Trường Trung Học Lê Văn Duyệt | |
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl
Truyện >> Truyện >> Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ niệm https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1205628447 Message started by Dang My vào ngày 15. Mar 2008 , 14:47 |
Title: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ niệm Post by Dang My vào ngày 15. Mar 2008 , 14:47
Thưa cả nhà,
My mở mục này để mời nhà văn Chu Tất Tiến kể chuyện.... ạ Bắt đầu là kỷ niệm từ 1 lần mua báo Xuân LVD năm 72-73 . ;) |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Dau Do vào ngày 18. Mar 2008 , 11:11 Đậu Đỏ xin được mang đoạn văn ngắn của anh CTT vào khu vườn kỷ niệm của anh. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Dau Do vào ngày 18. Mar 2008 , 11:14
MỘT CHUỖI KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Chu Tất Tiến Năm ấy, 1972, Trung úy T. được cử giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Chiến Tranh Chính Trị, kiêm Quản Lý Hội Quán Sinh Viên Trường Sĩ Quan Thủ Đức, vào lúc anh mới 26 tuổi. Anh là người sĩ quan trẻ tuổi nhất trong bộ Tham mưu của ngôi Trường lớn, lúc nào cũng có trên dưới 6000 sinh viên. Lý do anh được chỉ định vào vị trí này là vì sau khi anh tình nguyện đi học Khóa Sĩ Quan CTCT trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, anh đã tốt nghiệp hạng 3. Thực ra, anh đỗ Thủ Khoa, nhưng vì vi phạm kỷ luật nặng nề vào ngày cuối khóa, nên bị giáng xuống còn hạng 3. Thế cũng còn may. Oâng Thầy quý anh, nên không trừ hết điểm hạnh kiểm. Đúng ra, anh phải hạng bét, vì không ai ba gai như anh, dám trốn học nguyên một tuần lễ. Trong lớp chỉ có Dương Hùng Cường tức Dê Húc Càn, bạn cùng khóa với anh cũng ba gai thường trực. Dương Hùng Cường nhậu xỉn, lâu lâu bỏ lớp một lần. Hôm ấy, chỉ còn hai tuần nữa là mãn khóa, tự dưng anh thấy cồn cào nhớ vợ kinh khủng, như có lửa đốt bên trong, khiến anh không thể ngồi im được. Cố gắng chịu đựng mãi, toát mồ hôi, anh vào trình diện Thiếu Tá Trưởng Phòng Khóa Sinh: -Thiếu Tá! Thiếu Tá! Tôi nhớ vợ quá, Thiếu Tá cho tôi về một tuần nhé! Oâng Thiếu Tá trợn mắt nhìn T. như nhìn quái vật: -Anh nói gì lạ vậy? Tôi không hiểu? T. bình tĩnh nói tiếp: -Tôi muốn về Sàigòn một tuần lễ rồi lên dự lễ kết khóa. Vợ tôi sắp sanh con đầu lòng. Oâng Thiếu Tá bắt đầu nổi cơn lôi đình: -Anh là sĩ quan mà ăn nói vô kỷ luật! Anh nói chuyện với ai vậy? Anh có biết là tôi có thể nhốt anh ngay bây giờ không? -Dạ biết. Biết nhưng vẫn xin. Thiếu Tá N. đập bàn: -Vậy thì Trung úy cút ra ngay đi, kẻo tôi nổi nóng, tôi kêu Quân Cảnh còng cổ Trung Uùy lại. Không một chút rung động, T. nói nhẹ nhàng: -Thưa Thiếu Tá, tôi không làm hỗn, Thiếu Tá muốn nhốt tôi thì cứ nhốt. Nhưng tôi vẫn nói, xin Thiếu Tá cho tôi đi vắng một tuần thôi. Nếu Thiếu Tá để cho tôi đi, tôi hết lòng biết ơn Thiếu Tá. Bằng không, xin Thiếu Tá mau mau cho Quân Cảnh nhốt tôi liền đi, vì nhất định, đêm nay, tôi sẽ chui lỗ chó mà ra. Thấy có tên khùng bạt mạng đứng trước mặt, ông Thiếu Tá dịu giọng: -Anh có biết là đi xe đò sáng sớm, sẽ bị Việt Cộng bắt ngay không? T. vẫn tỉnh bơ: -Dạ, biết. Bị bắt dọc đường thì bị bắn chết ngay tại chỗ. -Anh về Sàigon, không có giấy phép, Quân Cảnh cũng hốt anh bỏ bóp! -Dạ, tôi chịu tất cả. Bị nhốt thì cũng có ngày ra. Thấy không lay chuyển được tên khùng, Thiếu Tá N. vẫy tay: -Thôi, đi khuất mắt đi! Đồ vô kỷ luật, ba gai! Tôi mong Việt Cộng nó thẩy cho vài chục viên Aka cho chết quách! T. dập gót chân, chào kính vị Thiếu Tá “ngoài-dữ, trong-hiền” kia rồi tủm tỉm quay ra. Khoảng 5 giờ sáng hôm sau, anh chui lỗ chó chui ra ngoài, chạy thục mạng đến xe đò, và ngồi lên xe, cầu nguyện. Nếu bị Việt Cộng bắt ở đèo Đà Lạt hay Bảo Lộc, thì coi như vĩnh viễn không nhìn thấy mặt đứa con sắp sinh. Vậy mà thoát. Đêm ấy, có phép lạ! Việt Cộng không ra đèo! Về đến nhà, đúng 4 giờ chiều, cậu em reo lên: -Anh T.! Chị mới sanh vào lúc 4 giờ chiều qua. Bốn giờ chiều hôm qua! Lúc tôi cồn cào nhớ vợ! Đúng là Thần giao cách cảm! T. ở lại Sàigon một tuần, khi lên trình diện, Dương Hùng Cường cười: -Cậu đúng là thằng Liều! Tớ chịu cậu đấy! (Dương Hùng Cường, dù hơn T. nhiều tuổi nhưng thích T. đặc biệt. Hai thằng làm chung một cuốn đặc san kỷ niệm về Trường, T. vẽ hình bìa, trang trí, và làm thơ. Dương Hùng Cường lo thu và xếp bài, rồi đưa in. Dương Hùng Cường còn tổ chức thi ... hoa "khôi" sĩ quan, để mong anh em chấm T. giải nhất, rồi thưởng cho T. vài chai bia, uống tắc thở.) Lúc chấm dứt khóa học, T. cũng về Saigon bằng con đường ngược ngạo. Được Minh, Trung Uùy Không Quân rủ rê, hai thằng vào phi trường, đi ké một chiếc C.130 về Plêiku, xong lại lang thang, chờ có một chiếc C.130 chở hàng về Tân Sơn Nhất. Không có ghế, hai thằng ngồi xếp bằng tròn trong khoang, bị máy bay dần cho một trận nghiêng ngửa, muốn ói mấy lần. Trình diện lại Trường Thủ Đức, thấy điểm cao, và cũng vì đúng lúc đang thiếu người, “Big Boss” cho làm Trưởng Ban CTCT luôn. Công việc của Trưởng Ban CTCT khá phức tạp. Ngoài việc viết diễn văn cho Xếp, phải xin phối hợp của mọi Ban để tổ chức Văn Nghệ Nhập Khóa, Mãn Khóa, mỗi tháng 2 lần, tổ chức thi Thể Thao, bóng đá, bóng chuyền, làm Bích Báo, và huấn luyện CTCT. Điều oái ăm và căng thẳng nhất là với cái lon Trung Uùy mới tinh, lại phải điều hành một Ban CTCT có bốn huấn luyện viên cấp bậc Đại Uùy! Không kể một vị Thiếu Tá CTCT, vì tạm thời không có chức vụ, được cấp trên cử xuống, ngồi chung trong cùng một phòng. Trên nguyên tắc, vị Thiếu Tá này không có quyền chỉ huy T., vì anh là Trưởng Ban rồi, không có ai trên đầu nữa, nhưng thực tế, lon của ông cao hơn anh hai lớp, nên anh vẫn phải ráng chiều lòng mà nghe lệnh ông, không muốn cãi lộn lôi thôi. Trong suốt thời gian này, anh muốn điên cái đầu, vì phải phân phối công việc cho bốn ông Đại Uùy lúc nào cũng châm chọc anh đủ điều, và kiếm cớ cho anh hụt chân chơi. Bình thường và muôn năm rồi, Đại Uùy phải chỉ huy Trung Uùy, trường hợp này, “Big Boss” không thích một ông nào trong số bốn vị biệt phái vào ban CTCT. Mặc dù T. đã năn nỉ: -Thưa Đại Tá, tôi xin đề nghị Đại Uùy L. thay tôi, vì hồi xưa, ông ấy chỉ huy tôi, giờ này, tôi lại chỉ huy ông ấy, thấy kỳ quá! Điều động ông ấy làm việc này, việc khác, tôi muốn phát điên! Nói ông ấy không nghe, tôi cũng chịu. “Big Boss” tỉnh bơ: -Tay đó không biết làm việc! Giao cho hắn thì chỉ một tháng là tôi với anh ký “củ” liền! Nói không nghe, thì anh cứ báo với tôi, tôi cho hắn 8 ngày trọng cấm là xong! T. đành nghiến răng chịu bao nhiêu trò chơi oái ăm của mấy “đại ca”, khi thì bỏ không đi dậy, khi thì quên không lắp âm thanh cho buổi Văn Nghệ, lúc lại thiếu điện, thiếu xe, thiếu người, quên ngày thi đấu thể thao... T. cứ lẳng lặng làm tuốt luốt, không dám cự nự một lời, hay báo cáo với xếp. Nghe anh Hạ sĩ quan hớt hải chạy lên phòng: -Trung úy ơi! Đại úy L. không đến dậy CTCT! T. vất điện thoại, bổ nhào chạy đến lớp, vừa thở vừa ráng giảng bài cho xong buổi, kẻo Sinh viên báo cáo lên thì cả lũ ngồi tù. Nhưng mọi khó khăn đó chỉ là “chuyện nhỏ” so với việc tiếp các ca sĩ, các cô Huấn Đạo đến sinh hoạt đêm đêm và các cô nữ sinh đến bán báo Xuân. Các ca sĩ, vũ công “sếch xi” thì rất lì lợm. Trình diễn xong một màn 75%, (100% là không còn chi, 75% thì còn chút xíu!) thì thân thể các cô lấm lem, phải chạy vào phòng Sĩ Quan của Trung Uùy T. mà tắm! Phòng riêng của T. chỉ có một cái góc nhà để tắm, không có cửa, không có vách che. Em đứng mở nước tắm ào ào trong góc đó, T. đứng ở cửa canh chừng không cho tay nào nhào vô, ngó "chùa"! Anh quay lưng lại, nghe tiếng tay của em đập đập, kỳ cọ tấm thân Vệ Nữ của em mà lửa như đốt trong lòng! Lạy trời cho em tắm mau xong... Xong buổi trình diễn, có khi em lại nói: -Trung Uùy ơi! Chở em về nhà được không? Màn này mới kinh hoảng. Để em ngồi sau xe Vespa, phóng từ Thủ Đức về Saigon, đường ban đêm vắng vẻ, em lại sợ té, cứ ôm cứng lấy T. làm tay anh cũng căng cứng như thép. Răng thì nghiến lại, lưng thì cố uỡn ra đằng trước, tránh được.. bộ phận mềm mại kia chút nào hay chút ấy! Trời ơi là trời! T. chỉ muốn quành tay ra đàng sau... Còn các em Huấn Đạo thì khác. Các em là những ca sĩ, vũ công hoặc là mê đời lính, hai là không thành công trong văn nghệ, thì chịu làm Huấn Đạo Viên, đi sinh hoạt tiền đồn hay với quân trường. Ở đây, sinh hoạt xong thì khoảng 10 giờ đêm. Không thể để các em về nhà vào giờ khuya ấy, T. phải để các cô ngủ trong phòng mình. Thường thì lúc nào cũng hai cô. T. nhường cái giường độc nhất cho hai cô ngủ, anh nằm dưới đất. Khi các cô tắm, anh phải đứng ngoài cửa, vừa nhịp nhịp chân mà run. Lúc ngủ, anh nằm thẳng cẳng dưới đất, mặc cho hai cô léo nhéo, chọc ghẹo: -Trung úy ơi! Nằm đất lạnh không? Có muốn ấm áp thì.. lên đây! T. nạt ngang: -Thôi, ngủ đi! Đừng lộn xộn. Tui kêu quân cảnh nhốt bây giờ! Cô D. cười khúc khích: -Trung Úy muốn nhốt em trong phòng này hoài hở? Em chịu liền.. Rồi lại cười khúc khích, rồi kéo chăn, kéo quần áo xột xoạt, trêu ngươi. T. cố nhắm mắt, làm bộ ngáy khò khò cho mấy cô im đi, chứ thật tâm, là một thanh niên trai tráng, lòng anh cũng rực lên như có quả lựu đạn đang nổ! Anh chỉ muốn nhấc chân lên, ngồi dậy. Hai tay anh phải bám xuống chiếu cho khỏi co lên... Và những quả lựu đạn ấy lại nổ thật, không phải ở các cô vũ công sếch-xi, không ở các cô Huấn Đạo, mà ở một người con gái, một nữ sinh Lê Văn Duyệt. “Mỗi năm, hoa đào nở..” anh phải tiếp nhiều phái đoàn nữ sinh các trường trung học đến bán báo Xuân. Phái đoàn nào cũng diễm lệ, yêu kiều. Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Quốc Gia Nghĩa Tử.. Cô nào cũng đẹp và lanh. Có cô nói nhanh đến nỗi miệng không kịp mọc da non. Cô lại hiền như masơ, chỉ tủm tỉm cười. Vai gầy như “cánh vạc bay” cũng có, mà nẩy nở như B.B. cũng không thiếu. Có cô vừa gặp đã rủ đi chơi: -Anh! Đưa em đi xem phim đi! Một cô bé QGNT, đi theo hai chị, mới có 14 tuổi rưỡi, đã bạo kinh người. Cặp mắt lá răm nheo nheo: “Anh bán giùm báo cho chị em đi, rồi.. anh muốn gì, em cũng chịu!” T. bủn rủn cả người, quay đi, thở dài. Cũng cô bé đó, một hôm phóng lên, kiếm cớ thăm anh, rồi ở lại đến chiều, bắt anh đưa về: -Em sợ đi xe đò lắm! Anh chở em về, kẻo du đãng bắt nạt em! Không có ai cứu bồ, T. phải miễn cưỡng chở em về. Anh vừa ngồi lên yên xe Vespa, cô bé đã leo lên ngồi cùng yên với anh, hai tay ôm chặt như hai gọng kìm. Anh phải vội dẫy ra, bước xuống, nghiêm nghị: -Em phải ngồi xuống yên sau. Ngồi như vậy, anh không đưa em ra cổng đâu. Cô bé ngúng nguẩy, hờn dỗi tuột xuống yên sau, nhưng chỉ vài phút sau khi xe chạy, là lại quặp lấy anh cứng ngắc, cố ấn những gì mềm mại mà em có vào lưng anh. Tóc gáy T. dựng đứng lên, anh ráng giữ cho xe khỏi nghiêng ngả và cố lết về tới nhà em cũng ở đường Lê Văn Duyệt. Căn nhà nhỏ trong ngõ hẻm, có hai phòng, phòng khách và phòng trong ngăn cách bởi một tấm “riđô” mỏng. Anh ngồi ở chiếc ghế salông đặt ngay cạnh cửa ra vào, hướng vào tấm rèm. Cô bé 14 rưỡi đứng ngay tấm rèm, nhìn anh, từ từ bấm những cái cúc áo “tẹt tẹt” ra, khoe hết một nửa những gì cần khoe, rồi cười nhí nhảnh: -Aáy, chết! Em quên! Xong chạy ù té vào trong nhà! Một lúc sau, em đi ra, mặc một cái áo ngắn, hở cổ, tay cầm một gói hạt dưa, tiến đến chỗ ghế anh ngồi, thay vì ngồi ghế bên cạnh, em lại ngồi xệp xuống đất, ngay cạnh chân anh, để cho anh nhìn thấy hết những gì em muốn anh nhìn. T. hết còn sức để tiếp tục chiến đấu nữa, anh đứng phắt dậy: -Thôi! Anh về nhe! Rồi anh bước như chạy ra xe, nổ máy và dọt đi như tên bắn. Mồ hôi anh vã ra, rơi xuống môi, mằn mặn. Cô bé chạy theo ra cửa, ngơ ngác. Những trò mèo vờn chuột này làm T. chới với. Có lần, một em có thân hình B.B. đến văn phòng anh, chờ được giới thiệu đi bán báo. Trong khi anh đang mải viết, thì em tàn tàn đến đứng sau lưng anh, hai tay vòng ra trước, chống xuống mặt bàn, chỉ một vài xăng ti mét vòng lại là thành ra ôm anh từ phía sau. Bao nhiêu sức nặng của tấm thân B.B. kia đè vào lưng anh. Hơi thở em ở ngay bên tai: -Anh! Tấm hình kia là của chị, phải không anh? Anh vội dẫy người ra, nạt nhỏ: -Em kỳ quá! Ngồi ngay ngắn lại coi! Nạt em vậy, mà tay chân anh lạnh ngắt! Còn em, tủm tỉm cười, từ từ buông lưng anh ra. Đến khi em kiếm cớ xe hư, đòi anh chở về, anh đi tìm một thằng bạn thân gần đó, bắt hắn chở em về. Anh không muốn em lại đè ... vào lưng anh. Anh sợ cánh tay anh nổi loạn. Khi bước lên xe Honda của tên bạn, em xụ mặt, nói nhỏ: -Số em vô duyên với anh quá à! T. cười hì hì: -Đành vậy! Hẹn em kiếp sau! Rồi anh vẫy tay cho tên bạn dọt đi. Thật ra, trong lòng anh cũng chút nào tiêng tiếc. Kiếp này? Kiếp sau? Oâi chao! Mệt quá! Sao bà con ta cứ tấn công anh liên tục, hết chiêu này đến chiêu khác, chống đỡ mấy mặt trận này còn khó hơn đánh nhau với Việt Cộng? Không biết bao giờ thì anh ... thua? Nhưng có điều là anh không ngờ có một ngày, anh chút nữa thì thua trận, vì một nữ sinh Lê Văn Duyệt. Trong tất cả các cô táo bạo, “Tình cho không, biếu không” ấy, anh có thể “quên” đi (thật ra, đến giờ này, vẫn nhớ như in từng khuôn mặt), nhưng còn một dáng dấp, anh không thể nói là “quên” được. Một cô nữ sinh Lê Văn Duyệt 17 tuổi, có tất cả những câu trả lời cho một bài hát của Trịnh Công Sơn: “nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng trong mắt trong, tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm cõi lênh đênh.” Còn tên em? Tên của em là tên một vầng mây xanh, B.V. Giọng nói em dịu dàng, “bàn tay năm ngón, em vẫn kiêu sa” làm T. vừa mới gặp đã chới với. Trong tấm áo dài xanh biếc, em như nữ hoàng Cleopatre, em quyến rũ như B.B., xa cách như C.C., hấp dẫn như M.M., em làm anh choáng ngợp. Tuy ý chí anh vẫn sắt thép từ xưa với tất cả mọi mời mọc con gái, anh cảm thấy như tấm sắt bảo vệ trái tim anh đang từ từ tan chẩy. Anh run run nhận lấy tờ giấy ghi địa chỉ nhà của em, hồi hộp cất vào trong ví, và bàng hoàng nhìn em thướt tha đi qua. Sau hai lần em lên, và hai lần đưa em đi ăn trong Câu lạc Bộ, anh cảm thấy như một điều gì đang đổi khác trong anh. Anh mất ngủ, anh phờ phạc, anh bị mặc cảm tội lỗi dầy vò, mặc dù anh chưa làm điều gì tội lỗi. Chỉ có đôi mắt em ám ảnh anh không rời. Làm việc thì sai sót, lần đầu tiên, anh bị xếp trách. “Trung úy T. hồi này viết văn lạng quạng quá! Bị cô nào hớp hồn rồi hả?” Anh cười trừ. “Dạ, đâu có gì đâu?” Thực ra, có chứ! Có hai lần, anh kiếm cớ đi công tác để đến cổng trường Lê Văn Duyệt, chờ em ra. Anh đứng bên kia đường, dáo dác tìm kiếm trong hàng trăm tà áo dài bay lượn, mong thấy cặp mắt em. Và chỉ có một lẫn, một lần duy nhất, anh thấy em đang đi ra, nụ cười Monalisa đang nở. Chân anh như bị đóng đinh trên mặt đất. Anh muốn hụt hơi, không thở được. Tay anh tự nhiên như rời rã, mất sức. T. đứng mãi nhìn theo dáng em trên chiếc Honda bay đi, bay đi... Nhiều ngày qua đi, anh cứ chiến đấu mãi giữa sự mê mải một cặp mắt Venus và bổn phận, anh cảm thấy anh sắp bị thua. Để đến một ngày, anh chịu không nổi sự bàng hoàng, anh phóng xe đến nhà em. Đứng trước khung cửa sắt, anh như một tên tội phạm, cúi đầu, lắng nghe tiếng thở của chính mình. Rồi, bỗng anh giật mình. Có giọng nói thanh thoát của em đâu đây? Trong nhà? Hay trong chính trái tim anh? Đột nhiên, anh hoảng hốt, nhìn lên và thấy em đang đứng trong cửa, nhìn anh cười nụ. Anh lẩy bẩy đi vào, chào mẹ em, chào cả nhà, chào con chó con, chào bộ sa lông, chào cửa trước, chào phía sau, và chào đôi mắt em. Em mời anh ngồi. Anh lập bập ngồi xuống. Em nói gì mà anh nghe không rõ, vì tai đã ù, mắt đã mờ. Em cười nhẹ, mời anh uống nước. Anh nhấc ly nuớc lên, lãng đãng "đổ" vào miệng, (đổ, không phải uống!) Rồi nói chuyện ba lăng nhăng gì đó, anh quên rồi. Để lúc đứng dậy, anh lảo đảo đi ra, cười gượng, xuống thềm, cầm tay lái xe, đạp máy và chạy rề rề. Tim anh hết máu, xe anh hết xăng. Chạy không được nhanh. Hơn nữa vì hai thằng Lý Trí và Tình Cảm trong anh đánh nhau chí tử. Anh mệt nhoài. Về tới đơn vị, anh như người mất hồn. Tối đó, trong phiên trực khuya, anh hút thuốc, lần đầu trong đời lính, và suy nghĩ. Nghĩ mãi không ra kết số, anh chạy vù đi xuống Câu lạc Bộ, mua vài chai bia uống, để rửa đi những suy tư khốn khổ. Anh đã uống đi hết kỷ niệm, và nhất định chạy theo lý trí, chạy xa em. Chạy khỏi em mãi.. bao nhiêu năm, vẫn thấy trong thoáng kỷ niệm thanh xuân, hiện diện một đôi mắt thăm thẳm, xanh biếc như mầu áo xanh cô nữ sinh Lê Văn Duyệt mặc hôm nào. Chu tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Dau Do vào ngày 18. Mar 2008 , 11:17 chu_tat_tien wrote on 15. Mar 2008 , 22:08:
Mến chào anh Tất Tiến Dáng người trông rất hiền Ăn nói lại có duyên Dễ làm người xao xuyến Nếu anh thật đảo điên Vì dân Lười và Diện Bao năm còn quyến luyến Kỷ niệm anh cứ biên Đàn em xin..ngóng chiện!!! |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 21. Mar 2008 , 16:20
Gửi các bạn một đoạn văn ngắn, đọc chơi cho vui. Các bậc liền ông thì rút kinh nghiệm, các bậc nữ nhi thì cẩn thận đề phòng.
