Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 18 19 20 21 22 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 80886 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #285 - 27. Aug 2010 , 22:19
 
                  
   Thư Cho Con


3 Nhà Toán Học: Từ Ngô Bảo Châu đến
Phạm Minh Hoàng và Lê Bá Khánh Trình



Ngày 25 tháng 8 năm 2010

H,

...


I. Tin từ phóng viên Anh Vũ của dài RFI cho biết:
“Hôm 19/8 vừa qua, tại Ðại hội Toán học Quốc tế (ICM) tại Hyderabad (Ấn Ðộ), giáo sư Ngô Bảo Châu, một trong bốn nhà toán học xuất sắc nhất thế giới đã được vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng cao quý được (VC) đánh giá như là giải Nobel trong lĩnh vực toán. Ngay sau đó, vinh dự nhận giải thưởng Fields không còn là của riêng Ngô Bảo Châu, nhà toán học mang hai quốc tịch Việt- Pháp. Từ nước Pháp, nơi anh đã có gần 20 năm học tập nghiên cứu để đạt tới đỉnh cao toán học như giờ đây, Tổng thống và Thủ tướng Pháp đã lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu. Còn ở quê nhà Việt Nam thì giải thưởng Fieds của Ngô Bảo Châu được đón nhận như một sự kiện lịch sử. Trong suốt cả tuần nay, cái tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trên khắp các mặt báo chí truyền thông trong nước với đầy ắp cảm xúc vinh dự, tự hào... Sắp tới, vào ngày 29 tháng 8, dự kiến bộ Giáo dục Việt nam sẽ tổ chức một lễ đón long trọng Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội cùng với việc công bố quyết định khen thưởng danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam cho nhà toán học vừa được thế giới vinh danh”. [Xem hình nhà toán học Ngô Bảo Châu (phải) nhận giải Fields 2010 từ tay tổng thống Ấn Ðộ Pratibha Patil ngày 19/8/2010 - Reuters].


Chuyện
“Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu”
được coi như chuyện thường... vì Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp, ông là người Pháp gốc Việt; nhưng báo chí
“lề phải”
của CSVN làm
“ầm ĩ”
chuyện này có vẻ khác thường của những kẻ
“ăn theo”,
những kẻ thích
“ăn mày tiếng tăm”
, cho dầu ông vẫn còn mang quốc tịch Việt. Nhiều kẻ trong bọn chúng cứ tưởng tài năng của Ngô Bảo Châu là do Ðảng và Nhà nước đào tạo từ nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, mà quên rằng ông được đào tạo từ nước ngoài, hay đúng hơn từ Pháp. Chuyện đáng nói hơn nữa ở đây là có 3 điều
“lạ”
được phơi bày trên
“lề phải”
Xã hội Chủ nghĩa. Ðó là:

   1.

      Chỉ có báo chí của CSVN mới cho rằng đây là giải thưởng thường được ví như
“Nobel Toán học”
; và dẫn dắt dư luận ít hiểu biết nghĩ rằng duy nhứt chỉ có người Việt Nam được lãnh giải
“Nobel Toán học trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt”
; trong khi có ba người khác cũng nhận được giải Fields kỳ này là Elon Lindenstrauss, người Israel; Cedric Villani, người Pháp; và Stanislav Smirov, một người Nga ở Thuỵ Sĩ.
   2.

      Thông Tấn Xã VC và nhiều báo “lề phải” cũng phịa thêm rằng: “Chiều qua Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới... Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu... Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới”.
   3.

      Báo Công An Nhân Dân còn bịa thêm lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, cho rằng:
“Khi trở thành một nhà toán học, tôi thấy mình càng phải có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Theo tôi, Chính phủ nên lập một Ban cố vấn có chiến lược thu hút người tài để nhiều nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho đất nước”
[người trích in đậm và gạch dưới].



Ngoài ra, cũng được biết thêm là
“Tháng 12 năm 2009, tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học này của ông trong số 10 khám phá khoa học nổi bật nhất thế giới trong năm 2009”; và tin từ AFP cũng ghi nhận “Ngô Bảo Châu đậu tiến sĩ tại Ðại học Paris-Nam (Université Paris-Sud) năm 1997. Sau đó, trở thành giáo sư của đại học này vào năm 2005. Ðầu năm nay, ông nhập tịch Pháp và nhận lời làm giáo sư của Ðại học Chicago ở Mỹ”
.

Có lẽ chuyện Ngô Bảo Châu bị báo chí “lề phải” của Việt cộng làm “ầm ĩ” quá và ông cũng bị làm “ồn” quá nên qua VnExpress ông phải lên tiếng “tâm sự”:

   1.

      Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn.
   2.

      Ông Ðào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC, sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học.
   3.

      Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng.
   4.

      Có một vài bác quen biết, bình thường thì rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc mãi về chuyện cái bút cũ hay cái bút mới. Xin thưa với các bác, cá nhân tôi quí cái bút cũ hơn cái bút mới.
   5.

      Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do
. [người trích in đậm và gạch dưới].



Có điều đáng lưu ý là hơn một năm trước, trong lá thư viết ngày 27 tháng 5 năm 2009, từ School of Mathematics, Institute for Advanced Study, Einstein Drive, Princeton NJ 08540 U.S.A., gửi các Ðại biểu Quốc hội khoá 12 của Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng
đòi hỏi sự quan tâm đúng đắn về vấn đề quặng Bauxite ở Tây Nguyên do Trung Quốc khai thác
. Ông cho rằng:

“Sự thỏa thuận khai thác quặng Bauxite giữa hai nước Việt Trung được trao đổi giữa Hồ Cẩm Ðào và Nông Ðức Mạnh là một sự chênh lệch về lợi ích mà thiệt thòi lớn nghiêng về phía Việt Nam. Xa hơn nữa đó là sự vơ vét tài nguyên và cả vấn đề xâm thực văn hóa của Trung Quốc đang có dấu hiệu đè nặng lên bản sắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa... Ông kêu gọi Quốc hội Việt Nam hãy thu thập lắng nghe các ý kiến phản biện của các khoa học gia và trình bày rõ ràng những vấn đề trách nhiệm Quốc hội đối với các cử tri...”


Vậy mà Ðảng, Nhà nước và Quốc hội đâu có nghe và chuyện “ầm ĩ” về giải “Nobel Toán học” trên “lề phải” cũng “lờ” luôn.



II. Mặt khác, chuyện Ngô Bảo Châu được báo chí “lề phải” của Việt cộng làm ầm ĩ cũng khiến dư luận nghĩ ngay tới một chuyện khác, chỉ xảy ra trước đó mấy ngày, đang làm “ầm ĩ” dư luận quốc tế không kém. Ðó là Giáo sư Toán học Phạm Minh Hoàng [Xem hình Giáo sư Hoàng và con gái] vừa bị công an VC bắt giữ, theo tin được phóng viên Khoa Diễm của Ðài RFA loan đi ngày 15/8/2010:

...


“Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Ðại học Bách khoa TP.HCM vừa bị công an bắt giữ để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài. Giảng viên Phạm Minh Hoàng cũng bị công an điều tra về việc tổ chức các lớp học miễn phí về kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời gian gần đây. Ông Phạm Minh Hoàng từng du học bên Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về Việt Nam dạy học, với ước mơ góp phần đào tạo một thế hệ ý thức được bổn phận và trách nhiệm, để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt. Gần đây, ông được nhiều người biết đến sau khi ký tên và kêu gọi bạn bè cùng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Nhà nước ngưng cho phép Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và tham gia buổi tọa đàm về Biển Ðông và Hải Ðảo Việt Nam tổ chức ở Sài Gòn hồi cuối tháng Chín năm ngoái”
[người trích in đậm và gạch dưới].



Nội vụ được Bà Lê Thị Kiều Oanh [Xem hình Bà Oanh và con gái], vợ của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nói với đài RFA:



“...Vào ngày 11 tây tháng 8 thì có những người công an tới mời tôi và chồng tôi đi lên làm việc. Chồng tôi thì làm việc một nơi, còn tôi thì được làm việc một nơi khác... Sau mấy ngày họ cứ mời lên mời xuống chúng tôi để hỏi cung, mà thực sự là họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà tôi không biết tại sao. Tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi đi... Tới ngày 14 thì tôi được mời vào lúc 8 giờ rưỡi..., tôi chờ tới hơn 9 giờ thì mới bắt đầu cuộc điều tra, và kéo dài cho tới chiều... cơ quan điều tra bắt tôi ký giấy là không được phép nói cái nội dung điều tra với bất cứ một ai”.



Cũng tin từ RFA, ngày 21/8/2010, phóng viên Quỳnh Như cho biết:


“Sau khi Giáo sư Phạm Minh Hoàng của Ðại học Bách khoa bị công an bắt giữ, ngày 17/08 bà Phạm Thị Uyên, một người Pháp gốc Việt, chị ông Hoàng, về TP.HCM thăm cha mẹ già gần 90 tuổi cũng bị công an giữ lại tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội... Về đến Paris, bà Uyên cho biết trong suốt một thời gian tôi bị thẩm vấn từ 10 giờ tối cho đến 2 giờ rưỡi sáng thì người ta nói là bây giờ thì tôi được lệnh tha... Cái làm cho tôi rất khổ sở là sự khủng bố về tinh thần của tôi. Tại vì mỗi một lần như vậy không phải chỉ có hai người hay là ba người mà hết người này vô tới người kia ra và đặt những câu hỏi với tôi, nó làm cho tôi rất là sợ hãi. Và cho tới bây giờ tôi vẫn còn chưa lấy lại được sự bình thường... Ban đêm tôi vẫn không ngủ được. Tôi mở mắt ra tôi vẫn còn cảm tưởng như là tôi vẫn còn đang sống ở Việt Nam. Tôi có cảm tưởng như tôi đang còn bị những người khác hạch hỏi tôi những câu hỏi mà tôi vẫn còn sợ hãi. Trông cái lối làm việc của người ta tôi rất còn sợ.



III. Ðến chuyện thứ ba không được bất cứ ai làm “ầm ĩ”, chỉ có nữ Luật sư Tạ Phong Tần đưa bài cũ, đã đăng trên blog CL&ST ngày 04/12/2007, kể chuyện Giáo sư Toán Lê Bá Khánh Trình:
...

...

“...Người được mệnh danh là ‘thần đồng toán học’, ‘cậu bé vàng của toán học VN’, anh là người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy... Sau khi đoạt giải ở London năm 1979, Lê Bá Khánh Trình được sang Nga du học chuyên Toán 10 năm. Ðể rồi 17 năm sau, thần tượng ấy xuất hiện bằng xương bằng thịt dưới hình hài một người đàn ông gày gò, thiếu sức sống, với ‘cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu... ’ ’, ‘co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, trừ việc đi giảng dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov’. Và hiện nay, ‘là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là Trưởng khoa Toán của Ðại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Lý giải nguyên nhân vì sao chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, Lê Bá Khánh Trình nói: ‘Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp’. Than ôi! 10 năm nghiên cứu, 17 năm giảng dạy nhưng không có cơ hội được nghiên cứu khoa học thì tất cả mớ lý thuyết ấy, cho dù rất cao siêu, cho dù có bộ óc của một ‘thần đồng’ thì cũng chẳng được tích sự gì. Làm khoa học, giảng dạy khoa học nhưng không có cơ hội nghiên cứu khoa học thì lỗi do ai??? Qua câu trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, người đọc ai cũng hiểu rằng ngọn lửa đam mê toán học trong anh đã tắt từ lâu. ‘Chắc là còn’, ngay chính anh còn không biết mình có còn đam mê hay không nữa, và giờ thì anh đã già mất rồi, cơ hội cũng qua rồi, ‘không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa’. Lê Bá Khánh Trình thờ ơ đến mức độ không quan tâm đến mục đích người ta gặp anh phỏng vấn để làm gì nữa, ‘hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn’. Chỉ còn đọng lại một chút Khánh Trình ngày xưa là tính cách trí thức châu Âu có lẽ đã thấm vào anh khi du học ở trời Tây: đúng giờ, lịch sự, giản dị và tiết kiệm qua nhận xét của phóng viên ‘vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về!’. Vì sao Lê Bá Khánh Trình lại trở nên như thế??? Cứ ngỡ tài năng theo thời gian sẽ thăng hoa, ai ngờ lại là một kết cục buồn cho một kiếp người.

“Nhất thất túc thành thiên cổ hận

Tái hồi đầu thị bách niên thân”.

Tạ Phong Tần [http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/125”]



Xin đừng để câu nói “biếm” thành sự thật: “Ðất lành chim đậu, đất không lành đất... nhậu chim luôn” mà hãy xem kinh nghiệm của 3 nhà toán học nêu trên là 3 bài học cần suy nghiệm:

   1.
    Kinh nghiệm Lê Bá Khánh Trình cho thấy ngày nào còn Xã hội Chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam, ngày đó thiên tài chẳng những không được thăng hoa mà còn bị vùi dập cho đến tàn lụi;
   2.
      Kinh nghiệm của Phạm Minh Hoàng cho thấy ngày nào còn độc đảng độc tài cai trị đất nước Việt Nam thì ngày đó thiện chí và lòng yêu nước chẳng những không được trọng dụng, mà cửa nhà tù lúc nào cũng rộng mở cho những đứa con yêu của Tổ Quốc vào nghiền ngẫm “độc tố đỏ trong chén mật ngọt Xã hội Chủ nghĩa”;
   3.
      Chuyện “ăn mày tiếng tăm” Ngô Bảo Châu của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, của báo chí lề phải..., sẽ kéo dài bao lâu... khi người trí thức Việt Nam trong lòng Xã hội Chủ nghĩa ý thức được giá trị câu nói “bám theo lề là việc của con cừu” của nhà toán học Ngô Bảo Châu, để thôi làm con cừu bám theo “lề phải” cho được vinh thân phì gia, hay ít ra cũng được “yên thân” giữa chốn bùn dơ; để làm người mạnh bước trên đường đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, đấu tranh xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh Dân chủ Pháp trị.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #286 - 01. Sep 2010 , 15:23
 
Hoa Hậu  VN ở  Dallas  và Cờ   Vàng


Gom hết tất cả  chữ cái trong bộ 26 chữ hay là các bộ chữ của các ngôn ngữ khác, em nghĩ cũng không  đủ để diễn tả hết đêm Liên Hoan Quốc Tế trong vùng DallassmflowerortWorth mà em được tham dự với Ba và chị của em.

Hội Liên Kết Các Quốc Gia trong vùng DFW là ngưỡng cửa cho vùng đất quốc tế Bắc Texas, nơi mà hơn 44 %  cư dân là những người thuộc thế hệ thứ nhất hay thứ hai định cư ở đây.  Liên thành phố DFW với hơn 1600 tồ chức quốc tế liên hệ và nối kết với với nhau từ văn hoá cho tới kinh tế, đã là một cộng đồng quốc tế thật là sinh động. Em rất thoải mái và hoà hợp ngay trong đêm liên hoan tuyệt vời này vì sinh hoạt với các nền văn hoá khác nhau là chủ trương và sở thích của em.

Là Hoa Hậu của America’s U.S., em có nhiều trách nhiệm phải chu toàn trong đêm dạ tiệc. Đón tiếp các Thị Trưởng tại Khu Vực Tiếp Tân, em phải trao chiếc khăn quàng lụa rất đẹp in hình  lá cờ Hoa Kỳ như một món quà tặng theo nghi thức Phật Giáo là dùng hai tay nâng và choàng lên cồ họ. Thật là vinh dự vì em là người đầu tiên được gặp tất cả các Thị Trưởng lần lượt từng vị  một, và vì em cũng là một Phật tử thuần thành. Em cũng đã có cơ hội để nói chuyện với tất cà các Thị Trưởng.

