quan tâm nhất trong vấn đề Biển Đông là sự đe doạ của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đe dọa nhiều lần. Không những họ đã đưa ra bản đồ ‘’đường lưỡi bò’’ đòi hỏi khoảng 80% các vùng biển ở Biển Đông, mà vào tháng 3 vừa rồi chẳng hạn, khi thứ trưởng ngoại giao Mỹ Jim Steinberg vả cố vấn an ninh Mỹ sang thăm Trung Quốc, họ còn nói riêng với Hoa Kỳ là bây giờ Biển Đông trở thành ‘’khu vực quyền lợi trọng tâm’’ của Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc chỉ xác định ba vùng Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng là khu vực quyền lợi trọng tâm, bây giờ họ nói với Mỹ là tất cả khu vực Biển Đông là của Trung Quốc, ai đến đây thì sẽ bị họ đánh đuổi. Mỹ dĩ nhiên không đồng ý và chính sách lớn của Mỹ hiện nay là bảo đảm an ninh và vùng Biển Đông cho mọi người.
An ninh Biển Đông hệ trọng không chỉ đối với Đông Nam Á mà đối với cả các đồng minh Bắc Á của Mỹ
Trong vấn đề an ninh trên Biển Đông, quyền tự do thông thương rất quan trọng: từ 56% cho đến 60% hàng hoá chuyên chở bằng đường biển mỗi năm đều đi qua vùng biển này, trong đó 90% dầu hỏa cho Đài Loan, cho Hàn Quốc, cho Nhật Bản là những đồng minh của Mỹ. Bên cạnh đó, còn có nhiều quyền lợi kinh tế và quân sự khác cho các nước Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc cứ lấn chiếm hay là cứ đe dọa, thì tình trạng mất an ninh không chỉ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mà cũng tác động tới các quốc gia Bắc Á. Cho nên Mỹ cần phải duy trì an ninh trong khu vực Biển Đông.
Khi coi trọng Đông Nam Á trong chính sách của mình, điều đó có nghĩa là Mỹ cũng muốn xây dựng một cái vòng đai để ngăn chặn đà vưon lên của Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, nếu Trung Quốc hành động có trách nhiệm, thì Mỹ sẽ không có phản ứng. Nhưng gần đây Bắc Kinh đã đổi thái độ.
Không chỉ đổi thái độ gần đây, mà vào năm 2007, Trung Quốc đã nói với Hoa Kỳ cùng chia Thái Binh Dương làm hai khu vực, phiá Tây Hawai do Trung Quốc kiểm soát, còn phiá bên kia dành cho Mỹ. Hoa Kỳ không đồng ý, thế là Trung Quốc lập tức gây hấn, cho đụng tàu của Mỹ năm sau đó, và bắt bớ ngư dân Việt Nam... Chính vì Bắc Kinh gây hấn như vậy, mà Mỹ phải có chính sách và thái độ như hiện nay.
Vai trò và vị trí quan trọng của Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ
Việt Nam trở thành một nước rất quan trọng đối với Mỹ, vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực... Trong vùng Đông Nam Á ‘’đất liền’’, Việt Nam là nước lớn nhất về mặt dân số, diện tích không lớn bằng hay tương đương với Thái Lan, nhưng chạy dài trên vùng Biển Đông, cho nên phải có sự đồng ý của Việt Nam hay sự giúp đỡ của Việt Nam thì chính sách của Mỹ hay chính sách của các nước khác trong khu vực mới có thể thành công.
Chính quyền Mỹ còn phải vận động dân chúng trong nước họ để đẳy mạnh chính sách trở lại Đông Nam Á. Việt Nam là một nước lớn, nếu không có sự ủng hộ của Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á lớn khác như Indonesia, Malaysia, Philippines thì chính phủ Mỹ khó có thể nói với dân chúng họ là bây giờ các nước ASEAN đồng thuận với chính sách của Mỹ. Một khi được Việt Nam, một nước lớn ở trên đất liền ủng hộ, Chính quyền Mỹ có thể nói cho dân chúng họ là đã có đồng thuận chung, không cần phải có những nước nhỏ khác như Miến Điện, Lào hay Cam Bốt, bởi vì không cần đồng thuận hoàn toàn.
Tranh thủ được sự hợp tác của Việt Nam sẽ giúp cho Mỹ rất nhiều trong việc điều phối các cố gắng đa phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Do đó, Mỹ hướng tới Việt Nam và chính quyền Mỹ cần Việt Nam trợ giúp trong việc vận động dân chúng để Hoa Kỳ có thể trở lại Đông Nam Á. Đây là một vấn đề rất khó. Hiện nay Mỹ ''ve vãn'' Việt Nam vì lý do đó. Họ muốn Việt Nam chứng tỏ mình sẽ là một nước có trách nhiệm trong khu vực.
Trong giai đoạn này Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam
Muốn cho Mỹ có thể hoạt động tốt với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thì Việt Nam phải giúp Mỹ, mà một trong những vấn đề giúp Mỹ, là phải chứng tỏ cho người Mỹ thấy là Việt Nam bây giờ đáng giúp. Việt Nam phải có một bộ mặt chính trị tự do dân chủ khả dĩ, nếu không thì chính phủ Mỹ dầu có muốn lắm đi nữa thì cũng khó có thể thúc đẩy việc ủng hộ Việt Nam lên một mức cao hơn nữa.
Đại sứ Mỹ được báo Vietnamnet phỏng vấn đã nói : ‘’Tôi nghĩ trước hết Việt Nam phải tự quyết định Việt Nam muốn gì, rồi cần làm gì. Vì việc trở thành một nước có vai trò lãnh đạo toàn cầu không chỉ đem lại lợi ích cho mà còn mang lại trách nhiệm cho Việt Nam. Việt Nam phải quyết định rằng Việt Nam muốn cái quyền lợi đó và cái trách nhiệm đó hay không’’.
Để có quyền lợi và trách nhiệm đó, Việt Nam phải có một số hành động. Ví dụ như người Mỹ thích vấn đề tự do, tự do tranh luận... Nếu Việt Nam trong khi muốn vận động Mỹ, mà lại đàn áp, bắt bớ .. thì gây khó khăn cho chính phủ Mỹ trong việc thực hiện chính sách của họ ở Đông Nam Á. Cho nên ông Michalak có nói là Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong lãnh vực kinh tế nhưng cần có nhiều tiến bộ hơn nữa trong lãnh vực chính trị. Không phải Hoa Kỳ muốn Việt Nam đa đảng... nhưng muốn Việt Nam chứng minh cho dân chúng Mỹ, cũng như trên thế giới là Việt Nam là một nước có tự do dân chủ.
Việt Nam không nên sợ mất lòng Trung Quốc khi tăng cường hợp tác với Mỹ
Bây giờ không còn gì để mà tế nhị với Trung Quốc nữa. Trung Quốc đã ép Việt Nam cho đến điểm rất cao rồi. Bây giờ là vấn đề tùy thuộc vào Việt Nam chứ không phải là vào Mỹ. Trong thực tế, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể tự mình bảo vệ quyền thông thương, đường hàng hải trên Biển Đông. Nhưng vấn đề không chỉ là bảo vệ thông thương trên biển, mà bảo đảm an ninh cho toàn khu vực.
Cho nên nếu ví dụ như Việt Nam đi với Trung Quốc chẳng hạn, hay là Việt Nam để cho Trung Quốc bắt ép, thì đến một lúc nào đó, có chuyện gì xẩy ra thì sẽ mất an ninh. Ví dụ như bị ép quá cuối cùng Việt Nam phải phản ứng lại đơn phương, thì làm sao mà Mỹ và các nước khác mà có thể kịp vận động dân chúng họ để vào hỗ trợ cho Việt Nam ? Thành ra vấn đề là phải đi từng bước, đi trước chứ để nước đến chân rồi mới nhảy thì rất khó. Cho nên vấn đề chính là của Việt Nam chứ không phải là của Mỹ.
Với chiến lược an ninh mới, Hoa Kỳ coi trọng Diễn đàn An ninh ARF hơn trước
Diễn đàn ARF sẽ rất quan trọng cũng như tất cả các diễn đàn khác trong khu vực Đông Nam Á bởi vì các diễn đàn đó giúp cho các nước đối thoại với nhau, để đi đến tin tưởng nhau hơn. Mỹ trước đây đúng là không để ý đến các diễn đàn này, nhưng bây giờ thì khác. Ngoài vấn đề Diễn đàn ARF, Hoa Kỳ cũng đã bổ nhiệm một đại sứ cho cả ASEAN.
Bên lề cuộc phỏng vấn, Giáo sư Ngô Vĩnh Long còn nêu lên một nhận xét của ông về quan hệ Mỹ - Việt nói chung :
« Tôi vừa đi Việt Nam về và tôi biết là trong chính quyền nhiều người vẫn còn sợ là Mỹ sẽ lật đổ chính phủ Việt Nam. Hoa Kỳ đã nói rất nhiều lần là họ hoàn toàn công nhận chính phủ Việt Nam, công nhận sự toàn vẹn của chủ quyền Việt Nam và sẽ phản đối bất cứ ai, bất cứ lực lượng nào sử dụng vũ lực để lật đổ chính phủ Việt Nam. Họ nói như vậy là quá rõ ràng. Còn nói đến vấn đề diễn biến hoà bình tức là để không có dân chủ trong nước thì đó là vấn đề ''dùng ngáo ộp'' để dọa dân chúng Việt Nam. Nhưng nếu làm như vậy, không đi đến dân chủ hoá, thì khó mà giúp cho Chính quyền Mỹ vận động dân chúng họ ủng hộ Việt Nam được ».
Đài RFI



-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Dzịt Gỗ vào ngày 23. Jul 2010 , 13:48




Mỹ đặt tên lửa gần Trung Quốc





Tàu ngầm U.S.S Ohio của Mỹ.



Quân đội Trung Quốc như choàng tỉnh sau khi phát hiện ra có tới 462 tên lửa Tomahawks mới được Mỹ triển khai ở những nước láng giềng xung quanh họ. Vậy Washington muốn nhắn gửi gì với Bắc Kinh thông qua động thái này?

Nếu các hệ thống vệ tinh và do thám của Trung Quốc hoạt động hữu hiệu thì hồi cuối tháng trước chắc chắn đã có một loạt những thông tin tình báo đáng lo ngại đổ về trụ sở của Hải quân nước này ở thủ đô Bắc Kinh. Một loại siêu vũ khí mới của Mỹ đột nhiên xuất hiện gần lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một chiếc tàu ngầm lớp Ohio – con tàu mà trong nhiều thập kỷ chỉ mang những tên lửa đầu đạn hạt nhân nhằm mục tiêu vào Liên Xô và sau này là Nga.

Nhưng lần này lại khác: trong gần 3 năm qua, Hải quân Mỹ đã âm thầm cử những chiếc tàu ngầm lớp Ohio được cải biến đến những nơi không ai biết vì những con tàu này đi dưới nước. 4 trong số 18 tàu ngầm lớp Ohio không còn mang theo những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Trident. Thay vào đó, mỗi chiếc tàu ngầm này được trang bị tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trong vòng hơn 1.600km với đầu đạn không hạt nhân.

Chúng ta sẽ phải kinh ngạc khi chứng kiến khả năng của những chiếc tàu ngầm nói trên. 14 chiếc tàu ngầm mang tên lửa Trident rất hữu ích khi có chiến tranh hạt nhân – điều mà trên thực tế có thể không bao giờ xảy ra, và Nga vẫn là mục tiêu chính của những con tàu này. Trong khi đó, “nhóm bộ tứ” được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk đang mang trên mình một loại vũ khí mà quân đội Mỹ rất hay sử dụng để bắn phá các mục tiêu ở Afghanistan, Bosnia, Iraq và Sudan.

Đó là lý do tại sau mà chuông báo động đã rung lên ở thủ đô Bắc Kinh hôm 28/6 khi con tàu U.S.S. Ohio dài 170m “chất đầy” tên lửa Tomahawk của Mỹ bất ngờ nổi lên ở Vịnh Subic của Philippine. Nhiều tiếng chuông báo động có thể cũng đã vang lên khi cùng ngày, một tàu chiến khác của Mỹ là U.S.S. Michigan đến Pusan, Hàn Quốc. Và chuông báo động đã kêu vang hết cỡ khi tàu ngầm USS Florida xuất hiện tại căn cứ hải quân chung Anh – Mỹ ở Diego Gracia trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương, cùng thời điểm với sự xuất hiện của tàu U.S.S Ohio và tàu U.S.S Michigan.

Quân đội Trung Quốc như choàng tỉnh sau khi phát hiện ra có tới 462 tên lửa Tomahawks mới được Mỹ triển khai ở những nước láng giềng xung quanh họ. "Đã có quyết định củng cố lực lượng của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Điều đó chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giật mình và buộc phải chú ý”. Đó là nhận định của ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington.

Các quan chức Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng họ đang muốn gửi gắm một thông điệp đến Bắc Kinh, nói rằng sự xuất hiện của bộ ba tàu ngầm mang tên lửa Tomahawk chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Nhưng Washington chắc chắn rằng tin tức về việc họ triển khai các tàu ngầm ở những khu vực gần Trung Quốc đã xuất hiện trên tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hồng Kông, vào ngày 4/7.

Bắc Kinh đã âm thầm, lặng lẽ theo dõi thông tin này. "Hiện nay, nguyện vọng chung của các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, sự ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự có liên quan của Mỹ ở đây sẽ giúp củng cố hòa bình, sự ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải điều ngược lại," ông Wang Baodong, phát ngôn viên của Đại sứ Trung Quốc tại Washington, đã phát biểu như vậy.

Tháng trước, Hải quân Mỹ thông báo rằng tất cả 4 chiếc tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk đã lần đầu tiên được triển khai ở khu vực xa cảng nhà. Theo Đại úy Tracy Howard thuộc hạm đội tàu ngầm số 16 đóng tại Kings Bay, Georga, 4 chiếc tàu ngầm này có thể “đáp trả tất cả các mối đe dọa khác nhau trong một thời gian ngắn sau khi nhận được thông báo."

Động thái trên là một phần trong chính sách của Mỹ liên quan đến việc chuyển hỏa lực từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương – khu vực mà Washington xem là trọng tâm quân sự trong thế kỷ 21. Căng thẳng dịu đi từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc là nguyên nhân khiến Mỹ giảm hoạt động triển khai vũ khí hạt nhân, cho phép lực lượng Hải quân nước này giảm hạm đội tàu ngầm mang tên lửa Trident từ 18 xuống còn 14.

Đáng ra Hải quân Mỹ đã có thể cho 4 chiếc tàu ngầm này “nghỉ hưu” để tiết kiệm tiền cho Lầu Năm Góc nhưng đó không phải là cách chính quyền hoạt động. Thay vào đó, Washington đã bỏ ra khoảng 4 tỉ USD để thay thế những tên lửa Trident bằng tên lửa Tomahawks và xây thêm 60 phòng đặc biệt cho binh lính trên mỗi chiếc tàu ngầm. Sau đó, những chiếc tàu này được cử đi hoạt động lén lút trên toàn cầu. "Chúng tôi ở đó hàng tuần, chúng tôi theo dõi tình hình cũng như môi trường ở đó. Chúng tôi có thể phát hiện, phân loại và định vị các mục tiêu và nếu cần thiết sẽ bắn chúng," Thiếu tướng Hải quân Mark Kenny giải thích sau khi chiếc tàu ngầm đầu tiên được thay thế tên lửa Trident bằng tên lửa Tomahawk ra khơi năm 2008.

Những chiếc tàu ngầm của Mỹ không phải là vấn đề mới gây lo ngại duy nhất đối với Trung Quốc. Hai cuộc tập trận quân sự lớn mới nhất liên quan đến Mỹ và các đồng minh trong khu vực cũng khiến Bắc Kinh phải giật mình cảnh giác. Gần 40 chiếc tàu chiến và tàu ngầm hải quân đã bắt đầu tham gia vào cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” ở ngoài khơi Hawaii từ hồi cuối tháng 6. Khoảng 20.000 binh lính đến từ 14 quốc gia đã tham gia vào cuộc tập trận diễn ra hai năm một lần này.

Trong quá trình tập trận, các nước đã diễn tập hoạt động bắn tên lửa và đánh chìm 3 con tàu cũ đóng giả là tàu của kẻ thù. Các nước tham gia cùng với Mỹ trong cuộc tập trận được coi là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới từ trước đến này gồm Australia, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Peru, Singapore và Thái Lan. Liên quan đến Trung Quốc hơn là cuộc tập trận CARAT 2010 — Sẵn sàng hợp tác trên biển và huấn luyện Training — vừa diễn ra ở ngoài khơi Singapore. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 17.000 binh lính và 73 tàu chiến đến từ Mỹ, Singapore, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippine và Thái Lan.

Cả hai cuộc tập trận quy mô lớn này đều không có sự tham gia của Trung Quốc mặc dù nó diễn ra ở những khu vực rất gần Trung Quốc. Đây hoàn toàn không phải là một sự sơ suất. Nhiều quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương như Australia, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc, đang khuyến khích Mỹ đẩy lùi những hành động mà họ cho là ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Và quân đội Mỹ cũng tỏ ra quan ngại về lực lượng tên lửa ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Hiện Bắc Kinh đang triển khai hơn 1.000 tên lửa gần Eo biển Đài Loan. Sự xuất hiện của những chiếc tàu ngầm mang tên lửa tuần hành Tomahawk ở Thái Bình Dương "là một phần nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm củng cố năng lực ở khu vực. Động thái này phát đi một thông điệp rằng không ai có khả năng ngăn cản quyết tâm của Mỹ trong việc đóng vai trò là lực lượng cân bằng trong khu vực. Rất nhiều nước trong khu vực muốn chúng tôi làm như vậy,” ông Glaser cho biết. Chắc chắn là Bắc Kinh đã hiểu được thông điệp này.

Kiệt Linh - (theo The Time)


Mời cả nhà đọc thêm tin này :

Người Mỹ bắt đầu nhu'ng tay vô Trường Sa Hòang Sa ..... chắc để ngăn chận âm mưu tham lam ngang tàn ba' quyền dành lãnh hãi kiểu lưỡi rắn của Trung Cộng.
Xin click vào link này :
WHY CLINTON CARES SO MUCH ABOUT AN ASIAN ISLAND CHAIN




-P


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 02. Aug 2010 , 08:10
Trích Việt Báo:
(Lý Tống - Một Viên Gạch Lót Đường 
TRANG VO . Việt Báo Thứ Hai, 8/2/2010, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=162438)

...

Trong cái thế cài răng lược, Cọng Sản gài người vào cộng đồng bằng tình cảm, liên hệ cá nhân, gia đình, quan hệ làm ăn buôn bán hay mua chuộc để người Việt Quốc Gia không thể thẳng tay đối phó với người thân, ruột thịt của mình.  Không thuyết phục được người Việt tị nạn bằng chủ nghĩa Cọng Sản thì họ lôi kéo  bằng lòng nhân đạo, tình quê hương.    Không thành công trong chiêu bài hòa hợp hòa giải dân tộc vì người Việt tị nạn đã quá kinh nghiệm với quá khứ, họ xữ dụng văn nghệ như công cụ để xóa nhòa ranh giới quốc cọng. 

Có nhiều nguồn tin cho rằng số đông những người đi coi nhạc hội là những du học sinh và thành phần liên hệ đã làm việc theo chỉ thị hay xúi giục.  Họ đã xữ dụng du học sinh như những vận động viên cho họ và có thể trong tương lai là những lá chắn cho những hoạt động của họ.  Và như vậy, đây không còn là một buổi trình diễn thuần tuý văn nghệ nữa! Kỹ thuật này cũng không có lạ gì. 

Trong chiến tranh họ đã tận dụng tình trạng vàng thau lẫn lộn này để xâm nhập, lũng đoạn hàng ngũ quốc gia và thực tế là hầu như không một gia đình nào của miền Nam trước năm 1975 mà không có liên hệ với những người ở lại miền Bắc. 

Không lạ gì những lực lượng phòng không được đặc trên nóc nhà của những bệnh viện.  Người Việt tị nạn chống cọng nhưng đầy nhân bản,  Với Cọng Sản thì không:  Người Cọng Sản dám tàn nhẩn để đạt mục đích, ngay cả con tố cha, vợ tố chồng không phải là điều quá xa trong quá khứ.
...

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by Tee_Em(TM) vào ngày 07. Aug 2010 , 18:19


Xin mời xem 1 phim thật cảm động , xin bấm vào hình.

http://a.imageshack.us/img155/9734/smileflowerclose.jpg

-P

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 18. Aug 2010 , 00:49

Thư gởi người chống Mỹ cứu nước

Người gửi: Trần Ngọc Lan
Người nhận: Lê Quốc Hùng



Hy vọng lá thư này sẽ được anh đọc mặc dù tên người nhận không phải là tên thật của anh nhưng tên người gởi sẽ làm anh chú ý bởi vì cách đây hơn 30 năm, cái tên Ngọc Lan ít nhiều đã liên hệ với cuộc đời của anh từ thuở anh đang ở năm thứ hai bậc Đại Học.

Để tôi nhắc lại vài việc xảy ra giữa anh và tôi để cho anh biết rằng người gởi bức thơ này là người không xa lạ gì với anh. Và luôn tiện những người đã từng cùng tranh đấu với anh, những anh chị đó chắc là có biết tôi cũng sẽ nhớ lại.

Lúc ấy tôi còn đang ở ghế trung học, tôi học thua anh hai lớp. Thật là tình cờ chúng ta quen biết nhau từ một đêm tôi cùng với vài người bạn gái đến trường Văn Khoa nghe nhạc ngoài trời. Tôi chỉ nghe mang máng trước đây về người nhạc sĩ và ca sĩ này và đây là lần đầu tiên tôi được gặp họ. Và bởi tôi còn trẻ và vốn thích nhạc nên những bài nhạc mà tôi nghe đêm hôm đó phải thật lòng mà nói hầu như bản nào tôi cũng thích cả. Trong giờ nghỉ giải lao, tôi có đến gần người nhạc sĩ đó với cây đàn guitar đang ngồi hút thuốc. Tôi hỏi anh ta tại sao nhạc anh gọi là nhạc phản chiến? Anh không trả lời chỉ nhìn tôi mỉm cười, chắc dưới mắt người nhạc sĩ lúc bấy giờ tôi là một cô gái trẻ còn đang ở ghế nhà trường chưa biết gì về chính trị và không hiểu hết ý nghĩa của bài hát, nên hỏi một câu thật là ngây ngô. Tôi nói tiếp. Nếu là phản chiến thì phải là ở ngoài Bắc chớ sao lại trong Nam. Người ta đem chiến tranh vào trong mình mà, miền Nam đánh lại để tự vệ không để cho miền Bắc xâm chiếm, chính phủ miền Nam không gây ra chiến tranh mà sao lại phản chiến trong miền Nam? Người nhạc sĩ này lại không trả lời tôi mà chỉ nhìn tôi một hồi lâu, rồi cho tôi một nụ cười hiền lành và thân thiện. Lúc đó, anh, một người trước đây khoảng hơn một giờ trước, trong lúc tôi đang ngồi trên bãi cỏ nghe nhạc, đã bắt gặp vài lần khi anh nhìn tôi thì anh quay mặt đi chổ khác. Anh đã đứng gần phía bên tôi từ nãy giớ, anh nắm lấy cánh tay tôi kéo về một phía nói, em gái lại đây, em không biết gì hết đừng hỏi những câu ngớ ngẩn; vả lại, hôm nay là đến chỉ nghe nhạc thôi nha cô bé.

Hôm sau anh đến trường tìm tôi để làm quen. Rồi từ đó tôi và anh quen nhau. Tôi, anh, chưa qua một lần cùng dạo phố nhưng có mến nhau như một người bạn thân. Tôi là một cô gái mới lớn lên thỉnh thoảng có vài tình yêu vớ vẩn chứ chưa có mối tình nào lâu dài và thật sự cả. Với anh, tôi mong tình bạn đừng tiến xa hơn nữa bởi tôi có cảm tưởng hai chúng ta là hai đường thẳng song song, hai đường song song sẽ không bao giờ gặp nhau.

Vào những năm đầu của thập niên 70, tình hình trong nước rất là lộn xộn. Cộng Sản trà trộn vào tôn giáo và nhóm trí thức sinh viên học sinh và tôn giáo để xách động biểu tình. Tôi biết anh đang nghe theo các đàn anh dụ dỗ đấu tranh phong trào Chống Mỹ Cứu Nước. Một nhóm nhỏ thôi, mà làm quấy động không nhỏ vì chính tai tôi có nghe những đứa trai trẻ bụi đời mười lăm, mười sáu tuổi hoặc lén cha mẹ, chúng được mướn đi biểu tình, mỗi một cuộc biểu tình sẽ được phát cho một khúc bánh mì thịt và trả cho hai mươi đồng cho mỗi người. Chúng nó đi biểu tình chỉ để làm cho rậm đám, lấy số đông để la ló, đập phá chớ chúng nó đâu biết cuộc biểu tình này đang đòi hỏi những gì. Có người bỏ tiền ra mướn bọn biểu tình đó. Họ là ai? Chắc anh thừa biết. Các anh đang đòi hỏi gì? Người đang tham gia biểu tình có biết tại vì sao mà mình tham gia biểu tình, có biết rõ mình đang muốn gì, đòi hỏi gì, có chánh đáng không?

Trong khi đó, ngoài chiến trường biết bao nhiêu người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa xả thân chiến đấu ngăn bọn giặc từ miền Bắc tràn vào xâm chiếm miền Nam, quyết tâm không để chúng chiếm và Cộng Sản hóa miền Nam.
Tư tưởng của anh và tôi hoàn toàn khác nhau thấy rõ. Anh nói, các anh thương dân mình, các anh phải làm cuộc cách mạng. Anh hỏi, sao tôi không thấy, một số người ý thức được nên đã cùng nhau chống lại chính phủ. Tôi nói, tôi sẽ chống lại chính phủ nếu tôi biết đó là chế độ độc tài tham nhũng thối nát. Còn bây giờ, chúng ta cần đánh bại bọn Cộng Sản cái đã, chúng ta cần giữ miền Nam không để lọt vào bọn chúng đó là việc quan trọng trước nhất mà chúng ta cần phải làm. Anh nói anh không muốn làm người Cộng Sản nhưng anh không chấp nhận chính phủ này, một chính phủ theo Mỹ nên các anh cùng nhau đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Tôi có kể anh nghe tôi đang có người yêu là lính nhảy dù đang chiến đấu ngòai mặt trận nên tôi không muốn nghe thấy đến chuyện các anh đang làm. Người lính Nhảy Dù tôi yêu cũng là dân Bắc Kỳ như anh vậy. Những người Bắc Kỳ đã di cư vào miền Nam chỉ vì không chấp nhận sống chung với Cộng Sản, đã được người Nam Kỳ vui vẻ đón nhận, và cuộc đời họ đã được hậu đãi trong miền Nam. Nước Mỹ đang giúp chúng ta đánh chống trả bọn Cộng Sản, cũng như Nga Tàu đang giúp miền Bắc để củng cố và bành trướng cho chủ nghĩa của họ.
Anh đừng mắc mưu họ mà làm rối loạn hậu phương.

Anh im lặng không nói và có vẻ suy nghĩ nhiều. Sau lần đó, tôi không thấy anh đến tìm tôi nữa và cũng sau lần đó, tôi không thấy báo chí nói đến tên anh nữa. Bạn bè không ai biết anh đi đâu, có một vài người họ đoán là anh vô chiến khu.

Sau hơn một năm, lúc này chiến trường khốc liệt hơn, tin tức cho biết có vài nơi bị mất. Vào đầu năm 75, trên đường về từ nhà một người bạn gần khu bệnh viện Grall, tôi thấy một đám chừng độ hơn hai chục người đang đứng coi một việc xảy ra tôi tò mò đứng lại, thấy một số ni cô đang chống lại với Cảnh Sát mà người cảnh sát đang chỉ huy trong toán Cảnh Sát đó tôi thấy có bản tên là Thọ, tôi chỉ nghe được viên cảnh sát khuyên đám người biểu tình nên giải tán. Tôi nghe mấy ni cô này la lối chứ không hiểu họ nói gì. Có một vài ni cô leo lên mui xe Jeep, chổ có một tài xế cảnh sát đang ngồi, ni cô ngồi trên đầu người ta mà không biết tội rồi xúm nhau cười, cả những người đứng coi cũng cười, riêng tôi thấy họ giống như những người hề đang diễn một màn diễu dỡ ẹt không làm tôi cười được. Tôi thấy đây không phải là một cuộc biểu tình chính đáng, tôi buộc miệng hỏi, mấy ni cô đang làm gì vậy? Anh đã trông thấy tôi từ nãy giờ vì khuất sau mấy người kia nên tôi không thấy anh. Anh chạy đến gần tôi và nắm tay tôi kéo đi khỏi đám người đang biểu tình. Anh nói anh vui vì gặp lại tôi, rồi anh hỏi thăm này nọ, anh nói anh mới từ chiến khu trở về. Tôi thấy anh vui, anh vui lắm, anh nói tình hình khả quan lắm, tôi quay quắt mắng anh là thằng hèn. Anh ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản. Anh lại nói anh không phải là Cộng Sản. Anh nói, những người đang biểu tình kia cũng không phải là Cộng Sản. Anh nói, tánh em vẫn như trước không thay đổi. Anh bảo tôi, thôi đi về đi đừng ở lại xem đám biểu tình này không an toàn cho tôi. Tôi cũng đâu muốn ở lại chi để người ta tưởng lầm là tôi ủng hộ. Tôi lầm bầm đây là lần thứ hai anh làm như anh là anh hùng cứu mỹ nhân không bằng!
Các anh đã đấu tranh Chống Mỹ Cứu Nước, chống chiến tranh. Ngoài Bắc không ai dám Chống Nga Tàu Cứu Nước, trong khi người dân miền Bắc mong đợi có những người như các anh thì lại không có vì có ai dám biểu tình dưới một chế độ độc tài đảng trị, họ sẽ bị thủ tiêu hoặc giam hình sự cho đến chết. Cộng Sản Bắc Việt đem chiến tranh vào miền Nam. Chiến tranh đã giết biết bao nhiêu người trai trẻ ở cả hai miền. Người dân cả hai miền thù ghét chiến tranh nhưng quân dân miền Nam phải chống trả lại khi họ đem chiến tranh vào mình. Vì chính quyền Cộng Sản miền Bắc nghe theo Nga Tàu muốn miền Nam phải trở thành Cộng Sản.

Người dân miền Nam đã không chấp nhận chế dộ Cộng Sản. Người dân miền Nam đã không chứa chấp Cộng Sản. Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập vào những vùng thôn quê tuyên truyền, rồi bắt buộc người dân quê phải chứa họ ở trong nhà. Vì ở giữa vùng ngày thì Quốc Gia, đêm thì ma Việt Cộng, chống lại là sẽ bị giết. Biết bao nhiêu người dân quê vô tội bị lũ Việt Cộng xử tử vì dám chống lại họ.

Vào năm 1974, trong lúc có những người lính Hải Quân đang chiến đấu để dành giữ phấn lãnh hải của dân tộc ta, gọi chung là của nước Việt Nam - những trận chiến này không biết bao nhiêu người lính Hải Quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã xả thân, đã chết vì quyết không để lọt một tấc đất, một tấc sông của Ông Cha ta từ bao nghìn năm để lại - thì đảng Cộng Sản miền Bắc làm ngơ! Có phải vì họ là người Cộng Sản chớ không phải là người Việt Nam? Trong lúc đó những người như các anh không có ai, tại sao không ai lên tiếng đấu tranh đòi hỏi Chống Tàu Cứu Nước?

Các anh là những thành phần trí thức sống và lớn lên từ chế độ cũ, một chế độ đã nuôi dưỡng các anh cho có danh gì với núi sông. Chả lẽ chế độ Cộng Sản bây giờ không đào tạo có được thành phần trí thức như các anh, không có những người yêu nước yêu dân như các anh, cho nên bọn Cộng Sản mới lộng quyền độc tài mà hèn hạ dâng đất cho Cộng Sản nước ngoài thống trị mà không có sự phản đối của các anh? Một chế độ cũ đã để lại trên người của các anh một địa vị mà anh đang có để phụng sự cho chế độ độc tài bây giờ, có nhiều tiền, có nhà to, có xe hơi đắt tiền. Trong lúc đó, biết bao nhiều người dân phải bán máu để nuôi con, để có được bữa ăn bù cho bị đói mấy ngày qua.

Sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ Cộng Sản, anh có thấy nước Việt Nam mình bây giờ đang bị lệ thuộc ai không?

Cũng như bây giờ, sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ Cộng Sản, một chế độ bần cùng hóa nhân dân, một chế độ sản xuất người đi lao động qua các nước khác để ăn chận đồng lương của họ, bán những em bé gái qua nước ngoài để làm gái làng chơi. Có phải vì chế độ đó không muốn thấy quá nhiều người dân nghèo khổ cho nên phải tống ra nước khác cho bớt đi bằng cách bán người dã man như vậy?

Chế độ Cộng Sản hèn hạ bán đất bán biển cho Tàu Cộng, lấn sang đường ranh giới của đất nước mình. Nếu bây giờ chính phủ miền Nam Việt Nam còn thì không dễ gì bọn Tàu lấy được một tấc đất, một tấc sông đâu các anh ạ. Các anh có thấy và có biết điều đó không?
Hởi các anh, các anh đang ở đâu sao không lên tiếng? Bây giờ thành phần sinh viên trí thức của thế hệ trẻ hiện nay đang ở đâu sao không cùng nhau đứng lên, nói lên tiếng nói của mình khi thấy bọn Cộng Sản Tàu chiếm lãnh thổ, lãnh hải và muốn đồng hóa dân tộc Việt Nam chúng ta? Thật là đáng buồn nếu phải vì các anh nghe theo Cộng Sản giảng bài chiêu dụ là Yêu Cộng Sản là Yêu Nước cho nên, các anh yêu nước yêu dân tộc quá nên để yên Cộng Sản nước khác đến chiếm nước mình.

Từ lâu rồi, nhất là lúc gần đây, chúng tôi mong đợi có một bậc chính nhân quân tử đứng lên đánh đổ chế độ độc tài đảng trị. Hãy viết lên một trang sử mới mà trong đó có sự góp công, góp trí, góp sự đấu tranh của các anh. Các anh là những lá cờ đầu, các anh hãy thắp sáng ngọn đuốc dẫn dắt cho thế hệ trẻ hiện nay là những thành phần sinh viên trí thức trẻ, tương lai vận mệnh của đất nước là ở trong tay của các giới trẻ như các anh.


Các anh hãy tin tưởng, bên các anh luôn có những người từ những các quốc gia khác nhau trên thế giới như chúng tôi sẽ luôn luôn ủng hộ các anh để dành lấy lại tự do và an bình cho dân tộc ta, một dân tộc Việt Nam oai hùng.



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 20. Aug 2010 , 21:16
5 điều bác hồ  dạy em không thực hành được


Em là cựu học sinh,
Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
Nhớ về các Thầy Cô giáo.
Truyền cho em bài học năm xưa.
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa.
Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
"Năm điều Bác Hồ dạy"

Ba mươi năm trôi qua.
Em tự hỏi rằng:
Học thuộc năm điều ấy để làm gì
Nếu không mang nó vào cuộc sống?

Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?

** Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào **

Lại thấy **Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt*

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2480 * (1)
Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm
Và anh vào tù. Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!

Có người lên cầu vượt
Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng - Trường Sa
Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền
Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước
Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!

Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương
Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ:
**Uất ức biển ta ơi*http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2620 *
Rồi cô ấy ra toà. Cũng tội danh "chống nhà nước"

Nhiều vị học rộng hiểu sâu
Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm
Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay
Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc
Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"

Điều 1 phá sản rồi,
Nên chăng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác?
Còn Tổ Quốc và Đồng Bào, thôi đặt xuống hạng ba?

** Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt **

Học tập làm sao cho tốt, khi:
Chủ nghĩa thành tích lên ngôi
Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê
Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn
Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn
Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng

Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
Sớm cắp ô đi, chiều cắp về
Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương
Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì
Một chữ ký đem về dự án
Có thể cưu mang cả dòng họ - chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!

Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?

** Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt **

Hợp quần gây sức mạnh
Thế mà buổi đầu cướp chính quyền
Đảng phân biệt cha thằng này nguỵ quân, mẹ con kia nguỵ quyền
Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản
Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm nhân thân
Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...

Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung
Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt:
Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác
Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!

Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!

** Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt **

Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt
Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi
Rừng vàng kêu cứu
Sông ngòi khô cạn
Môi trường ô nhiễm
Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào
Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo:
Coi chừng độc tố gây ung thư!

Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!

** Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm **

Chịu thôi,
Từ bấy lâu nay Đảng vẫn tự hào:
Ta là trí tuệ đỉnh cao!
Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống
Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người
Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản
Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết
Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?

Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm
Khi em thấy từng đoàn lũ lượt
Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má
Chen chúc nhau sang du học xứ người
Xứ sở đang từng ngày "giãy chết"
Ôi xảo trá chứ thật thà chi?
Lời dạy thật thà tạt vào mặt em gáo nước lạnh
Khi nghe bài học anh hùng Lê Văn Tám ngày xưa
Lại là đồ đểu!

Em hiểu, những chuyện nêu trên có cả triệu người biết
Nhưng vì lòng dũng cảm của điều năm
Họ cứ phải ngậm tăm
Để an bài trong hiện tại

Em xin khoanh tay
Trả lại năm điều dạy không có đất thực hành. Em bỏ học!*

Phạm Văn Hải



Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 13. Oct 2010 , 13:06
Nhục Nhục Nhục !!!
(Có thiệt không vậy nè, Trời!)

Không có cái khốn nạn nào giống cái khốn nạn nào: Nông Đức Mạnh cúi đầu nhục nhã trước tàu đỏ Bắc Kinh Hồ Cẩm Đào, rất xứng đáng với hai chữ 'Nam Man' mà Trung Cộng đã dùng để xỉ nhục Việt Nam!

"Vừa là đồng chí, vừa là anh em" sao lại khúm núm như thế nầy:



Những người cộng sản mang dòng máu Việt còn có "cái chút xíu liêm sỉ" phải biết cái nhục này mà rửa!

Minh Nghị kính chuyển
Đăng bởi Ngạo Nghễ on 03/10/2010

Title: Re: Những điều trông thấy: DỊCH SANT TIẾNG ANH NHẠC "CÁCH MẠNG"
Post by NgocDoa vào ngày 18. Oct 2010 , 09:46
Mời cả nhà "thưởng thức" bài "Hà nội mùa vắng những cơn mưa", được dịch sang tiếng Anh là: "Hanoi's this season absent the rains" >:(
Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng của "âm nhạc cách mạng" được Hội âm nhạc thành phố do ông nhạc sĩ Trần long Ẩn làm chủ tịch, chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Anh. Mục đích là để cho thế giới hiểu được ý nghĩa của lời bài hát Việt nam. 
Xem xong you tube này, ai mà hiểu được bản dịch của "đỉnh cao trí tuệ loài người": đảm bảo chít liền ;D
Dzui nhất là: you in side me after class on Co Ngu street!
Mèn đét ơi! cái vụ " you inside me" đó mờ xảy ra mỗi ngày, sau khi tan trường, ngay trên phố Cổ ngư thì ...thế giới chỉ có một mình Hà nội thôi!

[media width=500]http://www.youtube.com/watch?v=WQzECPsH5WE&feature=related[/media]

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 04. Nov 2010 , 00:30
“Phật ngọc” chỉ là sản phẩm

xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?


Thiên Ðức



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa.

- Thành kính cung thỉnh quý vị Ðại Ðức, Thượng Tọa Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam và toàn thế giới lên tiếng!

- Trân trọng đề nghị quý vị cư sĩ, nhà nghiên cứu phật học, phật tử Việt Nam và thế giới lên tiếng!

- Gởi đến những ai đang học phật, tin Phật, hướng Phật, phát nguyện tâm từ theo hành trình của

bức tượng bằng ngọc hiện đang du hành khắp nơi, hãy tỉnh táo tìm hiểu sự thật, trước khi quá muộn!


Tất cả phải cảnh giác xin đừng mê muội!

? ? ?


Theo lời tuyên bố của chủ nhân, ông Ian Green: bức tượng phật bằng ngọc cho hòa bình thế giới (?) là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)



Sau khi so sánh hai tác phẩm, cho thấy ông Ian Green đã xảo trá lừa bịp mọi người và cố tình xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca một cách tinh vi như sau:



1)- Tượng Phật “vàng” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ):

là hình ảnh Ðức Phật Thích Ca đang thiền với tư thế ngồi kiết Già hai tay bắt “Ấn súc địa” theo giải thích của từ điển Phật học, tác giả Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách của nhà xuất bản Thuận Hóa Huế 1999. Trang 26 ghi rõ:  4. Ấn súc địa (bhùmissparsa-mudrà): tay trái hướng lên đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Ðó là ấn quyết mà Ðức Phật Thích Ca gọi là thổ địa chứng minh mình đạt phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy - Bất động Phật (s:aksobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.

Những điểm lưu ý ở đây:


- Hai tay bắt ấn là một động tác không thể thiếu trong lúc thiền định.

- Ngón tay cái của bàn tay trái khép lại sát lòng bàn tay.

- Không hề sử dụng bình bát trong lúc ngồi thiền.


2)- Tượng phật bằng ngọc có sự khác biệt bàn tay trái cong lên và ngón tay cái mở ra để nâng cái bình bát hoàn toàn khác với bàn tay trái của tượng “vàng” ngón tay cái khép sát vào nhau trong tư thế bắt ấn.



Bàn tay nâng bình bát khất thực                    Ấn xúc địa (bhùmissparsa-mudrà)



Như vậy, hình ảnh Ðức Phật Thích Ca qua bức tượng bằng ngọc không phải ngồi thiền, vì hai tay không bắt ấn mà là đang ngồi ôm bình bát khất thực.

Vậy bức tượng bằng ngọc hình Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực có thể xuất hiện ở đâu? Có hai trường hợp để lý giải:


    * Xuất hiện ở chùa:
Phù hợp với cách quàng y hở vai của bức tượng. Một câu hỏi đặt ra là trong lúc ở chùa, Ðức Phật có cần thiết phải ngồi khất thực hay không và ai là người cúng dường?

Theo lịch sử phật giáo, sau khi Ðức Phật Thích Ca tu thành chánh quả, mới bắt đầu rao giảng giáo lý, lập chùa, thu thập đệ tử và phật tử, như vậy trong chùa lúc nào cũng có người lo việc trai tăng, hộ pháp, phật tử cúng dường đều thông qua ban quản lý chùa, như vậy không thể có hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại chùa.



Ông Ian Green muốn đưa ra thông điệp gì qua hình tượng này? Phải chăng đó là



“Ðức phật Thích Ca không hề thiền, và giác ngộ, chỉ là một người biếng nhác ôm bình bát ngồi một chỗ chờ phật tử cúng dường nuôi dưỡng mà thôi” (?)




Ðiều này hoàn toàn trái với sự tích đức Phật từng là một hoàng tử từ giã địa vị cao sang giàu có xuất gia, giải thoát chúng sinh. Ðây là một nghịch lý.







    * Xuất hiện ở nơi công cộng:
Lại càng nghịch lý hơn, hình tượng này hoàn toàn trái với giáo luật phật giáo: “ Tăng ni trong khi đi khất thực, Y Tăng già Lê (còn gọi là y thượng) phải quàng kín người, chỉ có đi hoặc đứng lại, không được ngồi”.


Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại nơi chốn công công với tấm y choàng nữa vai, hở vú là một sự lăng nhục phật giáo, sự xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh thiêng liêng của Ðức Phật. Một đấng giác ngộ toàn năng.




Tóm lại qua phân tích trên, tượng Phật bằng ngọc ngồi khất thực chỉ là  xuyên tạc, ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)


Ông Ian Green người Úc, một nhà kinh doanh ngọc, không phải là một nhà nghiên cứu phật học, cũng không phải là một tu sĩ phật giáo, tại sao lại bịa đặt ra một hình ảnh hoàn toàn không hề có thật trong suốt đời sống của Ðức Phật lúc còn tại thế?

Sự kiện này làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin thiêng liêng vào đấng giác ngộ Thích Ca Mâu Ni của hàng hàng, lớp lớp tăng giới và chúng sinh trên toàn thế giới, có thể nảy sinh ra nhiều hậu quả xấu không lường được.

Vì thế, đề nghị ông Ian Green:

·        Làm sáng tỏ sự kiện này trước công luận.
·        Chấm dứt ngay hành vi xuyên tạc và sự vi phạm bản quyền bức tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ
·        Chính thức xin lỗi Phật tử và phật giáo Việt Nam và cả thế giới.
·        Thu hồi hoàn toàn và vô điều kiện tất cả sản phẩm tranh tượng có hình ảnh đức phật bị xuyên tạc nói trên, để tránh di hại và hậu quả xấu cho người sử dụng (nếu có?).




Hai điều lưu ý trước khi kết thúc bài viết:



1)- Luật pháp Hoa Kỳ: Người tiêu dùng có quyền hoàn trả mọi sản phẩm khuyết tật hay gian trá, và nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi.

2)- Theo lý thuyết phong thủy:

Tất cả những hình ảnh tranh tượng liên quan đến tôn giáo nói chung, bị khuyết tật hay gian trá, nếu thỉnh về nhà thờ chẳng những không tốt mà có thể còn bị nhiều điều không may mắn. Phương cách xử lý tốt nhất là hoàn trả lại nơi phát hành.



Nguồn hình ảnh:



- http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/03/11/5F4452/



- http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/305755/Trien-lam-tuong- Phat-ngoc-lon-nhat-the-doi-tainbspVietnbspNamnbsp.html



- http://www.baomoi.com/Home/DuLich/vnexpress.net/Tuong- Phat-ngoc-o-Chua- Pho-Quang/2594588.epi



- http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tuong-phat-khat-thuc-cao-nhat-viet-nam-c159a320277.html

- www.daophatkhatsi.net/vanhoaphatgiao/76D650.aspx





     





     



















Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 04. Dec 2010 , 23:12
BAO GIỜ DÂN VIỆT TRỞ THÀNH NGƯỜI THIỂU SỐ

TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG MÌNH ?


Nguyễn Phúc Bảo Ân - 1-12-2010

Chuyện Xứ Người


Thật khó ai có thể hình dung được rằng vào tháng 10-1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ - East Turkestan - của người Duy Ngô Nhĩ - để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4% vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này.

Từ một dân tộc độc lập, sống trên một lãnh thổ với toàn vẹn chủ quyền của mình kể từ khi giành được độc lập vào năm 1933, thế rồi sau khi nước Trung Cộng ra đời vào năm 1949, thì chỉ sau một đêm ngủ, người Duy Ngô Nhĩ thức dậy và đã trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ thấy được nỗi nhục mất nước và nguy cơ diệt vong của giống nòi do chính sách Hán hóa với nhiều biện pháp kìm hãm của chính quyền cộng sản Bắc kinh, đã phải đào thoát đi tỵ nạn chính trị ở các nước tự do ở phương tây và cũng không ít những cuộc nổi dậy của người dân trong nước đấu tranh giành độc lập và chủ quyền lãnh thổ cho dân tộc họ. Mà với nền chuyên chính vô sản, với bạo lực cách mạng như những nước cộng sản khác, chính quyền Bắc kinh đã đàn áp đẫm máu và dễ dàng dập tắt ngay những ngọn lửa đấu tranh này của người Duy Ngô Nhĩ ngay khi nó vừa khởi phát. Vụ gần đây nhất là vào ngày song thất 7-7-2009 vừa qua, tại thủ phủ Urumqi của xứ tự trị này với hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ xuống đường biểu tình chống lại các chính sách Hán hóa và đòi lại độc lập cho dân tộc, và cũng như những cuộc nổi dậy trước đó, những người Duy Ngô Nhĩ yêu nước đã bị quân đội cộng sản Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hơn 160 người bị giết chết tại chổ, hơn 1.000 bị trọng thương, hơn 1.400 người bị bắt giữ bị kết án lên đến 10 năm tù giam và vào hôm 10-11-2010 vừa qua đã có 9 người "nổi loạn" này đã bị hành quyết ngay sau khi bị tòa án tuyên án tử hình, nhưng vẫn chưa hết, nhằm dằn mặt những người Duy Ngô Nhĩ dám yêu nước thương nòi, ngày 3-12-2010 vừa qua lại thêm 5 người yêu nước Duy Ngô Nhĩ nữa vừa bị hành quyết.

Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta…


Với một ngàn năm Bắc thuộc cũng với chính sách cai trị vô cùng hà khắc, rợ Hán đã áp đặt chính sách Hán hóa lên tộc người Nam Việt chúng ta, và hàng ngàn người dân Nam cũng đã từng bị rợ Hán bắc phương hành quyết vì họ đã dám yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và ông cha chúng ta đã giữ vững được cõi bờ không bị sát nhập vào đế quốc Đại Hán, tổ tiên chúng ta đã giữ vẹn toàn quốc túy quốc hồn nhờ tướng sỹ luôn một lòng chống ngoại xâm để giữ nước. Nhờ hào khí Diên Hồng mà vó ngựa của quân Nguyên Mông dẫu đã chinh phạt muôn phương từ Á sang Âu đành phải chùn bước trước tinh thần quyết chiến của vua tôi Nam Việt và 50 vạn quân Mông cổ đã bị quân dân Nam Việt đánh cho tan tác cho hồn tiêu phách lạc mỗi khi nghe đến hào khí của dân Nam. Những trang sử vàng dân tộc còn lưu danh một Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, một Ngô Quyền, một Hưng Đạo Đại Vương đã hai lần nhuộm đỏ dòng Bạch Đằng Giang bằng máu xương của hàng vạn quân cướp nước Nam Hán và Nguyên Mông. Lịch sử Việt tộc vẫn còn những trang lẫy lừng với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 với 20 vạn quân Thanh không còn một manh giáp, với một Tôn Sỹ Nghị phải quăng cả ấn tín để chạy tháo thân về cố quốc, với một Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn ở gò Đống Đa… Trong hầu hết các cuộc chiến chống ngoại xâm quân dân Nam chúng ta đã luôn luôn chiến thắng dẫu ta phải thường lấy yếu để đánh mạnh, lấy ít để địch nhiều… bởi ông cha ta đã biết vì nợ nước, quên thù nhà và luôn đặt lợi quyền của quê hương, của dân tộc lên trên lợi quyền của chế độ, của giai cấp.

Nhưng than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu khi tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc bị thay thế bởi tinh thần quốc tế cộng sản, khi lòng yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, khi "quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em" để từ khi nắm quyền cai trị đất nước từ năm 1945 đến nay, "Bác" và Đảng đã hữu hảo cắt dâng hết các hải đảo đến thềm lục địa rồi cả nhiều vùng đất liền Việt Nam cho rợ Hán của "Bác Mao" và "Ngài" thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục dâng bán cả Tây Nguyên cho Hán tặc và đón hàng vạn cháu con của Mã Viện, của Tô Định đến để tàn hại môi trường thiên nhiên lẫn môi trường văn hóa của dân tộc, khiến nhân tâm ly loạn, bởi ý đảng đang chống lại lòng dân, bởi quyền lợi của đảng, của giai cấp thống trị đang được đặt lên trên quyền lời của dân tộc. Trong Nam ngoài Bắc ngày nay đâu đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của con cháu bác Mao.

Do áp lực dân số đã vượt hơn 1,3 tỷ người, trong suốt 4 thập niên qua nhà nước Trung Cộng đã nghiêm khắc áp đặt một chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình là "mỗi gia đình chỉ có một con" lên phạm vi cả nước. Bởi chính sách này cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu của người Hán mà ở Trung Cộng hiện có hơn 20 triệu thanh niên không thể nào lấy được vợ do nạn gái thiếu trai thừa. Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên ế vợ này tại cố quốc có điều kiện "làm chồng", có điều kiện cấy hạt giống đỏ lên các thiếu nữ Nam phương, Trung Nam Hải đã có chính sách bảo hộ cho các công ty xây dựng công trình nhà máy của Trung Cộng bằng mọi giá với mục đích là họ liên tục thắng từ gói thầu này đến gói thầu khác để rồi những làng công nhân quốc phòng Tàu nối đuôi nhau mọc lên khắp miền xuôi lẫn miền ngược mà theo đó những hàng quán ăn uống giải khát, những quán bia ôm, những dịch vụ mát-xa tươi mát cũng liên tục phát triển khiến cho đến nay đã có hàng ngàn thiếu nữ Tây nguyên và hàng ngàn chị em ở miền xuôi khác, sau một thời gian phục vụ nhu cầu "vui chơi" của các công nhân "Hán Chệt" đó, thì "bụng đã tấn công, mông đã phòng thủ" và đã nhiều, quá nhiều những chú "Chệt con" lần lượt ra đời để giúp gia tăng tỷ lệ cháu con của "Bác Hồ Cẩm Đào" trên mãnh đất hình cong chữ S vốn đã nghèo nàn, chật hẹp và đông người này. Khắp các phố thị từ miền ngược đến miền xuôi, từ Đồng Xuân của Hà Nội đến An Đông của Sài gòn nơi nào cũng đầy đặc những gian hàng của tiểu thương Hán Chết kinh doanh đủ loại ngành hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm độc hại để hủy diệt nhanh chóng những người "đồng chí tốt", "láng giềng tốt" Nam man. Ngay cả ở khu làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, là khu liên hợp cao cấp chủ yếu làm nơi ký túc cho sinh viên các trường đại học, thì hiện nay cũng đã có trên 500 "công nhân quốc phòng" của Hán Chệt đến thuê ở, cát cứ và chiếm giữ luôn các thang máy để bài bạc, để đùa nghịch suốt ngày không cho bất cứ ai sử dụng và cũng đã không ít nữ sinh viên Việt Nam trong làng sinh viên này đã từng bị các công nhân quốc phòng là cháu con của "Mao Xếnh Xáng" cưỡng hiếp để gieo hạt giống đỏ ngay trong những chiếc thang máy này.

Sau một ngày làm việc căng thẳng tại công sở, với chút thời giờ nhàn rỗi sau lúc tan tầm, nếu quyết định đi thư giãn vào các trung tâm thương mại, các quán sá, hay ngay cả vào các khu giải trí của làng sinh viên HACINCO này, người ta sẽ hốt hoảng khi tưởng rằng đang đi lạc vào một đô thị nào đó ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh bởi đâu đâu cũng nghe tiếng khạc nhổ, tiếng chào mời, cười nói bô bô theo đúng phong cách của Hán Chệt "Nị Hảo Ma? Shen Ma? Nị Shuo Shen Ma?"

Với tinh thần 16 chữ vàng mà lãnh đạo của hai nước cộng sản Việt-Trung đã thống nhất:

"Láng giềng khốn nạn, Cướp đất toàn diện, Lấn biển lâu dài, Thôn tính tương lai."

Trong thời gian vừa qua có nhiều ngư phủ Việt Nam bị hải quân Tàu cộng trấn cướp hết ngư cụ, bị bắt giam đòi tiền chuộc, hoặc bị bắn chết khi họ đang khai thác hải sản trên vùng biển của Tổ quốc mình, rồi có nhiều người Việt Nam yêu nước thương nòi mà lên tiếng khẳng định chủ quyền về các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, đã bị cơ quan an ninh của nước nhà tịch thu tài sản, bị tra tấn, bị giam cầm… tất cả chỉ mới là khúc dạo đầu của chính sách Hán hóa mà Bắc Kinh đã áp dụng hết sức thành công trên hai xứ tự trị Tây Tạng và Tân Cương… Rồi ngày đó cũng sẽ đến với dân tộc Việt Nam như những gì đã đến với người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ… Rồi dân Việt cũng sẽ trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình… và những người yêu nước thương nòi cũng sẽ không chỉ bị các "đồng chí" công an Việt Nam đánh đập giam cầm hay bị các tòa án của Việt Nam xét xử như hiện nay… mà rồi đây họ sẽ bị xét xử và hành quyết bởi chính quyền trung ương Bắc Kinh như những người Duy Ngô Nhĩ vừa bị hành quyết trong tháng 11 và tháng 12 vừa qua.

Ôi Tổ quốc tôi còn tồn tại bao lâu nữa? Bao giờ sẽ phải trở thành một tỉnh Việt Nam bên cạnh tỉnh Vân Nam của Đại Hán?

Ôi Dân tộc tôi bao giờ sẽ phải trở thành người thiểu số trên chính Quê hương mình?


Huế, trước ngày Đông chí 2010 - Nguyễn Phúc Bảo Â


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by NgocDoa vào ngày 16. Dec 2010 , 19:20
Việt Nam đâu cần các anh làm Từ Thiện.
- Dong Tran -

Lời ngườì Việt Cộng: "VN đâu cần các anh làm Từ Thiện".

Hôm nay, tiền thu lợi hàng năm đã có :

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.

- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.

- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.

Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.

Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm.

Thế nhưng, Miền Nam Việt Nam là con rồng Đông Nam Á.

Trường học Miền Nam VN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.

Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.

Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. Miền Nam VN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.

Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.

Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.

Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.

Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, New York...

Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.

Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.

Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.

Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.

Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong và ngoài nước được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.

Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.

Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?

Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?

Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.

35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.

Đừng nên quá ôm đồm.

Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.

Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”

Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .

Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...

Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.

Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!

Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chưa làm.

Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.

Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.


35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.

Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.

Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.

Title: Tội cho trẻ con Việt Nam mình!
Post by Nguyen Van Ha vào ngày 19. Dec 2010 , 07:17
Trẻ em VN bị bán sang Kampuchia tội qúa..xin hãy chia sẻ với các em....

Coi interview này xong thấy máu trong người muốn sôi lên như lửa !
Bạn hãy cố gắng bỏ ra vài phút để xem hết video dưới đây!

Trong dịp Giáng Sinh chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ em bất hạnh này!

NV Hà

http://www.youtube.com/watch?v=6rx67NlUE9Q


   http://www.youtube.com/watch?v=6rx67NlUE9Q


Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 20. Dec 2010 , 14:11
Top Ten phát biểu ấn tượng nhất năm 2010 ở VN
Posted on 15/12/2010 by Báo Dân



1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm… cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.




2. “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường.




3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản”
– Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.




4. “Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt”
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm.




5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”
- Ông nghị Trần Tiến Cảnh.




6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân”
- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.




7. “Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm”
- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashin.




8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”
- Giáo sư Vũ Khiêu.




9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”- Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên.




10. “Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi”
- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu




Ngoài ra, bạn đọc Dân Làm Báo xin góp vào Top những phát biểu ấn tượng nhất năm 2010 với phát biểu của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi nói về tình hình Biển Đông :

“Giờ giữa mình với TQ tranh chấp trên Biển Đông, mình chỉ  vùng biển đó nói của mình, hắn nói của hắn. Thôi thì …tránh cha chỗ khác đi chứ vô chi mấy chỗ đó cho nó bắt rắc rối lên thêm. Nó bắt hồi cũng thả ra thôi”

Và ấn tượng hơn khi ông Bí thư Thanh cao hứng khoe tiếp :  đã từng “dùng một lúc… năm, sáu trăm chiếc tàu đánh cá HÚC MẸ vào giàn khoan của nó (Trung Quốc), nó phải nhổ giàn khoan mà chạy..”

Quân Hại Nhân Dân.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Jan 2011 , 12:12
Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết?
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2011-01-07


Theo số liệu thống kê mới được Bộ Công thương công bố, thì trong năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ lên đến10 tỷ đô la.

Con số nhập khẩu khá lớn những mặt hàng đuợc xem là “không khuyến khích” đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người rơi vào nhóm những nước có thu nhập thấp trên thế giới. Để tìm hiểu về hiện tượng sử dụng nhóm hàng xa xỉ này, Vũ Hoàng có bài viết về nguyên nhân cũng như xu hướng này của một bộ phận không nhỏ người dân.

Xu hướng hiện đại

Ngay từ đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã có chủ trương thắt chặt danh mục các mặt hàng chưa phải là thiết yếu và xa xỉ để kiềm chế nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Nhưng xem ra làn sóng sử dụng nhóm hàng nhập khẩu xa xỉ này đã vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của các nhà lập chính sách khi chạm gần mức 10 tỷ đô la. Nếu không tính nhóm hàng ô tô và xe máy nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm, chỉ chiếm khoảng 1 tỷ đô la, thì con số 9 tỷ đô la còn lại rơi vào nhóm các mặt hàng được xem là xa xỉ như: điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu bia, thuốc lá, đồ trang sức, đá quý và một số nhóm hàng quần áo khác.

Ở góc độ vĩ mô, nhiều nhà kinh tế cho rằng, Việt Nam nên tập trung nguồn ngoại tệ để đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Quan điểm ấy dường như mới chỉ đúng khi nhìn vào bức tranh tổng thể cả nền kinh tế. Nhưng khi nhìn dưới góc độ vi mô của từng hộ gia đình, từng cá thể trong xã hội thì nhận định ấy vẫn chưa hoàn toàn đánh giá được đầy đủ nhu cầu chi tiêu vào nhóm hàng này của người dân. Theo lời Thạc sĩ Nguyễn Nga My, thuộc phòng Nghiên cứu Đô thị, Viện Xã hội học, thì thạc sĩ cho biết:

"Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng. Không chỉ những người làm ra tiền mới mua đồ đắt tiền, mà thậm chí cả những người không làm ra tiền, họ cũng dành dụm để mua những hàng đắt tiền. Không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có xu hướng sở hữu những vật dụng đắt tiền, ví dụ như Iphone hay các dòng điện thoại cao cấp.

Cuộc sống ở đâu cũng thế, phân hóa giầu nghèo luôn luôn hiển hiện, cho nên việc tiêu dùng những hàng hóa đắt tiền hay nhập khẩu những hàng hóa đắt tiền cũng không có gì đáng phải phê phán cả."

Cũng giống như các loại hàng nhập khẩu khác, hàng xa xỉ cũng phải chịu thuế nhập khẩu khi vào đến Việt Nam, khoản thuế này hẳn sẽ là một nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân sách nhà nước khi tính trên tổng khối lượng 10 tỷ đô la.

Các nền kinh tế thị trường luôn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa để kích thích nền kinh tế, dù là gián tiếp qua hàng nhập khẩu, thì việc mua sắm ấy cũng là phần đóng góp bằng thuế của người tiêu dùng Việt Nam cho Chính phủ.

Hơn nữa, khi Việt Nam mở cửa hội nhập, là thành viên của WTO, Việt Nam hạn chế những mặt hàng nhập khẩu đó, hoặc là thông qua quota hoặc là thông qua thuế quan, thì liệu việc làm này có công bằng và sẽ ảnh hưởng thế nào đến các nước đối tác khác khi họ cũng phản ứng ngược lại Việt Nam?

Vấn đề cốt lõi có thể sẽ nằm ở câu trả lời là liệu hàng xa xỉ khi nhập vào Việt Nam, Nhà nước có kiểm soát được hay không?  Và từ cái gốc này mới có thể tìm ra căn nguyên liệu nguồn thuế thu được cho ngân sách có bị thất thoát hay không?

Tuy nhiên, quay lại câu hỏi cơ bản, thế nào là hàng xa xỉ?

Theo định nghĩa, hàng xa xỉ là những mặt hàng không thiết yếu (not essential) nhưng mang lại nhiều hưởng thụ hơn (more enjoyable) cho người sở hữu. Hàng xa xỉ thường là đắt tiền và chủ yếu chỉ dành cho những người có thu nhập cao và có khả năng tài chính mua sắm. Dưới góc độ kinh tế học, khi người ta càng có nhiều tiền, thì họ càng dành nhiều hơn số thu nhập của mình để mua hàng xa xỉ.

Định nghĩa là như vậy, nhưng để áp dụng khái niệm hàng xa xỉ ấy vào từng cá nhân thì thật khó, vì chuyện mua sắm hàng nhập khẩu xa xỉ ngoài yếu tố thu nhập, còn dựa trên những yếu tố khác như sở thích, chất lượng hay cả yếu tố văn hóa tiêu dùng quyết định.

Nhu cầu thể hiện mình

Nhiều người giờ đây cho rằng chuyện “ăn chắc mặc bền” không còn thích hợp, vì hàng hóa ngoại nhập chất lượng bảo đảm, mẫu mã đẹp, cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng. Tuy giá cả có cao hơn nhưng “đáng đồng tiền bát gạo.”

Nếu trước đây người Việt Nam có xu hướng tích lũy nhiều hơn, thì giờ đây khuynh hướng hưởng thụ cuộc sống hiện đại được nhiều người chú trọng hơn. Giá trị cuộc sống không chỉ còn được đong đếm bằng bữa cơm có rau, có thịt mà giờ đây nó được đo lường bằng những những bữa ăn ở những nhà hàng sang trọng, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những chiếc xe hơi tiện nghi. Có thể nói, khi đời sống khá giả hơn, người dân nghĩ nhiều hơn đến chuyện hưởng thụ những sản phẩm phục vụ tối ưu nhu cầu giải trí và thư giãn của mình.

Trong thời gian qua, báo chí liên tục đưa tin những vụ “cháy hàng” điện thoại Iphone 4 khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, dù giá cả không hề rẻ so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội, từ 15-18 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng một giai cấp mới đã xuất hiện tại Việt Nam. Giai cấp này có thể là những nhà kinh doanh, những kẻ giàu có hay thậm chí những cô chiêu cậu ấm thích khoe mẽ với bạn bè…dù họ là ai chăng nữa thì việc cần thiết những vật dụng hiện đại trong đời sống là điều khó chối cãi.


Một người gánh hàng rong đi ngang một showroom xe hơi ở Hà Nội hôm 28/12/2010. AFP photo

Một yếu tố khác, có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu nội tại cơ bản của mỗi con người hay còn được gọi là “thể hiện mình” cũng phần nào giải thích vì sao hàng hóa đắt tiền được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Nhu cầu thiết yếu của mỗi con người là được xã hội “công nhận.”

Con người luôn có xu hướng muốn được người khác đánh giá tích cực về mình. Vì thế việc sử dụng hàng hiệu đắt tiền nhằm thỏa mãn “cái tôi” để khẳng định “phong cách” cũng là điều dễ hiểu. Những người này sẵn sàng bỏ tiền ra để có được cảm giác thỏa mãn đó, việc tiêu xài những hàng hóa xa xỉ như thế không có gì là sai trái, chê trách.

Câu hỏi về nhập khẩu hàng xa xỉ có thực sự cần thiết, có lẽ cũng nên được nhìn nhận ở góc độ tiêu dùng những hàng hóa đó như thế nào cho đúng. Nếu giả sử khi mua một món hàng cao cấp mà không sử dụng hết chức năng của nó, thì không nên mua vì hoang phí.  Nhưng nếu ngược lại, người ta sử dụng được hết mọi tính năng của món đồ, thậm chí là để giải trí hoặc giảm căng thẳng thì cũng đáng để chi tiêu.

Khái niệm hàng hóa xa xỉ cũng chỉ mang nghĩa tương đối. Có thể đối với người này chiếc máy tính xách tay hay chiếc điện thoại đời mới là cả một giấc mơ, nhưng với người khác, đó lại chỉ là những công cụ giúp đỡ công việc của họ được thuận tiện, trôi chảy hơn.

Có lẽ chúng ta chỉ nên chê trách việc tiêu xài hoang phí của những người khoe của, trưởng giả học làm sang  hay những công chức, cán bộ có thu nhập vừa phải nhưng thích phô trương, thể hiện mình qua những vật dụng lãng phí. Ý kiến này, cũng được một chuyên gia tâm lý không muốn nêu tên ủng hộ:

Theo trào lưu, gần như chạy theo mốt, xu hướng là a dua, mọi người ưa chuộng những đồ cao cấp. Nói chung là nhìn vào nhiều mặt, nếu là mặt bằng của công chức hay sinh viên ở một số trường thì họ lại theo đua đòi, bởi vì ảnh hưởng của đánh giá của nhiều người. Nhiều khi, có thể là một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác, có thể là xung quanh, nơi công sở hay là bạn bè nể phục hơn, kính trọng hơn."

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, bộc lộ cả những mặt xấu và mặt tốt, những cái cũ và cái mới luôn đan xen nhau. Nếu những mặt hàng xa xỉ không thực sự là cần thiết, tự thân nó chắc chắn sẽ bị đào thải. Mua gì bán gì hoàn toàn là do quy luật cung cầu quy định, nếu những mặt hàng xa xỉ không xứng đáng để bỏ tiền ra mua, không mang lại lợi ích, thì ắt hẳn sớm muộn những mặt hàng đó sẽ bị loại ra khỏi thị trường và xã hội.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by nguyen_toan vào ngày 27. Jan 2011 , 12:37



Một Tô Phở  35  USA


BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!
Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.

Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.

Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn… Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2,4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng – tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!

Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa – nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vòi vọi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi. Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.

Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một Ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?

Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…

Huế, 24.1.2011.

H. V. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.



 






Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 27. Jan 2011 , 19:42
Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia




Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.

Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.



Câu chuyện bắt đầu từ Tunisia

Câu chuyện người Tunisia rầm rộ xuống đường mà chỉ sau vài đêm đã khiến Tổng thống Ben Ali phải cao bay xa chạy, tưởng chừng là chuyện huyền thoại.

Chuyện bắt đầu từ anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi, bán hàng rong trên đường phố, nhưng bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Buồn bực và vô vọng vì vốn liếng duy nhất mà anh có được để làm kế sinh nhai đã bị cảnh sát tịch thu, anh quyết định phản kháng bằng cách biến mình thành ngọn đuốc sống. Cái chết thương tâm, vô vọng của anh đã làm bùng lên ngọn lửa vốn sẵn có trong xã hội Tunisia nghèo đói, đầy rẫy bất công. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh và và chính cảm xúc của họ đã biến tang lễ thành cuộc biểu tình tuần hành và nhân rộng lên khắp cả nước.

 


Người dân Tunisia sôi sục xuống đường




Tunisia, một nước Bắc Phi bé nhỏ với hơn 10 triệu dân là một thuộc địa cũ của Pháp. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong thành phần thanh niên gia tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không kiếm ra việc làm, đành phải bỏ trốn sang Pháp tìm việc. Hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngày càng đông đảo, đã kết nối với nhau qua hệ thống internet, trên các trang mạng xã hội.

Họ căm ghét chế độ độc tài thối nát, tham nhũng của Tổng thống Ben Ali, người giữ chức vụ này 5 nhiệm kỳ kể từ năm 1987. Anh em, giòng họ của tổng thống và các quan chức chính phủ thi nhau biển thủ tài sản quốc gia.

Mặc dầu chính quyền của Ben Ali thẳng tay đàn áp đối lập, biểu tình nhưng sự căm ghét trong lòng người dân Tunisia càng lúc dâng cao. Do đó khi ngọn đuốc của anh sinh viên Mohamed Bouazizi bùng lên thì nó khiến khối thuốc nổ trong lòng người dân Tunisia đặc biệt là giới trẻ, bộc phát mạnh mẽ không có gì ngăn cản được.

Hơn 100 người biểu tình bị tử thương trong nhiều cuộc đàn áp dữ dội của các lực lượng an ninh. Khi lực lượng cảnh sát bắt đầu yếu thế thì quân đội được lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Thế nhưng, gió đã xoay chiều, quân đội từ chối ủng hộ Tổng thống Ben Ali và thế là ông ta và gia đình phải cuốn gói chạy.

Trong lúc không khí đấu tranh sôi sục diễn ra ở Tunisia, người ta tiên đoán rằng sẽ có hiệu ứng Domino dây chuyền lan sang các nước Bắc Phi độc tài chung quanh như Libya, Ai Cập.

Sau cách mạng Hoa Lài, chính phủ lâm thời đã ra lệnh bắt giữ 33 người thân trong giòng họ bên vợ của cựu tổng thống Ben Ali. Và hôm nay, thông qua Interpol,Tunisia đã yêu cầu chính phủ Canada giải giao cựu tổng thống Ben Ali cùng gia đình với tội danh biển thủ công quỹ quốc gia.

Tính cho đến thời điểm này, tuy chuyện giải giao chưa thể thực hiện được vì nhiều trở ngại công pháp quốc tế, nhưng cái ngày Ben Ali và thân quyến phải trả lời trước công chúng Tunisia chắc chắn sẽ xảy ra.



Hương thơm cách mạng Hoa Lài thổi sang Ai Cập


Trong những tuần qua, người ta đã bàn tán đến ảnh hưởng dây chuyền Donimo từ cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia sang các nước lân cận, ám chỉ chính phủ độc tài của hai nước Libya và Ai Cập.

Được sự giúp sức của hệ thống internet và các trang mạng xã hội, hương thơm của cuộc cách mạng Hoa Lài đã lan tỏa nhanh chóng hơn người ta tưởng.



     


Một thanh niên với khẩu hiệu "Hãy treo cổ nó lên"

     

Người dân thủ đô Cairo xuống đường




Tương tự như cựu Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Mubarak của Ai Cập làm tổng thống gần hết 5 nhiệm kỳ với mỗi nhiệm kỳ là 6 năm, vị chi ông ngồi tại vị gần 30 năm kể từ tháng 10 năm 1981. Năm nay gần 83 tuổi, Mubarak đang tính đến chuyện dọn đường cho con trai Gamal Mubarak, 47 tuổi lên kế vị khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Dư luận Ai Cập hiện nay đang bàn tán chuyện này.

Chán ghét sự cai trị độc tài của Mubarak, trong khi đời sống của người dân trở nên khó khăn trong những năm gần đây, cộng thêm nguồn cảm hứng từ hương lài của cuộc cách mạng Tunisia, hôm Thứ Ba 25/1, đã các cuộc biểu tình đòi chấm dứt sự cai trị của Mubarak đã đồng loạt nổ ra khắp nơi trên đất nước Ai Cập, từ Cairo đến Alexandria, Suez và Ismailia, kể cả các thành phố chạy dọc theo hạ lưu của sông Nile.

