Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 80929 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #240 - 18. Mar 2010 , 20:53
 

Tại sao cho thuê?



Trần Khải

...


Miệng Mao lưỡi Hồ - Babui

Vẫn chưa ai thực sự tìm được một câu trả lời thích đáng nhất, khả dĩ được nhiều người đồng ý nhất đối với câu hỏi “Tại sao cho thuê hàng trăm nghìn hecta rừng đầu nguồn?” Bởi vì trên một diện rộng ở 10 tỉnh như thế, không thể nói trung ương không biết. Thêm nữa, chúng ta cũng biết rằng từng thước đất biên giới đã gìn giữ được rất là gian nan, với nhiều hy sinh của nhiều triệu người qua nhiều năm, vậy thì chính sách nào đã cho phép cho thuê rừng như thế?
Câu hỏi nữa: Tại sao 10 ông Tỉnh Ủy không cho thuê vợ của các ông? Hỏi như thế là để thấy rằng, không đơn giản vì tiền mà người ta có thể cho thuê mọi thứ. Thậm chí, chưa chắc các ông đã chịu cho thuê bồ nhí của các ông. Và có hỏi như thế, mới thấy rằng lãnh thổ xương máu mà nhiều triệu người đã gìn giữ thực sự không hề được các ông xem là cái gì cần gìn giữ, cỡ như cái đang ở trong nhà quý ông. Thế đấy, diện tích ba trăm ngàn hecta rừng còn không được quý trọng bằng một chút xíu thân thể tuyệt sắc diễm kiều (nói chữ nghĩa dài dòng như thế để tránh nói kiểu trực tiếp giang hồ bến xe).
Diện tích cho thuê rừng như thế, là rộng bao nhiêu? Theo lá thư của Tướng Nguyễn Hữu Anh, là các quan đã cho thuê diện tích rộng bằng một tỉnh Việt Nam. Cho thuê 50 năm, hay cho thuê 100 năm? Hay cho thuê 1000 năm?
Trên mạng Bôxit Việt Nam, bài viết nhan đề “Thêm một lão tướng phản đối cho thuê đất rừng: Thư của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gửi UBTVQH” đăng ngày 9-3-2010, cho biết về diện tích rừng cho thuê, trích:

   
“...Trong một thời gian ngắn, ở một không gian khá rộng trên địa bàn 10 tỉnh, miền Bắc có, miền Trung – Tây Nguyên có, miền Nam có, có cả những địa bàn hiểm yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế, 10 tỉnh đã cho trên 10 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê dài hạn (50 năm) đất rừng có cả rừng đầu nguồn để họ kinh doanh rừng, với diện tích trên 305.000 hecta = 3050 cây số vuông tương đương diện tích đất một tỉnh như Hà Nam.
    Việt Nam đất đã hẹp, người lại đông, vài ba chục năm nữa dân số có thể lên tới 120 triệu người, dân miền núi, dân nông thôn lấy đất ở đâu để canh tác?
    Một việc làm động trời vậy mà các ông Chánh văn phòng UBND và Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Lạng Sơn còn dám cao giọng nói là không có gì đáng lo ngại! Đã thẩm định kỹ càng! đã cân nhắc lợi hại! Không vi phạm gì chủ trương chính sách chung...”

    (hết trích)

Nghĩa là, đã cho thuê 3050 cây số vuông. Bằng cả một tỉnh Hà Nam. Thế đấy, không một tiếng súng, một cách lặng lẽ nhiều ngàn cây số vuông đã cho thuê. Không thể nói chính phủ không biết rằng chính sách này tai hại thế nào. Cứ xem chuyện, từ khi quân Miền Bắc VN chiến trọn Miền Nam VN, rất nhiều khu đất, khu nhà và tài sản của dân đã được chính phủ CSVN “mượn dài hạn,” và sau này có trả một số, và tất nhiên là trưng thu rất nhiều phần còn lại. Đã có tay nghề “thuê, mượn... đất dài hạn” như thế, không thể nào Hà Nội không biết được âm mưu của Bắc Kinh.
Nếu đọc lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, quân Trung Quốc đã bị đẩy lùi, và không có nơi nào vào sâu lãnh thổ quá 5 km. Như thế, từng mét vuông đất đã phải trả giá bằng rất nhiều sinh mạng của quân và dân Việt Nam. Cần ghi nhận rằng, trước khi cuộc chiến Việt-Trung 1979 bùng nổ, một lý do làm chính phủ Hà Nội lớn tiếng kết án dã tâm chính phủ Bắc Kinh là vì quân TQ lúc đó trấn đóng trên 60 km2 lãnh thổ VN. Nghĩa là, chính phủ CSVN lúc đó quý trọng 60 km2 lãnh thổ tới mức sẵn sàng chiến tranh, trong khi chính phủ CSVN hiện nay không quý trọng 3050 km2 lãnh thổ nên mới cho thuê phứt cho rồi.
Mục từ “Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979” được viết trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trích như sau:

    “Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước...
    Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.
    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó...(...)
    Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều...”

    (hết trích)

Tới đây, chúng ta có thể hỏi, trong cuộc tranh chấp Biển Đông hiện nay, có phần lãnh hải nào thực sự là đang lặng lẽ cho thuê? Điều thấy rằng, trong khi chúng ta không có chứng cớ nhà nước CSVN cho thuê đảo, lãnh hải... thì lại biết rằng nhiền bờ biển đẹp cũng đang được cho thuê dài hạn.
Trang web Bauxite Việt Nam cũng có bài viết của tác giả NH, nhan đề “Thư bạn đọc: Kính gửi các bác Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Hữu Anh!” trong này báo nguy về tình hình cho thuê bờ biển. Trích:

 
  “...sau khi đọc những kiến nghị tâm huyết của các bác trên trang Bauxite Việt Nam, VietNamNet, cháu vô cùng cảm phục. Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe có hạn nhưng trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc, đất nước và tương lai của thế hệ con cháu mai sau của các bác thật là lớn lao vô bờ...
    ...hiện nay, đất ven biển Đà Nẵng cũng đã cho nước ngoài (có cả Trung Quốc, Đài loan…) thuê 50 năm. Cháu mong rằng việc các tỉnh, thành phố cho nước ngoài thuê đất ven biển 50 năm ở những địa bàn hiểm yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế cũng cần được Trung ương kiểm tra, thống kê và ngăn chặn kịp thời vì vấn đề Biển Đông của chúng ta đang “rất nóng”.
    Việc cho nước ngoài thuê đất rừng, đất ven biển hình như mang lại siêu lợi nhuận về kinh tế cho nên các tỉnh, thành phố đã coi nhẹ vấn đề an ninh quốc gia, hay còn một lý do nào khác nữa mà sao cháu thấy họ đua nhau cho thuê nhiều đến thế…? Một vị lãnh đạo cao nhất của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời và phân tích cho cử tri, khi họ thắc mắc về việc thành phố cho nước ngoài thuê 50 năm quá nhiều đất ven biển: chúng ta chẳng phải làm gì cả mà lại có tiền thu được từ việc cho thuê đất và từ các dịch vụ kinh doanh của họ thì sướng quá chứ còn kêu ca, thắc mắc cái gì. Thành phố chỉ cho thuê có 50 năm chứ có bán đâu mà sợ mất Nước! Cháu thấy câu trả lời, phân tích của vị lãnh đạo này sao mà giản đơn quá, và hình như là còn chưa xứng tầm nữa phải hông các bác?”
   (hết trích)

...

“cho thuê có 50 năm chứ có bán đâu mà sợ mất ...”
        Nguồn: DCVOnline phối hợp


Xin đọc kỹ lời của vị lãnh đạọ cao nhất của thành phố trực thuộc Trung ương... rằng “cho thuê có 50 năm chứ có bán đâu mà sợ mất Nước!” Trời ạ, xin đọc kỹ câu này của vị cán bộ lãnh đạo.

Xin hỏi: Vị lãnh đạo này có cho thuê vợ của ông trong 50 năm không? Thậm chí, có cho thuê trong 5 năm không? Hay chỉ cho thuê có 5 ngày không? Hay chỉ cho thuê có 5 giờ đồng hồ không? Hay chỉ cho thuê có 5 phút không? Trời ạ, thưa cán bộ, có bán vợ đâu mà sợ mất, có phải không?
Hãy nhớ lại Cuộc chiến Việt-Trung 1979, tại sao Hà Nội các thập niên trước đã nổi giận chỉ vì 60 cây số vuông bị Trung Quốc chiếm đóng, và tại sao Hà Nội bây giờ đã không xem 3050 cây số vuông rừng đầu nguồn có giá trị nào tương đương các mảnh quần hồng nho nhỏ.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #241 - 25. Mar 2010 , 14:48
 
Lê Thị Công Nhân và số phận lịch sử

Zulu

...
“Việt vương tự tác” ‒ Kiếm Câu Tiễn
Nguồn: Wikipedia.org
--------------------------------------------------------------------------------


Chưa có số phận dân tộc nào lao đao như dân tộc Việt Nam. Truy tìm lịch sử, từ cột mốc 500 năm trước Công Nguyên, thời Việt Vương Câu Tiễn đã có chữ viết, tài luyện kim đến mức tinh vi. Thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn là một bằng chứng. Văn minh người Việt toả sáng khắp vùng Đông Á, rồi dần dần lan xuống phía Nam. Nhưng, tiếc thay người Việt chỉ là thiểu số trong Bách Việt, thiên nhiên và áp lực của xã hội càng lúc càng nghiệt ngã, bao trùm lên đời sống vốn đã khốn khó của dân tộc ta.

Từ thời Việt Vương Câu Tiễn, nước Việt bị Sở lấn chiếm rồi thôn tính, dân Việt chạy về hướng Nam, sống ở Phúc Kiến, theo thời gian di chuyển tiếp đến nay chúng ta có nước Việt Nam.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta oai hùng, dũng cảm, đã bao phen làm bạt vía quân Tàu. Dù đất nước ta nhỏ, ít người lại sát nách một nước lớn nhưng hào kiệt ta chưa bao giờ khiếp nhược trước quân thù. Trong bất cứ thời đại nào, người Tàu cũng hăm he, muốn nuốt gọn Việt Nam. Với số phận của một dân tộc vốn đa đoan, những thử thách đó đã trui luyện và sản sinh ra những bậc anh hùng làm nên lịch sử, thời nào cũng có.

Từ bình minh của lịch sử, đất nước đã có Trưng Trắc, Trưng Nhị (40 – 43) dựng cờ khởi nghĩa, đánh tan quân nhà Hán, dành lại độc lập cho dân tộc. Bà Triệu (246 - 248) khởi nghĩa chống quân Đông Ngô, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, trước thế giặc mạnh, Bà đặt tình yêu nước cao hơn tính mệnh, tuổi xuân mất đi, nhưng tiếng thơm của Bà vẫn đời đời trong lòng dân tộc, “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”

Thử thách trui luyện bãn lãnh của dân tộc, để vượt qua số phận gian nan trong suốt lịch sử. Lý Thường Kiệt xuất hiện như một anh hùng cái thế, hiên ngang đánh Tống, đòi lại giang sơn. Bình Chiêm, mở mang bờ cõi. Mặc nhiên khẳng định:

Nam Quốc, Sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư


Cứ như thế, theo thời gian, dân tộc ta lại sinh ra những con người kiệt xuất, vượt thời gian. Một Nguyễn Trãi, anh hùng vĩ đại của dân tộc, văn chương, thao lược toàn tài, đã mở ra con đường thái bình thịnh trị và rửa thẹn ngàn thu cho giống nòi. Sử sách xưa nay còn lưu dấu một “Bình Ngô đại cáo” thiên anh hùng ca, chót vót trên cao mà cháu con chưa bao giờ khai thác hết. Một nghi án đưa lịch sử vào chốn mù tăm! Nhưng câu nói Nguyễn Trãi khuyên nhà vua, “Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than” thì đời đời tồn tại, và cần thiết.

Cứ như thế, hồn thiêng sông núi mỗi ngày nung nấu thành đỉnh cao, và cao mãi.

Ngờ đâu, tai ương lại trút lên đầu dân tộc một lần nữa. Khi tai ương đụng bản lĩnh dân tộc, một dân tộc oai hùng, hiển hách và duy nhất đánh bại Nguyên Mông. Bất hạnh lại xẩy đến ‒ Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (2/1930) mở đầu những trang sử đen tối nhất, thảm thương nhất trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay -

Vẫn chưa hết, 50 năm sau đảng cộng sản cả gan đem xác chết Hồ chí Minh (Nguyễn ái Quốc) ngự trên đầu tiên tổ (đất Thăng Long) để cùng nhau ngợi ca sự man rợ. Đất nước triền miên trong nghèo nàn, lạc hậu và hiểm hoạ Hán hoá như đã thành hình.

Viết đến đây bỗng nhiên lòng tôi nhớ, những Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm thanh Nghiên, ... trong lao tù cộng sản. Những người trẻ, những anh hùng dân tộc ở tù vì tội yêu nước hay sao?

Nhớ xưa, nhà thơ Nguyễn Cao (1887) bị bắt về tội cầm quân đánh Pháp. Giữa Hà Nội, ông lấy mảnh sành rạch bụng, moi ruột gan banh ra từng khúc, rồi lạnh lùng hỏi, “Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản thì bảo?” Nói xong, ông cắn lưỡi chết.

Và câu nói của Trần Bình Trọng từ 500 năm trước (1387), “Ta thà làm qủy nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc!” còn văng vẳng đâu đây. Vậy đất nước là gì mà Nguyễn Cao và Trần Bình Trọng đã lấy tính mạng mình ra mà bảo vệ như thế? Nghĩa cử đó không những chứng tỏ được lòng yêu tổ quốc, núi sông mà còn là một ý thức vô cùng cao lớn – những gắn bó và lòng thiết tha với tiền đồ dân tộc, tình làng, nghĩa xóm, tình tự dân tộc và nhất là lòng thiết tha, giữ nếp sống riêng, thành bản sắc văn hoá cho đất nước. Lòng tôi nao nao, luỹ tre xanh, con đường nhỏ, giếng nước bên đình làng, cánh buồm lộng gió, ngôi trường tuổi thơ, mẹ tôi và cả em nữa... Đầm ấm quá! Yêu thương quá! Phải không em? Anh yêu Tổ Quốc.

Bây giờ, đất nước theo dòng chảy toàn cầu hoá, người Việt Nam di chuyển đi muôn phương, lòng yêu nước tuy có những vấn đề cần phải đặt ra, cần suy gẫm. Gì thì gì, tiêu diệt cái đảng trời ơi là tất cả mấu chốt của vấn đề.

Trong thời quân chủ, người viết sử làm sáng cái đức của Vua và chân lý của những bậc hiền tài. Bạo quyền cộng sản núp bóng nhân dân để tác oai, tác quái. Chúng nhân danh cách mạng, giải phóng, XHCN, … để thao túng xã hội. Từ đó, lấy luận điệu “Trung với đảng, hiếu với dân” làm chiêu bài để vương hoá Đảng. Đảng hơn Vua ở chỗ biết lừa đảo và gian manh, “Yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa”. Đảng còn là đại diện tiên tiến của nhân dân, nên Đảng làm gì cũng được.

Từ khi có đảng cộng sản, dân ta bị trùm lên đầu, lên cổ cái khái niệm man rợ đó. Nay thêm “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là cách làm cho mọi người no thêm một chút, để đảng cộng sản Việt Nam tồn tại mà bán nước. Hãy nhìn ra biển Đông, nhìn thẳng lên cao nguyên, tìm lại những cột mốc biên giới. Đảng lãnh đạo vậy ư?

Số phận đất nước rồi ra sẽ thế nào đây?

Người Việt khắp nơi, cả trong lẫn ngoài nước ngao ngán với cái đảng trời ơi. Trong thì hà khắc, bóc lột dân lành, ngoài thì khiếp nhược, run sợ trước kẻ thù truyền kiếp. Lịch sử, có bao giờ nhục nhã thế nầy. Tôi chơi vơi như vừa tỉnh cơn mê, mới đây thôi, bây giờ tôi đã trùng trùng cách biệt, mẹ tôi, những người thân và bạn hữu. Quê hương ngàn xa, tiếng phi cơ vun vút trên không trung đưa tôi về chốn cũ. Tổ Quốc Việt Nam ơi.

Hương Cảng là mảnh đất nầy, chân tôi như từng bước đang dẫm lên tai hoạ của lịch sử, Hồ chí Minh thành lập đảng cộng sản tại đây. Sự tình cờ đã cho tôi ý thức về số phận của đất nước, tôi đi nhanh hơn. Bước lên phi cơ, bỏ lại thành phố, lòng tôi nhẹ nhõm, mong phi cơ cất cánh thật mau.

Nhìn trời, mây đặc quánh như bông gòn nằm ở dưới xa. Phi cơ có lẻ đã đạt đến độ cao ổn định của đường bay, tôi cảm thấy lạnh và cần làm một cái gì cho hết thời gian. Thoáng qua một vài giây, ý tưởng của tôi ngừng lại ở Lê Thị Công Nhân và định mệnh của lịch sử. Đề tài tôi đã đề nghị với người bạn hợp tác, bằng cách sưu tầm phần lịch sử. Anh bạn giới thiệu người khạc Người khác chỉ cho tôi vào Google. Vậy là huề vốn, làm sao tôi đọc hết trong một thời gian ngắn hàng ngàn năm lịch sử, trong khi tôi chỉ cần cái phần cô đọng phù hợp để đưa vào bài viết. Tôi thu gọn đề tài trong số phận lịch sử, có bao nhiêu viết bấy nhiêu.

Chữ số phận có vẻ thích hợp và làm cho tôi tự tin ở đề tài. Tôi hăm hở với hình ảnh Lê Thị Công Nhân, anh thư xuất hiện như một vì sao sáng giữa bóng đêm, đang cùng với số phận Việt Nam xoay chiều lịch sử. Và tôi viết để thể hiện lòng tự trọng của mình.

Đất nước đang từng ngày quằn quại dưới ách đô hộ của giặc nội xâm, bộ mặt bọn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nguyên hình thái thú Hán.

Lịch sử, một lần nữa, viết nên câu chuyện tình, thành huyền thoại Lê thị Công Nhân. Chuyện bắt đầu từ sau những ngày của 30 tháng Tư 75. Chàng thanh niên quen với thiếu nữ tên Lệ, trong một xã hội xáo trộn và đầy dẫy bất công, nàng nghĩ đến một đất nước công bằng và nhân ái, ước mơ ấy tích tụ thành ra máu thịt, nàng bỏ vào nôi, tiếng ru của nàng ngày đêm hoá ra bậc anh thư.

Tên mẹ đặt cho con thành ra định mệnh lịch sử, hay số phận lịch sử bắt đầu khi mẹ quen cha? Tôi đặt câu hỏi này với Lê thị Công Nhân. Có những trường hợp câu hỏi chính là câu trả lời. Còn tôi, câu trả lời chính là vầng hào quang Lê thị Công Nhân, đang dần dần thắp sáng Việt Nam.

