Trường Trung Học Lê Văn Duyệt | |
https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl
Tin Tức >> Tin Tức >> Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) https://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1254103649 Message started by Phan_Nguyen vào ngày 27. Sep 2009 , 16:07 |
Title: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 27. Sep 2009 , 16:07
Xin được gởi đến mọi người tin tức về việc CSVN đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam.
Những tin này được lấy từ Phù Sa với lời kêu gọi khẩn cấp của đồng bào trong nước. Xin click vào đây để biêt thêm chi tiết và hình ảnh : http://phusaonline.free.fr/ Tin khẩn cấp: tu viện Bát Nhã đang bị tấn công ! Bây giờ là 03:19 giờ VN ngày 28.9.09: • Xin đừng quên giới thiệu, kêu gọi người thân ký tên: Petition against Violence in Bat Nha Monastery Vietnam hỗ trợ Tăng thân Bát Nhã, cám ơn! STOP! http://www.thepetitionsite.com/1/help-Bat-Nha • Tin của đài RFA: Quý Thầy và Sư Cô ở làng tu Bát Nhã bị hành hung http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Incident-happened-at-bat-nha-monastery-ttruc-09272009151924.html • Tin của đài VOA: Nhiều sư thầy 'bị buộc phải rời tu viện Bát Nhã. http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-27-voa20.cfm Bây giờ là 02:48 giờ VN ngày 28.9.09: o Tăng thân Canada vừa mở 1 Thỉnh nguyện thư trên mạng (petition online) thỉnh nguyện ông Thủ tướng Canada, Đại sứ VN tại Canada, v.v... http://www.thepetitionsite.com/1/help-Bat-Nha Xin nhấn vào: Petition against Violence in Bat Nha Monastery Vietnam để ký hỗ trợ, cám ơn! STOP! o URGENT- BREAKING NEWS - PRESS RELEASE. http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/URGENT.doc Bây giờ là 00:14 giờ VN ngày 28.9.09: Tin của BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090927_batnhadestroyed.shtml và RFI http://www.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_5097.asp (tuy không đầy đủ như chúng tôi nhưng cũng là tiếng nói của quốc tế.) Bây giờ là 23:58 giờ VN ngày 27.9.09: Thầy Pháp Hội và Pháp Sỹ được ra, mỗi thầy có 4 công an áp tải về địa phương. Bây giờ là 22:30 giờ VN ngày 27.9.09: Đây là tin của một số bà con ở thành phố Đà Lạt gửi tới nhờ phổ biến. Tin này đến vào lúc 17:33 giờ Paris: Bà con tiểu thương chợ Đà Lạt mấy hôm nay đang vận động tiếp tế lương thực và yểm trợ cho quí thầy cô ở tu viện Bát Nhã. Cả ngày hôm nay họ cũng đã có mặt tại Bát Nhã tận mắt chứng kiến vụ đàn áp dã man này … Họ kiến nghị Giáo Hội tổ chức biểu tình lên án việc Đàn Áp Tu Sỹ Phật Giáo ngày hôm nay … và họ cũng đã gởi cho chúng tôi đơn kiến nghị của Ban Đại Diện Phật Giáo Thành Phố Đà Lạt về việc giải quyết vụ việc tại tu viện Bát Nhã … sự việc này đang được tăng ni Phật tử thành phố Đà Lạt nhiệt liệt ủng hộ đồng tình mặc dù công an các địa phương đang tìm cách chống phá ngăn cản. STOP! Nhấn vào khung dưới đây xem Kiến Nghị và chữ ký của rất đông Tôn Đức Đà Lạt. http://picasaweb.google.fr/phusaonline/KienNghi_18709?authkey=Gv1sRgCKDT7Lbx-_uPZw&feat=embedwebsite# KienNghi_18-7-09 Bây giờ là 22:30 giờ VN ngày 27.9.09: Hai thầy: Pháp Hội và Pháp Sĩ bị công an bắt nhốt lúc 5h chiều, giờ vẫn chưa thả. Công an mặc thường phục đẩy chư tăng xuống mương, trên đường đi bộ tới chùa Phước Huệ 17 cây số dưới trời mưa 2 người xỉu trên đường vì đói và lạnh, đó là các thầy: Đồng Tịnh và Pháp Côn. STOP! Đây là thư của một người mẹ có con đang làm việc cho Chính quyền sở tại. Chúng tôi nhận được thư này lúc 17:00 giờ Paris: Sáng nay trong lúc vào thăm tu viện vì nghe tin tức bên ngoài cho biết là hôm nay họ sẽ xúc và đuổi quý thầy cô, mới nghe qua cứ tường như các chủ nhật thường ngày họ vào chửi rủa hù dọa quý thầy cô rồi 12 giờ trưa sẽ tan. Nhưng lạ quá hôm nay không biết sao nhận ra mặt quan chức địa phương thật nhiều từ chú Hùng phó chủ tịch xã, chủ tịch xã, công an và bên nội vụ thì có cả ông trưởng phòng Tịnh vào đông hơn mấy chục vị cả mặt trận, lẫn các anh công an họ huy động đâu mà nhiều quá. Lạ tôi cũng chẳng biết cái cậu Thành ngoài bộ vào mà cũng theo cùng, hình như là ra lệnh cho công an địa phương chạy tới chạy lui không biết làm gì đó. Thằng con tôi bắt tôi phải về vì sợ liên lụy, nó cũng vừa cho biết là hiện đang bắt giữ 2 thầy lớn trong tu viện là thầy Pháp Hội và thầy Pháp Sỹ vào lúc 5 giờ chiều và sẽ không thả, tạo sự hoang mang cho các sư chú sư cô trẻ. Nó thì sợ tôi nên cũng nói thôi mẹ đừng làm con khó xử thật ra là họ bắt 2 thầy vừa làm khó, vừa như bắt con ong đầu đàn, rồi dùng giang hồ, côn đồ để xông khói cho bầy ong chạy toán loạn. Tôi cũng bực thằng con tôi biết mà không can dự vào, mà còn hùa theo bắt tôi im lời. Trong nhà này chỉ có con nó và tôi là tâm đầu hiệp ý và hàng tháng hay lén nó đi làm để vào tham dự ngày quán niệm với các cô chú trẻ trong tu viện.Cho nên bây giờ các thầy cô khó khăn mà bà cháu tôi không giúp thì cảm thấy thật khó chịu. Xin nói thêm là nó còn nói là sau khi đuổi các thầy xong thì thế nào ngày mai nó cũng tiến hành tới các sư cô, hiện thì bây giờ họ chỉ lùa quý thầy cho mà toán loạn, rồi mai họ sẽ ập vào mấy cô. Tôi không biết họ còn giở chiêu độc ác gì đây? Trăm ngàn lần lạy Phật từ bi xem cái lũ ác ôn vô nhân đạo, hành hung các sư chú sư cô tuổi chỉ đáng cháu tôi. Sáng giờ từ khi nhà tới giờ tôi và cháu tôi cùng nhau lên bàn thờ tổ mà niệm Phật cầu nguyện cho thầy cô Bát Nhã, nước mắt cứ ứa ra càng lúc càng nhòa. Xin lạy Phật tha lỗi cho cả thằng con tôi. Cầu mong cho dư luận bên ngoài lên tiếng giúp cho 2 thầy Pháp Hội và thầy Pháp Sỹ mau được thả ra. Trời thì mưa mà gọi vào các sư cô thì biết là từ sáng giờ quý thầy không có gì vào bụng, mà trời mưa tầm tả mà họ lùa các thầy và sư chú như vịt, hiện đang ngoài đường mưa Bảo Lộc như trút nước. Được biết là có thầy Đồng Tịnh và sư chú Pháp Côn đang xỉu giữa đường. Không biết đường ra tới chùa Phước Huệ thì bao nhiêu người sẽ xỉu, một phần đói, một phần bị hành hạ đánh đập của côn đồ và lùa rượt của công an. Lạy Phật thương giùm, trăm ngàn lần cầu mong các cấp chính quyền và khắp nơi cùng hướng về giúp cho gần 400 thầy cô trẻ. Ngày mai họ sẽ làm việc đến các sư cô, hiện giờ họ đã lùa được các sư cô xóm Mây Đầu Núi xuống dưới xóm Bếp Lửa Hồng. Hãy cho tôi chết để đạo pháp được sống, và linh khí đất nước hưng thịnh. Bây giờ là 20:56 giờ VN ngày 27.9.09: Có lẽ sẽ có phim của diễn tiến, chờ xem, cũng không chắc sẽ cứu được những thước phim này, vì máy quay phim cũng như người quay đã bị đập tơi bời, người quay mới thoát khỏi vòng dây. Chờ xem. Bây giờ là 20:35 giờ VN ngày 27.9.09: Bấm vào đây xem tin bổ túc vào hồi 4:58 chiều giờ VN mà chúng tôi đã không kịp đưa lên. Chú ý: đây chỉ là tin cũ. http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/Tichitiet4gio58.doc Bây giờ là 19:59 giờ VN ngày 27.9.09: Tất cả các thầy, sư cô, sư chú làm việc thân cận với thầy Pháp Hội đã và đang bị Công an đánh đập từ chiều tới giờ rất là dã man. STOP! Vào hồi 18:55 giờ VN, các sư cô xóm Mây Đầu Núi đã di chuyển tới được xóm Bếp Lửa Hồng, và đang tá túc tại đây. STOP! Vào hồi 19:39 giờ VN, các thầy còn lại, vì ở ngoài trời mưa lạnh (10 tiếng đồng hồ), bụng lại đói nên đang đi bộ về phía chùa Phước Huệ, chùa của Thượng tọa Thái Thuận, vị Thượng tọa đã các bị đệ tử của thầy Đức Nghi đánh đập thương tích đầy mình phải đi nhà thương cấp cứu. Thượng tọa cũng là Phó BTS Phật giáo Lâm Đồng, kiêm Đại diện Phật giáo Bảo Lộc, tu viện Bát Nhã, theo quy chế, hiến chương của GHPGVN là trực thuộc quyền quản lý của Thượng tọa, nhưng tất cả chúng ta đều biết Giáo Hội PGVN do Nhà nước lập ra chỉ là cây kiểng của Đảng CS và Nhà nước CHXHCNVN thôi, nên không có quyền hành chi cả. STOP! Bây giờ là 18:14 giờ VN ngày 27.9.09: Lực lượng khủng bố đang lùng sục cư xá Mây Đầu Núi, đánh đuổi các sư cô, và tìm kiếm thầy PT (viết tắt, chắc là Pháp Tụ?). STOP! Đây là lời của một nhân chứng đang có mặt tại hiện trường, chúng tôi nhận được tin này vào lúc 13:09 giờ Paris: Hàng trăm phật tử Đà Lạt và các huyện lân cận đang có mặt tại Bảo Lộc và vô cùng bức xúc trước sự tàn bạo của chính quyền địa phương … bà con nhận định lời thầy Đức Nghi nói là sự thật : Phải có sự chỉ đạo của trung ương mà người đứng đầu là là ông tướng TRẦN TƯ Bộ Công An chỉ đạo thì chính quyền địa phương mới làm ngơ như thế này … côn đồ nào dám thuê xe cưỡng chế đánh đập và bắt người quăng lên xe chở đi … giữa thanh thiên bạch nhật như thế này … trong khi đó toàn bộ các số điện thoại của các thành viên trong Ban Trị Sự điều không liên lạc được: HT. Pháp Chiếu - Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng : 0918853607 HT. Toàn Đức - Phó Ban Thường Trực : 0902184717 TT. Tâm Vị - Phó Ban : 0982852713 TT. Thanh Tân - Phó Ban 0986048945 TT. Viên Như - Phó Ban: 0919389379 TT. Viên Thanh - Phó Ban : 0917128547 TT. Không Trú - Phó Ban: 0908224217 . Tăng ni và Phật tử tỉnh Lâm Đồng đang kêu gọi biểu tình chống đàn áp tu sỹ Phật Giáo và thiết tha mong các Tổ Chức Nhân Quyền, Đại Biểu, Dân Biểu Tự Do, Phóng Viên Báo Đài Trên Cả Thế Giới hãy lên tiếng giúp cho tu sỹ Phật Giáo ở Lâm Đồng đang bị đàn áp dã man. STOP! Bây giờ là 17:29 giờ VN ngày 27.9.09: Họ đang đàn áp các thầy cô thậm tệ, bao thủ đoạn cũng không từ. Xin khắp nơi giúp đỡ, họ nói ngoan cố thì sẽ giết luôn. Côn đồ vào đông quá, công an trải khắp tu viện, không có một cánh cửa nào mà không bị đập phá. Xin giúp 400 tu sĩ, máu đã chảy ở Bát Nhã. Mưa, nước mắt, máu đang chảy tại Bảo Lộc, họ chận con đường độc đạo vào tu viện, Công an và tất cả các cấp chính quyền đều ra mặt. Đó là lời kêu gọi của một thầy ở Bát Nhã. Bây giờ là 17:20 giờ VN ngày 27.9.09: Đây là lời chứng của một Phật tử đồng thời cũng là người của Nhà nước (theo xác nhận của đương sự) gửi tới chúng tôi vào lúc 11:58 giờ Paris: Tôi là Phật Tử cũng là người của Nhà nước chứng kiến tận mắt công an rất đông đang có mặt trục xuất các thầy cô. Trong đám người quay phim, tôi nhận ra ngay chú Long Công an thị xã đang đứng quay phim va đeo khẩu trang. Thấy thương các thầy cô hết sức, bên xóm các cô thì họ đang đập cửa kính lùa các cô ra khỏi phòng, trời Bảo Lộc mưa như trút cạn hết nước, họ thật nhẫn tâm, những người được mướn tới thì hùa vào chửi bới, chính quyền điều khiển... họ muốn xúc các vị lớn lên xe, tiếng đồng thanh niệm danh hiện Bồ tát vang lên. Tôi đã chứng kiến cảnh này năm 1963. Nay thấy họ xé y áo, đập bình bát và luôn miệng nói lớn tiếng với thầy Pháp Hội, Pháp Tụ. Thật bạo động khi sư chú ôm các thầy lại bên tiếng niệm Bồ Tát và các anh thanh niên xé y các thầy, đá bình bát và dùng dây đập lên ngực hai thầy Pháp Tụ và Pháp Hội, tôi cầm lòng hết nỗi khi họ kéo thầy lên xe, vậy mà nét mặt họ vẫn điềm nhiên mĩm cười, các sư cô, sư chú tuột tay các thầy, chạy tới đưa đầu gọn vào xe... Bây giờ là 16:33 giờ VN ngày 27.9.09: Lực lượng tấn công do các thầy ĐỒNG thuê mướn và điều hành có sự hỗ trợ của công an và chính quyền các cấp đang đánh đập và xô đẩy các sư cô đi ra phía cổng Mây Đầu Núi, công an chỉ đứng đó quay phim. Chư tôn Đức BTS Lâm Đồng điện thoại đến 3 nhận vật: Lê Thanh Phong - Phó bí thư tỉnh ủy; Trương Văn Thu - Phó chủ tịch tỉnh ; và Hồ Bá Thắng Chủ tịch MTTQ Lâm Đồng để nhờ can thiệp nhưng cả 3 người đều nói không có chuyện gì đang xảy ra cho Bát Nhã cả. Bây giờ là 16:30 giờ VN ngày 27.9.09: Họ lùa các sư cô ở Mây Đầu Núi đi về phía vườn rau, một số các sư cô bị té ở bậc tam cấp, và bị họ lấy dù đập rất là dã man. Các thầy bị đánh rất nặng, và đã bị xúc lên xe đưa đi mất rồi. Âm thanh trao đổi với 1 sư cô đang ở Bát Nhã. STOP! http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/SucoBichNguyen.mp3 Xóm Bếp Lửa Hồng của các sư cô đã bị lực lượng tấn công đập phá từ hồi 13:12 tới giờ, và các sư cô vẫn còn cố thủ ở bên trong. STOP! Hiện có khoảng 50 thầy tì kheo và sư chú đang chịu đói và lạnh ở ngoài đường trước cổng Mây Đầu Núi. STOP! Một em tập sự xuất gia bị đánh chảy máu miệng. STOP! Một sư chú bị bóp cổ quăng lên xe. STOP! Còn khoảng 30 thầy đang bị kẹt trong tu viện. STOP! Các thầy bị đẩy lên xe, và bị đánh quá chừng, và họ đã chở ra tới cổng ngoài của xóm Mây Đầu Núi. STOP! Các thầy đang nằm ở ngoài đường nên họ chưa chở đi được. STOP! Nhiều phật tử đã liên hệ với ông Hiệp phó giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng (0913865218) nhờ can thiệp việc bạo động này ông Hiệp trả lời: “đây là việc nội bộ Phật Giáo chúng tôi không can thiệp" (?!) rồi ông cúp máy. STOP! Trong khi đó nhóm phật tử thân hữu đặc biệt của thầy Đức Nghi đã liên hệ với thầy qua số điện thoại: 0975484970 thì thầy cho biết : “đây là kế hoạch chủ trương của ông tướng Trần Tư bộ Công An chỉ đạo … tôi cũng chỉ là nạn nhân của vụ việc này" STOP! Liên lạc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng qua các số máy : 7. Ông Lê Thanh Phong : Phó Bí Thư Tỉnh ủy : 0913865000 8. Ông Trương Văn Thu : Phó Chủ Tịch Tỉnh : 0913865294 9. Ông Hồ Bá Thắng : Chủ Tịch Mặt Trận Tỉnh Lâm Đồng : 0913934718 Thì được trả lời là làm gì có việc bạo động như thế xãy ra … chúng tôi sẽ kiểm chứng lại?! rồi mấy ông tắt máy. STOP! (Chú ý ở nước ngoài gọi vào Việt Nam nên thêm số 84 và bỏ số 0 đầu của các số trên đây). Lời kêu cứu của một thầy ở Bát Nhã http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/sos.mp3 Chúng ta nghe rõ là từ sáng tới giờ là 14:19 giờ VN mà tất cả quý thầy và quý sư cô vẫn chưa có gi để ăn và phải ở ngoài trời mưa, vừa đói vừa rất lạnh. Xin hãy báo động đến tất cả các tòa đại sứ Phương Tây ở Hà Nội, và tất cả các tổ chức Nhân quyền cũng như Hội HỒNG THẬP TỰ QUỐC TẾ để xin can thiệp và giúp đỡ, cám ơn. STOP! Nghe tường thuật và lời kêu gọi bằng âm thanh của một thầy tại Bát Nhã. Có người gọi cho ông Sơn công an tỉnh Lâm Đồng để cầu cứu nhưng ông nói rằng: "Đó là do người dân quá khích (sic) nên ông cũng không dám can thiệp" và cúp máy ngay. STOP! Lực lượng tấn công do công an điều động đang tiến đánh vào xóm Bếp Lửa Hồng, xóm này có 2 cư xá dành cho các sư cô. STOP! • Các sư cô khóa hết các cửa và cố thủ bên trong. STOP! • Công an đem 3 xe taxi tới chở quý thầy tới cổng xóm Mây Đầu Núi thì thả xuống, không biết họ đang giở trò gì? STOP! Công an đang đẩy quý thầy lên xe ben chở đi, nhưng không biết đi đâu? STOP! Họ đập tan các cửa, và đang lùa quý sư cô ra sân. Trời Bát Nhã vẫn đang mưa. STOP! • Các sư cô khóa cửa ở bên trong. STOP! • Lực lượng tấn công tu viện Bát Nhã do công an chỉ huy đang tiến đánh qua xóm Mây Đầu Núi (Ni xá của các sư cô). STOP! • Có 4 chiếc xe taxi đang đi vào cổng chính, không biết chở ai trong đó. STOP! Quý thầy vẫn bị ngồi dưới mưa một giờ rưởi qua (bắt đầu mưa hồi 10:30 giờ VN) không có gì để che, và trời vẫn đang mưa, và rất lạnh. STOP! • Công an giao thông (mặc sắc phục) đang kiểm soát, ngăn chận tại tất cả các ngả đường vào Tu viện, công an chìm thì vẫn quan sát bằng nhiều phương tiện hiện đại. STOP! Một chiếc xe ben (loại xe chở vật dụng, đất đá...) đang vào tới cư xá Tâm Ban Đầu. STOP! Quý thầy đang ngồi quây tròn ngoài sân dưới trời mưa lạnh cao nguyên. STOP! • Lực lượng tấn công thì không ngừng xỉ vả, chửi bới. STOP! • Chông mõ, kinh sách, áo quần, vật dụng... ngổn ngang dưới mưa. STOP! Trời Bát Nhã đang mưa. Quý thầy phải ngồi dưới mưa lạnh. STOP! • Công an đang gọi xe tới chở đi. STOP! • Các ngỏ vào Tu viện đều đã bị chận, Phật tử tới cứu nhưng bị chận lại từ xa. STOP! • Công an tăng cường rất đông, đang chiếm hết các phòng, tập trung tất cả quý thầy xuống sân. STOP! • Họ bắt tất cả quý thầy phải mang ba lô hành lý, chờ xe tới chở đi. Nhưng không biết đi đâu. STOP! • Tình hình bên ni xá vẫn còn yên tĩnh. STOP! Công an đang kéo hai thầy PHÁP HỘI và PHÁP TỤ (hai Sư anh lớn của Tăng thân) ra ngoài, họ lôi đi như lôi một con vật. STOP! • Một Phật tử đang bị công an rượt đuổi, vừa chạy chị Phật tử vừa khóc, kêu nguy quá thầy ơi! STOP! Lực lượng tấn công Bát Nhã ra kỳ hạn cho Tăng thân là trong vòng 2 ngày phải rời khỏi tu viện. STOP! • Các thầy đã bị lực lượng tấn công đàn áp ra khỏi tăng xá, và đang tụng kinh bên ngoài hành lang. STOP! • Có hai thầy đắp y ngồi thiền trước cửa phòng. STOP! • Đồ đạc, và tất cả vật dụng đều đã bị quăng ra sân. STOP! Bây giờ là 9:45 giờ VN ngày 27.9.09, Chúng tôi đang trên đường dây với tu viện Bát Nhã, tình hình Tu viện hiện rất khẩn trương và rất nguy hiểm đến tính mạng của chư Tăng: • Từ đầu cuộc tập trung lực lượng (9:30) đến khi bắt đầu đập phá cho chí giờ này (đang đập phá) công an mặc thường phục đều có mặt trong mọi thời khắc, nhưng không làm gì để can thiệp. Dường như họ có mặt để chỉ huy cuộc tấn công, và những người tấn công là do họ thuê tới vậy? STOP! • Quý thầy đang ngồi thiền ở tầng thứ ba của tăng xá RPB, gửi năng lượng bình yên đến những người đang bị vô minh che lấp, mong Đức Bồ Tát Quan Thế Âm ban nước cành dương làm dịu mát những tâm hồn đang bị lửa vô minh thiêu đốt. STOP! • Chúng tôi nghe được tiếng đập phá rất lớn qua ống nghe của máy điện thoại. Xin click vào đây để biêt thêm chi tiết và hình ảnh : http://phusaonline.free.fr/ |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 27. Sep 2009 , 18:49
Đừng hận thù và đừng tuyệt vọng
Chủ nhật, 27 Tháng 9 2009 22:46 .Xin cầu nguyện cho các thầy và sư cô được bình an. Xin đừng để hận thù và tuyệt vọng nổi lên trong ta vì những hành động bạo động đang xảy ra tại tu viện Bát Nhã. Xin gởi đến quý bạn đọc bài thơ "Dặn Dò" của Thiền sư Nhất Hạnh, được viết vào thập niên 1960. Dặn Dò Thơ Nhất Hạnh Xin hứa với tôi hôm nay Trên đầu chúng ta có mặt trời Và buổi trưa đứng bóng Rằng không bao giờ em thù hận con người Dù con người Có đổ chụp trên đầu em Cả ngọn núi hận thù Tàn bạo, Dù con người Giết em, Dù con người Dẫm lên mạng sống em Như là dẫm lên giun dế, Dù con người móc mật moi gan em Đầy ải em vào hang sâu tủi nhục, Em vẫn phải nhớ lời tôi căn dặn Kẻ thù chúng ta không phải con người. Xứng đáng chỉ có tình xót thương Vì tôi xin em đừng đòi điều kiện Bởi không bao giờ Oán hờn lên tiếng Đối đáp được Sự tàn bạo con người. Có thể ngày mai Trước khuôn mặt bạo tàn Một mình em đối diện. Hãy rót cái nhìn dịu hiền Từ đôi mắt Hãy can đảm Dù không ai hay biết Và nụ cười em Hãy để nở Trong cô đơn Trong đau thương thống thiết Những người yêu em Dù lênh đênh Qua ngàn trùng sinh diệt Vẫn sẽ nhìn thấy em. Tôi sẽ đi một mình Đầu tôi cúi xuống Tình yêu thương Bỗng trở nên bất diệt Đường xa Và gập ghềnh muôn dậm Nhưng hai vầng nhật nguyệt Sẽ vẫn còn Để soi bước cho tôi. |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Tuyet Lan vào ngày 27. Sep 2009 , 19:29
Thân chào Phan Nguyên
Mến chào bạn vừa vào sân trường Cám ơn bạn nhé- TL có nghe về việc này... TL không biết noí gì hết chỉ biết ngậm ngùi cầu nguyện cho Chư Tôn Đức Tăng Ni ở Bát Nhã... |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by nguyen_toan vào ngày 28. Sep 2009 , 13:22 Đài Á châu Tự Do phỏng vấn Thầy Pháp Tụ và Tu Viện Bát Nhã Mặc Lâm : Kính thưa thầy, ngày hôm qua thì hầu như toàn thế giới đã biết tin Tu Viện Bát Nhã bị đàn áp qua lời kể của người dân cũng như vài vị đang tu tập trong Tu Viện. Thầy là một trong ba vị hướng dẫn tu sinh của Tu Viện Bát Nhã và cũng là nạn nhân của vụ đàn áp này, xin thầy vui lòng cho biết một vài chi tiết đã xảy ra ngày hôm qua ạ? Thầy Pháp Tụ : Vào lúc 9 giờ sàng, lúc quý thầy đang ở trong khu tăng xá của quý thầy ở đó thì bên kia người ta đột nhập vô thì có Phật tử, đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi và các anh côn đồ và các anh công an rất là đông. Các anh công an thì đeo khẩu trang, thì mấy thầy bị đập tất cả cá cửa kính, và đồng thời trong lúc đó thì các xóm của các sư cô cũng bị đập tất cả các cửa kính. Tất cả các phòng đều bị đập và đem tất cả các máy móc bên công an đổ nước vô trong đó, máy vi tính này kia đó. Họ nắm đầu nắm cổ mấy thầy, kéo giựt ra ngoài sân rồi họ kêu là mình phải đi, chớ không là bây giờ xe đã tới rồi. Thầy Pháp Tụ Mặc Lâm : Thưa, khi bị hành hung như vậy thì phản ứng của cá thầy ra sao, thưa thầy? Thầy Pháp Tụ : Mấy thầy thì bị hành hung, đánh đập. Mấy thầy chỉ có ngồi đó thôi, ngồi trong tư thế hoa sen, cố gắng giữ tâm cho nó bình an và niệm danh hiệu (Phật) để yểm trợ nhau, tại vì họ muốn tách mọi người chạy tán loạn đó, họ muốn tất cả mọi người phải đi khỏi Tu Viện. Mặc Lâm: Theo sự chứng kiến của thầy thì những người tấn công vào tu viện thuộc thành phần nào? Thầy Pháp Tụ : Mới đầu thì thành phần côn đồ, thành phần đó là trong đợt trước đó và trong đợt này đông hơn nữa, họ tấn công quý thầy. Sau đó thì quý thầy ngồi lại với nhau niệm danh hiệu, ôm nhau niệm danh hiệu. Và sau khi mà nhìn ra bên ngoài thì các anh an ninh họ chỉ điểm một số mặt của quý vị lớn đó, để cho nhóm côn đồ kéo quý thầy ra. Họ đánh, họ làm những hành động rất là... rất là... không còn ra hành động gì hết. Các giáo thọ và tăng sinh phải di chuyển trong mưa dầm sau khi bị trục xuất khỏi tu viện. Hình trích từ video clip Họ đánh rồi họ chửi, họ xé áo, xé y, đập bát, rồi đập đồ, kéo ra cho bằng được. Mình thấy lực lượng an ninh họ quay phim mà mình biết rất là rõ tên của các vị đó. Họ đeo khẩu trang họ quay phim và bắt đầu mấy thầy bị kéo ra ngoài mưa. Ngoài trời mưa hết đó. Họ nắm đầu nắm cổ (mấy thầy) kéo giựt ra ngoài sân rồi họ kêu là mình phải đi, chớ không là bây giờ xe đã tới rồi. Họ chửi bới, họ doạ nạt, họ hăm doạ, rồi mình thấy được là các anh an ninh đứng quay phim trước mặt mình. Họ cũng cố tình họ bắt các vị lớn để đi ra. Họ xúc lên xe. Mặc Lâm : Đối với riêng cá nhân thầy thì họ đối xử ra sao ạ? Tôi thấy là những anh côn đồ được sự hướng dẫn của các anh bên công an vô bắt chúng tôi ra. Và trong lúc các anh dằng xé thì tôi thấy được là có một anh công an đạp vô ngực tôi. Thầy Pháp Tụ Thầy Pháp Tụ : Tôi thì không biết sao họ lại, họ nhìn sao đó, vì họ muốn bắt thầy Pháp Hội và thầy Pháp Tụ, và họ chỉ điểm rất là rõ ràng là hai vị này là những vị lớn, nhưng mà thật ra thì tôi không lớn gì hết nhưng mà không biết sao mà họ cứ chỉ như vậy đó và thế là côn đồ đi vô côn đồ xé áo xé y của tôi và dụt (ném, quăng). Tôi ra đàng trước, và tôi cũng cố gắng trong tư thế ngồi hoa sen, cố gắng giữ thân tâm cho nó an định, nhưng họ dụt tôi ra, tôi cố gắng tôi chạy vô lại. Thì khi chạy vô lại thì nhiều lần như vậy thì họ rất là bực tức và họ kêu xe, họ điều xe taxi vô. Tôi thấy là những anh côn đồ được sự hướng dẫn của các anh bên công an vô bắt chúng tôi ra. Và trong lúc các anh dằng xé thì tôi thấy được là có một anh công an đạp vô ngực tôi. Họ kêu luôn cả những người phụ nữ vô bóp những phần chính của chúng tôi, và họ xúc chúng tôi lên xe. Thì trong lúc mà họ xúc các thầy, các anh của các em nhỏ thì các vị nhỏ thì họ chui cái đầu vô trong bánh xe để cho xe không chạy thì bị họ kéo ra họ đánh và có một số người bị ọc máu ra đó. Đó là đối với bản thân tôi là Pháp Tụ. Tình hình hiện nay Mặc Lâm : Cho tới bây giờ thì thầy có tin tức gì của thầy Pháp Hội hay không, thưa thầy? Thầy Pháp Tụ : Thầy Pháp Hội thì vào buổi chiều lúc 4-5 giờ, 4 giờ rưỡi đó thì họ bắt thầy Pháp Hội đi, thì có một số thầy và chú đứng chặn cả đoàn xe, thì lực lượng công an đã đẩy chúng tôi xuống dưới mương, đánh một thầy vào lưng vào người. Và kể các sư cô nữa, họ cũng đánh. Mới đầu thì chỉ có lực lượng côn đồ rõ ràng nhưng mà sau dó thì chúng tôi thấy rất rõ là lực lượng an ninh họ can thiệp hơi nhiều vào vấn đề này. Và họ mặc đồng phục, có những người mặc đồng phục, có những người không mặc đồng phục, và họ thì chủ đạo họ quay phim, họ chụp hình, và họ cũng bắt những vị lớn để trục xuất lên xe. Còn các vị có máy móc như là máy quay phim hay gì đó thì họ lấy ra họ đập hết. Còn tất cả họ vô trong phòng nào có máy vi tính hay máy gì thì họ đổ nước vô trong đó. Mặc Lâm : Thưa, thầy có thể cho biết những người không phải là côn đồ cũng không phải là công an hay cán bộ an ninh nhưng họ cũng đã tham gia vào chuyện tấn công này. Thầy có thể cho biết họ là ai và động cơ thúc đẩy họ làm những điều này là gì ạ? Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA Thầy Pháp Tụ : Dạ thưa anh, những người Phật tử này không phải là Phật tử địa phương mà đây là những người Phật tử - đệ tử ruột của sư phụ Thích Đức Nghi và một số người côn đồ rất là đông, họ được thuê muớn vào. Mặc Lâm : Ngoài côn đồ và nhóm Phật tử đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi như thầy vừa cho biết thì có mặt của các viên chức chính quyền địa phương hay của tỉnh hay không? Thầy Pháp Tụ : Khi mà chính bản thân tôi ra ngoài xe thì tôi thấy là rõ ràng có một cái anh Thành mà trước kia tôi đã được làm việc là anh tự xưng anh là người ngoài Bộ vô để giải quyết tình Bát Nhã và anh giải quyết trong một thời gian gấp rút. Trong lúc anh đứng anh hướng dẫn cho tất cả mọi người lên xe thì tôi thấy là trong đó có tất cả các ban ngành của tỉnh, từ cấp tỉnh tới cấp thị xã, tới cấp... không thiếu một ai hết. Tôi thấy lực lượng rất là đông. Mặc Lâm : Hiện nay theo thấy biết thì còn bao nhiêu người vẫn bị giam giữ, thưa thầy? Thầy Pháp Tụ : Hiện bây giờ rất là nguy cho hai thầy lớn. Họ muốn bắt tất cả các vị lớn vì để các các vị nhỏ họ tự hoang mang, các sư cô từ đó mà cũng phải bị khống chế dễ dàng trong việc trục xuất. Đó là thầy Pháp Hội - một anh lớn của chúng tôi, và thầy Pháp Sĩ, và họ đang đi truy lùng tôi, đó là thầy Pháp Tụ. Mặc Lâm : Chúng tôi cũng được biết là hôm qua thì thầy đã bị bắt và giải lên xe taxi nhưng mà thầy làm cách nào để mà thoát được? Thầy Pháp Tụ : Thì hôm qua thì côn đồ cũng như công an họ đi truy lùng tôi từ sáng tới tối. Sau khi mà họ trụ xuất tôi lên xe taxi và tôi đã kiếm cách để nhờ taxi cho tôi xuống. Tôi đã chạy được thoát ra khỏi cái đó, và hiện bây giờ tôi đang tới một cái nơi ngoài khu vực của Bảo Lộc. Khi mà tôi đi ra thì tới ba cái đoạn đường bị chặn đường xe, nhưng mà may là người chở tôi là người biết cái cách để họ đi qua được. Trong lúc qua như vậy tôi phải mặc áo mưa, tại vì thật ra tôi cũng không còn đồ gì, họ xé tất cả quần áo của tôi, y áo, bình bát. Hiện bây giờ tôi như người không có gì hết Mặc Lâm : Hiện thầy có tin tức gì của thầy Pháp Sĩ hay không? Thầy Pháp Tụ : Vào lúc khuya thì tôi nhận được điện thoại ngắn của thầy Pháp Sĩ, sau đó thì không có liên lạc được nữa, tức là thầy Pháp Sĩ nói là thầy Pháp Sĩ được 4 người công an áp tải về địa phương, đó là khu vực Khánh Hoà, quê hương của thầy. Vào lúc 3 giờ 55 phút sáng nay thì tôi nhận được một cú điện thoại ngắn của thầy và từ lúc đó đến giờ không liên lạc được với thầy nữa qua hai số điện thoại của thầy. Đó là (thầy) đang bị giam ở chỗ công an Khánh Hoà. Rồi còn thầy Pháp Hội thì chúng tôi không liên lạc được. Thầy có hai số điện thoại nhưng mà không có số nào liên lạc được, tại vì trước khi họ bắt thì có những người họ nói là họ sẽ không từ một cái thủ đoạn gì đối với những vị lớn, cho nên chúng tôi rất là nguy. Họ đã lùa tất cả, họ trục xuất tất cả quý thầy, quý cô. Hiện bây giờ mọi người đang ở ngoài thị xã Bảo Lộc, đó là nằm ở ngay chùa Phước Huệ. Thầy Pháp Tụ Đối với lại quý thầy tôi không biết là hiện bây giờ thầy Pháp Sĩ và thầy Pháp Hội đang bị những cái nguy khó gì. Và bây giờ không có cách nào để liên lạc được với hai thầy. Mặc Lâm : Tình trạng chung của các tu sinh cũng như các giám thọ của Tu Viện hiện nay ra sao, thưa thầy? Thầy Pháp Tụ : Dạ thưa anh, họ đã lùa tất cả, họ trục xuất tất cả quý thầy, quý cô. Hiện bây giờ mọi người đang ở ngoài thị xã Bảo Lộc, đó là nằm ở ngay chùa Phước Huệ, đó là chỗ mà chùa của vị Chánh Đại Diện của thị xã này. Đó là Thượng toạ Thích Thái Thuận. Thượng Toạ là người bị hành hung và bị nhập viện, bị đánh khi mà Thượng Toạ đi với lại Ban Trị Sự và Thượng Toạ đã bị đánh và nhập viện. Thì hiện giờ chúng tôi đang ở chùa của Thượng Toạ, tại vì ở Bát Nhã đi vào, từ thị xã Bảo Lộc đi vô thì chỉ có một con đường duy nhất, không có con đường nào thoát ra được hết. Tấn công ở Bếp Lửa Hồng Mặc Lâm : Chúng tôi liên lạc với sư cô Phúc Nghiêm, hiện đang cố gằng lẫn trốn sự vây hãm của công an buộc phải trở về nguyên quán. Sư cô Phúc Nghiêm cho chúng tôi biết tình hình của sư cô như sau: Bây giờ mình đang bị tấn công ở nơi Bếp Lửa Hồng, thành ra bây giờ chỉ phải nhanh chưn để làm sao đi ra khỏi đây thôi. Dạ, họ vừa mới đi kiếm đây thôi, họ đi rất là đông. Xin lỗi chú nghe, tại vì bây giờ đang rất là bận, bận vì đang phải chạy đó... Sư Cô Pháp Nghiêm Sư Cô Pháp Nghiêm : Hiện bây giờ chắc là mình chưa có nói được, tại vì bây giờ mình đang bị tấn công ở nơi Bếp Lửa Hồng, thành ra bây giờ chỉ phải nhanh chưn để làm sao đi ra khỏi đây thôi. Dạ, họ vừa mới đi kiếm đây thôi, họ đi rất là đông. Xin lỗi chú nghe, tại vì bây giờ đang rất là bận, bận vì đang phải chạy đó. Tại vì mọi người kia họ mới kéo xuống mấy chục người đó, họ đang làm rất là um sùm lên, thành ra mấy chị em đang phải chạy đi ra ngoài. Quý vị vừa nghe thầy Pháp Tụ kể lại những diễn biến trong vụ đàn áp Tu Viện Bát Nhã cùng những hoạt động tiếp tục săn đuổi của công an ép buộc các tu sinh của tu viện này phải trở về nguyên quán. Đài Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục tường trình những sự kiện mới nhất trong vụ này mong quý vị | |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 30. Sep 2009 , 04:03
Những đứa con của bà Mãn Từ
PSN - 29.09.2009 | Huệ Trân Trong mười đại đệ tử của Đức Thế Tôn, vị tỳ kheo được xếp hạng thứ ba, sau hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là tôn giả Phú Lâu Na, người được tôn xưng là Đệ Nhất Thuyết Pháp. Khác với đa số các quốc gia trên thế giới, tại Ấn Độ, con cái thường được gọi bằng tên của mẹ. Đầy đủ tên của tôn giả, theo Phạn-ngữ, là Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử. Vì tên khá dài nên đại chúng thường gọi tắt là Phú Lâu Na (Puràna) mà Hán-ngữ dịch là Mãn Từ Tử. Nghe qua, danh hiệu của tôn giả thật vô cùng đơn giản. Mãn Từ Tử chỉ có nghĩa là con của bà Mãn Từ mà thôi, nhưng ẩn nghĩa sâu sa thì đây là một con người mà hoài bão cũng như lòng từ bi trải rộng vô biên trước mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, đều bước tới thong dong bằng sự can trường để cứu độ. Khi xưa, theo luật Phật chế thì hàng năm, tăng đoàn đều phải hội tụ về một địa điểm để cùng học hỏi kinh nghiệm, trao truyền năng lượng và thúc liễm thân tâm. Đó được gọi là mùa An Cư Kiết Hạ. Sau ba tháng an cư, Đức Thế Tôn sẽ tùy theo khả năng của các tỳ kheo mà chỉ định tới những nơi hoàng pháp. Một lần, sau khi được phân định, tôn giả Phú Lâu Na đã đảnh lễ Đức Thế Tôn để xin được hoằng pháp ở xứ Du Lô Na, còn được gọi đơn giản là Du Na. Đức Phật bảo: - Xứ Du Na ư? Nơi ấy giao thông chưa thuận tiện, đường đi hiểm trở, khó khăn vô cùng. Vả chăng, có tới được thì dân tình ở đó rất cộc cằn, bạo ngược, đối xử với nhau dã man chẳng chút tình người, huống chi là đối với người từ phương xa tới. Sở dĩ ta chưa gửi các ông tới đó vì còn muốn chuẩn bị dân tình để bảo vệ tính mạng các ông. Nay ông đã xin đi, vậy ông không e ngại gì sao? - Bạch Đức Thế Tôn, Giáo pháp của Phật là ánh sáng nên con nguyện đem ánh sáng này soi chiếu những nơi tăm tối để họ cùng được hưởng hạnh phúc như con. - Này Phú Lâu Na, ta tin tưởng sự từ bi của ông nhưng khi đến đó, nếu dân xứ ấy không nghe ông nói, không tiếp đón ông, mà lại chửi rủa, sỉ nhục ông thì ông nghĩ sao? - Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ chỉ chửi rủa, sỉ nhục con là họ còn quá tốt với con vì họ chưa dùng tới dao gậy. - Tốt lắm! Thế nếu họ dùng đến dao gậy thì sao? - Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ dùng dao gậy dọa nạt thì họ cũng còn tốt quá, vì họ chỉ muốn đuổi con đi chứ chưa làm bị thương thân thể. - Thế, nếu dọa nạt bằng dao gậy mà ông chưa đi, họ sẽ dùng dao gậy ấy đánh đập ông, làm bị thương, làm chảy máu thì ông nghĩ sao? - Bạch Đức Thế Tôn, nếu họ dùng dao gậy đánh đập con, làm bị thương, làm chảy máu thì họ vẫn còn tốt với con vì họ chưa nỡ giết con. - Này Phú Lâu Na, thế nếu dân chúng xứ Du Na hùa nhau hành hung, đánh đập ông cho đến chết thì sao? - Bạch Đức Thế Tôn, nếu điều đó xảy ra, con sẽ tri ân họ đã giúp con xả bỏ tấm thân uế trược này. Đã có sinh, ắt có tử. Nếu được xả thân vì lời nguyện trao truyền đạo pháp là hạnh phúc mà con sẽ hoan hỷ đón nhận. Nghe những lời dũng cảm đó, Đức Thế Tôn nhìn khắp đại chúng giây lâu rồi mới phán rằng: - Này Phú Lâu Na, với những lời ông vừa thưa thỉnh, ta không còn gì phải lo lắng nữa. Ông hãy lên đường tới xứ Du Na để hoằng dương chánh pháp. Hình ảnh can trường, dũng cảm, từ bi của vị tôn giả đệ nhất thuyết pháp Phú Lâu Na đang rực sáng ở một địa ranh nhỏ bé miền cao nguyên phía Nam nước Việt Nam. Bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng đang tỏa sáng tinh thần Phú Lâu Na, nguyện ở lại nơi hiểm nguy, tàn bạo để thể hiện chánh pháp. Thái độ của những người nắm quyền sinh sát tại Việt Nam trong thời điểm này đang mang sắc thái của dân xứ Du Na thời xưa, nhưng vượt trội hơn vì thêm những sáng kiến mà tôn giả Phú Lâu Na chưa được nếm thử. Chẳng hạn như, đốt am thất, quăng đồ đạc, cắt đứt nguồn ẩm thực, bỏ rắn độc vào y bát, chặt cầu, phá mương, dùng nữ nhân làm nhục chư tăng, xé y áo, lôi kéo, đánh, đạp, hành hung, chặn bắt, phá xe, ném phân hôi thối vào những người đến tiếp trợ v.v… Đức Thế Tôn chưa hỏi tôn giả Phú Lâu Na hết những điều như bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã đang chịu đựng, có lẽ vì khi xưa dân xứ Du Na có nổi tiếng dã man, tàn bạo cũng còn kém xa chế độ ở xứ Việt Nam ngày nay! Tôn giả Phú Lâu Na là một, trong mười đại đệ tử của Đức Phật nên với trí tuệ, đạo hạnh, tín tâm, uy lực, tinh tấn, dũng mãnh ... mới thanh thản mang hạnh vô úy bước vào nơi hiểm nguy. Nhưng những ai còn chút lương tâm con người, hãy nhìn bốn trăm tăng ni sinh tại tu viện Bát Nhã xem! Họ là những người trẻ tuổi, nếm được hương vị an lạc, giải thoát của giáo pháp nhiệm mầu nên đã sớm từ bỏ những thú vui dục lạc đời-thường, chuyển giọt nước tới dòng sông để muôn sông cùng chảy ra biển lớn. Với tuổi đạo, họ là những người con quá nhỏ bé của Như Lai, nhưng trước những thử thách thập phần tàn bạo hơn, thập phần gian nguy hơn xứ Du Na thời xưa, bốn trăm người con bé bỏng bỗng nhất loạt vươn vai Phù Đổng. Năng lượng đó từ đâu mà có, nếu không từ những tấm gương sáng từng được tưới tẩm bằng giáo pháp nhiệm mầu! Không chờ đúc ngựa sắt, gậy sắt, họ chỉ tĩnh tọa, đồng niệm hồng danh Quan Thế Âm. Và chỉ thế thôi, họ vượt qua sợ hãi, chiến thắng đói lạnh, trang nghiêm cõi Phật bằng trang nghiêm thân mình. Với những gì cực kỳ mầu nhiệm đang xảy ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, nước Việt Nam, mà toàn cầu đang theo dõi, không ít người đã sửng sốt nhận ra là bốn trăm tăng ni sinh ở đó đang hóa thân thành NHỮNG NGƯỜI CON CỦA BÀ MÃN TỪ. Đã là con của bà Mãn Từ thì dù bị xô đuổi phương nào, đâu chẳng là Bát Nhã! Tội nghiệp thay, những kẻ đang chịu trách nhiệm này có biết như thế không? Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi, Svaha. Huệ Trân (Đại Ẩn Sơn, Lộc Uyển Tự, chớm thu 2009) Bài viết xuất xứ từ http://phusaonline.free.fr/ButViet/DieuTran-LLNgoc/HueTran/53_Nhungduacon.htm |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 06. Oct 2009 , 00:03
Phật tử trẻ: CHÚNG CON ĐÃ SẴN SÀNG!
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/240_Chungcondasansang.htm PSN - 4.10.2009 | NHÓM PHẬT TỬ TRẺ Lời kêu gọi của Tăng thân Bát Nhã đưa ra chưa được bao lâu trong ngày, Tòa soạn đã nhận được thư đáp lời của Nhóm Phật Tử Trẻ gửi đi từ quốc nội. Các bạn trẻ của chúng ta đã trả lời rằng: Chúng con đã sẵn sàng cho tinh thần tử vì Đạo, nếu phải chết đi để 400 hạt giống Bồ Đề được nở rộ đem lại nguồn hạnh phúc cho thế hệ sau này thì cái thân bất tịnh này chúng con cũng chẳng tiếc chi ... Phật tử chúng con sẵn sàng nghe lời hiệu triệu! Ký tên NHÓM PHẬT TỬ TRẺ. Chúng con sinh ra trên đất nước Việt Nam, con muốn lớn lên trong sự tự hào về đất nước mình, chứ con không muốn lớn lên trong sự tủi nhục khi 400 công dân của nước Việt Nam đang bị nhà nước đàn áp. Chúng con không muốn cho bạn bè thế giới cứ đặt những câu hỏi thắc mắc với chúng con khi hỏi về nhân quyền ở Việt Nam. Bạn bè thế giới ai cũng biết chuyện này và họ luôn mail về cho chúng con. Chúng con cảm thấy thật ngượng ngùng khi trả lời câu hỏi của họ. Chúng con là giới Phật tử trí thức trẻ đều đã có địa vị trong xã hội, chúng con đã được tưới tẩm hạt giống hạnh phúc trong suốt thời gian qua. Chính quý Thầy Cô ở Bát Nhã đã tạo thêm chất liệu cuộc sống cho chúng con. Nỗi đau của Bát Nhã là vết cắt trong lòng của người Phật tử. Sự đàn áp của chính quyền nhà nước lên 400 tu sinh ấy là nỗi tủi nhục cho những ai là công dân của nước Việt Nam. Có một vị trong Tăng thân đã nói “Chúng con chỉ muốn tu thôi mà!”. Chẳng lẽ hành động tụng kinh niệm Phật, sống trong chánh niệm, tập sống thực với giây phút hiện tại, hướng dẫn mọi người đi vào con đường tỉnh thức được gọi là hoạt động chính trị hay sao? Nếu nói Tăng thân hoạt động chính trị thì sao không đưa ra được những thiệt hại nào của đất nước mà do Tăng thân gây ra trong suốt những năm qua? 400 vị tu sĩ ấy là 400 nỗi bớt lo của đất nước, quý vị ấy không hút chích, không tệ nạn xã hội, họ đều là những người có học thức, có trình độ đại học chứ không phải là những kẻ chán đời, thất tình vào chùa mà tu. Họ đã nhận thấy được chân lý trong cuộc sống. Họ tự nguyện hy sinh danh vọng, địa vị trong xã hội để sống một cuộc đời đơn giản thanh cao. Họ im lặng cầu nguyện Quán Thế Âm trong cuộc bạo động, không một sự chống cự, họ chỉ cầu mong cho thế giới này được bình an. “Ngày nào thế giới chung câu đại đồng Hận thù đã hết yêu thương thật lòng Đạo Từ Bi sáng soi như vầng hồng Và nguồn hạnh phúc sáng soi nghìn trùng.” Vậy đó! Những hành động cao quý ấy lại bị chính phủ gán cho cái tội là hoạt động chính trị rồi đuổi khỏi tu viện một cách tàn bạo, độc ác. Không biết những con người đã ra tay đàn áp Tăng Ni Bát Nhã ấy có còn là con người hay không? Chắc chắn là không rồi! Con người ai mà làm chuyện đó. Chúng con đã sẵn sàng cho tinh thần tử vì Đạo, nếu phải chết đi để 400 hạt giống Bồ Đề được nở rộ đem lại nguồn hạnh phúc cho thế hệ sau này thì cái thân bất tịnh này chúng con cũng chẳng tiếc chi. Hơn nữa phải sống trong sự tủi nhục thì cuộc sống có còn ý nghĩa gì nữa không? Bức huyết thư của Tăng Ni trẻ Lâm Đồng cũng đã nói lên hết tinh thần của người Phật tử Việt Nam nói chung và giới Phật tử trí thức trẻ chúng con nói riêng. Phật tử chúng con sẵn sàng nghe lời hiệu triệu! Nhóm Phật tử trẻ. Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/240_Chungcondasansang.htm |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 06. Oct 2009 , 00:15
Huyết Thư bênh vực Tăng Ni chùa Bát Nhã
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA, 2009-10-03 Chiều thứ Tư vừa qua, một số tăng ni trẻ tại Lâm Đồng đã gởi một huyết thư lên các cơ quan hữu trách địa phương, nói rằng không thể khoanh tay ngồi nhìn mà sẽ quyết tử vì đạo trước cảnh mấy trăm tăng thân Bát Nhã đang tạm lánh nơi chùa Phước Huệ mà vẫn tiếp tục bị đe dọa, xua đuổi từ hôm Chúa Nhật đến giờ. Thanh Trúc trình bày một số chi tiết qua trao đổi với một tu sĩ góp phần soạn thảo huyết thư: Huyết thư có chữ ký của năm mươi tăng ni trẻ ở huyện Đức Trọng và thành phố Dalat thuộc tỉnh Lâm Đồng, được gởi đến Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng, Sở Nội Vụ tỉnh Lâm Đồng, Sở Công An tỉnh Lâm Đồng, cùng các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong tỉnh Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc, nơi việc Bát Nhã đang lôi kéo sự chú ý từ nhiều giới. Quyết tử vì đạo Từ huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, tu sĩ Thích Thanh Quang, trụ trì chùa Phổ Minh, cho biết: “Ngày hôm kia tôi cùng một số quí thầy quí cô gồm bảy người họp bàn với nhau để soạn huyết thư. Sau đó tôi đi một vòng huyện Đức Trọng thì lấy thêm được mười ba chữ ký. Thầy Nguyên Hiền lên Dalat để xin thêm chữ ký của quí thầy quí cô tại thành phố Dalat. Vì sao mà gọi là huyết thư? Khi mà thấy những thầy cô khác không được tạo điều kiện tốt để tu tập, đồng thời có bị đàn áp, có bị hành hung thì chúng tôi có nói là nếu mà các cấp lãnh đạo chính quyền nhà nước Việt Nam cũng như các cấp lãnh đạo giáo hội mà không tạo điều kiện tốt cho quí thầy quí cô tu tập thì nếu cần chúng tôi sẽ quyết tử vì đạo. Chính vì vậy cho nên mới nói đó là huyết thư.” Nội dung huyết thư Nội dung của huyết thư có bốn điểm kiến nghị chính. Thứ nhất, nếu đây là chuyện nội bộ Phật Giáo thì hãy để cho Phật Giáo giải quyết. Thứ hai, tuyệt đối không được động đến tu sinh Làng Mai hiện đang tị nạn tại chùa Phước Huệ bằng bất cứ giá nào. Thứ ba, hãy để cho bốn trăm tu sinh Làng Mai được tiếp tục tu học trong giới luật của Phật, trong vòng tay bảo bọc của Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong tỉnh. Và thứ tư, không được cưỡng chế, hăm dọa, cản trở và tác động từ bên ngoài đến các tu sinh Làng Mai. Động lực Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do về động lực thúc đẩy các tăng ni trẻ phải thảo huyết thư này, tu sĩ Thanh Quang khẳng định đây là tình linh sơn cốt nhục giữa đồng đạo với nhau chứ không xuất phát từ ý thức chính trị, đảng phái hay hệ phái hoặc giáo hội nào: “Ông bà mình đã nói là máu chảy ruột mềm. Là một con người thấy kẻ khác bị áp bức mình đã không chịu được, huống thay chúng tôi là những tu sĩ mà thấy những tu sĩ đồng đạo với mình bị chèn ép bị đánh đập thì nói là chúng tôi không liên can là không đúng. Vì lương tâm của một con người, vì lương tâm của một tu sĩ mà chúng tôi nói, còn nguyên nhân sâu xa nếu mà nói về chính trị thì chúng tôi không bàn. Chúng tôi là thầy tu mà, không có làm chính trị, chúng tôi sống và học Phật pháp, bất kể ai có thái độ kỳ thị hoặc phân biệt hoặc đàn áp hoặc bất công đối với tu sĩ là chúng tôi không thể chấp nhận được. Cho tới giờ chúng tôi chưa nhận được một trả lời một phản ảnh gì từ phía nhà nước cả.” Vu khống chiếm chùa Phước Huệ Được hỏi ông nghĩ sao trước việc từ ngày đài phát thanh Bảo Lộc loan tin các tăng thân Làng Mai, được thượng tọa Thích Thái Thuận cho phép tạm lánh trong chùa Phước Huệ, đang có ý định chiếm chùa này, tu sĩ Thanh Quang cho rằng đó là sự vu khống: “Nếu nói tăng thân Làng Mai muốn chiếm tu viện Bát Nhã hay chùa Phước Huệ là không hợp lý. Vì tu viện Bát Nhã trước đây là thượng tọa Đức Nghi đã cúng dường cho sư ông Làng Mai về đó để phổ biến một pháp môn cho mọi người tu tập. Trong Phật pháp có nhiều pháp môn, ai hợp pháp môn nào thì tu tập theo pháp môn đó. Còn hiện giờ tăng thân Làng Mai, đã chấp hành theo văn bản của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng như những văn bản của chính phủ Việt Nam, thì họ đã rời khỏi tu viện Bát Nhã mặc dù rời khỏi dưới sự áp lực, lôi kéo, đánh đập. Mà khi trong trời mưa bão họ đã ra chùa Phước Huệ thì thượng tọa Thái Thuận, với tư cách một ông thầy lớn, khi thấy tu sĩ trẻ dầm mưa giải gió như vậy thượng tọa đã cho họ vào tạm thời để tránh mưa bão. Ban Trị Sự của tỉnh Lâm Đồng cũng nói là chờ vài ngày, đợi hòa thượng phó thường trực Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng đi họp ngoài Hà Nội về thì sẽ họp để giải quyết. Như vậy họ tạm thời ở đó chứ làm sao mà nói là họ muốn chiếm đoạt chùa Phước Huệ được? Tất cả những lời đó theo tôi là vu khống.” Không can thiệp mà còn bác bỏ Trả lời câu hỏi tiếp là tại sao phải gởi huyết thư lên Sở Nội Vụ Lâm Đồng và Sở Công An Lâm Đồng khi mà từ lúc xảy ra chuyện hành hung và trục xuất tăng ni khỏi chùa Bát Nhã thì viên chức hữu trách lẫn công an địa phương chẳng những không can thiệp mà còn bác bỏ khi được hỏi đến, tu sĩ Thích Thanh Quang nói: “Khi mà có những người đánh đập quí thầy quí cô như vậy thì có sự chứng kiến của công an. Có những người mặc sắc phục công an đứng đó và nhìn thấy. Lẽ ra lực lượng công an hay lực lượng an ninh phải bảo vệ an toàn cho người dân. Tuy nhiên khi quí thầy quí cô bị đánh đập là công an đứng đó mà công an không can thiệp. Đây là sự thật. Chiều thứ Tư, khi bức thư được gởi đi rồi, bản thân tôi có tiếp xúc với hai anh cảnh sát của phòng PA 38 tức phòng cảnh sát phụ trách về an ninh tôn giáo tỉnh Lâm Đồng. Tôi có nói với các anh đó là chúng tôi đã gởi bức thư như vậy và chúng tôi lên tiếng là vì lương tri của một con người và vì lương tâm của một tu sĩ. Sau đó thì đại diện của chính quyền huyện Đức Trọng cùng các ban ngành huyện Đức Trọng có đến chùa Phổ Minh để làm việc với tôi. Tôi cũng có khẳng định với họ thẳng như vậy, tôi yêu cầu các vị phải đề đạt với lãnh đạo của các vị, tạm thời trong lúc chờ đợi Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng giải quyết thì yêu cầu không được tạo bất cứ áp lực nào đối với thượng tọa Thái Thuận nữa. Nhưng mà đến chiều hôm qua tại chùa Phước Huệ đã có những người treo loa phóng thanh vu khống nói những lời xúc phạm tới thượng tọa Thái Thuận. Tôi có gọi điện thoại báo cho công an cảnh sát phòng PA 38 thì công an ở đó trả lời không có hành động treo loa phóng thanh để nhục mạ thượng tọa Thái Thuận, trong lúc đó là sự thật đang diễn ra tại Bảo Lộc.” Để có thể xác minh về huyết thư cùng những điều tu sĩ Thích Thanh Quang kể, chúng tôi gọi về cho ông Tuấn thuộc phòng PA 38 tức phòng an ninh tôn giáo tỉnh Lâm Đồng, câu trả lời là: “Bên này tôi không có liên quan, tôi không phải an ninh tôn giáo. Tôi tên Tuấn là đúng rồi nhưng tôi làm ở bộ phận khác, tôi không có liên quan đến cái mảng này, chịu thôi... phòng ban nó nhiều bộ phận lắm.” Ngay trước khi bài này được gởi đi, thầy trụ trì chùa Phổ Minh, tu sĩ Thích Thanh Quang, một trong những vị khởi xướng bức huyết thư bênh vực tăng thân Bát Nhã bị bách hại, báo tin mới nhất: “Tối qua thượng tọa Thái Thuận tại chùa Phước Huệ có gọi điện thoại liên hệ được với ông Dược. Ông Dược làm ở Ban Tôn Giáo Trung Ương Chính phủ ở ngoài Hà Nội. Ông có cảm ơn thượng tọa Thái Thuận đã cưu mang số tu sinh của Làng Mai trong mấy ngày và ông hứa với thượng tọa là tất cả những vụ việc lộn xộn ở Phước Huệ thì ông sẽ chỉ đạo cho tỉnh Lâm Đồng là phải giữ yên, và ông mong rằng thượng tọa Thái Thuận cố gắng cưu mang những tu sinh Làng Mai một vài ngày nữa rồi sẽ có trung ương chính phủ vào tận Lâm Đồng để giải quyết.” Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 06. Oct 2009 , 00:18
