Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỌC BÁO  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 40
Send Topic In ra
ĐỌC BÁO (Read 81192 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #75 - 03. Sep 2007 , 10:59
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #76 - 04. Sep 2007 , 12:06
 
Tâm thư Khối 8406 nhân ngày Quốc nạn 02-09-2007

 
(LÊN MẠNG Thứ ba 4, Tháng Chín 2007)

Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006

Kính gửi:

- Các Chính phủ, Quốc hội, Tổ chức Quốc tế,
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

Hôm nay, 02-09, là "ngày quốc khánh" đối với người Cộng sản, nhưng là ngày Quốc nạn đối với tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, vì kể từ ngày đó năm 1945, bao nhiêu tai họa khôn lường đã đổ xuống đầu đất nước và dân tộc Việt Nam, mà thủ phạm chủ yếu là ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản của ông ta. Kỷ niệm ngày đau thương này, Khối 8406 chúng tôi xin gởi đến toàn thể Quý vị bức thư ngỏ với những tâm tình sau đây:

1- Chúng tôi cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN đã và đang sách nhiễu vô cớ, bắt bớ tùy tiện, xét xử phi pháp và giam cầm trái luật các nhà đối kháng dân chủ, vốn là những công dân chân thành yêu nước và muốn đóng góp thực sự cho quê hương xã hội. Cụ thể, chúng tôi phản đối những trường hợp sau đây:

- phiên tòa xét xử nhà dân chủ Nguyễn Thanh Phong, thành viên Khối 8406, tại toà án Sài Gòn về tội gọi là "lợi dụng quyền dân chủ gây rối trật tự" và kết án 3 năm tù cho anh hôm 20-7-2007.

- phiên tòa phúc thẩm ngày 17-08-2007 trong đó bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn và ký giả Huỳnh Nguyên Đạo được gọi là "giảm án". Đây chỉ là một thủ đoạn chính trị chứ không phải là lòng thành thực thi công lý của nhà cầm quyền CS, bởi vì 3 vị này đã chẳng hề phạm một tội nào cả và lẽ ra đã không thể bị bắt giam.

- việc giam giữ cách phi lý nhiều thành viên Khối 8406 như các anh Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải, Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang, các chị Hồ Thị Bích Khương, Trần Khải Thanh Thuỷ, nhiều thành viên sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công Nông như Đoàn Huy Chương, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, nhiều nhà đối kháng dân chủ như luật sư Nguyễn Thị Thuỳ Trang, họa sĩ Trần Tuấn, các anh Lê Trung Hiếu, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, hai Thượng toạ Thích Thiện Tâm và Thích Huệ Lâm thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất ở Bình Thuận, 9 tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh, 10 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở An Giang, hơn 350 đồng bào Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên và nhiều người khác...

- việc tiếp tục cầm tù linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật Lê Thị Công Nhân, cùng hai thành viên đảng Thăng Tiến là anh Nguyễn Phong và anh Nguyễn Bình Thành,

- việc ngăn chận vô cớ, vu khống mạ lỵ, kết tội hồ đồ (trên các phương tiện truyền thông) đối với Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Không Tánh cùng nhiều chức sắc Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất vì nghĩa cử giúp đỡ an ủi dân oan khiếu kiện tại Sài gòn ngày 17-07 và tại Hà Nội ngày 23-08 mới rồi.

- việc tiếp tục sách nhiễu nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, cử nhân Phạm Văn Trội, nhà văn Hoàng Tiến, nông dân Lương Văn Sinh, các cô Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang cùng nhiều nhà dân chủ ôn hòa khác...

2- Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của ngài Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đã kêu gọi thành lập Quỹ Cứu tế Dân oan hôm 11-8-2007 cũng như đã sai Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội PGVNTN dẫn một phái đoàn ra Hà Nội cứu trợ Dân oan khiếu kiện hôm 23-8-2007. Tuy bất thành vì thái độ chà đạo đạo lý và luật pháp của nhà cầm quyền CSVN, nghĩa cử cao đẹp của phái đoàn Thượng tọa Thích Không Tánh và của vài nhà dân chủ tại Hà Nội đến hỗ trợ đã an ủi được dân oan khốn khổ và là bài học bi trí dũng cho mọi người noi theo.

Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh toàn thể Cộng đồng Người Việt Tự do Úc châu đang chuẩn bị các cuộc biểu tình để tố cáo trước công luận Úc và thế giới những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ CSVN nhân hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Sydney từ 6 đến 9 tháng 9 sắp tới. Chúng tôi cũng nhiệt liệt hoan nghênh Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh của Cộng Đồng Hải Ngoại đặc trách biểu tình và toàn thể đồng bào tại Hoa Kỳ sẽ biểu tình chống thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng trước trụ sở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tuần lễ từ 18 đến 28 tháng 9 sắp tới tại New York để tố cáo tội ác của CSVN trước công luận thế giới, lên tiếng hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội, đồng thời thành lập đoàn tiếp xúc phái bộ ngoại giao các nước yêu cầu họ không ủng hộ nhà nước tội phạm CSVN vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi tha thiết ước mong tất cả đồng bào Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Úc châu và Hoa Kỳ nhiệt liệt tham gia các cuộc biểu tình này. Vì một lẽ đơn giản: nếu Nhà cầm quyền CSVN đạt được bất cứ 1 thành quả nào (kinh tế, chính trị, ngoại giao,...) trước quốc tế thì sau đó, nhất định họ sẽ quay lại đàn áp những người dân chủ trong nước. Chúng ta phải làm cho toàn thế giới nhận thức rõ hơn rằng nhân dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, đã chán ghét tột cùng chế độ độc tài cộng sản, và nhu cầu tự do, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng của nhân dân Việt Nam là nhu cầu thực sự cấp bách, rất cần sự ủng hộ mọi mặt của các quốc gia dân chủ văn minh.

3- Chúng tôi chân thành cảm ơn Hạ Viện Hoa Kỳ, trong ngày 31-07-2007, đã thông qua "Dự luật Nhân quyền năm 2007 cho Việt Nam" (H.R 3096) mà ngài Dân biểu Chris Smith cùng nhiều đồng sự đã đệ nạp. Chúng tôi hy vọng Dự luật ấy sẽ được cả Thượng Viện phê chuẩn để thành Đạo luật Nhân quyền chính thức hầu cảnh báo nhà cầm quyền CSVN.

Chúng tôi chân thành cảm ơn Hội Ân xá Quốc tế tại Ba Lan, đầu tháng 8 mới rồi, đã đưa linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những sáng lập viên Khối 8406 vào danh sách 4 tù nhân đặc biệt trên thế giới cần cấp tốc vận động giải thoát. Chúng tôi cũng cám ơn tất cả mọi người yêu tự do dân chủ khắp hoàn cầu, đặc biệt nhân dân Ba Lan, đã nhiệt tình ủng hộ sáng kiến của Hội Ân xá Quốc tế, tham gia vào chiến dịch ký tên và gửi thư ngỏ tới thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để kêu oan và giải thoát cho vị linh mục.

Chúng tôi chân thành cảm ơn các Mạnh thường quân, các Nhóm, các Khối và các Ủy ban Yểm trợ cùng nhiều tổ chức, chính đảng, cộng đồng của đồng bào hải ngoại đã luôn luôn nhiệt tình hỗ trợ phong trào dân chủ quốc nội nói chung và Khối 8406 chúng tôi nói riêng, cụ thể qua việc không ngừng vận động quốc tế, biểu tình chống các phái đoàn CSVN xuất ngoại, cứu giúp những nhà dân chủ quốc nội lâm nguy, tạo điều kiện cho những tờ báo dân chủ phát hành và phổ biến khắp nước, quảng bá toàn thế giới hình ảnh Linh mục Lý bị CS bịt miệng trong phiên tòa ô nhục ngày 30-3-2007, gởi quà ủy lạo đồng bào khiếu kiện... Đó là những hành động tốt đẹp, biểu hiệu mối lo chung trước đại họa CS, tình tiền tuyến hậu phương của người Việt yêu nước, mối quyết tâm đoàn kết trong ngoài để giải thể chế độ độc tài bạo ngược.

4- Chúng tôi cảm động biểu dương sự hy sinh to lớn cho đại cuộc của các nhà dân chủ đang bị Cộng sản cầm tù (mà danh tính đã nêu trên) cùng gia đình họ, lòng can đảm của bao nhà đấu tranh mà sự cuộc sống bị đe dọa từng ngày bởi những trò hạ cấp, man rợ, vô luật của cộng sản như theo dõi, chặn đường, cắt điện thoại, ngăn cản làm ăn, đem ra đấu tố, gây tai nạn chết người... Chúng tôi cảm động biểu dương các thành viên chiến sĩ Khối 8406 và nhiều chiến sĩ nhân quyền khác ngày đêm lăn lộn với dân oan khiếu kiện, công nhân đình công, quảng đại quần chúng để ủi an, chia sẻ, thông tin, hỗ trợ; các vị lãnh đạo tinh thần thuộc nhiều tôn giáo đã đem lòng từ bi bác ái, dụng đức vô úy can đảm mà lên tiếng bênh vực kẻ bị bóc lột đàn áp, tố cáo tội ác bạo quyền, đòi hỏi các quyền tự do cho dân tộc và giáo hội, bất chấp những nguy hiểm đối với bản thân và những cản trở đối với hoạt động của mình.

5- Chúng tôi thẳng thắn nhận định rằng vấn đề dân khiếu kiện Việt Nam đã nổi lên từ hàng chục năm qua (Quỳnh Phụ - Thái Bình, Thọ Đà - Hà Tây, Xuân Lộc - Đồng Nai,...) và nay là sự tiếp nối với cường độ và quy mô ngày càng rộng lớn. Nó là sản phẩm tất yếu và là hậu quả đương nhiên vừa của bộ máy cầm quyền ngày càng hư hỏng, thối nát toàn diện từ Trung ương xuống các tỉnh, thành phố, quận huyện, phường xã, xóm ấp; vừa do thể chế chính trị độc tài, độc đảng, chỉ biết thâu tóm quyền lực qua những cuộc bầu cử gian trá và mỵ dân, chỉ lo vơ vét quyền lợi qua những trò quy hoạch, phát triển bất chấp an sinh của đồng bào, không hề nhận trách nhiệm từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính các quan chức hữu trách thuộc nhà cầm quyền cũng đã phải công khai thừa nhận rằng: 90% những vụ việc khiếu kiện về đất đai, nhà cửa của người dân là đúng sự thật. Vì vậy họ là dân oan Việt Nam!

Việc các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam quy chụp cho những người Việt cả trong lẫn ngoài nước có tấm lòng giúp đỡ dân oan như "những kẻ bất mãn, đầu cơ chính trị, kích động biểu tình, chống phá chính quyền v.v..." là sự vu cáo trắng trợn. Đây lại thêm một ví dụ nữa về tai hại của chế độ độc tài, toàn trị. Đó là khi mà toàn bộ hệ thống truyền thông nằm trong tay nhà cầm quyền CS thì họ mặc sức vu khống, lăng nhục bất cứ ai mà các nạn nhân không hề có phương tiện nào để tự vệ và toàn bộ xã hội đều bị đầu độc vô phương cứu chữa.

Đây cũng chính là thủ đoạn đảo lộn nhân quả, mưu toan biến những tội ác do chế độ phản dân hại nước, phi dân chủ vô nhân đạo này gây ra thành hậu quả của việc "các thế lực thù địch trong ngoài nước kích động, giật dây người dân khiếu tố, khiến vỡ ổn định chính trị và an ninh xã hội bị phá vỡ"!?!

Từ đó Khối 8406 chúng tôi kết luận: chừng nào còn thể chế chính trị độc đảng hiện nay thì vấn đề dân oan lại càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân sâu sa của nó như trình bày trên là vấn đề thể chế chính trị! Luận điểm cho rằng: "Không nên chính trị hóa vấn đề dân oan, để tránh sự đàn áp của nhà cầm quyền" là hoàn toàn sai lầm cả về lý luận lẫn thực tiễn. Những người dân Thái Bình, Hà Tây, Đồng Nai và nhiều địa phương khác đi khiếu kiện hàng chục năm trước đây đã chẳng hề nêu các khẩu hiệu mang tính chính trị, nhưng họ vẫn bị đàn áp là những bằng chứng hùng hồn chứng minh cho kết luận này. Thành thử chúng ta cần làm hết sức mình để nâng cao nhận thức của người dân, rằng: chỉ khi nào VN có 1 thể chế chính trị đa đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường thì mới có cơ sở vững chắc để xây dựng 1 bộ máy quản lý nhà nước lành mạnh. Lúc ấy những tiêu cực mới bị đẩy lùi và vấn đề dân oan mới được giải quyết tận gốc. Còn hiện nay thì không! Mọi biện pháp giải quyết của nhà cầm quyền CSVN cho vấn đề này từ trước đến nay đều mang tính chắp vá, không thực chất và lừa mỵ!

* Chúng tôi cũng thẳng thắn nhận định rằng Phong trào dân chủ Việt Nam trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 vừa qua đã đạt được những thắng lợi to lớn hơn bao giờ hết cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể là: bất chấp hiểm nguy, những người dân chủ VN đã dũng cảm đứng lên khẳng định trước dân tộc và thế giới mục tiêu quyết giành lại những quyền căn bản của con người đã bị ĐCSVN ngang nhiên tước đoạt của dân tộc VN trong suốt 62 năm qua (2/9/1945 - 2/9/2007), cả thảy 26 quyền được ghi trong Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, mà nhà nước CSVN đã ký tham gia năm 1982 nhưng không hề tuân giữ.

Đợt đàn áp vừa qua của nhà cầm quyền CSVN đối với PTDCVN, trong đó có hàng chục thành viên của Khối 8406 đã bị bắt bớ, sách nhiễu, đánh đập, tù đày, tịch thu tài sản,... là sản phẩm của thế yếu nhược, thế bị động, thế hốt hoảng, thế phi nghĩa... của nhà cầm quyền trước PTDC lớn mạnh, đầy chính nghĩa và tính chủ động, tự tin. Đó không phải là do những người dân chủ thực hành một phương pháp đấu tranh sai lầm, chủ quan nóng vội, thách thức vô lối nhà cầm quyền CSVN v.v... như 1 số người đã nhận xét.

Chưa bao giờ dân tộc ta có 1 sự kết hợp trong nước với trong nước (dân chủ, dân oan, công nhân đình công,...), trong nước với ngoài nước, cùng với sự ủng hộ của thế giới tiến bộ cách mạnh mẽ, nhịp nhàng như hơn 1 năm qua. Nhà cầm quyền CSVN rất sợ sự kết hợp này và đó là nguyên nhân khiến họ đã đàn áp. Chúng ta sẽ tiếp tục làm hết sức mình để gia tăng cho sự kết hợp này. Và hơn thế nữa, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình vì tự do!

Từ đó Khối 8406 chúng tôi một lần nữa khẳng định:

+ mục tiêu, phương pháp, lực lượng, ý nghĩa... của cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho VN, như đã nêu rõ trong Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN ngày 08-04-2006 là hoàn toàn đúng đắn.

+ tiến trình dân chủ hoá đất nước qua 4 giai đoạn 8 bước, mà Khối.8406 đã công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2006 thể hiện rõ tinh thần nhận thức và vận dụng các quy luật 1 cách khách quan khoa học, thận trọng và nghiêm túc. Qua đó cho thấy rằng: Những người khởi xướng, tham gia và ủng hộ Khối 8406 không hề chủ quan, nóng vội, duy ý chí,... trong những việc làm của mình!

Quốc nội ngày 02 tháng 09 năm 2007
Ban điều hành lâm thời khối 8406

Đỗ Nam Hải - Kỹ sư (Sài gòn)
Phan Văn Lợi - Linh mục (Huế)
Trần Anh Kim - Cựu chiến binh (Thái Bình)
Nguyễn Xuân Nghĩa - nhà văn (Hải Phòng)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #77 - 20. Sep 2007 , 10:52
 
Việt Nam: Lịch Sử Có Mắt, Ai Đẻ Ra Tù “Cải Tạo” và “Thuyền Nhân”?
 

PHẠM TRẦN . Việt Báo Thứ Sáu, 9/14/2007, 12:02:00 AM

Hoa Thịnh Đốn.-  Bôi, xoá lịch sử hay bịa ra chuyện  để có lợi cho mình không phải là việc làm bất bình thường  của người Cộng sản Việt Nam, nhưng xuyên tạc lịch sử để chạy tội  và mạ lỵ  những nạn nhân còn sống là hành động đáng khinh bỉ.

Chuyện  xẩy ra xung quanh lời tuyên bố hôm 22-8 (2007) của Tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush trước các Cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở nước ngoài (Veterans of Foreign Wars), tại thành phố Kansas City, tiểu Bang  Missouri.

Tổng thống Bush nói rằng, trái với những suy đoán của những người lạc quan không thực tế và chống sự can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cuộc triệt thoái Quân đội Hoa Kỳ  đã để lại thảm họa cho nhân dân Cao Miên và Việt Nam.

Ông nói: “Tại Cao Miên, Khmer đỏ đã  thi hành ngay một chế độ sát nhân làm cho  hàng trăm ngàn người dân Cao Miên đã bị chết vì đói, bị hành hạ và bị thủ tiêu. Tại Việt Nam, các cựu đồng minh của Hoa Kỳ và các nhân viên chính phủ và trí thức, thương gia đã bị bắt vào các trại tù và đã có hàng chục ngàn người đã mất mạng. Hàng trăm ngàn người khác trốn khỏi nước ra đi bằng những chiếc thuyền mong manh, nhiều người trong số họ đã bị chìm sâu dưới lòng Biển Đông.”

(In Cambodia, the Khmer Rouge began a murderous rule in which hundreds of thousands of Cambodians died by starvation and torture and execution. In Vietnam, former allies of the United States and government workers and intellectuals and businessmen were sent off to prison camps, where tens of thousands perished. Hundreds of thousands more fled the country on rickety boats, many of them going to their graves in the South China Sea.)

Tổng thống Bush nói tiếp: “Ba mươi năm sau, vẫn có cuộc tranh luận nghiêm chỉnh  về lý do chúng ta tham chiến ở Việt Nam và việc chúng ta triệt  thoái  khỏi cuộc chiến này.  Nhưng nhất định, không hề có cuộc tranh luận  trong đầu tôi về việc các cựu chiến binh Việt Nam phải  được đền  ơn cao qúy của Hiệp Chủng Quốc. Dù lập trường của Qúy vị ở đâu trong cuộc tranh luận này nhưng  có một điều không thể nhầm lẫn về di sản Việt Nam là cái gía của cuộc triệt thoái của Hoa Kỳ đã phải trả bởi hàng triệu thường dân vô tội mà nỗi thống khổ của họ đã  tạo ra  những điệp ngữ mới như “thuyền nhân”, “các trại tù cải tạo”, và “những cánh đồng chết”.

(Three decades later, there is a legitimate debate about how we got into the Vietnam War and how we left. There's no debate in my mind that the veterans from Vietnam deserve the high praise of the United States of America. (Applause.) Whatever your position is on that debate, one unmistakable legacy of Vietnam is that the price of America's withdrawal was paid by millions of innocent citizens whose agonies would add to our vocabulary new terms like "boat people," "re-education camps," and "killing fields.")

Tổng thống Bush đã dùng diễn đàn Kansas City để cảnh giác dư luận, nhất là những Nhà Lập pháp của đảng đối lập Dân chủ tại Quốc hội về hiểm họa có thể xẩy đến cho nhân dân Iraq nếu Quân đội Mỹ rút ra khỏi nước này mà chưa  chiến thắng các lực lượng khủng bố tại đó.

Ông nói với các Cựu chiến binh: “Cũng còn một cái gía khác đối với cuộc triệt thoái quân Mỹ  ra khỏi Việt Nam, và chúng ta có thể nghe thấy trong ngôn ngữ của kẻ thù mà chúng ta đang phải đối diện trong cuộc chiến đấu hôm nay.  Đó là những kẻ đã đến đất nước chúng ta để giết hàng ngàn người dân trong cuộc tấn công của chúng vào ngày 11 tháng Chín năm 2001. Trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo ở Pakistan sau cuộc khủng bố 9/11, Osama bin Laden đã tuyên bố rằng “nhân dân Mỹ đã đứng lên chống lại Cuộc chiến tranh Việt Nam của chính phủ họ. Họ phải làm lại như thế hôm nay.”