Bản lãnh, tri thức và lòng thiết tha yêu nước thể hiện qua Lê thị Công Nhân, ngoài đời và trong lao tù cộng sản, là động lực thúc đẩy tuổi trẻ dấn thân, người lớn cảm phục, kẻ thù nể trọng. Trong trại giam, lấy cớ ống cống tắc nghẽn, bọn cai tù bắt nữ tù nhân tắm trần ở ngoài trời, dù bị cô lập, LTCN một mình tranh đấu đến cùng. Điều tôi khâm phục nhất là trước kẻ thù, LTCN vẫn an nhiên tự tại, nói năng như thầy nói với trò, không ngại ngùng, lo sợ gì cả. Trong những lần truyền thông phỏng vấn, giống như một nhà cách mạng, “Những gì tôi đã làm được tuy thật nhỏ bé, nhưng nếu mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ thì hãy ủng hộ, ủng hộ rồi mà chưa tham gia thì hãy tham gia, tham gia rồi mà chưa tích cực thì xin hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình.”

Cộng sản sợ nhất là sự thật, trí thức và niềm tin tôn giáo (đoàn kết) cho nên chúng ra sức triệt hạ tôn giáo, bỏ tù những nhà đấu tranh cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền … Điều đó đối với LTCN bị vô hiệu hoá, “Một lần nữa, tôi xin khẳng định, tôi không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến. Và đối với tôi, đi tù chưa phải là điều tồi tệ nhất...”

Thời thế sinh ra Hồ chí Minh. Vận nước sinh ra Lê Thị Công Nhân.

Sự thật sẽ tiêu diệt cái lường láo, gian manh. Lấy công bằng và Nhân ái mà độ trì người cộng sản. Với lời thề, “Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”

Tôi tin vào một ngày mai tươi sáng của đất nước. Rồi đây những bông hoa dân chủ sẽ nở rộ trên quê hương bằng lòng yêu nước và hạt giống Lê Thị Công Nhân, một hạt giống có niềm tin và biết sống theo ý Chúa!


© DCVOnline
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #242 - 25. Mar 2010 , 21:14
 

Kinh nghiệm làm ăn với Việt Cộng của một Việt Kiều



Anderson Thai Quang

Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Xin trân trọng giới thieu những "bài học nặng ký" của ông:

Saigon những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Mọi người chuẩn bị mua sắm cho nhà cửa và quà cáp cho người quen. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa đang rộn rịp trang điểm cho mùa xuân, luôn luôn là biểu tượng của niềm hy vọng mới và vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn cho năm tới.
Nhung nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Saigon . Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng trong quá khứ.
...

CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT
Một chút ít về cái "tôi" để người đọc cảm thông thêm về chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một đại úy của quân đội miề n Nam (ở đây, nay gọi là Mỹ Ngụy), và tôi chỉ mới 5 tuổi, chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chính trị. Cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngư ợc xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để nuôi gia đình. Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định.
Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như một quê hương chính thức, dù vẫn biết nói tiếng Việt theo thói quen của cha mẹ. Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống đời trung lưu như trăm ngàn người khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp và bàn luận nhiều về tình hình Việt Nam, về những thù ghét của họ với nhà cầm quyền Cộng Sản, nhưng tất cả đều rất xa lạ với tôi. Khi học lịch sử ở trung học, tôi chỉ thấy có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi.
Cuộc sống bình lặng đó thay đổi hoàn toàn khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu đô la, cộng với giá nhà đang tăng cao vụt và một khoản tiền tiết kiệm lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính..
Tôi quyết định trở về lại Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một sự nghiệp mới. Tất cả những gì tôi đọc cho thấy một Việt Nam đổi mới với những con số an tượng về đầu tư của nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một "con rồng mới". Cha tôi không phản đối, ông chỉ cho một lời khuyên," Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm."

HƯNG PHẤN VÀ THẤT VỌNG
Tôi dọn về lại Saigon vào tháng Mười năm 2007. Chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số thu nhập của các đại gia. Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi bàn chuyện đầu tư. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ. Có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ các con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ dăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt điêu tàn và thê thảm.
Tôi nhận ra rằng cái cơ chế "kinh tế thị trường" mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức.. Tất cả những miếng moi béo bở đều nằm trong tay quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như bà con thân thuộc trong gia đình. Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh va bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu.
Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai có lời đều phải chia xẻ lại cho các quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ. Tầng lớp quan chức và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến.
Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền. Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập không cần hy sinh và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu co Họ đang cấu kết với nhà nước Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền để mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn.
Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh duổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí va sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ, đối với những người dân còn kẹt lại trong nước.
Tôi nhận ra rằng hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh, giúp cho chúng giữ vững địa vị và quyền hành. Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính trị gia quỷ quyệt, nhiều mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào.
Con người của ông có rất nhiều tên gọi; ông tự viết cả tiểu sử để ca tụng mình (Trần Dân Tiên); ông không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con sinh rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế giới; ông viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thư gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912); ông làm mật vụ cho Nga khi Pháp không đáp ứng lời khẩn cầu (chuyện của cựu Giám Đốc KGB Nga Vladimir Kryuchkov ); ông bỏ Nga theo Tàu khi có lợi (hồi ký của Li Zhi Sui); ông khoe là trọn đời độc thân để phục vụ tổ quốc trong khi có ít nhứt ba người vợ và bao nhiêu người tình, kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (bà Nguyễn Thị Minh Khai, vợ ông Lê Hồng Phong).
Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em, vì hai người này muốn tạo xì căng đan về mối tình khi chung sống với ông (cuốn sách 'Ho Chi Minh: A Life' bởi William Duiker và cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi' cua Ba Dương Thu Hương). Chuyện ông thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng "tấm gương đạo đức của Bác Hồ".
Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách ' China and the Vietnam wars' của Qiang Zhai. Ông cho biết là một tướng Tàu, Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông cố vấn đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng.
Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, H Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng. Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao ve chuyện xảy ra trên đất Việt, tướng Tàu không thể công khai xuất hiện. Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông tướng?
Sau 1 năm ở Việt Nam , tôi hiểu được một sự thât căn bản của xã hội: tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo đức của hiện tượng này.
Trong môi trường đó, tôi đã không làm ăn gì được như dự tính. Suot 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua. Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rươm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản lòng. Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân; chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người kẹt lại.

Anderson Thai Quang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #243 - 03. Apr 2010 , 00:15
 
Người viết sai chính tả


Đăng bởi bxvnpost on 31/03/2010
Dr. Nikonian

Với tôi, đất Qui Nhơn không phải là nơi xa lạ. Hơn một lần, tôi lang thang chụp ảnh ở vùng quê Trung Bộ đầy nắng gió nhưng phì nhiêu tươi tốt, con người rất mực hiền lương này. Hơn một lần, tôi lặn lội đến Tây Sơn, đứng tần ngần trước chiếc giếng cổ bằng đá ong, tương truyền là của tổ phụ Tây Sơn tam kiệt. Hơn một lần, tôi loanh quanh ở bảo tàng Tây Sơn, thở dài nhìn những chiếu chỉ, thư tịch nguyên bản của Tây Sơn Nguyễn Huệ. Chúng nằm trong những lồng kính ố vàng, bụi bặm. Và bị bảo quản trong những điều kiện rất tồi tệ, không như người ta phải làm với các cổ vật vô giá: hút ẩm, cách nhiệt, hạn chế flash máy ảnh… Từ chiếu cầu hiền gởi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cho đến hịch đánh quân Thanh và rất nhiều thư tịch cổ khác, chúng vẫn sống sót một cách kỳ lạ, sau cuộc báo thù thảm khốc của Gia Long Nguyễn Phúc Ánh.
Lòng bồi hồi cảm động, khi được nhìn tận mắt nét chữ gân guốc, thô mộc năm xưa của vị anh hùng áo vải…

Dòng cảm xúc của tôi bị cắt ngang cái rụp vì cái vỗ vai bổ bã của một gã hồng hào, to béo, mặt còn đỏ ửng vì nắng gió miền Trung. Gã hí hửng chỉ cho tôi một văn bản (hình như là chiếu cầu hiền), mà theo gã, vua Quang Trung nhà ta đã viết sai chính tả. Ái chà, vốn tiếng Anh lẫn tiếng Hán của tôi thì chỉ đủ để hiểu lõm bõm những gì gã Tây ba lô, tiến sĩ Hán Nôm của Đại học Boston này nói. Hắn cho rằng chữ này chữ này phải viết theo bộ Qua, hay bộ Can chi chi đó, nhưng nhà vua thân mến của chúng ta đã viết theo bộ Mộc bộ Thổ. Và một tràng giảng giải về cách ký âm chữ Hán Nôm mà tôi đành “dựa cột mà nghe”, không dám hó hé. Gặp “chiên da” thứ thiệt rồi, nó nói trật mình cũng hổng biết đường nào mà cãi (?). Mặc dù nghe nó nói, mình cũng hơi nóng mặt. Bộ chả ăn cơm Tàu rồi bỏ tiền qua đây để kiếm cớ chê vua mình sao chớ, cái thằng Mỹ này?
Tu một hơi hết nửa chai nước suối, hắn nghiêm giọng bảo: “Tao hổng có chê vua mày. Đối với tao, phát hiện này rất thú vị. Nó giúp tao hiểu được gốc gác low class, hổng phải royal, high educated của ổng”. Nheo mắt, đưa ngón tay cái làm dấu number one, hắn nói: “He crappity smacked Chinese, that’s all!”
Vâng, “he crappity smacked Chinese”, mặc dù bạn Quang Trung viết sai chính tả, mặc dù hịch đánh quân Thanh của bạn ấy chưa chắc đã văn hoa lá cành, thống thiết bằng thư cầu hàng của Lê Chiêu Thống. Hãy để cho các vị túc nho, am tường Hán tự bàn luận việc này. Nhưng với tôi, gã lữ hành dừng chân trước di chỉ Quang Trung Nguyễn Huệ, thế là đủ.
Bởi vì văn hoa, hay như đàn như sáo làm gì mà hèn hạ, mãi quốc cầu vinh như bạn họ Lê tên Thống? Cứ như vua ta hào sảng ngút trời thế này, thì dăm lỗi chính tả cũng có hề chi:
Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ


Lầm lũi mò về địa giới Hầm Hô, viếng từ đường nữ tướng Bùi Thị Xuân. Chỉ băng qua một cánh đồng lúa ngát xanh, quanh co dăm ngõ hẹp, tôi đã đứng trong một căn nhà nhỏ, đơn sơ do con cháu bà hương khói. Nữ tướng Bùi thị Xuân đã sinh ra và lớn lên trên nền nhà này, cùng với bao người dân hiền hòa khác.
Thật thú vị, hình họa Bà trên bàn thờ mộc mạc, lại không phải là một bức truyền thần quắc thước, uy nghiêm. Nó là bức vẽ một thiếu nữ trẻ cầm song kiếm, cưỡi voi xông pha trận mạc*. Nó phảng phất nét vẽ của họa sĩ Vi Vi trên báo Thiếu Nhi của ông Khai Trí hồi trước. Vì sợ bất kính, tôi đành nhịn thèm, không dám đưa máy ảnh lên chụp bức chân dung rất mực đáng yêu này. Chỉ bồi hồi ngắm cánh đồng lúa xanh thật nhiều gió trước ngõ nhà Bà. Rất nhiều năm trước, chắc lúa cũng xanh, chắc gió cũng lồng lộng thế này như ngày tôi đến, dừng chân thắp nén hương cúi lạy Bà mà thấy cay cay trong mắt.

Chị Tư, cháu dâu tám đời của Bà, người trông coi từ đường lại nghiêm mặt bảo: “Bà mô có bị hành hình. Thua trận, Bà vô rừng rồi biệt tích trong đó. Làm chi có chuyện Bà bị giết tội nghiệp rứa hè?”.

Kinh ngạc chưa, lòng tin dân gian hồn nhiên, ngây thơ và bất chấp mọi cứ liệu lịch sử về cuộc thảm sát các danh tướng của Tây Sơn Nguyễn Huệ. Trong tâm tưởng của con cháu, Bà không thể chết thảm dưới gót voi giày. Lòng yêu mến Bà thì phủ nhận sự ra đi oanh liệt nhưng thảm khốc của Bà, mà ao ước một happy ending khác, một cuộc đi vào lịch sử kiểu khác, nhẹ nhàng mà không đau đớn lòng hậu thế. Bằng lòng tin nặng chất folklore dân gian đó, hình ảnh Bà ngự trị trong lòng ngưỡng mộ và yêu mến của con cháu. Như những dòng chữ thô mộc mà sai chính tả của Quang Trung Nguyễn Huệ…
Chỉ vì, “he crappity smacked Chinese!”

Vinh dự thay, người-viết-sai-chính-tả của đất Tây Sơn năm trước.
________________________________________________________________________________
_________
*Chú thích: Tả về Nữ tướng Bùi Thị Xuân, danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1853-1922) có đoạn rằng:
Xuân hàn lãnh khí như tiễn đao,
Xuân phong, xuân huyết nhiễm chinh bào,
Hoàng hôn thành dốc bi già động,
Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều…
Dịch nghĩa:
Khí xuân lạnh như khí lạnh của lưỡi dao bén thoát ra,
Gió xuân thổi máu bay thấm đẫm tấm chinh bào,
Nơi góc thành tiếng tù và lay động bóng hoàng hôn,
Có người dung nhan kiều diễm như đóa phù dung…

Nguồn: http://baogialai.vn/channel/742/201002/Tham-tu-duong-ho-Bui-nho-Nu-tuong-Bui-Thi...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #244 - 07. Apr 2010 , 23:29
 

Tại sao đảng cộng sản vẫn bảo thủ?


Ngô Nhân Dụng


...


Cuốn Một Trăm Chuyện Ngụ Ngôn kể chuyện có một anh chăn cừu thật thà chất phác. Một hôm có một người từ thành thị tới làm quen, rồi dần dà kết bạn với anh.

Sau khi được anh tin tưởng rồi, người bạn thành phố mới nói: “Chúng ta đã làm bạn tri kỷ với nhau, không còn gì chia rẽ ta được nữa. Tôi sẽ giới thiệu cho anh một cô gái làng bên để cưới làm vợ! Anh hãy đưa tôi sính lễ tôi sẽ cưới vợ cho anh.” Người nông dân đưa cho tên bạn nhiều con cừu làm sính lễ cưới vợ. Anh thấy mình may mắn, có người sẵn lòng đi lo chuyện cưới vợ giúp mình!

Một thời gian sau, người bạn thành phố quay trở lại báo tin: Anh đã có vợ rồi! Chị ấy may mắn đã mang thai! Anh nông dân mừng rỡ, lại đưa thêm mấy món đồ quý cho người bạn thành phố để giúp anh nuôi vợ. Một thời gian sau nữa, kẻ gian thành phố trở lại, báo tin: Vợ anh đã đẻ con trai rồi! Anh chăn cừu sung sướng quá, lại đưa thêm của cải cho người bạn đem đi giúp nuôi vợ và con anh. Tháng sau, người bạn thành phố mặt mũi buồn rầu quay trở lại báo tin: “Cháu nhỏ nó chết rồi, sinh được mấy ngày đã chết.” Anh chăn cừu nghe tin đau đớn, khóc lóc thảm thiết!

Câu chuyện Mục Dương Nhân trên, chuyện số 30 trong Bách Dụ Kinh, cốt ý răn người đời không nên sống bằng ảo ảnh. Vì trên đời nhiều người cũng sống trong ảo tưởng như anh chăn cừu này. Không thiếu người cứ tưởng mình đang có vợ có con sống ở làng bên, dù chưa bao giờ gặp mặt.

Mỗi lần đọc dự thảo cương lĩnh mới của đảng Cộng Sản, không thể nào không nhớ đến anh chăn cừu trên. Bản thông cáo sau phiên họp trung ương đảng Cộng Sản chuẩn bị cho Ðại Hội Mười Một (năm 2011) vẫn khẳng định: “Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta.” Cũng không khác gì người bạn thành phố bảo anh chăn cừu: Anh đã có vợ rồi, vợ anh ở làng bên đó!

Ðảng Cộng Sản đã đem Chủ Nghĩa Xã Hội giới thiệu như cô vợ đẹp, gán cho anh chăn cừu kia. Người dân trong nước ta và các đảng viên cộng sản đã phải đóng vai anh chăn cừu này, tin là vợ và con này có thật mặc dù chưa bao giờ được thấy mặt. Mọi người đã chịu cho đảng Cộng Sản lừa, trước là tự nguyện nghe theo, sau thì bất đắc dĩ, trong bụng không tin nhưng không dám cãi. Vì đã lọt vào tròng rồi, không thể nào tự cởi trói cho mình được. Cộng Sản nói, “Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta,” thì chúng ta thách thức đảng Cộng Sản hãy tổ chức trưng cầu dân ý, xem có bao nhiêu phần trăm người dân muốn thực hiện chủ nghĩa xã hội?

Nhưng trước khi làm cuộc trưng cầu ý kiến đó, người dân cũng muốn mở một cuộc phỏng vấn tất cả các đồng chí trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, xin hỏi các ông các bà rằng cái gọi là chủ nghĩa xã hội đó nó là cái gì? Muốn làm cái chủ nghĩa xã hội đó thì làm ra sao? Cứ để mỗi ông, mỗi bà trong Bộ Chính Trị ngồi một phòng riêng ngẫm nghĩ, có sách vở đầy đủ để nghiên cứu, rồi viết ra cho bà con coi họ hiểu cái chủ nghĩa xã hội nó như thế nào!

Nó là một ảo tưởng. Ðó là những ước mơ, mỗi người mơ một cách. Chỉ ở các nước sống dân chủ tự do mới có những đảng Xã Hội đưa ra các chương trình quản trị quốc gia mang tính chất xã hội chủ nghĩa, nhưng rất cụ thể và có giới hạn, để cho các cử tri lựa chọn, bỏ phiếu. Nếu thắng cử, họ sẽ đem ra thực hiện các chương trình đó trong thời gian được dân tín nhiệm. Còn ở các nước cộng sản, khẩu hiệu “tiến tới chủ nghĩa xã hội” chỉ có nghĩa là tất cả mọi người phải cúi đầu chịu cho đảng cộng sản cai trị; và các đảng viên thì phải cúi đầu để cho các lãnh tụ quyết định thay cho mình. Riêng đối với đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ khi khối Liên Sxô và Ðông Âu sụp đổ thì khẩu hiệu “Tiến tới chủ nghĩa xã hội” có hai nghĩa. Ðối với bên trong thì nghĩa là bảo vệ quyền lợi cho các đảng viên đang làm kinh tế quốc doanh, trong khi vẫn cho các đảng viên khác đi làm kinh tế thị trường để tự tư bản hóa. Ðối với bên ngoài, sau khi mất chỗ dựa vào “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn, thì từ thời Nguyễn Văn Linh Cộng Sản Việt Nam phải tiến tới gần, càng ngày càng gần Trung Quốc, gần đến mức bây giờ ngạt thở cũng không cởi bỏ ra được!