Các đoàn người biểu tình hô to "Đả đảo, đả đảo Mubarak", hoặc "Mubarak, Saudi Arabia đang chờ mày đó", ám chỉ nơi dừng chân của Mubarak một khi phải tháo chạy khỏi Ai Cập, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ben Ali.

Chưa hết, sục sôi với khí thế biểu tình, Phong Trào "Thanh Niên 6 Tháng 4" dùng trang Facebook kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường Thứ Tư ngày hôm sau và "phải tiếp tục cho đến ngày mai, cho đến khi Mubarak cút". Lời kêu gọi còn nói "Ngày mai chúng ta không đi làm, không đến trường. Tất cả chúng ta đều xuống đường, tay trong tay đoàn kết vì đất nước Ai Cập. Chúng ta sẽ có hàng triệu"

Một người bán thịt ở trung tâm thủ đô Cairo nói với phóng viên "Phải có thay đổi, nhất định là như vậy. Những kẻ già nua phải cút để đám trẻ hơn lên làm việc".

Một điều thú vị là nào giờ người dân Ai Cập rất sợ ba-tong, mật vụ cảnh sát thế nhưng hôm nay họ xuống đường với khí thế mạnh mẽ, tay trong tay hô vang các khẩu hiệu. Người bên dưới đường đã ngoắt tay kêu gọi những người đang đứng xem trên các ban-công cùng tham gia và nhiều người trong số đó đã vui vẻ xuống đường nhập vào dòng người biểu tình. Noi gương người thanh niên Tunisia, đã có đến 5 trường hợp thanh niên Ai Cập muốn biến thân mình thành ngọn đuốc công lý.

Hôm nay Thứ Năm, tuy tình hình có lắng đọng hơn vì chính phủ gia tăng đàn áp, cấm đoán biểu tình, nhưng trên trang Facebook các thành viên đối lập kêu gọi mọi người trở lại đường phố vào ngày mai Thứ Sáu.

Ngày mai chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình nổ ra dữ dội hơn, bởi vì hôm nay ông Mohamed ElBaradei, một chuyên gia và là cựu tổng Thư Ký Cơ Quan Nguyên Tử Năng LHQ, đã tuyên bố ông sẽ trở về quê hương, để nhập cuộc với đoàn biểu tình để lật đổ Mubarak.



Ảnh hưởng Domino và điều tất yếu của các cuộc cách mạng

Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.

Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.

"Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh" là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc,... trong một ngày không xa!




Úc Châu ngày 27/12/2011

         Lê Minh

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. Jan 2011 , 11:05
BCH quân sự trở thành Bộ Tư lệnh TPHCM


Bộ chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh vừa được đổi tên thành Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh nhằm "tăng cường sức mạnh vũ trang" để đối phó với các "lực lượng thù địch".

Lễ đổi tên theo quyết định của Bộ Quốc phòng vừa được tổ chức hôm thứ Sáu tuần trước (28/01).


Báo Người Lao động dẫn lời Tư lệnh, Đại tá Trương Văn Hai, nói: "Trong bối cảnh các phần tử cực đoan, phản động trong và ngoài nước được sự hỗ trợ của các lực lượng thù địch đã liên kết với nhau tìm mọi cách xây dựng lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước, yêu cầu cấp thiết cần phải có một tổ chức tương xứng nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của TPHCM".

Lãnh đạo thành phố tham gia lễ đổi tên cũng được dẫn lời yêu cầu lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh "tăng cường sức mạnh quốc phòng, làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố".

Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh trực thuộc Quân khu 7.

Việc đổi tên thực chất là quay lại tên gọi cũ có từ sau năm 1975. Năm 1978, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đổi tên thành Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh.

Sự kiện mới này cho thấy ổn định an ninh chính trị-xã hội trở nên một tiêu chí hàng đầu, trong khi đang có nhiều quan ngại về bàn tay của các thế lực thù địch nước ngoài trong bối cảnh tình hình thế giới xảy ra nhiều biến động.

Bảo vệ chính trị

Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là Đại tá Trương Văn Hai, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng là Đại tá Nguyễn Văn Nam.

Chính ủy là Đại tá Nguyễn Văn Hưng.

Hai đô thị lớn nhất Việt Nam như vậy đang được bảo vệ bằng hai bộ tư lệnh.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được tổ chức lại từ Quân khu Thủ đô hồi tháng 7/2008.

Về tổ chức cơ cấu, bộ tư lệnh ngang tầm quân đoàn. Mỗi quân đoàn ở Việt Nam hiện có ba đến bốn sư đoàn với khoảng 20.000 quân trong mỗi sư đoàn.

Trong một diễn biến khác, Việt Nam khẳng định không chạy đua vũ trang, nhưng nói "mua sắm vũ khí là chuyện hết sức bình thường" và sẽ tiếp tục được thực hiện tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng, trong một phỏng vấn mới đây với báo Thanh Niên, nói: "Việc hiện đại hóa quân đội nhằm đáp ứng các nhu cầu phòng thủ theo lộ trình phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng".

Ông Vịnh cũng bình luận về việc các "nước lớn quan tâm và muốn can dự vào khu vực".

Ông thứ trưởng nói Việt Nam, với vị thế một nước nhỏ, có thể tận dụng cơ hội này để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Tuy nhiên ông cũng cảnh báo "các nước nhỏ phải tỉnh táo trong quan hệ với các đối tác nhất là các cường quốc trên những vấn đề mà các bên có quyền lợi mâu thuẫn nhau".

Trung tướng Vịnh khẳng định: "Độc lập tự chủ là quan trọng nhất, Việt Nam không ngả về bên nào, không cùng với nước này để chống nước kia, không tham gia vào những 'trò chơi quyền lực' của các nước lớn".

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 31. Jan 2011 , 11:06
ANH CÒN NHỚ HAY ANH ĐÃ QUÊN


Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.
Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam!

Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.

Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá.

Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu.

Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.

Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại.

Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy.
Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.

Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.

Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.

Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.

Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng: đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình!

Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.

Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.

Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.

Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.

Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.

Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.

Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta

Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!

TỘI ÁC CỦA BỌN CỘNG SẢN

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 15. Jun 2011 , 00:06

Đắng cay !

     

Quê Choa - Sáng nay không khí thật căng bọ ạ. Bọn em ém quân ở cà phê Highland và cà phê Đá ngay xung quanh trụ sở Thành Đoàn từ sớm.

Toàn là những con người nhiệt tình yêu nước chứ đâu có tham gia tổ chức gì đâu. Chỉ là anh em truyền miệng, facebook... hú nhau đi thôi.

Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh (Mạc Quảng Thịnh - con của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca). (Thằng Thịnh ngoài đời cũng là chỗ em biết. Chủ nhật trước biểu tình xong về mới nhậu với nhau, nói chuyện rất khí thế chứ đâu). Nó là một thằng rất được.

Nó chạy vào giữa quán, giơ tay ra, nói em có làm gì đâu mà mấy anh bắt. Thằng Thịnh ý thức rất tốt nên nó không bao giờ nổi khùng khi bất cứ ai khiêu khích trong những sự kiện như thế này. Thế mà giữa quán, nó bị bắt và hai ông an ninh kẹp tay đi xuống phía đường Lê Duẩn.

Lúc này, ở quán Highland dày đặc an ninh chìm và nửa chìm (tức mấy chú chìm mà để bộ đàm lên bàn ấy).

Thấy vụ thằng Thịnh, em cay đắng quá. Tại sao người ta yêu nước mà lại bị chính quyền đe dọa như vậy?

Nhưng chưa hết, sau đó thì bà con tập trung lại được một nhóm - khởi đầu là hai chàng thanh niên khoảng ngoài 20 và một chàng khoảng ngoài 30 mặc áo cờ tổ quốc và áo HS - TSa. Đó chính là những người châm ngòi cho cuộc biểu tình, giữa lúc mọi người đang lạnh sống lưng.

Tiếp đó, công an tới mời ba chàng trai đi thì bà con đã kéo tới khá đông và bắt đầu là các màn tranh luận với công an. Bất chợt, một chàng trai hô to: "Hoàng Sa - Trường Sa", ngay tức thì một anh mặc thường phục lao tới quất vào mặt người hô (anh ta cầm tờ báo cuộn tròn, dùng báo quất vào mặt - hình như là báo nhà em mới chết chứ!!!).

Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô "Hoàng Sa - Trường Sa" mà bị một anh công an quất vào mặt.

Không có gì bào chữa cho hành động này được.

Còn dài lắm nhưng em oải quá, để xem viết được gì không

Rút từ email một nhà báo gửi cho tui.

Facebook Quê Choa

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 16. Jun 2011 , 14:23
Cuộc chiến âm thầm Việt Nam - Trung Quốc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-09


Những cuộc chiến tranh gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy sự theo đuổi liên tục ý đồ bành trướng nước lớn của phương Bắc chưa bao giờ ngưng nghỉ.


Source Wikipedia
Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen).

Mặc Lâm tìm hiểu quá trình lấn đất chiếm biển của Trung Quốc qua bài viết sau đây nhằm làm sáng tỏ hơn một vấn đề đang gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam sau sự cố tàu Bình Minh 02.

1979 - Trung Quốc tấn công toàn bộ biên giới phía Bắc

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã đem một lực lượng hùng hậu tiến vào tấn công Việt Nam. Áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Có tổng cộng 9 quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng liên Sơn, Lai Châu. Quảng Ninh, và Hà Tuyên.

Đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, chỉ trong vòng 11 ngày ngắn ngủi quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để.

Mãi đến ngày ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực và sự phản đối của quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh là dạy cho Việt Nam một bài học. Đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam.

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.


Quân Trung Quốc đánh Lạng Sơn năm 1979. Source DSWC china

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 tuy ngắn ngủi nhưng tổn thất về người và tài sản của nhân dân và quân đội Việt Nam phải được gọi đích danh là nghiêm trọng nếu so với cuộc chiến chống lại miền Nam kết thúc trước đó 4 năm. Sai lầm chiến lược và chiến thuật nào đã đẩy Việt Nam từ một đồng minh thân thiết trở thành kẻ thù của Bắc phương trong một thời gian ngắn ngủi? phải chăng dã tâm của Bắc Kinh đã được Hà Nội nhìn thấy nhưng do chủ quan và tư tưởng hữu nghị đã làm cho lãnh đạo Hà Nội mất cảnh giác và xem thường khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc?

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Trung quốc từ năm 1974 cho tới năm 1987 cho biết những nguyên nhân chính khiến Việt Nam chủ quan với người đồng chí này như sau:

-Thứ nhất là tình báo của chúng ta quá kém hai nữa là chúng ta quá tin vào những người lãnh đạo Trung Quốc. Quá tin vào tình hữu nghị Việt Trung! Chúng ta cũng sơ hở ở chỗ là trước cuộc chiến tranh 79 thì tôi biết Trung Quốc đã làm rất nhiều con đường từ nội tỉnh của họ ra biên giới Việt Nam, thế nhưng mình không ngờ rằng đến năm 79 họ tiến quân theo những con đường đó sang đánh Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm.

-Thứ hai nữa là mình mất cảnh giác. Tôi nhớ lại bắt đầu thì chúng ta cũng đã có báo động rồi nhưng đến trước hôm 17 thì Tổng Tham mưu trưởng của chúng ta lại hạ cấp báo động. Cho nên ngày 17 thì họ đánh chúng ta và chúng ta không có quân chủ lực ở trên đó, chỉ có dân quân và bộ đội địa phương thôi.

1984 - Lấn đất và tàn sát người Việt

Sau cuộc chiến 1979 Trung Quốc còn nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh lấn đất về sau. Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên. Trong suốt 26 ngày đêm Trung Quốc đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ VN khoảng 2km.

Cuộc tập kích bất ngờ cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tình Hà Giang có lẽ là dã man nhất của quân đội Trung Quốc. Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.


Bộ đội Việt Nam bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Source DSWC China

Những khu vực bị Trung Quốc lấn sang biên giới cho tới nay vẫn không thể đòi lại được mặc dù nhiều cuộc đàm phán biên giới kéo dài từ năm 1989 tới nay. Các cột mốc di động vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khiến toàn bộ Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc biến mất vẫn đang là nỗi nhức nhối của người Việt.
Đó là trên đất liền, những vết tích vẫn còn lại dọc theo biên giới phía Bắc về cuộc chiến tranh xâm lược 1979.

1974 và 1988 - Trung Quốc đánh chiếm các hải đảo Việt Nam

Trên biển Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 khi hòn đảo này đã từ rất lâu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gìn giữ với đầy đủ chứng từ về chủ quyền lãnh thổ.

Trước đó vào năm 1956 lợi dụng thời gian Pháp rút khỏi Việt Nam và Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chưa ổn định, Bắc Kinh đánh chiếm một phần Hoàng Sa. Năm 1974, lợi dụng thế muốn rút quân của Mỹ, và sự suy yếu của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Kinh mặc cả với Mỹ trên lưng Việt Nam để đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Đảo Hoàng Sa là đảo có người ở. Trên đảo lúc ấy có đài khí tượng và một đại đội lính Việt Nam Cộng Hòa đồn trú.
Trận hải chiến xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng Giêng. Theo lời của phó Đề Đốc hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải là một trong các chỉ huy tham dự trận đánh với Trung Quốc cho biết thì thiệt hại của Việt Nam là 58 sĩ quan và thủy thủ đã bỏ mình trên chiến hạm. Trung Quốc đã chính thức chiếm đảo Hoàng Sa từ ngày đó đến nay.


Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư tham dự trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974.Source lichsuvn.info

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết nhận định của ông về sự kiện lịch sử này, ông nói:

-Có thể nói sự kiện Hoàng Sa đặt trong tổng thể cái bối cảnh lúc đó là một bi kịch của dân tộc mình. Vào thời điểm ấy Mỹ đã có ý định rút khỏi Việt Nam và họ đã thỏa hiệp với Trung Quốc để lấy cơ hội đó để lấy Hoàng Sa. Trong khi đó thì giữa người Việt Nam với nhau thì đang kết thúc một thời kỳ lịch sử và tôi cho rất là bi hùng, đã thực  hiện việc thống nhất quốc gia lãnh thổ.

Có thể nhìn nhận lại sự kiện đó như một bi kịch và nó để lại một bài học rất lớn rằng lợi ích quốc gia luôn luôn phải đặt lên hàng đầu. Những thế lực nước ngoài, đặc biệt là những nước lớn họ luôn luôn lợi dụng những cơ hội bao giớ cũng dành vị thế thuận lợi cho họ chứ không bao giờ cho một nước nhỏ nào khác. Còn riêng đối với những người lính Cộng hòa hay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc đó thì việc làm của họ là việc làm có công với đất nước và đáng đựơc tôn vinh.

Vẫn chưa ngừng ở đó, sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988 tàu hải quân Việt Nam mang số hiệu HQ 604 đang thả neo tại đảo Gạc Ma phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc tiến lại gần đảo và cử người vào cắm cờ trên đảo.

Với số đông áp đảo, lính trung Quốc đã ngang nhiên vào đảo giật cờ Việt Nam xuống và tấn công bộ đội hải quân Việt Nam đang đóng trên đảo đồng thời tấn công tàu HQ 604. Sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

Trong trận chiến Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam có  3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận.
Sau ngày 14 tháng 3 ấy Việt Nam đã làm gì đối với những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình cho tổ quốc?

Chính phủ Việt Nam sau khi nối lại sợi giây hòa hiếu với Trung Quốc cũng là lúc mọi chi tiết về các cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đều bị ngăn cấm không cho báo chí nhắc tới với giọng văn truy cứu trách nhiệm hay khơi dậy lòng yêu nước của dân chúng. Nhà báo Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động nói cảm nghĩ của mình về việc này như sau:

-Cái vụ Gạc Ma Trung Quốc thì khi nó bắn mình nó có quay phim, thế rồi nó chiếu phim lại cho hải quân chúng nó coi trong khi đó thì mình không dám nhắc lại. Lẽ ra cái ngày đó mình phải tổ chức kỹ lưỡng mà thậm chí mời nó đến dự nữa và đọc diễn văn đàng hoàng sòng phẳng coi như đó là một cái tội ác không được tái diễn nếu muốn hai bên bảo vệ 16 chữ vàng và bốn tốt.


Hình ảnh cuối cùng của tàu HQ 604 trước khi bị Trung Quốc bắn chìm cùng toàn bộ thủy thủ đoàn tại đảo Gạc Ma ngày 14-03-1988 .RFA screen capture

Thái độ cả tin vào thiện chí của người láng giềng này hay còn nguyên nhân nào khác của Hà Nội đã khiến Trung Quốc ngày một lấn sâu hơn vào lãnh hải Việt Nam, và mới đây nhất là vụ cắt dây cable tàu Bình Minh 2 làm cho người Việt Nam càng thêm phẫn nộ sau những cuộc chiến không cân sức nhằm lấn chiếm đất đai biển đảo của mình.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 17. Sep 2011 , 06:41
Đồng Hồ & Hiến Pháp

Fri, 09/16/2011 - 10:09
S.T.T.D Tuởng Năng Tiến

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi bỗng trở thành một thằng vô cùng rảnh rỗi. Rảnh, tôi hay đi lang thang cho nó qua ngày. Có chiều, tôi thấy một anh bộ đội vội vã buớc vào một tiệm sửa đồng hồ, với vẻ khẩn trương:

- Cái này tôi vừa mua hôm qua, còn mới nguyên, vậy mà hôm nay đã... hỏng. Mà loại không nguời lái đấy nhá. Cứ phải lắc lắc, đến mỏi cả tay, cái kim giây cũng chỉ nhúc nhích vài nấc rồi đứng.

Ông thợ chỉ mới nghe chứ chưa nhìn, đa lắc lắc đầu quầy quậy:

- Chịu thôi!

- Cố giúp cho đi, bao nhiêu là năm lương của tôi đấy, không phải ít đâu. Đây là món quà mà bố tôi vẫn ao uớc mãi...

Sự chân thật và vẻ khẩn khoản của ông khách khiến người thợ mủi lòng:

- Anh mua nhằm đồ rởm rồi.

- Giả à?

- Tui ngó qua là biết liền đồng hồ giả mà.

- Thôi chết! Thế bây giờ phải làm sao?

- Dục bà nó đi chớ đồ giả màl àm sao sửa đuợc, cha nội?

Anh lính trẻ ngớ ra một chút, rồi thẫn thờ quay buớc, mặt buồn thiu. Nguời thợ sửa đồng hồ (ái ngại) nhìn theo, trông cũng buồn không kém. Còn tôi, tôi cũng... buồn luôn!

Rõ ràng, tôi thuộc diện... buồn theo. Không những chỉ buồn theo mà (không chừng) tôi dám còn là nguời buồn nhất ­­­­­­– dù ngay lúc đó tôi chưa biết vì sao màkhi khổng khi không mình lại buồn quá mạng, và buồn thảm thiết!

Rất lâu sau, có hôm, tôi đuợc nghe ông Phùng Quán kể chuyện “Đầu Năm Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu.” Trong buổi tương phùng (muộn màng) này, Tố Hữu cao hứng đọc một bài thơ tứ tuyệt mới nhất của ông:

Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đanh hỏi cô nàng, cô tủm tỉm:
“Giả mà như thiệt khó chi mô!”

Theo nguyên văn lời của Phùng Quán: “Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cung đều cuời tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng.”

Tôi cũng bị “hẫng” luôn. Vẫn nói theo ngôn ngữ đương đại thì tôi thuộc diện... hẫng theo. Và nói tình ngay thì tôi hẫng lắm. Không chừng, tôi lại (dám) là nguời... hẫng nhất!

Tôi bỗng nhớ đến cái cảm giác hụt hẫng mà mình đa trải qua – khi nhìn nét mặt buồn ruời ruợi của anh lính trẻ, thất thểu buớc ra khỏi tiệm sửa đồng hồ – vào một buổi chiều buồn, hơn hai mươi năm truớc.

Lúc ấy, tôi mới chỉ mơ hồ cảm nhận đuợc là có cái gì không ổn trong cuộc chiến khốc liệt (vừa tàn) trên đất nuớc mình. Sao chung cuộc, kẻ chiến thắng (nếu còn sống sót) chỉ nhận đuợc những chiến lợi phẩm, nhỏ bé và thảm hại đến thế? Chỉ có một cái cái đồng hồ thôi sao? Đã thế, dân chúng ở vùng địch tạm chiếm lại còn “trao tặng” cho những chiến sĩ giải phóng quân toàn là... của giả!

Sau khi nghe chuyện Tố Hữu đọc thơ, và hình dung ra nụ cuời “tủm tỉm” của cô hàng (cùng nét mặt láu cá của tác giả) tôi chợt nghĩ thêm rằng: chả riêng gì cuộc chiến “giải phóng” miền Nam, tất cả những gì thuộc về (cái được mệnh là) “cách mạng” ở Việt Nam –  vào thế kỷ qua – đều có cái gì đó rất là không ổn, hay nói chính xác hơn là... không thật!

Và sự thật (nghĩa là sự giả trá) đuợc phơi bầy rõ nhất qua Hiến Pháp của đất nước này. Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 – long trọng tuyên bố:
“Việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ; phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.”



Tôi đã có lần nghe ông Vi Đức Hồi buột miệng khen:”Đảng nói nghe cứ như hát vậy.” Ông Nguyễn Sinh Hùng quả đã không làm hổ danh đảng (mình) trong chuyện hát ca. Năm trước, vào ngày 12 tháng 6, trong tuồng “Dự Án Đường Sắt Cao Tốc,” ông ấy hát tỉnh queo:

“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm…”

Gần hai tháng sau, vào ngày 4 tháng 8, qua một vở tuồng khác (“Vinashin Vỡ Nợ”)  ông Nguyễn Sinh Hùng ca nghe cũng mùi không kém:

“Tình hình (của Tập đoàn Vinashin) hiện nay vẫn trong tầm giải quyết và năng lực của ta, chưa tuột khỏi tay ta, nên nếu để Vinashin phá sản thì ta lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thuỷ mới. Vì thế Chính phủ xác định rõ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại ...năm 2015 sẽ có một Vinashin mới."
Người Việt có câu “một tấc đến Giời.” Riêng với những người cộng sản, kiểu như ông Nguyễn Sinh Hùng, thì Giời chưa chắc đã cao đến ... một tấc. Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp trên “trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”– do ông lãnh đạo – kể như chỉ là chuyện nhỏ!

Chỉ có điều đáng tiếc là cái miệng leo lẻo của ông Hùng không thuyết phục được ai. Trước khi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 mở phiên họp đầu tiên, ông Huy Đức đã có lời dự báo không được lạc quan cho lắm: 

“Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law).”

....
“Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu... Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.”



Và ngay sau phiên họp này, ông Nguyễn Hà đã đưa ra nhận xét rất bi quan:

“Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này…”
“Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…”

Từ thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bà Huỳnh Thục Vy cũng có “Vài Suy Nghĩ Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp” bi quan không kém:

“Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.”
“Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!”

Tui thì còn bi quan hơn nữa, và không chừng tui dám là người bi quan nhứt đám. Cứ mỗi lần nghe đến nhà đương cuộc Hà Nội rục rịch chuyện sửa đổi hiến pháp là tôi lại nhớ đến mẩu đối thoại mà mình nghe được ở tiệm sửa đồng hồ, vào ngày 30 tháng 4, hơn 30 năm trước:

- Dục bà nó đi chớ đồgiả mà làm sao sửa đuợc, mấy cha!

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 24. Sep 2011 , 11:34
VN cần công bằng trong hòa giải
BBC- Cập nhật: 12:33 GMT - thứ sáu, 23 tháng 9, 2011

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.

Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:

"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.

"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.

"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."

Tin mới nhất cho hay Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy cũng lên tiếng ủng hộ ông Jim Webb trong nỗ lực nhắc đến các quân nhân Nam Việt Nam.

'Hoang tàn và đổ nát'

Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.

Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.

Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa


Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"

Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.

Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.

Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.

Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.

Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 30. Sep 2011 , 11:16
Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ
Cập nhật: 09:39 GMT - thứ sáu, 30 tháng 9, 2011



Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa

Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.

Tin này được Thượng Nghị sỹ Jim Webb loan báo hôm 29/09 - ông từng là Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam và thường xuyên thăm Việt Nam từ 1991.
Các bài liên quan

    'VN cần công bằng trong hòa giải'
    Mỹ giúp VN tìm quân nhân mất tích
    Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích ngoài khơi VN

Chủ đề liên quan

    Quan hệ Việt - Mỹ

Ông nói chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".

Hồi tuần trước, Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã kêu gọi cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - ngừng chương trình.

'Mục tiêu hòa giải'

Vị chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ nói trong một thông báo hôm 22/9:

"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc."

"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."

Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa


Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"

Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.

Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.

Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.

Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.

Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by dacung vào ngày 06. Oct 2011 , 11:50
Về Tượng Đài 'Bà Mẹ Anh Hùng'
Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA,
Thứ Ba, 04 Tháng 10 Năm 2011


Vấn đề xây dựng tượng đài “Bà Mẹ Anh Hùng” ở tỉnh Quảng Nam đang được bàn luận sôi nổi ở trong và ngoài nước. Theo dự định đây là một bức tượng đài hoành tráng, tạc vào một ngọn núi tự nhiên, hình nửa người một bà mẹ Việt Nam, dựa vào hình ảnh một bà mẹ có thật - mẹ Thứ có chồng và nhiều con cháu bỏ mình trong chiến tranh.

Những người chủ trương dựng tượng rất tự hào khoe rằng đây sẽ là tượng đài không những đồ sộ nhất nước ta, mà còn là nhất cả khu vực Đông Nam Á. Họ so sánh bức tượng này với bức tượng Bà Mẹ Tổ Quốc trên đỉnh đồi Mamaép ở Stalingrad (Nga), đánh dấu cuộc chiến đấu kiên cường chống bọn phát xít Hitler trong Thế chiến II.

Một điểm khiến dư luận băn khoăn là chi phí cho bức tượng này quá lớn, dự định ban đầu là 81 tỷ đồng, nay được nâng lên đến 410 tỷ đồng, bằng hơn 10 triệu đôla Mỹ.
Bức tượng đã được khởi công ngày 27 tháng 7 năm 2007.

Một ý kiến chung rất phổ biến là lúc này đất nước còn nhiều khó khăn, trong xã hội có nhiều gia đình thiếu thốn, nhiều cụ già không nơi nương tựa, ngay các bà mẹ có con bỏ mình trong chiến tranh có người sống cơ cực, đi bán vé số, đi nhặt rác thì, có nên hay không, bỏ một số tiền quá lớn như thế cho một việc không có lợi gì thiết thực, chỉ có ý nghĩa tuyên truyền. Làm việc này chẳng khác gì nhà nghèo chơi ngông, bày chuyện nuôi voi trong vườn nhà. Nên dành số tiền lớn ấy cho những công việc thiết thực cho dân sinh, như làm nhà cho dân nghèo, giúp đỡ người già, người tàn tật, neo đơn, xây trường học, làm cầu ở vùng núi cho các em đi học không phải bơi qua sông, rất nguy hiểm.

Có ý kiến cho rằng nền văn hóa - nghệ thuật xây dựng tượng đài của ta còn thô sơ, chưa có tượng đài nào có giá trị thẩm mỹ cao như ở một số nước khác, những tượng đài hiện có đều thiếu cái “thần” tinh túy để truyền cảm. Năm 2004 khánh thành tượng đài Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện này, thì ngay sau đó tượng bị lún, bị nghiêng, bị chảy nhựa xanh vàng vì đồng kém chất lượng, do tham nhũng, nay để hay bỏ đi đều khó xử.

Nhà văn hóa Nguyên Ngọc rất có lý khi nêu rõ tượng quá lớn, bộ mặt quá to là ngược hẳn với bản chất cao quý, thầm lặng, khiêm tốn của các bà mẹ Việt Nam.

Ông cho rằng một bức tượng quá khổ đến dị dạng sẽ trái ngược, xa lạ với tinh thần chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ vô danh là bản chất của người Mẹ Việt Nam. Ông còn hài hước rằng đi đêm nhìn lên bức tượng như thế sẽ có người sợ hãi phát hoảng.

Cuộc thảo luận còn đi xa hơn những điểm trên đây, đề cập đến bản chất chân thực của cuộc chiến tranh, đến suy nghĩ, tâm tư thầm kín của các bà mẹ đã có con bỏ mình trong chiến tranh. Tôi có bà chị ruột và một bà chị con ông bác ruột đều có con sinh Bắc tử Nam, chết ở tuổi 20 khi do học giỏi đã được gọi vào đại học, nhưng vẫn phải cầm súng vào Nam theo cưỡng ép của lãnh đạo. Tôi hiểu rõ tâm lý của 2 chị tôi.

Ngay hồi ấy, năm 1967, 2 bà đã đau lòng không muốn cho con đi xa, huống chi là đi vào nơi các em phần lớn là không có ngày trở về, nhưng vẫn phải nuốt nước mắt xé lòng, tan nát ruột gan mà gượng cười. Sức ép của tuyên truyền, loa đài, của xã hội, của nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản thật ghê gớm. Sau 30-4-1975 các bà chị tôi vào tận Quảng Ngãi, Bình Định tìm xác con mà không sao thấy. Các bà gặp được 4 bà chị em ruột khác ở Sài gòn, từ Hà Nội vào từ hồi 1954, từ đó tự hòa hợp hòa giải với nhau tự nhiên, lập tức.

Từ đó tôi hiểu rõ qua 2 chị tôi là nhiều bà mẹ Việt Nam sớm nhận ra rằng bản thân mình và con mình, gia đình mình, đồng bào mình đều là nạn nhân, bị lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn tham vọng riêng của đảng CS là nắm độc quyền cai trị, do đó chế độ hiện tại ở cả nước còn kém xa chế độ ở miền Nam trước đây về dân chủ, tự do, nhân quyền, cả về công bằng xã hội.

Do đó theo tôi nghĩ, một bức tượng chân thực bà mẹ Việt Nam nên là một bà mẹ giương đôi mắt, mở to miệng, thét lớn: “Trả con tôi đây! con tôi bị chết oan!”.

Các bà mẹ ấy hiểu rõ rằng con các bà khi hy sinh đều nghĩ rằng tổ quốc sẽ có độc lập, dân ta sẽ có tự do. Nếu các con của các Mẹ biết trước rằng họ sẽ nhượng đất, nhượng biển, đảo cho quân bành trướng, và họ sẽ đàn áp, đạp giày vào mặt người yêu nước, thì con các bà không bao giờ hy sinh mạng quý của mình nhẹ nhàng như thế. Họ là nạn nhân của tham vọng đảng phái.

Do vậy một bức tượng cực lớn như dự định chỉ là một sự khiêu khích đối với các bà mẹ chân chính yêu nước, yêu con, cùng là nạn nhân của đảng CS.

Vẫn chưa hết. Đất nước đã thống nhất về lãnh thổ nhưng chưa hòa hợp về tinh thần và chính trị như đảng CS đã hứa. Việc phong anh hùng cho các bà mẹ chiến sỹ miền Bắc và vẫn đố kỵ với các bà mẹ chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một việc làm thiếu đạo lý và công bằng, một sai lầm dại dột về chính trị, một lần nữa hạ nhục các bà mẹ chiến sỹ đáng kính ở miền Nam. Chỉ xin dẫn ra một thí dụ, bà Mẹ của liệt sỹ Ngụy Văn Thà từng cùng đồng đội chống trả dũng cảm quân bành trướng Trung Quốc cuối năm 1974 ở Hoàng Sa có nên được coi là bà Mẹ Anh hùng Việt Nam không" Có quá đi chứ.

Do đó có thể tóm tắt rằng: bức tượng đài hoành tráng to nhất Đông Nam Á…chỉ là một sự việc mù quáng, một dịp làm tiền của các quan chức và bộ hạ tham nhũng, một sáng kiến chính trị tối tăm vô duyên có hại, một công trình dị dạng thô xấu về thẩm mỹ. Dù cho đang làm dở dang cũng cần sớm chấm dứt.

Bùi Tín

Title: Re: Những điều trông thấy
Post by thubeo vào ngày 10. Oct 2011 , 23:24


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng [VC Trả Thù 20.000 Tử Sĩ VNCH: Trận Đồ ‘Rừng Cây Xuyên Tâm’]


TỔ QUỐC TRÊN HẾT


Lê Tùng Châu
    Saigon, Vietnam





Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang


Ngôi Đền Thiêng


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (*), nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau Geneve 1954 cho đến 1975.


Đền Tử Sĩ lúc vừa hoàn thành


Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý ...không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.

Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu người Việt không phân biệt quá khứ, xuất thân, phe phái, lập trường…thành thật muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia đang trong tình trạng tàn phá nguy ngập bởi tà thuyết cộng sản, thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.

Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.

TÓM LƯỢC

Nằm trên một ngọn đồi thấp thuộc quận Dĩ An tỉnh Biên Hòa, xung quanh là ruộng và đất trống (1965), cách Sài Gòn 22 km, bên trái nếu đi từ Saigon theo Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Nghĩa Trang) được hình thành bởi nhu cầu có thực từ cuộc chiến tự vệ của miền Nam trước sự xâm lăng của Việt cộng ngày càng tăng cường độ kể từ 1965, qua các cuộc giao tranh, các binh sĩ quốc gia tử trận cần một nơi an nghỉ yên tịnh, trang nghiêm và cao ráo.

Công trình tổng thể Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares. Chi tiết gồm: Tượng Thương Tiếc (ở cổng vào bên cạnh xa lộ SG-BH) bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu; Đền Tử Sĩ (với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền); thẳng bước theo lối ra sau Đền là đến phần chính của Nghĩa Trang gồm Nghĩa Dũng Đài nằm nơi cao nhất đồi với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu; chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).

Công trình được thực hiện bởi Bộ Công Chánh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ tổ chức thi tuyển họa đồ (design), và Ðại Ðội 541, Tiểu Ðoàn 54 Công Binh Kỹ Thuật trực tiếp xây dựng thực hiện.

Khởi công 1965, dự trù hoàn thành 19.6.1975 (ngày Quân Lực VNCH), Tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài (và Vành Khăn Tang) sắp hoàn thành thì miền Nam thất thủ.

Theo các số liệu phổ biến (chưa thống nhất chính xác) thì cho đến 4-1975, số mộ phần tử sĩ là 16.000, cùng với mấy trăm di hài binh sĩ chuyển về Nhà Xác (Đại Đội Chung Sự) chưa kịp an táng. Số lớn di hài này đã bị toán lính VC chiếm lấy Nghĩa trang tháng 4/1975 cho chôn tập thể một cách tàn ác phía bên trái, cách Nhà Xác chừng 15, 20 met, và không cho đắp nấm đắp nấm, hiện vẫn còn tồn tại cho tới nay tuy đã bị lấp lên bởi 1 ngôi nhà của "trường Cao đẳng nghề" kế bên hông Nghĩa trang (Khu I)

SAU 1975

Phá Hoại và Hủy Báng




Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang

Việc đầu tiên là VC cho giật sập Tượng Thương Tiếc, (một tuyệt tác nghệ thuật rất có hồn, đúc bằng đồng đen); sau đó là các hành vi trả thù người đã chết một cách tiểu nhân man rợ quái đản mà không một con người văn minh nào có thể tưởng tượng nổi: Dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, xô đổ, lấy buá đập tan nát bia mộ, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa mộ phần… bằng những ngôn từ của loài man rợ vô nhân tính! Nếu đi khắp hết 8 Khu mộ, ta có thể thấy số bia mộ (có gắn hình người đã khuất) bị đập phá, bể sứt, hoặc bị đục thẳng bằng búa bằng đinh vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố là một con số quá lớn có thể lên tới hơn 50%. Phải nói một cách kinh hãi rằng, cái chủ nghĩa mà tên tội đồ Hồ chí Minh đem về VN, gầy dựng, nhồi nhét vào đầu đàn em của y ta quả là nơi nuôi dưỡng cho hận thù kiên cố khủng khiếp nhứt trần gian, hơn cả phát xít Đức hay Nhật hay Staline: Trả Thù Người Đã Chết!!! (Đây là lúc mà các nhà Văn Học Sử hãy ghi nhận một dẫn liệu mới: chủ nghĩa cộng sản chính là thủ phạm đã hủy diệt truyền thống nhân ái của giống nòi Việt Nam, đã xóa bỏ câu: Nghĩa Tử là Nghĩa Tận: Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa!). Người cộng sản VN đã nghênh ngang cưỡng đoạt lẽ thị phi, dẫm lên tình nhân loại, tàn phá nền móng nhân bản của gia đình, quốc gia, xã hội bằng cách sát phạt thú tính, căm thù hoang tưởng vô minh tàn khốc nhất trong sử Việt bốn nghìn năm...!



Các bia mộ hoặc bị đập bể sứt hoặc bị hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố


Sau đó, họ cầm tù Nghĩa Trang bằng cách “quân sự hóa”, cũng quái đản không kém, đó là đeo biển “khu quân sự, cấm chụp hình” cho một nơi chỉ có những mộ phần!!!