Các thành viên của Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng Việt Nam tại Dallas và Hạt Tarrant đã được mời tham dự dạ tiệc. Cộng Đồng Việt Nam tại Dallas luôn luôn tham dự trong các sinh hoạt cộng đồng từ Liên Hoan Quốc Tế tại Plano cho đến Phát Quà Giáng Sinh cho các trẻ em nghèo. Thêm vào đó, ông Andy Nguyễn, Tân Quản Trị Viên Khu Vực 2 của Hạt Tarrant cũng hiện diện. Em còn nhớ đã có mặt trong đêm liên hoan chờ đếm phiếu trong ngày bầu cử Quản Trị Viên Hạt Tarrant… Một ngày nào đó, có thể em sẽ theo bước chân của ông Andy Nguyễn, ra tranh cử trong các chức vụ  phục vụ dân chúng… Có nhiều ước mơ và mục tiêu quá, chắc em phải khởi sự viết xuống kẻo quên mất!

Dẫn đầu đoàn diễn hành các Quốc Gia là một trong các nhiệm vụ khác của em đêm đó. Các quốc gia có đại diện tham dự trong buổi dạ tiệc đều cử người cầm lá cờ của mình và các người này bước ra sân khấu khi tên quốc gia được xướng lên với tồng số dân cư ngụ trong vùng DFW. Em thật là hãnh diện khi tên Việt Nam vang vang trong hội trường và lá cờ vàng tươi với ba sọc đỏ do cô Thái Thủy, Phó Chủ Tịch CĐ Dallas cầm hiên ngang phất phới cúng với các lá cờ khác. Tiếp theo là giới thiệu lần lượt 23 vị Thị Trưởng, và vì dạ tiệc được tổ chức tại Dallas, em đã có vinh dự thay mặt Ban Tổ Chức trao bằng Danh dự cho Thị Trưởng Dallas, ông Tom Lepper. Trước khi dạ tiệc bắt đầu với các thức ăn được dọn lên, em đã được gìới thiệu, đứng lên chào với toàn thể quan khách là Hoa Hâu của America’s U.S. trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của mọi người.

Trong buổi dạ tiệc tối nay, có 4 món ăn chính rất ngon đến từ 4 quốc gia: Kasbah Grill từ Morocco; Tamales và Quesadillas từ Mexico; Kalahari từ Nigeria; Bali Slush từ Indonesia, món nào cũng ngon miệng và hấp dẫn…Nhưng thú thật là em mong chờ món ăn tráng miệng nhất vì đó là các bánh chocolat và kem từ tiệm bánh nổi tiếng La Duni ! Em cũng đã có cơ hội đươc nói chuyện và chụp hình chung với cô Dovia Bonja, chủ nhân và cũng chính là người đã làm các bánh và kem này. Thú vị nhất là cô Dovia đã mời em đến tiệm bánh của cô trong Northpark Mall, cho em tha hồ chọn lựa thưởng thức các loại bánh mà không phải trả tiền! Với các chứng nhân hiện diện và các mẩu chuyện ngắn về ước mơ và thật sự được sống trên đất nước Hoa kỳ của họ thật cảm động, làm nao nức lòng người đã khiến buổi dạ tiệc không thể nào có ý nghĩa hơn được nữa. Đó là lý do cô Anne Marie Weiss, Trưởng Ban Tổ chức đồng thời là Sáng Lập Viên Hội Liên Kết các Quốc Gia vùng DFW đã nhận xét rằng Đảo Ellis ( là nơi có Tượng Nữ Thần Tự Do và là trung tâm Nhập Cư của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20) bây giờ đã dời về vùng DFW !

Sau cùng, xin cho em được phép nói lên sự biết ơn của chính em, khi được sinh ra và lớn lên trên đất nước Hoa Kỳ, đất nước của Tự Do và Dân chủ, của Công Lý và Nhân Quyền. Gia đình em vượt thoát và đến Hoa Kỳ năm 1986, sau khi Cộng Sản tạm chiếm Việt Nam từ 1975. Ba em, môt chiến binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị nhốt tù, bị đẩy đọa và hành hạ trong các trại tập trung. Ba me và anh chị của em đến Hoa Kỳ để được sống trong một xứ sở không có áp bức và cấm đoán, để được tự do tạo dựng hạnh phúc cho gia đình và bản thân. Đã không còn nữa đất nước Việt Nam xinh đẹp ngày nào đã nuôi dưỡng ba mẹ em trưởng thành và thay vào đó Việt Nam bây giờ là một nước cộng sản, gian dối, không có nhân quyền. Chừng nào còn cộng sản ở đó, em sẽ không bao giở về Việt Nam. Vì thế, em luôn bảo vệ, đứng đằng sau Lá Cờ Vàng với Ba sọc Đỏ, ba sọc tượng trưng cho Tự Do, Di sản và Nhân Cách con người. Quê hương đất nước không giới hạn chỉ là mảnh đất nơi em sinh ra và lớn lên mà còn là nơi em đuợc sống như một con người tự do, và có cơ hội thực hiện những ước mơ của mình.

CUNG HOÀNG - KIM
Back to top
« Last Edit: 01. Sep 2010 , 15:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #287 - 03. Sep 2010 , 20:49
 

Việt Nam, 65 năm sau…
(phần 1)



Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-09-02

Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9.



Từ trước tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945“là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước” của dân tộc, rằng “đảng đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, giành được độc lập, tự do, giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột”.

Nhân dịp này, chúng ta hãy nhìn lại 65 năm qua, người dân miền Bắc nói riêng, người dân Việt Nam nói chung, được hưởng những gì từ thành quả cách mạng đó? Dân Việt Nam có thật sự được hưởng tự do, có được những quyền căn bản của con người như những người dân trên thế giới mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho họ hay không?

Nhân quyền trong Tuyên ngôn Độc lập


Cách nay 65 năm, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam, đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mở đầu bản Tuyên ngôn này, Hồ Chí Minh đã nói:
“Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.


Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: ‘người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi’. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.


Sau 65 năm kể từ khi Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về quyền tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn Độc lập, các quyền tự do này bao gồm, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do lập hội, biểu tình...thế nhưng trên thực tế, Việt Nam đã có bao giờ được hưởng những quyền đó chưa?

Nguyên thủ quốc gia cũng không có “tự do ngôn luận”!


Trong các quyền tự do mà ông Hồ nhắc đến trong Tuyên ngôn Độc lập, trước hết chúng ta hãy xét đến quyền tự do ngôn luận, tức là quyền được nói, cũng như được bày tỏ ý kiến một cách công khai. Quyền tự do ngôn luận không những được ông Hồ khẳng định cách đây 65 năm, mà hiến pháp Việt Nam điều 69 cũng đã quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận...”, tức là người dân có quyền bày tỏ ý kiến một cách công khai.
Mặc dù hiến pháp Việt Nam đã quy định quyền công khai bày tỏ ý kiến, thế nhưng hồi tháng 7 năm ngoái, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam đã ra quyết định số 97, phủ nhận quyền này. Khoản 2, điều 2 của quyết định này đã quy định rằng:
“Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cần phải gởi ý kiến phản biện đó cho các cơ quan Đảng và Nhà nước có thẩm quyền, chứ không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ”.

Quyết định 97 của chính phủ đã bóp chết quyền tự do ngôn luận, dẫn đến kết quả là một viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phát Triển, gọi tắt là IDS, đã quyết định tự giải thể. TS Nguyễn Quang A Viện trưởng IDS cho biết:
“Tôi chưa nói đến điều là ý kiến phản biện không được quyền công bố công khai, điều này hết sức phi lý. Thậm chí nó còn trái với những qui định hiện hành của bản thân Hiến Pháp Việt Nam bây giờ”.


Ngoài những bằng chứng cho thấy chính quyền luôn sử dụng nhiều phương cách để ngăn cản, hạn chế không cho công dân tự do trình bày thông tin, ý kiến của họ, còn có những dấu hiệu khác chỉ ra rằng, ngay cả những cá nhân lãnh đạo Đảng và chính quyền cũng không được phép bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Bởi đi kèm vi phạm “kỷ luật phát ngôn” sẽ là nhắc nhở, cảnh cáo, hoặc khai trừ Đảng, cách chức, nên hệ quả tất nhiên là những cá nhân lãnh đạo Đảng và chính quyền không có hoặc không còn kỹ năng diễn đạt. Hình ảnh các nguyên thủ luôn phải cầm giấy đọc từng ý trong những bài phát biểu được soạn sẵn trước công chúng và trước thiên hạ vừa là bằng chứng của quá trình thiếu vắng “tự do ngôn luận”, vừa làm hoen ố thể diện quốc gia. 

“Cho chúng tôi được nói”

Các quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam bị bóp nghẹt, không những bằng cách “không được phép nói” mà có nói cũng không được những người có trách nhiệm lắng nghe. Ngay cả tiếng nói của tướng Võ Nguyên Giáp, một nhân vật được xem là “khai quốc công thần”, cũng không được lãnh đạo nhà nước quan tâm.

Vài năm trước, ông Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần gửi thư kiến nghị đến các cấp lãnh đạo, phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình để xây Nhà Quốc hội. Ý kiến này của ông Giáp chẳng những không được giới lãnh đạo quan tâm mà thư kiến nghị của ông còn bị Ban tuyên giáo Trung ương Đảng cấm phổ biến. Các kiến nghị của ông Giáp sau đó liên quan đến hiện tình đất nước như vụ Tổng cục II, hay kiến nghị gần đây nhất, phản đối chính phủ cho Trung Quốc khai thác bauxite ở các tỉnh Tây Nguyên, cũng đã không được những người có trách nhiệm lắng nghe.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một cán bộ lão thành cách mạng nay đã ngoài 90 tuổi, nguyên đại sứ tại Trung Quốc, cũng đã từng gửi kiến nghị lên các cấp lãnh đạo nhà nước, cho biết như sau:
“…từ xưa đến giờ thì các cấp lãnh đạo có trả lời ai bao giờ đâu, đến thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn không được hồi âm thì chúng tôi làm sao mà có hồi âm được”.

Nhạc sĩ Tô Hải, một blogger ngoài 80 tuổi, người đã từng đi theo đảng từ khi tóc còn xanh cho tới bạc đầu, với tư cách là một nhân chứng sống, ông Tô Hải đã có những bài viết liên quan đến những điều mà ông đã chứng kiến kể từ khi Cách mạng Tháng Tám, đăng trên nhật ký cá nhân của ông. Thế nhưng ông đã bị xách nhiễu, khi đúng ngày Quốc khánh 2-9 năm ngoái, nhà ông đã bị cắt đường truyền Internet liên tục hai tháng, điều mà ông và nhiều blogger khác cho rằng, chính quyền muốn “bịt miệng” ông.

Ông Tô Hải cho biết:
“Nói tóm lại là bị bịt mồm hoàn toàn từ nay trở đi. Nếu có muốn, thì đi ra ngoài quán cafe internet mà viết, nhưng mà ra đó thì tức là mắc mưu rồi, đâm đầu vào rọ ngay”
.

Ông Tô Hải mong muốn chính phủ Việt Nam để cho người dân được tự do cất tiếng nói, nói lên những suy nghĩ của mình:
“Tôi thì tôi hy vọng, tôi mong rằng làm sao tất cả mọi người hãy thúc đẩy nhà cầm quyền hôm nay có nhiều hành động và ứng xử có tiến bộ. Tôi chỉ xin mong dân chủ. Hãy cho chúng tôi được nói. Đừng bịt mồm chúng tôi nữa. Đừng truy tố chúng tôi vì những tội gọi hẳn là cái tội ‘nháy nháy’, là tội yêu nước nữa. Để cho chúng tôi được sống trong một xã hội tự do như là mọi xã hội tự do khác, kể cả xã hội tự do thấp kém nhất là xã hội tự do Campuchia hiện nay mà các ông cũng không cho”.

Sáu mươi lăm năm kể từ khi đảng lãnh đạo nhân dân làm một cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân phong kiến, cũng như khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định các quyền tự do của người dân, ngoài quyền tự do ngôn luận đã bị mất, các quyền khác như tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo…của người dân ra sao? Mời quý vị đón xem bài tới.

rfa.org
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #288 - 03. Sep 2010 , 21:00
 
Việt Nam, 65 năm sau…
(phần 2)




Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-09-02

Ngoài quyền tự do ngôn luận mà người dân Việt Nam hiện vẫn chưa có, sau 65 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám, các quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân Việt Nam được thực thi như thế nào?


Tự do báo chí: đi thụt lùi!


...

Hình chụp qua TV phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 2008. Phóng viên này bị khởi tố vì tố cáo vụ tham nhũng PMU18.

Sáu mươi lăm năm trước, Hồ Chí Minh đã lên án thực dân Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập như sau:
“Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”.
Vậy, hơn sáu thập niên sau, về chính trị, người dân có được chút tự do dân chủ nào hay không?

Về quyền tự do báo chí, nhiều người cho rằng dưới thời Pháp thuộc, báo chí ở nước ta còn có được tự do hơn hiện nay, do thời đó ở Việt Nam đã có báo chí tư nhân. Ông Nguyễn Văn Trấn, tên thật của nhà báo Hai Cù Nèo, phụ trách báo Tuổi Trẻ Cười trước đây, đã phải thốt lên:
“Thời Pháp thuộc, báo chí còn được tự do hơn bây giờ!”


Theo các tài liệu lịch sử cho thấy, dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đã có nhiều tờ báo do tư nhân làm chủ. Báo điện tử Đảng CSVN cũng cho biết, tờ báo tiếng Việt tư nhân đầu tiên có tên “Thông Loại Khóa Trình”, ra đời năm 1888, do ông Trương Vĩnh Ký làm chủ bút.

Sau đó cũng đã có nhiều tờ báo tư nhân khác ra đời như, báo “Lục tỉnh Tân Văn” do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, Nam Trung Nhật Báo của Nguyễn Tử Thức, “Tiếng Dân”, của chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, Đuốc Nhà Nam của cụ Nguyễn Phan Long, Nam Kỳ Tuần Báo của nhà văn Hồ Biểu Chánh… là những tờ báo tư nhân có những bài viết công khai chỉ trích chế độ thuộc địa, chống chính quyền Pháp.

Trong khi báo chí tư nhân từ lâu đã có mặt ở Việt Nam, vậy mà 65 năm sau khi Đảng Cộng sản làm một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,Việt Nam hiện vẫn không có báo chí tư nhân. Các quyền tự do báo chí đã được quy định ở điều 69 Hiến pháp, thế nhưng quyền đó đã bị tước bỏ bằng nhiều văn bản dưới luật. Năm 2006,  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 37, tại điều 1, điểm d, chỉ thị này quy định:
“kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng”.


Việt Nam hiện có khoảng 700 tờ báo, tạp chí các loại, thế nhưng tất cả các tờ báo này nằm đều dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, thuộc BCH Trung ương Đảng Cộng sản VN. Những tờ báo của các nhà đấu tranh lập ra nhằm thực thi quyền tự do báo chí như: Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận, Tập san Tự do Dân chủ, Bán nguyệt san Tổ Quốc, đều là những tờ báo mà chính phủ VN cho rằng hoạt động bất hợp pháp, và do vậy những người chủ trương các tờ báo này đều có thể bị bắt giữ, các ấn phẩm của họ có thể bị tịch thu bất cứ lúc nào.