VÀI MÁNH GẠT CÁC BÀ Chu Tất Tiến Chuyện đời vất vả quá! Viết bài về “Muời mánh gạt tình các ông” xong, liền bị các bà “bố ráp” quá sức. Nào là: “Anh viết bôi bác bọn liền bà chúng tôi! Đâu có ai dữ vậy! Chắc anh bị bà nào cho leo cây, nên tính chuyện trả thù chứ gì! Như vậy thì đúng là Lấy dạ tiểu nhân mà đo lòng quân tử!” Nào là: “Những nguời bị ẩn ức sinh lý hay thù đời, hay kể chuyện liền ông, liền bà. Anh có bị ẩn ức sinh lý không mà tả óan dữ vậy?” Bà khác lại ỏn ẻn cho rằng :”Phụ nữ chúng em lúc nào cũng nhu mì, khi thì hiền khô, khi thì hiền uớt, không lúc nào “cha chả! hiền ... dữ đa!” như anh nói đâu! Chúng em sẽ rất ngọt ngào khi các anh tặng kẹo, nhưng sẽ rất chua chát khi các anh cho chúng em leo cây.. khế. Còn lại, thì chúng em chỉ lồng lộn lên khi các ông chọc ghẹo, thử thách xem chúng em có là sư tử Hà Đông không mà thôi. Có nghĩa là chúng em chỉ là cái bóng cuả các anh, các anh làm sao, chúng em phản chiếu thế nấy! Đừng đổ tội cho chúng em, tội nghiệp chúng em, đêm đêm không ngủ đuợc, thở ngắn than dài mãi cho đến khi chúng em tìm ra phuơng cách nào mang đuợc... con dao lam vào giuờng thì thôi!” Hãi hùng quá! Những luận điệu cuả các bà nghe qua mà lạnh mình. Tuy nhiên, nguời viết cũng đụơc an ủi là mình chưa hề bị bò đá, cũng không ẩn ức sinh lý như nguời khác, và hoàn toàn không giống ông “Bóp-bít” gì ấy, cái ông vì lạng quạng mà bị bà vợ áp dụng tối đa cái bài học trong giáo khoa ngày xưa, giết chó khuyên chồng, nhưng thay vì chỉ dùng dao giết chó, bả lại dùng dao.. lam dậy chồng! Dù sao, thì nguời viết cũng toát mồ hôi truớc các lời dậy bảo đó, nên phải nghe lời một bà tre trẻ khác mà rằng: “Anh phải viết một bài về mánh cuả các ông, nếu không thì anh biết tay chúng em!” Cho nên, nguời viết phải hộc tốc đi cầu cứu Thầy Tư Bolsa. Nhìn vẻ mặt thảm nãõo cuả nguời viết, Thầy Tư Bolsa bèn cuời hì hì mà rằng: “Làm gì mà sợ hãi quá vậy! Cùng lắm thì bị như .. ông Bóp-bít thôi, đâu có chết thằng Tây nào đâu mà sợ! Mấy bả chỉ doạ hẩm thôi. Phụ nữ Việt Nam ta, coi vậy cũng vẫn còn hiền hơn mấy bà Mỹ, đánh chồng như điên. Ở Mỹ, cứ 100 vụ đánh nhau tại nhà thì có.. 40 phần trăm là các bà uýnh các ông. Mới đây, một bà bị phạt một ngàn năm trăm quan tiền vì tội đập ông chồng tím lịm cả nguời và bị phạt không đuợc gần chồng trong vòng một tháng. Chắc để cho bả nhớ chồng mà rút kinh nghiệm, lần sau mà còn uýnh chồng nữa, toà sẽ cho bả ôm gối mà ngủ xuông luôn! Còn các bà Việt Nam ta thì mới chỉ thấy cho các ông leo cây thôi chứ chưa bà nào cho ông nhà đi tầu suốt cả!” Nguời viết thấy Thầy Tư Bolsa nói chuyện trật chìa, bèn xuống nuớc năn nỉ: “Thôi, thầy ơi! Thầy làm ơn giúp tui, chỉ mánh cho tui lẹ lẹ đi, kẻo về nhà, tui bị mấy bả xúm vô đánh.. hội đồng thì thân xác này làm sao kham nổi!” Nghe lời năn nỉ cuả nguời viết, thầy Tư động lòng.. bèn tha Tào, không chọc nguời viết nữa, mà cuời ha hả rằng: “Làm chi mà quýnh quáng dữ vậy! Đuợc, ta chiụ giúp cho nhà nguơi một phen!” Rồi Thầy Tư Bolsa khẽ vuốt mấy cái râu ngắn củn cuả Thầy, “hừm hừm” hắng giọng vài cái và bắt đầu nói: “Nghe đây! Nghe đây! Đàn bà có mánh, thì đàn ông cũng có mung! Kể ra thì đàn ông có rất nhiều mánh vặt, nhưng có thể tóm gọn lại trong Muời Mánh như các bà vậy! -Thứ nhất: Giả nai! Mánh này đuợc rất nhiều anh con giai mới nhớn và một số ông sồn sồn áp dụng. Cứ đến đám nào có đông liền bà, con gái, hoặc lúc gặp cô nào ưng ý quá, màbản thân lại không biết cách ăn nói văn hoa, hay khi thấy có một tay nào thao thao bất tuyệt rồi, thì mình lại đóng vai .. nai tơ! Làm bộ hiền khô hà. Nói chuyện rất ít, và chỉ cuời mím chi khi nghe ai nói chuyện gì vui. Mắt thì liếc em say đắm vài cái rồi quay đi. Em thoáng thấy thì làm bộ đỏ mặt hoặc cúi xuống, nhấc ly bia lên làm một hơi. Các em có lòng mẫu tử thấy vậy thì thuơng cảm. Chao! Sao lại có nguời hiền lành như vậy! Giữa cuộc đời lông lá này lại có hiền nhân như thế ư! Thế là em tiến lại, bắt chuyện với chàng. Để trả lời em, chàng lại đóng vai ngập ngọng thêm một hồi nữa. Từ đó, mối tình nở hoa. Kết quả thì tuỳ hên xui may rủi, có cô gặp đuợc một mối tình tốt đẹp vì chàng lúc nào cũng hiền khô, thầm lặng, ít nói, chỉ hùng hục đi làm, về nhà là nhâm nhi chút đỉnh, hay chuyên trị con cái, nhưng cũng có cô gặp một tay lõi đời, thích đóng kịch “giả nai” để lưà gạt những cô có nhiều tình mẫu tử, thì ôi thôi, ai tai! Chàng hiền sĩ kia, sau khi đã gạt đuợc em vài đuờng mùi mẫn rồi thì giở mặt, nói nhanh như giật máy, nói mạnh như cử tạ. Câu nào câu nấy, giết nguời không dao. Có chàng hiền nhân lại biến thành ác nhân, thích thuợng cẳng tay hạ cẳng chân với nguời đẹp, vì vốn bản tính hiền luơng, nhiều tình cảm, nên đành chấp nhận cho qua ngày, qua thời, và chờ cho qua đời luôn. Cũng có chàng nói ít nhưng lại uống nhiều. Chàng giống như một cái hũ chìm, lúc nào cũng mịt mờ trong hơi ruợu. Cho nên, muốn khám phá chàng có phải hiền nhân thật không, thì phải thử vài lần, cho chàng vô chỗ mấy bợm ruợu, xem chàng có thao thao bất tuyệt không, họăc dụ chàng tới mấy chỗ có những nguời kém hơn chàng (kém tuôỉ, kém tài) xem chàng có bĩu môi, phì mỏ ra với bọn nguời kém cỏi kia không. Nếu thấy chàng thay đổi cách hoạt động, thì lập tức viết lá thư “bai bai” cho lẹ, kẻo lỡ cho chàng... tí chút rồi thì khó rút chân ra đuợc. -Thứ hai: giựt le. Trò này thì thấy nhiều. Mấy anh công tử con nhà nòi, mấy chàng mới tốt nghiệp, có dóp thơm, mấy chàng trúng mánh, mấy anh nhờ thời cơ có “bidinít” tốt thì hay có mánh này. Gặp nguời đẹp mà các chàng ưa, chàng liền tung tiền ra mua quà xịn, đưa cho nguời đẹp với vẻ mặt rất kẻ cả, rất quý phái, rất anh dũng, nghiã là mặt thì vác lên, câng câng, miệng thì mỉm nụ cuời độ luợng, tay thọc túi quần, hay cầm điếu thuốc, hoặc tung tung cái xâu chià khoá xe Lếch sớt, xe Mẹc xê đì, xe Ét du vi... trên tay. Có cơ hội gặp em trong bàn tiệc, chàng liền gọi ruợu mạnh đãi đằng vi vút, một chai cỡ trên trăm, búng tay chóc chóc gọi nguời hầu bàn, để một xấp tiền “boa” không thèm đếm. Chàng lại hay đậu xe ngay truớc cửa, chỗ nào dễ thấy nhất để giựt le em và bạn em. Đôi khi chàng phải khổ sở chờ cả nửa tiếng mới có chỗ đậu tốt, để khi thấy em, thì hiên ngang ra mở cửa chiếc xe láng coóng đó. làm những em đang lo kiếm dóp chưa ra chóng mặt chóng mày. Nói chuyện với bạn bè trong bàn tiệc, trong đó có cặp mắt nai tơ cuả em đang say mê nhìn con nguời tốt số đó, chàng luôn kể ra các đặc tính cuả các “rê-đít” cuả chàng, kể ra các số tiền mà chàng tiêu pha, đi du lịch đây đó, cách mua xe hơi xịn mà đuợc “đít cao” vì cái “rê-đít” cuả chàng quá mạnh, không tì vết. Các chàng làm chủ “bidinít” thì lại kể về các khách hàng hạng sang cuả chàng. Đại loại như thế để làm cho các em đang mơ mộng có một thiên đuờng tình ái chốn trần gian này mà không (hay ít) phải làm việc thấy thèm mà trao thân cho chàng, hy vọng có ngày làm chủ đuợc mấy cái “rê-đít” kia thì tha hồ mua sắm, “shóp-ping”. Cũng có một số em đạt đuợc “niềm mơ uớc muà Giáng sinh” như thế, nhưng cũng có vô số em vỡ mộng. Vì có nhiều anh nợ như tổ điả, “rê-đít” chàng cà như điên nên chẳng mấy chốc mà “phai beng rấp xi”. Tiền ra cưả sổ, thì tình theo cưả cái. Nhiều anh khác mới thành công chút chút đã tuởng mình như Bill Gates, nên xài quá lố, xe cộ, nhà cửa chẳng mấy chốc bị tịch thu, cả hai tá hoả tam tinh, đi “se” phòng. Thiên đuờng tình ái đôi khi chấm dứt ở mấy cái “áp pạc tơ măng” này. Cũng có những chàng đi làm “át săm lơ” nhưng dành tiền mua xế xịn, để rồi, không tới một, hai năm, phải năn nỉ nguời khác lãnh xe, trả nợ giùm, để cho khỏi bị “bét rê đít”. Thiếu gì chàng mới vưà bắt đuợc dóp đã vội chơi sang, không nghĩ tới ngày mai thất nghiệp. Cho nên, Thầy Tư khuyên các em là thấy chàng nào chơi sang quá sức thì coi chừng, thì một là theo dõi kỹ xem nguồn vốn chàng có bền không, nếu có thật thì khuyên chàng nên “sì tốp” bớt. Hai là, de chân cho lẹ, kẻo chìm xuồng chung với chàng. Ba là, nêú muốn móc túi chàng chút chút thì làm lẹ lẹ rồi dông, đừng ở lâu dài, kẹt luôn với chàng đó. (Biện pháp này xem ra hơi thất đức nhỉ! Nhưng mà cái tính giựt le cuả chàng đó, nếu không sưả, thì truớc sau cũng bị em này, em nọ móc túi hết trơn!) Nhưng, trên hết, vẫn là tâm tính, những chàng thích giựt le là những chàng rỗng ruột, không có tâm hồn, đầu óc, giống như giống rau muống, là loại “rau vô tâm”, xaì hết tiền thì ăn năn đã muộn, khó gỡ lại. -Thứ ba: gà trống gáy. Các chàng thuộc loại này hay xuất hiện ở các tiệm có hát karaôkê. Thích gáy, thích nổ. Thấy nguời đẹp là phải chụp lấy cái micờrô, hát vài đuờng lả luớt (theo ý chàng thôi, còn lả luớt thật hay không thì ở nguời nghe phân xử). Có chàng mê hát đến nỗi đang hành nghề gì đó, dù là bác sĩ, duợc sĩ, nha sĩ, kỹ sư cũng muốn nguời ta gọi mình là “ca sĩ” để nghe cho lạ tai hơn. Một vài chàng cũng bằng cấp đầy mình mà đám cuới nào quen thuộc là cũng xin đuợc lên hát vài bài trong bộ quần áo thiệt là ... ca sĩ! Áo mầu, hoa lá cành, quần bô, có chàng lại còn quàng thêm một cái khăn “phu loa” dài dài quanh cổ, như mấy nguời đang bị cảm cúm hay quấn cho bớt ho, để nhẩy muá vài đuờng. Một anh đang truyền đạo, mà lại thích ăn mặc xanh lè, thích lên sân khấu lắc cặp mông vịt về phía khán giả, coi dị hợm quá cỡ thợ mộc. Chàng tuởng chàng lắc mông như thế thì các em sẽ mê man mà ngả theo chàng. Nhưng, than ôi, cái trò này ấu trĩ quá, ai cũng biết, nên khó có kết quả. Tán gái kiểu này chỉ có nhận đuợc mấy cái biũ môi, xì mỏ, mà chẳng nên cơm cháo gì. Chàng khác, thì thích nổ. Nổ dăng miểng như tạc đạn. Có nguời nói là “đứng gần mấy chàng cứ y như đứng gần kho đạn Thủ Thiêm, nổ lúc nào không biết.” Các em đứng gần mấy chàng kho đạn này sợ hãi quá, thuờng tìm cách né, vì cả hai lý do: tâm lý và vật lý. Tâm lý là bởi những tư tuởng bốc phét cuả chàng, nào là xe, nào là nhà, nào là cách tiêu tiền, nào là những bạn bè quen biết cỡ lớn cuả chàng. Có chàng lại liú ríu kéo nguời ta lại mà chỉ vào một cuốn sách nghiên cứu nào đó, mà noí: “Này, thấy không, tên tôi đuợc nguời ta viết vào đây này!” Khổ quá, gặp mấy chàng này thì phát điên vì câu nào chàng cũng chêm cái “tôi” vào. Vật lý là vì đôi khi chàng nói hăng quá, nuớc bọt văng vào mặt nguời đối diện như miểng đạn. Kinh hãi vô cùng! Nếu chàng mắc bệnh hôi mồm lại càng đáng sợ hơn. Chàng cứ phì phà phì phò những hơi thở không thơm tho ấy ra, làm bà con chạy tán loạn mà chàng không biết. Tán gái kiểu này thì chỉ thành công chừng một phần trăm, với những em quá đọi, quá “man-cô-đơn” mới chấp nhận chàng với hy vọng chàng có cuốn “chếch” trong túi. (kỳ sau sẽ tiếp). |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by mien_thuy vào ngày 21. Mar 2008 , 22:24
Úi chà ! đọc nghe hấp dẫn dữ ... viết tiếp nữa nghen anh Tiến ;D
Mấy bà, mấy cô còn *chẻ * đọc để mà biết tránh đường nghe ... MThuỵ |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by phuongtan_nguyen vào ngày 25. Mar 2008 , 15:56 mien_thuy wrote on 21. Mar 2008 , 22:24:
Ủa! Ủa! Ủa!!!! Mới thấy anh Chu Tất Tiến vào sân, tưởng là bửa nay LVD "dzô mánh" tiếp, giờ biến mất tiêu rồi mà không có mánh nào hết??? :o ::) :-? Như dzậy là bể mánh rồi... :( :-[ :-X |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 27. Mar 2008 , 18:51
Mánh nè! Đọc chơi cho dzui! Ai có mạng thì giữ nhé!