Cuộc họp của trung ương để chuẩn bị Ðại hội Ðảng vừa rồi lại nêu lên một khẩu hiệu vô cùng bảo thủ, phản tiến bộ, “chống đổi mới” đến cùng, đó là khẩu hiệu “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.” Khẩu hiệu này chứng tỏ ban lãnh đạo đảng Cộng Sản vẫn không dám buông khu vực quốc doanh ra. Ðối với họ, đó là nội dung có ý nghĩa nhất của những chữ “tiến tới chủ nghĩa xã hội!”

Tại sao đảng Cộng Sản vẫn bảo thủ như vậy? Vì nếu không bảo vệ kinh tế quốc doanh, họ sợ bị đa số chống đối. Vì trong số những ủy viên trung ương và cán bộ sẽ đi dự đại hội 11 sắp tới phần lớn hiện vẫn thủ lợi được nhờ hệ thống tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước, họ không thể rời tay được. Những đơn vị kinh tế nhà nước này không thể nào sống nổi nếu được trao cho cán bộ bằng cách tư nhân hóa; vì sau đó phải cạnh tranh trên thị trường ngang hàng với tư nhân, trong nước gọi là “giao đấu trên sân chơi bằng phẳng.” Khẩu hiệu “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” cốt để làm yên lòng những thành phần trên, hiện chiếm đa số trong đảng Cộng Sản. Chúng ta đều biết đây là thành phần ăn bám, ăn hại kinh tế quốc dân như thế nào.

Ngoài ra còn thành phần các đảng viên đi làm ăn riêng, góp vốn của mình mà kinh doanh, rồi thành công, thì họ cũng vẫn quen dựa vào uy quyền của đảng để thắng lợi. Ngay cả các tư nhân ngoài đảng, muốn làm ăn cũng phải đi mua chuộc thứ uy quyền này, mua lẻ bằng cách hối lộ, hoặc mua sỉ là gia nhập đảng. Ða số các doanh nhân tư đó cũng muốn bảo vệ chế độ cộng sản. Nếu bỏ mất chỗ dựa là uy quyền của đảng thì họ không thể cạnh tranh ngang hàng với các doanh nhân tư, thuần túy, ngoài đảng, trong đó có những người nước ngoài. Ðối với các người đang kinh doanh riêng, nhờ là đảng viên hay mua được đảng mới trở nên giàu có, chắc chắn họ đều muốn kéo dài tình trạng “sân chơi lệch” này! Ðã “đầu tư” nhiều vốn kiếng để tạo được chỗ dựa lấy uy quyền, tội tình gì mà gì họ phải chấp nhận “giao đấu trên sân chơi bằng phẳng” với người ngoài, để phí mất số tiền đã đầu tư? Ngay ở một nước dân chủ tự do, tôn trọng luật pháp cũng vậy. Nếu có những doanh nhân ở Mỹ đang được lợi nhờ một đạo luật ưu đãi mình (thí dụ, dành một số vụ thầu cho người gốc thiểu số) thì các doanh nhân đó cũng chỉ muốn bảo vệ đạo luật đó mãi mãi, dù nó không còn lý do tồn tại nữa. Tình trạng này không khác gì người gốc Mã Lai đang được hưởng những đặc quyền kinh tế, ưu đãi hơn các người gốc Hoa và gốc Ấn, chính phủ Mã Lai Á không thể nào xóa bỏ những đạo luật đặc quyền đó, mặc dù chúng làm cho kinh tế toàn dân phát triển chậm hơn. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang dựa vào những thành phần bảo thủ đó để tồn tại.

Ðó là những lý do khiến đảng Cộng Sản sẽ tiếp tục giữ lập trường bảo thủ, “đến chết cũng không chừa.” Gần đây, ông Ngụy Kinh Sinh, một nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa đến thăm nhật báo Người Việt. Trong cuộc nói chuyện ở tòa báo, ông Ngụy nhắc lại mấy lần rằng: Không thể nào trông đợi có chuyện đảng Cộng Sản Trung Quốc tự từ bỏ độc quyền chính trị mà họ đang nắm trong tay. Thời Ngụy Kinh Sinh còn trẻ, ông nghĩ việc đó có thể xẩy ra, cứ tranh đấu giúp đảng Cộng Sản tự cải tiến và cải cách, họ có thể sẽ biến thành một đảng chính trị bình thường, chấp nhận tranh đua bình đẳng với các đảng chính trị khác.

Nhưng sau 30 năm tranh đấu, ở trong nước rồi ở nước ngoài, bây giờ Ngụy Kinh Sinh cho đó là một ảo tưởng. Chúng ta cũng có thể tin Cộng Sản Việt Nam cũng giống như vậy. Ðám lãnh tụ nắm quyền dựa vào đám đảng viên đang giàu nhất và quyền hành mạnh nhất. Tất cả đám người đó sống bám vào cơ chế hiện tại, hoặc kiếm ăn dễ dàng nhờ cơ chế hiện tại. Họ không dại gì mà tự phá bỏ các đặc quyền, đặc lợi đang hưởng. Ông Ngụy Kinh Sinh tin rằng chế độ cộng sản ở nước ông sẽ chỉ sụp đổ khi nào người dân Trung Hoa, với sự thúc đẩy của giới trí thức và thanh niên, đứng lên đòi cộng sản phải thay đổi triệt để hơn. Một cuộc cách mạng như vậy không nhất thiết gây đổ máu. Nhưng không ai còn hy vọng chế độ cộng sản sẽ tự cải tiến để chấp nhận các luật giao đấu tự do dân chủ, trong chính trị cũng như trong kinh tế.

Người dân Trung Quốc và Việt Nam đều đã được các lãnh tụ cộng sản “cưới vợ giúp” từ hơn 70 năm nay, không khác gì anh chăn cừu trong Bách Dụ Kinh. Cô vợ hiện không biết mặt mũi ra sao đó, gọi là Chủ nghĩa Xã hội! Trung ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam mới họp, dự thảo cương lĩnh cho Ðại hội XI của đảng vào sang năm, cho biết “Khát vọng của nhân dân ta vẫn là Tiến lên chủ nghĩa xã hội.” Như vậy Ðảng muốn chú chăn cừu vẫn phải tiếp tục tỏ ra mừng rỡ, vì được báo tin vợ con chú vẫn chưa chết!

Nhưng thử nhìn vào thực tế thì thấy, còn đảng Cộng Sản là còn bảo vệ kinh tế quốc doanh, là còn bóc lột toàn dân để nuôi mãi một đám người ăn bám. Chủ trương bảo thủ của đảng Cộng Sản chỉ có nghĩa là chủ trương tiếp tục bóc lột dân để nuôi dưỡng đảng.
...

Khoảng gần 100 tập đoàn công ty doanh nghiệp nhà nước này mỗi năm sử dụng hơn 50% tổng số vốn đầu tư, vì được các ngân hàng thương mại của nhà nước ưu đãi; nhưng họ chỉ sản xuất ra khoảng 30% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa. Cứ kéo dài các đơn vị quốc doanh này tức là bắt cả nước đóng góp tiền nuôi các đảng viên cộng sản, không biết đến bao giờ mới hết nợ!

Khi nào ý thức được điều này, chú chăn cừu sẽ thức tỉnh và đặt câu hỏi: Bà vợ xã hội chủ nghĩa đâu? Mặt mũi nó thế nào? Khi đó, chú chăn cừu sẽ đứng dậy. Triệu con người không thể sống bằng ảo tưởng mãi mãi!



(Người Việt online)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #245 - 08. Apr 2010 , 09:48
 

Xin cho tôi được hỏi


Hương Trà (sinh viên trường Luật, hiện đang ở Sài gòn)



Đất nước đang thực sự nằm trong tầm ngắm của bọn bá quyền Trung Quốc. Tôi xin được trình bày thẳng thắn với các vị lãnh đạo Đảng CSVN, bởi vì tất cả quý vị và tôi đều là người Việt Nam.

Trong suốt các thời kỳ dựng nước và giữ nước, mặc dù nằm bên cạnh một nước Trung Hoa lúc nào cũng gây hấn và tìm đủ mọi cách để chiếm trọn nước ta. Nhưng với lòng dũng cảm và sự khôn khéo của tiền nhân mà đất nước VN chúng ta mới được tồn tại trọn vẹn như ngày nay, chưa bao giờ có triều đại nào trong quá khứ dâng hiến cho kẻ thù xâm lược dù chỉ một tấc đất. Nhưng thật là một nỗi đau cho dân tộc khi đến thời đại có sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đất nước lại bị mất dần dưới chiêu bài xâm lăng kiểu mới của bọn người phương bắc.

- Tại sao lại có công hàm ký năm 1958
  bởi thủ tướng Phạm văn Đồng công nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc chủ quyền của TQ ?

- Tại sao lại có hiệp định biên giới năm 1999
khiến cho VN mất Ải Nam Quan và 2/3 thác Bãn Giốc cùng bãi Tục Lãm, cũng như hiệp ước về lãnh hải năm 2000 khiến VN mất thêm vùng biển trên 10.000km2 ?

Lời tuyên bố của ông Lê công Phụng và các nhà lãnh đạo VN, công nhận bản hiệp định biên giới và hiệp ước về vịnh Bắc bộ mà VN đã ký với TQ là công bằng vì thực tế Ải nam quan và 2/3 thác Bãn giốc cùng bãi Tục Lãm là của TQ.  Đây là một sự nhục nhã cho tiền đồ dân tộc, 
bởi vì chính bản đồ của TQ năm 1908 và hiệp ước ký giữa triều đại nhà Thanh và Pháp thì Ải Nam Quan, toàn bộ thác Bản Giốc, kể cả HS-TS là của VN.

Cuộc chiến đấu của hải quân VNCH trên quần đảo HS khi hải quân TQ ngang nhiên xâm lấn vào đầu năm 1974  là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của VN.


Các nhà lãnh đạo ĐCSVN  phải thành tâm sám hối trước anh linh của tiền nhân, phải thành tâm hối cải về sự ươn hèn của mình trước nhân dân, chớ đừng có quanh co dối trá tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ. Để dẫn chứng cho sự ươn hèn này, tôi xin ghi lại câu trả lời của ông Dương Danh Dy (đảng viên ĐCSVN, cựu đại sứ VN tại TQ) với phóng viên đài RFA ngày 02/07/2009 như sau:

“Bây giờ cũng không thể trách cứ ai được vì đó là chuyện thuộc về quá khứ rồi. Chúng ta đã có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này. Ta có những điều hứa trên biển Đông, cái hứa của chúng ta lúc đó là có nguyên nhân, là do chúng ta bênh TQ. Có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả. Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại. Có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình với mục đích là đưa hàng hóa qua nhanh chẳng hạn. Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ TQ thì phải qua đèo cao, thế thì vòng chân đồi mở rộng sang chổ bằng phẳng trên đất VN thì ô tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ tôi nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đó, thế là mình mất hết mấy chục hecta đất. Lúc đó trong chiến tranh, người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là mình nghĩ không ra, cũng có thể mình dốt, …v.v….”.


Lời thú nhận này của ông Dương danh Dy là một nỗi đau và sự nhục nhã cho những ai còn trung thành với đường lối lãnh đạo cuả đảng.


- Tại sao không cho thanh niên, sinh viên và các thành phần khác trong nhân dân phản đối hành động xâm lăng của TQ,
  và tại sao phải  trù dập, bắt bớ, giam cầm những công dân yêu nước chỉ biết bày tỏ ý kiến bằng các bài viết để cổ vũ cho tiến trình dân chủ theo hình thức bất bạo động đúng như điều 53 và 69 Hiến Pháp do đảng đề ra, cũng như đúng với các công ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền mà VN đã ký và cam kết thi hành.


- Tại sao trước nhân dân và công luận quốc tế thì lúc nào cũng nói là VN có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo HS-TS,
nhưng không dám đưa ra trước Liên hiệp quốc và tòa án quốc tế giải quyết.
Tại sao công an lại đánh đập, bắt những người treo biểu ngữ xác nhận HS-TS là thuộc chủ quyền của VN, cũng như mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN như trường hợp sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên , anh Nguyễn Văn Hải…v.v…?

- Tại sao trong khi bọn bá quyền TQ tự do bắt giữ, cướp giựt tài sản và đánh đập các ngư dân VN trên vùng biển của VN, nhưng chưa bao giờ các lãnh đạo của
đảng có lời nào phản đối, ngược lại lúc nào cũng tuyên bố trung thành với 16 chữ vàng và 4 tốt đối  với TQ?
Những lời phản đối lấy lệ của phát ngôn viên VN chỉ để xoa dịu lòng căm phẫn của dân mà thôi.

- Tại sao lại quá dễ dàng để cho TQ trúng  thầu 
tất cả những công trình trọng điểm quốc gia, nhất là việc khai thác bauxite Tây Nguyên vì đây là vấn đề mất còn của đất nước, là sự hủy diệt về môi trường sống cho cả dân tộc trong tương lai bất chấp mọi lời can ngăn có tình lý và  đầy tính khoa học của các tướng lãnh nồng cốt trong đảng, điển hình là đại tướng Võ nguyên Giáp cùng với sự phản bác của hàng ngàn nhà trí thức ưu tú ở  trong nước cũng như ở ngoài nước.


Những dòng chữ trong lá thư của cựu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu đại sứ VN tại TQ từ 1974-1989. Ông là người  rất rành về những dã tâm của bọn bá quyền TQ) gởi Trung ương ĐCSVN, trong đó có đoạn: “Quý vị là những người có quyền lực trong tay, muốn làm gì thì làm. Nhưng tôi chỉ xin quý vị hãy nghĩ đến lời khuyên của một đảng viên già với 60 năm tuổi đảng của tôi”.

- Ngày 31/12/2009 khi TQ mở rộng du lịch trên quần đảo HS-TS, tuy phát ngôn viên BNG VN bà  Nguyễn phương Nga có phản đối. Nhưng chỉ 5 ngày sau 05/01/2010 thì phát ngôn viên TQ Jiang Ju phản bác:
“Thật sự chẳng có tin gì mới cả. Họ đã đòi chủ quyền trên những hòn đảo đó.  Tôi nghĩ rằng, những tuyên bố của họ chẳng hề trở ngại lớn lao gì kế hoạch phát triển của TQ trong khu vực, cũng chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đến quan hệ song phương giữa 2 nước láng giềng”.


Tiếp đến ngày 06/01/2010 đại sứ TQ tại VN Tôn quốc Cường họp báo nói rằng:

“ Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Việt-Trung là
hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại
. Ông còn lớn tiếng kêu gọi VN nên tạm gác lại tranh chấp với TQ chờ thời gian chín mùi rồi sẽ giải quyết”.

Những hành động và lời nói đầy khiêu khích này của TQ  tại sao các nhà lãnh đạo VN lại im lặng, lại còn tổ chức mừng kỷ niệm 60 năm thiết lập ngoại giao ngày 18/01/2010 tại  Hà nội, và trong điện văn chúc mừng được đăng trên trang báo điện tử của chính phủ ngày 17/01/2010 có đoạn: Nhân dân VN  luôn luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của đảng, chính phủ và nhân dân TQ anh em đã dành cho nhân dân VN trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay và quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện VN-TQ trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã tạo động lực mới quan trọng đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới.


Với hành động này thì tinh thần dân tộc, chủ quyền đất nước của Tổ Quốc VN có còn không, khi các nhà lãnh đạo đảng đang ngày đêm chỉ biết lo cho quyền lực cá nhân lên trên hết. Chúng tôi xin dành câu trả lời cho lực lượng quân đội, công an thành trì bảo vệ đất nước cùng những người tự nhận  mình là người VN yêu nước?

- Tại sao cho đến giờ phút này khi mà một mặt đảng đang hô hào xóa bỏ hận thù để thu hút đầu tư từ các nước tư bản,  nhất là Hoa kỳ và cộng đồng VN hải ngoại, nhưng mặt kia thì hàng ngày vẫn tuyên truyền trong nhân dân và giáo dục học sinh về cái gọi là sự chiến thắng của đảng đối với  Mỹ-Ngụy. Hầu hết các bài diễn văn của các cấp lãnh đạo VN trước nhân dân đều nhắc lại chiến công của đảng thời quá khứ, trong khi đó, bỏ qua sự hy sinh của trên 60  ngàn chiến sĩ và nhân dân đã chết trong cuộc chiến tranh xâm lăng của TQ năm 1979 ?

- Tại sao trang web thương mại hợp tác VN-TQ, nhưng tên miền .vn  lại để cho TQ sử dụng
hàng mấy năm liền để họ tự do nói xấu VN, khi có sự phản đối mạnh mẽ của các nhà trí thức cư dân mạng thì mới ngưng?

Tại sao trang web điện tử của ĐCSVN do ông Đào Duy Quát lãnh đạo
, lại cho đăng nguyên văn bài của các trang mạng TQ về việc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển của VN xác nhận chủ quyền của TQ mà không có lời bình luận nào ?

Đây là hành động phản quốc rõ ràng, nhưng ông Đào Duy Quát chỉ bị phạt tiền 30 triệu đồng VN. Trong khi đó, các công dân yêu nước đấu tranh cho tiến trình dân chủ bằng phương thức bất bạo động như ông Trần Anh Kim. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung , Lê Thăng Long thì lại bị bắt, bị bức cung và nhục hình khiến họ phải nhận tội, ra tòa trong hoàn cảnh bịt kín không có thân nhân và bạn bè, kể cả đại diện đoàn  luật sư quốc tế cũng không được tham dự, khiến cho cộng đồng quốc tế khắp nơi đều phải lên tiếng phãn đối.

- Tại sao trên các tấm pano treo trên các ngả đường của thành phố HCM để kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội nhân dân VN ở
dưới lá cờ VN là đoàn quân của quân đội nhân dân TQ ?
  Khi phóng viên đài RFA phỏng vấn ông Nguyễn Thành Rum (giám đốc Sở Văn hóa Thông tin HCM) thì ông này trả lời tấm pano đó là có thật, còn hình quân đội TQ được nhân viên của ông lấy từ các trang mạng của TQ và đã được chỉnh sửa lại, nhưng khi phóng viên thắc mắc là tại sao ngày lễ kỷ niệm thành lập QĐNDVN mà không in hình của đoàn quân VN thì ông không trả lời mà cúp máy ?

