Trường Trung Học Lê Văn Duyệt | |
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl
Tin Tức >> Biên Khảo >> TẾT NGUYÊN ĐÁN https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1160811989 Message started by LAM SON vào ngày 13. Oct 2006 , 21:46 |
Title: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 13. Oct 2006 , 21:46 Nguyễn Thị Chân Quỳnh 21/03/2006 Nguyên = đầu, Đán = buổi sớm mai. Nguyên Đán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Đán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch, song không phải tháng giêng bao giờ cũng bắt đầu vào tháng Dần như hiện nay vì thuở xưa mỗi triều đại lên ngôi lại đổi ngày Chính sóc (sóc = mồng một, đầu tháng âm lịch) . Âm lịch lấy tên 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão...) đặt tên cho 12 tháng, 6 tháng thuộc dương, 6 tháng thuộc âm, theo luật "tiêu trưởng": hễ âm tiêu thì dương trưởng, âm trưởng thì dương tiêu v.v..Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng 10) làm tháng giêng. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn ở Hợi cung (Khôn là Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng 11) làm tháng giêng. Quẻ Phục ở Tý cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Nhà Thương, sau đổi gọi là nhà Ân, chọn tháng Sửu (tháng l2) làm tháng giêng. Quẻ Lâm ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi. Nhà Hạ, nhà Hán và hiện thời chọn tháng Dần làm tháng giêng. Quẻ Thái ở Dần cung (Thái = hanh thông), khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới [1] . Chúng ta ăn Tết Nguyên Đán chắc là theo Trung quốc vì có nhiều tục lệ của Trung quốc thấy bên ta cũng áp dụng : 1 - Lập Xuân: Kinh Lễ ghi rằng trước Tiết Lập Xuân ba ngày, quan Thái sử tâu ngày hôm ấy lập Xuân, thịnh đức ở Mộc, thiên tử bèn trai giới. Ngày Lập Xuân, thiên tử dẫn các quan và chư hầu ra cửa thành phía Đông đón Xuân. Khi quay về thưởng cho các công khanh, đại phu ở triều đình rồi ra lệnh ban bố ân đức cho muôn dân, hoàn tất lễ lớn [2]. 2 - Lễ Ban Sóc: Tương truyền đời vua Nghiêu (2357-2257 tr. TL) sai Hy Hòa làm lịch, phân định bốn mùa để dân thuận theo mùa và thời tiết mà cầy cấy, trồng trọt. Do đó có lệ đầu năm triều đình phát lịch, gọi là Lễ Ban Sóc. Lịch ấy tính một năm có 360 ngày và có tháng nhuận, song độ số mặt trời tính còn sai. Đời Nam Tề, Tổ Xung Chi sửa lại ; đời Minh, châm chước theo lịch Hồi Hồi cũng vẫn chưa đúng. Đến đời Thanh, Thang Nhược Vọng (Adam Schall) sửa lại lần nữa, theo cách tính của Âu châu [3]. 3- Tết Nguyên Tiêu: Ở Trung quốc có tục chơi đèn suốt đêm rằm tháng giêng, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Khắp thành phố nhà nào cũng chăng đèn ngũ sắc trước cửa, bầy biện trong nhà như ngày đại hội, làm những toà giả sơn trên kết rồng xanh hoặc trắng, có tới mấy nghìn ngọn đèn sáng, có khi giả sơn kết hai con rồng đỏ, vây rất lớn, mỗi cái vây rồng là một ngọn đèn, miệng rồng phun nước trong v.v... Trên cầu, dưới sông thắp đèn rực rỡ, hát múa đủ trò, tiếng ca nhạc vang xa hàng chục dậm, du khách chật đường. Lê Quý Đôn cho biết : Hán Vũ Đế thờ thần Thái Nhất (Thiên Hoàng Đại Đế ), cúng từ tối đến sáng . Về sau cứ ngày Thượng nguyên (rằm tháng giêng) người ta trưng đèn, tục trưng đèn ngày rằm tháng giêng có từ đấy [4]. Theo Văn Hòe thì nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu là ở đạo Lão. Đạo Lão cho là có ba vị thần chủ tể việc giáng phúc, xá tội cho người trần : a - Thiên quan giáng phúc vào lễ Thượng nguyên là lễ long trọng hơn cả nhất là về ban đêm. Từ đời Đường đã làm lễ này, cũng gọi là lễ Cầu Phúc. Đường Thư chép rằng đêm Nguyên tiêu hay Nguyên tịch, tức đêm rằm tháng giêng, vua Đường Duệ Tông sai làm một cây đèn cao 20 trượng, thắp 5 vạn ngọn đèn, ánh sáng chiếu khắp nơi, gọi là HỏaThụ (cây lửa), vì thế đêm Nguyên tiêu cũng gọi là Đăng Tiết (Tết Đèn) [5]. b - Địa quan xá tội vào lễ Trung nguyên, ngày rằm tháng 7 ; c - Thủy quan giải ách nạn vào lễ Hạ nguyên, ngày rằm tháng 10. I - Tết Nguyên Đán thời Cổ Nước ta ăn Tết từ bao giờ thì chưa rõ. Nếu căn cứ vào tục ăn bánh chưng ngày Tết và truyền thuyết cha ông ta biết làm bánh chưng từ thời Hùng vương thì ta đã ăn Tết từ đời các vua Hùng, song đấy chỉ là phỏng đoán, không có bằng chứng. Sách sử của ta chép về Tết rất sơ lược, chỉ một vài chi tiết cho thấy từ đời Lê Đại Hành (980-1005) ta đã có tục chơi đèn vào tháng giêng : "Năm 992, tháng giêng, Vua ngự điện Càn nguyên để xem đèn" "Năm 1100, tháng giêng, Lý Nhân Tông bầy hội Quảng-chiếu đăng ở ngoài cửa Đại-Hưng (cửa Nam, Thăng-Long). A - Nhà Trần 1 - Tết Nguyên Đán. Trong An-nam Chí Lược, Lê Tắc chép tương đối khá nhiều tục lệ ăn Tết thời nhà Trần : Trước Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế-Thích (một vị thần trong Phật giáo, làm chủ chư thiên) ở ngoài thành Thăng-Long. 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan-củng cho bề tôi làm lễ, rồi xem con hát múa trăm lối. Đến tối qua cung Động-nhân, bái yết tiên vương. Đêm, cho thầy tu làm lễ Khu-na (đuổi tà ma) ở trong nội. Dân gian mở cửa, đốt pháo tre, cỗ bàn, trà rượu, cúng tế. Ngày Nguyên Đán, khoảng canh năm, vua ngự điện Vĩnh-thọ cho các tôn tử (con cháu) và cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường-xuân vọng bái các lăng tổ. Sáng sớm, vua ngự điện Thiên-an, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện tấu nhạc. Các tôn tử và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần. Dâng rượu xong, các tôn tử lên điện chầu dự yến. Các quan nội thần (hoạn quan) ngồi ở tiểu điện phía Tây, các ngoại thần ngồi ở Tả vu, Hữu vu (nhà bên trái và bên phải nối vào chính điện). Tiệc đến trưa mới tan. Lại sai thợ khéo làm đài Chúng tiên hai từng, ở trước điện. Làm một lúc thì xong, vàng ngọc chói ngời. Vua ngồi ăn trên đài, các quan làm lễ chín lạy, dâng chín tuần rượu rồi giải tán. Mồng 2, các quan làm lễ riêng ở nhà. Mông 3, vua ngồi trên gác Đại-hưng xem các tôn tử, các quan nội cung đánh cầu, ai bắt được, không để cầu rơi xuống, là thắng. Quả cầu to bằng nắm tay, làm bằng gấm thêu, có 20 sợi tua dài lòng thòng. Mồng 5, làm lễ Khai-hạ (hạ nêu, trở lại cuộc sống bình thường). Ăn yến xong, các quan và dân chúng đi lễ chùa, miếu hay đi du ngoạn các vườn hoa. Đêm Nguyên tiêu (rầm tháng giêng) trồng những cây đèn Quang-chiếu ở giữa sân rộng, thắp mấy vạn ngọn, sáng rực trời đất. Chư tăng đi quanh tụng kinh Phật (...) các quan lễ bái, gọi là lễ Chầu đèn. Tháng 2, làm cái Xuân Đài. Con hát hoá trang thành 12 vị thần, múa hát trên đài. Vua coi các trò tranh đua dưới sân, lực sĩ và trẻ con đấu nhau, ai thắng được thưởng. Công hầu cưỡi ngựa, đánh cầu, quan nhỏ thì đánh cờ, đánh vu bồ (bài thẻ) . . . [6] 2 - Tiết Lập Xuân và Lễ Nghênh Xuân. Sách Lễ ký thiên "Nguyệt lệnh" chép : "Tháng cuối mùa Đông, vua sai quan Hữu-ty (chuyên viên) đem con Trâu đất ra lễ để đuổi khí lạnh đi, trâu giỏi cày có thể chỉ bảo việc làm ruộng sớm hay muộn. Tùy thư, Lễ Nghi Chí chép : 5 ngày trước Tết Lập Xuân, làm tượng con Trâu đất, Người cày ruộng và Cái cày để ở ngoài cửa Đông môn. Rạng sáng ngày hôm ấy, quan cầm roi ngũ sắc đánh trâu ba roi để tỏ ý khuyến nông. Điển nhà Thanh chép rằng trong ngày Lập Xuân, dâng vua tượng Mang thần (thần Cỏ Mang, hoa nở sớm hơn các loài hoa khác, hay thần Câu Mang, trông coi tháng giêng, tượng trưng cho mùa Xuân mới đến), tượng Trâu đất và tượng Núi mùa Xuân, đều bầy trên án để làm lễ đón Xuân cùng khí hòa ấm. Đánh trâu ngụ ý trọng nông [7]. Thời nhà Trần, ngày Lập Xuân, vua quan làm lễ Nghênh Xuân ở phương Đông (Đông giao). Vua sai vị trưởng họ dùng roi đánh Trâu đất. Sau đó, các quan cài hoa lên mũ rồi vào cung dự tiệc. Trong tháng Xuân, người làm mối bưng tráp trầu cau đến nhà gái hỏi và tặng lễ vật, thường dân giá trăm, nhà cao sang giá hàng nghìn, những người chuộng lễ nghĩa thì không kể ít nhiều. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ thì tự mình phối hợp với nhau (xin xem chú thích [6]) B - Nhà Lê Sử chép rất ít về Tết đầu thời Lê : - Năm 1435, mồng một, vua (Thái Tông) dẫn các quan làm lễ yết miếu. Khi về cung mặc áo trắng coi chầu, nổi nhạc, thét đường. Các quan mặc cát phục dâng biểu yên ủi (Thái Tổ mới băng). Ban yến trong 5 ngày cho các quan văn võ trong ngoài, phát trên cho các quan làm việc ở ngoài theo thứ bực [8] . - Năm 1 449, tháng giêng ban yến cho các quan- Múa nhạc Bình Ngô Phá Trận do vua Thái Tông làm, .nhớ lại công khó nhọc sáng nghiệp của Thái Tổ, dùng vũ công định thiên hạ. Công thần có người cảm xúc phát khóc [9]. Các lễ Nghênh Xuân thời Trung Hưng 1 - Lễ Tiến lịch - Lược Phan Huy Chú : Hàng năm, Tư-thiên-giám tính trước lịch cho năm sau, đến tháng 6 viết hai bản dự thảo, một bản dâng lên Vua và khai Chúa xin tiền in. Vua xem xong, giao cho Trung-thư-giám viết lại, Tri-giám coi việc khắc, khắc rồi Tư-thiên-giám đối chiếu trước khi đem in. Trong tháng chạp chọn ngày dâng lên Vua chuẩn. Đến ngày 24 tháng chạp làm lễ Tiến lịch. Sáng hôm ấy, các quan mặc phẩm phục, theo chỉ của Chúa vào triều làm lễ. Sáng sớm, Nghi-chế-ty và các Tự-ban đặt cái án dâng lịch ở giữa ngự đạo trước sân rồng. Bốn viên thông-tán, hai viên đứng ở phía Đông và phía Tây, hai viên đúng ở bên Tả và bên Hữu của Đoan-môn. Ba hồi trông nghiêm , Tự-ban dẫn hai viên Tiến-lịch quan vào bên Đông sân rồng. Vua ngự lên ngai. Tự-ban dẫn quan Tiến-lịch đến giữa ngự-đạo. Xướng: "Cúc cung , bái, hưng (bốn lần), bình thân ". Lễ quan. Xướng .' "Tiến hoàng lịch ", Tự-ban dẫn quan Tiến- lịch đến trước án lịch giấy vàng. Xướng : "Quy, tiến lịch", quan Tiến-lịch để lịch lên án. Xướng: "Phủ phục, hưng, bình thân, phục vị", Tự-ban dẫn quan Tiến lịch từ phía Đông ngự đạo xuống đến vị bái. Xướng: "Cúc cung , bái, hưng (bốn lần), bình thân ". Tự-ban nhấc cái án để lịch lui ra. Cáp-môn xướng : "Bài ban, ban tề", các quan chia thứ bậc đứng vào ban tề chỉnh. Lại xướng ."Cúc cung, bái, hưng (bốn lần), bình thân ". Quan Truyền-chế đến giữa ngự đạo quỳ : "Tấu truyền chế" rồi lạy xuống, vẫn quỳ. Quan Tư-lễ -giám đem tờ chế trao cho quan Truyền-chế. Viên này đỡ lấy lui ra, đúng phía Đông, hô .' "Hữu chế". Cáp môn xướng: "Bách quan giai quỵ", các quan quỳ xuống. Quan Truyền-chế đọc chế xong lui về chỗ đứng cũ. Xướng: Phủ phục, hưng, bái (bốn lần), bình thân". Lại xướng : "Bách quan phân ban thị lập", các quan phân ban đứng hai bên mà hầu. Nghi-chế-ty đến giữa ngự đạo quỳ : "Tấu lễ tất". Vua ngự về cung. Tư-thiên-giám bưng cái án lịch trước ngự tọa sang tiến ở phủ Chúa. Quan Lễ khoa đem lịch ban cho các quan. Các quan quỳ xuống nhận, giơ lịch ngang trán. Xong lễ lui ra [10]. 