MUỜI MÁNH LUỢM TÌNH CÁC BÀ (Tiếp theo) -Thứ Tư: Bán thịt heo: Mới nghe qua thì tuởng như đi bán dạo thiệt, nhưng không phải vậy. Mấy anh chàng này mồm mép trơn như bôi mỡ heo, gặp gái đẹp hấp dẫn là nhào vô tán lia chia, mồm nói không kịp thở, miệng không kịp kéo da non. Chàng quảng cáo về mình y như đi bán thịt heo vậy. Thay vì nói :”mua dô! mua dô! thịt nạc đây! thịt nạc bán đại hạ giá đây! Heo sữa, thịt chắc, da mềm, ít lông, hôm nay thứ Sáu kiêng thịt, đại hạ giá đây!”, các chàng lại ào ạt khoe thân thể mình, nào là “xem anh này! anh đô con, khoẻ mạnh, đẹp trai, học giỏi, con nhà giầu.” Naò là “Dóp” anh thơm hết biết! Mỗi năm sơ sơ trên trăm...” Chàng kéo mấy em nai tơ, luời học mà muốn làm bà lớn, ra coi xe chàng cáo chỉ, rồi đưa mấy em đi một vòng lả luớt, nếu thấy em chịu đèn, mắt lim dim ngồi dựa ghế, huởng thụ cái êm ái cuả bộ ghế da mịn màng, làchàng đòi “xếch” liền một khi. Cũng đôi lúc, chàng đưa em đi nhẩy một chầu đã rồi lợi dụng ôm riết em vào mình trong mấy điệu xì lô, thấy em không phản ứng, thì mới mơn trớn em mà đòi em cho mình “xếch” miễn phí! Chàng đòi “tình cho không, biếu không”, nếu em không chịu thì chàng dẫy ra liền. Sao em cổ điển quá vậy! Thời buổi này, thế kỷ hai muơi mốt rồi mà em còn lo trinh trắng vớ vẩn! Các cô các bà bỏ chồng rần rần mà vẫn lấy đuợc trai tân đều chi đó! Đâu có ai “ke” chuyện em trinh trắng hay không. Càng có nhiều con, nhiều chồng, càng hấp dẫn, càng kinh nghiệm, càng dễ kiếm chồng ngon hơn, chồng sau đã hơn chồng truớc! Cho anh một đêm đi, em sẽ thấy anh tuyệt cú mèo! Anh “pơ phếch”! Chàng nói lia chia, làm một số em mới bỏ truờng trung học, còn đang hoang mang vì mấy cuốn sách báo bậy bạ, mấy tấm guơng chịu chơi cuả bạn bè cùng trang lưá, mấy lời huớng dẫn “xếch xếp” an toàn tình dục, cũng không cuỡng đuợc. Dĩ nhiên, đại đa số thì đêù kinh hãi truớc mấy màn quảng cáo thịt heo này, nhưng cũng có vài mạng rớt đài. Mà chàng thì chỉ mong một năm đuợc một em thôi là đã đời rồi. Tình yêu miễn phí lại lãng mạn vô cùng vì các em nai tơ khờ dại, biết đuợc chàng chỉ lợi dụng em để thoả mãn thân xác chàng thì đã trễ rồi. Các em chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, nhai bồ hòn làm ngọt. Cho nên, với những chàng tiá lia, vồ vập, nói toàn chuyện ăn chơi, trên trời duới biển, đề cập đến chuyện “xếch xiếc” linh tinh gì đó, thì các em nên tránh xa, và đứng nhìn coi chàng hay đi đêm sẽ có ngày gặp ma. Một lúc đẹp trời nào đó, chàng gặp một em tay tổ, đóng vai khờ khạo cho chàng dẫn đi chơi, rồi tặng cho chàng một quả thối, một đưá con mà chàng chỉ là nguời gọt thêm ngón tay ngón chân thôi, rồi đòi chàng cuới gấp, sau đó đòi chia gia tài cho chàng ra áp pạc ở một mình với một cái va li rách và đống “rê-đít” trả hết kiếp cũng chưa hết nợ. Luật nhân quả mà! Tuy nhiên, về vấn đề “sếch xiếc” thì cũng nên lưu ý có ba nguyên nhân đòi hỏi: Một là như ở trên, chàng ỷ mình ngon lành, muốn dùng ba tấc luỡi để huởng thụ cuả trời miễn phí. Loại “chàng” nay nên tránh xa. Hai là những chàng lãng mạn thứ thiệt, một sớm đẹp trời, tự nhiên xúc cảm với một nguời đẹp mới gặp (hay gặp đã lâu mà chưa động lòng), và thuận theo bản tính thiên nhiên, chàng muốn “yêu” bất kể trời đất (cũng có thể là do nàng gợi ý bằng lời hay bằng sự quyến rũ). Ba là chàng đang chán nản với gia đình, bất mãn, buồn tình, mới bị vợ la, nên nổi cơn muốn “đi ăn phở” thay vì ăn cơm tháng. Hai loại “chàng” sau này, thì tuỳ nguời đối diện muốn cho chàng ăn phở thì ăn, bằng không thì cứ bắt chàng về nhà ăn cơm nguội dài dài. -Thứ năm: Mã giám Sinh: Loại này thì chắc chắn là nên tránh rồi. Những kẻ dùng quỷ kế, luờng gạt nguời ta để chiếm đoạt này có nhiều mưu ma chuớc quỷ. Hoặc lợi dụng sự bối rối cuả những con nợ “rê-đít” mà đưa tiền ra chuộc rồi đòi trả ơn. Hoặc thấy em mới qua diện H.Ô hay đi du học một mình, nên gạ gẫm để dậy lái xe, đưa em đi làm thủ tục xin “ai-đi cà” (ID card), huớng dẫn em đi học... rồi bắt em cuới mình luôn. Vơí những tay muốn xin cuới em chính thức thì cũng Ô Kê đi, nhưng với những kẻ chỉ muốn lợi dụng thì các cô nên thoái thác ngay. Triệu chứng để phân biệt kẻ có lòng (muốn cuới em) thiệt và kẻ chỉ muốn ra ơn rồi đòi em trả nợ bằng cả cuộc đời tan nát cuả em cũng không có chi là khó. Nguời vì mê em mà làm nghiã cử đẹp thì không đòi hỏi em phải đi chơi với mình ngay sau khi công việc em cần đuợc thi hành trót lọt. Nguời đàng hoàng không nhìn em mê đắm, không tán tỉnh linh tinh, không khen em đẹp như tiên, không chê toàn bộ các cô gái ở Mỹ lâu là những cô mất nết, không khoe khoang bằng cấp hay luơng tiền, không hù doạ các em về những nguy hiểm trên đất Mỹ cũng như không ca tụng xứ Mỹ như là thiên đuờng hạ giới vậy. Những chàng Mã Giám Sinh thứ thiệt sẽ không ngần ngại gì mà kể ngay những vụ hiếp dâm man rợ, những vụ bắt cóc tống tiền rùng rợn, mục đích để những em mới tới bị mất tinh thần, lúc nào cũng phải đeo theo các anh, xin đuợc bảo vệ. Nếu vì sợ hãi mà “các em mới” không dám đi đây, đi đó, thì là lúc mắc mưu chàng rồi. Các em sẽ bị coi là những “con bò lạc”, thiếu cha mất mẹ, cần phải có sự chăm sóc nhiệt tình cuả chàng. Trên hết những sự săn sóc quý báu mà chàng cần làm là sự trinh trắng cuả nàng, sẽ bị chàng lừa lưà mà sơi tái mất. Bởi vậy, đối với mấy chàng họ Mã này, các cô nên để ý phòng ngưà như phòng ngừa trộm cắp vậy. -Thứ Sáu: Đết rếp (Date rape): Cái này không biết dịch là gì? Bị hãm khi hò hẹn? Hay là đi hẹn với kép bị hãm? Chỉ biết là những vụ này, theo một thâỳ giáo ở một đại học cộng đồng cho hay là khoảng 50% các cô bị ... hãm khi đi hò hẹn với bạn trai. Chữ “Đết” (date) ở đây là một cuộc hẹn hò đi chơi với nhau bình thuờng như những cặp nam nữ khác. Các cô cậu thanh niên Mỹ hẹn đi “đết” vào lứa tuổi Ô-Mai rất sớm, có khi 15, 16 tuổi đã thích “đết” rồi. Có cậu thì chờ đến trên hai muơi tuổi mới đi “đết”. Thuờng thì đi “đết” ở một “pạc ti” do Truờng học tổ chức, hay do tư nhân, những em con nhà giầu tổ chức. Sau đó là đi ra chỗ vắng để tình tự. Ở bãi biển, ở công viên, hay ở “hô ten”! Một số em hẹn ngay tại nhà, khi biết chắc bố mẹ đi chơi lâu không về. Số khác lại ngồi ngay trên xe hơi mà nói chuyện hết buổi tối. Vì những lý do đơn độc đó, mà các cô bị các cậu trai ... làm thịt mà vô phuơng cứu chữa. Đã tình nguyện đi chơi chỗ vắng với mấy cậu thì phải chấp nhận các chàng dùng sức mạnh đàn ông mà chiếm đoạt. Sau khi “con ong đã tỏ đuờng đi lối về” rồi thì các chàng kiếm cớ chuồn, khỏi sợ trách nhiệm, mà nếu có bị em đưa ra tòa, cũng không bị bắt vì tội hiếp dâm, mà chỉ bị tội không có chịu “chai súp po” mà thôi. -Thứ Bẩy: gài độ: Mánh này thì khó thực hiện, tuy nhiên, không phải vì thế mà không ai làm. Những chàng ác ôn côn đồ có thể mời các em đi uống nuớc ở “ba” hay ở quán vắng nào đó, rồi dụ các em uống ruợu hay thả thuốc mê vào ly nuớc cam cho em uống. Có tay chơi bạo hơn nữa lại cho các em uống thuốc kích thích để các em vẫn tỉnh táo về cử động mà mê muội về lý trí phải chiều ý các anh ba trợn. Thuốc kích thích có nhiều dạng, đuợc bầy bán tự do ở nhiều tiệm bán “đồ chơi” cho các chàng. Uống vào là nguời các em nóng điên lên, thần trí căng thẳng, rạo rực y như hút xì ke vậy. Một khi đã bị thuốc hành, là các em không chờ các chàng dụ dỗ nữa mà chính các nàng chủ động mời gọi. Điều tai hại là đôi khi dùng quá liều, các em nằm thẳng cẳng ra, tim ngừng đập luôn, tắt thở, tiêu diêu trong niềm cụp lạc luôn. Đã có nhiều truờng hợp như thế xẩy ra ở đất nuớc này. Lại cũng có truờng hợp thấy em tắt thở, chàng sợ quá liền cho em vào thùng xe, đổ xăng đốt luôn. -Thứ Tám: khổ nhục kế. Một số chàng biết là tán tỉnh không xong vì chính mình có tiền tích gì rồi, có vợ rồi, hoặc biết là không có khiếu ăn nói, hay đã từng làm em thất vọng, thì giở trò khóc lóc, vật mình vật mẩy. Gặp em là thở ngắn than dài, năn nỉ, ỉ ôi, khóc riết rồi thì tình mẫu tử trong em chỗi dậy, em đành xiêu lòng mà chiều ý chàng. Một vài truờng hợp kỳ quái xẩy ra, là có những chàng đã từng đánh đập em, bôi lọ em, bỏ rơi em để đi với nguời khác, nhưng sau khi bị nguời khác kia đá đít, chàng lại trở lại, năn nỉ em, khóc tới khóc lui, chừng vài tuần lễ là em nguôi giận ngay. Lúc ấy, tình lại còn thắm thiết hơn xưa nữa. Khi truớc thì chàng chỉ có tay chân bốc hốt sơ sơ, nhưng sau khi guơng vỡ lại lành, với tài khóc lóc cuả chàng thì em cho hết! -Thứ chín: đồ tể. Mánh này thì ai cũng sợ, nhưng vô phúc thiểu âm đức vẫn gặp mấy chàng này. Lầm lầm lì lì, chẳng nói chẳng rằng, nhưng nếu cần thì chỉ nói mấy câu vắn tắt: “em không yêu tôi thì tôi giết em rồi tôi tự sát!” Chuyện khó tin nhưng có thật. Ai cũng bảo ở xứ Huê kỳ này mà hăm doạ nguời ta thì bị phú lít bắt bỏ bót ba muơi ngày, nhưng chuyện ấy vẫn xẩy ra đều đều đây đó. Bao nhiêu cô gái đã phải ngậm mối oan tình mà đi theo chàng vì sợ chàng giết chết! Thật ra thì không ai biết là ai dám làm, ai chỉ doạ hẫm, nhưng vì không cô nào dám thử , sợ ăn đạn, nên các chàng cứ tàn tàn mà chiếm đoạt nàng. Dĩ nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy, không có chàng nào dữ một chiều, hay mới gặp làm quen mà chàng đã giở mánh này ra, vì không ai nỡ lòng hăm doạ một nguời đẹp mới biết. Nhất định phải có nguyên nhân, có thể là nàng đã chơi giỡn với lưả, đuà cợt với chàng cho vui, có thể là nàng đã từng lấp la lấp lửng, “sớm đưa Tống Ngọc , tối tìm chàng Khanh” nên chàng mới điên lên mà làm bậy. Bởi vậy, đừng có giỡn mặt với ai hết, kẻo có ngày mang hoạ. -Thứ Muời: dụ khị. Mánh này chỉ đuợc áp dụng ở mấy chàng nhà giầu hay có dóp thơm. Vừa gặp nhau, đã tặng quà, món này món nấy hấp dẫn ghê gớm. Một bó hoa tuơi chưa nghiã lý gì nhưng chỉ đủ để nguời đẹp để ý đến. Một bài thơ, một cuốn sách tặng chỉ làm cho nguời ta cuời khì, nhưng khi một chiếc hộp bằng nhung nho nhỏ, chứa một cái hột nào đó, sáng lóng lánh, thì nguời đẹp rung động liền khi. Cho dù chàng có tật, cho dù chàng uống ruợu như hũ chìm, nhưng nếu thấy chàng đưa ra một cái hộp nhung là nàng không ngần ngại nhận lời đi chơi với chàng liền. Từ chiếc hột nhỏ, đến chiếc hột to, chỉ mấy lần như vậy là chiếm đuợc nàng ngay. Sau đó thì chuyện tình có dài không thì hạ hồi phân giải, số phận ai nấy giữ. Thôi, nói tới đây đã mệt quá xá rồi. Nói chung, mọi việc đều do duyên phận. Hữu duyên thì huởng nhiều, vô duyên thì huởng ít. Xin chào. Bái bai. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by phuongtan_nguyen vào ngày 27. Mar 2008 , 19:03 chu_tat_tien wrote on 27. Mar 2008 , 18:51:
Cám ơn anh Tiến nhiều nghen. Mà trong 10 cái mánh này, anh thường xài...kí nào dzị?!! ;) :D ;D |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 27. Mar 2008 , 19:12
Không thể tiết lộ bí mật quân sự đâu.
Và vì không thể trả lời, đành gửi một bài thơ vậy. CÓ KHI NÀO... Có khi nào em thấy mình nhè nhẹ, trở về con đuờng nhỏ bé thân quen, lá me xinh xinh đậu xuống dịu hiền, lá khẽ nói trên mi em:"Chào bạn!" Có khi nào em đạp xe phiêu lãng, thăm xóm làng lúa chín vàng ươm, sáo diều vi vu quấn quít trong hồn, con cá nhẩy dưới mương đẹp quá! Có khi nào em vào trời mùa hạ, đua tóc mây em với lá phượng lao xao, đua môi em với mầu đỏ ngọt ngào, để thấy phượng và em là một. Có khi nào nghe chim Sơn Ca hót, nốt nhạc bay mãi tít từng không, em dang tay uống cả ngụm trời hồng, tà áo lượn sau lưng em như cánh. Và tháng Năm, trời ươm tơ lành lạnh, những sợi tơ làm ướt tóc em, chiếc cặp ngoan phủ ấm ngực mềm, em chớp mắt:"giá có anh đây nhỉ?" Có khi nào trong trái tim bình dị, bỗng nhói đau một thoáng :" Quê hương đâu?", để chơi vơi một hạt lệ nghẹn ngào, đậu lóng lánh như kim cương trong mắt... |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 29. Mar 2008 , 11:29
Gửi tặng Lê Văn Duyệt hai bài thơ tặng Nguyễn Tất Nhiên, viết từ năm một ngàn chín trăm hồi đó..
SAO EM ? Viết cho Nguyễn Tất Nhiên Sao con chim sáo lại bay, Để khung cưả vắng cả ngày lẫn đêm? Sao sương lại đậu bên thềm, Để cho bàn lạnh, bút mềm như tơ? Sao ai quên nón bài thơ, Để cho tóc xoã lưa thưa sợi dài? Sao trời lại sinh nắng mai, Để cho ngủ dậy nhớ hoài giấc mơ? Sao em hay hẹn: bao giờ... Để anh cứ đợi, cứ chờ mãi thôi? Sao tình theo gió thoảng trôi, Để cho máu chẩy trong tôi ngập ngừng? Sao em cứ dửng dừng dưng Để cho thơ nhạc bỗng dừng ngang cung? LỜI Của GIÓ Viết cho Nguyễn Tất Nhiên Anh về giũ áo phân vân Giũ luôn hạt bụi phong trần trong tim Ngày mai cô bé đi tìm Sẽ nghe bàn ghế im lìm tiếng xưa Giả như có hạt lệ thừa Thì đem trả lại cho sơ tóc dài Trúc đào mới chớm ngang vai Nên chi chẳng có u hoài gì đâu? Cali mới đến chưa lâu Chốn phong lưu ở dưới sâu mới tuyền Dương gian cứ tưởng anh điên Nắng sương , sương nắng, "tấát nhiên" thế rồi Nghĩa trang nếu thoảng tiếng cười Coi như một chuyến về chơi thôi mà Tỉnh say, say tỉnh vẫn ta... |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Tuyet Lan vào ngày 31. Mar 2008 , 18:55 chu_tat_tien wrote on 27. Mar 2008 , 19:12:
Cám ơn anh Chu Tất TIến Đọc đoạn thơ sau , TL chợt nghe buồn da diết khi nhớ về một quê hương đã xa tít mù khơi Có khi nào trong trái tim bình dị, bỗng nhói đau một thoáng :" Quê hương đâu?", để chơi vơi một hạt lệ nghẹn ngào, đậu lóng lánh như kim cương trong mắt Cám ơn anh Chu Tất TIến thật nhiều |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 02. Apr 2008 , 20:38
Cám ơn Tuyết Lan đã chia xẻ chút suy tư về quê hương. Không phải chỉ có "em" mới long lanh giọt lệ, mà chính tôi, mỗi khi nghĩ đến quê hương, là ngào nghẹn.