Tháng 6 vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thượng Long, Phó Tổng biên tập Bán nguyệt san Tổ Quốc, đã bị bắt khi đang photocopy tờ báo này. Ông Long cho biết như sau:

“Thì sáng hôm đó trên đường tôi đi photo bán nguyệt san Tổ Quốc số 89, vừa mới photo xong mà chưa kịp ghim lại thì các nhân viên an ninh đã bắt tôi trong tình trạng mà họ nói là vi phạm các thông tư của Bộ Thông Tin Truyền Thông, tài liệu đó là tài liệu không được phép. Tôi bị bắt ngay trong tiệm photocopy, chưa photo xong thì bị bắt giữ ngay và đấy là nguyên nhân mà tôi bị đưa lên đồn trong suốt cả buổi sáng. Đến buổi chiều hôm đó thì người ta đưa tôi trở về gia đình và lệnh khám xét diễn ra”.


Một nhà báo tự do, blogger Anh Ba Saigon cho biết:

"Một khi báo chí còn là công cụ của chính quyền hoặc là của bất cứ thiết chế quyền lực nào đó, thì báo chí không thể nào tự do được. Có thể nói là dân báo và blog trong nước là giải pháp duy nhất hiện nay.”


Tự do lập hội, đảng phái: thua cả thời Pháp thuộc!


...

Hình chụp từ tivi Luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà phúc thẩm hôm 27-11-2007 ở Hà Nội.

Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, thế còn quyền tự do tôn giáo và tự do lập đảng phái, tổ chức thì sao? Các quyền này ở Việt Nam hiện có khá hơn so với 65 năm về trước? Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã lên án thực dân Pháp như sau:

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta có chút tự do dân chủ nào…Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”.


Chế độ thực dân Pháp được cho là chế độ hà khắc, nhất là trong vấn đề đàn áp các tổ chức đối lập, thế nhưng trước năm 1945, Việt Nam đã có hàng chục đảng phái đối lập, hoạt động công khai. Các tài liệu lịch sử cho thấy, Việt Nam vào thời đó có nhiều tổ chức, đảng phái đối lập chống Pháp như: Đảng Lập hiến Đông Dương, Việt Nam Quang phục Hội,  Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính Đảng…

Trong khi ở Việt Nam, vài năm qua, các tổ chức, đảng phái đối lập như Đảng Thăng Tiến Việt Nam, khối 8406, ngay sau khi thành lập đã bị vô hiệu hóa. Những người đứng đầu, cùng các thành viên đã bị xách nhiễu, bị bắt giữ và bị kết án nhiều năm tù như: linh mục Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Phong, cùng nhiều thành viên khác hoặc các cá nhân có liên quan đến các tổ chức này.
LS Huỳnh Văn Đông đã đưa ra nhận định về việc này như sau:

"Một mâu thuẫn lớn nhất được thấy từ lâu nay là mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn của nền tư pháp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có những qui định cho phép công dân được quyền tự do lập hội; tham gia đảng phái; chính trị; tự do tín ngưỡng…


Nhưng trong thực tế có những người bị bắt, có người được thả ra sau khi chấp hành xong hình phạt, không hề bị cho là tham gia các tổ chức hay đứng ra thành lập tổ chức đó mà vì một điều khác. Tuy vậy, người ta thấy rõ ràng bản chất vấn đề nằm ở chỗ: tham gia thành lập hoặc tham gia tổ chức ngoài Đảng Cộng sản.

Hiến pháp không cấm và chúng ta có thể vận dụng nói công dân có quyền làm những điều gì mà pháp luật không cấm, vậy tại sao những người tham gia Khối 8406 hoặc những tổ chức khác lại chịu những thiệt thòi như vậy”
.

Tự do tôn giáo: không được phép!


Trong các quyền tự do mà ông Hồ tuyên bố, quyền tự do tôn giáo cũng đã được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam. Ðiều 70 Hiến Pháp đã khẳng định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”.


Trên thực tế, nhiều tôn giáo ở Việt Nam đã bị đàn áp, nhiều nhà tu hành đã bị xách nhiễu, bị cấm hành đạo do các tôn giáo này không được nhà nước công nhận. Thượng tọa Thích Thiện Minh, thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo đã tồn tại từ lâu, cho biết như sau:

“Họ kêu gọi tất cả các ban ngành ra tay để trấn áp cũng như là có những biện pháp nghiêm khắc đối với Huỳnh Văn Ba tức Thích Thiện Minh. Trong những buổi làm việc họ quy kết tôi tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là giáo hội bất hợp pháp, là giáo hội mà nhà nước Việt Nam không thừa nhận.

Tôi có thông báo với họ rằng nếu chính phủ cấm đoán mà ra công khai trực tiếp trả lời với tôi thì tôi có thể đình hẳn hoạt động của Hội, nhưng mà tới ngày hôm nay vẫn không có trả lời dứt khoát. Nhưng ở địa phương thì lúc nào họ cũng đàn áp, đòi chúng tôi xoá bỏ đi hội ái hữu cũng như đừng tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”.


Khi được hỏi về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, linh mục Phan Văn Lợi cho biết:

“Tự do tôn giáo đích thực là các tôn giáo trong nước phải được tự do ở các điểm như: được nhà nước công nhận về quy chế, chứ không phải là cho phép hay không cho phép hoạt động.

Tôn giáo phải được độc lập trong vấn đề nhân sự mà không có sự can thiệp của chánh quyền. Hoạt động tôn giáo phông phải chỉ có đọc kinh, cầu nguyện, mà có thể truyền bá giáo lý, một cách công khai như các quốc gia khác.

Tại Việt Nam, tôn giáo không có đài phát thanh riêng, không có báo chí, truyền hình, nhà xuất bản riêng. Về giáo dục, hiện nay nhà nước chỉ cho phép tôn giáo mở trường dạy lớp mẫu giáo.

Ngoài ra, tôn giáo còn phải có quyền về mặt tài sản, quyền sở hữu đất đai, vì thế nhà nước phải trả lại đất đai lấy ở miền Bắc, sau năm 1954 và trong Nam, sau 1975.

Các tôn giáo cũng phải được tự do liên hệ với đồng đạo của mình ở nước ngoài.”


Tất cả cho thấy, các quyền tự do khác của người dân mà ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập đã bị tước đoạt. Vậy các nhà chức trách Việt Nam nói gì về những điều này? Riêng những điều mà ông Hồ lên án thực dân pháp như “đàn áp, bóc lột nhân dân”, “cướp không ruộng đất” của người dân hiện nay ra sao? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

rfa.org
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #289 - 03. Sep 2010 , 21:11
 


Việt Nam, 65 năm sau…
(phần 3)




Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-09-02


Kể từ khi Đảng Cộng sản “lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, giành được độc lập, giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột”, các quyền tự do của người VN hầu như đã bị tước bỏ.


Các nhà chức trách Việt Nam nói gì về điều này? Người dân Việt Nam hiện có còn bị đàn áp, bóc lột, ruộng đất có cướp không như ông Hồ đã lên án thực dân Pháp hay không? Ngọc Trân tường trình tiếp.

Nhân quyền Việt Nam khác với phương Tây?

Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền, người dân đã không có các quyền cơ bản của con người. Khi được hỏi, những người đứng đầu trong bộ máy của đảng và nhà nước thường đưa ra lý do để biện minh rằng, các giá trị về nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền ở phương Tây, bất chấp quan điểm của ông Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập, rằng:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.


Nhiều người cho rằng, ông Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, để nói với tất cả các dân tộc trên thế giới rằng, dân Mỹ, dân Pháp, dân Việt Nam hay là người dân của bất kỳ quốc gia nào khác, cũng đều được hưởng các quyền con người như nhau.

Liên quan đến vấn đề nhân quyền, mới đây, Việt Nam cho phát hành “Tạp chí Nhân quyền”, với mục đích “
tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng và phản bác các luận điệu thù địch”
.

Trong bài viết đầu tiên đăng trên tạp chí này có tựa đề: “Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam”, của ông Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an và là Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền ở phương Tây.

Ông Hưởng đã viết:
“Đảng và Nhà nước ta phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh và mọi người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… Chúng ta phấn đấu cho những mục tiêu nhân quyền, dân chủ mà đã được xác định, nhưng cũng không thể chấp nhận cái thứ ‘nhân quyền, dân chủ’ theo kiểu phương Tây”.



Mặc dù theo định nghĩa,
“Nhân quyền là quyền cơ bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại…Những quyền ấy không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.  Mọi con người được sinh ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền không thể tước bỏ, như quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc”,
thế nhưng, ông Hưởng đã hiểu về nhân quyền theo cách khác.

Khi nói rằng, nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền ở phương Tây, ông Hưởng cũng đã phủ nhận nhân quyền mà Hồ Chí Minh đã nêu ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 rằng,
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Trong khi ông Hưởng lại nói:
“Họ không thể mang quan điểm nhân quyền của nước họ áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng vì thế không thể lấy hình mẫu ‘nhân quyền’ của nước này đem sang nước khác được”.
Với cách lập luận như thế, chính ông Hưởng đã tước bỏ nhân quyền của người dân Việt Nam mà ông Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập cách nay 65 năm.

Vẫn bị bóc lột sau 65 năm

Ngoài các quyền căn bản mà người dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng, những điều ông Hồ Chí Minh lên án thực dân Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập, có lẽ vẫn còn có tác dụng cho tới ngày nay.
Ông Hồ Chí Minh đã nói:
“Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu... Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng… Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.


Sau 65 năm kể từ khi Hồ Chí Minh lên án thực dân Pháp, chúng ta hãy nhìn vào đời sống của giai cấp công nhân Việt Nam, tức giai cấp lãnh đạo, mà đảng cho rằng
“đã đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác”
, để xem đời sống của công nhân Việt Nam có khá hơn về mặt vật chất, cũng như tinh thần hay không?

Có thể nói, hầu như ai cũng biết rằng công nhân Việt Nam, những người đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, chính là những người phải làm việc cực nhọc nhất, nhưng có đời sống cả vật chất lẫn tinh thần thiếu thốn nhất. Trong một bài viết có tựa đề “Giai cấp công nhân Việt Nam - thực trạng và suy ngẫm” của Trương Giang Long, đăng trên Tạp chí Cộng sản, cho biết:
“Hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để bảo đảm kế hoạch và tăng doanh thu. Điều đáng nói là Luật Lao động quy định công nhân làm việc [tăng ca] không quá 200 giờ/ người/năm, nhưng trong nhiều doanh nghiệp công nhân đã phải làm việc bình quân tới 500 – 600 giờ/ người/năm”.

Không những làm việc với cường độ cao, mà điều kiện làm việc ở các hãng xưởng rất tồi tệ như, nóng bức, ô nhiễm tiếng ồn, bụi bậm, mọi thứ đều vượt quá mức quy định, dù vậy, công nhân Việt Nam chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi, không đủ sống, do đó họ phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu vệ sinh, ăn uống không đủ chất để bảo đảm sức khỏe, cũng như để có đủ sức lao động tiếp tục làm việc.

Hồi tháng 3 năm nay, báo Đất Việt có bài viết nói về thực trạng đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai như:
"Bữa ăn đúng nghĩa nhét đầy bao tử, nuốt chứ không phải nhai, chỗ ở không khác ổ chuột, chỉ đủ khoảng trống ngả lưng sau một ngày làm việc cực nhọc với hàng chục thứ thiếu”.

Một cán bộ đảng viên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và là Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nói về giai cấp công nhân như:
Nói đến giai cấp công nhân hiện nay rõ ràng là họ đi làm đầy tớ, chớ họ không làm chủ xí nghiệp, công ty, quốc doanh. Họ bị bóc lột, đầy đọa hết sức tàn nhẫn. Họ không làm chủ phương tiện sản xuất vậy mà đi nói là: ‘Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân’ ư? Đây là sự lừa dối to lớn.



Nhiều công nhân làm việc không đủ sống, đã phải chọn con đường xuất khẩu lao động để mưu sinh, mong kiếm thêm chút tiền giúp đỡ cho gia đình, thế nhưng nhiều trường hợp, những công nhân này cũng không khá hơn các công nhân trong nước. Họ cũng bị bóc lột sức lao động quá mức, bị các nhà môi giới lao động trong nước lừa gạt, đem con bỏ chợ, để rồi ở nước ngoài họ bị đối xử như nô lệ, bị đánh đập, trước sự thờ ơ của các cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm, từ công ty môi giới, cho tới các quan chức có liên quan.

Một lao động nữ đã được công ty môi giới Việt Hà đưa đi lao động ở Địa Trung Hải, cho biết cuộc sống của mình:
“Mang tiếng làm nhà hàng nhưng em cùng với bạn em suốt ngày ăn uống đói khát. Cả ngày chỉ ăn đúng 1 lần, toàn bánh mì với uống nước không thôi. Chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy thì họ mới cho tí thịt. Hai đứa suốt ngày khóc, hơn 1 tháng làm ở đấy bọn em suốt ngày đói khát”.

Và một công nhân khác đã nói về hoàn cảnh của cô khi đi xuất khẩu lao động ở Trung Đông:
“Khi sang Jordan rồi thì ngay lập tức chủ nhà máy thu giữ hoàn toàn hộ chiếu của bọn em và bắt bọn em phải đi làm một cách không tưởng tượng nổi, là từ 7 giờ 30 sáng tới 12 giờ đêm. Những ngày đó là giáp Tết, cứ làm tới 1-2 giờ sáng là bình thường. Ngày nào cũng vậy”.


Nhiều người cho rằng, nguyên nhân là do thu nhập của công nhân không đủ để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, thế nhưng nguyên nguyên nhân sâu xa phải kể đến là, từ lâu đảng và nhà nước đã không còn quan tâm đến đời sống công nhân nói riêng, người dân VN nói chung.

Một thanh niên hiện đang lao động nước ngoài cho biết:
“Tôi thấy lớp thanh niên chúng tôi thiệt thòi và khổ sở, lớn lên mà phải đi lao động ở xa, làm giàu cho những nước khác, trong khi nước mình thì phong phú đa dạng. Nhưng giới cầm quyền chưa có sự đầu tư chính đáng và đúng mức vào tầng lớp thanh niên như bọn tôi, để bọn tôi phải đi ra nước ngoài kiếm sống rất là mạo hiểm – về tính mạng cũng như những mặt khác. Nếu đảng CS còn tồn tại thì tôi nghĩ là còn lâu thanh niên VN mới hết đi lao động ở nước ngoài”.

Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của một người dân giấu tên, cho biết như sau:
“Nhiều người Việt Nam muốn thay đổi là vì, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tước đi tất cả các quyền căn bản của họ, như tôi đã nói, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được mưu sinh, quyền được tự do làm ăn, quyền được bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội”.


rfa.org
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #290 - 10. Sep 2010 , 21:45
 
Hãy ngưng ngay những hành động tội ác


Kim Tuấn – Lê Vĩnh

Việt Nam là đất nước của những nghịch lý, và điều đáng quan ngại hơn cả là nguyên nhân gây ra những nghịch lý đó không ai khác hơn là chính đảng lãnh đạo và bộ máy cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Một điểm nổi bật nhất trong vấn đề này là bản Hiến pháp, tức bộ luật cao nhất, là bộ luật mẹ, trên nguyên tắc sẽ chi phối toàn bộ sinh hoạt quốc gia, thì lại bị vô hiệu hóa bởi những văn bản luật pháp và văn bản dưới luật. Còn luật pháp chỉ là những quy định biểu kiến; nhà cầm quyền muốn giải thích và thi hành thế nào cũng được. Thi hành hay không, thi hành đúng hay sai cũng không ai chế tài. Nhà cầm quyền dùng luật để trói buộc, khống chế người dân, còn họ thì đứng trên luật pháp. Từ đó tạo ra một xã hội kỳ lạ, được luật sư Lê Thị Công Nhân mô tả trong một câu ngắn gọn: một xã hội“nghành nghành phạm luật, nhà nhà phạm luật, người người phạm luật”(1); trong đó ngành công an, thay vì là cơ quan bảo vệ luật pháp, thì lại trở thành ngành vi phạm luật pháp trắng trợn và thô bạo nhất.

Sau năm 1975, những vụ công an đánh chết người vô tội, bắn vào thường dân là chuyện hằng ngày. Họ nhân danh “nhân dân”, nhân danh người đại diện luật pháp để toàn quyền sinh sát. Sau khi mở cửa để hội nhập với thế giới văn minh, để tránh bị thế giới ghê tởm, lên án, CSVN đã có một số điều chỉnh nhất định. Lý do là, dù sao đi nữa họ cũng không thể ngang nhiên dẫm đạp lên những giá trị nền tảng của nhân loại mà họ đã ký kết tôn trọng, mà hy vọng rằng thế giới sẽ nhắm mắt làm ngơ, không có phản ứng gì. Cho nên từ khi hội nhập làm ăn với thế giới, cộng sản Việt Nam buộc lòng phải hành xử (cho có vẻ) văn minh hơn.

Trong chế độ độc tài chuyên chế như CSVN, công an vẫn được mệnh danh là “lưỡi gươm thiêng” để bảo vệ Đảng và chế độ CS. Vì thế không có gì là lạ khi ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an đầu tiên và lâu dài nhất của CSVN đã khẳng định là, để thể hiện được quyền năng của “lưỡi gươm thiêng”, bộ máy công an có quyền sinh sát rất lớn và không giới hạn. Trong đó đặc biệt phải kể đến công an bảo vệ chính trị, là cơ quan có quyền lực tối cao, hơn hẳn guồng máy chính quyền và lãnh đạo Đảng ở địa phương (2). Những cuộc ruồng bắt chấn động thành phố của công an bảo vệ chính trị mà nhiều khi các lực lượng an ninh tỉnh, thành không hề được biết, cho thấy quyền lực của bộ phận công an này rộng lớn như thế nào. Việc hành xử quyền lực không giới hạn lâu ngày đã tạo nên một tập quán khó thay đổi. Bởi vậy, mặc dù CSVN đã đi vào hội nhập với thế giới văn minh của thế kỷ 21, và cố tạo dáng vẻ “văn minh” với người ta, nhưng sự bạo tàn của guồng máy công an vẫn giữ nguyên bản chất của nó, dù tuỳ theo hoàn cảnh, phương thức hành xử có phần nào khác đi.

Chỉ một đoạn ngắn trong bài viết gần đây (3), ông Hà Sĩ Phu đã nêu bật lên sự vô đạo của guồng máy công an, thể hiện trong nhiều trường hợp và cách hành xử khác nhau: “hàng loạt thông tin về công an đánh chết người vô tội, đánh đập dân oan, công an đánh bắt sinh viên đòi chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, công an đứng về phía chủ công ty, chủ kinh doanh để chống lại công nhân đòi quyền, chống lại nông dân đòi đất, trên biển thì lính Trung quốc bắn giết ngư dân ta, trên đất liền thì công an ta có đánh chết người dân vô cớ cũng không bị trừng trị thích đáng, công an bao che cho kẻ có chức quyền và tiền bạc trong nhiều vụ án nghiêm trọng, ‘nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng’... Người chủ trì một trang Web chỉ để góp ý, phản biện, để xây dựng và bảo vệ đất nước là Gs Nguyễn Huệ Chi lại thành đối tượng phải làm việc với công an để bị ép phải ngưng trang web? Tại sao một khẩu hiệu đáng phải trân trọng ‘Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam’ lại phải viết tắt, phải tranh thủ viết ban đêm vì sợ công an, tại sao một cháu gái muốn thức tỉnh tinh thần bảo vệ đất nước bằng cách chỉ biểu tình ngồi trong nhà một mình mà vẫn bị tù tội? Vì sao lời yêu nước thiết tha của khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp không có một gam trọng lượng nào đối với đảng và bộ máy cầm quyền hiện nay, người nói cứ nói người làm cứ làm?”.... Tương tự, trong cuộc phỏng vấn mới đây của mạng Đối Thoại (1), nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã dí dỏm cho thấy rằng “từ khi dân mình được đảng cộng sản ’đặt bục công an giữa trái tim người’”, thì cái nỗi sợ và sự đạo đức giả đã “chạy” một cách tự động, trơn tru và tự nhiên trên cả nước, và bộ máy công an tha hồ tự tung tự tác lộng hành. “Thật không thể tả hết bằng lời sự tàn ác của công an cộng sản “. Có lẽ không có câu nào diễn tả chính xác hơn thực tế về ngành công an cộng sản Việt Nam như câu vừa rồi của luật sư Lê Thị Công Nhân.

Những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ 20, CSVN phần nào có thể bưng bít được những hành động man rợ của công an như bỏ rọ trôi sông, thủ tiêu hàng loạt người mà không ai dám hó hé nửa lời, cũng như không hề sợ búa rìu dư luận. Nhưng với sự tiến bộ của các phương tiện truyền thông hiện nay, sự tàn bạo của công an ngay lập tức bị phơi bày trên mạng internet, với hàng loạt những bài vở, hình ảnh, phim video mà Hà Nội không thể nào cản ngăn được, dù đã cố gắng đẻ ra đủ thứ luật lệ để bưng bít. Bởi vậy, loạt tấn công mới đây vào các trang mạng có nhiều người truy cập như X-café, Dân Luận, Talawas, Tiền Vệ, Thông Luận, Ðàn Chim Việt, Thông Tấn Xã Vàng Anh, Việt Tân, Radio Chân Trời Mới, Đối thoại, Thông Tấn Xã Vàng Anh, trang blog Anh Ba SG, Free Lê Công Định, Hà Sĩ Phu, v.v... chỉ thể hiện sự tuyệt vọng và ngu dốt của CSVN trong nỗ lực bưng bít thông tin của họ.

Những thông tin về các vụ bắn giết bừa bãi của công an trên các trang mạng độc lập không chỉ vạch trần bản chất “máu lạnh” của bộ máy công an, mà còn tố cáo trước dư luận thủ đoạn lấp liếm cố hữu của họ “biến nạn nhân thành thủ phạm”, như vụ nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, vụ Anh Khương ở Bắc Giang, sinh viên Hoàng Thị Trà ở Thái Nguyên, v. v... khi những nạn nhân này bị quy kết thành tội “chống người thi hành công vụ”; hoặc cho thấy trong vụ anh Nguyễn thành Năm bị công an Đà nẵng đánh chết và một phụ nữ bị đánh sẩy thai, bản chất vừa là một vụ đàn áp tôn giáo,vừa là hành vị cướp đất của nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, những thông tin trên các diễn đàn độc lập cũng vạch trần sự dốt nát và chủ trương của giới lãnh đạo đảng CSVN trong những vụ bạo hành của công an. Chẳng hạn như bộ trưởng công an Lê Hồng Anh khuyến khích và ca ngợi công an thường phục bắn giết dân theo kiểu “thanh toán” của băng đảng xã hội đen. Dù rằng trên thực tế thì so sánh này là một sỉ nhục cho giới giang hồ xã hội đen, vì giới này còn có sự tự trọng hơn công an (2)... Ngoài ra, những thông tin, hình ảnh, video trên các trang mạng độc lập cũng cho thấy những ý nghĩa quan trọng về các phản ứng tự phát của người dân chống lại cường quyền. Thí dụ như cuộc đấu tranh tự phát, dân chúng Bắc Giang phá sập cổng Ủy ban Nhân dân, hỗn chiến ngay ở đồn công an sau vụ anh Khương bị công an đánh chết, chứng tỏ rằng, khi có điều kiện chín mùi và được thông tin kịp lúc, quần chúng trong một xã hội bị kìm kẹp sẽ vùng dậy mà không một cường quyền nào ngăn cản được. Cùng với nhiều biến cố tương tự đã xẩy ra, hình ảnh dân chúng cả thành phố Bắc Giang xuống đường chống lại nhà nước mang ý nghĩa một cuộc “diễn tập” trong cuộc đấu tranh bất bạo động của quần chúng hiện nay. Trong đó tinh thần đoàn kết, đồng loạt, và kỷ luật của những khối quần chúng đông đảo sẽ tạo thành sức mạnh vạn năng của nhân dân.

Tóm lại, trong bối cảnh của thế giời ngày nay, Việt Nam không còn giống như mấy thập kỷ trước đây, khi mà sự dối trá và tàn bạo ngự trị một cách tuyệt đối trên đất nước. Hình ảnh, lời nói thể hiện những chủ trương ngu muội của giới lãnh đạo đảng nói chung, cũng như hình ảnh của từng khuôn mặt, từng cá nhân công an tàn ác nói riêng, để ngay lập tức được công luận biết đến, được phơi bày đầy đủ trên các mạng thông tin độc lập. Hẳn là những người trong lực lượng công an của chế độ cũng đã nhận biết điều này. Và hẳn là họ cũng nhận biết rằng, tuy vẫn có những khác biệt, nhưng quần chúng Việt Nam trong và ngoài nước đều có chung một nhận định là, sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Với hai nhận biết vừa kể, mong rằng những người trong lực lượng công an hãy lựa chọn cách hành xử với dân chúng sao cho có lối thoát về sau này.
(1) “Luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn Đối Thoại về quan hệ tay ba Việt Nam – Hoa Kỳ - Trung Quốc”, http://doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0810/baimoi0810_474.html
(2) Điều này là đúc kết kinh nghiệm của cá nhân tác giả bài viết này, với tư cách là một người thường xuyên “làm việc” với công an CSVN.
(3)“Ý kiến nhỏ nhân ngày lễ lớn (về lý luận và thực tiễn)”, Hà Sĩ Phu (http://danluan.org/node/6273)

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #291 - 23. Sep 2010 , 01:05
 


Mượn Lọng Vàng Che Ngai Mục!




ĐỂ THẤY MỨC ĐỘ VÔ LIÊM SỈ
CỦA CHẾ ĐỘ việt cộng !



Mượn Lọng Vàng Che Ngai Mục!




Nguyễn Duy Ân




Sao biết bao nhiêu trận bão rác, sóng bùn gần đây đã phủ xuống xã hội xhcn VN, từ những vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, bô xít Tây Nguyên, vụ 18 tỉnh cho thuê rừng đầu nguồn 50 năm, cho thuê biển dài hạn, siêu dự án đường sắt cao tốc (nay đang chuẩn bị tái khởi sự!), chủ tịch tỉnh Hà Giang trong vụ hiệu trưởng đảng viên Sầm Đức Xương mua bán dâm nữ sinh vị thành niên, Vinashin… đến những vụ sinh viên Vũ Kim Anh cắt cổ người tình cũ là một đại gia cựu cán bộ công an mà theo báo chí "lề trái" thì vụ án nầy có liên qua đến cháu nội của NĐM tức là cháu cố của HCM, vụ sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa cắt cổ (cũng) người yêu cũ để cướp tài sản, rồi nhan nhãn những vụ cán bộ xài bằng lèo, bằng giả từ "tiến sĩ" trở xuống, công an nhân dân bắn hoặc đánh chết người ở Thanh Hóa, Cồn Dầu, Bắc Giang… Nhếch nhác "Đại hội nhà văn!"…

Bỗng xuất hiện một Ngô Bảo Châu với giải thưởng toán (Fields) hàng đầu Quốc tế, như một đám mưa "cam lồ" tưới xuống, thế là cả đảng tưng bừng nhảy nhót tung hứng, cứ như là bắt được bửu bối, sách ước gậy thần có khả năng giúp đảng tiêu trừ mọi khổ nạn cho đất nước, giải thoát mọi tai ách cho cả dân tộc, để thống trị lâu dài!

VN sắp trở thành đất thánh tới nơi, nhờ có "đảng thiên tài!" mà sinh ra nhân tài!

Thứ trưởng Nguyễn Thiện Nhân sờ đùi vuốt gối GS Châu "Tôi muốn vỗ tay thật to!" (Có ai cản đâu?)

Chúa đảo Tuần Châu nài nỉ tặng ngôi biệt thự 3 triệu USD, nhưng GS Châu không chịu nhận! Cứ tưởng ai cũng giống như lãnh đạo "đảng ta!" Biếu tiền thì vơ ngay, tặng nhà thì chụp liền. Trong khi hàng ngàn người dân bị cướp đất đuổi nhà, thiên tai lũ quét… không nơi trú ẩn sao không bố thí cho họ một mái lá?

Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội Vũ Minh Giang ra sân bay đón Ngô Bảo Châu trở về cho biết "ĐHQG mong muốn trao bằng tiến sĩ danh dự cho GS Châu!" (Phước hữu trùng lai!)

Rào đón và phô trương một cách sống sượng lố bịch, Giang nói: "Mặc dù GS Ngô Bảo Châu đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp nhưng chúng tôi vẫn muốn mời GS nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ gửi GS Ngô Bảo Châu thư mời tới hiệu trưởng trường ĐH Chicago, nơi GS làm việc và mời GS cùng hiệu trưởng trường ĐH Chicago cùng tham dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự này". (vnnet 29/8)

Trong "lễ đón và chào mừng Ngô Bảo Châu", có hàng loạt cán bộ cao cấp và hàng ngàn người hiện diện, NTD tuyên bố: "Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để GS Ngô Bảo Châu đóng góp…!"

Rồi "Cả khán phòng vỗ tay" khi NTD "nhắc tới việc trưa 29/8, GS Ngô Bảo Châu và gia đình đã tới thăm Khu di tích HCM tại Phủ Chủ tịch và thắp hương tưởng nhớ Bác tại khu nhà 67."

Đấy! nhờ kết quả học tập tấm gương đạo đức HCM nên mới lập được thành tích như thế kia!

Nay mai sẽ tặng Huân chương HCM cho Ngô GS, trao thêm "công dân danh dự của Hà Nội nữa!" Ôi thôi! Đủ thứ!

Thế nhưng trong bài phát biểu, GS Châu đã nhẹ nhàng xổ toẹt vào mặt NTD và cả chế độ:

"Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng, bố mẹ đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây tôi sinh sống ở nước ngoài (rất lâu ở Pháp, gần đây ở Mỹ). Tiếp xúc với cuộc sống của người nước ngoài, tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc.

... Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất, nhưng tình yêu tri thức và yêu khoa học thì theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là sự hiếm hoi."

Hoàn cảnh Ngô Bảo Châu mà "bố mẹ phải nhịn ăn, nhịn mặc" vẫn may mắn không bị thiệt thòi về học tập. Còn biết bao nhiêu hoàn cảnh không may mắn khác.