HUYẾT THƯ
của Tăng - Ni trẻ tỉnh Lâm Đồng Nhận ngày 30.9.09 - 07:49 Phổ biến ngày 30.9.09 - 19:50 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. - Thành kính đảnh lễ lịch đại Tổ Sư, Anh Linh Chư Vị Thánh Tử Đạo chứng giám. - Thành kính đảnh lễ và cung thỉnh Chư Tôn Đức trong Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Lâm Đồng cùng Chư - Tôn Đức Tăng – Ni chứng minh. Kính gởi: - Sở Nội Vụ Tỉnh Lâm Đồng - Sở Công an tỉnh Lâm Đồng - Các cơ quan, ban ngàh đoàn thể trong tỉnh Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc Chúng tôi thay mặt đông đảo Tăng – Ni trẻ đang tu tập trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng, sau lưng chúng tôi còn còn hàng ngàn Phật tử sẵn sàng nghe lời hiệu triệu, chúng tôi viết huyết thư này kính gởi các ban ngành hữu quan, xin trình bày một việc như sau: Suốt nhiều tháng qua, các tu sinh đang tu học tại Tu Viện Bát Nhã luôn bị quấy nhiễu bởi nhiều thế lực bên ngoài; bên trong thì không điện, không nước, tình hình càng ngày càng trở nên căng thẳng và bức xúc. Chúng tôi không biết rõ nguyên nhân sự việc như thế nào, chính vì thế chúng tôi im lặng. Chúng tôi là những Tăng – Ni trẻ, có học thức, có chánh kiến, có sự đoàn kết và thương yêu trong tinh thần giới luật Phật giáo. Chúng tôi không phải là những kẻ bồng bột, nông nỗi. Đối với những việc quốc gia đại sự hay những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, chúng tôi không xen vào. Tuy nhiên, đối với những gì xảy ra tại Tu Viện Bát Nhã suốt những ngày qua 26, 27, 28 tháng 09 năm 2009, chúng tôi được biết các tu sinh tại đây bị những kẻ lạ mặt xông vào hành hung nhằm trục xuất khỏi Tu Viện, đẩy những tu sinh vô tội ra ngoài trời mưa gió bão, đói rét, rồi lăng mạ, chửi rủa, kể cả những hành động tồi bại nhất họ cũng không chừa… Tất cả những sự việc ấy đều diễn ra trước sự chứng kiến của công an và chính quyền. Như thế đây không phải chỉ là việc của nội bộ Tu Viện Bát Nhã mà chính là những hành động được sự điều khiển của nhà nước. Xét thấy những người đồng đạo bị hành hung và bị đẩy ra ngoài một cách thương tâm như vậy, Tăng – Ni trẻ chúng tôi không thể làm ngơ được. Tình Linh Sơn cốt nhục là thiêng liêng và bất tuyệt, chúng tôi không thể khoanh tay ngồi nhìn những tu sinh bị ức hiếp như vậy, nên chúng tôi viết huyết thư này gởi đến quý cấp hữu quan những kiến nghị như sau: 1. Nếu đây là chuyện của nội bộ Phật giáo hãy để cho nội bộ Phật giáo giải quyết. 2. Tuyệt đối không được động đến tu sinh Làng Mai (hiện đang tỵ nạn tại chùa Phước Huệ Bảo Lộc) bằng bất cứ hình thức nào. 3. Hãy để cho 400 tu sinh Làng Mai được tiếp tục tu học trong giới luật của Phật, trong vòng tay bảo bọc của Chư Tôn Đức Tăng – Ni trong tỉnh. 4. Không được cưỡng chế, hăm dọa, cản trở và tác động từ bên ngoài đến các tu sinh Làng Mai. Đây là huyết thư, với động lực duy nhất là tình Linh Sơn cốt nhục, tuyệt đối không xuất phát từ những ý thức chính trị, đảng phái hay hệ phái, giáo hội nào. Nếu không thực hiện được thì Tăng – Ni trẻ chúng tôi thật hổ thẹn với liệt tổ, liệt tông. Chính vì vậy, nếu các cấp chính quyền gây thêm bất kỳ một áp lực nào như đã làm, chúng tôi báo trước là sẽ quyết tử vì tình đồng đạo, hậu quả là không thể lường được. Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát. Lâm Đồng, ngày 30/09/2009 Tăng – Ni trẻ tỉnh Lâm Đồng Đồng kí tên. |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 06. Oct 2009 , 00:23
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/239_Tin-4-10-09.htm
Chính quyền dùng "luân phiên chiến" áp lực tăng ni từ bỏ đường tu - Quan chức công an đe dọa tăng ni phật tử Phước Huệ PSN - 4.10.2009 [BẢO LỘC – 4.10.09] Kỷ niệm 7 ngày pháp nạn. Các tu sinh Bát Nhã đang tị nạn tại chùa Phước Huệ có ngày thực tập im lặng hùng tráng để gửi năng lương bình an cho những khó khăn đang xảy ra. Vào lúc 09 giờ 30 phút chính quyền tỉnh Daklak gồm Công an tôn giáo, Công an tỉnh, UB mặt trận kết hợp với Công an Bảo Lộc có mặt tại chùa Phước Huệ vận động số tu sinh tu Bát Nhã có hộ khẩu thường trú Daklak trở về và họ nắm rất rõ số lượng gồm 27 vị. Thành phần chính quyền tỉnh Daklak gồm Ông Hoanh là Công an tỉnh làm trưởng đoàn, ông Thuận là Công an tôn giáo thăm hỏi tình hình và khuyên số tu sinh Daklak trở về địa phương. Số tu sinh có hộ khẩu tỉnh Daklak đã trả lời: “Qua những khó khăn áp bức chúng tôi không trách ai và chỉ có nguyện vọng là được tu chung với nhau và xin chính quyền xem xét và tạo điều kiện.” Chính quyền đang đưa ra “luân phiên chiến”, cho các đoàn thay phiên nhau vào làm việc thường xuyên để quay các thầy cô. Công an đã và đang gây áp lực cho các vị phật tử ra vào chùa Phước Huệ, những người đi chợ mua thức ăn đều bị lục soát rất kỹ. Còn những người phật tử khắp nơi nghe tin các tu sinh tại chùa Phước Huệ đến thăm thì phía công an nói quý vị không nên vào với lý do nguy hiểm “nhóm tu sinh trong đó đang làm chính trị” (SIC). Tối mùng 02 tháng 10 năm 2009, Ông Hiển phó Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng và ông Văn phó Giám đốc Công an thị xã Bảo Lộc đến chùa Phước Huệ và có nói chuyện với các thầy có trách nhiệm tại chùa Phước Huệ và bảo rằng:“nếu những nhóm lạ mặt tiếp tục tới hành hung với số tu sinh Bát Nhã thì các thầy giải quyết như thế nào”. Và được các thầy có trách nhiệm tại chùa Phước Huệ đã trả lời rằng “nếu xảy ra trường hợp có người vào hành hung tại chùa Phước Huệ như vậy chúng tôi sẽ đóng cổng chùa, đốt chùa và cùng tự thiêu.” Vấn nạn gỉa tưởng ông Hiển và ông Văn đưa ra đã làm cho người dân và tập thể tăng ni đang sinh hoạt tại chùa Phước Huệ rất là bất an. Câu hỏi của chúng tôi là: Là hai quan chức đứng đầu ngành công an cấp tỉnh và thị xã mà lại đưa ra giả tưởng như thế, phải chăng hai ngài muốn đe dọa tăng ni và phật tử trong chùa? Với lực lượng công an cảnh sát đủ loại của quý ngài tục trực 24/24 giờ trong và ngoài chùa đến con kiến cũng không lọt thì "nhóm lạ mặt" nào dám tới đây hành hung người hiền lương vô tội nếu không có sự đồng tình cho phép của quý ngài? Và nếu "nhóm lạ mặt" nào đó có tới được và hành hung tăng ni phật tử Phước Huệ có lẽ quý ngài sẽ đứng yên quay phim mặc cho họ mốn đánh, muốn giết thì giết giống như việc xảy ra ngày 27.9.09 ở Bát Nhã đúng 1 tuần qua hay sao? Như thế, chức năng của quý ngày là gì? Để bảo vệ các quyền lợi của công dân hay bảo vệ những "kẻ lạ mặt" phá rối an ninh trật tự của lương dân? Nhân dân cả nước rất mong được nghe hai ngài trả lời. Phóng viên tự do tường trình từ Bảo Lộc. 4.10.2009 |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 10. Oct 2009 , 18:35
Những cái thấy ở tu viện Bát Nhã
Xuất xứ bài này : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/279_Nhungcaithay.htm PSN - 11.10.2009 | Đào Thị Ngọc Trâm Tôi đến Bát Nhã lần thứ nhất vào ngày 4 và 5 tháng 6 năm 2007 và lần thứ 13: Ngày 3 và 4 tháng 10 năm 2009. Lần cuối cùng này không phải ở Bát Nhã mà ở chùa Phước Huệ. Tôi là Đào Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1958 tại Hà nội, hiện là giáo viên toán PTTH tại thành phố HCM, chưa quy y, tìm đọc sách Phật giáo từ 2006 và biết đến tu viện Bát Nhã - Làng Mai từ 2007. Tôi xin được góp tiếng nói của một trí thức đã tham dự hơn 10 khóa tu Chánh niệm theo Pháp môn làng Mai trong 3 năm qua cũng là chia sẻ cái thấy của tôi về sự kiện Bát Nhã hiện nay hầu giúp các bạn còn chưa đến Bát Nhã biết về tu viện đặc biệt này. 1/ Tôi đã thấy gì ở Pháp môn Làng Mai? Thứ nhất Pháp môn hay Phương pháp Làng Mai (PMLM), có tính thực hành cao hơn tính tín ngưỡng, đi sát với tinh thần của Phật pháp: Hai Kinh chủ đạo của pháp môn là Kinh quán niệm hơi thở và Kinh tứ niệm xứ của Đức Bụt, lấy Chánh niệm làm cốt tủy. Bạn được hướng dẫn thực hành không chỉ lúc ngồi thiền hay tụng Kinh mà trong mọi sinh hoạt ở tu viện. Trông bên ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực ra nếu thực tập nghiêm túc thì khả năng kiểm soát thân tâm rất cao. Thứ hai các bản Kinh mà PMLM sử dụng tại tu viện Bát Nhã đều bằng chữ quốc ngữ, bản dịch đúng như lời giới thiệu của Thầy Thích Thanh Từ: “Văn dịch sáng sủa và đẹp đẽ, diễn đạt ý Kinh một cách rõ ràng và tự nhiên, rất dễ tụng đọc”. Thứ ba PMLM phổ dụng: Ai cũng có thể tham gia bất kể bạn là tôn giáo nào: Tôi đã chứng kiến nhiều người Ki tô giáo và Hồi giáo tham dự thường xuyên. Phật giáo thể hiện ở đây không như một thứ tôn giáo để thờ phụng mà để tu tập chuyển hóa thân tâm. Thứ tư PMLM kết tinh được nhiều bản sắc Việt: Không chỉ về hình thức “nón lá áo nâu”, mà còn là nội dung: “Truyền thông ái ngữ” rồi “thở và cười” rất cần cho các gia đình và các giao tiếp xã hội hiện nay. Các công chức nhà nước, các bộ phận reception của các công ty rất nên thực tập PMLM. Khái niệm “con gái phải có ý có tứ” có nguy cơ bị biến mất trong thời đại này được các sư cô giữ lại nguyên vẹn, các cháu gái có thể học theo. Thứ năm PMLM rất kinh tế: Có khả năng giảm thiểu cho xã hội nhiều chi phí để giải quyết các vấn nạn xã hội. Chỉ nương vào hơi thở và bước chân, có sự hỗ trợ của Tăng thân hàng tháng, nhiều vấn nạn xã hội như bạo hành trong gia đình, nhà trường, các xung đột, mâu thuẫn trong công sở, … có thể được giải quyết từ gốc. 2/ Tôi thấy gì khi đến Bát Nhã? Tôi thấy một tập thể tăng ni trẻ tu tập rất đàng hoàng, nghiêm túc, tươi mát hạnh phúc và ngời ngời lý tưởng độ đời. Ngay cả trong những ngày bị khủng bố, đe dọa, điều này vẫn thể hiện rất rõ. Tôi gặp ở đây rất nhiều thành phần Phật tử và không phải Phật tử (như tôi), và người theo các đạo khác như Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, đặc biệt là thanh niên rất đông đảo (chủ nhật đầu mỗi tháng có từ 5 đến 10 xe ô tô 50 chỗ lên Bát Nhã, trong đó có khoảng 2/3 là thanh niên), vẻ mặt và tâm trạng đầy hoan hỉ hạnh phúc mà hiếm có đạo tràng nào ở Việt nam hiện nay có thể mang đến. Nhu cầu được tu tập theo PMLM là nhu cầu có thực của đông đảo người dân. Tôi thấy cách làm việc, cách tổ chức khóa tu rất khoa học, hợp lý. Hãy hình dung cảnh tượng cả ngàn người cùng ngồi ăn cơm trong im lặng, không một hạt cơm rơi vãi, hầu như không tiếng động. Nơi ăn chốn ở cho một số đông người về tu tập là nghiêm túc, vệ sinh sạch sẽ hiếm có đạo tràng nào làm được. Toàn bộ chương trình khóa tu được tiến hành nhẹ nhàng và rất hiệu quả. Tôi. xin kể lại lịch trình của những khóa tu Chánh niệm thường tổ chức vào chủ nhật đầu mỗi tháng mà tôi tham dự: 7h sáng thứ 7 : Xuất phát từ tp. HCM, trên xe có hướng dẫn hát thiền ca. 13h – 14h: Đến Bát Nhã: nghỉ ngơi 15h: Những người đã đi lần thứ hai có thể đi thưởng thức cảnh đẹp tu viện. Người mới đi lần đầu sẽ được hướng dẫn tổng quát: Cách ngồi thiền, cách lạy Bụt, luôn luôn có nhấn mạnh tất cả các hoạt động ở đây từ đi lại, ăn cơm, rửa bát, … đều phải Chánh niệm, nghĩa là ý thức rõ mình đang làm cái việc đó. Thiền sinh đuợc cho biết trong khi sinh hoạt tại tu viện, khi nghe thấy tiếng chuông chùa, hay tiếng chuông điện thoại hay tiếng chuông đồng hồ thì tất cả đều dừng lại, ý thức vào 3 hơi thở rồi lại tiếp tục làm việc. Hãy hình dung cảnh tượng cả ngàn người lập tức dừng lại để ý thức vào việc mình đang làm, một cảnh tượng rất đẹp. 17h: Ăn cơm chiều trong Chánh niệm 19h: Là thời khóa thiền tụng, tất cả tập trung về thiền đường Cánh đại bàng ngồi thiền có hướng dẫn trong khoảng 30’, sau đó tụng hoặc nghe tụng kinh trong khoảng 30’ nữa thì nghỉ. Người chưa thuộc kinh như tôi được phát một cuốn Kinh hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ để theo dõi. 21h: Là giờ “im lăng hùng tráng”, nghĩa là giờ bạn phải đi ngủ, nếu chưa cũng nên im lặng. 4h sáng chủ nhật có hiệu báo thức, mọi người thức dậy làm vệ sinh cá nhân . 5h có mặt lại ở thiền đường Cánh đại bàng dự công phu sáng, cũng giống như buổi tối hôm trước. Sau đó mọi người ra sân tập thể dục có hướng dẫn. Hai giờ công phu sáng và tối này ấn tượng ở âm hưởng của hàng trăm, có khi hàng ngàn người cùng cất giọng đọc một bài Kinh, nghe rất có hùng lực, khác hẳn ở các chùa khác. Tôi nghĩ có thể do phần lớn người đọc là người trẻ tín tâm chăng? Thêm nữa, việc ngồi thiền ở đây dễ định hơn ở nhà có lẽ có năng lượng của đại chúng đông đảo. 6h: Ăn sáng trong Chánh niệm. 7h: Tập trung lại đi thiền hành ngoài trời: Trước khi đi thì toàn thể mọi người cùng hát thiền ca, nhiều bài rất hay. Sau đó có một thầy hướng dẫn cách Chánh niệm vào bước chân rồi tất cả đi thiền hành men theo các con đường nhỏ hoặc xuống suối, hoặc men theo nương chè. Hầu như lần nào đi tôi cũng nghe một ai đó xuýt xoa: “Thiên đường là đây chứ là đâu”, đúng như lời của một bài thiền ca: Ta hạnh phúc liền giây phút này… 8h: Pháp thoại, các thiền sinh có thể hỏi những vấn đề liên quan đến chủ đề pháp thoại sau khi nghe xong. 11h: Khất thực (ăn cơm trưa) có lúc theo hình thức quá đường rất nghiêm túc, có cảm tưởng được sống lại thời Đức Phật tại thế. 12h: Thiền buông thư trên thiền đường Cánh đại bàng, đây là phương pháp có tác dụng trị liệu đúng như giới thiệu ít nhất là đối với tôi: Sau một năm thực hành, dấu hiệu nhức mỏi mỗi khi đổi trời biến mất. 13h: Thiền trà: Giờ này các thiền sinh chia sẻ những gì mình đạt được qua thực tập Tôi được nghe nhiều cá nhân chia sẻ rất cảm động chứng tỏ vai trò tích cực của pháp môn LM trong đời sống. Ngoài ra tôi rất ấn tượng cách sắp xếp trang trí cho buổi thiền trà: Không lần nào giống nhau mà lần nào cũng không cầu kỳ mà lại tinh tế, đẹp một cách giản dị và bất ngờ ở chỗ sử dụng ngay những gì gần nhất. 15h: Các thiền sinh ra xe về lại thành phố trong tiễn đưa lưu luyến của các sư cô sư chú trẻ. Những gì mà tôi thấy ở tu viện trong những lần lên đó hoàn toàn là việc tu tập, không có biểu hiện nào dù là nhỏ nhất trong cử chỉ hay lời nói hay việc làm của bất cứ một vị xuất gia nào, bất cứ một Phật tử nào tôi gặp ở Bát Nhã là “đe dọa an ninh” hay “làm mất trật tự ở địa phương cả”. Tôi nói với tất cả ý thức công dân của mình. Tôi chưa hề thấy các tăng ni sinh hay các anh chị theo dòng tu Tiếp hiện của Sư ông Nhất Hạnh có biểu lộ gì là lôi kéo hay tuyên truyền mọi người theo dòng tu của mình gì cả, ngay cả đối với tôi là người biểu lộ rõ lòng hâm mộ Sư ông và Bát Nhã, không ai có ý định lôi kéo tôi cả và tôi thích điều đó. Tôi đề nghị được tham gia làm từ thiện cùng Làng Mai và nhận thấy khi phát học bổng cũng như phát quà Vu lan cho đồng bào và học sinh nghèo, Làng Mai đã thực hiện theo tinh thần vô tướng, có lẽ chính vì vậy mà nhiều người nhận sự giúp đỡ này đến nay vẫn nghĩ là của thầy Đức Nghi. Tôi cũng có nghe một vài ý kiến trái chiều khác về PMLM, điều này dễ hiểu vì PMLM có quá nhiều cái mới lạ, nhiều cái mà chúng ta định kiến rằng chỉ người đời mới được làm. Chẳng hạn: Các sư cô sư chú trẻ đàn và hát thiền ca, hay tăng và ni ở đây “thân mật quá”. Nhưng chính vị trụ trì TĐN cũng đã khẳng định sau hai năm tu tập là các tăng ni rất nghiêm túc. Họ coi nhau như anh em một gia đình. Cá nhân tôi hiểu rằng, họ làm nhiều cái bề ngoài giống ta ở ngoài đời nhưng khác hẳn chúng ta về bản chất: đó là họ làm những điều đó trong Chánh niệm, chính vì vậy mà họ mới có khả năng độ đời. 3/ Tôi thấy gì qua sự kiện Bát Nhã? Trước hết, phải nói ngay rằng cách ứng xử của các tăng ni trẻ là đáng khâm phục. Không bạo động, không hận thù. Tôi đã gặp và phỏng vấn các sư cô trẻ ngay trong những ngày khó khăn của tu viện và xác nhận tinh thần đó. Ngày gần nhất là 4/10 tôi vẫn gặp tinh thần đó của các tăng ni sinh ở chùa Phước Huệ Bất cứ ai đồng tình với việc làm của vị trụ trì Thích Đức Nghi là người đó khuyến khích cho sự phát triển của hai điều xấu xa sau đây: Sự bội ước và bạo lực. Trong khi đất nước đang vất vả để có thể hội nhập và phát triển, hai điều xấu xa trên vì không bị lên án và xử lý kịp thời gây mất lòng tin, tạo ra tiền lệ nguy hiểm là lực cản rất lớn cho xã hội đi lên. Bất cứ ai biết việc làm của đệ tử vị trụ trì Thích Đức Nghi ngày 27/9 cũng cảm thấy đời sống tâm linh thiêng liêng của đất nước có đa số dân theo đạo Phật chính thức hoặc không chính thức đang bị đe dọa. Có người đã từng xúc phạm đến người tu hành mà không thấy “bị làm sao cả” có lẽ do vị tu hành đó “chưa chín”, nhưng xúc phạm các vị chân tu và các bậc cao tăng thì theo tôi là rất nghiêm trọng, nói theo ông bà ta thì “không phải chuyện đùa”. Các kết quả mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam( UIA) đạt được nói lên điều đó. Theo tôi tự cảm nhận bản thân và thấy nhờ có cái nhìn Hiểu và Thương mà Thiền sư TNH hướng dẫn trong 3 năm qua nên trong sự kiện này, tôi không có cảm giác bức xúc như trước đây với các hiện tình của đất nước mà thấy thông cảm với các vị lãnh đạo Nhà nước hơn, tôi hiểu các vị có những bối rối trong vụ việc này qua cách xử lý. Nghề giáo viên được đào tạo chỉ để quản lý có vài chục con người trong trắng trong một vài giờ mà nhiều giáo viên còn lúng túng nữa là nghề lãnh đạo chưa có đào tạo chính thức, quản lý một đất nước đông dân và ở trong giai đoạn hội nhập phức tạp. Tôi cho rằng Nhà nước và Tăng thân Bát nhã chưa hiểu nhau để đi đến những sự kiện này, thật là thiệt thòi cho đất nước. Có dấu hiệu thông tin bị sai lạc từ bên dưới, chẳng hạn như thông tin “tu viện bị cắt điện do không nộp tiền điện” mà ông Lê Dũng phát biểu thay mặt Nhà nước, hay có Phật tử ở Tp. HCM được nói Thầy TNH thuê đất của Thầy Thích Đức Nghi để truyền đạo, giờ hết hạn thuê mà không chịu trả (?!),… . Dù bất cứ lý do gì đây cũng là một sự việc không nên có, có thể nói là hại đơn, hại kép, hại trước mắt và hại lâu dài cho đất nước. Cần có những xúc tiến để Nhà nước lắng nghe Tăng thân Bát Nhã và những người muốn thực hành phương pháp này vì Phật giáo được biểu hiện như ở tu viện Bát Nhã thật là đẹp và có ích cho đất nước. Trong nghề dạy học của mình, tôi thấy rõ lớp học sẽ tốt hơn, việc giảng dạy có hiệu quả hơn nếu giáo viên biết lắng nghe học sinh một cách cầu thị, tạo kênh truyền thông tốt trong lớp. Với một đất nước tôi nghĩ cũng thế. Viết những ý kiến này gửi cho: Báo Giác Ngộ, trang mạng bauxiteVN tôi ý thức mình đang làm bổn phận của một công dân đối với đất nước, còn nghe hay không là bổn phận của các vị đứng đầu Nhà nước. Mỗi công dân mà làm tốt bổn phận của mình thì chắc chắn đất nước sẽ tốt lên. Đào Thị Ngọc Trâm |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 11. Oct 2009 , 08:56
Áo giấy mặt nạ