2 - Lễ Khóa ấn 25 tháng chạp làm lễ Khóa ấn trong một tháng, hộp đựng ấn úp mặt xuống. Chỉ những việc trọng đại như sát nhân, phản quốc. . . mới được xét ngay, còn trộm cắp lặt vặt, đánh nhau, đòi nợ VV. thì đình chỉ, đợi ngày khai ấn mới xét xử [11]. 3 - Lễ Tiến Xuân Ngưu Hàng năm đến tháng 11, Tư-thiên-giám tâu ngày nào, tháng nào là tiết lập ít và kê cả kiểu mẫu làm Xuân ngưu (Trâu đất) giao cho Công bộ sai Thường-ban-cục làm. Tượng trâu to bằng thật, mỗi năm nhuộm một mầu, ứng với năm đó, tính theo âm dương ngũ hành. Trước tiết Lập Xuân một ngày, buổi chiều, Thường ban-cục đem Trâu đến đàn tế, dựng ở phường Đông-hà. Lễ tế vào giờ Tý (nửa đêm), mở đầu ngày Lập Xuân. Quan Phủ-doãn và hai quan huyện Thọ-xương và Quảng-đức làm lễ xong thì sai rước đến đàn ở phường Hà-khẩu. Hôm sau rước đi sớm. Quan Phủ-doãn và các quan huyện lấy cành dâu đánh con trâu đất, rồi đem vào sân điện Vua làm Lễ Tiến Xuân Ngưu Các quan vâng chỉ của Chúa, mặc phẩm phục làm lễ. Lễ xong, quan Tư-lễ-giám bưng cái án để Xuân ngưu trước ngự tọa sang tiến ở phủ Chúa [12] . - Các nghi tiết thời Trung Hưng 1- Nghi tiết ở điện Kính-thiên. (lược Phan huy Chú) : Sáng sớm mồng một, Tiết-chế-phủ (Con cả của Chúa Trịnh) vâng chỉ Chúa, dẫn trăm quan mặc phẩm phục vào chầu Vua để chúc mừng năm mới. Trước một ngày, Thượng-thiết ty đặt ngự tọa của Hoàng thượng ở chính giữa kính thiên, đặt bảo án ở phía Đông, hương án ở trước ngự tọa. Giáo phường đặt Thiều nhạc (nhạc đời vua Thuấn, chính trị tốt, đức hiện rõ) và Đại nhạc gồm nhiều kèn, trống lớn, thanh la, tù và...) ở hai bên Đông và Tây sân rồng. Thủ vệ-ty dàn cớ xí, khí giới. Nghi-chế-ty đặt cái án đế các tờ biểu của Thừa-ty các xứ ở công đường Lễ bộ. Quan Lễ bộ và quan Thừa-ty các xứ trực đêm ở công trường Lễ bộ. Khi canh đã điểm lần thứ năm, trời sáng, trống và nhạc đi trước, các quan Thị dạ (hầu đêm) rước án biểu đến ngoài cửa Đoan-môn, tiến vào để ở phía Đông sân rồng, hơi ngoảnh về Bắc. Các quan rước án biểu đều đứng. Trống nghiêm hồi đầu, các quan văn võ [kể cả Chấp-sự (Đạo lễ) và Triều-yết] đứng sắp ban ở ngoài cửa Đoan-môn. Trống hồi thứ hai, quan Đạo-lễ dẫn Tiết-chế-phủ vào chỗ điếm ở Tả, Hữu sân rồng ngồi tạm. Các quan Đạo-lễ tiến vào sân điện Vạn-thọ rước Vua lên ngự giá, làm lễ năm lạy ba vái. Lễ xong lui về chỗ cũ ở hai bên Đông, Tây sân rồng. Ngự giá đến cửa Kính-thiên thì quan Đạo-lễ dẫn Tiết-chế-phủ đứng phía Đông sân rồng, hơi về hướng Bắc. Tự-ban dẫn các quan vào sắp hàng hai bên Đông, Tây sân rồng. Các quan Thừa-ty, Triều-yết chìa đứng ở ngoài cửa Đoan-môn. Vua lên ngai. Giáo phường tấu khúc nhạc Văn-quang. Dứt tiếng chuông, vút roi (ra lệnh yên lặng khi làm lễ triều bái), nhạc nghi. Tư-thần-lang báo trời sáng. Thông-tán xướng: "Ban tề". Lại xướng: "Cúc cung, bái, hưng (bốn lần), bình thân". Quan Điển-nghi xướng: "Tiến biểu". Nhạc lại nổi lên. Hai viên Khoa quan dẫn bốn Tự-ban rước án biểu có tàn vàng che từ bên Đông sân rồng đem đặt giữa ngự đạo. Các Khoa quan dẫn bốn Tự-ban rước án biểu có tàn vàng che từ bên Đông sân rồng đem đặt giữa ngự đạo. Các Khoa quan, Tự-ban lui ra chia đứng hai bên Đông, Tây. Dẫn-tán xướng: "Tuyên biểu mục", quan Tuyên-biểu vào giữa ngự đạo quỳ đọc biểu chú c mừng của công hầu và các quan văn võ 12 đạo. Đọc xong, lạy rồi lui về chỗ đứng trước. (Đến lượt đọc biểu phó của các quan triều thần, cũng theo nghi tiết trên). Thông -tán xướng: "Phủ phục, hưng, bình thân, các cung tam cũ đạo". Lại xướng: "Bách quan giai quỵ, tung hô", các quan quỳ xuống, giơ tay ngang trán hô theo: "Vạn tuế" , ba lần như thế. Mỗi lần hô thì quân sĩ, phường nhạc, đồng thanh hô theo. Lại xướng: "Phủ phục, hưng, cú cung, bái (nhạc nổi lên), hưng (bốn lần), bình thân". Nhạc nghỉ. Quan Đạo-lễ dẫn Tiêt-chế-phủ đến bên Đông, đứng ở vị trước. Thóng-tán xướng : "Bách quan phân ban thị lập". Nghi-chế-ty đến giữa ngự-đạo quỳ tâu : "Tấu lễ tất". Giáo phường ty cùng các Thụ đồng văn, Nhã nhạc (nhạc khí nhỏ hơn Đại nhạc) tấu khúc Hưu-minh. Vút roi. Vua về cung. Quan Tư-lễ-giám bưng tờ biểu để tiến vào nội điện. Nhạc nghỉ. Tiết-chế phủ và các quan lui ra [13] . 2 - Nghi tiết ớ phủ Chúa. (lược) : Sáng mồng một, hiệu Thiên-hùng bắn súng hiệu, hiệu Thị-trung đánh trống nghiêm. Tướng sĩ thuộc các đội thuyền đứng hầu hoặc đi tuân sát. Tư-thiên-giám đã chọn giờ và phương hướng tốt để Chúa đi lễ. Các quan rước Chúa đến Thái miếu và Cung miếu hành lễ rồi về phủ. Chúa ngự long tọa. Quan và lính hiệu Thị-hậu đứng hầu. Binh phiên ban tiền thưởng Xuân theo cấp bậc : nhất phẩm được 5 quan tiền, nhị phẩm được 4 quan cửu phẩm một quan, Tư-thiên-giám được 6 tiền, nhạc công một tiên. Tư-thiên-giám chọn giờ tốt khải Chúa khai ấn. Tiết-chế-phủ dẫn các quan từ cửa Cáp-môn tiến vào phủ đường. Bốn viên Điển-gìám (dùng Khoa quan), hai đứng ở bên Tả và bên Hữu trong phủ, hai đứng ở ngoài phủ. Tiết-chế-phủ và các quan theo thứ tự lạy mừng. Chúa ban yến. Dự yến xong, các quan làm Iễ tạ ơn. Chúa về cung, Tiết-chế-phủ về phủ. Các quan lại đến phủ Tíết-chế chúc mừng [13]. 3- Tết Đàng Trong Lê Quý Đôn cho biết ở Thuận-hóa, năm Canh-Dần, Tết Chính Đán thì 2 viên Cai cơ công tộc chỉ mừng tiền trầu 2 quan ; Cai đội 11 viên đều một con lợn thay tiền 10 quan, tiền trầu 1 quan ; chư tướng Ngoại tả 1 viên, Chưởng dinh 2 viên, Chưởng cơ 4 viên đều lợn một con thay tiền 10 quan, tiền trầu 5 hay 10 quan tùy hạng ; Cai cơ 10 viên chỉ mỗi viên 2 tiền trầu ; Cai đội 28 viên cũng như lệ Cai đội công tộc ; văn ban 5 viên, mỗi viên 2 tiền trầu vv. (14). 4 - Tết qua ngòi bút của một chứng nhân ổ thế kỷ 17 Năm 1659, Bento Thiện. một "Thảy giảng" đạo Thiên chúa đã viết về Tết như sau : "Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy Vua, đoạn lạy Chúa, mới lạy ông bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn Tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì Vua Chúa đi đền Giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng Địa Kì. Vua Chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Đến mùng bẩy mùng tám mới hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ an mười ngày. Lại xem ngày nào tốt mới mở ấn ra cho thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc ; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội Đài, Ngoại Hiến, Phú Huyện, quan đảng nha môn, mới có kiện cáo. Đến trung tuần mới có Khánh thọ bảo thần cho thiên hạ mừng tuổi Vua. Ai có nghề nghiệp gì thì làm cho Vua xem. Đến hạ tuần tháng giêng, ĐứcChúa lại Tế Kỳ Đạo dưới bãi cát, làm đàn thờ. Trước thì thờ Thiên Chúa Thượng Đê' một đàn, là một đàn từ Vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thó Thần Kì Đạo. Đức Chúa lạy ba dàn này. Đoạn đến đàn Thần Kì Đạo, Đức Chúa lạy đoạn, liền chỉ gươm cùng chém, lại bắn cung. Đoạn lại đánh trống mà chỉ gươm cho thiên hạ mới đuôi đi, thì gọi là khao quân. Đoạn liền về tập voi tập ngựa, gọi rằng đã hết năm mới (15). II - Tết Nguyên Đán thời nhà Nguyễn A - Nghi tiết trong triều 1 - Lễ Ban Sóc (ban lịch mới) Lễ Ban Sóc được coi trọng vì lịch liên quan đến việc cầy cấy sinh tồn của dân. Theo Đào Trinh Nhất thì từ đầu thế kỷ 14 ta đã phái người sang Nguyên triều khảo cứu Thiên văn học và phép làm lịch, tức là lịch Hiệp kỷ (lịch xem ngày tốt xấu). Sau đây là luật lệ thời nhà Nguyễn : - Năm 1820, bộ Lễ tâu về việc ban lịch Hiệp Kỷ : "Ban bảo Chính sóc là việc chính trị lớn của vương giả kính Trời chăm dân. Xin lấy ngày 1 tháng 12 đặt Đại triều ở điện Thái-hoà để truyền chỉ ban lịch theo phép cũ". - Năm Minh Mệnh 13 (1833) định lệ : Lễ Chính Sóc là một lễ lớn để tỏ trong nước dùng cùng một thứ chữ. Nguyên trước lịch do Kinh ban ra, in ở địa phương, chuyển cấp cho dân. Từ nay các tỉnh Quảng-bình, Quảng-trị, Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh do Kinh cấp phát. Từ Ninh-bình ra Bắc cứ tháng 5 mỗi năm Khâm-thiên-giám đưa mẫu lịch cho Hà-nội in và cấp phát. Đến tháng 9, Khâm-thiên-giám làm tờ bìa mặt quyển lịch, bìa vàng có chữ Hiệp kỷ lịch, đến ngày mồng một tháng chạp các tỉnh làm lễ Chính Sóc và phụng hành cấp phát. Năm Minh-mệnh 20 ( 1840) lại đổi : Lệ cũ ngày 1 tháng 12 đặt nghi lễ Đại triều ở điện Thái-hòa để ban lịch Hiệp Kỷ năm sau cho trăm quan. Nay đổi : Trước một ngày, ty chức trách đặt một cái án vàng trước Ngọ môn, chính giữa, một bàn vàng ở phía nam cái án, đều có lọng vàng che. Hai bên tả hữu sân đặt chỗ đứng lạy của các hoàng thân, các quan từ tam phẩm trở lên ở trước sân Ngọ môn, từ tứ phẩm trở xuống đặt vị đứng lạy ở phía nam cầu Kim thủy. Ở viện Tả đãi lậu đặt một long đình. Nghi trượng, nhã nhạc xếp hàng hai bên trước sân Ngọ môn. Sớm hôm ấy các quan đều mặc triều phục đứng ngoài cửa Ngọ môn. Khâm-thiên-giám bưng hòm đựng lịch đặt lên long đình. Bộ Lễ xướng :"Hành tiến lịch lễ ' " đàm lễ dâng lịch). Khâm-thiên-giám bưng hòm đựng lịch đến cạnh viên quản lý quỳ dâng hòm. Tất cả làm lễ 5 lạy. Vệ-]oan-nghi khiêng án vàng do cửa Ngọ môn đi vào, nhã nhạc, nghi trượng đi trước, qua cầu Trung đạo đến cửa Đại cung, án vàng đi vào cửa giữa đến sân điện Cân chính đặt ở dưới thềm giữa. Khâm-thiên-giám trao hòm lịch cho viên Nội các chuyển cho nội giám đệ vào cung. Ngày hôm ấy trăm quan đến viện Tả đãi lậu lĩnh lịch. Phủ Thừa-thiên họp nhân viên 6 huyện lĩnh lịch cấp phát cho các làng xã để dân chúng xem chung, lịch do các thầy Chánh, thầy Lý giữ (16). - Năm 1919 , lễ Ban Sóc diễn ra ở trước cửa Ngọ môn vào ngày 1 tháng 12 âm lịch, tức là ngày 2/1/919. 