Thập niên 80, ở kinh tế mới Xuyên Mộc, một học sinh lớp 10 vừa thi toán đạt giải nhất toàn Miền Nam thì phải nghỉ học đi giẫy cỏ cao su để lãnh đồng lương "chết đói" thay bố mẹ là công nhân bị lâm trọng bệnh không lao động được nữa. Chưa kể còn biết bao học sinh giỏi, xuất sắc nhưng không thể vượt qua ngưỡng cửa"lý lịch" để có thể tiếp tục con đường học vấn. Có người vượt qua được những "cửa ải" nầy, như "giải huy chương vàng toán Quốc tế" Lê Bá Khánh Trình một thời vang danh, có chế độ ưu đãi nhưng vũ môn cuối cùng của Khánh Trình không có được môi trường thuận lợi cho học tập, nghiên cứu như trường hợp của Ngô Bảo Châu, như chính GS Châu ghi nhận trong bài phát biểu:

"Khoa học của nước ta nói chung và toán học nói riêng chưa có vị trí xuất sắc trên thế giới nếu không có tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Với tinh thần nghiêm khắc, không bao che những yếu kém về học thuật thì toán học Việt Nam cũng như các ngành khoa học khác sẽ có nhiều cơ hội để tiến bộ.

Cái may mắn đặc biệt tiếp theo là việc tôi được chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học Đại học. Là một sinh viên người nước ngoài nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp chưa một lần nào tôi cảm thấy mình được kém ưu tiên so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính giáo sư trưởng khoa toán trường ĐH Sư phạm Paris nơi tôi học đã khuyên tôi nên làm việc với GS Gérard Laumon, lúc đó là một trong những nhà toán học Pháp xuất sắc nhất. Và kết cục là ông Gérard Laumon nhận tôi là học trò. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp. Ông là một người thầy tuyệt vời.

Ôn lại thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng, được sức mạnh của những nhóm nghiên cứu khoa học kết hợp bởi những nhà khoa học đã có tên tuổi, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau và những sinh viên tràn trề ham mê khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi nhưng cũng đem lại vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp cũng như cộng đồng toán học Việt Nam.

Từ hơn 3 năm nay tôi có may mắn hiếm hoi được làm việc ở viện nghiên cứu cao cấp cơ bản Princeton - Viện được thành lập từ những năm 30 là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ giáo sư ở viện mà hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu thế giới, viện thường xuyên đón các nhà khoa học trẻ trên thế giới đến làm việc từ 1 đến 2 năm.

Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính rất lớn từ chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc hiệu quả của viện Princeton là cái rất đáng để học tập. Sau 50 năm, tức là một khoảng thời gian không lớn so với lịch sử khoa học, viện đã trở thành một lá cờ đầu của toán học, vật lý lý thuyết và đóng vai trò rất lớn cho sự hình thành trường phái toán học Mỹ và vào thời điểm hiện tại vẫn đóng vai trò số một không phải bàn cãi.

Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton rất có thể Bổ đề cơ bản chưa được hoàn thành vào thời điểm này. Và ngoài ra với sự tiếp xúc với các nhà khoa học thiên tài như Langland tôi đã hình dung rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản đã được hoàn thành.

Từ trải nghiệm ở Pháp cũng như ở Mỹ, tôi hiểu ra rằng môi trường học thuật lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.

Tôi may mắn sống trong ngôi nhà của ông (Rogermortier) nhiều năm, học được rất nhiều từ con người ông. Ông không bao giờ nói dài khi đang làm nhưng qua việc làm của ông tôi hiểu rằng nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn mà còn bao gồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi không kể xuất xứ, không nhất thiết phải là người thân cái cơ hội đầy tiềm năng của họ được phát triển trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đấy là điều mà tôi muốn nói với các nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha, làm mẹ.

Hiện trạng khoa học của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người và sự cố gắng của Nhà nước, của Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn, dũng cảm chính là động lực tiền đề cho sự chuyển biến theo một chiều hướng tích cực."

Dũng: VN cần có nhiều Ngô Bảo Châu!

Châu: Để nêu thành tích cho đảng? Bức thư bauxite của tôi thủ tướng dụt ở đâu?

Bao giờ thì VN mới có "môi trường học thuật lành mạnh", bao giờ thì VN mới có "những quyết sách đúng đắn, dũng cảm" như GS Châu ước mơ, mong đợi?

Câu trả lời dứt khoát là "Chỉ khi nào đảng CS biến mất khỏi đất nước Việt Nam!"

Cho dù "Thủ tướng: VN cần có nhiều Ngô Bảo Châu!" (Báo Bee 30/8).

Để làm gì? Hay chỉ để đem những giải thưởng Quốc tế về xây thành tích cho đảng?

Trong khi bức thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009 của GS TSKH Ngô Bảo Châu gởi cho quốc hội và chính phủ về "chủ trương lớn của bộ chính trị" với bauxite Tây Nguyên. Trích đoạn:

"Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc.

Trung Quốc thực hiện chính sách "thực dân mới" một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây : quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý...

Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 2001 khi Tổng bí thư NĐM sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.

Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri."

GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.

Một bức thư dài phân tích tỷ mỷ với những lời tâm huyết như thế, nhưng đảng và nhà nước đã quăng vào sọt rác, lại tung hô giải thưởng Fields rầm rộ để "sướng" lây!

Cũng chẳng trách làm gì, công thần của chế độ như tướng Giáp, đảng coi chẳng ra gì, trong khi vẫn lừa bịp dư luận. Cho đến nay ông Giáp có lẽ đang sống "thực vật" hoặc đã "quàn" nơi phòng kín chờ qua hết những ngày trùng "thọ tử, sát chủ" để tuyên bố ngày: "Đại tướng ra đi gặp Bác!"

Thế nhưng trong những ngày "mừng thọ đại tướng 100 tuổi" cả đảng đến tư gia tướng Giáp chúc mừng, chụp hình chung với gia đình không một bóng dáng dù mờ nhạt của ông Giáp, nhiều báo còn lấy hình cũ từ những năm trước đem ra chưng.

NTD, Nguyễn Phú Trọng cũng không ngượng mồm dối trá một cách trắng trợn: "Thủ tướng mong Đại tướng tiếp tục góp ý cho đất nước"

"Theo tin tức từ Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 24/8, lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc, lãnh đạo các thành phố... đã tới thăm và chúc mừng sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng.

Chủ tịch Quốc hội bù nhìn Nguyễn Phú Trọng đã đến chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và báo cáo với Đại tướng một số nét về tình hình hoạt động của Quốc hội.

Thay mặt Chính phủ, y tá Thủ tướng NTD có bằng cử nhơn Luật (!?) mong Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ, tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý báu cho công cuộc phát triển đất nước."

Sao Trọng không nói thẳng là "báo cáo với phu nhân đại tướng" có dễ nghe hơn không?

Ba lần ông Giáp gửi thư, Dũng đều dụt rác, nay ông ta chẳng còn nói năng gì được Dũng lại đòi "có những ý kiến đóng góp quý báu…" vì sọt rác đang trống trải?
***
Xét cho cùng với kiến thức toán học của Ngô Bảo Châu hiện nay chỉ có thể áp dụng để góp phần đem lại lợi ích thực tiển ở những nước như Pháp, Mỹ… Trong khi bức tâm thư bauxite của GS Châu nếu được lắng nghe và thực hiện, sẽ có lợi ích thiết thực gấp vạn lần cho sự tồn vong của đất nước và dân tộc lại đem vứt bỏ.

Vì vậy trong hàng trăm bài báo tuyên dương, ca tụng "thành tích Ngô Bảo Châu" trên mấy trăm tờ báo "lề phải" chưa kể hàng chục đài phát thanh, truyền hình trong nước trong mấy tuần lễ vừa qua, chỉ đọc thấy một bài viết "chí lý và chí tình" phản ảnh đúng thực trạng VN:

"Đám đông và nhà khoa học." Tác giả: Lê Đình Phương (Tuần Việt Nam, 27/8/2010)
"…các trường đại học danh tiếng Âu Mỹ, cùng với vị trí địa lý nơi nó tọa lạc, quả là môi trường tuyệt hảo cho mọi sáng tạo. Nơi đó, thư viện là thánh đường, thời khắc nghiên cứu thì đầy ắp niềm vui trí tuệ, lề thói xã hội thì trật tự thong dong... Rất ít bụi trần ai chen được vào sân trường đại học của họ.

Cái môi trường giáo dục và xã hội tuyệt đối cần thiết cho thái độ solitude, nền tảng của sáng tạo ấy, chúng ta chưa có được!

…không thể hình dung được thành tựu toán học này sẽ tăng được bao nhiêu phần trăm trong GDP cả nước (?). Chắc là không, nhưng chúng ta vẫn hoan hỉ, tin tức vẫn tràn ngập trên báo chí theo cách người ta ăn mừng một bàn thắng bóng đá (vốn chỉ là một trò chơi), hay một cuộc đăng quang của một cô hoa hậu chân dài nào đó.…

Chúng ta ăn mừng một giải thưởng toán học cao cấp, vốn là lĩnh vực am hiểu của một thiểu số rất nhỏ. Chúng ta đòi xuống đường vì Ngô Bảo Châu đã thắng trong một cuộc tranh tài mà 99% người Việt Nam không hề hiểu lấy một phân.…

Chúng ta vui mừng với tâm thế thèm khát sự vượt trội, với ám ảnh bệnh thành tích từ thuở sưu tập phiếu bé ngoan mỗi tuần. Tôi chắc chúng ta sẽ không hoan hỉ đến thế, nếu không có giải thưởng kia. Chúng ta cần một sự hơn thua, để tự tin xác tín Ngô Bảo Châu là người lỗi lạc.

Phải chăng, chúng ta đang mừng chiến thắng với một tâm lý đầy mặc cảm, thua chị kém em đã bị dồn nén quá lâu?

Có lẽ, với tâm thế mặc cảm mang lớp áo dân tộc tính đó, báo chí, dân chúng, quan chức... đã quên sự mực thước trong việc tôn vinh nhà khoa học trẻ kia. Sung sướng vì Ngô Bảo Châu là người Việt đã hẳn, nhưng không thể nhận vơ để "lên mặt" về những hoa trái tri thức mà bạn ấy gặt hái được từ nước ngoài. Chúng ta nghiễm nhiên coi thành quả này là của nền giáo dục Việt Nam, vốn có sinh mà không dưỡng. Và từ đó, phóng chiếu rất nhiều can dự, cãi vã vào lộ trình khoa học của nhà toán học trẻ tuổi: chức vụ, huân chương, tặng nhà, bỏ bạc tỉ xây Viện Toán cao cấp... Thậm chí lôi cả đời tư lên mặt báo: nhà toán học "si tình" thì đã sao?

Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền.

Nhưng phải cảnh giác với cái giá của sự nổi tiếng (theo kiểu Việt Nam), đang bị khoanh vùng và mang màu sắc quốc gia thiển cận. Cái giá đó sẽ rất đắt, nếu những lời tung hô rộn ràng kia đánh mất thái độ trung dung và tâm thế an nhiên của nhà khoa học.

Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?

Chúng ta cũng vậy, đừng để những tình cảm háo thắng náo nhiệt xâm thực vào không gian sáng tạo rất yên tĩnh kia. Vui dăm bữa rồi thôi, hãy để khối óc lỗi lạc kia quay trở lại thánh đường toán học của mình, trong niềm hoan tịnh. Đừng cột vào con người ấy những tước hiệu, gánh nặng vô bổ và cồng kềnh, thừa thãi cho niềm vui toán học, vốn dĩ không dành cho số đông." (Trích theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần),

Điều rất mỉa mai là báo VTC News (29/8) ngay bên dưới bài Lễ đón và chào mừng GS Ngô Bảo Châu, với lời phát biểu rổn rảng của thủ tướng, thì ngay bên dưới có bài:

"Lò luyện" lấy chồng ngoại quốc ở Hải Phòng: Ở làng Tiểu Bàng (Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng) xuất hiện những lớp học dành cho gái làng trước khi thi tuyển lấy chồng ngoại. Đằng sau những cuộc lấy chồng ngoại là những câu chuyện bi hài rơi nước mắt.

Rất "ấn tượng" và cũng rất "hiện thực xã hội chủ nghĩa!"


Nguyễn Duy Ân
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #292 - 26. Sep 2010 , 14:13
 

Cộng Sản VN sẽ sụp đổ một ngày rất gần đây ???


Ngô Nhân Dụng

Có thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng cộng sản trên hay không?  


Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô.” Ðó là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng báo Nhân Dân Ðiện Tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.

Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam” chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!

Không những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần Khải Thanh Thủy đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo, Trần Khải Thanh Thủy vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn.”

Phần 1 của mục Hồ Sơ này là bài, “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên Bang Xô Viết.” Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28 thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo.” Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo hơn!

Khi chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu ủy, Thành ủy hoặc Huyện ủy của mình.” Ðọc tới đây, người đọc nào cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn thiết tha bảo vệ đảng nữa? Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả, đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!

Câu trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”

Kết quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô , 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân; vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.” Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.

Bài “Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã biến thành nhà nước của toàn dân.” Qua các giai đoạn, có lúc tác giả Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần 3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ.” Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả, để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx.” Năm 1989, Liên Xô bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo, Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội.” Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với “bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho chủ nghĩa cộng sản nữa!

Khi các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô” như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội.” Người đọc nào cũng phải hiểu: Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã Hội không có gì đáng bảo vệ!

Phần thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở.”

Thêm nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Ðảng, toàn xã hội.” Trong bài có kể các chi tiết về những vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các tác giả viết là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.” Nghe câu này, người Việt Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa.”
Cuộc cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.” Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết: “tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới.”

Xin đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước.”

Cho nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng, chính quyền.” Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất làm giàu qua đám tang của chính mình.”

Phần 5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài “Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Ðảng.” Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống, các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, không thể giám sát cơ quan mỹ kim,… bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu… Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều,” vân vân.

Sau khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!

Chắc chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?

Các tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.

CHÚNG TA SẼ LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐỂ GIẢI CỨU 85 TRIỆU ĐỒNG BÀO VN KHỐN KHỔ ĐANG DỞ SỐNG DỞ CHẾT TRONG TÙ NGỤC BAO LA GỌI LÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN.

LỜI TIÊN TRI CỦA NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ THANH HẰNG “CSVN” SẼ XỤP ĐỔ TRONG THÁNG 10 NĂM NAY !!!
Back to top
« Last Edit: 26. Sep 2010 , 14:15 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #293 - 06. Oct 2010 , 12:36
 


Hết Sợ



Ts. Nguyễn Đình Thắng



Đặc tính của các chế độ độc tài là cai trị bằng sự sợ hãi-người dân sợ hãi chính quyền-trong khi trong các thể chế dân chủ thì chính quyền sợ dân. Khi người dân không sợ nữa thì đó là ngày tàn của chế độ độc tài.

Nhà nước Việt Nam rất tinh vi trong việc sử dụng sự sợ hãi. Người dân trong nước sợ đã đành. Nhiều người đã vượt thoát ra vùng trời tự do mà vẫn còn sợ hãi.
Có người sợ hãi vì có thể bị nguy hiểm khi về nước thăm thân nhân. Có người sợ hãi rằng lời nói hay việc làm của mình có thể gây cho thân nhân ở trong nước bị trả thù. Và có người lại còn giải thích rằng sợ sẽ không được về nước để thực hiện các công tác từ thiện.

Nếu cũng lập luận như vậy thì người ở miền Nam trước đây đã chẳng dám chiến đấu bảo vệ tự do vì trong số họ rất nhiều người có thân nhân ở miền Bắc.
Nếu cũng lập luận như vậy thì các quốc gia Âu Châu dưới thời Đức Quốc Xã chẳng ai dám tham gia kháng chiến hay hợp tác với đồng minh để giải phóng quê hương.