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/269_Aogiay.htm PSN - 10.10.2009 | Nguyễn Văn Viết Trong bài “Không mặc áo giấy nữa” http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=102161&z=7 của Ngô Nhân Dụng có đoạn: Ðặc biệt là các vị đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo đang được nhà nước cộng sản công nhận và chỉ đạo. Quý vị này không có quyền làm ngơ khi chính các tu sĩ Phật Giáo trẻ tuổi bị đánh đập, bị đầu độc bằng thuốc ngừa cúm phun quá nhiều vào phòng ốc và thực phẩm; và nhiều tăng, ni trẻ còn bị xúc phạm cả đến hạnh thanh tịnh của thân thể. Như thầy Thích Thanh Thắng viết về việc công an và côn đồ đánh các tăng ni ở Lâm Ðồng tháng trước, “Ðây là nỗi đau xót nhục nhã hiếm thấy trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.” Trước những “nỗi đau xót nhục nhã” đó, những vị đứng đầu giáo hội được nhà nước bảo trợ đang đứng trước một ngã ba. Phải quyết định sẽ mặc áo cà sa trở về với Bụt hay tiếp tục im lặng, đồng lõa với công an côn đồ, tiếp tục mặc áo giấy để đi với ma cho yên thân. Những nhà trí thức sống đời thế tục như các Giáo Sư Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng đều đã quyết định không mặc áo giấy nữa. Bao giờ thì những nhà tu cũng cởi áo giấy tìm đường trở về với Bụt? Chuyện này giờ đây đã ngã ngủ. Rất tiếc rằng Ma vương đã thắng. Những chiếc áo cà sa của một số vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không biết vì gần gủi với ma lâu ngày nên đã chuyển ra màu của giấy, hay là quí vị đã chọn những chiếc áo giấy để trùm lên chiếc áo cà sa cho dễ ăn dễ nói với Ma vương rồi. Khi đọc bản tin được truyền đi trên mạng Giác Ngộ tôi đã bàng hoàng, không thể tin đó là sự thật, nhưng điều đó rất đáng tiếc lại là sự thật. Một sự thật trơ trẻn và nham nhở nhất trong lịch sử của ban lãnh đạo Phật giáo Việt nam. Trong những ngày qua, đại nạn Bát Nhã làm rung động tình người trên khắp thế giới. Sự đàn áp Tăng thân Bát Nhã qua những ma thuật của những người mệnh danh là công an, những người này chắc chắn là công an tôn giáo dưới sự điều hành của ông Nguyễn Thế Doanh và Bùi Hữu Dược. Những người này đã ra tay đàn áp, nhờ xã hội đen đánh đập và trục xuất các tu sĩ trẻ ra khỏi tu viện Bát Nhã. Những người đã lăng nhục con em của các vị trong ban lãnh đạo Phật Giáo. Thay vì lên tiếng nói để can thiệp hầu ngăn chận những chuyện bạo hành đã và đang tiếp tục xãy ra ở vùng Bảo Lộc – Lâm Đồng, ban lãnh đạo Phật giáo lại tuyên dương công đức của những vị này. Thật là khó hiểu cho những chuyện nghịch lý tại Việt Nam dưới sự cai trị của những người thuộc đỉnh cao của trí tuệ! Trong bản tuyên dương công đức (sic!) tôi thấy thoang thoáng có chữ "Tâm“ to lớn nằm trên đó. Tôi không hiểu tại sao Trung Ương Giáo Hội lại tặng cho mấy ông này chữ Tâm. Nội dung chữ Tâm rất phong phú, cũng có trường hợp người đời thường nói là "khẩu Phật tâm xà“, có lẽ là rất đúng đây. http://www.giacngo.vn/thoisu/2009/10/02/72C002/ Trở lại câu chuyện "mặc hay không mặc áo giấy“, chúng ta thấy những người quyền chức ở Việt Nam còn có thêm chiếc "mặt nạ nhân nghĩa“. Chúng ta có thể tưởng tượng được rằng trên đất nước của chúng ta, những người có một chút uy quyền cho đến cấp lãnh đạo, mọi người đều mặc áo giấy và đeo mặt nạ. Người dân như sống trong một đại hội hóa trang to lớn, khung cảnh thật ma quái đến kinh khiếp. Người ta nói chuyện tự do, dân chủ, hạnh phúc với nhau qua chiếc mặt nạ nhân nghĩa đó. Khi chiếc mặt nạ nhân nghĩa không giúp họ đạt được mục đích, họ liền gở cái mặt nạ đó ra và hiện nguyên hình là ác quỉ. Họ đàn áp, đánh đập và sử dụng tật cả những phương tiện để đạt được cứu cánh. Dù cho phương tiện đó có đê hèn đến mức nào cũng được. Những gì diễn tiến gần đây tại VN, nếu chúng ta chịu khó nhìn sâu một chút, chúng ta sẽ thấy những hình ảnh này không phải là một đại hội hóa trang, nó là một hiện hữu thực sự, những diễn tiến chung quanh là một đại hội lừa bịp to lớn. Đó là chúng ta nói đến những con ma còn non yếu nên phải dùng đến mặt nạ. Có những người đã đạt đến đỉnh cao của ma thuật, họ không cần phải đeo mặt nạ làm chi cho phiền toái. Chỉ cần sắc mặt của họ đổi trắng thay đen thì thánh thành ma ngay, dân đen không biết đường đâu mà đỡ. Xã hội VN bây giờ đảo điên, điên đảo. Ma vương thì đeo mặt nạ làm người nhân nghĩa. Người không phải ma phải mặc áo giấy hoặc đeo mặt nạ ma quái. Để cho những con ma nghĩ là đồng bọn và biết nghe lời nó, nó sẽ ban cho một ít lợi lạc để sống qua quãng đời còn lại. Tình cảnh này sẽ còn kéo dài đến bao giờ? Muốn chấm dứt nó chỉ còn có mấy cách sau đây thôi, như tác giả Ngô Nhân Dụng đã kêu gọi: "không mặc áo giấy nữa“. Hãy sống thực với nhau, đừng qua những chiếc mặt nạ giả dối theo như ý muốn của Ma vương. Đừng vì miếng mồi ngon ngọt giả tạo của Ma vương mà hành hạ nhau, đến khi nhìn lại thì miếng mồi đó chỉ là chiếc bánh vẽ, chưa ăn mà đã bị bội thực rồi. Nếu chúng ta làm được điều đó thì những con ma sẽ không còn đất dung thân và ngày tàn của chúng cũng không còn xa. Nguyễn Văn Viết |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 12. Oct 2009 , 07:46
Thư thỉnh nguyện về việc giải quyết vụ Tu viện Bát Nhã bị khủng bố
Tác giả: Hoàng Hưng CÁO BẠCH Kính gửi mọi người quan tâm đến số phận 400 tu sĩ và tu sinh ở Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam Theo sáng kiến của một số bằng hữu, vào ngày 5/10/2009, một lá Thư Thỉnh nguyện về việc giải quyết vụ Tu viện Bát Nhã bị khủng bố vừa được gửi tới Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Văn phòng Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Thư có 67 chữ ký đầu tiên, trong đó có nhiều bậc trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo tên tuổi trong và ngoài nước. Để nội dung thư mau chóng đến được quí ngài Chủ tịch nước, Thủ tướng Chinh phủ, Chủ tịch Quốc hội, ngoài con đường gửi chính thức, chúng tôi kính nhờ các trang mạng Bauxitevietnam, talawas blog, Diễn Đàn, các đài phát thanh BBC, RFI, RFA loan truyền. Chúng tôi tiếp tục nhận chữ ký bổ sung cho Thư này để gửi bổ sung tới các vị Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Mọi liên lạc xin gửi về địa chỉ email sau: thinhnguyenbatnha@gmail.com Xin trân trọng cảm tạ mọi quí vị quan tâm đến Thư này và vui mừng chờ đón sự ủng hộ của quí vị. Thay mặt những người ký tên đợt một Hoàng Hưng _________________ Kính gửi: - Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - Ngài Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Chúng tôi ký tên dưới đây, những người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, xin trân trọng gửi thư này tới quí ngài để thỉnh cầu quí ngài can thiệp một việc vô cùng khẩn thiết, liên quan đến số phận của 400 tu sĩ, tu sinh Phật giáo trẻ tuổi đang gặp nguy khốn ở huyện Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng. Qua các phương tiện truyền thông quốc tế và các trang mạng, chúng tôi được biết: 400 tu sĩ và tu sinh Phật giáo được nhà nước chấp nhận cho tu học tại Tu viện Bát Nhã, xã Dambri, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006, đã bị chính quyền địa phương ra lệnh trục xuất khỏi tu viện với những lý do chưa minh bạch. Điều hết sức nguy hiểm là trong những ngày cuối tháng 6/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt đã dùng hung khí tấn công, phá phách tu viện Bát Nhã và hành hung các tu sĩ ở đó. Ngày 29/6/2009 chúng lại tấn công, gây thương tích và ném phân vào phái đoàn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng đến xem xét tình hình tại tu viện trên. Suốt 3 tháng qua các tu sĩ và tu sinh ở đây liên tục bị gây khó khăn và sách nhiễu như: cắt điện nước, ngăn cản tiếp tế lương thực, đe dọa khủng bố, phá nơi thờ cúng và chỗ ở, lấy cắp đồ thờ cúng. Cuối cùng, ngày 27/9/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt xông vào tu viện đập phá và hành hung, dùng vũ lực đuổi các tu sĩ và tu sinh ra khỏi tu viện. Điều hết sức đáng lo ngại là những việc làm càn rỡ và phạm pháp có tổ chức nói trên diễn ra trước sự chứng kiến của lực lượng công an địa phương, và mọi lời kêu cứu của những người bị hại gửi đến các cấp chính quyền huyện và tỉnh đều không được để ý. Thậm chí ngày 30/6/2009, Ban Trị sự GHPG Lâm Đồng đã có văn thư tường trình khẩn cấp về việc phái đoàn bị hành hung, gửi đến các cấp các ngành, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Hiện nay, sau khi các tu sĩ và tu sinh Bát Nhã chạy sang chùa Phước Huệ thị xã Bảo Lộc tạm trú, thì lực lượng công an bao vây chùa Phước Huệ và ráo riết xua đuổi những tu sĩ và tu sinh này ra khỏi chùa, buộc họ giải tán trở về địa phương. Điều rất bất bình thường là toàn bộ hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như làm ngơ suốt thời gian xảy ra những sự biến ở Tu viện Bát Nhã. Nhận thấy những sự kiện bất ổn kéo dài ở tu viện Bát Nhã gây thương tổn trầm trọng cho tinh thần và thể xác của 400 tu sĩ, đa số là người trẻ – tương lai của đất nước, gây chấn động trên thế giới bất lợi cho hình ảnh một nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, bảo đảm an ninh và nhân phẩm của con người, có luật pháp nghiêm minh; để bảo vệ những quyền chính đáng của mọi công dân nước CHXHCN Việt Nam, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng cấp thiết trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nhiều nguy cơ trong ngoài, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quí ngài: 1. Cho lập ngay một Ủy ban Điều tra cấp Nhà nước về vụ Bát Nhã, có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng và một số nhân sĩ trí thức độc lập. Sau khi có kết quả điều tra, xin công bố rộng rãi và tiến hành xử lý nghiêm minh mọi người, mọi hành vi phạm pháp theo đúng pháp luật. 2. Trong khi chờ đợi kết quả điều tra, có biện pháp bảo đảm an ninh và điều kiện sinh hoạt bình thường cho các tu sĩ và tu sinh. 3. Giao cho Giáo hội Phật giáo sắp xếp việc tu hành của các tu sĩ và tu sinh ở Bát Nhã trước đây một cách công bằng, hợp tình hợp lý, hợp với nguyện vọng của họ, các luật tắc của Giáo hội và luật pháp Việt Nam. 4. Khuyến khích giới truyền thông tiếp cận thực tế và thông tin cho toàn dân biết sự thật về những gì đã và đang xảy ra về vụ Bát Nhã. Kính mong quí ngài khẩn thiết xem xét thư thỉnh nguyện này và đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng tôi. Xin gửi tới quí ngài lời chào trân trọng. Ngày 5/10/2009 (Danh sách đến 10giờ sáng 5/10/2009) 1/ Tống Văn Công, Đảng viên 50 năm tuổi Đảng, nguyên TBT báo Lao Động, phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM, Việt Nam 2/ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu tự do, 19 Đoàn Nhữ Hài, Hà Nội, Việt Nam 3/ Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá-Văn nghệ báo Lao Động, làm thơ, dịch sách, 3C Phổ Quang, Tân Bình, TPHCM, Việt Nam 4/ Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, 3B ngõ Phan Huy Chú, Hà Nội, Việt Nam 5/ Phạm Toàn, nhà giáo, nhà văn, Hà Nội, Việt Nam 6/ Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, Pháp 7/ Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt 8/ Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, GS Kinh tế học, Đại học Laval, Quebec, Canada 9/ Đặng Nhật Minh, NSND, Đạo diễn điện ảnh, 16A Hàn Thuyên, Hà Nội, Việt Nam 10/ Hà Dương Tường, Professeur Émerite de l’Université de Technologie de Compiègne, Paris, Pháp 11/ Phạm Quang Tuấn, PGS Đại học New South Wales, Australia 12/ Bình Nguyễn, Tiến sĩ, Khoa học gia, California, Mỹ 13/ Phạm Xuân Yêm, Giám đốc nghiên cứu CNRS và Đại học P.et M. Curie, Paris, Pháp 14/ Nguyễn Đỗ, nhà thơ, dịch giả, San Francisco, Mỹ 15/ Ý Nhi, nhà thơ, Gò Vấp, TPHCM, Việt Nam 16/ Song Chi, đạo diễn điện ảnh, Kristiansand, Na Uy 17/ Lý Lan, nhà văn, North Carolina, Mỹ 18/ Ngô Đức Thọ, PGS TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, tham gia dịch nhiều kinh sách Phật giáo, Hà Nội, Việt Nam 19/ Trần Nam Bình, PGS TS, University of New South Wales, Australia 20/ Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 21/ Mai Hiền, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM, Việt Nam 22/ Hoàng Ngọc Tuấn, nhạc sĩ, nhà văn, nhà nghên cứu & phê bình văn học nghệ thuật, đồng chủ bút tạp chí liên mạng Tiền Vệ (tienve.org), Sydney, NSW, Australia 23/ Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu văn hóa, viết báo, Huế, Việt Nam 24/ Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TPHCM, Việt Nam 25/ Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ 26/ Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Nhà báo. P. 15 , Q. Tân Bình, Tp. HCM, Việt Nam 27/ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ, số nhà 6, Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Van, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 28/ Augustine Hà Tôn Vinh, GS, Cố Vấn & Giảng viên, Khoa QTKD, ĐH Quốc Gia Hà Nội; Chủ Tịch kiêm Tổng Giám đốc, Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo & Tư vấn Quốc tế Stellar Management; Nguyên Giám đốc, Chuơng trình Cao học Quản trị Kinh Doanh, ĐH Tổng hợp Hawaii, TP HCM. 29/ Ngô Vĩnh Long, Giáo Sư về Á Châu, Đại Học Tổng Hợp Bang Maine, Hoa Kỳ 30/ Chu Văn Sơn, PGS TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam 31/ Đỗ Thị Vinh, Tiến sĩ hóa học, về hưu, Cộng Hòa Liên Bang Đức 32/ Nguyễn Tường Bách, Phật tử, Nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông, Cộng Hòa Liên bang Đức 33/ Bùi Tín, nhà báo tự do, Paris, Pháp 34/ Lê Xuân Khoa, GS thỉnh giảng, Đại học John Hopkins, Washington DC. HOa Kỳ 35/ Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, 10 Ngô Quyền Hải Phòng 36/ Trang Hạ, BTV Văn học, Công ty Sách Đinh Tị, 9-6A Đầm Trấu, Hà Nội, Việt Nam 37/ Trịnh Lữ, dịch giả, 108 Quan Thánh, Hà Nội, Việt Nam 38/ Nguyễn Thị Mười (pháp danh Tâm Hoa Thiện), 3C Phổ Quang, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam 39/ Hồ Thị Hòa, BTV NXB Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam 40/ Khánh Phương Dương, BTV, thôn Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 41/ Đỗ Quyên, nhà thơ, Vancouver, Canada 42/ Đào Xuân Dũng, BS Y khoa (hưu trí), Hà Nội, Việt Nam 43/ Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tư vấn, Hội viên CLB Kế toán trưởng, Hội viên Hội Tư vấn Thuế Việt Nam 44/ Quân Hoàng, sinh viên, Tampa, Florida, Mỹ 45/ Uông Đình Đức, cán bộ TCT Thép Việt Nam (hưu trí), 168/37 Nguyễn Cư Trinh, TPHCM, Việt Nam 46/ Trần Minh Thành, tu sĩ Phật giáo, Lâm Tỳ Ni, Nepal 47/ Đào Phương, giáo viên, Hà Nội, Việt Nam 48/ Ngô Minh, Hội viên HNV VN, Hội nhà báo VN, 11/73 Phan Bội Châu, Huế, Việt Nam 49/ Trần Minh Khôi, Kỹ sư Tin học, Berlin, CHLB Đức 50/ Hàm Đan, nhà báo tự do, Hà Nội, Việt Nam 51/ Nguyễn Văn Tạc, giáo viên hưu trí, Hà Nội, Việt Nam 52/ Phan Thị Ngọc Linh, giáo viên trường PTCS Lê Quý Đôn, Quận 1 TPHCM, Việt Nam 53/ Nguyễn Bá Chung, nghiên cứu văn học, dịch giả, trường Đại học Massachusetts, Boston, Mỹ 54/ Phan Tú Quỳnh, giáo viên hưu trí, California, Mỹ 55/ Nguyễn Huỳnh Thuật, nghiên cứu sinh Đại học Nông nghiệp & Công nghệ Tokyo (TUAT), Nhật Bản 56/ Nguyễn Thị Thu Hà, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726 57/ Nguyễn Hữu Úy, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726 58/ Nguyễn Việt, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726 59/ Trần Văn Cung, kỹ sư luyện kim, số 6 đường Am Stadtpark, Thành phố Sulzbach-Rosenberg, CHLB Đức 60/ Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, Antony, Paris, Pháp 61/ Nguyễn Thu, tác giả Dai Viet Kingdom of the South (Trafford Publishing, May-2009) 62/ Lê Hải Lý, Chuyên gia kiểm toán tài chính, Buettelborn, Germany 63/ Nguyễn Ước, dịch giả, 532 Dufferin St. Toronto, ON. Canada 64/ Phạm Văn Minh, nhà nghiên cứu Phật giáo (bút hiệu Quán Như), tác giả sách “Vietnamese Engaged Buddhism: The Buddhist Movement of 1963-1966”, 85 Slade Road Bardwell Park NSW 2007, Sydney, Australia 65/ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhà nghiên cứu Phật học, California, Hoa Kỳ 66/ Trịnh Hữu Tuệ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, NCS TS tại Đại học M.I.T Massachusetts, Mỹ 67/ Dư Thị Hoàn, nhà thơ, Hải Phòng, Việt Nam. (Danh sách đến 18 giờ ngày 6/10/2009 – giờ VN) 68/ Phạm Thị Hoài, nhà văn, Berlin, CHLB Đức 69/ Nguyễn Hồng Hưng, giảng viên Design khoa Mỹ thuật công nghiệp thỉnh giảng trường đại học Kiến trúc - đại học Tôn Đức Thắng - Đại học Văn Lang - Đại học công nghệ Sài Gòn - Cao đẳng mỹ thuật Đồng Nai, VN 70/ Inrasara (Phú Trạm), nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Champa, TPHCM, Việt Nam 71/ Lê Mạnh Chiến, cựu giảng viên đại học Mỏ-Địa chất, về hưu, dịch giả, khảo cứu tự do, cư trú tại tổ 18, phường Nghĩa Đô, Hà Nội, Việt Nam 72/ Nguyễn Phượng, giảng viên khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam 73/ Đào Thái Tôn, Nghiên cứu văn học, viết báo, Hà Nội 74/ Nguyễn Thanh Sơn, Tiến Sĩ Hóa Học, Wiesbaden, CHLB Đức 75/ Quang Hà, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, Đại Học Công Nghệ Sydney Úc 76/ Le thi Hoa My, doanh nhân, Stuttgart, Germany 77/ Đinh Cao Minh, Kỹ sư tin học, Paris, Pháp 78/ Mai Thái Lĩnh, Nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, VN 79/ Lê Viết Bình, TS Hóa học, cán bộ hưu trí, cư ngụ 28 Tôn Thất Thiệp, Q.1, TP.Hồ Chí Minh, VN 80/ Tam Due, đông y sĩ, California, USA 81/ Nguyễn Xuân Hùng, Kỹ sư Tin học, CHLB Đức 82/ Chánh Minh, nguyên Kỷ sư thiết kế về Khí Động Học (Aerodynamic Design Engineer) cho hảng Boeing trên 30 năm trong địa hạt Hàng không và Không gian, hiện cư ngụ tại tiểu bang California, Hoa Kỳ 83/ Tran Hung Thinh, Kỹ sư đã nghỉ hưu, Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam 84/ Nguyễn Hương Trà, làm việc tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Việt Nam 85/ Nguyễn Khoa, Saigon-Qui Nhon Mineral Corp. Lot B6 Road no5, Nhon Hoi Industrial, Bình Định, Việt Nam 86/ Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên ĐHKH Huế, đang sinh sống tại Praha, CH Séc 87/ Pham Thuy Loc (Hiệu: Dieu Phuc ), phật tử chùa Trấn Quốc, cư trú nhà số 273 Thụy Khuê, Hà Nội, Việt Nam 88/ Phạm Cường (bút danh Văn Phạm, Phạm Gia Văn trên mạng Trần Nhương và quê choa), blog Gocomay, CHLB Đức 89/ Thích Nguyên Hùng, giáo thọ trường Trung cấp Phật học Đồng Nai, Việt Nam 90/ Pham Thi Yen, Bac sỹ, thầy thuốc ưu tú (đã nghỉ hưu), Hà Nội, Việt Nam 91/ Le Quoc Tuan, kỹ sư tin học, TP Oldenburg, CHLB Đức 92/ Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội, Việt Nam 93/ Quảng Thanh Tâm, Phật tử tại Đà Nẵng, Việt Nam 94/ Le Thi Nguyen Binh, pháp danh Tam Khanh Tu, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam 95/ Chan Phuc Dai, ở Hà Nội, Việt Nam 96/ Phạm Văn Hải, IT Freelance, Nha Trang, Việt Nam 97/ Đặng Vĩnh Lượm, Kỹ sư điện, Công ty CP Quản Lý Chất Lượng Đầu Tiên ( FQM ) Địa chỉ: 181 Điện Biên Phủ P. Đa Kao, Quận 1, TPHCM, Việt Nam 98/ Trần Ngọc Thành, Warszawa, Ba Lan 99/ Phạm Vương Ánh, kỹ sư kinh tế, cựu sỹ quan QDNDVN, cán bộ hưu trí, nguyên tổ trưởng tổ dân cư số 1, khối Xuân Đông, phường Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An, Việt Nam 100/ Vu Hai Long, pháp danh Tinh Long, TSKH Đại học Paris, cư trú tại 26 đường 4 P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP HCM, Việt Nam 101/ Luu Xuan Trang, kỹ sư hoá, TPHCM, Việt Nam 102/ Hồng Kiến Nghĩa, kỹ sư kinh tế nông nghiệp (hưu trí), 489A/23/253 Huỳnh văn Bánh F. 13, Q. Phú nhuận TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 103/ Nguyễn Minh Cần, nhà báo, Phật tử, ở Moskva, Liên Bang Nga 104/ Thiện Xuân Inna Malkhanova, Phó Giáo Sư Trường Đại học Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Hội trưởng Hội Phật Giáo Thảo Đường ở Moskva, Liên Bang Nga 105/ Bùi Thị Lan Hương, nhà báo, Phật tử, ở Moskva, Liên Bang Nga 106/ Vương Văn Quang, nhà văn, Sài Gòn, Việt Nam 107/ Hoàng Đình Bảo Đức, Công chức thuế TpHCM. Địa chỉ: 334/43 Lê Quang Định Q.Bình Thạnh Tp.HCM, Việt Nam 108/ Lê Triệu Phong, Nghiên cứu viên, Viện Công Nghệ Tokyo, Nhật Bản 109/ Mạc Vương Tôn, viết blog và nghiên cứu Huyền thuật, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam 110/ Dương Văn Hiền, kĩ sư bảo trì, Rồng Đôi, FSO-MV12 Địa chỉ: 147, Trần Bình Trọng, thị xã Lagi, Bình Thuận, Việt Nam 111/ Phan Thế Vấn , bác sĩ , t/p Hồ Chí Minh, Việt Nam 112/ Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học Đà Nẵng, Việt Nam 113/ Lê Tuấn Huy, Tiến sỹ, TP. HCM, Việt Nam 114/ Trần Đồng Lộc sinh viên khoa Lịch sử Đảng Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội Việt Nam 115/ Thích Tâm Như học sinh trường Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội, Việt Nam 116/ Cao Đăng Đức, Chuyên viên tư vấn ERP, Hà Nội, Việt Nam 117/ Cao Thanh Xuân, tôn giáo: Công giáo, học viên cao học Đại học Sư phạm Hà Nội, Giáo viên tin học. Địa chỉ thường trú: ấp Thôn Rôn, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam 118/ Trịnh Thanh Thủy, nhà văn, California, Hoa Kỳ (Danh sách đến 18 giờ ngày 7/10/2009 – giờ VN) 119/ Lê Hiếu Đằng, Nguyên Phó Tổng thư ký Uỷ ban Trung Ương Liên Minh các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hoà Bình Việt Nam, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, Nguyên đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM, các khoá 4 & 5 120/ Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, Cư Xá Đô Thành, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 121/ Nguyễn Hữu Liêm, Luật sư, giáo sư triết học, San Jose City College, California, USA 122/ Nguyễn Thanh Phong, Phật tử, Giảng viên Đại học An Giang, An Giang, Việt Nam 123/ Hoàng Nguyễn Thụy Khê, Nhân viên công ty PC Vietnam Ltd. Tp. HCM, Việt Nam 124/ Nguyễn Hải Thanh, Tiểu thương, trú tại 429 Lê Lợi - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng, Việt Nam 125/ Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh, Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện ĐH Paris V Sorbonne, nhà thơ, nhà nghiên cứu, sống tại Pháp 126/ Ngô Thị Nắng Mai, chuyên viên về hưu. Địa chỉ: 98 phố Tuệ Tĩnh Hà Nội, Việt Nam 127/ Hoàng Trọng Đài - Giáo viên THPT - Bình Phước, Việt Nam 128/ Trần Ngọc Tuấn - Viết Văn, Viết Báo – Praha, Cộng Hòa Séc 129/ Nguyễn Chính (Nguyễn Văn Chính), Luật gia, nhà báo hiện là PV báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam 130/ Bùi Thế Kỷ, kỹ sư (hưu trí), 166 phố Minh Khai, Hà Nội, Việt Nam 131/ Vũ thị Mai Phương (hưu trí), 166 phố Minh Khai, Hà Nội, Việt Nam 132/ Lê Tự Hỷ, nhà giáo hưu trí, địa chỉ: 80/23 Trần Quang Diệu, Q.3 Tp Hô Chí Minh, Việt Nam 133/ Nguyễn Đình Khuyến - Hoạ Sĩ tự do - Thôn Nguyên Xá, Xã Minh Khai, Từ Liêm, HN, Việt Nam 134/ Thảo Nguyên - Dạy học đã về hưu - 372 Central Park West, #6J New York, NY 10025 USA 135/ Thanh DO; Sagem - Division optronique et systèmes Aéroterrestres Thermal Camera - Weapon Sight - Optronics Systems Division; 72-74, rue de la Tour Billy 95101 Argenteuil Cedex – France 136/ Bùi Anh Tuấn, SV trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hải Phòng, Việt Nam Địa chỉ: khu dân cư Phúc Hải 2, phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, tp Hải Phòng, Việt Nam 137/ J.B Nguyễn Hữu Vinh, thường trú tại: 9/21/Ngõ 111- Đường Giáp Bát – Hoàng Mai – Hà Nội. Tôn giáo: Công giáo. Nghề nghiệp: Kỹ sư Xây dựng 138/ Vĩnh Hảo, nhà văn, California 139/ Tuan Duc Truong, College Technology Services- Computer Lab Superviror California State University East Bay - Concord Campus, USA 140/ Nghiêm Hữu Hạnh, PGS.TS. Nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam 141/ Vĩnh Tuấn, Nhạc sĩ, nguyên GS Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế. Địa chỉ: 33 Lê quý Đôn. Q. 3 TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 142/ Phạm Công Lợi, Thạc sĩ Quản trị Tin Học, Thảo chương viên Bộ Phục Hồi Nhân PHẩm California, Hoa Kỳ 143/ Lê Hồng Nghiệp, TS hỏa học, 1730 de Montpellier St Bruno Québec J3V 4P5 Canada 144/ Nguyễn Gia Hòa, hiện cư ngụ tại TPHCM Việt Nam 145/ Phùng Hữu Phú, Nghiên cứu sinh tại ĐH Chalmers, Thụy Điển 146/ Tran Tang Long, PhD Mechanical Engineering, CHLB Duc 147/ Pham Vinh, Phật tử, Orlando Florida USA 148/ Đào Thị Ngọc Trâm, giáo viên, tp. HCM, Việt Nam 149/ Trần Kim Quy, Kỹ sư điện toán (software Engineer), Fremont, California, USA 150/ Phạm Văn Chính, Kỹ Sư CNTT tại Viễn Thông Hà Nội – VNPT. Địa chỉ: Đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam 151/ Vũ Thế Cường, Tiến sĩ cơ khí hãng BMW. Địa chỉ: München, CHLB Đức 152/ Nguyễn Ngọc Điệp nhân viên kỹ thuật Vương Quốc Bỉ 153/ Thai Ngoc Hau, Connecticut, Hoa Ky 154/ Le Anh Dung, người Việt Nam không tôn giáo, thường trú tại