Từ đó, là một quá trình bỏ hoang điêu tàn thê lạnh kéo dài đến 15 năm sau vì thân nhân các anh hùng tử sĩ nằm tại đây, bị cấm không được vào tảo mộ, khói nhang chăm sóc…Các tấm gạch đúc lót sân, lối đi, và cả bên trong Đền Tử Sĩ bị cán bộ VC nạy lên mang về lót nền nhà!!! Ở đâu có đất hoang trơ ra là cỏ và cây dại tha hồ mọc lên chỉ sau một mùa mưa! Mà đằng đẵng mấy chục năm trời…

Trong thời gian “quân sự hóa” quái gở kia, hễ có thân nhân nào ai bất cứ khách lạ nào muốn vào chăm nom nhang khói cho tử sĩ, thì phải hối lộ, cách giản dị mà phổ biến nhất, cho các đơn vị bộ đội VC đóng ở đây.

Sau 1990, có nhiều tin được tung ra là hanoi sắp bán đất Nghĩa Trang cho tư bản châu Á, gây ra một nỗi hoang mang đau đớn cùng khắp, và khá nhiều thân nhân người quá cố tìm mọi cách đút lót cho bọn này để được bốc mộ. Số mộ đã được di dời khỏi Nghĩa Trang áng chừng 5, 6 ngàn. Nhưng theo thống kê từ các đồng đội tử sĩ còn sống và hiện vẫn đang âm thầm chăm sóc mộ, thì hiện số mộ còn lại xấp xỉ 18.000, nghĩa là số mộ thực có tại Nghĩa Trang là chừng 22.000, hoặc 23.000 cho tới 1975!

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Một thời gian quá dài bỏ hoang đã dần làm hư hoại, đổ nát các mộ phần và rêu phong, sụp lở các công trình chính của Nghĩa Trang. Nhưng thật kiên cố thay, hiện Cổng Tam Quan, Nghĩa Dũng Đài và Đền Tử Sĩ vẫn còn vững chắc và gần như nguyên vẹn! (Ta có thể nhanh chóng liên tưởng, so sánh phẩm chất của công trình Nghĩa Trang với các “công trình sáng xây chiều hỏng” của nhà nước cộng sản hanoi sau 1975 tới nay, mà gần nhất là “công trình Ngàn Năm Thăng Long” vô cùng tốn kém được tuyên truyền rầm rộ hồi năm ngoái!!! Sau “lễ hội” vài tuần, đã hư hỏng bể nát nham nhở…chắc chắn sẽ khó thể tồn tại quá 5 năm chứ đừng nói hằng 36 năm như Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa).

Từ trước 1975, đây là nơi thiêng liêng còn được dự trù sẽ trở thành Nghĩa Trang Quốc Gia, nên xung quanh gần như là khu vực cấm cư trú, xây cất dân sự. Sau 75, VC đã tùy tiện xem Nghĩa Trang như thể là khu đất hoang chiếm được, nên họ đã cho xây "nhà máy nước Bình An” chắn giữa lối đi từ phía sau Đền Tử Sĩ vào lộ chính dẫn vào Nghĩa Trang. Chung quanh, các cán bộ VC, bộ đội dần dà chiếm đất và xây cất nhà ở, làm xưởng, lò gạch v.v…, một số mộ ở Khu B, D, G, I bị xâm phạm, phần đất nguyên thủy của các Khu này bị xâm chiếm biến dạng so với ban đầu.

Từ thiên nhiên đến con người thi nhau xâm thực thế mà lạ thay, Nghĩa Trang vẫn đứng vững, trừ vài biến dạng nhỏ như: bộ đội VC xây kín và lắp cửa cho nhà chính Đền Tử Sĩ khi còn ở đó; cắt cụt 16 met cây kiếm béton nằm giữa Vành Khăn Tang để làm vọng gác ở trên ngọn, rồi xây 1 nhà nhỏ bên dưới chân Nghĩa Dũng Đài (khoảng 2003) để ở và “quản lý” Nghĩa Trang, nơi mà giờ đây sau bao biến thiên của một hơn một phần ba thế kỷ chỉ còn là một bãi tha ma hoang lạnh.

Vậy thì họ quản lý cái gì ở đây?

Một Chính Sách Độc Ác và Hận Thù Dai Dẳng: Trồng cây

Họ không có cái gì ở đây để quản lý hết, chỉ trừ một mục đích: Cầm tù Nghĩa Trang, nghĩa là quân sự hóa cốt để cấm không cho thân nhân người chết tu sửa thăm nom hằng năm hằng tháng. Đó là cách độc ác thâm hiểm dùng thời gian lặng lẽ lạnh lùng để phá hủy dần cấu trúc quần thể các Khu mộ phần và các công trình chính yếu, những gì làm nên một Ngôi Đền Thiêng trong lòng người Việt Nam. Đó cũng là cách đê hèn của kẻ tự cho là “thắng trận” khi chủ mưu làm nhục kẻ “thua trận”, trong khi tất cả thực ra cũng là anh em một nhà Việt Nam da vàng máu đỏ, cùng một nỗi buồn nhược tiểu, bị đem thân làm bia đỡ đạn cho các cường quốc Tây Tàu xâu xé, vầy vò trong trò chơi lớn của họ!

Cuộc chiến “anh em” mà Trung cộng tiến hành “dạy cho VN một bài học” hồi 1979, nếu làm cho thế giới kinh ngạc, làm cho những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” vỡ mặt, đã làm cho tập đoàn bắc bộ phủ lồng lộn sôi máu khi Lê Duẩn cho ghi vào “hiến pháp” của chúng rằng: “Trung quốc là kẻ thù của VN”…thì lời giải của lịch sử đã hiện ra rất sớm 4 năm sau khi chiến tranh Nam Bắc VN kết thúc đấy thôi: đó là miền Nam quốc gia chẳng phải là kẻ thù của miền Bắc! chẳng có cái gì có thể gọi là “giải phóng miền Nam” ở đây cả, mà một thời đã là luận điệu dối lừa che đậy cho cái dã tâm ham danh đoạt quyền của bắc bộ phủ với đồng bào miền bắc cũng như với dư luận thế giới! Bao luận điệu nhồi sọ tuyên truyền của hanoi giờ đây đã phá sản.
Thế nhưng cái chất kịch độc từ cơn hoang tưởng thù hận anh em của họ vẫn còn chất ngất bám rịt vào não bộ của từng đảng viên, cán bộ cộng sản sau chiến tranh. Họ vẫn không dừng lại mà còn tiếp bước lún sâu vào con đường tội ác trong hàng loạt những “chính sách” quái ác đối với người dân Việt 2 miền, mà người miền Nam nhận ra rất sớm, bèn đông đảo bỏ nước ra đi vượt biển tìm tự do bằng mọi giá, và người miền Bắc phải chờ thêm vài chục năm…nhất là cho tới gần đây khi các cuộc biểu tình chống Tàu cộng (xâm lấn lãnh hải, bắt nạt, bắn giết tàu Petro VN hay tàu cá của ngư dân VN) nổ ra ở Hanoi và Saigon, mà hanoi liền thi hành không chút xấu hổ sự đàn áp thô bỉ và thù hận lên lớp người sống và lớn lên trong ruột cái thiên đường mù xã nghĩa của họ lâu nay, gọi những người biểu tình yêu nước là “phản động”, trong khi ôm hôn đặc sứ Tàu, ve vãn Tàu cộng với “16 chữ vàng”…thì bấy giờ lớp người này, đại diện cho “trí thức” miền Bắc mới thấy rõ đâu là sự thật!?

Tuy chậm nhưng cuối cùng Sự Thật cũng đã ló dạng. Ít nhất người dân Việt hôm nay cũng đã thống nhất với nhau một điều: miền Nam quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa, là một chính thể tự do dân chủ mà mọi người VN đều muốn hướng tới sau 36 năm mê sảng trong mê cung nhồi sọ thiên đường mác lê của tập đoàn bắc bộ phủ!

Như thế, một cách hiển nhiên, lịch sử đã chỉ rõ, người lính cộng hòa ở miền Nam đâu phải là kẻ thù của miền bắc???!!!

Nhưng Sự Thật càng lộ dần ra sáng tỏ thì Nghĩa Trang càng bị chìm khuất!

Vì sao?

Trong suốt 27 năm đằng đẵng bị bỏ hoang, Nghĩa Trang chỉ còn phần chính yếu là 8 Khu mộ. Mỗi mùa mưa, cỏ mọc rậm thì đã có trâu bò thả rong vào gặm hoặc thân nhân phát dọn đốt sạch hằng mỗi dịp Tết đến hay Lễ Thanh Minh, do đó các phần mộ chỉ bị rêu phong hay nghiêng đổ (người thân bị cấm tu sửa tôn tạo) chứ không bị lu lấp, và người đi đường vẫn dễ dàng nhìn thấy.


Nghĩa Dũng Đài lúc còn chưa bị cắt cụt và chưa bị trồng cây quanh các Khu mộ phần-hình chụp Thanh Minh 2000

Năm 2002 khi “trung đoàn Gia định” tới cắt cụt ngọn Nghĩa Dũng Đài làm vọng gác và xây nhà nhỏ ở dưới chân, rồi dùng phần đất trống trong Nghĩa Trang để làm nơi tập luyện…thì cũng tự đây, họ, không rõ theo lệnh ai, đã bắt đầu một việc độc ác quái ác có chủ mưu, đó là trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ.


2 năm sau (2002), Nghĩa Dũng Đài bị cắt cụt làm 1 vọng gác bên trên ngọn, và các cây trồng đã lác đác lớn lên quanh các Khu mộ.
Nên biết rằng, về thổ nhưỡng, khu đất được các Tướng lãnh VNCH khi xưa chọn làm Nghĩa Trang là một ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ. Cho nên về mặt dinh dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây.

Vả lại, nếu ta so sánh với các “nghĩa trang liệt sĩ” của VC rải rác khắp nước từ bắc chí nam, thì trong nghĩa trang chẳng có trồng cây bao giờ. Các khu mộ, dù là dân sự hay quân đội…trên khắp thế giới, cũng không hề có nơi đâu lại trồng cây trong nghĩa trang!

Vì lẽ đây là không phải là đất trống, mà bên dưới mỗi diện tích kim tĩnh nhỏ bé 1m,2 x 2m,4 là di cốt của người quá cố. Các loại cây trồng, nhất là cây lấy gỗ hay cây rừng…sẽ có lớp rễ ăn sâu và rộng nếu đó là loại đất nghèo dinh dưỡng, do đó, theo thời gian, chúng sẽ xâm phạm tàn phá biến dạng hoàn toàn các mộ phần.

Thêm nữa, với tập tục Á Đông, người Việt mình tối kỵ mồ mả cha ông bị rễ cây đâm vào bởi tin rằng sẽ làm “đau đớn, khó chịu” linh hồn người chết và con cháu sẽ không thể sống yên hay làm ăn yên ổn được.

Năm 2006, khi Ng tấn Dũng “ký chuyển dân sự” Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa về tỉnh Bình Dương và gọi tên tự đặt mới là “nghĩa trang Bình An” thì người cộng sản đã bộc lộ rõ sự dùng dằng trì hoãn (trong việc lẽ ra phải xử sự một cách chính đáng) với câu Nghĩa Tử là Nghĩa Tận -tức là Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa- đối với Nghĩa Trang.

Năm 2007 ông Ng Cao Kỳ về VN, trong chuyến về này ông Kỳ có vận động hanoi tu sửa tôn tạo Nghĩa Trang nhưng họ không làm.

Năm 2004-2008 và sau đó, ông Vũ văn Lộc và IRCC, Inc. nhiều lần cố gắng bắt liên lạc và trực tiếp thương lượng với Hanoi với cùng mục đích, nhưng đề nghị tôn tạo Nghĩa Trang đã bị từ chối.

Cuối 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage trực tiếp về VN, công khai “làm đơn” tu bổ quy mô Nghĩa Trang thì bị “chuyền banh”: khi gặp phó chủ tịch Bình Dương thì bị chỉ về huyện Dĩ An. Về Dĩ An thì bị chỉ xuống Ban Quản Trang (một tốp chừng 6 nhân viên quèn coi cổng Nghĩa Trang). Tại đây họ lại bị chuyền lên tỉnh Bình Dương và sau rốt họ nhận được “mách miệng” của bà phó chủ tịch Dĩ An: “do trung ương chứ tụi tôi không có quyền”. Các giấy tờ đơn trương xin trùng tu Nghĩa Trang mà họ nộp lên bị “chơi cú lơ” 3 năm nay.

Tất cả chìm vào một im lặng rợn người như một nấm mồ!
Nhưng cây trồng thì không im lặng!
Từ đó đến nay, 2011, lượng cây mà bộ đội VC trồng hồi 2003 đã lớn dần (xin xem các hình dưới đây) đến nỗi giờ đây, người qua kẻ lại khó còn nhận ra Đền Tử Sĩ, và bên trong Nghĩa Trang, khắp các khu mộ, là một rừng cây muồng, cây sao và cây rừng hoang họ lá dầu, có cây đã cao mười mấy met và đường kính lên tới gần 30cm! Đó là không gian bên trên.

Còn bên dưới??? Người có chút quan sát, khi đi vào Nghĩa Trang ắt không thể không thấy lượng cây này đang biến Nghĩa Trang thành rừng, và đám rễ của cả rừng cây này đang âm thầm làm công việc phụ trợ cho mưu đồ độc ác, đó là tàn phá cấu trúc bên dưới của các phần mộ, nơi mà giờ đây đã 36 năm chấm dứt chiến tranh, chỉ còn là hài cốt của các anh hùng tử sĩ xưa! Họ đã và đang bị xâm hại một cách tàn nhẫn khủng khiếp sau khi từ giã cõi đời xấp xỉ 4 chục năm!

Khi trồng cây 8 năm trước đây, hẳn là Hanoi đã nghiễm nhiên bộc lộ không chút che dấu: đó là họ quá khinh miệt Nghĩa Trang của chúng ta! Họ coi Nghĩa Trang chỉ là một MIẾNG ĐẤT trống, trong khi đó lại là nơi an nghỉ ngàn thu thiêng liêng của gần 20.000 binh sĩ miền nam Việt Nam, và là Ngôi Đền Thiêng trong tâm tưởng bao người Việt Nam dù đang còn trong nước hay ở hải ngoại!

Càng đau đớn hơn cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào, khi có tới mấy cái “nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc” trên nước VN, ở Yên Báy, Quảng Ninh, Lạng Sơn…nơi chôn các binh lính Trung quốc chết khi Bắc Kinh xâm lăng VN hồi 1979 (Cao Bắc Lạng) và 1984 (núi An Lão, Hà Tuyên). Và tại những nghĩa trang của kẻ xâm lăng này, nhà nước hanoi lại cho tu sửa thăm nom trang trọng, và nhất là không hề có trồng bất cứ 1 loại cây muồng cây sao nào!!! Đọc những dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung quốc” trên những vòng hoa khi tới viếng những mộ này của quan chức đảng viên VC, người dân Việt chân chính nào mà không thấy nhức nhối căm phẫn khi nhìn thấy cái cách mà người cộng sản VN cư xử với anh em trong nhà qua âm mưu thâm độc tàn phá Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa bằng cách trồng cây như nói trên!!!


Đền Tử Sỹ nhìn từ ngoài, phía sau. Từ A (cổng trước) đến B (phía sau) là khuôn viên Đền Tử Sĩ. Hanoi đã cố ý trồng cây muồng, cây sao chừng 6, 7 năm nay để che dấu cho người qua lại khó còn nhận ra di tích thiêng liêng này-Trung Thu 2011,  photo by TQGO


lối ra sau Đền Tử Sỹ ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang-Trung Thu 2011,  photo by TQGO


Cột cờ và hương án trước khi vào Đền Tử Sỹ, nơi ngày trước Tổng Thống Thiệu đã hành lễ Ngày Quân Lực VNCH 19/6/1969 ở đây, nay đã bị phá chỉ còn nền và 4 chân cột. Trung Thu 2011,  photo by TQGO


từ Đền Tử Sỹ nhìn ra cổng trước ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang, Trung Thu 2011,  photo by TQGO


Đền Tử Sỹ từ cổng trước vào, Trung Thu 2011,  photo by TQGO


cỏ hoang lấn sát chân Đền Tử Sỹ, photo by TQGO





lối ra sau Đền Tử Sỹ đã không còn dễ nhận ra nữa vì ngập trong cây muồng do bộ đội VC trồng-Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...và bây giờ. Tường, cửa, cửa sổ...(trong khoảng mũi tên) là do bộ đội VC xây thêm để ở tạm sau 1975 sau khi đã phá sạch điện thờ Anh Hùng Tử Sĩ quốc gia. Ngày nay, là nơi trú tạm của ít thanh niên vô gia cư. Chiếc bàn thờ, bình hoa, bát nhang là do các đồng đội của các anh bày tạm.... chờ thời. -Trung Thu 2011, photo by TQGO
     

nơi tôn nghiêm thiêng liêng xưa..
.

(bên trong căn nhà nhỏ bên trái, dưới chân Nghĩa Dũng Đài, là do bắc quân xây -khoảng 2003- để ở lúc còn "quân sự" hóa Nghĩa Trang) Nhưng không ở được lâu-không rõ vì lí do gì- cả bọn đã rút đi (tháng 7-2007) dù trong nhà vẫn còn dây, bóng đèn và các ổ cắm điện, quạt máy...Vọng gác trên chóp cũng đã tháo dỡ khi rút đi). Trung Thu 2011, photo by TQGO


cả "bảng phân công trực" cũng còn nguyên - Trung Thu 2011, photo by TQGO


dưới chân Nghĩa Dũng Đài.-Trung Thu 2011, photo by TQGO




Nghĩa Dũng Đài, (cao 36met, theo bản họa đồ vẽ tay hiện TQGO đang có)
  • bị cắt cụt gần 16met để làm vọng gác trên ngọn-khoảng cuối 2002 đầu 2003, hiện chỉ còn chừng hơn 20met. Một đơn vị lính bắc ("trung đoàn Gia Định" gì đó...) đã đóng ở đây từ 2003 cho tới tháng 7-2007 cả bọn đã rút đi và tháo dỡ vọng gác luôn -Trung Thu 2011, photo by TQGO
  • : theo Tú Cao, Ðặc San Công Binh 1/1975, thì Trụ Ðài của Nghĩa Dũng Đài cao 43 mét kể từ mặt đất thiên nhiên.


    Khu A, B cũng bị cây muồng, cây sao vây bủa dù thân nhân các anh hùng tử sĩ đã chặt dọn bớt khá nhiều trong những lần tu sửa mộ phần-Trung Thu 2011, photo by TQGO 

    Đây là rừng cây chớ nào có phải là Nghĩa Trang??!! (Khu H)-Trung Thu 2011, photo by TQGO


    Khu E ngập trong cây và cỏ-Trung Thu 2011, photo by TQGO



    từ Nghĩa Dũng Đài nhìn ra Khu E-Trung Thu 2011, photo by TQGO


    Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO

    Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO

    khu B-Trung Thu 2011, photo by TQGO

    khu B. Chú ý, các hàng cây muồng, cây sao, sản phẩm của sự độc ác mà người cộng sản bắc Việt dành cho anh em trong nhà dù họ đã chết và chiến tranh đã kết thúc 36 năm-Trung Thu 2011, photo by TQGO.

    Lời Kêu Khẩn Thiết

    Sau một thời gian thu lượm thông tin lẫn thăm viếng thực địa, tôi viết bài ngắn gọn này nhằm kêu lên lời khẩn thiết: Nghĩa Trang đang lâm nguy! đồng thời cũng là Bản Tố Cáo Tội Ác thâm độc của VC đối với 20.000 anh linh người quá cố ba bốn chục năm trước!

    Người Việt trong và ngoài nước hãy chung tay đoàn kết, có hành động thực tiễn nhanh nhất có thể, ngăn chận ngay sự xâm hại độc ác đang âm thầm diễn ra cho các anh linh tử sĩ quốc gia ở Nghĩa Trang.

    Các hội đoàn VN ở hải ngoại hãy dẹp bỏ bất đồng nhỏ nhặt, nhìn vào thực tiễn nguy cấp hiện nay, hãy nhân cơ hội thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đang chú mục tới Nghĩa Trang mà đoàn kết một lòng viết thư, trình bày rõ nội dung chủ yếu của Lời Kêu Khẩn Thiết này, vì có vẻ ông Webb không chú ý tới rừng cây sao đang ngày qua ngày âm thầm tán trợ cho sự thâm hiểm độc ác của hanoi.

    Nếu được xin quý vị xung phong lập ngay một Ủy Ban Vận Động Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, bắt tay vào hành động thực tế nhanh nhất có thể kẻo không còn kịp nữa!

    Mục đích cần kíp là phải làm sao can thiệp ngay để cắt tận gốc các loại cây này, sau đó đổ hóa chất hoặc nước muối vào gốc cây đã cưa xong, vài năm sau chúng sẽ mục rã và thể nào lúc đó, chúng ta lại cũng rất cần làm công việc cán phẳng lại bề mặt đất Nghĩa Trang, vì khi đám rễ cây này mục rã thành mùn đất thì thể nào các tầng đất của Nghĩa Trang cũng sẽ bị biến dạng, sụt lún lở lói theo! Việc tôn tạo tu sửa mộ phần có thể xếp vào thứ yếu, làm tiếp theo sau cũng được. Vì từ trước tới nay, người người chỉ chú ý đến việc tu dưỡng bên trên mộ phần và bia, chứ không để ý tới bên dưới đang bị đám rễ cây xâm hại tàn phá vì tầm nhìn đã bị lớp đất bề mặt che khuất, không nhìn thấy mối nguy tiệm tiến theo năm tháng kia!!!

    Nếu chúng ta cứ lơ là bỏ quên mối nguy này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Nghĩa Trang sẽ bị phá hỏng hết, lúc đó có nói gì làm gì thì cũng đã quá muộn!

    Cúi đầu Cầu xin chư anh linh tử sĩ quốc gia phù hộ cho lời kêu cứu này được anh em quốc gia tiếp sức và có kết quả nhanh chóng!

    Saigon, Oct. 6, 2011, viết trong nước mắt...

    Lê Tùng Châu
    -------------------
    Phụ Lục Ảnh:

    Trong khi đó, hãy xem những gì VC đã làm với kẻ xâm lăng Trung cộng đã chết trên đất VN:

    photo from tumasic.blogspot.com

    Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.
    Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
    Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm". photo from tumasic.blogspot.com



    Nhìn từ ngoài đường vào-photo from MaiThanhHai Blog

    Những hàng bia mộ, phía tay trái-photo from MaiThanhHai Blog

    Một số ngôi mộ vô danh -photo from MaiThanhHai Blog

  • Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by Pham_Kieu_Lieu vào ngày 17. Oct 2011 , 07:17


    "Giấc mơ Mỹ"

    TAN VỠ

    Người viết GEOFFREY CAIN

          Đối với rất nhiều người  Mỹ , chủ đề 99% không chỉ dừng lại ở cuộc biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" . Đó là cách họ nhìn nhận chính mình và điều đó càng làm cho cuộc biểu tình có ý nghĩa .



          Khi còn nhỏ , người Mỹ chúng tôi luôn được dạy về khái niệm "giấc mơ Mỹ" : Chúng tôi sống trong một đất nước nơi bất cứ ai dù xuất thân giàu có hay nghèo hèn cũng đều có thể mua nhà , đến trường , nuôi sống gia đình nếu làm việc chăm chỉ . Ngay từ nhỏ , chúng tôi đã luôn ghi nhớ câu nói nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776 :"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mội người sinh ra đều bình đẳng , rằng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm , trong đó có quyền sống , quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc". Thay vì thống nhất bằng điều kiện địa lý hay sắc tộc chung , người Mỹ chúng tôi thống nhất , hòa hợp bằng tinh thần "quyền sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    MỘT "THẬP KỶ LẠC LỐI" !

          Phần lớn người Mỹ đều xác định họ thuộc tầng lớp trung lưu 99% và khinh bỉ những thứ thuộc về tầng lớp 1% . Vì lý do này , nếu bạn hỏi bất cứ người Mỹ nào về xuất thân , nền tảng kinh tế , họ sẽ trả lời là "tầng lớp trung lưu" . Nhưng thời thế đã thay đổi . Nhiều người trẻ ở Mỹ than thở nề kinh tế ì ạch đang giết chết "giấc mơ Mỹ" , bởi công việc hiếm hoi mà chi phí quá đắt đỏ . Họ than phiền dù học hành và làm việc chăm chỉ đến mấy cũng không tiết kiệm đủ tiền để mua nhà , học đại học , hưởng các dịch vụ y tế . Để có được những thứ đó , họ sẽ phải ôm nợ đầm đìa . Điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì chúng tôi được dạy từ nhỏ :"Là một người Mỹ có nghĩa là có quyền tiếp cận với sự thịnh vượng" .

          Ở Mỹ ngày nay , khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng khiến việc từ nghèo trở thành giàu càng lúc càng khó khăn . Nhiều người Mỹ thất nghiệp bức xúc và lo lắng . Tạp chí kinh tế Anh The Economist cho rằng nước Mỹ đang ở giữa một "thập kỷ lạc lối" , có khả năng tạo ra một thế hệ trẻ thất nghiệp , vỡ mộng , chán chường .

          Tôi tốt nghiệp năm 2008, khi cuộc suy thoái bắt đầu , điều đó có nghĩa tôi cũng thuộc "thế hệ lạc lối" . Để trả tiền học tại các trường đại học tốt , các bạn của tôi đã phải vay tới 100.000USD . Ban đầu họ được đảm bảo rằng khi ra trường , họ sẽ dễ dàng trả khoản vay này , bởi một tấm bằng đẹp từ một trường lớn sẽ đem lại công việc tốt , có mức lương cao . Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược và vô cùng cay đắng .

          Rất nhiều bạn của tôi vẫn đang thất nghiệp dù đã có bằng thạc sỹ ở các trường đại học hàng đầu nước Mỹ . Thậm chí một số đang có nguy cơ vỡ nợ . nếu điều đó xảy ra , họ sẽ đánh mất "định mức tín dụng " cả đời và sẽ rất khó có thể vay tiền mua nhà ở Mỹ . Họ trở nên bế tắc , cay đắng và thất vọng . Họ làm việc chăm chỉ đúng như cách cha mẹ và thầy cô dạy bảo nhưng tầng lớp 1% đã đánh cắp "giấc mơ Mỹ" của họ .

    "GIÚP PHỐ MAIN , ĐỪNG GIÚP PHỐ WALL"

          Khi nói về tầng lớp 1% , những người biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" đặc biệt căm giận các ngân hàng lớn . Vào giữa thập niên 2000 , các ngân hàng đã đánh bạc bằng tiền của khách hàng với những khoản đầu tư mạo hiểm . Khi họ thua lỗ trầm trọng , Chính phủ Mỹ lại cứu trợ họ bằng tiền thuế của người dân . Các nhà lãnh đạo nói rằng những ngân hàng và tập đoàn tài chính này "quá lớn nên kông được phép đổ vỡ" . Có nghĩa là không có các ngân hàng này , nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ . Thị trưởng New York Michael Bloomberg có chung quan điểm đó .

          Đó là một trong những nỗi thất vọng và bức xúc lớn nhất đối với người biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall". Họ đã chờ ba năm để chính quyền của Tổng thống Obama tìm ra giải pháp , nhưng ngược lại các tập đoàn lớn vẫn nguyên vẹn bởi họ quá hùng mạnh cả về tài chính lẫn chính trị . Người biểu tình chọn Phố Wall bởi nó mang ý nghĩa biểu tượng đối với người Mỹ . Đó là nơi rất nhiều người trong tầng lớp 1% đang làm việc , ví dụ các chủ ngân hàng , nhà đầu tư .

          Người Mỹ có câu "Hãy giúp Phố Main , đừng giúp Phố Wall" . Phố Main là tên phổ thông thường ở các thị trấn trung lưu tại Mỹ , đối ngược với Phố Wall giàu có . Câu nói này có ý nghĩa các nhà lãnh đạo cần giúp người dân bình thường thay vì giới nhà giàu . Đó là lý do vì sao cuộc biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" thu hút nhiều người đến thế , đặc biệt là những người tin rằng tầng lớp 1% giàu nhất đã làm giàu từ cuộc suy thoái , trong khi tầng lớp trung lưu phải chịu đựng . Đó cũng là lý do Tổng thống Obama bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc biểu tình . Nếu ông ấy chống lại một phong trào của tầng lớp trung lưu 99% , chắc chắn ông ấy sẽ thất cử .

          "Chiếm lấy Phố Wall" khó có thể thay đổi nền chính trị Mỹ . Nhưng điều quan trọng là 99% người Mỹ đã đứng lên chống lại Phố Wall , nơi tạo ra cuộc suy thoái kinh tế và là nơi huỷ diệt "giấc mơ Mỹ" , huỷ diệt tầng lớp trung lưu Phố Main .    


    Người dịch SƠN HÀ




    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by phu de vào ngày 17. Oct 2011 , 15:15
    Một xã hội không có tình người.


    [media width=500]http://www.youtube.com/v/v9zaBRpIsR8?version=3&amp;hl=en_US][/media]

    Ghi chú: em bé đã chết
    Không happy khi xem clip nầy.
    PD

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by N.Trinh vào ngày 04. Nov 2011 , 05:50
    Đạo đức và chính trị: Sự tan rã của xã hội Trung Quốc
    Nguyễn Hưng Quốc





    Nếu đạo đức không gắn với yếu tố chủng tộc thì nó gắn liền với chuyện gì? Câu hỏi, thật ra, quá rộng. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào một khía cạnh, có thể gọi là khía cạnh căn bản của đạo đức: sự vô cảm.

    Trở lại với chuyện bé Yue Yue ở Trung Quốc. Một số người giải thích hiện tượng hờ hững của những người chung quanh khi chứng kiến cảnh bé Yue Yue bị xe cán là: “Không phải họ không thấy hay mặc kệ em. Họ chỉ không dám giúp em thôi!” Khi được hỏi tại sao không ai cứu giúp em bé bất hạnh ấy, nhiều người ở nơi xảy ra tai nạn trả lời: Họ sợ bị vạ lây.

    Tại sao bị vạ lây?

    Ở Trung Quốc hầu như ai cũng biết chuyện anh thanh niên tên Peng Yu. Ngày 20 tháng 11 năm 2006, Yu thấy bà Xu Shuolan, 65 tuổi, bị ngã gãy xương hông khi bước lên một chiếc xe buýt. Anh dẫn bà đến bệnh viện và ngồi chờ cho đến khi thân nhân của bà đến thăm. Không một lời cám ơn, bà Shuolan còn kiện Yu tội xô bà ngã. Bà đòi bồi thường 136.419 đồng nguyên, tương đương với 18.000 đô la. Tòa án xem xét hồ sơ, cho là lời cáo buộc của bà Shuolan không đủ chứng cứ. Tuy nhiên Yu cũng bị buộc trả tiền viện phí cho bà (45.000 đồng nguyên).

    Vụ án gây xôn xao dư luận. Sau vụ án ấy, bài học lớn nhất mà Yu – cũng như nhiều người Trung Quốc khác - rút ra được là: Đừng đụng đến bất cứ chuyện gì ngoài đường. Người ta vấp ngã? – Kệ! Người ta bị xe cán? – Kệ! Đường mình, mình cứ đi!

    Những chuyện như vậy rất thường xảy ra ở Trung Quốc. Báo AsiaNews ngày 12/9/2011 kể chuyện sáng ngày 4 tháng 9 vừa qua, ở ngay tại Bắc Kinh, một cụ ông 88 tuổi té ngã bị dập mũi ngoài đường. Hàng chục, rồi hàng trăm người đi qua. Dửng dưng. Không ai giúp gì ông cả. Đỡ ông ngồi dậy? – Không. Giúp trị vết thương trên mặt? – Không. Ông cứ nằm một mình quằn quại dưới đường. Mãi hơn một tiếng rưỡi sau, thân nhân ông mới biết và đến chở ông vào bệnh viện.

    Theo tường thuật của báo AsiaNews, nhật báo Nhân Dân của Trung Quốc từng làm một cuộc thăm dò dư luận với câu hỏi có sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn ngoài đường không, 80% trả lời là không. Một cuộc thăm dò khác do Sina Weibo thực hiện cũng dẫn đến kết quả tương tự: 43% trả lời dứt khoát là không; 38% không chắc; chỉ có 20% cho biết là sẵn sàng. Trong một cuộc điều tra khác do đài truyền hình Phoenix có trụ sở tại Hong Kong thực hiện, có dưới 7% trên tổng số 20.000 người được phỏng vấn trả lời là sẵn sàng; 45% cho biết họ sẽ nhắm mắt đi luôn; và 43% cho biết là họ chỉ giúp đỡ với điều kiện ở đó có máy camera giám sát!

    Tại sao lại cần máy camera giám sát? Lý do chính là họ sợ bị vu khống để vòi tiền.

    Cũng trong bài “A changing China shows no respect for the elderly” đăng trên báo AsiaNews dẫn trên, phóng viên kể một câu chuyện rất thảm: Năm 2009, một người đàn ông bị ngã ở một trạm xe buýt. Ông kêu cứu. Không ai đến giúp cả. Cuối cùng, ông phải nói to lên: “Tôi bị vấp ngã (không ai xô tôi cả), quý vị đừng lo lắng; không có gì phiền hà đến quý vị đâu!” Đến lúc ấy, chỉ đến lúc ấy, mới có một người đến giúp ông.

    Như vậy, liên quan đến sự vô cảm của người dân Trung Quốc trước những người bị tai nạn, có rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề quan trọng nhất là niềm tin. Thứ nhất là niềm tin đối với nạn nhân: Sau khi được cứu giúp, họ có thể quay ngược lại tố cáo mình để vòi tiền. Nếu đây là điều có thật, hẳn nó phải xảy ra nhiều lần, ở nhiều nơi, người ta mới mất niềm tin vào người khác đến như vậy. Và nếu đúng như vậy, thì lương tâm của người ta có vấn đề: người ta sẵn sàng trở mặt với người giúp đỡ mình vì một món lợi nào đó. Nghĩa là, người ta chỉ biết đến cái lợi chứ bất cần tình nghĩa, trong đó, đáng kể nhất là lòng biết ơn. Nói cách khác, người ta không còn tin vào đạo đức. Cuối cùng, những sự sợ hãi như vậy cho thấy người ta không tin vào luật pháp; không tin là luật pháp có thể bảo vệ được họ, ngay cả khi họ làm một việc hoàn toàn đúng.

    Mất niềm tin vào luật pháp. Mất niềm tin vào đạo đức. Và mất niềm tin vào người khác. Theo tôi, sự mất mát của cả ba niềm tin ấy sẽ dẫn đến, không sớm thì muộn, sự tan rã của xã hội. Chứ còn gì nữa? Xã hội, bất cứ xã hội nào cũng vậy, đều gồm ít nhất hai yếu tố căn bản: một, có nhiều người; hai, giữa những người ấy có những sự nối kết chặt chẽ với nhau, ở một số khía cạnh nào đó, và với một mức độ nào đó. Không có người sẽ không có xã hội, dĩ nhiên. Nhưng nếu giữa những con người ấy với nhau không có sự liên kết gì cả, cũng sẽ không có xã hội. Điều kiện đầu tiên để hình thành và duy trì xã hội là sự liên lập (interdependence) và liên kết (interconnectedness). Ở Trung Quốc hiện nay, những sự liên kết và liên lập như vậy, qua những tấm gương ngoài đường phố, dường như không còn nữa. Ai cũng chỉ biết có một mình mình. Một xã hội như thế không thể không tan rã. Nó chỉ những cá nhân cô độc, ích kỷ và không tín nhiệm vào bất cứ ai khác.

    Đó là điều lạ. Người Trung Hoa sống ở ngoại quốc, kể cả tại Việt Nam, vốn nổi tiếng vì tinh thần cộng đồng và sự tin cậy lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng. Họ rất thường giúp đỡ nhau; cho nhau mượn tiền để buôn bán, thậm chí, mua sắm nhà cửa. Người Việt Nam ở hải ngoại trước đây thường nhắc đến tinh thần tương trợ của người Hoa một cách thèm thuồng và thán phục. Vậy mà, bây giờ, ở ngay tại Trung Quốc, mạnh người nào biết người nấy. Tuyệt đối vô cảm.

    Tại sao?

    Tôi xin phép được khỏi viết câu trả lời. Có lẽ ai cũng biết tại sao. Tôi xin chuyển sang một chuyện khác:
    Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc có lẽ cũng đang manh nha ở Việt Nam.

    Cũng trên blog này, tôi đã kể lại một trong những kỷ niệm đầu tiên của tôi trong chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996. Trên chuyến xe từ Nội Bài về Thanh Xuân, xe bị kẹt cứng vì một tai nạn xe cộ. Ngồi trên xe, nhìn xuống, tôi thấy một thanh niên bị xe tông, nằm giật giật trên đường. Bên cạnh anh là một chiếc xe gắn máy chỏng gọng. Chung quanh có cả hàng trăm người, lớp trong lớp ngoài, đứng ngó, bàn tán, kể lể và... cười. Không ai có bất cứ hành vi nào để cứu hay giúp anh thanh niên đang nằm giẫy giẫy trên mặt đường cả. Không. Tôi ngồi, nhìn, thấy hoang mang và áy náy vô cùng. Tự dưng tôi có cảm tưởng có cái gì như ác ác trong chuyện đứng nhìn như vậy.