(There was another price to our withdrawal from Vietnam, and we can hear it in the words of the enemy we face in today's struggle -- those who came to our soil and killed thousands of citizens on September the 11th, 2001. In an interview with a Pakistani newspaper after the 9/11 attacks, Osama bin Laden declared that "the American people had risen against their government's war in Vietnam. And they must do the same today.)

“Chúng ta phải nhớ những lời nói của kẻ thù,” Tổng thống Mỹ nói tiếp, “Chúng ta phải nghe xem chúng nói cái gì. Bin Laden đã nói thẳng ra rằng “Cuộc chiến ở Iraq là để anh thắng hay chúng tôi thắng. Nếu chúng tôi thắng, có nghĩa là anh sẽ bị mất mặt và thất bại vĩnh viễn.” Iraq là một trong số  mặt trận trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng đó là mặt trận chính, nó là mặt trận chính của kẻ thù đã tấn công chúng ta và muốn tấn công chúng ta lần nữa. Và đây cũng là chiến trường chính của Hoa Kỳ nên triệt thoái  khi  chưa hòan tất được nhiệm vụ sẽ đưa đến hậu qủa nghiêm trọng.”

(We must remember the words of the enemy. We must listen to what they say. Bin Laden has declared that "the war [in Iraq] is for you or us to win. If we win it, it means your disgrace and defeat forever." Iraq is one of several fronts in the war on terror -- but it's the central front -- it's the central front for the enemy that attacked us and wants to attack us again. And it's the central front for the United States and to withdraw without getting the job done would be devastating.)

Tổng thống Bush đang bị áp lực rút 160 ngàn quân Mỹ về nước sau hơn 4 năm chiếm đóng Iraq, sau khi lật dổ Saddam Hussein (3/2003) mà chưa đem lại hòa bình cho nước này. Trong khi các phe phái người Iraq, Sunni, Shiia và Kurd,lại chưa đoàn kết được với nhau để lập lên một chính phủ mạnh có khả năng tự bảo vệ đất nước của họ.

Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy có tới 60 phần trăm dân  Mỹ không hài lòng với chính sách chiến tranh tại Iraq của Tổng thống Bush.  Ông Bush và đảng Cộng Hòa cũng lo ngại sự bất bình về cuộc chiến tranh ở Iraq sẽ  khiến cử tri Mỹ   bỏ phiếu chống lại các  ứng viên Tổng thống, Nghị sỹ và Dân biểu của đảng này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2008.

VIỆT NAM PHẢN ỨNG GAY GẮT

Tuy nhiên lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã gây “ddộng não” mạnh mẽ cho báo Quân đội Nhân dân và Ban Tư tưởng – Vănn hóa Trung ương của đảng CSVN.

Trong số Báo ra ngày 31-08 (2007), Quân đội Nhân dân viết: “Mới đây, trong bài diễn văn đọc trước Đại hội toàn quốc thường niên của Hội Cựu chiến binh Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, diễn ra tại thành phố Can-xát, Tổng thống Mỹ Bu-sơ đã đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam. Ông Bu-sơ cho rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi “cuộc triệt thoái của Mỹ đã được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội” với những “ddau đớn” như “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”. Không chỉ có vậy, bài phát biểu còn dựng lên chuyện rằng “sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với “cánh đồng chết” ở Cam-pu-chia” dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơ-me Đỏ.”

Để hậu thuẫn cho quan điểm này, tờ  Báo đã phỏng vấn Nguyễn Đình Ước, Trung tướng, Phó giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự để gọi là “ làm rõ về những đánh giá sai lệch trên.”

Ước nói về cuộc rút quân khỏi Nam Việt Nam của Mỹ: “Có thể nói đó là một việc làm bắt buộc, chứ không phải là một sai lầm lịch sử. Từ trước đến nay, không một người nào trong giới cầm quyền Mỹ và quân sự Mỹ nói đã giành chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam mà là rút ra trong danh dự. Chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra khi sang Việt Nam dự hội thảo ở Học viện Quan hệ quốc tế cũng đã nói như thế. Các nước đồng minh của Mỹ đều thừa nhận việc rút quân là đúng, chưa thấy nước nào nói rút quân là sai lầm. Bây giờ tôi mới nghe thấy có ý kiến trái ngược như vậy.”

Tuy nhiên Ước quên rằng ông Bush chỉ nói đến “hậu qủa” của cuộc triết thoái quân Mỹ chứ ông không nói về quyết định rút quân Mỹ khỏi cuộc chiến vì lúc đó ông chưa có trách nhiệm gì với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

H: - Thế còn thảm cảnh “thuyền nhân”, “trại cải tạo”?

Đ: - “Làm gì có các chuyện như “tắm máu” hay “ddàn áp” như người ta dựng lên. Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời. Nguyễn Trãi đã nói “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”. Chúng ta đã thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, giáo dục, cảm hóa, giúp cả triệu binh lính của chính quyền cũ hòa nhập dần vào cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng con người, đề cao con người, thức tỉnh con người, vì con người. Việt Nam đã đối xử nhân đạo với tù binh Mỹ, huống hồ cùng là người Việt Nam với nhau, làm sao có chuyện “tắm máu”. Đó là sự bịa đặt.”

“Còn về “nạn thuyền nhân”. Đó là chuyện có thật. Thử tưởng tượng sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề như vậy thì khó khăn về kinh tế sẽ lớn tới mức nào. Thế mà, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế, tình hình càng khó khăn hơn.”

“Tháng 10-1975, Ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-giơ sang châu Á, rồi sang châu Âu. Khi đến Áo, ông tiết lộ “DDối với Mỹ, tình hình thật tốt đẹp. Vì Mỹ, Việt Nam sẽ chảy máu một lần nữa”. Đó là âm mưu hậu chiến. Đã thế họ lại kích động, đưa ra những viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi. Không ít người đã thiệt mạng trên biển do bị chìm thuyền, bị bọn đưa người vượt biên trái phép lừa gạt giết chết. Đó đúng là một thảm cảnh nhưng là hệ quả do những chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài.”

Trước hết, Ước đã không dám trả lời thẳng Tổng thống Bush về những cuộc đàn áp sát hại người miền Nam của CSVN sau 1975.  Ông Bush không lên án CSVN đã “tắm máu” những quân nhân, công chức, trí thức, đảng viên các đảng phái Quốc gia và thương gia miền Nam mà ông chỉ muốn nói đến hòan cảnh những thành phần này đã bị CSVN lùa vào các trại tù được ngụy tạo  là “cải tạo” để bị cưỡng bách lao động, bị bỏ đói, bị giam hãm trong những điều kiện thiếu  thuốc men, quần áo đến mang bệnh mà chết dần chết mòn. Và  nhiều ngàn người đã bỏ xác trong rừng sâu, núi thẳm vì những cuộc tra tấn, hành hạ thân xác trong những điều kiện ngặt nghèo như thế.

Những nhân chứng còn sống sót của các trại tù khổ sai này, sau hàng chục năm bị hành hạ, là những người đã nói cho nhân loại văn minh biết về những cuộc “tắm máu trắng” này của CSVN.  Họ không cần phải đối chất với Ước để chứng minh ai là kẻ đã “bịa đặt” đổi trắng thay đen hòan cảnh của họ.

Những điều nhân nghĩa đầu môi, chót lưỡi của Ước  như “ddoàn kết dân tộc, giáo dục, cảm hóa” chỉ là những mỹ từ chứa đấy nọc độc của rắn hổ mang.  Chúng không có chút nghĩa lý gì với những xác người miền Nam đã chết vì tay người Cộng sản.

Còn chuyện “nạn thuyền nhân” thì những điều xuất ra từ miệng Ước có cần phải phân tích, dẫn chứng về nguyên do nào mà trên 1 triệu người dân miền Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do ngay trước ngày  quân Cộng sản tràn vào Sài Gòn ngày 30-4-1975?

Luận điệu xuyên tạc bỉ ổi và  chủ tâm xúc phạm ngập đầu của Ước đối với những vong linh của  nạn nhân thuyền nhân  bị hải tặc tấn công cướp của, giết người hay bị sóng, bão đánh chìm trên đường tìm tự do có cần phải tranh cãi chăng ?

Nhưng khi Ước xuyên tạc đến hạ cấp đổ tội cho Mỹ đã gây ra nạn “thuyền nhân” vì Việt Nam bị Mỹ “bao vây, cấm vận về kinh tế” và chủ mưu  “kích động, đưa ra những viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi” là Ước và tờ Quân Đội Nhân Dân đã chạy tội vụng về cho chính sách hà khắc, trả thù người miền Nam đáng kinh tởm của đảng CSVN.

Hẳn Ước và báo Quân đội Nhân dân chưa quên hậu qủa hại dân của đảng trong  các vụ đánh Tư sản Mại bản và đầy dân thành phố, vợ con những người bị xua đi “học tập cải tạo” đi vùng được gọi là “Kinh tế mới” để sống đời trâu ngựa, thiếu cơm ăn, áo mặc, nước uống !

Hành động giết người hàng loạt này cũng đâu phải là chuyện “tắm máu”?

Ngay đến cuộc tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào Huế  của quân Cộng sản trong cuộc tấn công năm Mậu Thân 1968 và hàng trăm ngàn người khác bị xử chết oan trong Cuộc Cải cách Ruông đất từ 1953 đến 1956 ở miền Bắc cũng chưa bao giờ được gọi là “tắm máu”.

Nhưng những oan hồn nạn nhân của các cuộc tàn sát này và các “thuyền nhân” bị chết trên Biển Đông vẫn đang  quanh quẩn đâu đó. Thân xác họ không còn nữa, nhưng không ai có thể tiêu hủy được thể phách của họ, cho dù  họ có bị xuyên tạc và bôi nhọ đến mức nào đi nữa.

TẠP CHÍ CỘNG SẢN

Sau báo Quân đội Nhân dân, những cán bộ làm công tác tuyên truyền của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương cũng “tát nước theo mưa” mở chiến dịch tấn công quan điểm của Tổng thống Bush trên Tạp chí Cộng sản, Cơ quan Lý luận và Chính trị của Trung ương đảng.

Bài Bình luận mang tiêu đề “Cần Tôn Trọng Lịch  Sử” của Thu Hà trong số 136 (2007) viết: “Uy tín, vị thế đất nước và mối quan hệ bầu bạn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, kể cả với Mỹ tốt đẹp như ngày hôm nay, được tạo dựng bởi những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của một dân tộc tiêu biểu cho lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước; đồng thời được tạo dựng bởi những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đáng tự hào của công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.”

“Điều đó là đã quá rõ ràng. Thế nhưng vẫn có một số người bày tỏ các quan điểm lệch lạc, sai trái, họ đổ lỗi cho chúng ta, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân đã gây ra "mấy chục năm binh đao, khói lửa", gây nên những cảnh chết chóc đau thương(!).”

“Đặc biệt mới đây, Tổng thống Mỹ Bu-sơ đó đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam, rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi “cuộc triệt thoái của Mỹ đó được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội” với những “ddau đớn” như “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”; rằng “sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với “cánh đồng chết” ở Căm-pu-chia” dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơ-me Đỏ.”

“Thực tế lịch sử đã khẳng định, việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam là việc làm bắt buộc và tất yếu do sự thất bại của Mỹ trong chính sách đưa quân xâm lược Việt Nam, chứ không phải là một "sai lầm lịch sử" mà từ đó dẫn đến những "đau đớn" cho nhiều triệu người.”

Thu Hà kêu gọi Tổng thống Bush: “Hãy tôn trọng sự thật lịch sử như đúng nó vốn có, hãy nhìn nhận lịch sử với con mắt khách quan. Không thể phủ nhận, coi thường những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. Làm sao mà một dân tộc quyết đứng lên bảo vệ cuộc sống, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình lại bị coi là kẻ gây ra chiến tranh, gây ra chết chóc đau thương! Bất kỳ người nào có cái nhìn khách quan, đều thấy rằng, kẻ gây ra mấy chục năm “binh đao, khói lửa” đối với dân tộc Việt Nam không ai khác chính là thực dân, đế quốc.”

Luận điệu con vẹt của Thu Hà  đổ tội cho Mỹ gây ra chiến tranh Việt Nam, gây ra chết chóc đau thương không có quyền đổ tội cho Cộng sản Việt Nam, những người chỉ biết “ddứng lên bảo vệ cuộc sống, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình” nghe mà tội nghiệp!

Thế thì nhân dân Nam Việt Nam, nạn nhân của cuộc xâm lăng của quân đội Cộng sản miền Bắc được Nga-Tầu cho tiền nuôi ăn, trao vũ khí cho bắn giết, đứng ở chỗ nào trong cuộc chiến Việt Nam?

Người dân miền Nam, sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh chỉ để tự vệ chống lại quân miền Bắc từ 1954 đến 1975.  Họ không xâm lăng miền Bắc thì hà cớ gì đảng CSVN lại xua quân đánh phá miền Nam?

“Giải phóng” ư?  Nhà văn gốc Bộ đội Dương Thu Hương đã “phóng uế” lên hai chữ “Giải phóng” như thế nào thì đảng CSVN và những người làm công tác tuyên truyền đã biết rồi. Có cần phải mời Bà về làm nhân chứng cho vai “nạn nhân chiến tranh” của đảng CSVN trong cuộc tranh cãi với Tổng thống Bush chăng? -/-

PHẠM TRẦN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #78 - 28. Sep 2007 , 12:03
 
Bài Diễn Văn Của Tổng Thống Bush Tại Liên Hiệp Quốc


Trúc Đông Quân chuyển ngữ


Kính chào ông Tổng Thư Ký, ông Chủ Tịch, các vị đại biểu danh dự, quý ông, quý bà, Tôi xin cám ơn quý vị đã cho tôi một cơ hội góp mặt ngày hôm nay để bày tỏ cùng quý vị thành viên của Hội đồng đại biểu Liên Hiệp Quốc.

Sáu mươi (60) năm qua, các thành viên đại biểu của 16 quốc gia đã họp lại để bàn thảo một bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Khi văn bản ra đời được gọi là: “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế”- và đó là một dấu ấn của thành quả trong lịch sử về quyền tự do của con người. Nó được khởi đầu bằng xác định “quyền lợi nhân phẩm được kế thừa” và “quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng cho mọi cá nhân trong đại gia đình nhân loại”, như là “nền tảng của tự do, công bình, và an hòa trên thế giới”. Và ngày hôm nay chúng ta cùng nhau gặp gỡ trong buổi họp Hội Đồng Đại Biểu lần thứ 62 này, những tiêu chuẩn của Bản Tuyên Ngôn phải là phương tiện để vạch rõ đường lối cho việc chúng ra phải làm gì cho thế giới.

Để đạt được những lời hứa trong Bản Tuyên Ngôn đòi hỏi chúng ta đối diện với nhũng hiểm họa trường kỳ, và cũng cần có những giải pháp cấp bách cho nhu cầu ngắn hạn của thời điểm này. Cho dù những quốc gia đang có mặt trong buổi đại hội này đều có những khác biệt, nhưng có những lãnh vực mà chúng ta đều có đồng quan điểm. Khi những người dân vô tội bị giam hãm trong nỗi sợ hãi và chết chóc, thì Bản Tuyên Ngôn không được thực thi. Khi hàng triệu triệu trẻ em bị chết vì đói khát, và chết vì bị muỗi đốt, tức là lúc chúng ta không làm tròn trách nhiệm đối với thế giới. Khi có những xã hội hoàn toàn bị bưng bít, bị tách biệt khỏi quyền lợi của phát triển kinh tế toàn cầu, thì tất cả chúng ta trở thành tồi tệ hơn nữa. Để thay đổi những hiện trạng tiềm tàng này mà Bản Tuyên Ngôn gọi là: Việc làm cho “một tự do trãi rộng, khoán đại hơn” - và đó là trách nhiệm, công việc của mỗi quốc gia đang có mặt tại buổi hội nghị này.

Một hiến chương vĩ đại phải phục vụ cho những chương trình vĩ đại - là giải thoát cho con người khỏi chuyên chế, bạo ngược, bệnh tật, mù chữ, ngu dốt, đói nghèo và khốn khổ. Mọi thành viên của Liên Hiệp Quốc phải cùng nhau chung sức thực hiện sứ mạng giải phóng đó.

Điều thứ nhất: Vai trò của Liên Hiệp Quốc đòi hỏi phải giải thoát con người từ những chính thể chuyên chế và hung tàn. Trong Điều 1 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bắt đầu bằng câu: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi…”. Sự thật đó đã bị tước đoạt bởi bọn khủng bố, và bọn cực đoan đã giết những người dân vô tội với chủ trương là nhồi nhét những ảo mộng thù ghét con người trên toàn nhân loại. Những tên đồ đệ của chủ thuyết hung bạo này là hiểm họa cho mọi nền văn minh nhân loại. Do đó mọi quốc gia đang sống trong xã hội văn minh phải hợp tác cùng nhau để chận đứng bọn chúng -- bằng phương tiện chia xẻ thông tin tình báo về những mạng lưới chằng chịt hoạt động của chúng, và xiết chặt nguồn tài chính của bọn chúng, và phải đem ra tòa án phân xử những hoạt động của chúng.

Trong chiến dịch trường kỳ đó, phương thức tốt nhất để đánh bại bọn cực đoan là phải đánh bại cái chủ thuyết đen tối đó bằng một viễn ảnh đầy hy vọng -- một viễn ảnh của tự do được đưa ra bởi cơ quan (Liên Hiệp Quốc) này. Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ nghiêng mình chào đón những quốc gia vừa mới vươn lên với bước tiến tự do -- bao gồm Ukraine , Georgia , Kyrgyzstan , Mauritania , Libertia , Sierra Leone và Morocco . Vùng đất Palestine có những vị lãnh đạo tiên tiến, những người có chủ đạo đang thực hiện việc xây dựng một thể chế chống lại khủng bố, thực thi luật pháp, và làm những điều cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân. Cộng đồng thế giới cần yểm trợ cho các vị lãnh đạo này, để chúng ta có thể thi hành được viễn kiến là có hai quốc gia có nền dân chủ là Do thái và Palestine , sống bên nhau trong an lạc thái hòa.

Những người công dân anh dũng của Lebanon, Afghanistan, và Irag đã lựa chọn thể chế dân chủ -- nhưng bọn cực đoan đáp trả lại bằng cách dùng họ làm mục tiêu để ám sát. Đây không phải là thái độ của sức mạnh -- mà đó là biểu hiện của sự sợ hãi. Bọn cực đoan đã dùng mọi phương tiện bạo lực để đập tan nền dân chủ mới chớm nở này. Nhân dân Lebanon , nhân dân Afghanistan và nhân dân Irag đã cầu cứu chúng ta. Thì mỗi quốc gia văn minh phải có trách nhiệm để đứng chung chiến tuyến với họ.

Mỗi quốc gia văn minh phải đảm nhận trách nhiệm là mạnh dạn đứng dậy cho những người đang khốn khổ dưới chế độ độc tài. Ở Belarus, Bắc Hàn, Syria, và Iran có những chính quyền tàn bạo tước đoạt của nhân dân các quyền cơ bản thiêng liêng của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Nhân dân Hoa Kỳ đang phẫn nộ cho tình trạng của Miến Điện (Burma), khi đoàn quân phiệt đã cướp quyền cai trị nước này trong 19 năm bao trùm bởi nỗi sợ hãi. Những quyền tự do phát biểu, quyền tự do hội họp, tự do thờ phượng đều bị hạn chế tối đa. Dân tộc thiểu số bị khủng bố. Trẻ em bị cưỡng ép lao động, nạn buôn người, hãm hiếp xảy ra thường xuyên. Hiện nay chính quyền (Miến Điện) đang cầm giữ hơn 1000 tù nhân chính trị -- trong đó có bà Aung San Suu Kyi, một đảng phái được đa số nhân dân Miến Điện (Burma) bầu lên vào năm 1990.

