Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 81182 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #45 - 01. Mar 2007 , 21:14
 


Xin mời bấm vào đọc :
Sự Tương Phản Giữa Hai Bà "



Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3628
Gender: male
Re: ĐỌC BÁO
Reply #46 - 02. Mar 2007 , 13:58
 
Đại Sứ lưu động Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại Quốc Hội CSVN bị biểu tình chống đối, nhờ cảnh sát bảo vệ trốn chạy khỏi đại học De Anza

Hà Thạch Danh

...

"Thế là xong. Rồi cũng luồn lách chạy vong mạng. Tội nghiệp chi!" một phụ nữ nói với theo, sau khi chiếc xe đậm màu chạy vụt về hướng xa lộ 85, chở theo Bà Tôn Nữ Thị Ninh và người dẫn đường, Ông Vũ Đức Vượng, thoát khỏi khuôn viên trường đại học cộng đồng De Anza, toạ lạc góc đại lộ Stevens Creek và đường Sterling thuộc thành phố Cupertino, 15 dặm cách xa thành phố San José.

Toán nhân viên công lực trong sắc phục xanh đậm từ từ rời bỏ điạ điểm. Đoàn biểu tình như vẫn chưa muốn tách khỏi nơi này, nơi họ tụ họp từng nhóm nhỏ, đến từ nhiều hướng, từ 10 giờ sáng, hôm thứ tư 21-2-2007, mùng 4 Tết Đinh Hợi.

Không khí căng thẳng của 50 phút, thời lượng tiêu biểu cho một lớp học, như đã từng kéo dài hàng tuần qua. Tin tức đồn đãi rằng sau buổi họp mặt của nhóm Doanh Nhân Việt và viên lãnh sự CSVN, trên đồi Silver Creeks vào đêm 28-1-2007, sẽ còn nhiều màn thách thức kiểu này, hội tết Việt Kiều, hay hội thảo Giao Lưu.

Cho đến hôm mồng 3 tết, chen lẫn dồn dập tin dữ về việc CSVN đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ trong dịp tết tại điạ phận Huế, Gia Lai là tin về buổi họp của Bà Tôn Nữ Thi Ninh với một số sinh viên lớp bang giao quốc tế thuộc phân khoa trao đổi văn hoá đa sắc dân, tại giảng đường MCC-16, do một giáo sư người Trung Hoa, Michael Chang và ông Vũ Đức Vượng đồng hướng dẫn tổ chức.

De Anza (tên trường đại học) này lắm trò lắm chuyện lắm! Hồi 80 thì lớp học "du khảo quốc tế" đưa sinh viên lớp International Studies về thăm viếng VN, do một cựu chiến binh John Swanson đạo diễn. Sau đó cuối 90, thì Lệ Lý Hayslip này nọ "Đông Tây Hàn Gắn". Bây giờ thì "bang giao quốc tế", với khách mời là tay nữ chuyên viên con thoi giải độc.

"Cái vụ GEO (Global Education Opportunity) program gì đó ở San Jose City College và Evergeen mới đây, vẫn chưa chừa mà!", một phụ nữ vẻ người đạo mạo xem ra biết chuyện lên tiếng với vài sinh viên VN trên một mô đất chắn bên trái địa điểm biểu tình, cũng là khúc đường mòn ngoằn nghoèo của nhiều sinh viên qua lại đổi lớp.

Bắt đầu con số người tham dự ở vào khoảng nhiệt độ lành lạnh và gió rét thổi. Sau này gần cuối cuộc biểu tình, tổng số lên đến gấp 3 gấp 4, và nhiều sinh viên chuyển lớp ngừng chân tò mò tìm hiểu.

Ở bên trong, nhiệt độ và áp xuất gia tăng khủng khiếp, khiến cho ban tổ chức phải dùng thủ thuật quen thuộc "chỉ để sinh viên nhà ưu tiên lên tiếng vấn đáp với khách ", còn "báo chí truyền thông và người ngoài thì chờ và nên có thái độ văn minh hoà nhã một tí". Và cứ như thế, sau 30 phút "thuyết minh kiểu giải độc và biện minh", Bà Tôn Nữ Thị Ninh say sưa huênh hoang những gì "miệng lưỡi của chế độ" tuyên truyền giỏi nhất - nào là hầu hết du sinh VN là do gia đình tự túc, chỉ số ít lên đường xuất ngoại qua ngã học bổng; nào là bây giờ mua bán tài sản tự do, có thụ hưởng thong thả về quyền lợi thuế má; nào là có tham nhũng cửa quyền, hà lạm và quan liêu đấy, nhưng viên thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đang để tâm kèm sát; nào là nhà nước đang đi đúng đường, phải hướng; nào là phải chăm chú vào các kế hoạch trao đổi giao lưu sinh viên; nào là đừng quên các chuyến trại hè Thanh Niên du khảo VN trong những tháng sắp đến; nào là, nào là...

Sự thiếu kiên nhẫn của học viên cũng như toán báo chí tỵ nạn xâm nhập vào lớp học lại càng làm cho Bà Tôn Nữ Thị Ninh quay cuồng thêm. Trong 15 phút sau đó, thay vì đi vào các giải pháp cụ thể để cải thiện những tệ trạng xã hội và công quyền trong nước, Bà Tôn Nữ Thị Ninh đóng vai tiếp thị, lái buôn cứ mãi lải nhải về trao đổi văn hoá, về xuất nhập cảng giáo dục, về du khảo VN cho rõ kịch tình.

...

Một phụ nữ trẻ vụt dậy thách đố Bà Tôn Nữ Thị Ninh về tình trạng bức hại dân chủ ngay trong dịp Tết cách đây vài ngày, điển hình là LM Nguyễn Văn Lý, linh hồn của Khối 8406, tại khu Nhà Chung Toà Giám Mục Huế. Bà Tôn Nữ Thị Ninh và ban tổ chức thoái thác hết giờ, ngọng lời, như tịnh khẩu nhập môn, chờ hộ tống đoàn làm hàng rào cản vượt thoát ra khỏi phòng hop.

Con đường mòn đại học chỉ cách xe đón chưa đầy 20 bước chân như là vạn dậm sơn khê dài lê thê trong tâm lý người công bộc quy phục chế độ toàn trị, đóng vai giải độc để cứu lấy thành trì đối ngoại, chức năng đại sứ lưu động qua vỏ bọc một chủ tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc Hội CSVN.

"Đồ láo khoét!", "Đồ dối trá! VC cút đi!", "Tự Do cho VN", "Dân Chủ Cho VN",... là những tiếng sấm sét xé tai văng vẳng cả khu bãi đậu xe chữ B, dội xa ra ngoài xa lộ 85, hướng tẩu thoát của chiếc xe lộng lẫy đậm màu, 1 tài xế, 1 khách lạ, hướng về phía bắc vịnh Cựu Kim Sơn.

Một thời từng đanh đá, lên lớp dạy đời, lăng nhục người tỵ nạn tại các địa điểm giải độc khác như trên vùng Tây Bắc, hay Vùng Tây Nam, tại miền Trung Tây hay xứ Miền Đông. Bây giờ Bà Tôn Nữ Thị Ninh hiện hình trong nhu mì như cành mai hết nụ Mùng 4 Tết, thấm đòn gió sương, chỉ biết vào nhanh rồi ra lẹ cho xong việc.

Thực chất và ảnh hưởng của những chuyến đi này không những khó đạt kết quả mong đợi mà lại còn va chạm nhiều chấn động của chống đối, gia tăng theo thời gian, đồng nhịp phản lại với đàn áp ở trong nước.

Trên làn sóng phát thanh, người ta nghe vang những lời tường thuật sống động tại chỗ, chuyển đi qua băng tần ngắn dài, qua Paltalk và điện thoại cầm tay và máy thâu băng, thu hình của không những sinh viên ban báo chí của trường, mà còn từ các ký giả người Việt tại địa phương - Anh Huỳnh Lương Thiện (Báo Mõ SF và Radio Bolsa), Du Phong (Saigon USA), Nguyễn Dương (CaliToday), Hoàng Lan (Saigon Nhỏ), Vũ Trinh (Viet Tribune), Phạm Lễ (Báo CM), Lê Bình (Báo Nàng), Trường Kỳ (Tiếng Dân), Thanh Tứ (VNN), ký giả Nguyễn Châu, phóng viên đài phát thanh Quê Hương, đài truyền hình SBTN, đài CTM, chương trình Truyền Hình VN, v...v..

...

Những ai từng tham dự những cuộc biểu tình săn chặn, thách thức và chống đối những phái bộ, những cán bộ và nhân sự của guồng máy độc tài CSVN trong những thập niên qua, sẽ không ngạc nhiên khi nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc trong đoàn biểu tình trước lớp học MCC-16. Bên cạnh những thành viên của ban tổ chức biểu tình gồm Lực Lượng Thủ Đức, Chiến Sĩ Hải Quân, Lương Tâm Công Giáo, Cảnh Sát Quốc Gia, Hội Phụ Nữ VN Hải Ngoại, Uỷ Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, các Cộng Đồng, các Chính Đảng,... người ta nhận thấy sự hiện diện của Anh Hoàng Thưởng, Thomas Nguyễn, Lê Hữu Phú, Huỳnh Khuê, Nguyễn Đoàn, Hoàng Dân, Vũ Dư, Chị Vũ Loan, Chị Kim Oanh, v..v..

Các anh chị trong ban tổ chức, trong lúc thu dọn khu vực trước khi ra về, có bàn với nhau làm sao đối chất bộ chỉ huy nhà trường vốn có thói quen "thiên vị, một chiều" nhân danh "giao lưu văn hoá đại học", mời gọi những nhân vật và phái bộ CSVN vào trường tuyên truyền ru ngủ sinh viên. Cũng vậy, họ bàn trao đổi với nhau những kế hoạch có kích thước nhằm vạch mặt và tấn công chế độ qua những biến sự bức bách, trù dập những chiến sĩ dân chủ ở trong nước. Biểu Tình. Hội Thảo. Tuyệt Thực. Vận Động Chính Giới.

Năm mới Đinh Hợi không hề mang dấu hiệu nghỉ ngơi tí nào! Chỉ còn 47 ngày nữa, một năm Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2006 chào đời. Linh hồn Khối 8406, LM Tadeo Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực từ 3 hôm nay, kể từ ngày công an CSVN tràn ngập Nhà Chung tại Huế.

Tự Do hay là Chết.


Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #47 - 06. Mar 2007 , 06:07
 
Thưa Đại sứ Williamson, Cám Ơn Ông Lắm
 

VI ANH
Việt Báo Thứ Ba, 3/6/2007, 12:02:00 AM

Gần đây Cựu Đại sứ Mỹ Richard S. Williamson có viết một bài về Việt Nam Cộng sản. Bài viết tựa đề "Vietnam: A Paradise Haunted by Human Rights Abuse" [xin tạm dịch "Việt Nam: Một Thiên đàng Bị Lạm Dụng Nhân quyền Am Anh". Ô. Richard S. Williamson là một đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc thời TT Reagan. Thời TT Bush năm 2004, Ông cũng được TT Bush bổ nhiệm vào Ủy Hội Nhân quyền của Mỹ bên cạnh Ủy Hội Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Genève. Thâm niên công vụ của Ong trong thời chót của Chiến tranh Lạnh TT Reagan đối đầu cực điểm với CS quốc tế sụp đổ ít lâu sau đó; vị trí của Ông làm đại diện ngoại giao cao cấp nhứt cho Mỹ bên cạnh cơ quan quốc tế lớn nhứt của thế giới, và thời gian làm việc bên cạnh Ủy hội nhân quyền của Liên hiệp quốc; ngần ấy hiểu biết và kinh nghiệm làm cho bài viết của Cựu Đại sứ Richard S. Williamson được rất nhiều người chú ý.

Về hình thức bài viết rất gọn nhẹ, khoảng 1300 chữ thôi. Bố cục kinh điển. Chữ dùng gọn gàng, chữ nào nghĩa nấy không thể diễn dịch khác được. Ý tứ mạch lạc biến nội dung như một dòng nước chảy thong dong dù đề tài liên quan đến chánh trị vốn rất khô khan.

Về nội dung, hết sức súc tích, hàm chứa hầu hết các nét chánh về những vi phạm nhân quyền của CS Hà nội. Ông đã khéo léo đưa ra một bức tranh với bối cảnh tươi đẹp là đất nước và con người VN để làm nổi bật cái bóng ma đã ám nhân quyền VN. Quốc gia dân tộc VN, dưới cái nhìn của Ong Đại sứ là một quốc gia dân tộc giàu đẹp về thiên nhiên, di sản và văn hóa với một tiềm lực kinh tế năng động và dân chúng cần cù. Nhưng nhà cầm quyền lại chối bỏ mọi tự do và vị phạm nhân quyền một cách có hệ thống. Ông lấy lời của Dân biểu Chris Smith để mô tả bóng ma - CS Hà nội -- lạm dụng nhân quyền: "Việt Nam [CS] có một hồ sơ nhân quyền đáng hổ thẹn (shameful)."

Dẫn chứng sắc nét. CS siết chặt tự do ăn nói, tự do báo chí, tự do hội họp, và giam cầm nghiệt ngã hàng trăm tù nhân chánh tri. Năm 2006 tiếp tục trấn áp, bắt bớ nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, nhiều ngươi bất đồng chánh kiến và nhiều người thiểu số ở Cao Nguyên theo đạo Tin lành. Đàn áp những giáo hội độc lập, kiểm soát Internet, báo chí, siết chặt không cho hội họp, bắt cầm tù nhiều người vì tín ngưỡng. Truyền thông, chánh đảng, tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn độc lập bị cấm  đoán

Thí dụ điển hình. Trường hợp Trương Quốc Huy bị CS bắt chỉ vì nghe bàn thảo dân chủ trên Internet. Kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị đuổi việc vì ký vào tuyên ngôn Dân Chủ. Vũ Hoàng Hải  bị tra tấn vì đã ủng hộ hiến chương Dân Chủ này.

Ông nói ở VNCS tất cả các tôn giáo phải "đăng ký". Văn kiện dẫn chứng, Pháp lịnh về Tôn giáo năm 2004, nhà cầm quyền cấm mọi cuộc tập họp tôn giáo mà nhà cầm quyền cho là có vẻ hại cho an ninh trật tự. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt bị cô lập trong chùa.  Hàng trăm Nhà Thờ Tin Lành xin "đăng ký" bị bác bỏ. Năm 2005, Nghị định 34 cấm dân không tụ tập trước cơ quan của Đảng Nhà Nước CS. Năm 2006, cuối năm khi TT Bush đến Hà nội trẻ em và người vô gia cư bị lùa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm và có người bị đánh đập nữa.

Quyền được luật pháp bảo vệ của người dân bị phủ nhận. Nghị định 31 cho phép nhà cầm quyền quản thúc người dân tại nhà hay tại trại giam, không cần tòa xét xử. Hàng nhiều trăm người bị giam cầm như thế, trong điều kiện nghiệt ngã.

Quyền ăn nói bị siết gắt. Nhà cầm quyền cấm 2,000 hoạt động văn hóa và lưu truyền thông tin. Nghị định 56  qui định hình phạt nặng nề các nhà báo. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình  bị kêu án 5 năm và Phạm Hồng Sơn, 7 năm

Internet bị siết. Các mạng chánh trị bị khóa, kiểm soát email, các quán có Internet. Hai nhà báo Dương Phú Quang và Nguyễn Huy Cường bị cấm đi Mamila dự cuộc họp về tự do Internet. Phụ nữ bị bán, đàn Ong bị đưa đi ngoại quốc nô lệ tình dục và lao nô. Có nhiều bé gái vị thành niên là nạn nhân. Tệ trạng này xảy ra cho người Việt ở nhiều nước.

Tham nhũng hoành hành, nhà cầm quyền, cán bộ đảng viên cướp đất, cướp của, cướp công của người dân, công nhân lẫn nông dân - từ thành thị đến thôn quê, suốt từ Bắc chí Nam.

Không thể chịu đựng được nữa, phong trào nhân dân ngày càng nổi lên chống nhà cầm quyền CS. Nhiều và nhiều chống đối lắm. Đó là những người yêu nước dũng cảm, tìm cách nói lên tiếng nói lương tri của mình, đấu tranh giành lại quyền tự do cho mình. Những người ấy đương đầu với mọi bắt bớ, giam cầm của nhà cầm quyền CS, không sơ hải nữa.

Ở câu đề luận (thesis sentence) câu quan trọng nhứt của bài viết kinh điển, là câu chót của đoạn nhập đề tóm gọn đại ý của bài viết sẽ trình bày trong thân bài,  Ong Cựu Đại sứ Richard S. Williamson  gián tiếp gởi một lời nhắn cho CS Hà nội. Rằng cơ hồi dồi dào của thương mại và đầu tư của Mỹ vào VN không làm chệch hướng tự do, dân chủ Mỹ. Vì đó là quyền căn bản bất khả tương nhượng của Con Người, lời hứa của Nhân Loại qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và là giá trị lập quốc và động lực tiến bộ của đất nước  và nhân dân Mỹ.

Qua bài này, người Việt Nam trong đó có người Việt hải ngoại, đặc biệt là một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt ở Mỹ hết sức thấm thía về bài viết của Ô. Cựu Đại sứ Wialliamson. Ông am tường vấn đề VN có khi còn hơn người Mỹ gốc Việt với tin tức nước nhà thời Tin học đi nhanh hơn ánh sáng. Ông nói giùm cho người Việt trong nước bị CS bóp hầu, bóp họng nói không được. Ông nói giùm cho người Mỹ gốc Việt để cho những người Mỹ hiểu biết tại sao công dân Mỹ gốc Việt suốt 31 năm ròng vẫn còn đấu tranh chống Cộng. Ông nói giùm cho hàng triệu cựu quân nhân Mỹ tham gia Chiến tranh VN, mà 57.000 người đã bỏ mình trên chiến trường và con số gấp đôi  khác bị thương tật vì lằn đạn của Bộ đội CS Bắc Việt vào xâm chiếm Miền Nam và VNCH yêu cầu Mỹ đứng đầu Thế Giới Tự do vào tiếp viện.

Thưa Đại sứ Williamson, xin cám ơn Ông; cám ơn Ông lắm, lắm.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #48 - 07. Mar 2007 , 19:50
 
Hai luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị bắt giữ


07/03/2007
VOA 

...
Luật sư Nguyễn Văn Ðài đã bị bắt vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam"

Hai luật sư bất đồng chính kiến, trong đó có một người đã được nhận giải thưởng của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, đã bị bắt về tội “tuyên truyền” chống nhà nước Việt Nam.

Bản tin của Reuters hôm thứ tư trích thuật tuyên bố trên mạng internet của Đảng Dân chủ Nhân dân, một đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật của Việt Nam nói rằng hai luật sư này có thể sẽ bị giam giữ trong vòng 4 tháng để chờ điều tra.

Thông tấn xã Việt nam cho biết Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân bị bắt tại Hà Nội hôm thứ ba vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Bản tin này cũng nói rằng khi khám xét nhà riêng và nơi làm việc của hai luật sư này, cảnh sát đã thu giữ nhiều tài liệu chứa đựng “thông tin xuyên tạc tình hình Việt Nam và chống đối chính phủ, cũng như thông tin liên quan đến việc thành lập và công bố một tổ chức phản kháng”.

...
Luật sư Lê Thị Công Nhân

Luật sư Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi là Trưởng văn phòng luật sư Thiên Ân, và bà Lê thị Công Nhân là luật sư làm việc tại văn phòng Thiên Ân. Cũng theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì ông Nguyễn Văn Đài được xác định là chủ mưu và bà Lê Thị Công Nhân là đồng phạm giúp sức.

Luật sư Nguyễn Văn Đài là người sáng lập Ủy ban Nhân quyền ở Việt Nam, và là một trong số những người bất đồng chính kiến mà ít người Việt Nam được biết đến vì tình trạng kiểm soát truyền thông của nhà nước Việt Nam.

Hồi tháng 2 vừa qua, luật sư Đài là một trong 8 người Việt Nam được nhận giải thưởng của tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York, Human Rights Watch. Tổ chức này cho biết có 22 người được nhận giải thưởng thường niên Hellman/Hammet dành cho các nhà văn, giải thưởng này công nhận sự dũng cảm của họ trong bối cảnh bị kiểm soát về mặt chính trị.

Bản tin của Tổ chức ký giả Không biên giới hôm thứ ba nói rằng họ lo ngại về tình hình của những người bất đồng chính kiến này nói chung và của những nhà hoạt động ký tên tham gia nhóm 8406.

Tổ chức này cũng nói rằng Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh APEC, nhưng giờ đây những sự kiện này đã đi qua thì Việt Nam lại tìm cách ngăn chặn phong trào ủng hộ dân chủ mà ông Nguyễn Văn Đài đại diện.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #49 - 08. Mar 2007 , 08:25
 
Sau 30 Năm Lìa Xa
 

PHAN THANH TÂM
Việt Báo Thứ Ba, 3/6/2007
                                                                        

Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình, như qua lời bản nhạc Tôi Sẽ Đi Thăm của Trịnh Công Sơn. Càng đi tôi càng nhận thức rằng chúng ta không nên quên chuyện non nước mình. Muốn hướng tới một tương lai công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh ta phải nhớ quá khứ; nhớ để tha thứ chớ không phải nhớ để nuôi dưỡng hận thù. Theo tôi, ngày 30/4/75 là ngày thống nhất đất nước, gỉai phóng miền Bắc khỏi sự cơ cực, dối trá; và không phải là ngày mà cả nước đều đi chung cuộc mừng với các nhà lãnh đạo Cọng Sản ở Ba Đình. 