2 - Lễ Phất-thức và lễ Phong ấn. Năm 1807, định lệ hàng năm đến ngày 25 tháng chạp âm lịch thì khóa ấn, mồng 7 tháng giêng thì khai ấn. - Năm 1827, vua dụ : " Hết năm có lệ phong ấn để các nha dành ít ngày nghỉ ngơi, nhàn hạ trong khi cả năm phải siêng năng, chăm chỉ làm việc. Đấng vương giả theo phép Trời làm việc mạnh mẽ, tự cường, không nghỉ ngơi còn sợ chưa hợp ý Trời, chưa thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân nên trẫm không muốn một ngày nhàn rỗi. Từ nay ấn tín quốc gia, hành dụng vẫn theo thường lệ. Còn các nha môn trong ngoài, cuối năm phong ấn, đầu giêng, khai Xuân, khai ấn, cứ theo lệ cũ mà làm". Trước khi khai ấn phải rửa ấn, gọi là lễ Phất-thức. Nguyễn Công Hoan viết : Rửa ấn chỉ được phép ngâm rượu cho các chất bẩn giắt trong kẽ rã ra, không được lấy tăm khều cho nhanh vì làm thế sẽ độc, trong năm có nhiều án mạng xẩy ra (17). Nhưng đấy là ở các nha môn, trong triều lễ Phất-thức long trọng hơn nhiều : Nội Các chọn một trong mười ngày cuối tháng chạp làm lễ, được vua chuẩn. Các Hoàng thân, các quan trong viện Cơ Mật, trong Nội Các dự lễ cũng do Nội Các đề cử. Sáng hôm Phât-thức, bộ Lễ sai bầy bàn ở điện Cân-chánh. Sáu cái tủ khảm lớn đặt ở hai bên cửa điện, trong đựng các hộp ấn được mờ ra trước mặt Hoàng thượng. Các ấn triện bằng vàng, ngọc, pha lê vv. của các tiên đế, Hoàng thượng, phi tần, được rửa bằng nước hương thủy (nước có ngâm các thứ hoa) rồi chùi bằng nhiễu điều. Ban đầu, các quan dự lễ mặc thường triều, sau thấy bất tiện nên đổi ra mặc áo thụng xanh. Sau khi rửa xong, ấn triện được cất lại vào trong tủ, rồi vua ban yến (18). Năm 1830, định lệ sau ngày phong ấn, gập những việc cần, Lục bộ, các nha và Nội Các tâu lên dùng ấn vàng. Đến ngày khai ấn triện quan phòng, chưa rõ năm, tháng, ngày nào dùng để làm bằng chiếu. Lễ Phât-thúc đầu tiên của triều Nguyễn diễn ra vào năm 1837. Lễ Phât-thức năm 1919 được cử hành vào ngày 24 tháng chạp, tức là ngày 25/11/1919 3 - Nghi tiết Lễ Trừ tịch và Tiết Nguyên Đán. - Năm 1807, Lễ bộ dâng nghi tiết : Lễ Trừ tịch, vua đến nhà Thái miếu làm lễ, các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên làm bồi tế. Lễ Nguyên Đán cũng thế. Ở miếu Triệu tổ và miếu Hoàng khảo, đêm Trừ tịch, sai quan làm lễ. Các quan văn võ từ tứ phẩm trở lên túc trực hai bên công thự tả hữu, các lễ quan túc trực ở các miếu. Nhạc công hát thờ. Ngày Nguyên Đán, vua đến Thái miếu và miếu Hoàng khảo làm lễ. Miếu Triệu tổ thì sai quan làm Lễ xong vua đem các quan đến cung Trường-thọ làm lễ chúc mừng, rồi vua ngự điện Thái-hòa nhận lễ chầu mừng, sau đó các quan xin phép đến cung Khôn-đức lạy mừng. Mông 2, sai các quan làm lễ ở các miếu. Mồng 3, vua đến nhà Thái miếu làm lễ. Miếu Triệu tổ và miếu Hoàng khảo thì sai các quan làm lễ. Sai chép làm lệ ( 19 ) . - Năm 1848 vua Thiệu-trị mất, có quốc tang nên nghi lễ hơi đổi : Ngày mồng 1, vua mặc áo cát phục dấn cung Hoàng mẫu kính dâng 100 lạng vàng, 1000 lạng bạc, biểu tâu làm lễ người nhà. Lễ xong vua ngự điện Văn-minh, trăm quan mặc áo đẹp lần lượt lễ năm lạy. Mồng 2, vua mặc lễ phục đến điện Long-an (chỗ để quan tài vua Thiệu-trị) làm lễ, các quan mặc lễ phục theo lạy. Mông 3, vua mặc lễ phục đến Dao-cung làm lễ, các thân phiên, Hoàng thân, văn từ tứ phẩm, võ từ tam phẩm mặc lễ phục theo vào lạy. Những cuộc chầu mừng, ban yến, nhạc đều đình, duy có ban thưởng thân phiên, Hoàng thân, trăm quan, gia cấp cho các lính trạm, lính gián binh đều như lệ (20) . - Năm 1853 định lại lệ mở cửa cung thành ba đêm Tết Nguyên-đán. Lệ trước, các đêm 30 tháng chạp, mồng 1 và mồng 2 các cửa cung thành, hoàng thành, kinh thành đều mở rộng. Nay phải chiểu lệ thường canh giữ. 4 - Ban yến Năm 1823, ngày mồng một tháng giêng, vua đến cung Từ-thọ làm lễ khánh hạ, dâng mười lạng vàng. Xong, ngự điện Thái-hòa, bầy tôi chầu mừng. Lễ xong ban yến và thưởng theo thứ bực : Các Hoàng tử tước công, mỗi người 20 lạng bạc ; Quan văn võ chánh nhất phẩm, mỗi người 12 lạng Tùng nhất phẩm, mỗi người 10 lạng bạc ; Chánh nhị phẩm, mỗi người 8 lạng bạc ; Chánh ngũ phẩm, mỗi người 2 lạng bạc ; Hành tẩu, Thị nội, Chánh đội trưởng, Suất đội... mỗi người 1 lạng bạc (21 ) Chú thích: 1 L'Armoricain 25/11/1840 - Moniteur Universel 5/1/1841 theo Hồng Lam, Trung Bắc Chủ Nhật 2/4/1944 và A. Delvaux, Bulletin des Amis du Vieux Huế, Oct. - Déc. 1928 2 - Bổ tử = miếng vải vuông đáp trước ngực áo, thêu hình chim nếu là quan văn, hình thú nếu là quan, võ cấp bậc cao thấp tùy loại chim hay thú. 3- Đào Trinh Nhất, Trung Bắc Chủ Nhật, 17/10/1943 4 - "Nên 5 nên 6" chép theo chính tả của tác giả. 5- P. Bỉnh, tr. 494 - 499. 6 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 49 . 7- Thực Lục , XXXIV, tr. 118 . 8- Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 57. 9- Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 5 1 . 10 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 64. 11 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 64, 67 . 12 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân , tr. 59. 13 - Nguyễn văn Trấn, tr. 203-4. 14 - Cours d'Histoire annamite, II, tr. 259 - Nguyễn văn Trung, tr. 14. 15 - Bouchot, tr. 18. 16 - Lê Trọng Văn, tr. 32-3. 17 - Nguyễn văn Trấn, tr. 25 , không cho biết xuất xứ. Tôi chưa tìm ra thư gửi cho ai. 18 - Nguyễn văn Trấn, tr. 228 - Bằng Giang, tr. 192 - Lê Trọng Văn, tr. 100. 19 - Thực Lục, XXXII, tr. 60. Trương Bá Cân, tr. 426. 20 - Trương Bá Cần, tr. 28. 21 - Trương Bá Cần , ti . 30 . 22 - Phan Trần Chúc , tr. 41 . 23 - Thực Lục, XXXIV, tr. 65. 24 - P.T. Chúc, tr. 118-22, 132. 25 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân, tr. 47. 26 - Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân, tr. 8 0 . 27 - Tùng Phong, Trung Bắc Chủ Nhật số 104, 29/3/1942. 28 - Ptchúc, tr. 24, 32. 29 - Sở Bảo, Trung Bắc Chủ Nhật, 21 /3/ 1943 . 30 - Thực Lục, XX, tr. 252 - Đào Trinh Nhất, Trung Bắc Chủ Nhật, số 227, 5/ 11/1944. 31 - Quán Chi, TTrung Bắc Chủ Nhật, 21 /3/1943 . (còn tiếp) Trích từ quyển Lối Xưa Xe Ngựa tập II - An Tiêm xuất bản - Paris - 2002 |
Title: Re: Sài gòn ngày mồng năm Post by LAM SON vào ngày 02. Nov 2006 , 23:29
Sài gòn ngày mồng năm năm Át Dậu
Hai thân, Lâu quá tao mới viết thơ thăm mầy. Thôi mong mầy thông cảm. Bà con vùng Dakao mình cũng bình thường, và lúc nào cũng nhắc đến anh chị Ba, tía má mầy và vợ chồng mày. Bà con mình lúc nầy làm ăn có khó khăn hơn. Làm bậy làm bạ thì được, chứ cái nghề may mặc bây giờ, thằng Chệt nó cạnh tranh lắm. Mới mấy năm trước, bà con mình ai có tí vốn liếng thì bỏ ra mở xưởng may thi công. Các nhà may kỷ nghệ nhận may cho các hảng xưởng lớn của nước ngoài làm không kịp nên giao công lại cho các xưởng nhỏ của bà con mình lảnh thi công làm phụ. Nhờ vậy nên nhà nào nhà đó cũng khấm khá. Lúc này, các thằng Chệt : Chệt cộng Chệt Đài loan, Chệt Thái lan bán hàng phá giá, tràn đầy chợ Việtnam, hàng rẻ hơn, phẩm chất, mà mấy thằng nói ngọng ở ngoải nói là chất lượng lại tốt hơn, nên thiên hạ mua hàng hóa Chệt, các công xưởng mua hàng Chệt, dán nhản Made in Vietnam là bán ra vô thưởng vô phạt, huề cả làng, chỉ có dân ta là kêu trời. Chẳng những đã nhập cảng hàng Chệt lậu vô Việt nam, Chệt Đài loan còn mở xưởng lớn, mướn Xẩm bên Tàu qua, nuôi ăn nuôi ở làm gía' thành rẻ hơn, dán nhản China, Viet nam, hổng ai kiểm soát nổi. Mà dầu có kiểm soát thì lì xì một cái là xong. Chệt lúc nầy nó lộng hành hơn thời trước của mình nữa. Nghe nói năm nay, xứ Tây của mầy, xả cảng bỏ quota nhập cảng hàng Chệt. Chệt nó ouánh xả láng, chết Tây, mà chết luôn cả ta nữa. Rồi thì WTO ! Viet nam ai cũng mê vào WTO để Mỹ nó mua hàng hóa, để dễ làm ăn, nhưng rồi đây Chệt nó mở xưởng tại Việt nam, mướn Xẩm thì dân ta cũng CCCD nữa, mầy ạ ! Chệt nó cũng WTO với Mỹ, Chệt cũng làm ăn với Âu châu. Dân ta dẩu có theo, cũng theo sau. Dân ngoài Bắc vô kể cho tao hay là Chệt nó mua Sừng Nghé, giá bao nhiêu cũng mua, thế là thiên hạ ùn ùn đi giết nghé. Không có nghé làm sao có trâu, ít bửa là hoặc mua máy cày, hoặc người kéo thế trâu. Chệt mua rễ tre để làm bàn chải đành răng ; Xứ Tầu bây giờ văn minh cần đánh răng. Hồi sanh tiền Mao Trạch Đông hổng bao giờ đánh răng ? Bây giờ Chệt văn minh đánh răng, mua rễ tre. Dân Bắc phá luỷ tre lấy rễ bán. Ngày nào xâm lược dân ta hết tre che chở. Mà có riêng gì dân thành thị, nông dân cũng vậy, bây giờ những ai trồng mía làm đường đểu kêu trời, đường mình làm ra gía' thành cao hơn đường Chệt, phẩm chất, ý chết chất lượng thấp hơn. Riêng phần tao thì nhờ nghề giáo cơm nên ngon ăn lắm. Thiên hạ khoái học tiếng Mỹ : nào là luyên giọng , nào là luyên thi, nhờ ơn ... tao cũng không biết ơn ai bây giờ, gia đình chú thím mầy bây giờ ngon lành lắm, Hai à !. Thím mầy, thấy nghề giáo sư Anh văn của tao ngon ăn, nên bả cũng luyện thêm với tao vài chưởng, rồi cũng mở lớp, bỏ nghề bán phở. Nhờ lúc xưa ở Sài gòn bả có học ở British Council, nên nay bả bày đặng xổ giọng Anh Cát Lợi , pure british, để kiếm cơm. Giọng ấy bây giờ có giá lắm, nhờ bà Tân Đại sứ Tôn nữ thị Ninh ( không biết mầy có theo dõi biết bà ấy không ?) đi biểu diển được báo chí nhà ta khen là giọng quí phái dữ dội. Nhớ ngày nào tao khổ sở vì cốt ngụy, ở tù vì làm sở Mỹ, giáo sư Anh ngữ quân đội, Xịa, ngày nay nhờ Mỹ ngữ, Anh ngữ mà sống phây phả. Thật đổi đời, bây giờ ai cũng mong Mỹ hết, Clinton tới thăm mừng hết lớn, tàu Mỹ đến thăm là OK ào ào, rồi mai này làm ăn với Mỹ, rồi .. ôi lắm chuyện. Thảo nào dân Việt ở Mỹ ào ào về thăm nhà ăn Tết. Tao ngao ngán quá ! nên cũng lơ là viết thơ cho vợ chồng mày, phong trào nhận họ nhận hàng ở Mỹ, ở ngoại quốc, cũng giống như hồi mấy chả mới vô nhận họ nhận hàng vậy. Nhưng hồi đó, dân nam tụi mình nhận họ, còn mấy chả nhận hàng. Bây giờ không khéo rồi cũng y chang như hồi đó. Lại cái cảnh CCCĐ nữa đây, nhưng theo tao thì CCCĐ là cái vồn của dân nam tụi mình. Này tao kể một chuyện động trời : Hôm mùng hai Tết tao theo thím mầy về Cần thơ thăm quê ngoại mấy đứa, ôi thôi, tưng bừng đất Tậy Độ Nhưng ăn Tết lạ lùng : ăn Tết bằng thịt chó. Mầy nghĩ thử xem, làm sao mà xứ Đạo, xứ Đức Thầy, mà ăn thịt chó, vậy mà họ ăn, mà còn ăn bạo nữa. Tao hết ý kiến. Thĩt chó lên giá vùn vụt , trước Têt mới 20 ngàn đồng một ký, nay đã 50 ngàn. Còn có cái mốt di ăn Cháo Chó đêm. Tao giận quá ! Thăm qua loa bà con rồi tao về hôm qua, để bả ở dưới với em Tư mầy. Xứ Dakao mình coi vậy vẫn còn hiền hòa, tuy hàng quán cũng đầy rẩy nhưng buôn bán còn thật thà ! Thiệt tình mà nói, bà con xóm mình cũng quanh quẩn ở với nhau từ mấy chục năm nay, mấy chả vô ở cũng ít, thành thử cũng không nói lai nói ngọng bao nhiêu. Chứ mầy thử nghĩ xem, hồi năm ngoái tao có chuyện phải xuống Rạch giá, về tận sông Ông Đốc làm giấy tờ. Tao gặp phải một cha Trưởng Ty , người miền ngoại nói ngọng, tao hết ý kiến luôn. Nói đến chuyện mấy chả, tao nói kể chuyện tình hình cho vui, chứ tao cũng chẳng phải kỳ thị gì. Hồi xưa, các cơ quan chánh phủ quân đội mình thiếu gì các anh ở ngoải, nhưng họ nhập về mình dễ dàng. Mới ngày nào 54 di cư qua mấy năm sau, thông cảm bà con lối xóm tôn trọng, giúp đở nhau. Bây giờ thì xất xất láo láo, coi người bằng vung. Tao với thím mầy tuổi tác cũng trên 70 mươi mà bọn công an khu vực vẫn anh anh chị chị. Bà con mình thì cứ gọi nhau bằng thứ, mấy thằng nầy cứ tên tục của tao, của thím mầy mà gọi. Mà có gọi đúng đâu ? thí dụ tên thằng út của tao là Hữu, mà nó cứ gọi là Hiễu. Thôi ít hàng nói chuyện Tết với mầy, cho tao gởi lời thăm mấy bạn nhà giáo của mầy, anh giáo già ở Cali, anh Hai Cần Giuộc. Mầy nói cho ảnh biết là xứ ảnh bên giờ hết quê rồi, mà biến thành chợ. Đổi hết rồi mầy ơi ! Mầy có qua Hòa lan thăm anh giáo Tư Bắc, cho tao gởi lời thăm, mua tặng ảnh dùm tao hai gói thuốc, nghe nói anh vẫn còn ghiền nặng, và vẫn cười hoài. Anh giáo Năm Bắc, bạn ảnh mới về thăm nhà, tao không đi thăm vì trong nhà ảnh có mấy chả ở chơi thường trực nên chán lắm. Nhớ Anh chị Ba tía má mầy lắm ! Thăm mầy Chú thím Bảy |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 08. Nov 2006 , 11:45
Hương Vị Miền Nam: Chè Xôi Nước, vừa ngon vừa ngộ...
