Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 16 17 18 19 20 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 80893 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #255 - 07. May 2010 , 10:03
 
Tt Obama Và Nạn Kỳ Thị Màu Da

Việt Báo Thứ Ba, 5/4/2010, 12:00:00 AM
Vũ Linh

...hai trăm quốc gia trên thế giới đều có luật ngăn cấm nhập cảnh lậu...

Suốt hai năm vận động tranh cử tổng thống, ứng viên Barack Obama của đảng Dân Chủ đã tạo nên tranh luận thật xôn xao về vấn đề kỳ thị da màu tại Hoa Kỳ. Thiên hạ nhìn việc tranh cử của ông, suy nghĩ lại, và thật sự không hiểu chuyện gì đang xẩy ra, và chuyện gì sẽ xẩy ra.

Tạm bỏ qua một bên vấn đề quan điểm, lập trường, lý tưởng, và không bàn đến chuyện ứng viên Obama là cấp tiến cực đoan, hay ôn hòa trung dung, mà hãy chỉ xét lại vấn đề màu da của ông. “Hiện tượng Obama” đã hoàn toàn thay đổi tất cả những suy tư, khái niệm mà mọi người đang có về vấn đề kỳ thị màu da tại Mỹ.

Nước Mỹ từ trước đến nay vẫn mang tiếng là một nước cực kỳ lạc hậu, còn chìm ngập trong nạn kỳ thị da màu, trong khi gần hết cả thế giới đã hầu như quên chuyện khác biệt màu da từ lâu rồi. Đó là thói quen suy luận thông tục của nhiều người, nhất là từ Âu Châu, dù rằng ít ai kiểm tra xem tỷ lệ các sắc dân da màu trong thành phần nội các hay quốc hội của mấy nước Âu Châu khi so với Hoa Kỳ thì cao hơn hay thấp hơn. Sự thật thì thấp hơn rất nhiều.

Bây giờ, bất ngờ một người “da đen”, cho dù chỉ là 50% thôi, xuất hiện, chẳng những gây xôn xao dư luận mà đặc biệt hơn cả, ông này lại nổi lên như cồn. Từ vô danh chẳng ai biết đến, ông ta trở thành ngôi sao sáng giá trong chính trường Mỹ, rồi lại là người đánh tan guồng máy chính trị của gia đình Clinton trong đảng Dân Chủ, và hạ luôn guồng máy Cộng Hòa để chễm trệ bước vào Tòa Bạch Ốc.

Truyền thông Mỹ tung hô như đây là biến cố lịch sử, đã đưa nước Mỹ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hậu kỳ thị (post racial) trong đó nước Mỹ đã dứt khoát cho vấn đề kỳ thị màu da vào thùng rác của lịch sử, không khác nào hầu hết nhân loại đã cho chủ nghĩa cộng sản vào thùng rác đó cách đây hai thập niên.

Dù vậy, kẻ viết này đã dè dặt nhận định sự thật chưa rõ rệt hay giản dị như vậy, và có lẽ truyền thông đã hồ hởi quá sớm. Dưới đây là trích dẫn một đoạn trong bài “Mỹ Và Vấn Đề Kỳ Thị” đã được viết trung tuần tháng Ba, năm 2008:

“… Trên thực tế, vấn đề kỳ thị màu da của Mỹ vẫn còn đó. Chỉ khác là phần lớn mấy anh da trắng, đặc biệt là trong giới trí thức và truyền thông, đều cảm thấy ‘tội lỗi’ và bị rơi vào tình trạng ‘chối bỏ tập thể’ (mass denial)…” Thật thế, chuyện kỳ thị vẫn còn.

Sau thời gian đầu hồ hởi quá đáng và chôn vùi chuyện kỳ thị quá sớm, giới truyền thông cấp tiến đã bới vấn đề kỳ thị ra lại, dùng nó để biện minh cho những chống đối của một số dân Mỹ đối với một số chính sách của TT Obama, đặc biệt là để biện minh sự chống đối mạnh bạo trong vấn đề cải tổ y tế.

Nhà báo Frank Rich, cấp tiến cực đoan (nói cho dễ hiểu là cực tả) của New York Times, nhận định trong một bài viết hồi tháng Ba vừa qua, là sau khi phân tích kỹ lưỡng dưới đủ khía cạnh, kết luận duy nhất mà ông có thể có được là những người chống TT Obama và chống cải tổ y tế chỉ có thể là người kỳ thị dân da màu.

Lập luận của ông Frank Rich này không có gì mới lạ. Ta đã thấy từ ngay lúc TT Obama còn là ứng viên đang tranh cử. Cũng trong bài viết năm 2008 vừa nêu, kẻ này đã viết:

“… Hiển nhiên yếu tố màu da là yếu tố hết sức quan trọng trong đời sống chính trị Mỹ hiện nay. Nhưng chỉ vì cái mặc cảm kỳ thị mà không ai dám công khai đụng đến nó hết. Obama đang mặc một thứ áo giáp chắc hơn thép…. Sự thành công của ông Obama cho đến ngày hôm nay, một phần cũng nhờ cái áo giáp ‘thép đen’ đó… Trong tương lai, nếu Obama đắc cử làm ứng viên Dân Chủ, chắc chắc bên Cộng Hòa và McCain sẽ phải uốn lưỡi bẩy lần mỗi khi muốn lên tiếng đả kích ông Obama…”

Quả nhiên như vậy. Mấy ông bà bảo thủ hay Cộng Hòa da trắng chống đối TT Obama đang bị phe cấp tiến chụp cho cái mũ kỳ thị to tướng lên đầu.

Chẳng những TT Obama vẫn đang mặc áo giáp đó, mà ngay cả các chính khách da đen cũng dựa hơi cái áo giáp đó. Cách đây hơn một tuần đã xẩy ra câu chuyện trong nghị trường tiểu bang Nữu Ước tại Syracuse, một dân biểu da trắng lên tiếng chỉ trích một dự luật, liền bị ngay dân biểu da đen tên Parker la lớn “tất cả mấy ông Cộng Hòa đều là dân da trắng kỳ thị hết”!

Giới cấp tiến đã vẽ lên một bức tranh, trong đó TT Obama là một người có quyết tâm bênh vực người nghèo, trong đó hầu hết là dân da màu, đen có, nâu có và vàng như dân tỵ nạn chúng ta cũng có, chống lại khối cường hào ác bá da trắng, được hậu thuẫn của khối bảo thủ Cộng Hòa. Do đó, chống Obama chỉ có nghĩa là kỳ thị chống dân da màu, bênh dân da trắng. Không có lý do nào khác.

Ngay cả trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta cũng đã có người lây căn bệnh nhìn vấn đề hoàn toàn dưới khiá cạnh màu da. Một độc giả đã gửi email cho kẻ viết này. Sau khi đả kích kẻ viết, ông ta chỉ trích là đã không ủng hộ Obama mà lại có vẻ ủng hộ “đám Cộng Hòa da trắng”, khi mà “tụi này cũng chỉ coi người Việt chúng ta như cùng đám với dân da đen, dân Mễ…”

Vấn đề quan trọng không được chú ý tới là hậu quả thực tế của những chính sách của TT Obama. Lấy ví dụ cụ thể là cuộc cải tổ y tế.

Đã có nhiều người chống cải tổ y tế của TT Obama, cho rằng đó chỉ là cách lấy thuế của dân da trắng để cung cấp bảo hiểm y tế cho dân da màu (đen, nâu, vàng). Lập luận này thật ra không đúng sự thật.
Luật cải tổ y tế của TT Obama nhắm vào hai mục đích chính:

- Cung cấp bảo hiểm cho hơn ba chục triệu người không có bảo hiểm. Phần lớn số người này là thanh niên ỷ y vào sức khỏe của mình, không thấy có nhu cầu mua bảo hiểm. Trong đó có thanh niên da trắng, da vàng, da đen, da nâu, không thiếu sắc dân nào. Một phần khác là những người làm nghề độc lập, không có bảo hiểm tập thể của hãng, nên phải trả bảo phí rất cao, và họ không mua nổi bảo hiểm. Thành phần này đa số là tiểu thương da trắng, nhưng cũng có đủ loại sắc dân, chẳng phải chỉ có dân da màu. Phần còn lại là những người làm công cho các hãng nhỏ không có bảo hiểm tập thể. Phần này thì có thể có nhiều thành phần da màu hơn là da trắng. Dù sao, nói chung thành phần da màu có lẽ không phải là đa số lớn trong số những người không có bảo hiểm hiện nay.

- Mục đích thứ hai của cải tổ y tế là không cho phép các hãng bảo hiểm từ khước những trường hợp bệnh đã có từ trước. Phần lớn “nạn nhân” này là những người tương đối lớn tuổi bị những bệnh như tiểu đường nặng, cao máu, máu có mỡ, ung thư… Mà đa số thành phần này là những ông bà da trắng, chứ không phải là dân da màu.

Nhìn vào hai vấn đề trên, khó có thể nói luật cải tổ y tế chỉ có lợi cho dân da màu. Nói cách khác, chỉ trích TT Obama là đưa cải tổ y tế ra để giúp dân da màu là oan cho ông. Ngược lại, nói chống cải tổ là kỳ thị màu da cũng hoàn toàn sai.

Thật ra, phần lớn những người chống cải tổ y tế chỉ vì hậu quả đáng lo ngại của cải tổ như tăng chi phí y tế, tăng bảo phí, tăng thuế, không đủ bác sĩ và nhà thương, chờ đợi dài người mới lấy được hẹn. Chẳng lẽ những lý lẽ vừa nêu không phải là những lý do chính đáng để không đồng ý với cải tổ y tế? Hay là có người nghĩ rằng những hậu quả tai hại này chỉ có tác dụng trên những dân da trắng, trong khi chúng ta, dân da màu hay dân tỵ nạn, đều không bị ảnh hưởng?

Chẳng lẽ bảo phí và chi phí bác sĩ thuốc men tăng đồng loạt cho dân da trắng, nhưng dân ty nạn chúng ta sẽ được đặc miễn? Hay là chỉ có dân da trắng mới phải xếp hàng lấy hẹn nhà thương và bác sĩ, còn dân da màu thì miễn, cứ việc tự tiện đi thẳng vào? Hay là TT Obama sẽ tăng thuế dân da trắng trong khi dân da đen, da nâu, da vàng thì được không bị gì?

Những câu hỏi vô lý này chỉ phản ánh cái vô lý của lập luận kỳ thị khi chống cải tổ y tế.

Ông Frank Rich lý luận dài dòng, tránh không nói thẳng thừng nhưng ai cũng hiểu lý luận của ông: cải tổ y tế là quyết định của một tổng thống da đen có lợi cho dân da đen, do đó chống cải tổ là kỳ thị chống dân da đen. Ông Rich quên mất bảo hiểm y tế toàn dân đã không thực hiện được từ hơn nửa thế kỷ nay, trước khi Obama ra đời, chứ không phải chờ đến lúc một người da đen lên làm tổng thống rồi mới gặp khó khăn. Chẳng qua chỉ là ngụy biện vô lối. Hay cố tình chụp mũ để bào chữa cho Obama.

Ông Rich cũng tố giác Phong Trào Tea Party đang nổi lên chống đối TT Obama và cải tổ y tế rất mạnh, cũng chỉ là một tổ chức được sinh ra và lớn lên trong không khí kỳ thị da màu. Thành viên phong trào này, theo ông Rich, đều là dân da trắng kỳ thị cực đoan. Sự thật mục đích và chủ trương của phong trào này đã tiềm ẩn trong giá trị nhân bản và quan niệm sống của dân Mỹ từ ngày khai quốc: đó là tinh thần tự trị, không thích sự can thiệp quá nhiều của một Nhà Nước “vú em”, cũng như không chấp nhận đóng thuế đến nghẹt thở để Nhà Nước phân phối lợi tức cho đồng đều theo quan điểm xã hội. Trong những chủ trương và mục đích này không có gì là kỳ thị chống da đen hay ủng hộ da trắng gì hết.

Ông Rich dẫn chứng chuyện thiếu bóng dân da màu trong phong trào này. Đưa đến chuyện một người lãnh đạo khối bảo thủ giải thích là phong trào chống lại sự can thiệp quá nhiều của Nhà Nước trong khi đa số dân thiểu số là những người ủng hộ và cần sự can thiệp và giúp đỡ của Nhà Nước. Đó là lý do tại sao dân thiểu số không tích cực tham gia phong trào. Không tham gia vì vấn đề quyền lợi cá nhân, và điều này hoàn toàn chẳng liên hệ xa gần gì đến vấn đề kỳ thị màu da hết.

Câu chuyện kỳ thị mới đây lại lan qua chuyện tiểu bang Arizona ra luật mới chống di dân lậu. Đây là một bộ luật khá gắt do Thống Đốc Cộng Hòa của tiểu bang ký nhằm kềm chế nạn xâm nhập lậu từ Mễ qua. Phe cấp tiến mau mắn tố đây là một bộ luật kỳ thị. Nhưng điều khó hiểu là vì sao luật bảo vệ biên cương lại là “kỳ thị” khi tất cả hơn hai trăm quốc gia trên thế giới đều có luật ngăn cấm việc nhập cảnh lậu? Vì cho phép cảnh sát có quyền hỏi giấy bất cứ ai họ tình nghi là di dân lậu, mà đa số là những người da màu nâu từ miền Nam lên? Tình hình các nước phía Nam Liên hiệp Âu Châu thì sao? Và nếu chịu khó tìm hiểu thì xứ Mexico ở miền Nam lãnh thổ Hoa Kỳ có luật lệ về di dân còn hà khắc gấp trăm lần Hoa Kỳ đối với di dân đến từ... miền Nam, từ các nước nghèo hơn có di dân muốn nhập lậu vào Mễ. Có ai nói xứ Mễ kỳ thị không?

Chẳng lẽ bây giờ Arizona nói riêng và nước Mỹ nói chung phải mở toang cửa biên giới cho ai muốn ra muốn vào đều tùy tiện thì mới tránh được tiếng kỳ thị sao?

Người ta có thể đồng ý hay không đồng ý với các chính sách của TT Obama, cũng như đã từng đồng ý hay không đồng ý với các chính sách của các TT Bush, Clinton… Nhưng nói rằng chống lại các chính sách của TT Obama là kỳ thị chỉ là một lập luận nếu không phải là hồ đồ thì cũng là thiếu lương thiện. Trái với lập luận TT Obama là tổng thống của thời hậu kỳ thị, người ta có cảm tưởng việc Obama đắc cử đã tạo căng thẳng thêm cho vấn đề kỳ thị tại Mỹ. Lý luận của nhà báo Frank Rich cũng như câu chuyện của Arizona hiển nhiên đã xác nhận tình trạng này.

(2-5-10)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #256 - 13. May 2010 , 01:12
 
Bài phỏng vấn Bs. Phạm Hồng Sơn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ


http://www1.voanews.com/vietnamese/news/thailand-vietnam-05-06-2010-92955624.htm...


Rối loạn ở Thái Lan và Phong trào Dân chủ ở Việt Nam


Trong thời gian gần đây, giữa lúc những vụ xuống đường biểu tình của phe Áo Ðỏ ở Bangkok gây ra những vụ xáo trộn lớn cho xã hội Thái Lan, một số người đã nhấn mạnh tới “tình hình chính trị ổn định” của Việt Nam với ngụ ý cho rằng “tranh đấu cho dân chủ có thể dẫn tới hỗn loạn.”

Ðể tìm hiểu quan điểm của giới tranh đấu dân chủ Việt Nam về vấn đề này, Ban Việt ngữ VOA đã tiếp xúc với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù nhiều năm vì đã dịch và phổ biến trên internet bài viết “Thế nào là Dân chủ?” được đăng trên trang nhà của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Mời quí thính giả/độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây. Duy Ái | Washington D.C Thứ Năm, 06 tháng 5 2010 .

VOA: Hồi gần đây, trước tình hình hỗn loạn ở Thái Lan, một số người nói rằng đây là một diễn tiến bất lợi cho các phong trào dân chủ trên thế giới, đặc biệt là phong trào dân chủ Việt Nam, vì dân chúng có thể sẽ bớt ủng hộ cho phong trào vì không muốn thấy tình trạng rối loạn xảy ra. Là một người từng bị cầm tù và không ngớt bị sách nhiễu vì những hoạt động cổ xướng cho dân chủ Việt Nam, ông nghĩ sao về nhận định vừa kể?

Phạm Hồng Sơn: Để trả lời câu hỏi này của VOA, trước tiên tôi xin được nói sơ qua về nội dung của hai chữ “Dân chủ”.

Thứ nhất, trải qua lịch sử loài người tính từ thời Hy lạp cổ đại (trước CN khoảng 600 năm) đến nay, khái niệm “Dân chủ” trong khoa học chính trị ngày nay không chỉ bó hẹp trong một số cách hiểu rất đơn giản và thiếu hụt là xã hội có đa đảng hay có tổ chức các cuộc bầu cử có cạnh tranh. Mặc dù trong giới khoa học chính trị hiện nay vẫn chưa thống nhất được một bộ tiêu chuẩn cho “dân chủ”, nhưng các bộ tiêu chuẩn cho “dân chủ” hiện có thường xoay quanh năm vấn đề sau đây:

1. Các cơ quan truyền thông độc lập (không bị kiểm soát hoặc không phụ thuộc chính quyền)
2. Đời sống dân sự và các hội đoàn dân sự độc lập (không bị kiểm soát hoặc không phụ thuộc chính quyền) '
3. Các tự do cơ bản của con người (nhân quyền) được thực thi.
4. Có cạnh tranh chính trị để chọn ra những người quản lý, lãnh đạo quốc gia.
5. Hệ thống quyền lực nhà nước có ba nhánh độc lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp).

Thứ hai, vì “dân chủ” được xác định bởi môt tập hợp các tiêu chuẩn, do đó các quốc gia khác nhau có thể ở những mức độ “dân chủ” khác nhau.
Theo tổ chức nghiên cứu chính trị độc lập Economist Intelligence Unit thì có 4 mức độ dân chủ là: “dân chủ đầy đủ” (full democracy), “dân chủ thiếu hụt” (flawed democracy), “phi dân chủ” (nghĩa là độc tài, độc đoán, authoritarian) và một mức trung gian gọi là “chế độ hỗn hợp” (hybrid regime).

VOA: Thưa ông, dựa vào những tiêu chuẩn đó chúng ta có thể đánh giá ra sao về mức độ dân chủ ở Thái Lan?

Phạm Hồng Sơn :

Theo một xếp hạng năm 2009 về dân chủ của tổ chức Freedom House hoặc năm 2008 của Economist Intelligence Unit thì Thái Lan chỉ được đứng giữa trong nhóm các quốc gia “dân chủ thiếu hụt” (flawed democracy) hay còn gọi là nhóm “tự do một phần” (partly free).

Nhìn vào các bảng xếp hạng vừa kể, chúng ta chỉ thấy bạo loạn xảy ra ở các quốc gia “dân chủ thiếu hụt”, “độc tài” hoặc “hỗn hợp”. Ngoài ra, ta có thể thấy trong các quốc gia “dân chủ đầy đủ” cũng có những bất đồng chính trị, thậm chí khủng hoảng chính trị (như đang xảy ra ở Bỉ) hoặc có những cuộc biểu tình lớn phản đối chính phủ (như mới diễn ra ở Hy lạp) nhưng tất cả những khủng hoảng, phản kháng đó đều được giữ trong khuôn khổ ôn hòa và trật tự, những xô xát hay thậm chí thương vong (nếu có) đều ở mức thấp và trong tầm kiểm soát.
Nhìn vào các nước “dân chủ đầy đủ”, thậm chí cả một số nước “dân chủ thiếu hụt” (có điểm số cao) như Đài Loan, Israel, Hungary, chúng ta cũng thấy “dân chủ” (đầy đủ) không chỉ giúp xã hội loại bỏ việc sử dụng bạo lực trong giải quyết các bất đồng mà còn là điều kiện để có một môi trường sống (thiên nhiên và xã hội) lành mạnh, một cuộc sống an toàn cho người dân.
Trong bảng xếp hạng của Economist Intelligence Unit thì Thụy Điển là quốc gia đứng đầu bảng trong nhóm “dân chủ đầy đủ” và Bắc Triều tiên đứng cuối bảng trong nhóm “phi dân chủ” (độc tài), điều này có thể đi đến một kết luận là nếu chỉ căn cứ vào “bạo loạn” thì một quốc gia không có bạo loạn thì chỉ có thể là quốc gia đó rất tự do (dân chủ đầy đủ) hoặc rất mất tự do (như khi một con người đã bị trói chặt cả chân tay thì làm sao còn khả năng để va chạm với người khác).

Do vậy, nếu chỉ đơn thuần nhìn vào những hỗn loạn đang xảy ra ở Thái Lan, nhiều người sẽ cảm thấy phân vân với hai chữ “dân chủ” hoặc giảm nhiệt tình ủng hộ “dân chủ hóa”.

Đặc biệt là đối với người dân Việt Nam- những người đã phải chịu đau khổ rất nhiều trong các cuộc xung đột với nhau và với các lực lượng nước ngoài thì tình trạng hỗn loạn, thương vong như đã xảy ra gần đây tại Thái Lan dễ làm cho người dân e sợ, cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng, nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về tình hình Thái Lan và hiểu đúng và đầy đủ về Dân chủ, chúng ta sẽ thấy nhu cầu “dân chủ hóa” vẫn là một nhu cầu cấp thiết ở cả tầm thế giới và quốc gia. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia như Thụy điển, Na uy trong thế kỷ 19 hoặc Cộng hòa Séc ngay gần đây đều cho thấy các rối loạn, bạo lực là những điều có thể loại bỏ được hoàn toàn hoặc có thể kiểm soát ở mức chấp nhận được trong quá trình dân chủ hóa.

Cuối cùng, tôi xin được nhấn mạnh lại rằng “dân chủ hóa” không phải chỉ là việc đơn giản chấp nhận “đa đảng” hay tổ chức các cuộc “bầu cử có cạnh tranh”, cũng như xây dựng một nền kinh tế thị trường không phải chỉ là việc chấp nhận nền kinh tế đa thành phần theo kiểu hoang dã cách đây mấy trăm năm để chỉ có lợi cho một bộ phận những người có quyền thế và vô lương tâm. Và “dân chủ hóa” theo một lộ trình (nhiều bước) rõ ràng và khoa học khác hoàn toàn với việc lảng tránh, trì hoãn, đối phó hay bóp méo, giấu giếm nội dung đích thực của dân chủ để kéo dài tình trạng phi dân chủ và/hoặc để dọa dẫm người dân.

VOA
: Giáo sư Michael Montesano là một chuyên gia về chính trị Thái Lan đang làm việc ở Viện Quốc tế Sự vụ Singapore (SIIA). Trong cuộc phỏng vấn mới đây (27-04-2010) dành cho VOA, ông Montesano nói rằng "các nước trong khu vực cần xem xét tới gốc rễ của vụ khủng hoảng Thái Lan và tự đặt câu hỏi là kinh tế và xã hội của đất nước mình có hay không có những nguyên do có thể đưa tới một vụ khủng hoảng tương tự." Ông có ý kiến gì về đề nghị của ông Montesano, và theo ông, Việt Nam cần làm gì để tránh được tình trạng xáo trộn hay khủng hoảng chính trị?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù nhiều năm vì đã dịch và phổ biến trên internet bài viết “Thế nào là Dân chủ?” được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Phạm Hồng Sơn
: Vâng, tôi hoàn toàn chia sẻ với gợi ý của ông Montesano và thực tế là nhiều người Việt Nam cũng rất chú tâm tới tình hình Thái Lan theo hướng tìm hiểu để áp dụng điều tốt hoặc phòng tránh cái xấu.
Nếu nhìn ở bề ngoài, thì nhiều người có thể lo ngại cho Thái Lan hơn Việt Nam. Nhưng nếu nhìn kỹ vào lịch sử và xã hội hiện nay của hai quốc gia thì vấn đề không đơn giản như thế.

Lịch sử của Thái Lan từ thế kỷ XIX cho đến nay khá phẳng lặng, không phải chịu các cuộc xung đột bạo lực lớn và kéo dài như Việt Nam. Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng chỉ thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết xung đột quyền lợi giữa hai thành phần chính trong xã hội Thái Lan hiện nay là thành phần thị dân trung lưu gắn bó với Hoàng gia và bên kia là nông dân và các thành phần dân nghèo. Cuộc khủng hoảng hiện nay chính là sự bùng nổ của mối mâu thuẫn đã âm ỉ từ lâu giữa hai thành phần vừa kể trong xã hội Thái Lan, khi tiếng nói và quyền lợi của nông dân và dân nghèo chưa bao giờ được ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc gia cho đến khi ông Thaksin lên nắm quyền vào năm 2001.

Lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XIX cho đến nay, ngược lại, đã phải liên tục trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ kéo dài hàng chục năm với các tổn thất hàng triệu sinh mạng, do đó tâm lý nói chung của người dân là rất e sợ xung đột, bạo lực. Tuy nhiên xã hội Việt Nam hiện nay lại đang chứa rất nhiều mâu thuẫn lớn, nhỏ đan xen nhau và đặc biệt hơn Thái Lan là Việt Nam còn đang có một yếu tố hết sức nguy hiểm là chủ quyền đất nước đang bị đe dọa.

VOA: Xin ông vui lòng giải thích rõ hơn về những mâu thuẫn đó.

Phạm Hồng Sơn :

Theo tôi, có năm mâu thuẫn lớn đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay:

Mâu thuẫn giữa chính trị và kinh tế:
Từ năm 1986, đặc biệt từ khi Việt nam có Luật Doanh nghiệp (năm 2000), nền kinh tế Việt nam thực chất đã chuyển từ nền kinh tế hoàn toàn do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế thừa nhận quyền tự do kinh doanh của mọi người dân (kể cả đảng viên cộng sản) hay còn gọi là kinh tế thị trường. Nhưng hệ thống quyền lực nhà nước (nền chính trị) của Việt nam, từ năm 1986 đến nay, về cơ bản, vẫn không thay đổi, vẫn giữ nguyên tính chất độc quyền (của một nhóm người) với khả năng can thiệp tùy tiện vào mọi vấn đề của xã hội..
Lịch sử đã cho thấy một hệ thống chính trị độc đoán, phi dân chủ chỉ thuận lợi cho nền kinh tế thị trường kiểu hoang dã (cá lớn nuốt cá bé, vô pháp luật, vô trách nhiệm như thời Karl Marx còn sống).
Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất và là nguyên nhân sinh ra rất nhiều mâu thuẫn khác trong xã hội Việt Nam hiện nay. Mâu thuẫn này đang hiển hiện ra ngoài bằng nhiều vấn nạn như: thu nhập trung bình tăng nhưng chất lượng sống giảm (chất lượng tăng trưởng GDP thấp), khu vực doanh nghiệp nhà nước đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế (dù được hưởng nhiều ưu đãi hơn khu vực phi nhà nước), hiệu quả đầu tư vốn kém, tham nhũng gia tăng, hố phân cách giàu nghèo đang bị khoét sâu…

Mâu thuẫn giữa tuyên truyền của đảng cầm quyền độc nhất (Đảng Cộng sản Việt nam) với thực tế cuộc sống.

Hầu như tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đang tuyên truyền hiện nay đều trái với thực tế. Ví dụ Đảng Cộng sản luôn tuyên truyền đảng viên cộng sản là những thành phần ưu tú của đất nước cả về trí tuệ và đạo đức, nhưng các vụ án tham nhũng lớn nhất hay các vụ án xâm phạm đạo đức đồi bại nhất đã bị phát hiện đều có các đảng viên cộng sản là thủ phạm chính hoặc đồng phạm; Đảng Cộng sản vẫn kêu gọi nhân dân đi theo Chủ nghĩa Marx-Lenin nhưng đời sống kinh tế của đảng viên cộng sản và chính sách kinh tế của Đảng đều trái ngược với nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Mâu thuẫn giữa một bộ phận nhỏ đảng viên cộng sản (có quyền) với đại bộ phận dân chúng ngoài Đảng Cộng sản.

Sự phân biệt đối xử hết sức vô lý giữa người là đảng viên cộng sản và người không phải là đảng viên cộng sản. Người không phải là đảng viên cộng sản thì dù tài giỏi đến mấy cũng không thể trở thành lãnh đạo trong các cơ quan công quyền. Còn nếu chấp nhận để trở thành đảng viên cộng sản thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận bị mất nhân cách (dù chỉ là tạm thời). Đảng viên cộng sản luôn được hưởng các đặc quyền, ưu đãi hơn những người ngoài Đảng, ngay cả khi cùng phạm một tội giống nhau.

Mâu thuẫn giữa khát khao tự do của giới trí thức và giới trẻ với sự hà khắc của thể chế chính trị.

Sau hơn hai thập niên mở cửa với thế giới, các giá trị văn minh của nhân loại như dân chủ, nhân quyền đang mỗi ngày thấm sâu vào nhận thức của giới trí thức và nhiều bộ phận dân chúng trong xã hội, hình thành một khát khao ngày càng lớn về nhân phẩm, về tự do cá nhân và tự do xã hội. Tuy nhiên khát khao tự do đó đang vấp phải sự dồn ép của thể chế chính trị độc đảng, phi dân chủ.

Mâu thuẫn giữa ngọn cờ truyền thống “độc lập, tự do” của Đảng Cộng sản với thái độ hiện nay của Đảng Cộng sản trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

Thái độ nhún nhường trước các hành vi xâm lấn chủ quyền Việt nam của Trung Quốc và hành động cấm đoán, trấn áp những biểu hiện yêu nước của người dân đang xúc phạm ghê gớm đến tinh thần dân tộc, gây thất vọng lớn và bất mãn không chỉ đối với toàn thể nhân dân mà còn gây đau đớn cho đại bộ phận đảng viên cộng sản, đặc biệt những lão thành Cách mạng. Xã hội đang ngày càng xuất hiện nhiều đảng viên cộng sản thức tỉnh, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền dân tộc như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Nhà báo Tống Văn Công, Nhà văn Phạm Đình Trọng, Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Trung tá Vũ Minh Trí...
Cùng với tình trạng xuống cấp trầm trọng trong hầu khắp các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, thực thi pháp luật và sự thiếu vắng hoàn toàn các phương tiện chính thống để người dân bày tỏ nỗi oan khuất, bức xúc, có thể nói xã hội Việt Nam đang âm thầm chất chứa rất nhiều mâu thuẫn, đan xen nhau ở nhiều tầng, nhiều lớp.

VOA: Triển vọng của việc giải quyết mâu thuẫn ở Việt nam và ở Thái Lan có gì khác nhau không, thưa ông?

Phạm Hồng Sơn :
Nếu coi những biểu hiện của Thái Lan hiện nay là hậu quả của phái hữu (phái bảo hoàng, giới tướng lãnh và các nhà tài phiệt thân hoàng gia) còn bảo thủ, đã không nhìn ra hoặc không đáp ứng kịp thời yêu cầu tiếp tục hoàn thiện nền dân chủ và bình đẳng xã hội, vẫn cố ỷ vào tâm lý sùng kính Vua Bhumibol Adulyadej của xã hội Thái Lan để duy trì những đặc quyền do nền dân chủ thiếu hụt đem lại, thì Việt Nam, phái tả cực đoan đang cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như không đáp ứng chút nào đối với nhu cầu dân chủ hóa đang ngày càng nóng bỏng tại Việt Nam, họ vẫn cố lợi dụng tâm lý chán chiến tranh, muốn hòa bình, ổn định đời sống của đại bộ phận người dân để duy trì những đặc quyền do chế độc đảng phi dân chủ mang lại, bất chấp cả việc Tổ quốc bị xúc phạm, chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị cướp đoạt.

Bất kỳ xã hội nào cũng có mâu thuẫn, nhưng điều đáng nói ở Thái Lan hiện nay là cách thức giải quyết mâu thuẫn để cân bằng lợi ích giữa các thành phần trong xã hội đang có xu hướng bạo lực hóa nặng hơn (vì các tiêu chuẩn dân chủ còn thiếu hoặc bị phá vỡ). Trong khi đó những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam lại đang bị tích tụ và dồn nén, bị trấn áp hoàn toàn (vì chưa đạt được một tiêu chuẩn dân chủ cơ bản nào).

Về lý thuyết, khi nghiên cứu các cuộc khủng hoảng (dù là chính trị, kinh tế, tài chính hay môi trường), người ta luôn thấy đằng sau các cuộc khủng hoảng (khi đã nổ ra) đều đã âm ỉ một nhu cầu thay đổi có tính nền tảng và nguyên nhân khiến khủng hoảng nổ ra (không ngăn chặn được khủng hoảng) là do con người đã không nhận biết hoặc không đáp ứng kịp cho nhu cầu thay đổi đó. Nói cách khác, trước khi một khủng hoảng xảy ra thường vẫn luôn có nhiều người và nhiều người có ảnh hưởng (về chuyên môn hoặc quyền lực) khẳng định rằng sẽ không có khủng hoảng. Chính yếu tố này qui định một đặc tính bất biến của khủng hoảng là tính bất ngờ. Vì vậy sẽ là không đơn giản khi thuyết phục những người có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam về những việc phải làm để tránh tình trạng khủng hoảng chính trị, xã hội có thể xảy ra.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào Thái Lan hiện nay, vẫn có một hy vọng cho cuộc khủng hoảng đang diễn tiến là, vì các bức xúc giữa các bên tại Thái Lan vẫn được thể hiện, không bị trấn áp hoàn toàn, nếu xu hướng căng thẳng bạo lực tiếp tục gia tăng thì cũng chỉ đến một mức độ là có thể được giải tỏa hoặc nhanh chóng bị kìm chế. Trong khi tại Việt nam, cho dù hiện tại xã hội vẫn tỏ ra im lặng, nhưng không ai có thể hình dung được hậu quả khôn lường một khi các mâu thuẫn nhiều tầng, nhiều lớp bị dồn nén, chất chứa lâu ngày đến mức phải tự bung ra. Tình trạng Thái Lan và Việt Nam hiện nay cũng có thể ví như hai chiếc nồi hơi đang bị đun nóng, một chiếc thì có van an toàn (soupape de sûreté), còn chiếc kia không có hoặc chiếc van đã bị bịt kín.

Nhưng chính tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay cũng là cơ hội cho những lãnh đạo, những đảng viên cộng sản thật sự còn có tấm lòng vì dân, vì nước thể hiện được bản lĩnh của mình, quyết tâm ngăn chặn khủng hoảng, chuyển hướng đất nước đi theo con đường dân chủ đích thực. Chỉ có dân chủ hóa mới có thể cứu nguy được đất nước khỏi những hiểm họa hiện nay, may ra còn vớt vát được phần nào những gì đã mất và đang tiếp tục mất vào tay Trung Quốc. Mọi biện pháp có tính đối phó, hình thức hay xoa dịu láu cá không thể giải quyết được vấn đề, chỉ khiến lòng dân thêm chán ngán và giúp kẻ xâm lược thêm táo tợn. Tâm lý chán ghét chiến tranh và e sợ bạo lực của đại bộ phận dân chúng sẽ là một yếu tố thuận lợi cho sự đồng thuận tiến tới những giải pháp ôn hòa, thỏa hiệp từng bước của lộ trình dân chủ hóa đích thực. Có thể nói ý thức độc lập, bảo vệ chủ quyền trước mối họa từ Trung Quốc và nhu cầu dân chủ hóa xã hội Việt Nam đang trở thành hòn đá thử vàng đối với các đảng viên cộng sản: đi với dân tộc thì còn có cơ hội tồn tại, không bị hậu thế nguyền rủa; vì lợi ích của cá nhân hay đảng phái mà phản bội dân tộc thì kết quả cuối cùng sẽ rất thê thảm. Tấm gương tày liếp của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống là những bài học lịch sử, đến nay, vẫn còn nguyên giá trị.

VOA:
Xin cám ơn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Back to top
« Last Edit: 13. May 2010 , 01:13 by Thiên-Nga »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: Anh Hùng Thời Đại
Reply #257 - 13. May 2010 , 20:57
 


Nữ Trung Tá Quân Lực Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên:
Trung Tá Lục Quân Phạm Phan Lang là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH


Phạm Tín An Ninh,

  Người Việt hải ngoại, có lẽ ít ai được biết: Người phụ nữ Mỹ gốc Việt mang cấp bậc Trung Tá đầu tiên của Quân Lực Hoa Kỳ, là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH, di tản sang Mỹ cùng chồng và ba đứa con vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam : Trung Tá Lục Quân Lang Phan Phạm (đã nhận thông báo sẽ thăng cấp Đại Tá, trước khi xin về hưu).
 


Phạm Phan Lang sinh ra và cả một thời tuổi thơ sống cùng gia đình ở Nha Trang, theo học tại trường Nữ Trung Học và Võ Tánh. Nha Trang là thành phố biển thơ mộng, nơi có hai quân trường nổi tiếng: Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, với những chàng trai hào hoa theo nghiệp kiếm cung, chọn cuộc đời bay bổng và hải hành. Những chàng trai này đã một thời khốn khổ trái tim bởi bao nhiêu người đẹp của Nha Trang. Thời ấy, dường như những cặp tình nhân SVSQ Hải Quân và Nữ Sinh Trung Học Nha Trang là những đôi tình nhân làm đẹp phố phường nhất.

Trong số đó có đôi uyên ương Phạm văn Diên và Phan Thị Lang. Ngày ấy Lang là một cô bé khá xinh, tính tình hiền dịu dễ thương, nên mới học Đệ lục là đã làm mê mệt chàng SVSQ họ Phạm. Cuộc tình kéo dài mãi đến khi Lang đậu xong tú tài 2 (năm1969) hai người mới làm đám cưới.

Anh Phạm văn Diên tốt nghiệp khóa 14 HQ (Đệ Nhị Kim Ngưu), trước ngày 30/4/75, mang cấp bậc Thiếu Tá và chỉ huy một chiến hạm PGM615 (loại nhỏ).

Vào nửa đêm 29.4.75, Thiếu Tá Diên đưa chiến hạm rời khỏi Việt Nam, mang theo vợ, 3 đứa con nhỏ, 1, 3 và 5 tuổi, cùng cha mẹ già trên tuổi 70 và cậu em vợ, đang theo học đại học Luật Khoa Sài Gòn. Ngoài gia đình, trên tàu còn có thủy thủ đoàn và khoảng hơn 150 người tị nạn khác. Chiến hạm của Thiếu Tá Diên vừa tham dự các cuộc hành quân tàn khốc cuối cùng tại Huế, Quảng Trị,Vùng I, chưa kịp sửa chữa, bảo trì, nên lúc ra khơi bị hư hỏng và nước tràn vào, nhưng may mắn đã được cứu bởi một tàu HQ khác mà Thiếu Tá Diên đã liên lạc được. Cũng trên chuyến đi này, gia đình bị mất hết tư trang, vàng bạc mang theo, nên lúc lên bờ chỉ còn hai bàn tay trắng.

Cũng như nhiều gia đình khác, thời gian đầu đến Mỹ rất vất vả, vợ chồng Thiếu Tá Diên phải làm đủ nghề để sống: thợ mộc,thợ hồ, rửa bát đĩa cho nhà hàng, tiệm ăn, dạy Anh ngữ cho trẻ em Việt Nam ở một trường Tiểu Học, nhổ cỏ trong những cánh đồng cà, hái trái cây, trông nom một trại gà với hơn 60.000 con. Với tính kiên nhẫn và nghị lực, cả hai vợ chồng và cậu em vừa làm vừa theo học chương trình đại học tại University of Maryland, Eastern Shore.

Đường Vào Binh Nghiệp
Năm 1980, chị Phạm Phan Lang đậu được cùng lúc hai bằng Cử nhân, trong đó có bằng Nutrition and Dietetics (Dinh Dưỡng Học). Muốn làm việc trong ngành này, cần phải qua một khóa Thực Tập Dinh Dưỡng ( Dietetic Internship). Chị Phạm Phan Lang đã nộp đơn xin thực tập ở một số trường đại học, trong đó có cả Chương Trình Thực Tập Dinh Dưỡng của Lục Quân Hoa Kỳ (US Army Dietetic Internship).

Lúc bấy giờ, chương trình Thực Tập Dinh Dưỡng của Army đòi hỏi khá nhiều điều kiện khó khăn: điểm trung bình tối thiểu là 3.5, phải là công dân Hoa Kỳ, phải dưới 30 tuổi, phải có ít nhất là 3 lá thư giới thiệu, cùng một số điều kiện khác. Trong số những điều kiện này, ít nhất có hai điều chị Phạm Phan Lang không có, đó là quốc tịch Hoa Kỳ và đã trên tuổi 30. Tuy nhiên, do trường hợp khá đặc biệt và có lẽ do thán phục nghị lực và khả năng của một người đàn bà tị nạn, cuối cùng chị đã được chấp nhận vào chương trình này. Đây là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt mà theo chị, mãi đến sau này, vị Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng của Army Dietetic Internship đã cho chị biết.
 


Mặc dù lúc ấy, chị Phạm Phan Lang cũng được nhận vào thực tập ở một số trường đại học khác, nhưng chị đã chọn Chương Trình Army này. Chị cho biết, chị chọn Army không phải vì chị yêu đời lính, hay “muốn đi lính”, mà chỉ vì những lý do rất đơn giản: chương trình thực tập rất tốt, nổi tiếng, dễ dàng tìm việc làm sau khi rời quân đội, cả gia đình được hưởng quyền lợi, và nhất là chỉ phải “đội mũ lính và mang lon” có 3 năm. Sau đó, nếu muốn, có thể xin giải ngũ. Đã có hơn một trăm đơn xin vào chương trình này, nhưng cuối cùng chị nằm trong số 10 người được chọn. Chị khiêm nhường cho là may mắn, nhưng tất nhiên điều quyết định vẫn là do khả năng, kết quả bao năm kiên nhẫn học hành của chị.

Chị Phạm Phan Lang bắt đầu binh nghiệp bằng cấp bậc Thiếu Úy. Hai tháng đầu tiên được thực tập quân sự tại quân trường Fort Sam Houston (FSH), San Antonio, Texas. Vì là ngành Quân Y, nên những thực tập quân sự rất nhẹ so với những binh chủng khác. Tuy nhiên, chị cũng phải tập bắn các loại súng, trèo đồi, lội suối, tập trận, hành quân, đọc bản đồ, sử dụng địa bàn một mình giữa rừng sâu.

Sau một năm thực tập Dinh Dưỡng tại Brooks Army Medical Center (BAMC), FSH, San Antonio, TX, chị tốt ngiệp, được thăng cấp Trung Úy và nhận nhiệm sở đầu tiên tại Moncrief Army Medical Activity, Fort Jackson, Columbia, SC. Và cũng tại đây một biến cố lớn đã xảy ra mang đến điều bất hạnh lớn lao nhất cho cuộc đời của chị sau này...

Columbia là thủ phủ của Tiểu Bang South Carolina, có khoảng 300-400 người Việt định cư lúc bấy giờ. Thời ấy người Việt sống rải rác trong thành phố Columbia và các thành phố phụ cận như Greenville, Charleston, Myrtle Beach, Charlotte, Atlanta... Mọi người đều cố gắng làm việc để hội nhập và thích nghi với đời sống mới, nên chẳng ai quen biết, tiếp xúc nhiều với ai. Vợ chồng anh chị Phạm văn Diên & Phạm Phan Lang đã cùng một số thân hữu tích cực vận động thành lập Hội Ái Hữu Người Việt đầu tiên ở Columbia, mở trường dạy Việt Ngữ, tổ chức những ngày lễ hội truyền thống như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v.., gây quỹ cứu trợ thuyền nhân, tranh đấu cho nhân quyền, tự do ở Việt Nam. Cựu Thiếu Tá Diên hoạt động rất hăng say (chị Phạm Phan Lang chỉ hỗ trợ tích cực sau lưng, vì Quân Đội Hoa Kỳ không cho phép quân nhân tham gia vào bất cứ hoạt động chính trị nào). Phu quân của chị, anh Diên, đi khắp các thành phố lân cận, giao kết bằng hữu, giúp thành lập các Hội Ái Hữu địa phương, nêu cao tinh thần chống Cộng…

Biến Cố Lớn Trong Đời
Hôm đó là ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, July 4, 1985. Lúc này chị Phạm Phan Lang đang ở trong Quân Đội Hoa Kỳ được gần 5 năm và mang cấp bậc Đại Úy. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển về lại BAMC, FSH, TX, chị dự định đây sẽ là nhiệm sở cuối cùng của chị. Sau khi chấm dứt quân vụ ở nhiệm sở này, chị sẽ xin giải ngũ. Mấy ngày trước Lễ July 4, gia đình anh chị rất bận rộn tham dự tiệc tùng do các bạn hữu ở Columbia và các thành phố lân cận tổ chức tiễn đưa, hơn nữa chị đang trong thời kỳ học thi tốt ngiệp Thạc sĩ (Master Degree), nên chị khá mệt mỏi. Nhưng vì nể lời mời của một người bạn, cựu Trung Tá HQ ở Charleston, SC, vợ chồng anh chị nhận lời tham dự một buổi tiệc picnic ở bờ biển Foley Beach, SC. Chỗ này cách Columbia, nơi gia đình anh chị ở, khoảng 3 giờ đồng hồ lái xe. Cùng với gia đình anh chị 5 người, còn có 4 gia đình khác. Tổng cộng có 5 cặp vợ chồng và 13 đứa trẻ con, tuổi từ 9-15. Lúc ấy trời còn sớm, khoảng 8 giờ sáng, trên biển không một bóng người, ngoại trừ họ. Và tại nơi đây tại nạn đã xảy ra.

Mười ba đứa trẻ con vừa thấy biển đã nao nức chạy ùa ra bơi lội. Nước bên bờ biển lúc ấy mới cao bằng đầu gối. Các ông bố cũng vội vàng theo mấy đứa nhỏ, vừa để trông chừng vừa sửa soạn mắc mồi câu cua. Đàn bà thì lê mê khiêng thức ăn, nước uống từ trên xe xuống. Bỗng có tiếng kêu cấp cứu từ biển vọng vào, chị hoảng hốt nhìn ra, thì hỡi ôi, 13 đứa trẻ đã bị sóng ngầm (undertow) cuốn ra xa, và mấy ông bố đang vội vàng bơi ra để cứu con. Chị Lang không biết bơi, nên vội vã chạy ngược vào bờ một quãng khá dài, kêu cứu. Nhưng trời còn sớm quá, và khu này vì nổi tiếng nguy hiểm sóng ngầm (sau này mọi người mới biết) nên chẳng có ai ra biển. Kêu cứu một lúc không được, chị vội chạy trở lại biển. Lúc ấy một vài đứa trẻ lớn tuổi hơn đã bơi vào hoặc được mấy ông bố đưa vào bờ. Đang lúc dáo dác tìm kiếm mấy đứa con, chị thấy một người đàn bà Mỹ, không biết ra biển lúc nào, đang hì hục kéo anh Diên, chồng chị, lên bờ. Hai mắt anh nhắm chặt, mặt tái nhợt, môi tím ngắt và dường như không còn thở nữa. Dù kinh hoàng, đớn đau và sợ hãi, nhưng với những kinh nghiệm và bình tĩnh của một người lính, chị đã cố gắng làm hô hấp nhân tạo cho anh, được một người bạn bác sĩ trong nhóm phụ giúp, nhưng phu quân của chị vẫn không hồi tỉnh. Khi đưa vào bệnh viện Charlerston, vị bác sĩ cấp cứu, sau khi khám và thử nghiệm EEG (electroencephalogr am), đã buồn bã cho chị biết : “Ông nhà đã bị chìm xuống biển khá lâu, trên 10 phút, nên não bộ không còn làm việc nữa ( irreversible brain damage), xin chị đừng nuôi hy vọng”.

Một tháng sau, anh Diên đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viên quân sự nơi chị làm việc ở Fort Jackson, SC. Anh ra đi để cho đứa con gái út, lúc ấy 11 tuổi, và hai đứa bé nữa, 9 và 12 tuổi, được sống. Nếu chỉ muốn cứu một mình đứa con gái của mình, anh đã có thể làm được, nhưng anh không nỡ lòng bỏ cả bốn đứa bé đang cố bám víu vào nhau để khỏi bị sóng đánh trôi đi. Anh đã cố cầm cự đưa bốn đứa bé vào gần bờ, nhưng bị các em ôm chặt lấy anh, vì uống nước quá nhiều và sợ hãi đến cùng cực, không chịu buông tay chân anh ra. Cuối cùng, không chống chọi được, anh từ từ chìm xuống lòng biển trước đôi mắt đớn đau kinh hoàng của đứa con gái. Và vì không còn chỗ để bám víu, nên một đứa bé gái khác, 11 tuổi, bị sóng biển đánh dạt ra xa, mãi đến mấy tiếng đồng hồ sau mới tìm thấy xác.

Báo chí đã ca tụng, mọi người đều ngậm ngùi ngưỡng mộ anh như một anh hùng. Thượng Nghị Sĩ South Carolina lúc bấy giờ, ông Strom Thurmond, đã ban bằng tưởng thưởng. Nhưng tất cả những thứ ấy đều vô nghĩa đối với chị Lang, bởi chị đã mất vĩnh viễn người chồng yêu quí của chị, ba đứa con trong tuổi dại khờ của chị đã không còn người cha thương yêu gương mẫu. Không có điều gì có thể thay thế được.

Một khúc quanh trong binh nghiệp:
Chị đã xin hủy bỏ Lệnh Thuyên Chuyển về Texas và xin ở lại Fort Jackson thêm một năm nữa để có thể sớm hôm lui tới mộ chồng. Trong quân đội Hoa Kỳ, kể cả ngành Quân Y, thông thường thì cứ mỗi 3 năm, một Sĩ Quan được chuyển đến nhiệm sở mới.