Tôi đã thấy gì trong chuyến đi thăm xuyên Việt hồi tháng 12/06? Một nước Việt đang tiến bước và thay đổi rất nhiều. Hà Nội có một nếp sống đô thị đích thực, khởi sắc, sôi nổi chớ không gượng gạo, dè dặt và buồn như thời thập niên 80. Thủ đô nước Việt Nam đứng hàng thứ saú trên cả Bắc kinh trong cuộc bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á. Còn Saigon thủ đô của một chế độ đã chết, giờ mang tên mới Thành phố Hồ Chí Minh hết còn là Hòn Ngọc Viễn Đông, bị tụt hậu tuy có nhiều sửa sang, xây cất. Nón cối, dép râu, aó quần xộc xệch của cán bộ đã biến đi đâu mất.

Giao thông trong thành phố Saigon Hà Nội là một khủng hoảng lớn. Giờ cao điểm xe cộ rối nùi; mạnh ai nấy lách, lấn. Đi bộ băng qua đường là một thử thách. Du khách phải liều và bình tĩnh tiến bước mới được. Taxi và xe ôm rất thông dụng. Saigon co gồn tám triệu dân mà số xe gắn máy là bốn triệu chiếc.

Chuyện đánh cho Mỹ cút cho ngụy nhào, giờ đã xưa rồi vì rằng Mỹ không có cút và ngụy cũng chẳng có nhào. Đổi mới thực chất chỉ là trở về cái cũ. Thật vậy, ảnh hưởng Mỹ và ảnh hưởng của các con rồng, con cọp kinh tế Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan, Nhật… hửơng lợi nhờ cuộc chiến nói trên, hiển hiện trong mọi sinh hoạt. Dân tình sính dùng tiếng Anh nhiều hơn thời Việt Nam Cọng Hòa. Một số người có cung cách Mỹ hơn cả Việt Kiều. Một anh bạn của tôi cho biết khi tới một quán cà phê karoke ở Saigon anh nghe thấy họ hát toàn nhạc tiếng Anh. Tôi không bị làm khó dễ ở phi trường khi nhập nội hay khi trở về Mỹ. Báo chí nở rộ; in ấn đẹp, đủ loại, đủ kiểu, rất hiện đại nhưng tất cả đều nằm trong vòng cương tỏa. Nhà văn, nhà báo được nhà nước và đảng xem như con cháu trong nhà.

Trong gần một tháng ở Việt Nam tôi không bị phiền nhiễu giấy tờ hay phải khai báo chỗ lưu trú. Tôi cũng không hề thấy dấu vết gì của Nga và Trung Cọng. Các điệu nhạc giống Tàu ra rã trong những ngày tháng sau khi quân miền Bắc tiến chiếm Saigon không còn nghe nữa. Thiên hạ mua bán rộn rịp. Nếu không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát hay cờ đỏ, khẩu hiệu, tượng hình Hồ Chí Minh thì ta sẽ có cảm tưởng như cuộc sống trở lại như thời trước 1975. Nhà văn Dư thị Hoàn trong một bài phỏng vấn trên Văn Nghệ Sông Cửu Long ngày 27/9/06 cho biết “cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua”.

* Cuộc cách mạng thầm lặng

Ngoài ra, ít ai biết một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở miền Bắc sau năm 1975. Đó là “cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là nền văn minh toa lết từ Saigon tràn ra”. Theo hai tác giả Nguyễn thị Ngọc Hà và Trần Chiến trong cuốn 36 Góc Nhìn, sự kiện này là biến đổi lớn trong nền kiến trúc nhà cửa của các gia đình Hà Nội. Người ta chịu tốn nhiều tiền hơn để xây kiểu “xí bệt” thay vì kiểu “xí xổm”. Phó Thủ Tướng Mả Lai Á Najib Razak trong một buổi triển lãm cầu tiêu nhằm cổ động cho ngành du lịch nước này trong năm 2007 nói rằng “cầu tiêu là bộ mặt của đất nước”. Và mức độ văn minh của quốc gia được đánh giá qua độ sạch sẽ của phòng vệ sinh. Nếu thế thì hóa ra, cuộc “giải phóng” miền Nam đã giúp và làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa văn minh hơn.

Về Việt Nam chưa được một tháng nhưng tôi đã đi thăm đủ bà con anh em thân thích, mồ mã cha ông từ Nam chí Bắc và gặp lại hầu hết bạn bè một thời; trở lại đường xưa phố cũ để nhớ về những kỹ niệm cũ. Tôi đã được ăn lại một số đặc sản của đất nước từ trái vú sữa, ly nuớc dừa ở Bến Tre, Bình Định, bưởi Biên Hòa, cho đến bánh xèo, bánh bột lọc ở Huế và chả cá, bánh cuốn ở Hà Nội... Lúc đầu tôi còn dè dặt sợ đau bụng nhưng sau nhiều lần ăn thử thấy không sao tôi đã không từ nan thứ gì bất kỳ ở đâu, từ đầu đường xó chợ cho đến các cửa tiệm như quán TIB gặp Hoàng Tá Thích và Trịnh Vĩnh Tâm, hai bạn cũ, kể chuyện về ông Bush ăn cơm Việt. Chỉ trừ uống nước có đá lạnh. Tôi thấy phở ở Việt Nam không ngon bằng phở ở ngoại quốc. Chỉ có bún bò Huế là ngon và càng ở chỗ bình dân lại càng tuyệt hơn. Tôi có dịp chiêm nghiệm lời nhận xét của nhà văn Trung Hoa Lâm Ngữ Đường cho rằng lòng yêu nước là lòng yêu những món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ.

Sau khi đến Saigon một ngày, tôi đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh Giản ở ấp Thanh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri. Mộ được ông Phan Thanh Nhàn trông coi sạch sẽ. Tôi không hiểu đảng Cọng Sản thù hằn gì Phan Thanh Giản mà trong những ngày đầu chiếm miền Nam, họ đòi phải dời mộ cụ Phan đi chỗ khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó học lớp chín bị đuổi, không cho học tiếp. Nhà văn Lê Thị Huệ rất đúng khi trong cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 đã gọi “những người Cọng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Hạ”. (Tôi còn nhớ trước 1975 trong một chuyến làm phóng sự khi đi qua mộ của cha Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh, ông Tỉnh Trưởng chỉ cho tôi thấy và nói “chúng tôi vẫn giữ cho được sạch sẽ”. Chính mắt tôi thấy một người lao công đang quét dọn). Trước khi ra về, tôi ghé qua thắp nhang hai ngôi mộ Võ Trường Toản và Đồ Chiểu. Hai ngôi mộ này được ty Văn Hóa Thông Tin cử người đặc trách trông coi nên trông rất tươm tất và lại rộng rãi. 

Từ Saigon, tôi đi Qui Nhơn, Bình Định thăm mồ mã anh chị em, bà ngọai, bà nội, ba má tôi bằng máy bay của Hàng Không Việt Nam. Hồi xưa, trước năm 1945 gia đình tôi ở đó. Bước lên chiếc maý bay hai cánh quạt của Nga Sô làm tôi hơi ớn. Các cô chiêu đãi trên máy bay lịch sự, toàn là giọng Bắc nhẹ nhàng. Trời buổi sáng tốt trong xanh. Maý bay bay êm ả, mất khỏang một tiếng. Tôi được dịp nhìn bờ biển miền Trung. Qui Nhơn phát triển nhiều, xây cất khắp nơi; dọc bờ biển toàn là khách sạn dành cho du khách. Mồ mã chôn ở Huỳnh Kim, Nhơn Hòa, An Nhơn. Người bà con dùng xe gắn maý chở tôi đi thăm mộ; chạy loanh quanh qua các đường mòn nhỏ hẹp, len lõi qua nhiều cánh đồng. Sảng khoái vì có thể hít thở không khí trong lành ở nhà quê và ngắm dãy    núi Trường Sơn xa xa. Bức tranh thật đẹp.Tất cả như mơ.

* Từng đàn cò trắng

Hôm sau rời Qui Nhơn, tôi về Huế bằng xe lửa để viếng mộ hai ông cố Phan Tôn, Phan Liêm, ông nội; thăm bà con họ hàng sinh sống ở đất Thần Kinh; nhớ lại thời học sinh ở trường Quốc Học. Ruộng đồng, đồi núi, biển cả lần lượt lướt qua. Miền Trung có rất nhiều cò trắng. Chúng bay từng đàn hay chậm rãi bước trên những cánh đồng vắng. Ở trong Nam, khi đi Bến tre, xe chạy ra miền quê, tôi không thấy có nhiều cò như ở đây. Có lẽ miền Trung nhiều cò là vì chiều tối chúng có nơi trú ẩn ở các rặng núi xa xa? Xe lửa chạy mất một buổi mới đến Huế. Bầu trời xám xịt, ướt át. Huế mùa đông lúc nào cũng buồn. Về nhà người bà con ở. Nằm trong mùng nghe mưa rơi rĩ rã; tàu lá chuối sột soạt. Lòng bồi hồi. Ôi tiếng quê hương sao mà thấm vậy. Mấy mươi năm không về; cũng mấy mươi năm không ngủ trong mùng. Thao thức, mông lung.

Mộ hai ông Phan Tôn (1837-1893), Phan Liêm (1833-1896) được chôn ở chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Huế. Bia mộ làm cách đây hơn cả trăm năm, viết bằng chữ Hán nên con cháu, tuy biết nơi chôn, nhưng không định rõ mộ naò vì đọc không được. Sau này nhờ vị trù trì chùa dịch ra; con cháu mới làm thêm chữ quốc ngữ ở sau bia để dễ tìm. Mộ nằm gần núi, xa xôi cách trở nên khó đi lại. Muốn đến chùa phải đi qua một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng là một dịp hay cho tôi để biết vì nghe nói nhiều về con đường này. Đường được tráng nhưa, rộng, tốt, nhưng vắng hoe. Không có xe nào chạy ngang cả. Ba ngày ở Huế, tôi đã đi lại những con đường quen thuộc. Vaò chợ Đông Ba, qua Gia Hôi; vào Thượng Tứ rồi lên Thiên Mụ, thăm Văn Miếu Huế và bia tiến sĩ, xây năm 1808 có những tên Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Chu mạnh Trinh…;về Vỹ Dạ, tôi thấy Huế quá nhỏ và thời gian ở đây như chậm lại . Hồi đó đạp xe vòng vòng sao mà xa dữ.

Câu nói của tác giả Diệu Phước trên tập san Tiếng Sông Hương: “Huế quan liêu phong kiến, Huế cung cách bảo thủ, Huế thâm, Huế sâu, Huế trầm tĩnh hài hòa, Huế lãng mạn, ướt át, Huế khắt khe khó tính, Huế đam mê cực đoan, Huế đa tình, đa mang; vô vàng tĩnh từ khen chê khác nhau về người Huế, bề mặt và bề sâu, có đó mà không có đó” đủ để nói về cái chất và đất Huế. Mấy ai đã từng ở Huế hay đã đi qua Huế mà không vấn vương về Huế. Tôi đến đứng trước trường Đồng Khánh và Quốc Học để nhớ một thời. Thất vọng vì không còn thấy tà áo trắng. Trường nữ bây giờ là trường học hỗn hợp nam nữ học chung. Và việc chính quyền phá cái đàn Nam Giao để xây một đài liệt sĩ cũng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm như nhà văn Phạm Xuân Đài đã viết trong Nghĩ Về Huế. Mặt khác, khi nhìn Tử Cấm Thành ở Huế quá nhỏ so với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh tôi không tránh khỏi buồn.

Tôi đến Thăng Long, đất rồng bay, nơi mà năm 1010 Lý Công Uần lập đô, bằng chuyến xe lửa từ Huế ra, vào lúc 5:30 sáng ngày 20/12/06; thuộc loại vé “nằm mềm điều hòa”. Lần đầu tiên đặt chân xuống đất Hà Nội ở ga hàng Cỏ, tôi đã háo hức đi ra nhìn thành phố còn lù mù dưới ánh đèn đường. Tuy chưa bao giờ hít thở không khí quê ngoại của tôi, nhưng đã thấy ba mươi sáu phố phường, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, chùa Một Cột …  qua sách báo thơ văn từ thời niên thiếu. Thậm chí, còn nghêu ngao thì thầm hát Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành:  “Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly” bao lần.

* Hà Nội Trong Mắt Tôi

Tôi cũng đã biết thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ trong thập niên 80 qua lời kể của nhiều người trong đó có nhà tôi, trước khi vượt biên, đã ra Bắc tìm xác cha, ông đã mất lúc đi học tập cải tạo; qua Hà Nội Trong Mắt Tôi của nhà văn Phạm Xuân Đài; qua Lô Sơn Yên Tỏa của nhà phê bình Trần Doãn Nho; và qua cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21. Thời đó, hầu như không có người nào ăn mặc đẹp đẻ. Đầu đội nón cối. Quần áo bộ đội thì sẩm màu và nhầu nát. Xe đạp khắp nơi. Tiếng chuông xe leng keng chừng như át cả tiếng người. Ở đây không có ý niệm về đời sống của một đô thị văn minh. Ngã tư có hệ thống đèn giao thông nhưng không nơi nào dùng cả. Thành phố đang nằm dưới sức đè nặng trĩu của một cơ chế. Thảo nào, nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon, ngồi xuống vệ đường ôm mặt khóc, vì “thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.

Hà Nội ngày nay rất đẹp. Trong cái lạnh se sẽ buổi sớm mai vào tiết cuối năm, dễ khiến cho du khách muốn lang thang cùng khắp. Nắng đã lên. Sinh hoạt rộn ràng, linh hoạt. Xe cộ chạy len lách chẳng khác gì Saigon. Tôi đã ngồi bệt xuống một cái ghế nhựa thấp kiểu vỉa hè, thưởng thức một diã bánh cuốn Thanh Trì. Ở xa nhìn tới thấy như một dúm người ngồi chồm hỗm bu quanh một gánh hàng mà ăn xì xụp.  Rất thú vị; một bửa ăn sáng đáng nhớ. Sau đó tôi đi loanh quanh để biết phố phường như thế nào. Rồi lại tạt vào một quán cà phê vỉa hè, quán Thái. Lại một lần nữa, tôi hưởng cái thú ẩm thực văn hóa vỉa hè. Một điệu nhạc quen thuộc của Trịnh Công Sơn vụt đến với tôi “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Xe lửa trước khi ngừng, họ bỏ bản nhạc Mùa Thu Hà Nội để nhắc mọi người là đã đến nơi ngàn năm văn vật rồi.

Muốn thăm dân cho biết sự tình có lẽ la cà ở các quán ở vỉa hè là tốt nhất. Hà NộI có trên ba triệu dân mà có đến 100.000 người sống nhờ văn hóa ẩm thực ở vỉa hè. Hằng ngày các hàng ăn uống được phép xử dụng vỉa hè để kinh doanh từ 5:00 giờ đến 8:00 giờ sáng hay từ 7:00 giờ đến 12:00 giờ đêm. Ngồi nơi đây có thể nghe đủ thứ chuyện. Họ làm thầy bàn từ chuyện thể thao đến chuyện thế giới hay chuyện riêng tư. Có một ông khách ngồi gần tôi cù tôi ghé quán ông mới mở có món thịt chó hầm sâm, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Ông đã sáng tạo, kết hợp tài tình giữa ẩm thực Việt Nam và thế giới Trung Hoa, Đại Hàn để có một món ăn mới. Ăn thịt chó hầm sâm sẽ làm tăng được tính sinh lực cho cả ông lẫn bà và còn cho ta dáng đẹp lẫn làn da hồng.

Tôi viếng thăm Hà Nôi chỉ có ba ngày. Một ngày đi tham quan danh lam thắng cảnh Hạ Long. Còn hai ngày ngắn ngủi nhưng cũng đã thăm bà con bên ngoại, viếng Đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, Văn Miếu, làng Bát Tràng bên bờ sông Hồng. Từ Hànội đi đến Bát Tràng nếu bằng xe hơi mất chưa tới một tiếng. Đậy là nơi sản xuất đồ gốm lâu đời nhất. Tôi thấy họ bày bán đủ chén bát diã, mấy tách trà tốt và rẻ hơn ở bên Tàu. Tại Hà Nôi, tôi may mắn được hai người bạn trẻ, hiện làm việc cho các hảng ngoại quốc, hướng dẫn đi tham quan và ăn uống nên rất thoải mái. Tôi đã đi chợ đêm, ăn ốc ở Tây Hồ, chã cá Lã Vọng. Hà Nội tuy có nhiều khẩu hiệu, nhiều hình tượng lãnh tụ nhưng hai nam nữ mà tôi vừa quen rất thoáng và cởi mở. Họ tin rằng, tương lai nằm trong tầm tay của họ chớ không phải tuỳ thuộc vào cơ chế.

Các cô gái Hà Nội mà tôi gặp rất xinh, lịch lãm, khó quên. Giọng nói dễ làm xiêu lòng. Còn thành phố đẹp là nhờ có những hàng cây xanh xum xuê hơn ở Paris. Hình như mỗi phố có mỗi loại cây khác nhau. Ngoài ra, Hà nội còn có nhiều nước. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch…lúc nào cũng trong xanh diụ mát. Nhiều cành cây là đà, rũ bên bờ trông rất thơ mộng. Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ vừa công bố kết quả bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á, qua đó, thành phố này đứng hạng sáu, trên cả Bắc Kinh. Ngoài những điểm nêu trên, Hà Nội còn là một thủ đô có bề dầy lịch sử một ngàn năm và có nét kiến trúc hòa quyện nét đặc trưng Á Đông với Phương Tây. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê Thị Huệ thì thành phố buồn vì vắng tiếng chim hót. Cây xanh Hà Nội không phải là miền đất lành chim đậu vì nó không ăn ở tử tế với lòai vật bé nhỏ, hiền lành. Tôi cũng không thấy bóng dáng người ăn xin nào.

* Xa lạ nhưng vẫn vậy

Tôi ở Hà Nội chỉ có ba ngày rồi phải bay về Saigon, thành phố mà tôi đã lớn lên. Saigon vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì vẫn góc phố đó, vẫn khu nhà đó; nhưng người lạ, tiếng nói lạ, quang cảnh lạ. Tôi đã đi lại khắp phố cũ đường xưa. Tôi sống trong một tâm trạng khó tả. Tôi rời Việt Nam năm 1976 và nghĩ rằng sẽ không bao giờ trở lại và Không bao giờ mơ rằng sẽ có một ngày ngồi lại ở quán cà phê Givral, tán dốc với bạn bè thời trước. Bên kia Givral là toà nhà Quốc Hội bây giờ là nhà hát lớn. Nơi này một cách đây hơn ba thập niên đã có những sinh hoạt nghị trường, thể hiện phần nào cái mô hình xã hội miền đất bại trận mà theo nhà văn nữ miền Bắc Phạm Thị Hoài nhận định Việt Nam Cọng Hòa “là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại”.

Nhờ có mô hình xã hội này mà “miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy cũng phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng”. Đó là nhận xét của nhà văn Võ Phiến trong văn học tổng quan. Sau ngày 30/4/75 sách, báo nhạc bị cấm bán, cấm hát; bị tịch thu đi, tịch thu lại năm lần bảy lượt cho kỳ sạch vết tích. Dù vậy, nó vẫn tồn tại trên mọi nẽo đường đất nước và trong tâm hồn nhiều người từ Nam chí Bắc. Các tên tuổi Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu…một thời ồn ào, nổi đình nổi đám từ chế độ này mà ra. Biết bao vui buồn, hỉ, nộ, ái, ố của thời Đệ nhất, Đệ Nhị Cọng Hòa. Sau ngày dinh Độc Lập bị xe tăng Nga Sô T54 uỉ tất cả êm re. 

Tôi hỏi một người bạn về những khuôn mặt chống đối chế độ cũ bây giờ đâu rồi? Anh ta trả lời: hào khí Nam kỳ - hễ thấy chuyện bất bình thì nỗi xung lên tiếng, bênh vực - bây giờ như ngọn lửa rơm. Chủ nghĩa Cọng Sản đốt cháy trụi. Phong trào Phục Hưng Miền Nam giờ chẳng còn ai. “Đụ mẹ tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn nói cái gì”? Ông Nguyễn văn Trấn, trong cuốn Viết Cho Mẹ & Quốc Hội cho biết ông Tôn Đức Thắng đang ngồi đã liền đứng dậy bước ra  khỏi ghế vừa đi vừa nói khi được hỏi sao để cho cải cách ruộng đất giết người nhiều như vậy? Điều này cho thấy rằng cái chủ nghĩa Cọng Sản mà ông Hồ Chí Minh mang về Việt Nam là nguyên ủy của mọi trì trệ, tang thương cho đất nước. Chất độc da cam thì níu áo Mỹ. Còn nọc độc của chủ nghĩa Cọng Sản được xem như tội ác chống nhân loại, thì bắt đền ai đây? 

Ngay giữa trung tâm Saigon có một công viên Lê văn Tám, khá đẹp. Công viên này trước kia là nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ ai cũng biết nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật!  Nhà sử học Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đã phịa ra Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN, mất năm 1969.

Sách giáo khoa dành cho lớp 5 có nói về anh hùng này. Nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố. 

