Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 81077 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #165 - 16. Mar 2009 , 04:58
 
Làm thế nào để biết computer của bạn đã bị virus?


Ngày nay, virus không còn làm computer ngừng hoạt động nữa.
Trái lại, kẻ gian còn làm cho computer chạy ngon lành hơn để bạn không nghi ngờ, để chúng có thể ghi lấy những ký hiệu bạn đã đánh đi, hoặc ăn cắp số thẻ tín dụng và mật tự mà bạn đã dùng trên mạng, hoặc lợi dụng máy của bạn để gởi spam đến máy khác.

Mời các bạn xem tiếp:

How to tell, what to do if computer is infected (AP)

Posted on Sun Mar 15, 2009 12:46PM EDT

- Computer-virus infections don't cause your machine to crash anymore.

Nowadays, the criminals behind the infections usually want your computer operating in top form so you don't know something's wrong. That way, they can log your keystrokes and steal any passwords or credit-card numbers you enter at Web sites, or they can link your infected computer with others to send out spam.

Here are some signs your computer is infected, tapped to serve as part of "botnet" armies run by criminals:

• You experience new, prolonged slowdowns. This can be a sign that a malicious program is running in the background.

• You continually get pop-up ads that you can't make go away. This is a sure sign you have "adware," and possibly more, on your machine.

• You're being directed to sites you didn't intend to visit, or your search results are coming back funky. This is another sign that hackers have gotten to your machine.

So what do you do?

• Having anti-virus software here is hugely helpful. For one, it can identify known malicious programs and disable them. If the virus that has infected your machine isn't detected, many anti-virus vendors offer a service in which they can remotely take over your computer and delete the malware for a fee.

• Some anti-virus vendors also offer free, online virus-scanning services.

• You may have to reinstall your operating system if your computer is still experiencing problems. It's a good idea even if you believe you've cleaned up the mess because malware can still be hidden on your machine. You will need to back up your files before you do this.

How do I know what information has been taken?

• It's very hard to tell what's been taken. Not every infection steals your data. Some just serve unwanted ads. Others poison your search result or steer you to Web sites you don't want to see. Others log your every keystroke. The anti-virus vendors have extensive databases about what the known infections do and don't do. Comparing the results from your virus scans to those entries will give you a good idea about what criminals may have snatched up.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
khanh-van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 992
Re: ĐỌC BÁO
Reply #166 - 17. Mar 2009 , 21:41
 
   
  Người Việt : Những Đức Tính Tốt và Xấu


Một dân tộc tự nhận mình có tòan những đức tính tốt, không có đức tính xấu - là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thóai hoặc bại vong.  Có thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những đức tính tốt. Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một đức tính xấu không thể phủ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như người Việt Nam . Người Do Thái vì quá thông minh cho nên ” ăn người “, không chịu nhả ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia xẻ với người khác thì mới lâu bền. Người Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp. Người Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả - nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng họai và suy sụp. Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử ..lại có qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm lọan làm suy sụp đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?

Còn Việt Nam mình thì sao? Liệu người mình cái gì cũng tốt cả? Vì tự ái dân tộc chúng ta có thể đồng ý như vậy. Nhưng người ngòai sẽ hỏi: Các ông nói cái gì cũng tốt cả tại sao có Thập Nhị Xứ Quân? Tại sao có Sông Gianh cắt đôi  đất nước 100 năm? Đất nước nhỏ xíu – không bằng Tiểu Bang California hay Texas của Hoa Kỳ mà chia rẽ Trung -Nam- Bắc? Tại sao  xứ sở ông nghèo đói gần nhất thế giới?  Người ta đã đại cơ giới, cơ khí hóa nông nghiệp tại sao  các ông vẫn cái cầy và con trâu?  Đàn bà của các ông vẫn gồng gánh quằn vai. Đàn ông, thanh niên các ông vẫn đem hết sức lực ra đạp xích-lô, xe bò, xe cải tiến? Đàn bà con gái các ông bị bán đi khắp thế giới làm lao nô và nô lệ tình dục?  Tại sao tới giờ này các ông vẫn phải ngửa tay xin viện trợ từ Pháp, Đức, Úc, Nhật, Hoa Kỳ v.v.. Những câu hỏi này sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu. Trong chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân tích xem người Việt chúng ta có những đức gì TỐT và những đức tính gì XÂU. Trong bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” ông nhạc sĩ Phạm Duy có giấc mơ vĩ đại là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “ Lửa thiêng soi tòan thế giới” Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng ngày đó chưa đến. Muốn nó đến thì chúng ta- dân tộc Việt Nam phải nhìn lại mình xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy.  Cái gì xấu thì bỏ đi. Người có trí tuệ là người thấy mình có lỗi và sửa chữa. Một dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi sống trong ảo tưởng và u tối - khi tự ru ngủ mình bằng những giá trị mà mình hoặc dân tộc mình không có. Sau đây là 10 đức tính Xấu và Tốt của người Việt Nam .


Mười Đức Tính Tốt :

1)      Thông minh

2)      Cần cù, nhẫn nại

3)      Chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn

4)      Bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người

5)      Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau

6)      Thích làm chủ

7)      Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới

8)      Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức

9)      Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước

10)  Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa.


Mười Đức Tính Xấu:

1)      Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc

2)      Hay nói dối, hoặc nói dối quanh

3)      Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm, tự xử như người Nhật

4)      Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị.

5)      Không tôn trọng của công

6)      Thù dai

7)      Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư

8)      Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.

9)      Vô kỷ luật

10)  Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung. (Cha chung không ai khóc)

     Chính vì thế mà đất nước cứ chậm tiến, nghèo đói hòai.

Trên đây chỉ là những lời phân tích có tính phỏng đóan. Quý vị nào có sự phân tích đúng hơn, hay hơn xin cùng đóng góp để dân tộc, đất nước ta cùng học hỏi, sửa chữa, để mỗi ngày mỗi tiến lên. Nếu vậy đất nước ta sẽ hùng cường, chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đem “Lửa Thiêng Soi Tòan Thế Giới”. Trân trọng.

 


 
Đào Văn Bình
(San Jose ngày Mùng 4 Tết Kỷ Sửu 2009)
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #167 - 19. Mar 2009 , 04:10
 
Việt Báo Thứ Ba, 3/17/2009, 12:00:00 AM

Chuyện Giáo Khoa Thư

Trần Khải

Chúng ta sống trong đời thường, nhìn và xử thế trong đời thường, vẫn nghĩ rằng các câu chuyện trong Quốc Văn Giaó Khoa Thư chỉ là  chuyện đời xưa chỉ để dạy học thôi. Nhưng đôi khi, bỗng nhiên gặp một vaì hình ảnh rất là "giaó khoa thư" dị thường trong đời, chúng ta mới thực sự cảm động. Cuộc đời, đáng trân quý biết là bao nhiêu, khi nhìn thấy những người từ các trang sách cổ tích bước ra khỏi giấy để sống đời thường bên ta.

Một câu chuyện lạ lùng như thế đã xảy ra tại Quận Cam: một giaó sư Đaị Học UCI được xếp vào danh sách 34 kinh tế gia được nhiều giảỉ thưởng nhất thế giới. Không chỉ thế, vị giaó sư này đứng hạng 4 trong danh sách. Nhìn tới nhìn lui, nghĩ đi nghĩ lại, giaó sư này bèn khiếu nại rằng xếp hạng như thế là nhầm. Đơn giản vì tính toán nhầm, chứ thực ra, theo giaó sư naỳ, ông không có vinh dự như thế.

Đúng là chuyện của Quốc Văn Giaó Khoa Thư.

Báo Orange County hôm 16-3-2009 đã có bản tin  nhan đề "UCI prof objects to being named among the best in the world" (Giáo Sư UCI phản đối vì được vinh danh trong nhóm kinh tế gia xuất sắc nhất thế giới). Bản tin của phóng viên khoa học Gary Robbins.