Nếu cũng lập luận như vậy thì cộng đồng tị nạn người Ba Lan, Latvia, Iraq, Phi Luật Tân, Nam Dương... trước đây và những cộng đồng tị nạn Miến Điện, Cuba, Trung Hoa… ngày nay đã đầu hàng từ lâu chế độ độc tài ngự trị trên đất nước họ. 

Thế thì tại sao một số người Việt tị nạn, hậu duệ của thế hệ cha ông anh hùng và lớn lên ở một đất nước của những anh hùng (the land of the brave), lại hãi sợ đến vậy?
Tôi không có câu trả lời. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta không cần biết căn nguyên mà vẫn có thể tìm ra giải pháp.

Khi mới tiếp xúc với một số người có thân nhân là nạn nhân của vụ đàn áp ở Cồn Dầu, phần lớn bày tỏ sự sợ hãi, không muốn lên tiếng, không dám ra mặt. Trước tình hình ấy, khi chúng tôi phát động chiến dịch Cứu Cồn Dầu, chỉ có dăm ba người trong số họ đồng ý ra mặt tham gia chiến dịch. Số người còn lại sẵn sàng yểm trợ ở đằng sau, một cách kín đáo.

Khi chiến dịch Cứu Cồn Dầu tiến triển với buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, với sự lên tiếng của một số vị dân biểu, với sự hưởng ứng ngày càng nhiều các tổ chức nhân quyền quốc tế… thì những người trước kia sợ hãi đã nhả dần sự sợ hãi ấy ra.

Tôi hỏi họ: Không sợ thân nhân bị đàn áp à? Không sợ sẽ không được về thăm xứ đạo nữa sao?
Câu trả lời là, nếu không tranh đấu thì cũng chẳng còn xứ đạo để về thăm và có lên tiếng thì sự đàn áp cũng không thể dã man hơn hiện nay.

Điều này làm tôi suy nghiệm và đi đến một kết luận: vì thấy mình bất lực, trước đây họ sợ hãi; nhưng càng biết cách vận động, càng hiểu rõ mối tương quan giữa các thế lực, và càng cảm thấy mình có thể chủ động thay đổi tình thế, họ càng tự tin hơn và mối sợ càng giảm dần di.

Và chính sự tự tin này đã lây lan từ người này sang người khác, không những chỉ ở hải ngoại mà cả ở trong nước. Nhiều nạn nhân ở Cồn Dầu trước đây chỉ biết phủ phục thì nay cũng đã tự tin hơn vì họ cảm thấy có thể đặt niềm tin vào những thân nhân ở Hoa Kỳ-- trước đây, khi người ở Hoa Kỳ còn sợ hãi thì người ở trong nước lấy đâu để đặt niềm tìn?

Muốn giúp cho mọi người vượt qua sự sợ hãi, chúng ta cần thực hiện hai việc:

Thứ nhất là giúp cho ngày càng nhiều người ở hải ngoại và ở trong nước hiểu được mối tương quan giữa các thế lực quốc tế và biết cách huy động chúng để làm đối trọng với thế lực của chính quyền độc tài.

Thứ hai là đề ra những kế hoạch có trọng tâm, có thời hạn, và có những mục tiêu cụ thể được thông báo trước. Qua đó mọi người có thể thấy được từng bước đi, nắm được tiến trình hành đ ộng, và đo lường được hiệu quả của công việc mình làm.

Được vậy, con người sẽ từ thụ động chuyển dần sang thành chủ động. Và tinh thần chủ động sẽ đẩy lùi nỗi sợ hãi.
Back to top
« Last Edit: 06. Oct 2010 , 12:54 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #294 - 08. Oct 2010 , 14:38
 
Back to top
« Last Edit: 08. Oct 2010 , 14:46 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #295 - 16. Oct 2010 , 20:39
 
BÀI HỌC CHO  TRUNG CỘNG VÀ VIỆT CỘNG!


Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 109 (15-10-2010)



BNSTDNL 109


Đại lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long do Hà Nội tổ chức vừa chấm dứt và Cộng sản Việt Nam đã lãnh một bài học đích đáng từ trời lẫn người. Từ trời là chính cơn lụt lịch sử xảy ra tại 5 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) trong chính giữa 10 ngày đại lễ. Từ người là phản ứng ứng dữ dội và đồng loạt từ trong ra tới ngoài nước, từ các nhà trí thức đến các nhà đối kháng, từ hạng thường dân đến hạng tu hành, từ giới ký giả đến giới nghệ sĩ… Tựu trung, có thể nói các phản ứng nhắm đến 4 điểm:

1- Những mục tiêu và ý nghĩa bị biến đổi;

2- Những chi tiêu hoang phí phù phiếm;

3- Những công trình chào mừng bôi bác lai căng;

4- Những ứng xử vô tâm bất nhẫn. Những mục tiêu và ý nghĩa bị biến đổi là chọn thời điểm trùng với lễ Quốc khánh của Tàu cộng, chẳng đề cao đúng và đủ tinh thần Lý Thái Tổ-Thăng Long, không phát huy các thành tựu nhân bản của tiên tổ, thực hiện những công trình phô trương vô bổ thay vì xây dựng hay cải tạo những cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, lợi dụng đại lễ để bòn rút công quỹ, bóc lột nhân dân, tuyên truyền cho đảng và lãnh tụ... Những chi tiêu hoang phí, phù phiếm là đúc 100 trống đồng, 1000 tượng rồng, làm 1000 trống da, may 10.000 bộ y phục để chỉ mặc một buổi, dựng nhiều bộ phim tốn cả trăm tỷ, tổ chức 54 hoạt động chính với gần 300 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nội lẫn ngoại, bắn pháo hoa tại 29 điểm (sau phải bỏ bớt vì áp lực công luận), diễn hành rầm rộ với hơn một vạn người…

...



Trải 1.000 năm Bắc thuộc, dân Việt chưa bao giờ cúi đầu khuất phục trước rợ Hán bắc phương,

vậy mà mới non 100 năm làm tay sai cho cộng sản quốc tế,

Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã phải cúi đầu liếm gót dày cho rợ hán như thế này đây!

Nhục quốc thể! Nhục quốc thể! Ôi Việt cộng ơi! Hồ Chí Minh ơi! Nhục quốc thể quá!



Những công trình chào mừng lai căng, bôi bác là tượng Lý Thái Tổ không có nét gì của dân Việt, là bộ phim “Lý Công Uẩn -Đường tới thành Thăng Long” hoàn toàn sai văn hóa và lịch sử Việt từ hình thức tới nội dung, là Con đường gốm sứ trông như một tác phẩm nghệ thuật dân gian hổ lốn và mới làm đã hư hỏng, là tim đồng đúc cho tượng Thánh Gióng và còn ngựa của ngài, là DVD Tình ca Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội với một thứ Anh ngữ quái đản… Những ứng xử vô tâm bất nhẫn là tống tất cả trẻ em đường phố và dân oan khiếu kiện vào nhà tù mang tên “Trại bảo trợ xã hội” ở Ba Vì để làm đẹp mặt Thủ đô, là trình diễn ca nhạc kèm bắn pháo hoa nghệ thuật đêm bế mạc tại sân vận động Mỹ Đình dù 4 hôm trước đã có nhiều người mất mạng tại đó, là tiếp tục vui chơi tại Hà Nội, bỏ mặc bao đồng bào nạn nhân lũ lụt tại 5 tỉnh miền Trung, khiến cho 76 người thiệt mạng, đến khi cứu trợ họ thì chẳng ra gì… Lời Giáo sư Phạm Toàn sau đây (trả lời phỏng vấn của DCVOnline hôm 11-10-2010) có thể tóm tắt sự kết án của toàn dân đối với CS nhân đại lễ: “
Một xã hội với bọn người bẩn thỉu không đáng cho mình nghĩ nữa. Tôi khinh họ đến mức có bảo chửi họ tôi cũng chẳng muốn chửi nữa cơ… Một nền văn hóa vớ vẩn, nói chỉ phí lời. Để cho họ tan đi thì thế hệ sau nó dựng lại”.


...



Bài học mới nhất dành cho Việt cộng chính là bài học dành cho Trung cộng qua giải Nobel Hòa bình 2010 trao hôm 08-10 cho Giáo sư Lưu Hiểu Ba, một nhà tranh đấu kiên trì và kiệt xuất của dân tộc Trung Hoa hiện thụ án 11 năm tù.

Đang là một giáo sư tại Hoa Kỳ, cuối năm 1988 ông đã trở về nước để tham gia cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cùng với các sinh viên, rồi thuyết phục họ giải tán ôn hòa để tránh một cuộc đàn áp đẫm máu của nhà cầm quyền CS (vốn đã xảy ra thực vào ngày 04-06-1989). Sau đó ông bị giam tù đến đầu năm 1991. Năm 2008, ông cùng thân hữu soạn thảo một văn kiện thời danh mang tên Linh bát Hiến chương (Hiến chương 08), theo mẫu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và đòi hỏi nhân quyền ở Trung Quốc. Thế là ông bị bắt lại và bị kết án 11 năm tù với tội danh “lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” !?!

...


Bà con ở vùng lũ Miền Trung đang khốn đốn vì nước lũ lên thăm tận nóc nhà, trong khi tại Hà Nội,

Việt cộng bỏ ra 4,5 tỷ Mỹ Kim để tổ chức vui chơi nhảy nhót mừng quốc khánh Mẫu Quốc Tàu Cộng


...


SVĐ Mỹ Đình rực rỡ trong ánh sáng đèn màu và dàn nhạc nước.


...

...


Những hình ảnh thân thuộc với người Hà Nội qua từng giai đoạn lịch sử được tái hiện qua màn đồng diễn của hơn 10.000 diễn viên.
"Bộ Chính Trị-Trung Ương Đảng CSVN Nhiệt Liệt Chào Mừng Quốc Khánh Trung Quốc!"


Đang khi thụ án như thế thì ông đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình. Giải thưởng này, ngay lập tức đã bị Cộng đảng Tầu bất bình và lên án dữ dội, như họ đã từng tìm cách ngăn chặn và hăm dọa Na Uy (nước trao giải) trước đó. Như đỉa phải vôi, nhà cầm quyền Bắc Kinh, qua Bộ Ngoại giao, trâng tráo tuyên bố rằng việc trao giải cho một phạm nhân như thế là đi ngược lại nguyên tắc của giải Nobel HB, gửi ra thông điệp sai trái cho toàn thế giới, phản lại mục tiêu của nhà sáng lập là thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc. Trung cộng còn quản chế tại gia bà Lưu Hà, vợ của ông và hoàn toàn ngăn chặn mọi thông tin về việc ông đoạt giải. Toàn những kiểu lập luận và lối hành xử rất… vô liêm sỉ mà chỉ cộng sản mới có nổi.

Thế nhưng giải này -vốn đã được hơn 100 học giả, luật sư, nhà đối kháng Trung Quốc cùng nhiều khôi nguyên Nobel HB như cựu tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel, giám mục Nam Phi Desmond Tutu vận động cho- đã được sự tán đồng của toàn thế giới. Người soạn thảo Hiến chương 77 (tức ông Vaclav Havel) phát biểu:
"Giáo sư Lưu Hiểu Ba là tiêu biểu cho xã hội công dân Trung Quốc, rất xứng đáng nhận được giải thưởng này. Và đó là lý do tôi đã cùng với bạn bè đề cử ông với Ủy ban Nobel".
Ông Havel còn ca ngợi Ủy ban đã bất chấp các "lời đe dọa của Trung cộng". Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nobel HB 1989, ngay khi nghe tin ông Lưu được trao giải, đã gởi thư chúc mừng kèm với lời
“kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc hãy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba cùng các tù nhân lương tâm khác bị giam giữ chỉ vì bày tỏ tự do tư tưởng”.
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, Nobel HB 2009, thì lập tức tuyên bố:
“Tôi xin chào mừng quyết định của Ủy ban Nobel trao giải Nobel HB cho Ông Lưu Hiểu Ba… người đã hy sinh tự do bản thân cho những niềm tin của mình. Qua việc trao tặng giải cho ông Lưu, Ủy ban Nobel đã chọn người từng biện minh và là phát ngôn nhân can trường cho sự thăng tiến các giá trị hoàn vũ qua phương cách hòa bình và không bạo lực, kể cả việc ông đã ủng hộ cho dân chủ, nhân quyền và nguyên tắc pháp luật… Hơn 30 năm qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ về cải cách kinh tế và nâng cao đời sống người dân của họ… Nhưng giải thưởng nầy nhắc nhở chúng ta rằng sự cải cách chính trị chưa có bước tiến bộ nào, và rằng nhân quyền căn bản của mọi người nam, nữ và trẻ em phải được tôn trọng. Thành thử chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải trả tự do cho ông Liu càng sớm càng tốt.”
Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng lên tiếng yêu cầu Trung cộng hãy thả ông Lưu tức thì !

Nhận định về giải thưởng cao quý trao cho cây bút Trung Quốc hiện ngồi tù này, báo New York Times hôm 8-10 cũng đã viết: “
Trao giải cho ông Lưu, Ủy ban Nobel đã đập lại một cách không nhầm lẫn các lãnh đạo độc đoán tại Bắc Kinh vào đúng thời điểm chính quyền này ngày càng không muốn dung túng bất đồng chính kiến từ trong nước… Chính sách ngoại giao nắm đấm đi cùng sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc đã gây ra khắp thế giới một thái độ khó chịu”.
Giáo sư Joseph S. Nye, Đại học Harvard Hoa Kỳ, người từng đưa ra khái niệm thời danh “Quyền lực mềm” (Soft Power), trong một bài viết vẫn trên báo New York Times, cũng đồng quan điểm khi cho rằng “ngoại giao công dân” là điều khó cho các nền dân chủ nhưng còn khó hơn cho các thể chế độc đoán như Trung Quốc. Lý do là quyền lực mềm đến từ xã hội chứ không phải từ chính phủ. Vì thiếu quyền lực mềm nên hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, hệ thống chính trị, sức mạnh kinh tế và thế lực quân sự gia tăng của họ “vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của họ ở nước ngoài".