 
- Tại sao chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt về tội cô ngồi tọa kháng tại nhà với biểu ngữ HS-TS là của VN. 
Nhưng khi ra tòa ngày 29/01/2010 với một phiên tòa bịt kín, không có phóng viên ngoại quốc tham dự, ngay cả ngồi phòng kế bên để xem qua màn ảnh  truyền hình cũng không có, còn mẹ của cô thì ở nhà có hàng chục công an bao vây cô lập, phiên tòa lại xử cô về tội nói xấu chế độ vì trước đó cô có bài viết đăng trên mạng Internet phản đối hải quân TQ ngang nhiên bắt bớ, đánh đập và ăn cướp tài sản của ngư dân VN cùng công hàm dâng HS-TS của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.


Chỉ có thế thôi mà cô phải chịu 4 năm tù cùng 3 năm quản chế. Thật là đau lòng cho vận nước khi đọc bài “Uất ức biển ta ơi!”của chị cũng như bức tâm thư lời kêu gọi cuối cùng trước khi bị bắt tháng 9/2008: “50 năm đã trôi qua kể từ ngày có công hàm Phạm văn Đồng, nhưng chúng ta không thể quên vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu, vì danh dự và niềm tự hào dân  tộc vẫn còn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng, vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi, vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai”. Trước vành móng ngựa, cô khẳng khái tuyên bố mình vô tội. Cùng với LS Lê Thị Công Nhân, chị Phạm Thanh Nghiên đúng là nữ anh hùng của thế kỷ 21 VN hôm nay.

  -  Tại sao phải
bịa đặt ra chuyện đánh người
để bắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bỏ tù 42 tháng trong khi bọn côn đồ công khai đánh đập các tăng ni ở tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ cũng như ở nhà thờ Đồng Chiêm và các nơi tôn nghiêm khác của các tôn giáo thì không thấy chính quyền bắt bất cứ ai kể cả mời làm  việc nhẹ?

  -
Tại sao thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lại ra QĐ 97 về cấm phản biện công khai bịt miệng các nhà trí thức,
khiến cho Hội Nghiên cứu IDS của GS Hoàng Tụy và GS Nguyễn Quang A phải tự động giải tán?

Khi nhìn lại tình hình xã hội VN thì thật là xót xa bởi vì, tất cả những nhà trí  thức yêu nước vì muốn cho đất nước tiến bộ cho nên họ mới lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bằng phương thức bất bạo động đúng như những công ước quốc tế mà VN đã tham gia, đúng với điều 53, 69 của hiến pháp VN.


Những công dân yêu nước này chỉ bày tỏ quan điểm bằng các bài viết đăng công khai trên Internet để cho các nhà lãnh đạo VN suy nghĩ lại mà thay đổi tư duy, những đảng phái mà họ tham gia có mục tiêu và cương lĩnh đàng hoàng theo chiều hướng đối thoại công bằng và bất bạo động, chớ không bao giờ có chủ trương hay âm mưu lật đỗ chính quyền. Cụm từ “âm mưu lật đổ chính quyền” bằng phương pháp bất bạo động, “tuyên truyền nói xấu chế độ” mà trong các phiên tòa thường dùng là một suy diễn  không khoa học, thiếu tình người, vi phạm trắng trợn Hiến pháp. Trong một nhà nước pháp quyền thì hiến pháp là tối thượng, tất cả các công văn, chỉ thị và quyết định  chính quyền kể cả bộ luật hình sự, dân sự đều phải phù hợp với hiến pháp. BLHS VN trong đó có điều 79 và 88 để chính quyền suy diễn theo kiểu chụp mũ mà ghép tội bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến là hoàn toàn vi phạm Hiến pháp , đi ngược lại ý muốn của toàn dân, hoàn toàn đi ngược lại sự văn minh và tiến bộ của loài người.   

Song song với tình hữu nghị Việt-Trung mà các nhà lãnh đạo VN luôn trung thành là sự xảo trá của bọn bá quyền TQ vì chúng lợi dụng sự trung thành này mà tiếp tục và luôn luôn tìm cách thôn tính VN. Những căn cứ quân sự và phi trường của TQ đã thành lập xong ở HS và TS rồi. Trong đất liền thì hiện nay các giàn hỏa tiễn của họ đặt tại Quảng Tây chỉa thẳng qua VN. Hàng trăm ngàn quân nhân dưới danh nghĩa công nhân trá hình của TQ đã hiện diện ở Tây Nguyên lấy danh nghĩa khai thác Bô xít. Tây nguyên là vùng chiến lược cực kỳ quan trong mà chính đại tướng Võ nguyên Giáp trong lá thư gởi Bộ Chính trị đã khẳng định rằng: nếu ai chiếm được Tây Nguyên thi sẽ hoàn toàn làm chủ cả Đông dương.

Hiện nay, với sự lãnh đạo của một số  thành phần bảo thủ có uy quyền tối thượng đã và đang đưa đất nước, đưa dân tộc vào quỹ đạo của TQ. Đại bộ phận nhân dân đang mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng. Đa số thành phần trí thức có tinh thần yêu nước đều bất mãn quay lưng, hay đang bị giam cầm, cộng thêm hàng loạt những cuộc đàn áp công khai và trá hình đối với các tôn giáo khiến cho tinh thần đoàn kết của toàn dân bị phân chia ra từng mảnh.

 
Đây là ý đồ của TQ và họ đã sắp thành công trong ý đồ này. Những lời phát biểu của phát ngôn viên TQ ngày 05/01 và đại sứ TQ tại Hà Nội ngày 06/01 vừa qua là bằng chứng đúng cho sự nhận định này.

Đặc biệt, chất xám của VN những thành phần tài ba có đủ khả năng xây dựng đất nước tiến lên theo đà văn minh của thế giới đang chảy vào các nước phương Tây nhất là Hoa kỳ.


Chúngta thử nhìn lại coi những thành phần trí thức của VN khi du học thành tài ở nước ngoài thì về nước được mấy người, và số người về nước để đem kiến thức văn minh của mình phục vụ quê hương, nhưng không cùng quan điểm với đảng thì đều bị trù dập, bị bắt bỏ tù như trường hợp LS Lê Quốc Quân , LS Lê Công Định , thạc sĩ Nguyễn TiếnTrung , v.v.

 
Nói đến phương châm mà hàng ngày đảng thường kêu gọi “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, để thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thì xin có ý kiến như thế này :


- Các nhà lãnh đạo VN, các tướng lãnh quân đội, công an nên trực diện với lương tâm để mà suy nghĩ lại con đường mình đang phục vụ có đúng là ích quốc lợi dân? Có xứng đáng để khỏi nhơ danh trong sử sách? Sự thật lúc nào cũng vẫn là sự thật. Đất nước đang cần sự hợp nhất và đoàn kết của mọi thành phần dân tộc trong khí thế hội nghị Diên Hồng nối gót tiền nhân. Hãy  nhìn ra thế giới, một nước Nhật Bản điêu tàn sau khi đầu hàng đồng minh sau đệ II thế chiến, một nước Singapore không có tài nguyên, khoáng sản, nông nghiệp như VN, thậm chí tới nước uống còn phải nhập từ ngoài, một Nam Hàn vượt xa Bắc Hàn về mọi mặt, một Đài Loan nhỏ bé, tài sản thì cũng chẳng có gi so với lục địa TQ, ….. Nhưng điều gì đã làm cho những nước này trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới, điều gì đã khiến cho nhân tài của họ không bị mai một và chất xám không rơi rớt ở xứ người?

Đừng sợ đảng mất quyền lực nếu thực sự có trí tuệ và chấp nhận cạnh tranh, hãy  nhìn ra các nước Đông âu, đa số các nhà lãnh đạo hiện nay cũng vẫn là đảng viên cộng sản. Ngay cả nước Đức thống nhất bà thủ tướng vẫn là đảng viên CS của Đông Đức trước đây. Trong thể chế đa đảng mặc dù có rất nhiều lộn xộn về chính trị, nhưng các đảng phái chỉ là đối thủ để cạnh tranh tìm hướng đi đúng phục vụ đất nước, chớ không phải là kẻ thù. Thực tế cho thấy, hầu hết các nước dân chủ đa nguyên có nền tự do về mọi mặt nhiều chừng nào, thì đất nước và cuộc sống của người dân càng phát triển nhiều chừng nấy.

- Đất nước VN đang cần sự đoàn kết thống nhất từ trong và ngoài nước. Thực tế hiện nay, đảng đang bị phân hóa và không đủ khả năng trong vai trò đại đoàn kết dân tộc bởi vì, một thiểu số người có quyền lực tối thượng đang lê thuộc và đi theo ý đồ của ngoại bang. TQ không bao giờ dám dùng vũ lực công khai đánh VN cho nên họ mới dùng đến kế sách như hiện nay. Nếu thực sự vì dân, vì nước thì các nhà lãnh đạo nên hiểu sâu vấn đề này để lịch sử khỏi lên án, và con cháu của mình khỏi phải mặc cảm, xấu hổ trước sự  phê phán của mọi người. Một sự thay đổi  tư duy theo chiều hướng dân chủ đa nguyên trong giờ phút này là tối cần thiết. Chúng ta có một cộng đồng VN thành tài trên thế  giới, chúng ta cũng có những nhân tài  vượt trội đứng vào danh sách giỏi nhất  thế giới điển hình là giáo sư Ngô Bảo Châu, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh …., và còn rất nhiều những nhân vật khác mà cả thế giới đều kính nể. Thiết nghĩ đây là tài sản vô giá mà chưa quốc gia nào có được.  Do đó các nhà lãnh đạo VN nên chọn lựa:

1/ Nếu tiếp tục chủ trương gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến để cũng cố uy quyền lãnh đạo duy nhất của đảng và cho riêng mình (điều này không thể tồn tại mãi) thì điều gì sẽ xảy ra cho đất nước trong tương lai. Xin dành  câu trả lời cho tất cả mọi người.

2/ Nhưng nếu muốn đất nước được ngẩng cao đầu với bè bạn trên thế giới,đạt đến một xã hội công bằng, dân chủ  văn minh như mục tiêu của đảng và ý muốn của toàn dân thì phải 
mạnh dạn thay đổi  tư duy theo thể chế chính trị đa nguyên bởi vì, đây là con đường đúng nhất hiện nay mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đang đi.
Phải mạnh dạn dẹp bỏ mọi tị hiềm, phải thành tâm xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải để đưa dân tộc về một khối, phải thả tất cả các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm bởi vì, họ là nhân tài mà đất nước đang cần đến.

 
Và cũng xin nhắc với các tướng lãnh chỉ huy lực lượng quân đội và công an rằng Tổ quốc đang cần lòng yêu nước của quý vị.




Việt Nam, ngày 16/2/2010
Hương Trà (Email: huongtra13@gmail.com)











Back to top
« Last Edit: 08. Apr 2010 , 09:53 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #246 - 13. Apr 2010 , 23:51
 
Hối  lộ từ tuổi thơ?


Trần Khải


...


Làm thế nào để trừ diệt tham nhũng, hối lộ – những tệ nạn đang vắt kiệt sức của đồng bào? Làm thế nào để làm cho tham nhũng và hối lộ biến mất ngay từ tận gốc các dịch vụ căn bản của người dân như bệnh viện, trường học, công sở thường nhật? Tất nhiên là phải có cách, ít nhất là làm giảm trừ, bởi vì các xã hội khác đã làm được thì Việt Nam cũng có thể làm được, nếu chính phủ thật tâm mong muốn.

Tham nhũng bắt nguồn trước tiên là từ lạm dụng quyền lực, vì cần sự ưu đãi bất công từ người có quyền lực. Cần trước tiên là bộ máy tư pháp nhà nước và báo chí phải nhìn thấy trừ diệt tham nhũng là nhiệm vụ phải làm. Nếu tận gốc, bộ máy tư pháp nhà nước không muốn trừ diệt tham nhũng, và nếu báo chí lơ là chấp nhận, thì đó sẽ là cội nguồn nuôi dưỡng tham nhũng thêm, vì quyền lực không kiểm soát tất nhiên sẽ bị lạm dụng.

Bi thảm là hiện tượng: Tham nhũng tại Việt Nam phần lớn bị lộ là vì tư pháp nước ngoài và báo chí quốc tế. Thí dụ, bản tin đăng trên ABC News trích từ nguồn tin AP ngày 01/04/2010 ghi nhận rằng chánh án liên bang Mỹ Richard Leon đã đón nhận lời tự nhận tội và chịu phạt từ luật sư Gero Herrmann thay mặt hãng xe hơi Daimler vì đã hối lộ cho các quan chức tại Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Nigeria, Hungary, Latvia, Croatia, Bosnia và một số nước khác. Daimler chịu trả chính phủ Mỹ tiền phạt về hình sự 93.6 triệu đô la, và đền 91.4 triệu đô la vì lợi tức sai trái. Nếu không có tư pháp Mỹ, vụ này là êm luôn.

Trường hợp tham nhũng để thầu in tiền nhựa polymer cũng thế. Nếu báo The Age không điều tra ra vụ công ty Úc Securency hối lộ các quan chức Việt Nam để trúng thầu in tiền nhựa, vụ này sẽ không ai biết. Điều để suy nghĩ là, tuy đã bị lộ, nhưng phía tư pháp Việt Nam vẫn lặng lẽ. Có lẽ vì cơ quan nhận hối lộ lúc đó là tận gốc liên hệ gia đình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy và vì đối tác của Securency là Lương Ngọc Anh, giám đốc công ty ngoại vi kinh tài cuả Công An CSVN? Như thế, báo chí Úc đã đóng vai làm hiển lộ một số vụ tham nhũng tại Việt Nam.

Hay vụ tham nhũng ở PCI để thầu xây các xa lộ quanh Sài Gòn, chỉ bị lộ vì phía Nhật Bản, chứ không phải từ phía Hà Nội hay Sài gòn.

Một vụ hối lộ có tiếng vang lớn tại Mỹ mấy tuần qua là từ công ty Nexus. Nhà báo Bùi Tín trên trang blog ở đài VOA ngày 18-3-2010 đã có bài viết nhan đề “Một vụ án tham nhũng liên quan đến VN ra trước tòa án Mỹ”. Trong bài này, ghi nhận trích như sau:

“… Tất cả lấy từ nguồn truyền thông của nước Mỹ. Từ hãng tin và báo Mỹ, vào giữa tháng 3-2010 này.

Toà án thành phố Philadelphia – bang Pensylvania, miền Đông Hoa Kỳ vừa mở phiên toà bắt đầu xét xử 3 người Mỹ gốc Việt về tội “bán một số trang bị quân sự đặc biệt của Hoa Kỳ và hối lộ cho người nước ngoài”. Các bị cáo – 3 anh em ruột họ Nguyễn, là:

- NAM NGUYỄN 54 tuổi, Chủ tịch của hãng NEXUS TECHNOLOGIES;
- KIM NGUYỄN 41 tuổi, phụ trách theo dõi thực hiện hợp đồng của hãng;
- AN NGUYỄN 34 tuổi, thực hiện việc chuyển hàng đã bán.

Sự việc diễn ra từ năm 1999 đến năm 2008; người nhận hối lộ là một số quan chức ở Việt Nam; số tiền hối lộ là 250.000 US$. Số hàng bán lên đến hàng vài chục triệu đôla.

Thiết bị quân sự đã bán gồm: máy móc, phụ tùng để lập bản đồ dưới nước, trang bị để dò, tháo gỡ bom mìn, phụ tùng cho máy bay trực thăng, máy dò tìm hoá chất, thiết bị viễn thông cho vệ tinh…đã được chuyển về Việt Nam dưới hình thức thiết bị công nghệ thường.

Sự việc bị tiết lộ từ tháng 10 – 2009. Vụ án đã được khởi tố. Cuộc xét xử vừa khởi đầu. Phía Hoa Kỳ đã và sẽ thông báo dần cho phía chính quyền Việt Nam, yêu cầu phối hợp và hợp tác để phá án được thuận lợi…

Do là vụ án lớn, liên quan đến an ninh và quốc phòng, nên quá trình điều tra thêm, xét xử và tuyên án có thể kéo dài vài tháng, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7 năm nay.

Các chuyên gia về luật pháp của Mỹ, những nhà báo Mỹ chuyên theo dõi các vụ án tương tự, phỏng đoán rằng bị cáo Nam Nguyễn (chủ tịch hãng ) và An Nguyễn (người chuyển giao hàng) có thể bị 35 năm tù giam và Kim Nguyễn (người theo dõi việc thực hiện hợp đồng) có thể bị 30 năm tù giam, và số tiền hãng Nexus phải nạp phạt lên đến $27 triệu USD.

Các nhà bình luận Mỹ cho rằng tuy không có quan chức Việt Nam nào có mặt tại phiên toà, nhưng chính quyền Việt Nam luôn được cả quan toà và bị cáo nhắc đến, vì thủ phạm chính của vụ án là những người đi tìm mua lậu thiết bị quốc phòng là hàng cấm của Mỹ, đã thông đồng với các bị cáo trong vụ buôn lậu lớn này, lại còn ăn hối lộ để chia nhau.

Họ không thể là tư nhân, không thể là những doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân, mà phải là những tập đoàn doanh nghiệp của Nhà nước cộng sản, trực thuộc các Bộ Quốc phòng, Công an…” (hết trích)

Ngay tận gốc quan lớn đã tham nhũng, nhận hối lộ, thì làm sao mà tư pháp Hà Nội và báo chí quốc nội điều tra cho ra, và nếu có biết thì cũng không lên tiếng nổi.

Thực tế, cần phải ghi công cho các nhà báo quốc nội đã điều tra xuất sắc nhiều trường hợp tham nhũng, hối lộ. Những vụ nhỏ thì thường lắm. Nhưng cũng có khi nổi bật ở một số trường hợp, như vụ văn phòng Thủ Tướng bị lộ nhận tiền hối lộ.

Báo Tiền Phong ngày 12/04/2006 đã viết, trích:

“Lật lại vụ bỏ quên cặp số tại sân bay Nội Bài – Ông Nguyễn Văn Lâm nhận nhiều phong bì?”
Tiền Phong – Thông tin gây chấn động dư luận những ngày qua đang hướng về đường dây chạy án cho Bùi Tiến Dũng có liên quan nhiều VIP. Đáng chú ý, có ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Biên bản kiểm tra hành lý vô chủ của an ninh sân bay Nội Bài ngày 11/4/2003.

Mới đây, Tiền Phong nhận được đơn tố cáo của một số cán bộ PMU18 nói về việc ông Nguyễn Văn Lâm bỏ quên một chiếc cặp số màu đen, trong đó chứa nhiều phong bì đựng tiền USD và tiền Việt tại sân bay Nội Bài sau một chuyến công cán từ Tây Nguyên về Hà Nội.

Phóng viên Tiền Phong đã tiến hành điều tra vụ việc này.

Cách đây tròn ba năm, lúc 19h30 tối 11/4/2003, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trở về Hà Nội từ một chuyến công tác miền Trung và Tây Nguyên trên chuyến bay của Hãng hàng không Việt Nam Airlines.