Giaó sư UCI này là Duncan Luce, giaó sư toán và là giaó sư tâm lý học. Người có nhiều công trình được ứng dụng rộng rãi về kinh tế, và được ca ngợi toàn cầu.
Một bản nghiên cứu thực hiện bởi Bruno Frey và Susanne Neckermann của Đaị Học Zurich phân tích số lượng các giaỉ thưởng nhận lãnh bởi 1,200 người trong sách "Who's Who in Economics" (Danh sách Người Nổi Tiếng Về Kinh Tế).
Bản nghiên cứu cho thấy, Luce là một thành viên trong nhóm này, đứng thư tư toàn cầu trong danh sách 34 kinh tế gia được vinh danh nhiều nhất. Luce còn đứng cao hơn cả Daniel Kahneman và Gary becker, những người thắng giải Nobel về kinh tế.

Luce nói rằng vinh dự vào chỗ thứ 4 thế giới là không chính xác hoàn toàn, và ông nói sẽ bảo 2 nhà nghiên cứu Zurich như thế.

Luce, người thắng giải National Medal of Science (do TT George W. Bush trao ngày 14-3-2005), nói với phóng viên rằng, "Dĩ nhiên, tôi thấy vui chứ, dù thế nào theo thứơc đó này, tôi như dường đứng vị trí quá cao trong các nhà kinh tế. Nhưng thật tâm mà nói, xếp hạng như thế không chính xác. Chỉ vì tôi đã làm việc về, trong nhiều công trình, về quyết định cá nhân trong sự bất định giữa sự tương tác kinh tế vi mô và tâm lý cá nhân, và nhờ đó mà tôi vào danh sách Who's Who mà họ dùng làm bản nghiên cứu đó. Thực sự, hầu hết giải thưởng trao cho tôi đều là cho tư cách tâm lý gia, hay toán học gia ứng dụng, chứ không phải kinh tế gia."

Thế là ông giaó bèn viết cho Frey và Neckermann.

Luce viết qua email tới 2 nhà nghiên cứu Thụy Sĩ để phản đối, vì nhầm lẫn đó.
Frey trả lời nhanh chóng, "Tôi rất vui và rất vinh dự rằng ngài đã đọc bản nghiên cứu của chúng tôi về 'Awards.' Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã chỉ rọ các nhầm lẫn trong bản văn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sưả chữa và làm sáng tỏ."

Tuyệt vời. Câu chuyện y hệt là Quốc Văn Giáó Khoa Thư. Từng dòng chữ một, từng chi tiết một, từng câu nói một... tất cả đều đang làm ngát hương cho cuộc đời đầy gió bụi này. Ai bảo đó là chuyện cổ tích?
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #168 - 21. Mar 2009 , 05:33
 
Đặc công Nguyễn Văn Lém, Tướng Nguyễn Ngọc Loan,  và  Nhiếp ảnh gia Adams


Vao lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Ảnh "Vietnam, A Chronicle of the War",Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.4788 

...
Đám tang cả gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn bị tên đặc công Lém giết một lần

...
Tướng Loan bị trọng thương trong trận tổng công kích đợt hai của VC vào Sài Gòn (05/05/1968)

...
Đặc công CS Nguyễn Văn Lém tự "Bảy Lốp" bị xử tử.
Tấm ảnh do Adams chụp và đã bị truyền thông Mỹ dùng với mục đích phản chiến
   
...
Nhiếp ảnh gia Eddie Adams những ngày tại chiến trường VN

Adams hối hận


Sự thành công của Adams cũng dấu được hối hận ray rứt trong lòng ông vì chính ông tự biết rằng bức hình không bao gìơ NÓI LÊN HẾT SỰ THỰC của một vấn đề.

Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này. Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.

Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”

Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.

Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi..”

Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”

Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan:
http://honviet.nvtd.de/nn/TTNgNgocLoan.wma
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #169 - 23. Mar 2009 , 09:58
 
Bài viết sau đây của linh mục Quang Uy trong trang Công Giáo Việt Nạm (http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=6130)
có hình ảnh, nhưng My xin lỗi đã không dám nhìn và copy hình vào đâỵ. =====================================

“XIN CHO CHÚNG CON HẰNG NGÀY... THẤT NGHIỆP !”



Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Xin thưa ngay là chúng tôi, nhiều bạn trẻ, nhiều anh chị em tông đồ trung niên, cả nhiều Linh Mục và Nữ Tu chúng tôi vẫn thầm cầu nguyện hoặc cầu nguyện chung với nhau bằng Kinh Lạy Cha đúng thật là vậy: “Xin cho chúng con hằng ngày... thất nghiệp”.

Ơ, sao lại thế ? Chuyện gì lạ vậy ?

Cũng cần nhắc lại là cách nay khoảng ba chục năm ngược về trước, Kinh Lạy Cha của chúng ta được đọc trong cả thế kỷ là: “Xin Cha cho chúng con hằng ngày dùng đủ...” chứ không phải đọc như bây giờ là: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày...” ( dịch từ bản Latinh: “Panem nostrum quotidianum da nobis hodie” ). “Lương thực hằng ngày” là kiểu nói không ra Tây mà lại hoàn toàn xa lạ với cách năm bình thường của người Việt Nam. Ngẫm nghĩ thấy con cái trong gia đình chúng ta nó hay níu áo ba nó mà kêu: “Bố ơi, cho con xin chiếc bánh...”; “Bố ơi, cho con xin bát cơm...” chứ ai lại văn chương kềnh càng đến mức: “Cha ơi, cho con xin lương thực...”

Nhưng thôi, chúng tôi không có ý viết bài này để phân tích, phê bình và tranh luận về các bản dịch Kinh Lạy Cha, nhưng chúng tôi muốn nhắm đến chuyện khác, cũng là xin, xin với Chúa là Cha, và xin một điều cũng hết sức thiết thực như xin cơm ăn áo mặc hằng ngày. Đó là chuyện Bảo Vệ Sự Sống !

Chúng tôi muốn nói đến một nghề mới hình thành ở Việt Nam cách đây không lâu, khoảng 17 năm nếu tính Huế là nơi ra đời Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đầu tiên. Gọi tạm là nghề vậy thôi, chứ nghề gì mà không ăn lương, nghề gì mà không cần huấn luyện và đào tạo, nghề gì mà chẳng thấy ghi trong Tự Điển Bách Khoa Nghề Nghiệp ?

Tuy nhiên vẫn có thể gọi đây là nghề, vì người làm nghề này cần phải trung thành làm một công việc đều đặn mỗi ngày, đúng giờ, đúng nơi, đúng chỗ, lại phải thinh lặng mà làm, không bô lô ba la ồn ào. Nghề này, xét ra, gặp rất nhiều rủi ro, có thể bị ngộ nhận, bị gây khó dễ, lại có thể bị nhiễm độc mà chẳng cơ quan nào chịu trả phụ cấp độc hại và bồi thường bằng bảo hiểm y tế !

Vâng, ấy là “nghề” đi góp nhặt và quy tập các... thai nhi bị giết mỗi ngày tại các điểm phá thai, y tế công cũng như phòng mạch tư.


Các địa chỉ “sát sinh” này bây giờ ngày càng tăng, nhiều lắm, ở cấp thành phố đương nhiên là nhan nhản, có khi tập trung thành cả dãy phố như ở Hà Nội, có khi được thông tin giới thiệu công khai như ở Sài-gòn, có khi treo bảng to đùng ngoài cổng như ở các tỉnh. Xuống đến cấp huyện, cấp quận, cả đến cấp xã, cấp phường cũng có, núp bóng trạm xá. Dưới đồng bằng và duyên hải cũng có, mà cũng có cả trên cao nguyên. Và đừng quên các loại phòng khám, phòng mạch các bác sĩ và cả bọn... lang băm !