Vui là vui gượng kẻo mà Ai tri âm đó, mặn mà với ai. (Kiều). |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 02. Apr 2008 , 20:39
Xin trả lời Phương Tan Nguyen
Tui xài mánh thứ .. mười một! |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 02. Apr 2008 , 20:59
HAI CHỊ EM
Chu Tất Tiến Tự nãy giờ, Lan cứ chạy ra chạy vào mãi, không một lúc nào cô bé đứng yên đuợc năm, mười phút. Tay Lan lóng nóng, cầm cái gì cũng muốn làm đổ. Nếm chút canh thì uớt áo. Vo tí gạo thì vuơng vãi đầy nhà. Lan cứ rủa thầm mình hoài. Rõ nỡm! Khỉ ạ! Cô hai để đầu óc đi đâu đấy? Tiểu thư nhà tôi lúng túng như ăn vụng bột ấy! Toàn những câu mà mẹ hay mắng ngày xưa. Nhưng giờ thì chả có ai mắng Lan cả. Mẹ đã không còn để cốc đầu Lan, để la mắng Lan. Mẹ đã yên nghỉ rồi. Mà yên nghỉ ở đâu nhỉ? Trên lớp bùn đại duơng hay ... trong bụng cá? Vừa chợt thoáng nghĩ tới đây, Lan bỗng thấy chung quanh như nhoè hẳn đi. Nuớc mắt tràn ra dàn dụa. Lan gục đầu vào tuờng, nức nở. Mẹ ơi! Mẹ ơi! Bố ơi! Chân Lan nhũn ra. Lan chỉ muốn ngồi xụp xuống, ngồi bệt duới đất hay nằm lăn ra nhà rồi nhắm mắt lại, và chết. Mặc cuộc đời. Mặc tất cả. Chết là hết! Hết sầu, hết khổ, hết cô đơn, hết lo đong gạo từng ngày. Nhưng... còn Linh? Linh ư? Mặc nó luôn! Không đuợc! Không kệ nó đuợc! Em cuả chị mà! Em yêu quý cuả chị mà! Linh! Linh đâu rồi? Lan đứng thẳng dậy, vuốt nuớc mắt, nuớc mũi, nhìn ra phía cửa. Vẫn chẳng thấy ai. Ngõ hẻm vẫn vắng lặng. Giờ này lũ con nít chưa đi học về, chỉ có mấy đưá bé thò lò mũi xanh đang ở trong nhà với bà nội hay bà ngoại. Nguời lớn đang cầy cuốc hay ngồi bên đống hồ sơ, duới mấy câu khẩu hiệu dài dán ngang trên tuờng: “Hồ chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp cuả chúng ta” hoặc “Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do.” Lan buớc ra hẳn ngòai cửa, đứng tưạ bên hàng rào gỗ cũng xiêu vẹo, thẫn thờ y như tâm hồn Lan đang ngả nghiêng, tơi tả. Bố Lan đi cải tạo. Nguời ta bảo muời ngày thì về, nhưng mãi mấy năm rồi vẫn chả thấy lệnh tha, bố bỏ trốn, bị bắt và bị bắn tại chỗ. Mẹ Lan khóc liệt giuờng mấy tháng rồi dẫn hai đưá con, một đưá muời bẩy, một đưá muời sáu, tìm đuờng vuợt biên, vì ở ngay gần biển nên đi dễ dàng. Không ngờ tầu quá nhỏ mà số nguời đi “can me”, nghĩa là đi lậu, không chung tiền, nhiều quá, nên chìm ngay cửa sông. Nguời trên tầu nháo nhào đạp nhau nhẩy xuống. Mẹ Lan cuống cuồng ôm chặt hai đưá con vào lòng và hét vào tai các con: -Từ từ! Guợm đã! Đừng ra mà chết! Mẹ đợi cho nguời ta chen nhau ra bớt rồi mới đẩy con ra, tay ôm hai can nhưạ mà bà đã lén chộp đuợc khi vưà nghe tiếng la “tầu chìm”, mọi nguời kinh hoảng lao xuống sông không ai để ý. Mẹ dúi vào tay mỗi đưá một cái rồi dặn phải ôm cho chặt, bất cứ giá nào cũng không buông ra, còn mẹ, mẹ ngần ngừ một chút rồi nhắm mắt nhẩy xuống, hai tay cuốn lấy tay hai con. Sức nặng cuả cả ba mẹ con dính vào nhau làm tất cả chìm lỉm mất mấy giây rồi mới ngoi lên đuợc. Lan và Linh, mỗi đưá một tay đập liên hồi để cố nôỉ lên với cái can nhưạ, trong khi đó, mẹ bị vuớng quần áo nhiều quá, vì mẹ đã mặc sẵn ba bốn lớp để phòng khi cần thay đổi, nên chỉ một vài phút sau, mẹ muốn chìm. Nuớc sặc vào miệng mẹ, nuớc làm quần áo mẹ nặng như cối đá, và nuớc từ từ kéo mẹ xuống duới sâu cùng với chiếc tầu. Lan và Linh gào thét tên mẹ như điên cuồng. Lan gào to nhất đến nỗi muốn khan cả cổ đi mà chẳng có ai bận tâm vì ai cũng lo bơi lấy một mình. Trong khi đó, thì Linh cố nắm lấy tay chị, nắm lấy cái can nhựa để lôi chị đi. Lan như mê man, dẫy dụa, giằng tay Linh ra để bơi quýnh quáng quanh chỗ mẹ vừa chìm, nhưng Linh mếu máo: -Chị ơi! Chị ơi! Chị Lan ơi! Đi đi! Bơi đi! Em... mệt lắm rôì! Lan vẫn không nghe, cứ quờ quạng, tru tréo, mãi cho đến khi Linh kêu lên: -Chị ơi! Em... muốn xỉu.. Lúc ấy, Lan mới sực tỉnh nhìn em, thấy mặt em đã xanh tái, da đã dúm lại, cô mới chợt nhớ đến bổn phận làm chị, hốt hoảng dìu em bơi đi, vưà bơi vừa ngoái lại, nuớc mắt nuớc biển choàm ngoàm. Vì hai chị em vốn dân miền biển nên bơi vào bờ không khó, nhất là lại có cái can nhưạ. Đến bờ, hai chị em nhìn lại, chỉ thấy rải rác đâu đây một cánh tay vẫy gọi, vài mớ tóc bồng bềnh, vài miếng vải, miếng ván lênh đênh... Từ đó, hai chị em cô đơn sống nhờ vào tình thuơng cuả chòm xóm. Mới đầu, họ chỉ cho Lan và Linh đi mót cá đem bán, rồi bán rau. Sau vài tháng, đuợc thằng bạn mách, Linh theo nó ra chợ trời, làm cò mồi kiếm ăn. Dần dà, Linh bán đồng hồ dỏm, thuốc lá dỏm. Có bữa, Linh bị dân mua hàng đánh cho thê thảm. Nhưng đã lì lợm rồi, cậu bé muời bẩy tuổi này thành cáo già, chẳng sợ gì. Linh càng ngày càng chơi bạo hơn. Hễ ai hớ hênh là chôm tuốt. Lần đầu tiên Linh mang về nhà một cái bóp, thở hổn hển: -Chị Lan ơi! Em nhặt đuợc cái này... Lan hiểu ngay, cô tái mặt nhìn em, nói không ra hơi: -Em... em...sao em dám... Vưà bỏ ra sau bếp tìm nuớc uống, Linh vưà lẩm bẩm gắt: -Dám với lại không dám! Đói tới nơi rồi! Không dám nói thêm gì với em, Lan thẫn thờ, nhìn chiếc bóp Linh vất tênh hênh trên bàn, mấy miếng giấy, mấy đồng bạc trơ trẽn. Cô đau xót, như có ai cầm dao đâm vào tim mình. Trời ơi! Đã đến nỗi này ư? Bố mẹ ơi! Bố mẹ có linh thiêng thì về mà dậy con cái.. Linh nó đã đi ... ăn cắp rồi! Nghĩ đến chữ “ăn cắp”, Lan giật mình nhìn dáo dác ra cửa. Cô thót nguời lại, sợ hãi. Trời ơi! Nếu nó bị bắt thì đời cô ra sao? Chỉ có hai chị em cô quạnh như hai con gà con, lủi thủi kiếm ăn góc vuờn mà lỡ ra một con có mệnh hệ nào, con kia làm sao sống đuợc? Tự nhiên, cô hét lên: -Linh! Tiếng hét cuả cô bất ngờ quá làm Linh hốt hoảng ló mặt ra sau khung cửa bếp: -Gì vậy, chị? Lan lặng nguời nhìn khuôn mặt thất thần của em một lúc rồi mới mếu máo: -Em... lỡ bị nguời ta bắt thì sao? Thở ra một hơi dài, Linh nhín vai, rất kịch: -Đành vậy! Bắt rồi lại thả. Có giết nguời đâu mà sợ? Cậu bưng ly nuớc ra cạnh bàn, lật tung cái bóp lên đếm tiền, rồi cuời: -Đã làm không sợ, đã sợ không làm. Cậu chìa mớ tiền về phiá chị: -Chị cầm lấy này. Đi chợ. Mai chị khỏi cần bán rau nữa. Lan né nguời làm như tiền có lửa, dẫy nẩy: -Không , chị không cầm đâu. Không ... không... Linh thở dài, cậu nhét tiền vào túi, tỉnh queo: -Chị không cầm thì em đút túi. Chốc, em đi mua bánh mì cho chị ăn. Rồi làm bộ tếu, Linh nheo mắt với chị: -Mua thêm chai ruợu quốc doanh nữa, em với chị cụng ly. Lan bịt tai, lắc đầu quầy quậy: -Thôi, đừng nói nữa. Chị không nghe đâu. Lững thững đi ra cửa, Linh huýt sáo như một kẻ lõi đời chính hiệu. Tiếng huýt sáo cuả Linh nghe đứt quãng, khàn khàn. Còn lại một mình, Lan thẩn thờ nhìn lên hai tấm hình trên bàn thờ. Nuớc mắt cô trào ra, vưà thuơng em, vưà chua xót, phẫn hận. Mấy ngày sau, như đuợc “tổ phù hộ”, Linh chôm về nhà lia liạ. Lúc thì ví đàn ông, lúc thì bóp đàn bà, lúc lại một mớ lẩm cẩm. Linh hào hển kể lại những “chiến công”, những thủ đoạn, mánh mung mà cậu đã dùng để “mõi” đồ thiên hạ. Cậu vênh váo: -Mẹ kiếp! Không lấy không đuợc. Trong khi mọi nguời đều rách ruới cả, lại có những con mẹ cán bộ đi sắm vàng. Mình thì đi bộ mỏi cả chân, xe đạp rách cũng không có, lại có những đưá đi gắn máy veò vèo. Không phải là lũ “cán, cối”, lợi dụng cách mạng để làm giầu, cũng là lũ gian thuơng bóc lột. Chúng hè nhau bóc lột dân nghèo trơ cả khố ra... Toàn những câu hoang toàng mà cậu học đuợc từ những chuyến phiêu lưu trong chợ, trong ngõhẻm, những nơi nghèo nàn khốn khổ mà bọn công can không thèm ngó đến. Linh lại còn triết lý vụn: -Lấy tiền cuả chúng là trả thù cho nhân dân. Lũ “cối, cán” và lũ gian thuơng đã lấy tiền đâu ra để mà hoang phí, đèo bòng vợ nọ con kia, ngoài việc bóc lột và trấn áp. Ta “chôm” đồ cuả chúng là làm việc chính nghiã. Lan nghe mà không bao giờ trả lời. Nửa phần thấy em đúng, nửa phần thấy em sai. Nhưng cô không biết cãi nhau với em, chỉ lấy tình thuơng cuả nguời chị, nay là nguời mẹ, ra mà đùm bọc, che dấu cho em. Dần dần, cô không còn thấy sầu khổ, xấu hổ như truớc nữamà chỉ thấy sợ. Sợ vô cùng. Sợ một ngày nào em cô bị bắt. Thậm chí, bị đánh chết, như cô đã nghe nói có những nguời bị Công an bắt, rồi hôm sau, nguời nhà đuợc báo tin “lên mà nhận xác, thằng ấy đã tự tử trong nhà giam rồi!” Tự tử gì mà bầm tím, bụng truơng lên, tay chân đầy vết đập. Nhưng ai dám kêu ca, kiện tụng gì, Công an là vua mà! Kêu tới Thiên đình thì tội trạng vẫn còn rành rành đó. Nhiều khi thân nhân còn bị hù dọa là “tiếp tay với địch, đánh phá Cách Mạng” nữa. Thôi thì đành nuốt nuớc mắt mà lo chôn cất con em. Nghĩ đến đấy, Lan rùng mình, nhắm mắt. Đôi lúc, cô chạy a lại chỗ em ngồi, vòng tay ôm lấy em, khóc nức nở: -Linh ơi! Nghe chị đi! Đừng đi chôm nữa! Chị bán rau đủ nuôi em rồi mà! Linh gạt tay cô ra, mặt nhăn lại, định gắt chị, nhưng lại tôị nghiệp, câụ chỉ “hừ hừ” rồi bỏ đi nơi khác: -Chị này! chỉ vớ vẩn! Lan cứ nghĩ thế nào rồi “đi đêm cũng có ngày gặp ma!” Mà, ngày ấy có lẽ đã đến rồi! Hai hôm nay Linh không về. Cô tất tuởi đi dọ hỏi khắp nơi, đến mọi chỗ Linh hay lui tới, gặp tất cả bạn nhậu cuả Linh, nhưng hình như mọi nguời đều lảng tránh Lan. Mãi sáng nay, một câụ thân nhất cuả Linh, hứa hẹn sẽ đi tìm tin cho Lan. Lan chờ mãi... (con tiep) |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 02. Apr 2008 , 21:01
HAI CHỊ EM
Chu Tất Tiến (tiep theo) **** Trời đã tối mịt. Bụng Lan đói như cào như cấu, nhưng cô nuốt không nổi một hột cơm. 9 giờ. 10 giờ. Rồi 10 giờ 30... Cô gần xỉu đi vì mệt vì căng thẳng thì có bóng nguời len lách vào. Chồm dậy như muốn vồ lấy nguời mới tới, Lan run giọng: -Tân hả! Sao? Có tin gì không em? Nguời mới vào nhìn quanh quất một lúc mới chậm rãi ngồi xuống ghế: -Linh nó đi rồi! Bình yên rồi! Lan nắm lấy vai cậu thanh niên, lắc mạnh: -Đi? Mà đi đâu? Tân mệt mỏi nhìn Lan: -Nó vô Sàigon rồi! Bị theo dõi sát nút, nó đi không kịp về nhà báo chị hay. Tụi tui đợi nó đi hai ngày mới báo cho chị, sợ chị làm tùm lum lên thì chết toi cả đám. Lan rã rời ngồi phịch xuống ghế, cô ngơ ngác: -Vô Sàigon, Sàigon.. Mà ở với ai? Cậu thanh niên cuời hì hì,trấn an: -Chị đừng lo, Linh nó giỏi xoay sở lắm. Dễ gì ai bắt nạt đuợc nó. Chừng như ngại bị hỏi han lôi thôi, Tân đứng dậy lí nhí: -Thôi, chị ỡ lại. Tui về. Có tin gì, tui sẽ báo chị hay sau. Lan bàng hoàng nhìn theo bóng Tân đi khuất sau mấy dâỹ hàng rào, không kịp cầm giữ, hỏi han thêm. Đi Saigon.. Saigon... Vậy là Linh đi rồi? Sao em không nói cho chị hay, để chị theo với? Em vào trong đó, ai giặt quần áo cho em? Ai săn sóc em? Ai cạo gió cho em mỗi khi em kêu nhức đầu, chóng mặt? Ai nấu cơm cho em ăn nữa? Nghe nói dân chơi Saigon hung dữ lắm, trộm cuớp trong đó có băng có đảng, có dao súng, lại có cả lựu đạn nữa.. Em bơ vơ, thế nào cũng bị chúng đánh, chúng đập, chúng hành hạ em.. Rồi chúng có thể ... giết em nữa... Một cơn gió lạnh luà qua khe cửa hở làm Lan choáng váng. Linh ơi! Em yêu quý cuả chị! Giờ này em ở đâư? Em nỡ bỏ chị cô đơn thế này sao? Lan gục đầu vào bàn, nức nở. Vai cô bé 18 tuổi rung lên bần bật. Từng thớ thịt co lại, giật trong tấm áo mỏng thô sơ. Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! Bên khung cửa, gío biển vẫn lồng lộng thổi. Những nóc nhà tôn cựa mình rên rỉ. ***** Đuờng xá nghẹt nguời. Những tiếng rao hàng dồn dập. Tiếng còi xe inh ỏi. Tiếng la “dô! dô! ép dô!” cuả mấy ông xích lô máy, xích lô đạp. Tiếng tu huýt ré lên cuả công an làm Lan cứ giật mình thon thót. Cô ôm chặt gói đồ vỏn vẹn có vài cái quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, mấy cuốn vở ghi chép, mấy món đồ linh tinh cuả con gái và chút tiền dành dụm. Mắt cô dáo dác nhìn quanh. Giờ cô mới thấy sợ, thấy hối hận là đã bỏ quê ra Saigon. Nỗi sợ càng lúc càng tăng, dù tâm hồn cô có chai đá, dạn dầy hơn hôm qua rất nhiều. Cô bỏ Đà nẵng ra Saigon tìm em, tuởng không khó khăn lắm. Cô nghĩ nó sẽ đến ông chú ở Gò vấp, nhưng không ngờ khi cô tìm tới nơi, nhà ông đã dọn đi kinh tế mới rồi. Thế là cô luống cuống trở lại ga Saigon nửa tìm đuờng về quê, nửa muốn nấn ná mấy bữa xem tin tức. Nhớ lại lúc đầu mới lên xe lưả cô kinh hoàng quá. Hành khách nhộn nhạo, la hét om xòm. Đồ đạc gồng gánh lủ khủ, bạ chỗ nào nhét chỗ đó. Ghế ngồi cuả mình có khi là hũ mắm, có khi là mấy bó củi. Ai mà xớ rớ động vào là có chầu ăn đấm đá, bạt tai, hoặc cãi nhau ỏm tỏi. Toàn những khuôn mặt cô hồn các đảng, buôn chuyến, buôn lậu. Một cô bé khoảng chừng hơn hai muơi tuổi, răng sún gần hết mà chỉ huy mấy tay đàn em nhồi nhét mấy bao tải đựng nhôm vụn vào chân ghế hành khách. Một thanh niên vừa lên tiếng phản đối liền thấy một ánh thép loà lên truớc mặt. “Khôn hồn thì câm ngay!” Mọi nguời đều câm. Kể cả anh soát vé. Tới mỗi cửa ga, là từng bó củi bay ra ngoài cửa toa, phóng xuống đuờng rầm rầm. Trúng ai chết ráng chịu. Dân buôn chuyến là vua mà. Dân “mõi” cũng thế. Chúng đã chi chác cho các tay soát vé và tài xế hết rồi, nên không ai dám phản đối một tiếng. Lan từng chứng kiến ngay truớc mặt, một bà bị móc túi la lên, hành khách đổ xô lại can thì tên cuớp cạn bỏ đi tỉnh bơ. Một lúc sau, hắn trở lại với chừng muơi tên nữa, chỉ vào từng nguời can thiệp, chửi thề: -Đ.Mẹ. Đưá nào láng cháng là ăn dao đó nghe! Bầy đặt anh hùng rơm hả! Bà con im re. Riêng nguời bị móc túi ăn thêm một cái tát dúi dụi. Lan nín thở, thu mình duới đất cho đến khi cặp bến Hoà Hưng, Lan càng hãi thêm vì cảnh cuớp giựt khơi khơi mà không ai ra tay. Công an chỉ đi một vòng cho có lệ rồi kiếm chỗ hút thuốc ba số mà những tay buôn lậu chia cho. Hôm nay, ra tới bến xe lửa Saigon, Lan đang rung thì một tay thanh niên nham nhở tiến đến gần, bập bập điếu thuốc: -Em mới lên hả! Đi chơi với anh nghe! Cô bé hoảng kinh, lùi ra xa. Mấy tên lưu manh khác cuời ha hả. Cả chục cặp mắt nhìn theo Lan, tò mò. Cô bé có cảm giác như nguời bị chọc tiết, cả nguời nổi gai lên. Một nữ chúa bụi đời khác vẫy vài tên ma cô lại gần Lan, búng tay: -Em này còn “uớt” lắm! cho “nhập nha” đuợc đó! Lan hết hồn, bỏ chạy, chả cần biết “uớt” với “nhập nha” là gì. Trong lúc bối rối, cô bé đâm sầm vào một bà sồn sồn đang đi tới, làm bà kia lảo đảo. Lan luống cuống, lắp bắp: -Bà... bà.. cháu xin lỗi.. Nguời bị đụng nhìn Lan đăm đăm rồi hỏi giọng rất tử tế: -Này, cháu, có phải vưà mới duới tỉnh lên không? Lan lắp bắp: -Sao ... sao bà biết? Bà tử tế kia cuời mỉm: -Biết chứ sao không? Nhìn là biết liền hà! Lan xấu hổ, đỏ mặt, cúi đầu xuống. Bà kia lại hỏi, giọng ân cần: -Thế cháu đã tìm ra nguời nhà chưa? Có chỗ ở chưa mà đứng đây? Lúng búng mãi, Lan mới dám trả lời” -Dạ, chưa, bà ạ. Bà tử tế kia cầm lấy tay Lan, ân cần: -Thế ... thế.. về nhà tôi nhé. Tôi đang đi tìm một nguời giúp việc nhà. May mà lại gặp cháu đây. Trông cháu hiền lành quá. Tôi vui lắm. Nếu cháu muốn, thì về ở với tôi. Tôi trả luơng cao lắm. Không ngờ lại có câu nói đó, Lan sửng sốt. Dịp may đã đến chăng? Sao trên đời lại có chuyện may mắn thế! Cô nhìn bà tử tế kia đăm đăm. Trông bà tốt tuớng, mát mẻ trong bộ đồ sa teng bóng. Nụ cuời rất tuơi. Cô chưa biết trả lời sao, thì bà tốt bụng kia đã nắm tay Lan ân cần: -Thôi, đừng nghĩ ngợi gì nữa. Theo tôi đi ngay. Ở đây, nhiều lưu manh lắm. Rồi bà nói nhỏ vào tai Lan: -Bọn