Friday, October 27, 2006Trần Văn Chi Chè xôi nước là tên gọi loại chè viên tròn bằng cái bánh ít, làm bằng bột nếp, trong có cục nhân đậu xanh cà bỏ vỏ nấu chín đánh tơi. Nhà văn nhà báo thấy viên chè thả trôi trong xoong nước đường nên gọi tên là chè trôi nước. Nghe có lý nhưng người bình dân không chịu uống lưỡi, bẻ miệng nói theo! Và tới nay người mình trong ngoài cũng cứ gọi là chè xôi nước, về miệt quê miệt vườn có người còn kêu trại là chè siêu nước nữa! *** Chè xứ mình phong phú lắm, có nhiều loại chè chúng ta chưa nghe tên và chưa ăn qua bao giờ. Chưa có thống kê xem xưa nay ta có bao nhiêu loại chè, loại nào đã mai một, lai lịch gốc tích ra sao. Trong tự điển tiếng Việt có ghi mấy loại chè như: chè bà-ba, bà cốt, chè bắp, chè bông lau, chè bột báng bột năng bột khoai, chè củ năng củ mài, chè chuối, chè đậu xanh, đậu đen, đậu đo,Ư đậu trắng, chè hột lựu, hột sen, hột mít, hột me, chè hạnh nhân, chè nhãn, chè khoai lang khoai môn khoai mì, chè thưng, chè thập cẩm, chè trứng gà trứng cút, chè trái cây, chè xôi nước, chè yến... Ði về miệt Bạc Liêu, Hà Tiên, Châu Ðốc... thấy bà con người Tiều có món chè gọi là chè ỷ. Người Triều Châu ta quen gọi là Tiều từ Quảng Ðông bên Tàu chạy qua nước ta vào thế kỷ 18 sống chung lộn với người mình ở miền Tây, vẫn giữ tục lệ hằng năm vào tiết Ðông Chí nấu chè cúng mừng Tết Ðông Chí. Sau đó cả nhà cùng ăn gọi là ăn ỷ. Chữ ỷ nghĩa là tốt, nên dùng đặt tên chè để mong cả nhà tốt lành? Chè ỷ giống chè xôi nước, chè trôi nước của Việt Nam. (Ðông chí là tiết giữa mùa đông nhằm vào khoảng 21, 22, 23 tháng 12 dương lịch, lúc này mặt trời xa xích đạo nhứt nên ngày ngắn nhứt và đêm dài nhứt, tiết Ðông chí là một trong 24 Tiết của năm, theo lịch cổ Trung quốc). Nói về chè, tục ngữ mình có câu “chè trên cháo dưới” nói lên cái sành ăn uống của người xưa, bởi chè phải ăn trên mặt mới ngọt (nhiều đường), cháo ăn dưới đáy có nhiều thịt cá mới ngon! Còn câu: “chè hâm lại, gái ngủ trưa/ Vợ đẹp đau lưng, chè ngon khan cổ” có lẻ xuất phát ở miền Bắc, bởi chè ở trường hợp này hiểu là nước trà. Chè không như trà, từ khi xuất hiện đã có sự phân biệt giàu nghèo, nên có loại chè chỉ dành riêng vua chúa, quý tộc người dân không được ăn, chưa được nghe. *Chè cung đình, chè vương giả mang tánh y lý bổ dưỡng mà không ngon! Trước tiên là chè yến được tìm thấy trong danh mục bát trân : 8 món ăn quý hiếm dành riêng cho vua là nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, chân voi và yến sào.Yến sào là ổ yến có ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng, Côn Ðảo, Phú Quốc nhưng là loại quý hiếm, dinh dưỡng cao có tác dụng kéo dài tuổi thọ theo y lý đông phương. Chè yến là loai chè cung đình, dành cho vua hoặc người được vua ân sủng ban cho. Chè long nhãn, chè hột sen cũng thuộc cao cấp dành cho hàng quí tộc. Bởi nhãn là “vương giả chi quả”, sen là “vương giả chi hoa”. Hột sen, long nhãn nấu riêng thành hai loại chè, nấu chung gọi là chè long nhãn hột sen ăn rất bổ. Ngày nay chè long nhãn, chè hột sen thường dùng cúng Phật và người có tiền có thể ăn dễ dàng. Chè Sơn Qui Gò Công xưa là loại chè tiến cung. Sơn Qui còn gọi là Gò Rùa, quê hương của ông Phạm Ðăng Hưng, sanh ra bà Từ Dũ. Nơi đây có duyên làm ra món chè rất công phu, tỉ mỉ, bổ dưỡng bằng sản vật địa phương. Sơn Qui đất giồng pha cát cho trái dừa, cây mía đường, đậu xanh, đậu thạch (đậu ngự), củ năng... có hương vị ngon tinh khiết. Chè Sơn Qui lại được bàn tay khéo léo của con gái Gò Công, tinh chế thành từng hột giống như hột lựu nên sau này chè Sơn Qui được gọi là chè hột lựu. *Chè dân giả lưu truyền tới nay vì ăn ngon và đã miệng. Có thể chia ra hai nhóm chè dân giả; một là chè nấu với các loại đậu trái khoai củ và hai là chè nấu với các loại bột. Trên tiêu chuẩn ngon cũng như có nhiều người ưa thích thì chè đậu trắng và chè xôi nước đáng dẫn đầu mỗi nhóm. Chè đậu trắng là loại chè nấu đậu trắng chung với nếp cùng phụ gia nước cốt dừa và phẩm mùi. Nếp có tác dụng như chất xúc tác dùng bọc dung dịch ngọt béo quanh hột đậu trắng; nếp vừa là chất keo nối kết những hột đậu trắng với với nhau làm nên món chè đậu. Nếp không được người ăn nhắc tên, kể đến trong thành phần làm nên chè đậu trắng! Và tên đậu trắng dành độc quyền cái thương hiệu chè “đậu trắng”. Chè đậu trắng gọi là khéo và ngon phải không cho thấy còn hột nếp. Hồi xưa đậu trắng mua về ngâm ngoài nắng cả ngày để cho đỡ tốn củi. Nấu cho mềm, đem xả nước lạnh, gỡ bỏ hết mài đậu, lựa bỏ hết hột hư hột lép. Ngày nay đậu trắng đã được nấu chín, sạch mài, hột nào hột nấy trông “biết nói”, vô lon bán sẵn ngoài chợ. Mấy bà già bảo rằng nấu chè đậu trắng bằng đường vàng mỡ gà thơm hơn đường cát trắng mà nhìn cũng lịch sự nữa, nên nhứt không chịu dùng đường cát trắng như ngày nay. “Sang mà không ngon!”, mấy bà bảo như vậy. Nước cốt dừa và lá dứa phải cho vào xoong chè khi còn nóng trên bếp ăn ngon hơn lối để riêng như “chè Cali”. Chè đậu trắng thuở xưa được ăn kèm với xôi trắng và ăn nóng. Ngày nay mấy bà mấy cô hảo ngọt chỉ thích ăn chè lạnh, ăn chè “ên” không chịu ăn kèm với xôi. Ðó là kiểu ăn chè của người Little Saigon. Chè đậu trắng với tên gọi “đậu trắng” bởi cái chất bùi, béo của hột đậu trắng, cái dai của vỏ đậu độc đáo mà loại đậu khác không sao có. Còn cái ngọt của đường, béo của nước dừa, cùng cái sền sệt của nếp chỉ là ở bên ngoài. Và chè đậu trắng với tên nghe dân giả mà ngon, nhai nghe đã nên xưa nay vẫn đứng đầu là vậy. *** Còn chè xôi nước ăn ngon, nhìn ngộ ngộ, gợi hình gợi cảm. Chè xôi nước, trôi nước, siêu nước, hay chè ỷ. Cách nấu cách ăn, viên to, viên nhỏ như thừa như thiếu, như chơi như thật, nổi trôi bồng bềnh trong xoong, gây ấn tượng cho người nấu người ăn. Ai chế ra viên chè xôi nước thì không biết nhưng hình như nó có họ hàng gần với “bánh ít trần”. Bánh ít trần với tên gọi đặc sệt Nam Kỳ nhà quê, bánh ít mà không mặc áo, viên tròn, bột trắng nhân trắng. Bánh ít trần luộc chín trong nước, chè xôi nước thì thả trôi trong dung dịch đường phải có liên hệ nhau. Viên chè xôi nước xưa to bằng cái bánh ít, nằm trụm lũm trong cái chén. Bột nếp bao bên ngoài rất dày. Nhưn chè xôi nước giống hệt như nhưn bánh ít được vò cứng để khi dùng đũa dẽ đôi, nhân chè không bị rơi rớt. Tất cả viên chè vò tròn sẵn sàng chờ nước đường sôi thả vào một lúc. Giữ lửa cho nước đường tiếp tục sôi tới khi chè nổi lên đều mới hạ lửa. Cho vào ít gừng, đảo nhẹ sao cho chè chín đều, cho bột bên trong không bị nín, không có chỗ chín chỗ sượng. Các công đoạn nhồi bột, vắt nhân, nắn chè cho đến giờ chót luôn gặp cảnh thiếu nhân dư bột. Và viên chè nhỏ bằng đầu tay cái không nhưn xuất hiện bên viên chè xôi nước. Viên chè nhỏ do cảnh dư thừa mà có, được ai đó gọi khôi hài là chè lũm chũm, thả vô nước kêu lũm chũm; hoặc tên là chè ực, nuốt vô nghe ừng ực! Không xoong chè xôi nước nào mà không có những viên lũm chũm, lâu ngày khiến người ăn phải ghiền chè lũm chũm. Nay làm chè lũm chũm, chè ực không phải vì dư bột thiếu nhưn mà là nhu cầu. Ăn chè xôi nước thiếu viên lũm chũm như mất ngon, như thiếu vắng cái gì đó... Thế nhưng mãi mãi dưới cái nhìn của người ăn, người nấu thân phận viên chè lũm chũm chỉ là “cô vợ bé”. Không fair chút nào! Chè xôi nước nay cải tiến: sau khi luộc viên chè như làm bánh ít trần, ngâm vào nước lạnh pha chút muối cho nguội, cho hết nhớt, để ráo rồi mới cho vào xoong nước đường sôi. Viên chè nay nhỏ hơn, ít bột và nhiều nhân, nước cốt dừa để riêng cho người ăn tùy nghi. Viên chè dẹp chớ không tròn như xưa, trình bày trong ly, nước đường trong veo cộng thêm vài viên lũm chũm cho đúng cách và không quên điểm cài hột mè trắng. Chè xôi nước tròn dẹp, viên to viên nhỏ, có nhân không nhân, ngoài ngọt trong lạc, nhìn ngô ngộ mà ăn vào thấy ngon, nhai thấy đã. Ðặc biệt chè xôi nước dành độc quyền cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé gái. Không sách nào dạy mà không thấy ai làm trái... tranvanchi@earthlink.net Trân Trọng Giới Thiệu hai tác phẩm có nhiều người đọc hiện nay: Hương Vị Ngày Xưa, 12 USD Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư, 15 USD Hỏi các nhà sách hoặc tác giả( xin kèm thêm 3 USD cước mỗi cuốn) Trần Văn Chi, 1911W 148 st ST, Gardena, Ca 90249 Email : tranvanchi@earthlink.net |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by hanlenhan vào ngày 24. Jan 2007 , 01:22 wrote on 13. Oct 2006 , 21:46:
Chào anh LS, 2 tuần ni Modem ADSL bị hư, France Telecom mới gửi đến cái khác hôm qua nên vắng mặt trên LVD. Đọc bài Tết anh đưa lên, Hàn tui thắc mắc: * Vậy chớ Tết con Heo năm ni, anh và Hàn tui nên đón giao thừa vào ngày nào: Tiếp tục theo các Chú hay bắt đầu theo các Bác ? Hoặc giả đón cả hai ? Hồi mới "giải phóng", các Bác đã từng chủ trương ăn Tết trước các Chú những 1 tháng, nay rút lại trước 1 ngày ! Chẳng biết "lập dị" như rứa để mần được cái chi chi. Bởi lay hoay ở ngả ba đường nên Hàn tui mới hỏi riêng anh và hỏi chung các anh chị khác trong trường. ;) Thăm anh và các bạn, HLN. |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dang_My vào ngày 24. Jan 2007 , 06:53 hanlenhan wrote on 24. Jan 2007 , 01:22:
Anh Hàn Lệ Nhân ơi , Thế mà My nghe chị Miên Thuỵ nói bi bão bên Hoà Lan , nên My hỏi thăm chị Miên Thuỵ bên Pháp của anh có bão không, mà lâu không thấy anh. ;) Bây giờ còn anh Sơn bên Algerie nữa , anh có liên lạc gì với anh Sơn không anh? ;) Quote:
Hihihi, My không biết "các chú" và "các bác" , ai làm lịch đúng , ai làm lịch sai , nhưng nghe anh hỏi sao các bác cứ phải lập dị như thế để làm gì , thì My đoán là tại "các bác " bị nguyền rủa quá về tội tay sai ngoại bang, dâng đất... nên "các bác" muốn chứng tỏ "các bác" độc lập với quan thầy ::) :D |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dang_My vào ngày 24. Jan 2007 , 06:53 hanlenhan wrote on 24. Jan 2007 , 01:22:
Anh Hàn Lệ Nhân ơi , Thế mà My nghe chị Miên Thuỵ nói bi bão bên Hoà Lan , nên My hỏi thăm chị Miên Thuỵ bên Pháp của anh có bão không, mà lâu không thấy anh. ;) Bây giờ còn anh Sơn bên Algerie nữa , anh có liên lạc gì với anh Sơn không anh? ;) Quote:
Hihihi, My không biết "các chú" và "các bác" , ai làm lịch đúng , ai làm lịch sai , nhưng nghe anh hỏi sao các bác cứ phải lập dị như thế để làm gì , thì My đoán là tại "các bác " bị nguyền rủa quá về tội tay sai ngoại bang, dâng đất... nên "các bác" muốn chứng tỏ "các bác" độc lập với quan thầy ::) :D |
Title: Re: MỒNG MỘT TẾT NĂM ĐINH HỢI Post by LAM SON vào ngày 25. Jan 2007 , 12:42
Mồng 1 Tết năm nay, ngày 17 hay 18 tháng 2, 2007?