Các địa chỉ “Văn Hóa Sự Chết” ấy cứ mọc lên, hoạt động một thời gian là y như rằng cũng hình thành luôn nghề đi thu gom xác thai nhi để đem về lo hậu sự, tẩm liệm rồi chôn cất hoặc đem thiêu rồi táng vào một nơi như một cái lăng, một nghĩa trang, một “Đất Thánh” hẳn hoi. Nghĩa tử – nghĩa tận !

Nhưng tại sao lại “xin cho chúng con hằng ngày... thất nghiệp” ? Ai làm nghề gì thì cũng mong có công ăn việc làm, buôn may bán đắt, nhất là cầu sa o cho có việc làm đều đặn, cứ tăng trưởng dần dần để thu nhập ngày càng nhiều hơn. Chứ ai lại đi cầu nguyện sao cho... sớm được thất nghiệp bao giờ ? Vậy mà, với nghề nhặt xác các em bé bị giết thì mọi sự đảo ngược, lộn nhào.

Có hôm một bạn giáo viên sau khi từ trường về, ghé đến bệnh viện, âm thầm kín đáo xách lấy chiếc túi nylon màu đen rồi đem về Góc Xót Thương ở cuối hành lang Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sài-gòn. Xong xuôi bạn ấy ghé vào văn phòng. Bạn ấy ngồi xụp xuống ghế, dáng vẻ mệt mỏi, rũ rượi, khuôn mặt buồn xo, xin một cốc nước lọc rồi buột miệng than thở: “Hôm nay con buồn quá bố ơi, các em bị phá nhiều quá, có lẽ cả túi phải đến 3 ký với hàng trăm em...” Hôm khác, cũng bạn ấy, đẩy cửa vào là reo to vui vẻ: “Hôm nay con mừng quá bố ơi, chỉ có vỏn vẹn 5 cháu !”

Lại có chuyện một bạn trẻ của chúng tôi tối nào lúc 20g30, mưa gió hay không, cũng đều về Nhà Dòng chúng tôi để thu tập toàn bộ các túi nylon đựng thai đã được các anh chị em khác góp nhặt từ nhiều địa chỉ phá thai nội ngoại thành Sài-gòn. Em ấy lom khom ở góc Xót Thương, bỏ tất cả vào một cái balô to, ôm trên tay xuống lầu, cặm cụi một người một xe gắn máy đem về cho một thầy DCCT chúng tôi sẽ lo hậu sự vào nửa đêm.

Công việc tận tụy suốt mấy 4, 5 năm nay rồi, bỗng một hôm vô tình trên đường về, bạn gái ấy gặp một tu huynh trẻ. Thầy ấy hỏi thăm đi đâu, làm gì, chở cái bọc chi mà to thế ? Cô bé trả lời: Dạ thưa thầy xác các bé thai nhi ạ. Ông thầy cười ồ lên vẻ chế nhạo: Ơ sao mày ngu thế ? Người ta ăn ốc, mình lại đi đổ vỏ ! Chỉ một câu thế thôi, cô bé sụp đổ, khủng hoảng hoàn toàn ! Nghe bố mẹ em thuật lại, chúng tôi giận lắm, định đi tìm cái anh tu huynh một Dòng nào đấy để “xử lý” chứ không thì tức lắm. Không ngờ cô bé đã vượt qua được cơn sốc ấy rồi, thôi không muốn to chuyện làm gì. Chúng tôi ra về, ngẫm nghĩ: Ừ, tội nghiệp cô bé, tội nghiệp cả nhóm các anh chị Tông Đồ Giáo Dân nữa, cái nghề chi mà kỳ cục thật ! Mong sao có ngày nào đó thôi không còn phải làm như thế này nữa. Thất nghiệp là mừng !

Mới đây, trên đường từ Nam Định về lại Hà Nội để bay vào Nam, chúng tôi được ghé vào một xã thuôc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, thăm một nghĩa trang anh Hài mới hình thành chỉ vỏn vẹn 40 ngày thôi mà nơi đây đã chôn cất được hơn 200 thai nhi. Một nhóm các anh chị lo thu nhặt tại thành phố, chuyển dần về vùng nông thôn này, cách xa mấy chục cây số đường nhựa và thêm 4, 5 cây đường đất đá đầy ổ gà. Đến phiên các anh chị ở đây xúm lại lo tẩm liệm chôn cất thật ân cần chu đáo, cứ như đang lo hậu sự cho chính một thi hài người thân trong gia đình mình.

Khi cùng nhau đứng bên ngôi mộ tập thể các thai nhi, tự nhiên chúng tôi bật lên lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, thật lòng anh chị em chúng con làm cái nghề BVSS này ai cũng mong rồi đến lúc chúng con được... thất nghiệp. Bao giờ thưa Chúa ?”

Mà thôi, chắc cái ngày ấy còn xa. Trước mắt, cứ xin cho riêng việc nhặt xác thai nhi mỗi ngày được giảm dần số lượng chứ đừng có tăng lên. Thỉnh thoảng mà lại có ngày đi về tay không, thì coi như ngày ấy thất nghiệp, mừng mừng tủi tủi vì bớt đi được một số cháu bé nào đó không bị giết !

Chuyến đi miền Bắc giảng Đại Phúc lần này, ngoài tin tỉnh Nam Định đã có được Nghĩa Trang Anh Hài từ ngày 10 tháng 2 năm nay, chúng tôi còn biết một Nghĩa Trang khác vùng quê nghèo tỉnh Thái Nguyên cũng vừa mới hình thành vào Chúa Nhật 15 tháng 3 vừa qua. Đến khi vừa trở vào Nam hôm 20 tháng 3, các bạn trẻ Nhóm Fiat đến hẹn với chúng tôi đến Chúa Nhật 19 tháng 3 này về một tỉnh miền biển để dâng Lễ “khánh thành” một ngôi mộ tập thể của các cháu.

Trời ơi, vui buồn lẫn lộn. Mà buồn có lẽ nhiều hơn !

“Lạy Cha chúng con ở trên Trời... Xin Cha cho chúng con hằng ngày thất nghiệp... Amen !”

Lm. QUANG UY, DCCT.
Sài-gòn Chúa Nhật 22.3.2009
Back to top
« Last Edit: 23. Mar 2009 , 10:04 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #170 - 24. Mar 2009 , 21:25
 

TRÙM KHỦNG BỐ


“Sự thật như cây kim trong bọc, ắt cũng có ngày lòi ra”



Khủng bố là dùng biện pháp tàn bạo làm cho người khác khiếp sợ để hòng khuất phục. Đấy là một biện pháp mà cả cộng đồng nhân loại thế giới lên án và khinh bỉ. Nạn nhân của nó thông thường là các thường dân, nhà báo và ngay cả các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ, những con người chỉ biết làm việc thiện cho nhân loại.

Hậu quả của khủng bố thật ghê gớm, biết bao cảnh đầu rơi máu chảy, biết bao gia đình mất mát những người thân yêu, nhiều người hoảng loạn trong cảnh tàn phá do bom đạn… Chúng ta hẳn chưa quên cuộc khủng bố lịch sử đẫm máu ngày 11 tháng 9 bên Mỹ. Trước nay, thường nghe nói đến các tổ chức khủng bố như Al-qaeda, các con hổ Tamin, Ansar al Islam v.v... chứ chưa ai nghe nói chính quyền lại khủng bố dân của mình bao giờ.