Thành ra có thể nói như ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư Ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, trụ sở tại Frankfurt Đức quốc, trong cuộc phỏng vấn của RFI hôm 09-10-2010, rằng sự kiện Ủy ban Nobel chọn ông Lưu mang 3 ý nghĩa lớn: Ý nghĩa thứ nhất là việc khẳng định nhân quyền có liên lạc mật thiết với hòa bình. Di chúc của cha đẻ giải này là ông Alfred Nobel có ghi rằng nhân quyền là điều kiện để xây dựng tình anh em giữa các quốc gia và dân tộc. Ủy ban Nobel tuyên bố quyết định trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba “vì ông là người lâu nay đã tranh đấu bất bạo động cho những nhân quyền căn bản tại Trung Quốc là nơi mà các quyền tự do tiếp tục bị giới hạn”. Ủy ban này kêu gọi Trung Quốc cải thiện nhân quyền bên cạnh việc phát triển kinh tế. Ý nghĩa thứ hai là Giải Nobel HB năm nay về tay một thường dân mà lại đang ngồi tù, chứ không phải là quốc trưởng của một cường quốc như năm ngoái. Từ lâu nhiều người mong đợi rằng Giải Nobel HB chỉ nên được trao cho những ai đang thực sự dấn thân đấu tranh cho nhân quyền và hòa bình trong những điều kiện ngặt nghèo và nguy hiểm. Cho nên việc tặng giải cho ông Lưu Hiểu Ba, một trên 200 ứng viên trong đó có nhiều nhân vật rất nổi tiếng như thủ tướng Helmut Kohl của Đức, người đã thống nhất Đức quốc lẫn Âu Châu và chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1990, là một hành vi đáp ứng nguyện vọng vừa nói. Ý nghĩa thứ ba là Ủy ban Nobel đã không khuất phục trước sự đe dọa của nhà cầm quyền Trung cộng. Cách đây mấy tuần, Trung cộng đã khuyến cáo Ủy ban không nên trao giải cho ông Lưu cũng như cho bất cứ nhà đấu tranh TQ nào nếu không muốn quan hệ giữa Na Uy-Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng (họ ám chỉ một hiệp ước kinh tế sắp được 2 nước ký kết với nhau). Lâu nay Trung cộng vẫn ỷ vào sức mạnh kinh tế để bịt miệng các quốc gia phương Tây muốn chỉ trích họ vi phạm nhân quyền. Nhưng lần này Trung cộng không ngờ rằng hành động gây áp lực thô bạo đối với một cơ chế độc lập như Ủy ban Nobel đã tạo tác dụng ngược.

Cùng với việc trao giải Nhân quyền châu Âu Sakharov cũng cho một nhà đấu tranh Trung Quốc là ông Hồ Giai (Hu Jia) năm 2008, những lời kêu gọi rất táo bạo gần đây cho dân chủ của Trung tướng Lưu Á Châu, con rể cố thủ tướng Lý Tiên Niệm, Chính ủy Học Viện Quốc phòng Trung cộng, và mới nhất là những phát biểu của thủ tướng Ôn Gia Bảo hô hào cho dân chủ, tự do và kêu gọi giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhanh chóng tiến hành cải cách chính trị, giải Nobel HB năm nay quả đã thổi bùng ngọn lửa tự do, nhân quyền trên khắp Hoa Lục, làm cho giới cầm quyền Trung cộng và tay sai của họ là Việt cộng hết sức run sợ, đang lúc gây phấn chấn cho phong trào dân chủ tại 2 nước này. Ngày tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc đã gần, và nhất thiết sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam. Quốc tế nhắm vào tên chúa quỷ tất hạ được đứa tiểu yêu, bắn vào gã chủ tất đánh gục được thằng đầy tớ. Hỡi các lãnh đạo Ba Đình, liệu mà học bài học đó để sớm thống hối ăn năn mà trở về với Dân tộc!



BAN BIÊN TẬP
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #296 - 18. Oct 2010 , 23:47
 
  BAI BAO RAT HAY (không nên bỏ qua) Phỏng vấn GS Phạm Toàn o HaNoi ...




Phạm Toàn – đại lễ là vớ vẩn

DCVOnline – phỏng vấn



DCVOnline: Mười ngày “đại lễ nghìn năm Flying Dragon” rồi cũng xong.

Có lẽ hiếm có một đại lễ nào lại lắm chuyện khôi hài đến thế. Từ chuyện ra công văn hỏa tốc cấm nói tục chửi bậy trong những ngày lễ đến chuyện tờ Hà Nội Mới giật cái tít “Họ đã xúc phạm niềm tự hào dân tộc của người dân Việt Nam” để mắng sa sả những ai dám có thái độ không tung hô đại lễ. Chuyện hủy đốt pháo hoa đồng loạt ở 28 điểm vì nguyên nhân cháy nổ ở sân vận động Mỹ Đình, nhưng lại bảo là để lấy tiền cứu trợ dân miền trung đang gặp bão lụt. Chuyện các “unprofessional singers” nhưng lại “very multi talent” của BSP Entertainment góp mặt với đại lễ bằng một CD “you inside me” đến chuyện đồng chí Sáu Phong tiếp tục chém
gió rằng “Thánh Gióng… đánh giặc xong là thanh thản về trời, để sống một cuộc đời vui thú điền viên”. Ôi thôi, kể ra không hết.

Ông Phạm Toàn, người đạt tiêu chuẩn “xúc phạm niềm tự hào dân tộc…” của báo Hà Nội Mới, một trong những người thành lập và điều hành trang mạng Bauxit Việt Nam đã nói với DCVOnline về ngày đại lễ như sau…




Phạm Toàn


Phạm Toàn: Tôi thấy đáng nhẽ ra số tiền đấy để xây bệnh viện và xây trường học. Phải làm thế nào để cho trẻ con nước ta đi học không mất tiền, người lớn đi chữa bệnh không mất tiền chứ. Đấy mới là cái quan trọng, chứ 1000 năm mà dân nằm bệnh viện khổ quá, trẻ con đi học khổ quá, không có tiền nộp cho con đi học thì chả để làm gì cả.

Nhưng bây giờ khó lắm, người ta có quyền thì người ta thích làm những cái cho nó vênh vang. Cái đó vớ vẩn, tôi có tham gia gì đâu, tôi bảo kệ xác họ và tôi không đi đâu cả. Với các bạn làm việc với tôi tôi cũng khuyên họ chúng mình ngồi trong phòng làm việc chứ đừng đi ra đường.

DCVOnline: Vậy là từ lúc bắt đầu đến nay ông hoàn toàn không đi đến
khu vực lễ hội?

Phạm Toàn: Trước đó tôi cũng không thèm nhìn chứ nói gì sau này. Một lần đi qua tôi nhìn cái tượng Lý Thái Tổ tôi thấy như cái ông vớ vẩn nào đấy đầu đội mũ như mũ Khuất Nguyên, nó chả ra làm sao cả. Tất cả một nền văn hóa đã bị phá nát hết rồi, còn gì nữa đâu.

Bây giờ lại còn đúc tim bằng đồng cho vào trong ngực của Thánh Gióng và ngực ngựa của Thánh Gióng nữa. Ba lăng nhăng không. Nhìn bề ngoài (của tượng) là biểu hiện được nội lực rồi, việc gì phải khoe có tim bằng đồng nữa thì ngu ơi là ngu.

Một xã hội với bọn người bẩn thỉu không đáng cho mình nghĩ nữa. Tôi khinh họ đến mức có bảo chửi họ tôi cũng chẳng muốn chửi nữa cơ.

DCVOnline: 10 ngày đại lễ mà ông không
chấm được một chương trình nào, dù nhỏ, sao?

Phạm Toàn: Có cái gì nhỉ, có cái tắc đường à? Phố cổ thì bẩn ơi là bẩn. Giá bao nhiêu tiền đấy để làm lại cống ở phố cổ, làm lại nhà toilette ở phố cổ đi, vớ vẩn. Một nền văn hóa vớ vẩn, nói chỉ phí lời. Để cho họ tan đi thì thế hệ sau nó dựng lại. Họ rồi cũng tan đấy mà.

DCVOnline: Những người Hà Nội mà ông tiếp xúc họ nói sao?

Phạm Toàn: Họ cười khẩy, những người có đầu óc người ta cười khẩy, người ta có vỗ tay đâu. Những người đi chơi phố vì không có việc gì để làm, và thanh niên, mà thanh niên thì chỗ nào chả chơi. Thanh niên thì có lý tưởng gì đâu tại vì người ta làm cho thanh niên không có lý tưởng bằng những cái chơi vô
bổ. Đáng nhẽ ra thì đoàn Thanh niên phải tổ chức cho thanh niên những việc làm có ích, cắm trại, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu những địa danh, nhưng cuối cùng có làm gì đâu, ngoài cái việc là đi tổ chức thi hoa hậu. Hoa hậu cái đầu ngắn ngủn, nói những câu lăng nhăng lô nhô, khi được hỏi bikini là gì thì trả lời bikini là một món súp của Nga.

Bây giờ tôi tập trung cùng một số bạn làm sách Giáo khoa, chúng tôi vừa tổ chức chương trình chào lớp Một. Mối quan tâm của tôi hiện nay là phải chữa lại về giáo dục, chữa lại bậc tiểu học chứ không phải đại học. Đại học chỉ cần tự do và tự chủ thôi, không cần phải chữa gì cả là họ khắc có một nền đại học tốt. Chứ không thể trong vòng 20 năm là có một nền đại học tầm cỡ
quốc tế bằng cách đổ tiền vào vớ vẩn, đó chỉ là nghĩ cách tiêu tiền thôi.

Chúng tôi phải cụ thể là làm thành một bộ sách mới, cách dạy mới đưa cho xã hội xem, ghanh đua với Bộ Giáo dục để buộc họ phải đổi mới. Mối quan tâm của tôi trong nhiều năm nay là thế.

DCVOnline: Những bộ sách giáo khoa mới cũng như phương pháp giáo khoa mới của nhóm ông, ai sẽ là người nghe và áp dụng, liệu nhà nước có hỗ trợ những cái mới này không?

Phạm Toàn: Cho đến nay họ không hỗ trợ mà họ còn dọa chúng tôi chứ, họ bảo là các anh làm sách ngoài luồng, mà “ngoài luồng” ở Việt Nam có thể là “phản động” mà phản động thì sẽ bị cấm. Thế nhưng tôi đã tuyên bố giữa cuộc hội thảo là sách chúng tôi không gửi cho
bộ duyệt, chúng tôi gửi thẳng cho phụ huynh học sinh, cho xã hội, cho giáo viên, người ta thẩm định bằng cách người ta dạy cho trẻ em. Nói một cách cực đoan là có thể dạy ở từng gia đình và từng gia đình phải cứu con em mình trước khi xã hội cứu các cháu bằng một cuộc cải cách giáo dục xứng tầm một dân tộc văn minh và thông minh.

DCVOnline: Có một hiện tượng xã hội, ví vụ như các bloggers, nhiều bạn trẻ 8x, 9x đã nhận thức đúng thực trạng xã hội hiện nay và cũng đã có những ý kiến, bài viết phê phán trên các trang blog cá nhân. Nhưng sao trong một xã hội mà có rất nhiều người, nhất là giới trẻ nhận thức được và đã bày tỏ nhận thức của mình như thế mà xã hội cũng ko thay đổi gì?

Phạm Toàn: Chỉ có một
câu trả lời thôi, đó là chế độ kìm kẹp quá mạnh, hệ thống stasi quá mạnh. Đó là régime policier. Trong một régime policier thì anh rất khó làm, nó có thể theo dõi một cuộc nói chuyện của anh tận đẩu tận đâu rồi dàn dựng cho anh vào tù được. Hai nữa là thanh niên cứ phát biểu thế thôi chứ thanh niên thì không có hệ thống. Tất cả những anh 9x, 8x phải có một hệ thống thì anh mới mạnh được.

Hệ thống đó là hệ thống tư tưởng, ý tưởng, hệ thống triết học, hệ thống hành động, hệ thống tổ chức, mà anh thì không có những cái hệ thống ấy. Anh chỉ cần 5 người ngồi lại với nhau thì nó có thể cho anh vào tù rồi. Để cho vào tù thì người ta có rất nhiều cách, như tội trốn thuế chẳng hạn, rất là đại vớ vẩn như đối với anh
blogger Điếu Cày.

Ai cũng biết blogger Hải phạm tội trốn thuế là vì một cái khác chứ không phải chính tội đó, nhưng mà bây giờ nó như thế, một cái régime rất cynique, trâng tráo, không biết hổ thẹn là gì cả, nó chỉ cần thắng thôi. Thế thì thanh niên chả ăn thua gì cả.

Anh muốn thắng thì anh phải có một hệ thống hơn người ta, anh phải hơn nó một cái đầu về tư tưởng, vật chất, chiến thuật, chiến lược, cái gì anh cũng phải hơn nó. Đằng này thanh niên thì không hơn, chỉ hơn mỗi cái là trẻ hơn, nhưng bọn nó là con voi già.

DCVOnline: Như vậy chả nhẽ ta thua?

Phạm Toàn: Tuy nhiên, sẽ đến một lúc mà sự bất ngờ sẽ đến với họ và lúc ấy sẽ nhục nhã. Đáng nhẽ anh phải tỉnh táo để tổ chức những cuộc
thay đổi. Cũng giống như anh tổ chức một cuộc đẻ nhưng không bị đau mà vẫn có đứa con lành mạnh, khỏe khoắn. Đấy mới là một người có đầu óc.

Thế nhưng bây giờ có bao nhiêu người có đầu óc, bao nhiêu người tỉnh táo để cho quyền lợi nó không làm cho mắt lòa đi? Cứ nói đến việc một ông thủ tướng mà nói ngọng “hội nghị ô béc, hoan nghêng thủ tướng xing ga bô”, ta thử tưởng tượng thủ tướng Thái Lan mà nói như thế trước dân của họ thì dân ở đấy người ta tống cổ đi. Vì sao? Vì dân trình độ cao còn dân của mình thì không biết gì cả, phải chạy theo từng đồng xu để kiếm sống. Tôi có nói oan cho họ không? Hoàn toàn không nhé!

DCVOnline: Thế là tại “police partout, justice nulle part” sao, hay là tại chính
mình?

Phạm Toàn: Tại cả hai, tức là tại phía mình thực chất là văn hóa kém. Người nông dân bây giờ không biết pháp luật là gì cả, chỉ biết cáu thôi. Thanh niên thành thị không biết pháp luật là gì cả, tức thì chỉ biết là đi phóng xe thi cho nó đỡ tức. Thế là người ta cứ việc đàn áp. Đàn áp cộng với ngu dân thì cái xấu nó sẽ trường tồn, thế thôi.

Như cái đại lễ này, ai là người tổng chỉ huy của cái cuộc vui này? Không có! Đáng lẽ phải có một tổng đạo diễn chứ, ai? Không có. Không có một cái địa chỉ để chịu trách nhiệm. Họ đã làm cho “tout le monde a sa part”, tất cả mọi người đều tham gia. Nó tồn tại là vì như thế.

Úi, chúng ta đã đi xa rồi đấy, cái này không khéo là nó bắt tôi đấy
(cười).

DCVOnline: Ấy, nhưng ông chỉ là tiếng nói đại diện cho suy nghĩ nhiều người…

Phạm Toàn: Ừ, thì cứ cho là như thế, nhưng lúc hỏi thế người khác có nghĩ không thì họ lại bảo là không ạ, cái này thì chỉ có mỗi cái lão gàn này nó nghĩ thế thôi. Đề nghị nhà nước cho nó ăn… bikini mấy hôm

DCVOnline: Cảm ơn ông đã trò chuyện với DCVOnline.
Back to top
« Last Edit: 18. Oct 2010 , 23:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #297 - 29. Oct 2010 , 23:25
 


Ông Triết đòi Myanmar thả Aung San Suu Kyi




Theo Delon Porcalla của tờ The Philippine Star thì ông Nguyễn Minh Triết cũng nhất trí với Tổng thống Aquino đòi Miến Điện lập tức trả tự do cho bà Aung San Sui Kyi. Giới quan sát đã đặt câu hỏi có phải đây là lúc Việt Nam đang thức để canh giữ hoà bình thế giới hay chỉ là loạt trình diễn sau cùng của ông Triết trước khi về nghỉ hưu sau Đại hội sắp tới của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

...




HÀ NỘI, Việt Nam (AP) ‒ Giới ngoại giao của các quốc gia vùng Đông Nam Á đòi Myanmar trả tự do cho biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi trước khi cuộc bầu cử của nước này vào tháng tới, trong khi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo hôm thứ Năm rằng giam giữ hàng ngàn tù nhân chính trị bị có thể phá hủy sự tín nhiệm của cử tri.