Đoàn quân phiệt cướp chính quyền vẫn không mảy may lay chuyển trong lúc người dân đang mơ ước tự do là điều quá rõ ràng không thể chối cãi. Sáng nay, tôi xin lần lượt tuyên bố những kế hoạch để giúp cho Miến Điện đạt được một sự đổi mới trong an hòa. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ dùng biện pháp chế tài xiết chặt kinh tế của các lãnh đạo trong vùng, và luôn cả các nguồn tài trợ kinh tế của chúng. Chúng tôi sẽ mở rộng chiến dịch cấm chiếu khán cho những ai sai lầm nhúng tay vào việc vi phạm nhân quyền, điều này cũng có hiệu lực đối với gia đình thân nhân của những kẻ đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng đỡ các tổ chức nhân quyền đang nỗ lực để làm giảm bớt mọi người đang khổ đau tại Miến Điện. Và tôi thúc dục Liên Hiệp Quốc cũng như các quốc gia dùng quyền ngoại giao và công cụ mậu dịch kinh tế để giúp cho nhân dân Miến Điện đòi lại tự do.

Ở Cuba , một chính quyền độc tài dài đăng đẳng đang đến hồi cáo chung. Nhân dân Cuba đã sẵn sàng cho sự tự do. Và họ đang trong thời kỳ chuyển tiếp, thì Liên Hiệp Quốc phải cương quyết đòi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tối quan trọng là tự do bầu cử và tranh cử tương xứng.

Ở Zimbabwe , những người công dân bình thường phải khốn khổ dưới chủ nghĩa độc tài. Chính quyền đó đã truy lùng, đuổi bắt mọi tiếng nói kêu gọi cãi cách, và họ xô đẩy hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Thái độ của chính quyền Mugabe là tấn công vào chính nhân dân của họ -- đó là hành động lăng mạ sĩ nhục vào nền tảng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Liên Hiệp Quốc phải đòi hỏi sự thay đổi của Harare -- và phải khẳng định đòi hỏi quyền tự do cho nhân dân Zimbabwe .

Ở Sudan , những người dân vô tội thống khổ dưới sự đàn áp cùng cực - và trong vùng Darfur , nhiều người phải chết vì bị diệt chủng. Hoa Kỳ đã đối phó bằng những biện pháp cứng rắn đối với những ai liên quan đến sự tàn bạo đó. Chúng tôi đã cung cấp ngân quỹ viện hơn 2 tỷ đô la cho dịch vụ nhân đạo và gìn giữ hòa bình. Tôi đang mong đợi ngày tham dự phiên họp của Hội Đồng Bảo An chú trọng vào đề tài Darfur , chủ tọa bởi Tổng Thống Pháp. Tôi chân thành cám ơn sự lãnh đạo của nước Pháp trong việc tạo ổn định cho láng giềng của Sudan . Và Liên Hiệp Quốc phải đáp ứng lại khó khăn này cho đúng lương tâm và làm đúng vai trò trong việc tung ra lực lượng gìn giữ hòa bình đến Darfur .

Điều thứ hai. Vai trò của Liên Hiệp Quốc là đòi hỏi phải giải phóng con người thoát khỏi đói nghèo và bệnh tật. Điều thứ 25 trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là: “Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế”. Liên Hiệp Quốc đang cao cả dùng mọi nỗ lực hành động để thực hiện lời hứa đến cùng khắp thế giới.

Việc tiếp tế thực phẫm cho những nơi đói nghèo là trách nhiệm đặc biệt mà quốc gia chúng tôi đã đóng góp trong thời gian rất dài. Hiện nay, hơn một nửa viện trợ thực phẩm đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi đã trích ra từ kho thực phẩm khẩn cấp, và cung cấp cho những người đang mỏi mòn đói khát trong các trại trại Sudan, hay ở các nơi tồi tàn cùng khắp thế giới. Tôi có đưa ra một công cuộc mới đầy sáng tạo để giảm đói nghèo, dựa theo phương án đó Hoa kỳ sẽ mua thực phẩm từ những người nông dân ở Phi châu, và các nơi khác, thay vì chuyên chở thực phẩm từ các quốc gia tiên tiến. Phương thức này sẽ giúp cho nền nông nghiệp địa phương được phát triển và chận đứng chu kỳ đói nghèo của thế giới chậm tiến - và tôi yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ yểm trợ phương án mới này.

Nhiều đại biểu hiện diện trong buổi hội nghị này đem theo tinh thần hào hiệp quảng đại để chiến đấu chống bệnh HIV/AIDS và bệnh sốt rét (malaria). Năm năm trước, vùng Sub-Saharan Phi Châu, Dịch AIDS làm cho nhiều người nghĩ rằng đây là án tử hình, gần 50,000 người bị mắc bệnh và được chữa trị. Thế giới đáp ứng lại bằng cách tạo lập quỹ Cứu trợ Toàn cầu, với sự hợp tác của một số quốc gia, và các khối tư nhân để chống lại các dịch bệnh trên thế giới. Hoa kỳ quyết định đi xa hơn nữa là tạo dựng ngân quỹ cứu trợ khẩn cấp là 15 tỷ đô la để cứu trợ bệnh AIDS. Từ năm 2003, nhờ nỗ lực này khai triển thêm những phương thức y khoa tân kỳ nhất để cứu hàng triệu người trong vùng sub-Sahara Phi châu. Đó là bước thành công tốt đẹp buổi đầu. Và đầu năm nay, tôi đưa đề nghị là tăng ngân sách cứu trợ thêm 30 tỷ đô la tức là nhân đôi tài khoản mà chúng tôi đã giúp như trong lời hứa. Một khi chúng ta hiệp lòng cùng nhau thì thế giới này có thể xoay ngược lại làn sóng bệnh dịch HIV/AIDS và hoàn toàn kềm chế nó.

(còn tiếp ...)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #79 - 28. Sep 2007 , 12:05
 
Diễn văn của Tổng Thống Bush


(tiếp theo)

Còn bệnh sốt rét (malaria) cũng là một bệnh dịch hay giết người. Có những quốc gia, dịch sốt rét gây chết chóc rất nhiều không khác gì bệnh HIV/AIDS -- phần đông những nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là những cái chết oan uổng, bởi vì đây là loại bệnh có thể ngăn ngừa và chữa trị được. Thế giới đều biết phương pháp để ngăn ngừa - treo mùng ngủ để chống muỗi, xịt thưốc trừ muỗi trong nhà và thuốc để trị bệnh sốt rét. Hai năm trước, Hoa Kỳ đóng góp vào phong trào phòng chống sốt rét là 1,2 tỷ đô la. Các quốc gia khác, và các mạnh thường quân tư nhân đã đóng góp nhiều điều thiết yếu khác nữa. Tôi kêu gọi các quốc gia thành viên hãy lưu tâm, đừng xao lãng và tìm phương cách để tham gia việc làm chính nghĩa này, và giúp cho chúng ta tiến gần đến mục tiêu là không còn cái chết nào vì nguyên nhân bệnh sốt rét.

Điều thứ ba: Vai trò của Liên Hiệp Quốc là giải phóng con người khỏi gông cùm của nạn mù chữ và dốt nát. Điều thứ 26 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nói: “Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục”. Và khi những quốc gia đầu tư vào việc mở mang văn hóa cho nhân dân, thì toàn thế giới cũng được hưởng lợi lây. Càng tiến triển trong văn hóa, giáo dục thì càng bùng phát thêm nhiều tài năng mới và nhiều triển vọng cho nhân dân, và sẽ tăng gia nguồn lợi, bồi đắp cho phúc lợi của chung. Thêm văn hóa giáo dục thì tăng thêm sức khỏe, và càng tăng tự lập. Khi văn hóa giáo dục gia tăng thì sức mạnh dân chủ thêm bền vững, và làm tiêu mòn đi sự lôi kéo của những chủ thuyết bạo ngược. Do đó Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tham gia cùng với các quốc gia khác trên thế giới để cung cấp nhu cầu cho văn hóa các quốc gia được phát triển. Một chương trình văn hóa giáo dục tốt khởi đầu bằng những người thầy giỏi. Liên kết với các quốc gia khác, Hoa kỳ đã giúp đào tạo 600,000 thầy giáo và quản lý hành chính. Một chương trình văn hóa giáo dục tốt đòi hỏi có sách vở giáo khoa tốt. Do đó Hoa Kỳ đã liên kết với nhiều quốc gia và cung cấp hàng chục triệu sách giáo khoa. Một chương trình văn hóa giáo dục tốt cần có những trường học tốt. Do đó Hoa Kỳ đã liên kết với nhiều quốc gia và giúp các quốc gia đó nâng cao tiêu chuẩn của trường học, của gia đình, và tài trợ học bổng để giúp cho các sinh viên được đi du học ở Hoa Kỳ. Với những nỗ lực của chúng tôi về văn hóa giáo dục, quốc gia của chúng tôi đang mở rộng chương trình thêm cho phụ nữ và thanh thiếu nữ, để cơ hội phát huy văn hóa được mở rộng cho mọi người.

Điều sau cùng: Vai trò của Liên Hiệp Quốc là giải phóng con ngưòi khỏi đói nghèo và khốn khổ. Điều thứ 23 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, và được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi”. Ở thế kỷ thứ 21, đó là những thiết yếu để người dân ở các quốc gia nghèo có được cơ hội để hưởng quyền lợi tương đương từ kinh tế toàn cầu như các người dân của các quốc gia giàu mạnh được hưởng.

Liên Hiệp Quốc cung cấp phương tiên chính yếu đưa ra dự án để giúp đỡ các quốc gia chậm phát triển gia tăng nguồn tài nguyên về kinh tế, và đạt được khả năng sẳn có. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đồng ý với việc làm đó, và chúng tôi đã cấp tốc tăng gia phát triển các chương trình giúp đỡ đó -- và chúng tôi đã giao tới tận nơi các chương trình đó bằng những phương thức đầy sáng tạo. Chúng tôi khởi xướng tài trợ chương trình “Ngân Quỹ Thi Đua của Thế kỷ” để tưởng thưởng cho những chính quyền nào công chính, chống tham nhũng, đầu tư vào nhân dân, và phát động tự do mậu dịch. Với số tiền tài trợ này, chúng tôi sẽ nối vòng tay với các quốc gia đang phát triển trong “Liên minh hàng ngang” (hiệp hội), chứ không phải là quyền chỉ đạo. Và chúng tôi muốn bảo đảm là số tiền tài trợ đó đến tận nơi người dùng -- với thành quả tốt đẹp.

Với kế hoạch dài hạn như thế, phương cách hữu hiệu nhất để nâng cao đời sống con người khỏi nghèo đói qua chương trình mậu dịch kinh tế, và đầu tư. Một quốc gia mở cửa để giao thương với thế giới thì sẽ tạo thêm lợi nhuận bởi kinh tế vượt hơn những gì họ hưởng được do tiền viện trợ của ngoại quốc. Vào thập niên của năm 1990, những quốc gia đang phát triển với mức thuế quan tối thiểu, thì sản lượng tài nguyên quốc gia gia tăng nhanh gấp ba lần các quốc gia đang phát triển khác. Mở cửa thị trường là sự kích động tăng trưởng, và khuyến khích đầu tư, gia tăng trong sáng minh bạch, luật lệ được bảo tồn, và các quốc gia tự đóng góp để phát triển.

Cộng đồng nhân loại hiện nay đang làm một bước lịch sử để mở rộng thị trường khắp thế giới được thể hiện qua sự thành công của Vòng Đàm Phán Thương Mãi Doha. Kết quả thành công của Doha này là: Một chứng thực trọng yếu để mở đường cho nông nghiệp, mậu dịch, các ngành dịch vụ -- và sẽ đưa đến chứng thực rõ ràng là giảm thiểu tối đa sự bóp méo trợ cấp thương mãi. Những quốc gia có kinh tế thương mãi lớn nhất, bao gồm những quốc gia chủ yếu đang phát triển phải lãnh nhận những trách nhiệm đặc biệt, là phải có những biện pháp chính trị cứng rắn để giảm thiểu hàng rào kinh tế. Hoa Kỳ sẽ thi hành, và có những biện pháp mềm dẻo để thực thi điều đó. Những phái viên điều đình của chúng tôi đã thể hiện tinh thần tại Geneva . Tôi mời gọi các lãnh đạo khác truyền đạt đến các phái viên điều đình của mình cũng nên có tinh thần tương tự. Tôi rất lạc quan là chúng ta sẽ đạt được hiệp ước Doha -- vậy hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm một thuở.

Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi các hiệp ước mở rộng mậu dịch và đầu tư ở bất cứ nơi nào. Chúng tôi vừa ký kết mậu dịch tự do với Peru , Colomia , Panama , và Nam Hàn. Những hiệp ước này bao gồm giá trị tự do mậu dịch -- minh bạch trong sáng và những luật pháp công bằng hợp lý, tôn trọng tài sản riêng tư, giải quyết mọi khác biệt bằng luật pháp quốc tế. Đây là những hiệp ước tốt đẹp, đang được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn, tôi mong là Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ cấp bách thông qua.

Khi Hoa Kỳ đang hợp tác với Liên Hiệp Quốc để giảm thiểu những nhu cầu, chúng ta cũng cần đem ra giải quyết những thách thức trở ngại lâu dài. Chúng ta cùng nhau hiệp nhất chuẩn bị cho những hiểm họa đại dịch có thể gây nhiều chết chóc và tang thương trong tầm mức toàn cầu. Chúng ta cùng nhau hiệp nhất trong công tác ngăn chận vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng ta cùng nhau hiệp nhất giải quyết những khó khăn của bảo vệ an ninh về năng lượng, an toàn môi sinh, và thời tiết đột biến. Tôi chân thành cám ơn về các cuộc hội thảo đêm qua do ông Tổng thư ký đề ra. Tôi đang mong đợi dự phần trong các cuộc hội thảo kế tiếp về các mậu dịch thương mãi chủ yếu ở Hoa Thịnh Đốn vào cuối tuần này.

Những tiêu đề tôi đưa ra ngày hôm nay khó có thể thực thi trong thời hạn một đêm -- và cũng không dễ dàng thực hiện được khi trụ sở (LHQ) chính yếu này chưa cải cách. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ quyết tâm bảo tồn cơ quan Liên Hiệp Quốc được vững mạnh và đầy sôi động. Tiếc rằng người dân Hoa Kỳ hoàn toàn chán ngán về các thất bại của Hội Đồng Nhân Quyền. Hội đồng này đã lặng câm về sự đàn áp nhân dân của các chính quyền từ Havana đến Caracas đến Pyongyang và Terhan - trong khi đó họ lại có chủ tâm chỉ trích quá độ chính quyền Do thái. Để được tín nhiệm về nhân quyền của thế giới, thì Liên Hiệp Quốc phải tự cải cách Hội Đồng Nhân Quyền của mình.

Có người kêu gọi cải tổ guồng máy Hội Đồng Bảo An, bao gồm cả việc mở rộng thêm thành viên. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang sẳn sàng để bàn thảo điều này. Chúng tôi tin rằng Nhật Bản có nhiều tư cách vượt trội để đảm nhiệm cho vai trò thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, và còn nhiều quốc gia khác cũng có thể được tuyển chọn vào thành viên thường trực. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ lắng nghe những ý kiến đóng góp và sẽ yểm trợ sự thay đổi của Hội Đồng Bảo An trong phương án cải cách Liên Hiệp Quốc. Và tôi xin kêu gọi các thành viên quốc gia đang là hội viên của cơ quan này phải gắn bó với những tiêu chuẩn đạo đức nhất định, và thực thi đúng các yếu tố cơ bản thiêng liêng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Chúng ta, những người hiện diện trong hội trường này đồng lòng quyết tâm anh dũng, thì chúng ta sẽ kiến tạo một thế giới mà con người được tự do tư tưởng, tự do hội họp, tự do tôn giáo theo ước nguyện riêng; một thế giới mà trẻ em của mọi quốc gia đều lớn lên vui khỏe, được học hành đầy đủ, và có thể ước mơ một tương lai tươi đẹp; một thế giới mà môi trường phát triển được cơ hội vượt qua mọi biên cương. Hoa Kỳ sẽ dẫn đạo trên con đường tiến tới viễn kiến như trên, nơi mà mọi người sanh ra đều bình đẳng, và được tự do để theo đuổi ước mơ của mình. Đây là ý niệm mà quốc gia chúng tôi quyết tâm đeo đuổi từ khi lập quốc. Sự thành lập của cơ quan này (Liên Hiệp Quốc) cũng là do giao ước (của Hoa Kỳ). Và cùng với sự kiên trì đó thì chúng ta sẽ thực hiện một tương lai cho thế giới.

Xin chân thành cám ơn, và chúc lành mọi người
Back to top
« Last Edit: 28. Sep 2007 , 12:06 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: ĐỌC BÁO
Reply #80 - 30. Sep 2007 , 06:37
 
Kiều Chinh,
50 Năm Điện Ảnh
70 Năm Cuộc Đời


...


...


Triều Giang

Năm 2007 là năm đánh dấu 50 năm sụ nghiệp điện ảnh và 70 năm tuổi đời của nữ tài tử Kiều Chinh. Viết về một con người và một cuộc đời dài gần ¾ thế kỷ với không gian quá nửa vòng trái đất; từ thành phố Hà Nội, tới thủ đô điện ảnh Hollywood, với những thành quả có thể trải trên nhiều ngàn trang sách, mà phải gói ghém trong khuôn khổ một bài báo, thực chỉ là làm công việc 'cưỡi ngựa xem hoa'. Trong tinh thần ấy, mời độc giả đi thăm một vài nết chính về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ khả ái trong thời đại chúng ta.

50 Năm Điện Ảnh

Từ Ni Cô Của 'Hồi Chuông Thiên Mụ' đến 'Người nghệ sĩ huyền thoại của VN và Á Châu'

Sự nghiệp 50 điện ảnh cuả nữ tài tử Kiều Chinh, một sự nghiệp mà nửa thế kỷ qua chưa có một diễn viên điện ảnh người Việt nào có thể so sánh được. Bắt đầu từ năm 1957, khi ấy, vừa tròn 20 tuổi, chị được mời đóng vai đầu tiên là ni cô trong phim 'Hồi Chuông Thiên Mụ' mà nhà sản xuất là cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm.

Có thể nói, chị là một trong những người có mặt đầu tiên trong ngành điện ảnh Nam VN. Từ lúc phôi thai ở giữa thế kỷ 20, đến khi tạm chấm dứt vào năm 1975, chị đã đóng góp vào điện ảnh Nam VN 22 cuốn phim. Từ những phim đóng với các nhà sản xuất, đạo diễn VN đến các nhà đạo diễn và sản xuất Á Châu như Ấn Độ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, cho đến một số phim Hoa kỳ quay tại Á Châu như Operation CIA, A Yank in Vietnam, Devil Within, Destination Vietnam. Hai phim VN cuối cùng là 'Người Tình Không Chân Dung' của Đạo Diễn Hoàng Vĩnh Lộc và 'Hè Muộn' của Đạo Diễn Đặng Trần Thức, chị đóng vai chính, sản xuất bởi hãng phim 'Giao Chỉ', hãng phim do chính chị thành lập và điều hành. Có thể nói, phim Devil Within với vai công chuá Ấn Độ năm 1971 là phim đưa sự nghiệp của chị lên đến tột đỉnh vào thời kỳ này.

Ngoài ra, chị cũng từng điều khiển một Talk Show trên đài truyền hình Sài gòn. Chị đã phỏng vấn nhiều gương mặt lừng danh của Hollywood như Danny Kay, Tippi Hedren... Chị đã đoạt giải Đệ Nhất Diễn Viên của Nam Việt Nam năm 1969, và của Đại Hội Điện Ảnh Á Châu năm 1973.