California, USA 155/ Huỳnh Công Luận, Thạc Sĩ Quốc Tế Quản Trị Kinh Doanh, Florida, Hoa Kỳ 156/ Trần Quốc Việt, Kế Toán, Florida, Hoa Kỳ 157/ Nguyễn Duy Lâm, Cử nhân toán học – tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM, Việt Nam 158/ Hồ Vĩnh Trực, Kỹ thuật viên vi tính. Địa chỉ: 18/13/6 Phan Văn Trị, P2 Q5, TP.HCM, Việt Nam 159/ Trần Thị Trường, Nhà văn. Địa chi3: 101 E 4 Vĩnh Hồ Đống Đa Hà Nội, Việt Nam 160/ Hoang Tang Thong, chuyên viên cao cấp TCT Điện lực Việt Nam (đã nghỉ hưu), hiện ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 161/ Tam An Niem, Phật tử thuộc Đạo tràng Chánh Tuệ, Hà Nội, Việt Nam 162/ Nguyen Trong Nghia, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 163/ Tư Đồ Tuệ, Toronto, Canada 164/ Tâm Liên, Phật tử Quán Âm Tu Viện, P.2, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM, Vietnam 165/ Quang Nhã - Hoàng Văn Lang, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ 166/ Lê Văn Tân (bút danh Lê Tân), Viết báo, biên tập sách, Nơi cư trú: quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 167/ Dam quoc Khanh (phap danh Thien Dao) Địa chỉ: 320/2c Tran Binh Trong P4,Q5. t/p. HCM 168/ Đào Thị Ngọc Trâm, giáo viên, tp. HCM 169/ Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông tại Cologne CHLB Đức 170/ Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm, Linh mục Công giáo Địa chỉ: 58/1 Phạm Ngọc Thạch, P6. Q3, TP Hồ Chí Minh 171/ Nguyễn Minh Phát, Kiến Trúc Sư, Sài Gòn 172/ Phan Thị Sám Hối, pháp danh: Tâm Tịnh, nhà giáo đã về hưu. Quận 3, Sài Gòn, Việt Nam. 173/ Nguyễn Đức Quỳnh, phật tử. Quận 3, Sài Gòn, Việt Nam. 174/ Xà Quế Châu nghề nghiệp đầu bếp hiện cư trú tại 173/23/89 Khuông Việt - Phú Trung - Tân Phú Tp HCM 175/ Nguyễn Văn Hiển, TS, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội 176/ Nguyễn Ngọc Hoà, Sinh viên trường Đại học Humboldt, Berlin, CHLB Đức (Danh sách đến 16 giờ ngày 9/10/2009 - giờ VN) 177/ Nghia Ha, nhà văn, Oldenburger Str.35, 10551 Berlin, CHLB Đức 178/ Trương Hồng Quang, Tiến sỹ Văn chương, Berlin, CHLB Đức 179/ Ta Duy Anh, nhà văn, Hà Nội, Việt Nam 180/ Tâm Minh Quang, Engaging Buddhist Group of Australia 181/ Tâm Thông Tuệ, Engaging Buddhist Group of Australia 182/ Tâm Hộ Trì, Engaging Buddhist Group of Australia 183/ Lê Văn Hiền, Engaging Buddhist Group of Australia 184/ Chân Hỷ Sơn, Engaging Buddhist Group of Australia 185/ Chân Hỷ Quang, Engaging Buddhist Group of Australia 186/ Chân Hỷ Giang, Engaging Buddhist Group of Australia 187/ Chân Hỷ Điền, Engaging Buddhist Group of Australia 188/ Tâm Như Ngọc, Engaging Buddhist Group of Australia 189/ Chân Minh Đăng, Engaging Buddhist Group of Australia 190/ Nguyễn Kim Sơn, 74 tuổi, Kỹ sư, thạc sĩ khoa học (Ohio University 1963), nguyên giáo sư đại học Huế, tranh đấu chống Mỹ cứu nước bi tù và bị chế độ cũ tịch biên hết tài sản ở Huế năm 1966. Nguyên Phó Giám đốc trường Sư Phạm Kỹ Thuật Phú Thọ (Saịgon 1964).Tham gia cách mạng ở Huế (bí danh Lê Trường Sơn) và sau khi ở tù ra tham gia cách mạng ở Saigon trước 1975 cùng các đồng chí Sáu Ngọc (Lê Thanh Vân, nguyên giám đốc sở an ninh nội chính thành phố Saigon 1975), Sáu Thảo (anh hùng lực lượng vũ trang), Ba Hoàng (Thiếu Tướng Công An Huỳnh Huề) v.v… Hiện đang ở nước CHLB Đức từ 1980 đến nay sau 20 năm làm viêc tại Trung tâm Nghiên cứu Nguyên Tử của Đức tại Julich (nay là Trung Tâm Nghiên Cứu Julich) . 191/ Nguyen Ngoc Thanh, Tiến sĩ, công tác tại Đại học Sư Phạm TP Ho Chi Minh, Việt Nam 192/ Dong Thi Kim Chi, nguyên Giảng viên Đại học Sư Phạm TP Ho Chi Minh va Cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục Quận Bình Thạnh, Việt Nam 193/ Hà Văn Thùy, nhà văn, 184 Lê Lư, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 194/ Nguyen Ngoc Diep, Meulestee 17 8310 Assebroek, Belgium 195/ Phan Ngọc Lâm, Luật sư, Everett, Washington, USA 196/ Nguyễn Công Huân,Trường đại học Aalborg, Đan Mạch 197/ Nguyễn Minh Nguyệt, 68 tuổi đời, 46 tuổi Đảng, nguyên giảng viên khoa Sinh học, Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội đã nghỉ hưu 198/ Trinh Quoc Thuan, Ph.D. 209 Tulip Drive Gaithersburg, MD 20877USA 199/ Ngô Hải, NCS Vật lý, MPI fuer Physik, Munich, CHLB Đức 200/ Đặng Lợi Minh, Giáo viên cấp 3 đã về hưu, Hải Phòng 201/ Trần Ngọc Khoa, Kỹ sư công nghệ thông tin, Washington, DC, USA 202/ Phan Thanh Hải, Luật gia quận Bình Thạnh, TPHCM, Việt Nam 203/ Nhã Nam, viết báo tự do, Saigon, Việt Nam 204/ Giuse Nguyễn Văn Được, giáo dân công giáo nhà thờ Làng Tám Hà Nội, Việt Nam 205/ Vixente Nguyễn Văn Viễn, giáo dân Hải Phòng, Việt Nam 206/ Terexa Hồ Sinh Nhật, giáo dân Hà Nội, Việt Nam 207/ Maria Phạm Thị Chi, giáo dân công giáo Hải Phòng, Việt Nam 208/ Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội, Việt Nam 209/ Phạm Quốc Bình, Cử nhân Điện Toán và Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Sugar Land, Texas, USA 210/ Thích Giác Lượng, Hòa thượng - Pháp Duyên Tịnh Xá, San Jose, California, USA 211/ Trần Nhu, nhà nghiên cứu Phật giáo - Pháp Duyên Tịnh Xá, San Jose, California, USA 212/ Bùi Minh, cư sĩ Phật giáo - San Jose, California, USA 213/ Maria Nguyễn Thị Thanh Hoa, giáo viên trường PT Quốc tế, Tp. HCM, Việt Nam 214/ Maria Nguyễn Thị Ngọc Mai, Kế toán, Vinh, Nghệ An, Việt Nam 215/ Anton Nguyễn Bảo Năng, Sinh viên, Tp.HCM, Việt Nam 216/ Nguyễn Bảo Trình, Sinh viên, Tp. HCM, Việt Nam 217/ Giuse Nguyễn Quốc Việt, Học sinh, Tp.HCM, Việt Nam 218/ Tâm Huệ - Trần Quan Anh Nhật, Huynh Trưởng GĐPT tại Miền Quảng Đức, Hoa Kỳ. Địa chỉ: 744 Etiwanda Ave , Apt. 5, Northridge, CA 91325 219/ Le Nguyen Binh, bác sĩ, phó tiến sĩ y khoa, Hà Nội, Việt Nam 210/ Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại thành phố HCM, Việt Nam 211/ Huỳnh Văn Ngãi, làm việc tại Đại học Quy Nhơn, Việt Nam 212/ Nguyễn Thụy Khanh - SV ĐH Xã hội & Nhân Văn TPHCM, Việt Nam 213/ Frédéric Phạm, nhà toán học, giáo sư (về hưu) ở TĐH Nice (Pháp), tiến sĩ danh dự Viện Khoa Học Việt Nam, tiến sĩ danh dự TĐH Đà Lạt 214/ Ta Duy Binh, kịch tác gia, Sydney Australia 215/ Cu Thanh Thuy, graphic designer, Sydney Australia 216/ Phạm Khắc Hưng, lập trình viên, Q12, TPHCM, Việt Nam 217/ Trường Giang, nguyen TBT báo Giáo dục & Thời đại, Hà Nội, Việt Nam 218/ Dang Anh Thanh, giáo viên tại thành phố Ho Chi Minh, Việt Nam 219/ Trần Mai Tuấn, Phật tử, Michigan, USA 220/ Hoàng thị Tơ, Phật tử, Michigan, USA. 221/ Trần Mai Hiến Lê, sinh viên trường GRCC, Michigan, USA. 222/ Bạch X. Phe, giáo viên trung học Sacramento, CA 95829, USA 223/ Hoa Phạm, sinh viên trường HSL Kottenpark, Enschede Hà Lan 224/ Pham Van Phu, Bác sĩ, Stuttgart, CHLB Đức 225/ Nguyễn Văn Hải, nhà báo, nguyên Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang (hiện ngụ phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang), Việt Nam 226/ Tô Đình Hải, kỹ sư điện toán, Stuttgart, CHLB Duc 227/ Tam Canh (Lê Chiến Thắng) , chuyên viên kỹ thuật nhiếp ảnh, về hưu, Stuttgart, CHLB Đức 228/ Nguyen Le Dieu Tu, Bác sỹ y khoa tai CHLB Đức 229/ Luong Minh Hai, Bác sỹ nha khoa tại CHLB Đức 230/ Nguyễn Ngọc Giao, dạy học & làm báo, Paris, Pháp 231/ Lê Đình Quốc Lân, trình độ Đại học, Đà Nẵng, Việt Nam 232/ Phạm Xuân Huy, Phật tử. Địa chỉ: số 7 ngõ 10 tổ 25 Khu Văn hoá Nghệ thuật Mai Dịch-phường Mai Dịch-Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 233/ Đoàn Sĩ Toàn, Nhà giáo, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 234/ Van-Duc Nguyen, PhD, Computer Scientist and Principal at Hermes Microvision Inc, GE R&D, MIT AI Lab. 5153 Springdale Ave, Pleasanton CA 94588, USA 235/ Phan Van Tú, Kỹ sư Môi trường, Hà Nội, Việt Nam 236/ Nguyễn Hoàng Nam - SV khoa triết - ĐH Sư phạm TPHCM, VN 237/ Lê Bích Tuyền - SV ĐH XH&NV TPHCM, VN 238/ Trần Đức Tín - SV ĐH XH&NV TPHCM, VN 239/ Nguyễn Duy Nhạc, công chức, Melbourne, Australia 240/ Lê Diễn Đức, Nhà báo, ngụ tại: Warszawa, Ba Lan ĐẶC BIỆT:Một số vị người nước ngoài biết được Thư Thỉnh nguyện này qua nhiều đường, đã ghi tên ủng hộ: 1/ Gabriella Ferrari, via Dei Sales 16, 38080 Carisolo Tn, Italy 2/ Mai Nghiêm, nữ tu sĩ Phật giáo người Pháp, Paris, France |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by CoiChay vào ngày 14. Oct 2009 , 19:47
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/26_NhuNui.htm
Như núi như mây PSN - 14.10.2009 Vĩnh Hảo Núi đứng, mây trôi. Một tịnh, một động. Nhưng cả hai vẫn thường kề cận, tiếp xúc, có khi không thấy đâu là không gian ngăn cách. Mây ôm núi. Núi lẩn trong mây. Hình ảnh ấy, ai cũng từng thấy. Nhưng trong Thiền học, núi thường được dùng đến để nói một trạng thái hay một cảnh giới của định. Dáng ngồi vững chãi của thiền giả cũng được ví như núi. Thầy Nhất Hạnh có viết một bài tựa đề là “Ngồi Yên Như Núi” [1] để khích lệ khuyên nhắc các học trò trẻ ở Tu viện Bát Nhã Lâm Đồng khi họ gặp nạn. Còn mây thì thường dùng để chỉ vô thường, biến hoại. Trong văn chương cũng thế: “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.” [2] Mây cũng được dùng trong âm nhạc nghệ thuật để diễn tả tiết tấu và văn phong trôi chảy, nhẹ nhàng, bất tuyệt: “Lưu thủy, hành vân.” [3] Tôi muốn mượn cách dùng hình ảnh núi và mây ở trên để nói về các Tăng Ni Bát Nhã, hay Tăng thân Bát Nhã, Lâm Đồng. Họ là những ai, tôi không biết mặt, và dù đã đọc nhiều bản tin, vẫn không nhớ rõ đạo hiệu của những vị thường được nhắc. Tôi chỉ biết họ là một tập thể xuất gia trẻ, an tịnh, vững chãi. Ngồi như núi, bước như mây, giữa một trần gian đảo điên, bạo động, tráo trở, hiểm ác. Suốt thời gian bị cưỡng bức rời khỏi Bát Nhã với các vụ tấn công liên tục ngày đêm bằng chửi bới, hăm dọa, nguyền rủa, ném gạch đá, phân dơ, đánh đập bằng tay chân, gậy gộc, và cuối cùng là tống xuất bằng bạo lực, những Tăng Ni trẻ này đã tự kiểm soát và tự thắng bằng nội lực của chính họ, không vị đạo sư hay bậc tăng trưởng nào trực tiếp dìu dắt. Tôi xem đây là hình ảnh cao đẹp và rực rỡ nhất của Tăng Ni trẻ Việt Nam suốt hơn 30 năm tu học và hành đạo trong đất nước cộng sản. “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng. Tự thắng mới là chiến công oanh liệt nhất,” kinh Pháp Cú đã ghi lời dạy bất hủ đó của đức Phật; và những Tăng Ni trẻ này đã làm đúng như thế trước cuộc áp đảo tàn bạo của những nhân viên công lực và “những kẻ lạ mặt” đằng đằng sát khí. Dù đã khoác mặc pháp y của thiền gia, những Tăng Ni này vẫn còn là những người trẻ, tuổi từ 15 đến 35, nét mặt hãy còn thơ ngây, với những bàn tay nhỏ chỉ biết chắp thành búp sen, với những đôi chân chỉ biết bước nhẹ như mây trong dòng chánh niệm. Thân thể quý báu của họ được cha mẹ sinh dưỡng đã vì lý tưởng làm đẹp cuộc đời mà dâng hiến cho đạo. Vậy mà họ lại bị tấn công, lôi kéo, đánh đập, xúc lên xe, chở đi… rồi bỏ xuống đường dưới cơn mưa lạnh cắt của thời tiết cao nguyên, của cơn giông bão số 9 đang dần tiến vào.[4] Họ là những Tăng Ni trẻ, trong đó có một số được gọi là tập sự nam và tập sự nữ (nam, nữ phật tử đang tập sự để được xuất gia), cố nhiên thời gian tu tập và “tập sự” của họ chưa đủ chín muồi để bước vào những cảnh giới thiền định cao (ngoại trừ những trường hợp túc duyên nhiều đời rất hiếm) mà hành giả tuyệt nhiên không còn biết những gì đang xảy ra đối với thân xác, cũng như đối với các hiện tượng xảy ra chung quanh.[5] Như vậy, đáp lại với các bạo hành của những “người lớn” thế tục, Tăng Ni trẻ Bát Nhã đã không ở trong đại định mà chỉ ở trong chánh niệm, với những ánh mắt tỏa sáng năng lượng từ bi từng được học hỏi quán chiếu trong tu viện. Vũ khí tự vệ của họ là như thế. Cũng không thể nói là vũ khí. Hãy nói là pháp môn đối trị sân hận của chính mình và của người khác. Chánh niệm là một chi trong Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định). Thầy Nhất Hạnh triển khai chánh niệm thành một pháp môn, với lý thuyết nhân-quả đồng thời, nhân là chánh niệm, quả cũng là chánh niệm, chính nơi chánh niệm mà hành giả đạt được “hiện pháp lạc trú.” Một câu nói thật văn chương của Thầy Nhất Hạnh bao hàm lý thuyết này là “Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường.” Một số người, trong đó có tôi, từng nghi ngại rằng không biết với những bước chân chánh niệm nhẹ nhàng, thảnh thơi, hành giả có thể vượt qua nổi các biến động và nghịch cảnh khắc nghiệt mang tính bạo hành, áp bức hay không. Thì nay, Tăng Ni trẻ tại Bát Nhã Lâm Đồng đã trả lời một cách hùng tráng bằng tinh thần và hành xử an nhiên, bất bạo động của họ. Cốt tủy của Phật giáo, con đường hòa bình của Phật giáo, đã một lần nữa, được chứng thực. Tuổi trẻ Việt Nam, tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam đã cất lên tiếng nói của lòng thương yêu và hiểu biết đối với quê hương nói riêng, và toàn thế giới nói chung. Tiếng nói như những hoa sen, cùng lúc nở rộ trên quê hương thống khổ, và khiến cho cả thế giới bàng hoàng xúc động. Không hờn oán, không sân hận, không trách lỗi ai. Tăng Ni trẻ Bát Nhã đã tiếp nối bước chân của Thầy-Tổ, từ bi và kham nhẫn, đưa vai gánh lấy nỗi khổ nhục của dân tộc và đạo pháp trước những áp bức bất công. Họ đã làm gì? - Chỉ ngồi yên như núi, và bước đi như mây. Lý tưởng này, tâm nguyện này, vững chãi như núi, không thế lực nào có thể lay chuyển. Hướng đi này, bước chân này, nhẹ tựa mây trôi, chẳng ai có thể cản ngăn. Kiên định mà vô chấp. Từ bi mà thông tuệ. Ngồi như núi, bước như mây. Họ chỉ làm những việc đơn giản như thế. Còn thế giới những “người lớn,” những thế hệ đi trước họ, đã làm gì, nói gì để cứu nguy, để tìm giải pháp tốt đẹp nhất cho họ? Tôi cảm thông và tôn trọng những người im lặng. Có nhiều lý do để giữ im lặng, nhất là đang sống trong hoàn cảnh của đất nước, dưới chế độ ấy, có những điều tế nhị không thể nói ra hết, và không phải lúc nào cũng phải nói. Nhưng tôi thực sự thất vọng với một số người đã nói mà nói những điều không nên nói. Đổ lỗi cho nhau. Nói dối. Che giấu những thủ đoạn mờ ám và phi nhân. Đồng lõa với tội ác. Nói hùa theo phát ngôn nhân của nhà nước rằng đó chỉ là chuyện nội bộ giữa Thầy Nhất Hạnh và Thầy Đức Nghi. Nói chì nói chiếc, mỉa mai Thầy của các Tăng Ni Bát Nhã (đang hành đạo ngoài nước) mà không hề quan tâm thực trạng Tăng Ni trẻ đang là những nạn nhân bị áp bức tại quê hương. Đố kỵ, thù ghét Thầy mà tảng lờ khổ nạn của học trò. Bầy trẻ gặp nạn trong nhà lửa, có cần tìm hiểu chúng là con cái của ai không? Người con Phật thà không nói, còn nếu nói, phải nói như Chánh Pháp. Tôi viết những dòng này, mục đích không phải để lên án những kẻ phi nhân tính, vì mặt thật của họ, cả thế giới đều biết rõ rồi. Tôi chỉ muốn tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi đối với các Tăng Ni Việt Nam, trước hết là Tăng thân Bát Nhã, sau đó là chư tôn đức đã hết lòng bênh vực, bảo bọc và viết cả tâm thư[6] biểu lộ sự đoàn kết thương yêu đối với đồng đạo của mình. Qua quý vị, tôi biết tương lai của Phật giáo Việt Nam đi về đâu. Con đường chúng ta đã chọn, không ai có thể thay đổi. Tất nhiên trong những hoàn cảnh nguy kịch và khắc nghiệt nhất, chiếc áo và sinh mệnh chúng ta có thể bị hủy phạm bởi bạo lực, nhưng lòng từ bi và hiểu biết thì không bao giờ vơi mất. Như núi, như mây, chúng ta đi vào cuộc đời. Vinh Hao California, ngày 14.10.2009 |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by CoiChay vào ngày 15. Oct 2009 , 00:40
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/226_Thutangthan...htm
Tăng thân kính gửi Ba Mẹ PSN - 3.10.2009 | Tăng thân Bát Nhã Phước Huệ, 02.10.2009 Ba mẹ thương kính của chúng con! Chúng con là những sư cô, sư chú rất trẻ, yêu cuộc sống, yêu gia đình, yêu quê hương tha thiết. Từ mọi miền đất nước chúng con đã về đây cùng nhau xây dựng gia đình tâm linh đầm ấm. Chúng con nhận ba mẹ của các sư anh, sư chị, sư em khác là ba mẹ của chúng con. Ba mẹ là ba mẹ chung. Chúng con viết thư là viết cho tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Chúng con biết ba mẹ đã nhận tất cả làm con của ba mẹ. Ba mẹ thương kính! Một khoảng thời gian dài tăng thân gặp khó khăn, ba mẹ đã lo lắng cho chúng con thật nhiều. Nay sự việc đi đến chỗ gay gắt thì lòng dạ ba mẹ càng đau hơn. Cũng bởi vì ba mẹ thương chúng con quá. Chứng kiến con mình bị người ta đối xử không dễ thương thì lòng dạ ba mẹ nào chịu nổi. Dù ở xa, nhưng chúng con biết, chúng con thấy những giọt nước mắt rơi dài của ba mẹ, những bữa cơm nghẹn ngào của ba, những đêm ba mẹ thao thức suy tư lo lắng miên man cho chúng con. Nghĩ đến đó chúng con thấy có lỗi với ba mẹ quá, bất hiếu với ba mẹ quá. Mang trong tim tâm nguyện xuất gia mong sao có thể đền đáp công ơn sâu dầy của ba mẹ, vậy mà bây giờ lại để cho ba mẹ phải lo lắng vì chúng con. Lo lắng chúng con không đủ ấm, không đủ chỗ ngủ, không đủ sức khỏe và thậm chí nguy hại đến tính mạng trong tình cảnh hết sức bạo động từ bên ngoài. Nhưng ba mẹ thương, ở bên ngoài ba mẹ sẽ lo lắng nhiều hơn cho chúng con vì đó là nỗi lòng của bậc làm ba làm mẹ, và đồng thời ba mẹ cũng không biết rõ được tình hình của sự việc ở sâu xa hơn khu vực chùa Phước Huệ. Chúng con đang sống trong chùa, có thể hơi chật chội cho tất cả các anh chị em (378 người). Nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ngủ... không đầy đủ và rộng rãi như Bát Nhã, đồ không đủ mặc, áo không đủ ấm, ngủ không đủ giường, không có nơi dạo chơi, hít thở không khí trong lành, và thậm chí có một số sư anh, sư chị, sư em bị cảm vì bị ướt mưa hôm trước... Nhưng ba mẹ ơi, những khó khăn đầu đời của chúng con có xá gì đâu với những khó khăn của ông bà tổ tiên và cha mẹ đã đối diện trong quá khứ. Để nuôi nấng chúng con có được ngày hôm nay thì ba mẹ phải trải qua bao nhiêu là đắng cay, gian truân. Tổ tiên ta đau thương mất mát biết mấy trong những cuộc chiến tranh tàn bạo. Bây giờ, người trẻ như chúng con đối diện với những khó khăn như vậy cũng là cơ hội để tự rèn luyện mình trong gian nan, thử thách. Chúng con là người tu dù còn rất trẻ, còn mới trong sự thực tập nhưng chúng con đã được học cách đối diện với khổ đau. Chúng con khác người đời, bởi chúng con đối diện bằng tâm chấp nhận và thương yêu. Khó khăn mà không oán thán, không hận thù mà ngược lại còn biết cảm thông, biết nhìn sâu, đã đem lại cho chúng con sự bình an, nhẹ nhàng trong tâm hồn. Nếu ghét bỏ, buồn phiền những kẻ không dễ thương ấy thì có lẽ chúng con không đủ sức khỏe để cười nói với anh chị em nữa. Nguồn năng lượng tiêu cực ấy sẽ rút hết tất cả sự yêu đời, lạc quan, thanh thản của chúng con mất thôi. Chúng con không bao giờ để những nguồn năng lượng tiêu cực trong bản thân bóp nghẹt và tự hại chính mình. Cũng có lúc chúng con cười không nỗi, thở không nhẹ, ngủ không thấy an, nhưng nhờ những nụ cười và ánh mắt tươi vui của anh chị em thì chúng con vực dậy được và mỉm cười được. May mắn lớn nhất cho tăng thân là chúng con vẫn còn bên nhau, dù ở chật một chút, thiếu thốn một chút, nhưng vẫn còn nghe tiếng cười giọng nói, thấy dáng đi của nhau thì chúng con đã có thêm năng lượng rồi. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, khi người ta sử dụng bạo lực hay chửi mắng với mong muốn làm thoái tâm Bồ Đề và dập nát tinh thần lạc quan, thương yêu, bất bạo động của chúng con nhưng hệ quả lại hoàn toàn ngược lại. Không hề nản lòng, chúng con trở nên trầm tĩnh hơn để nhìn nhận vấn đề. Chính vì Xã hội có nhiều tham đắm, giận hờn, oán thù, hơn thua vì quyền lực địa vị cho nên chúng con phát tâm xuất gia để tìm về con đường của chân thiện mỹ. Ngày hôm nay, những năng lượng vô minh ấy tìm đến để chúng con trực tiếp tận mặt và đối diện thì điều đó càng khẳng định mạnh mẽ hơn con đường xuất gia của chúng con là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ có lời Bụt dạy mới đưa con người giải thoát khỏi những ràng buộc đau khổ của cuộc đời và từ đó chúng con dốc lòng dâng tặng lại cho mọi người hoa trái của bình an, của tha thứ và thương yêu chân thành. Hơn bao giờ hết chúng con vô cùng biết ơn ba mẹ đã cho phép chúng con được xuất gia để cùng nhau làm bạn đồng hành bước đi trên con đường lý tưởng này, cho chúng con có cơ hội nhìn rõ và sâu hơn vào những thực tại của cuộc sống. Ngay trong thời gian khó khăn này có những tin rất khả quan cho tăng thân mà con muốn báo cho ba mẹ được biết, đó là sự ủng hộ giúp đỡ của Hội Nhân Quyền Quốc Tế, các cơ quan quốc tế tầm cỡ và các tăng thân xuất sĩ, cư sĩ khắp thế giới, đang tạo ra những hiệu quả rõ ràng và có tác dụng rất mạnh đến sự việc. Và gần nhất với chúng con là tăng ni sinh Đà Lạt với “tình Linh Sơn cốt nhục” mà họ đã khẩn khoản viết trong “huyết thư” để gửi lên chính phủ. Các vị lớn trong ban Trị sự cũng đang dốc lòng bảo vệ tăng thân. Đây là lúc tình anh em đồng đạo xa gần của chúng con bộc lộ mạnh mẽ nhất, chân thành nhất và cứng rắn nhất so với thời gian vừa qua. Còn Thầy, còn sư anh, sư chị, sư em của chúng con ở Làng đang ngày đêm hướng về nguyện cầu và thực tập miên mật để gởi năng lượng bình an, viết thư yểm trợ tinh thần để giữ gìn Tâm Bồ Đề. Chúng con có niềm tin lớn nơi năng lượng Niệm Định Tuệ của Tăng thân, sự che chở bảo hộ của chư Bụt, chư Tổ, Long Thần Hộ Pháp và hồn thiêng sông núi của quê hương đất nước. Chúng con tin ở sức mạnh của tình người, sức mạnh của chân lý mà toàn thể những người có tấm lòng trên thế giới đang hướng về chúng con. Tất cả đang đối diện khó khăn cùng với chúng con, chúng con không hề đơn độc, tất cả chúng con là một khối. Điều quan trọng nhất cho tăng thân bây giờ là chúng con phải vững vàng bên nhau, ở yên bên nhau trong vòng tay che chở của mái chùa Phước Huệ. Bằng một niềm tin sáng suốt và mạnh mẽ chúng con biết rằng tăng thân sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Kính xin ba mẹ hãy yên lòng, xin đừng khóc vì chúng con nữa. Ba mẹ hãy mỉm cười và cùng thở, cùng nguyện cầu để khích lệ tinh thần cho chúng con nhé! Trước đài sen chúng con xin qùy lạy để sám hối với ba mẹ vì đã làm cho ba mẹ phải buồn lo cho chúng con. Tội bất hiếu, chúng con chỉ biết cúi đầu sám hối và nguyện tu tập hơi thở nụ cười tinh chuyên hơn để làm cho ba mẹ vững niềm tin nơi chúng con. Nghĩ đến ba mẹ chúng con có thêm sức mạnh và ý chí để vượt qua khó khăn. Chúng con quyết không để cho ba mẹ phải khóc vì chúng con thêm một lần nào nữa. Thương kính ba mẹ thật nhiều |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Dang My vào ngày 15. Oct 2009 , 00:50
Cám ơn anh Phan Nguyên và anh 4C mang tin tức về.