Khác với Trần Doãn Nho khi ra Hà Nôi, nhìn lăng ông Hồ Chí Minh, nhà phê bình đã băn khoăn “nghĩ đến những phiền hà mà thế hệ sau sẽ gặp phải trong cuộc phế hưng”.

Tôi cho rằng giữa Saigon mà có một biểu tượng dối trá, xúi trẻ thơ ăn đạn và chết là môt tội ác, tuy nhiên cũng là một điều hay. Bên Nga sau khi chế độ Cọng Sản cáo chung, chính quyền Mạc Tư Khoa lập một công viên goi là công viên những thần tượng bị hạ bệ. Họ lôi vào đó các tượng đài Lenine, Staline cho nằm lăn lóc. Tôi đã đến nơi này vào mùa hè năm 2006. Công viên anh hùng xạo Lê văn Tám đã được dọn sẵn để làm nơi an nghỉ cho các tượng đài hết thời trong một ngày nào đó. 

2/07
PHAN THANH TÂM
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #50 - 13. Mar 2007 , 09:46
 
13 Tháng 3 2007 - Cập nhật 17h28 GMT

Hai luật sư đối kháng bị cấm hành nghề

 
... 
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài

Đoàn Luật sư Hà Nội vừa ra quyết định xóa tên hai luật sư bất đồng chính kiến khỏi danh sách thành viên, đưa đến chỗ họ mất quyền hành nghề.
Trong cuộc họp Chủ nhật vừa qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội đã khai trừ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Quyết định 69/QD-BCN được công bố hôm qua 12.03.2007 và được nói là căn cứ vào điều 9 của Luật Luật sư Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên Chủ tịch Đoàn Luật sư Hà Nội nói rằng điều khoản nêu trên đề cập đến việc những người dùng danh nghĩa luật sư để "gây hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân,"

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội căn cứ vào quyết định của Công an Hà Nội bắt giam ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân.

Vẫn theo luật sư NguyễnTrọng Tỵ thì nay mai Bộ Tư pháp sẽ rút giấy phép hành nghề của luật sư Đài và Sở Tư pháp Hà Nội sẽ cho đóng cửa văn phòng luật Thiên Ân của ông.

Theo bản tin tiếng Anh của Thông tấn xã Việt Nam hôm 12.03, luật sư Đài đã 'lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam'.

Khi được hỏi liệu hai vị Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có quyền khiếu nại về quyết định xóa tên họ khỏi Đoàn Luật sư Hà Nội hay không, LS Nguyễn Trọng Tỵ trả lời là có.

Theo ông, trên nguyên tắc hai người có thể khiếu nại hoặc thuê luật sư khiếu nại nhưng vì tình trạng thực tế là cả hai đang bị công an bắt giam nên không rõ việc này sẽ thế nào.

Tuy thế, ông Tỵ khẳng định rằng hai người có đủ mọi quyền khiếu kiện như mọi công dân bình thường.

... 
Luật sư Lê Thị Công Nhân

Ông Tỵ cũng nói trong giới luật sư ở Hà Nội, những người ông quen biết không đồng ý với hoạt động chính trị của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Theo ông cách làm của họ gây khó khăn chung cho giới luật sư. Ông không nói rõ khó khăn như thế nào.

Quốc tế phản đối

Vụ bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân hôm 06.03 và tuyên bố sẽ khởi tố linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý trước đó đã gây ra phản ứng quốc tế mạnh mẽ.

Hôm 11.03, toàn bộ các nước Liên Hiệp Châu Âu, do các vị đại sứ Đức, Bulgaria và Uỷ Hội Châu Âu đại diện cùng một số toà đại sứ khác ở Hà Nội đã chuyển lời phản đối chính thức các vụ bắt bớ trên đến Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Được biết nhiều tổ chức của người Việt ở nước ngoài cũng đã và đang có các hoạt động lên án nhà chức trách ở Việt Nam về các vụ bắt giữ này.

Thách thức đối với chính quyền chính là ở chỗ các hoạt động của giới bất đồng chính kiến và đối lập công khai nay đã trở thành câu chuyện quốc tế.

Báo cáo nhân quyền quốc tế Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra hôm 6.03.07 đánh giá chung tình hình nhân quyền 2006, báo cáo này viết:" Thành tích nhân quyền của chính phủ Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu,".

Báo cáo cũng nhắc đến việc nhà chức trách thường bắt giữ hoặc làm phiền nhiễu những người công khai đòi đa nguyên chính trị.

-------------------------------------------------------------

Minh, Melbourne, Australia
Gửi bạn MQuang. Trên diễn đàn của BBC này bất cứ vấn đề hay sự việc nào đem ra tranh luận bàn bạc bao giờ cũng có hai luồng ý kiến trái ngược, có cả những người trung dung nữa. Như thế là công bằng quá rồi! Bạn còn thắc mắc gì nữa?

Nếu BBC chỉ có "hoan hỉ" đăng toàn những ý kiến phản đối chính quyền mà bạn kết luận chắc nịch như đinh đóng cột thì làm sao "lời hay ý đẹp" của bạn xuất hiện ở đây để tôi có hân hạnh biết quý danh của bạn mà trao đổi cùng bạn đôi lời? Mà chắc gì bạn đã khai tên thật của mình ở đây? Chưa kể bạn với một số người ủng hộ Cộng Sản võ đoán là BBC ăn tiền của người này người kia, tài trợ cho kẻ này kẻ nọ để làm điều xằng bậy. Lại còn nói BBC mạo danh bạn đọc tự phịa ra ý kiến trên diễn đàn này nữa chứ! Đến là bó tay với bạn!

Nhưng những người làm công tác biên tập họ vẫn "phớt Ănglê", cho qua mọi sự châm chọc mỉa mai để đưa bài viết của bạn lên, đơn giản là họ thấm nhuần tư tưởng tôn trọng mọi ý kiến cá nhân, kể cả ý kiến đó có không đúng đi chăng nữa.

Trở lại vấn đề: đọc báo chí trong nước mấy ngày qua thấy toàn đăng những ý kiến quần chúng "phẫn nộ" với lại "căm phẫn" rồi "kịch liệt lên án" hai nhân vật bất đồng chính kiến - có phải là Đảng thiên vị không?

Cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột của anh Đài, chị Nhân chẳng vi phạm gì nên vẫn giữ nguyên tư cách là công dân của nước CHXHCN Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc của dân do dân vì dân cơ mà? Sao không trích vài dòng tâm sự của thân nhân hai luật sư vừa bị bắt, để dư luận hiểu thêm về họ?

BBC là cơ quan truyền thông độc lập của Anh Quốc, không chịu sự chi phối kiểm soát của bất kỳ một thế lực nào, khác xa với Đài Truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Lao Động, báo Hà Nội Mới hay bất cứ một tờ báo hay cơ quan ngôn luận nào khác thuộc vùng phủ sóng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bạn hiểu không?

MQuang
Hay là BBC góp tiền cho Văn phòng luật sư này nên hỉ hả đăng những ý kiến (rất có thể BBC tự viết phịa ra) phản đối chính quyền. "Vỏ quýt giày phải có móng tay nhọn", đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma phải mặc áo giấy" mà. Bắt hai luật sư nhố nhăng này như vậy là quá muộn đấy!

Minh, Melbourne, Australia
Gửi bạn Thanh Mai - Quảng Ninh, Nếu những gì mà bạn hình dung về viễn cảnh của anh Đài và chị Nhân mà đúng thì đáng sợ thật. Tôi chỉ lo ngại là nếu hai vị luật sư trên trong thời gian chấp hành hình phạt tù cũng như sau này khi trở về cuộc sống đời thường chẳng may mà có đau ốm hay mắc bệnh gì đó đến bệnh viện thì các bác sỹ sẽ từ chối không nhận vì Đảng và Nhà Nước ra lệnh cấm các bác sỹ khám chữa bệnh cho những người bất đồng chính kiến, nếu có thì cũng hết sức qua loa đại khái. Trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình khiến tôi nghĩ tới điều đó.

Thanh Mai, Quảng Ninh
Động thái mới nhất của nhà cầm quyền là yêu cầu Đoàn Luật sư khai trừ anh Đài và chị Nhân. Tước đi có thể nói là vĩnh viễn cơ hội hành nghề của hai luật sư Đài và Nhân, nếu sau khi mãn hạn tù họ có xoay sang làm một việc khác lương thiện để sống qua ngày, kể cả đi quét rác bưng bê, những việc có lẽ không yêu cầu cao về lý lịch, chắc cũng không xong vì Đảng và Nhà Nước gây sức ép đến mọi cơ quan đoàn thể tổ chức nên không đâu dám tiếp nhận họ. Giám sát họ 24/24 giờ. Kể cả có chạy ra chợ một lát mua mớ rau cũng phải thưa gửi bẩm báo. Có khi gánh hàng rau cũng nhận được lệnh không bán hàng cho hai luật sư trên cũng nên. Bị cắt điện, cắt nước, cắt điện thoại. Hàng tuần bị triệu tập lên ủy ban, lên đồn để cán bộ và công an làm việc, răn đe. Hàng tháng bị lôi ra tổ dân phố để đọc bản tự kiểm điểm rồi nghe quần chúng góp ý. Rồi miệng lưỡi của thiên hạ do Đảng kích động khiến họ không sao sống yên ổn được. Người thân của họ cũng bị vạ lây, liên lụy. Tóm lại là Đảng và Nhà nước đã triệt hạ mọi kế sinh nhai của những người bất đồng chính kiến, dồn họ đến chân tường, đẩy họ đến bờ vực.


Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: ĐỌC BÁO
Reply #51 - 28. Mar 2007 , 22:08
 
Nguồn tin www.vnexpress.net

Một vụ nổ rung khu phố, 3 người bị thương


Hiện trường xảy ra vụ nổ. Ảnh: Thanh Niên
Sáng 10/3, một tiếng nổ lớn phát ra trước nhà số 30/10B Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp, TP.HCM), làm 3 người thương nặng, hàng chục căn nhà bị chấn động, cửa kính vỡ tung, mái nhà bị xé rách... Tin cho hay, đây là bom tự tạo, sử dụng thuốc nổ cực mạnh.
Khi người dân đến trước căn nhà rên, bà Nguyễn Thị Vinh (sinh năm 1957) - chủ nhà bị thương nặng nằm giữa vũng máu. Vụ nổ đã khoét một lỗ sâu dưới mặt đường, làm chấn động hàng loạt căn nhà xung quanh, có ít nhất gần 20 cửa kính của những nhà lân cận bị vỡ tung.
Vụ nổ đã khiến ông Lâm Quốc Việt (sinh năm 1956) và vợ là bà Nguyễn Thị Vinh, cùng ông Nguyễn Văn Nhàn (người bán báo dạo) đang đi ngang qua đó bị trọng thương. Ông Việt và bà Vinh được đưa vào cấp cứu tại và Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 7 giờ cùng ngày. Bà Vinh vào viện trong tình trạng nguy kịch còn ông Việt thì bị thương nặng ở hai chân, vùng bụng, tay... Do hai chân của bà Vinh bị dập nát nặng nề, nên các bác sĩ phải phẫu thuật cấp cứu để cắt bỏ cả hai chân.
Theo lời kể ban đầu của ông Việt tại bệnh viện, khoảng gần 6 giờ sáng 10/3, hai vợ chồng ông thức dậy như thường lệ để đi tập thể dục. Khi ra mở cổng, thấy một túi nilon màu đen, bà Vinh dùng chân đá nhẹ vào bịch nilon xem đó là gì, thì bất ngờ túi nilon phát nổ khiến bà ngã quỵ tại chỗ. Lúc đó ông Việt đứng cách vợ chừng 2 mét cũng bị trọng thương, bất tỉnh.
Căn nhà đối diện (số 31/1 Phạm Văn Chiêu) bị nứt, bể tường, mái tôn bị xé rách một đường dài... Chị Nguyễn Thị Nguyên (47 tuổi, ngụ nhà số 31/1 Phạm Văn Chiêu) chưa hết bàng hoàng kể lại: "Lúc đó tôi đang dọn dẹp nhà, hai đứa con đang ngủ, bỗng nghe một tiếng nổ rất lớn, sau đó một cột khói trắng bốc cao mù mịt, bao trùm cả căn nhà. Hoảng quá tôi không dám mở cửa ra xem. 5 phút sau, tôi thấy mọi người tập trung rất đông ở nhà bà Vinh".
Tại hiện trường, công an đã thu giữ nhiều mảnh vỡ của quả bom tự tạo, 2 viên pin, 1 chiếc dép của nạn nhân cùng một số tang vật khác liên quan đến vụ nổ. Thông tin từ cơ quan công an, đây là quả bom tự tạo, sử dụng thuốc nổ tổng hợp cực mạnh, bên trong bom có đinh nhằm tăng tính sát thương...


Các nạn nhân được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Thanh Niên
Qua thu thập thông tin, cơ quan công an biết được, nạn nhân có mâu thuẫn gay gắt với gia đình người hàng xóm. Chiều 10/3, công an đã mời người hàng xóm này lên làm việc. Cách đây 3 năm, 2 gia đình cùng mở quán karaoke không phép. Trong thời gian kinh doanh, hai bên đã từng xảy ra nhiều lần cãi vã lớn tiếng; nhiều lần, tổ trưởng và cả UBND phường phải đưa ra giải quyết.
Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: ĐỌC BÁO
Reply #52 - 29. Mar 2007 , 13:41
 
Các bạn hảy bình luận tin nầy cho vui
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
UBND phườngRe: ĐỌC BÁO
Reply #53 - 29. Mar 2007 , 17:00
 
Quote:
Các bạn hảy bình luận tin nầy cho vui


Đ Đ nhận thấy bản tin này có một chi tiết  khó tin nhưng có thực mà chỉ có những người dân đã sống qua dưới chế độ CSVN mới hiểu rõ được. Đó là chuyện mở cửa hàng kinh doanh "lậu" mà vẫn cải vã lớn tiếng và kéo nhau lên quan để kiện cáo nhờ xét xử. Và các đấng đày tớ dân cũng chịu khó ngoan ngoãn ngồi giải quyết dùm chủ, như thế chứng tỏ là cả 2 chủ hộ trên chắc cũng đã làu thông về cái "thủ tục đầu tiên".

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: ĐỌC BÁO
Reply #54 - 31. Mar 2007 , 17:39
 
“Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười !”


Tường thuật chi tiết cuộc xử án ngày 30-03-2007 tại Huế


        Như chúng tôi đã loan tin, chiều ngày 29-03, rất nhiều công an cộng sản đã tới giáo họ Bến Củi, một số canh gác nhà giáo dân, không cho ai ra khỏi nhà, một số kéo đến nhà thờ và đưa linh mục Nguyễn Văn Lý đi khỏi đó lúc 14g30. Khi bị áp giải đi, linh mục mặc áo dòng đen, hai bên có 2 công an xốc nách. Lúc linh mục la to báo động thì bị bịt miệng, quấn một tấm vải quanh người, sau đó bị xô vào một chiếc xe 7 chỗ chờ sẵn trước nhà thờ. Chiếc xe rú gas chạy như ma đuổi.

         Chiều cùng ngày, nhưng vào lúc 18g, anh Nguyễn Phong cũng bị công an đến nhà còng tay áp giải đi. Trước đó đôi ba hôm, vài công an cao cấp đã hẹn anh sáng ngày 30-3 sẽ tới tận nhà, chở anh đi uống cà-phê dùng điểm tâm rồi đến tòa luôn thể !?! Anh Nguyễn Bình Thành, cô Hoàng Thị Anh Đào và cô Lê Thị Lệ Hằng, mỗi người đều bị 4 công an đem 4 chỗ ngồi đến nhà lúc 5g40 sáng 30-3 để đưa đi (không còng tay). Xe chở họ thẳng đến tòa án tỉnh, 15A Tôn Đức Thắng, thành phố Huế lúc 6g. Tất cả ngồi yên trên xe, tới 7g thì bị đưa thẳng vào tòa. Mọi bị cáo trước đó đều được yêu cầu bằng miệng là không được mặc áo trắng, thậm chí cả áo hoa nền trắng!!!

         Phần linh mục Lý thì vào lúc 6g, một số giáo dân An Truyền tới sớm và đang đứng ở công viên trước tòa án, bỗng thấy một xe bít bùng đỗ lại trước cổng tòa. Cửa xe mở, họ thấy cha Lý bị đẩy xuống và sau đó bị hai công an dùng hết sức bình sinh lôi vào tòa vì vị linh mục nhất quyết không đi. Trong lúc này, nhiều giáo dân từ nhiều giáo xứ quanh thành phố như Phủ Cam, Mẹ Hằng Cứu giúp, Nguyệt Biều... và xa hơn như An Bằng, Hà Úc... cũng lục tục kéo đến. Phần lớn đến trước cổng tòa án, xin vào, nhưng khi bị công an hỏi giấy mời thì tất cả đều không có, thế là bị đuổi lui. Họ dồn ra công viên, nhưng rồi công an –đa phần mặc thường phục- cũng đến và tìm cách xua đuổi họ dần dần, nhưng trước đó thì ghi hình và thâu âm họ, để rồi mai mốt, các công an địa phương sẽ được triệu tập về đồn công an tỉnh hay thành phố để “nhận diện” “bọn thảo dân quá khích phản động” hầu bắt đầu chiến dịch khủng bố hạch sách. Một số giáo dân và người hiếu kỳ khác thì lại bị chặn từ xa, ở các đường Hùng Vương, Lê Quý Đôn hay Bà Triệu, vốn tiếp giáp với đường Tôn Đức Thắng.

         Theo ước tính, số công an được huy động trong ngoài phòng xét xử lên tới cả 500 người. Chưa kể số đứng tại công viên trước tòa án, tại những trạm gác cách tòa án khoảng 150m, tại các quán càphê trong khu vực và tại các ngã tư những con đường nói trên. Ngoài ra, tại những giáo xứ thuộc loại điểm nóng như An Bằng (nơi linh mục Giải cai quản), Nguyệt Biều, An Truyền (nơi linh mục Lý từng đứng lên tranh đấu), Phủ Cam (nơi linh mục Lợi đang bị quản thúc) thì công an rải đều hay chặn mọi chốt.

         Phiên tòa khai mạc lúc 7g30 và kết thúc lúc 11g30. Ngoài 5 bị can, thành phần tham dự gồm có Hội đồng xét xử (chánh án Bùi Quốc Hiệp, công tố viên [viện kiểm sát], hội thẩm nhân dân [bồi thẩm đoàn]), vài người dân làm chứng gian, vài đại diện ngoại giao đoàn, ít phóng viên quốc tế, các ban ngành, nhân viên truyền thông và nhiều nhất vẫn là công an. Tuyệt đối không có luật sư biện hộ, không có thân nhân của các bị can, không có đại diện của tòa Tổng Giám Mục Huế.

         Khi chủ tọa phiên tòa (chán án Bùi Quốc Hiệp) chuẩn bị đọc lời khai mạc, thì 2 công an (mặc sắc phục) xốc nách linh mục Nguyễn Văn Lý, lôi mạnh vào phòng xử, vì Linh mục quyết trì lại, rồi đặt Linh mục ngồi hàng ghế đầu tiên. Cha Lý mặc áo sơ mi màu tím ruốc, quần tây, đi sandal, hai tay bị còng. Gương mặt cha rất cương nghị, cặp mắt sắc bén, không ai dám trực tiếp nhìn thẳng vào. Khi chủ tọa phiên tòa đang đọc lời khai mạc thì Lm Lý phản đối bằng cách đọc to bài thơ “Tòa án Cộng sản VN” (xin xem Bản tin từ Huế ngày 22-3). Nhưng mới đọc được 4 câu đầu:

“Tòa án Cộng sản Việt Nam
Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười
Quan tòa một lũ đười ươi
Tay sai nô bộc xử người nào đây...”


thì cha bị bịt miệng, kéo ra khỏi phòng xử, đưa vào phòng cách ly bên cạnh, và chỉ được theo dõi phiên tòa qua hệ thống âm thanh. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Linh mục trong phòng xử (5 phút).

         Lần xuất hiện thứ hai là khi chủ tọa phiên tòa kêu mỗi bị can ra đứng trước vành móng ngựa để nghe đọc và xác nhận lý lịch. Từ phòng cách ly, hai công an xốc nách linh mục Lý kéo ra đến đứng trước vành móng ngựa. Linh mục liền cực lực phản đối bằng cách vùng vẫy, dùng chân đá nhào vành móng ngựa, miệng tố cáo:
“Chính tòa án này, chính Viện kiểm sát này, chính Sở công an này, chính Chế độ CS này phải chịu tội trước lịch sử dân tộc Việt Nam, không thể thoát khỏi, là thay vì đào tạo nên một dân tộc sĩ khí anh hùng, thì đã dùng mọi thủ đoạn đàn áp, để tạo nên một dân tộc hèn nhát, sợ hãi, rồi cho đó là thắng lợi, thành công...” (xem Bản tin từ Huế ngày 22-3).  
Vì lúc này giọng LM hơi khàn và phòng xử lộn xộn nên ít ai nghe rõ. Cha định nói tiếp thì đã một công an xông vào bịt miệng và hai công an khác lại phải xốc nách lôi ra khỏi phòng. Lần xuất hiện này kéo dài khoảng 10 phút.

         Khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu lấy lời khai từng bị cáo thì Lm Lý lại được đưa vào phòng xử. Cha lại phản đối bằng cách hét to:
“Đả đảo đảng Cộng sản! Đả đảo đảng Cộng sản!”
và chuẩn bị tuyên bố Lời Chứng cuối cùng (xin xem Bản tin từ Huế ngày 29-3) thì một công an nhào tới bịt miệng, hai công an lại lôi vào ra cách ly, và cha ở mãi trong đó cho đến hết phiên tòa. Xin nhớ là trong các lần xuất hiện trước tòa, linh mục Lý luôn ngồi, không đứng, để bày tỏ lòng khinh bỉ. Từ trong phòng cách ly, qua loa, linh mục Lý vẫn nghe được diễn tiến nơi phòng xử, và thỉnh thoảng lại cất tiếng cười vang chế diễu. Cả 3 lần bịt miệng Lm Lý đều do tay công an tên Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên-Huế.

         Phiên tòa được tuyên bố ngay từ đầu là “công khai” nhưng chỉ công khai “dổm”. Các phóng viên quốc tế và vài ba đại diện của tòa đại sứ Na uy và tòa lãnh sự Hoa Kỳ chỉ được hiện diện khoảng 5 phút trong phòng xử khi chủ tọa đọc lời tuyên bố khai mạc phiên tòa và khoảng 10 phút khi chủ tọa đọc bản án. Ngoài ra, suốt thời gian xử, họ phải theo dõi qua màn hình ở một phòng bên cạnh. Vợ của anh Nguyễn Phong (tên Thúy) và vợ anh Nguyễn Bình Thành (tên Bưởi) chẳng những không được mời vào phòng xử mà còn bị đuổi khỏi công viên trước tòa án khi công an biết được danh tính hai chị. Lúc ấy bên trong, cuộc xử án đã bắt đầu, bạn bè quanh hai chị cất giọng phàn nàn khá to tiếng về sự bất công đối với họ. Công an chìm, mặc thường phục liền sà tới và ngang nhiên đòi kiểm soát thẻ chứng minh nhân dân. Kiểm soát xong, một tay công an tịch thu luôn thẻ của anh Nguyễn Phúc, em bị cáo Nguyễn Phong. Phúc mạnh mẽ đòi lại, chị Thúy cũng bênh vực cho em chồng. Thế là công an lôi anh Phúc về đồn kề đó, buộc anh vào tội gây rối, giữ anh lại cho đến hết phiên tòa. Còn chị Thúy thì bị công an xua như xua chó (cuộc đôi co này đã được một giáo dân ghi âm lại). Chị Bưởi, vốn là con người mạnh miệng, ăn nói sắc sảo, lên tiếng phản kháng rất to, nhưng rồi cũng bị cả một bầy công an đánh đuổi.

         Trở lại phòng xử. Vì không có luật sư biện hộ, nên các bị cáo phải tự bào chữa cho mình, thế mà cũng chẳng được phép. Ai có ý muốn tự biện hộ đều bị 2 công an mặc sắc phục kéo lui khỏi vành móng ngựa. Tòa chỉ cho phép nói “có” hay “không” trước các câu hỏi, như lối xử án xưa rày trong chế độ CSVN. Thế nhưng chánh án cũng chỉ hỏi cung qua loa, không cho bị cáo trình bày tư tưởng, lập luận của mình, dựa trên những quyền tự do cơ bản. Ai nói đến dân chủ nhân quyền mà Quốc tế đã thừa nhận trong Công ước quốc tế là bị cắt ngay. Tuy nhiên cả 4 người đều phản cung với giọng bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết. Anh Nguyễn Phong đã có lúc đưa 2 tay bị còng lên cao, dõng dạc tuyên bố: “Đến chết tôi vẫn đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, quyết duy trì đảng Thăng Tiến Việt Nam...”. Anh định nói dài nữa thì đã bị công an ngăn chận (xin xem các lời tuyên bố ghi âm hay viết tay sẵn của anh đã tung lên mạng cùng lúc với phiên tòa). Anh Nguyễn Bình Thành thì nói: “Hãy hỏi quốc tế : chúng tôi có tội gì khi đấu tranh cho tự do nhân quyền?..” Anh còn định nói thêm: “Những gì tôi đã làm đều phù hợp với Hiến pháp, với Công ước quốc tế nhân quyền, với khát vọng của toàn thể dân tộc và với lương tâm của tôi” như dự tính, tiếc thay công an đã lôi anh khỏi vành móng ngựa.

         Vì sợ hai nữ lưu cũng lên tiếng mạnh mẽ như ba nam chiến sĩ, tòa đã vội vàng kết thúc để nghị án. Sau khi nghỉ khoảng 20 phút, phiên tòa tiếp tục. Chủ tọa phiên tòa đọc bản án, linh mục Lý không được hiện diện mà chỉ được nghe từ trong phòng cách ly (vì đã “vi phạm quy định của tòa”!?!). Mức án như sau:

- Lm Nguyễn Văn Lý                 8 năm tù ở  + 5 năm quản chế
- Anh Nguyễn Phong                 6 năm tù ở  + 3 năm quản chế
- Anh Nguyễn Bình Thành         5 năm tù ở  + 2 năm quản chế
- Cô Hoàng Thị Anh Đào          2 năm tù treo + 3 năm thử thách
- Cô Lê Thị Lệ Hằng                 1 năm rưỡi tù treo + 2 năm thử thách.

         Bản án đọc xong, phiên tòa kết thúc, mọi người giải tán thì có 4 công an đến còng tay anh Phong anh Thành lại (anh Phong trước đó đã có lúc được mở còng). Họ đưa hai anh và cha Lý lên xe bít bùng trở về nhà giam (chúng tôi hiện chưa biết ba người này bị giam ở đâu). Hai cô Anh Đào và Lệ Hằng trở về nhà, trong sự thở phào, chào đón, hỏi han của thân nhân. Nhưng cho tới hôm nay, cả hai đi đâu cũng có công an theo dõi rình mò. Chẳng biết công an ở đâu mà lắm thế!!!

         Dĩ nhiên bên ngoài tòa không ai biết gì, vì đã chẳng có loa phát thanh ra. Nhưng sau đó, và đến chiều tối, nghe các đài phát thanh dân chủ như Quê Hương, Chân Trời Mới, Á châu Tự do, Pháp Quốc tế (RFI).... hoặc ai lên được mạng internet thì đã biết khát rõ chuyện “thâm cung bí xử” (=xử  án bí mật) nhờ các phóng viên ngoại quốc đánh tin từng phút một từ trong tòa án. Phóng viên vỉa hè thì lấy tin từ thân nhân các bị can lãnh án treo!!! Dễ hiểu thôi, ai cấm được! Có người cũng suy đoán sự việc (dĩ nhiên suy đoán ngược) từ mục tin tức Truyền hình của CS lúc 7 giờ tối cùng ngày về phiên tòa, một loại bản tin bao giờ cũng dối trá một cách trơ trẽn: “Các phạm nhân cuối cùng đã cúi đầu nhận tội” và “Nhân dân đều đồng tình với mức xử phạt nghiêm minh của tòa án...”      
   Nhưng lần này thì CS đã bị hố to (không khéo hội đồng xử án và bộ phận an ninh phiên tòa đang phải viết kiểm điểm vì đã không bảo đảm sự “toàn thắng của công lý xã hội chủ nghĩa”!!!). Tuy bị những bản án nặng nề, bất công, man rợ, linh mục Nguyễn Văn Lý và 4 chiến sĩ dân chủ hòa bình đã đạt được một chiến thắng dòn dã, ngoạn mục. Tinh thần đấu tranh của 5 người thật mạnh mẽ, nhất là vị linh mục can trường, bất khuất, luôn muốn lên tiếng cho tự do bằng cách chấp nhận tù tội! CS cũng không thể ngờ rằng 4 chiến sĩ trẻ mà công an đã cầm chắc là sẽ phải đầu hàng khiếp nhược lại quật cường, vùng dậy cách oai phong! Chắc chắn trong hội trường hôm ấy, có rất nhiều cán bộ đảng viên CS đã hết sức cảm phục nhưng không bày tỏ được. Nếu CS đủ liêm sỉ và can đảm mà để cho phiên tòa đó được diễn ra một cách công khai đúng nghĩa, chắc chắn nó đã trở thành một cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố Huế!!

         Cuối cùng, tưởng cũng nên nói đến hai nhân vật bên lề nhưng có liên can. Đó là linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, chiến hữu của linh mục Nguyễn Văn Lý. Biết linh mục Giải sẽ dẫn giáo dân An Bằng lên ủng hộ 5 chiến sĩ, sáng ngày 29-3 và 30-3, chính quyền xã Vinh An đã mời cha đến trụ sở xã “làm việc”, với ý đồ “điệu hổ ly sơn”. Toàn bộ nhân viên xã Vinh An (10 người) vây lấy, tấn công vị linh mục với nhiều câu hỏi tới tấp, liên quan đến Pháp lệnh tôn giáo (cha Giải thường tổ chức lễ lạc, xây dựng cơ sở mà không xin phép), đến hoạt động liên tôn (cấu kết với các thành phần “tôn giáo phản động”), đến việc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền qua việc “phát tán lung tung” nhiều bài viết trên mạng. Linh mục Giải đã ung dung trả lời và yêu cầu ghi vào biên bản: “Tôi chấp hành Hiến pháp trừ điều 4 và chấp hành các bản văn dưới luật phù hợp với Hiến pháp. Tôi phản kháng Pháp lệnh về tôn giáo tín ngưỡng. Tôi quyết liên kết với Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, Phật Giáo Hòa hảo thuần túy và Tin lành để đòi tự do tôn giáo. Tôi hãnh diện vì phát tán các bài viết đấu tranh lên mạng mà được nhiều người tìm đọc”  Bótay.com!!

         Linh mục Phan Văn Lợi thì đã được công an ưu ái “gác cho ngủ ngon” từ hôm mồng một Tết (17-2) đến nay. Thành thử 3 ngày xuân Linh mục chẳng có thể đi thăm ai mà cũng chẳng mấy ai dám đến thăm nhà. Có một nhóm sinh viên đến học giáo lý với linh mục nay cũng xin bái biệt. Công an mà “chiếu cố” thì không có đường tốt nghiệp đại học. Hôm 6-3, ông Phó Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Kenneth Chern ở Sài Gòn hẹn đến thăm linh mục. Phái đoàn đã ra Huế và chiều hôm đó định tới nhà linh mục nhưng đã bị khoảng 15 công an (do thiếu tá Phạm Văn Trạch cầm đầu) chặn từ xa và ngay đầu ngõ. Không nản chí, chiều 30-3 mới rồi, sau khi dự phiên tòa xử linh mục Lý và các bạn, ông Phó Tổng lãnh sự cùng đoàn tùy tùng lại đến. Nhưng khi xe định từ đường lớn Trần Phú quẹo vào con hẻm 41 để tới nhà linh mục, thì cũng lại được khoảng 15 công an trẻ chặn lại. Từ ngoài lộ, ông gọi điện thoại vào cho linh mục, tỏ nỗi bất bình và sự tiếc nuối. Cũng Bótay.com!! Linh mục Lợi đáp: “Đó là sự xúc phạm quốc thể nước Mỹ, khinh thường cường quốc Hoa Kỳ và là bằng chứng không có tự do tại Việt Nam”. Ông Kenneth cho biết sẽ báo lại vụ việc lên ông Tổng lãnh sự tại Sài Gòn, ông Đại sứ tại Hà Nội và lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bên Washingon DC. Đồng thời hẹn dịp khác!!!

Phóng viên FNA tường trình từ Huế lúc 22g30 ngày 31-3-22007



Back to top
« Last Edit: 31. Mar 2007 , 18:48 by binh_SV »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3628
Gender: male
Re: ĐỌC BÁO
Reply #55 - 02. Apr 2007 , 22:36
 
Nhân Mùa Chay Thánh, SUY NGHĨ VỀ ĐỨC BÁC ÁI CÔNG GIÁO

Trần Phong Vũ




* Chúa Giêsu dạy: “nếu bị ai vả má phải hãy giơ cả má trái… ai muốn lấy áo ngoài hãy để cho lấy cả áo trong… hãy yêu kẻ thù và hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em”


* Lời Chúa trên đây ứng dụng vào trường hợp kẻ bị bạo hành, trấn lột là chính tôi.


* Nhưng khi người bị bạo hành, trấn lột không phải là tôi, mà là người khác, là bà con, anh em, đồng bào tôi, mà tôi có thái độ khiếp nhược, thụ động ‘cháy nhà hàng xóm bình chân như vại’ thì vô hình chung tôi đã phản lại Tin Mừng, đi ngược tinh thần bác ái CG.


* Một vài suy tư chân thật và rốt ráo về những hiện tượng phản chứng đang xảy ra trong lòng Giáo hội Việt nam, ngay cả trong hàng ngũ những Đấng-Bậc làm Thày.



ĐẶT VẤN ĐỀ:


Cốt lõi của đạo Công giáo là đức Bác Ái, nói nôm na là lòng Yêu Thương giũa người và người. Nó là một vế sóng đôi với vế thứ nhất là Mến Chúa. Nếu sự hiểu biết của chúng tôi không sai thì, đức Từ Bi cũng sắm một vị trí quan trọng trong giáo thuyết nhà Phật.


Còn nhớ trong một bài viết mang tiêu đề “Tôi Là Phật Tử Theo Cách Riêng Của Tôi”, nhà văn nữ Dương Thu Hương đã công khai bày tỏ thái độ không đồng tình với cung cách hành sử đức Từ Bi của tuyệt đại đa số người Phật tử. Theo bà, muốn hành sử đúng đắn đức Từ Bi, không thể chỉ bằng vào những cảm ứng của trái tim mà còn phải cầu viện tới sự soi sáng của trí tuệ và phải biểu lộ ra bằng hành động chống lại sự ác. Là người không cùng tôn giáo với bà, tôi không dám đi xa hơn. Có điều tôi phải cám ơn nhà văn nữ này.


Chính nhờ những suy tư của bà trong bài viết trên đây đã giúp tôi hiểu thêm được tính đa diện, thâm thúy và những khúc mắc cần được soi sáng hàm ngụ bên trong từ Bác Ái của đạo Công giáo, mà vì có những người, hoặc vô tình hay hữu ý hiểu sai, đã dẫn tới không ít những hệ lụy trong lòng Giáo hội của tôi hôm nay. Từ đấy, nó đã gây ra nhiều tranh cải chỉ vì cách hiểu và ứng dụng đức Bác Ái thiếu rạch ròi, quân bình, sáng suốt và khôn ngoan tối thiểu trong đám đông quần chúng tín hữu Công giáo, trong đó không loại trừ hàng Giáo phẩm.



KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ ĐỨC BÁC ÁI


“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’. Còn Thày, Thày bảo anh em: Đừng chống cự người ác, trái lại nếu bị ai vả má bên phải thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài… (Mt. 5 – 38.40).


Cũng trong đoạn 5 từ câu 43 đến câu 45, Thánh Sử Matthêu còn ghi lại lời Chúa như sau:


“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: ‘Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù’. Còn Thày, Thày bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính…”


Những lời răn dạy trên đây của Chúa Giêsu đã nói lên trọn vẹn tính nhưng không, bao la, không biên giới của đức Bác Ái Công giáo. Tình cảm và thái độ tỏ bày lòng yêu thương ở đây đã vượt lên trên và ra khỏi những tương quan bình thường, giữa những kẻ nếu không phải là người thân kẻ thuộc thì cũng là những người không làm điều gì ác với mình… để vượt lên trên và vươn tới cả những kẻ thù nghịch từng có những hành vi ngược đãi mình.


Trong một dịp khác, đáp lại câu hỏi của Thánh Phêrô là phải tha thứ bao nhiêu lần, bảy lần chăng?, Chúa Giêsu nói: Phải tha thứ không chỉ bảy lần…mà tha thứ bảy mươi bảy lần bảy” . Ý Chúa muốn nói là phải tha thứ nhưng không, mãi mãi, vô điều kiện.


Ngoài ra, Đức Giêsu còn dạy về lòng bác ái tích cực qua dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó” (Lc 16,19-31). Ông phú hộ này đã bị phạt trầm luân không phải vì đã đối xử tàn ác với kẻ ăn mày nhưng chỉ vì đã dửng dưng trước nỗi khổ của anh ta. Dụ ngôn này minh họa cho lời phán quyết của Thiên Chúa -vốn cũng nằm trong một dụ ngôn khác: “Cuộc phán xét chung” (Mt 26,31-46)- đối với những kẻ ác trong ngày chung thẩm:


“Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời... vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom” (Mt 25,41-43).


Rõ ràng ở đây, lý do để bị kết án cũng chính là những việc đã phải làm mà không làm, nói cách khác là chính thái độ dửng dưng trước mọi đau khổ của tha nhân.

PHẢI HIỂU THẾ NÀO VỀ LỜI DẠY BẢO CỦA CHÚA GIÊSU?


Vì lòng kiêu căng, đố kỵ và những yếu đuối của con người bình thường, không ai có thể tự hào là đã thể nghiệm được cách sống bác ái, khiêm tốn, thứ tha tròn đầy như lời Chúa dạy trên đây trong khi thể nghiệm mối liên hệ giữa người với người trong xã hội. -một xã hội phức tạp, trong đó bao gồm đủ mọi hạng người, kẻ làm ơn cho ta cũng như người gây oán cho ta-. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận giá trị hàm ngụ trong Phúc âm. Nói cách khác, Lời Chúa trên đây phải luôn mãi là đèn soi, đuốc sáng cho mỗi người tín hữu noi theo trên bước đường theo chân Chúa.


Nhà văn nữ Dương Thu Hương có những lý do riêng của bà để nói về sự cần thiết của trí tuệ trong cách hành sử lòng từ bi của người Phật tử. Phần chúng tôi, người viết những giòng này, sẽ không viện dẫn câu Kinh Thánh “Hãy hiền lành như con bồ câu; nhưng cũng hãy khôn ngoan như con rắn” để làm lý chứng bác khước quan điểm, thái độ và cách hành xử tinh thần bác ái nặng về cảm tính và mang tính tiêu cực, thụ động hiện đang rất phổ biến trong lòng Giáo hội tôi lâu nay.


Dứt khoát sự khôn ngoan của con cái loài người ở đây không có chỗ đứng, dù rằng sự khôn ngoan ấy cũng từ Thiên Chúa mà có, và trong rất nhiều cảnh huống con người không những cần mà còn phải dùng tới. Chúng tôi muốn được nhìn thẳng vào ý nghĩa đích thực của từ bác ái để nói lên những suy tư có thể rất cạn cợt của mình về yếu tính lời chỉ dạy của Chúa Giêsu khi nhắc nhở những kẻ theo ngài phải thể nghiệm tinh thần yêu thương, tha thứ tuyệt đối với tha nhân –kể cả tha nhân là kẻ thù-, bằng hình ảnh ví von cụ thể, quá độ là: khi bị tát má phải hảy giơ má trái cho họ tát, cũng như khi bị kiện để: lột áo ngoài thì hãy cho luôn cả áo trong.


Đối tượng lời dạy bảo của Chúa Giêsu theo Thánh Sử Matthêu, trực tiếp là mười hai tông đồ, và gián tiếp là tất cả những ai đã chọn bước theo chân ngài. (Tuy nói chung, nhưng cũng như mọi dịp khác, ngài như nói riêng với từng người).


Nói cách khác, lời dạy của Chúa Giêsu nhắm vào cá vị mỗi đối tượng mà ngài trao đổi, ngài nói với, tức là Ngôi Thứ Hai, là các tông đồ, là anh, là chị, là em, là chúng ta…. "Thày bảo anh em” , chứ không phải là tha nhân, là người khác, (người khác đối với các tông đồ, đối với tôi, với anh, với em, với chúng ta), được hiểu là Ngôi Thứ Ba.


Phân biệt rành rẽ, rạch ròi, khúc chiết như vậy, chúng ta thấy: cho dẫu cá nhân tôi (hoặc anh, hoặc chị, hoặc em) bị xúc phạm như bị tát má trái (hiểu rộng là bị lăng nhục, bị bạo hành, đánh đập, kìm kẹp, tù đày…) hoặc bị kiện để lột áo ngoài (hiểu rộng là bị cưỡng chế, cướp bóc, trấn lột tiền bạc, đất đai, tài sản), thì vì lòng bác ái, vị tha của con cái Chúa, tôi phải có thái độ hiền lành, khiêm nhường, bao dung, tha thứ, và dứt khoát không có hành vi đáp trả kiểu: răng đền răng, mắt đền mắt.


Điều Chúa Giêsu không hoặc chưa nói tới ở đây theo trình thuật kể trên của Thánh sử Matthêu là ngưòi bị tát má trái… hoặc kẻ bị lột áo ngoài… không phải là các tông đồ hay là anh, là chị, là tôi… tức là những người Chúa trực tiếp muốn răn dạy, mà là những nạn nhân khác, ngoài tôi: là Ngôi Vị Thư Ba, là thân nhân, anh em, hàng xóm, đồng bào của tôi, của anh, của chị, của em…. (Xin đọc thêm những tư tưởng hàm ngụ của Chúa Giêsu trong Phúc âm khi ngài nói tới sự thưởng phạt trong ngày cánh chung).


Từ suy diễn kể trên, một câu hỏi khác được đặt ra: trường hợp kẻ “bị tát” “bị kiện để lấy áo ngoài” không phải là “tôi” mà là người khác (tha nhân), là anh chị em, là đồng bào, đồng loại của tôi thì tôi sẽ phải phản ứng ra sao cho phù hợp với đức Bác Ái của Con Cái Chúa?


