Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 14 15 16 17 18 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 80926 times)
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #225 - 29. Jan 2010 , 14:38
 


Trung Cộng Muốn Kiểm Soát Internet Cả Thế Giới


VI ANH .


Phản ứng của Google chống lại việc Trung Cộng đã cho tin tặc tấn công hệ thống máy chủ của mình là một giọt nước tràn bất mãn hết chịu nổi về đường lối chính sách kiểm soát Internet của Trung Cộng. Một đường lối theo nhận định của báo chí Au châu chẳng những kiểm soát Internet  trong chế độc CS ở Trung Quốc, mà còn muốn kiểm soát Internet cả thế giới nữa.
Nên phản ứng này là một cuộc nổi dậy của chẳng những của những tổ chức muốn bảo vệ nguyên tắc căn bản của Con Người trong chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện, mà còn muốn bảo vệ tự do Internet cho Nhân Loại nữa. Chánh quyền Mỹ với tư cách siêu cường, quê hương của Tin Học, cái nôi của Internet, muốn hay  không muốn phải nhảy vô.
Tin tặc của TC từ lâu đã là một rắc rối lớn cho Tây Phương. Trên báo chí Au, Mỹ, Uc lâu nay hàng ngày có rất thường, rất nhiều tin về  tin tặc TC, gián điệp tin học phá rối hay xâm nhập vào hệ thống computers của các cơ quan an ninh quốc phòng, kinh tế tài chánh. Năm 2008, tin tặc TC đã từng tấn công vào hệ thống computers của ba đại công ty xăng dầu của Mỹ, ngay trên đất Mỹ. Theo đánh giá của McAfee, công ty Mỹ chuyên sản xuất phần mềm bảo vệ an toàn cho computers, năm 2008, các công ty và cá nhân Mỹ bị tin tặc TC ăn cắp tài liệu không dưới 1,000 tỷ, qua con đường Internet.
Phản ứng và đấu trí của Google mới đây đã đưa đến một cuộc đọ sức giữa chánh quyền Mỹ và Trung Cộng. Từ Tổng Thống Obama đến Ngoại Trưởng Mỹ Clinton đều lên tiếng. TT Obama tuyên bố Google làm đúng và đặt vấn đề  tự do Internet với TC. Còn Ngoại Trưởng Clinton hành động chuyên nghiệp  và đi vào cụ thể hơn. Ngày  20/01/2010, tại Viện Bảo Tàng Báo Chí Newseum, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các công ty tin học Mỹ đừng ủng hộ chính sách kiểm duyệt Internet và yêu cầu Trung Quốc mở một cuộc điều tra rõ ràng vụ tin học tấn công hệ thống máy chủ của Google. Bà nói rõ Trung Cộng, Việt Cộng, Á Rập Saudi còn là những chế độ dùng Internet để bóp nghẹt lòng tin của người dân. Bà Hillary nhấn mạnh chủ trương của Mỹ, Internet phải là mạng thông tin toàn cầu duy nhất toàn nhân loại đều phải được bình đẳng trong việc tiếp cận để có được kiến thức. Mỹ  ủng hộ việc phát triển các công cụ mới cho phép các công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Việc từ chối ủng hộ chính sách kiểm duyệt Internet phải trở thành một đặc trưng của các công ty công nghệ Mỹ và tư nhân cần chia xẻ trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ tự do ngôn luận.
Không phải riêng chánh quyền Mỹ lần đầu tiên và chánh thức chống lại việc TC muốn kiểm soát tự do thông tin khắp thế giới, mà chánh quyền và truyền thông đại chúng của Tây Phương cũng chống, chống trước khá lâu rồi. Cụ thể như theo tiết lộ của báo Pháp la Libération, chánh quyền Pháp đã quyết liệt chống TC đã hai lần tìm cách ngăn cản đài truyền hình Pháp trình chiếu một số phim tài liệu mà Bắc Kinh coi là bất lợi cho TC. Theo một nhân chứng xin được giấu tên, vào mùa xuân năm ấy, công an Trung Quốc đã đột nhập vào một xưởng phim của Pháp tại Bắc Kinh để lấy trộm một cuộn phim tài liệu vừa hoàn thành. Nhơn cuộc chống đối này của chánh quyền và truyền thông Pháp, một viên chức cao cấp của tòa đại sứ TC tại Paris nói thẳng với một viên chức trong giới truyền thông Pháp, nguyên văn rằng "các ông chỉ có quyền nói về Trung Quốc những gì chúng tôi cho phép các ông nói mà thôi". Và trong một báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ cũng nói  Bắc Kinh chi ra rất nhiều tiền để làm lung lạc quan điểm của dư luận quốc tế về Trung Quốc. Đừng tưởng việc làm và lời nói ngang ngược của TC không có kết quả. Không ít lúc, chánh quyền một số nước Tây Phương vì lý do làm ăn với TC, phải khấu đầu chấp nhận. Như trước áp lực của Bắc Kinh, giám đốc hội chợ sách quốc tế Frankfurt đã từ bỏ ý định mời hai nhà văn chống đối của Trung Quốc sang Đức tham dự hội chợ.
Trở lại đường lối, chánh sách, lực lượng của TC muốn kiểm soát Internet cả thế giới. Theo tin của báo Pháp Le Figaro, TC có khoảng 40 ngàn công an Internet, TC bám sát các công ty cung cấp dịch vụ cho các trang web và các diễn đàn trên mạng, TC kiểm duyệt và ra nhiều qui định và hình phạt để bắt người sử dụng phải tự kiểm duyệt khi sử dụng Internet.
Nhưng đó mới là mặt nổi thôi, mặt chìm trên không gian ảo tin học, TC còn dùng một số người những côn đồ để đánh phá như những côn đồ đánh đập những nhà đấu tranh dân chủ trong cuộc sống thực của xã hội Trung Quốc. Binh đoàn tin tặc côn đồ đó, TC gọi là những "Hacker yêu nước", đã thành lập từ cuối những năm 1990. Theo báo Le Figaro, TC có "khoảng từ 250 đến 300 ngàn những chuyên viên ưu tú. Kỹ thuật kiểm duyệt không gian cyber của Trung Quốc còn tinh vi đến nỗi chính quyền thường xuyên gài những "blogger giả" vào các trang blog, vào các diễn đàn trên mạng để "lái" các cuộc tranh luận theo đường lối "đúng đắn" [tức là lề phải do Đảng chỉ định] mà những người tham gia không hề biết đó là những người "ở ngoài" được gài vào.
Nhưng lúc nào các nước than phiền về tin tặc TC, thì CS Bắc Kinh chối bải bải. Còn khi bị phản ứng chánh thức thì TC lấy cái bang giao và giao thương ra để đe dọa hầu làm tịt ngòi phản đối chánh thức bằng ngoại giao. Thí dụ như khi TT Mỹ và NT Mỹ lên tiếng trong vụ Google thì Ngoại Trưởng của TC là Ong Mã Triệu Húc cảnh báo là Bắc Kinh kiên quyết chống lại những tuyên bố và hành động trái với các sự việc và có hại cho quan hệ Mỹ-Trung, và yêu cầu Mỹ chấm dứt sử dụng "cái gọi là vấn đề tự do ngôn luận trên internet để đưa ra những chỉ trích vô cớ đối với Trung Quốc".
Hai, CS Bắc Kinh là Anh Cả Đỏ của CS Hà nội, cái gì Anh Cả Đỏ làm thì đàn em bắt chước rập khuôn, mà có khi còn làm bạo hơn nữa. Như gần đây tin tặc VC phá liệt nhiều trang mạng của người Việt đụng chạm đến những vấn đề nhậy cảm như việc TC xâm chiếm đất, biển, đảo của VN và cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt. CS Hà nội vẩn dùng tin tặc côn đồ như TC. Nếu côn đồ đánh phá các nhà dân chủ bằng hành động đê hèn lấy đồ dơ liệng vào những nhà đấu tranh thì tin tặc côn đồ lấy hình dâm ô, tục tiểu dán lên trang mạng của các tổ chức đấu tranh gần đây. Nên những người Việt thường dùng Internet để đấu tranh phải hết sức đề cao cảnh giác. Về điều mà báo Pháp Le Figaro đã nói những tin tặc côn đồ mà nhà cầm quyền TC thường xuyên gài vào như diễn giả giả trên paltalk, những "blogger giả" vào các trang blog, vào các diễn đàn trên mạng để "lái" các cuộc tranh luận theo đường lối "đúng đắn" [của CS]. Chúng rất tinh vi, giảo hoạt đến đổi  những người tham gia không biết đó là những người "ở ngoài" được gài vào.  Nhứt là đối với những anh chị em trẻ ở hải ngoại thường dùng, dùng nhiều Internet mà ít kinh nghiệm CS.

VI ANH
 

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #226 - 30. Jan 2010 , 13:34
 

“...Các anh có hãnh diện không?”

Huy  Phương

Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” tuần trước trên Nhật Báo Người Việt, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, rằng “con gái Việt Nam đẹp lắm.” Khốn nạn thay câu nói này cũng đã phát ra từ cửa miệng một ông chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết trước đây. Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Câu hỏi này đáng cho chúng ta chảy nước mắt. Lẽ cố nhiên câu trả lời là trăm nghìn lần không! Nhưng có một bọn người hãnh diện với câu rao mời trên, đó là những cái mặt mo như Nguyễn Minh Triết. Mặt mo vì không biết đến nỗi đau xót của thân phận đàn bà, là chị, là em, là đồng bào ruột thịt của chúng ta, vì vô phúc, phải sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, “đem thân cho thiên hạ mua cười” từ xứ sở này đến quốc gia khác. Chúng tôi đánh giá nhân cách của một “con đĩ” hơn các ông chính khách của đảng Cộng Sản nhiều, vì họ còn biết liêm sỉ, còn biết thế nào là tủi nhục cho mình và cho đất nước hơn các ông.
Chuyện khổ đau của phụ nữ Việt Nam và cũng là điều ô nhục của cả dân tộc từ lâu nay đã được các cơ quan truyền thông hải ngoại kể cả trong nước thông tin đầy đủ, tuy vậy nhà cầm quyền Cộng Sản trong nước vẫn ngủ yên ù lì như những con gấu Mùa Ðông, không hề biết đến xót xa, khổ đau của đồng loại. Nói ra thì cũng chuyện thường tình, mà không nói ra, phải nuốt điều uất nghẹn vào lòng cũng là điều không chịu được.
Chỉ trong năm 2000, có khoảng nửa triệu phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán qua Trung Hoa, Macao, Ðại Hàn, Cao Miên, Thái Lan và nhiều nước khác. Năm 2003 phụ nữ Việt Nam bị đăng bán đấu giá trên Ebay Taiwan Website với giá bắt đầu là $5,400. Riêng trong năm 2005, theo bản tin của cơ quan UNICEF và Bộ Tư Pháp Việt Nam cho biết có 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán ra ngoại quốc (10% của tổng số nạn nhân khắp thế giới). Cũng trong năm này, nhiều thiếu nữ Việt Nam bị đem ra trưng bày như món hàng sale, ngồi trong những tủ kính để khách qua lại lựa chọn ở Trade Fair ở Singapore.
Chỉ tính riêng con số phụ nữ Việt lấy chồng Ðài Loan là bao nhiêu? Theo thống kê chính thức Hà Nội, tính đến cuối năm 2003, có hơn 65,000 phụ nữ Việt Nam được cấp giấp phép (!)nhập cảnh vào Ðài Loan để “làm dâu...”, nhưng theo đại diện của chính phủ Ðài Loan ở Sàigòn trong thời gian đó, thì “Hiện nay có khoảng 77,000 cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan. Dự tính trong khoảng hai năm nữa con số cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan sẽ lên tới khoảng 100,000 người”. Chỉ riêng tại Cần Thơ mỗi năm có khoảng 2,500 phụ nữ lấy chồng Ðài Loan, đó là con số thống kê từ năm 2000 đến 2004, được chính Hội Phụ Nữ Cần Thơ nêu ra. Con số ấy tính đến năm 2010 là bao nhiêu?
Ðàn ông ngoại quốc có thể bỏ tiền mua phụ nữ Việt Nam đem về nước làm người giúp việc không công kiêm nô lệ tình dục, hay cả hai. Tại các cơ sở môi giới, đàn bà đôi khi cầm bảng số đi trình diễn, hay cởi trần truồng cho người mua chọn lựa. Trên danh nghĩa là đi lấy chồng ngoại nhưng khi cô dâu đã theo chồng ra ngoại quốc, họ đã trở thành nô lệ bị giam giữ, không có quyền đi lại vì không có giấy tờ tùy thân, họ cũng có thể làm vợ cho cả gia đình hay bị mua đi bán lại như một món hàng để tiếp tục sa chân vào những ổ mãi dâm. Ðau đớn hơn là số trẻ em Việt Nam hiện nay đang ở trong các động điếm tại Phnom Penh, Kampuchea trong 15 ngàn gái mãi dâm, 52% là thiếu nữ và trẻ em Việt Nam.
Theo nguồn tin địa phương Prague, Tiệp Khắc được hãng thông tấn Việt Nam thuật lại chỉ trong vòng thời gian 15 tháng, các tổ chức mãi dâm đã đưa khoảng 50 cô gái Việt vào nước này. Các cô gái này phải trả từ $5,000 để được đưa lậu từ việt Nam sang với các hứa hẹn là giúp họ tìm được việc làm tại Ðông Âu. Họ có biết trước là sẽ bị đưa vào hang động của các tổ chức mãi dâm hay không, hay dù biết trước, thì đó cũng là lối thoát tốt đẹp nhất mà họ đã chọn.
Cảnh tượng hàng trăm cô gái xếp hàng cho bọn đàn ông Ðại Hàn, Ðài Loan đến xem mắt, lựa chọn đã là chuyện thường tình ở Saigon, đâu có gì mới lạ, không gây khó chịu hay làm ai động lòng xúc cảm. Cả một hệ thống làm tiền trên thân xác còm cõi của những cô gái đáng thương này, từ ma cô, công an, cảnh sát, nhân viên phường khóm cho đến các tổ chức làm giấy tờ xuất cảnh, khám bệnh, chích ngừa... Ðây là một dịch vụ béo bở lâu nay được thả nổi, không được chính phủ kiểm soát hoặc được địa phương làm ngơ để chia chác, thủ lợi, nên Việt Nam loan báo, lần đầu tiên sẽ thành lập một công ty “tư vấn hôn nhân quốc tế” tại Saigon nhằm “bảo vệ quyền lợi của phụ nữ”, nghĩa là nhà nước sẽ điều hành chính thức việc bán phụ nữ ra nước ngoài ở đợ hay làm đĩ.
Tại Việt Nam, nạn mãi dâm bị coi là bất hợp pháp nhưng trên thực tế, tình trạng gái chơi, gái gọi dưới nhiều hình thức, công khai hay giấu kín đã lan tràn, phổ biến. Từ các thành phố lớn cho đến những vùng nông thôn, rừng núi, bãi biển xa xôi ở đâu cũng có nạn mãi dâm. Cuối năm 2002, chính phủ Việt Nam nói là Việt Nam có 14 ngàn gái mại dâm, nhưng con số do giới truyền thông ước tính lại là 37 ngàn người. Con số này, chính quyền lấy ở đâu, phải chăng là trên những con số do địa phương báo cáo lấy lệ hay con số đã đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”? Trong đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, đâu là không có đĩ điếm, đâu là không có các dịch vụ “ôm”. Phụ nữ Việt Nam hẳn là món hàng rẻ nhất thế giới? Con gái Việt Nam đẹp lắm! Nhưng con gái Việt Nam cũng rẻ lắm -“Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Con gái Việt Nam quả tình là đẹp, chẳng đẹp sao dám đem phô bày dưới nhãn hiệu “Duyên Dáng Việt Nam” đi trình diễn khắp nơi, không đẹp sao dám tổ chức hoa hậu toàn cầu, hoa hậu quốc gia, hoa hậu Biển, hoa hậu Núi mà người bỏ cả vài nghìn đô la để mua vé vào xem? Con gái Việt Nam đẹp lắm, không đẹp sao đàn ông tứ xứ đểu đổ xô đến Việt Nam để mua dâm hay đem về làm vợ?
Sao số phận đàn bà con gái Việt Nam lại ra nông nỗi này? Tại sao đến nay lại có hiện tượng cả một phong trào con gái Việt Nam coi rẻ nhân phẩm mình, đổ xô chạy theo đồng tiền, ra đi lấy chồng xứ lạ hay tự nguyện bán thân ngay ở trong nước. Ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, sinh viên đại học đều có thể là gái bao, gái gọi. Vì sao trước khi Cộng Sản vào miền Nam con gái lấy Mỹ, lấy Phi, lấy Tây... đều bị xã hội lên án và coi rẻ. Còn bây giờ con gái lấy Ðài Loan, Ðại Hàn đều hãnh diện, tự hào. Người ta nêu ra những nguyên nhân kinh tế: gia đình khó khăn (78.94%), thất nghiệp (65.5%), cần tiền để giải quyết những nhu cầu trước mắt (62.56%), và do tâm lý hãnh diện được lấy chồng ngoại quốc (47.1%).
Tôi mạn phép xin nhắc lại, lời một đứa bé Việt Nam ăn xin ca cẩm, mà tôi đã viết trên trang này: “Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5,000 đồng, con cầu nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Ðài Loan! Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5,000 đồng, con...”
Chỉ có một xã hội nền đạo đức suy đồi mới xẩy ra những thảm họa như thế.
- “Con gái Việt Nam đẹp lắm! Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Qua cuộc đời bất hạnh, khốn nạn của những người con gái Việt Nam sinh lầm trong chế độ, phải bán thân đi mười phương, câu hỏi này đáng ném vào mặt bọn lãnh tụ hôm nay. Câu hỏi khiến cho những người còn chút liêm sỉ phải đau lòng, nhưng bọn chúng thì không?
Tôi xin lập lại: “Chúng tôi đánh giá nhân cách của một ‘con đĩ’ hơn các ông chính khách của đảng Cộng Sản nhiều, vì họ còn biết liêm sỉ, còn biết thế nào là tủi nhục cho mình và cho đất nước hơn các ông”.

