Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 81132 times)
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: ĐỌC BÁO
Reply #120 - 08. Jan 2008 , 22:26
 
Thứ Ba, ngày 08 tháng 01 năm 2008 (Việt Vùng Vịnh)
___________________________________________

Cảnh báo về việc VC đang ngược đãi tù nhân chính trị Lê Thị Công Nhân trong trại giam
. • NNP-Tran Thi Le


...
Lê Thị Công Nhân


Theo nguồn tin đã được kiểm chứng, chị Lê Thị Công Nhân đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 27/12/2007 để phản đối nhà cầm quyền Hà Nội đã giam giữ chị cùng chung với 29 tù nhân hình sự trong khi chị vô tội. Tuyệt thực được 7 ngày, vì quá yếu kém, chị bị chuyển về trại Thanh Hóa, do sự mất sức và say xe hơi, nên chị bị ngất xỉu trên đường đi . Có lẽ do thấy chị Công Nhân bị khiêng nên nhiều người trông thấy tưởng rằng chị đã chết, nên có nhiều đồn đãi trong vài ngày qua trên mạng Paltalk. Hiện tại tinh thần chị rất vững vàng, tuy nhiên sức khỏe vẫn còn rất yếu kém, dù rằng chị đã ăn lại từ trưa hôm 7 tháng 1 năm 2008.
Back to top
« Last Edit: 08. Jan 2008 , 22:31 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #121 - 14. Jan 2008 , 10:08
 
Vấn đề Thác Bản Giốc trong hiệp ước biên giới Việt-Trung


2008.01.13
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Theo hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký vào cuối năm 1999, và dự định sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa nội trong năm nay (2008), Việt Nam có mất phần nào tại thác Bản Giốc ở Cao Bằng hay không?

...
Thác Bản Giốc.

Các viên chức chính phủ (Hà Nội) khẳng định là "không", nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho là "có”. Biên tập viên Nguyễn An của Ban Việt Ngữ (Đài Á Châu Tự Do) phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn về vấn đề này.

Ông Tuấn là tác giả cuốn sách "Biên giới Việt - Trung, 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp" do Nhà Xuât Bản Diễm Châu ấn hành tại Pháp vào năm 2005. Xin được nhắc rằng ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An: Xin chào nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Trước hết thì có lẽ xin ông nói sơ lược về vị trí và đặc điểm của Thác Bản Giốc ạ.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa ông Nguyễn An. Thác Bản Giốc mà chúng ta nói ở đây là chúng ta chỉ nói trên bản đồ, trên tài liệu. Thác Bản Giốc ở về phía Đông-Bắc của Phủ Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng). Thác này nằm ở trên con sông gọi là Sông Quy Xuân, hay là Quy Thuận, hay là Quây Sơn. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm, cao vào khoảng 40-50 thước (mét). Đây là một cái thác rất là đẹp.

Cũng theo tài liệu của Sở Địa Dư của Pháp thì Thác Bản Giốc này cùng với vùng chung quanh là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Miền Bắc.

Nguyễn An: Thưa ông, theo như chúng tôi biết thì ông có một số công trình chững minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Bây giờ xin ông tóm tắt những luận điểm mà ông đã sử dụng.

Ông Trương Nhân Tuấn : Vâng. Thưa, có một số tài liệu, nhưng mà tôi xin trích ra những tài liệu chánh. Ba tài liệu này khó có thể phản biện được.

Tài liệu thứ nhứt là tài liệu của ông Trung Uý Détrie là người phụ trách đi cắm mốc (1894). Ông này xác định Thác Bản Giốc ở gần cột mốc số 53. Trên bản đồ thì đoạn ngắn con sông làm thành đường biên giới là từ cột mốc số 51 đến số 52.

Tài liệu thứ hai là của ông Commandant Famin. Ông này viết thành một quyển sách và được in ra. Quyển sách này được tồn trữ tại các thư viện lớn ở bên Pháp cũng như ở các nước khác. Theo ông Commandant Famin thì Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam và cách đường biên giới khoảng 2 kilomet. (Nguyễn An: Thưa, kilomet ạ?). Dạ, cách Thác Bản Giốc 2 kilomet.

Tài liệu thứ ba là tài liệu của nhà nước cộng sản Việt Nam đã công bố vào năm 1979
  • . Tôi xin phép đọc phần này.

    Nguyễn An: Dạ vâng. Xin mời ông.

    Ông Trương Nhân Tuấn : Nơi cuối trang 11, tài liệu viết như thế này : "Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nới, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất. Tại khu vực môc số 53 (xã Dàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam. . ." Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc, đó là chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “ . .thác Bản Giốc từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. . .".

    Đây là điều mà mình cần phải nhấn mạnh: ". . .Ngày 29 tháng 12 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người,(tiếp theo sang trang 12) kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt cắt ngang qua nhánh sông biên giới. . ." Đó là họ làm như vậy để họ giành Thác Bản Giốc về phía họ.

    Nguyễn An: Nhưng mà trước khi họ giành đó thì cả hai bên đều công nhận rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam ?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Đúng như vậy.

    Nguyễn An: Dạ vâng.

    Ông Trương Nhân Tuấn : Và vào năm 1953, trước đó, cũng trong tài liệu này, cũng đã tố cáo là nhà nước cộng sản Việt Nam có nhờ nhà nước cộng sản Trung Quốc in giùm một bộ bản đồ, thì lợi dụng vụ in này nhà nước Trung Quốc đã sửa đổi đường biên giới để giành lấy Thác Bản Giốc của Việt Nam.

    Nguyễn An: Dạ thưa, vừa rồi ông có nói 3 tài liệu mà ông dựa vào để chứng minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn là của Việt Nam?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

    Nguyễn An: Dạ, thưa ông, nhưng mà ông Lê Công Phụng thì ông ấy nói rằng theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác, thế khi hai bên thảo luận với nhau để ký hiệp ước biên giới trên bộ vào năm 1999 thì mỗi bên được một nửa. Như vậy phải chăng ngay dù một nửa như thế thì cũng có nghĩa là Việt Nam đã mất một nửa, và cái khoảng 2 cây số (2 kilomet) cách đường biên giới giống như hồi nãy ông nói, có phải không?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, tôi đã đọc tài liệu của ông Lê Công Phụng từ lâu (2002). Khi ông Lê Công Phụng nói "theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác", mình nhiều khi mình cũng tò mò muốn hỏi, sẵn đây muốn hỏi ông Lê Công Phụng răng ông coi tài liệu cũ đó là tài liệu nào?

    Theo ông Lê Công Phụng, ông nói cột mốc số 53 được cắm ở trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối, tức ở giữa con sông này. Nhưng mà điều này hoàn toàn sai nếu chúng ta so sánh với lại biên bản phân định biên giớí của Pháp, thì..

    Nguyễn An: Của Pháp và Nhà Thanh, tức là cái biên bản mà ông cho rằng là tài liệu gốc có phải không ạ?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, đúng rồi. Cái tài liệu đó là cái tài liệu gốc ký kết giữa ông Đại Tá Galliéni với ông Thái Hy Vân, năm 1894, thì cột mốc ở tại vùng Bản Giốc đó nó mang số 53 và cái tên của nó ở đó gọi là "Nga Khẩu". Nó được cắm ở bên lề một con đường cạnh một khu rừng. Và trong biên bản của người Hoa thì họ ghi thêm một chi tiết nữa là "ở dưới chân một ngọn núi". Như vậy thì ông Lê Công Phụng đã hoàn toàn nói sai khi ông ta mô tả vị trí cột mốc ở Thác Bản Giốc.

    Nguyễn An: Ổng mô tả đúng thì cột mốc đó sai, có phải không?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa, tôi không có nghĩ vậy. Tôi nghĩ là cột mốc đó có thể là nó đã từ bên lế con đường, ở dưới chân ngọn núi và bên lề con đường, rồi có người nào đó đem xuống cắm ở dưới suối, đó là một giả thuyết. Mà cho dù như thế nào đi chăng nữa thì cột mốc số 53 là hoàn toàn không đúng ở vị trí mà ông Lê Công Phụng đã mô tả.

    Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
    Nguyễn An: Dạ vâng. Thưa ông, bây giờ để kết luận vấn đề này, xin phép được hỏi ông là riêng với Thác Bản Giốc thì Việt Nam có mất một phần lãnh thổ cho Trung Quốc hay không? Còn nếu có thì mất từ bao giờ và bao nhiêu?

    Ông Trương Nhân Tuấn : Điều này mình có thể khẳng định, khẳng định tại vì qua cái lời tuyên bố của các viên chức chịu trách nhiệm về cắm mốc, tức là ông Lê Công Phụng hay là ông Vũ Dũng ngày hôm nay. Mình có thể kết luận rằng vùng Thác Bản Giốc của Việt Nam đã bị mất.

    Và cũng xin mở dấu ngoặc là Thác Bản Giốc này mặc dù là (Hà Nội) chưa công bố bản đồ, tức là không ai biết cái Thác Bản Giốc này trên bản đồ (đính kèm hiệp ước biên giới năm 1999), nhưng mà phía bên Trung Quốc đã cho tổ chức đi du lịch ở vùng này và họ gọi cái thác Bản Giốc là Đức Thiên Mộc Bố (Thác Đức Thiên).

    Thành thử nếu bên Trung Quốc đã (Nguyễn An: Quảng cáo du lịch rồi) dạ, đã quản lý phân nửa cái thác đó rồi, cho nên mình có thể khẳng định rằng cái vùng này đã được phân giới và ở cái vùng này thì Việt Nam bị mất phân nửa Thác Bản Giốc và một phần đất rất là lớn chưa xác định được, tại vì theo những tài liệu ngày xưa thì thác này nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, ít nhất là 2 cây số.

    Nguyễn An: Dạ vâng. Như vậy thì nếu trong trường hợp trong tương lai mà nhà nước Việt Nam phổ biên cái bản đồ chính thức thì chúng ta sẽ biết được là mất bao nhiêu diện tích lãnh thổ Việt Nam. Nhưng mà bây giờ chúng ta tạm thời có thể kết luận về Thác Bản Giốc rõ ràng là có mất.

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

    Nguyễn An: Dạ vâng. Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn.

    Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn An.

    Tiếng Việt

    --------------------------------------------------------------------------------


    © 2008 Radio Free Asia
  • Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    nguyen_toan
    Gold Member
    *****
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 4083
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #122 - 16. Jan 2008 , 18:32
     
    Tội  nghiệp Trẻ  Thơ

    Đọc báo  bên Mỹ  được biết  một  người Cha  đã  dã tâm mang  4  đứa con nhỏ  ném  xuống sông  Mississipi  Hoa kỳ .Chỉ  vì  giận vợ .  Hiện giờ  Cảnh sát  đã  vớt  được 3 em nhỏ  còn 1  xác  chưa vớt được .Người đàn ông tên Lâm Lương một  người  ghiền ma  tuý .

    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #123 - 12. Feb 2008 , 08:37
     
    Bài viết đầu của Trần Khải Thanh Thủy sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ: Cuộc trò chuyện đầu tiên


    Tuesday, February 12, 2008 


    Hà Nội 11-2 (NV).- Bà Trần Khải Thanh Thủy, 48 tuổi, nhà văn, nhà thơ, đã viết nhiều bài dưới nhiều thể loại khác nhau phổ biến trên các báo điện tử và diễn đàn Internet từ khoảng năm 2002 đến nay, qua nhiều bút hiệu khác nhau. Năm 2006, bà được tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellmam/Hammett để vinh danh “lòng dũng cảm khi đối diện với sự trấn áp chính trị”. Cũng trong năm này, nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế mùng 8 tháng 3, Văn Bút Quốc Tế cũng đã vinh danh bà vì sự can đảm dùng ngòi bút phổ biến quan điểm, ý kiến trên Internet bất chấp các sự sách nhiễu, khủng bố và đe dọa tù đày.

    Bà từng bị đem ra đấu tố, bị cả trăm người do công an và viên chức địa phương hướng dẫn tới hành hung tận nhà.

    Cuối cùng thì bà đã bị bắt giam. Ngày 31 tháng 1, 2008, bà bị đem ra tòa và bị kêu án bằng với thời gian bà bị giam giữ, tổng cộng 9 tháng 10 ngày cho cái tội gọi là “Gây rối trật tự công cộng”.

    “Tất cả những gì mà đảng tàn bạo gây ra cho em, cho những nhà dân chủ, cho xã hội Việt Nam sẽ là nội dung cuộc sống của em trong suốt những tháng ngày còn lại của cuộc đời mình. Bình thường em đã như một động cơ đốt trong, lúc nào cũng hừng hực lửa sống, lòng căm thù trước cái ác, cái xấu, cái hèn hạ của đảng Cộng Sản, người đưa Việt Nam vào vũng lầy tăm tối suốt bao thập kỷ qua, huống hồ 9 tháng trong song sắt nhà tù, thực sự em đã thành một khối thuốc nổ rồi. Em phải trải lòng mình ra cho mọi người biết mới hòng cân bằng lại tâm sinh lý cơ thể mình, mới có được một cuộc sống đích thực, đúng với nghĩa cuộc sống.” Bà viết trong một bức thư gửi cho một người bạn.

    Khi bà bị bắt ngày 21 tháng 4, 2007, bà đang bị bệnh lao phổi và tiểu đường nặng cần được điều trị thường xuyên, đầy đủ. Bất chấp lời kêu nài của gia đình bà, của các tổ chức nhân quyền quốc tế, bà vẫn bị tống giam.

    Báo chí nhà nước đua nhau vu cho bà nhiều thứ tội từ “nhận tiền của các tổ chức phản động” ở ngoại quốc, “âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị CSVN đến xúi giục Việt kiều “bắt cóc” các nhà ngoại giao CSVN ở các nước.



    Cuộc trò chuyện đầu tiên

    Trần Khải Thanh Thủy


    Ra khỏi khu vực trại, nơi tôi đã từng bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ vô cớ hơn 9 tháng, tôi thở hắt ra một hơi nhẹ nhàng. Ngoài trời mưa tầm tã, mưa dai dẳng từ sáng sớm (khi tôi bị một cán bộ quản giáo và hai cảnh vệ làm nhiệm vụ áp tải dẫn giải ra tòa)... Khoác chiếc áo mưa lên người, tôi thầm nghĩ: “Biết đâu đây chính là cơn mưa góp phần làm thay đổi số phận mình”... 9 tháng bao nhiêu lần tôi nhỏ lệ khóc than khi cơn mưa trút xuống sân tù:

    “Ngoài sân giọt mưa thu thánh thót rơi, trại vắng im lìm đau xót cho lòng con, ai nức nở than sầu, ai than van, cho kiếp thân lỡ làng.

    Kìa con chim non, chim chích bay trên cành, như nhủ tù nhân: ‘Khóc làm chi, than làm chi, cho nỗi sầu dâng cao’.

    Mẹ ơi có thấu chăng cho tình con, trọn kiếp tôi đòi, con quyết tâm vùng lên, bao khát vọng đổi đời, bao yêu thương, tan tác trong bẽ bàng...

    Giờ đây sống với ai không tình thương, buồng tối im lìm, con tái tê từng cơn, ôi bóng mẹ dịu hiền, thương thân con, đang khóc trong nỗi buồn...*”

    Mải nghĩ, mải nhìn dòng người vội vàng dịch chuyển trong làn nước mưa tôi không biết đã về lại nhà mẹ đẻ từ lúc nào... Bỗng chuông điện thoại di động reo vang, lâu lắm rồi tôi mới lại được nghe âm thanh quen thuộc này. Chồng tôi áp máy vào tai nghe, rồi vội vàng đưa máy cho tôi, sau khi đã kịp dúi tôi vào góc tường, khuất sau cánh cửa ra vào, tránh con mắt hiếu kỳ của người dân và lũ công an mẫn cán. Lúng túng đưa máy lên nghe, tôi ngỡ ngàng nhận ra người đầu dây là Phùng Mai, Australia, cách xa nửa vòng trái đất:

    - Xin chào, chúc mừng chị Trần Khải Thanh Thủy đã trở về, tình hình sức khỏe ra sao rồi?

    Vừa kịp nhận ra người của hội bảo vệ mình, lại thoáng buồn khi bắt buộc phải ngắm chân dung mình hiện tại, tôi đáp liền:

    - A, cám ơn người hùng hải ngoại. Trần Khải Thanh Thủy đã trở thành Trần... Khỉ Thanh Thủy rồi, không còn là Trần Khải Thanh Thủy nữa đâu.

    - Ủa sao lạ dzậy? Nhà văn không nói đùa đấy chứ? Tiếng Phùng Mai

    - Trời đất, vừa từ cõi chết trở về, làm sao có thể đùa được? Hơn nữa sau khi bị nhốt vô khám 3 tháng, Thủy đã bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội rồi, không còn là nhà văn nữa đâu.

    - Vậy hả? Không một chút lúng túng, như đã quá quen với trò hề của cộng sản, Phùng Mai lên tiếng: - Y chang Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân vậy. Vừa vào trại, lập tức bị khai trừ khỏi Hội Luật Sư Hà Nội, nhưng danh hiệu luật sư của họ thì làm sao khai trừ nổi, cả thế giới đều gọi họ là luật sư mà, Trần Khải Thanh Thủy cũng thế thôi.

    - Mình cũng nghĩ vậy, tôi bày tỏ những ý nghĩ đang chất chứa trong đầu: “Nhà văn gián cách với người thường bởi tác phẩm của họ”, cho dù cộng sản có xóa bỏ, phong tỏa hết 40 tác phẩm (cả in chung lẫn in riêng) của Thủy trong nước thì những ai đã từng đọc mình, dù trong nước hay hải ngoại đều vẫn nhớ thôi. Từ “Khúc Khích Xuân Hương”; “Khúc Khích Thanh Thủy”; đến “Khát Sống”; “Một Nghìn Lẻ Một Chuyện Lứa Ðôi”; “Trong Mơ Tôi Khóc Xót Xa” v.v... Làm sao có thể tẩy não họ được? Hơn nữa, nhờ cái trò trái nước, ngược gió của Ðảng mà Thủy còn được trở thành hội viên danh dự của Pen nữa. Thử hỏi cả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này, trừ chị Dương Thu Hương, Lê Thị Công Nhân, Linh Mục Nguyễn Văn Lý... còn ai được vinh dự thế không? Cộng sản định đem bàn tay ếch che ánh mặt trời, che sao nổi...

    Ðang nghe tôi thao thao bất tuyệt, chợt Phùng Mai “đổi ý”:

    - Nè cho nhau xin tấm ảnh nghen, xem vai trò, thành tích và công lao của đảng lớn đến mức nào khi biến một nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thành một kẻ phạm tội (có tiền án) Trần... Khỉ Thanh Thủy???

    Ðã bảo chín phần khỉ, một phần người mà lại. Tôi khẳng định không một chút che giấu, có lẽ bởi sống giữa lòng Ðảng, gặp phải quá nhiều nỗi đau khổ, mất mát nên tôi đã “điếc, lác”, tự quen với nỗi đau của mình, bằng cách đem ra chế giễu không thương tiếc, nhằm giảm thiểu phần nào stress.

    - Rốt cục chị Thủy bị giam trong bao lâu nhỉ? Ðầu dây hỏi.

    - 9 tháng 10 ngày.

    - Như khám phá ra điều kỳ diệu, mang tính ngẫu nhiên, định mệnh, giọng Mai vang lên to hơn.

    - Ủa, bằng thời gian mang bầu vậy đó?

    - Thì Thủy đang có chửa mà! Tôi hồn nhiên đáp.

    - Thiệt à, với ai vậy? Tiếng cười vọng ra từ ống nói.

    Ðầy hùng hồn, tôi nhắc:

    -Thì với Ðảng chớ còn với ai vào đây được nữa, Phùng Mai quên câu hát : “Với Ðảng trọn vẹn niềm tin” ở Việt Nam rồi à? Chính vì “trọn vẹn niềm tin” mà Mai cũng giống như Thủy và 82 triệu người Việt Nam trong và ngoài nước (từ đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, đến cụ già gần đất xa trời) tất cả đều... đang có chửa (!)

    - Ủa nói gì kỳ cục vậy? Không tin vào tai mình, Mai hỏi.

    - Kìa, đang có chửa nghĩa là... chưa có Ðảng chứ sao!

    - Trời đất. Vô khám rồi mà vẫn không mất chất thoáng hài sao? Mai ngạc nhiên

    - Này, tôi nhắc: - Nếu không có chất Thái Hoàng, chắc mình thành xương khô trong mả rồi. Nói như thơ của cụ Tiên Ðiền Nguyễn Du trong Kiều là “Tấm thân về với cỏ cây cũng vừa”.

    - Kinh khủng thế cơ à? Mai đề nghị: - Nhà văn nói rõ hơn được không?

    -Tốt hơn hết để Thủy đọc lại bài thơ cho mọi người cùng nghe, lẩm nhẩm lại những vần thơ đã thuộc làu trong óc, tôi đọc :

    Cảnh tù

    Ðời tù buồn lắm bạn tù ơi
    Hết ngóng lại trông suốt cả ngày
    Cơm ăn hai bữa toàn rau muống
    Thịt mỡ lẫn lông tháng bốn lần

    Năm mét ra vào bạn và tôi
    Hai chiếc “giường đơn” xếp song đôi
    Sàn đá xi măng nằm lạnh cóng
    Một lối đi chung giữa chúng mình

    Ngày 24 tiếng tha hồ khóc
    Phận kiếp đa đoan gái má hồng
    Chút tình nhắn gửi qua song sắt
    Quản giáo đi qua mắng bỏ bà

    Quanh năm không được biết tin nhà
    Bố mẹ, chồng con hóa lạ xa
    Không bóng cây xanh, không ánh nắng
    Da đen thành trắng, trắng thành xanh

    Ðời tù tội lắm bạn cùng tôi
    Khóc, cười, thủ thỉ... đếm thời gian
    Bao giờ thoát kiếp - về nhà nhỉ
    Ta lại hoà tan giữa dòng đời...