Để có câu trả lời rốt ráo chúng ta cần nhớ lại hai dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó” và “Cuộc phán xét chung”, qua đó, Chúa Giêsu còn dạy phải có hành vi tích cực để cứu giúp những ai lâm vào bất cứ những cảnh khốn cùng nào, từ nghèo đói cơm ăn áo mặc đến nghèo đói nhân phẩm tự do, từ nạn nhân của thiên tai đến nạn nhân của nhân tai, bởi lẽ như lời một tác giả tu đức nổi tiếng: “Đối nghịch với bác ái là dửng dưng chứ không phải là thù hận” .


Vậy liệu tôi có thể nhắm mắt, bưng tai, bóp chết lương tri, khoanh tay đứng nhìn người khác đang là nạn nhân của bất công, của cường quyền, bạo lực bằng cách viện dẫn hoặc tránh né những Lời Chúa trong những dịp khác nhau kể trên? Lương tri của một loài thụ tạo linh ư vạn vật và tâm tình bác ái, vị tha của Con Cái Chúa có cho phép tôi có thái độ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” hay không? Như thế, tôi sẽ phải phản ứng ra sao cho phù hợp?


Hàm ẩn trong câu hỏi đã có câu trả lời.


(Tưởng cũng cần mở dấu ngoặc để nói thêm là phản ứng để khỏi mang tiếng là kẻ bàng quan, vô cảm và để sống theo tinh thần bác ái của con cái Chúa không hề có nghĩa là lúc nào cũng phải dùng bạo lực mà còn bằng những phương tiện ôn hòa, bất bạo động tương tự như những gì các linh mục Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải đã và đang hành sử lâu nay trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo.


Hẳn nhiên, về đòi buộc yêu thương và tha thứ cho kẻ thù, kẻ ác đã làm hại mình cũng không thể chỉ tỏ bày theo lối thụ động bằng cách im lặng, khiến đương sự tiếp tục dấn sâu vào con đường lầm lạc, vì như thế là có lỗi với đức ái của con cái Chúa. Trong trường hợp này, sự lên tiếng phản kháng hoặc chống lại, mang ý nghĩa tích cực là nhân danh tình yêu thương cả kẻ thù, can ngăn họ đừng tiếp tục có hành vi tội ác, tích cực hơn, về phương diện truyền giáo, để mở đường cho họ ăn năn, xám hối để trở về với Chúa).

NHỮNG THỰC TẾ ĐAU LÒNG TRONG GHCGVN HÔM NAY


Phải can đảm, thẳng thắn và thành thực nhìn nhận rằng có không ít tín hữu Công giáo, ở trong cũng như ngoài nước, vì vô tình hoặc cố ý, đang nhân danh đức bác ái mà chúng tôi mạo muội mệnh danh là đức bác ái “mù lòa” để khỏa lấp, để che đậy, biện minh cho những hành vi, thái độ nhu nhược, xúc phạm trầm trọng tới cốt lõi của niềm tin Kitô, thậm chí cả tinh thần bác ái theo nghĩa đích thực, tinh ròng của từ này!


Ta phải yêu thương kẻ thù, bao gồm cả kẻ thù CS, như Lời Chúa dạy, khi hậu quả những hành vi tạo nên oán thù chỉ gây hại cho bản thân ta. Nhưng khi những hành vi ấy tác động tới sự an nguy của đám đông, của đồng bào, của quốc gia, dân tộc –thậm chí của Giáo hội, của niềm tin- thì cũng vì yêu thương ta phải hành sử cách khác. Một mặt để ngăn ngừa sự tác hại lan rộng, mặt khác để cho kẻ thù khỏi dấn sâu thêm vào con đường lầm lạc. Điều sau này giúp thể nghiệm lòng yêu thương kẻ thù một cách thiết thực hơn là lôi kéo họ ra khỏi sai lầm, ra khỏi tội ác, ra khỏi nguy cơ trầm luân hỏa ngục.


Nhưng thực tế thì vô số Kitô hữu vẫn không làm như vậy. Vì bị mua chuộc, bị hủ hóa? Vì muốn yên thân? Vì nuối tiếc địa vị được ‘ăn trên ngồi trước’, những cảnh giàu sang, lợi lộc đang được hưởng? Vì đã trót bán mình, bán linh hồn cho những thế lực trần gian? -Ai biết?


Làm sao hiểu được thái độ im lặng của những Đấng-Bậc Làm Thày trong Giáo hội trước tình trạng băng hoại trầm trọng của xã hội Việt Nam ngày nay? Căn nguyên nào và những ai là thủ phạm đã xô đẩy đất nước và dân tộc Việt Nam vào những thảm trạng: thối nát, tham nhũng (điển hình như vụ PMU 18 ), sa đọa, bạo hành, con số thanh thiếu niên hút xách, nghiện ngập, nhiễm HIV, chết vì bệnh liệt kháng ngày càng gia tăng đến mức báo động kèm theo tệ trạng phá thai thả giàn trên đất nước chúng ta[1] hiện nay, đến nỗi thế giới và cả không ít những thành phần cốt cán trong đảng CS sau khi phản tỉnh, đã phải lên tiếng?


Thử nhìn vào những trường hợp điển hình đã và đang gây nhức nhối trong lòng Giáo Hội và Xã Hội Việt Nam gần đây.


* A.- Trường hợp đảng và nhà nước CSVN trắng trợn xuống tay đàn áp các tín đồ và các giáo sĩ thuộc Giáo hội Tin Lành Menonite ở Tây nguyên và ngay tại Sàigòn.


* B.- Trường hợp các tín đồ Phật giáo Hòa hảo, Cao đài, các cao tăng Phật giáo VNTN như các hòa thương Huyền Quang, Quảng Độ bị giam cầm, quản chế, khủng bố.


* C.- Trường hợp những thành phần đấu tranh bất bạo động cho lý tưởng tự do, dân chủ, cho nhân quyền, nhân phảm trên quê hương hiện đang bị bạo quyền Hànội đàn áp một cách thô bạo. Cụ thể là các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã bị công an nhà nước bắt giam ngày 06-3 và tiếp đó kỹ sư Đỗ Nam Hải bị nhà chế độ bất nhân dùng dòn tình cảm gia đình để không chế anh tạm thời hòa hoãn với bạo quyền.


* D.- Trường hợp giới lao động nghèo khổ bị bóc lột khiến nổ ra hàng trăm cuộc đình công với sự tham dự của cả trăm ngàn công nhân ở Sàigòn, Gia Định và khắp nơi trên lãnh thổ trong vài năm qua nhưng đã bị nhà nước ếm nhẹm, không giải quyết lại còn tiếp tay với tư bản ngoại quốc đạp họ xuống đất đen!


* E.- Trường hợp hàng trăm, hàng ngàn dân oan từ khắp ba miền đất nước lũ lượt kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hànội để khiều kiện và đã bị công an nhà nước xua đuổi, đánh đập tàn nhẫn trong những ngày đầu năm âm lịch, nhất là trong dịp có hội nghị APEC vừa qua.


Những trường hợp oan khốc trên đây không rõ các Giám Mục ở trong nước có âm thầm can thiệp với giới hữu quyền của chế độ không, nhưng thực tế cá nhân người viết chưa hề nghe nói tới một phản ứng cụ thể nào từ phía các ngài.


Theo trình thuật của Thánh sử Luca, đoạn 4, câu 18-19, sau khi kết thúc 40 ngày chay tịnh, khởi đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu bước vào Hội đường Do thái, mở sách Tiên tri Isaia, gặp đoạn Tin Mừng sau đây: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức …”


Đọc xong, Chúa Giêsu gấp sách lại, nghiêm trang nhìn mọi người và nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”


Đấy là giáo lý Yêu Thương, là con đường cứu độ của Chúa Giêsu, hàm ẩn một cách tích cực trong đức Bác Ái Công giáo. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo, là lộ trình cho mục tiêu và sứ vụ hàng đầu của GHCG hoàn vũ trong cuộc lữ hành trần thế.


Chẵn 20 thế kỷ, cho dẫu đã trải qua nhiều thăng trầm thử thách trong khi bước theo chân Chúa Giêsu, Giáo hội Công giáo vẫn hãnh diện và minh nhiên tự nhận là Giáo hội của người nghèo, của kẻ bị cô thế, áp bức, tù đày. Và trong kho tàng giáo huấn vốn bám rễ sâu xa trong Kinh Thánh và Phúc Âm, GHCG hoàn vũ luôn qui chiếu mọi lời giảng dạy vào những hành vi, cử chỉ, lời nói và những nẻo đường của Ngôi Hai Thiên Chúa, kể từ giây phút ngài khởi đầu cuộc sống công khai cho tới khi chấp nhận khổ hình thập giá để hoàn thành chương trình cứu độ.


Từ những suy nghĩ kể trên, liên tưởng tới sự im lặng đến khó hiểu của hàng Giáo phẩm Việt Nam lâu nay trước nỗi bất hạnh của hơn 80 triệu đồng bào, cụ thể là những giáo đồ, giáo sĩ, tăng sĩ thuộc các tôn giáo bạn đã và đang bị bách hại bởi tập đoàn thống trị cộng sản độc tài, độc đảng, vô tôn giáo, cùng với những giáo sĩ và bằng hữu thân sơ chia sẻ chung một tâm thức, người viết những giòng này không khỏi thắc mắc, âu lo.


Trở về với những biến cố liên hệ trực tiếp tới người và việc trong lòng Giáo hội quê nhà, chúng ta thấy nổi bật lên hai biến cố mang tính thời sự lớn sau đây.


** A.- Thứ nhất là vào đúng ngày mồng một Tết Đinh Hợi vừa qua, hàng trăm công an vũ trang nhà nước đã tới bao vây tòa TGM Huế nơi linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đang bị “quản chế tại gia”. Sau một tuần biến cơ sở tôn giáo của tổng Giáo phận Huế thành một thứ nhà tù giam giữ linh mục Lý, công an đã bắt ngài đưa về đồn thẩm vấn và sau đó đã đày ải người mục tử này tại giáo họ Bến Củi, nơi cách xa cố đô ngót 30 cây số. Từ đấy đến nay, Giáo đường này cũng mặc nhiên bị nhà nước cộng sản coi là một thứ nhà tù để giam giữ phạm nhân của họ!


** B.- Biến cố thứ hai là Thánh tượng Pietà ở Đồng Đinh, Nho Quan, Phát Diệm bị viên chức nhà nước CSVN dập phá tan nát: đầu Đức Mẹ và đầu Chúa Giêsu bị chém lìa khỏi cổ, tay chân Chúa và tay Mẹ bị xà beng đâp bể thảm thương! (Người Việt Nam quen gọi là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Đây là phó bản bức tượng nổi tiếng do nhà danh họa kiêm điêu khắc gia Michelangelo thực hiện từ thế kỷ 15 được tôn thờ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vatican. Tượng mô tả tâm trạng đau đớn tột cùng của Mẹ Maria lúc vừa đón nhận tấm thân bầm dập, đẫm máu của Chúa Giêsu, con Mẹ từ Thập Giá vào lòng. Từ hơn 5 thế kỷ qua. Bức tượng danh tiếng này đã trở thành biểu tượng của niềm tin trong lòng những tín hửu Công giáo hoàn vũ, cách riêng 7 triệu người Công giáo Việt nam vốn có lòng yêu mến và sùng kính Mẹ.).


Dư luận đã nói tới một vài phản ứng xuất phát trong hàng Giáo sĩ và Giáo phẩm trong nước. Nhưng điều đáng buồn lại là những phản ứng không đáng và không nên có.


Về những gì liên quan tới chuyện linh mục Nguyễn Văn Lý bị cộng sản cô lập và sẽ đưa ra tòa ngày 30-3 cùng với những ngôn từ và phản ứng của bề trên trực tiếp của cha Lý, xin độc giả theo dõi các bản tin liên hệ gửi ra từ Huế, từ giáo họ Bến Củi. Người duy nhất có thể làm sáng tỏ vấn đề này là TGM Huế Nguyễn Như Thể[1]. Trong khi ấy, từ tổng giáo phận Sàigòn, linh mục Huỳnh Công Minh[2] với tư cách người phát ngôn của TGM/HY Phạm Minh Mẫn, đã ngang nhiên khẳng định là “linh mục Nguyễn Văn Lý không đấu tranh cho tự do tôn giáo, mà chỉ đấu tranh cách chung chung” (!!!).


Lời tuyên bố quyết đáp này rõ ràng sẽ có tác dụng “mở đường cho hươu chạy”, tạo thêm lý chứng cho thứ pháp luật rừng rú của Hànội kết án linh mục Lý sau này. Dù mong manh nhưng người ta vẫn hy vọng lời tuyên bố vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là xuyên tạc kể trên, của ông “linh mục quốc doanh” này không ảnh hưởng tới tâm thức của phái đoàn Tòa Thánh trong những cuộc thương thảo vừa qua với Hànội. Một cây bút chuyên "viết mà chơi" ở quận Cam, kẻ từng được coi là cặp bài trùng với linh mục Trần Công Nghị và là người phát ngôn bán chính thức của TGM Huế cũng vừa tung ra một bài viết bôi bác các nhà dân chủ ở quốc nội, cách riêng linh mục Nguyễn Văn Lý.


Về biến cố Thánh Tượng Pietà ở Đồng Đinh, Nho Quan bị đập tan nát chưa thấy GM Phát Diệm lên tiếng. Nhưng qua tin của ViệtCatholic do linh mục Trần Công Nghị[3] làm chủ, người ta đọc được lời tuyên bố lạ lùng phát ra từ cửa miệng TGM Ngô Quang Kiệt[4]: Nên SỬA lại tượng và nên KHÉP vụ này lại (!!!)


Còn nhớ khi trùng tu Thánh Địa Đức Mẹ La Vang trước đây, người có trách nhiệm cao cấp tại TGP Huế đã chủ tâm giữ lại một số kiến trúc tàn phế được coi là di tích những “tội ác chiến tranh” do bom Mỹ gây ra. Cho dẫu vì muốn chiều theo thâm ý của đảng và nhà nước cộng sản hay do sáng kiến riêng mà TGM Nguyễn Như Thể có quyết định trên thì việc làm này cũng bình thường, không có gì đáng chỉ trích. Ấy thế mà trong biến cố động trời hôm 30-01-07, chỉ 5 ngày sau khi TT/CS Nguyễn Tấn Dũng qua Vatican bệ kiến đức GH Bệnêđictô XVI: Thánh Tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở Đồng Đinh bị CSVN đập phá tan nát thì TGM Ngô Quang Kiệt lại kêu gọi giáo dân sửa tượng và đóng lại nội vụ!


Dù là những tín hữu giáo dân bình thường cũng phải đặt ra câu hỏi là phải chăng chỉ những việc làm nào có lợi cho đảng và nhà nước cộng sản thì quý ngài mới làm, nhược bằng trái lại thì cho qua luôn? Bảo trì những di tích do bom Mỹ gây ra tại thánh Địa La Vang thì được. Còn giữ lại những dấu vết xúc phạm tới biểu tượng niềm tin của bà con tín hữu Đồng Quan, và nói chung của 8 triệu người CGVN như ý nguyên sâu xa của mọi người thì lại bị phủ nhận! Thế là thế nào? Trong khi viết những giòng này, chúng tôi được tin dư luận đồng bào Công giáo trong và ngoài nước đang dấy lên một phong trào đòi duy trì nguyên trạng bức tượng Pietà bị CS tàn phá, như một chứng tích cho những thế hệ sau này thấy rõ bản chất vô đạo, phi nhân tính của cộng sản.

ĐÔI LỜI TẠM KẾT


Mọi chuyện xảy ra trong đời thường, vì lý do nào đó, người ta có thể du di, thỏa hiệp hay tương đối hóa. Riêng trong lãnh vực đức tin thì theo thiển kiến: Không! tuyệt đối không.


Trở về với chủ đề bài viết liên quan tới quan niệm và cung cách hành sử đức bác ái của người tín hữu Chúa Giêsu, chúng tôi xin khẳng định: Với tâm tình khiêm nhường thật trong lòng, dù rất khó có thể thực hiện trọn vẹn giáo huấn của Chúa, nhưng trên bước đường hoàn thiện, như mọi tín hửu, tôi phải nỗ lực tối đa để vui lòng chấp nhận mọi điều xỉ nhục, xúc phạm về thể chất cũng như tinh thần tới cá nhân tôi Nhưng khi sư xỉ nhục, xúc phạm ấy xảy ra cho người khác (tha nhân) như anh em, đồng bào tôi, thì cũng vì đức bác ái của Con Cái Chúa, bắt buộc tôi phải có phản ứng thích nghi. Dĩ nhiên khi phản ứng tôi sẽ phải chấp nhận trả giá. (Như cố giám mục Nguyễn Kim Điền đã trả giá và như các linh mục Lý, Lợi, Chân Tín và những tín hữu giáo dân như Nguyễn Chính Kết đã hoặc sẽ phải trả giá). Nếu không, tôi sẽ mang tội là vì khiếp nhược, vì bả lợi danh, vì thái độ xu phụ kẻ mạnh, đã có những suy nghĩ, thái độ và hành vi thể hiện cung cách du di, thỏa hiệp hoặc tương đối hóa niềm tin của mình.


Để thay cho kết luận của một bài viết chưa nói hết được niềm thao thức của chính mình, chúng tôi xin mượn những lời sau đây của linh mục Đỗ Văn Lực trong bài “Trái Tim Chưa Ngủ Yên” đăng trên DĐGD số tân niên phát hành tháng 3-07 vừa qua:


“Thế mới hay GHVN thiếu những thợ gặt lành nghề. Vẫn không đủ những người có khả năng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo hèn và bị áp bức. Thời nào cũng thế, GHVN đầy dẫy những con người đồng lõa với bọn giàu sang và thế lực trong các cơ chế đàn áp. Những người bị áp bức hầu như nằm ngoài sự quan tâm của Giáo hội. Chỉ có những người nghèo mới là đối tượng của Tin Mừng hay sao? Người nghèo chỉ là một trong những thành phần bị cơ chế bất công đàn áp. Những hoạt động bác ái và y tế xã hội chỉ xoa dịu phần nào nỗi đau khổ của những người nghèo hèn.


Còn những người bị giam cầm trong các trại tù cải tạo, những người bị áp bức đến mất tự do ngoài xã hội và những người dân đang bị hạn chế tự do liên lạc, hội họp, di chuyển … đến nỗi trở thành mù điếc những thông tin cần thiết và đói khát nhân quyền thì sao?


Họ chiếm chỗ nào trong mối quan tâm của GHVN? Những đối tượng Tin Mừng, như ngôn sứ Isaia loan báo, đều là những nạn nhân của đủ thứ đàn áp bất công. Nếu không quan tâm và tranh đấu cho quyền làm người, GHVN sẽ đem Tin Mừng qua nẻo đường nào cho dân tộc?”.




--------------------------------------------------------------------------------



[1] Trong lá thư gửi các Giám Mục Việt Nam công bố cuối năm 2005, Nguyễn Đình Thao, một thanh niên CG 30 tuổi từng làm việc cho hãng Thông Tấn UCAN đã khẩn thiết nói lên tâm trạng đau đớn của anh trước những tệ trạng này. Anh nhấn mạnh là anh không đòi các GM chống cộng, nhưng với tư cách người tín hữu Công giáo, anh khẩn thiết xin các ngài hãy vì Tin Mừng mà lên tiếng.


[2] Trong bài viết “Hai Diện Mạo, Một Tấm Lòng” trong tác phẩm biên khảo “Ba Mươi Năm GHCGVN Dưới Chế Độ CS” do nguyệt san DĐGD và PTGD/VNHN ấn hành cuối năm 2005, chúng tôi đã đề cập sơ qua Bản Tường Trình III của anh Nguyễn Văn Chất, tự Chuyên. Chúng tôi sẽ có dịp công bố toàn văn Tờ Trình này trong tương lai, nếu cần, hầu giúp độc giả biết rõ hơn vế TGM Nguyễn Như Thể.


[3] Bản tin TTX/VN ngày 07-7-1976 đã đăng nguyên văn lời tuyên bố để đời của “Lm quốc doanh” Huỳnh Công Minh trước cái gọi là Quốc Hội VNDCCHXHCN như sau: “Bá cáo chính trị càng làm cho tôi xác tín hơn nữa rằng: con người mới, xã hội mới mà mọi người đều mơ ước, mà mọi người tin vào Chúa Kitô Giêsu mãi mơ ước, con người mới đó, xã hội mới đó không thể có được, không bao giờ có được nếu không có đảng Lao Động Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân lao động” (!!!)


Sau khi CSVN bác bỏ quyết định của Tòa thánh cử GM Huỳnh Văn Nghi lúc ấy với tư cách Giám quản TGP Sàigòn lên thay TGM Nguyễn Văn Bình và bật đèn xanh cho GM Phạm Minh Mẫn vào chức vụ này, dư luận đồn rằng: để đánh đổi, GM Mẫn đã phải cam kết với nhà nước CSVN ba điều kiện mà một trong đó là duy trì linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh làm Tổng đại diện đời đời! Lời đồn đoán này đúng hay sai chỉ có Thiên Chúa biết.


[4] Để hiểu rõ hơn về lm Nghị và cái gọi là TTX/CGVN của ông, mời độc giả đọc bài “Những Bài Học Ba Lan” của cha Giuse Cao Phương Kỷ, Cố vấn và là Linh hướng của DĐGD trong số tân niên, tháng 3-07.