Những bài viết thế này nếu được phổ biến cho nhiều người trong nước đọc thì hay quá. |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by CoiChay vào ngày 15. Oct 2009 , 21:33 Đặng-Mỹ wrote on 15. Oct 2009 , 00:50:
Hehe chị Mỹ, Bắt chước anh PN thấy mấy lá thư hay, muốn giới thiệu cùng mọi người. Tôi nghĩ người trong nước họ cũng có đọc được những bài này. Thân mến, CC :D |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Tuyet Lan vào ngày 17. Oct 2009 , 22:16 Đường xưa mây trắng tiễn con Xa ngôi nhà lửa con đi tìm Người Từ bi, trí tuệ rạng ngời Như vầng trăng sáng chiếu soi sơn hà Người cho con cả một rừng hoa Lối về thắp sáng, từ xa con mừng Người gieo ân nghĩa, yêu thương Ơn Người chưa trả con vương trong lòng Giờ đây Bát Nhã khóc, trông Còn đâu một giấc mơ hồng năm xưa Ngày Người tiếp nối cõi này Tăng thân khắp chốn quay về dâng hương Giờ đây Bát Nhã tang thương Chúng con chẳng biết nẻo đâu nương về Người bảo hãy là hải đảo Tự thân mình thắp đuốc mà đi Dựa tăng thân soi vào tâm mộng Và giờ còn có mặt cho con? Con dẫu biết hợp tan, tan hợp Cuộc đời như thật, huyễn, vấn vương Con dẫu biết tiếng đời không dứt Mà sao đại địa lại rưng rưng! Nay con quỳ lạy Ngày Tiếp nối Cầu xin Người tiếp nối mãi ngàn sau! Hương Giang |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Tuyet Lan vào ngày 17. Oct 2009 , 22:33
Thân Kim Cương -lá Thư Sư Ông viết cho Đệ Tử
Bích Nham ngày 07-10-2009 Thư gửi các con Bát Nhã của Thầy, Sở dĩ Thầy viết “các con Bát Nhã của Thầy” mà không viết “các con của thầy ở Bát Nhã” như kỳ trước, tại vì tuy các con không còn cư trú ở Bát Nhã nữa, nhưng các con vẫn còn mang danh xưng tăng thân Bát Nhã. Các con với Bát Nhã là một. Đi đâu các con cũng mang Bát Nhã đi theo, và Bát Nhã đã trở thành một thân kim cương bất hoại. Bài kệ mà chúng ta xướng tụng trước khi đọc kinh Kim cương có danh từ “thân kim cương” như sau: Làm sao vượt sinh tử Đạt được thân kim cương? Tu tập theo lối nào Quét được muôn huyễn tướng? Xin Bụt đem lòng thương Mở bày kho bí tạng Vì tất cả chúng con Đem pháp mầu diễn xướng! Bát Nhã đã trở nên huyền thoại, đã trở thành thân kim cương, không ai có thể tiêu hủy được nữa. Bát Nhã là một đóa sen ngát hương nở trên bùn lầy của vô minh, của sự sợ hãi, lo lắng, tham nhũng và lạm dụng quyền hành. Bát Nhã đã đi vào lịch sử. Và các con đã may mắn có cơ duyên góp phần làm phát hiện đóa sen Bát Nhã. Bát Nhã đã trở thành một phần của gia sản văn hóa đất nước. Các con Bát Nhã của thầy hiện giờ không phải chỉ đang tỵ nạn ở chùa Phước Huệ mà cũng đang có mặt ở nhiều nơi khác, trong nước và ngoài nước. Ở đâu các con cũng có đóa sen Bát Nhã trong lòng. Đó là chí nguyện tu tập và độ đời, đó là trái tim ban đầu, đó là tâm bồ đề. Đó là nguồn năng lượng giúp cho chúng ta còn là chúng ta, giúp cho chúng ta không bị tha hóa, mua chuộc, và bỏ cuộc. Thầy đang có hạnh phúc vì thầy đang viết thư tâm sự với các con. Dưới bút hiệu Nguyễn Lang thầy đã viết cho Chủ Tịch Nước và cho các bậc nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước để nhờ các vị ấy lên tiếng can thiệp về vụ Bát Nhã. Và đây là thư thầy viết cho các con. Trước hết, thầy muốn kể cho các con nghe là chùa Phước Huệ nơi mà một số các con đang tá túc là nơi thầy đã từng cư trú trong nhiều năm. Đó là những năm trong thập niên 50. Hồi ấy thầy còn trẻ lắm, và chùa Phước Huệ còn đơn sơ chứ không đồ sộ như ngày nay. Phía sau chùa là một vườn chè có cả ngàn cây. Thầy có một cái am nhỏ mái lá vách đất ngay giữa vườn chè. Thầy ở đó một mình, trong am chỉ vẻn vẹn có một cái giường ngủ và một cái bàn viết. Thượng Tọa Thái Thuận chắc có thể chỉ cho các con thấy địa điểm của chiếc am lá ngày xưa ấy. Một đêm thầy nằm mơ thấy mẹ thầy, dung nhan không khác gì ngày xưa với mái tóc dài óng mượt. Đang được ngồi nói chuyện với mẹ với rất nhiều hạnh phúc thì bỗng nhiên thầy thức dậy. Và thầy nhớ ra rằng mẹ thầy đã mất trước đó mấy năm. Thầy trỗi dậy, mở cửa đi ra ngoài. Trong am không có nhà vệ sinh, và vì làng Công Hinh (tên ngôi Làng trong đó có chùa Phước Huệ) là một miền núi quê, chung quanh am này toàn là cây chè nên mình có thể ngồi đi tiểu giữa những cây chè. Vừa bước ra khỏi am thì thầy tiếp xúc được với ánh trăng vằng vặc bao phủ cả đồi chè. Trăng đêm ấy là trăng hạ tuần, sáng đẹp và hiền hòa vô cùng. Đất trời rất thanh tịnh. Và thầy có cảm tưởng là thầy đang được mẹ ôm vào lòng, tình mẹ dịu như ánh trăng khuya. Bỗng nhiên thầy giác ngộ ra rằng mẹ của thầy chưa bao giờ mất, mẹ của thầy luôn luôn còn đó cho thầy, và bản chất của mẹ là vô sinh bất diệt. Những đau buồn thương nhớ trong mấy năm mất mẹ vừa qua đột nhiên tan biến, và thầy đã mỉm cười trong ánh trăng khuya. Thầy nhớ là thầy đã ghi câu chuyện này ở đâu đó, có thể là trong tác phẩm Nẻo Về Của ý. Thầy biết là đồi chè bây giờ không còn nữa, chiếc am lá cũng không còn, nhưng nếu các con có dịp đi thiền hành bên ngoài trong khung viên chùa Phước Huệ vào một ban đêm có trăng, thì các con có thể hình dung lại cái đêm mầu nhiệm ấy, và nhìn lên mặt trăng các con sẽ thấy thầy và mẹ thầy đang mỉm cười với các con. Trong chuyến đi hoàng pháp mùa Thu 2009 này ở Hoa Kỳ đã xảy ra một sự kiện mầu nhiệm, đó là khóa tu tổ chức tại công viên Estes ở tiểu bang Colorado. Khóa tu này có 980 thiền sinh từ các tiểu bang đến tham dự, bắt đầu từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 8 năm 2009. Trong số các thiền sinh ấy có khoảng 50 phần trăm những người chưa bao giờ gặp thầy, nghe thầy giảng hoặc tới tham dự một khóa tu với thầy. Họ chỉ biết thầy qua những cuốn sách do thầy viết, xuất bản tại Hoa Kỳ. Họ đến khóa tu mục đích là để trực tiếp nghe thầy giảng dạy và hướng dẫn tu tập. Có rất nhiều vị đã phải đi máy bay nhiều tiếng đồng hồ mới tới được thành phố Denver rồi thuê xe lên núi dự khóa tu. Đúng rồi, công viên Estes là nơi có cơ sở của tổ chức YMCA (Young Men Christian Association), có khả năng cung cấp chỗ cư trú, thức ăn và tiện nghi vệ sinh cho khoảng 1000 người; cao hơn mặt biển tới gần 1000 thước, nên rất mát và lạnh, cảnh vật núi rừng vĩ đại xanh tươi và mầu nhiệm. Cứ mỗi hai năm một lần là thầy đến để hướng dẫn khóa tu, mà khóa nào cũng đông người tham dự. Nhưng kỳ này vì bệnh cho nên thầy không thể tới tham dự và hướng dẫn khóa tu được. Các bác sĩ tại bệnh viện Massachusetts General Hospital (MGH) sau khi chẩn bệnh cho thầy đã đề nghị thầy nên bỏ khóa tu tại trường Đại Học Stonehill ở tiểu bang Massachusetts thầy đang hướng dẫn nửa chừng, và bỏ luôn khóa tu ở YMCA nơi công viên Estes tại tiểu bang Colorado để điều trị bệnh nhiễm trùng phổi của thầy. Các bác sĩ nói ít nhất thầy phải ở lại 14 ngày trong bệnh viện thì mới điều trị được. Bác sĩ Sicilian, vị y sĩ trưởng nổi tiếng về cách điều trị bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn pseudomonas aeruginosa cũng là người chịu trách nhiệm về khu điều trị đặc biệt trên tầng lầu thứ 12 của bệnh viện đã khuyên thầy nên ở lại ngay bệnh viện đêm hôm ấy để bắt đầu điều trị. Nhưng sau đó thầy đã quyết định về lại trường đại học Stonehill để hoàn tất khóa tu ở đấy trước khi trở lại nhập viện. Khóa tu tại Stonehill có chủ đề là Be Peace, Be Joy, Be Hope (Bình An, Hạnh Phúc và Hy Vọng), khởi đầu từ ngày 11-08-09, và vào năm giờ chiều ngày 13-08-2009 thầy đã có được chút thì giờ để đi kiểm điểm lại sức khỏe. Mấy tuần lễ trước đó, chứng bệnh nhiễm trùng đã trở nặng và thầy thấy thỉnh thoảng trong đàm khạc ra có chất máu đỏ tươi hoặc tím đen. Sau bảy giờ đồng hồ chờ đợi và thử nghiệm, các bác sĩ đã khuyên thầy nên bắt đầu điều trị ngay, không được trì hoãn. Thầy về tới trường Đại Học lúc 12 giờ khuya, và sáng hôm sau thầy cũng đã đi ngồi thiền với đại chúng, vẫn nói pháp thoại và đi thiền hành như không có chuyện gì xảy ra. Không ai biết là thầy đang có bệnh. Những bài pháp thoại trong ba ngày chót của khóa tu, ai cũng nói là rất hào hùng. Thầy Pháp Đệ đã nói: trong khi nói các bài pháp thoại ấy, thầy rạng rỡ như có hào quang (you were luminous during these dharma talks). Chỉ có các sư anh sư chị lớn của các con mới biết là thầy đang bệnh, và sẽ đi vào bệnh viện ngay sau khi chấm dứt khóa tu. Chiều ngày 14-08-09 có một buổi họp đặc biệt của hội đồng giáo thọ, trong đó có các anh chị lớn được báo tin là thầy sẽ vào bệnh viện vào ngày thứ hai 17-08-09 và thầy sẽ không bay với tăng thân về Denver để cùng hướng dẫn khóa tu. Trong buổi họp, hội đồng giáo thọ đã phân công và nhận lãnh trách nhiệm hướng dẫn khóa tu thay thầy, ai cũng có tinh thần tự nguyện rất cao, không cần có sự mời thỉnh. Khóa tu ở Stonehill cũng rất đông, có khoảng gần một ngàn thiền sinh. Ngoài các vị giáo thọ xuất gia, chưa ai biết là thầy sẽ không đi dự khóa tu ở YMCA, Estes Park, kể cả các thầy các sư cô. Và khi gần đến giờ lên xe buýt đi ra phi trường, các thầy và các sư cô trong tăng thân mới biết là thầy sẽ không cùng bay với các vị ấy. Đây là lần đầu tiên một sự kiện như thế đã xảy ra: thầy bỏ một khóa tu và tăng thân phải thay thầy hướng dẫn khóa tu. Ban tổ chức biết thì giờ đã cận kề, không đủ thời gian để hoãn lại khóa tu, bởi vì tất cả đều đã được chuẩn bị: đặt phòng ốc, mua thực phẩm, xin nghỉ chép, mua giấy máy bay, hoặc đã lên đường về khóa tu bằng xe hơi hay xe buýt từ những tiểu bang khác rồi. Chắc chắn là sẽ có rất nhiều vị thiền sinh buồn chán bất mãn và thất vọng vào ngày khóa tu khai mạc, khi biết rằng thầy không đến được. Có những vị đã từng đọc sách thầy trong bao nhiêu năm, và đây là cơ hội đầu để có thể gặp thầy và tu tập với thầy. Có những vị đã hứa với bạn bè và người thân sau khóa tu sẽ trở về thuật lại những kinh nghiệm gặp gỡ và tu tập với thầy. Hy vọng và chờ đợi càng nhiều thì sự thất vọng buồn chán sẽ càng lớn. Các thầy các sư cô lên đường bay về Denver với ý thức ấy, nhưng ai cũng có đủ can đảm để nhận chịu trách nhiệm: đây là cơ hội để chứng tỏ mình xứng đáng với sự trong cậy của Bụt, của chư Tổ và của Thầy. Cơ hội là lúc này chứ không bao giờ nữa. Cho nên ai nấy đều quyết tâm và hợp lực hướng dẫn khóa tu với tất cả tâm chí của mình. Năng lượng cũng như tình huynh đệ trong tăng thân chưa bao giờ vững mạnh như trong những ngày ấy. Trong khi đó thì thầy đã bắt đầu được trị liệu tại bênh viện MGH, một bệnh viện lớn nhất và có uy tín nhất trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Nhập viện ngày 17-08-2009 thì đến sáng ngày 21-08-2009 thầy viết cho thiền sinh của khóa tu tại YMCA, Estes Park, Colorado một lá thư. Tại bệnh viện, thầy nghe tin là tối hôm đó, khi nghe đọc lá thư của thầy, nhiều người đã khóc, xuất gia cũng như tại gia. Tối hôm ấy sau khi đọc lá thư, các thầy và các sư cô đã trì tụng danh hiệu Quan Thế Âm và sau đó đã đưa ra những chỉ dẫn tổng quát về sự thực tập (orientation) cho trọn khóa tu. Và tiếp theo thì toàn thể khóa tu thực tập im lặng hùng tráng cho đến giờ pháp đàm chiều hôm sau. Sự thực tập im lặng hùng tráng này đã giúp cho khóa tu rất nhiều. Rất nhiều người trong khi thực tập im lặng đã có cơ hội nhận diện và ôm ấp những bất mãn và thất vọng của mình, những tâm hành đã phát khởi khi nghe tin thầy không có mặt trong khóa tu. Buổi thiền hành sáng ngày hôm sau, giờ ăn sáng im lặng và buổi pháp thoại đầu đã giúp cho nhiều vị thiền sinh ôm ấp và chuyển hóa được những tâm hành thất vọng, lo lắng và bất mãn của họ. Tại bệnh viện MGH thầy được nghe tin tức về khóa tu mỗi ngày hai lần. Thầy được biết là các sư anh sư chị giáo thọ đã nói những bài pháp thoại rất hay và rất thực tế. Thầy được biết là các thầy và các sư cô, không ai bảo ai, không ai cần sách tấn ai, tất cả đã có mặt rất đúng giờ trong các buổi sinh hoạt tu tập, và làm gương mẫu cho đại chúng một cách hết lòng và tất cả các thiền sinh đều cảm được điều ấy, do đó ai cũng nỗ lực tu tập. Đến ngày thứ ba thì tất cả đều được chuyển hóa. Trong buổi be-in (có mặt cho nhau) vào ngày thứ năm, có nhiều vị đã phát biểu rằng khóa tu “One Buddha Is Not Enough” này là khóa tu trong ấy họ được chuyển hóa nhiều nhất, và tuy thầy không có mặt với hình hài thầy, tất cả đều cảm thấy sự có mặt của thầy trong khóa tu, trong các thầy các sư cô và trong chính họ. Sáng hôm ngày 25-08-09 thầy viết cho đại chúng khóa tu một lá thư thứ hai, và lá thư này đã được đọc trong đầu buổi sinh hoạt be-in này. Trong lá thư thầy đề nghị rằng khóa tu tại YMCA ở công viên Estes nên được tổ chức hàng năm, dù thầy có mặt hay không có mặt, và mọi thiền sinh kể cả những vị mới tới lần đầu trong khóa tu này nên ghi danh đến tu tập và góp phần tổ chức khóa tu cho những người khác cũng có cơ hội đến tu tập. Sau khi sư chị Đẳng Nghiêm đọc lá thư ấy và đặt câu hỏi là ai đồng ý với thầy để đến tu tập cùng nhau mỗi năm một lần ở đây, thì tất cả đều đưa tay lên tự nguyện. Khóa tu đông tới 980 người mà chỉ có 15 người bỏ về vì lý do thầy không có mặt, còn tất cả đều ở lại để quyết tâm thực tập. Vì thầy không có mặt nên tất cả đều nổ lực tu trì cho nên khóa tu đem lại rất nhiều chuyển hóa và an lạc. Có nhiều người nói: khóa tu này tuy không có thầy, nhưng tôi thấy nó là khóa tu hay nhất từ trước đến giờ (it was the best retreat I have attended.) Nghe kể lại như thế thầy rất hạnh phúc. Thầy thấy là thầy đã được tiếp nối đầy đủ bởi tăng thân của thầy, thầy thấy thầy đã được các con của thầy tiếp nối thầy một cách đẹp đẽ. Nếu thầy không bị bệnh và không vắng mặt trong khóa tu thì mọi người đã không có cơ hội chế tác được sức tự lực tự cường dũng mãnh như thế. Cho nên trong cái rủi lại có cái may. Cả thầy và cả tăng thân đều đã thấy rằng thầy đã được tiếp nối, và dù sắc thân này của thầy đang còn hay đã tàn hoại thì tăng thân vẫn tiếp tục lớn mạnh và sự thực tập sẽ mãi mãi được duy trì về sau. Một vị thiền sinh sau khóa tu đã viết cho thầy, “Chúng con đã nhận được thông điệp của thầy: One Buddha Is Not Enough. Con hiểu: one Thầy is not enough. Mỗi người trong chúng con phải thay thế được cho thầy. Và khóa tu YMCA 2009 đã chứng thực được điều đó.” Tây phương có câu ngạn ngữ: từ đống tro tàn, con chim Phượng Hoàng đã bay lên. Từ cái Rủi, cái May đã được thoát hình. Khóa tu YMCA 2009 là một con chim Phượng Hoàng tuyệt đẹp, nó đem lại cho chúng ta rất nhiều niềm tin và hạnh phúc. Đóa sen Bát Nhã cũng là một con chim Phượng Hoàng khác thoát hình từ đống tro tàn của tham nhũng, lạm dụng quyền hành, u mê, sợ hãi và dối gạt. Nhờ những bùn đất ấy mà đóa sen đã nở. Các con của thầy, nhờ được trui luyện trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, đã học hỏi được rất mau chóng, đã chuyển hóa được rất mau chóng, đã tiếp nhận được sự trao truyền một cách mau chóng, đã đứng vững được như một tăng thân có hùng lực và từ bi, đã chứng tỏ được rằng vô úy, từ bi, hùng lực và hành xử bất bạo động là những gì có thực chứ không phải là những điều chỉ có trên đầu môi chót lưỡi. Các con đã cứu chuộc (redempt) cho cả một cộng đồng Phật giáo trong nước cũng như ngoài nước. Các con đã tỏ ra không thù oán gì thầy Đức Nghi và các thầy Đồng. Các con đã tỏ ra không thù oán ngay những người đã tới đập phá Bát Nhã và trục xuất các con, trong đó có những chú công an. Các con đã thấy được kẻ thù ta không phải là con người mà là vô minh, hận thù, bạo động, tham nhũng, hèn nhát, và dối gạt đang cần được chuyển hóa trong ta và chung quanh ta. Một vị công an tại Dam’bri đã xin lỗi thầy Pháp Tụ khi thầy ấy điện thoại tới thăm hỏi và nói rằng sở dĩ ông ta đã hành xử như thế cũng là tại vì cấp trên ra lệnh. Các con cũng đã thấy được cái khổ của người công an. Trong giờ vấn đáp hôm qua tại khóa tu Enlightenment Is Now Or Never (Giác Ngộ là bây giờ hoặc không bao giờ hết) tại tu viện Bích Nham, một thiền sinh Tây Phương đã hỏi thầy, “Bạch thầy con rất muốn có từ bi đối với những người đã gây ra khổ đau cho nhiều người khác, nhưng sao con thấy khó thương được họ quá.” Thầy đã trả lời: Quý vị đừng tưởng từ bi là một cái gì tiêu cực. Từ bi là một năng lượng rất hùng tráng. Từ bi không có nghĩa là ngồi đó để người kia muốn làm gì thì làm. Có từ bi thì mình phải tìm cách chuyển hóa người đó. Nếu cần tranh đấu thì phải tranh đấu, tạo áp lực quần chúng buộc người ấy phải chấm dứt hành động đàn áp hại nước hại dân của người ấy. Làm như thế mà không có tâm niệm hận thù và ghét bỏ người ấy, cái đó mới đích thực là từ bi. Từ bi phải đi chung với hùng lực. Bài tựa Chú Lăng Nghiêm có câu: đại hùng, đại lực, đại từ bi. Các con của thầy nhờ đang có được một ít năng lượng của hùng lực và từ bi ấy cho nên đã đánh động được lương tâm thế giới, trong nước cũng như ngoài nước và gây niềm tin nơi pháp môn thực tập mà đức Thế Tôn chỉ dạy. Chúng ta không lặp lại những giáo lý của Bụt như những con vẹt. Chúng ta thực tình muốn ứng dụng giáo lý ấy vào cuộc đời. Nếu tất cả các điều kiện đều thuận lợi hết, nếu không có khó khăn đến từ bên trong và bên ngoài thì các con đã không làm được những gì mà các con làm. Thầy cũng vậy, nhờ đã trải qua những khó khăn và tủi nhục nên thầy đã chế tác được năng lượng hiểu và thương và làm được như lời Bụt dạy trong Kinh Pháp Hoa: lấy mắt thương nhìn cuộc đời (từ nhãn thị chúng sanh). Thư còn dài thầy sẽ gửi tiếp cho các con sau. http://www.langmai.org/thu-vien/tinh-thay-tro/1223-than-kim-cuong-la-thu-su-ong-viet-cho-de-tu-.html f4u2 f4u2 f4u2 f4u2- Con kính dâng lên những tăng thân Bát Nhã |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 18. Oct 2009 , 18:03
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/41_ngonngu.htm
Ngôn ngữ thiền PSN - 18.10.2009 | Huỳnh Thiện Thắng Khi một vị thiền sư gửi thư cho một vị quốc trưởng, một vị tổng thống hay một vị chủ tịch nước thì thế nào vị thiền sư ấy cũng sử dụng ngôn ngữ thiền. Tôi đã đọc lá thư thiền sư Nhất Hạnh gửi cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 30.09.09 và tôi có cảm tưởng là tôi hiểu được ý thầy trong lá thư. Vào đầu lá thư, thiền sư viết: "Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch." Câu này ý nghĩa thật khôn lường. Ai không biết rằng Chủ Tịch Nước thì luôn luôn có mặt ở phủ Chủ Tịch, chỉ cần lên Google là có thể tìm được địa chỉ ấy để gửi thư. Theo tôi, câu nói ấy của thiền sư có nghĩa: Thưa ngài Chủ Tịch, ngài có đang thực sự có mặt ở đó không, nếu ngài đang có mặt thực sự thì làm sao một chuyện động trời như chuyện đánh bật một cọng đồng tu sinh ra khỏi một tu viện lại có thể xảy ra được hôm 27.09.09? Hoặc giả người ta đã sắp đặt để ngài Chủ Tịch đi vắng, để ở nhà người ta ra tay? Hoặc giả ngài Chủ Tịch đang có mặt nhưng cảm thấy mình bất lực, không ngăn nổi cái chuyện động trời đang xảy ra trên đất nước của chính Ngài? Câu nói của thiền sư như vậy thì ý nghĩa quả thật là khôn lường. Nhưng chưa chắc tôi đã thấy được hết cái ý nghĩa đó, bởi vì tôi chỉ là người mới thực tập thiền chưa được sáu năm. Tại sao thiền sư không nhờ mạng Làng Mai đăng tải lá thư mà lại nhờ mạng Phù Sa? Trang nhà Làng Mai là trang nhà chính thức của đạo tràng Mai Thôn, có đăng tải lá thư này, nhưng tại sao thiền sư lại nhờ mạng Phù Sa? Có thể vì trang nhà Làng Mai chú trọng nhiều tới việc tu học, không chuyên đưa tin thời sự, nên có thể không đủ khả năng chuyển đạt lá thư tới ngài Chủ Tịch. Theo tôi biết thì Phù Sa là một tờ báo điện tử độc lập, ban đầu thì chống Cọng dữ dội, nhưng sau khi tiếp xúc được với Làng Mai thì tìm thấy được một con đường "Giữ Thơm Quê Mẹ" hữu hiệu hơn, nên đã bắt đầu ủng hộ pháp môn Làng Mai và đăng tải nhiều tin tức về Làng Mai. Có người nghĩ rằng Phù Sa là do Làng Mai chủ trương, điều này theo tôi hoàn toàn sai với sự thực. Tôi được ban biên tập trang nhà Làng Mai cho biết là có những bài gửi tới mạng Làng Mai không đăng mà Phù Sa lại đăng. Phù Sa là một tờ báo ngoài đời, có lập trường văn hóa và chính trị, trong khi trang nhà Làng Mai chỉ phục vụ cho một tăng thân tu học, cho nên thiền sư nhờ Phù Sa chuyển lá thư là đúng. "Đây là một tiếng chuông chánh niệm." Câu này ý nghĩa cũng thâm sâu không kém câu đầu. Tiếng chuông chánh niệm là tiếng chuông giúp cho mình tỉnh dậy. Chánh niệm là năng lượng giúp cho mình biết cái gì đang thực sự xảy ra trong thân, trong tâm và trong hoàn cảnh mình. Cái gì đang xảy ra là chính quyền do ngài Chủ Tịnh Nước cầm đầu đang đàn áp một tu viện Phật Giáo ở Bảo Lộc y hệt như chính quyền ông Ngô Đình Diệm đã đàn áp chùa Xá Lợi ở Sài Gòn năm 1963. Lá thư thiền sư không phải là một lá thư thỉnh nguyện, một lá thư xin xỏ. Nó là một lời cảnh báo. Nó là một thiền ngữ, một bài cảnh sách thiền sư muốn nhắc để ngài Chủ Tịnh Nước ý thức được về những gì đang xảy ra trên đất nước và lịch sử sẽ ghi chép về cách ứng xử của Chủ Tịch Nước. Rằng nếu Chủ Tịch không đề cao cảnh giác thì Ngài sẽ lặp lại lỗi lầm của ông Diệm và lịch sử sẽ ghi lại điều ấy. Và điều này cũng giải thích tại sao thiền sư ký bút hiệu Nguyễn Lang. Nguyễn Lang là một sử gia, tác giả bộ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận mà tất cả các nhà trí thức trong nước đều biết đến. Các nhà trí thức biết tới Nguyễn Lang nhiều hơn là biết tới thiền sư Nhất Hạnh cho nên viết với bút hiệu Nguyễn Lang thì lá thơ sẽ được giới trí thức và khoa học gia chú ý tới hơn. Viết với tư cách một thiền sư thì họ có thể nghĩ đây chỉ là một vấn đề tôn giáo. Mà đây không phải chỉ là một vấn đề tôn giáo, đây là một vấn đề lịch sử. Ký bằng bút hiệu Nguyễn Lang lá thư nặng ký hơn nhiều. "Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ." Chắc hẳn ngày xưa khi còn là chiến sĩ cách mạng, Chủ Tịch Nước đã từng ẩn náu tại một ngôi chùa nào đó, có thể là trên Cao Nguyên. Nhắc lại để Chủ Tịch nước nhớ tới việc ngày xưa các vị xuất gia đã từng hết lòng bảo hộ cách mạng. Nhắc như vậy để tưới tẩm hạt giống ân nghĩa nơi ngài Chủ Tịch cũng như nơi tất cả những nhà cách mạng chân thực khác. "Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa." "Các vị ấy đã tìm tới tị nạn nơi một chùa khác" và "hiện thời cảnh sát công an của Chủ Tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay." Câu "cảnh sát công an của Chủ Tịch" là một công án đưa ra để ngài Chủ Tịch quán chiếu. Những gì cảnh sát công an làm là Chủ Tịch làm, ngài không thể nói ngài không biết. "Các vị cảnh sát công an này chắc hẳn không phải là con cháu của cách mạng." Câu này là trọng tâm của lá thư, câu này là tiếng gầm của sư tử lớn (đại sư tử hống âm). Giả sử chế độ có sụp đổ thì sự sụp đổ này có thể không phải do Phủ Chủ Tịch hoặc Phủ Thủ Tướng gây ra mà là do công an cảnh sát gây ra, và cả chế độ phải sụp theo: cho nên câu "cảnh sát công an của Chủ Tịch" là một sự nhắc nhở rất khéo. Nếu những người thừa hành có lầm lỗi thì phải lập tức sửa chữa, đừng vì sợ "mất mặt" mà phải bao che cho những người ấy. Như vậy mới không đánh mất niềm tin của Quốc Dân. Đánh mất niềm tin của Quốc Dân là đánh mất tất cả, là không còn chỗ đứng. "Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động trái với luân thường đạo lý này." Đó là lời khuyên của thiền sư. Chống tham nhũng và lạm quyền, ta không thể chống bằng tiền bạc. Có những cường quốc đã viện trợ tiền bạc để giúp nhà nước chống tham nhũng. Nhưng tiền bạc làm sao chống được tham nhũng? Chỉ có hành động đúng với luân thường đạo lý mới có thể chống tham nhũng được. Mà cái này thì trong gia sản tinh thần đất nước đã có sẵn, không cần ai phải viện trợ. Một tu viện trong đó người trẻ đang thực tập để giúp vực dậy gia sản tinh thần liêm khiết và chính trực mà mình lại làm đủ mọi cách đê hèn để tiêu diệt, có phải đó là mình đang tự tàn phá chính bản thân mình hay không? Có tiếng chuông chánh niệm nào hào hùng hơn thế nữa? Những ai đã từng trách thiền sư Nhất Hạnh sao không lên tiếng, nên đọc lại lá thơ mà thiền sư viết ngày 30.09.09 gửi cho ngài Chủ Tịch Nước. Lá thư rất ngắn, nhưng qua lá thư đó thiền sư đã nói được tất cả những gì đáng nói. Theo tôi, thiền sư không cần nói thêm gì nữa cả. Như vậy là quá đủ rồi. Không lẽ thiền sư phải lên tiếng chửi mắng, lên án và buộc tội với những lời lẽ mà ta thấy nghe hằng ngày, những lời lẽ chỉ nhắm tới làm hả bớt cơn giận của người nói mà không có mảy may hiệu lực gì trên hướng thay đổi tình trạng? Có thể ngôn ngữ của lá thư chứa đựng nhiều hơn những điều tôi thấy, nhưng sức tôi chỉ thấy được chừng đó. Ngôn ngữ thiền rất là cô đọng súc tích, ta không thể hời hợt phẩm bình. Huỳnh Thiện Thắng Lá thư của giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết New York ngày 30 tháng 9, 2009 Kính thưa Chủ Tịch, Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách Mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của Chủ Tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng. Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động trái chống luân thường đạo lý này. Trân trọng cảm ơn Chủ Tịch. Nguyễn Lang Tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Luận |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by Phan_Nguyen vào ngày 08. Nov 2009 , 20:08
Những người hiểu và thương