chúng chỉ đi tìm những cô gái nhà quê như cháu để bắt làm điếm đấy. Và bà lôi Lan đi. Cô bé chẳng biết nói sao, cứ lẳng lặng đi theo. Lên xích lô rồi, Lan vẫn còn ngơ ngác. Bà chủ vuốt tóc Lan, nhìn kỹ thân thể cô bé làm Lan nguợng, cứ né né. Bà chủ cuời: -Đuợc lắm. Cô bé xinh lắm. Về nhà tôi tha hồ sung suớng. Lan chả biết tha hồ sung suớng như thế nào. Mãi đến khi buớc vào một căn nhà trong một con hẻm lớn, thấy mấy cô gái cỡ tuổi Lan hoặc già hơn, phấn son loè loẹt, đang ngồi đánh bài, nguời mắt nhìn lên Lan, chép miệng: -Lại một “con mòng”.. Thì Lan hơi hoang mang, ngờ ngợ. Nhưng không kịp nữa rồi. Một vòng tay rắn chắc đã ôm choàng lấy Lan.. Lan ngộp thở, dẫy duạ. Nguời con gái tỉnh lẻ thét lên, ú ớ... **** Đã cả năm trôi qua. Lan không còn biết đến thời gian nữa. Ngày nào cũng vậy, nhục nhã ê chề, bị dầy vò như củ khoai, Lan mất hết cảm giác. Nguời chị đi tìm em đã trở thành một cái xác không hồn. Ăn, uống, ngủ, nghỉ như cái máy. Tiếp khách, tiếp khách... Cho đến một hôm, như thuờng lệ, Lan nằm dài trong phòng, nghe tiếng mẹ chủ chưá, ngọt ngào, sang sảng: -Có em mới đây này, thơm lắm. Mới ở tỉnh lên, cậu chịu không? Lan không thèm liếc ra cửa nữa, đợi khách mở cửa phòng buớc vào, rón rén. Cô lẳng lặng ngôì dậy, cởi áo ra. Nguời khách đứng lặng nhìn Lan, không cử động. Ngạc nhiên với cử chỉ khác thuờng, vì mọi ông khách vưà tới cửa là vồ vập, ngấu nghiến Lan như chết đói, Lan ngẩng lên, đanh đá: -Sao, hả? Sao không cởi ra đi? Bỗng Lan rú lên, ôm mặt, lùi sát vào tuờng. Cô thảng thốt kêu lên: -Linh! Phải, ông khách mới vào chính là Linh. Cậu đứng sững nhìn chị trần truồng trên giuờng, bàng hoàng dụi mắt, không nói một lời. Một lát, cậu “hực” lên một tiếng, lao đầu ra cửa như một thằng điên. Lan chới với, giơ tay với theo bóng em, miệng há hốc. Chữ “em” chưa ra khỏi cửa miệng đã vụt trở thành giòng nuớc lũ, nức nở. Cô oà lên. Bao phẫn nộ, bao thuơng đau, bao nhung nhớ, kỷ niệm, oan trái chợt uà đến vùi cô trên giuờng, chiếc giuờng nhơ bẩn cuả cuộc đời, cuả xã hôị, khiến cô không còn sức chống cự nữa. Cô lả đi, xỉu dần theo tiếng nấc: -Em ơi! Trong một thoáng, tấm thân cô bé bỗng trở nên trắng tinh, thanh khiết. Như bông sen, bông huệ vuơn cao rực rỡ. Như cánh chim thiên nga sáng nào uể oải không muốn bay cao. Trái tim cô đã ngừng đập, để hồn cô vỗ cánh chậm chạp, nhưng huớng tới chỗ vô cùng tuyệt đối bình an, dành riêng cho những tâm hồn yêu thuơng tha thiết. Ngoaì xa, chợ t có tiếng xe rít bánh. Tiếng va đập. Tiếng nguời la lên: “Đụng rồi! Chết rồi! Cậu kia! Chết rồi! Ai kêu Công an đi...” Chu Tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by phuongtan_nguyen vào ngày 03. Apr 2008 , 09:40 chu_tat_tien wrote on 02. Apr 2008 , 20:39:
::) ;) :D ;D Đúng rồi, vì mười cái mánh này có vẻ "phàm phu tục tử " quá, một võ lâm cao thủ như anh Tiến "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa" thì đâu cần đến...mấy cái mánh này đâu có tác dụng gì ở những nơi...như là trại cải tạo ;D ;D ;D nơi mà anh Tiến không cần mánh khoé gì cũng điên đảo lòng người... |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by phuongtan_nguyen vào ngày 03. Apr 2008 , 09:45 chu_tat_tien wrote on 02. Apr 2008 , 21:01:
Tuyện buồn nhưng kết thúc có hậu, vì Hai chị em cùng chết, không có người phải sống để chịu sự dằn vặt đau khổ |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Dau Do vào ngày 04. Apr 2008 , 16:42 Phương Tần wrote on 03. Apr 2008 , 09:45:
P Tần à, Đ Đ đọc tới đọc lui nhưng vẫn không giải thích được cái chết của Lan, hay là đầu óc mình chưa có đủ tưởng tượng? :P :-[ |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by phuongtan_nguyen vào ngày 05. Apr 2008 , 04:47 wrote on 04. Apr 2008 , 16:42:
Em đoán là: Ở Mỹ thì người ta cho là bị heart attack, còn ở VN thì người ta sẽ nói là...trúng gió, đều có lý cả PS: Uổng quá, lúc này anh Đỗ Quân bận việc không ra câu đố nữa... ;) :D ;D |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by Tuyet Lan vào ngày 05. Apr 2008 , 21:04 chu_tat_tien wrote on 02. Apr 2008 , 20:59:
Thân Chào Anh Chu Tất Tiến Cám ơn anh đã cho đọc một bài thật hay nhưng cũng thật buồn. Hai chi em cô Lan, thật ra có tội gì hở anh , hay chỉ có tội là sinh ra ở một đất nước có quá nhiều đau thương nghiệt ngã. Ủa mà sao dạo này nghe toàn chuyện không được vui . Xin anh cho một câu truyện vui anh nhé. TL |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 06. Apr 2008 , 13:34
Chao Chu Nhat,
Chuyen hai chi em Lan la chuyen co that, da dươc bao chi dang tin. Thay ban tin qua buon, toi da viet thanh truyen. De ngươi doc het buon, gui them cau chuyen nay, co le cung se buon... Chuyen that. MỘT CHUYỆN TÌNH KỲ LẠ Chu Tất Tiến Nghe bạn bè nói:"cú sét ái tình" mà tôi không tin. Tôi vần cứ cuời diễu thiên hạ: "Sét với lại sấm! Làm chó gì có cú sét ái tình! Chẳng qua là anh với chị đã đinh ninh trong đầu về một cái nhân dáng nào đó, tư cách nào đó, nên khi gặp nhau đúng tần số là xáp vô! Anh thường đọc sách Nhật bản, mơ có cô bồ có cặp mắt đẹp, vừa tròn vừa to, nên khi gặp cô nào tròn tròn to to là mê như điếu đổ. Chị vẫn xem hình tài tử xi-la-ma, mơ có bồ là anh chàng nào tóc quăn quăn, mắt nheo nheo, nên khi gặp một chàng có dáng điệu đểu đểu như thế là điên lên. Làm gì có chuyện hai người ở hai phương trời xa cách không mơ gì về nhau, tự nhiên gặp nhau đúng giờ đúng tháng là bị cú sét trên trời giáng xuống, thế là nhào vô chết bỏ!" Đại khái, tôi cứ lý luận liên miên thế để bài bác cái quan niệm về "cú sét ái tình" mà bạn bè bàn cãi. Chẳng ai thèm cãi lại tôi vì tôi vốn cứng đầu lắm. Cứ đinh ninh điều gì là khó mà sửa đổi. Mà thôi, chuyện đời mà, ai tin thì tin, ai không tin cũng kệ xác. Nên bạn tôi cũng mặc kệ quan niệm ấy cho đến một ngày, chính tôi là kẻ lãnh đủ một cú sét tá hỏa tam tinh. Hồi ấy, tôi còn là một sĩ quan trẻ tuổi, đóng tại một đơn vị gần Thủ Đức. Nhân dịp khánh thành Câu lạc Bộ Sĩ Quan, đơn vị tôi có mời một số đơn vị bạn đến tham dự liên hoan văn nghệ. Trong lúcvăn nghệ trình diễn, tôi cùng mấy tên độc thân khác đi loanh quanh, nhòm ngó các nguời đẹp.. Vừa chỉ chỏ, ngắm nghía các cặp lạng qua lạng lại trong điệu A-go-go, một điệu nhẩy mới thịnh hành thời bấy giờ, tôi chợt để ý đến hai nguời đẹp trong bộ quần áo Biệt động Quân đang biểu diễn vủ điệu với nhau. Một cô tóc ngang lưng, một cô tóc ngắn. Từng cánh tay chơi vơi, lả lướt, từng nhịp chân uốn lượn như đang bay bổng trên mây, từng đường cong, nét tóc chập chờn cùng với cả thân mình tạo thành một vẻ đẹp không thể tả. Cả hai đều xinh đẹp ngang nhau, nhưng cặp mắt tôi bị hút vào nguời con gái có mái tóc ngang lưng, thân hình khá nẩy nở. Cô bé này nhẩy tuyệt diệu hơn cô tóc ngắn và trông bốc lửa hơn. Trong đời tôi, chưa nhìn thấy nguời nào khiêu vũ đẹp như vậy. Có lẽ mọi nguời cũng cùng quan điểm như tôi, nên hầu như cả hội trường nín thở trông theo. Cả vị Chỉ huy Truởng, cả Ban Tham Mưu, cả ban nhạc đều chú mục vào hai em, vào bộ quân phục loang lổ nâu đen đang vờn trên sóng nhạc. Quay đi quay lại, thấy hai người đẹp Biệt Động kia cô đơn giữa những cặp mắt đang mê say theo dõi, tôi có cảm tưởng như em là một tiên nữ lạc giữa bầy sói rừng. Tự nhiên tim tôi đập mạnh, máu như ngừng chẩy trong châu thân. Tôi đứng tê dại nghe những tiếng suýt xoa, trầm trồ mà khí nóng trong nguời dường như đang ào ạt tuôn ra từng thớ thịt. Quang, tên bạn thân nhất của tôi, hích hích cùi chỏ: "Ê, nhào dô đi ông. Hai con bé đẹp quá!" Tôi nhìn bạn, ráng cuời: "Tại sao ông không nhào dô mà lại xúi tôi?" Quang nháy mắt, nhếch miệng: "Mẹ kiếp, tôi mà ngon lành như bạn thì khỏi cần hỏi." Thật ra, trong đơn vị, tôi đã được bạn bè thương mến nhiều vì tính tôi không "nổ" như những nguời khác, tôi lại hay làm những việc mà nguời khác không thích làm, ít khi chùn bước trước những khó khăn và thuờng nhận những công tác hóc búa. Bởi vậy, khi gặp mấy nàng hơi "kên" là bạn bè thường đốc tôi xông tới, như cô ca sĩ K. nghe nói là bồ nhí của Tông Tông, bạn bè cũng dại tôi nhào vô đòi chụp hình “hai đứa” mà thôi. Tôi chụp hình với “bồ” của Tông Tông tỉnh bơ. Nhưng kỳ cục quá, y như những lần khác, cứ sau khi tiếp cận được rồi, tôi lại kiếm cớ "dọt" lẹ, nhường đất cho bạn bè khai thác. Hôm nay, gặp được đối tượng khó, bạn tôi lại khích tướng nhưng lần đầu tiên, tôi thấy ngần ngại. "Công tác" này thiệt căng thẳng. Trước mắt là cả một rừng "hoa mai" vàng, bạc sáng choang gắn trên cổ các xếp, chung quanh lại còn các bạn bè đang hăm hở xông tới. Tôi đành đau khổ đứng nhìn người đẹp biểu diễn xong về chỗ ngồi với một vị…Thiếu Tá lớn tuổi. Trời đất ơi! Sao em nõn nà vậy, tuyệt vời vậy mà lại đi với một ông gần bằng tuổi bố em rồi! Nguời này nhất định không phải bố vì chưa đủ tuổi, không lẽ là anh em? Anh em cũng không phải! Không có anh già nào chịu đưa em đi mà không dẫn chị theo. Vậy là…bồ nhí rồi! Điên thật! Không thể nào chấp nhận sự thật phũ phàng này! Mà ông già nào ngon lành vậy, một lúc bưng cả hai cô! Nghĩ ngợi một lúc, máu ba gai nổi lên, tôi nhất định nhào vô, tìm hiểu. Trong khi đó, các bạn tôi, ai cũng thở dài, tiếc ngọc thương hoa, từ từ rút lui, không kèn không trống. Chả ai dám đụng với vị Thiếu tá một hoa mai bạc kia. Quang cũng ngán ngẩm: "Uổng quá, bạn ơi!" Rồi ngâm ông ổng: "Tiếc thay cây quế giữa rừng. Để cho thằng mán thằng mường nó leo." Tôi buột miệng: "Sức mấy! Để đó cho tui. Tui phải giải quyết vấn đề nhức tim này." Với bản tính ngang bướng, tôi bước thẳng tới bàn vị Thiếu Tá, nghiêng mình: "Chào Thiếu Tá! Xin phép Thiếu tá cho tôi ngồi cùng bàn được không?" Vị Sĩ quan có mái tóc muối tiêu kia mỉm cuời: "Thiếu úy cứ tự nhiên." Ôâng chỉ tay xuống ghế bên cạnh: "Ngồi xuống đi, anh em cả mà." Tôi cúi đầu cám ơn, ngồi xuống, rồi quay lại ngoắc tay cho Quang lúc ấy đang ngẩn nguời khâm phục: "Lại đây ngồi chung cho vui, Quang." Nghe tiếng gọi, Quang mới vội vã bước tới, giơ tay chào theo đúng quân cách, và ngồi kế bên. Cả hai cúi chào hai nguời đẹp và được hai cái nhếch môi đáp lại. Riêng Nguời đẹp của tôi thì cứ nhìn xuống ly nước xoay xoay trong tay. Trong một vài phút, cả năm nguời ngồi yên, chưa biết ai sẽ mở miệng trước cho đến khi tiếng nhạc nổi lên, hai nguời đẹp kia chẳng nói một lời, tiến ra giữa sàn nhẩy và lại tiếp tục khiêu vũ với nhau. Vừa lúc nguời đẹp bắt đầu uốn cánh tay lên trời là tim tôi lại ngưng đập cùng thời gian với hàng trăm cặp mắt đổ theo và những tiếng xì xào nho nhỏ. Nhìn theo những động tác điêu luyện, nhuần nhuyễn của điệu “A-Go-Go”đẹp không thể tả, những cái uốn lưng, tay, vai, và phần phía sau như những đường cong bốc lên trên trời, tôi nhịn không nổi, cất tiếng thở dài. Chừng như hiểu tâm ý chàng trai trẻ, vị Thiếu Tá quay sang phía tôi, cuời nhẹ: "Con bé nhẩy tuyệt quá hả?" Nghe tiếng "con bé", tôi như tỉnh ngộ. Tôi vội quay lại ông, hỏi gấp: "Cô đó là bà con của Thiếu Tá sao?" Người sĩ quan lớn tuổi mỉm cuời: "Tôi là Tạo, chỉ huy của hai cô bé. Tôi coi tụi nó như em út. Cả hai đứa làm trong ban Chính Huấn của đơn vị. Con tóc dài là Tuyết, rất mê nhẩy, lại nhẩy đẹp vô cùng, nhưng hơi "kên" nên chẳng có ai với nổi. Con bé tóc ngắn là Lan. Hôm nay, nghe nói có khiêu vũ, tôi cho tụi nó đi theo để biểu diễn chơi." "Được lời như cởi tấm lòng", tôi hân hoan hỏi: "Vậy, tối nay, hết khiêu vũ, Thiếu Tá có chương trình gì tiếp theo không?" Oâng lắc đầu: "Tùy mấy đứa. Nếu chúng đòi về, thì tôi chở về, nếu có gì vui thì ở lại." Giọng tửng tửng của ông làm tôi như uống mấy viên thuốc tiên. Đợi lúc hai cô bé về chỗ, tôi nghiêng đầu qua, hỏi Lan: "Cô Lan có dự định đi chơi ở đâu không, sau khi chương trình ở đây chấm dứt?" Lan nhìn bạn: "Thiếu úy hỏi con nhỏ Tuyết này đi. Nó đi đâu, em đi đó." Bấy giờ, tôi mới bậm gan nhìn thẳng vào mắt Tuyết: "Cô Tuyết có ý định gì không?" Người đẹp nhún vai, hơi nghiêng đầu: "Em…không biết." Quang hăm hở, tấn công ngay: "Vậy thì hai cô đi chơi với tụi này đi." Tôi vội chữa: "Mời Thiếu Tá và hai cô về chỗ tụi này uống trà rồi tính." Hai cô bé ngửng đầu lên nhìn xếp. Oâng dễ tính gật gật: "Tùy tụi bay. Tao thì sao cũng được." Thế là tôi và Quang lập tức đứng dậy ngay và giơ tay mời. Hai cô bé chỉ hơi ngập ngừng một thoáng là lẳng lặng theo. Năm nguời đi lững thững giữa những tiếng rì rào nho nhỏ "thơm quá!" Khoảng cách từ chỗ liên hoan về khu trại của tôi và Quang không xa, nhưng vị Sĩ quan già cũng lái xe vêà.Trên đường đi, không ai nói với ai một lời, cho khi tới phòng riêng của tôi. Tự nhiên, như một sự xui khiến định mệnh nào đó hay như một sự thúc đẩy của một số phận kỳ lạ,ïtrong một phút bốc đồng, không hiểu sao, tôi buột miệng nói với Tuyết: "Tới nhà rồi, mình ơi! Vào sửa soạn đón anh Tạo đến chơi với vợ chồng mình đi, em!" Bất ngờ ngay cả với chính mình, nói xong, tôi chới với, đứng thộn ra. Bốn nguời kia trong lúc nhất thời, cũng sững sờ. Nhưng chỉ một vài giây, cũng là do định mệnh éo le, Tuyết giải nguy cho tôi ngay: "Dạ, mình để em lo cho." Tuyết đon đả đi vào phòng. Tới cửa, em ngừng lại: "Nhưng, phòng nào của mình, hả anh?" Cả năm chợt òa lên cuời ầm ĩ. Oâng Tạo lẩm bẩm: "Vợ chồng rồi mà không biết mình ở phòng nào!" Lại nổ ra một tràng cười nữa. Tôi nắm tay Tuyết lôi vào: "Em hay quên thế. Mình mới dọn nhà vào đây hôm qua. Đây này, phòng khách của mình đây nhé. Phòng ngủ của mình trong kia…" Tôi vừa nói vừa chỉ vào chỗ ở của anh trong doanh trại. Một gian nhỏ rộng chừng chín mét vuông làm chỗ sinh hoạt kê bốn cái ghế thấp và một cái bàn càphê nhỏ bằng gỗ. Phòng sinh hoạt được ngăn với chỗ ngủ bằng ba cái tủ đứng lớn đựng quần áo. Sau lưng tủ là hai cái giường xếp cho tôi và Quang. Một cái bồn rửa mặt nhỏ ở góc phòng. Ngay cạnh đó là một cái bàn nhỏ trên xếp đầy nồi niêu, ca sắt, thìa, đũa, đồ dùng ăn cơm và các vật dụng linh tinh. Tuyết trố mắt quan sát căn phòng trong giây lát rồi nhập cuộc ngay: "Em nhớ rồi. May mà mình mới mua được bộ bàn ghế này để tiếp anh Tạo và vợ chồng con Lan. Nếu không, hôm nay, chỉ có ngồi đất." Nói xong, Tuyết ngoắc Lan: "Ê, vợ chồng mày vào phụ tao nấu cà phê cho anh Tạo đi. Tao thật tình chưa biết bát đũa để chỗ nào nữa." Em cười dòn như thủy tinh. Quang được dịp thích chí kéo Lan vào trong: "Đi em, vào phụ chị T. nấu cà phê, mình thức suốt đêm nay chuyện gẫu chơi." Cả bọn ào vào nhà. Oâng Tạo ngồi dựa ngửa ra lưng ghế, đóng vai ông già gân: "Sao? vợ chồng bay có dự tính gì không? Có cần gì tao giúp cho không?" Tôi chắp tay, xá xá: "Dạ, thưa anh, em chỉ mong anh cho em nghỉ thêm hai tuần nữa ở nhà với vợ em. Nghỉ lễ cuới xong chưa đã!" Rồi gọi với vào trong: "Em ơi! Anh Tạo hỏi em có cần gì không kìa? Anh mới xin anh ấy cho vợ chồng mình nghỉ thêm vài tuần nửa." Tuyết đon đả chạy ra: "Thưa anh, mong anh thông cảm cho tụi em mới cuới nhau được có mấy ngày, mai đã phải đi làm rồi" Oâng Tạo đằng hắng, giả giọng Nam kỳ: "Hừm… tụi bay kể ra cũng dễ thương, thôi tao cho nghỉ thêm hai tuần nữa. Nhưng mà đừng có làm thằng T. hết xíu quách, đi làm không nổi là tao nhốt đấy, nghe chưa?" Tuyết tỉnh queo: "Dạ, không dám đâu! Tụi em nhất định