Huy Phương

 





Back to top
« Last Edit: 01. Feb 2010 , 09:57 by admin »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #227 - 02. Feb 2010 , 15:16
 
Đổi trắng thay đen


Nguyễn  đạt Thịnh



“Chúng cháu bị thầy Xương đe dọa sẽ hạ thấp kết quả học tập ép chúng cháu quan hệ tình dục với thầy”, cô nữ sinh Nguyễn thị Thanh Thúy viết trong lá thư gửi cho luật sư Trần Ðình Triển, người được chỉ định để bênh vực cô. Trong thư cô liệt kê một danh sách chi tiết về những người bạn của thầy Sầm Ðức Xương mà cô và các bạn cô phải “quan hệ tình dục.”
Nói cách khác thầy giáo Xương không những lạm dụng quyền chấm điểm, mà còn đem quyền này ra làm áp lực bắt cô Thanh Thúy ăn nằm với thầy; không chỉ riêng cô nữ sinh Thanh Thúy, thầy còn ép cô nữ sinh Nguyễn thị Hằng, và 15 nữ sinh khác thất thân với thầy. Hành động biến nữ sinh thành đối tượng giúp thầy thoả mãn thú tính làm thầy trở thành một con yêu râu xanh tác oai tác quái trong lớp học.
Chưa hết, thầy còn khoe việc thầy làm với bè bạn như khoe một chiến tích vinh quang, và giúp họ được hưởng thú nhục dục mà thầy đã hưởng bên những cô nữ sinh nạn nhân. Hành động chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao khiến thầy Xương trở thành một thứ ma cô nguy hiểm hơn những ma cô chuyên nghiệp, vì thầy dùng quyền lực ép nữ sinh học với thầy “đi khách”.
Chuyện ngược đời là cha mẹ học sinh gửi con đến trường để chúng học điều hay, lẽ phải, văn chương, khoa học, chứ không phải để “vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay”. Nếu việc làm của thầy Xương xẩy ra ở một nước văn minh thì không những thầy ngồi gỡ lịch trọn đời trong khám đường, mà “nhà nước” trả lương cho thầy cũng sẽ trách nhiệm bồi thường cho cô Thúy, cô Hằng, và 15 bạn học của cô những số tiền lớn lao, mặc dù tiền không bù đắp được những cái ngàn vàng của các cô mà thầy Xương cướp mất.
Ngược đời thêm nữa là cả hai cô cùng bị truy tố về tội mãi dâm, và cả hai cùng viết những lá thư cho luật sư bênh vực họ, mà họ gọi là “những lá đơn kêu cứu, viết bằng máu và nước mắt.”
Cô Thanh Thúy ghi trong thư gửi luật sư, là cô viết vào lúc 10 giờ sáng ngày 20 tháng Giêng tại trại giam, sau khi phiên tòa phúc thẩm bị hoãn. Trong lá thư máu cô viết, ““Đây là lá đơn kêu cứu cháu viết bằng máu và nước mắt, kính mong các cô chú cứu cháu. Đã 4 tháng 16 ngày nay, cháu bị giam giữ toàn với người lớn là người dân tộc không biết tiếng Kinh (như mù, như điếc). Trong 2 tháng qua, cháu không được gặp người thân và không nhận quà, rất khó khăn và khổ sở khi tới ngày vệ sinh phụ nữ. Tội là tội của người lớn mà bọn cháu là nạn nhân sao lại giam cầm cháu. Do đó cháu xin các cô chú cứu cháu với.”.
Lá đơn kêu cứu của bị cáo Nguyễn Thị Hằng gửi luật sư Nguyễn Văn Tú cũng có nội dung tương tự. Tờ VietnamNet viết, “Ngoài việc cung cấp tên tuổi những người mà Hằng đã quan hệ tình dục, bị cáo Hằng còn cho biết thêm: ‘cháu có khai toàn bộ tên tuổi những người ngoài Sầm Đức Xương mà các cháu phải quan hệ tình dục, nhưng hiện nay trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện lời khai của cháu".

Ra tòa cô Hằng mới biết là tên tuổi những quan chức nhà nước hưởng thụ thân xác học trò của cô đã được các quan chức nhà nước khác xóa bỏ. Do đó không hề có việc cô bị thầy giáo Xường và những người bạn của thầy hiếp dâm mà cô chỉ là một cô gái mãi dâm tiếp khách.
Cái trò đổi trắng thay đen của pháp luật Việt Cộng quả là khiếp đảm; luật sư Nguyễn Văn Tú, biện hộ cô Hằng, nhũn nhặn nói: “các luật sư chúng tôi chỉ mong muốn cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang làm minh bạch, công khai và đúng pháp luật để đảm bảo đúng người, đúng tội!”.
Ông Tú cũng như ông Triển không đòi hỏi thực hiện công lý, không biện hộ cho người vô tội mà chỉ “mong muốn”, chỉ “xin” quý tòa xử công khai và công bằng để bảo đảm một nguyên tắc của nhà nước là truy tố “đúng người, đúng tội.”
Hai “bị can” Thúy và Hằng đã cung cấp tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, chức vụ công tác của những người đã quan hệ tình dục với các cháu vị thành niên. Trong số đó, nhiều người là quan chức, công chức nhà nước của tỉnh Hà Giang, nhiều người là chủ doanh nghiệp… Những người này được Sầm Đức Xương “môi giới” đưa các cháu vị thành niên tới để họ thực hiện quan hệ tình dục, và trả tiền cho Sầm Đức Xương.
Danh sách thứ nhì ghi nhận tên của 15 cháu gái trong độ tuổi từ 13 đến 17 tuổi bị ép “ăn ngủ” cũng trong trạng huống giống 2 bị can: bị cưỡng ép, dụ dỗ, khống chế, đe dọa… buộc phải quan hệ tình dục hoặc lôi kéo người khác phục vụ tình dục cho “nhóm bạn của thầy Xương”.
Bà Nguyễn Thị Toán, vợ bị cáo Sầm Đức Xương cho biết, trong lúc cơ quan điều tra vụ chồng bà ăn nằm với nữ sinh, bà được nhiều người tự xưng là cán bộ của tòa án, viện Kiểm Sát, công an gọi điện hoặc đến gặp bà Toán và “tư vấn” cho bà mang tiền đi “khắc phục hậu quả” (bồi thường cho nạn nhân bằng tiền mặt) để từ đó có tình tiết giảm án cho Sầm Đức Xương.

Ðiều trái cẳng ngỗng trong tòa án Việt Cộng là chỗ ngồi của hai cô Thúy và Hằng: họ không có lý do gì để phải ngồi ghế bị cáo; cũng như 4 chiến sĩ dân chủ Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung,Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, họ cũng bị đặt ngồi sai chỗ.
Ðiều tréo cẳng ngỗng đó càng tròng tréo hơn với thái độ nhận tội của 2 ông Ðịnh và Trung; liệu hai cô nữ sinh Thúy và Hằng, hai nạn nhân bị quan chức nhà nước bề hội đồng có phải nhận tội mãi dâm không?

Tòa án Việt Cộng man rợ đến như vậy mà dân biểu luật sư Cao Quang Ánh vẫn ca tụng chế độ đổi trắng thay đen là tự do!
Nguyễn Ðạt Thịnh
Back to top
« Last Edit: 02. Feb 2010 , 15:18 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #228 - 04. Feb 2010 , 14:23
 
Tôi là  ai?



 
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose , hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam , để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam .

Lại có những lần ở Việt Nam , tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam , gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng. (tmt)

Kim Thu tùy bút

Trích từ Adelaide Tuần Báo

Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2010 , 14:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #229 - 05. Feb 2010 , 12:23
 
Tin tặc và Tàn tặc


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107461&z=7

Ngô Nhân Dụng

Khi loài người tụ họp lại sống chung thành quốc gia thì có những người làm việc cai trị, gọi là chính quyền. Trong từ “chính quyền,” chữ “chính” để nói đến công việc cai trị, không có ý khen hay chê; cũng giống như khi ta nói “guồng máy hành chính” không nhất thiết đó là một guồng máy đứng đắn. Chữ “chính” này phân biệt với chữ “chính” khác có nghĩa là ngay, thẳng, như khi nói chính đáng, chính trực, công chính, vân vân. (Nếu chúng ta vẫn viết bằng chữ Nôm thay vì dùng mẫu tự ABC như hiện nay thì ai cũng biết hai chữ cùng đọc là Chính nhưng viết khác nhau, không thể hiểu lầm được).

Khi trong xã hội có một chính quyền làm công việc cai trị, thì dù nó tốt hay xấu, mọi người cũng trông đợi chính quyền đó phải theo một số quy tắc hành sử tối thiểu để trông có tư cách, cho người ngoài kính nể. Một chính quyền có thể đánh thuế cao, bắt dân làm siu dịch nặng nề, nó có thể tham nhũng hoặc thanh liêm, nó nhân đạo hoặc dùng hình luật tàn ác, có thể dũng cảm bảo vệ danh dự quốc gia, hoặc run sợ trước ngoại bang. Nhưng có những điều mà ai cũng nghĩ là một chính quyền một nước thường không bao giờ làm, để không làm nhục quốc gia. Thí dụ,
nhà cầm quyền thì không đi ăn trộm, ăn cắp của dân.
Ðã nắm độc quyền dùng bạo lực chính thức qua guồng máy công an, quân đội, thì một chính quyền không cần làm những việc thuộc lãnh vực dành riêng cho giới anh chị, côn đồ, du đãng.
Một chính quyền cũng không cần thuê mướn côn đồ du đãng làm việc thay cho guồng máy nhà nước
. Làm những việc trộm cắp, côn đồ du đãng như thế là đi ngược với đạo lý, phá hoại nền tảng nhân nghĩa của xã hội.

Tin tặc là một hành động trộm cắp.
Các chính quyền Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang bị tố cáo là họ đóng vai “tin tặc,” nghĩa là cho người lẻn vào các mạng lưới điện tử để phá hoại cho nó tê liệt hoặc ăn trộm những thông tin người ta trao đổi với nhau trong đó.
Ở bên Tàu, công ty Googgle đã công khai tố cáo bọn tin tặc (chữ Tin ở đây có ý nói đến ngành “tin học” chứ cũng không có nghĩa là tin tưởng hay niềm tin). Chính phủ Bắc Kinh không biết làm sao rửa được mặt khi một công ty quốc tế lớn dọa bỏ thị trường Trung Hoa chỉ vì các hồ sơ tin học trong mạng của họ bị ăn cắp. Công ty này nói thẳng rằng những thông tin bị trộm đều dính tới các nhà tranh đấu cho quyền làm người, cho quyền tự do dân chủ của người Trung Hoa. Không nói, ai cũng biết thủ phạm các vụ ăn trộm này phải là do chính quyền độc tài đảng trị ở Bắc Kinh sai khiến. Cơ Quan Tình Báo Anh MI 5 đã thông báo nhiều đại công ty nước họ làm ăn ở Trung Hoa lục địa là các công ty này đã bị tin tặc lẻn vào ăn trộm tài liệu riêng. Chính quyền có thể nào làm những việc mờ ám như thế hay không?

Ngày xưa có những vị hoàng đế Trung Hoa đi làm việc lén lút, giả dạng thường dân lẻn ra ngoài cấm thành tìm chỗ trăng hoa giải trí, nhưng họ không đi ăn trộm ăn cắp. Bây giờ, những người nối nghiệp họ đang dùng guồng máy nhà nước đóng vai trộm cắp. Nghĩ thấu đáo thì trước cảnh đó mọi người Trung Hoa phải thấy xấu hổ. Một chính quyền không dám ra lệnh cấm người ta dùng Internet, cũng không dám công khai kiểm duyệt các mạng lưới, mà phải lén lút đi ăn trộm, như vậy gọi là thứ chính quyền gì?