Sau khi hành khách ra khỏi máy bay, nhân viên của Trung tâm An ninh hàng không sân bay Nội Bài đã phát hiện một chiếc cặp số màu đen hiệu Echolac bị bỏ quên ở khoang hành lý. Chiếc cặp có kích thước 40×50x10 cm, không khóa, có đeo thẻ VIP màu đỏ của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.

Sự việc đã được các nhân viên an ninh lập biên bản với sự kiểm tra và chứng kiến của 6 cán bộ chức năng sân bay Nội Bài. Theo Trung tâm An ninh hàng không sân bay Nội Bài, sau đó qua một “kênh” đặc biệt, đã xác định được chủ nhân của chiếc cặp số màu đen này là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm!

Có lẽ rất ít người được biết bên trong chiếc cặp số này có những gì. Điều tra mới đây của phóng viên Tiền Phong cho thấy, chiếc cặp có chứa 11 chiếc phong bì đựng tiền. Trong đó, 5 chiếc đựng tiền USD, 6 chiếc đựng tiền Việt, chiếc nhiều nhất là 5.000 USD, chiếc ít nhất là 1.000.000 đồng, tổng cộng 10.300 USD và 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong chiếc cặp còn có 1.700.000 đồng không để trong phong bì nào, cùng 1 cuốn sổ bìa màu đỏ, 2 bộ quần áo sơ mi và 1 xạc pin điện thoại hiệu Nokia. Số tiền trên đây đều được nhân viên kiểm tra ghi rõ số sêri và mệnh giá. Điều đáng chú ý là, trong số các phong bì, có những chiếc được đề rõ tên cơ quan, đơn vị. Đây là tên của một số UBND tỉnh, Cty xây dựng, Ban quản lý dự án…

Chiếc cặp đen hiệu VIP này đã được Trung tâm An ninh hàng không sân bay Nội Bài xử lý theo quy chế hành lý vô chủ. Sau sự việc chiếc cặp bỏ quên được kiểm tra và lập biên bản, được biết, ủy ban kiểm tra TW đảng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Cảng hàng không Nội Bài vì… chủ sở hữu chiếc cặp là ông Nguyễn Văn Lâm – cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Bí thư!” (hết trích)

Nhưng đó là chuyện người lớn. Thê thảm là khi chúng ta sực nhớ ra rằng, chính tuổi thơ Việt Nam cũng bị người lớn làm hoen ố…

Bản tin trên mạng 24h đăng ngày 26/11/2009, trích:

“Hậu 20/11: chiếc phong bì đầm đìa nước mắt

(24h) – Chê “100.000 đồng mỗi người thì ít quá, chẳng cầm làm gì”, một nhóm cô giáo mầm non đã trả lại phong bì quà tặng 20/11.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trôi qua, nhưng vẫn còn đó những nỗi buồn của phụ huynh, của học sinh mà không biết ngỏ cùng ai…

Những nỗi buồn mang tên 20/11

Mới đây, trên một diễn đàn lớn đã xuất hiện topic về ngày 20/11 đầy bức xúc. Câu chuyện được bàn tán là việc một nhóm giáo viên mẫu giáo ở quận Thanh Xuân – Hà Nội trả lại tiền biếu của gia đình học sinh với lý do: “100.000 đồng mỗi người thì ít quá, chẳng cầm làm gì”…” (hết trích)

Từ Dinh Thủ Tướng, cho tới các lớp mẫu giáo… Nếu tình hình cứ thế này mãi, rồi dân tộc sẽ đi về đâu? Như thế, câu hỏi “làm thế nào để trừ diệt tham nhũng…” rồi sẽ trở thành chuyện giễu bất tận. Vì từ khi học chữ a, chữ b, chữ c… đã phải hít thở với nỗi lo tham nhũng rồi.



Trần Khải
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #247 - 16. Apr 2010 , 01:33
 
Gửi người một ngàn năm sau


Phan Chí Thắng
15/04/2010

Chính quyền Thành phố Hà Nội bỏ hẳn ý định gửi thư cho Thăng Long một ngàn năm sau, hình như do khó xác định nội dung thư gồm những gì.

Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ mình viết cũng chả ai cấm.

Tạm thời dưới đây là bản thảo bức thư, tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn đọc đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh bức thư đến mức tối đa có thể, chẳng gì cũng là thư gửi xuyên thiên niên kỷ?



Bạn thân mến!

Trước hết tôi xin nói rằng khi bạn đọc bức thư này thì tôi đã trên 1000 tuổi, nếu tôi còn sống. Tất nhiên là không ai sống được lâu thế, nên bạn hãy tin chắc rằng tôi đã thăng từ lâu rồi. Và cũng tin chắc luôn là người chết không bao giờ nói xạo (đúng ra người Thăng Long hay dùng từ “nói dối” hơn, nhưng trong trường hợp này dùng từ “nói dối” nghe có vẻ lừa đảo).

Thứ nữa, nếu trung bình thế hệ nọ cách thế hệ kia 25 năm thì tính ra bạn sau tôi đúng 40 thế hệ. Biết đâu bạn lại là hậu duệ 40 đời của tôi cũng nên?

Vậy mà tôi vẫn cứ gọi bạn là “bạn”, chả nhẽ lại viết “Chút chít bốn mươi đời thân mến ơi”! – Nghe buồn cười quá?

Hơn nữa, gọi nhau là “bạn” cho nó lịch sự. Người Thăng Long nổi tiếng là lịch sự, trừ những lúc họ chửi nhau. Mà họ chửi nhau không như cơm bữa giống các nơi khác đâu nhé, họ chỉ chửi giữa các bữa ăn thôi.

Tôi đoán là ở thời đại của các bạn, nghĩa là 1000 năm sau khi tôi viết lá thư này, loài người có những tiến bộ khoa học công nghệ khủng khiếp. Các bạn dùng một loại năng lượng mới mà loài người chúng tôi hiện nay chưa biết đến. Các bạn sẽ có những phương tiện giao thông nhanh tới mức đi từ Hà Nội (tức là Thăng Long đó!) sang Newyork chỉ mất đúng bốn phút.

Tôi cũng đoán là 1000 năm nữa Thăng Long có thể mở rộng đến Bạc Liêu, Cà Mau chỉ là huyện ngoại thành. Tôi đoán thế là căn cứ vào tốc độ mở rộng của thành phố hiện nay, biết đâu có khi lúc đó Cà Mau cũng nằm trong Thăng Long thành rồi cũng nên?

Nói thế để thấy chúng tôi không thể nào tưởng tượng được về cuộc sống của các bạn. Các bạn thì lại có thể biết về chúng tôi qua các thư viện điện tử mà chẳng cần phải nhờ đến công tác khảo cổ khá tốn kém và phiền phức làm gì.

Vì vậy tôi xin hạn chế nội dung bức thư này ở những thứ chắc là sẽ không có trong thư viện điện tử của các bạn.

Người dân Thăng Long chúng tôi tự hào về rất nhiều cái nhất của mình. Năm nay, kỷ niệm một ngàn năm thành phố, Hà Nội đã nằm trong tốp 10 thành phố lớn nhất hành tinh, ít nhất cũng là về diện tích, các chỉ số khác từ từ chúng tôi cũng sẽ vào top ten sau.

Tôi xin liệt kê một số điểm nhất của chúng tôi:

- Giống như người dân cả nước, người Hà Nội thích đi xe hai bánh. Tục ngữ có cách nói ví von: “Vững như kiềng ba chân” thế nhưng chúng tôi chỉ cần vững ba chân khi đứng, ngồi hoặc nằm, chứ khi di chuyển chỗ đông người thì lại chỉ dùng hai chân hoặc hai bánh. Mật độ xe hai bánh trên một mét vuông đường của chúng tôi là cao nhất thế giới và đương nhiên là tỷ lệ tai nạn giao thông trên đầu người của chúng tôi cũng vào loại cao nhất.

- Trong tình hình đó, mật độ cảnh sát giao thông chia trung bình trên số ngã tư cũng là cao nhất thế giới. Nếu bạn sinh ra vào cùng thời với chúng tôi, bạn có thể thấy ở một ngã tư có đến ba anh cảnh sát giao thông vất vả chỉ huy các luồng xe gồm toàn con rồng cháu tiên phi như người trời hoặc như cướp biển.

- Hà Nội là thành phố hào hoa, nó có chiều dày văn hoá kiến trúc theo kiểu “trăm hoa đua nở”, nhà nào muốn nở kiều gì thì nở kiểu đó theo phương châm nhà này khoái mẹ nhà kia, nghĩa là nhà này muốn làm bố nhà kia. Nhờ đó Hà Nội mới có những nhà siêu mỏng, siêu sâu, siêu lênh khênh và siêu lởm khởm.

- Các đường phố thì chúng tôi cương quyết không bắt chước bọn thực dân Pháp. Chúng nó làm đường thẳng quá, trông rất đơn điệu. Chúng tôi làm đường phải uốn lượn, cố tình làm mềm mại không gian đô thị và đó là một cách hạn chế tốc độ giao thông hữu hiệu.

Tôi xin lỗi là điều tôi vừa nêu bạn có thể tìm thấy trong bản đồ Hà Nội năm 2010. Cái mà bạn không thể biết được là vỉa hè Hà nội. Chúng tôi là một thành phố yêu vỉa hè nhất thế giới. Tình yêu đó thể hiện ở hai chỗ. Một là cái gì chúng tôi cũng làm trên vỉa hè hết: buôn bán, sửa xe, đá bóng, giải khát và làm động tác ngược của giải khát. Bạn có hiểu động tác ngược của giải khát là gì không? Đó nôm na là tè. Tè trên vỉa hè sướng hơn quận công nhiều, bạn hãy vào Google tra cụm từ “…vạn đại quận công” là biết ngay ấy mà!

Chỗ thứ hai thể hiện tình yêu vỉa hè là cứ vài năm chúng tôi lát lại vỉa hè một lần. Hà nội là thành phố làm lại vỉa hè nhiều và nhanh nhất thế giới. Vì biết chắc là vài năm sau sẽ làm lại nên công nhân của chúng tôi làm rất chi là tài tử, bôi bôi lấp lấp như bà già thoa phấn, thoa không khéo, gió hơi mạnh một chút là phấn bay lả tả.

Khi sửa vỉa hè thì khách bộ hành phải nhao xuống đường, tranh chấp với các loại xe cơ giới trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” bất phân thắng bại. Cuộc đấu tranh này càng trở nên khốc liệt khi vỉa hè đang thay áo mà đường phố thì bị con ả Thị Đào ra tay đào bới. Tôi đảm bảo rằng các bức ảnh vệ tinh chụp đường phố Hà Nội thời chúng tôi có phản ảnh rõ tình trạng đào bới, tôi chỉ muốn giải thích cho bạn và các bạn của bạn rõ nguyên nhân tất cả là do cái con mụ Thị Đào lẳng lơ đó mà thôi.

- Hà Nội là thành phố có nhiều hồ nhất thế giới, theo thống kê mới nhất chúng tôi (đã mở rộng) có tất cả là 117 hồ, to nhất là Hồ Tây, bét nhất cũng rộng một vài ha (cái này đọc là “écta”, tuy vậy có cô phát thanh viên Đài Truyền hình Việt nam vẫn xướng là “ha”, viết sao đọc vậy mà, cứ như sắp cười ha ha vậy!), bé nữa thì không tính, lúc đó chúng tôi gọi là ao.

Trong số 117 hồ nói trên gần 100 hồ đang kêu là sắp chết. Hồ mà cũng sợ chết mới là hay chứ?

Ở Hồ Gươm, hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, có cụ Rùa 500 tuổi, cụ này là thần Kim Quy nhận lại thanh gươm từ tay Lê Lợi sau khi Lê Lợi dùng thanh gươm này để đánh thắng giặc ngoại xâm. Chúng tôi rất mong không có một lần nào nữa cụ lại phải trao gươm thần, ý là mong chẳng bao giờ phải đánh giặc ngoại xâm nữa. Sợ nhất là giặc nội xâm, mà giặc nội xâm thì gươm thần vô tác dụng.

Thư đã dài, tôi kể sơ sơ mấy cái nhất của Hà Nội để bạn thấy chúng tôi có nhiều niềm tự hào lắm, song đức khiêm tốn không cho phép chúng tôi nói dài về những cái nhất của mình, mà có nói ra chắc gì bạn đã tin, ví như việc bác sĩ ăn tiền bệnh nhân, học sinh đánh thầy giáo hay nguyên cả cái Bộ giáo dục ra một văn bản có chỗ sai rồi kêu là do lỗi đánh máy…

Không phải vì tôi không đủ tiền thuê đúc một khối bê tông, bỏ bức thư này vào trong đó để đúng 1000 năm sau bạn đập khối bê tông ra xem, mà tôi sợ thợ họ ăn bớt vật liệu, mới vài chục năm khối bê tông đã nán vụn thì phí công.

Tốt nhất là tôi gửi qua Bưu điện Bờ Hồ, theo cung cách làm ăn của họ, chắc cũng phải 1000 năm sau thư mới đến tay người nhận.

Người viết thư
Lão Hâm đã ký

Theo blog Phan Chí Thắng
Back to top
« Last Edit: 16. Apr 2010 , 01:38 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #248 - 18. Apr 2010 , 02:06
 
Những sự trùng hợp đang xảy ra theo sấm Trạng Trình... 

Sấm Trạng Trình về luật Lục Thất Nguyệt Gian :

Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài

Lục thất cho biết ngày dài
Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê

Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Đinh đổi dời chí lục thất gian

Ý ra lục thất gian nay
Thời vận đã định, thời nầy hưng vương




Originally Posted by Trần Đông Chân

Những ai đọc qua sấm Trạng Trình đều có thể thấy rằng cụm từ lục thất, lục thất gian hay lục thất nguyệt gian được lặp lại nhiều lần trong các câu thơ sấm. Đó là một quy luật tồn vong của các triều đại được thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm mô hình hóa thành một cách tính toán đơn giản. Một gian lục thất (6+7) là 13 năm, một nguyệt gian hay một gian thập phân là 10 năm (đây là cách ẩn dụ của Trạng Trình, ngày xưa theo âm lịch, 1 tuần trăng – nguyệt là 10 ngày).

Số gian lục thất cũng có quy luật để tính toán. Với triều đại Cộng sản do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1945, số gian lục thất là 5,
2010 là năm vong, 2020 là năm tận.

Cửu trùng số 9

Ðoài phương phước điạ giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân

(sấm Trạng trình)

...

Rồng Vàng hiện ra trên bầu trời Thăng Long - Hà Nội
hôm 20/8/2009 (tức 1/7 âm lịch).


và với những gì Thích Thiện Minh cắt nghĩa :

:
Originally Posted by Thích Thiện Minh

Xin chú ý:

- Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, (1975-1930 = 45) được 45 năm cũng là con số 9.
- Từ năm 1975 (Ất Mẹo) đến năm 2011 (Tân mẹo) (2011-1975 = 36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
- Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là số 9…

Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN.

Có 2 điều cần bàn:

- Một là chiến thắng vào năm 1975 (Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
- Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy
.
còn nếu tính từ năm 1930 đến 2010 quả đúng 80 năm, nếu đem so với bài thơ dưới đây thì thấy có nhiều điểm trùng hợp lạ lùng đáng suy nghĩ :


Nước Nam vận “Tám” trung hưng,

“Tám” vua Nhà Lý sáng ngời Thăng Long.

“Tám” trăm năm, Lý lại về,

Chặng đường có Đảng “Tám” mươi năm trời.

Vận “Tám” đến, Lý Triều mây giáng,

Sinh ra Vĩ Nhân, thập kỷ “Tám” mươi.

Canh Dần đúng “Một” nghìn năm sáng,

Bách Việt Trung Hưng - Thế Giới Hoà Bình
.


Nếu dựa vào luật Lục Thất Nguyệt Gian của sấm Trạng Trình chưa bao giờ sai, thì năm CANH DẦN 2010 với quẻ Thiên Lôi Vô Vọng rất đáng cho ta để ý, và dựa luật Cửu Trùng số 9 với luật tương khắc Tý Ngọ Mẹo Dậu của Kinh Dịch, thì năm TÂN MÃO 2011, cũng rất đáng cho ta suy nghĩ về sự trùng hợp với những câu sấm sau đây của Trạng Trình :

Ma vương sát đại quỷ

Hoàng thiên tru ma vương

Kiền khôn phú tai vô lương

Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng

Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết

Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân

Ta hồ vô phụ vô quân

Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành

Ðoài phương phước điạ giáng linh

Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân

Phá điền thiên tử giáng trần

Dũng sĩ nhược hãi mưu thần như lâm

Trần công nai thị phúc tâm

Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du

Tướng thần hệ xuất y chu

Thứ kỵ phục kiến Ðường Ngu thi hành

Hiệu xưng thiên hạ thái bình

Ðông Tây vô sự Nam thành Quốc Gia
.


Diễn nghĩa :

Ma vương sát đại quỷ : nếu Trung Cộng là ma vương, thì VC là đại quỷ, cho nên nói TC sát VC cũng có lý như hiện giờ chúng ta đang thấy; nhưng ở đây có nghĩa là tới thời kỳ Dương thịnh Âm suy.

Hòang thiên tru ma vương : ông Trời là Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ tru diệt bọn ma mộc bất nhơn. Theo như lời quẻ Thiên Lôi của Canh Dần năm nay, thì "đại hanh dĩ chính, thiên chi mệnh dã", có nghĩa "lúc này là lúc hết sức hanh thông nếu thuận theo chính đạo nhân nghĩa, vì đây là mệnh lệnh của "trời" đưa đến. "Kỳ phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng ; vô vọng chi vãng, hà chi hĩ ? Thiên mện bất hựu, hành hĩ tai ?". Kẻ xa rời chính đạo tất có họa hoạn, không có lợi cho sự đi xa ; không có hy vọng cho dự tính xa, thì làm gì đi được ? Mệnh "trời" không giúp, thì làm sao mà càn bậy như vậy được ? Do đó tiếp theo câu :

Kiền khôn phú tai vô lương : trời đất làm tai họa cho kẻ vô lương là vì vậy .

Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng : anh em kết nghĩa trong một đảng (nước) sẽ nổi lên tranh giành quyền lợi .

Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết : Nhị ngũ tức 2 lần 5 là 10 có nghĩa là cơ 2010 (?) sẽ xảy ra việc tranh hùng này .

Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân : quần đảo Hoàng Sa đã ba lần chiến tranh (1956, 1974, 1988) với TC.

Ta hồ vô phụ vô quân : nước ta không còn lãnh tụ không còn quân đội, vì CSHN đã là bọn thái thú của TC.

Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành : những ai chống đối đã bị tán lạc vô tù hay giam lỏng, và hiện nay đảng CSHN đúng là dân ngô của TC đang thủ thành Thăng Long bằng kiểu phá di tích .

Ðoài phương phước điạ giáng linh : Xứ Đoài là Hà Tây tức Hà Nội .

Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân : Rồng hoá Mây ngũ sắc là điềm tốt (thụy ứng).