[5] Đã hơn một lần TGM Kiệt tuyên bố là Việt nam có tự do tôn giáo, ngay cả thời gian các tín hữu Tin Lành bị bách hạ khốc liệt ở Tây nguyên. Trong dịp đích thân tới chúc Tết Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc, TGM NQK nói: việc Việt Nam công bố sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” và việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Tòa thánh Vatican và được đón tiếp hết sức trọng thị, đã thể hiện một nước Việt Nam luôn hướng tới tương lai, cũng như luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân (!!!)


(Được biết TGM Kiệt là một trong 4 GM do GM Bùi Tuần, người rất thân cận với vợ ba Lê Duẩn đề bạt và dễ dàng được chế độ chuẩn nhận. Người ta chưa quên những bài viết của GM Bùi Tuần trên tờ CG & DT, bên cạnh những bài viết của Nguyễn Khắc Viện, Trần Bạch Đằng, Trương Bá Cần, Thiện Cẩm chống đề nghị tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo của HĐGMVN và sự có mặt tại Vatican của vị GM này nhằm vận động cho nỗ lực kể trên 2 thập niên trước)
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #56 - 12. Apr 2007 , 08:34
 
Nữ Dân biểu Loretta Sanchez trả lời phỏng vấn RFA về chuyến đi Việt Nam


2007.04.12
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong hai ngày 5 và 6 tháng Tư vừa qua, Dân biểu liên bang kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez đã có mặt tại Hà Nội cùng với phái đoàn các chuyên gia quân sự Mỹ gồm 3 vị dân biểu khác là ông Solomon Ortiz, đồng Chủ tịch Ủy ban, bà Madelein Bordallo và ông Joe Wilson, thành viên của Ủy ban, và ba viên chức phụ tá về quân sự quốc phòng.

...
Dân biểu Loretta Sanchez và bà Vũ Thuý Hà, vợ của Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn và Bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ của ông Nguyễn Vũ Bình, ngay trước cửa nhà ông Đại sứ Mỹ hôm 5-4-2007. AFP PHOTO

Trong chuyến đi này, Hà Nội cáo buộc bà Sanchez đã có thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam, nhất là sau vụ việc an ninh ngăn cản không cho vợ và mẹ các nhân vật bất đồng chính kiến đến dự tiệc trà với bà và đại sứ Michael Marine. Trà Mi có cuộc trao đổi với bà Sanchez khi bà vừa trở về Mỹ.

Trà Mi: Xin chào bà và xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho Ban Việt Ngữ đài RFA. Được biết bà đã nhiều lần bị chính quyền Hà Nội từ chối cấp visa. Theo bà, vì sao họ chấp thuận cho bà vào Việt Nam lần này?

Dân biểu Loretta Sanchez: Theo tôi, lần này họ đồng ý cấp visa cho tôi là vì tôi đi cùng với phái đoàn của Quốc hội Mỹ bao gồm những thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ Viện, mà dĩ nhiên là chính quyền Việt Nam đang rất muốn tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ. Cho nên đúng là họ phải đồng ý cho tôi vào Việt Nam cũng như các thành viên khác của phái đoàn.

Trà Mi: Ấn tượng chung của bà về Việt Nam sau chuyến đi này là gì?

Dân biểu Loretta Sanchez: Nếu xét về mặt kinh tế, mặc dù tôi chỉ đến Hà Nội trong vài ngày, nhưng tôi nhận thấy có rất nhiều sự thay đổi, nhất là bộ mặt của thành phố, với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hơn trước.

Rõ ràng là thoả thuận mậu dịch song phương với Hoa Kỳ và việc trở thành hội viên của WTO đã giúp mang lại cho Việt Nam những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, nhưng tôi không biết liệu những quyền lợi kinh tế đó có thật sự đến tay người dân hay không, hay chỉ làm giàu cho giới cầm quyền cộng sản mà thôi.

Mặt khác, như cô biết đấy, nhìn vào các cuộc đàn áp đang diễn ra đối với những tiếng nói đối lập thì thấy ngay rằng chính phủ Hà Nội không hề nỗ lực tôn trọng nhân quyền song hành với việc phát triển kinh tế như đã cam kết. Cơ bản, nhà cầm quyền bắt giữ hết những ai lên tiếng đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn, hay tự do tôn giáo.

Tình trạng hiện nay cho thấy chính quỳên đã bỏ tù tất cả các nhân vật bất đồng chính kiến, những người còn lại thì cũng tìm đường đi ra nước ngoài tị nạn đỡ một thời gian.

Trà Mi: Sau vụ việc xảy ra tại nhà riêng của đại sứ Michael Marine, các giới chức cao cấp của Việt Nam lên tiếng chỉ trích rằng bà đã có những hành động và lời lẽ không thích hợp, đi ngược lại những tiến triển tốt đẹp của mối quan hệ song phương mà cả hai quốc gia đang nỗ lực xây đắp. Ý kiến của bà ra sao?

Chuyện không thể chấp nhận tại một nước văn minh
Dân biểu Loretta Sanchez: Trong cuộc tiếp xúc với giới chức nhà nước Việt Nam, tôi đơn thuần chỉ nêu lên với họ những thực tế đã xảy ra rằng theo tôi những gì họ đã làm là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Những bà vợ của các nhà bất đồng chính kiến ấy họ không làm gì phạm pháp cả, họ chỉ đến dùng trà với tôi và ông đại sứ, mà trước đó, ông đại sứ cũng đã thông báo với chính quyền Việt Nam về sự việc này rồi.

Đáng lẽ không nên có sự cãi vã, giằng co trước nhà ông đại sứ như vậy. Tôi đã nói với chính quyền Hà Nội đó là một tình huống đáng buồn và không thể tửơng tượng nổi.

Tôi cho rằng hoàn toàn không thể chấp nhận một đất nước văn minh lại có những hành động như thế đối với người dân. Đó là những lời bình luận tôi đưa ra, và nếu như nhà nước Việt Nam cho rằng đó là những lời lẽ không thích hợp thì tôi thật sự không hiểu vì sao.

Trà Mi: Chính quyền Việt Nam giải thích như thế nào trước vấn đề bà nêu lên?

...
Công an ngăn chặn bà Vũ Thuý Hà, vợ của Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn và Bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ của ông Nguyễn Vũ Bình, ngay trước cửa nhà ông Đại sứ Mỹ hôm 5-4-2007. AFP PHOTO

Dân biểu Loretta Sanchez: Họ nói rằng họ có luật và những người bị bắt bỏ tù ấy là những người phạm pháp. Tôi giải thích với họ rằng những người mà tôi định gặp trong buổi tiệc trà ấy không phải là những người phạm pháp, cũng không phải là những tù nhân hay những người bị cấm di chuyển trong đất nước.

Thế nhưng giới chức cao cấp của Việt Nam không hề trả lời tôi điểm này. Thật ra, trước đó, tôi có yêu cầu đựơc đi thăm các tù nhân chính trị đang bị giam giữ, thế nhưng họ đã trả lời rằng “Bà biết rõ là không nên yêu cầu điều này”.

Trà Mi: Thế nhưng theo Hà Nội, những cá nhân mà quốc tế gọi là bất đồng chính kiến là những người phạm pháp, và không nên dùng họ như là “những con tin” để làm phương hại đến bang giao đôi bên. Bà nghĩ thế nào?

Dân biểu Loretta Sanchez: Người dân phải có được quyền tự do ngôn luận, nếu như những người thực hiện quyền đó mà bị coi là tội phạm thì quả thật đáng buồn cho đất nước ấy.

Hiến pháp của Việt Nam có quy định người dân đựơc hửơng các quyền tự do như tự do ngôn luận, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Rõ ràng nhà cầm quyền hiện nay đang truy bắt những ai dám mạnh dạn lên tiếng bày tỏ quan điểm trái với nhà nước.

Tôi nghĩ rằng về điểm này, chính phủ Việt Nam hoàn toàn sai. Nhân quyền là nhân quyền, cho dù ở quốc gia nào cũng vậy.

Dính líu đến Việt Tân?

Trà Mi: Báo chí Việt Nam gần đây cáo buộc bà có dính líu đến Việt Tân mà nhà cầm quỳên Hà Nội cho là “một tổ chức khủng bố” có ý đồ phá hoại sự ổn định của Việt Nam. Bà phản hồi ra sao trước luận điểm này?

Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi là một người Mỹ. Người Mỹ chúng tin tửơng quyền tự do ngôn luận là một quyền căn bản không thể thiếu của con người, và điều đó cũng có quy định trong Công ước nhân quyền của quốc tế mà đặc biệt là Việt Nam đã tham gia ký tên.

Tôi ủng hộ những người lên tiếng cho quyền được bày tỏ quan điểm, cho quyền tự do tôn giáo, cho một chính quyền tốt hơn, dân chủ hơn. Tôi không nghĩ rằng những ai đòi hỏi những điều đó là những phần tử khủng bố. Tôi tin là chính phủ Hà Nội đã hoàn toàn sai khi dán cho họ cái nhãn như vậy.

Trà Mi: Bà được biết đến như là một người tích cực tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam. Nếu có một ai đó đặt câu hỏi với bà rằng động cơ nào khiến bà tranh đấu cho nhân quyền của người dân Việt Nam mà không tranh đấu cho người dân ở Mexico chẳng hạn. Bà sẽ trả lời như thế nào?

Dân biểu Loretta Sanchez: Trước nhất, đất nước của tôi là Hoa Kỳ, và tôi cũng đấu tranh cho nhân quyền ở nước tôi. Tôi cũng lên tiếng bảo vệ nhân quyền cho các tù nhân ở Vịnh Guantanamo và những người mà tôi thấy không đựơc hưởng các quyền tự do căn bản mà lẽ ra họ phải đựơc.

Thậm chí, tôi cũng chỉ trích chính phủ nước tôi khi tôi thấy họ làm điều gì không phải. Tôi cũng tranh đấu cho nữ quyền ở Iran. Tôi cũng đã đến Cuba và lên tiếng bênh vực cho nhân quyền tại đây. Khi đặt chân tới Mexico, tôi cũng nêu vấn đề về tình trạng chính trị và xã hội của Mexico.

Bất cứ ai biết rõ về tôi cũng như những việc tôi làm sẽ thấy rằng tôi không phải là người thiên vị bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào. Tôi tin tưởng chân lý nhân quyền là nhân quỳên, và tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho nhân quỳên cho người dân dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Loretta Sanchez đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2007 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #57 - 13. Apr 2007 , 10:37
 
Ðọc “Nguyễn Khoa Nam”


Người Ðọc: Vũ Ánh

Nếu chỉ nói về tướng tuẫn tiết Nguyễn Khoa Nam thì cuốn sách dày 326 trang, nhưng nếu kể cả phần viết về những tướng lãnh khác đã chọn cái chết cho trọn nghĩa với đất nước như tướng Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ và Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn thì tác phẩm Nguyễn Khoa Nam dầy đến 571 trang. Một người có sức đọc nhanh, đọc một tối 100 trang cũng phải mất cả tuần lễ. Như thế cũng đủ hiểu, sự đóng góp của các tác giả nhiệt tình biết chừng nào và cựu Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí và Trần Ðỗ Cẩm cũng đã phải bỏ khá nhiêu công phu để hệ thống hóa, sửa chữa và tổng hợp bài vở.

Người điểm cuốn sách này vốn là một phóng viên mặt trận trong thời gian chiến tranh Việt Nam, có mặt trong khá nhiều trận đánh đẫm máu giữa Chiến Ðoàn 3, rồi Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù của Ðại Tá Nguyễn Khoa Nam với Cộng quân. Trận đánh trên đỉnh Ngọc Văn 1416 ở Kontum 1967, tôi được giúp đỡ cơ hội để lội theo các cánh quân của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Viết Cần chỉ huy thay thế Thiếu tá Trần Quốc Lịch công du ngoại quốc. Trong trận này, lần đầu tiên trong đời làm phóng viên mặt trận, tôi được tham dự cuộc tấn công vào ban đêm của các đơn vị Nhảy Dù, và tôi suýt đã bị “té” khi một viên AK-47 trúng vào chiếc ba lô đeo sau lưng. Viên đạn xuyên qua chiếc máy chữ Olivetti nhỏ (dùng để viết tin và bài vì thời đó chưa có computer) để ở trong cùng với khoảng một chục cuốn băng nhựa reel-to-reel dùng cho chiếc máy ghi âm UHER-2000L. May mắn, chiếc ba lô rách toang nhưng đầu đạn kẹt trong máy chữ, chỉ nhô ra khỏi lớp vải ba lô chạm nhẹ vào thanh thép chéo giữ cho chiếc ba lô ép sát vào lưng. Ấy vậy mà sức chạm của viên đạn cũng làm tôi ngã chúi xuống một bụi cây. Khi Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn lên được đỉnh núi, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đến bắt tay tôi khích lệ và hỏi thăm xem có vết thương không, đoạn ông thúc giục tôi làm phỏng vấn ghi âm cho lẹ để rời mặt trận trên chuyến trực thăng tải thương cuối cùng trước khi trời tối. Tôi từ chối lấy cớ là tôi không nên chiếm một chỗ nào của thương binh, dù tôi biết hảo ý của Trung Tá Nam muốn tôi ra khỏi mặt trận an toàn với những cuốn băng ghi âm đầy những tài liệu ghi âm tại chỗ để tôi có thể gởi đến hàng triệu thính giả của Ðài Phát Thanh Quốc Gia về trận đánh lừng danh này (trận đánh khiến cho có đến 1,600 Cộng quân thiệt mạng chung quanh vùng núi rừng trùng điệp này). Mà quả thật chuyến trực thăng tản thương chiều hôm đó có quá nhiều thương binh, nên ông Chiến Ðoàn Trưởng đành chịu.Tôi chọn một vị trí tự đào hố cá nhân bên một gốc cây. Trải chiếc poncho, lấy trong túi ra một khẩu phần C-Ration, chọn mấy chiếc bánh bắp nuốt cho qua bữa với vài ngụm nước dự trữ trong chiếc bi-đông nhựa, loại lớn của TQLC Hoa Kỳ, rồi thiếp đi cho đến khi có những tiếng lưu đạn nổ ở phần sườn núi gần chỗ tôi ngủ. Bọn đặc công lợi dụng đêm tối mò lên ném lưu đạn vào những vị trí chúng nghi có có chốt đóng quân của ta. Lập tức hỏa châu được soi sáng và một cuộc chạm súng nhẹ kéo dài khoảng 5 phút. Nhảy dù có 2 người bị thương. Sáng hôm sau, ngay khi trời hừng sáng trực thăng đến tản thương, Trung Tá Nam đẩy tôi lên trực thăng ngay để về Kontum. Phóng viên Dương Phục theo cánh quân của Thiếu Tá Trần Kim Thạch cũng phải rời mặt trận theo lời yêu cầu của Trung Tá Nam cũng với lòng nhân hậu là tránh nguy hiểm cho Phục. Năm 1968, chúng tôi gặp ông ở Ái Tử, có hỏi lý do ông “đuổi” chúng tôi khỏi mặt trận sớm như thế, ông cười và nói: “Các cậu chưa phải là nhà binh. Ðể các cậu ở lại nhỡ ra các cậu té thì làm gì chúng tôi còn dịp nào để nghe các phóng sự của cậu và bà con hậu phương làm thế nào hiểu được những gì đã xảy ra ở cái đỉnh núi ấy?” Xong, ông thân mật: “Bữa nào rảnh về Saigon, tớ rủ cậu với Dương Phục đi nhảy mấy saut bồi dưỡng hả?” (từ ngữ bồi dưỡng không phải là tiếng Việt Cộng dùng mà dưới thời VNCH, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù gọi những lần nhảy ngoài 7 lần nhảy (6 ban ngày và 1 nhảy đêm) để lấy bằng thì được gọi là nhảy bồi dưỡng, thường là từ 4 đến 8 sauts nhảy hàng năm). Lần hẹn nhảy bồi dưỡng ấy không bao giờ được thực hiện bởi vì chúng tôi đều bị đẩy vào những cơn lốc của chiến cuộc ở những vị thế khác nhau cho đến ngày mất Miền Nam.

Vâng, trong suốt 426 trang sách viết về Tướng Nguyễn Khoa Nam đầy ắp những kỷ niệm nhẹ nhàng và trong sáng về con người và nhân cách của ông. Những kỷ niệm ấy cho thấy, Tướng Nam lớn hơn những vì sao ông đeo trên cổ áo, vĩ đại hơn cả vùng lãnh thổ mà ông được trao để bình định, để chỉ huy. Ðến nỗi, cựu chuẩn tướng Trần Quốc Lịch nguyên tư lệnh Sư Ðoàn 5 BB mà trước đó từng là tiểu đoàn trưởng xuất sắc của Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của chiến đoàn trưởng rồi Lữ Ðoàn Trưởng Nguyễn Khoa Nam đã viết ở trang 214 như sau:

“...Trách Nhiệm và Danh Dự là hai gánh nặng luôn luôn đè nặng trên vai ông (tướng Nam). Quả thật ông là vị tướng tài đức khó ai bì kịp. Nhận định đó khiến tôi không ngạc nhiên khi được tin tướng Nam tuẫn tiết vào ngày mất nước. Ðiều đáng nói là xưa kia, một vị Tướng thường chỉ tuẫn tiết khi bị địch đánh mà không giữ được thành. Nhưng chúng ta ai cũng biết mất nước, mất thành không phải lỗi của tướng Nam mà là do các cấp lãnh đạo quốc gia và tình hình thế giới. Vậy mà tướng Nam cũng cũng như vài vị tướng khác (các tướng Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú-NÐ) vẫn tuẫn tiết bởi vì không thể sống để nhìn thấy đất nước bị rơi vào tay kẻ thù. Lòng trung dũng của ông quả là cao độ. Con người ông thật đáng cho chúng ta tôn thờ. Tên tuổi ông sẽ đi vào lịch sử.”

Tuẫn tiết thời nay thường là một phản ứng nhanh gọn bằng cây súng và quyết định chỉ kéo dài trong vòng vài phút. Nhưng hình ảnh tuẫn tiết của tướng Nguyễn Khoa Nam là hình ảnh ngược lại chỉ tìm thấy được trong cổ sử. Có nghĩa là ông lựa chọn cái kết thúc của thân làm tướng bằng sự chuẩn bị cho một thiên bi hùng ca về quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một thiên bi hùng ca giống như những lát dao hằn sâu vào những trang vàng sử sách, vĩnh viễn không có quyền lực nào có thể xóa đi được. Trong suốt những năm dài trong các trại cải tạo của Cộng Sản sau ngày 30-4-1975, chúng tôi tôn thờ hình ảnh của những tướng lãnh đã chọn cái chết trong danh dự, dùng những hình ảnh ấy để giữ sự đoàn kết anh em tù cải tạo với nhau, giữ vững giềng mối có trên, có dưới cho dù có bị đẩy vào hoàn cảnh bi phẫn nhất. Chúng tôi nói về những cái chết này bằng những lời kể đầy chất huyền thoại về tướng Nguyễn Khoa Nam. Vì là huyền thoại cho nên vô tình chúng tôi đã biến tướng Nam thành một vị Thánh chứ không còn là người trần thế nữa. Chúng tôi đã vô tình cởi áo ông, lột lon ông khiến ông cũng không còn là hình ảnh của một “người lính” nữa. Bản thân chúng tôi vào những lúc ấy cần một người lính, cần một bậc đàn anh trọn vẹn tài đức, trọng danh dự và trách nhiệm hơn là cần một vị thánh.

Năm 1989 tôi được thả. Sau khi tìm ra được một công việc làm bằng chân tay, cần sức khỏe mà không cần đầu óc, tôi bắt đầu thăm hỏi người này, người kia về cái chết của Tướng Nguyễn Khoa Nam, nhưng mỗi người nói khác nhau. Những thắc mắc của tôi kéo dài cho đến khi đọc được hồi ký của cựu Trung úy Lê Ngọc Danh, nguyên tùy viên của Tướng Nguyễn Khoa Nam cho đến ngày 1-5-1975. Hồi ký này chiếm từ trang 376 cho đến trang 415 sách “Nguyễn Khoa Nam”, trong đó ông mô tả rất chi tiết từ lúc tướng Nam rời Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 BB để về làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và Vùng IV Chiến Thuật thay thế tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, thời gian làm việc và theo chân Tư Lệnh đi khắp vùng... cho đến những ngày hấp hối của chế độ, thời gian chứng kiến được sự chuẩn bị cho cái chết dũng liệt của “ông thầy”.

Không văn vẻ, nhưng rất chi tiết, tác giả Lê Ngọc Danh đã đắp được bức tượng hoàn chỉnh của người lính chiến mà anh em chúng tôi ngưỡng mộ. Một trong những chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng mà tôi tin rằng độc giả sẽ chú ý, đó là tấm khăn trắng trải trên chiếc bàn ăn dài trong phòng ăn ở tư dinh của Tư Lệnh. Tác giả Lê Ngọc Danh viết ở trang 379:

“Tầng dưới (của tư dinh) khi bước vào cửa: bên trái là phòng thuyết trình cũng là nơi làm việc của tùy viên, phía trên vách tường có bản đồ của Vùng IV Chiến Thuật, bàn làm việc của tùy viên và một bộ sofa. Bên phải là phòng thờ Phật với bàn thờ Phật đặt giữa bức tường phía sau. Trên bàn thờ Phật có tượng Phật Thích Ca, phía bên phải bàn thờ Phật có một cái chuông nhỏ, giữa là lư hương điện cắm nhang được, bên trái là đĩa trái cây và hai cây đèn cầy bằng điện ở hai bên bàn thờ. Trước bàn thờ độ 2 thước có một bộ sofa (bộ sofa này là nơi Tư Lệnh ngồi trước khi tự sát). Bên phải phòng thờ Phật là phòng ăn của Tư Lệnh, phòng rất dài, trên 10 thước đặt một bàn ăn dài trải vải trắng (tấm vải trắng này đã đắp cho Tư Lệnh khi ông chết). Trong phòng ăn có hồ cá kiểng, máy TV và ít tranh ảnh trên tường...”