Nếu trước năm 1975 điện ảnh đã tìm đến chị như một sự tình cờ, chị đã gặt hái hết thành công này tới thành công khác từ những ngày đầu, thì khi đến Hoa Kỳ lúc đã 38 tuổi, người diễn viên đệ nhất của Nam VN đã quyết định ở lại với điện ảnh dù phải bắt đầu lại từ số không với Hollywood, nơi mà hàng ngàn nghệ sĩ trẻ Hoa Kỳ cũng như từ khắp nơi trên thế giới ước mong được len chân vào. Nhưng, cũng đã có biết bao giấc mơ bị dang dở với thất bại chua cay.

Từ những vai nhỏ chỉ có đôi ba giòng đối thoại trong phim, hai năm sau, chị đã được thủ vai chính bên cạnh tài tử bậc nhất Alan Alda trong chương trình truyền hình M*A*S*H. Sau khi đóng phim với Kiều Chinh, Alan Alda đã nói về Kiều Chinh trên Johnny Carson Show và trên báo TV Guide:

“Tài ba như cô ấy, nhất định Hollywood phải có chỗ cho cô”

Tính đến hôm nay, chị đã có mặt trong trên 100 phim và chương trình truyền hình. Trong đó có những phim thật nổi tiếng như The Letter (1986), Welcome Home (1989), Vietnam-Texas (1989), The Joy Luck Cub (1993), Riot (1997), Catfish in Black Bean Sauce (1999), What Cooking (2000), Face (2001), Tempted (2003), Journey from The Fall (2004). Có thể nói phim Joy Luck Club xác nhận vị trí hàng đầu của chị trong thế giới Hollywood.

Năm 1996, Hàn Lâm Viện Khoa Học Và Truyền Hình đã vinh danh Kiều Chinh và trao giải Emy Award, một giải cao quý nhất của Truyền Hình Hoa Kỳ cho phim tài liệu 'Kiều Chinh A Journey Home', do Patrick Perez, Fox Telievision thực hiện. Chị còn lãnh nhận nhiều giải thưởng khác trong các đại hội điện ảnh từ Âu Châu, Á Châu, đến Mỹ Châu như Life Time Achievement Award của Đại Hội Điện Ảnh Á Châu tại San Diego 2006, The 10th Festival Internazionale Cinema Delle Donne, tại Ý, 2003.

Từ Diễn Viên Đến Diễn Giả

Sự thành công của chị được nhiều giới ái mộ. Nhờ cách nói chuyện thật truyền cảm, thu hút đám đông, chị được mời làm diễn giả nhà nghề (professional lecturer) của tổ chức The Greater Talent Network, Inc., một tổ chức chuyên cung cấp những diễn giả nhà nghề cho các trường đại học và các tổ chức văn hoá trên toàn nước Mỹ. Trên 13 năm qua, từ 1994, chị đã đứng trên hàng trăm diễn đàn cuả Hoa kỳ đề nói lên những điều khó khăn cũng như những đóng góp tích cực cuả người Mỹ gốc Việt, về kinh nghiệm cuả chị, một nghệ sĩ VN lưu vong cũng như chia xẻ cái nhân sinh quan đầy nhân bản của một phụ nữ VN trước mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Chị là nguồn cảm hứng cho biết bao người trẻ Hoa Kỳ dù là gốc Á Châu, Âu Châu, Phi Châu, hay dân bản xứ.

Chị đã được Quốc hội Hoa Kỳ vinh danh là 'Người Tị Nạn Năm 1990'. 1986 được tổ chức Asian Pacific Woman Network tặng giải 'Woman Warrior Arward', và nhiều giải thưởng cao quý khác. Chị thực là một sứ giả VN xinh đẹp, tài giỏi, đầy lòng nhân ái và là niềm hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng và mọi người Việt Nam nói chung.

70 Năm Cuộc Đời

Kiều Chinh sinh ngày 3 tháng 9 năm 1937, tuổi Đinh Sửu, tại Hà Nội. Là con gái út của ông Nguyễn Cửu, một viên chức tài chánh cao cấp trong chính phủ Bảo hộ Pháp, và bà Nguyễn Thị An. Năm 6 tuổi, chiến tranh đã cướp mất người mẹ và người em chưa chào đời cuả chị. Sau đó, chị sống được ít năm hạnh phúc với cha, với chị và người anh trong khung cảnh nhung lụa của giới thượng lưu Hà Nội lúc bấy giờ.

Kiều Chinh bị ảnh hưởng người cha về học thức, về nhân cách, về sự yêu thương con cái và gia đình đến hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình, quý mến bạn bè và nhất là lòng say mê điện ảnh không có gì thay thế được. Cha chị, ông Nguyễn Cửu, người con trai duy nhất của điền chủ họ Nguyễn, chủ nhân khách sạn Đồng Xuân, Hà Nội. Ông Cửu theo Tây học nhưng mang lý tưởng quốc gia và có tâm hồn nghệ sĩ. Trong phòng khách văn chương của gia đình họ Nguyễn thường lui tới những nhân vật thời danh của Hà Nội như ông Dương Đồ Cổ hàng Trống, ông An hàng Đào, ông Phúc chủ nhân đồn điền Cam Bố Ha, ông Hùng tay đua xe hơi hạng nhất đường Hà Nội-Hải Phòng, cùng những nhà văn, nhà thơ tên tuổi như Ngọc Giao, Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Trương, Đinh Hùng... Là con út mồ côi mẹ từ nhỏ, Kiều Chinh được Bố thương đi đâu cũng mang theo, không cuộc họp mặt nào của bố mà thiếu vắng. Vì thế, chị đã thấm nhuần tư tưởng của Bố và những bằng hữu của ông.

Ngay từ thời thơ ấu, Bố còn luôn đưa cô 'công chúa của bố' đi xem xi nê tại rạp Majestic hay rạp Philhamonique. Khi ngồi bên bố, không những xem phim lại còn được bố giảng giải cho từ truyện phim cho tới các tài tử. Phim ảnh do đó, đã ăn sâu vào tim óc chị từ thuở thơ ấu. Chị Kiều Chinh từng tâm sự: 'Người đàn ông quan trọng nhất trong đời của tôi là bố tôi...'

Năm 1954, cuộc chiến tranh chống Pháp kết thúc bằng hiệp định Geneve, chia cắt hai miền Nam Bắc và cũng cắt đứt cuộc đời ấu thơ tươi đẹp, hạnh phúc nhưng ngắn ngủi của chị. Người chị của Kiều Chinh lập gia đình và theo chồng sang Pháp. Đêm trước ngày cả gia đình di cư vào Nam, người anh theo tiếng gọi thanh niên bỏ nhà tham gia kháng chiến. Sau hai ngày chờ đợi tại phi trường Bạch Mai, phút chót người cha đẩy cô con lên máy bay nói “Con vào Nam trước, Bố ở lại tìm anh rồi sẽ vào sau.” Đây là lần sau cùng Kiều Chinh trông thấy Bố.

Năm ấy chị mới 17 tuổi, một thân, một mình nơi xứ lạ, trông ngóng ngày gặp Bố, nhưng ngày ấy không bao giờ tới nữa. Kiều Chinh đã khóc hết nước mắt, khi thời hạn 300 ngày tiếp thu miền Bắc chấm dứt. Bức màn tre đổ xuống làm tan vỡ ước mơ cha con xum họp. Chiến tranh đã cướp mất tất cả những người thân yêu của chị.

Tại miền Nam Việt Nam, Kiều Chinh được gia đình một người bạn của Bố là ông bà Nguyễn Đại Độ giúp đỡ và sau này chị trở thành con dâu của gia đình. Kiều Chinh kết hôn với thứ nam của cụ Độ là anh Nguyễn Năng Tế, một sĩ quan Nhẩy Dù VNCH.

Lúc đó, chị mới 18 tuổi. Cuộc hôn nhân mang lại 3 người con, một gái hai trai.

Năm 1957, hai năm sau ngày di cư, Kiều Chinh được mời đóng vai ni cô trong cuốn phim đầu tiên 'Hồi Chuông Thiên Mụ' và nhiều phim sau đó. Dù là một diễn viên, khi ra ngoài được gọi là 'minh tinh màn bạc' nhưng sau cánh cổng của gia đình, chị vẫn chu toàn mọi bổn phận làm dâu, làm vợ và làm mẹ trong một gia đình nền nếp kiểu Bắc.

Chuyến bay vòng quanh thế giới trong những giờ Nam VN hấp hối

Trung tuần tháng 4 năm 1975, chưa đủ một tuần sau khi trở về VN sau khi hoàn tất phim 'Full House' tại Singapore, chị lại phải đáp chuyến máy bay thương mại cuối cùng rời khỏi VN..Niềm hy vọng được gặp ngưòi cha yêu dấu sau 22 năm xa cách đã bị dập tắt vì 'nước mắt chảy xuôi', chị phải tìm cách đi sang Canada, nơi cả 3 người con của chị đang du học.Tới Singapore, chị bị bắt vào nhà giam vì thông hành ngoại giao mà chị đã được chính phủ VNCH trao cho sau khi chị được tặng tước hiệu 'Sứ giả của Nghệ Thuật và Thiện Chí của VN', với phim 'Devil Within' tại Ấn độ năm 1971, không còn gía trị. May sao lúc đó tạp chí Female tại Singapore có đăng bài về phim 'Full House' và hình chị tại trang bià. Tờ báo đã giúp chị ra khỏi nhà giam và được lệnh rời Singapore trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Sau khi mất nước, mỗi người chúng ta đã trải qua một hành trình đi tìm tự do khó quên. Hành trình tìm tự do cuả Kiều Chinh cũng thật đặc biệt. Chiều ngày 25 tháng 4, 1975, chị bay chuyến bay vòng quanh thế giới trong lúc Sàigòn hấp hối, Chị không được phép nhập cảnh bất cứ một quốc gia nào vì, Nam VN đối với quốc tế lúc bấy giờ là đang trong tình trạng vô chính phủ. Chờ cho tới khi VN mất, lúc ấy chị mới có quyền xin tị nạn.

(xem tiếp theo ở post kế)
Back to top
« Last Edit: 30. Sep 2007 , 06:38 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: ĐỌC BÁO
Reply #81 - 30. Sep 2007 , 06:49
 
(Kiều Chinh - tiếp theo)
Sau 100 giờ bay, với những giờ phút đau khổ, lo sợ, nôn nóng đến tột cùng của cảnh 'nước mất, nhà tan', với bộ quần áo, và chiếc sắc tay duy nhất trên người, Kiều Chinh đã đáp xuống không biết bao nhiêu là phi trường chung quanh quả địa cầu. Đúng 6 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi chuyến bay của chị đáp xuống Torronto, Canada. Kiều Chinh mừng tủi ôm được ba người con trong tay, nước mắt trào ra khi nghe tin Saigon thất thủ.

Khi thành người tị nạn tại Canada, công việc đầu tiên Kiều Chinh là quét dọn, hốt phân gà, với số lương tối thiểu. Anh Tế lúc này cũng đã tới đảo Guam rồi sau đó sang Canada đoàn tụ với gia đình. Hiểu rằng đây không phải là đời sống của mình và tương lai các con, Kiều Chinh quyết định tìm mọi cách vào Mỹ. Tháng 7 năm 1975, nhờ sự bảo lãnh của người bạn cũ là tài tử Tippi Hedren , Kiều Chinh và gia đình sang định cư tại California.

“ Xin Nguyện cầu cho sự đoàn tụ cuả những gia đình bị chia lià vì chiến tranh”

Khi Kiều Chinh bắt đầu tìm cho chị được một chỗ đứng tương đối thì được tin bố mất sau những ngày lao tù. Ông đã chết trong cô đơn và thiếu thốn. Niềm hy vọng được gặp bố băng xương bằng thịt cũng tiêu tan. Cuộc hôn nhân kéo dài 25 năm, đã chính thức chấm dứt. Và khi hỏi về người chồng cũ cuả chị bây giờ đã có gia đinh mới, chị luôn nhẹ nhàng nói: 'Anh Tế, đúng như cái tên mà các cụ đã đặt, anh ấy là một người rất tử tế. Chỉ tiếc duyên phận của mình chỉ có vậy. Bây giờ mình vẫn coi anh ấy như người anh, người bạn, thường gặp nhau trong những sinh hoạt chung của gia đình.”

Trong chuyến trở về VN lần đầu tiên năm 1995, sau 20 năm xa Sài gòn và 41 năm xa Hà Nội trong chuyến công tác cho Viêt Nam Children's Fund, tổ chức xây trường cho trẻ em VN, Kiều Chinh đã ôm lấy mộ của bố, nỗi đớn đau cuả 41 năm xa cách, nhớ thương bật thành tiếng khóc: 'Bố ơi, con đã về! Chị đã khóc lặng người trước mộ phần của bố.

Nỗi đau khi nghĩ về những đày ải bố phải gánh chịu trong những ngày tù đày và những khốn khổ thiếu thốn cả miếng ăn, mọi người đều xa lánh khiến bố đã chết trong cô đơn và đói lạnh đã cắt từng tế bào của người nghệ sĩ VN tị nạn.

Vá trong những giờ vinh quang nhất cuả sự nghiệp, buổi lễ nhận giải Emy Arward cho phim tài liệu “Kieu Chinh, A Journey Home” của nhà sản xuất Patrick Perez; phim nói về chuyến thăm quê hương cuả Kiều Chinh. Chị đã tuyên bố trước hàng ngàn khan giả tại chỗ và hàng trăm triệu khán giả trên toàn thế giới qua những cuộc trực tiếp truyền hình:

“ Xin nguyện cầu cho sự đoàn tụ đưọc đến với tất cả các gia đình bị chia lià vì chiến tranh trên toàn thế giới”

Sống như 5 đời sống

Đã có rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà làm phim nổi tiếng Việt Nam cũng như ngoại quốc viết và nhận định về cuộc đời, và con người của chị Kiều Chinh. Mỗi người nhìn một cách khác nhau nhưng, người viết thích nhất là nhận xét của hai nhân vật, đó là nhà văn nữ Alison Leslie Gold, và nữ tài tử nổi tiếng Tippi Hedren.

Bà Alison Leslie Gold, người viết cuốn 'Nhật ký của Ann Frank', một trong những 'best seller' đã được dịch ra 16 thứ tiếng và được làm thành phim đoạt giải Emy Award năm 1994, phim 'The Attic', Bà Gold đã viết về Kiều Chinh như sau:

'Kiều Chinh là một phụ nữ phi thường. Bà đã sống như 5 đời sống. Kiều Chinh đã sống như một nhân chứng chua cay và từng trải qua cơn lốc thời cuộc mang nhiều tính tranh cãi nhất cuả thời đại chúng ta. Tôi xin ngả mũ chào Kiều Chinh, một phụ nữ có sắc đẹp cao quý của viện bảo tàng, một nghệ sĩ với tài năng hiém có, và với tôi, Kiều Chinh là người bạn trung thực và cao quý.'

Nhận xét về con người của chị Kiều Chinh, Tippi Hedren, một trong những tài tử hàng đầu của Hollywood, người đã bảo trợ Kiều Chinh vào Mỹ, đã nhận xét như sau:

'Kiều Chinh thực sự là một trong những phụ nữ can đảm nhất, mạnh mẽ nhất, và dịu dàng nhất mà tôi được quen biết trong suốt cuộc đời của tôi' ( Kieu Chinh is indeed one of the bravest, strongest, and gentlest woman I have ever met in my life.)

Cuộc đời của Kiều Chinh là một định mệnh khắc nghiệt, một thân phận nổi trôi với vận nước thăng trầm. Có thể nói, đời chị, hạnh phúc, đắng cay, thành công, thất bại đã đến mức tận cùng cuả nó. Nhưng chị đã vượt lên tất cả bằng nghị lực, sự quả cảm, lòng vị tha, một nhân cách đặc biệt, và bằng một sức làm việc kiên trì, bền bỉ hiếm có.

Sống giữa ánh sáng chói loà của kinh đô điện ảnh, thế giới của chị là thế giới của vật chất xa hoa với phấn son, áo quần, trang sức, xe cộ,,,nhất nhất phải là đệ nhất, nhưng chị sống rất nội tâm. Ngoài những giờ đi đóng phim và học hỏi, trau dồi nghề nghiệp, chị đã dành thì giờ và những gì chị có để yêu thương gia đình, yêu quý bạn bè, dành một phần đời không nhỏ cho các hoạt động xã hội từ những ngày còn ở VN với các thương bệnh binh và cô nhi quả phụ. Đến việc chia xẻ với người VN tị nan trong những ngày tháng bơ vơ tại xứ lạ, quê người, Và cho tới nay, hội VCF do chị là Chủ tịch sáng lập đã xây cất xong 42 trường tiểu học cho nhiều chục ngàn trẻ em Việt Nam tại các vùng quê từng bị tàn phá bởi chiến tranh.

Bí quyết nào giúp chị bảo đảm được những giá trị tinh thần kể trên nhưng vẫn tạo cho mình một bề ngoài với vẻ đẹp, với phong thái hàng đầu tại Hollywood? Chính là chị đã không chạy đua với hào nhoáng, xa xỉ, nhưng chị đã chọn cái đẹp cuả sự đơn gỉản nhưng thanh nhã và trang trọng, một sự giản đơn có chọn lọc nên không tầm thường. Chị là biểu trưng cho cái đẹp tự nhiên, kín đáo cổ điển luôn vững bền và đứng trên những cái đẹp rực rỡ, chói chang mau tàn, mau chán.

Kiều Chinh và những ước mơ hôm nay

Những ngày còn làm cho báo Sóng Thần trưóc năm 1975, một lần nhà văn Hoàng Hải Thuỷ có sắp xếp cho tôi phỏng vấn chị Kiều Chinh, nhưng vì một lý do nào đó mà tôi không còn nhớ, vào giờ chót cuộc phỏng vấn không thực hiện được. Phải chờ mãi đến năm 1983, khi còn làm việc thường trực cho Báo Ngày Nay, tôi mới gặp chị và thực hiện cuộc phỏng vấn chị đầu tiên tại Houston. Sau đó, tôi cũng đã viết một số bài khác về chị. và có gặp chị một lần nữa tại Houston và môt lần khác nữa tại DC. Còn lại chị và tôi thường trao đổi với nhau qua điện thoại. Mãi đến năm ngoái, khi chị hướng dẫn phái đoàn của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt sang đảo Guam để nhận lãnh tài liệu lịch sử cuả người Việt tị nạn từ năm 1975, một số các anh chị em trong hội và tôi đã được sống với chị 4 ngày trọn vẹn. Chuyến đi lịch sử này ngoài việc hoàn tất việc sưu tầm chương sử đầu tiên của người Mỹ gốc Việt, chuyến đi còn giúp tôi hiểu rõ hơn, học hỏi nhiều hơn về một người bạn vong niên yêu quý mà tôi đã đưọc quen biết hơn 20 năm qua.

Tuy là chuyến đi 4 ngày, trừ 1 ngày đi đường, phái đoàn có mặt trên đảo Guam có 3 ngày nhưng đã có tới 7 cuộc thăm viếng, hội họp. Sự khác biệt về giờ giấc khiến những người trẻ trong phái đoàn có cố gắng nhưng đôi khi cũng không giấu được vẻ mệt mỏi. Riêng chị, chị lúc nào cũng tươm tất. Buổi sáng chị dậy sớm. Chị luôn là một trong những người có mặt tại 'lobby' đầu tiên. Ngồi trên chiếc xe van chạy từ buổi lễ này sang những cuộc chào đón khác, chị luôn luôn giữ không khí tươi vui nhưng trang trọng.

Trong các buổi lễ và họp mặt, chị ngồi lắng nghe chăm chú. Những bài nói chuyện của chị được soạn thảo kỹ lưỡng. Khi đứng trước khán giả, chị thu hút người nghe bằng sự khoan thai, nhẹ nhàng và tiếng nói trầm ấm, rõ ràng, truyền cảm. Những bài nói chuyện của chị không dài nhưng cô đọng. Nhìn khán giả ngồi im phăng phắc nghe chị nói chuyện, nhìn những cái bắt tay trang trọng của ông bà Thống đốc, bà dân biểu, báo chí, và đại diện các ban ngành của chính quyền cũng như dân sự cuả đảo Guam để hiểu được sự quý trọng của người dân ở đây dành cho chị nói riêng và cho người Việt tị nạn nói chung. Chị đã là linh hồn, là sự thu hút và là niềm vui của chuyến đi lịch sử này.