Chị được ở lại Fort Jackson đến 5 năm. Đây cũng là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt khác. Chị cũng bỏ ý định giã từ quân ngũ. Vì bây giờ, quân đội là nhà của chị, đã che chở và cưu mang chị, cho chị phương tiện tài chánh để nuôi các con ăn học nên người. Quân đội cũng đã rèn luyện chị trở thành một người có can đảm và nghị lực hơn để chống chọi với bao nhiêu thử thách của cuộc đời mà chị vừa mới trải qua cũng như đang chờ trước mặt.

Thời gian thấm thoát trôi qua, chị đã phục vụ trong ngành Quân Y Lục Quân Hoa Kỳ được 22 năm. Trong khoảng thời gian này chị đã thay đổi nhiệm sở 7 lần, Ngoài Fort Sam Houston, TX, và Fort Jackson, SC, chị đã đổi về các bệnh viện ở Fort Gordon,GA; Fort Huachuca,AZ; Fort Ord,CA; Madigan Army Medical Center, WA; Landstuhl Regional Medical Command, Germany; và cuối cùng là Tripler Army Medical Center ở Hawaii. Tại đây, công việc của chị là điều hành Phân Khoa Dinh Dưỡng (Director, Nutrition Care Division) với trên 100 nhân viên dưới quyền, vừa sĩ quan, hạ sĩ quan và dân sự. Ngoài ra, chị còn có nhiệm vụ Cố Vấn và Giám Sát những phần hành Dinh Dưỡng trong các đơn vị Lục Quân trú đóng ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản và Nam Hàn ( Nutrition Consultant, Pacific Region). Và cũng ở nhiệm sở này, năm 2002, chị Phạm Phan Lang nhận được Thông Báo sẽ thăng cấp Đại Tá. Thông thường thời gian từ lúc nhận Thông Báo đến lúc được thực sự “ gắn lon” cho cấp bậc Đại tá trong ngành Quân Y là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Đến lúc ấy chị đã làm việc tại nhiệm sở Hawaii được 3 năm, nên đã đến lúc phải thuyên chuyển đến một nhiệm sở mới, mà chị biết sẽ là Hoa Thịnh Đốn.

Trung tá Phạm Phan Lang không muốn phải về Hoa Thịnh Đốn, cũng chẳng muốn rời khỏi Hawaii. Bởi ở Hawaii có cây xoài, cây mít, cây mảng cầu, khế, ổi, nhãn lồng…Hawaii cũng có những hàng dừa xanh, biển ấm quanh năm và cư dân rất hiền hòa, hiếu khách. Hawaii đã cho chị sống lại với những hình ảnh yêu dấu của Nha Trang, nơi chôn nhau cắt rốn, cũng là nơi chị đã gặp, yêu và làm vợ người lính biển lãng mạn nhưng can đảm hào hùng Phạm văn Diên.

Cuối cùng chị đã không chọn cấp bậc đại tá, mà chọn Hawaii với biển ấm tình nồng, mang bóng dáng miền quê hương thùy dương cát trắng của chị..

Những Chuyện Bên Lề về Tuổi Thơ, Tình Yêu và Cuộc Đời của Cô Nữ Sinh Trường Nữ Trung Học và Võ Tánh Nha Trang.-

Phan Thị Lang chào đời vào một buổi sáng mùa thu năm 1950 tại thành phố Nha Trang. Cha mẹ và đặc biệt là bà nội rất đỗi vui mừng, vì đây là đứa con gái đầu tiên của gia đình và cũng là đứa cháu gái đầu tiên của giòng tộc họ Phan. Cha mẹ muốn đặt tên cho con gái mình là Linh Lan, tên một loài hoa mà ông bà rất thích, nhưng bà nội không chịu, vì bà tin rằng, đặt tên cho con gái bằng tên một loài hoa là không tốt, vì hoa sẽ “ sớm nở tối tàn”, cho nên bà nội bắt phải đổi tên Linh Lan thành Lang, để biến nghĩa thành cũ khoai… lang. Như vậy đời cô cháu gái sẽ tốt hơn.

Cha mẹ Lang sinh tất cả là 7 người con,nhưng mấy ông anh đầu đã mất đi trong chiến tranh loạn lạc, sau cùng chỉ còn lại ba anh em, người anh là Phan Ngọc Châu, cựu học sinh Võ Tánh ( 1B2/VT 63-64), rất chăm chỉ và học giỏi, sau này vào trường Sĩ Quan Thủ Đức và tử trận năm 1968 tại Bình Dương. Anh Phan Ngọc Châu có một chuyện tình thật buồn với một người đẹp ở trường Nữ Trung Học, quê cũng ở Vạn Giã, Hai người không lấy nhau được do một trắc trở về chuyện họ hàng. Anh Châu sống những ngày u buồn và khi chết đi đã mang theo mối u tình này xuống lòng huyệt mộ. Người em trai, Phan Hà, sau khi học xong ở Võ Tánh, theo vợ chồng Lang vào Sài gòn học luật, rồi cùng di tản sang Mỹ vào đêm 29.4.1975. Hiện Hà đang sống ở Columbia, SC.

Ba má Lang là người Vạn Giã. vào Nha Trang làm ăn sinh sống từ thuở thiếu thời, nối nghiệp xây cất của ông nội, rồi làm nghề thầu khoán. Sau này ông trở thành nhà thầu nổi tiếng ở Nha Trang, từng xây nhà cho các tướng Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính, và nhiều ngôi biệt thự sang trọng khác trên đường Biệt Thự, Duy Tân.

Cô bé Lang lớn lên trong sự cưng chiều của cả gia đình, nhất là bà nội, nên cô bé rất “hư”, nhõng nhẽo và lười học.Trong nhà, cô bé chỉ sợ có mỗi anh Châu, vì lúc nào anh ấy cũng trầm tĩnh, nghiêm nghị, ít nói và rất chăm học. Cô bé thường cố tình lẫn tránh, vì hễ mỗi lần bắt gặp cô em gái, là anh bắt phải học, một điều mà lúc còn ở tiểu học, cô bé thấy như là một cực hình.

Vì lười học, nên năm lớp Nhì ở trường tiểu học Sinh Trung, cô bé bị ở lại lớp. Cả một năm ở lại lớp Nhì ấy, cô bé thật ê chề và xấu hổ.Vì hễ có một đứa học trò nào lười biếng là cô giáo lại đem Lang ra làm ví dụ. Nhờ vậy mà từ đó, Lang quyết tâm học cho giỏi. Mùa hè đến, Lang theo anh Châu về quê nội ở Vạn Giã, để được ông anh dạy kèm cùng với mấy đứa con ông chú, bà cô, đặc biệt các môn toán đố, hình học..

Sau hè, trở lại trường, Lang được lên lớp Nhất.Và suốt cả năm lớp Nhất, tháng nào Lang cũng được lãnh Bảng Danh Dự, và cuối năm khi thi vào lớp Đệ Thất trường Nữ Trung Học, cô bé đậu hạng thứ 10 trong số rất đông thí sinh ở Nha Trang và từ các nơi khác về dự thí. Lang vào Đệ Thất năm 12 tuổi. Lên Đệ Tam chọn Ban C. Năm 1968, Lang đỗ Tú Tài I hạng Bình Thứ. Anh Châu từ chiến trường xa xôi, nghe tin, vội vã xin phép về thăm gia đình và chúc mừng cô em gái. Không ngờ đó lại là lần cuối cùng hai anh em nhìn thấy mặt nhau. Anh Châu đã tử trận đúng một tuần sau khi trở về đơn vị. Năm Đệ Nhất C, Lang phải chuyển sang học bên trường Võ Tánh, vì trường Nữ Trung Học không đủ lớp. Sau khi đậu Tú Tài II năm 1969, Lang là người đầu tiên trong đám bạn bè cùng lớp “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Anh Châu, người anh duy nhất và rất thương mến Lang, không còn nữa để dự đám cưới của em mình. Đó là sự mất mát và hụt hẫng to lớn của Lang trong ngày bước theo chồng.

Phạm Phan Lang
Lang gặp anh Diên, Phạm văn Diên, lần đầu tiên vào ngày mồng 6 Tết Âm Lịch, lúc Lang chỉ mới tròn 13 tuổi , đang học lớp Đệ Lục. Hôm đó là ngày Thứ Bảy, nên phố xá đầy dẫy những anh chàng SVSQ Hải Quân và Không Quân. Không hiểu sao lúc ấy Lang “không ưa” Hải Quân, nên khi bị hai anh chàng HQ đi kèm hai bên Lang và một cô bạn, trong lúc dạo phố mua hàng, tán tỉnh, Lang vừa sợ vừa mắc cỡ, vừa ghét nữa, nên không mở miệng nói một lời. Anh Diên đi bên cạnh, biết Lang sợ và e thẹn, nên ôn tồn nhỏ nhẹ gợi chuyện. Anh Diên nói tiếng Bắc, gọi Lang bằng “bé”. Theo Lang về gần đến nhà cô bạn cùng đi, cũng là một tiệm ăn, Diên đã hỏi Lang : “ Bé ơi, đường nào ra biển, hở bé”. Nghe hỏi, Lang bỗng phì cười. Hải Quân mà hỏi đường nào ra biển. Nào ai có biết, đó lại là câu nói định mệnh của đời Diên sau này.

Kể từ hôm ấy, cứ mỗi lần “đi bờ” là anh Diên đến ngồi ở quán của cô bạn, chờ bé Lang đạp xe đi qua. Vì quán ăn nằm ngay góc đường đến nhà Lang. Cứ như thế cho mãi đến năm 1965, anh Diên tốt nghiệp Khóa 14 HQ/ Đệ Nhị Kim Ngưu.

Một hôm, Diên ngỏ ý xin phép Lang được đến nhà thăm ba má và ông anh, làm cô bé Lang hoảng sợ đến muốn khóc, lắc đầu lia lịa, vì nghĩ tới sự nghiêm khắc của cha mẹ, đặc biệt là anh Châu của mình, nên bảo là “Anh mà tới nhà, chắc thế nào Lang cũng bị đòn, không được đâu!” Nghe nói thế, Diên chỉ âu yếm nhìn Lang mỉm cười và bảo là “bé đừng sợ”. Cuối tuần sau, Diên đến nhà thật, gặp ba má và anh Châu của Lang. Và chẳng biết làm thế nào mà Diên thuyết phục được ông anh khó tính của Lang, để được “chính thức” tới thăm gia đình Lang . Dù vậy, Diên cũng chỉ dám tới nhà mỗi tháng một lần và cũng hiếm khi được ngồi riêng để nói chuyện với Lang. Hôm trước ngày tốt nghiệp ra trường, Diên đến thăm để từ giã gia đình Lang. Sau khi nói chuyện với ba má và anh Châu, Diên xin phép được lên lầu để từ giã Lang. Lúc ấy cô bé đang ngồi đan áo trên sân thượng, dưới giàn nho đầy quả chín. Lần đầu tiên, Diên nắm lấy tay Lang, nhìn thật sâu vào mắt Lang, dịu dàng nói “Bé ơi, anh rất yêu bé và muốn cưới bé làm vợ, nhưng bé hãy còn nhỏ quá, nên anh phải đợi cho bé lớn lên. Ngày mai anh đi rồi, không biết bao giờ mới về thăm bé được, nhưng anh sẽ viết cho Bé mỗi ngày một lá thư. Bé ráng đợi anh nghe!”. Nói xong, Diên cúi xuống, nhẹ nhàng hôn lên đôi bàn tay run rẩy và ướt đẫm nước mắt của Lang.

Và chàng đã giữ đúng lời hứa, mỗi ngày một lá thư gởi về cho Lang đều đặn, và chờ Lang lớn lên. Họ đã làm đám cưới vào mùa Thu 1969, sau khi Lang đỗ Tú Tài II. Lúc ấy Lang vừa 19 và Diên đã 27 tuổi đời. Hành trang về nhà chồng của Lang, ngoài một số áo quần, còn lại là một vali chứa đầy những lá thư của Diên.

Hơn mười năm, sau ngày cả nhà di tản sang Mỹ, anh Diên mất đi trong một tai nạn bi thảm, để lại cho Lang ba đứa con dại tuổi chỉ từ 11 đến 15. Lang đã chọn ở lại quân đội để có điều kiện lo lắng cho các con. Sau này cả ba cháu đều thành đạt. Cô gái út, ngày rời Việt Nam vừa đúng 1 năm 1 tháng tuổi. Năm 11 tuổi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn của cha mình. Sau này được vào Stanford University, một đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam của trường. Sau khi đậu bằng Thạc sĩ ngành Kinh Tế/Phát Triển Điều Luật Quốc Tế (Economics/Internat ional Policy Development) năm 1997, cháu lấy thêm bằng Thạc Sĩ Quản Trị Thương Mại (Master of Business Administration) ở University of California at Berkeley (Haas School of Business). Hiện nay là Senior Product Marketing Manager của Google.

Năm 2002, sau khi chu toàn trách nhiệm của một người mẹ với các con, một sĩ quan cao cấp đối với Quân Lực Hoa kỳ, đúng một ngày sau khi về hưu, Phạm Phan Lang làm đám cưới với người chồng mới. Anh là môt người Mỹ, lớn hơn Lang 7 tuổi. Là một người hiền lành, thật thà và độ lương. Trước kia là một Sĩ Quan Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ. Rời quân ngũ, anh đi học lại và lấy bằng Ph.D rồi dạy tại trường University of Hawaii, và sau này đã làm việc cho US Navy/Submarine, Pearl Harbor Hawaii trong hơn 30 năm với chức vụ Oceanographer/ Technical Director cho đến ngày về hưu, cách đây hai năm.

Phạm Phan Lang cùng chồng đang sống những ngày tháng êm đềm ở thành phố Kaneohe trên hòn đảo Oahu / Hawaii thần tiên. Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.

(Ghi chú của người viết : Khi liên lạc với Phạm Phan Lang để viết bài này, bất ngờ người viết nhận ra Lang chính là cô em gái của Phan Ngọc Châu, người bạn thân cùng quê Vạn Giã, cùng lớp ở trường Văn Hóa Nha Trang, trong những năm đầu trung học.Cứ mỗi mùa hè, người viết lại gặp hai anh em, dắt díu nhau về thăm quê nội. Khi ấy Lang mới chỉ học lớp Nhì, nhưng đã là một cô bé rất thông minh và thật xinh xắn dễ thương)

Phạm Tín An Ninh
(viết theo lời tâm tình của Phạm Phan Lang)

Back to top
« Last Edit: 13. May 2010 , 20:58 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #258 - 15. May 2010 , 00:03
 
Nước này là loại Nhà Nước gì?



Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Tư, 12 tháng 5,  2010


Nhiều chuyện ở trong nước từ nhỏ đến lớn buộc người quan sát phải đặt câu hỏi: cái Nhà nước hiện đang cai trị nước Việt Nam là Nhà nước kiểu gì vậy?

Xin kể một chuyện nhỏ: mới đây thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đồng thời là Chủ nhiệm ủy ban Người Việt ở nước ngoài gửi công văn cho ông Cao Quang Ánh, nghị sỹ Quốc hội Hoa kỳ, đề nghị ông Ánh làm trung gian trong mối quan hệ với bà con ta ở Hoa kỳ, nhằm mời bà con ta trở về nước tham gia xây dựng đất nước.

Trong bức thư ấy có một lỗi chính tả: chữ «hy vọng» viết thành «huy vọng». Bức thư rất trang trọng, có hình Quốc huy Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có chữ Bộ Ngoại giao to đùng, được đánh máy ngay ngắn, trình bày đẹp. Nghĩa là một công văn ngoại giao chính thức gửi ra nước ngoài.

Theo trình tự hành chính, văn phòng Bộ Ngoại giao phải có người xem lại, phòng đánh máy phải có người dò lại, rồi chính ông thứ trưởng ngoại giao trước khi đặt bút ký ắt phải đọc kỹ lại, rồi người gửi đi trước khi dán phong bì cũng phải kiểm tra lần cuối. Hơn nữa, bức thư lại gửi cho đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhờ đại sứ Lê Công Phụng chuyển cho ông Cao Quang Ánh. Nghĩa là văn phòng sứ quán, chính ông Phụng phải đọc kỹ trước khi gửi đi…Nhưng cả 4, 5 cặp mắt ấy đều mù mờ, đại khái, đến khi nó được chụp lại nguyên bản và truyền đi thì hàng triệu độc giả cư dân internet nhận ra ngay cái lỗi to nhảy vào mắt mọi người. Lỗi rất nhỏ nhưng hình ảnh cái Nhà nước tùy tiện, đại khái, sơ khai, thiếu tự trọng cũng như vô lễ với người đối thoại nước ngoài thì không nhỏ chút nào. Không biết ông Sơn cũng như ông Phụng có biết xấu hổ và có xin lỗi không?

Lại nhớ chuyện Văn phòng Quốc hội gửi công văn cho ông Nguyễn Huệ Chi, lại ghi là kính gửi bà Nguyễn Huệ Chi, cũng do một vị Chủ nhiệm một Ban của Quốc hội ký tên, để anh chị em mạng Bauxite VN.info kháo nhau rằng khi anh Chi nhận được thư, toát cả mồ hôi, vội sờ lên ngực mình rồi đặt tay dưới rốn đề xác định rõ là mình không phải là « bà » như quốc hội mơ tưởng. Đó, nền hành chính quốc gia được đổi mới như vậy đó. Một Nhà nước vui tính ra trò!

Nhưng chuyện này có ý nghĩa to hơn. Ông Nguyễn Thanh Sơn hẳn đã cân nhắc, tính toán, xin ý kiển nhiều cấp lãnh đạo để có cái sáng kiến yêu cầu ông Cao Quang Ánh làm trung gian, chiếc cầu nối nhằm “xóa bỏ những hiều lầm”, bổ cứu tình trạng “thiếu thông tin”.

Nhưng ông Ánh đã lập tức và thẳng thắn khước từ. Ông lại còn chỉ ra: không! làm gì có hiểu lầm. Bà con ta hiểu rõ, hiểu đúng là chế độ một đảng là phi nhân, phản dân chủ. Không làm gì có chuyện thiếu thông tin, “tôi vừa về nước, các vụ Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm...phơi bày ra đó…’’

Thế là Nhà Nước lại đi một nước cờ tàn. Bị chiếu tướng. Bị vạch mặt. Bị lắc đầu. Bị từ chối hợp tác. Bị tẽn tò. Thế là một Nhà nước về hành chính thì ấu trĩ, thô sơ, về bản chất thì mù mờ, không hiểu người, hiểu ta, tự đánh rơi cái quốc thể, cái tư thế cầm quyền, không những không bảo vệ dân, còn đàn áp dân, coi dân là thù.

Lại có chuyện lớn hơn một chút. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần trước, tại cuộc họp báo quốc tế giữa Hà Nội, nhân danh chủ tịch luân lưu khối ASEAN – Đông Nam Á, dõng dạc báo tin ông đã yêu cầu chính phủ Miến Điện thực hiện hoà hợp dân tộc và để cho mọi chính đảng tham gia bầu cử quốc hội Miến Điện sắp đến. Chuyện có thật đấy. Không ai bịa ra đâu. Nghe nói các tướng quân phiệt Miến đã nhún vai, cười khẩy rằng: xin vâng, nhưng xin mời ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bạn Việt Nam làm gương đi trước đã, chúng tôi sẽ noi gương.

Một Nhà nước thiếu sòng phẳng, nói một đằng làm một nẻo, ‘khôn nhà dại chợ’ hay là 'dại nhà khôn chợ', dạy người ta về bầu cử dân chủ, về hòa hợp dân tộc nhưng vẫn giữ nguyên độc quyền đảng trị trong nước mình, còn tự mình đối lập với nông dân, kỳ thị trí thức, khinh miệt tuổi trẻ, kềm kẹp chặt cả 17 ngàn nhà báo đủ loại, đó là Nhà nước loại gì vậy?

Thế là Nhà nước hòa hợp dân tộc ư? là Nhà nước mong muốn thực hiện bầu cử dân chủ cho mọi đảng chính trị tham gia bầu cử ư. Để thay mặt cho cả chục nước Đông Nam Á và nhân danh chủ tịch luân lưu chỉ vẽ, dạy khôn cho nước Miến Điện quân phiệt tư ? Một Nhà nước làm ngược rồi nói xuôi, là nhà nước kiểu gì, xoay như chong chóng, luôn nói là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mà luôn thực hiện Nhà nước của đảng, do đảng, vì đảng.

Lại xin trở về với một chuyện rất nhỏ. Giữa Hà Nội 36 phố phường. Dịp chào mừng ngày 30 tháng 4, bỗng người dân thấy giăng qua đường biểu ngữ lớn nền đỏ chữ vàng: «Chào mừng kỷ niệm lần thứ 35 Ngày Giải phóng Thủ đô 30-4!». Thật ra đến tháng 10 mới có ngày giải phóng thủ đô. Hàng vạn, hàng vạn người đi qua, có người thấy lạ, ngứa mắt, dừng lại, mỉm cười, rồi lắc đầu, nhún vai, lại thản nhiên đi! Mackênô đã là một cách sống chung với cái Nhà nước không giống ai này.

Phải đến xế chiều mới có mấy công nhân đến bắc thang hạ cái biểu ngữ «vui vẻ đùa cợt » trên đây và thay 2 chữ «Thủ đô» bằng 2 chữ «Miền Nam». Ai bảo Nhà nước này chỉ có dùi cui và còng số 8, ông Nhà nước này cũng hay đùa dai ra phết đấy.

Lại mới đây, cũng giữa Hà Nội 36 phố phường, trên đường Trường Thi, từ Cửa Nam qua Trường Thi đến Tràng Tiền là đến ngay Nhà Hát Lớn, nghĩa là con đường đông người qua lại bậc nhất thủ đô, có một biểu ngữ cực lớn 4 hàng chữ ghj rõ «Nhiệt liệt Chào mừng ngày 30-4 và ngày Quốc tế Lao động 1-5 », có người nói vì nó căng lên quá cao, từ ngày 28-4 nên đến chiều 1-5 mới hạ xuống. Các bạn thanh niên kháo nhau đi xem, đua nhau chụp ảnh. Có gì lạ? Xin thưa: vì nó 'bị treo ngược' hay 'được treo ngược', không một ai đoán ra.

Công nhân sở Văn hóa thông tin Thủ đô không có ai mù chữ. Mà cứ để ngược vậy mấy ngày liền. Vì họ treo xong thì đi nghỉ lao động. Phải có xe mang thang điện mới với tới.

Điều rất thú vị là biểu ngữ có ký tên cẩn thận, là của Hội Nhà Báo Việt Nam, vừa kỷ niệm 60 năm ngày thành lập 21-4-1950. Có thể là một số nhà báo tinh ranh, - hay tinh anh? - cảm thấy khó chịu vì bị mất tự do cầm bút theo lương tâm và trí tuệ của mình, nên nghĩ ra một sáng kiến nhằm giải tỏa nỗi lòng mình chăng?

Cũng nên ghi vào sổ Guiness Thăng Long, và giữ bức ảnh độc đáo cho Bảo tàng Hà Nội Tự Do sau này.

Chuyện rất nhỏ, mà ý nghĩa không nhỏ chút nào. Đó là bộ mặt Nhà nước. Là sự quan tâm hay thờ ơ, hay cách phê phán của công dân thủ đô đối với thủ đô, đối với đất nước và đối với nhà nước toàn trị đang cai trị mình.

Cũng có thể có mấy ai đó trong bộ máy Nhà nước ngán ngẩm về cái Nhà nước ấu trĩ, Nhà nước hay nhầm lẫn, Nhà nước nói một đàng làm một nẻo, như vài biểu hiện kể trên, muốn phơi bầy cái cảnh «lộn tùng phèo» của một Nhà nước không giống ai, nên nghĩ ra một cách thâm thúy, là treo ngược một biểu ngữ to đùng, giữa phố náo nhiệt nhất, để biểu dương một cách tượng hình một Nhà nước chuyên làm ngược, nói ngược, leo lẻo nói là của Dân, do Dân và vì Dân mà thật ra trong việc làm chỉ hoàn toàn là của đảng, do đảng và vì đảng, vì nền độc quyền đảng trị cực kỳ lạc lõng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #259 - 22. May 2010 , 12:14
 
Được gì và mất gì?


Người Buôn Gió

Một lời bình phẩm cay chua tưởng cào xé đến tận tim gan phế phủ, nhưng khốn thay đó lại là sự thật.

Còn nhớ ngày xưa tôi có xem cuốn truyện dịch Thế giới người mù kể chuyện một thanh niên sáng mắt bị lạc vào một thung lũng, trong đó là cả một cộng đồng người mù đang sống. Bản tính hăng hái, thương người, anh hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng người mù ấy, được họ cưu mang, dựng cho một căn nhà, và cưới cho một cô vợ mù.

