Tin Mới nhất: Lũ thế kỷ nhấn chìm Hà Tĩnh
(Dân Việt) – Ba ngày mưa lớn liên tục cộng với xả lũ các hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Hố Hô và các hồ chứa khác đã gây nên trận ngập lụt trăm năm chưa từng có trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quốc lộ 8 đoạn qua địa phận huyện Đức Thọ bị lũ chia cắt.
Bơi giữa trận lũ “trăm năm có một”
Sáng 17-10, xuyên màn mưa dày đặc, quất xéo vào mặt tê rát, mặc, chúng tôi xắn quần, cài chắc chắn khuy mũ, áo mưa, để lại những vật dụng, giấy tờ cá nhân (kể cả thẻ nhà báo) gửi cho văn phòng UBND huyện, hướng về một số xã vùng sâu của huyện Vũ Quang.
Trước mắt chúng tôi là mênh mông đục ngầu nước lũ, thỉnh thoảng lại xuất hiện những nóc nhà nước ngập gần hết. Tuyến đường liên xã Ân Phú – Cửa Rào, nhiều chỗ bị ngập sâu hơn 2m, giao thông bị chia cắt. Nhiều diện tích cây vụ đông vừa khôi phục đã bị hỏng hoàn toàn. Hầu hết các công trình dân sinh đều bị chìm trong lũ.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Đào, 55 tuổi ở xã Đức Bồng cho biết nhà chị bị nước ngập gần hết mái nhà, lợn, gà, đồ đạc đều bị trôi hết. Gia đình chị được lực lượng cứu hộ giúp đỡ nên thoát chết và được bà con cưu mang. Nhận phần quà cứu trợ từ tay Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, chị không nén nổi xúc động: “Gia đình chúng tôi cảm ơn sự đùm bọc, cưu mang của cán bộ, của bà con láng giềng”.
Ông Nguyễn Thanh Bình ân cần hỏi thăm, động viên bà con đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất khi nước rút; đồng thời giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền huyện Vũ Quang phải huy động 4 tại chỗ, làm tốt công tác di dời dân, đảm bảo an toàn cho người và tài sản; không được để một người dân nào phải chịu đói khát.
Mưa vẫn trút xối xả, nước đang lên rất nhanh, chúng tôi quay trở lại đường Hồ Chí Minh để sang huyện Hương Sơn. Dọc đường bà con đã dựng những lều lánh tạm cho người và trâu bò, tuy nhiên nếu mưa vẫn tiếp tục thì nhiều đoạn sẽ bị ngập. Anh Phan Trung -một người dân huyện Hương Sơn cho biết: “Nước lên nhanh quá, chúng tôi phải cho bò lánh tạm, nếu không ổn sẽ phải dời đi nơi cao hơn, có mấy con bò bà con thả rông không kịp di dời đã bị lũ cuốn trôi, xót lắm”.
Theo ông Nguyễn Duy Trinh – Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, đến 11 giờ trưa 17-10 nước lũ đã làm ngập hầu hết các xã trên địa bàn. Sau khi làm vỡ đập Khe Mơ (Sơn Hàm), một lượng nước hàng triệu mét khối đã gây ra một trận lũ quét tàn phá nặng nề hạ du đập và góp phần nâng mực nước lũ trong vùng lên cao hơn. Huyện đã di dời được hàng ngàn hộ dân thoát vùng lũ nguy hiểm đến nơi an toàn. Đến thời điểm này huyện có một người chết là em Đoàn Hiệp Đồng, học sinh lớp 9 ở Sơn Thủy trên đường đi học bị lũ cuốn trôi.

Lực luợng cứu hộ vận chuyển mì tôm cung cấp cho các hộ dân bị ngập nặng ở TP.Hà Tĩnh.
Hương Khê:
Lụt chưa qua, lũ đã ập tới
Vùng rốn lũ vừa qua của Hà Tĩnh là huyện Hương Khê, nay lại tiếp tục ngập chìm trong lũ. Từ Hương Sơn chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh vội sang Hương Khê để biết nắm thêm tình hình lũ mới ở đây. Nhưng đi được mấy chục km thì đường ngập không đi được nữa. Đường tắc ở địa phận xã Hương Điền, Phúc Đồng. Đến lúc này mọi con đường đến Hương Khê đều bị ngập sâu trong nước.