Các tổ chức khủng bố thường không hợp pháp và phải trốn chui trốn nhủi vì họ làm gì có quyền lực hợp pháp. Vậy mà những ngày qua, tại Việt Nam, có một kiểu khủng bố mới do các quan tham sáng tác. Xem sự việc chính quyền đang thực hiện với luật sư Lê Trần Luật, với các cộng sự của ông, kể cả các khách hàng của văn phòng luật sư pháp quyền, đó chẳng phải là khủng bố thì là cái gì ? Mà phải nói là... tổng khủng bố mới đúng.

Chỉ trong vài ngày, hàng chục giấy mời, giấy triệu tập do hàng chục các cơ quan pháp luật phát ra, hết CA, thuế vụ, luật sư đoàn rồi ủy ban này ủy ban nọ. Đến mà chết khiếp. Không biết luật sư Luật sẽ phải đau đầu nhức óc đến thế nào chỉ để xếp lịch làm việc với các cơ quan này với những nội dung chẳng đâu vào đâu. Dạng khủng bố này cốt để làm cho đối phương bối rối, bận rộn tíu tít, không còn thời gian suy nghĩ và làm việc.

Song song với khủng bố giấy mời là khủng bố bằng tin nhắn điện thoại với những lời lẽ hăm dọa tục tĩu bẩn thỉu mà một người đoàng hoàng không ai sử dụng, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, điện thoại bị quấy rối, hăm dọa. Dạng khủng bố này nhằm cho đối tượng phải hoang mang, sợ hãi mà bỏ đi mục đích người ấy đang đeo đuổi khiến bọn khủng bố đang lo sợ.

Tiếp theo sau là khủng bố bằng báo chí, truyền thông. Sử dụng báo chí, truyền thông để bêu riếu đối tượng, làm cho cộng đồng hiểu nhầm, lo sợ mà tránh xa. Kể cả phải dựng chuyện để mong đạt được mục đích.

Lại thêm một hình thức khủng bố mới là khủng bố khách hàng của luật sư. Hăm dọa các khách hàng để họ thanh lý hợp đồng thực hiện. Kiểu đánh bao vây triệt luôn đường sinh sống của đối phương, làm cho đối phương phá sản.

Chưa yên tâm với các kiểu khủng bố như trên, nhóm luật sư tội nghiệp kia còn bị khủng bố bằng biện pháp theo dõi chặt. 24/24 giờ, có vài kẻ kè kè theo sau như hình với bóng, hễ bước chân lên tầu hỏa, máy bay là alê hấp mời anh quay về, không nghe sẽ bị cưỡng chế áp giải ngay lập tức. Kiểu này làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ, mất quyền tự do đi lại, coi như bị quản thúc ảo, giam lỏng.

Chắc ăn thế mà vẫn chưa yên tâm. Khủng bố luôn cả các tài sản, máy móc thiết bị. Khỏi có bí mật nghề nghiệp nữa nhé. Bí mật với ai chứ với Nhà Nước là không xong.

Tôi cũng không biết có còn kiểu khủng bố nào nữa hay không, nhưng có lẽ theo cái đà này thì còn nhiều biện pháp khác là cái chắc ! Nhìn cái cách khủng bố bạo ngược là biết ngay đây là một tổ chức khủng bố có quyền lực trong tay, bất chấp công lý và sự thật, đáng mặt sư phụ của Bin Laden vì khủng bố mà không hề bị truy nã, có cả một hệ thống cơ quan các cấp đồ sộ hoành tráng để khủng bố một văn phòng luật nhỏ nhoi bé tẹo.

Khủng bố kinh khủng thế đấy nhưng nhìn lại mục đích của tổ chức khủng bố này thì chung quy là để ông luật sư Lê Trần Luật không thể bào chữa cho mấy bà con Giáo Dân Thái Hà đang réo gọi công bằng trong phiên tòa sắp tới ngày 27 tháng 3.

Viết lên đôi dòng tưởng như bỡn chơi thế lụy, nhưng thấy lòng cảm thương cho những con người Việt Nam mong mỏi kiếm tìm chút Công Lý và Sự Thật. Không biết rồi đây họ sẽ ra sao, khi quyền lực còn nằm mãi trong tay tổ chức chính quyền khủng bố và rồi đây không biết sẽ còn bao oan ức bất công, sẽ còn bao đêm thắp nến nguyện cầu cho Công Lý và Sự Thật được như ánh hồng dương rực sáng đón chào bình minh ?


Đaminh PHAN VĂN DŨNG, 3.2009
Back to top
« Last Edit: 24. Mar 2009 , 21:26 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #171 - 31. Mar 2009 , 10:10
 
Virus Conficker sẽ tấn công computers vào ngày mai thứ Tư 1 April
.

Không ai biết hậu quả ra sao! Bạn chỉ có thể làm những điều sau đây:

1/ Chạy "Windows Update" để update computer, cũng như update "antivirus", nhưng nếu Conficker đã chực sẳn trong computer của bạn thì kể như chịu thua, kể cả antivirus của bạn cũng bị liệt luôn.

2/ Bạn có thể thử boot computer ở "safe mode", nếu không boot được thì có thể đã bị virus nầy chận rồi.

Bạn phải dùng dụng cụ đặc biệt để khử Conflicker thôi! Hảy vô Website của antivirus của bạn coi có chỉ dẩn gì để chống lại virus nầy không.

Những cách sau đây sẽ không hiệu nghiệm:

- Tắt máy tối nay 31/3 và mở lại vào ngày mốt 2/4, và
- Sữa lịch trong computer.

Bạn nào dùng Mac computer thì "an toàn xa lộ!"

----------------------------------------------

Bạn hảy bấm vô site của
BitDefender
mà xem cách khử virus nầy:

BitDefender tin là Website của họ không bị Conflicker chận:

http://www.bdtools.net/
http://www.bdtools.net/how-to-remove-downadup.php

Vô đó bạn có thể làm được 2 việc
:

A/ Thử coi máy của bạn có bị nhiểm trùng chưa,
B/ Cách dùng dụng cụ nầy để khử trùng Conficker

How to use the removal tools

Home Users

1.Just download the removal tool (.zip file - 2.2MB), double click on it, chose "Extract all files..." from the File menu, and follow the wizard's instructions. You can use any other archiver, like WinZip. This will create a folder called bd_rem_tool.

2.Inside it, find the program called "bd_rem_tool_gui.exe" (or just "bd_rem_tool_gui") and double click on it. It is very important to extract all the files from the zip archive, and not only bd_rem_tool_gui.exe, because all the other files are needed for the disinfection. Then follow the tool's instructions.

3.If you have Windows Vista with User Acccess Control enabled, or if you are running as a restricted user in Windows XP, right click the "bd_rem_tool_gui" program and choose "Run as Administrator". You will be prompted to enter credentials for an admin account.

4.We recommend a system reboot after the disinfection is complete, to restore full internet access.

5.If you don't already have permanent antivirus protection or if your current antivirus has failed you, consider using the advanced protection tool provided by BitDefender.

--------------------------------------------

Last-minute Conficker survival guide


Tue Mar 31, 2009 1:42PM EDT

Tomorrow -- April 1 -- is D-Day for Conficker, as whatever nasty payload it's packing is currently set to activate. What happens come midnight is a mystery: Will it turn the millions of infected computers into spam-sending zombie robots? Or will it start capturing everything you type -- passwords, credit card numbers, etc. -- and send that information back to its masters?

No one knows, but we'll probably find out soon.

Or not. As Slate notes, Conficker is scheduled to go "live" on April 1, but whoever's controlling it could choose not to wreak havoc but instead do absolutely nothing, waiting for a time when there's less heat. They can do this because the way Conficker is designed is extremely clever: Rather than containing a list of specific, static instructions, Conficker reaches out to the web to receive updated marching orders via a huge list of websites it creates. Conficker.C -- the latest bad boy -- will start checking 50,000 different semi-randomly-generated sites a day looking for instructions, so there's no way to shut down all of them. If just one of those sites goes live with legitimate instructions, Conficker keeps on trucking.