Nhưng rồi dần dần, những điều anh mách bảo cho tập thể cư dân này dựa vào đôi mắt nhìn xa trông rộng của anh, làm họ đâm nghi ngờ và ghen ghét, ngỡ anh là một phù thủy, một người không hiểu vì sao lại khác với mình.

Cuối cùng họ nhờ cô vợ của anh ngấm ngầm dò tìm và cô tìm ra nguyên nhân là ở đôi mắt khác người của anh. Thế là họ bàn nhau tìm cách bắt anh để dùng dao khoét đi cái vật nó là nguyên nhân làm cho anh thấy những điều cộng đồng không thấy. May sao anh dò ra được âm mưu đó và bằng mọi giá trốn thoát khỏi thung lũng.

Hiện tại, công đồng người Việt đang ở vào tình cảnh oái oăm của một “thế giới người mù” chăng? Tôi không tin điều đó. Người Việt Nam vốn có sức sống cường tráng trong mấy nghìn năm lịch sử quyết không thể là một tộc người yếu kém giác quan “nhìn” đến nỗi phải rơi vào thảm kịch triệt tiêu những người sáng mắt. Nhưng quả là trong một thời đoạn đặc biệt, có những yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò chi phối làm cho một dân tộc bỗng nhiên mất phương hướng khiến phải trả cái giá rất đắt. Yếu tố ngẫu nhiên trở thành gánh nặng đối với dân tộc chúng ta là gì? Người Buôn Gió không tiện giải thích và chúng ta cũng không ai cần giải thích, bởi từ bao nhiêu lâu nó đã sờ sờ ra đấy như một sức ám ảnh.

Oái oăm là “cái không hợp lý” vẫn cứ tồn tại và dân tộc này vẫn cứ phải oằn lưng gánh chịu.

Nguyễn Huệ Chi


http://vietnamnet.vn/giaoduc/201005/Nguoi-duong-thoi-Do-Viet-Khoa-gia-tu-nghe-gi...

Tuần báo Vietnamnet đưa bài về số phận của Người Đương Thời thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có hồi kết như người đời thường nói ‘’đấu tranh tránh đâu’’.

Sau 4 năm đấu tranh với tiêu cực trong ngành giáo dục, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ngậm ngùi từ giã nghề giảng dạy với day dứt - Được gì và mất gì?

Nhiều năm bị xếp hạng không hoàn thành nhiệm vụ cùng với vợ con, gia đình nhìn anh với con mắt kỳ thị. Thiên hạ bảo anh ‘’hâm’’ Thầy giáo Đỗ Việt Khoa dứt tình với nghề giáo dục. Một hiện tượng nổi bật như Đỗ Việt Khoa là khó chấp nhận trong thời kỳ mà Đảng đang nêu khẩu hiệu – Phát triển bền vững, hài hòa, ổn định.

"Câu hỏi được gì, mất gì đối với tôi lúc này là chua chát vô cùng".
Đã gọi là hài hòa, ổn định thì một tổ chức có đầy dẫy cái xấu mà ai đó muốn vạch rõ khuyết điểm của toàn bộ tổ chức ấy, ngõ hầu mong muốn cuộc đổi thay mạnh mẽ, cho dù với mục đích tốt cũng không thể được. Vì như thế sẽ không là hài hòa, ổn định.

Số phận của Đỗ Việt Khoa rất đáng khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ về bản thân mình và xã hội. Về nhân sinh quan của cá nhân chúng ta cần có cái gì để định hướng. Phải chăng chỉ có hai vấn đề sau là cốt lõi để chúng ta sống. Một là cá nhân chúng ta được gì? Hai là cá nhân chúng ta mất gì?

Ở xã hội Việt Nam ngày nay, hai vấn đề này đang là tiêu chí cho đa phần dân chúng.
Những bạn nào viết blog, viết báo, đi biểu tình phản đối Bauxite, Biển đảo khi bị người chính quyền triệu lên, hẳn các bạn đều nghe câu hỏi của cán bộ:
- Anh (chị) làm thế thì anh chị được cái gì?

Tôi nghe câu này nhiều, không riêng cán bộ công an mà bạn bè, người thân trong gia đình hay hỏi tôi câu như vậy. Tôi không trả lời như kiểu làm thế này vì dân tộc, vì lợi ích tương lai con cháu, vì đất nước… vì những người hỏi tôi sẽ bảo tôi điên khi làm với mục đích cho những thứ đó. Tôi chỉ có cách trả lời đơn giản. Tôi viết như một thú chơi, như tôi từng đam mê nuôi gà chọi, đọc sách, đánh cờ… những việc chả có ích lợi gì chỉ tốn tiền bạc thời gian nhưng tôi thích thế.
Trả lời như vậy lại ổn mới lạ lùng. Chả ai vặn vẹo được tôi, vì cùn tôi sẽ nói ông, bà đi mà hỏi bọn nghiện rượu, thuốc phiện, bọn đam mê những thú chơi vô bổ nhan nhản xem chúng làm vậy được cái gì?

Nhưng nếu tôi viết để ca ngợi chính quyền, ca ngợi Đảng, lãnh tụ Đảng thì không ai hỏi tôi làm thế để được gì. Vì ai cũng hiểu là làm thế chỉ có được cho bản thân chứ không có mất. Nên người ta không hỏi, vì họ hỏi thế thì chính họ lại là dở hơi theo đúng quan điểm họ vẫn nghĩ.

Chúng ta đừng trách xã hội quay đi khi nhìn thấy kẻ móc túi trên xe buýt của một cậu sinh viên nghèo, đừng bận tâm đến chuyện cháu bé nào đó bị hành hạ.. . vì nếu chúng ta đứng ra ngăn kẻ móc túi, chúng ta phải suy nghĩ xem được gì, mất gì. Nếu tên móc túi có dao, có đồng bọn, ta bị xiên một nhát có phải uổng đời ta không? Nếu ta ngăn được cùng lắm chỉ lời cảm ơn rồi xe xuống bến, đường ai nấy đi. Chúng ta quan tâm đến một cháu bé bị hành hạ ở nhà hàng xóm được gì? Mất tình nghĩa, rồi nhà nọ thù ghét chúng ta, hại chúng ta. Cho nên chúng ta để sự việc móc túi diễn ra, việc hành hạ trẻ thơ diễn ra từ năm này sang năm khác. Bao giờ Nhà nước, báo chí can thiệp thì chúng ta lúc đó hùa theo lên án chưa muộn nỗi niềm tỏ ra là người tốt có trách nhiệm với xã hội, lúc đó an toàn hơn, được tiếng hơn.

Làm việc gì cũng nên nhìn ngóng chủ trương của Đảng. Đảng đã ra khẩu hiệu ‘’Ổn đinh - Hài hòa’’ mà bỗng dưng khiếu nại, đơn từ, phản đối việc nào đó có phải làm mất đi sự hài hòa, ổn định không.

Cả cái ngành giáo dục từ trước đến nay thế nào đi nữa cũng vận hành đều đều, sách giáo khoa hàng năm thay đổi đều, học thêm, học phí đều đều, chạy điểm bằng tiền, bằng tình cũng đêu đều, có ai chết đâu mà thầy Khoa đi đấu tranh nhằm thay đổi sự ổn định, hài hòa đó. Cho nên kết quả như vậy là đúng với thực tiễn nhận thức xã hội, đi ngược với đường lối chung.

Sở dĩ phải ổn định, hài hòa là quan trọng, vì nếu không những việc phát hiện tiêu cực sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại đất nước ta. Cho nên những vụ nào mà có dấu hiệu bị thế lực thù địch can thiệp, nhằm phá hoại sự ổn định của đất nước ta, Đảng ta sẽ được ‘’chìm xuồng ‘’vì mục tiêu cao cả, lợi ích chung. Hơn ai hết các quan tham trong các vụ tham nhũng chớm bị phanh phui đã tịt ngòi phải chân thành cám ơn các ‘’thế lực thù địch’’ đã gián tiếp cứu nguy chọ họ.

Vì lý do Ổn định - Hài hòa đó mà Đỗ Việt Khoa không được cái gì, chỉ có mất đi.

Nguồn: http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/461



Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #260 - 23. May 2010 , 06:10
 
Hiện tình Đối nội và ứng xử Đối ngoại


Lê Quốc Trinh

Đáp ứng loạt bài ca tụng tài đức lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dịp tưởng niệm ngày 19 tháng Năm, nhìn lại những khó khăn của dân tộc Việt Nam đứng trước thử thách cấp bách của đất nước, tôi xin phép có đôi lời phân giải.

Trước hết chúng ta hãy bình tĩnh quan sát kỹ tình hình xưa và nay để thấy rõ những vấn đề mấu chốt:
- Ngày nay, ở thời điểm năm 2010 này, tổ quốc Việt Nam đã thật sự thống nhất lãnh thổ hai miền, một thực tế không thể chối cãi. Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên chính thức trong Liên Hiệp Quốc, tuy rằng tranh chấp chủ quyền hãy còn bàn cãi với ngoại bang. Do đó nếu cứ tiếp tục đi ngược lịch sử nhắc lại hình ảnh ông Hồ Chí Minh và những lời tuyên bố hào hùng 50 năm trước đây thì vô hình chung chúng ta cứ muốn bị giam hãm mãi trong quá khứ vừa oai hùng vừa tang thương đẫm máu và nước mắt sao?
Phải chăng Nhà Nước muốn đánh bóng tên tuổi ông Hồ để tiếp tục lôi kéo tình cảm dân tộc đi vào con đường sa lầy không lối thoát?


- Chẳng lẽ 35 năm sau khi thống nhất đất nước, hoà bình phục hồi, đất nước này thiếu người tài giỏi cáng đáng việc nước hay sao, mà đến giờ này cứ phải nhắc đi nhắc lại những lời tuyên bố của cụ Hồ, đem ra làm kim chỉ nam?

Hãy thử nhìn sang các nước khác xem, mỗi thời kỳ là một tập đoàn lãnh đạo khác, một đảng phái khác, thay nhau quản lý đất nước họ một cách khéo léo, vừa thuận lòng dân trong nước vừa giải quyết ổn thoả chuyện đối ngoại căng thẳng.

Bên xứ cờ Hoa Hợp Chủng Quốc 300 triệu dân, người ta còn dám bầu lên một ông da đen làm tổng thống, cả ngàn ông da trắng phải chạy theo bảo vệ một ông da đen.

Bên Nga tổng thống Medvedev còn dám phê phán Stalin thẳng thừng, công khai xin lỗi dân tộc Ba Lan về những tội ác của Liên Xô thời chiến tranh. Còn chúng ta, đến ngày nay lãnh đạo hãy còn kêu gào "hoà hợp hoà giải dân tộc" trong khi 85 triệu người dân vẫn chưa có cơ hội cầm lá phiếu bầu lên một tập đoàn lãnh đạo đầy đủ tài đức để đại diện chân chính cho toàn dân? Có gì mâu thuẫn và vô lý đến thế không?

Chúng ta tự hào là một dân tộc oai hùng, quả cảm, từng đánh bại xâm lược, thế mà chúng ta vẫn cứ ngậm miệng chịu thua khi ngư dân bị người ngoài cấm đánh bắt cá ngay trong hải phận của chúng ta? Hiến pháp nào cho phép Nhà Nước im hơi lặng tiếng trước sự kiện nhục quốc thể như thế?

- Có gì đau xót tâm can hơn không khi một nghiên cô cứu sinh VN mạo danh Tiến Sĩ đi từ đất nước VN anh hùng lại lên tiếng công khai phỉ nhổ lịch sử dân tộc mình trên dư luận quốc tế (BBC), mà chính quyền VN thì cứ tỉnh bơ, xem như là im lặng đồng loã? Có gì nhục nhã ê chề hơn thế không?

- Có gì buồn bã bực tức hơn khi mà cả một tập thể lãnh đạo và ngay cả Quốc Hội vẫn cứ nhắm mắt bịt tai làm ngơ trước mọi can gián, phản biện của toàn dân về những hiểm hoạ từ công trình khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, suốt 12 tháng trời, đến bây giờ thì mọi sự rõ ràng mười mươi, hết từ sai lầm này đi đến sai lầm khác, và cứ thế nhắm mắt mà đi, không khác gì một con ngựa bị gài hàm thiếc, chỉ biết nhìn về một hướng và lầm lũi cúi đầu bước đi?

- Đừng đem chuyện ứng xử đối ngoại ra bàn luận làm gì mất công, người TQ có tập thể lãnh đạo của họ, họ có hàng triệu chuyện nội bộ cần giải quyết, họ cần phải phát triển bành trướng thế lực là chuyện của họ, chúng ta đâu cần họ dạy dỗ chúng ta, do đó không lý gì chúng ta xem họ như một kiểu mẫu, như một ông chủ để tôn thờ, để noi gương? Chẳng lẽ 85 triệu người dân cộng thêm ba triệu người ở hải ngoại không đủ khả năng để tự xoay sở lấy hay sao?

- Lãnh thổ VN chúng ta rộng hơn 320 ngàn cây số vuông, nông nghiệp vững vàng đứng nhì thế giới, ngư nghiệp phát triển (2200 cây số bờ biển), tài nguyên khoáng sản đứng thứ nhì thế giới, dầu mỏ vừa đủ dùng cho nhu cầu nội địa, khí hậu ôn hoà, thiên nhiên hậu đãi, đất đai phì nhiêu... chẳng lẽ chúng ta không thể tự lực cánh sinh nổi sao? Chúng ta thừa sức vay nợ ngân hàng thế giới để tự xây dựng hạ tầng cơ sở mà, đâu cần nhà thầu TQ xen lấn vào hầu hết mọi công trình trọng điểm.

- Chẳng lẽ chúng ta không dám có can đảm ngồi lại với nhau động não thử tìm hướng đi khác sau khi thấy rằng Chủ Nghĩa Xã Hội là không tưởng, sau bài học đổ vỡ của Liên Xô, sau hàng chục lần áp dụng Vô Sản Chuyên Chính bị thất bại thảm thương?

Tại sao chúng ta không dám công khai nói chuyện tự do dân chủ bàn luận chính trị ôn hoà với nhau trong một bầu không khí trong sạch và văn hoá?

Tại sao không dám đề cập vấn đề thẳng thắn mà cứ phải “đi hai hàng, nói hai nghĩa"?

Tại sao đến giờ phút này chúng ta cứ phải lấm lét lo sợ khi nói chuyện chính trị với nhau?

Tại sao chính quyền VN cứ tiếp tục ngăn cản và đánh phá điên cuồng các trang mạng dân chủ như BVN, Talawas, X-CafeVN, Dân Luận, DanChimViet, Thông Luận vv... bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ bất bạo động như chị Lê Thị Công Nhân và anh Lê Công Định, vv...?

Nếu đối nội, chúng ta chưa hội đủ Dân Trí cao, Dân Khí chưa phục hồi, thì Nhân Tài đâu thể lộ diện, chúng ta chưa đủ điều kiện ắt có và đủ để được độc lập từ bên trong thì làm sao có đủ danh chính ngôn thuận mà nói chuyện tay đôi với người láng giềng phương Bắc?

Vậy thì ra sức ca tụng ông Hồ Chí Minh ở thời điểm này có lợi gì?

Lê Quốc Trinh, Canada
Back to top
« Last Edit: 24. May 2010 , 12:26 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #261 - 25. May 2010 , 23:38
 
Ban Việt ngữ đài BBC và Việt Nam


Nguyễn Tường Tâm

Kỳ 1

Trong thời gian gần 10 năm trở lại đây, người Việt hải ngoại nhận xét với nhiều bất mãn cho rằng các nhân viên ban tiếng Việt của đài BBC là Việt Cộng, ý nói họ là nhân viên của nhà cầm quyền Việt nam, chuyên loan tin một chiều. Nhưng đó chỉ là những đồn đãi và bất mãn mà chưa ai nêu lên một bằng chứng nào. Nhưng qua dip tiếp xúc trực tiếp, một thành viên trong ban Việt Ngữ đài BBC đã vô tình hé lộ cho người viết rằng gần như họ làm việc khá chặt chẽ với sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam.



Tác giả và Ban Việt Ngữ đài BBC 2001. Tác giả đứng thứ 3 từ bên phải - người đối đáp
với tác giả đứng thứ 3 từ bên trái. HÌNH DO TÁC GIẢ CUNG CẤP



Nghe giọng nói của các xướng ngôn viên trong ban tiếng Việt BBC trong gần 10 năm trở lại, người Việt hải ngoại nhận ra ngay đó là giọng nói của những người miền Bắc hay từ miền Bắc vào Nam sau 1975 hay con cháu của những người này dù được sinh đẻ trong Nam. Kể từ ngày 30/4/1975, cùng với hàng triệu người miền Bắc tràn vào Nam là giọng nói đặc biệt của họ, giọng của người Hà Nội hiện nay mà họ tự hào là một giọng nói chuẩn. Cộng đồng người Việt hải ngoại thì không cho rằng đó là giọng nói chuẩn của người Hà Nội trước 1954.

Nhưng với chương trình phát thanh Việt Ngữ của một đài hải ngoại như đài VOA mà người viết có thời gian làm việc thì nhận định của người Việt hải ngoại về giọng nói của người miền Bắc hiện nay không thành vấn đề. Điều quan trọng là các chương trình đó đang nhắm tới các thính gỉa trong nước và họ thấy rằng người Việt hải ngoại xa nước lâu ngày rồi, giọng nói không còn dễ nghe đối với người trong nước nữa, vì thế về lâu về dài họ muốn tuyển các xướng ngôn viên và biên tập viên từ trong nước để dễ tiếp cận thính giả trong nước hơn. Tuy nhiên hiện nay đại đa số nhân viên kỳ cựu của ban Việt ngữ đài VOA vẫn là người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất và cộng đồng người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất tại Hoa Kỳ, thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt vẫn còn thừa khả năng cung ứng nhân lực cho nên ban Việt ngữ đài VOA chưa tuyển nhiều nhân viên từ trong nước.

Có lẽ đài BBC cũng có mục tiêu tuyển dụng nhân viên ban Việt ngữ từ trong nước như đài VOA. Đồng thời tại Anh quốc, đa số thuyền nhân thế hệ thứ nhất đều gốc miền Bắc, trình độ văn hóa thấp, lại không chịu và không có khả năng theo học đại học Anh quốc nên không cung cấp được đủ nhân lực thông thạo cả hai ngôn ngữ cho ban Việt ngữ đài BBC. Hai lý do vừa nêu khiến BBC phải tìm mướn những người trẻ tốt nghiệp đại học trong nước. Trong 10 năm qua, những giọng nói quen thuộc với thính giả từ trước 1975 của các xướng ngôn viên người miền Nam đã biến mất, chỉ còn các xướng ngôn viên gốc miền Bắc với giọng nói của đặc thù của họ.

Việc tuyển dụng người từ trong nước chính là đầu mối để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện 2 mục tiêu: 1-Lợi ích cá nhân: Chỉ cho phép các con cái những cấp lớn được thu dụng vào BBC. 2-Lợi ích tình báo: Thực hiện chiến thuật cổ điển về tình báo của miền bắc là “Nằm sâu, leo cao” để thu thập tin tức của nước ngoài và dần dần tiến tới khuynh đảo cơ quan truyền thông nước ngoài, biến cơ quan truyền thông nước ngoài thành cái loa tại hải ngoại của truyền thông “lề phải” ở trong nước. Chiến thuật tình báo “nằm sâu, leo cao” đã được chính quyền miền Bắc áp dụng thành công trong rất nhiều trường hợp trong chiến tranh Việt nam, ví dụ họ đã cài được cả nhân viên tình báo làm cố vấn tổng thống miền Nam (điệp viên Huỳnh Văn Trọng) và cài được một nhà báo có uy tín trong giới báo chí quốc tế (điệp viên Phạm Xuân Ẩn.)

Việc đòi hỏi văn bản qui định trọng trách đảng giao cho các nhân viên ban Việt ngữ đài BBC gốc miền Bắc sẽ không bao giờ có. Nhưng tất cả những ai từng làm việc trong đảng hay chính quyền cộng sản đều biết một qui luật bất thành văn là đảng cộng sản có thói quen và khả năng lãnh đạo hữu hiệu không cần văn bản. Ví dụ mới nhất của lối cai trị không cần văn bản là vụ cấp trên (không biết là ai) chỉ thị miệng cho nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng ban Giám Khảo phải hủy bỏ giải nhất mà Liên Chi Hội Nhà Văn Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trao cho bài thơ “Trăng Nghẹn” của Hoài Tường Phong (1)

Chính quyền Việt nam hiện nay có cơ quan chuyên quản lý những người làm việc cho cơ quan nước ngoài. Về mặt hành chánh không chính phủ ngoại quốc nào có thể chê trách việc nhà nước Việt Nam tổ chức một cơ quan như thế. Nhưng các cơ quan nước ngoài, với truyền thống tự do và trong sáng (transparency), họ không biết rằng nhiệm vụ chính thức của cơ quan này thực là đáng lên án. Với quyền điều tra lý lịch những người trong nước trước khi được cơ quan nước ngoài thuê mướn, trên danh nghĩa là để bảo vệ cơ quan nước ngoài, cơ quan an ninh & tình báo của nhà nước đã có quyền tuyệt đối trong việc quyết định ai được BBC tuyển dụng. Thật dễ dàng nhận ra rằng cơ quan an ninh Việt nam sẽ lợi dụng quyền tuyển dụng tối thượng này để gài đặt, ép buộc những người này phải làm thêm nhiệm vụ tình báo, thu thập các tin tức liên quan tới cơ quan nước ngoài để báo cáo về cơ quan an ninh trong nước.

Ở những văn phòng tại Việt Nam của nước ngoài hay cơ quan quốc tế, ngay cả những nhân viên thường như nhân viên hành chánh, hay lao công cũng bị ép buộc nhận thêm nhiệm vụ báo cáo định kỳ những tin tức của cơ quan họ làm việc. Đối với những cơ quan quan trọng về chính trị, truyền thông như Phòng thông tin Hoa Kỳ ở Hà Nội hay BBC, thì việc cơ quan an ninh Việt Nam cài người và ép buộc người được thu nhận phải làm thêm việc thu thập tin tức cho cơ quan an ninh là điều đương nhiên.

Bằng chứng của việc nhà cầm quyền Việt nam đã thành công trong việc gài các con ông cháu cha của họ vào ban Việt ngữ đài BBC thật dễ thấy khi thính gỉa còn nhớ cách nay khoảng hơn một năm, trong cuộc phỏng vấn một bộ trưởng trong nước, thay vì trả lời lịch sự với một phóng viên của cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế như BBC, ông bộ trưởng nọ lại ăn nói với người phóng viên đó như với chính con em của ông ta. Ông ta dõng dạc lên tiếng dậy dỗ người phóng viên BBC phỏng vấn ông là, “Này, cần phải học hỏi thêm về văn hóa Việt nam đi nhá!” Tôi không nhớ chính xác câu “dậy dỗ” của ông ta, nhưng đại khái là như vừa trích dẫn. Rõ ràng vì anh phóng viên nọ là người của chính quyền cài vào cho nên vị lãnh đạo trong chính quyền mới coi thường và dám có giọng kẻ cả như vậy.

Việc muốn được Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội hay BBC thu dụng, thì người trong nước phải bị điều tra lý lịch và thi hành nhiệm vụ gián điệp do cơ quan an ninh trao phó đã được một thanh niên làm việc cho Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội và một thành viên trong ban Việt ngữ đài BBC xác nhận với tôi.

Năm 2000, khi tôi còn làm việc tại đài VOA ở Washington D.C., chợt thấy một thanh niên trẻ tới thăm đài tôi hỏi anh ta ở đâu tới thì anh ta cho biết làm việc tại Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội cho nên được cho sang Hoa Kỳ tham quan. Tò mò tôi hỏi trước khi vào làm cho Phòng thông tin Hoa Kỳ anh ta có bị điều tra lý lịch không thì anh ta nói là không. Tôi không tin nên nói với anh ta rằng trước 1975, ở miền Nam, rất là tự do, nhưng cho dù chỉ xin vào làm quét dọn cho các căn cứ Mỹ cũng phải qua cơ quan cảnh sát điều tra lý lịch, huống chi là ngày nay với đảng cộng sản mà anh lại được Phòng thông tin Hoa Kỳ tuyển dụng thì làm sao không khỏi bị cơ quan an ninh điều tra lý lịch. Anh ta cười thật thà cho biết, “Với em thì mấy bác ấy không phải điều tra nữa vì trước kia em làm ở cơ quan khác các bác ấy đã điều tra lý lịch của em rồi.” Tôi không hỏi trước kia anh ta làm cơ quan gì. Nhưng tôi hỏi tiếp, “Thế vào làm ở Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội anh có phải báo cáo thường xuyên cho cơ quan an ninh không?” Lần này thì anh ta không cố dấu nữa mà thú thật ngay, “Khi nào có gì thì mới báo cáo.” Như thế là đã quá rõ, và tôi không hỏi tiếp nữa.