Lê Ngọc Danh còn nhấn mạnh ở trang 383 về một chi tiết cũng đáng chú ý khác:

“Trong thời gian từ Sư Ðoàn 7 Bộ Binh cho đến khi về làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, tôi thấy Tư Lệnh sống rất cô đơn, không thấy hay ít ai đến thăm., thỉnh thoảng lên họp ở Saigon về nhà ở số 403 đường Lê Ðại Hành, trước cửa trường đua Phú Thọ. Tư lệnh suốt ngày làm việc, ngoài những lúc đi thăm các đơn vị, thời gian rảnh rỗi tôi đều thấy ông có mặt ở trung tâm hành quân. Tư lệnh làm việc mỗi ngày đến sau 6 giờ chiều mới về tư dinh. Buổi trưa ông ăn cơm ở câu lạc bộ Cửu Long, tối về trung sĩ Hộ (quản gia) nấu ít món ăn đơn giản để Thiếu Tướng dùng và ông không bao giờ than phiền ngon, dở. Tư lệnh không uống rượu, có lần party ở Tiểu Ðoàn 7 Quân Y ở Ðồng Tâm, ông chỉ uống một chút champagne. Thỉnh thoảng Tư Lệnh nói chuyện với tôi. Có lần thấy Tư Lệnh vui vẻ nói chuyện, tôi đưa đề nghị với ông:

- Cơm ở câu lạc bộ chắc không ngon miệng, vì thề em sẽ nói Trung sĩ Hộ lo cơm trưa để Tư Lệnh về ăn thay vì xuống câu lạc bộ.

Tư lệnh ôn tồn nói:

- Thôi lính tráng ăn sao qua ăn vậy.

Ðối với thuộc cấp, Tư Lệnh ăn nói nhẹ nhàng, thường gọi thuộc cấp là em hay cấp bậc kèm theo tên, còn tư lệnh thì xưng “tôi” hay “qua”. Tư lệnh rất trân trọng và tiếp xúc ngay, gặp mặt hay bằng điện thoại với các đơn vị trưởng, nói chung là các quân nhân. Còn các bà quả phụ qua điện thoại xin gặp Tư Lệnh, ông từ chối và bảo cần việc gì có Thiếu tá Ðức Chánh Văn Phòng, tôi hay Trung úy Việt giải quyết... Còn các xì thẩu (những ông chủ người Hoa ở Cần Thơ nhiều lần xin gặp Tư Lệnh nhưng ông đều lấy lý do bận việc để không gặp họ...”

Hoặc ở trang 385:

“Mỗi buổi sáng, trước 7 giờ, trước khi Tư Lệnh đi làm việc, mặc quân phục xong, đến bàn thờ đốt nhang xá Phật, cắm hương vào lư nhang và gõ vài tiếng chuông. Chiều về, sau khi đến phòng thuyết trình xem tình hình tổng quat, tắm rửa, ăn tối, xem truyền hình ở phòng ăn, sau đó đến bàn phật đốt nhang như buổi sáng trước khi vào trailer ngủ. Tư Lệnh có thói quen mỗi buổi sáng trước khi đi làm việc, tôi đứng nghiêm chào, Tư Lệnh chỉ đưa tay cỡ tầm ngực đáp lại và mỉm cười, ngày này qua ngày khác không nói gì thêm”.

Có nhiều cách nhìn về cái dũng của một vị tướng và cách nhìn cũng thay đổi tùy theo từng giai đoạn, từng thời và từng dân tộc. Nhưng dân gian ở Miền Nam Việt Nam vào thời gian chiến tranh lan rộng vẫn ngưỡng mộ những quân nhân “tỉnh” và “tỏ được bản lãnh” trước mối hiểm nguy. Tác giả Lê Ngọc Danh cũng không thoát khỏi cái thông tục này. Ông kể ở trang 386:

“Có lần Tư lệnh đi thăm một tiểu đoàn của Trung Ðoàn 12 đang đánh nhau với Việt Cộng ở Long Khốt sát biên giới giữa tiểu khu Kiến Tường và Kampuchia. Tư lệnh đáp trực thăng xuống thăm đơn vị trong khi Việt Cộng đang pháo bằng hỏa tiễn 122 ly cách đơn vị không xa. Vị tiểu đoàn trưởng thấy vậy đến gần tôi nói:

- Danh cho trực thăng về phi trường Mọc Hóa đậu, chừng nào xong, goi đến rước Tư Lệnh, ở đây nguy hiểm quá, rủi 122 ly nổ trúng thì chết tao.

- Vâng để tôi trình Tư Lệnh.

Tôi đến gần Tư Lệnh và nói:

- Trình Thiếu Tướng, em cho trực thăng về phi trường Mộc Hóa, chừng nào xong em gọi lên rước.

Tướng Nguyễn Khoa Nam trầm ngâm không trả lời. Một lúc sau, vị tiểu đoàn trưởng lại thúc tiếp:

“Pháo nổ gần quá, nguy hiểm, Danh cho trực thằng về Mộc Hóa đi.

Một lần nữa tôi đến gần Tư Lệnh, nhỏ giọng nói:

- Trình Thiếu tướng, em cho trực thăng về...

Nói chưa hết câu Tư Lệnh xoay qua hướng tôi, nghiêm nét mặt nói:

- Lẩm cẩm hoài! Lẩm cẩm hoài!

Tôi cụt hứng, tiu nghỉu không dám nói gì thêm. Tư lệnh ở lại thăm đơn vị trực thuộc trong khi pháo nổ ngay bên cạnh hơn nửa giờ, Tư Lệnh mới cho trực thăng cất cảnh về Cần Thơ”.

Bây giờ đã vào trung tuần Tháng Tư. Mùa xuân ở Nam California đang rộ lên thật đẹp. Nhưng lòng người Việt tha hương vẫn vương buồn, có lẽ vì chưa ai có thể quên được tấn bi kịch của đất nước cách đây 32 năm. Lẫn trong những điệu buồn vẫn còn vang vọng, bức tượng Nguyễn Khoa Nam Tuẫn Tiết được tác giả Lê Ngọc Danh xây dựng bằng những gì ông đã chứng kiến giờ phút cuối cùng của người Thầy của mình. Lối hồi tưởng của ông chân thật, câu văn không mài giũa, tình cảm không che đậy sẽ khiến cho người đọc có thể yên tâm rằng đây là những nét chấm phá cuối cùng cho một tác phẩm điêu khắc bằng đá hình ảnh của một bậc anh hùng.

Từ trang 389 đến trang 391, tác giả Lê Ngọc Danh lược qua tình hình quân sự “không thể cứu vãn được nữa” của Miền Nam Việt Nam, những phản ứng vẫn tích cực cho việc điều động và phòng thủ của Tướng Nguyễn Khoa Nam cho đến khi có lệnh đầu hàng qua hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh sáng 30-4-1975. Tác giả viết ở trang 392:

“...Tôi lặng người chầm chậm bước ra. Trong lúc này nhiều lần Tư Lệnh Phó (tướng Lê Văn Hưng-NÐ) liên tục đi vào cửa chánh gặp Tư Lệnh. Qua điện thoại, Ðại Tá tiểu khu trưởng Tiểu Khu Long An xin gặp gấp Tư Lệnh, lần thứ hai Ðại Tá xin giật sấp cầu Long An để cắt đường Việt Cộng chuyển về vùng IV. Tư Lệnh bảo tôi chuyển lời, cầu để yên không được phá sập. Vào gần trưa tôi được báo cáo là Thiếu tá Chánh Văn Phòng rời văn phòng bỏ đi với Ðại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh cùng một số sĩ quan khác, lộ trình từ sông Hậu ra biển. Tôi vội xuống hầm, nơi làm việc của Tư Lệnh để báo cáo cho ông rõ. Căn hầm này là phòng làm việc thứ hai của của Tư Lệnh ngay dưới phòng làm việc chính thức, được xây dựng lúc vùng I và vùng II đang xảy ra những trận đánh lớn. Hầm này rộng và cao, thiết trí giống như phòng làm việc ở tầng trên, có lối đi xuống từ văn phòng Tư Lệnh. Thấy tôi, theo lệ thường ông kéo lệch cặp mắt kiếng xuống và hỏi:

- Có gì không?

- Trình Thiếu Tướng, Thiếu tá Chánh Văn Phòng và Ðại tá Tỉnh Trưởng Phong Dinh (tỉnh lỵ là Cần Thơ-NÐ) đi cùng với một số sĩ quan bằng tầu theo sông Hậu.

Tư lệnh không giận. Ông điềm nhiên hỏi:

- Ði hả! Ði làm chi vậy?

Nói xong Tư Lệnh tiếp tục xem giấy tờ, thái độ trầm tĩnh như không có gì xảy ra...”

Thực tình mà nói, phải cố gắng lắm tôi mới có thể đọc hết những trang mô tả diễn biến tiếp theo vào giờ phút cuối cùng giữa Tướng Nguyễn Khoa Nam và người tùy viên trung thành của ông. Trang nào cũng làm mắt tôi cay xè. Văn phong của tác giả Lê Ngọc Danh là thể loại kể lể, đều đều... nhưng mỗi dòng của ông vẫn cứ khiến nước mắt tôi cứ trào ra. Có lẽ tôi cũng ở vào hoàn cảnh giống ông Danh và cũng là người cuối cùng rời bỏ Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, cơ quan tôi đã làm việc liên tục từ 1964 đến 11 giờ sáng 30-4-1975. Nhưng ông Danh may mắn hơn vì còn Tư Lệnh ở bên cạnh để mà nhận lệnh, còn hoàn cảnh tôi thì những người có trách nhiệm lãnh đạo ngành đã bỏ đi từ mấy ngày trước. Chúng ta, những cấp chỉ huy thừa hành, vào những giây phút lâm nguy ấy, ai cũng cần được chỉ huy. Thói thường, dù biết rằng tình hình khó có thể cứu vãn, nhưng nếu có những chỉ thị từ thượng cấp, mình vẫn thấy đỡ “lạnh cẳng” hơn.

Từ trang 393 đến trang 396, tác giả Lê Ngọc Danh dùng để hồi tưởng lại thái độ ung dung, trầm tĩnh của vị Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong việc ông chỉ định Ðại Tá Thiên lên thay thế vị Ðại Tá tỉnh trưởng Phong Dinh bỏ đi, việc ông ra lệnh gỡ bỏ những đường ranh giới và những mũi tên làm bằng băng keo trên bản đồ hành quân, việc ông ngồi đọc lại những tài liệu cần phải huy bỏ, việc ông còn bình thản xuống câu lạc bộ Cửu Long dùng cơm vào trưa 30-4 trước khi trở lại tiếp tục những chuẩn bị mà tác giả nghi là do ông đã có quyết định về cái chết trong danh dự của mình, việc ông tiếp những đại diện Việt Cộng đến nói chuyện tiếp quản, và nhất là chi tiết tác giả đề cập đến việc ông thăm thương bệnh binh tại bệnh viện quân và dân y Phan Thanh Giản Cần Thơ lần cuối cùng:

“Tư Lệnh đi từ đầu phòng đến cuối phòng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi ông đi qua dãy kế bên và tiếp tục. Hơn một giờ nặng nề và buồn bã chầm chậm trôi qua. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu còn rịn ra lóm đỏ cuối phần chân đã mất. Tư Lệnh đứng sát bên và hỏi:

- Vết thương của em đã lành chưa?

- Thưa Thiếu tướng, vết thương mới mấy ngày còn ra máu, chưa lành.

Với nét mặt buồn rầu, Tư Lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Ông chưa kịp nói, anh thương binh này bất chợt chụp tay ông mếu máo:

- Thiếu tường đừng bỏ tụi em nghe Thiếu Tướng!

- Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư Lệnh đưa tay sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy dài trên khuôn mặt đau thương của ông. Tư lệnh cố nén xúc động nhưng người đã khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư Lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:

- Em cố gắng điều trị... có qua ở đây...”

Vâng, có ông “ở đây” thật nhưng ở với phần hồn, với tinh thần bất khuất của một quân nhân trung liệt với đất nước. Còn phần xác thì chỉ là cát bụi. Thân làm tướng, ông chưa để mất thành nhưng các nhà lãnh đạo lại không giữ được nước. Ông không có lỗi gì, nhưng ông đã tự xử để nêu cao danh dự trách nhiệm của một tướng lãnh, và đồng thời cũng là để rửa mặt cho toàn thể quân và dân Miền Nam Việt Nam. Ở trang 407 của sách Nguyễn Khoa Nam, tác giả Lê Ngọc Danh mô tả sự bàng hoàng và niềm đau như dao cắt ở những giây phút cuối cùng trong đời của một tướng lãnh yêu nước, tận tụy và nhân hậu:

“Từ ngoài nhìn vô bàn Phật, Tư Lệnh ngồi trên ghế sofa phía bên phải, đôi mắt đăm chiêu nhìn lên bàn thờ. Anh Việt bước ra cửa để về thăm vợ con, còn Trung sĩ Hộ đang thập thò trước cửa. Tư lệnh đứng dậy đến bàn thờ lấy 3 cây nhang đốt, xá ba xá căm vào lư hương, gõ ba tiếng chuông... xong xá ba xá tiếp rồi về ngồi lại nơi cũ, hai tay để trên thành gỗ sofa như không có chuyện gì sắp xảy ra cả. Bất chợt Tư Lệnh xoay qua bảo tôi:

- Danh ra ngoài bảo Việt (tùy viên thứ hai của tướng Nam - NÐ) dẫn vợ con đi đi.

- Dạ.

Tôi thầm nghĩ Tư Lệnh và tôi đều độc thân, chắc Tư Lệnh nghĩ cách khác. Tôi đẩy nhẹ cánh cửa bước ra sân hướng về phòng Trung Úy Việt. Vừa đi khỏi cột cờ một chút là tôi nghe thấy tiếng súng nổ từ hướng bàn thờ Phật. Tôi chưa kịp xoay người trở lại thì Trung sĩ Hộ chạy ra la thất thanh:

- Ðại úy! Ðại úy ơi! Thiếu Tướng tự sát chết rồi.

Trong lúc sợ hãi anh Hộ đã gọi tôi là đại úy. Tôi chạy nhanh vào phòng thì một cảnh tượng hãi hùng. Tư Lệnh ngã ngửa, hơi lệch về phía sau sofa, đầu nghiêng về bên trái, khẩu Colt 45 (loại súng lục dành cho các sĩ quan quân đội khi tác chiến dùng để làm súng lệnh, trong lịch sử chiến tranh nhiều sĩ quan đã tự sát bằng chính súng lệnh của mình-NÐ) vẫn còn trong tay buông thõng xuống lòng, nhưng các ngón tay cầm súng đã nới lỏng, đầu đạn xuyên màng tang phải qua trái, mắt ngước nhìn lên trần nhà...”

Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 1-5-1975.

Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và Vùng IV Chiến Thuật, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã chọn con đường tự sát để bảo toàn danh dự và để không bị rơi vào tay địch. Ông đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của ông. Ở trang 407, những dấu hiệu đầu tiên của lựa chọn đã được cựu Trung úy Lê Ngọc Danh mô tả rất cảm động với bối cảnh là sân thượng của tư dinh, con đường Hòa Bình và thời gian là chiều 30-4-1975:

“Tôi linh tính có điều gì sẽ xảy ra. Tư lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư lệnh ra sân thượng đứng sát bên lan can, mắt nhìn ra lộ Hòa Bình trước cửa dinh, tôi đứng phía tay phải Tư Lệnh, anh Việt đứng bên trái. Vài xe qua lại trên lộ, người đi lại thưa thớt vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt Thiếu Tướng bật khó. Dù cố nén để tiếng khóc không bật thành tiếng, nhưng những giọt nước mắt cứ cuộn tròn chảy dài trên khuôn mặt đau buồn của Tư Lệnh trước cảnh nước mất nhà tan. Tôi và anh Việt cũng khóc theo, không còn kềm hãm nữa cứ để cho những dòng lệ tự do chảy...”

Tôi đọc xong 571 trang tác phẩm “Nguyễn Khoa Nam” trên đường bay từ Los Angeles đi Ðài Loan và trên đường bay chuyến khứ hồi, nhân chuyến công tác cho tòa báo vào tuần trước. Do có tật ít khi ngủ được trên máy bay dù là đường bay dài, cho nên ngoài những bữa ăn, tôi dùng hết thời giờ đọc kỹ những hồi ức của rất nhiều tác gỉa về tướng Nguyễn Khoa Nam. Ngồi ghế cạnh tôi là một vị cao niên người Phi Luật Tân. Ông tự giới thiệu là cựu sĩ quan trong quân đội Phi Luật Tân từng tham chiến ở Việt Nam, đơn vị đóng ở Tây Ninh. Có lẽ vì đèn cá nhân trên trần máy bay của loại Boeing 747 tôi bật lên để đọc sách sáng quá có thể làm cho vị cao niên này hơi khó ngủ. Ông hỏi tôi: “Tôi thấy ông đọc suốt nửa đường bay rồi, chắc nó hấp dẫn?”. Tôi xin lỗi, rồi đưa cho ông xem bìa cuốn sách và giải thích. Ông vội kêu lên: “Á tôi có nghe nói đến chuyện này trên báo chí Phi Luật Tân năm 1975, lúc tôi còn ở Manila chứ chưa đi định cư”. Tôi chỉ nói cho ông bạn đường người Phi qua loa về nội dung để ông hiểu tại sao tôi lại có thể đọc liên tiếp trong 12 tiếng đồng hồ, rồi lại tiếp tục đọc cho tới khi phi công loan báo phi cơ chuẩn bị đáp xuống phi trường Ðào Viên (Taoyuan).

Hiển nhiên tác phẩm hấp dẫn không phải chỉ vì những chi tiết rõ ràng liên quan đến sự tuẫn tiết của các tướng Nguyễn Khoa Nam mà còn hấp dẫn ở những bài viết liên quan đến gốc gác của vị tướng này, đến dòng họ Nguyễn Khoa, đến ngài Bố Chánh Sứ Nguyễn Khoa Luận tức Viên Giác Ðại Sư Chùa Ba La Mật ở Huế và chuyện “Ðá vô sanh” ở trang 38 trích từ gia phả và cuốn sách của G. Riviere, đến mối liên hệ giữa dòng Nguyễn Khoa và Tuy Lý Vương ở những trang 68,69, đến bài viết về Thôn Vỹ Dạ của Nguyễn Phúc Bửu Diên và Phạm Thị Hoàng Oanh, đến bài “Nhớ Về Người Anh” của cựu TNS Nguyễn Khoa Phước vốn là em ruột Tướng Nam ở những trang 78-79, đến những kỷ niệm nho nhỏ với những người bạn như Vĩnh Bội, như Cao Văn Khánh và một người mà sau này làm tới Thượng Tướng Việt Cộng là Ðoàn Huyên (trang 82), đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Hai với bài “Lá Thư Gởi Anh Nam” trong đó ông tiết lộ về năng khiếu hội họa của học sinh Nguyễn Khoa Nam thuở thiếu thời (trang 87).

Thế nhưng, bề thế nhất vẫn là những bài viết về Khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức và về khoảng thời gian ông Nam tác chiến ở Nhảy dù, làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 BB, rồi Quân Ðoàn IV Vùng IV Chiến Thuật. Ðây là những bài viết những, những tảng sơn, những khối đá được đẽo gọt dựng lên một cách đầy đủ Người Lính Trung Liệt Nguyễn Khoa Nam. Từ cựu Trung Tá Nguyễn Văn Phong, Lê Chu vốn là những bạn đồng khóa 3 SQTBTÐ với tướng Nam... cho đến những đồng đội của ông ở binh chủng Nhảy dù cũng như ở các đơn vị khác như Ðỗ Ðức Hạnh, Ðỗ Ðình Lũy, Khiếu Hữu Diêu, Nguyễn Thu Lương, Phạm Hy Mai, Hoàng Cơ Lân, Trần Quốc Lịch, Trương Dưỡng, Trần Xuân Lớn, Lê Ngọc Danh, Vương Hồng Anh, Nguyễn Mạnh Trí (cựu Hải Quân Trung Tá, cháu gọi tướng Nam bằng cậu), Phạm Trung Nghĩa, Trần Văn Lưu, Vanuxem-Dương Hiếu Nghĩa và Trần Thị Kim Ðính (phu nhân của cựu TNS Nguyễn Khoa Phước, em dâu tướng Nguyễn Khoa Nam), người đọc sẽ trầm mình vào những dữ kiện quan trọng làm nên con người Nguyễn Khoa Nam.

Từ trang 423 đến 426, bà Kim Ðính đã hoàn chỉnh những vết đục cuối cùng trên bức tượng Nguyễn Khoa Nam lẫm liệt, vĩ đại nhưng mộc mạc, giản dị và đẹp như con người ông, đứng sừng sững chế ngự trên những cánh đồng ruộng vườn xanh mênh mông, kinh rạch chằng chịt của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long.