Người viết cũng xin mở ngoặc ở đây để nói về những đóng góp to lớn của các anh chị trong hội và hai cơ quan truyền thông tháp tùng chuyến đi; đài Saigon-Houston Radio và đài truyền hình SBTN . Ngoài việc hy sinh thời gian, người tham dự còn phải đài thọ một phần lớn chi phí của chuyến đi. Riêng với chị Kiều Chinh, với vai trò diễn giả nhà nghề, mỗi bài nói chuyện của chị. trị giá hàng chục ngàn đô la, nhưng chị đã đóng góp tất cả cho kho tàng lịch sử và văn hoá người Mỹ Gốc Việt.Vì đó, chính là một trong những ước mơ cuối đời của chị.

Những giờ được ngồi bên chị trên những ghềnh đá cheo leo với biển xanh ngát và tiếng sóng vỗ rì rầm, hoặc bên những thảm hoa rực rỡ cuả 'hòn đảo thần tiên của người Việt tị nạn', chị đã nói về những mơ ước cuả chị về một thư khố cho người Mỹ gốc Việt trong đó sẽ tàng trữ những văn kiện lịch sử, những hình ảnh, phim ảnh, sách báo cuả người Việt tự do, về việc sưu tầm và viết về những văn nghệ sĩ lưu vong VN, về niềm mong ước có một nơi chốn gọi là 'Nhà Việt Nam.' Nơi đây sẽ là linh hồn của cuả người Việt tị nạn, là nền móng của lịch sử và đời sống người Mỹ gốc Việt để cho thế hệ hôm nay và mai sau có nơi chốn để đi về, để thăm viếng, để lễ hội.

Trên chuyến bay dài hơn 5 tiếng đồng hồ từ Guam tới Tokyo, tôi đã ngồi bên chị để lắng nghe chị cho ý kiến về việc điều hành và phát triển hội. Ý kiến thật phong phú của một người đọc rất nhiều và kinh nghiệm sống rất dầy. Ở tuổi 70 mà chị vẫn làm việc và suy nghĩ với tốc độ của thanh niên 20-30. Thú thật, tôi nhiều lúc phải chạy theo chị hụt hơi. Chị chia tay với phái đoàn từ phiá trung và đông nưóc Mỹ tại phi trường Tokyo. Chị bắt tay và ôm từng anh chị em quyến luyến. Trong cái xiết tay thật chặt và thật ân cần dành cho tôi, chị thì thầm vào tai tôi: 'Nhớ nghe, phải có Nhà Việt Nam'

Cuối tháng giêng 2007, nhân chuyến đến DC để viện bảo tàng Smithonian vinh danh, chị cũng không bỏ qua cơ hội để cùng với chị Khúc Minh Thơ và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt vào quốc hội Mỹ để vận động cho những người Việt vô quốc gia tại Phi Luật Tân, Thái Lan và Căm Bốt. Gặp chị, chị trao cho tôi cuốn sách bằng tiếng Anh với tựa đề: 'Kiều Chinh, Vietnamese American'. Tôi đứng lặng người vì vừa nhận ra được cái thâm sâu đầy cao thượng của người nghệ sĩ khải ái cuả chúng ta. Chị đã vinh danh người Mỹ gốc Việt của chúng ta bằng sự chiến thắng một cuộc đời đầy sóng gió vì nghịch cảnh và vì chiến tranh, và bằng những vinh quang của những thành quả mà người thường có lẽ phải sống tới 5 đời người mới có được. Chị khẳng định rõ ràng, ngắn gọn: 'Kiều Chinh, Người Mỹ Gốc Việt'

Còn đối với đất nước Việt Nam thì ra sao? Chị trả lời người viết trong bài phỏng vấn nhân ngày kỷ niệm 50 năm sự nghiệp điện ảnh của chị, cũng ngắn gọn nhưng thiết tha như tiếng kinh cầu:

'Tôi yêu quê hương, coi quê hương và thế giới như một mái nhà và mong ước mọi người sống trong ngôi nhà đó được êm ấm, khoẻ mạnh, và hạnh phúc'

Triều Giang

P.S: ĐQ có quen biết và đã từng làm việc qua các lãnh vực báo chí truyền thông với chị Triều Giang tại Austin, TX.
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #82 - 02. Oct 2007 , 07:20
 
Dân Oan - Nỗi Sợ Hãi Và Lòng Can Đảm
 

BÌNH CHÂU QUỐC . Việt Báo Thứ Ba, 10/2/2007, 12:02:00 AM


Tôi rất sợ Cộng Sản! Nói cho thật, đúng hơn là tôi rất ghê sợ sự tàn bạo và thú tính của Cộng sản Việt Nam - bọn mặt người dạ thú, bọn quỷ sứ đội lốt người chứ không ngoa chút nào!

Nỗi sợ ấy bắt đầu hình thành trong tôi từ ngày thơ ấu. Từ lúc tôi mới chào đời đã nghe trong lời ru của mẹ. "Âu ơ, con đi ngủ cho ngoan. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Những câu hát ru ấy cùng những câu chuyện kể của cha tôi về một thời khốc liệt mà ông đã phải sống trong chế độ CSVN bao trùm nơi quê nhà, trước khi theo đoàn di cư xuống tàu vào Nam trốn chạy chế độ độc tài CS hồi năm 1954 khi hiệp định đình chiến Giơnevơ kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam..

Tôi là một trong những đứa con được sinh ra ở miền Nam VN. Tuổi nhỏ của tôi trôi qua thật êm đềm trong tình thương của cha mẹ. Cha tôi, một con người trung thực đến tuyệt vời. Tôi quả quyết rằng suốt cuộc đời ông chưa bao giờ biết nói dối. Đó là niềm hãnh diện của tôi về cha mình. Vì thế, tôi tuyệt đối tin tưởng vào những gì cha tôi đã nói. Cha tôi nói là sự thật, là tiếng nói trung thực của người dân đen sống tận đáy vực của xã hội. Và tôi hiểu rằng nỗi ám ảnh lớn nhất của cha tôi, chính là quá khứ của một thời sống dưới chế độ độc tài đảng trị của CSVN.

Những câu chuyện tôi được nghe ông kể hàng ngày về tội ác và những sai lầm của chế độ CSVN lại tiếp tục ám ảnh tôi mãi cho đến hôm nay.

Vì thế cho nên "Tôi rất sợ Cộng Sản", tôi rất ghê tởm Cộng sản Việt Nam, chúng vừa là một bè đảng mafia lưu manh chánh trị, vừa khoác lên mình chiếc mặt nạ nhân nghĩa và đạo đức giả để lừa bịp nhân dân! Chúng đã gây tội ác cho nhân dân Việt Nam chất cao hơn núi suốt mấy chục năm tạm nắm cương quyền lực, nhưng chúng lại đào tạo nên một loạt những tên bồi bút đê tiện, bỉ ổi và lưu manh chuyên nghiệp làm nhiệm vụ chuyên đâm thuê chém mướn viết bài để bảo vệ che chắn cho tội ác của bè lũ cầm đầu. Như các tên Tô Huy Rứa, Đào Duy Quát (ban tuyên giáo TW), Gia Phúc (báo công an TP Hồ Chí Minh), Hữu Ước, Như Phong, Trung Trực, Thi Nga (báo Anh Ninh Thế giới), Chế Trung Hiếu, Thạch Sơn, Nguyễn Bách Niên, Nguyễn Nhân Trung, Lê Hoàng (báo Tuổi Trẻ), Nguyễn Công Khế (báo Thanh Niên), Trần Quang Hà, Đinh Thế Huynh (báo Nhân Dân), Đào Lê Bình (báo An Ninh Thủ đô)...

Sau năm 1975, trong chương trình giáo dục tiểu học ở khắp miền Nam bị CSVN chiếm đóng, chúng tôi lớp trẻ thiếu nhi và thanh thiếu niên đã bị nhồi nhét vào tư tưởng trẻ thơ của mình toàn những bài học có liên quan đến "anh giải phóng quân" và "bác Hồ".

Thế nhưng, tôi không thể nào tiếp thu được vì trong đầu tôi luôn chứa đựng những mâu thuẫn giữa những câu chuyện hàng ngày do cha tôi kể về tội ác của quân CSVN từ hồi cha mẹ tôi còn ở ngoài Bắc và những bài học trong sách giáo khoa đầy tính tuyên truyền lừa mị lúc bấy giờ.

Tháng 4 năm 1975, có biết bao gia đình ở miền Nam VN rơi vào hoàn cảnh hụt hẫng vì sự thay đổi chế độ, từ cuộc sống đủ đầy tự do dân chủ sang cuộc sống cộng sản trại lính khắc nghiệt. Nhân dân miền Nam đã bị hố to vì những tuyên truyền lừa bịp của cả một bộ máy dối trá khổng lồ. Người mất nhà mất đất, kẻ mất con trong hỗn loạn của chiến tranh nồi da xáo thịt.

Trước bối cảnh cay đắng được gọi là "giải phóng" ấy sau ngày 30/4/1975 hàng triệu đồng bào miền Nam phải chạy trốn tỵ nạn CSVN xâm chiếm. Những người tìm đường ra nước ngoài thì nghĩ rằng vĩnh viễn sẽ rời xa quê cha đất tổ và sẽ không thể nào có ngày trở lại. Sĩ quan, binh lính, cán bộ của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ thì phải vào tù ngồi hàng chục năm trời trong các trại tập trung kiểu Phát xít HítLe trong đại chiến thứ 2, rất nhiều người đã bỏ mạng trong tù và rừng thiêng nước độc ở miền Bắc VN.

Và trong bối cảnh đó, toàn miền Nam VN rơi vào cảnh đói nghèo cơ cực, xác xơ tiêu điều quá thời chiến tranh bom rơi đạn lạc. Gia đình tôi cũng không ngoài hoàn cảnh bi thảm đó. Tôi cũng như nhiều người miền Nam đều nghĩ rằng: Chính phủ Mỹ đã phải chịu thua áp lực dân chủ của dư luận nước Mỹ bỏ rơi chế độ dân chủ tự do trong miền Nam để rồi chế độ CS Bắc Việt tàn ác có cơ hội thôn tính cả phần còn lại phía Nam đất nước này là một sai lầm không thể tha thứ được trong lịch sử của quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới này. Sai lầm này là tội lỗi lớn nhất mà nước Mỹ đã mắc phải và giờ đây dân tộc ta là nạn nhân khổ đau chua xót phải gánh chịu dai dẳng.

Có 1 câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ cho người lính cộng sản miền Bắc mà vẫn được các cơ quan tuyên truyền CSVN gọi là "Anh giải phóng quân đi chiến đấu giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt khỏi ách kìm kẹp của Mỹ Ngụy?!" Thì thực ra: Anh giải phóng cho chính các anh hay anh giải phóng cho chúng tôi?

Và câu trả lời đúng thật sự là: anh giải phóng cho chính anh chớ không ai khác!

Từ 1 đứa trẻ hôm qua được sống trong cảnh đầy đủ, dư thừa. Thế mà chỉ sau ngày 30-4-1975 lại rơi vào cảnh đói khát, thiếu thốn đủ mọi bề. Trong lứa tuổi phát triển của các cháu, các em có thể đầy đủ dinh dưỡng chất thông qua việc ăn uống. Thế nhưng những bữa ăn hàng ngày của dân VN thời điểm đó toàn là củ khoai mì, một loại thực phẩm, lương thực mạt hạng mà ngày nay thậm chí chó, heo còn chê không ăn.

Nhưng vào thời điểm đó có khoai mì ăn đã là may lắm rồi. Có những gia đình phải ăn đến cả vỏ khoai mì, và sau khi ăn vỏ khoai mì vào sẽ bị say là chuyện thường. Vì vỏ khoai mì có chứa chất độc.

Cái sự đói khát thật là thê thảm, vì nó làm cho người ta phờ phạc, bệnh tật rất dễ dàng xâm nhập cơ thể.

Thế đấy! Ấn tượng đầu tiên về CS trong đời tôi là thế đấy, khi tôi còn rất bé.

Bị thời thế đẩy vào hoàn cảnh quá khó khăn, cha tôi oán ghét chế độ CS độc tài đến tận cùng. Và để giải thoát cơn buồn phiền sau 1 ngày làm việc vất vả, chiều nào cha tôi cũng uống rượu cho thật say sưa để quên hết mọi buồn phiền của cả xã hội miền Nam đã không may rơi vào nanh vuốt của bầy quỷ sứ CSVN, mà gia đình tôi chỉ là một hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông.

Ông uống rượu một mình và khi đã ngà ngà say. Ông bắt đầu kể về nhũng tội ác của chế độ bất nhân tàn bạo của CSVN hồi còn ở ngoài Bắc VN bằng cái giọng ấm áp đều đều.

Ông kể đủ mọi chuyện liên quan đến chế độ độc tài CS mà xưa kia ông đã từng chứng kiến. Từ chuyện CS thực hiện chính sách cải cách ruộng đất đẫm máu dẫn đến giết chết hơn nửa triệu người vô tội, đến việc đánh phá những nhà Tư sản, giàu có ở miền Bắc gây bao nhiêu đau thương cho nhân dân. Ông nêu tên đích danh những kẻ tội đồ đã thực hiện tội ác trên đỉnh cao quyền lực lúc đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Lê Văn Lương, Đồng Sĩ Nguyên, Đỗ Mười, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Hoàn, Lê Quốc Thân...

Và ông kể cả việc CSVN tra khảo những người bị nghi là có vàng, tiền mà không hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp cho Việt Minh để mua súng đạn phục vụ chúng gây chiến, đánh trận và khủng bố ám sát các đảng phái quốc gia, những người đối lập với đường lối CS chủ nghĩa nữa...

Chúng đã tiến hành đánh đập, tra khảo chán những người bị nghi ngờ như vậy. Nếu ai đó không khai chỗ cất giấu vàng, chúng sẽ trói lại và đem ngâm xuống ao hồ để trầm mình cho đĩa đói hít kiệt máu đến chết và cái chết thật sạch sẽ, gọn gàng.

Cha tôi thường nhắc đến đội "Tiền Trảm, hậu Tấu" của Việt Minh. Chúng cắt cổ người ta bằng mã tấu cùn và ông thường diễn tả âm thanh ằng ặc của người bị đè xuống cắt cổ như thế nào thật rùng rợn. Còn rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện ghê rợn do tội ác của Việt Minh Cộng sản gây ra mà trong sự hữu hạn về thời gian, tôi không thể nào kể hết được... Tôi chỉ nêu ra vài câu chuyện như vậy để làm ví dụ chứng minh việc thể hiện sự man rợ của Việt Minh CS trong thời kỳ cai trị ở miền Bắc VN do chính người cha trung thực của tôi kể lại.

Đó chính là những câu chuyện cảnh tỉnh chúng tôi, nhắc nhở chúng tôi phải cảnh giác đối với chế độ độc tài CS ngày nay.

Đối với chính quyền CS ở địa phương, thì cha tôi chưa bao khuất phục. Trong cái nhìn của ông chúng chỉ là một lũ dốt nát, cơ hội, nịnh thần, tham lam và độc ác.

Ông là một con người thẳng tính. Ông luôn luôn thể hiện sự bất phục và sẵn sàng chửi thẳng vào mặt bọn chúng. Ông căm phẫn và khinh bỉ bọn mặt người nhưng lòng lang dạ sói đến tột cùng.

Vì thế cho nên bọn chúng rất căm tức và tìm mọi cách trù dập đối với gia đình tôi trong tất cả các việc làm ăn sinh sống và buôn bán.

Thậm chí mẹ tôi bán hàng tạp hóa có mấy lít dầu hỏa hay vài gói thuốc lá Zét chúng cũng đến kiểm tra và cướp mất. Chị tôi mua được 1 túm đậu xanh cũng bị bọn cán bộ CS gọi là "quản lý thị trường" cướp mất.

(còn tiếp ... )
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #83 - 02. Oct 2007 , 07:23
 
Dân Oan - Nỗi Sợ Hãi Và Lòng Can Đảm
(tiếp theo)  

Cho đến lúc cha tôi mất đi, thì chúng mới tạm thời buông tha không còn liệt gia đình tôi vào diện chống đối nữa ở địa phương nữa.

Anh chị em tôi lớn lên và lần lượt có gia đình riêng. Nhưng mỗi người vẫn gói kỹ vào đời những hành trang vô hình do cha tôi trao lại, đó là những câu chuyện có thực về tội ác của chế độ phi nhân độc ác và tàn bạo này. Và một câu nói đã trở thành bất hủ của cố TT Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói hãy nhìn kỹ những gì CS làm".

Vì thế cho nên "Tôi rất ghê sợ Cộng Sản".

Tôi luôn luôn tìm cách tránh những việc phải đối đầu với CS. Vì trong thâm tâm tôi CS chẳng khác gì "loài quỷ dữ". Chúng đã bám theo gia đình tôi từ Bắc vào Nam và định mệnh buộc gia đình tôi phải luôn là nạn nhân của chúng. Mà đã gọi là định mệnh thì làm sao có thể tránh được!

Thế rồi đến lượt tôi lại là nạn nhân của CS, mặc dù "Tôi rất sợ Cộng Sản".

Có 1 câu nói dạy rằng: "Việc gì nếu không thể tránh được, thì bắt buộc phải đối đầu".

Thế là tôi bị bắt buộc phải đối đầu với CS, cho dù trong thâm tâm tôi chỉ muốn được sống 1 cuộc sống bình yên như bao nhiêu người khác trong xã hội mà thôi.

Vậy là không ai khác. Chính CS đã dồn tôi vào đường cùng để tôi buộc phải chống lại bọn chúng.

Hoặc là đê hèn phủ phục dưới chân chúng, chấp nhận mọi điều kiện do chúng đưa ra để đổi lấy sự bình yên cho bản thân và gia đình.

Hoặc là can đảm đứng lên chống lại bọn chúng bắt chúng phải trả lại những gì mà chúng đã cướp và bắt chúng phải trả lại cho tôi quyền làm người, quyền tự do vốn có của mình.

Bởi thế nên tôi đã lựa chọn con đường can đảm đứng lên và tự nguyện gia nhập vào đoàn "Dân oan" để đấu tranh cùng với mọi người.

Kể từ ngày đó tôi đã không còn sợ CS nữa và thay vào đó là lòng can đảm để sẵn sàng đấu tranh trực diện với chính quyền CS độc tài toàn trị trong đất nước khốn khổ này.

Tôi biết rằng mình đã bắt đầu một quãng đời đầy sống gió gian truân vì phải đối đầu với CS trong cuộc đấu tranh không cân sức, nhưng đòi hỏi có ý chí bất khuất kiên cường.

Ý thức cá nhân luôn nhắc nhở tôi rằng, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể cúi đầu khuất phục trước bọn người cường quyền, bọn độc tài, vô cùng xấu xa, bỉ ổi, vô liêm sĩ mang tên chung là CSVN này. Nhất định phải góp sức nhỏ bé của mình để cùng nhân dân tranh đấu đòi Tự do Nhân quyền, Dân chủ để quét sạch bọn quỷ sứ CSVN này sạch bóng trên đất nước thân yêu của chúng ta.

Sống giữa một rừng người "Dân oan" VN, tôi bàng hoàng nhận ra rằng, dưới sự thống trị của chế độ CSVN có biết bao nhiêu gia đình là nạn nhân của chúng. Có lẽ không thể thống kê được vì quá nhiều...

Bè lũ CSVN đã và đang đối xử tàn nhẫn với nhân dân mình. Chúng đã phản bội với lời hứa thành khẩn ban đầu khi chúng vẫn còn núp dưới gấu quần của nhân dân.