Ở Việt Nam cũng vậy.
Mạng lưới bô xít của nhóm học giả Nguyễn Huệ Chi đã bị tin tặc phá hoại mấy tháng trời liên tiếp, vì hàng chục ngàn người Việt Nam đã vào đó bầy tỏ nỗi bất bình đối với chính sách cai trị của đảng Cộng Sản.
Không dám cấm, bèn phá. Bọn tin tặc phá, những người dân chủ trương mạng lưới lại dùng kỹ thuật chống đỡ để phục hồi sinh hoạt. Ðược nửa ngày, các tay phá hoại lại tấn công lần nữa, người dân lại tự cứu chữa; cứ giằng qua, kéo lại, không khác trò trẻ con. Cũng vậy, mạng lưới Xcafe được hàng chục ngàn người Việt ra vào trao đổi ý kiến, đúng ngày tòa án Cộng Sản đem 4 người đòi dân chủ ra xử, bọn côn đồ bất ngờ tấn công làm cho cả mạng lưới bị tê liệt. Một chính quyền tự trọng không ai làm những việc phá phách lén lút như thế.

Phải gọi các anh chị em làm công việc tấn công các mạng lưới này là “côn đồ,” vì hành động chuyên nghiệp đánh phá những người lương thiện thường được diễn tả bằng hai chữ đó.
Nguyên nghĩa chữ “côn” chỉ có nghĩa là cây gậy dùng để đánh người ta. Côn đồ là bọn người chuyên đánh lộn, tệ nhất trong đó là những người “đâm thuê chém mướn.” Nhiều người làm nghề côn đồ để sống, họ đi đánh người mà không cần phải thù ghét hay oán giận các nạn nhân. Nếu có ai thuê là họ làm. Bây giờ có những anh chị em làm công việc côn đồ trong phòng lạnh, ngồi trước những cái máy vi tính; giống như bất cứ một chuyên gia kỹ thuật nào khác đang làm việc ở bưu điện hay ngân hàng. Có những anh chị em được trả lương thấp hơn vì không chuyên môn, chỉ được thuê đi biểu tình chống các giáo dân không cho họ dựng Thánh Giá trên đất của nhà thờ ở Ðồng Chiêm; hoặc biểu tình trước cửa chùa Phước Huệ đòi xua đuổi các ni, sư đi nơi khác. Biểu tình mỗi ngày lãnh 200,000 đồng, làm việc một tuần lễ là có một số vốn đem về nuôi chồng, nuôi con, nhiều người coi đó là một nghề bình thường. Có những vị thuộc đẳng cấp thấp hơn nữa, được thuê mướn đến chửi rủa và đổ chất nhơ bẩn trước cửa những người lên tiếng đòi dân chủ.
Những hành động này gọi chung là côn đồ vì nó giống như nghề đâm thuê chém mướn xưa kia. Và chúng ta cũng phải tự hỏi, một chính quyền chuyên sử dụng các kỹ thuật gia côn đồ tin học, côn đồ biểu tình, côn đồ chửi bới để đánh, phá người dân theo lối ném đá giấu tay như vậy, là thứ chính quyền gì?
Mạnh Tử có một tên gọi, là Tàn Tặc. Tặc là kẻ phá hoại điều Nhân, Tàn là người phá hoại đạo Nghĩa.
Chúng ta đều biết Mạnh Tử đã xác định “Dân vi quý, quân vi khinh,” khinh nghĩa là coi nhẹ hơn. Nhưng nhiều ý kiến của Mạnh Tử có thể được coi là “cách mạng” so với thời đại của ông, khi mà mọi người trong nước Trung Hoa vẫn quen công nhận quyền hành của các ông vua là tuyệt đối. Mạnh Tử thuật lúc gặp Lương Tương Vương, ông vua hỏi: “Khi nào thiên hạ định” (Thiên hạ ô hồ định?) Tôi (Mạnh Tử) đáp rằng, “Khi chỉ có một người nắm quyền thì định” (Ðịnh vu nhất). “Ai có khả năng gom vào một chính quyền?” (Thục năng nhất chi?) Trả lời: “Ai không thích giết người có thể thống nhất thiên hạ” (Bất thị sát nhân giả, năng nhất chi). Ông vua lại hỏi, “Ai ban quyền (thống nhất) cho người đó?” (Thục năng dữ chi?) Trả lời: “Tất cả thiên hạ không ai không có cái quyền ban cho này.” (Thiên hạ mạc bất dữ dã).
Qua đoạn văn trên (Lương Huệ Vương, thượng, chương 6) chúng ta không những biết Mạnh Tử quan niệm chính quyền là do sự ủy nhiệm của mọi người dân (thiên hạ); mà còn thấy thầy Mạnh coi tất cả mọi người dân bình đẳng trong việc ủy quyền này (Thiên hạ mạc bất dữ dã). Suốt hai ngàn năm qua các vua chúa Trung Hoa và Việt Nam đã bỏ qua những ý kiến tiến bộ đó, cho tới bây giờ hầu như vẫn vậy.
Ý kiến táo bạo nhất của Mạnh Tử là ông xác định quyền của người dân được lật đổ chính quyền. Vào thời chiến quốc Trung Hoa chưa biết tục lệ bầu cử. Vậy làm cách nào thay đổi chính quyền? Mạnh Tử nói thẳng là người dân có quyền giết vua. Trong Lương Huệ Vương, hạ, chương 8, Vua Tề Tuyên Vương hỏi chuyện Thành Thang đánh vua Kiệt, Vũ đuổi vua Trụ; Mạnh Tử đáp, “Sử chép đúng thế.” Tuyên Vương lại hỏi, “Như vậy thì bầy tôi có thể thí vua sao?” (Thần thí kỳ quân khả hồ?) Mạnh Tử trả lời,
“Kẻ làm hại điều nhân, gọi là Tặc; làm hại điều nghĩa, gọi là Tàn. Kẻ Tàn và Tặc, chỉ gọi là một thằng người mà thôi. Tôi nghe chuyện chém đầu một người tên Trụ chứ không nghe chuyện thí vua.”
(Tặc nhân giả, vị chi Tặc, tặc nghĩa giả, vị chi Tàn; Tàn, Tặc chi nhân, vị chi nhất phu. Văn trù nhất phu Trụ hĩ, vị văn thí quân dã.)
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #230 - 16. Feb 2010 , 20:11
 
Con đường đối kháng cực kỳ cam go
_Nguyễn Đan Quế       

Lời giới thiệu: Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ông Nelson Mandela ra khỏi nhà tù tại Nam Phi 11 tháng Hai, 1990, ban chủ biên trang bình luận (Op-Ed) của báo The New York Times đã mời bảy cựu tù nhân chính trị trên thế giới viết lại cảm nghĩ của mình trước tin ông Mandela ra khỏi tù. Bảy người được mời là: Jack Mapanje, Malawi; Wei Jingsheng (Ngụy Kinh Sinh) Trung Quốc; Nguyễn Đan Quế, Việt Nam;
Fadjroel Rachman, Indonesia; Ko Bo Kyi, Miến Điện; Souleymane Guengueng, Chad và; Wang Dan(Vương Đán), Trung Quốc. Sau đây là bản dịch bài của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, mang tựa “Nelson Mandela’s Captive Audience: Path of Most Resistance” do Đinh Từ Thức chuyển ngữ.

Lần đầu tiên được biết tới thảm kịch chính trị bao quanh Nelson Mandela là vào thập niên 1970, khi tôi đang nghiên cứu về bệnh tiểu đường tại nước Anh. Lúc ấy, tôi không bao giờ có thể tiên đoán là có một ngày, chính tôi, cũng bị cầm tù bởi một chế độ đàn áp vì vận động thăng tiến nhân quyền và dân chủ.

Vào thời gian ông được ra khỏi nhà tù nhiều năm sau đó, tôi đã trải qua 10 năm tại nhiều nhà tù và trại khổ sai ở Việt Nam, và đang trong thời kỳ bị quản thúc tại gia. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không đem tôi ra tòa xét xử.

Trong khi theo dõi đài BBC bằng giây nghe nhét vào tai từ một máy thu thanh nhỏ, nguồn tin thả ông Mandela đã bừng sáng trong trí tôi như một tia chớp. Sự kết thúc 27 năm tù của ông đã thành tựu nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của áp lực quốc tế trên chính quyền ở Pretoria. Tôi nghĩ: Hoan hô, đây là một thắng lợi của nhân phẩm và hy vọng trên tuyệt vọng và thù ghét, của kỷ luật và tình thương trên khủng bố và tội ác.

Như Hiến chương Tự do ông Mandela giúp thảo vào năm 1955 đã tuyên bố: Không chính quyền nào có thể chính đáng cầm quyền nếu không dựa trên ý chí của nhân dân. Một chính quyền thành lập trên bất công và bất bình đẳng cướp giật quyền hành của dân; một đất nước không bao giờ có thể phồn thịnh cho đến khi người dân được đồng đều hưởng thụ các quyền lợi và cơ hội; người dân phải được tham gia vào việc cai trị và phải được chia sẻ sự thịnh vượng của đất nước.

Cuộc tranh đấu của ông Mandela đối với tôi – cũng như đối với các nhà vận động trên toàn thế giới – là một gương sáng sinh động của sự can đảm cần phải có để chiến đấu cho tự do.

Ba tháng sau khi ông Mandela được tha, vào ngày 11 tháng 5, 1990, tôi công bố bản tuyên ngôn của phong trào bất bạo động (Cao trào Nhân bản) để kết hợp sự ủng hộ cho những nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam, cho một chế độ đa đảng và những cuộc bầu cử tự do, công bằng. Một tháng sau, tôi bị bắt lại, và bị xử 20 năm tù khổ sai. Trong tù cũng như hiện nay, ông Mandela đã hướng dẫn những bước đi của tôi trên con đường mà ông đã từng gọi là “con đường dài đến tự do”.

Nguyễn Đan Quế là một bác sĩ ở Việt Nam, người đã bị cầm tù ba lần.

-------------------

Sau đây là nguyên văn bài báo trên New York Times:

Op-Ed Contributor
Nelson Mandela’s Captive Audience: Path of Most Resistance

By NGUYEN DAN QUE

Published: February 6, 2010

It was back in the 1970s, when I was doing diabetes research in Britain, that I first learned of the political drama surrounding Nelson Mandela. At the time I never would have predicted that one day I, too, would be imprisoned by a repressive regime for advocating human rights and democracy.

By the time of his release from prison many years later, I had already spent 10 years in many labor camps and prisons in Vietnam, and was under house arrest. The Vietnamese communist government had never held a trial.

As I listened to the BBC on a small portable radio with earphones, the word of Mr. Mandela’s release illuminated my mind like a lightning flash. The end to his 27 years in prison had come as a result of concerted international pressure on the government in Pretoria. Bravo, I thought, for the victory of dignity and hope over despair and hatred, of self-discipline and love over persecution and evil.

No government can justly claim authority unless it is based on the will of the people, the Freedom Charter that Mr. Mandela helped draft in 1955 had declared. A government founded on injustice and inequality robs people of their rights; a country can never be prosperous until people enjoy equal rights and opportunities; the people must govern; the people must share in the country’s wealth.

Mr. Mandela’s struggle was to me — as it is to activists throughout the world — a shining, vivid example of the courage it takes to fight for liberty.

Three months after Mr. Mandela’s release, on May 11, 1990, I issued a manifesto for a nonviolent movement to rally support for the basic rights of the Vietnamese people, a multiparty system and free and fair elections. One month later, I was arrested again and sentenced to 20 years of hard labor. In prison, and still today, Mr. Mandela has guided my steps on what he has called “the long walk to freedom.”

Nguyen Dan Que is a doctor in Vietnam who has been imprisoned three times.

http://www.nytimes.com/2010/02/07/opinion/07que.html?scp=1&sq=Nguyen%20Dan%20&st...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #231 - 24. Feb 2010 , 06:03
 

Mời đọc bài của 1 thiếu nữ trẻ đã rời Việt Nam để sống ở Âu-châu, tuy cô mới có 17 tuổi nhưng viết nhận định rất chính chắn và vững chắc, nước Việt Nam trong tương lai sẽ khá khi có những giới trẻ như cô này.



TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN


Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên 1 sự thay đổi về quan điểm của người đọc, không hy vọng lớp trẻ VN đang sống tại VN có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội VN, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc 2 quan điểm.
    Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.

    Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.
    Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN.
    Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước.
    Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
    Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm.
    Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào. Tôi đã nghĩ…
    Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh.  Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài.
Tôi chỉ nhìn vào những gì đang diễn ra. Và nói về những gì đang diễn ra.
Tôi đã được học về sự ưu việt và tốt đẹp của chế độ cộng sản, về những lý tưởng cao cả của người cộng sản cùng với chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe giáo viên phân tích về sự rệu rã của chế độ tư bản đang giãy chết bên bờ vực thẳm, bên ngoài giàu có đẹp đẽ nhưng bên trong đang chết dần chết mòn.
Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới  chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ? 
Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ?   Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 34 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?

    Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.
Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra xã hội VN không hề đi theo chủ nghĩa ấy. Theo chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. ****
Xã hội VN hay TQ có thể tiếp tục tồn tại vì họ từ lâu đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội ban đầu - cái xã hội lý tưởng không giai cấp, và đi theo nền kinh tế tư bản. Rất nhiều người đã nói với tôi về công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và đất nước ta đang đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thế nhưng họ đã bênh vực mù quáng mà không nhìn lại 1 chút để nhận ra sự tương phản 180 độ giữa mô hình chủ nghĩa xã hội và những gì nhà nước đang thực hiện. Kêu gọi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khuyến khích mọi người làm giàu, ấy là tư bản. Đó là lý do TQ, VN có thể tồn tại.
Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.

    Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN.  Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ.  Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước.  Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi.  Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.”  Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”
Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi.  Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường.  Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ.  1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.
    Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ.  Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.
    Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1 nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò.
Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu  “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.”  Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực.  Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này.  Ta tin để tiếp tục sống.  Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật.  Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin.  Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.
    Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí.  Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng.  Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.

    Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh.  Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành.  Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại.  Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, nhà nước TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm.  Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước.  Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN).  Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN.
Nhà nước VN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị.  Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.

    Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau.  Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng. 
Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ.  Trong giờ học, khi các học sinh  lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến.  Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.”  Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nước.  Họ không cho phép người dân được quan tâm.

    Tôi đã sống trong lòng chế độ này.  Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu.  Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh.  Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.
    Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ.  Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già… đều được nhà nước cấp tiền nuôi.  Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con.  Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần.  Tôi đã từng cười việc họ thổi phồng, viết báo và phỏng vấn con gái 1 người đàn ông bị tù 3 ngày trong Thế chiến thứ 2, nhưng rút cuộc nó chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: họ tôn trọng dân họ, từng cá nhân trong đất nước họ, và số lượng người chết quá ít.
    Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái.
Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ.
Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học.   v.v…
    Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công công trình. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Vướng vào cột điện và ngắt điện quá trễ… Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.
    Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ?  1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ?  1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ?  1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ?  1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ?  1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ? 
    1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ?  1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước?
    (Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).
    Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 34 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên TG? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về. 
Đó không phải là không yêu nước.
    Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về.  Tôi không về được và cũng không muốn về.  Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ? 
    Ông thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình…
    Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái @.

    Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ?  Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ?  Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?  Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?
Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng.  Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu.  Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ.  Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).

                -   Vì tự do.   -   Vì quyền sống.   -   Vì tương lai.    -

    Họ đã đứng lên. Nổi dậy.  Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ với quan niệm đánh đồng yêu quê hương Tổ quốc và yêu nhà nước và suy nghĩ an ủi xã hội đang dần dần phát triển ?  (Ồ vâng, xã hội đang tiến bộ, đứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có).  Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ?  Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Lama chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược  (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?)  với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ?  (Đài Loan, Singapore… có phải nước nhỏ không ?  Tại sao những nước này không sợ TQ ?)
    Nhà nước này và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ?
Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ?
    Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?

    Tôi buộc phải tin.  Tôi muốn tin.  Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi.
Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau.  Tôi so sánh.  Tôi phân tích.  Tôi đặt câu hỏi.  Tôi nhìn vào thực tế.
Tôi xem xét vấn đề.  Tôi kết luận.

1 tờ brochure giới thiệu về buổi triển lãm tội ác cộng sản tại Tiệp Khắc.
“Museum of communism Dream Reality Nightmare.”

    Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ?  Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn nhà nước không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng ban lãnh đạo đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ?

Joyce Anne Nguyen
( Nguyễn Đắc Hải Di )


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #232 - 24. Feb 2010 , 06:08
 
Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài



Nguyễn Xuân Nghĩa

Hãy nhìn đôi chân bậc hiền giả...


Khi hội kiến với đức Ðạt Lai Lạt Ma tại tòa Bạch Cung, Tổng Thống Barack Obama đã tặng vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng bản sao của lá thư mà một vị tiền nhiệm xa xưa là Franklin Roosevelt đã gửi vào tháng 12, năm 1942. Nguyên bản thì bị hủy trong những biến động lịch sử tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng năm 1959. Bây giờ, đức Ðạt Lai Lạt Ma mới thấy lại lá thư gần như của tiền kiếp, khi đó được hai sứ giả đưa tới với tặng vật là một chiếc đồng hồ Rolex...

Biết đâu chừng, nhờ đó mà đức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ suy ngẫm lại về quan hệ của Tây Tạng với Hoa Kỳ trong 68 năm qua, từ khi ngài mới là đứa trẻ lên bảy. Nói vậy là sai! Có lẽ ngài là người suy ngẫm về chuyện ấy mỗi ngày. Chúng ta sẽ hiểu tại sao...

Sau Thế Chiến I, Hoa Kỳ trở thành cường quốc thế giới nhưng còn mù mờ về Á Châu. Cho tới khi Trân Châu Cảng Pearl Harbor bị Phát Xít Nhật tấn công vào ngày 7 tháng 12, năm 1941. Ngay hôm sau, Tổng Thống Roosevelt quyết định khai chiến với Nhật. Ba ngày sau, Ðức Quốc Xã cùng Phát Xít Ý nhảy vào cuộc. Khi ấy, người Mỹ mới lật đật đi học về dịa dư Á Châu và các chiến lược gia mới đi vẽ bản đồ, lúc ban đầu còn tập trung vào khu vực Ðông Á.

Tới khi Nhật Bản tiến vào Miến Ðiện và có thể cắt đường liên lạc từ Nam Á vào Hoa Lục thì việc tiếp vận cho Trung Quốc từ Ấn Ðộ mới được đặt ra.

Hoa Kỳ khi ấy mới để ý đến một xứ hiểm trở xa lạ, vùng trái độn giữa ba cường quốc là Trung Quốc, Ấn Ðộ và Nga Xô bát ngát bằng cả Tây Âu. Nghe nói xứ Tây Tạng huyền bí đó theo đạo Phật dưới sự lãnh đạo của một cậu bé sáu bảy tuổi mà người dân gọi là Phật vương, Phật sống hay Hoạt Phật gì đó. Còn bản đồ xứ này thì là một vùng trắng toát, chẳng vì bị tuyết phủ trên rặng Hy Mã Lạp Sơn mà vì người Mỹ chưa biết vẽ viết gì lên trên. Các bản đồ sơ sài mà họ có là do đế quốc Anh để lại sau khi đòi chinh phục xứ này vào năm 1904.

Với các nhà chiến lược gia Hoa Kỳ, hình như xứ Tây Tạng đó ít muốn tiếp xúc với bên ngoài và yên phận làm chư hầu của Trung Quốc.

Nếu từ Ấn Ðộ qua Tây Tạng mà tiếp vận cho Trung Quốc để chặn đà bành trướng của Nhật, thì giải pháp tiện lợi tất nhiên là hỏi thẳng chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, vừa chống Phát Xít Nhật, vừa tấn công quân cộng sản của Mao Trạch Ðông. May sao, chính quyền này lại cho biết là họ kiểm soát được Tây Tạng. Cán bộ của họ có thể hướng dẫn một phái đoàn Hoa Kỳ vào thủ đô Lhasa gặp triều đình Tây Tạng.

Mỹ cứ nói chuyện với “người lớn” như vậy là xong!

Y như Ðế Quốc Anh trước đó, Hoa Kỳ đã lầm to. Dân Tây Tạng có tinh thần độc lập rất cao, họ không chịu là chư hầu Trung Quốc và xứ này đã tuyên bố độc lập từ khi nhà Mãn Thanh sụp đổ sau Cách Mạng Tân Hợi năm 1911. Còn cán bộ của Tưởng Giới Thạch có vài mống lèo tèo, thì đã bị gạt ra ngoài Lhasa từ lâu rồi. Và lập trường của nội các Tây Tạng, gọi là Kashag, là sẽ đón tiếp phái bộ Mỹ, qua sự thu xếp của người Tây Tạng chứ không qua cán bộ của họ Tưởng!

Tổng Thống Roosevelt bèn yêu cầu trưởng ngành tình báo Office of Strategic Services (tiền thân của CIA) là Chuẩn Tướng William Donovan - hỗn danh là “Wild Bill” - lập đường dây tiếp xúc. Dự án tình báo đó của Tướng Donovan mang mật hiệu FE-2, được Roosevelt chấp thuận vào tháng 5, năm 1942. Ðến tháng 12, phái bộ do Tướng Donovan gửi đi đã vào tới Lhasa. Họ đem theo lá thư và món quà của tổng thống Mỹ gửi đức Ðạt Lai Lạt Ma với danh hiệu “Tăng thống” chứ không phải là “Quốc trưởng.” Cho an toàn về ngoại giao!

Bản sao lá thư đó vừa được ông Obama trao lại cho người nhận nay đã 75 tuổi.

Cầm đầu phái bộ là cháu nội văn hào Tolstoy của Nga, Ðại Úy Ilyia Tolstoi, khi đó vẫn còn tước vị bá tước của Nga, lại có nhiều quan hệ với giới quý tộc Anh tại Ấn Ðộ. Người kia là Trung Úy Brooke Dolan II, một sĩ quan uyên bác đã tốt nghiệp Princeton và Harvard và từng thám hiểm vùng Ðông Bắc Tây Tạng và miền Tây Trung Quốc cho Hàn Lâm Viện Khoa Học Tự Nhiên của Philadelphia. Phái bộ vào Tây Tạng, ăn Tết Quý Mùi 1943 tại thủ đô Lhasa sau khi gặp nhiều giới chức trong nội các Kashag rồi trở về với lòng quý trọng dân tộc và văn hóa Tây Tạng.

Lãnh đạo Mỹ thì vẫn chưa hiểu gì cả!

Tháng 3 năm 1943, Tướng Donovan phúc trình lên Tổng Thống Roosevelt kết quả mỹ mãn của chuyến đi: 1) Tây Tạng đồng ý cho Hoa Kỳ chuyển quân cụ qua lãnh thổ Tây Tạng vào Trung Quốc, đổi lại, 2) Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao để công nhận nền độc lập của Tây Tạng. Việc bang giao là niềm tin và sự trông đợi của nội các Kashag. Nhưng họ không ngờ. Phái bộ này không có thẩm quyền ngoại giao. Tình báo thì có, bang giao thì chưa.

Ly kỳ hơn thế, ngày 26 tháng 3, 1943, Tổng Thống Roosevelt trả lời phúc trình của Donovan với sự duyên dáng của một con bò:

“Anh Bill thân,

Cám ơn đã gửi lá thư của Kashag. Tôi chưa hề thấy một con Kashag. Tôi chẳng bao giờ muốn thấy. Nhưng lần này, tôi biết và biết rõ, rằng thà gặp một con còn hơn là một con! Gửi anh lời chúc tốt đẹp nhất,”

Ký tên Franklin D. Roosevelt

Cuối thư, Roosevelt còn ghi ở đoạn tái bút sự xuẩn động bất ngờ từ một Tổng thống Mỹ: “Tôi mới biết rằng Kashag là một nội các. Nhưng những nhận xét ở trên vẫn có giá trị.”

Người viết phải bình giải về lối chơi chữ tưởng là có duyên của Roosevelt. Thời ấy, dân Mỹ phổ biến một thành ngữ xuất phát từ bài thơ “Con Bò Tím” - Purple Cow - của Gelett Hurgess: “Tôi chưa hề thấy một con bò tím và không hề mong thấy nó.”

Sự thản nhiên tới vô tâm của lãnh đạo nước Mỹ trong thời chiến sẽ còn được nhiều lãnh tụ nối tiếp duy trì trong khi dân Tây Tạng cứ oằn mình chịu đựng và tưởng rằng có sự yểm trợ của Mỹ về độc lập hay nhân quyền. Ðúng ba chục năm sau chuyện con bò tím, khi cần bắt tay với Trung Quốc, Richard Nixon sẵn sàng cho các nước nhỏ của Á Châu số phận của con dê tế thần.

Từ Roosevelt tới Nixon là những trò chơi nửa mùa của Hoa Kỳ.

Khi lãnh đạo Mỹ thờ ơ với Tây Tạng như vậy thì việc đầu tiên của Mao sau khi giải phóng Hoa lục vào tháng 10 năm 1949, là giải phóng luôn Tây Tạng! Tháng 10 năm 1950, Hồng quân Trung Cộng chiếm luôn các tỉnh miền Ðông xứ này và tiến hành cải tạo tới tóe máu. Phần mình, sau khi hồn nhiên nghĩ rằng đã “bang giao” với Lhasa, Hoa Kỳ lại không hề có phản ứng khi Tây Tạng bị chiếm đóng. Liên Hiệp Quốc, Anh và Ấn cũng vậy. Thừa thắng xông lên, Mao tiến vào bán đảo Triều Tiên thì Ngoại Trưởng Mỹ Dean Achison mới bàng hoàng. Nếu vậy, Mỹ phải nhìn lại cục diện Á Châu! Và quan niệm lại nhu cầu be bờ để ngăn làn sóng đỏ Trung Quốc.

Ðấy là lúc Việt Nam và Tây Tạng lại được chiếu cố.

Cụ thể thì từ 1956 đến 1968, trong 12 năm và qua ba triều Tổng Thống Eisenhower, Kennedy và Johnson, Hoa Kỳ cho CIA yểm trợ phong trào kháng chiến Tây Tạng chống Trung Cộng. Nhưng từ một căn cứ cũng rất tuyết lũng âm u ở mãi tận... Colorado. Với nhân viên tình báo không rành Tạng ngữ và chưa ai đặt chân lên xứ tuyết này. Có chừng 300 du kích quân Tây Tạng đã được CIA huấn luyện như vậy.

Kết quả là Mỹ thu thập được một số tài liệu tình báo về Trung Cộng, với cái giá là nhiều du kích quân phải hy sinh, bị cầm tù hoặc chạy trốn ra ngoài. Và hậu quả ghê tởm là triều đình Tây Tạng lẫn ban tham mưu của đức Ðạt Lai Lạt Ma bị mang tiếng là tay sai của CIA. Mao Trạch Ðông mượn lý cớ tri hô là đế quốc can thiệp vào Tây Tạng để cho quân tấn công thủ đô Lhasa vào mùa Xuân Kỷ Hợi, đầu năm 1959 và hoàn toàn kiểm soát Tây Tạng. Khi ấy, ở tại Lhasa chỉ có tám người da trắng, đa số là các học giả Anh và Hòa Lan! Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong từ đó, từ tháng 3 năm 1959.

Tại Hoa Kỳ, hoạt động của CIA còn bị Bộ Ngoại Giao Mỹ ngăn chặn - như thường lệ. Cố vấn của Kennedy là kinh tế gia đại trí thức John Kenneth Galbraigth khi ấy là đại sứ Mỹ tại Ấn Ðộ, và coi Ấn Ðộ mới đáng kể. Với Galbraith, Tây Tạng là xứ man rợ đáng tởm - và thiếu vệ sinh. Ông cản trở kế hoạch yểm trợ Tây Tạng và thuyết phục được cậu ấm Kennedy về một quyết định quái gở: chỉ yểm trợ Tây Tạng nếu có sự đồng ý của Ấn Ðộ, khi đó lại đang muốn hòa giải với Bắc Kinh!

Rồi đến Nixon thì chuyện hòa giải với Bắc Kinh thành quốc sách. Khi Henry Kissinger chuẩn bị gặp Chu Ân Lai thì kế hoạch yểm trợ Tây Tạng mặc nhiên chấm dứt. Chuyện Việt Nam của Mỹ cũng vậy!

Cho đến ngày nay, chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Tây Tạng và lãnh đạo Mỹ thì chỉ gặp đức Ðạt Lai Lạt Ma “với tư cách riêng.” Chẳng khác gì thời Roosevelt.

Tổng Thống Bill Clinton có gặp vị lãnh đạo Tây Tang trong tòa Bạch Cung khi “ngẫu nhiên” bước vào văn phòng của một thuộc cấp. Tổng Thống George W. Bush thì anh hùng hơn vì đã gặp ngài ba lần, mỗi lần một cách nghiêm túc hơn và còn yêu cầu Bắc Kinh nên đối thoại với ngài. Lần cuối là năm 2006, khi ông Bush tới trước Quốc Hội long trọng trao ngài huân chương cao quý nhất của Lập pháp Hoa Kỳ. Tổng Thống Barack Obama thì phải thoái thác năm ngoái để khỏi làm Bắc Kinh phật ý. Năm nay mới gặp trong một văn phòng nhỏ, với duy nhất một tấm ảnh được phổ biến ra ngoài. Khá hơn Clinton nhưng còn thua Bush.

Lãnh đạo Tây Tạng không thể không rút tỉa những bài học của sự bẽ bàng ấy. Nhưng, họ luôn luôn niềm nở và kiên trì tranh thủ sự ủng hộ của mọi người. Riêng đức Ðạt Lai Lạt Ma đã xoay chuyển tình hình bằng đức độ và trí tuệ của mình. Nhờ vậy, dân Mỹ ngày nay đã quan tâm và nhìn Tây Tạng với con mắt khác. Lòng kính trọng của họ với đức Ðạt Lai Lạt Ma đang trở thành sức ép chính trị cho chính quyền tại thủ đô Washington. Sự hung hăng ngang ngược của Bắc Kinh càng khiến họ thấy giải pháp do ngài đề nghị là ôn hòa và biết điều.