Qua điện thoại, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, ông Đinh Hữu Tân cho biết, đến 9 giờ sáng 17-10, đỉnh lũ đo được tại trạm thủy văn Chu Lễ đã vượt mức báo động 3 hàng chục mét, hồ Rú Mão ở xã Phúc Đồng có nguy cơ bị vỡ, đang được tập trung ứng cứu. Hồ thủy điện Hố Hô nước đã lên đến gần 71m (cao trình hồ là 72m). Mặc dù 3 cánh cửa van xả lũ đã được mở nhưng do lưu vực hồ rộng, lượng mưa lớn, trong khi lòng hồ quá nhỏ, nước dồn về nhanh, xả không kịp.
Ông Tân Cho biết thêm, hiện nay tất cả 22 xã của huyện đều bị ngập nước, trong đó có 18 xã đã bị cô lập, trên 20.000 hộ dân bị ngập. Huyện đang huy động 14 xuồng và một số thuyền cùng lực lượng cứu hộ tiếp cận những vùng bị cô lập để di dời dân. Hai ngày qua do đề phòng sự cố nên toàn huyện bị cắt điện. Đây cũng là một trong những khó khăn cho điều hành, ứng phó với mưa lũ.
Không thể đến được với rốn lũ Hương Khê, chúng tôi tìm về hồ Kẻ Gỗ. Đường đến đây cũng chia cắt nhiều đoạn phải chuyển đổi mấy lần phương tiện. Từ xa đã nghe tiếng ầm ầm nước đổ ở tràn xả, cả khối nước khổng lồ từ cống xả tạo nên một thác nước ghê sợ. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa thị sát đập và kiểm tra, chỉ đạo công tác xả lũ ở đây. “Bằng mọi giá phải giữ cho được sự an toàn của Kẻ Gỗ” – ông Cự kiên quyết. Nếu hồ Kẻ Gỗ vỡ, hàng vạn dân vùng hạ du sẽ bơi trong bể nước.
Đình Thônghttp://danviet.vn/17885p1c24/lu-the-ky-nhan-chim-ha-tinh.htmCập nhật tin tức:Đến 4 h sáng 18/10/2010, báo Tiền Phong cho biết đã có 51 người chết và 11 người mất tích, hàng vạn ngôi nhà đã bị ngập, nhiều người dân ở vùng lũ lâm vào cảnh đói khát.
Đến 22h , 17 – 10, tại Nghệ An và Hà Tĩnh,18 người chết, mất tích trong mưa lũ. Hàng vạn ngôi nhà chìm trong nước. Tại Hương Khê (Hà Tĩnh), dân bám trên nóc nhà, kêu cứu.


Nhà thờ Lớn và Tòa Giám mục Xã Đoài trong lũ lụt
Nước ngập gần đỉnh cột điện cao thế, hàng trăm ngôi nhà chìm nghỉm trong dòng nước đỏ ngầu. Gỗ rừng, dây điện lấp lửng dưới mặt nước, buộc xuồng cứu trợ phải tắt máy mới vào được tận nhà dân.
Tiếng kêu cứu, la ó vọng ra từ những ngôi nhà chỉ còn nóc.
“Nước chảy mạnh, cuốn trôi nhiều ngôi nhà, trong thôn có hai người bị thương nặng do đứng trên mái ngói, bị sập. Nan giải nhất lúc này là người dân không có nước uống” – một người dân nói.
Sau hai ngày, đường Tỉnh lộ 15 đi từ Hà Tĩnh lên Hương Khê, hệ thống đường sắt đoạn qua Hương Khê bị chìm trong nước. Rạng sáng 17-10, đường mòn Hồ Chí Minh, con đường độc đạo để đến với huyện Hương Khê, bị nước lũ nhấm chìm nhiều đoạn. Đặc biệt, đoạn qua xã Phúc Đồng, nước dâng cao gần hai mét, tắc đường kéo dài hơn 3km.
Đến đêm 17 – 10, đường mòn Hồ Chí Minh đoạn từ Phúc Đồng (Hương Khê) đến huyện Vũ Quang vẫn chìm trong nước, một số đoạn có dấu hiệu núi lở đất tràn xuống đường. Các đoàn xe cứu trợ đưa hàng cứu trợ lên Hương Khê phải tăng bo bằng xuồng qua năm chặng.