Conficker's a nasty little worm that takes serious efforts to bypass your security defenses, but you aren't without some tools in your arsenal to protect yourself.

Your first step should be the tools you already have: Windows Update, to make sure your computer is fully patched, and your current antivirus software, to make sure anything that slips through the cracks is caught.

But if Conficker's already on your machine, it may bypass certain subsystems and updating Windows and your antivirus at this point may not work. If you are worried about anything being amiss -- try booting into Safe Mode, which Conficker prevents, to check -- you should run a specialized tool to get rid of Conficker.

Microsoft offers a web-based scanner (note that some users have reported it crashed their machines; I had no trouble with it), so you might try one of these downloadable options instead: Symantec's Conficker (aka Downadup) tool, Trend Micro's Cleanup Engine, or Malwarebytes. Conficker may prevent your machine from accessing any of these websites, so you may have to download these tools from a known non-infected computer if you need them. Follow the instructions given on each site to run them successfully. (Also note: None of these tools should harm your computer if you don't have Conficker.)

As a final safety note, all users -- whether they're worried about an infection or know for sure they're clean -- are also wise to make a full data backup today.

What won't work? Turning your PC off tonight and back on on April 2 will not protect you from the worm (sorry to the dozens of people who wrote me asking if this would do the trick). Changing the date on your PC will likely have no helpful effect, either. And yes, Macs are immune this time out.
Back to top
« Last Edit: 31. Mar 2009 , 10:44 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #172 - 31. Mar 2009 , 13:08
 
Anh Bánh Lọt ơi,
Có thể nào đây là April fool không ạ ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #173 - 31. Mar 2009 , 15:55
 
Thiệt đấy!
Đặng Mỹ check computer của mình đi. Làm theo chỉ dẩn đó.
Back to top
« Last Edit: 01. Apr 2009 , 05:11 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #174 - 06. Apr 2009 , 10:42
 
dacung wrote on 31. Mar 2009 , 15:55:
Thiệt đấy!
Đặng Mỹ check computer của mình đi. Làm theo chỉ dẩn đó.


Hôm đó mẹ em phải vào ER. Về đến nhà là gần 4am.  Em mệt quá rồi và nghĩ đã sang ngày April 1 thì chắc cũng muộn rồi nên chẳng làm gì hết.
Bây giờ chưa bị thì chắc không bị đâu phải không anh Bánh Lọt.?

Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #175 - 06. Apr 2009 , 19:00
 
Đúng rồi !

Bây giờ cô bớt mệt chưa? Mời cô đọc 1 chuyện ngắn, thật ngắn:


Người Lính Không Có Số Quân


Trần  như  Xuyên
                                             
         Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.

         Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

        Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.

       Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:

             - Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
             - Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
             - Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được.
             - Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
             - Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.

        Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:

             - Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì  sao?
             - Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.

        Nở thực hiện lời"em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.

       Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.

       Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.

       Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:

                 Long Xuyên, ngày....

            anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.

                              Em, Ba.   

        Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

        Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.

        Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà(ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, cho  chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

        Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công.Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.

        Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.

        Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)

        Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.

        Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.

         Tôi gọi Nở lên:

                     - Vợ cậu có bầu phải không?
                     - Dạ, thưa Trung úy.
                     - Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
                     - Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
                     - Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

         Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:

                - Gì vậy Nở?

        Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:

               - Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!

        Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:

               - Chết rồi Trung úy.

        Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:

               - Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

        Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.

        Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.

        Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

****************         

Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.

      Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.

      Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

      Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

      Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.

     Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

      Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước..

       Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

                                   Trần  như  Xuyên
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #176 - 08. Apr 2009 , 11:44
 
dacung wrote on 06. Apr 2009 , 19:00:
Đúng rồi !

Bây giờ cô bớt mệt chưa? Mời cô đọc 1 chuyện ngắn, thật ngắn:



Xin lỗi anh Bánh Lọt, hôm bữa đọc xong rồi mà lo nghẹn ngào, quên cámơn anh.
Ông này viết nhỏ nhẻ mà cảm động quá. Chị Đậu nhà em đọc chắc cũng xụt xit.  Cry 
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #177 - 08. Apr 2009 , 17:46
 

Khi nào thì hết sợ? Hết khiếp nhược? Hết hèn?


"...Một Võ nguyên Giáp đang nắm binh quyền trong tay mà phải lui về làm “Kế hoạch sinh đẻ”. Một Võ Văn Kiệt khi bênh hoạn không dám nằm ở bệnh viện nhà nước mà phải nằm bệnh viện "đế quốc". Một Lê khả Phiêu, tin vào Đức Phật, thờ Đức Phật mà sợ không dám công khai xác nhận niềm tin của mình..."


Gần đây trên mạng Internet liên tục xuất hiện các bài viết đề cập đến thời gian đã qua, hay còn gọi là thời kỳ đã qua. Mặc dù không đưa ra những mốc thời gian cụ thể, xong ai cũng hiểu rằng thời kỳ đó bắt đầu từ 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam.
Một nét đặc trưng và bao trùm lên trên tất cả mọi người dân Việt Nam trong thời gian đó là: Nỗi sợ và Cái hèn.
Chính nỗi sợ làm cho chúng ta hèn. Vậy chúng ta sợ cái gì? Một điều chắc như đinh đóng cột là chúng ta sợ Cộng Sản. Với chính sách chuyên chế vô sản, với các cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, cải cách ruộng đất,… và đặc biệt là chủ trương “Bóp lấy dạ dày nhân dân” đã làm cho dân tộc Việt Nam từ một dân tộc anh hùng trở thành một dân tộc sợ hãi và hèn nhát.
Nhân dân sợ
Khi nhìn lại hơn một triệu người dân Miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954. Nhìn lại tình cảnh hỗn độn, dân chúng đua nhau tháo chạy khỏi Miền Nam năm 1975 và thời gian sau đó ai trong chúng ta cũng có thể hình dung ra nổi sợ hãi người cộng sản như thế nào. Không sợ làm sao được khi mẹ tôi nấu cơm độn khoai không đủ 40% khoai liền bị lập biên bản. Ba tôi phải đem hai cái bình điện (Ắc-qui) đục ra để làm chậu trồng rau, vì sợ rằng có bình điện tức là nhà giàu, là tư sản, là có tội, là nợ máu nhân dân.
Giang hồ sợ
Có một lần khi chứng kiến hai băng đảng giang hồ đang giáp mặt nhau chuẩn bị tỉ thí trong một quán nhậu ở thành phố Nha Trang. Đôi bên đang dàn trận với khí thế hừng hực, đột nhiên một trong những người cầm đầu của một bên rút trong túi ra cái thẻ màu đỏ, đập xuống bàn kèm theo mấy câu chửi thề. Ngay lập tức băng giang hồ bên kia biết rằng mình đụng phải “thứ dữ” nên nhanh chóng rút lui, mặt xanh như đít nhái!
Trí thức sợ
Trí thức là thành phần ưu tú của dân tộc, ấy vậy mà cũng sợ, cũng hèn. Để diễn đạt nỗi sợ của trí thức, xin mượn mấy câu thơ dưới đây của nhà thơ Bùi minh Quốc:


“Bao nghẹn uất Nguyệt Nga xé trời kêu chẳng thấu
Giữa chợ đời biệt dạng Lục Vân Tiên
Hảo hớn bận giang hồ quán nhậu
Thi nhau bốc phét để quên hèn.”