Phần mình, nhìn từ bên ngoài, hay từ bên trên, với một khái niệm thời gian khác biệt, đức Ðạt Lai Lạt Ma nghĩ sao? Việc đúng thì phải làm, chưa đạt kết quả trong kiếp này thì còn nhiều kiếp sau! Xa hơn một chu kỳ tranh cử. Ngài còn dí dỏm cho biết mình là Ðạt Lai Lạt Ma duy nhất trong 14 vị đã được hội kiến tổng thống Mỹ!

Người viết có cơ duyên được diện kiến đức Ðạt Lai Lạt Ma hai lần - mùa Thu 2006 và mùa Xuân 2007 - và chú ý đến đôi chân của ngài khi hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát tháo giày co chân ngồi trên ghế nói chuyện. Nhưng lần này, khi gặp Tổng Thống Obama giữa mùa tuyết lạnh, ngài lại đi dép. Loại dép Nhật mà dân Mỹ gọi là flip-flops. Nhưng họ cũng mỉa mai việc ưa thay đổi lập trường chính trị, nay tả mai hữu, là flip-flop.

Chẳng lẽ bậc hiền giả này vừa có một thông điệp từ đôi chân của ngài?
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #233 - 25. Feb 2010 , 14:11
 


Trình độ học vấn của bộ trưởng Việt Nam, Mĩ và Úc



Nguyễn Văn Tuấn
31.01.2010

Một trong những đặc điểm đáng chú ý trong giới quan chức Việt Nam là họ thường có bằng cấp rất cao. Thật vậy, chỉ nhìn qua những danh thiếp của cấp thứ trưởng, vụ trưởng, hay thỉnh thoảng đọc báo về chức danh của các bộ trưởng, chúng ta thấy họ thường là tiến sĩ hay thạc sĩ. Ngược lại, đối với giới quan chức nước ngoài, ấn tượng tôi có qua các danh thiếp của họ là trình độ học vấn trung bình, thường thường là bậc cử nhân, rất hiếm thấy bộ trưởng các nước phương Tây có bằng tiến sĩ. Nhưng đó chỉ là ấn tượng, chứ chưa có bằng chứng nào để so sánh cụ thể. Theo tôi biết, cho đến nay, vẫn chưa có ai làm thống kê để biết trình độ học vấn của quan chức Việt Nam và ngoại quốc như thế nào. Có được những thông tin này tôi thiết nghĩ cũng thú vị vì nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về trình độ của các quan chức chính phủ.

Tôi chọn các quan chức cấp bộ trưởng, vì thông tin về các vị này tương đối đầy đủ hơn. Các thông tin về chức vụ, năm sinh, trình độ học vấn của các bộ trưởng (hay quan chức tương đương cấp bộ trưởng) của Việt Nam, Mĩ, và Úc được thu thập cho từng cá nhân. Riêng trường hợp Việt Nam, tôi còn thu thập thêm thông tin về quê quán để xem sự phân phối giữa 3 miền ra sao.

Kết quả cho thấy nội các của Việt Nam có 26 thành viên, ít hơn Úc (28 người), nhưng đông hơn Mĩ (23 người). Tuy nhiên, có sự mất cân đối nghiêm trọng về phân bố giới tính. Trong số 26 thành viên nội các chính phủ Việt Nam, chỉ có 1 nữ duy nhất: đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nội các chính phủ Mĩ có đến 7 người là nữ, và con số này chiếm gần 1/3 chính phủ Obana, nhiều hơn cả chính phủ Úc với 4/28 thành viên (hay 14%) là nữ giới.

Về tuổi tác, các bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam tương đối cao tuổi hơn so với đồng nghiệp của họ ở Mĩ và Úc. Tuổi trung bình của các bộ trưởng Việt Nam là 59, kế đến là Mĩ (tuổi trung bình 56) và Úc (50 tuổi). Người trẻ nhất trong chính phủ Việt Nam là ông Hoàng Trung Hải (50 tuổi), nhưng người trẻ tuổi nhất trong chính phủ Úc chỉ 33 tuổi (Kate Ellis, bộ trưởng thể thao), còn bộ trưởng trẻ nhất của Mĩ cũng chỉ 42 tuổi (ông Peter R. Orszag, giám đốc ngân sách quốc gia, với bằng tiến sĩ từ London School of Economics).

Về trình độ học vấn, chính phủ Việt Nam có trình độ cao nhất so với Mĩ và Úc. Trong số 26 thành viên trong nội các chính phủ Việt Nam, có đến 50% (13 người) có bằng tiến sĩ, 10 người có bằng cử nhân, và 3 người có bằng thạc sĩ. Phân tích kĩ hơn thì tôi thấy trong số 13 tiến sĩ bộ trưởng Việt Nam, phần lớn là tiến sĩ về kinh tế (7 người, gồm các ông Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Khôi Nguyên, Vũ Huy Hoàng, Lê Doãn Hợp, Trần Văn Tuấn, Cao Đức Phát, và Nguyễn Văn Giàu), phần còn lại là xã hội học (ông Nguyễn Quốc Triệu), luyện kim (ông Phạm Gia Khiêm), điều khiển học (ông Nguyễn Thiện Nhân), luật (ông Hà Hùng Cường), kiến trúc (ông Nguyễn Hồng Quân), và toán lí (ông Hoàng Văn Phong).

Ở Úc, trong số 28 thành viên chính phủ, chỉ có 1 người duy nhất có bằng tiến sĩ (ông Craig Emerson), 5 người có bằng thạc sĩ, và đa số (22 người ) có bằng cử nhân. Nội các chính phủ Obama có trình độ học vấn cao hơn Úc một chút, nhưng vẫn còn thua xa so với Việt Nam. Trong số 23 thành viên, 7 người có bằng tiến sĩ, 8 người với bằng thạc sĩ, và 8 người với bằng cử nhân.

Nếu [tạm] tính PhD là 10 năm theo học đại học, thạc sĩ 6 năm, và cử nhân 4 năm, thì tính trung bình mỗi bộ trưởng hay thành viên trong nội các chính phủ VN có 7.2 năm học đại học, kế đến là Mĩ (6.5 năm), và thấp nhất trong nhóm là Úc (4.6 năm).

Phân tích theo vùng. Nói đến Việt Nam là phải nói đến chính trị vùng. Tình hình phân bố các thành viên và trình độ học vấn trong nội các chính phủ Việt Nam không đồng đều giữa 3 vùng. Trong số 26 thành viên, đa số là từ miền Bắc (12 người, hay 46%), miền Trung và miền Nam mỗi miền có 7 người. Điều thú vị ở đây là trong số 12 thành viên từ miền Bắc, có đến 8 người (67%) có bằng tiến sĩ. Số thành viên có bằng tiến sĩ từ miền Trung là 3/7 (43%), và miền Nam là 2/7 (28%).

Vài nhận xét

Trong loạt bài về những bất cập trong việc đào tạo tiến sĩ trên Sài Gòn Giải Phóng, tác giả viết như sau: “Nhà khoa học, nhà quản lý các nước cũng sẽ rất ngạc nhiên khi biết được trong đội ngũ cán bộ của ta hiện nay, tỷ lệ TS rất cao! […] Trên các nước, TS nếu có trong bộ máy quản lý nhà nước thì cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.” Những phân tích trong bài này phù hợp với nhận xét đó. Phân nửa các bộ trưởng (hay quan chức tương đương bộ trưởng) Việt Nam có bằng tiến sĩ, và con số này cao hơn so với chính phủ Mĩ và Úc, hai nước mà trình độ dân trí cao hơn Việt Nam. Tôi chưa có bằng chứng, nhưng tôi nghi rằng tỉ lệ tiến sĩ trong chính phủ Việt Nam có lẽ là cao nhất thế giới.

Ở Việt Nam đang tồn tại một nghịch lí lạ lùng: muốn đề bạt chức vụ nào đó thì phải có bằng cấp tương xứng. Chẳng hạn như điều kiện tiên quyết cho chức vụ giám đốc sở thì phải là bằng cử nhân hay thạc sĩ, trưởng khoa một bộ môn trong bệnh viện thì cần phải có bằng tiến sĩ và … đảng viên. Do đó, người ta đổ xô nhau đi “làm” tiến sĩ, tìm mọi cách và mọi giá để có một cái bằng tiến sĩ chỉ để thăng quan tiến chức, hơn là phục vụ cho khoa học. Chú ý là người ta “làm” tiến sĩ, chứ không hẳn là “học” tiến sĩ. Động từ “làm” ở đây bao gồm nhiều hành động, kể cả “bôi trơn” với những cái giá khá cụ thể tùy theo ngành học và tùy vào trung tâm đào tạo.

Tuy nhiên, qui định bằng cấp và chức vụ đó là ở cấp địa phương và cơ sở, còn đối với các cấp bộ trưởng hay tương đương thì tôi nghĩ không có qui định bằng cấp càng cao mới được bổ nhiệm chức cao, vì ở cấp này, vị thế và thành tích chính trị đóng vai trò quan trọng hơn là bằng cấp. Nhưng trước khi làm bộ trưởng thì các vị này cũng đã trải qua các chức vụ thấp hơn, nên nhu cầu bằng cấp lúc đó ắt phải có. Điều này có nghĩa là phong trào tiến sĩ và chức vụ đã xảy ra trước đây, và bây giờ chính là giai đoạn gặt hái thành quả. Hiểu theo nghĩa này, tôi nghĩ trong tương lai chúng ta sẽ còn thấy nhiều tiến sĩ trong chính phủ hơn nữa. Nhiệm kì tới biết đâu con số bộ trưởng có bằng tiến sĩ không phải là 50% như bây giờ mà có thể là 2/3.

Tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống bằng cấp đại học. Thông thường, con số người có bằng tiến sĩ thấp hơn con số thạc sĩ, và số người với bằng thạc sĩ ít hơn số người với bằng cử nhân. Đó là xu hướng mà chúng ta thấy ở Mĩ và Úc. Ở Úc, chỉ có 1 bộ trưởng duy nhất có bằng tiến sĩ. Nhưng trong chính phủ Việt Nam thì ngược lại: số người có bằng tiến sĩ nhiều hơn số người có bằng cử nhân và thạc sĩ. Đó là một sự phân bố bất bình thường. Sự bất bình thường đó đặt ra câu hỏi có phải bằng tiến sĩ ở Việt Nam quá dễ “lấy”. Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng những lem nhem và bất cập về cách đào tạo tiến sĩ ở trong nước mà báo chí phản ảnh trong thời gian qua làm cho xã hội đánh một dấu hỏi lớn.

Thật ra, nhìn một cách tích cực hơn, chính phủ có nhiều tiến sĩ là một tín hiệu tốt. Con số 50% bộ trưởng có bằng tiến sĩ cho thấy nước ta đúng là nước có trình độ học vấn cao, có lẽ cao nhất thế giới. Phần lớn các tiến sĩ bộ trưởng học về kinh tế, và điều này nói lên rằng chúng ta có thể tin tưởng rằng kinh tế VN sẽ phát triển bượt bực nay mai. Trong khi chưa có bằng chứng cho phát biểu đó, chúng ta hãy cứ tin và hi vọng vậy.

Ở các nước tiên tiến, phần lớn tiến sĩ làm việc trong các đại học và trung tâm nghiên cứu, với một thiểu số nhỏ làm việc trong ngành quản lí. Ở Việt Nam thì ngược lại: phần lớn tiến sĩ làm trong ngành quản lí hành chính, rất ít người giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Thật vậy, chỉ có khoảng ~20% giảng viên trong các đại học lớn ở VN có văn bằng tiến sĩ. Trong khi đó, 50% bộ trưởng VN có bằng tiến sĩ. Một câu hỏi khác cũng cần đặt ra là chính phủ có cần nhiều tiến sĩ như thế hay không trong khi các trường đại học rất thiếu giảng viên ở trình độ tiến sĩ?
Nguồn: Tuan's blog 
Back to top
« Last Edit: 25. Feb 2010 , 14:12 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #234 - 27. Feb 2010 , 19:37
 
Coi Như Nước Đã Mất Vào Tay Tàu Rồi

Friday, 26 February 2010 22:12
Written by Mỹ Linh Blog

...


Hình vẽ từ một cậu bé 16 tuổi ở trong nước.


Người dân trong nước khổ thật, biểu tình căng biểu ngữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng bị công an ngăn cản, rồi bỏ tù, điển hình, anh Điếu Cày (Nguyễn Hoàng Hải) vẫn còn trong tù. Rồi có một phụ nữ tên Phạm Thanh Nghiên, ngồi ở nhà biểu tình, cũng bị bắt dẫn đi giam cầm trên 16 tháng, không cho cha mẹ, anh chị em được thăm nuôi, đến lúc ra tòa, bị xử 4 năm tù. Rồi đến chị Quỳnh Như (Mẹ Nấm) bận áo thun có chữ HS & TS Của Việt Nam cũng bị bắt về đồn công an làm việc, vì lý do nhạy cảm. Phải chăng đất nước VN đã mất vào tay Tàu Cộng rồi ??? Không ai tin điều đó, nhưng không hiểu tại sao, những tin tức về sự chiếm đóng của Tàu Cộng cứ tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào đầu năm Canh Dần này. Bây giờ, các em bé đang cất tiếng ca HS & TS Của VN trong đoạn ( http://www.youtube.com/watch?v=ghV4pzmIWQk ), có lẽ cũng sẽ cùng chung số phận, là phải vào tù, vì tham dự vào những vấn đề nhạy cảm này.

Nói thật, mong muốn sao cho mấy em nhỏ 3 tuổi, 5 tuổi, 7 tuổi này đi vào tù, để cho các cán bộ công an nhà ta lo thay tả, lo kiếm sữa mà cho các em bú, rồi dỗ các em ngủ đêm. Thế giới rất binh vực về quyền trẻ em, và lúc đó chắc chắn, không ai chịu nỗi, sẽ đồng loạt lên án và đòi hỏi VC phải thực thi nhân quyền, nếu không, sẽ đoạn giao một nước CHXHCNVN đê hèn, tồi bại này. Viết đến đây, có lẽ một số qúy vị sẽ bật cười: "Làm gì có chuyện đó, ai mà đi bắt con nít bỏ tù làm gì". Nói thật, người viết cũng có cùng sự suy nghĩa giống qúy vị, nhưng xin khẳng định với qúy vị: ở mảnh đất nước CHXHCNVN này, tất cả những chuyện ngược đời đều có thể xảy ra.