đi làm ngay mà. Thôi để em pha cà phê cho anh uống nghe." Rồi em chạy vào trong, ôm bụng lăn ra cuời trên chiếc giường xếp của tôi. Cả Quang, Lan và ông Tạo cũng cuời nghiêng ngả. Cuời chán lại đóng kịch. Có lúc Tuyết gọi ơi ới ra ngoài: "Mình ơi! Liệu đi ngủ sớm đi nhé. Mấy anh em cứ nói chuyện thâu đêm suốt sáng thế này thì thế nào cũng bệnh đấy." Và cứ thế, màn kịch bất đắc dĩ này kéo dài tới đúng sáng sớm hôm sau. Không một phút chợp mắt. Năm nguời nhập vai trò quá kỹ nên khi tiếng kẻng báo thức vang lên, không ai bảo ai, đều giật mình. Thực tại lạnh lùng đã trở lại. Oâng Tạo và Tuyết, Lan phải trở lại đơn vị. Những tài tử trong màn kịch đã nguyên hình là những chiến sĩ không còn giờ vui chơi nữa. Trong khoảng năm phút, không một nguời nào mở miệng cho đến khi ông Tạo đứng dậy: "Thôi, vui chơi đủ rồi, bọn tôi phải về đây." Tôi bịn rịn nhìn Tuyết: "Hẹn gặp lại nhé, Tuyết." Rôi quay qua Lan, bắt tay: "Chào Lan nhé. Cám ơn đã cho một buổi tối thật vui, không bao giờ quên." Quang cũng bùi ngùi. Rồi chầm chậm lê chân ra ngoài cửa. Tôi đỡ cánh tay Tuyết đưa ra. Bất ngờ, Tuyết lùi lại: "Không, tôi không về đâu!" Câu nói của Tuyết làm tất cả đều ngơ ngác. Ai cũng tưởng Tuyết còn muốn giỡn thêm nữa. Oâng Tạo cuời: "Để hôm nào rảnh, tôi lại đưa cô lên đây chơi sau. Bây giờ phải về, tới giờ đi làm rồi." Bằng một thái độ quyết liệt, Tuyết lùi hẳn vào trong nhà: "Không phải thế. Tôi…muốn ở lại đây!" Lan không tin vào chuyện đang xẩy ra: "Tuyết, thôi mà, giỡn đủ rồi, đi về chứ. Trễ rồi!" Tuyết vẫn cương quyết: "Lan về đi, Tuyết không đi đâu! Đây là nhà của Tuyết mà…" Đoạn Tuyết quay qua níu áo tôi: "Phải không, anh? Đây là nhà mình mà…" Mấy nguời đứng lặng đi, nghĩ rằng Tuyết bị ám ảnh nhất thời nên chỉ vài phút là qua đi thôi, nhưng không ngờ, Tuyết vẫn không thay đổi thái độ dù cho tất cả đều năn nỉ đến nửa tiếng đồng hồ. Riêng tôi, vì quá cảm động, nên không nói lên lời. Tôi chỉ có thể dịu dàng cầm tay Tuyết, nói khẽ: "Tới giờ em phải về rồi. Cứ về đi, mai anh xin được phép là anh đến thăm em ngay." Tuyết giật tay anh ra, mắt đỏ hoe: "Không, em không tin! Anh không kiếm em đâu!Anh…anh sẽ bỏ em!" Những tiếng nói của Tuyết bị tắt nghẹn nhiều lần vì nước mắt. Tuyết òa lên khóc dữ dội. Tôi không tin ở mắt mình, không tin ở tai mình. Tôi bối rối, tim tôi muốn ngừng đập, quặn thắt. Tôi không ngờ một tình yêu nào đó đến quá bất ngờ, quá đột ngột trong tim Tuyết, hay trong tim tôi? Tôi chỉ biết lặng nhìn Tuyết khóc. Còn Lan, kinh hoảng thấy Tuyết khóc mùi mẫn, cô cứ ôm lấy vai Tuyết. Oâng TaÏo có lẽ chưa bao giờ gặp cảnh oái oăm như thế này, nên chỉ có lắp bắp những chữ vô nghĩa: "Về… Đi làm…Tới giờ rồi.." Khi thấy trời sáng rõ, binh sĩ đã đi qua lại nhiều, Lan cố dìu Tuyết ra xe. Cô quẫy lại, ngồi xụp xuống giữa đường mà khóc. Tôi càng hoảng kinh hơn, nhưng cũng phải tiến tới, nắm nhẹ tay Tuyết, đỡ đứng lên trước nhiều cặp mắt ngạc nhiên của lính tráng khi nhìn thấy chiếc xe díp đậu giữa đường, một ông Thiếu Tá đứng ngơ ngác, một cô Biệt động quân vật vã khóc trong vòng tay một ông thiếu úy trẻ, ông thiếu úy khác và một cô Biệt động khác nhớn nhác, lao xao. Tôi cố ghìm xúc động, anh nói nhỏ vào tai Tuyết: "Em à, nghe anh đây nhé! Anh…anh rất thương em! Thiệt đó! Anh…nhất định sẽ tới thăm em vào ngày mai. Chúng ta sẽ gặp nhau ngay thôi. Đừng khóc nữa, lính tráng nó cuời cho…" Tuyết nghiêng cặp mắt đỏ hoe nhìn tôi đăm đăm: "Em…em…không tin anh! Anh nói dối!" "Không, anh không nói dối..Anh…thề!" Tuyết vẫn cặp mắt xoáy sâu vào mắt tôi. Cô bé thở dài và cúi đầu, nhẹ bước về phía xe. Lan và ông Tạo hấp tấp leo lên, sợ những hình ảnh này sẽ được an ninh báo cáo lên thượng cấp thì rắc rối. Xe rồ máy rồi lao đi thật nhanh. Chỉ có một bàn tay Lan đưa ra ngoài cửa xe vẫy vẫy. Tôi và Quang vẫn đứng mãi trên đường nhìn theo. Một đám bụi nhỏ quấn theo bánh xe rồi mờ dần. Rồi…thời gian qua. Đã nhiều năm trôi, tóc tôi nay đã bạc trắng, nhưng trái tim tôi vẫn hồng như năm nào. Tự trong tâm, tôi vẫn không biết nguyên nhân, quyền lực nào mà tạo ra những "cú sét ái tình" giáng xuống như thế. Tôi chưa hề mơ một nhân dáng nào như Tuyết, và chắc cô bé cũng chưa mơ nguời nào như tôi, vì tôi chả có gì đặc biệt. Nhưng, tại sao hai nguời lại choáng váng ngay lần đầu gặp nhau? Tôi đã mê Tuyết ngay từ lúc đầu, nhưng số phận đã đùa cợt với tôi như tôi đã đùa với Tuyết. Ngày hôm sau, tôi phóng xe lên tìm em, thì được biết em đi công tác xa. Tôi lại trở lên hai lần nữa, nhưng không bao giờ gặp em. Có lẽ em đã cố tình đi xa để quên đi một giấc mơ lạ lùng ấy. Tôi chỉ còn biêt đốt một điếu thuốc lá thật cay, và nhớ lại đám bụi bốc theo bánh xe díp hôm nào. Chu Tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 10. Apr 2008 , 20:27
NỔ ‘DZĂNG” MIỂNG!
Chu Tất Tiến Tự dưng , nghe nói “nổ dzăng miểng” thì có lẽ ai cũng hơi giật mình, nhưng nghĩ lại, thì chuyện “nổ” trong cộng đồng là chuyện thường. Các cụ xưa vẫn nói: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh.” Có đồ nhậu, có cảnh trí trang hoàng, thì phải có tiếng nổ. Nhưng ở đất cao bồi này, người ta cấm đốt pháo thì lấy đâu ra tiếng nổ vui chơi, thôi đành cho nổ bằng ngòi bút vậy. Mà, sao lại nổ bằng ngòi bút mà không nổ bằng miệng? Aäy! Bút với miệng có giao duyên với nhau kỹ lắm! Nghe miệng nói rồi thì bút mới có cơ hội ghi chép lại. Thiệt ra, lý do chính là vì hôm rồi, “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nên mới được nhìn thấy một tấm “bi-di-nít cà”ø của một vị ở đâu tuốt bên Tếch-xịt, ghi chép rất lộng lẫy: “Tiến Sĩ Nòng khương Tuyến, Chuyên viên Thuế Vụ”. Người đọc rất lấy làm khâm phục vì ít khi có vị Tiến Sĩ nào chê “dóp” của các cơ quan chính phủ hay tư nhân mà đi làm thuế lui cui một mình. Chừng đến khi đọc kỹ lại mới biết ngài Tiến Sĩ có tới mấy cái bi-di-nít-cà lận! Cái thì đề “chuyên viên địa ốc”, tờ thì viết “chuyên viên bảo hiểm xe, nhà, động đất...” Hóa ra lại một ngài Tiến-Sĩ-Nổ nữa, giống như một vị khoe có mấy cái bằng Tiến Sĩ ở Cali, nhưng nghe người ta đồn thì ngài nói tiếng Anh như mấy ông phương Bắc mới qua An Nam bán lạc xoong:”Ai... lồ lồng, lồ nhôm, lồ sắc, lồng hồ, dàng dụng, bạc dụng bán hôn?” Cách phát âm y hệt như một chàng sửa xe, lúc nào cũng khoe có bằng Master of Mechanic! Hình như sau khi sang Mỹ, khí hậu thay đổi, dễ bị lạnh cẳng, nhiều người di tản phải nổ đùng đùng để hâm nóng cơ thể lên hay sao ấy, nên đi đâu cũng nghe tiếng nổ? Vừa mới gặp nhau lần đầu đã vội vã khoe “nhà tôi rộng cả mấy héc-ta..”, hoặc "nhà tôi trị giá trên ba trăm, trả off rồi" Con cái thì ra trường Bác Sĩ, Kỹ Sư như kiến. Cậu nào, cô nào cũng làm cả trăm ngàn một năm. Vài vị ca tụng con mình làm “hai trăm đô một giờ” và thở dài mấy hơi làm như vẫn còn ít lương quá. Các cô tiểu thư, theo lời của các vị làm cha mẹ, đều lấy bằng hoa hậu hết. Cô nào cũng cả chục chàng theo. Người nghe, ai cũng khoan khoái vì dân tộc mình giỏi giang, văn chương chữ nghiã cùng mình,hầu như không có ai làm việc loại lao động “cổ xanh” cả. Lại cũng hân hoan vì cha mẹ nào cũng bái phục con sát đất, không còn cảnh “cha mẹ đặt đâu,con ngồi đấy” nữa. Đến thăm mấy ông bi-di-nít thì nghe tán dương“ căn phòng này rộng mười mấy ngàn que-phít " (có khi rộng đến vài chục ngàn que-phít) mặc dầu chỉ cần vài người khách hàng là cửa tiệm có mòi chết đứng vì không chỗ đặt chân. Hôm nọ, gặp một chàng khoe nhà có nuôi gà nòi, người nghe mới buột miệng hỏi: "Uûa, ở thành phố mà nuôi gà được sao?" Chàng bèn hất hơi cao cái cằm lên một tí và nhìn người hỏi với một cái nhìn thương hại:"Nhà tôi tuy ỡ phố nhưng dư điều kiện nuôi gà." Ngừng một hai giây cho câu nói thấm vào hồn người nghe, chàng mới tiếp:"Nhà tôi những mấy Aùc cơ lận." Một chàng khác muốn hù người Hát Ô mới sang, bèn rút cái rê-đít cà ra dí dí vào mắt chàng Hát Ô:" Biết cái gì đây không? Cái này là cạc vàng, gôn cạc đấy, trị giá hai trăm ngàn trở lên, tiền đấy, muốn xài lúc nào cũng được. Anh phải ở đây hai mươi năm và đi làm lương cao mới được nhà băng nó tặng cái cạc này!" Vừa mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, đi làm có tám trăm đô một tháng, chàng Hát Ô nghe nói cả trăm ngàn thì đớ lưỡi, nể nang quá, vì chắc mẩm đời mình tàn tạ rồi, làm gì có cơ hội có cái thẻ đó. Lại gặp một ông chủ bi-si-nét khác ăn mặc rất sang trọng. Oâng chủ ngắm nghía cái cà-là-vạt mác Good-Will của chàng Hát Ô một cách tội nghiệp, rồi tự móc cái ca-la-hoách của ông ra mà dứ dứ vào người đối diện, hỏi:"Anh biết cái tai này của tôi bao nhiêu tiền không? Của Ý đấy! Gioọc Dô Aïc ma ni đấy! Đoán thử xem?" Nghe mấy chữ "Gioọc Dô, Gioọc ra" được phát âm một cách trầm trọng, chàng Hát Ô ú ớ, mặt cứ nghệt ra, vẻ Cả Đẫn rõ rệt. Oâng chủ đợi một lúc rồi mới phán:"Trên năm trăm đô đấy, chưa kể thuế!" Thấy chàng Cả Đẫn lảo đảo, ông lại nổ thêm một quả cho chàng lăn đùng ra:"Anh biết không, ông Bác Sĩ X., anh tôi, có lệ là cứ mỗi năm, đúng tháng Tết và tháng hè, ông đến Bun-lóc để mua một bộ vét, bất kể giá cả, và cũng không cần mặc làm gì. Ngoài ra, nếu có họp hội gì long trọng, ông lại đi mua một bộ khác. Bun-Lóc biết thế, nên cứ ra một kiểu mới nào, lại gửi đến nhà ông. Bây giờ, nhà ông toàn đồ vét, mang ra bán cũng mất một thời gian!" Lấy ngón tay chỉ vào cái huy hiệu con ngựa đang co cẳng mầu xanh trên ngực áo sơ mi, ông thở dài, nhún vai: "Tôi thì không bằng ổng, chỉ dám mua cái áo này có vài trăm thôi." Một anh bạn trẻ khác, thấy dân mới qua đi đôi giầy có mười lăm tì ở Payless Shoe Source, thì tự tụt giầy mình ra, giơ lên cao, ngắm nghía:"Đôi giầy Bali của Ý này sơ sơ có ba xín thôi, đi vào đã như đi trên mây vậy!" Người tuổi trẻ này lái một chiếc xe Xêlicà mới toanh, được năm tháng thì phải năn nỉ một tên bạn khác xài giùm chiếc xe này cho khỏi bị "tâu", vì lương tháng không đủ cho chàng uống cà phê, sau khi đóng tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền share phòng…Chàng đành chịu mất toi tiền deposit khi mua xe, còn hơn bị tâu xe và bét rê-đít. Bạn chàng, một người thích chơi nổ khác thì mua cái xe Mẹc xê đì, nhưng chỉ khi nào đi lấy le thì mới dám chạy, còn thường thì chàng cho đậu ở gara, vì không có tiền đổ xăng! Với các nàng, thì lại có lối nổ khác. Một bà chủ tre trẻ, vẻ mặt rất căng thẳng, thì thầm với cô bạn: "Tối nay, em phải mang lều ra cắm trước cửa Noọc-xờrom, sáng mai chín giờ họ mở cửa là em được vào trước để mua xeo, có mấy bộ đầm tuyệt đẹp, họ mới báo cho em biết hôm kia. Chỉ những người có gút crê-đít mới được thông báo. Chị biết không, nhiều hôm có xeo đặc biệt, họ rồng rắn cả mấy trăm thước trước cửa hàng nữa đó. Lều chõng dài dài…" Một cô dưới bốn "bó", kể khơi khơi với hai em bán hàng: "Tối hôm nọ, chị mới rời vũ trường ra, thấy một chàng đẹp trai lái xe ngang mặt, chị liền rượt theo, vượt qua, rồi ép chàng vào lề. Chàng xuống xe, hỏi chị muốn gì, chị liền cười tình với chàng rồi rủ chàng vào khách sạn!" Trong một tiệm bán tạp hóa, một nữ sĩ caraokê đứng hát tỉ tê vài lời rất ướt át, mặc cho các khách hàng khác, cả nam cả nữ, đứng ngẩn người ra nhìn. Chừng như hát cũng chưa đủ đô, nữ sĩ nói một hơi với mấy cô bán hàng: "Em biết không, tuần nào chị cũng được mời đi hát ở mấy tiệc cưới rồi hội đoàn. Mỗi lần chị hát, người ta cứ ngẩn người ra mà vỗ tay." "Mà chị hay hát bài gì?" "Chị ấy à, nhạc tủ của chị là Trịnh công Sơn. Chị hát không thua gì Khánh Ly!" Người nghe cứ tưởng tượng rằng giọng Khánh Ly mà xêm-xêm giọng chị, chắc nhạc Trịnh Công Sơn đã yểu tử tự hồi nẫm rồi. Một vài bà phu nhân, từ xửa xưa vốn học sinh, rồi lên xe hoa về nhà chồng, nay bon chen vào chốn cộng đồng, cũng “nổ” lên bằng bộ đồ nhà binh bóng loáng, đi giầy bốt-đờ-sô cồm cộp, rồi chào tay cũng oanh oanh liệt liệt. Mà chào tay cũng đúng cách lắm, nhìn xa, tưởng ít nhất cũng mang ba hoa bạc…Hỏi ra, mới biết chồng bà cũng chưa có ngày nào biết "khởi đi bằng chân trái" như lời Dương Hùng Cường ta thán trong phim "Người tình không chân dung" ngày xưa. Đi thăm mấy vị cựu quân nhân, công chức thì thấy cứ tự động thăng quan tiến chức ầm ầm. Trung Sĩ thành Trung Uùy, Hạ sĩ thành Thiếu Uùy, nhân viên thường thành Giám Đốc...Người viết có dịp quen với một ông Thiếu Tá Cảnh Sát Đặc Biệt một thời gian lâu, mãi sau mới biết ngài Thiếu Tá cũng là Cảnh Sát Đặc Biệt thứ thiệt, nhưng chức vụ cuối của ngài là “Hạ Sĩ Tài Xế!” của một vị Thiếu Tá khác! Trong nhiều cuộc lễ lạc, mấy ngài vốn chuyên viên “văn phòng tứ bảo” biến thành Biệt Động Quân họăc Nhẩy Dù hết (hình như họ cho là Bộ Binh không đánh giặc hay sao ấy?) Ai cũng mặc rằn ri cho oai. Nhưng, thật ra, mấy cái nổ trên chỉ là pháo tép thôi, chưa có “dzăng” miểng vào mặt người đối diện bằng những vị Tổng Tư Lệnh có 15000 quân hiện đang đóng tại biên giới Thái Lan, có những Sư đoàn Trưởng, Bộ Trưởng, Thủ Tướng, (cũng may chưa có Tổng Thống!) , và Chủ Tịch lia chia. Những chức vụ vô thưởng vô phạt như Trưởng một hội ái hữu học sinh hay hội đồng hương cũng đều mang danh hiệu "Chủ Tịch". Có lẽ danh xưng “Hội Trưởng” nghe không nổ bằng danh xưng “Chủ Tịch” nên ai cũng đua nhau làm " Chủ", hay tại vì đã ngấm trong tim, câu “Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta” nên nhiều nguời cũng mong được điền tên mình vào câu đó để thành Chủ Tịch vĩ đại. Số lượng Chủ Tịch đông đến nỗi nếu đi chợ thì sẽ gặp chủ tịch nhiều hơn là hội viên! Và cũng từ đó mà tranh chấp nhau, thanh toán nhau tơi tả. Thông cáo, thông báo được phân phát như bươm bướm. Truyền thông, truyền thanh biến thành dụng cụ nổ tan xác nhau. Tình đồng hương, tình đồng môn, tình di tản, tình đồng đội bị nhạt đi, thay vào đó là sự tiêu diệt lẫn nhau một cách đau đớn. Đủ loại đạn nổ chụp bắn ra kinh hoàng. Cùng chống Cộng nhưng không chung đường lối, không chung Chủ Tịch là một bên biến thành Cộng Sản trước, rồi bên kia biến thành "ăng ten" sau. Cùng đồng môn một trường có tới nhiều năm học chung, lại chia hai, xé ba, rồi đâm đơn kiện nhau, dành chức Chủ Tịch, đến nỗi người Mỹ họ nghi ngờ tuốt luốt và cho là cộng đồng Việt phân hóa trầm trọng. Chính quyền địa phương và các dân cử địa phương có thể vì đó mà giảm những chương trình phúc lợi cho cộng đồng, bớt “dóp” cho người Việt, không cần lắng nghe tiếng nói trung thực của ngưới Việt, có thể có kỳ thị sắc tộc với người Việt…Những chương trình lớn như kêu gọi Nhân Quyền cho Việt Nam, giải thể chế độ độc tài, bất công, nhũng lạm Cộng Sản tại quê nhà đã bị mất đi một phần hữu hiệu. Các chính khách, chính quyền bản xứ nếu muốn tiếp tay với cộng đồng để chống Cộng cũng ngần ngại không biết liên lạc với bên nào mà không bị nổ chết chùm do đó họ cũng đánh bài "lờ" cho chắc ăn. Chung qui cũng là tại tính ham “nổ”, hám danh! Ô hô! Ai tai! Đau đớn thay và tức tưởi thay! Biết dến bao giờ người mình mới bớt “nổ” và sống hiền hòa như những ngày giản dị năm xưa, để danh dự của người Việt Nam mình được thật sự tôn trọng, để công cuộc đòi Tự Do, Dân chủ cho dân mình được thành công??? Chu Tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 10. Apr 2008 , 20:28
ĐÀN ÔNG CHÚNG TÔI CÓ BI QUAN KHÔNG?