Lãnh đạo tôn giáo sợ
Ở Việt Nam có hai tôn giáo lớn. Đứng đầu là Phật Giáo với hơn 80% dân số theo Phật giáo. Chỉ thấy một số ít thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất của Hòa thượng Thích Quảng Độ có thể gọi là không biết sợ. Tôn giáo lớn thứ hai là Công Giáo. Cũng vì sợ mà bao năm trời đã chấp nhận im hơi lặng tiếng mặc cho xã hội đảo điên, mặc cho luân thường đạo lý trở nên bèo dạt mây trôi.
Chính quyền sợ
Kể cũng lạ, mọi thành phần dân tộc đều sợ công sản, vậy chính quyền cộng sản thì sợ ai nữa. Nói zậy nhưng không phải zậy, đây mới chính là thành phần sợ nhiều nhất, sợ lâu nhất và hèn hơn ai hết. Cái sợ thứ nhất là: Cộng sản bé sợ cộng sản lớn. Cụ thể là hết sợ Liên Xô bây giờ đến sợ Tàu. Phái Bắc nhượng đất, phía đông nhường biển, rồi bây giờ dâng cả Tây nguyên luôn cho êm. Chưa hết, vừa rồi căng thẳng giữa các nước trên biển đông, trong khi Phi, người Mã khẳng khái tuyên bố chủ quyền của họ (dù chưa chắc là của họ) thì người ta lại thấy các bác trong bộ chính trị lục đục "đi tàu"! Cái sợ thứ hai của người cộng sản là họ sợ chính họ. Này nhé: Một Võ nguyên Giáp đang nắm binh quyền trong tay mà phải lui về làm “Kế hoạch sinh đẻ”. Một Võ Văn Kiệt khi bênh hoạn không dám nằm ở bệnh viện nhà nước mà phải nằm bệnh viện "đế quốc". Một Lê khả Phiêu, tin vào Đức Phật, thờ Đức Phật mà sợ không dám công khai xác nhận niềm tin của mình.
Khi nào thì hết sợ?
Trong suốt một thời gian dài mà cả dân tộc đều sợ thì có một số ít các nhà yêu nước với đủ các thành phần, điển hình như: Trí thức có: Hà sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang,… . Phía tôn giáo có Cố Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ,… . Phía những người cộng sản có Hoàng minh Chính, Trần Độ,… họ đã vượt qua cái sợ để nói lên tiếng nói của lương tâm, của Công lý và Sự thật.
Từ những hạt giống đó đến năm 2006 thì lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một bản tuyên ngôn về Nhân quyền. Khởi đầu chỉ với vài người "không biết sợ", sau vài tháng thì con số người "không biết sợ" đã lên đến vài ngàn người. Sau đó giới trí thức trẻ bắt đầu "hết sợ" mà điển hình là các gương mặt như Lê thị công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung,…
Đến cuối năm 2008 thì lãnh đạo Tôn giáo bắt đầu "không còn sợ nữa" mà điển hình là Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Hội đồng Giám mục Việt Nam đã lên tiếng bênh vực cho Công lý và Hòa Bình. Hưởng ứng cho phong trào đấu tranh vì Công lý và Hòa Bình đó là giáo dân Việt Nam trong và ngoài nước. Tiêu biểu cho thành phần "phó thường dân hết biết sợ" này là Giáo dân giáo xứ Thái Hà. Với những gì được thể hiện qua quá trình đấu tranh và đặc biệt là qua hai phiên tòa vừa qua, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nổi sợ hải đã qua đi và tiếng của Công lý, của sự thật đã xuất hiện trong người dân Việt Nam.
Vậy khi nào thi người cộng sản hết sợ và hết hèn? Khi nào thi người cộng sản khẳng khái tuyên bố họ không còn tin vào chủ thuyết Mác-Lê nữa? Khi nào thì họ đồng hành cùng dân tộc, khẳng khái bảo vệ biên cương, bảo vệ Tổ quốc mà cha ông ta để lại? Những câu hỏi này xin dành cho những nhà lãnh đạo cộng sản.


Một ngày cuối tháng 3 năm 2009
Trương Văn Phú
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #178 - 24. Apr 2009 , 14:45
 
VIỆT NAM: 34 NĂM TA ĐÃ THẤY GÌ?


Phạm Trần
Việt Báo Thứ Sáu, 4/24/2009, 12:00:00 AM

Hoa Thịnh Đốn -  Nhìn lại Việt Nam sau 34 năm xa cách không  ai có thể ngờ rằng hòa bình đắt gía hơn chiến tranh và lằn ranh ngăn cách giữa người Việt Nam  ở  hai bên bờ cuộc chiến vẫn còn nguyên đó.

Hãy nhớ lại thời Cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách  kinh tế bao cấp, trung ương tập quyền, lao động tập thể  hợp tác xã và cảnh  người  dân xơ xác trong  áo quần xốc xếch cầm tem phiếu mua thực phẩm  đứng nối đuôi nhau  trước các cửa hàng quốc doanh để nghĩ về  đời sống bây giờ.

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Trước hết,  ngày nay trên đất nước Việt Nam không còn cảnh xếp hàng đến lượt mình thì cô thư ký cửa hàng nhà nước bảo hết hàng  rồi hay Việt Nam  phải nhập cảng gạo như thập niên 70, nhưng  vẫn còn  hàng chục  triệu người dân không có công ăn việc làm ổn  định và rất nhiều người vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Và dù đã qua gần 10 năm đầu của  Thế kỷ 21 Việt Nam vẫn còn  là một trong số  quốc gia nghèo nàn và lạc hậu nhất trên thế giới.

Thứ nhì, nhà nước CSVN, từ sau Đại hội đảng IX năm 2000, đã theo đuổi giấc mơ muốn  biến  đất nước  lệ thuộc vào nông nghiệp thành một nước công  nghiệp vào năm 2020, nhưng sau hơn 20  năm được gọi là "đổi mới",  tiêu chí này đã có những dấu hiệu  khó đạt được.

Thứ ba, dù Việt Nam  bây giờ đứng hàng thứ nhì xuất cảng gạo trên thế giới, chỉ sau có Thái Lan, nhưng nhiều triệu người  vẫn còn bị đói nghèo.  Nhà nước Việt Nam, dựa vào tiêu chuẩn của mình chỉ nhận còn chừng từ 11 đến 13% trong số 85 triệu người dân còn trong diện đói nghèo.  Nhưng nếu dựa theo tiêu chuẩn nghèo của Liện Hiệp Quốc thì con số này phải là từ 18 đến 20 phần trăm.  Số ngưởi Dân tộc (thiểu số) ở vùng cao và cùng sâu vẫn chiếm tỷ lệ đói nghèo cao nhất, nhưng không ai nắm được con số chính xác.

Tuy nhiên, trong một Báo cáo vào tháng 12/2008 nhà nước Việt Nam chỉ nhìn nhận: "Hiện cả nước có 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, chiếm khoảng 18% tổng số hộ ở nông thôn vào cuối năm 2007, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số."

Thứ tư, chủ trương nóng vội của Việt Nam từ năm 2000  khi thu hẹp diện tích trồng lúa để lấy đất xây các khu  công nghệ do vốn đầu tư của nhà nước, hay hợp doanh với nước ngoài và tư nhân nhưng vì  làm dài trải, có tính thi đua, thiếu quy họach, hàng hóa  làm ra thiếu tiêu chuẩn, nhất là về phương diện vệ sinh nên  hàng xuất khẩu bị trả về, hay chất lượng  không tốt bằng hàng nước ngoài khiến ít người mua mà giá thành lại qúa cao nên nhiều công ty bị thua lỗ hay phá sản.

Thứ năm, hàng trăm ngàn công nhân trong nước mất việc từ cuối năm 2008 do hậu qủa kinh tế suy thoái tòan cầu đã ảnh hưởng đến  các công ty nước ngòai và của Việt Nam.  Một trong những khuyết điểm kinh tế  lớn của nhà nước là đã  để lệ thuộc qúa lâu vào  việc làm mướn (gia công)  cho các công ty nước  ngòai.  Khi các công ty này  phải đóng cửa bỏ về nước, hay vì hàng làm ra không bán  được nên phải cho công nhân nghỉ việc thì số công nhân, phần đông không có tay nghề, phải đi lang thang kiếm bất  cứ công việc  gì.  Nhiều người trong số họ  phải quay về quê ăn bám gia đình, tăng thêm gánh nặng kinh tế xà xã hội cho nông thôn vốn lệ thuộc phần lớn vào đồng lương của số người đi làm xa nhà.