Trần Gia Phụng Năm Bính Tuất sắp hết. Năm Đinh Hợi gần tới. Dư luận người Việt trong và ngoài nước xôn xao, vì các lịch mới phát hành vào đầu năm 2007 trong và ngoài nước khác nhau ngày đầu năm Đinh Hợi. Theo lịch trong nước, ngày Mồng Một Tết năm nay là ngày 17/2/2007 so với dương lịch. Theo lịch ngoài nước, ngày Mồng Một Tết năm nay là ngày 18/2/2007. Câu hỏi đặt ra là tại sao có sự khác biệt nầy? Trước hết, cần chú ý là bên cạnh dương lịch, tính theo chu kỳ vận chuyển của quả đất quanh mặt trời, truyền thống dân Việt chúng ta còn dùng âm lịch, tính theo chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh quả đất, trong một số việc gia đình, nông tang…Âm lịch mỗi năm có 24 tiết, mỗi tiết trung bình khoảng 15 ngày. Kinh nghiệm cho thấy âm lịch sai lệch khá nhiều so với thực tế diễn biến của thời tiết, nên người ta phải dùng dương lịch để điều chỉnh, và âm lịch ngày nay không còn là âm lịch thuần túy, mà là âm dương lịch với những tháng nhuận khác nhau tùy theo từng năm. Trong dương lịch, mỗi ngày có 24 giờ. Trong âm lịch, mỗi ngày có 12 giờ. Người xưa lấy tên 10 thiên can và 12 địa chi ghép lại với nhau để đặt tên giờ. Mười thiên can là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quý; và 12 địa chi là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Bội số chung của 10 thiên can và 12 địa chi là 60. Do đó, cứ sau 60 ngày, thì có một ngày mang đầy đủ thiên can và địa chi giống nhau tái hiện. (Ví dụ ngày 1 là ngày giáp tý, thì ngày thứ 61, thứ 121, 181… cũng là ngày giáp tý. Ngày 2 là ất sửu, thì ngày thứ 62, thứ 122, 182 … là ngày ất sửu. Cứ thế xoay vần cho đến hết 60 ngày, là hết một lục thập hoa giáp, rồi bắt đầu trở lại.) Đó là quy ước chung về việc dùng 10 thiên can và 12 địa chi để đặt tên giờ, ngày, và năm theo âm lịch. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, trong bài nghiên cứu về “Lịch và lịch Việt Nam”, thì một ngày bắt đầu từ “nửa đêm nầy đến nửa đêm sau”, và ngày sóc là ngày đầu tháng (mồng một), bắt đầu từ nửa đêm mang điểm “định sóc”.(1) Về vấn đề giờ tý là giờ đầu ngày, cũng trong bài nghiên cứu trên, và trong mục “Giờ và khắc”, giáo sư Hoàng Xuân Hãn thêm rằng: “Có điều lạ là trong một ngày, có hai nửa giờ tý không liên tục: một nửa sau đứng vào đầu ngày, một nửa trước ở cuối. Có lẽ vì sự ấy, các giờ cũ khác cũng được chia làm đôi: nửa giờ đầu xưng tính rằng sơ, nửa sau rằng chính…”(2) Lý luận của giáo sư Hoàng Xuân Hãn có vài điểm cần phải xét lại: 1) Thứ nhất chữ “sơ”, trong mỗi giờ (sơ tý, sơ ngọ…) không nhất thiết bắt nguồn từ việc có hai nửa giờ tý, các giờ khác mới được chia hai như thế. Thông thường, người xưa (Trung Hoa và Việt) thường dùng chữ “sơ” để chỉ phần khởi đầu của một giai đọan, hay thời khắc nào đó: Thời sơ Nguyễn (đầu đời nhà Nguyễn), sơ tuần tháng giêng (vào đầu tháng giêng)…, nên đầu giờ là sơ, và sơ tý chỉ có nghĩa là đầu giờ tý chứ không nhất thiết là “nửa đầu giờ tý”. 2) Nếu dựa vào lối chia giờ trong ngày theo âm lịch, một ngày chia thành 12 giờ, mà nói theo giáo sư Hãn, “có hai nửa giờ tý không liên tục: một nửa sau (chính tý) đứng vào đầu ngày, một nửa trước (sơ tý) ở cuối ...”, thì từ xưa đến nay, chưa có sử sách nào ghi theo cách nầy cả. Ví dụ: từ 11 giờ đêm đến 12 giờ đêm là sơ tý, vậy từ 11 giờ đêm đến 12 giờ đêm ngày mồng 1 là sơ tý của ngày nào? Nếu là của ngày trước, tức của ngày mồng 1, thì vô lý vì sơ sao lại cuối ngày? Sử sách chưa bao giờ viết rằng giờ Tý đầu ngày, hay giờ Tý cuối ngày, bởi vì như thế thì người ta sửa lại cách chia và đặt tên giờ cho dễ gọi, chứ không ai gọi giờ Tý đầu ngày và giờ Tý cuối ngày cho rắc rối 3) Từ khi có dương lịch, mới có việc chia mỗi ngày thành 24 giờ, chứ trước đây, khi sáng chế ra âm lịch, và chưa có dương lịch, người xưa đâu có tính giờ theo số học, và giờ tý là giờ bắt đầu trong ngày, dù sơ tý hay chính tý, cũng đều nằm trong giờ tý. Riêng về việc tính lịch năm nay, trên nhật báo Nhân Dân ngày 19/6/2006, ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng ban Lịch nhà nước thuộc Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam, đã trình bày về lý do tại sao lịch trong nước chọn ngày 17/2/2007 là ngày Mồng Một Tết như sau: “Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây, vẫn trong ngày, nên lịch Việt Nam ghi Mồng Một Tết âm ứng với 17 tháng 2 dương lịch là đúng. Nếu cộng tám giờ (múi giờ Bắc Kinh) thì sang ngày hôm sau, nên lịch Trung Quốc ghi Mồng Một Tết âm ứng với 18 tháng 2 dương lịch là đúng với âm lịch Trung Quốc. Ngày dương và ngày can chi vẫn như nhau.” Lý luận theo ông Trịnh Tiến Điều, có điểm cần lưu ý: Đã tính ngày âm lịch, thì phải tính theo giờ âm lịch, chứ sao lại tính theo giờ dương lịch? Giờ âm lịch ở đây phải là giờ âm lịch Việt Nam. Nếu tính theo múi giờ 7 là múi giờ Hà Nội mà ông Trịnh Tiến Điều dùng, thì theo quy ước về âm lịch Việt Nam, giờ tý bắt đầu từ 11 giờ khuya (tức 23 giờ) đến 1 giờ sáng.(3) Nếu tính theo múi giờ 8 là múi giờ Bắc Kinh, thì giờ tý bắt đầu từ 12 giờ khuya (tức 0 giờ) đến 2 giờ sáng.(4) Như thế, dù “Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây” như lời ông Trịnh Tiến Điều, thì ở Việt Nam, dầu theo múi giờ 7 hay múi giờ 8, thì điểm sóc đã ra khỏi giờ hợi (cuối ngày) của ngày hôm trước, và rơi vào giờ tý (từ 11 giờ đến 1 giờ) đầu ngày của ngày hôm sau. Vậy dầu là múi giờ 7 hay múi giờ 8, đều là giờ tý của ngày Mồng Một Tết, mà tính theo dương lịch năm nay là ngày 18/2/2007. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những người làm lịch thời xưa, muốn biết Mồng Một Tết năm sắp tới là ngày nào, thì cứ lục lại lịch cũ, tìm ngày rằm tháng 2 cách 8 năm trước, thì biết ngày Mồng Một Tết năm đó. Kinh nghiệm nầy được truyền miệng qua các câu phú sau đây: “Tiền bát chi niên nhị nguyệt trung (Tám năm trước, giữa tháng 2) Hậu gia nguyên đán tiện tương đồng (Ngày nguyên đán (người) sau tương đồng (với ngày nầy)) Mỗi nguyệt thập ngũ vi sơ nhất (Thường tháng (đó) ngày 15 làm ngày mồng một) Thiên niên vạn tải bất sai phùng.” (Hàng ngàn vạn năm không sai được.) Tám năm trước của năm 2007 (đinh hợi) là năm 1999 (kỷ mão). Ngày rằm tháng 2 năm kỷ mão là ngày “quý mùi”. Xét trong tháng 2/2007, ngày “quý mùi” rơi vào ngày 18/2/2007 dương lịch, đúng như lịch ở hải ngoại, chứ không phải là ngày 17/2/2007 như lịch phát hành ở trong nước hiện nay. Sự khác biệt về âm lịch năm nay bắt nguồn từ việc đổi âm lịch từ năm 1968 ở Bắc Việt. Theo những nhà làm lịch của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 1967, khi đổi âm lịch năm 1968, các ông cho biết: “Cụ thể là, từ năm 1968 đến năm 2000 có tất cả 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác với lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày Tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày Tết Ất Sửu (1985), sớm hơn một tháng…”(5) Đổi âm lịch vì lý do chánh trị và quân sự là một việc đặc biệt (sẽ có bài viết sau), nhưng sau đó vẫn giữ âm lịch nầy đến nỗi “Ngày Tết Ất Sửu (1985), sớm hơn một tháng”, làm hại cho dân chúng trong nước không ít. Nông dân Việt Nam không được hướng dẫn thời tiết như các nước tiến bộ, nên thường căn cứ trên âm lịch để gieo trồng, cày cấy. Âm lịch năm 1985 lệch đi một tháng làm cho nông dân rất lúng túng. Sự thay đổi thời tiết trong năm đó rõ ràng không tương ứng với âm lịch do nhà nước ban hành. Việc nầy thấy rõ trong các đồn điền (nông trường) cao su ở miền Nam năm 1985. Hằng năm, công nhân đồn điền cao su nghỉ Tết âm lịch một tháng. Có hai lý do chánh: Thứ nhất, công nhân cao su thường là dân tứ xứ, từ các nơi khác đến làm ăn. Nghỉ một tháng để cho công nhân có thời giờ về thăm gia đình, quê nhà ở xa. Thứ hai, năm nào cũng vậy, mùa Tết là mùa rụng lá cao-su. Khi cây cây cao-su rụng lá, chồi non bắt đầu nhú ra và lớn dần. Lúc đó, cây cao su rất yếu, cần nghỉ ngơi, nên không cạo mủ được. Vì vậy cần phải nghỉ một tháng để cây cao-su mạnh trở lại mới cạo mủ. Riêng năm 1985, sau khi nghỉ Tết một tháng (không lương), công nhân trở về lại sở làm, thì cây cao-su mới bắt đầu rụng lá, nghĩa là âm lịch năm nầy không phù hợp với sự thay đổi của thời tiết thiên nhiên, và Tết được tính sai khoảng một tháng. Công nhân phải nghỉ thêm một tháng (không lương) nữa. Đã nghèo đói lại càng nghèo đói thêm, vì lịch nhà nước tính sai. Điều nầy không phải chỉ là kinh nghiệm của một vài rẫy (đồn điền) cao su, mà cứ về Long Khánh, Bà Rịa hỏi toàn thể các rẫy cao-su thì sẽ được kể rõ hơn. Năm đó, người Việt hải ngọai chỉ chú trọng đến việc công an nhân dân bắt bớ những người vui Tết trễ một tháng ở thành phố, nhất là ở Chợ Lớn, nên ít chú ý đến đời sống ở các đồn điền xa thành phố. Tóm lại, “ Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây” là chuyện không có gì bàn cãi, nhưng vì lấy giờ “dương lịch” (23 giờ 15 phút 23 giây) để gán vào ngày âm lịch (Mồng Một Tết) nên những nhà lịch pháp nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã cho rằng 23 giờ 15 phút 23 giây, vẫn còn thuộc vào ngày 17/2/2007 (tương đương ngày nhâm ngọ), chứ không phải là giờ tý ngày quý mùi (tương đương ngày 18/2/2007). Sự giải thích nầy của ban Lịch nhà nước thuộc Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam đưa đến việc năm nay lịch trong và lịch ngoài nước khác biệt một ngày, thì cũng ít tai hại. Tuy nhiên, nếu tiếp tục với lối tính toán nầy, theo chu kỳ tuần hoàn, đến một lúc nào đó sự sai biệt sẽ đưa đến việc sai biệt một tháng so với thời tiết thiên nhiên như năm 1985, thì nhà nước cộng sản thời WTO có lẽ nên xét lại thật kỹ cho bà con nông dân trong nước đỡ khổ, tránh tái diễn cảnh năm 1985. Nên nhớ rằng hiện nay, nông dân vẫn còn chiếm khoảng 70% dân số hoạt động ở Việt Nam, và vẫn còn lạc hậu, thiếu thông tin khí tượng để lo việc điền trang, nên vẫn cần phải nhờ vào âm lịch để làm việc. Toronto, 5/1/2007 ------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- ----- (1) Hoàng Xuân Hãn, “Lịch và lịch Việt Nam”, đăng trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 1, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 1998, tt. 860, 874. (2) Hoàng Xuân Hãn, sđd. tr. 861. Câu “…có hai nửa giờ tý không liên tục…” do người viết in đậm. (3) Vân Đàng Thái Thứ Lang, Tử vi đẩu số tân biên, Sài Gòn: Tín Đức Thư Xã, 1957, tr. 10. (4) Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử, Tử vi ảo bí, Sài Gòn, 1972, tr. 12. (5)Nha Khí Tượng Việt Nam, Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Hà Nội: Nxb. Văn Hóa, 1982. “Lời giới thiệu của Nha Khí Tượng”, không ghi số trang. __._,_.___ |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by hanlenhan vào ngày 26. Jan 2007 , 00:42 Đặng-Mỹ wrote on 24. Jan 2007 , 06:53:
Chào chị Mỹ, Bởi mới có Internet lại nên chưa được tin tức gì về cô gà MT cũng như cụ Sơn bên Algérie. Từ ngày cụ toá hoả tam tinh bỏ Paris về bên nớ, e chưa hoàn hồn nên im hơi, lơ là chuyện viết tiếp Lưu Đày/Tự Do chi chi đó. Ờ, xin hỏi: tận bên ni mà muốn ủng hộ cụ thể Đặc San LVD thì phải mần răng, Paypall được không, chị chỉ cho cách thức, cám ơn trước. Thăm chị và gia quyến, HLN. Chào anh LS, Cám ơn anh đã đưa bài về hai ngày 17-18/02-07 của TGP, tuy chính anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của Hàn tui. Thân, HLN. |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by mien_thuy vào ngày 26. Jan 2007 , 13:05 hanlenhan wrote on 26. Jan 2007 , 00:42:
Anh Hàn ơi, tưởng đâu anh cũng trốn tuyết như mọi người chớ, ai dè đường dây ADSL bên anh bị trục trặc , lúc trước MT cũng xài hệ thống này đay, sau đổi lại Tiscali cho đỡ tốn tiền điện thoại gọi riêng, nhưng khổ là hể Internet down là điện thoại nhà cũng hết liên lạc được luôn . Hoà lan cũng gần 10 ngày trong tình trạng mưa bão nên lúc có NET lúc thì Không, mới vừa mấy hôm nay trời đẹp lại thôi đó Riêng Anh Sơn, Gà cũng đoán là tâm trạng anh ấy chán nản chuyện xui xảy ra vừa qua, mà cũng hỏng chừng không có máy riêng cho nên sự ra vào cỗng Lê văn Duyệt sẽ không dễ dàng như trước nữa Mà anh Hàn này , năm nay bên Pháp có tổ chức tết Nguyên Đán mình không vậy anh ? MT |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dang_My vào ngày 26. Jan 2007 , 14:43 mien_thuy wrote on 26. Jan 2007 , 13:05:
Miên Thuy ơi , Mấy hôm nay trời bên Hòa Lan đẹp rồi hỉ ;) , mong cho cứ đẹp mãi để ăn Tết cho vui vẻ ha Miên Thuỵ. ;) Có hình ảnh gì Miên Thuỵ nhớ cho cả nhà xem với nha :D |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 28. Jan 2007 , 00:22 hanlenhan wrote on 26. Jan 2007 , 00:42:
à chuyện anh hỏi về ngày giờ đón giao thừa , thì, tuỳ ý thích cuả anh, |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 28. Jan 2007 , 00:31 mien_thuy wrote on 26. Jan 2007 , 13:05:
Hằng năm mình củng như mọi người và mọi nhà, đều đón giao thưà vào đúng giờ Tý canh 3; còn bà con vẩn có tổ chức đón tết trong phạm vị các Hội Đoàn,vùng mình ở, đã chuẩn bị tiệc Tân niên , như thường lệ, Anh Hội Trưởng sẻ mặc bộ Quốc Phục,và sẻ có đôi lời chúc tết Đồng bào đồng hương, sau đó, bà con sẻ cùng dùng chung bưả cơm Làng xả, củng có Thịt Kho dưa giá, nồi thịt kho truyền thống ,dùng cho khoảng Trăm người ăn, sẻ do bà Nội Tướng nhà mình đảm nhận,chúc mừng năm mới chị nghe, sẻ gửi lên diển đàn hình ảnh Lể Đón mừng Tết Nguyên Đán năm Đinh Hợi 2007 nếu có |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dau Do vào ngày 28. Jan 2007 , 05:05 wrote on 28. Jan 2007 , 00:31:
Hoan hô anh Lam Sơn, nhưng mà anh đừng hẹn "nếu có", nghe sao hơi giống giống ANh VSN nói chữ "mai mốt" mà chờ hoài hỏng thấy :P :P. Anh nhớ mang theo máy hình và chụp nhiều nhiều hình cho các anh chị em ở xa được nhìn cảnh CĐVN ở Paris đón tết nha anh 8) 8) |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 28. Jan 2007 , 05:28 wrote on 28. Jan 2007 , 05:05:
|
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dau Do vào ngày 28. Jan 2007 , 13:34 ;D ;D Cám ơn anh Lam Sơn chỉ cho nghệ thuật nói chuyện huề vốn nha! Môn này thì Đ Đ còn phải xin thọ giáo anh và anh Sơn dài dài :P |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 28. Jan 2007 , 18:48
Chị Đậu Đỏ thân mến,
Thực ra không phải đây là lối nói chuyện huề vốn, mà chính thực là ngôn ngử ngoại giao , hay còn được gọi là : lời nói không mất tiền mua mà lị |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by Dang_My vào ngày 29. Jan 2007 , 04:21 hanlenhan wrote on 26. Jan 2007 , 00:42:
Anh Hàn Lệ Nhân ơi , Sau tết tây khi về lại Algérie anh Sơn có vào d/d viết và hẹn "mai mốt" , rồi bặt tin luôn tới nay ???. My đang định email hỏi thăm nhưng lại nghĩ nếu anh Sơn không vào net đuợc thì cũng đâu có xem mail được :-/ Anh có số phôn không ạ? nhờ anh phôn hỏi thăm thử xem sao nha anh. ;) My có hỏi thăm về dặc san thì bên Cali cho biết đặc san chưa in xong nữa. My cám ơn anh đã nghĩ đến việc ủng hộ tài chính cho đặc san. My sẽ hỏi rõ ràng về việc gửi tiền ra sao rồi trả lời anh sau nhé ;) |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 08. Feb 2007 , 16:44
Kể Chuyện Làng Quê
Hòa Đa Kính tặng anh Nguyễn Nam Trân Tôi sinh ra ở một xóm nhỏ ngay cạnh tỉnh lỵ Phan Rang nhưng đến năm ba tuổi gia đình chuyển về sinh sống ở một làng nhỏ phía bắc Bình Thuận, tôi lớn lên ở đó. Làng tôi nằm trên quốc lộ 1 xuyên Việt trên một giải đồng bằng hẹp. Tuổi thơ chỉ gồm những trưa hè gánh nước trên những con đường ngoằn nghèo quanh xóm đầy cát lún, hay cùng đám bạn đồng lứa nô đùa, la hét trong dòng sông. Con sông Lũy chảy song song với quốc lộ, cạn nước gần như sát đáy vào mùa khô và hung dữ tràn bờ cuốn phăng những gì nó gặp trên đường đi vào mùa nước đổ... Xa xa là những chỏm núi đá cuối cùng của dãy Trường Sơn, đứng cô độc giữa bình nguyên chật hẹp, không có vẻ gì là hùng vĩ của núi non. Khí hậu khắc nghiệt, chỉ gồm hai mùa mưa nắng. Quận lỵ nằm cạnh đó với tất cả những cơ ngơi của các văn phòng hánh chánh, bưu điện, nhà thương... Nhưng cái gì cũng mang vẻ nghèo nàn, xốc xếch. Dân làng, hầu hết sông bằng nghề ruộng rẫy, hay buôn bán nhỏ, căn bản dựa vào nông sản tại chỗ và hải sản từ một thị trấn cạnh bờ biển gần đó, Phan Rí Cửa. Người lớn ai cũng đầy vẻ khắc khổ vì phải tranh sống. Giải trí vui chơi, có họa chăng là các ngày lễ Tết, hay năm khi mười họa mới có một gánh cải lương lưu diễn tập tuồng, ghé lại thị trấn; rồi cũng không nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của cư dân trong làng, vài hôm sau lại lẳng lặng dọn đi, trả lại cho dân làng cái quạnh quẻ cố hữu. Cũng thỉnh thoảng có vài nhóm bán dạo, kiểu sơn đông mãi võ, vừa bán hàng vừa phụ diễn văn nghệ hay ảo thuật, cái này thì hấp dẫn bọn con nít chúng tôi hơn người lớn, nên cũng chỉ được vài hôm... Dạng giải trí thường gặp nhất là những buổi chiếu phim ngoài trời do phòng thông tin quận tổ chức mà bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ chào quốc kỳ và suy tôn Ngô tổng thống. Tôi không nhớ người lớn giải trí một cách đông đảo bằng cách nào, có lẽ cuộc vui thu hút được bà con nhiều nhất la cái máy hát quay tay. Những buổi tối có trăng, gần như cả xóm tụ tập ở sân sau nhà chú Ba, cách nhà tôi một căn, nghe say sưa mấy tuồng cải lương thu trên dĩa đá. Kim chạy dĩa là loại kim sắt, mỗi mặt dĩa thay một kim, kim cũ cũng được cất lại phòng hờ. Tuồng hát cũ mèm mà vẫn được chiếu cố, vở tuồng được yêu cầu cho nghe nhiều nhất mà tôi còn nhớ là tuồng San Hậu, Tô Ánh Nguyệt... Cuộc sống quá cơ cực làm người lớn không có hứng thú gì trong việc giải trí. Có chăng là vào dịp Tết, họ quần năm tụm bảy sát phạt nhau. Người bình dân thì chơi bầu cua cá cọp, sóc dĩa, bài cào... các bà thì rủ nhau gầy sòng tứ sắc. Có "văn hóa" hơn một chút là các ông tụ nhau đổ tam hường, giựt trạng em, trạng anh. Theo lời người lớn kể lại thì cuộc chơi bình dân được quần chúng tham gia nhiệt tình trong các ngày Tết là các sòng bài chòi, ở đó có trống có mõ, có hò có ca... Bài chòi phát xuất từ vùng Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Các chòi chơi cất trên một bãi đất trống, thường được dựng khá chắc chắn để chơi trong ba ngày Tết. Người có tiền thì lên chòi ngồi chơi, người không tiền thì đứng vây quanh nghe hò bài chòi và bàn luận... chỉ tiếc là cách chơi phức tạp và chỉ hấp dẫn khi những người hò bài chòi có giọng tốt và sáng tạo, nên dần dần cũng mai một, không có sức sống như các điệu hát chèo, quan họ ở ngoài Bắc, hay điệu vọng cổ, các điệu ca trong cải lương ở miền Nam. Một cuộc chơi khác, tương đối cũng hấp dẫn giới bình dân là chơi lô-tô (giống như "bingo" ở Mỹ), trò chơi này cũng tùy thuộc vào người hô. Họ đọc có câu có kệ, nghe có vần có diệu. Người chơi trước thỏa máu đỏ đen, sau có vài phút giải trí dễ dãi: Tôi xóc tôi móc, con cờ bằng cây, con gì nó ra đây? -Nước chảy bon bon, dắt mẹ bồng con, lên non hái trái, cảm thương nàng, phận gái mồ côi, số một (1) ôi, là con số một. -Chị bảy ăn trầu bô bô, cái miệng thì xỉa thuốc, việc làm trật vuột, làm biếng làm nhác, tối thì coi hát, sáng ngủ dậy cho trưa, đổ thừa cho con bú, cái mặt sù sụ, cái đầu chôm bôm, xuống bếp lục cơm, lên giàn bốc cá, chồng thấy chồng đánh, đâm đầu nhảy sải, con bảy mươi bảy (77) là con bảy mươi bảy, con gì nó tiếp theo?.... Người lớn ai cũng phải làm lụng vô cùng cực nhọc. Đất thiếu màu mỡ, nhiều cát, nên ruộng không có năng suất cao, hơn nữa vì gần biển nên nước sông bị nhiễm mặn gần như quanh năm, ruộng chỉ nhờ vào nguồn nước mưa. Năm nào mưa thuận thì còn đỡ, năm nào hạn hán hay mưa bão dầm dề thì trăm đường cơ cực. Hoa màu phụ cũng là một nguồn lợi tức quan trọng cho người sản xuất lẫn người bán lẻ. Những rẫy hoa màu nằm phần lớn bên kia sông, bên động cát, loại cát có pha đất thịt, nơi có nhiều mạch nước ngọt để tưới, người dân tận dụng từng vạt đất nhỏ để trồng, mùa nào thức đó. Hoa lợi thu được đem tiêu thụ ở chợ. Một nghề chính, nhưng chỉ sinh hoạt trong mùa nắng, là tráng bánh. Có cả nguyên một xóm chuyên nghề này được gọi là Xóm Bánh Tráng. Vào trong xóm vào mùa tráng bánh, ở đâu người ta cũng gặp những vĩ tre phơi bánh, không phải là loại bánh nhỏ, mà là những bánh lớn, có đường kính chừng 40 -50 cm, mỏng có, dày có; loại bánh dày rắc đầy mè, nướng trên than hồng, nở ra, cong vòng, vàng lườm và thơm phức, ăn với mắm ruốc giầm ớt cho thiệt cay là hết sẩy... Tất nhiên, bánh làm ra không thể tiêu thụ hết ở địa phương, họ bán cho những mối thu mua chở đi bán ở Phan Thiết hay Sài Gòn. Sự giao lưu về hàng hóa lúc bấy giờ dựa vào đường xe lửa xuyên Việt. Ga Sông Mao nằm về phía tây nam quận lỵ và cách đó chừng 10 km. Vùng quê tôi không có những đồi cát hùng vĩ như Mũi Né, nơi đã có diễm phúc được ghi vào ống kính của các nhiếp ảnh gia tên tuổi, nhưng quê tôi cũng có những vùng toàn là cát, loại cát mủn, màu ngà ngà vì lẫn quá nhiều thứ rác bẩn. Người dân ai cũng biết gánh, đòn gánh không phải làm bằng tre như ở miền Nam mà làm bằng gỗ một loại cây rừng có tên là cây sò đo, có khắc mấu ở hai đầu. So với tre, đòn gánh sò đo dẻo và chịu được trọng lượng ở hai đầu rất lớn, lên đến 60 - 70 kg. Đòn gánh loại này thông dụng ở vùng Phan Rí, Phan Thiết, Bình Tuy. Có thể nói không ngoa là người dân vùng này lớn lên với cây đòn gánh trên vai. Từ Phan Rang trở ra, đòn gánh được làm bằng tre, giống như trong Nam, hoặc bằng cây săng có hai mấu sắt ở hai đầu. Ở Phan Rang có câu hát: ... Đòn gánh kia có gảy thì còn chờ mụt măng, Em có chồng, như cá vào đăng, Ra vô không có đặng, nói năng uổng lời. Tuy cuộc sống có vẻ cực khổ như vậy, trẻ con chúng tôi đứa nào cũng được đi học. Tôi không nhớ có đứa nào trong khoảng tuổi tôi mà không được cho đi học. Trải dài theo quốc lộ 1 non ba cây số, nhà cửa dân chúng phần lớn tập trung ở hai bên con lộ chính này, chia thành ba làng, sâu hơn vào phía trong là một làng của người Chàm, làng Hậu Quách, họ sống riêng biệt với gia súc của họ trong một ngôi làng có tre, me keo và xương rồng rào kín chung quanh, sống bằng nghề nông và chăn nuôi. Tuy vậy, họ không hoàn toàn cô lập với người Việt quanh đó, họ cũng đến chợ mua bán, giao dịch. Họ đi chợ bằng xe bò hay đi bộ với hàng hóa trong thúng đội trên đầu. Tuy văn hóa và tín ngưỡng khác nhau, nhưng người Chàm và người Việt sống với nhau rất hòa thuận, không có những mâu thuẫn đi đến xô xát với nhau như giữa người Việt và người Miên thỉnh thoảng vẫn xảy ra ở Nam Bộ. Quận lỵ Hòa Đa đóng trên địa bàn của làng giữa, làng Thoại Thủy và do đó trường tiểu học cũng nằm ở đó. Bây giờ tôi không còn nhớ rõ trường có bao nhiêu phòng học, nhưng là một cơ ngơi rộng rãi, vững chắc, xây gạch lợp ngói trên một nền cao ngang bụng, lót gạch tàu hay tráng xi măng. Năm tôi học lớp Nhất (lớp năm bây giờ) trường đã có hai lớp Nhất A và Nhất B, với sĩ số mỗi lớp chừng 30- 40 học sinh, mà số nữ sinh trong lớp không ít. Tính ra số học sinh học hết tiểu học lúc đó (1957) trong vùng không phải là nhỏ. Ngay cả người Chàm cũng gửi con em của họ đến trường học chung với trẻ em Việt Nam. Hiện tượng này cũng dễ giải thích: công việc không đủ cho người lớn, thì có đâu cho trẻ con. Để chúng lêu lổng ở nhà sao bằng cứ gửi chúng đến trường, chỉ tốn chút tiền sách vở, bút mực... may thì lớn lên có chút chữ nghĩa, kiếm được việc làm khá hơn, thoát khỏi cảnh khốn cùng, còn không thì ít ra cũng không lâm cảnh dốt nát. Uy tín của thầy giáo rất lớn, được phụ huynh kính nể và học sinh vâng lời. Dọa một đứa trẻ mà hăm mét với cha mẹ chúng, không có tác dụng bằng hăm mét với thầy giáo. Câu mắng "Thầy giáo mày không biết dạy ! " là một câu mắng rất nặng. Vào khoảng đó, trong làng có một ông Thầy, thường được gọi là thầy Năm De, mở một trường tư nhỏ (dạy tại nhà) đến lớp ba. Trò nào làm biếng không đến lớp, cha mẹ đánh đến cách mấy cũng không chịu đi, thầy cho học trò đến nhà cùng với một đoạn dây thừng và bảo : " Thầy kêu mày đi học kìa" thế là cậu líu ríu theo đến lớp, đủ biết uy của thầy giáo lớn đến mức nào! Thầy dạy theo phương pháp riêng, học chữ cái không theo thông lệ a, b, c mà thầy ghép chữ thành vần theo kiểu trong kháng chiến, dễ học, dễ nhớ : "i tờ (t) tờ i ti, i u mờ (m) mờ i mi... " Chì cần học với thầy chùng hai ba tuần là có thể nhận được đủ mặt chữ cái, ghép được vần xuôi. Cũng có đứa, vì