ĐCSVN chính là những đứa con quái thai phản nghịch của bà mẹ VN đã vô phước sinh ra chúng để khi lớn khôn chúng lấy oán trả ơn bậc sinh thành.

Toàn thế giới lên án bọn chúng bởi sự độc tài, độc tôn, bảo thủ và ngu xuẩn. Vậy mà chúng vẫn luôn mồm lu loa tự đề cao đảng phái, vị thế bẩn thỉu đê hèn nhục nhã của mình mà không biết xấu hổ mắc cỡ trước thiên hạ và trước toàn dân.

Người dân VN vốn dĩ rất hiền lành chân chất và có tấm lòng rộng lượng, bao dung. Nhưng đã đến lúc không thể nào nhẫn nhục chịu đựng được nữa trước sự bạo ngược, lộng hành của bọn cướp ngày, bọn lưu manh cơ hội chánh trị CSVN. Chính Hồ Chí Minh và đồng bọn trong phe đảng của ông ta là lũ cơ hội chánh trị lớn nhất lịch sử Việt Nam cận đại. Vì chúng đã nương theo bối cảnh nước ta bị thực dân, phát xít đô hộ trong đệ nhị thế chiến, và chúng đã lợi dụng được lòng yêu nước thương nòi, cả tin + ngu dốt của dân ta để du nhập chủ nghĩa CS Mác Lê nin ngoại bang vào đất nước nghèo đói này từ hơn 70 năm về trước. Và thế là khắp nơi trong nước đã can đảm đứng lên đấu tranh đòi chúng phải trả lại những gì đã cướp của nhân dân và đòi chúng phải trả lại quyền con người vốn có của nhân loại. Sở dĩ tôi gọi chúng là bọn trộm cướp vì chúng đã không những cướp đất, cướp nhà, tài sản của nhân dân mà chúng còn cướp cả Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, mạng sống và phẩm giá của cả dân tộc Việt nam chúng ta mấy mươi năm qua kể từ ngày 2/9/1945 và 30/4/1975.

Đứng trước một thực trạng nguy khốn như thế, nhưng CSVN vẫn ngoan cố sử dụng bạo lực cường quyền để đàn áp và khủng bố nhân dân để chúng cố sống cố chết bám giữ ghế quyền lực cai trị với tính toán là mãi mãi, vĩnh viễn...

Chúng đâu biết rằng làm mất lòng dân là sẽ mất tất cả. Những chiếc ghế mà chúng ngồi đang rên rả lung lay. Và một ngày nào đó đất dưới chân chúng sẽ xụp xuống chôn vùi cả phe đảng CSVN độc tài, gian ác và vô liêm sỉ.

Như luật luân hồi có vay có trả, có sinh có diệt, mà số phận chúng không thể nào tránh được. Tình cảnh của chúng đang nắm quyền thống trị cả đất nước này trong sắt máu và bạo quyền chỉ là tạm thời mà thôi. Hãy nhìn sang xứ Miến Điện thì biết, hơn 130 000 sư sãi và nhân dân đã xuống đường đòi tự do dân chủ, đòi hòa giải dân tộc, đòi xóa bỏ chế độ quân phiệt độc tài man rợ đang làm bè lũ tướng lãnh cai trị xứ sở này gần nửa thế kỷ phải run sợ kinh hoàng. Sự kiện này làm giới cầm quyền của CS Hà Nội đã bất chợt phải sờ lên gáy của chính mình, và đêm đêm chúng ngủ phải bắt tay lên trán nghĩ lo cho vận mạng của chính mình. Bởi vì, rồi sẽ đến một ngày nào đó chúng cũng sẽ bị nhân dân ta đứng lên đồng loạt hỏi tội và tính sổ với chúng.

Hàng triệu người "Dân oan" đã bị CSVN dùng sức mạnh thô bạo của chính quyền độc tài để đàn áp, cướp bóc, mà trước đây họ vốn dĩ rất hiền hòa và sợ hãi chúng. Nhưng nay tất cả mọi người đã tự trang bị cho mình một lòng dũng cảm và sự "can đảm" để đứng lên một lòng quyết tâm tranh đấu đến cùng. Không ai bảo ai nhưng trong lòng cùng chung 1 chí hướng, đoàn kết gắn bó tạo nên sức mạnh để hạ gục ngã đổ chế độ CS độc tài này trong hòa bình và không đổ máu, trong tư thế văn minh và văn hóa mà không cần bất cứ 1 viên đạn hay tấc sắt nào.

Bất chấp chúng có cả một đội quân mấy triệu công an, cảnh sát, mật vụ và quân đội trong tay, bất chấp chúng ỷ vào sức mạnh quân sự sẵn có với vũ khí hiện đại và chúng thừa thủ đoạn gian manh, quỷ quyệt, xảo trá. Tôi cho rằng, chúng tuy có đủ những phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy, nhưng ĐCSVN không có "chính nghĩa" thế thì làm sao chúng có thể chống lại toàn thể nhân dân Việt Nam yêu chuộng Tự do Dân chủ, tiến bộ và hòa bình.

Ngày hôm nay chỉ có vài ngàn "dân oan" dám đứng lên, nhưng tôi tin rằng mai đây sẽ có triệu triệu "Dân oan" cùng nhân dân sẽ đứng lên. Và CSVN sẽ phải chịu thua "Dân oan" cùng cả khối nhân dân yêu nước vì "LÒNG CAN ĐẢM".

Phường 7, quận 3, thành phố Sài Gòn ngày 25-9-2007

Dân oan Việt Nam

BÌNH CHÂU QUỐC
Back to top
« Last Edit: 02. Oct 2007 , 07:24 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: ĐỌC BÁO
Reply #84 - 07. Oct 2007 , 13:00
 
Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ bàn thảo về trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý


2007.10.07
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hội đồng Giám mục Việt Nam vào đầu tuần tới sẽ bắt đầu kỳ họp thường niên. Tin cho hay trong chương trình nghị sự của kỳ họp năm nay sẽ có bàn về trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị nhà nước giam tù do họat động đấu tranh đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.

Phát biểu chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong vụ Cha Lý, cũng như trong việc giới tu sĩ tham gia chính trị là điều mà giáo dân Công giáo trong và ngoài nước chờ đợi bấy lâu nay.

Nhân dịp này, Gia Minh hỏi chuyện linh mục Phan Văn Lợi, một trong rất ít Linh mục Công giáo trong nước công khai chính kiến và trực tiếp có những họat động đấu tranh với chính quyền Hà Nội. Trước hết Linh mục Phan Văn Lợi cho biết:


Quan điểm của Hội đồng Giám mục VN?

LM Phan Văn Lợi: Trong kỳ họp Hội Đồng Giám Mục sắp tới vào ngày 8 tháng 10 tới đây tại Hà Nội thì chúng tôi nghe biết rằng trong chương trình nghị sự sẽ nói đến Linh mục Nguyễn Văn Lý bị ở tù, và chúng tôi hy vọng rằng HĐGMVN sẽ đưa ra một phán quyết dứt điểm, rõ ràng, thẳng thắn về vụ LM Lý tranh đấu và vụ LM Lý bị ở tù. Vậy chúng ta hãy chờ xem.

Gia Minh: Theo Linh Mục, có thể dự kiến được gì chưa?

LM Phan Văn Lợi: Cho tới bây giờ thì chúng tôi vẫn chưa dự kiến được, bởi vì trước đây chúng tôi cũng chưa thấy dấu hiệu nào rõ rệt để cho mình nghĩ theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

Gia Minh: Vấn đề này lâu nay người ta cũng đặt ra, đó là Giáo Hội nói là các tu sĩ, các linh mục không tham gia vào chính trị. Đối với Linh Mục, là người hiện nay đã công khai tham gia công cuộc đấu tranh thì điều này Linh Mục có được sự nhắc nhở gì từ phía Giáo Hội hay không? Hoặc là có những ý kiến gì từ phía Giáo Hội, thưa Linh Mục?

LM Phan Văn Lợi: Về việc nhận ý kiến từ giới lãnh đạo chính thức ở trong Giáo Hội thì là không. Ngay cả Cha Lý cũng vậy. Mà tôi không phải là làm chính trị theo nghĩa chính trị đảng phái. Chúng tôi không tranh đấu để giành một chức vụ nào đó trong xã hội trong tương lai. Chúng tôi cũng không gia nhập một quân đội để đấu tranh vũ trang. Chúng tôi chỉ làm phận sự của một linh mục là nói lên tiếng nói của lẽ phải, bênh vực người bị áp bức, và đưa ra lập trường của Giáo Hội đứng về phía những kẻ nghèo hèn bị áp bức ở trong xã hội.

Chúng tôi tố cáo những tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Chúng tôi phơi bày trước thế giới tất cả những nỗi khổ của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi làm phận sự của một ngôn sứ, của một linh mục, chứ chúng tôi không bao giờ làm chính trị cả. Nếu có làm chính trị thì đấy không phải là chính trị đảng phái mà là chính trị công dân.

Lương tâm của tôi là một người linh mục và là một người công dân bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng. Chúng tôi không thể ngồi yên khi dân tộc của chúng tôi đang bị đoạ đày. Chúng tôi nhứt định không thể không lên tiếng khi đứng trước cảnh nhiễu nhương mà dân tộc chúng ta đang bị dưới chế độ cộng sản này. Tôi không làm chính trị.

Gia Minh: Có những ý kiến ra sao khi Linh Mục trình bày với các đấng bề trên của Linh Mục trong Giáo Hội?

LM Phan Văn Lợi: Riêng cá nhân của một vài vị mà chúng tôi đã gặp thì tán đồng công việc của chúng tôi. Nhưng về tiếng nói chính thức của HĐGMVN, với công việc tạm gọi là làm chính trị của LM Lý và của Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, thì xin quý vị chờ đợi thêm vài ngày nữa, bởi vì trong chương trình nghị sự có đưa vấn đề đó ra.

Nhiều giáo dân khắp thế giới và trong nước đã có viết một thư xin các giám mục trong HĐGM lên tiếng về những chuyện là LM Nguyễn Văn Lý đấu tranh cung với nhóm LM Nguyễn Kim Điền, và bên cạnh đó lên tiếng về việc các linh mục tham gia Hội Đồng Nhân Dân, tham gia Mặt Trận Tổ Quốc, Uỷ Ban Đoàn Kết, thì những vị đó có làm chính trị hay không?

Một bên là Cha Lý và chúng tôi đấu tranh phê phán chế độ này, trong lúc đó có những vị linh mục khác tham gia cộng tác với chế độ trong tư cách là đại biểu quốc hội hay hội đồng nhân dân.


Nhìn ra thế giới

Gia Minh: Thưa Linh Mục, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là một phần của giáo hội Công Giáo hoàn vũ. Trong giáo hội Công Giáo hoàn vũ thì theo Linh Mục thấy có những trường hợp nào mà các linh mục, các vị tu sĩ cũng có những hoạt động tương tự như bản thân Linh Mụch cũng như những vị cùng chí hướng với Linh Mục; và điều đó có được sự đồng thuận và cổ suý không ạ?

LM Phan Văn Lợi: Chúng ta nhìn lại bên Đông Âu thời kỳ trước năm 1991, chúng ta nhận thấy rằng các lãnh đạo tinh thần của các giáo hội ở Đông Âu, từ các vị chức sắc cao cấp nhất như Đức Hồng Y của Hungary, Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc, rồi Hồng Y Wojtyła sau này là Đức Giáo Hoàng John Paul II, thì tất cả những vị đó cùng với các linh mục trong các giáo hội đó, rất nhiều vị đã đứng lên đương đầu với chế độ cộng sản, không phải bằng vũ lực mà bằng lời nói tố cáo những hành động tàn ác.

Vào thời đó các tu sĩ của Giáo hội Công giáo đã đứng lên tố cáo các tội ác của các chế độ cộng sản ở Đông Âu, tố cáo những sai lầm trong chính sách của họ, và nhiều vị đã bị cầm tù, đã bị bách hại.

Tất cả những người đó đã hành động theo lương tâm, theo phận sự của một người tu hành, của một linh mục hay một giám mục.

Dĩ nhiên trong các vị đó cũng có vị cộng tác với chính quyền cộng sản, làm mật vụ, làm điệp viên bí mật… mà chúng ta vừa mới nghe cách đây một vài tháng. Nhưng lại có vị khác chấp nhận gian khổ để đòi hỏi quyền tự do cho giáo hội, đòi hỏi nhân quyền cho người dân của mình. Và chính sự góp phần lớn lao đó bên cạnh các nhà đấu trânh chính trị khác bên Đông Âu đã làm cho các chính thể ở Đông Âu phát triển.

Gia Minh: Đối với Giáo Hoàng John Paul II mà Linh Mục vừa mới đề cập đến thì có điều gì nơi Ngài mà Linh Mục học hỏi được để tiếp tục đi theo chí hướng của mình như lâu nay mặc dù là có những sự phản đối như thế ạ?

LM Phan Văn Lợi: Tôi nhớ lại một lần, có lần một tờ báo bên Ý phỏng vấn Ngài. Khi đó Ngài đã là Giáo Hoàng rồi. Họ nói rằng Giáo Hoàng đã làm chính trị, thì Giáo Hoàng mới nói rằng không nên hiểu chính trị theo nghĩa hẹp, mà phải hiểu chính trị theo nghĩa rộng là Giáo Hoàng bênh vực quyền con người, Giáo Hoàng bênh vực giá trị nhân bản.

Quyền con người và nhân bản có nói trong Phúc Âm. Nếu mà hiểu rằng đó là làm chính trị thì đúng là Giáo Hoàng có làm chính trị, bởi vì Phúc Âm đề cao sự bênh vực quyền con người.

Tôi luôn luôn ghi nhớ những lời đó của Giáo Hoàng. Tôi cũng luôn luôn ghi nhớ lời Đức Giáo Hoàng để dấn thân bênh vực cho con người. Tôi thấy cuộc đời của Ngài khi làm Tổng Giám Mục Cracovia đã luôn luôn là một mục tử và đi sát với người dân, những điều đó cho thấy Ngài là một tấm gương của một người mục tử xả thân, không phải cho đạo mà thôi, mà cho cả dân tộc nữa. Điều đó không có gì đi ngược lại thiên chức của một giám mục cả.

Gia Minh: Xin hỏi Linh Mục một câu cuối cùng. Thông thường hàng năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đều có họp và đều có những thư chung và theo tinh thần lâu nay thì bao giờ cũng có điều nói rằng Công Giáo phải sống trong lòng dân tộc, đồng hành cùng với dân tộc. Vậy theo Linh Mục, để đồng hành và để cùng sống với dân tộc, đưa dân tộc đi lên thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần phải làm gì để có thể thực hiện trách nhiệm của mình?

LM Phan Văn Lợi: Thưa, tôi nghĩ đồng hành với dân tộc, sống trong lòng dân tộc thì trước hết là phải dũng cảm với dân tộc, với người dân trong những nỗi khổ của người dân.

Bây giờ dân tộc Việt Nam của chúng ta đang sống trong một cái chế độ vớí rất nhiều khổ sở: những người nông dân Việt mất đất, mất ruộng; những người công nhân bị chèn ép bởi các công ty xí nghiệp; giới trẻ bị đầu độc bằng một nền giáo dục phi nhân bản; thì Giáo Hội phải đồng hành mà trước hết là phải hiện diện bên cạnh niềm đau nỗi khổ của người dân.

Thứ hai là Giáo Hội cần phải tố cáo những tội ác mà đảng cộng sản đã gây ra cho dân tộc. Giáo Hội phải lên tiếng đòi lại quyền giáo dục, bởi vì giáo dục bây giờ theo con đường mác xít, đào tạo những thần dân cho đảng cộng sản chứ không phải là công dân cho đất nước.

Giáo Hội cần phải mạnh mẽ đòi lại quyền giáo dục để chính mình cũng được góp phần vào giáo dục. Giáo Hội cần phải tiếp tục đòi lại cho được các phương tiện truyền thông để lên tiếng trên các báo chí của mình hầu cho dân chúng thấy được những giá trị tâm linh tinh thần.

Gia Minh: Xin chân thành cảm ơn Linh mục Phan Văn Lợi đã dành cho Đài chúng tôi cuộc nói chuyện hôm nay.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2007 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #85 - 08. Oct 2007 , 21:33
 
Quote:
Kiều Chinh,
50 Năm Điện Ảnh
70 Năm Cuộc Đời

------

Dù là một diễn viên, khi ra ngoài được gọi là 'minh tinh màn bạc' nhưng sau cánh cổng của gia đình, chị vẫn chu toàn mọi bổn phận làm dâu, làm vợ và làm mẹ trong một gia đình nền nếp kiểu Bắc.
------

(xem tiếp theo ở post kế)


Anh Đỗ Quân ơi,

Nếu anh có xem hình sinh hoại của LVd tại Vancouver, anh có thấy 1 người hay đàn , trông giống Tuấn Cường ( đẹp hơn Tuấn Cường  Cheesy ) không? Đó là anh Sơn , chồng của Mai Hoa (LVd Vancouver ), là cháu gọi ông Tế là chú ruột đó. Bà cụ mẹ của Sơn nói chuyện với My nhiều về em dâu của bà, là tài tử Kiều Chinh. My thấy đúng như lời nhà báo Triều Giang viết như trên, và My nghĩ còn hơn thế nữa  đó anh. Người tài tử tài sắc nổi tiếng ấy ở trong nhà ngày ngày vẫn dậy sớm tinh mơ lo từng ly cà phê, bữa ăn sáng cho cả nhà, lo từng bộ quần áo, giày vớ sẵn sàng cho chồng mặc.... Bà hiền thục, rất chiều chồng và hết sức nhẫn nhịn.  Ông Tế tuy đã ly dị với bà và có vợ khác mà bà vẫn còn được nhà chồng và bà chị dâu khen hết lời như thế nên khi My đọc những lời mọi người và những diễn viên Hollywood ca tụng bà  My thấy cũng phải quá đi thôi   Wink



Back to top
« Last Edit: 09. Oct 2007 , 21:24 by admin »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4083
Re: ĐỌC BÁO
Reply #86 - 09. Oct 2007 , 21:20
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Oct 2007 , 21:33:
Anh Đỗ Quân ơi,

Nếu anh có xem hình sinh hoại của LVd tại Vancouver, anh có thấy 1 người hay đàn , trông giống Tuấn Cường ( đẹp hơn Tuấn Cường  Cheesy ) không? Đó là anh Sơn , chồng của Mai Hoa (LVd Vancouver ), là cháu gọi ông Tế là chú ruột đó. Bà cụ mẹ của Sơn nói chuyện với My nhiều về em dâu của bà, là tài tử Kiều Chinh. My thấy đúng như lời nhà báo Triều Giang viết như trên, và My nghĩ còn hơn thế nữa  đó anh. Người tài tử tài sắc nổi tiếng ấy ở trong nhà ngày ngày vẫn dậy sớm tinh mơ lo từng ly cà phê, bữa ăn sáng cho cả nhà, lo từng bộ quần áo, giày vớ, sẵn sàng cho chồng mặc.... , hiền thục, rất chiều chồng và hết sức nhẫn nhịn.  Ông Tế tuy đã ly dị với bà và có vợ khác mà bà vẫn còn được nhà chồng và bà chị dâu khen hết lời như thế nên khi My đọc những lời mọi người và những diễn viên Hollywood ca tụng bà  My thấy cũng phải quá đi thôi   Wink





Cùng cả  nhà  ,  Cả nhà  , đã  đọc bài viết  của Triều Giang  viết về  nữ tài tử  Kiều Chinh  .Nhưng    cả  nhà , ít ai  biết  có  một  nhà  văn  nổi tiếng   trước 75  và  sau 75 ở Hải  ngoại  , đã  Thầm Yêu  Người  nữ tài  tử  nổi tiếng  Kiều Chinh  .Và  đã  làm  một  bài  thơ   nói  về  Kiều Chinh  . Mang  tựa đề  "Em đã  hoang  đường từ Cổ  Đại "

Trích đoạn  bài thơ  ....