Ðặc điểm của tác phẩm nhiều người viết về Nguyễn Khoa Nam là khi chúng ta đã bắt đầu đọc những chương đầu thì sẽ không thể ngừng ở những chương sau trừ phi đêm trường và sức khỏe không cho phép. Tuy tác phẩm mang tên Nguyễn Khoa Nam, nhưng các tác giả đã không quên nói về các tướng lãnh khác cũng chọn con đường chết danh dự như tướng Nam: Lê Văn Hưng (Tư Lệnh Phó của Tướng Nam), Trần Văn Hai(Tư Lệnh Sư Ðoàn 7BB), Phạm Văn Phú (Tư Lệnh Quân Ðoàn II và Quân Khu II), Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 BB) và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh Trường Kiêm Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện, bị bắt tại mặt trận và VC đem ông về Cần Thơ xử tử). Ðó là chưa kể phần viết về các cuộc đối thoại với cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nhiều cựu sĩ quan và các bài viết khác về các tướng tuẫn tiết của các nhà báo ở hải ngoại.

Trong khuôn khổ của một bài điểm báo, tôi lấy làm tiếc là không thể trích dẫn hết được những phần quan trọng khác của tác phẩm, nhưng sẽ cố gắng điểm từng phần trong các số báo kế tiếp trong Tháng Tư. Tuy nhiên, ở những dòng kết thúc bài báo này, tôi vẫn không thể bỏ lại qua một đoạn trong bài “Nụ Hôn Vĩnh Biệt” của Phạm Trung Nghĩa viết về giây phút cuối cùng của tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó của tướng Nam (trang 435)

“Lúc đó khoảng 8 giờ tối ngày 30-4-1975, bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn Tướng. Bên trong phòng ngủ ông, ngay sát đầu cầu thang trên lầu, sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt lên mà chồng, ông tướng đã vội đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa... Lúc quay người lại, thấy tôi còn đứng lại trong phòng, giọng ông Thảng thốt:

- Nghĩa! Mày đi ra!

Vừa nói, ông vừa nắm tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo:

- Tôi ở lại cùng Thiếu Tướng!

Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hàng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm cho giọng nói của Chuẩn Tướng lạc đi... Tôi chợt òa khóc. Ðứng bên ngoài tôi và phu nhân nghe tiếng rít gài then khô khốc từ bên trong. Bất giác, tôi và bà tướng mọp người xuống nền gạch, cố đưa mắt nhìn vào khe hở dưới cửa. Mọi sự diễn ra không đầy một phút sau đó. Một tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa...”

Và Trịnh Văn Ngạn-Huỳnh Văn Hoa viết ở trang 460-461 về sự tuẫn tiết của tướng Trần Văn Hai.

“Chuẩn tướng Tư Lệnh (Trần Văn Hai-SÐ7BB-NÐ) gục đầu mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đã cạn ở trên bàn. Tôi biết điều gì đã xảy ra... Tôi liền trình bày qua điện thoại với Thiếu tá bác sĩ ở bệnh xá về tình trạng của Chuẩn Tướng Tư Lệnh. Một lát sau thiếu tá bác sĩ đến với xe cứu thương. Chúng tôi đặt chuẩn tướng Tư Lệnh nằm trên băng ca và chở xuống bệnh xá sư đoàn ngay. Lúc này ông đã mê man bất tỉnh. Tại bệnh xá sau một hồi tận lực cấp cứu, vị thiếu tá bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, vì thuốc độc ngấm vào máu đã lâu, Chuẩn tướng Tư Lệnh Không qua được cơn nguy kịch..”

Rồi Thanh Sơn viết lại theo lời kể của một nhân chứng đang làm việc tại Trung Tâm Hành Quân vào lúc vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Lê Nguyên Vỹ tự sát bằng súng tại sân cờ Sư đoàn ở Lai Khê (trang 500) đúng lúc lúc địch đã bao vây Lai Khê và kêu gọi tướng Vỹ ra hàng:

“...Vì tôi là tướng chỉ huy mặt trận, nên không thể nào thi hành được lệnh đầu hàng. Tôi nghĩ thân làm tướng là đã phần nào được hưởng những ân huệ và vinh dự của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn con đường đi riêng cho tôi...”

Tướng Lê Nguyên Vỹ đã nói với các thuộc cấp như thế trước khi ông bình tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 BB tự sát bằng chính khẩu súng lệnh của ông.

Cảm khái trước những cái chết dũng liệt này, nhà thơ Cao Tiêu (cũng là một cựu sĩ quan cấp ngành Tâm Lý Chiến) đã viết hai cấu đối như thế này (trang 520):

Trận mất chẳng hàng, sử sách lưu truyền danh tuẫn tiết

Thân còn không tiếc, quân dân ca ngời tiếng anh hùng.

Tôi mạo muội dùng hai câu đối này thay cho lời kết thúc phẩn điểm sách và giới thiệu tác phẩm nhiều người viết “Nguyễn Khoa Nam”.

(Ðọc “Nguyễn Khoa Nam”, Tháng Tư năm thứ 32 ngày mất VNCH)

Vũ Ánh
12 tháng 4 năm 2007

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #58 - 19. Apr 2007 , 12:37
 


Tướng Lê Văn Hưng


...
 
Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: "Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ." Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đày yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không ? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau: "Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì." Họ còn hỏi nhau: "Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?" Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi: "Quân không Tướng chỉ huy thì sao?" Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai: "Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng."

Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.

Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi: "Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?" Lại có người nghiêm khắc trách tôi: "Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?" Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét "theo tầm hiểu biết của họ". Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì...những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng "buông súng" rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?

Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: "Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm." Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.

Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Còn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính lúc "kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất."

Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định: "Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng."

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi "ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên đâng nước Việt Nam cho Cộng Sản." Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ khi nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật oà khóc lên khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định đã không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và hùng thế đấy.

Trong khi Sài Gòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.

Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân nào đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.   
Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người mà đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi : "Có đồng ý đem con lánh nạn không?" Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi: "Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?" Tôi đáp: "Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản."

Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cho cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. Bốn giờ 45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ơ nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều ngày 30 tháng 4, khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp.

Sáu giờ 30 chiều ngày 30 tháng 4, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn. Họ gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu: "Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường..." Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời: "Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng." Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi: "Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan Đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đãn nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh." Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp: "Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào."

Sáu giờ 45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời lêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.

Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ. Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng: "Em phải sống ở lại nuôi con." Tôi hoảng hốt: "Kìa mình, sao mình đổi ý?" "Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con." "Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc." "Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta." "Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?" Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc: "Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?" Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi: "Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế."

Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh: "Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không gao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào." Tôi phát run lên hỏi: "Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?" Nắm chặt tay tôi, Hưng nói: "Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình."

Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy: "Vâng, em xin nghe lời mình." Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục: "Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi." "Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?" Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi: "Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh."

Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói: "Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó." Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi: "Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên." Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.

Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói: "Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh."

Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm: "Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả." Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi. Yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài.

...

Không ai chịu đi. Hưng phải sô từng người ra cửa. Tôi van xin: "Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết." Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa: "Nghĩa trở lại với tôi." Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ. Tiếng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rảy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi: "Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?" Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở: "Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!" Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc: "Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!"

Tôi bảo Giêng: "Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng." Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết khẩu súng ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc dộng, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.

Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang: "Alô, Alô, ai đây?" "Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây." Tôi bàng hoàng: "Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?" Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi: "Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút." Tôi lúng túng vài giây: "Ông đang điều động quân ngoài kia." "Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?" "Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé." Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi: "Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?" Nghĩa lúng túng: "Cô nói Thiếu Tướng chết rồi." "Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng."

Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt: "Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?" "Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?" "Cẩn vui lòng chờ chút." Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định: "Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?" Cẩn đáp thật nhanh; "Lúc nào cũng sẵn sang, chớ chị!" "Tốt lắm, vậy thì y lịnh." "Dạ, cám ơn chị." Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ: "Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!"

Bảy giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện: Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.

Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. Tám giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.

Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho lúc đến chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người. Chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nươc Cộng Sản?

Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: "Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống? Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn sâu chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho tổ quốc.

Bà Lê Văn Hưng
nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng

     
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3628
Gender: male
Re: ĐỌC BÁO
Reply #59 - 20. Apr 2007 , 05:11
 
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV

thanks.gifhạm Cơ Thần



LGT: Nhân dịp tưởng niệm  Quốc Hận 30-4, tác giả Phạm Cơ Thần, Nguyên Trưởng Ban Kỹ-thuật Điện-tử QĐIV, đã "ghi lại những giờ phút cuối cùng vô cùng xúc động của Quân Đoàn IV, theo trí nhớ kèm vài hình ảnh liên hệ". Sàigòn Times chân thành cảm ơn tác giả, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của ông.


* * *

30 tháng 4, 1975, sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu 4, đã trải qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ đợi những gì sẽ xảy đến.

Lúc 10.30 giờ sáng một buổi họp tham mưu của Quân Đoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu 4, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà Bình, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu , các trưởng phòng và trưởng ban còn ở lại và với sự hiện diện của tư-lệnh 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật, Thiếu tướng tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đã lặp lại những gì tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đã nói: "Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao".

Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của mình ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên. Riêng tại BTL/QĐIV các cổng vào bộ tư lệnh vẫn còn lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm phòng thủ xung quanh Quân đoàn do sĩ-quan, HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn còn giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ tiền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhưng lệnh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lý vì đã đầu hàng rồi còn ở tiền đồn để làm gì nữa nên tôi liên-lạc với gia-đình của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đò để đưa các anh về.

Cách vài tháng trước tháng 4-1975, thiếu tướng Nam đã cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lý do tăng cường thêm quân số cho các Sư Đoàn vì với tính chất lưu động của Sư Đoàn bộ binh đánh địch hiệu quả hơn là đơn vị địa-phương.

Bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn IV được tạm thời đặt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Đoàn IV. Ngoài ra, tướng Nam còn chỉ thị xây lại các công sự phòng thủ kiên cố tại trại Cửu Long cạnh Sân Vận động Cần Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điểm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bãi đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y Phan Thanh Giản.

Trong một buổi họp mật của bộ tham mưu quân đoàn , tướng Nam cho biết trại Cửu Long sẽ là điểm di tản của quân đoàn nếu vì tình hình chiến sự chính quyền trung ương phải rút về Cần Thơ ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiếc lộ; một số người dự đoán sẽ là môt nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam còn chỉ thị Tiểu đoàn Truyền Tin Quân Đoàn IV làm một lá cờ trắng và phòng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẵn sàng xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-gòn mất về tay địch.
Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc tướng Nam thì hành theo đó là lẽ tất nhiên trong kỹ-luật của quân-đội: Thi hành trước, theo lệnh Thượng cấp (theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống là tư-Lệnh tối cao của quân-đội) khiếu nại sau; nhưng trong trường hợp này sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để được khiếu nại!!!

Sau buổi họp Quân Đoàn mọi người nhốn nháo chạy ngượi chạy xuôi hoang mang đến cùng cực. Riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV; Thật ra một tuần trước đó tôi có ý định ra đi , đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lãnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ. Nhưng sắp ra đi nghĩ đến phải bỏ lại đồng-đội, gia-đình cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi lòng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất thì mình bị mang tội đào ngũ! Hơn nữa, sau khi nghe lời tướng Nam, tôi dứt khoát bỏ ý định ra đi.

Sáng ngày 29-4-1975 Toà tổng lãnh sự Cần thơ với ông Tổng lảnh sự Francis Macnamara đã không theo lệnh di tản bằng trực thăng của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Ông này đã gan dạ tự tổ chức di tản bẳng đường sông , qua sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đình người Việt thoát đi từ Cần Thơ.

Đêm 29-4 tôi ngũ tại chỗ làm, doanh trại Quân Đoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi Nguyễn Văn Duyệt cho hay:
-Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi sắp đi mày hãy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao. Hiện tao thấy có nhiều sĩ quan quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông tư lệnh của mày nữa.
Tôi trả lời:
- Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi, mày check kỹ lại xem.
Duyệt trả lời:
- Ông tướng này đeo có 1 sao và to con.
Tôi biết ra ngay là ai: chuẩn tướng Chếch Dzềnh Quay Tham mưu Trưởng Quân Đoàn 4. Tôi trả lời Duyệt là tôi đã dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi vì vợ con còn kẹt lại ở Miền Trung.


Khoảng 4 gìờ chiều tối thấy chuẩn tướng tư lệnh phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn phòng của phòng 1, phòng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Đoàn. Vài phút sau toán quân canh gác cửa Tổng Hành Dinh tập họp lại và chuẩn bị làm lễ hạ quốc kỳ xuống. Buổi lễ này giống buổi lễ hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, và mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng vì sẽ không bao giờ có dịp nhìn thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.

Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự. Tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ, các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên. Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống, nhiều người rưng rưng nước mắt.

Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại , các sĩ-quan tham mưu tuy một số đã ra đi nhưng đa số còn ở lại; phòng 6 Quân đoàn các sĩ quan truyền tin ở lại đầy đủ; phòng 3, phòng 2, phòng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan còn ở lại.

Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuật cả quân đoàn như kế hoạch di tản đã chuẩn bị trước đây vẫn còn kịp vì sự hiện diện đầy đủ của 3 Sư Đoàn Bộ Binh và các quân binh chủng. Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn còn nguyên vẹn lảnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản, CS vẫn chưa làm gì được. Về truyền tin, phòng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt động điều hòa tính đến chiều tối ngày 30-4.


Trong hồi ký "Sự Thật về Cái Chết Của tướng Lê Văn Hưng "của bà Phạm Thị Kim Hoàng, phu-nhân của chuẩn tướng Lê Văn Hưng trong đó bà kể vì sự phản bội của 1 đại tá An Ninh Quân đội đã mang theo kế hoạch hành quân di tản của Quân đoàn 4 với phóng đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin nên nên tướng Nam và tướng Hưng không thể hành quân được! Theo tôi nghĩ việc này không đúng vì An Ninh Quân Đội không thể là cơ quan phụ trách làm kế-hoạch hành quân; mọi cuộc hành quân được quyết định bởi tư lệnh của cấp đơn vị đó như trong trường này cuộc hành quân cấp Quân Đoàn phải do Tư Lệnh Quân Đoàn quyết định sau khi có ý-kiến của Bộ tham mưu: Phòng 3 nắm rõ tình hình các đơn vị bạn Phòng 2 báo cáo tình hình và vị trí địch, Phòng 4 phụ trách tiếp vận, phòng 6 lo về liên-lạc truyền tin. Phòng 3 làm lịnh hành quân ban hành ra trên giấy tờ mật với phóng đồ hành quân và nhiệm vụ của từng đơn vị tham dự, phòng 6 làm đặc lệnh truyền tin. Thông thường lịnh miệng được đưa ra trước, tư-lệnh quân đoàn ra lệnh miệng trực tiếp với các tư lệnh sư-đoàn và quân binh chủng tham dự, các phòng ban liên hệ của Quân Đoàn và Sư Đoàn cũng lại liên-lạc bằng điện-thoại nhanh chóng thông báo cuộc hành bằng những ám hiệu mật trước khi gửi giấy hay công điện xác nhận sau.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây về tin tức khởi đầu cuộc hành quân được tuyệt đối giữ bí mật, ở cấp Quân Đoàn và Sư Đoàn, các tư-lệnh được trang bị một máy điện thoại Bảo Mật do Hoa-kỳ cung cấp điện thoại này dùng như điện thoại thông thường khác nhưng có thêm một bộ phân đặc biệt có một nút mật trên máy. Khi cần nói chuyện mật thì ấn nút này xuống, tiếng nói được mã-hoá (encoding) trước khi chuyển đi qua các đường liên-lạc , nếu có người chận đường dây để nghe lén thì không nghe được gì cả, vì âm thanh đã bị trộn lẫn lộn cao thấp nghe như tiếng hú. Máy bảo mật ở người nhận sẽ làm nhiệm vụ bạch-hoá (decoding) đổi âm thanh nhận được thành tiếng nói nghe được như bình thường.

Tóm lại tướng Nam muốn làm một cuôc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn còn kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc quân đoàn 4 với 3 Sư-đoàn quân số còn nguyện vẹn và còn bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đến Thái Lan (qua ngõ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot, khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia). Nếu điều này xảy ra, Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ còn kéo dài và chuyện gì sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? Và rồi liệu người bạn đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đã từng làm trong quá khứ: bất cứ chỗ nào có cuộc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều được Hoa Kỳ trợ giúp?

6 giờ tối ngày 30-4-75

Tôi cùng một số anh em sĩ quan ngồi tại câu lạc bộ Quân Đoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn còn đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1 giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đã vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và lái xe về nhà. Dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngữ hoan-hô Việt Cộng.

Tư Lệnh Quân Đoàn 4 thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát trong đêm 30-4-75. Những Phan Thanh Giản của thế kỷ 20 đã nằm xuống với khí phách anh dũng, bất khuất và kiên cường của người chiến sĩ cộng-hoà thề chết để bảo vệ quê hương. Miền Nam mất tự-do, dân chủ và dân quyền, ngục tù của quỷ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.
Sau 30 năm nhớ lại Quân Đoàn 4, nơi mà tôi đã phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tự do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Đông Nam Á. Nếu không có Việt Nam cộng hòa thì các nước lận cận như Thái Lan, Mã Lai và Indenesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50 -60.

Ngày nay Đế quốc đỏ Liên-sô đã bị tan rã mà không một ai có thể đoán trước, chũ-nghĩa cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Đông Âu đã mau chóng cởi bỏ chũ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đã nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản vì khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên sô tan rã thì họ quay mặt rất nhanh, khác với nước cộng sản còn sót lại như Cuba, Trung cộng và Việt Nam đã tự động đem chủ nghĩa này về áp đặt lên đất nước của mình. Tuy nhiên, tôi tin tưởng sắt đá, sớm muộn gì cộng-sản Trung quốc, Việt Nam và Cuba cũng tan rã. Tự-do, dân chủ và nhân quyền chắc chắn sẽ trở về trên quê hương Việt Nam trong một ngày không xa.

Bồ câu Phạm Cơ Thần

--------------------------------------

Kính thưa quý vị và quý chiến hữu,
Tôi xin phép được bổ túc và hiệu chính một vài điều trong bài viết của chiến hữu Phạm Cơ Thần.
Tôi là Sĩ quan Phụ Tá Hành Quân cho Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 7 Công Binh Kiến Tạo đồn trú tại Trà Nóc, Cần Thơ đến giờ phút cuối cùng và ở lại đơn vị cho đến khi bị VC bắt đi tù  vào đầu tháng 5/1975 cho đến năm 1988. Tôi xin bổ túc và hiệu chính vài điều sau đây:


1) Xác nhận việc ra đi của Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn là vào đêm 29-4-1975. Sự đào ngũ của tướng Quay và đồng bọn là một vết nhơ cho Quân Đoàn. Nếu không nhờ đức độ của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thì lịnh truy tầm mấy chiếc tàu "đào ngũ" - trong đó có tướng Quay, đã bị Không Quân dội bom vào sáng ngày 30-4-75 rồi.


2) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam cho thành lập Bộ tư lịnh đặc nhiệm (không phải BTL Tiền Phương) và Ủy nhiệm Đại Tá Vinh làm Tư Lịnh. Tư Lịnh Đặc Nhiệm thay mặt  TLQĐ để điều động các đơn vị hành quân bảo vệ Vòng Đai Alpha, tức là vùng lãnh thổ có đặt Bộ Tư Lịnh QĐ4 tại Cần Thơ . Vì tôi là phụ tá hành quân của Liên Đoàn &CBKT nên tôi được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Khu Chiến 24 bao gồm các đơn vị Công Binh (BCH/LĐ, TĐ72CBKT, LĐ705CSN, Đ704XT) và Đơn vị Quân Nhu của Thiếu Tá Trương Văn Ấu ..Giáp ranh của KC24 về Đông có khu chiến của Đại Đội Giang Vận của Thiếu Tá Tánh, về phía Tây có khu chiến của Sư Đoàn 4 Không Quân. Tất cả 3 khu chiến nầy đều nằm dọc theo đường Liên Tỉnh Cần Thơ Long Xuyên và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của
BTLĐN. Thông thường các buổi họp hành quân bảo vệ vòng đai Alpha đều do Đại Tá Vinh chủ tọa và các chỉ huy trưởng khu chiến tham dự. Riêng buổi họp sáng ngày 30-4-75 thì đích thân Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chủ tọa họp nầy kết thúc rất ngắn và coi như là lần gặp mặt cuối cùng của các đơn vị trưởng với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam !!!.


3) Việc một ông Đại Tá ANQĐ đã mang theo "kế hoạch hành quân di tản" theo lời kể của phu nhân Chuẩn Tướng Hưng là hoàn toàn không đúng sự thật. Tôi không biết phu nhân Tướng Hưng lấy tài liệu hay tin tức từ đâu mà cho ông Đại Tá Nguyễn Văn Sảo - đương kim Chánh Sở 4 ANQĐ lúc bấy giờ được cái độc quyền giữ "kế hoạch hành quân di tản" như thế ?!. Đại Tá Sảo cũng bị VC bắt đi ở tù mút chỉ cà tha như anh em chúng tôi vậy !!!

Tôi đã chứng kiến rất nhiều sự việc đã xảy ra tại Cần Thơ trước cũng như sau ngày 30-4-75. Có dịp tôi sẽ kể hầu quý vị và quý chiến hữu .
Thân kính chào tất cả.
Người lính già Võ Văn Sĩ
Thiếu Tá Công Binh QLVNCH   

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 40
Send Topic In ra