Đó, qúy vị thấy đó, thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: "Không ai bị bắt vì bất đồng chính kiến với Nhà nước". Đừng lấy thế mà hiểu lầm, nói vậy mà hổng phải vậy đâu. Thế giới này qúa rành lũ cộng này, "Nói một đàng làm một nẻo" đấy. Không phải chỉ ông Sơn mới nói đây đâu, trước đó 7,8 năm, ông TBT Mạnh cũng đã từng nói thế với tờ báo Time, nhưng rồi, các nhà dân chủ cứ lần lượt đi vào tù như linh mục Nguyễn Văn Lý, chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài. Qúy vị nào có nhớ cách đây 2,3 năm, có một bài viết của VNN đăng tin về việc xuất khẩu lao động qua Mỹ làm nghề hàn, cắt cỏ, hái cam, với lương tháng từ 5000 đô la trở lên được c đăng trên các báo Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong, Bình Dương, Việt Báo (trong nước) ... và nói chung được đăng trên hầu hết tất cả các tờ báo khác ở trong nước. Điều kiện được đi lao động, cần trả chi phí 6.500 đô đến 7.000 (chi phí gì dữ thần vậy, chỉ có mấy chuyến máy bay, cộng lại dưới 2 ngàn đô, ăn lời khoảng .5.000 đô qúa tàn nhẫn), và trả tiền ký qũy "chống trốn" lên đến 15.000 đô la.

Đây là một cuộc bịp bợm có hệ thống mà những viên chức cao cấp của Nhà nước CHXHCNVN đã nhúng tay vào. Nó liên hệ với Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, và cũng liên hệ đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC. Nói thiệt, bên Mỹ này, với nghề cắt cỏ, hái cam, làm việc giỏi lắm được 2.000 đô một tháng là cao tay, ở đâu ra được 5.000 đô. Đây là một việc làm vô cùng tội ác của Nhà nước CHXHCNVN. Con dân Việt Nam không biết, sẽ bị lường gạt, mất chồng, mất vợ, còn mất luôn cả nhà cửa. Nhiều người dân tưởng thiệt, phải cầm sổ đỏ của căn nhà để có đủ 22.000 đô, nghĩ đơn giản rằng làm việc chỉ 1 năm thôi, sẽ kiếm được 60.000 để trang trải hết mọi nợ nần.

Tội ác này không thể dung thứ được. Người vợ ở nhà có khi nào biết rằng, ông chồng mình đang lang thang đất khách, sống không giấy tờ, nằm trong khu rừng Calais, Grande Synthe ở Pháp và từ từ sẽ tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào Anh để làm nghề trồng cần sa. Theo ước lượng của ký gỉa Huỳnh tâm, người từng đã phỏng vấn trên 540 người rừng đã cho biết có 3.653.343 người dân đi xuất khẩu lao động. Thật người dân Việt Nam qúa đau khổ, hết thuyền nhân, bộ nhân, rồi đến rừng nhân.

Qúy vị thấy đấy, có dân quốc gia nào khổ giống dân Việt Nam ???. Chắc chắn rằng, không phải chỉ có 800 rừng nhân ở Pháp. Hiện tại còn bao nhiêu rừng nhân trên thế giới, chỉ có trời mới biết.

Trở lại việc nghi ngờ đất nước Việt Nam đã rơi vào tay của Tàu Cộng, số rằng, mới vừa qua giao thừa, bước sang mùng một Tết Canh Dần ở Việt Nam, một đoạn băng (video clip) từ người bạn Việt Nam được gởi ra, ít ra là có 2 đài TV, VTV1 và TVC đã phát hình một đoạn ca vũ nhạc có nội dung đại khái như sau: "Việt Nam và Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, cùng một biển đông với tình hữu nghị sáng sinh cả đời,... Chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng một màu cờ sáng ngời, nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông". Và rồi vài ngày sau, một link trong Youtube, có nội dung tương tự, được ca bằng tiếng Tàu và tiếng Việt như sau: "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông đấp cùng một giòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, dân sống chung nghe tiếng gà gáy cùng. Chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông."

Còn gì để nói nữa, "núi nào cũng liền núi, sông nào cũng liền sông" đâu phải chỉ có VN và TH, câu nói này ẩn ý nước ta bị mất rồi. Còn "Chung một biển đông" là sao, có nghĩa Tàu Cộng có quyền ra lệnh cấm ngư dân không được phép đánh cá ngay vùng biển đông của mình. "Mối tình hữu nghị sáng ngời" là bắn giết 8 ngư dân vào 8/1/2005 và rượt theo bắn 1 tàu đánh cá với hơn 400 vết đạn . Và vừa mới đây, Tàu Cộng đâm tàu đánh cá VN nhiều lần, nhiều người chết, bắt giữ ngư dân, lấy cá, và đòi tiền chuộc mạng, lấy ngư cụ..., tiếp theo, 3 tàu của VN bi bão vào tránh tại chính mảnh đất Hoàng Sa của mình, cũng bị đánh đập, cướp cá, làm nhục...Không dừng lại ở đây, 130 tàu đánh cá của Tàu ung dung đánh cá ngoài khơi Đà Nẳng, chỉ cách 45 hải lý và bị tàu tuần duyên của VN đuổi ra một cánh ôn hòa, vui vẻ. Thật là mâu thuẫn, tại sao bà phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao cứ lên tiếng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nếu "Chung một ý, chung một lòng" thì từ nay giao HS và TS cho Tàu rồi, vì đó là ý của Tàu mà, coi như câu này nó đồng nghĩa với "anh Tàu muốn gì thì em VN cũng chiều tới bến". Nhắc tới "đường ta đi hồng một màu cờ" và "Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông", nót thật, ai yêu nước cũng thấy tức nóng lồng ngực. Chẳng lẽ HCM không biết cờ đỏ sao vàng là của tỉnh Phúc Kiến ??? Có thể chính MTĐ là người đã ép HCM dùng lá cờ này ??? Những nghi ngờ một người gốc Tàu được giả làm HCM ??? Thử hỏi, là một người Việt Nam, ai dám chia đôi đất nước mình qua Hiệp Định Geneve ??? Không một ai có quyền tự động chia đôi đất nước của mình làm 2. HCM có trưng cầu dân ý chưa để làm việc bán nước này. Đây là việc làm nhục nhã đến muôn đời sau. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra khi HCM cầm quyền: Tại sao HCM giết 172 ngàn người VN qua Cải Cách Ruộng Đất ??? Tại sao HCM cần tiêu diệt "trí phú địa hào, đào tận gốc, tróc tận rễ" ??? Rồi HCM còn ra lệnh cho Tố Hữu đặt ra những bài thơ trong có câu "Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt". Qủa thật, tên MTĐ là một tên rất nham hiểm, nó không bao giờ muốn chúng ta có một nước Việt Nam mạnh. Thứ nhất, việc nó làm là chia 2 đất nước VN, dù rằng thời điểm đó, tất cả các quốc gia là nạn nhân của thực dân đều được trả độc lập. Thứ hai, giết tất cả những người có trí thức, giàu có, địa chủ, vì tất cả những người này làm cho đất nước phát triển, tiến bộ, và đề cao bần cố nông, để muôn đời sau VN phải chịu sự ngu dốt, dân trí thấp kém. Chẳng lạ gì Dũng, Khải, Anh, Mười, Triết... toàn là những tên cầm quyền thấp kém về kiến thức. Thứ ba, ý MTĐ bắt phải tôn thờ hắn, nhồi sọ dân ta từ lúc còn trong học đường, để sau này sẽ không có ai dám phản lại Tàu Cộng. Trở lại bài ca HCM & MTĐ được ca sau giao thừa, chúng ta có thể khẳng định đây là một sự xếp đặt trước giữa nhóm cầm quyền Dũng Mạnh Triết với nhóm Ôn Gia Bảo, Giang Trạch Dân, và Hồ Cẩm Đào. Bọn cầm quyền VC này chỉ xứng đáng nằm dưới gót chân của các em bé đang hát những lời ca như sau: "Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, nước non ta sáng ngời ngàn xưa. Này anh em, cùng ca vang, núi xanh xanh biển cả xanh xanh. Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa ta vẫn tự hào. Đây tình thương, đây màu da, ta Nam Trung Bắc một nhà. Mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau, mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau. Thời gian trôi, lời trên môi, sánh vai nhau lớn rồi báo quốc. Này anh em, cùng ca vang, tiếng chim ca rộn lòng hiên ngang. Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa ta vẫn tự hào. Đây tình thương, đây màu da, ta Nam Trung Bắc một nhà. Mình cùng nắm tay giữ mãi cho ngàn sau, mình cùng nắm tay giữ mãi cho ngàn sau. Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, nước non ta sáng ngời ngàn xưa. Này anh em, cùng ca vang, núi xanh xanh biển cả xanh xanh. Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa ta vẫn tự hào. Đây tình thương, đây màu da, ta Nam Trung Bắc một nhà. Mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau, mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau. Thời gian trôi, lời trên môi, sánh vai nhau lớn rồi báo quốc. Này anh em, cùng ca vang, tiếng chim ca rộn lòng hiên ngang. Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa ta vẫn tự hào. Đây tình thương, đây màu da, ta Nam Trung Bắc một nhà. Mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau, mình cùng nắm tay giữ lấy cho ngàn sau, Hoàng Sa, Trường Sa."

Còn gì để nói nữa, qúy vị cần phải báo động với mọi người Việt Nam rằng, buổi Đại Lễ 1000 năm Thăng Long được tổ chức đúng vào ngày 1 tháng 10 năm 2010 Quốc Khánh của Tàu Cộng, để mọi người cùng khẳng định: đất nước VN đã mất vào tay Tàu Cộng rồi. Cách đây 9 năm, anh Lê Chí Quang bị 4 năm tù vì đã viết bài "Hãy Cảnh Giác Bắc Triều" , nay đã trở thành sự thật.


Mỹ Linh Blog

Back to top
« Last Edit: 27. Feb 2010 , 19:40 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #235 - 02. Mar 2010 , 15:06
 
http://www.facebook.com/notes/m-nm/thu-gi-bn-ta/331130532206

THƯ GỬI "BẠN" TA


"Bạn" thân mến,

Vậy là tụi mình lại vừa có một cuộc "nói chuyện" khá thẳng thắn về giới hạn kiến thức - độ tuổi - và cách bày tỏ quan điểm của một cá nhân.

Câu chuyện của tụi mình mở đầu bằng bài viết "Tin và không tin" của Joyce Anne Nguyễn mà mình bắn link qua cho "bạn". Và như thường lệ, chúng ta lại chia thành hai lề theo thói quen: lề trái vs lề phải.

Mình sẽ note lại cuộc nói chuyện bằng lá thư này, để nhắc mình nhớ rằng, những gì thuộc về bản chất không phải là không thể thay đổi, vấn đề chỉ là con người ta có dám làm một cuộc thay đổi thực sự hay không mà thôi.

Bạn cho rằng, giới hạn kiến thức xã hội là trở ngại đầu tiên của Joyce Anne Nguyễn. Mình hiểu những lời bạn phân tích theo nghĩa "chừng ấy tuổi thì biết được bao nhiêu mà luận bàn đến chính trị". Mình không đồng ý với bạn khi cho rằng, quan điểm của Anne Nguyễn trong bài viết thuần túy là quan điểm chính trị. Bởi với góc nhìn của mình, đó là một quan điểm nhân sinh của một người trẻ - đã từng được giáo dục cùng một hệ thống với tụi mình. Suy nghĩ và bày tỏ những điều mình nghĩ là lẽ thường hết sức tự nhiên, đó còn là quyền cơ bản của con người nữa bạn à. Kiến thức xã hội mà bạn đề cập đến, với mình, đó chỉ là phần kinh nghiệm dàn trải cần thiết cho một bài viết, điều này hẳn quan trọng với phóng viên - những người chọn nghề viết (ở Việt Nam mình thì phải thêm chữ "lách" vào nữa mới chuẩn) làm nghiệp. Xã hội nào muốn tồn tại mà chẳng cần đến thể chế chính trị?? Người có quan điểm nhân sinh xã hội đúng đắn phải là người quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước mình. Bạn có đồng ý mới mình điều này không???

Bạn cho rằng, "chỉ chừng đó tuổi thì biết được những gì mà hô hào kêu gọi lòng yêu nước". Bạn quên rồi sao, cách đây bảy thế kỷ, Trần Quốc Toản - một người trẻ cũng chừng đó tuổi - đã là biểu tượng cho tinh thần ái quốc của dân Việt mình hay sao??
Chuyện cách đây 700 năm, nếu bạn không nhớ, thì mình sẽ nhắc lại vài cái tên mà tụi mình đã được học trong chương trình lịch sử như Kim Đồng, Phạm Ngọc Đa, Vừ A Dính... (Mình tránh không nhắc Lê Văn Tám - để bạn khỏi ngại ngùng với mình cái vụ "anh hùng thực hư" này nhé bạn  ). Phần lớn lịch sử mà tụi mình được học, là thứ lịch sử được viết lại sau năm 1975, và phần lớn tụi mình đã từng ngu ngơ mà tin vào đó, tin vào những thứ không có thật mà người ta nhồi nhét vào đầu mình.
Bạn quên rằng, tụi mình đang sống, và từng phút giây mình trải qua rồi sẽ thành lịch sử. Có bao nhiêu người trẻ biết được sự thật về ải Nam Quan, thác Bản Giốc??? Có bao nhiêu người trong số bạn bè mình quan tâm và biết được sự thật về cái gọi là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam mình? Có bao nhiêu người trẻ được biết rằng chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước đối với Hoàng Sa - Trường Sa mà nhiều người đã phải đánh đổi cả tương lai học vấn, cả sự nghiệp và đau xót nhất là cả sự tự do của bản thân???Bạn trả lời mình đi.
Lòng yêu nước không phải là một khái niệm chỉ nằm trong giáo trình lịch sử, nó là thứ tình yêu bản năng, là máu thịt của mỗi con người, bạn à. Vì lẽ đó, hà cớ gì phải quy định độ tuổi và giới hạn kiến thức xã hội để bày tỏ lòng yêu nước của mỗi cá nhân??

Bạn thân mến, con người tự do nó khác với con người có định hướng. Tự do suy nghĩ, tự do trăn trở khi đối diện với vấn đề nó khiến con người ta chân thật và giàu cảm xúc hơn rất nhiều so với sự định hướng trong tư duy.

Mình hay hỏi đùa bạn, mỗi lần bạn nói bạn thật tự hào mình là người Việt Nam, thực ra là bạn đang tự hào về cái gì đó?? Chưa lần nào bạn trả lời được cho mình sau cái lần bạn bảo "tôi tự hào vì dân tộc mình là một dân tộc anh hùng", và mình đã chỉnh lại "là một dân tộc đã từng anh hùng".
Tự hào gì khi nhìn lại lịch sử, đất nước mình đã quá tụt hậu so với bạn bè xung quanh?
Nếu chỉ nhìn lại lịch sử và ngây ngất với lòng tự hào??? thì nên chăng hoán đổi hai chữ tự hào thành "tự sướng" thì mới hợp thời bạn ạ.

Mình đã từng hy vọng rằng, khi đọc được link bài viết mình gửi, hẳn bạn sẽ thấy phấn khởi khi có một người trẻ như Anne Nguyễn, giữa một thế hệ tuổi teen đang mê mẩn với các loại tạp chí thời trang, say sưa thác loạn ở vũ trường...
Mình đã từng hy vọng như thế.
Và mình cũng không thất vọng lắm khi bạn có phản ứng theo kiểu "lề phải" thông thường. (Nói thật lòng đấy). Bởi bản chất thường khó thay đổi, vấn đề chỉ là thời gian, và quan trọng hơn là người ta dám hay không dám mà thôi.