Xuất xứ : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/86_Nhung-nguoi.htm PSN - 7.11.2009 | TT Diệu Trí Thư không niêm gửi Tiểu thư TMT, Xin cháu cho phép tôi tạm gọi cháu bằng cháu và xưng tôi, cho gần gũi, để trả lời cháu hôm nay thôi, bởi vì cháu tiếp tục "vững như núi" ngày mai này khi cháu xong phần tập sự, bước ra đời dạy chúng sanh biết sống đời an lạc, dạy chúng tôi biết hiểu và thương, tôi vui mừng yêu kính gọi cháu bằng (sư) cô và xưng con. Bức thư của cháu, hoàn cảnh của cháu và các bạn đồng tu đã làm xúc động và đem cơ hội đến cho nhiều người trong đó có tôi, bày tỏ tâm tình ủng hộ cháu và các sư huynh đệ tỉ muội cùng cảnh ngộ, đồng thời đặt câu hỏi về mình, về đất nước và những người lèo lái đất nước. Bó đuốc 100 000 nến và lân tinh nghĩa địa Trước hết tôi muốn nói ngay, MT ơi, cô công chúa nhỏ ơi, cháu không cần ngọn nến nào đâu vì cháu đã sẵn có ngọn đuốc sáng ngời trong tay và con đường trước mặt cháu không hề tối tăm. Và đó là ánh sáng tốt đẹp của lòng từ bi, bởi cháu đi tu nghĩa là cháu muốn chia sẻ với người khác những trả lời của đấng Thế Tôn cho các thắc mắc của cháu trước đây. Đuốc ấy soi đường cho kẻ khác. Đối với tôi, cháu đang giương bó đuốc 100 000 nến (watts). Thử tưởng tượng với 100 000 x 194 hay 100 000 x 397 thì con đường cháu và các huynh đệ tỉ muội đang đi đó thật rực rỡ vì thắp lên bằng những khối óc và trái tim vô cùng độ lượng khác hẳn cái ánh hào quang thời thơ ấu của cháu. Tại sao ? Vì cái hào quang đã khiến cháu là tiểu thư, là công chúa nhỏ, không thật sự là hào quang, nó chỉ là thứ ánh sáng giả tạo, bất hảo. Bởi nó cũng đã không giúp cho cháu tránh bị trầm cảm, ưu tư, vật vã, khắc khoải hàng mấy năm trời ! Cháu tự trả lời : trầm cảm vì thấy mình sống không thật, cháu khắc khoải, âu sầu vì bị bao vây bởi những câu hỏi về cuộc hiện sinh. Sống không thật ư? Cháu đã biết vì sao, khi nhìn ra so sánh với chung quanh. Ta là ai ? Sống để làm gì ? Và ta sẽ về đâu ? Nhân loại đa số xưa nay sớm muộn trong đời mình đều có lúc nêu lên những câu hỏi căn bản và cần thiết như thế. Lựa chọn câu trả lời để hành xử thì tùy … duyên tùy nghiệp và tùy thời nữa. Trong suốt nhiều thập niên 40, 50, 60, 70 của thế kỷ vừa qua, đa số cha anh của cô (và có lẽ cả ông bà cô bác của cháu nữa ?) chỉ có quyền chấp nhận một câu trả lời áp đặt là phải dành cho chiến tranh : Thân này, sinh mạng này, đời sống này. Cho cuộc chiến tranh giành độc lập, và chiến tranh ý thức hệ. (Hai) cuộc chiến ấy dài 30 năm. Có ít nhất là năm triệu người chết. Và để lại một đất nước, một dân tộc mang nhiều thương tích sâu thẳm. Bây giờ lớn khôn, cháu mới phản kháng, chứ khi còn bé, chắc chắn cháu hãnh diện được sống trong trái cầu bé nhỏ bằng thuỷ tinh chan chứa hoà bình và sung túc, với tình thương yêu quý trọng biết ơn mẹ cha. Chưa có những lúc trầm tư tự vấn vì chưa bước ra khỏi tháp ngà. Những câu hỏi chỉ hiện ra rõ ràng khi trái tim biết rung động, cảm thông, khi con đường ta đi quá chông gai hay hết sức phẳng lì nhàm chán và nhất là khi nghe thấy những kêu gọi thất thanh hai bên đường. Cô nhớ đến những khoảng thời gian thanh bình ngắn ngủi cô đã sống ở thời thơ ấu và thiếu niên tại miền Nam như những ánh chớp hào quang thần tiên cực lạc. Và chen vào những ánh chớp ấy là những bóng tối cực kỳ hung bạo của bom đạn, chết chóc bất công, đổ vỡ tàn phá. Cháu may mắn sinh ra khi cuộc chiến ấy đã tàn. Hơn ba mươi năm thanh bình đã qua, bây giờ khoảng hai phần ba dân số dưới 30 tuổi ; nơi thành phố có lẽ dấu vết chiến tranh chỉ còn qua những hình ảnh, sách vở, viện bảo tàng "tội ác Mỹ Ngụy" những vụ án đòi bồi thường chiến tranh và các chuyện liên quan đến những khúc ruột ngoài ngàn dậm gọi là Việt kiều… Ba mươi năm sau cuộc chiến, trên cõi đời này dường như chỉ còn những người chiến thắng, kẻ bại trận lùi vào bóng tối quá khứ, lui về bên kia biển. Có những ai trong họ vươn ra được ánh sáng thì tiểu sử lớn nhỏ đều bị thui chột, cụt mất đi một quãng. Và ở một phương diện nào đó cuộc chiến vẫn còn vì hào quang chiến thắng vẫn tiếp tục được sôi nổi đánh bóng để tạo một thứ chính nghĩa thừa kế đậm màu phong kiến : nắm trong tay vận mạng đất nước, quyền tự tưởng thưởng công lao "đánh và thắng giặc". Người chiến thắng giơ hào quang ra như một thứ gậy thần, như một thứ môn bài thần thánh cho phép hành (mọi thứ) nghề danh giá. Họ quên rằng chiến tranh là lửa máu chứ không phải là hào quang. Chỉ có những trái tim yêu quái và trí óc ma vương mới sống bằng lửa máu. Cuộc chiến tranh nào cũng gây ra đau thương tày trời, đem lại oán thù, uất hận, và nói theo tiếng nhà Phật, sinh ra và sống trong thời chiến là hoặc tạo nên một thứ nghiệp thiện/ác ghê gớm hoặc trả một thứ quả dữ/lành không sao tưởng tượng được. Hết chiến tranh mà vẫn tiếp tục duy trì không khí thù địch để kích động lòng thù hận là tiếp tục vòng địa ngục. Vòng bất tận của oán báo nợ đền hung bạo. Thứ ánh sáng lân tinh lập loè của hằng hà nghĩa trang, đóm tàn thoi thóp của các vòng nguyệt quế trên đầu cổ mấy ông tướng sống sót không có cách chi để gọi là hào quang được. Về lâu về dài, các thứ gọi là hào quang ấy nếu trở thành sám hối, quay về, phục thiện và cứu chuộc thì may ra chúng mới sáng thành hào quang. Còn hào quang thật sự của lòng từ bi mãi mãi rạng ngời, không cần được nhắc nhở hay đánh bóng bằng bạo lực vô minh. Cho nên từ ngày xưa tôi ngưỡng mộ và đồng cảm với những người không phân biệt nhưng đau thương mất mát của hai phe, bốn phía, họ đau đớn khi nhìn thấy hàng hàng lớp lớp người chết. Nên họ kêu gọi hoà bình, đòi hỏi chấm dứt chiến tranh. Những kẻ lợi dụng lòng yêu hoà bình để mưu đồ chiến tranh thì khác, một ngày nào họ sẽ nhận được trả lời, họ sẽ hiểu quả báo là một thứ quà đến từ nữ thần công lý không nghe và không thấy Còn người yêu hoà bình, họ thấy rõ ràng chiến tranh không bao giờ là một điều tốt đẹp có thể đem đến hào quang. Trịnh Công Sơn và thiền sư Thích Nhất Hạnh là những người đó. Những người dũng cảm hiếm có, bất chấp việc đi giữa các làn đạn, lội ngược trào lưu. Một người gắn bó với thân phận đồng bào, với đau thương con người bằng những lời ca thống thiết về thảm trạng chiến tranh. Một người một mặt lo hàn gắn những vết thương, mặt khác lo xây dựng nền tảng đạo đức giáo dục tương lai trên những đổ vỡ đó và không ngừng tìm cách dập lửa chiến tranh. Không ít tâm hồn đẹp đẽ yêu mến và ủng hộ họ trong miền Nam xưa Nhưng khi đó họ nhỏ bé và cái xe hủ lô nghiệp chướng khổng lồ thì đang ầm ầm lao xuống con dốc đứng ! Trong khoảng cuối thập niên 60, thầy Thích Nhất Hạnh rời Sài Gòn với vài người học trò đếm được trên đầu ngón tay, ra thế giới kêu gọi mọi người can thiệp cho hoà bình trở lại. Và khi cuộc chiến tàn, từ ngày 30 tháng tư năm 1975, thầy cũng như Trịnh Công Sơn đã bị bao lời nguyền rủa bất công, rằng nhạc sĩ và tu sĩ đã tiếp tay nối giáo cho giặc. Mà thật sự "giặc" cũng chẳng màng ca ngợi công ơn hai vị, nếu không nói là trái lại. Nhưng đến năm 2005, và sau đó 2007 thầy được chính quyền cho phép về Việt Nam. Để tổ chức các cuộc thuyết giảng, các khoá tu học, và nhất là cuộc Đại trai đàn Chẩn tế Bình đẳng Giải oan nhằm cầu siêu cho mấy triệu người đã nằm xuống, cầu nguyện giải trừ oán hận giữa những người còn sống, những nạn nhân của cuộc nội chiến không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và chính trị. Dù sau đó các cuộc cầu siêu tương tự khác được chùa chiền trong nước tổ chức và Thầy Nhất Hạnh cùng tăng đoàn Làng Mai được nhiều người dân và phật tử tán thành, tiếng bấc tiếng chì lại nổi lên vì những oán hận chưa nguôi, vì những vết thương cũ chưa lành, vì những tham vọng và ý đồ của những kẻ lợi dụng lòng từ bi của một vị hoà thượng luôn luôn muốn đem tình thương và an lạc về cho quê hương mình. Vườn quê hương tuy hoà bình nhưng đang lan tràn thứ cỏ dại bản năng. Bởi vì bất công, bạo lực, thù hận, dối trá, lường gạt, cướp đoạt… là cái nền đất mầu mỡ cho mọi thứ bản năng nẩy nở phì nhiêu. Bản năng dục tình, bản năng sinh tồn, bản năng tham lam, bản năng ích kỷ. Ai đọc thư Làng Mai số 31 sẽ hiểu vì sao chính quyền này không thể tha thứ Thầy Nhất Hạnh về tội "vững như núi" trước chính quyền cộng sản. Họ không muốn thầy để hai chữ "giải oan" vì nhân dân chiến sĩ miền Bắc chết như …anh hùng liệt sĩ còn dân và lính miền Nam chết …như ngụy, kể cả thuyền nhân vượt biển, (chết đáng đời ?) chả có ai chết oan cả ! Mới thấy rõ ràng họ cho phép làm đàn tràng mà không hiểu ý nghĩa tâm linh (và tâm lý nữa) của việc này. Mới thấy sâu sắc kinh hồn cái lòng thù ghét của họ đối với dân miền Nam. Thù ghét như thế thì cướp của, giết người (thuộc phe ngụy hay là ngụy) sẽ được xem là đúng đắn ; chúng ta thấm thía hiểu vì sao ngày xưa người nhân dân vô minh không ngần ngại đi tố cáo xử tử kẻ bị gán danh hiệu địa chủ, bỏ đói đến chết con cháu địa chủ và trong Nam họ hăng hái đi chặt đầu, mổ bụng Việt gian, những kẻ được dán nhãn kẻ thù của nhân dân. Tiến hoá bộ lạc của đỉnh cao Nhưng MT ơi, tôi đi xa quá rồi phải không ? Người ta sẽ có cớ nói tôi/cháu làm chính trị hoăc nói giáo hội/pháp môn nguy hiểm vì giáo hội/pháp môn ấy khiến cho tín đồ dẫm chân lên mảnh đất độc quyền của nhà nước ? Và cháu sẽ thấy dưới đây, hành động bất bạo động của cháu không phải là "dẫm chân" mà trầm trọng hơn nhiều ! Khi bắt đầu thư này, tôi đã chỉ muốn trân trọng nguyên nhân quyết định xuất gia của cháu mà thôi, ngoài ra không muốn nhắc đến cái nhà nước đáng chán này, nghĩa là không muốn làm như tất cả các nạn nhân xưa nay là tự thân nạn nhân tìm lý do hình phạt mà đảng/chánh quyền dành cho mình. Nhưng một vài ngày qua sau khi đọc thư cháu, lại đọc thư của Thầy Thu Nguyen tu sĩ, cựu đoàn viên Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh kể lại hành trình cuộc đời đi tu của mình, cô chẳng đặng đừng nổi "gai" sầu riêng (gai sầu riêng vì tôi thiếu tâm bồ đề của những người như cháu, tôi phải chờ được cháu chỉ dạy mai kia). Trong Nam nếu có ngài Quảng Đức tự thiêu năm 1963 vì Phật giáo bị xử ép nhưng cho đến năm 1974 các vị tu sĩ hãy còn xuống đường biểu tình chống chính phủ thì ngoài Bắc, mọi hoạt động Phật giáo đã ngưng đọng từ 1954 khi nhà nước cộng sản nắm chính quyền ở miền Bắc và thầy Thiều Chửu, tác giả quyển tự điển Hán Việt cùng tên, là một vị hoà thượng cách mạng hàng đầu trong đạo cũng như đời đã phản kháng bằng cách tự trầm trong mùa cải cách ruộng đất! Từ sau 1975 trên đất nước thống nhất và hoà bình, nhiều chùa chiền nhiều pháp môn được nở rộ thì cũng có hàng loạt các tu sĩ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài bị bắt giam. Có vị vừa được thả sau 26 năm tù đày, có vị qua đời trong ngục, có vị bị giam lỏng, có vị bị bắt phải hoàn tục. Sự nở rộ này xảy ra vì nhiều lý do, trong đó có sự yên tâm của nhà nước (với ban Tôn giáo, sư sãi chùa chiền quốc doanh) vì có những tâm hồn sen vươn lên khỏi bùn. Nhà nước yên tâm cho phép mở cửa chùa cửa nhà thờ, cho phép lập tu viện, thiền viện. Nhưng "coi vậy mà không phải vậy" ! Ai đời có nhà nước nào tuyên bố tự do tín ngưỡng mà cấm người ta đi tu thiệt như thế kia ? Tu thiệt tình theo chính phái kìa chứ tu để đi tuyên truyền cho nhà nước thì vẫn tự do. Kể cả tự do đem vào chùa vợ con, cờ bạc, hút xách. Ai đời có chính quyền nào lại đi thuê du côn đánh đập vấy phân bôi xấu tu sĩ ? Ai đời có nhà nước nào gạt dân mình chưa đủ còn dư gan đi gạt cả quốc tế ? Ai đời có nhà nước nào lại dám gọi nhân dân là "con cháu", đưa lý do, viện cớ "chuyện nội bộ gia đình", "không vạch áo cho người xem lưng", đóng kỹ cửa nẻo rồi ngăn cấm, răn đe, kể cả giết hại ? Trong khi trên thế giới (trừ nước Bắc Hàn?) các xã hội đều được kết hợp bằng những thành phần công dân thuộc nhiều vòng tiến hoá đủ màu sắc sống chung trong không khí tương đối quân bình như các ông Clarence Graves, Don Beck đã cho thấy. Riêng ở nước Việt Nam chúng ta hầu như chỉ vỏn vẹn hai thành phần : một tầng khổng lồ hơn 80 triệu người ở mức độ bộ lạc có 2 lựa chọn để được yên thân : hoặc sống theo bản năng, được tự do phát triển bản năng bản ngã sinh tồn, sinh lý dưới sự khống chế của một số nhỏ tự xưng "đỉnh cao trí tuệ" và thế thiên, thế vua, thế cha hành xử. Hoặc tìm đủ mọi cách leo lên đỉnh cao ấy, sát nhập vào nhóm người nắm lấy vận mạng mình và vận mạng đất nước bằng cách nắm tuốt hết các quyền tư pháp, lập pháp và hành pháp. Pháp môn Làng Mai Nhưng MT ơi, rồi dần dà từ Bát Nhã, tôi đi qua Thái Hà, Loan Lý, tôi về Phước Huệ, qua Tam Toà, tôi đi ngược thời gian, đi khắp không gian địa lý, cuối cùng đành phải tạo ra cái khẩu nghiệp khi khẳng định điều này : rõ ràng chính quyền này quá …gian ác. Cháu MT ơi, cháu sẽ mỉm cười khi đọc cái điều quá giản dị này, bao nhiêu người đã nói trước tôi rồi. Nhưng nói luôn cho hạ hoả sầu riêng. Hoặc chính quyền không hiểu tôn giáo là gì, hoặc ngược lại vì quá hiểu rõ tôn giáo và khả năng trở nên "nguy hiểm" của tôn giáo, có thể làm lung lay chế độ. Trước đây không lâu, các vị linh mục và tín đồ công giáo cũng bị chánh quyền đánh đuổi, cướp đất. Y hệt như vụ Bát Nhã vì côn đồ thuê mướn cũng cướp phá đánh đập giáo dân nhưng số thủ hạ này lên đến cả ngàn người ! …nhiều giáo dân đã bị bắt, bị truy đuổi và đánh đập. (...) các cha (…) "tội đồ”, nhà thờ Thái Hà (…)nnơi "nguy hiểm" cho Chính quyền. (...) Môt lực lượng "đa thành phần" đã được huy động để bao vây nhà Thờ và các Cha. Đặc biệt trong đoàn quân "Liên hợp" đó có cả đám "xì ke, hút chích" và đám “thanh niên, sinh viên tình nguyện". Họ hô to: giết, giết, (...) phỉ báng các cha bằng những lời thô tục, bất chấp các Cha là những bậc tu hành. Đám xì ke hút chích (…) rất nhiều thanh niên sinh viên (…)chắc hẳn có nhiều người từng đoạt danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ …. (theo Ls Lê Trần Luật - Dân Chúa Sài Gòn ngày 17/10/2009). …vừa qua vào ngày 13 và 14 tháng 9 năm 2009, (…) cướp đoạt ngôi trường giáo lý của Giáo xứ Loan lý (…) ngày hôm nay giáo dân đến san bằng các đồi cát và dọn sạch các cây cối phía sau sân Nhà Thờ để cho các em có nơi sinh hoạt, vui chơi và học giáo lý, vì trường học và sân trường đã bị cướp đi. Ông Nguyễn tiến Dũng, phó trưởng đồn công an thị trấn Lăng cô, đã ra tay đánh rất nhiều phụ nữ giáo dân Loan Lý vào cái đêm chiếm trường ấy. (trích Lm Simon Thời Hoàng, SVD (15-09-2009). (…) chính quyền Quảng Bình chưa hết cơn (…) tại Tam Toà tiếp tục quay sang giáo xứ Chày, dùng đầy đủ lực lượng hùng hậu, máy móc đủ loại tối tân nhất để xâm phạm tượng Đức Mẹ La Vang Việt Nam trên đỉnh núi Lèn (…) Thực trạng chung của Giáo Hội Việt Nam: "ở nơi đâu có đất đai, tài sản của Giáo hội là nơi đó được sự hỗ trợ nhiệt tình bằng dùi cui, hơi cay và bắt bớ bỏ tù của nhà cầm quyền tại các địa phương". (Hà nội 26/9/09 Paulus Lê Sơn). Nếu xem lại tin tức cũ, những vụ tương tự đã xảy ra từ 1950, 1954…và 1975, 1977…đất đai các giáo xứ, chùa chiền bị cướp đoạt, thu nhỏ, các cha cố, sư sãi bị vu oan, bôi nhọ. Trước khi pháp nạn Bát Nhã xảy ra, những con chiên của Chúa đã bị hành hung, phỉ báng. Các tín đồ Phật giáo Cao đài cũng cùng một số phận. Thí dụ : Tâm Thư Khẩn Cầu Kháng Nghị Số 3 của Tòa Thánh Tây Ninh: Tình hình Thánh Địa hiện nay đã bị trần tục hóa đến mức đau lòng. Đền Thánh, ở trong tay Hội Đồng Chưởng Quản (…) vỏ nước sơn với đèn màu. Bao nhiêu dinh thự điện đài bị chiếm đoạt từ từ, vẫn còn là những cơ quan nhà nước. Chức Sắc trung kiên như các Sĩ Tải Văn Hòa Vui, Lại Thanh Thế, Đỗ Hoàng Giảm vẫn còn ở tù Hàm Tân, Phú Khánh ; chư vị chưa vào tù thì bị cô lập tại gia ; tín đồ nam nữ thì luôn bị mời mọc răn đe. Hôm 10-5 vừa qua, toà án Sóc Trăng đã đem 5 nhà sư gốc Khmer ra xử và kết án từ 2 đến 4 năm tù cho 5 vị tu sĩ này với tội danh là "phá rối an ninh." (…) sư Danh Tô, quê ở tỉnh Hậu Giang, sư Kim Mươn, sư Thạch Thương, sư Lý Sương và sư Lý Quang quê ở tỉnh Sóc Trăng. Những nhà sư này bị nhà cầm quyền bắt giam và buộc phải hoàn tục (…) tham gia biểu tình ôn hòa đòi tự do tín ngưỡng ở một trường Pali ở thị xã Sóc Trăng. Sau khi 5 vị sư nói trên bị nhà cầm quyền buộc hoàn tục và bắt giam đã tạo nên làn sóng phản đối trong giới sư sãi người Khmer (tin 2007). Thì ra các tôn giáo lớn nhỏ hiện hành ở Việt Nam xưa nay đều được chánh quyền "chiếu cố". Những lời kêu than của các vị tu hành và tín đồ cũng giống như nhau. Bởi vì phương cách cướp đoạt của chính quyền vẫn bất biến : Thay đổi ban lãnh đạo, thay thế vào là tay chân thủ hạ quốc doanh : Chia để trị là thứ sách lược muôn đời sáng giá. Dân trí cũng là vấn đề nan giải đã được cha ông chúng ta nhắc đến khi họ tiếp xúc lần đầu với kẻ xâm lăng Tây phương. Có đến hai trăm năm rồi vẫn là vấn đề nan giải. Các cuộc Đại trai đàn Chẩn tế Bình đẳng giải oan Tại sao năm 2005 chính quyền cho phép thầy Nhất Hạnh về giảng đạo, năm 2007 cho thầy đem pháp môn về nước để rồi chỉ ba năm sau lại trở mặt xua đuổi môn đệ của thầy? Có phải vì tình thế khi ấy chín mùi cho một Vesak sắp đến và vì thấy tăng thân Làng Mai đã nhiều mềm dẻo, nhận chịu hầu hết những lệ luật, sửa đổi, ép buộc và thử thách mà chính quyền đã đưa ra trong suốt các chuyến về nước hành đạo này nên chính quyền ngở rằng dao kia đang được mình nắm đằng chuôi. Mà không bao giờ nghĩ được rằng chính quyền được tăng đoàn hiểu và thương : thí dụ tăng đoàn hiểu rằng lòng nghi ngờ đã khiến chính quyền bao lần thay đổi lộ trình và điểm tới của tăng đoàn. Tăng đoàn hiểu rằng lòng căm thù của chính quyền đối với kẻ thù xưa sâu sắc đến độ họ buộc thầy Nhất Hạnh bỏ hai chữ "giải oan". Năm 2007 ấy với các cuộc trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan hoành tráng trên suốt ba miền đất nước, bỏ thì bỏ, nhằm nhò chi hai chữ này so với lòng thương và hiểu của tăng đoàn với họ. Trái lại, chính lòng hiểu và thương ấy còn cho thấy thêm nữa sự cần thiết của các Đại Trai đàn. Có phải lòng căm hờn đến mức độ vô minh khiến một ông quan trong Ban tôn giáo nhà nước buộc thầy Pháp Ấn không được nhắc đến thuyền nhân vượt biên chết trên biển hay hố chôn tập thể Tết Mậu Thân ở Huế trong bài văn sám Lời Khấn Nguyện ? Trời ơi là trời ! Chết mà vẫn chưa đủ đền tội với họ sao ? Đã thế ngài chủ tịch còn kể công (hay dằn mặt ?) : Quý vị có biết là sở dĩ quý vị làm được như thế cũng là nhờ chúng tôi đã cho phép hay không? Nếu chúng tôi không cho phép thì không có cách gì các vị có thể làm được”. ( thư Làng Mai số 31). Tôi cứ tưởng tượng phải chi là thầy Huyền Diệu để xem thầy sẽ phản ứng ra sao. Bồ đề gai của thầy có nổi lên không ? Chỉ biết mọi sự diễn tiến có vẻ êm xuôi. Không ai trục xuất tăng đoàn trong 24 giờ. Tăng đoàn vui mừng vì tình huynh đệ giữa phật tử kẻ Nam người Bắc còn sống. Thấy gần gũi nhờ chồng, con, anh em… đã chết trên đất nước này. Tăng đoàn đưa một bản đề nghị (xin nhắc đề nghị chứ không phải kiến nghị) 10 điểm. Trong đó điểm đầu tiên là: Xin chính phủ ra lệnh lập một đài tưởng niệm thuyền nhân thiệt mạng trên biển cả tại Vũng Tàu. và điểm thứ hai là: Xin cho các thân nhân của những người được chôn trong các nghĩa trang quân đội VNCH cũ được dễ dàng viếng thăm, cúng lễ và bốc mộ. Hai giọt cam lồ, ba giọt, bốn giọt và giọt thứ 10 như sau : Xin chính phủ thực hiện việc tách rời tôn giáo khỏi chính trị và chính trị khỏi tôn giáo… ngưng lại mọi quản chế của chính quyền trên giáo quyền, giải thể Ban Tôn giáo Chính phủ và trước hết là ngành Công an Tôn giáo… Ôi chao ơi những giọt lành giọt thiện ! Những giọt nước mắt đã chảy ra. Ông quan lớn điện thoại xin lỗi thầy Pháp Ấn vì đã nói lời gay gắt theo… yêu cầu. Chắc ai cũng lạc quan cảm động và tin tưởng : Chắc chắn là các vị lãnh đạo trong Trung ương Đảng, Ban tư tưởng và các ban ngành đã nghiên cứu và thẩm xét những đề nghị ấy, và có thể với thời gian những điều này sẽ thấm dần vào nhận thức của các vị.” (thư Làng Mai số 31). Nhưng không, ngay lập tức những giọt ấy làm tràn ly tự ái. Không, tràn ly (Thượng) đế. Người ta nói là "crime lèse majesté " : phạm thượng, tuyệt đối phạm thượng. Phạm thượng tuyệt đối. Còn một lý do (giọt) khác nữa : pháp môn Làng Mai đã lôi cuốn được khá đông người trẻ khắp nơi. Các người trẻ này tìm thấy an lạc cho mình và một số trong đó còn ước muốn đem an lạc cho người khác. Thế là các tăng sinh Bát Nhã được sửa soạn đưa lên giàn hoả toà án pháp đình. Sự trả đũa thành hình được dễ dàng nhờ được kết hợp với lòng tham quan chức địa phương muốn cướp tu viện hoăc lời hứa hẹn trung ương cho phép họ biến Bát Nhã thay vì là nơi trí huệ siêu việt sẽ trở nên một tu viện hữu danh vô thực chỉ có bề ngoài bên trong là nơi du lịch. Hoặc cấp bách hơn nó sẽ là chỗ ở cho thái thú quan lại chuyên viên Tàu làm việc ở Tân Rai và vùng lân cận ? Thương thầy Đức Nghi rồi mai đây sẽ mang số phận con dê (…tế thần). Những phương cách đem lại an lạc và hạnh phúc rất giản dị và tương đối dễ thực hành. Sau tam quy là ngũ giới. trước đây ai cũng có thể vanh vách nói lên được năm giới luật cơ bản của người theo bước chân Phật : sát sanh, trộm cắp, tà dâm, dối trá, rượu chè. Những thứ tội không thể không bị luật pháp trừng trị trong một xã hội có sự tiến hoá bình thường. Nhưng ở nước ta, xã hội tiến hoá không bình thường nên mới có dân oan, có tâm thư, kiến nghị… Và pháp môn Làng Mai đã tu chỉnh năm giới này. Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới. Thử tưởng tượng 400 vị tăng ni học xong ra đời xuống núi, khuyên dạy nhân dân không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào ! Và trong giới thứ hai : Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu. Thì ra thứ "thuốc phiện" hay "ma tuý" mà các vị tu hành theo pháp môn này hứa hẹn : loại bỏ các nguyên nhân gây ra khổ đau thì sẽ có hạnh phúc. Các nguyên nhân đó là : lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội ... cực kỳ giản dị và lô gích ! Hai giới sau cùng cũng không ngoài mục đích đem lại hạnh phúc : Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau. Và Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới toàn cầu, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trong môi trường sự sống. Cô đã xem thư cháu đến năm bảy lần, cô không thể nhầm lẫn khi nói điều này : chỉ trong một thời gian thật ngắn, cháu xác nhận mình có được ba thứ mà đảng và nhà nước này đã dùng mọi phương tiện hứa hẹn đem lại cho nhân dân : Độc lập - Hạnh phúc - Tự do. Độc lập - Hạnh phúc - Tự do Cháu TM ơi ! Cháu, người "được" gọi là T. điên, một cựu tiểu thơ, một ex-công chúa nhỏ, một ni cô tập sự, bởi vì cháu nói rõ lên rằng cháu đạt được Độc lập - Hạnh phúc - Tự do nên mẹ cha chú bác hoảng hốt cản ngăn, nhà nước ép buộc cháu từ bỏ chùa, từ bỏ cái pháp môn huyền diệu này, không muốn cháu tiếp tục được ba điều mà đảng đã miệt mài đi tìm hàng mấy mươi năm qua. Họa chăng họ chỉ giành lấy được cho chính họ độc lập (chẳng ai dám xen vào đòi chia chát) tự do (làm ăn, cướp của, trừng phạt răn đe) và hạnh phúc (du lịch, mua nhà cất tiền gửi con ở Florida, California, Sydney, Thụy Sĩ) cho chính họ và gia đình cùng những đồng chí (đồng lòng giúp nhau ăn chia trên...) Nhưng họ hoảng sợ bởi vì khi nhân dân đạt được mục tiêu tìm kiếm như đã hứa hẹn : Độc lập - Hạnh phúc - Tự do thì trời ạ NHÀ NƯỚC NÀY PHẢI TIÊU VONG : cho nhân dân tự đảm nhiệm lấy việc quản lý nước non như các nhà cách mạng thứ thiệt đã hứa hẹn từ hơn trăm năm nay từ khi họ sáng chế ra chủ nghĩa cộng sản. Cô MT ơi, tôi có thể tưởng tượng được sự ngỡ ngàng của họ. Có khác chi là tự sát ? Thế là "bức" và "xúc" ! Nói theo màn kịch kể lại trên Phù Sa một vài bữa sau khi xảy ra màn bắt đuổi hung bạo. Chỉ vì hơn nửa thế kỷ qua bởi không hiểu rõ một tôn giáo nào nên chính quyền này không biết rằng bạo lực và vô minh, tham sân không bao giờ có thể đem lại Độc lập - Hạnh phúc - Tự do. Thứ tự do tín ngưỡng mà họ ban cho nhân dân và cho chính mình chỉ là những thứ hình thức giả dối. Bởi vì họ không hiểu, không thương. Họ cứ tưởng bỏ dao, bỏ súng, đúc một tượng Phật to tướng, mỗi ngày bảo vợ con hay tự mình sì sụp khấn vái là sạch hết tội lỗi làm ra hôm qua, năm ngoái năm kia. Họ làm thế vi trong tiềm thức sâu thẳm kia họ biết rõ rằng họ phải có trách nhiệm nếu không nói là tội lỗi nào đó trong vấn đề đời sống tâm linh tuổi trẻ sau ba mươi năm chiến tranh tàn khốc và 35 năm hoà bình. Tuổi trẻ ấy được một vị tu sĩ miêu tả như sau : Từ những năm đầu của kỷ nguyện mới, của thế kỷ 21, giới tu sĩ trẻ và thanh niên trẻ Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc tư duy và tuyệt vọng lý tưởng. Thanh niên chỉ còn một con đường duy nhất là chạy theo lý tưởng đồng tiền, mục đích, trước hết cho bản thân, và hơn thế nữa để thoả mãn cho một chế độ tham nhũng chuyên chế. Đồng tiền là tiếng nói của đạo đức cho xã hội Việt Nam. (Thích Phong Định Ngày 16 tháng 10 năm 2009). Cho nên vì quyết định bơi ngược dòng nên cháu bị coi là "mát dây" khi cháu muốn đi tu. Bố mẹ cháu không thể hiểu rằng cháu sắp làm công tác của Mục Kiền Liên. Nhưng MT ơi, cháu hãy nhìn xem, từ hai mươi năm nay đã có những người lẻ tẻ lên tiếng sám hối "tao sống còn vì tao biết sợ", "tôi ngồi ăn bánh vẽ", "tôi hèn" vân vân... Cháu phải tiếp tục vững như núi vì Sư Ông sẽ phải còn về để làm một trại Sám Hối thật lớn, suốt từ Nam ra Bắc. Phải nhìn nhận tội lỗi quá khứ và sửa đổi trong hiện tại thì đời sống chúng ta mới yên ổn được trong tương lai. Muốn hiểu và thương cũng như được hiểu và được thương, rất nhiều người phải biết sám hối và từ bỏ bạo lực. Anh chị em mình đã được Thầy dạy rất rõ, chỉ có hiểu mới có thương. Nhà nước và chính quyền Việt Nam chưa hiểu mình cho nên chưa thương mình được. Nhưng vì mình là những người tu, cho nên câu trả lời cho những việc mình làm cũng chỉ là tu thôi, lời nói của mình cũng chỉ là niệm Phật thôi. Vì vậy các em phải kiên trì lên, phải chứng tỏ cho chính quyền và nhà nước hiểu là mình cương quyết sống với nhau, tu với nhau có vậy mới có cơ hội cho chính quyền và nhà nước cảm thông được. (Chị đn). Hãy Hiểu và Thương, Sư Ông dặn cháu. Nhưng người ta không thể hiểu và không muốn được thương thì mình phải làm sao ? Chẳng lẽ đi tiêu diệt họ như thầy Chơn Quang đã dạy ? Cái phật tánh tiềm ẩn phải được đưa ra. Không ai xứng đáng cái chết cả. Phải khơi ngọn lửa "thiêng" cho phật tánh hiện ra. Cho nên cháu MT ơi, hôm qua cô mơ thấy Bát Nhã, Thái Hà, Phước Huệ, Loan Lý biến thành những "nhà thờ Saint Nicolas-Đông Đức" 20 năm về trước : Vài trăm người mỗi tay một cây nến, những lời kinh cầu, những tiếng hát. Rồi vài ngàn người. Rồi hàng trăm ngàn người. Một dòng sông khát khao tự do và hạnh phúc chảy đi và đã trở thành một biển rộng cuốn đi một chế độ. Nước Tây Đức đã dang tay đón nửa nước anh em mà không tốn máu xương. Khi nào thì đến lượt chúng ta ? Ngọn lửa thiêng đã khơi lên rồi đó. Bây giờ giữ cho nó cháy lớn cháy mạnh lên là bổn phận của tất cả mọi người. Cám ơn MT và các bạn của MT. Xin cám ơn Sư Ông. TT Diệu Trí 5/11/2009 |