"Em đã   hoang đường  từ cổ  đại
Anh cũng thần tiên  tự xuống đời
Đôi ta  một lứa đôi tài  tử
Ngự  mỗi  thiên thần ở  mỗi ngôi  ...

.đoạn tiếp  ....

Đừng khóc  dẫu mưa  là  nước mắt
Đừng đau  dẫu đá cũng  đau buồn ,
Tâm  em là  Bụt, tâm anh  Phật
Trên mỗi tâm ngời  một  nhánh hương


.....Lúc  đưa  đám tang  nhà văn  nổi tiếng  năm 2000, lúc  hạ huyệt  ...ký giả  Bùi   Bảo  Trúc  đã  hỏi  nữ tài tử  Kiều Chinh  có phải bài thơ  "Em  đã   hoang đường  từ Cổ Đại  ' là  của nhà văn nổi tiếng   viết  cho  KC  ,và  trước khi  nắm  đất  cuối cùng được ném  xuống  ,Kiều Chinh đã  gật đầu  và  những giọt  nước  trên mắt .

Xin  tiết lộ  , đó  là  nhà  văn   chủ trương nhóm  Sáng  Tạo , tác  giả nổi tiếng  với truyện ngắn "Đêm Giã Từ Hà  nội  "   MAI  THẢO

Như vậy , người  đàn ông lừng khừng , cao gầy , hay  say Rượu  lại   Thầm yêu  2  người  . Danh  ca  Thái  Thanh  và  nữ  tài tử Kiều  Chinh  .

Ghi  chú  :  ký  giả Bùi  Bảo Trúc  đã   viết  1  bài  tiết  lộ
chuyện tình  hai người  Mai Thảo - Kiều  Chinh .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #87 - 20. Oct 2007 , 21:10
 
TB mời cả nhà vào xem bài ký sự này:

MẶT PHẢI CỦA CUỘC CHIẾN

Bác Sĩ Nguyễn Thế Thứ


Trong thời gian Quốc hận 30/4.Tôi thấy mọi người chỉ thảo luận về mặt Trái của cuộc chiến, còn mặt Phải của cuộc chiến không thấy ai nêu lên. Những gì tôi viết dưới đây là những gì tôi đã sống tham gia từ đầu tới chót của cuộc chiến Việt Nam trong suốt 21 năm, và đã đọc rải rác trong các bài bình luận trong các báo của Hoa Kỳ và một số hồi ký của nhưng nhân vật quan trọng suốt 30 năm qua; nhưng nếu hỏi foot notes và references nào thì tôi hoàn toàn không có, nhưng với chuyên môn của người viết thì cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên Googles.

Thưa ta hãy lấy 1945 sau thế chiến II kết thúc thì Nga Sô lợi dụng chiêu bài giải phóng thuộc địa bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản ra khắp thế giới. Khởi đầu Nga sô bất thần nhảy dù xuống Mãn Châu tước khí giới 600 ngàn quân đội Nhật Bản (thay vì Tưởng giới Thạch) và giao toàn bộ số vũ khí này cho Mao Trạch Đông đánh chiếm lấy nước Tầu, và Mao Trạch Đông giúp Hồ Chí Minh đánh lấy VN. thi hành nghĩa vụ huynh đệ Quốc tế.

Kế hoạch của Hoa Kỳ trong thời kỳ này gồm 4 giai đoạn:

- I: Ngăn chặn sự bành trướng của khối Cộng
- II: Chia hai khối Cộng,
- III: Tiêu diệt mục tiêu Một
- IV: Tiêu diệt mục tiêu Hai.

Giai đoạn I ngăn chặn (1945 - 1955) Khởi đầu bằng kế hoạch Marshal lý thuyết Domino, Hoa Kỳ bó buộc các nước phải trả lại thuộc địa, lấy lý do đất nước các anh bị chiến tranh tàn phá, chúng tôi viện trợ cho các anh tái thiết đất nước của các anh, không lý do gì các anh khai thác thuộc địa được nữa. Do đó Pháp trả thuộc địa cho VN, Anh quốc trả thuộc địa cho Ấn độ, Mã lai… Bố đào nha trả thuộc địa cho Nam dương v.v... Thế giới chia làm hai Tự Do và Cộng Sản.

Giai đoạn II chia cắt (1955- 1975). Giai đoạn này chia hai khối Cộng.

Một vòng vây Trung Cộng được thành lập gồm tuyến tấn công: VN, Đài Loan, Okinawa, Nhật bản, Nam Hàn. Tuyến án ngữ gồm Thái lan, Pakistan, mời Kruschev viếng thăm Hoa Kỳ (tạo mâu thuẫn: Giáo điều chủ nghĩa và Xét lại chủ nghĩa)

Tại mặt trận VN, Hoa Kỳ mời ông Ngô Đình Diệm về nước trang bị cho 150,000 quân (Tôi lúc đó là sĩ quan Nhảy dù VN vừa tốt nghiệp quân trường về nhận lãnh một đơn vị nhảy dù do Pháp rút về nước trao trả lại) và đem 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam (mà nay tài liệu dạy ở đại học Hoa Kỳ gọi là người Công Giáo vào làm hậu thuẫn cho chế độ Ngô Đình Diêm). Ông Diệm về nước trong điều kiện có Quyền (truất phế ông Bảo Đại), có Tiền (viện trợ Mỹ), trong thời bình (hiệp định Ba Lê VC rút quân về Bắc). Ông Diệm thấy ông Hồ chí Minh có đảng CS lấy nông dân làm động lực đấu tranh, thì ông Diệm lập đảng Cần Lao lấy lao động làm động lực chính. Ông Hồ Chí Minh lập Mặt trận tổ quốc làm bình phong cho đảng CS, Ông Diệm lập Phong Trào Cách Mạng Quốc gia làm bình phong. Ông Hồ lấy chủ nghĩa Karl Marx làm định hướng chính trị, Ông Diệm vá víu bằng chủ thuyết Nhân Vị, chủ thuyết Công Giáo, đó là nguyên nhân của sự thất bại sau này.

Công của ông Diệm là đã thống nhất được lực lượng Giáo phái võ trang, thu hồi Độc lập cho đất nước, rồi từ đó dẫn tới hàng loạt hành động sai lầm có chủ đích:

- Ông Diệm đã đàn áp Giáo phái Cao Đài và Hòa hảo là những người yêu nước chống Pháp đội lốt trong danh xưng tôn giáo này,

- Sau đó ông Diệm đàn áp trí thức miền Nam điển hình ông Hồ Hữu Tường bị xử tử, nhóm Caravell, nhân sĩ miền Nam.

- Ông Diệm cho ông Ngô Trọng Hiếu làm đại sứ Nam Vang âm mưu lật đổ Ông Norodom Sihanouk đưa ông Sơn Ngọc Thành về nước; kết quả bại lộ. Ông Sihanouk tống xuất đại sứ, đoạn giao với miền Nam VN, bang giao với miền Bắc VN (mặc dù trước đó ông Shihanouk đã sang thăm ông Diệm), cho miền Bắc mượn đường chống miền Nam sau này.

- Khi Hà nội phải rút hết quân về Bắc đã để lại Cán Bộ nằm vùng <kế hoạch Tố Cộng> của ông Trần Chánh Thành tổng truởng thông tin bắt hầu hết cán bộ nằm vùng, thì ông tỉnh trưởng Định Tường Nguyễn Trân, đấu lý với VC rồi thả 19 cán bộ CS cao cấp qua cầu Hiền Lương tống xuất ra Bắc, toàn là những tên như Lê Đức Thọ, Trần văn Trà, Nguyễn thị Bình v.v… để sau đó 2 năm sau chúng trở về Cam bốt thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, còn lại cán bộ cấp thấp được rửa tội vào Đạo Công Giáo tạo nội tuyến sau này.

- Đất nước đang thanh bình, đùng một cái vào dịp Tết 1957 VC từ Cam Bốt đột kích Trảng Xụp Tây Ninh, bộ Tư Lệnh sư đoàn Khinh Chiến 11 do ông Trần Thanh Chiêu làm Tư Lệnh lấy 700 khẩu súng. Tin động trời Quân Cán Chính Chính ủy Cần Lao họp khẩn tại tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên. Ông Ngô Đình Nhu chủ tọa, không đặt vấn đề chỉnh đốn hàng ngũ chống VC mà ra chỉ thị tiêu diệt các đảng phái quốc gia điển hình ông Nguyễn tường Tam (nhà văn Nhất Linh) phải uống thuốc độc tự tử.

- Tình hình nông thôn càng ngày càng bất ổn, trưởng ấp, trưởng xã bị thủ tiêu, dân chúng càng ngày càng xa lánh chính quyền : phần vì bất mãn với chính sách chính phủ, phần thì sợ VC khủng bố sát hại. Nông Thôn trở thành ngày của Ta, đêm của địch, rồi lấn dần thành 3 vùng tranh chấp, Vùng Địch kiểm soát vẽ trên bản đồ mầu Đỏ, vùng Xôi Đậu mầu vàng, Vùng của Ta mầu xanh. Dần dần mầu đỏ lấn mầu vàng, mầu vàng lấn mầu xanh. Mầu xanh chỉ còn là những vết loang đô thị và quận lỵ phố xã đông dân cư. Rồi dần dần vùng đỏ hầu như chiếm 3/4 đất nước.

- Tình hình nguy ngập, địch xâm nhập từ Bắc vào Nam mỗi ngày một nhiều, mỗi đêm hàng trăm cây súng bị mất, lính chết, bị thương rất nhiều, chính phủ say mê đàn áp đảng phái quốc gia, say mê phát triển Đạo, tự nhiên một đạo mới đươc gọi tên gọi là đạo Ông Bà để tránh sự phiền phức vơí chính quyền, trước tình hình đó, các sĩ quan trẻ nhảy dù đứng lên kêu thét tiếng gọi báo nguy. Cuộc đảo chính 1960 bất thành, chính quyền may mắn thoát nạn, đáng nhẽ phải duyệt lại chính sách, thì lại ra mặt công khai đàn áp Phật giáo. Lòng dân lại càng bất mãn thêm, chính quyền còn hung hăng hơn bắt toàn dân nông thôn vào tù -Ấp Chiến Lược-.

- Trước tình trạng này sau khi Hoa Kỳ đã khuyến cáo nhiều lần mà không được đáp ứng, dinh Độc lập lại còn đi đêm với Hà Nội, Hoa Kỳ bắt buộc phải “fire” ông Diệm để thực thi đúng kế hoạch. Các Tướng lãnh được dựng lên, tham quyền cố vị, đội lốt tôn giáo, người nọ lật người kia, 18 cuộc đảo chính trong vòng 2 năm.

(còn tiếp)
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2007 , 07:35 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #88 - 20. Oct 2007 , 21:16
 
MẶT PHẢI CỦA CUỘC CHIẾN (tiếp theo phần I)

Đó là lý do quân đội Hoa kỳ phải đổ quân vào Việt Nam ổn định tình hình chính trị, tạo thế mạnh để thương thuyết, giữ vững phòng tuyến cố đạt cho được mục tiêu chiến lược là chia hai khối Công. Nếu Mỹ không đổ quân vào VN thì chế độ VNCH đã được khai tử từ năm 1965. Và Liên Bang Sô Viết vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.

- Khi Hoa Kỳ vào VN, Hoa Kỳ cứ rập rình ở dưới vĩ tuyến 17 mà không đánh, trong khi đó thì ông Hồ Chí Minh xin Trung Cộng viện trợ hết mình, toàn thể quân đội đổ dốc vào miền Nam, và nhờ quân Trung Cộng giữ hậu cần miền Bắc, đồng thời còn thề với Mao Trạch Đông xin chiến đấu tới người VN cuối cùng để bảo vệ môi hở răng lạnh. Khi Kissenger mượn đường Pakistan vào được nước Tầu rồi và ông Nixon đứng trên Vạn Lý Trường Thành giơ cao hai bàn tay chữ V - Hoa Kỳ đã thắng, cũng là lúc Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân khỏi VN. Một lần nữa Hoa Kỳ tạo cơ hội cho miền Nam sống còn bằng cách Việt nam hóa chiến tranh, chỉ riêng năm 1970 HK đã viện trợ cho Không Quân VN hai ngàn (2000) máy bay phản lực đủ loại, Không Quân VN đứng hàng thứ ba trên thế giới, Hải quân và Lục quân đứng hành thứ tư trên thế giới. (tiếc thay các tướng lãnh VNCH chỉ vùi đầu vào ăn chơi trác táng giữ quân quanh mình để bảo vệ địa vị, khoán trắng việc chống Cộng cho sĩ quan trẻ và tin tưởng rằng Mỹ không dám bỏ VN).

- Trước khi HK chuẩn bị rút quân, HK đánh sang Kampuchia và giao cho Trung Cộng, lúc đó tôi ở BTL/QĐ3 được lệnh đánh sang Nam Vang qua ngả Trảng Xụp lật đổ Sihanouk đưa Lon Non lên, Sư đoàn 2 không vận của HK đánh từ miền bắc qua ngả chiến khu Dương Minh Châu sang Cam bốt và bỏ vào đấy 40 ngàn cây súng tịch thu được của VC cho Pol Pot, lực lượng này lúc đó chỉ có vài trăm tay súng, để lật đổ Lon Non sau này. Đó là lý do HK chỉ muốn xử Pôn Pốt từ năm 75 đến năm 79 mà thôi. Khi hiệp định Ba Lê được ký kết, ngưng bắn da beo. Và HK đã đem VN đổi cho Nga lấy Ai Cập giải quyết hòa bình cho Do Thái rồi cúp viện trợ bắt kẻ thù miền Bắc vào dọn chiến trường miền Nam, còn chỉ vào mặt phải tìm kiếm cho được 4500 lính Mỹ mất tích, trong khi đó miền Bắc tuyên bố mất tích 320,000 người không dám nói một câu, bây giờ nâng số mất tích lên trên 600,000. Mới đây còn tăng lên trên 1 triệu. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Mỹ ấn định ngày giải thể VN, xóa bàn làm lại, cũng là ngày Liên Sô rút khỏi Ai Cập.

- Hoa Kỳ bỏ VN, Hà Nội dự định sẽ tắm máu tàn sát tập thể từ thiếu úy, giới chức hành chánh từ trướng ấp trở lên, cho nên HK quyết định đem 130,000. người có liên hệ tới tính mạng sang Mỹ, nhưng khi ký thỏa hiêp với Nga, Nga sô bảo đảm không có chuyện tắm máu, vì họ là người VN cả, chỉ học tập chính sách mới nửa tháng, một tháng rồi thôi, tin tưởng như vậy, HK đổi kế hoạch tắm máu thành kế hoạch đem labor lao động sang Mỹ. Đợt đầu đi bằng máy bay Mỹ, gồm những người liên hệ với Mỹ, thương gia chạy tiền khoảng 30 ngàn người. Đợt 2 đi bằng tầu của Hải Quân VN, khoảng 40 chục ngàn người cờ xí chỉnh tề ra khơi, xe T54 của VC đứng nhìn không một tiếng súng bắn, trên trời máy bay Mỹ hộ tống, lý do trong sự ký kết với Nga, HK để lại toàn bộ vũ khí của Không quân và Bộ binh để cho bọn con nít chơi súng, (vào khoảng năm 1977 đài CBS trong chương trình 60 phút, phỏng vấn một tên trùm buôn vũ khí tại Hawaii, ông ta trả lời những nước nào chống chính phủ thì tôi bán vũ khí cho du kích nước đó. Phóng viên Micheale Walace hỏi thế ông có bán vũ khí cho Việt Cộng không? Con buôn vũ khí trả lời không, nhưng năm 1973 tôi có xin phép bộ ngoại giao cho phép liên lạc với Hà nội mua lại số vũ khí Hoa Kỳ bỏ lại tại VN, số vũ khí này lớn gấp đôi số vũ khí của Hoa Kỳ tồn trữ tại Fort Bragg, nhưng bộ ngoại giao Hoa Kỳ từ chối.) và mang toàn bộ Hải quân đi vì sợ VC sẽ khống chế đường hàng hải Thái bình dương. Còn lại chiến hạm Mỹ đậu dài bờ biển gọi dân đánh cá ra cho đủ 130 ngàn người rồi rút cầu nhổ neo. Kết thúc giai đoạn 2 của cuộc chiến từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975.

- Khi Hà Nội tiến chiếm miền Nam thay vì áp dụng Vương đạo lập tòa án quân sự xử người lãnh đạo cuộc chiến, rồi anh em một nhà, dùng miền Nam để nâng miền bắc lên cho bằng, thì bây giờ đất nước tiến bộ lắm, không hận thù. Trái lại áp dụng bá đạo, ngay ngày đầu tiên, xe ủi đất san bằng nghĩa trang quân đội Gò Vấp, phá nghĩa trang Biên Hòa, các thương binh, bệnh nhân nằm trong các bệnh viện bị đuổi ra ngoài lê lết đầy đường. Các bác sĩ từ thượng tầng chính phủ đến hạ tầng nông thôn đi tù, Nhà máy tháo gỡ đem về Bắc, không biết lắp ráp đem bán sắt vụn, Nhà cửa của dân chúng thì tịch thu, chồng con bắt đi cải tạo, vợ con ở nhà cán bộ cưỡng hiếp bắt làm vợ, nay đổi tiền hạn chế 500 đồng ăn một đồng, mai đổi tiền 20 đồng ăn một đồng, ba lần đổi tiền vơ vét hết tài sản của dân chúng miền Nam. Tất cả các trục lộ bắt dân lùi vào sâu 45 thước để mở đường nhưng lại đem 12 triệu rưởi người Thanh Nghệ Tĩnh vào cư trú, cho tỷ số một Bắc cai trị hai Nam, Cả một bầu trời ngập khói điêu linh, hận thù ngút trời xanh.

- Hoa kỳ bỏ VN, bỏ một loạt nước trên thế giới, VN, Angola, Nicaguara, Ethopia, 58 nước cả thẩy, Nga sô phải nhảy vào chi viện, mở đầu cho giai đoạn 3 tiêu diệt Liên Bang Sô Viết. Thực sự giai đoạn này bắt đầu từ năm 1973 khi Kissenger sang Teheran gặp ông vua Shah yêu cầu nâng giá dầu thô từ $3. US một barrel lên $11. US một barrel để canh tân quan đội Iran, sự tăng giá dầu này làm cả thế giới khốn đốn, như Bắc Triều Tiên lợi tức đầu người từ $300 US một năm sụt xuống còn $100 US. Chiến lược của Hoa Kỳ là luôn nâng cao tiềm năng quân sự hơn địch và đánh địch tiêu hao về kinh tế.

Khi Hà Nội vào miền Nam thay vì không Tắm Máu thì lại áp dụng chính sách Phơi Xương, bắt hết tù cải tạo lên miền Bắc số lượng khoảng trên 500 ngàn, bắt làm nhiều bỏ đói cho chết dần chết mòn. Từ năm 1975 đến năm 1979 chính quyền Hà Nội đã giết bằng cách phơi xương 165 ngàn tù cải tạo. Lúc đó Mỹ mới giật mình nổi máu nóng, Kissenger sang gặp Đặng Tiểu Bình yêu cầu Đặng Tiểu Bình canh tân Hồng Quân Trung Hoa chứ đừng đương đầu với Hồng Quân Liên Sô. Ông Đặng Tiểu Bình kiêu căng tuyên bố dư khả năng chống Liên sô. Kissenger nói nếu ngài không tin tôi, ngài đánh Hà nội ngài cũng thua, Tôi sẽ cho nó một bài học, thằng phản bội này cũng láo lắm. Và trận chiến 7 ngày chỉ xử dụng bộ binh không có Không quân và không có Hải quân tham chiến, đánh chiếm 5 tỉnh miền bắc, giết 50 ngàn quân VC, Hồng quân Trung Hoa bị chết 30 ngàn. Đặng Tiểu Bình khựng lại sợ quân miền Nam nó ra đẩy lui quân Tàu về biên giới thì nhục vội tuyên bố chấm dứt bài học. Trong lúc đó Hà Nội hoảng sợ vội vã đem hết tù cải tạo về miền Nam, và Nga sô bảo mày phải cho nó thăm nuôi chứ không nó còn đánh nữa. Từ đó tù cải tạo yên thân ngồi chơi xơi nước, và Mỹ bắt đầu cấm vận, quản giáo đói dài phải xin tù cải tạo từng viên thuốc. Trong khi đó ông Đặng Tiểu Bình mời Kissenger sang tuyên bố ngài nói đúng, xin ngài canh tân 4 triệu Hồng quân Trung Hoa cho tôi, nhưng tôi không có tiền, xin ngài khai thác tài nguyên của đất nước tôi để canh tân quân đội cho tôi. Mỹ canh tân cho Trung Cộng 4 triệu Hồng Quân Trung Hoa, Nga phải canh tân 2 triệu Hồng quân Liên sô, Nga kiệt quệ thêm.