Phá điền thiên tử giáng trần : phá lệ thường vĩ nhân (con trời) xuống thế.

Dũng sĩ nhược hãi mưu thần như lâm : dũng sĩ khiếp sợ vì mưu cao trí lớn như biển rừng .

Trần công nai thị phúc tâm : (nói ra) báo cho người trần phải lo công quả để tu tâm .

Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du : (còn) bọn "đỉnh cao trí tệ" đào tẩu trốn ra hải ngoại (như hiện nay chúng ta đang thấy)

Tướng thần hệ xuất y chu : Tướng thần tổ chức vượt trội hơn hết vì dựa vào tất cả .

Thứ kỵ phục kiến Ðường Ngu thi hành : thứ kỵ nghĩa là người lãnh đạo khôi phục và kiến tạo lại việc trị nước của vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn.

(hai câu cuối không có gì khó hiểu)
Hiệu xưng thiên hạ thái bình

Ðông Tây vô sự Nam thành Quốc Gia

Nên khi đọc lại và ngẫm nghĩ những câu này của sấm Trạng Trình, tôi thấy sao mà có nhiều sự trùng hợp đáng quan tâm cho vận mệnh đất nước Việt Nam hiện nay đang diễn biến, nên tin tưởng nơi mệnh Trời tôi nghĩ năm nay thế nào cũng có biến cố quan trọng cho đất nước. Vì vậy tôi mạo muội viết ra để chia xẻ với quý bạn của diễn đàn trong chủ đề này và ước mong mọi người đồng tâm hiệp ý nguyện cầu cho tổ quốc quê hương mau được thoát ách CS, để cho dân tộc Việt Nam được tự do no ấm vì đã hằng mong đợi.


Sơn Hà

(thêm một hình ảnh "chấn động" của "Thiên Lôi" năm nay mới xảy ra cách đây 2 tuần và hiện giờ đang làm tê liệt các đường bay ở Âu Châu, vì khói bụi ngút trời đã phun ra bởi núi lửa Eyjafjoll ở Island)
http://www.google.com/hostednews/canadianpress/media/ALeqM5iT4thceiQbDxJLUpxlfyU...


...


...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #249 - 19. Apr 2010 , 08:33
 
Bò Tèn City phải chăng là số phận của chúng ta?


Thực ra, thành phố nhỏ Bò Tèn -nằm sát biên giới Lào-Trung- là một thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vì nó rõ ràng nằm trên đất Lào. Nhưng ra đường người ta không thể tìm ra một người dân Lào nào cả. Tất cả các chủ nhân hay công nhân viên trong tỉnh đều là người Hoa, ngôn ngữ trao đổi rặt là tiếng Tàu, tên hiệu các cửa tiệm được viết bằng chữ Hán, tiền tệ mua bán là đồng Yuan của Trung Quốc và giờ giấc trên đồng hồ công cộng là theo giờ Bắc Kinh, chứ không phải là giờ Vạn Tượng, thủ đô của nước Lào. Các nhân viên cảnh sát trong thành phố -đi xe không có bảng số- là người Hoa, cũng như các đầu bếp trong những quán ăn, các cô trẻ tiếp tân trong các khách sạn, các đoàn phụ nữ lau chùi dọn dẹp,… tất cả đều đến từ mọi miền của Trung Quốc. Cả một vùng kinh tế đặc biệt Bò Tèn với 21 km2 nằm gọn lõn trong tay Trung Quốc. (1)
Nguyên là trước đây chỉ mới vài năm mà thôi, một công ti Trung Quốc mang tên là „Golden Boten City Co. Ltd.“ đến liên hệ với các quan chức địa phương Lào, xin thuê đất với hợp đồng dài hạn 30 năm, trong đó có một điều khoản quan trọng là ghi nhận khả năng gia hạn hợp đồng này 2 lần nữa, mỗi lần thêm 30 năm! Sau khi có giấy phép thuê đất trong tay, công ti „Golden Boten City Co. Ltd.“ đã không để mất một giây phút nào, ồ ạt bay vào làm ăn: Trong một thời gian kỉ lục, người Hoa đã xây xong một khách sạn hạng sang 700 giường, đặt tên rất kêu là „Royal Jinlun Hotel“, sát bên đó là một sòng bài Casino khổng lồ với 11 phòng sát phạt. Một khách sạn 5 sao khác, cũng 700 giường, sẽ được khánh thành nay mai trong mùa xuân này, cùng với một sân chơi Golf, một trường đua ngựa, một sân bắn súng thể thao và một sân vận động đua xe Go-Kart. Trong thời gian sắp tới, hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá được xây cất trong một dự án phát triển kinh tế rất tham vọng, muốn nâng dân số của Bò Tèn từ 7000 hiện nay lên đến 60.000 dân cư… người Hoa. Còn người dân Lào? Họ nổi tiếng là hiền lành chất phác, sống xa lánh những nơi ăn chơi truỵ lạc, bài bạc và đĩ điếm. Cho nên dân Lào tại Bò Tèn đã từng đợt, từng gia đình, âm thầm rút đi khỏi nơi chôn nhau cắt rún mà họ không còn cảm nhận được là quê hương của mình nữa. Họ trở thành những người tị nạn trên chính quê hương của mình.
Ai cho rằng Bò Tèn chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc bản báo cáo của cơ quan GTZ (một cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn của Đức), theo đó người Trung Quốc hiện đã thuê dài hạn đến 10.000 km2 (!) đất của Lào để làm ăn, tương đương với 4 phần trăm diện tích nước Lào. Báo mạng „Asia Times“ cho hay hiện nay Trung Quốc thống trị hoàn toàn kinh tế nước Lào, từ kĩ nghệ quặng mỏ, thuỷ lợi, trồng cây cao su hay thương mại…

Và ai cho rằng Lào chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc lại bức thư ngày 22 tháng 1 năm 2010 của hai cựu tướng lãnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng về việc có đến 10 tỉnh (!) trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50 năm, tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 3053 km2, tương đương với 1% diện tích nước ta.
Hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh không phải là những tay mơ: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã từng giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ông cũng là người từng phụ trách „Chương trình 327“ của Chính phủ, một chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gọi tắt là 327 vì khai trương ngày 3-2-1997. Còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là người đã có 13 năm làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong những năm mà mối quan hệ giữa hai nước đang từ „đồng chí anh em, môi hở răng lạnh“ trở thành „kẻ thù bá quyền, dạy nhau bài học“. Ông Vĩnh mới đây đã có bài viết rất sâu sắc về các "Thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc"(2).

Từ cái nhìn chiến lược của những nhà quân sự, 2 vị tướng lãnh này đã cảnh báo "một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" trong vụ lãnh đạo 10 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài han.
Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) bị chặt phá: hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp".
Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta: khi mà các công ti Trung Quốc đem người nước họ ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỉ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi: Tướng Đồng Sĩ Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327, „người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm“, vậy mà nay „một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê“. „Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng“. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam. net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): „Khi nghe Công ti InnovGreen (Hồng Kông -Trung Quốc) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, còn những lợi ích khác thì không thấy…“
Và thứ tư –nghiêm trọng nhất- là đe doạ an ninh quốc phòng: Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu“. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa hai nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc -ta) rừng, bằng một phần tư tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi Hồng binh Trung cộng đã phá tan thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Bên cạnh Lạng Sơn, thì 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới Trung Quốc. 7 tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường đi lên Tây Nguyên, Campuchia!
Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích được khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu là 284,2 triệu USD. Đúng như đánh giá của nhà phân tích chính trị Nguyễn Văn Huy, thì "thật đáng buồn cho đất nước, với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ rất nhiều xương máu bảo vệ". (3)

Đáng buồn hơn nữa cho đất nước, vì hành động phản bội tiền nhân và phản bội tổ quốc này của đám lãnh đạo CS trong cả 10 tỉnh Việt Nam sẽ không hề bị bất cứ pháp luật nào trừng trị cả và trong tương lai vẫn có thể tái diễn lại nhiều lần, dù có hay không có những Đồng Sĩ Nguyên và những Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguyễn Tấn Dũng -mang danh là Thủ tướng chính phủ và đứng hàng thứ ba trong bộ đầu nậu CSVN- cũng sẽ không dám bày tỏ bất cứ một chút uy quyền nào đối với nhóm lãnh chúa cầm đầu tỉnh có trách nhiệm nói trên, ngoài lời trách cứ kiểu phủi bụi như "việc quyết định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở một số địa phương có biểu hiện chưa đúng với những quy định hiện hành của Nhà nước"!!! Mọi người chúng ta nên ghi nhận, đó chỉ là "có biểu hiện chưa đúng" mà thôi, chứ không phải bản chất nó đã là sai trái quá rõ rệt và hậu quả nghiêm trọng khôn lường được.
Trong khi các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sẽ vô tư lự đi họp hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung Ương ĐCSVN trong tuần qua tại Hà Nội, mà điểm chính chương trình là chia chác trước các ghế ngồi trong những cơ quan cầm đầu đảng và chính phủ cho nhiệm kì tới (sẽ quyết định chính thức trong Đại hội Đảng lần thứ 11 đầu năm tới), thì hàng loạt những người yêu nước vẫn ngồi tù một cách uất ức hay thường xuyên bị công an CS sách nhiễu một cách đê tiện, chỉ vì họ đã lên tiếng cảnh báo trước các thủ đoạn bành trướng "cứng" và "mềm" của Bắc phương.

Với một hệ thống chính trị tồi bại và một đội ngũ lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa tham lam, tham nhũng như ĐCSVN hiện nay, thì nước ta khó lòng tránh khỏi số phận của Bò Tèn.
Nguyễn Bặc
27-3-2010

Ghi chú:
(1) Zocken beim Nachbarn: Thielke, Thilo. Tuần báo Der Spiegel, số 2/2010, tr.93.                                             
(2) Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc: Nguyễn Trọng Vĩnh                                             
(3) Có còn là một chính quyền nữa hay không? Nguyễn Văn Huy. Nguyệt san Thông Luận, số 245-------- Original-Nachricht
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #250 - 19. Apr 2010 , 12:31
 
Ông Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ để làm gì?


Trung Điền

...



Ngày 11 tháng 4 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã dẫn một phái đoàn lên đường sang Mỹ dự Hội nghị cao cấp về an ninh hạt nhân tại Hoa Thịnh Đốn. Ngày 15 tháng 4, ông Dũng tiếp tục sang viếng thăm Argentina, theo lời mời của Tống Thống Cristina Fernandez de la Kirchnez. Đây là chuyến đi Mỹ lần thứ hai của ông Dũng kể từ khi lên thay thế ông Phan Văn Khải trong vai trò Thủ tướng từ tháng 7 năm 2007. Theo tin tức từ phía Hoa Kỳ thì ông Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên đã trả lời cho phía Tòa Bạch Ốc biết sẽ tham dự Hội nghị an ninh hạt nhân. Ngược lại Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước Trung Quốc thì trả lời trễ nhất vào phút chót.

Sự kiện Việt Nam không có vũ khí hạt nhân, chỉ mới đang tính chuyện xây lò nguyên tử nhưng lại sốt sắng ghi tên tham dự Hội nghị do ông Obama mời, chắc chắn là ông Nguyễn Tấn Dũng có một dụng ý khác khi đến Hoa Kỳ. Trong 4 ngày lưu lại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một số những cuộc gặp gỡ như: Thăm nhà máy sản xuất máy bay Boeing tại Seattle (11/4); tham dự và phát biểu tại Hội nghị hạt nhân (12&13/4); chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và Ngân hàng CitiBank về việc tài trợ vốn cho dự án khai thác Bô-xít tại Lâm Đồng (12/4); gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Hatoyama và Chủ tịch Khối EU (12/4); ăn sáng với một số doanh nhân Hoa Kỳ (14/4).

Ngoại trừ tham dự và phát biểu khoảng 15 phút tại Hội nghị an ninh hạt nhân, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không có những tiếp xúc quan trọng tại Hoa Kỳ, đặc biệt là không có cuộc gặp riêng với Tổng thống Hoa Kỳ Obama, chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Pháp hay Tổng tống Nga. Điều này cho thấy là vị trí của Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và Cộng sản Việt Nam nói chung không được đánh giá cao giữa một số nguyên thủ bên thềm hội nghị. Ngay cả việc Nguyễn Tấn Dũng sốt sắng trả lời đầu tiên tham dự hội nghị và phát biểu ủng hộ Hoa Kỳ trong nỗ lực nghiêm cấm các hành động buôn bán bất hợp pháp vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không được ông Obama tiếp riêng. Vấn đề là tại sao ông Dũng chọn đi Mỹ vào lúc này?

Thứ nhất, lần trước ông Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ vào cuối tháng 7 năm 2008. Đây có thể coi là chuyến đi thất bại vì đã không vận động được Hoa Kỳ cho vay tiền hầu tiến hành một số dự án cải tổ kinh tế; lý do là vì ông Dũng đã không dám nâng quan hệ Việt Mỹ lên hàng “đối tác chiến lược” như phía Hoa Kỳ yêu cầu. Chính từ sự thất bại này mà phe thân Trung Quốc trong Bộ chính trị đã áp lực phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng phải chấp nhận cho tiến hành dự án khai thác Bô-xít tại Tây Nguyên, để được Trung Quốc giúp đỡ về mặt tài chánh hầu chấn chỉnh hệ thống tín dụng đang bị nguy kịch vào lúc đó. Tháng 10 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Bắc Kinh đã được Trung Quốc trải thảm đỏ đón tiếp rất trọng thể, hơn cả đón Nông Đức Mạnh vào tháng 5 năm 2008.

Sau khi từ Bắc Kinh trở về, Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho khởi công xây dựng nhà máy khai thác Bô-xít tại Tân Rai, Lâm Đồng vào đầu tháng 11 năm 2008. Quyết định cho xây dựng nhà máy Tân Rai của Nguyễn Tấn Dũng đã bị các nhà trí thức, cựu cán bộ đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam phản đối mạnh mẽ qua một kiến nghị yêu cầu Quốc Hội cho ngưng khai thác Bô-xít. Trước sự chống đối này, Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam đã phải lên tiếng theo kiểu nước đôi, và ông Dũng thì chỉ thị cho ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng tổ chức Hội nghị Bô-xít tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2009 để xoa dịu dư luận, cũng như tuyên bố rằng chỉ khai thác Bô-xít tại Tân Rai làm thí nghiệm mà thôi.

Lo sợ Nguyễn Tấn Dũng có thể làm trì hoãn kế hoạch khai thác Bô-xít, Trung Quốc đã một mặt cử Đới Bình Quốc, Ủy viên Quốc Vụ Viện (Văn Phòng Chính Phủ) sang thăm Việt Nam vào ngày 8 tháng 3, chính thức mời Nguyễn Minh Triết thăm Trung Quốc vào tháng 6 năm 2009, đồng thời thông báo cho Nguyễn Tấn Dũng là Bắc Kinh cho vay ưu đãi 300 triệu Mỹ Kim (theo kiểu vay lâu dài và có tiền thì trả còn không cứ để đó). Mặt khác, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gặp riêng Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ đẩy mạnh hợp tác kinh tế vảo ngày 17 tháng 4 năm 2009, khi Nguyễn Tấn Dũng sang đảo Hải Nam tham dự Hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á Bắc Ngao. Trước những “săn đón” của Bắc Kinh nói trên, Nguyễn Tấn Dũng và cả Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn ngã theo Trung Quốc. Trong năm 2009, Bắc Kinh và Hà Nội đã có đến 150 phái đoàn trao đổi với nhau, trong đó có 118 phái đoán từ cấp Thứ trưởng trở lên.

Mối quan hệ “mật thiết” này đã làm cho dư luận nhìn thấy Hà Nội ngày một lệ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Nhiều cựu đảng viên cao cấp như ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ tại Thái Lan), Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… đã viết những bài phê phán về mối quan hệ lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc của Hà Nội hiện nay. Những phê phán này đã gây ảnh hưởng trong nội bộ đảng và dấy lên một làn sóng chống Trung Quốc trong đảng Cộng sản Việt Nam. Lo sợ làn sóng chống đối này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức đại hội đảng kỳ XI diễn ra vào tháng 1 năm 2011 nên Nguyễn Tấn Dũng đã phải sốt sắng xin sang Mỹ họp để chứng tỏ là nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn còn có những quan hệ “gắn bó” với Mỹ.

Thứ hai, sự sốt sắng xin đi họp của Nguyễn Tấn Dũng còn nhằm muốn gặp Tổng thống Obama để vừa tạo hình ảnh gần với Mỹ và qua đó chính thức mời ông Obama viếng thăm Việt Nam vào tháng 9 nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Nếu vận động được ông Obama đi thăm Việt Nam vào tháng 9 năm nay sẽ giúp nâng cao tư thế cho ông Dũng rất nhiều trong đại hội đảng khi mà uy tín của ông ta và của Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, đang bị coi là những “quan thái thú” của Trung Quốc tại Việt Nam.

Nhưng ông Dũng đã không đạt được điều mong đợi nói trên trong lần đến Mỹ kỳ này. Quan tâm của Hoa Kỳ và của Tổng thống Obama hiện nay không phải là vấn đề Việt Nam và Đông Nam Á. Hoa Kỳ đang muốn thế giới đứng sau Mỹ để cô lập Iran và Bắc Triều Tiên. Hai quốc gia này đang dùng vũ khí hạt nhân thách đố vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ngay vào lúc ông Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn Cộng sản Việt Nam có mặt tại Hoa Thịnh Đốn thì tin tức loan tải về việc Hà Nội đã không cấp Visa cho bà dân biểu Sanchez thuộc đơn vị Quận Cam vào Việt Nam - dù chỉ là một ngày, cho thấy là Hà Nội đã hành xử thiếu khôn ngoan. Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến lễ thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản với Ngân hàng CitiBank của Hoa Kỳ trong việc khai thác Bô-xít tại Lâm Đồng, cho thấy là Nguyễn Tấn Dũng và Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam bất chấp mọi sự chống đối của người dân, cố đi tìm những hỗ trợ để khai thác Bô-xít bằng mọi giá cho Trung Quốc. Chỉ qua hành động nhỏ này cho thấy là việc đi Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng lần này chỉ là để che đậy một dã tâm đã và đang tiến hành là Hán hóa đất nước Việt Nam trong gọng kềm của Bắc Kinh mà thôi.

Tóm lại, Hội nghị an ninh hạt nhân không phải là hội nghị quan trọng đối với khả năng của Việt Nam hiện nay. Sự tham dự Hội nghị cũng không làm thay đổi tư thế của Hà Nội trên trường quốc tế là bao. Nếu phải tham dự Hội nghị vì đang là chủ tịch ASEAN trong năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng đã phải có những cuộc gặp gỡ cao cấp hơn; nhưng đã không xảy ra như điều Cộng sản Việt Nam mong muốn nhằm giảm bớt đi cái bóng của Bắc Kinh. Kết quả chuyến đi Mỹ lần này của Nguyễn Tấn Dũng là hệ quả của những chọn lựa sai lầm trong cách đu dây của Cộng sản Việt Nam giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn trong thời gian qua.