Bữa hổm, gặp một nhà văn nữ, chị hỏi: “sao các anh lúc nào cũng bi quan vậy?” Chẳng biết trả lời sao, chỉ đứng ú ớ. Mãi sau mới nghiệm thấy rằng, đàn ông bi quan có nhiều lý do lắm chứ. Không hiểu vì sao mà từ ngàn xưa, thiên hạ đã coi bọn liền ông chúng tôi nếu không đần thì ác. Người ta nói “đứng đực ra”, hay “ngồi đực ra”, chứ có ai nói “đứng cái, ngồi cái” đâu! Rồi thì những câu chuyện tiếu lâm như khi mới yêu thì “em ơi, lấy cho anh tí nước mắm được không?” sau đó vài năm thì quát lên “nước mắm đâu?” Nhiều quý bà cứ nhìn giới liền ông chúng tôi bằng những cặp mắt khe khắt, nhất là với những kẻ sồn sồn như... chúng tôi. Một số bà thở dài: “Oái, cữ đó mà cứ đi long nhong một mình ngoài đường thì không sứt càng cũng gẫy gọng!” Hoặc nói móc: “Này, bà xã đâu? Sao không đi chung? Lại chia tay rồi à?” Vài anh bạn, tuổi chưa già mà bóng đã xế, không vợ không con, đành chấp nhận tương lai, “ngỏm cù đeo” trong bệnh viện một mình, không có giọt nước mắt tiễn chân, vì mấy cô tre trẻ thì cho rằng “ông già hết pin!”, mấy bà cũng sồn sồn thì bảo: “Khiêng thằng chả về nhà để tối ngày xức dầu cù là cho hắn à?” Nhìn lại bàn tay năm ngón kiêu sa, làm “neo” tuần một lần, mấy bà chép miệng: “Tay người ta nõn nà thế này mà bảo đấm lưng với bóp đầu gối hả? Đừng có mơ!” Với những tay mà đi đâu cũng có “bóng dáng một người đàn bà... đẫy đà sau lưng” thì lại có thể bị dè bỉu rằng: “Đi đâu cũng kè kè, bếp bi xít như thế kia thì về nhà, chắc vợ gọi dạ, bảo vâng thôi!” Nếu đàn ông mà thành công, thì chắc phải có một người vợ hiền thục, thông minh. Ngược lại, nếu đàn ông thất bại, lại nhất định là có một mụ đàn bà “cà chớn” cầm chịch. Còn nói chung, trong các câu chuyện trà dư, tửu hậu của các bà (tửu hậu thiệt đó, năm ba bà mà gặp nhau là uống xung lắm!) , đàn ông chúng tôi, dưới mắt các bà, đứa thì ham cờ bạc, đứa ham sắc, thấy gái tơ là tít mắt, đứa thì “gia trưởng, cổ lỗ sĩ”, đứa thì lười việc nhà mà siêng việc hàng xóm,(nhất là hàng xóm có bà nào ham dzui), .. bao nhiêu cái dở, cái xấu, mấy bà đem ra bàn mổ, chặt phụp tùm lum, làm nhóm liền ông chúng tôi, ngồi nhà ngoài, đứa nào đứa nấy lo ngay ngáy. Dù miệng đàn ông chúng tôi có chút hơi ruợu, dù đang huênh hoang với bạn bè, cũng phải tỉnh ngay khi có tiếng “bà chủ” từ trong phòng gia đình đang họp với nhóm mấy bà, gọi vọng ra: “Bố ơi! Vào đây mẹ bảo!” Đó là trường hợp chung chung, còn riêng ư? Vâng, riêng thì cũng có khối chuyện khiến chúng tôi không thể nào mà không thở ngắn than dài được. Một anh bạn, không chịu lấy vợ, gom góp tiền bạc làm cho Mỹ hơn hai mươi năm, về Việt Nam, kiếm một cô hay hát bài: “Năm anh bốn mươi, em mới sinh ra đời..”. Tưởng em hiền như “ma sơ”, nên rinh em sang đây, đâu ngờ chưa tới một năm, em dữ hơn “Ma cô”, phùng mang, trợn mắt, dọa “tôi ly dị ông rồi tôi chia của ông cho ông biết mặt!” Anh hoảng hốt quá, chả biết làm sao, tính đưa ra tòa, đuổi về bển, nhưng lại tiếc cái tấm thân ngà ngọc, nên cứ ậm ừ, ngậm bồ hòn làm ngọt, “biến đau thương thành sức mạnh” tiếp tục chiều đãi em, coi như không có gì xẩy ra, nguyện cầu em đừng biến thành “ma xó”, lục hết tiền dành dụm là được rồi. Đại đa số các ông khác, cứ hùng hục đi làm, bao nhiêu tiền đưa vợ hết, mỗi khi muốn uống ly cà phê với bạn cũng phải xuống “tông” năn nỉ “bà chủ”. Một anh nọ, làm khá lớn, nhưng chỉ lớn với người ta thôi, về nhà vợ chửi như “mắng con Kiki” vậy. Thường thì ở nhà nấu cơm chờ vợ về, có hôm, vợ đang chuyện trò đôm đốp với bạn bè, bỗng hứng lên, gọi “xêlula” về nhà, bất bình sao đó mà giũa chồng một trận tưng bừng đến nỗi mấy người bạn khác ngồi gần đó, nghe cái giọng the thé ấy, cũng phải mủi lòng: “cái con này, mày làm cái gì mà chửi ông ấy dữ vậy? Gì thì cũng phải nể mặt nhau chứ!” Anh bạn khác, vào cái tuổi hưu trí rồi, mà vợ cứ bắt lái xe đi suốt ngày, họp với “con này”, đến thăm “con kia”, xong lại đi làm đầu, làm “neo”... Nói chuyện tục với bạn bè đã rồi thì về nhà, bắt chồng “trả bài” tơi tả, đến nỗi mà ông chồng đi đến đâu, gục đến đấy. Đang ngồi nói chuyện ngon lành, bỗng dựa đầu vào salông, ngáy như trâu rống. Mấy thằng bạn cười: “Tội nghiệp nó ngủ, mà miệng cứ nhai nhóp nhép, chắc đang mơ thấy mình nhai Viagra!” Hiền ngoan, gọi dạ bảo vâng như vậy mà còn khổ thế, nữa là có anh, lỡ dại mà lạng quạng thì còn khốn tới đâu. Mất hết quyền công dân, mất luôn cả quyền tự do tư tưởng, quyền tự do phát biểu nữa. Hội họp nhậu nhẹt thì chớ hòng. Quanh năm suốt tháng chỉ biết thở dài, nuốt nước bọt làm vui. Vậy thì, thưa quý chị, kiếp đàn ông chúng tôi có nên bi quan không? Không lẽ dưới chế độ “nhất vợ, nhì giời, ba mới đến tôi”, chúng tôi lại phải ráng nặn ra nụ cười sao? Đi làm cho Mỹ ở đây không dễ đâu, cũng có tên xếp cà-chớn chống xâm lăng, kỳ thị ra mặt. Chưa kể trong đám làm chung, có nhiều thằng đại mất dậy, thấy dân Việt làm giỏi là kiếm chuyện chơi cho văng ra khỏi sở luôn. Lỡ mà dùng còm-piu-tơ của sở mà in bậy là chúng đi “méc bu” liền. Hay là một hôm nào quên “óp” cái xêlula, mà để nó reng ẩu giữa giờ làm, cũng có thằng chạy lên méc để xếp gọi vào mắng vốn. Nhiều đứa lúc nào mặt cũng khinh khỉnh, dù đi ngang sát qua mặt mình cả vài năm trời, chúng cũng làm ngơ đi như không nhìn thấy, đừng mong chúng nói “Hêlô” một lần. Làm cho người mình thì lại còn...tệ hơn! (Lúc nào kể tiếp chuyện “đi làm cho người Việt mình” sau.) Như vậy, làm sao chúng tôi dzui cho được? “Cười là tiếng khóc khô không lệ”, nhấm nháp ly cà phê là uống đắng cay vào lòng. Lâu lâu có đến cà phê Dĩ Vãng là để tưởng nhớ lại cái dĩ vãng mượt mà của các bà mà nguôi đi cơn buồn. Chưa kể trong chúng tôi, có thằng trước đây từng cầm súng hoặc từng phục vụ cho chính quyền cũ, lúc nào cũng lo cho đất nước khổ đau, nên mặt luôn mang vẻ đăm chiêu. Chúng tôi buồn cho thân phận phụ nữ Việt Nam bị xúc phạm cùng cực, bị bán cho Tầu, bị đầy đi làm điếm cho Campuchia. Những cô gái muốn lấy chồng ngoại, phải xếùp hàng dài trong khách sạn, rồi cởi hết quần áo, đi vòng quanh cho lủ quỷ buôn người ngắm vuốt, phê bình, mà rút cuộc chỉ mang về nhà được chừng vài trăm đô, xong rồi nhắm mắt đi làm nô lệ tình dục cho cả đại gia đình Tầu phù, què, mù, điếc, ác... Trong khi ở các thành phố thì lực lượng gái điếm còn nhiều gấp mấy lần số học sinh. Điếm chính thức đứng đầy đại lộ, còn lại thì “ôm” đủ kiểu tại nhà. “Bia ôm”, rồi “cà phê ôm”, “võng ôm”, “ngủ trưa ôm”, “cắt tóc ôm”, “karaokê ôm”, “xe ôm”, “tắm ôm”, có cả “phở ôm” rồi “nhậu ôm” nữa... Nữ công nhân thì ban ngày làm quần quật trong xưởng, tối lại đi làm “vợ thuê” hay “đẻ thuê”. Buồn không, quý chị? Nhìn lại nam giới thì thấy giới mày râu đang nát ruợu quên đời. Ở xó nào cũng nhậu, nhậu chết bỏ. Quay sang trẻ em thì thấy thất học, lăn lộn trong đống rác; các cụ gìa thì như “trái tim bên lề”, héo quay héo quắt, bán từng miếng chuối, ly trà để sống qua ngày... Cả một thế hệ ngụp lặn trong việc đi tìm “thủ tục đầu tiên” bằng bất cứ cách nào. Đất đai hoang hóa, tài nguyên bị phung phí, tan hoang. Chặt cây ào ào, đổ chất hóa học tùm lum, rồi phá cả rừng nguyên sinh để nhậu...Đoán chừng trăm năm nữa, Việt nam sẽ có thêm nhiều sa mạc, vậy mà không làm được gì, nên lòng lúc nào cũng quặn đau, mặt lúc nào cũng như đưa đám, nước mắt lúc nào cũng muốn lăn ra, lạc quan gì nổi, phải không quý chị? Phải chi chúng tôi mỗi ngày sau khi đi cầy về, được một bàn tay êm ái xoa... đầu, âu yếm, một ánh mắt thăm thẳm... năm xưa hỏi thăm một câu dịu dàng, và hỏi: ”hôm nay, anh đi làm có chuyện gì vui không? Em vắt cho anh một ly nước cam nhé!” thì may ra mới hết bi quan được và có cầy ngày, cầy đêm cũng vẫn vui. Nhưng, trời hỡi, biết chăng? “Đi làm về, không thay quần áo, ngồi làm gì đực ra thế! Có đi rửa cái đống bát kia không đi thì bảo..” Chu Tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 13. Apr 2008 , 05:14
MA CÓ CHÊ, CƯỚI CÓ TRÁCH KHÔNG?