Bất chấp áp lực không ngừng, quan chức Myanmar đã không có câu trả lời rõ ràng về số phận của Suu Kyi, người đã ngồi tù hay bị giam tại nhà suốt 15 năm trong 21 năm.

Tuy nhiên, Myanmar đã xác nhận rằng người lãnh đạo thuộc quân đội, Than Shwe, sẽ không tranh cử trong cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 vì chế độ quân phiệt đã cố gắng trình diện một hình ảnh mới cho thế giới tại hội nghị thượng đỉnh khu vực đã khai mạc hôm thứ năm tại Việt Nam.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon nói với Associated Press rằng bằng cách thả người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ, Myanmar có thể tạo ra một “ấn tượng rằng cuộc bầu cử này sẽ toàn bộ hơn,” ngay cả khi nó đã quá muộn cho những người bất đồng chính kiến ra ứng cử hoặc đi bỏ phiếu.

Chính quyền quân phiệt ở Myanmar đã ban hành luật ngăn bà Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác được tham gia tranh cử. Như vậy chỉ còn một đảng được ủng hộ của nhóm quân phiệt có những ứng cử viên sáng giá, giới phê bình hàng đầu cáo buộc chế độ độc tài này đã xếp đặt để đảm bảo rằng quân đội sẽ vẫn nắm chính quyền.

“Nếu không trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, sau đó chắc chắn có thể sẽ có một số vấn đề về tính hợp pháp hoặc độ đáng tin (của kết quả bầu cử),” TTK Ban Ki-Moon nói với AP trong một cuộc phỏng vấn tại Phnom Penh, Campuchia.

Ông nói như thế trước khi bay đến Hà Nội, nơi ông gặp tướng Thein Sein, Thủ tướng Myanmar bên lề hội nghị thượng đỉnh. Mặc dù Thein Sein đại diện cho Myanmar tại các hội nghị quốc tế, nhưng ông đã có luôn luôn phải nhận lệnh của Than Shwe.

Quan chức của Myanmar từ chối xác nhận trực tiếp việc bà Suu Kyi sẽ không còn bị quản thúc tại gia khi bị hết hạn giam giữ vào ngày 13 tháng 11.

“Bây giờ vào thời gian này tôi mạnh mẽ sẽ khuyến khích chính quyền Myanmar rằng không phải là quá trễ – ngay cả vào thời điểm này – để phóng thích tất cả tù nhân chính trị để cuộc bầu cử Ngày 7 tháng 11 có thể được toàn diện hơn và có sự tham dự nhiều hơn nữa, và đáng tin cậy,” ông Ban Ki-Moon nói.

Trong một cuộc họp với Thủ tướng Myanmar, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ép chính quyền Miến Điện lập tức thả bà Suu Kyi, phát ngôn viên của tổng thống Philippine, Ricky Carandang, cho biết. “Không có cam kết và Tổng thống, có thể nói, đã thất vọng vì không có được câu trả lời,” ông Carandang cho hay.

Mặt khác, theo Delon Porcalla của tờ The Philippine Star thì ông Nguyễn Minh Triết cũng nhất trí với Tổng thống Aquino đòi Miến Điện lập tức trả tự do cho bà Aung San Sui Kyi. Giới quan sát đã đặt câu hỏi có phải đây là lúc Việt Nam đang thức để canh giữ hoà bình thế giới hay chỉ là loạt trình diễn sau cùng của ông Triết trước khi về nghỉ hưu sau Đại hội sắp tới của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa, cho biết Myanmar cũng không phản đối tin bà Suu Kyi chỉ bị chính quyền Myanmar giam giữ đến khi kết thúc cuộc bầu cử, ngụ ý cho rằng có thể bà ấy có thể sẽ được thả.

Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao P.J. Crowley bác bỏ ý kiến cho rằng bà Suu Kyi sắp được thả báo hiệu điều gì mới lạ, đây chỉ là chuyện thường ngày ở huyện của chế độ (độc tài này).

“Đây là chỉ là một vận động hèn mạt của Miến Điện,” Crowley nói. “Thật là thuận tiện cho họ với gợi ý rằng bà ấy có thể được thả sau một cuộc bầu cử không công bằng, tự do hoặc đáng tin cậy.”

Đảng của bà Suu Kyi tẩy chay các cuộc bầu cử, cho là là không dân chủ sau khi giành được thắng lợi vẻ vang dội trong cuộc bầu cử sau cùng tại Miến Điện vào năm 1990. Chính quyền quân phiệt từ chối không chấp nhận kết quả đó.

Ngoại trưởng Philippines Alberto Romulo cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar, Nyan Win, tuyên bố rằng người đứng đầu chính quyền quân phiệt Than Shwe sẽ không có tên trên lá phiếu – xác nhận đầu tiên cho hay tướng Than Shwe sẽ không tham gia vào cuộc tranh cử năm nay. Tuy nhiên, người ta tin rằng Than Shwe sẽ có một vai trò mới sau cuộc bầu cử.

“Ai chẳng biết mánh khoé của họ. Ông ấy (Than Shwe) sẽ được bầu làm Tổng thống, tôi gần như chắc chắn,” Romulo nói.

Chính quyền quân phiệt đã cai trị Miến Điện suốt 50 năm qua, đã cố gắng để đưa vào một khuôn mặt mới tại cuộc họp ở Hà Nội, ra mắt một lá cờ mới và đặt quốc hiệu mới – tên cũ là “Liên minh Myanmar” nay là nước “Cộng hòa Liên minh Myanmar.”

Những thay đổi đó chỉ để che dấu những thiếu sót của cuộc bầu cử người ta đã chờ đợi từ lâu, giới phê bình nhận định.

Một vấn đề khác cũng quan trọng trong chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển phía Nam Trung Hoa, nhưng một phần của vùng biển này cũng được một số nước láng giềng Đông Nam Á tuyên bố có chủ quyền, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đụng độ với Nhật Bản về một vụ va chạm tàu ở Biển Đông Trung Quốc, làm căng thẳng quan hệ và đưa đến những cuộc cuộc biểu tình chống Nhật Bản.

Chủ tịch nước và Quốc trưởng của các quốc gia trong khối ASEAN ‒ Brunei, Campuchia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam ‒ cùng với các nhà lãnh đạo từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh.



Nguồn:
‒ ASEAN presses Myanmar to free Aung San Suu Kyi. By Jim Gomez And Vijay Joshi, Associated Press.
‒ Aquino, Vietnam leader join calls to free Aung San Suu Kyi. By Delon Porcalla (The Philippine Star) Updated October 28, 2010

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #298 - 30. Oct 2010 , 16:10
 
Ông Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn của talawas


talawas – Ngày 03/11/2010 sắp tới, talawas sẽ tròn 9 tuổi và xin nói lời chia tay độc giả. Chúng tôi sẽ nhìn lại chặng đường 9 năm qua và trình bày nguyên nhân kết thúc hoạt động.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng mời các cộng tác viên tham gia trả lời 3 câu hỏi của talawas sau đây:

1. Theo ông, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, ông sẽ làm gì?
3. Hình dung của ông về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.


Câu trả lời của ông Hà Sĩ Phu


1.

Thực ra “hệ trọng nhất” thì chỉ có một vấn đề (các điều hệ trọng khác đều ở cấp độ nhỏ hơn và phụ thuộc vào điều “hệ trọng nhất” này).
Đó là: Đảng Cộng sản kiên quyết sử dụng ảo tưởng Mác-Lê và giáo lý chính trị phản tiến hóa (tức phản động) trong chủ nghĩa không tưởng ấy làm bình phong bảo vệ cho vai trò độc tôn, cho những đặc quyền đặc lợi, cho sự tích lũy tư bản của tập đoàn, trong một xã hội đang tư bản hóa và hoang dã hóa mãnh liệt, không gì kiềm chế nổi. Các đối trọng vốn đã bị triệt tiêu nay mới đang trăn trở hồi sinh.
Từ đó sinh ra 5 vấn đề thực tế hệ trọng nhỏ hơn là:
1. Đất nước chưa có quyền tự do báo chí và tự do lập hội.
2. Chính phủ, quân đội, công an, và các tổ chức dân sự hiện nay đều có tính chất “giả hình”, không thật đúng với danh hiệu, vì thực chất đều là công cụ, là cánh tay nối dài của Đảng. Xã hội quyền lực song trùng, hệt như thời vua Lê chúa Trịnh mà nạn kiêu binh phù nhà Chúa là nạn công an.
3. Về sở hữu: Dân không có quyền sở hữu trên mảnh đất mình ở, khác gì kẻ lưu vong trên chính quê hương mình, có thể bị đẩy đi bất cứ khi nào khi bị yêu cầu? Quyền sở hữu toàn mảnh đất hình chũ S bao la, tuy gọi là của “toàn dân” thực chất nằm trong tay những kẻ chiếm hữu quyền lực, như quyền của Hoàng triều đối với xã tắc vậy.
4. Hiến pháp và luật pháp hiện nay vẫn là Hiến pháp và luật pháp của một xã hội Đảng trị độc quyền và tùy tiện.
5. Đất nước không thanh bình. Nạn Bắc thuộc đang khẩn trương đe dọa. Đời sống vật chất và tinh thần của mọi người lao động (gồm cả công, nông và trí thức) vốn đã thấp lại tiềm tàng những bất ổn do giá cả không ngừng đi lên, đạo đức xã hội không ngừng đi xuống, văn hóa kỹ trị lai căng, thú tính lan tràn.

2.

Câu này tất nhiên nói để mà chơi: Trong 24 tiếng có quyền tuyệt đối, “trẫm” sẽ cởi trói, tháo gông ngay cho toàn xã hội, gồm 2 việc: một là long trọng tiễn đưa thiết chế Bộ Chính trị theo gương Thánh Gióng về “vui thú điền viên” như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mong mỏi, hai là tháo “vòng KIM CÔ Mác-xít chuyên chính” cho quân đội và công an, để hai lực lượng vũ trang ăn cơm của dân này này yên tâm chỉ trung thành phục vụ Tổ quốc và Nhân dân.
Sau 24 giờ đó, tất nhiên đương sự cũng về vui thú điền viên, nhưng lúc ấy có thể yên tâm rằng mọi việc đổi mới khác sẽ được tiếp tục, những người yêu nước yêu dân sẽ không còn bị kết tội, chỉ còn lo mình không đủ tài năng.

3.

2010: 5 vấn đề hệ trọng nói trên còn nguyên, đang có nguy cơ để Tổng Bí thư của Đảng được hợp thức hóa kiêm luôn Chủ tịch nước, để Bộ Chính trị trực tiếp nắm luôn cơ quan hành pháp, như mấy người nhẹ dạ mong muốn (đáng lẽ phải để dân bầu/ hoặc Quốc hội bầu/ Chủ tịch nước trước, một cách dân chủ, rồi nếu Đảng muốn cử người ấy làm Tổng Bí thứ thì đấy là việc của Đảng sẽ làm sau!).
2020: Những yếu tố tiến bộ trong xã hội tiếp tục phát triển, trong khi yếu tố độc quyền yếu dần, nên mâu thuẫn càng mạnh, ở tương quan giằng co. Mối tương quan với Trung Quốc cũng vậy.
2030: Con cháu của những người cộng sản nắm quyền cao đã thành tư sản hết, nắm những yết hầu kinh tế, Đảng sẽ công khai chấp nhận thể chế tự do tư sản, tự do cạnh tranh như mọi nước khác, và tuyên bố đây là thắng lợi của cách mạng vô sản. Tất cả những nhà tư sản lớn ấy đều là “vô sản” chân chính cả, vẫn đầy tự hào, không có gì phải xấu hổ. Ai còn đem luận điểm Mác-Lê ngày trước ra mà kêu ca, mà tranh đấu chống những nhà “vô sản-tư bản” bóc lột cỡ bự này lại bị quy là phản động. Con đường lộn vòng 180 độ này chính là thành tựu của thiên đường cộng sản đậm đà bản sắc Việt Nam. Nếu không có gì đột biến (tốt hơn hoặc xấu hơn) thì xác suất khả năng này là lớn nhất.
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Cáo giác tin tặc chính trị mới ở Việt Nam
Reply #299 - 02. Nov 2010 , 10:01
 
Cáo giác tin tặc chính trị mới ở Việt Nam


...


Các chuyên gia điện toán Hoa Kỳ nói giới blogger chính trị ở Việt Nam đang đối diện làn sóng tấn công mới của tin tặc nhằm đánh sập website của họ và dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến.

Hãng thông tấn Associated Press trích nguồn một phân tích mới của hãng an ninh mạng SecureWorks nói hơn 15.000 máy tính chứa virus đã tham gia tấn công một số website bị cho là bất đồng chính kiến ở Việt Nam và "một nhóm thanh niên" đã nhận là từng tổ chức tấn công tin tặc trong quá khứ.
Đợt tấn công tin tặc mới nhất này được cho là trùng hợp với làn sóng trấn áp các blogger hay chỉ trích chính phủ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bản báo cáo của SecureWorks, công ty có trụ sở đặt tại Atlanta, không thể xác định được liệu các tin tặc có hoạt động cho Nhà nước Việt Nam hay Đảng Cộng sản hay không.

Hãng AP trích lời ông Joe Stewart, chủ trì nghiên cứu phần mềm ác tính của SecureWorks, nói tuy việc sử dụng một hệ thống máy tính nhằm đánh sập các wesbite là chuyện thường xảy ra, đợt tin tặc mới nhất này xem ra khá tập trung.
Ông Stewart nói rằng các đợt tấn công cho thấy đang có xu hướng tin tặc được sử dụng để chuyển tải thông điệp chính trị thay vì để lừa đảo lấy tiền như vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Dập tắt bất đồng


Trong phân tích mới, ông Joe Stewart viết: "Rõ ràng mục tiêu sử dụng các phần mềm ác tính là để dập tắt các chỉ trích chính thể Việt Nam và ngăn chặn chúng vượt ra ngoài lãnh thổ nước này".

Tuần vừa rồi, hai blogger bị bắt ở Việt Nam và người thứ ba, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) tiếp tục bị giam giữ cho dù đã hoàn tất án tù hai năm rưỡi vì tội trốn thuế.
Trong một phỏng vấn với hãng AP, chuyên gia an ninh mạng Stewart nói rằng đợt tấn công tin tặc mới dường như trùng hợp với thời điểm blogger Điếu Cày được thả và có thể có mục tiêu ngăn chặn phản đối trên các trang mạng trong trường blogger này tiếp tục bị giữ.
Nếu quả như vậy, theo ông Stewart, có thể có sự liên hệ nào đó giữa "tác giả" của đợt tin tặc và cơ quan công an Việt Nam.
Hồi đầu năm nay, đã có cáo buộc từ tập đoàn Google về một đợt tin tặc nhằm vào các trang mạng có nội dung nhạy cảm về chính trị, nhất là các trang chứa thông tin phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên của chính quyền.
Theo Google, tin tặc phát tán phần mềm ác tính (malware) qua việc tải phần mềm dùng để đánh font chữ tiếng Việt hoặc phần mềm khác, và con số người bị ảnh hưởng có thể tới hàng chục nghìn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101029_computer_attacks _dissidents.shtml

Back to top
« Last Edit: 02. Nov 2010 , 10:11 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 18 19 20 21 22 ... 40
Send Topic In ra