Vài tháng sau, năm 2001, khi đi du lịch London, tôi ghé thăm ban Việt Ngữ đài BBC. Anh trưởng ban và các anh chị em trong ban tiếp tôi với thái độ niềm nở. Lúc bấy giờ trưởng ban là con em miền Nam và là một tiến sĩ ở Úc. Anh này rất trẻ, có lẽ mới ngoài 30, công dân Úc nhưng là thường trú nhân Hoa Kỳ. Anh cho biết sau khi hết khế nước với BBC anh sẽ tới sinh sống tại Nam California. Tất cả 8 nhân viên còn lại gồm có 5 nam và 3 nữ, đều rất trẻ. Tôi không thấy một nhân viên phát thanh nào người miền Nam trước kia mà tên tuổi đã được độc giả biết tới. Người miền Nam duy nhất tôi gặp là chị Lê Phan, con bác sĩ Phan Huy Quát. Nhưng lúc đó tôi thấy chị không làm phần hành phát thanh mà lại đang lo về mặt kỹ thuật, tức là cắt và lắp ráp các cuốn băng thu trước để chuẩn bị cho phát thanh.

Một thanh niên trẻ đang làm việc bên computer cho tôi biết anh đang theo học đại học tại London. Tôi không biết ai là sinh viên du học được BBC thu nhận ai là người được BBC thuê từ trong nước.

Trong câu chuyện, chị nhiều tuổi nhất có vẻ lanh lợi tiếp chuyện nhiều với tôi. Nhân đó tôi hỏi chị một câu như trước kia tôi đã hỏi anh thanh niên làm việc cho Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội, “Khi vào làm cho BBC anh chị có phải thường xuyên báo cáo cho công an không?” Tôi hỏi rất nhỏ nhẹ vì tò mò. Nhưng khi nghe câu hỏi, dường như chị bị sốc, bèn lên giọng “tấn công” tôi: “Báo cáo thì cũng như các anh phải báo cáo với CIA vậy.” Các anh chị khác nghe vậy không nói gì. Với tôi, câu nói của chị cũng là quá đủ để xác nhận “Quí anh chị làm cho ban Việt ngữ đài BBC đều phải thường xuyên báo cáo cho công an.” Tôi không giải thích sự hiểu lầm của chị về CIA mà chuyển sang đề tài khác vui vẻ hơn. Các anh chị trong ban Việt ngữ đài BBC không biết rằng, tại Hoa Kỳ, một xứ sở tự do, không một cơ quan an ninh nào (CIA hay FBI) có thể cưỡng ép một người nào làm việc cho họ. Thêm nữa tất cả các anh chị trong ban Việt Ngữ đài VOA trưởng thành trong nền giáo dục tự do của miền Nam, tương tự của mọi quốc gia tiền tiến phương tây, nên hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp của người làm truyền thông cũng như hiểu rõ quyền tự do cá nhân trong một xã hội dân chủ Hoa Kỳ nên họ không bị đảng phái hay chính quyền nào ép buộc phải báo cáo mà chỉ chú tâm làm tròn nhiệm vụ truyền thông trung thực khách quan theo hướng dẫn của đài mà thôi.

Với quyền sưu tra an ninh, đảng cộng sản Việt nam đã thủ đắc một quyền tối thượng trong việc quyết định sự tuyển dụng người của BBC để khuynh đảo ban Việt ngữ đài này. Điều này thật dễ hiểu bởi vì lâu nay bằng biên pháp tương tự nhà cầm quyền Hà Nội đã khuynh đảo hàng giáo phẩm lãnh đạo giáo hội Thiên chúa tại Việt nam. Bài “Vatican, Việt Nam hy sinh một con người của chúa” của the Hanoist đăng trên trang mạng Asia Times Online ngày mùng 7-5-2010 viết, “Hà Nội chỉ cho phép một giáo hội Thiên chúa dưới sự kiểm soát của toà Thánh Vatican trên danh nghĩa. Trên thực tế nhà cầm quyền hạn chế việc phong chức các linh mục và chấp thuận tất cả mọi bổ nhiệm các tu sĩ. Điều này đưa tới việc hình thành một hàng giáo phẩm lãnh đạo giáo hội Thiên Chúa dễ bị khuynh loát tại Việt nam” (Hanoi allowed a Catholic church to exist under nominal Vatican control. In practice, Vietnamese authorities restricted the ordainment of clergy and cleared all appointments. This led to a generally pliant Catholic church leadership in Vietnam.-Nguồn: Vatican, Vietnam sacrifice a holy man Asia Times Online, by the Hanoist, 7 May 2010)

Một khi đã là công cụ của nhà cầm quyền Việt nam thì việc loan tin một chiều có lợi cho cộng sản Việt nam là điều đương nhiên.


Kỳ 2

Xét trên toàn bộ, các tin tức và bình luận của ban Việt ngữ đài BBC đã có tính cách một chiều khi giảm nhẹ những điểm yếu của xã hội Việt nam về mọi mặt nhất là về sự tôn trọng nhân quyền nói chung, trong đó có sự đàn áp các người bất đồng chính kiến, đàn áp các phong trào công nhân và nông dân khiếu kiện, đàn áp các tín đồ đòi tự do tôn giáo, đàn áp các người đòi tự do dân chủ v.v… Trái lại qua các bài vở của ban Việt ngữ đài BBC, thính giả thấy xã hội, chính trị Việt nam sáng sủa hơn thực tế. Nhưng để giúp giới lãnh đạo cao cấp nhất của BBC nhận ra được tính cách một chiều, không trung thực này thì thực là khó. Phải là người Việt nam chính gốc thì mới nhận ra được cái bầu không khí ngụy tạo của bản tin. Cho nên cổ nhân mới có câu “Ý tại ngôn ngoại”. Và người phương tây cũng có câu “Đọc giữa hai hàng chữ” (Read between the lines).

Nhưng thỉnh thoảng, nhân viên ban Việt ngữ đài BBC cũng để lộ rõ khuyết điểm loan tin không trung thực, một chiều. Tình trạng loan tin một chiều đó đã đủ nhiều để trong một chương trình phát thanh của người Việt hải ngoại “Little Saigon Radio” do chị Mai Hân phụ trách đã phải mở cuộc phỏng vấn trưởng ban Việt Ngữ Nguyễn Giang về vấn đề này khi anh viếng thăm tiểu bang California cách nay vài năm. Trước câu hỏi này của chị Mai Hân, thay vì trả lời, anh Nguyễn Giang đã cao giọng, hỏi lại một cách thách thức những bằng chứng của việc loan tin một chiều đó. Vì người hỏi chỉ phản ảnh suy nghĩ của thính giả cho nên không có chuẩn bị các bằng chứng để trả lời Nguyễn Giang. Cuộc phỏng vấn cũng không sắp xếp cho thính giả gọi vào cho nên bằng chứng về việc ban Việt ngữ đài BBC loan tin một chiều lần đó không đưa đến một kết luận nào.

Nhưng lần này, bằng chứng rõ ràng nhất của việc loan tin một chiều là bài viết của ban Việt ngữ đài BBC về ngày 30/4/2010, có tựa đề “Nhớ về một ngày 30/4”, (cập nhật: 08:44 GMT – thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010.) Bài viết mở đầu với một tấm hình mô tả “rất là hoành tráng” cuộc diễu hành ăn mừng ngày “Giải Phóng Miền Nam” do chính quyền Saigon tổ chức.
Dưới tấm hình là cuộc phỏng vấn những người thuộc phe chiến thắng mà không một ghi nhận nào về tâm tư, suy nghĩ về ngày này của phe miền nam chiến bại. Ban Việt ngữ đài BBC cũng không có một ghi nhận nào về hành động, phát biểu của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại liên quan tới ngày này.

Bài báo khiến những người thuộc phe miền Bắc chiến thắng hồ hỡi khi đọc những phát biểu về chiến cuộc và tình hình chính trị tại miền nam trước 1975 của mấy nhân vật nằm vùng là các ông Triệu Quốc Mạnh, luật sư, đảng viên cộng sản, từng giữ chức chỉ huy trưởng cảnh sát Sài Gòn-Gia Định trong chính phủ Dương Văn Minh, ông Nguyễn Thành Tài, cựu sinh viên nằm vùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thanh Tùng, cựu biệt động Sài Gòn, anh hùng lực lượng vũ trang.

Để cho có vẻ cân bằng, bài báo có phỏng vấn ông Hoàng Văn Cường, một phóng viên nhiếp ảnh từng làm việc cho hãng thông tấn UPI của Hoa Kỳ. Nhưng để tránh hình ảnh chế độ mới đối xử tàn nhẫn với các cựu nhân viên nước ngoài tại miền Nam trước 1975, bài báo viết với những thông tin ngụy tạo rằng:
“Sáng 30/4, từ rất sớm tôi có mặt ở quốc lộ 1. Đến ngay ngã ba Vũng Tàu – Biên Hòa, tôi gặp một đoàn xe tăng T54 của Nga và linh cảm bảo tôi đó là đoàn tăng của Việt Cộng. Tôi vội vàng bỏ hết các quân trang mà tình cờ có trên người, chỉ đeo máy hình để đón chiếc xe tăng đầu tiên. Tôi trở thành người chỉ đường bất đắc dĩ vì họ không biết đường trong thành phố. Ngay cả quãng đường từ Ngã tư Hàng Xanh vào Dinh Tổng thống họ cũng không biết nên tôi đi theo xe tăng 390 để chỉ đường cho họ. Thực ra tôi đã từng gặp bộ đội Bắc Việt rồi nên không quá bỡ ngỡ. Năm 1972, tôi đã được đưa vào mật khu Hố Bò để tiếp xúc với bộ đội trong đó, xem họ sinh hoạt khó khăn vất vả như thế nào để chụp hình và viết bài.
Tháng Tư 1975, các phóng viên làm cho báo chí nước ngoài và người nước ngoài lần lượt đi nhiều, nhưng tôi quyết định ở lại vì nghĩ rằng mình là người Việt Nam.
Chiến tranh sắp chấm dứt, tôi phải có quyền ở lại, có quyền hưởng độc lập tự do.
Những năm đầu sau chiến tranh, tất nhiên tôi cũng gặp nhiều sự nghi ngờ, đố kỵ vì tôi làm cho hãng của Mỹ. Cải tạo thì chưa phải đi, nhưng mà cũng khổ lắm.”

Trong khi thực ra bài “Dưới bia hồi niệm” trên Tuổi trẻ online, một tờ báo của đảng xuất bản ở trong nước ngày Chủ Nhật mùng 1/5/2005, (http://tuoitre.vn/chinh-tri-Xa-hoi/7...-hoi-niem.html) tường thuật nguyên văn, “Trong ngày đó, văn phòng hãng tin UPI tại Saigòn chỉ còn lại hai nhà báo tác nghiệp và một trưởng văn phòng. Từ tinh mơ, Hoàng Văn Cường đã lái xe ra xa lộ Biên Hòa để tìm kiếm sự kiện trước giờ G. Đến ngã ba Vũng Tàu, anh bắt gặp xe tăng giải phóng ầm ầm tiến vào Sài Gòn… Sợ bị bắn lầm, chàng phóng viên ảnh này bỏ xe và ra đứng giữa đường với máy ảnh đầy ngực vẫy tay chặn đoàn xe tăng rồi quá giang trở lại Sài Gòn. Quân giải phóng ngỡ anh là một phóng viên nước ngoài nên đã cho anh tham gia (một cách bất ngờ) vào lịch sử, và đó là cách để có mặt tại dinh Độc Lập của phóng viên Hãng UPI duy nhất.” Như vậy ông Cường mang đồ nghề phóng viên nhiếp ảnh đi đón đoàn quân giải phóng Sai Gòn từ ngã ba Biên Hoà-Vũng Tầu để tác nghiệp và ông chặn chiếc tăng đi đầu để xin quá giang trở ngược lại Saigon là để thu thập hình ảnh làm phóng sự cuộc tiến quân chứ không phải ông tình cờ tới đó hay ông hân hoan đi đón giải phóng quân như giọng văn của đoạn mở đầu tạo ra.

Vì tác giả bài báo của BBC cố tình bóp méo sự kiện nên để lộ mâu thuẫn ở hai giòng trong cùng một đoạn văn: Giòng trên BBC viết “Đến ngay ngã ba Vũng Tàu – Biên Hòa, tôi gặp một đoàn xe tăng T54 của Nga và linh cảm bảo tôi đó là đoàn tăng của Việt Cộng.”
Dưới đó 4 giòng, BBC lại viết, “Thực ra tôi đã từng gặp bộ đội Bắc Việt rồi nên không quá bỡ ngỡ. Năm 1972, tôi đã được đưa vào mật khu Hố Bò để tiếp xúc với bộ đội trong đó…”

Tác giả bài báo của BBC cũng bịa ra một chi tiết quan trọng mà mấy bài báo khác viết về sự kiện ông lái xe tới Ngã ba Biên Hoà –Vũng Tầu ngày hôm đó không nói tới là “Ông vội vàng bỏ hết các quân trang mà tình cờ có trên người.”
Cũng theo bài “Dưới bia hồi niệm”, ông Cường ở lại để tiếp tục làm công việc của một phóng viên nhiếp ảnh của UPI chứ không phải như bài báo của BBC bịa đặt rằng ông Cường “quyết định ở lại vì nghĩ rằng mình là người Việt Nam.” Ông cũng không suy nghĩ “Chiến tranh sắp chấm dứt, tôi phải có quyền ở lại, có quyền hưởng độc lập tự do.” như bài viết của BBC. Bài “The Stories: Cuong” trên mạng http://www.pbs.org/vietnampassage/st....coung.01.html viết nguyên văn, “Cuối cùng khi hoà bình lập lại vào năm 1975, Cường nghĩ rằng đất nước cuối cùng sẽ hàn gắn đau thương (heal). Nhưng thay vì vậy, ông cùng 300,000 đồng bào miền nam của ông bị đau khổ và nhục nhã thêm bởi chế độ cộng sản mới thiết lập.” Những đau khổ và nhục nhã đó được mô tả chi tiết hơn trong bài “ONE JOURNALIST’S STORY của GRACE CUTLER, phóng viên đài VOA-TV, (http://ibb7.ibb.gov/thisweek/library...00/jounal.html). Theo bài này thì khi chiến tranh chấp dứt, chính quyền mới ở Việt nam coi ông ta như gián điệp. Chính bởi những tấm hình ông ấy chụp “gương mặt âu lo của một bà mẹ chạy nạn chiến tranh…một em bé đau khổ và sợ hại…các hình ảnh thù ghét chiến tranh… đã biến ông trở thành kẻ có tội (crime) khiến ông phải chịu 7 năm trong trại tù cải tạo. Ông nói rằng chính quyền mới canh chừng những kẻ như tôi vì họ không hiểu UPI là gì. Mà họ coi UPI, API, CIA đều như nhau. Họ gọi chung là những tên CIA.” Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì ông Cường, lúc đó là một phóng viên nhiếp ảnh trẻ có liên hệ mật thiết với kẻ thù cũ, phải chạy xuống đồng bằng sông Cửu Long ẩn trốn. Ông Cường thuật, “Trong năm năm tôi đi cầy ruộng, đi đánh cá, tôi mua một cái thuyền nhỏ và sống trên đó một mình…” Tới năm 1983 ông ta mới ra khỏi vùng ẩn trốn trở lại thành phố Saigon sống với gia đình. Chẳng bao lâu sau ông ta bị bắt và gửi đi tù cải tạo. Trong đó nhờ triết lý sống của ông (thiền) giúp ông sống sót. Như vậy kể từ sau ngày “giải phóng miền Nam” ông Cường bị đau khổ tổng cộng 12 năm chứ không phải như bài báo của ban Việt Ngữ đài BBC ngụy tạo là “Những năm đầu sau chiến tranh, …Cải tạo thì chưa phải đi, nhưng mà cũng khổ lắm.”

Tất cả những chi tiết vừa nêu cho thấy rõ bài báo “Nhớ về một ngày 30/4” của ban Việt ngữ đài BBC chỉ nhằm tô vẽ một chiều cho cho đảng cộng sản đương quyền tại Việt nam nhân ngày 30-4.
Trong khi đó, mỗi năm ngày 30-4 lại được hai cộng đồng người Việt Quốc Cộng đối lập nhau giải thích theo hai hướng khác nhau. Trong khi chính quyền tổ chức lễ hội ăn mừng ở trong nước thì ở hải ngoại cộng đồng người Việt lại tổ chức một ngày mà họ gọi là “để tang ngày đau thương cho đất nước”.

Vậy mà bài báo của ban Việt ngữ đài BBC tuyệt nhiên không đả động tới một người nào ở phía đối nghịch, là phe đang chiếm đa số tại miền nam và tuyệt đại đa số tại hải ngoại. Thành phần không “hồ hỡi” này thường gọi cái ngày lịch sử đó là ngày “30 tháng Tư Đen”. Thành phần đối nghịch với chính quyền hiện tại này rất đông đảo, nếu không muốn nói là chiếm đại đa số người dân miền Nam, không kể đến những người mới từ miền Bắc vào Nam sau 1975. Chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, một trong những người có công đầu trong việc đưa bộ đội miền Bắc vào miền Nam, cũng phải công nhận “ngày 30/4/1975 có nhiều triệu người vui thì cũng có nhiều triệu người buồn”. Không cần khó khăn để ước tính khá chính xác số lượng đông đảo người không hồ hỡi với ngày 30-4. Con số chính thức được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc công bố cho thấy ngay sau ngày 30-4-1975 lúc chiếc xe tăng đầu tiên của quân Bắc Việt húc đổ cổng sắt Dinh Độc Lập, biểu tượng của chính quyền miền Nam, đã có gần 200 ngàn người được Hoa Kỳ giúp di tản ra khỏi nước. Và liên tục trong 20 chục năm sau đó, mặc cho nguy cơ chết chóc vì bão tố và hải tặc, đã có 1 triệu 436 ngàn 556 người (1,436,556) vượt biển thành công.

Dư luận quốc tế cũng ước lượng có con số tương đương những người bỏ xác trên biển khơi. Ngoài ra chắc chắn nhà nước Việt nam nắm rất rõ bao nhiêu triệu người vượt biên bất thành bị bắt cầm tù. Với từng đó triệu con người cùng với thân nhân họ, không ai có thể bảo rằng họ hồ hỡi với ngày 30-4. Thế nhưng ban Việt ngữ đài BBC làm ngơ tâm tư của số người đông đảo “bị thất trận” này trước những lễ lạc “hoành tráng” do nhà cầm quyền tổ chức trên toàn quốc.
Dư luận bất mãn với bài “Nhớ về một ngày 30/4” của ban Việt ngữ đài BBC thì khá nhiều. Dưới đây là 2 trong nhiều email người viết nhận được từ những diễn đàn (email group) mà tác giả là những người không quen biết:

Email 1: “Hinh nhu dai BBC ngay cang xuong cap? Xem ho tuong thuat ve ngay 30/4 http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2010/04/100430_ 30april_faces. shtml”

Email 2: “Đây là một điều xấu xa và nhục nhã cho dân tộc VN trong thời buổi tìm đúng lối đi cho đất nước khi có một cơ quan thông tin quốc tế nhưng lại chỉ loan tin một chiều, phỏng vấn một chiều, công bố những chuyện có lợi cho độc tài Cộng sản.

Đáng lý ra, BBC phải làm gương cho báo chí trong nước thay vì chỉ truyền thông như chính mình là công cụ là cái loa của nhà nước.

Tôi đề nghị mọi người ký tên một kiến nghị lên ban quản lý BBC, khiếu kiện ban Việt ngữ BBC, đề nghị thay đổi Ban Trị sự.”

Những bực bội của thính giả quả thực có duyên cớ bởi vì ban Việt ngữ đài BBC trong gần 10 năm nay ngày càng loan tin thiếu chuyên nghiệp, không trung thực, sai đường lối cố hữu của đài BBC, và nhiều khi bịa đặt (như đoạn báo vừa viện dẫn). Uy tín quốc tế lâu nay của của ban Việt ngữ đài BBC đang dần dần bị sói mòn làm tổn thương uy tín của BBC, một cơ quan truyền thông quốc tế có uy tín lâu đời. Chỉ khi nào ban lãnh đạo cao cấp nhất của BBC biết được điều này và tìm cách chống đỡ các biện pháp xâm nhập và khuynh đảo của cơ quan an ninh tình báo của Việt nam thì uy tín của BBC mới hy vọng được phục hồi.

Các thính giả của BBC, đặc biệt các thính giả Anh quốc, là những người đóng thuế tài trợ cho BBC, có thể viết thư cảnh báo về tình trạng này gửi về ban lãnh đạo BBC tới văn phòng của hai vị hiện trực tiếp lãnh đạo đài là ông Sir Michael Lyons (Chairman) BBC Trust và ông Mark Thompson (General-Director) (Chairman of the Executive Board). *

(1) Đọc ‘Trăng nghẹn’, nhớ ‘Lời mẹ dặn’ Trùng Dương Thứ Ba, 09 tháng 3 2010 (VOA) http://www1.voanews.com/vietnamese/n...rang-nghen-nho -Loi-me-dan-03-09-10-87153522.html


Nguồn: Viet-Tribune
21/05/10



-
Back to top
« Last Edit: 25. May 2010 , 23:39 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #262 - 27. May 2010 , 20:26
 




Hòa hợp hòa giải  được không ??????



Kính thưa Quý Anh Chị,
Thời gian gần đây thấy nhiều người bàn tán về thái độ chúng ta, mọi người Việt, không phân biệt chánh kiến, trong cũng như ngoài nước có nên đoàn kết với nhau, có nghĩa là Hòa giải hòa hợp với nhau trước hiểm họa xâm lăng của Cộng Sản Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng đặt tiền đề sai. Mọi người Việt Nam đều không có gì xung đột hay mâu thuẫn nhau mà cần hòa giải. Người muốn hòa giải là người đã làm những điều sai trái phải nói lời hòa giải có nghĩa là phải xin lổi tất cả nạn nhân và chứng minh bầng hành động. Chớ người bị bách hại không có lý do gì phải( năn nỉ để xin đươc) hòa giải với người đã bách hại mình.
Tôi xin chuyển tiếp 2 bài viết về đề tài nầy: một của nhạc sĩ Tô Hải ( trong nước ) và một của Nguyễn Hưng Quốc ở Melbourne để chúng ta cùng suy ngẫm.
Nguyễn Huy.
 