hoàn cảnh gia đình, nghỉ học sớm, nhưng ít ra cũng đã biết đọc biết viết thành thạo, tỉ lệ thất học rất thấp. Ngay cả người lớn, số người hoàn toàn mù chữ chiếm một số rất nhỏ. Tôi biết chắc như thế, vì thỉnh thoảng chính quyền vẫn tổ chức những buổi "đón chợ, đố chữ" : học sinh chúng tôi được chia thành nhiều tốp, chăng dây chận hết các ngõ, ai muốn vào chợ phải đọc được một chữ do chúng tôi viết trên bảng đá... và tôi nhớ là không mấy người bị mời về vì không đọc được chữ. Trong làng, số người lớn có bằng "primaire" (bằng tiểu học thời Pháp) không phải là ít. Họ đọc và nói trôi chảy tiếng Pháp, tất nhiên chữ quốc ngữ họ cũng thành thạo. Họ là những người được dân trong làng kính nể, nhờ vả những khi cần làm đơn từ giao tiếp với chính quyền. Trong làng cũng có một ngôi chùa, tên chữ là gì tôi không biết, nhưng vẫn thường được gọi là chùa Phật Học. Chùa nằm trên một khoảng đất rất rộng, quay mặt ra đường lộ, sân sau chùa tiếp giáp với bờ sông, trong sân chùa còn nguyên cả những cây cổ thụ. Mấy vị sư trong chùa đọc được chữ Nho, coi được sách bằng chữ Hoa, viết về ngày tốt, tháng kỵ; tuổi khắc, tuổi hạp... là chỗ dựa cho dân làng vào những dịp ma chay, hiếu hỉ, động đất, cất nhà, khai trương, xuất hành... Cũng có hẳn một ngôi chùa của người Hoa, thờ bà Thiên Hậu, thường vẫn được gọi là chùa Bà, ở cách đó không xa. Ngày rằm, ngày vía thiện nam tín nữ, không phân biệt Việt, Hoa tấp nập viếng chùa, xin xâm, hương khói nghi ngút. Trong thị trấn cũng đã có một ngôi nhà thờ Thiên Chúa nhỏ và một nhà thờ Tin Lành. Sinh hoạt của các nhà thờ này tuy được chính quyền hổ trợ mạnh mẽ nhưng cũng chỉ giới hạn trong vòng giáo hữu còn rất khiêm nhường quanh đó, hầu hết là đồng bào di cư từ ngoài Bắc, hồi 54. Lúc nhỏ, tụi tôi sợ ông Cha ở nhà thờ, một phần vì chiếc áo chùng màu đen, phần khác vì tuổi nhỏ tụi tôi ưa phá phách, trửng giởn... ông Cha không thích. Đối với tụi tôi, Thầy ở Chùa có vẻ hiền hơn Cha ở Nhà Thờ. Trước tôi vài năm, khoảng trước 1956 sau khi xong tiểu học, học sinh phải đi xa, hoặc về tỉnh lỵ Phan Thiết; hoặc vào Sài Gòn để học tiếp trung học. Đây là một trở ngại lớn cho những gia đình nghèo khó, nên có thể nói hơn 90% ngừng lại ở Tiểu học. Đi Phan Thiết còn đỡ, đi học ở Sài Gòn chẳng khác gì sau này người ta du học bên Pháp, tuy thủ tục không có gì khó khăn nhưng chỉ những nhà có tiền hay có thế lực mới có khả năng cho con đi học ở Sài Gòn. Chúng tôi may mắn hơn, một năm trước khi tôi lên trung học, một nhân sĩ trong vùng xin mở được một trường Trung Học Đệ Nhất Cấp, nằm trên địa bàn xã Phan Rí Cửa (xã trù phú và đông dân nhất của Quận). Thế là trẻ con trong vùng với một khoảng cách từ 10 đến 15 cây số có chỗ để học tiếp. Trường nằm trên một đồi cát, cạnh miếu thờ Cá Ông. (Người vùng biển kính cẩn thờ cá voi, họ gọi là cá Ông, vì họ tin rằng cá Ông giúp ngư dân khi gặp nạn ngoài biển khơi,. Khi cá Ông chết, tấp vào bãi, họ gọi là Ông lụy (chết), người đầu tiên gặp Ông lụy phải để tang, và cả xóm biển phải làm tang lễ cho Ông.) Trường có tên là Trung Học Bán Công Phan Rí Cửa. Không biết tại sao lại gọi là bán công, nhưng học sinh phải đóng tiền như trường tư. Có điều, ngôi trường ấy là trường trung học duy nhất của Tỉnh Bình Thuận không nằm trên địa bàn tỉnh lỵ, cho nên nó là niềm hãnh diện chung của dân chúng trong vùng bắc Bình Thuận. Trường dạy cho đến lớp Đệ Tứ (lớp 9). Ngoài Thầy Trương Minh Huệ mà người địa phương gọi thân mật là thầy Sáu Huệ, làm Hiệu Trưởng, còn những thầy giáo được mời từ nơi khác về. :Thầy Nguyễn Xuân Nhiên (Văn, Hội Họa, Nhạc) Thầy Trịnh Thế Trụ (Toán, Lý-Hóa, Vạn Vật) Thầy Đinh Tôn (Pháp Văn) Thầy Nguyễn đình Tín (Anh Văn)... Học sinh đi học, ngoài thứ hai chào cờ phải mặc đồng phục : quần trắng, áo trắng; còn thì tự do, nhưng phổ biến là bộ bà ba, sang thì màu trắng, hèn thì màu đen, quần này áo kia cũng không sao, áo vá cũng được, có tiền thì mang dép, không thì mang guốc vông, không có nữa thì chân không. Trường học từ sáng 8 giờ đến 11 giờ,đến chiều 1:30 đến 3:30, nên bọn học sinh ở xa trường phải đem cơm trưa theo. Cơm được bỏ trong gào mên (cà mèn) loại hai hay ba ngăn: ngăn lớn đựng cơm, ngăn nhỏ đồ ăn. Buổi trưa, quanh trường. chỗ nào cũng có những bếp lửa nhỏ do học sinh gầy để hâm đồ ăn. Cũng có đứa không có khả năng mang theo cơm và đồ ăn, buổi ăn trưa chỉ có vỏn vẹn vài nắm cơm và muối mè, hay miếng cá khô nướng trước. Cũng có những học sinh từ những xã cách trường xa quá (Chợ Lầu, Lương Sơn, Long Hương) thi ở lại luôn ở trường cho đến cuối tuần hay cuối tháng, tối ghép hai bàn học lại làm chỗ ngủ, sáng dọn lại trả cho lớp. Họ cũng mang theo cả mùng mền chiếu gối, hai ba người chung nhau nồi nấu cơm. Mấy thằng bạn ngoài Duồng thì lại khác, đứa nào cũng rách rưới thê thảm, mắt đứa nào cũng bị bét (toét) vì cát bụi. Duồng là một làng đánh cá nhỏ nằm giữa Phan Rí Cửa và Long Hương, nhưng nghèo xơ, nghèo xác, cả làng chỉ có chừng vài chục nóc gia, nhà cửa xiêu vẹo, lụp xụp... Đám bạn học ở Phan Rí Cửa gần trường thì khá hơn, thị trấn này giàu có nhất so với mấy xã khác, sống nhờ vào biển: đánh cá và làm nước mắm, các ngành nghề khác cũng phát triển khá hơn. Vào thời đó (60 -61) mà Phan Rí Cửa đã có điện, cây xăng, nhà máy nước đá, rạp hát... Nhà thằng Dũng, thằng Thạnh, bạn cùng lớp là nhà hàm hộ (làm nước mắm), trong nhà có cả bàn Ping-pong. Tụi nó con nhà giàu, học giỏi, lại đẹp trai... nhưng vì chỉ quanh quẩn chỉ có tụi tôi là đồng lứa nên cũng hòa đồng với nhau mà chơi, mà học, mà nghịch phá... không thấy có những phân biệt như ở những chỗ khác. Tôi không biết lúc đó tiêu chuẩn học hành của các trường ở Sài Gòn hay các trường Tỉnh ra sao, nhưng quả thật ở Trung Học Bán Công Phan Rí Cửa ấy, chúng tôi được dạy kỹ, dù về sau, tôi biết những Thầy của chúng tôi lúc đó chỉ có trình độ Tú Tài I là cao. Sĩ số đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp hàng năm của trường rất cao. Ở trình độ đệ Tứ lúc bấy giờ mà chúng tôi phải dùng tiếng Pháp trong giờ Pháp Văn, tiếng Anh trong giờ Anh Văn dù là nói chậm và ngắn (lúc đó ở trường dạy cả hai sinh ngữ cùng một lúc, không phân biệt sinh ngữ chính hay sinh ngữ phụ như sau chương trình cải tổ 1961). Pháp Văn thì học bộ sách (từ đệ Thất đến đệ Tứ) của giáo sư Bùi Hữu Sủng, Anh Văn thì học bộ L'anglais Vivant, Edition bleue. Có điều là học sinh dù có anh đã 17, 18 tuổi, nhưng vẫn nghịch như quỉ, và sợ Thầy như sợ cọp. Một lần, một bọn học sinh trường kéo nhau sang vườn táo và đào gần đó phá phách, bị bắt được, mắng vốn; thầy phạt quì gối trước cửa lớp và chép phạt 200 câu"từ nay tôi không đi ăn trộm làm hại thanh danh nhà trường nữa", vậy mà không một ai oán hận. Một lần khác, trong giờ Pháp Văn, anh này ném cho anh kia một mẩu giấy vo tròn, bị thầy Tôn bắt được, mở ra thấy có hàng chữ : "nid bonze maison toi ", cả lớp, kể cả Thầy, không biết anh nói gì, hỏi mãi anh mới ấp úng nói: "thưa Thầy, con chưởi nó" - "chưởi cái gì?" - "thưa Thầy con chưởi tổ sư nhà mày". Cả lớp được một trận cười. Trường nằm cạnh một phụ lưu của sông cái. Đường quốc lộ khúc trên, chỗ làng tôi, chạy song song với sông. Mỗi sáng đi học, chúng tôi thường nhìn mực nước ở sông cái, để quyết định có nên đi đường tắt, lội ngang sông nhỏ để lên trường, nếu được chúng tôi có thể lợi được gần nửa giờ, so với phải đi đường vòng. Khổ một điều, vì khúc sông này quá gần cửa biển, nên đôi khi thủy triều lên, nước ở khúc này lớn, có khi khi lút đầu, bọn con gái thường quay trở lại đi đường vòng, bọn con trai chúng tôi, lột hết quần áo cuộn lại, một tay cầm sách vở, một tay cầm quần áo và cơm trưa, đưa lên khỏi đầu, cứ trần truồng lội đứng bằng hai chân sang sông; qua bờ bên kia, chui ngay vào lùm mặc quần áo vô. Làng tôi ở cách xa trường khoảng 3 cây số, học sinh thường tụ họp chừng năm ba đứa đi cho có bạn. Tôi có biệt tài kể chuyện nên tụi bạn thường tụ họp ở nhà tôi để cùng đi. Từ Tây Du, Phi Long diễn nghĩa... đến Ngũ Hổ Bình Tây, La Thông Tảo Bắc... kể theo chuyện cũng có mà bịa thêm cũng có. Tôi không hiểu sao, bài học thì nhét vào đâu một cách khó khăn, mà chuyện đọc thì sao cứ vô cùng dễ dàng. Những Triệu Khuôn Dẫn, Trịnh Ân, Đào Tam Nương, Hàng Tố Mai... La Thành, Đơn Hùng Tín, Tần Thúc Bảo... Tôn Ngộ Không, Bát Giái, Ngưu Ma Vương... chỉ đọc lướt qua mà sao tôi nhớ giỏi thế, còn mấy bài học, ngồi mài cả buổi mà khi trả bài cho thầy cứ quên đầu, quên đuôi. Vừa đi , vừa kể chuyện, đường không còn thấy xa. Lúc chấm dứt, bao giờ tôi cũng lựa một chỗ ly kỳ, hấp dẫn (nếu cần thì bịa ra, tụi bạn đâu có biết) rồi bắt chước cách nói trong chuyện Tàu lúc đó "Muốn biết khúc sau thế nào, xin chờ ngày mai sẽ rõ" khiến tụi bạn không thể rời tôi được . Một trong những trò quỉ quái của bọn học trò con trai chúng tôi là xích (đu) xe ngựa. Phương tiện di chuyển công cộng của người bình dân là xe ngựa, hình dáng cũng như xe thổ mộ ở Sài Gòn, nhưng bánh xe nhỏ hơn. Người đánh xe lựa chỗ ngồi trên càng xe để tạo cân bằng, thành ra khi có một thằng nhóc đu trên bàn đạp, sự cân bằng sẽ mất ngay, và thằng nhóc sẽ lãnh một roi quất ngược về phía sau, rủi mà trúng dám rướm máu lắm. Bị đòn đau như vậy, nhưng mười thằng là đã hết chín thằng thích đu xe. Có lần bác Tư Nhường đánh xe ngựa mắng vốn má tôi " Cái thằng con chị, tui đâu có làm hiểm với nó, nó muốn thì đón xe, tui cho quá giang; lần nào cũng xích theo xe, có ngày té chết." Cứ thế cho đến ngày tôi thi đậu được bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, thì gia đinh tôi dời về Phan Thiết. Xa trường, xa đám bạn nghịch ngợm, xa cả làng quê nghèo khổ... Làm sao quên được những kỷ niệm của thời thơ ấu? Những đêm sáng trăng , bắt chước mấy gánh hát rong, tụ nhau trên nhà lồng chợ giả làm đào làm kép, đứa nào cũng muốn đóng vai chánh. Hô một tiếng "tam quân" là lũ nhóc con dạ ran, lũ nhóc này cũng là đám khán giả nhiệt tình của đám đào kép nửa mùa đó. Nhớ những lúc chơi, nhảy dây, u mọi... nhất là rượt bắt, trẻ con mỗi xóm là một phe, cũng có phục kích, dụ địch, bắt và giải cứu tù binh. Mà không biết sao, ở đó tụi tôi chơi nhiều trò có nguồn gốc khác nhau, từ Bắc (rồng rắn lên mây) Trung (Đúc hột đúc hạt...vùng Qui Nhơn, Phú Yên) đến cả những trò chơi xuất phát từ tôn giáo (Thiên đàng Địa Ngục...) . Cũng có cả trò chơi du nhập từ nước ngoài: trò đánh banh (quả banh nhỏ băng cao su) mà sau này tôi biết là đã nhái theo gần như y hệt môn thể thao base ball của Mỹ... Đất nghèo quá, chỉ có cát và bụi, thì lấy gì để tạo ra của cải để làm giàu? Người dân quê tôi nghèo quá, chân và vai to bè va chai cứng vì phải gánh nặng và lội bộ trên cát nóng, nhưng họ vẫn hy sinh làm việc để gửi con cái họ đến trường. Họ quê mùa, dốt nát, nhưng họ muốn con cháu họ phải có đời sống khá hơn, không rơi vào con đường đau khổ mà họ đã trải. Họ sống đời tối tăm nhưng họ muốn con cháu họ sống trong tươi sáng. Ước mơ của họ, như bao bậc cha mẹ của những miền quê nghèo khó của miền Trung là làm sao họ đổi được đời, con họ đổi được đời... Họ đổi được đời chưa thì không biết nhưng ước mơ của họ về tương lai của con cháu thì có thể đã đạt được. Mà sao trong lòng thấy như có gì cay đắng. Làng quê tôi, cát bụi, nghèo đói vẫn còn nguyên bụi cát đói nghèo, những người con thành đạt cũng tìm những nơi khác để cống hiến. Có chăng chỉ là những tình cảm không làm nên cơm gạo cho phần đất nghèo nàn, cơ cực ấy. Con sông Lũy vẫn khô cạn và mặn chát trong mùa nắng và vẫn cuồn cuộn hung hăng tràn bờ trong mùa mưa lũ. Và làng quê tôi không có cây đa cao vút từng xanh, có con sông lơ lững vờn quanh... cũng không có bao mái tranh san sát kề nhau, bóng tre ru ôm mấy hàng cau... Có chăng là những mái tranh lụp sụp, úp trên những vách đất được trét bằng bùn và rơm, những con đường quanh co trong xóm đầy cát lầm, cái thứ cát màu xam xám vì lẫn quá nhiều thứ, trong đó có cả mồ hôi của người dân quê tôi. Hòa Đa Tháng 3/2001 |
Title: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN Post by LAM SON vào ngày 11. Feb 2007 , 10:02
Mồng 1 Tết năm nay, ngày 17 hay 18 tháng 2, 2007?