Trung Điền
Ngày 15/4/2010

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #251 - 29. Apr 2010 , 09:23
 

Vc Mở Lớp Việt Ngữ Ở Cali Từ Năm 2010 


Việt Báo
Thứ Ba, 4/27/2010, 12:00:00 AM
VC Mở Lớp Việt Ngữ Ở Cali Từ Năm 2010; Dạy Theo 2 Giáo Trình, Nói Giành Ảnh Hưởng Với Các Lớp Việt Ngữ Cộng Đồng Là ‘Thách Thức’...


SAN FRANCISCO (VB) -- Nhà nước CSVN bắt đầu đưa cán bộ sang Mỹ dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Kiều kể từ năm 2010, theo các thông tin từ Hà Nội.
Chiến dịch dạy tiếng Việt này sẽ thí điểm từ tiểu bang California trước tiên, và sẽ mở rộng sang các tiểu bang khác sau.

Chiến dịch “Đẩy Mạnh Công Tác Tiếng Việt” này sẽ kéo dài từ năm nay tới năm 2020, một thời điểm chắc chắn rằng hình ảnh cuộc nội chiến đã bị phai mờ trong ký ức cộng đồng Mỹ gốc Việt, và cũng sẽ là thời điểm các hạt giống đỏ bắt đầu nẩy mầm cho các chiến dịch khác.

Đặc biệt là 2 bộ giáo trình tiếng Việt sẽ được cho ứng biến, sửa đổi, cho “phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng.”
Những thử nghiệm tương tự nói trên ở các nước khác đã được Việt Báo loan từ các năm trước, nhưng đây là lần đầu tiên chính phủ Hà Nội nói cụ thể về thí điểm dạy ở California, thủ đô người Việt tị nạn.

Một ghi nhận là ông Đặng Thế Hùng, phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nói rằng trở ngại còn là sự cạnh tranh từ người Việt hải ngoaị với các  “tranh giành ảnh hưởng giữa các cơ sở dạy tiếng Việt ở bên ngoài là những thách thức không nhỏ...”
Bản tin báo Nhân Dân ngày 26-4-2010 nhan đề “Triển khai thí điểm dạy tiếng Việt tại sáu nước” đã viết:
“Trong năm 2010, Đề án "Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020" đã được phép triển khai thí điểm tại sáu thành phố Viêng Chăn (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Moscow (Nga), Praha (Séc), California (Mỹ) và Toronto (Canada).
Đề án này được Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và ngày càng lớn của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cũng như yêu cầu ngày càng cao của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Trước mắt, đề án sẽ được thí điểm tại Lào và Campuchia với khoảng 250 nghìn người tham gia học tập tiếng Việt, chủ yếu là thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên tại đây. Tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ đa dạng, được xây dựng phù hợp từng địa bàn, từng nhóm đối tượng.”

Báo Tiền Phong với bản tin “Thí điểm dạy tiếng Việt cho kiều bào tại 6 nước” hôm 25-4-2010, nêu cụ thể là phải cạnh tranh với các trườngviệt ngữ hải ngoại, cho biết:
“Ông Vũ Bình, Bộ Ngoại giao, Thư ký Dự án cho biết : Sẽ xây dựng, hoàn chỉnh tài liệu dự án, để thí điểm công tác tiếng Việt tại 6 nước là Lào, Campuchia, Nga, Séc, Mỹ và Canada...

Tại Hội thảo, ông Đặng Thế Hùng, phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết :
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã thấy rõ cộng đồng, nhất là những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, đang đứng trước nguy cơ mai một ngôn ngữ của dân tộc. Sự bất cập về phương pháp tiếp cận, phương pháp sư phạm, giáo trình...của các chương trình dạy tiếng Việt và sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cơ sở dạy tiếng Việt ở bên ngoài là những thách thức không nhỏ đối với những người đang tham gia vào công cuộc giữ gìn tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài.
Các đại biểu đã phân tích nguyên nhân là do chưa có hệ thống trường, lớp đầy đủ; (nhiều nơi, việc dạy tiếng Việt là do Hội người Việt Nam ở địa phương đó đảm nhiệm) thời lượng giảng dạy ít, phần lớn là lồng ghép vào chương trình đào tạo của Lào và Campuchia; thiếu giáo viên và sách giáo khoa nên chất lượng đào tạo chưa tốt…
“Từ việc dạy đọc, viết tiếng Việt sẽ giáo dục về phong tục, tập quán người Việt Nam; qua đó, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng Việt kiều” – một chuyên gia nói...”

Bản tin của đài phat1 thanh VOV từ Hà Nội nói là chương trình sẽ dựa vào 2 giaó trình, cho sửa đổi. Baả tin nhan đề “Thực hiện dạy tiếng Việt tại 6 nước” của VOV viết:
“...Tại hội thảo dự án thí điểm đẩy mạnh công tác tiếng Việt ở Lào và Campuchia tổ chức ngày 20 và 21/4 tại Hà Nội, ông Đặng Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, năm 2010 Ủy ban sẽ triển khai thí điểm dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt tại 6 thành phố Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Moscow (Liên bang Nga), Prague (Cộng hòa Czech), California (Mỹ) và Toronto (Canada).
Tài liệu dạy và học tiếng Việt sẽ dựa trên cơ sở hai giáo trình trước đây đã áp dụng là Tiếng Việt vui và Quê Việt nhưng được xây dựng phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng.”


Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 09:26 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #252 - 03. May 2010 , 21:17
 
Quân Đội Bị Quên Lãng Của Việt Nam Cộng Hoà


GS. Andrew Wiest

( Lời Giới Thiệu: Cuộc Hội Luận Kỷ Niệm 35 Năm Lưu Vong đã thực hiện hôm Thứ Tư 28-4-2010 tại Westminster, Calif. Sau đây là bài thuyết trình của Giáo sư Andrew Wiest, chuyên gia về Thế Chiến 1 và Cuộc Chiến VN, là diễn giả tại Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Anh Quốc, là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Chiến Tranh Không Quân Hoa Kỳ, và là tác giả nhiều sách nghiên cứu về chiến tranh VN và các chiến lược tác chiến thời hiện đại.)

Trước hết xin cho phép tôi được tri ân hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã mời tham dự biến cố tuyệt vời này, và chúng tôi cũng muốn đặc biệt cám ơn ông Lê Tinh Thông vì ông đã bỏ nhiều công sức thực hiện cuộc hội thảo.

Tôi xin được tự giới thiệu là Andrew Wiest, dạy môn "Lịch sử Chiến tranh Việt Nam" tại Đại học Southern Mississipi. Tôi chào đời năm 1960, là vào thời điểm cuối của thế hệ "nhi đồng hậu Thế chiến II" tại Hoa Kỳ. Do đó, tôi còn quá trẻ để phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng cuộc chiến ấy vẫn hiện diện quanh tuổi trưởng thành của tôi, nhất là trên các đài truyền hình. Tôi rất muốn học hỏi về cuộc chiến ấy, nhưng các trường từ trung học đến đại học không có nơi nào dạy môn đó cả.

Lịch sử và nhân dân Hoa Kỳ hình như đều muốn quên lãng trận chiến và những người chiến đấu trong chiến tranh đó.

Sau đấy, tôi học môn lịch sử quân sự trong đại học, và chuyên ngành về Thế chiến I. Nhưng tôi cũng kín đáo tự học hỏi về cuộc chiến của thế hệ chúng tôi: Chiến tranh Việt Nam. Để hiểu thấu đáo bí mật này, năm 1997, tôi tình nguyện giảng dạy một lớp về Chiến tranh Việt Nam. Như có thói quen trong các lớp mình dạy, tôi mời một số cựu chiến binh trong trận chiến đến diễn thuyết cho sinh viên. Những câu chuyện họ kể khiến cho tôi xúc động sâu xa. Tôi học được thêm về trận chiến Việt Nam, nhưng vẫn thấy thiếu sót cái gì đó, cho nên vào năm 2000, tôi đem một số cựu chiến binh và sinh viên sang tận Việt Nam để học về cuộc chiến ở ngay tại hiện trường.

Tuy nhiên, trong chuyến du hành đó, một việc rất bất ngờ đã xảy ra.
Tại Huế, tôi gặp ông Phạm Văn Đính, cựu sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, một người đã từng oanh liệt chiến đấu trong nhiều năm, để rồi năm 1972 phải đầu hàng cùng cả đơn vị bị vây hãm trong trận Tấn công mùa Phục sinh "Easter Offensive" [ta gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa]. Và bản thân ông thì chạy qua bên địch.

Khi trở về Hoa Kỳ, tôi gặp ông Trần Ngọc Huế, cũng là cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà và chiến hữu của ông Đính. Tuy nhiên, thay vì đầu hàng, ông Huế lại cùng đơn vị chiến đấu đến cùng khi bị địch quân vây hãm trong chiến dịch Lam Sơn 719 tại Lào năm 1971. Ông Huế bị giam 13 năm trong trại tù cộng sản, thêm sáu năm quản thúc tại gia trước khi được đi qua Mỹ.

Với tôi, việc hai người làbạn thâm giao từng chiến đấu bên nhau, lại có hai kết cục quá khác biệt, là một bí mật nữa cần được giải đáp. Tôi sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc chiến tranh của người Hoa Kỳ, nào ngờ lại tìm thấy một cuộc chiến của người Việt Nam.
Sau đó, tôi bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu tất cả những gì tôi thấy về miền Nam Việt Nam và trận chiến của họ, nhưng phải chấp nhận một sự thật phũ phàng là mình gần như không tìm thấy gì nhiều về những điều muốn biết. Vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến hầu như làmột sự vô hình với Tây Phương. Và tôi ý thức được là tôi đã có một dịp may lớn. Lấy cuộc đời của hai ông Đính và Huế làm tâm điểm, tôi quyết định sẽ làm những gì có thể làm được hầu điều chỉnh quan điểm lịch sử sai lầm và thảo lại lịch sử của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau sáu năm nghiên cứu và biên soạn của tôi, nhà "New York University" cho xuất bản cuốn "Một Quân đội bị Lãng quên: Anh hùng và Bội phản trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa", với nội dung trình bày lại phần lớn của cuộc chiến có kết hợp quan điểm của Quân lực Cộng Hòa.

Tôi thường được hỏi, nhất là từ các sinh viên khi họ chuẩn bị đề thi cuối năm, rằng ta có thể thắng trong cuộc chiến Việt Nam không. Và câu trả lời của tôi - xin đừng cho sinh viên của tôi biết! - là một lời khẳng định: chắc chắn!

Thật ra, điều tôi muốn nói là các đơn vị Hoa Kỳ sẽ không thắng được dù nếu cố gắng thêm để đạt được vài thành tích lớn lao. Vì trận chiến Việt Nam không để Hoa Kỳ chiến thắng mà là để miền Nam chiến thắng. Rốt cuộc thì chỉ có Quân lực Việt Nam Cộng Hoà mới có khả năng chuyển biến thắng lợi chiến thuật ngoài trận địa thành một thắng lợi chiến lược lâu dài.

Với lối suy nghĩ đó, tôi cho rằng chỉ khi nào chúng ta hiểu được miền Nam và bản chất của sự liên minh với Hoa Kỳ, thì mình mới hiểu thấu đáo về chiến tranh Việt Nam. Thay vì bị phủ nhận, miền Nam và quân đội của họ phải là trọng tâm của cuộc chiến. Đã đến lúc trả lại sự công bình cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quan điểm của quảng đại quần chúng và của nhiều tài liệu lịch sử Tây phương về Quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà tôi tìm thấy đều đơn giản và sai sót trầm trọng. Nhiều chứng liệu lịch sử hoàn toàn gạt bỏ Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong khi một số khác sơ sài đề cập đến Quân lực này thì lại kết án họ làkhông hiệu quả và tất yếu thất bại dưới tay quân đội cộng sản. Chỉ cần một cái nhìn bao quát, nơi đâu ta cũng thấy công chúng và các chứng liệu lịch sử có ảnh hưởng đều đánh giá miền Nam là suy nhược trầm trọng.
Miền Nam Việt Nam đã gặp chiến tranh suốt thời kỳ ngắn ngủi, từ 1954 đến 1975 - họ  không hề có một ngày an bình. Trong cuộc chiến, miền Nam mất hơn 200 ngàn chiến binh, chưa kể chán vạn tổn thất dân sự. Chiến tranh dai dẳng khốc liệt, còn khó khăn hơn mọi hoàn cảnh mà quân đội Hoa Kỳ đã phải đối phó.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt, hơn một triệu rưởi người dân miền Nam đã rời bỏ quốc gia thân yêu của họ, và hàng trăm ngàn người bị giam trong các trại tập trung ở miền Bắc. Những chứng cớ không thể chối bỏ này cho ta thấy rằng thay vì hiển nhiên thất bại, miền Nam đã chiến đấu dai dẳng và quyết liệt cho quyền tự do của họ.

Nếu miền Nam đã chiến đấu anh dũng thì vì sao họ không thắng?

Với sự yểm trợ của người khổng lồ Hoa Kỳ, tại sao miền Nam không gieo cho hậu duệ của dân miền Bắc nỗi trăn trở là "vì sao miền Bắc lại thất trận"? Nếu Quân lực Việt Nam Cộng Hoà không có nhược điểm sinh tử và nếu họ có một chút hy vọng kiểm soát trọn quốc gia, thì câu hỏi chúng ta đặt ra lại càng gây khó chịu!

Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có thể chỉ là một lý cớ đã bị viện dẫn quá lâu nhằm giải thích sự thất bại của Hoa Kỳ. Và đã đến lúc ta phải xét lại trọn vẹn hơn vai trò của Hoa Kỳ trong sự thất bại của một quốc gia thật ra có hy vọng sống còn.

Các nguyên nhân thất bại của liên minh Mỹ-Việt thật rất phức tạp, quá phức tạp để ta có thể đào sâu trong khuôn khổ của buổi hội thảo. Vả lại, chủ đề nghiên cứu ban đầu của tôi chỉ nhắm vào hai sĩ quan trung cấp trong Quân lực Cộng Hoà và chú trọng vào tình hình chiến sự tại Quân Đoàn I.

Vì vậy, cuốn sách của tôi, hay buổi nói chuyện hôm nay, không có tham vọng trình bày trọn vẹn lịch sử phức tạp của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng cả quyển sách lẫn bài thuyết trình hôm nay có thể nêu ra vài kết luận khái quát về khả năng và lịch sử của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cũng như gợi ý thảo luận về ưu khuyết điểm của sựï vận hành và thất bại của liên minh Mỹ-Việt.

Dù có thể là quá khái quát, tôi cần nêu lên hai điểm khởi đầu.

Trước nhất - dù đã chiến đấu trong nhiều năm rồi, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà là một vận dụng bất toàn khi mối quan tâm của Hoa Kỳ vào trận chiến Việt Nam bắt đầu gia tăng vào đầu thập niên 1960. Trong khi quân nhân miền Nam đã chiến đấu can trường thì đa số lãnh đạo cao cấp nhất của Quân lực Cộng Hoà đều bị chính trị hóa và bị phân hóa. Cuộc tranh giành quyền lực nội bộ phương hại nặng nề cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà - đặc biệt là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ - nên cần được thay đổi từ căn bản.

Thứ hai - dù đầy thiện chí, những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm gây dựng quân đội cho miền Nam cho thấy những hiểu biết phiến diện của họ về thực trạng Việt Nam. Sau chiến tranh Cao Ly,  Hoa Kỳ cố lập ra một lực lượng quân sự tại miền Nam với bản chất quá Tây Phương. Thay vì thi hành trong khuôn khổ văn hóa Việt Nam, mà lại lãng quên nhiều triển vọng của hình thái chiến tranh chống nổi dậy, người Mỹ góp phần gây dựng Quân lực Cộng Hoà quanh các đơn vị Bộ binh Mỹ, vốn lệ thuộc vào nguồn tiếp vận dồi dào, vào hỏa lực và kỹ thuật, để đoạt thắng lợi chiến thuật.
Khi xây dựng Quân lực Cộng Hòa như một sức mạnh quy ước, người Mỹ hầu như coi thường khía cạnh phiến loạn của cuộc chiến ở miền Nam, khiến Quân lực Việt Nam Cộng Hoà không sẵn sàng đối phó với cuộc chiến. Chính sách Hoa Kỳ cũng sai lầm khi xây dựng một Quân lực Cộng Hòa dù hữu hiệu cũng quá tốn kém - một quân đội thu?c lo?i hạng nhất thế giới mà kinh tế miền Nam không thể cáng đáng nổi.
Việc Hoa Kỳ trực tiếp nhập cuộc năm 1965 chỉ làm tình thế thêm rối ren.

Đáng lẽ gửi quân đội đến phối hợp với Quân lực miền Nam tại chiến trường này, Hoa Kỳ lại đưa quân vào giành chiến thắng thay cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Đáng lý là cùng làm việc trong một tập thể để tạo dựng một quân đội và một miền Nam có khả năng vượt qua chiến tranh, quân lực Mỹ lại đẩy Quân lực Việt Nam Cộng Hoà qua bên lề để một mình giành lấy chiến thắng. Quyết định ấy đã gạt Quân lực Cộng Hoà và lãnh đạo quân sự của họ ra ngoài biên, đâm ra trì hoãn và cản trở những cải cách cần thiết.

Chính sách này còn khiến cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà càng tùy thuộc vào Hoa Kỳ về cố vấn, tiếp vận và hỏa lực.

Như ta sẽ thấy, các đơn vị Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng bên các đơn vị đồng minh, và gặt hái nhiều chiến thắng vẻ vang, mà thường bị lãng quên trong lịch sử chung của trận chiến. Tuy nhiên, cho đến năm 1968 chính sách Hoa Kỳ có góp phần tạo ra một Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, dù hữu hiệu về chiến thuật, chỉ được thiết trí để tác chiến bên quân lực Mỹ, thay vì là một quân đội có thể tự tồn tại. Chỉ sau vụ tấn công 1968, khi Hoa Kỳ muốn rút khỏi chiến tranh hơn là bảo đảm sự sống còn của Quân lực miền Nam, họ mới giúp đào tạo một Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có khả năng tự lực tự cường sau khi quân Mỹ triệt thoái. Nhưng việc đó quá trễ, và quá ít.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn I Bộ binh và sau đó là Tư lệnh Quân Đoàn I của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, đã tóm lược sự tình như sau: "Gia nhập cuộc chiến với tinh thần và tác phong của một đội cứu hỏa, người Mỹ hăng hái xông vào cứu vãn ngôi nhà Việt Nam khỏi bị thiêu hủy, nhưng không hề quan tâm đến nạn nhân. Cho tới khi ý thức được rằng cả nạn nhân cũng phải được huấn luyện thành người cứu hỏa để cứu lấy ngôi nhà của họ thì Hoa Kỳ mới bắt đếu lưu  tâm đến họ. Một khoảng thời gian quí báu đã bị lãng phí. Đến khi các nạn nhân được cấp cứu đã có thể đứng dậy tiến lên vài bước, thì đội cứu hỏa được gọi về trạm của họ".