Cập nhật tin tức:
Đến 22h hôm nay, 17 – 10, tại Nghệ An và Hà Tĩnh,18 người chết, mất tích trong mưa lũ. Hàng vạn ngôi nhà chìm trong nước. Tại Hương Khê (Hà Tĩnh), dân bám trên nóc nhà, kêu cứu.
Nước ngập gần đỉnh cột điện cao thế, hàng trăm ngôi nhà chìm nghỉm trong dòng nước đỏ ngầu. Gỗ rừng, dây điện lấp lửng dưới mặt nước, buộc xuồng cứu trợ phải tắt máy mới vào được tận nhà dân.
Tiếng kêu cứu, la ó vọng ra từ những ngôi nhà chỉ còn nóc.
“Nước chảy mạnh, cuốn trôi nhiều ngôi nhà, trong thôn có hai người bị thương nặng do đứng trên mái ngói, bị sập. Nan giải nhất lúc này là người dân không có nước uống” – một người dân nói.
Sau hai ngày, đường Tỉnh lộ 15 đi từ Hà Tĩnh lên Hương Khê, hệ thống đường sắt đoạn qua Hương Khê bị chìm trong nước. Rạng sáng 17-10, đường mòn Hồ Chí Minh, con đường độc đạo để đến với huyện Hương Khê, bị nước lũ nhấm chìm nhiều đoạn. Đặc biệt, đoạn qua xã Phúc Đồng, nước dâng cao gần hai mét, tắc đường kéo dài hơn 3km.
Đến đêm 17 – 10, đường mòn Hồ Chí Minh đoạn từ Phúc Đồng (Hương Khê) đến huyện Vũ Quang vẫn chìm trong nước, một số đoạn có dấu hiệu núi lở đất tràn xuống đường. Các đoàn xe cứu trợ đưa hàng cứu trợ lên Hương Khê phải tăng bo bằng xuồng qua năm chặng.
Từ đêm 16 – 10, Quốc lộ 1A, đoạn đi qua thị xã Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh, nước ngập trên một mét gây tắc đường kéo dài gần 5km, hàng trăm chiếc ô tô đậu kín đường tại đây.
Báo cáo mới nhất của Ban Phòng chống Lụt bão tỉnh Hà Tĩnh cho biết, 178 xã của 12 huyện, thành phố, thị xã với gần 100 nghìn hộ dân bị chìm trong biển nước. Hương Khê 22/22 xã, Vũ Quang: 12/12 xã, Hương Sơn: 20, Đức Thọ: 27, Cẩm Xuyên: 15, Thạch Hà: 31, Can Lộc: 22, Lộc Hà: 9 xã, TP Hà Tĩnh có 16/16 phường xã, thị xã Hồng Lĩnh ba phường bị ngập sâu. Nghi Xuân: 5 xã. Đặc biệt, 105 xã bị ngập và chia cắt hoàn toàn.
Mưa to, gió lớn không chỉ tấn công TP Vinh (Nghệ An), mà còn uy hiếp một vùng rộng lớn từ Diễn Châu đến Hưng Nguyên.
Tại Nghi Xá (Nghi Lộc), hàng trăm căn nhà chìm trong biển nước. Đường liên thôn, liên xã ngập sâu trên 1,5m.
Tại Diễn Châu, nhiều tuyến đường bị ngập. Xã Diễn Phú vỡ đập Xuân Dương, khiến toàn xã ngập sâu trong nước.
Xã Diễn Lộc, Diễn An tất cả các tuyến đường đều bị ngập sâu, giao thông chia cắt không thể đi lại được.
Xóm 16 xã Diễn Lộc bị ngập hoàn toàn.
Hai ngày mưa lớn, huyện Quỳnh Lưu cũng thiệt hại nặng nề. Diện tích ngô 1.379 ha, 1.400 ha rau, 1.100 ha khoai lang, 4.032 ha thuỷ sản bị lũ lụt tàn phá.
Xã ngập nặng nhất là Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân. Huyện Yên Thành có ba xã Bảo Thành, Viên Thành và Công Thành nằm trên tuyến đường 7 bị ngập nặng.
Dọc tuyến trên đê Vũ Giang, nước ngập tràn, đập Quản Hài ở xã Phúc Thành mực nước dâng cao, uy hiếp hàng trăm hộ dân. Các xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Trung (huyện Hưng Nguyên); Nam Phúc, Nam Kim (huyện Nam Đàn) đã bị lũ cô lập.