Mình để bạn đọc bài viết, không phải kêu gọi hay lôi kéo bạn phải lựa chọn, mà mình muốn bạn biết rằng, đó mới chính là quan điểm sống tử tế, của những con người tử tế thực sự mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn ngay chính trên quê hương mình.

Trân trọng!
MN


Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #236 - 02. Mar 2010 , 18:45
 


Tuesday, March 02, 2010

Ngàn nghĩa, vạn tình của Hồ Chí Phèo

Ngô Nhân Dụng

Một lá thư từ trong nước chuyển đi cho biết trong đêm Giao Thừa, năm Canh Dần, có mấy đài truyền hình ở Việt Nam chiếu cảnh liên hoan, với bài “Việt Nam, Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Ðông...” Bài này sáng tác trong thời kỳ Hồ Chí Minh đang cổ võ về “tình nghĩa” giữa hai đảng cộng sản. Cuối bài, một nam ca sĩ người Tầu và một nữ ca sĩ Việt cùng song ca điệp khúc, “Dân Nam ta ca muôn năm Hồ Chí Minh-Mao Trạch Ðông” giống như một khẩu hiệu để ghi nhớ mãi mãi.


Người viết lá thư cho đây là một cảnh rất đau lòng, khó tin nhưng có thật. Trong lúc các sinh viên Việt Nam đã biểu tình chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa và bị đàn áp, nhà trí thức đang báo động đồng bào về mối họa các công ty Trung Quốc sang khai thác bô xít ở Việt Nam, các mạng lưới bị phá và nhiều người bị bắt giam, ngay sau khi hai cựu tướng lãnh cảnh cáo việc cho người Trung Hoa thuê rừng trồng cây gây mối nguy về di dân bất hợp pháp, mà các cơ quan tuyên truyền của chính phủ Hà Nội lại ca ngợi những tình nghĩa của giữa ông Mao và ông Hồ, thì đây là một chuyện khó tin thật. Trong dịp Giao Thừa vừa qua, một nhà khoa học Việt Nam còn cho biết những dự án “thuê rừng” của người Trung Quốc có thể che đậy âm mưu tìm và khai thác uranium ở nước ta!
Tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam có thể “vô tri, vô giác” đối với những mối lo của người Việt Nam mà cứ liên hoan Mao Hồ như vậy?
Chỉ có thể đoán đây là một sáng kiến của các đồng chí Trung Quốc và các quan chức cộng sản nước ta không thể từ chối được. Chính phủ Bắc Kinh biết có thể sử dụng hình ảnh Hồ Chí Minh để “động viên” tinh thần của nhiều người Việt Nam thật thà, chất phác, nhiều người sống ở nông thôn vẫn đặt hình ông Hồ lên bàn thờ tổ tiên. Ðem ông Hồ ghép với ông Mao sẽ chinh phục được nhiều người Việt Nam mê ngủ. Vì chính lúc ông Hồ còn sống, ông đã chấp nhận và cho phổ biến những câu Chế Lan Viên viết,
“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”


Ðem Hồ với Mao ghép chung trong một câu hát, có thể vong linh ông Hồ còn hãnh diện nữa. Ðảng Cộng Sản Việt Nam khó từ chối bài hát giao thừa “hữu nghị” này, vì họ không thể chối cãi được là suốt đời Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở mọi đảng viên rằng họ phải biết ơn đảng Cộng Sản Trung Hoa. Không những thế, còn phải công nhận cả nghĩa lẫn tình với các đồng chí phương Bắc nữa. Xưa nay người Việt Nam thường dùng hai chữ “tình nghĩa” khi nói đến anh em, vợ chồng. Hồ Chí Minh là người thứ nhất sử dụng hai chữ đó trong việc bang giao giữa hai nước.
Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết một bài ca tụng “40 năm vẻ vang, 40 năm thắng lợi”... “viết những trang lịch sử vĩ đại của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc,” đăng trên nhật báo Nhân Dân ở Hà Nội ngày 1 tháng 7, năm 1961.
Trong bài báo đó (in lại trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập X, NXB Chính Trị Quốc Gia, năm 2000, trang 365-368), Hồ Chí Minh đã kể rõ công ơn của Cộng Sản Trung Quốc đối với đảng Cộng Sản Việt Nam. Công ơn đầu tiên là “Ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười Nga và lý luận Mác- Lênin phần lớn kinh qua Trung Quốc mà truyền đến Việt Nam .” Nói cách khác, ngay trên mặt lý thuyết căn bản, cộng sản nước ta chịu ơn của cộng sản Tầu dạy dỗ.
Ngoài ra, Cộng Sản Việt Nam bắt đầu hoạt động cũng ở bên Tầu và Cộng Sản Tầu còn giúp họ nhiều dịp khác. Ông Hồ lần lượt kể những mối ơn không thể chối cãi được đó.
Hồ Chí Minh đã tóm tắt những công ơn này với hai câu thơ,
Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình,
Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời!”
Ông Hồ là người nói năng khôn ngoan, đắn đo, cân nhắc từng chữ. Khi viết trên tờ báo chính thức của đảng thì chắc chắn ông còn thận trọng gấp bội. Khi ông nói Cộng Sản Việt Nam “chịu ơn Trung Quốc 100 phần, nhưng còn nặng nghĩa 1,000 lần và có tình đến 10,000 lần” thì chúng ta phải hiểu ông đã đo đếm, tính toán rất kỹ. Chịu ơn, người ta có thể trả ơn, chịu nghĩa cũng có thể đền đáp được, nhưng mối “tình một vạn” thì suốt đời cũng không bao giờ quên được.
Trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn số 11, từ trang 64 đến trang 76, có đăng bốn bài diễn văn của Hồ Chí Minh khi đón tiếp Lưu Thiếu Kỳ tới Hà Nội năm 1963. Trong lời chào đón phái đoàn Lưu Thiếu Kỳ và Trần Nghị ở sân bay Gia Lâm, Hồ Chí Minh đã đọc hai câu thơ: “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa; Vừa là đồng chí vừa là anh em.” Trong bài diễn văn tại buổi tiệc chiêu đãi phái đoàn nước đàn anh, ông Hồ đã nhắc lại một câu ngạn ngữ của người Tầu để nói tới “...tình đoàn kết như môi mới răng giữa hai nước và hai đảng chúng ta...” Ðây là những bản văn chính thức được Hồ viết ra, đăng trên báo Nhân Dân, đặt tiền lệ cho các khẩu hiệu “đồng chí-anh em” và “như môi với răng.” Hai khẩu hiệu đó được hai đảng cộng sản dùng mãi sau này, chỉ ngưng dùng mươi năm sau cuộc chiến biên giới 1979 khi răng cắn môi chảy máu, nhưng bây giờ lại được các đồng chí Trung Quốc lập lại. Vì chính ông Hồ đã nói những khẩu hiệu đó trước, cho nên đảng Cộng Sản Việt Nam không thể từ chối được!


Vào năm 1961 đó, Trung Cộng vừa mới thất bại trong chiến dịch “Bước Nhẩy Vọt” của Mao Trạch Ðông, một chương trình kinh tế không tưởng làm hai chục triệu người Trung Hoa chết đói, có nơi nông dân phải ăn thịt lẫn nhau, nhưng Hồ Chí Minh vẫn hết lời ca tụng với Lưu Thiếu Kỳ, “Công cuộc vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo đúng đắn của đảng Cộng Sản đứng đầu là đồng chí Mao Trạch Ðông đã làm gương sáng cho nhân dân Việt Nam chúng tôi.” Ông Hồ cũng nhắc lại, “những thắng lợi cực kỳ vẻ vang của Trung Quốc đã cổ vũ những người cách mạng Việt Nam phất cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin...” Dân miền Bắc Việt Nam thời đó thoát chết vì trong lúc đó Hồ Chí Minh đã bắt đầu chương trình xâm nhập quân đội và vũ khí “chiếu cố miền Nam;” cho nên ông không thể thi hành một “Bước Nhẩy Vọt” ở phía trên vĩ tuyến 17, giống như ông đã theo ông Mao làm cải cách ruộng đất. Nếu ông rảnh tay “xây dựng chủ nghĩa xã hội” theo gương Mao Chủ Tịch thì chắc nhiều nông dân Việt Nam cũng phải chết đói, đoàn kết với các đồng chí Trung Quốc ở dưới suối vàng!
Ðiểm đáng chú ý là Hồ Chí Minh không những ca ngợi tình nghĩa giữa ông ta với cộng sản Trung Quốc, hay tương quan giữa hai đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc; nhưng ông ta còn kéo cả nước Việt Nam vào trong mối quan hệ đó. Ðây là một chủ trương ngoại giao rất nguy hiểm.
Nhưng Hồ Chí Minh có một tình cảm thắm thiết đối với Cộng Sản Trung Hoa, điều này chính ông đã nói ra. Những tình cảm này rất sâu sắc. Chính vì vậy nên ông mới nói đến “trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình.”
Trong bài viết chúc mừng 40 năm thành lập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1961, Hồ Chí Minh đã viết một trang dài “Riêng về phần tôi...” để kể lại những tình nghĩa cũ càng đó. Ông thuật lại trong những năm 1924-1927, ông đến Quảng Châu, “tham gia công việc do Ðảng Cộng Sản Trung Quốc giao phó.” Ông cho biết đã “được tham gia việc dịch tài liệu nội bộ và việc tuyên truyền đối ngoại.” Trong cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm còn sót” của bà Quinn Judge, bà cho biết trong khoảng thời gian này, Hồ Chí Minh lấy những tài liệu được phép thông dịch đó để gửi về báo cáo cho Stalin, coi đó là công tác tuyên truyền của chính mình. Ðó cũng là một mánh khóe để xin tiền của Ðệ Tam Quốc tế.
Khoảng cuối năm 1938, Hồ lại sang Trung Quốc lần nữa, và lần này, chính ông kể lại trong bài báo trên, “Là một người binh nhì trong 'Bát lộ quân' tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một đơn vị ở Quế Lâm. Sau đó được bầu làm bí thư chi bộ của một đơn vị ở Hành Dương.” Tức là ông Hồ đã từng đi lính cho ông Mao, và làm đến chức binh nhì như ông tự giới thiệu (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập X, trang 367).


Nhưng công ơn của Cộng Sản Trung Quốc lớn hơn nữa. Cũng trong bài báo trên, Hồ Chí Minh cho biết, “Trong lúc đó, các đồng chí Trung Quốc ra sức giúp tôi chắp liên lạc với trong nước ta. Ðây là một công ơn lớn,” vì ông Hồ kể một đồng chí trong nước đã sang Tầu tìm gặp ông Hồ nhưng đã bị một người bạn xoáy hết tiền, phải quay trở về. May mắn, “Nhưng sau đó, các đồng chí Trung Quốc vẫn giúp tôi chắp được liên lạc để về nước hoạt động.”
Vì vậy cho nên Hồ Chí Minh không những chịu ơn Cộng Sản Trung Quốc mà ông còn cảm thấy có nghĩa và có tình nữa. Có nghĩa, vì chính Cộng Sản Trung Quốc nhận ông làm lính rồi “chắp được liên lạc” cho ông trở về Việt Nam . Có tình, một thứ tình “huynh đệ chi binh” vì ông đã làm binh nhì trong Ðệ Bát Lộ Quân. Một bác sĩ Trung Quốc kể lại nụ cười cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi qua đời là lúc ông yêu cầu được nghe một bài dân ca Trung Quốc, và một cô y tá người Trung Hoa đã hát cho ông nghe. Sau đó, ông mê man, không bao giờ cười nữa.
Trong đoạn kết luận bài báo năm 1961, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh một lần nữa là hai đảng cộng sản “có cảm tình khắng khít thương yêu nhau như anh em một nhà” (Sách trên, trang 368). Ðó chính là nguồn gốc của những mối họa mà các nhà trí thức trong nước, kể cả các vị tướng về hưu, đã báo động.
Trong bang giao quốc tế, một điều ai cũng biết, là các quốc gia không coi nước nào là bạn, mà cũng không coi ai là kẻ thù; họ chỉ nghĩ đến quyền lợi đối với nhau thôi. Khi kéo quốc gia mình, bắt cả nước phải làm bạn “ngàn nghĩa vạn tình” với một quốc gia khác, là tự trói tay trói chân, không cho đồng bào mình tự do hành động nữa. Các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh đã mắc phải lầm lỡ nặng nề này.

Họ gây ra cuộc chiến Nam Bắc trong 20 năm cũng chỉ vì muốn cộng sản hóa cả nước Việt Nam , theo chương trình của cộng sản quốc tế do Nga và Trung Quốc lãnh đạo. Ngày nay, họ vẫn gắn bó với Trung Quốc bằng “16 chữ vàng” cũng chỉ vì đã bị ràng buộc bởi những “ngàn nghĩa, vạn tình,” di sản do Hồ Chí Minh để lại./-
Back to top
« Last Edit: 02. Mar 2010 , 18:47 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #237 - 14. Mar 2010 , 13:04
 
Kết Quả Trồng Người Của "Bác Và Đảng"




Gần đây trên internet thấy một bài viết của người ký tên Tô Vũ với nhan đề Bịnh Tiểu Đường tại Việt Nam có kèm theo hình ảnh minh họa. Đọc bài viết và xem hình ảnh, có lẽ không người Việt hải ngoại nào có quan tâm đến đất nước mà không khỏi lòng tái tê, đau xót cho dân tộc Việt Nam dưới chế độ Cộng sản biến thái hiện nay. Chế độ độc tài ngu dân này từ khi nắm quyền lực cai trị đất nước đã phá sạch nền văn hoá và đạo lý dân tộc, đánh mất đi niềm tự trọng giống nòi.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thản nhiên bước tới gần, nhìn người đàn ông đang đứng tiểu bên đường, cười ngặt nghẽo, đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chổng mông trắng phếu ra khỏi cửa sổ xe hơi, tự nhiên xả bầu tâm sự, đến hình ảnh vị sư quốc doanh giữa thanh thiên bạch nhật, giữa công chúng qua lại, đã vén áo cà sa đái trên đường. Thật là xấu hổ với những người có tự trọng, nhưng xem chừng ra những con người trong ảnh trông không có gì là phiền hà với họ.


...