    - Nghe lạc quan cách mạng đấy chứ. Mai bảo.

    - Ôi, bóng tối chỉ sinh ra địa ngục chứ làm sao tạo ra thiên đường được, tôi chán ngán: - Chỉ riêng việc chịu đựng một lúc hai căn bệnh lao phổi và tiểu đường đã kinh khủng rồi. Gần 300 ngày đưa kháng sinh liều cao vào cơ thể, trong điều kiện ăn ở khốn khó, cùng cực như thế... Nếu không có bà con trợ giúp chắc nghẻo rồi, đồng lương của chồng vẻn vẹn 2 triệu bạc một tháng, nuôi thân còn không xong, sao nuôi được vợ ốm trong tù và hai suất ăn theo ở ngoài?

    Ðang thai nghén... bệnh tật như thế càng đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn.

    - Thế đã đẻ thêm bệnh nào chưa? Mai lo lắng.

    - Tất nhiên. Ngoài bệnh lao chưa khỏi, tiểu đường nguyên như cũ, còn thêm cả đại tràng, đau đầu và thấp khớp nữa. Giờ đang sợ thấp khớp... đớp tim đây.

    - Ủa ,thế trong tù có được điều trị bệnh không vậy? Mai hỏi giọng chân tình.

    - À vài ngày họ lại điều cán bộ y tế đến đưa thuốc gia đình gửi cho để mình uống nhưng không sao trị nổi vi trùng cốc, cùng linh tinh lốc nhốc các loại bệnh khác. Trước khi ra trại, thử lao vẫn còn dương tính.

    Nghe thủng câu chuyện, Mai phán đoán:

    - Biết đâu vì... đẻ thêm bệnh mà Ðảng xử cho về nhà thì sao. Dù sao cũng xin chúc mừng sự đoàn tụ của chị với gia đình. Ý định sắp tới của chị thế nào? Có kế hoạch gì chưa?

    Không ngần ngại, tôi đáp:

    - Thoát ra khỏi sự tù mù, quái đản vây bọc là mừng rồi, coi như Tết này mẹ già và cả gia đình nhỏ của mình có Tết, còn trước mắt phải “đại tu toàn bộ cơ thể” đã, kẻo “điện yếu, cơ yếu, hơi ngắn , còi rè” thế này, chạy rốt đa không nổi, sao dám hòa nhập vào xa lộ dân chủ rộng lớn, với tốc độ 70,80 km/h?

    - Ừ , Mai nhắc: - Phải tập trung vào việc chữa bệnh dứt diễm đấy nhớ. Có sức khỏe là có tất cả mà. Tạm thời cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng đã.

    - Ờ, đến hẹn lại lên... Còn nhiều chuyện bổ ích và lý thú lắm.

    Biết tôi mới về còn ngổn ngang tâm trạng, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, Mai chủ động cúp máy:

    - Vậy tạm biệt nghen.

    - Tạm biệt!

    Tôi đáp và buông máy, chuẩn bị tinh thần cho các cuộc gọi tiếp theo từ bên kia đại dương, với những con người một thời thân thuộc... Những người đã không bỏ gia đình tôi trong gian lao khốn khó, sau cơn bão quét của cộng sản, trong dịp 30 tháng 4, 2007, đúng như câu thơ tôi viết trong bốn bức tường trại giam: “Chồng con bỏ tất cho hải ngoại”...

    Hà Nội, ngày rời trại 31-1-2008

    Trần Khải Thanh Thủy (ghi)
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #124 - 13. Feb 2008 , 15:58
     
    Tết này em không về


    Tuesday, February 12, 2008 
    Trần Khải Thanh Thủy


    Vào trại, chị không ngờ lại biết được tin em qua một nhóm bạn tù vừa chuyển từ Hỏa Lò về. Qua giọng nói, ngôn ngữ, chị cảm nhận mọi người quý trọng em lắm, như một nữ anh hùng thời đại, một cánh chim báo bão, dù bị đảng giương cung độc ác bắn gãy cánh ngang trời mà cú rơi tự do từ tột đỉnh “thăng tiến” xuống nền trại giam, mang đầy màu sắc... làm chị về phòng giam rồi mà cứ thao thức mãi.

    Số phận vô tình gắn hai chị em mình thành một, nên nỗi đau ngục tù số phận cũng chia đều. Ngoài đời chị ấm lòng vì trong cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam có em ở bên bao nhiêu thì trong tù lòng chị đau đớn bấy nhiêu.

    Trại Hỏa Lò nơi em ở, vốn khét tiếng vì sự độc ác, tối tăm, chật chội và hắc ám, nơi nạn bạo hành, trấn cướp vẫn diễn ra hàng ngày, nơi người với người tranh giành nhau từng miếng ăn, chỗ ở, chỉ vì nạn... đất chật người đông, kỷ cương pháp luật buông thả nên mỗi năm ba ngành tòa án, công an, viện kiểm soát phải đảm bảo chỉ tiêu 6,000 người “nhập khẩu”, vì vậy mỗi người chỉ được vẻn vẹn 60cm để nằm trong một không gian chật chội 40 người một phòng 30m2, tha hồ chen chúc giữa cái nắng như nung của bầu trời nhiệt đới, cái lạnh cắt da cắt thịt của Mùa Ðông trong lao hun hút gió lùa. Lúc là chảo rang người khổng lồ, khét lẹt mồ hôi, lúc là nhà đá lạnh lẽo bẩn thỉu, ẩm ướt, tối tăm, nơi ghẻ lở hắc lào là chuyện không có gì phải làm ầm ĩ (mỗi người, mỗi ngày chỉ được chia một chậu nước để tắm rửa, vệ sinh) cũng là nơi ốm đau không được chăm sóc.

    Sự sỉ nhục, đánh đập của cán bộ quản giáo đối với tù nhân xảy ra như cơm bữa. Nơi yêu thương, đầm ấm, bao bọc, sẻ chia bị tước đoạt không thương tiếc, nhường chỗ cho nạn sùng tín trung cổ: Hằn gắt, dối lừa, sỉ nhục và thú tính phát triển vượt bậc... Một viên ngọc tỏa sáng giữa đời thường như em, giờ bị rơi vào bùn lầy nước đọng phải hòa trộn với bao sỏi đá. Một người vốn sinh ra là để hưởng tự do, an nhàn, phú quý, nền văn minh nhân loại thấm đẫm từ đầu đến chân, nay rơi vào chốn ô trọc, nhơ nhớp, tận cùng của sự mất vệ sinh, ô nhiễm. Một người sống trong sách vở, kính chúa yêu nước thương người, nay sống trong tăm tối, người với người sống để... hành hạ, sỉ nhục, trấn áp nhau.

    Một người không bao giờ tham gia vào các trò chơi mất phẩm giá như em, nay vì tình thế trớ trêu, cả bè lũ chó má nhảy lên bàn độc phán xét bắt bớ mà rơi vào giữa bọn lừa đảo, trộm cắp, ma túy, tú bà, sở khanh, thật là xót xa đau đớn quá Nhân ơi...

    Cả hai lần em bị xử, dù đang bị biệt giam, không hề biết tin tức gì (ngoài những tờ báo lá cải của đảng bôi nhọ em), nhưng chị thừa biết tính chất phi luân của luật pháp Việt Nam, một thứ luật vô nhân, vô đạo, vô văn hóa. Là trí thức được học hành hiểu biết, ai cũng rõ ở bất cứ xã hội nào, trong bất kỳ thể chế nào luật pháp cũng phải dựa trên nền tảng là đạo đức xã hội. Nói cách khác, đạo đức chính là nguồn sống của pháp luật. Nếu vì bất cứ lý do nào, nguồn sống này mất đi thì luật pháp thực sự hết đất sống.

    Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam càng ngày càng hoàn thiện sự suy đồi nên mới bắt một người trong sáng, thánh thiện như em vào tù, buộc cho em đủ thứ tội mà em không hề có. Bỏ mặc em quằn quại vật vã, trong những ngày tuyệt thực, đau ốm, đi không vững, người choáng váng. Xúi bẩy những người cùng phòng khích bác, hạ nhục, bêu xấu em, chuyển trại em không hề thông báo cho gia đình biết để chăm sóc khi em đang 3 phần sống, 7 phần chết (vì tuyệt thực 1 tuần liền) trên chiếc xe tù bít kín, trên chặng đường 225 km, xóc nảy người, thiếu không khí khiến em ngất xỉu trong thùng xe, chưa đủ còn ra lệnh kỷ luật em khi em chia sẻ chiếc chăn của nhà cho người bạn tù tại nơi ở mới, cố tình không cho em gặp mẹ khi mẹ từ Hà Nội xuống thăm v.v và v.v.

    Bao nhiêu đau khổ của trần gian trút xuống thân hình mảnh mai bé nhỏ của em mà em vẫn không chùn bước. Trước 3 cai tù canh giữ, em vẫn lớn tiếng tố cáo tính chất độc ác và giả dối của trại với mẹ... Người đàn bà hết lòng vì con, người xác định sẽ theo em đến cùng cả trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với đảng cộng sản cũng như trong thời gian em ở tù. Dù đường dài, chân mỏi, mắt hoa, không ít lần sa chân, ngã nhào vì tuổi già, vì cực nhọc... song sức mạnh của tình mẫu tử, của lòng tự hào luôn chiến thắng, mẹ lại một lòng một dạ vùng lên, đòi hỏi quyền lợi, tiếp tế cho em, cũng là nhận về sự sẻ chia của những người bà con, đồng bào từ hải ngoại vào trại cho em... một sự vùng lên không ngừng của tình mẫu tử Việt Nam em ạ.

    Tết này bà con hải ngoại nhắc em nhiều lắm, người con gái mảnh mai mà tâm hồn tràn đầy khí phách. Một hình bóng giai nhân mà cuộc đời bị giam trong ngục tối, một bóng dáng nữ lưu trác Việt, sinh ra giữa lòng cộng sản mà lòng đầy nhân nghĩa, yêu thương, một phẩm chất anh hùng thời đại, dám xả thân vì đại nghĩa mà tiếc thay cuộc đời do đảng cầm quyền lại đầy cạm bẫy, đau thương.

    Năm ngoái bằng giờ này, ngày 2 Tết em xuống Hải Phòng thăm những nhà dân chủ gồm Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Xuân Nghĩa, bác Nguyễn Cao Quận... Tất cả giang tay đón tiếp em, như lòng biển bao la đón con sóng vào lòng... Năm nay, vắng bóng em thật rồi, mọi người tha hồ nhắc tới em, ôn lại kỷ niệm ngọt ngào mà sâu lắng này, lòng đầy chua cay, đau xót.

    Tất nhiên người thương em nhiều nhất vẫn là mẹ, thân thể em do mẹ phân thân xẻ thịt mà thành, bao nhiêu năm thắt lưng buộc bụng, để nuôi em khôn lớn... Giữa thời đảng trị, “bao nhiều, cấp ít”. Gạo vừa 13 ký, suốt tháng cháo thừa, cơm thiếu, quanh năm no cậy nước. Vải tròn 4000 phân, suốt ngày quần thiếu, khố thừa, suốt đời ấm nhờ da... Bao nhiêu hy vọng mẹ đặt nơi em, và em như lắng nghe tiếng lòng của mẹ, nhìn sâu vào ánh mắt mẹ mà học hành giỏi giang, tấn tới, hiểu rõ về luật, lại giỏi ngoại ngữ...

    Lẽ ra, ở một xã hội dân chủ tự do, nơi tri thức được đặt lên hàng đầu, người như em phải được đề cao trọng vọng. Tiếc thay, trong lòng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đảng luôn trừng trị những gì đi quá giới hạn của đảng, đó là sự thông minh, hiểu biết, lòng can đảm, sẻ chia với dân nghèo, sự phê phán những việc làm thấp hèn, sai trái, sự độc đoán chuyên quyền của đảng cũng như của những kẻ cúi đầu làm theo mệnh lệnh sai trái của lãnh đạo đảng, chỉ vì đồng lương tháng, vì cấp bậc trên ve áo, vì nồi cơm của vợ con v.v.

    Chỉ vì gan to bằng trái núi, dám vượt qua giới hạn của đảng mà cả em và chị, đều là nạn nhân của sự trừng phạt này. Thay vì tư duy bầy đàn, vì ăn theo nói leo những tư tưởng mù lòa sai trái của đảng thì em mở lớp học về nhân quyền tại Việt Nam, hy vọng sẽ biến Việt Nam từ xứ sở cằn cỗi tự do (như mưa bóng mây, như bụi gai cằn) thành khái niệm tự nhiên, rộng khắp như hơi thở, khí trời như biển hiệu, bến đỗ trong các nhà ga, trường học v.v... Vì đi quá giới hạn của đảng mà chị em mình đã bị đảng ra tay trừng trị, giam vào ngục tối, nhằm thiến hết nhân cách phẩm giá làm người.

    Nhớ lại ngày 11 tháng 5 ở trong tù, nghe tin hai em bị xử, dù không được phép sử dụng giấy bút, chị đã làm thơ, vừa để nhắn nhủ em, cũng là tự nhủ với lòng mình:

    Nhân, Ðài ơi có chị ở bên
    Ba chúng ta sánh vai cùng đạo lý
    Ba gương mặt bình thường như lẽ phải
    Sinh ra để xóa bỏ độc tài.

    Cố tình bắt em, đảng Cộng sản đã vấp phải bức tường của lòng nhân ái, căm phẫn cao độ. Hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ phía bên kia bờ đại dương vọng về, hàng triệu khối óc cùng tập trung công sức, trí tuệ để kêu gào, kiến nghị với thủ tướng, dân biểu của nước sở tại, đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải thả em vô điều kiện. Hàng triệu tấm lòng nhân ái, yêu thương, ngày đêm lặng lẽ dõi theo bóng dáng bé nhỏ của em nơi trại tù xa lắc giữa gió lào cát trắng, nghiệt ngã, hoang vu. Hàng nghìn bàn tay tình nguyện chìa ra bồi lấp cho nỗi khổ thẳm sâu trong lòng em, lòng mẹ vợi bớt nguôi ngoai. Bao nhiêu cuộc điều trần phía Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An cũng không thể nào xóa bỏ được việc làm bất nhẫn này. Cả thể chế tàn bạo của đảng gồm nhà tù, trại giam với bao nhiêu cực hình phải dùng để đối phó với khí phách hiên ngang của chị em mình, hai con người tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ việt nam đội đá vá trời, khai sơn phá thạch, đi trên con đường lớn... chứng tỏ sự hèn hạ, kém cỏi, bất lực của đảng, cho dù sớm hay muộn thì thế thua của đảng cũng là điều tất yếu. Ðảng không thể độc tài, độc tôn, muôn năm mãi được.

    Tết này em không về, cả nhà mình mất Tết, cả cộng đồng hải ngoại đón Tết kém vui, ngôi nhà dân chủ Việt Nam mãi không nguôi ngoai nỗi đớn đau xa cách này, mẹ ngày ngày lặng khóc vì thương nhớ, đúng như cái tên của mẹ, cũng là những lời thơ chị viết: Không có em, cả nhà đầy nước mắt.

    Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng, đường xa dân chủ đắng cay nhiều, Hãy vững tin ở tương lai em nhé, con đường mà chị em mình lựa chọn còn đầy chông gai, bão tố, nhưng cái gì phải đến sẽ đến. Ðể xứng đáng với chiếc ghế của hội đồng bảo an không thường trực, để có chỗ đứng trong hàng rào mậu dịch WTO, đảng buộc phải nhìn nhận lại và âm thầm sửa sai những sai lầm chết người, trong đó có việc phóng thích em ra khỏi trại tù em ạ. Nếu không có gì thay đổi, theo suy đoán chủ quan của chị và những người bạn tù vừa chuyển từ Hỏa Lò về B14 cùng chị, chỉ Tết 2009 em sẽ về đoàn tụ cùng mẹ và cộng đồng. Cố gắng lên Nhân ơi. Nhất định Tết sau em phải trở về.

    Hang đá, 2 Tết 2008.

    Trần Khải Thanh Thủy
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #125 - 14. Feb 2008 , 04:05
     
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường


    (Trả lời Nam Phong và diễn đàn dân chủ cho Việt Nam )
    Wednesday, February 13, 2008 

    Chuông điện thoại reo vang, tôi ôm máy, đầu dây rõ mồn một giọng Nam Phong vang lên trong “hang đá”:

    - Chị Thủy à, nghe nói chị được thả khỏi tù rồi, Nam Phong liền nối máy tới chị ngay đây, chị có đủ khỏe để nói chuyện với bà con không?

    - Ðược nói chuyện với bà con là khỏe rồi, 285 ngày bị biệt giam trong tù, có ít đâu. Tôi hồ hởi đáp.

    - Chị Thủy à, vào tù rồi chị có sợ công an không vậy?

    - Sợ chứ, họ có cả nhà tù, trại giam với bao nhiêu trò hề... mình chỉ là cây liễu mảnh mai, hơi một tí là họ đánh bật gốc lên, sao không sợ?

    - Chị Thủy à, trong tù chị sinh hoạt ăn uống ra sao?

    - Thì mỗi tháng 15 ký gạo, 15 kg rau, 3 lạng thịt, vài lạng muối, như tất cả các trại tù khác trong 64 tỉnh thành cả nước mà, có gì khác nhau đâu. Chỉ có điều, trại mình thuộc Bộ Công An, lại sát nách trung ương, nên không bị bớt xén tiêu chuẩn.

    - Chị Thủy à, chị có bị đói không vậy?

    - Thời gian đầu, gia đình chưa được phép tiếp tế (1 tháng 2 lần) đói kinh khủng, nhìn cái gì cũng thèm... rỏ dãi ra, đến mức cô bé bên cạnh thương tình xẻ cho một vốc lạc rang mua của trại mà mình ăn còn ngon hơn cả yến tiệc. Bao nhiêu chất dịch trong tì, vị tiết hết ra, đón nhận, nhào trộn làm mùi vị của lạc thơm ngon, bùi béo chưa từng thấy.

    - Chị Thủy à, mùi vị cơm tù ra sao vậy, chị có thể tả kỹ hơn được không?

    - À, vào ngày đầu tiên mình đã đọc được dòng chữ khắc trên tường:

    Không ăn thì ốm thì gầy

    Ăn vào nước mắt chan đầy bát cơm

    ... Vì đau ốm mà đảng tống vào ngục tù, tuy không đến nỗi khổ như hai Luật Sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài, nhưng vẫn rơi vào cảnh ăn cơm cục, uống nước đục.

    - Cơm cục là sao vậy chị?

    - Thì bếp trại đông, nấu bằng chảo gang, phải dùng xẻng để đảo và xúc cơm, nhưng đảo không xuể nên cơm vón cục lại thành nắm đấm, lại khá nhiều “phụ gia”, nào sạn, nào trấu, thậm chí cả phân gián, cứt chuột nữa... Còn nước là giếng khoan, đầy sắt nên đục ngầu, vàng khè, mình may mắn được ở chung với một cô bé vào trước 6 tháng nên có đủ kinh nghiệm, biết dùng tay áo làm cái lọc nước, mỗi ngày thay giặt một lần nên còn đỡ, chứ cánh chị em khác, nhiều người không biết, dễ bị ghẻ lở, hắc lào hay mắc bệnh phụ nữ lắm.

    - Nghe chị nói, chỉ toàn ăn rau heo không à? Thời này là thời nào rồi mà nghe cực vậy?

    - Ðúng thế, một tuần được một bữa tươi, chỉ vài miếng thịt mỡ trắng ởn, còn 13 bữa trong tuần cứ rau muống triền miên. Rau già, luộc vội ăn vẫn còn sần sượng nên đành... miệng nhai, tai nghe vậy, còn hơn là thiếu rau. Tuy thế mùa hè còn có cái để nhai chứ mùa đông, hết rau muống, ăn bắp cải, hoặc cải cúc, chẳng đủ rau mà nhai nên tai có muốn nghe cũng đành chịu, mình lại mắc bệnh tiểu đường, lao phổi, cần ăn nhiều rau, nên háo lắm.

    - Chị Thủy à? Chị có thể tả lại phiên tòa cho bà con nghe được không?

    - À tòa án gây chi cảnh nực cười ấy mà. Thôi để mình đọc lại bài thơ của bà Huyện Thanh Quan cho cả nhà cùng nghe:

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương
    Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

    Bài thơ nặng về sự hoài cổ, nhung nhớ, nhưng với mình thì... hiện thực lắm, vì mình rất thích hai câu đầu và cuối, đặc biệt là hai chữ hí trường và đoạn trường. Ðứng trước cảnh cũ, người xưa, bà trách tạo hóa sao khéo gây nên cuộc hí trường (sân khấu, trò hề) để đến nỗi một người nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước như bà phải... nhỏ lệ, đứt ruột (đoạn trường) vì đau đớn tiếc thương... Còn mình đứng trước vành móng ngựa của tòa án mà chỉ muốn ngửa cổ kêu:

    Tòa án gây chi cảnh nực cười .
    Biến sai thành đúng, đúng thành sai
    Lẽ xưa ông bà dạy đâu mất
    Truyền thống dân tộc cũng... good bye?
    Chỉ vì thương dân mà mắc tội
    Lẽ nào ngoảnh mặt trước trái ngang
    Trăm năm thơ cũ nay đọc lại
    Tòa đó, mình đây rõ mắc cười

    - Chị Thủy à, chị có thuê luật sư không vậy?