Bài của Tô Hải
 
HÒA HỢP-HÒA GIẢI? KHÔNG BAO GIỜ!. NẾU....Nhân ngày 30 tháng tư thứ 35 đến ,tớ nằm đọc cả trăm bài viết rất chi là chân thành của nhiều nhà chính trị,trí thức, văn nghệ sỹ, nhà báo của "phe thắng", đề xuất với "phe thua".... Tớ cũng chẳng còn muốn nhắc lại những lời nói hay ho và rất... "chính trị" của ông Trần văn Trà là "Người Việt nam không có ai thắng, ai thua. Chỉ có Đé Quốc Mỹ là thua", (được ông Nguyễn Thành Tài,,phó chủ tịch UBND t/p HCM thận trọng nhắc lại nguyên xi vế một ,nhưng bỏ vế hai , trên HTV tối qua.)  Tớ chỉ thương cho mấy "hạt muối bỏ biển"  (ý của thi-nhạc sỹ N.T.T) đã không nói hết được những gì là gan ruột của mình về giấc mơ hòa hợp không bao giờ thanh hiện thực,.... mà khăng định rứt khoát về 4 cái chữ hòa giải- hòa hợp như sau : KHÔNG! KHÔNG BAO GIỜ CHUYỆN ĐÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC!  NẾU...   Lý do:
   -Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với hàng vạn gia đình, con cháu họ khi cha ông họ bị cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, bị đấu tố rồi giết hại bằng đủ kiểu dã man như thời Trung Cổ bởi những Đoàn, Đội Cải cách ruộng đất cơ chứ?
   -Làm sao có thể hòa giải với cả triệu người vì quá sợ cải cách mà bỏ cả quê hương bản quán mồ mả cha ông,mà bồng bế nhau chay vô Nam ? rồi còn bị người ta tuyên truyền là bị  "cưỡng ép,theo Chúa vào Nam"? (trong đó có toàn bộ gia đình,bó,mẹ,anh em, họ hàng tớ,không ai theo Đạo Công Giáo cả!)
    -Làm sao có thể hòa giải với hàng triệu gia đình , sau chiến thắng Điện Biên, phải bỏ hết của cải, nhà cửa ,xưởng máy  "di cư"vô Nam để tìm tự do.Những người ở lại, thì mất hết sau các đợt cải tạo tư sản, cải tạo nhà đất ,bị tịch thu từ cái máy may đến cửa hàng không quá 3 mét ở các phố hàng Đào, hàng Ngang ,hàng Trống.... và nhiều nhà hơi cao, cửa hơi rộng cũng bị tịch thu hoặc bố trí cho thành phần cốt cán vào ở cho đến nay cũng "cấm đòi lại!". (Giới văn nghệ cũng có hàng trăm người hoặc mất béng nhà cửa,hoặc "chiếm đóng"tọa hưởng kỳ thành trong nhà người khác cho tới hôm nay.)Cứ hỏi xem vợ NSND Đặng nhật Minh xem vợ ông ,pianist Phương Nghi,có cái nhà to đùng  ở phố hàng Chuối bị trưng thu làm trụ sở Hội L H P N V N  nay đã đòi được hay chưa? Hỏi hàng vạn người bị kiểm tra hành chính  (sau 75) chỉ vì có nhà cao hơn 2 tầng (!?) nên bị tịch thu chỉ bằng  một "lệnh mồm" xem có ai được xin lỗi và trả lại cùng với tủ lạnh, tivi có sẵn trong nhà, mà người ta khuân từ vùng mới "giải phóng" ra  , chứ chẳng chiếm đoạt , bóc lột của ai xem. Có ai đuợc trả lại chưa?Tớ tin là chưa vì tớ có ông anh họ ,Tô Ninh, chẳng phải tư sản, chẳng phải địa chủ mà còn là cựu chiến binh -cựu nhà báo nữa cũng bị "đánh" một cách bất hợp pháp như thế ,đến nay gần chết vẫn...chưa được trả lại ngôi nhà Hàng Bông Nhuộm! Làm sao hòa giải với ông ấy chứ?
   -Làm sao hòa giải với con cháu những người văn nghệ sỹ, trí thức bị đi tù không án, không thời hạn, thậm chí ra tù cũng chết dần chết mòn cả thể xác lẫn sự nghiệp ,dù hôm nay có đền bù một cái giải thưởng này nọ kèm theo tí tiền còm nhưng không một lời xin lỗi!!  Tớ không tin con cái, cháu chắt họ thôi căm thù đâu!
    -Làm sao có thể hòa giảỉ với hàng triệu gia đình có cha,ông là sỹ quan phía "bên kia"bị đánh lừa bằng những lời hứa hẹn kiểu ông Trần văn Trà "Người Việt Nam không ai thắng ai thua,Chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua thôi!",đã hồ hởi (?) đi "học tập mang theo lương thực 10- 20" ngày để rồi bị đi mút mùa ở các trại cải tạo nơi rừng sâu nước độc,để ỏ nhà vợ con bị xua đi kinh tế mới... và không ít người đã mất xác cho đến nay, bao gia đình vẫn phải về tìm hài cốt ở những nơi  chồng, cha họ đã từng bị "học tập",dưới danh nghĩa "khúc ruột ngàn dặm" một cách đắng cay và mai mỉa...
     -Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với những người phải bỏ nước ra đi ,sống ở quê người, những người bị làm mồi cho cá mập đại dương, cho lũ cướp biển, bỏ lại tất cả của cải ,nhà cửa, xe cộ cho mấy ông cán bộ lấy làm chiến lợi phẩm ? Cho đến tận hôm nay ,mỗi lần về "du lịch thăm quê"nhìn ngôi nhà mình ,cửa hàng mình, xưởng máy mình nay đã trở thành "của riêng" của mấy ông cán bộ Cộng Sản đang làm chủ hợp pháp có đầy đủ giấy đỏ ,giấy hồng mà chỉ dám đi qua mà chửi đổng? (Riêng giới văn nghệ sỹ ,cho tới hôm nay cũng được làm chủ ít nhất cả trăm villa của những "kẻ thua phải bỏ chay",có vị do "bán đi kiếm cái nhà ngoại ô" nay đã có trong tay cả mấy ngàn cây vàng. Các vị này muốn hòa giải bằng cách trả lại cho các khổ chủ hợp pháp của các tài sản kia  để tiến tới hòa giải-hòa hợp không? Chắc chắn là KHÔNG !
     Và còn hàng ngàn,hàng vạn thứ chủ trương, hành động gây thù, gây oán ngàn đời không rửa sạch  ,xảy  ra suốt hơn 60 năm tớ sống và làm việc trong "kinh hoàng và sợ hãi thường trực" nữa.....Cho nên tớ mới nghĩ rằng:
     CHỈ KHI NÀO,NHỮNG KẺ GÂY NÊN THÙ HẬN NHÌN RA LÀ MÌNH CÓ TỘI THÌ MAY RA SỰ HẬN THÙ MỚI ĐƯỢC DẦN DẦN ĐƯỢC NGUÔI NGOAI.(tớ xin phép nhấn mạnh hai chữ "dần dần" chứ không thể là ngày một ngày hai)
Cụ thể giấc mơ của tớ là :Có một ngày nào đó nước ta có một vài ông to dám nói ra những gì các ông Goóc-Ba-Chốp, En-Xin ,Putin  và gần đây cả Medvedev  nữẵ ĐÃ NÓI VÀ LÀM thì chẳng cần hô hào,mọi người sẽ lại gần nhau để tìm ra cách hòa hợp hòa giải....Bằng không thì...không bao giờ có ,với cái kiểu CHO PHÉP ĐỰOC HÒA GIẢI, cả!
Tớ cũng mong ước các vị nào đó có vai trò  nặng kí trong "Đảng- Chính- Phủ"hãy tuyên bố đột phá (như Khơ-rút-xốp ở Đai Hội XX ấy)
    "ĐẢNG của chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc,nay trước nhiệm vụ xây dựng đất nước,đưa cuộc cách mạng kinh tế,khoa học,xã hội và nhân văn lên tầm cao mới,chúng tôi thấy không đủ tài năng và trí tuệ.Vậy xin nhường quyền lãnh đạo đất nước cho mọi nhân tài không phân biệt chính kiến,tôn giáo,đảng phái.... ra lãnh đạo đất nước bằng một cuộc tuyển cử thật sự công bằng,văn minh"..
Chỉ lúc ấy,mọi giấc mơ về hòa giải-hòa hợp mới thực sự bắt đầu. Bằng không thì đúng như anh Nguyễn Trọng Tạo,"Làm sao để không còn 30 tháng 4" CHỈ LÀ NHỮNG HẠT MUỐI BỎ BỂ MÀ THÔI! 
Nguyễn Hưng Quốc blog
Lâu nay, trong lãnh vực chính trị, một trong những chữ chúng ta, nhất là những người đang sống ở hải ngoại, thường nghe nhiều nhất là chữ “hoà giải”. Đó cũng là một trong những chữ gây tranh cãi nhiều nhất. Một số người đồng ý. Nhưng một số người khác lại chống đối kịch liệt. Không có kết quả điều tra nào cụ thể, nhưng tôi tin là con số những người chống đối cao hơn hẳn. Cứ nhìn vào các cuộc biểu tình đây đó hay trên báo chí và diễn đàn trên internet thì thấy ngay.

Nhưng tại sao người ta lại chống đối một điều dễ ngỡ là tốt đẹp như thế?

Trước hết, cần lưu ý: không phải chỉ có người Việt chúng ta mới nói đến chuyện hoà giải. Trên thế giới, trong mấy thập niên vừa qua, người ta cũng bàn nhiều đến vấn đề hoà giải. Lý do rất dễ hiểu: không có thời đại nào trong lịch sử, nhân loại lại bị chia rẽ một cách dữ dội và đối xử với nhau một cách độc ác như trong thế kỷ 20 vừa qua. Đệ nhất thế chiến. Đệ nhị thế chiến. Chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa apartheid. Chủ nghĩa cộng sản. Xung đột sắc tộc. Hàng trăm triệu người bị giết chết. Hàng mấy trăm triệu người bị thương tật. Vết thương dai dẳng. Thù hận chồng chất. Đối diện với thực trạng ấy, hầu như ai cũng thấy hoà giải là một điều cần thiết. Không thể xây dựng một xã hội hoà bình và giàu mạnh và không thể an tâm hướng tới tương lai khi thương tích trong tâm hồn hàng triệu nạn nhân hay con cháu nạn nhân chưa được lành lặn, khi cảm giác nghi kỵ và thù hằn chưa được xoá bỏ. Bởi vậy, từ khoảng đầu thập niên 1990 đến nay, giới lãnh đạo nhiều quốc gia ráo riết đẩy mạnh quá trình hoà giải. Hoà giải giữa các quốc gia từng có thời thù nghịch và tàn sát nhau như giữa Nhật Bản và Trung Hoa, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Indonesia và East Timor, giữa Đức và một số quốc gia Bắc Âu. Hoà giải trong nội bộ từng nước như giữa người Mỹ và người gốc Phi châu từng bị bán hoặc đày sang châu Mỹ làm nộ lệ thế kỷ trước, giữa người Úc và thổ dân, người Tân Tây Lan và người Maori, giữa người Nam Phi và người da trắng từng thống trị và đàn áp họ, v.v...

Nếu hoà giải là xu hướng chính của thời đại, tại sao nhiều người Việt ở hải ngoại lại chống đối chuyện hoà giải?

Lý do đầu tiên, theo tôi, là vì vết thương của người Việt Nam còn quá mới. Chiến tranh kết thúc mới 35 năm. Các trại cải tạo mới đóng cửa cách đây chưa tới 20 năm. Những người trải qua những kinh nghiệm thảm khốc trong chiến tranh cũng như những kinh nghiệm cay đắng trong các trại cải tạo, và tiếp theo, kinh nghiệm hãi hùng trong vượt biên vẫn còn sống và nhiều người vẫn còn tham gia tích cực vào các sinh hoạt chính trị, dù ở thế yếu, xa lắc ngoài đất nước.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do không thể vượt qua được. Nỗi đau bị kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi còn mới hơn nhiều. Mâu thuẫn giữa Indonesia và East Timor lại càng mới hơn nữa. Vậy mà ở các nước ấy, quá trình hoà giải được tiến hành khá tốt đẹp.

Bởi vậy, theo tôi, lý do thứ hai này quan trọng hơn: chúng ta thiếu sự tin cậy đối với nhau.

Nói đến tin cậy là nói đến góc nhìn từ phía các nạn nhân. Một trong những chấn thương lớn nhất của các nạn nhân là sự đổ vỡ niềm tin đối với chính quyền. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Đừng tin những gì cộng sản nói; hãy nhìn những gì cộng sản làm” lại trở thành cực kỳ phổ biến sau năm 1975. Như một thứ danh ngôn. Không chừng đó là câu nói để đời duy nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu trong suốt 8 năm làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (1967-1975). Không thể nói đến hoà giải khi niềm tin ấy chưa phục hồi. Nhưng niềm tin chỉ có thể phục hồi từ công lý. Bởi vậy, ở đâu quá trình hoà giải cũng đều bắt đầu bằng sự thừa nhận sự thực. Nước Đức không thể hoà giải với người Do Thái hay nhiều quốc gia khác từng bị chiếm đóng ở châu Âu nếu cứ khăng khăng phủ nhận các tội ác của Nazi, đặc biệt, sự tồn tại của Holocaust. Nhật Bản không thể hoà giải với nhiều quốc gia Á châu, nổi bật nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc, nếu không thừa nhận những tội ác chiến tranh của họ ở thập niên 1940.

Chính vì thế, quá trình hoà giải thường bắt đầu bằng một lời xin lỗi chính thức. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong sinh hoạt chính trị thế giới thời hậu-Chiến tranh lạnh là việc công khai hoá niềm ân hận đối với những lỗi lầm trong quá khứ. Năm 1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã xin lỗi 120 ngàn người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm trong thời Đệ nhị thế chiến. Cũng năm 1990, Mikhail Gorbachev bày tỏ sự ân hận sâu sắc trước việc Stalin giết chết 15 ngàn viên chức người Ba Lan tại Katyn Forest vào năm 1940. Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị xin lỗi về việc Giáo hội Công giáo đã thất bại trong việc cứu giúp người Do Thái khỏi thảm hoạ Holocaust. Nữ hoàng Elizabeth II của Anh công khai xin lỗi việc nước Anh tàn sát người Maori ở Tân Tây Lan trước đây. Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về trách nhiệm của Anh trong nạn đói ở Ireland vào thế kỷ 19. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi người châu Phi về vai trò của Mỹ trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ trước. Ở Nhật, năm 1993, Thủ tướng Morihiro Hosokawa bày tỏ sự ân hận và xin lỗi về những tội ác mà nước Nhật đã gây nên thời Đệ nhị thế chiến. Năm 1995, Thủ tướng Tomiichi Murayama lại xin lỗi lần nữa. Năm 1998, trong dịp gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Thủ tướng Keizo Obuchi lại xin lỗi lần nữa, nhắm chủ yếu vào những nạn nhân người Hàn Quốc. (1) Riêng ở Úc, đầu năm 2009, Thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi người thổ dân tại Úc về những chính sách sai lầm của người da trắng trong quá khứ.

Những lời xin lỗi công khai và chính thức như thế chứng tỏ sự thành tâm và thiện chí của các chính phủ nhằm hàn gắn những rạn nứt trong xã hội và giữa các quốc gia để mọi người có thể thanh thản xếp chuyện quá khứ lại hầu hướng tới tương lai, một tương lai hoà thuận và hợp tác. Đó là yếu tố đầu tiên cần có để tạo nên sự tin cậy.

Ở các nước, mọi lời xin lỗi đều đi liền với sự đền bù. Trong hoàn cảnh Việt Nam, tôi không nghĩ sự đền bù là cần thiết, nhất là đối với những người Việt hiện đang sống ở hải ngoại. Thành thực mà nói, họ đã được đền bù. Không phải Việt Nam đền bù. Mà là quốc tế đền bù khi cứu vớt họ từ trên các chiếc thuyền vượt biển mỏng manh hoặc khi chấp nhận cho họ định cư ở các quốc gia tự do, từ đó, bản thân họ và con cháu họ được hưởng một cuộc sống an lành và no ấm, được hưởng các điều kiện giáo dục và an sinh xã hội thuộc loại hoàn hảo nhất thế giới. Họ không cần đền bù. Nhưng họ cần một lời xin lỗi, hoặc ít nhất, một sự nhìn nhận sai lầm từ chính phủ, như một điều kiện đầu tiên xác lập lại niềm tin cậy đã bị đánh mất.

Nhìn nhận sự thực, trong đó có việc nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, chỉ là bước đầu. Một sự tin cậy thực sự chỉ có thể được hình thành qua hành động. Và bằng những chính sách cụ thể. Nhiều người nêu lên yêu sách giải tán đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ điều 4 trong Hiến pháp liên quan đến việc độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản. Tôi cho những yêu sách như thế là lý tưởng nhưng rất ít có tính khả thi. Không bao giờ có chuyện một đảng cầm quyền tự động giải tán hay từ bỏ quyền lực khi chưa bị đẩy vào thế ở đường cùng cả. Mà trong tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế hiện nay, có lẽ còn lâu đảng Cộng sản mới bị đẩy vào cái thế đường cùng ấy. Bởi vậy, thực tế hơn, chúng ta chỉ đặt ra một yêu sách: vì đất nước. Vấn đề đảng nào cầm quyền không quan trọng bằng vấn đề lý tưởng xây dựng một đất nước thực sự giàu mạnh, tự do và bình đẳng. Cơ sở để nhìn nhận và đánh giá lý tưởng ấy là các chính sách.

Nhưng vấn đề là: hiện nay đảng Cộng sản có thực sự vì đất nước hay không? Có rất nhiều bằng chứng cho thấy là không. Ít nhất, với họ, đất nước không quan trọng bằng quyền lợi của chính họ. Có ai đó tóm tắt cái thế tiến thoái lưỡng nan của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay một cách rất tài tình: “Theo Trung Quốc thì mất nước; theo Mỹ thì mất Đảng”. Theo ghi nhận của nhiều người, dường như đảng Cộng sản đang chọn: thà mất nước còn hơn mất Đảng.

Tuy nhiên, điều này đã được nhiều người phân tích, tôi không muốn nhắc lại. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điểm: ít nhất với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chính quyền Việt Nam hoàn toàn không quan tâm đến lý tưởng xây dựng đất nước. Ý định hoà giải với cộng đồng người Việt chỉ xuất phát từ mưu đồ biến cộng đồng thành công cụ của họ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ mà thôi. Có thể thấy rõ điều này qua bức thư Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Mỹ Cao Quang Ánh ngày 31 tháng 3 vừa qua. Trong thư, ông Nguyễn Thanh Sơn viết:

“Chúng tôi tin tưởng rằng với thiện chí của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, với vị trí và uy tín của Ngài trong Chính quyền Mỹ cũng như trong cộng đồng người Việt sở tại... với những gì Ngài đã tận mắt chứng kiến và thực sự cảm nhận qua chuyến về Việt Nam vừa rồi, tôi huy [sic] vọng Ngài sẽ cùng hợp tác với chúng tôi để chúng ta có những cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm đem lại lợi ích thiết thực góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung thành cộng đồng người Việt ở hải ngoại thực sự đoàn kết vì Quê hương đất nước ruột thịt của mình.” (2)

Xin hãy lưu ý đến mệnh đề cuối: “nhằm đem lại lợi ích thiết thực nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung...”

Mục tiêu của hoà giải, như thế, chỉ nhằm “xây dựng cộng đồng người Việt Nam” ở hải ngoại. “Xây dựng” theo chiều hướng nào? Theo chiều hướng “đoàn kết” với chính quyền trong nước! Nghĩa là, nói cách khác, để biến thành công cụ của chính quyền!

Vậy mà cũng gọi là “hoà giải” sao?

À, tự nhiên sực nhớ chuyện năm 2005 chính quyền Việt Nam đã vận động chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ tấm bia tưởng nhớ những người bị chết trên đường vượt biển ở đảo Galang và đảo Bidong, nơi dừng chân của cả hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam trước khi được định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó.

Chỉ có hai tấm bia nhỏ nhoi ở hai hòn đảo heo hút như vậy mà họ cũng không chịu nổi. Thì nói đến chuyện hoà giải làm gì cho mệt.

Back to top
« Last Edit: 27. May 2010 , 20:27 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
ĐỌC BÁO: CON RỂ NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỊNH MUA CĂN NHÀ LỚN NHẤT NƯỚC MỸ
Reply #263 - 02. Jun 2010 , 16:55
 
Các VẸM đang tranh nhau mua căn nhà lớn nhất nước Mỹ (75 triệu đô la)

Theo nguồn tin không chính thức, con rể của Thủ tướng Cộng sản, ông Henry Nguyễn, qua trung gian của ông anh rể Thomas Cornor, là người đầu tiên đã bắn tiếng mua căn biệt thự dưới đây...Những đại gia Đỏ khác cũng đang cử người tới tấp đến Florida để tranh dành mua bằng được bất động sản có một không hai này ...
Một ngôi nhà thiết kế theo kiểu cung điện Versailles của Pháp được rao bán với giá 75 triệu USD ở tiểu bang Florida, Mỹ.

...

Ngôi nhà xây bởi nguyên liệu và tiền Mỹ, nhưng sẽ là nơi mà bao xương máu của dân nghèo Việt Nam... sẽ đổ vào!


Theo Telegraph, biệt thự tráng lệ này được ông trùm David Siegel và vợ Jacqueline, cựu hoa hậu bang Florida, bắt tay vào xây dựng ba năm trước. Mặc dù vẫn còn khoảng 18 tháng nữa ngôi nhà mới hoàn thành nhưng vợ chồng Siegel đã quyết định rao bán nó trên thị trường. Ngôi nhà này khi xây xong được cho là sẽ lớn nhất nước Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng người mua tương lai sẽ phải chi thêm 25 triệu USD nữa trước khi có thể dọn đến ở. Phần khung của ngôi nhà đã hoàn tất nhưng toàn bộ trang thiết bị, nội thất đều chưa có.
Biệt thự có 30 phòng ngủ, có chỗ chơi bowling, sân trượt ván và một hồ bơi kích cỡ tiêu chuẩn Olympic. Nó được trang bị phòng khiêu vũ, một nhà hát cho trẻ con, một sân bóng chày, hai sân tennis, một hội trường lớn với mái vòm kính, một nhà bếp rộng hơn 100 m2, ngoài ra còn có 10 bếp nhỏ rải rác.
"Cung điện Versailles" của Mỹ còn có hầm rượu cao hai tầng, một hang động đá với ba spa ở sau một thác nước cao hơn 24 mét, garage để xe thì có đủ chỗ cho 20 xe hơi.
Các nhân viên bất động sản cho biết đã có một số khách hàng tiềm năng từ Nga và vùng Viễn Đông tỏ ý quan tâm đến ngôi biệt thự này.

Back to top
« Last Edit: 02. Jun 2010 , 17:00 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #264 - 02. Jun 2010 , 20:52
 

"GIẢI PHÓNG"  Nổi Kinh Hoàng Của Người Dân Nam Việt


...


Tiến Sỹ Lê Hiển Dương

Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp



Ts.Lê Hiển Dương

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Ki Tô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xãy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng  Tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xãy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng  “… liberation from what?...” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt … bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…
...

"Giải Phóng Miền Nam"


Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hỡi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và Ban Giám Hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đã trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…

...


...

Hai triệu đồng bào miền Bắc phải di cư vào Nam sau khi miền Bắc được "giải phóng"


Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu! 

Nhận xong nhiệm sở từ Ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường Trung Học Sư Phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng  ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là Lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được Bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

...

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh

Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…



Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:


“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá

Mỗi hòn than mẫu thóc cân ngô

Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”


...


Giải Phóng Mặt Bằng ở Cồn Dầu


Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mĩa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì  "sinh bắc tử nam" mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em  bởi họ đã vào chiến trường và không  bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc,
...


Giải phóng mặt bằng ở Loan Lý


là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau " giải phóng mặt bằng " là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh và Lê Hữu Nam…

Chẵng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.

...


Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010

Tiến sỹ Lê Hiển Dương


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #265 - 21. Jun 2010 , 23:38
 

Yêu nước lén lút buôn người công khai



Ngô Nhân Dụng




Trên diễn đàn Bô Xít Việt Nam (boxitvn) một bạn trẻ than rằng anh đang phải “yêu nước lén lút.” Yêu nước, vì anh tham gia một phong trào nhắc nhở đồng bào về chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lén lút, vì yêu nước mà không dám đứng dậy công khai bầy tỏ lòng yêu nước trước mặt mọi người!
...

Các bạn trẻ trong phong trào lén lút yêu nước đi viết khẩu hiệu trên tường, ở rất nhiều nơi trong nước Việt Nam. Khẩu hiệu chỉ có sáu chữ viết tắt, “HS - TS - VN!” Ai cũng hiểu 6 chữ đó nói gì: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!

Khi viết khẩu hiệu là muốn hô hào cho người khác nghe hoặc thấy ý kiến của mình. Và muốn kêu gọi mọi người đồng ý đồng tình với mình, cùng phổ biến lại ý kiến đó cho nhiêu người biết! Khẩu hiệu mà phải viết tắt, không dám viết đầy đủ, cũng giống như muốn nói một điều gì nhưng miệng câm, hoặc bị bịt miệng, không nói lên được. Do đó, phải khua tay chân, làm dáng điệu, nháy mắt, lúc lắc cái đầu, cho người khác hiểu. Cả nước Việt Nam đang bị bịt miệng không được nói lớn tiếng một câu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của nước chúng ta!” Vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam phải viết tắt, phải dùng ngôn ngữ của những người câm!

Người viết đưa tin lên mạng boxitvn tên là Trịnh Hưng. Anh gửi lên mạng nhiều tấm hình chụp các bức tường, những cây cột chân cầu đã viết khẩu hiệu “HS - TS - VN!” bằng chữ lớn, xuất hiện ở thành phố Nam Ðịnh. Anh hãnh diện báo tin người dân trong tỉnh anh đã nhập cuộc, tham dự phong trào viết khẩu hiệu này. Nhờ các thanh niên yêu nước lén lút đó, từ nay, Nam Ðịnh có thể đứng ngang với các tỉnh đi trước như Ðồng Nai, Bình Dương, Sa Ðéc, Trà Vinh, Cần Thơ, Bình Thuận, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, và Ninh Bình.

Nhưng các bạn trẻ ở thành phố Nam Ðịnh, cũng như nơi khác, đều phải đi viết các khẩu hiệu “HS - TS - VN!” vào ban đêm! Tại sao không dám viết công khai giữa ban ngày? Ðúng là muốn yêu nước cũng phải yêu lén lút; giống như các cô cậu nhân tình trẻ đang bị cha mẹ cấm đoán! Cha mẹ nào cấm đoán không cho các thanh niên được tỏ lòng yêu nước?

Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam! Vì bản chất của các chế độ Cộng Sản là độc quyền. Ngay khi cướp được chính quyền, đảng đã nắm giữ các độc quyền kinh tế, độc quyền chính trị, viết vào hiến pháp rằng đảng độc quyền lãnh đạo cả nhà nước lẫn xã hội. Cho nên đảng cũng chiếm độc quyền yêu nước. Thời 1945 bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã bị đảng Cộng Sản giết, vì họ sợ mất độc quyền! Các thanh niên Việt Nam bây giờ không dám yêu nước, cũng vì sợ vi phạm độc quyền của đảng, nếu không mất mạng thì cũng mất việc làm! Trịnh Hưng thú nhận ai cũng bị con “vi rút sợ hãi” nó nhập trong người, yêu nước cũng không dám nói công khai “nếu không được nhà nước cho phép!” Trịnh Hưng viết: “...Phần lớn mọi người còn ngần ngại nếu không nói là e sợ, không dám bày tỏ lòng yêu nước của mình vì những mối đe dọa lúc nào cũng quanh quẩn ở bên ta.”