Tính đến 17h ngày 17-10, lượng mưa đo được tại TP Vinh và khu vực Cửa Hội (Cửa Lò, Nghệ An) đạt 804mm; Bến Thủy: 638mm; Nam Đàn: 647mm; Đô Lương: 277mm; Dừa (Anh Sơn): 244mm; Yên Thượng (Nam Đàn): 497mm. Đêm qua, tại Nghệ An tiếp diễn mưa lớn. Nhiều khu dân cư lại chìm trong nước.
Lũ lớn chưa từng có tràn về, người dân sống cạnh QL 1A (đoạn qua TP. Hà Tĩnh) buộc phải phá bỏ cả giải phân cách để thoát lũ. Nhiều người sống lâu đời ở đây cho biết, việc nước ngập cao như đợt này là chưa từng có trong mấy chục năm qua. Các phương tiện giao thông buộc phải quay đầu lại chờ nước rút.
Mưa lớn liên tục trong những ngày qua, cùng với việc bị ảnh hưởng do việc xả tràn ở hồ Kẻ Gỗ đã khiến lượng nước đổ về lớn, nhấn chìm các xã, phường phía đông công trình thủy lợi này.
Tại thành phố Hà Tĩnh, người dân nhiều xã, phường đang sống chung với nước. Nước tràn vào nhà, QL 1A bị ách tắc nhiều đoạn. Khu vực bị ngập nặng nhất là xã Thạch Bình, Đại Nài, phường Hà Huy Tập, xã Thạch Hạ.
Trên QL 1A, đoạn đi qua phường Hà Huy Tập, nước lũ đổ về trong hai ngày qua cũng khiến người dân sống phía Tây con đường này chịu cảnh ngập lụt. Để thoát lũ, người dân đã buộc phải phá bỏ nhiều đoạn giải phân cách ở QL 1A để nước không bị ứ lại.
Các phương tiện tham gia giao thông trên QL 1A tại Hà Tĩnh cũng bị ách tắc nhiều đoạn, như thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, TP. Hà Tĩnh, Kỳ Anh… Trên QL 15, nước dâng cũng đã chia cắt tuyến đường nối vùng rốn lũ Hương Khê với thành phố. Các phương tiện tham gia giao thông buộc phải dừng hoặc quay ngược trở lại.
Tỉnh Quảng Bình (tính đến 22h ngày 16/10): đã sơ tán đến nơi an toàn được 3.586 hộ (12.501 người).
Hiện nay, vẫn còn hàng ngàn người đang bị mắc kẹt trong lũ, cần được giúp đỡ để sơ tán đến nơi an toàn nhưng chưa thể được vì nước lũ dâng cao khiến việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh Thừa Thiên Huế (tính đến 16h ngày 16/10) cũng đã chuyển 2.000 phao cứu sinh, 1.500 phao tròn, 15 nhà bạt, 15 phao bè loại nhẹ cho huyện Hương Thủy, thành phố Huế, Bộ đội biên phòng, quân sự và công an tỉnh. Tỉnh đã dự trữ 346,5 tấn gạo; 254,2 tấn mỳ tôm; 118.470 lít xăng dầu; 3,5 tấn muối tại trung tâm Tỉnh và các huyện, thị và tổ chức chuyên giao 10 tấn mỳ tôm cho các vùng trọng điểm bị ngập.
Liên tiếp nhiều ngày qua trên địa bàn TP.Vinh (Nghệ An) nhiều nơi có mưa vừa đến mưa rất to, gây ngập lụt cục bộ trên nhiều tuyến đường, nhiều nhà dân bị chìm trong biển nước.
Thêm người mất tích, giao thông tê liệt
Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW cho thấy nhà dân khu vực ven thành phố Vinh (Nghệ An) bị ngập từ 0,2 – 1,5m.

Chèo thuyền trên QL 1A (Ảnh Vietnamnet)
Tại Hà Tĩnh: tổng số 143 xã của 12 huyện, thị trong Tỉnh bị ngập, lụt; trong đó 03 huyện, thị tất cả các xã đều bị ngập (Hương Khê: 22/22 xã; Vũ Quang: 12/12 xã; thành phố Hà Tĩnh: 16/16 xã). Tổng số nhà dân bị ngập: 35.430 nhà (Hương Khê: 14.000 nhà; Vũ Quang: 3.096 nhà; Cẩm Xuyên 4.300 nhà; 14.234 nhà thuộc các huyện, thị còn lại).