Thứ sáu, tuy có chủ trương "đổi mới", nhưng đảng CSVN lại vẫn ngông ngênh không chịu "đổi mầu" để mở cửa hộp nhập tòan diện với thế giới bên ngòai. Nhà nước vẫn chỉ muốn làm ăn theo lối "nửa vời", có lợi thì mở, không có lợi và không kiểm soát được thì lại co vòi, đóng lại, cộng thêm nạn giấy tờ, thủ tục chồng chất, thiếu minh bạch và không công bằng khiến  cho nhiều nhà đầu tư nản lòng bỏ cuộc.  Nền kinh tế  đã thiếu bền vững, vì vậy càng lung lay hơn.

Thứ bẩy, như đã quy định trong Cương Lĩnh năm 1991, đảng CSVN tiếp tục  làm kinh tế dựa vào lý luận rất mơ hồ và lung tung là: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu."

Chủ trương "nửa đom đóm, nửa đèn dầu"  này đã biến thành cái gía qúa đắt cho  Việt Nam phải trả  sau hơn 20 năm đổi mới từ năm 1986 là dù đã  được gia nhập WTO (World Trade Organization) được trên 2 năm, nhưng Việt Nam vẫn chưa được Tổ chức thương mại quốc tế này nhìn nhận có nền kinh tế thị trường.  Vì  lý do này, Việt Nam chưa  được hưởng các quyền lợi mậu dịch và tài chính do WTO dành cho các nước có thị trường kinh tế tự do, cởi mở, công bằng và ngay thẳng với mọi đối tượng.

Hồi tháng 6/2008, khi đến Hoa Kỳ, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, đã xin Tổng thống George W. Bush yêu cầu  Quốc Hội Hoa Kỳ  nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nhưng vì ông Bush sắp mãn nhiệm và Quốc Hội sắp phải bầu lại nên yêu cầu này cũng chỉ được "nghe rồi bỏ đấy".   Bây giờ  việc  này nằm trong tay  Tổng thống Barack Obama  và Quốc Hội  do đảng Dân chủ  kiểm sóat , nhưng  chưa  biết đến  bao giờ yêu cầu của Việt Nam mới được  đem ra thảo luận.

Tuy nhiên, cho đến bây giờ, trong đảng CSVN vẫn còn một số người có đầu óc bảo thủ và cực đoan nhưng lại có ảnh hưởng trong đảng vẫn khư khư cho rằng Việt Nam không cần phải nhượng bộ theo đòi hỏi của WTO mà cứ giữ vững thứ "kinh tế thị trường của  Xã hội Chủ nghĩa".

Người đứng đầu nhóm "cãi chầy, cãi cối" này là Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bình viết trên Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng rằng:

" WTO không thừa nhận nước ta có kinh tế thị trường vì lẽ ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, họ cho ta 12 năm nữa để cắt bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa mới được công nhận là kinh tế thị trường! Mặc họ, ta độc lập, tự chủ, đường ta ta cứ đi, không cần xin họ để có kinh tế thị trường "đầy đủ"! Kinh tế thị trường có nhiều dạng thức, nhiều hình thái khác nhau. Có kinh tế thị trường tự do cổ điển, có kinh tế thị trường chủ nghĩa tự do mới, có kinh tế thị trường xã hội của chủ nghĩa xã hội dân chủ, có kinh tế thị trường chỉ huy v.v" Mỗi kiểu thị trường ấy lại có nhiều mầu sắc khác nhau. Ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng là một hình thái kinh tế thị trường chứ sao, vậy ai được phép cấm?" (Tạp chí Tuyên Giáo, 11/2008)

Tuy nhiên hiện nay trong đảng CSVN đang có khuynh hướng đòi  bỏ  chủ trương  xây dựng đất nước  phải dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.  Những người này  cho rằng quan điểm này đã lỗi thời.  Nhưng Nguyễn Đức Bình, người đóng vai quan trọng trong việc hòan thành Cương lĩnh năm 1991 đã chống lại khuynh hướng này trên Tạp chí Tuyên giáo hồi tháng 11 năm 2008.

Phe bảo thủ, tiêu biểu  như  Nguyễn Đức Bình,  đã thể hiện trong quan điểm của họ  trong Cương lĩnh 1991.  Họ lý luận  rằng : "Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử."

BẰNG CHỨNG TỤT HẬU

Nhưng cho đến  năm 2009, Cương lĩnh  năm 1991 "Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội" đã thi hành được 18 năm mà Việt Nam vẫn  chưa tiến  được một bước trong  sự nghiệp  gọi là  "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đất nước.

Để chứng minh cho những nhận định trên, chúng ta hãy cùng đọc Báo cáo của Nhà nước hồi tháng 3/2009: " Bước sang năm 2009, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, khó có khả năng phục hồi sớm, tiếp tục tác động tiêu cực lớn đến kinh tế nước ta. Quý I năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 3,1%, là mức thấp nhất trong nhiều năm qua; xuất khẩu chỉ tăng 2,4%; công nghiệp tăng 2,1%; khách du lịch nước ngoài giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008; đầu tư nước ngoài chậm lại."

Mặt khác,Tô Huy  Rứa,  Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương  cũng đã đưa ra những hình ảnh bi quan của nền kinh tế  năm 2009.

Trong  báo cáo về "Một số vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay" tại cuộc Hội thảo dài 2 ngày (13-14/4/2009) của Hội đồng Lý luận Trung ương tại tỉnh Bắc Ninh, Tô Hhuy Rứa nói: "Tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, Sản xuất Nội Địa)  suy giảm. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu tác động nặng nề. Nguồn vốn đầu tư quốc tế suy giảm, đầu tư nước ngoài vào nước ta cũng chịu ảnh hưởng bất lợi. Các lĩnh vực quan trọng khác cũng chịu những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thị trường chứng khoán có những biến động rất bất thường, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng bị "đóng băng"hoado nguồn thu ngoại tệ phi mậu dịch - du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối đều giảm. Hoạt động tín dụng có biểu hiện chững lại do xuất khẩu sụt giảm và sức mua trên thị trường nội địa chưa được cải thiện; các ngân hàng đang phải đối mặt với "bài toán" hóc búa về khả năng thanh toán"

"Về thực tiễn: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiện đại hoá còn chậm. Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế còn thiếu vững chắc, thực lực kinh tế của quốc gia còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ bên ngoài. Con đường và giải pháp tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua, về cơ bản, vẫn dựa chủ yếu vào việc gia tăng quy mô các yếu tố đầu vào, vì thế tỷ lệ giá trị gia tăng trong hầu hết các sản phẩm còn rất thấp.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là chủ lực nhiều năm nay vẫn là nguyên liệu thô, hàng sơ chế, hàng gia công cho nước ngoài, kéo theo sự thua thiệt lớn trong quan hệ thương mại quốc tế.
Kinh tế nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp; trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý vẫn tụt hậu xa so với các nước tiên tiến; tính độc quyền còn cao. Kinh tế tập thể còn nhỏ bé, phát triển chậm, vai trò thực tế còn mờ nhạt. Kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh đúng với tiềm năng."