    Sau này, không kềm được, tôi đem chuyện ấy kể với một người bạn. Bạn tôi cười đáp: "Không phải người ta ác đâu. Chỉ tại người ta sợ bị hiểu lầm là có gian ý gì đó." Bạn tôi giải thích thêm: "Như muốn móc túi người đó, chẳng hạn." Tôi vẫn không thấy thuyết phục. Nhiều năm sau, tôi lại kể chuyện ấy với em trai của bạn tôi đã về Việt Nam sinh sống và làm việc hàng chục năm. Nghe tôi kể xong, em của bạn tôi cười đáp: "Điều ông kia nói đúng đấy. Mới rồi, em bị đụng xe, bất tỉnh ngoài đường. Đến khi tỉnh dậy trong bệnh viện, nhìn đồng hồ: đồng hồ không còn; thò tay vào túi tìm điện thoại di động: không còn; tìm ví tiền: cũng không còn."

    Sực nhớ một cảnh trong phim Cyclo (1995) của Trần Anh Hùng: cảnh Lộc đang đứng tiểu bên vệ đường và chiếc xích lô của anh bị mấy tên cướp cướp mất. Lộc chạy theo, bị mấy tên cướp đánh gục trên đường, ngay tại một bùng binh. Ống kính của Trần Anh Hùng chiếu cận cảnh: Lộc nằm quằn quại, hai chiếc dép mòn cũ văng ra xa. Điều lạ là không ai thấy cả. Mọi người vẫn hối hả đi ngang qua cái thân hình quằn quại trong đau đớn của Lộc. Nhiều bàn chân có vẻ ngập ngừng một chút, nhưng rồi cũng đi luôn. Nhiều bàn chân né sang một bên. Và đi luôn. Không ai cứu Lộc. Không ai giúp Lộc. Và cũng không ai nhìn thấy sự đau đớn của một anh thanh niên nghèo bất hạnh.

    Tôi xem phim Cyclo đã lâu. Vẫn nhớ mãi cái cảnh ấy.

    Phim làm từ năm 1995. Như một lời tiên tri.


    Nguồn : Nguyễn Hưng Quốc Blog

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by may trang vào ngày 04. Nov 2011 , 11:48
    http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/11/cu-dan-mang-noi-gian-vi-ke-len-facebook-khoe-gay-tai-nan/

    đây là thành quả của nền giáo dục XHCN, vô nhân đạo khát máu đến mức độ kinh hoàng, và những con quỷ hung ác bênh hoan, càng ngày tệ nạn xã hội càng nhiều, nếu nhìn lại sẽ thấy tỉ lệ khác biêt giữa nền giáo dục mà chúng ta may mắn hấp thu được
    biết nói sao hơn nữa ngoài hai chữ đau lòng nhìn quê hương đất nươc và dong máu VN không còn là con rồng cháu tiên nữa

    Title: Re: Những điều trông thấy:Từ vô thần dẫn đến vô cảm ở Việt Nam?
    Post by NgocDoa vào ngày 06. Nov 2011 , 18:18
    Từ vô thần dẫn đến vô cảm ở Việt Nam?

    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/1.jpg[/img]


    Nạn vô cảm ở Việt Nam
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/2.jpg[/img]

    Câu chuyện liên quan đến cái chết của bé Duyệt Duyệt (Yue Yue) ở Trung Quốc được truyền bá khá rộng ở Việt Nam. Đó cũng là một điều hay: Nó khiến nhiều người giật mình nhìn lại chính mình. Trung Quốc thì thế; còn Việt Nam thì sao?
    Câu trả lời hình như không lấy gì đáng vui cho lắm: Ở Việt Nam, căn bệnh vô cảm cũng tràn lan khắp nơi. Chỉ liếc sơ qua vài bài báo về sự vô cảm ở Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng thấy có vô số ví dụ. Cũng tai nạn giao thông và người bị thương ngay giữa đường và cũng hàng chục hay hàng trăm người đứng nhìn, không ai ra tay cứu giúp cả. Cách đây hai năm, ở Thủ Đức có một thanh niên bị xe tải tông, cán nát nửa người. Anh kêu cứu, nhờ những người chung quanh gọi điện thoại báo tin giùm cho gia đình. Không ai có phản ứng gì cả. Sau đó, anh chết. Mới đây, vào ngày 7 tháng 10, một chiếc “xe điên” do một bác sĩ lái tông hết người này đến người khác, khiến 2 người chết và 17 người khác bị thương.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/3.jpg[/img]
    Một vụ “hôi của” quá vô cảm

    Nhiều người không những không cứu mà còn xông vào hôi của, cướp ví tiền và nữ trang của các nạn nhân. Có nạn nhân bị chết nhưng mãi đến ba ngày sau gia đình mới biết. Lý do: toàn bộ túi xách gồm tiền bạc và giấy tờ tùy thân của chị đã bị cướp mất nên bệnh viện không thể biết chị là ai và ở đâu để liên lạc với gia đình. Báo chí gọi đó là những “kẻ hôi của máu lạnh”.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/4.jpg[/img]

    Đó là chuyện ở Sài Gòn. Ở Hà Nội cũng thế. Ngày 23 tháng 7, hai cha con anh Nguyễn Công Vinh bị bọn cướp móc ví tiền và đánh đập ngay ở trạm xe buýt. Cả hàng trăm người chung quanh đứng nhìn. Chỉ đứng nhìn. Không ai có phản ứng gì cả. Báo chí gọi đó là thái độ “sống chết mặc bay”.
    Thái độ “sống chết mặc bay” và “máu lạnh” như thế cũng xuất hiện nhan nhản trong các bệnh viện, nơi bác sĩ và y tá, theo truyền thống, vẫn thường được ví như “từ mẫu”. Các “từ mẫu” hiện nay thì theo một nguyên tắc rất đơn giản: Trả tiền trước, chữa bệnh sau. Mà tiền trả thì qua nhiều chặng lắm. Muốn khám bệnh? – Trả tiền! Muốn có giường nằm trong bệnh viện? – Trả tiền! Muốn thay ra giường mỗi ngày? Trả tiền! Muốn chích thuốc? – Trả tiền! Mấy tháng vừa qua, ở Cà Mau, dân chúng phẫn nộ về việc cô Dương Thị Thu Huyền (16 tuổi) bị thương nằm bất tỉnh ngoài đường và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Câu đầu tiên bác sĩ hỏi là: Có tiền không? Những người chở Huyền vào bệnh viện đều không có tiền. Mãi đến khi thân nhân của Huyền biết tin, chạy đến bệnh viện, làm giấy tờ cam kết trả tiền xong, các bác sĩ mới bắt đầu ngó đến bệnh nhân. Tuy nhiên lúc ấy đã quá muộn. Mấy tiếng sau, cô gái mới 16 tuổi đầu ấy chết.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/5.jpg[/img]
    Bệnh vô cảm ngày càng nặng, vì sao?

    Tất cả những chuyện vừa kể, thật ra, không mới. Cách đây mấy năm, các trang mạng xã hội tại Việt Nam từng tung lên đoạn phim ngắn cảnh một số nữ sinh nhào đến đánh đập tàn nhẫn một nữ sinh khác. Điều khiến người xem kinh ngạc đến sững sờ không phải chỉ là cảnh bạo động mà là thái độ dửng dưng của các nữ sinh khác chung quanh. Các em cũng chỉ đứng nhìn. Không có phản ứng gì cả. Hoàn toàn dửng dưng. Rồi một bức ảnh khác, chụp cảnh bố chồng trói ké người con dâu vất ra đường. Cô nằm như một con thú, quằn quại, đau đớn. Ngay giữa đường. Mọi người, từ hàng xóm đến công an, cũng đều dửng dưng.

    Hàng xóm dửng dưng. Công an dửng dưng. Ngay giới lãnh đạo cũng dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào. Điển hình nhất là chuyện, cũng cách đây mấy năm, Hà Nội bị ngập lụt nghiêm trọng. Có đến mấy chục người chết hoặc do bị điện giật hoặc do bị nước cuốn trôi. Hàng ngàn gia đình lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí, không có cả thực phẩm để ăn. Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội, không những không làm gì mà còn lên tiếng trách dân là quen thói ỷ lại, không biết chủ động tự cứu mình. Lúc ấy (năm 2008), nhiều người, trên các trang mạng xã hội, lên tiếng mắng ông Nghị là vô cảm.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/7.jpg[/img]

    Sự vô cảm của giới lãnh đạo Việt Nam đã được nhiều người ở Việt Nam nói đến. Hàng chục ngàn người Việt Nam lao động xuất khẩu ở nước ngoài bị bóc lột, thậm chí, bị đánh đập tàn nhẫn ư? Ai lên tiếng thì lên tiếng, giới lãnh đạo vẫn im lặng, xem đó như không phải việc của mình. Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán ra nước ngoài làm điếm ư? Chính quyền vẫn im lặng. Ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” đe dọa, tấn công, cướp bóc, giết hại ư? Ai lên án “tàu lạ” thì lên án, họ vẫn im lặng. Ai đau xót thì đau xót, họ vẫn im lặng. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự đồng cảm giữa giới lãnh đạo và những khổ đau mà dân chúng đang gánh chịu.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/8.jpg[/img]

    Mà đâu phải bây giờ mới có sự vô cảm ấy. Nhớ cuốn phim tài liệu “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy cách đây mấy chục năm. Máy quay phim cứ quét đi quét lại những sự đối lập đến khủng khiếp: Trong khi cán bộ thì đi xe xịn, bước xuống có người mở cửa, gót giày bước lộp cộp trên những chiếc thảm đỏ sang trọng thì ở các bến xe, hàng ngày người ta chen chúc xô lấn nhau mua vé, dành cho được một chỗ ngồi trên những chiếc xe đò cũ kỹ, chật chội, hôi thối. Trong khi một số người có tiền và có quyền ăn uống phủ phê thì trên đường phố bao nhiêu người nghèo đói, ốm yếu, quặt quẹo. Có chút thương cảm nào không? – Không. Cái gọi là “tử tế” chỉ là một giấc mơ xa vời dù ở đâu người ta cũng nói đến đạo đức cách mạng, đến khẩu hiệu “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, đến câu thơ của Tố Hữu “Có gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau”.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/9.jpg[/img]
    Chốn thị thành, đất chật người đông nhưng các mối quan hệ lỏng lẻo và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.


    Nhìn vấn đề một cách bao quát, từ dân chúng đến giới lãnh đạo, từ hiện tại đến quá khứ, như vậy, chúng ta sẽ thấy ngay những cách lý giải của một số nhà giáo dục và tâm lý học trên báo chí ở Việt Nam về tình trạng vô cảm là không chính xác. Nói chung, họ nêu lên hai lý do chính: Một là sự “yếu kém của lực lượng chức năng”, ví dụ: "Như trong vụ tai nạn, nếu lực lượng cảnh sát, dân phòng dẹp ngay thì làm gì có chuyện hôi của.” Hai là do sự “khủng hoảng niềm tin”. Sự khủng hoảng ấy xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

    Thứ nhất là do “tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối sống theo kiểu ‘đèn nhà ai nấy sáng’, hàng xóm sát vách cũng không biết mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hoặc gia đình mình.”
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/10.jpg[/img]
    Đô thị đất chật người đông "Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều", trong khi lực lượng an ninh không đủ để có mặt kịp thời khi xảy ra sự cố.

    Thứ hai là "Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một bộ phận quan chức nơi này nơi kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng. Rồi ngay cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ giấy... nên người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu.”
    Trong hai nguyên nhân tạo nên “khủng hoảng niềm tin” và dẫn đến sự vô cảm nêu trên, có vẻ như nhiều người muốn tập trung vào nguyên nhân thứ nhất nhiều hơn. Họ xem sự vô cảm như một hậu quả không thể tránh được của sự phát triển. Mà ngay chính ở Trung Quốc, trong các cuộc thảo luận liên quan đến bé Yue Yue vừa rồi cũng vậy. Nhiều người cũng đổ lỗi cho quá trình hiện đại hoá và đô thị hóa.
    Tuy nhiên, nếu theo cách nhìn và cách giải thích như vậy thì nước nào càng phát triển bao nhiêu lại càng trở nên vô cảm bấy nhiêu.
    Liệu cách nhìn như vậy có đúng không?

    Vô cảm đến từ đâu?
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/11.jpg[/img]

    Trong bài trước, tôi cho nguyên nhân của sự vô cảm không đến từ sự phát triển kinh tế và xã hội. Vậy chúng đến từ đâu?
    Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.

    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/12.jpg[/img]
    Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.

    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/13.jpg[/img]
    Thứ hai là vô cảm trước đất nước hiểu theo nghĩa một cộng đồng mà mỗi người là một thành viên.

    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/14.jpg[/img]
    Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.

    Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.
    Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/15.jpg[/img]


    Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ.
    Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ!
    Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ!
    Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu  và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ!
    Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ!
    Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ!
    Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/16.jpg[/img]

    Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/17.jpg[/img]

    Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).

    Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.

    Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.
    Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.

    Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/18.jpg[/img]

    Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.
    Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/19.jpg[/img]

    Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.
    Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.

    Nhưng tại sao người ta lại trở thành vô cảm một cách đáng sợ như thế?
    [IMG]http://i1193.photobucket.com/albums/aa342/giaphanden/vo%20cam/20.jpg[/img]

    Câu trả lời tương đối dễ: Một, người ta bị tước trách nhiệm đối với đất nước; và hai, bất cứ người nào còn có trách nhiệm và muốn biểu lộ trách nhiệm ấy thì bị chụp mũ, sỉ nhục, bắt bớ, giam cầm. Trách nhiệm đối với đất nước trở thành một cái tội. Trên hệ thống tuyên truyền, chính quyền luôn luôn nhấn mạnh: đó là trách nhiệm của đảng và chính quyền chứ không phải của người dân. Chính quyền và đảng thực thi trách nhiệm ấy như thế nào? Không cần biết. Chỉ cần biết đó là chuyện của chính quyền và của đảng. Vậy thôi. Dân chúng bị xem là những kẻ ngoại cuộc đối các vấn đề quốc sự. Người nào không chấp nhận điều đó thì bị trừng phạt nặng nề. Kẻ thì bị đạp vào mặt. Kẻ thì bị bắt bớ. Kẻ thì bị đe dọa. Kẻ thì bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
    Trong hoàn cảnh như thế, người ta không vô cảm đối với đất nước mới là chuyện lạ.

    Nguyễn Hưng Quốc


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 07. Nov 2011 , 00:24


    Sau khi đọc xong những bài trên TB nghĩ :
    Đối với  Con Người Cộng Sản thì chất CON càng ngày càng phát triển còn chất NGƯỜI càng ngày càng biến mất.  :-[ :-[ :-[ :-/ :-/


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 07. Nov 2011 , 23:38
    TB dán thêm hình ảnh chứng minh.



    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 12. Jan 2012 , 23:17
    Nếu hình này được nhà báo ở tây phương tung ra như chúng đã từng tung hình tướng Loan bắn tên cs năm nào thì chắc có nhiều chuyện hay để bàn.
    Xem xong xin phổ biến rộng rãi.
    Cám ơn các bạn.

    HỒ NGỌC CẨN Là ĐẠI TÁ ANH HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA .

    Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn




    Nhân danh lòng yêu nước, nhân danh lý tưởng công bằng xã hội... một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam?…”
    Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:
    "Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm"
    .


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 18. Jan 2012 , 06:16
    HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

    (Với bút hiệu tự do (chữ thường, viết liền) ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài "Người tìm tự do và tượng thần tự do" đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng ỹ.  Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

    Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.

    Một lần tới thăm , cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi :
    "Bác ở Hànội mà cũng đi tị nạn à...?"

    Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
    "Cái cột đèn mà biết đi , nó cũng đi, ...nữa là bác!"

    Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu "vượt tuyến" vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần "vượt biển", vẫn không thoát. Chịu đủ các "nạn" của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không "tị nạn", mà đi tìm Tự Do , trở thành "thuyền nhân ", đến nước Mỹ năm 1982.

    Sinh trưởng tại Hànội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
        Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hànội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hànội di cư.

        Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hànội, thời người Cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
    Hiệp định Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hànội đã "di cư" vào miền Nam, bỏ lại Hànội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là ...Vẹm!

        Khi họ "tiếp quản" Hànội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ "tầu há mồm" để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ "Tổng tuyển cử " thống nhất. Ai ngờ Cộng sản miền Bắc "tổng tấn công" miền Nam!

    Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hànội học.

        Chuyến xe lửa Hànội "tăng bo" tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét , phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hànội là con buôn, mang "xăng" về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...

        Tới cầu Long Biên tức là vào Hànội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi:
    "Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!".

        Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải "học tập" suốt 20 năm, "ngoại ngữ cộng sản": đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ...tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).

    Hànội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hànội e dè nghe ngóng từng "chính sách "mới ban hành.  "Cán bộ" và "bộ đội" chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là "mũ bộ đội", sau này có tên là "nón cối".  Hànội "xuất hiện" đôi dép "Bình Trị Thiên", người Bắc gọi là "dép lốp", ghi vào lịch sử thành "dép râu".  Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hànội được coi là "biểu hiện" của "tư sản, phong kiến", biến mất trong mười mấy năm sau, vì "triệt để cách mạng".  Lần đầu tiên , "toàn thể chị em phụ nữ" đều mặc giống nhau : áo "sơ mi", quần đen.  Hãn hữu , như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì "cả nước" không có xà phòng.

        Chơi vơi trong Hànội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.  Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số "lớp Chín hậu phương", năm sau sẽ sát nhập thành "hệ mười năm". Số học sinh "lớp Chín" này vào lớp không phải để học, mà là "tổ chức Hiệu đoàn", nhận "chỉ thị của Thành đoàn" rồi "phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!".  Họ truy lùng...đốt sách !  Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn "kiểm tra", lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang "tập trung" tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt.  Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm "phấn khởi", lời hô khẩu hiệu "quyết tâm", và "phát biểu của bí thư Thành đoàn": tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là ..."cực kỳ phản động!".  Vào lớp học với những "phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường", tôi đành bỏ học.  Chiếc radio Philip, "tự nguyện " mang ra "đồn công an", thế là hết, gia tài của tôi!

        Mất đời học sinh , tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì "thành phần giai cấp", "sổ hộ khẩu", "tem, phiếu thực phẩm" , "lao động nghĩa vụ hàng tháng".  Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hànội đi "lao động công trường", miền rừng núi xa xôi.  Tôi chỉ bám Hànôi được 2 năm là bị "cắt hộ khẩu", ...đi tù!
    Tết đầu tiên sau "tiếp quản", còn được gọi là" sau hòa bình lập lại", Hànội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ , áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ "ít cởi mở", từ "nông thôn" kéo về chiếm nhà người Hànội di cư.  Người Hànội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và "chỉ thị":  ăn Tết "đơn giản, tiết kiệm".  Hàng hóa hiếm dần, "hàng nội" thay cho "hàng ngoại".

        Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết.  Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng.  Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hànội.  Đoàn Chuẩn nhớ thương hát  "Gửi người em gái miền Nam", để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Đại Đồng phố Hàng Cót bị "tịch thu".  Hoàng Giác ca bài "Bóng ngày qua", thành "tề ngụy", hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống "tiêu cực" hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.  Danh ca Minh Đỗ,  Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, "phân tán", chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành "phản động tụ tập".

        "Chỉ thị Đảng và Ủy ban Thành"  "phổ biến rộng rãi trong quần chúng"  là diệt chó. "Toàn dân diệt chó", từ thành thị đến "nông thôn".  Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố  "liên hoan tập thể".  Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là "chủ trương" , chuẩn bị cho đấu tố "cải tạo tư sản" và "cải cách ruộng đất".  Du kích, công an rình mò, "theo dõi",  "nắm vững tình hình" không bị lộ bởi chó sủa.  Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.

    Hànội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải "cung cấp" một năm theo "từng người trong hộ".  Mẹ may thêm chiếc quần "đi lao động " thì con nít cởi truồng.  Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là "tư sản bóc lột"?  nhẹ hơn là "tiểu tư sản", vẫn là "đối tượng của cách mạng".

        Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là "địa chủ cường hào"! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu "học tập", đã nhẩy lầu, tự tử.

        "Tư sản Hànội" di cư hết, chẳng còn bao nhiêu, nên "công tác cải tạo được làm "gọn nhẹ" và "thành công vượt mức", nghĩa là mang bắn một, hai người "điển hình", coi là "bọn đầu xỏ"  "đầu cơ tích trữ", còn thì "kiểm kê", đánh "thuế hàng hóa", "truy thu", rồi "tịch thu" vì "ngoan cố, chống lại cách mạng!".
        Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của "đội cải cách" về làng, "bắt rễ" "bần cố nông", "chuẩn bị thật tốt", nghĩa là bắt học thuộc lòng "từng điểm" : tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, "điển hình" thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...!  Một vài vụ, do "Đảng lãnh đạo", "vận động tốt", con gái, con dâu địa chủ, "thoát ly giai cấp", "tích cực" "tố cáo tội ác" của cha mẹ .  Cảnh tượng này thật não nùng !  Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm : "Trung với Đảng, hiếu với dân ..." là vậy!

        "Bần cố nông" cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì "vào hợp tác", "làm ăn tập thể", ruộng đất lại thu hồi về "cộng sản" .

        "Toàn miền Bắc" biết được điều "cơ bản" về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối!  Mọi người, mọi nhà "thi đua nói dối", nói những gì Đảng nói.  Nói dối để sống còn, tránh "đàn áp", lâu rồi thành "nếp sống", cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được "rèn luyện" trong xã hội ngục tù, lấy "công an" làm "nòng cốt" chế độ.

    Ở Mỹ, ai hỏi bạn: "How are you?", bạn trả lời: "I'm fine, thank you". Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, "cán bộ" hỏi: "công tác" thế nào?, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: "...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!"

    Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi "bộ đội biên phòng", được "tự do" ở trong nhà chị "du kích" hai ngày, đợi đò về Đồng Hới.  Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hànội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp,  xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to "Chế độ ta tươi đẹp".

        Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù "biến chất", người tứ chiến kéo về, nhận là người Hànội, đói rét triền miên nên cũng "biến chất"!  Đối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, "tiếp xúc" với nhau phải "luôn luôn cảnh giác".  Hànội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hànội suy xụp tinh thần vì danh từ "đồng chí"!   

        Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán "tình hình" Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, "liên lạc" được với Thụy An ở xà lim phía trước.

    Thụy An là người Hànội ở lại, "tham gia hoạt động " Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hànội.  Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: "Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt !"

        Người du lịch Việt Nam , ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo "định mức chỉ tiêu".  Rừng núi bao la, tiếng chim "bắt cô trói cột",  nấc lên nức nở, tiếng gà gô,  thức giấc,  sương mù quanh năm.

        Phố Hàng Đào Hànội, vốn là "con đường tư sản", có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut.  Học trường Tây thì phải chịu sự "căm thù đế quốc" của Đảng, "đế quốc Pháp" trước kia và "đế quốc Mỹ" sau này.  Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Đào "bất mãn" trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không "nhà thương" mà vẫn không chết.

        Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hànội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Đoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì "lãng mạn".  Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar.  Chỉ vì "tiểu tư sản",  không "tiến bộ",  không có ngày về...!  Ba tháng "kỷ luật",  Phan Sữa hấp hối,  khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ !

        Người già Hànội chết dần, thế hệ thứ hai, "xung phong", "tình nguyện" hoặc bị "tập trung" xa rời Hànội.  Bộ công an "quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động", nên chỉ còn người Hànội từ "kháng chiến" về, "nhất trí tán thành" những gì Đảng ...nói dối !

    Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch "bôi đen chế độ", "âm mưu lật đổ chính quyền", trở thành người "Hànội di cư", 10 năm về Hànội đôi lần, khó khăn vì "trình báo hộ khẩu", "tạm trú tạm vắng". "Kinh nghiệm bản thân" , "phấn đấu vượt qua bao khó khăn , gian khổ", số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.

        Hải phòng là cơ hội "ngàn năm một thuở" cho người Hànội "vượt biên" khi chính quyền Hànội chống Tầu,  xua đuổi "người Hoa" ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận "thuyền nhân" tị nạn.
    Năm 1980, tôi vào Sàigòn, thành phố đã mất tên sau "ngày giải phóng miền Nam". Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn "di chuyển" trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hànội đã đổi thay sau 1954  vì "cán ngố" cai trị.

        Miền Nam "vượt biển" ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sàigòn, tìm manh mối.  Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về.  Đường ra biển tính theo  "cây", bảy, tám cây (vàng lá) mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn "nón cối" "ngụy trang" của tôi, mỉm cười: "Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!"

        "Hànội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!"
    Về lại Hảiphòng với "giấy giới thiệu" của "Sở giao thông" do "móc ngoặc" với "cán bộ miền Nam" ở Saigòn, tôi đã tìm ra "biện pháp tốt nhất" là những dân chài miền Bắc vùng ven biển.  Đã đến lúc câu truyền tụng "Nếu cái cột điện mà biết đi....", dân Bắc "thấm nhuần" nên "nỗ lực" vượt biên.

    Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút "ngoại ngữ " năm xưa.  Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến "mức độ" khốn cùng, nên tan nát, thương đau.  Khi đã lang thang "đầu đường xó chợ" thì mới đủ "tiêu chuẩn" "xuống thành phần",  lý lịch có thể ghi là "dân nghèo thành thị", nhưng vẫn không bao giờ được vào "công nhân biên chế nhà nước".  Tôi mang nhẫn nhục, "kiên trì" sang Mỹ, làm lại cuộc đời, nên "đạt kết quả vô cùng tốt đẹp", "đạt được nguyện vọng" hằng ước mơ!

    Có người "kêu ca" về "chế độ tư bản" Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin "thông cảm" với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ "phúc lợi xã hội", còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.

        Chủ nghĩa Cộng sản xụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ "đổi mới". Tiếng "đổi" và "đổ" chỉ khác một chữ "i".  Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ "i" , dù phải từ từ, bằng "diễn biến hòa bình".  Chế độ Việt cộng "nhất định phải đổ", đó là "quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại".

    Ôi!  "đỉnh cao trí tuệ",  một mớ danh từ ...!

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 05. Feb 2012 , 10:02

    Để trả lời những ai vẫn còn tin (hoặc cố ý tuyên truyền) rằng "Miền Bắc có chính nghĩa giải phóng dân tộc":

    “GIẢI PHÓNG” Nỗi Kinh Hoàng Của Người Dân Nam Việt
    Tien Sy Le Hien Duong
    June 1, 2010 Bình Luận
    http://xa.yimg.com/kq/groups/20739503/695334258/name/Liberation.pdf


    Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên…

    Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

    Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…

    Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

    Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!

    Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

    “Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
    Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…


    Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

    “Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
    Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
    Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”


    Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

    Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …

    Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.


    Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
    Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
    Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by Emwhy vào ngày 06. Feb 2012 , 14:29

    Quán ăn VN gian lân: Các ban cẩn thận



    Các bạn cẩn thận

    Tui nay dang o VN tu 01/12/2011 den 20/02/2012 moi ve lai Phap.
    O VN moi thu bay gio dat do rat nhieu so voi nam 2009, nhat la du lich
    trong nuoc thi dat hon du lich cac nuoc lan can nhu Thai Lan, Lao,
    Cambodge, Malaisie...
    Su luu manh gian lan khap noi, an uong cung bi gian lan ke ca nhung
    nha hang kha lon. Dien hinh chinh toi la nan nhan : 1 lan vao quan
    Ngoc Suong o duong Suong Nguiyet Anh, an xong tinh tien minh liec qua
    hoa don thay ghi 1 goi 555 gia 75000dong, ma ca ban 8 nguoi khong ai
    biet hut thuoc, tu do minh kiem tra lai chi uong 10 lon bia tinh 16
    lon, 2goi dau phong tinh 8 goi...
    Lan 2 o quan Tibs duong Hai Ba Trung uong 4 lon bia tinh 14 lon....
    Ngoai ra trong menu ghi mon an A la 110,000dong luc ghi trong hoa don
    160.000dong.....

    Cac ban co the pho bien nhung manh loi gian lan cho ban be khi ve du lich VN.


    ---------------
    Anh bạn trên nói sự thật vì chúng tôi cũng vừa về từ Việt Nam hôm 15 tháng 1. Qúi vị và các bạn nên hỏi giá trước hoặc coi giá tiền ở thực đơn, nếu không sẽ bị họ tính tiền gian lận...Dưới đây là những trường hợp chúng tôi gặp phải:

    - Nhà hàng CƠM NIÊU SÀI GÒN ở đường Tú Xương, sau khi ăn xong ngoài tiền thức ăn có một mục gọi là PHÍ DỊCH VỤ, thật ra là không nhiều lắm nhưng chúng tôi thắc mắc muốn hỏi cho ra lẽ, hỏi những người phục vụ có phải là tiền tip tính luôn hay là tiền thuế thì họ nói không phải, chưa thỏa mãn với câu trả lời chúng tôi bảo kêu quản lý ra nói chuyện. Quản lý của tiệm ra trả lời : " Đó là tiền đóng vào cho sự xây cất và sửa đổi tiệm và tiền may đồng phục cho nhân viên". Chúng tôi nói chuyện sửa chửa, tu bổ cho nhà hàng của anh và phí tổn may quần áo cho nhân viên của anh tại sao chúng tôi phải trả?
    Chúng tôi ra về sau khi chỉ trả vừa đúng tiền thức ăn và cho riêng người phuc̣ vụ thôi. Đừng bị họ lợi dụng, chúng tôi nghỉ phần lớn là họ nghỉ Việt kiều chắc gạt dể hơn....

    - Tiệm miế́n gà, phở gà CÁT TƯỜNG ở đường Thủ khoa Huân. Hai người ăn hai tô miến gà, một dĩa xôi gà và hai ly sửa đậu nành. Người tính tiển tính là 340,000, nhưng thấy sao mà mắc quá cho buổi ăn sáng bèn bảo người đó tính lại từng món với từng giá tiền...thì giá cả như vậy: miến gà mỗi tô 40,000 thì hai tô là 80,000, dĩa xôi gà là 40,000, cọng thêm hai ly sửa đậu nành mỗi ly 12,000 vị chi là 144,000 đồng. Tên tính tiền mặt mày xanh như tàu lá vì đã bị khám phá ra sự bịp bợm cứ cãi chối, cãi chày là hắn nói giá tiền như vậy từ đầu...., chúng tôi cả hai người đều nghe và cảm thấy có sự khác thường nên mới bảo tính lại...quí vị và các bạn nên cản thận, dù là số tiền không lớn nhưng cứ bị chém đều như vậy thì chắc sẽ thâm lũng nhiều thời gian dài.

    - QUÁN CƠM MINH ĐỨC ở đường Tôn thất Tùng. Trước khi ăn nên hỏi giá hoặc coi giá ở thực đơn nếu không các bạn sẽ bị chém thảm thiết lắm đó....dĩa rau xào cho  ba người ăn thì giá là 40,000 nhưng nếu bạn không để ý hóa đơn thì bạn đã bị chặt gấp đôi thành 80,000 rồi. bữa cơm trưa bình dân cho ba người đáng lý chỉ có 240,000 gồm món canh, món mặn, món xào và nước uống thì đã thành gấp đôi 480,000. Có lẽ là họ thấy mình dể dãi nên lợi dụng cùng tưởng không ai để ý nên chặt thoải mái......hề...hề....

    Đó là những kinh nghiệm để thêm vào cho quí vị và các bạn nếu có du lịch về thăm quê hương nên cẩn thận vì mọi sự đã thay đổi không còn như ngày xưa nửa...



    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by Emwhy vào ngày 06. Feb 2012 , 15:48


    Ngày tàn của các bạo chúa
    Nguyễn Hưng Quốc


     

    Hình: ASSOCIATED PRESS



    Theo trang mạng InvestmentWatch, tài sản của ông Gadhafi có thể lên đến 128 tỉ đô la
    Người ta chưa biết những gì đang xảy ra trên thế giới từ mấy năm nay, đặc biệt trong năm 2011 này có phải là làn sóng dân chủ lần thứ tư của nhân loại hay không. Có lẽ cần thêm một thời gian nữa mới biết chắc được.

    Tuy nhiên, trước hết, xin nhắc lại ba làn sóng dân chủ đã từng được Samuel Huntington ghi nhận và phân tích. Lần thứ nhất, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, với việc xuất hiện của một số quốc gia dân chủ đầu tiên, trong đó Mỹ đóng vai trò tiên phong (năm 1776), rồi đến Pháp (1789) và, sau nữa, ở khoảng trên 20 nước khác, chủ yếu ở Âu châu. Lần thứ hai, từ sau Đệ nhị thế chiến đến đầu thập niên 1960, với khoảng trên 30 quốc gia được lọt vào quỹ đạo dân chủ (trong đó có Đức, Ý, Nhật, Áo, v.v…). Và lần thứ ba, từ giữa thập niên 1970 đến cuối thập niên 1990, với xu thế dân chủ hóa ở các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brasil, Đài Loan, Hàn Quốc, và cuối cùng, các quốc gia Đông Âu sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.

    Đầu năm 2011 có vẻ như một làn sóng dân chủ khác bùng nổ, chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi, trong một biến cố chính trị được gọi là Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) với các cuộc biểu tình rầm rộ ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Syria, Yemen, Algeria, Jordan, Morocco và Oman, cũng như một số các cuộc biểu tình khác, nhỏ hơn, ở Kuwait, Lebanon, Saudi Arabia, Sudan và Western Sahara. Dường như lâu lắm rồi nhân loại mới chứng kiến những cuộc biểu tình với quy mô lớn và với sức quật cường dữ dội đến như vậy của dân chúng. Tuy nhiên, ở trên, trong câu đầu tiên đoạn này, tôi vẫn dè dặt với chữ “có vẻ”. Chỉ có vẻ thôi. Lý do là tình hình chính trị ở các quốc gia này khá phức tạp. Một số nhà độc tài vẫn còn tại vị. Ở một số nơi khác, các chế độ độc tài đã bị sụp đổ, nhưng các cuộc đấu tranh giữa các thế lực chính trị trong các quốc gia ấy vẫn còn gay gắt và dằng co, chưa ai biết, cuối cùng, chúng sẽ dẫn đến đâu cả. Người ta hy vọng đó sẽ là một nền tự do thực sự. Nhưng khả năng một chế độ độc tài khác, dựa trên thần quyền của nhóm Hồi giáo cực đoan nào đó, sẽ ra đời không phải là bất khả. Nên đành chờ.

    Điều người ta chắc chắn, không còn có thể hoài nghi gì được nữa, là: nhiều chế độ độc tài kéo dài đã bị cáo chung. Nhiều tên bạo chúa cầm quyền gần như tuyệt đối suốt cả mấy chụp năm, lần lược sụp đổ. Nhiều tên độc tài khác thì đang run rẩy.

    Bị sụp đổ hẳn thì có Zine el-Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Egypt, Saddam Hussein ở Iraq, Ali Abdullah Saleh ở Yemen, và mới đây, Muammar Muhammad al-Gadhafi ở Libya. Đó là chưa kể Sadam Hussein ở Iraq bị treo cổ cách đây mấy năm.

    Một số nhà độc tài khác còn tại vị nhưng khá run rẩy: Bashir ở Sudan (ông này đã tuyên bố không ra tranh cử vào năm 2015), vua Abdullah II bin al-Hussein ở Jordan, vua Abdullah bin Abdul-Aziz Al Saud ở Saudi Arabia, vua Hamad ở Bahrain, vua Mahammed VI ở Morocco, Bashar al-Assad ở Syria, v.v… Tất cả đều đang tỏ ra ít nhiều nhân nhượng trước các đòi hỏi chính đáng của dân chúng.

    Người ta thấy gì sau khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ độc tài như thế?

    Thấy, ít nhất hai điều.

    Thứ nhất là sự giàu có và xa hoa hầu như vô tận của những kẻ tự xưng là sẵn sàng hy sinh cả đời cho đất nước.

    Lấy Tổng thống  Hosni Mubarak của Ái Cập làm ví dụ. Theo các chuyên gia Trung Đông, sau 20 năm cầm quyền (1981-2011), tài sản của Mubarak có thể lên đến 70 tỉ đô la Mỹ, bao gồm hàng tỉ đô la ký gửi ở các ngân hàng Thụy Sĩ và vô số bất động sản thuộc loại “khủng” ở những thành phổ mắc tiền hàng đầu trên thế giới như New York và Los Angeles ở Mỹ, London ở Anh, Paris ở Pháp, v.v… Nhiều người cho là tài sản thực sự của Mubarak nhiều hơn hẳn những tỉ phú vốn được xem là giàu nhất thế giới như Carlos Slim Helu (khoảng trên 53 tỉ) hay Bill Gates (khoảng 53 tỉ).