    - Không, vì mình nghĩ: “Ðến luật giời cũng chẳng giúp cho mình được vào thời điểm đầu năm 2008 này nữa là luật rừng của cộng sản”. Hơn nữa nếu đòi hỏi luật sư như ý định ban đầu, thì phải nằm trong lao đến giữa năm mới xử, mà lại tốn chục triệu của bà con, vì thế đành giả vờ cúi đầu nghe phán quyết của tòa. Thực chất đều là sự bài binh bố trận hết, mình chỉ việc nhập đúng vai của mình là... vô tư.

    - Thế nghĩa là sao thưa chị?

    - Thì tỏ ra ngoan ngoãn, tòa bảo sao nghe vậy, bảo bỏ mặc bà con dân oan chết dần chết mòn nơi vườn hoa, hay trước cửa nhà lãnh đạo, là phải bỏ, cấm cãi, bảo cấm dùng tiền của bọn “phản động” xúi giục bà con nổi loạn... cũng phải gật, phải câm... Ðịnh trích dẫn mấy câu của người xưa để biện minh cho những việc làm thiện tâm, thiện ý của mình, đều bị cắt ngang... Khi tòa hỏi có tái phạm nữa không, thì phải trả lời là không. Vì thương bà con mà thương không đúng cách nên để bà con nổi loạn, ảnh hưởng tới an ninh trật tự, tới sức khỏe của các lãnh đạo đảng, giờ phải thương bà con theo đúng cách của tòa, nghĩa là “sống chết mặc dân, bản tòa không khiến”... Tòa bảo cho nói lời cuối cùng, thì kể bệnh trạng ra, rồi đề đạt nguyện vọng: Tôi muốn về nhà để chữa bệnh, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ già, nhớ nhà, nhớ xã hội lắm rồi v.v... Thế là tòa tuyên: “Vì sự nhân đạo của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vì tình trạng sức khỏe, vì thành khẩn khai báo, vì đã cúi đầu nhận tội nên... phạt tù trong thời gian giam giữ... 9 tháng 10 ngày, coi như mình được sinh ra lần thứ 2 (!).

    - Chị Thủy ơi, đấy là luật của đảng chứ đâu phải luật rừng. Chị được sinh ra lần thứ hai có còn là chị không vậy?

    - Tất nhiên, non sông dễ đổi, bản tính khó rời, làm sao trong 9 tháng đảng tẩy não được mình, chỉ cảm nhận đúng là mình được sinh ra lần thứ 2 thật, vì đảng cố tình bắt mình vào lúc ốm đau bệnh tật (đi không vững, người xanh lét, trọng lượng cơ thể hao 8 ký) chỉ còn nước chết dần chết mòn... 285 ngày sống trong cổ mộ, ăn đói mặc rách, giờ được tòa tha bổng, làm gì chả được sinh lần thứ 2?

    - Chị Thủy ơi, bà con anh em cộng đồng hải ngoại không bao giờ bỏ chị đâu. Nhiều bài viết về chị hay lắm đó.

    - Mình biết, chính vì vững tin vào điều này mà mình chiến thắng bạo bệnh, không đến nỗi chết rục trong tù, như lòng đảng muốn.

    - Chị Thủy à, cho em hỏi một câu nha. Trước khi ra tòa chị có phải hứa hẹn cam đoan cái gì không vậy?

    - À, tất nhiên, hứa đủ mọi thứ, nhận đủ mọi điều: Không tái phạm, không tiết lộ bí mật trại giam, không liên hệ với các nhà dân chủ, không gặp gỡ với người nước ngoài (kể cả Việt kiều) v.v và v.v... nhưng hứa là để ra tòa xử sớm, để nhanh chóng hòa nhập cộng đồng thôi. Khi cánh màn sân khấu của đảng đã khép lại rồi, thì mình phải thay ngay trang phục, quên cả vở diễn lẫn vai diễn để sống đúng với lòng mình, sao có thể nhập vai suốt đời để đánh mất mình được.

    - Còn một câu nữa nè, thưa chị Thủy: Phiên tòa xử chị có đông không? Xử kín hay xử công khai vậy?

    - Tất nhiên tòa phải bảo là xử công khai, nhưng bệnh của tòa là thích nói ngược ấy mà, đứng trước vành móng ngựa, phải trả lời các câu hỏi của bản tòa mà mình nghe rõ tiếng ông xã gay gắt ngay đằng sau: Xử thế này mà gọi là công khai à? Tôi toàn thấy những gương mặt quen thôi, toàn những kẻ đã đến canh cửa, khám nhà, lục soát, tịch thu mọi phương tiện làm việc của cả nhà tôi trong suốt thời gian vợ tôi ra tranh đấu”...

    Nghĩa là ngoài ba dân thường là chồng, con gái và em trai mình ra, không còn ai là công dân nữa, chỉ có công an thôi. Tất cả vẻn vẹn 30 người, trong căn phòng hẹp 15-20 mét, tận tầng ba. Bà con dân oan không được vào, các nhà dân chủ bị mời lên đồn công an phường làm việc. Các nhân viên đại sứ quán, nhà báo nước ngoài hoặc không đến kịp, hoặc phải đứng ngoài, phóng viên trong nước cũng được chỉ đạo không nên vào...

    - Ủa, sao lạ dzậy?

    - Vì họ không muốn làm rùm beng chứ sao? Ngay cả nhà mình cũng chỉ biết trước một ngày do lá thư mình viết về (thông qua điều tra viên). Phóng viên nước ngoài thì không kịp xin giấy phép của Bộ Ngoại Giao. Trước đó nhân viên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đem quyết định khởi tố vào trại tù, mình hỏi thì được trả lời: “Chúng tôi xử chị chứ không xử gia đình chị nên không cần thiết phải mời gia đình, kể cả chồng chị. Sau này, ra tù mình mới biết, cả buổi chiều hôm 29 tháng 1, 2008, ông xã nhà mình cùng Luật Sư Vũ Anh phải lên tận tòa, lăn xả vào đòi giấy mời mà không được. Sáng 31 bị chặn lại trước cửa tòa án, lại tiếp tục làm ầm ĩ lên mới được vào, sau khi phiên tòa đã diễn ra cả 1/2 tiếng đồng hồ.

    - Tòa xử có lâu không chị, mà tội của chị là tội gì vậy?

    - Gây rối trật tự công cộng.

    - Ủa, tội gì mà lạ hoắc vậy, dân sách vở học trò như chị thì gây rối với ai? với công an chắc?

    - Thì... tòa án chuyên gây cảnh nực cười mà lại... Tất cả chỉ diễn ra vẻn vẹn chừng hai tiếng thôi (không kể phần giải lao và nghị án).

    - Ðược về là tốt rồi chị à... Nè, không phải chỉ mình nhà chị ăn Tết ngon đâu nghe, cả bà con hải ngoại ăn Tết cũng ngon hơn đấy nhé... Lại được nghe cái giọng thoáng hài, mắc cười của chị rồi.

    - Ờ, cho mình được gửi tới bà con những lời gan ruột cuối cùng trong buổi tọa đàm này. Lời thơ của Trần Cung, nhưng rất hợp với tâm trạng mình:

    Giam người giam được miệng người ư?
    Ngục tối càng thêm dậy tiếng thơ
    Vui với văn chương mà mắc tội
    Nợ cùng non nước mắc lao tù
    Ngăn mây, mây chặn thành mưa lớn
    Chặn thác, thác dồn hóa sóng to
    Ai sợ hỏa lò, lò thử lửa
    Thơ ca nảy lửa, lửa nung lò...

    Hang đá, 1 tháng 2, 2008
    Trần Khải Thanh Thủy (ghi)
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #126 - 17. Feb 2008 , 16:19
     
    Sự thật phơi bày: Cộng Sản VN thường bịp bơm tự hào về cuộc "Chiến Tranh chống giặc Mỹ xâm lược"!

    17 Tháng 2 2008 - Cập nhật 21h33 GMT

    Về 3000 quân Liên Xô trong cuộc chiến VN

     
     
    Hôm thứ Bảy vừa qua một số cựu binh Nga trong cuộc chiến Việt Nam đã làm lễ kỷ niệm sự tham dự của họ trong cuộc xung đột nhân dịp 35 năm Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam.

    Theo báo Nga Russia Today 16.02.2008, Liên Xô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong cuộc chiến nên nhiều năm, các cựu binh cộng sản này không được ghi nhận công trạng gì.

    Chỉ đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã, người ta mới thừa nhận có chừng 3000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Việt Nam, mà theo phía Nga, chủ yếu trong vai trò cố vấn.

    Tuy nhiên các sử liệu nói đến những vai trò khác trong các binh chủng, chủ yếu là không quân và phòng không của binh lính Liên Xô tại Bắc Việt Nam.

    Nay, như ông Nikolay Kolesnik được Russia Today trích lời, những quân nhân Nga như ông phải được nói đến cụ thể chứ không phải một cách chung chung:

    “Chính thức mà nói chúng tôi chỉ được coi là chuyên gia quân sự Nga. Cấp chỉ huy thì mang danh là chuyên gia cao cấp. Cũng không có đơn vị quân đội Nga nào ở Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết là mình thuộc nhân dân Liên Xô, là binh sĩ Liên Xô. Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích".

    Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, họ muốn được nhìn nhận như các 'cựu chiến binh' một cách công khai.

    Vẫn theo Russia Today, các chuyên gia Xô Viết đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam, và tên lửa Xô Viết gây thiệt hại nặng cho các phi cơ Mỹ.

    Buổi lễ hôm 16.02 còn là dịp để Việt Nam cảm ơn các binh sĩ Xô Viết từng không được chính nước Nga ngợi ca một thời gian dài.

    Sự thật bị giữ kín
     
    Tới năm 2005, nhiều cựu binh Liên Xô sau cuộc chiến Afghanistan vẫn còn đấu tranh để có trợ cấp khá hơn

    Nếu như sự có mặt của Hoa Kỳ và các đồng minh như Nam Hàn (320,000 quân với 5000 bị giết) tại Nam VN được nói đến rộng rãi ngay từ thời chiến thì sự tham gia của các đồng minh cộng sản ủng hộ Hà Nội thường chỉ được biết tới về sau này.

    Sự dính líu của Liên Xô về nhân sự vào chiến tranh Việt Nam bị che phủ bởi tình hình chính trị tại chính Kremlin.

    Dưới thời Tổng bí thư Nikita Khrushchev, Liên Xô tuy trợ giúp Bắc Việt Nam về mặt quân sự và kinh tế nhưng không muốn tỏ ra công khai cử quân lính sang giúp vì e ngại gây căng thẳng với Hoa Kỳ.

    Ông Ilya Shcherbakov, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội từ 1964 đến 1974 ban đầu nhận nhiệm vụ coi chừng các hành động của chuyên gia quân sự Nga bị phát hiện.

    Nhưng từ thời TBT Leonid Brezhnev, Moscow mạnh bạo hơn trong việc đưa quân nhân sang Việt Nam. Tướng Vladimir Abramov được giao nhiệm vụ chỉ huy các sĩ quan và binh lính Xô Viết trong vùng Đông Nam Á.

    Ngoài Liên Xô, Trung Quốc cũng có quân lính tham gia giúp Hà Nội trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ và đồng minh ở Việt Nam.

    Chính Trung Quốc ngay từ cuối thập niên 70 đã công khai vai trò của mình và nói tới con số hàng vạn quân nhân có mặt tại Bắc Việt Nam để giúp xây cất đường xá và phòng không.

    Nhưng Bắc Triều Tiên thì chỉ đến 2001 mới thừa nhận họ cũng có quân tại Bắc Việt Nam.

    Trong bài viết trên tờ Asia Times 18.08.2006 tác giả Richard M Bennett cho hay chừng 200 phi công Bắc Hàn đã tham gia bảo vệ Hà Nội trong các đợt tấn công của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam.

    Lễ tưởng niệm những người phi công Bắc Hàn tử trận tại Việt Nam cũng chỉ được nói đến hồi tháng Bảy 2001.



    Back to top
    « Last Edit: 19. Feb 2008 , 14:21 by dacung »  

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    tuyet_ngo
    Gold Member
    *****
    Offline



    Posts: 912
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #127 - 20. Feb 2008 , 20:09
     
    Duyên dáng Việt Nam bưng bô Trung Quốc !

    Nam Dao
    Tâm Thức Việt Nam
    February 18, 2008


    "Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông

    Chung một Việt Nam muôn tình hữu nghị sáng như rạng đông

    Bên nhau ta cùng một lòng tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây

    Đất nước chung nghe tiếng gà gáy cùng

    A há chung một ý chung một lòng

    Đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi

    A há! Ta ca muôn năm Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông".



    Những lời hát trên đã được phát ra từ cửa miệng của những ca sĩ Việt Nam trong gánh hát xiệc văn nô mang tên Duyên Dáng Việt Nam của nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) gửi sang trình diễn tại Trung Quốc.

    Một người bạn đã gửi email cho tôi và nhắn tôi nên chịu khó nghe bài hát này để xem Duyên dáng Việt Nam bưng bô Trung Quốc ra sao. Sau khi nghe qua bài hát này tôi thấy có vài điểm cần nêu lên:

        1. Gánh hát xiệc Duyên dáng Việt Nam nay đã lộ rõ cái đuôi chồn là bộ máy tuyên truyền cho nhà nước CSVN. Cái vỏ bọc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam mà gánh xiệc rêu rao ngày nay lại càng đậm nét dối trá nét lừa lọc. Nhìn hàng chục các cô gái VN xinh đẹp thướt tha trong chiếc ái dài VN ưỡn ẹo múa và mở miệng hát những lời trên làm nhục quốc thể,  là người VN tôi tránh sao không khỏi xấu hổ  phẫn uất những kẻ bán nước cầu vinh, những tay bồi bút vong nô sản xuất những bài nhạc làm ô uế nền văn học nghệ thuật VN. Kể từ ngày VN lập quốc cho tới ngày CSVN nắm chính quyền, trong kho tàng văn học nghệ thuật VN làm gì có một bài văn hay bài hát nào công khai rao hàng mời mọc ngoại bang vào vì " VN là của chung". Đây không phải chỉ là vết nhơ về văn hoá mà còn về cả lịch sử anh hùng của phụ nữ Việt Nam với những Bà Triệu, Bà Trưng hay Cô Giang Cô Bắc oai hùng cầm quân đi đánh ngoại xâm. Phụ nữ VN ta bất khuất hào hùng làm rạng ngời sử xanh như thế đó. Thế mà vì đâu và vì ai mà ngày hôm nay lại đẻ ra những hiện tượng quái thai nhục nhã với cảnh người phụ nữ VN trong chiếc áo dài truyền thống uỡn ẹo nhảy múa tươi cười hát những lời dâng hiến quê nước ngay trên đất ngoại bang?!

         2. Ngày hôm nay, trước sự kiện CSVN gửi đoàn văn nô sang Trung Quốc hát những lời mời mọc xin Trung Quốc cứ tự nhiên coi đất nước VN là của chung, thì chúng ta thấy ngay rằng những chuyện CSVN dàn dựng cho du sinh biểu tình chống Trung Quốc ở Paris hay ở VN trong thời gian qua vẫn chỉ là một chiêu bài gian trá đổ tội Trung Quốc là kẻ xâm lăng để chạy tội cho mình cũng như để xoay sự căm phẫn của người dân VN sang Trung Quốc thay vì chiã mũi dùi vào mình. Trong khi đó thực tế ngày hôm nay đã cho thấy rằng mỗi lần đàn anh Trung Quốc "nhìn sang bên này" là 1 phần đất của VN bị tùng xẻo một cách chính thức qua những hiệp ước ký lén lút dâng hải phận, Ải Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa. Và dân tộc VN giờ  tất đã  nhìn thấy hiểm họa nếu nhắm mắt cúi đầu hoà hơp5p hoà giải để cho CSVN tiếp tục nắm quyền thì sẽ còn thêm những phần đất khác bị Trung Cộng nuốt tiếp trong tương lai.

    Trong bức thư  bạn tôi còn  đưa ra một vài nhận xét khá thú vị:"Tôi đi Trung Quốc đã hai lần, chỉ thấy thanh niên Trung Quốc hát các loại tình ca kể cả tình ca của Mỹ. Còn các bài có tính chất chính trị ấm ớ như ca ngợi đảng và lãnh tụ CS thì họ không hát nữa. VN qua hát cái bài tâng bốc Trung Quốc này bằng hai ngôn Ngữ Tàu Việt, thì tôi hình dung ra ngay khán giả Trung Quốc cũng thấy khó "gửi" Chứ đừng nói đến người VN ta. Là người VN tôi thấy xấu hổ quá! Sao đất nước ta lại có những tên cam tâm làm nô lệ, tâng bốc chủ nô đến cỡ này! Chúng làm vẩn đục cả không khí ngày xuân Mậu Tý".

    Những điều bạn tôi nhận xét chắc là không sai. Và ai cũng đều hiểu rằng lãnh đạo CSVN chỉ muốn gửi riêng thông điệp của bài hát này cho quan thầy Trung Quốc nghe, cho nên họ không quan tâm đến sự ưa thích của thính giả Tàu.  Vì những kẻ bán nước thấy rằng công Hàm cuả Phạm Văn Đồng ký công nhận chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc và những hiệp ước mờ ám đi đêm nhượng lãnh hải cho TQ vẫn chưa đủ làm quan thầy tin mình, cho nên mới phải gửi thêm đoàn văn nô Duyên Dáng Việt Nam sang tận nhà Chủ  hát cho quan thầy nghe tận tai những lời trên để quan thầy yên lòng thấy rằng những tên đầy tớ đã "dạy" được dân chúng cúi đầu chấp nhận "VN là của chung" nên xin các quan Thầy cứ "tự nhiên nhìn sang đây", thích phần đất nào thì cứ thoải mái đem về xài. 

    Tinh thần vong nô CSVN tồi tệ và nhục nhã đến thế là cùng. Ấy thế mà giờ đây lại có những kẻ chính trị thời cơ  chạy theo lời đường mật của  cộng sản Lê Hồng Hà khoác chiếc áo nhà dân chủ,  lên tiếng thầy đời rằng đồng bào hải ngoại không nên chống nhà nước CSVN mà  phải đoàn kết dưới lá cờ đỏ sao vàng để chống ngoại xâm. Cũng như liệu CSVN có để cho những tổ chức chính trị thời cơ về nước đấu tranh bất bạo động đòi lãnh đạo CSVN phải ra đi vì cái tội bán nước và đòi dân chủ  hay không?

    Để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục xâm lấn và tranh đấu giành lại lãnh thổ VN, đồng bào hải ngoại chúng ta nói riêng và toàn dân VN nói chung  thì chỉ còn một cách duy nhất là lật đổ cái chế độ nô tì CSVN bán nước mà thôi. Thất đúng thế, muốn giãi quyết tận gốc rễ vấn đề, dân tộc VN chỉ có một sự chọn lưạ duy nhất là không thỏa hiệp với những kẻ bán nước và phải kiên trì đấu tranh lật đổ cái chế độ bán nước cầu vinh mà thôi. Những lời kêu gọi về nước xây dựng xã hội dân sự ở VN là cái bẫy sập mà CSVN đang giăng cho đồng bào hải ngoại chui vào đó gián tiếp phục vụ chế độ mà quên đi mục đích chính là phải lật đổ cái chế độ ươn hèn bán nước cầu vinh làm ô uế những trang sử hùng Việt Nam.


    February 18, 2008


    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #128 - 26. Feb 2008 , 04:30
     
    Phát hành nhạc sáng tác trước 1975 trong nước, dễ hay khó?


    2008.02.25
    Thiện Giao, phóng viên đài RFA

    Một bản tin đăng trên báo Thanh Niên ở trong nước nói rằng cho đến nay, khoảng 1000 bài hát được sáng tác trước năm 1975 được cho phép hát chính thức tại Việt Nam. Con số này chỉ vào khoảng 10 phần trăm trong số trên 10 ngàn bài được sáng tác từ năm 1945 đến 1975.

    Điều đặc biệt, trong khi hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ từ nước ngoài về trong nước trình diễn, thì các hãng sản xuất băng đĩa nhạc lại gặp khó khăn trong việc xin giấy phép sử dụng các ca khúc này cho mục đích thương mại.

    Hãng sản xuất gặp khó khăn, còn người dân thường muốn nghe thì sao? Thiện Giao có bài tường thuật sau đây, kèm theo một số chi tiết về sinh hoạt âm nhạc trước năm 1975 tại miền Nam.


    Chỉ 1/10 được phép phát hành

    Việt Nam trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 có 3 thời điểm đánh dấu lịch sử, đó là các năm 1945, 54 và 75. Và tính nhạy cảm về mặt chính trị của 3 thời điểm này cũng gây ra sự cấm cản về mặt âm nhạc từ năm 1975 kéo dài mãi đến nay.

    Trong bài viết “Long Đong Ca Khúc Trước 1975” đăng trên báo Thanh Niên ngày 12 tháng Hai vừa qua, tác giả bài báo đặt vấn đề những khó khăn mà các nhà sản xuất trong nước gặp phải khi đi xin phép dùng những bài hát trước 1975 để phát hành.

    Bài báo nói rằng, có khoản trên 10 ngàn bài hát được sáng tác trước 1975 trở ngược về thời điếm 1945, nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ mới có khoảng 1 ngàn bài được cấp giấy phép biểu diễn. Nói nôm na, cứ 10 được sáng tác thì hết 9 bài bị cấm.