Về lực lượng lao động, Tô Huy Rứa nhìn nhận: "Thị trường sức lao động còn sơ khai: nguồn lao động tuy đông về số lượng, gia tăng với tốc độ nhanh, nhưng chất lượng còn rất thấp. Cơ cấu lao động còn nhiều mặt bất hợp lý, lạc hậu và chuyển dịch chậm. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nghiêm trọng"

HIỂM HỌA XÃ HỘI-LÃNH THỔ

Do tình trạng kinh tế tụt hậu như Rứa nhìn nhận, nhiều tệ nạn xã hội đã nẩy sinh gây xáo trộn trong xã hội như nạn trộm cắp, mại dâm, ma  túy, lường gạt, gây thương tích đều  gia tăng.

Tô Huy Rứa chứng minh : "Lĩnh vực xã hội: đã có nhiều vấn đề bức xúc, trong năm 2008 và quý I-2009 lại có những dấu hiệu gay gắt hơn và tình hình này có thể còn diễn biến phức tạp."

Nhưng quan trọng hơn là tình trạng cách biệt giầu-nghèo trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng xa và cao và giữa các sắc dân càng ngày càng giãn ra. Tuy nhiên không ai biết rõ  số phần trăm của khỏang cách mà chỉ biết  chắc rằng, trong khi nhiều  cán bộ, đảng viên, nhất là những thành phần có chức và có quyền mỗi ngày một giầu thêm thì những người có đồng lương có định, nông dân và những người dân không có nghề chuyên môn lại nghèo đi, không đủ ăn.

Sự cách biệt giữa nhựng kẻ cầm quyền với người dân còn được chứng minh trong  nền giáo dục. Số trẻ em con nhà nghèo thất học ngày một tăng cao, nhất là ở các vùng nông thôn  và khu vực thiếu việc làm  từ Nam ra Bắc.  Một cuộc điều tra ở vùng đồng bằng song Cửu Long cho biết số học sinh con nhà nghèo phải bọ học trung bình từ 30 đến 40 phần trăm. Số con em ở miền Trung cũng tương tự như thế, nhưng ở vùng cao và vùng hải  đảo thì có nơi lên đến hơn 50%.

Trong khi đó, con cán bộ, đảng viên có điều kiện đi học lên đến 90% hoặc cao hơn.  Và trong số ngót 100 ngàn học sinh du học có trên 2/3 du học tự  túc  đều là con nhà giầu và cán  bộ, đảng viên.

Sự cách biệt quá xa này đã khiến cho  người dân,một số Đại biểu Quốc Hội và ít báo  trong nước  nêu thắc mắc, nếu không tham nhũng và thu thập ngòai luồng thì  làm sao mà lương cán bộ có thể  cho con đi du học nước ngòai ? 
Bằng chứng “quốc nạn” tham nhũng của Việt Nam đã hết thuốc chữa không có gì cần bàn luận sau gần 5 năm có Luật "Phóng, Chống Tham Nhũng"  (2005).

Nhân chứng Lê Khả Phiêu, Cựu Tổng Bí  thư đảng nói với hãng Thông tấn  AFP  (22/4/09) về tình hình chống tham nhũng hiện nay: "Tôi luôn luôn mong ước và mong chờ những kết qủa lớn lao hơn trong công tác chống tham nhũng."
Phiêu nói: "Sự tiến triển trong việc chống tham nhũng hiện nay  chưa đạt đến được lòng mong muốn."
Tình trạng phân hóa và mất tình đòan kết dân tộc  tồn tại không chỉ giới  hạn  trong các lĩnh vực  giầu  nghèo và tham nhũng thối nát trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên  mà còn  lan rộng  giữa người dân ở các  địa phương khác nhau.
Nổi bật nhất  là tình trạng chia rẽ  chưa  sao hàn gắn được  giữa người miền Nam "bại trận" và những kẻ Bắc "thắng trận" sau  34 năm kết  thúc chiến tranh.  Người dân miền Nam vẫn còn bị  kỳ thị trong việc xin việc làm, lý lịch con cái của các cựu viên chức và sỹ  quan  quân đội VNCH  vẫn còn là một "chướng ngại vật"  trong việc học hành. Thương bệnh binh, nhất là những người bị tàn tật của quân đội VNCH  không bao giờ  được nhà nước  chữa trị.

Ngoài ra cũng phải kể đến hòan cảnh khó khăn hiện nay của  khỏang 5 triệu người Dân tộc (thiều số)  trên  Tây Nguyên sau 34 năm  thống nhất đất nước.  Số dân của núi rừng này vẫn bị đối xữ thiếu công bằng trên nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất  là họ vẫn bị kỳ thị trong các lĩnh vực giáo  dục, kinh tế và xã hội.  Số phận đồng bào dân tộc ở vùng Tây Bắc (miền Bắc), đặc biệt số dân theo đạo Thiên Chúa Giáo, cũng vẫn bị nghi kỵ và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Trong lĩnh vực chính trị, tuy đảng CSVN luôn luôn đề cao  chủ trương "hòa hợp" với những người bất đồng ý kiến, nhưng chưa bao giờ đảng CSVN chịu  "hòa giải" với những người một thời đối lập với họ.  Nghị quyết 36 "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài", ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004 là bằng chứng  thất bại của chính sách không thật lòng của đảng CSVN  nên đã bị tẩy chay bởi người Việt tị nạn đang sinh sống ở nước ngòai.

Ngay cả những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do  ôn hòa trong nước cũng bị  đảng CSVN hù hoạ, bỏ tù và loại bỏ.  Bằng chứng của thái độ này đã xẩy ra cho các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang)  v.v"

Cũng vào thời điểm kỷ niệm 34 năm ngày VNCH rơi vào tay quân Cộng sản thì nguy cơ  đất nước có thể bị Tầu hóa đang diễn ra trên  lãnh thổ Việt Nam bằng  sự hiện diện ào ạt và phi pháp của hàng ngàn công nhân Tầu làm việc  trong các dự án kinh tế, xây dựng và khai thác quặng Bauxite trên Tây Nguyên.
Một phong trào phản đối sự có mặt của người Tầu và kế họach khai thác quặng Bauxite dành cho người Tầu thực hiện đang nổi lên ở trong nước và trong các cộng đồng người Việt ở nước ngòai. Vì an ninh quốc gia và  sự sinh tồn của dân tộc mà nguy cơ Tầu có cơ hội  "quản lý" tòan bán đảo Đông Dương bao gồm Việt-Miên-Lào, sau khi đặt chân vào vùng đất Tây Nguyên chiến lược của Việt Nam  cũng đã được đặt ra trong các cuộc thảo luận này.

Việc này xẩy ra vào lúc lực lượng hải quân Trung Hoa gia tăng các hoạt động quân sự để bảo vệ cho  khu vực lãnh hãi rộng lớn được họ gọi là "Đặc quyền Kinh tế" chiếm tới 75% diện tích của Biển Đông, bao gồm cả hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đó là  hình  ảnh của Việt Nam cho đến tháng 4 năm 2009, sau 34 năm  Hà Nội xua quân chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa từ nam Vỹ tuyến 17 xuống mũi Cà Mâu. 

Ngày nay tuy đất nước không còn chiến tranh và lãnh thổ không còn bị chia cắt, nhưng lòng người dân ở  3 miền Nam-Trung-Bắc vẫn chưa có cơ hội xích lại gần nhau thì lại phải lo đến hiểm họa ngoại xâm. -/-

Phạm Trần
(04/09)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #179 - 04. May 2009 , 06:30
 
Nhận định về ngày 30 tháng 4 năm 1975


Bùi Tín

Nhân ngày 30-4, trả lời phỏng vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở Pháp, 33 năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sài Gòn, phát biểu như sau:

* Không, không có giải phóng, thống nhất
* Cuộc ăn cắp khổng lồ
* Những ngộ nhận vô duyên
* Chung vui cùng Lịch sử và Thời đại

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bởi độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa......thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement' ' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 40
Send Topic In ra