Trong khung cảnh đó, khi tìm hiểu kỹ về trường hợp của các ông Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế, tôi có cơ hội nghiên cứu sâu rộng  hơn vai trò tác chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Đa số sử gia Tây phương về chiến tranh Việt Nam đều điểm lại các bài ký sự chiến trường nổi tiếng, từ trận đánh tại thung lũng Ia Drang năm 1965 đến trận đánh trên đồi Hamburger Hill năm 1969. Các bài tường thuật này thường là xúc động và vinh danh chiến binh Mỹ. Tuy nhiên chúng lại thiếu một yếu tố quan trọng. Trong các trận đó, hầu như Quân lực Cộng Hoà đều bị đồng loạt bỏ quên.

Thực tế thì người chiến binh Cộng Hòa đã hiện diện trên các chiến trường đó. Họ đã từng tác chiến trước khi lính Mỹ tới, rồi họ chiến đấu bên quân lực Mỹ trong hầu hết các trận lớn của cuộc chiến. Để hiểu được tường tận những thịnh suy của cả cuộc chiến, chúng ta phải đưa Quân lực Việt Nam Cộng Hoà vào khối sử liệu về trận chiến.

Trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, tôi chỉ đề cập đến hai trận đánh quan trọng nhất trong cuộc nghiên cứu của tôi để chứng minh là hiển nhiên phải kể đến vai trò của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa một cách đầy đủ hơn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Cứ chọn bất cứ quyển sách nào về cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 là quý vị cũng có thể thấy rất nhiều tin tức hay dữ kiện về các trậïn đánh tại thành phố Huế. Trong tất cả các quyển sách đó, tác giả đều ngợi ca Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là đơn vị đã trước hết bảo vệ rồi gan dạ vãn hồi an ninh chung quanh công sự của bộ Tư lệnh MACV của Mỹ. Và đơn vị đã tái chiếm Huế bằng cách đánh đuổi địch từ nhà này xuyên qua nhà khác cũng là Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Họ không ngớt lời xưng tụng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nhưng hoàn toàn bỏ quên sự tham chiến của các đơn vị Việt Nam Cộng Hoà.
Các quân nhân Thủy quân Lục chiến Mỹ đã giao tranh rất anh dũng, và đã giải phóng một phần lớn phía Nam sông Hương, và chứng minh được danh tiếng như những đơn vị tinh nhuệ nhất thế giới. Trong trận Tết Mậu Thân oanh liệt đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ có 147 chiến binh hy sinh (theo số liệu của ông Keith William Nolan trong cuốn "Battle of Hue - Tet 1968" xuất bản năm 1996, trang 185).

Nhưng cũng trong trận Mậu Thân đó, Quân lực Việït Nam Cộng Hoà lại ít đươc đề cập đến, dầu họ đã đánh đuổi địch tại nhiều địa điểm nhất, đặc biệt là trong Thành Nội. Thành tích của các đơn vị Việt Nam, với hỏa lực và vũ khí yếu kém hơn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được minh chứng với Đại đội Hắc Báo của Trần Ngọc Huế và Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 3 của Phạm Văn Đính. Họ chiến thắng các lực lượng Bắc Việt và Cộng sản miền Nam trong một trận chiến dài và gian khổ mà không có sự yểm trợ hỏa lực trực tiếp của các lực lượng đại pháo cơ hữu.

Sau khi chiến trận kết thúc, phía Việt Nam Cộng Hòa có 357 quân nhân tử trận, và giết được 2.642 bộ đội Bắc Việt và cộng sản miền Nam. Không ai có thể nghi ngờ được việc quân nhân Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chiến đấu cách anh dũng và gian khổ tại Huế. Tuy nhiên, người ta quan niệm rằng trận chiến đó là của người Hoa Kỳ, với sự trợ lực nhỏ của quân lực miền Nam. Đấy là một quan niệm hết sức sai lầm.

Trận đánh giải phóng thành phố Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cơ hội để chúng ta nhìn nhận một cách chính xác và trả cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà những thành quả và danh dự mà họ đã tạo được trong một chiến thắng có thể nói là hào hùng và anh dũng nhất.

Một trận đánh cũng nổi tiếng nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ và trong phim ảnh, là trận chiến tại đồi Hamburger vào năm 1969.

Trong các sách vở hiện có, các tác giả đều mô tả một trận đánh bi thảm và anh dũng của các đơn vị Hoa Kỳ thuộc Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 187 Nhảy Dù, nhằm tái chiếm ngọn đồi đã bị các quân nhân Bắc Việt cuồng tín chiếm giữ suốt mười ngày. Khi gần thoái chí thì các quân nhân Mỹ lại tìm ra phương cách chiến thắng quân địch, và chiếm được vị trí oai hùng trong quân sử Hoa Kỳ từ cuộc chiến Việt Nam.

Tuy nhiên, sự thực lại khác hẳn.
Chính Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 3 của Sư đoàn I Bộ binh Việt Nam - dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Đính - đã tiến chiếm đỉnh đồi trước. Để rồi được điều động đi nơi khác mà "nhường" chiến thắng lại cho lực lượng Hoa Kỳ.

Chỉ với hai thí dụ cụ thể đó để làm điểm tựa, chúng ta có thể thấy được rằng muốn hiểu biết rõ ràng và thâm sâu về chiến tranh Việt Nam, ta phải kể đến sự tham gia của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà vào lịch sử của chiến tranh Việt Nam.

Sau Tết Mậu Thân, vai trò của Quân lực này trong trận chiến đã thay đổi một cách rõ rệt. Đa số người lính Cộng Hoà nghĩ là họ đã thắng trận chiến chống quân cộng sản tại miền Nam từ năm 1969. Đa số các vùng nông thôn đều bình yên, và địch thủ đang lẩn trốn. Về phần hai ông Đính và Huế, họ nghĩ rằng bước tiến sắp tới sẽ là tiến qua Lào hoặc tấn công ra Bắc Việt để đánh vào gốc. Cũng như các chiến hữu trong Quân lực, họ rất ngạc nhiên vì đáng lẽ tiếp tục tiến mạnh thì người Mỹ lại bắt đầu rút lui: một hành động làm thay đổi toàn diện cục diện của chiến tranh Việt Nam.

Đa số các sử gia người Mỹvề chiến tranh Việt Nam không mấy để ý đến trận chiến sau năm 1970, vì cho rằng thảm kịch của Hoa Kỳ sắp sửa hạ màn. Nhưng, thảm kịch của quốc gia Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Những trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến chưa khai diễn, những trận chiến ít được truyền thông và báo chí Tây Phương theo dõi - mà lại là những trận then chốt để hiểu được vì sao chiến tranh Việt Nam lại kết thúc như vậy.

Vì không còn thiều thời gian duyệt xét lại từng trận đánh lớn, tôi sẽ nhắc đến hai trận đánh nổi bật nhất trong công việc nghiên cứu của riêng tôi: trận Lam Sơn 719 vào đất Lào và trận tổng tấn công mùa Phục Sinh, gọi là Eastern Offensive vào năm 1972 (mà người Việt gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa).

Trong trận đánh sang Lào năm 1971, lần đầu tiên Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tung các đại đơn vị vào đất địch mà không có cố vấn Hoa Kỳ. Trong trận chiến, quân đội Việt Nam đã tỏ ra rất hùng mạnh. Trước một địch thủ đông hơn, với khí giới tối tân hơn do khối cộng sản cung cấp, các quân nhân miền Nam đã kiên trì chiến đấu, được thể hiện qua kinh nghiệm của Trần Ngọc Huế. Ông Huế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 2 của Quân đoàn I Bộ binh, đã cùng đơn vị của ông phải giải vây sau sáu lần bị địch bao vây, trước khi Huế bị trọng thương. Chỉ có 26 người còn sống sót trở lại Việt Nam, trong khi Huế bị bắt làm tù binh và bị giam 13 năm trong các trại tù cộng sản tại miền Bắc.

Kinh nghiệm của chiến dịch Lam Sơn 719 cũng cho thấy là quân lực Việt Nam chưa sẵn sàng để sống còn một mình. Họ có vấn đề lãnh đạo ở cấp cao nhất. Và vẫn phải tùy thuộc vào hỏa lực yểm trợ của Hoa Kỳ, là những khó khăn có thể giải quyết được trong tương lai. Thay vì bổ khuyết và sửa chữa các khó khăn này, Hoa Kỳ lại càng rút quân nhanh chóng hơn.

Vào mùa Phục Sinh năm 1972, quân đội Bắc Việt tung toàn lực vào Nam với hy vọng mau chóng kết thúc trận chiến. Mặc dù bị thiệt hại nhiều lúc đầu, quân lực Việt Nam đã chống trả mãnh liệt tại các chiến trường Quảng Trị, Kontum và An Lộc - những trận chiến gần như không được biết tại Hoa Kỳ. Không có bất cứ trợ giúp nào của binh lính Mỹ tại trận địa, chỉ có các cố vấn Mỹ và hỏa lực Hoa Kỳ, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã dứt khoát đánh bại địch quân trên ngần ấy mặt trận.

Với quân cộng sản miền Nam bị triệt hạ, hai chiến dịch Lam Sơn 719 và tái chiếm cổ thành Quảng Trị chứng minh cho thế giới thấy Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với sự cố vấn và yểm trợ của Hoa Kỳ, vẫn có thể đương đầu với quân Bắc Việt.

Trên một số phương diện, hệ thống kết hợp này đã thành công. Quân lực Việt Nam  từng được đào tạo để chiến đấu bên lực lượng Bộ binh Hoa Kỳ. Bây giờ, việc hợp tác giữa nhân lực Việt Nam và hỏa lực Mỹ đã chứng tỏ sự công hiệu, nhất là trong trận tấn công mùa Phục Sinh. Nhưng người Mỹ đã quá mỏi mệt với "trận chiến của họ", nên nhanh chóng rút cả cố vấn lẫn sự yểm trợ hỏa lực ra khỏi chiến tranh. Cuối cùng, họ cắt giảm luôn viện trợ tài chánh cho Việt Nam.

Hoa Kỳ đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức giúp cho việc đào tạo một Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có thể chiến đấu trong một liên minh bên cạnh quân lực Hoa Kỳ, với Hoa Kỳ giữ vai chính. Quân lực Cộng Hoà chiến đấu rất giỏi trong cái thế phân công ấy, và thắng bao nhiêu trận mà hoàn toàn bị Tây Phương phủ nhận. Vào giai đoạn cuối của trận chiến, liên minh ấy đã vất vả tiến gần chiến thắng thực sự. Nhưng chẳng may, người đồng minh chỉ đạo lại bỏ cuộc, để quân lực Việt Nam trong một hoàn cảnh mà họ không hề được huấn luyện để đảm nhiệm - là đơn phương chiến đấu. Với thời gian, họ sẽ thích ứng để đảm đương vai trò mới đó. Nhưng việc Hoa Kỳ rút hết viện trợ quân sự và tài chánh lại không cho Quân lực miền Nam khoảng thời gian thích ứng này.
Hoa Kỳ tháo chạy quá nhanh, để Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có thể tồn tại một mình.

Để hiểu biết tường tận trận chiến Việt Nam, chúng ta phải nói đến Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến. Một điều mà tôi hy vọng rằng quyển sách của tôi có thể làm là chứng minh Quân lực miền Nam đã chiến đấu cam go và bền bỉ cho nền độc lập của Việt Nam Cộng Hòa. Quân lực Việt Nam có thể thắng trận chiến, và xứng đáng được hưởng một số phận khác.

Tôi muốn kết thúc phần phát biểu của tôi bằng cách cám ơn một lần nữa tất cả quý vị đã cho tôi cơ hội nói chuyện hôm nay, bằng cách chào kính các cựu quân nhân trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Quý vị là bậc anh hùng, và tôi vinh dự được là kẻ tường thuật.

Back to top
« Last Edit: 03. May 2010 , 21:18 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO: CA SĨ DOẠ VẢ VÀO MỒM KHÁN GIẢ!!!
Reply #253 - 04. May 2010 , 15:54
 
Ca sĩ dọa ‘vả vào mồm’ khán giả khi đang biểu diễn trên sân khấu

Monday, May 03, 2010

HẠ LONG (TH) - Ngoài Việt Nam ra, còn nước nào khác trên thế giới có những chuyện này không?

    Theo bản tin báo Thể Thao Văn Hóa thì cô ca sĩ đang trình diễn trên sân khấu đã lớn tiếng đe dọa “vả vào mồm” khán giả. Chuyện xảy ra ở “Ðêm nhạc hội mang tên Sóng Hạ Long” diễn ra buổi tối ngày 1 tháng 5, 2010 tại sân khấu quốc tế Hoàng Gia là “một điểm nhấn trong Lễ hội du lịch Hạ Long năm 2010.”

...

Ca sĩ H.N hỏi khán giả: Quý vị có biết bài hát nào không ạ? Có anh “dại mồm” đứng gần bảo không biết, chị nói: Anh mà không biết thì vả vào mồm anh bây giờ.... (Hình: Tiền Phong)

    Tờ báo trên nói đêm nhạc hội do Hạ Long club tổ chức với sự góp mặt của “những ngôi sao ca nhạc đại chúng như Ðàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Hồng Ngọc, Tăng Nhật Tuệ, Dương Triệu Vũ...” Ít cơ hội để người dân Quảng Ninh và khách du lịch được thưởng thức một chương trình ca nhạc với chất lượng âm thanh và ánh sáng tuyệt vời như thế.”

    Thể Thao Văn Hóa nói, “Ca sĩ cống hiến hết mình, hát và nhảy bốn, năm bài liên tục, làm nóng phố biển. Khán giả cổ vũ cuồng nhiệt, chuẩn bị nhiều tràng hoa, bó hoa đẹp tặng ca sĩ. Ðơn vị tổ chức bố trí bàn ghế ngồi lịch sự ở ngoài trời, có phục vụ đồ uống, hoa quả... dĩ nhiên, giá cả đắt gần gấp 10 lần giá thị trường mà chai nước khoáng Vital 500ml giá 30,000 đồng.”

    Trong bầu không khí “tốt đẹp trong lòng khán giả” như vậy, tờ báo trên nói, “Ca sĩ có giọng hát biểu cảm L.Q trong phần giao lưu giữa các tiết mục đã hỏi khán giả: Quý vị đã máu chưa ạ? Nếu chưa hãy uống thêm cho máu...”

    Một ca sĩ khác tên T.V thì “chỉ vào một khán giả nói, “Cái anh này cứ nhìn vào chỗ ấy của V. (chỉ xuống phía dưới thắt lưng), chỗ quần rách... hát đến nỗi rách quần.”

    Báo TTVH kể thêm, “Gây sốc nhất là câu nói của ca sĩ H.N, khi đọc những ca từ giới thiệu bài hát tiếp theo (Vùng Trời Bình Yên), chị hỏi khán giả, Quý vị có biết bài hát nào không ạ? Có anh 'dại mồm' đứng gần bảo không biết, chị nói: Anh mà không biết thì vả vào mồm anh bây giờ...”


Lời "bàn ra"của Đá Mập:
Ca sĩ Hồng Ngọc hình như đang định cư ở Houston?
Bài "vùng trời bình yên" là bài ruột của cô này. 
Nếu lỡ mua vé đi xem cô hát, tốt nhất nên ngồi xa xa...
Xem chừng "Sóng Hạ Long" đã biến thành "Sóng thần Hạ Long" rồi!
Ôi! văn hoá, chữ nghĩa Việt thời "Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ tài sản."!!!
Back to top
« Last Edit: 04. May 2010 , 16:07 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #254 - 07. May 2010 , 01:02
 
Thêm một nhân vật của Nhân văn Giai phẩm ra đi


...


9h30 sáng tại Việt Nam (Ngày 6/5), thi sĩ Hoàng Cầm đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam. Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Ðuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh". Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Ðông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý. Gần như suốt một đời chịu nhiều áp lực của Nhà nước Việt Nam, nhất là sau một thời gian dài bị coi là thành phần phản động, có chân trong phong trào Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc, thi sĩ Hoàng Cầm sống gần như ẩn dật ở Hà Nội. Năm 2007, Ðột nhiên Hoàng Cầm được Nhà nước trao giải "Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật" trong chiến dịch mà người ta nói rằng là một cách chạy tội của Ðảng Cộng sản.

Những người chứng kiến kể rằng khi ông nhận giải thưởng, đã khóc, và cũng không biết đó là những giọt nước mắt vui mừng hay là cay đắng. Biến cố lớn nhất trong đời của thi sĩ Hoàng Cầm là vào tháng 2/1956, Hoàng Cầm cùng Lê Ðạt chủ trương Giai phẩm mùa xuân.Tháng 9/1956 Hoàng Cầm cùng Nguyễn Hữu Ðang chủ trương Nhân văn, với chủ trương mở rộng tư tưởng tự do và dân chủ. Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm đã tổ chức việc tấn công, đưa tất cả những người (khoảng 41 người) trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đi tù, cải tạo, giam lỏng, treo bút...

Chịu kỷ luật cùng với Trần Dần, Lê Ðạt, Tử Phác, Ðặng Ðình Hưng… tuy nhẹ hơn, chỉ bị một năm khai trừ khỏi Hội Nhà Văn, như Phùng Quán. 1982, Hoàng Cầm bị bắt, bị giam 18 tháng vì tác phẩm Về Kinh Bắc. 1988, ông được "phục hồi". Trong các bài đánh Hoàng Cầm, người ta luôn luôn dùng hai chữ "đồi trụy", nhắm vào đời tư của Hoàng Cầm: Ông nghiện thuốc phiện (như Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Tử Phác) và có nhiều vợ. Bà vợ đầu tên là Hoàng Thị Hoàn, cưới khoảng 1940-1945, có ba con, chết cùng với con gái năm 1949. Bà Tuyết Khanh sống chung từ đầu năm 1947, tháng 1/48, sinh Kiều Loan, nhưng hai người phải xa nhau. Sau đó ông sống với bà Xuyến, cô hàng xén chợ Hạnh. Từ tháng 5/1955 Hoàng Cầm sống với bà Lê Hoàng Yến, cựu hoa khôi Hà thành, đã có 6 con riêng, ông ly dị bà Xuyến khoảng 1956. Sau nhà thơ Hữu Loan, sự ra đi của nhà thơ Hoàng Cầm, thời gian đang khép dần cánh cửa lịch sử của một thời văn chương - trí thức huy hoàng nhất của miền Bắc, bị bóp chết bởi chủ nghĩa cộng sản cực đoan ngu dốt.(SBTN)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 ... 40
Send Topic In ra