Title: Re: Pháp Nạn tại Bát Nhã (Bảo Lộc, VN) Post by thubeo vào ngày 14. Aug 2010 , 00:08 Thiền Sư Nhất Hạnh: Một tấm gương kêu… Trời – cho các Việt Kiều… hồi 19/07/2010 Hải Ngoại Phiếm Đàn Views : 558 Bài viềt nầy, như cái tựa của nó, chỉ nói về Ông Thiền Sư Nhất Hạnh, hoàn toàn không nói gì về một phạm vi có tính chất sensible: “Tôn Giáo”, nên nếu có một cá nhân nào đó – vì một lý do nào đó - cố tình nhìn bài viết nầy với tính chất sai lạc với tính chất thực của bài viết, người viết sẽ từ khước mọi cuộc tranh cãi vô ích._ Ng-v-Sơn Các Bạn hiền thân mến của tôi, Bài viết nầy xuất phát từ lòng phẩn nộ, lợm giọng, ứa nước mắt và cũng thật... ứa… gan khi tôi đọc được những lời tuyên bố của ông Thiền sư nầy trên các báo chí và cơ quan truyền thông quốc tế và của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại khi ông tuyên bố những lời vô cùng láo lếu (# bất cần sự thật như thế nào) Ông tuyên bố: 1/* “Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, máy bay của Mỹ và của Ngụy quyền đã bỏ bom, chỉ riêng ở tỉnh Bến Tre, đã có 300.000 người chết...” Trong biến cố 9/11, ông đã tuyên bố: 2/* “Đây là hậu qủa tất nhiên mà nước Mỹ phải gánh chịu do những lỗi lầm của nước Mỹ gây ra...” (Biến cố đau thương nầy của toàn nước Mỹ, đã được toàn thế giới chia xẻ và cùng lên án bọn khủng bố. Còn cá nhân của ông thì… KHÔNG !! , không những thế ông còn lên án và nguyền rũa nhân dân và đất nước Hoa Kỳ !!). 3/* …Ông đã từng thóa mạ gọi Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là một đội quân... đánh thuê cho đế quốc Mỹ, trong những cuộc biểu tình của các tổ chức phản chiến ở Hoa Kỳ và Tây Âu trong những năm 1967, 68, 69 và những năm đầu của thập niên 70. Sự tởm lợm nầy của tôi càng tăng lên khi nghe ông nầy… kiss-ass ông Tướng Võ Nguyên Giáp… 4/* …(khi) ông nầy cùng với tăng nhân Làng Mai cùng niệm… Phật trong năm phút để cầu chúc Tướng Võ nguyên Giáp… (tướng nầy… được Lê Duẫn và Lê Đức Thọ cho đặc trách… cầm quần đàn bà Bắc Việt Nam … để cấm đẻ. Đòn thù nầy được Duẫn và Thọ xử dụng trong cuộc đấu đá nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam) - Thiền sư cũng còn khôn lắm: ông mà làm hành động nầy – chúc thọ tướng Giáp - khi Duẫn và Thọ còn sống, cam đoan với ông rằng… ông (bị) được chúng thăng chức cho ông thành… - “Công Công”… ngay !!! - Đại Tướng còn phải nín khe, chịu đòn thù trước trò nầy của Duẫn Thọ, cỡ ông Thiền Sư nầy thì tới đâu ?? !!) …cầu chúc cho Đại Tướng mạnh khỏe, sống lâu và mãi là tấm gương sáng chói cho hậu thế, khi ông và phái đoàn tăng nhân làng Mai của ông đến tận tư gia của tướng Giáp để thăm viếng (ngày 24/04/2007). 5/* Trong những lần tổ chức Đại Trai Đàn Giải Oan tại Sóc Sơn (Bắc Việt), Huế và Sài Gòn, khi ông về Việt Nam. Ông đã mời người Cộng Sản đọc những đoạn kinh điển của Marx và Lênin bên cạnh các tăng sĩ, Linh Mục, Mục Sư, các vị Chức Sắc xướng đọc các kinh điển của Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lánh, Hào Hảo, Cao Đài để cùng cầu nguyện cho những người đã chết oan... Mọi người không biết làm sao có sự hòa đồng tôn giáo và chủ nghĩa Marx Lênin. Khi chính Marx đã từng tuyên bố: “Tôn giáo là thuốc phiện của con người”. Tuy có nhiều phương cách khác nhau, nhưng các tôn giáo lớn đều xây dựng trên nền tảng Từ Bi, Bác Ái, Còn chủ nghĩa Cộng Sản thì xây dựng trên căm thù và đấu tranh giai cấp. Và Trên thực tế Cộng Sản Việt Nam ra đời là nguyên nhân cơ bản của hàng triệu triệu cái chết oan ức nhân mạng Việt Nam, từ Cải Cách Ruộng Đất, của cuộc chiến Việt Nam, của biến cố tết Mậu Thân tại Huế, của những ngày sau 30 tháng tư 1975, của những cái chết trong các trại tù Cộng Sản, của những người chết ngoài biển Đông vì trốn chạy chế độ tàn ác và phi nhân Cộng Sản nầy… - Liệu thân nhân của những người chết oan nầy có thể nào tham dự và lắng nghe những lời “giải oan” của những người Cộng Sản Việt Nam được trích ra từ những đoạn kinh điển của Marx và của Lênin ??? 6/*…Nhìn những tấm hình cũ (vừa mới đây thôi – năm 2007), khi ông về Việt Nam lần thứ 2 để lập cái gọi là “Đại Trai Đàn Giải Oan” của Thiền Sư - lần về Việt Nam lần thứ nhất, từ 12 tháng giêng đến 11 tháng 4 năm 2005, sau khi được phép của Cộng Sản Việt Nam cho ông về để thuyết giảng về những sách của ông đã viết, dĩ nhiên là chỉ được phép hạn chế trong những đề tài thuyết giãng đó). Ông trong bộ hoàng bào như vua chúa ngày xưa, có lọng che do bốn đàn em hộ pháp cầm lọng, có cờ xí, có tiền hô hậu ủng, có tả phù hữu bật hai bên, cái đầu không tóc (tôi không muốn dùng chữ đầu trọc, e... mộ phạm), cái đầu không tóc được che bằng cái mũ vải kiểu... con cóc , có dàn nhã nhạc réo rắc theo sau… - Nhưng nhìn kỹ lại thì giống như một đoạn phim bộ Hồng Kông cảnh “Dzua Càn Long đi viếng Chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam bên Tàu !! ” Một người tu hành chân chính sẽ xem nhẹ “ Hình - Danh - Sắc - Tướng”. Nhìn những tấm hình đó, mọi người đều cảm thấy tởm lợm, một hình ảnh của đảo điên phong hóa, của băng hoại đạo đức, của một xã hội suy đồi, mọi người đều thấy rõ ông trọng hình thức bề ngoài, háo danh, những hình ảnh đó chỉ có thể xuất hiện trên một sân khấu cải lương, hát bội làm trò. Làm tôi nhớ đến hai câu thơ của Cụ Tú Xương: “Công đức tu hành sư có lọng” “Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe ( Mercedes )” Thưa các Bạn hiền, Đã từ lâu, không biết từ lúc nào, Thiền Sư Nhất Hạnh đã bỏ chữ Thích (danh xưng Thích, một cái tên của Phật Thích Ca mà những người xuất gia tu hành thường lấy làm tên họ của mình). Những quyển sách của ông nầy, nếu chúng ta để ý, đã không còn chữ “Thích” nữa . Cũng như chữ “Đại Đức”, trong hàng chữ Đại Đức Thích Nhất Hạnh, ông ta đã bỏ chữ Đại Đức và thay thế vào đó là chữ “Thiền Sư” . Trong các sách của ông ấn hành về sau được đề là Thiền Sư Nhất Hạnh, thế thôi, Ông muốn nói điều gì qua việc chỉ đề danh xưng là… Thiền Sư Nhất Hạnh và ông muốn mọi người hiểu điều gì (?) - tôi nghĩ… người nào chỉ cần có óc tinh tế một chút cũng đã hiểu được thâm ý nầy của ông. Không biết ông đã bỏ các chữ Đại Đức và chữ Thích từ lúc nào, có một vài nguồn tin cho rằng ông đã bỏ các chữ trên khi ông về Làng Mai để thành lập Tu Viện Làng Mai – Làng Mai, thuộc vùng Dordogne ở miền Nam nước Pháp- do “Madame” Cao ngọc Phượng, tức Ni Sư Thích Nữ Chân Không [Madame nầy, nay cũng bắt chước theo “thầy” bỏ luôn chữ Thích và chỉ còn trơ lại cái… Chân Không (?)]… bỏ tiền thành lập và xây dựng [… và sau nầy có thêm của thập phương bá tánh (nhẹ dạ) cúng dường]. Kể từ lúc… - Con tim (của Thiền Sư) đã….vui trở lại (?)... - Tôi nghĩ gỉa thuyết nầy có lẽ đứng vững hơn !!- Những người tu học pháp môn Làng Mai cũng có sự thay đổi trong cách gọi tên, họ không dùng chữ Phật tử như từ trước tới nay vẫn được gọi mà đều dùng nhóm chữ “Tăng Nhân làng Mai”. Tất cả những điều thay đổi trong cách xưng danh nầy nói lên những điều gì ? - Phải chăng có… một thứ đạo Phật mới do Ngài “Thiền Sư Nhất Hạnh” khai sáng ?. Hay nói như Bùi Tín (một cựu Đại Tá Cộng Sản)… ởm ờ , đưa đẩy mớm lời... đã nói thay cho Thiền Sư Nhất Hạnh rằng: - Một Đạo Phật nhập thế - Một Đạo Phật nhiều tính khoa học, ít thần bí - Một Đạo Phật có sức lan tỏa và thuyết phục ?- Một Đạo Phật canh tân, cấp tiến, đẩy lui tà thức và tà niệm - Một Đạo Phật không phải là Đạo Phật của Phật Thích Ca như từ ngàn xưa tới bây giờ ?? Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn xuân Bảo, người Thừa Thiên, sinh năm 1926, xuất gia năm 16 tuổi, vào tu thiền ở chùa Từ Hiếu (Huế) theo phái Đại Thừa. Trở thành nhà sư thực sự vào năm 1949 sau khi tốt nghiệp ở trường Phật Học Bảo Quốc (miền trung). Được trao ấn chứng từ nhà sư Thích Chân Thật về thiền năm 1966. Cùng năm nầy, Nhất Hạnh được cơ quan USAID (về sau ông mạnh miệng gọi cơ quan nầy là cơ quan của đế quốc… Mỹ !!) cấp học bổng sang du học tại Nhật về các pháp môn của tông phái thiền tông Rinzai Zen. Sau khi học xong ở Nhật, Nhất Hạnh như… chim trời vỗ cách bay đi (...bay đi làm... loạn !!), không về lại nước. Ông tham gia phong trào phản chiến (chiến tranh Việt Nam), lên án Hoa Kỳ và chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa – Ông đã từng gọi Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là một quân đội tay sai của đế quốc Mỹ - Trong khi ấy Nhất Hạnh không nói một lời nào về Cộng Sản Bắc Việt đang xâm lăng miền Nam. Nhất Hạnh không một lời nào tự vấn lương tâm mình một cách công bình: “Tại Sao có cuộc chiến nầy ??” – Nếu có sự tự vấn của ông và công bình với mọi sự, chắc ông sẽ không bao giờ phát ngôn những lời như thế và ông cũng sẽ không bao giờ tham gia vào các cuộc biểu tình phản chiến như thế. Trong những năm cao trào phản chiến ở Hoa Kỳ, 1967-1968, bọn phản chiến Mỹ đã “lên dây thiều” cho ông, cho ông “đi tàu bay… giấy”, bọn chúng … - “dùng ống đu đủ thổi vào đít của ông” cho ông bay bổng lên tận mây xanh, bằng cách đã tổ chức cho ông những buổi nói chuyện tại các Đại Học Cornell và Đại Học Princeton, và đúng như tính toán của bọn phản chiến Mỹ, ông Nhất Hạnh sau khi được vinh dự đó ông càng… quậy… tới bến !! (cũng như trước tháng 11 năm 1963, tờ báo Newweek đã dùng ống đu đủ thổi vài đít Thích Trí Quang là… “người làm… nghiêng ngã nước… Mỹ ”!! (sic) [trong vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm] mặc dù… Thích Trí Quang… (nên nhớ, lúc đó không có khả năng nói được một câu tiếng Anh nào !!!). Phải công nhận rằng, công trình biên soạn của ông qua các phạm vị Văn học và Tôn giáo rất nhiều, như cuốn Bông Hồng Cài Áo, Nói với tuổi hai mươi, Nẽo về của Ý, Đường xưa mây trắng, Tương lai Thiền học Việt Nam, The Miracle of Mindfullness: - A Manual on Meditation – v.v... Tổng cộng gần 100 tác phẩm, vừa Việt Ngữ và Anh ngữ. Một số tác phẩm nầy chắc cũng có một số anh em chúng ta cũng đã đọc qua. Đọc một vài tác phẩm tiêu biêủ của ông trình bày về Thiền và về Bát Nhã (Prajnaparamita) , người đọc sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó nắm bắt tư tưởng vì cách trình bày vấn đề qúa tối tăm của ông, không như khi đọc cùng đề tài với cách viết và trình bày của Đạo Sư Osho. Đọc Osho người đọc cảm thấy bị lôi cuốn ngay từ những dòng đầu tiên đến dòng cuối của tác phẩm với lối trình bày tư tưởng của Osho thật trong sáng và luôn đầy tính chất hàn lâm mà vẫn chứa đầy tư tưởng của Phật Giáo trong những tác phẩm Osho. Trở lại với Thiền Sư Nhất Hạnh, năm 1966, ông lập ra một giòng tu mới - Giòng tu Tiếp Hiện - (The Order of Interbeing) - Tiếp: (- tiếp xúc- tiếp cận). Hiện: (hiện thực). Năm 1982, ông thiết lập một nơi tu học thiền tại Pháp, nơi có người nhiều người Việt sinh sống có tên là Làng Mai (Village des pruniers), một làng ở miền Tây Nam nước Pháp. Nếu… nếu ông vui sống, thiền và… enjoy cuộc đời còn lại của ông bên cạnh… “Madame” Cao Ngọc Phượng aka Thiền Sư… Gái… “Chân Không”, tức “Đệ Nhất Phu Nhân Áp Trại Làng Mai” thì bá tánh… đỡ khổ biết chừng nào !! – Nhưng không… - “Ngài ”… hổng chịu như dzậy. Làm… Trại Trưởng… “Ngài”… hổng thèm đâu, Trại Trưởng thì… thường qúa, đã từ lâu Thiền Sư muốn làm một thứ như Makarios của Việt Nam như dzậy mới… bảnh !! (Makarios – 1913/ 1977 là một tăng sĩ và một nhà hoạt động chính trị của Cyprus/ Hy lạp), hoặc như Sư Vạn Hạnh của đất nước ta đời nhà Lý (Sư Vạn Hạnh 947 (?) – 1025. Người có rất nhiều đóng góp trong việc mở ra Triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật của Việt Nam . Ông được xem như một thứ Cố Vấn Tối Cao cho Vua Lê Đại Hành, và là một Vị thầy dạy Lý Công Uẩn ) – “Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh”, muốn là một thứ… Ayatolah của Việt Nam cơ !! - “Trại Trưởng Áp Trại Làng Mai”… nghe hổng bảnh, nghe… yếu xìu, nghe sao giống… Áp Trại của 108 hảo hán… Lương Sơn Bạc… wá !!!- Ngài… hổng thèm đâu !! Vâng, Đúng là Ngài… hổng thèm thật !! - Cộng Sản Hà Nội cũng thừa biết Thiền Sư từ lâu đã nuôi mộng lớn. “Danh - Lợi – Tình”, chúng dùng ba miếng mồi đó, chúng dùng ba miếng pho mai đó để bẫy con chuột… Jerry (Jerry là tên con chuột trong loạt phim Tom and Jerry dành cho thiếu nhi 3 đến 6 tuổi trên truyền hình Hoa Kỳ thường chiếu vào buổi sáng) cho Ngài vào… bẫy - và… Thiền Sư vô vàn kính yêu của Đệ Nhất Áp Trại Phu Nhân Làng Mai đã… sập bẫy. Bây gìờ chúng ta trở lại câu chuyện Tu Viện Bát Nhã a/ Bề mặt của sự kiện: Tu Viện Bát Nhã, tọa lạc tại xã Damb’ri, thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Rộng khoảng chừng 30 mẫu tây, được thành lập năm 1995 do Thượng Tọa Thích Đức Nghi làm chủ (Thích Đức Nghi là một thành viên của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam = Giáo Hội Quốc Doanh = Giáo Hội do nhà nước thành lập = do Việt Cộng điều hành và sai khiến) - Tháng 2 năm 1995 – là năm mà Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên = quy cố hương = áo gấm về làng. Việt Cộng đem mồi câu thứ nhất ra nhử Nhất Hạnh (bằng cách ngỏ ý muốn cho Thiền Sư xây dựng Tu Viện nầy làm một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai. Để mồi câu thêm hấp dẫn, Thích Đức Nghi đã mời và bảo lãnh những tăng thân từng tu học tại Làng Mai về Việt Nam để truyền dạy và đào tạo các môn sinh theo mô thức tu học và học những kinh điển của Làng Mai - tức các kinh điển của “Thầy”- tức các kinh điển do Nhất Hạnh dầy công… biên soạn - (tăng thân, Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh không dùng chữ Phật Tử, thâm ý của thiền sư muốn lập ra một tôn giáo mới, một thứ “ Phật Giáo mới”, một thứ “Đạo Bụt Tiếp Hiện” - ( Hiện = hiện thực = tức là chấp nhận một thứ hiện thực = chấp nhận Cộng Sản) tức một đạo Bụt… mang có tính Khoa Học, ít thần bí !!!. Thiền Sư và các tăng thân Làng Mai nầy đã chi một triệu đô la để mua đất, mở rộng và trùng tu Tu Viện nầy. Tháng 2/2007, Cộng Sản Việt Nam đem mồi câu thứ hai ra nhử Thiền Sư: (đồng ý cho Nhất Hạnh về nước lập “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan” trên ba miến Bắc Trung Nam. Bọn Cộng Sản Việt Nam cho Thiền Sư về nước lần thứ hai, làm trò hát bội cải lương mặc áo hoàng bào, mang hia đội mủ, võng lọng các cái, nhã nhạc vang trời, tiền hô hậu ủng, tả phù hữu bật, như ông dzua đời xưa bên tàu… - những điều nầy càng làm cho Chế Độ được tiếng thơm với nước ngoài, càng đánh bóng cho chế độ của chúng, một chế độ hoàn toàn có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và mọi thứ tự do khác… - Tính đến thời điểm tháng 6/ 2008 đã có khoảng gần 400 tăng thân theo học pháp môn Làng Mai – Tháng 6/ 2008, Thích Đức Nghi tuyên bố không muốn bảo lãnh các tăng thân Làng Mai có quốc tịch nước ngoài và không muốn Tu Viện Bát Nhã tu tập theo pháp môn của Làng Mai nữa, mọi tăng thân phải rời tu viện ngay lập tức. Và đến đây, màn lừa đảo bắt đầu được Cộng Sản cho… hạ màn. b/ Bề trái của sự kiện: Trong lần về nước lần thứ hai- 02/ 2007- Thiền Sư Nhất Hạnh đã có một ảo tưởng thật ngây ngô với những người Cộng Sản, ông đã đề ra một loạt đề nghị với Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, trong những đề nghị đó có những đề nghị “chạm” vào yếu huyệt, có tính nguyên tắc bất di bất dịch của tất cả các Đảng Cộng Sản trên toàn thế giới – Ông đã đề nghị: 1/ Giải thể Ban Tôn Giáo Chính Phủ và 2/ Giải thể bộ phận Công An đặc trách tôn giáo. Ông đã qúa hoang tưởng, ông không có một chút hiểu biết nào về tổ chức cơ cấu các Đảng Cộng Sản nên ông mới đưa ra những đề nghị ngây ngô đến buồn cười như thế. Ông là cái gì và ông có cái gì trong tay để đưa ra một đề nghị dù chỉ là “vui chơi ” dù chỉ là… “nghe qua rồi bỏ” như thế ?? – Ông là Makarios, là Ayatolah, là Sư Vạn Hạnh đời Lý, là Quốc Sư của Lý Công Uẩn, của bọn chúng chắc ??? – Trong lần về thứ hai 2007 đó, ông với thái độ cử chỉ… vô cùng kiss-ass ông tướng Võ Nguyên Giáp, một thái độ nâng bi thật vô cùng trơ trẽn, tởm lợm. Trong một bài “Phổ cáo quốc dân và đồng bào Phật Tử” [ở đây cần mở dấu ngoặt một chút, khi cần thì ông gọi là Phật Tử - khi không cần thì ông gọi là “những người chưa phải là tăng thân Làng Mai” - Ông chơi chữ cũng hay lắm !!] – Trong bản Phổ Cáo nầy, Làng Mai, Thiền Sư kêu gọi Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại hãy quên đi qúa khứ, xóa bỏ hận thù và có đăng hai tấm hình, một của Võ Nguyên Giáp, một của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tờ Phổ Cáo nầy còn cho in lại hai bài báo cũ của tờ Time và của tờ Time Asia Magazine. Điều nầy không khỏi làm cho Cộng Đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản thắc mắc về việc kêu gọi “quên đi qía khứ và xóa bỏ hận thù” nầy của Thiền Sư. Nó - Bản Phổ Cáo - nầy cũng gây thắc mắc và đa nghi từ bọn đang cầm quyền tại Hà Nội. Hai bài báo, một của ký giả Pankaj Mishra ca tụng Thiền Sư- một bài ca tụng Võ Nguyên Giáp của ký gỉa Kay Johnson. Hai ký gỉa có khuynh hướng thiên tả. Trích… - “Ít có những chiến trường nào đẫm máu nhiều như chiến trường tại Việt Nam, khi hết người Pháp rồi tới người Mỹ đem quân tới để đàn áp phong trào yêu nước và phong trào Cộng Sản trong suốt ba thập niên dai dẳng…” (Pankja Mishra) Trích… - “Ta sẽ không bị mang tiếng qúa đáng khi nói rằng Thầy Nhất Hạnh đã có công gây sức ép buộc Washington phải rút quân ra khỏi Việt Nam ” (Pankaj Mishra) Trích: …“Mười bốn năm sau, tướng Giáp lại chiến thắng một trận đánh hào hùng khác, đó là cuộc Tổng Tấn Công nổi dậy Tết Mậu Thân, được xem như là bước ngoặt dẫn đến chung cuộc của chiến tranh Việt Nam ”. (Ký gỉa Kay Johnson ). Như vậy, thử hỏi qua Phổ Cáo nầy của Làng Mai, tức của Thiền Sư Nhất Hạnh, khi Ngài về nước lập Đại Trai Đàn Giải Oan lại đưa ra Bản Phổ Cáo nầy, thì thái độ nầy của ông Nhất Hạnh có thật sự có muốn quên qúa khứ và có thật sự muốn xóa bỏ hận thù hay không ?? Tạm thời chúng ta không nói gì về Cộng Đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại. Cái ngây ngô và cái không nắm vững tình hình về diễn biến nội tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam của Ngài Thiền Sư kiss-ass, ông về nước ông kiss-ass tướng Giáp qúa lộ liễu, ông cứ tưởng ông tướng nầy còn thế lực để có thể xoay vần Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính ông tướng nầy phải ngậm bồ hòn đầy cay đắng khi Lê Duẫn và Lê Đức Thọ nhục mạ ông tướng nầy bằng cách đặt để cho ông phụ trách về “Cai Đẻ” (giống hành động của Khổng Minh Gia Cát Lượng gởi tặng Tư Mã Ý bộ yếm đàn bà), khi tướng Giáp bị đối xử như thế mà không dám “ho” lên một tiếng nào. Điều nầy đủ nói lên thế lực hiện tại của tướng Giáp. Xin nói thêm với ông Thiền Sư, rằng… Bùi Tín là đàn em thân tín của Giáp, bây giờ vẫn còn lưu vong ở Pháp, sức mấy mà Bùi Tín dám về !! - Giữa bọn chúng với nhau mà chúng còn đấu đá và chơi đểu như thế, thì ông là cái gì để mà chúng không “chơi ” ông ?? - Chính hành động đi đêm với tướng Giáp nầy đã tạo mối đa nghi nơi bọn lãnh đạo thực sự tại Bắc Bộ Phủ và cao hơn nữa chính là từ Tòa Nhà Trung Nam Hải ở Bắc Kinh - Vụ Tu Viên Bát Nhã là “Thông Điệp” rất nhẹ nhàng của bọn chúng gởi cho ông đó, ông có biết như thế không ?- Thôi thì, đừng kêu ca gì nữa ông ạ !! - Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngọai, chỉ biết thương xót cho số phận 400 tăng nhân Làng Mai đang bị Cộng Sản hành hạ, bị đuổi ra khỏi tu viện, đang bơ vơ… - Còn Ngài, thì chúng tôi khuyên Ngài nên trở về Làng Mai của Ngài để… “Diện bích tham thiền sám hối”, sám hối về những hành động đầy mưu toan cho lợi ích của riêng cá nhân ông, hãy mạnh dạn sám hối như cô ca sĩ phản chiến Joan Baez và những người trong phong trào phản chiến Chiến Tranh Việt Nam, hãy có một chút can đảm để thẳng thắn nói lên câu như Joan Baez đã nói trong cuốn “Joan Baez and a Voice to Sing With” (nhà xuất bản New American Library NewYork – 1987-)… - “Sự thật là Sự thật không thể che dấu được Ánh Sáng Công Lý và Lương Tâm của nhân loại về một chính sách phi nhân của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam” và… sau đó… ngày đêm enjoy cuộc đời với… - “Đệ Nhất Phu Nhân Áp Trại” của Trại… Village des Pruniers... và nhất là hãy quên đi giấc mộng làm Makarios - làm Ayatolah – làm một thứ Sư Vạn Hạnh của triều Lý – hãy quên đi giấc mộng làm… Quốc Sư – Như thế “thân tâm mới thường an lạc”… Như thế… sướng chán ông ạ !! Thiện Tai - Thiện Tai Ng-v-Sơn - - - - - Ngồi Thiền Tặng “thầy” Nhất Hạnh Ta ngồi quán niệm pháp môn Tụng ba-la-mật xuất hồn đi ra Qua băm sáu cõi ta bà Đầu trâu mặt ngựa, gian tà ngổn ngang. Biến rằng giữa chốn huyền không Phật duyên vô lượng, đạo tràng chân như. Hốt nhiên thấy một thiền sư Lập đàn thuyết pháp giải trừ bệnh căn Ngờ đâu ”thầy” chỉ lăng nhăng Thốt lời vọng ngữ, nói năng hoang đường. Chữ rằng Phật ngự mười phương Độ người bể khổ, lầm đường bến mê. Tiền oan “thầy” lắm ê chề Sao giờ hậu nghiệt vẫn nghe hồ đồ? Khuyên “thầy” về gặp “ni-cô” Xin xâu chuỗi hạt tròng vô tim mình May ra đốn ngộ... chữ Tình! Phạm Tâm Phố Một bài nữa: Sư Nói Láo Sư Có Vợ Sư nói láo chính nòi sư Vẹm Ở Làng Hồng tu luyện thành Tinh Bùa mê, thuốc lú đầy mình Ngày chay, đêm mặn thỏa tình Sư chơi! Tới Nữu-Ước buông lời dối trá “Ba trăm ngàn dân xã Bến-Tre Bị bom Mỹ giết thảm thê” Hỡi Sư nói láo, người nghe rùng mình! Cả thiên hạ bất bình lên tiếng Sư đánh bề ngậm miệng mần thinh Mác Lê kinh kệ đã rành Mưu gian, chước quỷ lưu-manh hại đời. Sư có vợ chính nòi dâm đảng Ở Làng Mai bầu bạn đêm khuya Tụng kinh gõ mõ đề huề Trên Sư dưới Phượng (*), má kề vai ôm. Sư bán hồn cho phường Quỷ Đỏ Có Đô la xây tổ uyên ương Lại còn giở thói bất lương Hùa theo “khủng bố” để chường mặt gian! Ới cái lũ gian tăng gian ác Áo cà sa vai khoác lừa người Cạo đầu dối thế dễ ngươi Ngày sa địa ngục hết đời Ma Tăng. Đả Cẩu Đại-Hiệp (*) Cao Ngọc Phượng. Thêm một bài nữa xem sao!! ĐỌC THƠ THIỀN SƯ NHẤT HẠNH Văng Bút Thư Sinh Úp mặt vào hai bàn tay Không, tôi không khóc. Úp mặt vào hai bàn tay Để giữ cho sự cô đơn của tôi ấm cúng. Hai tay tôi che chở Hai tay tôi nuôi dưỡng Hai tay tôi ngăn ngừa linh hồn tôi rời khỏi tôi một cách giận dữ. Tôi làm thơ trong thời gian chiến tranh Việt Nam sau khi tôi nghe về việc ném bom ở Bến Tre. Một thành phố 300.000 người đã bị phá hủy bởi vì vài du kích bắn một vài loạt súng chống phi cơ không kết quả gì rồi bỏ đi. Sự đau đớn của tôi thật sâu xa. (Thích Nhất Hạnh) Làng tôi hôm qua có ba người Việt Cộng về Nên đã bi dội bom hoàn toàn tan nát Cả làng tôi chết sạch Thềm hoang ngơ ngác Lũy tre xác sơ Tôi về thăm nhìn mây nước dửng dưng Cả làng tôi chết sạch! Cả đất nước tôi chết sạch! Cả dân tộc tôi chết sạch! Làm sao để giải thích đây là cuộc chiến tranh giải phóng (1) cho dân tộc tôi? Cả dân tộc tôi ngơ ngác bàng hoàng! (Thích Nhất Hạnh 1965) (1) giải phóng của Hoa Kỳ để đưa một đất nước chậm tiến và nghèo khó thành văn minh (!). Chú thích này là của người sưu tầm/ biên soạn chứ không phải của thi sĩ NH, tác giả bài thơ. Hỏi thiền sư Nhất Hạnh 1. Bài thơ đầu, mời thiền sư diện bích Úp mặt vô tường Đều thấy quê hương 25 năm lầm than dưới gông cùm Mác Xít Sao thiền sư không khóc Để cạn vơi những điều không thật Trong tâm bồ đề bị vỡ vụn giữa vô minh? Là một Phật tử ít khi đi chùa và không biết tụng kinh Đọc thơ thiền sư tôi vô cùng thương tâm đau đớn Giữa tôi và thiền sư, cái tâm nào cho đất nước đau hơn?! 2. Bài thơ kế, thiền sư không thật Bài thơ như của một người cộng sản múa bút, phóng tay Lê Mác Thổi bùa mê vào đầu hàng vạn lứa tuổi xanh “sinh Bắc tử Nam” Cho Sài Gòn bị nhuộm đỏ 75 Cho lớp lớp người bỏ nước ra khơi trùng dương thăm thẳm Cho rêu phong, sỏi đá khóc thầm Cho muôn dân quặn mình trong hờn câm uất hận Xin hỏi thiền sư tâm thiền có bao giờ vướng bận Khi Tổ Quốc chìm sâu trong áp bức đoạn trường Sao thiền sư không bàng hoàng một chút với quê hương? Bàng hoàng lúc cả dân tộc ta, đất nước ta gần như cùng đường chết sạch! Thiền sư thử niệm giùm tôi câu “Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!” Để xem thiền sư cứu độ vớt vát được ai Thiền sư không cần úp mặt vào hai bàn tay Để suy nghiệm nguyên nhân nào đã sơn đen cả tương lai dân tộc Thiền sư cũng không cần khóc Thiền sư cũng không cần hỏi từng chân tơ kẻ tóc Mới biết mình còn vướng mắc vô minh Dù đã từng tụng cả vạn chương kinh Dù đã lần tay nghìn lần tràng hạt Mà thiền sư không ngộ ra sự thật Đất nước vì ai mà tan nát Đọc thơ thiền sư mà lòng tôi ngơ ngác Mà lòng tôi tan tác bàng hoàng! Văng Bút Thư Sinh |
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt » Powered by YaBB 2.4! YaBB © 2000-2009. All Rights Reserved. |