...


http://thongtinberlin.de/thoisu/maerz/photo/mothie2.JPG



Có một câu hát trong một bài nhạc có câu “Vì sao và vì sao” nghe chừng sao giờ đây ngậm ngùi và hợp tình hợp cảnh của dân tộc Việt Nam. Nhưng không cần tìm sâu xa. Câu trả lời đơn giản chỉ là những con người xuất thân bần cố nông, hay những người đã được giáo dục là “cháu ngoan bác Hồ”, thi hành khẩu hiệu “sống và chiến đấu theo gương bác Hồ vĩ đại” đang lãnh đạo đất nước Việt Nam, với những người dân được nuôi dưỡng và cai trị trong môi trường duy vật Cộng sản. Giai cấp lãnh đạo CS đang biến thành giai cấp trưởng giả đỏ và đang phá nát đất nước. Do nguồn gốc bần cố ăn theo kiểu “chém to kho nhừ” và sống cuồng tín để tới thiên đường đại đồng vô sản không biên giới, những kẻ lãnh đạo này không cần biết gì đến nguồn gốc văn hóa, đạo lý nước nhà. Nếu muốn và khi có thể là bọn chúng chụp giựt, tham nhũng, bóc lột. Để bảo vệ quyền lực là chúng sẳn sàng giết người không gớm tay theo quy luật “không khoan nhượng với kẻ thù”. Do đó bạo lực mới được sử dụng qua công an quân đội để trấn áp đè bẹp quần chúng. Do đó đất nước thời toàn trị mà chúng gọi tránh đi là “bao cấp” mới trở thành một phần nhỏ của cái thành trì vô sản Liên Xô Trung quốc. Và ngày nay thời biến thái, thành tư bản tiêu thụ hoang dã, mà mọi thứ, từ người đến tài nguyên, đều bị bán hay cho ngoại bang thuê. Do đó dân ta mới phải khóc ra máu mắt trước những thảm trạng trẻ con và phụ nữ thì bị bán vào các động buôn người, thanh niên thì bị lường gạt, thế chấp thẻ đỏ để mượn tiền xuất cảng lao động, khi không trả nổi thì nhà cửa vườn tược bị tịch thâu, trừ nợ.


Sài Gòn trước năm 75 "Hòn Ngọc Viễn Đông"





Sau tháng tư năm 1975, những người từ miền Bắc vào Nam để thăm họ hàng mà trước đây di tản vào Nam dã cho biết Hà Nội bây giờ không còn là nơi của người thanh lịch, vì đa số người Hà Nội đã di cư vào Nam. Người Hà Nội còn lại, nay pha lẫn với dân quê tứ xứ di chuyển đến Hà Nội. Từ đó đã có những câu chuyện nghe kể không thể tin nhưng là chuyện thật. Chuyện một cô sinh viên từ hải ngoại về dậy học tiếng Anh tại Hà Nội, khi đi ăn phở xin cái muỗng thì đã bị người bán hàng cộc cằn mắng “Muốn lắm thế thì xéo đi chỗ khác mà ăn” làm cô bé sững sờ và chẩy nước mắt. Hay là câu chuyện, một người từ hải ngoại về được cô em họ vốn là một cán bộ cộng sản chở đi trên một con đường một chiều, mà cô này lại đi ngược chiều, nhưng khi thấy một người đi xe đạp đi đúng chiều tiến tới gần thì cô này lại mắng ngay “Lão già kia có mù không, sao không tránh bà” làm cho người hải ngoại, họ hàng của cô cán bộ, muốn độn thổ.
Những người hải ngoại chắc không thể quên cuộc sống miền Nam trước năm 1975, dù không là toàn bích, lý tưởng, nhưng có những đối xử tối thiểu có tính người. Nó không có hình ảnh thô tục như được ghi lại trên trang điện tử ở trên đã nói và những cung cách hành xử thú tính tranh sống.
Nhìn trẻ hư thì biết cách giáo dục gia đình. Nhìn tư cách một dân tộc người ta có thể đánh giá nền văn hóa đất nước. Chính sách trồng người của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam nay đã có kết quả, đã biến dân tộc Việt Nam từ dễ dàng, hoà ái, ngày nay trở nên những con người trơ trẽn, cộc cằn và hung dữ. Những con người mà Hồ chí Minh và đồng đảng gọi là “những con người mới xã hội chủ nghĩa”, mà tác phong tư thái được điều kiện hoá bởi bạo lực và dối trá mấy chục năm nay.

Tuệ Vân

Nguồn trích: http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8D%19P
Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 18:52 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #238 - 14. Mar 2010 , 13:25
 
Một hiện tượng xã hội ở nước xã hội chủ nghĩa Việt nam, "bệnh tiểu đường"



...
Coi như còn đang ở trong rừng Trường sơn…


Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa VN là đây

Một hiện tượng xã hội lạ lùng phổ biến rộng rãi tại các thành phố nước VN xã hội chủ nghĩa, nhất là tại thành phố Sài Gòn và Hà nội, hai bộ mặt của nước xã hội chủ nghĩa VN, hiện tượng “bệnh tiểu đường”, công khai lan rộng làm người ngoại quốc tới VN du lịch nghĩ rằng hiện tượng này được luật pháp xã hội chủ nghĩa VN khuyến khích, không cấm đoán. Có du khách còn nghĩ rằng đây là bản chất thô sơ chất phác của xã hội chủ nghĩa VN bộc lộ không cần che đậy.
Hình bên chứng minh cho nhận xét đó, là một điển hình cho “bệnh tiểu đường” tới thời kỳ trầm trọng, công khai giữa đường phố đông đúc người đi lại, ở một thành phố văn minh (ít nhất Sài Gòn cũng văn minh tới tháng tư 1975).

...
Bây giờ, đàn bà cũng công khai, không còn nữ tính nữa.
(Hình do một một du khách du lịch trên đường Sài Gòn - Nha Trang, chụp 2009)


Mặc cho máy ảnh của du khách ngoại quốc chụp hình, mặc cho quan niệm xấu của các du khách ngoại quốc về văn hóa xã hội chủ nghĩa việt nam, xin nhấn mạnh, của xã hội xã hội chủ nghĩa VN, xin phân biệt, không phải văn hoá cổ truyền của người Việt Nam

Con người thời nào cũng có những nhu cầu cấp bách sinh lý như nhau, ở đâu trên thế giới cũng vậy, Ba Lê, Newyork, Saigon, Trong thời kỳ quốc gia ở Sài Gòn trước 75, người dân cũng có những nhu cầu cấp bách như người xhcn bây giờ. Nhưng hiện tượng đái đường hoạ hoằn mới bắt gặp, nếu có thì một cách kín đáo, là vì ở trong đầu óc người dân Sài Gòn thời đó còn có tự trọng cá nhân, tự trọng quốc thể, biết thế nào là quốc sỉ.
Bây giờ, đàn bà cũng công khai, không còn nữ tính nữa. Không có danh từ nào để gọi cái người đàn bà trong hình này, mất hết nữ tính, mất hết đạo đức, mất hết nhân phẩm! Tấm hình thật quá ghê tởm! Tô Vũ đã lưỡng lự không đăng, sợ làm bẩn mắt độc giả, nhưng sau khi cân nhắc suy xét kỹ, vì nhiệm vụ thông tin của báo chí, TV quyết định phải đăng lên để cho thế giới biết một sản phẩm tiêu biểu cho sự thay đổi xấu rộng trong trí não của một người dân, đàn ông hay đàn bà, ở Miền Nam VN, sau trên ba mươi năm sống trong xã hội chủ nghĩa, một biểu lộ của khía cạnh dã tính (caractère sauvage), biểu lộ của khía cạnh thú tính (caratère bestial) của người dân được xã hội chủ nghĩa giáo dục, uốn nắn vào khuôn phép từ trên 30 năm nay tại Sài Gòn.



bài Tô Vũ viết

...

ngay trên lề đường có người đi lại


...

người phu quét đường dừng chổi đứng "đế"


Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 13:26 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #239 - 15. Mar 2010 , 21:08
 


Êm Mà Thấm Đau Lắm


Vi Anh

...


Nói theo kiểu bình dân, cái kiểu đánh êm, đánh khỉa khầm của những nhà tu, những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN thế mà làm hai nhà cầm quyền CS độc tài, đảng trị toàn diện ở Việt Nam và Trung Quốc bị thấm thật, đau ê ẩm trong quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sau đây là một vài vết tích và triệu chứng.

Một, bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển, trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện nhân quyền – là  lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương, Ông Kurt Campbell ra điều trần trước Tiểu ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Ông nói Việt Nam và Trung Quốc có mối hiềm khích truyền thống.

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Việt Nam lại muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ vì những lý do chiến lược. Nhưng Ông có nhiều lo ngại thực sự về những vụ vi phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hoa Kỳ luôn bày tỏ quan ngại trước việc một loạt nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù, tự do ngôn luận và báo chí bị hạn chế, kiểm duyệt, cũng như vụ truy bức, trục xuất các tu sinh Bát Nhã. Do đó bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển, trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện tình hình trong nước.

Năm nay 2010 là năm kỷ niệm 15 năm ngày Washington-Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Năm nay cũng là năm Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng cao điểm, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Năm nay cũng là năm kỷ niệm thứ 60 ngày Bắc Kinh bang giao với Hà nội, Đại sứ TC ở Hà nội lại họp báo hăm he nhà cầm quyền CS Hà nội,  “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”. Là năm CS Hà nội cần lá chắn của Mỹ để hóa giải áp lực bành trướng của Bắc Kinh, mà Mỹ thấy bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển – thật là kẹt lớn cho CS Hà nội.

Tại sao bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển? Mệnh đề “trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện nhân quyền”, đó là kết tinh của công lao có máu, nước mắt, mồ hôi, những gian nguy khổ sở mà những nhà đấu tranh tôn giáo, trí thức, sinh viên, người dân thầm lặng bị CS tù đày, những dân oan, những công nhân, nông dân  khiếu kiện, biểu tình, lảng công bị CS đánh đập, trấn áp. Tất cả đã cùng nói lên lương tâm VN, tiếng nói của dân chúng VN: chúng tôi bị CS tước đoạt sạch nhân quyền. Công lao này thuộc về những người Việt dũng cảm đó.

Kể ra CS Hà nội thấm đòn nặng, ê ẩm mình mẫy thật dù cuộc đấu tranh của những người Việt hoàn toàn hòa dịu – tuyệt đối không bạo lực. Thấm đòn vì khi mà chánh quyền Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á, khi mà nhà cầm quyền Hà Nội cần phát triển bang giao để có lá chắn của Mỹ trước những hành động bá quyền lấn đất, lấn biển, hăm he thì Mỹ lại nói “bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển”.

Hai, cái kiểu đánh khỉa khầm của những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cũng làm cho nhà cầm quyền CS Bắc Kinh là một người không lồ cũng ê ẩm không kém.

Mãnh hổ nan địch quần hồ. Theo báo Le Monde của Pháp, từ sau Thế Vận Hội Bắc Kinh, CS Bắc Kinh  đã tăng cường hệ thống kiểm soát người dân. Nhưng “người công dân Trung Quốc ngày càng nhận được nhiều thông tin và ngày càng có thái độ phê phán đối với chính quyền. Nhờ Internet, người dân Trung Quốc biết rõ những vụ vi phạm nhân quyền”. Dân Internet đã biến Đảng Nhà Nước thành trò cười thiên hạ. Dân Internet đã biến những hành động tham ô nhũng lạm, hối mại quyền thế, chiếm đoạt đất đai và nhà cửa của dân chúng, những vụ vi phạm quyền tự do của Đảng Nhà Nước thành thông tin, nghị luận, bia miệng cho hàng triệu triệu người trên mạng. Biến Internet thành viện công tố của nhân dân.

Thí dụ cụ thể như Ông Phùng Chính Hổ, một nhà hoạt động nhân quyền ở Thượng Hải, đã bị chận lại, từ tháng 11 tại sân bay Tokyo vì nhà cầm  quyền CS Bắc Kinh nhất định không cho ông trở về quê hương mặc dù ông cầm hộ chiếu Trung Quốc. Hình ảnh  Ông Phùng Chính Hổ, trong chiếc áo thun có ghi hàng chữ “Tôi muốn được về nhà”  loan truyền trên hầu hết các trang web Trung Quốc; dân chúng  hoan hô, ủng hộ  Ong ngày càng đông. Trên trang blog nhỏ Twitter của Ong, Ông mô tả cuộc sống hàng ngày của một người tị nạn và ông tố cáo thái độ hèn hạ của chính quyền Bắc Kinh. Vụ này đang gây bối rối cho TC, nước chủ nhà của Hội chợ triển lãm toàn cầu sẽ được tổ chức tại Thượng Hải trong năm 2010.

Thí dụ như nhà đấu tranh Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đề xướng Hiến chương 08, một phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc. Hai ngày trước khi Hiến chương này được tung lên mạng Internet, nhà cầm quyền TC bắt giam ông, buộc tội ông âm mưu lật đổ Nhà nước. 300 người đầu tiên ký, 300 người này bị công an sách nhiễu, Nhưng 9000 người sau đó đã ký theo và bây giờ văn kiện này còn có người tiếp tục ký và lưu truyền trên Internet.

Cuối cùng sẽ thiếu nếu không kể đến một vố từ Mỹ, của Google tuy êm mà thấm nạng cho TC. Tin mới nhứt Google đa xác định tin tặc TC đã vào trương mục của những chuyên viên lập chương của mình để đánh phá. Và Google sẽ rút khỏi TV nếu TC nằng nằng quyết một đòi Google tiết lộ những người truy cập những mạng mà TC cấm kỵ. Phản ứng và đấu trí của Google với CS Bắc Kinh đã đưa đến một cuộc đọ sức giữa chánh quyền Mỹ và Trung Cộng. Vụ Google, từ Tổng Thống Obama đến Ngoại Trưởng Mỹ Clinton đều lên tiếng.

Vào ngày 20/01/2010, tại Viện Bảo Tàng Báo Chí Newseum, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các công ty tin học Mỹ đừng ủng hộ chính sách kiểm duyệt Internet của TC và yêu cầu Trung Quốc mở một cuộc điều tra rõ ràng vụ tin học tấn công hệ thống máy chủ của Google. Bà nói rõ Trung Cộng, Việt Cộng, Á Rập Saudi còn là những chế độ dùng Internet đỂ bóp nghẹt lòng tin của người dân. Và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của Mỹ NSA, có bộ phận giám sát tin học  nổi tiếng hoàn cầu mở cuộc điều tra nội vụ.

Báo New York Times, một tờ báo lớn và uy tín của Mỹ ngày 18 tháng Hai năm 2010 phóng sự điều tra cho biết hầu hết những cuộc tấn công vào các websites của Mỹ, trong đó có Google xuất phát từ TC. Binh đoàn gián điệp tin học của TC xuất quân từ hai trường Đại Học Giao Thông nổi tiếng về ngành tin học ở Thượng Hải và Trường Huấn Nghệ Lam Tường ở tỉnh Sơn Đông.

TC đã bị bể thêm bể luôn ở Au châu. Báo Pháp Le Figaro  vạch mặt TC, nói TC muốn kiểm soát Internet toàn cầu, TC có khoảng 40 ngàn công an Internet, TC bám sát các công ty cung cấp dịch vụ cho các trang web và các diễn đàn trên mạng, TC kiểm duyệt và ra nhiều qui định và hình phạt để bắt  người sử dụng phải tự kiểm duyệt khi sử dụng Internet.
Rốt cuộc Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh  trở thành một sát thủ Tin Học, một tin tặc – tên cướp Tin Học quốc tế.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 14 15 16 17 18 ... 40
Send Topic In ra