    Việc cấm nhạc liên quan đến 3 thành phần. Thứ nhất là các nghệ sĩ sáng tác. Thứ nhì là giới thưởng ngoạn. Và thứ ba là những nhà sản xuất, đóng vai trò gạch nối giữa nghệ sĩ và giới thưởng ngoạn.

    Cả 3 thành phần này đều bị Bộ Văn Hoá Thông Tin ngăn cản quyền của mình. Vì Bộ Văn Hoá Thông Tin là cơ quan chủ quản của Phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Nhạc Sân Khấu thuộc Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn.

    Hoạ sĩ Trịnh Cung, người cũng có một số tác phẩm thơ được phổ nhạc trước 1975 và hiện vẫn sống trong nước, nhận xét về tình trạng khó khăn của giới sản xuất băng đĩa tại Việt Nam:

    “Bây giờ thì đã nghe được nhiều. Các phòng trà, các tụ điểm hát cho nhau nghe, người ta nghe và hát đủ loại nhạc của Sài Gòn cũ. Tuy nhiên, trên thị trường thì chưa được cho phép. Muốn cho phép thì phải đợi một chủ trương. Mà điều này thì gây khó khăn cho những nhà sản xuất băng đĩa nhạc.”

    Những nhận định của ông Trịnh Cung phản ảnh được những khó khăn phức tạp mà các nhà sản xuất gặp phải.


    Vấn đề phức tạp?

    Bài báo đăng trên Thanh Niên trích lời ông Huỳnh Tiết, giám đốc Bến Thành Audio – Video, rằng “Hãng sản xuất băng đĩa xin Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép ca khúc nào trước 1975 thì chỉ có đơn vị đó biết. Do đó, công ty khác muốn xin cấp phép ca khúc đã được duyệt phải lặp lại công đoạn này, rất mất thời gian.”

    Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng cũng có nhận định tương tự: “Vấn đề quản lý ca khúc trước 1975 cực kỳ phức tạp. Có những đơn vị xin trực tiếp Cục Nghệ Thuật biểu diễn, khi được phép rồi, Cục lại không thông báo hoặc thông báo trễ đến Sở Văn Hoá Thông Tin nên các công ty băng đĩa gặp trở ngại vì không được Sở Văn Hoá Thông Tin cấp phép.”

    Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm trước năm 1975 khiến người ta nhớ lại cách đây 3 năm, cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra một nhà sản xuất trong nước chỉ vì trên một CD của hãng này có một bài hát rất nổi tiếng, không hề dính dáng đến chính trị. Đó là bài “Bang Bang”.

    Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm được sáng tác trước 1975, xét trong một khía cạnh nào đó, lại không có hiệu quả. Lý do là lệnh cấm ấy chỉ có tác dụng trực tiếp lên nhà sản xuất, còn người dân thì vẫn nghe ở nơi riêng tư, ở nhà, ở quán cà phê, hoặc ngay cả những tụ điểm hát cho nhau nghe.

    ...
    Sản phẩm của các trung tâm băng nhạc hải ngoại như Asia Entertainment, hầu hết đều bị cấm lưu hành trong nước. RFA file photo.

    “Nhưng mà họ có được hay không được phép thì chuyện thụ hưởng âm nhạc không phải bây giờ mà đã diễn ra 20 năm nay trong một underground của cảm thụ văn hoá này. Người Việt Nam đã tự cho mình nghe những tác phẩm cũ mà không cần phải xin phép ai, vì họ nghe trong một nơi rất riêng, nghe ở nơi mà người đồng cảm của họ cùng hát, cùng thưởng thức.”


    Giới yêu nhạc với các sáng tác trước 1975

    Vài năm sau 1975, ngay tại Sài Gòn, người yêu nhạc sáng tác trước 1975 vẫn có thể mua nhạc, nhưng là mua lén, từ những người bán trên lề đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi.

    Cách mua bán được thực hiện như sau: người mua cầm theo danh sách các bản nhạc mình yêu cầu, người bán nhận danh sách ấy và phải 3 ngày sau, hai bên mới gặp nhau lại ở một nơi khác nhận băng nhạc và thanh toán tiền.

    Đúng như nhận xét của hoạ sĩ Trịnh Cung, việc cấm nhạc không có hiệu quả đối với người nghe. Có một bài hát rất hay, rất nổi tiếng nhưng lại mang một số phận bi đát một thời ít ai biết đến.

    Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và trở nên nổi tiếng trong Nam, đã bị cấm trên toàn miền Bắc. Một người đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn bài thơ ra đời kể rằng thi phẩm Màu Tím Hoa Sim nổi tiếng ngay từ lúc ra đời, và cũng bị cấm ngay sau đó.

    Vì bị cấm, bộ đội thời ấy không đọc cho nhau nghe nhưng ghi lại trong những mảnh giấy nhỏ và giấu trong ba lô. Khi tử trận, đồng đội của họ phải soạn lại balô để gởi các kỷ vật về cho gia đình. Đến khi ấy, mới biết trong hành trang của mỗi bộ đội đều có bài thơ “Màu Tím Hoa Sim.”

    Việc cấm nhạc khiến người ta nhớ lại sinh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975. Những ca khúc và những bài thơ có nguồn gốc từ miền Bắc đã được lưu hành rộng rãi tại miền Nam, thậm chí được các nhạc sĩ trong Nam phổ nhạc.

    Bài thơ “Các Anh Đi” của một thi sĩ miền Bắc được Văn Phụng phổ nhạc. Bài thơ của Hữu Loan “Màu Tím Hoa Sim” do Phạm Duy soạn thành “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” đã nổi tiếng một thời và được người dân miền Nam ưa thích.

    Đặc biệt, ca khúc “Đợi Anh Về Em Nhé,” thơ của Simonov, lời dịch của Tố Hữu, do Văn Chung phổ nhạc được ban hợp ca Thăng Long trình diễn nhiều năm.

    Thậm chí, ca khúc “Sơn Nữ Ca” của Trần Hoàn cũng được các ca sĩ Sài Gòn hát rất nhiều. Và nhạc sĩ Trần Hoàn chính là cựu bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin, cơ quan có quyền ra lệnh cấm nhạc.

    Bản tin của tờ Thanh Niên thống kê cho thấy năm 1989, 49 bài hát sáng tác trước 1945 được cho phép biểu diễn. Đến năm 1991, thêm 66 ca khúc trước 1975 được cho phép. Một năm sau, thêm 66 ca khúc nữa, rồi thêm 90 ca khúc nữa. Cho đến nay, sau nhiều đợt cho phép nhỏ giọt, tổng số 1 ngàn bài hát trước 1975 đã được cho phép.

    Nói với báo Thanh Niên, ông Phạm Đình Thắng, trưởng phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Ca Nhạc Sân Khấu khẳng định bất cứ đơn vị nào thắc mắc có thể gọi đến số điện thoại của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn là 048437451 sẽ được giải đáp thoả đáng.

    Chúng tôi gọi đến số điện ấy 3 lần. Ba lần đều không có người nhấc máy.

    Tiếng Việt

    --------------------------------------------------------------------------------


    © 2008 Radio Free Asia
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    Phan_Nguyen
    YaBB Newbies
    *
    Offline


    I love YaBB 1G - SP1!

    Posts: 33
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #129 - 10. Mar 2008 , 21:13
     
    Ba Cựu Chiến Binh "homeless" và Phim "Inside The Vietnam War"  NGUYỄN DUY-AN


    Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President  National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới.. Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic  chiếu phim  'Inside the Vietnam War' nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

    Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
    - Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
    Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
    - Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
    - Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng.... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
    - Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
    - Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
    - Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nước, chắc không sao chứ?
    - Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?
    - Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân..
    Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
    Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:

    Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
    Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
    Lối em đi về... trời không có mây
    Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...

    Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ 'homeless' đang 'ngất ngưởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
    - Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
    - Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
    - Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
    - Ông...
    - Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
    - Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
    - Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
    - Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
    - Mày không sợ hả?
    - Sợ gì?
    - Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
    - Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
    - Đi đi. Hẹn gặp lại.
    Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo đó.
    Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Đã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
    Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
    - Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
    Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
    - Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.
    Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
    - Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nước và nói chuyện.
    - Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
    - Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
    Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
    - Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Đúng không?
    - Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
    Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:- Để khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?
    - Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
    - Đài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?
    - Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
    - Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

    Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
    Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
    Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt dăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
    Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

    Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
    Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
    Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?

    NGUYỄN DUY-AN

    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #130 - 11. Mar 2008 , 18:09
     
    Bức tường của các huyễn tưởng
    Dương Thu Hương, Paris, 04/2007

    Thế nào là “phương thức châu Á”?

    Đó là cách hành động riêng biệt của những người cộng sản châu Á, hoàn toàn tương thích với thể chế chính trị. Thể chế này là món nộm hòa trộn ba đặc tính: phong kiến, độc tài và mafia.

    Vì nghi ngờ khả năng biện hộ non yểu của mình, tôi xin tạm chứng minh bằng một sự kiện cụ thể: Cách đây chừng một thập kỷ đã xảy ra vụ nổi loạn của nông dân Thái Bình. Những người dân cày đói ăn biểu tình yêu cầu bọn quan chức địa phương hoàn lại những món tiền bị cưỡng đoạt trái phép. Cuộc khởi loạn thoạt tiên xảy ra trên bảy huyện trong tỉnh, trước hết là Quỳnh Phụ, sau đó lan ra các tỉnh lân cận như Hải Hưng, Vĩnh Phú, Quảng Ninh…

    Phóng viên nước ngoài rầm rộ đổ đến Hà Nội. Đương nhiên đây là bộ phận đáng e ngại nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội vì ở Việt Nam chưa có báo chí theo đúng nghĩa. Đối với đảng Cộng sản, phóng viên là con cháu trong nhà, bảo gì phải nghe nấy, nếu hỗn hào sẽ đuổi ra khỏi cửa, bẻ gẫy cần câu cơm … Cho dù vẫn dương dương tự đắc là độc lập, quan lại Việt Nam chỉ e ngại mấy ông mắt xanh mũi lõ, vì chỉ mấy ông này mới có khả năng gia tăng hoặc làm hao hụt hầu bao của các bậc lãnh đạo dân chúng. (Những chiếc vé xanh là quốc hồn quốc túy bây giờ). Vậy thì họ sẽ phản ứng ra sao với đám phóng viên ngoại quốc?

    Họ đón tiếp niềm nở, nụ cười thường trực gắn trên môi: trà ngon, gà vườn, quà tặng rẻ tiền nhưng lạ mắt… Kèm theo đó là sự hứa hẹn mềm mỏng: “chúng tôi sẽ để các ông các bà xuống tỉnh Thái Bình trong thời gian ngắn nhất, với điều kiện đảm bảo được sự an toàn của quý vị”. Sự trì hoãn đó có hiệu lực. Một tuần, hai tuần, ba tuần trôi qua. Các ông tây bà đầm không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Quỹ thời gian có hạn. Hà Nội chỉ là một quán trọ xoàng. Hành tinh mênh mông còn có biết bao nơi chốn mời gọi … Họ lần lượt ra đi.

    Khi phóng viên nước ngoài cuối cùng lên máy bay và các ống kính đã chĩa về hướng khác là lúc cuộc đàn áp bắt đầu. Trong một đêm, hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt. Không một tờ lệnh. Hoàn toàn là lệnh mồm. Ở Việt Nam, lệnh mồm là thứ hiệu lực nhất. Lực lượng đàn áp là bộ phận được trả lương hậu hĩnh nhất trong guồng máy này. Trên 40% kinh phí quốc dân dành để nuôi họ. Vì thế, cuộc vây bắt diễn ra êm nhẹ. Hoàn toàn trong bóng đêm. Sót lại là tiếng kêu khóc của đám dân quê đói khổ, thất học, thân nhân của những người bị cùm trói và tống vào xe thùng sắt.

    Các cựu chiến binh Thái Bình, những người đã hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những thương bệnh binh nạn nhân của chất độc da cam, những người thường được ca ngợi véo von là anh hùng cứu nước. Họ sẽ được đảng Cộng sản thân yêu đối xử ra sao?

    Họ bị phân tán vào khắp các trại tù, sống trà trộn giữa đám tội phạm thật sự. Ở đó, họ sẽ chết trong một thời gian rất ngắn bởi chính các bạn tù này. Bọn tội phạm được lệnh thủ tiêu họ. Đương nhiên, “lệnh mồm” và ban bố một cách thì thầm đến tận từng cá nhân.

    Đây chính là “phương thức châu Á”, nhóm danh từ tôi tạm mượn ông Karl Marx tôn kính ở phương Tây. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: giết một người án 20 năm giảm xuống 18 năm. Giết hai người, 18 năm còn lại 16 … Cứ thế mà thực thi.

    Khởi sự là các cuộc khiêu khích, gây hấn. Sau đấy là cuộc tàn sát bằng các hình thức khác biệt, trong đó một hình thức đặc biệt hiệu nghiệm và rất ấn tượng: giết người bằng đũa ăn. Người châu Á ăn cơm bằng đũa. Dụng cụ ẩm thực biến thành vũ khí sát nhân là sự ứng biến tuyệt vời. Người ta vót những chiếc đũa bằng gốc tre đực, thứ tre cứng như sắt, một đầu đũa được chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Với độ dài 25cm, đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc không kịp bật một tiếng kêu.

    Như thế, trong bóng đêm và trong sự im lặng, những người cầm đầu cuộc biểu tình của dân cày Thái Bình đã chết theo kiểu ấy. Bạo quyền Việt cộng thực sự là kẻ sáng tạo lỗi lạc. Với nguyên tắc: hiệu quả tuyệt đối trong sự an toàn tuyệt đối, họ đã thực hiện một Thiên An Môn nhung lụa mà sự thành công ở mức tối đa. Hiệu quả tuyệt đối vì số người bị giết nhiều gấp bội số người chết bởi xe tăng và súng liên thanh trên quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc. An toàn tuyệt đối vì không một nhà báo nước ngoài nào nhòm ngó nổi nhà ngục Việt cộng, không một ống kính nào ghi lại được, dù một hình ảnh nhù nhòa, tội ác của họ. Đó, “phương thức châu Á”. Nói một cách văn vẻ hơn, cách thức hành xử của loài rắn rết hay ác thú chốn rừng già.

    Khi dấn thân vào cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, tôi cũng như nhiều anh em khác xác định nhiệm vụ của mình là vạch trần sự thật. Nói đúng hơn là duy danh định nghĩa những sự thật hiển nhiên mà dân chúng chỉ dám thì thầm trong xó bếp hoặc góc tường.

    Sự đổi thay ngoại diện ở Việt Nam dễ tác động lên giác quan của người phương Tây nhưng dưới vòm trời tưng bừng náo nhiệt của Sài Gòn và Hà Nội vẫn tồn tại dai dẳng một hiện thực tàn khốc. Hiện thực ấy được tóm tắt như sau: bóng đêm, rắn rết và nước mắt.

    Dương Thu Hương

    Paris, tháng 04/2007

    (nguoithongtin trích 1 phần từ bài viết của bà Dương Thu Hương)



    Liên lạc Thiên Lý Bửu Tòa | Web site www.thienlybuutoa.org

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #131 - 06. Apr 2008 , 19:59
     
    [color=Navy][/color]
    CUỘC TRANH LUẬN TRONG CÂU CHUYỆN NGUỜI MÙ SỜ VOI


    Từ hôm ngưng tuyệt thực đến nay, tôi đã có dịp đọc một số bài nhận định về kết quả cuộc đấu tranh giành lại tên Little Saigon của Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali nhưng chưa có dịp góp ý và trả lời. Do đã trình bày một số nét sơ khởi trong phần  phát biểu tại buổi Văn Nghệ của New Land Tivi và Việt Báo tổ chức tại GI Forum tối 29/3/08, tôi sẽ giải thích với nhiều chi tiết hơn trong bài này để Đồng Bào tại San Jose nói riêng và khắp thế giới nói chung đã, đang quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tên Little Saigon tại Khu Thuơng Mại trên đường Story hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện và lý do đưa đến quyết định ngưng Tuyệt thực cuả tôi vào sáng ngày 13/3/2008.

    I . DIỄN TIẾN NỘI VỤ:

    Vào chiều ngày 12/3/08, ngày Tuyệt thực thứ 27 và Tuyệt ẩm thứ 7, tôi quá mệt nên nằm lì trong lều ngủ thay vì ra ngồi với thân hữu từ 9 giờ sáng đến 10 giờ rưỡi tối như thường lệ. Nhiều Đồng Bào muốn gặp nhưng tôi từ chối không tiếp vì quá mệt. Chỉ khi Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Ngọc Tiên baó có chuyện quan trọng cần bàn, tôi mới mở phẹc mơ tuya lều để hỏi xem chuyện gì. CT Tiên chồm toàn thân người vào trong lều, thò 2 chân bên ngoài, trần tình với vẻ phấn khởi: “Đã có giải pháp hoàn hảo. Thị Trưởng Chuck Reed, Phó Thị Trưởng Dave Cortese và Nghị Viên Sam Liccardo đã đồng ý cho dựng cổng chào Little Saigon theo yêu sách cuả mình. Thành phố cũng sẽ cấp một ngân khoảng tương đương với số tiền chúng ta gây qũy được. Chúng ta có thời hạn tạm thời tối đa 3 năm để gây qũy, thiết kế theo đúng quy định an toàn và những quy trình, quy phạm khác theo Điều Luật 9.3 của HĐTP và dựng lên cổng chào ‘Welcome To Little Saigon’ vĩnh viễn tại giao lộ Đường Story và Mc Laughlin. Anh có thể sửa đổi văn bản nầy nếu muốn.” Nói xong, CT Tiên đưa bản Recommendation tiếng Anh cho tôi xem. Tôi phần mệt, mắt mờ, trong lều lại tối nhưng cố tập trung tư tưởng để hiểu đúng nội dung văn bản.  Điều gây ấn tượng nhất là bức hình cái Cổng chào Little Saigon (lúc đó tôi tưởng do Cơ Quan Tái Phát Triển cuả Hội Đồng Thành Phố San Jose thiết kế theo chỉ thị cuả Thị trưởng Chuck Reed). Đọc xong, tôi hỏi: “Phần Hội Đồng Thành Phố cấp ‘matching fund’ đâu không thấy?” CT Tiên trả lời: “Ngày mai họ sẽ thêm vào trong văn bản chính thức. Tối nay, Nghị Viên Sam Licarrdo sẽ xuống gặp anh và ngày mai anh sẽ lên phòng Chuck Reed để ký Agreement.” Tối hôm đó, NV Kensen Chu tới gặp tôi đầu tiên. Tôi bảo ông: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa hiệp với Thị Trưởng Chuck Reed. Ông nhớ yêu cầu Pete Constant và Pierluigi Oliverio yểm trợ thoả hiệp nầy để chúng ta có đa số 6 phiếu!” Sau đó NV Pete Constant cũng đến gặp tôi (do NV Kensen Chu mời theo lời tôi nhắn) và yêu cầu được nói chuyện riêng. Constant cần gặp riêng vì muốn thảo luận với tôi về thỏa hiệp, muốn biết quyết định của tôi, muốn biết rõ tôi yêu cầu ông ta làm gì và luôn tiện thông báo Phiên họp ngày 25/3 ông vắng mặt vì bận công tác xa . Tôi trình bày sơ về thỏa hiệp và yêu cầu ông ta yểm trợ cho giải pháp nầy bằng cách ký chung Memo với NV Chu và Oliverio . Chuyện riêng chỉ đơn giản vậy, chẳng có gì ghê gớm như câu chuyện tưởng tượng của một cây bút thuộc loại Tào Tháo, dám “bôi nhọ” một Nghị Viên đã tận tụy yểm trợ tên Little Saigon từ đầu đến cuối, cũng như kẻ sẵn sàng hy sinh mạng sống để giành cho được tên Little Saigon bằng cuộc Tuyệt thực và Tuyệt ẩm trong suốt 28 ngày, qua đoạn thủ đoạn bịa đặt đầy ác ý và xảo quyệt sau đây: “Thực tế là khi Nghị viên Pete Constant vào buổi chiều 12/3/2008 đến viếng Ông Lý Tống và yêu cầu được nói chuyện riêng với chiến sĩ Lý Tống, một người sức cùn, lực kiệt, thần trí đâu còn đủ minh mẫn sau 27 ngày tuyệt thực thì hà cớ gì Pete Constant lại thảo luận riêng lẻ với chiến sĩ Lý Tống mà không có đệ tam nhân chứng kiến, tôi đặt dấu hỏi về trường hợp mờ ám nầy của Pete Constant, những sự kiện thiếu minh bạch nầy đưa đến một tình thế mâu thuẫn mà dường như có một sự thỏa hiệp ngầm nào đó do Hội Đồng Thành Phố San Jose dàn dựng để chia rẽ Cộng Đồng. Tại sao tôi lại nêu dấu hỏi trên Pete Constant mà không là Sam Liccardo hoặc là ai khác trong 6 Nghị Viên chống đối danh xưng Little Saigon? Thử hỏi các bạn, Lý Tống và các bạn có thể nào tín nhiệm Sam Liccardo hay một NV nào trong nhóm 6 người của họ khi trao đổi điều gì về Little Saigon ngoài Pete Constant, Kensen Chu hoặc Pierluigi Oliverio ra. Để củng cố cho sự nghi ngờ của tôi qua hành động đi đêm của Pete Constant cùng Lý Tống mời các bạn theo dõi các diễn biến kế tiếp…”
    Phó Thị Trưởng Dave Cortese cũng đến gặp tôi và sau cùng là NV Sam Liccardo. Tôi ngồi trong lều, thò đầu ra ngoài nói chuyện. Sam phải quỳ vì đứng thì quá cao còn ngồi chồm hỗm lại không quen. Tôi nhờ anh em đem ghế cho Sam ngồi vì thấy để Sam ở trong tư thế đó hơi “kỳ cục.” Tôi nhấn mạnh: “I’m ready  to die. I’m willing to sacrifice my life as a Justice Defender! Nếu ông muốn giải quyết vấn đề này, ông phải tiến hành gấp trước khi tôi bị bất tỉnh.” Mặc dù tôi thường bảo: “Đối phương chỉ quan tâm giải quyết khi tôi bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê, hoặc biết chắc tôi sẽ chết.” Nhưng qua kinh nghiệm 21 năm tù, tôi biết rằng những tên tù “đầu gấu, đại bàng,” những mafia thứ dữ trong nhà tù và ngay cả những tên cai tù hung hãn, độc ác nhất, chúng chỉ “nể” khi nghe tôi được xưng tụng “Hero,” nhưng chúng thực sự “sợ” khi biết tôi là “Không tặc!” Những lời “I’m ready to die, I’m willing to sacrifice my life…”, như lời một thân hữu bình luận, cuả một kẻ đã có 2 tiền án Không tặc có tác động “tâm lý” đối với Hội Đồng Thành Phố nặng hơn là tình trạng bất tỉnh của một “Hero,” bởi họ có thể suy diễn rằng … biết đâu tay Không tặc, thay vì Tuyệt thực, Tuyệt ẩm đến chết, lại “nổi cơn, lên cơn” phóng vào phi trường chôm một máy bay hay ôm một khối chất nổ chơi đòn kamikaze thì tán mạng cả đám. Và có thể đó là một trong những lý do chính yếu tại sao họ chịu khoan nhượng khẩn trương, gấp gáp trong khi tôi chưa bị bất tỉnh ! Đỗ Hùng cũng đã phân tích: “Hôm Diễn hành Tết, khi xe qua khán đài, MC giới thiệu anh là Không Tặc, đã cướp máy bay Air Bus của Hàng Không VC, anh cứ than phiền bảo: ‘Đưa một bản tiểu sử ngắn hấp dẫn không đọc, lại cứ copy nguyên văn mẩu chuyện Không tặc từ Website. Ở Mỹ giờ nầy nghe nhắc đến Không tặc thiên hạ nổi da gà và có ác cảm .’ Không ngờ nhờ vậy mà nay có ép phê thuận lợi cho vụ Tuyệt thực !”
    Riêng về Agreement, Đỗ Hùng cũng đã thảo luận cùng Thị Trưởng Chuck Reed về những Điều Khoản trong Bản Thỏa Hiệp trước khi chính thức thông báo những thỏa thuận đạt được và buổi ký kết vào ngày hôm sau cho Đồng Bào hiện diện trước Tòa Thị Chính ủng hộ cuộc Tuyệt thực của tôi vào khỏang 10 giờ 30 tối ngày 12/3 sau chương trình Văn nghệ hàng đêm . Việt Nam Nhật Báo đã loan tin nầy .  Vậy mà VPH lại áp dụng đúng đường lối, chính sách của bọn Vẹm khi bịa đăt, hư cấu những tin tức và dữ kiện từ đầu óc bệnh hoạn của mình để lên án người khác với những từ ngữ bố láo mà nếu áp dụng cho chính bản chất VPH lại hoàn toàn phù hợp! Sau đây là hai trích đoạn của bài VPH viết: “Tại floor thứ 18, vào 9:45 AM, March 13, 08, Lý Tống và Nguyễn Xuân Vinh đã hấp tấp ký tên vào Memorandum mà Chuck Reed và HĐTP San Jose cố tình không đưa Memorandum ra cho Cộng Đồng tham khảo các điều khoản trong đó trước khi Lý Tống và Ông Nguyễn Xuân Vinh hạ bút ký; về chiến sĩ Lý Tống thì có còn đủ minh mẫn nhận định rõ ràng trắng đen sau 28 ngày tuyệt thực không? Còn Ông Nguyễn Xuân Vinh thì tại sao phải hạ bút chứ?” và “Chuck Reed và tập đoàn bất lương tạo ra một bảng Ghi Nhớ mơ hồ, lấp liếm, lươn lẹo và đi đêm để lôi kéo gấp rút hai nhân vật hỗ trợ là Lý Tống và Nguyễn Xuân Vinh ký mà không cần có thời gian nghiên cứu và tham khảo mà lại không giao Memorandum nầy cho ông Đỗ Hùng và ông Nguyễn Ngọc Tiên, hai nhân vật lãnh đạo chủ chốt và hợp pháp đại diện danh chánh ngôn thuận cho Cộng Đồng Người Việt San Jose, phải đặt bút ký đầu tiên mới hợp pháp . Đây là một hành động lừa đảo đánh phá thâm độc có tính toán, cố tình lũng đoạn, âm mưu gây chia rẽ trong nội bộ Cộng Đồng Người Việt đang đoàn kết chặt chẽ và đang điều hành công cuộc tranh đấu cho Dân Chủ, Công Lý, cho Danh Dự của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản có hiệu quả đang trên đà thắng lợi, thế mà vì tánh kiêu binh tự mãn để sa vào bẫy rập của tập đoàn chính trị gia gốc Caucasian mainstream cấu kết với đám Việt Gian CS một cách ấu trĩ tệ hại như thế nầy thật đáng nguyền rủa, những kẻ ngu dốt hám danh ảo huyền, mang bệnh thích làm lãnh tụ mà cáo già Chuck Reed đã bắt đúng mạch nên hốt thang thuốc “We are the leaders in the Vietnamese Community” thì kể như im hơi lặng tiếng mà bán đứng Cộng Đồng . Thật đáng thương cho tầng tầng lớp lớp chẳng ngại đêm ngày gió táp mưa sa, giá rét lạnh lùng mà lòng đã sắt son, kiên trì biểu dương .” Ở Hải ngoại có hai loại người thích “chôm credit.” Một loại khi thấy ai, tổ chức nào thành công, họ nhảy vào ăn có, như thể chính mình đã có công lớn trong thành quả đó . Loại tệ mạt hơn lại áp dụng thủ thuật đi tắt “Sát Phật Thành Phật,” tìm những kẻ nổi danh, những chiến tích lừng lẫy để tấn kích, khích bác bằng những dữ kiện, bằng chứng bịa đặt, bóp méo, và những luận điểm hồ đồ, mị dân, lời văn, từ ngữ nặng mùi, thiếu giáo dục để được người đời biết đến .
    Sáng ngày 13/3/08, tôi muốn biết số pounds chính xác đã mất vào ngày Tuyệt thực thứ 28 nên cởi hết quần áo để cân và quay phim, chụp hình làm bằng chứng. “The scale doesn’t lie” (Cái cân không biết nói dối). Cân chỉ đúng số 118 lbs. Từ 155 lbs xuống còn 118 lbs, tôi sụt đúng 37 lbs. Bức hình do Nhiếp ảnh gia HM Nhựt chụp với tựa đề: “28 Days Of Little Saigon” với bộ xương cách trí cũng đủ chứng minh tác hại của 28 ngày Tuyệt thực và 8 ngày Tuyệt ẩm. Vậy mà gã thối mồm, tác giả bài: “Little Saigon: Thành Công Hay Thất Bại,” lại trắng trợn viết một cách vô liêm sỉ: “Ăn như thế cứ như người lâu nay vẫn đang ăn uống bình thường ấy. Cái đứa thối mồm nào đó -- đứa thối mồm nào ngoài chính tác giả của bài nầy? --  lại còn dám nói Lý Tống lo ăn liền chứ không thôi  tí nữa vào bệnh viện, xét nghiệm máu thì bác sĩ biết tỏng tòng tong là lâu này có đói khát gì!!! Bởi vậy ăn trước khi vào bệnh viện là thượng sách…” (Đúng là thối mồm chỉ thối chuyện bởi sau khi ăn sáng xong, tôi trở về nhà chứ đâu có đi bệnh viên ngay ?)
    Khoảng 9 giờ sáng, CT Tiên và một số thân hữu đến đón đưa tôi lên phòng Thị Trưởng Chuck Reed. Phe Hội Đồng Thành Phố có 3 nhân vật chính: Chuck Reed, Dave Cortese và Sam Liccardo. Phe ta có khoảng 20 người . Chuck Reed hỏi tôi muốn ông đọc Agreement không ? Tôi quyết định tự mình đọc cho chắc ăn. Bản Agreement nầy không hoàn toàn giống bản Recommendation tối hôm trước, nhưng các sai biệt không quan trọng. (Hai bản Recommendation và Agreement nầy tôi chỉ thấy và đọc vào hai dịp nầy thôi, chưa từng có một copy nào bằng Anh ngữ, chỉ đến hôm nay, khi viết bài nầy, mới được đọc lại trên Internet.) Tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy “matching fund” như CT Tiên đã hứa. Tôi hỏi và Chuck Reed giải thích điều kiện nầy chưa thể chấp thuận , cần phải thảo luận trong buổi họp về Ngân sách Thành phố trước. (Điều nầy phù hợp với lời giải thích trong bức thư Phó Thị Trưởng Dave Cortese viết cho tôi đề ngày April 2, 2008: “However the decision as to whether these redevelopment monies can be or will be used for Little Saigon signs must be decided in this year’s budget process, which is already in progress.”) Tôi nghĩ rằng nếu cứ khăng khăng đòi Hội Đồng cấp một hai trăm ngàn Mỹ Kim biết đâu sẽ có phản hồi ngược, tức các Cộng Đồng khác như Mễ, Tàu, Nhật, Mỹ ... sẽ ghét Cộng Đồng người Việt vì số tiền này và họ sẽ trả thù, trừng phạt bằng cách bác bỏ việc recall Madison Nguyễn sau này. Chúng ta có cả 100 ngàn người Việt tại san Jose, chỉ cần mỗi người đóng 5-10 MK cũng góp được cả 500 ngàn hay cả triệu MK lo gì. Vì vậy tôi bảo Chuck Reed: “Chúng tôi có khả năng gây quỹ xây Cổng chào Little Saigon. Thành Phố cấp hay không cấp cũng không sao. Nhưng phần đề cập đến các Chủ Cơ sở Thương mại không chấp thuận tên Little Saigon ông muốn ngụ ý gì?” Chuck Reed giải thích: “Cộng Đồng có quyền xây Cổng Định Danh Cộng Đồng dù Chủ các Cơ sở Thương mại có đồng ý hay không.” Vì nghe Chuck Reed bảo Agreement nầy có thể không cần phải vote nên sau khi là người đầu tiên ký vào góc trái, bên trên “Phụ Bản Ủng Hộ” dưới hàng chữ đánh máy sẵn tên mình và tuyên bố sẽ tặng cho Cổng Little Saigon năm (5) ngàn Mỹ Kim, tôi đề nghị nên thêm tên 3 Nghị Viên Kensen Chu, Pete Constant và Pierluigi Oliverio, những người ủng hộ tên Little Saigon, để có đa số 6 người, sau này không thể bị lật ngược lại. Chuck Reed thực hiện lời yêu cầu của tôi bằng cách ghi thêm “And Elected Officials” vào câu: “We Are Leaders In The Vietnamese-American Community And Elected Officials Who Will Support A Privately Financed ‘Little Saigon’ Community Sign On Story Road, And We Will Call For Peace Among All Members Of Community” (Chúng Tôi Những Người Mỹ Gốc Việt Lãnh Đạo Của Cộng Đồng Và “Những Viên Chức Dân Cử" Ủng Hộ Bảng Hiệu Cộng Đồng ‘Little Saigon’ trên Đường Story Do Tư Nhân Tài trợ Và Chúng Tôi Kêu Gọi Hòa Bình Giữa Những Thành Viên Của Cộng Đồng) trên Agreement có Chủ  Đề: “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNAGE BEARING THE NAME ‘LITTLE SAIGON’ ALONG STORY ROAD" (Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng Tên "Little Saigon” Trên Đường Story) đã được Thị Trưởng Chuck Reed, Phó Thị Trưởng Dave Cortese và Nghị Viên Sam Liccardo ký sẵn. Michael Lưu đã ghi tên 3 Nghị Viên này dưới tên tôi . Sau khi Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh ký tên vào góc phải có đánh máy sẵn tên của ông đối diện với tên tôi (tôi không biết Giáo Sư đã có dịp đọc văn bản này trước tôi chưa ?) thì có nhiều người định nhào vào ký, nhưng Chuck Reed đã kịp thời lấy lại Ageement vì sợ vi phạm Luật Brown Act. Nếu không, tôi chắc Đặng Thiên Sơn cũng đã ký vào Agreement và bài “Welcome To Little Saigon”: Có Danh Nhưng Không Phận đã không được sáng tác và xuất hiện trong thời gian qua!
    Thật hồ đồ và trắng trợn khi có bài báo viết tôi đặt điều kiện Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh phải ký trước tôi mới chịu ký và sau đó Chuck Reed có đề cập lại vấn đề nầy nhưng không nghe tôi phủ nhận , cũng như lập luận chỉ Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Ngọc Tiên và Phát Ngôn Viên Phong Trào Đỗ Hùng mới có thẩm quyền, danh chính ngôn thuận để ký Agreement, không phải tôi hay G/S Vinh. Tại sao tôi phải ký đầu tiên? Đơn giản là nếu tôi không ký, Agreement nầy sẽ “go no where.” Tôi ký, tôi ngưng tuyệt thực là vấn đề cốt tử để giải quyết vấn nạn. Không ai có ảnh hưởng đối với các quyết định của tôi và tôi chỉ lắng nghe và chấp thuận những ý kiến đúng, phù hợp với ý định, kế hoạch của mình . G/S NX Vinh đã từng hướng dẫn một Phái Đoàn Đại Diện Các Tôn Giáo Và Hội Đồng Tướng Lãnh đến gặp tôi, khuyên tôi ngưng Tuyệt thực, nhưng tôi vẫn tiếp tục phương án đã vạch sẵn . Tại sao phải có chữ ký của G/S Vinh tôi mới chịu ký? Thật là một sự bịa đặt ngu xuẩn và phi lý ! HĐTP trân trọng mời G/S Vinh ký hay mời họp chung với Phái đoàn Cộng Đồng và Phong Trào vì họ nể danh tiếng và uy tín của Giáo Sư . Chỉ những loại “đầu tôm” mới bêu rếu một người có thân thế như vậy. Mặc dù Bà Vinh bị bệnh phải nằm bệnh viện, Giáo Sư vẫn thường ra lều Tuyệt thực thăm tôi và trước kia cũng tranh thủ gặp tôi mỗi khi có dịp. Các vị Tướng Lãnh cũng vậy. Điều đó chứng tỏ các Đại Niên Trưởng rất khiêm cung, sẵn sàng nâng đỡ đàn em và không ngại vinh danh những người xứng đáng dù thuộc cấp . Tôi và G/S Vinh chỉ ký ở Phụ Bản, còn CT Nguyễn Ngọc Tiên và Đỗ Hùng ký vào Chính Bản, trên cả tên của Thị Trưởng, Phó Thị Trưởng và NV Riccardo, như vậy không chính danh chỗ nào ?
    Việc lên án “hành động ‘thêm, bớt, cạo, sửa văn thư’ một cách trắng trợn của tập đoàn Chuck Reed là ‘hành động phạm pháp’” và “Đồng thời cũng đã cho thấy tập đoàn thống trị này coi thường luật pháp, coi thường báo chí Việt Nam, coi thường các lãnh đạo tổ chức, đoàn thể VN trong Cộng đồng” chỉ là loại kết án do tâm bệnh thích-kết-án, thích-chỉ-trích. Thứ nhất: Michael Lưu tự động ghi tên 3 Nghị Viên nầy vào Agreement mà chưa được sự chấp thuận của họ là việc làm sai. Sai thì cần phải sửa, cần phải bỏ tên họ ra . Thứ nhì: Đưa tên 3 Nghị Viên này vào Agreement còn vi phạm Luật Brown Act. Phạm luật thì bị phạt. Do đó loại bỏ tên họ là tôn trọng luật pháp. Thứ ba: Việc Madison Nguyễn và phe Our Voice ký vào Agreement là có “lợi” cho phe Little Saigon. Trước kia phe Little Saigon chỉ có đa số, dù đa số tuyệt đối, nhưng khi phe Our Voice cùng ký yểm trợ Cổng chào Little Saigon, chúng ta có sự đồng thuận của cả 2 phe, và như vậy sau này sẽ không còn ai có thể chống lại tên Little Saigon, và Hội Đồng Thành Phố cũng không còn viện dẫn được lý do “có phe chống đối” để bác bỏ tên Little Saigon như trước kia . Thay vì “cám ơn” vì những thuận lợi bất ngờ, ta lại phẫn nộ và lên án và đòi “Dùng tiền xây cổng ‘Little Saigon’ (nếu có) truy tố thành phố đã cạo sửa chứng thư ‘Memorandum và phụ bản ủng hộ’ ngày 13/3/08.” Thật khó hiểu về động thái chống Cộng, chống địch của Chủ Tịch Phong Trào Quốc Dân Xóa Bỏ Huyền Thoại HCM!
    Sau khi ký xong Agreement, một quan chức nào đó hay một phóng viên truyền hình Mỹ đã hỏi tôi: “Chấm dứt Tuyệt thực, điều anh cần làm trước tiên là việc gì?” Tôi trả lời: “Qua Phở LAN uống mấy ly đá chanh và ăn phở!” Khi trả lời như vậy và đi ngay qua quán phở, tôi muốn đánh đòn tâm lý, cho người Mỹ thấy chuyện Tuyệt thực và Tuyệt ẩm là một việc kinh khủng, thậm khó khăn, cần phải tự đấu tranh với cái đói, cái khát ghê gớm vì một mục đích cao cả . Chứ nếu tôi cứ tà tà, chẳng quan tâm đến chuyện ăn uống sau 28 ngày Tuyệt thực và 8 ngày Tuyệt ẩm, họ có thể nghi ngờ tôi bị bệnh “biếng ăn” như một số người Mỹ khác, họ sẽ “cụt hứng” vì đã hồi hộp theo dõi những diễn tiến ly kỳ trong suốt cả tháng qua! Tôi ngồi ăn trước mặt phóng viên Đài truyền hình số 5, chỉ nhai thịt lấy nước, nhả bỏ bã, và uống liên tiếp 5 ly đá chanh vì quá khát nước, và sau đó trở về nhà . Vậy mà gã “thối mồm” dám phịa chuyện “sợ vào bệnh viện xét nghiệm máu thì bác sĩ biết tỏng tòng tong là lâu nay có đói khát gì!!!”

    II . CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ NGHỊ

    1. Tác Giả Bài Little Saigon: Thành Công Hay Thất Bại ?


    “Giá mà Lý Tống ngưng tuyệt thực đi (ngang giai đoạn Chuck Reed mang thư ra giảng hòa) thì bây giờ ta vẫn cứ tà tà tranh đấu tới cùng chứ chưa chịu cái cổng chào thôi đâu .” hoặc “Lý Tống trở thành cái kim đâm xì hơi quả bóng đấu tranh, vì nếu anh ta ngưng  tuyệt thực để cùng với mọi người đấu tranh tiếp tục thì chưa biết cục diện xoay tới đâu .”
    Nếu Lý Tống làm đúng theo “ngu ý” này thì “cục diện sẽ xoay tới … vũ như cẩn” tức là chúng ta sẽ tiếp tục biểu tình vào mỗi Thứ Ba Đen đến lúc “cức trâu hóa bùn” theo chính sách “câu giờ,” “trì hoãn chiến” của phe Chuck Reed . Những từ ngữ sau đây của tác giả rất phù hợp để áp dụng cho bản chất đu gió tìm danh của chính mình: “nói nhăng nói cuội,” “đánh hôi trả thù cá nhân,” hay “để người ta nhớ/biết tới mình,” “hữu dõng ngu mưu …” Chính những kẻ hôm trước chống phá Little Saigon một cách điên cuồng, hôm sau lại nhào vào xin ký tên, chúc mừng thắng lợi Little Saigon và đồng bọn mới đúng là những tên “Hề” diễu dở.