Ai đe dọa? Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đang nắm toàn quyền cai trị! Tại sao đảng Cộng Sản lại cấm người ta bầy tỏ lòng yêu nước? Vì họ sợ dụng tới Trung Cộng, một chế độ “vừa là đồng chí lại là anh em” của đảng Cộng Sản!

Trong cuốn tự truyện Ðêm Giữa Ban Ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên kể chuyện thi sĩ Chế Lan Viên làm thơ lúc nào cũng đúng lập trường mà các lãnh tụ đảng đã phát biểu. Ông nêu thí dụ một câu nói của Lê Duẩn, trong một bài học tập nội bộ: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa...” (Văn Nghệ xuất bản, năm 1997 trang 422). Các thanh niên Việt Nam bây giờ không nhớ bài học đó, quên mất rằng cha, mẹ, anh, chị họ đã từng đổ máu cho Liên Xô, Trung Quốc. Nay nước Cộng Sản Liên Xô biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại nước Cộng Hòa Nga. Nhưng Trung Quốc thì vẫn còn chế độ Cộng Sản, vẫn là đồng chí, anh em với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Cho nên, họ cấm người Việt Nam không được hô lớn công khai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”
...

Các bạn thanh niên Việt Nam phải bày tỏ lòng yêu nước một cách lén lút; nhưng nhà nước Cộng Sản thì lại công khai làm một công việc khác mà đáng lẽ ai biết liêm sỉ thì cũng tránh không làm. Ðó là việc buôn người.

Bộ Ngoại Giao Mỹ mới công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới, vẫn xếp nhà nước Việt Nam vào “loại 2” tức là thuộc loại những nước cần được theo dõi. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã được xếp trong danh sách này từ 4 năm qua. Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận nhiều người lao động Việt Nam được các công ty môi giới đưa ra nước ngoài đã phải làm việc như các nô lệ. Nhiều phụ nữ Việt Nam, trong đó có cả các em gái vị thành niên vẫn được đưa qua các ổ mãi dâm ở các nước như Cam Phu Chia, Trung Quốc và Lào; sau đó nhiều người lại bị bán lại lần nữa qua Mã lai Á, Thái Lan, vân vân.

Nhưng Dân Biểu Chris Smith, Cộng Hòa, tiểu bang New Jersey, đã lên tiếng chỉ trích Bộ Ngoại Giao Mỹ còn sai lầm, khi xếp ba nước Việt Nam, Ấn Ðộ và Trung Quốc vào “loại 2” (Tier 2) trong khi đáng lẽ phải xếp các nước này vào Loại 3 (Tier 3), vì chính quyền ở các nước đó chưa có những luật lệ nghiêm ngặt để đề phòng, ngăn chặn nạn buôn người và bảo vệ các nạn nhân.

Ông Chris Smith là một tác giả của đạo Luật Chống Nạn Buôn Người mà Quốc Hội Mỹ thông qua năm năm 2000, sau đó ông lại đề nghị thêm 2 đạo luật khác để thi hành đạo luật trên. Hai đạo luật này nhắm giúp thúc đẩy việc truy tố các thủ phạm buôn người, và nhắm bảo vệ các nạn nhân không bị trả thù khi họ đứng ra tố cáo. Vị dân biểu nổi tiếng về các đạo luật dân quyền và nhân quyền này nói rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đáng thuộc “Loại 2” để “theo dõi đặc biệt” vì “Chúng ta có chứng cớ vững chắc cho thấy xứ này là một nguồn gốc của công việc buôn người.”

Ông Smith tố cáo chính quyền Cộng Sản Việt Nam là chủ nhân chính thức hoặc bán chính thức các công ty đưa người Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, mà trong đó có những người bị bắt làm việc như nô lệ, cũng như các phụ nữ bị buộc phải làm nghề bán thân. Ngoài ra, ông tố cáo chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã bị tòa án ở nhiều nước kết tội trong nhiều vụ kiện do các nạn nhân bị buôn người khởi xướng, hoặc do các tổ chức vô vị lợi giúp họ; nhưng chính quyền Cộng Sản không bao giờ chịu nộp tiền phạt. Trong số những tổ chức đó có Boat People SOS và tổ chức Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam; đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều vụ ở Trung Ðông và Malaysia, để bênh vực và bảo vệ các nạn nhân bị Cộng Sản Việt Nam đem bán cho các chủ nhân nước ngoài.
...

Công nhân Việt Nam đang làm việc tại một xưởng chế tác vàng ở Malaysia,     ảnh chụp năm 2009

Ông Smith nói cho công chúng và báo chí Mỹ nghe những điều mà người Việt Nam đã biết từ lâu. Ðằng sau các tổ chức gọi là xuất khẩu lao động, đằng sau các công ty làm môi giới cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc, đều là những cán bộ Cộng Sản. Có thể nói công việc “buôn người” để lấy vàng và đô la Mỹ đã bắt đầu từ ngay sau năm 1975! Khi đó, các cán bộ Cộng Sản tổ chức cho nhiều người vượt biên, đặc biệt là các người Việt gốc Hoa giàu có. Mỗi một mạng người muốn trốn thoát chế độ Cộng Sản phải chịu một cái giá trả bằng vàng, sau trả bằng đô la vì đồng tiền Mỹ nhẹ, dễ cất giấu hơn! Cả một phong trào vượt biên bán chính thức là một chiến dịch buôn người khổng lồ! Chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm nên tài sản lớn đầu tiên nhờ các dịch vụ buôn người đó. Ðảng Cộng Sản tiếp tục tổ chức cho người Việt ra ngoài làm lao động hay lấy chồng ngoại quốc để kiếm lời, đó cũng chỉ là tiếp nối công tác kinh doanh người vượt biển ngày xưa.

Công việc kinh doanh buôn người của đảng Cộng Sản thực hiện được, kiếm tiền đáng kể, từ năm 1975 đến nay đều nhờ vào chế độ giành độc quyền chính trị cho đảng Cộng Sản. Nếu không chiếm “độc quyền lãnh đạo” thì không chính quyền nào trên thế giới có thể kinh doanh buôn người kiếm lợi trên quy mô to lớn trong nhiều năm trời như vậy. Cho nên dù ông Dân Biểu Smith hoặc Bộ Ngoại Giao Mỹ có chỉ trích mạnh mẽ tới đâu, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không thể nhả món lời to lớn đó ra khỏi miệng được! Trừ khi chính người Việt Nam đứng lên gây một phong trào chống nạn buôn người ngay trong đất nước mình. Nếu một phong trào như thế được gây nên, chắc chắn cả thế giới sẽ hỗ trợ, và người Việt Nam ở nước ngoài sẽ hết lòng hỗ trợ. Vì tình máu mủ đồng bào, không ai không cảm thấy xấu hổ trước cảnh các công nhân Việt Nam bị bạc đãi ở Mã Lai Á, Ðài Loan; hay các phụ nữ Việt Nam bị đem bầy hàng bán ở Thái Lan, Singapore!

Khi nào rất nhiều người dân Việt Nam ý thức được nỗi tủi hổ đó, chính chúng ta sẽ cùng nhau chấm dứt nạn buôn người ở nước ta. Cũng như khi các bạn thanh niên cảm thấy tủi hổ vì không được bầy tỏ lòng yêu nước. Trên mạng lưới boxit.vn, Trịnh Hưng bấy tỏ lòng thán phục với những người bạn trẻ khác đã lén lút viết những chữ “HS - TS - VN” trên khắp nước. Anh vinh dự báo tin tỉnh Nam Ðịnh đã tham gia phong trào này, nhưng anh thú nhận: “Tôi nghe các bạn nói là phải ‘yêu nước lén lút’ mà cảm thấy tủi hổ!”

Không lẽ dân tộc Việt Nam cứ chấp nhận chịu sống trong tủi hổ mãi như vậy?
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #266 - 24. Jun 2010 , 20:22
 
Louisiana trình làng loại gạo mới: Jazzmen Rice.  Sẽ cạnh tranh ráo riết với gạo Jasmine Thái Lan

Wednesday, June 23, 2010
Hà Giang/Người Việt

...


Gạo thơm Jazzmen Rice, một sản phẩm mới của Louisiana, kết quả của 12 năm nghiên cứu tại trung tâm nông nghiệp của đại học tiểu bang Louisiana, rất có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với gạo Jasmine của Thái Lan. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

WESTMINSTER - “Cơm chín rồi, mấy em xuống thử đi!” Chị Vĩnh vừa nói vừa tiến đến gần giữa phòng biên tập Nhật báo Người Việt. Không cần phải mời lâu, chúng tôi lục tục kéo nhau xuống bếp. Lúc ấy là khoảng gần năm giờ chiều, lúc mà đa số ai cũng đang biến thành “con ma đói...”
Khi tôi xuống đến nơi, thì chị Ngọc Anh đã gật gù:
“Ồ, dẻo và thơm đấy chứ!
Ðâu có thua gì của Thái. Mà lại healthy nữa.”
“Ðâu đâu em thử xem!”
Lan ở đâu xuất hiện.
“Cũng ngon, nhưng em nghĩ chắc dẻo hơi thua Thái Lan”.
“Không! Mình thấy nó dẻo và có một mùi thơm rất đặc biệt, mà nhai kỹ xong lại có vị ngọt nữa.” Chị Ngọc Anh lên tiếng bênh vực.
“Có lẽ em ăn phải hột vừa chín tới, thử lại xem!” Thấy Lan vẫn có vẻ chưa đồng ý, chị Vĩnh bảo.
“Em thì thấy độ dẻo vừa đủ, còn mùi thơm rất tự nhiên, rất khác Thái Lan.” Tôi nói.
Ðến lúc đó thì thấy mọi người xúm xít, chủ bút lại đi xuống, rồi cũng ăn thử.
“Ừ! có mùi thơm mát mát rất quen. Mùi gì vậy ta?”
Chị Phú bên Sales xuống nếm thử rồi bảo:
“Ừ được đấy, vừa ngon vừa không có chất đường. Thế này thì mua về nhà nấu cho mọi người ăn được rồi.
“Chị sẽ mua về nấu cho mọi người ăn trưa.” Chị Vĩnh gật gù:
Chủ bút bỗng hít hít mũi, nói lớn:
“À biết rồi, nó thơm mùi bắp!”
Tôi nhìn vào nồi chè bắp đang được nấu ở một góc bếp, hơi nghi ngờ.
Tôi xúc một muỗng nhỏ mang đi chỗ khác để phân tích mùi hương, rồi quay trở lại gật đầu:
“Ừ, có lẽ có mùi thơm bắp thật!”
Hạo Nhiên từ đâu chạy xuống, cũng xà vào nếm thử:
“Ủa, chẳng thấy gì khác biệt cả.”
“Không có gì khác biệt là ăn tiền rồi!”
Tôi nói.
Chị Phú kết thúc cuộc “thử gạo,” kết luận: “Nên nhớ là không có đường, tốt lắm nhé.”
Ðó là quang cảnh buổi “nếm” cơm được nấu từ gạo “Jazzmen Rice” tại nhà bếp, cũng là phòng ăn, của Nhật báo Người Việt.
Chỉ vài hôm trước, khi ông Tony Trần, thuộc hãng Cajunland Seafood, chưa đến thăm tòa soạn, trong vai trò đại diện của hãng Jazzmen Rice LLC, thì chúng tôi chưa hề biết là trên đời này có một thứ gạo có cái tên là “Jazzmen Aromatic Rice.”
Hôm ấy, ngồi bên cạnh những bao gạo lớn nhỏ, ông Tony say sưa kể chúng tôi về lịch sử của gạo “Jazzmen Aromatic Rice,” một loại gạo thơm được sản xuất ngay tại Louisiana, Hoa Kỳ, một sản phẩm sẽ được mang ra thị trường, cạnh tranh với gạo Jasmine của Thái Lan. Theo ông, thì cách đây trên 50 năm, tiểu bang Louisiana, có một giống gạo tên là Toro, một loại gạo bình thường của Mỹ do người Cajun trồng.
“Ðây là một loại gạo khô, không dẻo lắm, và thường được người Cajun nấu trong các món ăn có đồ biển và và nhiều gia vị.”
Ông nói.
Vì gạo Toro chỉ được trồng cho người Cajun trong vùng, cho nên, “khoảng 21 năm trở lại đây, thì gạo này bị biến mất trên thị trường,” ông Tony cho biết.
“Lý do là vì người tiêu dùng ít quá, nông dân họ không trồng nữa, họ dùng ruộng để nuôi ruộng crawfish thì có lợi hơn.”
“Ruộng trồng lúa mà lại dùng để nuôi crawfish?”
Tôi hỏi.
“Ừ, thế mới lạ. Tí nữa tôi sẽ nói về việc đó.” Ông Tony hứa hẹn rồi tiếp tục câu chuyện.
Một thời gian sau, chính phủ liên bang Hoa Kỳ thấy kinh tế của tiểu bang Louisiana ngày càng đình trệ, nên đã bỏ ra một số tiền rất lớn để nghiên cứu để làm cho người dân Louisiana có thể thu hoạch nhiều hơn bằng cách phát triển việc canh tác với những tài nguyên có sẵn của họ.
Dự án quan trọng này được trao cho trung tâm nông nghiệp của Louisiana State University (trường đại học tiểu bang Louisiana) nghiên cứu.
Sau ròng rã 12 năm khảo cứu, và không biết bao nhiêu là tiền được chi ra, Louisiana State University dùng hạt giống gạo Toro cũ, liên tục gây giống và cho lai giống, với mục đích tạo nên một loại gạo thơm, vừa ngon miệng, vừa tốt cho người tiêu dùng.
Ông Tony cho biết mãi cho đến giữa năm 2009 thì hạt gạo lý tưởng mới thành hình, và vào gần cuối năm đó, thì công ty Jazzmen Rice LLC mới gặt được mùa đầu tiên.
Mức sản xuất lúc đó chỉ nhỏ giọt để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng, nhưng “rất may là gạo Jazzmen được người tiêu dùng hưởng ứng ngay.”
“Tại sao lại có cái tên là Jazzmen Rice?”
Tôi hỏi.
Ðó là cái tên do công ty chuyên về phát triển thị trường chọn, vì Louisiana nổi tiếng về nhạc Jazz, và vì đây là một loại gạo được sản xuất ngay tại Louisiana.
“Do đâu mà ông khám phá ra loại gạo này?”
Tôi hỏi.
Tony cho biết trong công việc phân phối Seafood, ông thường đi gặp những người nuôi crawfish, và nhờ đó mới gặp những người trồng lúa, vì lúa và crawfish được canh tác ở cùng một thửa ruộng.
Thoạt đầu thì công ty Jazzmen Rice LLC chưa đưa gạo vào thị trường Á Ðông, nhưng sau nhiều lần gặp gỡ thì họ nói: “Này anh Tony, đi chào hàng cho chúng tôi đi chứ!”
“Thế là hãng Jazzmen Rice trao cho chúng tôi toàn quyền việc đưa gạo Jazzmen Rice vào thị trường Á Ðông.”
Anh tâm sự.
Trở lại việc nuôi crawfish trong cùng ruộng lúa, anh Tony giải thích:
Con crawfish được nuôi trong ruộng lúa, vì nó rất thích ăn gốc của cây lúa. Khi gặt lúa xong thì nông dân để lại cái gốc, và khi họ bơm nước vào ruộng thì crawfish đến ăn cái gốc lúa.
Ðó là lý do tại sao con crawfish ăn rất thơm và béo, vì nó chỉ ăn gốc lúa chứ không chịu ăn một thứ hóa chất gì khác.
“Ðưa một sản phẩm mới tinh vào thị trường không phải là một điều đơn giản.”
Tôi nói.
Ông Tony bảo rằng đồng ý, nhưng cho rằng Jazzmen Rice sẽ được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi vì nó có 4 đặc tính, quan trọng nhất là yếu tố liên quan đến sức khỏe.
Về sức khỏe, gạo Jazzmen Rice hoàn toàn không có chất đường, hầu như không có chất “gluten,” và chứa chất tinh bột thấp nhất so với các gạo khác, vì thế ăn vào không bị mập.
“Chất gluten bị ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ con đang lớn lên, cho nên tạo ra được một loại gạo không có gluten rất quan trọng.”

Ngoài ra gạo Jazzmen Rice được sản xuất hàng tháng, và vì thế lúc nào người tiêu dùng cũng được ăn gạo mới, khi nấu chỉ cần dùng một nửa số nước, so với các loại gạo khác.
Liệu rồi gạo Jazzmen Rice sẽ có cạnh tranh được với gạo Jasmine của Thái Lan không, nhất là trong thị trường Việt Nam tại đây?
Câu trả lời còn tùy vào hưởng ứng của giới tiêu thụ!
Nhưng sự ra đời của Jazzmen Rice đã khiến Bộ Nông Nghiệp Thái Lan lập tức chú ý.
Trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 9, ông Prasert Gosalvitra, giám đốc cơ quan chuyên về gạo của chính phủ Thái công bố là Jazzmen Rice “không thể cạnh tranh với Jasmine Rice được.”
“Như mọi người biết, gạo sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam không nào thể đạt được phẩm chất cao của Jasmine Rice do Thái Lan sản xuất, dù họ lấy hạt giống của chúng tôi, vì khí hậu và đất có một tầm ảnh hưởng quan trọng.”
Tiến Sĩ Xuayan Sha, người Mỹ gốc Hoa, thuộc trung tâm nông nghiệp của Louisiana State University, và cũng là người đảm trách việc tạo ra hạt lúa Jazzmen Rice, cho biết ông không dùng hạt giống của Thái Lan, mà cấy giống của gạo Toro và một loại giống khác của Trung Quốc.
Giới phân tích thị trường nông sản dự đoán rằng gạo Jazzmen Rice là một địch thủ đáng ngại của gạo Thái Lan, vì không khí và đất của Louisiana rất thích hợp cho việc canh tác gạo Jazzmen Rice, và so với gạo Thái, Jazzmen Rice được mùa hơn gấp ba lần, khiến nhà nông có lợi hơn.
Ðối với người tiêu dùng thì việc gạo Jazzmen Rice ăn không bị mập và an toàn hơn cho người có bệnh tiểu đường là yếu tố rất quan trọng.
Ðại diện của hãng Jazzmen Rice LLC cho biết hiện giờ họ chỉ gặt được 500 tấn mỗi năm, nhưng dự định đến năm 2011 sẽ nâng mức sản xuất lên đến 63,000 tấn (tức 18% số gạo Thái loại Jasmine được nhập vào Hoa Kỳ hàng năm).
Ông Tony cũng cho biết tiểu bang Louisiana có chương trình huấn nghệ và cho vay tiền những nông dân nào muốn đến đây để theo đuổi nghề làm ruộng.
Liệu đây có phải là một cơ hội tốt cho đồng bào theo ngư nghiệp của Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng bởi nạn tràn dầu?
Có thể lắm chứ!
vvvvvvv

Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #267 - 04. Jul 2010 , 17:40
 

Nhìn lại Việt Nam sau 35 năm (1975-2010):

Đất nước tôi, dân tộc tôi - bao giờ tỉnh thức?



Song Chi

Khi phải sống lâu trong một môi trường mà sự ô nhiễm từ không khí, nguồn nước cho đến thực phẩm đã vượt xa mức cho phép, mà sự bừa bộn, phản thẩm mỹ, phản văn hóa, phi văn hóa… tràn lan từ cảnh quan, quy hoạch, kiến trúc cho đến cách sống cách xử của con người… như ở Việt Nam hiện nay, người ta sẽ quen với điều đó và nhiều khi không nhận ra là mình đang phải chịu đựng điều gì.
...

Cũng vậy, khi phải sống quá lâu dưới một chế độ độc tài, hoặc nói cách khác, khi chưa bao giờ thật sự được hưởng một nền tự do dân chủ, người ta sẽ không nhận thức được mình đang thiệt thòi như thế nào so với người dân trong một đất nước tự do, dân chủ.

Nếu nhìn vào một xã hội dân chủ dân sự như Mỹ chẳng hạn, có thể thấy một trong rất nhiều ví dụ về sự thay đổi: chỉ mới vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX thôi, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ còn nặng nề như thế nào, nhưng bây giờ nước Mỹ đã có một Tổng Thống da màu. Một trong những điều làm nên sự thay đổi đó là khả năng dám nhìn vào sự thật của chính người Mỹ – rất nhiều bài báo, cuốn sách, bộ phim về đề tài này đã ra đời, rất nhiều cuộc biểu tình thậm chí có cả đổ máu nữa… đã thức tỉnh lương tâm của nhân dân và chính quyền.

Một xã hội dám nhìn thẳng vào những sai lầm, những căn bệnh của nó, xã hội đó chắc chắn sẽ tìm ra hướng giải quyết và sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Trong khi đó, sự tồn tại của một thể chế chính trị độc tài là dựa trên sự bưng bít, che chắn, dối trá và mỵ dân, do vậy không bao giờ dám nhìn vào sự thật, vào những sai lầm, khuyết tật của mình.

Ở Việt Nam, đã có một thời gian dài sau ngày 30.4.1975, mọi cái xấu, cái tệ hại của xã hội được đổ thừa hết cho hậu quả của chiến tranh và “tàn dư của chế độ Mỹ-Ngụy”. Sau đó, khi đến thời “mở cửa” thì bao nhiêu sự xáo trộn, tha hóa về mặt đạo đức xã hội, sự thay đổi và cả biến chất của con người… lại được đổ cho nền kinh tế thị trường. Còn gần đây, người ta lại mới tìm được một lý do nữa để đổ thừa: sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu – chính nó đã làm cho giá cả leo thang, nạn thất nghiệp tăng vọt, nó cũng là nguyên nhân của nhiều tội ác do kẻ phạm tội bị khủng hoảng, trầm cảm…! Nhưng cái nguyên nhân chính, gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội VN bao nhiêu năm qua thì không bao giờ được phép nhắc đến!
...

Khởi đầu từ sự chọn lựa sai con đường đi cho cả đất nước và dân tộc đã dẫn đến mọi sai lầm khác: từ cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm cho đến quyết tâm lao vào con đường thống nhất bằng mọi giá kể cả máu của hàng triệu người dân và quá nhiều tổn thất đến hàng bao nhiêu năm sau cũng chưa hồi phục nổi; vừa kết thúc chiến tranh thì những sai lầm trong chính sách ngoại giao lại dẫn đến hai cuộc chiến tranh khác với Trung Quốc và Cam pu chia tiếp tục làm hao mòn tài lực nhân lực của đất nước; trong lĩnh vực kinh tế xã hội cho đến cách đối xử với phe bại trận và con cháu của họ cũng lại hàng loạt chính sách sai lầm, bất công phi lý… dẫn đến những cuộc ra đi của hàng triệu thuyền nhân VN bất chấp cả sinh mạng để tìm đến những vùng đất tốt đẹp hơn; một nền kinh tế theo mô hình bao cấp xã hội chủ nghĩa suýt làm cả dân tộc lâm vào cảnh chết đói…, và những sai lầm khác nữa, sai lầm sau luôn đắt giá hơn sai lầm trước! Tại sao?

Bởi vì khi không dám hoặc không muốn nhìn thẳng vào sai lầm thì bài học sai lầm sẽ không bao giờ được thuộc.

Bởi vì sự thật vô cùng đơn giản là chưa bao giờ những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi và sự tồn vong của Đảng, của chế độ, thậm chí chỉ là quyền lợi của một nhóm người.

Một trong hàng ngàn ví dụ về điều này: cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm giữa hai miền Nam Bắc đã kết thúc được 35 năm (1975-2010) nhưng nhà nước VN chưa bao giờ nhìn lại lịch sử một cách công bằng, trung thực, chưa bao giờ có một hành động nào gọi là hòa hợp hòa giải thực lòng ngoại trừ những lời nói suông! Hãy nhìn vào cách ứng xử của phe thắng trận Bắc Mỹ đối với phe đầu hàng Nam Mỹ sau khi cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ kết thúc vào tháng 4.1865; hay cách ứng xử của chính quyền Tây Đức đối với nhân dân Đông Đức sau ngày bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 để thấy lòng đau đớn vì đất nước này, dân tộc này đã quá nhiều bất hạnh mà lại thêm tầm nhìn hẹp hòi của các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN nên đã tạo thêm nhiều bi kịch sau chiến tranh và cho đến tận bây giờ, sau 35 năm lòng dân vẫn đầy chia rẽ, rời rạc, tan tác. Hay cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc mở đầu hơn 30 năm trước (17.2.1979) mà cho đến nay nhà nước VN vẫn cố tình né tránh, không muốn nhắc đến. Không có lễ kỷ niệm, diễn văn, những bài báo công khai trên mạng lưới báo chí quốc doanh… như là những cuộc chiến tranh với Pháp với Mỹ; và tất nhiên lại càng không có sự nhìn lại, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thành thật công khai rõ ràng trước toàn dân… điều mà họ chưa bao giờ làm trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Không chỉ đa số giới trẻ VN mà ngay cả phần lớn người dân VN, do vậy chỉ được biết một cách lơ mơ rằng đã có một cuộc chiến tranh như thế giữa hai quốc gia cùng một ý thức hệ, một thời “môi hở răng lạnh” và hiện tại vẫn đang trong một mối quan hệ vô cùng phức tạp này. Còn nguyên nhân thực sự vì sao xảy ra cuộc chiến, tổn thất sinh mạng giữa hai bên và những hệ lụy của nó, kể cả việc có liên quan đến những hiệp định ký kết về lãnh hải cũng như đường biên giới sau này giữa hai nước… người dân không hề biết, không được quyền biết.