Trần Gia Phụng Năm Bính Tuất sắp hết. Năm Đinh Hợi gần tới. Dư luận người Việt trong và ngoài nước xôn xao, vì các lịch mới phát hành vào đầu năm 2007 trong và ngoài nước khác nhau ngày đầu năm Đinh Hợi. Theo lịch trong nước, ngày Mồng Một Tết năm nay là ngày 17/2/2007 so với dương lịch. Theo lịch ngoài nước, ngày Mồng Một Tết năm nay là ngày 18/2/2007. Câu hỏi đặt ra là tại sao có sự khác biệt nầy? Trước hết, cần chú ý là bên cạnh dương lịch, tính theo chu kỳ vận chuyển của quả đất quanh mặt trời, truyền thống dân Việt chúng ta còn dùng âm lịch, tính theo chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh quả đất, trong một số việc gia đình, nông tang…Âm lịch mỗi năm có 24 tiết, mỗi tiết trung bình khoảng 15 ngày. Kinh nghiệm cho thấy âm lịch sai lệch khá nhiều so với thực tế diễn biến của thời tiết, nên người ta phải dùng dương lịch để điều chỉnh, và âm lịch ngày nay không còn là âm lịch thuần túy, mà là âm dương lịch với những tháng nhuận khác nhau tùy theo từng năm. Trong dương lịch, mỗi ngày có 24 giờ. Trong âm lịch, mỗi ngày có 12 giờ. Người xưa lấy tên 10 thiên can và 12 địa chi ghép lại với nhau để đặt tên giờ. Mười thiên can là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quý; và 12 địa chi là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Bội số chung của 10 thiên can và 12 địa chi là 60. Do đó, cứ sau 60 ngày, thì có một ngày mang đầy đủ thiên can và địa chi giống nhau tái hiện. (Ví dụ ngày 1 là ngày giáp tý, thì ngày thứ 61, thứ 121, 181… cũng là ngày giáp tý. Ngày 2 là ất sửu, thì ngày thứ 62, thứ 122, 182 … là ngày ất sửu. Cứ thế xoay vần cho đến hết 60 ngày, là hết một lục thập hoa giáp, rồi bắt đầu trở lại.) Đó là quy ước chung về việc dùng 10 thiên can và 12 địa chi để đặt tên giờ, ngày, và năm theo âm lịch. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, trong bài nghiên cứu về “Lịch và lịch Việt Nam”, thì một ngày bắt đầu từ “nửa đêm nầy đến nửa đêm sau”, và ngày sóc là ngày đầu tháng (mồng một), bắt đầu từ nửa đêm mang điểm “định sóc”.(1) Về vấn đề giờ tý là giờ đầu ngày, cũng trong bài nghiên cứu trên, và trong mục “Giờ và khắc”, giáo sư Hoàng Xuân Hãn thêm rằng: “Có điều lạ là trong một ngày, có hai nửa giờ tý không liên tục: một nửa sau đứng vào đầu ngày, một nửa trước ở cuối. Có lẽ vì sự ấy, các giờ cũ khác cũng được chia làm đôi: nửa giờ đầu xưng tính rằng sơ, nửa sau rằng chính…”(2) Lý luận của giáo sư Hoàng Xuân Hãn có vài điểm cần phải xét lại: 1) Thứ nhất chữ “sơ”, trong mỗi giờ (sơ tý, sơ ngọ…) không nhất thiết bắt nguồn từ việc có hai nửa giờ tý, các giờ khác mới được chia hai như thế. Thông thường, người xưa (Trung Hoa và Việt) thường dùng chữ “sơ” để chỉ phần khởi đầu của một giai đọan, hay thời khắc nào đó: Thời sơ Nguyễn (đầu đời nhà Nguyễn), sơ tuần tháng giêng (vào đầu tháng giêng)…, nên đầu giờ là sơ, và sơ tý chỉ có nghĩa là đầu giờ tý chứ không nhất thiết là “nửa đầu giờ tý”. 2) Nếu dựa vào lối chia giờ trong ngày theo âm lịch, một ngày chia thành 12 giờ, mà nói theo giáo sư Hãn, “có hai nửa giờ tý không liên tục: một nửa sau (chính tý) đứng vào đầu ngày, một nửa trước (sơ tý) ở cuối ...”, thì từ xưa đến nay, chưa có sử sách nào ghi theo cách nầy cả. Ví dụ: từ 11 giờ đêm đến 12 giờ đêm là sơ tý, vậy từ 11 giờ đêm đến 12 giờ đêm ngày mồng 1 là sơ tý của ngày nào? Nếu là của ngày trước, tức của ngày mồng 1, thì vô lý vì sơ sao lại cuối ngày? Sử sách chưa bao giờ viết rằng giờ Tý đầu ngày, hay giờ Tý cuối ngày, bởi vì như thế thì người ta sửa lại cách chia và đặt tên giờ cho dễ gọi, chứ không ai gọi giờ Tý đầu ngày và giờ Tý cuối ngày cho rắc rối 3) Từ khi có dương lịch, mới có việc chia mỗi ngày thành 24 giờ, chứ trước đây, khi sáng chế ra âm lịch, và chưa có dương lịch, người xưa đâu có tính giờ theo số học, và giờ tý là giờ bắt đầu trong ngày, dù sơ tý hay chính tý, cũng đều nằm trong giờ tý. Riêng về việc tính lịch năm nay, trên nhật báo Nhân Dân ngày 19/6/2006, ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng ban Lịch nhà nước thuộc Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam, đã trình bày về lý do tại sao lịch trong nước chọn ngày 17/2/2007 là ngày Mồng Một Tết như sau: “Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây, vẫn trong ngày, nên lịch Việt Nam ghi Mồng Một Tết âm ứng với 17 tháng 2 dương lịch là đúng. Nếu cộng tám giờ (múi giờ Bắc Kinh) thì sang ngày hôm sau, nên lịch Trung Quốc ghi Mồng Một Tết âm ứng với 18 tháng 2 dương lịch là đúng với âm lịch Trung Quốc. Ngày dương và ngày can chi vẫn như nhau.” Lý luận theo ông Trịnh Tiến Điều, có điểm cần lưu ý: Đã tính ngày âm lịch, thì phải tính theo giờ âm lịch, chứ sao lại tính theo giờ dương lịch? Giờ âm lịch ở đây phải là giờ âm lịch Việt Nam. Nếu tính theo múi giờ 7 là múi giờ Hà Nội mà ông Trịnh Tiến Điều dùng, thì theo quy ước về âm lịch Việt Nam, giờ tý bắt đầu từ 11 giờ khuya (tức 23 giờ) đến 1 giờ sáng.(3) Nếu tính theo múi giờ 8 là múi giờ Bắc Kinh, thì giờ tý bắt đầu từ 12 giờ khuya (tức 0 giờ) đến 2 giờ sáng.(4) Như thế, dù “Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây” như lời ông Trịnh Tiến Điều, thì ở Việt Nam, dầu theo múi giờ 7 hay múi giờ 8, thì điểm sóc đã ra khỏi giờ hợi (cuối ngày) của ngày hôm trước, và rơi vào giờ tý (từ 11 giờ đến 1 giờ) đầu ngày của ngày hôm sau. Vậy dầu là múi giờ 7 hay múi giờ 8, đều là giờ tý của ngày Mồng Một Tết, mà tính theo dương lịch năm nay là ngày 18/2/2007. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những người làm lịch thời xưa, muốn biết Mồng Một Tết năm sắp tới là ngày nào, thì cứ lục lại lịch cũ, tìm ngày rằm tháng 2 cách 8 năm trước, thì biết ngày Mồng Một Tết năm đó. Kinh nghiệm nầy được truyền miệng qua các câu phú sau đây: “Tiền bát chi niên nhị nguyệt trung (Tám năm trước, giữa tháng 2) Hậu gia nguyên đán tiện tương đồng (Ngày nguyên đán (người) sau tương đồng (với ngày nầy)) Mỗi nguyệt thập ngũ vi sơ nhất (Thường tháng (đó) ngày 15 làm ngày mồng một) Thiên niên vạn tải bất sai phùng.” (Hàng ngàn vạn năm không sai được.) Tám năm trước của năm 2007 (đinh hợi) là năm 1999 (kỷ mão). Ngày rằm tháng 2 năm kỷ mão là ngày “quý mùi”. Xét trong tháng 2/2007, ngày “quý mùi” rơi vào ngày 18/2/2007 dương lịch, đúng như lịch ở hải ngoại, chứ không phải là ngày 17/2/2007 như lịch phát hành ở trong nước hiện nay. Sự khác biệt về âm lịch năm nay bắt nguồn từ việc đổi âm lịch từ năm 1968 ở Bắc Việt. Theo những nhà làm lịch của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 1967, khi đổi âm lịch năm 1968, các ông cho biết: “Cụ thể là, từ năm 1968 đến năm 2000 có tất cả 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác với lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày Tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày Tết Ất Sửu (1985), sớm hơn một tháng…”(5) Đổi âm lịch vì lý do chánh trị và quân sự là một việc đặc biệt (sẽ có bài viết sau), nhưng sau đó vẫn giữ âm lịch nầy đến nỗi “Ngày Tết Ất Sửu (1985), sớm hơn một tháng”, làm hại cho dân chúng trong nước không ít. Nông dân Việt Nam không được hướng dẫn thời tiết như các nước tiến bộ, nên thường căn cứ trên âm lịch để gieo trồng, cày cấy. Âm lịch năm 1985 lệch đi một tháng làm cho nông dân rất lúng túng. Sự thay đổi thời tiết trong năm đó rõ ràng không tương ứng với âm lịch do nhà nước ban hành. Việc nầy thấy rõ trong các đồn điền (nông trường) cao su ở miền Nam năm 1985. Hằng năm, công nhân đồn điền cao su nghỉ Tết âm lịch một tháng. Có hai lý do chánh: Thứ nhất, công nhân cao su thường là dân tứ xứ, từ các nơi khác đến làm ăn. Nghỉ một tháng để cho công nhân có thời giờ về thăm gia đình, quê nhà ở xa. Thứ hai, năm nào cũng vậy, mùa Tết là mùa rụng lá cao-su. Khi cây cây cao-su rụng lá, chồi non bắt đầu nhú ra và lớn dần. Lúc đó, cây cao su rất yếu, cần nghỉ ngơi, nên không cạo mủ được. Vì vậy cần phải nghỉ một tháng để cây cao-su mạnh trở lại mới cạo mủ. Riêng năm 1985, sau khi nghỉ Tết một tháng (không lương), công nhân trở về lại sở làm, thì cây cao-su mới bắt đầu rụng lá, nghĩa là âm lịch năm nầy không phù hợp với sự thay đổi của thời tiết thiên nhiên, và Tết được tính sai khoảng một tháng. Công nhân phải nghỉ thêm một tháng (không lương) nữa. Đã nghèo đói lại càng nghèo đói thêm, vì lịch nhà nước tính sai. Điều nầy không phải chỉ là kinh nghiệm của một vài rẫy (đồn điền) cao su, mà cứ về Long Khánh, Bà Rịa hỏi toàn thể các rẫy cao-su thì sẽ được kể rõ hơn. Năm đó, người Việt hải ngọai chỉ chú trọng đến việc công an nhân dân bắt bớ những người vui Tết trễ một tháng ở thành phố, nhất là ở Chợ Lớn, nên ít chú ý đến đời sống ở các đồn điền xa thành phố. Tóm lại, “ Điểm sóc tính cho Mồng Một Tết là 16 giờ 15 phút 23 giây (giờ GMT), nếu cộng thêm bảy giờ (múi giờ Việt Nam) là 23 giờ 15 phút 23 giây” là chuyện không có gì bàn cãi, nhưng vì lấy giờ “dương lịch” (23 giờ 15 phút 23 giây) để gán vào ngày âm lịch (Mồng Một Tết) nên những nhà lịch pháp nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã cho rằng 23 giờ 15 phút 23 giây, vẫn còn thuộc vào ngày 17/2/2007 (tương đương ngày nhâm ngọ), chứ không phải là giờ tý ngày quý mùi (tương đương ngày 18/2/2007). Sự giải thích nầy của ban Lịch nhà nước thuộc Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam đưa đến việc năm nay lịch trong và lịch ngoài nước khác biệt một ngày, thì cũng ít tai hại. Tuy nhiên, nếu tiếp tục với lối tính toán nầy, theo chu kỳ tuần hoàn, đến một lúc nào đó sự sai biệt sẽ đưa đến việc sai biệt một tháng so với thời tiết thiên nhiên như năm 1985, thì nhà nước cộng sản thời WTO có lẽ nên xét lại thật kỹ cho bà con nông dân trong nước đỡ khổ, tránh tái diễn cảnh năm 1985. Nên nhớ rằng hiện nay, nông dân vẫn còn chiếm khoảng 70% dân số hoạt động ở Việt Nam, và vẫn còn lạc hậu, thiếu thông tin khí tượng để lo việc điền trang, nên vẫn cần phải nhờ vào âm lịch để làm việc. Toronto, 5/1/2007 ------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- ----- (1) Hoàng Xuân Hãn, “Lịch và lịch Việt Nam”, đăng trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 1, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 1998, tt. 860, 874. (2) Hoàng Xuân Hãn, sđd. tr. 861. Câu “…có hai nửa giờ tý không liên tục…” do người viết in đậm. (3) Vân Đàng Thái Thứ Lang, Tử vi đẩu số tân biên, Sài Gòn: Tín Đức Thư Xã, 1957, tr. 10. (4) Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử, Tử vi ảo bí, Sài Gòn, 1972, tr. 12. (5)Nha Khí Tượng Việt Nam, Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Hà Nội: Nxb. Văn Hóa, 1982. “Lời giới thiệu của Nha Khí Tượng”, không ghi số trang. |
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt » Powered by YaBB 2.4! YaBB © 2000-2009. All Rights Reserved. |