    Tuy nhiên, sau khi Muammar Gadhafi sụp đổ, người ta phát hiện bảng xếp hạng nêu ở trên là không đúng sự thật. Có thể Gadhafi còn giàu hơn cả Mubarak. Theo trang mạng InvestmentWatch, tài sản của Gadhafi có thể lên đến 128 tỉ đô la, vượt xa Mubarak. Có nguồn tin cho biết đầu năm 2011, Gadhafi giao cho một nhà môi giới ở London đến 3 tỉ đô la để mua cổ phiếu. Tổng cộng, số tiền đầu tư của Gadhafi ở Anh có thể lên đến 20 tỉ bảng Anh. Số tiền đầu tư ở các ngân hàng Mỹ có lẽ còn cao hơn thế nữa, khoảng trên 30 tỉ. Đó là chưa kể một lượng tiền lớn khác, cũng hàng tỉ đô la, được kỷ gửi và đầu tư ở các nước Phi châu. Và cũng chưa kể đến số tài sản của vợ con ông. Cũng lên đến hàng tỉ đô la.

    Sau khi quân nổi dậy chiếm Tripoli, người ta mới thấy cuộc sống xa hoa của Gadhafi và gia đình của ông. Miệng thì lúc nào cũng hò hét cách mạng xã hội chủ nghĩa với những khẩu hiệu như bình đẳng và tình huynh đệ, nhưng trong cuộc sống riêng thì lại hưởng thụ còn hơn cả vua chúa ngày xưa. Hết dinh thự này đến dinh thự khác. Dinh thự nào cũng mênh mông và cũng đầy những tiện nghi hết sức xa xỉ.

    Thứ hai là sự yếu ớt của các chế độ độc tài ấy.

    Suốt cả mấy chục năm cầm quyền một cách độc đoán, cả Mubarak lẫn Gadhafi đều gợi cho mọi người, nhất là dân chúng nước họ, cái ấn tượng là họ rất mạnh mẽ và bất khả xâm phạm. Bởi vậy, trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, hầu như không có ai tin tưởng là chuyện ấy có thể xảy ra. Khi dân chúng đã ào ạt xuống đường rồi, cũng không mấy ai tin tưởng là họ có thể lật đổ được chính quyền. Riêng ở Libya, mặc dù Mỹ và các quốc gia đồng minh liên tục dội bom vào quân đội của Gadhafi, họ vẫn không dám tin tưởng hẳn là sẽ thắng lợi. Đến lúc quân nổi dậy sắp tràn đến thủ đô Tripoli, ai cũng hình dung một trận chiến ác liệt sẽ bùng nổ và máu sẽ ngập trên các đường phố trước khi đội quân trung thành với Gadhafi chịu buông vũ khí chấp nhận thất bại. Thế nhưng sự thật khác hẳn. Quân nổi dậy tiến vào thủ đô một cách khá dễ dàng. Đội quân được xem là trung thành với Gadhafi và từng khiến mọi người khiếp sợ bỗng buông súng đầu hàng hoặc vội vã chạy trốn. Chiến thắng nhanh chóng đến độ nhiều người đâm ngơ ngác tự hỏi: có phải Gadhafi đang trù tính một kế hoạch di tản chiến thuật để đánh bọc hậu quân nổi dậy? Mấy tuần trôi qua, người ta biết đó chỉ là một nỗi sợ vu vơ.

    Và người biết nữa, sự thật này: các tên độc tài không thực sự mạnh mẽ như những ấn tượng mà chúng cố tình tạo ra cho dân chúng để dân chúng khiếp sợ và thần phục.

    Cứ nhớ lại hình ảnh Saddam Hussein chui từ căn hầm bí mật lúc bị bắt vào ngày 14 tháng 12, 2003 và hình ảnh Hosni Mubarak nằm thở phập phù trên giường bệnh khi bị lôi ra toà án ở Ai Cập vào đầu tháng 8 vừa qua thì biết.

    Còn không thì cứ hỏi Gadhafi nếu gặp ông ấy đang trốn chui trốn nhủi đâu đó.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ


    "Thinking is easy, acting is difficult, and to put one's thoughts into action is the most difficult thing in the world."
    --Johann Wolfgang von Goethe

    -P

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by Emwhy vào ngày 07. Feb 2012 , 16:54




    Bệnh ghiền Internet

    (Internet addiction disorder)




    Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.


    Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, đều ít nhiều đều ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền...một loại ma túy tinh thần nào đó.

    Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.



    Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.  Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.



    ĐÚNG LÀ GHIỀN RỒI



    Gần đây, một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.



    Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì, 21% trả lời hai ngày, 19% trả lời vài ngày, một trong năm người trả lời là có thể chịu đựng được một tuần lễ.



    Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi. Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như thiêu thiếu một cái gì đó rất quan trọng.



    Nói chung, 28% người được thăm dò cho biết họ nhìn nhận họ để rất ít thời gian cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử. Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vợ chồng!



    XEM EMAIL BẤT CỨ CHỖ NÀO



    - 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem.

    Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.



    - 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.

    - 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.

    - Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.

    - 37% check email lúc họ đang lái xe.

    - 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng tắm.



    CHƠI GAMES VÀ NGHE NHẠC

    Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.

    34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.

    Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.



    INTERNET THAY ĐỔI LỐI SỐNG CỦA NHIỀU NGƯỜI



    - 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.

    - Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.

    - Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái computer cá nhân ở nhà.

    Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua cell phone. Giới trẻ thường trau đổi tin tức cho nhau qua email.

    Các sites Facebook, MySpace không được dân Mỹ chiếu cố cho lắm nên được xếp vào hàng thứ 7 sau những sites như MyYahoo hay iGoogle và những sites có chuyên đề cá nhân như thể thao, nhạc, chụp ảnh, kỹ thuật, nhật báo và tạp chí điện tử, v.v…

     

    KẾT LUẬN



    Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không? Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, ghiền đi casino, v.v…

    Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức,v.v…

    Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống! Nhưng cũng đôi khi có một số bà vợ lại ghen với cái computer mới là lạ chớ.

    Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn nó cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?

    Câu trả lời là cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.

    Thôi, nếu thích thì cứ việc…ghiền, nhưng hãy nhớ câu...cái gì thái quá đều không tốt…hay nói theo Tây là «Toutes les extrêmes sont mauvais».


    -P

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by Emwhy vào ngày 28. Feb 2012 , 09:50




    Thế giới cần nước Mỹ







    Đoc để biết thế giới cần vai trò lãnh đạo của Mỹ để làm gì.



    Sự tồn tại của nước Mỹ trước tiên giúp đảm bảo cho trật tự của thị trường và thương mại tự do – nhiệm vụ mà không một nước nào trên thế giới có đủ khả năng đảm đương.

    Nhiều nhà học giả ngoại giao cho rằng dân chủ và thị trường tự do luôn tồn tại mà không cần đến sự thống trị của nước Mỹ. Bình luận gia Robert Kagan cho rằng điều đó quá khó trở thành sự thật.

    Lịch sử cho thấy rằng trật tự của các nước trên thế giới luôn thay đổi. Vị thế của một nước có thể lên hay xuống và kể cả những thể chế, niềm tin và quy tắc thông thường, hệ thống kinh tế đi kèm với nó cũng biến chuyển theo.

    Sự sụp đổ của đế chế La Mã kéo theo sự suy tàn không chỉ của chế độ trị vì La Mã mà còn cả chính phủ La Mã và hệ thống luật pháp kinh tế được áp dụng trải rộng từ Bắc Âu đến Bắc Phi. Văn hóa, nghệ thuật và thậm chí cả thành tựu khoa học công nghệ tụt hậu lại nhiều thế kỷ.

    Lịch sử hiện đại đi theo con đường đúng như vậy. Sau chiến tranh Napoleong đầu thế kỷ 18, người Anh nắm kiểm soát vùng biển và cân bằng lại sức mạnh trên lục địa châu Âu, mang đến ổn định và an ninh ở mức độ nhất định. Sự thịnh vượng tăng lên, tự do cá nhân cải thiện và thế giới dường như tiến gần hơn đến với nhau thông qua các cuộc cách mạng trong thương mại và truyền thông.

    Khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất nổ ra, kỷ nguyên hòa bình và tự do của nền văn minh châu Âu biến thành kỷ nguyên chuyên quyền và thảm họa kinh tế. Chế độ dân chủ và tự do từng hứa hẹn sẽ lan rộng nay chững lại và rồi đảo ngược. Sự sụp đổ của thế thống trị của người Anh và người châu Âu trong thế kỷ 20 không mang đến thời kỳ đen tối nhưng tạo ra cuộc xung đột mang tính phá hủy lớn.

    Vậy nếu thế thống trị của nước Mỹ một ngày nào đó cũng đến hồi chấm dứt, mọi chuyện sẽ ra sao? Hậu quả có tồi tệ đến vậy không? Nhiều chuyên gia nghiên cứu về nước Mỹ, chính trị gia, nhà hoạch định chính sách đón nhận dự báo về khả năng trên một cách rất bình thản.

    Nhìn chung người ta cảm nhận rằng sự kết thúc của thế thống trị mà nước Mỹ đang nắm giữ, nếu nó có đến, không có nghĩa nước Mỹ mất đi vị thế hiện tại đối với quốc tế, quan điểm tự do rộng khắp và sự thịnh vượng ít nước có được (ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay) và các cuộc chiến tranh giữa cường quốc chấm dứt.

    Sức mạnh của nước Mỹ có thể giảm đi, nhà nghiên cứu chính trị G. John Ikenberry khẳng định như vậy, thế nhưng yếu tố căn bản làm nên vị thế của nước Mỹ vẫn tồn tại và phát triển. Nhà bình luận Fareed Zakaria khẳng định ngay cả khi thế cân bằng trở nên bất lợi với Mỹ, cường quốc mới nổi như Trung Quốc cũng sẽ vẫn chỉ tiếp tục tồn tại trong khuôn khổ hệ thống hiện tại. Nhiều nghị sỹ Đảng Dân chủ tại Mỹ vốn đặt niềm tin vào luật lệ và các tổ chức quốc tế không tin rằng thế giới hậu Mỹ sẽ khác quá nhiều so với thế giới của người Mỹ.

    Nếu ai đó khẳng định kịch bản trên khó thành sự thật, họ phải thay đổi quan điểm. Trật tự thế giới hiện đại được định hình bởi sức mạnh của nước Mỹ và phản ánh về quyền lợi cũng như lựa chọn ưu tiên của người Mỹ.

    Nếu cán cân quyền lực thế giới chuyển hướng sang một hoặc một nhóm nước khác, trật tự thế giới sẽ thay đổi để phù hợp với quyền lợi và lợi ích của người Mỹ. Chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả quyền lực trong thế giới hậu Mỹ sẽ chấp thuận lợi ích của trật tự thế giới hiện đại hoặc có đủ khả năng để duy trì nó, ngay cả nếu họ muốn thế.

    Nhiều người trong chúng ta mặc nhiên thừa nhận thế giới như nó vốn có hiện nay. Thế nhưng chắc chắn mọi chuyện sẽ rất khác nếu không có nước Mỹ đứng đầu. Chuyên gia Robert Kagan nói chuyện với người đứng đầu tại thành phố Washington về cuốn sách mới của ông có tên “The World America Made” tạm dịch “Thế giới do nước Mỹ tạo ra” và việc liệu nước Mỹ có tránh được sự đi xuống.

    Hãy nói đến vấn đề dân chủ. Đã nhiều thập kỷ qua, cán cân quyền lực trên thế giới đã ủng hộ cho chính phủ dân chủ. Nếu Trung Quốc và Nga mạnh lên trong tương lai, chính trường thế giới sẽ khác. Sự cân bằng trong một thế giới mới, đa cực sẽ có lợi cho dân chủ hơn nếu một số nước dân chủ mới nổi bao gồm Braxin, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi bù đắp được sự thiếu hụt của nước Mỹ. Tất nhiên chẳng nước nào trên đây có mong muốn hoặc thậm chí đủ khả năng để làm được việc đó.

    Vậy trật tự kinh tế của thị trường và thương mại tự do thì sao? Người ta khẳng định Trung Quốc và một số cường quốc mới nổi khác đã hưởng lợi quá nhiều từ hệ thống hiện tại sẽ không muốn thay đổi nó. Họ sẽ không dại gì làm thịt “con ngỗng đẻ trứng vàng”.

    Trong bài phát biểu toàn liên bang mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói đến vấn đề liệu có thực nước Mỹ đang đi xuống. Ông tuyên bố: “Nước Mỹ đang trở lại. Bất kỳ ai nói với bạn rằng nước Mỹ đang suy tàn hoặc tầm ảnh hưởng của nước Mỹ đã yếu đi, thực ra chẳng hiểu họ đang nói về cái gì. Nước Mỹ vẫn giữ vị thế không thể thiếu trong các vấn đề quốc tế và chừng nào tôi còn là Tổng thống, tôi sẽ vẫn đảm bảo được điều đó.”

    Ông Kagan lý giải: “ Chẳng Tổng thống Mỹ nào muốn nói trước về sự đi xuống của nước Mỹ và thật tốt khi thấy Tổng thống Mỹ bác bỏ ý kiến cho rằng nước Mỹ của ông được xây dựng trên quan điểm tầm ảnh hưởng của nước Mỹ giảm sút.”

    Thật không may, có thể họ không thể tự cứu lấy chính mình. Sự tạo ra và tồn tại của trật tự kinh tế tự do cho đến nay phụ thuộc vào cường quốc sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ cho thương mại, thị trường tự do, thường bằng sức mạnh của hải quân. Vậy nếu một nước Mỹ đang suy tàn không thể nắm được thế thống trị đối với một số vùng lãnh hải, nước nào dám đứng ra đảm nhận trọng trách và gánh nặng tài chính của nhiệm vụ trên? Dường như chẳng có nước nào.

    Nếu một ai đó làm được, liệu nó có dẫn đến căng thẳng tăng cao hơn? Trung Quốc và Ấn Độ đang xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh hơn nhưng kết cục sự chạy đua chỉ ngày một lớn dần chứ không phải an ninh được đảm bảo hơn.

    Người Trung Quốc có thực sự đánh giá cao hệ thống kinh tế cởi mở hay không? Kinh tế Trung Quốc có thể sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thế nhưng còn lâu mới thành nền kinh tế giàu có nhất. Quy mô kinh tế Trung Quốc có được nhờ một cộng đồng dân số lớn nhất thế giới thế nhưng nếu tính bình quân đầu người, Trung Quốc vẫn còn rất nghèo.

    GDP bình quân đầu người tại Mỹ, Đức và Nhật hiện khoảng trên 40 nghìn USD, Trung Quốc hơn 4 nghìn USD một chút, chỉ tương đương với Angola, Algeria…Ngay cả nếu dự báo lạc quan nhất thành sự thật, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2030 cũng chỉ bằng một nửa của Mỹ hiện nay và tương đương với Slovenia hay Hy Lạp bây giờ.

    Nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại hòa bình mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa.

    Giống như ông Arvind Subramanian và nhiều chuyên gia kinh tế khác đã chỉ ra, mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhiều. Trong quá khứ, nhóm nền kinh tế quy mô lớn nhất và thống trị thế giới cũng đồng nghĩa với giàu có nhất. Quốc gia nào mà người dân hiển nhiên chiến thắng trong hệ thống kinh tế không giới hạn thường không muốn theo đuổi chính sách bảo hộ và luôn muốn giữ hệ thống mở.

    Lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu một đất nước nghèo và vẫn đang phát triển, không thực sự muốn mở cửa nền kinh tế. Họ đã bắt đầu đóng cửa một số lĩnh vực, tránh cạnh tranh từ nước ngoài và nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy với nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.

    Ngay cả nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan như ông Subramanian cũng tin rằng trật tự kinh tế tự do sẽ cần đến yếu tố đảm bảo trong một kịch bản mà Trung Quốc thực hiện quyền thống trị bằng cách đảo ngược chính sách trước đây hoặc không mở cửa một số lĩnh vực của nền kinh tế vốn hiện đã bị đóng kín quá mức.

    Phần lớn thế giới chào đón sự thống trị kinh tế của Mỹ bởi Mỹ luôn tạo ra tiền cho các nước đối tác. Sự thống trị kinh tế thế giới của Trung Quốc sẽ được “chào đón” theo cách khác.

    Không giống kỷ nguyên thống trị thế giới của người Anh và sau này đến người Mỹ, sức mạnh kinh tế tập trong vào một nhóm cá nhân hay tập đoàn, hệ thống của Trung Quốc giống như hệ thống thương mại của nhiều thế kỷ trước. Chính phủ tích lũy tài sản để đảm bảo cho hệ thống quản lý, chi tiền cho quân đội và hải quân nhằm cạnh tranh với nhiều thế lực khác trên thế giới.

    Dù người Trung Quốc hưởng lợi nhiều từ trật tự kinh tế kinh tế mở, cuối cùng có thể họ có thể hủy hoại nó bởi họ ưu tiên đảm bảo tài sản của nhà nước và quyền lực đi kèm với nó. “Con ngỗng đẻ trứng vàng” cuối cùng có thể sẽ bị giết thịt bởi người ta không biết làm cách nào để giữ cho nó và chính họ cùng tồn tại.

    Cuối cùng, sự hòa bình giữa các cường quốc đã được duy trì trong suốt 6 thập kỷ qua sẽ như thế nào? Liệu nó có tồn tại được trong một thế giới hậu Mỹ?
    Nhiều bình luận gia muốn kịch bản trên xảy ra cho rằng sự thống trị của Mỹ sẽ được thay đổi bởi sự hòa thuận đa cực. Hệ thống đa cực xưa nay không ổn định cũng chẳng mang lại hòa bình. Sự bình đẳng tương đối giữa các cường quốc là nguồn gốc của sự bất ổn dẫn đến nhiều tính toán sai lầm.

    Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cuộc chiến giữa các cường quốc đã trở thành điều bình thường trong thế giới đa cực; có thể kể đến rất nhiều cuộc chiến tranh mang tính phá hủy trên phạm vi toàn châu Âu sau Cuộc Cách mạng Pháp và kết thúc với sự thất bại của Napoleon vào năm 1815.

    Thế kỷ 19 nổi bật với hàng loạt cuộc chiến giữa các cường quốc kéo dài nhiều thế kỷ, nổi bật với một số cuộc xung đột chính. Cuộc chiến tranh Krym (1853 – 1856) có thể coi như một cuộc tiểu Chiến tranh Thế giới có sự tham gia của hơn 1 triệu người Nga, Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng quân sự từ 9 quốc gia khác. Hơn nửa triệu người chết và rất nhiều người bị thương. Trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), chính phủ hai quốc gia đã cử tới 2 triệu lính tham gia và trong đó nửa triệu người mất mạng hoặc bị thương.

    Thời kỳ hòa bình sau các cuộc xung đột trên nổi bật với căng thẳng và cạnh tranh căng cao, rất nhiều cuộc chiến nổ ra trên cả đất liền và vùng biển. Đỉnh điểm phải kể đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, cuộc chiến hủy hoại và gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử nhân loại. Như nhà khoa học chính trị Robert W. Tucker đã chỉ ra: “Chiến tranh vẫn là công cụ để đảm bảo cán cân quyền lực.”

    Chẳng có lý do gì để tin việc trở lại thế giới đa cực trong thế kỷ 21 sẽ mang đến ổn định và hòa bình nhiều hơn so với trong quá khứ. Kỷ nguyên thống trị của nước Mỹ đã cho thấy rằng chẳng có công thức nào mang lại sự hòa bình cho các cường quốc hơn là sự chắc chắn về việc ai đang ở thế “bề trên”.

    Tổng thống Mỹ Bill Clinton trước đây khi rời Nhà Trắng đã luôn giữ niềm tin rằng nhiệm vụ quan trọng của nước Mỹ là tạo ra một thế giới mà chúng ta sống nhưng không còn là siêu cường duy nhất của thế giới, và rằng cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian mà nước Mỹ sẽ phải chia sẻ võ đài với nước khác.
    Ông không sai khi mong mỏi điều trên xảy ra. Thế nhưng liệu có làm được mọi chuyện không?

    Trên phương diện an ninh, luật lệ và tổ chức trật tự quốc tế không tồn tại sự đi xuống của nhiều quốc gia không công nhận nó. Họ giống như giàn giáo xung quanh một tòa nhà: Họ không đẩy tòa nhà đứng vững mà tòa nhà giữ cho họ đứng.

    Nhiều chuyên gia về chính sách ngoại giao quốc tế coi trật tự quốc tế hiện tại như kết quả tất yếu của sự tiến hóa nhân loại, sự kết hợp của khóa học và công nghệ tiên tiến, kinh tế toàn cầu, các tổ chức quốc tế mạnh lên, phát triển nguyên tắc ứng xử quốc tế và dân chủ trong nhiều chính phủ.

    Trật tự quốc tế không phải sự tiến hóa, nó là sự áp đặt. Nó là sự thống trị của tầm nhìn của nước này lên trên nước khác và trong trường hợp nước Mỹ, sự thống trị của ý tưởng thị trường tự do cũng như nguyên tắc dân chủ cùng với hệ thống quốc tế ủng hộ nó. Trật tự hiện tại chỉ có thể được duy trì miễn những ai ủng hộ và hưởng lợi từ nó duy trì mong muốn và có khả năng bảo vệ nó.

    Nếu sức mạnh Mỹ đi xuống, tổ chức và luật lệ mà sức mạnh Mỹ ủng hộ nó cũng sẽ đi xuống. Hoặc cụ thể hơn, nếu lịch sử mang đến cho chúng ta một bài học, tất cả các yếu tố trên sẽ cùng sụp đổ khi chúng ta chuyển sang một thứ trật tự mới hoặc sự lộn xộn, mất trật tự. Cuối cùng chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại hòa bình mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa – thế giới thực tế đã chìm trong bất ổn như thế trước khi vị thế Mỹ được xác lập.

    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/Economist,WSJ



    -P


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 07. Mar 2012 , 06:35
    Còn cái nhục nào hơn cái nhục nầy:

    Con gái Việt Nam như những món hàng rao bán !



    Buy a wife from Vietnam for only 6000 USD.1. Guaranteed virgin2. Guaranteed to be delivered within 90 days3. NO extra charges4. If ran away within a year you get another one for FREE
    ____________

    Quảng cáo tại Trung Cộng :

    “Mua 1 cô vợ Việt Nam giá 6,000 USD1. Bảo đảm còn trinh2. Bảo đảm giao hàng trong vòng 90 ngày3. Không phụ phí4. Nếu bị cô ta tron di trong vòng 1 năm, được 1 cô khác miễn phí.”

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 15. Mar 2012 , 14:19
    GIỜ ĐÂY, VIỆT NAM ... Còn Hay Đã Mất !!!??
    (03/14/2012)
    Lại tư Mỹ

    Biết bao sự kiện tang thương xảy ra cho quê hương Việt Nam chúng ta từ ngày Cộng sản xuất hiện trên mảnh đất hiền hòa này, từ cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, đến chiến tranh Nam Bắc huynh đệ tương tàn, đến cuộc di tản vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại năm 1975, đến Bôxit Tây nguyên , bán rừng, bán biển ....... xã hội băng hoại đến tận cùng, đàn áp tiêu diệt tôn giáo, đàn áp mọi tiếng nói yêu nước , bao nhiêu dân oan, bao nhiêu tù oan, bao nhiêu cái chết tang thương và vô lý ......

    Biết bao bài báo, bài thơ, bản nhạc nói lên thực trạng này, cụ thể như nhà thơ Đỗ trung Quân, bất nhẫn khi thấy nhà cầm quyền Hà nội đối xử với người dân bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm họa giặc Tầu :

    "Cái gì cũng tù mù
       Nhưng
       Trấn áp
       Thì công khai.
    Bóp cổ, khiêng vác, chửi thề,
    Đánh nóng, đánh nguội rất minh bạch.
    Hỡi những người anh em,
    Đánh đồng bào mình có vui không?
    Bắt đồng bào mình có sướng không?
    Rong tảo Hoàng Sa không còn xanh nữa,
    San hô Hoàng Sa đỏ mầu máu ."


    Nhưng phải đợi cho một sự kiện lịch sử, một biến cố: Việt Khang, có người nói đó là con của trời, có người nói đó là kết tinh của hồn thiêng sông núi, bằng lời ca, nốt nhạc nhẹ nhàng, anh thủ thỉ :

    " Xin hỏi anh là ai,
    Sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai ?
    Xin hỏi anh là ai?
    Sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
    Không cho tôi xuống đường để tỏ bày,
    Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã qúa nhiều đắng cay ..."
    Và anh thắc mắc tự hỏi :
    " Dân tộc anh ở đâu ?
    Sao đang tâm làm tay sai cho Tầu ?
    Để ngàn năm ghi dấu,
    Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào ....  "


       Anh than thở  :

    " Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?
       Mà giặc Tầu ngang tàng trên Quê hương ta,
       Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội,
       Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu ....  "
       Anh lo âu và quyết tâm :
    " Tôi không thể ngồi yên,
    Khi nước Việt đang ngả nghiêng,
    Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
    Một ngàn năm hay triền miên tăm tối !"


    Những sự kiện anh mô tả, thắc mắc trong hai bản nhạc : " Anh là ai ?" và " Việt Nam tôi đâu ?" là những sự kiện ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng sao qua những nốt nhạc đơn sơ và giọng ca trầm hùng, bi thương của chính anh, làm xúc động lương tri nhân loại ? làm thức tỉnh bao trái tim tưởng như đang ngủ yên . Trúc Hồ, với tâm hồn nghệ sỹ và trái tim đầy nhiệt huyết đã cảm nhận một cách mãnh liệt nhất thông điệp từ hai bản nhạc này, với khả năng và phương tiện trong tay, anh đã lập tức phát động phong trào cứu Việt Khang, cứu các nhà đấu tranh dân chủ, và hơn hết, cứu Việt Nam :

      " Tôi không thể ngồi yên,
    Để đời sau, cháu con tôi làm người,
    Cội nguồn ở đâu ?
    Khi thế giới này không còn Việt Nam ."

      (Việt Khang - Việt Nam tôi đâu ?)


    Biểu Tình ở thủ đô Washington DC (Hình ảnh : Lương văn Phước)

    Bằng tư thế của mình, những người Mỹ gốc Việt tỵ nạn Cộng sản, đấu tranh bằng tiếng nói và hành động đến các cơ quan Hành Pháp và Lập pháp Hoa kỳ, Tòa Bạch Ốc muốn nghe tiếng nói và nguyện vọng của dân chúng, và chúng tôi lên tiếntg, phong trào ký thỉnh nguyện thư được phát động rầm rộ, với sự hợp tác nhiệt tình của tất cả anh chị em trong hệ thống đài SBTN mà anh là Tổng Giám đốc , hơn thế nữa, mọi nơi, mọi giới, " khắp nơi trên địa cầu nơi nào in dấu chân Việt nam ." đều hưởng ứng tích cực . Năm 1975, người dân Việt bỏ phiếu bằng đôi chân để chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản vô thần, ngày hôm nay, người Việt khắp nơi bỏ phiếu bằng trái tim qua hình thức ký thỉnh nguyện thư (148,810/ 30 ngày).

    Chúng tôi đã được nhìn thấy các Cộng đồng người Việt từ Pháp, Canada, Úc, .. rộn ràng yểm trợ và đồng thời phát động phong trào kýThỉnh nguyện thư đến chính quyền sở tại, riêng tại Tiểu bang Massachusetts chúng tôi thì sôi nổi lắm , một buổi họp khẩn cấp được triệu tập từ khi có lời kêu gọi của Trúc Hồ , một ban vận động ký Thỉnh Nguyện thư được thành lập do toàn các bạn trẻ đảm nhận , Boston và các vùng phụ cận, năm nay ít tuyết nhưng cũng lạnh lắm , các bạn trẻ có mặt khắp nơi tại các tụ điểm đông người để vận động và giúp đồng hương ký Thỉnh nguyện thư , hết Chùa này, đến Nhà thờ khác , hết tiệm buôn này, đến tiệm buôn khác , tôi nhớ kỷ niệm thật nhiều, ngày thứ Bảy 25 tháng 2 vừa qua, trời lạnh vô cùng và gió rất lớn các cháu kê bàn ngồi trước Chợ Trường Thịnh mặt mày tái ngắt vì qúa lạnh (nhưng ngay sau đó, chủ nhân đã ưu ái dành chỗ trong tiệm cho các cháu làm việc ) trong khi hệ thống âm thanh đặt ngoài tiệm liên tục phát hai bản nhạc của Việt Khang do chính anh trình bày, mà nhiều người tâm sự :

    " càng nghe càng xúc động, ứa nước mắt  !." xe vận động chiến dịch liên tục trên những con đường chính, tôi không muốn nêu tên các bạn, tôi muốn bắt chước Trúc Hồ, các bạn chính là:"những thiên thần trong bóng tối.!" rồi công tác vận động đồng hương tham dự hai ngày 5 và 6 tháng 03 năm 2012 tại Washington DC trên hệ thống Đài Tiếng nước tôi/ Boston, cùng với anh Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Cộng đồng, anh Lê hoàng Hà, Giám đốc đài TNT/Boston, anh Chiêm thanh Hoàng, chị Vinh Tuyến, cho đến phút chót, anh chị em chúng tôi còn rất lo âu, số lượng người ghi danh tham dự qúa đông, thời gian vận động tài chánh qúa gấp rút, tuy biết rằng, những người ghi danh đi đã là chấp nhận chi phí cho mình, nhưng truyền thống của Massachusetts là mọi người cùng tham dự, cho nên, chỉ đôi lần kêu gọi, đồng hương gọi vào đóng góp, yểm trợ tài chánh dư thừa chi trả cho hai chuyến xe Bus, như vậy, ngoài một trăm hai mươi người trên xe , còn cả ngàn tấm lòng đồng hương cùng đồng hành ...

    Chúng tôi có lẽ là phái đoàn đầu tiên có mặt tại tiền đường Quốc Hội, chúng tôi chụp hình lưu niệm, rồi xe này đến xe khác, cộng đồng này, đến cộng đồng khác tấp nập, nhộn nhịp, chúng tôi được phát bảng tên do đã ghi danh trước, những thủ tục an ninh căn bản để vào trong Quốc Hội , hôm đó cũng là dịp người Mỹ gốc Do Thái có cuộc vận động hành lang, nhưng so với người Việt chúng ta thì chiếm đa số áp đảo . Thực sự cũng có sự lúng túng, lộn xộn lúc ban đầu, vì sự hiện diện qúa đông của đồng hương, ngoài dự trù của ban tổ chức , nhưng sau đó, dần dà cũng đi vào ổn định, tôi nhận thấy tinh thần làm việc tích cực của các cơ quan truyền thông báo chí, của quý anh chị trong ban tổ chức, những khuân mặt thân quen và vô cùng nhiệt tình mà tôi  trân trọng: Tiến sỹ Nguyễn đình Thắng và cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh, xốc vác, năng nổ . Tiểu bang Massachusetts chúng tôi chắc ăn đã gởi hai bạn trẻ Ngô Triệu Vũ và Chiêm bảo Nghi đi trước để làm việc cụ thể với ban tổ chức, chúng tôi cũng đã làm hẹn với các Thượng nghị sỹ và Dân Biểu Tiểu bang nhà để tiếp xúc và làm việc, nói chung, phái đoàn Massachusetts chẳng những tiếp xúc, làm việc đúng giờ theo hẹn và được tiếp đón thân tình với các Nghị sỹ, Dân biểu người nhà, cộng thêm cách trình bày ngắn gọn nhưng xúc tích và đầy đủ, rõ ràng của cháu Đan Thanh làm cho quý Nghị Sỹ, Dân Biểu nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của phái đoàn một cách nhanh chóng, chúng tôi còn phụ với nhiều đồng hương của các Tiểu bang khác trong các lần tiếp xúc với các Nghị sỹ, Dân biểu địa phương cho thêm khí thế. Buổi tiệc do ban tổ chức khoản đãi tại phòng B400 tại Toà nhà Quốc Hội ( hình như thực phẩm chính do Cựu Dân biểu Cao quang Ánh khoản đãi ) phòng hơi chật so với số lượng người qúa đông, khí thế vô cùng sôi nổi, hào hứng, một số Thượng Nghị sỹ, Dân biểu cũng hiện diện và có những lời phát biểu mạnh mẽ ủng hộ Nhân quyền cho Việt Nam, ủng hộ việc đưa Việt nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo, sau đó Tiến sỹ Nguyễn đình Thắng đề nghị mọi người cùng di chuyển qua sân hông Quốc Hội cho thoáng mát . Ngay ngày hôm sau, kết qủa là : Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào ngày 07 tháng 03 năm 2012 sau hai ngày Hành pháp và Lập pháp Mỹ có các buổi tiếp xúc và làm việc với phái đoàn hàng trăm người Việt hải ngoại hôm mồng 5 và 6 tháng 3 năm 2012 tại Thủ đô Washington DC về vấn đề thúc đẩy Việt nam tôn trọng Nhân quyền , dịp này Dân biểu Chris Smith phát biểu : "Chính phủ Hoa kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt cho chế độ đang cầm quyền tại Việt nam rằng, họ phải chấm dứt các vi phạm nhân quyền đối với chính công dân của họ." (VOA 08 tháng 03   

    Sau buổi tiếp tân đầy khí thế hào hứng, chúng tôi dời tòa nhà Quốc hội trực chỉ Boston, xứ lạnh tình nồng, trên xe, tôi nghe được điện thoại anh Nguyễn thanh Bình, Chủ tịch Cộng đồng liên lạc với Ngô triệu Vũ và Chiêm bảo Nghi , thăm và hỏi về phí tổn chuyến đi DC , để có thể chia sẻ phần nào, không nghe được giọng của Vũ và Nghi, nhưng sau khi cúp điện thoại, chỉ nghe anh Bình tâm sự, thật đáng quý, đúng là vợ trẻ, con thơ, bỏ ra mấy ngày trời, máy bay, khách sạn, công ăn việc làm, hỏi chúng nó, chỉ cười hề hề, việc chung mà chú, tính toán làm chi, tuổi trẻ Massachusetts chúng tôi đều như thế đấy, có sung sướng và hãnh diện không ??

    Thay cho lời kết : từ hiện tượng Việt Khang với hai bài hát :" Anh là ai ? " và : " Việt Nam tôi đâu ." do chính anh trình bày là món qùa vô giá của Thượng đế trao ban cho dân tộc Việt nam, nó có sức mạnh vô địch làm nức lòng mọi người về thân phận dân tộc và đất nước , là một ngọn đuốc rực sáng thức tỉnh những trái tim vô cảm, đang ngủ yên , quy tụ đưọc khối đại đoàn kết vĩ đại từ trưóc đến nay . Làm nhạt nhòa đi ngọn đuốc linh thiêng này sẽ là một trọng tội với Tổ quốc, dù bất cứ lý do nào .

    Thông điệp của Việt Khang rất rõ ràng :

    " Chống quân xâm lược,
    Chống kẻ nhu nhược , bán nước Việt Nam.! "


    (Việt nam tôi đâu ?)

      Đó cũng là mục đích và nguyện vọng của chúng ta, không thể khác.

    Lại Tư Mỹ

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:30
    Việt Nam Tôi Đâu?


    Việt Nam tôi đây...Sau 37 năm "giải phóng"






    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:34

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:37


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:40


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:44

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:47


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:51


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:55


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 22:58


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 23:03



    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 23:07


    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 27. Mar 2012 , 23:14


    [mediawidth=500]http://www.youtube.com/watch?v=9ojZ9y3pwQ8&feature=related[/media]


    Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
    một trăm năm đô hộ giặc tây
    bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
    gia tài của mẹ, để lại cho ai
    gia tài của mẹ, là nước Việt này?


    Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
    một trăm năm đô hộ giặc tây
    bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
    gia tài của mẹ, một đàn tham - ô
    gia tài của mẹ, một cái nhà mồ


    Dạy cho dân tiếng nói lọc lừa
    dạy cho dân chόng quên màu da
    dân chόng quên màu da, nước Việt xưa
    cộng trung hoa đưa rước vào nhà
    cộng mong dân lũ dân nghèo ngu
    ôi lũ dân nghèo ngu, quên giặc thù


    Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
    một trăm năm đô hộ giặc tây
    bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
    gia tài của mẹ, ruộng thành sân gôn
    gia tài của mẹ, làng xόm bùi ngùi


    Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
    một trăm năm đô hộ giặc tây
    bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
    gia tài của mẹ, một bọn buôn dân
    gia tài của mẹ, một lũ "+" hèn.

    BM
    http://baomai.blogspot.com/2012/03/viet-nam-toi-aysau-37-nam-giai-phong.html
    ( Tân Sơn Hòa chuyển )

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 29. Mar 2012 , 08:34
    Thấy gì sau một năm áp dụng “Môn Học Kỹ Năng Sống”?
    Định Nguyên, thông tín viên RFA
    2012-03-28

    Để giảm tình trạng suy đồi trong học sinh liên quan đến nhân cách, đạo đức, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo VN đưa chương trình học Kỹ Năng Sống áp dụng cho hệ Tiểu Học bắt đầu từ niên khóa 2011 – 2012.