(còn tiếp)
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2007 , 07:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: ĐỌC BÁO
Reply #89 - 20. Oct 2007 , 21:20
 
MẶT PHẢI CỦA CUỘC CHIẾN (tiếp theo phần 2)

Năm 1979 Kissenger lại sang gặp ông vua Shad xin nâng giá dầu từ $11.US lên $25.một barrel. Ông vua Shad nổi giận không chịu (chi tiết trong biography của ông Tip O'Neill chủ tịch quốc hội). Mỹ vận động lật đổ vua Shad đưa Khomeni về nước, giá dầu tăng vọt lên $35.US một barrel, Hoa Kỳ đem về nước 5 ngàn tỷ đô la, đồng thời ảnh hưởng vào 40 triệu Hồi giáo Liên bang sô viết, khối Hồi Giáo Sunnis Trung đông. Thế giới Liên sô khánh kiệt thêm, chi viện phải gia tăng. Mỹ cố tình tạo áp lực với Iran, Mỹ mua dầu của Iran, Iran phải mua vũ khí của Mỹ cho cán cân mậu dịch thăng bằng, làm cho Khomeni bực mình bắt con tin Mỹ. Trước đó Mỹ sang gặp tổng thống Mohammad Daoud của Afghanistan, biếu 1 triệu đô la để xin dò tìm mỏ dầu biên giới ráp ranh với Nga, Tổng thống Nga Brezhnev gọi ông Daoud sang Nga đập bàn la tai sao dám cho Mỹ vào dò thám nước Nga. Ông Daoud trả lời đất của nhân dân Afghanistan, nhân dân Afghanistan có quyền. Brezhnev nổi giận đuổi Daoud về nước. Sau đó Mỹ hỏi Nga đòi đánh Iran giải tỏa con tin, Nga đổi lại Nga đòi đánh Afghanistan. Hai bên định ngày đánh, Mỹ đem máy bay tới sa mạc cho nổ tung, tuyên bố với Nga kế hoạch bại lộ hoãn đánh. Trong khi đó Nga đem đại quân chiếm Afghanistan, bắt tổng thống Daoud và toàn bộ gia đình gồm 80 người, giết từng người một trươc mắt ông Daoud, rồi sau chót mới giết ông Daoud. Hai triệu dân Afghanistan đã chết do thủ đoạn trả thù này. Sau đó Mỹ la rầm lên quân xâm lăng, kêu gọi Hồi Giáo khắp thế giới Thánh chiến, và viện trợ đánh du kích trả thù vụ VN. Chỉ có một con đường viện trợ cho du kích qua ngả Pakistan, Ông tổng thống Pakistan Zulfikar Ali Bhutto từ chối, Mỹ đưa ông Đại tướng Mohammad Zia-ul-Haq lên làm tổng thống và ông này đã treo cổ ông Bhutto, Đạị Tướng Zia đòi mọi trợ giúp phải qua tay ông ta, và dùng tiền lời làm nguyên tử. Mỹ thỏa thuận cho 40 hội đoàn chống Cộng về tụ tập tại Islabalas, ĐT Zia chọn được 6 hội đoàn có thực lực, và hội đoàn thứ 7 do áp lực của Saudi Arabi là Bin Laden. Nga sa lầy tại Á Phú hãn phải rút quân cũng là lúc ông ĐT Zia cùng Đại sứ Mỹ và 1 Đại Tướng Mỹ đi trên một máy bay thị sát, máy bay nổ tung chết hết, và Mỹ ngưng viện trợ cho du kích, bà Benazir Bhutto con gái cố tổng thống Bhutto lên làm tổng thống hứa không làm nguyên tử. Còn đối với Iran, Mỹ xúi Iraq đánh Iran, trận chiến kéo dài 8 năm, cuối cùng Iraq sắp thua, Mỹ đưa tầu chiến vào giữa nói “huề” hai bên ngưng chiến.

- Trở lại tình hình Việt nam, sau khi có một kho vũ khí khổng lồ của quân đội miền Nam để lại, Hà Nội hung hăng đánh sang Kampuchia thi hành Nghĩa Vụ Huynh Đệ Quốc Tế, và đã sa lầy với Pol Pot, 70 ngàn thanh niên Việt đã chết trên chiến trường Kampuchia, và cứ mỗi lần quân đội Thái Lan hộ tống cho thanh niên Cam bốt về nước bổ sung quân số là VC tức khí đánh sang Thái Lan, thì ngay ngày hôm sau truyền hình Mỹ chiếu Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp sang Nga, hôm sau bản tin nói quân đội VC rút về nước. Như vậy có nghĩa là Nga nó gọi sang nó chửi, có một chiến trường Kampuchia mà mày làm không xong bấy nhầy ra đấy, bây giờ mày lại còn đánh sang Thái Lan rồi tiền đâu tao giúp mày, về ngay không chết bây giờ. Rồi chính Mỹ giúp cho VC thoát khỏi con dao Campuchia do Trung Cộng cầm đâm ngang hông Việt Nam qua các hội nghị khởi đầu từ Paris đến Jakarta không xong, rồi từ Tokyo đến Paris lại. Lúc đó VC mới hoàn hồn thoát nạn rút khỏi Cam Bốt, nhưng lại bị chính Mỹ cầm con dao này dí vào ngang hông.

- Năm 1985 Nga Sô tuyên bố không còn khả năng viện trợ được nữa, mọi liên hệ phải mua bằng đồng tiền Mỹ. Thì Hà Nội phải đưa ra chính sách kinh tế tự túc, Quân đội làm kinh tế, Công an làm kinh tế… rồi đói dài đi đến bao cấp…

Trong lúc Nga sô rút khỏi Á Phú Hãn, bức tường Tây Bá Linh xụp đổ, tiếp theo các nước Đông Âu tan dã, miền bắc thì chống Tàu,... theo lời ông phó viện trưởng viện đại học Luật khoa Quốc gia Hà Nội “các ông già buông xuôi không làm gì cả, mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm ngồi nhà chờ chết không biết ngày nào, giờ nào dân nó nổi dậy giết mình như giết Nicolai Ceausescu.” thì Mỹ nhẩy vào cứu: Năm 1989 Mỹ mời Nguyễn Cơ Thạch tới Washington D.C. và nói năm 1988 chúng tôi viện trợ cho quí ngài 200 triệu USD. Nguyễn Cơ Thạch ngạc nhiên hỏi Ông viện trợ cho chúng tôi hồi nào, Ông Thứ trưởng Ngoại Giao HK nói mỗi đầu người chúng tôi cho về Việt Nam, chúng tôi tính họ tiêu $100. một ngày, và bằng này người đã về VN trong năm 1988 tính tổng số là 200 triệu đô la. Nguyễn Cơ Thạch cười ồ, đây là người VN yêu nước về thăm quê hương của họ, do công lao chúng tôi vận động. Ông thứ trưởng ngoại giao Mỹ lặng lẽ gấp chồng hồ sơ lại đứng dậy đi ra, và nói: ngài nói như vậy tôi không thể nào nói chuyện được với ngài. Rồi securities mở cửa vào và nói: "mời ngài lên xe chúng tôi đưa ngài trở về New York". Hôm sau, các phòng bán vé máy bay ở Philadelphia bị truy tố. Các hãng bán vé máy bay ở những nơi đông người Việt không dám bán vé máy bay đi về VN trong mấy tháng liền, đói dài, cho đến khi Nguyễn Cơ Thạch phải bay sang xin tiếp tục được viện trợ kiểu ấy, nhân dân VN rất nhớ ơn sự viện trợ này, lúc bấy giờ ông thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ mới đặt điều kiện - Mời ngài ngồi chúng ta thảo luận, phải có điều kiện, điều kiện gì chúng tôi cũng xin đáp ứng, không, điều kiện chúng tôi rất giản dị : Thả hết tù cải tạo ra, cho tù cải tạo sang Mỹ, và đây Lộ Đồ biến thể chế độ độc tài đảng trị hiện tại ra thành chế độ dân chủ tự do pháp trị, mà chúng tôi gọi là “Evolution”, không “Revolution” lật đổ chế độ quí vị. chúng tôi không muốn chết chóc, hàng triệu người sẽ bi giết trong vòng vài ngày, không cứ trong miền nam, và ngoài Bắc cũng vậy. Lộ đồ này ấn định 20 năm. CS/VN gọi lộ đồ này là "diễn tiến hòa bình”

Tù cải tạo được ra khỏi tù và sang cư trú tại Mỹ, Tổng thống Bush gắn tượng trưng 4 huy chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ cho một vị Trung Tá đang trong tù cải tạo ở VN được đưa ngay sang Hoa Kỳ cho kịp ngày tốt nghiệp sĩ quan Không Quân của con trai ông (tốt nghiệp Thiếu úy Không quân Hoa Kỳ tại Denver). Hành động này là biểu tượng gắn huy chương tượng trưng cho tù Cải Tạo và mời quí vị ngồi hưởng “lương hưu”, và Hoa Kỳ xử dụng con cờ Hà Nội không một chút mặc cảm. Vatican cũng đã lấy ngày 19/6 là ngày Quân Lực của VNCH là ngày tuyên dương phong Thánh tại La Mã cho những người đã chết.

- Trong 3 hội nghị Tài binh giữa TT Reagan với Ông Gorbachev không có tiến bộ, buổi hội cuối cùng ông Gorbachev nói tôi với ông Reagan, tôi với ông cùng người da trắng, cùng Âu châu, kẻ thù của chúng ta là Trung Quốc, ông phải giúp tôi để đương đầu với họ. Ông Reagan lạnh lùng nói với ông Gorbachev: Ông không thể nào cùng một lúc vừa đóng vai ông Pope (Công giáo) vừa đóng vai ông Luther (Tin Lành) được. Nói xong đứng dậy đi ra khỏi phòng họp.(hồi ký của ông Reagan TMT của TT Reagan). Và 6 tháng sau đó bức tường Bá Linh đổ, Đông Âu tan rã trước sự ngạc nhiên của bộ tham mưu của TT Bush.

- Ông Gorbachev muốn giữ Liên Bang Sô Viết, Mỹ không chịu, ông Yelsin tình hình này chỉ có thể giữ Nga sô mà thôi, Mỹ chấp nhận kế hoạch Yelsin. Nhưng các tướng lãnh Nga không chịu đánh. Trận chiến được mở ra, tất cả vũ khí tối tân của Nga dồn vào Iraq đánh Kuwait, đánh Saudi Arabi, lấy mỏ vàng thế giới về cứu kinh tế nước Nga. Giả thuyết của các Tướng lãnh Nga là từ thượng cổ tới hiện tại không có quân đội da trắng nào vào được Trung Đông, nhưng kết quả đã bi Mỹ thấu cáy. Tổng thống Bush nói với TT Mubarak Ai Cập xin ngài thuyết phục vua Saudi Arabia cho tôi đem quân sang bảo vệ ngai vàng của ông ta, tôi xin biếu ngài 9 tỉ đô la. Lệnh vua Saudi ban ra, quần thần ào ào chống, vua Saudi từ chối. TT Bush hoảng sợ, nửa đêm gọi ông Mubarak dậy, xin ngài sang nói cho tôi đem phái đoàn sang trình bày tình hình cho ông ta nghe, nếu được tôi vẫn biếu ngài 9 tỷ như đã hứa. Kết quả quần thần Saudi chấp nhận cho Hoa Kỳ đem phái đoàn sang thuyết trình, và Hoa Kỳ lấy không ảnh quân Iraq chuẩn bị đánh Kuwait thì nói rằng đang chuẩn bị đánh Saudi Arabia, vua Saudi và quần thần hoảng sợ chấp thuận cho Mỹ mang quân vào Trung Đông. Trận chiến khốc liệt mau lẹ, toàn bộ quân đội Iraq tê liệt ngay từ phút đầu tiên, 1500 thiết giáp tối tân nhất của Nga bị hủy diệt ngay từ 15 phút đầu tiên, rồi cứ thế bom bỏ, pháo bắn thiết giáp dàn hàng ngang cán trên đầu quân phòng thủ. Trận chiến ghê rợn đến nỗi Đại Tướng Colin Powell tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ yêu cầu triệu tập nội các khẩn cấp. Tôi không thể chịu đựng được cuộc chiến này quá tàn khốc, quá ghê sợ, Un-American, Un-Christian, nếu tiếp tục nữa báo chí phổ biến tin tức ra, thế giới sẽ nhìn Hoa Kỳ một cách kinh tởm, tôi đề nghị đơn phương ngưng chiến. Ông TT Bush nhìn ông Baker tổng trưởng Ngoại giao, Baker gật, nhìn Cheney tổng trưởng quốc phòng, Cheney gật, quay sang phải nhìn trung tướng cố vấn an ninh, ông này cũng gật, Ông Bush ôm đầu suy nghĩ khoảnh khắc rồi quyết định "ngưng bắn đơn phương" vào giờ thứ 100.

Kết quả Nga thua và các tướng lãnh Nga phải chấp nhận đầu hàng, lá cờ Liên Bang Sô Viết được hạ xuống tại điện Kemlin vào ngày 25 Dec.1991- Vô thần đầu hàng Hữu Thần vào ngày Thiên Chúa giáng sinh.

- Trong trận Kuwait, Mỹ bắt 13 ngàn VC giao cho Nhật nhờ trả về cho Hà nội. Không biết số VC bị chết là bao nhiêu?

- Giai đoạn 3 đã kết thúc - 30/4/1975 đến 25/12/1991- và bây giờ sang giai đoạn 4, chia nước Tàu ra làm 7 mảnh, nước Tàu làm 4, Hồng Kông, Tây Tạng và Đài loan.

- Trở lại VN: Và rồi giữa cuộc tranh cử giữa ông Bush và ông Clinton, vào dịp lễ Thanksgiving 1992, ông quyền bộ trưởng ngoại giao của tổng thống Bush là ông Eagleburger mời ông Nguyễn mạnh Cầm tới Washington D.C. trong buổi hội thảo có sự hiện diện của ông Cheney bộ trưởng quốc phòng, ông Cheney trình bày tình hình quân sự dựa trên không ảnh TC tăng cường quân sự biên giới VN đánh VN tới nơi rồi. Ông Cầm sợ qua mời Hoa Kỳ cử một phái đoàn National Security sang VN trình bày cho tổng bô Chính trị chúng tôi nghe vì tôi không đủ khả năng diễn tả lại. Và ngay ngày hôm sau hai ông Kerry và McCain bỏ vận động tuyển cử Thương Nghị Sĩ của hai ông, hướng dẫn phái đoàn National Security sang VN “các ông già ôm nhau mừng rỡ chúng ta đã sống lại rồi, Mỹ đến giúp chúng ta rồi và bắt đầu họp hành bắt vít, cố gắng đi dây, già theo Tàu, trẻ theo Mỹ (cũng theo lời ông phó viện trưởng). Rồi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận cho VN, rồi bang giao cấp thấp, bang giao thực thụ, 2 năm sau khi bang giao thực thụ Mỹ không cho Đại sứ sang, Ha Nội phải ký giấy bồi thường chiến tranh cho Mỹ 300 triệu, sau đó nói chớ ra là trả nợ cho Việt Nam Công Hòa. Buổi lễ ký tại Hànội, đài truyền hình CNN có chiếu buối lễ này. Bị chuyện này đảng CS tức mở kỷ niệm chiến thắng từ Ban Mê thuột ra Quang tri rồi lần lượt vào Sai Gòn dự định diễn binh lớn tại thành phố SG. Bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo Kiều dân Mỹ không nên về VN sợ mất an ninh, Nhật bổn phụ họa, Thượng nghị sĩ McCain đứng ở rạp Rex Sai Gòn chỉ trích, Chính quyền CS phải hủy bỏ diễn hành thu lại tai dinh Độc Lập cho hai ngàn người tham dự mà thôi. Rồi hai cơ quan OPIC (Oversea Personal Investment Corporation, cơ quan bảo hiểm) và Banking (cho vay tiền) sang mới có thể buôn bán được thì Hanội phải ký giấy trả lại tài sản của Mỹ tịch thu năm 75 và trả nhà cho di cư bỏ lại. Sau đó tại đại hội 7 cộng sản Lý Bằng sang đọc bài diễn văn rồi hầm hầm bỏ về nói với Đỗ Mười các anh có một triệu rưởi quân, 25 năm nay không canh tân, vũ khí cũ, vũ khí rỉ, cái nọ ráp vào cái kia không còn dưới 400 ngàn quân, tôi thổi cũng bay. Đỗ Mười nói với Võ Văn Kiệt, Võ Văn Kiệt nói Mỹ, Tổng thống Clinton cho bà Bộ Trưởng Năng lựơng họp báo là Hoa Kỳ đã lỡ bỏ quên Plutonium tại VN, có nghĩa là bỏ quên Nguyên Tử Chiến thuật, ngày hôm sau bản tin từ Hà nội đánh đi “chúng tôi giữ cẩn thận lắm không lo” Và rồi, Mỹ áp lực đưa tướng hai sao Phạm Văn Trà lên làm tổng trửơng quốc phòng (hồi năm 75 ông tướng này mới có Đại tá) mới viện trợ canh tân quân lực quá lỗi thời. Viện trợ theo đồng đola tam giác: Mỹ trả tiền cho Nga, Nga cấp vũ khí hiện đại cho Việt Nam, Đại Hàn canh tân thiết giáp. Phạm văn Trà năm 1975 mới lên đại tá, như vậy những câp trên cấp bậc của Trà hồi chiến tranh VN là về hưu hết, Trà lên thiết lập hệ thống tỉnh báo nhân dân từ thượng tầng tới hạ tầng nông thôn ngoài hệ thống an ninh quân đội để bảo vệ quyền hành và cho giải ngũ 600 ngàn lính, ta thấy hình ảnh các Tướng đi “bưng“, đi “bê” tại các quán ăn (nghĩa đen Bưng vào chiến khu, Bê vao miền Nam), đại tá ngồi đầu đường vá xe, mà bây giờ những người đó kết hợp lại chống cái gọi T2, T4... Điểm lưu ý là chính quyền VN ký với ông Kerry nhưng đảng CS lãnh đạo nên nhiều cái không thực thi, Nên Ông Kerry hàng năm đưa gậy nhân quyền ra dọa, VC lại phải nghe theo nội bộ luc đục, dự thảo nhân quyền được dìm xuống, và cứ như vậy người Vịêt hải ngoại chúng ta bảo ông Kerry là thân Cộng. Mỗi lần như vậy Đảng CS tức tối đá nồi đá ghế, bắt Phạm hồng Sơn, bắt Trân Khuê cho đỡ tức. VC đang trong vòng tay của Mỹ làm tuyến án ngữ đương đầu với TQ, thành phố Boston là nơi đạo tạo VC học cách sống trong thế giới văn minh pháp trị, cách đây hơn 1 năm lớp học đào tạo chánh án đầu tiên kéo dài 4 tháng, trong vòng 4 năm mới hoàn tất ngành huấn luyện cho ngành tư pháp độc lập. Và Việt nam sẽ đa đảng, nhưng đảng cộng sản vỡ làm đôi, mặt trận tổ quốc một đảng, chúng đấu cuội nên Phan Thế Ruyệt mới mời ông Kỳ tham gia đảng này cho có vẻ.

(còn tiếp)
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2007 , 07:43 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 40
Send Topic In ra