    2 . Tác Giả Bài "Welcome to Little SàiGòn": Có Danh Nhưng Không Phận

    * Một Cổng Chào Xây Trên Cát!  * Ván bài "Thấu Cáy" của tập đoàn đứng sau lưng Chuck Reed, Madision Nguyễn .
    “Nếu những nguyện vọng chính đáng của cộng đồng một lần nữa bị từ chối. Chúng ta :
    - Tiếp tục biểu tình vào ngày thứ Ba đen.
    - Biểu tình qui mô hàng tuần vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật.
    - Thay phiên nhau mỗi ngày 5-10 người tuyệt thực từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm (12 tiếng). Được như vậy chúng ta tin tưởng cuộc tuyệt thực sẽ kéo dài vô tận trước City Hall.”

    a . Tuyệt Thực: Trong thời gian Tuyệt thực 28 ngày, tôi đã đồng ý và thực hiện ý kiến của 2 người. Đỗ Thành Công đề nghị nên Tuyệt ẩm luôn để rút ngắn giai đoạn khổ hình và tranh thủ thời điểm nóng . Do đó tôi đã quyết định Tuyệt ẩm từ ngày 5/3/08. Từ khi Hội Đồng Thành Phố chấp thuận Cổng chào Little Saigon đến nay, không hề thấy ĐTC liên lạc tôi để chào mừng thắng lợi trong đó ĐTC có công góp ý ! Đặng Thiên Sơn đề nghị tôi cùng tuyệt thực vào khoảng đầu tháng 1/2008. Tôi hẹn lại vì thời gian đó quá bận với nhiều chuyện cần giải quyết . Nhưng khi tôi quyết định Tuyệt thực vào ngày 15/2/08, ĐTS đã viện đủ lý do để không tham gia tuyệt thực như đã hứa . Giờ này ĐTS lại đề nghị Tuyệt thực “vô tận” không biết ai sẽ thực hiện điều này thay cho ĐTS? Như tôi đã trình bày, Nguyên tắc Tuyệt thực có 2 yếu tố chính: 1. Đối phương chỉ thực sự quan tâm khi người Tuyệt thực bắt đầu hôn mê hoặc có khả năng chết . Tuyệt thực kiểu “cà nhõng,” sáng ăn một bụng thật no rồi tối về nhà ăn tiếp, ngủ lấy sức… thì Tuyệt thực “vô tận” đến ngàn năm cũng chẳng có ma nào dòm tới, nói gì đến chuyện yêu sách sẽ được thỏa mãn! 2. Người Tuyệt thực ít nhất phải có một chút “thân thế” nào đó mới được báo chí, truyền thông Mỹ quan tâm, chú ý để gửi phóng viên đến phỏng vấn, quảng bá tin tức Tuyệt thực. Những người bình thường, lại Tuyệt thực 12 giờ, thì đúng như ĐTS tiên đoán, sẽ “kéo dài vô tận,” sẽ “go no where!” chưa kể có thể bị Cảnh sát “hốt” nếu dựng lều che mưa nắng như thời gian qua ! Trong thời gian Tuyệt thực 28 ngày, tôi ước tính mỗi ngày mình phải chi 40 MK (tức 1.200 MK/ 1 tháng) chưa kể tiền mua ga, xăng, vậy mà cuối cùng Phong Trào phải trả thêm hơn 2.500 MK nữa mới êm chuyện, không bị rắc rối về vấn đề trực gác, chưa kể PCT H. còn bị mất máy quay Video mới mua giao cho tổ trực giá 1.400 MK!

    b . Biểu Tình: “Tiếp tục biểu tình vào ngày thứ Ba đen và biểu tình qui mô hàng tuần vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ Nhật … kéo dài vô tận” là một đề nghị hoang tưởng và vô hiệu quả bởi 14 lần biểu tình đã qua chẳng hề được báo chí, truyền thông Mỹ lưu ý và chẳng có tác động gì đến quyết định của HĐTP. Sức người có hạn. Biểu tình thứ Ba đen đã tắt thở , kiếm đâu ra người biểu tình quy mô mỗi cuối tuần ? Cứ theo dõi các cuộc biểu tình chống Việt Weekly và Báo Người Việt ở Nam Cali sẽ đoán được tính khả thi của đề nghị nầy .

    c . Trách Nhiệm Của ĐTS: Trong buổi vợ chồng Đỗ Hùng mời tôi ăn tối, tôi bảo Hùng: “Suốt thời gian Tuyệt thực, anh thấy người thân cận có nhiều sáng kiến nhất là ĐTS…” Tôi chưa dứt lời Hùng đã chen vào: “Anh không biết ĐTS đã viết nhiều bài chỉ trích em và anh Tiên sao?” Tôi quá kinh ngạc nên khi về nhà đã gọi điện thoại cho ĐTS. ĐTS bảo: “Tôi đâu có lên án, chỉ trích gì họ đâu ? Tôi chỉ đưa đề nghị nên thận trọng kẻo bị Chuck Reed và Madison lừa gạt thôi.”
    Tôi yêu cầu ĐTS email các bài viết để xem. Tôi nhận được 2 bài : City Council Policy No. 9.3 (Lần đầu tiên tôi được đọc tài liệu này) và bài “Welcome To Little Saigon”: Có Danh Nhưng Không Có Phận. Tôi bất bình khi đọc các câu, từ : “Một Cổng Chào/Lâu Đài Xây Trên Cát ! Ảo Giác/Ảo Ảnh Chiến Thắng ! Ván Bài Thấu Cáy !” Tôi có cảm tưởng bài này do phe Our Voice viết thay vì ĐTS. ĐTS ngày đêm ở cạnh tôi, góp ý kiến với tôi, có mặt tại buổi ký Agreement và suýt cùng các thân hữu có mặt sáng đó ký vào văn bản nếu Chuck Reed không kịp thời thu hồi thỏa ước nầy đem đi. Tại sao ĐTS không góp ý trước khi tôi ký và nếu việc ký vào văn bản nầy là một “sai lầm” thì chính ĐTS cũng có phần trách nhiệm như các thành viên trực tiếp khác của Cộng Đồng và Phong Trào . Tại sao ĐTS rũ bỏ trách nhiệm và lên án người khác! Hèn gì có người lên án ĐTS “nằm vùng, kẻ nội thù” bởi nếu đây là ý kiến của VT hay của phe Our Voice, dư luận sẽ không “care” vì nhiệm vụ của họ là đánh phá bất kể đúng sai . Nhưng người cùng phe, được tôi và phe ta tin cẩn mà lên án, thì ảnh hưởng rất tai hại, bởi những người ngoài cuộc hay không trực tiếp giải quyết vấn đề sẽ từ bán tín bán nghi chuyển qua tin tưởng những phân tích của ĐTS là đúng, và kết quả đã tạo nên một luồng dư luận bất mãn chỉ trích về những thành quả thắng lợi bị bóp méo thành thất bại . Càng gây tác hại nặng hơn là chính báo phe ta lại cho đăng bài nầy và người phụ trách báo còn đe dọa sẽ từ chức nếu CT Tiên ngăn cản họ phổ biến “sự thật”! Thì ra trên đời nầy có một loại nhà văn, nhà báo chuyên nghề “đâm thuê, chém mướn,” hoặc mang bản chất “đâm chém,” không chỉ chuyên “lụi” địch mà còn sẵn sàng “đâm sau lưng chiến sĩ” vì đặc tính “nghiện/ghiền” công kích, phá hoại ngự trị, điều khiển tư duy và hành động của họ . Trường phái “chuyên trị chửi” khi khích bác, chỉ trích ai thì thánh nhân bổng trở thành tên vô lại, và khi góp ý xây dựng thì công trình xây dựng của họ còn tệ hơn đống đổ nát mà họ đã tàn phá ! Điều đó được minh chứng qua các đề nghị bất khả thi “kéo dài vô tận” đã được đề cập ở trên . Từ tỉ lệ bỏ phiếu cho Little Saigon 8/3, 7/4 đến 9/0; từ Vietnam Town, Saigon Business District đến Little Saigon, một bước tiến nhảy vọt bằng đôi hia ngàn dặm mà không phân biệt được giữa “thành công” và “thất bại,” giữa ván bài “lật ngửa” và “tháu cáy” thì không thể hiểu những tác giả các bài viết bêu rếu thành quả Little Saigon có kiến thức, nhận định thuộc hạng gì?

    (xin xem tiếp bài kế)
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #132 - 06. Apr 2008 , 20:00
     
    III . CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ SẼ THỰC HIỆN

    1 . Buổi Điều Trần Và Biểu Quyết Ngày 25/3/08

    Trong thời gian nằm khám bệnh tại Bệnh viện Regional Medical Center, tôi đã “tranh cãi” với nhiều thân hữu về ý nghĩa của cụm từ: “Cổng chào tạm thời 3 năm.” Tôi giải thích dựa theo lời CT Tiên trình bày trước đó : “Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần một thời gian hạn định để  thực hiện, không thể kéo dài vô tận . Vì muốn Cộng Đồng có ngay một Cổng chào Little Saigon để ăn mừng, HĐTP chấp thuận cho Cộng Đồng xây ngay Cổng chào tạm với thời hạn 3 năm . Trong thời gian nầy, nếu Cộng Đồng nộp đơn xin xây Cổng vĩnh viễn có đồ án phù hợp với tiêu chuẩn an toàn và các quy định khác theo Điều Luật 9.3 của HĐTP, HĐTP sẽ chấp thuận quy chế vĩnh viễn và chúng ta có thể xây Cổng vĩnh viễn bất cứ lúc nào hội đủ các điều kiện trên và đã quyên góp đủ tiền, chứ đâu phải HĐTP chỉ cho ta xây một Cổng chào tạm thời trong vòng 3 năm và sau đó phải phá bỏ?  Tuy vậy, cứ nghe mãi những nguồn tin bất lợi được tung ra, những lời chỉ trích độc địa về thỏa hiệp nầy theo thủ thuật của Bộ Trưởng Tuyên Truyền Đức Quốc Xã, của Cộng Sản: Điều đối trá được lập đi lập lại trăm lần sẽ có người tin, chính bản thân tôi cũng hơi nao núng bởi không có copy của 2 văn bản nầy và chỉ được đọc mỗi bản một lần, nói gì những người không hiểu rõ nội tình câu chuyện ? Có lúc tôi tự hỏi: “Trong lúc sức khỏe đang suy kiệt vì Tuyệt thực và Tuyệt ẩm, không biết mình có đủ sáng suốt để hiểu thấu các mánh lới, thủ đoạn (nếu có) được gài đặt trong Agreement không ?” Tại phiên họp ngày 25/3, khi xem qua chi tiết của Chương trình Nghị sự, tôi càng confused (như NV Kensen Chu phát biểu) khi đọc hàng chữ “Cổng chào tạm thời sẽ không được giữ lại quá 3 năm” Tôi định lên án HĐTP, đặc biệt Chuck Reed, Dave Cortese và Sam Liccardo, đã lừa gạt tôi . Nhưng do thời lượng phát biểu chỉ 1 phút, tôi đành viết các yêu cầu ngắn gọn như sau : “Chào Quí vị . Trước hết tôi cám ơn Quí vị đã đưa giải pháp thỏa hiệp đúng lúc để kết thúc cuộc tranh đấu đầy bi kịch cho tên Little Saigon và vãn hồi sự hòa bình và hòa thuận giữa các cư dân, cộng đồng tại San Jose. Trong ngày 13/3 cả hai phe Phong Trào và Our Voice đều đã đồng thuận về tên gọi Little Saigon, cùng ký vào Agreement. Như vậy, tôi đề nghị HĐTP hôm nay sẽ biểu quyết chỉ định Khu Bán Lẻ trên đường Story là Khu Thương Mại của Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam, bầu cho tên gọi Little Saigon và chấp nhận qui chế vĩnh viễn cho Cổng chào Little Saigon ngay, nếu không vấn nạn Little Saigon sẽ không bao giờ được xem là đã được giải quyết một cách dứt khoát và trọn vẹn. Cám ơn Quí vị.”

    2 . Các Cuộc Tiếp Xúc Và Thương Lượng Kế Tiếp

    a . Nghị Viên Kensen Chu:
    Hôm 28/3, tôi gọi điện thoại cho NV Kensen Chu và bảo: “Đáng lẽ tôi không nên ngưng Tuyệt thực cho đến khi đòi HĐTP phải chấp thuận Qui chế Vĩnh viễn cho Cổng chào Little Saigon, và Khu Vực Bán Lẻ trên đường Story được chỉ định là Khu Thương Mại của Cộng Đồng Tị Nạn VN.” Chu trả lời : “Anh đã quyết định đúng . Đây là những thủ tục thông thường cần tiến hành .” Tôi hỏi kết quả vụ nạp Motion về Quy chế Vĩnh viễn . Chu cho biết hôm đó không ai chịu ký vào Kiến nghị kể cả các thành viên phe ta. Tôi hỏi : “Vậy cần làm gì nữa mới được thông qua Quy chế Vĩnh viễn?” Chu trả lời : “CT Tiên phải nộp đơn xin Quy chế Vĩnh viễn gấp thì Motion của Chu mới được xét trong thời hạn vài tháng đến .” Tôi yêu cầu Chu cung cấp mẫu đơn cho CT Tiên gấp để điền và nộp cũng như giúp ý kiến để công tác này đạt hiệu quả mỹ mãn . Tôi ngạc nhiên khi Chu cho biết Michael Lưu có nhiều đóng góp trong việc hình thành bản Recommendation .

    b . Chủ Tịch Nguyễn Ngọc Tiên : Ngay sau khi nói chuyện với Chu, tôi gọi CT Tiên, báo các điều tôi đã bàn thảo với Chu và hỏi rõ về quá trình thương thảo của bản Recommendation CT Tiên cho tôi xem vào tối 12/3 : “Anh đã gặp những ai trước khi hình thành bản Recommendation này ?” CT Tiên trả lời : “ Michael Lưu đã gọi điện thoại cho tôi 4, 5 ngày trước đó, đã bàn về đề nghị nầy mấy lần . Sau đó tôi được Chuck Reed và Dave Cortese mời đến văn phòng để thảo luận về giải pháp này trước khi có văn bản tạm thời đem cho anh xem.” “Anh có thấy có gì bất ổn về Agreement đã ký như các tin đồn bất lợi vừa qua không ?” Tôi hỏi dò la . CT Tiên đáp : “Trong phiên họp 25/3 tôi cũng răn đe HĐTP nếu họ không thực hiện đúng lời hứa và điều đó có thể tổn thương danh dự Cộng Đồng .” Tôi nhắn thêm : “Anh nhớ liên lạc với Kensen Chu để nhận mẫu đơn làm thủ tục Quy chế Vĩnh viễn gấp dùm .” (Hôm nay 4/4 tôi check và CT Tiên cho hay anh đang trên đường đến Tòa Thị Chính để lo vụ này .)

    c .  Phó Thị Trưởng Dave Cortese : Tối 29/3 trong buổi Văn nghệ do New Land Tivi và Việt Báo tổ chức, tôi đã thảo luận với Cortese về vụ Little Saigon. Tôi than phiền : “Hình như có điều gì lắc léo trong bản Agreement tôi ký ngày 13/3. Có người bảo tôi bị lừa gạt. Có thể tôi đã lầm khi quyết định ngưng Tuyệt thực! Bao giờ ông chính thức chấm dứt nhiệm kỳ nầy ?” “Vào tháng 12/08.” Cortese trả lời . Tôi nhấn mạnh : “ Nếu từ đây đến đó ông lo xong vụ vĩnh viễn hóa Cổng chào Welcome To Little Saigon và đặt khu vực đường Story là Khu Thương Mại của Cộng Đồng VN, chúng tôi sẽ yểm trợ ông tối đa trong cuộc chạy đua vào chức vụ Giám Sát Quận Hạt Santa Clara tháng 6/08. Còn không, tôi sẽ không bỏ qua vụ này .” “ Anh đừng lo.” Cortese khẳng định: “Các thủ tục sẽ được tiến hành gấp để vĩnh viễn hóa Cổng chào Little Saigon . Michael Lưu đã deal xong với một số thương gia và họ chịu tài trợ cho mọi chi phí của Cổng Little Saigon.” Cái lạ là từ CT Tiên đến NV Chu, Cortese và cả văn bản ghi lời phát biểu của thành viên HĐTP ngày 25/3 đều ghi nhận phần đóng góp quan trọng của Michael Lưu trong thỏa hiệp nầy, nhưng không thiếu người lên án Michael Lưu nhảy vào giờ phút chót để “ăn có,” không tin tưởng vào động cơ của Michael Lưu. Họ còn nghi anh ta có thể “phù phép” làm cái Cổng có ẩn tượng ngược ý muốn của Cộng Đồng hoặc chỉ tồn tại đúng 3 năm thì dẹp bỏ chẳng hạn . Cortese hứa hẹn : “Tôi sẽ viết một văn thư chính thức gửi cho anh giải thích rõ các thủ tục và các cam kết của tôi về vấn đề Little Saigon . Thứ Hai anh sẽ nhận được.” (Tôi đã nhận thư Cortese vào tối thứ Ba , đã fax cho Huỳnh Hớn, Huỳnh Lương Thiện , Đài Quê Hương , Đài thân hữu ở Philadelphia và một số Đài khác, trao tay 1 copy cho Chủ Tịch Nguyễn Ngọc Tiên và nhờ chuyển 1 copy cho Đỗ Hùng .)

    3. Thư Và Tài Liệu Của Phó Thị Trưởng Dave Cortese
    Ngày 2/ 4/ 2008


    Freedom Fighter Lý Tống
    3115 Impala Dr. #A
    San Jose, Ca 95117

    Ông Lý Tống kính mến :
    Cám ơn ông đã dành thì giờ chia sẻ với tôi cuối tuần qua những quan tâm còn tồn đọng của Cộng Đồng VN về Bảng Hiệu cho “Little Saigon.” Dưới đây là câu trả lời về những vấn đề ông đã nêu .
    * Tại Sao Bảng Hiệu Tạm Thời Rồi Vĩnh Viễn?  Hội Đồng Thành Phố biêủ quyết cho phép Bảng hiệu tạm thời vì loại Bảng hiệu này có thể được dựng ngay, không qua thủ tục rườm rà . Một khi Cộng Đồng quyết định xong mẫu của Bảng hiệu tạm thời, Bảng hiệu có thể được chế tạc và dựng lên ngay lập tức . Trong lúc Bảng Hiệu tạm thời đang ở tại vị trí , có thể nộp đơn xin Bảng hiệu vĩnh viễn . Bảng hiệu tạm thời không cần thiết giữ nguyên hết 3 năm . Có thể hạ xuống ngay khi Bảng Hiệu vĩnh viễn được phê duyệt. Bảng hiệu vĩnh viễn có thể được chấp thuận trong vòng vài tháng, nếu đơn được nộp đúng lúc .
    * Cộng Đồng có được cam kết về việc Bảng hiệu vĩnh viễn được dựng lên không?
    Tôi có thể cam đoan với Cộng Đồng rằng Bảng hiệu vĩnh viễn là ý định cơ bản của HĐTP. Cả hai bản tóm lược và ghi chép (xem bài gửi kèm hay tìm trong trang mạng www.sanjoseca.gov) đều phản ảnh ý định của Hội Đồng cho cả hai thủ tục Bảng hiệu tạm thời và Bảng hiệu vĩnh viễn được tiến hành đồng thời và nhanh chóng . Tôi cũng đề nghị ông đọc những câu tôi hỏi Giám Đốc Kế Hoạch Joe Horwedel cũng như lời bình luận của tôi với NV Madison Nguyễn, cả hai điều nầy đều làm sáng tỏ ý định của Bảng hiệu vĩnh viễn .
    * Tại sao lại cần thời hạn 3 năm cho Bảng hiệu tạm thời ? HĐTP tu chính Sắc Lệnh Bảng Hiệu Thành Phố để cho phép Bảng hiệu tạm thời được giữ tối đa 3 năm bởi vì  phải có thời hạn, Bảng hiệu mới được gọi tạm thời nếu không phải gọi vĩnh viễn . Tuy nhiên như đã nêu trên, chúng tôi dự tính rằng Bảng hiệu vĩnh viễn có thể được phê chuẩn trong vài tháng tùy thuộc vào việc nộp đơn .
    * Có thể nhận được tài trợ từ Thành Phố San Jose để dựng Bảng hiệu mang tên “Little Saigon” không ? Vâng . Có thể . Tôi đã đặt vấn đề nầy trong buổi họp HĐTP ngày 25/3 và Thị Trưởng Reed đã tái xác nhận số tiền trước kia dành cho Bảng hiệu (từ Cơ Quan Tái Phát Triển) vẫn còn nằm trong ngân sách . Tuy nhiên quyết định có thể dùng hay sẽ dùng tiền này cho Bảng hiệu Little Saigon phải được quyết định trong quá trình chi ngân sách năm nay đang được tiến hành . Công chúng có cơ hội phát biểu trong buổi họp ngân sách của Hội Đồng để bày tỏ nguyện vọng được có số tiền dành cho Bảng hiệu hay mục tiền khác trong ngân sách cho vấn đề đó . Nếu ông muốn phát biểu trong buổi điều trần ngân sách, hãy cho tôi biết và nhân viên của tôi sẽ thông báo ông thời điểm của những buổi họp này .
    * Thời điểm nào có thể dựng Bảng hiệu (tạm thời hay vĩnh viễn) ? Như Giám Đốc Kế Hoạch Joe Horwedel đã trình bày, ông bảo rằng nếu mẫu thiết kế tương tự cái mà ông đã được xem thì việc dựng lên sẽ theo sau nhanh chóng . Đối với Bảng hiệu vĩnh viễn, như tôi hiểu, hiện chưa có đơn nào được nộp trong hồ sơ bởi bất cứ tổ chức nào (Cộng Đồng hay Khu Thương Mại) để xin đặt Bảng hiệu . Ngay khi nhận được đơn, Giám Đốc kế Hoạch đã được HĐTP chỉ đạo sẽ xúc tiến thủ tục Bảng hiệu vĩnh viễn . Một lần nữa ông ta đã cho biết rằng thủ tục có thể hoàn thành trong vòng vài tháng .
    * Tên Little Saigon có khả năng sẽ trở thành vĩnh viễn đối với Khu Bán Lẻ dọc theo đường Story không ? Có . Có 2 cách để đặt tên một khu vực . Một cách là Khu Vực Thương Mại làm đơn và nộp đơn . Cách thứ nhì thông qua thủ tục Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng . Ngày 25/3 HĐTP đã phê chuẩn tên Little Saigon thông qua thủ tục Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng . HĐTP để ngỏ việc hoặc Khu Vực Thương Mại muốn thực hiện Bảng hiệu hoặc Cộng Đồng muốn thực hiện thông qua thủ tục Bảng hiệu tôi đã đề cập ở trên . Theo quyết định của Hội Đồng ngày 25/3, một trong hai cách hay cả hai cách đều có thể thực hiện được.
    Để kết luận, tôi cam kết  với ông rằng, trong khả năng của một Phó Thị Trưởng, tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp ông trong nỗ lực giải quyết những thủ tục nộp đơn khác nhau để thỏa mãn ý muốn Cộng Đồng trước khi nhiệm kỳ tôi chấm dứt . Nếu có thắc mắc gì xin đừng ngần ngại tiếp xúc tôi tại số điện thoại (408) 535-4908 .
    Chân Thành
    Dave Cortese
    Phó Thị Trưởng