    Hiệu quả của chương trình này như thế nào, thông tín viên Định Nguyên tìm hiểu và trình bày như sau.
    Chỉ lồng ghép với môn khác

    Theo Theo định nghĩa của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Như vậy kỹ năng sống được tích lũy thông qua rèn luyện và kinh nghiệm từ môi trường sống: gia đình, học đường, xã hội.

    Môn học Giáo Dục Kỹ Năng Sống từ lâu một số nước trên thế giới đã đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học. Trước đây hơn mười năm vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã từng đem ra thảo luận với sự hổ trợ của Unicef, nhưng không biết vì lý do gì Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã không thực hiện.

    Những năm gần đây cũng đã xuất hiện  loại hình môn học này chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM nhưng chương trình học không thống nhất, tùy thuộc vào trường hay trung tâm tìm được nguồn giáo viên như thế nào.

    Niên học 2011-2012 Bộ GD-ĐT đưa chương trình Kỹ Năng Sống vào dạy ở bậc Tiểu Học. Theo nguồn của Bộ Giáo Dục, gồm có 21 kỹ năng: Kỹ năng (KN) nhận thức, KN xác định giá trị, KN kiểm soát cảm xúc, KN ứng phó với căng thẳng, KN tìm kiếm sự hỗ trợ, KN thể hiện sự tự tin, KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực, KN thể hiện sự cảm thông, KN thương lượng, KN giải quyết mâu thuẫn, KN hợp tác, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo, KN ra quyết định, KN giải quyết vấn đề, KN kiên định, KN đảm nhận trách nhiệm, KN đặt mục tiêu, KN quản lý thời gian, KN tìm kiếm và xử lý thông tin. Tuy nhiên đây không phải là môn chính thức, có tiết học riêng, mà được lồng ghép với những môn khác.

    Hiện nay chương trình học phổ thông, trong đó có cấp Tiểu Học, được xem là quá nặng nề. Đã có nhiều ý kiến đề nghị với Bộ Giáo Dục xem xét để giảm tải chương trình và những nội dung chưa cần thiết hoặc không cần thiết. Việc lồng thêm chương trình học Kỹ Năng Sống vào những môn học chính vô tình tạo áp lực lên cả thầy lẫn trò. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Viện Khoa Học Giáo Dục, thì “Nội dung các bài học vốn đã nhiều, thời lượng lại ít nên khó chèn giáo dục Kỹ Năng Sống vào. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về Kỹ Năng Sống trong từng môn học, bài giảng”.

    Với một khối lượng kỹ năng như vậy, chưa nói đến có nhiều kỹ năng chưa thích hợp ở bậc Tiểu Học như kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng tư duy sáng tạo…, việc lồng ghép với những môn học khác liệu có truyền đạt hết nội dung của môn học để đạt được kết quả như ý muốn của những nhà hoạch định chương trình? Trao đổi với Phó Gs Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường Trung Học Dân Lập Lương Thế Vinh, Hà Nội - ông cho biết ý kiến như sau:

    “Việc kết hợp vào từng môn học là không có hiệu quả. Lồng vào môn văn thì còn khả dĩ một chút, nhưng môn toán, môn lý thì sao? Như vậy cần phải có một môn (chính thức) để giảng dạy cho học sinh. Cái này trước kia tôi tưởng là nó nằm trong bộ môn Giáo Dục Công Dân. Thế mà khi nhìn vào môn Giáo Dục Công Dân thì nó buồn cười. Toàn bộ cấp hai không có một tiết nào nói về nhân cách sống. Bây giờ phải có môn Kỹ Năng Sống, phải có tiết hẳn hoi thì mới được.”

    Bà Bích Ngọc - thuộc Trung Tâm ABS Training, Hà Nội - cũng cho là việc lồng ghép như vậy là không hiệu quả. Thầy và trò đều không có thời gian dạy và học kỹ lưỡng. Bà nói:

    “Thật ra tôi chưa có khảo sát cụ thể việc lồng ghép ấy như thế nào. Cái này đòi hỏi phương pháp giảng dạy phải thay đổi nhiều chứ mà tích hợp thì nó không có đủ thời gian và học sinh cũng không có đủ thời gian để mà học kỹ càng cái môn học đó.Tôi nghĩ tích hợp sẽ không đạt được kết quả nhiều. Mà cái đó cần phải tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều, xã hội hóa mạnh mẽ. Còn cái gì cũng đưa vào nhà trường thì giáo viên bộ môn cũng rất là mệt.”
    Thiếu và yếu phương pháp

    Phương pháp giảng dạy là một yếu tố không thể thiếu cho bất cứ bộ môn học nào. Sau gần một năm dạy Kỹ Năng Sống, ông Nguyễn Văn Hiến – giảng viên khoa Tâm Lý-Giáo Dục trường Đại Học Sư Phạm Tp.HCM – trong đế tài nghiên cứu Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các trường đưa ra kết luận “Thiếu và yếu phương pháp giáo dục Kỹ Năng Sống.” Và, theo báo Thanh Niên cho biết, một chuyên gia của Bộ GD-ĐT nói rằng “Trong 10 GV hiện nay chỉ có khoảng 2-3 người đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy Kỹ Năng Sống. Đa số GV còn lại dù rất tâm huyết nhưng không phải ai cũng dạy được vì họ chưa được đào tạo.” Lỗ hổng “thiếu đào tạo” này sẽ làm chương trình trở nên sơ cứng và việc giảng dạy chỉ là chuyện nhồi nhét cho xong bổn phận.

    Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định quá trình giáo dục Kỹ Năng Sống cho học sinh là kỹ năng sống của chính thầy cô giáo. Kỹ năng sống không thể chỉ là những bài học lý thuyết suông mà nó cần có hình mẫu nêu gương để học tập và rèn luyện. Đây cũng là điều khá bức xúc không những của riêng những nhà hoạch định chương trình mà cũng là mối bức xúc chung của xã hội. Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Vinh Hiển trong một cuộc hội thảo “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 20/5/2009, đã thẳng thắn nói rằng:

    “Nhưng hiện nay, kỹ năng sống của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều ứng xử của các thầy cô giáo với học sinh trong môi trường giáo dục còn chưa đạt thì không thể nói đến những ứng xử ngoài xã hội”.

    Phó Gs Văn Như Cương đặt vấn đề này lên hàng đầu và cho là việc giáo dục nhân cách cho trẻ em Tiểu Học đòi hỏi nhiều đến nhân cách của người thầy. Ông nói:

    “Tôi nghĩ rằng việc rèn luyện nhân cách sống cho trẻ em cấp một rất là phong phú. Trước hết là cái gương mẫu, mẫu mực của thầy cô giáo. Thái độ của người thầy, cách ứng xử của người thầy đối với học sinh, hay là ở trong trường thái độ của cán bộ trong trường với nhau, thầy cô giáo với nhau, với những người làm việc. Tất cả những điều đó đều có tác động rất lớn đối với học sinh. Và, cái đó không phải ở đâu cũng làm được. Các cái chuyện tiêu cực: xin điểm, chạy điểm, chạy trường chạy lớp, dạy thêm, học thêm. Những tiêu cực đó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ con đến cái nhìn nhận vấn đề, đến cuộc sống nó bị méo mó.”

    Thêm một hệ quả nữa là việc biến trường học thành thị trường sẽ rất béo bở cho các đơn vị kinh doanh trong lãnh vực này khai thác. Rất nhiều trường Tiểu Học ở những thành phố lớn liên kết với những công ty đứng ra tổ chức các lớp dạy Kỹ Năng Sống cho học sinh và thu phí. Áp lực đè nặng lên học sinh và cả phụ huynh. Trước tình hình cấu kết làm ăn rối rắm này, vào tháng 9/2011, Sở GD – ĐT Hà Nội đã ra công văn cấm hoạt động này: “Nghiêm cấm các trường học và các cơ sở giáo dục không được tự ý cho phép các tổ chức, cá nhân đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống ngoài luồng vào giảng dạy trong các nhà trường. Không được ép học sinh, cha mẹ học sinh mua tài liệu, thu tiền học và tiền cho các hoạt động trái phép này. Những trường học và cơ sở giáo dục nào làm trái quy định phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GDĐT và UBND thành phố.”

    Không biết chương trình học Kỹ Năng Sống có thu đạt được kết quả như ý muốn của Bộ GD – ĐT trong tình hình có quá nhiều bất cập và lúng túng khi áp dụng cho bậc Tiểu Học hay không nhưng người dân vẫn hy vọng Nhà Nước bình tĩnh xem xét, đánh giá chính xác những gì thật sự cần thiết, những kiến thức hữu ích cũng như khả năng truyền đạt kiến thức của lực lượng thầy cô giáo để môn học Kỹ Năng Sống trở thành môn học chính thức trong chương trình học từ Tiểu Học đến Trung Học Phổ Thông.
    ---------------------------------------

    Ý kiến của Bạn

    minh bui nơi gửi hanoi :

    thay nao tro nay...mot xa hoi chan chinmh..thi khong cø nhung con nguoi bat hao..1 nguoi thay chan chinh..thi khong cø nhung hoc bat bat luong...che do cong san hien nay..thi toan lu bat luong ..dau trom duoi cuøp-..chung dang nam chinh quyen..long hanh..cong an..bo doi..thi la dan em cua lu dang cuøp cong san vietnam nay..bay giø cø hoc gi chang nua..thi cung trø thanh nhung ten cuøp..vi chung la nhung thanh phan..cong san..vo than..vo dao duc...cø hoc gi chang nua chung van la nhung ten cuøp...

    29/03/2012 06:16

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 04. Apr 2012 , 12:53
    Nhận diện kẻ thù mới của Việt Nam
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2012-04-03

    Trung Quốc ngày càng ráo riết thực hiện những hành động tùy tiện bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cam kết trong khu vực và với VN – nhất là cam kết “4 tốt và 16 chữ vàng”.


    Photo courtesy of tienphong
    Tàu lạ neo tại vùng biển Đầm Bấy (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang). Ảnh chụp hôm 23/3/2012.

    Quân đội là công cụ của Đảng

    Trung Quốc đã bất chấp nhân bản nhằm sớm toại nguyện tham vọng “ao nhà” ở Biển Đông, mà nạn nhân chủ chốt trước mắt không ai khác hơn là ngư dân Việt ở vùng ven biển Miền Trung kiếm miếng cơm manh áo ngày càng chật vật và đầy nguy hiểm tại ngư trường truyền thống của ông cha mình có từ hàng ngàn năm qua.

    Trong khi thêm một tàu cá từ Quảng Ngãi vừa mới bị “tàu lạ” đâm chìm ở gần đảo Cồn Cỏ thuộc biển Quảng Trị giữa lúc 21 ngư dân từ xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi lâm nạn hôm mùng 3 tháng 3 bị TQ ra giá phạt mỗi người khoảng 11.000 đô la; và trong khi 2 chiếc tàu lớn cỡ tàu hải quân của TQ an nhiên đậu tại Vịnh Nha Trang, nơi – theo trang web Xuân Diện – “lãnh đạo Biên phòng Khánh Hoà được dẫn lời nói sẽ tham mưu để xử phạt hành chính 2 tàu này”, nghĩa là ngư dân TQ được VN phạt tiền theo giá “hữu nghị” so với số tiền phạt nhiều hơn gấp trăm lần mà phía TQ dành cho ngư dân VN, thì tác giả Vũ Nhật Khuê thắc mắc rằng “Nếu quân đội (VN) thực sự là của nhân dân thì không có chuyện ngư dân bị TQ bắt đòi tiền chuộc. Quân đội không bảo vệ được nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ là một quân đội bạc nhược và thất bại”.

    Qua bài “Quân đội VN là của nhân dân sao trung thành với đảng?”, tác giả Vũ Nhật Khuê lưu ý rằng Thượng tướng Nguyễn Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội nhân dân VN khẳng định “quân đội tuyệt đối trung thành với đảng” rồi thì sau đó mới “bảo vệ tổ quốc”, trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong chuyến đi thăm Tổng cục chính trị quân đội, đã trình bày ‘vòng vo cuối cùng cũng là đảng trên hết…Tóm lại, ông Trọng chỉ đạo Tổng cục chính trị nắm cho được quân đội làm công cụ để bảo vệ đảng…”. Tác giả Vũ Nhật Khuê lưu ý:

    “Do vậy ai đó ảo tưởng quân đội là của nhân dân thì nên thực tế nhìn rằng quân đội của đảng cộng sản. Và quân đội kiểu này đang làm gì: bảo vệ tổ quốc và nhân dân hay đi bảo vệ quyền lợi của các đảng viên cao cấp? Từ lý luận Mác- Lê, cho đến thực tiễn hiện nay cho thấy quân đội chỉ là một công cụ của đảng. Ở Tiên Lãng thì quân đội phụ giúp nhà cầm quyền cướp đất của dân. Trên Tây Nguyên thì quân đội cướp đất của người thiểu số sắc tộc cách trắng trợn.”

    Như vậy thì không chỉ quân đội là công cụ ưu tiên của đảng mà, theo nhà văn Trần Khải, đất cũng là của đảng. Qua bài tựa đề “Khi Đất Là Của Đảng”, nhà văn Trần Khải mở đầu phân tích rằng về mặt danh nghĩa thì đất là của toàn dân nhưng thực tế cho thấy người dân không có sở hữu gì cả vì quyền ban phát đất nằm trong tay cán bộ, tạo điều kiện làm giàu cho bản thân cùng gia đình và dòng tộc họ. Tác giả lưu ý rằng nhà nước không muốn - hay chưa muốn – thay đổi “thói cường hào phi lý” trắng trợn đó, vì nếu tước đi quyền lợi ban phát đất đai của cán bộ thì còn ai trung thành với đảng CS nữa.

    Địa chủ đỏ cướp đất của dân

    Theo nhận xét của nhà văn Trần Khải thì biến cố Đoàn Văn Vươn những tưởng tạo nên một chuyển biến quan trọng về luật đất đai, nhưng “hoá ra chẳng có gì hết”, và chuyện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp vừa rồi chỉ là để trình diễn, việc kỷ luật cán bộ cũng để trình diễn trong khi thực chất vấn đề là “Nhà nước sẽ vẫn siết quyền quản lý đất để ban phát cho tư bản làm các dự án phát triển, và qua đây cán bộ mới có tiền phong bì, tiền phần trăm… Cụ thể, đất là sở hữu toàn dân, nhưng cũng là lợi tức của đảng CSVN và của cán bộ”. Và tác giả báo động:

    “Các địa chủ đỏ ngày nay không chỉ có hàng trăm, mà là hàng chục ngàn hectare đất. Chúng ta nhớ nhiều địa chủ ngày nào chưa có đến một hectare đất mà đã bị trói vào cột trường đấu, để tá điền đốt râu, rồi chết tức tưởi trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Các địa chủ đỏ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung, phè phỡn quá!...Ai nói rằng tài nguyên đất nước hiện nay – dù là đất, là rừng, là biển, là sông… – là của toàn dân? Chỉ duy có Đảng CSVN dám nói như thế, trong khi ban phát, chia chác quyền khai thác cho cán bộ đảng viên. Đó là một thực tế ai cũng đang nhìn thấy, đang chứng kiến, và đang nghe tiếng oan dậy khắp trời hàng ngày.”

    Blogger Trương Duy Nhất cảnh báo bây giờ lại có thêm một Đoàn Văn Vươn khác, dù không có súng để bắn vào lực lượng cưỡng chế việc cướp đất, hay phía cầm quyền không có trận “trăm quân đại chiến tam dân” gọi là “đẹp đến mức có thể viết thành sách”, nhưng Đoàn Văn Vươn thứ hai đó, tên Nguyễn Văn Tưởng ở Quảng Nam, đã cầm dao xông lên đâm cán bộ cưỡng chiếm đất rồi anh uống thuốc độc tự tử, tạo nên bi cảnh “ ‘anh Vươn’ Nguyễn Văn Tưởng đau nhói lòng”.

    Nhà báo Trương Duy Nhất nêu lên câu hỏi: “Những bi kịch này vì đâu? Vì đâu người nông dân cùng quẫn đến bước đường cùng để buộc họ phải giương súng bắn vào chính quyền, phải vung dao đâm cán bộ rồi tự kết liễu cuộc đời bằng một liều thuốc độc? Lại nghe đâu đó người dân uất ức khiêng cả quan tài xông vào trụ sở ủy ban…Ngày một nhiều hơn những đoàn dân “đòi đất” từ các vùng quê kéo về Hà Nội. Qui hoạch, chỉnh trang, thu hồi, giải tỏa đền bù thế nào để đến nỗi dân tình phải xuống đường với băng rôn “cướp đất”? Có gì đó thật bất an.”

    Những quả bom nổ chậm

    Nói tới tâm trạng bất an, Blogger Tô Hải cũng đã trải qua “mấy đêm không ngủ” để viết “nhật ký mở sau một tuần suy nghĩ về những chuyện hơn cả khủng khiếp”. Đó là chuyện “Mẹ VN đang bị cài bom nổ chậm khắp người”. Nhạc sĩ Tô Hải giải thích:

    1-Những quả “bom nước” hàng ngàn triệu mét khối với sức cuốn trôi không thua gì sóng thần ở Fukưshima...
    2-Đó là những quả “bom bùn đỏ”mà mấy cái ông tờ-sờ, giờ-sờ đảng-viên-hưởng-đặc-ân-của-người-chủ-trương-cài-đặt-bom đã… liều mạng “đảm bảo không thể xảy ra thảm họa bùn đỏ Hungary” với lời hứa tỉnh bơ “Nếu có chuyện gì tôi xin đi…tù!” (nay chắc tất cả đã hết nhiệm kỳ và mang theo lời hứa... về hưu ,” hạ cánh an toàn”, y như những kẻ tội tầy trời nhưng phen này thoát khỏi bị chỉnh đốn!
    3-Đó là 16 quả bom hạt nhân được bảo đảm sẽ "rước" về từ những nơi đang “thà thắp nến nhưng không dùng thêm điện hạt nhân”, những nước văn minh, tiên tiến đang phải biểu tình đi, đứng, ngồi, nằm để ngăn chặn cái thứ năng lượng giết người hàng loạt đến 2,3 đời con cháu... vì không phải là không thể thay thế được!


    Công nhân Trung Quốc tràn ngập ở Việt Nam. Photo courtesy of nld.com

    Rồi nhạc sĩ Tô Hải “nhìn lại lịch sử mà lo cho tương lai của Mẹ VN đang mang đầy mình những trái bom nổ chậm siêu nặng suốt từ Nam chí Bắc…có thể phát nổ bất cứ lúc nào” khiến có thể diễn ra một kịch bản kinh khủng nhất – “một cuộc tận thế” dành riêng cho người VN ta trong một tương lai không xa do các “lực lượng thù nghịch nội và ngoại” đang bắt tay nhau tiến hành ! Nhạc sĩ Tô hải lưu ý rằng cách đây hơn 50 năm, Mao Trạch Đông tuyên bố sẵn sàng hy sinh 500 triệu dân Trung Hoa để tiêu diệt ‘sạch sành sanh” hổ giấy Đế Quốc Mỹ thì, theo blogger Tô Hải, việc “huỷ diệt cả một dân tộc VN…chẳng là một cái đinh gì” đối với TQ cả.

    Có lẽ điều đó thuộc trong lý do mà blogger Người Buôn Gió cảnh báo rằng phải “Nhận rõ kẻ thù mới” khi chủ nghĩa bá quyền TQ trở thành đối tượng trực tiếp và nguy hiểm cho VN. Theo blogger Người Buôn Gió thì kẻ thù phương Bắc này “trước là bạn, nay chuyển thành thù, chúng đội lốt Mác-Lê Nin, giả danh CNXH, khôi phục tình hữu nghị Việt-Trung nhưng mục tiêu chính là nhằm “thôn tính nước ta”. Blogger Người Buôn Gió phân tích:

    “Chúng móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong cán bộ ta. Sử dụng người Hoa trên đất nước ta làm đội quân ngầm. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, kể cả âm mưu đầu độc tư tưởng từng thế hệ về lâu dài. Chúng đẩy mạnh phá hoại ta về tổ chức, tư tưởng, tâm lý, kinh tế, văn hóa xã hội...kết hợp với lấn chiếm biên giới, khiêu khích trên biển và đe dọa chiến tranh xâm lược. Kẻ thù đã được xác định, chúng đã và đang đánh ta , lại ở ngay bên cạnh chúng ta.

    Ngày nay chúng đã sản xuất được vũ khí hạt nhân, hóa học và nhiều loại khác để trang bị cho quân đội của chúng và thậm chí còn xuất khẩu. Chúng đã lợi dụng những mối quan hệ với ta để tìm hiểu chúng ta về nhiều mặt. Do đó chúng có thể tấn công chúng ta nhanh chóng bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.”

    Có lẽ đó là kẻ thù của dân tộc Việt. Thế họ có phải là kẻ thù của đảng và nhà nước VN không ? Qua bài “Dung Nhan Của Đảng Và Diện Mạo Kẻ Thù”, blogger Đinh

    Tấn Lực mở đầu rằng cũng giống như những đảng và nhà nước núp bóng chủ nghĩa CS còn sót lại trên thế giới, thì “kẻ thù của đảng và nhà nước (VN) này vẫn còn nhiều, “nhưng nhất định chẳng phải bọn bá quyền bành trướng hung tàn hiểm độc…”. Vì sao? Tác giả phân tích:

    “Những bia chiến thắng bị phá cho mất dấu tích, những cuộc dâng hương/dâng hoa tưởng niệm và trình diễn văn nghệ giúp vui dưới chân các đài liệt sĩ bên kia biên giới… đã chứng thực điều đó.

    Những cà lăm/ấp úng “chứng cứ không tranh cãi” của bộ ngoại giao về vấn đề biển đảo, những ôm hôn thắm thiết, những cúi rạp người bắt tay bằng hai tay, cả chiếc cà vạt cũng cà lăm/cà lặp cho đồng điệu/đồng màu với “quốc khách”, và lệnh bắt giam người hỏi thăm “Việt Nam Tôi Đâu?”, hoặc lệnh cấm chiếu phim Mộ Gió… đã hồn nhiên chứng thực điều đó.

    Những biện pháp đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình chống hiểm họa Bắc thuộc, những trò bắt nguội/bắt cóc/bắt chẹt/bắt nạt/bắt nọn/bắt địa/bắt tội/bắt ép/bắt buộc/chồng án/triệu tập/khám nhà/”phục hồi nhân phẩm”… hay vất mắm tôm/chất thải vào nhà, và cả bung gót đạp mặt người biểu tình… đã tận tình chứng thực điều đó.

    Chẳng những không là kẻ thù, nó, bọn bá quyền bành trướng hung tàn hiểm độc đó, còn là bạn, thậm chí là thầy, với những lời bảo ban/răn dạy (cứ như tam cang ngũ thường của Khổng Tử) rất đáng ghi tâm khắc cốt và truyền thừa cho nhau trong mỗi dịp rèn quân chỉnh cán…”

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 04. Jun 2012 , 14:39
    ĐÁ

    (trích từ: http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=14817
    Bài thơ làm sau khi Công An Nhân Dân đá vào bụng chị Ngô Thị Ánh sau khi đã xúm lại đánh đập chị một cách dã man trong cuộc “cưỡng chế thu hồi đất” ở Văn Giang sáng ngày 24/42012.)



    đá cái chơi
    lấy đà ba bước
    co chân quất một cú thật lực
    ngay ngực
    ngay bụng
    ngay bọng đái
    chết cha mày chưa con chó cái!

    bữa trước tao đạp
    hôm nay tao đá
    đá cho mày sẩy thai
    cho mày băng huyết
    cho mày hộc máu
    cho mày bể ngực
    cho mày nát buồng trứng
    cho chết mụ nội mày đi!
    ai bảo bố mẹ mày sanh ra mày làm người
    ai bảo mày làm người mà trong tầm chân của tao?

    tao thích đá là tao đá
    ngứa mắt là tao đá
    nghe chúng nó hò reo là tao sôi máu
    tao sôi máu là tao đá!

    chân tao mang giày
    giày tao đóng bằng da cứng
    mũi giày tao nhọn
    đế giày tao có gai
    tao đánh giày bóng loáng mỗi sáng
    mày hộc máu thì phun ra chỗ khác
    đừng làm bẩn giày tao!

    đá như đá trái bóng
    đá như đá bao cát
    đá như đá bị gạo
    đá như đá con chó ăng ẳng quẩn chân
    đá rồi nhe răng cười
    vậy thôi!

    tao chẳng hận thù mày
    chẳng căm tức mày
    người hay chó thì cũng vậy
    đàn ông hay đàn bà thì cũng vậy
    già trẻ thì cũng vậy
    tao đá tuốt!

    tao đá vì tao thấy tao mạnh
    tao đá vì tao thấy tao trẻ
    tao đá vì chân tao để đi và để đá
    tao đá vì tao có quyền đá
    tao đá vì công việc của tao là đá
    tao đá vì khoái nghe chúng mày rên la
    tao khoái nghe rên la và khóc than
    không nghe là ăn cơm không ngon
    là ngủ không yên
    không nghe là tao không vui
    không vui thì làm sao tao sống?

    tao không đồng bào với bọn mày
    tao không nhân dân với bọn mày
    tao không đồng chí với bọn mày
    tao không cá nước với bọn mày
    tao không tổ quốc với bọn mày

    ừ, tao là con hoang
    tao là súc vật

    làm chó gì tao nào?


    Bùi Thị Lài

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 10. Jun 2012 , 09:33
    Đảng 'triển khai nghị quyết' ở Bắc Mỹ
    Cập nhật: 12:38 GMT - chủ nhật, 10 tháng 6, 2012



    Ông Đào Ngọc Dung (ngoài cùng bên trái) đang thăm Canada và Hoa Kỳ

    Một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam đang ở Bắc Mỹ nhằm “nắm tình hình công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng, cộng đồng ở ngoài nước”.

    Thông Tấn xã Việt Nam cho biết dẫn đầu đoàn là một ủy viên trung ương, ông Đào Ngọc Dung, cũng là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

    Tháp tùng ông Dung còn có các cán bộ lãnh đạo của Văn phòng trung ương Đảng, Đảng ủy ngoài nước và Thanh tra chính phủ.

    Đoàn đã đến Canada từ ngày 4/6 và đã đến Mỹ từ ngày 8/6 với các trạm dừng chân ở New York, Washington và San Francisco cho đến ngày 14/6.

    Chỉnh đốn Đảng

    Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong chuyến du thuyết của phái đoàn này đến Mỹ và Canada là tuyên truyền phổ biển Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

    Bên cạnh đó phái đoàn của ông Dung cũng sẽ nghe báo cáo về công tác xây dựng Đảng và công tác vận động cộng đồng người Việt ở hai quốc gia này.

    Tại Canada, phái đoàn đã có buổi làm việc với toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ các bộ phái bộ Việt Nam tại nước này và gặp gỡ nói chuyện với cộng đồng Việt kiều ở Toronto.

    Ông Dung đã nhấn mạnh với các đảng viên tại Canada về tầm quan trọng của Nghị quyết trung ương 4 và yêu cầu các đảng viên phải quán triệt.

    Ông Lê Văn Thái, ủy viên Thường vụ của Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương đã có bài thuyết trình về Nghị quyết này vốn có tên gọi “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

    Giải thích lý do Đảng cho ra đời Nghị quyết này, ông Thái cho biết do Đảng luôn xem công tác xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

    Lý do thứ hai là do nhiệm vụ chính trị vốn ngày càng “nặng nề, khó khăn” nên đòi hỏi Đảng phải nâng cao “sức chiến đấu”.

    Thứ ba là trong Đảng hiện đang có nhiều “yếu kém, tiêu cực, phức tạp” đang gây mất niềm tin trong đảng viên và nhân dân, ông Thái thừa nhận.

    Lý do cuối cùng của Nghị quyết trung ương 4, theo ông Thái, là sự “chống phá sự nghiệp đổi mới” của “các thế lực thù địch”.

    Chính vì bốn lý do nêu trên mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc xây dựng chỉnh đốn Đảng là “có ý nghĩa sống còn” đối với Đảng cũng như chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

    Ông Thái cũng nhắc lại ba nội dung chính của Nghị quyết trung ương 4 để các đảng viên ở Mỹ và Canada quán triệt: đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức của đảng viên; nâng tầm của các lãnh đạo để đáp ứng được việc hội nhập quốc tế và xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền.

    Một Việt kiều ở Toronto, Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, viết trên mạng rằng ông được dự buổi trò chuyện của ông Đào Ngọc Dung với một số người Việt.

    Ông Cương nói buổi gặp để lại “cả vị ngọt và đắng”.

    “Ngọt khi thấy chính quyền Việt Nam đã nhìn ra nhiều vấn đề và đang tìm cách giải quyết nó…Đắng vì cách giải quyết của Việt Nam hôm nay vẫn không phải là thật triệt để, tận gốc vấn đề,” theo ông Cương.

    Ông Đào Ngọc Dung từng bị khiển trách và phân công công tác khác vào năm 2006 khi bị phát hiện vi phạm quy chế thi cử.

    Khi còn là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, một cơ quan tập hợp thanh niên Việt Nam theo Đảng Cộng sản, ông Dung bị phát hiện gian lận trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện hành chính quốc gia vào năm 2006.

    Tuy vậy, sau vụ này, ông tiếp tục nắm giữ các cương vị bí thư Ban cán sự đảng của đảng bộ nước ngoài, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc rồi Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

    Tại Đại hội Đảng lần thứ 11 vào đầu năm 2011, ông Dung tiếp tục đắc cử vào Ban Chấp hành trung ương và không lâu sau đó được phân công làm bí thư Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 13. Jun 2012 , 08:27
    Những người thua trận
    Friday, June 08, 2012 1:14:36 PM
    Tạp ghi Huy Phương


    Ði Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4, 1861 đến tháng 4, 1865.


    Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park. Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. (Hình: Huy Phương/Người Việt)

    Ðó là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn thành năm 1972. Jefferson Davis chính là vị tổng thống lãnh đạo Liên Minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc. Ðược gọi là những người “ly khai,” “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?

    Cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750,000 quân hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
    Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”

    Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này. Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen's Agreement). Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.

    Trước đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7, 1863, sau 3 ngày giao tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3,000 người, phe Liên Minh mất 4,000 người. Tổng thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem cả 7,000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi. Ngày 19 tháng 9, 1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincoln đã đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia. 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.

    Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn. Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng Thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào Dinh Ðộc Lập.

    Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao...” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở..” của cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy, thì:

    “Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
    “Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”

    Sĩ quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:
    “Mầy dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có ‘quyền’ nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây. Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!”

    Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:
    “Ðó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”

    Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!

    Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu... Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”

    Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên. Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
    “...Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”

    Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 05. Jul 2012 , 08:21

    Việt Nam và Hồng Kông: Biểu tình?



    “Dân sợ nhà nước: Là chế độ độc tài – Nhà nước sợ dân: Là quốc gia Dân Chủ”


    Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Dù có mặt của Chủ Tịch TQ Hồ Cẩm Đào, nhưng những biểu ngữ vẫn tràn ngập dương cao trên đường phố Hong Kong với : “Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp Thiên an Môn – Đã đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng ..v.v..”. Và cũng lạ lùng là đám đông rồng rắn gần nữa triệu người biểu tình ấy là người Trung Hoa ngụ trên lãnh địa thuộc Trung Quốc nhưng không một ai cầm “cờ Trung Quốc” hay cờ “đảng CSTQ” (cờ 5 sao và cờ búa liềm), trong cuộc biểu tình “lớn” khoảng 500.000 người (chính quyền Hong Kong và AFP ước đoán) trong ngày 1/7/2012 tại trung tâm thủ phủ Hong Kong.

    Đã có vòi rồng, ớt cay và toàn bộ công suất (6.000) cảnh sát trật tự được xử dụng nhưng cũng không thể thuyết phục đoàn người giải tán, lực lượng an ninh chỉ tập trung bảo đảm an toàn khách sạn, nơi CT Hồ Cẩm Đào cư ngụ, nhưng cũng có hơn mười người cố gắng vượt qua hàng rào barie lớn cao hơn 2m để trương biểu ngữ trước khách sạn đòi tự do dân chủ cho Hong Kong và Trung Hoa Lục địa .

    Đặc biệt là diễn văn của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bị gián đọan nhiều lần vì lời hô to của một người trong đoàn cử tọa : “chấm dứt chế độ độc đảng” và “phản đối Trung Cộng đàn áp Thiên An Môn”. Ở bên ngoài hội trường, người biểu tình đốt chân dung của Lương Chấn Anh (tân lãnh đạo Hong Kong) với khẩu hiệu “bài trừ đảng Cộng sản”. Đến tận 17g cùng ngày chưa có dấu hiệu vãn hồi và cũng không thấy báo cáo có ai bị bắt giữ vì bạo động . (AFP) .



    1/7/2012 Hong Kong- người biểu tình tràn ra khắp Phố xá


    1/7/2012 Hong Kong - biểu tình lớn nhất kể từ 8
    năm nay

    Biểu tình phản đối CSTQ ngày 1/7/2012 của nhân dân Hong Kong ở quảng trường khu Ku Suites (The Epoch Times)
    .

    Ở Việt Nam, cũng cùng thời gian này, ngày 1/7 . Trước việc bị “Tàu Cộng” nâng mức ngang ngược lên một tầm cao mới, gọi thầu quốc tế thăm dò dầu khí ngay “trong sân nhà mình”, đồng bào nhân dân Thành Phố ở hai đầu tổ quốc xuống đường vì lòng yêu nước để biểu tình phản đối – Nhưng cũng giống như năm ngoái – Bị đàn áp thẳng tay, nhất là tại TP/HCM .


    Nhìn nội dung các biểu ngữ nhân dân mang theo, người ta không tin là nhà nước XHCN/VN không hiểu nội dung – Dù là chế độ “CS độc tài” , và người dân sợ nhà nước quên , chế độ này sống được là bằng tiền thuế từ mồ hôi nước mắt của dân nên nhắc nhở trách nhiệm hảy vì cương thổ cha ông và đồng bào ngư dân đang bị đe doạ mà có ngay hành động...




    Và họ - nhà cầm quyền độc tài CSVN – Đã chỉ đạo hành động như thế này:



    Cho họ - Lực lượng an ninh tay sai – hàng tháng ngữa tay nhận đồng lương từ Thuế bởi mồ hôi nước mắt nhân dân nhưng đã múi mặt đàn áp, không từ nan bất cứ thủ đoạn nào với đồng bào tay không của mình ngay cả với một cô gái (trong hình) để triệt hạ “lòng yêu nước”. Họ đã phỉ báng Hiến Chương Nhân Quyền mà chính họ nhân danh nhân dân VN đã ký kết trước Liên Hiệp Quốc – Bắt giữ hàng loạt đồng bào nhân dân người nuôi sống họ chỉ với một lý do duy nhất “xuống đường – biểu lộ lòng yêu nước” !

    Điều gì đọng lại trong lương tâm chúng ta, hơn 80 mươi triệu trái tim đồng bào và con em trong Quân Đội lực lượng vũ trang Việt Nam ??

    Tổ Quốc đang lâm nguy – Từ ngàn xưa mọi Hoàng Gia, Vương Triều hay các cuộc khởi nghĩa đề kháng với kẻ thù xâm lược truyền kiếp từ phương Bắc, Tiền Nhân chúng ta đều dựa vào “lòng yêu nước” của toàn dân tộc làm sức mạnh tổng lực chống lại để giử vững biên cương - Thì ngày nay sau khi CS Nga và Đông Âu Sụp đổ, nhà cầm quyền độc tài CSVN cô đơn, quay qua kết tình “đồng chí” với kẻ thù CS TQ, dựa dẫm vào đó để được che chở mà sống còn. Để vừa lòng “bề trên” CSTQ – CSVN đã triệt tiêu lòng yêu nước “nguyên khí” sống còn đó của dân tộc mình ?? .

    Tại sao họ - CSVN - lại làm như vậy? Đi theo vết chân nhục nhã của Lê Chiêu Thống ngày xưa? Đơn giản và duy nhất với một động cơ vì quyền lực tạo nên quyền lợi vật chất tham nhũng cho cá nhân bởi sự độc tài toàn trị của cái chế độ CS/XHCN. Một thứ chủ nghĩa đẫm máu và nước mắt mà cả thế giới cộng sản trải qua hiện nay đang phỉ báng nguyền rủa từ bỏ nó .

    Một Hong Kong với không hơn 8 triệu dân, đứng thẳng lưng trực diện nói thẳng với kẻ cầm đầu “Tàu Cộng” CT Hồ Cẩm Đào “Đả đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng…” Thì hơn 80 triệu nhân dân và con em Quân Đội Lực Lượng vũ trang Việt Nam há lại cam chịu phận nhược tiểu hèn mọn luồn cúi kẻ thù truyền kiếp “Tàu Cộng” dưới bàn tay chỉ đạo của vài chục con người trong cái gọi là “bộ Chính Trị CSVN” đang tham quyền cố vị vì quyền lợi vật chất cho cá nhân gia đình phe phái mà bán đứng cương thổ quốc gia, hồn thiêng sông núi, danh dự giống nòi...