Chu Tất Tiến. Vài chục niên trước, nghe thầy giáo Việt văn ra đề bình luận câu của cụ Nguyễn văn Vĩnh: ”An Nam ta gì cũng cười, hay cũng cười, dở cũng cười, nhăn răng hì một tiếng, mọi việc đều xong xuôi…” mà rét bạo. Học trò ngồi run run, răng đánh lập cập. “Chết tui rồi! Viết cái gì cho đủ mấy trang đây? Khen hay chê?” Bây giờ, nhân dịp đi dự đám cưới mấy đứa cháu, con bạn học, con bạn đời, con xã giao… mới thấy cụ Vĩnh thật chí lí! Hình như sang Mỹ, phú quý sinh lễ nghĩa, rủng rỉnh sinh rởm đời, mới có nhiều trò vui diễn ra trong các đám cưới của dân tị nạn ta. Ngoại trừ cái màn chờ lâu phát mệt, trung bình hai tiếng đồng hồ, còn nhiều màn hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ…ï lắm. Người tham dự có dịp cười “hì hì” mệt không nghỉ. Này nhé, trước hết là màn giới thiệu có tính cách “sâu óp” của quý vị hai họ. Sau khi giới thiệu ông bà thân sinh ra “hai người đẹp nhất, lộng lẫy nhất đêm nay” đến Oâng, Bà cố, ông bà nội ngoại, rồi sang chú, bác, cô, dì, tới gia đình anh, chị, em… Mỗi lần giới thiệu xong là lại một tràng pháo tay lại được “xin” thảm thiết. Có đám mời tuốt lên sân khấu, đám khác thì đứng tại chỗ làm bà con phải ngoái cổ muốn gẫy để tìm xem họ đứng ở bàn nào. Vài đám cuới long trọng đến nỗi các gia đình anh, chị, em đều kéo cả lên dàn hàng ngang, mang thêm cả một lũ nhi đồng dẫy dụa, khóc ỏm tỏi. Dường như giới thiệu những người có mặt không đủ “sang” nên giới thiệu cả những gia đình còn ở…Việt Nam! Tuy vậy, nhưng bà con vẫn phải vỗ tay cho tăng phần đậm đà tình nghĩa. Kế tiếp là giới thiệu những người về từ Oát sinh tơn, người đến từ Phi la đen Phia, người lên từ Săng Đi e gồ, người xuống từ Săng Hô Dê, bạn của thân phụ cô dâu là nhà thơ vĩ đại Hàn thị Bàn Đào, bạn của thân mẫu chú rể là nhà hoạt động cộng đồng nổi tiếng, nguyên là cựu…Nguyễn đại Bàng…(”Cựu” lại có nhiều danh hiệu đi kèm, hoặc Cựu Sĩ Quan cấp Tá, Cựu Thẩm Phán, Cựu Giáo Sư…) Tới lúc hai bàn tay bà con đã bắt đầu mỏi, mới tới các nhân vật chính được đưa ra chào. Từng cặp, từng cặp phù dâu, phù rể khoác tay nhau đi chầm chậm trong tiếng nhạc du dương. “Thưa quý vị, đây là Trần thị Thục Nữ, đang học lớp cuối của Đại Học Fullerton, ngành Giáo Dục, cùng Nguyễn Hùng Dũng, Sinh viên năm thứ ba Phác ma Xít…Xin quý vị cho một tràng pháo tay…Và đây, cô Loan thị Yểu Điệu, tốt nghiệp Trung Học Oét minh Tơ…” Trung bình thì bốn cặp, ít thì hai cặp. Bà con tha hồ có dịp chấm điểm mấy nhân vật “gần chính” này trước khi hai Nhân vật chính bước ra. Pháo giật đùng đùng. Tay vỗ loạn xạ. Thìa gõ leng keng. M.C. có dịp lên giọng tối đa, rồi chờ cho Cô dâu, Chú Rể đứng tại chỗ xong là ông thân cô dâu, chú rể mới có “vài” lời thưa gửi. Có vị nói nôm na, vị lại thơ phú, vị nào cao hứng thì dù gần bẩy mươi tuổi vẫn nói tiếng Mỹ nghe “đã” như nghe mấy ông Tầu bán kẹo kéo nói tiếng Việt . Nhiều ông bố, vì phục con mình quá đỗi, nắm lấy micơrô khen thành tích con nhiệt liệt: “Cháu nó tốt nghiệp ưu hạng Du-Xi-Ai, các thầy cô đều khen ngợi cháu, trong lớp bạn bè đều thương. Cháu nó ra trường làm ở tiểu bang… để lấy ếch-pê-riăng, xong mới về đây để phục vụ cộng đồng(?)” Ngược lại, có ông thân đứng nghệt ra, trông như người có con bị bắt cóc. Một ông lại cao giọng tả oán: ”Thôi thì bây giờ, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy (?)” Trong khi đó, ông hay cô MC chêm thêm những câu khôi hài rất nồng nhiệt. Thủ tục này kéo dài từ nửa tiếng đến một tiếng. Tiếp theo là phần văn nghệ vừa “cây nhà lá vườn” vừa “hoa thơm cỏ lạ”. Mới đầu thì do các ca sĩ “prồ”lên hát, khi nồng độ rượu trong người đã lên cao thì “cây nhà, vườn nhà” bỗng nở bông kết trái xum xuê. “Micờrô” được chuyền tay từ những cặp vợ chồng ca sĩ Karaokê bắt đầu sự nghiệp hát hò từ năm 50 tuổi đến những vị lão niên vui tính. Những mái đầu xanh kề bên đầu bạc. Aùo dài bụng bự sát cạnh váy ngắn chân voi. Khán giả nhiều khi nghe thấy tiếng thở khò khè, cứ ráng đổ lỗi cho cái máy vi âm bị nghẹt. Và những tràng pháo tay lại được “xin” lia lịa. Vài lời thì thầm cất lên từ bàn tiệc: “Pháo với phiếc, tay thì đang dính nhựa với cái miếng tôm hùm đây, mà cứ xin hoài!” Thỉnh thoảng có một vài vị, chừng như vẫn ấm ức với câu: “Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc” và nhất định không chịu cảnh “Trăm năm thân thế bóng tà dương” đã nhẩy lên hát điệu cha-cha-cha cho ra cái điều ta “trẻ mãi không già”, nhưng chỉ qua vài đường lả lướt là đã nghe thấy tiếng “rột… rệt..”. Nhiều quý ông được giới thiệu là nhà thơ, hay thi sĩ với tên hiệu rất kêu chẳng hạn như Hàn Giang Nhạn hay Trúc Lâm Tiên Tử run rẩy bước lên bục ngâm nga, rồi hát vài câu lạc giọng. Hỉ nộ nhất là các bài hát được chọn không đúng lúc làm người nghe ngơ ngác tưởng ngồi sai chỗ, vì trong tiệc cưới mà rên: “Tôi đưa em sang sông bằng xe tang hay con thuyền…” hoặc “Anh trở về trên chiếc băng ca, trên trực thăng mang vòng tang trắng(!)” Có vị còn cao hứng hát tặng “cho một người vừa nằm xuống (!)” rồi “chúc các cháu trăm năm hạnh phúc (!)” (Chắc là mong cho các cháu tới lúc nằm xuống vẫn mỉm cười hạnh phúc bên nhau, trong một quan tài?) Bên cạnh tinh thần văn nghệ cao vút của các ông, các vị nữ lưu cũng không thua kém. Một vị xấp xỉ sáu mươi cũng lên múa quạt mà ca. Mỗi khi bà nhún nhẩy, chiếc khăn dài quàng cổ cùng những miếng thịt mỡ bên hông, trên bụng cũng văng theo. Người nghe cứ đứng tim vì sợ bà ca sĩ té bất tử thì hỏng cả buổi vui, mất dịp cười “hì hì”. Đến gần vãn tuồng, cũng còn một hai vị lên trình diễn xuất cuối, mà không để ý đến khán giả đang bắt tay, bắt chân đi về. “Đôi khi ta muốn tin, đôi khi ta cứ tin, ôi những người hát lẻ loi, một mình.” Song song với những cây nhà lá vuờn xum xuê như vậy, những EM-Xi “prồ” cũng có nhiều trò vui hết xẩy. Một cô EM-Xi nói dẻo quẹo, sau vài bài hát mô-đen, lại giở trò xiệc ra làm. Cô mời một bà lên trên sân khấu, nói láp nháp một hồi là làm ảo thuật, không biết làm sao mà rút mất chiếc “áo ngực” của bà kia, giơ lên trời trong tiếng vỗ tay rầm rộ! Vài EM-XI khác thì ca vọng cổ, tấu hài, rồi bắt cô dâu chú rẻ làm trò xiếc cho thiên hạ cuời chơi. Trò hôn nhau rồi đếm thì thường quá, trò ép ngực mà không bẹp quả bóng nhỏ mới tạo hứng thú. Cô dâu, chú rể phải ghì thật mạnh ngực của mình vào trái bóng hay quả cam rồi vặn vẹo, thở hổn hển, mặt đỏ bừng, tay chân quơ tứ tung. Nhảm nhất là cái trò dấu chiếc đũa vào trong …quần cô dâu, rồi bắt chú rể bịt mắt, mò cho được chiếc đũa! Thôi thì đủ trò vui, tạo dịp cho thiên hạ cười cho đã . Thích thì cười ha hả, chán thì cười đểu, bực thì cười nhếch mép, giận thì cười gằn… Ít nhất cũng vài chục kiểu cười trong một tiệc cưới. Một số ông EMXI gà nhà thì mắc bệnh dính micờrô. Hễ nắm được cái micòrô thì thôi, không nhả ra được, cứ thao thao bất tuyệt. Hết bao nhiêu tràng “kính thưa” xong là tự nhiên “cám ơn quý vị đã cho phép Vũ Như Cẫn này lên nói. Vũ Như Cẫn xin nghiêng mình cám ơn quý vị…” Chả biết ông Vũ như Cẫn này nổi tiếng ra sao mà nghe ông nói, tưởng như đang nghe rao bán kẹo kéo, kẹo bào ngày xưa vậy. Dù sao thì cũng còn hơn một số bà thân mẫu, đã có cháu ngoại rồi mà vẫn lợi dụng cơ hội làm dáng “ăn theo”. Khi cô dâu vào trong thay đồ mới để chào bàn, bà thân cũng thay đồ mới, đang áo Hồng Kông thành áo dài, hay ngược lại, đang áo Việt Nam biến thành đồ “vét”. Trông bà tươi tỉnh hẳn lên trong bộ đồ mới, như thầm bảo: “Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng thân toan lấm bụi trần…lần nữa!” Các ông sồn sồn cứ việc nhào dô! Nói đi thì cũng nghĩ lại. Các cụ đã nói câu “Ma Chê, Cưới Trách” tự hồi nẫm rồi, đâu phải bây giờ mới thấy! Chỉ có điều là thiên hạ quên mất câu “Công Cha như núi…Nghĩa Mẹ như non…” tự khuya, nên cắt bánh, khui rượu đều mời nhau thưởng thức “đã” rồi mới mời Cha, Mẹ ăn theo! Nhất là miếng bánh, ly rượu đầu đời hôn nhân! Chả trách khi Mẹ chồng đến nhà, vợ chỉ dọn có hai đôi đũa cho vợ chồng ăn, còn Mẹ Chồng thì ngồi chơi, xơi nước! Nếu chẳng may, Mẹ làm sóng ly nước xuống thảm, thì chu-chéo-méo-giật lên rằng:”Trời ơi! Mẹ cầm ly phải có ý tứ chứ! Ai lại làm đổ nước ra thảm như thế, làm con phải hút chết mệt!” trong khi đó thì con chó bẹc giê lớn tướng như con bò con cứ tha hồ tia nước ra nhà, cũng không sao, lại còn được cưng nữa chứ:”Gớm! Cái con Bắt-Đi này! Khôn quá! Cứ nhè đầu giường mẹ mà tè! Chả có lịch sự gì! Hí hí!” Rồi chạy ra phía cửa, tất tả đón cậu cưng đi học về:”Hai! Hao Arờ du? Hao du đú-ìng? Ho-Ni?” và đưa tuốt cục cưng vào phòng, sợ phải chào bà nội thì con bị “quê một cục”! Oâi! Thế sự nhân tình! Thật ra, Ma nào có dám chê, Cưới nào có dám trách? Dù sao cũng còn hơn là kéo nhau đi Las Vegas chỉ có một cặp! Chu Tất Tiến. |
Title: Re: Nhà văn Chu Tất Tiến và Những Kỷ ni Post by chu_tat_tien vào ngày 13. Apr 2008 , 05:15
MA CÓ CHÊ, CƯỚI CÓ TRÁCH KHÔNG?
Chu Tất Tiến. Vài chục niên trước, nghe thầy giáo Việt văn ra đề bình luận câu của cụ Nguyễn văn Vĩnh: ”An Nam ta gì cũng cười, hay cũng cười, dở cũng cười, nhăn răng hì một tiếng, mọi việc đều xong xuôi…” mà rét bạo. Học trò ngồi run run, răng đánh lập cập. “Chết tui rồi! Viết cái gì cho đủ mấy trang đây? Khen hay chê?” Bây giờ, nhân dịp đi dự đám cưới mấy đứa cháu, con bạn học, con bạn đời, con xã giao… mới thấy cụ Vĩnh thật chí lí! Hình như sang Mỹ, phú quý sinh lễ nghĩa, rủng rỉnh sinh rởm đời, mới có nhiều trò vui diễn ra trong các đám cưới của dân tị nạn ta. Ngoại trừ cái màn chờ lâu phát mệt, trung bình hai tiếng đồng hồ, còn nhiều màn hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ…ï lắm. Người tham dự có dịp cười “hì hì” mệt không nghỉ. Này nhé, trước hết là màn giới thiệu có tính cách “sâu óp” của quý vị hai họ. Sau khi giới thiệu ông bà thân sinh ra “hai người đẹp nhất, lộng lẫy nhất đêm nay” đến Oâng, Bà cố, ông bà nội ngoại, rồi sang chú, bác, cô, dì, tới gia đình anh, chị, em… Mỗi lần giới thiệu xong là lại một tràng pháo tay lại được “xin” thảm thiết. Có đám mời tuốt lên sân khấu, đám khác thì đứng tại chỗ làm bà con phải ngoái cổ muốn gẫy để tìm xem họ đứng ở bàn nào. Vài đám cuới long trọng đến nỗi các gia đình anh, chị, em đều kéo cả lên dàn hàng ngang, mang thêm cả một lũ nhi đồng dẫy dụa, khóc ỏm tỏi. Dường như giới thiệu những người có mặt không đủ “sang” nên giới thiệu cả những gia đình còn ở…Việt Nam! Tuy vậy, nhưng bà con vẫn phải vỗ tay cho tăng phần đậm đà tình nghĩa. Kế tiếp là giới thiệu những người về từ Oát sinh tơn, người đến từ Phi la đen Phia, người lên từ Săng Đi e gồ, người xuống từ Săng Hô Dê, bạn của thân phụ cô dâu là nhà thơ vĩ đại Hàn thị Bàn Đào, bạn của thân mẫu chú rể là nhà hoạt động cộng đồng nổi tiếng, nguyên là cựu…Nguyễn đại Bàng…(”Cựu” lại có nhiều danh hiệu đi kèm, hoặc Cựu Sĩ Quan cấp Tá, Cựu Thẩm Phán, Cựu Giáo Sư…) Tới lúc hai bàn tay bà con đã bắt đầu mỏi, mới tới các nhân vật chính được đưa ra chào. Từng cặp, từng cặp phù dâu, phù rể khoác tay nhau đi chầm chậm trong tiếng nhạc du dương. “Thưa quý vị, đây là Trần thị Thục Nữ, đang học lớp cuối của Đại Học Fullerton, ngành Giáo Dục, cùng Nguyễn Hùng Dũng, Sinh viên năm thứ ba Phác ma Xít…Xin quý vị cho một tràng pháo tay…Và đây, cô Loan thị Yểu Điệu, tốt nghiệp Trung Học Oét minh Tơ…” Trung bình thì bốn cặp, ít thì hai cặp. Bà con tha hồ có dịp chấm điểm mấy nhân vật “gần chính” này trước khi hai Nhân vật chính bước ra. Pháo giật đùng đùng. Tay vỗ loạn xạ. Thìa gõ leng keng. M.C. có dịp lên giọng tối đa, rồi chờ cho Cô dâu, Chú Rể đứng tại chỗ xong là ông thân cô dâu, chú rể mới có “vài” lời thưa gửi. Có vị nói nôm na, vị lại thơ phú, vị nào cao hứng thì dù gần bẩy mươi tuổi vẫn nói tiếng Mỹ nghe “đã” như nghe mấy ông Tầu bán kẹo kéo nói tiếng Việt . Nhiều ông bố, vì phục con mình quá đỗi, nắm lấy micơrô khen thành tích con nhiệt liệt: “Cháu nó tốt nghiệp ưu hạng Du-Xi-Ai, các thầy cô đều khen ngợi cháu, trong lớp bạn bè đều thương. Cháu nó ra trường làm ở tiểu bang… để lấy ếch-pê-riăng, xong mới về đây để phục vụ cộng đồng(?)” Ngược lại, có ông thân đứng nghệt ra, trông như người có con bị bắt cóc. Một ông lại cao giọng tả oán: ”Thôi thì bây giờ, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy (?)” Trong khi đó, ông hay cô MC chêm thêm những câu khôi hài rất nồng nhiệt. Thủ tục này kéo dài từ nửa tiếng đến một tiếng. Tiếp theo là phần văn nghệ vừa “cây nhà lá vườn” vừa “hoa thơm cỏ lạ”. Mới đầu thì do các ca sĩ “prồ”lên hát, khi nồng độ rượu trong người đã lên cao thì “cây nhà, vườn nhà” bỗng nở bông kết trái xum xuê. “Micờrô” được chuyền tay từ những cặp vợ chồng ca sĩ Karaokê bắt đầu sự nghiệp hát hò từ năm 50 tuổi đến những vị lão niên vui tính. Những mái đầu xanh kề bên đầu bạc. Aùo dài bụng bự sát cạnh váy ngắn chân voi. Khán giả nhiều khi nghe thấy tiếng thở khò khè, cứ ráng đổ lỗi cho cái máy vi âm bị nghẹt. Và những tràng pháo tay lại được “xin” lia lịa. Vài lời thì thầm cất lên từ bàn tiệc: “Pháo với phiếc, tay thì đang dính nhựa với cái miếng tôm hùm đây, mà cứ xin hoài!” Thỉnh thoảng có một vài vị, chừng như vẫn ấm ức với câu: “Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc” và nhất định không chịu cảnh “Trăm năm thân thế bóng tà dương” đã nhẩy lên hát điệu cha-cha-cha cho ra cái điều ta “trẻ mãi không già”, nhưng chỉ qua vài đường lả lướt là đã nghe thấy tiếng “rột… rệt..”. Nhiều quý ông được giới thiệu là nhà thơ, hay thi sĩ với tên hiệu rất kêu chẳng hạn như Hàn Giang Nhạn hay Trúc Lâm Tiên Tử run rẩy bước lên bục ngâm nga, rồi hát vài câu lạc giọng. Hỉ nộ nhất là các bài hát được chọn không đúng lúc làm người nghe ngơ ngác tưởng ngồi sai chỗ, vì trong tiệc cưới mà rên: “Tôi đưa em sang sông bằng xe tang hay con thuyền…” hoặc “Anh trở về trên chiếc băng ca, trên trực thăng mang vòng tang trắng(!)” Có vị còn cao hứng hát tặng “cho một người vừa nằm xuống (!)” rồi “chúc các cháu trăm năm hạnh phúc (!)” (Chắc là mong cho các cháu tới lúc nằm xuống vẫn mỉm cười hạnh phúc bên nhau, trong một quan tài?) Bên cạnh tinh thần văn nghệ cao vút của các ông, các vị nữ lưu cũng không thua kém. Một vị xấp xỉ sáu mươi cũng lên múa quạt mà ca. Mỗi khi bà nhún nhẩy, chiếc khăn dài quàng cổ cùng những miếng thịt mỡ bên hông, trên bụng cũng văng theo. Người nghe cứ đứng tim vì sợ bà ca sĩ té bất tử thì hỏng cả buổi vui, mất dịp cười “hì hì”. Đến gần vãn tuồng, cũng còn một hai vị lên trình diễn xuất cuối, mà không để ý đến khán giả đang bắt tay, bắt chân đi về. “Đôi khi ta muốn tin, đôi khi ta cứ tin, ôi những người hát lẻ loi, một mình.” Song song với những cây nhà lá vuờn xum xuê như vậy, những EM-Xi “prồ” cũng có nhiều trò vui hết xẩy. Một cô EM-Xi nói dẻo quẹo, sau vài bài hát mô-đen, lại giở trò xiệc ra làm. Cô mời một bà lên trên sân khấu, nói láp nháp một hồi là làm ảo thuật, không biết làm sao mà rút mất chiếc “áo ngực” của bà kia, giơ lên trời trong tiếng vỗ tay rầm rộ! Vài EM-XI khác thì ca vọng cổ, tấu hài, rồi bắt cô dâu chú rẻ làm trò xiếc cho thiên hạ cuời chơi. Trò hôn nhau rồi đếm thì thường quá, trò ép ngực mà không bẹp quả bóng nhỏ mới tạo hứng thú. Cô dâu, chú rể phải ghì thật mạnh ngực của mình vào trái bóng hay quả cam rồi vặn vẹo, thở hổn hển, mặt đỏ bừng, tay chân quơ tứ tung. Nhảm nhất là cái trò dấu chiếc đũa vào trong …quần cô dâu, rồi bắt chú rể bịt mắt, mò cho được chiếc đũa! Thôi thì đủ trò vui, tạo dịp cho thiên hạ cười cho đã . Thích thì cười ha hả, chán thì cười đểu, bực thì cười nhếch mép, giận thì cười gằn… Ít nhất cũng vài chục kiểu cười trong một tiệc cưới. Một số ông EMXI gà nhà thì mắc bệnh dính micờrô. Hễ nắm được cái micòrô thì thôi, không nhả ra được, cứ thao thao bất tuyệt. Hết bao nhiêu tràng “kính thưa” xong là tự nhiên “cám ơn quý vị đã cho phép Vũ Như Cẫn này lên nói. Vũ Như Cẫn xin nghiêng mình cám ơn quý vị…” Chả biết ông Vũ như Cẫn này nổi tiếng ra sao mà nghe ông nói, tưởng như đang nghe rao bán kẹo kéo, kẹo bào ngày xưa vậy. Dù sao thì cũng còn hơn một số bà thân mẫu, đã có cháu ngoại rồi mà vẫn lợi dụng cơ hội làm dáng “ăn theo”. Khi cô dâu vào trong thay đồ mới để chào bàn, bà thân cũng thay đồ mới, đang áo Hồng Kông thành áo dài, hay ngược lại, đang áo Việt Nam biến thành đồ “vét”. Trông bà tươi tỉnh hẳn lên trong bộ đồ mới, như thầm bảo: “Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng thân toan lấm bụi trần…lần nữa!” Các ông sồn sồn cứ việc nhào dô! Nói đi thì cũng nghĩ lại. Các cụ đã nói câu “Ma Chê, Cưới Trách” tự hồi nẫm rồi, đâu phải bây giờ mới thấy! Chỉ có điều là thiên hạ quên mất câu “Công Cha như núi…Nghĩa Mẹ như non…” tự khuya, nên cắt bánh, khui rượu đều mời nhau thưởng thức “đã” rồi mới mời Cha, Mẹ ăn theo! Nhất là miếng bánh, ly rượu đầu đời hôn nhân! Chả trách khi Mẹ chồng đến nhà, vợ chỉ dọn có hai đôi đũa cho vợ chồng ăn, còn Mẹ Chồng thì ngồi chơi, xơi nước! Nếu chẳng may, Mẹ làm sóng ly nước xuống thảm, thì chu-chéo-méo-giật lên rằng:”Trời ơi! Mẹ cầm ly phải có ý tứ chứ! Ai lại làm đổ nước ra thảm như thế, làm con phải hút chết mệt!” trong khi đó thì con chó bẹc giê lớn tướng như con bò con cứ tha hồ tia nước ra nhà, cũng không sao, lại còn được cưng nữa chứ:”Gớm! Cái con Bắt-Đi này! Khôn quá! Cứ nhè đầu giường mẹ mà tè! Chả có lịch sự gì! Hí hí!” Rồi chạy ra phía cửa, tất tả đón cậu cưng đi học về:”Hai! Hao Arờ du? Hao du đú-ìng? Ho-Ni?” và đưa tuốt cục cưng vào phòng, sợ phải chào bà nội thì con bị “quê một cục”! Oâi! Thế sự nhân tình! Thật ra, Ma nào có dám chê, Cưới nào có dám trách? Dù sao cũng còn hơn là kéo nhau đi Las Vegas chỉ có một cặp! Chu Tất Tiến. |
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt » Powered by YaBB 2.4! YaBB © 2000-2009. All Rights Reserved. |