    4 . Các Giải Pháp Cần Thực Hiện:

    a . Nộp Đơn :
    Chủ Tịch NN Tiên cần tiến hành gấp việc nộp đơn yêu cầu HĐTP vĩnh viễn hóa Cổng chào Welcome To Little Saigon.

    b . Treo Phướng: Treo một số Phướng đã được các Thương gia trên đường Story yểm trợ sau khi lựa chọn xong mẫu Phướng thích hợp .

    c . Gây Quỹ : Vận động các Chủ Cơ sở Thương mại tại San Jose, đặc biệt trên đường Story, đóng góp tiền yểm trợ trước khi tổ chức Đại Hội gây quỹ vào ngày Chủ Nhật 4/5/08. Thành lập Ủy Ban Tài Chánh phụ trách quyên tiền, giữ tiền, chi tiền một cách minh bạch. Tiền Đồng Bào đóng góp phải được ghi sổ, có biên nhận và đăng báo phổ biến cập nhật .

    d.  Cổng Chào: Thành lập Ủy Ban Thiết Kế, tiến hành đồ án Cổng chào Welcome To Little Saigon phù hợp với qui định an toàn và các qui trình, qui phạm khác của Điều Luật 9.3 của HĐTP.

    e . Danh Sách Ủng Hộ Little Saigon : Ủy nhiệm một bộ phận ghi danh sách tên tất cả Cơ sở Thương mại trên đường Story theo thứ tự số nhà với tiêu đề :

    LIST OF BUSINESS AND PROPERTY OWNERS IN THE STORY ROAD RETAIL AREA BETWEEN SENTER ROAD AND US101 WHO SUPPORT TO NAME THEIR                               AREA “LITTLE SAIGON.”
    --------------------------------------------------------------------------------
    ----------------------------
    Order   Name of  Business               Address                          Telephone        Signature
    --------------------------------------------------------------------------------
    ---------------------------




    --------------------------------------------------------------------------------
    ----------------------------
    Khu vực Thương mại nầy có khoảng vài trăm cửa hàng, tiệm quán . Trong Danh sách 92 Cơ sở Thương mại đã có gần ½ Chủ nhân Cơ sở chống lại Danh Sách gian lận này . Như vậy chúng ta dễ dàng có hơn 50% Cơ sở ký ủng hộ Little Saigon . Chủ nhân khi ký cần đề rõ tên và ngày ký . Những Cơ sở nào không ký để trống mục chữ ký . Nộp Danh sách cho Hội Đồng Thành Phố với số lượng Cơ sở ký ủng hộ đông hơn Cơ sở không ký để có bằng chứng quyết định đặt Khu Bán Lẻ nầy tên Little Saigon ngoài Tên Định Danh Cộng Đồng (tức 2 tên) để bác bỏ lập luận thầy dùi : “Cổng có tên mà Khu Thương mại ‘không tên,’ không có tên trong bản đồ địa phương, không có bảng chỉ dẫn trên xa lộ, có thể bị HĐTP dùng ‘luật rừng’ dẹp bỏ sau này, bị Tăng Lập Thành đặt tên ‘thiên cộng,’ trở thành Khu ‘Pắc Bó’” như ĐTS tiên tri !

    f. Recall Madison Nguyễn : Tiến hành các thủ tục pháp lý để truất nhiệm Madison Nguyễn vào đầu năm 2009 nhờ tay các Ứng Cử Viên của các Cộng Đồng bạn phối hợp với cử tri người Việt ở Khu Vực 7.

    g. Tiến Hành Thủ Tục Pháp Lý : Truy tố kẻ mạo danh chữ ký Danh sách 92 Cơ sở Thương Mại để trừng trị làm gương , vừa đưa thủ phạm vào tù, vừa bắt bồi thường thiệt hại để làm sạt nghiệp bọn gian đảng .

    h. Nghị Quyết: Trong tương lai, sẽ dùng phiếu lực (dùng block vote nhờ lợi thế swing city tức vận động tuyệt đại đa số cử tri VN bỏ phiếu cùng một ứng cử viên thì sẽ chắc thắng vì tại San Jose số cử tri hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hoặc cử tri thuộc các sắc dân khác nhau tương đối cân bằng, nên số phiếu cử tri người Việt có thể quyết định kẻ thắng bại nếu biết đoàn kết và thống nhất trong ý định bỏ phiếu) và tài lực để đưa các Nghị Viên yểm trợ Cộng Đồng thay thế những thành phần chống Cộng Đồng, phản bội Cộng Đồng . HĐTP mới dưới ảnh hưởng của Cộng Đồng sẽ thông qua Nghị Quyết giống Nghị Quyết Số 3835 của Thành Phố Westminster và Nghị Quyết Số 8565-04 của Thành Phố Garden Grove, để ngăn chận VC qua lại Khu Little Saigon, đầu tư hàng tỉ Mỹ Kim tiền cướp bóc, tham nhũng, ăn chận …và dùng chính sách phá giá, độc quyên … làm phá sản các cơ sở thương mại của cư dân người Việt tại địa phương theo Nghi Quyết 36 của CSVN, đặt nền cai trị, áp bức, bóc lột trên Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn tại San Jose nói riêng và toàn thế giới nói chung, dù chúng ta đang lưu vong tại nước ngoài .

    IV.TIỀN VIỆT CỘNG :

    Tại Hải ngoại có một thiểu số chống Cộng theo kiểu “ngựa thồ mang băng che mắt” chỉ thấy khoảnh đường thu hẹp đằng trước nên cứ nhắm mắt hùng hục lao tới, không cần phân biệt đúng-sai, phải-trái . Khi nghe tôi tuyên bố : “Việt Cộng đưa tiền cũng lấy, miễn không đặt điều kiện. Dùng tiền VC đánh VC còn cha thiên hạ,” họ hô hoán : “Sao bây giờ bạn thù lẫn lộn tùng phèo hết vậy. Bệnh viện nó chữa kiểu gì mà Lý Tống mất hết cái hào khí bừng bừng như ngày còn ngủ ngoài hành lang tòa thị chính vậy.” Kẻ móc méo như vậy thật ra chẳng biết VC là gì, hoặc “thơ ngây ông cụ” để thiên hạ khỏi nghi mình là tay sai VC. Bởi thứ nhất, VC chỉ thu không chi . Cứ xem các Đại gia tay sai VC tại San Jose, có tay nào được VC chi cho chút cháo nào đâu ? Trái lại còn phải xun xoe nộp thuế, biếu tiền quan thầy theo định kỳ để được tiếp tục làm gia nô cho VC. Chỉ những kẻ được VC xem như “bố” chúng mới chịu chi tiền để lấy lòng, lấy điểm . Bởi vậy khi được VC biếu tiền, mình đã ở thế thượng phong thì sợ gì không lấy ? Thứ nhì: Tiền của VC là tiền ăn cướp, bóc lột của nhân dân, tiền do bán tài nguyên quốc gia, tiền do ăn chận viện trợ, đầu tư … tức tiền của quốc gia, dân tộc chứ đâu phải tiền của chúng ? Một khi CSVN bị lật đổ, các chính phủ tự do sẽ niêm phong, đóng băng, tịch thu tiền của chúng để giao lại cho chính phủ dân chủ tương lai do dân chúng bầu lên . Vậy khi lấy tiền từ VC là chúng ta lấy lại tiền của ta, của dân ta bị chúng trấn lột, chứ đâu phải tiền của chúng ? Lấy ít làm chúng yếu ít, lấy nhiều làm chúng yếu nhiều vì tài chánh là một trong các sức mạnh của chế độ.
    Mỗi hành động cần được đánh giá theo động cơ, mục đích và cách suy luận. Sau vụ Tuyệt thực nguyên tháng 4/1995 tại nhà tù Ba Sao, Nam Hà, và được thỏa mãn toàn bộ 4 yêu sách (Tù Chính trị không ở chung với Tù Hình sự, Tù Chính trị không lao động, được đọc sách báo tự do, được sinh hoạt bình thường), mỗi tháng tôi được tay Đại Tá Giám Đốc Trại Nguyễn Tiến Lấn mời lên văn phòng nhậu một lần . “Ông Nổ Tượng,” một đồng tù cũng ở Mỹ về bảo tôi : “Coi chừng ông bị quay phim gửi ra nước ngoài là cháy đấy !” Tôi cười trả lời : “Tôi chỉ mong được quay phim, đưa về Mỹ, để thân hữu bên đó chứng kiến cảnh  một người tù được Giám Đốc Trại tự tay rót rượu và mời một cách trân trọng để họ biết có những loại người sống trong nhà tù địch vẫn được địch kính nể về tiết tháo, tư cách của mình . Còn ông, dù không uống rượu, nhưng cảnh ông xun xoe, điếu đóm khi tiếp chuyện sếp Trại nếu bị quay phim, đưa ra nước ngoài thì không chỉ bị cháy mà còn bị thiên hạ nhổ vào mặt nữa .” Khi kể lại chuyện này cho một thân hữu nghe trong lúc nằm bệnh viện, thân hữu bẻ lại: “Nếu ông ta chỉ chuyển ra ngoài đoạn phim anh uống rượu mà cắt bỏ đoạn ông ta rót rượu thì sao ?” Tôi trả lời : “Thằng hèn dù đứng ưỡn ngực vênh váo cũng không che được bản chất hèn . Bậc trượng phu, hào kiệt dù ngồi đi “ị” cũng toát ra phong thái hào kiệt, trượng phu !” Cùng một động thái nhưng mỗi người làm đều có ý nghĩa khác nhau, tác động khác nhau . Cứ đem đầu óc chim sẽ luận chuyện đại bàng thì sao đúng được? Cũng đồng tù, nhưng khi Nhà Nhẫn Quyền được Giám Đốc Trại gợi ý làm đơn xin Chủ Tịch Nước khoan hồng thì vội vã viết ngay, nhận tội lỗi và cầu xin được cứu xét cho qua Mỹ để chữa bệnh và đoàn tụ gia đình, nên khi đến Mỹ, tuyên bố láo lếu, VC bèn cho đăng bức thư cậy cục đó để làm nhục. Nhưng khi được gợi ý, tôi chỉ mặt tay Giám Đốc Trại, mắng lại: “Các ông là những tội đồ dân tộc nên mới cần xin nhân dân khoan hồng, tha thứ tội lỗi . Còn tôi trở về đây để cứu dân, cứu nước, tại sao lại phải làm đơn, tại sao lại phải xin khoan hồng ?”
    Vậy mà một bác sĩ phe kia tình nguyện điều trị “free” sau vụ Tuyệt thực, cũng có người thét mét ! Sau khi trở về nhà và đang nằm dưỡng thương thì ông hàng xóm chạy qua thông báo : “Thị Trưởng Chuck Reed Và CT Tiên nhắn tôi ra Tòa Thị Chính gấp để tham dự buổi họp báo công bố Thỏa ước .” Tôi đến nơi thì đã trễ và do bị gió lạnh nên người run và xây xẩm . Nhân viên xe cứu thương thuyết phục tôi đi cứu cấp vì tim mạch quá yếu . Vậy mà sau khi ở phòng Emergency mấy giờ, bác sĩ quyết định cho tôi xuất viện vào lúc nửa đêm vì không có Insurance . Luật sư ĐVQ Minh năn nỉ hết nước miếng cũng không kết quả . May nhờ cậu y tá VN có uy tín nên tôi được ở lại tạm đêm đó . Hôm sau nếu không có người tự nguyện bảo đảm chắc tôi cũng không có dịp nằm lại check up toàn bộ cơ thể . Bị bệnh thì bác sĩ nào chữa chẳng được? Nếu họ tình nguyện chữa với ý đồ tốt thì càng tốt . Muốn phục thiện thì cho dịp phục thiện . Muốn bồi thường tổn thất thì cho dịp bồi thường để bớt áy náy lương tâm . Ngoài chiến trường có lúc phải mở vòng vây cho địch chạy thoát . Có lúc cho địch đầu hàng . Có lúc phải chiêu hồi địch . Đâu phải lúc nào cũng “sát, sát !” Dồn vật vào đường cùng vật còn cắn lại . Huống gì người ? Nếu họ tình nguyện với ý đồ xấu thì cũng chết thằng Tây đen nào đâu? Họ mất tiền còn mình chỉ mất bệnh thôi. Tôi đã “đau khổ” trong suốt 21 năm tù vì các thứ bệnh . Có nhiều lúc phải kiện cáo, nguyền rủa buộc Bác sĩ  VC phải đưa tôi đi bệnh viện tư ngoài phố chữa trị . Sau 28 ngày Tuyệt thực, bệnh cũ trở thành nặng hơn, bệnh mới bắt đầu phát tác (thận và mật có sạn) . Có ngài chống Cộng mà khi nghe tôi tham khảo ý kiến về đề nghị của NV Kensen Chu nhận đường Senter thế đường Story lợi hại thế nào (bởi tôi đâu biết đường nào ở đâu, thế nào), hôm sau hung hăng đem theo 2 bảng khẩu hiệu lên án chống tôi . Vậy mà cũng chính nhà chống Cộng nầy từng phải móc túi chi tiền (chứ không được chi tiền như tôi) cho cùng vị bác sĩ đó chữa bệnh cho vợ mình mà không sợ bị người chống Cộng khác chỉ trích thiếu lập trường ! Chỉ khi vợ bị chết trong khi trị bệnh mới trở quẻ chống bác sĩ nầy tới cùng, chống chết bỏ ! Thật khôi hài . Từ khi bị xuất viện “nhờ” một số quý vị tích cực vận động ngăn cản chẳng thấy ai trong số họ nhảy vào tình nguyện chữa giúp hay góp tiền, đóng tiền chi trả giúp khi tôi đi chữa bệnh tại bệnh viện khác ! Đúng là thương… hại, thương trước, hại sau ! Bởi tôi còn phải đau khổ “vô tận” với các chứng bệnh cũ mới vì không có insurance, không có tiền để trả. Việc xin Medicare còn gây trở ngại trăm bề . Đều kẹt nhất là từ nay không có quyền có bank account, bởi có đồng nào trong trương mục, các chủ nợ nhà thương, bác sĩ sẽ lột hết ! Có người còn sợ tôi bị đầu độc, yêu cầu tôi “chụp hình” các loại thuốc điều trị! Bác sĩ VC còn chưa dám đầu độc, không lẽ tại Mỹ có người điên khùng đầu độc tôi để phải vào tù, bỏ lâu đài, xe Mercedes cho thiên hạ hưởng ? Có người còn lo tôi bị mắc nợ ân nghĩa, có thể bị dụ khị, bỏ chiến tuyến theo địch dù người ta đã giải thích: “LT là người hùng của Cộng Đồng và được hầu hết Đồng Bào yểm trợ . Tôi cũng là một thành viên của Cộng Đồng nên có nhiệm vụ yểm trợ anh ấy như mọi người !”  Đúng là lo con bò trắng răng. Tôi đã từng giải thích: Trong sự nghiệp chống Cộng, mỗi người tùy hoàn cảnh đóng góp phần mình để hoàn thành nghĩa vụ công dân . Tôi ra tiền tuyến, đương đầu với chết chóc, tù đày . Người hậu phương kẻ có tiền yểm trợ tài chánh; Truyền thông, Báo chí có nhiệm vụ phổ biến tin tức hoạt động, vinh danh… Nhưng qua cách yểm trợ cũng hiển lộ bản chất từng người . Có người “hằng tâm, hằng sản,” rất ít lời nhưng yểm trợ hào phóng ngay hai (2) ngàn MK như Chị Ngọc, Chủ nhân quán Bún Bò Huế đường Senter; một (1) ngàn MK như Danny Recycling Inc., Anh Chị Lê Đơn, Lê Thảo, Bác sĩ  Nguyễn Xuân Dũng (Tacoma); và 500 MK cùng chầu nhậu như Chủ nhân quán Bún Bò Huế An Nam . Lại có người “hằng tâm, vô sản,” ôm siết tôi một cách thân thiết, kể lể những ngày tôi ở tù họ đã đóng góp yểm trợ rất nhiều, nhưng khi hỏi : “Sách này biếu không hả ?” và tôi trả lời “Giá yểm trợ 10 MK” thì lạnh lùng bỏ đi rất vội ! Có kẻ “hằng tâm, hao sản,” tuy tôi đang “ủ tờ” nhưng vẫn nỡ lòng nào thường xuyên gửi thư đến Thủ quỹ tôi để xin tiền yểm trợ! Bộ phận truyền thông , báo chí có kẻ vinh danh tôi để moi túi Đồng Bào và sau đó chửi rủa tôi để móc hầu bao bọn tay sai Vẹm; có kẻ hư cấu đủ thứ chuyện để biến tốt thành xấu, anh hùng thành gian hùng, chiến thắng thành đại bại ! May thay loại “Quỷ Lừa” chỉ thuộc nhóm thiểu số . Đại đa số Đồng Bào đều hết lòng tận tụy với các Chiến sĩ tiền phương . Trong thời gian Tuyệt thực, nhiều ông bà cụ sức yếu vẫn cố gắng nhờ con cháu đưa đến ủng hộ tôi, đặc biệt các cụ ở chung cư sau Tòa Thị Chính ngày nào cũng ra lều Tuyệt thực một vài lần, còn dành dụm tiền yểm trợ . Có cụ bị xe đụng trên đường về vẫn kiên trì đẩy xe lăn tham dự hầu hết các đêm Văn nghệ. Đặc biệt lần đầu tiên rất nhiều thanh niên, sinh viên, học sinh tích cực tham dự để ủng hộ cuộc Tuyệt thực, tranh đấu cho Little Saigon . Nhưng cũng có một vài kẻ đến lều Tuyệt thực để “chặt chém,” gây gổ, ganh tị nhau . Có kẻ ở lại đêm tưởng để bảo vệ, phát huy tinh thần người Tuyệt thực, trái lại thêu dệt, phịa chuyện bêu rếu nạn nhân đang bị gió mưa, bão tố vùi dập trong căn lều lạnh cóng không thể nhằm mắt ! Trong lúc nhiều Đồng Bào tích cực yểm trợ qua hình thức mua DVD, báo … cũng có kẻ tâm địa “bình dân” lại hỏi: “Anh không sợ người ta bêu rếu ngồi Tuyệt thực để bán sách báo sao?” Tôi ngậm ngùi bảo: “Anh có biết trong 10 tháng từ ngay ở tù về tôi đã yểm trợ trên 55 ngàn MK chưa ? Riêng vụ Little Saigon, tôi đã ủng hộ 3 ngàn MK, và Phong Trào đã gây quỹ được gần 30 ngàn MK trong dịp tôi Tuyệt thực . Ngoài ra tôi còn hứa sẽ tặng cho Cổng chào Little Saigon 5 ngàn MK. Thay vì như có thân hữu nói : Anh đang yếu mệt vậy mà cũng còn hy sinh, cố gắng tranh thủ kiếm tiền để yểm trợ các hoạt động chống Cộng Quốc nội và Hải ngoại, anh lại hỏi một câu xúc phạm như vậy được sao ?” Người này sau đó đã xin lỗi tôi khi nghe các bạn khác giải thích . Thật bá nhơn bá tánh !
    Tôi quan niệm mỗi người mỗi nhiệm vụ trong Sự nghiệp chống Cộng cứu Quốc, và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tranh thủ chu toàn nhiệm vụ của mình . Và không ai nợ ai, có quyền kể công với ai . Chúng ta chỉ nợ một người duy nhất là Tổ quốc, Mẹ Việt Nam . Ai kể công với một cá nhân khác là tự hạ giá trị đóng góp cho đất nước . Chúng ta chỉ nợ nhau món nợ tình cảm chân thật, nợ cái tình Đồng Bào đã dành cho một chiến sĩ tuyến đầu, từ 21 năm tù đày cho đến 28 ngày đêm Tuyệt thực, trong trận chiến Giải thể Chế độ CSVN và giành lại tên Little SaiGon để ngăn chận cuộc tiến công trên mặt trận kinh tế của CSVN ra Hải ngoại theo Nghị Quyết 36 của Đảng CSVN .

    LÝ TỐNG
      4/4/2008

    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #133 - 29. Apr 2008 , 17:11
     
    AI THỐNG TRỊ VIỆT NAM NGÀY NAY
    Đảng Cộng sản Hà Nội hay một đảng Hán ngụy?
    Stephen B. Young

         
    Stephen B. Young      
    Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là "Đảng Cộng sản Việt Nam".

    Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?

    Đáng lẽ ra một đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành dộng nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình.

    Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng sản mà không phải là một đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?

    Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?

    Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?

    Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là Đảng Cộng sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt Nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một "thứ đảng phái" vì lúc ấy Đảng Cộng sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của Đảng Cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa" theo ý hệ Mác-Lê.

    Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển Mác-Lê dạy người cộng sản .

    Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng "Hiện tại  Đảng Cộng sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học". Theo ông Bảo, thì  Đảng Cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.

    Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì Đảng Cộng sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường củ mác-lê .

    Vậy  Đảng Cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.

    Ông Bảo nói thêm rằng "tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ".

    Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là  Đảng Cộng sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội? Quân đội làm được. Phật giáo làm được. Việt quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là Đảng Cộng sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.

    Theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử

    Có đúng như vậy không?

    Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hy sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là Đảng Cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi Đảng Cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình "chính nghĩa Mác-Lê." một chút nào nữa Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?

    Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ chính trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là Đảng Cộng sản.

    Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt Quốc dân đảng, ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1, 2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước .

    Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản vận dụng "chính nghĩa Mác-Lê" để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng.

    Xin trả lời: Công đức ở đâu?

    Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là Đảng Cộng sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?

    Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi ?

    Cái gọi là Đảng Cộng sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc triều mới. Và cả biển nữa. Tại sao?

    Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc triều mới? Phải.

    Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là Đảng Cộng sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng Cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt Nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An môn Việt Nam sẽ xảy ra. Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của quốc gia .

    Như vậy Đảng Cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.

    Nếu Đảng Cộng sản Hà Nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc triều mới, thì Việt Nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán tộc. Nếu chỉ có riêng cái Đảng Cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.

    Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị Đảng Cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.

    Nhìn lại lịch sử Việt Nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt Nam theo Bắc triều một cách xấu hổ như vậy. Có nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của hoàng đế phương Bắc để đối phó với nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà Nội để đánh anh em nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống nho của nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho nhà Nguyễn. Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như  Đảng Cộng sản ngày nay.

    Cầu viện thường hay lệ tuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà nhà Mạc đã không thắng nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng.

    Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc Kinh, cái gọi là Ðảng Cộng sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức là Ðảng Cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bóc lột nhân dân chăng?

    Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà Nội, chống chính sách xâm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu Đảng Cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc .

    Nhưng cái gọi là Đảng Cộng sản nghe theo ai?

    Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán ngụy.

    Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiếu đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng công an, tình báo đang có mặt kắp nơi rình rập.

    Bọn Hán ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.

    Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.

    Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.

    Cái đạo chính trị này – "hoàng đế chính thuyết" – là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.

    Một ông hoàng đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.

    Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.

    Trong lịch sử Việt Nam, các nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo hoàng đế của Bắc triều để trị dân. Nhà Lý và nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.

    Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc triều, tức lấy Tống nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến nhà Mạc, chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.

    Trước đây, cái gọi là Ðảng Cộng sản chụp mũ những người Việt Nam không cộng sản mà hợp tác với Mỹ quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là "Mỹ Ngụy" .

    Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho dân tộc Việt Nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán ngụy bây giờ ?

    Người Mỹ khi họ giúp các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người quốc gia làm gì? Họ đòi hỏi chính phủ Sài Gòn có chính sách nào?

    Nói chung, người Mỹ từ Tổng thống Eisenhower cho đến Tổng thống Nixon, từ Đại sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại sứ  Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu chính phủ Sài Gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ắp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ tôn chỉ "nhân bản, khoa học, khai phóng " …

    Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo "hoàng đế chính thuyết".

    Như vậy làm "Mỹ Ngụy" là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và "dân Ngụy" không hiến dâng đất đai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.

    Cờn người Việt nào bây giờ làm Hán ngụy thì phục vụ ai Họ có lo sợ số phận tổ quốc của họ không ? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?

    Stephen B. Young



    Stephen B. Young, là một luật sư kiêm bình luận gia, nguyên là Khoa trưởng tại Hamline University School of Law và phụ tá Khoa trưởng tại Harvard Law School - đã từng dạy ngành luật khoa và lịch sử Việt Nam.
               
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: ĐỌC BÁO
    Reply #134 - 09. May 2008 , 18:27
     
    30/04/1975 – 30/04/2008

    CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐẾM NGƯỢC

    Huỳnh Dân Nam




    Thời gian 33 năm chỉ là khoảnh khắc của vũ trụ, nhưng không phải là quá it so với cuộc đời của mỗi con người. Nó đủ để chúng ta suy ngẫm và nhận ra cái gì là còn, cái gì là mất và cái gì …đang mất.

    Nhân ngày “giải phóng” miền Nam 30/04, để rộng đường tranh luận tôi xin viêt bài này nói lên suy nghỉ, suy nghỉ của một người được lớn lên trong chế độ “mới”, “chế độ ta ưu việt”.

    i. QUÁ KHỨ SAI LẦM

    Ngày 30/04 hằng năm chúng ta không nên “cờ dóng trống reo” vui mừng “chiến thắng”, trái lại phải xem đó là ngày …quốc hận, ngày cái ác đã …lên ngôi – chiếc đồng hồ …chạy ngược. Bởi đảng CSVN đã quá sai lầm khi chọn phương thức lẫn thời điểm …”thu giang sơn về một mối”.

    Lẽ ra sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp và tạm thời bị chia cắt. Chúng ta nên tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước. khai thác triệt để lợi thế địa lý chiến lược sẵn có của mình, thực hiện ngoại giao “cây sậy” linh hoạt đối với các cường quốc lúc bấy giờ như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, …mà Hitle và Titô đã từng áp dụng cho đất nước họ ( tôi không có ý cổ súy cho hành động độc tài, lạm sát của hai “lão đại” này). Có như vậy thì hôm nay  tôi nghỉ vị thế của nước Nhật trên trường quốc tế sẽ không là “cây đinh gỉ” so với Việt nam. Việt nam phải nằm trong nhóm …”G2” của thế giới chứ không lý nào là một …đông á bệnh phu cho được.

    Nhưng tại sao đảng CSVN lại không làm thế ?

    Có lẽ với bản chất bạo tàn, ngốc nghếch cố hữu, thích giải quyết vấn đề bằng “bạo lực cách mạng”. kết hợp với sự “hà hơi tiếp sức” – đồng thời o ép – của “hai tên sát thủ” Xô cộng và Trung cộng, đảng CSVN đã biến đất mẹ thân yêu hình chữ “S” thành thành bãi triến trường lớn, mặc cho các “đại gia” vô tư….thử vũ khí. Đẩy nòi giống Lạc Hồng đi đến chổ “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”. Làm cho hơn năm triệu sinh linh trở thành “những linh hồn phiêu dạt”, mà đỉnh điểm là “ngày quốc hận 30/04/1975” – ngày “giải phóng” miền Nam, “vui” sao nước mắt lại trào ? Tệ hại hơn chính CS đã tạo điều kiện cho “thằng khôn đại Hán” chơi trò …ngư ông đắc lợi: “ẳm gọn”…hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa mà tổ tiên đã tốn xương máu để lại.

    Trong mỗi con dân Việt ai cũng biết và tự hào mình là người Việt nam có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống yêu nước cao độ, tính tự chủ tự cường mạnh mẽ. Trải dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, có thể khẳng định một chân lý: không có bất kỳ sức mạnh nào đồng hóa hay chia cắt được đất nước, dân tộc chúng ta.

    Những sông Gianh hay Bến hải cũng chỉ là “những bóng ma” đơn điệu, dễ dàng bị lịch sử xóa nhòa và quên lãng. Có quốc gia nào không từng trải qua những biến cố thăng trầm, “mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Quan trọng là chúng ta đón nhận nó như thế nào và xử lý ra sao !

    Theo tôi, nếu như không có “30/04” của năm 1975, thì với tinh thần dân tộc cao độ của mình thì người Việt nam cũng sẽ tạo ra một “30/04” nhưng không bao giờ giống như cái của “năm 1975” hủy diệt ấy.  Mà chỉ có thể như nước Đức, hoặc xa hơn là một Triều tiên thống nhất.

    Ai dàm cho rằng: Nếu không có ông Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện, thì nhân loại sẽ mãi mãi…thắp đèn dầu cá nhỉ ? Không có anh em nhà Wrigh thì thiên hạ không được …lên trời ?

    Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi !

    Nếu phải chờ đợi thêm một vài mươi năm nữa (đến bây giờ chẳng hạn) mà chúng ta, con cháu chúng ta được…ngẩng mặt lên làm người, tự hào khi nói mình là người Việt nam, lãnh thổ toàn vẹn, tránh được cảnh “thây chất như núi, máu chảy thành sông”…Thì sự chờ đợi ấy là ….vô cùng cần thiết.

    Hiện nay vẫn còn một số đông người quá …lú lẫn, khi cho rằng:” nước Đức không phải là …thống nhất (?). Triều tiên cũng sẽ không bao giờ “thống nhất”. Nước Đức của hiện tại là do đông Đức bị “sát nhập” vào … tây Đức.. Tương lai không xa, nam Triều tiên rồi cũng sẽ …”nuốt chửng” bắc Triều tiên mà thôi (!). Như thế thì làm sao gọi là thống nhất được ???”

    Theo những người này, thì chỉ có những người Maxit như đông Đức hoặc bắc Triều tiên mới có …”đặc quyền …giải phóng đất nước”, thu giang sơn về một mối như từng diển ra ở Việt nam hồi thập niên 70 của thế kỉ trước. Nếu khác đi là sai bét, là …phản động !

    Đa số trong số họ là những người có học vấn nhất định (thường là ở các trường lý chính trị của CS) nên “nhân sinh quan” của họ là vô cùng thiển cận, ích kỉ và …lệch lạc. Có những khi tranh luận với họ trong một ….”khuôn pháp kín đáo, tế nhị”, tôi đã hỏi họ: dù đông Đức hay tây Đức, dù nam Triều hay bắc Triều thì họ vẫn đều là người Đức, người Triều tiên cả thôi. Cùng chung một ngôn ngữ, một văn hoá, gắn liền lịch sử…không phải là một dân tộc ư ? Non sông liền một dãi từ đông sang tây, từ nam chí bắc như thế nếu không gọi là thống nhất thì biết gọi là gì nhỉ ???. Tất cả họ đều câm như hến, nhưng luôn giữ …”lập trường kiên định” (tức ngoan cố ).

    ii. HIỆN TẠI THỐI THA

    33 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn ….”phỏng…..” (giải phóng), non sông liền một dải. Suốt thời gian dài đảng CSVN đã “lãnh đạo” nhân dân “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”. Chúng ta thử nhìn lại thành quả mà họ “đạt được” xem nào ?

    Với chừng ấy thời gian, cái mà CS gọi là “tàn dư của chế độ cũ” như: hút chích, đỉ điếm, cướp giật…v.v. và ..v.v.. xem như đã cơ bản …”quét sạch” ( thực ra những thành phần này do đã chết gần hết bởi nhiều lí do, số còn lại thì do lớn tuổi không còn đủ sức để …hành nghề nữa ). Chế độ mới ưu việt xây dựng cái “tốt đẹp” hơn: ma tuý tràn vào cả trường học. Vũ trường, quán bar, các tụ điểm ăn chơi trác táng mọc lên như nấm sau mưa. Một bộ phận đông đảo thanh thiếu niên tiêm nhiểm “máu xã hội đen” trở nên hung hăng khác máu lạ thường, thích giải quyết vấn đề (cỏn con) bằng …dao Thái, công an gần như bó tay. Tai nạn giao thông thì không thể kiểm soát nổi (thương vong chết chóc hằng năm theo thống kê thì các điểm nóng khủng bố trên thế giới cũng phải chào thua – vậy mà CSVN luôn vỗ ngực khoe khoan là điểm đến an toàn nhất thế giới (!?))

    Tệ nạn mại dâm thì …đủ mọi lứa tuổi “phục vụ nhiệt tình không chổ chê”, bất kể ngày đêm, từ thành thị đến nông thôn xó xỉnh nào cũng có. Đến nổi có câu ca:

    Cần thơ có bến Ninh kiều
    Ngó qua, ngó lại... đĩ nhiều hơn... dân

    Tham quan thì lúc nhúc như dòi bọ, chỉ được cái là:

    Mỗi người làm … biếng bằng hai
    Tham lam bằng bốn, nói dai bằng… mười.

    Xã hội đầy rẫy những bất công đến nghẹt thở. Những “đứa” dốt nát “văn như hũ nút, chữ như mù” nhưng nhờ “biết” chạy chọt, có ô dù, có gốc “kờ-nia” thì được “đặc quyền làm ông, làm cha thiên hạ”, thoả sức vơ vét, hưởng lạc. Người có học hành, trung thực, “biết sống cho ra cái giống người” thì bị cô lập, trù dập ….tới bến. Bức xúc quá chửi đổng vài câu thì lập tức bị an ninh còng đầu, chụp mũ tội “chống phá “chủ trương đường lối của đảng” – với tội danh đó “bố thằng nào” gánh vác nổi ? Còn nếu “sáng suốt” hơn, vác đơn đi kiện thì chẳng khác nào…. chó sủa lỗ không, hoài công phí sức.

    Nói như thế không có nghĩa là xã hội hiện tại không có những người có trình độ học thức, hay tư cách đạo đức nhưng phần lớn đa số họ sau khi bị “huấn luyện”, “nhào nặn”, “phấn đấu thành đảng viên” thì những phẩm hạnh cao đẹp đều đã bị mai một, tình cảm con người trở nên trơ như phỏng sành cả.

    Quan lại từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lơn thảy đều mua bằng, mua cấp.

    Này nhé ! Ở địa phương (ấp, xã), muốn vào đảng thì phải có bằng tốt nghiệp lớp …9. Đào ở đâu ra, khi mà “năm ông cộng lại thì học được lớp tám” của trường …lấy nia làm bảng (ngày xưa có một số thầy cô giáo đã lấy cái nia trét dầu hắc lên cho biến thành màu đen để làm bảng dạy học. Các  anh học trò này bà con hay gọi là học trò nia, thường thì không quá lớp 2 - TG). Chữ viết xấu như gà bới, sai lỗi chính tả tùm lum, câu cú thối như cá ươn. Nhưng có khó gì ? bỏ ra chừng 1.000.000 đồng thì có bằng tốt nghiệp ngay. Đem nộp cho chi bộ thì xem như cầm chắc “chiếc vé vào chung kết”…lãnh đạo. Chi bộ biết hết. nhưng nói làm gì vì phe mình cả mà. Vả lại, mình cũng có hơn gì nó đâu mà nói, không khéo chỉ tổ hại thân “mất cả chỉ lẫn chài” …thì lấy …đếch gì mà ăn với nhậu.

    Có quá nhiều trường hợp: mới hôm qua còn là … Bùi Kiệm, “vô sản 100% “. Mở măt ra, đã có bằng đại học, đã là “đày tớ” cỡ bự rồi. Tiền vô như nước !

    Xã hội có công bằng không, khi mà:

    Con quan thì được làm quan
    Con của dân thường thì … nhặt lon bia


    Sau 33 năm CS đã làm được gì ?

    Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều xuống cấp hết sức trầm trọng, đạo đức xã hội suy đồi thê thảm. Môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng: nạn phá rừng, khai thác cát, đá làm cho thiên nhiên bị tàn phá ghê gớm do có sự tiếp tay của các … ngành “chức năng”.

    Bầu cử để “lựa chọn người sáng suốt, đủ tài, đủ đức” thì biết ai mà lựa chọn, vì các ông (bà) ứng cử viên ở tận “xứ mô, xứ tê” nào đó “thằng dân” có biết “mặt tròn, mặt méo” ra sao (?). Chỉ biết “sơ sơ” qua cái lý lịch trích ngang – như thế thì “hát hò” gì mà chẳng được. Nếu như ta chịu khó động tí ti nhìn vào “tài đức” của các ông (bà) ứng cử viên tại địa phương mà mình đang cư ngụ thì có thể đoán được “các cụ bề trên” là người như thế nào rồi. Cái kiểu “đảng cử, dân bầu”, “cá mè một lứa” thì việc bầu bán cò có ý nghĩa gì nữa nào ? Ấy vậy mà không đi bầu là không xong đâu đấy. “Họ” sẽ đến tận nhà “mời” đi cho bằng được, nếu không đi là chống lại đảng, nhà nước đấy. Có thế tỉ lệ cử tri tham gia bàu cử mới đạt gần 100% được chứ.

    Giáo dục thì nhồi nhét là chính, bóp méo sự thật, xuyên tác lịch sử một cách thô bạo. Tôi học một lớp Cao đẳng (hệ tại chức), trong môn học an ninh quốc phòng (còn gọi là môn quân sự) gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết “chỉ rõ”: kể thù của chúng ta là đế quốc Mỹ, và các thế lực thù địch là bọn người Việt lưu vong ở hải ngoại. Khi ra sân tập bắn, thầy giáo chỉ vào mục tiêu giả định nói: “Phía trước có “ba tên Mỹ” đang tiến tới, các “đồng chí” chuẩn bị quỳ, bắn !”. “Họ” vô lý đến thế là cùng.

    Ai cũng biết xu hướng tới Việt nam sẽ có “mối quan hệ đặc biệt “ với Mỹ đó là điều tất yếu. Nếu không như thế sẽ bị “thằng Tàu”…ăn thịt. Vậy tại sao lại gieo vào đầu học viên “những hận thù không tưởng” như vậy ? Vả lại, “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” kia mà. Có thể trong quá khứ “đế quốc Mỹ” là “kẻ thù” của dân tộc Việt nam. Nhưng hôm nay thì sao ? Chính phủ Mỹ đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong các lĩnh vực, thậm chí là đang hiện đại hóa quân sự cho ta nữa đấy. Khí đó thì “người bạn hữu hảo, tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu long” của chúng ta đang cướp nước ta trên bờ lẫn dưới biển thì “họ” không dám nói đến.. “Họ” sợ Tàu hơn sợ cha, sợ ông nên quay lại bưng bít và xuyên tạc sự thật. Bỉ ổi thay !

    Sau 33 năm CS đã làm được gì?

    Đại bộ phận nhân dân trở nên bần cùng, ngu dân, bế tắc. giá cả leo thang vùn vụt, sức lao động đem bán cho ngoại bản rẻ mạt, chỉ đủ để tồn tại ở mức tối thiểu nhất.

    ii. LỜI KẾT

    Khi đọc đến đây, tôi tin chắc không ít bạn cho rằng: tôi là một thành phần thuộc loại “tàn dư của chế độ cũ”, do không hòa nhập được với cuộc sống mới nên trở nên bất mãn, bịa chuyện xuyên tạc.

    Thưa không!

    Tôi cũng là con của một gia đình có truyền thống cách mạng. Ba tôi đã từng “đánh Tây, đuổi Mỹ”. từng nuôi chứa cán bộ CS nhiều năm, thậm chí còn họp thức hóa được giấy tờ để một số CS vào làm việc tại tòa soạn báo Trung Lập ở Campuchia nữa đấy. Từng gom góp tài sản của gia đình “hiến cho cách mạng” phục vụ sự nghiệp “giải phóng” miền Nam. Hầu hết các anh tôi đều lên đường theo Giải phóng quân từ những năm 1970.

    Khi đất nước “giải phóng” thì gia đình tôi không ai còn tham gia chính quyền nữa, trở lại đời thường lo làm ăn sinh sống.

    Tôi đậu vào đai học năm 1989 (một trường thuộc loại “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa”). Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ tôi tuổi già sức yếu thuộc vào hạng …”bát thập cổ lai hy”. Anh em tôi đều phải đang bương chải kiếm sống ở xa. Tôi học được gần hai năm thì nghỉ học,với ý định về địa phương xin tham gia công tác để gần gũi gia đình tiện lo việc báo hiếu mẹ cha.

    Tại đia phương tôi lúc bấy giờ các cơ quan từ xã đến huyện những người có trình độ Tốt nghiệp lớp 12 như …lá mùa thu vậy. Đặc biệt ở cấp xã và ấp thì chẳng khác nào ….mò kim đáy biển. Nhưng tôi không hiểu sao tôi đã đi xin việc suốt gần hai năm trời mà … “không có ma nào chịu nhận” cả. Vô lý hết chổ nói là có những cơ quan vừa từ chối tôi thì người ta lại nhận vào hai ba người một lúc có trình độ chưa quá lớp 11. Sau nhiều lần thất bại “thảm hại” tôi vơc lẽ ra do mình không có tiền, không có “người gởi gắm”. Từ đó tôi không còn hy vọng gì nữa,  chỉ biết lao đầu vào …làm mướn. Ai mướn gì làm nấy . Dạy kèm có, đánh máy mướn có. Cuộc sống gia đình cơ cực không thể nào tả nổi. Tôi cũng đã có trên hai năm đi …bán vé số dạo. Nhiều người biết tôi gọi đùa :“ Tú tài vé số”. Có người nói thẳng:” Chấp hết “những thằng làm việc” của xã này coi thằng nào chữ nghĩa qua nổi “thằng bán vé số” này không? “. Những lúc như vậy tôi chỉ biết …cười trừ và đổ thừa cho số mệnh.

    Cũng chính nhờ quảng thời gian “dọc đường gió bụi” mà tôi đã “ngộ” ra nhiều điều mà trong nhà trường không có. Bất công và tham nhũng đầy đường. Người dân thấp cổ bé miệng thì luôn thua thiệt không có ai bênh vực cả. Cứ khoản 100 cái nhà cấp bốn sang trọng thì trên 90 cái là của …”đày tớ” – những người luôn rêu rao : do dân và vì dân. Những bạn học của tôi (phần lớn là rớt tốt nghiệp, bây giờ thì chúng đã “có” đầy đủ cả rồi) nhưng nhờ có gốc nên được làm “đày tớ” giờ thì “thằng nào” cũng giàu sụ. Tôi không lạ gì chúng nó cả, ngày xưa nó cũng “trên răng dưới dép” như tôi thôi, học hành chẳng ra gì cả, nhờ được “đày tớ” để rồi vơ vét, hút máu dân đen mà làm giàu. Chúng vơ vét như thế nào, vơ vét của ai thì …chỉ có trời mới biết.


    Nguồn:

    http://ddcnd.org/main/index.php?option=com_content&task=view&id=382&Itemid=9

    Back to top
    « Last Edit: 09. May 2008 , 18:50 by thubeo »  

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 40
    Send Topic In ra