Tất cả mọi sai lầm của chế độ, những khuất tất của lịch sử đều bị bưng bít. May mà bây giờ còn có internet và hệ thống thông tin bên ngoài cho phép những ai muốn tìm kiếm một phần sự thật. Nhưng còn những tháng năm trước đó khi luồng thông tin bên ngoài hầu như không thể vào được VN?

Vào những thời điểm trong quá khứ, sự sai lầm dẫu quá lớn cũng có thể quy cho sự mông muội, thiếu hiểu biết, hoặc ảo tưởng về một lý tưởng, một mô hình xây dựng đất nước. Nhưng cho đến ngày hôm nay thì là chuyện khác.

Làm thế nào có sự công bằng tốt đẹp trong một xã hội khi mà một đảng cầm quyền tự ban cho mình quyền lãnh đạo đất nước duy nhất, vô thời hạn và không hề chịu một cơ chế phân quyền, giám sát nào; khi mà từ công an, quân đội, luật pháp cho tới báo chí chỉ là để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chứ không hề bảo vệ nhân dân; khi mà những người lãnh đạo không hề do dân bầu ra và người dân thì không có bất cứ quyền hạn gì từ việc tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do biểu tình ôn hòa v.v… và nhiều quyền khác nữa.

Chính một thể chế chính trị xã hội như vậy đã tạo điều kiện cho những sự bất công phi lý, những cái xấu và không bình thường được phép tồn tại và ngày càng trở thành bình thường; còn cái đẹp, cái thiện, sự công bằng, dân chủ, tự do, nhân ái đã trở thành của hiếm hoặc bất bình thường hoặc không thể tồn tại.
...

Từ lâu rồi những người lãnh đạo đất nước từ trên xuống dưới đã tự cho phép mình né tránh sự thật, chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy và hết sức coi thường nhân dân. Vì coi thường nhân dân, coi đất nước này chỉ là của riêng họ – của giai cấp cầm quyền, nên họ tự cho phép mình thông qua mọi quyết định từ nhỏ cho đến lớn, trong đó có những quyết định vô cùng hệ trọng liên can đến vận mệnh đất nước như những cuộc đàm phán thương lượng với Trung Quốc về lãnh thổ lãnh hải; hay những quyết định có liên quan đến môi trường, sinh thái, sức khỏe, quyền lợi của hàng chục triệu người dân thế hệ hôm nay và hàng bao nhiêu thế hệ sau, kể cả vấn đề an ninh của Tổ Quốc như việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, những dự án kinh tế xa xỉ với những số tiền khổng lồ phải đi vay v.v… Nhân dân không có quyền được biết, được bàn bạc, được có ý kiến. Bởi vì đất nước này không thuộc về nhân dân.

Và ngược lại, chính vì biết rằng có lên tiếng trước một điều gì đó cũng là vô ích nên lâu dần, người dân trở nên thờ ơ ngay với chính sinh mệnh của dân tộc mình, đất nước mình. Mọi bức xúc rồi cũng chẳng thay đổi được gì, tốt hơn hết là sống cho bản thân, cho gia đình mình – số đông nghĩ thế và họ đã sống như thế. Họ trở nên ngày càng vô cảm với mọi cái bất công phi lý, mọi cái xấu cái ác trong xã hội.

Có thể nói những căn bệnh nặng nhất của xã hội VN bây giờ là sự vô cảm, sự nghi kỵ, mất lòng tin – người dân mất lòng tin vào Đảng, vào những kẻ cầm quyền, vào luật pháp, vào lẫn nhau; và một tình trạng không có chuẩn mực, không có ranh giới – tạm gọi là căn bệnh “vô chính phủ” tràn lan trong xã hội.

Có ai đó đã nói rằng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đều là những thảm họa cho nhân loại, nhưng chú nghĩa phát xít thì bạo phát bạo tàn, còn chủ nghĩa cộng sản kéo dài hơn nên cái hại mà nó gây ra cho từng quốc gia từng dân tộc là nặng nề hơn, to lớn hơn.

Có thể thấy, đến bây giờ thì ít nhất trên thế giới đã có hai “mô hình” chủ nghĩa cộng sản: chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ và “chủ nghĩa cộng sản biến thể hay có thể gọi là ngụy cộng sản” như Trung Quốc và VN - thực tế chỉ là những quốc gia theo chế độ độc đảng, độc tài còn toàn bộ hệ thống lý thuyết Mác xít Lêninnít, lý thuyết về CNCS, CNXH thì đã bị chính những thế hệ lãnh đạo ở các nước này vứt bỏ chỉ còn trưng ra cái vỏ như những tấm bình phong mục ruỗng mà thôi. Nếu như “chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ” làm cho nền kinh tế quốc gia của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ bị kiệt quệ, không phát triển nổi, đời sống nhân dân bị bần cùng hóa, vô sản hóa cùng với sự cực đoan, hà khắc về chính trị và tư tưởng, điển hình là những cuộc thanh trừng, đấu tố, bắt bớ diễn ra hàng loạt khiến cho giấc mộng về “thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn chế độ tư bản hàng nghìn lần” như lập luận của các nhà lãnh đạo các nước này đã nhanh chóng tan thành bong bóng xà phòng trong nhận thức của người dân; hay sự cực đoan, ngu xuẩn và tàn ác của một chế độ cộng sản kiểu chính quyền Pôn Pốt-Iêng Xary của Campuchia khiến cho thế giới kinh hãi và giúp cho người dân thức tỉnh nhanh hơn. Trong khi đó, cái nguy hiểm ở những quốc gia theo chế độ cộng sản biến thể như Trung Quốc hay Việt Nam là nó tạo nên một sự thay đổi bề mặt về kinh tế giúp cho các đảng cộng sản ở những nước này vẫn còn có lý do để mà bào chữa với nhân dân, và nó khiến cho người dân chỉ biết lao vào cuộc làm giàu bằng mọi giá mà quên đi bao nhiêu mâu thuẫn, bất công khác trong xã hội. Đảng cộng sản ở những nước này vì vậy tiếp tục kéo dài sự tồn tại của họ, quá trình thay đổi chỉ diễn ra chậm chạp, nửa vời, nhỏ giọt và chỉ khi thật cần thiết, thực chất là kéo dài ngày hấp hối của chế độ trong khi sự tàn phá tiếp tục diễn ra hàng ngày và di họa để lại càng lớn. Giống như một căn bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, dũng cảm cắt bỏ tất cả phần thịt bị hư hoại thì có cơ may sống sót và cứu được những phần thân thể còn lại, ngược lại nếu né tránh căn bệnh, chỉ dùng thuốc giảm đau để cho qua tạm thời thì đến một lúc nào đó, cả cơ thể chỉ còn là một đống thối ruỗng!

Không kể đến số đông người dân vì thiếu thông tin, vì chỉ được giáo dục tuyên truyền theo kiểu một chiều suốt bao nhiêu năm nên vẫn còn nghe theo những gì Đảng, Nhà Nước và báo chí quốc doanh nói, ngay cả trong hàng ngũ những người lên tiếng đấu tranh đòi tự do dân chủ, vẫn có những người lập luận rằng chỉ chống lại những đảng viên thoái hóa, tham nhũng, tồi tệ, đi chệch đường chứ không chống lại chế độ, không chống lại tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, mô hình XHCN. Vâng, lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản rất hay, mô hình Nhà Nước XHCN rất đẹp (không đẹp sao có thể lôi cuốn hơn nửa thế giới lao theo trong bao nhiêu năm?). Nhưng không phải là mô hình một nước XHCN được lãnh đạo bởi duy nhất một Đảng Cộng sản độc tài toàn trị dù theo kiểu một hay hai kể trên, đã được chứng minh bằng sự sụp đổ của hàng loạt quốc gia trên thế giới, và trong những quốc gia còn lại thì người dân vẫn chưa thật sự được sống tự do,dân chủ, hạnh phúc; vả lại, nếu chỉ chống những cá nhân tham nhũng tồi tệ mà không nói đến cả thể chế chính trị là chỉ mới nói đến cái gốc mà không nói đến cái ngọn.

Một trong những lá bài chủ chốt mà những nhà lãnh đạo cả hai quốc gia theo chủ nghĩa ngụy cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hay đưa ra để xoa dịu nhân dân của họ là tốc độ phát triển nhanh về kinh tế và sự thay đổi trên bề mặt của xã hội. Nhưng phát triển kinh tế chỉ mới là một phần trong việc chứng tỏ xã hội đó đang đi lên theo chiều hướng tích cực, còn bao nhiêu vấn đề khác: khoảng cách giàu-nghèo và sự bất công quá lớn trong xã hội, vấn nạn tham nhũng và sự hình thành những nhóm “siêu lợi ích” trong bộ máy chính quyền có khả năng lũng đoạn kinh tế và thâu tóm mọi quyền lợi vào tay mình; bên cạnh đó là tài nguyên của đất nước bị khai thác đến cạn kiệt, thiên nhiên bị tàn phá không thương tiếc, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng cuộc sống của đa số người dân chưa được cải thiện tận gốc và chế độ an sinh xã hội chưa được quan tâm đến; chưa kể sự xuống cấp tha hóa về đạo đức xã hội, mọi giá trị đều bị lệch chuẩn, và nhiều vấn đề khác… Như thế là một xã hội đang phát triển một cách phi nhân tính và lệch lạc, chệch hướng so với con đường phải đi là xã hội phải ngày một văn minh, con người ngày một tự do, tự chủ, được coi trọng và hạnh phúc hơn!

Một lập luận khác mà những người cầm quyền của Nhà Nước VN cũng thường xuyên đưa ra đó là sự ổn định về chính trị và mọi sự thay đổi, đa đảng… sẽ dẫn đến sự mất ổn định, hỗn loạn, lý do là bởi vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp nên mô hình độc đảng với sự lãnh đạo của Đảng CSVN như lâu nay là đúng đắn, tối ưu. Những người cầm quyền đã lừa mị nhân dân của họ với khái niệm về sự ổn định. Việt Nam quả thật là “ổn định” về chính trị – bởi vì mọi sự lên tiếng, mọi hành động đối kháng của từng cá nhân thôi đều đã được dập tắt ngay từ trong trứng nước. Nhưng ổn định về chính trị hoàn toàn không có nghĩa là ổn định về xã hội, về kinh tế. Bên dưới sự ổn định về chính trị, xã hội VN và ngay cả một cường quốc kinh tế như Trung Quốc, đang chất chứa trong lòng nó những mâu thuẫn vô cùng to lớn do cơ chế chính trị bất công gây nên, có khả năng bào mòn, hủy hoại, tàn phá cả xã hội như đã nói ở trên.

Ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh kết thúc, 24 năm sau ngày bắt đầu “mở cửa” chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, đất nước vẫn đang bị tàn phá hàng ngày bởi nạn tham nhũng, dối trá, bất công phi lý, cái xấu tồn tại khắp nơi… và người dân vẫn chưa hề được hưởng quyền làm chủ thật sự trên đất nước mình.

Nếu như tin rằng nỗi con người đều có số phận khác nhau thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng có số phận riêng. Và nếu tính cách của mỗi con người làm nên số phận của họ thì điều đó cũng đúng với một dân tộc.

Số phận của Việt Nam là một số phận nhiều bi kịch, nhiều chua xót ngậm ngùi, nhưng ngoài những lý do khách quan của vị trí địa lý, của thời cuộc lịch sử chi phối đến một quốc gia nhược tiểu, thì chính tính cách của con người Việt Nam đã lý giải cho số phận ấy.

Hãy nhìn lại số phận Việt Nam và tính cách Việt Nam – ở đây tạm thời chỉ nói đến giai đoạn từ khi có Đảng CSVN.

Ở những kẻ lãnh đạo đất nước, đó là sự ngu muội, chủ quan, duy lý, ích kỷ, tham lam, đớn hèn. Khi phải chọn lựa con đường cho đất nước và dân tộc, họ luôn luôn có những chọn lựa hoặc sai lầm hoặc nửa vời. Còn ở nhân dân, phải đau xót mà nói rằng chính sự bạc nhược, vô cảm và cả thói chia rẽ, thiếu đoàn kết của nhân dân nói chung đã lý giải cho số phận ấy.

Trong tính cách con người Việt Nam nhìn chung dường như không có tham vọng cũng có cả sự cực đoan mà chính những tố chất này mới tạo nên những đột biến, những sự thay đổi mạnh mẽ số phận của một dân tộc.

Dù sao đi nữa, những gì đã xảy ra trong lịch sử thì cũng đã xảy ra.

Nhìn lại quá khứ, học bài học của quá khứ là vô cùng cần thiết. Nhưng quan trọng hơn nữa là việc của ngày hôm nay. Những người cầm quyền đất nước này ngày hôm nay và sắp tới sẽ chọn lựa con đường đi của đất nước như thế nào để VN có thể thoát ra khỏi số phận đầy bi kịch của mình? Và đồng thời nhân dân VN sẽ làm gì để thay đổi vận mệnh của đất nước?

Với những người đang nắm quyền đất nước, hãy đừng so sánh Việt Nam với Trung Quốc để tiếp tục tự nguyện làm bản sao mô hình con đường đi của nước này. Cái khác biệt lớn nhất giữa hai nước đó là nếu ĐCSTQ có tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm vài thập niên nữa, Trung Quốc vẫn chẳng mất vào tay nước nào mà ngược lại, gần như chắc chắn sẽ phát triển trở thành một quốc gia phát xít mới với tham vọng khống chế cả toàn cầu, thậm chí dẫn nhân loại vào một thế chiến thứ ba. Còn ĐCSVN nếu tiếp tục nắm chính quyền thì độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ luôn luôn là ngọn chỉ mành treo trước gió bão từ phương Bắc.

Nếu không có bất cứ một sức ép nào từ sự thức tỉnh của nhân dân, chắc chắn rằng những người cầm quyền đất nước này không muốn thay đổi bởi vì chỉ có một cơ chế chính trị độc tài toàn trị như lâu nay mới cho phép họ được hưởng mọi quyền lợi trong cuộc sống mà không bị phán xét gì. Trong nhân dân, ngoài những kẻ có chức có quyền, có thể có một thiểu số giàu có thuộc tầng lớp trên cũng không muốn thay đổi vì xã hội càng nhá nhem hỗn loạn, luật pháp càng nhiều kẽ hở, chính quyền càng thối nát thì họ càng dễ kiếm tiền. Nhưng hãy nhìn vào số đông nhân dân đang sống như thế nào, hãy nhìn vào điều kiện và môi trường sống chung của cả xã hội, hãy nhìn và so sánh với các nước để rồi đau và nhục.

VN – đất nước tôi, dân tộc tôi! Chỉ riêng trong thế kỷ XX, bao nhiêu triệu người VN đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh liên tiếp với Pháp, Mỹ, Campuchia, Trung Quốc; bao nhiêu triệu người VN đã chết trong những ngục tù khác nhau của cả hai miền Nam Bắc trong và sau chiến tranh; hàng trăm ngàn người bỏ xác trên biển khi tìm đường ra đi và hàng triệu người khác vẫn đang sống kiếp tha hương trên những quốc gia khác nhau, chưa kể con số đang gia tăng mỗi năm hàng trăm ngàn người khác nữa vẫn đang đi làm thuê, làm Osin, và cả bán thân nuôi miệng trên xứ người… Nỗi đau đó có thể nào quên?

VN hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới về sự giàu có, văn minh, tự do dân chủ, công bằng trong xã hội? Nỗi nhục đó có thể nào quên?

Cuộc sống không dừng lại, thế giới xung quanh không dừng lại. Việt Nam càng thay đổi chậm ngày nào thì mỗi người chúng ta sẽ càng có tội với đất nước, ông bà tổ tiên, với dân tộc và với cả chính bản thân mỗi người ngày đó.

Sự thay đổi đó sẽ đến khi những người cầm quyền đất nước hiện nay (và tương lai) biết sợ sự thật, sợ sự phán xét của lịch sử và sợ nhân dân. Nhưng quan trọng hơn, sự thay đổi đó sẽ đến khi mỗi người VN biết được quyền hạn và sức mạnh của mình, biết nhục nhã chua xót khi nhìn vào các quốc gia khác và có tham vọng để đất nước, dân tộc mình phải được giàu có, độc lập, con người phải được sống trong tự do, dân chủ, hạnh phúc thật sự.

Khi nhân dân Mỹ chọn Barack Obama, họ đã chọn sự thay đổi – Change, từ khát vọng muốn thay đổi của tất cả mọi người.

Với nhân dân VN, sự thay đổi còn cần kíp hơn gấp nhiều lần bởi vì đất nước này, dân tộc này đã sống trong sự thua thiệt, lạc hậu về mọi mặt quá lâu và quá lớn so với rất nhiều dân tộc khác. Và khi gọng kìm của nước láng giềng phương Bắc đang từ từ siết chặt bằng cả sức mạnh về quân sự và “quyền lực mềm” về chính trị, kinh tế, văn hóa…

VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh?

VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh?



Song Chi
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #268 - 07. Jul 2010 , 22:39
 
Lễ hội ngàn năm Thăng Long và cây tầm gửi Cộng Sản




Đông Hà


...


Chỉ còn không đầy 3 tháng nữa là đến ngày kỷ niệm Thăng Long tròn 1000 năm tuổi. Hàng núi tiền thuế của nhân dân được lấy ra từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho đại lễ hiếm có này. Tôn vinh một giá trị lịch sử hàng 1000 năm như Thăng Long là cơ hội để CSVN chen vào đó mà tôn vinh chính bản thân họ, hầu che lấp những hành động cấu kết với Trung Cộng, bán đất, nhượng biển, dâng cống tài nguyên, trấn áp, bóp nghẹt dân chúng của nhà cầm quyền, đã khiến uy tín của Đảng CSVN không những bị giảm sút trầm trọng trong nhân dân, mà thậm chí còn bị quần chúng nhân dân căm ghét như kẻ thù.

Chính quyền cộng sản Việt Nam tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long hoành tráng nhằm thu hút sự quan tâm của nhân dân, khoả lấp đi những tội ác và vô trách nhiệm mà ĐCS đang reo rắc trên đất nước Việt Nam. Họ phô trương những công trình xa xỉ, tốn kém, như muốn chứng minh rằng đất nước mà họ lãnh đạo đang rất phồn vinh, giàu có, dư thừa tiền bạc. Họ muốn gắn hình ảnh của họ với lịch sử, như mong muốn của loại tầm gửi muốn dựa vào cái cây đại thụ mà mơ ước được hòa quyện với cây đại thụ như một.

Một số người sẽ có thể tin như vậy. Sẽ tin cái cây tầm gửi có tên cộng sản đang bám vào cây cổ thụ đất nước này là một; sẽ cho là sự có mặt của cây tầm gửi CS sẽ thành việc tự nhiên. Và từ đó xem vai trò lãnh đạo của ĐSCVN trên đất nước này là điều đương nhiên như đảng CSVN mong muốn. Trong mấy chục năm qua, họ đã bưng bít và giở bao trò lừa bịp để đoạt được niềm tin ấy của nhân dân.

Đơn giản một điều là, nếu như nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mà đất nước phồn vinh thật sự, làm ra của cải thực sự, đất nước phát triển, đời sống nhân dân giàu có và dư thừa của cải, thì tổ chức những lễ hội hoành tráng nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của người dân là đều nên làm. Nhưng loài tầm gửi muôn đời vẫn là tầm gửi, cái xanh tươi, hoa lá của chúng được tạo ra bằng những chất dinh dưỡng của cây cổ thụ. Chúng càng xanh tươi, bóng bẩy bao nhiêu thì cây cổ thụ càng héo mòn, kiệt quệ bấy nhiêu.

CSVN cũng chính là cây tầm gửi và đất nước này là cây cổ thụ vậy. Số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng lấy ra từ ngân sách, do tiền thuế của người đóng góp, để tổ chức lễ hội là một sự xa xỉ quá đáng đối với một đất nước còn nghèo như Việt Nam, một đất nước có quá nhiều món tiền vay nợ từ nước ngoài, quá nhiều người dân còn sống trong cảnh đói nghèo; bệnh tật không có đủ tiền chữa chạy; có nơi trẻ em đi học, qua sông bằng đò, bằng đu dây... Năm nào cũng có em bị chết vì đi học trên những phương tiện thời trung cổ như thế. Một đất nước mà cán cân thương mại xuất khẩu luôn bị thâm hụt, chưa tự lực làm nổi cái xe đạp ra hồn, thì lấy gì có tiền dư thừa?

Lấy tiền đi vay, lấy tiền đào tài nguyên, cắt xén đất đai mà bán để lễ lạc trọng thể có nên không?

Hãy hình dung một gia đình, đời ông bỏ xương máu giữ gìn cơ nghiệp, mở mang, phát triển. Đến đời cháu sau này lười nhác, ngu muội. Đến ngày giỗ ông mang đất đi cầm, chặt cây trong vườn, giết bò, mổ trâu,.... toàn những thứ của cha, ông để lại, lấy tiền đó để làm giỗ, kỷ niệm linh đình. Như thế có thật là hiếu với tổ tiên không? Cái hiếu như thế chỉ khiến tổ tiên nơi chín suối đau lòng, và những người đang sống chứng kiến phải nhếch mép cười khinh bỉ vì cái thói của người nhưng phúc ta, cái thói xa hoa ngu muội ấy.

Giá như chúng gìn giữ vẹn toàn cơ nghiệp, không đủ tài phát triển thì cũng không để những gì của cha ông để lại bị phân tán, mất mát đi. Như thế, dù ngày giỗ tổ tiên dẫu chỉ có nén nhang và vài cây trái trong vườn, thì tổ tiên cũng mát lòng, hả dạ.

1000 năm Thăng Long đã đến với bao công trình xa hoa chào đón. Nhưng biết đến bao giờ các vị thần tứ trấn Thăng Long như Linh Lang, Trấn Vũ, Long Đỗ… mới không còn phải chứng kiến cảnh nợ nần của đất nước, không phải chứng kiến các con cháu mình nai lưng trả nợ hết từ đời này sang đời khác. Không phải thấy các quan lại ngày đêm hết tính chuyện bán rừng, bán bể, bán khoáng sản, bán đất đai để trả nợ, để sống qua ngày. Không phải thấy con cháu mình bôn ba vượt bể để đi làm kiếp thuê mướn, ở đợ mong kiếm miếng ăn. Nếu các thần biết cái món lễ mà con cháu dâng cho ngài là tiền đi vay nợ lãi, tiền bán tài nguyên, tiền cho thuê đất… thì các ngài đau đớn đến đâu. Hay các thần biết được bụng dạ trí trá của bọn con cháu muốn lợi dụng lễ này để chúng nó được này nọ, rồi tha hồ tung tác, hoành hành lừa gạt dân chúng, bán chác gia sản với giá rẻ mạt để ăn tiêu như thế, cái lễ 1000 năm này chỉ khoét thêm vết đau trong lòng tiền nhân mà thôi.

Từ khi nhà Lý rời đô đến nay, Thăng Long nhiều lần chìm trong khói lửa chiến chinh. Chỉ có triều đại nhà Lê kéo dài hơn 300 năm đất Thăng Long được quãng thời gian yên ổn. Câu “Thăng Long Phi Chiến Địa” có lẽ xuất hiện từ thời đó, thể hiện sự mong muốn một kinh thành bền vững, làm yên ổn lòng người. Nhưng ngày nay, với sự tha hoá của những kẻ cầm quyền buôn dân bán nước, cùng với bao nhiêu tội ác mà họ đã và đang làm trên đất nước này, Thăng Long đang phải gánh một trận chiến âm thầm nhưng dữ dội, đó là cuộc chiến của lòng dân đang oán hận với những kẻ cầm quyền bạo ngược.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #269 - 09. Jul 2010 , 06:39
 

Companies brace for end of cheap made-in-China era

Xin mời đọc bản tin ở 
Đây


Back to top
« Last Edit: 09. Jul 2010 , 06:41 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 16 17 18 19 20 ... 40
Send Topic In ra