Tại Quảng Bình: tổng số có 13.792 nhà bị ngập thuộc huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh. Hiện đã có 1 người chết – tại Hà Tĩnh, 2 người mất tích, do lũ cuốn trôi – Hà Tĩnh 01 người, Thừa Thiên Huế 01 người (tăng 02 người).
Về giao thông: Quốc lộ 1A, 15A, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn của Hà Tĩnh bị ngập sâu, có chỗ lên đến 2,5m, gây ách tắc giao thông.
Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh nhánh đông và các tuyến đường tỉnh lộ của Quảng Bình có nhiều đoạn bị ngập sâu từ 0,5- 2,0m; đường sắt Bắc Nam bị sạt lở gây tắc đường, đến 17h ngày 16/10 đã thông tuyến.
*Bão cấp 17 hoành hành trên biển Đông
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện nay trên khu vực vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin), một cơn bão rất mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là Megi.
Hồi 7h sáng nay (17/10) vị trí tâm bão Megi ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 127,5 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 580 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 17, trên cấp 17.

Cơn bão cực lớn đang nhăm nhe tiến vào đất liền
Theo cơ quan khí tượng, chiều tối và đêm ngày 18/8 bão Megi sẽ đi vào khu vực phía Đông của Biển Đông. Đến 07 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Do ảnh hưởng của bão, gần sáng và ngày mai (18/10) vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14, cấp 15, giật cấp 17. Biển động dữ dội.
Nữ Vương Công Lý (cập nhật từ báo chí trong nước).
Tiếng kêu giữa vùng lũ dữ
Trận mưa kéo dài từ ngày 15/10 – 17/10 đã làm nên trận lụt lịch sử. Trận lụt chưa từng thấy tại vùng đồi núi Hương Khê. Nhiều người bảo rằng: “hình như Trời đã bị rách”! Có lẽ vậy. Trời mưa xối xả kéo dài cộng thêm phần đuôi của lũ trước vẫn còn; vì vậy nước lên mạnh và nhanh đến không tưởng. Dân ở đây vốn đã quá quen với việc lũ về hàng năm nhưng vẫn trở tay không kịp. Nước lớn lại lên nhanh tạo nên nỗi kinh hoàng cho người dân. Trâu bò, lợn gà….chết trôi trong biển nước, nhiều nhà cửa cũng bị dòng nước hung dữ cuốn trôi.
Hôm nay, ngày 17/10 anh em chúng tôi chèo thuyền giữa biển nước mênh mông tìm đến những mái nhà như thể ngụp lặn trong biển nước, đến với những con người thật đáng thương… Người ở trên nóc nhà, người di tản lên núi, người nằm trên phần khoảng không còn sót lại tận nóc nhà. Những gói mì tôm, những chai nước, tưởng như quá bình thường trong cuộc sống, thì lúc này đối với dân vùng lũ lại qúi như vàng. Nhìn họ nâng niu những gói mì tôm, uống những ngụm nước cách dè xẻn… mà thấy ruột gan mình như lửa đốt… Sao khổ quá vậy Trời!!!
Đâu đó vọng lại tiếng kêu khóc: “chúng con đói quá rồi cha ơi”! “Bác ơi cho cháu với, cả nhà cháu sắp chết rồi”! Sắp chết chứ sao: đói, khát lại thêm rét…
Và ngày mai sẽ ra sao???
Xin chuyển những tiếng kếu cứu của bà con vùng lũ tới tận chân Trời góc biển. Ước mong sao tiếng kêu của họ được nhiều, thật nhiều người nghe thấy. Và ước mong sao có thật nhiều bàn tay nhân ái cùng chung tay xoa dịu nổi đau của bà con.
Hình ảnh Lụt ở Hương Khê, Hà Tĩnh, chiều 17/10/2010:
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Hương Khê chiều tối 17/10/2010
Lm. Phan Tuấn Hồng DCCT.Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Linh mục Pet. Nguyễn Văn Vinh
Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh
Địa chỉ – Giáo xứ Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 84- 39.3858708