    Nói như lời nói trung thực mới đây của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (một cựu Tướng lãnh CSVN): “Hãy dừng ngay lại những chủ trương tội ác – Hởi nhà cầm quyền CSVN ” .

    Hoàng Thanh Trúc

    http://danlambaovn.blogspot.com/

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 12. Jul 2012 , 21:12
    Xin mời quí vị nghe cáo trạng hùng hồn với luận cứ đầy thuyết phục đối với chế độ Mafia CSVN từ trước đến nay của một sinh viên du học:

    http://www.youtube.com/watch?v=1SDayx4VFZs

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 13. Jul 2012 , 23:51

    Ngày 1 tháng 7 - Chuyện cũ kể lại





    Huỳnh Trọng Hiếu (Danlambao) - Xin viết bài này kính tặng những người con yêu nước vô danh của dân tộc Việt- những người đã đang và sẽ tiếp tục xuống đường vì lòng yêu nước tha thiết không cần danh tiếng, những em sinh viên vì đi biểu tình mà bị đuổi học trong thầm lặng, không ai đứng ra lên tiếng bảo vệ và can thiệp. Đất nước Việt Nam mấy ngàn năm được kiến tạo phần lớn là nhờ vào những con người vô danh như thế...

    *

    Hưởng ứng lời kêu gọi của ngài đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng Thích Quảng Độ, anh chị em chúng tôi từ Quảng Nam khăn gói lên đường vào Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc cưỡng chiếm hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa năm 1974, và Trường Sa năm 1989.

    Chúng tôi tham gia biểu tình để phản đối Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, phản đối Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Anh chị em chúng tôi chỉ muốn dùng số đông trên đường phố nhằm: áp lực chính quyền Hà Nội cương quyết hơn trong các hồ sơ liên quan đến biển Đông; đánh động dư luận quốc tế về mối hiểm họa từ Trung Quốc, nhờ sự quan tâm và can thiệp của họ vào vấn đề biển Đông nhằm đảm bảo tự do lưu thông hàng hải.

    Sáng ngày 1 tháng 7, chúng tôi gồm 6 thành viên: Huỳnh Thục Vy cùng chồng là Lê Khánh Duy, Huỳnh Khánh Vy cùng chồng là Đỗ Minh Đức, Huỳnh Trọng Hiếu và bạn là Tống Vy Trầm Hương.

    Khoảng 7h sáng, chúng tôi rời khu trọ để đến công viên 30/4, thì phát hiện có khoảng 4 người lạ mặt đã canh cửa phòng trọ anh Duy từ sớm. Họ bám theo chúng tôi và liên tục thông tin cho nhau để theo dõi trên từng chặng đường. Sau này, khi bị bắt vào đồn công an, tôi mới biết họ theo dõi mình kể cả khi vào quán bún bò. Biết mình đang bị theo dõi, chúng tôi chia thành 3 nhóm và hẹn nhau ở nhà thờ Đức Bà.

    Đúng 7h30 chúng tôi đã có mặt tại công viên 30/4, gần nhà thờ Đức Bà. Chúng tôi mặc áo No U, cầm biểu ngữ đi dạo xung quanh công viên để thu hút những ai có cùng tấm lòng với đất nước. Tại đây, có rất nhiều bạn trẻ yêu nước cùng tham gia với chúng tôi. Đoàn người tiếp tục dạo quanh công viên 30 tháng 4, mỗi lúc số lượng người gia nhập nhóm càng đông hơn. Đặc biệt đáng chú ý và cảm động là trong đoàn chúng tôi có sự tham gia của hai nhà sư mặc nâu sồng. Một vị đã lớn tuổi, râu tóc bạc, dáng đi chậm chạp yếu ớt. Giờ tôi mới biết vị tăng sĩ này ở chùa Hòa Khánh, trước năm 1975, ông là tiến sĩ làm việc trong Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

    Đoàn người tiếp tục tuần hành được 30 phút. Đột nhiên, từ tứ phía, lực lượng công an chìm nổi và cả lực lượng quản lý đô thị hùng hậu đã xông vào tóm lấy chúng tôi. Họ tóm tóc chị Thục Vy rồi bẻ ngược tay lại phía sau đẩy vào trong xe. Chồng của chị Vy là anh Lê Khánh Duy lao vào bảo vệ thì bị họ bẻ cổ, đánh túi bụi vào đầu, vào mặt và cố tách anh ra. Còn tôi bị họ giật mất tấm biểu ngữ ghi: “Đàn áp biểu tình chống Trung Quốc là phản quốc” rồi bị bẻ ngặt tay ra sau đẩy lên xe. Cùng lúc đó, chị Khánh Vy và anh Minh Đức cũng xông vào và cũng bị họ lôi lên xe.

    Chúng tôi dùng hết sức để phản kháng và hô lớn: “Hoàng Sa- Trường Sa-Việt Nam”, “Các anh có phải người Việt Nam không?”… Nhưng họ quá đông, tôi nhanh chóng bị tóm vào xe. Vừa lọt vào trong, tôi nhận ra một tên công an đang nắm tóc chị Thục Vy giật mạnh trong tiếng la thất thanh, tôi vùng lên đẩy anh ta ra và chỉ vào mặt tên công an hỏi: “Anh có phải là người Việt Nam không”. Ngay lúc đó, hắn ta chuyển sang đối phó với tôi, tôi bị hai tên công an khác xô ngã bổ nhào lên người chị hai tôi khi chị chưa kịp đứng lên. Thuận tay, tên công an liền bóp cổ tôi ghì chặt xuống sàn, cả trọng lượng của tôi đè lên người chị hai. Tôi lại nghe thấy tiếng kêu thất thanh, lúc đó anh Duy nhảy vào kéo tên công an ra và tôi với chị hai vùng dậy thoát ra khỏi xe khi cửa chưa kịp đóng và hô to “Hoàng Sa- Trường Sa-Việt Nam”.

    Tôi dùng thân hình chặn cánh cửa chiếc xe 16 chỗ không cho họ đóng lại, ba bốn tên công an cố sức đẩy cánh cửa vào làm cho cánh tay tôi đau buốt, tôi vẫn đứng chặn cánh cửa xe và miệng hô to “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Đàn áp biểu tình là phản quốc”, “Phản đối việc trấn áp biểu tình”. Anh Duy cũng vùng lên để thoát ra khỏi xe và hô to trong nước mắt: “Mất nước rồi các anh ơi”. Anh Đức cũng nhoài người ra khỏi xe la lớn: “Tại sao các anh phải làm thế, chúng ta là người Việt Nam mà”.

    Tôi đẩy bọn công an ra khi họ nắm lấy cổ tôi và la lên: “Các anh là những kẻ phản quốc”. Mấy tên công an hét vào mặt tôi: “Mày vào xe không tau sẽ đánh mày”. Tôi hướng mắt về phía họ để phân bua điều hơn lẽ thiệt, nhưng ánh mắt họ vô cảm. Một sự vô cảm đáng sợ! Tên an ninh thường phục mặc áo màu vàng xông vào đấm mạnh vào đầu tôi khiến tôi choáng váng, lảo đảo. Lúc đó, anh Duy cũng nhiều lần bị đánh vào mặt, vào đầu. Tôi nhận thấy vài người trong đoàn người tụ tập ở đó đã bật khóc.

    Vì chiếc xe khá nhỏ nên chúng tôi, hết người này đến người khác, xông ra hô lớn, bọn công an khống chế người này thì người kia thoát ra. Trong lúc mọi việc diễn ra hỗn loạn, có ba tên công an, hai người bẻ ngoặc hai tay bạn tôi là Tống Vy Trầm Hương ra sau, một người khác bóp cổ quăng lên xe. Chị Khánh Vy hoảng hốt xông vào bảo vệ Hương thì bị hai ba tên công an khác tống luôn vào xe. Tôi vẫn tiếp tục chặn cửa ra vào để mọi người thuận tiện hô. Tiếng la ó khi bị bẻ tay, bẻ cổ, hòa với tiếng hô thất thanh, tiếng người đứng xung quanh làm cho không khí trở nên vô cùng căng thẳng.

    Dằng co khoảng 20 phút thì chúng tôi nhận ra nhóm của luật gia Lê Hiếu Đằng, giáo sư Tương Lai, ông Hồ Cương Quyết cũng có mặt tại chỗ. Nhiều cô chú bác đã rất bức xúc và xông vào muốn cứu chúng tôi nhưng lực lượng an ninh và trật tự đô thị quá đông.

    Công an nhận thấy, để đưa 6 người chúng tôi lên chiếc xe 16 chỗ thật khó khăn nên họ đã điều động chiếc xe bus nhiều chỗ, có cửa rộng hơn để dễ đối phó. Họ tóm lấy chúng tôi và kéo lên xe trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Sài Gòn. Đến lúc này, anh chị em chúng tôi đã mệt đứt hơi, không thể phản kháng được nữa nên đành ngồi yên trên xe để bị đưa đi.

    Tôi, chị Thục Vy, anh Duy, Trầm Hương, và cô bé Tiên bị đưa lên xe lớn còn chị Khánh Vy và anh Minh Đức bị đưa vào xe nhỏ. Khi xe chuẩn bị lăn bánh, luật gia Lê Hiếu Đằng nhảy ra chặn đầu xe lại la lớn: “Các ông giết tôi đi, các ông giết tôi đi” nhưng bọn công an đã kéo ông ra khỏi lòng đường.

    Ở trên xe, chúng tôi tiếp tục hô “Hoàng Sa - Trường Sa”, tôi mở cửa hông xe để nhoài đầu ra ngoài hô lớn thì bị tên an ninh mặc áo thun màu vàng lôi vào bóp cổ. Chị Thục Vy và anh Duy xông vào phản ứng quyết liệt nhưng tên an ninh vẫn liên tục bóp cổ tôi (sau khi được thả, tôi về nhà ba ngày nói không thành tiếng), những tên khác đánh anh Duy và chị Vy trên suốt đoạn đường từ công viên về trụ sở công an phường Cô Giang.

    Chị Thục Vy và anh Khánh Duy bị đưa vào trụ sở công an phường Cô Giang. Tôi, Trầm Hương và Tiên bị đưa vào công an phường Cầu Kho. Anh Đức và chị Khánh Vy bị công an chở đi đâu lúc đó chúng tôi không biết.

    Tại trụ sở công phường Cầu Kho, ba người chúng tôi bị chia ra mỗi người một phòng. Một mình tôi làm việc với trên 10 tên công an phường dưới sự chỉ đạo của những nhân viên an ninh mặc thường phục. An ninh thường phục chỉ ngồi im lặng và theo dõi buổi làm việc. Tôi nhận thấy rằng, cứ sau một người nói chuyện mềm dẻo thì có một người khác xông vào hăm dọa dùng vũ lực với tôi. Tôi tuyên bố tuyệt thực để phản đối việc bắt giam trái phép của cơ quan công an. Nhưng khi tôi yêu cầu được uống nước thì họ từ chối thẳng thừng. Tôi đã phản đối gay gắt và họ buộc phải nhượng bộ sau đó. Lực lượng công an tại phường Cầu Kho thay phiên nhau yêu cầu tôi làm việc khiến tôi vô cùng mệt mỏi sau buổi sáng giằng co căng thẳng. Tôi nhiều lần yêu cầu được nghỉ ngơi nhưng họ tìm mọi cách để quấy rối, khủng bố tinh thần tôi.

    9h tối ngày 1 tháng 7, cơ quan công an phường Cầu Kho yêu cầu tôi giao nạp tất cả các loại thiết bị điện tử. Lúc đó, tôi chỉ có một chiếc điện thoại di động Nokia X6 (được anh rể tặng), và tôi từ chối giao nạp vì quyền thư tín và quyền bảo về tài sản cá nhân bất khả xâm phạm. Sau một hồi bị đe dọa, tôi vẫn cương quyết bảo vệ tài sản cá nhân của mình thì có hai tên an ninh thường phục xông vào bẻ cổ tôi. Cổ tôi bị bóp ngặt khiến người tôi bất động, họ kéo lôi nằm lơ lửng trên chiếc ghế chỉ còn đứng bằng hai chân sau. Hai người khác xông vào móc trong túi của tôi chiếc điện thoại và sau đó họ để tôi nằm sóng soài trên nền. Tôi bị họ bẻ cổ rất mạnh nên cổ tổn thương, về đến nhà tôi không thể ăn được mặc dù rất cố gắng, vài hôm sau tôi mới bớt đau.

    Đến 11h30 đêm hôm đó, tôi được họ cho về khi trong túi không có điện thoại để gọi về nhà. Lúc hai bên giằng co, tiền bạc và giấy tờ tùy thân của tôi bị thất lạc. Bụng bị đói cồn cào vì không được ăn uống. Tôi phải tìm cách xin xe về đến nhà.

    Tiên, một cô gái xinh xắn, yêu nước, và nhân hậu đã bị bắt lên xe khi cố gắng xông vào cứu chúng tôi. Cô ấy chỉ được thả trước tôi nửa tiếng. Tống Vy Trầm Hương được thả ra cùng lúc với tôi.

    Lúc về đến chỗ trọ, chúng tôi thấy anh Duy và chị Thục Vy đã ở đó với thân thể thâm tím và mặt mày xơ xác. Và được biết, họ đã thả anh Minh Đức và chị Khánh Vy ngay sáng hôm đó.

    Tôi viết bài này để tố cáo những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn của công an phường Cầu Kho, phường Cô Giang và cả lực lượng an ninh thành phố Sài Gòn đối với anh chị em tôi. Qua đó, cũng minh chứng cho công luận thấy rõ bộ mặt phản quốc của chế độ Cộng Sản VN. Đồng thời, tôi muốn đánh động với công luận về trường hợp, những người mới tham gia biểu tình, bị đàn áp nhưng không được công luận nhắc đến.

    Bé Tiên và Trầm Hương cùng sát cánh bên chúng tôi suốt cuộc giằng co và cả trên đồn công an, họ đã vô cùng can đảm khi phải đối phó với lực lượng an ninh lên đến cả trăm người. Gia đình chúng tôi đã quen đối phó với những khủng bố, đàn áp của công an CSVN từ hai mươi năm trước, khi ba tôi bị bắt và tuyên án tù vì viết văn. Tuy nhiên, đối với những người con gái tuổi mới đôi mươi như Tiên và Trầm Hương thì đây quả là một áp lực vô cùng to lớn. Xin được nghiêng mình trước sự dũng cảm mà Trầm Hương và Tiên đã thể hiện.

    Đây là những gương mặt hoàn toàn mới trong cuộc biểu tình yêu nước ngày 1/7 tại Sài Gòn. Họ đã cùng chúng tôi thể hiện lòng yêu nước, đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam nhưng công luận không biết họ là ai. Họ có thể sẽ gặp nguy hiểm trước khi được mọi người biết đến và bảo vệ.

    Các cơ quan truyền thông cần có sự lên tiếng kịp thời để bảo vệ những gương mặt yêu nước mới tham gia này. Đây là cách hiệu quả nhất để nói với nhiều người chưa tham gia hoặc những người còn đang phân vân, dè dặt rằng: họ không đơn độc, họ sẽ được an toàn và truyền thông luôn đứng bên cạnh họ khi tham gia biểu tình.

    Nếu chúng ta không có sự truyền thông rộng rãi, công bằng và không quá chú trọng đến việc đánh bóng tên tuổi cá nhân, chúng ta sẽ khó có thể có được những phong trào xã hội rộng lớn trong tương lai. Điều này sẽ là một cản trở vô cùng lớn đối nỗ lực bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và dân chủ hóa đất nước.

    Huỳnh Trọng Hiếu xin viết bài này kính tặng những người con yêu nước vô danh của dân tộc Việt- những người đã đang và sẽ tiếp tục xuống đường vì lòng yêu nước tha thiết không cần danh tiếng, những em sinh viên vì đi biểu tình mà bị đuổi học trong thầm lặng, không ai đứng ra lên tiếng bảo vệ và can thiệp. Đất nước Việt Nam mấy ngàn năm được kiến tạo phần lớn là nhờ vào những con người vô danh như thế. Xin đa tạ!

    Tam Kỳ ngày 10 tháng 7 năm 2012


    Huỳnh Trọng Hiếu

    danlambaovn.blogspot.com

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by dacung vào ngày 25. Jul 2012 , 07:11
    Về một tấm hình
    (Gởi các cô gái TNXP chặn biểu tình ngày 22-7-2012 tại Hà Nội)



    Đêm nay về em kể gì với mẹ?
    Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
    Theo lịnh Đảng, Đoàn Thanh niên của "Bác"
    Mẹ thở dài rồi ngoảnh mặt làm thinh

    Trong mâm cơm em khoe gì với bố?
    Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
    Bố bỏ đũa, miếng cơm còn trong miệng
    Rồi đứng lên, ra hiên đứng một mình

    Tối hôm nay em kể gì cho bé?
    Sáng hôm nay chị đi chặn biểu tình
    "Vì sao thế?" em thơ ngơ ngác hỏi
    Không trả lời, chị cúi mặt làm thinh

    Lần hẹn tới kể gì cho anh nhỉ?
    Cuối tuần qua em đi chặn biểu tình
    Tay anh nắm bỗng buông ra hờ hững
    Cả đoạn đường, hai đứa chỉ làm thinh

    Năm học tới em kể gì cho bạn?
    Mùa hè qua tao đi chặn biểu tình
    Đám bạn bỗng ngước nhìn em xa lạ
    Rồi dang ra, bỏ em lại một mình

    Đi theo Đảng em được gì em nhỉ?
    Thêm cô đơn bởi đi chặn biểu tình
    Thêm xấu hổ đứng vào hàng phản quốc
    Theo giặc Tàu, nên nhân thế mới khinh

    Nhưng em ạ, nhìn hình em cúi mặt,
    Tôi thương em, dẫu em chặn biểu tình
    Chút tự trọng đã làm em xấu hổ
    Nên cúi đầu, em buồn bã làm thinh

    Em tôi ơi, màu thanh thiên thánh thiện
    Nhớ lần sau đừng đi chặn biểu tình
    Đừng nhẹ dạ tin theo lời của quỷ
    Mà quay lưng đối mặt với dân mình

    Em tôi ơi, giặc Tàu đang xâm lấn!
    Xuống đường đi, cùng các bạn biểu tình
    Siết tay lại cùng toàn dân ngăn giặc
    Thoát đêm dài rồi sẽ tới bình minh

    Em tôi ơi, quê hương cần em lắm!
    Tuổi thanh xuân rường cột của nước nhà
    Dùng trí thức để tìm ra lẽ phải
    Đừng u mê mà thẹn với Hai Bà!

    SD, 23-7-2012

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 17. Aug 2012 , 00:17


    SOS: TRUNG QUỐC XÂY CĂN CỨ QUÂN SỰ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM



    Bằng việc kéo dài đường băng ở sân bay trên đảo Phú Lâm, cái gọi là “thành phố Tam Sa” sẽ sớm trở thành căn cứ quân sự chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông, Wantchinatimes dẫn lời kênh truyền hình Phượng Hoàng, trụ sở ở Hong Kong hôm 13/8.

    Thành phố Tam Sa' được Trung Quốc thành trái phép vào ngày 24/7 nằm trên đảo Phú Lâm – đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, “đảo Phú Lâm mang ý nghĩa quyết định đối với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, cũng giống như vai trò đặc biệt của căn cứ hải quân Diego Garcia đối với Mỹ ở Ấn Độ Dương”.
    Trung Quốc xây căn cứ quân sự chiến lược trên Biển Đông






    Theo đó, việc xây dựng và nâng cấp đường băng ở đảo Phú Lâm nhằm thực hiện 3 mục đích cơ bản nhất của chính quyền Bắc Kinh.

    Trước tiên là để phô trương sức mạnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

    Sau là Bắc Kinh muốn vin vào cái cớ “sự đã rồi” và bằng các “hoạt động quân sự thiết thực” để tự ý tuyên bố chủ quyền đối với những vùng tranh chấp trên Biển Đông.

    Cuối cùng, việc nâng cấp đường băng trên đảo Phú Lâm còn giúp mang tới cho Trung Quốc “một nguồn sức mạnh tiềm ẩn về quân sự" thách thức Mỹ trên đường trở lại châu Á – Thái Bình Dương.

    Theo nguồn tin từ kênh truyền hình Phượng Hoàng, các loại chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm như máy bay ném bom JH-7 và Su-30MKK của Lực lượng Không Hải quân Trung Quốc sẽ được triển khai với chức năng tiêu diệt mục tiêu “gây hấn” trên phạm vi Biển Đông.

    Thậm chí, với sự trợ giúp của các máy bay tiếp nhiên liệu, tầm tấn công của những chiến cơ này còn có thể “chạm tới căn cứ của Mỹ ở Guam, Australia và Diego Garcia".
    Trung Quốc xây căn cứ quân sự chiến lược trên Biển Đông





    Ngoài sân bay, một số cảng biển cũng sẽ được xây dựng trên đảo Phú Lâm để phục vụ hoạt động của các tàu hải quân cỡ lớn (bao gồm cả tàu khu trục) được Bắc Kinh điều ra Biển Đông làm nhiệm vụ.

    Những hành động trên của Trung Quốc đã bị Mỹ cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á lên án mạnh mẽ và phản đối gay gắt trong nhiều ngày qua.

    Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh vẫn không ngừng biện minh rằng hành động triển khai quân sự ở Biển Đông chỉ nhằm “bảo vệ an ninh khu vực”, “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia” và không nhằm vào bất cứ nước nào.
    Nhưng những luận điệu đó lại càng khiến dư luận khu vực và quốc tế thấy rõ bộ mặt thật của Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo”, “nói không đi đôi với làm” và thậm chí “ nói và làm hoàn toàn trái ngược nhau”.
    Hạ Giang
    Nguồn: VTC News.

    Trung Quốc dùng tàu dân sự chở quân và vũ khí
    Cập nhật lúc :6:20 AM, 14/08/2012


    Tàu vận tải chở khách lớn nhất Trung Quốc có tên "chuỗi ngọc lục bảo Bố Hải" lớp Roro đã rời cảng Yên Đài (một cảng nằm ở bờ biển phía đông Trung Quốc).


    ĐẤT VIỆT ONLINE - Khác những tàu dân sự khác, tàu này, với trọng tải 36.000 tấn được thiết kế để có thể chở được quân và phương tiện quân sự hạng nặng.

    Tàu dài 178m, rộng 28m, có thể chở 2.000 quân và hơn 300 phương tiện quân sự cùng lúc. Đây là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này. Trung Quốc đang có kế hoạch đóng 3 chiếc cùng lớp.

    Theo lời của giám đốc Cục vận tải quân sự thuộc quân khu Tế Nam, những chiếc tàu thuộc lớp này cho phép chuyển một số lượng lớn quân và phương tiện quân sự.

    Đây cũng có thể coi là một doanh trại quân đội di động.
    Dưới đây là một số hình ảnh về loại tàu này:


    Tàu chở khách Chuỗi ngọc lục bảo của Trung Quốc.


    Tàu chở rất nhiều xe thiết giáp...


    Thậm chí, cả xe tăng...


    Rất nhiều xe tải quân sự được đưa lên tàu.


    Cùng hơn 2.000 lính


    Phía đuôi tàu Chuỗi ngọc lục bảo nhìn từ xa.

    Hiền Thảo (theo China-defense)

    Title: Re: Những điều trông thấy
    Post by thubeo vào ngày 05. May 2014 , 20:52

    Việc phải tới, đã tới





    Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bắt đầu từ ngày 02/5 đến 15/8 chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.

    Như thường lệ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng chống lại hành động này của Trung Quốc nhưng hết sức kiềm chế trong ngôn ngữ ngoại giao. Việc Trung Quốc ngang nhiên đặt một giàn khoan khổng lồ tại vùng biến của nước khác chỉ có thể diễn tả bằng cụm từ “xâm lược chủ quyền” chứ không còn cách nào khác lột tả thực trạng hành vi xâm lấn công khai, thách thức dư luận quốc tế bằng cung cách như họ đang làm.

    Chủ quyền bị xâm phạm vì quá nhu nhược?

    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên kéo một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không còn là lời thăm dò hay dọa dẫm.

    Ông Lê Quang Bình Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc Hội nhận xét việc làm này của Trung Quốc:

    Trước mắt tất cả cũng đã cố gắng bằng cách đơn giản nhất và nếu mà thành công thì hai bên vẫn hòa hoãn với nhau tức là tình cảm không bị mất. Nói chung chỉ có thể nói được như vậy còn vấn đề tiếp theo nữa chưa hẳn là mình không có đối sách. Đối sách này phải thông qua Quốc hội thì mới có thể lên tiếng được.

    Chính phủ hai bên vẫn tốt không có vần đề gì nhưng mà trường hợp như vậy gọi là ngang ngược thì có nhưng căng thẳng thì chưa đến mức gọi là dùng biện pháp căng thẳng với nhau. Ngoài Việt Nam ra còn cộng đồng quốc tế nữa chứ không phải chỉ có Việt Nam thôi.

    TS Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch hội Hữu nghị VN-TQ, nguyên cán bộ giảng dạy Học viện Quân sự Cấp cao thuộc Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng nêu ra những điều khiến Trung Quốc ngày càng xem thường Việt Nam dẫn tới kết quả của ngày hôm nay:

    Quan hệ của Việt Nam Trung Quốc lâu rồi luôn luôn có trạng thái không bình thường. Có thể thấy hôm nay một đoàn cấp cao của Trung Quốc ký được một thông báo chung về quan hệ giữa hai nước với những điều khoản, thông báo mang cho người ta hy vọng, nhưng ngay chỉ ít lâu sau thì lại có những hành động phủ định việc đó. Quan hệ Việt Trung vần đề lớn nhất hiện nay là cách ứng xử của Việt Nam như thế nào để Trung Quốc có thể tôn trọng Việt Nam. Quan hệ Việt Nam Trung Quốc có thể tốt nhưng phải trên cơ sở bình đẳng. Tôi từng viết có một câu ngạn ngữ: “Đành để người ta ghét, chớ để người ta khinh”.

    Tại sao Trung Quốc có hành động như thế? Thì họ có ý đồ của họ nhưng cũng xuất phát từ cách hành xử của chúng ta. Chúng ta ứng xử mà không để cho người ta phải nể trọng, cách ứng xử của chúng ta không đến nơi. Tôi không muốn chúng ta phải tỏ ra một cách cực đoan về vấn đề Trung Quốc nhưng phải làm sao cho Trung Quốc thấy rằng không thể trong quan hệ với Việt Nam mà hôm nay nói thế này mai lại làm thế khác được.

    Đường lưỡi bò không còn là văn bản

    Hải Dương 981 là một dàn khoan khổng lồ thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty CNOOC công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí chiếm diện tích hơn 160.000 km2, nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam. Lý do mà Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì Bắc Kinh cho rằng vùng biển mà Việt Nam khai thác dầu nằm trong đường chín đoạn của Trung Quốc.

    Đường chín đoạn còn gọi là đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng gần 80% đè lên diện tích hợp pháp đặc quyền kinh tế của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Indonesia.

    Cho đến thời điểm này câu trả lời về sự ngang ngược ấy đã rất rõ ràng: Trung Quốc quyết tâm cướp đoạt tài nguyên dầu hỏa của tất cả các nước bất kể luật pháp quốc tế và dư luận ASEAN.

    Theo công bố của Bộ Ngoại giao thì giàn khoan HD981 đã được Trung Quốc mang vào vùng biển Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 nhưng trong tư cách một Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không có một phản ứng nào. Nói về việc này ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết đặt câu hỏi:

    Anh Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ngày mùng 3 tháng 5 đi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị ra họp Quốc hội không hề có một nửa tiếng, nửa lời. Tôi hỏi anh trong tư cách một Tổng Bi thư của đảng cầm quyền mà như vậy thì là thế nào? Và tư cách của anh là một lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay thì như thế nào? Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?

    Tôi xin nói rõ là 4 triệu đảng viên không đủ sức để bảo vệ dân tộc đâu mà phải toàn dân. Anh không dựa vào dân, anh không phát động dân anh không nói rõ chính kiến của mình đối với dân thì dân sẽ nghi ngờ anh có làm tay sai cho họ không? Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?

    Kiện Trung Quốc, tại sao không?

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết quan điểm của ông về cách đối phó, trong đó kể cả khả năng đưa Trung Quốc ra tòa:

    Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam phải phản đối quyết liệt và các tài liệu của chúng ta phải đưa ra quốc tế để cho thế giới người ta thấy rõ là Trung Quốc sai trái vì có những hành động bất hợp pháp nhưng tôi tiếc là chính phủ ta không làm được những việc như thế mà cứ im lặng. Tất nhiên im lặng thì Trung Quốc nó càng lấn tới. Ta không chủ động hành động quân sự nhưng mà phải kiện ra tòa án quốc tế. Mình không chủ động dùng quân sự chống lại họ ngay trừ khi họ dùng quân sự đánh mình thì mình đánh trả thôi.

    Với ý kiến cần triển khai cảnh sát biển cô lập giàn khoan này không cho hoạt động, đại tá Phạm Xuân Phương từng công tác trong Cục Chính trị trước khi nghỉ hưu cho biết:

    Tôi nghĩ chuyện này phải phản đối ở mức cao hơn nữa ở mức chính phủ chứ không phải ở Bộ Ngoại giao nữa. Phải nâng mức phản đối lên. Đem cảnh sát biển ra thì cũng là một lực lượng vũ trang tuy phạm vi nó hẹp hơn nhưng chưa chắc giải quyết được vấn đề gì mà không khéo thì lại rơi vào cái bẫy của họ.

    Thật ra Trung Quốc từng ra thông báo chuẩn bị triển khai giàn khoan Dầu khí Hải dương 981 đến giếng dầu Lệ Loan 6 - 1 - 1 là khu vực nằm trong lòng chảo Châu Giang, cách Hồng Kông khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines.

    Cơ hội lớn cho Việt Nam

    Tại sao dàn khoan này không kéo tới bãi cạn Scarborough của Philippines mà lại đảo chiều tới Việt Nam là một câu hỏi không mấy khó để đoán ra.

    Bãi cạn Scarborough của Philippines cũng nằm trong vùng biển mà đường chín đoạn đã vẽ cách bờ biển Philippines 124 hải lý và hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Việc Philippines mang Trung Quốc ra tòa quốc tế cùng với sự khẳng định bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ nhất là chuyến viếng thăm mới nhất của Tổng thống Barack Obama có lẽ làm Trung Quốc cảm thấy khó gặm khúc xương này và quyết định đổi hướng kéo dàn khoan HD981 vào sâu trong vùng biền của Việt Nam.

    Ông Nguyễn Khắc Mai chủ trương nên vận động kiều bào khắp thế giới lên tiếng tố cáo hành vi này của Trung Quốc là cách hay nhất trong lúc này:

    Chính phủ phải chỉ đạo cho tất cả các sứ quán của chúng ta ở tất cả các nước họp kiều bào của mình nói rõ và phát động họ để họ có những hoạt động hợp pháp, có văn hóa có đạo lý phản ứng thái độ ngang ngược kẻ cướp của Trung Quốc. Chính phủ và đảng cầm quyển này phải có rất nhiều hoạt động nghiêm túc, thông minh thật sự dựa vào nhân dân, dựa vào dư luận quốc tế để phản ứng thái độ này của Trung Quốc.

    Cho dù bằng cách nào đi nữa thì Trung Quốc cũng đã bước chân vào căn nhà Việt Nam và đặt con dao trên bàn tiếp khách. Cách nói chuyện làm sao để cho kẻ mạnh đừng vung dao vấy máu là điều khôn khéo của chính phủ. Tuy nhiên cái gọi là khôn khéo bằng cách hạ mình đã tỏ ra phá sản vì việc hạ mình đã dẫn tới kết quả của ngày hôm nay.

    Chần chừ và tự ru ngủ trước mánh khóe của Trung Quốc nhưng vẫn cho là khôn khéo, thông minh là sai lầm to lớn của lãnh đạo và có lẽ đây chính là dịp tốt để họ thức tỉnh và quay lại với sức mạnh của nhân dân.

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA


    Title: Những điều trông thấy:Thấy gì qua biểu tình 10/6/2018
    Post by Dau Do vào ngày 13. Jun 2018 , 08:22


    THẤY GÌ QUA BIỂU TÌNH 10.6.2018



    Biểu tình 10.6



    Biểu tình 10.6



    Biểu tình 10.6



    Thấy rằng:

    Lòng dân đã oán ghét đến tận cùng và cương quyết tới tận cùng. Rõ ràng, biểu tình là do dân chủ động và tự phát, không có sự kích động, không có sự lôi kéo, không có tổ chức đủ quy mô hay cá nhân "Lãnh tụ" nào đủ uy tín để hiệu triệu hàng chục ngàn đồng bào từ khắp mọi nơi đổ về Sài Gòn, chưa kể hàng chục cuộc biểu tình lớn - nhỏ đã và đang diễn ra khắp mọi tỉnh thành, chắc chắn sẽ tới một ngày biểu tình nổ ra khắp toàn đất nước nếu Quốc Hội vẫn ngang nhiên bấm nút 1 hoặc cả 2 dự luật!

    Tôi nhớ lời mấy cô, mấy bác trong chợ nói với tôi: "Lần này nhất định phải lên Sài Gòn biểu tình, bỏ một buổi chợ không sao cả. Tui bán ngày được có hơn trăm bạc nhưng tôi sẽ lấy tiền góp của tui để đi, tụi tui thuê xe 50 chỗ rồi cô, giờ giấc khởi hành đã định. Ai cũng nghèo nhưng không thể ngồi yên nhìn bọn chúng bán nước, đời mình xem như thua rồi nhưng còn đời con mình, đời cháu chắt mình, phải đi thôi, không thể chịu đựng được hơn được nữa"!

    Nước mắt tôi chảy tràn trên má, thương thay những bà má, bà mẹ dân quê chân chất, tay lấm chân bùn, những người mẹ ấy không cần ai xúi bảo, không nhận của ai 1 xu, họ chỉ có ít tiền gom góp với duy nhất một tấm lòng với non sông và thế hệ mai sau để túm tụm khăn gói lên Sài gòn. Họ đã khiến chúng ta, những người cho rằng mình học cao hiểu rộng, hiểu biết chính trị xã hội, tiền bạc dư thừa phải cúi đầu hổ thẹn!

    Rồi tôi nhớ tới đám trẻ "choai choai" đầu húi cua ngổ ngáo. Trong mắt tôi những đứa trẻ ấy chỉ biết ham chơi hơn là lo việc nước, ấy vậy mà, chúng nói với tôi: "Tụi em gom tiền và chuẩn bị hết rồi chị, tụi em sẽ đi xe máy, ngủ một đêm ở nhà bạn, sẽ đi theo nhóm không để lạc nhau. Nếu có bị đánh hay đàn áp thì còn nhào vô mà cứu nhau". Tôi hỏi tụi em không sợ bị bắt ư? Cả đám lắc đầu rồi nói: "Bi giờ không đi, tới lúc mất nước thì chỉ còn nước tự tử chứ sống chi cho nhục chị!"...

    Sài Gòn 10.6: chưa bao giờ người ta thấy lòng dân kiên định với khí thế hiên ngang ngợp trời như vậy. Họ ùn ùn kéo nhau đi, các ngả đường chỉ thấy người là người, thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em cầm băng rôn biểu ngữ với khí thế vang dội. Đám đông anh dũng bất chấp hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bất chấp hàng rào kẽm gai bủa giăng khắp chốn, đám đông cứ đi, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu:
    - "Đả đảo "bán đất" cho Tàu Cộng"
    - "Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"

    Sài Gòn - biểu tượng của "Tự do", của "Lòng ái quốc" nóng dần lên khi những bài hát cấm "Trả lại cho dân", "Việt Nam tôi đâu" vang lên khắp nơi... Có những người dân vừa hát vừa khóc. Họ xúc động, họ chịu đựng quá lâu rồi, bao dồn nén nay chỉ chờ dịp bung xả. Và thời khắc này, ngày 10.6: đây là lúc lòng dân đồng loạt tuyên bố: DÂN ĐÃ SẴN SÀNG! Việc còn lại là việc của Nhà nước, quyết định quay lưng lại với nhân dân hay là đồng thuận với lòng dân? TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI???

    Không ai lường trước được hậu quả sẽ thế nào nếu Quốc Hội vẫn bù nhìn, bịt tai, bịt mắt thông qua Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu!

    Biểu tình 10.6

    Lòng dân đã quyết, đừng đùa với dân nữa! Lửa đã lan khắp nơi rồi nhưng... sẽ là không bao giờ là muộn để quay đầu lại:

    VỀ VỚI NHÂN DÂN!

    Bạch Cúc
    (Thesaigonpost tháng 6 10, 2018)



    Trường Trung Học Lê Văn Duyệt » Powered by YaBB 2.4!
    YaBB © 2000-2009. All Rights Reserved.